apgdquangngai.edu.vn/upload/15799/20170914/giao_duc_dao... · web viewbiết cách hợp tác với...

53
Sáng kiến , cải tiến kĩ thuật : Giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học A. PHẦN THỨ NHẤT NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài . 1. Lý do chọn đề tài: - Đạo đức là một phạm trù lớn về chủ thể con người. Những hành vi về đạo đức nó phản ảnh về cuộc sống về bản chất của một cá nhân, về phẩm chất của một con người ,của một dòng họ hay rộng hơn là của một dân tộc, một quốc gia, một đất nước. Đạo đức là một mặt quan trọng của nhân cách là của cái gốc con người . Giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng của nhà trường nói chung và nhà trường tiểu học nói riêng, nhằm xây dựng ý thức đạo đức (tri thức đạo đức và niềm tin đạo đức), bồi dưỡng tình cảm đạo đức và hình thành những hành vi, thói quen đạo đức cho học sinh. Trên cơ sở, hình thành cho các em những phẩm chất đạo đức quan trọng của con người công dân Việt Nam. - Trong nhà trường xã hội chủ nghĩa là đào tạo những con người vừa hồng vừa chuyên, chuyên ở đây là tài năng là kiến thức thuộc lĩnh vực chuyên môn, còn hồng là đào tạo những con người có phẩm chất đạo đức tốt. Đó là phẩm chất đạo đức cách mạng, phẩm chất đạo đức con người mới xã hội chủ nghĩa. Hai mặt này Người thực hiện : Phan Thị Ngọc Diệp 1 Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo TP Quảng Ngãi

Upload: others

Post on 31-Dec-2019

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Apgdquangngai.edu.vn/upload/15799/20170914/Giao_duc_dao... · Web viewBiết cách hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện các họat động tập

Sáng kiến , cải tiến kĩ thuật : Giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học

A. PHẦN THỨ NHẤT

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

I. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.

1. Lý do chọn đề tài:

- Đạo đức là một phạm trù lớn về chủ thể con người. Những hành vi về

đạo đức nó phản ảnh về cuộc sống về bản chất của một cá nhân, về phẩm chất

của một con người ,của một dòng họ hay rộng hơn là của một dân tộc, một

quốc gia, một đất nước. Đạo đức là một mặt quan trọng của nhân cách là của

cái gốc con người . Giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng

của nhà trường nói chung và nhà trường tiểu học nói riêng, nhằm xây dựng ý

thức đạo đức (tri thức đạo đức và niềm tin đạo đức), bồi dưỡng tình cảm đạo

đức và hình thành những hành vi, thói quen đạo đức cho học sinh. Trên cơ sở,

hình thành cho các em những phẩm chất đạo đức quan trọng của con người

công dân Việt Nam.

- Trong nhà trường xã hội chủ nghĩa là đào tạo những con người vừa

hồng vừa chuyên, chuyên ở đây là tài năng là kiến thức thuộc lĩnh vực chuyên

môn, còn hồng là đào tạo những con người có phẩm chất đạo đức tốt. Đó là

phẩm chất đạo đức cách mạng, phẩm chất đạo đức con người mới xã hội chủ

nghĩa. Hai mặt này phải bổ sung hỗ trợ cho nhau. Một người dù tài giỏi đến

đâu mà không có đạo đức cuối cùng cũng sẽ dẫn đến thất bại, con người có

đạo đức mà không có tài sẽ trở thành kẻ vô dụng, giống như các nhà sư chỉ

biết tụng kinh gõ mõ.

Trong nhà trường việc giáo dục đạo đức phải đựơc đưa lên song song

với việc học tập. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông chúng ta lại đưa ra nhiều

câu thành ngữ về giá trị của đạo đức như :"Tiên học lễ, hậu học văn"; "Có

học phải có hạnh". Trong những năm gần đây, hiện tượng học sinh bỏ học,

nói tục, chửi thề, bắt chước những thói hư tật xấu của xã hội ngày còn đang

lấn vào học đường. Bên cạnh đó tệ nạn ma túy đang lan tràn mọi nơi đang

ngấp nghé vào học đường thì đòi hỏi việc giáo dục đạo đức phải đưa lên hàng

Người thực hiện : Phan Thị Ngọc Diệp 1 Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo TP Quảng Ngãi

Page 2: Apgdquangngai.edu.vn/upload/15799/20170914/Giao_duc_dao... · Web viewBiết cách hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện các họat động tập

Sáng kiến , cải tiến kĩ thuật : Giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học

đầu. Là những người làm công tác giáo dục, chúng ta nhất quyết phải ngăn

chặn mọi tệ nạn xã hội có nguy cơ xâm nhập học đường. Giáo dục đạo đức

trong học sinh là giáo dục chuẩn mực hành vi, giúp các em ứng xử đúng đắn

trong cuộc sống hằng ngày. Đối với học sinh tiểu học, tâm hồn các em như

những tờ giấy trắng.

Chúng ta phải làm sao, làm thế nào để những tờ giấy đó không bị vết

mực đen làm loang lỗ, không để những thói hư tật xấu lan vào tâm hồn con

trẻ.

Xuất phát từ mục đích trên tôi mạnh dạn viết lên sáng kiến, cải tiến kỹ

thuật với đề tài : "Giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học".

2. Lịch sử của đề tài:

Sáng kiến, cải tiến kỹ thuật "Giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học" tôi đã

áp dụng thử nghiệm trong 5 năm.

+ Năm 2005 - 2006

+ Năm 2006 - 2007

+ Năm 2007 - 2008

+ Năm 2008 - 2009

+ Năm 2009 - 2010

II. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

1. Đối tượng nghiên cứu:

- Đây là đề tài nghiên cứu về giáo dục đạo đức học sinh ở bậc tiểu học.

- Đối tượng nghiên cứu là học sinh từ lớp 1 đến lớp 5.

- Tham khảo ý kiến của phụ huynh, của các cấp quản lý trong nhà

trường mà tôi đã công tác.

2. Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu để viết và thực hiện sáng kiến, cải tiến kỹ thuật

trường tiểu học Trần Hưng Đạo Thành phố Quảng Ngãi.

Người thực hiện : Phan Thị Ngọc Diệp 2 Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo TP Quảng Ngãi

Page 3: Apgdquangngai.edu.vn/upload/15799/20170914/Giao_duc_dao... · Web viewBiết cách hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện các họat động tập

Sáng kiến , cải tiến kĩ thuật : Giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học

III. Nhiệm vụ nghiên cứu:

Trong phạm vi đề tài nghiên cứu , tôi nêu những công việc giáo dục

đạo đức thể hiện qua :

+ Công tác chủ nhiệm.

+ Bài dạy đạo đức.

+ Bản thân tôi công tác trong 25 năm dạy học .

+ Kết quả giáo dục học sinh cá biệt.

+Kết quả giáo dục học sinh qua từng năm học.

IV. Phương pháp nghiên cứu:

Để thực hiện đề tài tôi đã sử dụng 1 số phương pháp nghiên cứu sau:

1. Phương pháp quan sát:

Quan sát việc xếp loại hạnh kiểm của học sinh lớp chủ nhiệm để phân

loại đối tượng học sinh.

2. Phương pháp điều tra phỏng vấn:

- Trao đổi với giáo viên dạy môn đạo đức ở từng khối về những khó

khăn, thuận lợi về việc giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Lập phiếu điều tra thăm dò giáo viên, học sinh về mặt hạnh kiểm.

3. Phương pháp thống kê:

Thống kê tổng hợp về hạnh kiểm trong từng tháng, từng học kỳ.

4. Phương pháp nghiên cứu và sáng kiến cải tiến kỹ thuật:

- Đọc tài liệu, giáo trình ...

- Nghiên cứu các chuẩn mực lý luận giáo dục, đường lối, quan điểm

giáo dục của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh, các kinh nghiệm đăng tải trên tạp

chí, sách, báo ...

5. Phương pháp thực nghiệm:

Kiểm tra tính khả thi và tác dụng của việc giáo dục đạo đức cho học

sinh qua bài đạo đức.

V. Thời gian nghiên cứu và viết sáng kiến cải tiến kỹ thuật:

Từ năm 2006 đến năm 2010.

Người thực hiện : Phan Thị Ngọc Diệp 3 Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo TP Quảng Ngãi

Page 4: Apgdquangngai.edu.vn/upload/15799/20170914/Giao_duc_dao... · Web viewBiết cách hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện các họat động tập

Sáng kiến , cải tiến kĩ thuật : Giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học

A. PHẦN THỨ HAI

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn.

1. Cơ sở lý luận:

- Giáo dục đạo đức là một mặt của hoạt động giáo dục nhằm xây dựng

cho trẻ em những tính cách nhất định và bồi dưỡng cho học sinh những quy

tắc, hành vi thể hiện trong thái độ đối với bạn bè, gia đình người khác và đối

với nhà nước, với Tổ quốc. Trong giáo dục không những có những kiến thức

mà phải có đạo đức. Giáo dục không thể gắn liền với các giá trị, trong đó có

giá trị đạo đức phải giáo dục các em thấy được mục đích của việc học trong

thời đại mới . Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "Bây giờ phải học, học để yêu

Tổ Quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu đạo đức".

- Học để có đạo đức, để yêu đạo đức, để hành động có đạo đức. Đó là

một tư tưởng lớn của thời đại, một định hứơng đúng đắn và quan trọng của

nền giáo dục hiện đại và tương lai. Tình hình phát triển không đều, không cân

đối của khoa học và đạo đức đã gây nên những nỗi lo âu của nhiều nhà văn

hóa trên thế giới.

- Đề cập vào phạm trù đạo đức, ai cũng có thể hiểu rằng, đó là chuẩn

mực những hành vi, những nguyên tắc sinh hoạt xã hội, thể hiện ở các quan

hệ về cái thiện và cái ác, về lòng nhân ái, cách ứng xử giữa con người với con

người và con người với cộng đồng, thiên nhiên, xã hội. Lúc đương thời Hồ

Chí Minh đã dạy: "Đạo đức là cái gốc của con người cách mạng. Đạo đức

cũng là cái gốc của con người phát triển toàn diện mà nhà trường phổ

thông có trách nhiệm đào tạo".

- Công việc đổi mới xã hội hiện nay ở nước ta cũng nhằm tiếp tục nhân

đạo hóa các quan hệ giữa người và người, giữa người và môi trường sống,

dân chủ hóa mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Giáo dục đạo đức là một mặt giáo dục cần phải đặc biệt coi trọng,

nhất là những năm đầu thế kỷ XXI. Đồng thời chính sự nghiệp đổi mới cũng

Người thực hiện : Phan Thị Ngọc Diệp 4 Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo TP Quảng Ngãi

Page 5: Apgdquangngai.edu.vn/upload/15799/20170914/Giao_duc_dao... · Web viewBiết cách hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện các họat động tập

Sáng kiến , cải tiến kĩ thuật : Giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học

đòi hỏi xuất hiện những con người có phẩm chất đạo đức, đồng thời để đưa sự

nghiệp đó tiến lên đúng hướng và thu được nhiều kết quả.

- Trên cơ sở đó ta thấy một nền giáo dục tiến bộ, nhân đạo, dân chủ,

hướng về tương lai nhất thiết phải coi trọng và ngày càng tốt hơn việc bồi

dưỡng đạo đức mới cho các thế hệ đang lớn lên. Giáo dục đạo đức phải gắn

chặt với giáo dục pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học là một bộ phận của quá trình giáo

dục tổng thể. Nó có nhiệm vụ bồi dưỡng cho học sinh những tri thức sơ đẳng

về các chuẩn mực hành vi đạo đức, tạo ra ở học sinh niềm tin đạo đức, hình

thành ở học sinh xúc cảm và tình cảm đạo đức, tổ chức cho học sinh rèn luyện

những hành vi và thói quen hành vi đạo đức. Có thể nói rằng giáo dục đạo

đức ở bậc tiểu học góp phần tích cực nhưng rất quan trọng vào sự hình thành

ở học sinh ý thức đạo đức. Giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học, nhằm giúp học

sinh phân biệt được cái đúng khác cái sai; cái tốt khác cái xấu; cái thiện khác

cái ác... Từ đó học sinh sẽ làm theo đúng, ủng hộ cái tốt, tán thành cái thiện

và đấu tranh phê phán, tránh cái sai, cái xấu, cái ác... ý thức đạo đức đúng đắn

có tác dụng định hướng cho thái độ, tình cảm, hành vi đạo đức. Trong quá

trình giáo dục đạo đức bồi dưỡng cho học sinh, chuẩn mực đạo đức và quan

trọng hơn đó là giúp cho học sinh chuyển hóa các chuẩn mực đó thành niềm

tin. Niềm tin đạo đức sẽ tạo cho học sinh sức mạnh trong việc biến những tri

thức thành hành vi, thói quen đạo đức sẽ tạo cho học sinh sức mạnh trong việc

biến những tri thức thành hành vi, thói quen đạo đức một cách thoải mái, dễ

chịu không bị cưỡng ép, máy móc.

Hành vi đạo đức là biểu hiện sinh động bộ mặt đạo đức của con người.

Hành vi đựơc thực hiện phù hợp với các chuẩn mực đạo đức đã được xã hội

quy định; được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc một cách tự giác với động cơ

đúng đắn. Hành vi đạo đức được lặp đi lặp lại sẽ trở thành thói quen đạo đức.

Thói quen đạo đức gắn liền với nhu cầu về đạo đức. Bác Hồ đã dạy chúng ta

" Người có tài mà không có đức là người vô dụng".

Người thực hiện : Phan Thị Ngọc Diệp 5 Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo TP Quảng Ngãi

Page 6: Apgdquangngai.edu.vn/upload/15799/20170914/Giao_duc_dao... · Web viewBiết cách hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện các họat động tập

Sáng kiến , cải tiến kĩ thuật : Giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học

2. Cơ sở thực tiễn:

Giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học có ý nghĩa to lớn với việc hình thành

con người mới. Nhưng qua thực tiễn, mỗi chúng ta ai cũng nhận thấy các nhà

trường trong hệ thống giáo dục phổ thông nặng nề giảng dạy chuyên môn,

trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học, dạy theo phương thức phổ

cập cho mọi người, xem nhẹ dạy làm người và hiện nay đang tìm mọi cách để

thoát ra khỏi nạn cực kỳ nguy hiểm là "Tiêu cực trong thi cử và bệnh thành

tích trong giáo dục".

Một thực tiễn mà ai cũng nhìn nhận, hiện nay Đảng và Nhà nước ta

quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư

cho giáo dục là đầu tư cho khoa học công nghệ.

Chính vì thế đã có nhiều chủ trương, chính sách chế độ ưu đãi cho

ngành giáo dục như đầu tư kinh phí, kiên cố hóa trường học, đổi mới phương

pháp giảng dạy nâng cao chất lượng dạy và học, ứng dụng công nghệ thông

tin vào tiết dạy.

Tất cả là động lực, là thời cơ, tạo điều kiện cho giáo dục phát triển.

Hàng năm ngành giáo dục đã đạt nhiều thành tích đáng phấn khởi, có nhiều

học sinh đạt giải cấp quốc gia, quốc tế về mọi hoạt động. Nhưng có một số

thực tế không một ai không thấy chạnh lòng, xót xa, đó là tình trạng học sinh

ngồi nhầm lớp ở các cấp học , đạo đức học sinh có phần giảm sút, hiện tượng

vô lễ, đánh lộn vẫn còn diễn ra trong học sinh.

Qua nghiên cứu thăm dò, dự giờ thăm lớp, tôi thấy giáo dục đạo đức có

những mặt mạnh và chưa mạnh như sau:

+ Một số giáo viên đã có kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh thực hiện

tốt liên tục từ đầu năm đến cuối năm như : kỹ năng giao tiếp, kỹ năng chào

hỏi, tạm biệt, kỹ năng xin lỗi, nói lời yêu cầu đề nghị, kỹ năng nhận và gọi

điện thoại, kỹ năng bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ với người khác khi gặp đám

tang ... kỹ năng tự nhận thức biết xác định và đánh giá bản thân: đặc điểm, sở

thích, thói quen, năng khiếu, điểm mạnh, điểm yếu.. của bản thân. Kỹ năng

Người thực hiện : Phan Thị Ngọc Diệp 6 Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo TP Quảng Ngãi

Page 7: Apgdquangngai.edu.vn/upload/15799/20170914/Giao_duc_dao... · Web viewBiết cách hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện các họat động tập

Sáng kiến , cải tiến kĩ thuật : Giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học

xác định giá trị có tình cảm và niềm tin vào các chuẩn mực hành vi đạo đức,

kỹ năng tư duy phê phán biết nhận xét, đánh giá các ý kiến, hành động lời

nói, việc làm, các hiện tượng trong đời sống hằng ngày đối chiếu với các

chuẩn mực đạo đức đã học. Biết cách từ chối khi bị rủ rê, lôi kéo làm những

điều sai trái. Biết cách hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện

các họat động tập thể, hoạt động cộng đồng. Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông

tin về các vấn đề, hiện tượng trong đời sống thực tiễn có liên quan đến các

chuẩn mực đạo đức.

+ Bên cạnh đó một số giáo viên còn lơ là trong việc giáo dục đạo đức

học sinh, chỉ nghĩ nhiệm vụ của mình là lên lớp dạy làm hết trách nhiệm dạy

trong những tiết dạy của mình. Một số tiết dạy tôi đã dự giờ , khi học sinh trả

lời câu hỏi của giáo viên, học sinh còn nói trổng, giáo viên không nói liền lúc

đó cho các em thì tạo cho học sinh thói quen "nói trổng" và sẽ ảnh hưởng

đến giao tiếp sau này.

- So với các lớp 1, 2, 3 học sinh các lớp 4, 5 đã có trình độ nhận thức

phát triển hơn: nhận thức đã bắt đầu mang tính chất khái quát. Kinh nghiệm

sống ở các em đã được phong phú hơn, các em đã có tổ chức kỷ luật, tính tự

giác cao hơn. Tuy nhiên nhận thức của học sinh chưa thoát li những đối tượng

và những tình huống cụ thể, nhưng đã chứa đựng nội dung tương đối khái

quát, "Có trách nhiệm về việc làm của mình" "Nhớ ơn tổ tiên" "Kính già

yêu trẻ" "Tôn trọng phụ nữ" "Em yêu quê hương" "Hợp tác với những

người xung quanh". Thực tiễn đã chứng tỏ rằng được giáo dục các chuẩn

mực hành vi học sinh có điều kiện dễ hiểu, dễ nhớ lâu, dễ thể hiện trong cuộc

sống.

- Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn điều khẳng định rằng những dấu ấn

của trường tiểu học có một ảnh hưởng sâu sắc đến cả cuộc đời học sinh.

Chính vì vậy việc giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học đã được tất cả các nước coi

trọng và tiến hành ngay từ bậc tiểu học và từ lớp 1.

Người thực hiện : Phan Thị Ngọc Diệp 7 Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo TP Quảng Ngãi

Page 8: Apgdquangngai.edu.vn/upload/15799/20170914/Giao_duc_dao... · Web viewBiết cách hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện các họat động tập

Sáng kiến , cải tiến kĩ thuật : Giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học

II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:

Qua giảng dạy thực tế, tôi thấy một số học sinh bố mẹ làm nghề như:

đạp xe ba gác, bán hàng rong, lái xe ôm ,bốc vác ... ít quan tâm, không có

điều kiện giáo dục con cái, bố mẹ chưa làm gương cho các con noi theo. Nên

có một số em bị nhiễm nhiều thói hư tật xấu ở ngoài xã hội và gia đình. Các

em còn nói trổng, nói tục, chửi thề, nói năng với người lớn chưa lễ phép, cư

xử với người xung quanh chưa đúng mực, chưa hợp tác với những người

xung quanh.

Vậy việc giáo dục đạo đức cho các em là vô cùng quan trọng. Một số

em vi phạm những chuẩn mực hành vi đạo đức không phải do ý thức thấp mà

chính là do các em không được dạy và giáo dục . Nếu các em không được

dạy bảo đến nơi đến chốn thì các em sẽ làm trái với chuẩn mực hành vi đạo

đức, đó sẽ là một tiền đề xấu, một hậu quả xấu mà quá trình giáo dục phải

gánh chịu. Ngoài ra, còn có một số em không biết cảm ơn, không được ai

giúp đỡ, không biết xin lỗi khi làm phiền người khác, đưa một vật gì cho

người lớn thì đưa bằng một tay. Vậy việc giáo dục đạo đức cho học sinh là

việc làm rất cần thiết để cung cấp tri thức cho đạo đức trong sáng và đặc biệt

là hành vi, thói quen hành vi của các em. Hành vi, thói quen là thước đo quan

trọng nhất bộ mặt giáo dục đạo đức của con người, ở bậc tiểu học.

Việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các bài đạo đức vừa là

nhiệm vụ, vừa là mục tiêu giáo dục ở bậc tiểu học. Vì vậy tôi xin minh hoạ

việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5 thông qua một số tiết học cụ thể.

Người thực hiện : Phan Thị Ngọc Diệp 8 Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo TP Quảng Ngãi

Page 9: Apgdquangngai.edu.vn/upload/15799/20170914/Giao_duc_dao... · Web viewBiết cách hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện các họat động tập

Sáng kiến , cải tiến kĩ thuật : Giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học

BÀI : HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu

- Trong cuộc sống và công việc, chúng ta cần phải hợp tác với nhau.

Việc hợp tác sẽ giúp công việc trở nên thuận lợi, đạt kết quả tốt, mọi người

phát huy được khả năng của mình. Nếu không hợp tác, công việc có thể gặp

nhiều khó khăn, không đạt kết quả tốt.

- Hợp tác với người xung quanh là biết chia sẻ công việc, biết phân

công chịu trách nhiệm về công việc và phối hợp để thực hiện công việc.

2. Thái độ:

- Sẵn sàng hợp tác chia sẻ công việc với người khác.

- Chan hòa vui vẻ, đoàn kết phối hợp với những người xung quanh.

- Có khả năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp, của

trường. Có khả năng đảm nhận trách nhiệm hoàn tất nhiệm vụ khi hợp tác với

bạn bè và người khác.

- Có thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy cô và mọi

người trong các công việc của lớp, của trường, của gia đình, của cộng đồng.

3. Hành vi:

- Biết cách chia sẻ, phối hợp, hợp tác với những người xung quanh

trong công việc.

- Nhắc nhở, động viên các bạn cùng hợp tác để công việc đạt kết quả

tốt.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh họa bài như SGK phóng to.

- Bảng phụ.

- Phiếu bài tập.

- Thẻ bìa xanh và bìa màu đỏ.

Người thực hiện : Phan Thị Ngọc Diệp 9 Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo TP Quảng Ngãi

Page 10: Apgdquangngai.edu.vn/upload/15799/20170914/Giao_duc_dao... · Web viewBiết cách hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện các họat động tập

Sáng kiến , cải tiến kĩ thuật : Giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học

STT Nội dungĐồng

ý

Phân

vân

Không

đồng ý

ANếu không biết hợp tác thì công việc

chung sẽ luôn gặp nhiều khó khăn

BChỉ hợp tác với người khác khi mình cần

họ giúp đỡ

C Chỉ những người kém cỏi mới cần hợp tác

DHợp tác khiến con người trở nên ỷ lại, dựa

dẫm vào người khác

ĐLàm việc hợp tác sẽ chia sẻ đựơc khó

khăn

HChỉ làm việc hợp tác với người giỏi hơn

mình

III. Các hoạt động dạy học:

1. Khởi động: Cả lớp hát bài "Lớp chúng mình"

- Nội dung bài hát khuyên chúng ta điều gì? (Bài hát khuyên cả lớp ta

luôn đoàn kết giúp đỡ nhau). Nhưng để tập thể lớp ngày càng vững mạnh,

chúng ta phải biết hợp tác trong trong làm việc với những người xung quanh.

Để thấy được điều đó chúng ta đi vào bài hôm nay "Hợp tác với những người

xung quanh".

Người thực hiện : Phan Thị Ngọc Diệp 10 Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo TP Quảng Ngãi

Page 11: Apgdquangngai.edu.vn/upload/15799/20170914/Giao_duc_dao... · Web viewBiết cách hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện các họat động tập

Sáng kiến , cải tiến kĩ thuật : Giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học

2. Vào bài:

Hoạt động 1: Tìm hiểu bản chất của hợp tác.

* Quan sát tranh ở SGK và 2 bức

tranh trên bảng thảo luận nhóm đôi

theo yêu cầu sau:

* Quan sát tranh và cho biết kết quả

quan sát trồng cây ở tổ 1 và tổ 2 như

thế nào?

+ Nhận xét cách trồng cây ở mỗi tổ?

- GV: Tổ 2 trồng đẹp hơn vì các bạn

hợp tác làm việc với nhau. Tổ 1 việc

ai nấy làm nên kết quả công việc

không đựơc tốt.

-Theo em, trong công việc chung để

đạt kết quả tốt chúng ta nên làm như

thế nào?

- Học sinh quan sát tranh.

- Đại diện từng nhóm trình bày.

+ Tổ 1 trồng cây không thẳng hàng,

đổ, xiên, xẹo. Tổ 2 trồng đựơc cây

đứng ngay ngắn, thẳng hàng.

+ Tổ 1 mỗi bạn trồng 1 cây. Tổ 2 các

bạn giúp nhau trồng.

-Chúng ta phải làm việc cùng nhau,

cùng hợp tác với mọi người xung

quanh.

Người thực hiện : Phan Thị Ngọc Diệp 11 Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo TP Quảng Ngãi

Page 12: Apgdquangngai.edu.vn/upload/15799/20170914/Giao_duc_dao... · Web viewBiết cách hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện các họat động tập

Sáng kiến , cải tiến kĩ thuật : Giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học

- Vậy: Hợp tác là chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong

công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. Người biết hợp tác là

người biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và làm việc có hiệu quả với

những thành viên khác trong nhóm.

- Học sinh đọc ghi nhớ SGK :

Biết hợp tác với những người xung quanh ,công việc sẽ thuận lợi và

đạt kết quả tốt hơn .

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao .

Tục ngữ

Hoạt động 2: Thảo luận về lợi ích của sự hợp tác.

- Thảo luận nhóm 4 về những việc làm thể hiện sự hợp tác và làm việc

không hợp tác.

- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả, từng nhóm lên bảng gắn những

việc làm đó vào cột phù hợp.

Việc làm thể hiện sự hợp tác Việc làm không hợp tác

Người thực hiện : Phan Thị Ngọc Diệp 12 Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo TP Quảng Ngãi

Page 13: Apgdquangngai.edu.vn/upload/15799/20170914/Giao_duc_dao... · Web viewBiết cách hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện các họat động tập

Sáng kiến , cải tiến kĩ thuật : Giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học

a. Biết phân công nhiệm vụ cho nhau.

d. Khi thực hiện công việc chung

luôn bàn bạc với mọi người.

đ. Hỗ trợ, phối hợp với nhau trong

công việc chung.

b. Việc ai nấy biết

c. Làm thay công việc cho người

khác.

e. Để người khác làm, còn mình thì đi

chơi.

- Kể tên 1 số biểu hiện của việc làm

hợp tác.

*Việc làm hợp tác :

+ Hoàn thành nhiệm vụ của mình và

biết giúp người khác khi công việc

chung gặp khó khăn.

+ Trao đổi kinh nghiệm, hiểu biết của

mình để làm việc.

* Làm việc không hợp tác là:

+ Không thích chia sẻ công việc

chung.

+ Không trao đổi kinh nghiệm, giúp

đỡ bạn bè trong công việc chung..

- Việc của mình giao thì được làm tốt,

việc người khác thì mặc kệ.

Giáo viên kết luận: Mỗi người đều có những điểm mạnh và hạn chế

riêng. Sự hợp tác trong công việc giúp mọi người hỗ trợ, bổ sung cho nhau,

tạo nên sức mạnh trí tuệ, tinh thần và thể chất, vượt qua khó khăn, đem lại

chất lượng và hiệu quả cao hơn cho công việc chung.

Vì vậy, biết hợp tác trong công việc chung là 1 phẩm chất quan trọng

của người lao động mới, là yêu cầu đối với người công dân trong một xã hội

hiện đại.

Người thực hiện : Phan Thị Ngọc Diệp 13 Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo TP Quảng Ngãi

Page 14: Apgdquangngai.edu.vn/upload/15799/20170914/Giao_duc_dao... · Web viewBiết cách hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện các họat động tập

Sáng kiến , cải tiến kĩ thuật : Giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học

Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ đối với các việc làm.

- Giáo viên treo bảng phụ nội dung

sau: hãy đánh dấu x vào ô phù hợp

- Học sinh quan sát, đọc nội dung rồi

đánh dấu X vào ô phù hợp.

STT Nội dungĐồng

ý

Phân

vân

Không

đồng ý

ANếu không biết hợp tác thì công việc

chung sẽ luôn gặp nhiều khó khăn

BChỉ hợp tác với người khác khi mình cần

họ giúp đỡ

C Chỉ những người kém cỏi mới cần hợp tác

DHợp tác khiến con người trở nên ỷ lại, dựa

dẫm vào người khác

ĐLàm việc hợp tác sẽ chia sẻ đựơc khó

khăn

HChỉ làm việc hợp tác với người giỏi hơn

mình

- Học sinh trả lời :

* Ý A, Đ là đồng ý.

* Ý C, D, B, H là không đồng ý (hoặc phân vân)

Người thực hiện : Phan Thị Ngọc Diệp 14 Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo TP Quảng Ngãi

Page 15: Apgdquangngai.edu.vn/upload/15799/20170914/Giao_duc_dao... · Web viewBiết cách hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện các họat động tập

Sáng kiến , cải tiến kĩ thuật : Giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học

* Ý B: không đồng ý vì: không phải

khi cần giúp đỡ thì mới hợp tác.

Trong công việc chung, hợp tác là để

chia sẻ với mọi người về công việc và

giúp công việc đạt kết quả tốt.

* Ý C và H: Chúng ta cần hợp tác với

cả người giỏi và người kém để học

hỏi điều hay lẫn nhau, giúp đỡ nhau

cùng tiến bộ.

Kết luận: Chúng ta hợp tác để công

việc chung đạt kết quả tốt nhất, để

học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau.

Hoạt động 4 : Những việc trong lớp cần hợp tác.

+ Kể tên những việc trong lớp cần sự

hợp tác ?

- Trực nhật lớp, chuẩn bị văn nghệ

tập thể, lao động vườn trường ,hoạt

động thể thao …

Kết luận: Trong lớp chúng ta có nhiều công việc chung. Do đó các em

cần biết hợp tác với nhau để cả lớp cùng tiến bộ.

3. Củng cố: Qua bài học đạo đức này giáo dục cho học sinh:

+ Để hợp tác có hiệu quả, mỗi thành viên cần:

* Tôn trọng mục đích, mục tiêu hoạt động chung của nhóm, tôn

trọng những quyết định chung, những điều đã cam kết.

* Biết giao tiếp hiệu quả tôn trọng, đoàn kết và cảm thông, chia sẻ

với các thành viên khác trong nhóm. Biết bày tỏ ý kiến, tham gia xây

dựng kế hoạch hoạt động của nhóm. Đồng thời biết hỗ trợ, giúp đỡ các

thành viên khác trong quá trình hoạt động.

Người thực hiện : Phan Thị Ngọc Diệp 15 Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo TP Quảng Ngãi

Page 16: Apgdquangngai.edu.vn/upload/15799/20170914/Giao_duc_dao... · Web viewBiết cách hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện các họat động tập

Sáng kiến , cải tiến kĩ thuật : Giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học

- Có trách nhiệm về những thành công hay thất bại của nhóm về những

sản phẩm do nhóm tạo ra. Từ đó hình thành thói quen biết hợp tác với những

người xung quanh.

Học sinh học tập hợp tác theo nhóm

4. Hoạt động nối tiếp:

- Nhắc lại ghi nhớ bài.

- Nêu lại những biểu hiện của việc làm hợp tác.

- Về nhà thực hiện hợp tác trong công việc.

Người thực hiện : Phan Thị Ngọc Diệp 16 Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo TP Quảng Ngãi

Page 17: Apgdquangngai.edu.vn/upload/15799/20170914/Giao_duc_dao... · Web viewBiết cách hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện các họat động tập

Sáng kiến , cải tiến kĩ thuật : Giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học

III. Những biện pháp giáo dục đạo đức:

1. Giáo dục đạo đức qua công tác chủ nhiệm :

Ngoài nhiệm vụ dạy học chính của mình tôi làm công tác chủ nhiệm

lớp rất tốt. Tôi phổ biến điều hành những công việc của lớp theo kế hoạch

chung của nhà trường, tôi còn là người mẹ thứ hai trong việc giáo dục đạo

đức cho các em kịp thời uốn nắn các em trong lời nói, từng cử chỉ, từng việc

làm hàng ngày.

Trong công tác chủ nhiệm của mình, tôi luôn giáo dục học sinh không

nói tục, chửi thề, nói lời hay làm việc tốt. Giáo dục học sinh khi gặp chào cờ

phải đứng nghiêm trang hát quốc ca, gặp đám tang đứng lại hạ mũ xuống ,

chào người khuất núi, gặp người lớn tuổi qua đường, gặp người tàn tật phải

giúp đỡ, biết quan tâm chăm sóc anh chị em trong gia đình, để giúp học sinh

thấy rõ ràng các chuẩn mực đạo đức và hành động theo những chuẩn mực đạo

đức đã quy định.

Đối với học sinh bậc tiểu học, lời nói của thầy giáo, cô giáo phải là "

khuôn vàng thước ngọc", các em luôn bắt chước theo từng lời nói, từng cử

chỉ, từng hành động của thầy cô. Lời nói của thầy cô, đôi khi có tác dụng ở cả

cha mẹ ruột của các em. Tôi đã từng nghe rất nhiều phụ huynh tâm sự: "Con

tôi mỗi lần làm gì và nói gì, điều nói là cô dạy thế, thầy dạy thế".

Tôi xin đơn cử một vài trường hợp mà tôi thấy hiệu quả trong việc

làm :

- Vào năm học 2005 - 2006 tôi có chủ nhiệm một em học sinh "Lê Thị

Phương Thảo" em này buổi sáng thường xuyên không súc miệng hoặc chỉ súc

miệng qua loa đại khái ,cha mẹ đến gặp tôi và trình bày nhờ cô giúp đỡ.

Nhiều lần cuối giờ, tôi gặp riêng em và phân tích cho em thấy tác hại của việc

không đánh răng, súc miệng đồng thời trong giờ giảng tôi luôn nhấn mạnh

tầm quan trọng của việc đánh răng súc miệng. Sau đó "Thảo" đã thực hiện

nghiêm túc việc đánh răng miệng hằng ngày.

- Trong năm học 2006 - 2007 lớp tôi chủ nhiệm có một học sinh

"Nguyễn Hoàng Phương" thể trạng rất yếu, cha mẹ bắt buộc em uống sữa vào

Người thực hiện : Phan Thị Ngọc Diệp 17 Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo TP Quảng Ngãi

Page 18: Apgdquangngai.edu.vn/upload/15799/20170914/Giao_duc_dao... · Web viewBiết cách hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện các họat động tập

Sáng kiến , cải tiến kĩ thuật : Giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học

mỗi buổi sáng, nhưng không thể nào ép em được. Phụ huynh đến gặp tôi và

nhờ tôi giúp đỡ trong vấn đề ăn uống của em "Phương ” . Đầu tiên tôi dẫn em

xuống phòng y tế, nhờ cô "Vy" phụ trách y tế cân thử khối lượng của em chỉ

có 20kg (học sinh lớp 5). Sau đó tôi phân tích cho em thấy tác dụng của việc

ăn uống đầy đủ chất và chọn trong lớp vài em có thể trạng tốt, cho các em

phát biểu về việc ăn uống của mình. Làm nhiều lần như thế trong giờ chủ

nhiệm, mà kết quả cuối cùng em "Hoàng Phương" đã nhận ra vấn đề ăn uống

đầy đủ chất hơn, một tháng sau tôi cho em cân lại và thấy tăng khối lượng lên.

Chúng ta không chỉ giáo dục các em trong giờ chủ nhiệm mà ta phải

giáo dục các em trong mọi lúc, mọi ngày. Chẳng hạn, chúng ta phải giáo dục

các em trong cách nói khi được phát biểu. Bản thân tôi đã từng dự giờ ở nhiều

lớp, tôi thấy học sinh khi đứng lên phát biểu chỉ nói trổng, chứ không thưa

thầy hoặc thưa cô... Giáo viên phải giáo dục cho học sinh nói với người lớn

như thế nào? Giáo dục học sinh biết nói "cảm ơn" hay "xin lỗi" khi nhận

hoặc làm phiền ai vấn đề gì? Đối với nạn ma túy đang có nguy cơ lan tràn

trong học đường, ta phải giáo dục cho học sinh biết ma túy là gì? Ma túy có

tác hại như thế nào và phải thường xuyên cảnh báo các em cần phải cảnh giác

nhất là khi bọn buôn bán ma túy dùng nhiều thủ đoạn tinh vi xảo quyệt.

Chúng có thể trộn ma túy vào bánh kẹo... Ngoài ra, chúng ta phải giáo dục các

em không nên chơi các loại đồ dùng có hình súng, dao găm, lựu đạn... Việc

giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học thông qua giáo dục đạo đức trong công tác

chủ nhiệm là vô cùng cần thiết.

Người thực hiện : Phan Thị Ngọc Diệp 18 Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo TP Quảng Ngãi

Page 19: Apgdquangngai.edu.vn/upload/15799/20170914/Giao_duc_dao... · Web viewBiết cách hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện các họat động tập

Sáng kiến , cải tiến kĩ thuật : Giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học

2. Giáo dục đạo đức qua bài đạo đức hằng tuần .

Việc giáo dục đạo đức là mặt trận hàng đầu, đặc biệt trường tiểu học lại

càng quan trọng, vì người xưa đã dạy : "Bé không vịn cả gãy cành" và "Dạy

con từ thuở còn thơ". Việc giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học thông qua tiết dạy

đạo đức là vô cùng cần thiết. Môn đạo đức là một môn học chính thức ở

trường tiểu học cũng như các môn: Toán, Tiếng việt, Tự nhiên xã hội ...

- Mỗi tuần một tiết đạo đức là một điều rất quan trọng trong việc giáo

dục đạo đức học sinh. Nếu giáo viên không chuẩn bị thật kỹ giáo án của mình

thì kết quả đạt được sẽ không cao. Ở mỗi bài môn đạo đức bậc tiểu học

thường thực hiện trong hai tiết dạy: tiết lý thuyết và tiết thực hành. Nhờ tiết lý

thuyết học sinh nhận ra được các mẫu hành vi, và chuẩn mực đạo đức cần

cung cấp. Tiết thực hành các em được giải quyết một số tình huống của chuẩn

mực đạo đức và học sinh được luyện tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

Khi chuẩn mực hành vi đạo đức mà các em nhận được ở tiết lý thuyết, thông

qua tiết luyện tập và trở thành thói quen hành vi đạo đức hằng ngày của các

em thì giáo dục đạo đức có hiệu quả nhất. Qua tiết học môn đạo đức giáo viên

cần phải cho học sinh tự xây dựng chuẩn mực đạo đức cho mình, cho bạn,

đưa ra những hành vi ứng xử đẹp trong cuộc sống, những tiểu phẩm, những

câu chuyện với kết cục mở để học sinh có thể tự phán đoán liệt kê các giải

Người thực hiện : Phan Thị Ngọc Diệp 19 Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo TP Quảng Ngãi

Page 20: Apgdquangngai.edu.vn/upload/15799/20170914/Giao_duc_dao... · Web viewBiết cách hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện các họat động tập

Sáng kiến , cải tiến kĩ thuật : Giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học

pháp, tự phân tích kết quả, các giải pháp, so sánh và tìm ra cách giải quyết

phù hợp nhất, tối ưu nhất trong tình huống hoàn cảnh đó. Trong phạm vi đề

tài tôi không bàn kỹ về tiến trình của một tiết đạo đức như thế nào mà chỉ bàn

dạy thông qua tiết đạo đức, giáo viên giáo dục học sinh như thế nào?

Chương trình đạo đức ở bậc tiểu học được xây dựng theo chủ đề, từng

khối học. Ở mỗi chủ đề, qua từng câu chuyện kể, giáo viên phải cho học sinh

tự rút ra những bài học, những chuẩn mực đạo đức là gì? Đồng thời học sinh

phải tự đánh giá mình đã thực hiện những chuẩn mực đạo đức đó như thế

nào? Học sinh phải biết phân biệt hành vi ứng xử nào là sai, là cần nên tránh.

Học sinh phải biết tại sao đúng? Tại sao sai? Học sinh phải tự kể ra những

việc làm xung quanh mình theo những chuẩn mực đạo đức đã đựơc học ,đồng

thời phải biết vận dụng các chuẩn mực đi vào cuộc sống thực tế của mình như

thế nào?

Đối với học sinh tiểu học, các em dễ tiếp xúc cái hay, cái đẹp trong

cuộc sống nhưng các em cũng dễ hay quên. Bên cạnh những thói hư tật xấu

cũng luôn rình rập dễ xâm nhập vào các em nên việc giáo dục các chuẩn mực

đạo đức không phải là một ngày, hai ngày, một năm hay hai năm mà là toàn

bộ thời gian các em ngồi trên ghế nhà trường. Chúng ta không thể nhìn bề

ngoài các em mà đánh giá đạo đức các em, phải nhìn thẳng vào bản chất, nhìn

thẳng vào sự việc , công việc để đánh giá đạo đức các em. Thực chất có

những em thấy khuôn mặt hiền từ, nhưng không ai biết đằng sau bộ mặt hiền

từ đó thì bản thân em đó lại luôn nghịch phá, chọc ghẹo bạn bè, chia bè, chia

nhóm.

3. Giáo dục đạo đức đối với học sinh "cá biệt".

- Đứng trên chủ thể khách quan mà nhận xét thì ở tiểu học rất ít trường

hợp học sinh cá biệt. Tuy nhiên khi gắn cho các em biệt hiệu là học sinh cá

biệt, giáo viên chủ nhiệm lớp phải dựa vào một quy trình lâu dài cơ sở ở các

lớp dưới, chứ không chỉ do một vài biểu hiện nhỏ như hay nói leo, thỉnh

thoảng không thuộc bài mà vội cho học sinh đó là cá biệt. Đối với dạng học

Người thực hiện : Phan Thị Ngọc Diệp 20 Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo TP Quảng Ngãi

Page 21: Apgdquangngai.edu.vn/upload/15799/20170914/Giao_duc_dao... · Web viewBiết cách hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện các họat động tập

Sáng kiến , cải tiến kĩ thuật : Giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học

sinh cá biệt, theo tôi giáo viên phải tìm hiểu kỹ càng những năm học trước, vì

sao em học sinh đó lại có tính cá biệt như vậy.

- Giáo viên chủ nhiệm lớp phải đến tận nhà tìm hiểu thông qua phụ

huynh và cùng với phụ huynh bàn bạc thống nhất cách giáo dục các em. Đồng

thời phải kiên trì vận động, giải thích cho em đó thấy tác hại việc làm của

mình sẽ ảnh hưởng đến trường, đến lớp, đến các bạn của mình như thế nào.

Và nếu thấy cần thiết nên giao học sinh đó những nhiệm vụ cụ thể. Một điều

tối kỵ, đối với giáo viên là không được đánh đập học sinh, không đựơc trù

dập, không thiên vị đối với bất kỳ học sinh nào. Phải thể hiện công bằng, dân

chủ trong trong việc đánh giá nhận xét học sinh của mình. Từ đó, mới thực

hiện đúng khẩu hiệu: "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự

học và sáng tạo cho học sinh noi theo " và nhân rộng điển hình phong trào

xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực".

4. Giáo dục đạo đức thông qua các tổ chức trong nhà trường .

- Giáo viên chủ nhiệm phải biết vận dụng tối đa các tổ chức, các lực

lượng trong nhà trường để cùng với mình làm tốt công tác giáo dục, một tổ

chức quan trọng nhất, gắn liền nhất đối với các em là vai trò của đội thiếu

niên, sao nhi đồng nhà trường, Theo đúng quy định thì mỗi giáo viên là một

anh chị phụ trách Đội.

- Chúng ta cần giáo dục các em thấy được vinh dự của mình khi mang

khăn quàng đỏ trên vai, một phần màu cờ của Tổ Quốc. Cùng với Đội, các em

cần phải làm đúng tư thế tác phong của người đội viên, thực hiện tốt nội quy

nhà trường, của lớp đề ra. Vận động các em mua đọc và làm theo các báo đội,

tham mưu cùng với đội, tổ chức "Đôi bạn cùng tiến" trong học tập cùng giúp

đỡ các em học sinh nghèo có điều kiện hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ngoài tổ

chức Đội, tôi vận động tất cả anh chị em giáo viên trong nhà trường cùng

tham gia với mình trong việc giáo dục đạo đức học sinh.

Người thực hiện : Phan Thị Ngọc Diệp 21 Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo TP Quảng Ngãi

Page 22: Apgdquangngai.edu.vn/upload/15799/20170914/Giao_duc_dao... · Web viewBiết cách hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện các họat động tập

Sáng kiến , cải tiến kĩ thuật : Giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học

MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA

Tập thể lớp 5B Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo :

Vui chơi trong ngày cắm trại 26/3

Người thực hiện : Phan Thị Ngọc Diệp 22 Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo TP Quảng Ngãi

Page 23: Apgdquangngai.edu.vn/upload/15799/20170914/Giao_duc_dao... · Web viewBiết cách hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện các họat động tập

Sáng kiến , cải tiến kĩ thuật : Giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học

Người thực hiện : Phan Thị Ngọc Diệp 23 Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo TP Quảng Ngãi

Page 24: Apgdquangngai.edu.vn/upload/15799/20170914/Giao_duc_dao... · Web viewBiết cách hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện các họat động tập

Sáng kiến , cải tiến kĩ thuật : Giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học

C. PHẦN III

NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

- Trong suốt hai mươi lăm năm dạy học ở tiểu học, tôi đã dạy toàn cấp

từ lớp 1 đến lớp 5, năm nào tôi cũng làm công tác chủ nhiệm lớp. Bản thân tôi

đã gặp và giáo dục rất nhiều đối tượng học sinh, tôi tìm hiểu và động viên

khuyến khích các em. Học trò của tôi năm nào cũng đạt chỉ tiêu về tất cả các

mặt, năm sau chất lượng cao hơn năm trước. Ngoài việc giáo dục đạo đức học

sinh, lên lớp tôi luôn chú ý đến hoàn cảnh những biện pháp giáo dục thích

hợp uốn nắn kịp thời. Đồng thời tôi cũng phổ biến kinh nghiệm của mình

trong mỗi lần họp tổ chuyên môn cho các bạn đồng nghiệp trong tổ làm theo.

Một số giáo viên như: Cô Anh Thúy, thầy Thành, cô Vy Thúy, cô Thủy ...

theo cách giáo dục của tôi đã đạt đựơc những kết quả đáng khích lệ.

- Thành công nhất của tôi không phải là nhận đựơc lời khen của nhà

trường mà đó là được sự tin yêu quý trọng của học sinh, đựơc phụ huynh tin

tưởng gửi gắm và được các bạn đồng nghiệp tin yêu và cùng nhau độ lượng

tâm tình, cùng nhau rút kinh nghiệm trong công tác, trong việc làm với mục

đích tất cả vì học sinh thân yêu, vì thế hệ tương lai của đất nước. Trong suốt

25 năm qua, năm nào lớp tôi cũng là lớp tiên tiến xuất sắc. Bản thân tôi đạt 10

năm liền là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở ( từ năm 2000 đến năm 2010 ) , 2 năm

liền chiến sĩ thi đua cấp tỉnh ( năm học 2005 – 2006 và năm học 2009 –

2010 )và nhiều năm được Ủy ban nhân dân Tỉnh, Liên đoàn lao động Tỉnh và

Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tặng bằng khen; Sở giáo dục tặng giấy

khen….

Năm học 2003 - 2004 đạt giáo viên dạy giỏi cấp Quốc gia.

- Vận dụng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trên về mặt hạnh kiểm của lớp

tôi chủ nhiệm trong năm năm học như sau :

Người thực hiện : Phan Thị Ngọc Diệp 24 Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo TP Quảng Ngãi

Page 25: Apgdquangngai.edu.vn/upload/15799/20170914/Giao_duc_dao... · Web viewBiết cách hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện các họat động tập

Sáng kiến , cải tiến kĩ thuật : Giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học

Năm học LớpSĩ số

HS

Xếp loại hạnh kiểm

Thực hiện

đầy đủ (Đ)

Thực hiện

chưa đầy đủ (CĐ)

SL % SL %

2005 - 2006 5A 42 42 100% / /

2006 - 2007 5B 44 44 100% / /

2007 - 2008 5A 42 41 100% / /

2008 - 2009 5B 43 43 100% / /

2009 - 2010 5E 46 46 100% / /

- Nhờ những biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh phù hợp với lứa

tuổi đã nhằm nâng cao được chất lượng học tập của người học, kích thích

được sự sáng tạo, lớp học sôi nổi hẳn lên, học sinh hào hứng, tích cực học tập

và trở nên bạo dạn hơn, tạo ra môi trường học tập thân thiện. Cụ thể kết quả

học tập của lớp tôi chủ nhiệm 5 năm học vừa qua :

Người thực hiện : Phan Thị Ngọc Diệp 25 Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo TP Quảng Ngãi

Page 26: Apgdquangngai.edu.vn/upload/15799/20170914/Giao_duc_dao... · Web viewBiết cách hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện các họat động tập

Sáng kiến , cải tiến kĩ thuật : Giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học

Năm học LớpSĩ số

HS

Xếp loại học tập

Giỏi Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

2005 - 2006 5A 42 15 35,7 24 57,1 3 7,2 / /

2006 - 2007 5B 44 20 45,5 22 50 2 4,5 / /

2007 - 2008 5A 42 21 50 20 47,6 1 2,4 / /

2008 - 2009 5B 43 30 69,8 13 30,2 / / / /

2009 - 2010 5E 46 40 87 6 13 / / / /

Người thực hiện : Phan Thị Ngọc Diệp 26 Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo TP Quảng Ngãi

Page 27: Apgdquangngai.edu.vn/upload/15799/20170914/Giao_duc_dao... · Web viewBiết cách hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện các họat động tập

Sáng kiến , cải tiến kĩ thuật : Giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học

D. PHẦN THỨ IV

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận chung:

Đạo đức con người là cả một cuộc đời con người .Không phải ai sinh

ra điều có được đạo đức tốt hoặc xấu mà phải qua một quá trình giáo dục lâu

dài. Giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học là một khâu quan trọng trong tất cả các

khâu giáo dục. Những giáo huấn dạy dỗ của thầy cô giáo sẽ mãi là "Khuôn

vàng thước ngọc" sẽ mãi là những dấu ấn khó phai trong tâm trí các em sau

này. Vậy giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học là nhiệm vụ hàng đầu trong nền

giáo dục hiện nay. Giáo dục đạo đức học sinh trở thành những người chủ đất

nước trong tương lai , có tài, có đức cần phải hoạt động đồng bộ một cách

thực sự giữa nhà trường với gia đình và cộng đồng xã hội. Người thầy giáo

không những dạy chữ cho học sinh mà còn dạy cách làm người. Trong truyền

thống giáo dục Việt Nam có câu: "Dạy con từ thuở còn thơ" và Chủ tịch Hồ

Chí Minh cũng chỉ rõ: "Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo

dục mà nên".

- Đây là một đề tài được viết bằng tất cả kinh nghiệm của bản thân tôi

trong suốt 25 năm dạy học và đã được thực nghiệm trong tổ và các tổ khác

trong nhà trường. Mức độ thành công đề tài luôn luôn đạt được gần như tuyệt

đối ở các lớp. Vận dụng những nội dung đề tài này của tôi, nhiều em có tiến

bộ về mặt hạnh kiểm rất rõ rệt.

- Trong thư cuối cùng Bác Hồ gửi cho giáo dục ngày 15/01/1961 đã

dạy: "Dù khó khăn gian khổ đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt, học

tốt". Ở đâu chúng ta phải tiếp tục thi đua dạy tốt , việc dạy không đơn thuần

là dạy chữ mà phải thực hiện tốt việc dạy người. Chúng ta phải thực hiện tốt

lời dạy của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng: "Phải làm sao trường ra trường,

thầy cho ra thầy, trò cho ra trò".

- Thực hiện lời dạy này, trách nhiệm của mỗi giáo viên phải xác định

trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ được đào tạo thế hệ trẻ thành những

Người thực hiện : Phan Thị Ngọc Diệp 27 Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo TP Quảng Ngãi

Page 28: Apgdquangngai.edu.vn/upload/15799/20170914/Giao_duc_dao... · Web viewBiết cách hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện các họat động tập

Sáng kiến , cải tiến kĩ thuật : Giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học

người có tài, có đức cho xã hội. Muốn vậy công việc giáo dục đạo đức cho

học sinh phải luôn đặt lên hàng đầu: "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm

gương đạo đức tự học và sáng tạo cho học sinh noi theo". Người thầy phải

thực sự gương mẫu, phải có đầy đủ phẩm chất và năng lực, phải xứng đáng là

người thầy giáo trong nhà trường xã hội chủ nghĩa.

- Với những kinh nghiệm này, tôi mong rằng sẽ góp một phần nhỏ

trong mảng giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học trong nhà trường hiện nay, nhằm

góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh giúp các em

ngoan ngoãn, lễ phép và là những người con hiếu thảo...

2. Kiến nghị:

- Nhà trường nên tuyên dương khen thưởng kịp thời cho những giáo

viên có thành tích giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Nhà trường cần tổ chức cho học sinh tham gia các họat động tập thể

nhiều để giúp các em mạnh dạn, có cơ hội bộc lộ những phẩm chất đạo đức,

từ đó giáo viên có biện pháp giáo dục cho học sinh hợp tác.

- Nếu có điều kiện, tổ chức giao lưu với các giáo viên ở các trường

khác về kinh nghiệm giáo dục đạo đức ở học sinh tiểu học.

Người viết

Phan Thị Ngọc Diệp

Người thực hiện : Phan Thị Ngọc Diệp 28 Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo TP Quảng Ngãi

Page 29: Apgdquangngai.edu.vn/upload/15799/20170914/Giao_duc_dao... · Web viewBiết cách hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện các họat động tập

Sáng kiến , cải tiến kĩ thuật : Giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học

E. PHẦN V

SÁCH VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO

TT Tên sách Tên tác giả Nhà xuất bản

1 Giáo dục Hà Thế Ngữ NXB giáo dục Hà Nội

2 Tâm lý học Phạm Minh Hạc NXB giáo dục Hà Nội3 GD tiểu học Bộ giáo dục NXB giáo dục Hà Nội

4Phương pháp dạy học

môn đạo đức ở tiểu học

Đặng Vũ Hoạt

Nguyễn Hữu HợpNXB Đại Học Sư Phạm

5 Thế giới trong taLưu Thu Thủy

Nguyễn Hữu Hợp

Tạp chí của Hội tâm lý

GDH việt Nam

Người thực hiện : Phan Thị Ngọc Diệp 29 Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo TP Quảng Ngãi

Page 30: Apgdquangngai.edu.vn/upload/15799/20170914/Giao_duc_dao... · Web viewBiết cách hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện các họat động tập

Sáng kiến , cải tiến kĩ thuật : Giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học

MỤC LỤC

Trang

A. PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG...................................1

I. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài......................................................1

1. Lý do chọn đề tài ................................................................................1

2. Lịch sử của đề tài................................................................................2

II. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.......................................................2

1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................2

2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................2

III. Nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................3

IV. Phương pháp nghiên cứu...............................................................3

1. Phương pháp quan sát.........................................................................3

2. Phương pháp điều tra phỏng vấn.........................................................3

3. Phương pháp thống kê........................................................................3

4. Phương pháp nghiên cứu và sáng kiến cải tiến kỹ thuật.....................3

5. Phương pháp thực nghiệm.................................................................3

V. Thời gian nghiên cứu và viết sáng kiến cải tiến kỹ thuật.............3

A. PHẦN THỨ HAI : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....................................4

I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn.......................................................4

1. Cơ sở lý luận......................................................................................4

2. Cơ sở thực tiễn....................................................................................6

II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu........................................................8

III. Những biện pháp giáo dục đạo đức............................................17

Người thực hiện : Phan Thị Ngọc Diệp 30 Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo TP Quảng Ngãi

Page 31: Apgdquangngai.edu.vn/upload/15799/20170914/Giao_duc_dao... · Web viewBiết cách hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện các họat động tập

Sáng kiến , cải tiến kĩ thuật : Giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học

1. Giáo dục đạo đức qua công tác chủ nhiệm........................................17

2. Giáo dục đạo đức qua bài đạo đức hằng tuần .................................19

3. Giáo dục đạo đức đối với học sinh "cá biệt".....................................20

4. Giáo dục đạo đức thông qua các tổ chức trong nhà trường...............21

C. PHẦN III: NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC........................................24

D. PHẦN THỨ IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................27

1. Kết luận chung.................................................................................27

2. Kiến nghị...........................................................................................28

E. PHẦN V: SÁCH VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................29

Người thực hiện : Phan Thị Ngọc Diệp 31 Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo TP Quảng Ngãi

Page 32: Apgdquangngai.edu.vn/upload/15799/20170914/Giao_duc_dao... · Web viewBiết cách hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện các họat động tập

Sáng kiến , cải tiến kĩ thuật : Giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học

ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN HƯNG ĐẠO

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP QUẢNG NGÃI

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

Người thực hiện : Phan Thị Ngọc Diệp 32 Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo TP Quảng Ngãi

Page 33: Apgdquangngai.edu.vn/upload/15799/20170914/Giao_duc_dao... · Web viewBiết cách hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện các họat động tập

Sáng kiến , cải tiến kĩ thuật : Giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học

ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG NGÃI

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TỈNH QUẢNG NGÃI

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

Người thực hiện : Phan Thị Ngọc Diệp 33 Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo TP Quảng Ngãi

Page 34: Apgdquangngai.edu.vn/upload/15799/20170914/Giao_duc_dao... · Web viewBiết cách hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện các họat động tập