vt ct khi quan

3
VẾT THƯƠNG – CHẤN THƯƠNG KHÍ QUẢN PGS.TS. NGUYỄN HỮU ƯỚC I. Đại cương : - Thương tổn khí quản không hiếm gặp trong cấp cứu chấn thương. Là tối cấp cứu ngoại khoa do nguy cơ gây suy hô hấp rất nặng và cấp tính. - Chủ yếu gặp khí quản cổ. Khí quản ngực rất hiếm gặp, nếu có chủ yếu trong chấn thương. - Vết thương khí quản (VTKQ) thường do dao, kiếm, vật nhọn đâm chém vào, đôi khi do đạn bắn. Hay kèm tổn thương mạch, thần kinh vùng cổ và thực quản. - Chấn thương khí quản (CTKQ) hay vỡ khí quản thường do các va đập của vật tù (thanh gỗ, sắt…) hoặc dây điện ép đột ngột - trực tiếp vào mặt trước cổ. - Cần chẩn đoán ngay trên lâm sàng để sơ cấp cứu kịp thời. Điều trị có nhiều cách tùy theo mức độ thương tổn. II. Vết thương khí quản: 1. Chẩn đoán: Nguyên nhân: thường do đâm chém nhau, hoặc tai nạn lao động, bị các vật sắc nhọn chọc vào vùng cổ trước. Do đạn bắn hiếm gặp và rất nặng. Giải phẫu bệnh: khí quản cổ có thể bị vết thương bên nhỏ, lớn, hiếm khi đứt rời. Có thể gặp thương tổn phối hợp như: tuyến giáp, mạch máu + thần kinh vùng cổ, thực quản cổ. Cơ năng: - Khó thở nhiều sau bị thương. Có thể kèm chảy máu rất nhiều. - VT lớn có thể thấy phì phò máu - khí qua VT. - Có thể gặp dấu hiệu ho khạc ra máu sớm trong vòng 6 giờ sau bị thương. Toàn thân: biểu hiện của 1 hội chứng suy hô hấp rõ nếu VT lớn. Sốc mất máu nếu chảy máu nhiều do VT mạch. Tại chỗ: - VT vùng cổ trước. - Phì phò máu - khí qua VT nếu chưa sơ cứu. - Chảy máu nhiều nếu có tổn thương mạch. - Tràn khí dưới da quanh VT: nếu VT rất nhỏ, hoặc đã sơ cứu khâu da. Lồng ngực: không thấy có thương tổn. X. quang lồng ngực: khoang màng phổi bình thường X quang cổ thẳng - nghiêng: có thể thấy hẹp hoặc mất liên tục KQ cổ. Soi KQ: không cần thiết trong cấp cứu. Thấy rõ thương tổn.

Upload: vinhvd12

Post on 26-May-2015

853 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: Vt ct khi quan

VẾT THƯƠNG – CHẤN THƯƠNG KHÍ QUẢN

PGS.TS. NGUYỄN HỮU ƯỚC

I. Đại cương :

- Thương tổn khí quản không hiếm gặp trong cấp cứu chấn thương. Là tối cấp

cứu ngoại khoa do nguy cơ gây suy hô hấp rất nặng và cấp tính.

- Chủ yếu gặp khí quản cổ. Khí quản ngực rất hiếm gặp, nếu có chủ yếu trong

chấn thương.

- Vết thương khí quản (VTKQ) thường do dao, kiếm, vật nhọn đâm chém

vào, đôi khi do đạn bắn. Hay kèm tổn thương mạch, thần kinh vùng cổ và

thực quản.

- Chấn thương khí quản (CTKQ) hay vỡ khí quản thường do các va đập của

vật tù (thanh gỗ, sắt…) hoặc dây điện ép đột ngột - trực tiếp vào mặt trước

cổ.

- Cần chẩn đoán ngay trên lâm sàng để sơ cấp cứu kịp thời. Điều trị có nhiều

cách tùy theo mức độ thương tổn.

II. Vết thương khí quản: 1. Chẩn đoán:

Nguyên nhân: thường do đâm chém nhau, hoặc tai nạn lao động, bị các vật sắc

nhọn chọc vào vùng cổ trước. Do đạn bắn hiếm gặp và rất nặng.

Giải phẫu bệnh: khí quản cổ có thể bị vết thương bên nhỏ, lớn, hiếm khi đứt

rời. Có thể gặp thương tổn phối hợp như: tuyến giáp, mạch máu + thần kinh

vùng cổ, thực quản cổ.

Cơ năng:

- Khó thở nhiều sau bị thương. Có thể kèm chảy máu rất nhiều.

- VT lớn có thể thấy phì phò máu - khí qua VT.

- Có thể gặp dấu hiệu ho khạc ra máu sớm trong vòng 6 giờ sau bị thương.

Toàn thân: biểu hiện của 1 hội chứng suy hô hấp rõ nếu VT lớn. Sốc mất máu

nếu chảy máu nhiều do VT mạch.

Tại chỗ:

- VT vùng cổ trước.

- Phì phò máu - khí qua VT nếu chưa sơ cứu.

- Chảy máu nhiều nếu có tổn thương mạch.

- Tràn khí dưới da quanh VT: nếu VT rất nhỏ, hoặc đã sơ cứu khâu da.

Lồng ngực: không thấy có thương tổn.

X. quang lồng ngực: khoang màng phổi bình thường

X quang cổ thẳng - nghiêng: có thể thấy hẹp hoặc mất liên tục KQ cổ.

Soi KQ: không cần thiết trong cấp cứu. Thấy rõ thương tổn.

Page 2: Vt ct khi quan

2. Điều trị:

Sơ cứu:

- Nếu không suy hô hấp: xử trí băng VT như VT phần mềm.

- Nếu suy hô hấp: đặt ống NKQ hoặc mở KQ qua vết thương tùy tình huống.

- Sơ cứu các thương tổn phối hợp.

- Nhanh chóng chuyển về cơ sở điều trị thực thụ.

Điều trị thực thụ:

- Vết thương KQ đơn thuần nhỏ < 1cm, sạch, hết phì phò máu-khí, không tràn

khí dưới da nhiều: cắt lọc-khâu VT phần mềm, kháng sinh, theo dõi sát. Nếu

khó thở tăng, ho máu nhiều, hoặc tràn khí dưới da tăng Mổ cấp cứu khâu

VT KQ.

- VT > 1 cm, hoặc không sạch, hoặc có phì phò máu-khí, hoặc tràn khí dưới da

nhiều, hoặc ho máu nhiều: mổ khâu VT KQ.

- Nếu suy hô hấp nặng, hoặc đã có mở KQ, hoặc đặt ống NKQ, hoặc có thương

tổn phối hợp cần mổ: mổ khâu VT KQ.

- Nguyên tắc mổ khâu VT KQ:

+ Gây mê NKQ, ống NKQ đặt sâu qua chỗ có VT.

+ Cắt lọc, mở rộng VT.

+ Bộc lộ VT KQ.

+ Xén mép VT KQ (tiết kiệm tối đa).

+ Khâu VT KQ chỉ tiêu chậm, nên khâu mũi rời, nút buộc chỉ ra ngoài lòng KQ

+ Cắt lọc sạch, khâu kín da che vùng mổ. Có thể có dẫn lưu nếu cần.

- Săn sóc sau mổ: chống nhiễm trùng và phù nề. Hạn chế ngửa cổ (nếu VT lớn)

trong vài tuần.

- Tiên lượng: nhìn chung tốt, nếu không biến chứng nhiễm trùng.

VT KQ do đạn bắn: thương tổn dập nát phức tạp. Xử trí tương tự vỡ khí quản.

III. Vỡ khí quản: 1. Chẩn đoán:

Nguyên nhân: thường do tai nạn, bị vật cứng đập trực tiếp vào cổ trước, hoặc di

xe máy-xe đạp mắc cổ vào dây diện ngang đường, hoặc bị thít dây vào cổ ...

Giải phẫu bệnh: khí quản cổ bị dập, vỡ, thường nửa trước (vòng sụn cứng), hay

vỡ làm nhiều mảnh. Có thể vỡ bán phần hoặc vỡ rời khí quản - tắc nghẽn

đường hô hấp cấp tính.

Cơ năng:

- Khó thở nhiều sau bị thương.

- Ho khạc ra máu sớm trong vòng 6 giờ sau bị thương.

- Xưng nề rất rộng vùng cổ - mặt béo và bạnh ra như rắn hổ mang.

Toàn thân: biểu hiện của 1 hội chứng suy hô hấp rõ nếu vỡ rộng.

Tại chỗ:

- Xây xát da ngang vùng cổ trước.

- Tràn khí dưới da rộng quanh cổ, nửa trên ngực, nửa dưới mặt. Nhiều có thể tràn

khí dưới da bụng, bìu …

Page 3: Vt ct khi quan

- Nghe có thể thấy tiếng thở rít như hen PQ.

Lồng ngực: không thấy có thương tổn.

X. quang lồng ngực: khoang màng phổi bình thường. Nhưng tràn khí dưới ra

lan rộng từ cổ xuống ngực.

X quang cổ thẳng - nghiêng: có thể thấy hẹp hoặc mất liên tục KQ cổ.

Soi KQ: không cần thiết trong cấp cứu. Thấy rõ thương tổn.

2. Điều trị:

Sơ cứu:

- Nếu suy hô hấp: đặt ống NKQ hoặc mở KQ qua vết thương tùy tình huống.

- Sơ cứu các thương tổn phối hợp.

- Nhanh chóng chuyển về cơ sở điều trị thực thụ.

Điều trị thực thụ:

- Không suy hô hấp, tràn khí dưới da ít ở vùng cổ + không tăng lên qua theo dõi,

không ho máu hoặc ho ít: kháng sinh, chống phù nề và theo dõi tại bệnh viện.

Nếu khó thở tăng, hoặc tràn khí dưới da tăng đặt ống NKQ và điều trị như

dưới đây.

- Không suy hô hấp, tràn khí dưới da không tăng lên qua theo dõi, không ho máu

nhiều: đặt 1 ống NKQ vào sâu qua vùng nghi tổn thương - để tự thở + kháng

sinh, chống phù nề + ăn qua ống thông dạ dầy. Để 3 - 5 ngày mới rút NKQ.

Thông thường tốt sau rút.

Nếu khó thở tăng mổ xử trí như vỡ KQ nặng.

- Suy hô hấp rõ, hoặc tràn khí dưới da rất rộng và/hoặc tràn khí tăng lên qua theo

dõi, và/hoặc ho ra máu nhiều mổ cấp cứu xử trí vỡ KQ.

- Nguyên tắc mổ vỡ KQ:

+ Gây mê NKQ, ống NKQ đặt sâu qua chỗ có VT.

+ Rạch da rộng ngang cổ tương ứng VT.

+ Bộc lộ chỗ vỡ KQ. Dựng lại + bảo tồn tối đa các mảnh vỡ nếu còn mạch

nuôi.

+ Xén mép những chỗ quá dập nát.

+ Khâu phục hồi KQ chỉ tiêu chậm, nên khâu mũi rời, nút buộc chỉ ra ngoài

lòng KQ.

+ Cắt lọc sạch, khâu kín da che vùng mổ. Có thể có dẫn lưu nếu cần.

- Săn sóc sau mổ: chống nhiễm trùng và phù nề. Hạn chế ngửa cổ trong vài tuần.

- Tiên lượng: nhìn chung là khá, nếu không biến chứng nhiễm trùng. Có nguye

cơ hẹp KQ tái phát nếu vùng vỡ rộng.

Mổ vỡ KQ / đã đặt ống mở KQ qua chỗ vỡ: lúc đầu thở máy qua ống mở KQ.

Sau khi bộc lộ thương tổn, kết hợp BS. Gây mê thay bằng ống NKQ.

Nguyên tắc mở KQ trong sơ cứu: Rạch da rộng. Đặt ống mở KQ qua ngay chỗ

vỡ hoặc dưới chỗ vỡ KQ.