vuthuan.files.wordpress.com · web viewsáng kiến được thực hiện trong 5 năm, dự...

65
1 Mục lục Mục lục............................................... 1 1. Khái niệm ASEAN và ASEAN + 3.......................2 2. Bối cảnh khu vực và thế giới dẫn đến sự ra đời của ASEAN + 3............................................. 2 2.1. Bối cảnh thế giới................................3 2.2. Bối cảnh khu vực................................. 4 3. Quá trình hình thành và phát triển của Hợp tác ASEAN + 3................................................... 5 3.1. Quá trình hình thành Hợp tác ASEAN + 3...........5 3.2. Sự tiến triển của Hợp tác ASEAN + 3 từ khi thành lập tới nay........................................... 6 3.2.1 Hợp tác ASEAN + 3 từ 1997 - 2002................6 3.2.2. Hợp tác ASEAN + 3 từ cuối năm 2003 - 2005......8 3.2.3. Hợp tác ASEAN + 3 từ cuối 2005 đến nay.........9 4. Mối quan hệ giữa ASEAN với nhóm nước + 3...........9 4.1. Quan hệ ASEAN – Trung Quốc.......................9 4.2. Quan hệ ASEAN – Nhật Bản........................13 4.3. Quan hệ ASEAN – Hàn Quốc........................14 5. Cơ hội phát triển cùng với những thách thức của Đông Nam Á khi tiến hành hợp tác đối thoại với nhóm nước + 3 ..................................................... 16

Upload: others

Post on 25-Dec-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewSáng kiến được thực hiện trong 5 năm, dự kiến mỗi năm mời 6.000 thanh niên từ ASEAN và các nước thành viên tham

1

M c l cụ ụMục lục......................................................................................................................1

1. Khái niệm ASEAN và ASEAN + 3.......................................................................2

2. Bối cảnh khu vực và thế giới dẫn đến sự ra đời của ASEAN + 3..........................2

2.1. Bối cảnh thế giới.................................................................................................3

2.2. Bối cảnh khu vực................................................................................................4

3. Quá trình hình thành và phát triển của Hợp tác ASEAN + 3.................................5

3.1. Quá trình hình thành Hợp tác ASEAN + 3.........................................................5

3.2. Sự tiến triển của Hợp tác ASEAN + 3 từ khi thành lập tới nay..........................6

3.2.1 Hợp tác ASEAN + 3 từ 1997 - 2002.................................................................6

3.2.2. Hợp tác ASEAN + 3 từ cuối năm 2003 - 2005................................................8

3.2.3. Hợp tác ASEAN + 3 từ cuối 2005 đến nay......................................................9

4. Mối quan hệ giữa ASEAN với nhóm nước + 3.....................................................9

4.1. Quan hệ ASEAN – Trung Quốc..........................................................................9

4.2. Quan hệ ASEAN – Nhật Bản............................................................................13

4.3. Quan hệ ASEAN – Hàn Quốc...........................................................................14

5. Cơ hội phát triển cùng với những thách thức của Đông Nam Á khi tiến hành hợp

tác đối thoại với nhóm nước + 3..............................................................................16

5.1. Những cơ hội phát triển....................................................................................16

5.2. Thách thức lớn..................................................................................................16

6. Vai trò của ASEAN + 3.......................................................................................17

6.1 Trong khu vực....................................................................................................17

6.2. Đối với thế giới.................................................................................................19

7. Xu thế phát triển của ASEAN +3.........................................................................19

7.1. Những vấn đề ảnh hưởng đến xu thế phát triễn ASEAN + 3............................20

7.2. Xu thế phát triển của ASEAN + 3.....................................................................23

Page 2: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewSáng kiến được thực hiện trong 5 năm, dự kiến mỗi năm mời 6.000 thanh niên từ ASEAN và các nước thành viên tham

2

1. Khái niệm ASEAN và ASEAN + 3

ASEAN (viết tắt của Association of Southeast Asian Nations) - Hiệp hội các

Quốc gia Đông Nam Á là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của

các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8

tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan,

Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines. Hàng năm, các nước thành viên

đều luân phiên tổ chức các cuộc hội họp chính thức để trao đổi hợp tác. Đến năm

1999, ASEAN gồm 10 thành viên: Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore,

Philippines, Brunei, Việt Nam, Lào, Myanma, Campuchia (riêng Đông Timo chưa

kết nạp).

ASEAN+3 là một cơ chế hợp tác đa phương mang tính khu vực giữa

ASEAN và 3 quốc gia Đông Bắc Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Cơ chế

hợp tác ở khu vực Đông Á này ra đời từ cuối những năm 90 thế kỷ XX và những

năm đầu thế kỷ XXI, và cho tới ngày nay vẫn dựa trên nguyên tắc hoạt động của

ASEAN. Nội dung chính của cơ chế hợp tác bao gồm các Hội nghị cấp cao, các kỳ

gặp mặt của các nguyên thủ quốc gia, các cấp bộ trưởng; và Hội nghị thượng đỉnh

với tên gọi là hội nghị cấp cao Đông Á lần đầu tiên được tổ chức tại Kualalumpur

vào cuối năm 20051.

ASEAN +3 được triển khai qua 2 kênh: Kênh I là kênh chính thức của các

chính phủ ASEAN +3. Ở kênh này, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN + 3 là cơ quan

quyền lực cao nhất; tiếp đến là các hội nghị cấp bộ, hội nghị các quan chức cao

cấp. Kênh II thu hút sự tham gia của giới học giả, các nhà nghiên cứu chiến lược,

đại diện giới doanh nghiệp và xã hội dân sự. Nhiệm vụ của kênh này là tư vấn cho

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN + 3 và các hội nghị cấp bộ trong quá trình hoạch

định chính sách phát triển của hợp tác ASEAN + 3. Các thể chế chính trong kênh

1 Trần Khánh, Những vấn đề chính trị kinh tế Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI. NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2006, tr. 87.

Page 3: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewSáng kiến được thực hiện trong 5 năm, dự kiến mỗi năm mời 6.000 thanh niên từ ASEAN và các nước thành viên tham

3

này bao gồm: Nhóm Tầm nhìn Đông Á, Nhóm nghiên cứu Đông Á, Diễn đàn Đông

Á, Hội đồng kinh doanh Đông Á... Thông qua các thể thể hợp tác này, quan hệ hợp

tác đa phương giữa các nước Đông Á đã phát triển nhanh chóng và toàn diện.

2. Bối cảnh khu vực và thế giới dẫn đến sự ra đời của ASEAN + 3

Ý tưởng của hợp tác ASEAN +3 được hình thành từ đầu những năm 90 của

thế kỷ XX và trở thành hiện thực vào cuối thập niên 90 thế kỷ XX. Có thể lấy thập

niên 90 thế kỷ XX là thời gian chuẩn bị cho sự đời của ASEAN +3. Đây là thời kỳ

mà Chiến tranh lạnh vừa kết thúc tạo nên một bối cảnh mới mà trong đó tế giới và

khu vực có những biến chuyển lớn lao.

2.1. Bối cảnh thế giới

Chiến tranh lạnh kết thúc, sự đối đầu Xô – Mỹ không còn nữa, đối thoại đã

thay thế cho đối đầu và trở thành xu thế chủ đạo trên thế giới. Sự sụp đổ của Liên

Xô, một trong hai siêu cường của thế giới đã làm tan rã trật tự quốc tế cũ hình

thành từ sau Chiến tranh thế giới thứ II, mở đầu cho thời kỳ thế giới chuyển từ hai

cực sang trật tự một siêu cường – đa trung tâm. Mỹ trở thành siêu cường duy nhất

về kinh tế và quân sự dù không phải là hoàn toàn chiếm ưu thế tuyệt đối, nhưng

tương quan lực lượng trên thế giới đã thay đổi có lợi cho Mỹ và các nước tư bản

chủ nghĩa. Mặt khác, sự phát triển của Nhật Bản và Tây Âu tạo ra tương quan lực

lượng về kinh tế - chính trị cân bằng hơn cho thế giới. Bên cạnh đó, cuộc đấu tranh

bảo vệ độc lập chủ quyền của các nước đang phát triển chống lại sự áp đặt và can

thiệp của nước lớn đã trở thành một xu thế đáng kể trên thế giới. Tất cả những điều

nói trên cho thấy thế giới phát triển theo xu hướng đa trung tâm.

Trong quan hệ quốc tế đang diễn ra một sự sắp xếp lại lực lượng theo ưu tiên

hàng đầu là phát triển kinh tế. Để tồn tại và phát triển cũng như bảo vệ sự toàn vẹn

lãnh thổ, các nước phải nhanh chóng hòa nhập mạnh mẽ vào trào lưu cải cách bởi

Page 4: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewSáng kiến được thực hiện trong 5 năm, dự kiến mỗi năm mời 6.000 thanh niên từ ASEAN và các nước thành viên tham

4

vì sức mạnh của một quốc giờ bây giờ được đo chủ yếu bằng sức mạnh kinh tế - tài

chính.

Cách mạng khoa học kĩ thuật, đặc biệt là cách mạng thông tin đã dẫn tới việc

hình thành nền kinh tế tri thức. Trào lưu cải cách thể chứ và cơ cấu kinh tế ở mỗi

nước là những nhân tố có tác động dây chuyền đang làm thay đổi cơ bản bộ mặt thế

giới hiện đại.

Trong thập kỉ 90, hòa bình và phát triển là hai trào lưu lớn trên toàn thế giới.

Nhật Bản và một số nước phương Tây từ địa vị của kẻ chiến bại nay nổi lên thành

những trung tâm quyền lực mới của thế giới, chủ yếu nhờ biết sớm đầu tư vào khoa

học kỹ thuật hiện đại và những ngành công nghệ lấy chất xám làm nền móng để

phát triển kinh tế. Nhân tố kinh tế ngày càng có vị trí quan trọng, đang dần trở

thành vị trí chủ đạo trong quan hệ quốc tế2.

Xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế quốc tế và sự phụ thuộc lẫn nhau

ngày càng tăng. Quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới với sự phân công lao

động quốc tế cao độ, sản xuất xã hội hóa ở quy mô toàn cầu. Tính phụ thuộc lẫn

nhau giữa các quốc gia trên thế giới đã ràng buộc tất cả những nước nào đặt yêu

cầu phát triển kinh tế thành mục tiêu chiến lược của mình. Những xu hướng mới

này dẫn đến sự ra đời và đổi mới của các tổ chức, diễn đàn hợp tác như Diễn đàn

hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) thành lập năm 1989, Khu vực

mậu dịch tự do Nam Mỹ (MERCOSUR) thành lập năm 1991 …

Thập kỷ cuối của thế kỷ XX cũng ghi nhận sự vươn lên vượt bậc của một số

nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ. Điều này tạo nên sự cạnh tranh vị thế, tranh

giành ảnh hưởng ở Đông Nam Á giữa có nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc với

các nước đã phát triển là Mỹ, Nhật Bản.

2 Lê Khương Thùy, Chính sách của Hoa Kỳ đối với ASEAN trong và sau chiến tranh lạnh, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003, tr. 180-181.

Page 5: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewSáng kiến được thực hiện trong 5 năm, dự kiến mỗi năm mời 6.000 thanh niên từ ASEAN và các nước thành viên tham

5

Như vậy có thể nói, đặc trưng thời đại nổi bật ở thập kỷ 90 thế kỷ XX là một

cuộc chạy đua toàn cầu về kinh tế trong bối cảnh các nước trên thế giới vừa hợp tác

vừa đấu tranh trong cùng tồn tại hòa bình.

2.2. Bối cảnh khu vực

Trong thập niên 90, các nước Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng cao, trở

thành một trong những nhóm nước có nền kinh tế phát triển năng động nhất thế

giới. Xu thế chuyển từ đối đầu sang đối thoại bao trùm khu vực khiến những khác

biệt về hệ tư tưởng không còn có ý nghĩa như trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Sự đối

đầu giữa nhóm các nước ASEAN và Đông Dương ngày càng giảm và thay bằng

đối thoại, hợp tác. Sau nhiều thập kỷ bị phân chia thành hai nhóm đối địch, giờ đây

tất cả các nước Đông Nam Á đều mong muốn có hòa bình, ổn định để xây dựng và

phát triển kinh tế, biến Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, hợp tác và phát triển.

Chiến tranh lạnh kết thúc với sự sụp đổ của Liên Xô đưa đến sự thay đổi căn

bản trong cán cân lực lượng thế giới và khu vực. Ở Đông Nam Á, việc cả Liên Xô

và Mỹ đều giảm sự có mặt về quân sự của mình đã tạo ra một khoảng trống quyền

lực ở đây. Việc Mỹ rút khỏi khu vực vào năm 1992 đã làm mất đi chỗ dựa truyền

thống về an ninh của một số nước Đông Nam Á. Về kinh tế, sự nổi lên của các nền

kinh tế lớn Trung Quốc, Ấn Độ và sự ra đời của các tổ chức hợp tác kinh tế khu

vực như APEC, MERCOSUR tạo nên sự cạnh tranh bất lợi cho một số nước Đông

Nam Á. Cuộc khủng hoảng tài chính 1997 ở châu Á cũng gây ảnh hưởng xấu tới

nền kinh tế một số nước Đông Nam Á.

Để đối phó với những thách thức trong thời kỳ sau Chiến tranh lạnh và đảm

bảo môi trường quốc tế thuận lợi cho việc duy trì đà tăng trưởng kinh tế của mình

cũng như tạo ưu thế cạnh tranh đối với những nền kinh tế đang nổi lên, các nước

Đông Nam Á phải tìm cách cải thiện tiềm lực kinh tế và vị thế chính trị của mình

trên trường quốc tế. Các nước Đông Nam Á đã có những điều chỉnh hết sức quan

Page 6: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewSáng kiến được thực hiện trong 5 năm, dự kiến mỗi năm mời 6.000 thanh niên từ ASEAN và các nước thành viên tham

6

trọng trong chính sách đối ngoại theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ

ASEAN với các nước, các khu vực và các tổ chức quốc tế để thực hiện mục tiêu

phát triển trong hòa bình và ổn định. Bên trong, các nước Đông Nam Á tăng cường

hợp tác một cách toàn diện với nhau và mở rộng cơ cấu của ASEAN thành ASEAN

-10 (năm 1999). Việc mở rộng ASEAN là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn vì

đây là lần đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á hình thành một Hiệp hội bao gồm tất cả

các nước trong khu vực từ những nhóm nước khác nhau, đặc biệt nó là tổ chức khu

vực duy nhất tập hợp tất cả các nước trong khu vực với các trình độ phát triển kinh

tế và chế độ chính trị, văn hóa khác nhau. Các nước Đông Nam Á đã cùng nhau

thiết lập nên một tổ chức khu vực để bảo vệ các lợi ích chung của họ, duy trì

khoảng cách với các nước lớn và hạn chế hoặc cân bằng ảnh hưởng từ các nước

lớn.

3. Quá trình hình thành và phát triển của Hợp tác ASEAN + 3

3.1. Quá trình hình thành Hợp tác ASEAN + 3

ASEAN + 3 được thành lập từ năm 1997, nhưng sự hình thành của nó bắt

đầu từ ý tưởng thành lập một cơ chế hợp tác giữa các nước Đông Á của thủ tướng

Mahathia Mohamat của Malaysia vào năm 1990. Để tăng cường hợp tác giữa các

nước Đông Á, ông chủ trương thành lập Nhóm kinh tế đông Á (East Asian

Economic Group – viết tắt là EASG) bao gồm có 6 nước thành viên ASEAN lúc

đó và các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Trung Hoa Đài

Bắc và Việt Nam. Mục tiêu của nhóm này là để thảo luận các vấn đề thuộc mối

quan ngại chung đối với các nền kinh tế Đông Á

Để thực hiện ý tưởng của mình, Malaysia đã tiến hành vận động sự ủng hộ

của các nước ASEAN Khác, và kết quả của sự vận động đó là EASG đã được đưa

ra thảo luận tại hội nghị các quan chức kinh tế cao cấp đặc biệt ở Bangdung -

Indonexia vào ngày 15-16/3/1991 và tại Hội nghị bộ trưởng kinh tế (AEM) lần thứ

Page 7: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewSáng kiến được thực hiện trong 5 năm, dự kiến mỗi năm mời 6.000 thanh niên từ ASEAN và các nước thành viên tham

7

23 tại Malaixia tháng 10 - 1991 và tại các cuộc thảo luận này thì EAEG đã được cải

biến thành diễn đàn kinh tế Đông Á (East Asian Economic Caucus - EAEC). Hội

nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ tư họp ở Singapore đã tán thành ý tưởng EAEC

và giao nhiệm vụ cho tổng thư ký ASEAN nghiên cứu thể thức thích hợp để hiện

thực hóa ý tưởng trên.

Sau khi xem xét các thể thức triển khai EAEC do tổng thư ký ASEAN trình

bày, hội nghị ngoại trưởng ASEAN (AMM) lần thư 26 (tháng 7-1993) đã quyết

định EAEC sẽ là “một diễn đàn trong APEC” và AEM sẽ cung cấp sự hỗ trợ và

phương hướng cho EAEC.

Mặc dù có những quyết định như vậy nhưng cũng như EAEG cũng như

EAEC đã không bao giờ được hiện thực hóa bởi vào thời điểm này thì các vấn đề

về hợp tác khu vực cùng những thiết chế của nó vẫn còn đang là điều mới mẻ với

nhiều quốc gia Đông Nam Á nên các nước trong vùng còn chưa thấy được hết các

giá trị của sự hợp tác đó. Thêm vào đó, nguyên nhân còn là do sự phản đối kịch liệt

của Hoa Kỳ cũng như sự thiếu quyết tâm của Nhật Bản trong EAEG và EAEC

Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tiền tệ châu Á (1997 – 1998) đã làm cho

các nước Đông Á nhận thức rõ hơn sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế

trong khu vực và vấn đề hình thành một thể chế hợp tác giữa các quốc gia trong

khu vực lại một lần nữa đặt ra và trở thành cấp bách, hơn nũa vào thời điểm này,

chủ nghĩa khu vực cũng phát triển mạnh ở nhiều khu vực khác, đặc biệt là ở châu

Âu và Bắc Mỹ nên các nước Đông Á nhận thấy đã đến lúc phải khai sinh ra chủ

nghĩa khu vực của mình để nâng cao vị thế của Đông Á trên nền chính trị thế giới.

Tất cả những điều đó đã thúc đẩy tiến trình Hợp tác ASEAN + 3 ra đời.

Ngay sau hội nghị thượng đỉnh không chính thức ASEAN lần thứ 2 ở Kuala

Lumpur ngày 15-12-1997, ngày 16-12-1997, các nhà lãnh đạo ASEAN đã họp

riêng với từng nhà lãnh đạo Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, với những tuyên bố

Page 8: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewSáng kiến được thực hiện trong 5 năm, dự kiến mỗi năm mời 6.000 thanh niên từ ASEAN và các nước thành viên tham

8

chung sau mỗi hội nghị thì tiến trình Hợp tác ASEAN + 3 chính thức được thành

lập. Với sự ra đời của ASEAN + 3, lần đầu tiên trong lịch sử Đông Á, các quốc gia

trong khu vực này đã có được một tổ chức hợp tác riêng của mình, cho mình và vì

mình. Các nhà lãnh đạo Đông Á đã cho thế giới thấy quyết tâm của họ trong việc

nâng cao vị thế Đông Á trong nền kinh tế - chính trị thế giới.

3.2. Sự tiến triển của Hợp tác ASEAN + 3 từ khi thành lập tới nay

Sau khi được thành lập, Hợp tác ASEAN + 3 đã không ngừng phát triển về

mọi mặt, ta có thể thấy điều này qua các giai đoạn phát triển của nó

3.2.1 Hợp tác ASEAN + 3 từ 1997 - 2002

Trong giai đoạn này những nỗ lực của các nước ASEAN + 3 tập trung vào 3

hoạt động chính:

Một là, là xác định mục đích, mục tiêu hợp tác và đề xuất các biện pháp

nhằm đạt tới các mục tiêu của Hợp tác Đông Á

Hai là, là xây dựng thể chế hợp tác

Ba là, triển khai một số hoạt động hợp tác cụ thể

Tại hội nghị thượng đỉnh đầu tiên (12-1997), các nhà lãnh đạo chưa có quyết

định gì về tương lai của Hợp tác ASEAN + 3 nhưng đến hội nghị thượng đỉnh

ASEAN + 3 lần thứ 2 tại Hà Nội thì các nhà lãnh đạo đã quyết định thường niên

hóa hội nghị. Đến hội nghị thượng đỉnh ASEAN + 3 lần thứ 3 họp tại Malina (11-

1999) đã đưa ra 2 quyết định quan trọng: Một là, là ra tuyên bố chung về hợp tác

Đông Á, trong đó chỉ rõ mục đích, các lĩnh vực và cơ cấu thể chế để triển khai hợp

tác Đông Á. Hai là, thành lập Nhóm tầm nhìn Đông Á (EAVG), với nhiệm vụ là

nghiên cứu để xây dựng một tầm nhìn chung về hợp tác Đông Á.

Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN + 3 lần thứ 4 (11-2000) các nhà lãnh đạo

còn quyết định thành lập Nhóm nghiên cứu Đông Á (EASG) với nhiệm vụ là đánh

Page 9: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewSáng kiến được thực hiện trong 5 năm, dự kiến mỗi năm mời 6.000 thanh niên từ ASEAN và các nước thành viên tham

9

giá những khuyến nghị của EAVG từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể có khả

năng trở thành những ưu tiên và dễ thực hiện để triển khai Hợp tác Đông Á.

Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN + 3 lần thứ 5 (11-2001), EAVG đã trình

bày báo cáo của họ, đề ra mục tiêu cuối cùng của Hợp tác Đông Á là xây dựng

cộng đồng Đông Á hòa bình, thịnh vượng và tiến bộ, đồng thời đề xuất 57 biện

pháp để hiện thực hóa tầm nhìn trên. Những báo cáo này đã được EASG xem xét,

đánh giá, để từ đó đến hội nghị thượng đỉnh ASEAN + 3 lần thứ 6 (11 - 2001)

EASG đề xuất 26 biện pháp cụ thể, trong đó bao gồm 17 biện pháp ngắn hạn, 9

biện pháp trung và dài hạn nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng cộng đồng Đông

Á. Các đề xuất này đã được hội nghị thông qua và trở thành chương trình nghị sự

của Hợp tác Đông Á từ 2002 tới nay

Như vậy, với 6 hội nghị thượng đỉnh ASEAN + 3 đầu tiên, Tầm nhìn của

Hợp tác Đông Á đã được hoạch định, và các biện pháp để hiện thực hóa tầm nhìn

đó đã được ra đời đánh dấu bước phát triển mới của ASEAN +3

Về xây dựng các thể chế hợp tác: Ngay từ đầu, khuôn khổ APT (ASEAN

plus three) đã bao gồm hai cơ chế ASEAN + 3 và các tiến trình ASEAN + 1. Đến

1999, một cơ chế hợp tác mới được thiết lập là tiến trình thượng đỉnh Cộng 3 giữa

Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Như vậy đến đây hợp tác ASEAN + 3 đã xây

dựng xong về cơ bản khuôn khổ thể chế của nó, khuôn khổ này bao gồm 3 cơ chế:

ASEAN + 3, ASEAN + 1, và Cộng 3. Trong đó, hội nghị thượng đỉnh ASEAN + 3

là cơ quan quyền lực cao nhất, hướng dẫn và cung cấp xung lực chính trị cho việc

xây dựng cộng đồng Đông Á. Các cơ chế ASEAN + 1 (ASEAN – Trung Quốc,

ASEAN – Nhật Bản, ASEAN – Hàn Quốc) có nhiệm vụ thực hiện các chủ trương,

biện pháp do các hội nghị ASEAN + 3 đề ra, còn cơ chế Cộng 3 có nhiệm vụ phối

hợp chính sách giữa các quốc gia Đông Bắc Á để tham gia có hiệu quả vào Hợp tác

ASEAN + 3

Page 10: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewSáng kiến được thực hiện trong 5 năm, dự kiến mỗi năm mời 6.000 thanh niên từ ASEAN và các nước thành viên tham

10

Cho đến nay, ASEAN + 3 chưa thành lập ban thư ký. Để giúp các nhà lãnh

đạo quản lý các hoạt động hợp tác, một Bộ phận ASEAN + 3 đã được thành lập

trong ban thư ký ASEAN từ năm 2003.

Về việc triển khai một số hoạt động hợp tác cụ thể: các cơ chế dưới tiến

trình ASEAN điều phối nhiều lĩnh vực hợp tác như Kinh tế, Tiền tệ - Tài chính,

Chính trị - An ninh, Du lịch, Nông nghiệp, Môi trường, Năng lượng và Công nghệ

thông tin liên lạc.

Tài chính tiền tệ là lĩnh vực đầu tiên của Hợp tác ASEAN + 3. Hợp tác tài

chính ASEAN + 3 được tiến hành thông qua nhiều hình thức, hoạt động khác nhau,

thời kỳ này, hoạt động đáng chú ý nhất là Sáng kiến Chiang Mai (CMI) được đưa

ra tại hội nghị bộ trưởng tài chính ASEAN + 3 (5 - 2000), theo đó thỏa thuận hoán

đổi ASEAN (ASA) đã được mở rộng tới tất cả các nước thành viên ASEAN với

tổng số vốn tăng từ 200 triệu USD lên đến 1 tỉ USD. Sau hội nghị này, các nước

Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã bắt đầu các cuộc đàm phán về các thỏa thuận

hoán đổi song phương với các nước ASEAN + 3

Hợp tác kinh tế ASEAN + 3: ngay từ năm 1999, hội nghị bộ trưởng kinh tế

ASEAN + 3 (AEM + 3) đã họp thường kỳ, tại AEM + 3 lần thứ 2 (5 - 2000) các bộ

trưởng Kinh tế ASEAN + 3 đã quyết định các phương hướng, nguyên tắc triển khai

các dự án hợp tác kinh tế, theo đó hợp tác kinh tế ASEAN + 3 được tập trung vào 3

lĩnh vực chủ yếu

- Đẩy mạnh buôn bán, đầu tư và chuyển giao công nghệ

- Khuyến khích hợp tác kỹ thuật trên các phương diện kỹ thuật tin học và

thương mại điện tử

- Tăng cường doanh nghiệp vừa và nhỏ và công nghiệp đồng bộ.

Các dự án hợp tác trong khuôn khổ ASEAN + 3 được xem xét dựa trên 3

nguyên tắc

Page 11: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewSáng kiến được thực hiện trong 5 năm, dự kiến mỗi năm mời 6.000 thanh niên từ ASEAN và các nước thành viên tham

11

Một là, Dự án cần là các dự án khu vực, về bản chất và có lợi cho tất cả các

thành viên tham gia vào hợp tác AEM + 3

Hai là, Các dự án cần được thực hiện với sự tham gia càng nhiều càng tốt

Ba là, Các dự án cần thực hiện trên cơ sở chia sẻ phí tổn. Song một sự mềm

dẻo có thể giành cho các thành viên mới của ASEAN là Campuchia, Lào, Mianmar

và Việt Nam

3.2.2. Hợp tác ASEAN + 3 từ cuối năm 2003 - 2005

Hợp tác ASEAN + 3 đã có bước tiến đột phá tại hội nghị thượng đỉnh

ASEAN + 3 lần thứ 8 tại Viêng Chăn (11 - 2004) khi các kết quả của hội nghị

được công bố trong một tuyên bố riêng được gọi là Tuyên bố của chủ tịch hội nghị

thượng đỉnh ASEAN + 3 lần thứ 8. Điều này có nghĩa là Hội nghị thượng đỉnh

ASEAN + 3 đã trở thành một hội nghị riêng, độc lập chứ không phải là 1 cuộc họp

chung giữa các nhà lãnh đạo ASEAN và 3 nhà lãnh đạo đến từ Đông Á như trước.

Các nội dung được thảo luận trong hội nghị này, ngoài việc thảo luận các vấn đề

khu vực và quốc tế như các hội nghị trước, hội nghị còn khuyến khích việc thực

hiện nhanh chóng các biện pháp ngắn hạn và dài hạn của EASG; mở rộng và làm

sâu sắc hơn hợp tác chuyên ngành của ASEAN + 3, thảo luận việc triển khai xây

dựng khu mậu dịch tự do Đông Bắc Á (East Asian Free Trade Area - EAFTA) và

triệu tập hội nghị thượng đỉnh Đông Á theo đề nghị của các nước ASEAN.

Trên cơ sở đó, 12 – 2005, Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (East Asian Summit

Meeting – EAS) lần đầu tiên được triệu tập nhằm thực hiện 1 trong 9 biện pháp ở

tầm trung và dài hạn do EASG đề xuất.

Song song với các biện pháp trung và dài hạn, các biện pháp ngắn hạn vẫn

tiếp tục được triển khai, cho đến 2005 thì đã có 14 biện pháp ngắn hạn đã được

thực hiện, trong đó có nhiều biện pháp đã thực hiện xong như: Chương trình phát

triển nguồn nhân lực toàn diện cho Đông Á do Nhật Bản thực hiện; Xây dựng

Page 12: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewSáng kiến được thực hiện trong 5 năm, dự kiến mỗi năm mời 6.000 thanh niên từ ASEAN và các nước thành viên tham

12

mạng lưới kho tư tưởng Đông Á do Trung Quốc và Thái Lan thực hiện; Thiết lập

diễn đàn Đông Á do Hàn Quốc và Malaysia thực hiện; Lập Hội đồng kinh doanh

Đông Á do Malaysia tiến hành…

3.2.3. Hợp tác ASEAN + 3 từ cuối 2005 đến nay

Ở giai đoạn này, vị thế của ASEAN + 3 trong hợp tác Đông Á đã ít nhiều

giảm xuống, mặc dù nó vẫn được thừa nhận là cơ chế chính nhưng hợp tác ASEAN

+ 3 chỉ còn là 1 trong các cơ chế của hợp tác Đông Á.

Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN +3 lần thứ 10 (1 - 2007), vị thế của

ASEAN + 3 với tư cách là cơ chế chính để đạt được mục tiêu thành lập cộng đồng

Đông Á đã được khẳng định lại.

Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN + 3 lần thứ 14 (7-2011), các bộ trưởng

đánh giá tiến trình ASEAN + 3 là một trong những cơ chế hợp tác năng động và

hiệu quả trong khu vực, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy xây dựng một cấu

trúc khu vực vì hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển trong khu vực cũng như hỗ

trợ tích cực cho tiến trình xây dựng Cộng dồng và kết nối ASEAN; nhất trí tiếp tục

triển khai hiệu quả Tuyên bố chung lần hai về Hợp tác Ðông Á và Kế hoạch công

tác ASEAN + 3 giai đoạn 2007 - 2017; tăng cường hợp tác sâu rộng ở cả cấp độ

song phương và khu vực về các vấn đề tài chính - tiền tệ, thương mại, đầu tư, du

lịch, giao thông vận tải, phát triển cơ sở hạ tầng, giao lưu nhân dân...; cam kết thực

hiệu hiệu quả "Thỏa thuận Ða phương hóa Sáng kiến Chiềng Mai" (CMIM), ủng hộ

sớm ký kết Hiệp định Quỹ dự trữ  gạo khẩn cấp ASEAN + 3 (APTERR), nghiên

cứu tính khả thi của việc thành lập Khu vực Mậu dịch Tự do Ðông Á (EAFTA)

cũng như ứng phó hiệu quả với các thách thức toàn cầu.

Nhìn lại quá trình ra đời và phát triển của ASEAN + 3 từ 1997 đến nay ta có

thế thấy rằng tiến trình Hợp tác ASEAN + 3 đã phát triển từ một hội nghị không

chính thức giữa các nhà lãnh đạo ASEAN và 3 nhà lãnh đạo đến từ Đông Bắc Á

Page 13: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewSáng kiến được thực hiện trong 5 năm, dự kiến mỗi năm mời 6.000 thanh niên từ ASEAN và các nước thành viên tham

13

trở thành khuôn khổ hợp tác giữa 13 nước Đông Á với phạm vi hợp tác ngày càng

mở rộng, và cùng với quá trình phát triển, bản sắc của hợp tác ASEAN + 3 đã dần

dần hình thành và ngày càng được củng cố. Bản sắc này có nhiều điểm tương tự

như bản sắc của ASEAN.

4. Mối quan hệ giữa ASEAN với nhóm nước + 33

4.1. Quan hệ ASEAN – Trung Quốc

Quan hệ chính trị và an ninh: Các nước Đông Nam Á là láng giềng liền kề

với Trung Quốc. Các nước ASEAN đóng vai trò như tiền đồn của Trung Quốc, vì

vậy việc ổn định về an ninh đối với các nước ASEAN cũng góp phần không nhỏ

cho việc ổn định an ninh của Trung Quốc. Nhận thức được vấn đề này, Trung Quốc

gia tăng ảnh hưởng của mình đối với các nước ASEAN, nhất là sau khi chiến tranh

lạnh kết thúc, Mỹ bớt ảnh hưởng của mình ở khu vực, điều đó càng tạo được nhiều

thuận lợi cho Trung Quốc bành trướng thế lực của mình. Để thực hiện được ý định

của mình, Trung Quốc phải lấy việc cùng phát triển với các nước ASEAN là chiến

lược phát triển chính trong mối quan hệ láng giềng của mình. Để thực hiện mục

tiêu đó Trung Quốc cần một môi trường hòa bình và ổn định. Từ khi tiến hành cải

cách cho đến nay, Trung Quốc luôn cố gắng xây dựng môi trường quốc tế có lợi

cho sự phát triển của mình, cải thiện và phát triển mối quan hệ của mình với các

nước xung quanh. Từ sau chiến tranh lạnh cho đến nay, quan hệ giữa Trung Quốc

và ASEAN đã có những bước phát triển nhanh chóng và đến thế kỉ 21, mối quan hệ

này đạt đến một đỉnh cao mới.

Để tạo lập cơ sở pháp lý vững chắc cho sự phát triển quan hệ ASEAN –

Trung Quốc, tại Hội nghị cấp cao ASEAN và Trung Quốc được tổ chức lần đầu

tiên ở CualaLămpơ ngày 16/12/1997, ASEAN và Trung Quốc đã ra tuyên bố chung

“ASEAN – Trung Quốc hướng tới thế kỉ 21”. Trong tuyên bố này, hai bên đã nêu

3 Nhóm nước +3 bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Page 14: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewSáng kiến được thực hiện trong 5 năm, dự kiến mỗi năm mời 6.000 thanh niên từ ASEAN và các nước thành viên tham

14

rõ: những chuẩn mực cơ bản chỉ đạo quan hệ của hai bên là hiến chương Liên Hiệp

Quốc, Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á, 5 nguyên tắc cùng tồn tại

hòa bình và luật pháp quốc tế được thế giới thừa nhận. ASEAN và Trung Quốc tái

khẳng định cùng sự tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau và

không can thiệp vào công việc nội bộ của những nước khác.

Căn cứ vào những tuyên bố chung như trên, ASEAN và Trung Quốc có

nhiều trao đổi cấp cao thông qua hội nghị thường niên hàng năm và các chuyến

viếng thăm lẫn nhau của các nguyên thủ hai bên. Tại hội nghị cấp cao ASEAN và

Trung Quốc lần thứ 7 tổ chức ở Bali tháng 11/2003, hai bên đã kí tuyên bố chung

về Quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Trung Quốc.

Việc kí tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược đã gia cố thêm nền

tảng pháp lý chợ phát triển quan hệ ASEAN và Trung Quốc trong những năm quan

và những năm sắp tới.

Về vấn đề Biển Đông: cuộc tranh chấp Biển Đông đã làm cho mối quan hệ ở

khu vực này rất phức tạp, luôn trong tình trạng căng thẳng và tiềm ẩn nguy cơ bùng

nổ những cuộc xung đột, vấn đề biển đông là một trở ngại không nhỏ đối với mối

quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc. Tuy nhiên không vì thế mà mối quan hệ này

ngày càng trở nên xấu đi. Trong vấn đề này, cả ASEAN và Trung Quốc đều có

những biện pháp nhất định nhằm hạn chế đến mức tối đa xung đột và tìm biện pháp

giải quyết vấn đề biển đông bằng biện pháp hòa bình. Nhằm khắc phục vấn đề này,

năm 2002 ASEAN và Trung Quốc đã ký tuyên bố chung về cách ứng xử các bên có

liên quan ở Biển Đông. Đây chưa phải là giải pháp cuối cùng, tính hiệu quả pháp lý

cũng chưa cao, chưa có tính răn đe nhưng nó cũng giúp duy trì hòa bình ở khu vực

này và tạo điều kiện cho các bên hợp tác cùng khai thác tài nguyên ở Biển Đông để

phát triển đất nước.

Page 15: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewSáng kiến được thực hiện trong 5 năm, dự kiến mỗi năm mời 6.000 thanh niên từ ASEAN và các nước thành viên tham

15

Vấn đề hợp tác an ninh là một lĩnh vực nhạy cảm mà cả Trung Quốc và

ASEAN đều tìm cách né tránh trong những năm đầu thiết lập mối quan hệ. Tuy

nhiên vấn đề này càng được đề cập đến nhiều hơn trong những năm qua, nhất là

lĩnh vực an ninh phi truyền thống, trong đó nhiều nhất là trong các lĩnh vực như

chống buôn bán ma tuy, buôn lậu, buôn bán phụ nữ và trẻ em, cướp biển, chống

khủng bố, buôn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm kinh tế quốc tế...

Nhằm chứng tỏ quyết tâm xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN,

tại Hội nghị tháng 10/2003 ở Bali, Indonexia, Trung Quốc đã chính thức ký “Hiệp

ước hữu nghị và hợp tác Đông Nam Á – TAC” (Treaty of amity and cooperation in

Southeast Asia).

Để xây dựng quan hệ đối tác chiến lược ASEAN – Trung Quốc, tháng

11/2004 hai bên đã thông quan chương trình hành động, trong đó đề ra các biện

pháp lớn nhằm thực hiện nội dung của bản tuyên bố nên trên.

Quan hệ về kinh tế: Hoạt động quan trọng nhất của ASEAN và Trung Quốc

từ 2002 tới nay là triển khai xây dựng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung

Quốc (ACFTA). Hai bên đã tống nhất, ACFTA sẽ được xây dựng trog vòng 10

năm đối với Trung Quốc và 6 nước phát triển hơn của ASEAN và 15 năm đối với

Trung Quốc và 4 thành viên còn lại kém phát triển hơn là Campuchia, Mianma,

Lào, Việt Nam.

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN và Trung Quốc sau khi hoàn thành vào

năm 2010 sẽ trở thành khu kinh tế cớ 1,8 tỷ người tiêu dùng, đây sẽ là một trong

những khu vực mậu dịch tự do đông dân nhất thế giới và cũng là lớn nhất của các

nước đang phát triển, sẽ tạo ra rất nhiều những cơ hội thương mại và tương lai rộng

lớn cho Trung Quốc và các nước ASEAN. Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc –

ASEAN được xây dựng sẽ góp phần phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa Trung

Quốc và ASEAN, là một bước mở đầu cho quá trình nhất thể hóa Đông Á.

Page 16: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewSáng kiến được thực hiện trong 5 năm, dự kiến mỗi năm mời 6.000 thanh niên từ ASEAN và các nước thành viên tham

16

Cùng với việc triển khai xây dựng ACFTA, ASEAN và Trung Quốc còn đẩy

mạnh hợp tác trên các lĩnh vực khác:

- Trong lĩnh vực nông nghiệp và rừng, hai bên đã ký biên bản ghi nhớ về hợp

tác nông nghiệp tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN – Trung Quốc ở Phnom Penh

ngày 2/11/2002, trong đó, Trung Quốc cam kết tiến hành mở nhiều lớp đào tạo cho

các nước thành viên ASEAN.

- Trong lĩnh vực giao thông vận tải, hợp tác ASEAN và Trung Quốc được

triển khai trên Bản ghi nhớ về hợp tác giao thông vận tải ASEAN – Trung Quốc

được ký tại Viêng Chăn ngày 27/11/2004. Các lĩnh vực hợp tác ở tầm trung và dài

hạn là: xây dựng hạ tầng giao thông vận tải, tiện ích vận tải, anh ninh và an toàn

đường biển, vận tải hàng không, trao đổi thông tin...

- Hợp tác thương mại đầu tư, vồn đầu tư hai chiều giữa ASEAN và Trung

Quốc không ngừng tăng lên. Vốn đầu tư ban dầu của 5 nước ASEAN đưa vào

Trung Quốc tăng từ 2,4,% năm 1992 lên 9,2% năm 1998. Về số lượng, tính đến

năm 2001, vốn cam kết của ASEAN đầu tư vào Trung Quốc là 53.468 tỷ USD. Đầu

tư của Trung Quốc vào ASEAN có chiều hướng tăng nhanh trong những năm gần

đây, đặc biệt là đầu tư vào 4 nước ASEAN mới, trong đó có Việt Nam. Tính đến

năm 2005, tổng số vốn đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc vào ASEAN đạt 2

tỷ USD.

Hợp tác năng lượng Trung Quốc – ASEAN cũng là vấn đề hợp tác chiến

lược đối với cả hai bên. Về dầu thô, Đông Nam Á là nguồn cung cấp dầu thô quan

trọng của Trung Quốc. Hiện nay Trung Quốc đang nhập khẩu 15% lượng dầu thô

từ các nước ASEAN. Trước đây, Trung Quốc nhập khẩu nhiều dâu thô từ

Indonexia, nhưng gần đây Việt Nam trở thành nước cung cấp dầu thô lớn nhất cho

Trung Quốc trong khối ASEAN và là nước thứ 6 trên thế giới (về số lượng) xuất

khẩu dầu thô vào thị trường Trung Quốc. Không những vậy, Trung Quốc còn đang

Page 17: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewSáng kiến được thực hiện trong 5 năm, dự kiến mỗi năm mời 6.000 thanh niên từ ASEAN và các nước thành viên tham

17

là thị trường xuất khẩu than đá lớn nhất của Việt Nam. Năm 2005, Việt Nam đã

xuất khẩu sang Trung Quốc 9 triệu tấn than. Về khí đốt, Indonexia đã đồng ý cung

cấp cho Trung Quốc 2,6 triệu tấn khí đốt hóa lỏng mỗi năm, trong vòng 25 năm.

ASEAN đang ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong chiến lược an ninh năng

lượng của Trung Quốc trong chiến lược trở thành siêu cường thế giới của mình.

Nhìn chung mối quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc vừa có những cơ hội

song cũng có những thách thức không nhỏ cho cả hai bên, mà trước tiên là các

nước ASEAN.

Nhưng cơ hội: trước hết, mối quan hệ ASEAN và Trung Quốc góp phần làm

gia tăng quá trình toàn cầu hóa, làm cho hai thế lực này trở nên gần gũi, cần có

nhau hơn trong phát triển kinh tế và củng cố an ninh. Điều này được thể hiện bằng

hiệp định khung Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc năm 2002 và

hiệp ước TAC năm 2003. Việc hai đối tác này chủ động tham gia xây dựng các cơ

chế hợp tác mới này không chỉ góp phần thúc đẩy cơ chế hợp tác đa phương, củng

cố nguyên tắc cùng tồn tại và phát triển trong hòa bình, chống lại áp lực của chính

trị và cường quyền mà còn tạo cho các bên một sân chơi bình đẳng để từ đó có thể

kết hợp hài hòa giữa lợi ích dân tộc và hội nhập quốc tế, giữa hợp tác song phương

và đa phương trong quan hệ quốc tế.

Thách thức: ngoài những khó khăn, bất cập về năng lực cạnh tranh và sự

chênh lệch phát triển, tình trạng chính trị an ninh trở nên bất ổn và nhạy cảm ở một

số nước ASEAN, còn có những khó khăn nảy sinh từ phía Trung Quốc. Sự thiếu

hụt về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt, ô nhiễm môi trường

tăng nhanh và phân hóa giàu nghèo trở nên phức tạp. Hơn nữa, sự giống nhau

tương đối giữa hai thực thể này về mô hình công nghiệp hóa hướng xuất khẩu, sử

dụng nhiều lao động và tài nguyên thiên nhiên, đều hướng sản phẩm sang thị

trường Âu – Mỹ và Nhật Bản và đang tìm cách thu hút vốn đầu tư nước ngoài đang

làm tăng tính cạnh tranh giữa ASEAN và Trung Quốc.

Page 18: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewSáng kiến được thực hiện trong 5 năm, dự kiến mỗi năm mời 6.000 thanh niên từ ASEAN và các nước thành viên tham

18

Trong khi đó, cùng với việc gia tăng toàn cầu hóa và liên kết khu vực, sự nổi

lên của Trung Quốc và sự chú ý nhiều hơn của Mỹ tới khu vựu ASEAN đang làm

tăng tính nhạy cảm và tầm quan trọng địa chiến lược của Đông Nam Á. Điều quan

trọng trong những năm tới, cả ASEAN và Trung Quốc đều phải xử lý khéo các mối

quan hệ ngày càng phức tạp, chồng chéo lên nhau trong quan hệ đối tác chính, đặc

biệt là Mỹ với Nhật Bản, sau đó đến mối quan hệ Ấn Độ và Nga.

4.2. Quan hệ ASEAN – Nhật Bản

ASEAN và Nhật Bản đã thiết lập các mối quan hệ không chính thức từ năm

1973. Các mối quan hệ này được chính thức hóa với việc thiết lập ASEAN – Nhật

Bản vào tháng 3/1977. Hợp tác ASEAN – Nhật Bản có nhiều chuyển biến tích cực

với sự ra đời của ASEAN + 3. Tuy nhiên, cho tới trước năm 2002, quan hệ ASEAN

– Nhật Bản đã không có bước phát triển đột phá nào. Hợp tác giữa hai bên vẫn chủ

yếu tập trung vào lĩnh vực kinh tế và hợp tác phát triển. Tình hình này đã thay đổi

từ cuối năm 2002, khi tháng 11 – 2002, hai bên ký Tuyên bố chung về Quan hệ đối

tác kinh tế toàn diện (AJCEP).

Thực hiện tuyên bố chung trên, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN – Nhật

Bản họp ngày 8 tháng 10 năm 2003, hai bên ký “Khuôn khổ quan hệ đối tác kinh tế

toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Nhật Bản”.

Nhằm phát triển hơn nữa quan hệ giữa hai bên, ngày 12 tháng 12 năm 2003

nhân kỷ niệm 30 năm ngày thiết lập quan hệ ASEAN – Nhật Bản, hai bên ký

“Tuyên bố Tôkiô về Quan hệ đối tác năng động và bền vững trong thế kỷ XXI”.

Tuyên bố nêu rõ, hai bên chủ trương thúc đẩy hợp tác không chỉ trên lĩnh vực kinh

tế, mà còn hợp tác trong lĩnh vực chính trị - an ninh, không chỉ hợp tác song

phương giữa hai bên, mà còn hợp tác trong các tổ chức khu vực và quốc tế, đặc biệt

là hợp tác Đông Á.

Page 19: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewSáng kiến được thực hiện trong 5 năm, dự kiến mỗi năm mời 6.000 thanh niên từ ASEAN và các nước thành viên tham

19

Đến Tháng 11/2007/ hai bên ra tuyên bố chung về hoàn tất đàm phán hiệp

định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản.

Như vậy, trên cơ sở các văn kiện được thông qua từ năm 2002 đến nay, Quan

hệ ASEAN – Nhật Bản đã không ngừng phát triển.

Về chính trị, ASEAN và Nhật Bản tăng cường trao đổi cấp cao, chỉ trong 5

năm cầm quyền, Thủ tướng Kôizumi đã 7 lần đi thăm ASEAN, tiến hành 8 lần hội

đàm với các nhà lãnh đạo ASEAN. Hai bên có quan điểm gần gũi về nhiều vấn đề

khu vực và quốc tế. Một trong những vấn đề như vậy là quan điểm của hai bên về

vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

Trong lĩnh vực an ninh, ASEAN – Nhật Bản đã xúc tiến các hoạt động hợp

tác trong các vấn đề an ninh phi truyền thống. Ngày 30 tháng 10 năm 2004, tại Hội

nghị thượng đỉnh ASEAN – Nhật Bản họp tại Viêng Chăn, hai bên ký Tuyên bố

chung về Hợp tác chống chủ nghĩa khủng bố. Đây là văn kiện hợp tác an ninh đầu

tiên giữa hai bên, trong đó xác định rõ mục tiêu của hợp tác là tăng cường hiệu quả

của những nỗ lực chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế, đồng thời đề ra phạm vi và

các lĩnh vực hợp tác cụ thể4.

Trong lĩnh vực kinh tế, dưới tác động của việc triển khai AJCEP, quan hệ

mậu dịch và đầu tư giữa ASEAN và Nhật Bản tăng lên nhanh chóng. Tổng kim

ngạch buôn bán giữa hai bên đã tăng từ 143,3 tỷ USD năm 2004 lên 154,6 tỷ năm

2005 và lên gần 200 tỷ vào năm 2010. FDI của Nhật Bản ở ASEAN năm 2004 đạt

3,12 tỷ USD, năm 2005 là 3,16 tỷ USD và lên 10 tỷ USD vào năm 2010. Nhật Bản

tiếp tục là nhà cung cấp FDI lớn thứ 3 cho ASEAN. Nhật Bản đã giành cho

ASEAN 24 tỷ USD, chiếm 30% tổng số ODA song phương của Nhật Bản. Để hỗ

4 Hợp tác chống khủng bố giữa ASEAN và Nhật Bản được tập trung vào trao đổi thông tin về hoạt động của bọn khủng bố và các tổ chức khủng bố; thực hiện các công ước, nghị định thư, nghị quyết chống khủng bố của Liên hợp quốc; ngăn ngừa cung cấp tài chính cho các tổ chức khủng bố; tăng cường an ninh vận tải ; tiếp tục triển khai các dự án hợp tác với Trung tâm khu vực Đông Nam Á chống chủ nghĩa khủng bố (SEARCCT) ở Malaixia; thăm dò hợp tác với Viện thực thi Luật pháp quốc tế ở Thái Lan (ILEA) và trung tâm Giacácta về hợp tác thực thi luật pháp (JCELEC)

Page 20: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewSáng kiến được thực hiện trong 5 năm, dự kiến mỗi năm mời 6.000 thanh niên từ ASEAN và các nước thành viên tham

20

trợ cho tiến trình hội nhập ASEAN, Nhật Bản, Nhật Bản đã ủng hộ 7,5 tỷ Yên (70

triệu USD) thông qua Quỹ phát triển ASEAN và các quỹ hợp tác ASEAN – Nhật

Bản. Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản còn quyết định viện trợ 202 triệu USD để

chống dịch cúm gia cầm ở châu Á, trong đó phần lớn là dành cho các nước

ASEAN.

Trong lĩnh vực văn hóa – xã hội, tại Hội nghị Cebu tháng giêng năm 2007,

Chính phủ Nhật mới đưa ra Sáng kiến giao lưu thanh niên trên quy mô lớn với tổng

kinh phí lên tới 315 triệu đô la Mỹ. Sáng kiến được thực hiện trong 5 năm, dự kiến

mỗi năm mời 6.000 thanh niên từ ASEAN và các nước thành viên tham gia tiến

trình Thượng đỉnh Đông Á tới thăm Nhật Bản. Ngoài ra, chính phủ Nhật còn đề

xuất sáng kiến “Con tàu thanh niên Đông Á” để kỷ niệm 40 năm ASEAN.

4.3. Quan hệ ASEAN – Hàn Quốc

Dưới tác động trực tiếp của ASEAN + 3 đã có bước phát triển mạnh mẽ. Từ

cuối năm 2000, hai bên đã xác định công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực,

trao đổi văn hóa, viện trợ y tế và phát triển vùng hạ lưu song Mêkông là các lĩnh

vực ưu tiên hợp tác. ASEAN và Hàn Quốc đã quyết thành lập Quỹ đặc biệt

ASEAN – Hàn Quốc (SCF) và Quỹ các dự án hợp tác hướng tới tương lai

(FOCPF).

Quan hệ ASEAN – Hàn Quốc đã có bước phát triển đột phá vào năm 2004,

với việc hai bên ký “Tuyên bố chung về quan hệ đối tác hợp tác toàn diện”, trong

đó nêu rõ mục đích là “để củng cố quan hệ đối tác toàn diện và lập định hướng

tương lai trong thế kỷ XXI; đồng thời đề ra phương hướng và các biện pháp hợp tác

cụ thể trong các lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế và phát triển. Tuyên bố chung

này không chỉ cung cấp nền tảng pháp lý cho việc phát triển quan hệ ASEAN –

Hàn Quốc trong thế kỷ XXI, mà còn đề ra một chương trình nghị sự hợp tác rộng

lớn, biến quan hệ này thật sự trở thành đối tác toàn diện. Tháng 12/2005 hai bên ký

Page 21: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewSáng kiến được thực hiện trong 5 năm, dự kiến mỗi năm mời 6.000 thanh niên từ ASEAN và các nước thành viên tham

21

hiệp định khung về quan hệ đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Hàn Quốc và tháng

5/2006 ký hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN và Hàn Quốc (AKFTA). Tháng

6 năm 2009 ký hiệp định đầu tư ASEAN - Hàn Quốc. Tháng 10 – 2010 ASEAN và

Hàn Quốc thống nhất nâng tầm quan hệ lên thành đối tác chiến lược và thông qua

tuyên bố chung về đối tác chiến lược vì hòa bình, thịnh vượng.

Trong những năm qua, ASEAN và Hàn Quốc đã xúc tiến hàng loạt hoạt

động hợp tác.

Trong lĩnh vực chính trị, các hội nghị thượng đỉnh hàng năm, ASEAN và

Hàn Quốc đã trao đổi quan điểm về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm,

nhất là vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Hai bên cho rằng, ASEAN có thể

đóng một vai trò xây dựng để bắc cầu với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên,

giúp tạo ra một môi trường tin cậy, thuận lợi cho cuộc đàm phán 6 bên.

Trong lĩnh vực an ninh, ASEAN và Hàn Quốc cộng tác chặt chẽ với nhau để

chống tội phạm xuyên quốc gia trong khuôn khổ hợp tác ASEAN + 3 cũng như

ARF.

Trong lĩnh vực kinh tế, tháng 12 – 2005 các nhà lãnh đạo ASEAN và Hàn

Quốc đã ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa hai bên, đề ra mục

tiêu thành lập Khu mậu dịch tự do ASEAN – Hàn Quốc và các biện pháp nhằm

hiện thực hóa mục tiêu trên.

Hiện nay, ASEAN và Hàn Quốc là các đối tác kinh tế quan trọng của nhau.

Quan hệ mậu dịch song phương ASEAN – Hàn Quốc tăng từ 31,5 tỷ USD năm

2002 lên 32,2 tỷ vào năm 2003, lên 90 tỷ vào năm 2010 và dự kiến lên đến 150 tỷ

vào năm 2015. FDI của Hàn Quốc chiếm 3% FDI vào ASEAN trong giai đoạn

1995 – 2003, với tổng số vốn lên tới 11 tỷ đô la, chiếm 12,5% tổng FDI ra bên

ngoài của Hàn Quốc. Hợp tác phát triển ASEAN – Hàn Quốc thu được những kết

quả thiết thực. Cho tới nay, một số dự án phát triển được thực hiện với sự hỗ trợ

Page 22: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewSáng kiến được thực hiện trong 5 năm, dự kiến mỗi năm mời 6.000 thanh niên từ ASEAN và các nước thành viên tham

22

của SCF và FOCPF. Từ năm 2000 – 2005, đã có 61 dự án thực hiện xong, 11 dự án

đang thực hiện và 21 dự án sắp thực hiện.

Trong lĩnh vực văn hóa – xã hội, các chương trình giao lưu nhân dân đã được

thúc đẩy. FOCP đã tài trợ cho các chương trình trao đổi chuyên gia về văn hóa,

quan chức chính phủ, giới y tế, giới nghiên cứu và thanh niên, tại Hội nghị Thượng

đỉnh lần thứ 10 vừa qua, Hàn Quốc đã đề xuất việc thành lập Trung tâm ASEAN –

Hàn Quốc nhằm thúc đẩy hơn nữa sự hiểu biết và nhận thức về nhau giữa hai bên.

5. Cơ hội phát triển cùng với những thách thức của Đông Nam Á khi

tiến hành hợp tác đối thoại với nhóm nước + 3

Trong khuynh hướng khu vực hóa, việc hình thành nên ASEAN + 3 là kết

quả tất yếu của quá trình phát triển hợp quy luật. Tuy nhiên việc hợp tác phát triển

với các nước phát triển là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc vừa tạo ra những cơ

hội lớn đồng thời cũng có những thách thức không nhỏ đối với quá trình phát triển

của ASEAN.

5.1. Những cơ hội phát triển

Các quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là những quốc gia phát triển,

nhu cầu về nguồn tài nguyên cho phát triển kinh tế là rất lớn. Việc hợp tác với các

nước phát triển sẽ tạo nhiều điều kiện cho các nước Đông Nam Á, nhất là những

nước kém phát triển xuất khẩu được nguồn tài nguyên thô của mình như dầu mỏ,

than đá và các sản phẩm nông nghiệp.

Các quốc gia trong khối ASEAN hầu như là những nước đang phát triển và

chậm phát triển, vì vậy mà yêu cầu về công nghệ là tối cần thiết cho quá trình công

nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Do vậy, hợp tác với những nước lớn có nến kinh

tế phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ là một thuận lợi cho các nước ASEAN

trong việc tìm kiếm công nghệ cao cho sự phát triển kinh tế của đất nước.

Page 23: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewSáng kiến được thực hiện trong 5 năm, dự kiến mỗi năm mời 6.000 thanh niên từ ASEAN và các nước thành viên tham

23

Việc thành lập khu vực mậu dịch tự do giữa các nước ASEAN và các nước

phát triển như Trung Quốc, Hàn Quốc sẽ tạo ra được một thị trường rộng lớn cho

việc tiêu thụ sản phẩm của các nước ASEAN cũng như các bên tham gia.

Các hiệp đình an ninh,chính trị được ký kết giữa ASEAN và các nước Trung

Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ tạo nên một môi trường hòa bình thân thiện, tạo

được uy thế và tiếng nói của các nước ASEAN trên trường quốc tế.

5.2. Thách thức lớn

Bên cạnh những cơ hội được tạo ra thì các nước ASEAN cũng gặp phải

những khó khăn to lớn khi buộc phải “kết nạp” thêm những nền kinh tế lớn.

Thách thức lớn nhất của ASEAN là tìm lại vai trò và ảnh hưởng của một tổ

chức khu vực đối với khu vực và đối với từng thành viên mà nó đã từng có nhưng

đang bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi sự tham gia của các quốc gia lớn.

Thành lập khu vực mậu dịch tự do sẽ thuận lợi cho sự di chuyển của hàng

hóa, tuy nhiên nó tạo ra một môi trường cạnh tranh mà ở đó hàng hóa của những

nước Đông Nam Á khó có thể cạnh tranh được với hàng hóa của những quốc gia

phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.

Thách thức lớn đối với ASEAN là những thách thức đến từ môi trường chính

trị và an ninh thế giới. Khủng bố, toàn cầu hoá và những nguy cơ an ninh phi

truyền thống đòi hỏi ASEAN phải có cách tiếp cận mới trong việc gắn sự phát triển

năng động và lâu bền của Hiệp hội với việc quan tâm giải quyết những nguy cơ đó.

Đã đến lúc ASEAN không chỉ phải thể hiện có tác dụng thiết thực đối với các

thành viên của nó, mà còn phải đóng vai trò xứng đáng trong mọi mặt đời sống của

khu vực và thế giới

Thách thức lớn đối với ASEAN cũng còn đến từ chính các đối tác đối thoại

của ASEAN. Nó đặt ASEAN trước sự cần thiết phải vừa tăng cường sự hợp tác

Page 24: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewSáng kiến được thực hiện trong 5 năm, dự kiến mỗi năm mời 6.000 thanh niên từ ASEAN và các nước thành viên tham

24

này, mở rộng ra thêm nhiều lĩnh vực, nhưng đồng thời phải giữ vai trò chủ động thì

mới có thể tranh thủ được cái thuận và hạn chế được tác động bất lợi đối với

ASEAN cũng như đối với một số thành viên. Chính sách hai mặt của các đối tác

này đối với ASEAN luôn bao hàm ý đồ gây phân rẽ trong nội bộ ASEAN, hoặc ít

nhất giữa một số thành viên nhất định, để từ đó tạo dựng vai trò và ảnh hưởng. Các

nước Đông Nam Á phảo khéo léo trong các quan hệ chồng chéo với những nước

lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ... khi những nước này đang tìm cách

để gây tầm ảnh hưởng của mình.

6. Vai trò của ASEAN + 3

6.1 Trong khu vực.

Tháng 4 năm 1997, ASEAN đề xuất tổ chức hội nghị cấp cao giữa ASEAN

với Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Tháng 12 năm 1997, hội nghị cấp cao lần

thứ nhất đã diễn ra ở Kuala Lumpur. Sau đó, đến năm 2000, tại hội nghị cấp cao

lần thứ tư tổ chức tại Singapore, ASEAN+3 chính thức được thể chế hóa.

Từ khi thành lập cho đến nay Asean +3 đã có những ảnh hưởng to lớn về

mọi mặt đối với các quốc gia trong khu vực và đối với xu thế đối thoại hợp tác

quốc tế trước hết là đối với khu vực.

Trước tiên Asean +3 góp phần đẩy mạnh hợp tác phát triển kinh tế, đặc biệt

trong phát triển nguồn nhân lực, nhằm tạo cơ sở vật chất cho sự hợp tác trong các

lĩnh vực khác cho các nước trong khu vực.

- Tăng cường sự tham gia của nhân dân và sự giao lưu giữa nhân dân các

nước, đặc biệt là thế hệ trẻ, nhằm hình thành ý thức của nhân dân Đông Á về một

bản sắc chung, một nền hoà bình và ổn định chung . Nâng cao nhận thức của thế hệ

trẻ về tầm quan trọng của khu vực và hợp tác khu vực đẩy mạnh hợp tác giáo dục

Page 25: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewSáng kiến được thực hiện trong 5 năm, dự kiến mỗi năm mời 6.000 thanh niên từ ASEAN và các nước thành viên tham

25

giữa các nước ASEAN + 3, tăng thêm các chương trình trao đổi học thuật, các hoạt

động văn hóa chung...

- Đề ra các dự án hợp tác cụ thể, có khả năng thu được kết quả thực tế, không

nên đẩy quá nhanh tiến trình hợp tác bằng những kế hoạch lớn, nhiều tham vọng,

trong đó phát huy vai trò của khu vực tư nhân và các tổ chức phi chính phủ.

- Tăng cường trao đổi ý kiến giữa các viện nghiên cứu chiến lược, tổ chức

các diễn đàn, hội thảo giữa các học giả và quan chức chính phủ, từ đó nêu kiến nghị

lên chính phủ các nước. Các đại biểu cho rằng chính phủ và quốc hội các nước vẫn

là những cơ quan chủ chốt có tác động quyết định đối với tiến trình hợp tác

ASEAN + 3.

Hợp tác ASEAN + 3 có thể coi là một bước đệm cho các nước ASEAN,

Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc hội nhập tốt hơn vào khu vực và thế giới,

tránh được những ảnh hưởng tiêu cực của quá trình hội nhập và toàn cầu hóa. Vì

vậy, trong khi đẩy mạnh hợp tác Đông Á, các nước khu vực vẫn cần tiếp tục tăng

cường mở rộng hợp tác, làm cho các nước, các khu vực khác hiểu rõ mục tiêu hợp

tác, tránh những hiểu lầm và nghi kỵ từ phía các đối tác bên ngoài.

Asean +3 được thành lập đã đưa ra những tiêu chí hoạt động của mình trước

tiên là ứng phó với những thách thức toàn cầu về khủng hoảng kinh tế tài chính,

dịch bệnh…

Asean + 3 hỗ trợ đắc lực cho nổ lực chung của các nước trong khu vực nhằm

giải quyết những khó khăn, thúc đẩy hợp tác kinh tế Đông Á, hướng tới mục tiêu

lâu dài của cộng đồng Đông Á, thúc đẩy hợp tác giữa các nước đối phó với những

thách thức toàn cầu như an ninh lương thực, năng lượng, biến dổi khí hậu, sự suy

thoái về môi trường, thảm họa thiên nhiên, dịch bệnh truyền nhiễm đẩy mạnh trao

đổi văn hóa du lịch, giao lưu nhân dân nhằm củng cố và thúc đẩy sự tin cậy hiểu

Page 26: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewSáng kiến được thực hiện trong 5 năm, dự kiến mỗi năm mời 6.000 thanh niên từ ASEAN và các nước thành viên tham

26

biết gắn bó với những người dân trong khu vực tạo nên một bản sắc và ý thức khu

vực.

Asean +3 từng bước nghiên cứu và đưa ra những giải pháp, hình thành

những công cụ mới phòng ngừa khủng hoảng, thực hiện vai trò to lớn trong hệ

thống mạng lưới an ninh tài chính trong khu vực và trong tương quan toàn cầu.

Nhận xét chung:

ASEAN + 3 là cần thiết và có tầm quan trọng rất lớn đối với các nước

ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc trong giai đoạn hiện nay. Sự hợp tác

này xuất phát từ nhu cầu hợp tác chung và phục vụ lợi ích chung. Quá trình xây

dựng cộng đồng Đông Á có thể được xem là quá trình liên kết Đông Nam A' với

Đông Bắc Á, đồng thời liên kết các nước Đông Bắc A' lại với nhau theo con đường

Đông Nam Á đã đi, và đó cũng sẽ là biểu hiện cho sự thành công của hợp tác Đông

Á. Các đại biểu đều thống nhất quan điểm cho rằng muốn xây dựng Đông Á thịnh

vượng và phát triển thì trước tiên ASEAN phải mạnh, và hiện nay chính là lúc các

nước ASEAN cần xem xét lại quá trình phát triển của ASEAN để có thể đề ra được

những bước đi thích hợp trong giai đoạn tới, nhằm đưa ASEAN trở thành một tổ

chức khu vực thành công và một cơ chế hợp tác có hiệu quả giữa các nước Đông

Nam Á.

6.2. Đối với thế giới.

Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa các nước trên thế giới, góp phần xây

dựng một cộng đồng Asean hướng ngoại, đóng góp tích cực và hiệu quả cho hòa

bình, an ninh ổn định thịnh vượng trong khu vực và trong toàn cầu, hướng tới kết

nối cộng đồng Đông Á với tất cả các khu vực các quốc gia trên thế giới.

Tăng cường hợp tác kinh tế bền vững giữa các quốc gia Châu Âu, châu Phi,

Mỹ Latinh …điều phối mối quan hệ hàng hóa, góp phần ổn định nền kinh tế thị

trường.

Page 27: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewSáng kiến được thực hiện trong 5 năm, dự kiến mỗi năm mời 6.000 thanh niên từ ASEAN và các nước thành viên tham

27

Tăng cường và nỗ lực ứng phó với sự biến đổi khí hậu, sự khủng hoảng tài

chính năng lượng toàn cầu.

Góp phần ổn định tình hình chính trị đóng góp tiếng nói của mình vào những

vấn đề chính trị cấp bách trên thế giới như vấn đề bán đảo triều tiên, vấn đề tranh

chấp biển đông… đưa ra những phương pháp kiến giải về biển đông và chủ quyền

lãnh thổ dựa trên cơ sở pháp lý, hữu nghị và đàm phán lâu dài.

Tóm lại với tầm ảnh hưởng và vai trò của mình Asean +3 từng bước thúc đẩy

mối quan hệ hợp tác các quốc gia, khu vực trên thế giới ngày càng phát triển, ngày

càng xích lại gần nhau hơn với cùng một mục tiêu một quan điểm đó là xu hướng

hòa bình hợp tác hữu nghị, đưa nền chính trị thế giới ngày càng bền vững, với vai

trò to lớn đó Asean +3 được coi là hạt nhân của Asean mở rộng.

7. Xu thế phát triển của ASEAN +3

Kể từ khi thành lập đến nay, ASEAN có vai trò đặc biệt quan trọng trong khu

vực châu Á nói riêng và trên thế giới nói chung. Trong xu hướng tăng cường liên

kết khu vực, tạo dựng vị thế trong đời sống chính trị thế giới, khối ASEAN có

những mối liên kết chiến lược với các nước khu vực châu Á, đặc biệt là những nền

kinh tế lớn của châu Á. Với mục tiêu phát triễn hưng thịnh và toàn diện, tiến trình

hợp tác ASEAN + 3 đã hình thành và không ngừng phát triễn bao gồm các nước

ASEAN và các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Hợp tác ASEAN + 3 là một xu hướng có tiềm năng bởi nó phù hợp với xu

thế vận động chung của thế giới và đáp ứng được lợi ích của các quốc gia trong

khu vực.

Cho đến nay hợp tác ASEAN + 3 có những thành tựu đáng kể tuy nhiên tốc

độ của quá trình này là khá chậm. ASEAN +3 vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Các vấn đề không thuận lợi đó là yếu làm giảm thuận lợi khách quan, làm giảm ý

chí và tinh thần dấn thân vào hợp tác đa phương khu vực. Bên cạnh đó, nó còn làm

Page 28: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewSáng kiến được thực hiện trong 5 năm, dự kiến mỗi năm mời 6.000 thanh niên từ ASEAN và các nước thành viên tham

28

chậm tốc độ phát triễn, làm yếu thể chế, tạo sự nữa vời trong chính sách, hạn chế

hiệu quả của biện pháp và có thể làm thay đổi mục tiêu của tiến trình hợp tác đa

phương ở Đông Á.

Bởi thế cho dù đã hoạt động được hơn 10 nắm, nhưng ASEAN + 3 vẫn là

hiện tượng mới mẻ và khó đoán định. Xu thế phát triễn của ASEAN + 3 cũng vì thế

mà chưa chắc chắn và khó đoán định vô cùng.

7.1. Những vấn đề ảnh hưởng đến xu thế phát triễn ASEAN + 3

Trong hợp tác ASEAN + 3 hiện nay, tồn tại nhiều vấn đề khiến cho quá trình

vận động của nó gặp nhiều khó khăn. Các vấn đề này tồn tại và đến từ nhiều phía,

nhiều lĩnh vực. vậy những vấn đề đó là gi? Chúng ta cần tìm hiểu lần lược qua các

khía cạnh sau đây.

a.Vấn đề lịch sử

Trên phương diện lịch sư, nếu xét trên phương diện hình thức cơ bản của

quốc gia là cư dân, lãnh thổ và nhà nước thì lịch sử của các quốc gia nay xuất hiện

rất sớm, quốc gia ra đời sớm nên chủ nghĩa quốc gia cũng được định hình sớm.

Một quá trình hình thành sớm như vậy đã khiến chủ nghĩa quốc gia ở Đông Á có

được nền tảng vững chắc cho đến tận ngày nay. Không những lâu dài như vậy, quá

trình quốc gia của các nước Đông Á là một dòng chảy xuyên lịch sử tương đối liên

tục.

Với một quá trình như vậy đã đem đến khả năng cố kết chủ nghĩa quốc gia

trong tình cảm và quan niệm của cư dân. Sức mạnh và tính hướng nội của chủ

nghĩa quốc gia ở Đông Á thường dẫn đến quan niệm tập trung cao độ vào quốc gia

và tuyệt đối hóa lợi ích quốc gia. Chủ nghĩa này đề cao chủ quyền quốc gia là

thiêng liên, không khoang nhượng trong một số quan niệm đối ngoại, chính vì thế

mà các xung đột ở Đông Á khó tìm thấy lối thoát. Xung đột lãnh thổ và chủ nghĩa

bảo hộ đang là những rào cản lớn trong hợp tác khu vực.

Page 29: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewSáng kiến được thực hiện trong 5 năm, dự kiến mỗi năm mời 6.000 thanh niên từ ASEAN và các nước thành viên tham

29

Chủ nghĩa quốc gia cố kết trong lịch sử nên hướng nhiều về qua khứ và dễ

nhạy cảm đối với các vấn đề có liên quan. Bên cạnh đó chủ nghĩa quốc gia còn

được thách thức và chứng tỏ trong quá trình đấu tranh chống ngoại xâm nên cũng

nhạy cảm với những vấn đề và nguy cơ từ bên ngoài. Những điều này dễ gây ra

“xung đột tinh thần quốc gia” và ảnh hưởng tới tính bảo thủ trong đánh giá tình

hình và hoạch định chính sách, nhận định đối tác và chủ nghĩa vị kỹ trong ngoại

giao.

Có thể nói những tác động như thế đã ít nhiều tác động đến về mặt nhận thức

đới với hợp tác đa phương ASEAN + 3 hiện nay. Quan niệm và thái độ như vậy dễ

dẫn đến sự đánh giá không đúng về lợi ích khu vực và mối quan hệ của nó với lợi

ích quốc gia.

Trên phương diện lịch sử quốc tế, Đông Á là khu vực phát triễn tương đối

biệt lập và vì thế thiếu vắng sự phát triễn đa phương. Đây là một đặc điểm lịch sử

có ảnh hưởng đến hợp tác đa phương và hội nhập khu vực. Sự phát triển biệt lập đã

chi phối lịch sử quan hệ quốc tế trong khu vục một cách nặng nề. Lịch sử phát triễn

biệt lập nên đã làm cho các quốc gia tin và khả năng tự thân thường ít quan hệ bên

ngoài. Các quan hệ chủ yếu diễn ra ở các nước láng giềng gần biên giới. một trong

những ảnh hưởng của phát triển biệt lập là sự thiếu vắng của những trãi nghiệm đa

phương. Từ lịch sử cho đến năm 1945, quan hệ quốc tế trong khu vực chủ yếu là

song phương. Nhưng bản thân của quan hệ này lại tương đối mềm mỏng không tạo

được nền tảng cho quan hệ đa phương. Một trãi nghiệm lịch sử như vậy đã ảnh

hưởng đến nhận thức và hành vi đối ngoại của các quốc gia trong khu vực. Chủ

nghĩa song phương vẫn là chủ đạo và được ưu tiên trong hợp tác Đông Á.

Không có trãi nghiệm đa phương đã gây khó khăng trong việc tìm kiếm và

xác định các mô hình hợp tác trong khu vực, không có những tiền lệ để rút kinh

nghiệm.

Page 30: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewSáng kiến được thực hiện trong 5 năm, dự kiến mỗi năm mời 6.000 thanh niên từ ASEAN và các nước thành viên tham

30

Lịch sử phát triển biệt lập và thiếu trãi nghiệm đa phương là một điều không

thuận lợi cho việc thúc đẩy hợp tác Đông Á, nhất là trong việc xây dựng một cơ

chế hợp tác đa phương.

Cũng như nhiều khu vực trên thế giới, lịch sử quan hệ quốc tế Đông Á có cả

hòa bình lẫn chiến tranh, cả hợp tác và xung đột, cả hữu nghị lẫn hận thù. Điều này

cũng ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hợp tác hóa của khu vực

Những vấn đề trên đã đặc ra cho ASEAN + 3 những vấn đề khó khăn phải

giải quyết trên con đường hợp tác đa phương khu vực.

b.Vấn đề An ninh chính trị

Sau chiến tranh lạnh, tình hình an ninh chính trị có phần thay đổi ở Đông Á.

Đông Á không còn là nơi tranh chấp ảnh hưởng quyết liệt giữa các bên, không còn

những mối đe dọa lớn từ bên ngoài, không còn có các cuộc chiến tranh giữa các

nước. Sự đối đầu an ninh và căng thẳng chính trị giảm hẳn. Ổn định chính trị trở

thành yếu tố thiết yếu đối với phát triễn. Thúc đẩy hợp tác trở thành xu thế quan hệ

chủ yếu trong khu vực. Đông Á đang có môi trường thuận lợi cho hợp tác đa

phương toàn khu vực vì hòa bình và phát triển.

Mặc dù có sự thay đổi như vậy, Đông Á vẫn là nguồn bất ổn về an ninh

chính trị. An ninh chính trị vẫn là vấn đề hàng đầu trong các chương trình nghị sự.

Sự tồn tại những vấn đề an ninh chính trị luôn là yếu tố ảnh hưởng đến sự hợp tác

ASEAN+3.

Về đại thể, những phức tạp an ninh chính trị đang tạo nên rào cản trong hợp

tác đa phương ASEAN+3 được quy định bởi 5 vấn đề:

+ Xung đột và chia rẽ vẫn tồn tại trong khu vực

+ Những nguy cơ cạnh tranh quyền lực mới

+ Sự đa dạng trong chế độ chính trị xã hội

Page 31: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewSáng kiến được thực hiện trong 5 năm, dự kiến mỗi năm mời 6.000 thanh niên từ ASEAN và các nước thành viên tham

31

+ Sự chênh lệch về vị thế quốc tế

+ Sư nổi lên những vấn đề an ninh phi truyền thống.

Tất cả những vấn đề trên đang cùng tạo nên những trở ngại an ninh chính trị

trong quá trình hợp tác ASEAN + 3. Chúng góp phần tạo ra sự phức tạp và tính khó

lường trong hệ thống quan hệ quốc tế ở Đông Á, làm giảm tinh thần dấn thân vào

hợp tác khu vực, ảnh hưởng đến việc phối hợp năng lực và thống nhất hành động.

Ở Đông Á, cộng đồng kinh tế có tính khả thi hơn cộng đồng chính trị, song tỉnh khả

thi kinh tế đó sẽ luôn đối mặt với những trở ngại an ninh chính trị.

c.Vấn đề Kinh tế

Xu hướng tăng cường hợp tác trong khu vực Đông Á đang nổi lên. Xu hướng

này đang phản ánh trong nhiều phương diện khác nhau nhưng rõ rệt nhất là trong

lĩnh vực kinh tế. kinh tế đang trở thành lĩnh vực quyết định sự thành bại của toàn

bộ tiến trình hợp tác ASEAN+3 nói chung. Tuy nhiên, triển vọng thành công không

hoàn toàn lạc quan. Khó khăn tồn tại ngay trong lĩnh vực kinh tế vẫn còn nhiều.

Dưới đây là một số vấn đề kinh tế lớn đang là những cảng trở lớn cho sự hợp tác

kinh tê ASEAN+3.

+ Khoảng cách trong trình độ phát triển, đây là một trong những vấn đề lớn

nhất mà cả thế giới hiện nay đang đối mặt – vấn đề khoảng cách Băc –Nam. Về

kinh tế, khoảng cách Bắc - Nam tạo nên sự bất bình đẳng trong thu nhập và tiêu

dùng, vấn đề thiết lập trật tự kinh tế quốc tế.

+ Sự tác động từ bên ngoài vào với tiêu điểm là sự ngăn cản nỗ lực hình

thành thể chế hợp tác đa phương thuần Đông Á. Sự đối đầu, chia rẽ, can thiệp của

các nước lớn là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại hàng loạt sáng kiến thể chế hóa

hợp tác đa phương trong chiến tranh cung như ngay nay.

+ Những khó khăn mới nảy sinh trong quá trình hợp tác kinh tế đa phương

ASEAN+3. Thứ nhất mức độ tự do hóa tương đối chậm và ngập ngừng do truyền

Page 32: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewSáng kiến được thực hiện trong 5 năm, dự kiến mỗi năm mời 6.000 thanh niên từ ASEAN và các nước thành viên tham

32

thống thương mại ở đây. Quy mô của các thỏa thuận chủ yếu là song phương. Mức

độ hội nhập kinh tế của các hiệp định thương mại khu vực còn hạn chế. Các thỏa

thuận tự do thương mại được ký kết hoặc đang xúc tiến đàm phán với bên ngoài

hơn là giữa các nước trong khu vực…. các vấn đề này đang làm cho hợp tác đa

phương ở Đống Á diễn ra tương đối khó khăn

+ Những cản trở từ bên trong các nước. các cản trở này xúc phát từ kinh tế,

chính trị, xã hội và pháp luật. Chúng tạo nên tình hình chưa sẵn sàng của các quốc

gia đối với hợp tác khu vực. đây là một trong những vấn đề kinh tế lớn nhât đối với

tiến trình hợp tác kinh tế đa phương hiện nay.

d.Vấn đề Văn hóa – xã hội

Sự nổi lên của chủ nghĩa khu vực Đông Á và xu hướng hợp tác đa phương

ASEAN+3 hiện nay không chỉ được thúc đẩy bởi các yếu tố chính trị, kinh tế…

Văn hóa là bầu khí quyển bao quanh quá trình này. Sự tác động của chúng là vô

hình và khó nhận thấy nhưng lại ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình hợp tác đông

Á.

Không phủ nhận vai trò của văn hóa đối với sự hình thành chủ nghĩa khu

vực, nhưng đối với Đông Á, cơ sở văn hóa không hoàn toàn lạc quan. Tức là, trong

bầu khí quyển văn hóa xã hội này, vẫn tồn tại những vấn đề có thể ảnh hưởng đến

chủ nghĩa khu vực Đông Á và hợp tác đa phương ASEAN+3.

Trong mối tương tác giữa văn hóa và quan hệ quốc tế, tư tưởng triết học

chính trị là yếu tố chi phối nhiều hành vi đối ngoại của một quốc gia.

Thứ hai là sự giao thoa giữa văn minh Trung - Ấn

Thứ ba là tác động của sự đa dạng và tương đồng văn hoa với chủ nghĩa khu

vực Đông Á

Page 33: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewSáng kiến được thực hiện trong 5 năm, dự kiến mỗi năm mời 6.000 thanh niên từ ASEAN và các nước thành viên tham

33

Chính những vấn đề trên đây của văn hóa xã hội các nước Đông Á đã tác

động là cản trở quá trình hợp tác khu vực của ASEAN+3.

Trên đây chỉ là một số vấn đề trong tiến trình hợp tác ASEAN+3. do tính

chất phức tạp ở đây, hợp tác đa phương ASEAN+3 phải chịu nhiều yếu tố bất thuận

lợi về an ninh – chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội và lịch sử. Tất cả những điều

này đã tạo nên môi trường không thuận lợi cho hợp tác khu vực nói chung, trong

hợp tác nói riêng.

ASEAN+3 đã hình thành, hợp tác Đông Á đang nổi lên nhưng vẫn yếu ớt. Sự

liên kết kinh tế và thể chế hóa ở đây vẫn còn lỏng lẻo, quy mô hợp tác còn hạn chế.

Chính sự tồn tại của các vấn đề trên đã quy định những điều nay. Xu thế phát triễn

của ASEAN+3 thế nào phụ thuộc rất nhiều và diễn tiến và tác động của các vấn đề

trên.

7.2. Xu thế phát triển của ASEAN + 3

Sự ra đời của ASEAN + 3 đánh dấu kết quả của những nỗ lực không ngừng

của các nhà lãnh đạo ASEAN và các nhà lãnh đạo của các nước Đông Á vì một

châu Á thịnh vượng, hòa bình và có vị trí cao trên thế giơi. Nhưng ngày nay và

trong tương lai xu thế phát triển của ASEAN + 3 như thế nào? Đó là một điều khó

đoán định.

Cho dù sự hình thành của thể chế ASEAN + 3 là phù hợp với xu thế phát

triển chung của khu vực và thế giới nhưng triễn vọng, xu thế phát triển của ASEAN

+ 3 là không chắc chắn và khó mà dự báo. Hiện nay ASEAN + 3 đang trong quá

trình vận động với những diễn biến khó đoán. Mối quan hệ hợp tác đa phương

trong ASEAN + 3 đã được hình thành nhưng vẫn chưa chắc chắn. ASEAN + 3

được hình thành để thúc đẩy hợp tác đa phương. Một khi hợp tác đa phương thay

đổi, thể chế cũng có thể thay đổi theo, bởi thế ASEAN + 3 cũng có thể thay đổi.

tính chưa chắc chắn được quy định bởi nhiều nhân tố: lịch sử, kinh tế, chính trị…

Page 34: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewSáng kiến được thực hiện trong 5 năm, dự kiến mỗi năm mời 6.000 thanh niên từ ASEAN và các nước thành viên tham

34

và các nhân tố này có khả năng chặn đứng hợp tác ASEAN + 3. Chính sự tồn tại

của các vấn đề đó mà tương lai của ASEAN + 3 khó mà xác định.

Tuy xu thế phát triễn không chắc chắn và khó mà xác định nhưng tiến tình

hợp tác đa phương ASEAN + 3 vẫn tồn tại và phát triển. Khả năng ASEAN + 3 bị

chấm dứt và thay thế là không nhiều cho dù ASEAN + 3 đang gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh những xu thế chung của thế giới và khu vực và trong từng quốc gia

thành viên đang ủng hộ tiến trình ASEAN + 3, việc ASEAN + 3 tồn tại và phát

triễn trong hơn 10 năm qua đã chứng tỏ sức sống nhất định của nó.

Nhưng một khi ASEAN + 3 đã tồn tại, vậy xu thế phát triễn của nó sẽ ra

sao? Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta đi tìm hiểu một số khả năng sau.

Đầu tiên, ASEAN + 3 chỉ tồn tại về hình thức với những hoạt động không

thực chất của ASEAN + 3 là có. Những khó khăn quá lớn trong tiến trình hợp tác

đa phương ASEAN + 3 sẽ khiến nó có thể bị rơi vào tình trạng này. Khi đó hợp tác

đa phương ASEAN + 3 vẫn tồn tại vì sự cần thiết duy trì đối thoại cho tương lai

hơn là cố gắng phát triễn hợp tác về thực chất, tình trạng như thế sẽ khiến cho vai

trò của nó đối với hợp tác đa phương khu vực trở nên yếu ớt.

Thứ hai, hợp tác đa phương ASEAN + 3 sẽ ngày càng phát triển với tốc độ

cao và trở thành thể chế khu vực quan trọng, khả năng này được phản ánh trong vai

trò đang có hiện nay của hợp tác đa phương ASEAN + 3. Tuy nhiên, hiện nay hợp

tác đa phương ASEAN + 3 đang phải đối mặt với nhiều vấn đề của nội khối về

chinh trị, kinh tế, văn hóa… việc giải quyết các vấn đề này gặp nhiều khó khăn và

tốn nhiều thời gian. Mức độ thể chế hóa của nó còn lâu mới thoát khỏi tình trạng

lỏng lẻo nên khả năng thống nhất nỗ lực không cao. ASEAN + 3 cũng đang gặp

phải sự cạnh tranh của APEC, EAS và ARF về vai trò trong khu vực, hơn nữa, tuy

ASEAN + 3 được định hướng khá toàn diện nhưng sự né tránh các vấn đề chính trị

cũng làm giảm vai trò của nó. Tất cả những vấn đề này đang làm hạn chế tốc độ

Page 35: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewSáng kiến được thực hiện trong 5 năm, dự kiến mỗi năm mời 6.000 thanh niên từ ASEAN và các nước thành viên tham

35

phát triễn của ASEAN + 3. Vì thế, tuy có thể hy vọng vào khả năng này nhưng

chắc chắn đó sẽ là khả năng lâu dài mới đạt được.

Thứ ba, khả năng tiến triễn chậm chạp với vai trò ở mức vừa phải của hợp

tác đa phương ASEAN + 3. so với hai khả năng trên thì khả năng này khả thi hơn.

Một xu hướng phát triễn tiệm tiến như vậy sẽ an toàn cho tất cả mà vẫn đưa hợp tác

đa phương khu vực tiến gần hơn mong muốn hòa bình, ổn định và thịnh vượng.

Sự phát triến tiệm tiến như vậy sẽ ảnh hưởng đến vai trò của ASEAN + 3

trong hơp tác đa phươn khu vực. Một lý do khác làm cho ASEAN + 3 chưa đạt

được vị trí lớn hơn trong khu vực là vì nó không bao gồm Mỹ, Australia, Ấn Độ,

Nga. Khi không có đủ các cường quốc tham gia, khả năng giải quyết các vấn đề

khu vực sẽ bị hạn chế và từ đó vai trò khu vực sẽ bị hạn chế. Vai trò bị hạn chế sẽ

khiến cho các nước thành viên không đặt nhiều ưu tiên trong vai trò hợp tác đa

phương ASEAN +3 và từ đó là sự ảnh hưởng đến sự phát triễn của nó. Vì thế, có

nhiều khả năng ASEAN + 3 vẫn tiếp tục tiến triễn nhưng với tốc độ không cao và

vai trò của nó với khu vực chỉ dùng ở mức độ vừa phải.

Trong định hướng của mình , ASEAN + 3 đã đề ra mục tiêu khá an toàn bao

gồm mọi linh vực quan hệ từ an ninh, chính trị, kinh tế đến văn hóa, xã hội… tuy

nhiên có thể dễ dàng nhận thấy lĩnh vực hợp tác chủ yếu sẽ là kinh tế và tiếp theo

sẽ là văn hóa xã hội. Còn hợp tác an ninh – chính trị khó khả thi. Những vấn đề

chính trị phức tạp trong vùng và giữ các thành viên với nhau , sự thiếu vắng các

cường quốc liên quan trong thể chế, sự phụ thuộc vào các cường quốc này trong

lĩnh vực an ninh chính trị vẫn rất cao đã quy định sự né tránh các vấn đề an ninh

chính trị.

Thực tế trong hơn 10 năm qua ASEAN + 3 có sự tập trung nhiều hơn vào

kinh tế và chừng mực nào đó là văn hóa xã hội . ra đời trong bối cảnh khủng hoảng,

Page 36: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewSáng kiến được thực hiện trong 5 năm, dự kiến mỗi năm mời 6.000 thanh niên từ ASEAN và các nước thành viên tham

36

ASEAN +3 đã đi vào hợp tác tài chính và kinh tế đầu tiên. Sự ưu tiên này đã tạo đà

cho ASEAN + 3 phát triễn.

Việc lưa chọn kinh tế văn hóa xã hội như những lĩnh vực ưu tiên cho hợp tác

đa phương ASEAN + 3 nói chung là phù hợp cho dù sự né tránh chính trị có làm

giảm vai trò của nó. Sự hợp tác đa phương về kinh tế trong ASEAN + 3 không chỉ

giúp đem lại sự phát triễn và thịnh vượng – điều mà tất cả các nước thành viên

hiện nay đều coi là lợi ích chiến lược có tính sống còn. Hợp tác đa phương kinh tế

phát triễn còn giúp tạo tiền đề và môi trường thuận lợi cho việc khắc phục bất đồng

an ninh - chính trị , các vương mắc lịch sử, những khó khăn về kinh tế và những

vấn đề văn hóa xã hội.

Trong khi đó, thúc đẩy hợp tác văn hóa xã hội vừa giúp tạo điều kiện cho

hợp tác kinh tế, vừa giúp đem lại sự hiểu biết lẫn nhau về chính trị. Hợp tác trong

hai khu vực này tạo điều kiện thuận lợi để thực thi hơn và ít động chạm hơn so với

hợp tác an ninh chính trị. Vì những lẽ đó, phát triễn hợp tác kinh tế và văn hóa xã

hội chắc chắn vẫn sẽ là linh vực quan tâm chủ yếu trong hợp tác đa phương

ASEAN + 3.

Một xu hướng hợp tác khác của ASEAN + 3 cũng có khả năng tăng lên. Đó

là hợp tác đối phó với các vấn đề toàn cầu như môi trường, dịch bệnh, năng lượng,

đói nghèo…xu hướng này được quy định bởi sự đe dọa ngày càng tăng, nguy cơ

lây lan ngày càng nhiều của các vấn đề này trong khu vực.

Một khi ASEAN + 3 phát triển theo các lĩnh vực trên, sự phụ thuộc lẫn nhau

về kinh tế sẽ tăng lên, sự hiểu biết lẫn nhau và lòng tin được cũng cố, ý thức về cái

chung của khu vực cũng tăng lên. Trên cơ sở đó mức độ gắn bó giữa các thành viên

cũng sẽ tăng lên.

Page 37: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewSáng kiến được thực hiện trong 5 năm, dự kiến mỗi năm mời 6.000 thanh niên từ ASEAN và các nước thành viên tham

37

Một khi tiếp tục tồn tại và phát triễn, khuôn khổ và cơ cấu thành viên của nó

sẽ như thế nào? Có nhiều ý kiến cho rằng, ASEAN +3 sẽ được mở rộng. Và họ đưa

ra ba khả năng.

Thứ nhất là sự bổ sung thêm các nước trong vùng là Triều Tiên, Đài Loan,

Hongkong. Tuy nhiên khả năng này rất khó xảy ra tuy ba nước này có tính tương

đồng về địa lý, an ninh, kinh tế với các nước ASEAN+3.

Thứ hai là ASEAN+3+3, tức là thêm Austraylia, Ấn Độ, New Zealand.

Thứ ba là ASEAN+3+3+n, tức là mở rộng hơn nữa.

Xét về mặt lý thuyết thì khả năng thứ hai và thứ 3 có tính thực thi hơn cả.

Nhưng xét về mặt thực tiễn thì cũng như khả năng thứ nhất, hai khả năng này cũng

đều khó mà xảy ra.

Vì vậy mà trong những năm tới cơ cấu của ASEAN+3 vẫn tiếp tục được giữ

nguyên. Tuy nhiên cơ cấu phân bố quyền lực như thế nào đây? ASEAN+3 vẫn là

ASEAN+3 hay sẽ là 3+ASEAN hoặc Đông Á – 13.

Có thể thấy hai khả năng 3+ASEAN và Đông Á – 13 đều có thể xảy ra. Tuy

nhiên một khi xảy ra thì, chúng dễ dẫn đến sự chấm dứt hoặc tê liệt của chính

ASEAN+3 hơn là chuyển sang 3+ASEAN hoặc Đông Á – 13. Đối với các nước

ASEAN thà không liên kết còn hơn là liên kết bị chèn ép.

Khi các bên đều cần ASEAN+3 thì không muốn phá vỡ cơ cấu hiện thời. Vì

thế ASEAN+3 vẫn là ASEAN+3 tiếp tục trong các năm tới. Và cơ cấu phân bố

quyền lực của ASEAN+3 sẽ là ba nước Đông Bắc Á là động cơ, còn ASEAN+3 là

người cầm lái. Đó chính là những vị trí thích hợp đối với ba nước Đông Bắc Á, phù

hợp với địa vị vai trò của ASEAN trong khu vực.

Vậy nếu ASEAN+3 vẫn tồn tại theo hướng đa phương như thế thì mô hình

và thể chế của nó trong tương lai sẽ như thế nào? Đây chính là xu thế phát triễn

Page 38: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewSáng kiến được thực hiện trong 5 năm, dự kiến mỗi năm mời 6.000 thanh niên từ ASEAN và các nước thành viên tham

38

chung của ASEAN+3. Bởi thể chế là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại

và khả năng phát triễn của ASEAN+3. tuy nhiên xu hướng thể chế hóa của

ASEAN+ 3 cũng chưa rõ ràng. Chúng ta có thể nêu lên 4 kịch bản như sau:

+ASEAN+3 vẫn tiếp tục là một diễn đàn hạn chế như hiện nay, tức la nơi

trao đổi ý kiến và tiến hành tư vấn giữa các thành viên

+ ASEAN+3 sẽ chuyển thành một cơ chế hợp tác Đông Á với hình thức thể

chế theo khuyến nghị của EAVG như tổ chức thường kỳ của cuộc gặp thượng đỉnh,

tổ chức diễn đàn Đông Á. Các mục tiêu tương mại, đầu tư, tài chính văn hóa, xã hội

là những lĩnh vực tài chính. Sự hợp tác giữa các thành viên sẽ là song phương và đa

phương.

+ Hình thành nên một hiệp hội lỏng lẻo với tôn chỉ và mục đích rõ ràng, với

những biện pháp đa phương được ký kết, Hiệp hội sẽ có một cơ cấu thường trực

như Ban Thư ký.

+ Hình thành lên một tổ chức khu vực với cơ cấu chặt chẽ và luật lệ rõ ràng

trên cơ sở hiệp định có tính ràng buộc.

Bốn kịch bản này có thể là bốn giai đoạn trên con đường thể chế hóa tiến tới

một khu vực Đông Á.

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN+3 lần thứ 11 họp tại Singapor đã khẳng định

vai trò của ASEAN+3 “tiếp tục là cỗ xe chủ yếu hướng tới mục tiêu dài hạn xây

dựng cộng đồng Đông Á với ASEAN là động lực” (Phần III, điều 1).

Các nhà lãnh đạo ASEAN+3 cũng khẳng định “Chúng tôi công nhận và ủng

hộ vai trò củng cố và bổ xung cho nhau giữa ASEAN+3 với các diễn đàn khu vực

như EAS, ARF, APEC và ASEM để thúc đẩy xây dựng cộng đồng Đông Á”(Phần

III, Điều 3)..

Page 39: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewSáng kiến được thực hiện trong 5 năm, dự kiến mỗi năm mời 6.000 thanh niên từ ASEAN và các nước thành viên tham

39

Các nước ASEAN+3 còn đề ra và khẳng định phương hướng tiếp tục mở

rộng và phát triễn hợp tác ASEAN+3 trong 5 lĩnh vực: an ninh và chính trị; kinh tế

tài chính; năng lượng, môi trường, thay đổi khí hậu và phát triễn bền vững; văn hóa

xã hội và phát triễn; hỗ trợ thể chế và phát triễn quan hệ với một khuôn khổ hợp tác

rộng hơn.

Cho dù mọi dự đoán về các vấn đề quốc tế ở Đông Á luôn là sự mạo hiểm,

nhưng có thể thấy được hợp tác đa phương ASEAN+3 vẫn tiếp tục hướng về phía

trước. Và rõ ràng, triễn vọng của ASEAN+3 sẽ khả thi hơn nếu giả quyết được các

vấn đề chính trị, lịch sử, kinh tế…

Page 40: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewSáng kiến được thực hiện trong 5 năm, dự kiến mỗi năm mời 6.000 thanh niên từ ASEAN và các nước thành viên tham

40

Tài liệu Tham khảo

Tài liệu sách:

1. Nguyễn Hoàng Giáp – Nguyễn Hữu Cát – Nguyễn Thị Quế, Hợp tác liên

kết ASEAN hiện nay và sự tham gia của Việt Nam, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội,

2008.

2. Vũ Dương Ninh (Chủ biên): Đông Nam Á truyền thống và hội nhập, Nxb.

Thế Giới, 2007.

3. Phạm Quốc Trụ: Một vài suy nghĩ về tiến trình liên kết kinh tế ASEAN,

Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 58 (9 – 2004)

5. Trung tâm Dữ kiện – Tư liệu TTXVN, Vai trò của Việt Nam trong

ASEAN, Nxb. Thông Tấn, Hà Nội, 2007.

6. Nguyễn Thu Mỹ (Chủ biên), Một số vấn đề cơ bản về hợp tác ASEAN + 3,

Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008.

7. Lê Khương Thùy, Chính sách của Hoa Kỳ đối với ASEAN trong và sau

chiến tranh lạnh. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003

8. Phạm Đức Thành, Liên kết ASEAN trong thập niên đầu thế kỷ XXI. Nxb.

Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2006.

9. Trần Khánh, Những vấn đề chính trị kinh tế Đông Nam Á thập niên đầu

thế kỷ XXI. Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2006.

10. Hoàng Khắc Nam, Hợp tác đa phương ASEAN + 3 vấn đề và triển vọng,

Nxb. Đại học Quốc gia Tp. HCM, 2008.

Tạp chí:

1. Thông tin về quan hệ Nhật Bản – ASEAN, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số

54 (10 – 2003)

Các website

Page 41: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewSáng kiến được thực hiện trong 5 năm, dự kiến mỗi năm mời 6.000 thanh niên từ ASEAN và các nước thành viên tham

41

1.http://tamnhin.net/xuctienthuongmai/11522/30-nam-quan-he-Nhat-Ban-va-

ASEAN.html

2. http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=1120&id=271125

3.http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/The-gioi-van-de-su-kien/

2009/2823/ASEAN-Han-Quoc-moi-quan-he-khong-ngung-phat-trien.aspx

4.http://www.taichinhdientu.vn/Home/3-uu-tien-trong-tuong-lai-cua-

ASEAN--3/20125/122581.dfis

5.http://vov.vn/Home/ASEAN-3-ngay-cang-nang-dong-va-hieu-qua-o-Dong-

A/201010/159021.vov

6.http://www.baomoi.com/ASEAN-3-va-Cap-cao-Dong-A-EAS-la-hinh-

mau-cua-hop-tac-va-lien-ket-khu-vuc/122/2973608.epi

7.http://vi.wikipedia.org/wiki/ASEAN%2B3

8.http://dantri.com.vn/c36/s36-410348/asean3-huong-toi-ket-noi-dong-a.htm

9.http://congly.com.vn/phap-dinh-c1036p0/trang-15.htm