quenhacuclac.com · web viewba loại sắc trên phải có đệ lục ý thức mới phân...

9
Ôn Duy Thức– kỳ 8- thứ 6: Soạn: Tăng sinh Thích Thiện Trang zalo 0982509000 1 Đề Mở: Trình bày tâm, ý và thức? (Thời gian 90 phút, không quá một tờ giấy thi) Nội dung ghi trong vở rất dài (có ở phía sau), quý thầy nên soạn trước cho chính mình một bản riêng ở nhà, theo ý con nên trình bày theo sườn bài và tô đạm phần mà con cho là trọng tâm, và chép thêm những đoạn khác để không giống nhau, dàn bài như sau: 1. Tâm: đệ bát thức (A lại da thức), các tên gọi khác của nó, tác dụng, chức năng của nó như năng tàng, sở tàng, ái ngã chấp tàng…( (ở phần sau có) 2. Ý: Chỉ cho Đệ thất thức (Mạt na): các tên gọi khác của nó, tác dụng, chứng năng của nó (ở phần sau có) 3. Thức: Gồm 6 thức: ý thức, nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức (trình bày sơ qua công năng, tác dụng của mỗi loại) *Có thời gian thì trình bày thêm nội dung như khi nào thức nào không còn, những vấn đề khác liên quan các thức trên… Theo trong vở nội dung như sau: 1.TÂM: Ở đây chỉ cho đệ bát thức, cũng gọi A Lại Da thức còn gọi là Dị Thục Thức hay Nhất Thiết Chủng Thức. Qua đó ta thấy nó có 3 tướng: Tự tướng, Quả tướng, Nhân tướng. *Với danh hiệu của A Lại Da thức nó có thể chứa tất cả các pháp nên gọi là tàng thức. Tức là tự tướng xưa nay của nó như một cái kho dung chứa những vật hữu hình và số lượng có hạng, còn tàng thức thì chứa đựng những vật vô hình nạp thọ tất cả không có giới hạng, nó có 3 nghĩa :

Upload: others

Post on 24-Dec-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: quenhacuclac.com · Web viewBa loại sắc trên phải có đệ lục ý thức mới phân biệt một cách tinh tế hợp với nhãn thức, lúc ấy ta mới có thể

Ôn Duy Thức– kỳ 8- thứ 6: Soạn: Tăng sinh Thích Thiện Trang zalo 0982509000 1

Đề Mở: Trình bày tâm, ý và thức?

(Thời gian 90 phút, không quá một tờ giấy thi)

Nội dung ghi trong vở rất dài (có ở phía sau), quý thầy nên soạn trước cho chính mình một bản riêng ở nhà, theo ý con nên trình bày theo sườn bài và tô đạm phần mà con cho là trọng tâm, và chép thêm những đoạn khác để không giống nhau, dàn bài như sau:

1. Tâm: đệ bát thức (A lại da thức), các tên gọi khác của nó, tác dụng, chức năng của nó như năng tàng, sở tàng, ái ngã chấp tàng…( (ở phần sau có)

2. Ý: Chỉ cho Đệ thất thức (Mạt na): các tên gọi khác của nó, tác dụng, chứng năng của nó (ở phần sau có)

3. Thức: Gồm 6 thức: ý thức, nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức (trình bày sơ qua công năng, tác dụng của mỗi loại)

*Có thời gian thì trình bày thêm nội dung như khi nào thức nào không còn, những vấn đề khác liên quan các thức trên…

Theo trong vở nội dung như sau:

1.TÂM: Ở đây chỉ cho đệ bát thức, cũng gọi A Lại Da thức còn gọi là Dị Thục Thức hay Nhất Thiết Chủng Thức. Qua đó ta thấy nó có 3 tướng: Tự tướng, Quả tướng, Nhân tướng.

*Với danh hiệu của A Lại Da thức nó có thể chứa tất cả các pháp nên gọi là tàng thức. Tức là tự tướng xưa nay của nó như một cái kho dung chứa những vật hữu hình và số lượng có hạng, còn tàng thức thì chứa đựng những vật vô hình nạp thọ tất cả không có giới hạng, nó có 3 nghĩa :

-Năng Tàng: là chỉ cho thể tánh của thức này chứa đựng chủng tử và sự hiện hữu các pháp. Vì ta ví nó như quả đất có công năng hàm chứa duy trì và phát triển vạn vật. Như Kinh Hoa Nghiêm: “Không một pháp nào từ tâm lưu xuất, không một pháp nào không chở về đây”. Đây chính là ý nghĩa năng tàng của thức này vậy.

- Sở Tàng: là chỉ cho môi trường chứa đựng chủng tử và sự hiện hữu của các pháp, nghĩa là thức năng biến là năng chổ dung nạp chủng tử là các pháp hiện hữu là sở tàng vậy. Nếu không có năng lực duy trì và môi trường lưu giữ thì tất cả chủng tử hành động tạo tác và sự hiện hữu của các pháp không tồn tại ngay cả kinh nghiệm nhận thức thấy biết của con người, nếu có nếu còn tất nhiên phải có môi trường và cơ sở lưu trữ. Kinh Nhất Thiết Hữu Bổn dạy:

Giả sử qua ngàn kiếp

Page 2: quenhacuclac.com · Web viewBa loại sắc trên phải có đệ lục ý thức mới phân biệt một cách tinh tế hợp với nhãn thức, lúc ấy ta mới có thể

Ôn Duy Thức– kỳ 8- thứ 6: Soạn: Tăng sinh Thích Thiện Trang zalo 0982509000 2

Tạo tác thì không mất

Nhân duyên đầy đủ rồi

Quả báo mình phải thọ.

-Ái Ngã Chấp Tàng: Là cơ sở phát sanh sự nhận thức phân biệt sai lầm của thức Mạt Na ( Ý ). Nghĩa là thức năng biến thứ hai là do thức năng biến thứ nhất sanh. Nhưng nó trở lại lại chấp trực giác kiến phần của thức năng biến thứ nhất làm của mình cho là tự ngã, thành ra có năng sở, có bỉ thử, rồi ngã ý phát sinh do vậy ta có thể định vị trực giác kiến phần A Lại Da. Trực kiến phần A Lại Da là năng. Mạt Na là năng nhiễm ô, A Lại Da là sở nhiễm ô, do đó mới có chúng sanh tạo nghiệp, bị che mờ chân tánh để rồi bị sanh tử luôn hồi.

* DỊ THỤC THỨC: Nghĩa là sự vận động của thức A Lại Da từ nhân đến quả, từ chủng tử phát hiện ra hiện hành, trải qua ba sự việc: Thời Gian- Hình Thái-Nhân Quả. Đó Là:

-Dị Thời Nhi Thục: nghĩa là khi thọ nhân quả không nhất thiết phải đồng thời.

-Biến Dị Nhi Thục: nghĩa là nhân quả luôn luôn vận động vô thường, do đó không phải vĩnh viễn nhân nào quả đó.

-Dị Loại nhi Thục: Nghĩa là tạo nghiệp thì có nhân thiện ác nhưng khi thọ quả báo thì có thể vô ký do đó có tên là dị thục thức.

(Dị thục: chưa trọn vẹn, chưa đầy đủ)

Như vậy tâm này từ đời quá khứ đến nay đã tạo tác nghiệp hoặc thiện hoặc ác rồi bị luân chuyển mãi. Ý nghĩa này có thể ví như trăm sông chảy về biển, biển ví cho tàng thức, dụ nghiệp đã tạo trong quá khứ ví cho trăm sông, nước trăm sông tuy trong đục khác nhau, nhưng khi chảy về biển thì thành một thứ nước biển, không thể chia ra trong đục. Biển tàng thức bao la kia cũng thế, tuy do nghiệp nhân thiện ác của trăm sông, nhưng khi thành ra tánh của biển thức thì vẫn vô ký vậy.

*NHẤT THIẾT CHỦNG THỨC: Thức này dùng chủng thức của tất cả các pháp đã chứa đựng làm nhân mà sanh khởi hiện hành làm quả. Ở đây nói: Tất cả chủng tử là chỉ cho tất cả chủng tử trong tàng thức của chúng ta có sẳn đủ tất cả nên tâm ta không có một việc nào mà không liên tưởng được. Tưởng tượng là chứng tỏ chủng tử khởi ra hiện hành, như chúng ta ngồi thiền muốn vứt bỏ những vọng tưởng trong tâm, ai ngờ mới ngồi thì vọng tưởng đã trỗi dậy cuồn cuộn như nước sôi, đó chính là chủng tử trong tàng thức khởi lên hiện hành.

Page 3: quenhacuclac.com · Web viewBa loại sắc trên phải có đệ lục ý thức mới phân biệt một cách tinh tế hợp với nhãn thức, lúc ấy ta mới có thể

Ôn Duy Thức– kỳ 8- thứ 6: Soạn: Tăng sinh Thích Thiện Trang zalo 0982509000 3

Ngay chủng tử này đầy đủ tất cả, có thể nói: chúng ta từ vô thỉ đến nay trải qua cõi trời cõi người, lưu chuyển trong sáu đường không nơi nào không đến để thọ sanh, đều do chủng tử khởi ra hiện hành. Suy ra sự tu hành của chúng ta chỉ cần chuyển hóa những chủng tử xấu ác trong tàng thức thành những chủng tử thuần thiện hiện hành, thì chẳng bao lâu sẽ đạt đến một trong các quả Thánh.

Vì thế đạo Phật chú trọng tâm ý thức, nên tâm ý thức gọi là 3 tên khác nhau nhưng tùy nhưng tùy theo diệu dụng mà hiển hiện ở vị trí và hoàn cảnh khác nhau. Mà tâm là then chốt, tâm là chủ động cho mọi hành vi ngôn ngữ biểu lộ trong đời sống hằng ngày. Không ai thấy được tâm, nhưng người ta có thể biết được tâm của mình kể cả tâm của người khác. vì “ Tác tại Tâm, ương tại thân”.

Tâm là chủ tạo việc thiện ác hiện hành ra thân miệng, nếu tạo là quả xấu, tội lỗi thân mang chịu khổ đau. Với lý nhân quả trong đạo Phật, hành động thiện ác của mình làm mình thọ lấy hậu quả khổ, hay vui không phải do ai cho, sự oán kiên thù hận của ai đó đem gán ép cho ta được, dù đó là của thần linh hay của thánh thần, của những tâm hồn nhẹ dạ cả tin, chớ trách ai đừng đỗ lỗi cho ai.

Như vậy chúng ta quen dùng chữ tâm chỉ chung cho tấm cả thức tâm vương. Bởi vì thức là sự phân biệt, sự lãnh hội, sự hiểu biết tâm hay ý thức khi dùng những từ này, người ta có khuynh hướng nghĩ thức là chủ thể nhận thức chủ thể tư duy. Đây là điều căn bản của duy thức học, cho nên chúng ta nghiên cứu sâu vào duy thức, chúng ta thấy rằng các luận sư bắt đầu sự phân tích các thức sử dụng khái niệm và ngôn từ, những đến tận cùng biên giới của thế giới hiện tượng thì tận lực đã phá và triệt tiêu hoàn toàn mọi phân tích khái niệm ngôn từ để mở đường hiển lộ chơn đế tức là thực tánh vạn pháp, bản thể chân thực của tâm tức là chơn như.

2.Ý: Ở đây chỉ cho công dụng chấp ngã tức Mạt Na Thức. Ý làm tổng pháp tàng chuyển công đức thuộc hàng đầu. Ý đây không phải là ý thức mà cội gốc của ý thức. Tuy nhiên, thức thứ bảy và thức thứ sáu đều có tên gọi là ý. Vì vậy hai thức có tác dụng tư lương suy nghĩ, tư lự, tác dụng tư lương của Mạt Na phạm vi hẹp hơn phạm vi của ý thức, vì Mạt Na Thức chỉ tư lương chấp A Lại Da làm ngã, nó nhìn về A Lại Da cho rằng A Lại Da là một ngã tính khiến A Lại Da nhìn thấy nó là một đối tượng. Thế từ đó, các chủng tử đang chìm đắm trong cái tâm tuyệt đối, bỗng thức dậy mà hiện hành ra, được nhận thức bởi năm giác quan về phía bên ngoài và bởi Mạt Na thức để hình thành một thế giới đặt thù gọi là cái nhìn thấy được hiển bày tướng có thật. Thực ra đó chỉ là những thoáng ảnh của cái nội dung A Lại Da bị phân biệt và từ đó sanh ra mọi khổ đau. Do vậy, A Lại Da từ đây không còn là chính, nó trong nguyên thỉ khi bị cơn gió của nguyên lý. Đặc thù là chứa đầy những tập khí trong A Lại Da bị phân chia ra

Page 4: quenhacuclac.com · Web viewBa loại sắc trên phải có đệ lục ý thức mới phân biệt một cách tinh tế hợp với nhãn thức, lúc ấy ta mới có thể

Ôn Duy Thức– kỳ 8- thứ 6: Soạn: Tăng sinh Thích Thiện Trang zalo 0982509000 4

thành cái nhị biên tính của tất cả hình thức, cho nên trong Kinh Pháp Cú có bài kệ:

Đây là con ta tài sản ta

Người ngu nghĩ như vậy

Kỳ thật cái ta còn không có

Huống là con ta tài sản ta.

Đó là cố chấp của Mạt Na, do đó đưa đến nhiều hành vi tạo tác sai lầm của mỗi cá nhân, vì Mạt Na tánh nó vốn là hữu phú vô ký, nó mang tính chất ngăn che, không phù hợp với Chơn như, dù không tạo ra tội lỗi nhưng với tính chất diệt hằng diệt thẳm nên có khả năng duy trì sự sinh tồn và bảo vệ từng sinh vật, nên Mạt Na khởi lên vọng chấp thì nó nương vào kiến phần của A Lại Da làm bản ngã. Như vậy thức năng biến thứ hai chính là năng lực chấp ngã vi tế, nó là nguyên nhân hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan, vì thế nó khởi niệm bỉ thử ngã nhân, do thức thứ bảy chấp trì đưa đến sự sai biệt khổ đau.

Cũng như khi hành giả chứng được quả vị A La Hán hoặc nhập vào trong định lực hoặc vào trong đạo xuất thế của bậc Thánh Trí, thì thức Mạt Na này không còn chỗ để duyên và chấp trước so đo nữa. Cho nên khi hành giả đã chuyển thức thành trí rồi thì Mạt Na cũng không còn.

3.THỨC: Ở đây chỉ cho tiền lục thức, công dụng thu nhiếp xuất nhập lục cảnh. Thức này là một năng lực, là bản chất tất cả các pháp, ngoài năng lực này ra không có có năng lực nào khác, thời gian không gian, vũ trụ nhân sinh đều là kết quả của năng lực này, có thể nói trong thiên hạ xưa nay do thức thứ sáu mà lập công đức để thành tựu, nhưng cũng do thức này mà sanh ra sát hại trộm cắp, gây rối tai hại cho xã hội, những pháp phân biệt và bị phân biệt đều nằm trong năng lực ấy. Cho nên gọi nó là thức.

Qua đó cho ta thấy rằng tất cả mọi sự vật trên thế gian này đều do thức mà tạo ra muôn hình vạn trạng, cho nên sự liên hệ mật thiết giữa 3 lĩnh vực tâm- ý- thức rất

mật thiết, không thể tách rời nhau được.

Tóm lại, Tâm nói theo duy thức học là chỉ cho A Lại Da thức, Ý chỉ cho Mạt Na, còn thức chỉ cho tiền lục thức. Vì thế ở trong ba lĩnh vực tâm ý thức, theo Duy thức học gọi là ba năng biến, nghĩa là nó nương tựa nhau hoạt động, tạo tác thành một sân khấu của cuộc đời, có khi hay khi dở, sự chuyển biến của nó không cùng tận, nó chính là bài học giúp đời tỉnh thức, cho nên người con

Page 5: quenhacuclac.com · Web viewBa loại sắc trên phải có đệ lục ý thức mới phân biệt một cách tinh tế hợp với nhãn thức, lúc ấy ta mới có thể

Ôn Duy Thức– kỳ 8- thứ 6: Soạn: Tăng sinh Thích Thiện Trang zalo 0982509000 5

Phật chúng ta phải biết áp dụng vào cuộc sống thì sẽ đạt đến cứu cánh viên mãn, nghĩa là chuyển hóa tất cả phiền não vô minh thành Bồ Đề Niết Bàn an vui, tức là chuyển thức thành trí một cách trọn vẹn.

II.TÂM - Ý - THỨC là một biểu hiện của tướng và dụng:

Luận duyên sinh, y tha khởi dù sự vật của muôn nghìn sai khác, nhưng căn bản của chúng vẫn xuất phát từ ngũ uẩn mà sanh ra, vì thế nó có đủ: thể, tướng và dụng. Vậy thể, tướng và dụng là như thế nào ?

- Thể: nói cho đủ là thể tánh, bản thể, là thể tánh của các pháp.

- Tướng: chỉ cho hiện tượng của các pháp, ở đây ta có thể hiểu là hình tướng, tướng trạng, tướng mạo của sự vật mà ta có thể hình dung sắc thái, hiện tượng của các pháp một cách thực tại.

- Dụng: Chỉ sự tác động hình thành tâm sinh lý của con người hay các pháp hiện hữu. Như tâm thuộc về thể vô phân biệt, thức thuộc về dụng hữu phân biệt. Tâm thuộc về thể tánh thanh tịnh, thức thuộc về dụng là tánh động, nhưng tâm và thức không thể nói hai được, vì thể không thể xa rời dụng và ngược lại dụng cũng không thể xa rời thể được. Ví như nước và sóng tuy hai hình thái khác nhau nhưng chỉ là một. Do đó ngoài nước không có sóng, ngoài sóng không có nước cho nên sóng và nước không thể tách rời nhau được. Vì thế hình tướng, tướng trạng của các pháp có thể chia ra làm ba loại:

1- THỂ TƯỚNG: là những tướng trạng có thực thể, là đối tượng của tiền ngũ thức, nghĩa là khi các thức hoạt động chung với ý thức, trừ trường hợp có sự cảm xúc, nói một cách khác thể tướng là đối tượng của trực giác, tức là những cảnh thực thể là đối tượng của tiền ngũ thức. Như “tiếng” là đối tượng của nhĩ thức v.v.

2- MẠO TƯỚNG: là chỉ cho tất cả hình sắc sự vật mà chúng ta tiếp xúc hằng ngày, những hình sắc cảnh tượng ấy là sự tiếp xúc trực tiếp của giác quan, song nó cần có sự hỗ trợ phân biệt, nhận thức của ý thức. Khi nhìn chung một sự vật hay nếm mùi vị cần sự trợ lực phân biệt của ý thức để phân biệt đối tượng này và đối tượng khác, âm thanh trầm bổng lớn nhỏ như thế nào, màu sắc đẹp hay xấu v.v... Nó có ba loại:

- Hiển Sắc: gồm xanh, đỏ, vàng, trắng v.v....

- Hình sắc: ngắn dài, to, nhỏ, vuông, tròn v.v...

- Biểu sắc: đi, đứng, nằm, ngồi, động tĩnh.

Page 6: quenhacuclac.com · Web viewBa loại sắc trên phải có đệ lục ý thức mới phân biệt một cách tinh tế hợp với nhãn thức, lúc ấy ta mới có thể

Ôn Duy Thức– kỳ 8- thứ 6: Soạn: Tăng sinh Thích Thiện Trang zalo 0982509000 6

Ba loại sắc trên phải có đệ lục ý thức mới phân biệt một cách tinh tế hợp với nhãn thức, lúc ấy ta mới có thể gọi sắc trần hiện hữu kia là tướng mạo.

3-NGHĨA TƯỚNG: là những tướng trạng hình ảnh không phải đối tượng của tiền ngũ thức, mà chỉ có đệ lục ý thức tự biến tự duyên tự phân biệt, không có sự hỗ trợ của tiền ngũ thức.

Những cảnh tượng trong quá khứ, trong tương lai (liên tưởng) chỉ là những cảnh tượng tướng mạo độc lập của đệ lục ý thức mà không có trong hiện tại đều thuộc về Nghĩa tướng.

Nghĩa tướng còn là một cảnh tượng, đối tượng của thức thứ tám (A Lại Da) và thức thứ bảy (Mạt na). Vì cảnh tướng của thức A Lại Da cũng là thể tướng, nó là thực thể do duy thức tánh biểu hiện. Tâm, Ý, Thức biểu hiện tuy khác mà thể thì không khác.

Nói chung thể, tướng và dụng không thể tách rời nhau được, bởi ba điều này có sự mật thiết với nhau rất chặt chẽ, cho nên một khi hành sự cần phải thấu rõ nguồn cội căn bản thể-tướng-dụng, cũng như gốc cây, thân cây và ngọn cây không tách rời nhau được. Vậy tâm, ý và thức là một biểu hiện của thể tướng và dụng một cách rõ ràng. Thế nên trên bước đường tu học, hàng xuất gia chúng ta phải nhận định rõ sự chuyển biến của tâm ý và thức, nhờ sự nhận định rõ ràng như vậy mà người học Phật mới thâm nhập được đến chỗ sâu sắc học tập Duy thức.