ehealth.gov.vn · web viewlần đầu tiên một số bệnh viện đã thí điểm đưa ứng...

35
ĐẨY MẠNH TRIỂN KHAI BỆNH ÁN ĐIỆN TỬ, TỪNG BƯỚC THỰC HIỆN BỆNH VIỆN KHÔNG SỬ DỤNG BỆNH ÁN GIẤY VÀ KHÔNG SỬ DỤNG TIỀN MẶT TRONG THANH TOÁN VIỆN PHÍ Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế Phần I HIỆN TRẠNG TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG LĨNH VỰC KHÁM, CHỮA BỆNH Hệ thống chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam được chia làm 4 cấp: Trung ương, tỉnh, huyện và xã. Theo Niên giám thống kê y tế, hiện nay số cơ sở khám, chữa bệnh tại Việt Nam là 13.508 cơ sở, với tổng số giường bệnh là 300.679 giường, trong đó số lượng cụ thể là: 1.183 bệnh viện công lập, 11.793 Trạm y tế xã phường và các Bệnh viện tư nhân. Số lượng bệnh viện hạng I và hạng biệt là 135 cơ sở. Năm 2017, tỷ lệ giường bệnh/1 vạn dân đạt 27,1. I. Về triển khai ứng dụng CNTT tại các cơ sở khám, chữa bệnh 1. Xây dựng chính sách và văn bản quy phạm pháp luật 1.1. Nghị quyết 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Bộ Y tế đã tham mưu Chính phủ trình Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII thông qua Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, trong đó ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin y tế được quan tâm, đẩy mạnh với các nền tảng: (i) Thiết lập hệ thống sổ sức khỏe điện tử đến từng người dân. Thực hiện cập nhật các thông tin, chỉ số sức khỏe khi đi khám sức khỏe, chữa bệnh. Có cơ chế, lộ trình phù hợp, từng 1

Upload: others

Post on 05-Mar-2020

5 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: ehealth.gov.vn · Web viewLần đầu tiên một số bệnh viện đã thí điểm đưa ứng dụng “điện toán biết nhận thức” hỗ trợ điều trị ung thư

ĐẨY MẠNH TRIỂN KHAI BỆNH ÁN ĐIỆN TỬ, TỪNG BƯỚC THỰC HIỆN BỆNH VIỆN KHÔNG SỬ DỤNG BỆNH ÁN GIẤY VÀ KHÔNG SỬ

DỤNG TIỀN MẶT TRONG THANH TOÁN VIỆN PHÍ

Trần Quý Tường,Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế

Phần IHIỆN TRẠNG TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TRONG LĨNH VỰC KHÁM, CHỮA BỆNH

Hệ thống chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam được chia làm 4 cấp: Trung ương, tỉnh, huyện và xã. Theo Niên giám thống kê y tế , hiện nay số cơ sở khám, chữa bệnh tại Việt Nam là 13.508 cơ sở, với tổng số giường bệnh là 300.679 giường, trong đó số lượng cụ thể là: 1.183 bệnh viện công lập, 11.793 Trạm y tế xã phường và các Bệnh viện tư nhân. Số lượng bệnh viện hạng I và hạng biệt là 135 cơ sở. Năm 2017, tỷ lệ giường bệnh/1 vạn dân đạt 27,1.

I. Về triển khai ứng dụng CNTT tại các cơ sở khám, chữa bệnh

1. Xây dựng chính sách và văn bản quy phạm pháp luật

1.1. Nghị quyết 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng

Bộ Y tế đã tham mưu Chính phủ trình Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII thông qua Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, trong đó ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin y tế được quan tâm, đẩy mạnh với các nền tảng: (i) Thiết lập hệ thống sổ sức khỏe điện tử đến từng người dân. Thực hiện cập nhật các thông tin, chỉ số sức khỏe khi đi khám sức khỏe, chữa bệnh. Có cơ chế, lộ trình phù hợp, từng bước thực hiện để tiến tới mọi người dân đều được theo dõi, quản lý sức khỏe, khám và chăm sóc sức khỏe định kỳ; (ii) Tập trung đẩy nhanh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin từ quản lý bệnh viện, giám định bảo hiểm y tế, bệnh án điện tử tới chẩn đoán, xét nghiệm, khám, chữa bệnh từ xa.

1.2. Ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Y tế Quyết định số 5641/QĐ-BYT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế

ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Y tế Phiên bản 1.0; Cập kiến trúc Chính phủ điện tử phiên bản 1.0 theo Quyết định số 7672/QĐ-BYT ngày 26/12/2018.

1

Page 2: ehealth.gov.vn · Web viewLần đầu tiên một số bệnh viện đã thí điểm đưa ứng dụng “điện toán biết nhận thức” hỗ trợ điều trị ung thư

Bộ Y tế là bộ đầu tiên ban hành khung kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Y tế phiên bản 1.0 (năm 2015) nhằm tăng cường khả năng kết nối liên thông, tích hợp, chia sẻ, sử dụng lại thông tin, cơ sở hạ tầng thông tin triển khai tại cơ quan Bộ Y tế, đảm bảo việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ, hạn chế trùng lặp, tiết kiệm chi phí, thời gian triển khai; Nâng cao tính linh hoạt khi xây dựng triển khai các thành phần hệ thống thông tin theo điều kiện thực tế; Làm cơ sở cho việc triển khai các hoạt động công nghệ thông tin trong Bộ Y tế theo Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử và Quyết định 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 – 2020.

1.3. Ban hành Kế hoạch ứng dụng CNTT trong ngành y tế- Quyết định số 445/QĐ-BYT ngày 5/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban

hành Kế hoạch Ứng dụng và phát triển CNTT giai đoạn 2016-2020 của Bộ Y tế.- Quyết định số 1480/QĐ-BYT ngày 22/04/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế

phê duyệt Kế hoạch hành động của Bộ Y tế thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025.

- Quyết định số 6111/QĐ-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Đề án triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tại Trạm y tế xã, phường giai đoạn 2018-2020.

- Quyết định số 5454/QĐ-BYT ngày 10/09/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Kế hoạch triển khai Thống kê y tế điện tử.

- Quyết định số 2405/QĐ-BYT ngày 17/06/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 2016 – 2020.

- Quyết định số 3972/QĐ-BYT ngày 29/08/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Kế hoạch hành động triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN của Bộ Y tế đến năm 2020.

1.4. Ban hành các Thông tư về ứng dụng CNTT y tế- Thông tư số 53/2014/TT-BYT ngày 29/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế

quy định điều kiện hoạt động y tế trên môi trường mạng;- Thông tư số 48/2017/TT-BYT ngày 28/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế

quy định trích chuyển dữ liệu điện tử trong quản lý và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;

- Thông tư số 49/2017/TT-BYT ngày 28/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về hoạt động y tế từ xa;

2

Page 3: ehealth.gov.vn · Web viewLần đầu tiên một số bệnh viện đã thí điểm đưa ứng dụng “điện toán biết nhận thức” hỗ trợ điều trị ung thư

- Thông tư số 54/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Bộ tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

- Thông tư số 46/2018/TT-BYT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về bệnh án điện tử.

1.5. Hướng dẫn chuyên môn về CNTT y tế- Quyết định số 7713/QĐ-BYT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế

về việc công bố tài liệu tiêu chuẩn quốc tế giao thức bản tin HL7 phiên bản tiếng Việt áp dụng vào phần mềm ứng dụng trong lĩnh vực y tế (áp dụng vào phần mềm quản lý bệnh viện theo tiêu chuẩn quốc tế);

- Quyết định số 3926/QĐ-BYT ngày 28/8/2017 công bố tài liệu tiêu chuẩn kiến trúc tài liệu lâm sàng HL7CDA phiên bản tiếng Việt áp dụng vào phần mềm ứng dụng trong lĩnh vực y tế (áp dụng vào phần mềm quản lý bệnh viện theo tiêu chuẩn quốc tế), địa chỉ: ehealth.gov.vn.

- Quyết định số 4159/QĐ-BYT ngày 13/10/2014 của Bộ trưởng BYT quy định về đảm bảo an toàn thông tin Y tế điện tử tại các đơn vị trong ngành y tế.

- Quyết định số 4494/QĐ-BYT ngày 30/10/2015 của Bộ trưởng BYT ban hành quy trình phản ứng với các sự cố an toàn, an ninh thông tin tại các đơn vị trong ngành y tế.

- Quyết định số 4495/QĐ-BYT ngày 30/10/2015 của Bộ trưởng BYT hướng dẫn xây dựng nội quy an toàn, an ninh tại các đơn vị trong ngành y tế.

- Quyết định số 2035/QĐ-BYT ngày 12/06/2013 của Bộ trưởng BYT ban hành danh mục kỹ thuật về CNTT trong lĩnh vực y tế;

- Quyết định số 932/QĐ-BYT ngày 22/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Quyết định số 1271/QĐ-BYT ngày 07/4/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn ứng dụng công nghệ thông tin tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm trực thuộc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Quyết định số 932/QĐ-BYT ngày 22/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Quyết định số 3725/QĐ-BYT ngày 16/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hướng dẫn ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý xét nghiệm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

- Quyết định số 4210/QĐ-BYT ngày 20/09/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế Quy định chuẩn và định dạng dữ liệu đầu ra sử dụng trong quản lý, giám định và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ;

3

Page 4: ehealth.gov.vn · Web viewLần đầu tiên một số bệnh viện đã thí điểm đưa ứng dụng “điện toán biết nhận thức” hỗ trợ điều trị ung thư

- Quyết định số 6110/QĐ-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hướng dẫn xây dựng và triển khai hệ thống thông tin quản lý trạm y tế xã, phường, thị trấn.

- Quyết định số 6764/QĐ-BYT ngày 08/11/2018 phê duyệt Chương trình đào tạo “Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng phần mềm thống kê y tế điện tử” cho cán bộ y tế tại các trạm y tế xã phường, thị trấn tham gia thực hiện mô hình điểm trạm y tế.

- Quyết định số 3465/QĐ-BYT ngày 8/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành bộ mã danh mục dùng chung: Danh mục dịch vụ kỹ thuật; Danh mục thuốc tân dược; Danh mục thuốc và vị thuốc y học cổ truyền; Danh mục bệnh y học cổ truyền; Danh mục vật tư y tế; Danh mục máu và chế phẩm máu; Danh mục bệnh theo ICD 10; Danh mục cơ sở khám, chữa bệnh.

- Quyết định số 3219/QĐ-BYT ngày 31/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Ban hành 06 bộ biểu mẫu báo cáo tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong Ngành Y tế;

- Quyết định số 5227/QĐ-BYT ngày 07/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Hướng dẫn các yêu cầu năng lực đối với cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin ngành y tế

- Quyết định số 7399/QĐ-BYT ngày 19/12/2016 của Bộ trưởng BYT ban hành Hướng dẫn khung đánh giá chất lượng dịch vụ công nghệ thông tin y tế

- Quyết định số 7562/QĐ-BYT ngày 29/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành 05 Bộ chỉ số đánh giá mức độ sẵn sàng về ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành y tế;

- Quyết định số 04/QĐ-BYT ngày 02/01/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về quy chế thẩm định, kiểm tra và nghiệm thu dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành y tế.

1.6. Chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong ngành y tế

Hằng năm, Bộ Y tế có văn bản chỉ đạo các địa phương, đơn vị đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong ngành theo hướng dẫn của Bộ.

Tổ chức các hội thảo, tập huấn về ứng dụng CNTT y tế, góp phần nâng cao năng lực triển khai các ứng dụng CNTT y tế cho cán bộ trong ngành.

Tổ chức kiểm tra, đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT của các địa phương, đơn vị, qua đó giúp các đơn vị phát huy thế mạnh, khắc phục tồn tại, khó khăn để đẩy mạnh ứng dụng CNTT.

Cục CNTT đã phối hợp với các địa phương, đơn vị trong cả nước để đẩy mạnh ứng dụng CNTT, như đã triển khai Thống kê y tế điện tử ở 15 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, thí điểm triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử.

4

Page 5: ehealth.gov.vn · Web viewLần đầu tiên một số bệnh viện đã thí điểm đưa ứng dụng “điện toán biết nhận thức” hỗ trợ điều trị ung thư

1.7. Ứng dụng CNTT trong hiện đại hóa hành chính ngành y tế

Trong công tác cải cách hành chính và dịch vụ công trực tuyến: Bộ Y tế đã ban hành mã định danh cho các đơn vị hành chính và sự nghiệp thuộc, trực thuộc Bộ Y tế; quy chế sử dụng hệ thống quản lý và điều hành văn bản điện tử, thư điện tử công vụ, quy định sử dụng chữ ký số chuyên dùng trong văn bản điện tử của Bộ Y tế; ban hành lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến để phục cấp phép cho người dân và doanh nghiệp trên môi trường mạng. Ban hành kế hoạch 5 năm và hằng năm, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 36ª về Chính phủ điện tử; kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 17 nhằm thúc đẩy phát triển chính phủ điện tử Bộ Y tế.

Đến nay, Bộ Y tế đã triển khai được 51 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 (44 dịch vụ mức độ 4, 7 dịch vụ mức độ), đạt chỉ tiêu Chính phủ giao.

2. Một số kết quả đạt được về ứng dụng CNTT trong KCB

Ứng dụng CNTT y tế ở các đơn vị, địa phương đã có bước chuyển biến mạnh mẽ, cho đến nay tỷ lệ bao phủ hệ thống thông tin bệnh viện là 100%. Tuy nhiên, mức độ ứng dụng CNTT còn ở mức thấp, chưa đồng đều giữa các bệnh viện, việc kết nối liên thông dữ liệu còn khó khăn.

2.1. Triển khai các phần mềm quản lý bệnh viện

Triển khai phần mềm quản lý thông tin bệnh viện (HIS): 100% các bệnh viện triển khai phần mềm HIS. Trong đó có một số bệnh viện tự phát triển phần mềm HIS, còn lại phần lớn các bệnh viện (chiếm 92,3%) dùng phần mềm HIS của các doanh nghiệp CNTT (FPT, Links Toàn Cầu, Đăng Quang, OneNet, Hà Thắng, Isoft, …);

Triển khai ứng dụng phần mềm quản lý thông tin xét nghiệm (LIS): 36 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế (chiếm 92,3%) trang bị phần mềm LIS;

Hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (RIS-PACS): Cả nước có hơn 20 bệnh viện đã trang bị hệ thống RIS-PACS;

Về triển khai phần mềm quản lý điều hành (văn bản điện tử, thư điện tử): 34 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế đã triển khai phần mềm (chiếm 87,2%);

Triển khai Cổng/Trang thông tin điện tử: khoảng 92,3% các bệnh vện hạng I có cổng hoặc trang thông tin điện tử bệnh viện.

2.2. Đề án thí điểm hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS) tại bệnh viện (Quyết định số 4868/QĐ-BYT ngày 16/11/2015 của Bộ Y tế)

Với mục tiêu thí điểm ứng dụng hệ thống PACS trong quản lý và xử lý hình ảnh, đọc kết quả, trả kết quả chẩn đoán hình ảnh không sử dụng phim, trên

5

Page 6: ehealth.gov.vn · Web viewLần đầu tiên một số bệnh viện đã thí điểm đưa ứng dụng “điện toán biết nhận thức” hỗ trợ điều trị ung thư

cơ sở đó Bộ Y tế đánh giá chi phí hiệu quả để có thể áp dụng trên phạm vi toàn quốc.

Đến nay có 20 bệnh viện (Hữu Nghị, Đa khoa quốc tế Hải Phòng, Đa khoa tỉnh Phú Thọ, Đại học Y Dược TP.HCM, Quận Thủ Đức, Nhân dân Gia Định, Đa khoa Thành phố Vinh, Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, Đa khoa Trung ương Quảng Nam, Thống Nhất, Đa khoa Trung ương Cần Thơ, Đại học Y Hà Nội, Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng, Nhi Trung Ương, Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê – Phú Thọ,..) đã triển khai thành công PACS không sử dụng phim.

2.3. Triển khai hoạt động y tế từ xa

Bệnh viện Bạch Mai (BV hạt nhân) triển khai tư vấn y tế, khám chữa bệnh từ xa với 11 bệnh viện vệ tinh tuyến tỉnh/thành phố (Bệnh viện Đa khoa: Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Lào Cai, Ninh Bình, Hòa Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Xanh Pôn – Thành phố Hà Nội);

Bệnh viện Việt Đức (BV hạt nhân) triển khai tư vấn y tế, khám chữa bệnh từ xa với 7 bệnh viện vệ tinh tuyến tỉnh/thành phố (Bệnh viện Đa khoa: Hà Giang, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thái Bình, Điện Biên, Lào Cai, Bắc Giang. Bộ Y tế đã bổ sung thêm các bệnh viện hạt nhân (Bệnh viện Nội tiết trung ương, Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội,...) tham gia Đề án Bệnh viện vệ tinh theo Quyết định số 774/QĐ-BYT của Bộ Y tế. Bộ Y tế sẽ xây dựng kế hoạch để triển khai Dự án Telemedicine đến các bệnh viện hạt nhân còn lại thuộc Đề án Bệnh viện vệ tinh.

2.4.Về ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Lần đầu tiên một số bệnh viện đã thí điểm đưa ứng dụng “điện toán biết nhận thức” hỗ trợ điều trị ung thư (IBM Watson for oncology gắn với tên tuổi lớn toàn cầu) tại Bệnh viện K (năm 2017), Bệnh viện Đa khoa tình Phú Thọ (năm 2018), Quảng Ninh (năm 2018); ứng dụng hỗ trợ ra quyết định lâm sàng trong các hệ thống thông tin bệnh viện; cảnh báo tương tác thuốc bệnh viện; trong hỗ trợ tư vấn – chatbot; nhận dạng tiếng nói để nhập dữ liệu vào hệ thống thông tin bệnh viện – đang được các doanh nghiệp nghiên cứu thử nghiệm như FPT, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

Một số bệnh viện ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giám sát phác đồ điều trị nội trú, ngoại trú (cho phép sử dụng cận lâm sàng và thuốc với mã ICD tương ứng; cảnh báo tương tác thuốc và sử sụng thuốc).

Về kết nối vạn vật trong y tế (IoMT – Internet of Medical Things): Kết nối thiết bị điện tử chia sẻ và truyền tải dữ liệu lên hệ thống, kết nối hệ thống HIS – LIS –RIS, PACS – EMR, định dạng người bệnh qua mã vạch, cảm biến, RFID. PACS không in phim đã triển khai thực tế 15 bệnh viện, qua đó tiết kiệm chi phí

6

Page 7: ehealth.gov.vn · Web viewLần đầu tiên một số bệnh viện đã thí điểm đưa ứng dụng “điện toán biết nhận thức” hỗ trợ điều trị ung thư

và hiệu quả trong kết nối, hội chẩn điện tử thời gian thực; Kết nối chuyển hồ sơ bệnh án điện tử giữa 6 bệnh viện thí điểm qua hệ thống trục kết nối của Bộ Y tế.

2.5. Kết quả ứng dụng CNTT trong khám, chữa bệnh BHYT

Thành công trong việc kết nối liên thông giữa cơ sở khám chữa bệnh của 63 tỉnh/thành phố với cơ quan bảo hiểm xã hội do thực hiện quyết liệt chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, các cơ sở khám chữa bệnh và các chuyên gia công nghệ thông tin. Kết quả ngày 29/6/2016, tại Hà Nội, BHXH Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế tổ chức Hội nghị triển khai công tác phát triển BHYT giai đoạn 2016 – 2020 và Khai trương Cổng dữ liệu y tế tại địa chỉ http://congdulieuyte.vn và Hệ thống thông tin Giám định BHYT.

Kết quả cụ thể đã kết nối liên thông giữa 63 Sở Y tế, 63 cơ quan Bảo hiểm xã hội, 1.356 bệnh viện các tuyến, 704 cơ quan Bảo hiểm xã hội quận/huyện, 704 Trung tâm y tế huyện; 710 trung tâm y tế cơ quan xí nghiệp và 11.105 Trạm y tế xã, phường trên cả nước với nhau. Như vậy, đã có hơn 99,5% cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc đã kết nối liên thông với hệ thống giám định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, và con số này có thể biến động thông qua số liệu các tỉnh gửi và số hồ sơ được giám định trực tuyến.

3. Hiện trạng triển khai hồ sơ bệnh án điện tử

- Giai đoạn 2014 – 2016, Bộ Y tế đã phê duyệt dự án triển khai thí điểm bệnh án điện tử tại 06 Bệnh viện gồm Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, Bệnh viện đa khoa Trung ương Huế, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh và Bệnh viện Nhi Thanh Hóa.

- Ngày 28/12/2018, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 46/2018/TT-BYT quy định hồ sơ bệnh án điện tử, đến thời điểm hiện tại một số cơ sở khám, chữa bệnh và Sở Y tế quan tâm xây dựng kế hoạch triển khai bệnh án điện tử tại đơn vị. Ngoài 6 bệnh viện triển khai thí điểm như đã nói trên hiện có một số Bệnh viện khác đang triển khai bệnh án điện tử như: Bệnh viện đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Bệnh viện đa khoa quốc tế Hải Phòng, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, Bệnh viện đa khoa TP. Vinh, Bệnh viện đa khoa khu vực An Giang, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, Bệnh viện quận Thủ Đức…Trong đó, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh và Bệnh viện đa khoa quốc tế Hải Phòng, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã tiến tới không sử dụng bệnh án giấy tại Bệnh viện.

7

Page 8: ehealth.gov.vn · Web viewLần đầu tiên một số bệnh viện đã thí điểm đưa ứng dụng “điện toán biết nhận thức” hỗ trợ điều trị ung thư

Phần IIMỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH VỀ BỆNH ÁN ĐIỆN TỬ

1. Giá trị pháp lý của hồ sơ bệnh án điện tử như thế nào?

Điểm b khoản 2 Điều 59 Luật Khám bệnh, chữa bệnh cũng đã quy định “Hồ sơ bệnh án được lập bằng giấy hoặc bản điện tử và phải ghi rõ, đầy đủ các mục có trong hồ sơ bệnh án”.

Điều 2 Thông tư số 46/2018/TT-BYT ngày 28/12/2018 khẳng định hồ sơ bệnh án điện tử có ký số thì có giá trị pháp lý như hồ sơ bệnh án giấy.

Vì vậy, hồ sơ bệnh án điện tử có ký số theo quy định của Thông tư số 46/2018/TT-BYT thì có giá trị pháp lý như hồ sơ bệnh án giấy.

2. Khi triển khai xong hồ sơ bệnh án điện tử thì bệnh viện có cần phải lưu trữ hồ sơ bệnh án giấy không?

Điểm c khoản 3 Điều 59 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định “Trường hợp lưu trữ hồ sơ bệnh án bằng bản điện tử, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có bản sao dự phòng và thực hiện theo các chế độ lưu trữ quy định tại điểm a và điểm b khoản này”.

Điều 6 Thông tư số 46/2018/TT-BYT ngày 28/12/2018 đã quy định cụ thể các tiêu chí cần phải đáp ứng để lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử một cách an toàn (lưu trữ dự phòng tại bệnh viện và lưu trữ dự phòng tại một trung tâm dữ liệu ngoài bệnh viện).

Khi các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng các tiêu chí quy định tại Điều 6 Thông tư số 46/2018/TT-BYT, thì cơ sở KBCB hoàn toàn có thể lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử thay cho việc lưu trữ hồ sơ bệnh án giấy (không cần lưu trữ hồ sơ bệnh án giấy).

3. Lộ trình triển khai hồ sơ bệnh án điện tử như thế nào?

Điều 20 Thông tư số 46/2018/TT-BYT đã nêu rõ lộ trình thực hiện triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:

a) Giai đoạn từ năm 2019 - 2023

- Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hạng I trở lên chủ động nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin tại cơ sở để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử theo quy định tại Thông tư này.

- Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác căn cứ vào nhu cầu, năng lực thực tế để chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc triển khai hồ sơ bệnh án điện

8

Page 9: ehealth.gov.vn · Web viewLần đầu tiên một số bệnh viện đã thí điểm đưa ứng dụng “điện toán biết nhận thức” hỗ trợ điều trị ung thư

tử và triển khai hồ sơ bệnh án điện tử khi đáp ứng các yêu cầu quy định tại Thông tư này.

b) Giai đoạn từ năm 2024 - 2028

- Tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải triển khai hồ sơ bệnh án điện tử.

- Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế, Bộ ngành khác chưa triển khai được hồ sơ bệnh án điện tử thì phải có văn bản báo cáo Bộ Y tế; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa triển khai được hồ sơ bệnh án điện tử phải có văn bản báo cáo Sở Y tế. Văn bản báo cáo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải nêu rõ lý do, lộ trình triển khai hồ sơ bệnh án điện tử nhưng phải hoàn thành trước ngày 31/12/2030.

4. Bệnh viện cần thực hiện những hạng mục nào để đáp ứng đủ điều kiện triển khai hồ sơ bệnh án điện tử?

Theo quy định tại Thông tư số 54/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017, bệnh viện ứng dụng CNTT đạt mức 6 thì bệnh viện đáp ứng đủ điều kiện để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, cụ thể:

- Hạ tầng CNTT đạt mức 6

- Phần mềm thông tin bệnh viện (HIS) đạt mức 6

- Phần mềm thông tin xét nghiệm (LIS) đạt mức nâng cao

- Phần mềm lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS) đạt mức nâng cao

- Bảo mật an toàn thông tin đạt mức nâng cao (chú trọng đến triển khai chữ ký số).

5. Việc sử dụng chữ ký số, chữ ký điện tử trong hồ sơ bệnh án điện tử như thế nào?

Điều 13 Thông tư số 46/2018/TT-BYT quy định việc sử dụng chữ ký số, chữ ký điện tử trong hồ sơ bệnh án điện tử, cụ thể như sau:

- Nhân viên y tế, người bệnh hoặc người đại diện cho người bệnh sử dụng chữ ký điện tử hoặc chữ ký số hợp pháp trong hồ sơ bệnh án điện tử.

- Trong trường hợp người nhập thông tin vào hồ sơ bệnh án điện tử sử dụng chữ ký điện tử thì Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phân công, ủy quyền sử dụng chữ ký số hợp pháp để xác nhận chữ ký điện tử.

9

Page 10: ehealth.gov.vn · Web viewLần đầu tiên một số bệnh viện đã thí điểm đưa ứng dụng “điện toán biết nhận thức” hỗ trợ điều trị ung thư

- Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải ban hành Quy chế sử dụng chữ ký điện tử và chữ ký số của đơn vị mình trước khi triển khai thực hiện. Trường hợp đặc biệt (như bản cam kết của người bệnh, biểu đồ sinh hiệu, bảng công khai thuốc đầu giường, kết quả xét nghiệm nồng độ cồn), Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định ký trên bản giấy, sau đó số hóa thành bản điện tử đính kèm hồ sơ bệnh án điện tử và phải lưu trữ bản giấy theo quy định.

Ví dụ: Giám đốc bệnh viện có thể ra quy chế như sau:

- Giám đốc bệnh viện hoặc Phó Giám đốc Bệnh viện, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Trưởng các khoa lâm sàng được ủy quyền sử dụng chữ ký số để ký vào hồ sơ bệnh án điện tử sau khi tổng kết toàn bộ quá trình điều trị cho người bệnh và hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án điện tử.

- Điều dưỡng sử dụng chữ ký điện tử để ký vào phiếu chăm sóc, sau đó trưởng khoa hoặc bác sỹ điều trị chịu trách nhiệm ký số để xác thực thông tin và chữ ký điện tử trong phiếu chăm sóc.

- Các bác sỹ thuộc các khoa Chẩn đoán hình ảnh, Nội soi, Xét nghiệm sử dụng chữ ký số để ký vào các phiếu kết quả chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng, xét nghiệm.

6. Đối với người dân không có chữ ký số, thì người dân sẽ phải làm gì đối với một số phiếu hoặc giấy tờ cần có chữ ký của người bệnh?

Đối với người dân không có chữ ký số, thì người dân có thể sử dụng chữ ký điện tử như chữ ký trên thiết bị thu thập chữ ký (signature Pad), ký điện tử trên các thiết bị di động, sử dụng dấu vân tay để ký điện tử, ...

Trong trường hợp cần thiết, tùy theo quy định của bệnh viện, người bệnh có thể ký tươi trên giấy cam đoan hoặc cam kết phẫu thuật, ... Sau đó, các phiếu này sẽ được quét (scan) hoặc chụp thành bản điện tử và lưu trữ kèm theo hồ sơ bệnh án điện tử, đồng thời các phiếu bằng giấy này cũng phải được lưu trữ theo đúng quy định lưu trữ hồ sơ bệnh án giấy.

7. Vấn đề đảm bảo an toàn, bảo mật đối với hồ sơ bệnh án điện tử?

- Duy trì ổn định điện lưới đảm bảo hệ thống công nghệ thông tin của Bệnh viện hoạt động ổn định; trang bị thiết bị lưu điện (UPS) đảm bảo duy trì hệ thống CNTT vẫn hoạt động ổn định ngay cả khi mất điện. Hơn nữa, bệnh viện cũng cần trang bị thêm máy phát điện, duy trì máy phát điện trong trạng thái sẵn sàng hoạt động khi xảy ra sự cố mất điện lưới.

10

Page 11: ehealth.gov.vn · Web viewLần đầu tiên một số bệnh viện đã thí điểm đưa ứng dụng “điện toán biết nhận thức” hỗ trợ điều trị ung thư

- Trang bị phần mềm diệt virus và thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu virus mới nhằm đảm bảo hệ thống CNTT hoạt động ổn định, tránh những trường hợp mất mát dữ liệu, sập hệ thống do virus máy tính.

- Trang bị thiết bị tường lửa (firewall), hệ thống phát hiện xâm nhập (IDS), hệ thống ngăn chặn xâm nhập (IPS) để ngăn chặn tấn công có chủ đích và xâm nhập từ xa đảm bảo an toàn cho hệ thống máy chủ của bệnh viện.

- Sử dụng các giải pháp mã hóa dữ liệu để lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử.

- Sao lưu dự phòng dữ liệu hồ sơ bệnh án điện tử tại bệnh viện và ở một trung tâm dữ liệu ngoài bệnh viện để đảm bảo khả năng phục hồi dữ liệu hồ sơ bệnh án trong trường hợp xảy ra sự cố mất dữ liệu hồ sơ bệnh án điện tử.

8. Những lợi ích mang lại từ hồ sơ bệnh án điện tử?

a) Đối với người bệnh

- Bệnh án điện tử giúp người bệnh không phải lưu trữ tất cả loại giấy tờ khi đi khám bệnh, chữa bệnh.

- Người bệnh không phải lo lắng nếu làm mất kết quả xét nghiệm, không phải hoang mang khi đọc chữ viết của bác sĩ.

- Người bệnh hoàn toàn dễ dàng so sánh từng chỉ số xét nghiệm, kết quả khám sức khỏe tổng quát định kỳ.

- Kết hợp với việc triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử, Bệnh án điện tử giúp người bệnh tự quản lý thông tin sức khỏe liên tục, suốt đời của mình. Lưu trữ tiền sử gia đình, tiền sử bệnh, tiền sử dị ứng thuốc đầy đủ hơn. Từ đó, chủ động phòng bệnh, chủ động chăm sóc sức khỏe của mình.

- Người bệnh không cần phải lưu giữ các loại giấy tờ khi đi khám bệnh, chữa bệnh

b) Đối với Thầy thuốc và nhân viên y tế

- Truyền tải dữ liệu người bệnh giữa các khoa phòng, giữa các bệnh viện một cách nhanh chóng. Khi thông tin về sức khỏe của người bệnh được thông suốt giữa các tuyến sẽ giúp việc chẩn đoán và phối hợp điều trị tốt hơn.

- Tránh được các chỉ định cận lâm sàng (siêu âm, xét nghiệm…) trùng lặp.

- Hồ sơ bệnh án điện tử trình bày rõ ràng, dễ đọc hơn hồ sơ bệnh án giấy. Bác sĩ dễ dàng tìm lại hồ sơ bệnh án của bệnh nhân, giảm thời gian thăm khám, hỗ trợ điều trị kịp thời, giúp nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị. 

11

Page 12: ehealth.gov.vn · Web viewLần đầu tiên một số bệnh viện đã thí điểm đưa ứng dụng “điện toán biết nhận thức” hỗ trợ điều trị ung thư

- Với hồ sơ bệnh án giấy, mọi thông tin khám, chẩn đoán, chữa trị của bệnh nhân trong một đợt điều trị được ghi chép bằng tay rất mất thời gian, tình trạng sai lệch thông tin vẫn còn xảy ra. Nhưng với hệ thống phần mềm Bệnh án điện tử được sử dụng thống nhất, liên kết với tất cả khoa phòng trong bệnh viện, bệnh nhân được quản lý bằng mã số. Thông tin về tất cả các lần khám chữa bệnh của bệnh nhân đều được số hóa, lưu trữ một cách khoa học và sử dụng đơn thuốc điện tử,… góp phần giảm thiểu sai sót y khoa (do nhập lại, do chữ viết tay, …)

- Việc đưa hồ sơ bệnh án điện tử vào hoạt động cũng giảm thiểu thời gian chờ đợi và thủ tục rườm rà cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Từ tiếp nhận thông tin đến chẩn đoán, kê đơn thuốc của bác sỹ đều được số hóa, cập nhật theo quy trình chuẩn, nhờ đó thủ tục khám, chữa bệnh và thanh toán cũng nhanh hơn trước.

- Triển khai hồ sơ bệnh án điện tử giúp việc cập nhật thông tin sức khỏe cá nhân trong hồ sơ sức khỏe điện tử được dễ dàng, thuận lợi hơn.

- Các bác sĩ và bệnh nhân có thể truy cập hồ sơ bệnh án điện tử từ bất kỳ nơi nào trên thế giới chỉ cần có đường truyền internet.

- Hồ sơ bệnh án điện tử giúp cho bác sỹ có thể theo dõi được toàn bộ quá trình điều trị của người bệnh, nhất là người bệnh được điều trị dài ngày.

c) Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

- Cung cấp thông tin, dữ liệu lâm sàng nhanh chóng, kịp thời cho các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác.

- Tiết kiệm được chi phí duy trì các kho lưu trữ hồ sơ bệnh án giấy.

- Cung cấp dữ liệu cho công tác nghiên cứu.

- Bệnh án điện tử cũng góp phần công khai, minh bạch trong khám chữa bệnh: Tiền thuốc, vật tư tiêu hao sử dụng, tiền giường hay chi phí thực hiện các cận lâm sàng.

d) Đối với công tác quản lý

Việc triển khai bệnh án điện tử cùng với triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử giúp cho ngành có được dữ liệu về sức khỏe của người dân đầy đủ, chính xác và kịp thời. Đây là cơ sở dữ liệu về sức khỏe rất lớn (big data) của ngành mà việc tổng hợp, phân tích dữ liệu thông tin sẽ giúp ngành y tế có các chỉ đạo rất kịp thời về phòng chống dịch bệnh nói riêng và có được các dự báo, hoạch định

12

Page 13: ehealth.gov.vn · Web viewLần đầu tiên một số bệnh viện đã thí điểm đưa ứng dụng “điện toán biết nhận thức” hỗ trợ điều trị ung thư

chính sách về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân tốt hơn vì có những bằng chứng thực tiễn, có cơ sở khoa học hơn.

Mặt khác, big data là nền tảng để phát triển các ứng dụng thông minh phục vụ chăm sóc sức khỏe người dân tốt hơn. Trong thời đại ngày nay, việc quản lý thông tin có nghĩa rất lớn đối với công tác quản lý xã hội, có nhiều người còn khẳng định “thông tin quý hơn dầu mỏ!”.

đ) Đối với bảo hiểm y tế

Khi thông tin về khám chữa bệnh của người bệnh thông suốt, minh bạch, giúp cho việc quản lý chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế dễ dàng hơn, góp phần hạn chế việc lạm dụng thuốc và xét nghiệm nếu có.

Sau khi hồ sơ bệnh án điện tử được ký số thì toàn bộ thông tin trên hồ sơ bệnh án điện tử không thể chỉnh sửa được nữa đảm bảo tính nguyên vẹn dữ liệu của hồ sơ bệnh án.

Như vậy, việc khai bệnh án điện tử rất có ích cho người dân, rất có lợi cho ngành y tế, tạo thuận lợi cho thầy thuốc khi hành nghề, là một nội dung quan trọng có ý nghĩa thực tiễn, có tính thời sự cao trong việc xây dựng y tế điện tử.

9. Phương án chia sẻ hồ sơ bệnh án điện tử giữa các bệnh viện như thế nào, khi người bệnh chuyển viện?

Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật để làm giao thức kết nối giữa các phần mềm hồ sơ bệnh án điện tử, hồ sơ sức khỏe điện tử, phần mềm quản lý trạm y tế xã, phường, thị trấn và phần mềm ứng dụng ở các bệnh viện với nhau. Các phần mềm này sẽ phải thống nhất việc chia sẻ liên kết, phải bảo đảm nguyên tắc bảo mật, an toàn thông tin của người bệnh, cơ sở khám bệnh và bệnh viện...

Cục CNTT, Bộ Y tế chịu trách nhiệm và đang xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật dựa vào tiêu chuẩn HL7 để tạo giao thức kết nối, liên thông dữ liệu giữa các phần mềm thông tin y tế sẽ giúp cho người dân dịch chuyển thông suốt giữa các tuyến y tế.

10. Sau khi bệnh án điện tử được ký số, thì thông tin trên bệnh án điện tử này có chỉnh sửa được không?

Như chúng ta đều biết, chữ ký số có những đặc tính, ưu điểm như sau:

- Khả năng xác định nguồn gốc: Người nhận có thể nhận biết được thông điệp được ký số xuất phát từ nguồn gốc nào (người chủ sở hữu chữ ký số đã ký trên thông điệp dữ liệu).

13

Page 14: ehealth.gov.vn · Web viewLần đầu tiên một số bệnh viện đã thí điểm đưa ứng dụng “điện toán biết nhận thức” hỗ trợ điều trị ung thư

- Tính bảo mật: Công nghệ tạo ra chữ ký số là dựa trên hạ tầng mã khóa công khai (PKI), trong đó phần quan trọng nhất là thuật toán mã hóa công khai RSA. Công nghệ này đảm bảo chữ ký số của người dùng được tạo ra là duy nhất, không giả mạo được.

- Tính toàn vẹn: Thông điệp dữ liệu sau khi được ký số thì không thể chỉnh sửa được nữa. Nếu thông điệp đã được ký số bị chỉnh sửa thì hệ thống thông tin sẽ phát hiện ra và thông báo cho người dùng biết.

Với những lý do nêu trên, hồ sơ bệnh án điện tử sẽ không chỉnh sửa được sau khi ký số. Nếu có bất kỳ thay đổi hoặc chỉnh sửa dữ liệu trên hồ sơ bệnh án điện thì đều bị hệ thống thông tin phát hiện và thông báo cho người sử dụng biết.

11. Những ai được phép tiếp cận hồ sơ bệnh án điện tử?

Điều 7 Thông tư số 46/2018/TT-BYT quy định cụ thể như sau:

a) Việc sử dụng và khai thác hồ sơ bệnh án điện tử được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 59 Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định việc cho phép khai thác hồ sơ bệnh án điện tử trong các trường hợp sau đây:

- Sinh viên thực tập, nghiên cứu viên, người hành nghề trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được xem hồ sơ bệnh án điện tử tại chỗ hoặc sao chép điện tử để phục vụ cho việc nghiên cứu hoặc công tác chuyên môn kỹ thuật;

- Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về y tế trực tiếp quản lý cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, thanh tra chuyên ngành y tế, cơ quan bảo hiểm, tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, luật sư được xem hồ sơ bệnh án điện tử tại chỗ hoặc sao chép điện tử hoặc sao chép giấy có xác nhận của Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để phục vụ nhiệm vụ được giao theo thẩm quyền;

- Người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh được nhận bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điện tử hoặc bản tóm tắt hồ sơ bệnh án giấy khi có yêu cầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điện tử có các trường thông tin theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.

b) Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này khi sử dụng thông tin trong hồ sơ bệnh án điện tử phải giữ bí mật và chỉ được sử dụng đúng mục đích như đã yêu cầu và được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho phép.

14

Page 15: ehealth.gov.vn · Web viewLần đầu tiên một số bệnh viện đã thí điểm đưa ứng dụng “điện toán biết nhận thức” hỗ trợ điều trị ung thư

12. Người dân có được quyền tiếp cận hồ sơ bệnh án điện tử của họ không?

Luật Khám bệnh, chữa bệnh chỉ cho phép người bệnh tiếp cận được tóm tắt hồ sơ bệnh án. Vì vậy, người dân cũng chỉ được phép tiếp cận tóm tắt hồ sơ bệnh án điện tử khi có yêu cầu bằng văn bản với giám đốc bệnh viện.

13. Người bệnh được phép xem những thông tin nào trong hồ sơ bệnh án điện tử?

Thực tế, khi người dân đến bệnh viện để khám bệnh, chữa bệnh, trong quá trình khám chữa bệnh người bệnh cũng đã được tiếp cận một số thông tin như bảng công khai thuốc, vật tư và dịch vụ được sử dụng trong điều trị, các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, …

Vì vậy, một số bệnh viện đã triển khai kiosk thông tin cho phép người bệnh tự tra cứu thông tin nêu trên.

14. Những thuận lợi, khó khăn khi triển khai hồ sơ bệnh án điện tử?

14.1. Thuận lợi

Việc triển khai hồ sơ bệnh án điện tử ở nước ta có nhiều thuận lợi như sau:

a) Có sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, văn bản pháp luật, văn bản hướng dẫn ứng dụng CNTT, hình thành hành lang pháp lý để ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin nói chung và ứng dụng CNTT trong y tế nói riêng.

b) Chính phủ thành lập Ủy ban Quốc gia về chính phủ điện tử, yêu cầu các Bộ, Ngành, địa phương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao năng lực chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tiến tới xây dựng Chính phủ điện tử.

c) Bộ trưởng và Lãnh đạo Bộ tế rất quan tâm và chỉ đạo quyết liệt việc tăng cường ứng dụng và phát triển CNTT trong ngành, từng bước chuyển đổi y tế số, xây dựng, phát triển y tế thông minh.

d) Cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Y tế có nhận thức tốt về vai trò, ý nghĩa của việc ựng CNTT Y tế cũng như sự tất yếu phải triển khai hồ sơ bệnh án điện tử để góp phần hiện đại hóa bệnh viện, hiện đại hóa ngành Y tế.

15

Page 16: ehealth.gov.vn · Web viewLần đầu tiên một số bệnh viện đã thí điểm đưa ứng dụng “điện toán biết nhận thức” hỗ trợ điều trị ung thư

đ) Thực hiện cơ chế tự chủ, Giám đốc các cơ sở khám, chữa bệnh được chủ động bố trí nguồn lực triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử theo quy định của Bộ Y tế.

e) Đến nay các doanh nghiệp CNTT ở nước ta phát triển đủ năng lực để ứng dụng CNTT và triển khai hồ sơ bệnh án điện tử với các công nghệ tiên tiến nhất.

14.2. Khó khăn

Bên cạnh thời cơ và các thuận lợi là cơ bản, việc triển khai hồ sơ bệnh án điện tử còn gặp một số khó khăn chủ yếu sau:

a) Nhiều Giám đốc bệnh viện và lãnh đạo bệnh viện chưa thực sự chủ động triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, còn ỷ lại, trông chờ cơ quan quản lý cấp trên.

b) Triển khai hồ sơ bệnh án điện tử làm thay đổi thói quen, nền nếp làm việc từ ghi chép bằng tay trên giấy sang sử dụng máy tính đòi hỏi phải có sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp lãnh đạo và sự hưởng ứng tham gia tích cực của tất cả nhân viên bệnh viện.

c) Hạ tầng CNTT tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thiếu đồng bộ. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh còn lúng túng, không biết cần phải đầu tư, nâng cấp những hạng mục gì để có thể triển khai được hồ sơ bệnh án điện tử (mặc dù Thông tư số 54/2017/TT-BYT và Thông tư số 46/2018/TT-BYT đã hướng dẫn tương đối chi tiết)

d) Thiếu tiêu chuẩn kết nối, liên thông dữ liệu giữa các hệ thống thông tin y tế tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

đ) Cơ chế tài chính cho ứng dụng công nghệ thông tin y tế nói chung và triển khai hồ sơ bệnh án điện tử nói riêng chưa chưa rõ dàng (chưa có mục chi cho công nghệ thông tin, giá thành dịch vụ y tế chưa có thành phần công nghệ thông tin), các bệnh viện chủ yếu sử dụng quỹ đầu tư phát triển của đơn vị để ứng dụng công nghệ thông tin, ảnh hưởng đến các hoạt động khác của bệnh viện.

e) Việc thuê dịch vụ công nghệ thông tin còn khó khăn, do chưa có hướng dẫn đầy đủ cúa các Bộ, Ngành về nội dung này.

15. Phương án ngăn chặn tấn công vào hệ thống hồ sơ bệnh án điện tử?

Hiện nay, trên thế giới có một số loại tấn công từ xa phổ biến như sau:

16

Page 17: ehealth.gov.vn · Web viewLần đầu tiên một số bệnh viện đã thí điểm đưa ứng dụng “điện toán biết nhận thức” hỗ trợ điều trị ung thư

a) Một số loại tấn công từ chối dịch vụ (hay còn gọi là DoS - Denial of Service) là một trong những thủ đoạn nhằm ngăn cản những người dùng hợp pháp khả năng truy cập và sử dụng vào một dịch vụ nào đó. DoS có thể làm ngưng hoạt động của một máy tính, một mạng nội bộ thậm chí cả một hệ thống mạng rất lớn. Về bản chất thực sự của DoS, kẻ tấn công sẽ chiếm dụng một lượng lớn tài nguyên mạng như băng thông, bộ nhớ... và làm mất khả năng xử lý các yêu cầu dịch vụ từ các khách hàng khác

- Tấn công từ chối dịch vụ cổ điển DoS xuất hiện đầu tiên với các kiểu tấn công như Smurf Attack, Tear Drop, SYN Attack… Các kiểu tấn công này thường được áp dụng đối với đối tượng bị tấn công là hệ thống máy chủ bảo mật kém, băng thông (bandwidth) yếu, thậm chí trong nhiều trường hợp, đối tượng tin tặc có thể sử dụng đường truyền có tốc độ vừa phải cũng có thể thực hiện thành công các kiểu tấn công này.

- Tấn công từ chối dịch vụ phân tán DDoS, so với tấn công DoS cổ điển, sức mạnh tăng gấp nhiều lần. Hầu hết các cuộc tấn công DDoS nhằm vào việc chiếm dụng băng thông (bandwidth) gây nghẽn mạch hệ thống, dẫn đến ngưng hoạt động hệ thống. Để thực hiện DDoS, kẻ tấn công tìm cách chiếm dụng và điều khiển nhiều máy tính/mạng máy tính trung gian được gọi là mạng máy tính ma (botnet đóng vai trò là zombie) từ nhiều nơi để đồng loạt gửi số lượng lớn các gói tin (packet) liên tục nhằm chiếm dụng tài nguyên và làm tràn ngập đường truyền của một mục tiêu xác định nào đó.

- Tấn công từ chối dịch vụ phản xạ nhiều vùng DRDoS lại là kiểu tấn công mới nhất, mạnh nhất trong các kiểu tấn công từ chối dịch vụ. Trong suốt quá trình máy chủ bị tấn công bằng DRDoS, không một máy khách nào có thể kết nối được vào máy chủ đó. Tất cả các dịch vụ chạy trên nền giao thức TCP/IP như DNS, HTTP, FTP, POP3... đều bị vô hiệu hóa.

b) Các kiểu tấn công có chủ đích - APT (Advanced Persistent Threat) là hình thức tấn công mạng có mục tiêu cụ thể do tin tặc chọn, sử dụng các công nghệ tiên tiến và kỹ thuật lừa đảo để đột nhập mạng mục tiêu và tập trung dai dẳng vào mục tiêu đó trong nhiều tuần, nhiều tháng hoặc nhiều năm cho đến khi cuộc tấn công diễn ra thành công (hoặc bị chặn đứng). Một khi vào được trong mạng, tin tặc cố giấu mình để không bị phát hiện trong khi sử dụng một số loại phần mềm độc hại (malware) để đánh cắp thông tin quan trọng và gửi đến nơi khác phân tích rồi sử dụng dữ liệu phân tích này theo các mục đích khác nhau

* Để đối phó, phòng chống một số loại tấn công phổ biến nêu trên:

a) Đối với tấn công từ chối dịch vụ

17

Page 18: ehealth.gov.vn · Web viewLần đầu tiên một số bệnh viện đã thí điểm đưa ứng dụng “điện toán biết nhận thức” hỗ trợ điều trị ung thư

- Chú trọng đầu tư hạ tầng mạng, tăng cường số lượng cũng như cấu hình máy chủ (RAM, ổ cứng, CPU…), phần mềm an ninh. Bởi vì, bản chất của tấn công từ chối dịch vụ là chiếm dụng một lượng lớn tài nguyên mạng như băng thông, bộ nhớ…; dẫn đến mất khả năng phản hồi các yêu cầu hợp pháp từ phía người dùng

- Cần thường xuyên gia cố các điểm yếu của ứng dụng.  Các điểm yếu trong tầng ứng dụng có thể bị khai thác, gây ra lỗi tràn bộ đệm dẫn đến các dịch vụ bị chấm dứt. Các lỗi này thường được tìm thấy trên các ứng dụng mạng nội bộ của Windows, trên các chương trình Webserver, DNS, SQL database. Do đó, cập nhập bản vá thường xuyên là một trong những yêu cầu quan trọng của hoạt động phòng ngừa đối với hành vi tấn công DoS

- Chú trọng công tác phát hiện hành vi tấn công từ chối dịch vụ. Một điểm dễ nhận thấy của các cuộc tấn công DoS là không thể truy cập vào website trong một khoảng thời gian nhất định mà không rõ nguyên nhân. Tuy vậy, để chắc chắn có phải bị tấn công hay không, người quản trị trang web cần kiểm tra trên hệ thống log của máy chủ (server), tường lửa (firewall)… nhằm phát hiện các dấu hiệu bất thường, từ đó chúng ta mới xác định cụ thể có hành vi tấn công DoS xảy ra hay không, quy mô, cách thức như thế nào

- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan bao gồm: lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT); Nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP); Nhà cung cấp dịch vụ cho thuê Hosting server; Trung tâm an ninh mạng của các doanh nghiệp như BKIS, CMC InfoSec… triển khai đồng bộ các biện pháp cụ thể nhằm chủ động ngăn chặn hành vi tấn công;

b) Tấn công có chủ đích (APT)

- Triển khai phòng thủ theo chiều sâu hay bảo mật theo lớp là một trong những phương pháp tốt nhất để ngăn chặn cuộc tấn công APT. Nó giúp kiểm soát các điểm ra vào mạng, sử dụng tường lửa thế hệ mới, triển khai các hệ thống phát hiện/ngăn chặn xâm nhập (IDS/IPS), hệ thống giám sát thông tin và sự cố bảo mật (SIEM), bổ sung hệ thống quản lý lỗ hổng, sử dụng phương thức xác thực và quản lý danh tính chắc chắn, cập nhật các bản vá bảo mật và thực hiện bảo vệ đầu cuối.

- Sử dụng các kỹ thuật phát hiện và giám sát: Giám sát chặt chẽ việc kiểm soát an ninh giúp bạn nhận diện các dấu hiệu cảnh báo sớm của một cuộc tấn công APT, thường xuất hiện dưới dạng file log và lưu lượng dữ liệu bất thường, hay các hoạt động bất thường khác. Việc giám sát tất cả lưu lượng ra vào mạng,

18

Page 19: ehealth.gov.vn · Web viewLần đầu tiên một số bệnh viện đã thí điểm đưa ứng dụng “điện toán biết nhận thức” hỗ trợ điều trị ung thư

lưu lượng nội bộ, và tất cả các thiết bị truy cập mạng là hết sức quan trọng. Việc giám sát liên tục không chỉ giúp bạn phát hiện hoạt động đáng ngờ sớm nhất có thể mà còn làm giảm khả năng các cuộc xâm nhập leo thang hoặc kéo dài. Kết quả giám sát còn có thể dùng làm chứng cứ pháp lý nếu cuộc tấn công xảy ra

- Sử dụng dịch vụ đánh giá, phân tích mối đe dọa: Một số hãng bảo mật cung cấp dịch vụ đánh giá mối đe dọa, thu thập dữ liệu thô về các mối đe dọa mới xuất hiện từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó phân tích và sàng lọc để tạo ra thông tin hữu ích, có thể hành động. Thông tin này thường ở dạng dữ liệu cung cấp cho các hệ thống kiểm soát an ninh, hay các báo cáo phục vụ cho các nhà quản lý CNTT và giám đốc điều hành để giúp họ hiểu được tình hình về các mối đe dọa trong lĩnh vực của mình. Điểm mấu chốt đó là sự tương quan giữa tình hình chung với các mối đe dọa trực tiếp đến với mạng của tổ chức hay doanh nghiệp, giúp cho nhân viên an ninh nhận diện nhanh chóng và giải quyết các mối đe dọa có nguy cơ cao trong thời gian thực

- Đào tạo nâng cao nhận thức bảo mật: Làm cho nhân viên thấu hiểu rủi ro của việc nhấn vào những liên kết không rõ ràng trong email và nhận biết những kỹ thuật lừa đảo sẽ biến họ thành những đối tác trong cuộc chiến chống lại các mối đe dọa bảo mật, giúp bảo vệ mạng và dữ liệu mà họ nắm giữ.

- Lập kế hoạch ứng phó sự cố: Dù nỗ lực hết mình và trang bị những công nghệ đắt tiền thì việc bảo mật của tổ chức hay doanh nghiệp vẫn sẽ bị vi phạm ở điểm nào đó. Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng vấn đề là "khi nào" chứ không phải "có xảy ra hay không". Một kế hoạch ứng phó sự cố hữu hiệu có thể dập tắt cuộc tấn công, giảm thiểu thiệt hại và chặn bớt rò rỉ dữ liệu, giảm thiểu tổn hại uy tín thương hiệu.

16. Những tiêu chuẩn CNTT y tế được sử dụng trong hồ sơ bệnh án điện tử?

- Tiêu chuẩn bản tin HL7 phiên bản 2.x được sử dụng để trao đổi thông tin liên quan đến từng công việc và mục đích cụ thể như tiếp đón người bệnh, đặt lịch khám bệnh, chỉ định xét nghiệm, kết quả xét nghiệm, …

- Kiến trúc tài liệu lâm sàng CDA 2.0 được sử dụng để tạo lập, lưu trữ và chia sẻ toàn bộ hồ sơ bệnh án.

- Danh mục ICD-10 được sử dụng làm danh mục mã bệnh.

- Danh mục LOINC được sử dụng làm danh mục chỉ định và kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh.

19

Page 20: ehealth.gov.vn · Web viewLần đầu tiên một số bệnh viện đã thí điểm đưa ứng dụng “điện toán biết nhận thức” hỗ trợ điều trị ung thư

- Danh mục ATC được sử dụng trong quá trình kê đơn thuốc, quản lý thuốc và xây dựng các quy luật tương tác thuốc.

17. Bệnh viện cần có phương án, chính sách gì để bảo vệ tính riêng tư về dữ liệu của người bệnh?

- Nâng cao nhận thức của toàn bộ cán bộ, nhân viên y tế trong bệnh viện về bảo mật thông tin và quyền riêng tư của người bệnh.

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá những nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến việc rò rỉ hoặc mất thông tin, dữ liệu của người bệnh (mật khẩu yếu, không mã hóa dữ liệu, không có tường lửa, …).

- Xây dựng quy định để bảo vệ quyền riêng tư của người bệnh (dữ liệu sẽ được chia sẻ cho những ai, ai được phép truy cập thông tin, ẩn danh người bệnh khi cung cấp thông tin, …).

- Xây dựng quy trình bảo mật dữ liệu của người bệnh.

- Xây dựng các yêu cầu đòi hỏi bên thứ ba phải đáp ứng (tăng cường khả năng bảo mật và tính riêng tư).

- Mã hóa tất cả dữ liệu của người bệnh.

- Hợp tác với đơn vị, tổ chức cung cấp dịch vụ, giải pháp bảo mật dữ liệu.

- Xây dựng quy trình phản ứng khi có sự cố (đánh giá sự cố, phương án giải quyết vấn đề, …).

- Xây dựng kịch bản và tấn công thử nghiệm vào hệ thống thông tin y tế.

18. Phương án sao lưu và phục hồi dữ liệu hồ sơ bệnh án điện tử?

Dữ liệu đóng vai trò là một tài sản quý giá đối với các bệnh viện. Cùng với sự phát triển mạnh mã của thế giới số thì dữ liệu cũng có tốc độ tăng trưởng không ngừng. Vì vậy, các cơ quan, tổ chức, bệnh viện phải đặc biệt chú tâm đến tính bảo mật và an toàn dữ liệu.

* Những phương án sao lưu, phục hồi dữ liệu hồ sơ bệnh án điện tử trong bệnh viện:

- Sao lưu dự phòng toàn bộ cơ sở dữ liệu (Full Database Backup).

- Chỉ sao lưu dự phòng những dữ liệu được thay đổi trong CSDL kể từ lần sao lưu dự phòng gần nhất (Differential Database Backups).

* Một số chế độ khôi phục, phục hồi dữ liệu:

20

Page 21: ehealth.gov.vn · Web viewLần đầu tiên một số bệnh viện đã thí điểm đưa ứng dụng “điện toán biết nhận thức” hỗ trợ điều trị ung thư

- Phục hồi toàn bộ (Full Recovery): Phục hồi toàn bộ dữ liệu ngược trở lại tới một thời điểm trong quá khứ

24. Bệnh viện sử dụng giải pháp định danh người bệnh nào trong hồ sơ bệnh án điện tử?

Trước mắt, bệnh viện phối hợp với đơn vị cung cấp phần mềm hồ sơ bệnh án điện tử xây dựng quy định định danh người bệnh (ID) của bệnh viện mình. Sau khi Cục CNTT, Bộ Y tế xây dựng ID quốc gia sẽ ánh xạ để thống nhất ID, bảo đảm mỗi người dân có một ID duy nhất và tồn tại suốt đời.

19. Bộ Y tế có kế hoạch như thế nào để đẩy mạnh việc triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh?

NỘI DUNG HỘI NGHỊ NÀY.

Phần IIIKẾ HOẠCH TRIỂN KHAI BỆNH ÁN ĐIỆN TỬ

GIAI ĐOẠN 2019 – 2023

Theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh thì mỗi người bệnh điều trị nội trú và ngoại trú trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đều phải được lập hồ sơ bệnh án.

Hồ sơ bệnh án là tài liệu y học, y tế và pháp lý; mỗi người bệnh chỉ có một hồ sơ bệnh án trong mỗi lần khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Hồ sơ bệnh án phải được lập bằng giấy hoặc bản điện tử và phải được ghi rõ, đầy đủ các mục có trong hồ sơ bệnh án. Hồ sơ bệnh án được lưu trữ theo các cấp độ mật theo quy định và thời gian lưu trữ từ 10 đến 20 năm tùy từng trường hợp.

Như vậy, Luật khám bệnh, chữa bệnh đã cho phép việc lập hồ sơ bệnh án điện tử. Tuy nhiên, cho đến năm 2018 trước khi Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định hồ sơ bệnh án điện tử chúng ta chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về hồ sơ bệnh án điện tử.

Cùng với sự phát triển của công nghệ nói chung, sự hoàn thiện cơ sở pháp lý về ứng dụng công nghệ thông tin trong đời sống xã hội, để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành y tế, góp phần hiện đại hóa công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, ngày 28 tháng 12 năm 2018, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 46/2018/TT-BYT quy định hồ sơ bệnh án điện tử.

21

Page 22: ehealth.gov.vn · Web viewLần đầu tiên một số bệnh viện đã thí điểm đưa ứng dụng “điện toán biết nhận thức” hỗ trợ điều trị ung thư

Thông tư này quy định việc lập, sử dụng và quản lý hồ sơ bệnh án điện tử tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

I. Mục tiêu chung

Đẩy mạnh triển khai Bệnh án điện tử, hướng tới bệnh viện không sử dụng bệnh án giấy và không sử dụng tiền mặt trong thanh toán viện phí.

II. Lộ trình triển khai hồ sơ bệnh án điện tử

Thông tư số 46/2018/TT-BYT đã đề ra lộ trình triển khai hồ sơ bệnh án điện tử gồm 2 giai đoạn:

1. Giai đoạn từ năm 2019 - 2023

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hạng I trở lên chủ động nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin tại cơ sở để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử theo quy định tại Thông tư này.

Theo số liệu thống kê, hiện nay cả nước có 135 bệnh viện hạng I và hạng đặc biệt, số bệnh viện này phải triển khai bệnh án điện tử xong trước 31/12/2023.

2. Giai đoạn từ năm 2024 - 2028

Tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải triển khai hồ sơ bệnh án điện tử. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa triển khai được hồ sơ bệnh án điện tử thì phải có văn bản báo cáo cơ quan quản lý cấp trên nhưng phải hoàn thành triển khai được hồ sơ bệnh án điện tử trước ngày 31/12/2030.

III. Nội dung và giải pháp đẩy mạnh triển khai bệnh án điện tử

1. Xây dựng chính sách và các quy định về bệnh án điện tử

a) Xây dựng cấu trúc bệnh án điện tử theo Tiêu chuẩn quốc tế HL7;

b) Xây dựng quy định xác lập, sử dụng và quản lý mã định danh y tế (ID);

c) Xây dựng chuẩn kết nối liên thông giữa các phần mềm tại bệnh viện;

d) Xây dựng quy định về giao dịch điện tử trong KCB bảo hiểm y tế;

đ) Xây dựng quy định và giải pháp thanh toán viện phí không dùng tiền mặt (các phương pháp thanh toán điện tử).

2. Cơ chế tài chính

a) Xây dựng cơ chế tài chính cho ứng dụng CNTT y tế và hồ sơ bệnh án

22

Page 23: ehealth.gov.vn · Web viewLần đầu tiên một số bệnh viện đã thí điểm đưa ứng dụng “điện toán biết nhận thức” hỗ trợ điều trị ung thư

điện tử, trong đó tập trung xây dựng kết cấu chi phí CNTT trong chi phí dịch vụ y tế.

b) Phối hợp với Bộ, ngành liên quan để xây dựng hướng dẫn về thuê dịch vụ CNTT.

3. Trình tự ứng dụng CNTT khi triển khai bệnh án điện tử

a) Xây dựng và triển khai phần mềm thông tin bệnh viện (HIS), phần mềm thông tin xét nghiệm (LIS), phần mềm thông tin chẩn đoán hình ảnh (RIS), hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS) tuân thủ các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế bảo đảm khả năng kết nối liên thông, chia sẻ, tích hợp dữ liệu, đồng thời bảo đảm khả năng kết nối liên thông với tất cả các trang thiết bị hiện có trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (máy xét nghiệm, máy chẩn đoán hình ảnh, các màn hình tương tác, các thiết bị cầm tay cá nhân, …) thông qua mạng nhằm nâng cao khả năng tự động hóa.

b) Số hóa các biểu mẫu của hồ sơ bệnh án.

c) Triển khai chữ ký số, chữ ký điện tử cho nhân viên y tế bệnh viện và giải pháp ký điện tử cho người bệnh.

d) Đầu tư hạ tầng, thực hiện lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử theo quy định của Thông tư số 46/2018/TT-BYT.

đ) Chuyển đổi số các thông tin dữ liệu hiện có; tin học hóa và tự động hóa các quy trình khám chữa bệnh nhằm hướng tới quản trị thông minh và cung cấp các dịch vụ y tế thông minh.

e) Đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ nhận dạng mới (giọng nói, vị trí của người bệnh, sinh trắc học,…).

g) Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và các công nghệ mới hỗ trợ hoạt động quản lý bệnh viện và hỗ trợ chẩn đoán, điều trị và ra quyết định lâm sàng.

h) Triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin.

4. Triển khai chữ ký số

Bệnh viện triển khai chữ ký số, chữ ký điện tử trong hồ sơ bệnh án điện tử, gồm các nội dung sau:

a) Xin cấp chữ số của ban cơ yếu Chính phủ cho cán bộ lãnh đạo bệnh viện.

b) Hợp đồng thuê chữ ký số của đơn vị có chức năng cung cấp chữ ký số theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

23

Page 24: ehealth.gov.vn · Web viewLần đầu tiên một số bệnh viện đã thí điểm đưa ứng dụng “điện toán biết nhận thức” hỗ trợ điều trị ung thư

c) Xây dựng, ban hành Quy chế sử dụng chữ ký số, chữ ký điện tử trong bệnh viện.

5. Triển khai giải pháp thanh toán điện tử

Cục CNTT, Bộ Y tế chủ trì thực hiện một số nội dung để đẩy mạnh thanh toán điện tử trong bệnh viện:

a) Xây dựng Quy định chuẩn thông tin thanh toán điện tử trong Y tế.

b) Xây dựng chuẩn kết nối giữa ngân hàng và hệ thống thông tin bệnh viện – HIS.

c) Xây dựng chuẩn kết nối thanh toán giữa thẻ Napas với HIS

d) Xây dựng và ban hành chuẩn thanh toán QR y tế.

Qua thực tế, có hai (02) điểm nghẽn chính trong thanh toán diện tử ở các bệnh viện cần khắc phục trong thời gian tới là:

- Phí dịch vụ thanh toán điện tử còn cao. Bộ Y tế đề nghị Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước xem xét, hỗ trợ để có chính sách phù hợp.

- Người dân chưa có thói quen thanh toán điện tử. Cần đẩy mạnh truyền thông cho người dân về tiện lợi của thanh toán điện tử.

6. Đào tạo, tập huấn

a) Xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn hằng năm về CNTT nói chung và các nội dung liên quan đến bệnh án điện tử nói riêng.

b) Xây dựng chương trình, tài liệu chuyên môn về bệnh án điện tử.

c) Tổ chức các lớp tập huấn về bệnh án điện tử cho các địa phương, đơn vị trong ngành.

7. Hướng dẫn các bước triển khai đầu tư hoặc thuê dịch vụ CNTT

7.1. Đối với các Sở Y tế

a) Đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT của các cơ sở khám, chữa bệnh và đơn vị theo quy định tại Thông tư số 54/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế về Bộ tiêu chí ứng dụng CNTT tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại địa bàn quản lý;

b) Xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT và triển khai bệnh án điện tử (theo Thông tư số 46/2018/TT-BYT) của Sở Y tế;

c) Báo cáo cấp có thẩm quyền để phê duyệt Kế hoạch;

d) Chỉ đạo tổ chức thực hiện Kế hoạch đã được phê duyệt;

24

Page 25: ehealth.gov.vn · Web viewLần đầu tiên một số bệnh viện đã thí điểm đưa ứng dụng “điện toán biết nhận thức” hỗ trợ điều trị ung thư

đ) Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện theo đúng Kế hoạch.

7.2. Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

a) Lãnh đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thống nhất chủ trương triển khai bệnh án điện tử;

b) Chủ động bố trí nguồn lực và giải pháp tài chính để triển khai ứng dụng CNTT và bệnh án điện tử;

c) Chủ động đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT theo Thông tư số 54/2017/TT-BYT để xác định mức ứng dụng CNTT tại đơn vị và xác định các hạng mục đầu tư để đáp ứng triển khai bệnh án điện tử;

d) Lựa chọn đơn vị tư vấn để xây dựng Dự án đầu tư/Kế hoạch thuê dịch vụ công nghệ thông tin theo quy định hiện hành;

đ) Xác định mục tiêu đầu tư CNTT theo Thông tư số 54/2017/TT-BYT và xây dựng Dự án đầu tư/Kế hoạch thuê dịch vụ CNTT;

e) Báo cáo Bộ Y tế/Sở Y tế thẩm định Dự án đầu tư/Kế hoạch thuê dịch vụ CNTT tại đơn vị;

g) Xây dựng kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

h) Tổ chức đấu thầu theo quy định để lựa chọn đơn vị triển khai ứng dụng CNTT, bệnh án điện tử tại đơn vị;

i) Chỉ đạo, giám sát việc thực hiện triển khai ứng dụng CNTT, bệnh án điện tử đối với nhà thầu;

l) Nghiệm thu dự án đầu tư/kế hoạch thuê và báo cáo kết quả thực hiện việc triển khai ứng dụng CNTT, bệnh án điện tử.

8. Về kinh phí triển khai bệnh án điện tử

a) Nguồn ngân sách

- Ngân sách nhà nước cấp;

- Nguồn Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của bệnh viện;

- Các nguồn hợp pháp khác.

b) Cơ chế tài chính

- Lập dự án đầu tư;

- Xây dựng Kế hoạch thuê dịch vụ CNTT.

25

Page 26: ehealth.gov.vn · Web viewLần đầu tiên một số bệnh viện đã thí điểm đưa ứng dụng “điện toán biết nhận thức” hỗ trợ điều trị ung thư

Với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Bộ Y tế, sự phối hợp chỉ đạo của các Bộ, Ngành, địa phương, sự vào cuộc quyết liệt của các giám đốc Sở Y tế, giám đốc bệnh viện, với việc triển khai đồng bộ các giải pháp nêu trên, chúng ta tin tưởng và kỳ vọng rằng việc triển khai bệnh án điện tử ở nước ta sẽ đạt mục tiêu, theo đúng lộ trình, kế hoạch đề ra.

Việc triển khai bệnh án điện tử là bước đột phá quan trọng để chuyển đổi số của ngành Y tế, từng bước ứng dụng và phát triển y tế thông minh, chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, góp phần hiện đại hóa ngành y tế thực hiện thắng lợi Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới./.

26