vietjack.com€¦  · web viewngày soạn: ngày dạy: tiẾt 73. tỤc ngỮ vỀ thiÊn nhiÊn...

277
VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack Ngày soạn : Ngày dạy : TIẾT 73 . TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức : - Hiểu được sơ lược thế nào là tục ngữ - Hiểu được nội dung, một số hình thức nghệ thuật và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học. 2. Kỹ năng : Hiểu và phân tích tục ngữ 3. Thái độ : - Yêu quý và tôn trọng những kinh nghiệm quý báu của cha ông. - Tích hợp với việc bảo vệ môi trường II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy : - Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về văn bản, đọc văn bản,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng... 2. Chuẩn bị của trò: - Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, đọc văn bản, soạn bài,tìm đọc Tục ngữ VN. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số: 2.Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, giới thiệu chương trình. 3.Bài mới : Hầu như dân tộc nào cũng có kho tàng tục ngữ của mình. Tục ngữ biểu hiện kinh nghiệm và tâm hồn của nhân dân. Nó có ý nghĩa rất sâu sắc. Nó là sản phẩm của kinh nghiệm và là kết quả, kinh nghiệm của nhân dân. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT HĐ1. HD đọc và tìm hiểu chú thích . - GV đọc mẫu, hướng dẫn HS cách đọc rõ ràng, khúc triết I. Đọc, tìm hiểu chú thích 1.Đọc 2.Chú thích: a. Khái niệm tục ngữ: Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Upload: others

Post on 27-Nov-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJackNgày soạn: Ngày dạy:

TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤTI. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: - Hiểu được sơ lược thế nào là tục ngữ- Hiểu được nội dung, một số hình thức nghệ thuật và ý nghĩa của những câu tục

ngữ trong bài học.2. Kỹ năng: Hiểu và phân tích tục ngữ 3. Thái độ : - Yêu quý và tôn trọng những kinh nghiệm quý báu của cha ông. - Tích hợp với việc bảo vệ môi trường

II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy:

- Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về văn bản, đọc văn bản,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...

2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, đọc văn bản, soạn bài,tìm đọc Tục

ngữ VN. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số: 2.Kiểm tra bài cũ:

Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, giới thiệu chương trình.3.Bài mới: Hầu như dân tộc nào cũng có kho tàng tục ngữ của mình. Tục ngữ biểu hiện kinh nghiệm và tâm hồn của nhân dân. Nó có ý nghĩa rất sâu sắc. Nó là sản phẩm của kinh nghiệm và là kết quả, kinh nghiệm của nhân dân. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ1. HD đọc và tìm hiểu chú thích. - GV đọc mẫu, hướng dẫn HS cách đọc rõ ràng, khúc triết- Giáo viên nhân xét:- GVgọi1 HS đọc phần chú thích (*)- GV diễn giảng, lấy ví dụ chứng minh và gọi HS lấy ví dụ* Khái niệm tục ngữ: SGK T3- Về hình thức: Tục ngữ là một câu nói có đặc điểm ngắn gọn, có kết cấu bền vững, có hình ảnh và nhịp điệu dễ nhớ, dễ lưu truyền.- Về nội dung: Tục ngữ diễn đạt những kinh nghiệm và cách nhìn nhận của nhân dân đối với thiên nhiên và lao động, con người, xã hội.Có nhiều câu tục ngữ chỉ nghĩa đen nhưng

I. Đọc, tìm hiểu chú thích1.Đọc2.Chú thích:a. Khái niệm tục ngữ:Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, thường có vần điệu, nhịp điệu, hình ảnh thể hiện những kinh ngiệm của nhân dân về mọi mặt( tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 2: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJackcó những câu tục ngữ chỉ cả nghĩa đen và nghĩa bóng.- Về sử dụng: Tục ngữ được nhân dân sử dụng vào trong lao động đời sống để nhìn nhận, ứng xử, thực hành và để cho lời nói thêm hay, thêm sinh động sâu sắc.- Giáo viên giải thích những từ khó học sinh chưa hiểu.

HĐ2. HD đọc hiểu văn bản:CH: Tục ngữ thuộc phương thức biểu đạt nào?CH: Phân nhóm nội dung cụ thể cho các câu tục ngữ?

- GV gọi HS đọc câu tục ngữ thứ nhất?

? Nhận xét về hình thức và biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu tục ngữ?

? Em hiểu nghĩa của câu tục ngữ như thế nào?

? Có thể vận dụng kinh nghiệm của câu tục ngữ vào việc gì?

? Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện là gì?

b. Từ khó- Thì: ở đây là thời vụ thích hợp nhất cho việc trồng trọt; mùa nào trồng cây ấy lúc thời tiết thích hợp.- Thục: cày đi bừa lại để có đất tốt, thuận lợi cho sự phát triển của các loại cây trồng.II. Tìm hiểu văn bản:1. Kiểu văn bản : Nghị luận- Thể loại: Tục ngữ.2. Bố cục : Chia làm 2 nhómNhóm 1: Câu 1 – câu 4: Tục ngữ về thiên nhiênNhóm 2: Câu 5 – câu 8: Tục ngữ về lao động sản xuất3 .Phân tích:a. Tục ngữ về thiên nhiên:* Câu 1:

Đêm tháng năm chưa nằm đã sángNgày tháng mười chưa cười đã tối

- Hình thức: Giống 2 câu thơ thất ngôn: nhịp3/ 4, vần lưng, vần bằng: năm - nằm mười - cười- Biện pháp nghệ thuật:+ Phép đối (đối xứng và đối lập)+ Phóng đại: Chưa nằm đã sáng Chưa cười đã tối- Ý Nghĩa:+ Tháng năm (âm lịch) đêm ngắn ngày dài+ Tháng mười (âm lịch) ngày ngắn đêm dài- Vận dụng: Tính toán, sắp xếp công việc hoặc giữ gìn sức khoẻ trong mùa hè và mùa đông- Giá trị: Giúp con người có ý thức chủ động để nhìn nhận, sử dụng thời gian, công việc, sức lao động vào thời điểm

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 3: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack- GV gọi 1 HS đọc câu tục ngữ 2

?Nhận xét về hình thức và nội dung của câu tục ngữ?

? Nêu cơ sở thực tiễn của câu tục ngữ?

?Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ?

*HS đọc câu tục ngữ 3? So sánh về ND, hình thức với 2 câu trên?- Liên hệ với:+ Bài ca nhà tranh…phá+ Sơn Tinh Thuỷ Tinh

? Nêu giá trị của câu tục ngữ??Xác định nghĩa của câu tục ngữ?

*HS đọc câu tục ngữ 4

H: Em hiểu nội dung câu TN như thế nào?

?Câu tục ngữ dựa trên cơ sở nào?

? Giá trị của câu tục ngữ?

? Bốn câu vừa tìm hiểu có đặc điểm gì chung?

* Học sinh đọc câu 5?Nhận xét về hình thức, nội dung của câu tục ngữ?Biện pháp nghệ thuật?- GV bình giảng thêm về “Tấc đất tấc

khác nhau trong 1 năm* Câu 2: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa- Nội dung: Nói về thời tiết- Hình thức: Vần lưng, phép đối, kết cấu: 2 câu đối xứng, đối lập nhau từng từ, vế, cấu trúc theo kiểu: điều kiện - kết quả (A1 thì B1, A2 thì B2: Chặt chẽ, dứt khoát, khẳng định)- Cơ sở: Trời nhiều sao ít mây nắng Trời ít sao nhiều mây mưa* ý nghĩa: Nhận xét về cách dự đoán nắng, mưa dựa trên cơ sở xem sao trên trời. Từ đó góp phần sắp xếp công việc hợp lí.* Câu 3: Ráng mở gà, có nhà thì giữ- Vẫn là kinh nghiệm về thời tiết: Dự đoán bão, hiện tượng thiên nhiên dữ dội, hiểm hoạ cho dân nghèo, cho những đất nước ven biển.+ Nhìn ráng mỡ gà (ẩn dụ) -> có bão-> Giông bão là thiên tặc, hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm khôn lường.- Giá trị: Biết nhìn nhận thời tiết, có ý thức chủ động, giữ gìn nhà cửa, hoa màu…* Câu 4:Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt- Nghĩa: Kiến bò nhiều vào tháng 7 (âm lịch) thường là bò lên cao điểm báo sắp có lụt- Cơ sở: Được nhân dân tổng kết qua quan sát.- Giá trị: Nhân dân có ý thức dự bão lũ lụt từ rất nhiều hiện tượng tự nhiên để chủ động phòng chống.- Hé mở tâm trạng lo lắng, sợ hãi, bồn chồn của người nông dân.=> Bốn câu đúc kết kinh nghiệm về thời gian, thời tiết, bão lụt, cho thấy phần nào cuộc sống vất vả, thiên nhiên khắc nghiệt ở nước ta.b. Tục ngữ về lao động sản xuất* Câu 5: Tấc đất, tấc vàng- Là 1 trong những câu tục ngữ ngắn gọn nhất (4 tiếng 2 vế)

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 4: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJackvàng”? Vì sao đất lại được so sánh với thứ quý giá như vậy? Đất nuôi sống con người, là nơi ở. Là tài sản vô giá. Con người phải mất bao công sứcmới có đất.?Vậy chúng ta có thể sử dụng câu tục ngữ này trong trường hợp nào?

*HS đọc câu 6? Nêu nét ngệ thuật tiêu biểu và nghĩa của câu tục ngữ này ?

? Theo em ba nghề nhất là những nghề nào?

?Cơ sở của câu tục ngữ??Câu tục ngữ được vận dụng ở đâu?

? Giá trị của câu tục ngữ?* HS đọc câu tục ngữ 7

? Ý nghÜa cña c©u tôc ng÷ ?Bæ sung:"Mét lît t¸t, mét b¸t c¬m""Ngêi ®Ñp v× lôa, lóa tèt v× ph©n"

*HS đọc câu tục ngữ 8? Nêu nét ngệ thuật tiêu biểu và nghĩa của câu tục ngữ này ?

? Trình bày những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của những câu tục ngữ vừa

- Biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ, phóng đại- Nội dung: Giá trị của đất, vai trò của đất đai với người nông dân: Đất ở, đất cày, làm ăn, nuôi sống con người.

- Sử dụng câu tục ngữ trong trường hợp+ Phê phán hiện tượng lãng phí đất+ Đề cao giá trị cuả đất* Câu 6:Nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh điền- Hình thức: Nói bằng từ Hán Việt- Nghĩa:Nói về thứ tự các nghề, các công việc đem lại lợi ích kinh tế cho con người cao nhất trong xã hội xưa:+ Đầu tiên là nuôi cá (canh trì) làm vườn (canh viên) làm ruộng (canh điền)- Cơ sở: Từ thực tế của các nghề đem lại.- Vận dụng: Chỉ ở vùng có điều kiện phát triển ba nghề trên- Giá trị: Giúp con người khai thác tốt điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế* Câu 7: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống- ý nghÜa: Kh¼ng ®Þnh thø tù quan träng cña c¸c yÕu tè (níc, ph©n, lao ®éng, gièng) ®èi víi nghÒ trång lóa

* Câu 8: Nhất thì, nhì thục- Kết cấu ngắn gọn (1/2 số tiếng)+ Tuân thủ thời vụ là điều quan trọng đối với nghề trồng lúa nước (nhất thì) Cày, bừa, gieo, cấy phải đúng lịch+ Chuyên cần, kĩ lưỡng, thành thạo (nhì thục)- Ý nghĩa: Khẳng định tầm quan trọng của thời vụ và của đất đai đã được khai phá, sự chăm bón thuần thuộc của con người.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 5: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJackhọc?- 1 HS đọc ghi nhớ SGK- GV hướng dẫn HS thực hiện ở nhà- HS đọc phần đọc thêm T5,6 SGK

4. Tổng kết:a. Hình thức: Ngắn gọn- Thường có vần, đối- Giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽb. Nội dung:- Kinh nghiệm về thời gian, thời tiết, các hiện tượng bão, lụt.- Kinh nghiệm về sản xuất nông nghiệp*Ghi nhớ SGK/

4. Củng cố, luyện tập: - Khái niệm về tục ngữ.- Trong những câu tục ngữ trên, em thích nhất là câu tục ngữ nào? Vì sao? 5. Hướng dẫn về nhà: - Ôn lại nội dung bài học. Làm các bài tập trong sách bài tập T 3,4- Sưu tầm các câu tục ngữ nói về thiên nhiên và lao động sản xuất, tập giải nghĩa và

chỉ ra giá trị nội dung của những câu tục ngữ sưu tầm được.- Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương (Phần TLV và văn)

**********************************

Ngày soạn: Ngày dạy:

TIẾT 74. CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức: - Biết cách sưu tầm ca dao, tục ngữ theo chủ đề và bước đầu nắm được cách chọn

lọc ca dao, tục ngữ về địa phương mình.2. Kỹ năng: - Sưu tầm, chọn lọc, sắp xếp ca dao, tục ngữ địa phương theo thứ tự nhất định.3. Thái độ : - Ý thức ham học hỏi, yêu và gắn bó với quê hương mình.Tích hợp bảo vệ môi trường

II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy:

- Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về văn bản, đọc văn bản,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...

2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, đọc văn bản, soạn bài,tìm đọc Tục

ngữ VN. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2.Kiểm tra bài cũ:

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 6: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack H: Đọc thuộc các câu tục ngữ? phân nhóm? Nêu ý nghĩa của các câu tục ngữ?3. Bài mới: Mỗi địa phương có đặc sắc riêng về kho tàng ca dao tục ngữ của mình? Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu kho tàng ca dao, dân ca, tục ngữ của địa phương mình. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ1.HD HS chuẩn bị:- GVnêu những yêu cầu về nội dung sưu tầm.- GV cho HS ôn lại “thế nào là ca dao, dân ca, tục ngữ” để HS tìm đúng thể loại yêu cầu.- GV hướng dẫn HS cách sưu tầm.* Lưu ý: Mỗi lần sưu tầm được thì chép ngay vào sổ tay và vở bài tập để trách thất lạc.HĐ2.HD HS sưu tầm ca dao dân ca, tục ngữ:GV hướng dẫn cách sắp xếpGVhướng dẫn cách tổng hợp, sắp xếp chung.- GV chỉ định nhóm biên tập, tổng hợp kết quả.

I. Xác định nội dung thực hiện1. Thể loại sưu tầm: Sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữđặc sắc mang tính địa phương, lưu hành ở địa phương.- Chủ đề: + Về đất nước, con người. + Về kinh nghiệm tự nhiên, xã hội. + Về tình cảm gia đình.2. Về số lượng: từ 20 30 câu/ 1 HSII. Hướng dẫn phương pháp thực hiện1. Cách sưu tầm:

- Tìm hỏi người địa phương; người thân; người già cả, các nghệ nhân, nhà văn (nếu có)- Lục tìm trong sách báo địa phương- Tìm trong bộ sưu tập lớn về tục ngữ, ca dao, dân ca, những câu hát về địa phương mình.2. Cách sắp xếp:- Ca dao riêng, tục ngữ riêng, theo trật tự A,B,C của chữ cái đầu câu.3. Cách tổng hợp, sắp xếp chung:Đến tuần thứ 32 lớp thành lập nhóm biên tập, tổng hợp kết quả sưu tập.- Loại bỏ câu trùng lặp, sắp xếp theo trật tự A,B,C của từng thể loại, trong một bản sưu tập chung.

4. Củng cố và vận dụng: - Thể loại là ca dao, tục ngữ lưu hành ở địa phương và nói về địa phương.5. Hướng dẫn về nhà:- Nghiêm túc, chịu khó sưu tầm theo yêu cầu bài học.- Chuẩn bị bài: “Tìm hiểu chung về văn nghị luận”

************************************Ngày soạn: Ngày dạy:

TIẾT 75. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 7: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJackI. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: - Hiểu được sơ lược thế nào là văn nghị luận và nhu cầu của văn nghị luận trong đời

sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận.2. Kỹ năng: - Phân tích văn bản nghị luận và xác định văn bản nghị luận3.Thái độ: - Có ý thức học tập bộ môn, tìm hiểu bản chất của văn nghị luận.

II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy:

- Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về văn bản, đọc văn bản,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...

2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, đọc văn bản, soạn bài.III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1.Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số:

2.Kiểm tra bài cũ: H: Đọc thuộc các câu tục ngữ.Nêu các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu tục ngữ đã học? 3 Bài mới:

- GV giới thiệu về văn nghị luận một kiểu văn bản trọng tâm của chương trình Ngữ văn THCS. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ1.HD HS tìm hiểu nhu cầu nghị luận:

- GV gọi HS đọc câu hỏi SGK phần 1a? Em hãy nêu thêm các câu hỏi tương tự?+ Vì sao thích đọc sách?+ Vì sao thích xem ti vi..?

? Gặp các vấn đề và câu hỏi đó, em trả lời bằng cách nào? Tự sự, miêu tả hay biểu cảm? Giải thích vì sao?b, Trả lời các câu hỏi trên không thể bằng tự sự, miêu tả hay biểu cảm vì:- Kể chuyện, miêu tả không thích hợp với câu hỏi.- Văn biểu cảm chỉ giúp ích phần nào.-> Chỉ trả lời bằng văn nghị luận vì:+Tự sự thuật, kể câu chuyện dù đời thường hay tưởng tượng, dù hấp dẫn, sinh động đến đâu vẫn mang tính cụ thể, hình ảnh

I.Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận1. Nhu cầu nghị luận:a, Câu hỏi:- Vì sao em đi học?- Vì sao con người cần có bạn bè?- Theo em, thế nào là sống đẹp?- Hút thuốc lá tốt hay xấu, lợi hay hại?- Những câu hỏi trên rất hay.Nó cũng chính là những vấn đề đc đặt ra trong cuộc sống hàng ngày khiến người ta phải bận tâm, phải tìm cách giải quyết.- Trả lời bằng cách dùng lí lẽ, khái niệm có sức thuyết phục Nghị luận.- Văn bản nghị luận:

+ Bình luận thể thao, các bài xã hội, bài phát biểu ý kiến…

+ Các mục nghiên cứu, phê bình ...

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 8: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJackvẫn chưa mang tính khái quát, chưa có khả năng thuyết phục nguời nghe làm cho họ thấu tình đạt lý.+ Miêu tả: Dựng chân dung, người, cảnh, sự vật, sự việc…+ Biểu cảm, đánh giá: Có dùng lý lẽ, lập luận nhưng chủ yếu là tình cảm, cảm xúc, tâm trạng mang tính chủ quan, cảm tính nên không có khả năng giải quyết các vấn đề trên.? Để trả lời những câu hỏi như thế hằng ngày trên báo chí, qua đài phát thanh, truyền hình, em thường gặp những kiểu văn bản nào? ? Kể tên một vài kiểu văn bản mà em biết? GV: nói về:- Xã luận (báo Nhân dân)- Bình luận ( Thời sự - Đài THVN)- Phê bình văn học (báo Văn nghệ...)

* GV gọi HS đọc văn bản trong SGK.? Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích gì?

? Để thực hiện mục đích ấy bài viết nêu ra những ý kiến nào?

? Những ý kiến ấy được diễn đạt thành những luận điểm nào? Tìm các câu văn mang luận điểm?? Câu luận điểm có đặc điểm gì?Thể hiện quan điểm tư tưởng của tác giả.

? Để có ý kiến có sức thuyết phục, bài viết đã nêu lên những lí lẽ nào? Hãy liệt kê các lí lẽ đó?

? Vậy những câu văn như thế nào thì được

2. Thế nào là văn bản nghị luận:a. Bài tập: Văn bản: Chống nạn thất học- Mục đích: Chống nạn thất học trong người dân- Ý kiến:

+ Thực dân Pháp tiến hành ngu dân, để cai trị dân ta.+ Cần phải xoá nạn thất học, xoá mù chữ+ Những cách chống nạn thất học- Luận điểm của Bác Hồ nêu ra:+ Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí.+ Mọi người Việt phải biết quyền lợi quốc ngữ.….viết chữ Là những câu khẳng định một ý kiến, một tư tưởng.- Lí lẽ:+ Tình trạng thất học, lạc hậu trước cách mạng tháng Tám.+ Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà+ Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học. Luận điểm: Mang quan điểm của tác giả

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 9: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJackgọi là luận điểm?? Cách tìm ra luận điểm của văn bản nghị luận:=> Thế nào là văn bản nghị luận

? Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận cần đạt được những yêu cầu gì?

- Gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ

Câu có luận điểm: Là những câu khẳng định một ý kiến, một tư tưởng. Trả lời câu hỏi: Văn bản nói cái gì?b. Kết luận:- Các dạng của văn nghị luận: ý kiến trong các cuộc họp, xã luận, bình luận, bài phát biểu trên báo chí, ti vi.- Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe 1 tư tưởng, quan điểm nào đó.- Phải có luận điểm rõ ràng, lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục.- Những tư tưởng, quan điểm phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống.* Ghi nhớ: SGK trang 9

4. Củng cố và vận dung: - Thế nào là văn bản nghị luận? - Vai trò của văn bản nghị luận trong cuộc sống? 5. Hướng dẫn về nhà: - Ôn nội dung bài học, học thuộc lòng phần Ghi nhớ.

- Đọc các bài nghị luận trên báo. - Nghe các bài bình luận trên ti vi (Thể thao, Sự kiện - bình luận, Tiêu điểm)

- Tập viết văn nghị luận.- Chuẩn bị trước bài luyện tập.

*******************************************

Ngày soạn: Ngày dạy:

TIẾT 76. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN(TIẾP)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức: - Nắm vững khái niệm về văn nghị luận.- Vận dụng lý thuyết vào việc giải các bài tập thực hành. 2. Kỹ năng: - Nhận biết và viết văn nghị luận 3.Thái độ:

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 10: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack- Có ý thức học tập môn học, ý thức tìm hiểu bản chất của văn nghị luận, tập làm

văn nghị luận. II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy:

- Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về văn bản, đọc văn bản,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...

2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, đọc văn bản, soạn bài.III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1.Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số:

2.Kiểm tra bài cũ: H: Em hiểu thế nào là văn nghị luận? Cho ví dụ? 3 Bài mới:

- Ở giờ trước các em đã hiểu được thế nào là văn nghị luận, bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm chắc hơn đặc điểm của kiểu văn bản này thông qua việc giải các bài tập thực hành. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ1. HD ôn lí thuyết:CH1: Khi nào thì con người phải sử dụng văn bản nghị luận?CH2: Những văn bản nghị luận thường gặp?CH3: Luận điểm là gì?CH4: Khái niệm về văn nghị luậnHĐ 2. HDHS luyện tập:- GV gọi 1 HS đọc bài tập 1 SGK T 9H:Đây có phải là văn bản nghị luận không? Vì sao?

? Tác giả đề xuất ý kiến gì?

? Những dòng, câu nào thể hiện ý kiến đó?

I. Ôn lý thuyết

II. Luyên tập:1. Bài tập 1:a. Đây là một bài văn nghị luận vì:- Vấn đề nêu ra để bàn luận, giải quyết là 1 một vấn đề xã hội. Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội - 1 vấn đề thuộc về lối sống đạo đức.- Để giải quyết vấn đề trên, tác giả sử dụng khá nhiều lý lẽ, lập luận và dẫn chứng để trình bày, bảo vệ quan điểm của mình.=> VB trên từ nhan đề -> MB, TB, KL đều thể hiện rõ nét tính nghị luận.b. Tác giả đề xuất ý kiến:- Cần phân biệt thói quen tốt, thói quen xấu- Cần tạo thói quen tốt, khắc phục thói quen xấu trong đời sống từ những việc nhỏ.c. Những câu văn biểu hiện ý kiến trên:- Có thói quen tốt và thói quen xấu…có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ. Thói quen

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 11: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

? Để thuyết phục người đọc, tác giả nêu ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?

? Bài văn nghị luận này có nhằm giải quyết vấn đề trong thực tế không?H: Em có tán thành với ý kiến của bài viết này không? Tại sao?

? Hãy tìm ra bố cục của bài văn trên?

- GV hướng dẫn HS cách sưu tầm- GVgọi HS đọc bài văn “Hai biển hồ”?Bài văn là văn bản nghị luận hay văn bản tự sự?

thành tệ nạn…tạo thành thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ,…cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.-> Đó là những lý lẽ chủ yếu của người viết.d.Những dẫn chứng trong bài khá phong phú, cách nêu dẫn khá linh hoạt.Những biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày của và thói quen xấu:- Thói quen xấu:+ Gạt tàn thuốc lá bừa bãi+ Vứt vỏ chuối ra đường+ Rác ùn lên cả mương nhỏ.+ Ném chai, cóc vỡ ra đường cụ già, em nhỏ giẫm phải, chảy máu chân.- Thói quen tốt:+ Luôn dậy sớm,+ Luôn đúng hẹn,+ Giữ lời hứa,+ Luôn đọc sách=> Bài văn nhằm rất trúng vấn đề có trong thực tế, khơi rất đúng, trúng vấn đề nhạy cảm và không dễ giải quyết một sớm một chiều.- Về cơ bản, tán thành bài viết vì tác giả nêu ra các vấn đề đều đúng đắn và cụ thể.2. Bài tập 2:- Gồm 3 phần+ Mở bài: Giới thiệu thói quen xấu, tốt. (đặt vấn đề)+ Thân bài:Trình bày những thói quen xấu cần được loại bỏ. (Giải quyết vấn đề)+ Kết bài: Đề xuất hướng phấn đấu tự giác của mọi người để có nếp sống đẹp (Kết thúc vấn đề)3. Bài tập 3:- Sưu tầm trong sách báo4. Bài tập 4:- Bài văn là văn bản nghị luận- Bài văn kể về chuyên đề nghị luận. Hai cái hồ có ý nghĩa tượng trưng, từ đây mà người ta nghĩ ra hai cách sống của con người.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 12: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

4. Củng cố, luyện tập: - GV nhắc lại nội dung chính của bài học5. Hướng dẫn về nhà:- Ôn nội dung bài học- Làm bài tập 3 và sưu tầm các bài văn nghị luận- Tập viết một số đoạn văn nghị luận.- Chuẩn bị bài: “Tục ngữ về con người và xã hội”

********************************

Ngày soạn: Ngày dạy:

TIẾT 77. TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘII. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức: - Hiểu nội dung, ý nghĩa về một số hình thức diễn đạt của những câu tục ngữ trong bài học về chủ đề con người và xã hội.2. Kỹ năng:

- Tìm hiểu phân tích và biết cách vận dụng những kinh nghiệm hay vào thực tế.3.Thái độ: - Học những điều hay lẽ phải trong cuộc sống. - Biết tự giác rèn luyện đạo đức bản thân.II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy:- Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về văn bản, đọc văn bản,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, đọc văn bản, soạn bài.III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số: 2.Kiểm tra bài cũ:- Đọc thuộc lòng các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất?- Cho biết những câu tục ngữ đó cung cấp cho em điều gì? - Đọc những câu tục ngữ sưu tầm trong dân gian, trong sách báo?3 Bài mới: - Người bình dân Việt Nam nhìn nhận và đúc kết những gì về chính mình và cuộc sống xã hội của mình qua những câu tục ngữ ?

HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ 1. HĐ đọc và tìm hiểu chú thích:- GV đọc mẫu- 2 HS đọc lại- Gọi HS đọc chú thíchH: Em hiểu như thế nào là “mặt người”, “mặt của”, “không tày”

I. Đọc và tìm hiểu chú thích: 1. Đọc:2. Chú thích- Mặt người: Chỉ con người (hoán dụ)- Mặt của: Chỉ của cải, vật chất- Không tay không bằng

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 13: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJackHĐ2 . Đọc - hiểu văn bản :- HS: đọc câu1 và trả lời câu hỏi:?Nghĩa của câu tục ngữ thứ nhất là gì?- GV hướng dẫn HS cách đọc, cách ngắt nhịp của từng câu tục ngữ.? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở câu tục ngữ này?H: Tìm những câu tục ngữ tương tự:- Người sống đống vàng- Người là vàng, của là ngãi- Người làm ra của chứ của không là ra người- Lấy của che thân chứ ai lấy thân che củaNêu giá trị của câu tục ngữ?

? Câu tục ngữ có nghĩa là gì?

? Tìm những câu ca dao, tục ngữ tương tự? Nêu giá trị được rút ra từ ý nghĩa của câu tục ngữ ?

H: Câu tục nghĩa có có mấy nghĩa? Đó là những nghĩa nào?CH: Câu tục ngữ khuyên nhủ giáo dục ta điều gì?CH:Tìm câu tục ngữ tương tự?- No nên bụt, đói nên ma- Giấy rách phải giữ lấy lề.? Cấu tạo của câu tục ngữ?

H: Thế nào là học ăn, học nói?

Vì sao phải học ăn, học nói?

II. Đọc - hiểu văn bản:1. Phân tích:Câu1:- Người qúy gấp nhiều lần của cải, con người được đạt lên trên thứ của cải.

- Biện pháp so sánh, đối lập(người - của; 1>< 10)-nhiều- ít.

- Giá trị quyết định tư tưởng: thái độ coi trọng con người, giá trị con người của nhân dân ta.Câu2:- Nghĩa: Răng và tóc đều thể hiện sức khoẻ, hình thức, tính tình, tư cách của con người.- Sử dụng:+Khuyên nhủ, nhắc nhở con người phải biết giữ gìn răng, tóc cho đẹp, phù hợp với bản thân.+ Thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá, bình phẩm con người của nhân dân.Câu3:- Hai lớp nghĩa+Nghĩa đen: Dù có đói, rách cũng phải ăn mặc cho sạch sẽ, thơm tho.+ Nghĩa bóng: Dù nghèo khổ, thiếu thốn vẫn phải sống cho trong sạch, không vì nghèo khổ mà làm điều xấu xa, tội lỗi. Giá trị: giáo dục con người phải có lòng tự trọng, giữ gìn nhân cách, phẩm giá trọng mọi hoàn cảnh, tình huống.Câu4:- Có 4 vế, vừa đẳng lập vừa bổ sung cho nhau.- Điệp: học (4 lần) nhấn mạnh, mở ra những điều con người phải học.a. Học ăn học nói vì:- Cách ăn nói thể hiện trình độ văn hoá, nếp sống, tính cách, tâm hồn con người.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 14: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

Hiểu thế nào là học gói, học mở?CH: Câu tục ngữ khuyên nhủ con người điều gì?CH: Nghĩa của câu tục ngữ là gì?Câu tục ngữ giáo dục điều gì?Câu tục ngữ hay ở chỗ nào? Tìm những câu tục ngữ, thành ngữ tương tự?

- Muốn sang thì bắc cầu KiềuMuốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.- Nhất tự … sưCH: Tìm nghĩa của câu tục ngữ?? Câu tục ngữ muốn gửi gắm điều gì?CH:Câu tục ngữ khuyên nhủ ta điều gì ?Tìm những câu tục ngữ, thành ngữ tương tự?

- Lá lành đùm lá rách- Tiên trách kỉ, hậu trách nhân- Bầu ơi …. một giànCH: Bài học rút ra từ câu tục ngữ?

- Ăn nói phải có nghệ thuật, được rèn luyện suốt đời.-> Ăn nói phải học nghiêm chỉnh.+ Học ăn: Học từ cách cầm đũa, thìa, gắp thức ăn, và cơm lên miệng, nhai cơm, uống nước.-> Vì ăn là một nghệ thuật - văn hoá ẩm thực+ Học nói: Xác định nói với ai, nói cái gì, nói để làm gì? nói như thế nào? ở đâu? lúc nào?-> Giao tiếp là một nghệ thuật - văn hoá giao tiếp, ứng xửb. Học gói, học mở:- Nghĩa đen: Học gói trong lá (xưa: gói nước chấm vào lá chuối) -> mở ra sao cho không đổ, không bắn tung toé.- Nghĩa bóng: Học để biết làm, biết giữ mình, biết giao tiếp với người khác.=>Mọi người cần phải học để chứng tỏ mình là người lịch sự, tế nhị, thành thạo công việc,biết đối nhân xử thế, tức là có văn hoá, có nhân cách.=> Sống có văn hoá, lịch sự thì phải cần học từ cái nhỏ -> cái lớnCâu 5:- Nghĩa: Khẳng định vai trò công ơn của thầy- Giáo dục: Phải biết kính trọng thầy, tìm thầy mà học- Cái hay câu tục ngữ: Cách diễn đạt suồng sã (mày), vừa thách thức như 1 lời đố, theo công thức A không đố B.

Câu6:- Nghĩa: Đề cao vai trò, ý nghĩa của việc học bạn- Khuyến khích mở rộng đối tượng, phạm vi và cách học hỏi, khuyên như về việc kết bạn, có tình bạn đẹp,học tập ở bản điều hay lẽ phải.Câu7:- Khuyên như con người thương yêu người khác như chính bản thân mình.Thương người -> đặt trước thương thân để

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 15: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

? Em hiểu câu tục ngữ như thế nào?? Câu tục ngữ được vận dụng trong hoàn cảnh nào?Tìm câu tục ngữ phê phán thái độ đó? (Ăn cháo đá bát, ăn cây táo rào cây sung, qua cầu rút ván)? Biện pháp nghệ thuật sử dụng ở đây là gì??Tìm những câu tượng tự?

- Thuận vợ … cạn- Đoàn kết là sức mạnh vô địch- Nghĩa của câu tục ngữ?- Câu tục ngữ khẳng định điều gì?

Giáo viên gọi 1 học sinh đọc phần ghi nhớ SKH?Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện theo nhóm

HĐ3. Luyện tập:

nhấn mạnh đối tượng đồng cảm thương yêu-> Triết lý đầy nhân văn về cách sống, cách ứng xử trong quan hệ người - người- Cách ứng xử trong quan hệ giữa con người với con người.Câu 8:- Nghĩa đen: Khi được ăn quả -> nhớ người trồng cây.- Nghĩa bóng: Khi được hưởng thụ -> biết ơn người cống hiến, gây dựng nên.-> Quan niệm về cống hiến, hưởng thụ- Vận dụng trong hoàn cảnh: Thể hiện tình cảm của con cháu đối với ông bà cha mẹ; của học trò đối với thầy cô; của nhân dân đối với những người anh hùng, liệt sĩ…Câu9:- Câu lục bát.- Căn cứ vào nghĩa đen -> Câu tục ngữ vô nghĩa: 1 cây không thể làm nên rừng chứ sao lại nên non? 3 cây chụm lại làm nên rừng chứ sao lại nên hòn núi cao?- Đây là ẩn dụ - so sánh -> ý nghĩa tượng trưng- Một người lẻ loi không thể làm nên việc lớn, việc khó, nhiều người hợp sức sẽ làm được việc cần làm.- Khẳng định chân lí về sức mạnh của đoàn kết.2. Tổng kết:- Nghệ thuật: Giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm xúc.- Nội dung+ Chú ý tôn vinh giá trị con người+ Nhận xét, khuyên về phẩm chất lối sống con người cần phải có.Ghi nhớ SGKIII.Luyện tậpVí dụ: Câu 1: Đồng nghĩa: Người sống hơn đống vàng.Trái nghĩa: Của trọng hơn người.

4. Củng cố , luyện tâp:- Sau khi học xong những câu tục ngữ về con người và xã hội em đã rút ra được những bài học gì trong cuộc sống.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 16: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack5. Hướng dẫn về nhà : - Ôn nội dung bài học: sưu tầm các câu tục ngữ về con người và xã hội. - Chuẩn bị bài: Rút gọn câu hỏi.

*************************************

Ngày soạn: Ngày dạy:

TIẾT 78. RÚT GỌN CÂU

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức: - Năm được cách rút gọn câu và tác dụng của câu rút gọn.2. Kỹ năng: - Biết cách rút gọn câu hợp lí và hiệu quả.3.Thái độ: - Yêu thích môn học, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt.II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy:- Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về văn bản, đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, xem trước các bài tập.III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số: 2.Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra việc chuẩn bị bài, vở ghi.3 Bài mới: - Có những câu khi giao tiếp ta không cần diễn đạt dài dòng mà cần rút gọn để tránh rườm rà.Vậy thế nào là rút gọn câu? HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ 1. Thế nào là rút gọn:- Giáo viên gọi học sinh đọc bài tập 1

CH: Tìm những tư thế có làm chủ ngữ trong câu a?(Học sinh tìm ra phiếu học tập)CH: Cấu tạo 2 câu tục ngữ a và b có giá trị khác nhau?CH:Theo em vì sao chủ ngữ trong câu a bị lược bỏ?CH:Tìm thành phần câu bị lược bỏ?

I.Thế nào là rút gọn câu:1. Bài tậpa. Bài tập 1:Câu a: Vắng chủ ngữCâu b: Có chủ ngữ (chúng ta)b.Bài tập 2:Những từ có thế làm chủ ngữ cho câu a là:

- Em...- Chúng em...- Người Việt Nam...

Mọi người…c. Bài tập 3:

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 17: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJackCH. Thêm những từ ngữ thích hợp vào những câu in đậm cho đầy đủ nghĩa?CH:Tại sao có thể lược bỏ cả thành phần chủ ngữ và CN,VN ở 2 ví dụ trên?

\

CH:Tác dụng của việc gút gọn câu?

Học sinh đọc ghi nhớ 1 SGK- T 15

HĐ 2. HD sử dụng câu rút gọn:

- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc bài tập 1CH:Các câu in đẩm thiếu thành phần nào?Có nên rút gọn như vậy không? vì sao?CH:Câu thêm những từ ngữ nào vào câu rút gọn trong bài tập để thể hiện thái độ lễ phép?CH:Từ hai bài tập trên hãy cho biết: Khi gút gọn câu chú ý những điểm gì?

- Một học sinh đọc ghi nhớ SGK

- Vì đây là một câu tục ngữ đưa ra lời khuyên cho mọi người hoặc nêu một nhận xét chung về đặc điểm của người Việt Nam ta.d. Bài tập 4:- Thành phần lược bỏ:Đuổi theo nóMình đi Hà Nộia. Hai, ba mgười đuổi theo nó. Rồi ba, bốn người, sáu, bảy người đuổi theo nó.b. Ngày mai mình đi Hà Nội- Lược bỏ được thành phần câu là do có ngữ cảnh vẫn đảm bảo lượng thông tin truyền đạt- Tác dụng: Làm cho câu gọn hơnKết luận:Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần câu, tạo thành câu rút gọn.* Tác dụng:- Làm câu gọn hơn, thông tin nhanh, tránh lặp từ ngữ.- Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ CN)* Ghi nhớ: SGK trang 15II.Cách dùng câu rút gọn:1. Bài tập:Bài tập 1:- Các câu đều thiếu chủ ngữ

- Không nên rút gọn như vậy vì nó làm cho câu văn khó hiểu.

Bài tập2 : b. Cần thêm từ "mẹ ạ"Bài kiểm tra toán mẹ ạ!2.Kết luận : Khi rút gọn câu, cần:- Không làm người đọc, người nghe hiểu sai hoặc không hiểu đầy đủ nội dung câu

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 18: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

HĐ 3. HD luyện tập:

- Giáo viên chia lớp thành các nhóm để thực hiện phần luyện tập- Nhóm 1: Câu 1 a, b- Nhóm 2: Câu 1 c,d HD làm bài tập 2 Nhóm 3: Câu 2 a

- Nhóm 4: Câu 2 b- Nhóm 5: Câu 3Học sinh thảo luậnNhóm trưởng trình bàyCác nhóm nhận xétGiáo viên chốt

- HD làm tập 3

nói.- Không biến câu nói thành câu cộc lốc, khiếm nhã.2. Kết luận: Ghi nhớ: SGK trang 16III. Luyện tập:Bài tập 1:- Câu b,c là câu gút gọn+ Câu c: Rút gọn chủ ngữ- Câu d: rút gọn nòng cốt câu=> Là câu tục ngữ, nó nêu lên quy tắc ứng xử chung cho mọi người.Bài tập 2:a. (a, (Tôi) bước tới… (thấy) cỏ cây… …. lom khom… ….. lác đác… Tôi (như) em…nước Tôi (như) cái gia gia…nhà (Tôi) dừng chân… (Tôi cảm thấy chỉ có) một mảnh…b, (Người ta) đồn rằng… (Vua) ban khen… (Quan tướng) đánh giặc… (Quan tướng) trở về…Trong thơ, ca dao thường gặp những câu gút gọn bởi thơ, bởi thơ ca dao chuộng lối diễn đạt súc tích và số chữ trong một dòng rất hạn chế3. Bài tập 3:- Vì chú bé đã dùng ba câu rút gọn khiến người khách hiểu sai ý nghĩa.+ Mất rồi (ý cậu bé: Tờ giấy mất rồi. Người khách hiểu: Bố cậu bé mất rồi)+ Thưa … tối hôm qua (ý cậu bé: Tờ giấy mất tối hôm qua. Người khách hiểu: Bố cậu bé mất tối hôm qua)+ Cháy ạ (ý cậu bé: Tờ giấy mất vì cháy. Người khách hiểu: Bố cậu bé mất vì cháy)- Cần cẩn thận khi dùng câu gút gọn vì dùng câu rút gọn không đúng sẽ gây hiểu lầm.

4. Củng cố luyện tập - Thế nào là câu rút gọn?- Khi sử dụng câu rút gọn cần chú ý điều gì?

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 19: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack- Lấy ví dụ về câu rút gọn?5. Hướng dẫn về nhà:- Ôn nội dung bài học- Làm bài tập số 4. - Chuẩn bị bài tập: Đặc điểm của văn bản nghị luận.

*******************************

Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 79. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức: - Nắm được đặc điểm của văn bản nghị luận.2. Kỹ năng: + Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận. + Biết xác định luận điểm, luận cứ, lập luận trong VB mẫu + Biết xây dựng luận điểm, luận cứ và triển khai lập luận cho một đề bài3.Thái độ: - Yêu thích môn học, có ý thức tìm hiểu và rèn kĩ năng làm văn nghị luận.II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, xem trước các bài tập.III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2.Kiểm tra bài cũ: H:Văn nghị luận là kiểu văn bản như thế nào?Văn nghị luận khác văn tự sự, văn biểu cảm ở chỗ nào?3. Bài mới: - Mỗi kiểu văn bản có một đặc điểm riêng, văn bản nghị luận cũng vậy. Tiết học ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu đặc điểm của văn nghị luận. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ1.HD HS tìm hiểu luận điểm, luận cứ và lập luận:H: Thế nào là luận điểm?- Giáo viên gọi học sinh đọc lại bài văn chống nạn thất học.H: Luận điểm chính của văn bản“Chống nạn thất học, là gì?”H: Lụân điểm đó được nêu ra dưới dạng nào? Và cụ thể hoá thành những câu văn nào?

I. Luận điểm, luân cư và lâp luận:1. Luận điểm:a. Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận.b.Văn bản: Chống nạn thất học:- Luận điểm chính: Chống nạn thất học- Luận điểm này được trình bày dưới dạng khẳng định đầy đủ ở câu: "Mọi người Việt Nam … chữ quốc ngữ" -> Cụ thể hoá:+ Những người biết chữ dạy những người chưa biết chữ.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 20: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

H: Luận điểm đóng vai trò gì trong bài văn nghị luận?H:Luận điểm muốn thuyết phục người đọc thì phải đạt yêu cầu gì?

H: Luận điểm là gì? Luận điểm được thể hiện ở đâu? căn cứ vào đâu để xác định luận điểm?

H: Thế nào là luận cứ?

H: Luận cứ thường trả lời cho những câu hỏi như thế nào?

H:Em hãy chỉ ra những luận cứ trong văn bản “chống nạn thất học”?

H: Những luận cứ ấy đóng vai trò gì?(Làm cơ sở cho luận điểm)

H:Muốn có sức thuyết phục thì luận cứ phải đạt yêu cầu gì?

H:Thế nào là lập luận cho bài văn nghị luận?H:Em hãy chỉ ra trình tự lập luận của văn bản “chống nạn thất học”

+ Những người chưa biết hãy gắng sức mà học cho biết.+ Phụ nữ lại càng cần phải học như thế tức là chống nạn thất học một việc phải làm ngay.* Vai trò của lụân điểm:Thống nhất các đoạn văn thành một khối.c.Luận điểm cẩn phải:- Đúng đắn, chân thực, sáng tỏ, dễ hiểu*Kết luận:- Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng của bài văn nghị luận.- Luận điểm được thể hiện dưới dạng câu khẳng định nhiệm vụ chung (luận điểm chính).2. Luận cứ;- Luận cứ là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm, dẫn đến luận điểm như là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó.- Luận cứ trả lời các câu hỏi+Vì sao phải nêu ra luận điểm?+ Nêu ra để làm gì?+ Luận điểm ấy có đáng tin cậy không?* Trong văn bản: Chống nạn thất học- Luận cứ:+ Lí lẽ 1: Do chính sách ngu dân của TD pháp làm cho hầu hết người Việt Nam mù chữ nước Việt Nam không tiến bộ được (…………)+ Lĩ lẽ 2: Nay nước độc lập, muốn tiến bộ thì phải cấp tối nâng cao dân trí đề ra nhiệm vụ( mọi người Việt Nam phải biết đọc, biết chữ quốc ngữ đưa ra cách chống nạn thất học)+ Dẫn chứng: Đi đôi với lí lẽ- Luận cứ phải chân thực, đúng đắn, tiêu biểu*Kết luận:- Ý 3 của ghi nhớ.3. Lập luận:- Là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm.- Trong văn bản “ Chống nạn thất học”

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 21: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJackH:Chỉ ra ưu điểm của cách lập luận trên?Giáo viên gọi một học sinh đọc rõ ràng phần ghi nhớ SGK.- Giáo viên gọi một học sinh đọc bài tập.H: Chỉ ra luận điểm, luận cứ và lập luận trong bài “ Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống”H: Nhận xét sức thuyết phục của bài văn.

+ Chống nạn thất học bằng cách nào?- Yêu cầu: Luận điểm phải chặt chẽ, hợp lí.Tác dụng: Làm cho văn bản chặt chẽ, lôgic- Kết luận: ý 4, ghi nhớ (SGK T19)* Kết luận chung:( ghi nhớ SGK)- Luận điểm: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.- Luận cứ:+ Có thói quen tốt và thói quen xấu+ Có người biết phân biệt tốt, xấu nhưng vì đã thành thói quen nên khó bỏ, khó sửa.+ Tạo được thói quen tốt là rất khó, những nhiễm thói quen xấu thì dễ.- Lập luận:+ Mở bài: Giới thiệu về thói quen tốt và xấu+ Thân bài: Dẫn chứng về thói quen xấu và thái độ phê phán.+ Kết bài: Đề ra hướng có thói quen tốt.

4. Củng cố, luyện tập:H:Thế nào là luận điểm, luận cứ và lập luận trong văn bản nghị luận.5. Hướng dẫn về nhà: - Ôn nội dung bài học, học thuộc phần ghi nhớ.- Làm bài tập chỉ ra luận điểm, luận cứ và lập luận trong văn bản “ Học thấy, học

bạn. - Chuẩn bị bài: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận.

**************************************

Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 80. ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức: - Học sinh làm quen với các đề văn nghị luận, hiểu biết đế và cách lập ý cho đề văn nghị luận.2. Kỹ năng: - Nhận biết đề văn nghị luận. Kỹ năng tìm hiểu đề, lập ý cho bài văn nghị luận. 3.Thái độ:II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy:

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 22: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack - Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, xem trước các bài tập.III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2.Kiểm tra bài cũ:H:Thế nào là văn nghị luận? Thế nào là luận điểm, luận cứ và lập luận trong văn nghị luận.3. Bài mới: - Với VB tự sự, miêu tả, biểu cảm…trước khi làm bài, người viết phải tìm hiểu kĩ đề bài và yêu cầu của đề, yêu cầu đề. Với văn nghị luận cũng vậy. Tuy nhiên yêu cầu của bài nghị luận có những đặc điểm riêng. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ1. HDHS tìm hiểu đề văn nghị luận:

- Giáo viên gọi học sinh đọc đề trong mục I1

SGKH:Các đề văn nêu trên có thể xem là đề bài, đầu đề được không?

H: Căn cứ vào đâu để nhận ra các đề trên là đề nghị luận?

H: Hãy nêu một cách nhận biết một đề văn nghị luận.

H: Đề bài nêu lên vấn đề gì?H: Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là gì?

H: Khuynh hướng và tư tưởng của đề là gì?

I.Tìm hiểu đề văn nghị luận:1.Nội dụng và tính chất của đề văn ghị luận.- Xét các đề văn SGK T21a. Có thể xem là đầu đề, đề bài và có thể dùng làm đề bài cho bài văn sắp viết.b. Căn cứ: Mỗi đề đều nêu ra một khái niệm một vấn đề lí luận.VD: “Lối sống giản dị” “Tiếng Việt giàu đẹp”Đó là những nhận định, những quan điểm, luận điểm."Thuốc đắng giã tật" -> 1 tư tưởng"Hãy biết giữ thời gian" -> lời kêu gọi mang một tư tưởng.c.Tính chất của đề như 1 lời khuyên, tranh luận, giải thích ... -> có tính định hướng cho bài viết, chuẩn bị cho học sinh 1 thái độ, 1 giọng điệu. (đồng tình, phản bác, lật ngược vấn đề…)* Kết luận: ý 1 phần ghi nhớ2.Tìm hiểu đề văn nghị luận:a. Bài tập: Tìm hiểu đề “Chớ nên tự phụ”- Đề nêu lên vấn đề: không nên tự phụ- Đối tượng và phạm vị nghị luận:Tự do- Khuynh hướng:+ Khẳng định đức tính cần phải khiêm tốn

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 23: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

H:Đề này đỏi hỏi người viết phải làm gì?H: Tính chất của đề văn có ý nghĩa gì đối với việc làm văn?

H:Từ việc tìm hiểu đề trên hay cho biết: Trước một đề văn muốn làm bài tốt cần tìm hiểu điều gì trong đề?HĐ2. HDHS tìm hiểu đề văn nghị luận:- Giáo viên đọc và nêu câu hỏi mục II 1SGK

H: Hãy nêu ra các luận điểm gần gũi với luận điểm của đề bài?

H:Làm thế nào để tìm được luận cứ cho đề trên?Ví dụ:+Từ phụ là cách đánh giá quá cao tài năng, thành tích của mình, do đó coi thường mọi người.+ Khuyên chế nên tự phụ: mình không biết mình bị mọi người xa lánh+ Từ phụ có hại: Khi khó khăn không có người giúp đỡ… Gây nên nỗi buồn cho chính mình Khi thất bại thường tự ti

H:Thế nào là lập ý cho bài văn nghị luận?

- Giáo viên gọi một học sinh đọc mục ghi nhớ SGK

HĐ3. HDHS luyện tập:

+ Phủ định thái độ tự phụ.- Viết theo lối khuyên nhủ, phân tích: chỉ ra và có thái độ phê phán thói tự phụ, kiêu căng và khẳng định sự khiêm tốn, học hỏib. Kết luận:- Ý2 phần ghi nhớ SGK - T23.

II. Lập ý cho bài văn nghị luận:1.Đề bài: Chớ nên tự phụ1. Xác lập luận điểm- Luận điểm chính: Tự phụ là một thói quen xấu của con người bao nhiêu thì từ phụ lại làm xấu nhân cách con người bấy nhiêu.- Luận điểm phụ

+Tự phụ khiến cho bản thân không biết mình là ai.+Tự phụ luôn đi kèm với thái độ khinh bỉ, thiếu tôn trong người khác.+Tự phụ khiến cho bản thân phải bị chê trách, mọi người xa lánh.2.Tìm hiểu luận cứ:- Bằng cách trả lời các câu hỏi (kèm theo dẫn chứng)-Tự phụ là gì?-Vì sao khuyên chớ nên tự phụ?- Tự phụ có hại như thế nào? hại cho ai?

3. Xây dựng lập luận : - Có thể bắt đầu từ việc định nghĩa “ tự phụ sau đó làm nổi bật một số nét tính cách cơ bản của kẻ tự phụ Tác hại của nó.=>KL: ý 3 ghi nhớ.* Kết luận chung : *Ghi nhớ SGk T 23

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 24: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack- Tìm hiểu đề và tìm ý cho đề bài?- Nhận xét, bổ sung.

H:Em sẽ chọn lí lẽ và dẫn chứng nào làm luận cứ cho bài viết?

III.Luyện tập:- Định hướng dựa vào bài đọc thêm- Đề bài: Sách là người bạn lớn của con người- Con người sống không thể không có bạn- Người ta cần bạn để làm gì?- Sách thoa mãn những yêu cầu nào, được coi là người bạn lớn.* Luận điểm:Lợi ích việc đọc sách: Sách thoả mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển tâm hồn.* Luận điểm nhỏ:(1) Giúp học tập, rèn luyện hàng ngày(2)Mở mang trí tuệ, hiểu biết(3) Nối liền quá khứ, hiện tại, tương lai(4) Cảm thông, chia sẻ với con người, dân tộc, nhân loại.(5) Giúp thư giãn, thưởng thức trò chơi(6) Cần biết chọn sách, biết cách đọc sách, trân trọng sách tốt.* Dàn ý:- Mở bài: Khẳng định vai trò quan trọng của sách đối với con người và đưa ra luận điểm : “ Cuốn sách là người bạn lớn của con người”- Thân bài:+ ý (1)+ ý (2)+ ý (3), + ý (4), + ý (5)Kết bài: Phải biết quý trọng sách và chọn đọc sách cho phù hợp. (ý 6)

4.Củng cố, luyện tập: Đề văn nghị luận phải đảm bảo yêu cầu nào?Đề lập ý cho văn nghị luận cần qua các bước nào?5. Hướng dẫn vê nhà: Ôn bài học thuộc phần ghi nhớ. Đọc bài tham khảo- Chuẩn bị bài: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

***************************************

Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 81. TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA

(Hồ Chí Minh)

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 25: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJackI. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức: - Hiểu được tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. - Nắm được nghệ thuật nghị luận chặt chẽ, sáng, gọn, có tính mẫu mực của bài văn.2. Kỹ năng: - Đọc, tìm hiểu, phân tích bố cục, cách nêu luận điểm,các luận chứng trong bài nghị luận CM. 3.Thái độ:- Bồi dưỡng tinh thần yêu nước.II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, đọc văn bản, trả lời các câu hỏi đọc hiểu. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2.Kiểm tra bài cũ: H: Đọc thuộc lòng các câu tục ngữ về con người và xã hội ? Thế nào là văn nghị luận? Thế nào là luận điểm,luận cứ và lập luận trong văn nghị luận?3. Bài mới: Mùa xuân 1957, tại Việt Bắc, Đại hội Đảng LĐ Việt Nam lần II được tổ chức. Hồ Chủ Tịch thay mặt BCH TW Đảng đọc Báo cáo chính trị quan trọng. Trong đó có đoạn “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ1. HD đọc và tìm hiểu chú thích:

Giáo viên hướng dẫn cách đọc.- Giáo viên đọc mẫu một đoạn gọi học sinh.HS đọc chú thích H: Quyên là gì?

Nồng nàn nghĩa là gì?

HĐ2. HD đọc - hiểu văn bản:CH:Xác định kiểu văn bản?CH:Nêu đại ý của bài?(Bài văn khặng đinh và ca ngợi lòng nồng nàn yêu nước và tinh thần bất khuất,ý chí chống xâm lăng là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.)

I. Đọc, tìm hiểu chú thích:1.Đọc : - Đọc diễn cảm, Giọng mạch lạc, rõ ràng, dứt khoát.2. Chú thích : - Quyên: Gọi, động viên đóng góp, ủng hộ tiền bạc, của cải vật chất… 1 cách tự nguyện, tuỳ lòng để làm một việc gì đó có ý nghĩa.- Nồng nàn: Tình cảm, cảm xúc sôi nổi, mạnh mẽ, dâng trào.II.Tìm hiểu văn bản:1.Kiểu văn bản: Văn bản nghị luận - chứng minh một vấn đề chính trị, xã hội.

2.Bố cục: 3 Phần

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 26: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJackCH:Xác định bố cục của văn bản?

- Cho học sinh đọc lại đoạn một.CH:Vấn đề chủ chốt tác giả nêu ra để nghị luận là vấn đề gì? được thể hiện trong những câu văn nào?

CH: Tác giả nêu vấn đề bằng cách nào? Tác dụng của cách nêu ấy ?

CH. Trong đoạn văn s/d ng/thuật tiêu biểu nào? T/D?

CH:Nhận xét về cách nêu vấn đề của tác giả?

CH: Đoạn 2 chứng minh bằng cách lập luận và dẫn chứng như thế nào?

CH: Cách nêu ở câu 1.

- Mở bài: Đầu… “lũ cướp nước” nêu vấn đề n ghị luận- Thân bài: “Lịch sử nước ta… nồng nàn yêu nước”: GQVĐề- Kết bài: Còn lại: KTVĐề.3. Phân tích:a. Đoạn 1: Nêu vấn đề: ( đoạn 1)

- Vấn đề nghị luận: Truyền thống yêu nước của nhân dân ta.-Vấn đề được thể hiện ở hai câu đầu.- Cách nêu trực tiếp, rõ ràng, dứt khoát và theo hướng khẳng đinh, cụ thể hoá,( các từ: nồng nàn, truyền thống quý báu).- Nghệ thuật :+ So sánhTinh thần yêu nước(trừu tượng) – làn sóng ( cụ thể)-> Hình ảnh so sánh chính xác, mới mẻ -> hình dung sức mạnh to lớn, vô tận, tất yếu của lòng yêu nước trong công cuộc chống ngoại xâm.+ Động từ: lướt, nhấn chìm thấy được tính linh hoạt vừa mềm dẻo vừa mạnh mẽ và nhanh chóng của tinh thần yêu nước khi được phát động. Cách nêu vấn đề ngắn gọn, sinh động khẳng định vấn đề như một chân lí theo mạch trung gian.* Sơ đồ hoá:(1) Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ->(2) Truyền thống quý báu ->(3) Từ xưa -> nay -> lướt qua mọi nguy hiểm khó khăn (Thời gian lịch sử)- Làn sóng (mạnh mẽ, to lớn) -> nhấn chìm … cướp nước.- Mỗi khi TQ bị xâm lăng – (điều kiện kích thích, phát triển)

b.Giải quyết vấn đề ( đoạn 2 +3)* Đoạn 2 chứng minh tinh thần yêu nước đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc.- Câu 1: Nêu ý khái quát mang tính giới

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 27: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

CH. Nhận xét về cách nêu ở câu 2,3. Chú ý những nét nghệ thuật tiêu biểu và tác dụng?

CH:Đoạn 3 tác giả đã lập luận như thế nào?+ Câu 1 có chức năng ntn trong đoạn văn?

+ Chức năng của các câu tiếp theo ntn?? Nhận xét về cách liệt kê dẫn chứng và giọng văn của tác giả?

H:Nhận xét về các lí lẽ và các lập luận trong đoạn văn.(Trước khi đề ra nhiệm vụ Bác Hồ đã phân tích sâu hơn những biểu hiện khác nhau của tinh thân yêu nước.Đó là những biểu hiện gi? được so sánh bằng những hình ảnh nào?)

thiệu, trình bày.- Câu 2: Nêu dẫn chứng chứng minh bằng cách liệt kê các Anh hùng dân tộc theo diễn biến lịch sử để khơi được lòng tự hào, phấn đấu.Chỉ nhắc dẫn chứng điển hình vì tác giả:+ Dành cho hiện tại+ Các sự tích thần kỳ của họ trở nên thân thiện Câu 3: Chơi chữ thú vị -> ghi nhớ công lao các anh hùng dân tộc.anh hùng dân tộc – dân tộc anh hùng DT -> TT DT -> TT

- Điệp ngữ: Chúng ta có quyền Chúng ta phải ghi nhớ-> Kêu gọi, mệnh lệnh thiêng liêng, tiếng nói của hồn thiêng sông núi, của cha ông…hoà trong tiếng nói của Bác.* Đoạn 3: Gồm 5 câu liên kết chặt chẽ, mạch lạc - Câu 1: So sánh câu đối từng cặp, từng vế -> Chuyển ý, chuyển đoạn gọn, khéo, nêu ý khái quát cho cả đoạn. - Câu 2, 3, 4: Cách nêu dẫn chứng theo phép liệt kê:+ Lứa tuổi: Cụ già tóc bạc -> nhi đồng trẻ thơ+ Không gian:-> Trong – ngoài nước: Kiều bào nước ngoài - đồng bào vùng tạm chiếm-> Vùng miền: miền ngược – miền xuôi, tiền tuyến, hậu phương+ Nhiệm vụ, công việc: Chiến đấu – sản xuất+ Tầng lớp, nghề nghiệp: Bộ đội, CN, phụ nữ…+ Việc làm thể hiện lòng yêu nước: Chịu đói, nhịn ăn, diệt giặc, vận tải…- Câu 5: Khái quát, đánh giá chung=> Cách liệt kê dẫn chứng của tác giả phong phú, toàn diện, liên tục không rối, vừa khái quát vừa cụ thể, hệ thống rành mạch.=> Giọng văn: Liền mạch, dồn dập, khẩn

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 28: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

CH: Cuối bài tác giả đề ra nhiệm vụ gì?

CH; Em có nhận xét gì về cách kết thúc bài?CH. Nêu giá trị nội dung và nghệ thật của văn bản?

Giáo viên hướng dẫn Hs thực hiện ở nhà.

trương, tràn đầy tinh thần bình tĩnh, tự tin của dân tộc anh hùng, tin tưởng vào cuộc kháng chiến chống Pháp nhất định thắng lợi=> Lý lẽ, lập luận giản dị, chủ yếu là dẫn chứng. Tác giả cố ý để cho sự việc, con người, sự thật cuộc sống là những minh chứng hùng hồn và hết sức thuyết phục.c. Kết thúc vấn đề (Đoạn 4):- Phân tích sâu hơn những biểu hiện khác nhau của tinh thần yêu nước.- Biện pháp so sánh của tinh thần yêu nước –> các thứ của quý ( có khi)- Đề ra nhiệm vụ cho cán bộ Đảng viên là phải phát hiện, kích thích, khởi động tinh thần yêu nước của tất cả mọi người để họ làm công việc yêu nước và tham gia vào cuộc kháng chiến. Kết thúc vấn đề tự nhiên, hợp lí, sâu sắc, sát với thực tế và đầy sức thuyết phục.4. Tổng kết:- Nội dung: Bài văn làm sáng tỏ chân lý"Dân ta…của ta"- Nghệ thuật:+ Lập luận chặt chẽ+ Diễn đạt phong phú, linh hoạt, chặt chẽ Phối hợp câu ngắn, câu dài Sử dụng hình ảnh so sánh, liệt kê Lời văn rõ ràng, giản dị, cụ thể- Bố cục rõ ràng- Dẫn chứng toàn diện, đầy đủ, thuyết phục* Ghi nhớ: SGK trang 27III. Luyện tập:

4. Củng cố luyện tập: - Nêu nhận xét của em về văn bản nghị luận này?- Qua văn bản này, em hãy rút ra bài học cho bản thân?5. Hướng dẫn về nhà: - Ôn nội dung học bài, học thuộc phần ghi nhớ- Thuộc lòng đoạn trích- Tìm đọc các bài viết của Bác -> nghiên cứu kỹ phương pháp lập luận và phong cách nghị luận- Viết đoạn văn nghị luận về tinh thần yêu nước của nhân dân ta.- Đọc: Câu đặc biệt

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 29: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack************************************

Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 82. CÂU ĐẶC BIỆT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức: - Nắm được khái niệm câu đặc biệt và tác dụng của câu đặc biệt.2. Kỹ năng: - Biết cách sử dụng câu đặc biệt trong những tình huống nói viết cụ thể. 3.Thái độ:- Có ý giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, trả lời các câu hỏi bài tập. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2.Kiểm tra bài cũ:- Thế nào là rút gọn câu? Tác dụng của câu rút gọn? Cho ví dụ?- Khi sử dụng câu rút gọn cần chú ý điều gì?

3. Bài mới:- Trong giao tiếp có kiểu câu có vai trò thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng: Mưa! hay nói về tậm trạng! Buồn quá...Ngoài câu rút gọn ta còn có những dạng câu có cấu tạo đặc biệt , đó là câu đặc biệt. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ 1. HD HS hình thành khái niệm- Giáo viên gọi học sinh đọc bài tập

- Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận theo nhóm bàn.

- Đại diện học sinh các nhóm phát biểu ý kiến?CH:Từ bài tập trên hãy cho em biết thế nào là câu đặc biệt?-HS: Đọc ghi nhớ một sách giáo khoa

HĐ 2. HD HS tìm hiểu tác dụng của câu đặc biệt:HS: Thực hiện theo yêu cầu đề.

I.Thế nào là câu đặc biệt:1. Bài tập:- Ôi, em Thuỷ!+ Không phải là câu rút gọn vì không thể khôi phục được thành phần lược bỏ.

-> Là câu đặc biệt vì không thể có CN và VN.2. Kết luận:- Ghi nhớ 1: SGK* Chú ý phân biệt với câu bình thường và câu rút gọn.II.Tác dụng của câu đặc biệt:1. Bài tập : - Một đêm mùa xuân-> Xác định thời gian

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 30: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJackCH:Căn cứ vào kết quả ở bảng trên, hãy nêu tác dụng của câu đặc biệt.- GVlấy ví dụ minh hoạ

Giáo viên có thể đọc bài tập nhanh trong sách thiết kế và yêu cầu học sinh xác định tác dụng của các câu đặc biệt- Giáo viên gọi một học sinh đọc ghi nhớ 2

HĐ 3. HD HS luyện tập:

- Gọi hs đọc xác định yêu cầu bài tập

Tìm câu đặc biệt - câu rút gọn

- Gọi hs đọc xác định yêu cầu bài tập 2

- Nêu tác dụng của các câu đặc biệt

-Tiếng reo.Tiếng vỗ tay->Liệt kê thông báo về sự khác của sự vật, hiện tượng- Trời ơi!-> Bộc lộ cảm xúc- Sơn! Em Sơn! Sơn ơi! Chị An ơi! -> Gọi đáp

2.Kết luận : Ghi nhớ 2: SGK T 29III Luyện tập:1. Bài1 : a. Không có câu đặc biệt:- Có câu gút gọn+ Có khi được…. dễ thấy+ Nhưng cũng có khi…. trong hòm+ Nghĩa là có ra sức…. kháng chiến.b. Câu đặc biệt:+ Ba giây … bốn giây….. năm giây…lâu quá!- Không có câu rút gọn.c.Câu đặc biệt:Một hồi còi- Không có câu rút gọnd. Câu đặc biệt: Lá ơi!- Các câu rút gọn:+ Hãy kể chuyện … nghe đi!+ Bình thường lắm, chẳng … đâu!2. Bài 2 : Tác dụng.- Các câu đặc biệt+ Xác định thời gian ( 3 câu đầu trong bài)+ Bộc lộ cảm xúc ( câu 4 trong bài)+ Liệt kê, thông báo về sự khác của sự vật, hoạt động( câu c)+ Giải đáp (câu d)- Tác dụng của các câu rút gọna. Làm cho câu gọn hơn, tránh lặp từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.+ Câu 1 (d): Làm cho câu gọn hơn+ Câu 2 ( d): Làm cho câu gọn hơn, tránh lặp từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.

4. Củng cố , luyện tập:- Nêu khái niệm và tác dụng của câu đặt biệt- Nên dùng câu đặc biệt như thế nào?5. Hướng dẫn về nhà:

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 31: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJackHọc thuộc 2 ghi nhớ SGK - Ôn nội dung bài học

Hoàn thiện bài mới 3 SGK + làm bài tập sách bài tập Chuẩn bị bài: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận.

*****************************************************

Ngày soạn: Ngày dạy:

TIẾT 83. TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN: BỐ CỤC VÀ PHƯƠNG PHÁPLẬP LUẬN TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức: Nắm được mối quan hệ giữa bố cục và phương pháp lập luận của bài văn nghị luận.2. Kỹ năng: - Biết cách lập bố cục và lập luận trong bài văn nghị luận. 3.Thái độ:- Ý thức học tập bộ môn nghiêm túcII. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, trả lời các câu hỏi bài tập. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số: 2.Kiểm tra bài cũ: - Hãy nêu cách nhận biết một đề văn nghị luận? Cho ví dụ một đề văn nghị luận và xác định yêu cầu của đề đó.- Muốn lập ý cho đề văn nghị luận ta phải làm gì?3. Bài mới: - Với VB tự sự, miêu tả, biểu cảm…trước khi làm bài, người viết phải tìm hiểu kĩ đề bài và yêu cầu của đề, yêu cầu đề. Với văn nghị luận cũng vậy. Tuy nhiên yêu cầu của bài nghị luận có những đặc điểm riêng. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ1. HD tìm hiểu mối quan hệ giữa bố cục và lập luận:H: Em hãy cho biết bố cục trong các bài văn là gi?

* Giáo viên gọi một học sinh đọc văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.H: Bài có mấy phần? Mỗi phần phần có

I. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận:

* Bố cục:Là sự bố trí, sắp xếp các phần các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lí

* Trong văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.1. Bố cục: 3 phần

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 32: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

mấy đoạn? mỗi đoạn có những nội dung và chức năng gì?

CH:Nhắc lại lập luận là gi?CH: Qua sơ đồ em có nhận xét gì cách lập luận của bài văn?

- Mở bài: Đặt vấn đềC1: Nêu vấn đề trực tiếpC2: Khẳng định giá trị vấn đềC3: So sánh, mở rộng và xác định phạm vi biểu hiện nổi bật của vấn đề trong cuộc kháng chiến chống xâm lược.- Thân bài: Chứng minh lòng yêu nước:+ Lòng yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ.C1: Giới thiệu khái quát và chuyển ýC2: Liệt kê dẫn chứng - xác định tình cảm thái độ.C3: Xác định tình cảm, thái độ: ghi nhớ công lao+ Trong thực tế cuộc kháng chiến chống Pháp hiện tại (5 câu):C1: Khái quát, chuyển ýC2, 3, 4: Liệt kê dẫn chứng theo các bình diện, các mặt khác nhau. Kết nối dẫn chứng bằng cặp QHT: Từ … đến.C5: Khái quát nhận định, đánh giá- Kết bài: (4 câu):C1: So sánh khái quát giá trị của tinh thần yêu nướcC2,3: Hai biểu hiện khác nhau của lòng yêu nướcC4: Xác định trách nhiệm, bổn phận của chúng ta* Toàn đoạn gồm 15 câu.Câu1- Nêu vđ.Câu 15 xác định nhiệm vụ cho mọi người trên cơ sở hiểu sâu sắc, tự nguyệnTác giả dùng 14 câu làm rõ vấn đề. đó là bố cục và lập luận2. Các phương pháp lập luận trong bài:- Hàng ngang 1: quan hệ nhân - quả Hàng ngang 2: quan hệ nhân - quả Hàng ngang 3: Tổng - phân - hợp Hàng ngang 4: Suy luận tương đồng- Hàng dọc 1: suy luận tương đồng theo thời gian. Hàng dọc 2: suy luận tương đồng theo thời gian Hàng dọc 3: Quan hệ so sánh, nhân quả, suy lý

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 33: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

CH:Từ bài tập trên hãy chỉ ra bố cục và lập luận có mối quan hệ như thế nào?HĐ2. HD tìm hiểu mối quan hệ giữa bố cục và lập luận:Giáo viên gọi học sinh đọc bài văn và câu hỏi?H:Bài văn nêu lên tư tưởng nào?Tư tưởng ấy được thực hiện ở những luận điểm nào?

CH:Tìm những câu văn mang luận điểm?Giáo viên cho học sinh tìm và nhận xét.

CH: Bài có bố cục mấy phần?hãy cho biết cách lập luận được sử dụng ở trong bài?

- Cách lập luận: Đi từ luận điểm luận điểm chứng kết luận tạo ra một mối quan hệ rết chặt chẽ, hàm chứa một sự thống nhất trong suy luận, đi từ khả năng hiện thực, từ quá khứ đến hiện tại3.Kết luận:*Ghi nhớ: SGk/31

II.Luyện tập:a.Luận điểm chính:- Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.-Tư tưởng ấy được thể hiện ở những luận điểm sau ( điểm nhỏ)+Ở đời có nhiều người đi học những ít ai biết học cho thành tài.+Nếu không có công luyện tập thì không vẽ đúng được đâu.+Chỉ có thầy giỏi thì mới đào tạo được trò giỏi.b. Bố cục: 3 phần- Mở bài: ở đời có nhiều…. thành tài- Kết bài: Đoạn còn lại- Mỗi đoạn có một cách lập luận riêng.+ Đoạn 1:Theo quan hệ tương phản “ nhiều người -– ít ai”+Đoạn 2: mượn câu chuyện của L. Đơ-vanh-xi làm dẫn chứng minh hoạ cho luận điểm trong phần kết luận.+ Đoạn 3: Lập luận theo quan hệ nhân quả.

4.Củng cố, luyện tập: CH: Chỉ ra mối quan hệ giữa bố cục và phương pháp lập luận.CH: Chỉ ra một bố cục của một bài văn nghị luận và các phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận.5.Hướng dẫn về nhà:

- Ôn nội dung bài học, học thuộc ghi nhớ SGK- Chuẩn bị bài mới:- Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận.

************************************

Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 84. LUYỆN TẬP VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 34: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬNI. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức: - Khắc sâu kiến thức về khái niệm lập luận trong văn nghị luận.2. Kỹ năng: - Lập luận điểm, luân cứ và lập luận. 3.Thái độ:- Ý thức học tập bộ môn nghiêm túc,có ý thức rèn kĩ năng làm văn nghị luận.II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, trả lời các câu hỏi bài tập. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số: 2.Kiểm tra bài cũ:H: Bố cục là gì? Lập luận là gì? Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận ntn?H: Các phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận. 3. Bài mới: - Các em đã nắm đc thế nào là bố cục,các lập luận trong bài văn nghị luận . Giờ học này chúng ta cùng luyện tập về phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận (luyện tập củng cố về bố cục của bài văn nghị luận) HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ1. HD xác định luận cứ và lập luận:- Giáo viên gọi học sinh đọc các ví dụ trong mục I 1SGKCH:Xác định luận cứ kết luận trong các ví dú trên.CH:Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi cho nhau không?

- Giáo viên gọi học sinh tìm các luận cứ.

I. Lập luận trong đời sống:1.Xác định luân cứ, lập luận và mối quan hệ của chúng.a. Hôm nay trời mưa, chúng ta không đi chơi nữa Luận cứ Kết luậnb. Em rất thích đọc sách, vì qua sách em học đượcnhiều điều. Kết luận Luận cứ

c.Trời nóng quá, đi ăn kem đi Luận cứ Kết luận- Luận cứ và kết luận ,chúng có mối quan hệ nguyên nhân kết quả- Có thể thay đổi được vị trí của luận cứ vàkết luận.2.Bổ sung luận cứ cho các kết luậna.Em rất yêu trường em, vì ở đó có các bạn mà em yêu quý.b. Nói dối rất có hại, vì nói biến con người

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 35: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

- Giáo viên yêu cầu học sinh bổ sung kết luận cho các luận cứ?

HĐ2. HD củng cố kiến thức về lập luận:H:so sánh kết luận ở mục I.2 để nhận ra đặc điểm của luận điểm trong bài văn nghị luận?

1. So sánh kết luận ở I2 với các luận điểm của mục II- Giáo viên chốt: Lập luận trong đời sống thường diễn đạt dưới hình thức 1 câu, còn trong văn nghị luận thường đọc diễn đạt dưới hình thức 1 tập hợp câu

CH: Tác dụng của luận điểm trong văn bản nghị luận?CH:Rút ra nhận xét về lập luận trong đời sống luận cứ,kết luận trong một câu.HĐ3. HD củng cố kiến thức về lập luận:- Giáo viên đọc yêu cầu bài tậpCH: Em hãy lập luận cho luận điểm “sách là người bạn lớn của con người”- Cách trả lời các câu hỏi trên?Hs: Thực hiện theo nhóm ,- Mỗi nhóm trả lời một câu hỏi.- Các nhóm nhận xét và tham khảo?

ta trở thành không trung thực.c.Tôi rất mệt rồi, nghỉ một lát nghe nhạc thôid.ở nhà, trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ.e. Những ngày nghỉ, em rất thích đi tham quan3.Viết tiếp kết luận cho các luận cứ:a. ……. đi chơi đib. ……chẳng biết học môn nào trước.c………ai cũng khó chịud……... Thì phải gương mẫu chứ.e. …….. nên chẳng chú ý đến việc học.II. Lập luận trong văn nghị luận:- So sánh:1. Giống nhau: đều là những kết luận2. Khác nhau:a, Về hình thức:- Lập luận trong đời sống hàng ngày thường được diễn đạt bằng một câu.- Lập luận trong văn nghị luận thường được diễn đạt bằng một tập hợp câu.b, Về nội dung ý nghĩa:- Trong đời sống, lập luận thường mang cảm tính, tính hàm ẩn, không tường minh.- Lập luận trong văn nghị luận đòi hỏi có tính lý luận, chặt chẽ,khái quát, và tường minh.=>Tác dụng- Là cơ sở để triển khai luận cứ- Là kết luận của lập luận.III.Luyện tâp:1.Bài tập:Lập luận bằng cách trả lời các câu hỏi.CH:1Vì sao mà phải nêu ra luận điểm đó?CH:2 Luận điểm đó có những nội dung gì?CH:3 Luận điểm đó có cơ sở thực tế không?*Dàn bài gợi ý:a.Mở bài:- Nhu cầu ý 2 của việc đọc sách trong đời sống con người

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 36: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack- HD hs lập dàn bài: - Vai trò to lớn của sách: là người bạn lớn

của con người.b.Thân bài:- Giới thiệu vì sao sách là người bạn lớn.+ Con người ta sống không thể thiếu bạn sách cũng được coi là một người bạn thậm chí là người bạn lớn của con người.Tại sao lại như vậy?+ Bố mẹ, thầy cô giáo vẫn được gọi là người bạn lớn (vì sao?)+Sách cũng là người bạn lớn như bố mẹ, thầy cô là bởi sự gần gũi và ích lợi của sách.- Chứng minh sách là người bạn lớn của con người.+ Sách mở rộng hiểu biết cho con người hiểu biết về lịch sử, địa lí… Hiểu biết về khoa học…+ Sách bồi dưỡng tình cảm cho người đọc Lòng nhân ái biết yêu thương con người. ý thức trách nhiệm với người thân, đất nước.. (chứng mình bằng một số tác phẩm văn học trong chương trình)c.Kết bài:- Sách là báu vật, là người bạn lớn không thể thiếu phải biết trân trọng, yêu quý, nâng niu sách phải biết chọn sách mà đọc cũng như chọn bạn mà chơi.

4.Củng cố, luyện tập: H:Chỉ ra sự khác và giống nhau của lập luận trong đời sống và lập luận trong văn

nghị luận.5. Hướng dẫn về nhà:

- Ôn nội dung bài học.- Thực hiện bài tập II3 SGK- T 34.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 37: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack* Lưu ý: Hãy đọc kỹ tác phẩm mà mình định thực hiện sau đó rút ra kết luận thành

luận điểm và lập cho luận điểm đó.- Chuẩn bị bài: Sự giàu đẹp của tiếng việt.

*****************************************

Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 85. SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT

(Đặng Thai Mai)I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức: - Hiểu được sự giàu đẹp của Tiếng Việt qua sự phân tích, chứng minh trong bài nghị luận giàu sức thuyết phục của Đặng Thai Mai.- Nắm được những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn.2. Kỹ năng: - Tìm hiểu, phân tích một văn bản nghị luận hình thành kỹ năng viết văn bản nghị luận. 3.Thái độ:- Có thức thức trân trọng, giữa gìn và phát huy sự trong sáng giàu đẹp của tiếng việt.II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, trả lời các câu hỏi bài tập. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số: 2.Kiểm tra bài cũ:

CH:1 Để chứng minh vấn đề “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” Hồ Chí Minh đã thực hiện cách lập luận như thế nào?Tác dụng của cách lập luận đó?

CH2: Em hiểu ý của Bác Hồ “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý…trong hòm” như thế nào?Em có nhận xét gì về cách so sánh ấy?3. Bài mới: Trải qua hàng nghìn năm bị phong kiến phương bắc đô hộ,nhưng dân tộc ta vẫn giữ đựợc tiếng nói của riêng mình. Tiếng Việt là tài sản vô giá của dân tộc ta cần bảo vệ và phát huy. Bàu học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về sự giàu đẹp của TV qua bài viết của tác giả Đặng Thai Mai. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ1.HD HS đọc và tìm hiểu chú thích:- Giáo viên nêu yêu cầu đọc:- Giáo viên đọc một đoạn 3 học sinh đọc tiếp, giáo viên nhận xét.

I.Đọc, tìm hiểu chú thích:1.Đọc: Rõ ràng, mạnh lạc, chú ý nhấn mạnh các câu mở đầu, kết luận.2. Chú thícha.Tác giả: Đặng Thai Mai : 1902-1948.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 38: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJackCH: Dựa vào phần chú thích, nêu vài nét tiêu biểu về tác giả?- GV củng cố và cho HS xem ảnh chân dung Đặng Thai Mai.

H: Nêu xuất xứ của văn bản này?

- Giáo viên giải thích những thắc mắc của học sinh.HĐ2.HD HS đọc - hiểu văn bản:- CH: Xác định kiểu văn bản?CH: Luận đề của văn bản?

CH:Xác định bố cục của văn bản?

CH: Câu hỏi 1,2 trong đoạn nói lên điều gì?

CH:Câu văn nào nêu lên luận đề chính của văn bản?

CH: Luận đề ấy gồm mấy luận điểm?

CH:Những câu tiếp theo có tác dụng gì?cách viết như thế nào?

CH: Tác giả mở rộng ý văn ở những

- Quê: Làng Lương Điền - xã Thạch Xuân- Huyện Thanh Chương – Tỉnh Nghệ An.- Ông là nhà văn, nhà nghiên cứu khoa học nổi tiếng của Việt Nam.- Ông được nhà nước phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuậtb.Tác phẩm:- Đoạn trích phần đầu của bài nghiên cứu Tiếng Việt, Một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc.c.Từ khó: SGK

II.Tìm hiểu văn bản:1. Kiểu văn bản: Nghị luận chứng minh.- Luận đề: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt2.Bố cục:a. Mở bài: Người Vịêt Nam... các thời kỳ lịch sử: Nêu luận đề và luận điểm chủ đạo..b.Thân bài: Tiếng Việt trong … văn nghệ: chứng minh luận điểm.c. Kết bài: còn lại: Sơ bộ kết luận về sức sống của tiếng Việt.3.Phân tích:a. Đoạn 1: Nêu vấn đề : - Câu 1,2 mang tính chất gợi dẫn vào vấn đề, khiến cho người đọc phải đặt ra các câu hỏi. Những lí do đầy đủ và vững chắc ấy là gì?

Vì sao chúng ta lại tự hào và tin tưởngvào tương lai của tiếng việt.?Câu3: Giới thiệu trực tiếp vấn đề của bài:“Tiếng việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay” Chứa 2 luận điểm: Tiếng Việt đẹp Tiếng Việt rất hayCâu 4,5: Giải thích thêm , ngắn gọn về hai luận điểm đó bằng cách sử dụng hai điệp ngữ.+ Nói thế có nghĩa là nói rằng+ Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng Mở rộng ý văn bằng cái nhìn khoa học, văn hoá:

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 39: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJackphương diện nào?- Giáo viên giải thêm về cách mở rộng ý vănCH:Em có nhận xét gì về cách nêu vấn đề trên? Giáo viên nêu lưu ý về hiện tại của văn bản?

- Giáo viên gọi học sinh đọc từ đầu đoạn 2 chất nhạc.CH:Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã đưa ra những chứng cứ gì? Và sắp xếp các chứng cứ ấy như thế nào?

GV:- Hệ thống nguyên âm, phụ âm khá phong phú+ 11 nguyên âm: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, i, e, ê+ 3 cặp nguyên âm đôi: iê, uô, uô+ Phụ âm: k, q, l, m, r, s, x, t, v, p, h, th, kh, ph, tr, ch, ng (ngh)…- Giàu thanh điệu:+ 2 thanh bằng: (-, o)+ 4 thanh trắc: (?, ~, ', .)

CH:Em có nhận xét gì về cách tác giả nêu ra dẫn chứng về cách nhận định của người nước ngoài về Tiếng Việt? Sao không phải là nhận định của người Việt Nam.?

Giáo viên gọi học sinh đọc phần còn lại

CH: Tác giả giải thích chứng minh luẩn điểm như thế nào?

CH: Tác giả đã kết thúc vấn đề như thế nào?

CH:Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của văn bản?

- Tiếng Việt có khả năng diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam. Cách nêu vấn đề mạch lạc, mẫu mực thể hiện trong cách nhìn nhận vấn đề của Đặng Thai Maib. Đoạn 2:Giải quyết vấn đề:Chứng minh luận điểm.* Tiếng Việt: Một thứ tiếng đẹp.- Thể hiện qua các mặt: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp.- Về mặt ngữ âm:+Nhận xét của người nước ngoài: Tiếng việt giàu chất nhạc.+ Hệ thống nguyên âm và phụ âm phong phú.+ Giàu thanh điệu: ( 2 thanh bằng, 4 thanh trắc).- Về mặt từ ngữ:dồi dào giá trị thơ, nhạc, hoạ.- Về ngữ pháp: uyển chuyển, cân đối nhịp nhàng trong cách diễn đạt.* Tiếng Việt: Một thứ tiếng hay ( giàu).- Tác giả kết hợp giải thích và chứng minh.- Tiếng Việt hay và nó đáp ứng được rất tốt, rất hiệu quả và thoả mãn yêu cầu giao lưu tình cảm, ý nghĩ giữa người với người trong xã hội.- Tiếng Việt có khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt. Cấu tạo từ ngữ: mỗi ngày một tăng lên, tạo ra những từ mới, những cách nói mới. Diễn đạt: ngày càng uyển chuyển, chính xác hơn.c. Đoạn 3: Kết thúc vấn đề:

- Bằng lời khẳng định sức sống mạnh mẽ và lâu bền của Tiếng Việt.4. Tổng kết:a, Nội dung: Chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của Tiếng Việt với phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo - là biểu hiện hùng hồn sức sống dân tộc.b, Nghệ thuật:

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 40: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

Học sinh trả lời: - Giáo viên gọi 1 học sinh đọc mục ghi nhớ.=>Giáo viên chốt theo nội dung ghi nhớ.HĐ2.HD HS đọc - hiểu văn bản:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện ở nhà.

- Kết hợp giải thích + chứng minh + bình luận. - Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng bao quát, sử dụng biện pháp mở rộng câu hiệu quả.* Ghi nhớ: SGK trang 37III. Luyện tập:

4.Củng cố, luyện tập: - Luận điểm cần chứng minh là gì? Nêu ngắn gọn cách lập luận của bài văn?- Kể chuyện Bác Hồ dùng tiếng Việt5.Hướng dẫn về nhà:

- Ôn nội dung bài học.- Học thuộc nội dung phần ghi nhớ

- Làm bài tập số 1,2 phần luyện tập ***************************************************

Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 86. THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂUI. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức:

- Học sinh nắm được kiến thức trong trạng ngữ cấu trúc câu.- Biết phận loại trạng ngữ theo nội dung mà có biểu thị.- Ôn lại các loại trạng ngữ được học ở bậc tiểu học.

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng nhận biết và sử dụng trạng ngữ phù hợp với hoàn cảnh3.Thái độ:- Có niềm yêu thích môn học, có ý thức học tập nghiêm túc tích cực.II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, trả lời các câu hỏi bài tập. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số: 2.Kiểm tra bài cũ:

1.Câu đặc biệt là gì?Tác dụng của câu đặc biệt? Cho ví dụ?2.Kiểm tra bài tập học sinh làm ở nhà.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 41: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack3. Bài mới: - Khi muốn bổ sung cho câu những ý nghĩa về thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,...người ta bỏ sung thêm cho câu một thành phần phụ- trạng ngữ. Vậy trạng ngữ là gì ? trạng ngữ có tác dụng gì chúng ta cùng tìm hiểu bài học. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ 1. HDHS tìm hiểu đặc điểm của trạng ngữ:- Giáo viên yêu cầu một học sinh đọc bài tập 1- Giáo viên treo bảng phụ có chép đoạn trích lên bảngCH:Hãy xác lập trạng ngữ cho mỗi câu trên?

CH:Các trạng ngữ vừa trên được bổ sung cho câu nào nội dung gì?CH: Có thể chuyển các trạng ngữ nói trên sang những ví trí nào trong câu?- Giáo viên cho học sinh thay đổi vị trí và rút ra kết luận?- Giáo viên có thể đưa ra bảng phụ có ghi các ví dụ, cho học sinh nhận diện trạng ngữ?CH: Từ các bài tập hãy rút ra kết luận về khía cạnh ý nghĩa, hình thức của trạng ngữ.- Học sinh trả lời.Giáo viên cho một học sinh đọc ghi nhớ SGK-> Giáo viên chốt.BT nhanh: Trong 2 sặp câu sau câu nào có TN?Cặp 1: a, Tôi đọc báo hôm nay b, Hôm nay, tôi đọc báoCặp 2: a, Thầy giáo giảng bài hai giờ b, Hai giờ, thầy giáo giảng bàiHs: Câu b cả 2 cặp có TN Câu a cả 2 cặp không có TN1a: Hôm nay là định ngữ2b: Hai giờ là bổ ngữGv: Khi viết cần phân biệt TN ở vị trí cuối câu với các TP khác, ta cần đặt dấu phảy giữa nòng cốt câu với TNHĐ 1. HDHS tìm hiểu đặc điểm của

I.Đặc điểm của trạng ngữ:1. Bài tập:* Xác định trạng ngữ:

- Dưới bóng tre xanh bổ sung về: địa điểm- đã từ lâu đời bổ sung về thời gian- Từ nghìn đời nay bổ sung về thời gian. TN có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu, thường nhận biết bằng một quãng ngắt hơi khi nói, dấu phảy khi viết.

2. Kết luận:* Ghi nhớ:SGK

II. Luyện tập:1. Bài tập1 : Cụm từ mùa xuân lần lượt:

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 42: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJacktrạng ngữ:- Học sinh thực hiện theo nhóm+ Nhóm 1; câu 1 ab+ Nhóm 2: câu 1cd+Nhóm 3: câu 2a+Nhóm 4: câu 2bNhóm trưởng pháp biểu- Học sinh nhận xét chungGiáo viên chốt và sửa sai ( nếu có)

- Sau khi thực hiện xong bài tập 1,2,Giáo viên gọi học sinh trả lời BT3

CH: Kể thêm các loại TN khác mà em biết?

Mùa xuân 4: vị ngữ

a. Mùa xuân (1,2,3): Chủ ngữ

b. Trạng ngữc. Phụ ngữ trong cụm động từd. Câu đặc biệt:2. Bài tập 2,3a Như báo trước… tinh khiết TRN cách thức+Trong cái vỏ xanh kia TRN nơi chốn+Dưới ánh nắng TRN nơi chốnb.Với khả năng thích ứng.. trên đây. TRN chỉ phương tiện.* Các loại trạng ngữ khác:- Trạng ngữ chỉ mục đích:Vd: Các anh cháên sĩ hy sinh anh dũng để bảo vệ tổ quốc.- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân:Ví dụ: Con gà tốt mã vì lông- TR chỉ phương tiện: Ông tôi thường đi dạo bằng chiếc xe đạp cũ.

4: Củng cố, luyện tập:

- Nêu ý nghĩa và hình thức của trạng ngữ?- Nêu một vài loại trạng ngữ thường gặp? Cho ví dụ?

5. Hướng dẫn về nhà: - Ôn nội dung bài học, học thuộc phần ghi nhớ. - Tìm thêm các loại trạng ngữ khác, cho ví dụ minh hoạ - Chuẩn bị bài:Tìm hiểu chung về pháp luật chứng minh. ********************************************

Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 87. TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINHI. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức:

- Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép luận chứng minh. - Tích hợp với Văn ở VB Sự giàu đẹp của Tiếng Việt, với Tiếng Việt ở: Thêm trạng ngữ cho câu.2. Kỹ năng: - Nhận diện và phân tích một đề, một văn bản nghị luận chứng minh. - Vận dụng xây dựng dàn ý một đề văn chứng minh.3.Thái độ:

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 43: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack- Có niềm yêu thích môn học, có ý thức học tập nghiêm túc tích cực.II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, trả lời các câu hỏi bài tập. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số: 2.Kiểm tra 15 phút:Câu 1: Thế nào là luận điểm, luận cứ, lập luận?Câu 2: Phân biêt lập luận trong đời sống và trong văn nghị luậnCâu 3 : Nêu các luận điểm trong văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta? Chỉ ra các cách lập luận trong bài văn? Đáp án biểu điểm:Câu 1: ( 3 điểm)- Luận điểm là những ý chính của bài văn nghị luận. Đó là những quan điểm tư tưởng của người viết về vấn đề đang bàn bạc.- Luận cứ bao gồm lí lẽ và dẫn chứng- Cách nêu luận cứ để dẫn dắt đến luận điểm đc gọi là lập luậnCâu 2:- So sánh:1. Giống nhau: đều là những kết luận(0.5 điểm)2. Khác nhau:a, Về hình thức:(1.25 đ)- Lập luận trong đời sống hàng ngày thường được diễn đạt bằng một câu.- Lập luận trong văn nghị luận thường được diễn đạt bằng một tập hợp câu( đoạn văn)b, Về nội dung ý nghĩa:(1.25 đ)

- Trong đời sống, lập luận thường mang cảm tính, tính hàm ẩn,không tường minh.- Lập luận trong văn nghị luận đòi hỏi có tính lý luận, chặt chẽ,khái quát, và tường minh.Câu 3:* Hệ thống luận điểm:(2 điểm)Lđ 1:( cơ sử xuất phát) Dân ta có một lòng nồng nà yêu nước.Đó là truyền thống quý báu của ta.- Luận đ 2: Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến ví đại chứng tr tinh thần yêu nước của dân ta.Lđ 3: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.Luận điểm 4: (Kết luận) Bổn phận của chúng ta là....công việc kháng chiến * Lập luận: (2 điểm)- Đoạn 1: quan hệ nhân - quả- Đoạn 2: quan hệ nhân - quả- Đoạn 3: Tổng - phân - hợp- Đoạn 4: Suy luận tương đồng- Toàn bài: Suy luận theo thời gian- nhân quả.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 44: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack3. Bài mới: - Chứng minh là kiểu văn nghgị luận cơ bản mà các em cần nắm vững ở chương trình lớp 7. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu chung về văn chứng minh HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ 1. HDHS tìm hiểu mục đích và phương pháp chứng minh:- Giáo viên gọi học sinh đọc câu hỏi 1 SGK và lớp thảo luận.CH:Trong đời sống khi nào người ta cần chứng minh,

CH:Khi đó cần chứng minh cho ai đó tin lời nói của em là thật, em phải làm như thế nào?CH: Từ đó hãy rút ra nhận xét:Thế nào là chứng minh?

CH:Trong văn nghị luận người ta chỉ được sử dụng lời văn ( không được sử dụng nhân chứng, vật chứng) thì làm thế nào để chứng tỏ một ý kiến nào đó là đúng sự thật và đáng tin cậy?- HS đọc văn bản Đừng sợ vấp ngãCH:Luận điểm cần chứng minh là gì?

CH:Hãy tìm những luận điểm nhỏ?

CH:Để khuyên người ta “Đừng sợ vấp ngã” bài văn đã lập luận như thế nào?- Oandixnay từng bị toà báo sa thải vì thiếu ý tưởng- Lúc học phổ thông Luipastơ chỉ là một học sinh trung bình- L.Tônxtôi, tác giả bộ tiểu thuyết nổi tiếng Chiến tranh và hoà bình, bị đình chỉ đại học vì vừa không có năng lực vừa thiếu ý chí học tập.- Henripho thất bại và cháy túi tới 5 lần trước khi đi tới thành công.

I.Mục đích và phương pháp chứng minh:1. Chứng minh trong đời sống

- Trong đời sống khi cần chứng tỏ cho người khác tin rằng lời nói của em là thật, không phải là nói dối, ta cần phải chứng minh.- Đưa ra các bằng chứng để thuyết phục: Bằng chứng có thể là nhân chứng, có thể là vật chứng, là sự việc, số liệu… Chứng minh là đưa ra bằng chứng để chứng tỏ một ý kiến (luận điểm, nào đó là chân thật)-> sáng tỏ một vấn đề.2. Chứng minh trong văn nghị luận:a. Trong văn bản nghị luận khi chứng minh một vấn đề, chỉ có cách dùng lời lẽ, lời văn trình bày, lập luận để làm sáng tỏ vấn đề.b. Tìm hiểu phép chứng minh qua văn bản:“Đừng sợ vấp ngã”* Luận điểm: Đừng sợ vấp ngã ( nhan đề) Luận điểm đó còn được nhắc lại ở câu kết “ vậy, xin bạn chớ lo sợ sự thất bại”* Các luận điểm nhỏ:- Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ- Vậy xin bạn chớ lo thất bại- Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình.* Cách lập luận:- Đưa ra các tình huống mà con người thường bị vấp ngã.- Đưa ra dẫn chứng về sự vấp ngã của các doanh nhân nổi tiếng trên thế giới ở nhiều lĩnh vực khác nhau: văn hoá, nghệ thuật, khoa học,kinh tế.- Cuối cùng: Đi đến kết luận:

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 45: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack- Ca sĩ ôpêra nổi tiếng On ricô Caruxô bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được.CH; Các sự thật dẫn ra có đáng tin cậy không?

CH:Qua đó, em hiểu phép lập luận chứng minh là gì?Gv: Nói cách khác phương pháp lập luận CM là làm cho người đọc tìm luận điểm mà mình sẽ nêu ra.CH:Các lí lẽ, dẫn chứng được dung trong phép lập luận chứng minh phảm đảm bảo yêu cầu nào?- HS: Thảo luận, trả lời- Giáo viên gọi một học sinh đọc ghi nhớ SGK T42

- Các sự thật (dẫn chứng) đưa ra rất thuyết phục vì đó là 5 danh nhân ai cũng biết đến và phải thừa nhận.c.Kết luận:- Phép lập luận chứng minh trong văn nghi luận là dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã đưa thừa nhận để chứng tỏ một luận điểm mới là đáng tin cậy.

- Được lựa chọn, thẩm tra, phân tích.

* Ghi nhớ SGK/ T42

4.Củng cố, luyện tập: - Nêu nhu cầu chứng minh trong đời sống? - Thế nào là phép lập luận chứng minh trong văn nghị luận?5. Hướng dãn về nhà: - Ôn nôi dung bài học,học thuộc nội dung mục ghi nhớ

- Chuẩn bị phần luyện tập bằng cách làm bài tập yêu cầu trong phần luyện tập.

***************************************

Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 88. TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH (TIẾP)I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức: - Nắm vững mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận chứng minh.2. Kỹ năng: - Nhận diện và phân tích một đề, một văn bản nghị luận chứng minh.3.Thái độ: - Yêu thích môn học, có ý thức vận dụng vào thực tế.II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...2. Chuẩn bị của trò:

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 46: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, trả lời các câu hỏi bài tập. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số: 2.Kiểm tra bài cũ:

CH: Trong đời sống, khi nào ta cần phải chứng minh? Lấy một vài ví dụ về những tình huống cần phải chứng minh?

CH: Thế nào là phép lập luận chứng minh trong văn nghị luận?3. Bài mới: - Giờ học hôm nay các em sẽ tìm hiểu các bài tập mẫu để rút ra kỹ năng cơ bản trong làm văn chứng minh.

HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ 1. HDHS luyện tập:- Giáo viên gọi học sinh đọc bài văn “Không sợ sai lầm” SGK T43CH:Bài văn nêu lên luận điểm gì?- Hãy tìm những câu văn mang luận điểm đó?

CH:Để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ nào?

? Nhận xét về các luận cứ,những luận cứ có tiêu biểu và có sức thuyết phục không?? Cách lập luận chứng minh ở bài này có gì khác so với bài “Đừng sợ vâp ngã”?

II. Luỵên tập:Bài tập 1: SGK.Tìm hiểu bài văn: Không sợ sai lầm.a. Luận điểm: Không sợ sai lầm ( nhan đề)- Những câu văn mang luận điểm:+ Không sợ sai lầm (đầu đề)+Thất bại là mẹ của thành công.+Những con người sáng suốt... số phận của mình.b.Các luận cứ của bài văn để chứng minh cho luận điểm trên.* Luận cứ:- Một người sợ thất bại, trên thực tế không thể tự lập+ Sợ sặc nước không biết bơi+ Sợ nói sai Không nói được ngoại ngữ+ Không chịu mất không được gì- Sợ sai, không dám làm gì- Có người phạm sai lầm chán nản Có kẻ sai lầm rồi tiếp tục sai lầm- Những người sáng suốt không sợ sai lầm Làm chủ được số phận Luận cứ: Hiển nhiên, tiêu tiểu có sức thuyết phục* So sánh:- Bài "Đừng sợ vấp ngã": dẫn chứng cụ thể hơn- Bài này: dẫn chứng chung chung, không có tên cụ thể (là 1 chân lý).- Luận cứ ở đây là hàng loạt những lí lẽ, và

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 47: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

Hs chuẩn bị - trình bàyGv: nhận xét, bổ sung- Tìm bằng chứng và lý lẽ để CM.

Từ những dẫn chứng sau, khái quát thành luận đề?

Triển khai luận đề thành các luận điểm? Vì sao triển khai như vậy?

CH2:Thế nào là phép lập luận trong bài văn nghị luận chứng minh?

CH2: Các lí lẽ dẫn chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải đảm bảo yêu cầu nào?HS trả lời khái quát vấn đềGV chốt1 HS đọc lại mục ghi nhớ T42

cách phân tích lí lẽ rất hiển nhiên và có tính thuyết phục. Ở bài “Đừng sợ vấp ngã” người viết chủ yếu dùng dẫn chứng để chứng minh. Ở bài này người viết chủ yếu dùng lí lẽ để chứng minh.* Bài tập 2: - Chứng minh Tiếng Việt là thứ ngôn ngữ đáng yêu nhất của em * Yêu cầu đảm bảo các ý sau:- Đó là một chân lý.- Những bằng chứng, luận chứng để CM:+ Tiếng mẹ đẻ và tiếng những người thân yêu trong gia đình.+ Tiếng của tuổi thơ, quê hương, làng xóm, phố phường.+ Tiếng của tổ tiên, cha ông trong lịch sử, trong văn thơ.+ Tiếng để dùng nói năng, trò chuyện, giao lưu, kết bạn, tâm tình.+ Qua Tiếng Việt em hiểu biết, mở rộng tầm nhìn…+ Có nhiều thứ ngôn ngữ được học (Tiếng Anh, Pháp) nhưng Tiếng Việt là ngôn ngữ đáng yêu nhất.* Bài tập 3:Đề bài: Việt Nam - đất nước anh hùng- Yêu cầu: Việt Nam anh hùng trong:+ Chống ngoại xâm (d/c)+ Xây dựng đất nước (d/c)+ Làm gì để phát huy truyền thống anh hùng của dân tộc?* Bài tập 4:- Em Lê Văn Tám ở Nam Bộ lấy thân mình làm đuốc sống đốt cháy kho xăng của giặc Pháp.- Em Lượm hy sinh trên đường qua mặt trận đạn bay vèo vèo.- Anh Bế Văn Đàn lấy thân làm giá súng, hy sinh trong trận Điện Biên Phủ. Luận đề khái quát: Nhân dân Việt Nam anh hùng* Bài tập 5:- Luận đề: Tiếng Việt không những là thứ tiếng rất giàu mà còn rất đẹp và đầy sức

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 48: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJacksống.- Luận điểm:1. Tiếng Việt rất giàu2. Tiếng Việt rất đẹp3. Tiếng Việt đầy sức sống- LĐ chủ yếu, cần CM, nhấn mạnh Lý do: Kết cấu câu: Không những…mà còn…- Vế câu: "mà còn" quan trọng hơn "Không những".

4. Củng cố: GV củng cố nội dung bài họcCH: Thế nào là phép lập luận chứng minh trong văn nghị luận?- Lấy một vài ví dụ về những tình huống cần phải chứng minh?5. Hướng dẫn về nhà:- Ôn nội dung bài học ở Tiết 87 - t88- Đọc thuộc lòng phần ghi nhớ T 42- Đọc bài đọc thêm: Có hiểu đời mới hiểu vănChỉ ra - Luận điểm, - Luận cứ, - Cách lập luận chứng minh của bài- Chuẩn bị bài: Thêm trạng ngữ cho câu (Tiếp)

******************************************* Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 89. THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU (TIẾP)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức: - Nắm được công dụng của trạng ngữ.Bước đầu hiểu được tác dụng của việc tách trạng ngữ thành câu riêng. 2. Kỹ năng:- Nhận diện, phân tích và sử dụng trạng ngữ trong khi nói và viết, - Có kỹ năng tách trạng ngữ ra thành câu.3.Thái độ: - Yêu thích môn học, có ý thức vận dụng vào thực tế.II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, trả lời các câu hỏi bài tập. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 49: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack2. Kiểm tra bài cũ:

CH:Nêu đặc điểm của câu trạng ngữ về ý nghĩa và về mặt hình thức? Cho ví dụ minh hoạ.3. Bài mới:- Giờ học trước các em đã tìm hiểu đặc điểm của trạng ngữ, tác dung của viêc thêm trạng gữ

cho câu. Bài học này chúng ta cùng tìm hiểu công dụng của trang ngữ. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ 1. HDHS tìm hiểu công dụng của trạng ngữ:- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kỹ mục I 1SGK và trả lời câu hỏi.CH: Xác định và chỉ ra tên các trang ngữ trong đoạn văn a và câu b,CH:Các trạng ngữ vừa trên được bổ sung cho câu nào nội dung gì?

CH: Có nên lược bỏ các trạng ngữ trong đoạn văn và câu văn không? vì sao?

- Giáo viên: Nhiều trường hợp không thể bỏ trạng ngữ được như ở 2 câu cuối đoạn văn a.

CH: Trong một đoạn văn nghị luận em phải sắp xếp luận cứ theo những trình tự nhất định.Trạng ngữ có vai trò gì trong việc thể hiện trình tự lập luận ấy?CH:Từ các bài tập trên hãy nêu công dụng của trạng ngữ?Học sinh nhận xét một HS đọc ghi nhớ->Giáo viên chốt.HĐ 2. HDHS tìm hiểu viêc tách tách trạng ngữ thành câu riêng:- Học sinh đọc bài tập SGK và trả lời.CH:Chỉ ra trạng ngữ của một câu- Câu in đậm có gì đặc biệt?

I.Công dụng của trạng ngữ:1.Bài tập:a. Bài tập 1: xác định và gọi lên các trạng ngữ1. Thường thường, vào khoảng đó:TRN chỉ thời gian.2. Sáng dậy :TRN chỉ thời gian3. Trên giàn hoa lí:TRN chỉ địa điểm4. Chỉ độ tám chín giờ sáng: TRN Chỉ thời gian.5. Trên nền trời trong trong: TRN chỉ địa điểm6. Về mùa đông: TRN chỉ thời gian+ Không nên lược bỏ trạng ngữ vì:- Các trạng ngữ 1,2,4,6 bổ sung ý nghĩa về thời gian, giúp cho nội dung miêu tả của câu chính xác hơn.- Các trạng ngữ 3,5 bổ sung ý nghĩa về địa điểm, nơi chốn giúp nội dung miêu tả được rõ ràng hơn.- Các trạng ngữ từ (1 5) còn có tác dụng liên kết câu, làm cho văn bản mạnh lạc.b. Bài tập 2 : -Vai trò của trạng ngữ giúp cho việc sắp xếp các luận cứ trong văn bản nghị luận theo những trình tự nhất định về thời gian, không gian, hoặc các quan hệ nguyên nhân, kết quả, suy lí…2. Kết luận:Ghi nhớ SGk

II.Tách trạng ngữ thành câu riêng:1.Bài tập : - Để tự hào với tiếng nói của mình.- Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lại của nó.* So sánh:

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 50: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

H: So sánh với một câu?Trạng ngữ chỉ mục đích.

CH:Việc tách câu như trên có tác dụng gì?Từ vị trí trên cho biết tác dụng của việc tác trạng ngữ ra thành câu riêng?- Học sinh trả lời Hs khác nhận xét- Giáo viên gọi một học sinh đọc mục ghi nhớ 2 SGK - T47.-> Giáo viên chốt theo nội dung ghi nhớ.

HĐ 2. HDHS luyện tập:- Gọi HS đọc bài tập, chia nhóm, phân nhiệm vụ.Nhóm 1: 1aNhóm 2: 1bNhóm 3: 2aNhóm 4: 2b- Đại diện nhóm phát biểu.Học sinh bổ sung.- Giáo viên chốt:

- HS đọc bài tập 2, GV nêu nhiệm vụ- HS tìm trạng ngữ, nêu tác dụng- GV chốt, kết luận kết quả bài tập.

+ Giống nhau:Về ý nghĩa cả hai đều có quan hệ như nhau với chủ ngữ và vị ngữ: TRN chỉ mục đích.(Có thể gộp 2 câu đã thành một câu duy nhất).+ Khác nhau: Trạng ngữ (Câu in đậm) được tách ra thành một câu riêng* Tác dụng:- Nhấn mạnh vào ý của trạng ngữ đứng sau.

2. Kết luận : * Ghi nhớ 2 SGK - T47.III. Luyện tập:1. Bài tập 1 : Công dụng của các trạng ngữ trong đoạn trích.a.ở loại bài thứ nhất ở loại bài thứ haib. Đã bao lâuLần đầu tiên châp chững bước điLần đầu tiên tập bơiLần đầu tiên chơi bóng bànLúc còn học phổ thông.- Tác dụng: Vừa bổ sung những thông tin tình huống vừa liên kết các luận cứ trong mục lập luận của bài văn, giúp cho bài văn rõ ràng, dễ hiểu.2. Bài tập : - Trạng ngữ được tách thành câu riêng.a. Năm 72b.Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn.Tác dụng:a. Nhấn mạnh thời điểm hi sinh của nhân vật được nói đến trong câu đứng trước.b. Làm nổi bật thông tin ở nòng cốt câu(trước)Nhấn mạnh sự tương đồng của thông tin mà trạng ngữ biểu thị so với thông tin ở nòng cốt câu.

4. Củng cố,luyện tập- Nêu công dụng của trạng ngữ?- Khi nào thì nêu tác trạng ngữ thành câu riêng.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 51: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack5. Hướng dẫn về nhà:

- Ôn nội dung bài học, học thuộc phần ghị nhớ.- Thực hiện bài tập số 3.- Ôn tập nội dung, hoàn thiện bài tập tiếng việt trong học kỳ 2 ( từ đầu học kỳ

nay) để chuẩn bị cho tiết kiểm tra tiếng việt.

*********************************************Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 90. KIỂM TRA TIẾNG VIỆTI. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức: - Củng cố những kiến thức về tiếng việt đã học trong đầu học kì II -> hiện tại.Vận dụng những kiến thức đã học để thực hiện nội dung kiểm tra.2. Kỹ năng:- Nhận diện : câu rút gọn, câu đặc biệt,trạng ngữ phân tích và sử dụng trạng ngữ trong khi nói và viết. - Có kỹ năng đặt câu tách trạng ngữ ra thành câu riêng.3.Thái độ: - Yêu thích môn học,có ý thức vận dụng vào thực tế,làm bài nghiêm túc. II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài, ra đề kiểm tra,in sao đề chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,ôn bài liên quan đến nội dung kiểm tra,trả lời các câu hỏi bài tập. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số: 2. Đề bài:* Xác định khung ma trận. Mức độ

Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TLCéng

TN TL TN TLVận dụng thấp

Vận dụng cao

Chủ đề 1:Câu rút gọn

Nhận biết đặc điểm của câu rút gọn

xác định đc câu rút gọn trong đoạn văn. Xác

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 52: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJackđinh đc thành phần rút gọn.

Số câu :

Số điểm: Tỉ lệ %

Số câu : 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Số câu :2

Sốđiểm:1

Tỉlệ:10%

Số câu : 3

Số điểm: 1.5

Tỉlệ:15%

Chủ đề 2:

Câu đặc biệt

Nhận biết đc câu đặc biệt.

xác định đc tác dụng câu câu đặc biệt.

Số câu :

Số điểm: Tỉ lệ %

Số câu : 1

Số điểm: 0,5

Tỉ lệ: 5%

Sốcâu : 1

Sốđiểm

0,5

Tỉ lệ: 5%

Số câu : 2

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Chủ đề 3:

Thêm trạng ngữ cho câu

Nhận biết trạng ngữ trong câu.

Nhận biết các công dụng của trạng ngữ.

Đặt đc câu có trạng ngữ, xác định đc tác dung của Tn

Viết đc đoạn văn có nội dung nêu ý nghĩa câu tục ngữ, có sử dụng các kiểu câu đã học.

Số câu :

Số điểm: Tỉ lệ %

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Số câu: 1

Số điểm: 1

Số câu : 1

Sốđiểm: 2

Số câu: 1

Số điểm: 4

Số câu : 4

Số điểm: 7.5

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 53: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJackTỉ lệ: 5% Tỉ lệ:

10%Tỉ lệ: 20%

Tỉ lệ: 40%

Tỉ lệ: 75%

Tổng số câu:

Tổng số điểm:

Tỉ lệ:

Số câu: 3

Số điểm: 1.5

Tỉ lệ: 15%

Số câu: 1

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Sốcâu : 3

Số điểm: 1,5

Tỉlệ:15%

Số câu : 1

Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20 %

Số câu: 1

Số điểm: 4

Tỉ lệ: 40%

Số câu: 9

Số điểm: 10

Tỉ lệ: 100%

* Đề bài:I. Phần trắc nghiệm: - Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng.Câu 1: Thế nào là câu rút gọn?

A. Là câu chỉ có một cụm chủ ngữ - vị ngữ.B. Là câu được lược bỏ một số thành phần câu.C. Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.D. Là câu lược bỏ tất cả các thành phần chính trong câu.* Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới.“Khi các cô gái Vòng đỗ gánh, giở từng lớp lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá

cốm, sạch sẽ và tinh khiết không có mảy may một chút bụi nào. Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay hay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve. Phải nên kính trọng cái lộc của trời, cái khéo léo của người và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa.”

(Trích: Một thứ quà của lúa non. Cốm! - Thạch Lam)Câu 2: Cụm từ nào đầy đủ thành phần trạng ngữ trong câu văn đầu tiên của đoạn văn.

A. Khi các cô gái Vòng đỗ gánh.B. giở từng lớp lá sen.C. không có mảy may một chút bụi nào?D. Khi các cô gái Vòng đỗ gánh, giở từng lớp lá sen.

Câu 3: Câu “Hỡi các bà mua hàng!” là loại câu gì?A. Câu đơn bình thường C. Câu đặc biệtB. Câu rút gọn D.Câu ghép.

Câu 4: Câu “Hỡi các bà mua hàng!” có tác dụng gì?A. Thông báo sự tồn tại của sự vậtB. Bộc lộ cảm xúcC. Gọi đáp.D. Xác định thời gian, nơi chốn.

Câu 5: Trong đoạn văn trên có mấy câu rút gọn?A. Một câu C. Ba câuB. Hai câu D. Bốn câu

Câu 6: Những câu được xác định ở câu 5 rút gọn thành phần nào nào?A. Chủ ngữ C. Bổ ngữ

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 54: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJackB. Vị ngữ D.Trạng ngữ

PHẦN II: TỰ LUẬN: (7Đ)Câu1 : (1 điểm) - Nêu công dụng của trạng ngữ trong câu.Câu 2:(2 điểm) Đặt một câu văn minh hoạ. Gạch chân dưới trạng ngữ và nêu tác của trạng ngữ ấy. Câu 2: (4đ) Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ “KHÔNG THẦY ĐỐ MÀY LÀM NÊN” trong đó có sử dụng các trạng ngữ, câu rút gọn (hoặc câu đặc biệt)?- Gạch chân dưới các trạng ngữ, câu rút gọn (hoặc câu đặc biệt)? Và nêu tác dụng của việc sử dụng ấy.PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3Đ)- Mỗi câu đúng được 0,5đ* Hướng dẫn chấm, biểu điểm:PHẦN I: TRẮC NGHIỆM( 3 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

Câu Mức tối đa Mức không đạt1 B Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời2 D Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời3 C Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời

4 C Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời

5 B Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời

6 A Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời

PHẦN II: TỰ LUẬN (7Đ)Câu 1 (1đ)

- Công dụng của trạng ngữ là:+Xác định hoàn cảnh điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội

dung của câu được đầy đủ, chính xác(0,5đ).+Nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn,bài văn được mạnh

lạc.(0,5đ).Câu 2 (2đ)

- HS đặt câu đúng yêu cầu, nội dung hợp lí. (1đ)- HS xác định đúng TRN và công dụng (1đ).

Câu 3 : (4điểm).-Viết đoạn mạch lạc, liên kết, không mắc lỗi về ngữ pháp, chính tả; nội dung trọng

tâm. (2đ). Nội dung đoạn văn có thể:+ Ý nghĩa của câu tục ngữ: Khi làm một việc gì (làm nên) cũng cần có người dạy bảo

và hướng dẫn -> đề cao vai trò của người thầy.+ Tại sao nhân dân ta lại đưa ra chân lí ấy?Vì: Thầy dạy cho ta nhân cách làm người. Thầy dạy cho ta những kiến thức cơ bản để vận dụng trong cuộc sống.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 55: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack Thầy hướng ta tới tương lai và giúp ta thực hiện.(...)- Xác định, nêu tác dụng đúng của TRN và câu yêu cầu. (1đ)- Nêu được tác dụng (hợp lí) (1đ).

* Cách cho điểm :- Mức tối đa : Đề cập đủ các ý nêu trên.- Mức chưa tối đa : Thực hiện được 2/3 hoặc 1/3 những yêu cầu trên.- Không đạt : Thực hiện được dưới 1/3 yêu cầu ; hoặc HS lạc đề, bỏ giấy trắng.3. GV: coi kiểm tra nghiêm túc , học sinh làm bài nghiêm túc, trung thực.4. Nhận xét: GV nhận xét ý thức hs trong giờ làm bài. 5. Hướng dẫn về nhà: - Chuẩn bị bài: Cách làm văn lập luận chứng minh.

***********************************Ngày soạn: Ngày dạy:

TIẾT 91. CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức: - Ôn tập kiến thức về tập lập văn bản, về đặc điểm kiểu văn nghị luận chứng minh. Bước đầu nắm được cách thức cụ thể trong quá trình làm một bài văn chứng minh. 2. Kỹ năng:- Kỹ năng tìm hiểu đề, phân tích đề chứng minh, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn chứng minh.3.Thái độ:- Ý học tập bộ môn nghiêm túc.II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài,chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học, trả lời các câu hỏi bài tập. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ:CH:Văn nghị luận chứng minh là gì? Các yếu tố để chứng minh trong văn nghị luận.

3. Bài mới:- Khi nắm được khái niệm và đặc điểm của văn chứng minh rồi, vậy làm thế nào để viết được bài văn chứng minh? Hôm nay chúng ta sẽ học cách làm văn chứng minh. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ 1. HDHS tìm hiểu các bước làm bài lạp luận chứng minh:CH: Nhắc lại các bước làm một bài văn thông thường?(4 bước)- Giáo viên: Quy trình làm một bài văn

I.Các bước làm bài văn lập luận chứng minh:1. Các bước làm bài:+Tìm hiểu đề và tìm hiểu ý.+ Tìm ý và lập dàn ý

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 56: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJacknghị luận chứng minh cùng nằm trong quy trình của một bài văn nói chung.

CH: Em hiểu chí trong câu tục ngữ có nghĩa là gì?CH: Luận điểm mà đề bài yêu cầu chứng minh là gì?

CH: Bài văn yêu cầu làm theo kiểu văn bản nào?CH: Với luận điểm trên bài viết cần những luận cứ nào?CH:Em có thể sắp xếp những luận cứ trên theo trình tự bố cục như thế nào?

HS:Thực hiện theo nhóm một nhóm trưởng trình bày- Giáo viên yêu cầu tham khảo phần dàn ý trong SGK.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh chọn lựa cách mở bài.

- GV hướng dẫn HS viết phần thân bài và kết bài.?Làm thế nào để đoạn đầu phần thân bài liên kết được với phần mở bài??Nên phân tích lí lẽ như thế nào? lí lẽ nào trước, lí lẽ nào sau?

+ Viết bài+ Đọc lại và sửa chữa.2.Bài tập:Đề bài: Nhân dân ta thường nói “ Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó?1. Tìm hiểu đề và tìm ý : - Chí: Là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí nghị lưc, sự kiên trì.- Nội dung cần chứng minh: Khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của chí trong cuộc sống, có ý chí quyết tâm trong học tập, lao động, rèn luyện… thì thành công.- Kiểu vb: Nghị luận chứng minh.- Luận cứ: Có lí lẽ và dẫn chứng:

+ Về lí lẽ: Sự cần thiết của ý chí trong công việc, không có chí thì không làm được gì.+ Về dẫn chứng thực tế: Lấy dẫn chứng trong thực tế:- Nêu một số tấm gương tiêu biểu ( tham khảo SGK)VD: Học sinh nghèo vượt kkhó - Những nhà khoa học, người lao động, các vận động viên... không lùi bước trước khó khăn nên đã thành công.2. Lập dàn bài : a. Mở bài: chọn 1 trong 3 cách:+ Đi thẳng vào vấn đề.+ Suy từ cái chung đến cái riêng.+ Suy từ tâm lí con người.Đảm bảo ý văn: Vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết đó là một chân lí.b. Thân bài: Chứng minh vấn đề- Xét về lí:

+ Chí là rất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại.+ Không có chí thì không làm được việc gì.- Xét về thực tế:+ Nhiều người có chí đều thành công (dẫn chứng).+ Chí giúp người ta vượt qua những khó

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 57: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

? Nên viết đoạn nêu dẫn chứng như thế nào?? Kết bài cho ta thấy vấn đề cần chứng minh chưa?- GV yêu cầu1 HS đọc rõ ràng 3 gọi ý của phần kết bài

? Kết bài đã hô ứng với mở bài chưa?H:Từ bài tập trên hãy rút ra các bước hoàn thiện một bài văn nghị luận chứng minh ?H:Nêu dàn bài khái quát của một bài văn chứng minh và yêu cầu khi trình bày các phần của đoạn văn?- HS trả lời nhanh

- HS đọc ghi nhớ SGK

HĐ 1. HDHS tìm hiểu các bước làm bài lạp luận chứng minh:

- GV yêu cầu HS đọc bài tập

- HS thực hiện theo nhóm trả lời các câu hỏi SGK- Đại diện nhóm phát biểu- GV và HS cùng nhận xét- GV chốt- Có thể tham khảo dàn bài trong bài tập phần I.

khăn tưởng chừng không thể vượt qua được(dẫn chứng)c.Kết bài: Mọi người nên tu dưỡng ý chí.

3. Viết bài:a. Mở bài: Chọn một trong ba cách SGK

- Phải có từ ngữ chuyển đoạn, tiếp nối phần mở bài ( thật vậy, đúng như vậy…)b. Thân bài: yêu cầu- Viết đoạn phân tích lí lẽ.- Viết đoạn nêu các dẫn chứng tiêu biểuc. Kết bài:- Cần sử dụng từ ngữ chuyển đoạn- Kết bài nên hô ứng với mở bài4. Đọc lại văn bản và sửa sai.* Kết luận: Ghi nhớ SGK - T50II. Luyện tập.+ Giống nhau:-Vấn đề chứng minh trong 2 đề đều mang ý nghĩa khuyên nhủ con người phải có lòng kiên trì, không nản chí, tương tự như ý nghĩa của câu “có chí thì nên”.+ Khác nhau:- Khi chứng minh cho câu “Có công mài sắt, có ngày nên kim” cần nhấn mạnh và chiều thuận. Hễ có lòng bền bỉ, có quyết tâm thì việc khó như mài sắt (cứng rắn, khó mài) cũng có thể hoàn thành.- Còn khi chứng minh bài thơ sau cần chú ý 2 chiều: thuận - nghịch+ Một mặt nếu lòng không bền thì không làm được việc.+ Mặt khác đã quyết chí thì việc dù lớn lao, phi thường như đào núi, lấp biển cũng có thể làm nên.

4. Củng cố và vận dụng:- Nêu các bước thực hiện một bài văn nghị luận chứng minh? - Nêu bố cục 1 bài nghị luận chứng minh? 5. Hướng dẫn về nhà: - Ôn nội dung bài học, học thuộc lòng ghi nhớ- Lập dàn bài 2 đề đề phần luyện tập

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 58: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack- Làm bài tập phần I.- Chuẩn bị ở nhà của tiết sau: Luyện tập lập luận chứng minh.

***********************************************

Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 92. LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức: - Củng cố khắc sâu những kiến thức về cách lập luận trong văn chứng minh. 2. Kỹ năng:- Lập dàn bài, viết đoạn, bài văn chứng minh. 3.Thái độ:Yêu thích môn học, ý thức tự giác học, thường xuyênII. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài,chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học, trả lời các câu hỏi bài tập. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: CH:Nêu các bước thực hiện một bài văn nghị luận chứng minh và bố cục của bài văn nghị luận chứng minh.3. Bài mới: - Bài học hôm nay sẽ giúp các em luyện tập thành thạo hơn kỹ năng làm văn chứng minh. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ1. HDHS tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý:- GV đọc đề văn SGK (Phần này thực hiện nhanh)? Yêu cầu chứng minh vấn đề gì?? Em hiểu như thế nào là “ăn quả nhớ kẻ trông cây” và “Uống nước nhớ nguồn” ?? Yêu cầu lập luận chứng minh ở đây phải làm như thế nào?

? Nếu là người phải chứng minh thì em phải giải nghĩa 2 câu tục ngữ ấy như thế nào?? Tìm hiểu những biểu hiện của đạo lí đó trong thực tế đời sống?

I.Hướng dẫn tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý1. Tìm hiểu đề và tìm ý.- Vấn đề cần chứng minh: lòng biết ơn người đã tạo ra thành quả để mình hưởnga. Tìm hiểu đề.- Đó là một đạo lí sống đẹp của dân tộc Việt Nam- Yêu cầu lập luận chứng minh: Đưa ra các lí lẽ và dẫn chứng thích hợp để người đọc, người nghe thấy rõ được quan điểm ở đề bài này là đúng.b. Tìm ý:- Ý nghĩa của 2 câu tục ngữ:Hai câu tục ngữ nêu lên bài học về lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả để mình hưởng.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 59: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

? Ngoài những nội dung trên, em thấy cần bổ sung những biểu hiện gì khác nữa?

? Đạo lí trên gợi cho em những suy nghĩ gì?HS xem lại dàn bài đã lập ở nhà? Dàn bài gồm mấy phần, nội dung khái quát của từng phần?

? Nêu ra các biểu hiện của đạo lí này theo trình tự nào? Vì sao?- GV cho HS tham khảo các đoạn mở bài, kết bài trong tiết 91HS đọc tham khảo một số đoạn văn trong bài “Tình thần yêu nước của nhân dân ta” để học cách lập luận, nêu và trình bày luận cứ.

HĐ2. HDHS thực hành:GV yêu cầu HS thực hiện theo nhómNhóm 1,2: Viết đoạn mở bàiNhóm 3,4: Viết một đoạn thân bàiNhóm 5.6: Viết kết bài(Gợi ý: Chỉ cần bổ sung, sửa lại đoạn văn đã viết ở nhà cho hay và đúng nội dung yêu cầu)HS từng nhóm (đại diện) đọc đoạn văn yêu cầu.Các nhóm khác và GV nhận xétGV nhận xét và chốt

- Biểu hiện của đạo lí “ăn quả…cây”. “Uống …..nguồn”+ Con cháu kính yêu và biết ơn tổ tiên ông bà, cha mẹ.+ Các lễ hội tưởng nhớ đến những anh hùng dân tộc, Giổ tổ Hùng Vương, Hội Gióng.+ Tôn sùng và nhớ ơn những anh hùng liệt sĩ, những người có công trong sự nghiệp xây dựng và giữ nước từ xưa đến nay (27/7)+ Toàn dân biết ơn Đảng, Bác Hồ+ Học trò biết ơn thầy cô giáo (20/11)+ Những câu cao dao khuyên con người phải biết ghi nhớ những công ơn của ông bà, cha mẹ.+ Phong trào đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc bà mẹ Việt Nam anh hùng. Truyền thống quý báu của dân tộc là 1 lẽ sống tốt đẹp. Chúng ta cần gìn giữ, phát huy3. Lập dàn ý:- Dàn bài gồm 3 phần:+Mở bài: Giới thiệu về truyền thống đạo lí “Uống nước nhớ nguồn ” và “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.+ Thân bài: Chứng minh vấn đề: Nêu các biểu hiện đạo lí (lí lẽ, dẫn chứng) theo trình tự thời gian – chiều dọc lịch sử “từ xưa đến nay”.+ KB: Khẳng định vấn đề. ý thức của bản thân trong việc gìn giữ và phát huy truyền thống đạo lí ấy.3. Viết bài- Yêu cầu + Viết đoạn mở bài

+ Đoạn thân bài+ Đoạn kết bàiII. Hướng dẫn thực hành.1. Viết một đoạn văn theo yêu cầu.2. HS trình bày đoạn văn đã chuẩn bịLớp nhận xét, đánh giá.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 60: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

4. Củng cố và vận dụngVậy làm thế nào để thực hiện tốt 1 bài văn nghị luận chứng minh5. Hướng dẫn về nhà: - Ôn nội dung bài học- Viết một đoạn văn (đề văn trên) hoàn chỉnh- Chuẩn bị bài: Đức tính giản dị của Bác Hồ.

**********************************Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 93. ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức: - Hiểu được đức tính giản dị là một phẩm chất cao quý của Bác Hồ. - Nắm được nghệ thuật nghị luận của bài văn, đặc điểm là cách nêu luận cứ, chọn lọc dẫn chứng, chứng minh kết hợp bình luận với biểu cảm2. Kỹ năng:- Tìm hiểu, phân tích một văn bản nghị luận. 3.Thái độ:- Trân trọng và yêu quý vị lãnh tụ kính mến của dân tộc.- Có ý thức học hỏi sự giản dị trong cuộc sống.II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài,chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học, trả lời các câu hỏi đọc hiểu SGK. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: CH:1 Cho biết bố cục và luận điểm chính của văn bản “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” ?

CH2: Để chứng minh sự giàu đẹp của Tiếng Việt, tác giả đã đưa ra nhưng dẫn chứng và lí lẽ như thế nào? Nhận xét của em về nghệ thuật nghị luận của tác giả? 3. Bài mới: Trong buổi lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 19.5.1970), tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đọc bài diễn văn quan trọng: "Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại". Trong đó ông đã phân tích và chứng minh sâu sắc đức tính giản dị của Bác Hồ.

HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 61: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

HĐ 1. HDHS đọc và tìm hiểu chú thích:- Giáo viên hướng dẫn cách đọc- Giáo viên đọc mẫu một đoạnGọi 2- 3 HS đọc hết bài?Nêu những hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn Đồng?? Nêu xuất xứ của tác phẩm?(Trong bài diễn văn tại lễ kỷ niệm 80 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh)

- HS đọc chú thích SGKH: Thế nào là nhất quán?hiền triết?

Thâm nhập?Tu hành?- GV giải thích những từ khó mà HS chưa rõ (nếu có)

HĐ 2. HDHS đọc - hiểu văn bản:CH: Xác định thể loại văn bản?CH:Vấn đề tác giả nêu ra ở đây là gi?.

? Xác định bố cục của văn bản?H: Em có nhận xét gì về bố cục này?- Vấn đề tác giả nêu ra đây là gì?

- HS: Đọc đoạn: “Con người….lợi”.CH: Đức tính giản dị và khiên tốn của Bác Hồ được nhấn mạnh và mở rộng như thế nào? trước khi được chứng minh.?

I.Đọc, tìm hiểu chú thích:1.Đọc:- Yêu cầu: Rõ ràng, mạnh lạc, vừa sôi nổi vừa cảm xúc, lưu ý những câu cảm2. Chú thích:a.Tác giả:+ Phạm Văn Đồng (1906- 2000), quê Đức Tân – Mộ Đức – Quảng Ngãi.+ Là nhà cách mạng, nhà văn hoá lớn của đất nước.b. Tác phẩm: Đức tính giản dị của Bác Hồ trích từ bài “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại”c. Từ khó:+ Nhất quán: Thống nhất, không khác biệt từ trước đến sau.+ Hiền triết: Người có tư tưởng, đức độ và hiểu biết cao siêu, người đời tôn sùng.+ Thâm nhập: Vào sâu bên trong+ Tu hành: Rời bỏ cuộc đời bình thường để sống theo những quy định chặt chẽ của 1 tôn giáo nào đó.II. Tìm hiểu văn bản:1. Kiểu văn bản:- Nghị luận chứng minh, kết hợp bình luận, biểu cảm- Đức tính giản dị của Bác Hồ.2. Bố cục: 2 phần- Mở bài: Đoạn 1(câu 1,2 chính + đoạn nhỏ 2)- Thân bài: Còn lại- Kết bài: Không có (vì đây là một đoạn trích)3.Phân tích:a.Đặt vấn đề: Vừa nêu trực tiếp vừa nhấn mạnh.- Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống giản dị, khiên tốn của Bác Hồ. Khám phá, đóng góp của tác giả.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 62: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

CH: Trong câu văn đầu tiên tác giả đã nêu ra luận điểm nào? - Luận điểm đó chứa những luận cứ nào? Chỉ rõ lí lẽ và dẫn chứng trong đoạn văn đó?CH:Em có thể đọc một số câu thơ, hoặc một mẫu chuyện viết về đời sống giản gị của Bác Hồ?

Ví dụ:- Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dịMàu quê hương bền bỉ, đậm đà.- Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời.Áo nâu, túi vải, đẹp tươi lạ thường.-Nơi Bác ở sàn mây, vách gióSớm nghe chim rừng hót quanh nhàThơ Bác Hồ viết mình:- Ăn khoẻ, ngủ ngon, làm việc khoẻ. Trần mà như thế kém gì tiên (Sáu mươi tuổi)

- Giáo viên kể thêm chuyện STK – (T 116)HS: Đọc đoạn: Nhưng chớ hiểu lầm.. ngày nay.CH:Trong đoạn văn này tác giả đã sử dụng dẫn chứng hay lí lẽ?Tác dụng của cách viết này là gì?

Hài hoà kết hợp và thống nhất giữa hai phẩm chất vĩ đại và giản dị, chính trị và đạo đức trong con người, lối sống, tính cách của Bác Hồ.-Tác già giải thích, mở rộng phẩm chất giản dị đặc biệt ấy được giữ nguyên vẹn qua cuộc đời 60 năm hoạt động cách mạng đầy sống gió của Bác vì một mục đích vô cùng cao đẹp: “Tất cả vì nước, vì dân,” vì sự nghiệp CM, không gợn chút cá nhân.b.Giải quyết vấn đề(Chứng minh vấn đề)b1: Sự giản dị của Bác Hồ ở các khía cạnh: sinh hoạt, lối sống và việc làm:+ Bữa cơm: chỉ vài ba món đơn giản, cách ăn cẩn trọng , gọn gàng.Tác giả xen kẽ nêu cảm xúc “ chúng ta cùng cảm thấy Bác…. phục vụ”.+ Cái nhà sàn: vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, luôn lộng gió và ánh sáng, hương thơm. Xen kẽ câu cảm thán: “Một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao!” đoạn nghị luận trở nên hấp dẫn:+ Lối sống: Luôn tự mình làm việc, từ việc nhỏ đến việc lớn, ít cần đến người phục vụ. Trong cách đặt tên cho các đồng chí phục vụ.

b2. Sự giản dị trong đời sống vật chất đi liền với đời sống tinh thần:- Đoạn văn: “Nhưng chớ… ngày nay”- Là đoạn văn giải thích- bình luận bằng lí lẽ, mở rộng và đi sâu vào vấn đề bằng cách phân biệt lối sống giản dị nhưng “vẫn sôi nổi và phong phú” của Bác với lối sống khắc khổ của nhà tu hoành và thanh tao, cô

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 63: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

HS:Thảo luận câu hỏi sau:CH:Vì sao tác giả nêu:Đó là cuộc sống thực văn minh? Cuộc sống không mang đến vật chất

CH:Đoạn tiếp theo tác giả chứng minh khía cạnh nào cuả đức tính giản dị và khiêm tốn?CH:Em hiểu như thế nào qua hai câu trích làm dẫn chứng đó?CH: Em có thể lấy ví dụ dẫn chứng về cách nói và viết của Bác Hồ thật giản dị?CH:Em nhận xét gì về chức năng câu “Những chân lí.. cách mạng..?”CH:Nêu giá trị nội dung và nguyên tắc tiêu biểu của văn bản này?CH:Em có nhận xét gì các dẫn chứng và lí lẽ của văn bản?

- Giáo viên nêu câu hỏi phần luyện tập.Giáo viên đọc: Tài liệu tham khảo :SGV

độc của nhà hiền triết.- Khẳng định sự giản dị trong đời sống vật chất đi liền với đời sống tinh thần phong phú và cao đẹp – cuộc sống không màng hưởng thụ vật chất, không vì riêng mình. Đó là một đời sống văn minh và là một tấm gương sáng trong thế giới ngày nay. Lí lẽ trên đánh giá cao ý nghĩa và giá trị lối sống của Bác Hồ.b3. Sự giản dị trong lời nói và bài víết:- Dẫn chứng:+ “Không có gì quý hơn độc lập tự do”+ “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một…đổi…” Đó là cách nói và viết trong sáng, dễ hiểu đi vào bản chất của vấn đề hay sự việc, tiếp câu với chân lí.Câu: “Những chân lí thật giản dị… cách mạng”- Câu kết cho một luận điểm nhỏ.4.Tổng kết: Ghi nhớ: SGK -T55

- Lí lẽ, dẫn chứng có sức thuyết phục, toàn diện.- Dẫn chứng phong phú, cụ thể, xác thực.

Kết hợp bình luận và biểu cảm.

4.Cñng cè, luyện tập: -Từ bài văn này, em học tập được gì từ BH? - Nhận xét về nghệ thuật nghị luận trong bài văn này?5. Hướng dẫn về nhà:

Ôn nội dung bài học, học thuộc phần ghi nhớLàm các bài tập phần luyện tập.Chuẩn bị bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.

*********************************

Ngày soạn: Ngày dạy:

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 64: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack TIẾT 94. LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức: - Củng cố thêm những kiến thức về cách làm bài văn nghị luận chứng minh2. Kỹ năng:- Viết đoạn văn chứng minh 3.Thái độ:- Yêu thích môn học, có ý thức rèn kĩ năng làm văn nghị luận.II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài,chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học, trả lời các câu hỏi đọc hiểu SGK. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra sự chuẩn bị của HS,cách làm bài văn lập luận chứng minh. 3. Bài mới: - Các em đã đc học luyện tập lập luận chứng minh. Bài học hôm nay sẽ giúp các em luện tập thành thạo hơn kỹ năng làm văn chứng minh. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ 1. Củng cố lí thuyết:H:Nhắc lại yêu cầu đối với 1 đoạn văn chứng minh.

HĐ 2. HD HS luyện tập:- GV yêu cầu HS tự lập 1 dàn bài khái quát cho vất đề mình chuẩn bị.- HS thực hiện theo 2 nhóm lớn

? Xác định luận đề cần đề chứng minh?

I. Lý thuyết-Yêu cầu đối với một đoạn văn chứng minh+ Khi viết một đoạn văn cần hình dung đoạn văn đó nằm ở chỗ nào của bài văn, có thế mới viết được phần chuyển đoạn+ Cần cơ cấu chủ đề nêu rõ luận điểm của đoạn văn, các ý, các câu trong đoạn văn phải tập trung làm rõ luận điểm.+ Các lí lẽ ( và dẫn chứng) phải được sắp xếp hợp lý để quá trình lập luận chứng minh được thực sự rõ ràng và mạch lạc.+ Có thể trình bày theo cách diễn dịch hoặc quy nạp.II . Luyện tập 1.Đề bài ví dụ:Chứng minh rằng văn chương “gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”a. Tìm hiểu đề

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 65: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

? Luận đề trên có mấy luận điểm?

- Mỗi HS đọc đoạn văn của mình cho tổ nghe và góp ý.- Mỗi tổ chọn một vài bài tiêu biểu đọc trước lớp.- HS nhận xét- GV nhận xét, sửa, bổ sung

- Luận đề cần chứng minh: Bồi dưỡng tình cảm cho người đọc đó là một công dụng của văn chương.- Với luận đề trên sẽ có 2 luận điểm+ Văn chương gây cho người đọc những tình cảm mà người đọc chưa có.+ Văn chương luyện cho người đọc những tình cảm mà người đọc sẵn có.b. Lập dàn bài khái quát- Mở bài- Thân bài- Kết bàic. Phát triển luận điểm thành đoạn văn* Lưu ý:- Có câu giới thiệu luận điểm và câu chuyển đoạn- Nêu rõ tên luận điểm- Lần lượt nêu từng lụân điểm nhỏ- Lần lượt phân tích, chứng minh- Chú ý phân tích kỹ một dẫn chứng mà em cho là tiêu biểu nhất.2. HS đọc đoạn văn

4.Củng cố và vận dụng- Làm thế nào để viết tốt một bài văn chứng minh trong văn nghệ thuật5. Hướng dẫn về nhà:- Ôn nội dung lí thuyết đã học- Hoàn thành 1 văn bản theo 1 trong những đề trên.

- Chuẩn bị bài: Ôn tập văn nghị luận*****************************************

Ngày soạn: Ngày dạy:

TIẾT 95,96. VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức:- Củng cố, khắc sâu kiến thức về cách làm một bài văn ghị luận chứng minh.2. Kỹ năng:- Viết bài văn chứng minh.3.Thái độ:- Yêu thích môn học, có ý thức rèn kĩ năng làm văn nghị luận chứng minh.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 66: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJackII. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài, ra đề, chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học, trả lời các câu hỏi đọc hiểu SGK. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.3. Đề bài:- Chứng minh rằng: Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.- Yêu cầu:

+ Kiểu bài lập luận chứng minh+ Nội dung: Khẳng định vai trò to lớn của việc bảo vệ rừng đối với đời sống

con người. + Theo cách lập luận: Nguyên nhân – Kết quả.

- Dàn ý định hướng:a. Mở bài:- Khẳng định vai trò, giá trị của rừng đối với đời sống con người: Rừng là nguồn

tài nguyên phong phú, mang lại cho con người nhiều lợi ích, và ảnh hưởng đến sự sống còn của con người.

b. Thân bài: Chứng minh vấn đề:* Rừng mang lại cho con người nhiều lợi ích:- Rừng là nguồn tài nguyên giàu có cung cấp nhiều nhiều sản vật cho đời sống

sinh hoạt của con người:+ Rừng cung cấp một nguồn gỗ khổng lồ cho con người để con người dùng làm

vật dụng sinh hoạt, xây dựng và sáng tạo ra những công trình kiến trúc nghệ thuật.+ Rừng cung cấp thảo dược, phục vụ cho y học (d/c)+ Rừng cho chúng ta cả thế giới loài vật phong phú (d/c)+ Rừng là một cảnh đẹp thiên nhiên tinh tuý và trong lành.

- Đặc biệt rừng là bức tường thành vững chắc, bảo vệ đời sống con người: + Rừng giúp cho việc điều hoà khí hậu, cung cấp cho con người một lượng Oxi khổng lồ, làm trong lành không khí do khói từ các nhà máy, xe cộ gây ra. + Những cánh rừng ngăn chặn những thiên tai lũ lụt, đem lại cho con người cuộc sống bình yên.* Nếu chúng ta không bảo vệ rừng, đời sống của chúng ta cũng sẽ bị tổn hại rất lớn.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 67: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJackThực tế: - Nếu phá rừng bừa bãi thì nguồn lâm sản quý hiếm sẽ dần cạn kiệt, con người sẽ mất đi nguồn nguuyên liệu khổng lồ.

- Nếu phá rừng là phá đi bức tường thành bảo vệ cuộc sống. + Việc phá rừng là một nguyên nhân cơ bản để tạo đà cho sự ô nhiễm môi trường, đem lại cho con người nhiều bệnh tật. (D/c) + Phá rừng là 1 nguyên nhân gây ra những trận lũ quét dữ dội, đem thiệt hại lớn về người và của cho nhân dân. (D/c về một số trận lũ gần đây và hậu quả).=> Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của con người. c. Kết bài: (1đ)

- Khẳng định vai trò to lớn của việc bảo vệ rừng đối với đời sống con người.- Ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường bằng những việc làm cụ thể.

- Thang điểm* Điểm 9 - 10: Nội dung trọng tâm, thuyết phục. Đúng kiểu văn bản. Trình bày rõ ràng, trong sáng. Luận cứ thuyết phục, dẫn chứng tiêu biểu, xác thực, lập luận logíc, chặt chẽ, hợp lí. Bài viết khá sáng tạo.* Điểm 7 - 8: Đảm bảo:

Nội dung trọng tâm, khá thuyết phục nhưng chưa sâu sắc lắm. Đúng kiểu văn bản. Trình bày rõ ràng, trong sáng. Luận cứ hợp lí, dẫn chứng tiêu biểu, xác thực, lập luận logíc, hợp lí nhưng chưa chặt chẽ lắm. Còn mắc lỗi về 1, câu .*Điểm 5 - 6: Đảm bảo yêu cầu đề ra về nội dung và kiểu văn bản.Nhưng: Lập luận, luận cứ chưa sâu sắc, và chưa có tính thuyết phục cao. Sai một vài lỗi câu, chính tả.* Điểm 3 - 4: Bài viết sơ sài.Sai nhiều chính tả. Bố cục không rõ ràng* Điểm 1 - 2:Xa đề, lạc đề* Thang điểm- Mức tối đa : Đề cập đủ các ý nêu trên (Điểm 9 - 10)- Mức chưa tối đa :Thực hiện được 2/3 (Điểm 7 - 8)hoặc 1/2 những yêu cầu trên(điểm 5 - 6)- Không đạt : Thực hiện được dưới 1/3 yêu cầu ( Điểm 3 - 4)- HS lạc đề, bỏ giấy trắng (Điểm 0 - 1 - 2)

4. Củng cố và vận dụng

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 68: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack Giáo viên thu bài, nhận xét ý thức trong giờ kiểm tra.5.Hướng dẫn về nhà:Tập làm tiếp các đề trong SGK về văn nghị luận chứng minh.- Chuẩn bị bài mới: Ý nghĩa văn chương

***************************************

Ngày soạn:Ngày dạy: TIẾT 97. Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG

(Hoài Thanh)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức:- Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ và công dụng của văn chương trong lịch sử loài người.- Hiểu được phần nào phong cách văn nghị luận của nhà phê bình kiệt xuất Hoài Thanh.2. Kỹ năng: - Phân tích một văn bản nghị luận.3.Thái độ:- Có thái độ yêu quý, trân trọng các tác phẩm văn chương và thấy được giá trị của văn chương đối với đời sống. II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài, đọc văn bản,chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học, trả lời các câu hỏi đọc hiểu SGK. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:2. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.CH1: Cho biết bố cục văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” luận đề tác giả

nêu ra ở đây là gì? Luận đề ấy được tác giả cụ thể thành mấy luận điểm? Đó là những điểm nào?

CH2: Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ tác giả đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng nào? Cách sắp xếp các lí lẽ và dẫn chứng đó?3. Bài mới:Hoài Thanh (1909 - 1982) là một trong những nhà văn - nhà phê bình văn học lớn ở nước ta. Từ 1936 trong cuốn sách "Văn chương và hành động" đã có bài " Ý nghĩa của văn chương". Đây là ý kiến riêng của tác giả về vấn đề văn học này.

HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 69: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJackHĐ 1. HDHS đọc và tìm hiểu chú thích:- GV hướng dẫn cách đọc- GV đọc mẫu 1 đoạn, HS đọc tiếp.GV nhận xét cách đọc của HS? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Hoài Thanh?

HĐ2. HDHS đọc hiểu văn bảnCH: Văn bản được viết theo phương thức nào?

CH:Xác định vấn đề được chứng minh trong văn bản?

CH: Cho biết bố cục của văn bản?

HS: Đọc đạon 1:CH: Tác gải đã giới thiệu vấn đề như thế nào?

CH: Tác giả đã nêu ra vấn đề gì trong phần mở bài? Đó là cách nêu trực tiếp hay gián tiếp?

CH: Theo tác giả, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?

I. Đọc và tìm hiểu chú thích.1. Đọc- Yêu cầu: Giọng vừa rành mạch, vừa xúc cảm, chậm và sâu lắng.2. Chú thích.a. Tác giả: Hoài Thanh (1909- 1982) quê: Nghi Trung – Nghi Lộc – Nghệ An.- Là một nhà phê bình văn học nổi tiếng ở Việt Nam.- Được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hoá nghệ thuật (2000)- Tác phẩm nổi tiếng: Thi Nhân Việt Nam (1942)b.Từ khó: SGKII. Đọc- hiểu văn bản:1. Kiểu văn bản:

- Nghị luận chứng minh một vấn đề văn học

- ý nghĩa của văn chương đối với cuộc sống của con người.2. Bố cục:

- Đoạn 1 đầu “muôn vật, muôn loài”: nguồn gốc cốt yếu của văn chương.

Đoạn 2: Còn lại: Phân tích, chứng minh ý nghĩa, công dụng của văn chương3. Phân tích:a. Nêu vấn đề:- Tác giả kể chuyện thi sĩ ấn Độ khóc nức nở khi thấy con chim bị thương rơi xuống cạnh chân mình vào đề bất ngờ, tự nhiên, hấp dẫn, xúc động. Kể chuyện để dẫn dắt luận đề theo lối quy nạp.- Tác giả không trực tiếp nêu vấn đề ý nghĩa của văn chương mà bắt đầu đi từ nguồn gốc cốt yếu của nó

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 70: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

CH:Em hiểu như thế nào là cốt yếu?

CH:Quan niệm như thế đã đúng chưa?

Đúng nhưng có các quan niệm khác. Ví dụ:

+ Văn chương bắt nguồn từ lao động (Lỗ Tấn)

+ Bắt nguồn từ nghi lễ tôn giáo (Văn Tế)

+ Bắt nguồn từ giải trí, mua vui

Ngâm thơ ta vốn không ham

Nhưng mà trong ngục biết làm chi đây

Ngày dài ngâm ngợi cho khuây

Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do. (BHồ)

-> Các quan niệm khác nhau nhưng không loại trừ nhau ngược lại, còn có thể bổ sung cho nhau.

Giáo viên lấy một ví dụ cho quan niệm của Hoài Thanh:

- Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.- Đau đớn thay phận đàn bà.

(N.Du)

- Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

(B. H. Thanh Quan)- Gọi hs đọc đoạn 2CH: Câu văn “Văn chương ... sự sống” có mấy luận điểm chính?

CH:Câu văn “Văn chương… vạn trạng”được hiểu như thế nào?

- Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật muôn loài.

b. Bàn về ý nghĩa, công dụng của văn chương trên cơ sở nguồn gốc cơ bản của văn chương:* Tác giả khái quát “ Văn chương sẽ là….. sự sống” 2 ý: 2 nhiệm vụ của văn chương- Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng nghĩa là:

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 71: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJackCH: Tác giả nói: “Văn chương sáng tạo ra sự sống” có nghĩa là gì?

CH:Từ những ý văn trên tác giả đã chỉ ra văn chương có những công dụng gì?

CH. Tác giả đã chứng minh như thế nào?

CH:Trong đoạn văn cuối cùng, tác giả luận chứng theo lối suy tưởng như thế nào? Để nói lên điều gì? Cách viết ấy có đặc sắc gì?

+ Hình dung với nghĩa là sự phản ánh bằng hình ảnh - hình tượng nghệ thuật - 1 cách thể hiện đặc trưng, đặc thù của văn chương NT+ Đối tượng của văn chương: Thiên nhiên, vạn vật và chủ yếu là cuộc sống, thế giới tâm hồn con người qua cảm nhận của nhà văn tái hiện trên giấy hoặc truyền miệng.

- Văn chương sáng tạo ra sự sống.

Nghĩa là:

+ Thế giới NT trong tác phẩm cũng sống động, hoạt động, linh hoạt, phức tạp với những đặc điểm riêng không hoàn toàn giống với cuộc đời thực.

+ Văn chương dẫn lên những hình ảnh, đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện tại chưa có, hoặc chưa đủ mức cần có để mọi người phấn đấu, xây dựng, biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai.

=> Nhà văn sáng tạo, tìm tòi, thể hiện cái mới bằng hình tượng NT ngôn từ chứ không chụp ảnh cuộc đời, vẽ truyền thần, nặn khuôn mẫu có sẵn .*Văn chương có những công dụng:

- Giúp cho người đọc có tình cảm và gợi lòng vị tha.

D/c: về sự xúc động của một người sau khi xem truyện, hay ngâm thơ.

- Gây cho người đọc có tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có -> khiến cho cuộc đời ta thâm trầm và rộng rãi hơn.- Biết thưởng thức, nhìn nhận cái đẹp, cái hay của cảnh vật, thiên nhiên, cuộc sống.

D/c: Thiên nhiên nhờ đi vào văn chương nên được mọi người thấy đẹp hơn, hay

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 72: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

CH: Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài văn?

- Giáo viên: Gọi một học sinh đọc phần ghi nhớHĐ3. HD HS luyện tậpGiáo viên gọi học sinh đọc bài tập, cho các em thảo luận nhóm

hơn.

=> Văn chương làm cho tình cảm của người đọc trở nên phong phú, sâu sắc, tốt đẹp hơn.* Câu văn cuối cùng khẳng định:

Thế giới, cuộc đời thật nghèo nàn và buồn chán, thực dụng khi không còn nhà văn, không còn văn chương.

-> Được chứng minh bằng cách nối tiếp, cụ thể, giả định.

-> Đề cao ý nghĩa và công dụng của văn chương là món ăn tinh thần không thể thiếu của con người.4. Tổng kết:

* Ghi nhớ : SGKIII. Luyện tập:a. Gây cho ta những tình cảm không có

b. Luyện những tình cảm ta sẵn có

4. Củng cố và vận dụng: Tóm tắt luận điểm, luận cứ của Hoài Thanh trong văn bản?5 Hướng dẫn về nhà:

- Học thuộc bài, học ghi nhớ. Đọc phần đọc thêm- Tìm các dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm của Hoài Thanh- Chuẩn bị cho bài kiểm tra văn.*********************************************

Ngày soạn:Ngày dạy: TIẾT 98. KIỂM TRA VĂN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức: - Củng cố các kiến thức văn bản trong học kỳ 2 đến nay.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức vào bài kiểm tra.3.Thái độ:- Làm bài nghiêm túc tích cực. II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 73: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài, ra đề, chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học, trả lời các câu hỏi đọc hiểu SGK. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:2. Khung ma trận:

Mức độ

Chủ đềNhận biết Thông

hiểu

Vận dụngTổng điểm

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Chñ ®Ò 1: Tục ngữ

Nhận ra biện pháp tu từ sử dụng trong câu tục ngữ

Lý giải, cắt nghĩa được nghĩa của một từ trong câu tục ngữ.

Số câu :Số điểm: Tỉ lệ %

Số câu : 1Số điểm: 0,5

Số câu : 1Số điểm: 0,5

Số câu : 2Số điểm: 1

Chủ đề 2: Văn nghị luận

Nhớ tên tác phẩm của một đoạn trích đã học

Hiểu bức thông điệp được gửi qua câu chuyện

Giải thích được ý nghĩa của câu tục ngữ

Dựa vào bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, viết một đoạn văn, chứng minh rằng: Bác Hồ rất giản dị.

Số câu :

Số điểm: Tỉ lệ %

Số câu : 1

Số điểm: 0,5

Số câu : 1

Số điểm: 0,5

Số câu : 1

Số điểm: 3

Số câu : 1

Số điểm: 3

Tổng số câu: Số câu : 4 Số câu : 2 số câu :1 Số câu : 1 Số câu: 8

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 74: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJackTổng số điểm:

Tỉ lệ:

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20%

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10 %

số điểm:3

Tỉ lệ: 30 %

Số điểm: 4

Tỉ lệ: 40 %

Số điểm: 10

Tỉ lệ: 100%

3. Đề bài:Phần 1: Trắc nghiệm

Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.Câu 1: Tục ngữ là một thể loại của bộ phận văn học nào?

A Văn học dân gian C. Văn học thời kỳ kháng chiến chống PhápB. Văn học viết D.Văn học thời kháng chiến chống Mĩ

Câu2: Em hiểu thế nào là tục ngữ?A. Là câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện kinh nghiệm của

nhân dân về mọi mặt trong đời sống B. Là những câu nói ngắn gọn, có 2 nghĩa.

C. Là những câu thơ gieo vần lưng, đúc rút kinh nghiệm của nhân dân.D. Là một thể thơ dân gian, có nhịp điệu.

Câu3: Bài văn: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” đề cập đến lòng yêu nước trong lĩnh vực nào?

A. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước thời bình.B. Trong công cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược.C. Trong việc giữ gìn sự giàu đẹp của tiếng Việt.D. Trong việc giữ gìn và phát huy nền văn hoá dân tộc.

Câu 4: Trong bài “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”, chứng cứ nào không được tác giả dùng để chứng minh cái đẹp của tiếng Việt.

A. Một thứ tiếng giàu chất nhạc.B. Hệ thống nguyên âm và phụ âm phong phú.C. Thoả mãn nhu cầu trao đổi tình cảm, ý nghĩ giữa người với người.D. Giàu thanh điệu.

Câu 5. Dòng nào không nói lên đặc sắc về nghị luận của bài văn: “Đức tính giản dị của Bác Hồ”.

A. Dùng nhiều câu mở rộng thành phần.B. Dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng.C. Kết hợp chứng minh với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc.D. Thấm đượm tình cảm chân thành.

Câu 6. Công dụng văn chương nào không được Hoài Thanh nói đến trong tác phẩm “Ý nghĩa văn chương”?

A. Văn chương giúp cho người đọc có tình cảm và lòng vị tha.B. Văn chương giúp cho con người hăng say lao động.C. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện những tình cảm ta sẵn

có.D. Văn chương gúp cho con người cảm nhận được cái hay, cái đẹp của cảnh vật

thiên nhiên.Phần 2: Tự luận:(7đ).

Câu 1. Giải thích ngắn gọn nghĩa và giá trị của câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 75: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJackcho thơm”.Câu 2. Dựa vào bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, viết một đoạn văn, chứng minh rằng: Bác Hồ rất giản dị.

Hoạt động 2: Học sinh làm bài nghiêm túc. Giáo viên coi kiểm tra đúng quy chế.Đáp án – Thang điểm Phần 1: Trắc nghiệm (3đ) Mỗi câu trả lời đúng được (0,5đ).

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểmCâu Mức tối đa Mức không đạt

1 A Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời2 A Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời3 B Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời

4 C Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời

5 A Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời

6 B Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời

Phần 2: Tự luận (7đ)Câu 1. 3đ

+Nghĩa đen: Dù có đói, rách cũng phải ăn mặc cho sạch sẽ, thơm tho. (1đ)+ Nghĩa bóng:Dù nghèo khổ, thiếu thốn vẫn phải sống cho trong sạch, không vì nghèo khổ mà làm điều xấu xa, tội lỗi. (1đ) Giá trị: giáo dục con người phải có lòng tự trọng, giữ gìn nhân cách, phẩm giá trọng mọi hoàn cảnh, tình huống.(1đ)

Câu 2. 4đ * Yêu cầu: Kiểu VB: nghị luận chứng minh

Nội dung: Chứng minh Bác Hồ rất giản dịDẫn chứng: Trong bài: Đức tính giản dị của BH + tư liệu.

Nội dung đoạn văn đảm bảo các ý sau:+ BH giản dị trong sinh hoạt, lối sống (D/chứng: về bữa ăn, nơi ở ).+ BH giản dị trong việc làm và quan hệ với mọi người (D/chứng: về việc làm, về cách cư xử với người phục vụ).+ BH giản dị trong lời nói và bài viết (D/chứng về các câu Bác nói, viết).=> Là đời sống văn minh, giản dị về vật chất, phong phú về tinh thần.* Lưu ý: Để được điểm tối đa trên:- Đoạn văn phải rõ ràng, mạch lạc, trọng tâm, các lí lẽ, dẫn chứng phải chính xác, thuyết phục, rất ít lỗi chính tả, ngữ pháp.+ Trừ 0,5 - 1đ cho các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, chữ viết + Trừ điểm bài viết sơ sài, diễn đạt kém tuỳ theo mức độ.* Cách cho điểm :- Mức tối đa : Đề cập đủ các ý nêu trên.- Mức chưa tối đa : Thực hiện được 2/3 hoặc 1/3 những yêu cầu trên.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 76: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack- Không đạt : Thực hiện được dưới 1/3 yêu cầu ; hoặc HS lạc đề, bỏ giấy trắng.

4. Củng cố và vận dụng:- Hết giờ GV thu bài và nhận xét giờ kiểm tra5. Hướng dẫn về nhà:- Nhắc HS ôn lại phần văn bản- Chuẩn bị bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động . *****************************************

Ngày soạn:Ngày dạy:

TIẾT 99. CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Kiến thức: Nắm được khái niệm câu chủ động, câu bị động.- Nắm được mục đích và thao tác chuyển đôi câu chủ động thành câu bị động.2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng sử dụng câu chủ động và câu bị động linh hoạt trong nói và viết.3.Thái độ:- Ý thức học bài nghiêm túc tích cực. II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học, trả lời các câu hỏi đọc hiểu SGK. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:CH: Thế nào là trạng ngữ của câu? Nêu đặc điểm và công dụng của trạng ngữ?3.Bài mới:Trong TV có những câu nói đang ở dạng chủ đông , có những quy tắc để các em có thể chuyển đổi câu từ dạng chủ động sang bị động. Bài học chuyển đổi câu sẽ giúp các em học ngoại ngữ tốt hơn. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ1. HDHS tìm hiểu câu chủ động và câu bị động:- Giáo viên gọi học sinh đọc bài tập 1.CH:Xác định chủ ngữ trong mỗi câu sau?

CH:ý nghĩa của chủ ngữ trong các câu

I. Câu chủ động và câu bị động:1. Bài tập:a. Mọi người yêu mến em CNb. Em được mọi người yêu mến. - So sánh ý nghĩa của chủ ngữ trong câu:+ Chủ ngữ trong câu a biểu thị người thực hiện một hoạt động hướng đến người

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 77: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJacktrên khác nhau như thế nào?- Nói cách khác chủ ngữ trong câu a biểu thị người mang một trạng thái tâm lí có liên đới đến người khác.Chủ ngữ trong câu b biểu thị người có liên đới đến trạng thái tâm lí của người khác.- Giáo viên chốt: Câu a câu chủ động, câu b câu bị độngCH: Từ 2 bài tập trên hãy cho biết thế nào là câu chủ động và câu bị động?- HS: Trả lời- Một HS đọc ghi nhớ 1 SGKHĐ2. HDHS tìm hiểu mục đích chuyển đổi câu- Giáo viên gọi một HS đọc bài tập 1.-HS: Thảo luận theo nhóm và phát biểu: - Giáo viên nhận xét.CH: Giải thích vì sao em chọn cách viết trên?CH:Từ bài tập trên đây hãy nêu mục đích chính của việc chuyển câu chủ động thành câu bị động.- Giáo viên gọi một HS đọc ghi nhớ 2.

HĐ3. HDHS luện tập:- Giáo viên gọi một học sinh đọc bài tập 1

Hs đọc - trình bày BTGv nhận xét, bổ sung

1. Người lái đò đẩy thuyền ra xa.2. Nhiều người tin yêu Bác.

3. Người ta chuyển đá lên xe.4. Mẹ rửa chân cho em bé.

5. Bọn xấu ném đá lên tàu

khác ->Chủ ngữ là chủ thể của hoạt động.+ Chủ ngữ trong câu b biểu thị người được hoạt động của người khác hướng đến.Chủ ngữ là đối tượng của hoạt động.2. Kết luận:

*Ghi nhớ 1 - SGK

II. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:1. Bài tập:Chọn câu: Em được mọi người yêu mếnMục đích: Nó giúp cho việc liên kết các câu trong đoạn được tốt hơn:+ Câu đi trước đã nói về Thuỷ ( em tôi) vì vậy sẽ hợp lôgic hơn nếu câu sau vẫn tiếp tục nói chủ ngữ về Thuỷ (CN: Em)

2.Kết luận:Ghi nhớ 2:

III. Luyện tập:Bài tập 1:Tìm câu bị động, giải thích tại sao tác giả chọn cách viết như vậy:- Có khi (cái thứ của quý) được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê.- Tác giả "Mấy vần thơ" liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ. Chọn câu bị động+ Tránh lặp mô hình câu+ Tạo sự liên kết nội dung chặt chẽ, cụ thểBài tập 2:Tìm câu bị động tương ứng:1. Thuyền được người lái đò đẩy ra xa.2. Bác được nhiều người tin yêu.3. Đá được người ta chuyển lên xe.4. Em bé được mẹ rửa chân.5. Tàu bị bọn xấu ném đá lên.

4. Củng cố và vận dụng: - Lấy một ví dụ về câu chủ động và chuyển chúng thành câu bị động.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 78: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack5. Hướng dẫn về nhà:

- Ôn nội dung bài học, học thuộc 2 ghi nhớ.- Chuẩn bị: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động tiết 2

*************************************

Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 100. CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG

(Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Kiến thức: - Nắm được các cách chuyển câu chủ động thành câu bị động2. Kỹ năng: - Thực hành được thao tác chuyển câu chủ động thành câu bị động3.Thái độ:- Yêu thích môn học, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học, trả lời các câu hỏi đọc hiểu SGK. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ:

CH: Thế nào là câu chủ đông, câu bị động? Cho ví dụ? CH: Mục đích của việc chuyển câu bị động sang câu chủ động?

3.Bài mới:- Có những quy tắc để các em có thể chuyển đổi câu từ dạng chủ động sang bị động. Bài học hôm nay se giup các em cách chuyển câu chủ đông thành câu bị động HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ 1. HDHS tìm hiểu cách chuyển đổi câu:- GV treo bảng phụ có chép bài tập 1. yêu cầu HS đọcCH:Hai câu a và b có gì giống nhau và khác nhau.* Gợi ý:- Về nội dung, hai câu có cùng miêu tả một sự việc không?- Theo định nghĩa về câu bị động ở phần

I.Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động1.Bài tập:

a.Cánh màn điều….đã được hạ xuống…hoá vàng.b. Cánh màn… đã hạ xuống … hoá vàng- Giống nhau:+ Về nội dung:2 câu cùng miêu tả 1 sự việc.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 79: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJackGhi nhớ, hai câu có cùng là câu bị động không?- Về hình thức, hai câu có gì khác nhau?- Hai câu trên đã được chuyển từ câu bị động thành câu chủ động như thế nào?

CH.Trình bày quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?

HS đọc BT3.? Những câu đó có phải là câu bị động không? Vì sao?? Nêu các cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.CH2: Có phải câu nào có từ bị, được, cũng là câu bị động không?HĐ 1. HDHS tìm hiểu cách chuyển đổi câu:- Gọi hs đọc bài tập.- HS thực hiện theo nhómNhóm 1,2: Câu 1Nhóm 3,4: Câu 2- Đại diện nhóm trình bàyNhóm khác nhận xét sữa chữa- GV chốt kiến thức

- HS đọc bài tập 2

- GV hướng dẫn hs chuyển đổi câu

+ Hình thức: 2 câu đều là câu bị động- Khác nhau:+ Câu a: Dùng từ "được"+ Câu b: Không dùng từ "được"- Cách chuyển đổi:+ Câu a. Chuyển cụm từ chỉ đối tượng (cánh …điều) của hành động (hạ xuống) lên đầu câu và thêm từ “được” và sau cụm từ ấy.+ Câu b. Chuyển cụm từ chỉ đối tượng của hành động lên đầu câu đồng thời lược bỏ từ chỉ chủ thể của hành động trong câu.* Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động- Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu- Thêm hoặc không thêm các từ "bị, được" vào sau chủ đề của câu.(3) Không phải là câu bị động vì chúng không có những câu chủ động tương ứng2. Kết luận:*Ghi nhớ SGK T64.

II. Luyện tập:Bài 1: Chuyển đổi câua1: Ngôi chùa ấy được xây từ thế kỷ XIIIa2: Ngôi chùa ấy xây từ thế kỷ XIIIb2: Tất cả cánh cửa chùa được (người ta) làm bằng gỗ lim.b2: Tất cả cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim.c1: Con ngựa bạch được (chàng kị sĩ) buộc bên gốc đàoc2: Con ngựa bạch buộc bên gốc đào.d1: Một lá cờ đại được (người ta) dựng ở giữa sând1: Một lá cờ đại dựng ở giữa sânBài tập 2:a1: Em được thầy giáo phê bình: ý nghĩa tích cực, chủ động tiếp nhận sự phê bình của thầy giáoa2: Em bị thầy giáo phê bình: ý nghĩa tiêu cực

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 80: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJackb2: Ngôi nhà ấy đã được người ta phá đi: ý nghĩa tích cực.b2: Ngôi nhà ấy bị người ta phá đi: ý nghĩa tiêu cựcc1: Sự khác biệt …thôn đã được trào lưu…thu hẹp Sắc thái tích cựcc2: Sự … thôn đã bị trào lưu…thu hẹp Sắc thái tiêu cực.

4.Củng cố, luyện tập:- Nêu cách chuyển câu chủ động thành câu bị động? Cho ví dụ? 5. Hướng dẫn về nhà: - Ôn nội dung bài học, hoàn thiện bài tập 3.- Tự lấy ví dụ về câu chủ động sau đó tự chuyển thành câu bị động.- Chuẩn bị bài: Luyện tập viết đoạn văn chứng minh.

Chuẩn bị kỹ phần chuẩn bị ở nhà: làm đề 2 và đề 3 *****************************************************

Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 101. ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Kiến thức: - Nắm được các luận điểm cơ bản và các phương pháp lập luận của các bài văn nghị luận đã học.- Chỉ ra những nét đặc sắc riêng trong nghệ thuật nghị luận của mỗi bài vane nghị luận đã học.- Nắm được đặc trưng chung của văn nghị luận.2. Kỹ năng: - Hệ thống hoá, so sánh, đối chiếu, nhận diện, tìm hiểu và phân tích văn bản nghị luận3.Thái độ:- Ý thức học thường xuyên. II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học, trả lời các câu hỏi đọc hiểu SGK. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ:CH: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 81: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJackCH: Quan niệm của Hoài Thanh có thể thay thế cho các quan niệm khác được không? Vì sao? 3.Bài mới:- Bài học hônm nay sẽ giúp các em ôn lại kiên thức về văn nghị luận, biết vận dung trong nói và viết. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ 1. HDHS hệ thống hóa kiến thức:- GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 1 và điền theo mẫu bảng SGK.- GV nêu câu hỏi HS trả lời lần lượt từng nội dung của văn bản- GV chốt bằng bảng phụ đã chuẩn bị sẵn

I. Lập bảng hệ thống các văn bản đã học

STT Tên bài Tác giả Kiểu bài Luận đề Những luận điểm chính

1 Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Hồ Chí Minh

Chứng minh

Tinh thần yêu nước của dân tộc VN

Tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc VN.

- Lịch sử chống ngoại xâm

- Kháng chiến chống Pháp

2 Sự giàuđẹp của Tiếng Việt

Đặng Thái Mai

Chứng minh kết hợp với giải thích

Sự giàu đẹp của Tiếng Việt

- Tiếng Việt có đủ đặc sắc của một thứ tiếng đẹp.

- Tiếng Việt có đủ đặc sắc của một thứ tiếng hay (giàu)

3 Đức tính giản dị của Bác Hồ

Phạm Văn Đồng

Chứng minh (kết hợp với chứng minh và bình luận)

Đức tính giản dị của Bác Hồ

- Sự giản dị thể hiện trong mọi phương diện của đời sống: Bữa ăn, đồ dùng, nhà cửa, lối sống trong lời nói và bài viết

- Thể hiện tinh thần phong phú của con người

4 ý nghĩa văn chương

Hoài Thanh

Chứng minh (kết hợp với chứng minh và bình luận)

Nguồn gốc ý nghĩa công dụng của văn

- Văn chương bắt nguồn từ tình yêu thương của con người, đối với con người và muôn loài.

- Văn chương hình dung và sáng tạo ra sự sống.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 82: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJackchương đối với cuộc sống con người

- Văn chương rèn luyện và bồi dưỡng tình cảm cho người đọc

HĐ 2. Củng cố nghệ thuật các tác phẩm nghệ thuật:

a)

Tên bài Đặc sắc nghệ thuật

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Bố cục chặt chẽ, dẫn chứng chọn lọc, toàn diện, tiêu biểu,- Sắp xếp theo trình tự thời gian khoa học, hợp lý,- Hình ảnh so sánh đặc sắc, s/dụng phép liệt kê theo mô hình: Từ...đến ...

Sự giàuđẹp của Tiếng Việt

- Kết hợp với chứng minh với giải thích ngắn gọn- Luận cứ và luận chứng xác đáng, toàn diện, phong phú và chặc chẽ.- Sử dụng kiểu câu mở rộng hiệu quả.

Đức tính giản dị của Bác Hồ

- Kết hợp chứng minh với giải thích và bình luận ngắn gọn- Dẫn chứng cụ thể, toàn diện, thuyết phục.- Lời văn giản dị, tràn đầy nhiệt tình, cảm xúc.

Ý nghÜa v¨n ch-¬ng

- KÕt hîp chøng minh víi gi¶i thÝch vµ b×nh luËn ng¾n gän- Tr×nh bµy vÊn ®Ò phøc t¹p 1 c¸ch ng¾n gän, gi¶n dÞ, cã c¶m xóc, giµu h×nh ¶nh

* Hoạt động 3: Trả lời câu hỏi 3Hướng dẫn HS sắp xếp lại 1 số kiểu văn bản theo bảng.

STT Thể loại Yếu tố chủ yếu1 Truyện

Thơ tự sựKí

- Cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện- Nhân vật, người kể chuyện, cốt truyện, vần, nhịp- Người kể chuyện

2 Thơ trữ tìnhTuỳ bút

- Vần, nhịp- Người kể chuyện

3 Nghị luận - Luận điểm- Luận cứ

b) Phân biệt sự khác nhau căn bản giữa văn nghị luận và các thể thơ tự sự, trữ tình.- Các thể loại: Tự sự (như truyện, ký) chủ yếu dùng phương thức miêu tả và kể, nhằm tái hiện sự vật, hiện tượng, con người, câu chuyện.- Các thể loại trữ tình: (thơ trữ tình, tuỳ bút) chủ yếu dùng phương thức biểu cảm để biểu hịên tình cảm, cảm xúc qua các hình ảnh, nhịp điệu, vần.* Các thể loại tự sự, trữ tình đều tập trung xây dựng các hình tượng nghệ thuật với nhiều dạng thức khác nhau như nhân vật, hình tượng thiên nhiên, đồ vật.- Văn nghị luận chủ yếu dùng phương thức lập luận bằng lí lẽ, dẫn chứng để trình bày ý kiến, tư tưởng nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về mặt nhận thức.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 83: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJackc. Các câu tục ngữ trong bài 18,19 có thể coi là văn nghị luận đặc biệt. Vì nó khái quát những nhận xét, kinh nghiệm, bài học của dân gian về tự nhiên xã hội và con người.HĐ 3.Tổng kết- GV gọi 1 HS đọc mục ghi nhớ: SGK T 674. Củng cố, luyện tập:

- Nêu những hiểu biết của em về văn nghị luận? 5. Hướng dẫn về nhà:

- Ôn nội dung bài học- Chuẩn bị bài: Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu

**********************************************

Ngày soạn: Ngày dạy:

TIẾT 102. DÙNG CỤM CHỦ VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Kiến thức: - Nắm được cách dùng cụm chủ vị để mở rộng câu- Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu hợp lý và khi cần thiết2. Kỹ năng: - Dùng cụm C-V để mở rộng câu,biết phát hiện câu mở rộng. 3.Thái độ:- Ý thức học thường xuyên.Yêu thích Tiếng Việt, có ý thức giữ gìn và phát huy sự giàu đẹp của Tiếng Việt. II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học, trả lời các câu hỏi bài tập SGK. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ:CH: Nêu cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? Lấy 2 ví dụ3.Bài mới:- Có nhiều cách để mở rộng câu, một trong những cách đó là dùng cum CN-VN để mở rộng câu. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ1.HDHS tìm hiểu thế nào là dùng cụm chủ vị để mở rộng câu:- HS đọc ví dụCH: Tìm cụm từ trong câu văn

I.Thế nào là dùng cụm chủ vị để mở rộng câu ?1. Bài tập:* Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luỵên những tình cảm ta sẵn có.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 84: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJackCH. Phân tích cấu tạo của những cụm danh từ vừa tìm được và cấu tạo của mỗi phụ ngữ trong mỗi cụm danh từ?Em có nhận xét gì về cấu tạo của phụ ngữ?CH: Từ bài tập trên hãy cho biết thế nào là dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu?*Bài tập nhanh:Xác định chức của cụm chủ vị nhỏ trong câu sau:Căn phòng tôi ở rất đơn sơ

CN VN

HĐ2.HDHS tìm hiểu các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu:

- GV gọi HS đọc bài tập phần IIH:Tìm cụm C-V làm thành phần câu hoặc làm thành phần cụm từ trong các câu trên?- Cho biết mỗi cụm C-V làm thành phần gì?

H:Từ bài tập trên hay cho biết các trường hợp nào có thể dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu?- GV gọi 1 HS đọc Ghi nhớ SGK Trang 69HĐ3.HDHS luyện tập:- Gọi hs đọc xác định yêu câu bài tập.

* Cấu tạo của cụm danh từ

Phần trước Phần trung tâm

Phần sau (phụ)

những tình cảm ta không có

những tình cảm ta sẵn có

- Cấu tạo của phụ ngữ:

ta / không có ta / sẵn cóCN VN CN VN Cụm chủ vị làm định ngữ2. Kết luận:*Ghi nhớ SGK –T68

II. Các trường hợp dùng cụm từ C- V để mở rộng câu:1. Bài tậpCâu a: Chị Ba /đến làm chủ ngữ nòng cốt. c vCâu b: Tinh thần / rất hăng hái làm vị ngữ c vCâu c: Trời /sinh ra sen để bọc cốm cũng như c v trời/ sinh ra cốm để nằm ủ trong lá sen c v Làm phụ ngữ trong cụm động từCâu d: Cách mạng tháng Tám / thành công Làm phụ ngữ trong cụm danh từ2. Kết luận:* Ghi nhớ SGK trang 69

III. Luyện tậpa.Chỉ riêng những người chuyên môn mới định

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 85: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

HS thực hiện theo nhómNhóm 1: Câu aNhóm 2: Câu bNhóm 3: Câu cNhóm 4: Câu d

được Cụm C - V làm định ngữ.b. Khuôn mặt đầy đặn Cụm C- V làm VNc. Các cô gái Vòng đỗ gánh cụm C-V làm định ngữTừng lá cốm…nào cụm C-V làm bổ ngữd. Một bàn tay đập vào vai cụm C-V làm CN hắn giật mình cụm C-V làm phụ ngữ

4. Củng cố và vận dụng:Lấy ví dụ về trường hợp dùng C-V để mở rộng câu

5. Hướng dẫn về nhà:

- Ôn nội dung bài học

- Tìm trong những văn bản đã học 1 số câu có sử dụng cách viết dùng cụm C- V để mở rộng câu và chỉ rõ cách mở rộng.

***********************************************

Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 103. TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5,

TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT, TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Kiến thức: - Củng cố kiến thức về văn nghị luận và nội dung tiếng Việt đã học từ học kỳ II đến nay. - Nhận dịên ưu, nhược điểm trong bài kiểm tra của mình. 2. Kỹ năng: - Biết cách sửa chữa những chỗ sai, chỗ còn hạn chế.3.Thái độ: - Ý thức học thường xuyên.Ý thức nhận và sửa lỗi một cách tự giác . II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài, chấm chữa bài, chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,xem lại các đề bài. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 86: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack2. Kiểm tra bài cũ:Thực hiện trong giờ3.Bài mới: - Bài viết có những ưu nhược điểm cần phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ1.Trả bài viết số 5:- GV yêu cầu đọc lại đề bài.- Yêu cầu trả lời- Đáp án – thang điểm (đã soạn ở tiết 95-96)- GV đánh giá, nhận xét chung- GV yêu cầu đọc bài khá nhất và 1 bài yếu nhất.- HS chỉ ra ưu nhược điểm- GV trả bài cho HSYêu cầu HS sửa chữa các lỗi trong bài của bài mình.GV gọi tên và ghi điểm

HĐ2.Trả bài kiểm tra Tiếng Việt

I. Trả bài tập làm văn số 5- Đánh giá, nhận xét chung1. Về nội dung:- Đa số HS định hướng đúng nội dung cần chứng minh. Tuy nhiên còn ít bài có ý văn hay, và sâu sắc.- Một số bài nội dung còn quá sơ sài, chưa thực sự thuyết phục, luận điểm chưa thực sự được làm sáng rõ.2. Về hình thức:a. Bố cục và lập luận:- HS làm đúng kiểu văn bản yêu cầu: NLC/minh.- Đa số đầy đủ bố cục 3 phần, bố cục khá rõ ràng, mạch lạch, hợp lí. Sắp xếp các lí lẽ và dẫn chứng hợp lí. Lập luận khá thuyết phục.- Một số bài có bố cục chưa rõ ràng, Luận cứ còn nghèo, sắp xếp còn lộn xộn.b. Diễn đạt:- Đa số các bài văn có tính liên kết, trình bày các ý khá mạch lạc, rõ ràng. tuy nhiên vẫn chưa thật sự chặt chẽ, đôi khi còn lặp ý, diễn đạt lủng củng, ý văn chưa rõ, câu văn tối ýc. Chính tả, ngữ pháp:- Đa số ít mắc các lỗi chính tả.- Một số mắc lỗi chính tả nhiều, đặt câu còn vụng về.d. Hình thức:- Đa số trình bày chưa thật sạch, đẹp và khoa học.- Một số trình bày quá ẩu, bẩn.* Bài làm tốt* Bài làm chưa tốt.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 87: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

- GV yêu cầu 1 HS đọc lại đề bài.- GV đưa ra đáp án và thang điểm (đã soạn ở tiết 90)GV đánh giá chung về bài kiểm traGV y/ c đọc đoạn văn đã làm đúng

- GV trả lời hướng dẫn HS sửa sai.- GV gọi tên ghi điểm

HĐ3.Trả bài kiểm tra Văn- GV yêu cầu 1 HS đọc lại đề bài.- GV đưa ra đáp án và thang điểm (đã soạn ở tiết 98)- GV đánh giá và nhận xét bài làm của HS dựa theo sự so sánh với đáp án và thang điểm trên

- GV gọi 1 HS đọc bài làm tốt nhất và 1 HS có bài làm sai nhiều nhất.- GV trả bài, HS sửa sai- GV gọi tên ghi điểm

II. Trả bài kiểm tra tiếng Việt- Đánh giá chung1. Đa số làm đúng phần trắc nghiệm.2. Phần tự luận:Câu 1: Lý thuyết nêu chưa đầy đủ. Hầu hết đặt được câu theo yêu cầu và nêu được tác dụng.Câu 2.- HS viết được đoạn văn đúng nội dung nhưng còn chưa thật sâu sắc.- Một số còn trình bày chưa đúng thể thức đoạn văn.- Riêng về việc tạo câu rút gọn và câu đặc biệt còn vụng về.Đa số bài làm trình bày chưa sạch, đẹp.* Bài làm tốt:* Bài làm chưa tốt:III. Trả bài kiểm tra văn1. Nhận xét đánh giá chunga. Phần tự luận:Câu 1: HS đa số giải đúng nghĩa và nêu được giá trị của câu tục ngữ.Câu 2:* Nội dung:- Đa số đi chứng minh đúng vấn đề, khá trọng tâm.- Biết cách đưa dẫn chứng hợp lí, nhưng chưa được phong phú và sâu sắc.* Hình thức:- Đa số có bố cục đầy đủ, diễn đạt các ý rõ ràng, dễ hiểu; ít mắc lỗi ngữ pháp và chính tả; trình bày khá sạch sẽ.- Một số còn chưa có kỹ năng viết đoạn văn cả về nội dung và hình thức:b. Trắc nghiệm:- Đa số HS làm đúng

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 88: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack4. Củng cố và vận dụng: - Làm thế nào để viết tốt 1 bài văn nghị luận?5. Hướng dẫn về nhà:- Sửa chữa những sai sót trong bài kiểm tra- Viết lại bài văn theo sự hướng dẫn của đáp án của giáo viên- Chuẩn bị bài: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích.

*********************************

Ngày soạn: Ngày dạy:

TIẾT 104. TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Kiến thức: - Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích. 2. Kỹ năng: - Nhận diện và phân tích các đề bài nghị luận giải thích so sánh với các đề nghị luận chứng minh.3.Thái độ: - Bồi dưỡng sự yêu thích bộ môn, ý thức ham tìm tòi, học hỏi. II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,đọc và trả lời câu hỏi SGK. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: CH. Thế nào là nghị luận chứng minh?3.Bài mới: Ở nhưng tiết học trước các em đã được học về thể văn chứng minh. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về kiểu bài nghị luận giảỉ thích. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ 1. HDHS tìm hiểu mục đích và phương pháp giải thích.- GV cho HS thảo luận nhóm câu hỏi sau: Trong đời sống khi nào người ta cần đến giải thích?? Hãy nêu một vài ví dụ về nhu cầu giải thích hàng ngày? Làm thế nào để ta có thể giải thích được

I.Mục đích và phương pháp giải thích.1. Nhu cầu giải thích trong đời sống.- Trong đời sống của con người, nhu cầu giải thích rất to lớn. Gặp 1 hiện tượng mới lạ, con người chưa hiểu thì nhu cầu giải thích nảy sinh.- VD: Vì sao có mưa? Vì sao có nhật thực? (…..)

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 89: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJackcác câu hỏi như vậy?(khi trả lời được câu hỏi trên nghĩa là ta đã làm được một công việc giải thích)? Theo em vấn đề giải thích trong văn nghị luận là gì?

? Mục đích của giải thích là gì?GV cho HS đọc bài văn “lòng khiêm tốn”? Bài văn giải thích vấn đề gì và giải thích như thế nào?

? Đánh dấu vào các câu giải thích và cho biết chúng có phải là câu định nghĩa không?

? Ngoài những cách giải thích trên còn có những cách giải thích nào nữa?

- Muốn trả lời được các câu hỏi trên ta phải có tri thức khoa học, chuẩn xác toàn diện2. Giải thích trong văn nghị luậnTrong văn nghị luận người ta thường yêu cầu giải thích các vấn đề tư tưởng, đạo lí,các chuẩn mực hành vi của con người?VD: Thế nào là hạnh phúc? Trung thực là gì? Khiêm tốn là gì?- Mục đích để nhận thức và hiểu rõ sự vật, hiện tượng.3. Tìm hiểu phép lập luận giải thích* Bài văn : Lòng khiêm tốn- Bài văn giải thích vấn đề : Lòng khiêm tốn- Tác giả giải thích bằng cách:+ Nêu định nghĩa.+ So sánh đối chiếu với các hiện tượng trong đ/sống hàng ngày.- Các câu dùng để giải thích:1. Lòng khiêm tốn có thể được coi là...2. điều quan trọng của lòng khiêm tốn là...3. Con người khiêm tốn bao giờ cũng là...4. Khiêm tốn là...5. Hoài bão lớn nhất của con người là ...6. Con người có tính khiêm tốn tự cho mình là ...7. Đó là vì ...8. Tóm lại, con người khiêm tốn là ...9. Khiêm tốn là...-> Là các câu định nghĩa, có đặc điểm cấu trúc A là B.- Các cách giải thích khác+ Đối lập: Người khiêm tốn – người không khiêm tốn+ Liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn+ Chỉ ra các mặt lợi, nguyên nhân và hậu quả của lòng khiêm tốn.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 90: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

? Em hiểu thế nào là phép lập luận giải thích?GV gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ SGK. GV chốtHĐ 2. HDHS luyện tập- HS đọc bài tập phần luyện tập- HS thảo luận nhóm các câu hỏi trong SGK

CH1: Vấn đề được giải thích trong bài văn là gì? Làm thế nào để tìm ra được vấn đề cần giải thích?CH: Nêu phương pháp giải thích trong bài?

+ Tìm lí do: vì sao con người cần phải khiêm tốn?* Kết luận chung: Ghi nhớ SGK T71.III. Luyện tập

Vấn đề được giải thích: Lòng nhân đạoTrả lời câu hỏi: Lòng nhân đạo là gì?- Phương pháp giải thích+ Dùng các câu văn để định nghĩa+ Phương pháp đối lập, liệt kê các biểu hiện của lòng nhân đạo: Hằng ngày, chúng ta tiếp xúc ... cảnh khổ.+ Chỉ ra cội nguồn của lòng nhân đạo: Những hình ảnh ấy, và ...+ Nêu danh ngôn: Thánh Găng-đi có một phương châm...

4. Củng cố, luyện tập:- Nêu những yêu cầu mục đích giải thích trong đời sống và trong văn nghị luận? - Các cách giải thích trong văn nghị luận? 5. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc ghi nhớ SGK- Tập viết bài giải thích về các câu tục ngữ đã học.- Chuẩn bị bài: “Sống chết mặc bay”

*********************************************

Ngày soạn: Ngày dạy:

TIẾT 105. SỐNG CHẾT MẶC BAY

(Phạm Duy Tốn)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Kiến thức: - Hiểu được giá trị hiện thực, nhân đạo và những thành công nghệ thuật của truỵên ngắn “Sống chết mặc bay”2. Kỹ năng: - Đọc, kể, hiểu, tóm tắt, phân tích truyện.3.Thái độ:

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 91: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack- Có ý thức bảo vệ và phát huy tinh thần đoàn kết- Cảm thông với số phận những người dân bất hạnh.II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài,chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,đọc và trả lời câu hỏi đọc hiểu SGK. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu nguồn gốc, ý nghĩa và công dụng của văn chương theo quan niệm của Hoài Thanh , trong bài Ý nghĩa văn chương ? 3.Bài mới: Bài học hôm nay các em sẽ cùng tìm hiểu1 trong những tác phẩm nổi tiếng của trào lưu văn học hiện thực phê phán đầu thế kỉ XX. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ 1. HD đọc và tìm hiểu chú thích:- GV hướng dẫn cách đọc- GV đọc mẫu 1 đoạn, HS đọc tiếp.- GV gọi 1 HS kể tóm tắt câu chuyện

? Em hãy cho biết vài nét về tác giả Phạm Duy Tốn và tác phẩm “Sống chết mặc bay”GV hướng dẫn HS tìm hiểu 41 chú thích SGK.

HĐ2. HD đọc - hiểu văn bản:CH:Xác định kiểu văn bản và thể loại của văn bản ?? Truỵên được kể theo ngôi thứ mấy? Theo trình tự nào? T/ dụng của ngôi kể ấy trong câu chyện?CH: Cho biết bố cục của văn bản?

I.Đọc, tìm hiểu chú thích:1. Đọc:- Chú ý phân biệt các giọng đọc.+ Giọng kể tả của tác giả.+ Giọng hách dịch của quan phụ mẫu+ Giọng sợ sệt, khúm múm của thầy đề.- Kể tóm tắt nội dung của truyện.2. Chú thích.

a.Tác giả: Phạm Duy Tốn (1883- 1924), quê: PhượngVũ - Thường Tín - Hà Tây (Nay thuộc Hà Nội)- Là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại.b. Tác phẩm: Tác phẩm “Sống chết mặc bay” là tác phẩm thành công nhất của ông .c. Chú thích:40 chú thích SGKII. Tìm hiểu văn bản:1. Kiểu văn bản: Tự sự - Thể loại: Truyện ngắn hiện đại.- Truỵên được kể theo ngôi thứ ba, theo trình tự thời gian và sự việc.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 92: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack? Trong tác phẩm, trọng tâm miêu tả nằm ở đoạn nào?? Theo em, hai bức tranh trong SGK được vẽ với dụng ý gì?+ Minh hoạ nội dung chính của truyện.+ Hai cảnh tương phản đối lập nhau -> Phê phán bọn quan lại vô trách nhiệm trong khi dân đen đang ra sức cứu đê.

H: Đọc kỹ toàn truyện, theo dõi mạch truỵên từ đầu đến cuối, chúng ta thấy tác giả sử dụng nhưng biện pháp nghệ thuật gì là chủ yếu?- HS đọc lại đoạn 1.? Mở đầu TP, tgiả tả cảnh đê sắp vỡ ntn qua các chi tiết về không gian, thời gian và địa điểm?

? Nhận xét của em về cách mở bài ấy?

2. Bố cục : 3 phần- Đoạn 1: Từ đầu khúc đê này hỏng mất.- Nguy cơ vỡ đê và sự chống cự tuyệt vọng của nhân dân.- Đoạn 2: ấy, lũ con dân đang chân lấm tay bùn Điếu mày!: Cảnh quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm trong khi đi hộ đê.- Đoạn 3: Phần còn lại: Cảnh đê vỡ nhân dân lâm vào tình trạng thảm sầu.- Biện pháp nghệ thuật: Đối lập tương phản và tăng cấp.+ Sức người, sức đê >< sức trời+ Cảnh hộ đê ngoài đình của dân phu >< cảnh hộ đê trong đình của quan phụ mẫu.3. Phân tích:aNguy cơ vỡ đê và sự chống cự tuyệt vọng của nhân dân.- Thời gian: Gần 1h đêm -> khuya khoắt, càng làm tăng thêm khó khăn.- Không gian: Mưa tầm tã, nước sông nhị Hà lên to.- Địa điểm: Khúc sông làng X, phủ X, hai ba đoạn đã thẩm lậu.-> Mở đầu gợi lên một cảnh tượng rất đáng sợ: đêm tối mưa to, nước sông dâng cao, nguy cơ vỡ đê sắp xảy ra.-> Tên sông nói cụ thể, tên làng, tên phủ ghi X -> dụng ý nói câu chuyện này không chỉ xảy ra ở một nơi mà có thể là phổ biến ở nhiều nơi.-> Tgiả tạo ra một tình huống truyện gay cấn, mang tính chất thắt nút truyện.- Sự đối lập giữa sức nước và sức người, đê.

Sức nước Đê - Người dân

- Mưa tầm tã, nước sông lên to.

- Đê yếu, đang ở nguy cơ vỡ.- Dân làng:

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 93: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

?Trong đoạn văn này, nghệ thuật tương phản được thể hiện như thế nào?

? Ngoài nghệ thuật tương phản, đoạn văn còn có nét đặc sắc nghệ thuật gì khác trong cách miêu tả?

CH:Thông qua các biện pháp nghệ thuật ấy, tác giả muốn tô đậm điều gì?

CH: Em có nhận xét gì về cảnh tưởng người dân hộ đê?

? Đặt trong câu chuyện, đoạn miêu tả trên có ý nghĩa gì?

- Nước cứ cuồn cuộn bốc lên.

-> Nguy hiểm, đe doạ cuộc sống của con người.

+ Trăm nghìn con người đói khát, mệt nhọc, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân.+ Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre ...lướt thướt như chuột lột.+ Âm thanh: trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xáo xác gọi nhau.....-> Không khí khẩn trương, nhốn nháo, căng thẳng, sợ hãi, bất lực và thảm hại.

- Nghệ thuật miêu tả:+ Tả bằng chi tiết, hình ảnh và âm thanh điển hình.+ Nhiều từ láy : bì bõm, lướt thướt, xao xác, tầm tã, cuồn cuộn.+ Câu cảm thán: Than ôi! Lo thay! Nguy thay!+ Câu văn biền ngấu cân đối.-> Tác giả muốn tô đậm sự bất lực, thảm hại của sức người trước sức trời, sự yếu kém của sức đê trước sức nước. Người dân vất vả, cố gắng hết sức mình để bảo vệ đê, họ đang trong hoàn cảnh hết sức thảm hại, cuộc sống đang bị đe doạ nghiêm trọng.b.Ý nghĩa của đoạn văn:- Dựng cảnh nhân dân dốc hết sức để cứu đê, hộ đê->Chuẩn bị cho cảnh quan cứu đê ở đoạn sau

4.Củng cố luyện tập:- Nêu nhận xét của em về đoạn văn miêu tả cảnh hộ đê của người dân? 5. Hướng dẫn về nhà:- Ôn nội dung bài học: - Phân tích tiếp cảnh trong đình và chỉ ra biện pháp tăng cấp trong văn bản.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 94: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack *******************************************

Ngày soạn: Ngày dạy:

TIẾT 106. SỐNG CHẾT MẶC BAY (Tiếp)

(Phạm Duy Tốn)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Kiến thức: - Hiểu được giá trị hiện thực, nhân đạo và những thành công nghệ thuật của truỵên ngắn “Sống chết mặc bay”2. Kỹ năng: - Đọc, kể, hiểu, tóm tắt, phân tích truyện.3.Thái độ:- Có ý thức bảo vệ và phát huy tinh thần đoàn kết- Cảm thông với số phận những người dân bất hạnh.II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài,chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,đọc và trả lời câu hỏi đọc hiểu SGK. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ:

CH1: Tóm tắt truỵên ngắn “Sống chết mặc bay” và cho biết bố cục của truyện? CH2: Phân tích nghệ thuật tương phản được thế hiện trong cảnh nhân dân hộ đê?

3.Bài mới: - Các em sẽ tiếp tục tìm hiểu những giá trị nội dung nghệ thuật của truyện ngắn "Sống chết mặc bay" HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ2 Đọc- hiểu văn bản:- HS đọc lại đoạn văn thứ 2

? Cảnh trong đình được miêu tả như thế nào?+ Thời gian, địa điểm?+ Thành phần?

H: Quan phụ mẫu đc miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về cung cách của ông

II.Tìm hiểu văn bản:3. Phân tích.b: Cảnh quan “đi hộ đê”, cảnh trong đình- Địa điểm: Đình cao vững chãi, đê vỡ cũng không sao- Thời gian: Cùng lúc dân hộ đê- Thành phần: Quan phủ, chánh tổng, nha lại, kẻ hầu, trong đó quan phụ mẫu là nhân vật trung tâm.+ Quan phụ mẫu: Dáng ngồi oai vệ, đường

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 95: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

ta?

+ Không khí trong đình?

?Cảnh đánh tổ tôm được tác giả khái quát bằng câu văn nào?

CH: Thái độ của bọn nha lại khi có người báo tin đê sắp vỡ như thế nào?CH: Em có nhận xét gì về thái độ đó?

CH: Khi có người báo tin đê vỡ thái độ của những người trong đình như thế nào?

CH: Thái độ của viên quan khi được ù ván bài?CH: Trong khi đó người dân ra sao?Đoạn cuối)H:Em có nhận xét gì về niềm vui của tên quan phụ mẫu?

CH: Em có nhận xét gì về cảnh trong đình và cảnh ngoài đê?

? Nghệ thuật tăng cấp được tác giả thể hiện như thế nào trong cảnh hộ đê?H: Có thể chỉ ra các chi tiết thể hiện mức độ tăng dần của từng khía cạnh miêu tả?

bệ, cử chỉ, cách nói năng hách dịch, điều bộ nhàn nhã.+ Kẻ hầu người hạ: khúm núi sợ sệt- Không khí: Tĩnh lặng, trang nghiêm- Đồ dùng: Bát yến hấp đường phèn, khay khảm, tráp đồi mồi, ống thuốc bạc, đồng hồ vàng… đầy đủ, sang trọng* Cảnh đánh tổ tôm: lúc mau, lúc khoản, ung dung êm ải, khi cười, khi nói vui vẻ dịu dàng…- Quan phủ mê tổ tôm quên hết mọi việc- Khi có người báo tin đê sắp vỡ:+ Mọi người xung quanh giật nảy mình+ Quan phủ: Điềm nhiên, chờ ù bài rồi cáu: Mặc kệ.- Khi có người báo tin đê vỡ:+ Bọn nha lại lo sợ, thầy đề run cầm cập+ Quan phủ đổ trách nhiệm cho cấp dưới, cho dân, đe doạ “cắt cổ, bỏ tù” đuổi người báo tin ra ngoài và vẫn say sưa với ván bài được ù to- Khi ù ván bài quan sung sướng vừa cười vừa nói “ù! thông tôm, chi chi nảy” điếu mày? quan rất sung sướng và thoải mái

Đó là niềm vui tàn bạo, vô nhân tính, thể hiện thái độ vô trách nhiệm của một vị quan vô lương tâm trước đời sống của nhân dân- Chính sự tương phản trong đình – ngoài đê; sự tàn bạo của quan – sự khốn khổ của dân đen đã tạo nên giá trị tố cáo sâu sắc cho tác phẩm.b. Nghệ thuật tăng cấp:b1: Trong cảnh dân hộ đê phép tăng cấp được thực hiện trong cách miêu tả.- Cảnh trời mưa mỗi lúc một nhiều- Mức nước sông mỗi lúc một dâng cao- Âm thanh mỗi lúc một ầm ĩ.- Sức người mỗi lúc một đuối- Nguy cơ vỡ đê mỗi lúc một đến gần

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 96: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

?Nghệ thuật tăng cấp được tác giả thể hiện như thế nào trong cảnh trong đình?

Tác dụng của nghệ thuật tăng cấp ở đây như thế nào?

? Nêu giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo trong tác phẩm? Giá trị nghệ thuật của tác phẩm?- HS trả lời.- HS đọc ghi nhớ SGK.- GV chốt

HS thực hiện bài tập 1 theo nhóm.- 1 nhóm/ 1bàn- Nhóm trưởng trình bày- Các nhóm nhận xét- GV chốt* GV hướng dẫn nhanh bài tập 2, yêu cầu HS khá giỏi thực hịên ở nhà.

- Đê vỡ – Dân thảm sầub2: Trong cảnh quan đánh tổ tôm phép tăng cấp vận dụng vào việc miêu tả sự đam mê tổ tôm và thái độ vô trách nhiệm của quan.- An nhàn hưởng thụ- Mê bài bạc không chứng kiến cảnh hộ đê- Mưa gió ầm ầm mà coi như không biết gì- Có người báo tin đê sắp vỡ: Mặc kệ- Có người báo tin đê vỡ: Đổ vấy trách nhiệm, quát nạt, tiếp tục chơi tổ tôm- Vui sướng tột cùng khi ù ván bài toTác dụng: Tăng thêm kịch tính cho tác phẩm và làm cho bản chất vô trách nhiệm của tên quan phủ hiện ra rõ hơn.4. Tổng kết:Ghi nhớ SGK trang 83

III. Luyện tập.

1. Bài tập 1:- Trong văn bản không có hình thức ngôn ngữ độc thoại nội tâm- Có tất cả các hình thức ngôn ngữ còn lại

4. Củng cố và vận dụng: - Em có nhận xét như thế nào về hình ảnh tên quan phụ mẫu trong truyện ngắn này?

Qua hình ảnh đó tác giả muốn phản ánh điều gì trong xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX?5. Hướng dẫn về nhà:- Ôn nội dung bài học. Học thuộc phần ghi nhớ. Học thuộc một đoạn văn mà em

thích nhất- Làm bài tập 2.- Chuẩn bị bài: “Cách làm bài văn lập luận giải thích”- Thực hiện phần chuẩn bị ở nhà trong bài: “ Luyện tập lập luận giải thích”

*********************************************

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 97: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJackNgày soạn: Ngày dạy:

TIẾT 107. CÁCH LÀM BÀI LẬP LUẬN GIẢI THÍCH

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Kiến thức: - Nắm được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận giải thích.- Biết được những điều cần lưu ý và những lỗi câu cần tránh trong lúc làm bài2. Kỹ năng: - Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, phát triển ý thành đoạn văn3.Thái độ:- Ý thức trau dồi tri thức, bồi dưỡng tư tưởng, đạo đức bản thân thông qua những bài văn giải thích.II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài,chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,đọc và trả lời câu hỏi bài tập SGK. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: CH1: Nhu cầu và mục đích giải thích trong đời sống và trong nghị luận như thế nào ?CH2: Thế nào là phép lập luận giải thích? Có những cách giải thích nào trong văm nghị luận? 3.Bài mới:

- Các em đã đc tìm hiểu về văn lập luận giải thích.Vậy bài văn lập luận giải thích đc trình bày ra sao cách lập luận như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài học.

HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ 1. HDHS tìm hiểu các bước làm bài- GV gọi HS đọc đề bài trong SGK.

CH: Nhắc lại các bước làm một bài văn bình thường? (4 bước)CH1:Đề bài nêu trong SGK đặt ra yêu cầu gì?

CH2: Người làm bài có cần giải thích vì

I.Các bước làm bài văn lập luận giải thích.* Đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ : “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích câu tục ngữ đó.

1. Tìm hiểu đề và tìm ý.- Yêu cầu: Giới thiệu nội dung câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”- Làm sáng tỏ nghĩa đen, nghĩa bóng và ý nghĩa sâu xa của nó.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 98: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJacksao “Đi một ngày đàng, học một sáng khôn” không? Vì saoCH3: Làm thế nào để tìm hiểu được ý nghĩa chính xác và đầy đủ của câu tục ngữ?

- GV yêu cầu HS trả lời nhanh

CH: Bài văn lập luận giải thích có nên gồm 3 phần chính giống như bài văn lập luận chứng minh không? Vì sao?CH: Phần mở bài trong bài văn lập luận giải thích cần phải đạt yêu cầu gì?(mang định hướng giải thích, gợi nhu cầu được hiểu biết)

CH:Phần thân bài trong bài văn lập luận giải thích phải làm nhiệm vụ gì?

CH: Để làm cho ý nghĩa của câu: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” trở nên dễ hiểu đối với người đọc, người nghe, thì nên sắp xếp các ý đã tìm được theo thứ tự nào?

CH: Phần kết bài trong văn lập luận giải thích phải làm nhiệm vụ gì?H:Em có thể rút ra kết luận gì về việc lập dàn bài cho một bài văn lập luận giải thích?

- GV cho HS đọc đoạn mở bài trong SGKCH: Các đoạn mở bài này có đáp ứng yêu cầu của đề bài lập lụân giải thích không?CH: Có phải mỗi bài văn chỉ có 1 cách mở bài duy nhất không?- GVlần lượt cho HS đọc các thân bài khác

- Đề yêu cầu phép lập luận và giải thích- Để tìm được ý nghĩa đầy đủ và chính xác của câu tục ngữ cần:+ Hỏi người hiểu biết hơn+ Đọc sách báo+ Tra từ điển+ Tự mình suy nghĩ+ Liên hệ với ca dao tục ngữ tương tự...2. Lập dàn bài:a. Mở bài:- Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa sâu xa là đúc kết thành kinh nghiệm và thể hịên khát vọng đi nhiều nơi để mở rộng hiểu biếtb. Thân bài: Triển khai việc giải thích- Giải thích nghĩa đen:+ Đi một ngày đàng, nghĩa là gì?+ Học một sáng khôn, nghĩa là gì?(lưu ý: Cách đo –không gian = đơn vị ngày - Trí khôn = sàng có gì đặc biệt)- Giải thích nghĩa bóng* Suy nghĩ câu tục ngữ và đúc kết một kinh nghiệm về nhận thức không? kinh nghiệm đó là gì?- Nghĩa sâu: Liên hệ với các dị bản khácc. Kết bài.- Khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ- Kết luận: ý 2 – ghi nhớ – SGK Trang 86

3. Viết bài:a. Viết mở bài: Có thể theo 1 trong3 cách+ Đi thẳng vào vấn đề+ Đối lập hoàn cảnh với ý thức+ Nhìn từ chung đến riêngb.Viết thân bài:- Đoạn đầu tiên của phần thân bài phải liên kết với phần mở bài, phù hợp với mở bài.- Các đoạn sau của thân bài phải liên kết

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 99: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

nhau.CH: Làm thế nào để đoạn đầu tiên của thân bài liên kết được với phần mở bài?CH: Cần làm gì để các đoạn sau của thân bài liên kết được với đoạn trước của nó?CH: Nên giải thích nghĩa đen như thế nào?CH: Nên viết đoạn văn giải thích nghĩa bóng như thế nào?

CH: Viết đoạn văn giải thích nghĩa sâu như thế nào?- HS đọc đoạn kết bài SGK và nêu.CH: Kết bài ấy đã cho thấy rõ là vấn đề đã được giải thích xong chưa?CH: Có phải mỗi đề văn chỉ có một cách kết bài duy nhất không?HĐ . HDHS luyện tập:

- HS trả lời câu hỏi SGKCH: Hãy tự viết những cách viết bài văn khác cho đề bài trên.- GV hướng dẫn HS viết 1 đoạn văn kết bài.1 - 2 HS đọc kết bài của bạn.

được với đoạn trước nó.

- Giải thích nghĩa đen: của từng câu tục ngữ, từng vế câu trước rồi giải thích nghĩa đen của câu.- Viết đoạn văn giải thích nghĩa bóng phải đặt vào mối quan hệ với nghĩa đen xem có hợp lôgic không.- Viết đoạn văn giải thích nghĩa sâu phải có liên hệ với câu ca dao, tục ngữ khác có nét tương đồng về nội dung, có sự so sánh phân tích với nội dung của câu tục ngữ đó.- Từ đó rút ra ý nghĩa rộng, sâu của cần giải thíchc. Kết bài:- Có nhiều cách kết bài sao phù hợp với cách mở bài.4. Đọc lại và sửa chữa.* Kết luận chung

II. Luyện tập.

4. Củng cố và vận dụng:- GV củng cố nội dung ghi nhớ5. Hướng dẫn về nhà: - Ôn nội dung bài học, học thuộc lòng phần ghi nhớ SGK T 86- Chuẩn bị bai lập luận giải thích* Làm thật kĩ phần: Chuẩn bị ở nhà theo các yêu cầu SGK

*************************************

Ngày soạn: Ngày dạy:

TIẾT 108. LUYỆN TẬP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH

(VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 Ở NHÀ)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Kiến thức: - Học sinh nắm vững hơn cách làm một bài văn giải thích.2. Kỹ năng:

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 100: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack - Viết đoạn văn lập luận giải thích.3.Thái độ:- Ý thức trau dồi tri thức, bồi dưỡng tư tưởng, đạo đức bản thân thông qua những bài văn giải thích.II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài,chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,đọc và trả lời câu hỏi bài tập SGK. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: H: Nêu các bước làm một bài văn nghị luận giải thích? Bố cục và lời văn trong một bài văn lập luận giải thích? 3.Bài mới:- Bài học này, chúng ta cùng luyện tập về văn lập luận giải thích. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ 1. HDHS luyện đềCH: em sẽ thực đề bài trên như thế nào?

CH: Đề bài yêu cầu gì?CH:Làm thế nào để nhận ra yêu cầu đó?CH: Để đạt được yêu cầu giải thích câu nói đã nêu trên, bài làm cần có những ý gì?

CH: Mở bài cần nêu lên ý gì?

CH: Cần sắp xếp các ý đã tìm được như thế nào để sự giải thích trở nên hợp lí, chặt chẽ, dễ hiểu.

I. Luyện tập lập luận giải thích: Đề bài: Một nhà văn có nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người” hãy giải thích câu nói đó?1. Tìm hiểu đề và tìm ý.- Yêu cầu: + Cách lập luận giải thích + Nội dung: Câu nói “Sách……diệt”- Căn cứ vào mệnh lệnh của đề, từ ngữ trong đề.- Tìm ý: Căn cứ vào phần gợi ý SGK2. Lập dàn bài:a. Mở bài:- Giới thiệu câu nói và ý nghĩa nội dung câu nói đó.b. Thân bài:1) Giải thích ý nghĩa của câu nói:- Sách chứa đựng trí tuệ của con người.- Trí tuệ: Tinh tuý, tinh hoa của hiểu biết.- Sách là ngọn đèn sáng = ngọn đèn sáng soi chiếu, soi đường, đưa con người ra khỏi chốn tối tăm (sự không hiểu biết)- Sách là ngọn đèn soi sáng bất diệt: ngọn

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 101: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

CH: Cơ sở chân lí của câu nói trên là gì?

- GV cho học sinh viết 1 đoạn mở bài và kết bài ở lớp.Gọi một số em đọc đoạn văn đã viết ở nhà cho cácbạn nhận xét, đánh giá, bổ sung.- GV nhận xét, bổ sung, rút ra kết luận.

đèn soi sáng không bao giờ tắt.- ý nghĩa của câu nói: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt được thắp lên từ trí tụê con người .2) Giải thích cơ sở của chân lý- Không phải mọi quyển sách đều là “ngọn…..” nhưng những cuốn sách có giá trị thì đúng là như thế.- Những cuốn sách có giá trị ghi lại những hiểu biết quý giá nhất mà con người có được trong sản xuất, chiến đấu và mối các mối quan hệ xã hội.- Những hiểu biết được sách ghi lại không chỉ có ích cho một thời mà còn có ích cho mọi người.- ánh sáng (thế) trí tuệ ấy sẽ được truyền lại cho những đời sau.3) Giải thích sự vận dụng chân lí được nêu trong câu nói.- Cần phải chăm đọc sách hiểu biết nhiều hơn, sống tốt hơn. Cần chọn sách tôt, hay để đọc- Cần tiếp nhận ánh sáng trí tụê chứa đựng trong sách.c. Kết luận:- ý nghĩa của câu nói đó đối với mọi người3. Viết đoạn văn:- Viết 1 đoạn mở bài- Viết 1 đoạn kết bài

4. Đọc lại và sửa chữa.B. Viết bài tập làm văn số 6 ở nhà

Đề bài: Ca dao có câu: “Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” Em hãy giải thích câu cao dao trên có liên hệ với cuộc sống thực của em. Phát biểu cảm nghĩ của em đối với công ơn của cha mẹ.* Yêu cầu:

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 102: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack- Qua giải thích phân tích các hình ảnh so sánh trong câu ca dao, bài làm cần nêu rõ công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái, liên hệ với hoàn cảnh cụ thể của bản thân. (Phần chính)- Từ đó phát biểu cảm nghĩ của bản thân đối với cha mẹ.Dàn bài – Thang điểma. Mở bài: Dẫn câu ca dao và nội dung câu ca dao (1đ)b. Thân bài: (7đ)1. Giải thích ý nghĩa của câu ca dao.-Ý nghĩa các hình ảnh trong câu ca dao.- Hình ảnh “Núi Thái Sơn” là một ngọn núi cao, nổi tiếng ở Trung QuốcVí công cha như núi Thái Sơn Công lao to lớnNghĩa “Nước trong nguồn chảy ra” không bao giờ cạn- So sánh nói lòng yêu thương vô cùng, vô tận của người mẹ.- ý nghĩa của câu ca dao: Công ơn to lớn vô cùng của cha mẹ, qua đó giáo dục mọi người lòng biết ơn, kính trọng đối với cha mẹ.- Công lao của cha mẹ đối với con cái là rất to lớn và không bao giờ có thể kể hết được- Công lao sinh thành- Công lao nuôi dưỡng từ bé đến lớnCông lao dạy dỗ cho nên người- Cảm nghĩ của bản thân.- Tình cảm của em đối với cha mẹ như thế nào? Có giữ được không? Vì sao?- Từ bây giờ về sau, khi lớn lên em sẽ làm gì để đền đáp công lao to lớn đó của cha mẹ? c. Kết bài: - Khẳng định công lao to lớn của cha mẹ và cách cư xử bổn phận của kẻ làm con.* Bố cục rõ ràng, khoa học (không và rất ít lỗi ngữ pháp, chính tả) (1đ)

4. Củng cố và vận dụng: - Ôn lý thuyết nhanh - Yêu cầu hoàn thành hai bài kiểm tra

5. Hướng dẫn về nhà: - Hoàn thành bài kiểm tra Chuẩn bị bài: Những trò lố hay là Va -Ren và Phan Bội Châu.

*****************************************Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 109. ĐỌC THÊM: NHỮNG TRÒ LỐ HAY LÀ VA-REN

VÀ PHAN BỘI CHÂU(Nguyễn Ái Quốc)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Kiến thức: - Học sinh hiểu được giá trị của đoạn văn trong việc khắc hoạ sắc nét của hai nhân vật Va - Ren và Phan Bội Châu, với hai tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội phi nghĩa và chính nghĩa lúc bấy giờ - Thực dân Pháp và nhân dân Việt Nam.- Nghệ thuật truyện ngắn gọn, đặc sắc trong bút pháp Nguyễn Ái Quốc.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 103: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack2. Kỹ năng: - Đọc, tóm tắt truyện, phân tích truyện - đặc biệt là kỹ năng phân tích nhân vật. 3.Thái độ: - Có ý thức đấu tranh loại trừ những điều phi nghĩa, bất công.II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài,chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,đọc và trả lời câu hỏi đọc hiểu sgk bài tập SGK. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ:

H: Phân tích nghệ thuật tương phản, tăng cấp trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay” và cho biết tác dụng của việc sử dụng nghệ thụât đó trong truyện?

H: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của truyên ngắn Sống chết mặc bay. 3.Bài mới:

Năm 1925, nhà chí sĩ yêu nước PBC (1867 - 1940) bị bọn thực dân Pháp bắt cóc ở Thượng Hải (TQ), rồi đưa về HNội kết án tù chung thân. Đó cũng là thời gian viên toàn quyền Pháp Đông Dương Va-ren chuẩn bị sang VN nhâm chức. Hắn hứa sẽ quan tâm tới vụ của PBC.Trên báo Lơ Pa-ri-a, số 36-37 phát hành 9/10/1925 tại Pa-ri có đăng truyện ngắn châm biếm của NAQ. Tác phẩm góp thêm một tiếng nói đầy sức mạnh với phong trào đòi thả tự do cho cụ Phan đang rầm rộ ở VN lúc bấy giờ. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ 1. HD đọc và tìm hiểu chú thích:- GV hướng dẫn cách đọc- HS đọc- HS nhận xét cách đọc của bạn- GV nhận xét.? Tóm tắt truyện ngắn?

? Nêu những hiểu biết ngắn gọn của em về tác giả Nguyễn ái Quốc ?? Nêu hoàn cảnh sáng tác và mục đích của văn bản này?? Em hiểu biết gì về Phan Bội Châu?

I.Đọc, tìm hiểu chú thích:1. Đọc.- Chú ý lời kể chuyện vừa bình thản, vừa dí dỏm, hài hước những câu cảm thán, những lời nói đọc thoại của Va-ren trong cuộc đối thoại với Phan Bội Châu.

2. Tìm hiểu chú thích.a.Tác giả: Nguyễn ái Quốc (1890- 1969) là tên gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh được dùng từ 1919 - 1945.- Lãnh tụ vĩ đại, nhà văn lớn, anh hùng dân tộc, và Danh nhân văn hoá thế giới.- Tại Pháp, Bác viết nhiều thể loại: Truyện, kí, phóng sự, kịch...

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 104: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

GV: Cho HS xem chân dung của Nguyễn Ái Quèc, Phan Béi Ch©u vµ chèt.

- GV giải thích rõ ràng từ khó mà HS còn thắc mắc, chưa hiểu rõ.HĐ 2. HDHS đọc hiểu văn bản:CH: Theo em đây là một truyện ký ghi chép thực sự hay tưởng tượng?? Căn cứ vào đâu để kết luận?

? Xác định bố cục của văn bản?

?Truyện này có bpháp nghệ thuật nào giống với Nght tp “Sống chết mặc bay”.- NT tương phản. Nhưng NAQ thể hiện mới mẻ hơn.

? Em hiểu thế nào về nghĩa của cụm từ “Những trò lố”?

VD: Vi hành, Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Bản án chế độ thực dân P, Con rồng tre.- Tác phẩm : Những trò lố hay là Va-ren và PBC+ Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1925- sau khi Phan Bội Châu bị bắt cóc ở Trung Quốc và bị giải về Hỏa Lò - Hà Nội chờ xét xử+ Mục đích sáng tác:- Cổ động phong trào của nhân dân trong nước đòi thả Phan Bội Châu.- Vạch trần bộ mặt giả dối của tên toàn quyền Va-ren khi sang Đông Dương nhận chức.- Ngợi ca nhà chí sĩ yờu nước PBC.- Từ khó : SGKII. Đọc- hiểu văn bản:1. Kiểu văn bản: Tự sự- Thể loại: Truyện ký- Đây là một truyện ngắn, hình thức có vẻ như là một bài ký sự, nhưng thực sự là một câu chuỵên hư cấu.- Truyện được viết trước khi Va-ren sang nhậm chức toàn quyền Đông Dương và thực tế khi y sang Đông Dương cũng không có chuỵên gặp Phan Bội Châu ở Hoả Lò - Hà Nội2. Bố cục: 3 đoạn- Đoạn 1: Từ đầu Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù. Lời hứa của Va-ren.- Đoạn 2: Tiếp không hiểu Phan Bội Châu. Cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu trong nhà tù ở Hoả lò – Hà Nội.- Đoạn 3: Kết. Thái độ của PBC với Va-ren3. Phân tích:* Nhan đề của truyện:- Những trò lố: Những trò hề nhảm nhí, tồi tệ, kệch cỡm mà người làm trò diễn, càng

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 105: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

? Nhan đề truyện có tác dụng gì đvới việc thể hiện giá trị nội dung tác phẩm?

? Nhân vật chính, trung tâm trong truyện là ai? Được bộc lộ trong những hoàn cảnh nào?

- GV yêu cầu HS đọc lại đoạn 1 của tác phẩm.?Khi VR trên đường sang Đ.Dng thì PBCntn?? Để được sang nhận chức toàn quyền ở Đông Dương, Va-ren đã hứa gì?? Tại sao hắn lai phải hứa như vậy?

? Tác giả đã nói về lời hứa đó như thế nào? Tính chất của lời hứa đó ra sao?? Vậy thực chất lời hứa đó là gì?

? Nhận xét của em về bản chất của VR từ t/chất của lời hứa trên?GV: Trên thực tế Va-ren là người đứng đầu trong việc cai trị Đông Dương, còn Phan Bội Châu là một người cách mạng bị cầm tù.- Hay bên đối lập nhau do vậy không có lời hứa của Va – Ren (đó chính là lời hứa bịp bợm)GV bổ sung thêm nội dung văn bản cho học sinh nắm vững về cuộc hành trình của Va-ren

diễn càng bộc lộ sự vô duyên, tức cười.- Nhan đề truyện có t/d: muốn hé cho người đọc đây là những trò lố cuối cùng, hấp dẫn nhất mà Va-ren kiêm luôn các công việc: biên kịch, đạo diễn và diễn viên chính.3/1: Hình tượng nhân vật toàn quyền Va-ren qua các trò lố.- Nhân vật chính - trung tâm: Va-ren.- Thể hiện qua các cảnh:+ Trên đường sang VN.+ Trên đường tuần du ở SGòn+Ở kinh đô Huế+ Trong nhà tù ở Hoả Lò (HNội)a. Va -ren và trò lố thứ nhất: (Đ1).

- Khi VR trên đường sang Đ Dương thì PBC vẫn nằm tù.- Va -Ren nửa chính thức hứa sẽ chăm sóc vụ của Phan Bội Châu:+ Do sức ép của công luận Pháp và Đ.Dương.+ Cụm từ“nửa chính thức hứa” câu hỏi mang tính chất nghi ngờ:- Có thể thay đổi lời hứa- Nhiều khả năng chưa chắc giữ lời hứa vì hắn biết trước hắn sẽ nuốt lời. Đó là lời hứa dối trá, hứa để ve vuốt trấn an.

- Nhân dân Việt Nam đang đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 106: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

- Từ Mác –xây – SGòn: 4 tuần ở Sài Gòn Va-ren đi tuần du kĩ càng toàn phố.+ Va – Ren đi từ Sài Gòn Huế: ở Huế hắn lại vô cùng bình tĩnh đi thăm cung đình Huế, dự yến tiệc, gắn mề đay…công việc cũng chậm chạp, dềnh dàng để kéo dài thời gian.* Điệp ngữ:“Trong khi đó – Phan Bội Châu vần nằm tù”Tác giả đã lật tẩy sự giả dối trong lời hứa của Va- Ren.- HS đọc đoạn 2.? Thực tế khi xuống tàu, V đã làm gì?

? Cảnh đón đoàn Va-ren ở SG diễn ra ntn?+ Ch/quyền?

+ Dân chúng?

H: Ch/q và V hiện lên ntn?

Cảnh đón V tại triều đình Huế tuy ngắn mà đặc sắc. H:Qua đoạn văn em hãy so sánh thái độ của triều đình Huế và cách ứng xử của V?

- Hành trình của Ve-ren kéo dài tới 4 tuần lễ -> Sự chậm chẽ cố ý, muốn PBC bị xử tử rồi sẽ phủi tay.=> Lời hứa đó thực chất là một trò lố kệch cỡm và đáng cười, bộc lộ thủ đoạn xảo trá, tính chất cơ hội của kẻ làm chính trị.

- Đồng thời châm biếm kín đáo cách làm trò bẩn thỉu của Va-ren.

b. Va-ren với trò lố thứ hai: Va-ren ở Gài Gòn.- Chỉ muốn chăm sóc vụ PBC khi nào thật yên vị.-> T/giả tạo ra sự nghi ngờ, mỉa mai = thực tế: PBC vẫn nằm tù.- Cảnh đón V ở SGòn:+ Ch/quyền: quấn quýt, lôi kéo, giằng co, ấp ủ trong mớ bòng bong những buổi chiêu đãi, tiếp rước và chúc tụng.+ Dân chúng:- Bị lùa đi dưới ngọn roi gân bò và tiếng quát tháo.. Xem V như đi xem hát tuồng.. Bình phẩm V: Rậm râu, sâu mắt. Cảnh tượng nhốn nháo.-> Thái độ dân chúng thấy tò mò và lạ lẫm với một nhân vật xảo quệt, độc ác.-> Chính quyền như một gánh xiếc, mà V là nhân vật chính trong gánh xiếc ấy.=> V hiện lên như một tên hề lố bịch và nực cười. Tên hề xảo trá, bịp bợm đang cố kéo dài thời gian để nuốt lời hứa của mình.c. Va-ren với trò hề thứ ba:

*Toàn quyền Va-ren- Sẽ dừng lại

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 107: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

Triều đình Khải Định- Tất tưởi nghênh tiếp- Đức kim Thượng sẽ thỉnh thăm hoàng cung, sẽ thỉnh dự yến.- Mời ngài- Cài lên ngực bội tinh Nam Long.=> Bên trọng: xum xoe, vồ vập -> Sự hèn hạ.

? TG tiếp tục nhấn lại điệp ngữ nào? T/d?? Trong đoạn văn có hai nhân vật là Va- Ren và Phan bội Châu được xây dựng theo mối quan hệ nào? và cụ thể như thế nào?

? Cuộc gặp gỡ trong hoàn cảnh nào?

- Sẽ vào, sẽ ăn

-> Từ ngữ miễn cưỡng, thụ động, nhạt nhẽo.- Được gắn mề đay.=> Bên khinh:Tiếp nhận không khách khí, không từ chối.Thái độ khinh khỉnh, hống hách, hợm hĩnh ra oai với thuộc hạ bản xứ -> đã hài lòng.- Tác giả nhắc lại: PBC vẫn nằm tù.-> Mỉa mai và cho thấy rõ sự dối trá của V.d. Va-ren với màn trò hề thứ tư: Cuộc gặp gỡ giữa Va – Ren và Phan Bội Châu ở Hoả Lò (Hà Nội).Tác giả giới thiệu hai nhân vật trước mối quan hệ tương phản, đối kháng:

Tên Va – Ren+ Tên toàn quyền mới nhận chức ở Đông Dương

+ Con người phản bội G/C vô sản, bị đồng bọn đuổi ra khỏ tập đoàn.

+ Kẻ ruồng bỏ quá khứ, lòng tin vào GC mình Một kẻ phản bội nhục nhã.

Phan Bội Châu+ Một người đang ở tù vì dám đứng dậy đấu tranh chống lại chế độ thực dân trên đất nước mình.+ Hi sinh cả gia đình và của cải, quê hương để không phải sống cùng lũ cướp nước, bán nước.+ Một người đang gần kề với cái chết.

Một vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được cả dân tộc tôn sùng

* Trong cuộc gặp gỡ ở trong tùNhân vật Va-ren:

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 108: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack? Khi gặp Phan Bội Châu Va-ren đã nói và hành động như thế nào? Em nhận xét như thế nào về lời nói và hành động đó của Va -ren.?Va-ren đa thuyết phục gì ở Phan Bội Châu??Để thuyết phục được Phan Bội Châu, Va-ren đã dùng những lí lẽ như thế nào?

CH: Lời lẽ của Va-ren mang hình thức ngôn ngữ gì? Hình thức ngôn ngữ đó nói lên điều gì về Va-ren?

? Nếu gọi cuộc gặp gỡ này là một màn kịch, thì ai là diễn viên chủ yếu? Tên diễn viên đó như thế nào?

? Đứng trước Va-ren, Phan Bội Châu có thái độ như thế nào??Tác giả bàn luận như thế nào về thái độ đó về Phan Bội Châu

- Mở đầu:+Va-ren tuyên bô “Tôi đem tự do đến cho ông đây”+ Hành động:Tay phải dơ ra bắt tay Phan Bội Châu, còn tay trái thì nâng cái gông to lên.-> Lời nói và hành động, thể hiện sự tự cao, hống hách và rất giả dối- Va-ren thuyết phục Phan Bội Châu hãy trung thành, cộng tác và hợp lực với nước Pháp.- Va-ren đưa ra những tấm gương phản bội và khoe khoang về sự phản bội của chính mình.- Va-ren đối thoại đơn phương, gần như là độc thoại, tự nói với mình (Phan Bội Châu không hề nói lại).T/d: Bộc lộ rõ ràng động cơ, tính cách của một kẻ tiểu nhân bất đắc dĩ: vừa vuốt ve, dụ dỗ, vừa bịp bợm một cách trắng trợn, vô liêm sỉ, với cái tự tin làm chủ tình huống của một kẻ xảo quyệt, phản bội, trâng tráo, nhục nhã. Trong màn kịch này V vừa là biên kịch, vừa là đạo diễn , vừa là diễn viên chính.-> Đây là một trò lố sinh động nhất của tên toàn quyền Đông Dương trong truyện này. Qua trò lố này tính chất bỉ ổi, xảo trá được hiện lên rõ nhất.-> Trước mặt P, V rơi vào tình cảnh thật thảm hại và nhục nhã.3/2. Nhân vật Phan Bội Châu- Phan Bội Châu im lặng, dửng dưng, phớt lờ, coi như là không nghe thấy gì?Đó là thái độ khinh bỉ, bản lĩnh kiên cường của ông trước Va-ren.- Tác giả cho rằng sự dửng dưng, im lặng, của Phan Bội Châu là do Phan Bội Châu là một người cộng sản nên không thể chấp nhận, không thể hiểu nổi những lời lẽ, luận điệu của bọn thực dân giả dối. Qua đó khẳng định thêm tính cách của Phan Bội

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 109: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

GV: Câu chuyện có thêm đoạn kết với lời quả quyết của anh lính An Nam và lời đoán thêm của tác giả, khiến câu chuyện có ý nghĩa gì?

? Cho biết ý nghĩa của lời tái bút, sự kết hợp của lời kết và lời tái bút?

? Em có cảm nghĩ gì về nhân vật Phan Bội Châu

? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm?HS đọc ghi nhớ SGK – GVchốt

Châu.- Đoạn kết tác giả tiếp tục nâng cao tính cách và thái độ của Phan Bội Châu:+ Lời của chú lính: “Thấy đôi ngọn râu mép của anh tù nhếch lên một chút rồi hạ xuống ngay”+ Lời bàn của tác giả: “Có thể lúc ấy Phan Bội Châu có mỉm cười – mỉm cười kín đáo, vô hình và im lặng như cánh ruồi lướt qua” Thái độ khinh bỉ, mỉa mai kẻ thù của PBC.+ Thái độ của Phan Bội Châu ở lời tái bút: “nhổ vào mặt nó” Cử chỉ dữ dội, bất ngờ, một thái độ quyết liệt, một sự khinh bỉ tột cùng, không thể kìm nén được.=> Phan Bội Châu là một người điềm tĩnh, có ý chí kiên cường, bất khuất – một nhân cách cao cả trước kẻ thù đê tiện, gian trá.Ông là một người đáng kính, đáng khâm phục tương phản hoàn toàn với tên toàn quyền Đ.D bỉ ổi, hèn hạ.4. Tổng kết:a.NT:- Giọng văn châm biếm- Đối lập, tương phản mới mẻ, hiện đại.- Kể chuyện nối tiếp tạo ra các màn, lớp, cảnh hấp dẫn.- Điệp câu để nhấn mạnh so sánh.- Kết truyện hiện đại: Có thêm đoạn Tái bút.b.ND: Vạch trần bộ mặt gian trá, xảo quyệt, bịp bợm củatên toàn quyền Đ.D - Đại diện cho chế độ tdân .- Ngợi ca kí tiết kiên trung, cao đẹp của anh hùng PBC - Đại diện cho khí phách dân tộc VN.*Ghi nhớ SGK trang 95III. Luyện tập.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 110: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

HĐ 2. HDHS tổng kết:- HS đọc CH1 SGK

HS thảo luận và trả lời nhanh

Bài 1:- Đó là tình cảm yêu mến, kính phục, ngợi ca tâm hồn cao thượng và khí phách của Phan Bội Châu.- Căn cứ vào những lời bàn luậngián tiếp.

4. Củng cố và vận dụng: Tóm tắt tác phẩm? Em có nhận xét gì về cách dẫn vào truyện của Nguyễn Ái Quốc? . Hướng dẫn về nhà:- Ôn nội dung bài học- Đọc kỹ đoạn 2,3 và tập phân tích, tìm hiểu theo SGK

Chuẩn bị bài: Dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu: Luyện tập *******************************************

Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 110. DÙNG CỤM CHỦ VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU LUYỆN TẬPI. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Kiến thức: - Củng cố kiến thức về việc dùng cụm chủ vị để mở rộng câu2. Kỹ năng: - Bước đầu biết các mở rộng câu bằng cụm từ chủ- vị - Rèn kỹ năng nhận diện, phân tích và sử dụng cách dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu 3.Thái độ: - Có ý thức giữ gìn và phát huy sự giàu, đẹp của Tiếng Việt. II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài,chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,đọc và xem trước các bài tập sgk. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ:

CH: Cho biết thế nào là dùng cụm từ chủ vị để mở rộng câu? Cho ví dụ? CH: Nêu các trường hợp dùng cụm tư chủ – vị để mở rộng câu? Cho ví dụ?

3.Bài mới:

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 111: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack- Các em đã đc học cách mở rộng câu bằng các cụm C-V bài học này chúng ta cùng làm các bài tập luyện tập. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ 1. HDHS củng cố lí thuyết:

H: Thế nào là dùng cụm CV để mở rộng câu?

H: Các trường hợp dùng cụm CV để mở rộng câu?

HĐ 2. HDHS củng cố lí thuyết:

- GV hướng dẫn hs làm bài tập 1.

H: Chỉ ra các cụm chủ vị mở rộng trong câu?

- Gọi hs đọc và xác định yêu cầu bài tập.- GV yêu cầu học sinhgheps các câu thành câu có cụm CV mở rộng.

I.Lý thuyết1.Dựng cụm cv để mở rộng cõu là: Khi núi(viết) cú thể dựng những cụm từ cú hỡnh thức giống câu đơn bỡnh thường, gọi là cụm chủ - vị(cụm C- V), làm thành phần của cõu hoặc của cụm từ để mở rộng cõu.2.Các trường hợp dựng cụm C-V để mở rộng cõu:- Cỏc thành phần như chủ ngữ, vị ngữ và cỏc phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tớnh từ đều cú thể đc cấu tạo bằng cụm C- V.II. Luyện tập:Bài tập1:a) - Khí hậu nước ta / ấm áp Cụm C - V làm chủ ngữ- Ta quanh năm/ trồng trọt, thu hoạch bốn mùaC V1 V2 Cụm C - V1,V2 làm phụ ngữ cho cụm động từ “Cho phép” - BNb)- Các thi sĩ /ca tụng .... đẹp C V- .. tiếng chim /kêu, tiếng suối/ chảy… C V C VCụm C - V làm phụ ngữ cho danh từ “khi 1”c)- Những tục lệ tốt đẹp ấy/ mất dần Bổ ngữ 1 - những nhận thức bóng bảy, hào nhoáng và thô kệch / bắt chước người ngoài Bổ ngữ 22. Bài tập 2:a. Chúng em học giỏi khiến cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.b.Nhà văn H. Thanh khẳng định rằng cái đẹp là cái có ích.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 112: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

- BT 3 Thực hiện như BT2 có thể thêm bớt một số từ.

c. Tiếng Việt rất giàu thanh điệu khiến lời nói của người Việt Nam ta du dương, trầm bổng như một bản nhạc.d) Cách mạng tháng Tám thành công đã khiến cho TV có một bước phát triển mới, một số phận mới.3. Bài tập 3:Câu a: Anh em hoà thuận khiến hai thân vui vầyCâu b: Đây là cảnh một rừng thông mà ngày nay biết bao người qua lại.Câu c: Hàng loạt vở kịch...sông Đuống…ra đời đã sưởi ấm cho ánh đèn sân khấu ở khắp mọi miền đất nước.

4. Củng cố, luyện tập: H: Nêu cách mở rộng câu bằng cách dùng cụm chủ vị

5. Hướng dẫn về nhà:- Về nhà ôn bài, vận dụng kiến thức đã học khi viết TLV, nói sao cho hợp lí- Chuẩn bị bài: Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn theo phần ICụ thể: Nhóm 1: Chuẩn bị đề a, Nhóm 2: Chuẩn bị đề b

Nhóm 3: Chuẩn bị đề c, Nhóm 4: Chuẩn bị đề d **********************************************

Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 111. LUYỆN NÓI: BÀI VĂN GIẢI THÍCH MỘT VẤN ĐỀI. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Kiến thức: - Nắm vững cách giải thích một vấn đề trong nghị luận2. Kỹ năng: - Trình bày miệng một vấn đề xã hội hoặc văn học. 3.Thái độ: - Có ý thức tập nói năng một cách mạch lạc, tự nhiên, tự tin. II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài,chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,chuẩn bị bài luyện nói, tập nói trước gương, trước các bạn. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 113: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ:

- GV kiểm tra sự chuẩn bị bài nói ở nhà của HS. 3.Bài mới:- Tạo điều kiện cho các em nói trước tập thể tạo sự tự tin mạnh dạn cho trước đám đông, trước tập thể, Giờ học này chúng ta cùng thực hiện giờ luyện nói về văn giải thích một vấn đề. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ 1. HD luyện nói:- GV yêu cầu và mục đích của giờ luyện nói: giải thích một vấn đề.- Mỗi nhóm cử một nhóm trưởng điều khiển, một nhóm phó làm thư ký ghi chép các ý kiến nhận xét, sau đó mỗi HS trong nhóm lần lượt nói từng đoạn cho đến cho đến hết bài.- Nhóm trưởng điều khiển thảo luận cử một người có bài nói khá nhất để nói trước lớpHĐ 2. HD nói trước lớp:- Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm cử ra một đại diện lên trình bày bài mới trước lớp.- Lớp lắng nghe và nhận xét- Giáo viên nhận xét, đánh giáGiáo viên sơ kết chung về kết quả giờ luyện nói.+ Về số lượng học sinh được nói, nội dung bài nói.Giọng nói, tư thế, ý kiến phát biểu….- Cho điểm đánh giá bốn đại diện của bốn nhóm đã nói trước lớp.

I.Yêu cầu của giờ luyện nói: giải thích một vấn đề:- Mục đích: Nhiều HS đước nói trước tập thể tạo sự tự tin mạnh dạn cho trước đám đông, trước tập thể.- Yêu cầu nói: Nói đủ nghe, rõ ràng, mạch lạc, trôi chảy, có sức truyền cảm và thuyết phục người ngheKhi nói cần thể hiện sự tự tin, mạnh dạn

II. Tổ chức luyện nói1.Luyện nói trước tổ nhóm. Nhóm 1: Luyện nói đề a.Nhóm 2: Luyện nói đề b.Nhóm 3: Luyện nói đề c.Nhóm 4: Luyện nói đề d.

2. Luyện nói trước cả lớp:3.Nhận xét, đánh giá kết quả giờ luyện nói:- Ưu điểm:- Nhược điểm:

4.Củng cố và vận dụng: - Làm thế nào để có một bài văn nói, giải thích một vấn đề được tốt.- GV chốt lại kiến thức theo yêu cầu.

5. Hướng dẫn về nhà:- Tập nói lại toàn bộ một lần- Tìm hiểu đề, lập dàn ý cho các đề bài khác- Chọn 1 trong 4 đề viết thành 1 bài văn giải thích hoàn chỉnh- Soạn bài: Ca Huế trên sông Thương- Sựu tầm bằng đĩa về ca Huế.

*******************************************

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 114: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJackNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 112. LIỆT KÊ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Kiến thức: - Hiểu được thế nào là phép liệt kê, tác dụng của phép liệt kê, phân biệt được các kiểu liệt kê2. Kỹ năng:

- Phân tích tác dụng, sử dụng phép liệt kê trong khi nói và viết.3.Thái độ: - Sử dụng, hiệu quả phép liệt kê trong khi nói và viết. II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài,chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,chuẩn bị bài trả lời các câu hỏi sách giáo khoa. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: CH: Lấy ví dụ một số câu có sử dụng C- V để mở rộng câu, chỉ rõ chức năng của cụm C - V đó trong câu? 3.Bài mới: Trong nói và viết văn thì phép liệt kê không thể thiếu. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về phép liệt kê. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ 1. HDHS tìm hiểu thế nào là liệt kê- GV gọi 1 HS đọc bài tập 1 phần I SGK T 104.CH: Nhận xét về cấu tạo và ý nghĩa của các bộ phận trong câu in đậm?

?Việc tác giả nêu ra hàng loạt sự việc

I.Thế nào là phép liệt kê ?1. Bài tập:a) Bài tập 1 SGK- Về cấu tạo: Có mô hình cú pháp (kết cấu tương tự nhau+ Bát yếu hấp đường phèn…+ tráp đồi mồi chữ nhật để mở…+ nào ống thuốc bạc,+ nào đồng hồ vàng+ ngoáy tai, ví thuốc…- Về ý nghĩa: Các đồ vật này cùng nói về

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 115: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

tương tự trên có ý nghĩa và tác dụng gì?

- GV: Cách viết trên chính là liệt kê.? Vậy thế nào là phép liệt kê? Phép liệt kê có tác dụng gì?- HS trả lời- GV gọi 1 HS đọc ghi nhớ 1 SGK trang 105- GV chốtHĐ 2. HDHS tìm hiểu các kiểu liệt kê

- GV gọi HS đọc bài tập 1? Xét về cấu tạo các phép liệt kê trong phần a,b có gì khác nhau?

- GV gọi 1 HS đọc bài tập 2 phần II.? Đảo thứ tự các bộ phận trong những phép liệt kê ở câu a,b rồi rút ra kết luận, xét về mặt ý nghĩa các phép liệt kê ấy có gì khác nhau?

? Từ việc giải nghĩa 2 BT trên hãy trình bày kết quả phân loại của phép liệt kê bằng sơ đồ?

những đồ vật sang trọng bày la liệt bên cạnh tên quan phủ.b)Tác dụng của cách nêu trên là: Làm nổi bật sự xa hoa của tên quan phủ đối lập với tình cảnh của dân phu đang lam lũ, thảm sâu ngoài mưa gió.2. Kết luận:*Ghi nhớ 1 SGK trang 105

II. Các kiểu liệt kê1. Bài tập:a. Bài tập1 (SGK – T105)*Về cấu tạo:- Câu a: Sử dụng phép liệt kê không theo từng cặp.- Câu b: Sử dụng phép liệt kê theo từng cặp(với quan hệ từ “và”)b. Bài tập 2:- Nhận xét- Câu a: Có thể đảo thứ tự các bộ phận trong phép liệt kê.- Câu b: Không đảo thứ tự các bộ phận trong phép liệt kê.- Xét về ý nghĩa có:+ Liệt kê không tăng tiến (câu a)+ Liệt kê tăng tiến (câu b)c. Bài tập 3:- Kết quả phân loại phép liệt kê bằng sơ đồ và bảng

Phép liệt kêPhân loại theo câu tạo

Phân loại theo ý nghĩa

Kiểu liệt kê theo từng cặp

Kiểu liệt kê không theo từng cặp

kiểu liệt kê tăng tiến

Kiểu liệt kê không tăng tiến

2. Kết luận: Ghi nhớ 2 trang 105

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 116: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJackGV yêu cầu HS đọc ghi nhớ 2 SGK T105HĐ 3. HDHS tìm hiểu các kiểu liệt kê

- HS thực hiện theo nhóm- Nhóm 1+ 2: Bài 1- Nhóm 3 :

- Bài 2a- Nhóm 4: Bài 2bCác nhóm tự thảo luận và ghi chép kết quả cuối cùngGV gọi các nhóm trưởng báo cáo kết quả của nhóm, các nhóm khác nhận xét bổ sung.GV chốt bằng nhận xét, sửa sai (nếu có)

- GV hướng dẫn BT 3- HS thực hiện ở nhà.

III. Luỵên tập.1. Bài tập 1:- Đoạn văn có sử dụng phép liệt kê.+ “Lịch sử …dân ta. Chúng ta có quền tự hoà về những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…”Đoạn 2: (Thân bài) sử dụng phép liệt kê với mô hình liên kết “Từ … đến”Từ câu 2 câu 4 sử dụng phép liệt kê2. Bài tập 2:Câu a:- Dưới lòng đường…trên vỉa hè, trong cửa tiệm… những culi xe, những quả dưa hấu… những xâu lạp sườn… cái rốn của một chú khách.. một viên quan uể oảiCâu b)…Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung

4. Củng cố và vận dung: - Thế nào là phép liệt kê? Nêu các kiểu liệt kê? Và tác dụng của phép liệt kê?5. Hướng dẫn về nhà:- Ôn nội dung bài học, học thuộc lòng ghi nhớ 1,2 làm bài tập 3- Chuẩn bị bài: Ca Huế trên sông Hương( đọc trả lời câu hỏi đọc hiểu SGk

******************************************

Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 113. CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG

(Hà Ánh Minh )

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Kiến thức: - Thấy được vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hoá ở Cố Đô Huế, một vùng dân ca phong phú về nội dung, giàu có về làn điệu và những con người tài hoa.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 117: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack2. Kỹ năng: - Tìm hiểu văn bản nhật dụng kỹ năng phân tích nhân vật.3.Thái độ: - Có ý thức giữ gìn những nét đẹp của văn hoá dân tộc. II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài,chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,chuẩn bị bài trả lời các câu hỏi đọc hiểu sách giáo khoa. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ:CH1: Phân tích nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu qua cuộc độc thoại? Nghệ thuật tiêu biểu của tác phẩm này là gì? CH2: Giá trị nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của tác phẩm ? 3.Bài mới: Huế vùng đất cố đô, di sản văn hóa thế giới là niềm tự hào của Vn. Nói đến Huế là nói đến sông Hương mộng mơ và ca Huế, nét đẹp riêng của Huế. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ 1. HD HS đọc và tìm hiểu chú thích:-GV hướng dẫn cách đọc, đọc mẫu.- Gọi HS đọc- GV nhận xét- HS đọc chú thích truyện? Thế nào là ca Huế?

? Em có hiểu như thế nào về ca Huế? Giải nghĩa từ: Hoài vọng và lữ khách.HĐ 2. HD HS đọc và tìm hiểu chú thích:

? Văn bản thuộc thể loại nào?

I.Đọc, tìm hiểu chú thích:1. Đọc.- Đọc chậm rãi, rõ ràng, mạch lạc, lưu ý những câu đặc biệt, những câu rút gọn.

2. Tìm hiểu chú thích.- Ca Huế: Là dân ca Huế nói riêng và vùng Thừa Thiên Huế nói chung.- Từ khó: 21 từ khó SGK.- Hoài vọng: Tâm trạng mong chờ tha thiết một điều gì đó cao xa, khó đạt được.- Lữ khách: người đi đường xa.

II. Đọc- hiểu văn bản:1. Kiểu văn bản: Tự sự- Thể loại: bút ký.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 118: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

? Có thể chia văn bản thành mấy phầnHS thực hiện theo nhóm

Nhóm 1: Hãy ghi tên các làn điệu dân ca Huế?Nhóm 2: Hãy kể tên các nhạc cụ biểu diễn?

Kể tên các bản đàn

H: Nhận xét của em về các làn điệu dân ca và nhạc cụ xứ Huế?

- Là văn bản nhật dụng.2. Bố cục: (Cách chia tương đối)a) Giới thiệu sơ lược về một số điệu dân ca Huếb) Tả lại một đêm trăng nghe đờn ca trên sông Hương3. Phân tích:a. Sự phong phú và đa dạng của nghệ thuật ca Huế- Các làn điệu dân ca Huế:+ Các điệu hò: đánh cá, cấy trồng, đưa linh, chèo cạn, bài thai, giã gạo, bài chòi, bài tiệm, nàng vung, hò lơ, hò ô, xay lúa...+ Các điệu lí: con sáo, hoài xuân, hoài nam...+ Các điệu nam: nam ai, nam bình, nam xuân, quả phụ, tương tư khúc, hành vân...- Các nhạc cụ biểu diễn: Đàn tranh, nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh, chũm choẹ, các loại trống…- Tên các bản đàn: Lưu thuỷ, kim tiền; xuân phong, long hổ, tứ đại cảnh; 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc.=> Ca Huế phong phú, giàu bản sắc, các nhạc cụ phong phú, đa dạng nhiều chủng loại khác nhau điều đó tạo nên sức hấp dẫn rất riêng của dân ca xứ Huế.

4. Củng cố , luyện tập:- Trình bày các laị hình dân ca và nhạc cụ xứ Huế?- Cảm nhận về các làn điệu dân ca xứ Huế?5.Hướng dẫn về nhà: - Ôn nội dung bài học, học thuọc lòng phần ghi nhớ.- Làm tốt phần luyện tập- Chuẩn bị bài : Ca Huế ( tiếp)

*****************************

Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 114. CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG (TIẾP)

(Hà Ánh Minh )

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Kiến thức: - Thấy được đặc điểm của một sinh hoạt văn hoá ở Cố Đô Huế, một vùng dân ca phong phú về nội dung, giàu có về làn điệu và những con người tài hoa.2. Kỹ năng:

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 119: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack- Tìm hiểu văn bản nhật dụng kỹ năng phân tích tác phẩm bút kí.3.Thái độ: - Có ý thức giữ gìn những nét đẹp của văn hoá dân tộc. II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài,chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,chuẩn bị bài trả lời các câu hỏi đọc hiểu sách giáo khoa. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ:- Hãy ghi tên các làn điệu dân ca Huế? - Hãy kể tên các nhạc cụ biểu diễn? - Kể tên các bản đàn?3.Bài mới: - Các em đã đc tìm hiểu những sơ lược về các làn điệu dân ca xứ Huế ở giờ trước. Giờ học này các em tiếp tục tìm hiểu về các đặc điểm của các làn điệu dân ca xứ Huế trong tiết học tiếp theo của bài. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHđ1.HDHS đọc hiểu ( tiếp)

?Nêu một số đặc điểm tiêu biểu của một số làn điệu dân ca Huế?

- Bổ sung: Thể hiện ca Huế: có sôi nổi, vui tươi, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ái oán, lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng, gợi lên tình người, tình đất nước….

II. Đọc- hiểu văn bản:( tiếp)b) Đặc điểm nổi bật của một số làn điệu dân ca Huế:- Các điệu lí, hò:+ Gửi gắm ý tình trọn vẹn.+ Từ ngữ địa phương dùng nhuần nhuyễn và phổ biến, ngôn ngữ thể hiện tài ba, phong phú, có điệu hò buồn bã, có điệu náo nức, nồng hậu…thể hiện lòng khát khao, chờ mong. Hoài vọng tha thiết của tâm hồn Huế.- Các bản đàn đánh đơn hay song tấu, hoà tấu…du dương, trầm bổng, réo rắt, lúc khoan, lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người- Các khúc điệu Nam:+ Buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn…+ Có khi lại không vui, không buồn...+ Có sôi nổi, vui tươi, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán...- Thể điệu ca Huế:+ Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng, gợi lên tình

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 120: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

? Khi biểu diễn các ca nhi , ca công ăn mặc như thế nào? Biểu diễn ra sao?

? Cách thưởng thức ca Huế có gì độc đáo?

? Cảnh tình trong đêm nghe ca Huế trên sông Hương Giang đã được tác giả viết, kể, tả cụ thể như thế nào?

người, tình đất nước trai hiền, gái lịch....+ Khiến cho không gian như lắng đọng, thời gian như ngừng trôi.c. Nghệ thuật biểu diễn, cách hát, cách chơi- Ca nhi và ca công rất trẻ.+ Nam mặc áo dài the, quần thụng, khăn xếp+ Nữ mặc áo dài, khắn đóng duyên dáng*Ca nhi:+Cất lên những khúc điệu Nam+ Tiếng đàn hoà tiếng hát réo rắt, du dương, bay bổng, vương vấn đêm trăng khuya, trên mênh mông dòng sông thơ mộng.- Nhạc công: Dùng các ngón đàn trau chuốt, ngón nhấn, vả, mổ, day, bấm, chớp, búng, ngón phi, rãi. Hàng loạt các động từ chuyên môn tả cách chơi đànd. Cảnh - tình trong một đêm nghe ca Huế trên dòng Hương Giang.- Cảnh đêm trăng trên sông Hương thơ mộng và đẹp.- Nghe và nhìn trực tiếp các ca công, ca nhi ngồi. đứng trên thuyền rồng biểu diễn.

Cảnh- Đêm thành phố lên đèn như sao sa,.

- Màn sương dày dần lên-> cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục.

- Thuyền rồng, không gian rộng thoáng, sàn gỗ mui vòm, trang trí lộng lẫy, đầu rồng trước mũi như muốn bay lên.-Trăng lên, gió mơn man, dịu nhẹ. Dòng sông trăng gợi sóng,

Tình- Con người - hoạt động.- Lữ khách hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu, xuống thuyền rồng, chuẩn bị nghe hát, nghe đàn.- Hình ảnh các ca công trẻ tuổi, duyên dáng với chiếc áo dài Huế - quê hương của chiếc áo dài VN.- Tâm trạng chờ đợi rộn lòng.- Bừng lên những âm thanh hoà tâm xao động hồn người.

- Hoà tấu du dương, trầm bổng, Bốn nhạc khúc réo rắt mở đầu xao động hồn người.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 121: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

? Ca Huế có nguồn gốc từ đâu?? Nó có đặc sắc gì?

- HS đọc phần ghi nhớ SGK

con thuyền bồng bềnh.- Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh.- Đêm đã về khuya… Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng.- Sóng vỗ ru mạn thuyền , gợn vô hồi xa mãi cùng ngững tiếng đàn réo rắt, du dương.- Tiếng gà gáy, tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi canh năm...- Không gian lắng đọng, thời gian như ngừng lại.

- Ca nhi cất tiếng hát: thong thả, trang trọng.

- Trong khoang thuyền vào đầy ắp lời ca tiếng nhạc.

- Con gái Huế tâm hồn phong phú, âm thầm, kín đáo và sâu thẳm

e. Nguồn gốc ca Huế:- Từ ca nhạc dân gian các làn điệu dân ca Huế và Nam – Bắc + Một dải miền Trung.- Ca nhạc cung đình: Dùng trong các buổi lễ tết tôn nghiêm quý phái, trang trọng và uy nghi.-> Ca Huế thật tao nhã, lịch thiệp, sang trọng và rất duyên dáng.-> Thưởng thức ca Huế là thú ăn chơi sành điệu của người cố đô và là một sinh hoạt văn hoá rất tao nhã, lịch sự.-> Ca Huế xứng đáng là niềm tự hào của Huế, của văn hoá cổ truyền VN.4. Tổng kết: Ghi nhớ SGK

4. Củng cố , luyện tập:- Trình bày ngắn gọn về vẻ đẹp riêng của ca Huế5.Hướng dẫn về nhà: - Ôn nội dung bài học, học thuọc lòng phần ghi nhớ- Làm tốt phần luyện tập- Chuẩn bị bài : Tìm hiểu chung về văn bản hành chính.

******************************************

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 122: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJackNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 115. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Kiến thức: - Có được những hiểu biết chung về văn bản hành chính công vụ.2. Kỹ năng: - Viết được những văn bản hành chính đúng mẫu3.Thái độ:- Có ý thức học tập nghiêm túc, nếp sống trung thực II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài,chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,chuẩn bị bài trả lời các câu hỏi bài tập sách giáo khoa. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ:H: Kiểm tra HS lên nói: Giải thích về một câu tục ngữ ? nghĩa đen, nghĩa bóng nghĩa sâu? 3.Bài mới: Văn bản hành chính rất thông dụng trong cuộc sống hàng ngày, vì vậy chúng ta cần hiểu kỹ về loại văn bản này.

HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ 1. HDHS tìm hiểu thế nào là văn bản hành chính:

- Gọi 3 HS đọc lần lượt 3 văn bản SGK

CH1: Khi nào người viết các văn bản thông báo, đề nghị, báo cáo?- GV giải thích thêm+ Cấp trên không bao giờ dùng báo cáo với cấp dưới+ Cấp dưới không dùng thông báo lên cấp trên.

I.Thế nào là văn bản hành chính1. Đọc các văn bản:SGK+ Văn bản 1 :Thông báo+ Văn bản 2: Giấy đề nghị+ Văn bản 3: Báo cáoa. Tình huống viết của văn bản.- Khi cần truyền đạt một vấn đề gì đó (thường là quan trọng) xuống cấp thấp hơn hoặc muốn cho nhiều người biết thì dùng văn bản thông báo.- Khi cần đề đạt một nguyện vọng chính đáng nào đó của cá nhân hay tập thể đối với cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 123: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack+ Đề nghị chỉ dùng trong trường hợp cấp dưới đề nghị lên cấp trên.

? Mỗi văn bản nhằm mục đích gì?

? Ba văn bản ấy có gì giống nhau và khác nhau??Chỉ ra sự khác nhau giữa ba văn bản trên với văn bản truyện và thơ đã học??Em có thấy văn bản nào tương tự ba văn bản trên không?GVchốt: Các loại văn bản trên được gọi là văn bản hành chính

? Qua việc trả lời các câu hỏi trên em hãy rút ra đặc điểm của văn bản hành chính về mục đích, nội dung, hình thức trình bày.- GV gọi 1 HS đọc ghi nhớ SGK T 110 - GVchốt ýHĐ 2. HDHS luyện tập:

- Thực hiện phân này theo nhóm- Gv chia lớp thành 6 nhóm* 2 bàn/ 1 nhóm

giải quyết thì dùng văn bản đề nghị (kiến nghị)- Khi phải thông báo một vấn đề gì đó lên cấp trên cao hơn thì dùng văn bản báo cáob. Mục đích:- Thông báo: Nhằm phổ biến nội dung- Đề nghị (kiến nghị): Nhằm đề xuất một đề nghị (ý kiến).- Báo cáo: Nhằm tổng kết, nêu lên những gì đã làm để cấp trên biết.c. Sự giống nhau và khác nhau giữa ba văn bản và sự khác nhau của chúng với các văn bản nghệ thuật (truyện, thơ)- Giống nhau: 3 văn bản (thông báo, đề nghị, báo cáo) có hình thức trình bày theo một số mục nhất định (theo mẫu)- Khác nhau: Về tình huống, mục đích và nội dung cụ thể được trình bày theo mỗi văn bản.- Sự khác nhau của ba văn bản trên với các văn bản truyện và thơ đã học là:+ Thơ có dùng hư cấu, tưởng tượng, còn văn bản hành chính không được có yếu tố hư cấu, tưởng tượng.+ Ngôn ngữ thơ văn được viết theo ngôn ngữ nghệ thuậtNgôn ngữ ba văn bản trên là ngôn ngữ hành chínhd. Những văn bản tương tự như ba văn bản trên là:

- Biên bản - Giấy khai sinh

- Đơn từ - Giấy chứng nhận

- Sơ yếu lí lịch - Hợp đồng

3. Đặc điểm chung của văn bản hành chính.*Ghi nhớ: SGK T110

III. Luyện tập

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 124: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack- Nhóm 1: Tình huống 1- Nhóm 2: Tình huống 2- Nhóm3: Tình huống 3- Nhóm 4: Tình huống 4- Nhóm 5: Tình huống 5- Nhóm 6: Tình huống 6Các nhóm giơ bảng phụ ghi tên đáp ánCác nhóm nhận xét lẫn nhau->GV chốt

Tình huống 1: Văn bản thông báoTình huống 2: Văn bản báo cáoTình huống 3: Phương thức biểu cảmTình huống 4: Viết đơn xin nghỉ họcTình huống 5: Viết văn bản đề nghịTình huống 6: Phương thức kể, tả

4.Củng cố, luyện tập:

Văn bản hành chính là gì? Nêu đặc điểm của văn bản hành chính? Văn bản hành chính khác với văn bản nghệ thuật ở điểm gì? 5. Hướng dẫn về nhà: - Ôn nội dung bài học, học thuộc lòng phần ghi nhớ.- Sưu tầm các văn bản hành chính- Tập viết một số văn bản hành chính bằng các tình huống có thể xảy ra trong trường

học.- Chuẩn bị cho tiết trả bài TLV số 6.

***********************************

Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 116. TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Kiến thức: - Củng cố kiến thức đã học về văn lập luận giải thích 2. Kỹ năng: - Nhận ra những lỗi cần tránh và sửa chữa đồng thời đánh giá ưu nhược điểm trong bài làm của mình.3.Thái độ:- Ý thức nhận và sửa lỗi một cách tự giác. học tập nghiêm, tích cực. II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài,chuẩn bị tư liệu về bài học,chấm chữa bài.2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,chuẩn bị xem trước bài kiểm tra. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ:

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 125: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack H: Giải thích trong văn nghị luận là gì? - Nêu các bước làm một bài văn lập luận giải thích? H: Nêu bố cục và nội dung của từng phần trong bài văn lập luận giải thích?

3.Bài mới: Các em đã viết bài Tập làm văn số 6 ở nhà. Để các em nắm đc những ưu điểm, nhược điểm, những lỗi cần tránh trong bài làm. Giờ học này chúng ta sẽ chữa bài kiểm tra Tập làm văn số 6. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ1.HDHS nhận xét kết quả bài Tập làm văn số 6:- GV yêu cầu đọc lại đề bài.- GV nêu dàn bài và thang điểm và yêu cầu của bài làm. (đã soạn ở tiết 108)- GV đánh giá, nhận xét chung- Thể loại?- Nội dung?- Về bố cục?- Về diễn đạt - trình bàyGv gọi 2 em cò bài làm tốt nhất và 2 em có bài làm yếu nhất lên đọc bài của mình?- HS khác nhận xét ưu, nhược điểm của các bài trên, cách sửa các nhược điểm.

- GV trả bài- HS xem lại bài, sửa sai trong bài của mình.- GVgiải đáp thắc mặc(nếu có)- GV gọi tên ghi điểm

- Cho hs tự phát hiện lỗi trong bài làm.- Hướng dẫn hs sửa lỗi(Viết lại một đoạn văn có câu từ mắc lỗi vào vở, sửa các từ, câu có lỗi sai)

I. Đánh giá, nhận xét chung

Đề bài: Một nhà văn có nói : "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người"Hãy giải thích câu nói đó?

1. Về thế loại: Đa số đi đúng yêu cầu: Cách lập luận giải thích.2. Về nội dung:Đa số giải thích đúng về nghĩa đen, nghĩa bóng, ý nghĩa sâu xa.- Hạn chế: Chưa tìm hiểu được ý nghĩa sâu xa với sự liên hệ thực tế.3. Về bố cục:- Đa số về bố cục đầy đủ ba phần, trình bày mạch lạc- Một số bố cục chưa rõ ràng, còn chưa đầy đủ.4. Về diễn đạt - trình bày- Đa số diễn đạt khá mạch lạc, rõ ràng.Một số học sinh chưa có cách diễn đạt trình bày được mạch lạc, sự liên kết trong câu, trong đoạn, trong bài còn lỏng lẻo, lời văn còn chưa sắc xảo trong sáng.- Đa số đúng chính tả, trình bày sách- Một số chữ viết xấu, ẩu.II. Hướng dẫn sửa lỗi và trả bài:1. Tìm lỗi

2. Sửa lỗi:4. Củng cố và vận dụng: - Làm thế nào để viết tốt bài văn giải thích một vấn đề ?5. Hướng dẫn về nhà:- Ôn lý thuyết về văn bản nghị luận. - Hoàn thiện các BT SGK của phần này.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 126: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack- Chuẩn bị bài: Quan âm thị kính, tập đọc theo kiểu.

**************************************

Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 117. ĐỌC THÊM: QUAN ÂM THỊ KÍNH

(Trích chèo cổ)I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Kiến thức: - Hiểu được một số đặc điểm cơ bản của sân khâu chèo truyền thống.- Tóm tắt được nội dung vở chèo “Quan âm thị kính” nội dung, ý nghĩa về một số đặc điểm nghệ thuật của trích đoạn chèo Nội dung, ý nghĩa và một số đặc điểm nghệ thuật ( mâu thuẫn kinh ngôn ngữ hành động, nhân vật…) của đoạn trích lỗi oan hại chồng.2. Kỹ năng: - Đọc phân vai, tóm tắt một tác phẩm văn học dân gian, phân tích tác phẩm chèo.3.Thái độ:- Có tấm lòng bao dung,nhân hậu, độ lượng.II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài,chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc văn bản, tìm hiểu chuẩn KTKN và các tài liệu tham khảo khác. 2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,chuẩn bị đọc trả lời các câu hỏi đọc hiểu SGK, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo khác. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ:

H: Chỉ ra sự phong phú và đa dạng của ca Huế ở một số mặt cụ thể?H: Chỉ ra một số đặc điểm của các làn điệu ca Huế? Nguồn gốc của ca Huế? H: Vì sao thưởng thức ca Huế trên sông Hương là một thú vui tao nhã?

3.Bài mới: Nghệ thuật sân khấu dân gian cổ truyền VN phát triển rất phong phú và độc đáo: Chèo, Tuồng, Rối nước... Trong đó vở chèo Quan Âm Thị Kính lấy sự tích về Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, là một trong những vở chèo cổ tiêu biểu nhất, được phổ biến rộng rãi khắp cả nước. Trong điều kiện hai tiết học chúng ta chỉ có thể tìm hiểu được đoạn trích “Nỗi oan hại chồng”. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ1. HDHS đọc và tìm hiểu chú thích:- GV gọi HS đọc phần tóm tắt vở chèo SGK

I. Đọc, tìm hiểu chú thích:1. Tóm tắt vở chèo:

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 127: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

Trang 111- 112- GV gọi HS đọc chú thích SGK T 119- 120.

? Nêu những hiểu biết của em về nghệ thuật sân khấu chèo?CH: Nêu một số đặc điểm cơ bản của sân khấu chèo về nội dung, về nghệ thuật ?

CH:Nghệ thuật hoá trang, nghệ thuật hát múa của sân khấu chèo có đặc điểm gì?H: Giáo viên chọn một số học sinh có khả năng diễn đạt tốt, cho các em nhập vai các nhân vật trong đoạn trích.

“Quan âm Thị Kính”chia làm 3 phần:+ Phần 1: án giết chồng+ Phần 2: án hoang thai+ Phần 3: oan tình được giải, Thị Kính lên toà sen2.Một số đặc điểm của sân khấu chèo truyền thống- Khái niệm chèo: Là loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện diễn tích bằng hình thức sân khấu, thường được biểu diễn ở sân đình làng.- Sân khấu chèo nảy sinh và phổ biến ở Bắc Bộ.* Đặc điểm của sân khấu chèo:- Nội dung: Kể chuyện dân gian để giáo dục đạo đức.+ Cảm thông sâu sắc với những số phận bi kịch của người lao động, đề cao phẩm chất, tài năng của họ đặc biệt là người phụ nữ.+ Châm biếm, đả kích mạnh mẽ những điều bất công, xấu xa trong xã hội phong kiến đương thời.- Nghệ thuật:- Là sân khấu tổng hợp các yếu tố nghệ thuật.+ Kịch bản: Truyện cổ tích, truyện Nôm+ Lời ca, âm nhạc: từ các làn diệu dân Bắc Bộ.+ Múa dân gian.+ Hề: từ rừng cười (tiếu lâm) dân gian.=> Hát + nhạc + múa + diễn tích.- Sân khấu chèo có tính chất ước lệ và cách điệu của sân khấu thể hiện qua:+ Chèo có một số nhân vật truyền thống với những đặc trưng, tính cách riêng. Thư sinh: Nho nhã, điềm đạm Nữ chính: Điềm đạm, nết na

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 128: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

- Giáo viên dẫn truyện.(Trước hết giáo viên hướng dẫn cách đọc)Hs đọc theo sợ phân vai HS nhận xét.- Giáo viên nhận xét cách đọc.- Giáo viên hướng dẫn Hs tìm hiểu từ khó SGK.? Đặt câu với một từ tự chọn?

Nữ lệnh: Lẳng lờ, bạo dạn Mụ ác: Tàn nhẫn, độc địa Hề chèo: thể hiện tiếng cười thông minh, hài hước và sâu sắc.+ Nhân vật chèo khi bước ra sân khấu phải tự xưng danh, giao lưu trực tiếp với khán giả sau đó mới vào diễn.+ Nghệ thuật hoá trang: râu, mặt, quần áo.+ Nghệ thuật hát, múa, nói, cử chỉ của các nhân vật.+ Đạo cụ thường gặp: cái quạt.- Kết hợp chặt chẽ cái bi và cái hài:+ Thường kết thúc có hậu+ Cái bi nhiều khi được tô đậm, đặc biệt qua các nhân vật phụ nữ.+ Những làn diệu buồn thảm: sử râu, ba văn+ Cái hài: tiếng cười lạc quan của các nhân vật hè chèo.3.Đọc đoạn trích và giải thích từ khó:a.Đọc theo kiều phân vai- Người dẫn truyện: giọng chậm rõ, bình thản ( đọc phần trong ngoặc đơn)- Nhân vật Thiện Sĩ: Giọng hốt hoảng, sợ hãi- Nhân vật Thị Kính: Giọng hiền từ, âu yếm, ân cần đau đớn, nghẹn tức thê thảm, rồi buồn bã chấp nhận , có phần bình tĩnh và kìm nén.- Nhân vật Sùng Bà: Giọng nanh nọc, độc ác lấn lướt, có lúc quát tháo, có lúc đay nghiến chì chiết, có lúc bắt buộc vu hãm, có lúc hả hê, khoái trá.- Nhận vật Sùng ông: Lèm bèm vì nghiện ngập, a dua với vợ; tàn nhẫn, thô bạo, đắc ý vì lừa được thông gia.- Nhân vật Mãng Ông:+ Hai câu đầu giọng vui mừng, hãnh diện

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 129: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

H: Xác định bố cục đoạn trích?

CH: Trích đoạn có mấy nhân vật? Là những nhân vật nào?

CH:Những nhân vật nào là nhân vật chính thể hiện xung đột kịch?- Xác định vai trò của nhân vật

? Khung cảnh mở đầu trích đoạn là khung cảnh như thế nào?? Qua lời nói và cử chỉ của Thị Kính ở đây thể hiện nàng là người như thế nào?

? Trong đoạn trích mấy lần Thị Kính kêu oan? Kêu với ai?Kết quả như thế nào?

vì con gái.+ Hai câu sau ngạc nhiên, đau khổ và bất lực, cam chịu.b. Giải thích từ khó:II. Tìm hiểu đoạn trích:1.Thể loại: Chèo truyền thống.2. Vị trí: Nằm ở nửa sau của phần 13. Bố cục:a. Cảnh Thị Kính cắt râu cho chồngb. Cảnh vợ chồng Sùng ôn,g Sùng bà vạ oán cho con dâu.c. Cảnh Thị Kính quyết định đi ta.a. Các nhân vật trong trích đoạn:- Có 5 nhân vật: Thiên Sĩ, Thị Kính, Sùng Ông, Sùng Bà, Mãng Ông.- Tất cả những nhân vật đều tham gia vào quá trình tạo xung đột. Nhưng cơ bản trong đoạn trích là Thị Kính và Sùng Bà.+ Thị Kính ( vai nữ chính) đại diện cho người phụ nữ lao động nghèo, người dân thường.+ Sùng Bà ( mụ ác) đại diện cho tầng lớp địa chủ giàu có ở nông thôn.+ Sùng Ông, Mãng Ông ( vai lão) tính cách khác nhau+ Thiện Sĩ :vai thư sinh nhưng nhu nhược đớn hèn.b. Nhân vật Thị Kính:b1: Trong khung cảnh đầu đoạn trích- Khung cảnh sinh hoạt gia đình ấm cúng, chồng đọc sách, vợ khâu áo quạt cho chồng.- Thị Kính nổi lên là hình ảnh người vợ thương chồng với những cử chỉ ân cần, dịu dàng.. Tấm lòng tự nhiên, chân thật.Lo lắng cho sợi râu mọc ngược ( điều xấu trên mặt chồng).b2; Những lần Thị Kính kêu oan- Trong vở kịch (trích) 5 lần Thị Kính kêu oan+Lần 1,2,3 Kêu oan với mẹ chồngKết quả: Càng bị vụ thêm tội, bị sỉ vả, bị

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 130: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

H: Em có nhận xét gì về tình thế của Thị Kính trong những lần kêu oan đó?

? Qua cử chỉ và ngôn ngữ của nhân vật, hãy phân tích tâm trạng Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà?

? Việc Thị Kính quyết tâm “trá hình nam tử bước đi tu hành” có ý nghĩa gì?- GV giải thích thêm về tính 2 mặt tích cực và tiêu cực trong lựa chọn của Thị Kính.+ Tích cực: Thể hiện ước muốn được sống để tỏ rõ đoan chính.+ Tiêu cực: Cho rằng khổ vì số phận, đó là tâm trạng bất lực, không lối thoát.

? Em có nhận xét gì về nhân vật Thị Kính Trong đoạn trích?

thờ ơ, bị đẩy ngã Bà Sùng tàn nhẫn.+ Lần 4: Kêu oan với chồng nàng nhận đc Sự thờ ơ lạnh lùng vô cảm.+ lần 5: Kêu oan với cha đẻ: nhận được sự cảm thông nhưng đau đơn và bất lực. Thị Kính càng kêu oan, nỗi oan càng dày. Giữa gia đình nhà chồng, người phụ nữ- người con dâu – người vợ đức hạnh ấy hoàn toàn cô độc. Kết cục của nỗi oan là mối tình chồng vợ tan vỡ, Thị Kính bị đuổi ra khỏi nhà chồng một cách tàn nhẫnb3:Tâm trạng Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà.- Cử chỉ, hành động của Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà:+ Dẫn cha đi một quãng, đi theo cha mấy bước nữa rồi dừng, lại than thở, quay vào nhà nhìn từ cái chỉ đến sách, thùng thêu, rồi cầm chiếc áo đang khâu dở, bóp chặt trong tay.+ Điệu sử rầu, nói thảm của T. Kính là những bộc bạch (của Thị Kính) đau đớn trước bước ngoặt cuộc đời. Thương ôi! Bâý lâu cầm sách... Bỗng ai làm chăn gối lẻ loi ..... Hình ảnh con người bơ vơ, đang đối cảnh trước những hồi ức (Hạnh phúc, hoà hợp - Đau khổ, chia lìa), những nỗi đau trước bước ngoặt cuộc đời, lựa chọn giằng xé: Đi đâu? Về đâu?- Thị Kính chọn con đường “trá hình nam tử bước đi tu hành” là con đường, cửa thoát trong lúc đau khổ và bất lực (con đường này có 2 mặt vừa tích cực, vừa tiêu cực)- Hành động của Thị Kính mới chỉ dừng lại ở trách số phận mịt mù và dừng lại ở mức ước muốn nhật nguyệt sáng soi. Đó là hành động vừa thụ động vừa yếu ớt mơ hồ. Nàng chịu khuất phục trước hoàn cảnh chứ

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 131: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack? Kết cục của mỗi oan trên là gì?

? Cho biết những hành động của Sùng bà và nhận xét?

- Về ngôn ngữ ?

H: Về ngôn ngữ vu hãm con dâu?

? Lời lẽ vu hãm theo tính chất như thế nào?

? Em có nhận xét gì về Sùng bà và mối quan hệ giữa Sùng bà và Thị Kính?

? Theo em vì sao Sùng bà lại độc đoán và tàn nhẫn như vậy? Vì Thị Kính không môn đăng hộ đối với gia đình nhà bà ta.

không thể vượt lên khỏi hoàn cảnh.=> Thị Kính là người phụ nữ, người vợ, người con dâu đức hạnh nhưng đã bị XHPK xô đẩy từ khổ đau nọ đến khổ đau kia.C. Nhân vật Sùng bà:- Hành động: Giúi đầu Thị Kính xuống bắt TK ngửa mặt lên giúi tay, đẩy TK ngã xuống. Thô bạo, tàn nhẫn.- Ngôn ngữ+ Nói về nhà mình: Giống nhà bà đây giống phượng giống công nhà bà đây cao môn lệnh tộc trứng rồng lại nở ra rồng. Khoe khoang, hãnh diện, vênh váo.+ Ngôn ngữ nói về nhà Thị Kính: Tuồng bay mèo mả, gà đồng lẳng lơ liu điu lại nở ra dòng lịu địu con nhà cua ốc đồng nát thì về cầu Nôm Coi thường, rè bỉu, khinh bỉ.+ Ngôn ngữ vu hãm con dâu:Mặt sứa gan lin lẳng lơ, bây giờ mới lộ cái mặt ra câm đi cả gan say hoa đắm nguỵêt, trên dâu dưới bộc hệ hò Dụng tình bất đắc chém bổ… gái say trai lập chí giết chồng mắt gái trơ như mắt thớt ngựa bất kham……..- Lời lẽ vu hãm ngày càng tăng tiến, lần lượt, thắt buộc, độc địa, xỉ vả. Sùng bà là một người mẹ chồng rất độc đoán và tàn ác. Lời lẽ của mụ đều là sự phân biệt sang hèn, giàu nghèo, đẳng cấp thấp cao.Qua lời lẽ ta thấy mối quan hệ giữa mụ và Thị Kính vượt khỏi quan hệ mẹ chồng – nàng dâu, đó là quan hệ giai cấp – quan hệ giàu nghèo.d.Thủ đoạn Sùng Ông, Sùng Bà - Xung

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 132: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

- Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng ông, Sùng bà còn làm điều gì tàn ác?

H: Theo em xung đột kịch cao nhất ở đoạn trích này thể hiện ở chổ nào?

- GV cho HS đọc ghi nhớ- GV hướng dẫn HS cách làm BT. HS thực hiện ở nhà

đột kịch trong trích đoạn:- Sùng ông, Sùng bà còn dựng lên một vở kịch tàn ác-> Lừa Mãng ông sang ăn cữ cháu nhưng thực chất là bắt Mãng ông sang nhận con về. Làm cho cha con Mãng ông nhục nhã ê chề.- Sùng ông thay đổi quan hệ thông gia bằng hành động vũ phu: cúi ngã Mãng ông rồi bỏ vào nhà; Đây là chỗ xung đột kịch cao nhất: Thị Kính bị đẩy vào cực điểm của nỗi đau: Oan ức bị chồng bỏ rơi, tình vợ chồng tan vỡ, cha bị nhà chồng khinh bỉ, hành hạ.4. Tổng kết:* Ghi nhớ: SGK

4.Củng cố luyện tập: - Giáo viên gọi một Hs tóm tắt vở chèo và tóm tắt đoạn trích. - Cảm nghĩ của em về các nhân vật trong đoạn trích?

- Khái quát một số đặc điểm của nghệ thuật sân khấu chèo.5. Hướng dẫn về nhà:

- Ôn nội dung bài học, tóm tắt cả vở chèo và đoạn trích- Ôn nội dung bài học, học thuộc lòng phần ghi nhớ.

- Làm bài tập phần luyện tập - Chuẩn bị bài: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.

**************************************

Ngày soạn: Ngày dạy:

TIẾT 118. DẤU CHẤM LỬNG VÀ DẤU CHẤM PHẢY

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Kiến thức: - Học sinh nắm vững công dụng của dấu chấm lửng, dấu chấm hỏi.2. Kỹ năng: - Có ý thức dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy có hiệu quả trong nói và viết 3.Thái độ:

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 133: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack - Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt .II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài,chuẩn bị tư liệu về bài học, tìm hiểu chuẩn KTKN và các tài liệu tham khảo khác. 2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,chuẩn bị đọc trả lời các câu hỏi bài tập SGK, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo khác. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ:

- Thế nào là phép liệt kê? Các kiểu liệt kê? Cho ví dụ- Kiểm tra bài tập 3 trong bài phép liệt kê ?

3.Bài mới: - Những dấu câu tưởng như không cần thiết hay không quan trọng, nhưng thực ra chúng có vai trò rất quan trong trong giao tiếp và diễn đạt.

HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ1. HDHS tìm hiểu dấu chấm lửng:- HS đọc bài tập 1 SGK trang 121.?Trong các câu a,b dấu chấm lửng dấu chấm lửng dùng để làm gì?

? Từ bài tập trên rút ra kết luận về công dụng của dấu chấm lửng?

- GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK

HĐ2. HDHS tìm hiểu dấu chấm phảy:

- GV gọi HS đọc bài tập II1,SGK trang 122.? Dấu chấm phẩy được dùng để làm gì? có thể thay nó bằng dấu phẩy được không? Vì sao?

I. Dấu chấm lửng1. Bài tập:a. Bài tập 1: Chức năng của dấu chấm lửng* Câu a: Biểu thị phần liệt kê tương tự, không viết ra.*Câu b: Biểu thị tâm trạng lo lắng, hoảng sợ của người nói.*Câu c: Biểu thị sự bất ngờ của thông báob. Bài tập 2: Công dụng của dấu chấm lửng+ Rút gọn phần liệt kê+ Nhấn mạnh tâm trạng của người nói+ Giãn nhịp điệu câu văn+ Tạo sắc thái hài hước, dí dỏm.2. Kết luận:* Ghi nhớ 1- SGKII. Dấu chấm phẩy1. Bài tập:* Chức năng của dấu chấm phẩy:+ Trong câu a: Đánh dấu ranh giới giữa 2 vế câu một câu ghép.+ Trong câu b: Ngăn cách các bộ phận liệt kê có nhiều tầng ý nghĩa, phức tạp.* Câu a: Có thể thay thế được bằng dấu phẩy,và nội dung của câu không bị thay

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 134: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

H:Từ bài tập trên rút ra kết luận về công dụng của dấu chấm phẩy?HĐ3. HDHS luyện tập- GV hướng dẫn hs đọc và xác định các yêu cầu bài tập.

- HD HS xác định công dụng của các dấu câu

- HS viết đọc - Nhận xét

đổi.* Không thay đổi được vì:+ Các phần liệt kê sau dấu chấm phẩy bình đẳng với nhau.+ Các phần liệt kê sau dấu chấm phẩy không bình đẳng với các phần nêu trên.2. Kết luận:* Ghi nhớ 1- SGK trang 122

III. Luyện tập1. Bài 1:a. Dạ, bẩm… biểu thị sự sợ hãi, lúng túngb. Biểu thị câu nói bỏ dởc. Biểu thị phần liệt kê không nói ra2. Bài 2:- a,b,c đánh dấu ranh giới các vế của một câu ghép3. Bài 3:

4 .Củng cố và vận dụng.

- Nêu tác dụng của dấu chấm lững và dấu chấm phẩy

5. Hướng dẫn về nhà:

- Ôn nội dung bài học, học thuộc phần ghi nhớ 1,2

- Chuẩn bị bài: Văn bản đề nghị.

*******************************************

Ngày soạn: Ngày dạy:

TIẾT 119. VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức: - Học sinh nắm được đặc điểm của văn bản đề nghị, các tình huống cần viết văn bản

đề nghị.2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng làm văn bản đề nghị. 3.Thái độ:- Viết một văn bản đề nghị đúng quy cách. II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài,chuẩn bị tư liệu về bài học, tìm hiểu chuẩn KTKN và các tài liệu tham khảo khác.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 135: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,chuẩn bị đọc trả lời các câu hỏi bài tập SGK, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo khác. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ:- Thế nào là văn bản hành chính?Đặc điểm hình thức và mục đích, nội dung của văn bản hành chính?3.Bài mới:

Hôm nay chúng ta sẽ học một trong những kiểu văn bản hành chính của lớp 7 là văn bản đề nghị. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ1. HDHS tìm hiểu đặc điểm của văn bản đề nghị.- GV gọi HS đọc 2 văn bản trong SGK trang 124.- Giấy đề nghị cần chú ý những gì về nội dung?CH1: Viết giấy đề nghị nhằm mục đích gì?Nêu yêu cầu về hình thức của giấy đề nghị?CH4:Hãy nêu một tình huống trong sinh hoạt và học tập ở trường mà em biết cần viết giấy đề nghị.- HS lấy tình huống. GV và HS cùng lần lượt nhận xét.- GV cho HS đọc I3 và trả lời câu hỏi trong các tình huống đó, tình huống nào phải viết giấy đề nghị?

- Từ việc trả lời các câu hỏi trên hãy nêu đặc điểm văn bản đề nghị:- GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận:

CH: Các mục trong một văn bản đề nghị được trình bày theo thứ tự nào?CH: 2 văn bản có điểm gì giống và khác nhau?CH: Những phần nào là quan trọng trong cả hai văn bản đề nghị?

I. Đặc điểm của văn bản đề nghị1. Đọc các văn bản sau:

a.Viết giấy đề nghị nhằm mục đích nêu ý kiến của mình lên một cá nhân hoặc một cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để đạt được một nhu cầu hoặc một quyền lợi chính đáng nào đó.

b.Về nội dung:Cần đảm bảo việc trả lời các câu hỏi sau:+ Ai đề nghị?+ Đề nghị ai?+ Đề nghị cái gì?- Về hình thức: Văn bản đề nghị cần được trình bày trang trọng, ngắn gọn và sáng sủa, theo một số mục đã được quy định sẵn.c. Tình huống viết văn bản đề nghị* Trong I3:- Tình huống viết văn bản đề nghị: a và c- Tình huồng b: bản tường trình- Tình huống d: bản kiểm điểm cá nhân3. Kết luận:*Ghi nhớ: SGK trang 126

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 136: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack4. Củng cố và vận dụng:- Làm thế nào để viết tốt 1 văn bản đề nghị? - Những điều cần lưu ý khi làm bài văn đề nghị5. Hướng dẫn về nhà: - Ôn nội dung bài học, - Học thuộc lòng ghi nhớ SGK trang 126- Tập viết một số văn bản đề nghị.- Chuẩn bị trước bài: Ôn tập văn họcHS khá giỏi: Làm đề cương 10 câu hỏiVới HS trung bình, có thể bỏ câu 7,8,9 (nếu không làm được)Lưu ý: Đề cương chỉ cần ghi ý chính, trình bày rõ ràng, ngắn gọn* Để làm được: HS phải ôn lại từ học kỳ I học kỳ II

************************************

Ngày soạn: Ngày dạy:

TIẾT 120. VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ ( TIẾP)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Kiến thức:

- Học sinh nắm được cách làm văn bản đề nghị, các tình huống cần viết văn bản đề nghị.2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng làm văn bản đề nghị đơn giản trong cuộc sống.Viết một văn bản đề nghị đúng quy cách. 3.Thái độ: - Thái độ học tập nghiêm túc tích cực.II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài,chuẩn bị tư liệu về bài học, tìm hiểu chuẩn KTKN và các tài liệu tham khảo khác. 2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,chuẩn bị đọc trả lời các câu hỏi bài tập SGK, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo khác. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra 15 phút:- Thế nào là văn bản hành chính?Đặc điểm hình thức của văn bản hành chính?- Viết một văn bản đề nghị nội dung tự chọn?Đáp án:

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 137: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack- Văn bản hành chính là văn bản thường dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan hay người có quyền hạn để giải quyết. - Đặc điểm hình thức: mang tính khuôn mẫu.

Mẫu số: 01/GPXD

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập-Tự do-Hạnh phúc

_______________

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG 1

Kính gửi: .................................................................................2

1...................................................................................................................................Tên chủ đầu tư: ...........................................Sinh năm................ Chứng minh nhân dân số........................ do........................................... cấp ngày...........tháng…………năm…………………

Địa chỉ thường trú: Số nhà: ...............................đường: ..................................................................................................................................Phường (xã): ......................quận

(huyện):............................................................................................................................................Số điện thoại:

2...................................................................................................................................Địa điểm xây dựng: .....................................................................................................................................Lô đất số........................................diện tích: ..............................................................

Tại số nhà:............................đường: .......................................................................

Phường (xã): ........................quận (huyện):................

......................................................................................................................Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, sử dụng đất số:...................................................

..........................................do:.........................................cấp ngày:.............................

3. Nội dung xin phép xây dựng:

1 Mẫu này được ban hành kèm theo Quyết định số:58 /2004/QĐ-UB ngày 15/3/2004 của Ủy ban nhân dân thành phố2 Ủy ban nhân dân quận (huyện) nơi có công trình xây dựng hoặc Sở Xây dựng cấp giấy phép tùy theo thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Xây dựng mớimới

Cải tạo, sửa chữa

Page 138: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack Loại công trình: ...................................................................................................... Diện tích xây dựng tầng trệt :.......................m2

Số tầng: ............, chiều cao (m):..............................................................Tổng diện tích sàn xây dựng (m2):..............................

4. Tên đơn vị hoặc người thiết kế (nếu có): …………………..Địa chỉ nơi đặt trụ sở đơn vị, hoặc địa chỉ thường trú của người thiết kế:........

......................................................................................................................Số nhà: ...............................đường: ..........................................................................

.........................................................................Phường (xã): ......................quận (huyện):...................................................................

.........................................................................Số điện thoại:5. Thời gian hoàn thành công trình dự kiến là.........tháng kể từ ngày khởi công xây dựng.6. Tôi xin cam đoan thực hiện đúng theo nội dung Giấy phép xây dựng và thiết kế được

duyệt đính kèm Giấy phép, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và xử lý theo quy định của luật pháp.

XÁC NHẬN CỦA UBND PHƯỜNG

(XÃ, THỊ TRẤN ) 3

(ký tên, đóng dấu)

Tp. Hồ Chí Minh, ngày........tháng.......năm.......

Người làm đơn

(ký và ghi rõ họ tên)

3.Bài mới:

Hôm nay chúng ta sẽ học một trong những kiểu văn bản hành chính của lớp 7 là văn bản đề nghị.

HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ1. HDHS cách làm vă bản đề nghị:

CH: Từ 2 văn bản trên hãy nêu dàn mục 1 văn bản đề nghịGV nhắc nhở HS phần lưu ý SGKGV gọi HS đọc 1 tình huống ở bài tập 1 và

II. Cách làm văn bản đề nghị.1.Tìm hiểu cách làm văn bản đề nghị.Phần 2: Dàn mục 1 văn bản đề nghị- 2 văn bản trên+ Giống nhau: Các mục và thứ tự các mục+ Khác nhau: Các lí do, sự việc, nguyện vọng.

3

Xác nhận của UBND phường (xã, thị trấn) nơi xây dựng công trình về nội dung khai ở mục 2 của đơn

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 139: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJacktrả lời câu hỏiP2: GV đưa ra những văn bản đề nghị có điểm chưa đúng, yêu cầu HS tìm, chỉ ra chỗ sai và hướng sửa sai.

CH:Từ 2 văn bản trên hãy rút ra cách làm một văn bản đề nghị?

HĐ2. HDHS luyện tập:

- GV hướng dẫn làm các bài tập SGK

- Những phần quan trọng trong 1 văn bản đề nghị+ Chủ thể: Người viết đề nghị+ Khách thể: Người tiếp nhận đề nghị.+ Nội dung: Đề đạt nguyện vọng gì?+ Mục đích: Nguyện vọng được giải quyết có lợi ích gì?- Cách làm một văn bản đề nghị ý2 - ghi nhớ (SGK)Dàn mục2. Cách làm một văn bản đề nghịII2: SGK3. Lưu ý: SGKIII. Luỵên tập1. Bài tập 1:- So sánh lý do viết đơn và lí do viết đề nghị.+ Giống nhau: cả 2 lý do (của đơn và đề nghị) đều là những nhu cầu của những nguỵên vọng chính+ Khác nhau: 1 bên là nguyện vọng cá nhân (lý do viết đơn) 1 bên là nhu cầu của tập thể (văn bản đề nghị)2. Bài tập 2:

Mẫu MTB-1

Tên Doanh nghiệp....                        CỘNG HÒA XÁ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Số: ......................                        Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

                                                                              -----------------------------                                                                                                                                THÔNG BÁO LẬP CHI NHÁNH                       Kính gửi: Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu Tư Hà Nội

 

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 140: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJackTên doanh nghiệp: (ghi bằng chữ in hoa) ................................................................Giấy chứng nhận ĐKKD số :.................................................................................... Do : .....................................................Cấp ngày : ...................................................Địa chỉ trụ sở chính :.................................................................................................Điện thoại : ........................................................ Fax :.............................................. Email :...............................................................Website :......................................... Ngành, nghề kinh doanh :...................................................................................................................................................................................................................................                                 Đăng ký lập chi nhánh với các nội dung sau :   1. Tên chi nhánh (ghi bằng chữ in hoa) :.................................................................. Địa chỉ chi nhánh :.................................................................................................... Điện thoại :................................................................ Fax :....................................... Email :...............................................................Website :......................................... 2. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh :.................................................................................................................................................................................................Họ tên người đứng đầu chi nhánh......................................................................... Nam/Nữ.Sinhngày......./......./........ Dân tộc : ........................Quốc tịch :............................................Chứng minh nhân dân (hoặc Hộ chiếu) số : .............................................................Ngày cấp : ........./......../ .........Nơi cấp :....................................................................Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú :.............................................................................Chỗ ở hiện tại :..........................................................................................................

Doanh nghiệp cam kết: - Trụ sở chi nhánh thuộc quyền sở hữu/ quyền sử dụng của doanh nghiệp ; - Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung thông báo này.

                            ngày .......tháng.......năm .....

Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên) Kèm theo thông báo :

.................................... 4. Củng cố và vận dụng:- Làm thế nào để viết tốt 1 văn bản đề nghị? - Những điều cần lưu ý khi làm bài văn đề nghị5. Hướng dẫn về nhà: - Ôn nội dung bài học, - Học thuộc lòng ghi nhớ SGK trang 126- Tập viết một số văn bản đề nghị.- Chuẩn bị trước bài: Ôn tập văn học

********************************************

Ngày soạn: Ngày dạy:

TIẾT 121. ÔN TẬP VĂN HỌC

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 141: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack1.Kiến thức:

- Nắm được nhan đề của các tác phẩm đã học trong chương trình ngữ văn 7, nội dung cơ bản của từng cụm bài, đặc trưng cơ bản của một số thể loại và sự giàu đẹp của Tiếng Việt, thể hiện trong các văn bản đã học.2. Kỹ năng: - So sánh và hệ thống hoá kiến thức.- Đọc thuộc lòng thơ,lập bảng hệ thống phân loại.3.Thái độ: - Có ý thức học tập thường xuyên, nghiêm túc, thấy được cái hay,cái đẹp, ý nghĩa GD trong các tác phẩm đã học.II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài,chuẩn bị tư liệu về bài học, tìm hiểu chuẩn KTKN và các tài liệu tham khảo khác. 2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,chuẩn bị đọc trả lời các câu hỏi bài tập SGK, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo khác. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ:

CH1: Phân tích ngắn gọn nhân vật Thị Kính trong đoạn trích “Nổi oan hại chồng”CH2:Nhận xét nhân vật Sùng bà thể hiện qua hành động và ngôn ngữ của Sùng bà

trong đoạn trích? CH3: Nêu giá trị, nội dung nghệ thuật của đoạn trích?

3. Bài mới:- Chương trình văn học lớp 7 gồm nhiều phần gắn với từng giai đoạn văn học cụ thể .Các em đã đc học, đọc thêm. Kết thúc phần học những kiến thứ cơ bản và luyện tập cảm thụ nội dung. Bài học hôm nay các em sẽ cùng ôn tập lại nội dung chương trình văn học đã học trong năm học. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT HĐ 1. HDHS hệ thống hóa các tác phẩm đã học:- Trả lời câu hỏi 1- GV gọi 1 HS đọc phần liệt kê của mình - Các HS khác theo dõi và bổ sung (nếu thiếu)- GV chốt lại nội dung.- GV hướng dẫn hs nhóm các tác phẩm theo giai đoạn thể loại và giai đoạn văn học.

A. Hệ thống hóa các tác phẩm đã học:

I. Văn bản nhật dụng:1.Cổng trường mở ra2. Mẹ tôi3.Cuộc chia tay của những con búp bê

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 142: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack- Nêu các văn bản nhật dụng?- Nêu tên các nhóm bài ca dao?

Nhóm các văn bản trữ tình trung đại?

Nhóm các văn bản thơ Đường?

H: Nhóm các văn bản thơ trữ tình hiện đại?

H: Các văn bản tùy bút?

H: Các văn bản nghị luận hiện đại?

H: Các văn bản truyện hiện đại

H: các văn bản nhật dung?

II. Ca dao:1. Những bài hát về tình cảm gia đình2. Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người3. Những câu hát than thân4. Những câu hát châm biếmIII. Thơ trữ tình trung đại:1. Nam quốc sơn hà2.Tụng giá hoàn kinh sư3. Thiên trường vãn vọng.4. Bài ca Côn Sơn.5.Sau phút chia li.6. Bánh trôi nước7. Qua Đèo Ngang8.Bạn đến chơi nhàIV.Thơ Đường1. Vọng lư sơn bội bố.2. Tĩnh dạ tứ.3. Hồi hương ngẫu thư.4. Mao ốc vị thu phong sở phá caV.Thơ trữ tình hiện đại:1. Nguyên tiêu2. Cảnh khuya3. Tiếng gà trưaVI. Tùy bút:1. Một thứ quà của lúa non: Cốm2. Sài Gòn tôi yêu3. Mùa xuân của tôiVII.Tục ngữ:1. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sảnxuất2. Tục ngữ về con người và xã hộiVIII.Nghị luận trung đại:1.Tinh thần yêu nước của nhân dân ta2. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt3. Đức tính giản dị của Bác Hồ4. Ý nghĩa văn chương.IX.Truyện hiện đại:1. Sống chết mặc bay2. Những trò lố hay là Va-ren và PBCX. Văn bản nhật dụng:1. Ca Huế trên sông Hương

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 143: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack2. Quan âm Thị Kính

HĐ 2. HDHS hệ thống hóa các khái niệm, đặc điểm theo thể loại:

Thể loại Định nghĩa

1. Ca dao - dân ca - Là các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.

+ Dân ca: Những sáng tác lời và nhạc.

+ Ca dao: Là lời thơ của dân ca.

Là một thể thơ dân gian: thể ca dao.

2. Tục ngữ Những câu nói DG ngắn gọn, có hình ảnh, nhịp điệu thể hiện kinh nghiệm của nhân dân vvề mọi mặt đời sống.

3. Thơ trữ tình Là một thể loại văn học phản ánh cuộc sống bằng cảm xúc trực tiếp của người sáng tác. Văn bản thơ trữ tình thường có vần, nhịp điệu, ngôn ngữ cô đọng, mang tính cách điệu cao.

4. Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

- 7 tiếng/câu; 4câu/bài.

- Kết cấu: Khai - thừa - chuyển - hợp.

- Vần chân (tiếng 7), liền (1-2), cách (2-4), vần bằng.

- Nhịp: 4/3 hoặc 2/2/3

5. Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật

- Tương tự như thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, chỉ khác:

+ 5 tiếng/câu, 4câu/bài

+ Nhịp: 3/2 hoặc 2/3

+ Có thể gieo vần trắc.

6. Thơ thất ngôn bát cú

- 7 tiếng/câu; 8 câu/bài.

- Kết cấu: Đề - thực - luận - kết.

- Hai câu 3-4; 5-6 đối nhau.

- Vần:

+Theo luật B - T: nhất - tam - ngũ bất luận; nhị - tứ - lục phân minh.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 144: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack+ Vần bằng, trắc, chân (7) vần liền (1-2), vần cách (2-4-6)

7. Thơ lục bát - Thể thơ cổ truyền của dân tộc, kết cấu theo từng cặp: câu lục (6) trên- câu bát (8) dưới.

- Vần B, lưng (6-6), chân (6-8), vần liền.

- Luật B-T: 2B-4T-6B-8B; 2 thanh 6B - 8B không trùng thanh.

- Nhịp:2/2/2; 3/3; 4/4; 2/4/2...

8. Thơ song thất lục bát

- Kết hợp giữa thơ thất ngôn đường luật và thơ lục bát.

- Một khổ có 4 câu: 2 câu 7 tiếng và một cặp lục bát.

- Hai câu song thất nhịp: 3/4 hoặc 3/2/2, vần lưng (7-5)

- Hai câu lục bát: vần, nhịp như thơ lục bát.

9. Phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật.

- Tương phản: Là sự đối lập các hình ảnh, chi tiết, nhân vật trái ngược nhau để nhấn mạnh một đối tượng nào đó hoặc cả hai.

- Tăng cấp: Tăng dần mức độ các tính chất, đặc trưng được nói đến.

HĐ 3. HDHS hệ thống hóa các đặc điểm của ca dao:

GV gọi 4 HS trả lời về 4 nhóm ca dao, dân ca.

- HS khác bổ sung (nếu thiếu)

HĐ 4. Đặc điểm của tục ngữ:

B. Đặc điểm của ca dao:- Những câu hát về tình cảm gia đình:

Lời tâm tình, nhắc nhở về công ơn sinh thành, về tình mẫu tử, tình anh em.

- Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người: Tình yêu và lòng tự hào đối với con người và quê hương đất nước.

- Những câu hát than thân: Diễn tả tâm trạng, thân phận của con người, bày tỏ lòng đồng cảm với những số phận khổ đau của người lao động; đồng thời còn mang giá trị phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến.

- Những câu hát châm biếm: Phơi bày những sự việc mâu thuẫn; châm biếm, phê phán, đả kích, những bất công, thói hư tật xấu của xã hội.

C. Đặc điểm của tục ngữ

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 145: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack- Hình thức: có vần nhịp điệu- Nội dung: Những kinh nghiệm sống:1. Kinh nghiệm về thiên nhiên- Thời gian, dự đoán, nắng, mưa, bão,

giông, lụt2. Kinh nghiệm về lao động sản xuất- Đất đai quý hiếm, vị trí các làng nghề,

kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi.3. Kinh nghiệm về con người và xã hội

- Tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về phẩm chất và lối sống mà con người còn có.

4. Củng cố , luyện tập: - GV khái quát lại nội dung, kiến thức ôn tập5. Hướng dẫn về nhà:- HS ôn lại nội dung, kiến thức trong bài học- HS làm BT 5,6,7,8,9

*********************************

Ngày soạn: Ngày dạy:

TIẾT 122. ÔN TẬP VĂN HỌC (TIẾP)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Kiến thức:

- Nắm được nhan đề của các tác phẩm đã học trong chương trình ngữ văn 7, nội dung cơ bản của từng cụm bài, đặc trưng cơ bản của một số thể loại và sự giàu đẹp của Tiếng Việt, thể hiện trong các văn bản đã học.2. Kỹ năng:

- Đọc hiểu, cảm nhận được đặc điểm theo thêt loại và giai đoạn văn học.So sánh và hệ thống hoá, tổng hợp kiến thức3.Thái độ: - Có ý thức học tập thường xuyên, nghiêm túc, thấy được cái hay, cái đẹp, ý nghĩa GD trong các tác phẩm đã học.II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài,chuẩn bị tư liệu về bài học, tìm hiểu chuẩn KTKN và các tài liệu tham khảo khác. 2. Chuẩn bị của trò:

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 146: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,chuẩn bị đọc trả lời các câu hỏi bài tập SGK, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo khác. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu các khái niệm ca dao tục ngữ, chèo?... - Đặc điểm chung của thơ trữ tình trung đại.3. Bài mới: Các em đã đc ôn tập một tiết học về phần văn học . Giờ học này các em tiếp tục hệ thống lại nội dung, nghệ thuật phần văn trong chương trình lớp 7.

HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ 1. Trả lời câu hỏi:

H: Những giá trị lớn về tư tưởng, tình cảm thể hiện trong các bài thơ, đoạn thơ trữ tình củaViệt Nam, Trung Quốc đã học là:

D.Những giá trị lớn về tư tưởng, tình cảmthể hiện trong các bài thơ, đoạn thơ trữ tình củaViệt Nam, Trung Quốc - Lòng yêu nước, lòng tự hào về dân tộc và ý chí bất khuất, kiên cường, quyết đánh bại mọi âm mưu xâm lược, mong đất nước thái bình thịnh trị. (Nam quốc sơn hà, Tụng giá hoàn kinh sư, Cảnh khuya... )- Thương dân, yêu dân, mong dân được ấm no hạnh phúc (Thiên Trường vãn vọng, Bài ca nhà tranh bị gió thu phá) - Tình yêu quê hương gắn liền với nỗi nhớ khi xa quê (Tĩnh dạ tứ, Hồi hương ngẫu thư,Cảnh khuya, Nguyên tiêu)- Tình yêu thiên nhiên. (Bài ca CSơn, Vọng Lư sơn bộc bố..)- Tình cảm chân thành của con người với người thân, gia đình, bè bạn (Sau phút chia li, Bạn đến chơi nhà, Qua Đèo Ngang, Tiếng gà trưa).- Nỗi niềm hoài cổ: Qua Đèo Ngang.- Cảm thông sâu sắc với những số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa : Sau phút chia li, Bánh trôi nước

HĐ 3. Trả lời câu hỏi 5: Giá trị nội dung nghệ thuật các tác phẩm đã học

TT Nhan đề văn bản Giá trị chính về nội dung Giá trị chính về

nghệ thuật

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 147: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

1.

Cổng trường mở ra

(Lí Lan)

Văn bản nhật dụng

- Tấm lòng yêu thương sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người.

- Thể kí

- Diễn biến tâm trạng nhân vật.

2.

Mẹ Tôi

(- Et-môn-đô đơ A- mi-xi)

Văn bản nhật dụng

- Tình yêu thương cha mẹ là tình cảm thiêng liêng và cao cả

- Thể viết thư

- Lời phê bình nghiêm khắc, thấm thía.

3.

Cuộc chia tay của những con búp bê

(Khánh Hoài)

Văn bản nhật dụng

- Vấn đề hạnh phúc gia đình bị đổ vỡ, bố mẹ li hôn, con cái gặp nhiều đau đớn, thua thiệt

- Tình cảm và tấm lòng vị tha nhân hậu, trong sáng, cao đẹp của 2 em bé.

- Truỵên ngắn

- Phân tích tâm trạng nhân vật (Thuỷ và Thành)

- Tạo tình huống bất ngờ

4.

Một thứ quà của lúa non:Cốm

(Thạch Lam)

- Tấm lòng trân trọng của tác giả khi thấy được nét đẹp văn hoá dân tộc trong thứ sản vật giản dị mà đặc sắc: Cốm

- Thể bút ký

- Sự tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc trong văn tuỳ bút của Tlam.

5.

Sài Gòn tôi yêu

(Minh Hương)

- Tình cảm sâu đậm của tác giả đối với Sài Gòn qua sự gắn bó lâu bền, am hiểu tường tận và cảm nghĩ tinh tế về Sài Gòn

- Thể tùy bút: kể, tả, biểu cảm khéo léo.

- Miêu tả đặc sắc

6.

Mùa xuân của tôi

(Văn Bằng)

- Vẻ độc đáo của mùa xuân miềm Bắc và Hnội qua nỗi nhớ của người xa Hnội.

- Tình yêu quê hương đất nước, lòng yêu cuộc sống và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của tác giả.

- Thể tuỳ bút

- Miêu tả cảnh sống động.

- Hồi ức trữ tình, lời văn giàu hình ảnh, cảm xuác, chất thơ.

7.

Sống chết mặc bay

(Phạm Duy Tôn)

- Lên án tên quan phủ vô trách nhiệm, gây nên tội ác khi làm nhiệm vụ hộ đê;

- Nghệ thuật tương phản và tăng cấp.

- Tạo tình huống thắt nút.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 148: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack- Cảm thông với nỗi thống khổ của nhân dân vì vỡ đê.

- Lời văn cụ thể, sinh động.

8.

Những trò lố...PBC

(Nguyễn ái Quốc)

- Vạch trần bộ mặt bịp bợm, xấu xa của tên toàn quyền Va-ren;

- Ca ngợi khí phách kiên cường, bất khuất của Phan Bội Châu

- Nghệ thuật hư cấu.

- lời văn sắc sảo, hóm hỉnh.

- Nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật.

- Nghệ thuật tương phản

9.

Ca Huế trên sông Hương

(Hà ánh Minh)

- Giíi thiÖu vÒ c¸c lµn ®iÖu ca HuÕ, lßng tù hµo vÒ ca HuÕ, t¶ c¶nh ca HuÕ trong ®ªm tr¨ng th¬ méng

- V¨n b¶n nhËt dông

- PhÐp liÖt kª

- NghÖ thuËt miªu t¶ c¶nh vµ béc lé t©m tr¹ng.

10.

Quan âm Thị Kính

(chèo cổ)

- Thể hiện những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ và những đối lập giai cấp, thông qua xung đột, hôn nhân trong xã hội phong kiến.

- Sân khấu chèo

- Mang tính kịch ảo

HĐ 3: Hướng dẫn HS làm bài tập 6,7,8: Câu 6:* TV là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay:a. TV là một thứ tiếng đẹp:- Ngữ âm: + Nhận định của người nước ngoài. + Hệ thống nguyên âm và phụ âm phong phú 11 nguyên âm đơn, 3 nguyên âm đôi Còn lại là các phụ âm.+ Giàu thanh điệu. 6 thanh điệu: 4T - 2B.- Từ vựng: dồi dào giá trị thơ, nhạc, hoạ- Cú pháp: uyển chuyển, cân đối nhịp nhàng.b. Tiếng Việt là một thứ tiếng hay:- Đáp ứng được nhu cầu giao tiếp của người VN.- Có khả năng dồi dào về từ ngữ và hình thức diễn đạt.

Câu 7:- Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và thương muôn vật, muôn loài.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 149: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack- Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống.- Văn chương làm giàu thêm đ/s tình cảm của con người:+ Cho ta t/cảm và gợi lòng vị tha.+ Gây cho ta những t/cảm ta chưa có, luyện những t/cảm ta sẵn có.+ Giúp ta cảm nhận rõ hơn về cái đẹp xung quanh.-> Đ/s tinh thần con người nếu thiếu vchương sẽ nghèo nàn.Câu 8:- Tìm hiểu các văn bản sâu sắc, toàn diện hơn.- Rèn luyện được kỹ năng nghe, nói, đọc, viết theo đúng yêu cầu.

4. Củng cố, luyện tập: - GV khái quát lại nội dung, kiến thức ôn tập- Nhấn mạnh trọng tâm học kỳ II5. Hướng dẫn về nhà:- HS ôn lại nội dung, kiến thức trong bài học- HS khá giỏi làm BT 10.- Chuẩn bị bài: Dấu gạch ngang. ********************************************

Ngày soạn: Ngày dạy:

TIẾT 123. DẤU GẠCH NGANG

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Kiến thức: - Tác dụng của dấu gạch ngang, dấu gạch nối- Phân biệt được dấu gạch ngang, dấu gạch nối2. Kỹ năng: - Sử dụng dấu gạch ngang và dấu gạch nối trong bài làm văn3.Thái độ: - Có ý thức học tập bộ môn, yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài,chuẩn bị tư liệu về bài học, tìm hiểu chuẩn KTKN và các tài liệu tham khảo khác. 2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,chuẩn bị đọc trả lời các câu hỏi bài tập SGK, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo khác. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ:

CH1: Nêu công dụng của dấu chấm phẩy và dấu chấm lửng?

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 150: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJackCH2:HS lên bảng làm bài tập 3?

3. Bài mới: Dấu gạch ngang là là loại dấu khá thông dụng trong nói và viết. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu công dụng và cách dùng dấu gạch ngang. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ 1. HDHS tìm hiểu công dụng của dấu gạch ngang- GV gọi HS đọc BT SGK? Trong những câu nói trên dấugạch ngang được dùng để làm gì?

? Từ bài tập trên hãy cho biết dấu gạch ngang có những công dụng gì?- GV gọi HS đọc ghi nhớ 1SGKHĐ 2. HDHS tìm hiểu công dụng của dấu gạch ngangCH1: Trong ví dụ d dấu gạch nối trong các tiếng trong từ Va-ren được dùng để làm gì?- HS lấy ví dụ cho trường hợp này.

CH2:Cách viết dấu gạch nối có gì khác với dấu gạch ngang?? Từ 2 BT trên hãy cho biết dấu gạch nối khác dấu gạch ngang như thế nào?- GV gọi 1HS đọc phần ghi nhớ SGKHĐ 3. HDHS luyện tập:- GV hướng dẫn hs làm bài tập 1:- Nhóm 1: Câu a,b- Nhóm 2: Câu 1c- Nhóm 3 :Câu1d,e- Nhóm 4: Câu 2Đại diện nhóm lần lượt trả lời .Các nhóm khác nhận xét.GVchốtHS làm việc độc lập

I. Công dung của dấu gạch ngang1. Bài tập:- Dấu gạch ngang dùng để:Câu a: Đánh dấu bộ phận giải thíchCâu b: Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vậtCâu c: Dùng để thực hiện phép liệt kêCâu d: Dùng để nối các bộ phận trong một liên danh2. Kết luận:*Ghi nhớ 1- SGK Trang130

II. Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối1. Bài tập:a. Bài 1: Dấu gạch nối giữa các tiếng trong từVa-ren dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.Dấu gạch ngang nối liên danh là một dấu câu.b.Bài 2: Cách viết dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang2. Kết luận:*Ghi nhớ 2- SGK Trang130

III. Luỵên tập1. Bài tập1: - Dấu gạch ngang dùng:Câu a: Đánh dấu bộ phận giải thíchCâu b: Đánh dấu bộ phận giải thíchCâu c: Đánh dấu lời nói trực tiếp(2 gạch ngang đầu dòng) Đánh dấu bộ phận giải thíchCâu d: Nối liên danhCâu e: Nối liên danh

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 151: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJackHS khác nhận xét, GV nhận xét 2. Bài tập 2:

Nối các tiếng trong từ phiên âm nước ngoài.

4. Củng cố, luyện tập: - Nêu công dụng của dấu gạch ngang và dấu gạch nối5. Hướng dẫn về nhà:- Ôn nội dung bài học – học thuộc ghi nhớ - tiếp tục làm BT 3- Chuẩn bi bài: Ôn tập Tiếng Viết (T1)

***********************************

Ngày soạn: Ngày dạy:

TIẾT 124. ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Kiến thức:

- Hệ thống hoá kiến thức về câu và dấu câu, củng cố kiến thức tu từ ngữ pháp.2. Kỹ năng:

- Củng cố hoá hệ thống kiến thức, thực hiện các dạng bài tập TV.3.Thái độ: - Có ý thức học tập bộ môn, yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài,chuẩn bị tư liệu về bài học, tìm hiểu chuẩn KTKN và các tài liệu tham khảo khác. 2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,chuẩn bị đọc trả lời các câu hỏi bài tập SGK, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo khác. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ:

CH1: Nêu những công dụng của dấu gạch ngang? Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối?

CH2:HS lên bảng làm bài tập 3 trang T 131? 3. Bài mới: - Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em hệ thống lại kiến thức tiếng Việt đã học trong chương trình lớp 7, bao gồm các kiểu câu, trạng ngữ, chuyển đổi câu, các phép tu từ và dấu câu. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 152: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

HĐ1.HDHS ôn tập các kiểu câu- GV hướng dẫn HS kẻ sơ đồ SGK vào vở?

?Nêu công dụng của các câu theo mục đích nói?

? Nêu dấu hiệu để nhận biết (đặc điểm) các câu phân loại theo mục đích nói?

? Nêu những kiến

I. Các kiểu câu đơn- Câu phân loại theo mục đích nói:+ Câu nghi vấn+ Câu trần thuật+ Câu cầu khiến+ Câu cảm thán- Câu phân loại theo cấu tạo:+ Câu bình thường+ Câu đặc biệt1) Phân loại câu theo mục đích nói:a) Công dụng:+ Câu nghi vấn: Dùng để hỏi+ Câu trần thuật: Dùng để nêu ra một nhận định, có thể đánh giá theo tiêu chuẩn đúng hay sai+ Câu cầu khiến: Dùng để đề nghị, yêu cầu…. người nghe thực hiện hành động được nói đến trong câu.+ Câu cảm thán: Dùng để bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp , hay dùng để gọi đápb) Dấu hiệu để nhận biết:- Câu nghi vấn:+ Chứa các từ nghi vấn (ai, gì, nào, bao giờ, ở đâu)+ Dùng giọng điệu hỏi, đặt câu hỏi cuối câu- Câu cầu khiến:+ Dùng từ cầu khiến ở cuối câu: thôi, lên, đi+ Dùng phụ từ cầu khiến: hãy, đứng, chớ+ Dùng giọng điệu cầu khiến: có thể đặt dấu chấm than ở cuối câu- Câu cảm thán+ Dùng từ cảm thán biểu thị cảm xúc hay kêu gọi: ối, ái, ôi, trời ơi, eo ơi!+ Dùng giọng điệu phối hợp với trợ từ hay phụ từ: Thật, quà, biết bao, thay…- Câu trần thuật:2. Câu phân loại theo cấu tạo:

Câu đơn bình thường - Cấu tạo theo mô hình cụm C-V.- Dùng để trần thuật sự việc hay bày

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 153: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJackthức cơ bản về câu đơn bình thường và câu đơn đặc biệt?

HĐ2.HDHS ôn tập các dấu câu

? Công dụng của dấu chấm?

? Công dụng của dấu phẩy?

? Công dụng của dấu chấm phẩy?

? Công dụng của dấu chấm lửng?

? Công dụng của dấu gạch ngang

tỏ ý kiến

Câu đơn đặc biệt

- Không cấu tạo theo mô hình cụm C-V.- Dùng để nêu thời gian, nơi chốn; liệt kê sự việc, hiện tượng, bày tỏ cảm xúc; gọi đáp.

II. Dấu câu

Nội dung ôn

tập

Kiến thức cần nhớ

Dấu chấm

- Đặt ở cuối câu trần thuật (có khi đặt ở câu cầu khiến)

Dấu phẩy

- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu.+ Giữa CN – VN với các thành phần phụ của câu+ Giữa các từ, cụm từ có cùng chức vụ trong câu.+ Giữa một từ, một cụm từ với bộ phận chú thích của nó câu, giữa các vế của một câu ghép.

Dấu chấm phẩy

- Đánh dấu ranh giới giữa các vế câu ghép có cấu tạophức tạp.- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của một phépliệt kê có cấu tạo phức tạp.

Dấu chấm lửng

- Biểu thị chưa liệt kê hết sự vật, sự việc…- Bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quãng trong lời nói.- Làm giãn câu văn ở chỗ biểu thị điều bất ngờ, sắp xuấthiện từ ngữ nêu nội dung châm biếm, hài hước

Dấu gạch

ngang

- Đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích ở trong câu- Đánh dấu lời dẫn trực tiếp của nhân vật.- Đánh dấu các bộ phận liệt kê- Nối các từ trong một liên danh

4 . Củng cố, luyện tập

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 154: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack- Nhấn mạnh nội dung ôn tập.5. Hướng dẫn về nhà:- Ôn kiến thức ôn tập (trong phần tiếp theo)

- Chuẩn bị bài: Văn bản báo cáo (sưu tầm một số văn bản báo cáo)*************************************

Ngày soạn: Ngày dạy:

TIẾT 125. VĂN BẢN BÁO CÁO

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Kiến thức:

- Nắm được kiến thức về văn bản báo cáo; đặc điểm và cách làm văn bản báo cáo.2. Kỹ năng:

- Viết một văn bản báo cáo3.Thái độ: - Có ý thức học tập nghiêm túc, biết vận dụng vào thực tế.II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài,chuẩn bị tư liệu về bài học, tìm hiểu chuẩn KTKN và các tài liệu tham khảo khác. 2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,chuẩn bị đọc trả lời các câu hỏi bài tập SGK, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo khác. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ:

CH1: Nêu đặc điểm và cách làm một văn bản đề nghị?3. Bài mới: - Bên cạnh văn bản hành chính đề nghị thì văn bản báo cáo cũng rất thông dụng trong cuộc sống hàng ngày. Hôm mnay chúng ta cùng đi tìm hiểu công dụng và cách làm văn bản báo cáo. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ 1. HD tìm hiểu đặc điểm của báo cáo- GV gọi HS đọc văn bản 2 văn bản SGK trang 133- 134? Viết báo cáo để làm gì?? Báo cáo phải chú ý những yêu cầu gì về nội dung và hình thức trình bày?

I. Đặc điểm của văn bản báo cáo:1. Đọc văn bảnVăn bản 1,2 SGK2. Trả lời câu hỏi:a. Mục đích: Viết báo cáo để trình bày tình hình, sự việc và kết quả đã làm được của một cá nhân hay một tập thể.b - Về nội dung:

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 155: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

H: Em đã viết báo cáo lần nào chưa? hãy dẫn ra một số trường hợp cần viết báo cáo trong sinh hoạt và học tập ở trường, lớp em?HS dẫn ra các tình huốngHS khác cùng GV nhận xétGV cho HS đọc I3 và trả lời câu hỏi.? Xác định các tình huống phải viết báo cáo?

HĐ 2. HD tìm hiểu cách làm báo cáoH: Hãy xem các mục trong 2 văn bản trên được trình bày theo thứ tự nào ?H:Cả 2 văn bản trên có những đặc điểm gì giống và khác nhau?

?Theo em những phần nào là quan trọng trong 2 văn bản báo cáo?? Hãy rút ra cách làm một văn bản báo cáo?->GV chốt lại kiến thức

? Theo em trong một văn bản báo cáo thường theo dàn mục nào?- GV yêu cầu HS chép dàn mục vào vở.- GV nhấn mạnh phần lưu ý theo nội dung SGK- GV cho HS đọc ghi nhớ SGK trang 136.

- GVcho HS xem một số văn bản mẫu- GV lần lượt gọi HS đọc văn bản sưu tầm và chỉ ra các nội dung yêu cầu theo câu hỏi.HS khác nhận xét

Phải nêu rõ: Ai viết? ai nhận? Nhận về việc gì và kết quả ra sao?- Về hình thức:Phải đúng mẫu, sáng sủa, rõ ràng3. Tình huống phải viết báo cáo:- Tình huống (b) phải viết báo cáo vì:+ Cô giáo chủ nhiệm cần biết tình hình học tập, sinh hoạt của trông những tháng cuối năm.+ Tập thể lớp phải tập hợp kết quả phấnđấu trên ba mặt trên thành văn bản để cô giáo biết.- Tình huống a: Viết đề nghị- Tình huống c: Viết đơn xin nhập họcII. Cách làm văn bản báo cáo1. Tìm hiểu cách làm văn bản:-Thứ tự theo mục 2- Giống nhau: Các mục được viết theo thứ tự (mẫu)- Khác nhau: Nội dung báo cáo- Những phần quan trọng: Là những phần trả lời cho câu hỏi:+ Báo cáo với ai?+ Ai báo cáo?+ Báo cáo vấn đề gì?+ Báo cáo để làm gì?2. Dàn mục một bài văn báo cáo:(Nội dung SGK)

3. Lưu ý: SGK* Kết luận:

III. Luyện tập1.Bài 12. Bài 2:

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 156: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack4 . Củng cố và vận dụng:- GV chốt theo nội dung ghi nhớ.Làm thế nào để viết tốt một văn bản báo cáo?5. Hướng dẫn về nhà: Ôn nội dung bài học, học thuộc lòng phần ghi nhớTiếp tục

sưu tầm một số văn bản mẫu

**************************************

Ngày soạn: Ngày dạy:

TIẾT 126. LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ VÀ BÁO CÁO

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Kiến thức:

- Nắm vững những đặc điểm và cách làm văn bản đề nghị, hành chính2. Kỹ năng:

- Ứng dụng các văn bản đề nghị, báo cáo và tình huống cụ thể, nắm được cách thức làm văn bản này.3.Thái độ: - Có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống có hiệu quả.II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài,chuẩn bị tư liệu về bài học, tìm hiểu chuẩn KTKN và các tài liệu tham khảo khác. 2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,chuẩn bị đọc trả lời các câu hỏi bài tập SGK, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo khác. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: H: Nêu đặc điểm và cách làm một văn bản báo cáo? 3. Bài mới: - Các em đã đc học cách làm văn bản đề nghị, báo cáo.Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng thực hành luyện tập viết văn bản đề nghị và báo cáo. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ 1. HDHS ôn tập lí thuyết:- Gọi hs đọc 2 văn bản đề nghị và báo cáoH: Hai văn bản trên có điểm gì giống và khác nhau về mặt hình thức, nội dung, mục đích?

I. Ôn lý thuyết*So sánh văn bản đề nghị và văn bản báo cáo.

- Giống nhau: Đều là văn bản hành chính, có tính quy ước cao (viết theo mẫu chung)- Khác nhau:

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 157: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

CH: Cả 2 văn bản khi viết cần tránh những sai sót gì ? những mục cần chú ý trong những loại văn bản này ?

HĐ 2. HDHS luyện tập:- GV gọi HS đọc BT1 SGK yêu cầu HS thảo luận nhanh và đưa ra các tình huống viết văn bản đề nghị và báo cáo.- HS nhận xét- GV chốt các tình huống đúngGV gọi HS đọc các tình huống trong SGK? Chỉ ra chổ sai trong việc sử dụng các văn bản đó?GV hướng dẫn HS về nhà viết bài tập 2. mỗi HS tự tìm ra các tình huống để viết 1 văn bản đề nghị và 1 văn bản báo cáo

Văn bản đề nghị Văn bản báo cáo

* Về mục đích- Nhằm đề xuất một nguyện vọng, một ý kiến

- Nhằm tổng kết nêu lên những gì đã làm để cấp trên được biệt

* Về nội dung:

Chú ý những mặt: ai đề nghị? đề nghị ai? đề nghị gì?

- Chú ý: Báo cáo của ai?Báo cáo với ai? Báo cáo việc gì? kết quả như thế nào?

* Về hình thức:

Tuỳ theo nội dung cụ thể của từng có độ dài dài hay ngắn

Văn bản nhiều hay ít mà văn bản.

* Cả 2 văn bản khi viết cần tránh những sai sót ở mục:+ Nơi nhận đề nghị và báo cáo?+ Nơi tổ chức đề nghị và báo cáo?+ Nêu sự việc, lí do, ý kiến cần đề nghị hoặc điều cần báo cáo.II. Luỵên tập1. Bài tập 1:2. Bài tập 3a. Cần viết văn bản đề nghịb. Cần viết văn bản báo cáoc. Cần viết văn bản đề nghị

4 . Củng cố, luyện tập: - Làm thế nào để viết tốt một văn bản đề nghị và 1 văn bản báo cáo? 5. Hướng dẫn về nhà:- Ôn nội dung bài học, làm bài tập số 2 - Sưu tầm các văn bản đề nghị và báo cáo để tự củng cố lại kiến thức

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 158: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack*********************************

Ngày soạn: Ngày dạy:

TIẾT 127. LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ VÀ BÁO CÁO (TIẾP)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Kiến thức:

- Củng cố kiến thức cơ bản, nhận biết các tình huống cần viết văn bản đề nghị và báo cáo. nắm đc đặc điểm nội dung và hình thức của văn bản đề nghị và báo cáo.2. Kỹ năng: - Thực hành viết văn bản đề nghị và báo cáo thông thường.

3.Thái độ: - Có ý thức thái độ học tập nghiêm túc. II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài,chuẩn bị tư liệu về bài học, tìm hiểu chuẩn KTKN và các tài liệu tham khảo khác. 2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,chuẩn bị đọc trả lời các câu hỏi bài tập SGK, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo khác. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: H: Nêu đặc điểm và cách làm một văn bản báo cáo,văn bản đề nghị? 3. Bài mới: - Các em đã đc học cách làm văn bản đề nghị, báo cáo.Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng thực hành luyện tập viết văn bản đề nghị và báo cáo (tiếp) HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ 1. Củng cố lí thuyết:

H: Mục đích viết văn bản đề nghị?

H: Trình bày dàn mục của văn bản đề nghị?

I. Lí thuyết:1. Văn bản đề nghị-Viết giấy đề nghị nhằm mục đích nêu ý kiến của mình lên một cá nhân hoặc một cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để đạt được một nhu cầu hoặc một quyền lợi chính đáng nào đó.* Dàn mục văn bản đề nghị: - Quốc hiệu: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN- Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

- Địa điểm ngày tháng năm làm văn bản đề

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 159: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

H: Những vấn đề cần lưu ý?

H: Muc đích viết văn bản báo cáo?

H: Những vấn đề cần lưu ý khi viết báo cáo?HĐ 2. HDHS luyện tập:- Yêu cầu hs viết 1 văn bản đề nghị và 1 vb báo cáo?

nghị- Tên văn bảnNơi nhận- Người tổ chức đề nghị- Nêu sự việc, lí do và ý kiến đề nghị với nơi nhận- Chữ kí và họ tên người đề nghị.2. Văn bản báo cáo:-Viết báo cáo để trình bày tình hình, sự việc và kết quả đã làm được của một cá nhân hay một tập thể.* Dàn mục của báo cáo:- Quốc hiệu: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN- Độc lập- Tự do- Hạnh phúc- Địa điểm ngày tháng năm làm văn bản đề nghị- Tên văn bản: Báo cáo về...- Nơi nhận báo cáo- Người(tổ chức) báo cáo...- Nêu lí do, sự việc và các kết quả đã làm đc- Chữ kí và họ tên người báo cáo.* Lưu ý:

II. Luyện tập:1. Viết văn bản đề nghị2. Viết văn bản báo cáo

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Sơn Đông, ngày .. tháng .. năm 2015

GIẤY ĐỀ NGHỊ

Kính gửi: cô giáo chủ nhiệm lớp 7C Trường THCS Sơn Đông

Tập thể lớp 7Cchúng em xin trình bày với cô giáo một việc như sau: Tấm bảng đen của lớp em do sử dụng đã lâu, nay bị mờ, các bạn ngồi cuối lớp rất khó theo dõi nội dung bài giangrcuar các thầy cố giáo ghi trên bảng. chúng em kính đề nghị cô giáo cho sơn lại bảng kịp thời để việc học tập trên lớp đc tốt hơn.

Thay mặt lớp 7C Lớp trưởng

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 160: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack ( Kí và ghi rõ họ tên)

4 . Củng cố, luyện tập: - Làm thế nào để viết tốt một văn bản đề nghị và 1 văn bản báo cáo? 5. Hướng dẫn về nhà:- Ôn nội dung bài học, làm bài tập số 2 - Sưu tầm các văn bản đề nghị và báo cáo để tự củng cố lại kiến thức

****************************************

Ngày soạn: Ngày dạy:

TIẾT 128. ÔN TẬP TẬP LÀM VĂNI. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Kiến thức: - Củng cố, hệ thống kiến thức tập làm văn đã học ở trong chương trình Ngữ Văn 7, văn biểu cảm và văn nghị luận.2. Kỹ năng: - Làm văn biểu cảm và văn nghị luận .

3.Thái độ: - Có ý học tập thường xuyên, yêu thích bộ môn. II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài,chuẩn bị tư liệu về bài học,tìm hiểu chuẩn KTKN và các tài liệu tham khảo khác. 2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,chuẩn bị đọc trả lời các câu hỏi bài tập SGK, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo khác. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: H:Nêu cách làm văn bản đề nghị và báo cáo? 3. Bài mới:- Bài học hôm nay chúng ta cùng đi hệ thống lại kiến thức về phân môn tập làm văn. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ 1. HDHS ôn tập văn biểu cảm:- GV đọc câu hỏi SGKHS hoạt động theo nhóm và trả lời câu hỏi

- GV nêu câu hỏiH:Yếu tố miêu tả có vai trò gì trong văn biểu cảm?

I. Ôn tập văn biểu cảm1. Câu 1:- Những bài văn biểu cảm trong chương trình Ngữ văn 7 (văn xuôi)1. Cổng trường mở ra (ký)2. Mẹ tôi (Thư từ)3. Một thứ quà của lúa non: Cốm4. Sài Gòn tôi yêu Tuỳ

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 161: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJackH: Yếu tố tự sự có ý nghĩa gì trong văn biểu cảm?

- GV đọc câu hỏi

- HS thực hiện theo nhóm.- Nhóm 1,2 Tìm trong bài “Sài Gòn tôi yêu”- Nhóm 3,4 bài “Mùa xuân tôi yêu”

H: Nêu những đặc điểm của văn bản biểu cảm?

H: Tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản biểu cảm?

H:Các yếu tố tự sự có vai trò như thế nào trong văn biểu cảm ?

H: Muốn biểu cảm về một đối tượng ta phải làm gì?

bút5. Mùa xuân của tôi

2. Câu 2:VD: văn bản: “Một thứ …Cốm”- Về mục đích: Tác giả bày tỏ tình cảm của mình với một thứ quà giản dị mà đặc sắc của đất nước.- Về cách thức:Tác giả đã lấy Cốm làm hình ảnh bộc lộ tình cảm của mình, sự đánh giá của mình.- Về bố cục: Theo mạch liên tưởng, khơi gợi được sự đồng cảm của người đọc. Văn biểu cảm có những đặc điểm sau:+ Biểu đạt được tình cảm, cảm xúc.+ Thể hiện sự đánh giá của con người với hình thức khách quan.- Cách thức:+ Phải biến cảnh vật, đồ vật, sự việc, con người ... thành hình ảnh.+ Khai thác đặc điểm, tính chất của đối tượng nhằm bộc lộ tình cảm và sự đánh giá3. Câu 3.Yếu tố miêu tả trong văn bản gợi ra được hình ảnh, màu sắc, đường nét của sự vật được thể hiện trong bài nhằm khêu gợi tình cảm, cảm xúc.4. Câu 4- Yếu tố tự sự trong văn biểu cảm nhằm khêu gợi cảm xúc.5. Câu 5+Khi muốn bày tỏ lòng yêu thương, ngưỡng mộ, ngợi ca đối với một con người, sự vật, hiện tượng thì chúng ta phải nêu được:- Vẻ đẹp bên ngoài- Đặc điểm phẩm chất bên trong- Ảnh hưởng, tác dụng, ấn tượng sâu đậm và tốt đẹp đối với con người và cảnh đẹp, sự thích thú ngưỡng mộ…Muốn làm đượcc như vậy phải biết sử dụng các phương thức miêu tả, tự sự và biểu cảm6. Câu 6- Các phương tiện tu từ trong văn biểu cảm qua 2 văn bản: Sài Gòn tôi yêu và Mùa

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 162: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

H: Các biện pháp tu từ trong các văn bản biểu cảm"Sài Gòn tôi yêu và Mùa xuân của tôi"

xuân của tôi

Phương tiện tu từ Trong 2 bài Sài Gòn tôi yêu và Mùa xuân của tôi

1. So sánh Mùa xuân của tôi:

+ Tôi yêu lông mày ai như trăng mới in ngần…

+ Không uống rượu mạch cũng như lòng mình say rượu….

+ Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng ….li ti

Sài Gòn tôi yêu

+ Tôi yêu Sài Gòn da diết như người đàn ông vần ôm ấp bóng dáng mối tình đầu….

+ Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ…ngọc ngà này

2. Đối lập – tương phản

- Sài Gòn vẫn trẻ >< tôi thì đương già

- Ba trăm năm đô thị >< 5 ngàn năm đất nước

- Nắng sớm >< đêm khuya mới

- Tĩnh lặng >< mát dịu >< náo động, dập dìu.

3. Câu cảm, những câu bộc lộ trực tiếp tình cảm

Đẹp quá đi! mùa xuân ơi!

Tôi yêu Sài Gòn da diết…

Tôi yêu sông xanh, núi tím…..

4.Câu hỏi tu từ - Ai bảo non đường thương nước, ai cấm được….

5. Điệp từ, ngữ cấu trúc câu

- Tôi yêu

- Ai cấm được

6. Câu văn nhịp nhàng kéo dài, dạt dào ý thơ.

- Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu …. Thơ mộng…..

- Bây giờ khi chào người lớn, các cô ấy cúi đầu, chắp hai bàn tay … tia hóm hỉnh.

Hoạt động 2 : Câu 7

- Nội dung văn bản biểu cảm - Nội dung cảm xúc, tâm trạng, tình cảm và đánh giá,

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 163: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJacknhận xét của người viết

- Mục đích biểu cảm - Cho người đọc thấy rõ nội dung biểu cảm và đánh giá của người viết

- Phương tiện biểu cảm - Phương tiện ngôn ngữ và hình ảnh thực tế; các phép tu từ.

* Hoạt động 3 : Câu 8

GV kẻ bảng : HS lên bảng điền

1. Mở bài: + Giới thiệu tác giả, tác phẩm, tâm trạng và đánh giá khái quát

2. Thân bài: + Nêu những biểu hiện của tình yêu, cảm xúc

+ Nhân xét, đánh giá.

3. Kết bài + Nhận thức về tình cảm của bản thân: ấn tượng sâu đậm của người viết.

4 . Củng cố, luyện tập:- GV nhấn mạnh những nét cơ bản 5. Hướng dẫn về nhà: Ôn nội dung bài học

- Làm đề cường phần 2: Văn bản nghị luận.*************************************************

Ngày soạn: Ngày dạy:

TIẾT 129. ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN (TIẾP)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Kiến thức: - Củng cố, hệ thống kiến thức tập làm văn đã học ở trong chương trình Ngữ Văn 7, văn biểu cảm và văn nghị luận.2. Kỹ năng: - Làm văn biểu cảm và văn nghị luận .

3.Thái độ: - Có ý học tập thường xuyên, yêu thích bộ môn.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 164: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJackII. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài,chuẩn bị tư liệu về bài học,tìm hiểu chuẩn KTKN và các tài liệu tham khảo khác. 2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,chuẩn bị đọc trả lời các câu hỏi bài tập SGK, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo khác. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: H:Thế nào là văn bản biểu cảm?3. Bài mới:- Bài học hôm nay chúng ta cùng tiếp tục hệ thống lại kiến thức về phân môn tập làm văn. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ 1.HDHS ôn tập văn nghị luận:- GV nêu câu hỏi SGK

- HS trả lời nhanh.- GV đọc CH2HS thảo luận và trả lời

I. Ôn tập văn nghị luậnCâu 1:* Các bài văn nghị luận đã học:- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta- Sự giàu đẹp của Tiếng Việt- Đức tính giản dị của BácHồ- Ý nghĩa văn chươngCâu 2a. Nghị luận nói:- Ý kiến trao đổi, tranh luận, phát biểu trong các cuộc họp, hội thảo…- Ý kiến trong các buổi bảo vệ luận văn, luận án…- Chương trình bình luận thời sự, thể thao…. trên đài phát thanh hay cổ truyền.b. Nghị luận viết:- Các bài xã luận, bình luận, phê bình văn học, nghiên cứu khoa học, ngôn ngữ, sử học…. Trên báo chí, tạp chí….- Các luận văn, luận án, chuyên luận khoa học- Các tuyên ngôn, tuyên bố quan trọng.- Các văn bản nghị luận trong SGK ngữ

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 165: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

GV đọc câu hỏiHS trả lời theo chủ đề cương đã chuẩn bị

- GV đọc đềHS thảo luận, trả lờiHS nhận xét - GV chốt

H:Những yêu cầu cần đạt của bài văn chứng minh ?

văn.Câu 3*Những yếu tố cơ bản trong 1 văn bản nghị luận- Luận điểm - Lập luận- Luận cứ - Luận đề* Yếu tố quan trọng: Cả ba yếu tố đầuCâu 4- Luận điểm: Là ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng của bài văn.- Những câu là luận điểm:+ Câu a,d: là luận điểm+ Câu b: là câu cảm thán+ Câu c: chưa đầy đủ, chưa rõ nghĩaCâu 5- Trong bài văn chứng minh rất cần dẫn chứng và luận điểm nhưng ngoài ra còn cần lí lẽ và lập luận.- Luận điểm phải được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán, phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế.- Dẫn chứng trong bài văn chứng minh phải tiêu biểu, chọn lọc, chính xác, phù hợp với luận điểm, lụân đề, đồng thời cần được làm rõ, được phân tích bằng lí lẽ, lập luận. Do vậy, cách chỉ đưa dẫn chứng bằng cách dẫn ra câu ca dao “Trong đầm…../.. vàng” ; là chưa được mà…+ Cần đưa thêm các dẫn chứng khác.+ Phân tích cụ thể bài cao dao để thấy rõ trong đó tiếng việt đã thể hiện sự giàu đẹp như thế nào?Câu 6- Giống nhau: Chung một chủ đề, cùng phải sử dụng lí lẽ, dẫn chứng và lập luận.- Khác nhau:

Giải thích Chứng minh

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 166: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

H: Phân biệt điểm khác nhau giữa văn nghị luận chứng minh và giải thích ?

- Thể loại (kiểu văn bản)- Vấn đề (giả thiết) là chưa rõ- Lí lẽ chủ yếu làm rõ bản chất vấn đề là như thế nào?

- Thể loại (Kiểu VB)- Vấn đề (giả thiết là) đã rõ- Dẫn chứng là chủ yếu- Chứng tỏ sự đúng đắn của vấn đề như thế nào?

4. Củng cố , luyện tập:- GV chốt lại những ý cơ bản đã ôn tập5. Hướng dẫn về nhà:- Ôn nội dung bài học- Tập làm đề cường cho những đề tham khảo để chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối

năm (GV hướng dẫn nhanh cách làm)- Đọc những bài làm văn trong những sách tham khảo về văn nghị luận- Làm đề cương bài: Ôn tập Tiếng Việt (Tiếp)

********************************

Ngày soạn: Ngày dạy:

TIẾT 130. ÔN TẬP TIẾNG VIỆT (TIẾP)

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Kiến thức: - Khắc sâu những kiến thức trọng tâm, hệ thống được những nội dung cơ bản về Tiếng Việt trong học kỳ II2. Kỹ năng: - Củng cố hoá hệ thống kiến thức. 3.Thái độ:- Có ý thức học tập thường xuyên.II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài,chuẩn bị tư liệu về bài học,tìm hiểu chuẩn KTKN và các tài liệu tham khảo khác. 2. Chuẩn bị của trò:Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 167: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,chuẩn bị đọc trả lời các câu hỏi bài tập SGK, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo khác. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: - Thực hiện trong bài mới.3. Bài mới:- Bài học hôm nay chúng ta cùng tiếp tục hệ thống lại kiến thức về phân môn Tiếng Việt.

HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ1. HDHS củng cố kiến thức lí thuyết I. Ôn tập lí thuyết:

Phép biến đổi câu Kiến thức cần nhớ Ví dụ

Rút gọn câu - Là lược bỏ một số thành phần của câu* Mục đích chính:- Làm cho câu văn gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứngtrước.- Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ)

- Cháu đã ăn cơm chưa- Dạ chưa

Thêm trạng ngữ cho câu

* Đặc điểm:- Về ý nghĩa: Trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nội dung, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.- Về hình thức:+ Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu hay giữa câu.+ Giữa trạng ngữ với CN – VN thường có 1 quãng nghỉ khi nói và dấu phẩy khi viết.- Công dụng:+ Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làn cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.+ Nối kết các đoạn văn, các câu với nhau bài văn được mạch lạc.

- Vào 1 đêm cuối xuân, năm 1947, khoảng 2 giờ sáng trên đường đi công tác , Bác Hồ nghỉ chân ở 1 nhà nghỉ bên đường

- Dùng cụm C- V để mở rộng câu

- Dùng cụm C-V làm chủ ngữ, vị ngữ hay các phụ ngữ (trong câu và trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ trong câu)

- Những đám mây sà xuống tạo nên 1 cảm giác bồng bềnh, huyền ảo.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 168: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJackChuyển đổi câu chủ động sang câu bị động:

- Câu chủ động:

+ Có CN là chủ thể của hành động nêu ở VN

+ Không chứa từ “bị” hay “được” trước VN

- Câu bị động:

+ Có VN là đối tượng của hành động

+ Thường dùng từ “bị” hay “được” (có thể không dùng) ở bộ phận VN.

- những đám mây trắng nhỏ

- Quân ta bao vây quân Ngô cả 3 mặt

- Quân Ngô bị bao vây cả 3 mặt

* Hoạt động 2: Các phép tu từ

Các phép tu từ Kiến thức cần nhớ

Điệp ngữ - Là phép lặp lại từ ngữ, câu để nhấn mạnh ý và gây cảm xúc mạnh

- Có 3 dạng điệp ngữ: ĐN cách quảng, ĐN nối tiếp, ĐN chuyển tiếp

Liệt kê -Là phép sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ, cụm từ, nhằm diễn đạt đầy đủ và sinh động những nội dung khác nhau trong thực tế và trong cảm xúc.

HĐ 3. HD cách làm bài kiểm tra tổng hợp:

? Nêu những điểm cần chú ý.- GV hướng dẫn HS theo nội dung ở SGKtập 1

- GV nêu những chú ý theo SGK

- GV nêu những kiến thức mà HS cần chú ý ôn tập kỹ.

II. Hướng dẫn cách làm bài kiểm tra tổng hợpA. Những nội dung cơ bản cần chú ý:1. Phần văn:- Trọng tâm: Phần văn nghị luận (đọc thêm - Một vài tác phẩm tự sự và văn bản nhật dụng)- Xem lại bài hướng kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ I trong ngữ văn 7 (tập 1)- Nắm được một số nội dung cụ thể của các văn bản đã học trong học kỳ II:+ Văn bản nghị luận.+ Văn bản nhật dụng+ Tác phẩm tự sự- Chú ý giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của văn bản trên.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 169: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

- GV nói yêu cầu đối với bài kiểm tra.- GV giải đáp những thắc mắc của HS (nếu có)

HĐ 4. HD cách ôn tập:

2. Về Tiếng Việt:- Đặc điểm của các loại câu rút gọn, câu đặc biệt, câu chủ động, câu bị động…- Đặc điểm và tác dụng của phương pháp tu từ: Liệt kê- Cách mở rộng câu bằng cụm C- V và trạng ngữ- Công dụng của các dấu câu: dấu chấm lững; dấu chấm phẩm, dấu gạch ngang.3. Phần tập làm văn- Trọng tâm phần văn bản nghị luận- Nắm được đặc điểm chung của văn bản nghị luận

Khái niệmMục địchTác dụngBố cụcCác thao tác lập luận

Cách làm một bài văn nghị luận - Ôn tập về văn bản hành chính: văn bản đề nghị và văn bản báo cáo.III. Về cách ôn tập và hướng dẫn kiểm tra đánh giá- Ôn tập toàn diện,vận dụng các kiến thức và kỹ năng cả 3 phần một cách tổng hợp theo hướng tích hợp (dọc và ngang)- Hình thức kiểm tra:+ Trắc nghiệm+ Tự luận.

4 . Củng cố, luyện tập:- GV chốt lại những ý chính trong giờ

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 170: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack5. Hướng dẫn về nhà:- Ôn tập theo nội dung 3 phần: Văn bản+ tập làm văn + tiếng việt- Chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra

*************************************

Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 131,132. KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Kiến thức:

- HS tự nắm vững những kiến thức cơ bản, trọng tâm trong chương trình học kỳ II ở cả 3 phần môn: Văn, TViệt, Tập làm văn. 2. Kỹ năng:

- Vận dụng kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra,làm văn chứng minh, giả thích một vấn đề. Chọn lọc đáp án. 3.Thái độ:- Có ý thức học tập nghiêm túc, trung thực.II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài,chuẩn bị tư liệu về bài học,tìm hiểu chuẩn KTKN và các tài liệu tham khảo khác. 2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,chuẩn bị đọc trả lời các câu hỏi bài tập SGK, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo khác. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: - Thực hiện trong bài mới.

3. Bài mới : * Hoạt động 1: GV phát đề cho HS (đã phô tô)

Đề chính thức do PGD ra.- GV đọc 1 lượt đề cho HS xem lại- HS đọc kỹ đề, tìm định hướng cho đề kiểm tra.Đề và đáp án: trang sau.

* Hoạt động 2: HS làm bài kiểm tra- HS làm bài kiểm tra nghiêm túc- GV coi thi đúng quy chế * Hoạt động 3: GV thu bài4. Củng cố: GV nhận xét giờ kiểm tra5. Hướng dẫn về nhà:

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 171: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack- Xem lại đề và tự làm lại bài- Chuẩn bị cho bài: Chương trình địa phương (phần văn + TLV) *************************************

Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 133. CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Kiến thức:

- HS tự cung cấp cho mình một hệ thống những câu ca dao, tục ngữ, dân ca địa phương phong phú.2. Kỹ năng:

- Sưu tầm, lựa chọn, sắp xếp ca dao, dân ca, tục ngữ theo yêu cầu.3.Thái độ: -Yêu thích môn học, yêu quê hương đất nước mình hơn, tự hào nơi mình đang sinh sống.Từ đó có ý thức xây dựng quê hương giàu đẹp. II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài,chuẩn bị tư liệu về bài học,tìm hiểu chuẩn KTKN và các tài liệu tham khảo khác. 2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,chuẩn bị đọc trả lời các câu hỏi bài tập SGK, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo khác. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu các nội dung TLV, Văn đã học trong chương trình Ngữ văn kì II.3. Bài mới : Để nắm đc kiến thức cơ bản về văn và Tập làm văn đã học, Các em mở rộng khắc sâu nội dung bài học qua bài chương trình địa phương phần TV. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ 1. HDHS tập hợp kết quả sưu tầm ca dao tục ngữ địa phương.- Đại diện các nhóm (đã phân công ở tiết 74 lên đọc kết quả sưu tầm của nhóm mình.- Tìm và sưu tầm ca dao tục ngữ viết về địa phương khoảng 10 đến 20 cầu.- HS : xem phần đọc thêm SGK tập I- Xác định đối tượng sưu tầm.

I. Các nhóm trình bày kết quả sưu tầm của mình

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 172: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack- Gọi học sinh nhắc lại phần lý thuyết về ca dao là gì ?Dân ca . Tục ngữ- Cho học sinh tìm nguồn sưu tầm qua sách, báo trong các bộ sưu tập lớn về 3 thể loại trên nói về địa phương mình.

HĐ2: Phân công việc biên tập- Nhóm trưởng cử thêm thành viên biên tập.- Yêu cầu biên tập: Sắp xếp theo vàn, đề tài, loại bỏ bớt những câu không phù hợp, trùng lặp

- Đại diện nhóm biên tập, đọc kết quả tập hợp và sắp xếp.- Các nhóm nhận xét lần nhau.- Những thành viên trong nhóm biên tập trình bày lần lượt kết quả biên tập đã được sắp xếp theo thứ tự A Z.- Thành viên trong lớp góp ý kiến cho kết quả trên.

II. Biên tập theo nhómYêu cầu:- Nội dung tham khảo những chủ đề trong SGK- Hình thức:+ Sắp xếp theo vần theo chủ đề+ Không trùng lặp+ Sạch đẹp, rõ ràng

Trình bày kết quả sưu tầm đã được nhóm biên tập biên soạn, sắp xếp

4. Củng cố, luyện tập:

nhắc nhở HS Xem lại 3 thể loại trên để sưu tầm tiếp (theo chủ đề) ghi vào sổ tay.

- Đọc và chuân bị soạn bài "Tục ngữ về con người và xã hội" nội dung ý chính và cách diễn đạt. HS đọc một vài câu ca dao, tục ngữ do bản thân sưu tầm và đã học thuộc

5. Hướng dẫn về nhà:

- Mỗi HS học thuộc lòng 10 câu ca dao, 10 câu tục ngữ do bản thân tự sưu tầm và giải nghĩa.

**************************************************** Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 134. CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN

VÀ TẬP LÀM VĂN (TIẾP)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Kiến thức: - Hiểu biết sâu rộng hơn địa phương mình về các mặt đời sống vật chất và văn hóa tinh thần , truyền thống và hiện nay , trên cơ sở đó bồi dưỡng tình yêu quê hương , giữ gìn và phát huy bản sắc và tinh hoa của địa phương mình trong sự giao lưu với cả nước .

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 173: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJackNắm các yêu cầu và cách thức sư tầm ca dao, tục ngữ địa phương .Hiểu rõ hơn về giá trị nội dung, đặc điểm hình thức của tục ngữ, ca dao địa phương .- HS tự cung cấp cho mình một hệ thống những câu ca dao, tục ngữ, dân ca địa phương phong phú.2. Kỹ năng:

- Sưu tầm, lựa chọn, sắp xếp ca dao, dân ca, tục ngữ theo yêu cầu.3.Thái độ: -Yêu thích môn học, yêu quê hương đất nước mình hơn, tự hào nơi mình đang sinh sống.Từ đó có ý thức xây dựng quê hương giàu đẹp. II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài,chuẩn bị tư liệu về bài học,tìm hiểu chuẩn KTKN và các tài liệu tham khảo khác. 2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,chuẩn bị đọc trả lời các câu hỏi bài tập SGK, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo khác. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu các nội dung TLV, Văn đã học trong chương trình Ngữ văn kì II.3. Bài mới : Để nắm đc kiến thức cơ bản về văn và Tập làm văn đã học, Các em mở rộng khắc sâu nội dung bài học qua bài chương trình địa phương phần TV. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ3: Tổ chức cho HS nhận xét về phần CD-TN đã sưu tầm.- Chọn câu hay.- Giải thích, bình giảng theo nhóm, theo chủ đề được phân công.

HĐ4: GV đánh giá chung. Biểu dương những nhóm, cá nhân sưu tầm tốt.

- HS đọc các bài ca dao tục ngữ đã sưu tầm.

III. Nhận xét bình giá những câu ca dao , tục ngữ hay.- Ưu điểm: Có kĩ năng sưu tầm, biết biên tập theo yêu cầu.Nhược điểm:- Cách trình bày chưa đẹp.- Nội dung chưa phong phú.

Sưu t- Sưu tầm ca dao và sắp xếp theo vần A,B,C

A. Anh em như thể tay chânRách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.B. Bầu ơi thương lấy bí cùngTuy rằng khác giống nhưng chung một giànC. Chồng ta áo rách ta thươngChồng người áo gấm sông hương mặc ngườiD. Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ nagỳ giỗ Tổ mùng mười tháng ba

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 174: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

- GV nhận xét 2 mặt.- Ưu điểm.- Nhược điểm.- Biểu dương những nhóm làm tốt.

Đ. Đường vô xứ Ngệ quanh quanhNon xanh nước biếc như tranh hoạ đồG. Gánh cực mà đổ lên nonCòng lưng mà chạy cực còn chạy theoH. Hỡi cô tát nước bên đàngSao cô múc ánh trăng vàng đổ đi

* Sưu tT - Sưu tầm những câu tục ngữ nói về thiên nhiên và lao động sản xuất mà địa phương em thường áp dụng:

1. Mùa hè đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa

2. Cơn dằng đông vừa trông vừa chạyCơn đằng nam vừa làm vừa chơi

3. Nhất ước, nhì ph ân, tam cần, tứ giống4. Lúa chiêm lấp ló đầu bờHễ nghe tiéng sấm phất cờ mà lên

5. Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen6. Đốm đầu thì nuôi, đốm duôi thì thịt

( chó)7. ăn trông nồi ngồi trông hướng8. Lời nói chẳng mất tiền muaLựa lời mà nói cho vừa lòng nhau9. Chim khôn hót tiếng rảnh rangNgười khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe10. Giỏ nhà ai, quai nhà nấy11. Rau nào, sâu nấy12. Uốn cây từ thủa còn nonDạy con từ thuở con con thơ ngây13. Sông có khúc, người có lúc14. Ai giàu ba họ, ai khó ba đời15.Bán anh em xa mua láng giềng gần.

4. Củng cố, luyện tập: - Gọi hs đọc lại phần ghi nhớ. - HS phân biệt giữa tục ngữ và ca dao. - Trong những câu tục ngữ trên, câu nào hoàn toàn đúng, câu nào chỉ đúng một phần ? 5.Hướng dẫn về nhà: -Về nhà sưu tầm tiếp các câu ca dao , tục ngữ , dân ca theo hướng dẫn -Soạn bài : Hoạt động Ngữ Văn

+ Đọc trước bài ở nhà+ Đọc và trả lời các câu hỏi SGK trang 147

*****************************************************

Ngày soạn: Ngày dạy:

TIẾT 135. HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 175: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJackI. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Kiến thức: - Tập đọc rõ ràng, đúng dấu câu, đúng giọng và phần nào thể hiện tình cảm ở những chỗ cần nhấn giọng.- Khắc phục kiểu đọc nhỏ,lúng túng, phát âm ngọng,..., luyện chính tả2. Kỹ năng:

- Củng cố các kĩ năng đọc diễn cảm, kĩ năng viết chính tả, đặt câu, dùng từ. 3.Thái độ: -Yêu thích môn học,có ý thức luyện đọc viết chính tả,... II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài,chuẩn bị tư liệu về bài học,tìm hiểu chuẩn KTKN và các tài liệu tham khảo khác. 2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,chuẩn bị đọc trả lời các câu hỏi bài tập SGK, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo khác. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc diễn cảm những câu hát về tình cảm gia đình?3. Bài mới : Để củng cố kĩ năng đọc diễn cảm, biết bộc lộ tình cảm cảm xúc trong từng bài học qua sắc thái giọng đọc chúng ta cùng Hoạt động ngữ văn

HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ 1. HD HS đọc diễn cảm

- Đọc đúng: phát âm đúng, ngắt câu đúng,mạch lạc, rõ ràng.

- Đọc diễn cảm: Thể hiện rõ từng luận điểm trong mỗi văn bản, giọng điệu riêng của từng văn bản.

2- Tiến trình giờ học:- Tiết 1: 2 bài:

+Tinh thần yêu nớc của nhân dân ta.+Sự giàu đẹp của tiếng Việt.

-Tiết 2: 2 bài:+Đức tính giản dị của Bác Hồ.+Ý nghĩa văn chương.

- GV nhận xét chung

1- Yêu cầu đọc:

1- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Giọng chung toàn bài: hào hùng, phấn

chấn, dứt khoát, rõ ràng.*Đoạn mở đầu:- Hai câu đầu: Nhấn mạnh các từ ngữ

"nồng nàn" đó là giọng khẳng định chắc nịch.

- Câu 3: Ngắt đúng vế câu trạng ngữ (1,2); Cụm chủ - vị chính , đọc mạnh dạn, nhanh dần, nhấn đúng mức các động từ và tính từ làm vị ngữ, định ngữ : sôi nổi, kết, mạnh mẽ, to lớn, lớt, nhấn chìm tất cả...

- Câu 4,5,6 ;+Nghỉ giữa câu 3 và 4.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 176: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack+Câu 4 : đọc chậm lại, rành mạch, nhấn mạnh từ có, chứng tỏ.+Câu 5 : giọng liệt kê.+Câu 6 : giảm cờng độ giọng đọc nhỏ hơn, lu ý các ngữ điệp, đảo : Dân tộc anh hùng và anh hùng dân tộc.

Gọi từ 2 - 3 học sinh đọc đoạn này. HS và GV nhận xét cách đọc.

* Đoạn thân bài:- Giọng đọc cần liền mạch, tốc độ nhanh

hơn một chút.+Câu : Đồng bào ta ngày nay,... cần đọc chậm, nhấn mạnh ngữ : Cũng rất xứng đáng, tỏ rõ ý liên kết với đoạn trên.+Câu : Những cử chỉ cao quý đó,... cần đọc nhấn mạnh các từ : Giống nhau, khác nhau, tỏ rõ ý sơ kết, khái quát.

Chú ý các cặp quan hệ từ : Từ - đến, cho đến.

- Gọi từ 4 -5 hs đọc đoạn này. Nhận xét cách đọc.

*Đoạn kết:- Giọng chậm và hơi nhỏ hơn .

+3 câu trên : Đọc nhấn mạnh các từ : Cũng như, nhưng.+2 câu cuối : Đọc giọng giảng giải, chậm và khúc chiết, nhấn mạnh các ngữ : Nghĩa là phải và các động từ làm vị ngữ : Giải thích , tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho,...

Gọi 3 -4 hs đọc đoạn này, GV nhận xét cách đọc

2- Sự giàu đẹp của tiếng ViệtNhìn chung, cách đọc văn bản nghị luận

này là : giọng chậm rãi, điềm đạm, tình cảm tự hào.

* Đọc 2 câu đầu cần chậm và rõ hơn, nhấn mạnh các từ ngữ : tự hào , tin tưởng.

* Đoạn : Tiếng Việt có những đặc sắc ... thời kì lịch sử :

Chú ý từ điệp Tiếng Việt ; ngữ mang tính chất giảng giải : Nói thế cũng có

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 177: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

HĐ 2. Luyện tập:- Yêu cầu hs tìm những câu văn mang luận điểm và học thuộc

nghĩa là nói rằng...* Đoạn : Tiếng Việt... văn nghệ. v.v..đọc rõ

ràng, khúc chiết, lưu ý các từ in nghiêng : chất nhạc, tiếng hay...

* Câu cuối cùng của đoạn : Đọc giọng khẳng định vững chắc.

Trọng tâm của tiết học đặt vào bài trên nên bài này chỉ cần gọi từ 3 -4 hs đọc từng đoạn cho đến hết bài.

2. Luyện tập:- Ghi nhớ các luận điểm.

4. Củng cố, luyện tập:- GV lưu ý cho HS cách đọc để các em về nhà luyện đọc5. Hướng dẫn học ở nhà:- Học thuộc lòng mỗi văn bản 1 đoạn mà em thích nhất.- Tìm đọc diễn cảm Tuyên ngôn Độc lập.

***********************************

Ngày soạn: Ngày dạy:

TIẾT 136. HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN ( Tiếp)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Kiến thức: - Tập đọc rõ ràng, đúng dấu câu, đúng giọng và phần nào thể hiện tình cảm ở những chỗ cần nhấn giọng.- Khắc phục kiểu đọc nhỏ,lúng túng, phát âm ngọng,..., luyện chính tả2. Kỹ năng:

- Củng cố các kĩ năng đọc diễn cảm, kĩ năng viết chính tả, đặt câu, dùng từ. 3.Thái độ: -Yêu thích môn học,có ý thức luyện đọc viết chính tả,... II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài,chuẩn bị tư liệu về bài học,tìm hiểu chuẩn KTKN và các tài liệu tham khảo khác. 2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,chuẩn bị đọc trả lời các câu hỏi bài tập SGK, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo khác. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 178: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc diễn cảm văn bản " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"3. Bài mới : Để củng cố kĩ năng đọc diễn cảm, biết bộc lộ tình cảm cảm xúc trong từng bài học qua sắc thái giọng đọc chúng ta cùng Hoạt động ngữ văn (Tiếp) HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ 1. HD tổ chức đọc.1- Yêu cầu đọc:

- Đọc đúng: phát âm đúng, ngắt câu đúng, mạch lạc, rõ ràng.- Đọc diễn cảm: Thể hiện rõ từng luận điểm trong mỗi văn bản, giọng điệu riêng của từng văn bản.

2- Tiến trình giờ học:Đọc 2 bài:

+Đức tính giản dị của Bác Hồ.+Ý nghĩa văn chương.

- GV đọc mẫu, hướng dẫn cách đọc bộc lộ tình cảm qua sắc thái giọng đọc.

- GV đọc trước 1 lần. HS khá đọc tiếp 1 lần, sau đó lần lợt gọi 4- 7 HS đọc từng đoạn cho hết.

1. H ướng dẫn tổ chức đọc: 1- Đức tính giản dị của Bác Hồ* Giọng chung: Nhiệt tình, ngợi ca, giản dị mà trang trọng. Các câu văn trong bài, nhìn chung khá dài, nhiều vế, nhiều thành phần nhưng vẫn rất mạch lạc và nhất quán. Cần ngắt câu cho đúng. Lại cần chú ý các câu cảm có dấu (!)* Câu 1 : Nhấn mạnh ngữ : sự nhất quán, lay trời chuyển đất.* Câu 2 : Tăng cảm xúc ngợi ca vào các từ ngữ: Rất lạ lùng, rất kì diệu; nhịp điệu liệt kê ở các đồng trạng ngữ, đồng vị ngữ : Trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.* Đoạn 3 và 4 : Con người của Bác ... thế giới ngày nay: Đọc với giọng tình cảm ấm áp, gần với giọng kể chuyện. Chú ý nhấn giọng ở các từ ngữ càng, thực sự văn minh...* Đoạn cuối :- Cần phân biệt lời văn của tác giả và trích lời của Bác Hồ. Hai câu trích cần đọc giọng hùng tráng và thống thiết.- Văn bản này cũng không phải là trọng tâm của tiết 128, nên sau khi hướng dẫn cách đọc chung, chỉ gọi 2- 3 HS đọc 1 lần.2- Ý nghĩa văn chươngXác định giọng đọc chung của văn bản : giọng chậm, trữ tình giản dị, tình cảm sâu lắng, thấm thía.* 2 câu đầu: giọng kể chuyện lâm li, buồn thương, câu thứ 3 giọng tỉnh táo, khái quát.* Đoạn : Câu chuyện có lẽ chỉ là ... gợi lòng vị tha:- Giọng tâm tình thủ thỉ như lời trò chuyện.* Đoạn : Vậy thì ... hết : Tiếp tục với giọng tâm tình, thủ thỉ như đoạn 2.- Lu ý câu cuối cùng , giọng ngạc nhiên như không thể hình dung nổi được cảnh

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 179: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJackHĐ2.GV tổng kết chung Hoạt động luyện đọc văn bản nghị luận : - Số HS được đọc trong 2 tiết, chất lượng đọc, kĩ năng đọc; những hiện tượng cần l-ưu ý khắc phục.- Những điểm cần rút ra khi đọc văn bản nghị luận.+ Sự khác nhau giữa đọc văn bản nghị luận và văn bản tự sự hoặc trữ tình. Điều chủ yếu là văn nghị luận cần trớc hết ở giọng đọc rõ ràng, mạch lạc, rõ luận điểm và lập luận. Tuy nhiên , vẫn rất cần giọng đọc có cảm xúc và truyền cảm.

tượng nếu xảy ra.

4. Củng cố, luyện tập:- GV lưu ý cho HS cách đọc để các em về nhà luyện đọc5. Hướng dẫn học ở nhà:- Học thuộc lòng mỗi văn bản 1 đoạn mà em thích nhất.Tập đọc diễn cảm các văn bản thơ trữ tình trong chương trình Ngữ văn 7.

***********************************

Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 137. CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Kiến thức: - Khắc phục một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng viết đúng chính tả.3.Thái độ: - Yêu thích môn học,có ý thức luyện đọc viết chính tả,... II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài,chuẩn bị tư liệu về bài học,tìm hiểu chuẩn KTKN và các tài liệu tham khảo khác. 2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,chuẩn bị đọc trả lời các câu hỏi bài tập SGK, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo khác. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số: :

2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc diễn cảm văn bản " Ý nghĩa văn chương"3. Bài mới :

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 180: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack - Củng cố kiến thức về cách dùng ngôn ngữ TV nhất là ngôn ngữ địa phương các em cùng tìm hiểu chương trình địa phương phần TV. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ 1. HDHS luyện cính tả:

- GV nêu yêu cầu của tiết học.

- GV đọc- HS nghe và viết vào vở.

- Trao đổi bài để chữa lỗi.

- HS nhớ lại bài thơ và viết theo trí nhớ.- Trao đổi bài để chữa lỗi.

I- Nội dung luyện tập:Viết đúng tiếng có phụ âm đầu dễ mắc lỗi nh tr/ch, s/x, r/d/gi, l/n.II- Một số hình thức luyện tập:1- Viết các dạng bài chứa các âm, dấu thanh dễ mắc lỗi:a- Nghe viết một đoạn văn trong bài Ca Huế trên sông Hương- Hà Ánh Minh: Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Tôi nh một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình ng-ười nồng hậu bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ con thuyền này xa kia chỉ dành cho vua chúa. Trước mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng, giữa là một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm được trang trí lộng lẫy, xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng nh muốn bay lên. Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp.b- Nhớ- viết bài thơ Qua Đèo Ngang- Bà Huyện Thanh Quan:

4. Củng cố, luyện tập: - GV lưu ý cho HS các lỗi chính tả thường mắc và chú ý khi viết các từ hay nhầm lẫn. 5.H ướng dẫn học bài: - Tiếp tục làm các bài tập còn lại.- Lập sổ tay chính tả ghi lại những từ dễ lẫn.

**********************************Ngày soạn:Ngày dạy:

TIẾT 138. CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT(TIẾP)I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Kiến thức:- Khắc phục một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.2. Kỹ năng:- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 181: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack3.Thái độ: - Yêu thích môn học,có ý thức luyện đọc viết chính tả,...II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài,chuẩn bị tư liệu về bài học,tìm hiểu chuẩn KTKN và các tài liệu tham khảo khác.2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,chuẩn bị đọc trả lời các câu hỏi bài tập SGK, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo khác. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra việc rèn chính tả trong bài tập về nhà của học sinh.

3. Bài mới : - Củng cố kiến thức về cách dùng ngôn ngữ TV nhất là ngôn ngữ địa phương các em cùng tìm hiểu chương trình địa phương phần TV (tiếp)

Hoạt động của GVvà HS Kết quả cần đạtHĐ1. HD HS làm các bài tập rèn chính tả:- Điền một chữ cái, một dấu thanh hoặc một vần vào chỗ trống:+ Điền ch hoặc tr vào chỗ trống ?+ Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã vào những tiếng in đậm ?- Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm, vần dễ mắc lỗi vào chỗ trống:+ Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống (giành, danh) ?+ Điền các tiếng sĩ hoặc sỉ vào chỗ thích hợp ?

- Tìm từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặng điểm, tính chất:+ Tìm từ chỉ hoạt động trạng thái bắt đầu bằng ch (chạy) hoặc bằng tr (trèo)?+ Tìm các từ chỉ đặc điểm, tính chất có thanh hỏi (khỏe) hoặc thanh ngã (rõ) ?- Tìm từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn, ví dụ tìm những từ chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa nh sau:

1- Làm các bài tập chính tả:a- Điền vào chỗ trống:- Chân lí, chân châu, trân trọng, chân thành.- Mẩu chuyện, thân mẫu, tình mẫu tử, mẩu bút chì.

- Dành dụm, để dành, tranh giành, giành độc lập.

- Liêm sỉ, dũng sĩ, sĩ khí, sỉ vả.

b- Tìm từ theo yêu cầu:

- Chơi bời, chuồn thẳng, chán nản, choáng váng, cheo leo.- Lẻo khoẻo, dũng mãnh.- Giả dối.- Từ giã.- Giã gạo.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 182: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack+ Trái nghĩa với chân thật ?+ Đồng nghĩa với từ biệt ?+ Dùng chày với cối làm cho giập nát hoặc tróc lớp vỏ ngoài ?

- Đặt câu với mỗi từ : lên, nên ?

- Đặt câu để phân biệt các từ: vội, dội?

c- Đặt câu phân biệt các từ chứa những tiếng dễ lẫn:- Mẹ tôi lên nương trồng ngô. Con cái muốn nên người thì phải nghe lời cha mẹ.- Vì sợ muộn nên tôi phải vội vàng đi ngay. Nước mưa từ trên mái tôn dội xuống ầm ầm.

4. Củng cố, luyện tập: Gv lưu ý cho HS các lỗi chính tả thường mắc và chú ý khi viết các từ hay nhầm lẫn.5.H ướng dẫn về nhà :- Tiếp tục làm các bài tập còn lại.- Lập sổ tay chính tả ghi lại những từ dễ lẫn.

******************************

Ngày soạn:Ngày dạy: TIẾT 139,140. TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Kiến thức:- - Tự đánh giá được những ưu điểm và nhược điểm trong bài viết của mình về các phương diện: nội dung kiến thức, kĩ năng cơ bản của cả ba phần văn, tiếng Việt, tập làm văn.- Ôn và nắm được kĩ năng làm bài kiểm tra tổng hợp theo tinh thần và cách kiểm tra đánh giá mới.2. Kỹ năng:- Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra , suy nghĩ đọc lập, kĩ năng trình bày bài kiểm tra.3.Thái độ: - Yêu thích môn học,có ý thức học ôn bài thường xuyên,có ý thức luyện đọc viết chính tả,...II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Chấm bài, soạn bài,chuẩn bị tư liệu về bài học,tìm hiểu chuẩn KTKN và các tài liệu tham khảo khác.2. Chuẩn bị của trò:- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,chuẩn bị đọc trả lời các câu hỏi bài tập đề thi, sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo khác. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Page 183: vietjack.com€¦  · Web viewNgày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra việc rèn chính tả trong bài tập về nhà của học sinh.3. Bài mới : - Các em đã làm bài kiểm tra tổng hợp cuối năm. bài học này chúng ta cùng chữa bài kiểm tra những đơn vị kiến thức các em đã thực hiện trong bài kiểm tra học kì để rút kinh nghiệm trong quá trình học. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ 1. HDHS kiểm tra kết quả qua dáp án bài thi

- Gọi HS đọc các câu hỏi trong đề bài.- HD hs lập dàn bài theo đề yêu cầu- Trả lời các câu hỏi.HĐ 2. HDHS nhận xét và sửa lỗi:- HS phát biểu về những yêu cầu cần đạt của đề tự luận và trình bày dàn ý khái quát của mình.- GV bổ sung hoàn chỉnh dàn ý khái quát.- GV chọn một bài khá và một bài yếu để đọc cho cả lớp nghe.- HS gúp ý kiến nhận xét về các bài vừa đọc.- Yêu cầu hs tự kiểm tra lỗi chính tả báo cáo và nhận xét.

1. Kiểm tra kết quả bài làm:2. H ướng dẫn HS nhận xét và sửa lỗi phần tự luận:- GV nhận xét bài làm của hs về các mặt:+ Năng lực và kết quả nhận diện kiểu văn bản.+ Năng lực và kết quả vận dụng lập luận, dẫn chứng, lời lẽ hướng vào giải quyết vấn đề trong đề bài.+ Bố cục đảm bảo tính cân đối và làm nổi từ trọng tâm..+ Năng lực và kết quả diễn đạt: Chữ viết, dựng từ, lỗi ngữ pháp thụng thường.- HS phát biểu bổ sung, điều chỉnh và sửa chữa thêm.

4. Củng cố, luyện tập - Gv chốt lại nội dung của tiết trả bài5. Hư ớng dẫn về nhà: - Ôn tập các thể loại nghị luận chứng minh, giải thích và biểu cảm.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack