buivanluongueh.files.wordpress.com · web viewlỜi mỞ ĐẦu với ưu thế về điều kiện...

102
LỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất các loại rau quả mà thị trường thế giới có nhu cầu như chuối, vải, dứa, xoài nhãn, chôm chôm… và một số loại rau có giá trị kinh tế cao như dưa chuột, khoai tây, cà chua, ngô rau… Những năm trước đây, khi còn thị trường Liên Xô và các nước trong Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV), năm cao nhất Việt Nam đã xuất khẩu được khối lượng rau quả tươi và rau quả chế biến trị giá 30 triệu Rúp chuyển nhượng. Từ khi đất nước chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, do thị trường truyền thống bị thu hẹp, thị trường mới còn đang trong giai đoạn thử nghiệm, chưa ổn định, hơn nữa chất lượng, số lượng, mẫu mã, giá cả mặt hàng rau quả đạt được còn rất thấp. Nếu so sánh kim ngạch xuất khẩu các loại rau quả của Việt Nam với mốt số nước Châu Á có tiềm năng vế sản xuất các loại rau quả như nước ta thì kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam còn rất thấp. Điều đó chứng tỏ tiềm năng lớn về xuất khẩu rau quả chưa được khai thác. Bước đầu tìm hiểu nguyên nhân hạn chế khả năng xuất khẩu rau quả cho thấy ngoài lý do biến động thị trường xuất khẩu truyền thống thì một nguyên nhân quan trọng khác là chưa có những giải pháp hữu hiệu thúc đẩy xuất khẩu rau quả. Một thời gian dài, ở tầm vĩ mô, chúng ta

Upload: others

Post on 08-Jan-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

LỜI MỞ ĐẦU

Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về

sản xuất các loại rau quả mà thị trường thế giới có nhu cầu như chuối, vải, dứa, xoài

nhãn, chôm chôm… và một số loại rau có giá trị kinh tế cao như dưa chuột, khoai tây,

cà chua, ngô rau… Những năm trước đây, khi còn thị trường Liên Xô và các nước

trong Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV), năm cao nhất Việt Nam đã xuất khẩu được

khối lượng rau quả tươi và rau quả chế biến trị giá 30 triệu Rúp chuyển nhượng. Từ

khi đất nước chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, do thị trường truyền thống bị thu hẹp,

thị trường mới còn đang trong giai đoạn thử nghiệm, chưa ổn định, hơn nữa chất

lượng, số lượng, mẫu mã, giá cả mặt hàng rau quả đạt được còn rất thấp. Nếu so sánh

kim ngạch xuất khẩu các loại rau quả của Việt Nam với mốt số nước Châu Á có tiềm

năng vế sản xuất các loại rau quả như nước ta thì kim ngạch xuất khẩu rau quả của

Việt Nam còn rất thấp. Điều đó chứng tỏ tiềm năng lớn về xuất khẩu rau quả chưa

được khai thác.

Bước đầu tìm hiểu nguyên nhân hạn chế khả năng xuất khẩu rau quả cho thấy

ngoài lý do biến động thị trường xuất khẩu truyền thống thì một nguyên nhân quan

trọng khác là chưa có những giải pháp hữu hiệu thúc đẩy xuất khẩu rau quả. Một thời

gian dài, ở tầm vĩ mô, chúng ta còn coi nhẹ sản phẩm rau quả, chưa đánh giá đúng

mức lợi thế so sánh của nó trong lĩnh vực xuất khẩu.

Hiện nay, cùng với xu hướng tăng xuất khẩu rau quả Việt Nam nói chung vào tất cả

các thị trường, kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ cũng tăng trong những năm qua, đưa thị

trường Mỹ trở thành thị trường rau quả lớn thứ 5 của Việt Nam sau các thị trường

như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan và Nga. 

Việc nghiên cứu những giải pháp và đề xuất các chính sách tác động thúc đẩy hoạt

động xuất khẩu rau quả Việt Nam sang Mỹ thời gian tới là rất cần thiết góp phần tăng

nhanh kim ngạch xuất khẩu rau quả. Do đó, nhóm đã quyết định chọn đề tài: Giải

pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Mỹ

Đề tài gồm 3 chương, được trình bày như sau:

Page 2: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

Chương I. Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu rau quả ở Việt Nam và tầm quan

trọng của xuất khẩu rau quả sang thị trường Mỹ.

Chương II. Thực trạng xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Mỹ

Chương III. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường

Mỹ

Do thời gian có hạn cùng với kiến thức và sự hiểu biết của nhóm về lĩnh vực xuất

nhập khẩu rộng lớn và phức tạp còn hạn chế, do vậy đề tài này không thể tránh khỏi

những khiếm khuyết. Nhóm rất mong nhận được sự đóng góp của cô để đề tài được

hoàn thiện hơn.

Nhóm xin chân thành cảm ơn cô!

Page 3: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

Chương I. Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu rau quả ở Việt Nam và tầm quan

trọng của xuất khẩu sang thị trường Hoa kỳ.

I. Mối quan hệ thương mại Việt – Mỹ trong thời gian qua.

1. Những điều cơ bản về hiệp định thương mại Việt Mỹ

Hiệp Định thương mại Việt Mỹ được ký kết ngày 13/7/2000 là một sự kiện đánh dấu

bước phát triển tích cực của mối quan hệ song phương kể từ ngày hai quốc gia lập

quan hệ ngoại giao. Hiệp định dài gần 120 trang, gồm 7 chương với 72 điều và 9 phụ

lục, đề cập đến 4 nội dung chủ yếu:Thương mại hàng hoá, Thương mại dịch vụ, Sở

hữu trí tuệ và Quan hệ đầu tư.

Hiệp định được xây dựng trên hai khái niệm quan trọng. Khái niệm “Tối huệ quốc”

(đồng nghĩa với Quan hệ Thương mại bình thường) mang ý nghĩa hai bên cam kết đối

xử với hàng hoá, dịch vụ, đầu tư của nước kia không kém phần thuận lợi so với cách

đối xử với hàng hoá, dịch vụ, đầu tư của nước thứ ba (đương nhiên không kể đến các

nước nằm trong Liên minh thuế quan hoặc Khu vực mậu dịch tự do mà hai bên tham

gia. Còn khái niệm “Đối xử quốc gia” thì nâng mức này lên như đối xử với các công

ty trong nước. Hai khái niệm này quan trọng vì chúng được đề cập đến ở hầu hết các

chương của bản Hiệp định. Ngoài ra, các phụ lục được dùng để liệt kê các trường hợp

loại trừ, chưa hoặc vĩnh viễn không áp dụng hai khái niệm trên.

Chương 1: Thương mại hàng hoá gồm 9 điều.

Chương 2: Quyền Sở hữu trí tuệ gồm 18 điều.

Chương 3: Thương mại dịch vụ gồm 11 điều.

Chương 4: Phát triển Quan hệ đầu tư gồm 15 điều.

Chương 5: Những điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động bình thường.

Chương 6: Những điều khoản minh bạch và quyền được kháng cáo.

Chương 7: Những điều khoản chung.

Page 4: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

Sau đây chúng ta sẽ xem xét những nội dung chủ yếu của Hiệp định.

Thương mại hàng hóa

Những quyền về thương mại: Cả hai bên cam kết thực hiện những quyền thương mại

theo chuẩn mực quốc tế và WTO. Tuy nhiên, đây là lần đầu Việt Nam đồng ý thực

hiện quyền về xuất nhập khẩu một cách cởi mở, tuân theo những quy định chặt chẽ

của WTO. Do vậy, những quyền đối với các doanh nghiệp Việt Nam, các công ty do

Mỹ đầu tư, và tất cả các cá nhân và công ty Mỹ hoạt động tại Việt Nam theo Hiệp

định này sẽ được tiến hành trong từng giai đoạn từ 3- 6 năm (được áp dụng dài hơn

đối với một số mặt hàng nhạy cảm).

Quy chế tối huệ quốc: Việt Nam và Mỹ cam kết thực hiện đối xử thuế quan tối huệ

quốc đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu vào mỗi nước (mức thuế quan này là 50%

đối với các quốc gia không nhận được MFN).

Cắt giảm thuế quan: Việt Nam đồng ý cắt giảm thuế quan (mức cắt giảm điển hình là

từ 1/3 đến 1/2 ) đối với một loạt các sản phẩm được các nhà xuất khẩu Mỹ quan tâm

như các sản phẩm vệ sinh, phim, máy điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh, xe gắn máy, điện

thoại di động, video games, thịt cừu, bơ, khoai tây, cà chua, hành, tỏi, các loại rau

xanh khác, nho, táo và các loại hoa quả tươi khác, bột mỳ, đậu tương, dầu thực vật,

thịt và cá đã được chế biến, các loại nước hoa quả...Việc cắt giảm thuế quan các mặt

hàng này được áp dụng dần dần trong giai đoạn 3 năm. Phía Mỹ thực hiện cắt giảm

ngay theo quy định của Hiệp định song phương.

Những biện pháp phi quan thuế: Phía Mỹ, theo quy định của WTO sẽ không có những

rào cản phi quan thuế (trừ hạn ngạch đối với hàng dệt may); trong khi đó, Việt Nam

đồng ý loại bỏ tất cả các hạn chế về số lượng đối với một loạt các sản phẩm nông

nghiệp và công nghiệp (các linh kiện lắp ráp, thịt bò, các sản phẩm cam quýt...) trong

giai đoạn từ 3 -7 năm, phụ thuộc vào từng mặt hàng.

Cấp giấy phép nhập khẩu: Việt Nam sẽ loại bỏ tất cả các thủ tục cấp giấy phép một

cách tuỳ ý, và sẽ tuân thủ theo các quy định của Hiệp định WTO. Về việc định giá trị

đánh thuế hải quan và các khoản phí hải quan, Việt Nam cần tuân thủ các luật lệ của

Page 5: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

WTO đối với việc định giá các giao dịch và định giá thuế hải quan, cũng như hạn chế

các khoản phí hải quan đánh vào các dịch vụ được thanh toán trong vòng 2 năm.Về

phía Mỹ, theo Luật Thương mại Mỹ, các công ty của Việt Nam và các nước khác đều

sẽ được cấp giấy phép hoạt động khi có yêu cầu.

Những thước đo về tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm: Hai bên cam kết

tuân thủ theo các tiêu chuẩn của WTO; các quy định về kỹ thuật, và những thước đo

về vệ sinh an toàn thực phẩm phải được áp dụng trên cơ sở đối xử quốc gia, và chỉ

được áp dụng trong chừng mực cần thiết để giải quyết những mục đích chính đáng

(bảo vệ con người, bảo vệ cuộc sống của động vật, sinh vật).

Mậu dịch quốc doanh: Cần phải được thực thi theo các quy định của WTO (ví dụ, các

doanh nghiệp quốc doanh Việt Nam trước kia chỉ tiến hành các cuộc giao dịch theo

những mối quan tâm về thương mại và còn ít quan tâm tới các quy định của WTO).

Thương mại dịch vụ

Thương mại dịch vụ được đề cập trong chương 3 của Hiệp định. Chương này áp dụng

cho các biện pháp của các bên có ảnh hưởng tới dịch vụ thương mại.

Các cam kết chung bao gồm: Các quy định của khuôn khổ Hiệp định chung về

Thương mại và Dịch vụ (GATS) bao gồm Tối huệ quốc, Đãi ngộ quốc gia và Pháp

luật quốc gia.

Về các lĩnh vực và ngành cụ thể:

Các dịch vụ pháp lý: Các nhà dịch vụ Mỹ có thể cung cấp dịch vụ dưới hình thức chi

nhánh, công ty 100% vốn Mỹ; các chi nhánh này nhận được giấy phép hoạt động là 5

năm và có thể được gia hạn mỗi lần không quá 5 năm.

Các dịch vụ kế toán, kiểm toán: Cho phép công ty 100% vốn Mỹ được hoạt động

trong lĩnh vực này. Giấy phép được cấp trên cơ sở từng trường hợp, có hiệu lực trong

3 năm, không có giới hạn sau đó. Có thể cung cấp các dịch vụ cho các công ty có vốn

đầu tư nước ngoài trong 2 năm đầu, không giới hạn sau đó.

Page 6: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

Các dịch vụ kiến trúc: Cho phép công ty 100% vốn Mỹ được phép kinh doanh. Có thể

cung cấp các dịch vụ cho các công ty nước ngoài trong 2 năm đầu, sau đó không hạn

chế.

Các dịch vụ kỹ thuật: Cho phép công ty 100% vốn Mỹ. Có thể cung cấp các dịch vụ

cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong 2 năm đầu, sau đó không giới hạn.

Các dịch vụ về vi tính và các dịch vụ liên quan: Cho phép công ty 100% vốn Mỹ. Có

thể cung cấp dịch vụ cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong 2 năm đầu, sau

đó không hạn chế.

Các dịch vụ quảng cáo: Chỉ các liên doanh với các đối tác Việt Nam mới được phép

kinh doanh một cách hợp pháp các dịch vụ quảng cáo. Phần góp vốn của phía Mỹ

không vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh. 5 năm sau khi Hiệp định có hiệu

lực hạn chế này là 51% và 7 năm sau sẽ không hạn chế về tỷ lệ góp vốn từ phía Mỹ

trong các liên doanh.

Các dịch vụ tư vấn quản lý: Chỉ thông qua các công ty liên doanh. 5 năm sau khi Hiệp

định có hiệu lực được phép lập các công ty 100% vốn Mỹ.

Các dịch vụ viễn thông: 1) Các dịch vụ viễn thông có giá trị gia tăng: liên doanh với

đối tác Việt Nam được phép kinh doanh dịch vụ viễn thông sau 2 năm (3 năm đối với

dịch vụ Internet), vốn của Mỹ không quá 50% vốn pháp định của liên doanh. 2) Các

dịch vụ viễn thông cơ bản (bao gồm mobile,cellular và vệ tinh): liên doanh với đối tác

Việt Nam được phép kinh doanh dịch vụ viễn thông sau 4 năm, vốn đóng góp phía

Mỹ không quá 49% vốn pháp định của liên doanh. 3) Dịch vụ điện thoại cố định: liên

doanh với đối tác Việt Nam được phép kinh doanh dịch vụ viễn thông sau 6 năm, vốn

đóng góp của phía Mỹ không quá 49% vốn pháp định của liên doanh. Phía Việt Nam

có thể xem xét những yêu cầu tăng vốn đóng góp từ phía Mỹ khi Hiệp định này được

xem xét lại sau 3 năm.

Các dịch vụ nghe nhìn: Bao gồm các dịch vụ sản xuất và phân phối phim, các dịch vụ

chiếu phim. Liên doanh với đối tác Việt Nam được phép kinh doanh dịch vụ nghe

Page 7: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

nhìn, vốn đóng góp phía Mỹ không quá 49% và sau 5 năm hạn chế về vốn này sẽ là

51%.

Các dịch vụ xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật đồng bộ có liên quan: Cho phép công ty

100% vốn Mỹ. Có thể cung cấp các dịch vụ cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài

trong 3 năm đầu tiên, sau đó không hạn chế.

Các dịch vụ phân phối ( bán buôn và bán lẻ): Được phép lập liên doanh sau 3 năm

Hiệp định có hiệu lực, vốn đóng góp phía Mỹ không quá 49%. Sau 6 năm Hiệp định

có hiệu lực hạn chế về vốn này sẽ được bãi bỏ.

Các dịch vụ giáo dục: Chỉ dưới các hình thức liên doanh, 7 năm sau khi Hiệp định có

hiệu lực sẽ được phép lập trường học với 100% vốn Mỹ.

Các dịch vụ tài chính: 1) Các dịch vụ bảo hiểm nhân thọ và các bảo hiểm không bắt

buộc: được phép lập liên doanh sau 3 năm Hiệp định có hiệu lực, vốn đóng góp phía

Mỹ không quá 50%. Sau 5 năm được phép 100% vốn Mỹ. 2) Các dịch vụ bảo hiểm

bắt buộc (bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trong xây

dựng...): được phép lập liên doanh sau 3 năm Hiệp định có hiệu lực, không giới hạn

vốn đóng góp của phía Mỹ, sau 6 năm được phép 100% vốn Mỹ.

Các dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính liên quan khác: 1) Các nhà cung cấp,

công ty thuê mua tài chính và ngoài ngân hàng: được phép thành lập công ty liên

doanh trong vòng 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, cho phép 100% vốn Mỹ. 2)

Ngân hàng: sau 9 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, các ngân hàng Mỹ được phép

thành lập ngân hàng chi nhánh 100% vốn Mỹ tại Việt Nam .Trong thời gian 9 năm đó

các ngân hàng Mỹ có thể thành lập ngân hàng liên doanh với đối tác Việt Nam, trong

đó phần góp vốn của đối tác Mỹ không dưới 30% và không quá 49%. 3) Các dịch vụ

chứng khoán: các nhà kinh doanh chứng khoán Mỹ chỉ được lập văn phòng đại diện

tại Việt Nam .

Các dịch vụ y tế: Được phép thành lập các cơ sở chữa bệnh 100% vốn Mỹ. Vốn đầu tư

tối thiểu cho bệnh viện là 20 triệu USD, phòng khám đa khoa là 2 triệu và phòng

khám chuyên khoa là 1 triệu USD.

Page 8: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

Các dịch vụ du lịch và dịch vụ lữ hành liên quan: 1) Các dịch vụ khách sạn và nhà

hàng : các công ty cung cấp dịch vụ Mỹ cùng với việc đầu tư xây dựng khách sạn nhà

hàng được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn Mỹ. 2) Các dịch vụ đại lý và điều

phối du lịch lữ hành: được phép lập liên doanh, phần góp vốn phía Mỹ không quá

49% và 3 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực hạn chế này là 51% và 5 năm sau hạn chế

này sẽ được bãi bỏ.

Quan hệ đầu tư

Các cam kết chung bao gồm: Các hoạt động đầu tư của mỗi nước đều được nước đối

tác cam kết bảo hộ, Việt Nam đảm bảo việc bảo hộ các công ty Mỹ không bị sung

công các khoản đầu tư của họ tại Việt Nam.

Các chuyển khoản tài chính: Cho phép đối tác Mỹ được đem về nước các khoản lợi

nhuận và các chuyển khoản tài chính khác trên cơ sở đãi ngộ quốc gia.

Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs): Phía Mỹ cam kết thực hiện

ngay từ đầu, Việt Nam sẽ huỷ bỏ dần các TRIMs không phù hợp với các biện pháp

đầu tư liên quan đến thương mại của WTO trong 5 năm như những quy định về tỷ lệ

số lượng hoặc giá trị sản xuất trong nước.

Đối xử quốc gia: Việt Nam cam kết thực hiện chế độ Đối xử quốc gia với một số

ngoại lệ. Việc thẩm tra giám sát đầu tư sẽ được dần huỷ bỏ hoàn toàn đối với hầu hết

các khu vực trong giai đoạn 2, 6 hoặc 9 năm (tuỳ thuộc vào loại khu vực đầu tư, ví dụ,

đầu tư trong các Khu Công nghiệp hay trong khu vực sản xuất), tuy nhiên Việt Nam

duy trì quyền áp dụng thẩm tra giám sát trong những khu vực ngoại lệ nhất định.

Loại bỏ việc giới hạn đóng góp vốn trong các liên doanh: Quy định hiện nay đối với

phần góp vốn phía Mỹ trong các công ty liên doanh ít nhất phải 30% vốn pháp định;

loại bỏ những quy định bán cổ phần phía Mỹ trong liên doanh cho đối tác Việt Nam.

Phía Mỹ chưa được thành lập công ty cổ phần và chưa được phát hành cổ phiếu ra

công chúng, chưa được mua quá 30% vốn của một công ty cổ phần. Những ràng buộc

này sẽ duy trì trong vòng 3 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực.

Page 9: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

Bộ máy nhân sự của liên doanh: Trong vòng 3 năm huỷ bỏ quy định về số thành viên

nhất định người Việt Nam trong Ban giám đốc; giới hạn mạnh mẽ các vấn đề trong đó

“sự nhất trí” của ban giám đốc phải đạt được (ví dụ, trong vấn đề đó các thành viên

Việt Nam có quyền phủ quyết); cho phép các nhà đầu tư Mỹ được phép tuyển chọn

nhân sự quản lý không phụ thuộc vào quốc tịch.

Phía Việt Nam cũng cam kết ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực sẽ loại bỏ dần tất cả

các đối xử không công bằng về giá đối với các công ty và các cá nhân Mỹ như phí lắp

đặt điện thoại và các dịch vụ viễn thông khác, các phí vận tải, thuê mướn nhà xưởng,

trang thiết bị, giá nước và dịch vụ du lịch. Trong vòng 2 năm sẽ bỏ chế độ hai giá đối

với đăng ký ô tô, giá dịch vụ cảng và giá đăng ký điện thoại. Trong vòng 4 năm sẽ bỏ

hẳn chế độ hai giá đối với mọi hàng hoá và dịch vụ kể cả giá điện hay vé máy bay.

Quyền sở hữu trí tuệ

Hiệp định Quyền tác giả được ký giữa Việt Nam và Mỹ ngày 27/6/1997 giúp Việt

Nam tăng cường thêm một bước công tác quản lý các hoạt động văn hoá thông tin

nhằm ngăn chặn việc phổ biến các tác phẩm có nội dung không lành mạnh tại Việt

Nam, hạn chế tệ sử dụng tác phẩm của Mỹ mà không chịu trả tiền để kinh doanh kiếm

lời của một số tổ chức và cá nhân trong nước. Ngoài ra, thông qua việc thực hiện Hiệp

định, các tác phẩm của Mỹ sẽ được lựa chọn kỹ hơn và phổ biến ở Việt Nam với nội

dung và hình thức tốt hơn.

Quyền Sở hữu trí tuệ được đề cập trong chương 2 của Hiệp định. Việt Nam nhất trí

tuân thủ hoàn toàn các quyền Sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPs) trong

tất cả các lĩnh vực trong một khuôn khổ thời gian ngắn bao gồm: Việc bảo hộ bản

quyền và nhãn hiệu hàng hoá trên cơ sở TRIPs được thực thi trong 12 tháng; bảo hộ

các bí mật thương mại và bản quyền trên cơ sở TRIPs được thực thi trong 18 tháng.

Theo Hiệp định thương mại song phương, phía Mỹ cam kết thực thi quyền Sở hữu trí

tuệ được ký kết kể từ ngày Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực trừ các nghĩa vụ tại Điều

8 và Điều 3.1 liên quan đến việc bảo hộ thiết kế bố trí (topography) mạch tích hợp

được thi hành sau 24 tháng kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực.

Page 10: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

Hiệp định cũng quy định trường hợp có xung đột giữa các quy định của Hiệp định này

và Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ

Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về thiết lập quan hệ về quyền tác giả, ký tại Hà Nội ngày

27/6/1997 thì các quy định của Hiệp định này được ưu tiên áp dụng trong phạm vi

xung đột.

2. Tiến trình phát triển quan hệ thương mại Việt Mỹ

Giai đoạn chưa dở bỏ lệnh cấm vận:

Trước năm 1975.

Thời kỳ trước năm 1975 Mỹ có quan hệ kinh tế với chính quyền Sài Gòn cũ. Kim

ngạch buôn bán không lớn, chủ yếu là hàng nhập khẩu của Mỹ để phục vụ cuộc chiến

tranh xâm lược. Về xuất khẩu sang Mỹ có một số mặt hàng như cao su, gỗ, hải sản, đồ

gốm v.v…với số lượng ít ỏi.

Từ tháng 5 năm 1964. Mỹ thực thi cấm vận miền Bắc nước ta và khi Việt Nam thống

nhất, Mỹ đã mở rộng cấm vận tới toàn bộ lãnh thổ Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực

thương mại, tài chính, tín dụng ngân hàng… đồng thời Mỹ khống chế các nước đồng

minh và ngăn cản tổ chức tiền tệ và tài chính quốc tế cho Việt Nam vay tiền.

Những năm đầu thập kỷ 90.

Bước sang thập kỷ 90 quan hệ ngoại giao cũng như quan hệ kinh tế thương mại giữa

hai nước Việt Nam và Mỹ đã có những bước tiến đáng kể, lỗ lực hướng tới các mối

quan hệ hữu nghị, hợp tác, bình đẳng cùng có lợi, vì lợi ích của mỗi nước cũng như

hoà bình và thịnh vượng chung trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương và trên thế

giới.

Để đến được với lộ trình này, cả hai phía đã có những lỗ lực vượt bậc theo hướng cuả

"bản lộ trình" được đưa ra dưới thời cực tổng thống G.Bush, trong đó đưa ra các bước

tiến tới bình thường hoá quan hệ với Việt Nam

Page 11: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

Năm 1993, ông B. Clinton lên nắm quyền, đã tán thành và cam kết tiếp tục "bản lộ

trình" của chính quyền ông G.Bush: ngày 2/7 tổng thống Clinton quyết định không

ngăn cản các tổ chức tài chính quốc tế nối lại viên trợ cho Việt Nam. Quyết định có ý

nghĩa hơn nhiều đối với doanh nghiệp Mỹ là ngày 14/9/1993 tổng thống Clinton cho

phép các công ty Mỹ tham gia đấu thầu các dự án phát triển ở Việt Nam do các tổ

chức tài chính quốc tế tài trợ.

Song song với những nỗ lực cải thiện quan hệ của hai chính phủ, của các tổ chức hoạt

động ngoại thương giữa 2 nước trong những năm đầu thập kỷ 90 này đã có được

những bước đột phá ban đầu. Theo số liệu thống kê, nếu xuất khẩu của Việt Nam sang

Mỹ thời kỳ 1986 - 1989 hầu như không có gì, thì năm 1990 đã xuất khẩu được lượng

hàng trị giá khoảng 5.000 USD tăng lên 9.000USD năm 1991,11.000USD năm 1992

và lên tới 58.000USD năm 1993.

Giai đoạn sau khi Mỹ hủy bỏ lệnh cấm vận:

Ngày 3/2/1994, Tổng thống Mỹ Bill Clinton chính thức tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận

chống Việt Nam. Tiếp đó, Bộ Thương mại Mỹ chuyển Việt Nam từ nhóm Z (gồm Bắc

Triều Tiên, CuBa và Việt Nam) lên nhóm Y ít hạn chế thương mại hơn (gồm Liên Xô

cũ, các nước thuộc khối Vacsava cũ, Anbani, Mông Cổ, Lào, Campuchia và Việt

Nam). Bộ Vận tải và Bộ Thương mại Mỹ bãi bỏ lệnh cấm tàu biển và máy bay Mỹ

vận chuyển hàng hoá sang Việt Nam, cho phép tàu mang cờ Việt Nam vào cảng Mỹ.

Chính phủ Mỹ cũng đồng thời tiến hành các công việc chuẩn bị về chính sách và luật

pháp nhằm mục đích phát triển hợp tác kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế đối

ngoại với Việt Nam. Đây chính là những sự kiện quan trọng đầu tiên, đánh dấu bước

tiến vượt bậc trong củng cố và phát triển quan hệ kinh tế- thương mại giữa hai nước.

Trước năm 1990, quan hệ thương mại mang tính một chiều, chỉ có Mỹ xuất khẩu hàng

hoá sang Việt Nam, còn về phía Việt Nam thì hầu như chưa có hàng hoá xuất khẩu

sang Mỹ.

Quan hệ thương mại hàng hóa song phương Việt Nam-Hoa Kỳ ngày càng phát triển,

đặc biệt là từ năm 2007, sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ

Page 12: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

chức Thương mại thế giới (WTO). Năm 2007 là năm đánh dấu mức tăng trưởng nhảy

vọt trong thương mại hàng hóa Việt Nam - Hoa Kỳ, đặc biệt là xuất khẩu hàng hóa

của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.

Số liệu Thống kê Hải quan cho thấy, nếu như trong năm 2005 và 2006, tổng kim

ngạch hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ chỉ đạt tương ứng

5,91 tỷ USD và 7,83 tỷ USD thì đến năm 2007, tổng trị giá hàng hóa Việt Nam xuất

khẩu sang Hoa Kỳ đã vượt con số 10 tỷ USD. Năm 2008, tuy chịu ảnh hưởng nặng nề

của cuộc suy thoái kinh tế bắt đầu tại Hoa Kỳ vào tháng 12/2007 và tiếp đến là cuộc

khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ giữa năm 2008, nhưng quan hệ thương mại giữa hai

nước vẫn có những dấu hiệu khả quan. Tổng kim ngạch buôn bán hàng hóa hai chiều

trong năm 2008 đạt 14,5 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2007. Sang đến năm 2009,

mặc dù tiếp tục gặp nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế nhưng tổng kim ngạch xuất

khẩu của Việt Nam sang thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất thế giới này vẫn đạt

được 11,36 tỷ USD, giảm nhẹ 4,3% so với kết quả thực hiện của một năm trước đó.

Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường nhập khẩu hàng hoá lớn nhất của các nhà xuất khẩu Việt

Nam.

 

Biểu đồ: Quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn năm 2005-

2009 và quý I/2010

Page 13: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

 

Nếu duy trì đà tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân quý I/2010 thì tổng

kim ngạch trao đổi hàng hoá giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong năm 2010 ước có thể đạt

lên đến con số 19 tỷ USD, thậm chí con số này có thể lên đến 20 tỷ USD; trong đó

kim ngạch xuất khẩu hàng hóa có thể đạt hơn 14 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu

hàng hóa ước đạt hơn 5 tỷ USD.

Số liệu Thống kê Hải quan ghi nhận từ năm 2003 đến nay, Hoa Kỳ luôn luôn là thị

trường giành vị trí quán quân về tiêu thụ hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam với tỷ trọng

trung bình giai đoạn 2005 - 2009 chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả

nước. Đồng thời, Hoa Kỳ cũng là một trong những thị trường chính (đứng ở vị trí thứ

7) cung cấp hàng hóa cho các nhà nhập khẩu Việt Nam. Tỷ trọng bình quân nhập khẩu

từ Hoa Kỳ cả giai đoạn 2005- 2009 chiếm khoảng 3% tổng kim ngạch nhập khẩu của

cả nước từ tất cả các thị trường. Như vậy, tính chung cho cả xuất nhập khẩu thì từ năm

2005-2008 Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ ba của các công ty Việt Nam. Nhưng

sang năm 2009, Hoa Kỳ đã vượt qua Nhật Bản vươn lên vị trí thứ hai, chỉ sau Trung

Quốc.

Bảng 1: kim ngạch, tỷ trọng và thứ hạng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập

khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong năm 2009

Page 14: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

Chỉ tiêu

Xuất

nhập

khẩu

Xuất

khẩu

Nhập

khẩu

Tính toán trên nguồn số liệu của Tông cuc Hải quan Việt Nam

Tổng kim ngạch (tỷ USD) 14,36 11,36 3,00

Thứ hạng của Hoa Kỳ trong tổng số tất cả các khu

vực thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam2 1 7

Tỷ trọng so với tổng kim ngạch xuất khẩu của

Việt Nam (%)11,4 20,2 4,3

Tính toán trên nguồn số liệu của Cơ quan Thống kê Hoa Ky

Thứ hạng của Việt Nam trong tổng số tất cả các

khu vực thị trường xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ30 45 26

Tỷ trọng so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu

của Hoa Kỳ (%)0,6 0,3 0,8

       

Nguôn: Tông cục Hải quan Việt Nam và Cơ quan Thống kê Hoa Ky.

Bảng số liệu trên cho thấy Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ hàng hoá lớn nhất của

Việt Nam và là thị trường cung cấp hàng hóa lớn thứ 7 sang thị trường Việt Nam.

Nhưng ở chiều ngược lại, trị giá buôn bán hai chiều giữa Việt Nam với thị trường này

chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ. Cụ thể, về

thứ hạng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam so với các khu vực thị trường xuất

nhập khẩu khác của Hoa Kỳ thì Việt Nam chỉ đứng ở vị trí thứ 30 với thị phần 0,6%.

Trong đó, Việt Nam là nhà xuất khẩu đứng thứ 45 sang Hoa Kỳ với tỷ trọng 0,3% và

là thị trường đứng thứ 26 nhập khẩu hàng hóa từ Hoa Kỳ với tỷ trọng là 0,8%.

Page 15: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

Trong nhiều năm qua, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam luôn ở trạng thái

nhập siêu và mức nhập siêu ngày càng tăng nhưng ngược lại trong quan hệ thương

mại với Hoa Kỳ - cán cân thương mại hang hoa của Việt Nam luôn duy tri

mưc thăng dư. Cụ thể trong năm 2005, Việt Nam xuất siêu sang Hoa Kỳ 5,04 tỷ

USD; sang năm 2008 con số này là 9,23 tỷ USD; trong năm 2009, do chịu ảnh hưởng

của cuộc khủng hoảng kinh tế tại Hoa Kỳ và trên phạm vi toàn cầu, xuất khẩu của

Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ giảm so với một năm trước đó trong khi nhập khẩu

từ thị trường này lại tăng nên xuất siêu của Việt Nam đạt 8,35 tỷ USD, tương đương

mức nhập siêu của năm 2007.

Bảng 2: Thống kê kim ngạch, tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu

và cán cân thương mại hàng hóa giữa Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 2005- 2009

 

Chỉ tiêuNăm

2005

Năm

2006

Năm

2007

Năm

2008

Năm

2009

Xuất khẩu

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa

của ViệtNam sang Hoa Kỳ (triệu

USD)

5.905 7.829 10.089 11.869 11.356

Tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu

của Việt Nam sang Hoa Kỳ (%)- 32,6 28,9 17,6 - 4,3

Tốc độ tăng/giảm xuất khẩu của cả

nước (%)- 22,8 21,9 29,1 -8,9

Nhập khẩu

Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa

của ViệtNam từ Hoa Kỳ (triệu USD)863 982 1.700 2.635 3.006

Page 16: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

Tốc độ tăng/giảm nhập khẩu của

Việt Nam từ Hoa Kỳ (%)- 13,8 73,1 55,0 14,1

Tốc độ tăng/giảm nhập khẩu của cả

nước (%)- 21,4 39,6 28,8 -13,3

Cán cân thương mại hàng hóa của

ViệtNam vơi Hoa Kỳ (XK-NK)

(triệu USD)

5.042 6.847 8.389 9.233 8.350

Cán cân thương mại hàng hóa vơi

tất cả các nươc trên thế giơi (XK-

NK) (triệu USD)

-

4.540-5.065

-

14.121

-

18.029

-

12.853

Nguôn: Tông cục Hải quan.

 

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong những năm qua

bao gồm hàng dệt may, gỗ & sản phẩm gỗ, giày dép các loại, dầu thô, hàng hải sản,

máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện, ...

Hoa Kỳ cũng là một trong những thị trường lớn nhất về nhập khẩu một số mặt hàng

chính của nước ta giai đoạn 2005-2009 như sau: dệt may (chiếm 55% tổng kim ngạch

xuất khẩu mặt hàng này của cả nước); giày dép (chiếm 23%), gỗ và sản phẩm gỗ

(chiếm 33%), ... 

Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Hoa Kỳ trong những năm qua bao

gồm máy móc thiết bị & dụng cụ phụ tùng, bông các loại, chất dẻo nguyên liệu, thức

ăn gia súc & nguyên liệu, nguyên phụ liệu dệt may da giày, ...

Trong giai đoạn 2005 - 2009, cơ cấu mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Hoa Kỳ luôn

đứng đầu là nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng và chiếm tỷ trọng

khoảng 1/5 tổng trị giá hàng hoá Việt Nam nhập khẩu từ Hoa Kỳ.

Page 17: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

Bảng 4: Thống kê kim ngạch, tỷ trọng kim ngạch một số nhóm hàng chính Việt

Nam nhập khẩu từ Hoa Kỳ năm 2009 và quý I/2010

Chỉ tiêuKim ngạch

(triệu USD)

Tỷ trọng 1

(%)

Tỷ trọng 2

(%)

Tăng/giảm so

vơi năm trươc

(%)

  Năm/

Mặt hàng

 

2009Quý

I/20102009

Quý

I/20102009

Quý

I/201

0

2009

QuýI/

2010/

quý

I/2009

Máy móc, thiết

bị, dụng cụ,

phụ tùng khác

     716

 

154 23,8 19,0 5,7 5,3 68,9 15,8

Ô tô các loại      268 22 8,9 2,7 21,3 13,9 4,9 14,6

Bông các loại      192 46 6,4 5,7 48,9 30,8 -1,5 69,0

Chất dẻo

nguyên liệu     147 32 4,9 4,0 5,2 4,2 -6,4 79,3

Thức ăn gia

súc và nguyên

liệu

     176 139 5,9 17,2 10,0 22,6 25,5 631,7

Nguyên phụ

liệu dệt, may,

da, giày

       77 30 2,6 3,7 4,0 5,8 -42,1 138,4

Máy vi tính,

sản phẩm điện

tử và linh kiện

       89 27 3,0 3,3 2,3 2,7 -31,3 73,9

Page 18: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

Gỗ và sản

phẩm gỗ     104 34 3,5 4,2 11,5 15,4 -15,7 103,0

Sữa và sản

phẩm sữa      46 23 1,5 2,8 8,9 13,4 -27,6 120,5

Sản phẩm hóa

chất

         9

327 3,1 3,3 5,9 6,4 66,6 64,2

Hàng hóa khác   1.098 275 36,5 34,0 2,6 2,5 14,6 65,2

Tổng kim

ngạch3.006 809 100 100 4,3 4,5 14,1 77,8

Nguôn: Tông cục Hải quan.

Ghi chú: Tỷ trọng 1: tỷ trọng nhập khẩu nhóm hàng đó trong tông kim ngạch

nhập khẩu  của ViệtNam từ Hoa Ky.

              Tỷ trọng 2: tỷ trọng nhập khẩu từ Hoa Ky trong tông kim ngạch nhập

khẩu nhóm hàng đó của Việt Nam.

 

Bộ Thương mại Mỹ cho biết trong năm 2010, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ lượng

hàng hóa trị giá 14,784 tỷ USD, tăng 20% so với năm trước đó, trong khi kim ngạch

nhập khẩu đạt 3,539 tỷ USD, tăng 7%. Theo Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ, năm

ngoái, Việt Nam giữ vị trí thứ 27/221 nước và vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa sang

Mỹ. Dệt may là mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch cao nhất (đạt 5,76 tỷ USD và tăng

15,2% so với năm 2009), tiếp đến là đồ gỗ (1,82 tỷ USD) và giày dép (1,62 tỷ USD).

Thiết bị điện, sản phẩm âm thanh vượt lên chiếm vị trí thứ tư trong các mặt hàng xuất

khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Mỹ với giá trị xuất khẩu đạt 778,6 triệu USD, tăng

21,7% so với năm 2009. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủy hải sản của Việt Nam sang

Mỹ năm qua đạt 646,4 triệu USD, tăng 23,8%. Trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ

yếu của Việt Nam sang Mỹ trong năm 2010, máy móc, thiết bị cơ khí và phụ tùng đạt

tốc độ tăng trưởng cao nhất (53%, lên mức 621,2 triệu USD). Xuất khẩu của Mỹ sang

Việt Nam trong năm 2010 tăng 7% so với năm 2009 do Việt Nam tăng nhập khẩu máy

Page 19: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

móc, thiết bị cơ khí và phụ tùng (393,7 triệu USD); bông, sợi và vải dệt (254 triệu

USD).

 

3. Cơ hội và thách thức khi kí kết hợp đồng thương mại Việt Mỹ:

3.1. Cơ hội.

Mỹ là nước lớn với dân số 295.734.000 người (ước tính 2005) và là một trong những

nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất. Thế giới xem Mỹ là thị trường khổng

lồ vì có sức mua lớn khoảng 7.000 tỷ USD/năm. Trên thế giới có 100 tập đoàn kinh tế

làm ăn có hiệu quả nhất thì có 61 tập đoàn là của Mỹ.

Việc ký kết Hiệp định thương mại Việt- Mỹ tạo cơ hội cho hàng hoá Việt Nam thâm

nhập thị trường Mỹ, đặc biệt là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, từ đó

góp phần nâng kim ngạch xuất khẩu, cải thiện cán cân xuất nhập khẩu trong quan hệ

thương mại với Mỹ.

Hàng nông sản:

Khi Hiệp định thương mại Việt- Mỹ có hiệu lực, ta sẽ thuận lợi hơn trong việc mở

rộng thị trường tiêu thụ nông sản. Mặt hàng rau tươi xuất sang Mỹ chênh lệch giữa có

MFN và phi MFN là 10% và 50% nên khi có MFN, nước ta có thể xuất khẩu hàng

chục triệu USD rau quả tươi sang Mỹ, nếu đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ

sinh thực phẩm nghiêm ngặt của Mỹ (Thuế suất của rau quả giảm từ 22 cent/kg xuống

còn 1 cent/kg và quả tươi giảm từ 10 cent/kg xuống 0,4 cent/kg, chè xanh từ 20%

xuống 7%). Hiện nay mỗi năm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ 30 triệu USD hạt điều.

Các chuyên gia Bộ Thương mại dự đoán kim ngạch xuất khẩu hạt điều có thể tăng lên

gấp đôi (60 triệu USD) nếu các doanh nghiệp sản xuất và chế biến mặt hàng này đáp

ứng được đòi hỏi về chất lượng. Nước ta mỗi năm xuất sang Mỹ trên 100 triệu USD

cà phê. Các nhà xuất khẩu cà phê Việt Nam đã có kinh nghiệm trụ ở thị trường Mỹ

nên khả năng xuất khẩu mặt hàng này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Hàng dệt may:

Page 20: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

Hiệp định thương mại Việt- Mỹ vừa được ký kết đã mở ra nhiều triển vọng mới cho

ngành dệt may trong thời gian tới bởi Mỹ luôn đứng đầu các nước trên thế giới về

nhập khẩu hàng dệt may. Theo tình hình hiện nay, sau khi Việt Nam được hưởng

Quan hệ Thương mại bình thường, Việt Nam có thể xuất khẩu vào Mỹ với kim ngạch

xấp xỉ 1 tỷ USD ngay từ năm đầu tiên nếu chuẩn bị tốt các điều kiện. Khả năng gia

tăng kim ngạch xuất khẩu dệt may vào Mỹ có nhiều triển vọng do giá lao động thấp,

các công ty Mỹ sẽ tìm kiếm nguồn hàng giá thành rẻ với số lượng lớn tiêu thụ ở Mỹ.

Hiện nay, hàng dệt may Việt Nam với chất lượng cao và chủng loại phong phú đã

được các thị trường khó tính Nhật và EU chấp nhận sẽ dễ dàng chinh phục khách hàng

Mỹ nhất là khi thuế quan bị cắt giảm bởi quy chế NTR. Tuy nhiên, theo Bộ Thương

mại, hàng dệt may là mặt hàng được bảo hộ cao bằng hàng rào thuế quan và hạn

ngạch, trong quan hệ song phương sẽ là một trong những vấn đề nóng bỏng nhất. Nếu

mở được thị trường này, hàng dệt may của Việt Nam theo khả năng sản xuất có thể

thu hút được các nước khác đầu tư vào Việt Nam làm hàng xuất khẩu đi Mỹ.

Hàng giày dép:

Mức tiêu thụ giày dép của Mỹ rất lớn, chỉ cần giành được 10% thị trường này cũng có

thể đạt kim ngạch trên 1,5 tỷ USD, lớn hơn tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép mà

Việt Nam có thể đạt được trong năm nay.

Bà Châu Huệ Cẩm, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp nhận định với thị trường Mỹ, hàng da

giày của Việt Nam có thể tham gia vào thị trường “thượng lưu” nếu đi kèm với mác

của các hãng nổi tiếng như Adidas, Reebok. Còn với phân khúc thị trường “hạ lưu” thì

phải cạnh tranh với hàng của Trung Quốc. Tuy vậy, thị trường Mỹ cũng không khó

tính, nếu đã vào được thì khả năng trụ lại là không quá khó khăn.

Nhận xét về khả năng tăng tốc của ngành Da Giày Việt Nam , một chuyên gia của

Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Thương mại) khẳng định, với Hiệp định thương

mại Việt- Mỹ, thuế suất thuế nhập khẩu từ mức 35% trước đây sẽ chỉ còn 20% đối với

mặt hàng giày dép của Việt Nam sang Mỹ. Trước thời điểm Hiệp định thương mại

Việt- Mỹ có hiệu lực, sản phẩm giày dép Việt Nam xuất khẩu tới hơn 40 nước, trong

đó thị trường chủ yếu là các nuớc EU, Mỹ, Nhật. Việt Nam được đánh giá là một

Page 21: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

trong 5 nước có số lượng giày dép tiêu thụ nhiều nhất ở EU, do lợi thế giá rẻ, chất

lượng và mẫu mã chấp nhận được với loại sản phẩm chủ yếu là giày thể thao.

Hàng thuỷ - hải sản:

Thời gian qua, Mỹ luôn luôn là một trong những thị trường lớn nhất nhập khẩu các

mặt hàng thuỷ, hải sản của Việt Nam như tôm sú, điệp, nghêu, cá tra, cá đồng, cá basa

đông lạnh và chỉ đứng thứ 2 sau Nhật trong danh sách 10 thị trường có thị phần cao

nhất của hàng thuỷ, hải sản Việt Nam .

Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của nước ta sang Mỹ tăng nhanh trong những năm gần

đây: từ 39 triệu USD năm 1997 lên 80 triệu USD năm1998 và 129 triệu USD năm

1999. Trong 8 tháng đầu năm nay, lượng thuỷ sản của ta xuất khẩu sang Mỹ đạt trị giá

206,6 triệu USD. Ước tính, tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này trong

cả năm nay sẽ đạt trên 250 triệu USD.

3.2. Thách thưc

Những qui định của Mỹ về hàng nhập khẩu:

Luật pháp nước Mỹ quy định, tất cả mọi vấn đề có liên quan đến việc nhập khẩu hàng

hoá từ nước ngoài vào đều thuộc thẩm quyền của chính phủ Liên bang. Bộ Thương

mại, Văn phòng đại diện thương mại, Uỷ ban thương mại quốc tế và cụ thể nhất là Hải

quan Mỹ là những cơ quan có trách nhiệm đối với vấn đề này. Các giấy tờ cần xuất

trình trong quy trình nhập hàng vào Mỹ gồm: Giấy nhập khẩu hải quan; Hoá đơn

thương mại; Danh mục kiện hàng (nếu có); Giấy tờ khác theo yêu cầu cụ thể của

chính quyền liên bang hay địa phương. Mỹ có nhiều quy định pháp luật chặt chẽ và

chi tiết trong buôn bán, các quy định về chất lượng, kỹ thuật...Vì thế, khi các nhà xuất

khẩu chưa nắm rõ hệ thống các quy định về luật lệ của Mỹ thường cảm thấy khó làm

ăn tại thị trường này

Vấn đề gian lận thương mại:

Vấn đề gian lận thương mại giữa các nước cũng được coi như là một thách thức đối

với Việt Nam khi được hưởng NTR. Khi đó nếu được Mỹ áp dụng GSP (Hệ thống ưu

Page 22: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

đãi thuế quan phổ cập) đối với hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ thì sẽ xảy

ra tình trạng hàng hoá một số nước mạo danh là hàng của Việt Nam để được hưởng ưu

đãi. Trong khi giá thành sản xuất của các nước này thấp hơn nhiều so với hàng của

Việt Nam, thậm chí chỉ bằng một nửa giá thành của Việt Nam, lại được hưởng thuế

suất ưu đãi (thông thường dưới 5%), thì hàng của các nước này chắc chắn sẽ cạnh

tranh và đánh bật hàng của Việt Nam và chiếm được thị phần trong thị trường Mỹ.

Để chống gian lận thương mại hai bên phải tìm ra các biện pháp hữu hiệu như EU và

Việt Nam đã từng làm để hình thành cơ chế kiểm tra kép đối với mặt hàng giày dép

trên cơ sở giấy chứng nhận xuất xứ.

Công tác xúc tiến thương mại còn hạn chế

Do chưa hiểu đầy đủ, cụ thể về một ngành nào hoặc một doanh nghiệp cụ thể nào và

về nhu cầu của doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh nên thông tin từ

các tổ chức xúc tiến thương mại hỗ trợ cho doanh nghiệp còn mang tính chất chung

chung, chưa cụ thể và kịp thời. Trong khi đó các doanh nghiệp rất cần thông tin

chuyên ngành cụ thể về thị trường, mặt hàng...

Do trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên hạn chế, việc tiếp cận và xử lý thông

tin còn yếu nên nhiều khi chương trình xúc tiến không nhằm đúng đối tượng, lĩnh vực

kinh doanh làm cho hiệu quả thấp.

Do không được hỗ trợ về mặt kinh tế nên đa số các tổ chức xúc tiến thương mại hoạt

động theo nguyên tắc “ lấy thu bù chi”, do vậy họ hướng vào lợi nhuận hơn là hướng

vào lợi ích của quốc gia, lợi ích của các doanh nghiệp.

4. Thị trường tiêu thụ mỹ đối vơi mặt hàng rau quả.

1. Môi trường vĩ mô

1. Kinh tế.

1.1. GDP & Tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ

Page 23: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

Nền kinh tế Hoa Kỳ là một trong những nền kinh tế có quy mô lớn của thế giới với

nền công nghiệp hùng mạnh, nông nghiệp hiện đại và là trung tâm thương mại, tài

chính của thế giới. Nền kinh tế Hoa Kỳ là nền kinh tế hổn hợp tư bản chủ nghĩa được

kích thích bởi tài nguyên thiên nhiên phong phú, một cơ sở hạ tầng phát triển tốt, và

hiệu suất cao

Thứ bậc của kinh tế Mỹ trong vòng 6 năm qua. Số liệu: IMF

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tổng sản phẩm nội địa của Hoa Kỳ hơn 13 ngàn tỉ đô la

năm 2007 chiếm 20 phần trăm tổng sản phẩm thế giới. Đây là tổng sản phẩm nội địa

lớn nhất thế giới, lớn hơn một chút so với tổng sản phẩm nội địa kết hợp của Liên hiệp

châu Âu ở sức mua tương đương năm 2006. Hoa Kỳ đứng hạng 8 thế giới về tổng sản

lượng nội địa trên đầu người và hạng tư về tổng sản phẩm nội địa trên đầu người theo

sức mua tương đương.

 GDP năm 2010 của Mỹ là 14.700 tỷ USD, cao hơn 2 lần so với mức 5.800 tỷ USD

của Trung Quốc. Kinh tế Mỹ tăng trưởng với tốc độ 3,1% trong 3 tháng cuối năm

2010, cao hơn tốc độ tăng trong 3 tháng trước đó nhờ nhu cầu chi tiêu tiêu dùng và

Page 24: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

kim ngạch xuất khẩu tăng cao. Tăng trưởng GDP của Mỹ trong cả năm 2010 là 2,9%,

so với mức 2,6% của năm 2009.

Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế hàng đầu thế giới trong quý I/ 2011 chỉ đạt 1,8%,

giảm mạnh so với tốc độ tăng 3,1% trong quý IV/2010. Nguyên nhân của sự suy giảm

tăng trưởng GDP trong quý I/ 2011 là giá nhiên liệu và thực phẩm tăng mạnh khiến

người tiêu dùng thắt lưng buộc bụng; thời tiết xấu đã làm đình trệ các dự án xây dựng;

chính phủ Mỹ cắt giảm chi tiêu quốc phòng mạnh nhất trong vòng 6 năm qua và chính

quyền các bang thắt chặt chi tiêu. Ngoài ra, thị trường bất động sản tăng chậm cũng là

một trong những nguyên nhân khiến tốc độ tăng trưởng GDP giảm. Tuy nhiên, sự sụt

giảm trong tăng trưởng kinh tế ở quý I/ 2011 của Mỹ chỉ là một bước chững lại tạm

thời và khẳng định sẽ kết thúc. Các chuyên gia phân tích kinh tế dự đoán rằng giá

xăng dầu trên thế giới sẽ dần dần ổn định và kinh tế của Mỹ sẽ đạt mức tăng trưởng là

3% trong ba quý còn lại của năm 2011.

GDP năm 2010 của Mỹ theo cơ cấu

 

           

1.2. GNI per capita

Thu nhập bình quân đầu người tại Mỹ năm 2008 vào khoảng 50.000 USD/năm, tính

đến cuối năm 2009 là 43.563 USD. Trong khi đó, tính đến cuối năm 2009, Thu nhập

bình quân đầu người của các nước đều thấp hơn của Mỹ : Nhật Bản (36.952 USD),

Đức (39.339 USD), Anh (34.209 USD), Pháp (41.006 USD), Italy (33.821 USD),

Trung Quốc ( 3.769 USD), …

Page 25: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

Theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), thu nhập đầu người (GNI per capita) của Trung

Quốc trong năm 2010 là 4.382 USD, so với của Mỹ là 47.240 USD ( thu nhập bình

quân đầu người của Mỹ cao gấp 11 lần so với người Trung Quốc)

Thu nhập bình quân đầu người của Mỹ ở mức cao, mức sống của người dân Mỹ ngày

càng tăng dẫn đến nhu cầu tiêu dùng của người dân Mỹ cũng tăng theo.

1.3. Kim ngạch xuất nhập khẩu

Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 của Mỹ: 1270  tỷ USD

Mặt hàng xuất khẩu: sản phẩm nông nghiệp (đậu nành, hoa quả, ngô) 9,2%, nguyên

liệu công nghiệp 26,8%, tư bản phẩm (thiết bị bán dẫn, máy bay, linh kiện ô tô, máy

vi tính, thiết vị viễn thông) 49%, hàng tiêu dùng (ô tô, dược) 15%.

Các bạn hàng chính: Canada 19,37%, Mexico 12.21%, Trung quốc 6.58%, Nhật

4,84%, Đức 4.1%, UK 4.33%

Kim ngạch nhập khẩu năm 2010 của Mỹ :  1903 tỷ USD

Mặt hàng nhập khẩu: sản phẩm nông nghiệp 4,9%, nguyên liệu công nghiệp 32,9%

(dầu thô 8,2%), tư bản phẩm 30,4% (máy vi tính, thiết bị viễn thông, linh kiện ô tô,

máy văn phòng), hàng tiêu dùng 31,8%. Các bạn hàng chính: Trung quốc 19.3%,

Canada 14.24%, Mexico 11.12%, Nhật 6,14%, Đức 4,53%

1.4. Tỷ giá hối đoái. Đô la Mỹ - US dollar (USD)

Tỷ giá USD/VND tăng mạnh trong những tháng cuối năm 2010. Cụ thể đầu tháng 11/2009,

giá USD là 17000 đồng, đến ngày 24/11/2009, gia đã tăng lên 17886 đồng, sang tháng

3/2010 con số này là 19000 đồng và đến cuối tháng 10 giá 19500 đồng được xác lập. Có thể

thấy từ cuối năm 2009 đến cuối năm 2010, tỉ giá đã tăng lên gần 15%.

Biểu đồ tình hình biến đổi tỷ giá USD/VND

Page 26: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

Tỷ giá USD/VND tháng 05/2011( Ngân hàng Á Châu)

1.5. Tổng mức bán lẻ của Mỹ

Biểu đồ tổng mức bán lẻ của Mỹ qua các năm

(Theo Trung tâm dự báo tài chính- the Financial forecast center )

Page 27: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

Bán hàng tại Mỹ đã tăng nhẹ trong tháng mười hai cũng như cho các năm 2010, theo

một báo cáo của Sở Thương mại Mỹ.

Điều chỉnh bán lẻ và dịch vụ bán hàng thực phẩm tăng 0,6 % trong tháng mười hai

đến 380.900.000.000 $ so với tháng trước và 7,9 phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái.

Tổng doanh số cho năm đã tăng 6,6 phần trăm từ năm 2009, báo cáo cho biết:

Bán lẻ  bán hàng thương mại tăng 0,7 phần trăm trong tháng, trong khi doanh số

bán lẻ, không bao gồm doanh số bán hàng của xe có động cơ và phụ tùng, đã

tăng 0,5 %

"Cùng với nhau, tháng của Mỹ báo cáo doanh thu bán lẻ và giá tiêu dùng cho

thấy rằng thực sự tăng trưởng tiêu thụ tăng tới 3,8% hàng năm trong quý thứ tư,

từ 2,4% trong năm thứ ba," Paul Ashworth, một nhà kinh tế tại Capital

Economics, nói trong một ghi chú.

Điều này sẽ là quý tăng trưởng mạnh trong tiêu thụ trong bốn năm, ông nói

thêm, nói rằng "chúng ta vẫn còn hoài nghi rằng điều này nhanh hơn tốc độ

tăng trưởng có thể được duy trì hơn quý I, tuy nhiên, ngay cả sau khi cho phép

giảm thuế mới trong biên chế.

Page 28: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

1.6. Mức độ lạm phát của Mỹ

Bảng số liệu lạm phát của Mỹ qua các năm

( Theo Trung tâm dự báo tài chính- the Financial forecast center )

2. Chính trị

Hoa Kỳ là một nước dân chủ theo chế độ đa đảng. Khi chính trị bất ổn sẽ làm cho nền

kinh tế bất ổn theo. Nhưng các doanh nghiệp đa quốc gia lại có đủ khả năng hoạt động

hiệu quả trong chế độ dân chủ vì chế dộ dân chủ thường có những quy định tự do và

hợp pháp về kinh tế. Những luật lệ này bảo vệ quyền cá nhân và đoàn thể. Bên cạnh

Page 29: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

đó, rùi ro chính trị của các nước theo chế độ dân chủ thường thấp hơn các nước theo

chế độ chuyên chế.

Sự can thiệp của chính phủ Hoa Kỳ vào kinh tế theo hệ tư tưởng cá nhân. Ví thế sự

can thiệp của chính phủ nhỏ hơn so với hệ tư tưởng cộng đồng. Với hệ tư tưởng này

thì các hoạt động kinh doanh sẽ làm dựa trên các đòi hỏi của cộng đồng qua việc đẩy

mạnh cạnh tranh và điều phối thị trường.

Từng là một nước nông nghiệp, ngày nay Hoa Kỳ là một quốc gia đã đô thị hoá cao

độ. Có đến 80% dân số hiện sống ở các thị trấn, thành phố lớn, hoặc ở khu ngoại ô của

các đô thị. Vậy khi một quốc gia nào có ý định xuất khẩu qua thị trường Mỹ chỉ cần

tập trung ở thị trường tập trung dân cư cao.

Từ cuộc Đại khủng hoảng kinh tế của những năm 1930 và Chiến tranh thế giới thứ

hai, Mỹ nhìn chung tìm cách giảm bớt hàng rào thương mại và phối hợp với hệ thống

kinh tế thế giới. Sự cam kết về thương mại tự do này có nguồn gốc cả về kinh tế lẫn

chính trị;Nước Mỹ ngày càng tiệm cận với cách nhìn nhận thương mại rộng mở không

chỉ là phương tiện gia tăng lợi ích kinh tế của chính mình mà cũng còn là chìa khóa để

xây dựng các mối quan hệ hòa bình giữa các quốc gia.

3. Luật pháp

Hoạt động xuất nhập khẩu của các nước vào Mỹ chịu sự điều chỉnh của các luật: các

hiệp định thương mại song phương, luật về thuế nhập khẩu, luật kinh doanh thương

mại của Mỹ,…Nhìn chung luật pháp của Mỹ khá khắc khe và phức tạp do mỗi tiểu

bang còn có đạo luật riêng

4. Văn hóa – xã hội

4.1. Tư tưởng kinh tế - Tư tưởng chính trị

Mỹ là đất nước có tư tưởng tự do về kinh tế. Thập kỷ tự do mới bắt đầu hình thành ở

Mỹ từ năm 1980. Ở đó, sự điều tiết của Chính phủ đối với hành vi của tư bản trong

các lĩnh vực trong nước và quốc tế được nới lỏng hoặc hủy bỏ và nền kinh tế tư bản

chủ yếu tự điều tiết thông qua hoạt động của các lực lượng thị trường.

Chủ nghĩa tự do mới ngày nay có quy mô rộng lớn hơn do sự tiến bộ của khoa học -

công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, đã làm cho các dân tộc gần với nhau hơn và

Page 30: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

do toàn cầu hóa cùng với hội nhập quốc tế đang diễn ra trên một phạm vi rộng hơn với

cường độ mạnh mẽ hơn.

Về tư tưởng chính trị thì Mỹ là quốc gia theo chủ nghĩa cá nhân. Đây là một cách nhìn

nhận trên phương diện xã hội, chính trị hoặc đạo đức trong đó nhấn mạnh đến sự độc

lập của con người và tầm quan trọng của tự do và tự lực của mỗi cá nhân. Những

người theo chủ nghĩa cá nhân chủ trương không hạn chế mục đích và ham muốn cá

nhân. Họ phản đối sự can thiệp từ bên ngoài lên sự lựa chọn của cá nhân - cho dù sự

can thiệp đó là của xã hội, nhà nước, hoặc bất kỳ một nhóm hay một thể chế nào khác.

4.2. Cấu trúc xã hội

Là một nước có diện tích lớn thứ 3 trên thế giới và với khoảng 290 triệu dân có nguồn

gốc từ nhiều nơi khác nhau trên thế giới, Hoa Kỳ là một xã hội đa dạng nhất trên thế

giới. Mặc dù đại bộ phận người Mỹ được coi là có nguồn gốc từ Châu Âu, song những

người thiểu số như người gốc Mỹ (người da đỏ), người Mỹ gốc Phi, người Hispanic,

và người Châu á cũng rất đông. Hiện nay, mỗi năm có tới trên một triệu người nước

ngoài di cư đến Hoa Kỳ sinh sống và làm ăn, và dự kiến đến năm 2050 người Mỹ da

trắng chỉ còn chiếm dưới 50%.

Việc phân biệt chủng tộc dường như đã mờ dần. Và nữ giới tham gia ngày càng nhiều

vào chính trị cũng như kinh tế.

Trình độ người lao động cao, có khả năng áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến để tạo ra

giá trị cao và hiệu quả hơn.

Hoa Kỳ là nơi hội tụ của nhiều nhà khoa học và cũng là nơi tập trung nhiều tỷ phú với

những thành tựu nổi bật.

Lực lượng lao động: 153,9 triệu người hoạt động trong các lĩnh vực (bao gồm cả

người thất nghiệp). Tỉ lệ thất nghiệp 9,6% (2010). Lực lượng lao động đông đảo và có

tay nghề cao.

Các xã hội phương Tây nói chung và Mỹ nói riêng ưu tiên nhấn mạnh chủ nghĩa cá

nhân. Hệ thống giá trị của xã hội này nhấn mạnh đến thành quả cá nhân. Lợi ích của

điều này là mức độ hoạt động của các doanh nghiệp ở Mỹ khá cao và các sản phẩm

Page 31: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

mới, phương pháp kinh doanh mới được hình thành thường xuyên ở Mỹ bởi các doanh

nghiệp cá nhân.

Mỹ là quốc gia tiêu biểu có mức độ phân cấp xã hội thấp và tính linh hoạt cao giữa

các giai cấp. Mỹ có giai cấp thượng lưu, trung lưu và lao động. Các thành viên giai

cấp được quyết định nguyên tắc bằng những thành quả kinh tế cá nhân, không theo lai

lịch và sự giáo dục. Tuy vậy, cá nhân có thể bằng thành quả kinh tế của riêng mình mà

di chuyển từ tầng lớp lao động sang tầng lớp cao hơn trong đời sống một cách êm

thắm.Ở xã hội Mỹ, cá nhân thành đạt từ dòng dõi thấp kém được đánh giá cao.

4.3. Tôn giáo

Rất nhiều nhóm tôn giáo khác nhau cùng tồn tại trên lãnh thổ Hoa Kỳ, tất cả đều có

quyền theo đuổi tín ngưỡng của họ và được bảo vệ một cách hợp pháp bởi Hiến pháp

Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ là một trong những quốc gia có nhiều loại tôn giáo nhất thế giới. Ngoài việc

có tất cả các giáo phái tôn giáo lớn trên thế giới, Hoa Kỳ thực sự còn là đất nước của

những nhóm tôn giáo thiểu số. Mặc dù đạo Tin Lành vẫn là giáo phái chủ đạo của

Thiên Chúa giáo ở Hoa Kỳ, song đạo Tin Lành cũng được chia thành hàng chục giáo

phái với những đặc trưng riêng về tín ngưỡng, cách hành đạo và lịch sử. Tuy nhiên, vị

trí chủ đạo của Thiên Chúa giáo Tin Lành ở Hoa Kỳ đã bị suy yếu đi trong những năm

gần đây. Trên thực tế, một cuộc điều tra dư luận được Diễn đàn Pew về Tôn giáo và

Đời sống cộng đồng thực hiện đã cho thấy lần đầu tiên trong lịch sử của mình, Hoa

Kỳ hiện đang trở thành một quốc gia trong đó đạo Tin Lành chỉ chiếm vị trí thiểu số.

Số người Mỹ cho biết họ là thành viên của các giáo phái Tin Lành hiện chỉ còn 51%,

giảm đi từ hơn 60% vào những năm 1970 và 1980.

Khoảng một phần tư tổng số người trưởng thành tại Hoa Kỳ là tín đồ của Đạo Cơ Đốc

La Mã; khoảng 3,3% nữa là thành viên của các giáo phái Thiên Chúa khác. Xét trên

tổng số thì gần 8 trong số 10 người trưởng thành ở Hoa Kỳ cho biết họ theo một trong

các giáo phái khác nhau của Thiên Chúa giáo. Các giáo phái khác trên thế giới, trong

đó có đạo Do Thái, Hồi giáo, đạo Hinđu và đạo Phật - hiện đang chiếm khoảng 5%

dân số trưởng thành ở Hoa Kỳ. Gần như cứ sáu người Mỹ trưởng thành thì có một

người không theo bất kỳ giáo phái cụ thể nào và số lượng những người này có xu

hướng tăng lên trong những thập niên gần đây.

Page 32: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

4.4. Ngôn ngữ

Hoa Kỳ không có một ngôn ngữ chính thức, nhưng tiếng Anh được khoảng 82% dân

số nói như tiếng mẹ đẻ. Biến thể tiếng Anh được nói tại Hoa Kỳ được biết như là tiếng

Anh Mỹ; cùng với tiếng Anh Canada nó tạo thành một nhóm tiếng địa phương được

biết đến là tiếng Anh Bắc Mỹ. Có 96% dân số Hoa Kỳ nói rành tiếng Anh

Tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ thông dụng thứ nhì tại Hoa Kỳ, được khoảng 30 triệu

người nói (hay 12% dân số) năm 2005

Có khoảng 337 ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ bằng dấu tại Hoa Kỳ mà trong đó khoảng

176 là có nguồn gốc bản địa. 52 ngôn ngữ nói trong lãnh thổ của Hoa Kỳ ngày nay đã

tuyệt chủng.

4.5. Giáo dục

Mặc dù là một quốc gia gồm nhiều dân tộc, chủng tộc, sắc tộc, nhiều màu da, nhiều

nhóm người thiểu số, song một đặc điểm chung trong tiến trình phát triển của hệ thống

giáo dục là nhằm mục đích hướng tới cơ hội giáo dục bình đẳng cho tất cả mọi công

dân không kể nguồn gốc dân tộc, tầng lớp xã hội, tập hợp mọi người lại với nhau

trong một cộng đồng bình đẳng trên cơ sở hiến pháp, đồng thời luôn hướng tới tính

dân chủ xã hội và phát triển toàn diện cho mỗi cá nhân. Chính vì vậy nên mặc dù thoát

thai từ các nước Tây Âu và ban đầu học tập áp dụng theo đường lối giáo dục của các

nước này, nhưng do bản chất luôn năng động, sáng tạo, người Mỹ đã tạo ra những

bước đi theo lối riêng của mình. Chính điều này đã tạo nên một nền giáo dục nhân văn

nhân bản, bám sát thực tiễn xã hội, gắn liền nghiên cứu, học tập với thực hành.

2. Môi trường ngành

2.1. Tổng quan về thị trường rau quả Hoa Kỳ

Nhập siêu rau quả của Hoa Kỳ ngày càng tăng. Là một nước có ngành nông nghiệp

phát triển và được Chính phủ rất quan tâm nhưng trong 10 năm trở lại đây, nhập siêu

rau quả của Hoa Kỳ ngày càng tăng lên. Theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ, năm

2009, nhập khẩu rau quả của Hoa Kỳ lên tới gần 16 tỷ USD (nhập siêu rau quả là 6 tỷ

USD). Mặc dù có những bước tiến lớn về khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp nhưng

từ một nước xuất siêu rau quả vào những năm 1970, hiện nay Hoa Kỳ là một trong

những nước nhập siêu rau quả lớn nhất thế giới. Trái cây nhập khẩu chiếm khoảng

Page 33: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

40% tổng nhu cầu tiêu thụ trái cây của Hoa Kỳ trong khi tỷ lệ này ở nhóm rau quả là

13- 15%.

Biểu đồ 5 : Kim ngạch xuất, nhập khẩu rau quả của Hoa Kỳ giai đoạn 1990-2009

Nguôn: Bộ Thương mại Mỹ (2010)

Những nhân tố hình thành nên xu hướng này gồm có:

- Mức tiêu thụ rau quả ngày càng tăng tại Hoa Kỳ

- Sự đa dạng hóa cơ cấu dân số dẫn đến đa dạng hóa nhu cầu tiêu thụ rau quả (ví dụ

những người di cư từ các vùng nhiệt đới sẽ vẫn giữ thói quen tiêu thụ các loại rau

quả nhiệt đới khi sinh sống tại Hoa Kỳ)

- Thị trường nông sản của Mỹ tương đối mở cho đến trước khi diễn ra cuộc khủng

hoảng tài chính toàn cầu (thuế nhập khẩu trung bình khá thấp, nhiều mặt hàng nông

sản nhập khẩu từ các nước được Hoa Kỳ cho hưởng chế độ MFN hoặc có các FTA

với Mỹ)

- Mức độ cạnh tranh trên thị trường nông sản thế giới khiến nhiều nông sản nội địa

của Hoa Kỳ không cạnh tranh được với hàng nhập khẩu về giá (do chi phí sản xuất

tại Mỹ rất cao).

Page 34: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

- Các nhân tố thị trường khác như tỷ giá hối đoái, sự thay đổi cơ cấu của các công ty

thực phẩm Mỹ, xu hướng đầu tư của ngành chế biến thực phẩm sang các nước

đang phát triển…

Trong cơ cấu nhập khẩu rau quả của Hoa Kỳ, rau quả chế biến có kim ngạch nhập

khẩu lớn nhất trong giai đoạn 1990-1995, nhưng từ năm 1995 trở lại đây, nhóm có

kim ngạch lớn nhất là rau tươi, sấy khô, đông lạnh, bảo quản. Năm 2009, kim ngạch

nhập khẩu nhóm hàng này đạt 4,6 tỷ USD, chiếm khoảng 29,1% tổng kim ngạch nhập

khẩu rau củ quả vào Hoa Kỳ.

Bảng 4 : Cơ cấu nhập khẩu rau quả vào Hoa Kỳ (Tỷ USD)

1990 1995 2000 2005 2008 2009 Tăng trưởng

trung bình giai

đoạn 1990-

2009

Quả tươi, sấy

khô,

đông lạnh

1,3 1,8 2,6 4,3 5,0 4,7 7%

Rau tươi, sấy

khô,đông

lạnh,bảo

quản

1,8 2,3 3,2 4,8 6,2 6,5 7%

Rau quả chế biến 2,0 1,9 2,5 3,8 5,3 4,6 5%

Tông 5,1 6,0 8,3 12,9 16,5 15,8 6%

Nguôn: Bộ Thương mại Mỹ (2010)

Sau thảm họa động đất 11/03/2011 ở Nhật, gây ra hậu quả nhiễm phóng xạ trên dây

chuyền thực phẩm và nguồn nước đã khiến Mỹ hạn chế nhập các mặt hàng rau quả từ

Nhạt Bản. Tuy Nhật đã lên tiếng bác bỏ những chính sách vô lý đó, nhưng hiện nay

người tiêu dùng Mỹ vẫn lo sợ về vệ sinh an toàn thực phẩm nên rau quả của Nhật tại

Mỹ tiêu thụ chậm hơn. Đồng thời, Mỹ cũng cảnh báo về mặt hàng rau quả của Trung

Page 35: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

Quốc do mức độ nhiễm độc của chúng đang ở mức đáng báo động. Đây là hai thị

trường lớn xuất khẩu hoa quả sang Mỹ. Vì vây, tạo điều kiện cho hoa quả Việt Nam

vào thị trường Mỹ.

2.2. Chính trị - luật pháp

Trong nhiều thập kỷ qua, Mỹ luôn tích cực theo đuổi chính sách tự do hoá thương mại

toàn cầu, khu vực và song phương. Do đó, Luật Thương mại của họ có hẳn một số đạo

luật quy định về những trường hợp bồi thường, ví dụ như khi hàng hoá nước ngoài

được hưởng lợi thế không công bằng trên thị trường Mỹ hoặc hàng của Mỹ bị phân

biệt đối xử trên thị trường nước ngoài. Hai đạo luật phổ biến nhất bảo hộ các ngành

sản xuất của Mỹ chống lại hàng nhập khẩu không công bằng là Luật Thuế Bù Giá và

Luật Chống phá giá. Cả hai đạo luật này đều có quy định, sẽ ấn định phần thuế bổ

sung đối với hàng hoá nhập khẩu, nếu chúng bị phát hiện là được trao đổi không công

bằng.

Tuy nhiên cùng với sự ra đời của Đạo luật Nông trại (2008), xuất khẩu nông sản vào

Hoa Kỳ đang ngày càng gặp nhiều khó khăn. Chính phủ Hoa Kỳ cũng tăng cường các

biện pháp hỗ trợ (bảo hộ) cho nông sản nội địa. Nếu như trước kia nhiều loại nông sản

của Hoa Kỳ (ví dụ các loại rau quả, đậu đỗ và hoa không được hưởng cơ chế trợ cấp

như với lúa mì và một số ngũ cốc khác thì ngày nay diện bảo hộ đã mở rộng. Ngoài ra,

xu hướng tiêu thụ nông sản hữu cơ tại Hoa Kỳ cũng là một thách thức lớn cho xuất

khẩu nông sản từ các thị trường đang phát triển-với ngành nông nghiệp chưa được

hiện đại hóa, quy chuẩn hóa vào thị trường này

                                                            

Hoa Kỳ đang tăng cường áp dụng các hàng rào kỹ thuật đối với thực phẩm nói chung

và rau quả nói riêng. Tại Hoa Kỳ, Cơ quan kiểm tra sức khỏe động vật và cây trồng đã

đưa ra những qui định và là cơ quan cấp các chứng nhận về hàng rau quả nhập khẩu

tươi sống, các qui định thanh tra hàng nhâp khẩu có liên quan. Nhiều mặt hàng rau

quả dù đã được nhập khẩu vào Hoa Kỳ nhưng muốn thực hiện hoạt động marketing

cũng phải qua nhiều khâu kiểm duyệt (về phẩm cấp, kích cỡ, chất lượng, tác động

Page 36: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

thực tế đến người tiêu dùng…) Những hàng rào vô hình này là một thách thức lớn đối

với xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ

Công cụ biện pháp

Biện pháp hạn chế định lượng:

Phần lớn hạn ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ do Cục Hải quan của nước này quản lý,

nhưng không có quyền cấp, thay đổi quota.

Hạn ngạch của Mỹ chia làm 2 loại

Hạn ngạch thuế quan:

Quy định số lượng của mặt hàng đó được nhập vào với mức thuế giảm trong một thời

gian nhất định, nếu số lượng NK trên mức quota cho thời gian đó sẽ bị đánh thuế NK

cao hơn thậm chí nhiều lần so với mức thuế trong hạn ngạch.

Hạn ngạch thuế quanđược áp dụng phổ biến cho các mặt hàng nông nghiệp và thuỷ

sản.

Hầu hết các hạn ngạch này do Tổng Thống công bố theo các thoả thuận thương mại.

Hạn ngạch tuyệt đối:

Số lượng vượt quá hạn ngạch cho phép sẽ không được nhập vào HK trong thời hạn

của hạn ngạch. Một số quota là áp dụng chung, còn một số chỉ áp dụng riêng đối với

một số nước. Hàng nhập quá số lượng theo quota sẽ phải tái xuất hoặc lưu kho trong

suốt thời hạn của quota, cho đến khi bắt đầu thời hạn quota mới.

Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh dịch tễ

Tiêu chuẩn về sản phẩm, trình tự đăng ký và thẩm định các hệ thống chứng nhận sản

phẩm có sự phân biệt đối với sản phẩm nhập khẩu. Luật pháp của Hoa Kỳ quy định

tiêu chuẩn sản phẩm trong thương mại dựa theo hiệp định GATT, WTO, Hiệp định

thương mại tự do Bắc Mỹ.

Quy định tiêu chuẩn kỹ thuật

Page 37: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

Chính sách của Mỹ về áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật và thủ tục quy trình công nhận

chất lượng hàng nhập khẩu dựa trên Hiệp định hàng rào kỹ thuật đối với thương mại

của vòng đàm phán Uruguay cùng với Luật ápdụng các hiệp định của WTO và

chương 9 của Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ và các văn bản luật ápdụng hiệp

định này.

Được áp dụng vì mục đích an toàn sức khoẻ đối với sản phẩm nhập khẩu với số lượng

lớn, gồm:

thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, mỹ phẩm, thuốc, thiết bị y tế, máy X-quang và xe có

động cơ. Nói chung, các hàng hóa được bán ở thị trường Hoa Kỳ dù là sản phẩm nội

địa hay nhập khẩu đều phải đáp ứng được những đòi hỏi của Nhà nước về nhãn hiệu,

độ an toàn và đảm bảo sức khoẻ. Nhà sản xuất nhất thiết phải chịu trách nhiệm đối với

việc đáp ứng những yêu cầu trên khi đưa sản phẩm ra thị trường. Các cơ quan chức

năng sẽ tiến hành những biện pháp cưỡng bức nếu những quy định trên bị vi phạm.

Hệ thống quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật có thể do Uỷ ban cố vấn khu vực tư nhân

cấp liên bang, tiểu bang, quận huyện đưa ra. Một số tiêu chuẩn do công ty bảo hiểm tư

nhân đòi hỏi, sản phẩm muốn được các công ty này bảo hiểm phải thoả mãn các tiêu

chuẩn của họ đề ra. Các tiêu chuẩn này có thể bao gồm các thông số, đặc điểm cho

mỗi loại hàng hoá. Ví dụ như:

- Quy định về an toàn và đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. Đặc biệt là nhóm hàng

công cộng bắt buộc nước xuất khẩu phải thực hiện đầy đủ quy trình sản xuất theo tiêu

chuẩn của hệ thống HACCP

- Mỹ áp dụng theo tiêu chuẩn quốc tế đối với các nhà sản xuất sử dụng lao động theo

độ tuổi, được phép đảm bảo quyền lợi và chế độ bồi thường cho người lao động và

cho phép họ thực hiện quyền tự do hội họp và tham gia vào các hiệp hội khác nhau.

-Quy định về bảo vệ môi trường dựa theo tiêu chuẩn ISO 19000. Trong đó các nhà sản

xuất phải tuân thủ các yêu cầu về thực hiện trách nhiệm xử lý môi trường và việc sử

dụng nguyên liệu không làm mất cân bằng sinh thái và các sản phẩm sản xuất ra phải

đảm bảo đạt các tính chất không gây ô nhiễm môi trường.

Page 38: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

- Quy định về tiêu chuẩn chất lượng của hàng hóa được áp dụng theo tiêu chuẩn ISO

9000. Đây cũng không phải là tiêu chuẩn bắt buộc đối với hàng hóa XK vào Mỹ.

Mặc dù tuân thủ theo các thông số kỹ thuật này có thể không phải là bắt buộc nhưng

những ai không tuân thủ thì thị trường tẩy chay.

Các quy định về vệ sinh dịch tễ:

Ở Mỹ có 4 cơ quan khác nhau phụ trách vấn đề vệ sinh dịch tễ:

• Cơ quan phụ trách thực phẩm và thuốc (FDA có nhiệm vụ đảm bảo rằng các thực

phẩm

nhập vào Mỹ phải là các sản phẩm an toàn, sạch, không độc hại, đúng nhãn mác với

đầy đủ các thông tin về sản phẩm.. Thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc bệnh, thiết bị, dụng

cụ y tế phải tuân theo quy định của luật FDCA, do FDA giám sát thi hành. Cấm nhập

các dược phẩm chưa được FDA duyệt. Hàng năm các điều tra viên và các thanh tra

viên của FDA, tiến hành các cuộc viếng thăm tới 15.000 cơ sở sản xuất trong và ngoài

nước để xem xét xem các sản phẩm có được làm theo tiêu chuẩn vệ sinh không và

nhãn mác hàng hoá có phù hợp không, nhằm đảm bảo thực phẩm phải thật an toàn khi

ăn, mỹ phẩm không được gây hại, dược phẩm và dụng cụ y tế đảm bảo an toàn và có

hiệu quả..

• Cục kiểm định an toàn thực phẩm của Bộ Nông nghiệp

• Cơ quan bảo vệ môi trường bảo vệ sức khỏe con người và bảo vệ môi trường thiên

nhiên

• Cục kiểm định y tế động thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp bảo vệ sức khoẻ của cây

và con, có trách nhiệm đưa ra quy định bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng cũng

như các nguồn động thực vật khỏi bệnh từ nước ngoài.

Hàng rào phi thuế quan của Mỹ đã dập tắt cơ hội đối với các sản phẩm như đồ chơi trẻ

em, bật lửa và thuốc đông y của Trung Quốc thâm nhập thị trường Hoa Kỳ. Điển hình

như tiểu bang California của Mỹ đã quy định rõ trên 110 loại thuốc đông y của Trung

Quốc có chứa hàm lượng kim loại nặng vượt quá mức cho phép theo tiêu chuẩn về

Page 39: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

nước uống ở California và yêu cầu tất cả các vị thuốc đông y này phải dán nhãn “độc

dược”

Quy định về kiểm tra chất lượng của FDA, cụ thể là theo chương trình HACCP.chỉ có

các doanh nghiệp nước ngoài nào đã thực hiện chương trình HACCP có hiệu quả mới

được xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ. Để được phép đưa hàng thuỷ sản vào Mỹ,

doanh nghiệp phải gửi kế hoạch, chương trình HACCP cho Cục Thực phẩm và Dược

phẩm Hoa Kỳ (FDA). FDA xem xét khi cần thì kiểm tra. NẾu FDA kết luận là đạt yêu

cầu thì cấp phép cho doanh nghiệp đó. FDA kiểm tra từng lô hàng nhập khẩu. Nếu

phát hiện có lô hàng không đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm hoặc có các vi phạm

khác, lô hàng sẽ bị FDA từ chối nhập khẩu, bị gửi trả về nước hoặc tiêu huỷ tại chỗ

với chi phí do doanh nghiệp chịu; đồng thời, tên doanh nghiệp sẽ bị đưa lên mạng

Internet ở chế độ “Cảnh báo nhanh” (Detention). 5 lô hàng tiếp theo của doanh nghiệp

này sẽ bị tự động giữ ở cảng nhập để kiểm tra theo chế độ tự động. Chỉ sau khi cả 5 lô

hàng đó đều đảm bản an toàn, vệ sinh và doanh nghiệp làm đơn đề nghị, FDA mới xoá

tên doanh nghiệp đó ra khỏi danh sách “Cảnh báo nhanh”

2.3. Văn hóa – xã hội

Xuất khẩu rau hoa quả vào thị trường Mỹ tăng mạnh. Mỹ là thị trường có mức tiêu

dùng cao, nhu cầu rau và trái cây các loại luôn có xu hướng tăng. Lượng giao dịch rau

quả trên thị trường ngày càng đa dạng với đủ các chủng loại quả và rau đến từ khắp

các miền khí hậu của mọi khu vực trên thế giới. Không chỉ loại quả có múi như cam,

bưởi, quýt trên thị trường Mỹ mà nhiều chủng loại khác, đặc biệt là quả nhiệt đới và

chuối đang diễn ra rất sôi động trên thị trường rau quả khổng lồ này.

Xu hướng tiêu thụ rau quả của Mỹ:

- Tăng nhu cầu đối với các sản phẩm tiện dụng.

- Tăng cơ hội chọn lựa các sản phẩm đa dạng.

- Tăng nhu cầu đối với các sản phẩm nhập ngoại.

- Tăng nhu cầu đối với các sản phẩm hữu cơ.

- Tăng nhu cầu đối với các sản phẩm chế biến sẵn.

Page 40: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

- Tăng nhu cầu đối với các nhãn mác tư nhân của các tập đoàn bán lẻ.

- Tăng xu hướng phân cực thị trường.

- Tăng yêu cầu đối với nhãn mác sản phẩm.

Dự báo trong hai tháng cuối năm 2010, kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả sang thị

trường Mỹ sẽ tiếp tục tăng du nhu cầu tại thị trường này tăng cao. Các sản phẩm rau

quả đóng hộp và trái cây tươi sẽ là những mặt hàng đóng góp chính vào kim ngạch

xuất khẩu rau hoa quả của Việt Nam.

Theo dự báo của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO), những năm tới, nhu cầu rau quả

trên thế giới sẽ tăng khoảng 5%/năm. Các nước nhập khẩu chủ yếu vẫn là các nước

thuộc EU: Pháp, Đức, Anh, và Canada, Hồng Kông, Mỹ, trong đó Mỹ sẽ nhập khẩu

khoảng 1,2 triệu tấn mỗi năm.

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam sang thị trường Mỹ là

rất lớn. Các doanh nghiệp xuất khẩu rau hoa quả Việt Nam cần nhanh chóng vượt qua

những điều kiện khắt khe về vệ sinh thực phẩm của thị trường này. Quan trọng hơn,

cũng cần phải có một chiến lược xuất khẩu rau quả lâu dài đối với thị trường Mỹ.

5. Tổng quan về ngành sản xuất rau quả Việt Nam

1. Tiềm năng sản xuất và chế biến rau quả của Việt Nam.

Trong năm 2010, sản lượng cam, quýt đạt 729,4 nghìn tấn, tăng 5,2% so với cùng kỳ

2009. Trong đó, sản lượng dứa đạt 502,7 nghìn tấn, tăng 3,8%; sản lượng chuối đạt

1,7 triệu tấn, tăng 3%; sản lượng xoài đạt 574 nghìn tấn, tăng 3,6%; Sản lượng bưởi

đạt 394,1 nghìn tấn, tăng 3,4%. Sản lượng nhãn đạt 594,6 nghìn tấn, giảm 2,6%; sản

lượng vải, chôm chôm đạt 536,5 nghìn tấn, giảm 5,4% so với năm trước.

Tại Miền Bắc, diện tích gieo trồng cây vụ đông đạt 447,2 nghìn ha, bằng 11,5% so với

năm 2009. Trong đó, diện tích cây ngô đạt 144,5 nghìn ha, bằng 96,1% so với cùng kỳ

2009; diện tích khoai lang đạt 46,7 nghìn ha, bằng 95,2%; diện tích đậu tương đạt 84,1

nghìn ha, bằng 148% và diện tích cây rau, đậu các loại đạt 132 nghìn ha, bằng

109,6%.

Page 41: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

Nói chưa xứng với tiềm năng bởi với hơn 1,5 triệu hecta đất canh tác rau quả, trung

bình mỗi năm Việt Nam có thể cung cấp hơn 6 triệu tấn trái cây nhiệt đới; 10 triệu tấn

rau vừa đa dạng về chủng loại. Mặt khác, về mùa vụ, Việt Nam là 1 trong những nước

có sản lượng rau quả lớn ở khu vực Châu Á và thế giới.

Lợi thế, năng lực là như vậy, nhưng rau quả Việt Nam vẫn loanh quanh hết “trúng

mùa - rớt giá” lại đến “được giá - thất mùa”. Số lượng và chất lượng không đáp ứng

yêu cầu nhà nhập khẩu. Mặt khác, ngay tại thị trường nội địa, rau quả Việt Nam đã và

đang phải đối mặt với sức ép cạnh tranh gay gắt từ rau quả nhập khẩu của Trung

Quốc, Thái Lan, Mỹ... bày bán tràn lan trên thị trường với mẫu mã ngon, chất lượng

tốt và giá cả lại rất... phải chăng.

Theo Huỳnh Quang Đấu - Giám đốc Cty Dịch Vụ Kỹ Thuật Nông Nghiệp An Giang,

Kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội rau quả Việt Nam, nguyên nhân khiến ngành rau quả

Việt Nam chưa tận dụng hết tiềm năng bởi bản đồ ngành trái cây Việt Nam phân bố

rộng rãi và bị phân chia nhỏ lẻ. Hầu hết sản lượng trái cây được sản xuất bởi những

trang trại nhỏ hoạt động trên diện tích 1 đến 2 ha trở xuống với mức trung bình của cả

miền Bắc và miền Nam là khoảng 1,2ha trên một trang trại. Sản phẩm hoặc được bán

thẳng cho những người tiêu dùng địa phương hoặc được bán cho những người thu

mua bán lẻ và bán buôn, sau đó họ dồn các sản phẩm để bán lại cho nhà chế biến. Các

nông trại có diện tích trên 30ha là rất hiếm trên toàn bộ đất nước Việt Nam.

Do chưa quy hoạch vùng chuyên canh theo lợi thế nên sản xuất rau quả tại Việt Nam

quá manh mún, nhỏ lẻ dẫn đến giá thành quá cao. Mặt khác, Việt Nam chưa thực sự tổ

chức được liên kết vùng lại dẫn đến việc nhiều vùng, nhiều địa phương cùng trồng

một loại cây. Bên cạnh đó, người nông dân thấy cây trồng nào đang có giá ngay lập

tức chuyển sang trồng cây đó dẫn đến tình trạng cung vượt cầu, hàng hóa dư thừa làm

giảm chất lượng, không tiêu thụ được và chất lượng không ổn định.

Trong thời gian qua, nhà nước cũng đã thực hiện nhiều chính sách, chương trình

hướng tới sự phát triển của ngành rau quả như: Xuất khẩu rau quả từ 2001 - 2010;

Chính sách về các trang trại để xây dựng các khu chuyên trồng trái cây tại các khu vực

Page 42: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

mới; Chính sách phát triển các hợp tác xã trái cây chuyên nghiệp; Qui hoạch phát triển

rau quả và hoa cây cảnh đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; Hỗ trợ thành lập

liên kết 4 nhà… Không thể phủ nhận được, các chương trình này đã thúc đẩy rất tích

cực cho sự phát triển của ngành rau quả. Tuy nhiên, hiệu quả ảnh hưởng của các

chương trình, chính sách kể trên vẫn chưa được như mong muốn.

2. Tiềm năng xuất khẩu rau quả của Việt Nam.

Điều kiện khí hậu phức tạp của năm 2010 đã tác động mạnh đến giá rau quả trên thị

trường thế giới. Với nhu cầu tăng cao, diện tích canh tác giảm và tình hình thời tiết bất

lợi, dự báo giá rau quả trên thị trường thế giới sẽ tiếp tục tăng trong năm 2011.

Với nhiều lợi thế trong sản xuất rau quả và mặt hàng xuất khẩu đa dạng, Việt Nam đã

xuất khẩu được nhiều loại rau quả tươi cũng như chế biến sang hơn 50 nước trên thế

giới nhưng Việt Nam chưa hình thành được các mặt hàng chủ lực, có địa vị thống trị

trên thị trường như dứa của Thái Lan, chuối của Philippine, rau tươi và rau chế biến

của Trung Quốc. Thị phần của hầu hết các mặt hàng rau quả Việt Nam còn ở mức rất

hạn chế, không tạo được tác động chi phối đến thị trường thế giới.

Nguyên nhân của tình trạng đó là tuy đã có những tiến bộ nhất định khả năng mở rộng

xuất khẩu, thị trường xuất khẩu của Việt Nam khá hạn chế, chủ yếu phụ thuộc vào thị

trường những nước lân cận như Trung Quốc. Xuất khẩu rau quả, đặc biệt là rau quả

tươi sang các thị trường nhập khẩu lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản còn gặp nhiều trở

ngại về công nghệ bảo quản và chế biến cũng như khả năng đáp ứng các yêu cầu về

hàng nhập khẩu của các thị trường này.

Với thị trường Trung Quốc: Trong những năm tới, Trung Quốc vẫn là thị trường có

nhiều tiềm năng phát triển đối với rau quả xuất khẩu của Việt Nam. Trung Quốc là thị

trường lớn, dễ thâm nhập, yêu cầu về chất lượng không quá cao, nhu cầu tiêu dùng

của cư dân cũng rất đa dạng. Các nước khác trong khu vực: Đài Loan và Hàn Quốc

cũng là thị trường xuất khẩu rau quả lớn thứ hai của Việt Nam, chiếm khoảng 10% và

6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Các nước ASEAN cũng là những thị trường xuất khẩu

Page 43: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

rau quả quan trọng của Việt Nam, trong đó Singapore, Malaysia và Indonesia nhập

khẩu 1-2 triệu USD/năm.

Nhật Bản: Hiện tại và trong những năm tới, Nhật Bản vẫn là khu vực đầy tiềm năng

của nhiều loại rau quả như bắp cải, dưa chuột, khoai tây, đậu quả các loại, dứa, cà

chua, thanh long, tỏi, hoa… Đây cũng là những mặt hàng mà nước ta có năng lực sản

xuất khá dồi dào. Năm 2003, Nhật Bản đã nhập khẩu một lượng rau quả trị giá khoảng

trên 16 triệu USD từ Việt Nam. Tuy vậy, lượng kim ngạch này mới chỉ chiếm 0,4%

tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả của Nhật Bản.

Thị trường EU: Do khoảng cách xa và chi phí vận chuyển cao, Việt Nam chủ yếu xuất

khẩu sang châu Âu các loại rau quả đóng hộp, nước quả. Các thị trường xuất khẩu

quan trọng nhất của Việt Nam trong khu vực này là Đức, Pháp, Hà Lan, Italia, Anh và

Thuỵ Sĩ. Trong những năm gần đây, các nước châu Âu có xu hướng tăng cường nhập

khẩu các loại quả nhiệt đới.

Thị trường Bắc Mỹ: Trong những năm qua, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị

trường Bắc Mỹ, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ, đã có những bước tiến đáng kể. Hoa

Kỳ nhập khẩu từ Việt Nam chủ yếu là rau quả chế biến và nước quả. Theo thống kê

của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, kim ngạch nhập khẩu rau quả chế biến của Hoa Kỳ từ

Việt Nam đã tăng từ 5,0 triệu USD năm 1999 lên 5,7 triệu USD năm 2003.

Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu

của Việt Nam sang thị trường này. Kể từ khi Hiệp định thương mại song phương Việt

Nam và Hoa Kỳ xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào Hoa Kỳ trở nên dễ dàng hơn.

Nhờ được hưởng quy chế đối xử tối huệ quốc (MFN), thuế nhập khẩu giảm đáng kể.

Thị trường Nga: Việt Nam được hưởng chế độ GSP của Nga nên chính sách thuế

không đặt ra áp lực cạnh tranh đối với xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị

trường này. Thị trường Nga trước mắt và lâu dài còn cần nhiều hàng nông sản, rau,

trái cây vùng nhiệt đới. Việt Nam có nhiều cơ hội có thể chiếm lĩnh được thị trường

khu vực Viễn Đông của Nga, như đã làm trước kia. Vấn đề đặt ra là cách thức tổ chức

Page 44: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

sản xuất và xuất khẩu rau qảu từ lúc chọn giống, cách trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo

quản, vận chuyển nội địa, giao hàng lên tàu lạnh.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và hoạt động của ngành rau quả

Việt Nam có tiềm năng lớn về lĩnh vực sản xuất trái cây tươi, với sản lượng có thể đạt

khoảng hơn 3 triệu tấn/năm trên diện tích gieo trồng 554.000ha.

Mạng tin tạp chí FruchtPortal (Đức) mới đây đánh giá rằng Việt Nam có tiềm năng

lớn về lĩnh vực sản xuất trái cây tươi, với sản lượng có thể đạt khoảng hơn 3 triệu

tấn/năm trên diện tích gieo trồng 554.000ha.

Xuất khẩu rau quả của Việt Nam kề từ tháng 11/2009 đã tăng đáng kể, nhờ nhu cầu

của nước ngoài tăng mạnh. Hiện sản phẩm trái cây của Việt Nam được xuất khẩu sang

tới 30 nước ở châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ, với giá trị xuất khẩu 300 triệu USD.

Hiệp hội Rau Quả Việt Nam (Vinafruit) hiện đang tăng cường các hoạt động xúc tiến,

làm cầu nối giữa các nhà xuất khẩu Việt Nam và các nhà nhập khẩu nước ngoài. Hiệp

hội cũng triển khai các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, cung cấp thông tin và trợ giúp

kỹ thuật nhằm hỗ trợ các nước trong các lĩnh vực cải thiện chất lượng và giảm giá cả.

Tuy nhiên, Hiệp hội Rau Quả Italy cho rằng rất đáng tiếc Việt Nam chỉ đáp ứng được

40% đến 50% nhu cầu đặt hàng từ nước ngoài, bởi vụ thu hoạch kém, đặc biệt ở miền

Bắc và miền Trung, do điều kiện khí hậu khô hạn.

Mạng tin Fruchtportal cũng đã đánh giá cao việc thành lập Hiệp hội Dừa Việt Nam,

coi đây là nhân tố quan trọng khuyến khích sự phát triển của ngành công nghiệp dừa

Việt Nam, giúp đỡ các nhà sản xuất, chế biến và kinh doanh dừa và sản phẩm dừa

cũng như bảo vệ quyền lợi của các thành viên trong hiệp hội.

Dẫn số liệu của Việt Nam, mạng tin này cho biết hiện có 200.000ha dừa được trồng

chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long và các khu vực ven biển miền Nam. Đức là

quốc gia không trồng được dừa và thường xuyên phải nhập dừa và sản phẩm dừa từ

Page 45: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

Philippines và các nước khu vực Trung Mỹ để chế biến rượu dừa và các loại thực

phẩm có dừa khác.

VI. Tầm quan trọng của xuất khẩu rau quả sang thị trường Mỹ

Rau quả xuất khẩu sang thị trường Mỹ khá đa dạng với nhiều chủng loại như dứa,

chuối, xoài, vải, dưa hấu, nhãn, thanh long và chôm chôm; các loại rau xuất khẩu là

cải bắp, dưa chuột, khoai tây, hành, cà chua, đậu, súp lơ và ớt. Những năm gần đây,

do có sự biến động về thị trường xuất khẩu và khối lượng xuất khẩu nên cơ cấu các

mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ đã có sự thay đổi: tăng nhập khẩu các sản

phẩm rau quả tươi và giảm dần các sản phẩm rau quả đóng hộp. Trong năm 2009,

lượng xuất khẩu rau quả tươi sang thị trường Mỹ đạt 867 nghìn USD, chiếm 3,9%

tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường này. Trong 9 tháng đầu năm 2010

đạt 1,9 triệu USD, chiếm 10% tổng kim ngạch.

Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu rau quả dưới dạng chế biến vẫn rất cao, lượng rau quả

tươi xuất sang vẫn còn khá khiêm tốn, chủ yếu là hành tỏi, đậu xanh, rau gia vị, các

loại quả nhiệt đới.

Xuất khẩu trái cây tươi và chế biến: Trong 9 tháng năm 2010, kim ngạch xuất khẩu

trái cây tươi và chế biến đạt 4,5 triệu USD, tăng 176,6% so với cùng kỳ 2009. Trong

đó, xuất khẩu thanh long đạt cao nhất với 1,6 triệu USD, tăng 703,5%;

Xuất khẩu Táo sấy giòn và quả Tắc cũng đạt mức tăng trưởng rất cao với kim ngạch

đạt lần lượt 48,5 nghìn USD và 8 nghìn USD, tăng 13 lần và 12 lần so với cùng kỳ

2009.

Riêng đối với mặt hàng đu đủ từ đầu năm đến nay chưa có lô hàng nào của Việt Nam

được xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Với tốc độ tiêu thụ đu đủ tăng 10%/năm của

người tiêu dùng Mỹ, hàng năm nước này phải nhập khẩu khối lượng lớn loại quả nhiệt

đới này. Đây cũng là thị trường nhập khẩu đu đủ lớn nhất thế giới và có lợi cho việc

xuất khẩu đu đủ của Việt Nam vào thị trường Mỹ.

Trong những năm gần đây, vải, măng cụt, hồng xiêm, vú sữa và chôm chôm được

đánh giá là những sản phẩm xuất khẩu có triển vọng lớn đối với hầu hết các thị

Page 46: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

trường. Vải, hồng xiêm được trồng khắp cả nước, chôm chôm, măng cụt, vú sữa chủ

yếu ở Nam Bộ, những loại trái cây này cho sản lượng rất cao.

Tuy vậy giá trị xuất khẩu các loại trái cây này sang thị trường Mỹ còn thấp. Ngoài ra

còn một số loại quả khác được xuất sang Mỹ như: mít sấy khô, dứa, xoài, chanh,

cau…

Xuất khẩu rau tươi và rau sấy khô: trong 9 tháng năm 2010 có 16 loại rau được xuất

khẩu sang thị trường Mỹ với tổng kim ngạch đạt 7 triệu USD, tăng 0,5% so với cùng

kỳ 2009. Trong đó, xuất khẩu Nấm rơm muối, nấm rơm đóng lon đạt kim ngạch cao

nhất với 4,6 triệu USD, giảm 11,1% so với cùng kỳ 2009.

Tiếp đến là mặt hàng ngô non đóng lon, ngô luộc đạt kim ngạch 862,4 nghìn USD,

tăng 38% so với cùng kỳ 2009. Dưa chuột chế biến là một trong những mặt hàng rau

xuất khẩu mạnh nhất của Việt Nam trong những năm qua. Kim ngạch xuất khẩu dưa

chuột chế biến sang thị trường Mỹ trong 9 tháng năm 2010 đạt 552,7 nghìn USD, tăng

29,4% so với cùng kỳ 2009.

Đáng chú ý, xuất khẩu cà các loại và rau cải tăng trưởng rất cao với kim ngạch đạt lần

lượt 121 nghìn USD và 90 nghìn USD, tăng 664,4% và 767,7% so với cùng kỳ 2009.

Xuất khẩu các loại củ, hoa, hạt và nước trái cây cũng đạt mức tăng trưởng khá với kim

ngạch đạt 7,3 triệu USD, tăng 28,2% so với cùng kỳ 2009. Trong đó, đáng chú ý là

nhóm sản phẩm củ xuất khẩu sang thị trường này với kim ngạch đạt 885,9 nghìn USD,

tăng 122,5%. Có khá nhiều loại củ được xuất khẩu trong 9 tháng đầu năm 2010 như

khoai lang, củ hành, tỏi, nghệ, gừng, củ từ…

Như trên ta thấy, thị trường Mỹ là một thị trường đầy tiềm năng đối với xuất khẩu rau

quả của các doanh nghiệp Việt Nam.

Page 47: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

Chương II. Thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Hoa Kì

I. Thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam ra thị trường thế giơi

1. Tổng quan về rau quả Việt Nam

1.1. Xu hương phát triển sản xuất rau quả

Dự báo xuất khẩu rau hoa quả trong năm 2011 sẽ tăng mạnh do nhu cầu tăng cao. Các

mặt hàng như trái cây tươi, trái cây đóng hộp, trái cây sấy khô, rau đóng hộp như dưa

chuột, ớt, cà chua, cà tím…sẽ là những mặt hàng tạo nên sự “bứt phá” trong kim

ngạch xuất khẩu rau hoa quả.

Nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thế giới được dự báo sẽ tăng mạnh trong giai đoạn 2010-

2015. Các quốc gia phát triển vẫn là các nước nhập khẩu nhiều rau quả trong đó EU là

thị trường nhập khẩu rau quả chủ yếu.

Nhu cầu về quả nhiệt đới sẽ tăng nhanh với tốc độ tăng trưởng 8%. Ước tính nhập

khẩu toàn cầu đạt 4,3 triệu tấn năm 2010, trong đó 87% (3,8 triệu tấn) được nhập khẩu

bởi các nước phát triển. Hai khu vực EU và Hoa Kỳ chiếm 70% tổng nhập khẩu quả

nhiệt đới toàn cầu. EU vẫn là khu vực nhập khẩu quả nhiệt đới lớn nhất thế giới với

Pháp là thị trường tiêu thụ chính và Hà Lan là thị trường trung chuyển lớn nhất châu

Âu.

Ngoài Hoa Kỳ và EU, Nhật Bản, Canada và Hồng Kông cũng là những thị trường

nhập khẩu quả nhiệt đới lớn. Đối với các loại quả có múi, tốc độ tăng sản lượng sẽ

không cao do khâu chế biến không thuận lợi. Sao Paolo của Brazil và Florida của Mỹ

là những khu vực cung cấp quả có múi lớn nhất thế giới

2. Tình hình xuất khẩu rau quả Việt Nam trong những năm gần đây

2.1. Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu những năm gần đây

Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong năm 2010 như giá cả nguyên vật liệu tăng cao, tình

hình mưa bão, sâu bệnh gia tăng nhưng xuất khẩu rau hoa quả vẫn đạt được kết quả

Page 48: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

khả quan. Kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả năm 2010 ước đạt 471,5 triệu USD, tăng

7,4% so với năm 2009.

Các mặt hàng trái cây tươi và trái cây chế biến tiếp tục chiếm kim ngạch cao nhất

trong những chủng loại rau hoa quả (chiếm 36,6% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả

trong năm 2010). Trong đó, xuất khẩu trái Thanh long đạt kim ngạch cao nhất trong

năm 2010 với 58 triệu USD, tăng 70,9% so với cùng kỳ 2009.

Trong năm 2010, các nhà vườn trồng thanh long đón nhận nhiều tin vui. Nhiều nhà

vườn được cấp chứng chỉ chất lượng Global Gap, EU Gap; Hợp đồng xuất khẩu thanh

long liên tục tăng, nhiều lúc không đủ hàng để bán. Các hoạt động quảng bá, giới

thiệu sản phẩm thanh long tại nhiều thị trường như Ý, Hàn Quốc…được xúc tiến.

Trong đầu năm 2011, sản phẩm thanh long có thể được xuất khẩu sang Hàn Quốc và

Chi Lê, tiếp sau đó là các loại rau quả khác của Việt Nam như vú sữa, bưởi, tỏi…

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu rau qua sang thị

trường Mỹ tháng 9/2010 đạt 18,3 triệu USD, tăng 27,6% so với cùng kỳ 2009. Ước

tính trong tháng 10/2010, kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả sang thị trường Hoa Kỳ

đạt 2,7 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường Mỹ lên 21

triệu USD.

Cùng với xu hướng tăng xuất khẩu rau quả nói chung vào tất cả các thị trường, kim

ngạch xuất khẩu vào Mỹ cũng tăng trong những năm qua, đưa thị trường Mỹ trở thành

thị trường rau quả lớn thứ 5 của Việt Nam sau các thị trường như: Trung Quốc, Nhật

Bản, Hà Lan và Nga.

Xuất khẩu rau các loại mặc dù không đạt được mức tăng trưởng cao như xuất khẩu

trái cây nhưng cũng đạt hơn 94 triệu USD (chiếm 25,2% tổng kim ngạch), tăng 4,9%

so với cùng kỳ 2009.

Các sản phẩm Hoa, hạt, lá, củ các loại chiếm 38,1% tổng kim ngạch. Đáng chú ý trong

năm 2010, xuất khẩu Hoa các loại đạt mức tăng trưởng rất mạnh. Trong 11 tháng năm

2010, xuất khẩu hoa các loại đạt 15,3 triệu USD, tăng 39% so với cùng kỳ 2009. Nhu

Page 49: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

cầu nhập khẩu hoa tươi và khô tại Nhật Bản, Hàn Quốc… hiện còn rất lớn và là cơ hội

cho các doanh nghiệp xuất khẩu hoa của Việt Nam trong năm 2011.

Những điểm đáng chú ý đối vơi ngành rau quả xuất khẩu năm 2010

Đầu năm 2010, Trung Quốc công bố danh sách các loại trái cây được chính thức nhập

khẩu vào nước này. Theo đó, Việt Nam có 7 loại trái cây là Xoài, Nhãn, Chuối, Vải,

Dưa hấu, Chôm chôm, Mít, Thanh long. Những yêu cầu đối với trái cây của Việt Nam

xuất sang Trung Quốc gồm: đăng kí nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác; phải có kiểm dịch

của cơ quan chức năng theo yêu cầu của Trung Quốc; phải đáp ứng vệ sinh an toàn

thực phẩm như lượng SO2, kim loại nặng, nấm mốc, vi sinh gây hại...

Trung tuần tháng 7/2010, các thành viên hạ viện châu Âu (MEPs) đã thống nhất đưa

ra luật về ghi nhãn xuất xứ thực phẩm. Ủy ban Môi trường của Nghị viện châu Âu đã

bỏ phiếu ủng hộ các quy tắc được đưa ra; theo đó, tất cả thịt, gia cầm, sản phẩm từ

sữa, trái cây tươi và rau đều phải được dán nhãn nước xuất xứ rõ ràng. MEPs cũng

chấp thuận đề nghị ghi nhãn nước xuất xứ trên thịt gia súc, gia cầm và cá khi được sử

dụng như là một thành phần trong thực phẩm chế biến.

2.2. Thị trường xuất khẩu chủ yếu và tỷ trọng của từng thị trường

Thời gian qua, các nhà xuất khẩu rau quả Việt Nam đã chịu đầu tư mở rộng tìm kiếm

nghiên cứu thị trường xuất khẩu nên đến nay sản phẩm rau quả Việt Nam đã có mặt

tại 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới trong đó chủ yếu là Hoa Kỳ, Hà Lan,

CHLB Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Đức, Pháp, Anh, Ukraina, Úc, Canada,

Hàn quốc, Singapore, Thái Lan…

Thị trường lớn nhưng sản lượng nhỏ. Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit),

Việt Nam là quốc gia sản xuất rau quả đạt sản lượng lớn đứng thứ 5 ở châu Á nhưng

chủ yếu tiêu thụ trong thị trường nội địa (85%) còn phục vụ xuất khẩu rất ít. Mặc dù

tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả trong 6 năm (2004-2009) đạt 1,82 tỷ USD, tăng

trưởng bình quân đạt 20%/năm, riêng năm 2009 vừa qua là 439 triệu USD và 3 tháng

Page 50: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

đầu năm 2010 có phần tăng nhẹ so với cùng kỳ nhưng ông Lê Văn Ánh – Phó Chủ

tịch Vinafuit cho rằng con số trên vẫn chiếm tỉ trọng rất nhỏ so với tổng kim ngạch

xuất khẩu của cả nước.

Hiện nay các sản phẩm rau quả Việt Nam xuất khẩu ngày càng đa dạng hơn, mới lạ

hơn với nhiều sản phẩm như: gấc đông lạnh, puree vải, hỗn hợp quả trong nước chanh

dây, puree từ trái thanh long, lô hội đóng hộp và quả hỗn hợp đông lạnh nhiều màu:

xanh, đỏ, vàng, trắng; nhiều dạng tròn, khối vuông…

Khi bắt đầu bước vào “cuộc chơi” toàn cầu hoá, đa số các doanh nghiệp xuất khẩu rau

quả đều nhận thức được tầm quan trọng về quản lý chất lượng sản phẩm, an toàn vệ

sinh thực phẩm nên một số lớn doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đã được chứng nhận

HACCP, ISO, BRC,Kosher, Halal… đồng thời cũng đúc rút được nhiều kinh nghiệm

và làm quen dần tập quán mua bán hàng hoá của các thị trường chính: EU, Hoa Kỳ,

Trung Đông…

Tuy vậy, trong ba tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu rau quả chỉ tăng nhẹ và

chủ yếu là do tăng giá trong khi khối lượng tăng ít. Ngoài ra, tỷ trọng xuất khẩu tươi

cũng rất ít (chủ yếu là xuất khẩu thanh long, bưởi… sang các nước trong khu vực

ASEAN) và chỉ chiếm 2,5% so với rau quả chế biến. Chúng ta cũng chưa đủ khả năng

đáp ứng các đơn hàng lớn trong khi năng lực chế biến của doanh nghiệp còn thừa rất

nhiều và phải đối mặt với một số khiếu nại về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm

(ruồi đục quả, dư lượng thuốc sâu, hàm lượng kim loại nặng, bao bì không đảm

bảo...).

Theo thống kế của Vinafruit, năm 2009 có 82 thị trường nhập khẩu rau của Việt Nam

(tăng thêm 12 thị trường so với năm 2008) nhưng Nga, Mỹ, EU vẫn là những thị

trường tiêu thụ chính. Trong 3 tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu rau các loại

tại các thị trường này tăng nhẹ so với cùng kỳ 2009 và các loại rau như cải bắp, cải

thảo, súp lơ, ớt, bí (rau tươi) và dưa chuột, cà tím chiên, cải bó xôi sấy khô, cà chua

đóng hộp (rau chế biến) vẫn là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực.

Theo ông Ánh, mặc dù các giải pháp chủ yếu đã được các Bộ ngành liên quan đưa ra

như giải pháp về quy hoạch sản xuất nông nghiệp, chế biến bảo quản, khoa học công

nghệ và khuyến nông, tổ chức tiêu thụ sản phẩm, chính sách hỗ trợ… nhưng trên quan

điểm của Hiệp hội, để gia tăng giá trị xuất khẩu, cần ưu tiên cơ cấu rau quả xuất khẩu

Page 51: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

theo thứ tự: tươi – chế biến đông lạnh – chế biến đóng hộp – chế biến nước ép và sấy

khô. Phát triển xuất khẩu phải đi đôi với phát triển thị trường nội địa bởi hiện nay thị

trường nội địa là chỗ dựa, là “cứu cánh” cho thị trường xuất khẩu khi gặp khó khăn.

3. Đánh giá tình hình xuất khẩu rau quả trong thời gian qua

3.1. Về khối lượng và kim ngạch

Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường Mỹ chưa xứng tầm với

năng lực sản xuất trong nước.

3.2. Chất lượng sản phẩm, thương hiệu và giá cả

Việt Nam đã xuất khẩu mặt hàng rau quả sang nhiều thị trường trên thế giới. So với

các nước khác, giá mặt hàng rau quả của Việt Nam tương đối thấp hơn. Điều này làm

tăng tính cạnh tranh của mặt hàng này. Tuy nhiên, Việt Nam chưa tạo được thương

hiệu trên các thị trường chủ chốt. Mặt khác, chất lượng rau quả chưa đáp ứng những

yêu cầu khắc khe của các thị trường khó tính điển hình là thị trường Mỹ.

II. Tình hình xuất khẩu rau quả Việt Nam sang Mỹ

1. Thực trạng xuất khẩu rau quả sang thị trường Hoa Kì trong thời gian qua

Tháng 9/2010, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu rau quả lớn thứ 4 của Việt Nam (sau

Trung Quốc, Nhật Bản, CHLB Nga), với tỷ trọng khoảng 6,6% tổng kim ngạch xuất

khẩu rau quả của Việt Nam trong tháng

Bảng 5: So sánh kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu rau quả sang thị trường Hoa

Kỳ vơi các thị trường xuất khẩu rau quả lơn của Việt Nam (tháng 9/2010)

Thị trường Kim ngạch (USD) Tỷ trọng (%)

Trung Quốc 6.550.039 21,0

Nhật Bản 4.109.970 13,2

CHLB Nga 2.387.615 7,6

Hoa Kỳ 2.050.774 6,6

Đài Loan 1.813.044 5,8

Hà Lan 1.435.274 4,6

Nguôn: Tính toán trên cơ sở số liệu thống kê của Tông cục Hải quan

Page 52: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

Kim ngạch xuất khẩu: Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng

đầu năm 2010, xuất khẩu rau quả sang Hoa Kỳ đạt trên 18,34 triệu USD, tăng 32,6%

so với 9 tháng năm 2009. Như vậy tính chung 9 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu rau

quả sang Hoa Kỳ chiếm khoảng 5,59% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt

Nam (so với Trung Quốc là 13,7%, Nhật Bản là 7,98% và CHLB Nga là 5,8%).

Mặc dù có khởi đầu tương đối thuận lợi trong năm 2010 nhưng kim ngạch xuất khẩu

rau

quả sang Hoa Kỳ trong năm nay biến động khá mạnh giữa các tháng và bắt đầu có dấu

hiệu sụt giảm từ tháng 8/2010. Trong khi đó, xuất khẩu rau quả sang Hoa Kỳ năm

2009 duy trì xu hướng tăng từ đầu quí II đến cuối năm.

Chủng loại rau quả xuất khẩu sang Hoa Ky:

Các mặt hàng rau quả xuất khẩu sang Hoa Kỳ ngày càng phong phú đa dạng, gồm rau,

quả, gia vị các loại, các loại đồ uống (trừ trái cây) và một số loại bánh từ rau quả.

Về rau củ có các loại cà chua, cải chua, đậu xanh, đậu đen, đậu bắp, đậu cove, rau đay,

dưa chuột, nấm rơm, khoai mì, cà pháo, rau củ tổng hợp sấy giòn.

Về trái cây hiện Việt Nam mới chỉ xuất phổ biến trái thanh long tươi, dứa, mít sấy,

mãng cầu. chuối nướng, cóc chua ngọt, sinh tố rau má, thạch rau câu.

Ngoài rau củ, các doanh nghiệp cũng xuất khẩu nhiều loại gia vị sang Hoa Kỳ, từ các

chủng loại ớt, gia vị tổng hợp, gia vị bò kho, gia vị hành tỏi, gia vị cà ri, gia vị lá

chanh, gia vị mỳ và thảo mộc, gia vị phở bò, gia vị phở gà, hành chiên, hành hương

khô, hành phi, tỏi phi, xả bằm đến các loại gia vị làm sẵn cho rau xào và rán. Các loại

gia vị này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu bữa ăn của người châu Á tại Hoa Kỳ, trong đó

có một lực lượng đông đảo là kiều bào của ta.

Đơn giá xuất khẩu:

Đơn giá xuất khẩu các mặt hàng cũng rất đa dạng, tùy thuộc vào phẩm cấp và quan hệ

đối tác. Đơn cử như trường hợp trái thanh long xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong tháng

9/2010 có các mức giá chênh lệnh lớn, từ 2,25USD/kg đến 10,13USD/kg.

Từ khi bắt đầu xuất khẩu rau quả sang thị trường Hoa Kỳ (năm 2005) đến nay, kim

ngạch xuất khẩu rau quả liên tục tăng từ 15 – 20%. Trong năm 2010, kim ngạch xuất

khẩu rau quả sang thị trường này đạt 26,4 triệu USD, tăng 18,9% so với năm 2009.

Page 53: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

Trong 3 tháng đầu năm 2011, hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu rau quả diễn

ra hết sức nhộn nhịp, hàng trăm tấn thanh long và nhiều loại rau quả khác đã được

xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu rau qua

sang thị trường Hoa Kỳ 2 tháng đầu năm 2011 đạt 3,2 triệu USD, tăng 9,7% so với

cùng kỳ 2010. Ước tính trong tháng 3/2011, kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả sang thị

trường Hòa Kỳ có thể đạt 2,7 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả sang

thị trường này lên 5,9 triệu USD trong quý II/2011.

Dự báo trong những tháng tới, xuất khẩu rau quả và đặc biệt là trái cây tươi sang thị

trường Hoa Kỳ sẽ tăng mạnh do nhiều loại trái cây đặc trưng của Việt Nam như

Thanh Long, bòn bon, dừa…được thị trường Hoa Kỳ ưa thích.

Rau quả xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ khá đa dạng với nhiều chủng loại như dứa,

chuối, thanh long, chôm chôm, vú sữa, mít, chanh; các loại rau xuất khẩu là cải bắp,

dưa chuột, hành, đậu, sả và ớt. Những năm gần đây, do có sự biến động về thị trường

xuất khẩu và khối lượng xuất khẩu nên cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường

Mỹ đã có sự thay đổi: tăng nhập khẩu các sản phẩm rau quả tươi và giảm dần các sản

phẩm rau quả đóng hộp.

Xuất khẩu trái cây tươi và chế biến: Trong 2 tháng năm 2011, kim ngạch xuất khẩu

trái cây tươi và chế biến đạt 1,4 triệu USD, tăng 81,1% so với cùng kỳ 2010. Trong

đó, xuất khẩu thanh long đạt cao nhất với 624,8 nghìn USD, tăng 170,9%;

Xuất khẩu dứa khoanh đóng lon và nước dứa cô đặc đạt 272,1 nghìn USD, tăng 16,4%

so với cùng kỳ 2010. Tiếp đến là nước lạc tiên với kim ngạch xuất khẩu đạt 107 nghìn

USD, tăng 193,8%...

Trong những năm gần đây, vải, măng cụt, hồng xiêm, vú sữa và chôm chôm được

đánh giá là những sản phẩm xuất khẩu có triển vọng lớn đối với hầu hết các thị

trường. Vải, hồng xiêm được trồng ở khắp cả nước, chôm chôm, măng cụt, vú sữa chủ

yếu ở Nam Bộ, những loại trái cây này cho sản lượng rất cao. Tuy vậy giá trị xuất

khẩu các loại trái cây này sang thị trường Mỹ còn thấp và một số loại trái cây chưa

được xuất khẩu vào thị trường này do rào cản kỹ thuật về chất lượng.

Page 54: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

Một thông tin vui đối với nhà vườn trồng chôm chôm là Hoa Kỳ đang xem xét và sẽ

dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu đối với trái chôm chôm tươi của Việt Nam trong thời gian

tới. Việc xuất khẩu chôm chôm sang Hoa Kỳ sẽ thuận lợi hơn thanh long do Việt Nam

đã có kinh nghiệm thực hiện và có sẵn cơ sở hạ tầng.

Theo giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu, về nguyên tắc trái cây

xuất khẩu vào Hoa Kỳ phải được cấp mã số vùng trồng, nhà máy đóng gói cũng được

cấp mã số đạt chuẩn của Hoa Kỳ và phải được xử lý bằng phương pháp chiếu xạ.

Theo đánh giá của các nhà xuất khẩu trái cây, hiện chôm chôm Thái Lan đang chiếm

thị phần lớn nhất tại Mỹ nhưng với những thuận lợi về chất lượng và giá cả, chôm

chôm Việt Nam đang hướng đến việc chiếm lĩnh 1/3 thị phần của chôm chôm Thái

Lan hiện có tại Hoa Kỳ.

Xuất khẩu rau tươi và rau sấy khô: trong 2 tháng năm 2011 có 16 loại rau được xuất

khẩu sang thị trường Hoa Kỳ với tổng kim ngạch đạt 1,1 triệu USD, giảm 11,1% so

với cùng kỳ 2010. Trong đó, xuất khẩu Nấm rơm muối, nấm rơm đóng lon đạt kim

ngạch cao nhất với 838,6 nghìn USD, giảm 11,1% so với cùng kỳ 2009.

Tiếp đến là mặt hàng ngô non đóng lon, ngô luộc đạt kim ngạch 140,7 nghìn USD,

giảm 35,6% so với cùng kỳ 2010. Dưa chuột chế biến là một trong những mặt hàng

rau xuất khẩu mạnh nhất của Việt Nam trong những năm qua. Kim ngạch xuất khẩu

dưa chuột chế biến sang thị trường Mỹ trong 2 tháng đầu năm 2011 tăng rất mạnh, đạt

60,2 nghìn USD, tăng 113,8% so với cùng kỳ 2010.

Xuất khẩu các loại củ, hoa, hạt và đồ hộp chế biến từ rau quả cũng đạt mức tăng

trưởng khá với kim ngạch đạt 623,8 nghìn USD, tăng 20,1% so với cùng kỳ 2010.

Trong đó, đáng chú ý là nhóm sản phẩm củ xuất khẩu sang thị trường này với kim

ngạch đạt 183,9 nghìn USD, tăng 45,7%. Có khá nhiều loại củ được xuất khẩu trong 2

tháng đầu năm 2011 như khoai lang, củ hành, tỏi, nghệ, gừng, củ từ…

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam sang thị trường Hoa

Kỳ là rất lớn. Các doanh nghiệp xuất khẩu rau hoa quả Việt Nam cần nhanh chóng

vượt qua những điều kiện khắt khe về vệ sinh thực phẩm của thị trường này. Quan

Page 55: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

trọng hơn, cũng cần phải có một chiến lược xuất khẩu rau quả lâu dài đối với thị

trường Hoa Kỳ.

2. Thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc xuất khẩu rau

quả sang thị trường Hoa Kì.

Thuận lợi:

- So với nhiều nước trên thuế giới, thuế nhập khẩu rau quả vào Hoa Kỳ hiện vẫn thấp

hơn1 . Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (2010), mức thuế nhập khẩu rau quả

trung bình trên thế giới là 50% giá trị rau quả nhập khẩu trong khi tại Mỹ mức thuế

suất chỉ dưới 5%. Tại một số thị trường phát triển khác như EU và Nhật Bản mức thuế

suất cũng cao hơn. Ví dụ, khoảng 60% hàng rau quả nhập khẩu vào các thị trường này

chịu thuế suất từ 5%-25% và 20% chịu mức thuế suất trên 25%. Rau quả nhập khẩu

vào các nước đang phát triển thậm chí chịu thuế suất cao hơn nữa, ví dụ, khoảng 80%

mặt hàng chịu mức thuế từ 25%-100%. Các thị trường có mức thuế đối với rau quả

tương đối cao là Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ, Thái Lan, Hàn Quốc.

- Nhu cầu rau quả nhiệt đới vẫn trong xu hướng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu thay đổi

khẩu vị của người Mỹ gốc Âu và nhu cầu tiêu thụ món ăn truyền thống của một bộ

phận người Mỹ gốc Á, Phi ngày càng tăng.

Khó khăn:

Từ phía các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả của Việt Nam

Các doanh nghiệp của Việt Nam thiếu kinh nghiệm về việc xuất khẩu rau quả sang thị

trường Mỹ. Cụ thể, chưa nắm rõ luật thương mại của từng tiểu bang, gặp nhiều khó

khăn khi xuất khẩu rau quả vào Mỹ.

Chưa chủ động trong khâu thu mua và chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn về vệ

sinh an toàn thực phẩm từ phía Mỹ.

Từ phía Mỹ và các doanh nghiệp của các nước khác xuất khẩu sang Mỹ.

Áp lực cạnh tranh lớn từ các nước xuất khẩu rau quả trên thế giới, đặc biệt là những

nước đang hưởng các ưu đãi thương mại từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA)

như Canada, Mexico, Australia, Chi lê, Peru, một số nước Trung Mỹ và Trung đông;

áp lực cạnh tranh tiềm năng từ các FTA đang trong quá trình đàm phán như

Page 56: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

(Colombia, Panama, Thái Lan) hoặc một số hình thức ưu đãi thương mại khác mà Hoa

Kỳ dành cho các nước như Argentina, Brazil, Colombia và Thái Lan. Đây đều là

những nước có truyền thống xuất khẩu rau quả, với hệ thống sản xuất hiện đại hơn so

với Việt Nam (từ khâu trồng đến đóng gói, bảo quản, vận chuyển, kiểm định vệ sinh

thực phẩm…)

Áp lực từ xu hướng kinh doanh của các công ty thực phẩm đa quốc gia: Một số công

ty thực phẩm đa quốc gia đã lựa chọn các thị trường đang phát triển để phát huy tiềm

năng hoa quả của nước đó. Một số khác muốn tận dụng giá nhân công và các chi phí

sản xuất rẻ ở các nước đang phát triển để tạm nhập rau quả nguyên liệu từ các nước

phát triển, sản xuất và tái xuất sang Hoa Kỳ, EU. Ví dụ, công ty Dole Food của Hoa

Kỳ đã đầu tư sản xuất trái cây đóng hộp tại Thái Lan: họ nhập khẩu đào, lê, trái cây

hỗn hợp từ Hoa Kỳ, sau đó đóng hộp và tái xuất vào thị trường này. Hình thức kinh

doanh này giúp người Mỹ vẫn có cơ hội sử dụng những sản phẩm chất lượng (đã qua

chế biến, đóng gói hợp vệ sinh) với mức giá thấp hơn nhiều so với thực phẩm chế biến

tại nội địa. Đây đồng lời cũng là áp lực cạnh tranh rất lớn đối với hàng xuất khẩu của

Việt Nam với chất lượng, đóng gói chưa được đầu tư hiện đại hóa. Trong khi đó, năng

lực cạnh tranh về giá đã bị bù trừ bởi chi phí vận chuyển và không thấp hơn đáng kể

so với giá của các mặt hàng sản xuất tại các nước đang phát triển khác.

Hoa Kỳ đang tăng cường áp dụng các hàng rào kỹ thuật đối với thực phẩm nói chung

và rau quả nói riêng. Tại Hoa Kỳ, Cơ quan kiểm tra sức khỏe động vật và cây trồng đã

đưa ra những qui định và là cơ quan cấp các chứng nhận về hàng rau quả nhập khẩu

tươi sống, các qui định thanh tra hàng nhâp khẩu có liên quan. Nhiều mặt hàng rau

quả dù đã được nhập khẩu vào Hoa Kỳ nhưng muốn thực hiện hoạt động marketing

cũng phải qua nhiều khâu kiểm duyệt (về phẩm cấp, kích cỡ, chất lượng, tác động

thực tế đến người tiêu dùng…) Những hàng rào vô hình này là một thách thức lớn đối

với xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ

Page 57: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

3. Năng lực cạnh tranh của hàng rau quả Việt Nam trên thị trường Hoa Kì

Hoa Kỳ nhập khẩu rau quả từ nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó đứng đầu là các

nước

châu Mỹ la tinh và Canada (do thuận lợi về mặt địa lí). Ở châu Á, Trung Quốc là nhà

cung ứng rau quả lớn nhất của Hoa Kỳ, với tỷ trọng khoảng 7% (thấp hơn Mexico và

Canada) nhưng Trung Quốc lại là thị trường có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất

khẩu rau quả trung bình giai đoạn 1990-2009 cao nhất trong số các nước xuất khẩu

rau quả vào Hoa Kỳ

Bảng 5: So sánh thị phần của các nươc xuất khẩu rau quả lơn vào Hoa Kỳ

Hiện nay, hàng rau quả Việt Nam mới chỉ chiếm một tỷ trọng rất khiếm tốn (chưa đến

Page 58: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

0,03%) thị trường rau quả nhập khẩu của Hoa Kỳ. Tỷ trọng này chưa tương xứng với

tiềm năng sản xuất và xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Ngay cả nếu so sánh với hai

nước trong khu vực là Thái Lan và Philipines thì thị phần của rau quả Việt Nam tại

Hoa Kỳ cũng còn quá thấp. Cơ cấu rau quả xuất khẩu của Việt Nam nhìn chung tương

đồng với cơ cấu xuất khẩu của Thái Lan và Philipines, do đó sức ép cạnh tranh từ hai

thị trường này là rất lớn.

Trong số các nước xuất khẩu rau quả lớn sang Hoa Kỳ, Trung Quốc là nước có tốc độ

tăng trưởng xuất khẩu cao nhất. Năng lực cạnh tranh của rau quả Trung Quốc thể hiện

ở tính đadạng, giá rẻ và khả năng đáp ứng các lô hàng lớn. Tại Trung Quốc, chi phí

sản xuất nông nghiệp tương đối thấp do chi phí nhân công thấp trong khi lợi thế sản

xuất theo qui mô giúp họ tiết kiệm chi phí trên đầu sản phẩm. Chi phí marketing

trong hoạt động sản xuất nôngnghiệp cũng thấp hơn nhiều so với các nước khác nhờ

giá bao bì, dịch vụ rẻ. Tại một số cơ sở sản xuất hiện đại, chi phí vốn và công nghệ có

thể cao hơn nhưng vẫn thấp hơn so với các nước khác. Theo tính toán, chi phí xuất

trung bình các mặt hàng cà chua, hạt tiêu,chanh của Trung Quốc chỉ bằng 1/9 so với

sản xuất tại Mỹ.

So với Trung Quốc, sản xuất nông sản của Việt nam cũng có lợi thế về giá đất và nhân

công rẻ, tuy nhiên lại hạn chế về qui mô sản xuất và sự phụ thuộc vào các vật tư nông

nghiệp nhập khẩu (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng…). Ngoài ra,

giá xuất khẩu còn tăng lên do chi phí vận tải cao hơn-xuất phát từ hạn chế về cơ sở hạ

tầng.

Ngoài Trung Quốc, nhiều đối thủ là các nước đang phát triển khác cũng có cơ chế hỗ

trợ sản xuất rau quả, mặc dù không trực tiếp. Đó là các hình thức đào tạo cho nông

dân, cung cấp các dịch vụ nghiên cứu phát triển nông nghiệp, nâng cao kỹ năng xúc

tiến thương mại và xuất khẩu nông sản cho các doanh nghiệp (trường hợp của Thái

Lan, Philipines). Tại một số nước, sự hỗ trợ về sản xuất nông nghiệp được thực hiện

linh hoạt bởi các chính quyền địa phương (không hình thành chính sách trợ cấp chung

của quốc gia).

4. Những vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp xuất khẩu rau quả.

Page 59: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

Mặc dù còn nhiều rào cản lớn nhưng năm 2010 vẫn được xem là một năm thành công

trong xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, thách thức này vẫn còn tiếp tục đặt ra với

các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trong năm tới, bởi theo bà Nancy Nord, Ủy

viên Ủy ban an toàn hàng tiêu dùng Mỹ, bắt đầu từ ngày 1/1/2011, Mỹ sẽ chính thức

áp dụng các luật mới về tiêu chuẩn an toàn sản phẩm và các chất bị hạn chế đối với

hầu hết các mặt hàng xuất khẩu được coi là thế mạnh của Việt Nam vào thị trường

Mỹ, như các sản phẩm giày da, may mặc, đồ gỗ, các mặt hàng tôm, cá...

Trên tinh thần hợp tác, Mỹ khuyến cáo các doanh nghiệp của Việt Nam cần có những

đổi mới trong các khâu nguyên liệu đầu vào, công nghệ nhằm đảm bảo đủ các tiêu

chuẩn xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này. Đặc biệt, quy định mới trong chính sách

kiểm soát các mặt hàng xuất khẩu vào Mỹ, mỗi nhãn hiệu xuất hiện trên thị trường

này cần đảm bảo tuân thủ các quy định quốc tế về nguyên vật liệu và cả quy trình sản

xuất. Điều này đòi hỏi các nhà máy tại Việt Nam phải vượt qua sự thẩm định của cơ

quan chức năng để đạt được chứng nhận.

Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam là phải đưa ra chiến lược đổi mới công

nghệ và quy trình sản xuất để duy trì thị trường. Các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất

khẩu hàng hóa sang thị trường đều được kiểm soát chặt chẽ và theo thông tin mới

nhất, mức phạt đối với các doanh nghiệp vi phạm có thể lên tới 15 triệu USD/vụ.

Còn theo khuyến cáo của Chính phủ, Mỹ vẫn đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất

của Việt Nam, vì vậy, các doanh nghiệp cần nắm bắt và tổ chức các hoạt động tiếp

xúc, gặp gỡ với các bạn hàng nhập khẩu, các tổ chức bán buôn, bán lẻ để hiểu rõ

những thay đổi trong cơ chế quản lý nhập khẩu. Trên cơ sở đó, tìm hướng phát triển

cho thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng này.

Mặc dù hiện nay, cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu đã khiến những dự báo về kinh tế

thế giới nói chung và kinh tế Mỹ trong năm 2011 trở nên bi quan hơn nhưng theo

nhận định, vẫn có nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ trong năm

2011, không chỉ đối với nhóm hàng nông sản và công nghiệp nhẹ mà nhóm hàng chế

Page 60: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

biến chế tạo công nghiệp nặng cũng đã có những thành tựu trong năm 2010, đây sẽ là

cơ sở cho sự gia tăng xuất khẩu nhóm hàng này vào Mỹ trong năm 2011.

Page 61: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

Chương III. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường

Hoa Kỳ.

I. Chiến lược xuất khẩu rau quả trong thời gian tơi

1. Định hương phát triển ngành sản xuất rau quả trong thời gian tơi

Hiệp hội Rau quả Việt Nam đã có những định hướng và chính sách cho sự phát triển

ngành rau quả trong thời gian tới; đầu tiên, cần phấn đấu nâng cao năng lực cạnh tranh

ngành trái cây Việt Nam bằng các giải pháp nâng cao chất lượng, đồng thời chú trọng

sản xuất sản phẩm giá trị cao, trái cây hữu cơ phục vụ thị truờng cao cấp góp phần

phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu, nâng cao thu nhập người sản xuất trái

cây, đáp ứng các nhu cầu đa dạng và ngày càng tăng của người tiêu dùng.

Bên cạnh đó cần tiếp tục hình thành nên vùng nguyên liệu tập trung sản xuất lớn đủ

sức cung ứng ổn định cho doanh nghiệp cũng như có chính sách bảo hiểm đầu tư

trong nông nghiệp, bảo hiểm hợp đồng tiêu thụ dài hạn đặc biệt đối với các loại cây

xuất khẩu vốn có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định, tạo an tâm và giảm rủi ro cho

các doanh nghiệp khi đầu tư, xây dựng vùng nguyên liệu ổn định lâu dài.

Trong năm 2011, Vinafruit sẽ tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng để tiếp tục

hỗ trợ các chương trình xúc tiến thương mại nhằm tìm kiếm mở rộng thị trường xuất

khẩu nhiều hơn nữa cũng như hỗ trợ giá cước vận chuyển rau quả từ Việt Nam đi các

thị trường trọng điểm như EU, Hoa Kỳ.

2. Chiến lược hỗ trợ xuất khẩu rau quả:

Để đạt mục tiêu trên, Vinafruit đề ra một số chiến lược hành động như chiến lược liên

kết ngành trái cây, chiến lược hội nhập, chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh

ngành trái cây, chiến lược xây dựng thương hiệu, chiến lược đào tạo, chiến xây dựng

hợp tác xã chuyên ngành trái cây, chiến lược công nghệ sau thu hoạch, chiến lược hiện

đại hóa công nghiệp chế biến, chiến lược phát triển công nghệ thông tin ngành trái

cây... Chiến lược được phân thành ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Để thực hiện các

chiến lược hiệu quả cần có sự hỗ trợ của chính phủ, sự tham gia tích cực của hội viên,

của doanh nghiệp trái cây và sự hợp tác giúp đỡ của các tổ chức và doanh nghiệp quốc

tế.

Page 62: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

II. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu rau quả sang thị trường Hoa Kì

1. Hoàn thiện hoạt động xuất khẩu và đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại.

1.1. Biện pháp cải thiện cơ cấu xuất khẩu và chất lượng của rau quả

- Lựa chọn mặt hàng phù hợp với nhu cầu tiêu dùng thị trường:

Theo như khảo sát nhu cầu: Tại Mỹ, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng nước hoa quả

trong xu hướng tăng do khuyến cáo của các nhà khoa học về vai trò của hoa quả đối

với việc gia tăng sức khỏe và tuổi thọ.

Những năm gần đây, nước hoa quả chiếm tỷ trọng cao vượt trội trong số các mặt hàng

nông sản được nhập khẩu vào Mỹ, với khoảng 35-37% tổng kim ngạch nhập khẩu

nông

sản. Khí hậu nóng lên khiến mặt hàng này càng được ưa chuộng. Trong khi đó, Việt

Nam lại có lợi thế về nguồn hoa quả nhiệt đới rất phong phú, bổ dưỡng. Nếu có thể

đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh, an toàn thực phẩm, đây sẽ là một thị trường tiềm năng

cho xuất khẩu của Việt Nam.

Rau quả trái mùa, đảo mùa: Với xu hướng tăng cường tiêu thụ rau quả quanh

năm để

đối phó với căn bệnh béo phì, đột qui, tim đang gia tăng tại Mỹ, nhu cầu sử

dụng rau quả trái mùa, đảo mùa sẽ ở mức cao trong thời gian tới.

Nước trái cây, nước rau ép đóng hộp: Đây là những mặt hàng sẽ tiếp tục có nhu

cầu cao bởi một mặt chúng đáp ứng các yêu cầu về dinh dưỡng, mặt khác rất

tiện dụng tại công sở và trong các sinh hoạt ngoài trời.

Thực phẩm chế biến an toàn, hữu cơ: Theo dự báo của Foodproceeding.com,

một diễn đàn về thực phẩm chế biến, nhu cầu đối với lương thực, thực phẩm

(hàng ăn) an toàn của Mỹ được dự báo sẽ lên tới 2,9 tỷ USD vào năm 2014,

tăng 6,7% so với hiện nay. Hiện nay nhóm lương thực, thực phẩm chế biến

chiếm khoảng 70% tổng nhu cầu về hàng ăn an toàn tại Mỹ và đang có xu

hướng tăng.

Page 63: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

Để xuất khẩu được rau quả nói sang thị trường Mỹ, các doanh nghiệp Việt

Nam phải xem xét đến hai vấn đề chính đó là chất lượng, tính đồng đều của sản

phẩm, bao gồm: hình dáng, trọng lượng và chất lượng bên trong. Đặc biệt cần

quan tâm đến vấn đề kiểm dịch thực vật. Việc kiểm tra tại vườn rau quả, thời

gian thu hoạch là biện pháp góp phần loại bỏ được một số sâu bệnh, hoặc kiểm

soát không khí, nhiệt độ lạnh cũng có thể diệt được sâu bệnh. Như vậy mới đáp

ứng được những yêu cầu khắt khe Mỹ đưa ra.

1.2. Biện pháp né tránh chống bán phá giá về rau quả của Hoa Kì

Việc Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá đối với một số mặt hàng nông sản của Trung

Quốc có thể là cơ hội cho xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ khi năng lực cạnh

tranh của hàng Trung Quốc bị giảm xuống; mặt khác cũng đặt ra nguy cơ bị liên đới

từ vụ kiện này.

Đối với chính sách giá xuất khẩu: Để không bị liên đới trong các vụ kiện bán phá giá

trên (đối với cùng mặt hàng xuất khẩu), các doanh nghiệp Việt Nam không thể duy trì

mức giá xuất khẩu thấp hoặc giảm trong nhiều tháng. Cần tăng giá trị gia tăng của sản

phẩm để một mặt tăng giá bán, trong khi vẫn được người tiêu dùng ở nước

nhập khẩu chấp nhận (do chất lượng và giá trị gia tăng đã tăng lên).

Khi thâm nhập thị trường Hoa Kỳ, nên điều tiết tốc độ tăng lượng xuất vào thị trường

đó, bởi nếu một mặt hàng xuất khẩu vào thị trường đó có tốc độ tăng trưởng rất nhanh,

mặt hàng này rất dễ được xét vào diện điều tra chống bán phá giá.

Cần tìm ra các ngách mà các doanh nghiệp cần thâm nhập để chuyển nguy cơ bị

chống bán phá giá sang phía đối thủ cạnh tranh (VD: Trung Quốc, Thái Lan,

Indonesia...) và tận dụng cơ hội về phía mình.

1.3. Các biện pháp hạn chế rủi ro trong thương mại

Trong số những sản phẩm có nguy cơ rủi ro nhiều nhất có thể kể đến là những hàng

hoá kiểm soát về nhiệt độ trong đó có rau quả tươi. Để đối phó với những rủi ro đó,

các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả sang Mỹ cần lựa chọn công ty vận chuyển hay

giao nhận phù hợp có đảm bảo các điều kiện vận chuyển. Sau đó các doanh nghiệp

Page 64: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

nên lựa chọn các công ty bảo hiểm cho mình để đảm bảo rau quả vận chuyển được an

toàn và tiết kiệm được chi phí.

Đối với những mặt hàng đó, điều quan trọng là doanh nghiệp cần phải lựa chọn những

công ty vận tải uy tín và chuyên nghiệp để đảm bảo container đóng hàng đủ điều kiện

Một khâu khác trong việc xúc tiến tiêu thụ mặt hàng rau quả sang thị trường Mỹ cần

được chú trọng đó là khâu truyền thông.  Các doanh nghiệp có thể thực hiện chương

trình truyền thông tại điểm bán rau quả. Mục tiêu của chương trình là kết nối nhu cầu

kinh doanh giữa người bán và người sản xuất, quảng bá cho hàng nông sản trong

nước, tạo dấu hiệu nhận diện và tăng niềm tin vào nông sản trong nước cho các cửa

hàng. Nếu cả người nông dân và doanh nghiệp cùng làm tốt những việc trên thì giá trị

kim ngạch xuất khẩu rau quả sẽ còn tăng cao hơn nữa trong thời gian tới.

2. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu về thị trường Hoa Kì.

Trước những khó khăn đó, việc chuyển hướng sang các thị trường khác có thể bù đắp

phần nào cho lượng tiêu thụ tại thị trường Hoa Kỳ nhưng không phải là một phương

án lâu dài; bởi với qui mô thị trường lớn như hiên nay, Hoa Kỳ vẫn có sức hấp thụ

một lượng hàng hóa lớn trên thế giới mà nhiều thị trường nhỏ khác kết hợp cũng chưa

cân xứng. Do đặc tính dễ thay đổi về cả thị hiếu và chính sách của thị trường này, để

giữ vững thị phần và đẩy mạnh xuất khẩu nông sản vào thị trường Hoa Kỳ đòi hỏi các

nhà xuất khẩu phải liên tục cập nhật, nắm bắt và xử lí tốt thông tin về thị trường này.

Đó là cơ sở cho việc xác định được cơ cấu hàng hóa xuất khẩu (về chủng loại, chất

lượng); hệ thống phân phối hiệu quả và tiết kiêm nhất cũng như giảm thiểu những rủi

ro về thuế chống phá giá và gian lận thương mại trong xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

3. Phát triển thương hiệu dựa vào lượng kiều bào ở Mỹ, vận động hành lan.

Phát huy tiềm năng phân phối từ lực lượng kiều bào tại Mỹ: Theo Giám đốc cơ quan

thống kê quốc gia Mỹ Robert Groves, xã hội tiêu dùng Mỹ sẽ có những dịch chuyển

lớn từ thập kỷ tới. Theo nghiên cứu của cơ quan này, trong giai đoạn 2010-2050, dân

số Mỹ sẽ tăng từ 310 triệu lên 439 triệu người và 1/5 số người Mỹ sẽ ở độ tuổi từ 65

trở lên vào năm 2030. Cũng trong vòng 20 năm nữa, những người Mỹ gốc Á, gốc Phi

Page 65: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

sẽ chiếm một tỷ trọng lớn trong trong xã hội. Đặc biệt, trong nhóm các ngôn ngữ được

đưa vào danh sách điều tra dân số và tiêu dùng của cơ quan này, Việt Nam là một

trong 7 ngôn ngữ chính, cùng với tiếng Anh, Trung Quốc, Tây Ba Nha, Hàn ngữ,

tiếng Nga; cho thấy cộng đồng người Việt và gốc Việt tại Mỹ chiếm một vị trí khá

quan trọng. Đây cũng có thể là một lợi thế mà các doanh nghiệp Việt Nam cần tận

dụng trong quá trình thâm nhập và phát triển thị phần tại thị trường này.

Hiểu rõ đặc tính tiêu dùng, cơ cấu các nhóm người tiêu dùng rau quả của Mỹ (theo độ

tuôi, giới tính)

Nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp trong khâu nhãn mác, hướng dẫn sử

dụng: Theo một nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng Mỹ do hãng Puratos USA-

một nhà sản xuất thực phẩm của Mỹ vừa thực hiện, 77% người tiêu dùng Mỹ có thói

quen đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và thành phần chất trong bao nhãn thực phẩm trước

khi mua. Ngoài ra một số lượng ngày càng gia tăng người tiêu dùng nghiên cứu kỹ về

chế độ dinh dưỡng hoặc có tư vấn về dinh dưỡng khi ra quyết định mua sắm thực

phẩm. Xu hướng này cho thấy hàng nông sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ ngày càng

phải đáp ứng các tiêu chuẩn rất cao về kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm.

4. Huy động sự hỗ trợ từ phía nhà nươc

Về chính sách thuế, cần điều chỉnh giảm thuế GTGT đối với sản phẩm chế biến rau

quả từ thuế suất 10% xuống còn 5%. Ngoài ra cần có chính sách khuyến khích ưu đãi

đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, bảo quản, chế biến rau quả; khuyến khích, hỗ trợ hình

thành nhiều HTX, nhiều cơ sở xuất khẩu theo vùng trên cơ sở liên kết quyền lợi chặt

chẽ giữa những người trồng rau quả; tạo chủ động liên kết giữa các viện, trường, trung

tâm với các nhà xuất khẩu, nhà vườn… nhằm ứng dụng các nghiên cứu có tính thực

tiễn cao…

Page 66: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

KẾT LUẬN

Rau quả là một trong những mặt hàng chủ yếu có lợi thế trong lĩnh vực xuất

khẩu của Việt Nam. Thời gian qua việc xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang các thị

trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc và đặc biệt là Mỹ đã có nhiều thuận lợi.

Trong thời gian tới, cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm này của Việt Nam sang

thị trường Mỹ tiếp tục vẫn còn lớn. Do vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu rau hoa quả

Việt Nam cần nhanh chóng vượt qua những điều kiện khắt khe về vệ sinh thực phẩm

của thị trường này. Quan trọng hơn, các doanh nghiệp cũng cần phải có một chiến

lược xuất khẩu rau quả lâu dài đối với thị trường Mỹ. Để thực hiện được việc này, các

doanh nghiệp xuất khẩu rau hoa quả Việt Nam cần phối hợp tốt với cả người trồng rau

quả và với các cơ quan chức năng của nhà nước liên quan đến việc xuất khẩu mặt

hàng này sang Mỹ.

Page 67: buivanluongueh.files.wordpress.com · Web viewLỜI MỞ ĐẦU Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Kinh doanh toàn cầu ngày nay, Nguyễn Đông Phong, Nhà xuất khẩu Lao Động

2. Giáo trình Quản trị kinh doanh quốc tế - Trường ĐH Kinh Tế TP Hồ Chí Minh

3. Các website tham khảo

http://globaledge.msu.edu/

http://vneconomy.vn/

http://doingbusiness.org/

http://www.vcci.com.vn/