conduongcoxua.files.wordpress.com · web viewi. thÔng tin chung vỀ cÁ nhÂn: 1. họ và tên:...

59
Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay Ứng dụng Bản Đồ Tư Duy trong Dạy và Học Sinh học. Trường THPT Trấn Biên 1 GV: Phạm Thị Phương Thảo LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành chuyên đề này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ của Quý Thầy Cô, các bạn đồng nghiệp và cả các em học sinh. Do đó, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến : BGH trường THPT Trấn Biên – Biên Hòa – Đồng Nai đã động viên, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện chuyên đề này. Quí Thầy Cô trong tổ Hóa – Sinh, các bạn đồng nghiệp ở trường THPT Trấn Biên đã góp ý, giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề. Các em học sinh đã tham gia tích cực. Do thời gian hạn chế nên trong trình bày chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được Quí Thầy Cô tham khảo, đóng góp ý kiến xây dựng, để nội dung chuyên đề được hoàn chỉnh và có thể mở rộng, giúp cho việc dạy - học của giáo viên - học sinh có hiệu quả hơn.

Upload: ngohuong

Post on 02-May-2018

213 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayỨng dụng Bản Đồ Tư Duy trong Dạy và Học Sinh học.

Trường THPT Trấn Biên 1 GV: Phạm Thị Phương Thảo

LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành chuyên đề này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ của Quý Thầy Cô, các bạn đồng nghiệp và cả các em học sinh. Do đó, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến :

BGH trường THPT Trấn Biên – Biên Hòa – Đồng Nai đã động viên, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện chuyên đề này.

Quí Thầy Cô trong tổ Hóa – Sinh, các bạn đồng nghiệp ở trường THPT Trấn Biên đã góp ý, giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề.

Các em học sinh đã tham gia tích cực.

Do thời gian hạn chế nên trong trình bày chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được Quí Thầy Cô tham khảo, đóng góp ý kiến xây dựng, để nội dung chuyên đề được hoàn chỉnh và có thể mở rộng, giúp cho việc dạy - học của giáo viên - học sinh có hiệu quả hơn.

lại tính hiệu quả của một số phương pháp học tập.

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayỨng dụng Bản Đồ Tư Duy trong Dạy và Học Sinh học.

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN:1. Họ và tên: PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO

2. Sinh ngày: 21/ 06/ 1981

3. Giới tính: Nữ

4. Địa chỉ: 103/8 KP I phường Tân Tiến Biên Hòa - Đồng Nai

5. Điện thọai: 0934.064.084

6. Chức vụ: Giáo viên

7. Đơn vị công tác: Trường THPT Trấn Biên

II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:

- Hoc vị: cử nhân

- Năm nhận bằng: 2003

- Chuyên ngành đào tạo: Sinh học.

III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy sinh học

- Số năm kinh nghiệm: Từ 2003.

- Các sáng kiến kinh nghiệm dã có trong những năm gần đây:

* Sử dụng môt số phương pháp dạy học trong Sinh học 10.

* Tổ chức họat động nhóm trong dạy học Sinh học.

* Sử dụng phiếu học tập trong dạy học Sinh học.

Trường THPT Trấn Biên 2 GV: Phạm Thị Phương Thảo

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayỨng dụng Bản Đồ Tư Duy trong Dạy và Học Sinh học.

Đề tài:ỨNG DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY VÀ HỌC SINH HỌC.

A. TRÌNH BÀY ĐỀ TÀI.I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Cùng với việc đổi mới mục tiêu và nội dung dạy học, vấn đề đổi mới phương pháp

dạy học theo triết lý lấy người học làm trung tâm được đặt ra một cách bức thiết. Bản chất của dạy học lấy người học làm trung tâm là phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người học. Người học là chủ thể hoạt động chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ chứ không phải là “cái bình chứa kiến thức” một cách thụ động.

Trong thực tế hiện nay, nhiều học sinh chưa biết cách học, mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc, thuộc nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm, hoặc không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan với nhau. Với đặc trưng riêng của môn Sinh học: môn học nghiên cứu đối tượng sống bao gồm: nghiên cứu các đặc điểm cấu tạo, các quá trình sinh lí, hóa sinh, các mối quan hệ giữa các tổ chức sống với nhau và với môi trường, sự vận động của thế giới sống qua không gian và thời gian, thì phương pháp chuyển tải bằng sơ đồ thường mang lại hiệu quả cao.

Trong giảng dạy GV cũng đã lập bảng biểu, vẽ sơ đồ, biểu đồ,… và cả lớp có chung cách trình bày giống như cách của GV, chứ không phải do HS tự xây dựng theo cách hiểu của mình, hơn nữa, các bảng biểu đó chưa chú ý đến hình ảnh, màu sắc và đường nét.

Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình. Vì vậy việc sử dụng bản đồ tư duy (BĐTD) trong dạy- học sẽ dần hình thành cho HS tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học, tất cả HS tham gia xây dựng bài một cách hào hứng, giúp học sinh học tập một cách chủ động, tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não, …

Việc ứng dụng BĐTD kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác như vấn đáp gợi mở, thuyết trình, họat động nhóm… có tính khả thi cao góp phần đổi mới PPDH.

Mặt khác đổi mới phương pháp dạy và học xưa nay thường gắn nhiều với khoa học công nghệ, đòi hỏi hạ tầng cơ sở vật chất tốt. Những điều kiện này lại thường khó thực hiện ở vùng sâu vùng xa, nơi kinh tế còn nhiều khó khăn. Với BĐTD, nhiều trường học ở các tỉnh vùng sâu, vùng cao vẫn có thể áp dụng.

Trường THPT Trấn Biên 3 GV: Phạm Thị Phương Thảo

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayỨng dụng Bản Đồ Tư Duy trong Dạy và Học Sinh học.

Với những lý do trên dã đưa tôi đến chọn đề tài “ Ứng dụng Bản Đổ Tư Duy trong dạy và học Sinh học ”.

Trường THPT Trấn Biên 4 GV: Phạm Thị Phương Thảo

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayỨng dụng Bản Đồ Tư Duy trong Dạy và Học Sinh học.

II. CƠ SỞ LÍ LUẬN

1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học

- Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm

từng lớp học, môn học.

- Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

- Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.

2. Những xu hướng đổi mới phương pháp dạy học nói chung

- Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học . Chuyển trọng tâm

hoạt động từ giáo viên sang học sinh. Chuyển lối học từ thông báo tái hiện sang tìm tòi

khám phá .

- Phục vụ ngày càng tốt hơn hoạt động tự học và phương châm học suốt đời. Không chỉ

dạy kiến thức mà còn dạy cách học, trang bị cho học sinh phương pháp học tập,

phương pháp tự học.

- Tăng cường rèn luyện năng lực tư duy, khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống

thực tế. Chuyển từ lối học nặng về tiêu hóa kiến thức sang lối học coi trọng việc vận dụng

kiến thức.

- Cá thể hóa việc dạy học.

- Tăng cường sử dụng thông tin trên mạng, sử dụng tối ưu các phương tiện dạy học đặc biệt

là tin học và công nghệ thông tin vào dạy học.

- Từng bước đổi mới việc kiểm tra đánh giá, giảm việc kiểm tra trí nhớ đơn thuần, khuyến

khích việc kiểm tra khả năng suy luận, vận dụng kiến thức, sử dụng nhiều loại hình kiểm tra

thích hợp.

Trường THPT Trấn Biên 5 GV: Phạm Thị Phương Thảo

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayỨng dụng Bản Đồ Tư Duy trong Dạy và Học Sinh học.

III. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI. 1. Thuận lợi:

Giáo dục ngày càng được xã hội quan tâm, đầu tư về cơ sở vật chất, đổi mới về nội dung và phương pháp giảng dạy, đổi từ cách dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “phương pháp dạy – học tích cực”.

Bản thân được học tập đầy đủ các khóa tập huấn thay SGK, tham dự chuyên đề do Sở GD – ĐT tỉnh Đồng Nai tổ chức nhằm giúp cho GV tiếp cận tốt phương pháp mới. Tôi cũng cố gắng tìm đọc, sưu tầm nhiều tài liệu tham khảo.

Bên cạnh đó là sự quan tâm giúp đỡ tận tình của Ban Giám Hiệu nhà trường, quý đồng nghiệp và các em HS trong qúa trình thực hiện đề tài.

2. Khó khăn: Đa số HS không có một mục tiêu rõ ràng trong học tập, trong từng môn học, mục tiêu trong tương lai thấp. HS chấp nhận điểm số mình có được mà không nỗ lực cải thiện vươn lên.

Khi đặt mục tiêu học tập thì đa số HS không có một kế hoạch nào cụ thể về những công việc, mức độ công việc, thời gian thực hiện công việc để đạt được mục tiêu đó, đa số HS theo lối suy nghĩ “đến đâu hay đến đó”, chính điều này lại hình thành thói quen làm việc không có kế hoạch của các em sau này.

HS chưa có ý thức đọc bài trước ở nhà. Ở trường học học sinh chỉ được dạy “ học cái gì ” chứ không được dạy “ học như thế nào? ”.

IV. NỘI DUNG ĐỀ TÀI.1. Những bất lợi của việc ghi chú kiểu truyền thống:

Ghi chú kiểu truyền thống là ghi chú thành từng câu, thường từ trái sang phài, được tạo ra bằng cách tổng hợp các khái niệm quan trọng từ các đọan văn trong sách họac viết dưới dạng nhiều phần mục được đánh số và sắp xếp theo trình tự.

Mặc dù phương pháp ghi chú kiểu truyền thống là phương pháp chúng ta được dạy và được hầu hết các học sinh sử dụng nhưng hiệu quả dạy và học không cao. Tại sao?- Không giúp tiết kiệm thời gian: Vì trong 1 câu văn có 2 lọai từ:

Trường THPT Trấn Biên 6 GV: Phạm Thị Phương Thảo

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayỨng dụng Bản Đồ Tư Duy trong Dạy và Học Sinh học.

+ Từ khóa: chiếm khỏang 20-40% nhưng chứa gần 100% thông tin.+ Từ thứ yếu: chiếm khỏang 60-80% nhưng chứa ít thông tin. Kiểu ghi chú này vẫn chứa đựng những từ thứ yếu nhưng không cần thiết cho việc học Thời gian và cả trí nhớ bị lãng phí.

- Sử dụng nhiều từ thứ yếu, ít sử dụng màu sắc, hình ảnh… kết quả ghi nhớ thông tin kém, không rõ ràng, không tận dụng được trí tưởng tuợng.- Chưa tận dụng tối đa não bộ: không tận dụng chức năng của não phải( nhạy cảm với màu sắc, hình ảnh, tưởng tượng, hình dạng, nhịp điệu…) ,chỉ tận dụng chức năng nảo trái( xử lý về từ ngữ, tính tóan, đườn g nét…) khả năng ghi nhớ thông tin bị giảm.

2. Khái niệm bản đồ tư duy:- Bản đồ tư duy (BĐTD) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,… bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. - Bạn hãy tưởng tượng tới một chú bạch tuộc có thân ở giữa và những chiếc súc tua (vòi) xung quanh. Những chiếc tua này kiếm mồi nuôi sống toàn bộ cơ thể bạch tuộc. BĐTD gồm 1 vấn đề lớn đặt ở trung tâm và các nhánh ý tưởng toả ra xung quanh.- BĐTD có ở khắp mọi nơi trong cuộc sống, chỉ cần chúng ta chú ý: Một bông hoa với nhuỵ ở trung tâm và rất nhiều cánh vòng quanh. Một cây gỗ có những cành và lá tạo thành tán rộng….

3. Ưu điểm của BĐTD:- Kiến thức được trình bày cô đọng tổng quát, các nội dung được hệ thống liện kết với nhau, sử dụng hình ảnh, màu sắc sinh động, toàn bộ ý của sơ đồ có thể "nhìn thấy" phát huy tối đa tiềm năng tư duy, ghi nhớ của bộ não, giúp HS hiểu và nhớ lâu bài học, hỗ trợ hiệu quả các phương pháp dạy học.- Tiết kiệm thới gian vì nó chỉ tận dụng các từ khóa. - BĐTD là sơ đồ mở, việc thiết kế không yêu cầu khắt khe chi tiết như bản đồ địa lý, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ 1 kiểu khác nhau Kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của HS.

Trường THPT Trấn Biên 7 GV: Phạm Thị Phương Thảo

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayỨng dụng Bản Đồ Tư Duy trong Dạy và Học Sinh học.

- Phương tiện thiết kế bản đồ tư duy khá đơn giản, dễ tìm, kinh tế: giấy, bìa, bảng phụ, bút chì màu, phấn màu hoặc dùng phần mếm có thể vận dụng với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các trường hiện nay- Phát triển năng khiếu hội họa, sở thích mỗi người, được tự do chọn màu sắc, đường nét, tự sáng tác nên những BĐTD, thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày của từng cá nhân nên cáng yêu quý vá trân trọng “ tác phẩm trí tuệ” của mình.- Rèn luyện cách xác định chủ đề và phát triển ý chính, ý phụ một cách logic. - Sử dụng BĐTD trong dạy học nhóm đã phát huy được tính sáng tạo, tối đa hoá khả năng của mỗi cá nhân đồng thời kết hợp sức mạnh cá nhân thành sức mạnh tập thể để có thể giải quyết được các vấn đề một cách hiệu quả. BĐTD tạo cho mỗi thành viên cơ hội được giao lưu học hỏi và phát triển chính mình một cách hoàn thiện hơn. HS có thể tương tác với bạn học của mình và với GV. - Qua hoạt động thuyết trình BĐTD vừa biết rõ việc hiểu kiến thức của các em vừa là một cách rèn cho các em khả năng thuyết trình trước đông người, giúp các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn, đây cũng là một trong những điểm cần rèn luyện của học sinh nước ta hiện nay. - Mặt khác, dạy học bằng BĐTD giúp học sinh không nhàm chán về bài học mà luôn sôi nổi, hào hứng từ đầu đến cuối tiết học. Phương pháp này đặc biệt có ích trong việc củng cố kiến thức và rèn luyện, phát triển tư duy logic, năng lực cho học sinh, nhất là những học sinh khá, giỏi. Học sinh có thể tự học ở nhà rất hiệu quả, không tốn kém.

4. Các lọai bản đồ tư duy:a. BĐTD theo Đề Cương( BĐTD Tổng Quát)- Dạng BĐTD này mang 1 cái nhìn tổng quát về tòan bộ môn học- Chúng giúp HS có khái niệm về số lượng kiến thức HS phải chuẩn bị chi kì thi Nên tạo BĐTD theo Đề Cương cho mỗi môn học.b. BĐTD theo chương.- Đối với những chương ngắn khỏang 10- 12 trang, có thể tập trung tất cả các thông tin trên 1 BĐTD.- Đối với chương dài có thể cần 2- 3 trang BĐTD và đánh dấu các trang là : chương 1-1, chương 1-2, chương 1-3, ….c. BĐTD theo bài, đọan :- Mỗi BĐTD dùng để tóm tắt 1 bài hoặc 1 trích đọan trong sách.

Trường THPT Trấn Biên 8 GV: Phạm Thị Phương Thảo

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayỨng dụng Bản Đồ Tư Duy trong Dạy và Học Sinh học.

- Tiết kiệm thời gian ôn lại những thông tin cần thiết mà không cần đọc lại- Có thể vẽ những BĐTD tí hon trên giấy nhỏ và dán vào sách giáo khoa.

5. Một số hướng dẫn khi vẽ BĐTD:  *** Các bước vẽ BĐTD :- Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm:

* Quy tắc: + Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề. Một hình ảnh có thể diễn đạt được cả ngàn từ và giúp bạn sử dụng trí tưởng tượng của mình. hình ảnh càng hấp dẫn sẽ giúp chúng ta tập trung được vào chủ đề và làm cho não bộ họat động hưng phấn và làm việc hiệu quả hơn.+ Sử dụng màu sắc hợp lý. Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh, tạo cảm giác vui vẻ, sống động làm tăng khả năng sáng tạo của người dùng.+ Có thể bổ sung từ ngữ vào hình ảnh chủ đề nếu chủ đề không rõ ràng.- Bước 2: Vẽ các nhánh chính( cấp 1) đến hình ảnh trung tâm và vẽ thêm các tiêu đề phụ:

* Quy tắc:+ Các đường kẻ càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng được tô đậm hơn, dày hơn + Tiêu đề phụ được vẽ gắn liền với trung tâm+ Được viết bằng chữ in hoa nằm trên các nhánh dày để làm nổi bật+ Chỉ tận dụng các tứ khóa và hình ảnh trên mỗi nhánh. Mỗi từ/ảnh nên đứng độc lập và được nằm trên mỗi nhánh.- Bước 3: Nối các nhánh nhánh cấp hai đến các nhánh cấp một, nối các nhánh cấp ba đến nhánh cấp hai,.... bằng các đường kẻ và thêm các chi tiết hỗ trợ.

* Quy tắc:+. Khi chúng ta nối các đường với nhau, bạn sẽ hiểu và nhớ nhiều thứ hơn rất nhiều do bộ não của chúng ta làm việc bằng sự liên tưởng. + Luôn để các nhánh của BĐTD gấp khúc tự nhiên làm cho BĐTD cuốn hút và không bị nhàm chán.+ Chỉ nên tận dụng các từ khóa và hình ảnh.

Trường THPT Trấn Biên 9 GV: Phạm Thị Phương Thảo

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayỨng dụng Bản Đồ Tư Duy trong Dạy và Học Sinh học.

+ Các nhánh của 1 ý nên tỏa ra từ 1 điểm và có cùng 1 màu + Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm- Bước 4: Có thể thêm nhiều hình ảnh giúp các ý quan trọng thêm nổi bật và lưu vào trí nhớ tốt hơn..

*** Khái quát các bước vẽ BĐTD bằng phần mềm :B1. Mở phần mềm Bản đồ tư duyB2. Bắt đầu xây dựng một Bản đồ tư duy mớiB3. Thêm các chủ đề lớn nhỏB4. Thêm nhánh và sắp xếp nhánhB5. Phóng to, thu nhỏ. Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâmB6. Thêm tranh ảnhB7. Xem Bản đồ tư duy và inB8. Lưu Bản đồ tư duy dưới dạng ảnh

*** Cách ghi chép có hiệu quả trên BĐTD1) Dùng từ khóa và ý chính. 2) Viết cụm từ, không viết thành câu. 3) Dùng các từ viết tắt. 4) Có tiêu đề. 5) Đánh số các ý.6) Liên kết ý nên dùng nét đứt, mũi tên, số, màu sắc,… 7) Ghi chép nguồn gốc thông tin để có thể tra cứu lại dễ dàng. 8) Sử dụng màu sắc để ghi. 

6. Tóm tắt một số họat động dạy học trên lớp với BĐTD:- Hoạt động 1: Lập BĐTD. Mở đầu bài học, GV có thể cho HS lập BĐTD theo nhóm hay cá nhân với các gợi ý của GV.- Hoạt động 2: Báo cáo, thuyết minh về BĐTD. Cho một vài HS hoặc đại diện của các nhóm HS lên báo cáo, thuyết minh về BĐTD mà nhóm mình đã thiết lập.

Trường THPT Trấn Biên 10 GV: Phạm Thị Phương Thảo

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayỨng dụng Bản Đồ Tư Duy trong Dạy và Học Sinh học.

- Hoạt động 3: HS thảo luận, chỉnh sửa, hoàn thiện BĐTD. GV tổ chức cho HS thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện BĐTD về kiến thức của bài học. GV sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp HS hoàn chỉnh BĐTD, từ đó dẫn dắt đến kiến thức trọng tâm của bài học.- Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng một BĐTD. GV cho HS lên trình bày, thuyết minh về kiến thức thông qua một BĐTD do GV đã chuẩn bị sẵn (vẽ ở bảng phụ hoặc ở bìa), hoặc BĐTD mà các em vừa thiết kế và cả lớp đã chỉnh sửa, hoàn thiện.

7. Một số lưu ý khi ứng dụng BĐTD:- Trước khi vẽ BĐTD phải đọc thông tin trong từng đọan và thu thập các từ khóa bằng cách gạch chân, lọai bỏ những từ không mang nội dung, để có thể nhớ được nội dung tài liệu đã đọc giúp trí não làm việc tốt hơn là bước chuẩn bị lập BĐTD.- Bắt đầu ở trung tâm với một bức ảnh hay tên chủ đề và triển khai ra.- Sử dụng màu sắc, hình ảnh, ký hiệu, mật mã, mũi tên trong BĐTD một cách phù hợp - Nên chọn loại bút có nét thanh nhỏ, dễ nhìn, màu mực đừng quá đậm. Không nhất thiết phải dùng giấy to thì mới thể hiện các nhánh được rõ ràng. Giấy tập học sinh có những đường kẻ giúp canh được vị trí của các nhánh vì vậy càng dễ vẽ hơn. Ngoài ra cũng dễ dàng bảo quản và mang theo lên trường ôn bài. Nếu khéo léo có thể tóm tắt một bài học dài 3, 4 trang trên một trang giấy học trò. - Màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh. Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải sử dụng quá nhiều màu sắc. Bạn có thể chỉ cần dùng một hai màu nếu thích và muốn tiết kiệm thời gian.- Nếu thấy mất quá nhiều thời gian để tô đậm màu trong một nhánh, hãy thử gạch chéo, đánh dấu cộng, hay chấm bi trong đó? . Rất mới mẻ và tốn ít thời gian.- Vẽ nhiều nhánh cong hơn là đường thẳng để tránh sự buồn tẻ, tạo sự mềm mại, cuốn hút.- Sử dụng những từ ngữ cô đọng thể hiện thông tin. Nếu trên mỗi nhánh bạn viết đầy đủ cả câu thì như vậy bạn sẽ dập tắt khả năng gợi mở và liên tưởng của bộ não. Vì vậy, hãy nhớ trên mỗi nhánh chỉ viết một, hai từ khóa mà thôi. Khi đó, sẽ viết rất nhanh và khi đọc lại, não sẽ được kích thích làm việc để nối kết thông tin và nhờ vậy, thúc đẩy năng lực gợi nhớ và dần dần nâng cao khả năng ghi nhớ.

Trường THPT Trấn Biên 11 GV: Phạm Thị Phương Thảo

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayỨng dụng Bản Đồ Tư Duy trong Dạy và Học Sinh học.

- BĐTD là một sơ đồ mở nên không yêu cầu các nhóm HS có chung 1 kiểu BĐTD. Gv chỉ nên chỉnh sửa cho HS về mặt kiến thức, góp ý thêm về đường nét, màu sắc và hình thức( nếu cần)- Có thể vẽ chung trên một cuốn vở hoặc để thành các trang giấy rời, rồi kẹp thành một tập. Mỗi bài học được vẽ kiến thức trọng tâm trên một trang giấy giúp các em dễ ôn tập, xem lại kiến thức khi cần, chỉ cần rút tờ BĐTD của bài đó ra là các em nhanh chóng ôn lại kiến thức một cách dễ dàng- Nên thường xuyên sử dụng sơ đồ tư duy khi làm việc nhóm và hệ thống kiến thức đã học trong các môn học ở trường, đặc biệt là khi ôn tập cho các kỳ thi.- Sơ đồ tư duy cũng giúp HS và GV tiết kiệm thời gian làm việc ở nhà và trên lớp rất nhiều với các phần mềm sơ đồ tư duy trên máy có thể làm tại nhà.

V. VẬN DỤNG:

ỨNG DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG LĨNH HỘI KIẾN THỨC MỚI VÀ ÔN TẬP KHẮC SÂU KIẾN THỨC.

• GV, HS có thể sử dụng BĐTD để lĩnh hội tri thức mới, hệ thống hoá một vấn đề, một chủ đề, chương, ôn tập kiến thức…

• HS hoạt động nhóm thông qua BĐTD trên lớp học , hoặc hoạt động cá thể, ôn luyện tập ở nhà…

- Gv hướng dẫn cho HS làm quen với BĐTD bằng cách giới thiệu cho HS một số BĐTD cùng với sự dẫn dắt của giáo viên.

- Tập đọc, hiểu BĐTD sao cho bất kì HS nào nhìn vào BĐTD cũng có thể thuyết trình được nội dung 1 bài học, 1 chủ đề, 1 chương theo mạch logic nghiên cứu.

- Hướng dẫn cho HS thói quen ghi tư duy logic theo hình thức sơ đồ hóa trên BĐTD- Vẽ BĐTD theo nhóm hoặc từng cá nhân.

Trường THPT Trấn Biên 12 GV: Phạm Thị Phương Thảo

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayỨng dụng Bản Đồ Tư Duy trong Dạy và Học Sinh học.

BẢN ĐỒ TƯ DUY THEO ĐỌANMụcI: Cacbohidrat. (Bài 4: Cacbohidrat và Lipit- SGK Sinh học 10 cơ bản).

Trường THPT Trấn Biên 13 GV: Phạm Thị Phương Thảo

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayỨng dụng Bản Đồ Tư Duy trong Dạy và Học Sinh học.

BẢN ĐÒ TƯ DUY THEO BÀI

Bài 1: Gen , Mã di truyền và quá trình nhân đội ADN- SGK Sinh học 12 cơ bản).

Trường THPT Trấn Biên 14 GV: Phạm Thị Phương Thảo

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayỨng dụng Bản Đồ Tư Duy trong Dạy và Học Sinh học.

BẢN ĐÒ TƯ DUY THEO CHƯƠNG

Chương I. Đặc điểm chung của thế giới sống( SH 10 cơ bản)

BẢN SƠ ĐÒ TƯ DUY THEO CHỦ ĐỀ

Trường THPT Trấn Biên 15 GV: Phạm Thị Phương Thảo

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayỨng dụng Bản Đồ Tư Duy trong Dạy và Học Sinh học.

1. Tế bào nhân thực( Bài 8, 9, 10 SGK Sinh học 10 cơ bản)

Trường THPT Trấn Biên 16 GV: Phạm Thị Phương Thảo

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayỨng dụng Bản Đồ Tư Duy trong Dạy và Học Sinh học.

Trường THPT Trấn Biên 17 GV: Phạm Thị Phương Thảo

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayỨng dụng Bản Đồ Tư Duy trong Dạy và Học Sinh học.

2. Virus ( Bài 29, 30 SGK Sinh học 10 cơ bản)

Trường THPT Trấn Biên 18 GV: Phạm Thị Phương Thảo

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayỨng dụng Bản Đồ Tư Duy trong Dạy và Học Sinh học.

3. Hệ tuần hòan (Bài 18, 19 SGK Sinh học 11 cơ bản)

Trường THPT Trấn Biên 19 GV: Phạm Thị Phương Thảo

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayỨng dụng Bản Đồ Tư Duy trong Dạy và Học Sinh học.

4. Các dạng biến dị (Ôn tập chương I, Phần V- Sinh học 12 cơ bản)

Trường THPT Trấn Biên 20 GV: Phạm Thị Phương Thảo

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayỨng dụng Bản Đồ Tư Duy trong Dạy và Học Sinh học.

BÀI GIẢNG MINH HỌAKết hợp BĐTD với các phương pháp dạy học khác để lĩnh hội

kiến thức mới.PHẦN V- DI TRUYỀN HỌC

Chương I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊBài 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này, HS phải:

1.1. Mức chuẩn:- Nêu được khái niệm gen. Kể tên 2 lọai gen: gen điều hòa và gen cấu trúc.- Nêu được định nghĩa và các đặc điểm chung của mã di truyền.- Nêu được diễn biến chính của cơ chế nhân đôi ADN.

1.2. Mức trên chuẩn: a. Khá:

- Giải thích đặc điểm của mã di truyền.- Vai trò của bộ 3 mở đầu và kết thúc.- Nêu chiều enzim ADN- polymeraza di chuyển và chiều tổng hợp mạch mới.- Liệt kê các enzim tham gia và nguyên tắc của cơ chế nhân đôi ADN. - Từ mô hình nhân đôi ADN, mô tả được các bước của quá trình nhân đôi ADN

b. Giỏi:- Chứng minh mã di truyền là mã bộ 3.- Giải thích tại sao 1 mạch mới tổng hợp liên tục, mạch mới còn lại tổng hợp gián đọan.

2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát, tư duy, phân tích, tổng hợp và khái quát hóa, kĩ năng lập

bản đồ tư duy.3. Thái độ:

- Nhận thức được sự đa dạng của gen chính là sự đa dạng của sinh giới Hình thành ý thức bảo vệ môi trường, động- thực vật để bảo vệ nguồn gen.II. PHƯƠNG TIỆN

- Bảng 1, Hình 1.1, 1.2 SGK hoặc phim về cơ chế nhân đôi ADN.- Phiếu học tập

III. PHƯƠNG PHÁP - Hỏi đáp - tìm tòi bộ phận - Quan sát tìm tòi bộ phận- Thuyết trình - giảng giải.- Thảo luận nhóm.- Ứng dụng bản đồ tư duy.( Gv dạy tới đâu vẽ BĐTD đến đó)

Trường THPT Trấn Biên 21 GV: Phạm Thị Phương Thảo

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayỨng dụng Bản Đồ Tư Duy trong Dạy và Học Sinh học.

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY-HỌC:1. Ổn định lớp: Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số.2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra( bài đầu tiên).3. Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cơ bản* HỌAT ĐỘNG I : Tìm hiểu khái niệm genGV: Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm gen đã được học ở lớp 9 (?) Nêu khái niệm gen ? Cho VD?(?) Kể tên 1 số lọai gen?* HỌAT ĐỘNG II: Tìm hiểu về mã di truyền.GV : dẫn dắt khái niệm mã di truyền: TTDT được lưu trữ trong ADN dưới dạng mật mã là các nu gọi là mã DT và gen qui định cấu trúc protein. Vậy mã DT là gì?HS: trả lời.GV yêu cầu HS quan sát bảng 1/ 8 sgk và giới thiệu khái quát bảng mã DT.(?) Mã di truyền là mã bộ mấy ? HS: là mã bộ 3. (?) Thế nào là mã bộ 3? Có tất cả bao nhiêu mã bộ 3?HS: giải thích và trả lờiGV: nhận xét, bổ sung.(?) Tại sao mã di truyền là mã bộ ba ?HS: Nghiên cứu SGK mục II trang 7 trả lời câu hỏi, lớp nhận xét, bổ sung.GV: Nhận xét, giúp HS hoàn thiện kiến thức.(?) Có bao nhiêu bộ ba mã hóa 20 loại aa?HS: Có 61 bộ ba.GV: 3 bộ 3 còn lại làm nhiệm vụ gì?HS: qui định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.(?) Mã mở đầu là bộ ba nào? Nêu vai trò của mã mở đầu?HS: trả lời.(?) Nêu tóm tắt đặc điểm của mã di truyền?HS: Nghiên cứu mục II SGK / 8 trả lời GV: cho 1 đọan mARN yêu cầu HS đọc trình tự các bộ 3.HS: quan sát và trả lởi

I. GEN1. Khái niệm :- Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một chuỗi pôlipepetit hay một phân tử ARN.- Ví dụ: SGK- Gen gồm 2 lọai: gen ĐH, gen CT.II. MÃ DI TRUYỀN.1. Khái niệm: - Mã di truyền là trình tự các nucleôtit trong gen qui định trình tự các axit amin trong phân tử prôtêin.- Mã di truyền là mã bộ ba

- Có tất cả 43 = 64 bộ ba, trong đó:+ có 3 bộ kết thúc (không mã hóa aa.): UAA, UAG, UGA->qui định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.+ 1 bộ mở đầu: AUG: * khởi đầu dịch mã. * mã hóa aa mở đầu:

- metionin (SV nhân thực)- foocmin metionin (SV nhân sơ).

2. Đặc điểm của mã di truyền:- Mã di truyền được đọc từ 1 điểm xác định và liên tục trên từng bộ ba nuclêôtit theo chiều 5’- 3’ trên mARN.- Mã di truyền có tính phổ biến.

Trường THPT Trấn Biên 22 GV: Phạm Thị Phương Thảo

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayỨng dụng Bản Đồ Tư Duy trong Dạy và Học Sinh học.

GV: dựa vào bảng 1 sgk dẫn dắt để HS hiểu 3 đặc điểm còn lại của mã DT.

* HỌAT ĐỘNG III: Tìm hiểu quá trình nhân đôi ADN.GV: Treo tranh toàn bộ cơ chế tự nhân đôi của ADN để HS quan sát và đưa ra câu hỏi:(?) Quá trình nhân đôi ADN xảy ra ở đâu trong tế bào và vào thời gian nào trong chu kì tế bào?

Thảo luận nhóm:B1: Đặt vấn đề: Vậy quá trình nhân đôi ADN diễn ra ntn?B2: Chia nhómB3: Giao nhiệm vụ bằng phiếu học tậpB4: HS thảo luận, giải quyết nhiệm vụ được giao.B5: HS Báo cáo.B6: GV nhận xét, đánh giá hiệu quả họat động của các nhóm.Sau khi thảo luận nhóm xong GV đặt lần lượt các câu hỏi:(?) Nêu các nguyên tắc trong nhân đôi ADN? Giải thích các nguyên tắc đó?HS: Nêu 2 nguyên tắc......và giải thích.GV: nhận xétKL.(?) Liệt kê các lọai enzim trong nhân đôi ADN?HS: Liệt kê.GV: nhận xétKL.(?) Giải thích tại sao 1 mạch mới tổng hợp liên tục, 1 mạch tổng hợp gián đọan?HS: Giải thíchGV: nhận xétKL.

- Mã di truyền có tính đặc hiệu.- Mã di truyền có tính thoái hóa.

III. QÚA TRÌNH NHÂN ĐÔI AND(tái bản AND).1. Vị trí, thời gian- Vị trí: trong nhân tế bào tại các NST- Thời gian:diễn ra ở pha S(Kì trung gian) của chu kì tế bào, gđoạn chuẩn bị cho phân bào.

2. Cơ chế.Bước 1: Tháo xoắn ADN.Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới.Bước 3: Hai phân tử ADN mới được tạo thành.

* Các nguyên tắc trong nhân đôi ADN:- NTBS- Nguyên tắc bán bảo toàn

3. Ý nghĩaTruyền thông tin di truyền trong hệ gen từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, đảm bảo cho sự sống được duy trì liên tục, mỗi loài có một bộ gen đặc trưng và tương đối ổn định.

4. Củng cố:- Sự đa dạng của gen sự đa dạng của protêin sự đa dạng sinh giới. V6ạy để bảo vệ nguồn gen chúng ta có biện pháp gì? Liên hệ GD bảo vệ môi trường.5. BTVN:

Trường THPT Trấn Biên 23 GV: Phạm Thị Phương Thảo

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayỨng dụng Bản Đồ Tư Duy trong Dạy và Học Sinh học.

- Vẽ bản đồ tư duy thể hiện các nội dung đã học.- Đọc và gạch chân từ khóa bài 2

Trường THPT Trấn Biên 24 GV: Phạm Thị Phương Thảo

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayỨng dụng Bản Đồ Tư Duy trong Dạy và Học Sinh học.

PHIẾU HỌC TẬP

Lớp: ………………………Nhóm: …………………….

*** Quan sát sơ đồ H1.2 và đọc thông tin trên sơ đồ trang 9 sgk trả lời các câu hỏi sau:1. Quá trình nhân đôi của ADN gồm mấy bước chính?...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

2. Mạch nào được sử dụng làm mạch khuôn? ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

3. Chiều di chuyển của enzim ADN- polymeraza trên mạch khuôn?............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

4. Chiều tổng hợp mạch ADN mới?............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Trường THPT Trấn Biên 25 GV: Phạm Thị Phương Thảo

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayỨng dụng Bản Đồ Tư Duy trong Dạy và Học Sinh học.

BẢN ĐỒ TƯ DUY

Trường THPT Trấn Biên 26 GV: Phạm Thị Phương Thảo

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayỨng dụng Bản Đồ Tư Duy trong Dạy và Học Sinh học.

Trường THPT Trấn Biên 27 GV: Phạm Thị Phương Thảo

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayỨng dụng Bản Đồ Tư Duy trong Dạy và Học Sinh học.

Ngoài việc vẽ BĐTD trong học tập, nên tập cho các em có thói quen sử dụng BĐTD tự ghi tóm lược nội dung chính của cuốn sách dưới dạng BĐTD khi các em đọc sách. Hoặc gợi ý cho các em đặt mục tiêu trong học tập, lập kế họach học tập cụ thể,vạch kế hoạch cho bản thân để biến ước mơ thành hiện thực trong tương lai, các kế hoạch này có thể được bổ sung dần dần theo năm tháng bằng cách vẽ thêm nhánh khi mỗi người có sự điều chỉnh kế hoạch:

+ Đặt mục tiêu trong học tập, có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của HS, là kim chỉ nam của HS trong học tập, có mục tiêu học tập thì HS mới nỗ lực phấn đấu vươn lên để đạt được mục tiêu, từ đó kết quả học tập mới được nâng lên. Muốn nâng cao kết quả học tập của HS thì trước hết phải nâng cao tỷ lệ này. Nếu chúng ta làm tất cả các biện pháp đổi mới giáo dục mà bản thân HS không đặt ra cho mình một mục tiêu phấn đấu thì mọi nỗ lực đều không có kết quả.

+ Lập kế hoạch học tập cụ thể: sẽ giúp HS sắp xếp việc học một cách khoa học hợp lí, tập thói quen “ giờ nào việc đó”, giúp HS không bị “quên việc”, như vậy học tập sẽ có hiệu quả và tiết kiệm thời gian hơn. Tuy nhiên, đại đa số HS vẫn chưa có khái niệm phải lập một kế hoạch trong học tập, đó cũng là lí do mà HS không có đủ thời gian để học tập, tham gia các hoạt động đoàn thể, vui chơi giải trí. + Đọc tài liệu chuẩn bị bài trước khi có tiết học trên lớp: Chính vì HS không có sự chuẩn bị bài trước khi đến lớp nên việc tiếp thu bài giảng trên lớp sẽ chậm lại, giáo viên mất nhiều thời gian để giảng giải nội dung bài học, không còn thời gian để hướng dẫn nhiều bài tập GV yêu cầu HS đọc tài liệu trước và gạch chân các từ khóa, sau đó tự lập BĐTD.

Trường THPT Trấn Biên 28 GV: Phạm Thị Phương Thảo

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayỨng dụng Bản Đồ Tư Duy trong Dạy và Học Sinh học.

B. KẾT QUẢ1. Tích cực:*** Bản đồ tư duy sẽ giúp:

• Sáng tạo hơn.• Phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não. • Nhìn thấy bức tranh tổng thể.• Kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của HS. • HS học chủ động, học được phương pháp học.• Tự tin, diễn đạt lưu lóat.• Phát huy năng khiếu hội họa.• Khắc phục hiện tượng “đọc- chép”.

2. Hạn chế:

*** Một số HS ngại sử dụng vì những lý do sau: Sơ đồ tư duy sử dụng nhiều màu sắc quá, trông như tranh vẽ của trẻ con vậy. Lại mất

công tô màu. Sơ đồ tư duy thì phải vẽ, mà mình thì vẽ xấu lắm, bạn biết đấy. Mình làm gì có năng

khiếu đâu. Dùng sơ đồ tư duy thì cũng viết như ghi chép thông thường thôi mà, thậm chí còn

mất nhiều thời gian hơn. Lộn xộn.

3. Rút kinh nghiệm:• Nghĩ trước khi viết.• Viết ngắn gọn, có tổ chức.

• Viết lại theo ý của mình, nên chừa khoảng trống để có thể bổ sung ý (nếu sau này cần)

• Vẽ nhiều sẽ quen.

Trường THPT Trấn Biên 29 GV: Phạm Thị Phương Thảo

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayỨng dụng Bản Đồ Tư Duy trong Dạy và Học Sinh học.

• Giáo viên cần nghiên cứu nội dung chương trình, nội dung bài học, lựa chọn ra những phần, những bài có khả năng áp dụng BĐTD với đối tượng HS phù hợp.

Trường THPT Trấn Biên 30 GV: Phạm Thị Phương Thảo

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayỨng dụng Bản Đồ Tư Duy trong Dạy và Học Sinh học.

C. KẾT LUẬN

Không thể phủ nhận BĐTD là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở trường phổ thông cũng như ở các bậc học cao hơn vì chúng giúp giáo viên và học sinh trong việc trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, tích cực và độc lập. Học sinh sẽ học được phương pháp học tập, tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng, và quan trọng nhất sẽ giúp học sinh nắm được kiến thức thông qua một “bản đồ” thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức.

Với sản phẩm độc đáo “kiến thức + hội họa” là niềm vui sáng tạo hàng ngày của HS và cũng là niềm vui của chính thầy cô giáo khi chứng kiến thành quả lao động của học trò của mình.

Tuy nhiên, không phải bất cứ nội dung nào, bài học nào cũng có thể sử dụng BĐTD và cũng không phải sử dụng một cách áp đặt cho mọi giờ học. Cũng như các thiết bị dạy học khác, BĐTD cũng có những ưu điểm và hạn chế riêng của mình, do đó sử dụng BĐTD cần đúng lúc, đúng cách, phù hợp với đối tượng học sinh và quan trọng là đảm bảo việc truyền tải nội dung bài học. Do đó, giáo viên cần có sự linh hoạt trong sử dụng BĐTD, cần xác định một số căn cứ để sử dụng BĐTD cho phù hợp, lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức, thiết bị dạy học cho tương xứng.

Đổi mới phương pháp dạy chưa đủ mà còn phải đổi mới phương pháp học thì mới có hiệu quả. Vì vậy cần tăng cường hướng dẫn cho học sinh tự đặt mục tiêu trong học tập, có kế họach học tập cụ thể, phương pháp nghiên cứu tài liệu, học tập nhóm, học tập bằng lập “bản đồ tư duy”:          Tóm lại, Đổi mới phương pháp dạy- học là một nhiệm vụ hết  sức quan trọng và cần thiết nhưng cũng rất khó khăn, phức tạp bởi không phải dễ dàng thay đổi được thói quen của cả thầy, trò và các điều kiện để thực hiện. Nó đòi hỏi giáo viên phải có tâm huyết, tìm tòi, sáng tạo, đầu tư công sức và trí tuệ.

Trường THPT Trấn Biên 31 GV: Phạm Thị Phương Thảo

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayỨng dụng Bản Đồ Tư Duy trong Dạy và Học Sinh học.

D. CÁCH TỔ CHỨC - THỰC HIỆN1. Chuẩn bị:

Nhà trường

- Sắp xếp thời gian và tổ chức để HS được hướng dẫn những kỹ năng về đặt mục tiêu lập kế hoạch học tập và các phương pháp đọc bằng từ khóa, cách ghi chú bằng SĐTD.

- Phổ biến kế hoạch giảng dạy chung của nhà trường cho HS để các em có đủ dữ liệu, chủ động trong việc lập kế hoạch sắp xếp thời gian học tập.

Giáo viên

- Trang bị những kiến thức, kỹ năng về đặt mục tiêu, lập kế hoạch học tập và các phương pháp đọc bằng từ khóa, ghi chú bằng bản đồ tư duy để có thể hướng dẫn cho HS.

2. Tổ chức:

- Khi tuyển sinh lớp 10, đầu khóa nhà trường có thể tổ chức buổi sinh hoạt, dành thời gian hướng dẫn chung cho HS về các kỹ năng và phương pháp học tập trên, để HS có kiến thức tổng quát về những vấn đề này, sau đó HS có thể áp dụng linh hoạt cho từng bộ môn thích hợp.- Đối với giáo viên bộ môn: có thể khơi gợi, yêu cầu, hướng dẫn HS áp dụng cho môn học của mình.

------------------------

Trấn Biên, ngày 20 tháng 5 năm 2012. Người thực hiện.

Phạm Thị Phương Thảo.

Trường THPT Trấn Biên 32 GV: Phạm Thị Phương Thảo

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayỨng dụng Bản Đồ Tư Duy trong Dạy và Học Sinh học.

Mục lục

LỜI CÁM ƠN................................................................................................... Trang 1

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC ..................................................................Trang 2

A. Trình bày đề tài............................................................................................ Trang 3

I. Lý do chọn đề tài...................................................................................... Trang 3

II. Cơ sở lý luận ...........................................................................................Trang 4

III. Thực trạng trước khi thực hiện giải pháp của đề tài...............................Trang 5

IV. Nội dung đề tài...................................................................................... Trang 5

V. Vận dụng............................................................................................... Trang 11

B. Kết quả........................................................................................................Trang 25

C. Kết luận...................................................................................................... Trang 26

D. Cách tổ thức- thực hiện...............................................................................Trang 27

Trường THPT Trấn Biên 33 GV: Phạm Thị Phương Thảo

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayỨng dụng Bản Đồ Tư Duy trong Dạy và Học Sinh học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách giáo khoa lớp 10 cơ bản, Bộ giáo dục và đào tạo.

2. Sách giáo khoa lớp 11 cơ bản, Bộ giáo dục và đào tạo.

3. Sách giáo khoa lớp 12 cơ bản, Bộ giáo dục và đào tạo.

4. Sách “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế ! ” của Adam Khoo- dịch giả Trần Đăng Khoa –

Uông Xuân Vy, nhà xuất bản Phụ nữ, xuất bản năm 2007.

*** Sử dụng phần mềm : Buzan’s IMindmap 5.

Trường THPT Trấn Biên 34 GV: Phạm Thị Phương Thảo

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayỨng dụng Bản Đồ Tư Duy trong Dạy và Học Sinh học.

SỞ GD VÀ ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐơn vị: Trường THPT Trấn Biên Độc lập- tự do- Hạnh phúc

------------Trấn Biên, ngày 25 tháng 5 năm 2012

PHIẾU NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMNăm học: 2011- 2012

Tên sáng kiến kinh nghiệm: ỨNG DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY

TRONG DẠY VÀ HỌC SINH HỌCHọ và tên tác giả: Phạm Thị Phương Thảo Đơn vị( tổ): Hóa- SinhLĩnh vực:

Quản lý giáo dục Phương pháp dạy học bộ môn: Sinh họcPhương pháp giáo dục Lĩnh vực khác………………………….

1. Tính mới:- Có giải pháp hòan tòan mới- Có giải pháp cái tiến, đổi mới từ giải pháp đã có2. Hiệu quả:- Hòan tòan mới và đã triển khai áp dụng trong tòan ngành có hiệu quả cao- Có tính cải tiến họăc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong tòan ngành có hiệu quả cao- Hòan tòan mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả3. Khả năng áp dụng:- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc họach định đường lối, chính sách:

Tốt Khá Đạt- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống:

Tốt Khá Đạt- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng:

Tốt Khá Đạt

XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ ( Ký tên và ghi rõ họ tên) (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Trường THPT Trấn Biên 35 GV: Phạm Thị Phương Thảo

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayỨng dụng Bản Đồ Tư Duy trong Dạy và Học Sinh học.

Trường THPT Trấn Biên 36 GV: Phạm Thị Phương Thảo

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayỨng dụng Bản Đồ Tư Duy trong Dạy và Học Sinh học.

Giảng dạy trong lớp họcBản đồ tư duy có thể được sử dụng ở các thời điểm khác nhau trong giờ học cho các mục đích khác

nhau:* Tìm hiểu nội dung một chủ đề mới: Giáo viên cung cấp chủ đề cho người học, yêu cầu họ liệt kê

các ý tưởng quanh chủ đề đó.* Để người học lĩnh hội tri thức mới: Giáo viên yêu cầu người học tạo Bản đồ tư duy để tổng kết, hệ

thống lại những vấn đề cơ bản vừa mới được lĩnh hội giúp các em củng cố bước đầu, khắc sâu trọng tâm. Giáo viên cũng có thể kết hợp sử dụng Bản đồ tư duy với các câu hỏi làm rõ các chủ đề, qua đó sẽ giúp các em hiểu rõ hơn và nắm kiến thức một cách có hệ thống.

* Để kiểm tra đánh giá kết quả học tập: Giáo viên yêu cầu người học vẽ Bản đồ tư duy về một chủ đề học tập, qua đó giúp giáo viên đánh giá được mức độ lĩnh hội kiến thức của các em.

- Đối với HS trung bình: Tập cho HS có thói quen tự ghi chép hay tổng kết một vấn đề, một chủ đề đã đọc, đã học theo cách hiểu của các em dưới dạng BĐTD.Cho HS tập “đọc hiểu” và tự vẽ BĐTD sau từng bài học. Ban đầu, GV cho các em làm quen với một số BĐTD có sẵn, sau đó tập cho các em vẽ bằng cách cho key words- tên chủ đề hoặc một hình ảnh, hình vẽ của chủ đề chính vào vị trí trung tâm rồi đặt các câu hỏi gợi ý để các em tiếp tục vẽ ra các nhánh cấp 1, cấp 2, cấp 3,… Hướng dẫn, gợi ý để các em tự hệ thống kiến thức trọng tâm, kiến thức cần nhớ của mỗi bài học vào một trang giấy. Có thể vẽ chung trên một cuốn vở hoặc để thành các trang giấy rời, rồi kẹp thành một tập. Mỗi bài học được vẽ kiến thức trọng tâm trên một trang giấy giúp các em dễ ôn tập, xem lại kiến thức khi cần, chỉ cần rút tờ BĐTD của bài đó ra là các em nhanh chóng ôn lại kiến thức một cách dễ dàng. Với cách làm này rèn luyện cho bộ óc các em hướng dần tới cách suy nghĩ lôgic, mạch lạc và cũng là cách giúp các em hiểu bài, ghi nhớ kiến thức vào não chứ không phải là học thuộc lòng, học vẹt.- Đối với HS khá giỏi: sử dụng BĐTD để tìm chiến lược giải quyết một vấn đề, hay tìm nhiều hướng giải một bài toán, hệ thống hóa kiến thức,…Việc vẽ BĐTD theo nhóm nên thực hiện trước khi nghiên cứu tài liệu mới, kiến thức mới để cả nhóm tìm chiến lược giải quyết vấn đề hoặc cũng có thể thực hiện để hệ thống hoá kiến một chủ đề, một chương. Sau khi mỗi nhóm “vẽ” xong, đại diện của mỗi nhóm hoặc một số thành viên trong nhóm “thuyết trình” BĐTD cho cả lớp nghe để thảo luận, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết).

* Sử dụng BĐTD để tổng hợp kiến thức 1 chương hoặc nhiều bài học Dùng BĐTD có thể thể hiện một lượng thông tin nhỏ đến lớn và rất lớn. Tương tự, giáo viên và học

sinh có thể thể hiện 1 phần nội dung bài học, 1 bài học hoặc nhiều bài học, 1 chương kiến thức. Vấn đề là các nội dung này có điểm chung với nhau, có mối quan hệ với nhau thông qua từ khóa. Tùy theo mục đích sử dụng mà có thể thiết kế BĐTD trong giờ học thông thường, trong giờ kiểm tra, giờ thực hành, ôn tập,

tổng kết hay hệ thống 1 chương, 1 phần kiến thức. Với bài tập này, giáo viên có thể cùng học sinh làm ngay tại lớp hoặc là bài tập giao về nhà cho học sinh, nhóm học sinh.HƯỚNG DẪN CƠ BẢN TẠO MINDMAP

Trước hết bạn cần tải phần mềm iMindMap 5 tại đây   và cài đặt vào máy.Tải Crack tại đây . Giải nén với password:softvnnDOTcomSau khi cài đặt iMindMap 5, chép file crack vào thư mục thinkbuzan/imindmap. Chạy file crack tại thư mục này, sẽ xuất hiện bảng đen, chờ chạy hết trong bảng này sẽ biến mất và bắt đầu mở iMindMap 5.Đây chỉ là hướng dẫn cơ bản cho việc học làm thế nào để sử dụng iMindMap. Chỉ cần làm theo hướng dẫn các bước cơ bản để tạo ra bản đồ tâm trí đầu tiên của bạn. Bạn có thể tải tài liệu hướng dẫn cụ thể tại đây .Bước 1 – Ý tưởng/chủ đế trung tâm

Trường THPT Trấn Biên 37 GV: Phạm Thị Phương Thảo

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayỨng dụng Bản Đồ Tư Duy trong Dạy và Học Sinh học.

Sử dụng một hình ảnh trung tâm để giúp đại diện cho mục tiêu hoặc chủ đề chính của bạn là một yếu tố quan trọng hiệu quả khi lập bản đồ.

(1.1) Khi bạn mở iMindMap, chọn nút New Document   trên thanh công cụ hàng đầu.(1.2) Chọn một hình ảnh cho ý tưởng trung tâm từ các thư viện được cung cấp bằng cách nhấp vào nó (xem

hình 1 dưới đây)  (1.3) Hình ảnh trung tâm của bạn sau đó sẽ được hiển thị ở trung tâm của màn hình. Nếu bạn nhấp chuột

vào đây bạn có thể gõ  chủ đề trung tâm của bạn (xem hình 2 dưới đây). Hình 2. Lưu ý: Các tên mà bạn cung cấp bản đồ tâm trí của bạn sẽ tự động được thông qua như tên của iMindMap tập tin. Điều này có phần mở rộng IMX khi lưu. Nếu bạn muốn sử dụng một tên khác nhau cho tập tin của bạn, hãy vào File> Save As, sửa đổi tên tập tin của bạn.Bước 2 - Chi nhánh chínhBây giờ bạn đã sẵn sàng để thêm một loạt các ý tưởng chính kết nối với chủ đề trung tâm của bạn. Các nhánh chính đại diện cho những ý tưởng chính của bạn, các khái niệm chính hoặc 'móc để treo đến tất cà các ý tưởng liên quan(2.1) Để tạo một chi nhánh chính - nhấp chuột trái trên vòng tròn màu đỏ ở trung tâm của hình ảnh Trung tâm (nhánh sẽ xuất hiện khi bạn di chuyển con trỏ chuột qua ảnh Trung ương) và kéo rê chuột ra ngoài cho

đến khi bạn đạt được chiều dài chi nhánh mong muố(2.2) Để thêm một văn bản (nhãn) của chi nhánh - Ngay sau khi tạo ra nhánh, nhập văn bản của bạn và nhấn Enter. Sau đó nó sẽ được tự động gắn liền với chi nhánh (xem hình 3 dưới đâyHình 3Chú ỳ: - Để sơ đồ hiệu quả, hãy cố gắng sử dụng một từ khóa cho mỗi chi nhánh. Một từ hoặc cụm từ ngắn để gợi mở tư du- Hộp chi nhánh (Box branch) là rất lớn trong đó có hơn hai từ trên một chi nhánh. Để tạo một Box Chi nhánh, chỉ cần nhấp vào biểu tượng Chi nhánh Box (Box branch) theo tab Home trước khi bạn tạo ra một chi nhánh mới.Bây giờ tiếp tục tạo ra nhiều nhánh mới, nhiều như bạn muốn để đại diện cho các khái niệm chính của bạn.

Hãy xem ví dụ dưới đây (Hình 4). Hình 4iMindMap cũng có một tính năng sẵn có được gọi là 'SmartLayout'. Mục đích chính của tính năng này để tạo ra iMindMaps một cách nhanh chóng và nhanh chóng. Cài đặt  SmartLayoutSmartLayout tự nhiên đưa ra bản đồ tư duy của bạn mà bạn không cần phải lo lắng về nhánh, văn bản hoặc hình ảnh va chạm, chồng chéo. SmartLayout được kích hoạt theo mặc định,. Smart

Layout tự động điều chỉnh để tránh chồng chéo.Dưới tab 'Định dạng' (Format), bạn có thể chọn Cài đặt SmartLayout (SmartLayout Setting) sẽ cho phép bạn bật SmartLayout hoặc tắt.Các tính năng SmartLayout cũng là một công cụ tuyệt vời để sử dụng khi bạn muốn bản đồ tư duy một cách nhanh chóng bằng cách chỉ sử dụng bàn phím của bạn.,do đó bạn có thể tập trung vào việc tạo ra ý tưởng.Bạn có thể nhanh chóng chèn các nhánh mới và thêm một nhãn văn bản bằng cách sử dụng các phím tắt sau đây mà không sợ chúng va chạm, chồng chéo và không cần phải sử dụng chuột của bạn:

Chèn nhánh phụ TabChèn nhánh con của nhánh phụ EnterChèn nhánh phụ mang hộp Shift

Trường THPT Trấn Biên 38 GV: Phạm Thị Phương Thảo

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayỨng dụng Bản Đồ Tư Duy trong Dạy và Học Sinh học.

Chèn nhánh con có hộp của nhánh phụ InsertChuyển hướng Phím các mũi

tên Lưu ý: Để thay đổi font chữ, màu sắc hoặc kích thước của văn bản, nhấp chuột trái một lần vào các nhánh của văn bản bạn muốn thay đổi và chỉ đơn giản là chọn các thiết lập bằng cách sử dụng thanh định dạng ở gần đầu cửa sổ chính.iMindMap cung cấp tính năng lựa chọn màu sắc và kiểu dáng của nhánh để bản đồ tư duy của bạn them phong phú. Để chọn kiểu dáng nhánh nhanh chóng và dễ dàng, click vào vào tab ‘ Thiết kế’ (Design) (Hình 5). Bạn có thể sử dụng các phím mũi tên để duyệt các kiểu dáng nhánh trước bằng cách các phím mũi tên

thả xuống trên phía bên phải của thanh Styles. Hình 5(2.3 ) Sửa chữa, di chuyển chi nhánh của bạn

 Để thay đổi hoặc di chuyển nhánh , bạn nhấp chuột trái và kéo chuột qua vòng màu xanh của dấu hiệu khi bạn trỏ chuột vào cuối bất kỳ nhánh nào. Điều này là lý tưởng cho việc kéo dài, rút ngắn thời gian, nâng cao hoặc hạ thấp nhánh.Bước 3 - Thêm hình ảnh / biểu tượng cho ý tưởng chính của bạnSử dụng hình ảnh và biểu tượng khi tạo ra các nhánh chính sẽ hỗ trợ thúc đẩy trí tưởng tượng và dễ nhớ .(3.1) Thư viện –Thư viện hình ảnh có chứa hơn 3.000 hình ảnh mà bạn có thểduyệt để đưa vào trong bản đồ tư duy của bạn.

Để truy cập vào thư viện ảnh, click vào tab Insert trong thanh công cụ chính, và sau đó chọn thư việ

Thư viện Hnh ảnh sẽ xuất hiện trong bảng điều khiển phía bên phải của màn hình.Thư viện hình ảnh có một công cụ tìm kiếm tích hợp trong đó yêu cầu bạn gõ một từ hoặc cụm từ vào thanh tìm kiếm. Sau đó, click vào biểu tượng kính lúp để tìm kiếm. Các hình ảnh liên quan đến từ tìm kiếm hoặc cụm từ của bạn sẽ xuất hiện phí dưới. (3,2) Biểu tượng Thư viện  Thư viện Biểu tượng có một ngân hàng đa dạng của các biểu tượng có thể được sử dụng trong bản đồ của bạn. Các biểu tượng được phân loại thành các loại để điều hướng dễ dàng. Để truy cập thư viện Icon, click vào tab Insert trên thanh công cụ chính, và sau đó chọn Thư viện Icon (ở bên phải của hình ảnh các Thư viện). Thư viện Biểu tượng sẽ xuất hiện trong bảng điều khiển phía trên bên tay phải của màn hình.(3.3) Chèn một hình ảnh từ thư viện hình ảnh và Biểu tượng• Để chèn vào một nhánh - đính kèm hình ảnh hoặc biểu tượng cho nhánh, trước tiên bạn phải làm cho chi nhánh hoạt động trước khi sử dụng hình ảnh / Icon Thư viện. Với sự lựa chọn ngành, nhấp đúp chuột hình ảnh / biểu tượng bạn muốn sử dụng và nó sẽ xuất hiện gắn liền với chi nhánh. (Xin xem hình 6 dưới đây).• Để chèn hình ảnh làm một chủ đề trung tâm (Central Idea) cần thực hiện trước khi tạo các nhánh. Trước hết, bạn phải nhấp chuột vào Central Idea rồi nhấp chuột trái vào Thẻ Insert  trên thanh công cụ. Có 3 lựa chỏn:

-          Nếu chèn hình ảnh từ máy tính, bạn chọn Image file.-          Nếu chèn hình ảnh từ Thư viện hình ảnh của iMindmap, bạn chọn Image  Library.-          Nếu chèn biểu tượng từ iMindmap bạn chọn Icon Library

. Hình ảnh bạn bây giờ sẽ được hiển thị trên và bạn có thể bắt đầu thêm các nhánh chính. Hình 6(3.4) Tái định vị một hình ảnh - Bạn có thể nhấp vào hình ảnh (biểu tượng) và kéo đến bất kỳ vị trí khác trong Bản đồ tư duycủa bạn.

Trường THPT Trấn Biên 39 GV: Phạm Thị Phương Thảo

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayỨng dụng Bản Đồ Tư Duy trong Dạy và Học Sinh học.

(3.5) Để chỉnh sửa kích thước hình ảnh, click vào hình ảnh, sau đó nhấp và kéo trên bất kỳ ô vuông màu

xanh nào bao quanh ảnh. (3.6) Để xoay hình ảnh nhấp chuột và kéo vào công cụ luân phiên xuất hiện trong góc phía dưới bên phải của hình ảnh được lựa chọn. Xin lưu ý hình ảnh động không thể  luân chuyển được.Bước 4 – Tạo nhánh phụ Bây giờ nhánh chính của bạn được tạo ra, các ỳ tưởng thứ cấp của bạn sẽ được diễn tả thong qua việc tạo các nhánh phụ quanh nhánh chính.(4.1) Thêm nhánh conBạn có thể tạo ra các chi nhánh con từ các chi nhánh chính của bạn hiện có bằng cách nhấn và kéo từ vòng

tròn trung tâm màu đỏ  của nhánh chính, nhánh phụ sẽ xuất hiện. iMindMap sẽ tự động tạo các nhánh mỏng hơn để diễn tả  tiếp các ý tưởng thứ cấp của bạn xem hình 7 dưới đây). Bạn nhớ rằng :• Sử dụng từ khóa để phát triển và giải thích những ý tưởng chính của bạn.

• Một lần nữa cố gắng và chỉ sử dụng từ đơn giãn ở mỗi nhánh để giúp gợi mở tư duy Hình 7• Bạn có thể đi sâu vào chủ đề của bạn hơn nữa bằng cách thêm các tiểu nhánh đến các nhánh con của bạn để diễn đạt các khái niệm của bạn .• Hãy nhớ hiển thi hình ảnh và biểu tượng ở nơi thích hợp để thu hút trí tưởng tượng, làm rõ chủ đề và hỗ trợ bộ nhớ của người học.Bước 5 - Nhấn mạnh mối quan hệ và Tạo Ranh giới(5.1) Bổ sung thêm các mối quan hệ ( Relation Ships ) Khi có hai khái niệm có liên quan với nhau. Để thực hiện các kết nối bên trong và giữa các nhánh hoặc giữa các bản đồ khác nhau (nếu bạn có MultiMaps), bạn có thể sử dụng tính năng Relation Ships

Để thêm các ối quan hệ nhấp vào biểu tương trong tab Home trên thanh công cụ chí• Chọn điểm kết thúc của một trong các nhánh mà bạn muốn kết nối với một nhánh khác, sau đó nhấp chuột và kéo đến các nhánh liên quan.• Khi bạn thả chuột, mối quan hệ của bạn sẽ xuất hiện kết nối hai ý tưởng.• Để thêm văn bản vào mối quan hệ của bạn, chỉ đơn giản là nhấp chọn / hoạt động ( selected/active )• Để thay đổi hình dạng mũi tên, chỉ cần nhấp và kéo chuột qua các điểm kiểm soát(Vòng tròn màu xanh) xuất hiện bên trong chiều dài của các mối quan hệ. Bạn có thể thêm kiểm soát nhiều hơn để được linh hoạt hơn bằng cách giữ phím Shift và nhấp tại nơi bạn muốn các điểm điều khiển mới

xuất hiện.• Để thay đổi màu sắc của mối quan hệ của bạn (đảm bảo Relation Ships đã được lựa chọn) bạn sử dụng Branch Colour Selector Tool.

• Bạn có thể định dạng quan hệ của bạn hơn nữa bằng cách vào tab Format và chọn Relationship Hình 8. (5.2) Thêm Ranh giới (Boundary)Thêm ranh giới sẽ làm 'nổi bật' chủ đề, làm cho người học để nhớ. Công cụ này cũng cho phép bạn nhóm với những ý tưởng với cùng một ranh giới. Để thêm một ranh giới:• Đảm bảo các chi nhánh chủ đề mà bạn muốn thêm một ranh giới đã được chọn.• Trên tab Home, chọn Boundary. Ranh giới điện toán đám mây sẽ bao quanh lựa chọn chủ đề của bạn

(xem hình 10 dưới đây). Hình. 9

Trường THPT Trấn Biên 40 GV: Phạm Thị Phương Thảo

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayỨng dụng Bản Đồ Tư Duy trong Dạy và Học Sinh học.

• Nếu bạn muốn sửa đổi, bổ sung các màu sắc và hình dạng của ranh giới của bạn, hãy chắc chắn nhánh có ranh giới được chọn. Sau đó nhấp đúp chuột vào bên trong ranh giới. Điều này sẽ cung cấp cho bạn tùy chọn để lựa chọn màu sắc nền và đường viền cũng như các tùy chọn khác.Padding, biên độ và tần số của các ranh giới. Nên nhớ các nhánh có ranh giới có liên quan được lựa chọn

mới thực hiện các tùy chọn. Hình. 10Bước 6 - Di chuyển các chi nhánh thông qua Kéo và thả(6.1) Chuyển ngành các vị trí mới bằng cách sử dụng kéo và thảĐể di chuyển chi nhánh đến vị trí mới, chọn nhánh mà bạn muốn di chuyển và trong khi giữ bên trái nút chuột kéo đến các chi nhánh mong muốn. Bạn có thể chèn các nhánh vào một nhánh mới, bạn sẽ thấy một

bóng màu xám nhỏ của các khóa nhánh ở cuối nhánh mới như hình 12 dưới đây. Hình. 11Các nhánh chínhvà nhánh phụ sau đó sẽ được di chuyển.Xin lưu ý: khi di chuyển nhánh,.SmartLayout sẽ đảm bảo rằng nhánh được chuyển không va chạm hoặc trùng với bất kỳ khác nhánh khác, văn bản hoặc hình ảnh.Bước 7 - Chèn thông tinĐể tiếp tục giải thích và khám phá các khái niệm cụ thể, bạn có thể muốn liên kết tập tin, siêu liên kết hoặc ghi chú (Notes) một số nhánh của bạn.(7,1) Đính kèm file và liên kếtĐể đính kèm một liên kết đến một  nhánh, đảm bảo các nhánh bạn muốn liên kết đãđược chọn, sau đó click vào tab Home trên thanh công cụ chính rồi sau đó chọn liên kết. Ngoài ra, bạn có thể nhấp chuột vào các nhánh và liên kết chọn Insert. Các bảng điều khiển bên siêu liên kết sẽ xuất hiện bên phải của màn hình.

Bạn có thể thêm một liên kết đến một tập tin bằng cách chọn biểu tượng thư mục  và định vị các tập tin.

Bạn có thể thêm một liên kết đến một trang web bằng cách nhấn vào biểu tượng Chuỗi  và nhập URL vào hộp.(7.2) Thêm ghi chú văn bảnBạn có thể muốn chỉ định một lưu ý của một chủ đề để bổ sung thêm thông tin hoặc dữ liệu cho nhánh của

bạn. Sử dụng nútNotes bao gồm một bộ xử lý từ đó sẽ cho phép bạn thêm các ghi chú của bạn vào nhánh. Sau đó, chỉ cần nhấp vàothẻ Home trong thanh công cụ chính và chọn. Một hộp sẽ mở ra ở bên phải của màn hình cho phép bạn nhập các ghi chú của bạn (hình 13).

(7.3) Các tế bào thông minh (Smart Cells)Các Smart Cells cho phép bạn chèn bảng tính, sơ đồ khối và thậm chí họa đồ của riêng bạn vào nhánh.

Để chèn một, Smart Cells hãy chọn một nhánh và nhấp thẻ Insert trên thanh công cụ chính. Từ đây bạn có thể chọn loại Smart Cells mà bạn muốn chèn vào nhánh của bạn.

 Để chèn một bảng tính, chọn biểu tượng bảng tính và trình soạn thảo bảng tính sẽ xuất hiện.Từ biên tập này, bạn có thể tạo ra một bảng tính cơ bản, lý tưởng cho hiển thị thông tin thống kêTừ thanh định dạng ở phía trên cùng của trình biên tập, bạn có thể chọn màu chữ và phong cách, màu sắc cells, và kiểu dáng đường biên.

Trường THPT Trấn Biên 41 GV: Phạm Thị Phương Thảo

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayỨng dụng Bản Đồ Tư Duy trong Dạy và Học Sinh học.

Bạn có thể sử dụng Sum (Σ ) và các biểu tượng Tỷ lệ phần trăm để tạo ra các công thức trong bảng tính của bạn.

Sau khi bạn đã tạo ra bảng tính, nhấp vào nút Lưu   và đóng . Bảng tính của bạnbây giờ sẽ xuất hiện trên chi nhánh của bạn.Để chèn một Flowchart, chọn biểu tượng Flowchart và Flowchart Editor sẽ xuất hiện. Kéo và thả các hình dạng vào tấm bạt và sử dụng các công cụ kết nối trên thanh công cụ để liên kết này với nhau.

Lưu điều này bằng cách sử dụng nút Lưu   và đóng  .(7.4) MultiMapsBạn có thể chèn một số bản đồ tư duy khác nhau vào không gian làm việc của bạn. Tính năng này cho phép

bạn có nhiều ý tưởng trung tâm, nơi bạn liên kết với nhau và kết nối chúng nếu bạn muốn, x Hình. 13 Đây là một công cụ thực sự hữu ích để sử dụng khi bạn muốn kết nối rất nhiều ý tưởng hay nếu bạn bản đồ tư duy của bạn lớn, bạn có thể tạo ra một ý tưởng chính thay vì làm quá nhiều nhánh phụ.Nó cũng có thể giúp bạn làm cho nó trực quan rõ ràng hơn và dễ dàng hơn.Bạn có thể tạo ra các mũi tên mối quan hệ từ một nhánh của các Central Idea một nhánh khác.Để tạo ra một Central Idea, bạn cũng có thể hoặc:a) Vào tab Insert và chọn Central Idea theo các yếu tố của bản đồ.b) Kéo một chi nhánh hoặc hình ảnh từ bản đồ tư duy của bạn vào không gian làm việc - điều này mặc định sẽ tạo ra một bản đồ tư duy mới. Nếu nhánh chính có các nhánh phụ bây giờ sẽ trở thành một nhánh chính mớiBước 8 - Xem bản đồ tâm trí của bạn trong mô hình 3DCông cụ 3D View biến bản đồ tư duy của bạn thành một đối tượng 3 chiều, cho phép bạn lướt xung quanh

nó ở những góc độ khác nhau, phóng to chúng lên.Để xem 3D View, vào tab Home ở phía trên cùng của thanh công cụ chính và chọn 3D View và chime ngưỡng vẻ đẹp thực sự của 3D một cách dễ dàng. Bạn có thể sử dụng phím mũi tên trên bàn phím của bạn,Bảng điều khiển đơn giản 3D (ở góc dưới cùng bên phải bàn tay của không gian làm việc của bạn) hoặc thậm chí chuột.Mũi tên bàn phím: Điều này sẽ cho phép bạn nhảy đến một nhánh khác một cách dễ dàng. Mũi tên trái / phải lên / xuống sẽ thay đổi góc độ,. Các nút tròn trung tâm sẽ lại vị trí bản đồ của bạn trở lại vị trí ban đầu của nó.Bước 9 - Xuất bản đồ tâm trí của bạnCó những lựa chọnđể  xuất bản đồ tư duy của bạn, đem lại cho bạn sự lựa chọn khi bạn muốn chia sẻChúng bao gồm:• Xuất là một tập tin ảnh.• Xuất một SVG• Xuất sang PDF và tài liệu• Xuất là một trang web• Xuất như một bảng tính• Xuất là PowerPoint• Xuất cho Microsoft ProjectMenu xuất có thể được truy cập bằng cách nhấp vào File và sau đó chọn ExportTừ đó, danh sách các tùy chọn xuất khẩu sẽ xuất hiện để bạn chọn.Lưu ý: Các tính năng xuất hạn chế cho các phiên bản iMindMap khác nhauiMindMap cơ bản: xuất Hình ảnh & PDF

Trường THPT Trấn Biên 42 GV: Phạm Thị Phương Thảo

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayỨng dụng Bản Đồ Tư Duy trong Dạy và Học Sinh học.

iMindMap yếu tố: Xuất Hình ảnh & PDFiMindMap Pro: Xuất Pack & Go, văn bản và trang webiMindMap cuối cùng: SVG, trình bày, bảng tính, dự án, AudioBước 10 - In ấn và lưu các bản đồ tâm trí của bạn(10.1) Việc in ấnBạn có thể in bản đồ tư duy của bạn bằng cách chọn công cụ in nằm dưới các tab File ở phía trên góc trái của cửa sổ iMindMap. Từ đây bạn có thể chọn số lượng bản sao bạn muốn in và máy in để sử dụng. Bạn cũng có thể chọn nếu bạn muốn in toàn bộ bản đồ, chỉ cần Central Idea, hoặc chỉ là nhánh chính. Bạn cũng có thể chọn các tùy chọn khác như trang bố trí chân dung hoặc phong cảnh cũng như các tùy chọn mở rộng quy mô.(10.2) Tiết kiệmHãy nhớ để lưu bản đồ tư duy của bạn trước khi xuất iMindMap.• Lưu, click vào biểu tượng đĩa ở góc trên bên trái của màn hình.• Nếu cần thiết, chọn thư mục mà bạn muốn lưu các tài liệu.• Nhấp vào 'Lưu'Hoặc bạn có thể click vào File trên thanh công cụ chính, và nhấn vào Save hoặc Save As, nếu bạn muốn thay đổi tên của bản đồ tâm trí hiện tại.Lưu ý: Tất cả các tài liệu iMindMap được tự động lưu với phần mở rộng 'IMX..

Admin  biên dịch từ iMindMap Quick Start Guide

Trường THPT Trấn Biên 43 GV: Phạm Thị Phương Thảo