vuongquocanh

9

Click here to load reader

Upload: tu-nguyen

Post on 23-Jun-2015

89 views

Category:

Travel


0 download

DESCRIPTION

jh

TRANSCRIPT

Page 1: Vuongquocanh

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (tiếng Anh: United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland, tên gọi ngắn là United Kingdom, viết tắt là UK) là một quốc gia nằm ở phía tây bắc châu Âu. Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland bao gồm 4 phần chính là Anh(England), Scotland, Wales và Bắc Ireland. Ngoài ra Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland còn bao gồm một số hòn đảo và quần đảo khác tại nhiều nơi trên thế giới. Vương quốc này có chung đường biên giới với Cộng hòa Ireland. Theo số liệu tháng 7 năm 2007, dân số của vương quốc là 60.776.238 người[2], mật độ dân số khoảng 246 người/km².

Phần lớn địa hình Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là những vùng đất thấp xen kẽ với núi non. Do nằm ở vĩ độ trung bình và chịu ảnh hưởng của hải lưu Gulf Stream, vương quốc có một khí hậu khá ôn hòa và lượng mưa tương đối lớn. Tại nước này thường hay xảy ra bão tuyết và lũ lụt.

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 1 tháng 9 năm 1973. Người Việt thường gọi tắt Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là Vương quốc Liên hiệp Anh, Vương quốc Anh (mặc dù có thể lẫn lộn vớiVương quốc Anh, quốc gia từng tồn tại trong lịch sử từ 927 đến 1707), hoặc ngắn gọn là Anh (mặc dù Anh chỉ là một trong bốn vùng chính của Vương quốc).

Tên gọi

Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (The United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland) có nhiều tên gọi cho một quốc gia, nhiều tên gọi khác nhau cho những thực thể khác nhau song thường bị dùng nhầm lẫn một cách phổ biến với từ England và Great Britain:

England: Anh quốc, nước Anh. Great Britain (còn gọi là Britain): Liên hiệp Anh, bao gồm England,

Wales và Scotland. Tên này lần đầu tiên được dùng vào năm 1707 khi đạo luật hợp nhất Scotland với England và Wales ra đời. Đúng ra thì Great Britain chỉ là một khu vực địa lý chỉ hòn đảo lớn mà nó được chia thành England, Wales và Scotland; và mặc dù đã được hợp nhất, nhưng Great Britain hay Britain thực chất chỉ là một liên hiệp giữa 3 thực thể này.

Page 2: Vuongquocanh

Tên gọi ngắn gọn: The United Kingdom, The UK. The United Kingdom gồm England, Wales, Scotland và Ireland được thành lập vào năm1801; đến năm 1922, Nam Ireland tách ra và năm 1949 thì trở thành một nước cộng hòa độc lập với tên gọi Cộng hòa Ireland.

Đã từ lâu người ta thường dùng England một cách nhầm lẫn để chỉ Britain và cả the United Kingdom; và hiện nay Great Britain và the United Kingdom được dùng để chỉ cùng một thực thể - tuy nhiên, đây chỉ là cách gọi không chính thức.

Trong tiếng Việt, liên hiệp này thường được gọi theo lối lấy tên gọi của bộ phận để chỉ chỉnh thể là Anh hoặc Anh quốc. Cách gọi này bắt nguồn từ Trung Quốc. Anh (Trung văn: 英) và Anh quốc (Trung văn giản

thể: 英国; phồn thể: 英國) là giản xưng của Anh Cát Lợi (英吉利) và Anh

Cách Lan (Trung văn giản thể: 英格兰; phồn thể: 英格蘭), vốn đều là tên dịch âm Trung văn của quốc hiệu "England". Do Anh có vai trò và ảnh hưởng to lớn trong quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland và sau đó là Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland nên Anh được nhiều người xem là chủ thể của các vương quốc liên hiệp đó. Cho đến hiện nay trong tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật, tiếng Triều Tiên và tiếng Việt "Anh quốc" vẫn là tục xưng thường gặp của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Do trong tiếng Việt "Anh" không chỉ được dùng để chỉ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland mà còn được dùng để dịch các tên gọi "England" và "Britain" nên dễ nảy sinh sự nhầm lẫn, khó phân biệt, khó khăn trong dịch thuật.

Lịch sử

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland hiện tại là liên minh sau chót của hàng loạt những liên minh từng được thành lập trong vòng 300 năm qua. Vương quốc Scotland và Vương quốc Anh từng tồn tại với tư cách các quốc gia độc lập với hoàng gia và các cơ cấu chính trị riêng biệt từ thế kỷ thứ 9. Xứ Wales cũng từng một thời là lãnh thổ độc lập đã rơi vào tầm kiểm soát của hoàng gia Anh từ sau Đạo luật Rhuddlannăm 1284, và chính nó cũng trở thành một phần của Vương quốc Anh theo các điều luật trong Đạo luật Wales 1535. Theo Đạo luật liên minh 1707, các nước Anh và Scotland, vốn từng là các quốc gia liên minh riêng biệt từ năm 1603, đã đồng ý thành lập một liên minh chính trị gọi là Vương quốc Anh (Kingdom of Great Britain).

Đạo luật liên minh 1800 đã thống nhất Vương quốc Anh với Vương quốc Ireland, nước này đã dần rơi vào vòng kiểm soát của Anh từ giai đoạn 1541 - 1691, để hình thành nên Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland.

Page 3: Vuongquocanh

Nước Cộng hòa Ireland hiện nay tuyên bố độc lập năm 1922 sau khi tách khỏi hòn đảo Ireland từ hai năm trước đó, sáu trong số chín hạt của tỉnh Ulster vẫn nằm trong Vương quốc Anh, sau này đã đổithành tên hiện nay năm 1927.

Chính phủ và chính trị

Nữ hoàng Anh Elizabeth II

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland theo chế độ quân chủ lập hiến, quyền hành pháp do Thủ tướng và các bộ trưởng nội các đứng đầu các bộ đảm nhận nhân danh Hoàng gia. Nội các, gồm thủ tướng và các bộ trưởng tạo thành Chính phủ của Nữ hoàng. Các bộ trưởng là thành viên Nghị viện và chịu trách nhiệm trước cơ quan này, cơ quan lập pháp, theo truyền thống được coi là cơ quan quyền lực "tối cao" (có nghĩa là có khả

năng phán xét mọi vấn đề pháp luật và không bị hạn chế quyền lực theo những quyết định của các cơ quan tiền nhiệm). Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là một trong số ít quốc gia trên thế giới hiện nay không có một hiến pháp đã được hệ thống hoá, thay vào đó họ sử dụng các luật lệ truyền thống và các đoạn luật hiến pháp rời rạc.

Tuy người đứng đầu hoàng gia vẫn là nguyên thủ quốc gia và trên lý thuyết nắm mọi quyền hành pháp, nhưng chính thủ tướng là lãnh đạo chính phủ. Chính phủ chịu trách nhiệm chính trước Hạ viện, và theo quy định của thỏa ước hiến pháp, cơ quan này có trách nhiệm bầu ra thủ tướng. Đa số các thành viên nội các thuộc Hạ viện, số còn lại thuộc Thượng viện. Tuy nhiên, các bộ trưởng không bắt buộc phải là thành viên Nghị viện, dù theo tục lệ hiện nay các bộ trưởng đều là thành viên Nghị viện. Hệ thống chính phủ Anh được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới - một di sản từ thời quá khứ thực dân — chủ yếu tại các quốc gia trong Khối Thịnh vượng chung Anh. Thành viên Nghị viện chiếm đa số trong Hạ viện thường là phái có quyền chỉ định thủ tướng - thường là lãnh đạo của đảng lớn nhất hay, nếu không có đảng nào chiếm đa số, là liên minh lớn nhất. Thủ tướng hiện nay là David Cameron, thành viên của Đảng Bảo thủ, đã lên nắm quyền vào ngày 11 tháng 5 năm 2010.

Page 4: Vuongquocanh

Tại Anh, hoàng gia trên lý thuyết nắm nhiều quyền lực rộng rãi, nhưng vai trò chính thức của Vua/Nữ hoàng, chủ yếu chỉ là về mặt nghi lễ[12]. Hoàng gia là một phần không thể tách rời của Nghị viện (như "Crown-in-Parliament") và trên lý thuyết trao cho Nghị viện quyền nhóm họp và soạn thảo luật. Một Điều luật Nghị viện không thể trở thành luật cho tới khi nó được hoàng gia ký phê chuẩn (được gọi là Phê chuẩn của Hoàng gia), dù không một điều luật nào của Nghị viện từng bị hoàng gia bác bỏ từ thời Nữ hoàng Anne năm 1708. Dù đã có ý kiến về việc bãi bỏ hoàng gia, uy tín của họ trong lòng dân chúng Anh vẫn còn rất lớn. Số người ủng hộ một Nhà nước Anh cộng hoà thường thay đổi trong khoảng 15% tới 25% dân số, với khoảng 10% chưa quyết định hay không quan tâm[14]. Người đứng đầu hoàng gia hiện là Nữ hoàng Elizabeth II; bà lên kế vị ngôi năm 1952 và chính thức trở thành Nữ hoàng năm 1953 (hiện là người trị vì lâu nhất trong lịch sử Vương Quốc Anh).

Nghị viện là cơ quan lập pháp của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Đây là cơ quan lập pháp duy nhất của Vương quốc, theo học thuyết chủ quyền tối cao nghị viện (tuy nhiên, những câu hỏi về vấn đề chủ quyền tối cao cũng đã được đặt ra vì vấn đề gia nhập Liên minh Châu Âu). Nghị viện Anh theo chế độ lưỡng viện, gồm Hạ viện do bầu cử và Thượng viện, với đa số thành viên được chỉ định. Hạ viện có quyền lực cao hơn. 646 thành viên Hạ viện (con số này không có định, được xem xét và thay đổi theo khoảng 8 đến 10 năm, trong đợt tuyển cử 2010, có 650 người được bầu vào hạ viện) được bầu cử trực tiếp từ những khu vực bầu cử với chỉ duy nhất một người được trúng cử. Khu vực bầu cử được quy định theo số dân. Thượng viện có 724 thành viên (dù con số này không cố định), gồm những quý tộc thừa kế (Ghi chú: Đạo luật Thượng viện 1999 đã bãi bỏ quyền thừa kế quý tộc và chỉ cho phép giữ lại 92 ghế như vậy), quý tộc trọn đời và các giám mục của Nhà thờ Anh. Nhà thờ Anh là nhà thờ tại Anh và đã được nhà nước công nhận.

Page 5: Vuongquocanh

Cung điện Westminster, trên bờ sông Thames,Luân Đôn, là trụ sở Nghị viện Anh.

Từ thập niên 1920, hai đảng chính trị lớn nhất tại Anh là Đảng Lao động (Labour), theo xu hướng dân chủ xã hội), và Đảng Bảo thủ (Conservative), theo chủ nghĩa bảo thủ. Dù các chính phủ liên minh và chính phủ thiểu số thỉnh thoảng cũng xuất hiện trong thời gian ngắn, hệ thống bầu cử đa sốđược áp dụng cho những cuộc tổng tuyển cử có khuynh hướng duy trì sự thống trị chính trị của hai đảng đó, dù trong thế kỷ vừa qua mỗi đảng đều từng có lúc phải dựa vào một phe phái thứ ba nhằm chiếm đa số trong Nghị viện. Đảng Dân chủ Tự do (Liberal Democrat) là đảng lớn thứ ba tại Nghị viện Anh và đang nỗ lực kêu gọi cải cách hệ thống bầu cử nhằm lật đổ sự thống trị của hai đảng kia

Dù nhiều người ở Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland tự coi mình là "British" cũng như "English", "Scottish" "Welsh" hay "Irish" (và ngày càng có nhiều người khác tự coi mình là "Afro-Caribbean", "Indian" hay "Pakistani"), thì từ lâu cũng đã xuất hiện tư tưởng chia rẽ quốc tịch tại Scotland và xứ Wales cũng như bên trong cộng đồng Cơ đốc giáo ở Bắc Ireland. Nền độc lập cho Cộng hoà Ireland năm 1922 là giải pháp một phần duy nhất cho cái đã từng được goi là "Irish Question" trong thế kỷ 19, và những ý kiến trái chiều về việc thống nhất Ireland hay tiếp tục ở lại bên trong Vương quốc đã gây ra những xung đột dân sự và chính trị cũng như sự bất ổn cho tới tận ngày nay.

Dù những khuynh hướng quốc gia (đối lập với liên minh) đã ngày càng tăng ở Scotland và xứ Wales, với việc thành lập Đảng Quốc gia Scotlandnăm 1934 và Plaid Cymru (Đảng Wales) năm 1925, một cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng đang đe dọa sự toàn vẹn với tư cách một nhà nước của Vương quốc chỉ thực sự xuất hiện từ thập niên 1970. Scotland, Wales và Bắc Ireland đều có cơ quan lập pháp và chính phủ của riêng mình bên cạnh cơ quan lập pháp và chính phủ Vương quốc. Tuy nhiên, giải pháp trao thêm quyền tự trị và gia tăng quyền lực lập pháp cũng như hành pháp không ngăn chặn được đà ủng hộ độc lập khỏi Vương quốc, với bằng chứng là sự xuất hiện của những đảng ủng hộ độc lập mới. Ví dụ, Đảng Xanh Scotand và Đảng Xã hội Scotland đã giành được sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng trong những năm gần đây.

Page 6: Vuongquocanh

Toà nhà Nghị viện tại Stormont,Belfast, trụ sở Quốc hội Bắc Ireland.

Hiện đang có mong muốn về Nghị viện ủy thác Anh, dù hai đảng chính trị chính là Đảng Bảo thủ và Đảng Lao động đã lên tiếng lo ngại về Vấn đề Tây Lothian. Những đề xuất về việc thành lập chính phủ vùng tại nước Anh cũng không mang lại hiệu quả sau khi nó nhận được quá ít ý kiến tán thành tại cuộc trưng cầu dân ý về chính phủ ủy thác cho vùng Đông bắc Anh Quốc, nơi cho đến nay được coi là vùng thích hợp nhất cho ý tưởng đó. Vì thế Anh được cai trị theo sự cân bằng quyền lực giữa các đảng trên toàn bộ Vương quốc.

Sự hồi sinh của ngôn ngữ và bản sắc Celt cũng như sự phát triển của chính trị vùng đã góp phần đe dọa sự thống nhất quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay có ít dấu hiệu về bất cứ một cuộc "khủng hoảng" cận kề nào (tại cuộc Tổng tuyển cử vừa qua, cả Đảng Quốc gia Scotand và Plaid Cymru đều có số lượng phiếu ủng hộ giảm sút, dù SNP một lần nữa lại chiếm thêm hai ghế và hiện là đảng lớn thứ hai trong Nghị viện Scotand và trở thành phe đối lập chính thức). Tuy thế, nhiều người Scotland mong muốn độc lập dù đa số người Anh không muốn như vậy. Tại Bắc Ireland, trong hai mươi năm qua đã có sự giảm sút đáng kể các vụ bạo lực, dù tình hình vẫn còn căng thẳng, với việc các đảng chính trị cứng rắn như Sinn Féin và Liên đoàn Dân chủ, hiện đang nắm đa số ghế trong nghị viện (xem Nhân khẩu và Chính trị Bắc Ireland).

Là một cường quốc công nghiệp và hàng hải trong thế kỷ 19, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland thường được gắn liền với danh hiệu quốc gia góp phần "hình thành nên thế giới hiện đại", khi đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc phát triển các tư tưởng về sở hữu, chủ nghĩa tư bản và dân chủ nghị viện phương Tây cũng như có những đóng góp to lớn trong văn học, nghệ thuật, khoa học và công nghệ. Ở thời cực thịnh, Đế quốc Anh trải dài trên hơn một phần tư bề mặt Trái Đất và chiếm một phần ba dân số thế giới, biến nó trở thành đế chế lớn nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, nửa

Page 7: Vuongquocanh

đầu thế kỷ 20, sức mạnh của nó dần suy giảm sau những hậu quả của Thế chiến thứ nhất và thứ hai. Nửa sau thế kỷ 20, đế quốc này tan rã và Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland đã tái lập lại hình ảnh quốc gia thịnh vượng và kinh tế phát triển của mình hiện nay.

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland đã trở thành một thành viên Liên minh Châu Âu từ năm 1973. Thái độ của chính phủ hiện tại về việc hội nhập sâu thêm vào tổ chức này hiện không thống nhất, khi Đảng Bảo thủ ủng hộ việc thu hồi một số quyền lực lại cho quốc gia. Chính phủ Anh cũng chưa quyết định việc sử dụng đồng tiên chung euro. Kế hoạch tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề này chỉ được thực hiện nếu và khi thử nghiệm ở năm nền kinh tế cho thấy việc gia nhập Khu vực đồng Euro mang lại hiệu quả[10].

Luật pháp

Vương quốc này hiện có ba hệ thống luật riêng biệt. Luật Anh, được áp dụng tại Anh và xứ Wales; luật Bắc Ireland áp dụng tại Bắc Ireland, dựa trên những nguyên tắc của thông luật (common law). Luật Scotland là sự kết hợp giữa những nguyên tắc của dân luật (civil law) và thông luật, áp dụng tại Scotland. Các sắc luật liên hiệp năm 1707 bảo đảm sự tồn tại của các hệ thống luật riêng biệt đối với Scotland.

Hội đồng Kháng cáo (Appelate Committee) của Thượng viện là tòa án tối cao trong lãnh thổ đối với mọi vụ kiện hình sự và dân sự tại Anh, xứ Wales và Bắc Ireland, và với mọi vụ kiện dân sự theo luật pháp Scotland. Những thay đổi hiến pháp gần đây đang hướng theo việc chuyển quyền lực này từ Thượng viện cho một Tòa án Tối cao Vương quốc Anh.

Tại Anh và xứ Wales, hệ thống tòa án do Tòa án Tối cao của Bộ máy tư pháp Anh và xứ Wales lãnh đạo, gồm Tòa Phúc thẩm, Tòa án Tối cao(cho các vụ dân sự) và Tòa án Hoàng gia (cho các vụ hình sự). Tại Scotland, các tòa án cấp cao là Tòa Hình sự (Court of Sessions) cho các vụ dân sự và Tòa án Tối cao cho các vụ hình sự, trong khi tòa án cấp huyện (sheriff court) là tòa án tương đương cấp tỉnh hạt của Scotland.

Ủy ban Tòa án của Hội đồng Cơ mật là tòa án phúc thẩm cấp cao nhất đối với nhiều nước độc lập trong Khối thịnh vượng chung Anh, các lãnh thổ hải ngoại và các quốc gia lệ thuộc.

Kinh tế

Kinh tế Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, chủ yếu dựa vào khu vực kinh tế tư nhân (chiếm 80% sản lượng và 75% lao động). Trong những năm 80, dưới thời Thủ

Page 8: Vuongquocanh

tướng Margaret Thatcher, Anh đi đầu các nước phương Tây trong việc tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước.

Hiện Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới (thứ 2 trong EU sau Đức) với GDP năm 2010 đạt 2.189 tỷ USD (tính theo PPP), GDP trên đầu người (tính theo PPP) năm 2010 đạt 35.100 USD. Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland nổi bật là một trong những nền kinh tế toàn cầu hoá nhất thế giới, với chính sách tự do thương mại, chống bảo hộ(tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland năm 2010 hơn 900 tỷ USD). Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là thành viên quan trọng của các tổ chức kinh tế như OECD, WTO... Thành phố Luân Đôn là một trong những trung tâm tài chính quan trọng nhất thế giới cùng với New York và Tokyo.

Trong thời gian qua, nền kinh tế đã duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao so với các nước EU, trung bình đạt 6,1% giai đoạn 1990 – 2007 (so với Pháp là 4,3% và Đức là 3,9%); thất nghiệp thấp, khoảng 5%, thuộc hàng thấp nhất EU (tỷ lệ thất nghiệp của EU-27 là 7%); lạm phát thấp và ổn định nhất kể từ năm 1959 cho đến trước khủng hoảng tài chính – kinh tế toàn cầu 2008-09, được Ngân hàng Trung ương điều tiết ở mức 2%. Các ngành kinh tế mũi nhọn: ngân hàng, tài chính, bảo hiểm; sản xuất thép, đóng tàu, khai thác than; các ngành công nghiệp hoá chất, điện tử; viễn thông, công nghệ cao; dệt, may mặc. Trong năm 2009, kinh tế Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland giảm -4,75% do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế- tài chính toàn cầu (tuy nhiên, quý IV/2009 tăng trưởng 0,1%). Năm 2010, GDP tăng ở mức khiêm tốn là 1,8%.

Hợp tác phát triển

Bộ Phát triển Quốc tế (DFID) được thành lập năm 1999 chịu trách nhiệm thực hiện chính sách cung cấp viện trợ, chủ yếu tập trung thực hiện các mục tiêu phát triển quốc tế trong đó có sự cam kết của Vương quốc như xoá đói giảm nghèo, tăng cường năng lực chính phủ, quyền con người, phát triển phụ nữ, y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường, phòng ngừa xung đột, cứu trợ thiên tai. Viện trợ của Vương quốc chủ yếu được thực hiện qua hai kênh: một nửa viện trợ thông qua các tổ chức quốc tế (chủ yếu là các tổ chức thuộc Liên Hợp Quốc, Ủy ban Châu Âu và Ngân hàng Thế giới), nửa còn lại thông qua kênh song phương. Phần lớn các dự án dùng ODA của nước này đều được thực hiện thông qua các nhà thầu do phía Vương quốc chỉ định. Quỹ dành cho viện trợ phát triển liên tục tăng: 2,06 tỷ Bảng Anh cho 1997-1998; 3,04 tỷ cho 1999-2000; 3,3 tỷ cho 2002-2003; 3,7 tỷ cho 2003-2004;

Page 9: Vuongquocanh

4,6 tỷ 2005-2006; 5 tỷ cho 2007-2008; 6,5 tỷ cho 2009-2010. Phân bổ viện trợ tập trung vào các nước nghèo ở châu Á và tiểu Sahara (khoảng 76%). Tại các nước Trung và Đông Âu, nước này chỉ viện trợ cho các dự án nhỏ chủ yếu theo định hướng và nhằm tác động đến quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Nguồn: wikipedia http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C6%B0%C6%A1ng_qu%E1%BB%91c_Li%C3%AAn_hi%E1%BB%87p_Anh_v%C3%A0_B%E1%BA%AFc_Ireland