vietnam economics update · tính chung cả năm, diện tích và sản lượng lúa giảm 1.3%...

12
Page | 1 SSI - RETAIL RESEARCH & INVESTMENT ADVISORY TOÀN CNH TĂNG TRƯỞNG KINH T2019 TNG CUNG GDP quý 4 tăng 6.97%, thấp hơn quý 3 (7.48%) và 9 tháng đầu năm (7.04%). Sự gim tc ca quý 4 xut phát tNông nghip và Công nghip trong khi Xây dng và Dch vđã kéo tăng trưởng chung. Ngành Nông nghip quý 4 gim -0.06% và Công nghiệp tăng 7.92%, đều là mc thp nht nhiều năm. chiều ngược li, Xây dựng tăng 10.32% và Dịch vtăng 8.09%, li là mc cao nht nhiều năm. GDP cnăm 2019 tăng 7.02%, dù thấp hơn năm 2018 nhưng là năm thứ 2 liên tiếp đạt trên 7%, ngưỡng không thđạt được trong 10 năm trước đó. Mc dù vy, 7% vn thấp hơn khá nhiều so vi trung bình tăng trưởng trước khi xy ra khng hong 2008. GDP quý 4 được kéo nhXây dng và Dch vtrong khi Nông nghip, Công nghip st gim Tăng trưởng các ngành chính qua các quý Kinh tế đang dần ly lại đà sau thời gian tái cơ cấu, mc 7% cũng chưa phi là cao Tăng trưởng các ngành chính qua các năm Ngun: Tng cc thng kê Ngun: Tng cc thng kê Nông nghiệp tăng trưởng thp do thi tiết và thtrường xut khu; dch chuyển cơ cấu cây trng tiếp din tích cc Thi tiết khô hn và Trung Quc hn chế nhp khu nông sn Việt nam đã có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng ngành nông nghip. Tính chung cnăm, din tích và sản lượng lúa gim 1.3% và 1.7% trong khi giá lúa xut khu trung bình ca Vit nam gim 13.2%. Trung Quc vn là thtrường ln nht nhưng xut khu go sang Trung Quốc đã giảm liên tục trong 2 năm qua. Giá trị go xut khu sang Trung Quốc năm 2019 gim chbng 1/3 ca năm 2018 và 1/4 của năm 2017. Trong khi diện tích lúa và các cây lâu năm khác tăng thấp hoc gim, din tích trồng cây ăn quả đã tăng 5.7% (năm 2018 tăng 6.6%) và lần đầu vượt 1 triu ha. Các cây ăn quả cũng đạt sản lượng khá trong năm 2019 nhthtrường tiêu thổn định. Sản lượng cam tăng 12,4%, bưởi tăng 18,2%, xoài tăng 2,9%, thanh long tăng 15%. Giá trị xut khu rau qunăm 2019 mặc dù gim nh1.1% nhưng chủ yếu là do thtrường Trung Quc gim 14%. Nếu không tính Trung Quc, xut khu Rau qunăm 2019 tăng (1) 1 3 5 7 9 11 Tăng trưởng GDP Nông nghip Công nghip Xây dựng Dịch vụ 1 3 5 7 9 11 2005 2007 2009 2011 2013 2015 2017 2019 Tăng trưởng GDP Nông, Lâm và Ngư nghiệp Công nghip và Xây dựng Dịch vụ VIETNAM ECONOMICS UPDATE Nguyễn Đức Hùng Linh Chief Economist Jan 02, 2020

Upload: others

Post on 31-Jan-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: VIETNAM ECONOMICS UPDATE · Tính chung cả năm, diện tích và sản lượng lúa giảm 1.3% và 1.7% trong khi giá lúa xuất khẩu trung bình của Việt nam giảm

Page | 1 SSI - RETAIL RESEARCH & INVESTMENT ADVISORY

TOÀN CẢNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 2019

TỔNG CUNG

GDP quý 4 tăng 6.97%, thấp hơn quý 3 (7.48%) và 9 tháng đầu năm (7.04%). Sự giảm tốc của quý 4

xuất phát từ Nông nghiệp và Công nghiệp trong khi Xây dựng và Dịch vụ đã kéo tăng trưởng chung.

Ngành Nông nghiệp quý 4 giảm -0.06% và Công nghiệp tăng 7.92%, đều là mức thấp nhất nhiều năm.

Ở chiều ngược lại, Xây dựng tăng 10.32% và Dịch vụ tăng 8.09%, lại là mức cao nhất nhiều năm.

GDP cả năm 2019 tăng 7.02%, dù thấp hơn năm 2018 nhưng là năm thứ 2 liên tiếp đạt trên 7%,

ngưỡng không thể đạt được trong 10 năm trước đó. Mặc dù vậy, 7% vẫn thấp hơn khá nhiều so với

trung bình tăng trưởng trước khi xảy ra khủng hoảng 2008.

GDP quý 4 được kéo nhờ Xây dựng và Dịch vụ trong khi Nông nghiệp, Công nghiệp sụt giảm

Tăng trưởng các ngành chính qua các quý

Kinh tế đang dần lấy lại đà sau thời gian tái cơ cấu, mức 7% cũng chưa phải là cao

Tăng trưởng các ngành chính qua các năm

Nguồn: Tổng cục thống kê Nguồn: Tổng cục thống kê

Nông nghiệp tăng trưởng thấp do thời tiết và thị trường xuất khẩu; dịch chuyển cơ cấu cây

trồng tiếp diễn tích cực

Thời tiết khô hạn và Trung Quốc hạn chế nhập khẩu nông sản Việt nam đã có ảnh hưởng tiêu cực đến

tăng trưởng ngành nông nghiệp. Tính chung cả năm, diện tích và sản lượng lúa giảm 1.3% và 1.7%

trong khi giá lúa xuất khẩu trung bình của Việt nam giảm 13.2%. Trung Quốc vốn là thị trường lớn nhất

nhưng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc đã giảm liên tục trong 2 năm qua. Giá trị gạo xuất khẩu sang

Trung Quốc năm 2019 giảm chỉ bằng 1/3 của năm 2018 và 1/4 của năm 2017.

Trong khi diện tích lúa và các cây lâu năm khác tăng thấp hoặc giảm, diện tích trồng cây ăn quả đã tăng

5.7% (năm 2018 tăng 6.6%) và lần đầu vượt 1 triệu ha. Các cây ăn quả cũng đạt sản lượng khá trong

năm 2019 nhờ thị trường tiêu thụ ổn định. Sản lượng cam tăng 12,4%, bưởi tăng 18,2%, xoài tăng

2,9%, thanh long tăng 15%. Giá trị xuất khẩu rau quả năm 2019 mặc dù giảm nhẹ 1.1% nhưng chủ yếu

là do thị trường Trung Quốc giảm 14%. Nếu không tính Trung Quốc, xuất khẩu Rau quả năm 2019 tăng

(1)

1

3

5

7

9

11Tăng trưởng GDP

Nông nghiêp

Công nghiêp

Xây dựng

Dịch vụ 1

3

5

7

9

11

20

05

20

07

20

09

20

11

20

13

20

15

20

17

20

19

Tăng trưởng GDP

Nông, Lâm và Ngư nghiệp

Công nghiêp và Xây dựng

Dịch vụ

VIETNAM ECONOMICS UPDATE

Nguyễn Đức Hùng Linh

Chief Economist

Jan 02, 2020

tanntk
Rectangle
tanntk
Typewriter
Research and Advisory Center
tanntk
Rectangle
tanntk
Typewriter
Research and Advisory Center
Page 2: VIETNAM ECONOMICS UPDATE · Tính chung cả năm, diện tích và sản lượng lúa giảm 1.3% và 1.7% trong khi giá lúa xuất khẩu trung bình của Việt nam giảm

Page | 2 SSI - RETAIL RESEARCH & INVESTMENT ADVISORY

trên 25%. Chính sách dịch chuyển cơ cấu sản xuất nông nghiệp đi đúng hướng đang cho kết quả tốt và

điều này có ý nghĩa rất quan trọng về mặt dài hạn.

Trung Quốc giảm nhập khẩu nông sản Việt nam, ảnh hưởng tiêu cực đến ngành Nông nghiệp

Xuất khẩu sang Trung Quốc 11 tháng các năm

Dịch chuyển cơ cấu nông nghiệp đang tiến triển tích cực, diện tích trồng cây ăn quả tăng nhanh

Tương quan diện tích cây trồng lâu năm

Nguồn: Tổng cục hải quan Nguồn: Tổng cục thống kê

Gia tăng sản lượng đẩy cao GDP nhưng ngành thủy sản lại khó khăn vì giá cá tra giảm

Thuận lợi cả giá và thị trường trong năm 2018 đã khiến ngành thủy sản bước vào năm 2019 với sự lạc

quan thái quá, đặt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD, tăng trên 10%. Tuy nhiên thực tế giá trị xuất khẩu

thủy sản 2019 chỉ đạt 8.57 tỷ USD, giảm 2.4%. Mục tiêu cao đã làm gia tăng diện tích nuôi trồng và sản

lượng nhưng thị trường xuất khẩu lại không như kỳ vọng khi cả Mỹ, EU và Trung Quốc đều giảm nhập

khẩu. Tuy Trung Quốc tăng nhập khẩu trở lại từ nửa cuối năm do khủng hoảng thịt lợn nhưng giá cá tra

tại Việt nam vẫn không thể thoát đáy. Đây là một bài học cho ngành thủy sản để bước sang năm 2020

với những mục tiêu khả thi và chiến lược phát triển bền vững.

Gia tăng diện tích và sản lượng làm tăng GDP nhưng giá cá tra lại rớt mạnh

Tăng trưởng ngành thủy sản và giá cá tra

Giá cá tra không thể thoát đáy khi nguồn cung lớn trong khi thị trường co hẹp

Diễn biến giá cá tra và tôm qua các năm

Nguồn: Tổng cục tống kê, tepbac.com Nguồn: tepbac.com

Nhiều đầu tàu của ngành Công nghiệp đang chạy chậm lại

GDP Công nghiệp quý 4 chỉ tăng 7.92%, thấp hơn nhiều mức tăng của quý 3 (10.42%) và 9 tháng đầu

năm (9.56%). Sự sụt giảm của sản xuất công nghiệp đến từ cả 3 cấu thành là Khai khoáng, Công

nghiệp chế biến chế tạo và Sản xuất phân phối điện, khí đốt.

0

0.5

1

1.5

2

2.5

3

Tỷ U

SD

Gạo

Rau quả

-0.9%

5.7%

1.4%

3.6%

-2%

-1%

0%

1%

2%

3%

4%

5%

6%

7%

0

500

1000

1500

2000

2500

Cây công nghiêp

Cây ăn quả Cây lấy dầu Cây gia vị, dược liệu

Diên tích (nghìn ha) Tăng trưởng

18000

20000

22000

24000

26000

28000

30000

32000

-2

0

2

4

6

8

10

12

2015 2016 2017 2018 2019

Giá cá tra TB năm (nghìn đồng/kg)GDP Thủy sản

Tăng trưởng sản lượng tômTăng trưởng sản lượng cá tra

16,000

21,000

26,000

31,000

36,000

41,000

70,000

80,000

90,000

100,000

110,000

120,000

2015 2016 2017 2018 2019

Giá tôm Giá cá tra

tanntk
Rectangle
tanntk
Typewriter
Research and Advisory Center
Page 3: VIETNAM ECONOMICS UPDATE · Tính chung cả năm, diện tích và sản lượng lúa giảm 1.3% và 1.7% trong khi giá lúa xuất khẩu trung bình của Việt nam giảm

Page | 3 SSI - RETAIL RESEARCH & INVESTMENT ADVISORY

Khai khoáng giảm 0.92% trong khi quý 3 tăng 4.2% và 9 tháng tăng 2.68%

(i) Khai thác Dầu thô và khí tự nhiên quý 4 giảm 3.6% là nguyên nhân chính kéo giảm ngành khai

khoáng. Khai thác dầu ở các mỏ chủ lực trong năm 2019 đang trong giai đoạn suy kiệt, các mỏ

mới phát hiện đều nhỏ, cận biên, điều kiện vận hành phức tạp, chi phí cao.

(ii) Khai thác than tăng 8.2% thấp hơn nhiều quý 3 là 20.5%. Sự chậm lại của Khai thác than có tính

mùa vụ khi đã qua mùa nắng nóng và sản lượng thủy điện tăng.

(iii) Khai thác quặng Kim loại tăng mạnh 47.2% nhưng do tỷ trọng nhỏ nên không đủ bù đắp cho

phần hụt đi của Dầu khí. Khai thác quặng kim loại đã tăng rất nhanh trong năm 2019 khi tăng

khai thác các mỏ ở Hà Tĩnh, Tây Nguyên và Lào Cai.

Cả 3 cấu thành của ngành Công nghiệp đều tăng chậm lại trong quý 4/2019

Tăng trưởng hàng quý của ngành Công nghiệp

Quý 4 Khai khoáng chuyển sang tăng trưởng âm do Dầu khí và Khai thác than giảm sút

Tăng trưởng hàng quý các cấu thành Khai khoáng

Nguồn: Tổng cục tống kê Nguồn: Tổng cục thống kê

Công nghiệp chế biến chế tạo giảm tốc xuống 10.86%, thấp nhất nhiều quý.

(i) Sản xuất than cốc và dầu mỏ tinh chế giảm 16%. Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn bảo dưỡng 50

ngày trong quý 4 đã làm sụt giảm mạnh tăng trưởng toàn ngành. Sang năm 2020, tăng trưởng

của ngành cũng sẽ thấp do khó có thể tăng công suất nhà máy Dung Quất và Nghi Sơn.

(ii) Sản xuất Kim loại tăng 9.3%, chưa bằng 1/3 mức tăng trung bình của 3 quý đầu năm. Tăng

trưởng cao của ngành Sản xuất kim loại trong nhiều năm qua xuất phát từ dự án Formosa. Khi

thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu khó khăn, sản lượng của Formosa giảm sút, kéo theo

tăng trưởng toàn ngành. Theo thống kê của Hiệp hội thép, tổng sản lượng thép bán hàng trong

11 tháng là 21.2 triệu tấn, tăng 6.3%, (9 tháng còn tăng 8.5%) trong đó thép xuất khẩu là 4.2 triệu

tấn, giảm 2.6% (9 tháng còn tăng 2.9%).

(iii) Sản xuất sản phẩm điện tử tăng 5.1%, riêng tháng 12 giảm 3.3%, mức thấp nhất 33 tháng.

Ngành sản xuất điện tử sẽ chưa thể khả quan khi thị trường xuất khẩu điện thoại đã bão hòa.

Nhập khẩu điện thoại và linh kiện liên tục sụt giảm, tháng 12 giảm 14%, là chỉ báo không tích cực

cho sản xuất điện thoại và ngành điện tử trong giai đoạn đầu năm 2020.

(iv) Sản xuất xe có động cơ tăng 2.8%, riêng tháng 12 hồi phục 11.9% sau 4 tháng gần như không

có tăng trưởng. Sự xâm lấn của ô tô nhập khẩu và cầu yếu đã khiến ngành sản xuất ô tô trong

nước tăng chậm lại. Theo báo cáo bán hàng của VAMA, lượng xe lắp ráp trong nước tiêu thụ

trong tháng 11 giảm 12.4% và tính chung 11 tháng giảm 12.8% trong khi xe nhập khẩu tăng

tương ứng là 15% và 104%.

(v) May mặc giảm tốc đáng báo động, quý 4 chỉ tăng 3.7%. Chiến tranh thương mại thực tế đã có

ảnh hưởng tiêu cực (thay vì tích cực như kỳ vọng) đến ngành dệt may từ 2 góc độ. Thứ nhất,

tổng cầu dệt may toàn cầu tăng chậm 3.3% thay vì 7.4% như năm 2018. Thứ hai, xu thế kinh

doanh ngắn hạn, phòng thủ trước các diễn biến khó lường về chính sách thương mại quốc tế,

dẫn tới khó tối ưu kế hoạch và chi phí cho doanh nghiệp dệt may.

-6

-4

-2

0

2

4

6

8

10

12

14 Toành ngành Công nghiêp

Khai khoáng

Công nghiêp chế biến, chế tạoSX&PP điên, khí đốt

-20

-10

0

10

20

30

40

50

Mar

-18

Jun

-18

Sep

-18

Dec

-18

Mar

-19

Jun

-19

Sep

-19

Dec

-19

Toàn ngànhKhai khoáng

Khai thác than

Dầu khí

Quặng kim loại

tanntk
Rectangle
tanntk
Typewriter
Research and Advisory Center
Page 4: VIETNAM ECONOMICS UPDATE · Tính chung cả năm, diện tích và sản lượng lúa giảm 1.3% và 1.7% trong khi giá lúa xuất khẩu trung bình của Việt nam giảm

Page | 4 SSI - RETAIL RESEARCH & INVESTMENT ADVISORY

Nhiều đầu tàu chạy chậm lại đã làm giảm tốc toàn ngành Chế biến chế tạo

Tăng trưởng hàng quý một số ngành thuộc CBCT

Năm 2019 chứng kiến sự “xâm lấn” của xe ô tô nhập khẩu nguyên chiếc

Bán hàng xe ô tô hàng tháng

Nguồn: Tổng cục tống kê Nguồn: VAMA

Các ngành công nghiệp có tỷ trọng lớn (Sản phẩm điện tử, Xe có động cơ, Dệt may) và ngành vốn có

tăng trưởng rất cao (Dầu mỏ tinh chế, Kim loại) tăng trưởng chậm lại đã ảnh hưởng đến toàn ngành

công nghiệp chế biến chế tạo. Điểm tích cực là phần lớn các ngành công nghiệp khác vẫn có tăng

trưởng ổn định như:

(i) Sản xuất đồ uống quý 4 tăng 10.3% (cùng kỳ tăng 7.2%)

(ii) Dệt tăng 12.3% (cùng kỳ tăng 12.7%)

(iii) Sản xuất da và sản phẩm tăng 13.4% (cùng kỳ tăng 11.9%)

(iv) Chế biến gỗ tăng 11.9% (cùng kỳ tăng 11.3%)

(v) Giấy và sản phẩm tăng 12.7% (cùng kỳ tăng 17.4%)

(vi) Sản phẩm từ cao su & plastic tăng 12.9% (cùng kỳ tăng 3.1%)

(vii) Sản phẩm nội thất (giường tủ bàn ghế) tăng 12.9% (cùng kỳ tăng 19.1%)

Tăng trưởng chậm lại của ngành Công nghiệp chế biến chế tạo có mối liên hệ lớn đến hoạt động của

khối FDI. Xuất khẩu của khối FDI trong năm 2019 chỉ tăng 4.2% (năm 2018 tăng 12.4%), ngược lại,

xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước tăng mạnh 17.7% (năm 2018 tăng 15.4%). Trong xuất

khẩu của khối FDI, xuất khầu dầu thô giảm 7.8% và xuất khẩu các hàng hóa khác tăng 4.4%.

Nhiều ngành công nghiệp vẫn duy trì tăng trưởng ổn định tích cực

Tương quan tăng trưởng 2018 và 2019

Tăng trưởng chậm lại của ngành công nghiệp có mối liên hệ lớn đến khối FDI

Tăng trưởng xuất khẩu lũy kế hàng tháng

Nguồn: Tổng cục tống kê Nguồn: Tổng cục hải quan

Ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng trưởng thấp trong quý 4 cho thấy sự phụ thuộc vào một vài

doanh nghiệp FDI lớn như Samsung (điện thoại), Formosa (thép), Lọc hóa dầu Nghi sơn (dầu mỏ tinh

-40

-20

0

20

40

60

80

100

120

05

1015202530354045

Mar

-18

Jun

-18

Sep

-18

Dec

-18

Mar

-19

Jun

-19

Sep

-19

Dec

-19

Toàn ngànhCBCT

Kim loại

Sản phẩm điên tử

Xe có động cơ

May mặc

Dầu mỏ tinh chế (phải)

-

5

10

15

20

25

2015 2016 2017 2018 2019

Ngh

ìn c

hiế

c

Xe lắp trong nước Xe nhập khẩu nguyên chiếc

0

5

10

15

20

Toànngành

Đồ uống

Dêt Da Gỗ Giấy Cao suPlastic

Nội thất

Quý 4 2018 Qúy 4 2019

-30%

-10%

10%

30%

50%

Khối FDI Khối trong nước

tanntk
Rectangle
tanntk
Typewriter
Research and Advisory Center
Page 5: VIETNAM ECONOMICS UPDATE · Tính chung cả năm, diện tích và sản lượng lúa giảm 1.3% và 1.7% trong khi giá lúa xuất khẩu trung bình của Việt nam giảm

Page | 5 SSI - RETAIL RESEARCH & INVESTMENT ADVISORY

chế) mang đến nhiều rủi ro cho tăng trưởng. Sự sụt giảm của các doanh nghiệp này phần lớn đến từ

nguyên nhân khách quan là thị trường tiêu thụ, nhưng cũng không loại trừ nguyên nhân chủ quan là

thay đổi chiến lược đầu tư. Việc hoạch định và dự báo kinh tế Việt nam vì vậy cũng trở nên phức tạp.

Với điện thoại và lọc hóa dầu, việc can thiệp chính sách sẽ ít hiệu quả. Nhưng thép và sản xuất xe có

động cơ có thể hỗ trợ bằng nhiều biện pháp. Ngoài dự án Formosa, năm 2020 dự án thép Hòa Phát

Dung Quất sẽ đi vào hoạt động nên rất cần các biện pháp phòng hộ với thép Trung Quốc hay xúc tiến

thương mại với các nước ASEAN (thị trường chính của thép xuất khẩu Việt nam). Giải ngân đầu tư

công tăng tốc cũng sẽ làm tăng nhu cầu tiêu thụ thép và các vật liệu xây dựng khác.

Sản xuất và phân phối điện tăng chậm

GDP Sản xuất & Phân phối điện, khí đốt quý 4 tăng thấp, 7.6%. Sản lượng điện sản xuất có tăng nhưng

tốc độ tăng ngày một chậm lại, tháng 12 chỉ còn tăng 3.9%, thấp nhất 15 tháng (cùng kỳ tăng 11.5%).

Ngoài vấn đề thời tiết, thời vụ, nhu cầu tiêu thụ cũng đã các tác động đến sản xuất của ngành. Điện

thương phẩm năm 2019 đạt 209 tỷ kWh, tăng 8,87% (năm 2018 tăng 10.47%). Sản xuất điện năng và

ngành công nghiệp có mối quan hệ khá tương đồng và cùng tăng chậm lại trong các tháng cuối năm

2019, một chỉ báo cần lưu tâm trong các quý đầu năm 2019.

Ngành công nghiệp tăng trưởng chậm lại được phản ánh qua lượng điện sản xuất

Tương quan điện sản xuất và chỉ số công nghiệp

Khác biệt với các năm trước, tăng trưởng điện thương phẩm giảm nhanh trong các tháng cuối năm 2019

Tăng trưởng điện thương phẩm YTD YoY%

Nguồn: Tổng cục tống kê Nguồn: EVN

Xây dựng tăng cao, nhưng có thực chất?

GDP Xây dựng quý 4 tăng rất cao, 10.3%. Là ngành có giá trị lớn thứ 4 trong nền kinh tế nên tăng

trưởng của ngành Xây dựng có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng chung. Số liệu từ

Tổng cục thống kê về ngành Xây dựng không còn chi tiết nên không thể phân tích sâu hơn về cấu

thành tăng trưởng, tuy nhiên số liệu tiêu thụ xi măng và sắt thép từ các Hiệp hội lại cho một bức tranh

tương phản.

Theo Hiệp hội thép, sản lượng tiêu thụ thép trong nước 2 tháng đầu quý 4 là 3.2 triệu tấn, tăng 3.7% so

với cùng kỳ, thấp hơn mức tăng của quý 2 và quý 3 là 20% và 8.4%. Còn theo Hiệp hội xi măng, tiêu

thụ xi măng trong nước đã có dấu hiệu chững lại từ nửa cuối năm. Tiêu thụ xi măng cho thị trường nội

địa năm 2019 ước tính chỉ tăng 1% so với năm 2018 (năm 2017 và 2018 tăng lần lượt 3% và 9%).

-5.0

0.0

5.0

10.0

15.0

20.0

2015 2016 2017 2018 2019

Tăng trưởng sản lượng điện sản xuất

Chỉ số công nghiêp

6.0%

8.0%

10.0%

12.0%

14.0%Fe

b-1

5

Jun

-15

Oct

-15

Feb

-16

Jun

-16

Oct

-16

Feb

-17

Jun

-17

Oct

-17

Feb

-18

Jun

-18

Oct

-18

Feb

-19

Jun

-19

Oct

-19

tanntk
Rectangle
tanntk
Typewriter
Research and Advisory Center
Page 6: VIETNAM ECONOMICS UPDATE · Tính chung cả năm, diện tích và sản lượng lúa giảm 1.3% và 1.7% trong khi giá lúa xuất khẩu trung bình của Việt nam giảm

Page | 6 SSI - RETAIL RESEARCH & INVESTMENT ADVISORY

Dù cùng kỳ ngành Xây dựng đã có mức tăng trưởng cao, quý 4 2019 ngành vẫn tăng mạnh…

Tăng trưởng ngành Xây dựng qua các quý

… tuy nhiên, tiêu thụ thép xây dựng và xi măng lại tăng chậm trong nửa cuối năm

Tăng trưởng tiêu thụ nội địa lũy kế

Nguồn: Tổng cục thống kê Nguồn: Hiệp hội Thép, Hiệp hội Xi măng

Những ngành tỷ trọng lớn của Dịch vụ cũng tăng cao bất ngờ

Dịch vụ đạt mức tăng trưởng rất ấn tượng trong quý 4 nhờ các ngành lớn như Bán buôn bán lẻ tăng

9.82%, Tài chính ngân hàng bảo hiểm tăng 9.26%, Vận tải kho bãi tăng 10.86%. Ngành Bất động sản

và Lưu trú ăn uống có mức tăng trưởng khiêm tốn, 4.87% và 7.4% nhưng đây cũng là mức tăng cao

nhất trong 4 quý. Mặc dù tăng cao, độ tin cậy của một số số liệu thành phần cần phải được xem xét kỹ.

Các cấu thành tỷ trọng lớn đều tăng trưởng vượt trội đã kéo tăng trưởng ngành Dịch vụ

Tăng trưởng hàng quý một số cấu thành dịch vụ

5 ngành lớn chiếm tới 70% tỷ trọng của lĩnh vực Dịch vụ

Cấu thành lĩnh vực dịch vụ 2019

Nguồn: Tổng cục thống kê Nguồn: Tổng cục thống kê

Bán buôn bán lẻ có tỷ trọng lớn nhất trong lĩnh vực Dịch vụ (chiếm 25%) và đứng thứ 3 trong GDP

(chiếm 10%) nên sự cải thiện nhanh của Bán buôn bán lẻ cũng có tác động như ngành Xây dựng. GDP

Bán buôn bán lẻ tăng cao nhưng Chỉ số bán lẻ (đã trừ lạm phát) vào cuối quý 4 chỉ dừng lại ở 9.2%,

tương đương 9 tháng và thấp hơn so với cùng kỳ là 9.4%. Tốc độ bán xe ô tô chậm lại cũng là một dấu

hiệu cho thấy sức cầu tiêu dùng không có cải thiện nào đáng kể trong quý 4.

Kinh doanh Bất động sản quý 4 tăng 4.87%, kéo cả năm tăng 4.6%, cao hơn so với năm 2018 là 4.3%.

Thực tế thì năm 2019 khó có thể coi là một năm khởi sắc của thị trường bất động sản do các vướng

mắc về thủ tục pháp lý đã làm giảm nguồn cung mới trong khi các quy định về an toàn vốn đã siết chặt

hơn nguồn tín dụng cho vay bất động sản.

9.810.32

8.5

9.2

8.3

9.1

6.5

7.5

8.5

9.5

10.5

Xây dựng hàng quý Xây dựng lũy kế

-10%

-5%

0%

5%

10%

15%

20%

Xi măng Thép xây dựng

3.5

4.5

5.5

6.5

7.5

8.5

9.5

10.5Toàn ngành Dịch vụ

Bán buôn, bán lẻ

Vận tải, kho bãi

Lưu trú và ăn uống

Tài chính, ngânhàng

Bất động sản

Bán buôn bán lẻ25%

Tài chính, ngân hàng

15%Bất

động sản 12%

Lưu trú ăn uống

10%

Vận tải, kho bãi

8%

Khác30%

tanntk
Rectangle
tanntk
Typewriter
Research and Advisory Center
Page 7: VIETNAM ECONOMICS UPDATE · Tính chung cả năm, diện tích và sản lượng lúa giảm 1.3% và 1.7% trong khi giá lúa xuất khẩu trung bình của Việt nam giảm

Page | 7 SSI - RETAIL RESEARCH & INVESTMENT ADVISORY

Chỉ số bán lẻ và doanh số bán xe ô tô thương mại không có cải thiện trong quý 4/2019

Tăng trưởng xe bán và chỉ số bán lẻ hàng tháng

Ngành ngân hàng tài chính và bất động sản đều vươn lên mức cao nhất 10 năm (?)

Tương quan tăng trưởng GDP ngành và tín dụng

Nguồn: Tổng cục thống kê, VAMA Nguồn: Tổng cục thống kê, NHNN

Một tín hiệu có thể lạc quan trong lĩnh vực Dịch vụ là ngành Lưu trú ăn uống, tương ứng là sự đi lên

của Du lịch. Lượng khách quốc tế đến Việt nam đã có sự cải thiện rõ nét trong nửa cuối năm nhờ sự

trở lại của khách Trung Quốc. Đây là tiền đề tốt để duy trì được tăng trưởng cao khi bước sang năm

2020. Việc mở thêm các tuyến bay mới rõ ràng có kết quả tích cực đến thu hút khách Nhật bản, Đài

Loan, và Thailand. Ngược lại, chính sách miễn thị thực với một số quốc gia Châu Âu là chưa đủ để đẩy

nhanh lượng khách đến từ khu vực này.

Khách Trung Quốc tăng trở lại là một tín hiệu tích cực cho ngành du lịch Việt nam

Tăng trưởng hai nhóm khách lớn nhất

Th đường bay giúp thu hút khách Châu Á, miễn thị thực là chưa đủ để thu hút khách Châu Âu

Tương quan tăng trưởng các nhóm khách lớn

Nguồn: Tổng cục thống kê Nguồn: Tổng cục thống kê

Như vậy từ các số liệu từ phía cung, có một vấn đề cần lưu ý như sau:

(i) Tăng trưởng quý 4 mặc dù là khả quan nhưng Nông nghiệp và Công nghiệp đang tăng trưởng

chậm lại. Nông nghiệp có thể sẽ cải thiện khi thời tiết sang năm 2020 bớt khô hạn nhưng Công

nghiệp, đặc biệt là Công nghiệp chế biến chế tạo do phụ thuộc vào khối FDI và thị trường xuất

khẩu nên sẽ vẫn còn khó khăn.

(ii) Để kích thích ngành công nghiệp chế biến chế tạo rất cần có những giải pháp hỗ trợ kịp thời từ

phía nhà nước, bao gồm chính sách bảo hộ sản xuất trong nước, xúc tiến xuất khẩu, đẩy nhanh

đầu tư công, khuyến khích phát triển khối kinh tế tư nhân.

(iii) Xây dựng và Dịch vụ tăng trưởng cao nhưng chất lượng số liệu cần phải xem xét. Không có

nhiều số liệu chi tiết để kiểm chứng được độ xác thực từ các số liệu độc lập thì có thể thấy một

bức tranh có phần trung tính hơn của 2 ngành này.

4%

5%

6%

7%

8%

9%

10%

11%

12%

-20%

0%

20%

40%

60%

80%

Feb

-15

Sep

-15

Ap

r-1

6

No

v-1

6

Jun

-17

Jan

-18

Au

g-1

8

Mar

-19

Oct

-19

Tăng trưởng xe bán (lũy kế)

Chỉ số bán lẻ (lũy kế)

0

5

10

15

20

25

30

35

40

0

2

4

6

8

10

20

09

20

10

20

11

20

12

20

13

20

14

20

15

20

16

20

17

20

18

20

19

Tăng trưởng ngành ngân hàng TCBH

Tăng trưởng Kinh doanh BĐS

Tăng trưởng tín dụng

-10

10

30

50

70

Feb

-16

May

-16

Au

g-1

6

No

v-1

6

Feb

-17

May

-17

Au

g-1

7

No

v-1

7

Feb

-18

May

-18

Au

g-1

8

No

v-1

8

Feb

-19

May

-19

Au

g-1

9

No

v-1

9

Tổng số Hàn Quốc Trung Quốc

-1000

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000

-10

0

10

20

30

40

50

60

Lượt khách 2019 2016 2017 2018 2019

tanntk
Rectangle
tanntk
Typewriter
Research and Advisory Center
Page 8: VIETNAM ECONOMICS UPDATE · Tính chung cả năm, diện tích và sản lượng lúa giảm 1.3% và 1.7% trong khi giá lúa xuất khẩu trung bình của Việt nam giảm

Page | 8 SSI - RETAIL RESEARCH & INVESTMENT ADVISORY

Năm 2019 đạt tăng trưởng xấp xỉ 2018 nhưng cấu thành tăng trưởng đã có sự thay đổi lớn khi Công nghiệp CBCT và Nông

nghiệp giảm sút. Khai khoáng cải thiện nhưng không bền vững. Nhiều ngành Dịch vụ và Xây dựng có thực sự cải thiện hay

không vẫn là một dấu hỏi.

Cấu thành tăng trưởng GDP năm 2018 và 2019

Nguồn: Tổng cục thống kê

TỔNG CẦU

Tiêu dùng và đầu tư

Tiêu dùng cuối cùng năm 2019 tăng 7.23%, có cải thiện nhẹ so với năm 2018 là 7.17%. Tuy vậy thành

tố chính thuộc tiêu dùng cuối cùng lại không ủng hộ cho sự cải thiện này. Chỉ số bán lẻ (đã trừ lạm

phát) năm 2019 tăng 9.2% trong khi 2018 tăng 9.4%. Tăng trưởng tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm

2019 cũng giảm xuống 10.2% (2018 là 11.2%). Tích lũy tài sản tiếp tục giảm tốc, cả năm đạt 7.91%,

mức thấp nhất nhiều năm.

Tiêu dùng cuối cùng có cải thiện nhẹ nhưng cả bán lẻ và đầu tư đều tăng chậm lại

Tương quan tăng trưởng qua các năm

Tích lũy tài sản giảm tốc

Tăng trưởng tích lũy tài sản qua các năm

Nguồn: Tổng cục thống kê Nguồn: Tổng cục thống kê

Tăng trưởng vốn đầu tư toàn xã hội giảm so với 2018 do cấu thành nhà nước và FDI tăng chậm.

Ngược lại, khối Tư nhân tăng tới 17.3%, dù có thấp hơn chút ít so với 2018 (18.5%) nhưng vẫn là mức

rất cao so với trung bình những năm trước đó.

0

100

200

300

400

500

600

700

800

(4.0)

(2.0)

-

2.0

4.0

6.0

8.0

10.0

12.0

14.0

Ngh

ìn t

ỷ V

ND

Giá trị 2019 Tăng trưởng 2018 Tăng trưởng 2019 GDP 2018 GDP 2019

6

7

8

9

10

11

12

13

2014 2015 2016 2017 2018 2019

Tiêu dùng cuối cùng

Chỉ số bán lẻ (trừ LP)

Tăng trưởng vốn đầu tư toàn XH 7

7.5

8

8.5

9

9.5

10

2014 2015 2016 2017 2018 2019

tanntk
Rectangle
tanntk
Typewriter
Research and Advisory Center
Page 9: VIETNAM ECONOMICS UPDATE · Tính chung cả năm, diện tích và sản lượng lúa giảm 1.3% và 1.7% trong khi giá lúa xuất khẩu trung bình của Việt nam giảm

Page | 9 SSI - RETAIL RESEARCH & INVESTMENT ADVISORY

Tăng trưởng đầu tư của khối tư nhân không cùng chiều với xu hướng tăng trưởng tín dụng cho thấy

khả năng huy động vốn tốt của khối tư nhân qua thị trường vốn và các kênh huy động khác. Điều này

cũng góp phần kiểm soát tăng trưởng tín dụng, giúp duy trì ổn định cho hệ thống ngân hàng và ổn định

vĩ mô.

Đầu tư của khối tư nhân đạt tăng trưởng cao vượt trội so với các khối khác

Tương quan tăng trưởng các cấu thành đầu tư

Vốn đầu tư của khối tư nhân không hoàn toàn phụ thuộc vào tín dụng

Tương quan tăng trưởng qua các năm

Nguồn: Tổng cục thống kê Nguồn: Tổng cục thống kê, NHNN

Xuất nhập khẩu

Xuất khẩu hàng hóa cũng chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của khối trong nước. Năm 2019 xuất khẩu

của khối trong nước tăng 17.7%, cao hơn nhiều khối FDI là 4.2%. Do tỷ trọng của khối FDI vẫn rất lớn,

chiếm gần ¾ tổng giá trị xuất khẩu nên tăng trưởng xuất khẩu chung cả năm vẫn giảm xuống 8.1%

(năm 2018 là 13.2%).

Xuất siêu hàng hóa của năm 2019 đạt mức kỷ lục 10 tỷ USD, tăng 42%. Trong đó khối FDI xuất siêu

35.8 tỷ USD, tăng 17% (năm 2018 tăng 35%), khối trong nước nhập siêu 25.9 tỷ USD, tăng 9.7% (năm

2018 tăng 19%).

Khối trong nước thường xuyên nhập siêu (ngược với FDI là xuất siêu) nên tăng trưởng xuất khẩu cao

của khối trong nước đã kìm lại đà tăng nhập siêu, từ đó làm tăng tổng xuất siêu ngay cả khi tăng

trưởng xuất khẩu của khối FDI chậm lại.

Xuất khẩu của khối trong nước đang gia tăng đều và cao, ngược với khối FDI

Tương quan tăng trưởng xuất khẩu

Khối trong nước gia tăng xuất khẩu là một nguyên nhân giúp tăng tổng xuất siêu

Tương quan tăng trưởng XNK và giá trị XNS

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Hải quan Nguồn: Tổng cục Thống kê, Hải quan

Trong các nhóm hàng hóa xuất khẩu của năm 2019, khối trong nước nổi lên với nhóm hàng công

nghiệp như máy móc thiết bị, sản phẩm điện tử và đặc biệt là điện thoại. Xuất khẩu điện thoại của khối

trong nước năm 2019 tăng đột biến hơn 10 lần so với cùng kỳ. Như vậy sự vươn lên của khối tư nhân

đã mang lại kết quả tức thì cho tăng trưởng, cơ cấu kinh tế và ổn định vĩ mô.

0.0

5.0

10.0

15.0

20.0

Tổng vốn ĐTPT

Ngân sáchNN

Dân cư & Tư nhân

FDI

9.0

11.0

13.0

15.0

17.0

19.0

2014 2015 2016 2017 2018 2019

Tăng trưởng vốn đầu tư tư nhân

Tăng trưởng tín dụng

-30%

-10%

10%

30%

50%

Tổng XK Khối trong nước Khối FDI -50%

-40%

-30%

-20%

-10%

0%

10%

20%

30%

-4

-2

0

2

4

6

8

10

2015 2016 2017 2018 2019

Tỷ U

SD

Xuất/Nhập siêu FDI

Xuất/nhập siêu

Xuất nhập siêu KTN

TT XK KTN

TT NK KTN

tanntk
Rectangle
tanntk
Typewriter
Research and Advisory Center
Page 10: VIETNAM ECONOMICS UPDATE · Tính chung cả năm, diện tích và sản lượng lúa giảm 1.3% và 1.7% trong khi giá lúa xuất khẩu trung bình của Việt nam giảm

Page | 10 SSI - RETAIL RESEARCH & INVESTMENT ADVISORY

Những mặt hàng điện tử, điện thoại truyền thống của khối FDI tăng chậm/giảm

Top nhóm hàng xuất khẩu của khối FDI

Trong khi đó khối trong nước lại vươn lên ở các nhóm hàng công nghiệp, điện tử

Top 9 mặt hàng XK khối trong nước (điện thoại thứ 10)

Nguồn: Tổng cục Hải quan Nguồn: Tổng cục Hải quan

Xuất khẩu dịch vụ cũng có tăng trưởng tương đối tốt, 12.6%, giảm nhẹ so với 2018 nhưng cao hơn

nhiều các năm 2016, 2017 (8.9% và 7%). Đóng góp chính cho xuất khẩu dịch vụ là Du lịch, chiếm 71%

tỷ trọng và có tăng trưởng cao nhất, 17.4%. Nhập khẩu du lịch, ngược lại, tăng thấp, 4.1%. Nhìn ở góc

độ tích cực thì ngành du lịch của Việt nam đã có chuyển biến và giúp không chỉ thu hút khách du lịch

quốc tế mà còn chính khách trong nước. Tuy nhiên nếu nhìn ở góc độ tiêu cực thì đây cũng là một chỉ

báo cho thấy sức cầu tiêu dùng của người Việt nam ít có cải thiện.

Nhập siêu Dịch vụ năm 2019 là 2.47 tỷ USD, giảm 32%, trong đó nhập siêu chủ yếu là dịch vụ vận tải,

6.1 tỷ USD, tăng 3% trong khi đó Du lịch xuất siêu 5.68 tỷ USD, tăng 31%.

Giảm nhập siêu dịch vụ nhờ Du lịch cùng gia tăng xuất siêu hàng hóa nhờ khối trong nước đã giúp tổng

xuất siêu hàng hóa và dịch vụ của năm 2019 đạt 7.46 tỷ USD, tăng 2.2 lần so với năm 2018. Đây là

minh chứng cho thấy chính sách phát triển du lịch và kinh tế tư nhân đang đi đúng hướng.

Xuất khẩu du lịch có tăng trưởng cao đã giúp gia tăng xuất siêu du lịch

Tương quan tăng trưởng và xuất siêu DL hàng quý

Khối trong nước và du lịch đã có đóng góp tích cực cho tăng trưởng và xuất siêu

Tổng giá trị xuất/nhập siêu hàng hóa & dịch vụ

Nguồn: Tổng cục thống kê Nguồn: Tổng cục thống kê, Hải quan

Tóm lại, các số liệu tăng trưởng của quý 4 và cả năm 2019 cho thấy một bức tranh đa dạng và tương

phản dù gam mầu chung có phần tươi sáng. Chính sách ổn định vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng trong

những năm qua về cơ bản đã mang lại kết quả tích cực, tạo tiền đề cho kinh tế Việt nam tăng tốc.

Hướng đến mục tiêu 8% và thậm chí cao hơn là 10%, ngoài việc duy trì những chính sách đã được

chứng minh là đúng, Việt nam vẫn cần thêm nhiều chính sách để khơi thông và phát triển nguồn lực,

tạo thêm các động lực tăng trưởng mới.

-

10

20

30

40

50

-40%

-20%

0%

20%

40%

Điên thoại

SP điên tử

Dêt, may

Máy móc, thiết

bị

Giàydép

PT vận tải

Gỗ và sản

phẩm gỗ

Máy ảnh, quay phim

Xơ, sợi

Tỷ U

SD

GT 2019 Dec-17 Dec-18 Nov-19

-

5

10

15

-20%

30%

80%

130%

180%

Dêt, may

Thủy sản

Gỗ và SP

Giàydép

SP điên tử

Rau quả

Hạt điều

Máymóc

Gạo

Tỷ U

SD

GT 2019 Dec-17 Dec-18 Nov-19

0

0.5

1

1.5

2

-5

0

5

10

15

20

25

Mar

-17

Jun

-17

Sep

-17

Dec

-17

Mar

-18

Jun

-18

Sep

-18

Dec

-18

Mar

-19

Jun

-19

Sep

-19

Dec

-19

Tỷ U

SD

Xuất siêu

Tăng trưởng XK

Tăng trưởng NK

(10)

(8)

(6)

(4)

(2)

-

2

4

6

8

10

2015 2016 2017 2018 2019

Tỷ U

SD

tanntk
Rectangle
tanntk
Typewriter
Research and Advisory Center
Page 11: VIETNAM ECONOMICS UPDATE · Tính chung cả năm, diện tích và sản lượng lúa giảm 1.3% và 1.7% trong khi giá lúa xuất khẩu trung bình của Việt nam giảm

Page | 11 SSI - RETAIL RESEARCH & INVESTMENT ADVISORY

Tận dụng sức cầu trong nước chỉ là giải pháp trước mắt, trong dài hạn Việt nam phải xác định chỉ có thị

trường toàn cầu mới có thể tạo ra tăng trưởng cao và bền vững. Tăng trưởng thế giới có thể chậm lại,

xu hướng toàn cầu hóa có thể thoái trào, Việt nam vẫn phải tìm mọi cách để tăng nhanh năng lực cạnh

tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu. Bên cạnh chính sách từ trung ương, các địa phương cũng phải

nỗ lực tự tìm hướng đi riêng dựa trên những lợi thế sẵn có.

Thập kỷ vừa qua có nhiều dấu ấn đáng nhớ và đáng quên. Đáng quên là giai đoạn khó khăn xuất phát

từ những lý do rất chủ quan kéo dài hơn nửa đầu thấp kỷ. Đáng nhớ là những bài học rút ra từ xử lý

khủng hoảng và nỗ lực cải cách. Bài học đó là tài sản quý để tạo nên một thập kỷ mới sẽ chỉ còn những

dấu ấn đáng nhớ.

tanntk
Rectangle
tanntk
Typewriter
Research and Advisory Center
Page 12: VIETNAM ECONOMICS UPDATE · Tính chung cả năm, diện tích và sản lượng lúa giảm 1.3% và 1.7% trong khi giá lúa xuất khẩu trung bình của Việt nam giảm

WWW.SSI.COM.VN SAIGON SECURITIES INC. Member of the Ho Chi Minh Stock Exchange, Regulated by the State Securities Commission

HO CHI MINH CITY 72 Nguyen Hue Street, District 1 Ho Chi Minh City Tel: (848) 3824 2897 Fax: (848) 3824 2997 Email: [email protected]

HANOI 1C Ngo Quyen Street, Ha Noi City Tel: (844) 3936 6321 Fax: (844) 3936 6311 Email: [email protected]

THÔNG TIN LIÊN HÊ

Phân tích & Tư vấn đầu tư KHCN

Nguyễn Đức Hùng Linh (Mr.)

[email protected]

Khuyến cáo

Các thông tin, tuyên bố, dự đoán trong bản báo cáo này, bao gồm cả các nhận

định cá nhân, là dựa trên các nguồn thông tin tin cậy, tuy nhiên SSI không đảm

bảo sự chính xác và đầy đủ của các nguồn thông tin này. Các nhận định trong

bản báo cáo này được đưa ra dựa trên cơ sở phân tích chi tiết và cẩn thận, theo

đánh giá chủ quan của chúng tôi, là hợp lý trong thời điểm đưa ra báo cáo. Các

nhận định trong báo cáo này có thể thay đổi bất kì lúc nào mà không báo trước.

Báo cáo này không nên được diễn giải như một đề nghị mua hay bán bất cứ

một cổ phiếu nào. SSI và các công ty con; cũng như giám đốc, nhân viên của

SSI và các công ty con có thể có lợi ích trong các công ty được đề cập tới trong

báo cáo này. SSI có thể đã, đang và sẽ tiếp tục cung cấp dịch vụ cho các công

ty được đề cập tới trong báo cáo này. SSI sẽ không chịu trách nhiệm đối với tất

cả hay bất kỳ thiệt hại nào hay sự kiện bị coi là thiệt hại đối với việc sử dụng

toàn bộ hay bất kỳ thông tin hoặc ý kiến nào của báo cáo này.

SSI nghiêm cấm việc sử dụng, và mọi sự in ấn, sao chép hay xuất bản toàn bộ

hay từng phần bản Báo cáo này vì bất kỳ mục đích gì mà không có sự chấp

thuận của SSI.

tanntk
Rectangle
tanntk
Typewriter
Trung tâm Phân tích
tanntk
Rectangle
tanntk
Typewriter
SSI SECURITIES CORPORATION