vi t nam - ilo.org · của thanh niên là 6,3% và ở mức tương đồng về giới đối...

6
1 Văn phòng ILO Khu vực Châu Á và Thái Bình Dương | http://www.ilo.org/asia/areas/green-jobs/ | [email protected] VIT NAM BN TIN VVIC LÀM VÀ MỨC ĐỘ BN VNG VMÔI TRƯỜNG 2017 Các bn tin vVic làm và mức độ bn vững môi trường cung cp thông tin vnhững đặc điểm chính ca vic làm và mức độ bn vững môi trường. Vic làm xanh và ttế trng tâm ca phát trin bn vững và năng suất sdng tài nguyên. Chúng đáp ứng nhng thách thc toàn cu vbo vmôi trường, phát trin kinh tế và hòa nhp xã hi. Nhng công việc như vậy tạo ra cơ hội vic làm tt ế, tăng cường hiu qusdng tài nguyên và xây dng nhng xã hi ít carbon và bn vng. Nhng bn tin này tp hp dliu sn có mi nht ca nhng chs1 được la chn vvic làm và tính bn vững môi trường: (i) việc làm trong các lĩnh vực vmôi trường; (ii) trình độ knăng; (iii) mức độ dbtn thương của vic làm; (iv) vic làm vnăng lượng tái to; (v) xếp hng trong Bng Xếp hng ChsHiu qui trường. Hình 1. Bản đồ Vit Nam Hình 2. Nhân khu hc ca Vi t Nam Dân s: 92,7 triệu người Tltăng trưởng dân sTlsinh Tui thkhi sinh 1,1% 2 con 75,8 tui Dân snông thôn Dân sthành th0% 25% Dân stheo độ tui 50 % 75% Vit Nam 2 nm trong khu vực Đông Nam Á, phía bắc tiếp giáp vi Trung Quc và phía tây nam tiếp giáp vi Cam- pu-chia (Hình 1). Dân s phn ln là nông thôn và ngày càng gia tăng với t lsinh là 2 con và tui thtrung bình là 75,8 tui. Khong 70% dân strong độ tui làm vic theo quy định ca pháp lut (15-64 tui) (Hình 2). 23 % 7 % 70 % 014 tui 1564 tui 65 tui trlên Ghi chú: Sli u là của năm 2016, trừ tl sinh và tui thlà sli ệu năm 2015 Ngun: ILO t ng hp dli u sdng Ngân hàng Thế gii: Các chsphát trin thế gii, cp nht ngày 20/7/2017, http://databank.worldbank.org (truy cp ngày 30/7/2017). 1. Bản tin này được xây dng chda trên dli u sn có. 2. Vit Nam trthành thành viên ca Tchức Lao động Quc t ế trong giai đoạn 1950-1976, 1980-1985 và ktnăm 1992.

Upload: trinhxuyen

Post on 29-Aug-2019

217 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1 Văn phòng ILO Khu vực Châu Á và Thái Bình Dương | http://www.ilo.org/asia/areas/green-jobs/ | [email protected]

VIỆT NAM BẢN TIN VỀ VIỆC LÀM VÀ MỨC ĐỘ

BỀN VỮNG VỀ MÔI TRƯỜNG 2017

Các bản tin về Việc làm và mức độ bền vững môi trường

cung cấp thông tin về những đặc điểm chính của việc làm và

mức độ bền vững môi trường. Việc làm xanh và tử tế là

trọng tâm của phát triển bền vững và năng suất sử dụng tài

nguyên. Chúng đáp ứng những thách thức toàn cầu về bảo

vệ môi trường, phát triển kinh tế và hòa nhập xã hội. Những

công việc như vậy tạo ra cơ hội việc làm tử tế, tăng cường

hiệu quả sử dụng tài nguyên và xây dựng những xã hội ít

carbon và bền vững. Những bản tin này tập hợp dữ liệu sẵn

có mới nhất của những chỉ số1 được lựa chọn về việc làm và

tính bền vững môi trường: (i) việc làm trong các lĩnh vực về

môi trường; (ii) trình độ kỹ năng; (iii) mức độ dễ bị tổn

thương của việc làm; (iv) việc làm về năng lượng tái tạo; (v)

xếp hạng trong Bảng Xếp hạng Chỉ số Hiệu quả Môi trường.

Hình 1. Bản đồ Việt

Nam

Hình 2. Nhân khẩu học của Việt Nam

Dân số: 92,7 triệu người

Tỷ lệ tăng

trưởng dân số

Tỷ lệ sinh

Tuổi thọ khi sinh

1,1% 2 con 75,8 tuổi

Dân số nông thôn

Dân số thành thị

0% 25%

Dân số theo độ tuổi

50%

75%

Việt Nam

2 nằm trong khu vực Đông Nam Á, phía bắc tiếp

giáp với Trung Quốc và phía tây nam tiếp giáp với Cam-pu-chia (Hình 1). Dân số phần lớn là nông thôn và ngày

càng gia tăng với tỷ lệ sinh là 2 con và tuổi thọ trung bình

là 75,8 tuổi. Khoảng 70% dân số trong độ tuổi làm việc

theo quy định của pháp luật (15-64 tuổi) (Hình 2).

23%

7%

70%

0–14 tuổi

15–64 tuổi

65 tuổi trở lên

Ghi chú: Số liệu là của năm 2016, trừ tỷ lệ sinh và tuổi thọ là số liệu năm 2015

Nguồn: ILO tổng hợp dữ liệu sử dụng Ngân hàng Thế giới: Các chỉ số phát

triển thế giới, cập nhật ngày 20/7/2017, http://databank.worldbank.org (truy

cập ngày 30/7/2017).

1. Bản tin này được xây dựng chỉ dựa trên dữ liệu sẵn có.

2. Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Lao động Quốc tế trong giai đoạn 1950-1976, 1980-1985 và kể từ năm 1992.

2

Viet Nam

Số liệu về việc làm và mức độ bền vững về môi trường, 2017

Văn phòng ILO Khu vực Châu Á và Thái Bình Dương | http://www.ilo.org/asia/areas/green-jobs/ | [email protected]

Tính đến năm 2017, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là

78,4% và tỷ lệ việc làm trên tổng dân số là 76,7%. Cả hai tỷ lệ

này ở nam giới đều cao hơn 9,1 điểm phần trăm so với nữ

giới. Tỷ lệ thất nghiệp chung ở mức 2,2%, tỷ lệ thất nghiệp

của thanh niên là 6,3% và ở mức tương đồng về giới đối với

cả hai tỷ lệ. Tỷ lệ thanh niên (trong độ tuổi 15-24) không có

việc làm, không được học hành hay đào tạo năm 2015 là

0,6%. Việc làm chính thức phụ thuộc lớn vào lĩnh vực nông

nghiệp và dịch vụ với những công việc yêu cầu tay nghề thấp

đến trung bình (Hình 3)3.

Việc làm phân theo nghề nghiệp

50%

40%

30%

20%

10%

0%

Tay nghề bậc 1 (thấp)

Tay nghề bậc 2 (trung bình)

Tay nghề bậc 3 và 4 (cao)

Hình 3. Số liệu thống kê việc làm cơ bản của Việt Nam, 2017

Tỷ lệ việc làm trên dân số (15 tuổi trở lên)

Ghi chú: Ước tính của ILO. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động và thất nghiệp: từ 15

tuổi trở lên. Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên trong độ tuổi 15-24 tuổi. Việc làm phân

theo nghề nghiệp: tay nghề bậc 1 (thấp) đối với các nghề nghiệp sơ cấp; tay nghề bậc

2 (trung bình) đối với thư ký và nhân viên dịch vụ và kinh doanh, lao động nông

nghiệp và thương mại lành nghề, kỹ sư cơ giới và lắp ráp; tay nghề bậc 3 và 4 (cao)

đối với quản lý, chuyên gia và nhân viên kỹ thuật.

Nguồn: ILO tổng hợp dữ liệu sử dụng ILOSTAT, http://www.ilo.org/ilostat (truy

cập ngày 17 tháng 7 năm 2017).

100%

80%

60%

40%

20%

0%

Thất nghiệp

8%

6%

4%

2%

0%

Nam Nữ

Tổng

Nam

Nữ

Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên (15-24 tuổi)

Việc làm dễ bị tổn thương ở Việt Nam tính đến năm 2017

chiếm 56,1% tổng lực lượng lao động trong đó đa số người lao động là lao động tự làm (Hình 4). Lao động tự

làm và lao động gia đình nhiều khả năng phải làm các

công việc có mức độ an ninh việc làm và thu nhập thấp

hơn so với lao động làm công ăn lương và người sử dụng lao động, cũng như ít thuộc diện bao phủ của các hệ

thống an sinh xã hội và quy định về việc làm.

Hình 4. Việc làm dễ bị tổn thương, phân theo

tình trạng việc làm, 2017

3,0%

Lao động tự làm 41,1%

Việc làm phân theo ngành nghề (15 tuổi

trở lên)

50%

40%

30%

20%

10%

0%

Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

Lao động gia đình 15,0%

Việc làm dễ bị tổn thương Người lao động Người sử dụng lao động

Ghi chú: Việc làm dễ bị tổn thương bao gồm lao động tự làm và lao động gia đình.

Nguồn: ILO tổng hợp dữ liệu sử dụng ILOSTAT, http://www.ilo.org/ilostat , truy cập ngày 17/7/2017).

Theo Báo cáo Rủi ro Thế giới, Việt Nam có điểm xếp hạng

rất cao trong Bảng Xếp hạng Chỉ số Rủi ro Thế giới4. Việt

Nam đứng thứ 18 (trong 171 nước) do nguy cơ đối mặt với

thiên tai cao và năng lực thể chế để đối phó và thích ứng hạn

chế.

3. Việc làm phi chính thức (tự làm và lao động gia đình) không được tính trong số liệu của lĩnh vực nông nghiệp. 4. Bündnis Entwicklung Hil và Đại học Liên Hợp Quốc: Báo cáo Rủi ro Thế giới 2016 (Berlin, 2016), http://weltrisikobericht.de/english/. 5. Ngân hàng Thế giới: các chỉ số phát triển thế giới, cập nhật mới nhất ngày 20/7/2017, http://databank.worldbank.org/.

40,9 % 56,1%

3 Văn phòng ILO Khu vực Châu Á và Thái Bình Dương | http://www.ilo.org/asia/areas/green-jobs/ | [email protected]

Việt Nam Số liệu về việc làm và mức độ bền vững về môi trường, 2017

Tình trạng dễ bị tổn thương của quốc gia phần nào cũng

liên quan đến 37% tổng dân số sinh sống trên 15,4 tổng

diện tích đất đai thấp hơn 5 mét so với mực nước biển năm 2010

5.

Theo Cơ sở Dữ liệu về Tình trạng Khẩn cấp6, đã có sự gia

tăng đáng kể về số lượng thiên tai7 và những thiệt hại về

chi phí mà chúng gây ra trong giai đoạn từ những năm 1950 đến những năm 2010 (Hình 5). Thiên tai trong giai

đoạn đó chủ yếu là lốc xoáy nhiệt đới, bão, ngập lụt, sạt lở

đất, hạn hán và cháy rừng khiến cho hơn 25.200 người chết (1953-2016). Xây dựng các biện pháp phòng ngừa để hạn

chế thiệt hại về cơ sở vật chất và tài sản và tăng cường

năng lực thể chế, đặc biệt là giúp cho các doanh nghiệp nhỏ để đối phó với các tình trạng thời tiết, có thể là nguồn tạo

việc làm bền vững tốt đồng thời với việc xây dựng khả

năng phục hồi.

Hình 5. Thiên tai và thiệt hại về chi phí ở Việt

Nam, những năm 1950 – những năm 2010

80 10

60 8

6

40 4

20 2

0 0

Hình 6. Chỉ số Hiệu quả Môi trường của Việt

Nam 2016

Sức khỏe môi trường (EH)

EH – Tác động đến sức khỏe

EH – Chất lượng không khí

EH – Nước và vệ sinh

Sức sống của hệ sinh thái (EV)

EV – Nguồn nước

EV – Nông nghiệp

EV – Lâm nghiệp

EV – Ngư nghiệp

EV – Đa dạng sinh học và môi trường

sống

EV – Khí hậu và năng lượng

Thiên tai Thiệt hại (trục 2)

Ghi chú: Các sự kiện tự nhiên bao gồm thảm họa về khí hậu, thủy văn và khí tượng.

Số liệu của những năm 2010 chỉ thể hiện số liệu của nửa đầu của thập kỷ.

Nguồn: ILO tổng hợp dữ liệu sử dụng EM-DAT: Cơ sở Dữ liệu về Tình trạng Khẩn

cấp-Université catholique de Louvain (UCL)–CRED, D. Guha-Sapir –

www.emdat.be, Brussels, Bỉ.

Việt Nam đứng thứ 131 trên 180 nước trong bảng xếp hạng

Chỉ số Hiệu quả Môi trường (EPI) đạt 58,5 điểm (trong đó 0 là mức thấp nhất và 100 là điểm đánh giá hiệu quả cao

nhất). Việt Nam đạt điểm vượt trôi hơn so với điểm trung

bình của khu vực Châu Á và Thái Bình Dương (Hình 6) ở

một số tiêu chí EPI trong đó có nước và vệ sinh, nông nghiệp và đa dạng sinh học và môi trường sống. Tuy vậy,

vẫn có các tiêu chí cần cải thiện hơn, đặc biệt là sức khỏe

môi trường (về chất lượng không khí) và sức sống của hệ sinh thái (về nguồn nước, lâm nghiệp, ngư nghiệp, khí hậu

và năng lượng). Tất cả những hành động cải thiện sức khỏe

môi trường, sức sống hệ sinh thái, biến đổi khí hậu và khả năng phục hồi từ thảm họa thiên nhiên đều có tiềm năng tạo

việc làm, tăng trưởng kinh tế xanh và đổi mới ở Việt Nam.

Điểm xếp hạng của Việt Nam (0-100 là cao nhất)

Điểm xếp hạng trung bình của Châu Á – Thái Bình Dương (0-100 là cao nhất)

Ghi chú: Điểm 0-100 là cao nhất, Châu Á-Thái Bình Dương: mỗi điểm là điểm trung bình

của tất cả các số liệu của các quốc gia thành viên ILO trong khu vực, không bao gồm bốn

nước không có số liệu (quốc đảo Cook, quốc đảo Marshall, Palau và Tuvalu).

Nguồn: ILO tổng hợp dữ liệu sử dụng, A. Hsu và cộng sự: Chỉ số Hiệu quả Môi trường

(New Haven, Đại học Yale, 2016, www.epi.yale.edu).

Tăng trưởng dân số nông thôn năm 2015 đạt mức 0,1%. Tỷ lệ

đất nông nghiệp trong tổng diện tích đất đai tăng 14,4 điểm

phần trăm trong giai đoạn từ năm 1991 đến 2014, trong khi đó

việc làm trong nông nghiệp tăng từ 24,5 triệu người lên 25,3

triệu người. Tỷ lệ việc làm trong nông nghiệp trong tổng số việc

làm giảm khoảng 26,7 điểm phần trăm do tốc độ tạo việc làm

nhanh hơn nhiều trong các ngành nghề khác (Hình 7). Diện tích

rừng trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2014 tăng đạt mức

khoảng 47,2% tổng diện tích đất. Từ năm 2000 đến 2014, diện

tích khu bảo tồn thiên nhiên tăng nhẹ, đạt 6,5% tổng diện tích

đất đai, trong khi diện tích khu bảo tồn biển tăng nhẹ lên 1,8%

tổng diện tích lãnh hải (Hình 8).

6. EM-DAT: Cơ sở Dữ liệu về Tình trạng Khẩn cấp – Université catholique de Louvain (UCL) – CRED, D. Guha-Sapir – www.emdat.be, Brussels, Bỉ.

7. Các thảm họa về khí hậu, thủy văn và khí tượng.

Sứ

c k

hỏ

e m

ôi

trư

ờn

g (E

H)

Sứ

c số

ng

củ

a h

ệ sin

h th

ái (E

V)

Trụ

c 2 (tỷ

đô

-la M

ỹ)

Th

iên

tai

(số v

ụ)

1950s 1960s 1970s 1980s 1990s 2000s 2010s

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Viet Nam

4 Văn phòng ILO Khu vực Châu Á và Thái Bình Dương | http://www.ilo.org/asia/areas/green-jobs/ | [email protected]

Số liệu về việc làm và mức độ bền vững về môi trường, 2017

Năm 2016, 41,9% tổng số việc làm là trong lĩnh vực nông

nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp (Hình 9). Mặc dù phụ

thuộc lớn vào nông nghiệp, vẫn có cơ hội tạo việc làm

trong lĩnh vực sản xuất bền vững và canh tác hữu cơ. Triển

vọng về cơ hội việc làm sẽ lớn hơn nếu có sự cam kết

chuyển dịch sang nền kinh tế ít carbon và sử dụng tài

nguyên hiệu quả, chẳng hạn như những công việc về quản

lý tài nguyên và dịch vụ môi trường8.

Hình 7. Đất nông nghiệp và việc làm

trong nông nghiệp, 1991-2014

Hình 9. Việc làm trong các ngành nghề có tiềm

năng lớn về việc làm xanh, 2016

Diện tích đất nông nghiệp (% tổng diện tích đất)

Việc làm trong nông nghiệp (% tổng việc làm)

Việc làm nông nghiệp (triệu, trục 2)

Nguồn: ILO tổng hợp dữ liệu sử dụng Ngân hàng Thế giới: Các chỉ số phát triển thế

giới, cập nhật ngày 20/7/2017, http://databank.worldbank.org (truy cập ngày 30/7/2017).

Hình 8. Diện tích rừng và diện tích khu

bảo tồn thiên nhiên và khu bảo tồn biển,

1990-2014

Diện tích khu bảo tồn thiên nhiên (% tổng diện tích đất đai)

Diện tích khu bảo tồn biển (% tổng diện tích lãnh hải)

Diện tích rừng (% tổng diện tích đất đai) (trục 2)

Nguồn: ILO tổng hợp dữ liệu sử dụng Ngân hàng Thế giới: Các chỉ số phát triển thế

giới, cập nhật ngày 20/7/2017, http://databank.worldbank.org (truy cập ngày 30/7/ 2017).

Ghi chú: những lĩnh vực này có tiềm năng tạo cơ hội việc làm lớn nhất. Việc làm

phân theo ngành ở mức 1 con số (ISIC-Phiên bản 4, 2008).

Nguồn: ILO tổng hợp dữ liệu sử dụng ILOSTAT, http://www.ilo.org/ilostat , truy

cập ngày 16/11/2017)

Từ năm 1990, tỷ lệ dân số được tiếp cận với nguồn nước

được cải thiện đã tăng 34,9 điểm phần trăm, đạt mức 97,6%

năm 2015. Tỷ lệ tiếp cận với điều kiện vệ sinh được cải

thiện đã tăng 34,9 điểm phần trăm từ năm 1990 đến 2015,

đạt mức 78% (Hình 10). Cả hai chỉ tiêu về tiếp cận này vẫn

còn thấp so với ngưỡng lý tưởng là 100%. Tăng trưởng dân

số thành thị đồng nghĩa với việc gia tăng chất thải rắn. Việc

thu gom chất thải trong thành phố và các khu vực ngoại

thành trong nước có sự khác biệt. Theo Ngân hàng Thế

giới, lượng chất thải rắn đô thị phát sinh ở Việt Nam năm

2014 là 1,46 kg trên đầu người một ngày và dự kiến sẽ tăng

lên 1,8 kg trên đầu người một ngày vào năm 202510

. Phần

lớn lượng chất thải năm 2000 là chất thải hữu cơ (61%),

tiếp đến là chất thải nhựa (16%) (Hình 11)11

. Nhiều hộ gia

đình đốt, đổ hoặc chôn rác thải, điều này có thể ảnh hưởng

đến môi trường và sức khỏe công cộng, đặc biệt khi các bãi

chôn lấp rác thải đã quá tải12

. Năm 2016, chỉ có 0,3% lực

lượng lao động trên cả nước làm việc trong lĩnh vực cung

cấp nước, thoát nước, các hoạt động quản lý rác thải và

khắc phục hậu quả (Hình 9). Cải thiện vấn đề tiếp cận

nguồn nước an toàn và vệ sinh và thiết yếu hơn là việc thực

hiện một hệ thống quản lý chất thải đô thị đối với việc thu

gom, xử lý an toàn và bền vững, tái chế và ủ phân sẽ tạo cơ

hội về việc làm bền vững trong tương lai.

8. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế: tiềm năng về việc làm khi chuyển đổi sang một nền kinh tế ít carbon, Các bài viết về Tăng trưởng Xanh của OECD, số 2012/01

(Paris, 2012), http://dx.doi.org/10.1787/5k9h3630320v-en.

9. Xem http://waste2resource.org/viet-nam/.

10. Ngân hàng Thế giới: Một sự lãng phí: đánh giá toàn cầu về quản lý chất thải rắn (Washington, DC, 2012).

11. Như trên.

12. Xem http://waste2resource.org/viet-nam/.

Việt Nam Số liệu về việc làm và mức độ bền vững về môi trường, 2017

5 Văn phòng ILO Khu vực Châu Á và Thái Bình Dương | http://www.ilo.org/asia/areas/green-jobs/ | [email protected]

42 595

62 177 57 224 59 207

66 494

Hình 10. Tiếp cận điều kiện vệ sinh và

nguồn cấp nước được cải thiện, 1990-

2015

Hình 12. Tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng mức

tiêu thụ năng lượng cuối cùng, 2000-2014

Cải thiện điều kiện vệ sinh (% dân số được tiếp cận)

Cải thiện nguồn nước (% dân số được tiếp cận)

Nguồn: ILO tổng hợp dữ liệu sử dụng Ngân hàng Thế giới: Các chỉ số phát triển thế

giới, cập nhật ngày 20/7/2017, http://databank.worldbank.org (truy cập ngày

30/7/2017).

Hình 11. Thành phần chất thải, 2000

Khác – 9%

80

60

40

20

0

Nguồn: ILO tổng hợp dữ liệu sử dụng UN: các chỉ tiêu Phát triển Bền vững: Cơ sở dữ

liệu toàn cầu (2017), https:// unstats.un.org/,(truy cập ngày 17/7/2017).

Hình 13. Sản xuất năng lượng tái tạo, 2011-2015

Tổng mức sản xuất điện năng tái tạo (GWh)

Kim loại – 5%

Hữu cơ – 61%

Thủy tinh– 7%

Nhựa – 16%

Giấy – 2%

Nguồn: ILO tổng hợp số liệu sử dụng Ngân hàng Thế giới: Một sự lãng

phí: đánh giá toàn cầu về quản lý chất thải răn (Washington, DC, 2012).

Năm 2014, 50,9% dân số phụ thuộc chủ yếu vào công nghệ

và nhiên liệu sạch, theo góc độ là chúng không gây ô nhiễm

trong nhà13

. Tỷ lệ năng lượng tái tạo trên tổng mức tiêu thụ năng lượng không bắt kịp với mức tiêu thụ tổng thể. Năm

2000, tỷ lệ này là 56,4% nhưng đã giảm xuống còn 50%

năm 2004 và vẫn tiếp tục giảm, còn 36,2% năm 2014 (Hình

12). Mức sản xuất năng lượng tái tạo tăng trong giai đoạn 2011 đến 2014 nhưng lại giảm vào năm 2015, trong đó

thủy điện là nguồn sản xuất năng lượng chính trong năm

2015 (Hình 13). 103.500 người đã được tuyển dụng làm việc trong lĩnh vực năng lượng tái tạo trong năm 2016,

97% trong số đó làm việc trong lĩnh vực thủy điện (Hình

14). Tỷ lệ việc làm của quốc gia trong các lĩnh vực điện,

khí đốt, hơi nước và điều hòa không khí chỉ đạt 0,3% năm 2016 (Hình 9). Với việc thúc đẩy sử dụng năng lượng tái

tạo, có tiềm năng về cơ hội việc làm bền vững trong tương

lai.

2011 2012 2013 2014 2015

Mức sản xuất điện năng tái tạo (GWh) theo công

nghệ, 2015

Thủy điện Biển Gió

Mặt trời Năng lượng sinh học Địa nhiệt

Nguồn: Tổng hợp số liệu của ILO sử dụng Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế: trang

tổng hợp thông tin (2017), http://resourceirena.irena.org/gateway/dashboard/ (truy cập ngày 17/7/2017)

13. Tỷ lệ dân số phụ thuộc chủ yếu vào công nghệ và nhiên liệu sạch được tính bằng số người sử dụng công nghệ và nhiên liệu sạch để nấu nướng, sưởi ấm và chiếu

sáng chia cho tổng số người báo cáo về các hoạt động nấu ăn, sưởi ấm hay chiếu sáng, thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm. “Sạch” được xác định bằng mục tiêu về tỷ

lệ phát thải và các khuyến nghị cụ thể về nhiên liệu (đối với than hay dầu thô chưa qua xử lý) trong tài liệu hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới về chất lượng

không khí trong nhà; xem dữ liệu về mức sử dụng nhiên liệu của hộ gia đình, https://unstats.un.org/sdgs/metadata/files/Metadata-07-01-02.pdf.

(%)

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

0 10

000

20

000

30

000

40

000

50

000

60

000

Viet Nam

6 Văn phòng ILO Khu vực Châu Á và Thái Bình Dương | http://www.ilo.org/asia/areas/green-jobs/ | [email protected]

Số liệu về việc làm và mức độ bền vững về môi trường, 2017

Hình 14. Việc làm tái tạo năng lượng, phân

theo nguồn năng lượng, 2016

Nhiên liệu sinh học lỏng– 2% Năng lượng gió – 1%

Thủy điện (lớn) – 97%

Ghi chú: Một số công nghệ ở một số nước hạn chế về dữ liệu. Do vậy, việc thiếu dữ

liệu về bất cứ công nghệ nào có thể thể hiện sự thiếu hụt về số liệu thay vì việc thiếu

việc làm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo sử dụng công nghệ đó.

Nguồn: Tổng hợp số liệu của ILO sử dụng Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế: trang

tổng hợp thông tin (2017), http://resourceirena.irena.org/gateway/dashboard/ (truy cập

ngày 17/7/2017)

Việc thu thập dữ liệu tốt hơn về nền kinh tế xanh và lĩnh

vực môi trường sẽ có giá trị cho các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam và các nước Châu Á-Thái Bình Dương.

Dữ liệu tốt hơn về việc làm xanh và bền vững đặc biệt cần

thiết để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và những chính sách về hòa nhập xã hội có liên quan đến khí hậu. Sẽ

khó để có thể quyết định được những thay đổi về chính sách

nào là cần thiết để đảm bảo sự chuyển đổi sang bền vững về

môi trường đúng đắn và theo dõi những tiến bộ đạt được nếu không có dữ liệu tốt hơn.

Các ấn phẩm của Tổ chức Lao động Quốc tế phù hợp với nguyên tắc ứng xử của Liên Hợp Quốc và việc đưa ra các ấn phẩm không thể hiện quan điểm của Tổ chức Lao động

Quốc tế về tình trạng pháp lý của bất cứ quốc gia, khu vực, vùng lãnh thổ hoặc chính quyền hoặc vùng phân định biên giới nào.