vietnam at a_glance_jan_2013_vn

9
News Release PUBLIC - Được phát hành bi NH TNHH mt thành viên HSBC (Vit Nam) Trschính ti: 235 Đồng Khi, Qun 1, Tp HChí Minh Web: www.hsbc.com.vn Ngày 3 tháng 1 năm 2013 KINH TVĨ MÔ VIỆT NAM TRIN VNG THTRƯỜNG VIT NAM Khởi đầu vi mt nn tng mnh mhơn Năm 2012, kinh tế Vit Nam phát trin chm chđạt 5% như dkiến so vi mc 5,9% trong năm 2011nhưng sự đánh đổi không phi là vô ích Xét vmt vĩ mô, năm 2013 nhiu khnăng slà một năm tươi sáng hơn so vi năm 2012 trong bối cnh nhu cu nội địa và quc tế đang ci thin chm và nhng nlc ci tgần đây của Việt Nam đã có nhng kết quban đầu Tiếp tc theo dõi nhng ci cách cthhơn đặc bit là nhng nlc nhm gim nxu trong hthng tài chính và ci thiện môi trường kinh doanh để giúp Vit Nam có nhiều năng lực cạnh tranh hơn Nhiu vic cn phi hoàn thành Đối vi mt quc gia có nhiu tiềm năng như Việt Nam, tltăng trưởng 5% cho cnăm 2012 không phải là tin đáng mng vì chstăng trưởng này không đủ nhanh để Vit Nam vươn lên được tm phát trin mới. Nhưng con số này nên được din gii trong bi cnh nhng thách thc mà Việt Nam đã, đang và sẽ đối mt. Ktkhi Vit Nam chuyn dch tnn kinh tế bao cp sang nn kinh tế thtrường vào cui nhng năm 80 và đầu những năm 90, Việt Nam đã đạt mc tăng trưởng trung bình 7% mi năm. Nhờ vào nhng nlc ci cách như tăng cường quyn shu tài sn, tdo hoá thtrường và mcửa cho các nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã nâng cao năng lực sn xut một cách đáng kể những năm 1990. Nhưng hiện tượng bùng nnăng lực sn xuất cũng dần chm li vào những năm 2000 do đầu tư công tăng đáng kể. Và đa số các dán đầu tư công li nhm vào các doanh nghiệp nhà nước được điều hành không hiu qu, các doanh nghiệp này sau đó tiếp tc cn ngun vn di dào để bao cp cho các hoạt động ca mình . Điều đó đã làm tltăng trưởng mnh

Upload: hung-tran-viet

Post on 20-Jan-2015

190 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

 

TRANSCRIPT

Page 1: Vietnam at a_glance_jan_2013_vn

News Release

PUBLIC - Được phát hành bởi

NH TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam)

Trụ sở chính tại:

235 Đồng Khởi, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh

Web: www.hsbc.com.vn

Ngày 3 tháng 1 năm 2013

KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Khởi đầu với một nền tảng mạnh mẽ hơn

Năm 2012, kinh tế Việt Nam phát triển chậm chỉ đạt 5% như dự kiến so với mức

5,9% trong năm 2011nhưng sự đánh đổi không phải là vô ích

Xét về mặt vĩ mô, năm 2013 nhiều khả năng sẽ là một năm tươi sáng hơn so với

năm 2012 trong bối cảnh nhu cầu nội địa và quốc tế đang cải thiện chậm và

những nỗ lực cải tổ gần đây của Việt Nam đã có những kết quả ban đầu

Tiếp tục theo dõi những cải cách cụ thể hơn đặc biệt là những nỗ lực nhằm giảm

nợ xấu trong hệ thống tài chính và cải thiện môi trường kinh doanh để giúp Việt

Nam có nhiều năng lực cạnh tranh hơn

Nhiều việc cần phải hoàn thành

Đối với một quốc gia có nhiều tiềm năng như Việt Nam, tỷ lệ tăng trưởng 5% cho cả

năm 2012 không phải là tin đáng mừng vì chỉ số tăng trưởng này không đủ nhanh để

Việt Nam vươn lên được tầm phát triển mới. Nhưng con số này nên được diễn giải

trong bối cảnh những thách thức mà Việt Nam đã, đang và sẽ đối mặt. Kể từ khi Việt

Nam chuyển dịch từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường vào cuối những

năm 80 và đầu những năm 90, Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng trung bình 7% mỗi

năm. Nhờ vào những nỗ lực cải cách như tăng cường quyền sở hữu tài sản, tự do

hoá thị trường và mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã nâng cao

năng lực sản xuất một cách đáng kể ở những năm 1990. Nhưng hiện tượng bùng nổ

năng lực sản xuất cũng dần chậm lại vào những năm 2000 do đầu tư công tăng đáng

kể. Và đa số các dự án đầu tư công lại nhằm vào các doanh nghiệp nhà nước được

điều hành không hiệu quả, các doanh nghiệp này sau đó tiếp tục cần nguồn vốn dồi

dào để bao cấp cho các hoạt động của mình . Điều đó đã làm tỷ lệ tăng trưởng mạnh

Page 2: Vietnam at a_glance_jan_2013_vn

PUBLIC

trong thập niên trước không thể duy trì và cái giá phải trả là sự không ổn định của

kinh tế vĩ mô và năng lực sản xuất thấp hơn. Chính vì vậy, những hành động của

Chính phủ trong năm 2011 và 2012 nhằm ưu tiên tăng trưởng bền vững hơn là tăng

trưởng nhanh được đánh giá là dấu hiệu tích cực đối với triển vọng phát triển kinh tế

lâu dài tại Việt Nam.

Nhưng chúng ta thật sự cần nhiều cải cách hơn nữa và những cải cách này nên

được thực hiện càng sớm càng tốt. Tình hình nợ xấu đang treo lơ lửng vẫn cần

được giải quyết. Môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho doanh nghiệp

cần được cải thiện. Việt Nam, trong khi vốn được xem là điểm đến hấp dẫn với thị

trường đang phát triển và nguồn lao động giá rẻ, lại đang tuột hạng trong các bảng

xếp hạng năng lực cạnh tranh quan trọng. Mặc dù nguyên nhân của sự sụt giảm

nguồn vốn đăng ký FDI một phần là do tình hình trì trệ của nền kinh tế toàn cầu

nhưng điều đó cũng phản ảnh Việt Nam đang dần mất đi năng lực cạnh tranh.

Tuy còn nhiều thách thức, nhưng năm 2012 vẫn để lại một vài điểm sáng cho nền

kinh tế. Xuất khẩu tăng gần 20% dù nhu cầu từ bên ngoài vẫn còn yếu. Thặng dư

thương mại đã xuất hiện. Chỉ số phụ về việc làm của PMI ngành sản xuất của Việt

Nam trong tháng 12 tăng. Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam tăng phản ánh Việt Nam

vẫn là quốc gia có nguồn nhân lực và điểm đầu tư hấp dẫn. Nhưng những yếu tố này

có được duy trì hay không phụ thuộc mạnh mẽ vào việc quá trình cải tổ sẽ được

thực hiện nhanh như thế nào. Chúng tôi sẽ tiếp tục quan sát những hành động cụ thể

mà Chính phủ sẽ thực hiện trong thời gian sắp tới.

Biểu đồ 1: Tăng trưởng năm 2012 chậm lại, lĩnh vực cộng

nghiệp giảm mạnh nhất (so với năm ngoái)

Nông nghiệp

Sản xuất

Công nghiệp

Dịch vụ

Biểu đồ 2: Xét theo quý có điều chỉnh mùa vụ, nền kinh tế đang

ổn định và trên đà hồi phục mặc dù chậm (so sánh theo quý)

Nông

nghiệp Công

nghiệp

Dịch vụ

Page 3: Vietnam at a_glance_jan_2013_vn

PUBLIC

Một năm tươi sáng hơn nhưng không thiếu khó khăn

Với sự lạc quan đầy cẩn trọng, chúng tôi hy vọng năm 2013 sẽ là một năm tươi

sáng hơn so với năm 2012. Các quan chức về tài chính trên toàn cầu đang làm

những gì có thể để kích cầu nội địa. Nhật Bản, một thị trường quan trọng đối với các

nhà xuất khẩu Việt Nam dường như đang chứng kiến những rủi ro bề mặt đối với

tăng trưởng kinh tế nhờ vào quan điểm hỗ trợ của Thủ tướng Abe cũng như chính

sách nới lỏng rất xông xáo của Ngân hàng Nhà nước Nhật Bản (BOJ). Số liệu từ Mỹ

cũng gợi ý rằng tình hình bất động sản phục hồi là có thực, có nghĩa là lòng tin của

người tiêu dùng đang được hỗ trợ (mặc dù vẫn đầy cẩn trọng đối với những lo ngại

về vực thẳm tài khóa). Cùng với điều này, Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC)

đang làm những gì có thể để vực dậy nền kinh tế Mỹ. Trung Quốc đang trên đà phục

hồi kinh tế và những khó khăn trong quá trình này có thể được giải quyết bằng chính

sách tài khóa. Các nước thuộc Khu vực đồng tiền chung châu Âu, thị trường lớn nhất

đối với Việt Nam có lẽ đã ra khỏi đáy trong quý IV.2012

Biểu đồ 3: Lĩnh vực sản xuất đang phục hồi nhờ vào lạm

phát giảm, nhu cầu trong nước ổn định và kinh tế Trung

Quốc đang hồi phục

Biểu đồ 4: Tăng trưởng chậm ở các nước phát triển, đặc biệt

là EU làm nhu cầu hàng dệt may và giầy dép chậm lại,

nhưng đầu tư nước ngoài mới ở lĩnh vực điện tử đã đẩy xuất

khẩu lên 2 con số (so với năm trước)

Chỉ số PMI

GDP ngành sản xuất (so sánh theo quý

Điện tử

Dầu thô

Dệt may

Tổng cộng

Page 4: Vietnam at a_glance_jan_2013_vn

PUBLIC

Điều này có nghĩa về mặt chi tiêu, nhu cầu từ nước ngoài đối với hàng hoá Việt Nam

đang được kỳ vọng sẽ cải thiện. Xuất khẩu vẫn còn tăng mạnh ở mức 18,3% dù

chậm hơn so với mức 34,2% của năm 2011. Đa phần sự sụt giảm đáng kể là ở các

mặt hàng dệt may, quần áo và giày dép do nhu cầu ở thị trường thuộc Khối đồng tiền

chung châu Âu kém hơn. Nhưng nhờ vào hoạt động đầu tư nước ngoài mới tập

trung vào lĩnh vực điện tử vốn thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng điện tử tăng mà tổng kim

ngạch xuất khẩu vẫn duy trì lực tăng mạnh. Dù vẫn duy trì đà tăng mạnh nhưng tỷ lệ

tăng các mặt hàng điện tử có nhiều khả năng chậm lại do tác động của hoạt động

đầu tư bùng nổ một lần biến mất. Xuất khẩu các mặt hàng không thuộc hàng điện tử

tăng đã bù vào xuất khẩu hàng điện tử chậm lại và sự sụt giảm xuất khẩu dầu thô.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do khả năng lọc dầu tăng làm nhu cầu nội địa

đối với mặt hàng dầu thô cũng gia tăng (và giới hạn nhu cầu nhập khẩu sản phẩm

tinh chế).

Ngành sản xuất về mặt triển vọng sẽ được lợi từ nhu cầu mạnh hơn từ nước ngoài

cũng như lạm phát được kiềm chế. Điều này tạo điều kiện cho các nhà sản xuất áp

dụng chiến lược giảm giá. Ngành sản xuất đã có một năm 2012 đầy khó khăn vì nhu

cầu trong nước giảm và nhu cầu nước ngoài yếu. Nhưng trong tương lai, chúng tôi

hy vọng bức tranh toàn cầu sẽ được cải thiện. Ngay cả ở trong nước, sau hai năm

thắt chặt chi tiêu, người tiêu dùng đang nới lỏng việc tiêu xài của mình. Biểu đồ 3 cho

thấy chỉ số PMI ngành sản xuất của HSBC đã theo đúng mô hình tăng trưởng sản

xuất của chỉ số GDP, mặc dù chỉ số PMI biểu thị sự tụt giảm mạnh trong quý III. Kể

từ quý III, các hoạt động sản xuất được hỗ trợ bởi sự cải thiện của các điều kiện tín

Biểu đồ 5: Kể từ tháng 6.2010, tăng trưởng xuất khẩu vượt

nhập khẩu theo quý giúp thu hẹp thặng dư thương mại

Xuất

khẩu

Nhập

khẩu

Biểu đồ 6: …nhờ vào tái tập trung vào lĩnh vực sản xuất.

Nguồn vốn FDI vào sản xuất trong năm 2012 (% tổng vốn

FDI đăng ký)

Điện,

gas,

máy

lạnh

Sức

khoẻ

con

người

Xây

dựng

Vận

chuyển

Truyề

n

thông

Bản

sỉ/

lẻ

Bất

độn

g

sản

Sản

xuất

Page 5: Vietnam at a_glance_jan_2013_vn

PUBLIC

dụng trong nước cũng như thị trường Trung Quốc đang dần phục hồi. Nhưng tiến

trình phục hồi toàn cầu còn rất mong manh cũng như những dàn xếp tài khóa tại Mỹ

vẫn chưa đươc giải quyết sẽ khiến quý I.2013 vẫn sẽ còn nhiều khó khăn.

Các chỉ số phụ của chỉ số PMI ngành sản xuất tháng 12.2012 chỉ ra rằng hoạt động

sản xuất ổn định ở ngưỡng gần mức 50 điểm nhưng vẫn chưa thật sự khởi sắc do

chi tiêu cả trong nước lẫn nước ngoài vẫn đang rất cẩn trọng. Đơn đặt hàng xuất

khẩu mới tiếp tục cho thấy nhu cầu nước ngoài tiếp tục giảm sút và sẽ còn tiếp tục

giảm trong quý I sắp tới. Lưu ý rằng mặc dù nhu cầu xuất khẩu yếu nhưng sự ổn

định của sản lượng cũng như sự gia tăng việc làm vẫn đang tồn tại. Điều này phản

ánh các điều kiện tín dụng trong nước đang dần cải thiện cũng như lạm phát chậm

lại (biểu đồ 9) đã tạo điều kiện cho các nhà sản xuất giảm giá xuất xưởng để kích

thích nhu cầu. Nhưng hiện tượng hàng tồn kho tiếp tục sụt giảm lại gợi ý rằng những

biện pháp để giải phóng hàng tồn kho đang được tiếp tục thực hiện và các nhà quản

lý đang chờ đợi dấu hiệu tăng trưởng mạnh mẽ hơn để thúc đẩy sản xuất. Trong khi

chuẩn bị cho tăng trưởng thông qua việc gia tăng nhân công, các nhà sản xuất vẫn

đang triển khai một cách cẩn trọng.

BẢNG 1: CHỈ SỐ PMI NGÀNH SẢN XUẤT VIỆT NAM VÀ NHỮNG CHỈ SỐ PHỤ

Tháng

12.2012

Tháng

11.2012

Tháng

10.2012

Trung bình dài

hạn

Chỉ số PMI toàn phần 49,3 50,5 48,7 49,3

Sản lượng 49,6

Đơn đặt hàng mới 49,4

Đơn đặt hàng xuất khẩu mới 49,9

Công việc chưa được thực hiện 48,4

Tồn kho hàng thành phẩm 49,6

Việc làm 50,3

Giá cả đầu ra 51,1

Giá cả đầu vào 57,2

Thời gian giao hàng của nhà cung cấp 52,6

Tồn kho hàng mua 47,7

Số lượng hàng mua 48,7

Page 6: Vietnam at a_glance_jan_2013_vn

PUBLIC

Trong khi đó, lĩnh vực dịch vụ đang tiếp tục tăng trưởng (biểu đồ 1 và 2) mặt dù tăng

chậm hơn chỉ đạt 6,4% trong năm 2012 so với mức 8,2% trong năm 2011. Sự tăng

trưởng này bắt nguồn từ dân số Việt Nam đang gia tăng mạnh mẽ và thu nhập đang

được cải thiện – vốn là điều kiện cần có để phát triển một số lĩnh vực dịch vụ như tài

chính, vận chuyển, sức khoẻ, giáo dục và sửa chữa điện tử… Trong khi đó, bất động

sản lại đang bị ảnh hưởng bởi tình hình trì trệ trong nước khi nợ xấu chưa được giải

quyết rõ ràng. Tương tự, lĩnh vực này cũng bị đóng băng do tiến trình trả nợ vốn dần

được khôi phục nhưng vẫn còn rất ngổn ngang và các ngân hàng vẫn thích đáo nợ

xấu. Điều này có nghĩa rằng trừ khi Nhà nước giải quyết rốt ráo vấn đề nợ xấu, thì

sự điều chỉnh giá bất động sản ở điểm cung đáp ứng cầu khó có thể diễn ra. Ngân

hàng Nhà nước (NHNN) kỳ vọng vấn đề này sẽ giải quyết được bằng cách dành ra

20 – 40 ngàn tỷ đồng để cho người mua nhà vay trong năm 2013 nhằm kích cầu thị

trường bất động sản. Nhưng mặc dù việc thúc đẩy nhu cầu bất động sản thành công

thì vấn đề nợ xấu đang tồn tại sẽ vẫn còn giữ nguyên, điều đó có nghĩa những nguy

cơ mang tính hệ thống sẽ vẫn còn nếu vẫn không nói là sẽ phát triển lớn thêm. Khi

các ngân hàng cẩn trọng hơn và ưu tiên tín dụng có chất lượng thì bất kỳ việc cho

vay mới nào cũng sẽ phụ thuộc vào hồ sơ tín dụng uy tín của người đi vay. Chính vì

vậy, chúng tôi không dự báo sẽ có sự đột phá lớn về tăng trưởng tín dụng trong năm

2013. NHNN dự báo tăng trưởng tín dụng sẽ đạt 12% trong năm 2013 từ mức 6,4%

trong năm 2012, gần với mức dự đoán của chúng tôi là 13%. Nếu tính cả lạm phát,

tín dụng thực tế sẽ chỉ đóng góp rất nhỏ vào tăng trưởng.

Biểu đồ 7: Hoạt động sản xuất ổn định nhưng còn nhiều

chông gai do…

Chỉ số

PMI

Sản

lượng

Biểu đồ 8: … do các điều kiện kinh tế toàn cầu còn yếu và

nhu cầu trong nước trì trệ

Đơn đặt

hàng mới Đơn đặt hàng

XK mới

Page 7: Vietnam at a_glance_jan_2013_vn

PUBLIC

Những con số về tài chính cho cả năm phản ánh nhu cầu nội địa yếu, thâm hụt tài chính

giảm từ 54,4 ngàn tỷ đồng của năm 2011 xuống còn 16 ngàn tỷ đồng phần lớn là do sự

sụt giảm thu chi ngân sách nhà nước. Tổng thu ngân sách từ đất và nhà ở giảm 24,7%

trong năm 2012 trong khi thu từ thuế giá trị gia tăng nhập khẩu giảm 3,2%. Nền kinh tế

đang giảm sút ở tất cả lĩnh vực, thu ngân sách từ thuế thu nhập doanh nghiệp cũng

giảm xuống 16% so với mức 24,5% trong năm 2011, và thu thuế VAT cũng giảm từ

mức 26,1% trong năm 2011 xuống còn 10,4%. Điều này có thể được hiểu là tổng thu

ngân sách nhà nước giảm từ mức 24,3% trong năm 2011 xuống còn 10,8% trong năm

Biểu đồ 9: Giá xuất xưởng tiếp tục giảm nhờ vào lạm phát

chậm lại

Biểu đồ 10: Việc làm tiếp tục tăng do kỳ vọng phục hồi

nhưng các nhà SX vẫn cẩn trọng và tiếp tục giải quyết tồn

kho

Giá xuất

xưởng

Giá đầu

vào

Tồn kho thành

phẩm

Nhân

công

Biểu đồ 11: Tăng trưởng KT chậm đã ảnh hưởng đến thu

ngân sách mặc dù chi tiêu công giảm giúp thu hẹp cán cân

ngân sách

Biểu đồ 12: Lạm phát sẽ tiếp tục kiềm hãm trong năm 2013

với mức tăng nhẹ do nhu cầu được cải thiện và giá cả không

thuận lợi

Chi tiêu

Cân bằng ngân sách

Thu từ thuế Lạm phát toàn

phần

Lạm phát

cơ bản

Page 8: Vietnam at a_glance_jan_2013_vn

PUBLIC

2012. Để thực hiện chính sách thống nhất tài khoá, Chính phủ đã kiềm chế chi tiêu công,

giảm từ mức 35,5% trong năm 2011 xuống còn 18,9%. Chi phí vốn đã có mức giảm nhẹ.

Điều này giúp giảm thâm hụt ngân sách cũng như cắt giảm những khoản chi tiêu công

hoang phí. Chúng tôi kỳ vọng khuynh hướng này sẽ tiếp tục trong năm tới với tăng

trưởng nhập khẩu được kiềm chế bởi nhu cầu nội địa yếu mặt dù sẽ có vài cải thiện

trong việc thu ngân sách vì nhập khẩu được kỳ vọng sẽ phục hồi nhẹ. Trong khi việc thu

ngân sách chậm và việc chi ngân sách giảm để thu hẹp cân bằng ngân sách, một chính

sách kích thích tài chính để thúc đẩy tăng trưởng sẽ khó có thể diễn ra trong năm 2013

khi Chính phủ không có quỹ cũng như mong muốn để thực hiện điều đó.

Tóm lại, mặc dù tăng trưởng chậm, năm yếu tố phát triển chính được đánh giá là tích

cực trong năm 2012 đóng vai trò nền tảng cho tăng trưởng bền vững hơn là: 1) cán cân

thương mại thặng dư nhờ vào tăng trưởng nhập khẩu yếu đi và xuất khẩu tăng mạnh; 2)

lạm phát chậm lại còn 6,8% trong tháng 12.2012 so với mức 17,8% trong tháng 1.2012;

3) thâm hụt ngân sách đã được thu hẹp khiến các khoản nợ của Việt Nam được hạ thấp;

4) dự trữ ngoại tệ tăng đáng kế; 5) dòng vốn FDI từ Nhật tăng mạnh – một dấu hiệu lạc

quan cho quá trình công nghiệp hoá của Việt Nam.

Biểu đồ 13 chỉ ra rằng nguồn vốn đăng ký FDI từ Nhật Bản đã tăng. Con số đầu tư FDI

của các doanh nghiệp Nhật Bản vào một quốc gia có thể là minh chứng rằng quốc gia

đó đã tăng khả năng sản xuất và nâng cao chuỗi cung ứng giá trị. Tóm lại, nguồn vốn

FDI của Nhật Bản mang giá trị tập trung thương mại hơn là nguồn vốn FDI của Mỹ, điều

đó có nghĩa là các doanh nghiệp Nhật Bản tại châu Á có khuynh hướng xây dựng các

Biểu đồ 15: Đầu tư chậm lại từ các quốc gia hàng đầu (trừ

Nhật) đã phản ảnh năng lực cạnh tranh giảm sút, con số cao

hơn phản ảnh xếp hạng thấp hơn

Biểu đồ 16:Vẫn còn có vài lợi thế, bao gồm tăng trưởng dân

số cao có thể là 100 triệu người đến giữa những năm 2020

(% tỷ lệ tăng trưởng dân số lao động)

Page 9: Vietnam at a_glance_jan_2013_vn

PUBLIC

khu sản xuất ở nước ngoài như là một chi nhánh của đại bản doanh tại Nhật. Kết quả là

các doanh nghiệp Nhật Bản đóng vai trò của một người khởi đầu và hướng dẫn lĩnh

vực công nghiệp hoá ở các quốc gia kém phát triển. Tại Việt Nam, năm quốc gia có

đóng góp lớn nhất cho nguồn vốn FDI đều đến từ châu Á phản ánh một khuynh hướng

của các công ty đa quốc gia đang dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc nhằm cắt

giảm chi phí. Các quốc gia như Việt Nam, Indonesia đang tận dụng cơ hội để hưởng lợi

từ quá trình tái cấu trúc này vì chi phí nhân công tương đối thấp và dân số năng động

để hỗ trợ cho nhu cầu nội địa đang ngày càng tăng (biểu đồ 16).

Tuy nhiên, Việt Nam có thể làm được nhiều hơn để thu hút đầu tư nước ngoài nhằm hỗ

trợ quá trình phát triển. Như đã trình bày, với những chính sách tài khóa kiềm hãm, cần

có thêm nhiều nguồn đầu tư nước ngoài để phục hồi đầu tư trong nước vốn đang uể oải.

Thêm nữa, nhu cầu về cơ sở hạ tầng đang rất lớn, từ vấn đề thiếu điện đến hệ thống

giao thông công cộng, sẽ thu lợi từ kỹ thuật mang tiêu chuẩn thế giới mà các doanh

nghiệp nước ngoài mang lại. Nhưng để làm được điều đó, Việt Nam sẽ cần nâng cao

môi trường kinh doanh, đa phần là loại bỏ quan liêu và tạo ra một mội trường luật pháp

rõ ràng hơn để giải quyết vấn đề nợ khó trả. Không thực hiện được điều này, các doanh

nghiệp thâm nhập vào thị trường Việt Nam chỉ để tận dụng lợi thế nhân công giá rẻ hơn

là tận dụng thế mạnh thị trường nội địa năng động. Điều này chỉ rõ trong việc sụt giảm

nguồn vốn đăng ký FDI (ngoại trừ Nhật Bản) khi họ đang có những thị trường khác hấp

dẫn hơn như Indonesia và Thái Lan để đến đầu tư.

Chính vì vậy, để Việt Nam thực hiện được những tham vọng của mình, cải tổ cần phải

được thực hiện không chỉ để loại bỏ nợ xấu mà còn để cải thiện hiệu quả của nền kinh

tế.

Việt Nam: Chỉ số kinh tế vĩ mô

1Q 12

2Q 12 3Q 12 4Q 12 1Q 13f

2Q 13f

3Q 13 f

4Q 13f

2011 2012 2013f

Tăng trưởng GDP (% theo năm) 4,1 4,7 5,4 5,5 7,5 5,5 4,5 4,7 5,9 5,0 5,5

CPI, trung bình (% theo năm) 17,2 11,0 5,9 6,8 7,2 9,6 11,1 9,9 18,6 9,3 9,5

Thặng dư thương mai (%GDP) 0,9 -1,1 0,9 0,3 -4,6 -0,5 1,3 0,8 -9,8* 0,2* -2,2*

Lãi suất OMO, cuối quý (%) 13,0 10,0 8,0 7,0 7,0 7,0 7,0 8,0 14,0 7,0 8,0

Tỷ giá VND/USD, cuối quý 20900 20905 20860 20900 21000 21000 21500 21500 21034 20900 21500 Nguồn: CEIC, dự đoán của HSBC

Lưu ý: * chỉ giá trị thực bằng tỷ USD