ibantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files/... · web viewĐảm bảo an toàn thực...

21
T à i l i ệ u s i n h h o ạ t c h i b ộ t h á n g 3 / 2 0 1 7 KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ THÁNG 02 NĂM 2017 Lãnh đạo thành phố thăm các doanh nghiệp tăng trưởng vượt chỉ tiêu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ năm 2016. Ảnh: Minh Huyền (Báo Cần Thơ) Sản xuất công nghiệp - Lũy kế 02 tháng đầu năm 2017, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp ước tăng 4,9% so với cùng kỳ. - Hoạt động các khu công nghiệp: Đến nay, các khu công nghiệp có 224 dự án còn hiệu lực, thuê 356,4 ha đất công nghiệp, tổng vốn đầu tư đăng ký 1.580 triệu USD, vốn đã thực hiện 927,2 triệu USD, chiếm 58,7% vốn đăng ký. Tổng doanh thu trong tháng ước đạt 131,4 triệu USD, tăng 4% so cùng kỳ; tổng số lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp đến tháng 02/2017 là 29.820 lao động, giảm 531 lao động so với cùng kỳ. Thương mại - dịch vụ * Giá cả - Thương mại - xuất nhập khẩu: TIN THÀNH PHỐ

Upload: others

Post on 22-Feb-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Ibantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files/... · Web viewĐảm bảo an toàn thực phẩm, chất lượng thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm

T à i l i ệ u s i n h h o ạ t c h i b ộ t h á n g 3 / 2 0 1 7

KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ THÁNG 02 NĂM 2017

Lãnh đạo thành phố thăm các doanh nghiệp tăng trưởng vượt chỉ tiêu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ năm 2016. Ảnh: Minh Huyền (Báo Cần Thơ)

Sản xuất công nghiệp - Lũy kế 02 tháng đầu năm 2017, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp ước tăng 4,9% so

với cùng kỳ.- Hoạt động các khu công nghiệp: Đến nay, các khu công nghiệp có 224 dự án còn hiệu

lực, thuê 356,4 ha đất công nghiệp, tổng vốn đầu tư đăng ký 1.580 triệu USD, vốn đã thực hiện 927,2 triệu USD, chiếm 58,7% vốn đăng ký. Tổng doanh thu trong tháng ước đạt 131,4 triệu USD, tăng 4% so cùng kỳ; tổng số lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp đến tháng 02/2017 là 29.820 lao động, giảm 531 lao động so với cùng kỳ.

Thương mại - dịch vụ* Giá cả - Thương mại - xuất nhập khẩu:- Giá cả: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 02/2017 tăng 0,56% so với tháng trước, tăng 5,01%

so cùng kỳ và bình quân tăng 4,85% so cùng kỳ.- Về nội thương: Trong tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ thực hiện

7.917,9 tỷ đồng; nâng tổng số trong 02 tháng đầu năm thực hiện 15.924,8 tỷ đồng, đạt 15,2% KH, tăng 10,5% so với cùng kỳ.

- Xuất khẩu: Lũy kế trong 02 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước thực hiện 259 triệu USD, đạt 15,5% kế hoạch (KH), tăng 16,7% so cùng kỳ;

TIN THÀNH PHỐ

Page 2: Ibantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files/... · Web viewĐảm bảo an toàn thực phẩm, chất lượng thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm

T à i l i ệ u s i n h h o ạ t c h i b ộ t h á n g 3 / 2 0 1 7

- Tổng kim ngạch nhập khẩu 02 tháng ước thực hiện 49,3 triệu USD, đạt 11% KH, giảm 15,6% so với cùng kỳ; hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là phục vụ sản xuất.

* Du lịch: Lũy kế trong 02 tháng/2017, tổng lượt khách đến thành phố Cần Thơ ước đạt 1,48 triệu

lượt; đón và phục vụ 327.852 lượt khách lưu trú, đạt 17,7% KH, tăng 3% so cùng kỳ. Hoạt động lữ hành quốc tế, đón 3.915 lượt khách quốc tế, đạt 17% KH, tăng 4%; đưa

2.881 lượt khách đi du lịch nước ngoài, đạt 17% KH, tăng 17%. Lữ hành nội địa đón phục vụ 18.225 lượt khách, đạt 18,6% KH, tăng 06%; doanh thu ước đạt 361 tỷ đồng, đạt 18,1% KH, tăng 06% so cùng kỳ năm trước.

Sản xuất nông nghiệp (tính đến ngày 20/02/2017)- Lúa Đông Xuân 2016-2017: Gieo trồng 85.449 ha, đạt 99,4% KH, giảm 1,5% (tương

đương 1.279 ha) so cùng kỳ; đã thu hoạch 25.009 ha, ước năng suất 6,0 tấn/ha, giảm 1,14 tấn/ha so cùng kỳ.

- Chăn nuôi: Trong tháng, trên địa bàn thành phố không xảy ra dịch lở mồm long móng và dịch heo tai xanh; đã xảy ra 01 ổ dịch cúm gia cầm với 145 con gia cầm mắc bệnh và xử lý chôn hủy theo quy định;

- Nuôi thủy sản: Trong 02 tháng đầu năm, tổng diện tích thả nuôi thủy sản được 1.448 ha, đạt 13,8% KH, giảm 7,3% so cùng kỳ; sản lượng nuôi thu hoạch 15.691 tấn, đạt 8% KH, giảm 3,2% so cùng kỳ. Mở rộng diện tích nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm được 222,1 ha.

Huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển * Đầu tư xây dựng cơ bản: - Kết thúc năm ngân sách 2016 (đến 31 tháng 01 năm 2017): Tổng giá trị giải ngân đạt

3.473,590 tỷ đồng/3.663,050 tỷ đồng kế hoạch vốn thực hiện, đạt tỷ lệ 94,83%. - Kết quả giải ngân 02 tháng đầu năm 2017 (đến ngày 20/2/2017): Giá trị giải ngân:

510,558/2.288,267 tỷ đồng KH vốn thực hiện, đạt tỷ lệ 22,3%. Trong đó: vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu đạt 11,5%; cân đối ngân sách địa phương đạt 20,9%; tiền sử dụng đất đạt 27,4%; xổ số kiến thiết đạt 25,1%; các nguồn vốn khác đạt 73,9%.

* Đăng ký kinh doanh và quản lý doanh nghiệp: Lũy kế trong 02/2017, cấp mới đăng ký kinh doanh cho 149 doanh nghiệp các loại hình

với tổng vốn đăng ký 511,2 tỷ đồng (tăng 10,4% về số lượng và tăng 14,6% về số vốn so cùng kỳ); cấp thay đổi đăng ký kinh doanh cho 276 lượt doanh nghiệp, trong đó có 50 doanh nghiệp đăng ký tăng vốn 343,6 tỷ đồng, 08 doanh nghiệp giảm vốn 188,8 tỷ đồng; giải thể 14 doanh nghiệp các loại hình với tổng vốn 70,2 tỷ đồng.

* Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):Lũy kế trong 02/2017, cấp giấy chứng nhận đầu tư 01 dự án, vốn đầu tư 2 triệu USD

(trong khu công nghiệp); tính đến tháng 02/2017, thành phố có 74 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 645,2 triệu USD, vốn thực hiện 393 triệu USD, chiếm 60,9% tổng vốn đăng ký. Doanh thu của các doanh nghiệp ước đạt 35 triệu USD.

Tài chính - ngân hàng* Thu chi ngân sách: tính từ ngày 01/01/2017 đến ngày 20/02/2017:Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thực hiện 1.018,5 tỷ đồng, đạt 7,9% dự

toán HĐND TP giao. Tổng thu ngân sách nhà nước theo chỉ tiêu giao thực hiện 1.017,1 tỷ đồng, đạt 9,1% dự toán Trung ương và HĐND thành phố giao, giảm 19,2% so cùng kỳ. Tổng chi ngân sách địa phương thực hiện 1.425,4 tỷ đồng, đạt 14,2% dự toán Trung ương giao và đạt 13,9% dự toán HĐND thành phố giao, giảm 9,6%.

* Hoạt động ngân hàng: Lãi suất huy động và cho vay ổn định; tổng vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và

cá nhân trên địa bàn ước đến cuối tháng 02/2017 đạt 59.200 tỷ đồng, tăng 1,3% so với đầu tháng, đáp ứng 95,3% tổng dư nợ cho vay; tổng dư nợ cho vay nền kinh tế ước đạt 62.100 tỷ đồng, tăng 1,1%. Nợ xấu 1.850 tỷ đồng, chiếm 2,98% tổng dư nợ cho vay.

2

Page 3: Ibantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files/... · Web viewĐảm bảo an toàn thực phẩm, chất lượng thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm

T à i l i ệ u s i n h h o ạ t c h i b ộ t h á n g 3 / 2 0 1 7

KẾT QUẢ THỰC HIỆN VĂN HÓA - XÃ HỘI, AN NINH - QUỐC PHÒNG

Đồng chí Trần Quốc Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thứ Thành ủy và đồng chí Phạm Văn Hiểu, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Cần Thơ tặng quà cho người nghèo vui xuân đón Tết Nguyên đán năm 2017. Ảnh: Tấn Vĩnh.

Công tác Giáo dục - Đào tạo Tổ chức Hội nghị tổng kết công tác chống mù chữ - phổ cập giáo dục; sơ kết 4 năm triển

khai thực hiện Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020". Tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông năm 2017; Hội thi Hùng biện tiếng Anh cấp thành phố năm 2017. Kiểm tra công nhận 09 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 22,5% KH.

Kết quả thực hiện công tác Lao động - Thương binh và Xã hộiLũy kế trong 02 tháng đầu năm, giải quyết việc làm cho 5.643 lao động, đạt 11,2% KH;

đào tạo nghề cho 8.900 lao động, đạt 21,7% KH. Xây dựng Kế hoạch dạy nghề lao động nông thôn năm 2017.

Công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới: Tổ chức Lễ hội Nụ cười xuân năm 2017 với chủ đề "Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Cần Thơ". Xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề trẻ em; Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động Quốc gia về Bình đẳng giới năm 2017.

Công tác Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng Tăng cường phòng, chống dịch bệnh do virus Zika; chủ động xây dựng kế hoạch phòng

chống dịch, không để dịch lớn xảy ra, đặc biệt là sốt xuất huyết. Các bệnh truyền nhiễm giảm so tháng trước. Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, duy trì tốt công tác phòng chống suy dinh dưỡng, tiêm chủng cho trẻ em, phòng chống HIV/AIDS. Đảm bảo an toàn thực phẩm, chất lượng thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm. Tổ chức Kỷ niệm 62 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam, lễ đi bộ "Hướng về y tế cơ sở".

Kết quả hoạt động Văn hóa - Thể dục thể thaoTổ chức nhiều hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao chào mừng các ngày lễ,

kỷ niệm, sự kiện lớn của đất nước, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương. Tổ chức phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng, Trạm vệ tinh ngân hàng dữ liệu văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam tại Cần Thơ và triển khai công tác giáo dục di sản văn hóa tại các trường

3

Page 4: Ibantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files/... · Web viewĐảm bảo an toàn thực phẩm, chất lượng thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm

T à i l i ệ u s i n h h o ạ t c h i b ộ t h á n g 3 / 2 0 1 7

học, thu hút 209.579 lượt khách (trong đó có 423 khách nước ngoài, 55 đoàn). Tổ chức sưu tầm và thực hiện hồ sơ khoa học 17 hiện vật.

Cử 03 HLV và 51 VĐV tham dự 01 giải quốc tế và 02 giải ĐBSCL, kết quả đạt 13 HCV - 16 HCB - 12 HCĐ; tham dự Giải vô địch Cờ vua nữ thế giới, Cờ vua Đông Nam Á năm 2017…

Hoạt động đối ngoại; quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội- Hoạt động đối ngoại:Trong tháng, có 32 đoàn với 158 lượt khách nước ngoài đến thành phố; cho phép 09

đoàn với 13 lượt cán bộ, công chức, viên chức đi công tác nước ngoài thi đấu thể thao, khảo sát, xúc tiến du lịch, học tập kinh nghiệm, tham gia hội chợ, hội nghị và du lịch; tổ chức 05 cuộc hội nghị - hội thảo có yếu tố nước ngoài. Duy trì hoạt động hợp tác quốc tế, thông tin đối ngoại và văn hóa đối ngoại với các nước. Xây dựng Kế hoạch tổ chức các hoạt động bên lề Hội nghị Năm APEC 2017 tại thành phố.

- Quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội: Các lực lượng quân sự phối hợp tốt với lực lượng công an tuần tra, canh gác giữ vững an

ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ an toàn các ngày cao điểm Lễ, Tết và các sự kiện chính trị quan trọng diễn ra trên địa bàn. Tổ chức Lễ giao nhận quân đúng nghi thức, bảo đảm an toàn, kết quả giao 1.495 thanh niên, đạt 100% chỉ tiêu giao. Xây dựng, triển khai thực hiện chỉ thị luyện tập, diễn tập và kế hoạch tổ chức luyện tập chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu năm 2017.

Tình hình tai nạn giao thông trong tháng (từ 16/01/2017 - 15/02/2017) xảy ra 10 vụ tai nạn giao thông đường bộ, tăng 05 vụ so cùng kỳ; làm chết 11 người, tăng 06 người; bị thương 01 người, tương đương cùng kỳ; không xảy ra tai nạn giao thông đường thủy.

TÌNH HÌNH ĐÓN TẾT NGUYÊN ĐÁN 2017VÀ CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐÔN ĐỐC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

NGAY SAU KỲ NGHỈ TẾT

Về tình hình tổ chức đón Tết vui Xuân

Trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu, Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội đã tăng cường chỉ đạo, tổ chức chăm lo Tết chu đáo cho người dân, nhất là đối với các gia đình chính sách, người có công; người lao động có thu nhập thấp; người dân ở vùng chịu ảnh hưởng của lũ lụt, hạn hán, ô nhiễm môi trường; đồng bào, chiến sỹ ở vùng sâu, vùng xa, biên

4

TIN TRONG NƯỚC

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo các địa phương không được đi chúc Tết lãnh đạo. Ảnh nguồn: Kinh tế đô thị

Page 5: Ibantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files/... · Web viewĐảm bảo an toàn thực phẩm, chất lượng thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm

T à i l i ệ u s i n h h o ạ t c h i b ộ t h á n g 3 / 2 0 1 7

giới, hải đảo1. Đặc biệt, các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã dành nhiều thời gian đi thăm hỏi, chúc Tết đồng bào và chiến sỹ trên khắp mọi miền của tổ quốc.

Hàng hóa Tết phong phú, chất lượng, giá cả ổn định2. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm được thực hiện tốt hơn3. Cảnh quan, môi trường ở cả đô thị và nông thôn được chỉnh trang, phong quang, sạch đẹp. Hoạt động thông tin, tuyên truyền, văn hóa, thể thao, du lịch diễn ra sôi động, phong phú, đậm nét truyền thống; công tác quản lý, tổ chức lễ hội được tăng cường, có nhiều nét mới, nhiều giá trị văn hóa Việt được gìn giữ, tôn vinh4. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông được đặc biệt quan tâm.

Kết quả bước đầu trong triển khai thực hiện Quy định 55-QĐ/TW của Bộ Chính trị, Chỉ thị 11-CT/TW của Ban Bí thư, đặc biệt chủ trương dẹp bỏ tình trạng chúc tụng, quà cáp, biếu xén lãnh đạo dịp Tết để dành kinh phí, thời gian chăm lo Tết cho người nghèo và Chỉ thị 33/CT-Ttg về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 đã được các bộ ngành, cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện nghiêm túc… tạo được dư luận tốt trong xã hội và đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình và hoan nghênh.

Đánh giá chung, Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 được tổ chức đầm ấm, vui tươi, lành mạnh, an toàn; không khí mừng Xuân, mừng Đảng diễn ra rộng khắp trên cả nước và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; Nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới. Tuy nhiên, tại một số địa phương vẫn còn để xảy ra những vụ việc, hành vi xấu làm không khí đón Tết vui Xuân kém vui, như:

- Mặc dù số vụ tai nạn giao thông có giảm, nhưng số người chết và bị thương do tai nạn giao thông còn cao (bình quân mỗi ngày Tết tai nạn giao thông làm chết 29 người và 59 người bị thương); tình trạng phải nhập viện vì rượu, bia và vấn đề bạo lực vẫn xảy ra gây nhức nhối trong dư luận xã hội. Theo thống kê của Bộ Y tế, 7 ngày Tết (từ 26/01 đến 01/2/2017), các cơ sở y tế tiếp nhận 4.500 ca cấp cứu do đánh nhau, trong đó 811 trường hợp do rượu bia; 2.495 ca ngộ độc, rối loạn tiêu hóa, trong đó 1.093 do rượu bia; nạn cờ bạc, buôn lậu, đốt pháo trái phép vẫn xảy ra ở một vài địa phương.

- Vẫn còn diễn ra hoạt động mê tín dị đoan, tình trạng hầu đồng, dâng lễ tốn hàng chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu đồng; một số hành vi gây phản cảm tại một số lễ hội (tranh cướp lộc, nhét tiền lẻ vào tượng…); một bộ phận cán bộ cấp cơ sở ở địa phương chưa chấp hành nghiêm Quy định 55-QĐ/TW của Bộ Chính trị, đi lễ trong ngày làm việc, dùng xe công đi lễ...

Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ ngay từ những ngày đầu nămNgày 02/02/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 156/CĐ-TTg đôn

đốc thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương triển khai ngay các công việc sau:

1 Chính phủ cấp 10.400 tấn gạo cho 11 tỉnh; thành phố Hà Nội dành tặng 1.319.215 suất quà Tết với số tiền là 427.983.883 tỷ đồng; thành phố Hồ Chí Minh chi trên 1.900 tỷ đồng để lo Tết cho các đối tượng chính sách; người nghèo, công nhân, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn…2 Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức 10.300 điểm bán hàng bình ổn thị trường, với tổng giá trị gần 7.000 tỷ đồng, thành phố Hà Nội chuẩn bị hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán trên địa bàn Thủ đô đạt hơn 23.500 tỷ đồng…3 Bộ Y tế tổ chức hệ thống gồm 1.300 đơn vị đầu mối, 63 Sở y tế thường trực báo cáo tình hình cấp cứu, tại nạn thương tích, giao thông, ngộ độc… trong những ngày Tết.4 Hà Nội phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”, phấn đấu năm 2017, Thành phố trồng hơn 430 nghìn cây các loại, đến năm 2020 sẽ trồng một triệu cây xanh; tổ chức Phố Sách xuân Đinh Dậu, đã bán được 250 nghìn bản, đạt doanh thu hơn 7 tỷ đồng; thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ hội đường hoa Nguyễn Huệ với chủ đề “Thành phố mang tên Bác - Khát vọng ngời sáng” thu hút trên 1,4 triệu lượt khách tham quan, tăng 40% so với Tết Bính Thân năm 2016;…

5

Page 6: Ibantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files/... · Web viewĐảm bảo an toàn thực phẩm, chất lượng thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm

T à i l i ệ u s i n h h o ạ t c h i b ộ t h á n g 3 / 2 0 1 7

Một là, Người đứng đầu các cơ quan, ban, bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền các cấp, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đề cao trách nhiệm, nêu cao quyết tâm, phấn đấu ngay từ những ngày đầu năm mới, tổ chức thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017; quán triệt chủ đề hành động năm 2017 của Chính phủ là “Tăng cường kỷ cương, đề cao trách nhiệm, thi đua sáng tạo, phát triển nhanh và bền vững”, xây dựng và triển khai chủ đề hành động của ngành mình, cấp mình, tập trung cao độ tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, công việc theo mục tiêu, chương trình, kế hoạch đã đề ra.

Hai là, cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương theo Chỉ thị số 26/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; khẩn trương tập trung giải quyết, xử lý công việc ngay sau những ngày nghỉ Tết, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp và nhu cầu giao dịch của Nhân dân. Tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính, không sử dụng xe công đi lễ hội trừ trường hợp thực thi nhiệm vụ, không tổ chức liên hoan ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc. Lãnh đạo các bộ, cơ quan, địa phương không tham dự lễ hội nếu không được cấp có thẩm quyền phân công.

Ba là, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, tạo khí thế vui tươi, phấn khởi trong lao động, sản xuất, công tác, học tập; động viên toàn xã hội tin tưởng, quyết tâm chung sức, đồng lòng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 ngay từ những ngày đầu năm mới.

MỘT SỐ MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRỞ THÀNH NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN

Ngày 16/01/2017, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Nghị quyết khẳng định: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác; phát triển du lịch là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, của toàn xã hội, có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy đảng; phát huy mạnh mẽ vai trò động lực của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, sự quản lý thống nhất của Nhà nước. 

Khai mạc Năm Du lịch Quốc gia 2017 – Lào Cai – Tây Bắc. Ảnh nguồn http://thainguyentourism.vn

Về mục tiêu của ngành Du lịch - Đến năm 2020, ngành Du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực

thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu,

6

Page 7: Ibantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files/... · Web viewĐảm bảo an toàn thực phẩm, chất lượng thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm

T à i l i ệ u s i n h h o ạ t c h i b ộ t h á n g 3 / 2 0 1 7

mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực. Thu hút được 17 - 20 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 82 triệu lượt khách du lịch nội địa; đóng góp trên 10% GDP, tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỉ USD; giá trị xuất khẩu thông qua du lịch đạt 20 tỉ USD; tạo ra 4 triệu việc làm, trong đó có 1,6 triệu việc làm trực tiếp. 

- Phấn đấu đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Việt Nam thuộc nhóm các nước có ngành Du lịch phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á. 

Về một số nhiệm vụ và giải phápThứ nhất, đổi mới nhận thức, tư duy về phát triển du lịch:  Nhận thức rõ du lịch là ngành

kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hóa cao và nội dung văn hóa sâu sắc; có khả năng đóng góp lớn vào phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo động lực cho các ngành, lĩnh vực khác phát triển. 

Thứ hai, cơ cấu lại ngành Du lịch bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển bền vững theo quy luật của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Thứ ba, hoàn thiện thể chế, chính sách: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp; có cơ chế, chính sách phù hợp và đột phá để phát triển du lịch thành kinh tế mũi nhọn. Ban hành cơ chế, chính sách huy động tối đa nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển du lịch theo định hướng cơ cấu lại ngành Du lịch. 

Thứ tư, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành Du lịch: Dành nguồn lực thích hợp từ ngân sách nhà nước đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, nhất là tại các địa bàn trọng điểm, động lực. Đẩy mạnh thực hiện chính sách "mở cửa bầu trời", triển khai thực hiện thương quyền 5 về hàng không. Tập trung đầu tư một số cảng biển và cảng thủy nội địa chuyên dùng tại các địa bàn có điều kiện thuận lợi phát triển du lịch đường biển và đường sông.

Thứ năm, tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch: Đổi mới cách thức, nội dung, tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại, bảo đảm thực hiện thống nhất, chuyên nghiệp và nâng cao hiệu quả xúc tiến quảng bá du lịch trong nước và nước ngoài.

Thứ sáu, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch: Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, minh bạch, bình đẳng, thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Khuyến khích doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, đa dạng hoá các loại hình, sản phẩm du lịch phù hợp với định hướng cơ cấu lại ngành Du lịch. 

Thứ bảy, phát triển nguồn nhân lực du lịch: Nhà nước có chính sách thu hút đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực du lịch; tăng cường năng lực cho các cơ sở đào tạo du lịch cả về cơ sở vật chất kỹ thuật. Đẩy mạnh xã hội hóa và hợp tác quốc tế, thu hút nguồn lực phát triển nguồn nhân lực du lịch. 

Thứ tám, tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch: Hoàn thiện hệ thống pháp luật về du lịch và các lĩnh vực liên quan để tạo điều kiện cho phát triển du lịch; kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch theo hướng đồng bộ, chuyên nghiệp, hiệu lực và hiệu quả; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp uỷ và chính quyền địa phương các cấp trong tổ chức triển khai, quản lý hoạt động du lịch;…

 MỘT SỐ KẾT QUẢ CƠ BẢN TRONG CÔNG TÁC

ĐẤU TRANH ĐẢM BẢO AN NINH, TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI

NĂM 2016 VÀ NHIỆM VỤ NĂM 2017

Năm 2016, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo và đạt được nhiều kết quả quan trọng:

Về công tác đấu tranh với tội phạm hình sựLực lượng Công an đã điều tra, khám phá 42.558 vụ, bắt xử lý 80.210 đối tượng, đạt tỷ

lệ 78,07% (cao hơn 0,95% so với năm 2015); triệt phá 1.997 băng nhóm tội phạm các loại, 7

Page 8: Ibantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files/... · Web viewĐảm bảo an toàn thực phẩm, chất lượng thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm

T à i l i ệ u s i n h h o ạ t c h i b ộ t h á n g 3 / 2 0 1 7

góp phần làm giảm 4,4% số vụ phạm pháp hình sự so với năm 2015; bắt, vận động đầu thú, thanh loại 6.278 đối tượng truy nã, trong đó có 1.780 đối tượng nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm, làm giảm 7,79% số đối tượng truy nã ngoài xã hội.

Tội phạm về kinh tế, tham nhũng Phát hiện 16.823 vụ, 15.309 đối tượng phạm tội về kinh tế (nhiều hơn 5,66% số vụ và

2,5% số đối tượng so với năm 2015); 244 vụ phạm tội về tham nhũng, chức vụ (ít hơn 9,29% so với năm 2015), xử lý 348 đối tượng (ít hơn 32,43% so với năm 2015).

Tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả Đã phát hiện, bắt giữ 3.319 vụ buôn lậu (ít hơn 0,54% so với năm 2015); 6.497 vụ mua

bán, vận chuyển hàng cấm (ít hơn 4,53% so với năm 2015); 468 vụ sản xuất, buôn bán hàng giả (ít hơn 11,9% so với năm 2015); 745 vụ trốn thuế (ít hơn 1,06% so với năm 2015)…

Tội phạm sử dụng công nghệ cao Đã phát hiện, xác minh, điều tra 669 vụ việc liên quan đến sử dụng công nghệ cao phạm

tội (tăng 30,4% so với năm 2015); triệt phá nhiều đường dây tội phạm quy mô lớn, có yếu tố nước ngoài, nhất là đánh bạc, cá độ bóng đá qua Intemet.

Tội phạm vi phạm pháp luật về môi trườngChủ động tham gia có hiệu quả trong việc phát hiện, điều tra nguyên nhân, xử lý, khắc

phục sự cố môi trường biển do Fomosa Hà Tĩnh gây ra tại các tỉnh miền Trung. Đã phát hiện 17.622 vụ vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm (nhiều hơn 27,84% so với năm 2015) với 2.208 tổ chức và 15.464 cá nhân vi phạm.

Tội phạm về ma túyPhát hiện, bắt giữ 18.742 vụ, 28.970 đối tượng phạm tội về ma túy; thu giữ 513,58kg

heroin, 859,12kg và 383.373 viên ma túy tổng hợp, l.356,51kg cần sa (so với năm 2015 nhiều hơn 10,59% số vụ, 9,35% số đối tượng, 59,36% số kg ma túy tổng hợp, ít hơn 46,7% heroin, 15,74% số viên ma túy tổng hợp).

Đánh giá chung, mặc dù số vụ tội phạm có giảm nhưng tình hình tội phạm vẫn nghiêm trọng, nguy hiểm, tính chất manh động, liều lĩnh. Nổi cộm là tội phạm có tổ chức, hoạt động theo các băng, nhóm có dấu hiệu phức tạp trở lại, nhất là tại các thành phố lớn, khu công nghiệp, địa bàn giáp ranh, khu vực khai thác khoáng sản, lâm sản.. .Tình hình tham nhũng vẫn diễn ra phức tạp, tinh vi, tính chất nghiêm trọng. Đáng lo ngại là tiêu cực, tham nhũng trong công tác cán bộ, đầu tư công, quản lý, vận hành các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước. Tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, vận chuyển hàng cấm diễn ra trên nhiều lĩnh vực, địa bàn trọng điểm và ở nhiều thời điểm. Tội phạm sử dụng công nghệ cao để trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản gia tăng. Các đường dây mua bán, vận chuyển ma túy lớn từ nước ngoài vào nội địa tiêu thụ hoặc đi nước thứ ba vẫn hoạt động mạnh trên các tuyến, địa bàn trọng điểm, nổi cộm nhất là ở tỉnh Sơn La và tỉnh Hòa Bình; đối tượng luôn tàng trữ vũ khí, sẵn sàng chống trả khi bị phát hiện, truy bắt.

Để công tác đấu tranh đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội đạt hiệu quả cao, đề nghị các cấp, các ngành thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Thứ nhất, phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng ngừa, đấu tranh trấn áp tội phạm. Tăng cường đấu tranh kiềm chế sự gia tăng của tội phạm nói chung và làm giảm các loại tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.

Thứ hai, đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2030, Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 - 2020…, triển khai thi hành Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi), Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự. Thực hiện hiệu quả Luật Cư trú, Luật Căn cước công dân…; tăng cường quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.

Thứ ba, tăng cường công tác nắm tình hình, phân tích và đánh giá tình hình, chủ động dự báo những vấn đề phức tạp liên quan đến hoạt động của tội phạm, xây dựng các kế hoạch, phương án phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả, nhất là tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài.

8

Page 9: Ibantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files/... · Web viewĐảm bảo an toàn thực phẩm, chất lượng thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm

T à i l i ệ u s i n h h o ạ t c h i b ộ t h á n g 3 / 2 0 1 7

Thứ tư, tổ chức các cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, giải quyết những vấn đề phức tạp nổi lên về tội phạm và trật tự xã hội trên các tuyến, địa bàn, lĩnh vực trọng điểm; bảo vệ tuyệt đối an toàn các sự kiện chính trị, xã hội lớn năm 2017, đặc biệt là năm APEC.

Thứ năm, chủ động công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm trong bối cảnh hội nhập. Nghiên cứu, đề xuất xây dựng cơ chế phối hợp về dẫn độ tội phạm.

Thứ sáu, tăng cường công tác xây dựng lực lượng Cảnh sát nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao và phối hợp với các lực lượng chuyên trách để đấu tranh với từng loại tội phạm nổi lên trong tình hình hiện nay.

KẾT QUẢ NỔI BẬT CHUYẾN THĂM CHÍNH THỨC NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thăm chính thức nước CHND Trung Hoa từ ngày 12 - 15/01/2017.

Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm Trung Quốc

từ ngày 12 đến 15/01/2017.  Ảnh: Tân Hoa Xã

Mục đích của chuyến thăm Nhằm tăng cường và định hướng phát triển lành mạnh, lâu dài cho quan hệ song

phương, góp phần củng cố cục diện hòa bình, ổn định, thuận lợi để phát triển đất nước; tạo

9

TIN THẾ

Page 10: Ibantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files/... · Web viewĐảm bảo an toàn thực phẩm, chất lượng thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm

T à i l i ệ u s i n h h o ạ t c h i b ộ t h á n g 3 / 2 0 1 7

bước chuyển biến mạnh mẽ hơn trong việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác trên các lĩnh vực, nhất là về kinh tế; tiếp tục tạo nhận thức chung có tính chỉ đạo chiến lược ở tầm cao nhất về duy trì hòa bình, ổn định, không có hành động làm phức tạp hóa tình hình trên Biển Đông; góp phần triển khai thực hiện đường lối đối ngoại của Đại hội lần thứ XII của Đảng, củng cố, nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam.

Chuyến thăm đã thành công tốt đẹp và đạt được một số kết quả quan trọng Thứ nhất, hai bên đã đạt được nhận thức chung quan trọng về quan hệ hai nước, đó là:

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có truyền thống hữu nghị lâu đời, đều là nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, có chế độ chính trị tương đồng, con đường phát triển gần gũi; sự phát triển bền vững của mỗi nước và quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp giữa hai nước có ý nghĩa quan trọng đối với cả hai nước.

Thứ hai, hai bên nhất trí ra Thông cáo chung thể hiện các nhận thức chung đã đạt được trong chuyến thăm và xác định rõ các phương hướng thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị song phương trong thời gian tới, gồm:

(l) Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, duy trì tiếp xúc thường xuyên, kịp thời trao đổi ý kiến về các vấn đề trọng đại trong quan hệ hai Đảng, hai nước và tình hình quốc tế, khu vực.

(2) Phát huy tốt vai trò điều phối tổng thể của các cơ chế giao lưu, hợp tác giữa hai Đảng, hai nước như Cơ chế gặp gỡ cấp cao hai Đảng, Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương, tập trung thúc đẩy nâng cao hiệu quả hợp tác trong các lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng, an ninh, kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục, văn hóa, du lịch...

(3) Về vấn đề Biển Đông, hai bên nhấn mạnh cần tuân thủ nhận thức chung đã đạt được và thỏa thuận về “những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc; sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt - Trung; cùng kiểm soát tốt bất đồng trên biển, thực hiện toàn diện và hiệu quả tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ quy tắc về ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) trên cơ sở hiệp thương, thống nhất, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

(4) Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường điều phối và phối hợp tại các khuôn khổ đa phương; ủng hộ lẫn nhau và tích cực tham gia các Hội nghị cấp cao APEC 2017 tại Việt Nam và Diễn đàn Thượng đỉnh Hợp tác quốc tế về "Một vành đai, một con đường" do Trung Quốc tổ chức trong năm 2017. Tổng Bí thư Chủ tịch nước Tập Cận Bình nhận lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm lại Việt Nam và dự Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 25 trong 2017.

Thứ ba, hai bên đã ký kết 15 văn kiện hợp tác giữa các ban, bộ, ngành. Trong đó có 3 Thỏa thuận hợp tác, 8 Bản ghi nhớ, 01 Tuyên bố tầm nhìn chung, 01 Hiệp định khung, 01 Công thư trao đổi, 01 Kế hoạch hợp tác.

Ý nghĩa của chuyến thăm Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần này là cuộc gặp đầu

tiên giữa lãnh đạo cao nhất của hai Đảng, hai nước kể từ sau Đại hội XII của Đảng ta và sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc chính thức xác lập vị trí hạt nhân lãnh đạo của đồng chí Tập Cận Bình và đang chuẩn bị cho Đại hội XIX; cũng là chuyến thăm trước thềm kỷ niệm 67 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc và Tết cổ truyền của hai dân tộc. Do đó, chuyến thăm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc định hướng lâu dài cho quan hệ hai Đảng, hai nước, góp phần thúc đẩy và làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam - Trung Quốc và thắt chặt tình hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước. Chuyến thăm cũng thể hiện đường lối đối ngoại hòa bình, hợp tác, phát triển của Việt Nam và các mục tiêu đối ngoại đã nêu trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng; thể hiện truyền thống hòa hiếu, hữu nghị, thái độ thiện chí và sự nhất quán coi trọng quan hệ với các đối tác quan trọng như Trung Quốc.

MỘT SỐ NÉT CHÍNH10

Page 11: Ibantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files/... · Web viewĐảm bảo an toàn thực phẩm, chất lượng thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm

T à i l i ệ u s i n h h o ạ t c h i b ộ t h á n g 3 / 2 0 1 7

TRONG QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM

Quan hệ Việt Nam và Nhật BảnThủ tướng Nhật Bản S.A-bê thăm chính thức Việt Nam ngày 16 và 17/01/2017. Hai bên

nhất trí tiếp tục tăng cường sự tin cậy về chính trị thông qua việc duy trì các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao, các cơ chế đối thoại; thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại, viện trợ phát triển chính thức (ODA) và hợp tác địa phương, nông nghiệp, lao động. Nhật Bản khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế - xã hội thông qua nguồn vốn ODA và các dự án cơ sở hạ tầng chất lượng cao, cam kết cung cấp thêm khoản ODA vốn vay trong năm tài khóa 2016 cho Việt Nam trị giá khoảng 123 tỷ yên (tương đương 1,05 tỷ USD) trong các lĩnh vực an ninh hàng hải, ứng phó biến đổi khí hậu, thoát nước và xử lý nước thải. Hai bên khẳng định phối hợp chặt chẽ trên các diễn đàn quốc tế và khu vực; nhất trí về tầm quan trọng của bảo đảm hòa bình, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không, các bên liên quan không có những hành động gây căng thẳng và quân sự hóa dẫn đến thay đổi nguyên trạng tại Biển Đông, thúc đẩy giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý.

Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản S.A-bê là sự kiện có ý nghĩa chính trị quan trọng trong quan hệ hai nước, khẳng định hai bên đều coi trọng và quan tâm thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác chiến lược sâu rộng giữa Việt Nam và Nhật Bản phát triển ngày càng mạnh mẽ, toàn diện và thực chất, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Quan hệ Việt Nam và Lào Thủ tướng Lào Thoong-lun Xi-xu-lít tham dự và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 39 Ủy ban

liên Chính phủ Việt Nam - Lào. Hai bên thống nhất, trong năm 2017 sẽ tập trung thực hiện tốt chỉ đạo của hai Bộ Chính trị, thúc đẩy quan hệ chính trị - đối ngoại - an ninh quốc phòng, đầu tư, thương mại, mở rộng hợp tác đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư các dự án hạ tầng giao thông kết nối hai nước, hợp tác quản lý sử dụng bền vững nguồn nước và các nguồn tài nguyên thiên nhiên..., cùng quyết tâm tổ chức tốt “Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào 2017”, kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 40 năm Ngày ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác; ủng hộ và hợp tác tốt tại các tổ chức, diễn đàn quốc tế và khu vực. Hai bên đã ký 4 văn kiện hợp tác gồm: Thỏa thuận về kế hoạch hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào năm 2017; Biên bản Kỳ họp lần thứ 39 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào; Kế hoạch hợp tác năm 2017 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục và Thể thao Lào; Biên bản Thỏa thuận thành lập công ty liên doanh đầu tư dự án xây dựng đường dây tải điện 500 kV Lào-Việt Nam.

Đây là lần đầu Thủ tướng Chính phủ hai nước đồng chủ trì Kỳ họp của Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam - Lào, đưa quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả, góp phần củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Lào - Việt Nam, thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của lãnh đạo cấp cao hai nước trong việc triển khai hiệu quả Kế hoạch hợp tác năm 2017.

DƯ LUẬN THẾ GIỚI XUNG QUANH MỘT SỐ CHÍNH SÁCH MỚI CỦA

TỔNG THỐNG MỸ ĐÔ-NAN TRĂM

Ngay sau khi trở thành Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ, ông Đô-nan Trăm đã ban hành nhiều chính sách thể hiện sự nhất quán trong

11Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump. Ảnh: Reuters. Nguồn http://thanhnien.vn

Page 12: Ibantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files/... · Web viewĐảm bảo an toàn thực phẩm, chất lượng thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm

T à i l i ệ u s i n h h o ạ t c h i b ộ t h á n g 3 / 2 0 1 7

đường hướng lãnh đạo và thực hiện lời hứa với cử tri Mỹ trong chiến dịch tranh cử, như: kế hoạch xây một bức tường hữu hình dọc biên giới phía nam giữa Mỹ và Mê-hi-cô5; Sắc lệnh về việc cấp thị thực nhập cảnh và tiếp nhận người tị nạn vào Mỹ; Sắc lệnh hành pháp, yêu cầu quân đội Mỹ trong vòng 30 ngày phải trình "một chiến lược toàn diện và các kế hoạch cụ thể để đánh bại IS"; chính quyền Nhà Trắng tuyên bố chính thức rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)... Tuy nhiên, khi triển khai thực thi, nhiều chính sách trên đã không nhận được sự đồng tình từ các nước có liên quan, thậm chí còn xảy ra biểu tình phản đối mạnh mẽ ngay trong lòng nước Mỹ. Đáng chú ý là, hàng vạn người ở nhiều nơi, cả trong nước (Atlanta, Boston, Chicago, Los Angeles, Philadelphia và Seattle) và ngoài nước (Anh, Pháp, Đức, Thụy Điển, Tây Ban Nha, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin...) đã biểu tình; khoảng 100 tập đoàn ở Mỹ, trong đó có Apple, Google, Microsoft,... đệ đơn lên Tòa Phúc thẩm Liên bang của Mỹ phản đối Sắc lệnh cấm nhập cảnh do Tổng thống Mỹ Đô-nan Trăm ký ngày 27/01/20176. Vụ việc càng trở nên căng thẳng khi ngày 03/02/2017, thẩm phán liên bang Mỹ Giêm Rô-bát đã ra phán quyết trên quy mô toàn quốc chặn sắc lệnh cấm người tị nạn do Tổng thống Đô-nan Trăm ban hành. Ngày 04/02/2017, Tổng thống Đô-nan Trăm lên tiếng bác bỏ phán quyết của thẩm phán liên bang Giêm Rô-bát. Đồng thời, Bộ Tư pháp Mỹ cũng đã đệ đơn kháng cáo nhằm đảo ngược quyết định của thẩm phán và khôi phục Sắc lệnh cấm nhập cảnh. Ngày 05/02/2017, Tòa án phúc thẩm liên bang Mỹ đã bác bỏ đơn kháng cáo của Bộ Tư pháp Mỹ...

Việc ban hành lệnh cấm nhập cảnh có thể là biện pháp hữu hiệu trong việc ngăn chặn nguy cơ khủng bố với nước Mỹ trong bối cảnh hiện nay; song lại gây không khí căng thẳng trong nội bộ nước Mỹ và nhiều nước Hồi giáo trên toàn thế giới.

Ngoài ra, sự kiện chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Đô-nan Trăm nhậm chức, Nhà Trắng ra thông cáo sẽ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), với lý do là để bảo vệ công ăn, việc làm cho người dân Mỹ... cũng thu hút sự quan tâm, theo dõi đặc biệt của nhiều nước trên thế giới, nhất là 11 nước thành viên tham gia TTP, trong đó có Việt Nam. Trước việc Mỹ ban hành chính sách mới, đặc biệt là chính sách bảo hộ thương mại của chính quyền Tổng thống Mỹ Đô-nan Trăm, nhiều nước đã thể hiện quan điểm và chuẩn bị các biện pháp đối phó với những rủi ro kinh tế trong tình hình mới:

Nhật Bản quyết tâm tham gia TPP cho dù có Mỹ hay không. Nội các của Thủ tướng Nhật Bản Sin-dô A-bê đã thông qua TPP chỉ vài giờ trước lễ nhậm chức Tổng thống của ông Đ.Trăm và thông qua đạo luật liên quan.

Ca-na-đa, Niu Di-lân, Ma-lai-xi-a là các thành viên khác của TPP cho biết, tiếp tục xem xét thực thi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương trong điều kiện cụ thể của mỗi nước, bao gồm cả khả năng giữ lại một thỏa thuận TPP mà không còn Mỹ. Đáng quan tâm là, trước mắt, Ma-lai-xi-a sẽ tập trung ngay vào hội nhập kinh tế khu vực và hoàn tất Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Theo đó, Ma-lai-xi-a sẽ thúc đẩy hội nhập kinh tế với 10 nước ASEAN, hoàn tất RCEP bao gồm ASEAN và 6 đối tác thương mại chủ chốt.

Về phía Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ:“trong 06 năm qua, 12 nước TPP đã rất nỗ lực đàm phán, hoàn tất ký TPP, một Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Nếu được triển khai, TPP sẽ đáp ứng lợi ích chung của tất cả các nước thành viên, không chỉ tạo động lực mới cho quan hệ kinh tế - thương mại giữa các nước, mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với hợp tác, liên kết kinh tế và sự ổn định, thịnh vượng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Việt Nam coi việc tham gia TPP và các FTA khác là một trong các bước triển khai chủ trương chủ động và tích cực hội nhập kinh tế sâu rộng và toàn diện, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế thị trường, tạo động lực mới để phát 5 Dự kiến, bức tường dài 3.200 km, kinh phí xây khoảng 20 tỷ USD được lấy chủ yếu từ nguồn đánh thuế nhập khẩu hàng hóa từ Mê-hi-cô, thời gian hoàn thành bức tường là 2 năm.6 Sắc lệnh quy định người dân từ 7 quốc gia gồm Iran, I-rắc, Xy-ri, Y-ê-men, Xu-đăng, Xô-ma-li và Li-bi sẽ không được nhập cảnh vào Mỹ trong ít nhất 90 ngày; đình chỉ việc tiếp nhận người tị nạn từ mọi quốc gia trong vòng 4 tháng và cấm vô thời hạn việc tiếp nhận người tị nạn Xy-ri.

12

Page 13: Ibantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files/... · Web viewĐảm bảo an toàn thực phẩm, chất lượng thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm

T à i l i ệ u s i n h h o ạ t c h i b ộ t h á n g 3 / 2 0 1 7

triển, đồng thời đóng góp vào xu thế hội nhập, liên kết kinh tế khu vực, Theo đó, Việt Nam sẽ tiếp tục quá trình đổi mới, đẩy mạnh chuẩn bị trong nước, để bảo đảm thực thi có hiệu quả các cam kết của các FTA mà Việt Nam đã và sẽ tham gia”.

Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

Nghị định gồm 08 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 25/02/2017. Một số nội dung chủ yếu của Nghị định:

Đối tượng áp dụng Hộ nông dân, người nuôi trồng thủy sản, diêm dân, chủ trang trại, gia trại, tổ hợp tác,

hợp tác xã sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và sản xuất muối (hộ sản xuất) bị thiệt hại trực tiếp do thiên tai, dịch bệnh.

Điều kiện hỗ trợ (1) Sản xuất không trái với quy hoạch, kế hoạch và hướng dẫn sản xuất nông nghiệp của

chính quyền địa phương.(2) Có đăng ký kê khai ban đầu được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đối với chăn

nuôi tập trung (trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã) và nuôi trồng thủy sản (theo Mẫu số 6 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này) hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu có).

(3) Thiệt hại xảy ra khi đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với thiên tai, dịch bệnh theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương.

Thời điểm xảy ra thiệt hại a) Đối với thiên tai: Trong thời gian xảy ra thiên tai trên địa bàn được Ban Chỉ huy

Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn địa phương xác nhận. b) Đối với dịch bệnh: Trong khoảng thời gian từ khi công bố dịch đến khi công bố hết

dịch. Trường hợp đặc biệt, ngay từ khi phát sinh ổ dịch đầu tiên (chưa đủ điều kiện công bố dịch) cần phải tiêu hủy gia súc, gia cầm theo yêu cầu của công tác phòng, chống dịch để hạn chế dịch lây lan thì thời điểm xảy ra thiệt hại là khoảng thời gian từ khi phát sinh ổ dịch đến khi kết thúc ổ dịch.

Về mức hỗ trợMức hỗ trợ cao nhất đối với cây trồng là 30 triệu đồng/ha; sản xuất lâm nghiệp là 20

triệu đồng/ha; nuôi thủy, hải sản 60 triệu đồng/ha.Nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho các hộ sản xuất có gia súc, gia cầm phải tiêu hủy bắt buộc

do mắc dịch bệnh hoặc trong vùng có dịch bắt buộc phải tiêu hủy với mức hỗ trợ cụ thể: Hỗ trợ 38.000 đồng/kg hơi đối với lợn; hỗ trợ 45.000 đồng/kg hơi đối với trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai; hỗ trợ 35.000 đồng/con gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng). Đối với sản xuất muối, Nhà nước hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha diện tích sản xuất muối bị thiệt hại trên 70%; thiệt hại từ 30% - 70% được hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha.

Nghị định quy định rõ thực hiện hỗ trợ kịp thời, trực tiếp bằng tiền hoặc bằng giống cây, con, hiện vật. Giống cây, con, hiện vật hỗ trợ phải đảm bảo chất lượng, phù hợp với điều kiện sinh thái và thực tế của địa phương. Việc hỗ trợ phải công khai, minh bạch, đúng mức và đúng đối tượng.

Trường hợp hỗ trợ bằng hiện vật, mức hỗ trợ được quy đổi tương đương hỗ trợ bằng tiền theo giá tại thời điểm hỗ trợ. Trong trường hợp có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cùng một nội dung, hộ sản xuất chỉ được nhận hỗ trợ một chính sách phù hợp nhất.

Trung tâm Thông tin Công tác Tuyên giáo 13

Page 14: Ibantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files/... · Web viewĐảm bảo an toàn thực phẩm, chất lượng thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm

T à i l i ệ u s i n h h o ạ t c h i b ộ t h á n g 3 / 2 0 1 7

(Tổng hợp từ báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố; Thông tin nội bộ của Ban Tuyên giáo Trung ương)

14