water sediment assessment 0607 vn

106
DÁN “QUN LÝ TNG HP CÁC HOT ĐỘNG VÙNG ĐẦM PHÁ TNH THA THIÊN HU(DÁN IMOLA) ĐÁNH GIÁ CHT LƯỢNG NƯỚC VÀ TRM TÍCH ĐẦM PHÁ TAM GIANG CU HAI 2006 2007 (Hp phn Tài nguyên Thiên nhiên) Huế 2, 2008

Upload: nguyen-thi-khanh-tuyen

Post on 05-Jul-2015

232 views

Category:

Documents


16 download

TRANSCRIPT

Page 1: Water Sediment Assessment 0607 Vn

DỰ ÁN “QUẢN LÝ TỔNG HỢP CÁC HOẠT ĐỘNG Ở VÙNG ĐẦM PHÁ

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ” (DỰ ÁN IMOLA)

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TRẦM TÍCH ĐẦM PHÁ TAM GIANG − CẦU HAI

2006 − 2007

(Hợp phần Tài nguyên Thiên nhiên)

Huế − 2, 2008

Page 2: Water Sediment Assessment 0607 Vn

DỰ ÁN “QUẢN LÝ TỔNG HỢP CÁC HOẠT ĐỘNG Ở VÙNG ĐẦM PHÁ

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ” (DỰ ÁN IMOLA)

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TRẦM TÍCH ĐẦM PHÁ TAM GIANG − CẦU HAI

2006 − 2007

(Hợp phần Tài nguyên Thiên nhiên)

NHÓM THỰC HIỆN

Nguyễn Văn Hợp, PGS., TS. Trương Quý Tùng, TS. Hoàng Thái Long, NCS. Nguyễn Hải Phong, NCS. Michelle Marconi, NCS. Lê Công Tuấn, NCS. Nguyễn Văn Huệ, ThS. Thủy Châu Tờ, ThS. Trần Hải Bằng, CN.

Huế − 2, 2008

Page 3: Water Sediment Assessment 0607 Vn

MỤC LỤC

1. GIỚI THIỆU.........................................................................................................................1 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................................3 2.1. Chuẩn bị mẫu ................................................................................................................3 2.2. Phương pháp phân tích .................................................................................................7 2.3. Kiểm soát chất lượng (QC) .........................................................................................11 2.4. Các phương pháp đánh giá chất lượng nước và trầm tích ...........................................12 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...........................................................................................12 3.1. Chất lượng nước đầm phá Tam Giang – Cầu Hai năm 2006 và 2007.........................12 3.1.1. Nhiệt độ ..............................................................................................................12 3.1.2. pH........................................................................................................................13 3.1.3. Độ mặn ...............................................................................................................15 3.1.4. Chất hữu cơ (COD và BOD) và DO ..................................................................17 3.1.5. Chất dinh dưỡng ................................................................................................18 3.1.6. Mật độ vi khuẩn phân .........................................................................................22 3.1.7. Hóa chất bảo vệ thực vật cơ clo (OCs) và kim loại độc .....................................23 3.2. Chất lượng trầm tích đầm phá Tam Giang – Cầu Hai năm 2006 và 2007 .................23 3.2.1. Đặc trưng dinh dưỡng của trầm tích ..................................................................23 3.2.2. Chỉ số dinh dưỡng hóa sinh ................................................................................26 3.2.3. Hóa chất bảo vệ thực vật cơ clo (OCs) và kim loại độc .....................................29 3.3. Chất lượng nước tại các kênh dẫn nước khu vực ao nuôi trồng thủy sản năm 2006 và 2007...32 3.3.1. pH........................................................................................................................32 3.3.2. Độ mặn ...............................................................................................................33 3.3.3. Các chất hữu cơ (COD và BOD) và DO.............................................................34 3.3.4. Chất dinh dưỡng (nitrat, photphat, TN và TP) ...................................................34 3.4. Xu hướng và sự thay đổi chất lượng nước và trầm tích đầm phá

Tam Giang − Cầu Hai trong những năm gần đây ......................................................35 3.4.1. Ô nhiễm hữu cơ ...................................................................................................35 3.4.2. Sự tăng mức dinh dưỡng .....................................................................................39 3.4.3. Ô nhiễm vi khuẩn phân .......................................................................................44 3.4.4. Hóa chất bảo vệ thực vật cơ clo (OCs) trong trầm tích đầm phá.......................44 3.4.5. Các kim loại nặng ...............................................................................................45 4. KẾT LUẬN .......................................................................................................................46 5. KIẾN NGHỊ .......................................................................................................................47 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................51 PHỤ LỤC

Page 4: Water Sediment Assessment 0607 Vn

1

1. GIỚI THIỆU

Hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai ở tỉnh Thừa Thiên Huế là một thủy

vực nước lợ ven biển điển hình. Đây là hệ thống đầm phá lớn nhất ở vùng Đông Nam

Á có chiều dài khoảng 70 km - trải dài từ cửa sông Ô Lâu đến đầm Cầu Hai, diện tích

khu vực đầm phá khoảng 22.000 ha, bề ngang nơi rộng nhất hơn 1 km, nơi hẹp nhất

khoảng 0,5 km, độ sâu trung bình khoảng 1,5 m. Hệ đầm phá Tam Giang − Cầu Hai

nhận nước ngọt từ hầu hết các sông lớn trong khu vực (sông Hương, Bồ, Ô Lâu, Đại

Giang và Truồi), đồng thời thông với biển qua hai cửa Thuận An và Tư Hiền. Khu vực

đầm phá chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều. Hệ thống đầm phá Tam Giang –

Cầu Hai đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình điều hòa dòng chảy, ngăn chặn

sự xâm nhập mặn, ngoài ra nó còn được khai thác phục vụ giao thông thủy, đánh bắt và

nuôi trồng thủy sản. Nhìn chung, môi trường nước lợ của đầm phá đã tạo điều kiện

thuận lợi cho sự phân bố và phát triển đa dạng của các sinh vật thủy sinh, mang lại một

nguồn lợi thủy sản đáng kể cho cộng đồng 300.000 cư dân sinh sống ven bờ [20].

Từ sau cơn lũ lịch sử năm 1999, do cửa biển Tư Hiền bị mở rộng và đặc biệt

do sự hình thành của cửa biển mới - cửa Hòa Duân (đã được lấp lại vào năm 2000)

nên độ mặn của khu vực đầm phá tăng lên, tạo điều kiện cho sự phát triển nuôi trồng

thủy sản trong vùng, đặc biệt là sự phát triển của nghề nuôi tôm. Diện tích ao nuôi

tôm đã tăng không ngừng trong những năm qua - từ 2000 ha năm 2000 đến 3700 ha

năm 2003 và dự đoán đến năm 2010 sẽ tăng lên 7000 ha. Sự phát triển nhanh chóng

diện tích ao nuôi tôm kết hợp thêm với các hoạt động khai thác thiếu kiểm soát các

nguồn lợi thủy sản trong vùng đã làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và gây ô nhiễm

vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai [21].

Trong những năm gần đây, đã có nhiều chương trình và dự án nghiên cứu về

môi trường vùng đầm phá như Dự án “Nghiên cứu phát triển bền vững vùng đầm phá

ở tỉnh Thừa Thiên Huế” (1998 - 2003) do Vùng Nord Pas de Calais (NPC) Pháp tài

trợ [38] và Dự án “Quản lý tổng hợp vùng ven bờ” (ICZM, 2001 - 2005) do Hà Lan

tài trợ [8]. Những dự án này đã thu thập được các dữ liệu về chất lượng nước, tình

trạng ô nhiễm và đa dạng sinh học của sông Hương và hệ thống đầm phá Tam Giang

– Cầu Hai, nhưng vẫn còn một số vấn đề khác chưa được làm sáng tỏ, như hàm lượng

các chất độc (kim loại độc và hóa chất bảo vệ thực vật) trong nước và trầm tích, các

vật chất hữu cơ trong trầm tích, ảnh hưởng của các tác nhân ô nhiễm nước đến chất

Page 5: Water Sediment Assessment 0607 Vn

2

lượng nước và hệ sinh thái nước, đặc biệt là điều kiện dinh dưỡng (trong nước và

trong trầm tích) của vùng đầm phá và tác động của nó đến hệ sinh thái nước...

Gần đây, vấn đề phú dưỡng vùng ven bờ đã trở thành vấn đề toàn cầu và ngày

càng được các nhà khoa học quan tâm [30]. Phú dưỡng là một trong những hiện

tượng thường xuất hiện ở các lưu vực và vùng ven bờ, gây ra do các hoạt động nhân

tạo, gây lo lắng về sự suy giảm chất lượng môi trường và suy thoái các hệ sinh thái

[5]. Nghiên cứu đánh giá về phú dưỡng môi trường biển đã được thực hiện từ lâu dựa

trên việc đánh giá những đặc trưng hóa học (hàm lượng nitơ và photpho vô cơ) và/

hoặc đặc trưng sinh học (sinh khối tảo) thông qua hàm lượng P, N và chlorophyll-a

[35]. Biểu hiện của sự phú dưỡng được thể hiện qua thành phần của quần thể sinh vật

sản xuất sơ cấp (thí dụ, từ tảo lâu năm và cỏ biển đến tảo phù du và vi tảo) [23], mật

độ của các quần thể [21] và sự chuyển dịch đa dạng sinh học [12,33].

Một số nghiên cứu cho rằng, nếu chỉ dựa vào các thông số dự báo (hàm lượng

chất dinh dưỡng: N, P) và thông số đáp ứng (sinh khối tảo được đo qua hàm lượng

chlorophyll-a), việc đánh giá trạng thái dinh dưỡng của một hệ nhiều khi không hiệu

quả. Chẳng hạn, trong những hệ giàu chất dinh dưỡng (đầm phá, ao và cửa sông),

nhiều khi sự tăng hàm lượng chlorophyll-a (tức là tăng sinh khối tảo) là do sự tái lơ

lửng của thực vật đáy hơn là do sự tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng [6,25]. Mặt

khác, hàm lượng chlorophyll-a nhiều khi không hẳn là đại diện tốt của sinh khối tảo,

vì hàm lượng chlorophyll-a có thể thay đổi theo loài, điều kiện môi trường và sinh lý

[39]. Nixon (1995) đã đề nghị một cách đánh giá mới về trạng thái dinh dưỡng của hệ

sinh thái biển dựa trên cơ sở nguồn cacbon hữu cơ tổng (g-C/m2.năm) cung cấp cho

hệ [30]. Song, cách đánh giá này mới chỉ dựa vào khả năng gây phú dưỡng của hệ

đáy, mà chưa đề cập đến cơ chế cho/nhận nguồn cacbon hữu cơ trong trầm tích và do

vậy chưa đánh giá nhạy về trang thái dinh dưỡng của hệ. Ngoài ra, do chế độ thủy

động học phức tạp của vùng ven bờ (vùng không sâu), nên khó đạt được sự nhất quán

trong việc đánh giá điều kiện dinh dưỡng dựa vào các thông số trong cột nước hay

dựa vào các thông số trong trầm tích [11].

Rõ ràng, cần thiết phải xác định được những chỉ thị mới cho trạng thái phú

dưỡng của vùng ven biển sao cho có thể kết hợp được tất cả các yếu tố bị tác động

tiềm tàng bởi sự phú dưỡng, bao gồm cả môi trường đáy.

Page 6: Water Sediment Assessment 0607 Vn

3

Các hoạt động bước đầu của Nhóm Tài nguyên Thiên nhiên (Natural

Resources Unit) thuộc dự án “Quản lý tổng hợp các hoạt động vùng đầm phá ở tỉnh

Thừa Thiên Huế ” do Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) tài trợ bao gồm việc điều

tra môi trường nhằm thu được bức tranh tổng quát về chất lượng nước và trầm tích

trên cơ sở sử dụng Hệ thống Thông tin Địa lý (GIS); xây dựng mô hình thủy sinh và

thiết lập một số công cụ mới hữu dụng cho hoạt động quan trắc trong tương lai, như

các chỉ thị về tình trạng phú dưỡng và hệ sinh thái nói chung; và xây dựng cơ sở dữ

liệu tổng hợp (dựa vào số liệu thu được kết hợp với các dữ liệu quá khứ) liên quan

đến hệ sinh thái vùng đầm phá.

Mục tiêu chính của các nghiên cứu đánh giá chất lượng nước và trầm tích (đã

được FAO và trường Đại học Khoa học Huế thông qua trong LOA, tài khóa 2006 và

2007, thuộc dự án “Quản lý tổng hợp các hoạt động ở vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên

Huế”) nhằm:

− Xác định các công cụ và các thông số chính cho chương trình quan trắc môi

trường trong tương lai;

− Áp dụng những công cụ mới để đánh giá trạng thái dinh dưỡng của môi trường đáy

dựa trên cơ sở phân tích thành phần hóa sinh và đặc điểm của vật chất hữu cơ trầm tích;

− Phát hiện các tác nhân gây ô nhiễm tiềm tàng trong nước, trầm tích, làm cơ sở

để đề xuất chương trình quan trắc môi trường cho tương lai.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Chuẩn bị mẫu

2.1.1. Vị trí lấy mẫu

Vị trí lấy mẫu nước của 12 trạm hay mặt cắt (ký hiệu từ A đến L) phân bố từ

phía Bắc đến phía Nam của vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai với 37 điểm lấy

mẫu (3 – 4 điểm trên mỗi trạm) và 8 mẫu trong khu vực ao nuôi trồng thủy sản (trong

đó 3 mẫu ở xã Quảng An - thuộc phá Tam Giang, ký hiệu CAA6 – CAA8; 5 mẫu ở

vùng Sam – An Truyền - thuộc đầm Thủy Tú, ký hiệu CAA1 – CAA5 được trình bày

trong Hình 1 và Bảng 1.

2.1.2. Tần suất và quy cách lấy mẫu

− Tần suất lấy mẫu: 5 đợt lấy mẫu vào các tháng 4, 5, 8, 11/2006 và 5/2007.

Page 7: Water Sediment Assessment 0607 Vn

4

− Quy cách lấy mẫu:

+ Mẫu nước:

• Mẫu nước tầng mặt là mẫu tổ hợp ở 2 độ sâu 50 và 100 cm dưới mặt

nước theo tỷ lệ thể tích 1:1.

• Mẫu nước tầng đáy lấy ở độ sâu cách đáy 50 cm.

• Mẫu nước trong các kênh dẫn nước khu vực ao nuôi trồng thủy sản: tổ

hợp mẫu tại 3 điểm ở độ sâu 30 cm.

+ Mẫu trầm tích: lấy ở độ sâu 0 − 10 cm.

− Thiết bị lấy mẫu: sử dụng thiết bị lấy mẫu kiểu đứng Wildco để lấy mẫu nước

và gàu đáy Peterson để lấy mẫu trầm tích.

Hình 1. Bản đồ mô tả các trạm và điểm lấy mẫu ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai

Page 8: Water Sediment Assessment 0607 Vn

5

Bảng 1. Ký hiệu các điểm quan trắc và tọa độ của chúng

Tọa độ Vùng Điểm quan trắc Vĩ độ Kinh độ A01 16o39'150 107o26'475 A02 16o38'738 107o26'367 A03 16o38'400 107o26'248 B04 16o37'977 107o29'652 B05 16o37'628 107o29'317 B06 16o37'175 107o29'077 C07 16o36'782 107o31'547 C08 16o36'667 107o31'492 C09 16o36'473 107o31'418 D10 16o36'688 107o33'965 D11 16o35'322 107o33'680 D12 16o35'015 107o33'392 E13 16o33'887 107o37'360 E14 16o33'552 107o37'800

Tam Giang

E15 16o33'173 107o38'238 F16 16o32'080 107o40'844 F17 16o31'713 107o40'500 F18 16o31'085 107o40'107 G19 16o29'658 107o43'461 G20 16o29'325 107o43'273 G21 16o29'205 107o42'967 H22 16o26'450 107o46'058 H23 16o26'318 107o45'822 H24 16o26'250 107o45'694 I25 16o23'990 107o48'378 I26 16o23'743 107o48'303

Thủy Tú

I27 16o23'515 107o48'298 J28 16o20'412 107o51'293 J29 16o20'490 107o53'102 J30 16o20'758 107o54'757 K31 16o19'558 107o50'430 K32 16o19'155 107o52'123 K33 16o18'750 107o53'830 K37 16o20'115 107o48'822 L34 16o18'162 107o49'736 L35 16o17'905 107o51'102

Cầu Hai

L36 16o17'243 107o52'710 CAA1 16o31'703 107o38'708 CAA2 16o30'848 107o37'985 CAA3 16o30'312 107o38'863 CAA4 16o30'583 107o40'067

Sam – An Truyền

CAA5 16o31'270 107o39'386 CAA6 16o34'529 107o33'300 CAA7 16o34'189 107o34'150 Quảng An CAA8 16o34'268 107o34'318

Page 9: Water Sediment Assessment 0607 Vn

6

2.1.3. Số lượng mẫu, thông số phân tích và cách bảo quản mẫu

− Số lượng mẫu, thông số phân tích và cách bảo quản mẫu được nêu ở Bảng 2.

Một số thông số chất lượng nước được đo tại hiện trường, các thông số còn lại được

phân tích trong phòng thí nghiệm. Các thông số chất lượng trầm tích được xác định

trong phòng thí nghiệm.

− Đối với mỗi tiểu vùng (Tam Giang, Thủy Tú, Cầu Hai), các mẫu nước và

trầm tích được lấy trong ngày. Tất cả các mẫu đều được bảo quản theo những hướng

dẫn được quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam và/hoặc Các phương pháp Tiêu chuẩn

Phân tích Nước và Nước thải (SMEWW - Standard Methods for Examination of Water

and Wastewater, APHA, 1998) [3].

Bảng 2. Số lượng mẫu, thông số phân tích và cách bảo quản mẫu

Mẫu Số lượng Thông số Bảo quản 45(a) - Nhiệt độ, pH, độ đục, độ trong, độ

dẫn điện, độ mặn, oxy hòa tan (DO) - Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5), nhu cầu oxy hóa học (COD), chất rắn lơ lửng (SS) nitrit (NO2), nitrat (NO3), photphat (PO4), nitơ tổng (TN), photpho tổng (TP), amoni (NH4/NH3), chlorophyll-a, coliform tổng (TC) và coliform phân (FC).

Đo tại hiện trường. 4oC; chai nhựa PET để chứa mẫu phân tích các thông số vật lý và hóa học; chai đã tiệt trùng để chứa mẫu phân tích các thông số vi sinh.

Nước

12 (b)

Thuốc trừ sâu cơ clo – OCs (nhóm DDT và nhóm HCH), kim loại nặng (CuII, PbII, ZnII, và CdII).

4oC, chai thủy tinh màu nâu với mẫu phân tích OCs; axit hóa đến pH = 2 (sử dụng HNO3 đậm đặc) trong chai nhựa PET với mẫu phân tích kim loại nặng.

37 Chlorophyll-a, sắc tố quang hợp (PSP), tổng vật chất hữu cơ (TOM), tổng lipit (TLIP), tổng protein (TPRO), và tổng cacbohydrat (TCAR).

-20oC trong tủ lạnh sâu. Trầm tích (c)

12 (b) Thuốc trừ sâu cơ clo – OCs (nhóm DDT và nhóm HCH), kim loại nặng (CuII, PbII, ZnII, và CdII).

-20oC trong tủ lạnh sâu.

(a) 45 mẫu, trong đó 37 mẫu nước đầm phá và 8 mẫu nước trong các kênh dẫn nước vào ao nuôi (b) Mẫu tổ hợp thu được bằng cách trộn 3 mẫu lấy ở mỗi trạm lấy mẫu

Page 10: Water Sediment Assessment 0607 Vn

7

2.2. Phương pháp phân tích

Trong nghiên cứu này, các phương pháp phân tích được sử dụng là các phương

pháp Tiêu chuẩn Việt Nam và/hoặc SMEWW (APHA, 1998). Một số biến đổi nhỏ

được thực hiện để phù hợp với điều kiện phòng thí nghiệm. Các phương pháp phân tích

và các thông số chất lượng nước và trầm tích được trình bày trong Bảng 3.

Bảng 3. Phương pháp phân tích các thông số chất lượng nước và trầm tích

STT Thông số Phương pháp(*) Mô tả

1 Nhiệt độ Nhiệt kế -

2 pH Máy đo pH Đo thế dùng điện cực thủy tinh

3 Oxy hòa tan (DO) Máy đo DO Điện hóa (von-ampe)

4 Độ dẫn điện (EC) Máy đo EC Đo độ dẫn điện

5 Độ mặn Đo độ dẫn điện

(SMEWW-2520 B)

Dựa trên tương quan thực nghiệm độ dẫn

điện, nhiệt độ – độ mặn.

6 Độ đục Máy đo độ đục Phương pháp khuếch đục

7 Chất rắn lơ lửng

(SS)

Khối lượng

(SMEWW-2540 D)

Mẫu được lọc qua giấy lọc sợi thủy tinh

0,45 µm đã biết khối lượng, làm khô giấy

lọc và cặn ở 103 – 105°C. Cân giấy lọc đã

sấy. Hiệu số khối lượng giấy lọc trước và

sau khi lọc, sấy cho biết giá trị SS

8 BOD5 Ultimate BOD Test

(SMEWW-5210 C)

Cho nước cần phân tích vào đầy bình 300-

mL, đậy kín và ủ ở 20oC. Đo DO trước và

sau khi ủ 5 ngày bằng máy đo DO.

9 COD

Bicromat - hồi lưu

kín - đo quang

(SMEWW-5220 D)

Oxy hóa các hợp chất hữu cơ bằng hỗn

hợp bicromat và axit sulfuric trong cuvet

đậy kín ở 150oC trong 2 giờ; đo độ hấp

thụ quang ở 420 nm.

10 Chlorophyll-a và

sắc tố quang hợp

Đo quang

(Mẫu nước:

SMEWW-10200 H;

mẫu trầm tích:

[10,24]

- Mẫu nước: lọc nước qua giấy lọc sợi

thủy tinh 47 mm đã được rửa sạch trước.

Nồng độ chlorophyll-a và phaeophytin

trong dịch chiết được xác định bằng

phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử ở

750 nm và 664 nm trước khi axit hóa và

Page 11: Water Sediment Assessment 0607 Vn

8

STT Thông số Phương pháp(*) Mô tả

750 nm, 665 nm sau khi axit hóa.

- Mẫu trầm tích: chiết chlorophyll-a và

phaeophytin từ mẫu trầm tích ướt hoặc

mẫu đông lạnh bằng bể siêu âm trong

nước đá, công suất 50 – 100W, trong 3

phút, mỗi phút siêu âm 30 giây. Xác định

nồng độ chlorophyll-a và phaeophytin

tương tự như mẫu nước.

11

Photphat (PO4)

và photpho tổng

(TP)

Đo quang

(SMEWW-4500-P E

và 4500-P B)

• PO4: Amoni molybdat và kali antimonyl

tactrat phản ứng với octo photphat tạo thành

axit dị đa photpho molybdic. Axit dị đa này

bị khử bằng axit ascorbic tạo ra sản phẩm

màu xanh. Đo độ hấp thụ quang ở 880 nm.

• TP: Tất cả các dạng photpho bị chuyển

thành octo photphat bằng pesunphat trong

môi trường axit. Quá trình phân hủy mẫu

được tiến hành trong nồi hấp ở 120°C

trong 30 phút.

12 Nitrit

(NO2)

Đo quang

(SMEWW- 4500-

NO2- B)

Sử dụng axit sunphanilic và α-naptylamin

ở pH 2,0 đến 2,5 để tạo sản phẩm azo màu

tím đỏ với nitrit trong mẫu nước; đo độ

hấp thụ quang ở 543 nm.

13 Nitrat (NO3) và

nitơ tổng (TN)

Khử bằng cadimi và

đo quang (SMEWW-

4500-NO3- E và

4500-N C)

• NO3: khử NO3- thành NO2

- bằng hỗn

hợp cadimi - đồng kim loại và đo nitrit.

• TN: tất cả các dạng nitơ bị chuyển thành

NO3- bằng pesunphat trong môi trường

kiềm. Quá trình phân hủy mẫu được tiến

hành trong nồi hấp ở 120°C trong 30 phút.

Khử NO3 thành NO2 và đo NO2.

14 Amoni

(NH4/NH3)

Phenat

(SMEWW- 4500-

NH3 F)

Amoni, hypoclorit và phenol phản ứng

với nhau tạo thành sản phẩm indophenol

màu xanh; đo độ hấp thụ quang ở 640 nm.

Page 12: Water Sediment Assessment 0607 Vn

9

STT Thông số Phương pháp(*) Mô tả

15

Coliform tổng

(TC) và coliform

phân (FC)

MPN (Most Probable

Number) (SMEWW-

9221)

• TC: áp dụng phương pháp lên men nhiều

ống nghiệm; pha loãng mẫu phân tích thành

3 mức pha loãng bằng môi trường nuôi cấy

lauryl sunphat; ủ ở 37 ± 1°C trong 48 giờ;

chuyển ống nghiệm dương tính vào môi

trường Brilliant Green Lactose Bile Salt và

ủ tiếp ở 37 ± 1°C trong 48 giờ.

• FC: chuyển các ống dương tính phát

hiện được trong phép thử TC vào môi

trường agar EMB; ủ ở 37 ± 1oC trong 24

giờ; chuyển vào môi trường Trypton và ủ

ở 44,5 ± 1oC trong 24 giờ; xác định các

ống dương tính (màu đỏ) sau khi thêm

thuốc thử Kovac's.

Tính toán và biểu diễn TC và FC theo đơn

vị MPN (Most Probable Number) bằng

cách sử dụng các bảng tra cứu thống kê

chuyên dụng.

16 Tổng vật chất

hữu cơ Khối lượng

Xác định khối lượng giảm khi nung mẫu

trầm tích trong lò nung ở 450°C trong 2 giờ.

17 Tổng protein Đo quang

[15,19,34]

Tách protein trong trầm tích vào nước

bằng siêu âm. Ion Cu(II) tạo phức với liên

kết peptit trong môi trường kiềm, lúc đó

nó bị khử về Cu(I). Ion Cu(I) các nhóm

tyrosin, tryptophan và cysteine phản ứng

với thuốc thử folin và ciocalteu tạo thành

sản phẩm không bền bị khử thành xanh

molybden/tungsten. Đo độ hấp thụ ở 650

nm. Sử dụng bovine serum albumin

(BSA) để chuẩn bị mẫu làm đường chuẩn.

18 Tổng cacbohydrat Axit phenol-sunfuric

[13]

Cacbohydrat phản ứng với phenol khi có

mặt axit sunfuric tạo ra dung dịch có màu

Page 13: Water Sediment Assessment 0607 Vn

10

STT Thông số Phương pháp(*) Mô tả

vàng tươi. Đo độ hấp thụ quang ở 485 và

600 nm. Độ hấp thụ ở 600 nm đại diện

cho độ đục của dung dịch. Dùng D(+)-

Gluco làm chất chuẩn.

19 Tổng lipit Đo quang

[27]

Chiết lipit khỏi trầm tích với clorofoc-

metanol. Làm khô dịch chiết lipit và cho

phản ứng với axit sunfuric đặc ở 180 –

200oC trong 15 phút. Để nguội và đo độ

hấp thụ quang ở 375 nm.

Dùng tripalmitin làm chất chuẩn để xác

định nồng độ lipit bằng phương pháp

đường chuẩn.

20 Cac bon polyme

sinh học [14, 32]

− Nồng độ của protein, lipit và

cacbohydrat chuyển sang đương lượng C

sử dụng các hệ số chuyển tương ứng:

0,49; 0,75; và 0,40 µg / µg C;

− Tổng của lượng cacbon dưới dạng

protein, lipit và cacbohydrat chính là

cacbon polyme sinh học

21

Thuốc trừ sâu cơ

clo

(OCs: nhóm DDT

và nhóm HCH)

Sắc ký khí với

detector cộng kết

điện tử

(GC/ECD)

1. Chiết OCs trong mẫu (2 L nước hay 10

g trầm tích) bằng kỹ thuật thích hợp:

− Mẫu nước được chiết trong môi trường

trung tính với n-hexan bằng phểu chiết.

− Mẫu trầm tích được chiết Soxhlet với n-

hexan. Mẫu trầm tích được làm khô bằng

natri sunfat khan, sau đó đặt vào bao chiết

và chiết Soxhlet với n-hexan. Cô dịch chiết

bằng nitơ trước khi tiến hành cleanup.

2. Dịch chiết đã cô được cho vào cột

florisil. Sau đó, OCs được rửa giải bằng

n-hexan. Dịch rửa giải được cô bằng khí

nitơ trước khi phân tích bằng sắc ký khí.

Page 14: Water Sediment Assessment 0607 Vn

11

STT Thông số Phương pháp(*) Mô tả

3. 01 µL mẫu được bơm vào cột mao

quản để phân tích bằng GC/ECD. Dùng

phương pháp đường chuẩn để xác định

OCs.

22 Kim loại nặng

(Cu, Pb, Zn, Cd)

Von-ampe hòa tan

xung vi phân

(DP-ASV) trên điện

cực giọt thủy ngân

treo (HMDE)

• Phân hủy mẫu: đun sôi mẫu nước với

hỗn hợp axit để phân hủy các chất hữu cơ

trước khi phân tích. Mẫu trầm tích được

phân hủy bằng hỗn hợp axit và lọc để phân

tích.

• Quy trình phân tích CuII, PbII, ZnII, CdII

bằng DP- ASV dùng HMDE:

+ Các kim loại được tập trung lên HMDE

bằng cách điện phân ở thế -1000 mV (so

với Ag/AgCl) trong 120 s trong môi

trường đệm axetat (pH = 4,5). Dung dịch

phân tích được khuấy đều bằng thanh

khuấy từ bọc nhựa teflon. Sau giai đoạn

điện phân làm giàu, ngừng khuấy 30 s.

+ Giai đoạn hòa tan được tiến hành bằng

cách quét thế theo chiều dương từ -1000

mV đến -100 mV. Đường von-ampe hòa

tan được ghi bằng kỹ thuật xung vi phân.

- Nồng độ kim loại được xác định bằng

phương pháp đường chuẩn. (*) SMEWW - Standard Methods for Examination of Water and Wastewater

2.3. Kiểm soát chất lượng (QC)

− Độ đúng của các phương pháp phân tích trên được kiểm tra bằng cách phân

tích mẫu thêm chuẩn (spiked sample).

− Độ lặp lại của các phương pháp phân tích được kiểm tra bằng phép phân tích

lặp lại (replicate analysis).

− Đối với các phép phân tích vết (kim loại độc và OCs), thực hiện phân tích

mẫu trắng để hiệu chỉnh kết quả.

Page 15: Water Sediment Assessment 0607 Vn

12

2.4. Các phương pháp đánh giá chất lượng nước và trầm tích

− Đánh giá chất lượng nước đầm phá và khu vực ao nuôi trồng thủy sản dựa

vào Tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng nước biển ven bờ TCVN 5943-1995 (cột áp

dụng cho nuôi trồng thủy sản) [28] và Tiêu chuẩn Chất lượng nước cho mục đích

nuôi tôm sú của Bộ Thủy sản 28 TCN 171-2001 [29].

− Đánh giá chất lượng nước và trầm tích đối với các chất độc (kim loại độc và

OCs), dựa vào Tiêu chuẩn Chất lượng Môi trường Canada (Canadian Environment

Quality Guidlines – EQGs, 2002) [2].

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Số liệu chi tiết về các thông số chất lượng nước và trầm tích vùng đầm phá

Tam Giang – Cầu Hai tại các trạm quan trắc và tại một số ao nuôi trồng thủy sản

trong các tháng 4, 5, 8, 11/2006 và 5/2007 được chỉ ra trong phần phụ lục.

3.1. Chất lượng nước đầm phá Tam Giang – Cầu Hai năm 2006 và 2007

Nói chung, hầu hết các thông số chất lượng nước (CLN) đầm phá Tam Giang

– Cầu Hai (TG − CH) như pH, DO, BOD5, amoni (NH4/NH3), các kim loại độc (Cu,

Pb, Cd và Zn) đều đạt Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5943-1995 đối với chất lượng

nước ven bờ cho mục đích nuôi trồng thủy sản (Bảng 4). Một số vấn đề quan tâm đối

với chất lượng nước đầm phá là sự ô nhiễm hữu cơ (COD cao), mật độ vi khuẩn phân

cao và nồng độ chất dinh dưỡng (photpho và nitơ) ở mức tiềm tàng gây phú dưỡng.

3.1.1. Nhiệt độ

Nhiệt độ nước phụ thuộc vào mùa và thời điểm trong ngày. Theo NPC (1998 –

2003), nhiệt độ nước đầm phá TG – CH dao động từ 15 – 35oC, chênh lệch nhiệt độ

giữa mùa mưa và mùa khô 2 – 8oC. Đặc biệt, ở đầm Cầu Hai, có sự phân tầng ngược

nhiệt độ (nhiệt độ tầng mặt thấp hơn tầng đáy) với chênh lệch nhiệt độ lên đến 6 – 7oC.

Trong thời gian khảo sát, nhiệt độ nước đầm phá dao động trong khoảng 23 –

34oC, trung bình 26 – 31oC. Đặc biệt, ở phía nam đầm Cầu Hai có hiện tượng nóng

cục bộ, nhiệt độ dao động từ 32 – 34oC. Nhiệt độ khá ổn định (29 – 31oC) trong vùng

đầm Thủy Tú (từ trạm E đến trạm J).

Page 16: Water Sediment Assessment 0607 Vn

13

20

25

30

35

40

A1 A2 A3 B4 B5 B6 C7

C8

C9

D10

D11

D12 E1

3E1

4E1

5F1

6F1

7F1

8G

19G

20G

21H

22H

23H

24 I25

I26

I27

J28

J29

J30

K31

K32

K33

L34

L35

L36

L37

Điểm

Nhiệt

độ

(0 C)

4/2006 5/2006 8/2006 11/2006 Trung bình

Hình 2. Biến động nhiệt độ theo thời gian và các điểm quan trắc

3.1.2. pH

pH của đầm phá phụ thuộc vào vào nhiều yếu tố như mùa trong năm, thủy

triều, lưu lượng nước từ các sông đổ vào đầm phá... Vào mùa khô, đầm phá chịu tác

động mạnh của thủy triều qua 2 cửa (Thuận An và Tư Hiền), nên pH thường cao và

ổn định hơn mùa mưa. Biến động pH đầm phá TG – CH được biểu diễn ở Hình 3 và

cũng phù hợp với những thông báo trong báo cáo của dự án NPC (1998 – 2003), pH

trung bình dao động trong khoảng rộng 6 - 9) [38].

Vùng gần cửa sông Ô Lâu (từ trạm A đến trạm C), giá trị pH biến động nhiều theo

thời gian trong năm, khoảng dao động khá rộng 5,5 – 9,0. Ở các trạm còn lại (từ trạm D

đến L), nhìn chung pH tương đối ổn định và hầu hết dao động trong khoảng 7,5 – 8,5 - đạt

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5943-1995 cho nước biển ven bờ (pH = 6,5 – 8,5) và 28

TCN 171:2001 của Bộ Thủy sản áp dụng cho nuôi thâm canh tôm sú (pH = 7,5 – 8,5).

5

6

7

8

9

10

A1

A2

A3

B4

B5

B6

C7

C8

C9

D10

D11

D12

E13

E14

E15 F1

6F1

7F1

8G

19G

20G

21H

22H

23H

24 I25

I26

I27

J28

J29

J30

K31

K32

K33 L34

L35

L36 37

Điểm

pH

4/2006 5/2006 8/2006 11/2006 Trung bình

Hình 3. Biến động pH theo thời gian và các điểm quan trắc

28 TCN 171:2001

TCVN 5943-1995

Page 17: Water Sediment Assessment 0607 Vn

14

Bảng 4. Tóm tắt những đặc trưng chất lượng nước đầm phá Tam Giang − Cầu Hai (4, 5, 8, 11/2006 và 5/2007)

Tam Giang Thủy Tú Cầu Hai STT Thông số Đơn vị Min − Max T. bình ± S(a) Min − Max T. bình ± S(b) Min − Max Mean ± S(c)

TCVN 5943-1995(d)

1 Nhiệt độ oC 23,1−32,4 29,6±1,85 26,4−32,5 30,3±1,60 24,8−34,0 30,9±1,90 − 2 pH 5,50−9,00 7,49±0,77 7,60−8,60 8,12±0,20 7,00−8,80 8,10±0,41 6,5 − 8,5 3 Độ mặn 0/00 <1,00−31,5 8,22±8,29 4,50−25,0 17,0±5,01 <1,00−34,0 17,7±7,22 − 4 Độ trong cm 40,0−7100 261±1032 30,0−270 148±56,1 50,0−250 148±47,7 − 5 DO mg/l 5,20−8,30 6,67±0,60 5,50−7,90 6,86±0,58 5,60−9,10 6,80±0,83 ≥ 5 6 BOD5 mg/l 0,5−3 1 ± 0,5 0,5−5 2±1 0,5−6 1± 1 < 10 7 COD mg/l 1,60−12,3 6,00±2,03 1,70−13,6 5,88±2,18 2,60−21,5 6,21± 2,75 − 8 Chlorophyll-a µg/l 0,20−9,20 2,59±2,25 0,40−24,8 4,22±4,15 0,30−8,20 2,20±1,62 − 9 Coliform tổng MPN/100ml 0−110000 7327±16633 0−110000 9447±22213 150−750000 47127±137196 1000

10 Coliform phân MPN/100ml 0,00−2800 735±643 0,00−2800 750±693 0−40000 3401±9186 − 11 N-NH4/NH3 mg/l <0,02−0,10 0,04±0,02 <0,02−0,12 0,04±0,02 <0,02−0,14 0,06± 0,04 0,5 12 N-NO3 mg/l <0,05−0,26 0,12±0,06 <0,05−0,13 0,07±0,02 <0,05−0,07 0,06±0,01 − 13 P-PO4 mg/l <0,01−0,10 0,03±0,02 <0,01−0,05 0,02±0,01 <0,01−0,03 0,01±0,01 − 14 TN mg/l <0,05−1,88 0,59±0,45 0,06−2,88 1,11±0,60 0,25−3,46 0,92± 0,57 − 15 TP mg/l 0,40−134 22,4±39,2 0,01−0,09 0,04±0,02 <0,01−0,06 0,03± 0,02 − 16 Cu µg/l <0,01−134 22,4±39,3 <0,01−140 21,6±41,6 <0,01−108 29,2± 43,4 10 17 Pb µg/l <0,25−3,65 0,65±0,71 0,01−3,68 0,94±0,75 <0,25−7,43 1,83± 2,04 50 18 Cd µg/l 0,01−6,58 0,39±1,30 0,01−4,89 0,51±1,09 <0,01−9,29 1,48±2,59 5 19 Zn µg/l 0,13−22,8 6,04±6,44 0,65−42,1 7,37±9,18 <0,25−15,6 6,59± 5,64 10 20 p,p’-DDE µg/l <0,0005 − < 0,0005 − <0,0005 − − 21 p,p’-DDD µg/l <0,0005 − < 0,0005 − <0,0005 − − 22 p,p’-DDT µg/l <0,0005 − < 0,0005 − <0,0005 − −

23 α-HCH µg/l <0,0002 − <0,0002−4,42 − <0,0002 − 3,07 − −

24 β-HCH µg/l <0,0002 − < 0,0002 − <0,0002 − − 25 δ-HCH µg/l <0,0002 − 2,50 − <0,0002−2,30 − <0,0002− 11,8 − −

(a) n = 60 cho các thông số có STT 1 - 5, n = 75 cho các thông số có STT 6 - 15, n = 25 cho các thông số có STT 16 - 19 và n = 4 cho các thông số có STT 20 - 25 (b) n = 48 cho các thông số có STT 1 - 5, n = 60 cho các thông số có STT 6 - 15, n = 20 cho các thông số có STT 16 - 19 và n = 4 cho các thông số có STT 20 - 25

(c) n = 40 cho các thông số có STT 1 - 5, n = 50 cho các thông số có STT 6 - 15, n = 20 cho các thông số có STT 16 - 19 và n = 4 cho các thông số có STT 20 - 25 (d) Tiêu chuẩn Việt Nam đối với chất lượng nước ven bờ (áp dụng cho nuôi trồng thủy sản)

Page 18: Water Sediment Assessment 0607 Vn

15

3.1.3. Độ mặn

Độ mặn (SAL) là một trong những thông số ảnh hưởng đến những thông số

khác và quyết định tính đa dạng sinh học của đầm phá TG – CH. Độ mặn của đầm

phá thường dao động trong khoảng rộng 0 − 34‰ và chịu tác động của nhiều yếu tố

như mùa trong năm (mùa khô và mùa mưa), lưu lượng nước từ các sông (Hương, Ô

Lâu, Truồi, Cầu Hai...), lượng mưa, chế độ triều… Theo các công bố trước đây của

NPC (1998 – 2003) [38] (xem Hình 4) và ICZM (2002 – 2003) [8], độ mặn đầm phá

Tam Giang – Cầu Hai thường cao vào các tháng giữa và cuối mùa khô (tháng 3 đến

tháng 8) và thấp vào mùa mưa (tháng 9 đến tháng 12, SAL < 5‰) và trong những

tháng đầu mùa khô (tháng 1 và 2, SAL < 10‰).

Độ mặn của đầm phá trong các tháng giữa và cuối mùa khô rất thích hợp cho

nuôi trồng thủy sản nước lợ, đặc biệt là nuôi tôm sú. Thực tế, trong nhiều năm qua

các hoạt động nuôi trồng thủy sản nước lợ phát triển khá mạnh (xem Hình 5), liên tục

tăng cả về diện tích (dự kiến đến năm 2010 sẽ tăng đến 7000 ha) cũng như hình thức

nuôi (quảng canh cải tiến, bán thâm canh, thâm canh,...). Điều đó đã mang lại lợi ích

kinh tế đáng kể, giúp cải thiện căn bản chất lượng cuộc sống của nhân dân sống ven

đầm phá.

Biến động độ mặn theo các tháng và các điểm trong thời gian khảo sát được

nêu ở Hình 6. Độ mặn dao động trong khoảng rộng 0 – 35 0/00, tăng dần khi đi về các

cửa (Thuận An và Tư Hiền) và tương đối ổn định trong đầm Thủy Tú do sự trao đổi

nước rất tốt giữa 2 cửa Thuận An và Tư Hiền. Độ mặn cao nhất đo được tại điểm J30

(gần cửa Tư Hiền) với độ mặn đo được 30 – 350/00. So sánh với tiêu chuẩn 28 TCN

171:2001 của Ngành Thủy sản (quy định độ mặn với mục đích nuôi tôm sú 10 –

300/00, thích hợp nhất 15 – 250/00) cho thấy độ mặn trong tháng 4 và 5 vùng từ trạm D

đến L đều rất thích hợp cho mục đích này.

Page 19: Water Sediment Assessment 0607 Vn

16

010203040

Đ? m?n %o

M1M2

M3M4

M5M6

M7M8

M9M10

M11

01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12

Tháng

M?t c?t

Hình 4. Điển hình về biến động độ mặn của đầm phá TG – CH (2002) [38]

(Nguồn: NPC,2003; M1≡A, M2≡B, M3≡D, M4≡E, M5≡F, M6≡G, M7≡H, M8≡I, M9≡J, M10≡K, M11≡L)

11321629

29323768

7000

0

2000

4000

6000

8000

1996 1999 2001 2004 2010Năm

Diệ

n tíc

h (h

a)

Hình 5. Diễn biến diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ từ 1996 đến 2010

(Nguồn: Sở Thủy sản Thừa Thiên Huế, 2004)

0

5

10

15

20

25

30

35

40

A1

A2

A3

B4

B5

B6

C7

C8

C9

D10

D11

D12

E13

E14

E15 F16

F17

F18

G19

G20

G21

H22

H23

H24 I25

I26

I27

J28

J29

J30

K31

K32

K33 L34

L35

L36 37

Điểm

Độ

mặn

(0 / 00)

4/2006 5/2006 8/2006 11/2006 Trung bình

Hình 6. Biến động độ mặn theo thời gian và các điểm quan trắc

Độ mặn %o Mặt cắt

28 TCN 171:2001

Page 20: Water Sediment Assessment 0607 Vn

17

3.1.4. Chất hữu cơ (COD và BOD) và DO

So với tiêu chuẩn (Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5943-1995; < 10 mg/L),

BOD5 của nước đầm phá đạt chất lượng tốt cho nuôi trồng thủy sản nhưng nó có xu

hướng tăng lên trong những vùng mà nuôi trồng thủy sản phát triển nhanh như đầm

Sam – An Truyền (giữa trạm F và H) nhất là vào những tháng mùa khô. Về mùa mưa,

có lẽ do tác động của các đợt lũ của vùng Thừa Thiên Huế, BOD5 trên toàn vùng đầm

phá lại ở mức tương đối thấp so với các tháng khác trong năm. Nồng độ COD của

nước đầm phá cũng có xu hướng tương tự BOD5. Rõ ràng sự tăng của BOD5 và COD

là bằng chứng khẳng định sự tăng ô nhiễm chất hữu cơ do sự phát triển của nuôi

trồng thủy sản trong nhiều năm qua.

0

1

2

3

4

5

A1

A2

A3

B4

B5

B6

C7

C8

C9

D10

D11

D12

E13

E14

E15 F16

F17

F18

G19

G20

G21

H22

H23

H24 I25

I26

I27

J28

J29

J30

K31

K32

K33 L34

L35

L36 37

Điểm

BO

D5

(mg/

l)

4/2006 5/2006 8/2006 11/2006 5/2007 Trung bình

Hình 7. Biến động BOD5 theo thời gian và các điểm quan trắc

0

2

4

6

8

10

12

14

16

A1

A2

A3

B4

B5

B6

C7

C8

C9

D10

D11

D12

E13

E14

E15 F16

F17

F18

G19

G20

G21

H22

H23

H24 I25

I26

I27

J28

J29

J30

K31

K32

K33 L34

L35

L36 37

Điểm

CO

D (m

g/l)

4/2006 5/2006 8/2006 11/2006 5/2007 Trung bình

Hình 8. Biến động COD theo thời gian và các điểm quan trắc

Page 21: Water Sediment Assessment 0607 Vn

18

4

5

6

7

8

9

10

A1

A2

A3

B4

B5

B6

C7

C8

C9

D10

D11

D12

E13

E14

E15 F16

F17

F18

G19

G20

G21

H22

H23

H24 I25

I26

I27

J28

J29

J30

K31

K32

K33 L34

L35

L36 37

Điểm

DO

(mg/

l)

4/2006 5/2006 8/2006 11/2006 Trung bình

Hình 9. Biến động DO theo thời gian và các điểm quan trắc

3.1.5. Chất dinh dưỡng

• Amoni

Có rất ít nghiên cứu về hàm lượng amoni trong nước đầm phá TG – CH. Kết

quả xác định amoni (Hình 10) cho thấy, hầu hết hàm lượng amoni trong nước đầm

phá đều thỏa mãn TCVN 5943-1995 (quy định N-NH4/NH3 ≤ 0,5 mg/l) và 28 TCN

171:2001 (quy định N-NH4/NH3 ≤ 0,1 mg/l). Tuy vậy, một số trường hợp hàm lượng

amoni vượt quá quy định so với 28 TCN 171:2001 như ở các trạm F, J và L.

0

0.05

0.1

0.15

0.2

A1

A2

A3

B4

B5

B6

C7

C8

C9

D10

D11

D12

E13

E14

E15 F16

F17

F18

G19

G20

G21

H22

H23

H24 I25

I26

I27

J28

J29

J30

K31

K32

K33 L34

L35

L36 37

Điểm

NH

4/N

H3-

N (m

g/l)

4/2006 5/2006 8/200611/2006 5/2007 Trung bình

28 TCN 171:2001

Hình 10. Biến động amoni theo thời gian và các điểm quan trắc

Page 22: Water Sediment Assessment 0607 Vn

19

• Nitrat, photphat, TN, TP và chlorophyll-a

0

1

2

3

4

A1

A2

A3

B4

B5

B6

C7

C8

C9

D10

D11

D12

E13

E14

E15 F16

F17

F18

G19

G20

G21

H22

H23

H24 I2

5I2

6I2

7J2

8J2

9J3

0K

31K

32K

33 L34

L35

L36 37

Điểm

TN (m

g/l)

4/2006 5/2006 8/200611/2006 5/2007 Trung bình

Hình 11. Biến động TN theo thời gian và các điểm quan trắc

0

0.05

0.1

0.15

0.2

0.25

0.3

A1

A2

A3

B4

B5

B6

C7

C8

C9

D10

D11

D12

E13

E14

E15 F16

F17

F18

G19

G20

G21

H22

H23

H24 I25

I26

I27

J28

J29

J30

K31

K32

K33 L34

L35

L36 37

Điểm

TP (m

g/l)

4/2006 5/2006 8/200611/2006 5/2007 Trung bình

Hình 12. Biến động TP theo thời gian và các điểm quan trắc

Sự phú dưỡng là một trong những lo ngại lớn đối với môi trường nước. Mỗi một

khi lưu vực nước trở nên phú dưỡng, có thể xem chúng như là bị “chết” và hệ sinh thái

thủy vực dần dần bị suy thoái. Hiện nay, sự phú dưỡng không còn là “xu thế” nữa mà

nó đã trở thành “hiện trạng”. Hậu quả trực tiếp của sự phú dưỡng là làm suy giảm hàm

lượng oxy hòa tan trong nước, ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh. Sự phú dưỡng cũng

sinh ra các loài tảo độc gây nguy hiểm đến sức khỏe người. Sự phú dưỡng xảy ra phụ

thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng nguyên nhân chính là hàm lượng chất dinh dưỡng (mà

chủ yếu là nitơ và photpho) trong nước cao. Hàm lượng chất dinh dưỡng cao dẫn đến

sự phát triển mạnh của thực vật phù du và thậm chí “bùng nổ” - gọi là hiện tượng “tảo

nở hoa”.

Page 23: Water Sediment Assessment 0607 Vn

20

Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng PO4 và NO3 trong nước đầm phá

thấp, dao động trong khoảng <0,05 – 0,26 mg N-NO3/l và <0,01 – 0,10 mg P-PO4/l.

Kết quả này cũng phù hợp với các công bố trước đây của NPC (1998 – 2003) [38] và

ICZM (2002 – 2003) [8]. Mặc dù nồng độ N-NO3 thấp, nhưng giá trị TN một vài nơi

cao hơn 1 mg/L (Bảng 4). Theo tiêu chuẩn Mỹ (TN < 0,9 mg/L cho nước ven bờ),

tiêu chuẩn Trung Quốc (TN < 0,5 – 1 mg/L cho nước nuôi cá) và tiêu chuẩn Nhật

Bản (TN < 0,03 – 0,05 mg/L cho nước ven bờ), nồng độ TN trong nước đầm phá nhiều

khi vượt mức quy định đối với mục đích bảo tồn thủy sinh và tiềm tàng gây ra sự phú

dưỡng.

Cùng với nitơ (N), photpho (P) cũng là yếu tố quyết định sự phú dưỡng. Nitơ

và photpho được gọi là “yếu tố giới hạn” đối với sự phú dưỡng. Song, tùy thuộc vào

nồng độ N và P trong nước và tỷ lệ giữa chúng, mà nguyên tố này hoặc nguyên tố kia

sẽ quyết định sự phú dưỡng. Theo WHO (1992) [42], “yếu tố giới hạn” được xác định

dựa trên tỷ số TN/TP (biểu diễn bằng khối lượng/khối lượng) đối với nước ngọt và

nước vùng cửa sông / nước biển ven bờ (Bảng 5).

Tỷ số TN/TP của đầm phá TG – CH trong các tháng khảo sát (Hình 13) dao

động trong khoảng rộng 0,8 – 173, trung bình 4,9 – 65. TN/TP của đầm Cầu Hai (trung

bình dao động trong khoảng 20 – 65) cao hơn đầm Thủy Tú (trung bình 11 – 61) và

phá Tam Giang (trung bình 5 – 25). Nhìn chung, đối với phá Tam Giang, vào các tháng

4 và 5 thì photpho là yếu tố giới hạn còn tháng 8 và 11 nitơ là yếu tố giới hạn; đối với

đầm Thủy Tú và đầm Cầu Hai thì photpho là yếu tố giới hạn. Rõ ràng, yếu tố giới hạn

sự phú dưỡng vùng đầm phá phụ thuộc vào không gian và thời gian, nhưng phần lớn P

là yếu tố giới hạn.

Theo WHO (1992), khi photpho là yếu tố giới hạn thì nồng độ photphat ở

mức 0,01 mg/l sẽ duy trì sự phát triển bình thường của sinh vật phù du, nhưng khi

nồng độ photphat từ 0,03 đến 0,1 mg/l hoặc lớn hơn thì sinh vật phù du sẽ phát

triển bùng nổ, tức là sự phú dưỡng xảy ra. Kết quả phân tích photphat cho thấy,

nồng độ photphat phần lớn đều lớn hơn 0,01 mg/l và do vậy, rõ ràng có nguy cơ

xảy ra sự phú dưỡng đầm phá. Điều này có thể khẳng định thêm khi dựa vào kết

quả xác định chlorophyll-a.

Page 24: Water Sediment Assessment 0607 Vn

21

Bảng 5. Yếu tố giới hạn đối với sự phú dưỡng (WHO, 2002) [42]

Yếu tố giới hạn

Nitơ Cả nitơ và photpho Photpho

Nước ngọt, TN/TP ≤ 4,5 4,5 - 6 ≥ 6 Nước cửa sông / nước biển ven bờ, TN/TP ≤ 5 5 - 10 ≥ 10

0

30

60

90

120

150

A1

A2

A3

B4

B5

B6

C7

C8

C9

D10

D11

D12

E13

E14

E15 F16

F17

F18

G19

G20

G21

H22

H23

H24 I25

I26

I27

J28

J29

J30

K31

K32

K33 L34

L35

L36 37

Điểm

TN/T

P

4/2006 5/2006 8/200611/2006 5/2007 Trung bình

Hình 13. Tỷ số TN/TP theo thời gian và các điểm quan trắc

0

5

10

15

20

25

A1

A2

A3

B4

B5

B6

C7

C8

C9

D10

D11

D12

E13

E14

E15 F16

F17

F18

G19

G20

G21

H22

H23

H24 I25

I26

I27

J28

J29

J30

K31

K32

K33 L34

L35

L36 37

Điểm

Chl

orop

hyll-

a (u

g/l)

4/2006 5/2006 8/200611/2006 5/2007 Trung bình

Hình 14. Biến động chlorophyll-a theo thời gian và các điểm quan trắc

Page 25: Water Sediment Assessment 0607 Vn

22

Theo Chapman (1992) [4], nồng độ chlorophyll-a trong thủy vực bị phú dưỡng

dao động trong khoảng từ 5 đến 140 µg/L, trong khi đó nồng độ chlorophyll-a trong

những thủy vực nghèo dinh dưỡng hiếm khi vượt quá 2,5 µg/L. Giá trị của nồng độ

chlorophyll-a trong nhiều mẫu nước đầm phá cao hơn 5 µg/L (Bảng 4 và Hình 14) và

như vậy điều này khẳng định thêm về sự phú dưỡng đã xuất hiện ở đầm phá, đặc biệt

là trong mùa khô.

Nguyên nhân làm cho hàm lượng của chất dinh dưỡng trong nước đầm phá cao

là do nước chảy tràn từ các cánh đồng canh tác ven bờ, từ các sông đổ vào đầm phá

và nước thải của các hoạt động nuôi trồng thủy sản.

Tuy vậy, để khẳng định chắc chắn về sự phú dưỡng vùng đầm phá, yếu tố nào

(N hay P) là yếu tố giới hạn, có tương quan giữa nồng độ N và/hoặc P với chlorophyl-a

... không, cần tiếp tục quan trắc N và P trong nước đầm phá. Việc xác định N hay P là

yếu tố giới hạn là rất quan trọng, vì nó sẽ cung cấp thông tin để xây dựng chương trình

kiểm soát sự phú dưỡng đầm phá trong tương lai.

3.1.6. Mật độ vi khuẩn phân

Mật độ tổng coliform trung bình trong nước đầm phá (2900 − 69000 MPN/100

mL) đã vượt quá mức cho phép của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5943-1995 (<1000

MPN/100 mL). Mật độ coliform phân trong nước đầm phá là khá cao. Mặc dù mức

coliform phân không được quy định trong TCVN 5943-1995, nhưng các kết quả về

mật độ coliform phân là bằng chứng về sự ô nhiễm vi khuẩn phân trong đầm phá. Mật

độ coliform phân cao ở vùng cửa sông Ô Lâu (nơi tập trung nhiều thuyền bè, các hoạt

động nuôi và chăn thả gia cầm), khu vực cửa Thuận An và Sam – An Truyền (cũng là

nơi tập trung nhiều thuyền bè, các hoạt động nuôi trồng thủy sản, khu vực dân cư đông

đúc, chợ búa) và đặc biệt ở đầm Cầu Hai, mật độ tổng coliform gấp từ 28 đến 70 lần

TCVN 5943-1995, tổng coliform và coliform phân gấp nhiều lần vùng Thủy Tú và

Tam Giang. Sự phát triển khá mạnh việc nuôi trồng thủy sản xung quanh đầm Cầu Hai

(đặc biệt tại các xã Lộc Điền, Vinh Giang...), việc nuôi và chăn thả gia cầm trên đầm

khá phổ biến như hiện nay và sự đóng góp của các dòng chảy sông (chứa nhiều vi

khuẩn phân) có thể là nguyên nhân dẫn đến mật độ coliform cao trong đầm Cầu Hai.

Page 26: Water Sediment Assessment 0607 Vn

23

2913

7223

4317

8264

3983

21125

15305

65085345

237440764011

62410334758689097797095517290

5000

10000

15000

20000

25000

A B C D E F G H I J K L

Trạm

Col

iform

(MPN

/100

mll)

Coliform tổng Coliform phân 68696 49208

2820749208

Hình 15. Biến động coliform trung bình theo thời gian và các trạm quan trắc

3.1.7. Hóa chất bảo vệ thực vật cơ clo (OCs) và kim loại độc

Nói chung, nước đầm phá chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi các OCs (nhóm

DDT, HCH). Nồng độ tổng nhóm DDT và HCH trong nước hầu hết đều nhỏ hơn giới

hạn phát hiện của phương pháp phân tích (< 0,5 ppt đối với nhóm DDT và < 0,2 ppt

đối với nhóm HCH). Đối với các kim loại độc, nồng độ của Pb và Cd nhỏ hơn nhiều

so với mức quy định trong TCVN 5943-1995, còn nồng độ của Cu và Zn trong nhiều

trường hợp vượt quá quy định so với TCVN 5943-1995 (xem Bảng 4). Nguồn gây ô

nhiễm Cu và Zn trong nước đầm phá là chưa được hiểu rõ. Để kết luận chắc chắn về

mức kim loại độc trong đầm phá, cần tiếp tục quan trắc chúng trong thời gian dài hơn.

3.2. Chất lượng trầm tích đầm phá Tam Giang – Cầu Hai năm 2006 và 2007

3.2.1. Đặc trưng dinh dưỡng của trầm tích

Biến động của hàm lượng vật chất hữu cơ (TOM), cacbon polyme sinh học

(BPC) và tổng sắc tố thực vật (CPE) theo thời gian và không gian được biểu diễn trên

Hình 16, 17 và 18.

- Vùng Tam Giang: Hàm lượng tổng vật chất hữu cơ (TOM) trong trầm tích

dao động trong khoảng 6,8 – 61,7 mg/g (trung bình 31,5 mg/g) và biến động không

đáng kể trong suốt thời gian nghiên cứu. TOM cao ở các trạm A1, A2 và C7 và thấp

hơn ở các trạm A3, B4, B5 và C8. Biến thiên (Gradient) TOM có xu hướng giảm từ

Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Nồng độ cacbon polyme sinh học (BPC) trong

khoảng 0,3 − 13,4 mg/g và tổng sắc tố thực vật (CPE) trong khoảng 5,6 − 93,8 µg/g.

Page 27: Water Sediment Assessment 0607 Vn

24

Biến động BPC và CPE cũng khá giống như TOM, giảm từ Bắc xuống Nam; song

biến động theo hướng Đông − Tây không thể hiện rõ ràng. Trầm tích trong vùng Tam

Giang được đặc trưng bởi sự chiếm ưu thế của hàm lượng protein và cacbohydrat.

Trong tháng 4, cacbohydrat chiếm ưu thế (48%) nhưng trong tháng 5, protein trở nên

trội hơn và sau đó vào các tháng 8 và 11, protein rất cao (chiếm đến 60%) trong khi

đó cacbohydrat chỉ 30%.

− Vùng cửa Thuận An: Hàm lượng TOM trong khoảng 6,8 – 52,5 mg/g. Tại

hầu hết các trạm trong vùng này, TOM tăng đáng kể trong thời gian nghiên cứu, đặc

biệt trong tháng 4 và tháng 5. Tại điểm F18, TOM tăng đáng kể trong tháng 8, trong

khi đó TOM ở hầu hết các trạm khác trong cùng thời điểm lại giảm hoặc ít thay đổi.

Hàm lượng BPC trong khoảng 0,4 − 9,2 mg/g và CPE trong khoảng 6,2 − 87,6 µg/g).

Biến động của chúng theo thời gian cũng có xu hướng tương tự như TOM. Hàm

lượng của chúng tăng đáng kể không chỉ trong tháng 5 mà còn trong các tháng 8 và

11. Cũng giống như vùng Tam Giang, hàm lượng cacbohydrat (67%) chiếm ưu thế

trong thời kỳ đầu và về sau, hàm lượng protein chuyển sang chiếm ưu thế (74%).

− Vùng Thủy Tú: Biến động theo thời gian của hàm lượng TOM tương tự vùng

Thuận An, tăng mạnh trong tháng 5 và 8 và ổn định hơn trong tháng 11. Hàm lượng

TOM trong khoảng 11,4 − 85,8 mg/g. Hàm lượng của BPC (1,2 − 14,9 mg/g) tăng

đáng kể trong tháng 5 và sau đó giảm trong tháng 8 và 11. Biến động của hàm lượng

CPE (6,4 − 142 µg/g) theo thời gian cũng tương tự BPC. Cũng giống các vùng đã

được đánh giá ở trên, hàm lượng cacbohydrat (47 − 58%) chiếm ưu thế trong các

tháng 4 và 5, trong khi đó hàm lượng protein (53 − 74%) lại chiếm ưu thế trong tháng

8 và 11.

− Vùng Cầu Hai: Hàm lượng TOM trong khoảng 12,1 − 80,4 mg/g và ít ổn

định hơn, ngoại trừ các điểm xa cửa biển như L34 và L37. Hàm lượng BPC trong

khoảng 1,3 − 8,7 mg/g và CPE trong khoảng 5,1 − 85,7 µg/g. Xu hướng thay đổi theo

thời gian của BPC và CPE trong vùng Cầu Hai là cao trong tháng 5 và tháng 11, thấp

trong tháng 4 và tháng 8. Ngoại trừ trong tháng 8, hàm lượng protein chiếm ưu thế;

còn trong các tháng còn lại hàm lượng cacbohydrat và protein đồng chiếm ưu thế.

Page 28: Water Sediment Assessment 0607 Vn

25

0102030405060708090

100

A1

A2

A3

B4

B5

B6

C7

C8

C9

D10

D11

D12

E13

E14

E15 F1

6F1

7F1

8G

19G

20G

21H

22H

23H

24 I25

I26

I27

J28

J29

J30

K31

K32

K33 L34

L35

L36 37

Điểm

Tổng

vật

chấ

t hữ

u cơ

- TO

M (m

g/g) 4/2006 5/2006 8/2006 11/2006 5/2007 Trung bình

Hình 16. Biến động tổng vật chất hữu cơ trong trầm tích theo thời gian và

các trạm quan trắc

02468

101214161820

A1

A2

A3

B4

B5

B6

C7

C8

C9

D10

D11

D12

E13

E14

E15 F1

6F1

7F1

8G

19G

20G

21H

22H

23H

24 I25

I26

I27

J28

J29

J30

K31

K32

K33 L34

L35

L36 37

Điểm

Cac

bon

poly

me

sinh

học

- B

PC (m

g/g)

4/2006 5/2006 8/2006 11/2006 5/2007 Trung bình

Hình 17. Biến động của cacbon polyme sinh học trong trầm tích theo thời gian và

các trạm quan trắc

0

20

40

60

80

100

120

140

160

A1

A2

A3

B4

B5

B6

C7

C8

C9

D10

D11

D12

E13

E14

E15 F16

F17

F18

G19

G20

G21

H22

H23

H24 I25

I26

I27

J28

J29

J30

K31

K32

K33 L34

L35

L36 37

Điểm

Sắc

tố th

ực

vật (

mic

roga

m/g

) 4/2006 5/2006 8/2006 11/2006 5/2007 Trung bình

Hình 18. Biến động của tổng sắc tố thực vật trong trầm tích theo thời gian và các

trạm quan trắc

Page 29: Water Sediment Assessment 0607 Vn

26

3.2.2. Chỉ số dinh dưỡng hóa sinh

Hiện nay, các thông số thường dùng để đánh giá trạng thái dinh dưỡng của hệ

sinh thái biển là hàm lượng chất dinh dưỡng, sinh khối thực vật nổi trong cột nước,

trong khi đó những ảnh hưởng bất lợi của sự phú dưỡng lại bắt đầu và phát triển trong

hệ đáy. Do vậy, cần thiết phải thiết lập các chỉ số mới để chỉ thị cho trạng thái dinh

dưỡng của hệ đáy biển. Điều này có thể thực hiện hiệu quả nếu xác định được các

thông số nội tại liên quan trực tiếp đến hậu quả của sự phú dưỡng, hơn là chỉ xác định

các thông số tiềm tàng gây phú dưỡng (các chất dinh dưỡng vô cơ trong cột nước).

Trong thực tế, hệ đáy là nơi chứa các vật chất hữu cơ và các hoạt động được xem là

những yếu tố “ghi lại” những quá trình xảy ra trong toàn bộ hệ sinh thái, đặc biệt là

khi xem xét các môi trường nước không sâu (hay cạn) [7,9,17,23].

Trong tất cả các hệ sinh thái biển, phần vật chất hữu cơ lớn nhất trong trầm tích

được xem là những mảnh vụn hữu cơ (tức là không phải những vật chất hữu cơ sống hay

vật chất hữu cơ “chết”) [40,41] đóng góp vào trạng thái dinh dưỡng của hệ. Song, khi đề

cập đến điều đó, các nghiên cứu về động học dinh dưỡng vẫn chưa được chú ý đến. Vì

vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi đề nghị một cách tiếp cận mới để đánh giá trạng

thái dinh dưỡng của hệ sinh thái biển dựa trên việc phân tích định lượng thành phần hóa

sinh của vật chất hữu cơ trầm tích và thông số đại diện cho năng suất sơ cấp (sắc tố

quang hợp). Phần mảnh vụn của vật chất hữu cơ trầm tích cũng được chú ý đến.

Kết quả cho thấy trong vùng khảo sát, hàm lượng BPC trong trầm tích tương

quan với hàm lượng sắc tố thực vật (CPE) có ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,001, R =

0,866) (Hình 19). Sắc tố thực vật đóng góp hơn 75% hàm lượng BPC. Như vậy, trong

hệ sinh thái duyên hải cạn, BPC phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn cung cấp từ sản xuất

sơ cấp. Tuy vậy, phép xác định sắc tố thực vật trong trầm tích không cho phép phân

biệt đó là nguồn cung cấp từ môi trường nước hay từ sinh khối vi thực vật đáy và nó

cũng không cho biết nguồn cung cấp nào (sản xuất sơ cấp nội tại trong hệ đáy hay

cung cấp từ cột nước) chiếm ưu thế.

Trong trầm tích, đóng góp của vật chất hữu cơ sơ cấp (tổng C sắc tố quang hợp)

vào C polyme sinh học (BPC) khoảng 2 − 40% (trung bình 8%). Điều này cho thấy vật

chất hữu cơ “chết” hay vật chất hữu cơ dị dưỡng chiếm chủ yếu (60 − 98%) trong hệ

thống đang nghiên. Song, sự biến động theo thời gian khác nhau đối với mỗi vùng.

Page 30: Water Sediment Assessment 0607 Vn

27

P < 0.001R2 = 0.7505

0

2

4

6

8

10

12

14

16

0 50 100 150

Tổng sắc tố thực vật (CPE) µg g-1

Cac

bon

poly

me

sinh

học

(mg

C g

-1)

Hình 19. Tương quan giữa BPC và CPE trong toàn vùng đầm phá Tam Giang

− Cầu Hai trong các tháng 4, 5, 8 và 11/2006

− Trong vùng Tam Giang, đóng góp của vật chất hữu cơ sơ cấp vào BPC

khoảng 6% và tăng lên đến 20% vào tháng 11. Điều này chứng tỏ rằng trong trầm

tích, vật chất hữu cơ “chết” chiếm ưu thế trong tháng 11 (tháng mùa mưa). Như vậy,

vào mùa mưa một lượng lớn chất dinh dưỡng đổ vào đầm phá đã làm cho sản xuất sơ

cấp đóng góp quan trọng vào nguồn cung cấp cacbon (C).

− Ở vùng cửa Thuận An, cũng có xu hướng tăng lên vào tháng 11, nhưng vào

tháng 4, cũng thể hiện sự đóng góp quan trọng của phần tự dưỡng. Điều này chỉ ra

rằng điều kiện thủy động học có ảnh hưởng đến nguồn gốc của vật chất hữu cơ: mức

cao của điều kiện thủy động học thường liên quan đến phần tự dưỡng của BPC.

− Trong vùng Thủy Tú và đặc biệt vùng Cầu hai, điều kiện thủy động học ở mức

thấp, nên nguồn cung cấp vật chất hữu cơ chủ yếu là từ các ao nuôi và do vậy, không quan

sát được sự biến động theo thời gian. Nói cách khác, trạng thái ở đây khá ổn định và phần

vật chất hữu cơ “chết” chiếm ưu thế khá lớn (90% ở Thủy Tú và trên 95% ở Cầu Hai).

Do thành phần hóa sinh của vật chất hữu cơ trầm tích chịu ảnh hưởng bởi

nguồn gốc của chúng, đóng góp của phần tự dưỡng và đặc điểm của vật sản xuất sơ

cấp, nên các thành phần hữu cơ hóa sinh chủ yếu trong vật chất hữu cơ trầm tích sẽ

khác nhau [26].

Page 31: Water Sediment Assessment 0607 Vn

28

Nhiều nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng, các hệ có điều kiện dinh

dưỡng khác nhau thể hiện sự khác nhau rõ rệt về thành phần hóa sinh của vật chất

hữu cơ trầm tích. Nói chung, phần cacbohydrat thường chiếm ưu thế trong các hệ

nghèo dinh dưỡng (đánh giá qua các chất dinh dưỡng trong cột nước), trong khi đó

phần protein thường chiếm ưu thế trong các hệ phú dưỡng [11,32].

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong toàn vùng khảo sát, trong thành phần hóa

sinh của vật chất hữu cơ trầm tích có sự tăng tỷ lệ trung bình protein/cacbohydrat từ

0,7 − 0,8 trong tháng 4 và 5 đến hơn 2 trong tháng 8 và 11. Điều này đã xác nhận

rằng quá trình tích lũy C trong polyme sinh học (BPC) trong trầm tích thường đi kèm

với sự chuyển dịch ưu thế: từ trầm tích có cacbohydrat chiếm ưu thế đến trầm tích có

protein chiếm ưu thế và khi đó, phần lipit thường tăng lên, nhưng ở đây không quan

sát được điều đó. Điều này có thể giải thích rằng, các hệ phú dưỡng tạo ra nhiều vật

chất hữu cơ hơn có xu hướng tích lũy những hợp chất giàu nitơ [32].

Mức ngưỡng của hai chỉ thị (C polyme sinh học và phần tự dưỡng) đối với các

hệ nghèo dinh dưỡng, dinh dưỡng trung bình và phú dưỡng được chỉ ra ở Bảng 6.

Đối chiếu với bảng 6 có thể cho rằng trầm tích của toàn vùng đầm phá ở trạng

thái phú dưỡng, ngoại trừ vùng cửa Thuận An (vào tháng 4 và tháng 11) và Tam

Giang (vào tháng 4) ở trạng thái dinh dưỡng trung bình. Riêng vùng Cầu Hai trong

tháng 11, trạng thái dinh dưỡng của trầm tích ở mức quá dinh dưỡng. Điều này có thể

giải thích như sau: ở Tam Giang và Thuận An, sự tích lũy cân bằng với sự mất mát

vật chất hữu cơ ra biển và do vậy, khi không có sản xuất sơ cấp mạnh, trạng thái hệ

đáy trở nên phú dưỡng. Ở Thủy Tú và đặc biệt ở Cầu Hai, không có sự mất mát vật

chất hữu cơ “chết” như ở Tam Giang và Thuận An, nên nó có thể tích lũy trong trầm

tích, tạo ra trạng thái quá dinh dưỡng và dẫn đến sự suy kiệt oxy ở đáy của đầm phá.

Bảng 6. Phân loại các hệ thống nghèo dinh dưỡng, trung bình và phú dưỡng theo BPC và phần tự dưỡng [32]

Trạng thái dinh dưỡng Hàm lượng BPC (mg-C/g)

Phần tự dưỡng của BPC (%)

Nghèo dinh dưỡng < 1 > 15 Dinh dưỡng trung bình 1-5 8-15 Phú dưỡng > 5 < 8

Page 32: Water Sediment Assessment 0607 Vn

29

3.2.3. Hóa chất bảo vệ thực vật cơ clo (OCs) và kim loại độc

Do chưa có tiêu chuẩn Việt Nam đối với OCs và kim loại độc trong trầm tích,

nên ở đây sử dụng Tiêu chuẩn chất lượng trầm tích của Canada (Canadian Sediment

Quality Guideline - CSQG, 2002) [2] áp dụng cho trầm tích biển (Tiêu chuẩn chất

lượng trầm tích tạm thời (Interim Sediment Quality Guideline – ISQG) và mức có thể

tác động (Probable Effect Level − PEL)) để đánh giá mức OCs và kim loại độc trong

trầm tích đầm phá.

Cũng giống như trong nước đầm phá, hàm lượng trung bình của OCs khá thấp

trong trầm tích. Hàm lượng trung bình DDTs (tổng DDT) trong trầm tích (tính trên

khối lượng trầm tích khô) ở cầu Hai là 1,84 µg/kg (ppb), ở Thủy Tú là 2,32 ppb và ở

Tam Giang là 3,84 ppb. Tuy nhiên, mức tổng DDT đo được tại trạm C thuộc vùng

Tam Giang dao động trong khoảng 4,65 – 10,3 ppb, cao hơn mức được quy định bởi

ISQG (4,48 ppb) nhưng lại thấp hơn mức quy định bởi PEL (16,32 ppb) áp dụng cho

trầm tích biển. Hình 20 chỉ ra biến động của tổng DDT theo các trạm quan trắc vào

các tháng khác nhau trong năm 2006 và 2007. Mức tổng DDT trong trầm tích ở vùng

gần cửa biển Thuận An (các trạm C, D, E và F) cao hơn so với các trạm tại vùng Bắc

Tam Giang và vùng Cầu Hai.

Mức trung bình HCHs (tổng HCH) trong trầm tích đầm phá cũng tương đối

cao và tương đương nhau ở cả 3 vùng Tam Giang, Thủy Tú và Cầu Hai (Hình 20);

lần lượt tương ứng là 1,7; 1,8 và 1,2 ppb. Chúng đều cao hơn mức được quy định bởi

ISQG (0,32 ppb) khoảng 4 - 6 lần và tương đương với mức PEL (0,99 ppb) áp dụng

cho trầm tích biển. Tuy chưa có nhiều số liệu quan trắc, nhưng nói chung, có thể thấy

rằng tổng hàm lượng các OCs ở vùng cửa Thuận An cao hơn so với ở các vùng khác.

Mặt khác, hàm lượng đó ít biến động theo các tháng quan trắc. So sánh với kết quả

nghiên cứu trước đây [36], mức trung bình tổng HCH của nghiên cứu này thấp hơn

khoảng 2 lần, trong khi mức tổng DDT lại thấp hơn 8 - 10 lần. Như vậy, với các kết

quả thu được, có thể cho rằng nhóm HCH tồn lưu lâu hơn so với nhóm DDT trong

trầm tích vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

Hàm lượng OCs cao trong trầm tích đầm phá có thể tác động bất lợi đến các

loài động vật đáy (thân mềm hai mảnh vỏ - hến, trìa…, cá Dầy, cá Dìa…) do tích lũy

và khuyếch đại sinh học thông qua chuỗi thức ăn), thậm chí có thể gây rủi ro sức

Page 33: Water Sediment Assessment 0607 Vn

30

khỏe. Song, để khẳng định chắc chắn hơn về dư lượng các OCs trong trầm tích vùng

đầm phá và tác động của chúng đến thủy sinh, cần tiếp tục quan trắc các OCs trong

thời gian lâu hơn nữa.

0

2

4

6

8

10

12

Tổng

DD

T (p

pb)

A B C D E F G H I J K L

4/20065/2006

8/200611/2006

5/2007

Trạm

0

2

4

6

8

10

Tổng

HC

H (p

pb)

A B C D E F G H I J K L

4/20065/2006

8/200611/2006

5/2007

Trạm

Hình 20. Biến động hàm lượng tổng DDT và tổng HCH theo thời gian và các trạm quan trắc

Nhìn chung, mức kim loại độc trong trầm tích đầm phá thấp hơn mức được quy

định bởi ISQG và PEL đối với trầm tích biển. Tuy nhiên mức kim loại độc trong một

vài mẫu cao hơn đáng kể so với mức quy định bởi ISQG và PEL áp dụng cho trầm tích

biển: hàm lượng Cd trong mẫu trầm tích đo được tại trạm E trong tháng 5/2006 (22.800

ppb) và hàm lượng Cu đo được tại trạm K trong tháng 11/2006 (110.800 ppb). Lý do

giải thích cho điều đó là chưa được hiểu rõ. Do vậy, cần thiết phải tiếp tục quan trắc

các kim loại độc trong thời gian dài hơn.

Page 34: Water Sediment Assessment 0607 Vn

31

Bảng 7. Tóm tắt những đặc trưng chất lượng trầm tích của đầm phá Tam Giang – Cầu Hai vào các tháng 4, 5, 8, 11/2006 và 5/2007

Tam Giang Thủy Tú Cầu Hai STT Thông số Đơn vị

Min − Max T. bình ± S(a) Min − Max T. bình ± S(b) Min − Max T. bình ± S(c) EQGs(d)

1 Tổng vật chất hữu cơ mg/g 6,8 − 61,7 31,5 ± 13,1 11,4 − 85,8 34,8 ± 17,0 12,1 − 80,4 40,8 ± 15,1 − 2 Tổng lipit mg/g 0,01 − 2,7 0,52 ± 0,51 0,10 − 1,4 0,51 ± 0,34 0,03 − 2,0 0,55 ± 0,43 − 3 Tổng cacbohydrat mg/g 0,30 − 20,6 4,78 ± 3,52 0,60 − 18,3 4,63 ± 2,91,90 0,40 − 12,9 4,84 ± 3,13 − 4 Tổng protein mg/g 0,01 − 13,1 3,99 ± 2,99 0,5 − 14,5 4,36 ± 3,24 1,30 − 9,90 4,16 ± 2,03 − 5 Chlorophyll-a (Chl-a) µg/g 1,21 − 32,1 8,32 ± 6,52 1,90 − 58,9 12,0 ± 12,5 1,45 − 22,4 7,58 ± 5,79 − 6 Phaeopigment µg/g 2,61 − 75,4 17,1 ± 14,5 2,34 − 83,4 19,0 ± 16,1 3,25 − 68,9 18,1 ± 13,9 − 7 Cytopathic effects (CPE) µg/g 5,64 − 93,8 25,4 ± 20,0 6,43 − 142 31,0 ± 27,2 5,06 − 85,7 25,7 ± 18,6 − 8 Chl-a/CPE % 13,9 − 63,5 32,6 ± 11,2 9,18 − 72,1 37,3 ± 14,1 13,6 − 61,8 30,2 ± 9,12 − 9 Cacbon polyme sinh học mg/g 0,33 − 13,4 4,26 ± 2,62 1,2 − 14,89 4,38 ± 2,49 1,30 − 8,70 4,37 ± 1,84 − 10 Cacbon polyme sinh học % 1,78 − 35,7 12,58 ± 7,20 5,50 − 57,5 14,0 ± 8,57 4,40 − 24,5 11,4 ± 4,99 − 11 Cu mg/kg 1,46−760 146±244 0,88−109 104±285 0,44−456 84,2±149 108 12 Pb mg/kg 6,97−42,9 18,9±8,97 4,24−44,6 20,8±12,3 11,8−55,4 277±123 112 13 Cd mg/kg 0,08−22,8 1,53±4,47 0,05−1,20 0,45±0,33 0,10−4,81 0,88±1,17 4,2 14 Zn mg/kg 10,2−106 48,4±27,5 7,56−137 513±346 5,24−136 570±39,9 271 15 p,p’-DDE µg/kg 0,19−2,40 0,84±0,45 <0,15−2,00 0,89±0,46 <0,15−2,80 0,67±0,64 3,74 16 p,p’-DDD µg/kg <0,15−4,50 1,65±1,32 <0,15−2,50 1,25±0,63 <0,15−1,60 0,86±0,31 7,81 17 p,p’-DDT µg/kg <0,15−8,40 1,70±2,10 <0,15−3,64 1,25±1,04 <0,15−1,80 0,68±0,50 4,77 18 Tổng DDT µg/kg 0,45−10,3 3,48±2,62 0,43−4,55 2,32±1,09 0,24−5,50 1,84±1,32 − 19 α-HCH µg/kg <0,05−3,80 0,52±0,73 <0,15−1,80 0,28±0,38 <0,05−0,50 0,26±0,14 − 20 β-HCH µg/kg <0,05−4,60 1,40±1,71 <0,05−2,00 1,43±0,51 <0,05−1,40 0,77±0,51 − 21 δ-HCH µg/kg <0,05−2,70 1,11±0,81 0,07−3,70 1,32±0,80 <0,15−1,40 0,81±0,39 − 22 Tổng HCH µg/kg 0,15−8,00 1,70±1,85 0,21−5,10 1,80±1,23 0,05−3,00 1,19±0,74 0,99

(a) n = 75 cho những thông số với STT 1−10 và n = 25 cho những thông số khác; (b) n = 60 cho những thông số với STT 1−10 và n = 20 cho những thông số khác (c) n = 48 cho những thông số với STT 1−10 và n = 15 cho những thông số khác; (d) Tiêu chuẩn chất lượng môi trường Canada cho trầm tích biển

Page 35: Water Sediment Assessment 0607 Vn

32

3.3. Chất lượng nước tại các kênh dẫn nước khu vực ao nuôi trồng thủy sản năm

2006 và 2007

Hầu hết các thông số chất lượng nước trong các kênh dẫn nước vào khu vực ao nuôi

trồng thủy sản (Bảng 8) đạt Tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng nước biển ven bờ (TCVN

5943−1995) - cột áp dụng cho mục đích nuôi trồng thủy sản và Tiêu chuẩn 28 TCN

171:2001 (do Bộ Thủy sản ban hành năm 2001) cho mục đích nuôi thâm canh tôm sú.

Bảng 8. Các thông số chất lượng nước của các kênh dẫn nước vào ao nuôi trồng thủy sản ở đầm phá Tam Giang – Thủy Tú vào các tháng 4, 5, 8, 11/ 2006 và 5/2007

Sam – An Truyền Quảng An STT Thông số Đơn vị

Min − Max TB ± S (n=25) Min − Max TB ± S

(n=15)

28 TCN 171:2001(*)

1 pH 6,4 − 9,3 8,1 ± 0,8 6,6 − 8,5 7,7 ± 0,7 7,5 − 8,5 2 EC mS/cm 0,9 − 37,4 17,2 ± 12,1 0,2 − 36,7 16,1 ± 13,5 − 3 Độ mặn 0/00 0,5 − 22,8 10,0 ± 7,5 0,1 − 22,2 9,4 ± 8,2 10 − 30 4 SS mg/l 1 − 12 6 ± 3 3 − 31 9 ± 8 − 5 Độ đục NTU 1 − 13 6 ± 3 4 − 36 10 ± 9 − 6 DO mg/l 5,6 − 8,4 7,0 ± 0,7 5,1 − 7,6 6,6 ± 0,8 > 5 7 BOD5 mg/l 0,5 − 3,3 1,4 ± 0,7 0,5 − 4 2 ± 1 < 10 8 COD mg/l 5,1 − 27,2 10,8 ± 4,9 6 − 13 10 ± 3 − 9 N-NH4/NH3 mg/l <0,02 − 0,22 0,06±0,05 <0,02 − 0,10 0,05±0,03 < 0,1 10 N-NO3 mg/l <0,05 − 0,07 0,06±0,01 <0,05 − 0,06 0,06±0,01 − 11 P-PO4 mg/l <0,01 − 1,1 0,54±0,50 <0,01 − 0,01 0,53±0,50 − 12 TN mg/l <0,01 − 1,9 0,56±0,51 <0,01 − 2,11 0,57±0,59 − 13 TP mg/l <0,01 − 0,07 0,05±0,02 0,01 − 0,04 0,03-0,01 −

(*) Tiêu chuẩn Việt Nam cho nuôi thâm canh tôm sú (do Bộ Thủy sản quy định).

3.3.1. pH

Nhìn chung, pH khác nhau không đáng kể giữa môi trường nước tại các kênh

dẫn nước gần ao nuôi và môi trường nước đầm phá (Hình 21). Kết quả này cũng

trùng với những các kết quả được thông báo bới dự án ICZM năm 2002 – 2003 (xem

pH các mẫu SA và QA ở Hình 21). Do gần cửa biển Thuận An hơn, nên pH vùng

Sam – An Truyền cao hơn so với vùng Quảng An. So sánh với Tiêu chuẩn 28 TCN

171:2001 của Bộ Thủy sản áp dụng cho nuôi thâm canh tôm sú (pH = 7,5 – 8,5), pH

tại các kênh dẫn nước gần khu vực ao nuôi đều thỏa mãn yêu cầu.

Page 36: Water Sediment Assessment 0607 Vn

33

7.8 7.7 7.7 7.88.18.1

5

6

7

8

9

CAA1-CAA5 F SA CAA6-CAA8 D QA

pH

Sam - An Truyền Quảng An

Hình 21. Biến động pH trung bình trong các kênh dẫn nước vào ao nuôi trồng thủy sản

(CAA1-CAA5: trung bình các mẫu CAA1 đến CAA5; SA: trung bình các tháng 8, 11 năm

2002 và 4, 5 năm 2003 (ICZM); CAA6-CAA8: trung bình các mẫu CAA6 đến CAA8; QA:

trung bình các tháng 8, 11 năm 2002 và 4, 5 năm 2003 (ICZM); F và D: môi trường nước

đầm phá xung quanh; các mẫu SA và QA được lấy ở các kênh dẫn nước vào các ao nuôi)

3.3.2. Độ mặn

Trong các tháng 4 và 5, độ mặn thỏa mãn cho mục đích nuôi thâm canh tôm sú

(theo 28 TCN 171:2001) (Hình 22).

0

5

10

15

20

25

30

CAA1-CAA5 F CAA6-CAA8 D

Độ

mặn

(0 / 00)

Tháng 4 Tháng 5 Tháng 8 Tháng 11

Sam - An Truyền Quảng An

Hình 22. Độ mặn trung bình trong các kênh dẫn nước vào ao nuôi trồng thủy sản

28 TCN 171:2001

28 TCN 171:2001

Page 37: Water Sediment Assessment 0607 Vn

34

3.3.3. Các chất hữu cơ (COD và BOD) và DO

Hình 23 biểu diễn hàm lượng DO và nhu cầu oxy (BOD5 và COD) trung bình

trong các kênh dẫn nước vào ao nuôi và các vùng lân cận. Nhìn chung, BOD5 trong

các kênh dẫn nước thấp, trung bình 1,4 – 2 mg/l và thỏa mãn tiêu chuẩn 28 TCN

171:2001 (quy định BOD5 < 10 mg/L). COD trong kênh dẫn nước gần khu vực ao

nuôi cao hơn so với môi trường nước đầm phá xung quanh và thấp hơn nhiều so với

các kết quả được thông báo bới dự án ICZM (2003). Rõ ràng các hoạt động nuôi

trồng thủy sản đã làm tăng nồng độ các chất hữu cơ trong các ao nuôi và hậu quả là sẽ

làm tăng COD trong nước đầm phá xung quanh.

0

5

10

15

20

25

CAA1-CAA5 F SA CAA6-CAA8 D QA

DO

nhu

cầu

oxy

(mg/

l)

COD BOD DO

Sam - An Truyền Quảng An

Hình 23. DO và nhu cầu oxy trung bình trong các kênh dẫn nước vào ao nuôi

3.3.4. Chất dinh dưỡng (nitrat, photphat, TN và TP)

So với môi trường nước đầm phá, nói chung hàm lượng các chất dinh dưỡng

trong khu vực ao nuôi ít biến động hơn (xem khoảng biến động trong Bảng 9). Đa số

các kết quả về nồng độ các chất dinh dưỡng trong khu vực ao nuôi thấp hơn so với

môi trường nước đầm phá (Hình 24). Các kết quả đó cũng phù hợp với các kết quả

được thông báo bởi dự án ICZM (các kết quả vào tháng 8, 9, 10, 11 năm 2002 và 3, 4,

5, 6 năm 2003). Song, theo thông báo của dự án ICZM (2003), nồng độ các chất dinh

dưỡng trong nước ở các xã Lộc Điền và Vinh Giang (thuộc đầm Cầu Hai) lại ngược

lại, tức là nước trong các kênh dẫn nước gần ao nuôi có nồng độ chất dinh dưỡng cao

hơn nước đầm phá trong khu vực xung quanh. Nguyên nhân gây ra những điều đó

chưa được hiểu rõ và do vậy, cần tiếp tục quan trắc.

Page 38: Water Sediment Assessment 0607 Vn

35

Bảng 9 . Khoảng biến động của nitrat, photphat, TN và TP trong các kênh dẫn nước vào ao nuôi và vùng lân cận (Trạm F và D)

Ao nuôi/ Vùng lân cận

N-NO3 (mg/l)

P-PO4 (mg/l)

TN (mg/l)

TP (mg/l)

CAA1-CAA5 <0,05-0,07 <0,01-0,05 0,18-1,90 <0,01-0,07

F <0,05-0,13 <0,01-0,05 0,27-1,72 0,02-0,08

CAA6-CAA8 <0,05-0,06 <0,01-0,01 0,16-2,11 <0,01-0,04

D <0,05-0,17 <0,01-0,08 <0,05-1,88 0,02-0,12

0

0.2

0.4

0.6

0.8

1

CAA1-CAA5 F SA CAA6-CAA8 D QA

TN (m

g/l)

0

0.02

0.04

0.06

0.08

0.1

0.12

TP (mg/l)

TP TN

Sam - An Truyền Quảng An

Hình 24. TN và TP trung bình trong các kênh dẫn nước gần ao nuôi trồng thủy sản

3.4. Xu hướng và sự thay đổi chất lượng nước và trầm tích đầm phá Tam Giang

− Cầu Hai trong những năm gần đây

3.4.1. Ô nhiễm hữu cơ

Sự tăng nhanh diện tích ao nuôi, chủ yếu là nuôi tôm, trong thời gian 2000 -

2004 đã làm tăng ô nhiễm các chất hữu cơ, đặc biệt vào mùa khô. Do dịch bệnh lan

rộng và không kiểm soát được, nên trong thời gian 2004 – 2006, diện tích nuôi trồng

thuỷ sản không tăng thêm và đầu tư của người dân địa phương vào nuôi trồng thuỷ

sản cũng giảm. Điều này đã tạo thuận lợi cho khả năng tự làm sạch của đầm phá và

do vậy, đã làm giảm nhẹ sự ô nhiễm hữu cơ trong những năm 2004 – 2006 (xem

Hình 25 và 26).

Page 39: Water Sediment Assessment 0607 Vn

36

Hình 25. Biến động COD theo không gian và thời gian ở 4 tiểu vùng của đầm phá TG-CH (1998 – 2006)

Nguồn số liệu (số liệu trung bình tháng): Năm 1998 – 2001 (NPC, 2003) [38] Năm 2002: Từ tháng 1 đến 12 (NPC, 2003) [38]

Từ tháng 8 đến 11 (ICZM, 2003) [8] Năm 2003: Từ tháng 1 đến 5 (NPC, 2003) [38]

Từ tháng 3 đến 6 và từ tháng 10 đến 11 (ICZM, 2003) [8] Năm 2004: Từ tháng 2 đến 5 (N. H. Sơn, 2004) Năm 2006: Từ tháng 2 đến 5 và tháng 7 (T.V. Hải, 2006) [18]

Tháng 4, 5, 8 và 11 (IMOLA, 2006)

05

1015202530

98 99 00 01 02 03 04 06Năm

CO

D (m

g/L) DS

RS

05

1015202530

98 99 00 01 02 03 04 06Năm

CO

D (m

g/L) DS

RS

05

1015202530

98 99 00 01 02 03 06Năm

CO

D (m

g/L) DS

RS

05

1015202530

98 99 00 01 02 03 06Năm

CO

D (m

g/L) DS

RS

DS: Mùa khô RS: Mùa mưa

Page 40: Water Sediment Assessment 0607 Vn

37

Hình 26. Biến động BOD5 theo không gian và thời gian ở 4 tiểu vùng của đầm phá TG-CH (1998 – 2006)

Nguồn số liệu (số liệu trung bình tháng): Năm 1998 – 2001 (NPC, 2003) [38] Năm 2002: Từ tháng 1 đến 12 (NPC, 2003) [38]

Từ tháng 8 đến 11 (ICZM, 2003) [8] Năm 2003: Từ tháng 1 đến 5 (NPC, 2003) [38]

Từ tháng 3 đến 6 và từ tháng 10 đến 11 (ICZM, 2003) [8] Năm 2004: Từ tháng 2 đến 5 (N. H. Sơn, 2004) Năm 2006: Từ tháng 2 đến 5 và tháng 7 (T.V. Hải, 2006) [18]

Tháng 4, 5, 8 và 11 (IMOLA, 2006)

0

2

4

6

8

10

98 99 00 01 02 03 04 06 07Năm

BOD

(mg/

L)

DS

RS

T C V N

0

2

4

6

8

10

98 99 00 01 02 03 04 06 07Năm

BOD

(mg/

L)

DS

RS

T C V N

0

2

4

6

8

10

98 99 00 01 02 03 06 07Năm

BOD

(mg/

L)

DS

RS

T C V N

0

2

4

6

8

10

98 99 00 01 02 03 06 07Năm

BOD

(mg/

L)

DS

RS

T C V N

DS: Mùa khô RS: Mùa mưa

Page 41: Water Sediment Assessment 0607 Vn

38

Hình 27. Biến động DO theo không gian và thời gian ở 4 tiểu vùng của đầm phá TG-CH (1998 – 2006)

Nguồn số liệu (số liệu trung bình tháng): Năm 1998 – 2001 (NPC, 2003) [38] Năm 2002: Từ tháng 1 đến 12 (NPC, 2003) [38]

Từ tháng 8 đến 11 (ICZM, 2003) [8] Năm 2003: Từ tháng 1 đến 5 (NPC, 2003) [38]

Từ tháng 3 đến 6 và từ tháng 10 đến 11 (ICZM, 2003) [8] Năm 2004: Từ tháng 2 đến 5 (N. H. Sơn, 2004) Năm 2006: Từ tháng 2 đến 5 và tháng 7 (T.V. Hải, 2006) [18]

Tháng 4, 5, 8 và 11 (IMOLA, 2006)

4

5

6

7

8

98 99 00 01 02 03 04 06Năm

DO

(mg/

L)

DS

RST C V N

4

5

6

7

8

98 99 00 01 02 03 04 06Năm

DO

(mg/

L)

DS

RST C V N

4

5

6

7

8

98 99 00 01 02 03 06Năm

DO

(mg/

L)

DS

RST C V N

4

5

6

7

8

98 99 00 01 02 03Năm

DO

(mg/

L)

DS

RST C V NDS: Mùa khô RS: Mùa mưa

Page 42: Water Sediment Assessment 0607 Vn

39

Ô nhiễm hữu cơ đã làm giảm nồng độ DO trong nước (Hình 27), do sự phân

huỷ sinh học các chất hữu cơ đã tiêu thụ DO trong nước dưới tác dụng xúc tác của

các vi sinh vật. Sự gia tăng ô nhiễm hữu cơ từ năm 1998 đến 2004, đặc biệt là ở

những nơi gần vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung như Quảng An, Quảng Phước và

Sam - An truyền, đã làm giảm “sức khoẻ” của đầm phá, do làm giảm DO, trong khi

nồng độ DO là rất quan trọng đối với bất kỳ một hệ sinh thái nào. Ô nhiễm hữu cơ

trong các ao nuôi và các kênh dẫn nước gần các ao nuôi được xác nhận là cao hơn

đầm phá (gấp 2 lần). Cũng cần chú ý rằng, sự ô nhiễm hữu cơ ở đầm phá gây ra

không chỉ do tăng nuôi trồng thuỷ sản, mà còn do sự ô nhiễm hữu cơ trong các sông

đổ vào đầm phá và do các chất thải sinh hoạt, nước cống rãnh thải từ các hoạt động

của con người, nước chảy tràn từ các cánh đồng xung quanh đổ vào đầm phá.

3.4.2. Sự tăng mức dinh dưỡng

Xu thế biến động nồng độ các chất dinh dưỡng trong nước đầm phá cũng

tương tự như đối với ô nhiễm các chất hữu cơ đã được đề cập ở trên (xem biến động

nồng độ nitrat - NO3 và photphat – PO4 tại 4 tiểu vùng trong thời gian 1998 – 2006 ở

Hình 28 và 29). Mặc dù nồng độ nitrat không cao hơn so với tiêu chuẩn Việt Nam

TCVN 5942-1995 đối với nước mặt sử dụng cho nhiều mục đích (N-NO3 ≤ 15 mg/L),

nhưng nồng độ tổng nitơ (TN) trong nhiều mẫu nước đầm phá (> 1 mg/L) lại cao hơn

tiêu chuẩn Mỹ (TN < 0,9 mg/L), tiêu chuẩn Trung Quốc (TN < 0,5 – 1 mg/L) và tiêu

chuẩn Nhật Bản (TN < 0,03 – 0,05 mg/L) áp dụng cho bảo tồn thuỷ sinh vùng ven bờ

[8,22,38]. Nồng độ trung bình của photphat trong nước đầm phá (P-PO4 = 0,01 –

0,03 mg/L) đủ để thúc đẩy sự phát triển của thực vật phù du cũng như sự phú dưỡng

(WHO, 2002) [42].

“Phú dưỡng là sự phát triển mạnh của tảo trên các thực vật bậc cao, gây ra do

giàu các chất dinh dưỡng trong nước, đặc biệt các hợp chất chứa N và/hoặc P, dẫn

đến những rối loạn không mong muốn đối với cân bằng của các thủy sinh và gây lo

lắng về chất lượng nước” (WHO, 2002) [42]. Trong điều kiện phú dưỡng, sự phát

triển quá mức của thực vật phù du (kể cả tảo độc) nhiều khi gây ra hiện tưởng “nở

hoa tảo” không mong muốn, dần dần dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học và nguy hại

đối với thuỷ sinh và các động vật khác (WHO, 2002) [42]. Rõ ràng, phú dưỡng là mối

lo lắng đối với hệ sinh thái đầm phá. Phú dưỡng có thể làm tăng nguy cơ cạn kiệt oxi

Page 43: Water Sediment Assessment 0607 Vn

40

tầng đáy và tác động bất lợi đến hệ sinh vật đáy của đầm phá. Ngoài ra, sự phát triển

của tảo độc ở điều kiện phú dưỡng cũng là một đe dọa đối với sức khoẻ của động vật

nước trong đầm phá và sức khỏe những người tiêu thụ các động vật đó.

Hai nguyên tố dinh dưỡng chính cần thiết cho sự phát triển của thuỷ sinh là N

và P. Nguyên tố thứ 3 là silic (Si) - cần thiết cho sự phát triển của tảo cát (hay tảo

silic). Khi xảy ra phú dưỡng, nồng độ các chất dinh dưỡng trong nước sẽ thay đổi.

Trong nhiều trường hợp, một trong ba nguyên tố dinh dưỡng sẽ bị tiêu thụ hoàn toàn

bởi các thuỷ sinh và không còn sẵn (hay dư thừa) cho sự phát triển của tảo nữa. Lúc

nay, nguyên tố dinh dưỡng đó được gọi là yếu tố chìa khoá hay yếu tố giới hạn. Tỷ lệ

của tổng nitơ trên tổng photpho (TN:TP) trong cột nước là yếu tố quan trọng quyết

định nguyên tố nào là yếu tố giới hạn và tiếp theo là cần kiểm soát nguyên tố đó để

giảm sự phát triển bùng nổ của thực vật phù du. Theo WHO (2002) [42], nếu tỷ lệ

TN:TP trong nước cửa sông hoặc vùng ven bờ vượt quá 10, thì photpho (P) là yếu tố

giới hạn.

Trong nước đầm phá, tỷ lệ TN:TP trong khoảng 5 – 65 và thường lớn hơn 10.

Như vậy, yếu tố giới hạn sự phú dưỡng đầm phá trong hầu hết các tháng trong năm

được tìm thấy là P. Sự tăng nồng độ N và P sẽ thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của

thực vật phù du, đặc biệt là vào mùa mưa do xói mòn và rửa trôi từ các cánh đồng canh

tác và phát thải thải từ các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. Bằng chứng thể hiện sự tăng

nồng độ các chất dinh dưỡng là sự tăng sinh khối thực vật phù du (tính theo nồng độ

chlorophyll-a) và sự xuất hiện ngày càng nhiều các loài tảo độc trong đầm phá quan sát

được vào mùa khô các năm 2000 và 2003 (ICZM, 2003). Thực tế, các loài thực vật

phù du độc hại đã xuất hiện trong toàn vùng đầm phá, tập trung chủ yếu ở các vùng có

độ mặn cao như Quảng Phước, Quảng An, Thuỷ Tú và Cầu Hai. Nồng độ cao của

thực vật phù du độc hại (> 500 tế bào/L) đã quan sát được trong thời gian 1998 – 2003

và tăng lên sau năm 2000 [29,38].

Page 44: Water Sediment Assessment 0607 Vn

41

Hình 28. Biến động nitrat theo không gian và thời gian ở 4 tiểu vùng của đầm phá TG-CH (1998 – 2006)

Nguồn số liệu (số liệu trung bình tháng): Năm 1998 – 2001 (NPC, 2003) [38] Năm 2002: Từ tháng 1 đến 12 (NPC, 2003) [38]

Từ tháng 8 đến 11 (ICZM, 2003) [8] Năm 2003: Từ tháng 1 đến 5 (NPC, 2003) [38]

Từ tháng 3 đến 6 và từ tháng 10 đến 11 (ICZM, 2003) [8] Năm 2004: Từ tháng 2 đến 5 (N. H. Sơn, 2004) Năm 2006: Từ tháng 2 đến 5 và tháng 7 (T.V. Hải, 2006) [18]

Tháng 4, 5, 8 và 11 (IMOLA, 2006)

0.0

0.1

0.2

0.3

0.4

98 99 00 01 02 03 04 06Năm

NO

3-N

(mg/

L) DS

RS

0.0

0.1

0.2

0.3

0.4

98 99 00 01 02 03 04 06Năm

NO

3-N

(mg/

L) DS

RS

0.0

0.1

0.2

0.3

0.4

98 99 00 01 02 03 06Năm

NO

3-N

(mg/

L) DS

RS

0.0

0.1

0.2

0.3

0.4

98 99 00 01 02 03 06Năm

NO

3-N

(mg/

L) DS

RS

DS: Mùa khô RS: Mùa mưa

Page 45: Water Sediment Assessment 0607 Vn

42

Hình 29. Biến động photphat theo không gian và thời gian ở 4 tiểu vùng của đầm phá

TG-CH (1998 – 2006)

Nguồn số liệu (số liệu trung bình tháng): Năm 1998 – 2001 (NPC, 2003) [38] Năm 2002: Từ tháng 1 đến 12 (NPC, 2003) [38]

Từ tháng 8 đến 11 (ICZM, 2003) [8] Năm 2003: Từ tháng 1 đến 5 (NPC, 2003) [38]

Từ tháng 3 đến 6 và từ tháng 10 đến 11 (ICZM, 2003) [8] Năm 2004: Từ tháng 2 đến 5 (N. H. Sơn, 2004) Năm 2006: Từ tháng 2 đến 5 và tháng 7 (T.V. Hải, 2006) [18]

Tháng 4, 5, 8 và 11 (IMOLA, 2006)

0.00

0.01

0.02

0.03

0.04

98 99 00 01 02 03 04 06Năm

PO4-

P (m

g/L)

DS

RS

0.00

0.01

0.02

0.03

0.04

98 99 00 01 02 03 04 06Năm

PO4-

P (m

g/L)

DS

RS

0

0.01

0.02

0.03

0.04

98 99 00 01 02 03 06Năm

PO4-

P (m

g/L)

DS

RS

0

0.01

0.02

0.03

0.04

98 99 00 01 02 03 06Năm

PO4-

P (m

g/L)

DS

RS

DS: Mùa khô RS: Mùa mưa

Page 46: Water Sediment Assessment 0607 Vn

43

Theo Chapman (1992) [4], sự phú dưỡng sẽ xuất hiện nếu nồng độ chlorophyll-

a trong khoảng 5 - 140 µg/L (1000 µg/L = 1 mg/L). Nồng độ chlorophyll-a trong nước

đầm phá vào mùa khô khoảng 4 – 131 µg/l và trung bình khoảng 10 - 30 µg/l trong cả

hai mùa [22]. Hình 30 chỉ ra sự tăng nồng độ nitrat (NO3) (A) cùng với sự tăng nồng

độ chlorophyll-a (phytoplankton) (B) trong nước. Mặc dù, sự phú dưỡng đầm phá còn

đang ở mức thấp, do nồng độ chlorophyll-a trong nước đang ở mức vừa phải, nhưng

sự phú dưỡng đầm phá đã cho thấy có sự tăng tải lượng các chất dinh dưỡng đổ vào

đầm phá, trong khi khả năng hấp thụ của môi trường tự nhiên đầm phá lại kém đi.

0.00

0.05

0.10

0.15

0.20

QA1 QA2 QA3 VG1 VG2 VG3 LD1 LD2 LD3

NO

3-N

(mg/

l)

0.0

1.0

2.0

3.0

4.0

QA1 QA2 QA3 VG1 VG2 VG3 LD1 LD2 LD3

Phyt

opla

nkto

n (g

/m3 )

051015202530

Số lo

àiPhytoplanktonNumber of species

Hình 30. Biến động nồng độ nitrat (N-NO3) và thực vật phù du (sự phú dưỡng)

Nguồn: ICZM, 2004 [8]

Nồng độ amoni trong nước đầm phá cũng là một lo lắng do độc tính của amoni

đối với thủy sinh. Nồng độ amoni thường được bao hàm trong nồng độ tổng nitơ (TN).

Mặc dù còn thiếu nhiều số liệu về nồng độ amoni trong nước đầm phá, nhưng một

nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng, một số mẫu nước ở các vùng nuôi tập trung có

nồng độ amoni ở mức vượt quá giới hạn cho phép của Tiêu chuẩn Việt nam 28 TCN

171:2001 (quy định N-amoni ≤ 0,1 mg/l) [18]. Các nguồn phát thải amoni vào đầm phá

cũng có thể là do hoạt động nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

(A)

(B)

Page 47: Water Sediment Assessment 0607 Vn

44

3.4.3. Ô nhiễm vi khuẩn phân

Sự ô nhiễm bởi các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là vi khuẩn phân, là một trong

những lo lắng về chất lượng nước do chúng có thể gây ra các bệnh đường ruột đối với

người và động vật. Ô nhiễm vi khuẩn phân thường bắt nguồn từ các chất thải sinh hoạt,

đô thị và công nghiệp, chất thải từ con người và vật nuôi thải vào đầm phá. Để xác định

sự có mặt của vi khuẩn phân trong nước, người ta xác định nhóm coliform dưới dạng

tổng coliform và coliform phân. Mật độ tổng coloform trong nước đầm phá vượt quá

mức cho phép của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5943-1995 áp dụng cho chất lượng

nước sử dụng cho đa mục đích [29,38]. Mặc dù, mật độ coliform phân không được quy

định trong tiêu chuẩn TCVN 5943-1995, nhưng những điều đó đã chứng tỏ rằng nước

đầm phá đã và đang bị ô nhiễm bởi vi khuẩn phân − một nguyên nhân tiềm tàng gây

bệnh dịch đối với động vật thủy sinh vùng đầm phá. Sự ô nhiễm vi khuẩn phân trong

nước đầm phá chủ yếu là do các chất thải sinh hoạt, đô thị và công nghiệp, các chất thải

vệ sinh và vật nuôi thải vào đầm phá.

3.4.4. Hóa chất bảo vệ thực vật cơ clo (OCs) trong trầm tích đầm phá

Mặc dù nồng độ của các OCs trong nước khá thấp, nhưng hàm lượng của

chúng trong trầm tích đầm phá (tính theo khối lượng khô) lại khá cao ở vùng Tam

Giang và Cầu Hai, đặc biệt ở khu vực gần cửa sông Ô Lâu và sông Truồi. Hàm lượng

các OCs ở vùng Thủy Tú thấp hơn các vùng trên:

• Hàm lượng DDTs (tổng DDT) dao động trong khoảng 9,8 - 33,4 ppb (n = 27,

năm 2001; N.X. Khoa và cs., 2004) và khoảng 0,2 - 8,2 ppb (n = 10, năm

2005, T.T.V. Thi và cs., 2007); nhiều kết quả hàm lượng DDTs cao hơn mức

quy định theo ISQG (4,48 ppb) và nhiều số liệu trong công bố của N.X. Khoa

còn cao hơn cả mức PEL (16,32 ppb) quy định đối với trầm tích biển.

• Hàm lượng HCHs (tổng HCH), dao động trong khoảng 5,56 - 92,4 ppb (n = 10,

năm 2005; T.T.V. Thi và cs., 2007) cao hơn mức PEL (0,99 ppb) từ 6 đến 90 lần;

một số hàm lượng của aldrin và dieldrin được công bố trong nghiên cứu về đầm

phá của T.T.V. Thi (n = 10, năm 2005) cao hơn mức PEL (4,30 ppb) từ 5 đến 30

lần; đồng thời hàm lượng endrin trong một số mẫu (n = 10, năm 2005) cao hơn

khoảng 10 lần mức ISQG (2,67 ppb), nhưng thấp hơn mức PEL (62,4 ppb). Trong

nghiên cứu này (2006 – 2007), tổng HCH khoảng 1 – 2 ppb (n = 25).

Page 48: Water Sediment Assessment 0607 Vn

45

Hàm lượng cao của các OCs trong trầm tích đầm phá sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ sinh

thái, sức khỏe con người qua chuỗi thức ăn và chất lượng cũng như năng suất sinh học của

đầm phá. Tích lũy sinh học cao của DDTs trong một số loài sinh vật đáy đã được phát hiện

trong khoảng thời gian từ 1998 đến 2001 ở cá Dìa (179 ± 52 ppb; n = 25), cá Dầy (286 ±

82 ppb; n = 25) vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai và Vẹm xanh (776 ± 190 ppb; n = 65)

vùng đầm Lăng Cô (N.X. Khoa và cs., 2004). Mặc dù đây chỉ là các kết quả nghiên cứu

bước đầu, nhưng điều này cũng cho thấy chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng nào đó đến

chất lượng thủy sản và sức khỏe của người tiêu thụ các sản phẩm đó.

Vì việc sử dụng các OCs trong nông nghiệp đã bị cấm từ năm 1995, nên xu

hướng giảm hàm lượng các OCs trong nước và trầm tích đầm phá có thể thấy được từ

các số liệu trên: DDTs giảm từ 9,8 - 33,4 ppb trong năm 2001 xuống còn 0,2 – 10,3

ppb trong năm 2005 và 2007. Trong thực tế, hiện nay DDTs vẫn đang được dùng để

diệt trừ muỗi gây bệnh sốt rét và sử dụng bất hợp pháp trong nông nghiệp, do thói

quen cố hữu và tính hiệu quả của DDTs. Vì vậy, mối lo về các ảnh hưởng có hại đến

sinh vật và sức khỏe người vẫn đang tồn tại.

3.4.5. Các kim loại nặng

Nói chung, hàm lượng của kim loại nặng trong trầm tích đầm phá thấp so với

các mức ISQG và PEL (NPC, 2003; N.V. Cu và Mauro Frignami, 2005). Tuy vậy,

hàm lượng đồng (Cu) trong một số mẫu cao hơn mức quy định bởi ISQG (18.700

ppb) và PEL (108.000 ppb). Nguyên nhân của hiện tượng này chưa được làm rõ, do

hiện nay không có nước thải công nghiệp chứa nhiều đồng được đổ vào vùng đầm

phá, ngoại trừ một cơ sở đúc đồng gần bờ sông Lợi Nông - là một nhánh của sông

Hương - đổ vào đầm Cầu Hai. Mặc dù cho đến nay, chưa có những nghiên cứu về sự

tích lũy sinh học trong động vật thủy sinh vùng đầm phá, nhưng vẫn có một số lý do

để lo lắng về ảnh hưởng của độc tính của các kim loại nặng đến sinh vật vùng đầm

phá và sức khỏe của con người.

Cuối cùng, cần lưu ý rằng dòng chảy của các sông và chất rắn lơ lửng đi theo

chúng đổ vào đầm phá là các nguồn chính của OCs và kim loại nặng. Do thiếu các số

liệu về dòng chảy và sự vận chuyển chất rắn lơ lửng, cũng như số liệu về hàm lượng

các OCs và kim loại nặng trong trầm tích sông, nên rất khó ước tính tải lượng của các

OCs và kim loại nặng từ các sông và nước chảy tràn đổ vào đầm phá. Tuy vậy, một

Page 49: Water Sediment Assessment 0607 Vn

46

số dữ liệu về OCs và các kim loại nặng trong nước sông Hương đã chỉ ra rằng nồng

độ của các OCs và kim loại nặng trong nước sông cũng thấp như nồng độ của chúng

trong nước đầm phá.

4. KẾT LUẬN

Hầu hết các thông số chất lượng nước đầm phá Tam Giang – Cầu Hai (TG −

CH) như pH, DO, BOD5, amoni (NH4/NH3), các kim loại độc (Cu, Pb, Cd và Zn) và

các OCs đều đạt Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5943-1995 áp dụng đối với nước biển

ven bờ sử dụng cho mục đích nuôi trồng thủy sản và các mục đích khác.

Mặc dù hàm lượng PO4 và NO3 trong nước đầm phá thấp (< 0,26 mg/l đối với

N-NO3 và < 0,10 mg/ đối với P-PO4) nhưng giá trị TN một vài nơi cao hơn 1 mg/L.

Nồng độ TN trong nước đầm phá đang ở mức tiềm tàng gây sự phú dưỡng, đặc biệt là

vào mùa khô. Điều này được khẳng định thêm bởi kết quả xác định chlorophyll-a vào

mùa khô (nồng độ chlorophyll-a trong nhiều mẫu nước cao hơn 5 µg/L). Nếu xem xét

yếu tố giới hạn sự phú dưỡng vùng đầm phá qua tỷ số TN/TP, thì photpho là yếu tố

giới hạn chủ yếu.

Các thông số chất lượng nước như nhiệt độ, pH và đặc biệt là độ mặn ở vùng

Thủy Tú và Cầu Hai (từ trạm F đến trạm L) khá ổn định và thuận lợi cho việc nuôi

tôm sú vào mùa khô. Nhưng sự phát triển nuôi trồng không có quy hoạch và thiếu

kiểm soát đã đưa đến những bất lợi về môi trường nước như: sự trao đổi nước kém

làm hạn chế khả năng tự làm sạch của nước, nồng độ các chất hữu cơ (COD), các

chất dinh dưỡng và vi khuẩn phân tăng lên trong nước đầm phá.

Kết quả nghiên cứu lần đầu tiên về hàm lượng vật chất hữu cơ trong trầm tích

của đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đã góp phần tạo ra những chỉ thị mới về sự phú

dưỡng hệ đáy (độc lập với trạng thái dinh dưỡng thường được chỉ ra trong cột nước),

trong đó không chỉ phần sản xuất sơ cấp, mà cả phần vật chất hữu cơ “chết” cũng

được xác định. Những thông số đó cho phép phân biệt rõ ràng về tình trạng phú

dưỡng và quá dinh dưỡng (có thể coi là có liên quan chặt chẽ với trạng thái loạn

dưỡng trong thời kỳ tiền cổ) trong toàn bộ hệ sinh thái. Trầm tích đầm phá đang ở

trong tình trạng phú dưỡng.

Page 50: Water Sediment Assessment 0607 Vn

47

Tuy nồng độ các chất độc (hóa chất bảo vệ thực vật và kim loại độc) trong

nước đầm phá khá thấp, nhưng tổng hàm lượng của chúng, đặc biệt là tổng nhóm

HCH trong trầm tích cao ở một vài nơi (chẳng hạn, ở vùng gần cửa biển Thuận An)

và do vậy có thể tác động xấu đến thủy sinh vùng đầm phá. Hàm lượng các kim loại

độc trong trầm tích đầm phá, nói chung thấp hơn mức được quy định bởi ISQG và PEL

đối với trầm tích biển. Song, một vài nơi có hàm lượng Cd, Cu cao hơn nhiều so với

mức được quy định bởi ISQG.

Đa số các thông số chất lượng nước trong các kênh dẫn nước gần khu vực ao

nuôi thỏa mãn Tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng nước biển ven bờ áp dụng cho

mục đích nuôi trồng thủy sản nói chung và cho mục đích nuôi thâm canh tôm sú nói

riêng. Song, cần kiểm soát các hoạt động nuôi trồng thủy sản để giảm nhẹ những lo

lắng về ô nhiễm nước vùng đầm phá.

5. KIẾN NGHỊ

Để dừng sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên đầm phá, đang rất cần những biện

pháp quyết liệt và táo bạo. Rõ ràng, tài nguyên của đầm phá đang bị khai thác quá mức

và vượt quá sức tải bền vững của nó. Song, ở vùng ven bờ lại đang có rất ít các giải

pháp sinh kế khác nhau mà không phải phụ thuộc vào tài nguyên đầm phá hiện tại. Tuy

đã có nhiều thay đổi cần thiết để tạo ra những tác động cục bộ trong thời gian ngắn đến

sinh kế và đói nghèo, nhưng lại chưa tạo ra được những thay đổi có tính chất dài hơi

cho cả môi trường và những người đang sống phụ thuộc vào nó. Nói chung, cần phái

có sự thay đổi có tính định hướng rõ rệt để chuyển từ việc quản lý đầm phá như một

nguồn lợi cho nuôi trồng thủy sản sang quản lý nó như một nguồn tài nguyên môi

trường với nhiều giá trị khác nhau, nhưng đang ở trạng thái tới hạn và bị đe dọa.

Trên cơ sở những khía cạnh then chốt đã được phân tích và những lo lắng đã

đề cập ở trên, dưới đây sẽ đề xuất một số hành động ưu tiên cần thiết nhằm đóng góp

vào mục đích cải thiện môi trường đầm phá và giảm nghèo càng sớm càng tốt.

1) Thực thi các kế hoạch hành động đã vạch ra trong chiến lược quản lý tổng

hợp vùng ven bờ (ICZM) được UBND tỉnh phê chuẩn trong năm 2004, đặc biệt

là những kế hoạch hành động ưu tiên. Các kế hoạch hành động chi tiết đã được

vạch ra trong chiến lược ICZM đó đã đưa ra những giải pháp tốt để phát triển kinh

Page 51: Water Sediment Assessment 0607 Vn

48

tế và bảo vệ môi trường vùng bờ. Tuy vậy, do những kế hoạch đó cần nhiều thời

gian, ngân sách, củng cố cơ sở và phối hợp tác giữa nhiều bên liên quan để thực

thi, nên đến nay chúng vẫn chưa được thực hiện tốt. Vả lại, cũng cần đưa ra những

lí do để giải thích vì sao lại chưa được thực hiện tốt.

2) Tạo ra các mô hình dựa vào cộng đồng khả thi và hiệu quả để thu gom và xử

lý các chất thải rắn ở đầm phá, bao gồm (i) tạo ra mạng lưới thu gom dựa vào

cộng đồng ở cấp xã (từ các gia đình đến thôn và xã); (ii) nghiên cứu lựa chọn và áp

dụng các giải pháp thích hợp để xử lý các chất thải rắn thu gom được như làm phân

hữu cơ tổng hợp (compost) và /hoặc chôn lấp hợp vệ sinh (land fills); (iii) cải thiện

việc thu gom và xử lý các chất thải chăn nuôi và nước cống rãnh như sử dụng mô

hình khí sinh học (biogass); và (iv) ban hành các quy định phù hợp để đảm bảo sự

thành công của các mô hình. Tất nhiên, các nỗ lực đó sẽ không thành công nếu các

giải pháp dồng thời để kiểm soát ô nhiễm các sông chảy vào đầm phá như thu gom

và xử lý chất thải rắn, ngăn ngừa phá rừng ở đầu nguồn các sông.

3) Thiết lập một cơ quan có trách nhiệm quản lý đầm phá. Do tầm quan trọng về

môi trường và kinh tế - xã hội của đầm phá, nên rất cần thiết phải thiết lập một cơ

quan hành chính có trách nhiệm quản lý rõ ràng trên toàn vùng đầm phá. Các hoạt

động của cơ quan này phải đảm bảo quản lý đầm phá hiệu quả hơn về nuôi trồng

thủy sản và khai thác tài nguyên thiên nhiên, quan trắc và lưu trữ cơ sở dữ liệu

môi trường v.v. Cơ quan này phải hướng đến một cấu trúc quản lý “trên cơ sở

vùng”, thay vì là quản lý “trên cơ sở lĩnh vực” như hiện tại, và phải tạo điều kiện

thuận lợi để quản lý tổng hợp hơn. Cơ quan này cũng cần phải xúc tiến để xem xét

một cách đúng đắn các giá trị môi trường và các tác động tổng hợp của các hoạt

động và sử dụng đầm phá khác nhau lên môi trường đầm phá. Một cơ quan như

vậy sẽ phối hợp giữa nghiên cứu và phát triển ở vùng đầm phá, và phải thiết lập

được một tập hợp các mục đích bao hàm cả các mục đích môi trường.

4) Đánh giá sức tải đầm phá và phân vùng đầm phá cho các mục đích sử dụng

khác nhau. Đánh giá sức tải hệ sinh thái sẽ rất hữu dụng cho việc phân tích tác

động của các áp lực như nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, các hoạt động đô thị và

công nghiệp lên vùng đầm phá, nhằm cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách

những cái nhìn sâu hơn vào những hậu quả có thể xảy ra khi ban hành các quyết

Page 52: Water Sediment Assessment 0607 Vn

49

định phát triển trên đầm phá. Trên cơ sở những phân tích khoa học các dữ liệu

hiện tại về chất lượng nước, đa dạng sinh học và thuỷ văn, phân vùng đầm phá

cho các mục đích sử dụng khác nhau – như các vùng bảo tồn, vùng nuôi trồng

thủy sản, bãi giống, ngư trường đánh bắt (dùng ngư cụ cố định và di động) v.v. –

sẽ thu được những thông tin bổ ích để thúc đẩy khai thác hợp lý và phát triển du

lịch sinh thái ở vùng đầm phá. Mặt khác, cũng cần thiết phải cấu trúc lại và bố trí

lại các hoạt động nuôi trồng thủy sản và đánh bắt ở vùng đầm phá.

5) Thiết lập một chương trình quan trắc môi trường khả thi và cơ sở dữ liệu

GIS về môi trường đầm phá và các sông chính, bao gồm (i) các kế hoạch quan

trắc – trạm và tần số quan trắc; (ii) các chỉ thị nhạy (các chỉ thị chất lượng nước và

đa dạng sinh học, tập trung chủ yếu vào hàm lượng các chất hữu cơ, các chất dinh

dưỡng, các chỉ thị ô nhiễm vi khuẩn, các hóa chất bảo vệ thực vật nhóm cơ clo

trong trầm tích và một số sinh vật chỉ thi) cần quan trắc và các phương pháp quan

trắc; (iii) các tiêu chuẩn hay hướng dẫn nhạy cho mỗi chỉ thị để có thể áp dụng

kiểm tra trạng thái và những thay đổi của các chỉ thị; (iv) các phòng thí nghiệm có

trách nhiệm thực hiện chương trình quan trắc và phân tích các kết quả quan trắc;

(v) một văn phòng với phương pháp lư trữ dữ liệu trên cơ sở GIS và thuyết minh

dữ liệu; (vi) phương cách khai thác, chia sẻ và thông tin dữ liệu và (vii) công thức

hóa phương cách tư vấn môi trường cho lãnh đạo tỉnh. Cơ sở dữ liệu này sẽ cung

cấp cho người sử dụng các thông tin và dữ liệu về trạng thái, xu thế và những thay

đổi về môi trường đầm phá cũng như các vùng đầu nguồn của các sông chính. Để

đảm bảo mối liên hệ, hiệu quả và hợp tác nghiên cứu, cần thiết phải cải thiện mối

gắn kết với các trường đại học và các viện nghiên cứu. Cũng cần phải tạo ra được

các thông tin có giá trị thực tế và phải cải tiến phương pháp lý giải và thuyết minh

thông tin, dữ liệu.

6) Nâng cao nhận thức môi trường. Việc nâng cao nhận thức môi trường cần được

thực hiện một cách hiệu quả bằng phương pháp cách tiếp cận từ dưới lên thay vì

từ trên xuống như đang làm hiện nay. Điều này nên được thực hiện ở tất cả các

cấp, bao gồm cả các cơ quan nhà nước vì có thể xem đó là một bộ phận của chiến

lược hệ thống, chẳng hạn ở đó sẽ đưa ra những sáng kiến để nâng cao nhận thức

Page 53: Water Sediment Assessment 0607 Vn

50

thông qua các trường học. Nhận thức môi trường được cải thiện sẽ trợ giúp cho

việc thực thi các quy định và hướng dẫn một cách hiệu quả.

7) Quản lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đồng rất cần thiết được phát triển

trong bối cảnh các quy định của nhà nước chưa được thực hiện hiệu quả và năng

lực của nhiều cơ quan quản lý nhà nước còn hạn chế. Các Nhóm nuôi trồng thủy

sản và Hội nghề cá đã hình thành nhờ những sáng kiến dựa vào cộng đồng trước

đây cần được hỗ trợ để cải thiện năng lực quản lý và giảm các tác dộng môi

trường. Sự hỗ trợ đó cần làm một cách hệ thống và phải bao hàm cả những trợ cấp

kinh phí cho công tác quản lý nuôi trồng thủy sản và đánh bắt, tập huấn về quản

lý, các dịch vụ khuyến khích và hỗ trợ, ưu tiên tập huấn và giáo dục về các vấn đề

môi trường, cá quy định và hướng dẫn hiện tại. Chia đầm phá thành những vùng

quản lý nhỏ hơn và ở đó có một bộ phận quản lý dựa vào cộng đồng sẽ tạo điều

kiện cải thiện công tác quản lý, phổ biến thông tin và cung cấp trực tiếp cho nhân

dân địa phương các hỗ trợ khuyến ngư khác.

8) Cần thiết lập các vùng bảo tồn có quản lý để bảo tồn môi trường đầm phá nhằm

mục đích bảo tồn đa dạng sinh học và cải thiện khả năng phục hồi hệ sinh thái

đầm phá. Việc giảm diện tích đánh bắt và các hoạt động khác sẽ rất khó thực hiện

trong một thời gian ngắn, đặc biệt là đối với các gia đình nghèo và do vậy, các

biện pháp hỗ trợ sinh kế phải được thực hiện một cách vững chắc đồng thời việc

thiết lập các vùng bảo tồn.

9) Nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến sức khỏe người như đã đề cập đến

trong nghiên cứu này, chẳng hạn chất lượng nước ngầm và quản lý nước ngầm, dư

lượng các hóa chất bảo vệ thực vật trong trầm tích và trong chuỗi thức ăn.

10) Thực hiện một mô hình thí điểm về nuôi trồng thủy sản bền vững, tập trung

vào cải thiện quản lý môi trường trong nuôi tôm nước lợ, bao gồm (i) tập huấn

cho những người nuôi trồng thủy sản, cung cấp các thiết bị đo chất lượng nước và

quản lý trong quá trình nuôi; (ii) xử lý bùn ao thích hợp trong giai đoạn chuẩn bị

các ao nuôi; (iii) tập huấn các kỹ thật nuôi tôm mật độ trung bình và/hoặc mật độ

cao; (iv) tổ chức hiệu quả việc quản lý dựa vào cộng đồng, trên cơ sở các Nhóm

nuôi trồng thủy sản hiện tại ở xã và (v) nâng cao nhận thức môi trường cho nhân

dân địa phương, đặc biệt là các gia đình nuôi trồng thủy sản. Tiếp theo (hay trong

Page 54: Water Sediment Assessment 0607 Vn

51

pha 2), tiến hành bố trí lại các ao nuôi tôm và các kênh dẫn nước để thúc đẩy thực

hành tốt, đặc biệt là kiểm soát chất lượng nước nhờ tạo ra các ao để xử lý nước

trước khi vào ao và sau khi ra khỏi ao. Mô hình này có thể nhân rộng trong các

cộng đồng khác và sẽ thúc đẩy thực hành tốt trong nuôi trồng thủy sản và cuối

cùng là giảm nghèo.

Mặc dù những điều trên không phải là những nhiệm vụ dễ dàng, nhưng đó là

những nhiệm vụ rất cấp thiết cần được chú ý để tạo điều kiện phục hồi hệ sinh thái và

tài nguyên thiên nhiên vùng đầm phá, ngăn ngừa những hậu quả suy giảm tài nguyên

môi trường và liên quan đến đói nghèo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Asian Development Bank (2005). Vietnam: Country Environmental Analysis. Strategy and Program Assessment

[2]. Canadian Council of Ministry of the Environment (2001). Canadian water quality guidelines for the protection of aquatic life, Canada.

[3]. Clesceri L. S., Greenberg A. E., Eaton A. D. (1998). Standard methods for the examination of water and wastewater, 20th Ed., APHA, USA.

[4]. Chapman D. (1992). Water quality assessments, 1st Ed., Chapman & Hall, WHO, UNESCO, UNEP, Great Britain.

[5]. Cloern, J.E. (2001). Our evolving conceptual model of the coastal eutrophication problem, Mar. Ecol. Progr. Ser., Vol. 210, pp. 223-253.

[6]. Conde, D., Bonilla, S., Aubriot, L., de Leon, R. and Pintos, W. (1999). Comparison of the real amount of chlorophyll a of planktonic and attached microalgae in a shallow coastal lagoon. Hydrobiologia, Vol. 408/409, pp. 285-291.

[7]. Cornwell, J.C., Conley, D.J., Owens, M. and Stevenson, J.C. (1996). A sediment chronology of the eutrophication of Cheasapeake Bay. Estuaries, Vol. 19, pp.488-499.

[8]. CZMC/RIKZ, VNICZM (2003). Monitoring of water quality and biodiversity in Thua Thien Hue coastal zone, Thua Thien Hue.

[9]. Danovaro, R., Dinet, A., Duineveld, G. and Tselepides. A. (1999). Benthic response to particulate fluxes in different trophic environments: a comparison between the Gulf of Lions-Catalan Sea (W-Mediterranean) and the Cretan Sea (E-Mediterranean). Progr. Oceanogr., Vol. 44, pp. 287-312.

[10]. De Jonge, V.E. (1980). Fluctuations in the organic carbon to chlorophyll a ratios for estuarine benthic diatom populations. Mar. Ecol. Progr. Ser., Vol. 2, pp.345-353.

[11]. Dell’Anno, A., Mei, M.L., Pusceddu, A. and Danovaro, R. (2002). Assessing the trophic state and eutrophication of coastal marine systems: a new approach based on the biochemical composition of sediment organic matter. Mar. Poll. Bull., Vol. 44, pp. 611-622.

[12]. Diaz, R.J., Rosenberg, R., Ansell, A.D., Gibson, R.N., and Barnes, M. (1995). Marine benthic hypoxia: A review of its ecological effects and the behavioural responses of benthic macrofauna. Oceanogr. Mar. Biol. Annu. Rev., Vol 33, pp. 245-303.

Page 55: Water Sediment Assessment 0607 Vn

52

[13]. Dubois, M., Gilles, K., Hamilton, J.H., Rebers, P.A., and Smith, F. (1956). Colorimetric method for determination of sugars and related substances. Anal. Chem., Vol. 28, pp. 350-356.

[14]. Fabiano, R., Danovaro, R., and Fraschetti, S. (1995). A three-year time series of elemental and biochemical composition of organic matter in subtidal sandy sediments of the Ligurian Sea (northwestern Mediterranean). Cont. Shelf Res., Vol 15, pp. 1453-1469.

[15]. Gerchacov, S. M., and Hatcher, P.G. (1972). Improved technique for analysis of carbohydrates in sediment. Limnol. Oceanogr., Vol. 17, pp. 938-943.

[16]. Gin, K. Y. H., Chisholm, S.W., and Olson, R.J. (1999). Seasonal and depth variation in microbial size spectra at the Bermuda Atlantic time series station. Deep-Sea Res., Vo. 46, pp. 1221-1245.

[17]. Graf, G. (1992). Benthic-pelagic coupling: A benthic view. Oceanogr. Mar. Biol. Annu. Rev., Vol. 30, pp. 149-190.

[18]. Hai T. V. (2006). Study of application of Water Quality Index to assess water quality in Tam Giang – Thuy Tu lagoon (Master Thesis report), Hue College of Sciences, Hue University. (in Vietnamese)

[19]. Hartree, E. F. (1972). Determination of proteins: a modification of the Lowry method that gives a linear photometric response. Anal. Biochem., Vol. 48, pp. 422- 427.

[20]. Hop N. V., et al. (2005). Water quality of Tam Giang − Cau Hai lagoon: present state, concern and control solution, National Workshop in the Lagoon of Thua Thien Hue Province. (in Vietnamese)

[21]. Hop N. V., Khoa N. X., Nghi T. V., Viet P. H., Yasaka Y., Tanaka M. (2003). Surface water quality in Thua Thien Hue province, The 4th General Seminar of the Core University Program: Environmental Science and Technology for Sustainable Development, Osaka University, Japan, pp. 79-88.

[22]. Hop N. V. et al. (2006). Water quality and water pollution sources of Tam Giang – Cau Hai lagoon, Journal of Research – Natural Science Issue, Hue University, No 32. pp. 57 – 69.

[23]. Jørgensen, B. B. (1996). Material flux in the sediment. in Jørgensen, B.B. and Richardson, K. (eds.) Eutrophication in coastal marine ecosystems, American Geophysical Union, Washington, DC., pp. 115-135.

[24]. Lorenzen, C. J., and Jeffrey, S.W. (1980). Determination of chlorophyll and phaeopigments spectrophotometric equations. Limnol. Oceanogr., Vol. 12, pp. 343-346.

[25]. Lucas, C. H., Widdows, J., Brinsley, M.D., Salkeld, P.N., and Herman, P.M.J. (2000). Benthic−pelagic exchange of microalgae at a tidal flat. 1. Pigment analysis. Mar. Ecol. Progr. Ser., Vol. 196, pp. 59-73

[26]. Manini, E., Fiordelmondo, C., Gambi, C., Pusceddu, A., Danovaro, R. (2003). Benthic microbial loop functioning in coastal lagoons: a comparative approach. Oceanol. Acta,Vol. 26, pp. 27-38.

[27]. Marsh, J. B., Weinstein, D.B. (1966). A simple charring method for determination of lipids. J. Lipid Res., Vol. 7., pp. 574-576.

[28]. Ministry of Science, Technology and Environment, Center for Quality Standard (2002). Vietnamese Standard for Environmental Quality, 31st Volume, Ha Noi. (in Vietnamese)

[29]. Ministry of Fisheries (2001). Standard for Aquacultural Branch – Technological process for intensive black tiger cultivation, Ha Noi. (in Vietnamese)

Page 56: Water Sediment Assessment 0607 Vn

53

[30]. Nixon, S. W. (1995). Coastal marine eutrophication: A definition, social causes, and future concerns. Ophelia, Vol. 41, pp. 199-219.

[31]. Phap T. T. et al. (2003). Water Quality and Biodiversity (Monitoring Report in Vietnam-Netherlands Integrated Coastal Zone Management Project), Hue city. (in Vietnamese)

[32]. Pusceddu, A., Sarà, G., Armeni, M., Fabiano, M., and Mazzola, A. (1999). Seasonal and spatial changes in the sediment organic matter of a semi-enclosed marine system (W-Mediterranean Sea). Hydrobiologia, Vol. 397, pp. 59-70.

[33]. Raffaelli, D. G., Raven, J. A., and Poole, L.J. (1998). Ecological impacts of green macroalgal blooms. Oceanogr. Mar. Biol. Annu. Rev., Vol. 36, pp. 97-125.

[34]. Rice, D. L. (1982). The detritus nitrogen problem: new observations and perspectives from organic geochemistry. Mar. Ecol. Progr. Ser., Vol. 9, pp. 153-162.

[35]. Stefanou, P., Tsirtsis, G., and Karydis, M. (1999). Nutrient scaling for assessing eutrophication: the development of a simulated normal distribution. Ecol. Appl., Vol. 10, pp. 303-309.

[36]. Thi T. T. V. , et al. (2005). Estimation of the remain of pesticides in a few estuary in Thua Thien Hue province. Workshop in Phisycochemical and Biological Analysis Sciences, 2nd, pp. 442 - 445, Ha Noi. (in Vietnamese)

[37]. Thua Thien Hue People’s Committee (2001). Development project of aquaculture in the coastal areas of Thua Thien Hue lagoon in 2001- 2010, Hue. (in Vietnamese)

[38]. Thua Thien Hue – Vietnam, Nord Pas de Calais – France (2003). Knowledge of sustainable development (Part of Vietnamese - French cooperation project “Research on the sustainable development of Thua Thien Hue Lagoon”), Hue. (in Vietnamese)

[39]. Turpin, D. H. (1991). Effects of inorganic N availability on algal photosynthesis and carbon metabolism. J. Phycol., Vol. 27, pp. 14-20.

[40]. Velimirov, B. (1991). Detritus and the concept of non-predatory loss. Arch. Hydrobiol., Vol. 121, pp. 1-20.

[41]. Wetzel, R.G. (1991). Death, detritus and energy flow in aquatic ecosystems. Freshwater Biol., Vol. 33, pp. 83-89.

[42]. World Health Organization, European Commission (2002). Eutrophication and health, Office for Official Publications of the European Communities, Luxembourg.

Page 57: Water Sediment Assessment 0607 Vn

Phụ lục A1. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU NƯỚC VÀ TRẦM TÍCH PHÁ TAM GIANG

4 − 2006

Mặt cắt / Điểm lấy mẫu A B C D E Thông số Tầng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Nhiệt độ (oC) 27,8 28,3 28,9 27,9 28,4 28,9 26,1 23,1 26,7 26,9 27,4 27,3 27,0 27,8 28,2 pH 6,7 7,1 7,6 7,5 7,3 8,3 7,3 7,4 7,6 7,8 7,8 7,7 8,1 7,5 7,7 Độ mặn (0/00) 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 5,0 4,0 4,0 15,0 15,5 15,5 27,5 8,0 5,0 Độ trong (cm) 50 100 70 90 110 40 120 130 70 100 180 140 250 100 80 DO (mg/l) 7,2 7,0 7,3 7,1 7,2 7,3 6,6 6,2 6,2 6,1 6,7 6,4 7,0 6,7 6,8 BOD5 (mg/l) Mặt 0,8 0,6 0,8 0,4 0,5 0,4 0,3 0,6 0,7 1,9 0,8 1,0 0,4 0,5 0,7 COD (mg/l) Mặt 5 5 4 6 5 7 7 7 8 5 4 6 4 5 5 Chlorophyll a (µg/l) Mặt 0,9 1,2 0,5 0,6 0,8 0,5 0,5 0,7 0,9 2,1 1,5 1,1 0,9 0,4 0,5

Coliform tổng (MPN/100ml) Mặt 1700 1100 1100 1100 750 0 540 450 450 2400 1700 150 0 5400 750

Coliform phân (MPN/100ml) Mặt 1100 500 150 500 410 0 410 410 210 1100 900 50 0 2300 110

N-NH4/NH3 (mg/l) Mặt 0,04 0,05 0,05 0,06 0,08 0,07 0,03 0,05 0,07 0,02 0,03 0,02 < 0,02 0,04 0,05

N-NO2 (mg/l) Mặt < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 Mặt 0,24 0,17 0,23 0,26 0,25 0,13 0,09 0,14 <0,05 0,05 0,09 0,06 0,05 0,13 0,12

N-NO3 (mg/l) Đáy 0,15 0,04 0,08 Mặt < 0,01 0,03 0,03 < 0,01 0,02 < 0,01 0,05 0,02 0,03 0,04 0,03 0,03 0,03 0,03 0,03

P-PO4 (mg/l) Đáy 0,04 < 0,01 < 0,01 Mặt 1,17 1,51 0,62 1,03 0,59 0,89 1,15 1,07 0,53 0,96 0,18 0,15 0,55 1,26 0,77 Tổng nitơ

(TN) (mg/l) Đáy 0,94 1,15 0,09 Mặt 0,05 0,05 0,11 0,05 0,07 0,03 0,09 0,06 0,07 0,09 0,06 0,07 0,06 0,07 0,07 Tổng photpho

(TP) (mg/l) Đáy 0,09 0,04 0,03

Page 58: Water Sediment Assessment 0607 Vn

Mặt cắt / Điểm lấy mẫu A B C D E Thông số Tầng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Nước (µg/l) 0,4 0,72 1,3 1,4 0,76 Cu

Trầm tích (µg/kg) 16640 12240 21800 3340 31800 Nước (µg/l) 0,25 0,30 0,45 0,26 0,27 Pb

Trầm tích (µg/kg) 21300 14000 14400 6970 16400 Nước (µg/l) 0,05 0,03 0,08 0,05 0,03 Cd

Trầm tích (µg/kg) 250 200 930 280 350 Nước (µg/l) 2,76 1,5 3,36 2,88 3,72 Zn

Trầm tích (µg/kg) 60000 10600 16200 10200 10300 Nước (µg/l) <MDL p,p’-DDE

Trầm tích (µg/kg) 0,97 0,45 0,19 0,63 0,63 Nước (µg/l) <MDL p,p’-DDD

Trầm tích (µg/kg) 0,77 < 0,15 < 0,15 < 0,15 0,19 Nước (µg/l) <MDL p,p’-DDT

Trầm tích (µg/kg) 2,01 < 0,15 0,65 0,70 1,81 Nước (µg/l) < MDL Tổng DDT

Trầm tích (µg/kg) 3,75 0,45 0,84 1,33 2,63 Nước (µg/l) <MDL

α-HCH Trầm tích (µg/kg) 0,42 0,36 0,36 0,44 0,21

Nước (µg/l) <MDL β-HCH

Trầm tích (µg/kg) 0,19 < 0,05 <0,05 0,08 < 0,05 Nước (µg/l) 2,39

δ-HCH Trầm tích (µg/kg) 2,13 1,22 0,52 1,55 0,05

Nước (µg/l) 2,39 Tổng HCH Trầm tích (µg/kg) 2,74 1,58 0,88 2,07 0,26

µg.kg -1 tính theo khối lượng khô tuyệt đối MDL: Giới hạn phát hiện của phương pháp (Cu: 0,01 µg/l; Pb: 0,25 µg/l; Cd: 0,01 µg/l; Zn: 0,25 µg/l: các dạng DDT: 0,0005 µg/l; các dạng HCH: 0,0002 µg/l)

Page 59: Water Sediment Assessment 0607 Vn

Phụ lục A2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU NƯỚC VÀ TRẦM TÍCH PHÁ TAM GIANG

5 − 2006

Mặt cắt / Điểm lấy mẫu A B C D E Thông số Tầng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Nhiệt độ (oC) 28,5 28,4 31,3 31,5 29,9 31,6 31,7 31,5 32,4 30,5 30,5 31,2 29,0 28,1 31,0 pH 6,5 6,2 6,5 6,9 8,2 9,0 8,2 8,7 8,3 8,0 8,1 8,1 8,2 8,2 8,1 Độ mặn (0/00) 1,0 1,0 1,0 10,0 14,5 10,0 14,5 13,0 14,5 18,0 18,0 17,0 30,0 31,5 13,5 Độ trong (cm) 60 50 100 100 120 100 180 100 70 100 120 100 200 150 110 DO (mg/l) 5,2 5,2 7,3 7,7 7,5 8,3 7,5 7,4 7,6 6,1 6,1 6,2 7,1 7,5 7,5 BOD5 (mg/l) Mặt 1,3 0,8 0,9 1,3 1,5 0,7 1,8 1,6 2,3 1,0 0,9 0,9 0,6 0,3 0,4 COD (mg/l) Mặt 5 4 5 7 7 8 8 7 7 5 4 5 5 5 4 Chlorophyll a (µg/l) Mặt 1,9 1,4 0,5 2,6 8,2 0,6 3,5 3,3 2,6 4,2 4,3 5,9 1,1 1,0 0,2

Coliform tổng (MPN/100ml) Mặt 2800 46000 2700 46000 >240000 1500 21000 15000 1100 2000 2000 2800 1100 >240000 2800

Coliform phân (MPN/100ml) Mặt 300 2800 700 0 1500 600 2800 400 400 1100 300 1100 300 2000 1100

N-NH4/NH3 (mg/l) Mặt 0,06 <0,02 0,04 0,03 0,04 0,02 0,02 0,02 0,05 <0,02 0,06 0,04 0,02 0,02 0,02

N-NO2 (mg/l) Mặt 0,003 0,005 <0,002 <0,002 0,004 <0,002 <0,002 0,002 0,003 <0,002 <0,002 <0,002 <0,002 <0,002 0,007 Mặt <0,05 <0,05 <0,05 0,07 0,05 0,05 0,06 0,06 0,06 0,07 0,06 0,06 0,07 0,07 0,21

N-NO3 (mg/l) Đáy 0,06 0,13 0,09 0,17 Mặt <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 0,01 <0,01 0,02 <0,01 <0,01 <0,01 0,01 0,01 <0,01 <0,01 <0,01

P-PO4 (mg/l) Đáy <0,01 < 0,01 <0,01 <0,01 Mặt <0,05 <0,05 0,06 1,51 0,79 0,75 0,99 0,83 1,07 1,31 1,88 1,74 1,08 1,64 0,92 Tổng nitơ (TN)

(mg/l) Đáy 0,81 0,64 1,03 0,53 Mặt 0,02 0,04 0,03 0,03 0,07 0,02 0,04 0,04 0,04 0,06 0,05 0,04 0,04 0,03 0,04 Tổng photpho

(TP) (mg/l) Đáy 0,09 0,04 0,03 0,03

Page 60: Water Sediment Assessment 0607 Vn

Mặt cắt / Điểm lấy mẫu A B C D E Thông số Tầng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Nước (µg/l) 0,64 0,76 0,94 1,08 1,68 Cu

Trầm tích (µg/kg) 8440 6620 21400 1460 129600 Nước (µg/l) 0,48 0,34 0,28 0,25 0,27 Pb

Trầm tích (µg/kg) 31500 9640 20300 15300 19100 Nước (µg/l) 0,05 0,08 0,04 0,05 0,03 Cd

Trầm tích (µg/kg) 600 500 670 200 22800 Nước (µg/l) 3,48 2,76 3,00 3,84 3,66 Zn

Trầm tích (µg/kg) 30180 47340 24840 31260 105600 Nước (µg/l) < MDL p,p’-DDE

Trầm tích (µg/kg) 0,54 0,74 1,10 0,71 0,77 Nước (µg/l) < MDL p,p’-DDD

Trầm tích (µg/kg) < 0,15 < 0,15 4,11 1,36 2,47 Nước (µg/l) < MDL p,p’-DDT

Trầm tích (µg/kg) < 0,15 < 0,15 0,55 < 0,15 1,81 Nước (µg/l) < MDL Tổng DDT

Trầm tích (µg/kg) 0,54 0,74 5,76 2,07 5,05 Nước (µg/l) < MDL

α-HCH Trầm tích (µg/kg) < 0,05 0,24 0,31 0,26 0,21

Nước (µg/l) < MDL β-HCH

Trầm tích (µg/kg) < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 Nước (µg/l) 0,04

δ-HCH Trầm tích (µg/kg) < 0,05 < 0,05 0,06 2,70 0,87

Nước (µg/l) 0,04 Tổng HCH Trầm tích (µg/kg) < 0,05 0,24 0,37 2,96 1,08

µg.kg -1 tính theo khối lượng khô tuyệt đối MDL: Giới hạn phát hiện của phương pháp (Cu: 0,01 µg/l; Pb: 0,25 µg/l; Cd: 0,01 µg/l; Zn: 0,25 µg/l: các dạng DDT: 0,0005 µg/l; các dạng HCH: 0,0002 µg/l)

Page 61: Water Sediment Assessment 0607 Vn

Phụ lục A3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU NƯỚC VÀ TRẦM TÍCH PHÁ TAM GIANG

8 − 2006

Mặt cắt / Điểm lấy mẫu A B C D E Thông số Tầng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Nhiệt độ (oC) 30,3 31,2 31,5 31,5 29,1 32,0 25,6 30,8 32,4 29,8 29,2 29,9 30,3 30,0 30,2 pH 5,5 5,7 6,1 6,4 6,3 8,2 6,4 7,5 7,8 7,0 7,1 7,0 7,8 6,5 6,7 Độ mặn (0/00) <1 <1 <1 <1 <1 <1 <1 <1 1,5 <1 1,5 1,5 2,0 2,0 <1 Độ trong (cm) 80 85 100 100 75 70 DO (mg/l) 5,5 6,8 6,5 6,7 6,6 7,2 6,3 7,0 7,2 6,5 6,4 7,2 6,1 6,3 BOD5 (mg/l) Mặt 0,9 1,0 0,8 0,4 0,5 0,4 0,6 1,2 1,6 2,1 2,8 2,2 0,8 1,0 0,7 COD (mg/l) Mặt 8 11 12 10 9 8 9 6 7 5 6 12 11 6 7 Chlorophyll a (µg/l) Mặt 2,0 2,5 6,8 5,1 4,1 2,3 7,0 2,2 8,0 9,2 5,4 8,3 4,8 2,6 5,6

Coliform tổng (MPN/100ml) Mặt 9300 2400 900 400 110000 400 15000 400 2100 1500 1100 4600 15000 21000 7500

Coliform phân (MPN/100ml) Mặt 400 700 400 200 2000 200 700 200 700 700 700 400 700 1100 400

N-NH4/NH3 (mg/l) Mặt 0,08 0,07 0,06 0,03 0,10 0,02 0,05 0,04 0,05 0,04 0,06 0,04 0,04 0,06 0,07

Mặt 0,09 0,15 0,12 0,19 0,20 <0,05 0,16 0,05 <0,05 0,17 0,09 0,08 0,10 0,23 0,22 N-NO3 (mg/l)

Đáy 0,20 <0,05 Mặt 0,03 0,02 0,02 0,09 0,10 0,01 0,02 0,01 0,06 0,08 0,05 0,08 0,01 0,01 0,01

P-PO4 (mg/l) Đáy 0,04 0,02 Mặt 0,31 0,35 0,24 0,40 0,36 0,16 0,32 0,13 0,18 0,44 0,23 0,20 0,24 0,37 0,35 Tổng nitơ (TN)

(mg/l) Đáy 0,25 2,69 Mặt 0,07 0,06 0,08 0,12 0,24 0,05 0,08 0,04 0,08 0,12 0,09 0,14 0,06 0,04 0,04 Tổng photpho

(TP) (mg/l) Đáy 0,10 0,05

Page 62: Water Sediment Assessment 0607 Vn

Mặt cắt / Điểm lấy mẫu A B C D E Thông số Tầng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Nước (µg/l) 1,33 0,85 1,23 2,41 4,29 Cu

Trầm tích (µg/kg) 11722 10266 9608 8480 24260 Nước (µg/l) 0,41 0,36 0,68 0,74 3,65 Pb

Trầm tích (µg/kg) 28509 19032 19325 7029 17322 Nước (µg/l) 0,16 0,06 0,30 0,15 0,45 Cd

Trầm tích (µg/kg) 1089 178 722 256 322 Nước (µg/l) 3,05 1,46 1,45 1,53 0,83 Zn

Trầm tích (µg/kg) 75600 48600 75600 58500 71100 Nước (µg/l) < MDL p,p’-DDE

Trầm tích (µg/kg) 0,64 0,94 1,10 0,82 0,95 Nước (µg/l) < MDL p,p’-DDD

Trầm tích (µg/kg) 0,25 0,30 4,50 1,80 2,90 Nước (µg/l) < MDL p,p’-DDT

Trầm tích (µg/kg) 0,20 0,25 0,75 0,35 1,90 Nước (µg/l) < MDL Tổng DDT

Trầm tích (µg/kg) 1,09 1,49 6,35 2,97 5,75 Nước (µg/l) < MDL

α-HCH Trầm tích (µg/kg) 0,15 0,44 0,38 0,30 0,35

Nước (µg/l) < MDL β-HCH

Trầm tích (µg/kg) < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 Nước (µg/l) 2,50

δ-HCH Trầm tích (µg/kg) < 0,05 < 0,05 0,26 1,70 1,20

Nước (µg/l) 2,50 Tổng HCH Trầm tích (µg/kg) 0,15 0,44 0,64 2,00 1,55

µg.kg -1 tính theo khối lượng khô tuyệt đối MDL: Giới hạn phát hiện của phương pháp (Cu: 0,01 µg/l; Pb: 0,25 µg/l; Cd: 0,01 µg/l; Zn: 0,25 µg/l: các dạng DDT: 0,0005 µg/l; các dạng HCH: 0,0002 µg/l)

Page 63: Water Sediment Assessment 0607 Vn

Phụ lục A4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU NƯỚC VÀ TRẦM TÍCH PHÁ TAM GIANG

11 − 2006

Mặt cắt / Điểm lấy mẫu A B C D E Thông số Tầng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Nhiệt độ (oC) 30,9 31,1 31,7 30,6 31,0 31,2 30,2 30,2 30,9 29,9 29,9 30,9 28,9 29,6 29,0 pH 7,5 8,6 8,7 7,6 7,9 8,2 7,6 6,9 7,3 8,0 8,1 7,8 7,8 7,2 7,8 Độ mặn (0/00) <1 <1 1,0 1,5 2,0 <1 3,5 1,0 1,0 9,0 10,5 8,0 19,5 2,5 5,5 Độ trong (cm) - - - 100 120 80 150 120 100 120 - - 150 120 130 DO (mg/l) 6,2 6,3 6,4 6,3 6,2 6,3 6,5 6,4 6,5 6,2 6,5 6,4 6,3 6,5 6,4 BOD5 (mg/l) Mặt 0,4 0,5 0,8 0,4 0,3 0,6 0,3 0,4 0,5 0,7 0,6 0,6 0,6 0,4 0,4 COD (mg/l) Mặt 5 5 6 6 5 5 7 7 8 7 6 6 5 4 7 Chlorophyll a (µg/l) Mặt 1,1 1,0 1,3 1,9 0,8 0,5 1,9 1,8 4,8 2,7 2,0 3,6 2,1 0,7 0,2

Coliform tổng (MPN/100ml) Mặt 7500 1100 1500 1500 4300 2400 4200 400 3500 2000 2700 12000 1500 3400 21000

Coliform phân (MPN/100ml) Mặt 700 700 300 200 400 600 1500 75 700 600 900 1500 300 1500 1100

N-NH4/NH3 (mg/l) Mặt <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 0,02 0,02 0,02 <0,02 0,03 0,02 <0,02 <0,02 0,02 0,02 0,02

Mặt <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 0,11 0,13 0,06 N-NO3 (mg/l)

Đáy Mặt 0,02 0,01 0,01 0,04 0,02 0,01 <0,01 0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 0,02 0,01 0,03

P-PO4 (mg/l) Đáy Mặt <0,05 <0,05 0,35 <0,05 0,08 0,17 0,31 0,16 0,10 0,51 <0,05 0,14 0,56 0,20 0,24 Tổng nitơ (TN)

(mg/l) Đáy Mặt 0,05 0,06 0,04 0,07 0,05 0,05 0,01 0,04 0,02 0,03 0,02 0,04 0,06 0,05 0,07 Tổng photpho

(TP) (mg/l) Đáy

Page 64: Water Sediment Assessment 0607 Vn

Mặt cắt / Điểm lấy mẫu A B C D E Thông số Tầng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Nước (µg/l) 38,6 <0,01 61,4 81,4 134 Cu

Trầm tích (µg/kg) 90400 73180 92940 25600 21500 Nước (µg/l) 0,55 1,03 0,90 0,43 0,26 Pb

Trầm tích (µg/kg) 42940 29760 32160 24580 13160 Nước (µg/l) 6,58 0,54 0,15 0,31 0,15 Cd

Trầm tích (µg/kg) 620 240 80 320 580 Nước (µg/l) 0,38 8,33 9,89 8,26 0,13 Zn

Trầm tích (µg/kg) 33520 37900 34760 23800 34240 Nước (µg/l) < MDL p,p’-DDE

Trầm tích (µg/kg) 0,86 0,56 0,50 0,72 0,65 Nước (µg/l) < MDL p,p’-DDD

Trầm tích (µg/kg) 0,45 0,36 3,50 0,80 1,35 Nước (µg/l) < MDL p,p’-DDT

Trầm tích (µg/kg) 0,21 <0,15 0,65 0,30 1,70 Nước (µg/l) < MDL Tổng DDT

Trầm tích (µg/kg) 1,52 0,92 4,65 1,82 3,70 Nước (µg/l) < MDL

α-HCH Trầm tích (µg/kg) 0,34 0,35 0,25 0,30 0,25

Nước (µg/l) < MDL β-HCH

Trầm tích (µg/kg) < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 Nước (µg/l) < MDL

δ-HCH Trầm tích (µg/kg) < 0,05 < 0,05 0,15 0,15 0,90

Nước (µg/l) < MDL Tổng HCH Trầm tích (µg/kg) 0,34 0,35 0,40 0,45 1,15

µg.kg -1 tính theo khối lượng khô tuyệt đối MDL: Giới hạn phát hiện của phương pháp (Cu: 0,01 µg/l; Pb: 0,25 µg/l; Cd: 0,01 µg/l; Zn: 0,25 µg/l: các dạng DDT: 0,0005 µg/l; các dạng HCH: 0,0002 µg/l)

Page 65: Water Sediment Assessment 0607 Vn

Phụ lục A5. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU NƯỚC VÀ TRẦM TÍCH PHÁ TAM GIANG

5 − 2007

Mặt cắt / Điểm lấy mẫu A B C D E Thông số Tầng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Nhiệt độ (oC) pH Độ mặn (0/00) Độ trong (cm) DO (mg/l) BOD5 (mg/l) Mặt 0,9 1,3 1,5 0,6 0,5 1,0 0,8 0,6 0,6 0,5 0,7 0,8 0,5 0,5 0,4 COD (mg/l) Mặt 4,5 3,6 7,2 1,6 3,2 2,8 5,6 5,2 3,4 7,6 5,4 7,0 5,1 4,4 4,6 Chlorophyll a (µg/l) Mặt 0,7 1,6 8,0 3,2 0,6 1,7 3,7 1,1 4,2 3,0 2,3 3,4 1,7 1,1 1,2

Coliform tổng (MPN/100ml) Mặt

Coliform phân (MPN/100ml) Mặt

N-NH4/NH3 (mg/l) Mặt 0,02 <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 0,02 <0,02 <0,02 0,02 0,05 0,04

Mặt <0,05 0,05 <0,05 <0,05 0,07 <0,05 0,11 <0,05 <0,05 0,06 0,12 0,10 0,06 0,20 0,09 N-NO3 (mg/l)

Đáy Mặt < 0,01 <0,01 0,02 0,02 0,04 <0,01 0,02 0,01 0,02 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01

P-PO4 (mg/l) Đáy Mặt 0,28 0,29 <0,05 0,65 0,39 0,21 0,37 0,21 0,49 0,52 0,65 0,31 0,39 0,60 0,35 Tổng nitơ (TN)

(mg/l) Đáy Mặt 0,02 0,02 0,03 0,03 0,05 0,01 0,02 0,02 0,03 0,01 0,01 0,02 0,01 0,02 0,02 Tổng photpho

(TP) (mg/l) Đáy

Page 66: Water Sediment Assessment 0607 Vn

Mặt cắt / Điểm lấy mẫu A B C D E Thông số Tầng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Nước (µg/l) <0,01 <0,01 112 19,3 25,4 Cu

Trầm tích (µg/kg) 612000 393800 759600 714600 551800 Nước (µg/l) 0,89 1,19 <0,25 <0,25 0,6 Pb

Trầm tích (µg/kg) 25100 12300 14800 7000 11200 Nước (µg/l) 0,03 0,08 0,04 0,25 0,01 Cd

Trầm tích (µg/kg) 400 1200 3000 1200 1300 Nước (µg/l) 22,8 10,5 12,3 17,7 21,5 Zn

Trầm tích (µg/kg) 99900 53200 87900 70300 58300 Nước (µg/l) p,p’-DDE

Trầm tích (µg/kg) 1,00 1,90 0,80 1,10 2,40 Nước (µg/l) p,p’-DDD

Trầm tích (µg/kg) 1,70 0,70 1,10 1,60 2,80 Nước (µg/l) p,p’-DDT

Trầm tích (µg/kg) 3,50 1,00 8,40 5,50 <0,15 Nước (µg/l) Tổng DDT

Trầm tích (µg/kg) 6,20 3,60 10,3 8,20 5,20 Nước (µg/l)

α-HCH Trầm tích (µg/kg) 0,40 3,80 1,10 0,20 1,00

Nước (µg/l) β-HCH

Trầm tích (µg/kg) 1,70 <0,05 4,60 1,40 0,40 Nước (µg/l)

δ-HCH Trầm tích (µg/kg) <0,05 1,60 2,30 1,50 1,20

Nước (µg/l) Tổng HCH Trầm tích (µg/kg) 2,10 5,40 8,00 3,10 2,60

µg.kg -1 tính theo khối lượng khô tuyệt đối MDL: Giới hạn phát hiện của phương pháp (Cu: 0,01 µg/l; Pb: 0,25 µg/l; Cd: 0,01 µg/l; Zn: 0,25 µg/l: các dạng DDT: 0,0005 µg/l; các dạng HCH: 0,0002 µg/l)

Page 67: Water Sediment Assessment 0607 Vn

Phụ lục B1. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU NƯỚC VÀ TRẦM TÍCH ĐẦM THỦY TÚ

4 − 2006

Mặt cắt / Điểm lấy mẫu F G H I Thông số Tầng

16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 Nhiệt độ (oC) 26,4 27,1 27,9 29,7 29,3 29,2 29,5 29,7 30,2 30,6 31,2 31,0 pH 8,1 8,2 8,5 8,2 8,1 8,2 8,2 8,3 8,3 8,4 8,6 8,4 Độ mặn (0/00) 19,0 21,0 15,5 17,5 17,0 18,0 16,0 15,5 16,5 13,5 16,0 18,5 Độ trong (cm) 100 180 90 130 190 30 140 250 250 120 270 260 DO (mg/l) 6,8 6,9 7,1 6,9 7,1 6,3 7,7 7,9 7,6 7,1 7,2 7,3 BOD5 (mg/l) Mặt 1,1 1,0 0,9 2,2 2,1 2,0 1,6 2,1 1,8 0,7 0,9 1,2 COD (mg/l) Mặt 7 7 9 7 6 7 5 5 5 6 5 6 Chlorophyll a (µg/l) Mặt 2,3 2,2 1,1 3,2 2,7 3,5 3,3 1,7 0,9 0,9 1,1 1,5

Coliform tổng (MPN/100ml) Mặt 0 11000 7500 5400 4500 0 7500 2100 11000 2300 0 3100

Coliform phân (MPN/100ml) Mặt 0 2300 210 110 110 0 2100 0 2100 110 0 75

N-NH4/NH3 (mg/l) Mặt < 0,02 0,05 0,12 0,04 0,05 0,07 < 0,02 < 0,02 0,03 < 0,02 < 0,02 0,02

N-NO2 (mg/l) Mặt < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 Mặt < 0,05 < 0,05 0,05 < 0,05 0,06 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05

N-NO3 (mg/l) Đáy 0,15 0,13 0,05 0,05 0,06 Mặt 0,03 0,03 0,03 0,01 < 0,01 0,03 0,03 0,04 0,03 0,03 0,05 0,02

P-PO4 (mg/l) Đáy 0,03 < 0,01 < 0,01 0,01 < 0,01 Mặt 1,07 0,72 0,65 1,89 2,88 1,27 1,16 1,60 0,85 1,65 0,78 0,69 Tổng nitơ

(TN) (mg/l) Đáy 0,79 0,32 0,36 0,79 0,82 Mặt 0,05 0,05 0,07 0,03 0,04 0,06 0,06 0,07 0,06 0,07 0,09 0,05 Tổng photpho

(TP) (mg/l) Đáy 0,05 < 0,01 < 0,01 0,02 < 0,01

Page 68: Water Sediment Assessment 0607 Vn

Mặt cắt / Điểm lấy mẫu F G H I Thông số Tầng

16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 Nước (µg/l) 0,50 2,98 0,88 1,14 Cu

Trầm tích (µg/kg) 1980 9640 6780 880 Nước (µg/l) 0,85 1,20 1,30 0,95 Pb

Trầm tích (µg/kg) 17400 7060 8050 12500 Nước (µg/l) 0,05 0,08 0,08 0,22 Cd

Trầm tích (µg/kg) 260 165 550 690 Nước (µg/l) 2,88 3,12 3,24 42,1 Zn

Trầm tích (µg/kg) 30720 66000 32220 36060 Nước (µg/l) < MDL p,p’-DDE

Trầm tích (µg/kg) 0,49 0,43 1,48 0,53 Nước (µg/l) < MDL p,p’-DDD

Trầm tích (µg/kg) < 0,15 < 0,15 1,33 0,38 Nước (µg/l) < MDL p,p’-DDT

Trầm tích (µg/kg) < 0,15 < 0,15 1,54 3,64 Nước (µg/l) < MDL Tổng DDT

Trầm tích (µg/kg) 0,49 0,43 4,35 4,55 Nước (µg/l) < MDL

α-HCH Trầm tích (µg/kg) 0,14 0,12 0,24 0,16

Nước (µg/l) < MDL β-HCH

Trầm tích (µg/kg) < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 Nước (µg/l) 1,30

δ-HCH Trầm tích (µg/kg) 0,07 1,94 1,28 2,10

Nước (µg/l) < MDL Tổng HCH Trầm tích (µg/kg) 0,21 2,06 1,52 2,26

µg.kg -1 tính theo khối lượng khô tuyệt đối MDL: Giới hạn phát hiện của phương pháp (Cu: 0,01 µg/l; Pb: 0,25 µg/l; Cd: 0,01 µg/l; Zn: 0,25 µg/l: các dạng DDT: 0,0005 µg/l; các dạng HCH: 0,0002 µg/l)

Page 69: Water Sediment Assessment 0607 Vn

Phụ lục B2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU NƯỚC VÀ TRẦM TÍCH ĐẦM THỦY TÚ

5 − 2006 Mặt cắt / Điểm lấy mẫu

F G H I Thông số Tầng 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27

Nhiệt độ (oC) 30,0 30,1 30,5 31,8 31,6 32,3 32,0 31,1 32,1 31,0 31,0 31,4 pH 8,0 8,1 8,0 8,3 8,1 8,2 8,4 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 Độ mặn (0/00) 23,0 24,0 21,0 25,0 24,0 25,0 23,0 22,5 22,5 21,5 20,0 19,0 Độ trong (cm) 90 100 100 140 110 60 90 100 100 120 150 130 DO (mg/l) 6,2 6,8 6,0 7,9 6,9 7,8 7,8 7,4 7,6 7,6 7,1 7,2 BOD5 (mg/l) Mặt 2,2 1,3 2,0 2,0 1,5 2,3 1,6 1,8 1,8 2,0 1,7 1,8 COD (mg/l) Mặt 6 3 4 5 7 6 5 5 3 5 4 4 Chlorophyll a (µg/l) Mặt 3,2 1,6 1,5 3,2 4,3 2,8 6,1 1,7 4,5 4,7 6,7 2,9

Coliform tổng (MPN/100ml) Mặt 2100 110000 2300 4300 24000 4300 15000 >240000 2800 4300 7500 24000

Coliform phân (MPN/100ml) Mặt 700 2800 400 700 700 1500 1500 1500 700 1500 700 2100

N-NH4/NH3 (mg/l) Mặt 0,05 0,05 0,04 0,05 0,04 0,05 0,08 0,04 0,04 0,04 0,05 0,05

N-NO2 (mg/l) Mặt 0,004 0,003 0,002 0,002 0,004 0,002 0,004 0,004 0,004 0,003 0,004 0,004 Mặt 0,08 0,06 0,07 0,08 0,07 0,05 0,10 0,08 0,06 0,06 0,07 0,06

N-NO3 (mg/l) Đáy 0,09 0,06 0,05 0,05 0,05 Mặt <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01

P-PO4 (mg/l) Đáy <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 Mặt 0,54 0,90 1,72 1,47 1,32 1,63 0,95 0,94 1,02 1,81 1,34 1,22 Tổng nitơ

(TN) (mg/l) Đáy 0,69 2,09 0,98 2,68 0,76 Mặt 0,05 0,02 0,03 0,04 0,04 0,03 0,04 0,04 0,04 0,06 0,04 0,04 Tổng photpho

(TP) (mg/l) Đáy 0,04 0,07 0,04 0,09 0,09

Page 70: Water Sediment Assessment 0607 Vn

Mặt cắt / Điểm lấy mẫu F G H I Thông số Tầng

16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 Nước (µg/l) 0,10 0,86 0,56 1,30

Cu Trầm tích (µg/kg) 6040 2220 4600 3120

Nước (µg/l) 0,87 0,90 0,82 0,75 Pb

Trầm tích (µg/kg) 13600 12500 26600 4240 Nước (µg/l) 0,05 0,08 0,08 0,05 Cd

Trầm tích (µg/kg) 340 240 340 280 Nước (µg/l) 2,88 14,9 3,84 3,30 Zn

Trầm tích (µg/kg) 7560 33840 32760 36660 Nước (µg/l) < MDL p,p’-DDE

Trầm tích (µg/kg) 0,77 0,67 0,67 0,54 Nước (µg/l) < MDL p,p’-DDD

Trầm tích (µg/kg) 2,01 0,86 1,49 0,77 Nước (µg/l) < MDL p,p’-DDT

Trầm tích (µg/kg) < 0,15 < 0,15 < 0,15 0,68 Nước (µg/l) < MDL Tổng DDT

Trầm tích (µg/kg) 2,78 1,53 2,16 1,99 Nước (µg/l) 4,42

α-HCH Trầm tích (µg/kg) 0,15 0,17 0,13 0,18

Nước (µg/l) < MDL β-HCH

Trầm tích (µg/kg) < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 Nước (µg/l) < MDL

δ-HCH Trầm tích (µg/kg) 1,65 0,37 1,37 0,75

Nước (µg/l) 4,42 Tổng HCH Trầm tích (µg/kg) 1,80 0,54 1,50 0,93

µg.kg -1 tính theo khối lượng khô tuyệt đối MDL: Giới hạn phát hiện của phương pháp (Cu: 0,01 µg/l; Pb: 0,25 µg/l; Cd: 0,01 µg/l; Zn: 0,25 µg/l: các dạng DDT: 0,0005 µg/l; các dạng HCH: 0,0002 µg/l)

Page 71: Water Sediment Assessment 0607 Vn

Phụ lục B3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU NƯỚC VÀ TRẦM TÍCH ĐẦM THỦY TÚ

8 − 2006

Mặt cắt / Điểm lấy mẫu F G H I Thông số Tầng

16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 Nhiệt độ (oC) 32,5 31,8 31,6 30,8 30,5 30,5 31,4 31,6 31,3 32,0 32,0 31,5 pH 7,6 8,2 8,2 8,0 7,9 7,7 8,1 8,1 8,1 8,0 7,9 7,7 Độ mặn (0/00) 4,5 12,5 13,0 22,0 23,0 21,5 17,0 19,0 18,0 13,5 13,5 11,0 Độ trong (cm) 100 100 140 150 170 150 DO (mg/l) 6,3 7,1 6,5 6,6 6,7 7,1 7,1 7,1 6,9 7,0 7,2 7,1 BOD5 (mg/l) Mặt 3,6 2,0 4,7 3,8 3,7 3,8 3,6 3,8 3,5 2,5 2,5 2,3 COD (mg/l) Mặt 6 3 4 5 7 6 5 5 3 5 4 4 Chlorophyll a (µg/l)

Mặt 14,9 12,4 24,8 7,0 6,4 6,9 6,4 7,2 7,1 7,6 6,5 12,0

Coliform tổng (MPN/100ml) Mặt 110000 2800 700 2000 1100 2700 15000 15000 2000 400 200 400

Coliform phân (MPN/100ml) Mặt 700 700 400 700 400 700 700 1500 400 200 200 400

N-NH4/NH3 (mg/l) Mặt 0,05 0,03 0,03 0,03 0,02 0,03 0,04 0,03 0,02 0,05 0,04 0,02

Mặt 0,13 0,10 0,07 0,05 0,06 <0,05 <0,05 0,05 0,06 <0,05 0,06 <0,05 N-NO3 (mg/l) Đáy <0,05 0,05 <0,05 <0,05 <0,05 Mặt 0,02 0,05 0,01 0,02 0,01 <0,01 0,02 0,02 0,02 0,01 <0,01 0,01 P-PO4 (mg/l) Đáy 0,02 0,02 0,03 <0,01 0,02 Mặt 0,33 0,43 0,42 0,47 0,29 0,69 0,53 0,42 0,53 0,48 0,36 0,77 Tổng nitơ

(TN) (mg/l) Đáy 0,46 0,13 0,30 0,27 0,22 Mặt 0,04 0,08 0,02 0,04 0,03 0,04 0,06 0,05 0,05 0,04 0,02 0,04 Tổng photpho

(TP) (mg/l) Đáy 0,05 0,08 0,07 0,04 0,05

Page 72: Water Sediment Assessment 0607 Vn

Mặt cắt / Điểm lấy mẫu F G H I Thông số Tầng

16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 Nước (µg/l) 3,38 6,14 3,36 2,56 Cu

Trầm tích (µg/kg) 5908 5573 10018 12196 Nước (µg/l) 0,56 1,28 1,45 0,48 Pb

Trầm tích (µg/kg) 19707 22557 43081 41324 Nước (µg/l) 0,46 0,76 0,29 0,24 Cd

Trầm tích (µg/kg) 144 178 611 378 Nước (µg/l) 2,45 4,65 3,53 0,65 Zn

Trầm tích (µg/kg) 83700 44100 19800 108900 Nước (µg/l) < MDL p,p’-DDE

Trầm tích (µg/kg) 0,97 0,85 0,85 0,50 Nước (µg/l) < MDL p,p’-DDD

Trầm tích (µg/kg) 2,35 1,06 1,75 0,70 Nước (µg/l) < MDL p,p’-DDT

Trầm tích (µg/kg) < 0,15 < 0,15 < 0,15 0,70 Nước (µg/l) < MDL Tổng DDT

Trầm tích (µg/kg) 3,34 1,91 1,60 1,90 Nước (µg/l) 3,35

α-HCH Trầm tích (µg/kg) 0,20 0,20 0,15 0,28

Nước (µg/l) < MDL β-HCH

Trầm tích (µg/kg) < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 Nước (µg/l) 2,30

δ-HCH Trầm tích (µg/kg) 2,0 0,50 1,50 0,82

Nước (µg/l) 5,65 Tổng HCH Trầm tích (µg/kg) 2,20 0,70 1,55 1,10

µg.kg -1 tính theo khối lượng khô tuyệt đối MDL: Giới hạn phát hiện của phương pháp (Cu: 0,01 µg/l; Pb: 0,25 µg/l; Cd: 0,01 µg/l; Zn: 0,25 µg/l: các dạng DDT: 0,0005 µg/l; các dạng HCH: 0,0002 µg/l)

Page 73: Water Sediment Assessment 0607 Vn

Phụ lục B4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU NƯỚC VÀ TRẦM TÍCH ĐẦM THỦY TÚ

11 − 2006

Mặt cắt / Điểm lấy mẫu F G H I Thông số Tầng

16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 Nhiệt độ (oC) 28,8 29,0 29,3 27,5 28,1 27,3 28,0 28,6 28,1 30,3 31,9 32,3 pH 8,2 8,2 8,2 7,8 8,1 8,0 7,9 8,0 8,0 8,2 8,0 8,1 Độ mặn (0/00) 10,0 18,0 7,0 13,5 18,0 11,5 9,3 9,3 9,3 13,0 17,3 18,3 Độ trong (cm) 160 150 100 190 220 160 140 230 160 150 200 230 DO (mg/l) 6,4 6,5 5,5 6,2 6,0 5,9 6,1 6,2 6,4 6,5 6,2 6,6 BOD5 (mg/l) Mặt 0,6 0,4 0,4 0,5 0,4 0,5 0,4 0,3 0,3 0,5 0,7 0,6 COD (mg/l) Mặt 9 6 7 5 5 4 5 5 5 4 5 5 Chlorophyll a (µg/l)

Mặt 1,6 2,5 1,5 1,8 2,5 0,4 2,4 3,0 3,3 1,0 1,2 0,5

Coliform tổng (MPN/100ml) Mặt 4400 2000 700 300 2300 900 1200 4300 15000 2700 1500 1400

Coliform phân (MPN/100ml) Mặt 1500 600 110 75 400 300 600 900 400 1100 700 400

N-NH4/NH3 (mg/l) Mặt <0,02 <0,02 0,02 0,06 <0,02 0,02 0,02 <0,02 <0,02 0,02 0,02 <0,02

Mặt <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 N-NO3 (mg/l) Đáy Mặt 0,02 0,04 0,03 0,01 <0,01 <0,01 <0,01 0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 P-PO4 (mg/l) Đáy Mặt 0,27 0,06 1,56 1,82 2,56 1,79 1,57 2,22 2,24 1,54 1,48 1,61 Tổng nitơ

(TN) (mg/l) Đáy Mặt 0,06 0,08 0,06 0,04 0,02 0,02 0,03 0,03 <0,01 0,02 0,04 0,01 Tổng photpho

(TP) (mg/l) Đáy

Page 74: Water Sediment Assessment 0607 Vn

Mặt cắt / Điểm lấy mẫu F G H I Thông số Tầng

16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 Nước (µg/l) 47,8 17,3 119 140 Cu

Trầm tích (µg/kg) 23420 19860 29580 23 860 Nước (µg/l) 1,15 0,01 1,06 3,68 Pb

Trầm tích (µg/kg) 25920 18700 13820 30320 Nước (µg/l) 1,04 0,40 1,28 4,89 Cd

Trầm tích (µg/kg) 580 120 50 630 Nước (µg/l) 5,74 5,03 7,76 4,46 Zn

Trầm tích (µg/kg) 26080 26660 27620 34520 Nước (µg/l) <MDL p,p’-DDE

Trầm tích (µg/kg) 0,77 0,90 1,05 0,65 Nước (µg/l) <MDL p,p’-DDD

Trầm tích (µg/kg) 1,55 < 0,15 1,25 0,80 Nước (µg/l) <MDL p,p’-DDT

Trầm tích (µg/kg) < 0,15 < 0,15 0,35 0,85 Nước (µg/l) <MDL Tổng DDT

Trầm tích (µg/kg) 2,32 0,90 2,65 2,30 Nước (µg/l) <MDL

α-HCH Trầm tích (µg/kg) 0,15 0,15 0,20 0,20

Nước (µg/l) <MDL β-HCH

Trầm tích (µg/kg) < 0,05 < 0,05 < 0,05 <0,05 Nước (µg/l) <MDL

δ-HCH Trầm tích (µg/kg) 1,50 0,60 0,95 0,75

Nước (µg/l) <MDL Tổng HCH Trầm tích (µg/kg) 1,65 0,75 1,15 0,95

µg.kg -1 tính theo khối lượng khô tuyệt đối MDL: Giới hạn phát hiện của phương pháp (Cu: 0,01 µg/l; Pb: 0,25 µg/l; Cd: 0,01 µg/l; Zn: 0,25 µg/l: các dạng DDT: 0,0005 µg/l; các dạng HCH: 0,0002 µg/l)

Page 75: Water Sediment Assessment 0607 Vn

Phụ lục B5. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU NƯỚC VÀ TRẦM TÍCH ĐẦM THỦY TÚ

5 − 2007

Mặt cắt / Điểm lấy mẫu F G H I Thông số Tầng

16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 Nhiệt độ (oC) pH Độ mặn (0/00) Độ trong (cm) DO (mg/l) BOD5 (mg/l) Mặt 1,0 1,1 1,7 1,2 1,0 1,1 1,3 1,5 1,5 1,6 1,4 1,0 COD (mg/l) Mặt 8,8 9,6 9,8 4,5 2,3 2,0 6,7 6,3 5,2 2,6 3,2 1,7 Chlorophyll a (µg/l)

Mặt 3,8 2,7 3,6 2,5 2,8 4,0

Coliform tổng (MPN/100ml) Mặt

Coliform phân (MPN/100ml) Mặt

N-NH4/NH3 (mg/l) Mặt 0,02 0,02 <0,02 0,02 0,04 0,02 <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 <0,02

Mặt 0,06 0,06 0,06 <0,05 0,06 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 N-NO3 (mg/l) Đáy Mặt < 0,01 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 P-PO4 (mg/l) Đáy Mặt 0,78 1,05 1,28 1,53 0,62 0,93 0,91 1,08 0,67 0,78 1,30 0,96 Tổng nitơ

(TN) (mg/l) Đáy Mặt 0,02 0,02 0,03 0,02 0,02 0,02 0,02 0,02 0,01 0,03 0,02 0,02 Tổng photpho

(TP) (mg/l) Đáy

Page 76: Water Sediment Assessment 0607 Vn

Mặt cắt / Điểm lấy mẫu F G H I Thông số Tầng

16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 Nước (µg/l) 4,35 36,0 <0,01 <0,01 Cu

Trầm tích (µg/kg) 10798 623600 1087600 Nước (µg/l) 0,30 0,31 0,28 0,55 Pb

Trầm tích (µg/kg) 13200 7900 32200 44600 Nước (µg/l) 0,03 0,06 0,01 0,10 Cd

Trầm tích (µg/kg) 900 1100 1200 300 Nước (µg/l) 4,10 6,74 8,05 18,0 Zn

Trầm tích (µg/kg) 63800 68600 109300 137300 Nước (µg/l) p,p’-DDE

Trầm tích (µg/kg) <0,15 2,00 1,90 <0,15 Nước (µg/l) p,p’-DDD

Trầm tích (µg/kg) 1,20 1,00 0,30 2,50 Nước (µg/l) p,p’-DDT

Trầm tích (µg/kg) 1,40 <0,15 0,10 0,80 Nước (µg/l) Tổng DDT

Trầm tích (µg/kg) 2,60 3,00 2,30 3,30 Nước (µg/l)

α-HCH Trầm tích (µg/kg) 1,80 <0,05 0,10 0,60

Nước (µg/l) β-HCH

Trầm tích (µg/kg) 1,00 2,00 1,30 <0,05 Nước (µg/l)

δ-HCH Trầm tích (µg/kg) 1,30 1,50 3,70 1,80

Nước (µg/l) Tổng HCH Trầm tích (µg/kg) 4,10 3,50 5,10 2,40

µg.kg -1 tính theo khối lượng khô tuyệt đối MDL: Giới hạn phát hiện của phương pháp (Cu: 0,01 µg/l; Pb: 0,25 µg/l; Cd: 0,01 µg/l; Zn: 0,25 µg/l: các dạng DDT: 0,0005 µg/l; các dạng HCH: 0,0002 µg/l)

Page 77: Water Sediment Assessment 0607 Vn

Phụ lục C1. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU NƯỚC VÀ TRẦM TÍCH ĐẦM CẦU HAI

4 − 2006 Mặt cắt / Điểm lấy mẫu

J K L Thông số Tầng 30 29 28 31 32 33 34 35 36 37

Nhiệt độ (oC) 24,8 29,2 31,3 29,8 31,0 30,5 29,5 31,0 31,4 30,3 pH 8,1 8,4 8,3 8,8 8,1 8,1 8,3 8,5 8,8 8,4 Độ mặn (0/00) 29,5 15,0 12,0 10,0 14,0 15,0 20,0 11,0 11,0 7,0 Độ trong (cm) 250 100 80 120 180 130 210 190 130 160 DO (mg/l) 6,3 6,3 6,4 6,9 6,9 6,8 6,9 7,0 7,2 6,1 BOD5 (mg/l) Mặt 0,6 0,8 0,8 1,1 0,7 1,5 1,2 1,1 0,9 1,1 COD (mg/l) Mặt 6 6 7 5 6 9 7 5 8 7 Chlorophyll a (µg/l) Mặt 0,9 1,3 1,1 2,4 0,9 2,6 3,1 2,4 1,3 2,2

Coliform tổng (MPN/100ml) Mặt 3100 7500 150 11000 11000 2400 4500 2400 1100 2500

Coliform phân (MPN/100ml) Mặt 75 1100 50 0 460 150 110 150 0 150

N-NH4/NH3 (mg/l) Mặt 0,08 0,06 0,12 0,05 0,08 0,10 0,13 0,08 0,14 0,11

N-NO2 (mg/l) Mặt < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 Mặt < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 0,05

N-NO3 (mg/l) Đáy < 0,05 < 0,05 < 0,05 0,05 < 0,05 Mặt 0,02 0,03 0,02 0,01 0,03 0,01 0,01 0,01 < 0,01 0,01

P-PO4 (mg/l) Đáy < 0,01 0,02 < 0,01 < 0,01 < 0,01 Mặt 1,48 0,75 0,71 0,85 0,97 1,18 0,88 0,64 0,58 0,79 Tổng nitơ

(TN) (mg/l) Đáy 0,84 0,90 0,82 0,80 0,14 Mặt 0,06 0,05 0,05 0,03 0,06 0,03 0,03 0,04 0,02 0,03 Tổng photpho

(TP) (mg/l) Đáy < 0,01 0,05 < 0,01 < 0,01 < 0,01

Page 78: Water Sediment Assessment 0607 Vn

Mặt cắt / Điểm lấy mẫu J K L Thông số Tầng

30 29 28 31 32 33 34 35 36 37 Nước (µg/l) 0,80 0,70 1,06

Cu Trầm tích (µg/kg) 2100 4720 4020

Nước (µg/l) 1,20 0,85 0,90 Pb

Trầm tích (µg/kg) 12300 55400 37000 Nước (µg/l) 0,04 0,05 0,05 Cd

Trầm tích (µg/kg) 740 1130 210 Nước (µg/l) 3,84 15,8 4,86 Zn

Trầm tích (µg/kg) 79800 34860 31440 Nước (µg/l) < MDL p,p’-DDE

Trầm tích (µg/kg) < 0,15 0,24 0,50 Nước (µg/l) < MDL p,p’-DDD

Trầm tích (µg/kg) < 0,15 < 0,15 < 0,15 Nước (µg/l) < MDL p,p’-DDT

Trầm tích (µg/kg) < 0,15 < 0,15 < 0,15 Nước (µg/l) < MDL Tổng DDT

Trầm tích (µg/kg) < 0,05 0,24 0,50 Nước (µg/l) 3,07

α-HCH Trầm tích (µg/kg) < 0,05 0,05 0,21

Nước (µg/l) < MDL β-HCH

Trầm tích (µg/kg) 0,83 < 0,05 < 0,05 Nước (µg/l) 11,8

δ-HCH Trầm tích (µg/kg) 0,33 < 0,05 1,15

Nước (µg/l) 14,9 Tổng HCH Trầm tích (µg/kg) 1,16 0,05 1,36

µg.kg -1 tính theo khối lượng khô tuyệt đối MDL: Giới hạn phát hiện của phương pháp (Cu: 0,01 µg/l; Pb: 0,25 µg/l; Cd: 0,01 µg/l; Zn: 0,25 µg/l: các dạng DDT: 0,0005 µg/l; các dạng HCH: 0,0002 µg/l)

Page 79: Water Sediment Assessment 0607 Vn

Phụ lục C2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU NƯỚC VÀ TRẦM TÍCH ĐẦM CẦU HAI

5 − 2006

Mặt cắt / Điểm lấy mẫu J K L Thông số Tầng

28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 Nhiệt độ (oC) 31,7 31,5 28,0 31,2 32,6 32,4 31,5 33,2 33,3 32,0 pH 8,5 8,5 8,0 8,3 8,4 8,1 8,4 8,6 8,6 8,2 Độ mặn (0/00) 17,5 22,0 34,0 17,0 20,5 24,5 20,0 20,0 20,5 16,0 Độ trong (cm) 80 100 200 110 140 110 150 150 130 140 DO (mg/l) 7,5 8,1 8,4 5,6 7,2 6,7 5,8 8,6 9,1 6,6 BOD5 (mg/l) Mặt 1,2 1,0 1,7 1,0 1,1 1,5 0,8 1,6 0,9 1,2 COD (mg/l) Mặt 5 9 10 9 7 7 8 8 4 4 Chlorophyll a (µg/l) Mặt 0,3 4,9 3,8 3,1 1,7 1,5 1,2 0,7 1,3 2,5

Coliform tổng (MPN/100ml) Mặt 24000 2100 15000 3500 7500 110000 3500 15000 110000 110000

Coliform phân (MPN/100ml) Mặt 1100 1500 700 700 1100 2800 700 1500 2800 2000

N-NH4/NH3 (mg/l) Mặt <0,02 0,06 0,04 <0,02 0,02 0,02 0,02 0,04 0,05 0,02

N-NO2 (mg/l) Mặt <0,002 <0,002 <0,002 0,002 <0,002 0,002 <0,002 <0,002 <0,002 <0,002 Mặt 0,07 0,07 0,06 0,06 0,06 0,06 0,07 0,07 0,07 0,07

N-NO3 (mg/l) Đáy 0,05 <0,05 Mặt <0,01 <0,01 <0,01 0,02 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01

P-PO4 (mg/l) Đáy <0,01 <0,01 Mặt 2,10 1,08 1,81 3,46 0,83 0,81 1,06 0,55 0,76 0,81 Tổng nitơ

(TN) (mg/l) Đáy 3,35 1,31 Tổng photpho Mặt 0,05 0,02 0,02 0,02 0,02 0,02 0,02 0,02 0,05 0,02

Page 80: Water Sediment Assessment 0607 Vn

Mặt cắt / Điểm lấy mẫu J K L Thông số Tầng

28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 (TP) (mg/l) Đáy 0,03 0,07

Nước (µg/l) 0,82 1,00 0,76 Cu

Trầm tích (µg/kg) 440 6260 19980 Nước (µg/l) 0,84 1,30 0,92 Pb

Trầm tích (µg/kg) 20700 36100 24800 Nước (µg/l) 0,09 0,04 0,05 Cd

Trầm tích (µg/kg) 4810 260 320 Nước (µg/l) 3,48 4,32 4,08 Zn

Trầm tích (µg/kg) 32820 39060 42720 Nước (µg/l) < MDL p,p’-DDE

Trầm tích (µg/kg) 0,41 0,24 0,47 Nước (µg/l) < MDL p,p’-DDD

Trầm tích (µg/kg) 0,54 0,46 0,78 Nước (µg/l) < MDL p,p’-DDT

Trầm tích (µg/kg) 0,65 < 0,15 < 0,15 Nước (µg/l) < MDL Tổng DDT

Trầm tích (µg/kg) 1,60 0,70 1,25 Nước (µg/l) 0,86

α-HCH Trầm tích (µg/kg) 0,12 0,12 0,22

Nước (µg/l) < MDL β-HCH

Trầm tích (µg/kg) < 0,05 < 0,05 < 0,05 Nước (µg/l) < MDL

δ-HCH Trầm tích (µg/kg) 0,35 0,73 0,76

Nước (µg/l) 0,86 Tổng HCH Trầm tích (µg/kg) 0,47 0,85 0,98

µg.kg -1 tính theo khối lượng khô tuyệt đối MDL: Giới hạn phát hiện của phương pháp (Cu: 0,01 µg/l; Pb: 0,25 µg/l; Cd: 0,01 µg/l; Zn: 0,25 µg/l: các dạng DDT: 0,0005 µg/l; các dạng HCH: 0,0002 µg/l)

Page 81: Water Sediment Assessment 0607 Vn

Phụ lục C3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU NƯỚC VÀ TRẦM TÍCH ĐẦM CẦU HAI

8 − 2006

Mặt cắt / Điểm lấy mẫu J K L Thông số Tầng

28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 Nhiệt độ (oC) 32,9 33,0 32,9 30,0 29,4 28,9 31,1 30,9 28,1 32,8 pH 7,7 7,0 7,5 7,6 7,8 7,9 7,1 7,5 7,8 7,7 Độ mặn (0/00) 1,0 <1 <1 16,0 15,0 24,0 25,0 25,0 26,0 3,0 Độ trong (cm) 110 130 170 >100 >110 70 180 50 DO (mg/l) 7,4 7,4 7,3 7,5 6,3 5,9 6,3 7,3 7,4 7,3 BOD5 (mg/l) Mặt 2,1 2,2 1,7 1,4 1,5 1,2 1,0 0,9 1,3 2,3 COD (mg/l) Mặt 4 7 6 6 5 4 6 8 8 5 Chlorophyll a (µg/l)

Mặt 6,1 8,2 5,2 2,6 5,4 3,6 2,7 1,0 3,1 3,5

Coliform tổng (MPN/100ml) Mặt 15000 2000 750000 1500 2000 430000 150000 3500 2000 2800

Coliform phân (MPN/100ml) Mặt 400 400 40000 400 700 40000 20000 1100 700 1100

N-NH4/NH3 (mg/l) Mặt 0,10 0,06 0,08 0,03 0,03 0,03 0,03 0,05 0,04 0,08

Mặt <0,05 0,05 0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 N-NO3 (mg/l)

Đáy <0,05 Mặt <0,01 0,01 0,01 <0,01 0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01

P-PO4 (mg/l) Đáy 0,01 Mặt 0,25 0,26 0,26 0,42 0,31 0,49 0,48 0,59 0,55 0,29 Tổng nitơ

(TN) (mg/l) Đáy 0,34 Mặt 0,04 0,06 0,06 0,04 0,05 0,03 0,03 0,02 0,04 0,06 Tổng photpho

(TP) (mg/l) Đáy 0,04

Page 82: Water Sediment Assessment 0607 Vn

Mặt cắt / Điểm lấy mẫu J K L Thông số Tầng

28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 Nước (µg/l) 1,98 5,88 6,98 Cu

Trầm tích (µg/kg) 10568 6381 15643 Nước (µg/l) 1,83 1,15 0,79 Pb

Trầm tích (µg/kg) 14998 17066 22182 Nước (µg/l) 1,01 9,29 2,30 Cd

Trầm tích (µg/kg) 881 300 367 Nước (µg/l) 0,67 1,13 0,53 Zn

Trầm tích (µg/kg) 65700 53100 42300 Nước (µg/l) < MDL p,p’-DDE

Trầm tích (µg/kg) 0,62 0,35 0,77 Nước (µg/l) < MDL p,p’-DDD

Trầm tích (µg/kg) 0,84 0,76 1,05 Nước (µg/l) < MDL p,p’-DDT

Trầm tích (µg/kg) 0,72 0,25 0,45 Nước (µg/l) < MDL Tổng DDT

Trầm tích (µg/kg) 2,18 1,36 2,27 Nước (µg/l) 1,16

α-HCH Trầm tích (µg/kg) 0,25 0,32 0,48

Nước (µg/l) < MDL β-HCH

Trầm tích (µg/kg) < 0,05 < 0,05 < 0,05 Nước (µg/l) 3,8

δ-HCH Trầm tích (µg/kg) 0,30 0,95 1,12

Nước (µg/l) 4,96 Tổng HCH Trầm tích (µg/kg) 0,55 1,27 1,60

µg.kg -1 tính theo khối lượng khô tuyệt đối MDL: Giới hạn phát hiện của phương pháp (Cu: 0,01 µg/l; Pb: 0,25 µg/l; Cd: 0,01 µg/l; Zn: 0,25 µg/l: các dạng DDT: 0,0005 µg/l; các dạng HCH: 0,0002 µg/l)

Page 83: Water Sediment Assessment 0607 Vn

Phụ lục C4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU NƯỚC VÀ TRẦM TÍCH ĐẦM CẦU HAI

11 − 2006

Mặt cắt / Điểm lấy mẫu J K L Thông số Tầng

28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 Nhiệt độ (oC) 30,6 29,7 28,5 33,4 29,7 29,4 34,0 29,4 33,2 pH 8,3 8,2 8,2 8,1 8,1 8,2 8,2 8,1 7,6 Độ mặn (0/00) 15,0 19,3 33,5 16,0 10,0 17,5 17,0 17,0 19,5 Độ trong (cm) 150 155 150 250 200 150 230 160 150 DO (mg/l) 6,1 5,9 5,9 5,9 6,2 6,1 6,4 6,1 6,0 BOD5 (mg/l) Mặt 0,4 0,7 0,6 0,5 0,4 0,4 0,3 0,4 0,3 COD (mg/l) Mặt 5 5 5 4 5 5 4 6 5 Chlorophyll a (µg/l)

Mặt 1,7 0,9 1,1 2,2 0,7 1,1 0,9 1,5 1,8

Coliform tổng (MPN/100ml) Mặt 900 700 3900 7500 2600 1500 12000 2700 1100

Coliform phân (MPN/100ml) Mặt 400 110 2300 900 1100 600 3900 1100 300

N-NH4/NH3 (mg/l) Mặt <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 0,02 0,02 0,02 0,02 <0,02

Mặt <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 N-NO3 (mg/l)

Đáy Mặt <0,01 <0,01 <0,01 0,01 <0,01 0,01 0,02 <0,01 0,01

P-PO4 (mg/l) Đáy Mặt 1,57 1,57 1,39 0,90 1,25 1,92 0,74 1,10 0,79 Tổng nitơ

(TN) (mg/l) Đáy Mặt 0,02 0,04 0,01 0,04 0,03 0,05 0,06 0,04 0,04 Tổng photpho

(TP) (mg/l) Đáy

Page 84: Water Sediment Assessment 0607 Vn

Mặt cắt / Điểm lấy mẫu J K L Thông số Tầng

28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 Nước (µg/l) 26,7 108 102 Cu

Trầm tích (µg/kg) 49000 110760 94800 Nước (µg/l) 2,61 1,00 4,61 Pb

Trầm tích (µg/kg) 11820 32300 35960 Nước (µg/l) 0,54 0,98 0,93 Cd

Trầm tích (µg/kg) 660 120 520 Nước (µg/l) 14,1 12,8 15,6 Zn

Trầm tích (µg/kg) 42500 70220 78180 Nước (µg/l) < MDL p,p’-DDE

Trầm tích (µg/kg) 0,52 0,45 0,66 Nước (µg/l) < MDL p,p’-DDD

Trầm tích (µg/kg) 0,67 0,58 0,95 Nước (µg/l) < MDL p,p’-DDT

Trầm tích (µg/kg) 0,45 0,15 0,55 Nước (µg/l) < MDL Tổng DDT

Trầm tích (µg/kg) 1,64 1,18 2,16 Nước (µg/l) < MDL

α-HCH Trầm tích (µg/kg) 0,15 0,25 0,45

Nước (µg/l) < MDL β-HCH

Trầm tích (µg/kg) 0,15 < 0,05 < 0,05 Nước (µg/l) 1,20

δ-HCH Trầm tích (µg/kg) 0,25 0,80 0,85

Nước (µg/l) 1,20 Tổng HCH Trầm tích (µg/kg) 0,55 1,05 1,30

µg.kg -1 tính theo khối lượng khô tuyệt đối MDL: Giới hạn phát hiện của phương pháp (Cu: 0,01 µg/l; Pb: 0,25 µg/l; Cd: 0,01 µg/l; Zn: 0,25 µg/l: các dạng DDT: 0,0005 µg/l; các dạng HCH: 0,0002 µg/l)

Page 85: Water Sediment Assessment 0607 Vn

Phụ lục C5. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU NƯỚC VÀ TRẦM TÍCH ĐẦM CẦU HAI

5 − 2007

Mặt cắt / Điểm lấy mẫu J K L Thông số Tầng

28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 Nhiệt độ (oC) pH Độ mặn (0/00) Độ trong (cm) DO (mg/l) BOD5 (mg/l) Mặt 1,5 1,4 1,3 1,5 1,1 1,0 1,2 1,6 5,8 1,3 COD (mg/l) Mặt 3,8 8,0 6,9 4,7 5,1 4,3 4,2 3,7 21,5 2,6 Chlorophyll a (µg/l)

Mặt 1,7 0,6 1,8 1,1 1,1 1,4 2,4 0,8

Coliform tổng (MPN/100ml) Mặt

Coliform phân (MPN/100ml) Mặt

N-NH4/NH3 (mg/l) Mặt 0,02 <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 0,02 <0,02

Mặt <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 N-NO3 (mg/l)

Đáy Mặt < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01

P-PO4 (mg/l) Đáy Mặt 0,69 0,71 0,67 0,71 0,70 0,65 1,45 0,98 0,49 0,68 Tổng nitơ

(TN) (mg/l) Đáy Mặt 0,01 0,01 0,02 0,01 0,02 < 0,01 < 0,01 0,03 0,03 0,01 Tổng photpho

(TP) (mg/l) Đáy

Page 86: Water Sediment Assessment 0607 Vn

Mặt cắt / Điểm lấy mẫu J K L Thông số Tầng

28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 Nước (µg/l) <0,01 106 47,8 Cu

Trầm tích (µg/kg) 394400 455800 Nước (µg/l) 0,45 0,31 7,43 Pb

Trầm tích (µg/kg) 20200 36400 37900 Nước (µg/l) 2,28 <0,01 0,23 Cd

Trầm tích (µg/kg) 1300 100 1400 Nước (µg/l) 8,84 9,45 13,8 Zn

Trầm tích (µg/kg) 106800 136300 120800 Nước (µg/l) p,p’-DDE

Trầm tích (µg/kg) 2,80 0,50 0,80 Nước (µg/l) p,p’-DDD

Trầm tích (µg/kg) 1,60 1,00 1,10 Nước (µg/l) p,p’-DDT

Trầm tích (µg/kg) 1,10 1,80 <0,15 Nước (µg/l) Tổng DDT

Trầm tích (µg/kg) 5,50 3,30 1,90 Nước (µg/l)

α-HCH Trầm tích (µg/kg) <0,05 0,30 0,50

Nước (µg/l) β-HCH

Trầm tích (µg/kg) <0,05 1,40 0,70 Nước (µg/l)

δ-HCH Trầm tích (µg/kg) 1,40 1,30 1,10

Nước (µg/l) Tổng HCH Trầm tích (µg/kg) 1,40 3,00 2,30

µg.kg -1 tính theo khối lượng khô tuyệt đối MDL: Giới hạn phát hiện của phương pháp (Cu: 0,01 µg/l; Pb: 0,25 µg/l; Cd: 0,01 µg/l; Zn: 0,25 µg/l: các dạng DDT: 0,0005 µg/l; các dạng HCH: 0,0002 µg/l)

Page 87: Water Sediment Assessment 0607 Vn

Phụ lục D1. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU TRẦM TÍCH PHÁ TAM GIANG 4 − 2006

Mặt cắt / Điểm lấy mẫu

A B C D E Thông số

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Tổng vật chất hữu cơ (mg/g) 38,6 55,3 29,4 30,9 32,7 35,2 42,4 40,4 25,3 14,5 20,7 31,9 8,1 8,1 15,8

Tổng lipid (mg/g) 1,9 1,0 2,0 1,7 1,6 0,5 1,0 2,7 1,0 0,9 0,6 0,8 1,0 0,0 0,2

Tổng cacbohydrat (mg/g) 10,2 6,4 6,9 4,9 4,6 3,5 2,8 6,3 2,4 3,0 3,9 4,1 2,3 0,6 3,0

Tổng protein (mg/g) 9,0 4,5 4,5 1,0 1,6 1,3 1,9 0,9 1,7 2,3 2,1 3,7 0,1 1,5 1,5

Chlorophyll a (Chl-a) (µg/g) 32,1 8,7 15,3 4,5 3,4 1,2 2,6 8,3 3,2 5,4 4,1 6,3 4,7 3,9 4,1

Phaeopigments (µg/g) 50,7 25,0 29,1 12,6 9,5 6,0 6,9 17,4 8,1 9,4 6,0 20,2 10,7 2,6 10,4

Cytopathic effects (CPE) (µg/g) 82,8 33,7 44,4 17,2 12,9 7,2 9,5 25,7 11,2 14,8 10,1 26,4 15,4 6,5 14,4

Biopolymeric carbon (mg/g) 9,9 5,6 6,5 3,7 3,8 2,4 2,8 5,0 2,6 3,0 3,1 4,0 1,7 1,0 2,1

Biopolymeric carbon (%) 35,7 10,1 30,7 12,1 11,6 4,84 4,65 12,3 10,1 11,3 6,18 6,97 21,5 4,06 6,15

µg.g -1; mg.g -1 tính theo khối lượng khô tuyệt đối

Page 88: Water Sediment Assessment 0607 Vn

Phụ lục D2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU TRẦM TÍCH PHÁ TAM GIANG 5 − 2006

Mặt cắt / Điểm lấy mẫu

A B C D E Thông số

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Tổng vật chất hữu cơ (mg/g) 45,0 46,0 38,4 42,6 33,7 20,8 43,0 27,1 37,8 20,1 18,9 27,9 22,5 13,0 31,1

Tổng lipid (mg/g) 0,2 1,0 0,7 0,7 0,1 0,4 0,4 0,6 0,3 0,1 0,1 0,1 0,0 0,4 0,4

Tổng cacbohydrat (mg/g) 11,2 7,6 4,8 5,5 5,9 3,5 1,7 7,7 5,1 2,5 2,9 4,6 5,9 4,1 2,8

Tổng protein (mg/g) 12,9 10,8 6,9 4,1 3,8 4,4 4,5 4,9 5,3 1,9 1,4 3,6 3,2 4,4 2,1

Chlorophyll a (Chl-a) (µg/g) 18,4 17,9 14,8 9,5 6,1 7,9 1,8 13,6 13,0 2,0 1,8 6,9 4,3 16,0 4,0

Phaeopigments (µg/g) 75,4 38,8 24,1 18,7 6,7 10,1 4,4 15,0 14,8 5,5 8,5 13,2 9,7 21,3 17,6

Cytopathic effects (CPE) (µg/g) 93,8 56,7 38,8 28,2 12,8 18,1 6,1 28,6 27,7 7,5 10,4 20,1 14,1 37,3 21,5

Biopolymeric carbon (mg/g) 10,9 9,1 5,8 4,7 4,2 3,9 3,2 5,9 4,8 2,0 1,9 3,7 3,9 4,1 2,4

Biopolymeric carbon (%) 24,3 19,8 15,1 11,0 12,6 18,7 11,4 21,8 12,8 9,90 9,90 13,2 17,5 22,3 7,80

µg.g -1; mg.g -1 tính theo khối lượng khô tuyệt đối

Page 89: Water Sediment Assessment 0607 Vn

Phụ lục D3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU TRẦM TÍCH PHÁ TAM GIANG 8 − 2006

Mặt cắt / Điểm lấy mẫu

A B C D E Thông số

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Tổng vật chất hữu cơ (mg/g) 41,7 49,2 43,5 23,2 28,5 32,1 45,7 35,6 19,5 10,8 16,3 36,5 46,0 10,9 29,4

Tổng lipid (mg/g) 1,0 0,7 0,6 0,3 0,1 0,6 0,6 0,1 0,2 0,1 0,1 0,2 0,7 0,2 0,2

Tổng cacbohydrat (mg/g) 10,6 14,5 2,2 4,0 1,5 4,2 2,3 3,3 2,5 1,3 3,3 2,5 3,5 0,6 4,7

Tổng protein (mg/g) 10,0 13,1 7,7 7,2 4,2 4,8 6,9 2,0 5,2 1,6 2,5 6,1 7,3 2,1 6,1

Chlorophyll a (Chl-a) (µg/g) 13,7 9,2 4,2 8,5 2,8 2,8 1,9 2,4 10,5 1,7 3,1 4,5 23,4 3,6 3,5

Phaeopigments (µg/g) 26,6 21,7 12,2 8,1 5,9 13,7 7,3 10,9 15,1 3,9 5,4 15,8 31,4 2,6 12,4

Cytopathic effects (CPE) (µg/g) 40,4 30,9 16,3 16,6 8,7 16,5 9,2 13,3 25,5 5,6 8,5 20,3 54,8 6,2 15,9

Biopolymeric carbon (mg/g) 9,9 12,8 5,1 5,4 2,8 4,5 4,8 2,4 3,7 1,4 2,6 4,1 5,5 1,4 5,0

Biopolymeric carbon (%) 29,6 26,0 22,0 23,1 9,75 13,9 11,5 15,4 19,2 12,5 15,9 11,4 12,1 11,6 17,1

µg.g -1; mg.g -1 tính theo khối lượng khô tuyệt đối

Page 90: Water Sediment Assessment 0607 Vn

Phụ lục D4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU TRẦM TÍCH PHÁ TAM GIANG 11 − 2006

Mặt cắt / Điểm lấy mẫu

A B C D E Thông số

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Tổng vật chất hữu cơ (mg/g) 51,6 46,5 25,0 34,1 43,0 9,4 61,7 45,4 17,8 40,5 20,0 17,6 44,4 6,8 28,9

Tổng lipid (mg/g) 1,2 0,6 0,0 0,2 0,2 0,2 0,3 0,7 0,2 0,1 0,0 0,2 0,1 0,1 0,1

Tổng cacbohydrat (mg/g) 1,8 1,4 3,0 1,6 6,8 5,6 6,0 1,6 3,6 4,4 0,3 3,5 1,7 0,5 2,1

Tổng protein (mg/g) 12,9 6,4 1,8 2,1 3,7 1,7 3,2 2,5 4,4 5,6 1,0 2,9 3,2 0,4 4,8

Chlorophyll a (Chl-a) (µg/g) 13,6 10,1 3,1 6,5 25,5 5,3 8,1 3,7 5,0 8,6 20,3 11,0 5,5 3,9 3,3

Phaeopigments (µg/g) 52,0 28,8 8,9 11,0 14,7 18,4 11,8 3,4 9,2 14,4 71,9 16,2 12,5 24,0 9,5

Cytopathic effects (CPE) (µg/g) 65,7 39,0 12,0 17,5 40,2 23,7 19,9 7,1 14,2 23,0 92,2 27,3 18,0 27,9 12,8

Biopolymeric carbon (mg/g) 7,9 4,1 2,1 1,8 4,7 3,2 4,2 2,4 3,7 4,6 0,6 2,9 2,3 0,4 3,3

Biopolymeric carbon (%) 15,3 8,86 8,30 5,27 4,95 10,3 6,81 12,0 20,8 2,85 3,22 7,84 1,97 6,10 11,2

µg.g -1; mg.g -1 tính theo khối lượng khô tuyệt đối

Page 91: Water Sediment Assessment 0607 Vn

Phụ lục D5. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU TRẦM TÍCH PHÁ TAM GIANG 5 − 2007

Mặt cắt / Điểm lấy mẫu

A B C D E Thông số

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Tổng vật chất hữu cơ (mg/g) 48,1 60,7 39,6 39,2 35,7 28,0 42,7 36,6 42,3 18,9 19,8 34,9 26,7 10,5 22,6

Tổng lipid (mg/g) 1,1 0,7 0,7 0,6 0,4 0,5 0,4 0,7 0,4 0,3 0,2 0,3 0,1 0,2 0,3

Tổng cacbohydrat (mg/g) 20,6 11,7 12,5 6,6 9,2 6,3 8,8 8,2 7,5 4,2 3,9 6,5 2,0 1,9 3,3

Tổng protein (mg/g) 9,0 6,1 5,7 2,1 2,3 3,0 2,5 2,4 2,9 1,3 0,8 2,2 1,6 1,0 1,1

Chlorophyll a (Chl-a) (µg/g) 28,8 13,9 16,6 7,0 4,8 5,3 2,3 10,9 8,1 8,5 6,5 14,3 4,5 10,4 6,9

Phaeopigments (µg/g) 61,3 28,9 28,8 15,7 8,1 8,4 6,5 16,2 11,4 8,9 15,7 27,0 12,5 12,2 14,1

Cytopathic effects (CPE) (µg/g) 90,1 42,8 45,4 22,7 12,9 13,6 8,8 27,1 19,5 17,3 22,3 41,3 17,0 22,6 21,0

Biopolymeric carbon (mg/g) 13,4 8,2 8,3 4,1 5,1 4,4 5,0 4,9 4,7 2,6 2,1 3,9 1,6 1,4 2,1

Biopolymeric carbon (%) 8,6 6,8 8,0 6,8 3,7 4,8 1,8 8,9 6,9 13,2 12,6 14,7 11,0 29,5 13,3

µg.g -1; mg.g -1 tính theo khối lượng khô tuyệt đối

Page 92: Water Sediment Assessment 0607 Vn

Phụ lục E1. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC MẪU TRẦM TÍCH ĐẦM THỦY TÚ

4 − 2006

Mặt cắt / Điểm lấy mẫu

F G H I Thông số

16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27

Tổng vật chất hữu cơ (mg/g) 21,5 14,3 16,2 50,4 26,6 12,8 31,3 28,1 14,0 14,2 42,0 45,7

Tổng lipid (mg/g) 0,5 0,2 0,2 0,9 0,5 0,5 0,7 0,1 1,1 1,0 1,3 0,8

Tổng cacbohydrat (mg/g) 4,3 2,2 3,0 5,7 3,3 1,3 6,4 4,8 5,3 3,5 4,2 8,3

Tổng protein (mg/g) 1,6 0,5 2,2 2,0 0,5 1,3 5,5 2,8 4,0 1,6 3,4 3,6

Chlorophyll a (Chl-a) (µg/g) 18,0 3,1 8,2 39,8 3,1 10,2 11,2 4,6 5,8 6,4 3,6 4,2

Phaeopigments (µg/g) 9,7 9,2 10,0 31,2 7,9 4,0 26,5 9,0 16,4 10,9 11,5 12,6

Cytopathic effects (CPE) (µg/g) 27,6 12,3 18,2 71,0 11,1 14,2 37,8 13,6 22,2 17,2 15,1 16,8

Biopolymeric carbon (mg/g) 2,9 1,3 2,4 3,9 1,9 1,5 5,8 3,3 4,9 3,0 4,3 5,7

Biopolymeric carbon (%) 8,32 9,10 5,67 7,82 7,30 11,7 18,6 11,8 35,1 20,8 10,3 16,3

µg.g -1; mg.g -1 tính theo khối lượng khô tuyệt đối

Page 93: Water Sediment Assessment 0607 Vn

Phụ lục E2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC MẪU TRẦM TÍCH ĐẦM THỦY TÚ

5 − 2006

Mặt cắt / Điểm lấy mẫu

F G H I Thông số

16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27

Tổng vật chất hữu cơ (mg/g) 39,4 24,4 19,0 85,8 39,4 16,0 31,8 35,6 64,4 14,2 60,7 66,9

Tổng lipid (mg/g) 0,5 0,3 0,5 1,4 1,1 0,4 0,2 0,1 0,6 0,1 0,3 0,3

Tổng cacbohydrat (mg/g) 7,5 4,5 6,3 10,5 4,0 1,0 4,1 4,4 6,8 2,4 7,2 8,6

Tổng protein (mg/g) 3,0 2,7 2,0 14,3 2,8 1,0 3,6 3,7 7,4 1,5 5,6 4,3

Chlorophyll a (Chl-a) (µg/g) 9,9 3,1 4,0 58,9 2,3 1,9 11,0 7,4 10,9 3,8 11,6 9,8

Phaeopigments (µg/g) 14,5 3,9 21,7 83,4 5,2 4,6 28,1 16,0 23,2 8,4 15,5 15,1

Cytopathic effects (CPE) (µg/g) 24,4 7,0 25,7 142,3 7,5 6,4 39,1 23,4 34,1 12,2 27,2 24,9

Biopolymeric carbon (mg/g) 4,8 3,4 3,8 12,3 3,8 1,2 3,5 3,6 6,8 1,8 5,9 5,8

Biopolymeric carbon (%) 12,2 13,7 20,3 14,3 13,9 7,28 57,5 10,2 10,5 12,4 9,68 8,69

µg.g -1; mg.g -1 tính theo khối lượng khô tuyệt đối

Page 94: Water Sediment Assessment 0607 Vn

Phụ lục E3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC MẪU TRẦM TÍCH ĐẦM THỦY TÚ

8 − 2006

Mặt cắt / Điểm lấy mẫu

F G H I Thông số

16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27

Tổng vật chất hữu cơ (mg/g) 28,0 14,5 36,2 32,0 27,7 37,1 30,6 25,8 44,7 37,2 24,1 33,6

Tổng lipid (mg/g) 0,2 0,1 0,7 0,8 0,4 0,5 0,6 0,4 1,2 0,4 0,4 0,2

Tổng cacbohydrat (mg/g) 5,9 2,5 5,4 9,3 1,9 3,1 4,4 2,6 9,0 3,7 2,9 4,6

Tổng protein (mg/g) 3,9 3,2 10,1 9,3 4,5 3,3 6,7 3,1 2,7 5,7 5,0 4,1

Chlorophyll a (Chl-a) (µg/g) 3,4 3,3 31,4 43,1 9,2 3,4 14,9 3,6 22,1 7,0 6,0 11,8

Phaeopigments (µg/g) 34,1 11,4 40,4 53,3 7,3 4,8 34,4 13,2 24,7 12,6 2,3 12,5

Cytopathic effects (CPE) (µg/g) 37,5 14,7 71,8 96,4 16,5 8,3 49,4 16,7 46,7 19,6 8,4 24,4

Biopolymeric carbon (mg/g) 4,4 2,7 7,6 8,9 3,3 3,2 5,5 2,9 5,9 4,5 3,9 4,0

Biopolymeric carbon (%) 10,0 18,6 21,0 27,9 11,9 8,56 17,9 11,2 13,1 12,2 19,7 19,6

µg.g -1; mg.g -1 tính theo khối lượng khô tuyệt đối

Page 95: Water Sediment Assessment 0607 Vn

Phụ lục E4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC MẪU TRẦM TÍCH ĐẦM THỦY TÚ

11 − 2006

Mặt cắt / Điểm lấy mẫu

F G H I Thông số

16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27

Tổng vật chất hữu cơ (mg/g) 24,1 30,1 52,5 54,7 29,0 13,5 28,5 43,8 62,9 37,7 59,3 65,1 Tổng lipid (mg/g) 0,1 0,1 0,2 0,8 0,6 0,6 0,3 0,3 0,7 0,2 0,8 0,7 Tổng cacbohydrat (mg/g) 1,8 1,2 4,9 3,1 1,9 2,0 0,6 1,7 2,4 1,0 7,0 1,7 Tổng protein (mg/g) 7,1 4,0 14,5 9,0 3,9 2,8 4,5 4,7 8,5 3,0 9,1 8,9 Chlorophyll a (Chl-a) (µg/g) 12,0 5,7 43,0 20,1 5,9 7,5 11,9 4,3 11,0 2,2 15,5 4,8 Phaeopigments (µg/g) 21,9 8,8 44,6 24,8 7,2 7,3 17,8 5,3 10,2 11,6 63,9 35,6 Cytopathic effects (CPE) (µg/g) 34,0 14,5 87,6 44,8 13,1 14,8 29,7 9,7 21,2 13,7 79,4 40,3 Biopolymeric carbon (mg/g) 4,3 2,6 9,2 6,2 3,1 2,6 2,7 3,2 5,7 2,1 7,9 5,6 Biopolymeric carbon (%) 17,7 8,53 17,6 11,4 10,7 19,6 9,33 7,41 8,98 5,50 9,73 14,4

µg.g -1; mg.g -1 tính theo khối lượng khô tuyệt đối

Page 96: Water Sediment Assessment 0607 Vn

Phụ lục E5. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC MẪU TRẦM TÍCH ĐẦM THỦY TÚ

5 − 2007

Mặt cắt / Điểm lấy mẫu

F G H I Thông số

16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27

Tổng vật chất hữu cơ (mg/g) 31,0 19,4 16,8 65,7 33,0 11,4 31,5 31,8 39,2 14,2 51,4 56,3

Tổng lipid (mg/g) 0,4 0,4 0,4 1,4 0,6 0,2 0,2 0,2 0,6 0,3 0,5 0,7

Tổng cacbohydrat (mg/g) 5,1 4,2 7,0 18,3 5,7 1,7 4,4 5,1 7,0 3,3 6,0 5,9

Tổng protein (mg/g) 1,4 1,2 1,4 13,3 1,5 1,3 3,3 2,9 4,7 1,3 3,8 3,2

Chlorophyll a (Chl-a) (µg/g) 15,0 4,0 14,0 55,6 5,6 13,2 10,9 10,0 14,0 5,1 7,6 7,0

Phaeopigments (µg/g) 10,3 6,0 28,6 62,6 12,0 8,8 27,6 15,1 21,7 9,6 14,0 13,8

Cytopathic effects (CPE) (µg/g) 25,3 10,0 42,6 118,2 17,6 22,0 38,4 25,0 35,7 14,7 21,6 20,9

Biopolymeric carbon (mg/g) 3,0 2,6 3,8 14,9 3,5 1,4 3,7 3,5 5,6 2,2 4,7 4,5

Biopolymeric carbon (%) 20,0 6,2 14,8 14,9 6,5 36,7 11,9 11,3 10,1 9,3 6,5 6,3

µg.g -1; mg.g -1 tính theo khối lượng khô tuyệt đối

Page 97: Water Sediment Assessment 0607 Vn

Phụ lục F1. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC MẪU TRẦM TÍCH ĐẦM CẦU HAI

4 − 2006

Mặt cắt / Điểm lấy mẫu

J K L

Thông số 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Tổng vật chất hữu cơ (mg/g) 30,8 31,2 31,2 55,1 31,6 34,4 30,2 54,1 52,8 50,3

Tổng lipid (mg/g) 2,0 0,5 1,1 0,8 1,6 1,4 0,8 0,5 0,5 0,4

Tổng cacbohydrat (mg/g) 2,8 2,3 0,7 3,5 4,5 2,3 3,5 4,7 5,1 3,5

Tổng protein (mg/g) 2,7 2,7 1,3 3,6 2,4 1,5 3,6 4,3 3,0 3,9

Chlorophyll a (Chl-a) (µg/g) 3,6 2,7 1,4 5,2 5,7 4,8 3,9 6,8 3,6 7,4

Phaeopigments (µg/g) 14,0 9,1 3,6 13,3 14,6 10,9 24,9 22,7 11,2 19,2

Cytopathic effects (CPE) (µg/g) 17,6 11,8 5,1 18,5 20,3 15,7 28,8 29,5 14,8 26,7

Biopolymeric carbon (mg/g) 4,0 2,6 1,7 3,7 4,2 2,7 3,7 4,3 3,9 3,6

Biopolymeric carbon (%) 12,9 8,38 5,60 6,76 13,1 7,83 12,3 8,00 10,7 7,16

µg.g -1; mg.g -1 tính theo khối lượng khô tuyệt đối

Page 98: Water Sediment Assessment 0607 Vn

Phụ lục F2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC MẪU TRẦM TÍCH ĐẦM CẦU HAI

5 − 2006

Mặt cắt / Điểm lấy mẫu

J K L

Thông số 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Tổng vật chất hữu cơ (mg/g) 37,8 38,1 38,1 49,7 36,9 38,9 62,3 80,4 40,3 57,0

Tổng lipid (mg/g) 0,0 0,1 0,4 1,1 0,1 0,1 1,1 0,3 0,5 0,6

Tổng cacbohydrat (mg/g) 3,2 2,8 1,4 12,7 5,4 6,9 12,7 12,9 10,2 8,5

Tổng protein (mg/g) 2,7 4,0 2,4 5,8 2,8 2,7 5,8 4,7 2,7 3,3

Chlorophyll a (Chl-a) (µg/g) 2,4 4,8 3,8 22,3 4,7 8,1 22,3 22,4 21,0 11,1

Phaeopigments (µg/g) 4,4 9,4 5,1 44,1 7,9 19,3 44,1 33,6 13,0 19,2

Cytopathic effects (CPE) (µg/g) 6,8 14,2 8,9 66,4 12,6 27,4 66,4 55,9 33,9 30,2

Biopolymeric carbon (mg/g) 2,6 3,2 2,0 8,7 3,6 4,1 8,7 7,7 5,8 5,5

Biopolymeric carbon (%) 7,00 8,29 5,34 17,6 9,66 10,6 14,0 9,54 14,3 9,66

µg.g -1; mg.g -1 tính theo khối lượng khô tuyệt đối

Page 99: Water Sediment Assessment 0607 Vn

Phụ lục F3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC MẪU TRẦM TÍCH ĐẦM CẦU HAI

8 − 2006

Mặt cắt / Điểm lấy mẫu

J K L

Thông số 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Tổng vật chất hữu cơ (mg/g) 40,9 41,8 34,7 12,1 19,2 30,9 33,4 24,8 48,8 Tổng lipid (mg/g) 0,6 0,5 0,3 0,1 0,3 0,5 0,2 0,2 0,4 Tổng cacbohydrat (mg/g) 4,6 3,1 2,6 1,0 1,7 3,4 0,5 0,4 5,2 Tổng protein (mg/g) 5,7 7,4 5,4 2,2 4,8 4,1 7,4 1,9 9,3 Chlorophyll a (Chl-a) (µg/g) 11,3 9,4 3,1 2,4 4,1 7,4 5,3 2,4 6,1 Phaeopigments (µg/g) 24,9 18,4 8,4 3,3 7,4 8,5 10,7 7,8 15,8 Cytopathic effects (CPE) (µg/g) 36,1 27,7 11,5 5,6 11,5 15,9 16,0 10,2 22,0 Biopolymeric carbon (mg/g) 5,1 5,2 3,9 1,5 3,2 3,7 3,9 1,3 6,9 Biopolymeric carbon (%) 17,3 18,9 12,5 18,9 12,6 16,8 18,5 11,8 5,24 14,2

µg.g -1; mg.g -1 tính theo khối lượng khô tuyệt đối

Page 100: Water Sediment Assessment 0607 Vn

Phụ lục F4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC MẪU TRẦM TÍCH ĐẦM CẦU HAI

11 − 2006

Mặt cắt / Điểm lấy mẫu

J K L

Thông số 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Tổng vật chất hữu cơ (mg/g) 35,1 20,3 12,8 47,6 50,3 29,7 75,8 41,0 63,5 Tổng lipid (mg/g) 0,2 0,2 0,1 0,6 1,5 0,4 1,0 0,7 0,4 Tổng cacbohydrat (mg/g) 4,9 4,8 1,8 8,1 6,0 5,2 7,9 2,8 3,3 Tổng protein (mg/g) 4,5 4,5 1,7 6,8 4,9 5,6 9,9 7,2 7,6 Chlorophyll a (Chl-a) (µg/g) 6,4 2,8 1,8 7,5 8,7 6,3 16,8 4,7 12,1 Phaeopigments (µg/g) 10,8 6,0 6,4 46,2 35,2 10,1 68,9 23,3 35,8 Cytopathic effects (CPE) (µg/g) 17,2 8,7 8,1 53,7 43,9 16,4 85,7 28,0 47,9 Biopolymeric carbon (mg/g) 4,3 4,3 1,6 7,0 5,9 5,1 8,7 5,2 5,3 Biopolymeric carbon (%) 12,3 21,3 12,5 24,5 21,5 17,3 8,38 12,7 13,8

µg.g -1; mg.g -1 tính theo khối lượng khô tuyệt đối

Page 101: Water Sediment Assessment 0607 Vn

Phụ lục F5. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC MẪU TRẦM TÍCH ĐẦM CẦU HAI

5 − 2007

Mặt cắt / Điểm lấy mẫu

J K L

Thông số 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37

Tổng vật chất hữu cơ (mg/g) 26,1 19,7 52,4 32,5 40,5 67,2 46,5 51,7

Tổng lipid (mg/g) 0,2 0,3 0,4 0,4 0,7 0,3 0,3 0,6

Tổng cacbohydrat (mg/g) 3,7 3,5 5,1 4,2 9,2 5,5 7,0 7,9

Tổng protein (mg/g) 2,9 2,9 2,3 3,1 3,9 2,9 2,5 4,0

Chlorophyll a (Chl-a) (µg/g) 3,9 2,6 6,2 5,3 15,6 4,8 7,3 16,3

Phaeopigments (µg/g) 11,1 4,3 10,6 14,6 34,5 16,1 15,4 36,0

Cytopathic effects (CPE) (µg/g) 14,9 7,0 16,8 19,9 50,1 20,9 22,7 52,3

Biopolymeric carbon (mg/g) 3,1 3,0 3,4 3,5 6,2 3,9 4,3 5,6

Biopolymeric carbon (%) 5,0 8,6 7,2 5,7 7,2 4,4 5,1 8,6

µg.g -1; mg.g -1 tính theo khối lượng khô tuyệt đối

Page 102: Water Sediment Assessment 0607 Vn

Phụ lục G1. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU NƯỚC KHU VỰC AO NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ĐẦM PHÁ TAM GIANG − THỦY TÚ

4 − 2006

Mẫu Thông số

CAA1 CAA2 CAA3 CAA4 CAA5 CAA6 CAA7 CAA8

Nhiệt độ (oC) 29,6 29,8 28,9 31,0 30,6 30,9 30,9 29,9

pH 9,0 8,4 8,5 8,9 9,3 7,9 8,1 8,2

EC (mS/cm) 17,5 17,3 23,8 15,2 17,3 13,1 21,6 14,4

Độ mặn (0/00) 9,9 9,8 13,9 8,5 9,8 7,3 12,4 8,0

SS (mg/l) 5 9 4 3 3 12 3 3

Độ đục (NTU) 6 10 5 3 4 14 4 4

DO (mg/l) 6,7 6,8 6,2 7,1 7,1 6,9 6,5 6,5

BOD5 (mg/l) 0,4 0,9 0,7 0,9 1,0 0,8 0,4 0,4

COD (mg/l) 11 9 13 8 11 9 13 8

N-NH4/NH3 (mg/l) 0,04 0,02 < 0,02 0,05 0,07 0,03 0,02 0,04

N-NO2 (mg/l) < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01

N-NO3 (mg/l) < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 0,05 < 0,05 0,06

P-PO4 (mg/l) 0,01 0,03 0,03 < 0,01 0,01 0,01 0,01 < 0,01

Tổng nitơ (TN) (mg/l) 0,25 0,73 0,45 0,98 1,11 0,75 0,66 0,61

Tổng photpho (TP) (mg/l)

0,03 0,05 0,05 0,02 0,04 0,03 0,03 0,02

Page 103: Water Sediment Assessment 0607 Vn

Phụ lục G2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU NƯỚC KHU VỰC AO NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ĐẦM PHÁ TAM GIANG − THỦY TÚ

5 − 2006

Mẫu Thông số

CAA1 CAA2 CAA3 CAA4 CAA5 CAA6 CAA7 CAA8 pH 8,7 8,3 8,1 8,7 8,8 8,5 8,2 8,4

EC (mS/cm) 37,4 34,6 30,4 33,3 36,8 35,6 34,5 36,7

Độ mặn (0/00) 22,8 20,9 18,6 20,1 22,3 21,4 20,7 22,2

SS (mg/l) 5 6 12 5 8 6 8 10

Độ đục (NTU) 5 7 13 5 9 7 9 11

DO (mg/l) 6,3 5,6 6,1 6,4 7,1 5,3 5,8 5,1

BOD5 (mg/l) 1,1 2,0 1,6 2,7 1,5 2,3 2,4 2,3

COD (mg/l) 9 9 9 12 713 13 12 8

N-NH4/NH3 (mg/l) 0,03 0,05 0,03 0,04 0,03 0,04 0,03 0,02

N-NO2 (mg/l) <0,002 <0,002 0,004 0,002 0,003 0,005 0,004 0,003

N-NO3 (mg/l) 0,07 0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05

P-PO4 (mg/l) <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01

Tổng nitơ (TN) (mg/l) 0,53 0,51 0,39 0,51 0,61 0,38 0,17 0,25

Tổng photpho (TP) (mg/l)

0,04 0,04 0,06 0,07 0,06 0,04 0,02 0,02

Page 104: Water Sediment Assessment 0607 Vn

Phụ lục G3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU NƯỚC KHU VỰC AO NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ĐẦM PHÁ TAM GIANG − THỦY TÚ

8 − 2006

Mẫu Thông số

CAA1 CAA2 CAA3 CAA4 CAA5 CAA6 CAA7 CAA8 pH 8,2 8,0 7,9 7,8 8,0 7,8 7,5 8,0

EC (mS/cm) 13,2 16,9 6,7 9,9 18,8 9,9 11,0 15,1

Độ mặn (0/00) 7,4 9,6 3,6 5,4 10,7 5,3 6,0 8,5

SS (mg/l) 7 5 5 4 6 6 6 7

Độ đục (NTU) 8 6 6 5 7 7 7 8

DO (mg/l) 6,8 7,1 6,5 7,3 7,6 6,9 6,7 7,2

BOD5 (mg/l) 1,5 1,8 0,6 3,3 1,5 1,6 3,5 2,2

COD (mg/l) 12 19 12 11 10 10 13 7

N-NH4/NH3 (mg/l) 0,02 0,09 0,09 0,03 0,03 0,08 0,03 0,03

N-NO3 (mg/l) <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05

P-PO4 (mg/l) <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01

Tổng nitơ (TN) (mg/l) 0,32 0,28 0,18 0,41 0,27 0,19 0,16 0,28

Tổng photpho (TP) (mg/l)

0,04 0,04 0,06 0,07 0,06 0,04 0,02 0,02

Page 105: Water Sediment Assessment 0607 Vn

Phụ lục G4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU NƯỚC KHU VỰC AO NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ĐẦM PHÁ TAM GIANG − THỦY TÚ

11 − 2006

Mẫu Thông số

CAA1 CAA2 CAA3 CAA4 CAA5 CAA6 CAA7 CAA8 pH 8,6 6,4 6,6 7,2 7,4 6,9 6,6 6,7

EC (mS/cm) 2,7 0,90 2,4 4,5 3,9 0,40 0,19 0,36

Độ mặn (0/00) 1,4 0,50 1,3 2,4 2,0 0,20 0,10 0,18

SS (mg/l) 2 4 3 3 1 31 11 4

Độ đục (NTU) 2 5 4 3 1 36 12 5

DO (mg/l) 8,4 7,9 8,1 6,9 7,1 7,4 7,2 7,6

BOD5 (mg/l) 0,9 0,9 0,6 1,0 0,5 0,4 0,6 0,7

COD (mg/l) 6 5 5 6 6 6 6 10

N-NH4/NH3 (mg/l) <0,02 0,22 0,17 0,03 0,04 0,07 0,10 0,05

N-NO3 (mg/l) <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05

P-PO4 (mg/l) <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01

Tổng nitơ (TN) (mg/l) 0,67 1,74 1,31 0,69 1,90 1,38 2,11 1,01

Tổng photpho (TP) (mg/l)

<0,01 0,02 0,04 <0,01 <0,01 0,01 0,04 0,02

Page 106: Water Sediment Assessment 0607 Vn

Phụ lục G5. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU NƯỚC KHU VỰC AO NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ĐẦM PHÁ TAM GIANG − THỦY TÚ

5 − 2007

Mẫu Thông số

CAA1 CAA2 CAA3 CAA4 CAA5 CAA6 CAA7 CAA8

pH

EC (mS/cm)

Độ mặn (0/00)

SS (mg/l)

Độ đục (NTU)

DO (mg/l)

BOD5 (mg/l) 2,0 2,3 2,3 1,3 1,7 0,9 1,2 1,4

COD (mg/l) 13,4 12,8 27,2 16,8 7,8 10,9 12,6 12,2

N-NH4/NH3 (mg/l) 0,03 0,02 0,02 0,02 <0,02 <0,02 0,02 0,02

N-NO3 (mg/l) <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05

P-PO4 (mg/l) 0,01 0,04 0,03 0,03 0,01 0,03 0,01 < 0,01

Tổng nitơ (TN) (mg/l) 0,88 1,07 0,77 1,10 0,97 0,91 1,06 0,66

Tổng photpho (TP) (mg/l)

0,02 0,06 0,04 0,04 0,02 0,04 0,02 < 0,01