vi n kenan châu á - · pdf filemạng lưới hiệp ước toàn cầu...

46
Mạng lưới Hiệp ước Toàn cu Việt Nam đưa vấn đề Trách nhi m Xã hi ca Doanh nghip vào Vi t Nam thông qua Nghiên cứu, Đào tạo và Phát tri n Giáo Trình” “Shi u biết vCSR của Sinh viên Đại hc Vit Nam: Mối tương quan gia trách nhim xã hi và doanh nghiệp đối vi sinh viên” Được thc hin bi Vin Kenan Châu Á Tháng 7 năm 2010 Nhà tài tr: UNDP Đối tác Thc hin Quc gia: VCCI Tư Vấn DÁn :

Upload: votruc

Post on 31-Jan-2018

220 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Vi n Kenan Châu Á - · PDF fileMạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam đưa vấn đề Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp vào Việt Nam thông qua Nghiên

Mạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam đưa vấn đề Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp vào Việt Nam thông qua Nghiên

cứu, Đào tạo và Phát triển Giáo Trình”

“Sự hiểu biết về CSR của Sinh viên Đại học Việt Nam:

Mối tương quan giữa trách nhiệm xã hội và doanh nghiệp đối với sinh viên”

Được thực hiện bởi

Viện Kenan Châu Á

Tháng 7 năm 2010

Nhà tài trợ: UNDP Đối tác Thực hiện Quốc gia: VCCI Tư Vấn Dự Án :

Page 2: Vi n Kenan Châu Á - · PDF fileMạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam đưa vấn đề Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp vào Việt Nam thông qua Nghiên

ii

Lời Giới Thiệu

Bản báo cáo này được thực hiện thông qua sự hỗ trợ của phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Mạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam (GCNV) và Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP). Bản báo cáo này là một phần của dự án Mạng lưới Hiệp ước Toàn cầu có tên gọi là: “Đưa vấn đề Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp vào Việt Nam thông qua Nghiên cứu, Đào tạo và Phát triển Giáo Trình” hoặc là “Thực hiện chương trình CSR”. Dự án này do Viện Kenan Châu Á thực hiện với tư cách là nhà tư vấn dự án.

Hiệp ước Toàn cầu Liên hiệp quốc (GC) là một sáng kiến về phát triển các doanh nghiệp bền vững lớn nhất thế giới. Như sáng kiến hàng đầu được sự tán thành của các cấp lãnh đạo cấp cao, nó tìm kiếm các hoạt động kinh doanh và chiến lược đúng đắn với 10 nguyên tắc được chấp nhận trên toàn cầu về nhân quyền, người lao động, môi trường, chống tham nhũng. Được phát động vào năm 2000 do nguyên Tổng Thư ký Liên hiệp quốc Kofi Annan, chương trình nhằm gắn lĩnh vực kinh tế tư nhân vào việc giải quyết các thách thức phát triển.

Ngày 26 tháng 9 năm 2007, GCNV đã ra mắt tại TP. Hồ Chí Minh. GCNV giúp các công ty Việt Nam cải thiện hoạt động xã hội và môi trường của mình. GCNV được quản lý bởi VCCI tại Hà Nội với nguồn tài trợ của UNDP. Mục tiêu của GCNV là trở thành một trung tâm hoạt động xuất sắc chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, xác định quyền ưu tiên, dự đoán, giảm thiểu những căng thẳng giữa doanh nghiệp và các cộng đồng, doanh nghiệp và môi trường, doanh nghiệp và chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng, hướng tới các doanh nghiệp bền vững trong một xã hội thịnh vượng.

Chúng ta đang nhận được sự ủng hộ tích cực về sáng kiến đưa chương trình CSR trở thành giáo trình hợp tác với các trường đại học Việt Nam nhằm tăng cường giáo dục cho các lãnh đạo doanh nghiệp trong tương lai tại Việt Nam. Chúng tôi đánh giá cao sự hợp tác của các giảng viên và sinh viên của các trường đại học Ngoại thương (FTU), Đại học Kinh tế TP. HCM (UEH) và trường Quản trị Kinh doanh Hà Nội – Đại học Quốc gia (HSB), và Đại học Thái Nguyên.

Nhóm Viện Kenan Châu Á thực hiện cuộc khảo sát và viết báo cáo gồm: Richard Bernhard, Christine Davis, Kamonphorn Kanchana, Pham Lam Thuy Quynh, Peeranun Panyavaranant, và Paul Wedel.

Page 3: Vi n Kenan Châu Á - · PDF fileMạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam đưa vấn đề Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp vào Việt Nam thông qua Nghiên

iii

Mục lục

Lời giới thiệu

Danh sách các Hình và Bảng iv

Tóm tắt 1

I. Lý do 1

Các câu hỏi nghiên cứu 3

II. Tổng quan tài liệu 3

III. Định nghĩa để tác nghiệp 5

IV. Phương Pháp Luận 5

1. Các mục tiêu nghiên cứu sự hiểu biết của sinh viên về CSR 5

2. Đối tượng khảo sát 5

3. Thu thập dữ liệu 6

4. Công cụ 7

V. Các kết quả 7

1. Những đặc tính của người trả lời 7

2. Kiến thức và hoạt động về CSR 10

3. Giáo trình CSR tại trường đại học 13

4. Trách nhiệm về kinh doanh và xã hội 16

5. Con đường sự nghiệp mong muốn 17

VI. Thảo luận 23

VII. Kết luận chung 25

Phụ lục A – Công cụ khảo sát.

Phụ lục B

Phụ lục C

Page 4: Vi n Kenan Châu Á - · PDF fileMạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam đưa vấn đề Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp vào Việt Nam thông qua Nghiên

iv

Danh sách các Hình và các Bảng

Hình 1: Tổng số người được hỏi 7

Hình 2: Trình độ học vấn 8

Hình 3: Tỷ lệ phần trăm trả lời theo vị trí trường đại học 9

Hình 4: Nguồn gốc người trả lời 9

Hình 5: Cấp học kì vọng 9

Hình 6: Thông tin cơ bản về CSR 10

Hình 7: Định nghĩa về CSR của những người được hỏi 11

Hình 8: Kiến thức UNGC hoặc GCNV 11

Hình 9: Quan niệm của những mục tiêu của GC 12

Hình 10: Nhận thức của các trường đại học về hoạt động hiện nay của CSR……………..…….12

Hình 11: Kiến nghị về hoạt động CSR tại trường đại học 13

Hình 12: Ý kiến về việc coi CSR như môn học bắt buộc 14

Hình 13: Các khóa học hiên tại về CSR tại trường đại học 14

Hình 14: Các chủ đề về CSR được sinh viên quan tâm 15

Hình 15: Ý kiến về các hoạt động ngoại khoá về CSR ở trường đại học 15

Hình 16: Ý kiến về các hoạt động ngoại khoá về CSR ở trường đại học 15

Hình 17: Vai trò của doanh nghiệp trong cải thiện xã hội 16

Hình 18: Ý kiến vai trò hiện tại về CSR của các doanh nghiệp địa phương ……………………16

Hình 19: Ý kiến về các doanh nghiệp địa phương quan tâm đến môi trường 17

Hình 20: Ý kiến về các doanh nghiệp địa phương quan tâm đến môi trường 17

Hình 21: Ý kiến về CSR và lợi nhuận của doanh nghiệp 17

Hình 22: Ý kiến về CSR và lợi nhuận của doanh nghiệp 17

Hình 23: Khu vực mong muốn sau khi tốt nghiệp 18

Hình 24: Kinh nghiệm làm việc của sinh viên cao học 18

Hình 25: Kế hoạch sau khi tốt nghiệp cao học 20

Hình 26: Những mối quan tâm về nghề nghiệp có trách nhiệm xã hội (sinh viên đại học)… … 21

Page 5: Vi n Kenan Châu Á - · PDF fileMạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam đưa vấn đề Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp vào Việt Nam thông qua Nghiên

v

Danh sách các Hình và các Bảng (tiếp)

Hình 27: Những mối quan tâm về nghề nghiệp có trách nhiệm xã hội (sinh viên đại học)……………..………………………………………………………………………..…..…………..21

Hình 28: Sự so sánh các yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn nghề nghiệp giữa sinh viên đại học và sinh viên cao học 23

Bảng 1: Các trường đại học tham gia dự án 8

Bảng 2: Nghề nghiệp mong muốn sau khi tốt nghiêp (sinh viên đại học) 19

Bảng 3: Kinh nghiệm làm việc trước đây (sinh viên cao học)…………… ………...…...………...19

Bảng 4: Nghề nghiệp mong muốn sau khi tốt nghiêp (sinh viên cao học) 20

Bảng 5: Các nhân tố để lựa chọn nghề nghiệp (sinh viên đại học) 22

Bảng 6: Các nhân tố để lựa chọn lựa nghề nghiệp (sinh viên cao học)……………………...…..22

Page 6: Vi n Kenan Châu Á - · PDF fileMạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam đưa vấn đề Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp vào Việt Nam thông qua Nghiên

1

Sự hiểu biết của sinh viên các trường đại học Việt Nam về CSR: Mối tương quan giữa trách nhiệm xã hội và kinh doanh đối với các sinh viên

Tóm tắt

Bản báo cáo này khảo sát sự hiểu biết của sinh viên các trường đại học Việt Nam về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) được thực hiện vào tháng 4 và tháng 5 năm 2010. Hơn 1.900 sinh viên cao học và sinh viên đại học tại bốn trường đại học hàng đầu Việt Nam tham gia trả lời bảng khảo sát này. Mục tiêu là đánh giá sự hiểu biết của học sinh về CSR, mối quan tâm của họ đối với hoạt động giáo dục CSR, quan niệm của họ về các khóa học CSR và các hoạt động liên quan sẵn có tại trường đại học của họ. Kết quả cuộc khảo sát chỉ ra rằng thuật ngữ CSR được khoảng 60% người trả lời biết đến, nhưng nhiều người chưa hiểu rõ ý nghĩa của nó. Chỉ khoảng 30% số người được khảo sát biết về các khóa học liên quan đến CSR hoặc hoạt động học tập tại các trường đại học của họ. Tuy nhiên, hơn 80% sinh viên nói rằng họ mong muốn có nhiều chương trình giáo dục về CSR hơn và khoảng 70% thì cho rằng CSR nên trở thành những khóa học chính tại trường đại học. Các sinh viên cho rằng họ thích tham gia các khóa học CSR về xây dựng thương hiệu, chiến lược, quản lý mối quan hệ giữ doanh nghiệp và cộng đồng và doanh nghiêp bền vững. Mặc dù những người được hỏi muốn học thêm về CSR, họ cho rằng CSR sẽ không là nhân tố chính trong việc tìm kiếm việc làm. Mà những điểm ưu tiên hàng đầu của họ là lương cao và cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp.

I. Lý do

Ngày nay, CSR trở thành mối quan tâm lớn cho nhiều công ty tư nhân trên khắp thế giới, kể cả những nước phát triển và đang phát triển. Tầm quan trọng của CSR ngày càng tăng cũng làm tăng nhu cầu học các khóa quản trị kinh doanh đào tạo các nhà quản lý tương lai các hoạt động CSR về quy hoạch, quản trị và các cách CSR có thể được ứng dụng vào hoạt động kinh doanh bình thường. Ngày càng có nhiều tổ chức kinh doanh hàng đầu quan tâm đến việc giáo dục liên quan đến CSR cho nhân viên của mình. Điều này chứng tỏ các sinh viên đã sẵn sàng bước vào thế giới kinh doanh và các tổ chức giáo dục đang cố gắng đào tạo ra những sinh viên có năng lực và trình độ.

Năm 2008, gần 180 trường kinh doanh trên thế giới đăng ký ủng hộ sáng kiến của Liên Hiệp Quốc với Những Nguyên tắc Giáo dục Quản lý có Trách nhiệm (PRIME). PRIME nhằm đào tạo một thế hệ quản trị doanh nghiệp mới, những người có đạo đức và trách nhiệm xã hội hơn. Các nguyên tắc chính của PRIME được thiết lập bởi Hiệp ước Toàn cầu Liên hiệp quốc, cam kết của các trường kinh doanh để cung cấp các khóa về CSR như nhân quyền, tham nhũng và môi trường.

Chương trình giáo dục về CSR đã trở thành giáo trình giảng dạy quan trọng tại các trường kinh doanh tại Bắc Mỹ, Châu Âu và là một xu hướng đang nổi lên ở Châu Á. Những trường này đã hưởng ứng các khóa học về CSR, sự tập trung vào CSR và kết hợp tốt hơn các chủ đề của CSR vào các khóa kinh doanh truyền thống như chiến lược, tiếp thị, tài chính, quản lý nhân sự. CSR đang được giảng dạy thông qua chương trình có bằng cấp đối với sinh viên đại học và

Page 7: Vi n Kenan Châu Á - · PDF fileMạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam đưa vấn đề Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp vào Việt Nam thông qua Nghiên

2

cao học cũng như đối với các khóa học ngắn hạn dành cho những nhà kinh doanh. Ví dụ: Trường quản trị kinh doanh Stanford cung cấp chương trình giáo dục gọi là “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Chiến lược hội nhập và tính Cạnh tranh” liên quan đến một loạt các hoạt động theo nhóm và các bài học có tính tương tác.1 Khoa quản trị kinh doanh của Harvard cung cấp cho sinh viên nhiều khóa học khác nhau tập trung vào các chủ đề liên quan đến CSR cho sinh viên cao học quan tâm (Ví dụ: Người lãnh đạo có đạo đức, tiếp thị xã hội và chiến lược vượt khỏi các thị trường) và cung cấp chương trình CSR đặc biệt cho điều hành cấp cao.2 Trường quản trị kinh doanh Kenan-Flagler tại Đại học Bắc Carolina tại Chapel Hill cung cấp khóa học tập trung vào “doanh nghiệp bền vững” và duy trì một “Trung tâm về doanh nghiệp bền vững” thực hiện giảng dạy, viết các bài học tính huống và nghiên cứu về các vấn đề của CSR.3 Nhiều trường kinh doanh Châu Âu như RSM Erasmus và trường đại học quản trị kinh doanh Nottingham đã ưu tiên thực hiện chương trình CSR và nâng cao vị trí trong bảng xếp hạng trong cuộc khảo sát của Beyond Gray Pinstripes về khả năng CSR trong trường quản trị kinh doanh. Trong cuộc điều tra hai năm một lần và xếp hạng về CSR của các trường quản trị kinh doanh đã cho thấy sự gia tăng từ 111 trường của 18 nước tham gia năm 2007 đến 149 của 24 nước năm 2009. Con số trung bình mà các khóa CSR cung cấp tại các trường được khảo sát tăng từ 12 khóa học/trường năm 2005 lên 19 khóa học/trường năm 2009.

Tại Đông Nam Á, mặc dù có sự gia tăng hoạt động kinh doanh về CSR, nhưng sự phát triển giáo dục về CSR vẫn tương đối ít. Điều này đặc biệt đúng ở Việt Nam nơi mà mối quan tâm về CSR đã tăng lên nhanh hơn khả năng đáp ứng của các trường quản trị kinh doanh về mối quan tâm này. Sự quan tâm bước đầu của người Việt Nam về CSR tập trung vào việc đối xử với các công nhân trong các ngành thâm dụng lao động và hướng về xuất khẩu như: may mặc, da giầy. Các Sáng kiến Liên kết Doanh nghiệp Việt Nam, một sáng kiến với nhiều bên tham gia đã phát triển một bộ luật địa phương cho việc hành xử cho lĩnh vực da giày vào cuối những năm 1990. Sáng kiến này hiện nay trao các giải thưởng hàng năm về CSR cho ngành da giầy, may mặc và công nghiệp dệt, và gần đây đề ra một giải thưởng về CSR trong ngành công nghiệp thủy hải sản. Nhiều sáng kiến khác thúc đẩy sự phát triển của sự nghiệp CSR đang tồn tại, bao gồm sự thành lập các dự án về CSR do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) hợp tác với chương trình phát triển Liên hiệp Quốc (UNDP). UNDP và VCCI có sáng kiến lập ra dự án “Đưa vấn đề Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp vào Việt Nam thông qua Nghiên cứu, Đào tạo và Phát triển Giáo Trình” hoặc là “Thực hiện chương trình CSR”. Dự án này nhằm phát triển từng bước và bền vững chương trình giáo dục quản lý có trách nhiệm tại Việt Nam kết hợp với Mạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Liên hiệp quốc (GCNV). Điều tra khảo sát ý kiến của sinh viên Việt Nam về CSR này được tài trợ bởi GCNV. 1 Stanford Graduate School of Business, http://www.gsb.stanford.edu/exed/csr/, accessed on 14 July 2010. 2 Harvard Business School, http://www.hks.harvard.edu/m-rcbg/CSRI/init_educ.html, accessed on 14 July 2010. Also, http://www.exed.hbs.edu/programs/csr/, accessed on 14 July 2010. 3 UNC Kenan-Flagler Business School, http://www.kenan-flagler.unc.edu/cse/, accessed on 14 July 2010.

Page 8: Vi n Kenan Châu Á - · PDF fileMạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam đưa vấn đề Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp vào Việt Nam thông qua Nghiên

3

Các câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau: 1. Sinh viên đại học Việt Nam hiểu về CSR như thế nào? 2. Các trường đại học quản trị kinh doanh có nên chú trọng nhiều hơn vào sự bền vững và

trách nhiệm của doanh nghiệp trong các giáo trình không? 3. CSR ảnh hưởng thế nào đối với quyết định của sinh viên đại học Việt Nam trong việc chọn

nghề nghiệp? 4. Các doanh nghiệp Việt Nam có chú trọng đến trách nhiệm xã hội không?

II. Tổng quan tài liệu

Từ trước đến nay, chưa có những cuộc khảo sát tương tự về ý kiến của sinh viên Việt Nam về CSR. Những nghiên cứu khác trên thế giới khác biệt đáng kể về phương pháp và kết luận. Ví dụ: Cuộc khảo sát của những sinh viên năm thứ 3 và thứ 4 đại học ở Romania cho thấy chỉ có 1,87% những sinh viên được khảo sát tuyên bố họ rất quen thuộc với khái niệm về CSR, trong khi 19% thì nói rằng họ đã quen thuộc với nó. Đại đa số (76,25%) các sinh viên Romania cho rằng họ biết rất ít hoặc không biết về CSR. Gần một nửa trong số họ (42,5%) nói rằng họ chưa từng nghe về CSR. So sánh với Romania rất đáng quan tâm cũng như Việt Nam, Romaina mới thực hiện kinh tế thị trường trong vòng hai thập kỷ qua.4

Ở Hoa Kỳ, Viện Net Impact và Viện Aspen đã thực hiện cuộc khảo sát để tìm hiểu quan điểm của sinh viên MBA trong nghề nghiệp của mình, chương trình cao học của họ, và mối quan hệ giữa các vấn đề kinh doanh và xã hội/môi trường. Khoảng 1.850 sinh viên MBA và sinh viên cao học, đại diện trên 80 chương trình khác nhau, trả lời trực tuyến cuộc khảo sát vào năm 2008. Kết quả cho thấy chỉ 31% người được hỏi cho rằng các công ty đang làm việc hướng tới việc cải thiện xã hội, nhưng con số đó gần như tỉ lệ gấp đôi so với cuộc khảo sát tương tự được thực hiện cách đó hai năm. Dù vậy, hầu hết sinh viên (88%) tin rằng khu vực có lợi nhuận cần có trách nhiệm trong việc giải quyết vấn đề của xã hội và môi trường và (77%) cho rằng có trách nhiệm sẽ mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chỉ 24% người trả lời đồng ý rằng chương trình MBA đang giúp họ học cách làm thế nào để đưa ra những quyết định trong kinh doanh để tránh khỏi rủi ro khủng hoảng tài chính. Những sinh viên tham gia vào cuộc khảo sát cảm thấy rằng các trường quản trị kinh doanh của họ tập trung ở mức độ vừa phải hoặc ít về CSR. (78%) người đồng ý rằng những trường quản trị kinh doanh cần có nhiều hơn nội dung liên quan đến sự bền vững và trách nhiệm của doanh nghiệp.5 Một cuộc khảo sát tương tự được thực hiện năm 2009 do Hiệp hội Nghiên cứu & Trung tâm Tư vấn MBA chỉ ra 54% trong tổng số 544 sinh viên MBA được khảo sát tin rằng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cần “củng cố các hoạt động của các tổ chức” và 59% thì tin rằng các chương trình giáo dục quản trị kinh doanh nên nhấn mạnh vào tất cả các bên liên quan chứ không chỉ với các cổ đông bị ảnh hưởng bởi những hành động của tổ chức.

Page 9: Vi n Kenan Châu Á - · PDF fileMạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam đưa vấn đề Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp vào Việt Nam thông qua Nghiên

4

4 Cristina Nicolescu. “Corporate Social Responsibility in the Romanian Higher Education,” - policy study July 2006 under the Developing Socially Responsible Elites and the Challenge of Higher Education Reform working group. 5 Net Impact and the Aspen Institute. “New Leaders, New Perspectives: A Survey of MBA Student Opinions on the Relationship Between Business and Social and Environmental Issues”

Trong một nghiên cứu của nhóm sinh viên MBA tại trường Viện Công nghệ Hoàng Gia Melbourne (RMIT) ở Úc, đa phần những người trả lời (73,5%) cho rằng đạo đức kinh doanh là công cụ cơ bản cho một nền kinh doanh tốt và xã hội dân sự, tuy nhiên gần 20% cho rằng các vấn đề kinh doanh khác quan trọng hơn. Khoảng 30% những người trả lời của RMIT cho rằng họ sẽ quan tâm hơn đến việc tham gia các khóa học về đạo đức trong kinh doanh nếu họ có nhiều thông tin hơn về nội dung khóa học đó. Khi được hỏi đạo đức có phải là môn học bắt buộc, 63% sinh viên cho rằng nên để là một môn tự chọn (không bắt buộc).6

Về sự sẵn có của khóa học về CSR, năm 2007 một nghiên cứu của Mỹ đã xem xét khóa học sẵn có tại các trường quản trị kinh doanh về đạo đức, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, và tính bền vững. Kết quả cho thấy đa số các trường được điều tra yêu cầu học ít nhất là một trong các lĩnh vực trên và 1/3 yêu cầu tất cả ba khoá trên. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tăng 500% con số các khóa học về đạo đức từ năm 1988 và bản báo cáo cho biết rằng mối quan tâm của sinh viên về các khóa học CSR cao nhất trong 10 trường quản trị kinh doanh xếp hạng cao nhất.7

Ấn bản của học viện Aspen năm 2009-2010 có tựa đề “Beyond Grey Pinstripes” một cuộc khảo sát 2 năm/lần về các chương trình MBA được thực hiện – lồng ghép tính bền vững và trách nhiệm xã hội vào giáo trình giảng dạy, cho thấy nhu cầu các khóa học về CSR gia tăng đáng kể. Tỷ lệ của các trường được nghiên cứu cho thấy yêu cầu của sinh viên được tham gia ít nhất một khóa học dành cho các vấn đề kinh doanh và xã hội ngày ăng lên đáng kể, từ 34% (năm 2000) đến 69% (năm 2009). Mặc dù có sự gia tăng các khóa học, kết quả báo cáo cho rằng chỉ 7% giảng viên trong các trường được khảo sát công bố những bài viết mang tính hàn lâm về các vấn đề xã hội, đạo đức hoặc môi trường trên những tờ báo của ngành.8

Năm 2004, trong cuộc khảo sát tại các trường quản trị kinh doanh ở Châu Âu, Matten và Moon đã phát hiện 47% những trường kinh doanh tham gia trả lời đã có những bộ về CSR hoặc các lĩnh vực liên quan như: công dân, quản trị, đạo đức kinh doanh và 38% đã lồng ghép các quan niệm CSR trong các môn học hiện hành.9

_______________________________

6 Michael Segon and Christopher Booth. “Business Ethics and CSR As Part Of MBA Curricula: An Analysis of Student Preference,” International Review of Business Research Papers Vol. 5 No. 3. April 2009 Pp. 72-81. 7 Lisa Jones Christensen, Ellen Peirce, and et al. “Ethics, CSR, and Sustainability Education in the Financial Times Top 50 Global Business Schools: Baseline Data and Future Research Directions,” Journal of Business Ethics (2007) 73, pp. 347–368. 8 Aspen's Global 100: Beyond Grey Pinstripes 2009-2010, http://www.aspeninstitute.org/sites/default/files/content/ docs/pubs/BGP2010.pdf, accessed on 14 July 2010. 9 Matten, D. and Moon, C., 2004, “Corporate Social Responsibility Education in Europe” Journal of Business Ethics, vol. 54, pp 323–337.

Page 10: Vi n Kenan Châu Á - · PDF fileMạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam đưa vấn đề Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp vào Việt Nam thông qua Nghiên

5

III. Định nghĩa để tác nghiệp

Có rất ít sự đồng thuận giữa các học giả về một định nghĩa duy nhất và nhất trí chung về CSR. Nói chung, CSR được quan niệm với sự quan tâm tới bộ ba Ps: hành tinh (planet), con người (people) và lợi nhuận (profits), nhưng dựa trên nền tảng và mức độ nào?

Một số trường phái quan niệm cho rằng CSR dựa trên cơ sở của sự tự nguyện, trong khi số khác tin rằng nó là cam kết chính thức của doanh nghiệp với sự phát triển bền vững. Ví dụ: Ủy Ban Châu Âu định nghĩa CSR như “một khái niệm mà các công ty lồng ghép mối quan tâm về xã hội và môi trường trong hoạt động kinh doanh của mình và trong sự tương tác với các bên liên quan dựa trên sự tự nguyện”.10 Mặt khác, Hội đồng Kinh doanh Thế giới vì sự Phát triển Bền vững định nghĩa CSR như “Sự cam kết liên tục của doanh nghiệp cho việc hành xử một cách nhân đạo và phát triển kinh tế đồng thời cải thiện chất lương cuộc sống của lực lượng lao động và gia đình của họ cũng như của cộng đồng địa phương và toàn xã hội”.11

Tuy nhiên, với mục đích của báo cáo này, chúng ta đã sự dụng định nghĩa về CSR của Viện Kenan Châu Á:

“CSR là cam kết của một công ty và việc thực hiện các chiến lược tạo ra giá trị kinh tế, xã hội và môi trường bền vững cho các cổ đông và các bên liên quan khác”.

IV. Phương Pháp

1. Muc tiêu của nghiên cứu về sự hiểu biết của sinh viên về CSR

Nghiên cứu nhằm hỗ trợ phát triển nền giáo dục quản trị có trách nhiệm, hoặc giáo dục về CSR, tại Việt Nam bằng việc cung cấp những dữ liệu cho sự hiểu biết ở mức độ phổ quát nhất cho sinh viên về CSR và cho sự quan tâm của họ về các khóa học về các tập quán và kỹ năng quản trị CSR. Thông tin này được dùng để hỗ trợ cho việc thiết kế giáo trình quản trị có trách nhiệm cho các trường đại học Việt Nam.

______________________ 10 Commission of the European Communities, http://eur-lex.europa.eu/LexUriServ/LexUriServ.do?uri=COM:200 6:0136:FIN:en:PDF, accessed on 14 July 2010. 11 World Business Council for Sustainable Development, http://www.wbcsd.org/templates/TemplateWBCSD5/ layout.asp?type=p&MenuId=MTE0OQ, accessed on 14 July 2010.

Page 11: Vi n Kenan Châu Á - · PDF fileMạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam đưa vấn đề Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp vào Việt Nam thông qua Nghiên

6

2. Đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát là sinh viên trường đại học Việt Nam học các chương trình liên quan đến kinh doanh (sinh viên đại học) và chương trình MBA (sinh viên cao học). Khảo sát này gồm thông tin từ sinh viên được chọn ngẫu nhiên tại bốn trường Đại học hàng đầu Việt Nam. Những trường đại học này được chọn bởi vì họ có chương trình cử nhân và thạc sĩ về quản trị kinh doanh và họ là các đối tác đại học đã đồng ý hỗ trợ trong việc phát triển và thử nghiệm chương trình giảng dạy CSR và đào tạo các giảng viên đại học trong dự án gắn kết CSR. Những đại học được chọn bao gồm:

- Trường Đại học Ngoại thương (FTU)): Được thành lập năm 1960, với 2 cơ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Trường đào tạo những sinh viên chất lượng cao ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, tài chính, ngân hàng, công nghệ và ngoại ngữ. Trường tạo ra và truyền đạt những tri thức khoa học nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp. Năm 2009, tổng sinh viên của trường là hơn 26.000 người.

- Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (UEH): Được thành lập năm 1976, trường đào tạo những sinh viên chất lượng cao về kinh tế và quản trị kinh doanh. Trường chuyển những kết quả của nghiên cứu khoa học thành những đóng góp thực tiễn nhằm phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu. Trường có 12 khoa và các phòng ban, trong đó 7 khoa tập trung vào quản trị kinh doanh và kinh tế. Năm 2009, tổng số sinh viên của trường là hơn 56.000 người.

- Khoa Quản trị Kinh doanh (HSB) – Đại học Quốc gia Hà Nội: Được thành lập năm 1995, HSB là khoa quản trị kinh doanh đào tạo sinh viên hệ cử nhân và thạc sĩ với sự tập trung chủ yếu vào tính toàn cầu. Đây là thành viên của Hiệp hội các trường Kinh doanh tại Châu Á Thái Bình Dương (AAPBS). Có nhiều chương trình liên kết quốc tế, trao đổi giảng viên, sinh viên, và hợp tác nghiên cứu với các trường đại học tại Mỹ, Châu Âu, Châu Á và Châu Úc. Các giáo sư và sinh viên tiến hành các nghiên cứu về ngành công nghiệp, thị trường và chính sách (Các doanh nghiệp Nhà nước, chính phủ, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam và nước ngoài). Trong khi trường đại học Quốc gia Việt Nam là trung tâm đào tạo đại và nghiên cứu lớn nhất Việt Nam thì khoa Quản trị kinh doanh (HSB) là khoa mang tính cách đặt biệt, với tổng số sinh viên chính quy của khoa khoảng 800 người.

- Trường Đại học Thái Nguyên (TNU): Được thành lập năm 1994 và nằm ở khu vực

phía Bắc Việt Nam, trường là trung tâm hàn lâm và chính phủ cho 16 tỉnh phía Bắc. Trường có 9 khoa và một trung tâm đào tạo quốc tế và 18 trung tâm dạy nghề. Tổng số sinh viên của trường là hơn 80.000 người.

3. Thu thập dữ liệu

Page 12: Vi n Kenan Châu Á - · PDF fileMạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam đưa vấn đề Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp vào Việt Nam thông qua Nghiên

7

Việc thu thập dữ liệu tập trung vào 2 khu vực chính: sinh viên tại các trường đại học kể trên hiểu gì về khái niệm CSR và quan điểm của họ về CSR ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp và giáo dục của họ như thế nào. Bản nghiên cứu này cũng cung cấp những dữ liệu các khóa học hiện tại về CSR, bao gồm đào tạo có bằng cấp và đào tạo không có bằng cấp. Thông tin từ bản khảo sát này góp phần quan trọng trong việc xác định những hoạt động và tài liệu nào để thực hiện tốt hơn chương trình CSR tại các trường đại học ở Việt Nam. Dữ liệu được thực hiện dựa trên chọn mẫu ngẫu nhiên từ những sinh viên đang tham gia các chương trình liên quan đến quản trị kinh doanh tại bốn trường đại học kể trên.

4. Công cụ

Thông tin trong bản nghiên cứu này được thu thập từ sinh viên hệ cử nhân và hệ thạc sĩ thông qua việc trả lời các bảng hỏi bằng tiếng Việt.12 Bảng hỏi bao gồm năm phần: 1) Thông tin chung về người được hỏi, 2) Kiến thức và các hoạt động về CSR, 3) Giáo trình CSR tại trường đại học của họ, 4) Thái độ hướng tới trách nhiệm của doanh nghiệp và xã hội, 5) Sự nghiệp mong muốn.

V. Các kết quả

1. Những đặc tính của người trả lời

Các kết quả của cuộc khảo sát cung cấp thông tin về sinh viên đại học Việt Nam hiện đang học tại các khoa liên quan đến kinh doanh tại các trường hàng đầu nhưng với xuất phát đa dạng về giới tính, vị trí, trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc. Tổng số những người tham gia trả lời cuộc khảo sát là 1.960 sinh viên, bao gồm 1.745 sinh viên đại học và 206 sinh viên cao học [Hình 1].

Hình 1: Tổng số người được hỏi

Số sinh viên đại học là nữ trả lời cuộc khảo sát này nhiều hơn số sinh viên đại học là nam, trong khi số sinh viên cao học là nam thì nhiều hơn số sinh viên cao học là nữ. Lưu ý là có 43 sinh viên đại học và 01 sinh viên cao học không ghi giới tính trong các bảng trả lời.

Hầu hết sinh viên đại học hiện đang học năm thứ hai và năm thứ ba (Xem Hình 2) từ các trường đại học khác nhau. Hơn 1/3 sinh viên đại học hiện đang học tại trường đại học Ngoại thương TP.HCM. Tuy nhiên, đối với sinh viên cao học trả lời cuộc khảo sát thì gần như một nửa trong số họ hiện đang học tại trường Quản trị Kinh doanh Hà Nội – Đại học Quốc gia.

Page 13: Vi n Kenan Châu Á - · PDF fileMạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam đưa vấn đề Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp vào Việt Nam thông qua Nghiên

8

_________________ 12 See the English translation of the questionnaire in Appendix A.

Hình 2: Trình độ học vấn

Bảng 1: Các trường đại học tham gia dự án

Sinh Viên đại học

Sinh viên cao học

Tỷ lệ % trả lời

Trường ĐH Ngoại thương (FTU), TP. Hồ Chí Minh 741 1 38,0%

Trường ĐH Thái Nguyên (TNU) 341 24 18,7%

Trường ĐH ngoại thương(FTU) Hà Nội 280 23 15,4%

Trường ĐH Kinh tế, TP. Hồ Chí Minh 245 40 14,6%

Khoa Quản trị Kinh doanh (HSB) – Đại học Quốc Gia Hà Nội

139 112 12,8%

Các trường khác 4 5 0,5%

Tổng số 1.955

1.750 205

Tổng số những người trả lời cao nhất (40%) hiện đang học tại các chương trình quản trị kinh doanh và không liệt kê cụ thể tên của trường hoặc khoa. Một số đáng kể người tham gia trả lời hiện đang học trong các chương trình quốc tế - kinh doanh quốc tế (10,6%) và tài chính quốc tế (8,3%), tài chính ngân hàng (5,5%), kế toán (5,0%) và kinh tế (3,9%). Số người được hỏi còn lại học tại nhiều khoa khác nhau, bao gồm: Tài chính doanh nghiệp, thương mại, tài chính Nhà nước, và phát triển nông nghiệp và nông thôn13..

____________________ 13 Xem chi tiết phần mục lục B

Page 14: Vi n Kenan Châu Á - · PDF fileMạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam đưa vấn đề Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp vào Việt Nam thông qua Nghiên

9

Hình 3: Tỷ lệ phần trăm trả lời theo vị trí trường đại học

Hình trên cho thấy rằng những người tham gia trả lời đến từ các “thành phố lớn” (Dân số lên tới 1 triệu người) hoặc “các khu đô thị lớn khác” (hơn 1 triệu người) [Hình 4]. Đa số sinh viên đỗ được vào các trường đại học tốt này không phải xuất phát từ làng mạc mà đa số là từ thành phố, khu dân cư. Có thể người tham gia trả lời hiểu hiểu sai câu hỏi và cho biết nơi ở hiện tại chứ không phải nơi họ đến từ đó.

Hình 4: Nguồn gốc người trả lời

Hình 5: Cấp học kì vọng

Page 15: Vi n Kenan Châu Á - · PDF fileMạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam đưa vấn đề Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp vào Việt Nam thông qua Nghiên

10

Đại đa số các sinh viên được hỏi mong muốn được học nâng cao trình độ [Hình 5 bên trên]. Sự quan tâm lớn nhất là lấy bằng Thạc sĩ quản trị kinh doanh.

Hầu hết (99,1%) người được hỏi là sinh viên đại học nói rằng họ chưa từng tham gia bất kỳ một khóa nào về CSR. Các sinh viên đã xác định một vài khóa về các chủ đề như Kinh tế môi trường, đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp. Đối với học sinh cao học thì phần trăm số người không có kinh nghiệm về CSR chỉ thấp hơn một chút (92,2%). Các sinh viên cao học xác định các khóa học liên quan tới CSR là đạo đức, doanh nghiệp và xã hội. Nên lưu ý rằng các khóa học và các sinh viên đã liệt kê không tập trung vào chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Khái niệm CSR có vẻ như được đề cập đến trong các khóa khác như đạo đức hoặc kinh doanh và văn hóa.14

2. Kiến thức và hoạt đông về CSR

Phần này của bản khảo sát tập trung vào sự hiểu biết của sinh viên về CSR và quan điểm của họ về các hoạt động CSR ở trường đại học. Trong bản khảo sát có câu hỏi “Bạn đã bao bao giờ nghe nói về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?”

Hình 6: Thông tin cơ bản về CSR

Theo Hình 6, kết quả cuộc khảo sát chỉ ra rằng hơn một nửa người trả lời, cả sinh viên đại học (56,3%) và sinh viên cao học (67,5%) đã biết đến CSR.

Khi được hỏi về khái niệm “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”, sinh viên đại học nói đến sự tham gia vào cộng đồng (69,2%), bảo vệ môi trường (61,9%) và tuân thủ các quy định và pháp

Page 16: Vi n Kenan Châu Á - · PDF fileMạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam đưa vấn đề Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp vào Việt Nam thông qua Nghiên

11

luật như là các phần quan trọng nhất của CSR (34,6%). Sinh viên cao học cho rằng sự tham gia vào cộng đồng (76,3%), bảo vệ môi trường (64,8%) và làm từ thiện (50,4%) là những đặc điểm nổi bật nhất của CSR. Học sinh được phép chọn nhiều câu trả lời trong bảng hỏi [Hình 7].

Xem xét kỹ hơn Hình 7, hầu hết sinh viên đại học và sinh viên cao học có nhiều quan điểm tương đồng về các khía cạnh của CSR, tuy nhiên, cũng có một số khác biệt rõ rệt. Sinh viên cao học tập trung nhiều hơn vào kinh doanh bền vững (48,9% đến 28,7%) và làm từ thiện (50,4% -27,9%) so với sinh viên đại học.

_______________________________

14 Xem chi tiết phần mục lục C.

Hình 7: Định nghĩa về CSR của những người được hỏi

* Tổng số người được hỏi là 988 sinh viên đại học và 139 sinh viên cao học, người được hỏi có thể chọn nhiều câu trả lời.

Hơn nữa, về câu hỏi "Bạn đã bao giờ nghe nói về Hiệp ước toàn cầu Liên hợp quốc, hoặc Mạng lưới Hiệp ước Toàn cầu tại Việt Nam?" hơn một nửa trong số người trả lời (từ cả 2 nhóm trên) cho rằng họ không hề biết về Hiệp ước toàn cầu. Tuy nhiên, đối với những người đã nghe về Hiệp ước Toàn cầu, họ liên kết nó với các nguyên tắc toàn cầu về trách nhiệm xã hội và một sáng kiến kinh doanh có trách nhiệm và tính bền vững [Hình 8 và 9]. Hình 8: Kiến thức về Hiệp ước Toàn cầu Liên hợp quốc(UNGC), hoặc Mạng lưới Hiệp ước Toàn cầu tại Việt Nam (GCNV)

Page 17: Vi n Kenan Châu Á - · PDF fileMạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam đưa vấn đề Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp vào Việt Nam thông qua Nghiên

12

Hình 9: Quan niệm của những mục tiêu của Hiệp ước Toàn cầu

Tổng số người được hỏi là 543 sinh viên đại học và 86 sinh viên cao học, người được hỏi được chọn lọc nhiều câu trả lời.

Về câu hỏi “Trường đại học của bạn có tổ chức các chương trình hoạt động chú trọng vào trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, quản lý môi trường, đạo đức, quản trị doanh nghiệp, kinh doanh xã hội, phát triển bền vững hay chủ đề có liên quan?”. Kết quả cho thấy một con số đáng kể (28,4% sinh viên đại học và 39,5% sinh viên cao học) biết về các hoạt động nêu trên. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn, cùng với số sinh viên tương tự không biết về các hoạt động này nhưng họ thích tham gia các hoạt động đó nếu có. Chỉ có một số tương đối nhỏ những người được hỏi cho rằng họ không có ý định tham gia vào các hoạt động liên quan đến CSR [Hình 10].

Hình 10: Nhận thức của các trường đại học về hoạt động hiện nay của CSR

Page 18: Vi n Kenan Châu Á - · PDF fileMạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam đưa vấn đề Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp vào Việt Nam thông qua Nghiên

13

Theo Hình số 10, khoảng 1/4 người được hỏi trả lời họ không biết.

Liên quan đến câu hỏi trước, những người trả lời cung cấp những kiến nghị về các hoạt động CSR trong trường đại học. Họ cho rằng sinh viên đại học muốn sinh viên và những nhà kinh doanh có mối liên kết với nhau thông qua hoạt động CSR, và diễn đàn CSR [Hình 11].

Hình 11: Kiến nghị về hoạt động CSR tại trường đại học

* Tổng số người trả lời là 1.684 sinh viên đại học và 206 sinh viên cao học; những người được hỏi có thể chọn nhiều câu trả lời

Kết quả của cuộc khảo sát chỉ ra rằng những sinh viên đại học thích các dự án và các hoạt động về CSR trong khi những sinh viên cao học lại thích các diễn đàn về CSR hơn. Sự khác nhau này có lẽ do sinh viên cao học quan tâm nhiều về mặt hàn lâm hơn. Bên cạnh đó, những người được hỏi về các hoạt động khác là tương tự. Điều này có nghĩa nếu một hoạt động đặc biệt này được tổ chức, nó có thể thu hút sự quan tâm từ hai cấp học (Đại học và cao học).

3. Giáo trình CSR tại trường đại học.

Ngoài các hoạt động ngoại khóa liên quan đến CSR, cuộc khảo sát nêu ý kiến của những người được hỏi về chương trình giảng dạy và các khóa học tại đại học của họ liên quan đến CSR.

Kết quả cuộc khảo sát chỉ ra rằng đa số sinh viên, đặc biệt sinh viên cao học (84%) nghĩ rằng CSR hoặc quản trị có trách nhiệm cần được lồng ghép vào các chương trình bắt buộc về quản trị kinh doanh tại các lớp học sẵn có [Hình 12].

Hình 12: Ý kiến về việc coi CSR như môn học bắt buộc.

Page 19: Vi n Kenan Châu Á - · PDF fileMạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam đưa vấn đề Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp vào Việt Nam thông qua Nghiên

14

Những câu trả lời của sinh viện chỉ ra rằng hiện đã có một số khóa học tập trung vào “Quản lý có trách nhiệm”. Tuy nhiên, những sinh viên tham gia trả lời cho thấy rằng những khóa về quản lý có trách nhiệm dành cho sinh viên cao học nhiều hơn sinh viên đại học. Kết quả khảo sát cho thấy các khóa học hiện tại của cả hai cấp học đều không bao gồm các khóa học dành riêng cho CSR. Theo các sinh viên cao học, CSR là một trong các khoá học về kinh doanh như đạo đức quản trị, văn hóa doanh nghiệp và chiến lược kinh doanh [Hình 13].

Hình 13: Các khóa học hiện tại về CSR tại trường đại học.

*Tổng số người được hỏi là 1.682 sinh viên đại học và 203 sinh viên cao học; người được hỏi có thể chọn nhiều câu trả lời.

Câu hỏi tiếp đề cập đến loại khóa học mà những người tham gia trả lời quan tâm. Xem các dữ liệu ở Hình 14, hầu hết các chủ đề phổ biến nhất cho sinh viên đại học là xây dựng thương hiệu/tiếp thị CSR, CSR chiến lược và tài chính và CSR. Mặt khác, những sinh viên cao học nói họ muốn học nhiều hơn về xây dựng thương hiệu/tiếp thị CSR, quản lý các mối quan hệ giữa cộng đồng và doanh nghiệp (sự tham gia vào cộng đồng) và giới thiệu về CSR [Hình 14].

Page 20: Vi n Kenan Châu Á - · PDF fileMạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam đưa vấn đề Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp vào Việt Nam thông qua Nghiên

15

Hình 14: Các chủ đề về CSR được sinh viên quan tâm

Hầu hết người được hỏi nói rằng họ muốn trường đại học của họ nhấn mạnh đào tạo trách nhiệm của mỗi cá nhân về xã hội và môi trường nhiều hơn những chương trình mà họ đang theo học. Thực tế, hầu hết sinh viên cao học (93,7%) mong muốn các trường thực hiện nhiều chương trình giảng dạy về CSR hơn [Hình 15]. Mặc dù thiếu các khóa học về CSR, nhưng hơn một nửa số người được hỏi tin rằng trường đại học của họ hiện đang trang bị cho sinh viên hướng tới việc cải thiện xã hội [Hình 16]. So với các sinh viên đại học, sinh viên cao học dường như có thái độ tích cực hơn đối với các trường đại học quan tâm về trách nhiệm xã hội.

Hình 15 & 16: Ý kiến về các hoạt động ngoại khóa về CSR ở trường đại học

Page 21: Vi n Kenan Châu Á - · PDF fileMạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam đưa vấn đề Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp vào Việt Nam thông qua Nghiên

16

4 Trách nhiệm về kinh doanh và xã hội

Những câu hỏi hỏi sinh viên có đồng ý với ý kiến “Doanh nghiệp nên hoạt động hướng tới việc cải thiện xã hội”. Hầu hết các sinh viên đồng ý, nhưng hơn một nửa số người được hỏi điền thêm câu trả lời "đồng ý nhưng tôi nghĩ rằng nó phải được quản lý phù hợp với quyền lợi cổ đông" [Hình 17]

Hình 17: Vai trò của doanh nghiệp trong cải thiện xã hội

Hình trên chỉ ra rằng nhiều sinh viên cao học quan tâm hơn đến trách nhiệm xã hội như lời cam kết thật sự của doanh nghiệp, trong khi sinh viên đại học nêu thêm điều khoản trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp phải phù hợp với lợi ích của cổ đông.

Tập trung vào các doanh nghiệp Việt Nam, kết quả khảo sát chỉ ra rằng phần lớn sinh viên đại học cho rằng doanh nghiệp trong nước không hoạt động theo hướng cải thiện xã hội. Theo dữ liệu [Hình 18], 42,7% sinh viên đại học không hài lòng với vai trò hiện tại của các doanh nghiệp trong nước về trách nhiệm xã hội, trong khi 26,7% sinh viên cao học thì không hài lòng. Tuy nhiên, phần lớn sinh viên trả lời rằng họ có quan điểm trung lập, điều này cho thấy nhiều vấn đề

Page 22: Vi n Kenan Châu Á - · PDF fileMạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam đưa vấn đề Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp vào Việt Nam thông qua Nghiên

17

mà người được hỏi không chắc liệu rằng những doanh nghiệp trong nước hiện tại có thực hiện trách nhiệm xã hội hay không.

Hình 18: Ý kiến về vai trò hiện tại về CSR của các doanh nghiệp địa phương

Câu hỏi tiếp theo hỏi liệu doanh nghiệp cần có trách nhiệm xã hội và môi trường. Như được thể hiện trong Hình 19, hầu hết những người được hỏi đồng ý “Các chuyên gia kinh doanh nên cân nhắc đến các tác động xã hội và môi trường trước khi đưa ra quyết định kinh doanh”. Tương tự, đa số sinh viên mong đợi lĩnh vực có lợi nhuận cần đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường [Hình 20].

Hình 19 & 20: Ý kiến về các doanh nghiệp địa phương quan tâm đến môi trường

Tuy nhiên, người được hỏi suy nghĩ khác nhau về việc có trách nhiệm xã hội sẽ dẫn đến kinh doanh có lãi về tài chính. Chỉ có một vài sinh viên không đồng ý, và phần lớn có quan điểm trung lập [Hình 21]. Tuy nhiên, ngay cả khi doanh nghiệp chưa tạo ra nhiều lợi nhuận ngay lập tức, thì hầu hết những người được hỏi nói rằng họ cho rằng "CSR là điều đúng mà công ty cần làm" [Hình 22].

Hình 21 & 22: Ý kiến về CSR và lợi nhuận của doanh nghiệp

Page 23: Vi n Kenan Châu Á - · PDF fileMạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam đưa vấn đề Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp vào Việt Nam thông qua Nghiên

18

5. Con đường sự nghiệp mong muốn Phần cuối của cuộc điều tra liên quan tới các định hướng nghề nghiệp mong muốn của những người được hỏi. Khi được hỏi sau khi ra trường sẽ dự định sống và làm việc ở đâu, khoảng 1/2 số sinh viên đại học được hỏi đã chọn thành phố Hồ Chí Minh và 1/4 chọn Hà Nội. Không một ai trong số những người được hỏi nói họ dự định sống ở một thành phố cỡ vừa, một số ít thì chọn các khu vực nông thôn như làng mạc hoặc vùng núi. (Hình 23)

Hình 23: Khu vực mong muốn làm việc sau khi tốt nghiệp

2/3 số sinh viên đại học nói họ không nghĩ họ phải có kinh nghiệm làm việc trước khi tiếp tục đạt tới một trình độ cao hơn. Với những mục đích đó, để có được kinh nghiệm làm việc trước khi tốt nghiệp, 1/2 trong số họ dự định sẽ làm việc cho công ty tư nhân. Tuy nhiên, hơn 1/2 số sinh viên cao học (106) được hỏi thì nói họ đã có hơn 7 năm kinh nghiệm làm việc, trong khi 59 sinh viên nói có từ 1-3 năm kinh nghiệm (Hình 24). Số liệu trái ngược này có thể chỉ ra rằng xu hướng phát triển của sinh viên đại học là tiếp tục phấn đấu có bằng cấp học tập cao hơn mà không cần kinh nghiệm làm việc từ trước. Các sinh viên cao học có kinh nghiệm hầu hết là trong lĩnh vực tài chính hoặc doanh nghiệp nhà nước.

Hình 24: Kinh nghiệm làm việc của sinh viên cao học

Ưu tiên về nghề nghiệp của sinh viên đại học và sinh viên cao học là khác nhau. Sau khi tốt nghiệp, phần lớn số sinh viên đại học được hỏi tìm kiếm công việc ở công ty tư nước ngoài (60.5%), ở công ty tư Việt Nam (21.1%), hoặc tự mở công ty (11.3%), đây là phần lớn những nghề nghiệp mà họ

Page 24: Vi n Kenan Châu Á - · PDF fileMạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam đưa vấn đề Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp vào Việt Nam thông qua Nghiên

19

mong muốn [Bảng 2]. Tuy nhiên, phần lớn sinh viên cao học trả lời rằng họ đã hoặc đang làm cho doanh nghiệp nhà nước (23.4%), ở công ty tư Việt Nam có số người lao động ít hơn 200 người (14.6%), ở công ty tư Việt Nam với hơn 200 lao động (13.1%) hoặc khu vực công ở cấp thành phố (12.7%) [Bảng 3]. Đáng chú ý là một số lượng tương đối nhỏ (7.7%) các sinh viên cao học có kinh nghiệm làm việc tại các công ty nước ngoài. Việc chưa đến 2% các sinh viên cao học đã làm việc ở công ty mà họ tự thành lập cũng là một điều thú vị.

Bảng 2: Nghề nghiệp mong muốn sau khi tốt nghiệp (sinh viên đại học)

Hỏi: ngay sau khi tốt nghiệp, tôi dự định làm việc tại: Tỉ lệ câu trả lời

Công ty tư nước ngoài 60.5 % Công ty tư Việt Nam (< 200 nhân viên) 21.1 % Tự thành lập công ty riêng 11.3 % Doanh nghiệp nhà nước (SOE) 11.2 % Tổ chức phi chính phủ (NGO) 8.7 % Khu vực công (chính phủ) cấp thành phố 4.5 % Nơi khác 4.5 % Công ty tư Việt Nam ( > 200 nhân viên) 3.1 % Khu vực công (chính phủ) cấp nhà nước 1.2 % Khu vực tư khác 0.1 % Khu vực vận tải tư nhân 0.06 %

Tổng số được hỏi là 1.631 người; và họ có thể chọn nhiều câu trả lời

Bảng 3: Kinh nghiệm làm việc trước đây (sinh viên cao học)

Hỏi: Nếu bạn đã có kinh nghiệm làm việc, miêu tả loại hình doanh nghiệp: Tỉ lệ câu

trả lời

Doanh nghiệp nhà nước (SOE) 23.4 % Công ty tư Việt Nam ( > 200 nhân viên) 14.6 % Công ty tư Việt Nam (< 200 nhân viên) 13.1 % Khu vực công (chính phủ) cấp thành phố 12.7 % Công ty tư nước ngoài 7.7 % Tài chính 4.2 % Ngành công nghiệp (xây dựng, kỹ sư) 4.2 % Khu vực công (chính phủ) cấp nhà nước 3.8 % Ngành nông nghiệp, liên doanh, giáo dục 3.1 % Tổ chức phi chính phủ (NGO) 2.3 % Tự thành lập công ty riêng 1.9 %

Page 25: Vi n Kenan Châu Á - · PDF fileMạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam đưa vấn đề Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp vào Việt Nam thông qua Nghiên

20

Tiêu dùng/Bán lẻ 1.9 % Công nghệ thông tin 1.9 % Y tế 0.4 % Dầu mỏ và Khí đốt 0.4 % Viễn thông 0.4 % Giao thông vận tải 0.4 % Du lịch và giải trí (bao gồm cả các ngành liên quan đến tính đón khách) 0.4 %

* Tổng số được hỏi là 206 người; và họ có thể chọn nhiều câu trả lời.

Một cách thuyết minh cho Bảng 2 và số 3 là rất nhiều sinh viên đại học hy vọng có thể được làm cho công ty nước ngoài, trong khi hầu hết sinh viên cao học hiện tại lại đang làm cho doanh nghiệp nhà nước. Điều này cho thấy sự khác nhau giữa mong muốn về việc làm của sinh viên đại học và thực tế công việc của sinh viên cao học. Sau khi tốt nghiệp, nhiều sinh viên cao họáôc tuổi (42.2 %) muốn quay lại công việc trước, trong khi đó một tỉ lệ đáng kể các sinh viên có bằng MBA muốn tìm một công việc mới (34.3%) hoặc tiếp tục học lên (19.7%) [Hình 25]. Tuy nhiên, khi được hỏi về mong muốn của họ nếu bị buộc phải tìm một công việc mới, một số sinh viên cho biết họ thích bắt đầu công việc kinh doanh của bản thân mình (15%) hoặc làm việc ở doanh nghiệp nhà nước (13.6%) [Bảng 4]

Hình 25: Kế hoạch sau khi tốt nghiệp cao học

Bảng 4: Nghề nghiệp mong muốn sau khi tốt nghiệp (sinh viên cao học)

Hỏi: Nếu tìm một công việc mới, tôi sẽ tìm việc trong khu vực sau Tỉ lệ câu trả lời

Tự thành lập công ty riêng 15.0 % Doanh nghiệp nhà nước (SOE) 13.6 % Công ty tư Việt Nam ( > 200 nhân viên) 13.1 % Công ty tư nước ngoài 12.7 % Khu vực công (chính phủ) cấp nhà nước 10.8 % Công ty tư Việt Nam (< 200 nhân viên) 7.9 % Ngành công nghiệp 5.1 % Tài chính 3.7 % Tổ chức phi chính phủ (NGO) 2.8 % Khu vực công ( chính phủ) cấp thành phố 2.8 %

Page 26: Vi n Kenan Châu Á - · PDF fileMạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam đưa vấn đề Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp vào Việt Nam thông qua Nghiên

21

Tiêu dùng/Bán lẻ 2.8 % Du lịch khách sạn và giải trí 1.4 % Y tế 1.4 % Giao thông vận tải 0.9 % Viễn thông 0.9 % Công nghệ thông tin 0.4 %

* Tổng số được hỏi là 143 người; và họ có thể chọn nhiều câu trả lời.

Trong việc quyết định nghề nghiệp tương lai, hơn một nửa số sinh viên đại học (54.5%) cảm thấy tìm một công việc có trách nhiệm xã hội là rất quan trọng trong khi một số khác (10.1%) thực dụng hơn và cho biết đó không phải là điều ưu tiên. [Hình 26]

Hình 26: Những mối quan tâm về nghề nghiệp có trách nhiệm xã hội (sinh viên đại học)

Đối với câu hỏi “Trong quá trình phỏng vấn/tuyển dụng, bạn đã thảo luận về sự quan tâm của mình về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với người chủ vì lợi nhuận tiềm năng chưa?” - hầu hết các sinh viên cao học (40.3%) trả lời rằng “Nếu nhà phỏng vấn nêu ra, nêu không thì tôi không hỏi”. Tuy nhiên, một con số đáng ngạc nhiên là một số sinh viên (29.1%) nói rằng họ luôn luôn hỏi về các chương trình hoặc sứ mệnh về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp [Hình 27].

. Những 27: Những mối quan tâm về nghề nghiệp có trách nhiệm xã hội (sinh viên cao học)

Page 27: Vi n Kenan Châu Á - · PDF fileMạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam đưa vấn đề Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp vào Việt Nam thông qua Nghiên

22

Cuộc điều tra chỉ ra rằng hầu hết các sinh viên đai học muốn đảm bảo rằng công việc của họ sẽ ổn định trước khi họ cân nhắc làm việc với công ty có trách nhiệm xã hội, nhưng với các sinh viên cao học, dù là họ có ý chí mạnh mẽ hơn để làm việc với công ty có trách nhiệm xã hội, vẫn chọn không thảo luận vấn đề này với nhà tuyển dụng trừ khi được hỏi.

Trả lời cho một câu hỏi yêu cầu những người tham gia đánh giá các đặc tính của công ty khi xem xét một đề nghị về công việc, đa số sinh viên đại học (77.1%) nói rằng họ xem sự thăng tiến trong nghề nghiệp là yếu tố quan trọng nhất khi chọn công việc, tiếp theo là lợi ích về tài chính (61%). Chỉ 1/3 số sinh viên được hỏi thì nói có chú ý đến CSR [Bảng 5]. Không giống như các sinh viên đại học, đa số sinh viên cao học cho biết 3 ưu tiên hàng đầu là doanh nghiệp phù hợp với các giá trị cá nhân (50.8%), lợi ích về tài chính (44.3%) và định vị cho tương lai của họ (42.7%) là 3 yếu tố ưu tiên hàng đầu [Bảng 6].

Bảng 5: Các nhân tố để lựa chọn nghề nghiệp (sinh viên đại học)

Hỏi: Làm thế nào để bạn đánh giá các đặc tính của một doanh nghiệp khi xem xét đề nghị về công việc?

Tỉ lệ câu trả lời

Địa vị của bạn trong tương lai 77.1 %

Lợi ích tài chính 61.0 %

Doanh nghiệp liên kết với các giá trị của cá nhân của bạn 48.3 %

Thử thách về mặt tri thức 41.6 %

Các giá trị xã hội của doanh nghiệp và hoạt động về trách nhiệm xã hội 31.8 %

Loại hình kinh doanh 30.4 %

Phong cách sống 18.3 %

Vị trí địa lý 16.8 %

* Tổng số được hỏi là 1.684 người; và họ có thể chọn nhiều câu trả lời

Bảng 6: Các nhân tố để lựa chọn nghề nghiệp (sinh viên cao học)

Page 28: Vi n Kenan Châu Á - · PDF fileMạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam đưa vấn đề Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp vào Việt Nam thông qua Nghiên

23

Hỏi: Làm thế nào để bạn đánh giá các đặc tính của một doanh nghiệp khi xem xét đề nghị về công việc?

Tỉ lệ câu trả lời

Doanh nghiệp liên kết với các giá trị của cá nhân của bạn 50.8 %

Lợi ích tài chính 44.3 %

Địa vị của bạn trong tương lai 42.7 %

Thử thách về mặt tri thức 30.8 %

Các giá trị xã hội của doanh nghiệp và hoạt động về trách nhiệm xã hội 20 %

Loại hình kinh doanh 21.6 %

Vị trí địa lý 10.2 %

Phong cách sống 8.1 %

* Tổng số được hỏi là 185 người

VI. Thảo luận

Các câu trả lời của cuộc khảo sát chỉ ra rằng có 3 sự khác biệt chính về định hướng nghề nghiệp giữa sinh viên đại học và sinh viên cao học [Bảng 8]. Một là, các sinh viên đại học không nghĩ rằng họ phải tích lũy kinh nghiệm làm việc trước khi tiếp tục bằng cấp cao hơn; tuy nhiên, 2/3 số sinh viên cao học lại có hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc trước khi bắt đầu chương trình MBA. Hai là, hai nhóm này có sở thích nghề nghiệp khác nhau. Không như các sinh viên đại học, những người đặt mục tiêu làm việc với các công ty nước ngoài, các sinh viên cao học có vẻ thích hợp làm việc ở các doanh nghiệp Việt Nam thuộc sở hữu nhà nước (SOE) hơn. Và ba là, các sinh viên đại học xem sự thăng tiến trong công việc là ưu tiên hàng đầu, trong khi các sinh viên cao học lại chú ý nhiều hơn tới sự liên kết của doanh nghiệp với các giá trị cá nhân của họ. Tuy nhiên, cả 2 nhóm sinh viên này đều nhấn mạnh vào lợi ích tài chính [Hình 28]. Một điểm tương đồng mà hai nhóm này chia sẻ là họ không chắc chắn khi nào thì CSR nên được xem xét đến trong quyết định lựa chọn nghề nghiệp của họ. Tất cả sinh viên đại học muốn đợi cho tới khi sự nghiệp của họ được đảm bảo trước khi xem xét một doanh nghiệp chú trọng tới CSR một cách mạnh mẽ, sinh viên cao học thì nói họ chọn việc không nhắc tới CSR với nhà tuyển dụng trong quá trình phỏng vấn.

Hình 28: Sự so sánh các yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn nghề nghiệp giữa sinh viên đại học và sinh viên cao học

Page 29: Vi n Kenan Châu Á - · PDF fileMạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam đưa vấn đề Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp vào Việt Nam thông qua Nghiên

24

Việc so sánh các kết quả của cuộc khảo sát này ở Việt Nam với cuộc khảo sát sinh viên thạc sĩ quản trị kinh doanh Mỹ có thể sẽ ổ ích của Net Impact năm 2008 về sinh viên MBA ở Hoa Kỳ. Một sự chênh lệch lớn là mức độ nhận thức về CSR và sự hiểu biết về các khái niệm chính. Cuộc khảo sát ở Hoa Kỳ cho thấy nhận thức rõ về CSR và những người được hỏi có thể đưa ra các thông tin chi tiết và sự gợi ý về CSR. 35% số người được hỏi ở Mỹ đã và đang là thành viên của Net Impact - một hiệp hội theo định hướng CSR. Ngược lại, ở Việt Nam 43.6 % sinh viên đại học và 32.2 % sinh viên cao học cho biết rằng họ chưa từng nghe về CSR. Mặc dù khác nhau, những người tham gia của cả 2 cuộc khảo sát đều phản ánh nhu cầu có nhiều nội dung về CSR hơn nữa. Bản báo cáo về cuộc điều tra của Net Impact chỉ ra rằng 78% số người tham gia nghĩ rằng chương trình giảng dạy ở trường kinh doanh nên bao gồm nhiều hơn nữa nội dung liên quan tới sự bền vững và trách nhiệm của doanh nghiệp15. Cuộc khảo sát ở Việt Nam cho thấy mối quan tâm tương tự về sự cải thiện và mở rộng nội dung về CSR trong các chương trình ở trường đại học kinh doanh. Các sinh viên Việt Nam thậm chí còn nói rằng nội dung về CSR nên là môn học bắt buộc.

Cuộc điều tra của Net Impact cho thấy hầu hết các sinh viên ngành kinh doanh ở Mỹ tin rằng các tổ chức kinh doanh vì lợi nhuận cần đóng một vai trò trong các vấn đề về xã hội và môi trường. Sinh viên Mỹ cũng tin rằng có trách nhiệm đối với xã hội có thể đưa đến các lợi ích tài chính.16 Mặc dù phần đông các sinh viên Việt Nam ở trường đại học đều tin rằng các tổ chức kinh doanh vì lợi nhuận phải quan tâm đến CSR, họ không nhận thấy lợi ích tài chính như là một lý do cho trách nhiệm của doanh nghiệp, nhưng gợi ý rằng CSR chỉ đơn giản là điều đúng mà các doanh nghiệp cần làm.

Hai cuộc khảo sát chỉ ra sự khác nhau trong ưu tiên nghề nghiệp giữa sinh viên Mỹ và Việt Nam. Các sinh viên ở trường cao đẳng kinh doanh ở Hoa Kỳ dành ưu tiên cho sự cân bằng giữa công việc/cuộc sống và trách nhiệm với công việc đầy thử thách trong khi các sinh viên ở trường đại học ở Việt Nam lại cân nhắc sự thăng tiến trong nghề nghiệp và các lợi ích tài chính

Page 30: Vi n Kenan Châu Á - · PDF fileMạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam đưa vấn đề Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp vào Việt Nam thông qua Nghiên

25

như những nhân tố quan trọng nhất trong các quyết định nghề nghiệp. Hơn nữa, không giống như hầu hết các sinh viên Mỹ, rất nhiều sinh viên Việt Nam nói họ muốn làm việc trong công ty tư nhân của nước ngoài.

Cả hai cuộc khảo sát phản ánh mối quan tâm tăng dần đối với CSR của các sinh viên ngành kinh doanh. Thực tế rằng CSR đã là một phần chính trong các chương trình giảng dạy về kinh doanh ở Mỹ, việc chỉ ra mối quan tâm đối với CSR ở Việt Nam có thể mới chỉ bắt đầu và sẽ tiếp tục phát triển vì các nội dung khác của CSR đang được tiếp tục bổ sung vào trong các khóa học của sinh viên.

VII. Kết luận chung

Theo dữ liệu điều tra, dường như các sinh viên ở các ngành có liên quan tới kinh doanh tại các trường đại học hàng đầu Việt Nam không hiểu rõ lắm về khái niệm CSR. Thực tế, khoảng 1/2 số người tham gia khảo sát nói rằng họ chưa bao giờ nghe về CSR. Điều này không quá ngạc nhiên và nó tương tự với mức độ nhận thức đã được chỉ ra tại cuộc khảo sát đối với các sinh viên ngành kinh doanh ở Romani mà đã được nhắc đến trên phần đầu bản báo cáo này. Mặc dù có một số khoá học bao gồm nội dung về CSR đã được dạy ở các trường đại học được điều tra, nhưng rất ít sinh viên tham gia các khoá học đó. Hơn nữa, họ có khuynh hướng không ý thức hoặc không biết hay không chắc chắn về các hoạt động của trường đại học liên quan tới CSR. Tuy nhiên, cả sinh viên đại học và sinh viên cao học đều muốn có nhiều các hoạt động về CSR hơn ở trường của họ.

15 Net Impact và Học viện Aspen. “Những người lãnh đạo mới, những quan điểm mới: Cuộc khảo sát ý kiến của sinh viên MBA về mối quan hệ giữa việc kinh doanh, xã hội và các vấn đề môi trường” 16 Cùng trong cuốn sách đó

Dù ít biết về CSR, song hầu hết các sinh viên đều cho biết họ muốn học nhiều hơn về CSR và gợi ý CSR nên được lồng ghép vào chương trình giảng dạy bắt buộc. Các môn CSR mà sinh viên quan tâm nhất bao gồm: thương hiệu/tiếp thị CSR, CSR chiến lược và tài chính CSR. Nhiều người trong số họ tin rằng CSR là một phần cốt yếu trong vai trò của kinh doanh trong xã hội.

Một số sinh viên biểu hiện họ nghĩ rằng các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay không hoạt động hướng tới việc làm cho xã hội tốt hơn. Tuy nhiên, phần lớn lại tin rằng các doanh nhân nên quan tâm tới lợi ích xã hội và những ảnh hưởng của môi trường khi đưa ra quyết định kinh doanh, bởi vì ngay cả khi điều này không phải luôn đem đến lợi ích tài chính cho doanh nghiệp thì CSR vẫn là đúng cần làm.

Page 31: Vi n Kenan Châu Á - · PDF fileMạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam đưa vấn đề Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp vào Việt Nam thông qua Nghiên

26

Ngược lại với những quan điểm tích cực hướng về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và kinh doanh, những người tham gia cuộc khảo sát nói bản thân họ do dự trong việc dành ưu tiên cho CSR đưa ra quyết định nghề nghiệp. Các sinh viên, đặc biệt là sinh viên bậc đại học nói rằng họ quan tâm tới thăng tiến nghề nghiệp và lợi ích tài chính nhiều hơn.

Có thể kết luận từ dữ liệu cuộc khảo sát rằng mặc dù sinh viên Việt Nam có thái độ tích cực hướng tới CSR và mong muốn thấy sự phát triển cụ thể hơn của CSR ở các doanh nghiệp ở Việt Nam, họ vẫn tập trung vào những nghề nghiệp mà hứa hẹn thăng tiến nhanh chóng và lợi ích tài chính, mà không để ý đến CSR. Điều này có thể phản ánh nguồn tài chính bất ổn của họ tại thời điểm này trong cuộc sống, bởi vì hầu hết cho thấy họ sẽ chú trọng nhiều hơn tới việc làm có tính trách nhiệm xã hội trong sự nghiệp của họ sau khi họ đã ổn định.

Đối với các trường đại học phát triển hoạt động CSR, các khoá học và tài liệu, các câu trả lời của cuộc điều tra chỉ ra rằng các khoá học thuần túy về CSR thì không thu hút được nhiều sự quan tâm như các khoá học về các công cụ quản lý kinh doanh thực tế được những người sử dụng lao động đánh giá cao. Dữ liệu cũng chỉ ra rằng các trường đại học có dạy về CSR cần từng bước chứng minh cho sinh viên thấy rằng kiến thức và các kĩ năng về CSR là những điều đang được người sử dụng lao động đòi hỏi và có thể dẫn đến sự thăng tiến trong nghề nghiệp.

Phụ lục A

CUỘC KHẢO SÁT SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM

Kiến thức về CSR

Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và doanh nghiệp

Page 32: Vi n Kenan Châu Á - · PDF fileMạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam đưa vấn đề Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp vào Việt Nam thông qua Nghiên

27

Cuộc điều tra này là để tìm hiểu về mức độ hiểu biết hiện nay của sinh viên đại học Việt Nam đối với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, và có được quan điểm và ý kiến của sinh viên về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội, môi trường và kinh doanh. Các ý kiến phản hồi sẽ được sử dụng trong việc phát triển chương trình giảng dạy về CSR như là một phần của sáng kiến của Mạng lưới Hiệp ước Toàn cầu tại Việt Nam. Các mục tiêu của chương trình giảng dạy mới này bao gồm giáo dục và truyền cảm hứng cho sinh viên xung quanh các chủ đề như trách nhiệm xã hội, quản trị tốt, cải cách xã hội, kinh doanh thân thiện với môi trường và các chủ đề khác liên quan tới việc làm thế nào để sử dụng việc kinh doanh sao cho có tác động đối với đất nước và thế giới.

Bạn chỉ cần 10 phút để làm bản điều tra này.

Các nội dung chính:

I. Thông tin về bản thân II. Kiến thức cơ bản và các hoạt động về CRS III. Chương trình giảng dạy CSR ở trường đại học của tôi IV. Doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội V. Con đường sự nghiệp mong muốn

Page 33: Vi n Kenan Châu Á - · PDF fileMạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam đưa vấn đề Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp vào Việt Nam thông qua Nghiên

1

Phần 1: Thông tin về bản thân

1. Giới tính

Nam

Nữ

2. Là sinh viên

Năm thứ nhất

Năm thứ hai

Năm thứ ba

Năm thứ tư

Thạc sỹ quản trị kinh doanh (MBA)

3. Tên trường đại học của tôi: __________________________________

Tên khoa của tôi: ________________________

5. Tôi đến từ

Hà Nội

Tp Hồ Chí Minh

Khu đô thị lớn khác (>1,000,000 người)

Thành phố lớn (500,000 - 1,000,000 người)

Thành phố cỡ vừa (50,000 - 500,000 người)

Thị trấn (20,000 - 50,000 người)

(Đồng bằng) Làng mạc (<20,000 người)

Vùng đồi núi

Nơi khác

6. Cấp học tôi đang kỳ vọng

Sinh viên đại học (4 năm)

Thạc sỹ quản trị kinh doanh (MBA)

Tiến sĩ

Page 34: Vi n Kenan Châu Á - · PDF fileMạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam đưa vấn đề Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp vào Việt Nam thông qua Nghiên

2

Khác

7. Trước đây bạn đã học khoá học nào về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chưa?

Đã từng tham gia

Nếu có, tên khoá học là gì?______________________________

Chưa từng tham gia

Phần 2: Kiến thức cơ bản và các hoạt động về CSR

8. Bạn đã từng bao giờ nghe nói về Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp (CSR) chưa?

Không

Nếu có, bạn định nghĩa CSR chủ yếu là

Quan tâm tới môi trường

Từ thiện

Sự tham gia vào cộng đồng

Tập quán lao động công bằng

Tuân thủ quy định và luật pháp

Kinh doanh bền vững

Khác: (xin mời viết ra)__________

9. Bạn đã bao giờ nghe về Hiệp ước Toàn cầu LHQ hoặc Mạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam chưa?

Không

Nếu có, bạn thấy các mục tiêu của nó liên quan với: (chọn những câu trả lời phù hợp)

Quản trị doanh nghiệp

Liên hợp quốc

Sáng kiến doanh nghiệp về trách nhiệm và sự ổn định

Page 35: Vi n Kenan Châu Á - · PDF fileMạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam đưa vấn đề Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp vào Việt Nam thông qua Nghiên

3

Hướng dẫn về các nguyên tắc chung về trách nhiệm xã hội

Không chắc chắn

Khác: _________

10. Trường đại học của bạn có tổ chức các hoạt động nhằm nhấn mạnh Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, quản lý môi trường, đạo đức, quản trị doanh nghiệp, doanh chí xã hội, phát triển bền vững hoặc chủ đề liên quan không?

Theo tôi biết là không, nhưng tôi rất thích tham gia loại hoạt động như vậy

Không, và tôi không quan tâm tới loại hoạt động này

Tôi không biết

11. Các hoạt động của CSR nào mà bạn muốn có ở trường đại học của mình?

Ngày CSR

Cuộc thi về CSR

Câu lạc bộ CSR

Diễn đàn CSR (dành cho các sinh viên và/ hoặc giáo viên) với các đề tài cụ thể

Các dự án liên kết sinh viên và các nhà kinh doanh thông qua những hoạt động CSR

Khác:_____________

Phần 3: Chương trình giảng dạy

12. CSR hoặc “quản lý có trách nhiệm” là chủ đề mà nên được lồng ghép vào trong chương trình giảng dạy bắt buộc ở các trường đại học về kinh doanh/quản lý.

Đồng ý

Trung lập

Không đồng ý

13. Các khoá học hiện tại về “quản lý có trách nhiệm” mà trường bạn giảng dạy (chọn những câu thích hợp)

Chiến lược kinh doanh

Page 36: Vi n Kenan Châu Á - · PDF fileMạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam đưa vấn đề Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp vào Việt Nam thông qua Nghiên

4

Văn hoá doanh nghiệp

Quản lý

Đạo đức quản lý

Quản lý nguồn nhân lực

Lãnh đạo

Kinh tế môi trường

Quản lý môi trường

Quản lý chất lượng

Tài chính doanh nghiệp

Khác:___________

14. Xin cho biết bạn có thích học thêm về các chủ đề sau, khi bạn đang học cao đẳng hay không (chọn những câu trả lời thích hợp):

Giới thiệu về CSR

Nhân viên tình nguyện ( CSR & nguồn nhân lực)

CSR chiến lược

Xây dựng Thương hiệu/Tiếp thị CSR

Các tiêu chuẩn quốc tế và các chương trình báo cáo

Sức khỏe và sự an toàn trong hoạt động (bao gồm quan hệ lao động, quy tắc ứng xử v.v..)

Tài chính và CSR

Tài chính vi mô / doanh nghiệp siêu nhỏ

Quản trị

Quản lý các mối quan hệ doanh nghiệp - cộng đồng (cộng đồng tham gia vào)

Doanh nghiệp bền vững

Quản lý môi trường

Đáy Kim Tự Tháp / Đổi mới doanh nghiệp

Page 37: Vi n Kenan Châu Á - · PDF fileMạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam đưa vấn đề Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp vào Việt Nam thông qua Nghiên

5

Cái tiến xã hội, doanh nghiệp xã hội

Trách nhiệm xã hội và tổ chức phi chính phủ /phi lợi nhuận/chính phủ/giáo dục/các tổ chức doanh nghiệp nhà nước/CSR trong bối cảnh doanh nghiệp vừa và nhỏ

Khác:________________

15. Các trường đại học Việt Nam cần chú trọng hơn nữa về đào tạo các cá nhân có trách nhiệm môi trường và xã hội hơn những gì họ đang làm hiện nay?

Đồng ý

Trung lập

Không đồng ý

16. Tôi tin rằng các trường đại học hiện nay đang trang bị cho sinh viên để làm việc hướng tới làm tốt cho xã hội.

Đồng ý

Trung lập

Không đồng ý

Phần 4: Doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội

17. Tôi tin rằng ngành doanh nghiệp nên hoạt động hướng tới làm tốt cho xã hội

Đồng ý

Đồng ý, nhưng điều này phải được quản lý phù hợp với lợi ích của cổ đông

Trung lập

Không đồng ý

18. Tôi tin rằng hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam đang hoạt động hướng tới làm tốt cho xã hội

Đồng ý

Trung lập

Không đồng ý

19. Các chuyên gia kinh doanh phải tính tới tác động xã hội và môi trường khi ra quyết định kinh doanh

Đồng ý

Page 38: Vi n Kenan Châu Á - · PDF fileMạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam đưa vấn đề Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp vào Việt Nam thông qua Nghiên

6

Trung lập

Không đồng ý

20. Khu vực vì lợi nhuận nên đóng vai trò trong việc đề cập đến các vấn đề về xã hội và môi trường

Đồng ý

Trung lập

Không đồng ý

21. CSR có lý về mặt kinh doanh vì nó dẫn đến lợi nhuận tài chính

Đồng ý

Trung lập

Không đồng ý

22. Thậm chí, nếu nó không tạo ra ngay lợi nhuận lớn hơn thì CSR vẫn là điều đúng mà các doanh nghiệp cần làm

Đồng ý

Trung lập

Không đồng ý

Phần 5: Con đường sự nghiệp mong muốn

Sinh viên cao học trả lời từ câu hỏi số 29

Sinh viên đại học trả lời từ câu hỏi số 23 đến câu 28

23. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi dự định sống và lam việc tại

Hà Nội

Tp Hồ Chí Minh

Khu đô thị lớn khác (>1,000,000 người)

Thành phố lớn (500,000 - 1,000,000 người)

Thành phố cỡ vừa (50,000 - 500,000 người)

Thị trấn (20,000 - 50,000 người)

Làng mạc (<20,000 người)

Page 39: Vi n Kenan Châu Á - · PDF fileMạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam đưa vấn đề Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp vào Việt Nam thông qua Nghiên

7

Vùng đồi núi

Khác

24. Nếu bạn đang học cao học, bạn từng có kinh nghiệm làm việc chưa?

Không

Nếu có, đó là ngành gì?

Khu vực công (chính phủ)

Doanh nghiệp nhà nước

Khu vực tư

Tiêu dùng/Bán lẻ

Tài chính

Y tế

Công nghiệp (xây dựng, kỹ sư)

Công nghệ thông tin

Dầu mỏ và khí đốt

Viễn thông

Giao thông vận tải

Du lịch và giải trí (bao gồm cả các ngành liên quan đến tính đón khách)

Khác ____________

25. Ngay sau khi cao đẳng, tôi dự định làm việc tại

Công ty tư Việt Nam (< 200 lao động)

Công ty tư Việt Nam (> 200 lao động)

Doanh nghiệp nhà nước

Công ty tư nước ngoài

Khu vực công (chính phủ) ở

Cấp thành phố

Page 40: Vi n Kenan Châu Á - · PDF fileMạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam đưa vấn đề Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp vào Việt Nam thông qua Nghiên

8

Cấp nhà nước

Tổ chức phi chính phủ

Bắt đầu việc kinh doanh riêng

Khác:____

Bạn sẽ nhắm đến ngành nào?

Khu vực công (chính phủ)

Doanh nghiệp nhà nước

Khu vực tư

Tiêu dùng/Bán lẻ

Tài chính

Y tế

Công nghiệp (xây dựng, kỹ sư)

Công nghệ thông tin

Dầu mỏ và khí đốt

Viễn thông

Giao thông vận tải

Du lịch và giải trí (bao gồm cả các ngành liên quan đến tính đón khách)

Khác ____________

26. Ngay sau đại học, tôi dự định tập trung vào một công việc có trách nhiệm xã hội

Vâng, chắc chắn

Có thể, nhưng đó không phải là ưu tiên hàng đầu

Đó không phải là điều tôi nghĩ tới

Khác: ______________

27. Đôi khi trong sự nghiệp của mình, tôi sẽ tìm một công việc mà nó tập trung mạnh vào trách nhiệm xã hội.

Có, sau khi tôi đã thiết lập vững, tôi có khả năng ưu tiên chọn làm người tuyển dụng mà tôi muốn.

Page 41: Vi n Kenan Châu Á - · PDF fileMạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam đưa vấn đề Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp vào Việt Nam thông qua Nghiên

9

Tôi dự định bắt đầu công việc kinh doanh của mình và CSR là một ưu tiên.

Tôi chưa từng nghĩ về điều này

Đó không phải là điều mà tôi ưu tiên

Khác:_________

28. Bạn đánh giá thế nào các đặc tính của một doanh nghiệp khi xem xét lời đề nghị về công việc (đánh giá mức độ từ 1-8 với mức độ1 là quan trọng nhất)?

Loại hình kinh doanh

Định vị cho sự nghiệp tương lai của bạn

Thách thức về trí tuệ

Vị trí địa lý

Doanh nghiệp phù hợp với các giá trị của cá nhân của bạn

Phong cách sống

Lợi ích tài chính

Các giá trị xã hội và tập quán của doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội

Dành cho sinh viên cao học 29. Bạn đã có bao nhiêu năm kinh nghiệm làm việc?

1-3 năm

4-6 năm

Hơn 7 năm

Không có

30. Nếu bạn có kinh nghiệm làm việc, hãy mô tả loại hình doanh nghiệp. Công ty tư Việt Nam (< 200 lao động)

Công ty tư Việt Nam (> 200 lao động)

Doanh nghiệp nhà nước

Công ty tư nước ngoài

Khu vực công (chính phủ) ở

Cấp thành phố

Page 42: Vi n Kenan Châu Á - · PDF fileMạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam đưa vấn đề Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp vào Việt Nam thông qua Nghiên

10

Cấp nhà nước

Tổ chức phi chính phủ

Bắt đầu việc kinh doanh riêng

Khác:____

Nếu là khu vực tư, bạn làm ở ngành nào?

Tiêu dùng/Bán lẻ

Tài chính

Y tế

Công nghiệp (xây dựng, kỹ sư)

Công nghệ thông tin

Dầu mỏ và khí đốt

Viễn thông

Giao thông vận tải

Du lịch và giải trí (bao gồm cả các ngành liên quan đến tính đón khách)

Khác ____________

31. Sau khi tốt nghiệp cao học, tôi dự định

Quay trở lại với công việc trước đây

Tìm kiếm một công việc mới

Tiếp tục việc học hành (ví dụ như học lên Tiến sỹ)

Khác _____________________

32. Nếu tìm một công việc mới, tôi sẽ tìm việc ở các khu vực sau:

Công ty tư Việt Nam (< 200 lao động)

Công ty tư nhân Việt Nam (> 200 lao động)

Doanh nghiệp nhà nước

Công ty tư nước ngoài

Khu vực công (chính phủ) ở

Page 43: Vi n Kenan Châu Á - · PDF fileMạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam đưa vấn đề Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp vào Việt Nam thông qua Nghiên

11

Cấp thành phố

Cấp nhà nước

Tổ chức phi chính phủ

Bắt đầu việc kinh doanh riêng

Khác:____

Nếu là khu vực tư, bạn làm ở ngành nào?

Tiêu dùng/Bán lẻ

Tài chính

Y tế

Công nghiệp (xây dựng, kỹ sư)

Công nghệ thông tin

Dầu mỏ và khí đốt

Viễn thông

Giao thông vận tải

Du lịch và giải trí (bao gồm cả các ngành liên quan đến tính đón khách)

Khác ____________

33. Trong quá trình phỏng vấn/tuyển dụng, bạn có thảo luận về sự quan tâm của mình về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với người chủ vì lợi nhuận tiềm năng không?

Có, tôi luôn luôn hỏi về sứ mệnh về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hoặc các chương trình của họ

Thi thoảng

Nếu người phỏng vấn nêu ra, còn không thì tôi không hỏi

Không

34. Bạn đánh giá thế nào về các đặc tính của một doanh nghiệp khi xem xét lời đề nghị về công việc (đánh giá mức độ từ 1-8 với mức độ1 là quan trọng nhất)?

Loại hình kinh doanh

Định vị cho sự nghiệp tương lai của bạn

Page 44: Vi n Kenan Châu Á - · PDF fileMạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam đưa vấn đề Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp vào Việt Nam thông qua Nghiên

12

Thách thức về tri thức

Vị trí địa lý

Doanh nghiệp phù hợp với các giá trị cá nhân của bạn

Phong cách sống

Lợi ích tài chính

Các giá trị xã hội và tập quán của doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội

Page 45: Vi n Kenan Châu Á - · PDF fileMạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam đưa vấn đề Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp vào Việt Nam thông qua Nghiên

13

Phụ lục B

Sự phân bố của người trả lời theo Khoa

Q: Tên của Khoa

B.A

Tài

chín

h do

anh

nghi

ệp

Thư

ơng

mại

– D

u lịc

h -

Mar

ketin

g

Tài c

hính

nhà

ớc

Ngâ

n hà

ng

Thư

ơng

mại

Kin

h tế

phá

t triể

n

Kế to

án -

Kiểm

toán

Luật

Kế to

án

Kin

h tế

Tài c

hính

quố

c tế

Tài c

hính

ngâ

n hà

ng

Thư

ơng

mại

quố

c tế

Số người tham gia khảo sát

784 48 58 59 15 3 38 6 1 98 76 163 108 207

Tỉ lệ câu trảlời

40.0 2.4 3.0 3.0 0.8 0.15

1.9 0.3 0.05 5.0 3.9 8.3 5.5 10.6

Quố

c tế

Tài c

hính

ngân

ha

ng

Trư

ờng

kinh

doa

nh

Shi

lder

IT

SE

BBA

Luật

quố

c tế

Tài c

hính

Quả

n lý

thư

ơng

mại

qu

ốc tế

Tíen

g An

g th

ươn

g m

ại

Phát

tri

ển

nông

ng

hiệp

nông

thôn

Q

uản

trị

công

ng

hiệp

MBA

Khôn

g

Số người tham gia khảo sát

1 3 9 33 48 28 1 7 1 20 67 34 27 17

Tỉ lệ câu trảlời

0.05

0.15 0.5 1.7 2.4 1.4 0.05

0.4 0.05 1.0 3.4 1.7 1.4 0.9

Tổng số 1,960

Page 46: Vi n Kenan Châu Á - · PDF fileMạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam đưa vấn đề Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp vào Việt Nam thông qua Nghiên

14

Phụ lục C

Các khóa học CRS trước đây

Q: Bạn đã từng tham gia khóa học nào về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trước đây chưa?

Sinh viên đại học

Sinh viên cao học

Không 99.1% 92.2% Có, xin hãy nêu tên khóa học (nếu có)

Doanh nghiệp với các vấn đề về môi trường (khóa đào tạo)

- 0.5%

Đạo đức - 2.4% Chiến lược doanh nghiệp - 0.5% Đạo đức kinh doanh - 1.9% Vấn đề ra quyết định mang tính đạo đức đối với người lạnh đạo doanh nghiệp

- 0.5%

Kinh tế vi mô và vĩ mô - 0.5% Vấn đề ra quyết định có tính đạo đức - 0.5% Doanh nghiệp và xã hội - 0.5% Văn hóa doanh nghiệp 0.05% - Môi trường kinh tế 0.1% - Kinh tế công 0.05% - Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp, môi trường kinh tế

0.05% -

Văn hóa doanh nghiệp, quản lý, môi trường kinh tế 0.05% - Quản lý, văn hóa doanh nghiệp 0.05% -

Tổng số người trả lời 1,747 206