world bank document · fdi Đầu tư trực tiếp nước ngoài gdp tổng sản phẩm quốc...

66
ĐIỂM LẠI CẬP NHẬT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM Hà Nội, tháng 7, 2014 Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized

Upload: dinhtuyen

Post on 29-Aug-2019

225 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

ĐIỂM LẠICẬP NHẬT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM

Hà Nội, tháng 7, 2014

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

wb20439
Typewritten Text
89310
WB469252
Typewritten Text
89310

ĐIỂM LẠI CẬP NHẬT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM

NGÂN HÀNG THẾ GIỚITháng 7 năm 2014

2 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

LỜI CẢM ƠN

Báo cáo này do Đinh Tuấn Việt, Gabriel Demombynes và Reena Badiani-Magnusson soạn thảo, với đóng góp của Sandeep Mahajan, Habib Rab, Triệu Quốc Việt, Đoàn Hồng Quang, Vũ Hoàng Linh, Trần Lan Hương, Vũ Hoàng Quyên, Nguyễn Phương Anh, Sameer Goyal, Nguyễn Tam Giang, Nguyễn Thị Ngọc và Gharad Bryan, dưới sự chỉ đạo chung của Victoria Kwakwa và Sudhir Shetty. Các chuyên gia phản biện cho báo cáo gồm Nguyễn Thắng (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) và Paolo Verme (MNSED, Ngân hàng Thế giới). Vũ Thị Anh Linh hỗ trợ cho quá trình biên soạn và xuất bản.

3ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam ÁCDS Hợp đồng Hoán đổi Rủi ro Tín dụngCIT Thuế Thu nhập Doanh nghiệpCPI Chỉ số Giá Tiêu dùngDNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ DNNN Doanh nghiệp Nhà nướcEAP Đông Á và Thái Bình DươngFDI Đầu tư Trực tiếp Nước ngoàiGDP Tổng Sản phẩm Quốc nộiGIC Đường cong về Tỉ lệ Tăng trưởngHĐND Hội đồng Nhân dânIMF Quỹ Tiền tệ Quốc tếKH PTKT-XH Kế hoạch Phát triển Kinh tế-Xã hội M&A Mua lại và Sát nhậpMDG Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷNHNNVN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NK Nhập khẩuNPL Nợ xấu NSNN Ngân sách Nhà nướcODA Hỗ trợ Phát triển Chính thức PAPI Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnhPCI Chỉ số Cạnh tranh cấp tỉnhPMI Chỉ số Quản lý Mua hàngPPP Hợp tác công-tưTCTK Tổng cục Thống kêTD&ĐG Theo dõi và Đánh giáTPP Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình DươngTW Trung ươngVAMC Công ty Mua bán Nợ Việt NamVAT Thuế Giá trị Gia tăngVHLSS Khảo sát Mức sống Hộ Gia đình Việt NamWB Ngân hàng Thế giới

TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI LIÊN NGÂN HÀNG CHÍNH THỨC: 1 USD = 21.246 VNDNăm tài khóa của Chính phủ: từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12

4 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

MỤC LỤC

TÓM TẮT TỔNG QUAN .............................................................................................................................. 7

PHầN I: NHữNG DIễN BIẾN KINH TẾ GầN ĐÂy ....................................................................................... 13 I.1. Môi trường Kinh tế bên ngoài .............................................................................................................. 13 I.2. Những Diễn biến Kinh tế gần đây ở Việt Nam....................................................................................... 15 I. 2.1. Tình hình kinh tế vĩ mô tiếp tục được ổn định ....................................................................... 15 I.2.2. Tăng trưởng kinh tế tiếp tục ở mức thấp hơn so với tiềm năng ............................................... 16 I.2.3. Khu vực doanh nghiệp tư nhân vẫn còn nhiều khó khăn ........................................................ 18 I.2.4. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vẫn là một động lực tăng trưởng quan trọng ..................... 21 I.2.5. Tăng trưởng tín dụng còn chậm mặc dù Chính phủ đã tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ ..... 24 I.2.6. Ngân sách của Chính phủ phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng về nguồn thu .................... 24 I.2.7. Thất nghiệp ở mức thấp nhưng chất lượng lao động cũng thấp .............................................. 28I.3. Chương trình cải cách cơ cấu ............................................................................................................. 30 I.3.1. Cải cách khu vực ngân hàng cần được quan tâm một cách khẩn trương hơn nữa .................. 30 I.3.2. Tiến độ cải cách doanh nghiệp nhà nước đã bắt đầu được đẩy nhanh ................................... 31 I.3.3. Luật Đầu tư công hứa hẹn sẽ giải quyết những yếu kém quan trọng ....................................... 33I.4. Triển vọng trung hạn: Tăng trưởng tiếp tục ở mức vừa phải và những rủi ro bất lợi ................................ 34 PHầN II: CHUyÊN MỤC Về BấT BìNH ĐẳNG ........................................................................................... 37 II.1. Giới thiệu .......................................................................................................................................... 37II.2. Tại sao Bất bình đẳng trở thành một vấn đề? ..................................................................................... 38II.3. Thực tế Bất bình đẳng ở Việt Nam ...................................................................................................... 40 II.3.1. Bất bình đẳng về kết quả: Thu nhập và Tiêu dùng ................................................................ 40 II.3.2. Bất bình đẳng về cơ hội ....................................................................................................... 44II.4. Bất bình đẳng trong nhóm thu nhập cao ............................................................................................. 48II.5. Nhận thức về Bất bình đẳng ............................................................................................................... 50 II.5.1. Người dân Việt Nam có quan ngại về bất bình đẳng không? ................................................. 50 II.5.2. Tại sao quan điểm về bất bình đẳng lại khác nhau? ............................................................. 52 II.5.3. Hình thức bất bình đẳng nào gây ra quan ngại lớn nhất? ...................................................... 55 II.5.4. Những động lực dẫn đến bất bình đẳng theo ý kiến người dân? ............................................ 56 II.5.5. Vì sao nhận thức lại đóng vai trò quan trọng? ...................................................................... 57II.6. Ý nghĩa ............................................................................................................................................. 59

5ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

CÁC HìNH VÀ BẢNG

Hình 1.1: Tăng trưởng toàn cầu dần khởi sắc nhờ các nền kinh tế thu nhập cao ................................. 14Hình 1.2: Môi trường kinh tế vĩ mô tương đối ổn định.......................................................................... 16Hình 1.3: Tăng trưởng kinh tế đã có cải thiện nhưng vẫn trên xu hướng giảm ...................................... 17Hình 1.4: Lực cầu nội địa yếu ............................................................................................................ 17Hình 1.4a: Tăng trưởng doanh số bán lẻ .............................................................................................. 17Hình 1.4b: Tăng trưởng doanh số bán lẻ .............................................................................................. 17Hình 1.5: Các doanh nghiệp mới đăng ký, đóng cửa và giải thể .......................................................... 19Hình 1.6: Các doanh nghiệp đã giải thể và tạm ngừng hoạt động theo lĩnh vực kinh doanh ................. 19Hình 1.7: Nguyên nhân dẫn tới tình trạng một số doanh nghiệp bị giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động .......... 19Hình 1.8: Vốn FDI đã cam kết và đã giải ngân .................................................................................... 21Hình 1.9: Vốn FDI đã cam kết theo nguồn ....................................................................................................21Hình 1.10: Giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ............................................................................. 22Hình 1.11: Tăng trưởng tín dụng vẫn trầm lắng mặc dù Chính phủ đã áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ ...... 24Hình 1.12: Thu ngân sách theo sắc thuế chính (% theo GDP) ............................................................... 25Hình 1.13: Thu ngân sách theo sắc thuế chính (% thay đổi) .........................................................................25Hình 1.14: Thu Ngân sách Quý 1-2014 ................................................................................................ 25Hình 1.15: Chi Ngân sách Qúy 1-2014 ................................................................................................ 25Hình 1.16: Chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên (% GDP) và tỉ lệ đt phát triển trên chi thường xuyên ........ 26Hình 1.17: Chi Thường xuyên cho lĩnh vực xã hội (% GDP) ................................................................... 26Hình 1.18: Tỉ trọng việc làm dễ bị tổn thương trên tổng việc làm (%) .................................................... 28Hình 1.19: Tỉ lệ thất nghiệp chung và tỉ lệ thất nghiệp ở thanh niên giai đoạn 2012-2014 (%) ................ 28Hình 1.20: Tỉ lệ tham gia lao động giai đoạn 2010-2013 ...................................................................... 29Hình 1.21: Tỉ lệ việc làm trên tổng dân số (%) ...................................................................................... 29Hình 2.1: Khung hiểu biết về Bất bình đẳng Kết quả ........................................................................... 38Hình 2.2: Gần một nửa số quốc gia có hệ số Gini thấp hơn so với Việt Nam ........................................ 40Hình 2.3: Tình trạng bất bình đẳng tăng nhẹ theo thời gian ................................................................. 41Hình 2.4: Xét dài hạn, thu nhập tăng mạnh trong nhóm 40% dân số nghèo nhất ................................. 41Hình 2.5: Những hộ nằm trong nhóm thu nhập trung bình - không nghèo không giàu – có tốc độ tăng thu nhập cao nhất trong số tất cả các nhóm trong giai đoạn 2004-2012 ...................... 42Hình 2.6: Theo số tuyệt đối, nhóm 20% dân số giàu nhất có mức tăng thu nhập lớn nhất .................... 42

6 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

Hình 2.7: Chênh lệch giữa thành thị nông thôn tại Việt Nam thu hẹp theo thời gian, trái ngược với của Trung Quốc nơi khoảng cách này mở rộng .............................................................. 42Hình 2.8: Thu nhập trung bình tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cao gần gấp đôi thu nhập trung bình tại thị trấn và khu vực nông thôn ......................................................................... 43Hình 2.9: Tỉ lệ hoàn thành bậc tiểu học theo năm và dân tộc .............................................................. 44Hình 2.10: Trẻ dưới 5 tuổi còi cọc chiếm tỉ lệ lớn .................................................................................. 45Hình 2.11: Trẻ có xuất thân từ hoàn cảnh thu nhập thấp dễ bị tổn thương về mức độ sẵn sàng đi học hơn ...... 46Hình 2.12: Gia tăng tỷ lệ đi học tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông của trẻ có xuất thân khác nhau ....................................................................................................... 47Hình 2.13: Tỷ lệ % hộ dân tiếp cận cơ sở hạ tầng cơ bản ..................................................................... 47Hình 2.14: Mức lương trung bình hàng năm theo vị trí công việc,theo Khảo sát Tiền lương ở các doanh nghiệp ............................................................................................................ 48Hình 2.15: Số lượng và tốc độ tăng dân số siêu giàu tại Việt Nam tương đồng với các quốc gia khác có cùng mức thu nhập................................................................................................ 49Hình 2.16: Bất bình đẳng về mức sống được phần lớn người trả lời khảo sát xem là một vấn đề và là mối quan ngại lớn hơn ở khu vực thành thị so với khu vực nông thôn ................................... 51Hình 2.17: Người trẻ nhiều khả năng bày tỏ mối quan ngại về sự chênh lệch hơn .................................. 52Hình 2.18: Đi lại có thể gia tăng hiểu biết và quan ngại về bất bình đẳng ............................................... 53Hình 2.19: Người dân thành thị nhiều khả năng chứng kiến tình trạng bất bình đẳng và sự chênh lệch lớn giữa người giàu và người nghèo hơn ........................................................ 54Hình 2.20: Chênh lệch trong mức sống được coi là một vấn đề, đặc biệt là ở vùng nông thôn ............... 55Hình 2.21: Nhiều người tin rằng người giàu sống tốt hơn vì họ nỗ lực và có tài năng, song vị thế gia đình, các mối quan hệ và những lý do phi pháp cũng đóng vai trò quan trọng. Nghèo đói được coi là do hoàn cảnh thường nằm ngoài tầm kiểm soát của một cá nhân, bao gồm cả sức khỏe yếu .... 57Hình 2.22: Mọi người sẽ lo ngại về bất bình đẳng nếu họ cho rằng người giàu sống tốt hơn vì được sinh ra trong gia đình giàu có, sử dụng những cách làm giàu phi pháp hoặc do có quan hệ .................................................................................................................... 58

Bảng 1.1: Tăng trưởng GDP của Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương ................................................. 15Bảng 1.2: Tăng trưởng GDP theo lĩnh vực ........................................................................................... 17Bảng 1.3: Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam ....................................................................... 22Bảng 1.4: Kĩ năng chuyên môn/kĩ thuật của lực lượng lao động ........................................................... 29Bảng 1.5: Cải cách DNNN và hiệu quả hoạt động DNNN giai đoạn 2011-13 ........................................ 32Bảng 1.6: Các chỉ số kinh tế chính trong ngắn hạn .............................................................................. 34

Hộp 1.1: Những thách thức đối với khu vực bất động sản .................................................................. 18Hộp 1.2: Hướng tới một nền hành chính công thông thoáng và minh bạch ......................................... 20Hộp 1.3: Quan hệ thương mại song phương giữa Trung quốc và Việt Nam .......................................... 23Hộp 1.4: Các vấn đề được lựa chọn cho quá trình sửa đối Luật Ngân sách Nhà nước 2002 ................ 27Hộp 1.5: Luật về đầu tư và quản lý vốn nhà nước vào doanh nghiệp .................................................. 33Hộp 1.6: Căng thẳng trên biển Đông và tác động có thể xảy ra đối với nền kinh tế Việt Nam ............... 35Hộp 2.1: Những dữ liệu được sử dụng trong chuyên mục ................................................................... 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................................... 62

7ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

TÓM TẮT TỔNG QUAN

Những Diễn biến Kinh tế Gần đây

Theo dự báo, tăng trưởng toàn cầu sẽ có bước khởi sắc, tăng lên mức 3,4% vào năm 2015 và 3,5% vào năm 2016, chủ yếu nhờ tăng trưởng ở các nước có thu nhập cao. Tăng trưởng ở các nước đang phát triển cũng được hưởng lợi nhờ những luồng gió thuận này, với mức tăng trưởng tăng từ 4,8% năm 2014 lên đến mức 5,5% vào năm 2016 – nhìn chung là theo tiềm năng. Tuy nhiên, các mức dự báo về tăng trưởng toàn cầu cũng đã được điều chỉnh giảm, từ mức 3,2% xuống còn 2,8% do sự khởi đầu không mấy suôn sẻ trong năm nay, do thời tiết xấu ở Mỹ, do tình hình xáo trộn trên thị trường tài chính và do vấn đề xung đột ở U-crai-na.

Triển vọng của Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương tiếp tục phản ánh một vài nhân tố đối trọng, bao gồm việc điều chỉnh chính sách nội địa, điều kiện bấp bênh trong huy động tài chính, khủng hoảng chính trị ở Thái Lan, và sự phục hồi một cách bền vững về nhu cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu trên toàn cầu. Theo dự kiến, tăng trưởng GDP khu vực sẽ giảm nhẹ xuống còn 7,0% vào năm 2016, thấp hơn khoảng 2 điểm phần trăm so với các năm bùng nổ kinh tế trước tăng trưởng, nhưng nhìn chung là phù hợp với tiềm năng. Những rủi ro trong khu vực bao gồm sự biến động và cuối cùng là sự thắt chặt các điều kiện tài chính trên toàn cầu, sự thoái trào trong quá trình tái cơ cấu của Trung Quốc và mức đóng góp thấp hơn của xuất khẩu ròng so với mức đóng góp trong kịch bản cơ sở. Khả năng xảy ra leo thang trong những diễn biến căng thẳng về chính trị cũng đặt ra rủi ro đối với triển vọng tăng trưởng của khu vực.

Sự cải thiện các điều kiện trên toàn cầu đã cho phép Việt Nam củng cố các thành tựu đạt được trong việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô. Chỉ số lạm phát chung đã giảm từ mức đỉnh điểm 23% vào tháng 8 năm 2011 xuống còn khoảng 5% vào tháng 6 năm 2014 do kết quả của những áp lực tốt ở phía cung và do nhu cầu trong nước tiếp tục giảm. Cán cân ngoại thương và cán cân tài khoản vốn mạnh hơn đã giúp Việt Nam tăng được dự trữ ngoại hối, từ mức tương đương 2,4 tháng nhập khẩu vào tháng 12 năm 2013 lên đến mức tương đương 3 tháng nhập khẩu. Những căng thẳng gần đây với Trung Quốc ở Biển Đông có làm tăng mức độ bất ổn trên thị trường tài chính và thị trường ngoại tệ, tuy nhiên những áp lực này dường như đang giảm bớt. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) đã điều chỉnh mức giá tham chiếu của đồng Việt Nam (vào ngày 19 tháng 6 năm 2014) thêm 1%, với tỉ giá chính thức mới là 21.246 đồng Việt Nam một đô la Mỹ. Đây là lần điều chỉnh tỷ giá đồng Việt Nam đầu tiên trong vòng 12 tháng qua. Lãi suất chênh lệch rủi ro quốc gia trên các hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS) của Việt Nam vẫn duy trì ở mức thấp mặc dù có những căng thẳng trong khu vực.

Tuy nhiên, thâm hụt tài khóa tăng đã và đang đặt ra những thách thức vĩ mô ngày càng lớn. Chỉ tiêu về bội chi ngân sách cho năm 2014 là 4,8% GDP, tuy nhiên con số thực tế cao hơn so với chỉ tiêu là 0,5 điểm phần trăm, và kết quả năm 2014 cũng sẽ tương tự như vậy, chủ yếu là do nguồn thu từ thuế giảm. Trước tình hình này, Chính phủ đang tìm cách tăng cường công tác quản lý thuế và mở rộng nguồn thu thuế, mà đáng chú ý nhất là việc yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nộp cổ tức vào Ngân sách Nhà nước. Chính phủ cũng đã bắt đầu có những nỗ lực nhằm kiềm chế mức tăng chi thường xuyên và thắt chặt kiểm soát đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) mới. Những nội dung sửa đổi theo đề xuất đối với Luật Ngân sách Nhà nước (dự kiến sẽ được thảo luận bởi Quốc hội vào tháng 11 năm 2014) cũng đặt ra những cơ hội quan trọng để Việt Nam tiếp tục tăng cường công tác quản lý ngân sách. Dù vẫn được đánh giá ở mức bền vững, nợ công dễ bị ảnh hưởng bởi các cú sốc – chẳng hạn như mức tăng trưởng GDP thấp hơn, yêu cầu tái cấp vốn các ngân hàng bằng ngân sách của Chính phủ, hoặc các chi phí mà ngân sách phải gánh khi đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc DNNN.

8 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

Tăng trưởng kinh tế dự báo vẫn ở mức khiêm tốn và sẽ tiếp tục ở mức thấp hơn so với tiềm năng. Tăng trưởng GDP năm 2014 ước đạt 5,4%, và dự kiến sẽ không vượt quá mức 5,5% trước năm 2016. Trong ngắn hạn, lực cầu nội địa yếu là nhân tố dẫn tới kết quả trên. Tăng trưởng (hoặc xu hướng tăng trưởng) trong dài hạn vẫn tiếp tục trầm lắng do một loạt những vấn đề về cơ cấu có liên quan mật thiết với nhau trong khu vực DNNN và khu vực ngân hàng, và do những bất cập về chính sách mà tiếp tục gây cản trở cho đầu tư tư nhân trong nước, do những thiếu hụt về kĩ năng, yếu kém về cơ sở hạ tầng và các dịch vụ hậu cần thương mại. Tuy nhiên, triển vọng toàn cầu cải thiện hơn so với kỳ vọng một cơ hội thuận lợi cho Việt Nam do Việt Nam có mối liên kết thương mại và đầu tư chặt chẽ với nền kinh tế toàn cầu.

Mặc dù sự tham gia của lực lượng lao động ở mức cao và tỉ lệ thất nghiệp ở mức thấp (khoảng 2%) nhưng các xu hướng của thị trường lao động lại đặt ra một số quan ngại. Đặc biệt, tỉ lệ thất nghiệp của lao động có kĩ năng ở mức cao hơn đáng kể, phản ánh một sự thiếu hụt trầm trọng về kĩ năng của các ứng viên xin việc làm trong các nghề mang tính kĩ thuật, chuyên môn và quản lý. Các nhà tuyển dụng tiếp tục nêu vấn đề thiếu hụt lao động có kĩ năng là một điểm nghẽn, và điểm nghẽn này còn nghiêm trọng hơn cả những bất cập trong chế độ thuế hoặc những quy định về quản lý thị trường lao động. Hơn nữa, hầu hết việc làm trong thị trường lao động là việc làm phi chính thức. Vào năm 2013, 63% người lao động làm việc ở khu vực phi chính thức, mà chủ yếu là lao động nữ.

Khu vực ngân hàng hiện đang trong tình trạng ổn định tương đối. Với việc chú trọng giải quyết vấn đề nợ xấu, các ngân hàng vẫn tiếp tục thận trọng trong việc mở rộng hoạt động cho vay mặc dù tỉ lệ tiền gửi đã có bước tăng trưởng mạnh. Các cơ quan chức năng đã giải quyết một cách thành công những áp lực về thanh khoản trong ngắn hạn nhưng các cuộc cải cách mang tính cơ cấu nhằm giải quyết những yếu kém căn bản (liên quan tới chất lượng tài sản xấu, thiếu vốn và quản trị yếu kém) vẫn còn ở mức độ chậm. Việc ban hành Thông tư 02 về phân loại nợ và trích lập dự phòng là một bước đi đúng hướng, tuy nhiên việc thi hành đầy đủ những quy định của Thông tư cũng đã bị trì hoãn cho tới tháng 4 năm 2015. Công ty Mua bán nợ xấu Việt Nam (VAMC) cho tới nay đã mua nợ xấu với tổng giá trị là 45,3 nghìn tỉ đồng (trong khi mục tiêu đề ra là 70-100 nghìn tỉ đồng) nhưng chưa xây dựng được một chiến lược rõ ràng cho việc xử lý những khoản nợ xấu đó. Tiến độ còn chậm một phần là do những bất cập trong quy định quản lý hiện hành của NHNNVN và khuôn khổ tái cấu trúc doanh nghiệp. Mặc dù mức giới hạn nắm giữ cổ phần tổng thể của nhà đầu tư nước ngoài vẫn không thay đổi – vẫn mức 30% (phù hợp với các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO), nhưng Nghị định 01 được ban hành vào tháng 1 năm 2014 hiện đã cho phép nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ cổ phần với tỉ lệ cao hơn trong các trường hợp đặc biệt và cần được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. NHNNVN đã đề ra chỉ tiêu thực hiện được 6-7 vụ mua lại và sát nhập trong khu vực ngân hàng vào năm 2014, và giảm một nửa số ngân hàng thương mại trong vòng 3 năm tới.

Tiến độ cải cách DNNN dường như đang tăng tốc. Nghị định 15 mới ban hành gần đây bao gồm một kế hoạch hành động mang tính toàn diện nhằm đẩy nhanh quá trình thoái vốn ở các DNNN. Theo dự kiến, hai luật có liên quan – Luật về Quản lý Vốn Nhà nước Đầu tư vào Doanh nghiệp và Luật Doanh nghiệp – sẽ được thông qua trước cuối năm 2014. Chính phủ đã cổ phần hóa 74 DNNN vào năm 2013 (gấp đôi so với số DNNN được cổ phần hóa vào năm 2011 và 2012), và đà này được tiếp tục vào Quý 1 năm 2014. Tuy nhiên, quá trình cổ phần hóa chủ yếu tập trung vào các DNNN quy mô nhỏ, và chỉ một tỉ lệ nhỏ các tài sản cổ phần hóa được chuyển nhượng cho các cổ đông ngoài nhà nước. Đã có một số tiến bộ trong việc thực hiện Nghị định 71, trong đó yêu cầu các DNNN phải thoái vốn hoàn toàn khỏi 5 lĩnh vực rủi ro và không phải lĩnh vực kinh doanh cốt lõi trước năm 2015. Để đạt được tiến bộ trong tương lai đòi hỏi phải thắt chặt quy định về công khai thông tin, tăng cường theo dõi hiệu quả hoạt động, tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp, tăng cường minh bạch trong quá trình thoái vốn, và tinh giản cơ cấu đảm bảo trách nhiệm giải trình của các Bộ ngành chịu trách nhiệm. Một điều quan trọng là phải cho phép các doanh nghiệp thoái vốn ở mức thấp hơn so với giá trị sổ sách.

Triển vọng trung hạn là GDP tăng trưởng ở mức khiêm tốn, và kèm theo đó là những rủi ro về kinh tế vĩ mô như: (i) Lực cầu của khu vực tư nhân trong nước tiếp tục yếu ớt và vẫn dễ bị ảnh hưởng trước những diễn biến bất lợi; (ii) Kịch bản cơ sở giả định rằng sẽ không xảy ra leo thang căng thẳng trong quan hệ với Trung Quốc. Nếu như tình hình căng thẳng gia tăng thì có khả năng cao là đầu tư quốc tế, một trụ cột tối quan trọng của tăng trưởng,

9ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

sẽ bị ảnh hưởng; (iii) Với tỉ lệ nợ xấu còn cao và với tình trạng bảng cân đối tài sản gắn chặt với khu vực DNNN, khu vực ngân hàng sẽ vẫn tiếp tục dễ bị ảnh hưởng bởi những dịch chuyển đột ngột về lòng tin của khách hàng gửi tiền và bởi những tin tức ngoài dự kiến về lợi nhuận của DNNN hoặc về những chuyển động trong thị trường bất động sản. Mặc dù đang tìm cách tăng tốc độ tăng trưởng nhưng Chính phủ cũng cần phải đảm bảo rằng tăng trưởng kinh tế gắn với việc đảm bảo sự hòa nhập xã hội, và điều này đòi hỏi phải tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến về bất bình đẳng.

Chuyên mục về vấn đề Bất Bình đẳng ở Việt Nam

Bất bình đẳng đã trở thành một chủ đề mà công chúng ở Việt Nam và trên toàn thế giới quan ngại. Các phong trào xã hội liên quan tới những quan ngại về bất bình đẳng đã xuất hiện sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, và những cảm nhận về sự gia tăng bất bình đẳng là một trong những nhân tố chính gây nên cuộc cách mạng Mùa xuân Ả-rập vào năm 2011. Một người có thu nhập thấp ở Thành phố Hồ Chí Minh được phỏng vấn trong khuôn khổ một nghiên cứu gần đây đã bày tỏ một cảm nghĩ chung của nhiều người như sau:

“Khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng xa. Tôi có cảm giác là người nghèo bị gạt ra ngoài lề xã hội. Có tiền, người ta có thể đầu tư cho con cái học hành một cách tốt nhất, còn con cái của chúng tôi thì mãi mãi bị tụt hậu. Tục ngữ có câu “Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa”.

Những quan ngại về bất bình đẳng đã xuất hiện mặc dù Việt Nam đạt mức tăng trưởng nhanh chóng nhưng bất bình đẳng về thu nhập chỉ tăng nhẹ. Thu nhập trung bình của 40% dân số nghèo nhất đã tăng ở mức 9%/ năm trong vòng 2 thập kỷ tính đến năm 2012, và đây là một ví dụ tuyệt vời của việc thực hiện chia sẻ thịnh vượng. Vào năm 2012, hệ số Gini về thu nhập của Việt Nam là 39,4, đặt Việt Nam ở vị trí giữa trong phổ phân bố hệ số Gini toàn cầu. Ngược lại, hệ số Gini của Trung Quốc đã tăng đều đặn kể từ khi nước này bắt đầu các cuộc cải cách kinh tế vào thập kỷ 1980 và vẫn duy trì ở mức cao vào năm 2012, với mức 47,4.

Những quan ngại này một phần phản ánh những khác biệt đáng kể về điều kiện kinh tế giữa các vùng địa lý và giữa các nhóm dân tộc. Người nghèo hiện tập trung chủ yếu ở vùng Tây Bắc và Đông Bắc, các địa bàn giáp ranh của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, và ở một số địa bàn thuộc Tây Nguyên. Người DTTS chiếm 15% tổng dân số cả nước nhưng lại chiếm tới 70% tổng số người nghèo cùng cực.

Có khả năng sự quan ngại chung của nhiều người về bất bình đẳng và mức độ cần thiết phải có các giải pháp chính sách sẽ tăng lên qua thời gian khi mà ngày càng nhiều người Việt Nam di cư ra thành phố và thấy được những khác biệt rõ rệt về đời sống. Cảm nhận về bất bình đẳng thực sự là điều quan trọng, bởi vì những “chi phí” tiềm ẩn của bất bình đẳng, bao gồm cái giá phải trả do sự gắn kết xã hội suy yếu và niềm tin suy giảm, chủ yếu được tạo nên bởi cảm nhận. Hiện nay đã có yêu cầu đặt ra một cách rõ rệt là phải có chính sách xã hội với mục tiêu phân phối lại nhằm giảm bất bình đẳng ở Việt Nam; có khả năng rằng yêu cầu này sẽ vẫn tiếp tục tồn tại và tăng thêm khi Việt Nam tiếp tục quá trình đô thị hóa.

Bất bình đẳng về Cơ hội

Có sự bất bình đẳng đáng kể về cơ hội ở Việt Nam. Trẻ em sinh ra trong các gia đình nghèo ít có khả năng được học lên cấp trung học và được sử dụng các dịch vụ/công trình vệ sinh môi trường và ít được chăm sóc y tế hơn rất nhiều so với trẻ em sinh ra trong các gia đình giàu hơn, và khả năng bị suy sinh dưỡng cao hơn rất nhiều. “Cơ hội” ở đây ám chỉ những hoàn cảnh mà ảnh hưởng tới kết quả sau này mà các em sẽ được hưởng trong cuộc đời. Bất bình đẳng cơ hội có thể được coi là sự không công bằng bởi vì nó có nghĩa là cơ hội để trẻ em được sống cuộc sống đầy đủ lại được quyết định bởi những nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của các em.

10 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

Suy dinh dưỡng kinh niên là một nguyên nhân chính dẫn tới những thiệt thòi ngay từ đầu đời của trẻ em nghèo ở Việt Nam. Mặc dù Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc cải thiện tình hình suy dinh dưỡng trẻ em nhưng có tới gần một phần tư số trẻ em dưới 5 tuổi vẫn còn bị còi cọc, có nghĩa là thấp còi hơn so với độ tuổi do bị suy dinh dưỡng kinh niên. Tình trạng còi cọc phổ biến hơn rất nhiều ở nhóm trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em sinh ra trong các gia đình nghèo hoặc sinh ra ở các vùng nông thôn, hoặc trẻ em được sinh ra bởi các bà mẹ không được học hành đến nơi đến chốn.

Mặc dù đã đạt được tiến bộ trong việc thực hiện mục tiêu đảm bảo bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân nhưng vẫn còn khoảng 34 triệu người không có bất kỳ loại hình bảo hiểm y tế nào. Một bộ phận dân chúng không nhỏ đứng trước rủi ro khó khăn về tài chính do các khoản chi tiêu phải bỏ tiền túi cho chăm sóc y tế. Các hộ giàu hơn cũng được chăm sóc y tế với chất lượng cao hơn so với các hộ nghèo.

Bất bình đẳng trong học tập ở Việt Nam đã được xác lập một cách rõ rệt từ trước khi trẻ em đi học, và tiếp tục tồn tại ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Các đợt đánh giá mức độ sẵn sàng tới trường của trẻ em 5 tuổi ở các trường mẫu giáo công lập cho thấy các trẻ em sinh ra trong gia đình nghèo có mức độ sẵn sàng thấp hơn. Mặc dù Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc giảm bớt chênh lệch về tỉ lệ nhập học nhưng vẫn còn tình trạng không bình đẳng trong đầu tư cho giáo dục ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Bất bình đẳng về cơ hội do giới tính vẫn còn tồn tại nhưng cũng đã giảm đáng kể qua thời gian. Chênh lệch giới tính ở cấp tiểu học đã được xóa bỏ, và nữ giới cũng đã theo kịp và thậm chí còn vượt qua cả nam giới xét về tỉ lệ có bằng đại học, trừ một số nhóm dân tộc. Chênh lệch về tỉ lệ nam giới và nữ giới tham gia thị trường lao động cũng như chênh lệch về mức thu nhập cũng đã giảm một cách đáng kể.

Bất bình đẳng so với những người giàu nhất

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới lo ngại về tình trạng gia tăng bất bình đẳng là do sự chênh lệch giữa những người rất giàu với phần đông dân số. Một điều đáng tiếc là chúng ta biết rất ít về bất bình đẳng ở nhóm dân số giàu nhất (tức bộ phận dân số có thu nhập cao nhất – chẳng hạn như nhóm 1% dân số giàu nhất – trong tổng dân số), bởi vì các cuộc khảo sát mức sống hộ gia đình không nắm được thông tin về những hộ rất giàu có.

Cứ khoảng 1 triệu người Việt Nam thì có một người siêu giàu. Theo ước tính, Việt Nam có 110 người siêu giàu vào năm 2013, có nghĩa là có khối lượng tài sản trị giá ít nhất 30 triệu USD không kể nhà ở chính. Điều này có thấy có sự gia tăng đáng kể về số người siêu giàu, từ con số 34 người vào năm 2003. Tuy nhiên, ở mức thu nhập của mình thì Việt Nam cũng không có gì khác thường, kể cả về số lượng người siêu giàu lẫn tốc độ tăng số người này. Trên thế giới, số lượng người siêu giàu đã tăng nhanh chóng trong thập kỷ vừa qua, làm dấy lên những quan ngại về tình trạng bất bình đẳng gia tăng ở Việt Nam cũng như trên toàn cầu.

Nhận thức về Bất bình đẳng

Các kết quả của cuộc khảo sát cảm nhận về bất bình đẳng đã cho thấy mức độ quan ngại đáng kể về bất bình đẳng ở Việt Nam. Đa số những người được khảo sát, và cứ 10 người dân thành thị thì có đến 8 người nói rằng họ lo ngại về tình trạng chênh lệch mức sống ở Việt Nam. Người dân thành thị bày tỏ quan ngại về bất bình đẳng một cách mạnh mẽ nhất. Và người dân thành thị thấy được sự chênh lệch lớn hơn giữa người giàu và người nghèo so với người dân nông thôn.

Người dân nông thôn chú ý nhiều hơn tới những chênh lệch về khả năng tiếp cận dịch vụ y tế và chất lượng chăm sóc y tế, còn ở các vùng thành thị người ta lại quan tâm nhiều hơn đến những chênh lệch về chất lượng giáo dục và khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục. Tỉ lệ người dân thành thị nêu quan ngại về bất bình đẳng thu nhập cao hơn so với tỉ lệ người dân nông thôn.

11ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

Đa số những người trả lời khảo sát đều nói rằng một phần nguyên nhân dẫn tới sự chênh lệch giữa người giàu và người nghèo là sự khác biệt về tài năng và mức độ chăm chỉ. Đa số những người tham gia nhóm thảo luận tập trung trong các nghiên cứu định tính đều coi việc gia tăng bất bình đẳng trong thu nhập là có thể chấp nhận được nếu như những chênh lệch về thu nhập đó là do người ta chăm chỉ, nỗ lực, chịu đầu tư vào giáo dục, và nếu như đó là do họ thực hiện các hoạt động tạo thu nhập chính đáng.

Mối quan ngại về chênh lệch giữa người giàu và người nghèo trở nên lớn hơn khi người ta tin rằng chênh lệch đó là ai đó làm những việc bất chính. Những người trả lời mà nói rằng người giàu trở nên giàu là do những việc làm bất chính cũng thường là những người có suy nghĩ rằng chênh lệch trong giáo dục và trong y tế là không chấp nhận được. Xác suất người dân thành thị coi tham nhũng, hoàn cảnh gia đình và việc làm bất chính là lý do khiến người giàu trở nên giàu cao hơn rất nhiều so với xác suất người dân nông thôn có cùng suy nghĩ.

Những người trả lời trong cuộc khảo sát cảm nhận về bất bình đẳng cũng ủng hộ mạnh mẽ việc đưa ra các chính sách mang tính phân phối lại để giảm bất bình đẳng. Cứ 10 người thì có 8 người trả lời đồng ý rằng “Chính phủ cần chuyển bớt một phần thu nhập của những người giàu nhất sang cho những người nghèo nhất”.

Việc lựa chọn một tiêu điểm chính sách nhằm tiếp tục giải quyết vấn đề bất bình đẳng về cơ hội là một giải pháp đúng đắn nhằm giải quyết những quan ngại về bất bình đẳng, vì một số lý do khác nhau. Thứ nhất, bất bình đẳng về cơ hội ảnh hưởng tới khả năng thành công trong đời của trẻ em, và ngụ ý rằng Việt Nam không tranh thủ được một cách tối đa tài sản quan trọng nhất của quốc gia, đó là lực lượng dân số trẻ. Thứ hai, bất bình đẳng về cơ hội được coi là một hình thức bất bình đẳng đáng lo ngại ở Việt Nam, đặc biệt là trong cách nhìn nhận của người dân nông thôn và người nghèo. Thứ ba, bất bình đẳng do hoàn cảnh tạo nên – đó là người nghèo cứ nghèo truyền kiếp, còn người giàu thì giàu từ đời này sang đời khác – là hình thức bất bình đẳng thường làm hạn chế khả năng dịch chuyển về kinh tế và về xã hội.

12 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

13ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

I.1. Môi trường Kinh tế Bên ngoài

1. Theo dự báo, tăng trưởng toàn cầu sẽ có bước khởi sắc, tăng lên mức 3,4% vào năm 2015 và 3,5% vào năm 2016, chủ yếu nhờ tăng trưởng ở các nước có thu nhập cao, khi các nước này có được đà phục hồi do giảm quá trình thắt chặt tài khóa và tỉ lệ việc làm bắt đầu ổn định hoặc tăng lên, và các điều kiện tài chính vẫn còn thuận lợi. Tăng trưởng ở các nước đang phát triển cũng được hưởng lợi nhờ những luồng gió thuận này, với mức tăng trưởng dự báo tăng lên 5,4% vào năm 2015 và 5,5% vào năm 2016 – nhìn chung là theo tiềm năng.Tuy nhiên, các mức dự báo về tăng trưởng toàn cầu cho năm 2014 cũng đã được điều chỉnh giảm xuống còn 2,8% (từ mức 3,2% vào tháng 1) do sự khởi đầu không mấy suôn sẻ trong năm nay, với nguyên nhân là tình hình thời tiết xấu ở Mỹ, tình hình xáo trộn trên thị trường tài chính và vấn đề xung đột ở U-crai-na. Viễn cảnh cho các nước đang phát triển là tăng trưởng năm 2014 sẽ đi ngang, đánh dấu năm thứ ba với mức tăng trưởng dưới 5%.

PHầN I: NHữNG DIễN BIẾN KINH TẾ GầN Đây

14 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

Hình 1.1: Tăng trưởng toàn cầu dần khởi sắc nhờ các nền kinh tế thu nhập cao

2. Triển vọng của Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương tiếp tục phản ánh một vài nhân tố đối trọng, bao gồm việc điều chỉnh chính sách nội địa, điều kiện tài chính bấp bênh, khủng hoảng chính trị ở Thái Lan, và sự phục hồi không đều đặn nhưng bền vững về nhu cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu trên toàn cầu. Nhìn chung, tăng trưởng GDP trong khu vực sẽ giảm nhẹ xuống còn 7,0% vào năm 2016 (Bảng 1.1), thấp hơn khoảng 2 điểm phần trăm so với các năm bùng nổ kinh tế trước tăng trưởng, nhưng nhìn chung là phù hợp với tiềm năng. Theo dự kiến, tăng trưởng của Trung Quốc sẽ giảm dần xuống còn 7,6% vào năm 2014 và 7,4% vào năm 2016, do nước này giảm bớt mức độ phụ thuộc vào tăng trưởng dựa trên đầu tư nhờ tăng tín dụng, nhưng sẽ chỉ giảm dần dần. Mức tăng trưởng của khu vực không tính Trung Quốc được dự báo sẽ tăng tốc, đạt 5,5% vào năm 2016 khi mà nhu cầu bên ngoài được củng cố mạnh hơn, quá trình điều chỉnh chính sách được hoàn thành và tình hình căng thẳng ở Thái Lan đã giảm nhẹ. Những rủi ro trong khu vực bao gồm sự biến động và cuối cùng là sự thắt chặt các điều kiện về huy động tài chính trên toàn cầu, sự thoái trào có thể xảy ra trong quá trình tái cơ cấu của Trung Quốc và mức đóng góp thấp hơn của xuất khẩu ròng so với mức đóng góp trong kịch bản cơ sở. Khả năng xảy ra leo thang trong những diễn biến căng thẳng về chính trị cũng đặt ra rủi ro đối với viễn cảnh tăng trưởng của khu vực.

Nguồn: Ngân hàng Thế giới, tháng 6 năm 2014

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

f20

15f

Các nước thu nhập cao

Các nước thu nhập thấp

-4.0

-2.0

0.0

2.0

4.0

6.0

8.0

10.0

Toàn cầu

Các nước thu nhập TB

15ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

2012 2013f 2014f 2015f 2016f

Các nước đang phát triển ở Đông Á 7,4 7,2 7,1 7,1 7,0

Trung Quốc 7,7 7,7 7,6 7,5 7,4

In-đô-nê-xi-a 6,3 5,8 5,3 5,6 5,6

Ma-lai-xi-a 5,6 4,7 4,9 5,0 5,0

Phil-líp-pin 6,8 7,2 6,6 6,9 6,5

Thái Lan 6,5 2,9 2,5 4,5 4,5

Việt Nam 5,3 5,4 5,4 5,5 5,8

Các nước đang phát triển ở Đông Á trừ Trung Quốc 6,3 5,3 5,0 5,6 5,5

Những giả định về bối cảnh kinh tế bên ngoài:

Thế giới 2,5 2,4 2,8 3,4 3,5

Các nước thu nhập cao 1,5 1,3 1,9 2,4 2,5

Các nước đang phát triển 4,9 4,8 4,8 5,4 5,5

Nguồn: Ngân hàng Thế giới, Tháng 6 năm 2014

Bảng 1.1: Tăng trưởng GDP của Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương (%)

I.2. Những Diễn biến Kinh tế gần đây ở Việt Nam

I. 2.1. Tình hình kinh tế vĩ mô tiếp tục được ổn định

3. Nhu cầu trầm lắng ở khu vực nội địa và kết quả tích cực được tiếp tục duy trì ở khu vực kinh tế đối ngoại đã giúp Việt Nam củng cố ổn định kinh tế vĩ mô (Hình 1.2). Chỉ số lạm phát chung (so với cùng kỳ) đã giảm từ mức đỉnh điểm 23% vào tháng 8 năm 2011 xuống còn khoảng 5% vào tháng 6 năm 2014, và lạm phát lõi đã giảm từ mức 14% xuống còn 5,4%. Điều này phản ánh nhân tố chính. Thứ nhất, hoạt động kinh tế vẫn còn rất uể oải bởi vì GDP vẫn còn ở mức thấp hơn so với tiềm năng ước tính. Thứ hai, những áp lực ở phía cung cho đến nay vẫn là chưa đáng kể, đặc biệt là nhờ giá cả lương thực và giá cả các mặt hàng liên quan đến năng lượng ổn định.

4. Cán cân ngoại thương và cán cân tài khoản vốn mạnh hơn đã giúp Việt Nam tăng được dự trữ ngoại hối, từ mức tương đương 2,4 tháng nhập khẩu vào tháng 12 năm 2013 lên đến mức khoảng 3 tháng nhập khẩu vào tháng 4 năm 2014. Những căng thẳng gần đây với Trung Quốc ở Biển Đông có làm tăng mức độ bất ổn trên thị trường tài chính và thị trường ngoại tệ, mặc dù những áp lực này có vẻ như cũng đang giảm bớt. Chỉ số Chứng khoán Việt Nam (VN index) đã giảm 11% trong nửa đầu của tháng 5 năm 2014, trước khi phục hồi ở mức đáng kể, và giảm xuống chỉ còn 2,8% vào cuối tháng. Sau một giai đoạn dài ổn định, tỷ giá VN đồng và giá vàng trên thị trường tự do đã tăng đột ngột vào tháng 5 năm 2014, ngay sau khi xuất hiện những căng thẳng trên biển Đông. Để phản ứng lại, vào ngày 19 tháng 6 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) đã giảm mức giá tham chiếu của đồng Việt Nam thêm 1%, với tỉ giá hối đoái là 21.246 đồng Việt Nam trên một đô la Mỹ - một cách phá giá đồng nội tệ trên thực tế. Đây là lần điều chỉnh giá tham chiếu của đồng Việt Nam đầu tiên trong thời gian gần 12 tháng. Lãi suất chênh lệch rủi ro quốc gia trên các hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng của Việt Nam vẫn duy trì ở mức thấp - ở mức bằng với các mức trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009 - mặc dù có những căng thẳng trong khu vực.

16 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

I.2.2. Tăng trưởng kinh tế tiếp tục ở mức thấp hơn so với tiềm năng

5. Tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức khiêm tốn, thấp hơn so với mức tiềm năng của Việt Nam. Tăng trưởng GDP có cải thiện đôi chút, tăng từ 5,3% năm 2012 lên 5,4% vào năm 2013, và dự kiến sẽ đi ngang vào năm 2014 và tăng nhẹ vào năm 2015, đạt mức 5,5%. Trong ngắn hạn, sự tăng trưởng trầm lắng là do lực cầu nội địa yếu. Tăng trưởng (hoặc xu hướng tăng trưởng) trong dài hạn vẫn tiếp tục bị kìm hãm do một loạt những vấn đề về cơ cấu có liên quan mật thiết với nhau trong khu vực DNNN và khu vực ngân hàng, và do những bất cập về chính sách mà tiếp tục gây cản trở cho đầu tư tư nhân trong nước và kìm hãm mức độ cạnh tranh, do những thiếu hụt về kĩ năng, bất cập về cơ sở hạ tầng và các dịch vụ hậu cần thương mại, cũng như do sự hiện diện độc quyền của các DNNN.

6. Nền kinh tế Việt Nam có vẻ như đã có một bước khởi đầu tương đối thuận lợi vào năm 2014, với tốc độ tăng trưởng GDP trong 6 tháng đầu năm nhanh hơn một chút so với cùng kỳ của hai năm trước (Bảng 1.2). Sản lượng nông nghiệp tăng, chủ yếu là do tăng sản lượng trong ngành thủy sản và do giá cả của một số mặt hàng nông nghiệp được cải thiện. Khu vực dịch vụ đã được hưởng lợi từ hiệu quả hoạt động tốt của ngành du lịch; số lượt khách du lịch đến Việt Nam đã tăng thêm 21% trong sáu tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2013. Có những

Lạm phát đã và đang giảm(%, so với cùng kỳ)

Tỉ giá hối đoái tương đối ổn định(Đồng VN trên 1 USD)

Hình 1.2: Môi trường kinh tế vĩ mô tương đối ổn định

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, IMF và Ngân hàng Thế giới

0

100

200

300

400

500

600

700

Jul-11 Jan-12 Jul-12 Jan-13 Jul-13 Jan-14 Jul-14

Chênh lệch LS trái phiếu CP

Hoán đổi rủi ro tín dụng

0

10

20

30

40

Jun-10 Jun-11 Jun-12 Jun-13 Jun-14

Chỉ số chungLương - thực phẩmCơ bản

Q1-11 Q3-11 Q1-12 Q3-12 Q1-13 Q3-13 Q1-14

20,500

20,750

21,000

21,250

21,500

21,750

22,000

Dec-12 Mar-13 Jun-13 Sep-13 Dec-13 Mar-14 Jun-14

TT tự do

Tỷ giá BQ liên NH

Vietcombank (TB mua /bán)

Phá giá 1%

Lãi suất chênh lệch rủi ro quốc gia (điểm phần trăm)

Dự trữ ngoại hối (tính bằng số tháng nhập khẩu )

17ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

7. Lực cầu nội địa ở Việt Nam vẫn còn yếu ớt, khiến cho tăng trưởng GDP ở mức thấp hơn so với tiềm năng trong dài hạn. Tăng trưởng doanh số bán lẻ - một chỉ số phản ánh tiêu dùng cá nhân đã giảm xuống mức 5.7% theo giá trị thực tế vào tháng 6 do niềm tin của người tiêu dùng ở mức thấp (Hình 1.4.a). Tổng đầu tư xã hội trong nửa đầu năm 2014 đã tăng thêm 8,2% theo giá trị danh nghĩa, so với mức 5,2% vào nửa đầu năm 2013. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn còn ở mức đáng kể, nhưng đầu tư tư nhân trong nước bị kìm hãm do mức tăng tín dụng yếu ớt, do tâm lý của doanh nghiệp cũng như những thách thức trong khu vực bất động sản (Hộp 1.1). Tỉ trọng đầu tư tư nhân trong nước trên tổng GDP chỉ đạt mức 10,7% trong sáu tháng đầu năm 2014, thấp hơn rất nhiều so với mức ghi nhận 13,9% vào năm 2010 (Hình 1.4.b). Tuy nhiên, thặng dư cán cân thương mại của Việt Nam (trong 5 quý liên tiếp tính đến nay) ngụ ý rằng xuất khẩu ròng sẽ tiếp tục có đóng góp tích cực cho tăng trưởng GDP.

Hình 1.4: Lực cầu nội địa yếu

Tăng trưởng GDP theo quý (%)

dấu hiệu tích cực trong khu vực sản xuất công nghiệp, giúp củng cố cảm nhận lạc quan về Chỉ số Mua hàng của Nhà quản lý (PMI), với mức điểm là 52,5 điểm vào tháng 5, vẫn ở trên mức tối quan trọng là 50 điểm trong tháng thứ 9 liên tiếp. Mức tăng trưởng có phần khiêm tốn trong ngành xây dựng phản ánh tình trạng ảm đạm trong khu vực bất động sản và phản ánh việc thắt chặt đầu tư công.

Hình 1.3: Tăng trưởng kinh tế đã có cải thiện nhưng vẫn trên xu hướng giảm

6T2011

6T2012

6T2013

6T2014

Tổng GDP 5,9 4,9 4,9 5,2

Nông nghiệp 3,9 2,9 2,1 3,0

Công nghiệp và xây dựng 6,6 5,6 5,2 5,3

CN chế biến, chế tạo 10,3 5,7 5,8 7,9

Xây dựng -0,2 2,0 5,1 4,6

Dịch vụ 6,2 5,3 5,9 6,0

Bảng 1.2: Tăng trưởng GDP theo lĩnh vực (%)

Nguồn: Tổng Cục Thống kê

Nguồn: Tổng Cục Thống kê

Hình 1.4.a: Tăng trưởng doanh số bán lẻ (%)

Hình 1.4.b: Tổng đầu tư (% GDP)

3

4

5

6

7

8

q2-10

q4-10

q2-11

q4-11

q2-12

q4-12

q2-13

q4-13

q2-14

15.9 14.7 12.3 12.5 12.3 11.9

13.3 13.912.8 11.9 11.5 10.7

10.0 9.98.2 6.7 6.7 7.6

39.2

30.1

0

10

20

30

40

50

2009 2010 2011 2012 2013 H1-2014

Nhà nước Tư nhân trong nước

Đầu tư nước ngoài Tổng số

0

5

10

15

20

25

30

Jun-10 Jun-11 Jun-12 Jun-13 Jun-14

Tăng thực tế (%)Tăng danh nghĩa (%)

18 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

I.2.3. Khu vực doanh nghiệp tư nhân vẫn còn gặp nhiều khó khăn

8. Số lượng các doanh nghiệp thuộc sở hữu trong nước đóng cửa hoặc tạm ngừng hoạt động ngày càng tăng, và khoảng cách giữa số lượng các doanh nghiệp loại này và số lượng doanh nghiệp mới thành lập ngày càng co lại (Hình 1.5). Tổng số các doanh nghiệp đóng cửa, giải thể hoặc tạm ngừng sản xuất kinh doanh trong năm 2013 là 61 nghìn doanh nghiệp, so với 47 nghìn vào năm 2010. Sáu tháng đầu năm ước tính có khoảng 34 nghìn doanh nghiệp đóng cửa hoặc tạm dừng hoạt động - tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại bị ảnh hưởng nặng nề nhất, chiếm 39% trong tổng số các doanh nghiệp bị thanh lý hoặc ngừng hoạt động (Hình 1.6). Một cuộc khảo sát do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện cho thấy rằng những khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường phù hợp, khả năng hạn chế trong việc tiếp cận các nguồn tài chính và chi phí đầu vào sản xuất cao là một vài lý do trong số những lý do dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp bị thanh lý hoặc ngừng hoạt động.1 Tuy nhiên mặt tích cực là môi trường kinh doanh đã được hưởng lợi từ những cải thiện trong thủ tục hành chính (Hộp 1.2).

Hộp 1.1: Những thách thức đối với khu vực bất động sản

Thị trường bất động sản phần lớn vẫn trong tình trạng đóng băng, khiến cho một loạt các dự án đầu tư bị dở dang và nhiều căn hộ chưa bán được. Bộ Xây dựng ước tính giá trị hàng tồn kho tính đến tháng 5 năm 2014 có thể lên tới 85 nghìn tỉ đồng VN (tương đương khoảng 4 tỉ USD). Một số phân mảng trong khu vực bất động sản ít có khả năng phục hồi sớm, do vậy càng khiến cho hoạt động xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng thêm ảm đạm. Những khó khăn trong khu vực bất động sản cũng làm tăng mức nợ xấu, đe dọa các bảng cân đối tài sản trong khu vực ngân hàng.

Sự trầm lắng trong khu vực bất động sản phản ánh tình trạng giảm vốn tín dụng cũng như sự bất hợp lý mang tính cơ cấu giữa cung và cầu. Trong khi lực cầu đối với các sản phẩm bất động sản có mức giá từ thấp tới trung bình tương đối mạnh thì một phần lớn các sản phẩm bất động sản lại nhắm vào phân khúc khách hàng cao cấp hơn trên thị trường. Trước tình hình như vậy, Chính phủ đã cam kết nới lỏng điều kiện để các cá nhân và các công ty bất động sản có thể tiếp cận nguồn vốn trong gói kích cầu nhà ở 30 nghìn tỉ đồng VN (tương đương 1,4 tỷ USD) của Chính phủ nhắm tới đối tượng khách hàng có thu nhập thấp. Tuy nhiên, tính đến tháng 5 năm 2014 thì chỉ có 7% tổng số vốn trong gói này là đã được giải ngân.

Cải cách pháp lý liên quan tới quyền sở hữu bất động sản của người nước ngoài cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giúp phục hồi thị trường bất động sản, đặc biệt là ở phân khúc cao cấp của thị trường. Theo dự kiến, Luật về Kinh doanh Bất động sản và Luật Nhà ở sẽ được Quốc hội thảo luận và thông qua vào kỳ họp cuối năm nay có thể sẽ nới lỏng những quy định hạn chế hiện nay và cho phép người nước ngoài được sở hữu nhà ở.

1 Báo cáo Thường niên Doanh nghiệp Việt Nam năm 2013, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hà Nội, tháng 4 năm 2014.

19ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

Hình 1.6: Các doanh nghiệp đã giả thể và tạm ngừng hoạt động theo lĩnh vực kinh doanh (% trên tổng số)

Hình 1.7: Nguyên nhân dẫn tới tình trạng một số doanh nghiệp bị giải thể hoặc ngừng hoạt động (% trên tổng số DN trả lời khảo sát)

Thương mại39%

Xây dựng15%

Chế biến, chế tạo

13%

Du lịch - khách sạn

11%

Vận tải5%

Ngành khác17% Không vay

được vốn21%

Khó khăn tìm thị trường

29%

Chi phí đầu vào tăng18%

Tồn kho cao 4%

Nguyên nhân khác28%

Hình 1.5: Các doanh nghiệp mới đăng ký, đóng cửa và giải thể (Đơn vị tính: nghìn DN)

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

89.2

77.5

69.977.0

37.446.9

53.9 54.360.7

33.5

2010 2011 2012 2013 H1 -2014

Đăng ký thành lập mới Giải thể / tạm ngừng hoạt động

20 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

Hộp 1.2: Hướng tới một nền Hành chính công thông thoáng và minh bạch

Môi trường kinh doanh ở Việt Nam đã có một số cải thiện trong những năm gần đây, nhờ việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, việc đưa vào áp dụng mô hình một cửa cho các thủ tục hành chính và việc giảm các yêu cầu về cấp phép (theo báo cáo thường niên về Chỉ số Cạnh tranh cấp Tỉnh PCI). Cải thiện gần đây nhất là việc đưa vào áp dụng cơ chế đăng ký kinh doanh trực tuyến vào năm 2013, giúp giảm hồ sơ giấy tờ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể nhận được giấy phép kinh doanh trong vòng ba ngày rưỡi kể từ khi nộp hồ sơ đăng ký, so với thời gian 5 ngày khi đăng ký bằng hồ sơ trên giấy. Việc cải thiện này cũng giúp giảm cơ hội tham nhũng và can thiệp trong quá trình xử lý hồ sơ. Tuy nhiên, trong tổng số 77.000 doanh nghiệp mới đăng ký năm 2013 cũng chỉ có khoảng 2.000 doanh nghiệp là đăng ký kinh doanh trực tuyến (http://dangkykinhdoanh.gov.vn).

Chính quyền các tỉnh cũng đang tìm cách tạo thuận lợi cho việc đăng ký hoạt động của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Các tỉnh đạt thành tích đặc biệt trong lĩnh vực này bao gồm Quảng Ninh, Thừa Thiên-Huế, Bắc Ninh, Đà Nẵng và Đồng Tháp, điều này đã giúp các tỉnh này đạt mức xếp hạng cao nhất trong bảng xếp hạng Chỉ số Cạnh tranh cấp Tỉnh hàng năm và thu hút được nguồn vốn FDI rất đáng kể.

Cũng gần tương tự như PCI, Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp Tỉnh (PAPI) cũng được xây dựng dựa trên các cuộc khảo sát hàng năm kể từ năm 2009 nhằm tìm hiểu quan điểm của người dân về chất lượng quản trị công cấp tỉnh. Do hiệu ứng của PAPI, năm ngoái, khoảng một chục tỉnh đã ban hành chỉ thị và/hoặc tổ chức các hội thảo với mục đích phân tích nhằm giải quyết những điểm nghẽn được xác định trong khảo sát PAPI. Đà Nẵng và Hà Nội thực sự là những tấm gương điển hình xét về mức độ chủ động trong việc đưa ra các biện pháp cải thiện dựa trên PCI và PAPI.

Khi Đà Nẵng mất vị trí trong nhóm 5 tỉnh có mức xếp hạng cao nhất trong bảng xếp hạng PCI năm 2012, các lãnh đạo tỉnh đã xem xét một cách thấu đáo những điểm nghẽn trong môi trường kinh doanh, đặc biệt là về mức độ minh bạch và khả năng tiếp cận đất đai. Tỉnh đã tổ chức đối thoại theo định kỳ với cộng đồng doanh nghiệp. Kết quả là, hiện nay Đà Nẵng đóng vai trò là điển hình tốt nhất trong cả nước về mức độ dễ dàng truy cập thông tin trực tuyến thông qua cổng thông tin điện tử của tỉnh cũng như về mức độ tích cực lấy thông tin phản hồi trực tuyến từ doanh nghiệp và người dân về chất lượng dịch vụ công của tỉnh. Do chủ động áp dụng các biện pháp mà Đà Nẵng đã quay trở lại nhóm có mức xếp hạng cao nhất trong đợt khảo sát PCI năm 2013 và một lần nữa đứng trong nhóm các tỉnh có chỉ số cao nhất trong bảng xếp hạng PAPI năm 2013.

Hà Nội cũng là một điển hình tốt về việc các cơ quan chính quyền địa phương thể hiện cam kết sẽ tạo ra một môi trường thông thoáng hơn cho doanh nghiệp. Sau một thời gian dài nằm trong nhóm ở cuối bảng xếp hạng PCI, các cơ quan chính quyền cấp tỉnh đã tổ chức họp định kỳ với các Sở ngành trong đó có Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài nguyên và Môi trưởng với mục đích thảo luận các cách thức nhằm cải thiện Chỉ số Cạnh tranh cấp Tỉnh của Hà Nội. Chỉ thị số 13/CT-UBND đã được ban hành vào ngày 19 tháng 6 năm 2013, và đã chỉ ra những yếu kém cũng như đưa ra một kế hoạch hành động chi tiết nhằm cải thiện điểm số PCI. Các hành động đưa ra bao gồm tinh giản thủ tục hành chính, đặc biệt thủ tục hành chính trong việc cấp đất và phân bổ đất đai, giảm các yêu cầu về cấp phép kinh doanh. Hơn nữa, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội còn ban hành văn bản số No. 6684/UBND-TNMT ngày 12 tháng 9 năm 2013 quy định việc công khai danh mục dự án của thành phố với thông tin về sử dụng đất và phân bổ đất. Những nỗ lực của thành phố cũng được thể hiện rõ trong Khảo sát về Minh bạch Đất đai năm 2013 của Ngân hàng Thế giới (sắp xuất bản), trong đó Hà Nội đã nhảy lên vị trí tốp đầu trong việc công khai thông tin đất đai trên mạng, từ vị trí tốp giữa trong một khảo sát tương tự vào năm 2010.

21ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

I.2.4. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vẫn là một động lực tăng trưởng quan trọng

9. Dòng vốn đầu tư nước ngoài đã chững lại trong những tháng gần đây. Trong sáu tháng đầu năm 2014, các nhà đầu tư nước ngoài đã cam kết đầu tư 6,8 tỉ USD vào Việt Nam – giảm 35% so với cùng kỳ năm ngoái (Hình 1.8). Cũng trong giai đoạn này, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã giải ngân được 5,8 tỉ USD – tăng 0,9% về giá trị danh nghĩa so với năm ngoái (Hình 1.9). Tính đến cuối tháng 6 năm 2014, Việt Nam đã nhận các khoản đầu tư trực tiếp từ hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng mức cam kết FDI lũy kế đạt khoảng 240 tỉ USD với một phạm vi đầu tư rộng và đa dạng. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục đóng góp khoảng 20% cho GDP của Việt Nam, chiếm 25% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội, 2/3 trong tổng kim ngạch xuất khẩu và tạo ra hàng triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp cho nền kinh tế.

10. Nhìn chung các nhà đầu tư nước ngoài vẫn giữ quan điểm tích cực về môi trường đầu tư của Việt Nam, đánh giá cao sự ổn định chính trị, sự cải thiện về ổn định kinh tế vĩ mô, lực lượng lao động tích cực và có trình độ, cũng như vị trí lân cận của Việt Nam với các chuỗi cung ứng ở Trung Quốc. Tuy nhiên, có một số vấn đề then chốt cần được quan tâm sát sao hơn. Trước mắt, cần phải làm dịu bớt quan ngại của các nhà đầu tư về mức độ an toàn và an ninh sau vụ bạo động diễn ra gần đây trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc trên Biển Đông. Các biện pháp quyết liệt của Chính phủ Việt Nam trong việc ngăn chặn các vụ bạo động tiếp theo cũng như trong việc hỗ trợ các nạn nhân của vụ bạo động giải quyết những thiệt hại gây ra đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của cộng đồng các nhà đầu tư. Ngoài vấn đề an toàn và an ninh thì niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài phụ thuộc chủ yếu vào việc Chính phủ duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và đẩy nhanh tiến độ cải cách về mặt cơ cấu nhằm tạo ra một sân chơi bình đẳng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. Đồng thời cần nỗ lực hơn nữa trong việc tăng cường các cơ chế thị trưởng, đẩy nhanh các cuộc cải cách hành chính và tăng cường đào tạo nguồn nhân lực. Việt Nam cũng cần nâng cấp cơ sở hạ tầng, đặc biệt trong các lĩnh vực như giao thông, cảng biển và cơ sở hạ tầng ngành điện, vốn là những lĩnh vực cơ sở hạ tầng mà các nhà đầu tư thường nêu là những điểm nghẽn.

11. Xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng mạnh nhờ kết quả xuất khẩu vững chắc của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Giá trị xuất khẩu tính bằng đô la Mỹ ước tăng thêm 15,9% (tính theo năm) vào tháng 5 năm 2014, hơn một cách đáng kể so với các nước khác trong khu vực (Hình 1.10). Đáng chú ý là những mặt hàng được bổ sung vào rổ hàng hóa xuất khẩu – gồm điện thoại di động và linh kiện, máy vi tính, đồ điện tử và phụ kiện, và linh kiện ô tô – chủ yếu là các sản phẩm công nghệ cao và có giá trị tăng thêm cao (Bảng 1.3). Những mặt hàng này cũng đã bắt đầu trở thành những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất và có mức tăng trưởng nhanh nhất kể từ năm 2013. Đồng thời, các mặt hàng xuất khẩu sử dụng lao động truyền thống của Việt Nam như hàng may mặc, giày da và đồ gỗ tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng vững chắc. Sự trỗi dậy trở lại của khu vực thuộc sở hữu nội địa trong năm nay về tăng trưởng xuất khẩu cũng đáng khích lệ. Hoạt động thương mại với Trung Quốc diễn ra đặc biệt sôi động, do nước này đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam hiện nay (Hộp 1.3).

Hình 1.8: Vốn FDI đã cam kết và đã giải ngân(tỉ USD)

Hình 1.9: Vốn FDI đã cam kết theo nguồn (% trên tổng số)

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

0

10

20

30

2009 2010 2011 2012 2013 6T-14

Cam kết Thực hiện

Nhật Bản15%

Hàn Quốc13%

Singapore13%

Đài Loan(TQ)12%

BVI7%

Hồng Kông (TQ)6% Hoa Kỳ

4%

Maylaysia4% Trung Quốc

3.3%Thái Lan3%

Các nước khác20%

6T-2014

22 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

Hình 1.10: Giá trị xuất khẩu hàng hóa của VN(mức tăng trưởng tính bằng %)

2012 2013 5M-14

Tổng giá trị xuất khẩu 18,1 15,4 15,9

Dầu thô 13,6 -11,6 10,4

Các mặt hàng ngoài dầu thô 18,5 17,5 16,2

Nông nghiệp và thủy sản 6,0 -5,5 11,7

Gạo 0,4 -20,4 -4,8

Hàng gia công giá trị thấp 13,9 18,2 18,8

Dệt may 14,2 18,9 18,0

Hàng công nghệ cao 85,7 54,9 14,6

Điện thoại và linh kiện 98,8 67,1 23,2

Hàng hóa khác 7,4 9,4 17,6

Khu vực kinh tế trong nước 1,1 4,0 12,5

Khu vực có vốn đầu tư NN 31,1 22,0 17,6

Bảng 1.3: Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam (mức tăng trưởng tính bằng %)

Nguồn: Tổng cục Hải quan và Ngân hàng Thế giới

-10

0

10

20

Indonesia Thái Lan Phi líp pin Trung Quốc Việt Nam

2012 2013 Q1-14

23ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

Hộp 1.3: Quan hệ thương mại song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam

Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, chiếm 19% tổng kim ngạch thương mại (nhập khẩu + xuất khẩu) của Việt Nam: Trung Quốc chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu và 28% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Kim ngạch thương mại giữa hai nước đã tăng gấp 10 lần trong vòng 10 năm qua, từ mức 4,9 tỉ USD năm 2003 lên đến 50 tỉ USD trong năm 2013.

Mức độ nhập siêu từ Trung Quốc của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng một cách đều đặn, đạt gần 24 tỉ USD vào năm 2013. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng nhập siêu là do cơ cấu các loại sản phẩm được trao đổi giữa hai nước. Đa số các mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc là nguyên liệu thô hoặc các sản phẩm nông nghiệp (Hộp 1.3, hình 1), trong khi đó các mặt hàng nhập khẩu hàng đầu từ Trung Quốc vào Việt Nam là máy móc, thiết bị, thép, xe hơi, máy vi tính và linh kiện máy tính, và linh kiện xe máy, rồi các mặt hàng trung gian có giá trị tăng thêm cao và đầu vào sản xuất cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam (Hộp 1.3, hình 2). Xu hướng này cũng giống như diễn biến thương mại ở nhiều nước đang phát triển khác, nơi mà Trung Quốc đã dần dần chiếm vị trí của các nền kinh tế phát triển để trở thành đối tác thương mại chính. Quá trình này càng thuận lợi hơn nhờ xu hướng giao dịch thương mại trong nội bộ doanh nghiệp ngày càng tăng của các công ty đa quốc gia và xu hướng giảm một cách rõ rệt chi phí hậu cần.

Khoáng sản67%

Than64%

Cao su46%Sợi dệt

42%

Gạo31%

Tinh bột sắn86%

Rau quả28%

Hàng hóa khác7%

Điện thoại và linh kiện

71%

phân bón50%

vải46%

Sắt thép36%

Máy móc, thiết bị35%

Phụ liệu dệt may da32%

Máy tính và LK

25%

Hàng hóa khác18%

Hộp 1.3: Hình 1. Các mặt hàng xuất khẩu

chính sang Trung Quốc

(% trên tổng kim ngạch xuất khẩu của VN)

Hộp 1.3: Hình 2. Các mặt hàng nhập khẩu chính từ Trung Quốc (% trên tổng kim ngạch nhập khẩu của VN)

Nguồn: Tổng cục Hải quan

24 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

I.2.5. Tăng trưởng tín dụng còn chậm mặc dù Chính phủ đã tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ 12. Xu hướng lạm phát vừa phải đã tạo điều kiện giúp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ trong một nỗ lực nhằm kích thích nhu cầu trong nước. NHNNVN đã nới lỏng lãi suất chính sách với mức lũy kế là 850 điểm cơ bản kể từ đầu năm 2012; lãi suất chiết khấu giữ ở mức 4,5% và lãi suất tái huy động vốn ở mức 6,5%. NHNNVN cũng đã hạ trần lãi suất tiền gửi xuống còn 6% và mức trần lãi suất cho vay xuống còn 8% đối với 5 khu vực ưu tiên, gồm nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp công nghệ cao. Vào tháng 5 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg chỉ đạo các tổ chức tín dụng chủ động cho vay cho các dự án khả thi, đặt biệt trong khu vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tuy nhiên, hiệu quả của chính sách tiền tệ vẫn còn hạn chế. Tăng trưởng tín dụng vẫn còn ì ạch, chỉ đạt mức 2% (so với cuối năm 2013) tính đến đầu tháng 6 năm 2014 so với chỉ tiêu 14% của năm nay. Hoạt động tín dụng bị ảnh hưởng bởi mức độ lo ngại rủi ro ngày càng tăng của các ngân hàng vốn đang có tỉ lệ nợ xấu cao cũng như cầu tín dụng yếu do niềm tin của người tiêu dùng và nhà đầu tư trong khu vực tư nhân ở mức thấp.

I.2.6. Ngân sách Nhà nước đối mặt với áp lực ngày càng tăng về nguồn thu

13. Giảm số thu ngân sách là một trong những nguyên nhân dẫn tới thâm hụt tài khóa ngày càng tăng. Bội chi ngân sách ước tính vào khoảng 5,3% GDP vào năm 2013 theo chuẩn mực kế toán của Chính phủ (5,6% theo chuẩn mực GFS), so với chỉ tiêu đề ra là 4,8% trong Kế hoạch ngân sách nhà nước 2013.2 Vào tháng 12 năm 2013 Quốc hội đã thông qua Kế hoạch ngân sách nhà nước 2014 với mức bội chi dự kiến là 5,3% GDP theo chuẩn mực kế toán của Chính phủ (6,4% theo chuẩn mực GFS). Chính phủ đã báo cáo với Quốc hội rằng mức bội chi là một trong 2 chỉ tiêu thuộc nhóm 15 chỉ tiêu cấp độ cao được đề ra trong KH PTKT-XH (2011-2015) mà không theo đúng dự kiến.3

Hình 1.11: Tăng trưởng tín dụng vẫn trầm lắng mặc dù Chính phủ đã áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ

Lãi suất chính sách của Ngân hàng Trung ương (%) Tăng trưởng tín dụng (%, so với cùng kỳ)

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2 Theo các chuẩn mực trong Sổ tay hướng dẫn GFS 2001 thì mức bội chi ước tính đã tăng từ 2,8% GDP năm 2010 lên 5,5% năm 2013. Đây là những số liệu sơ bộ dựa trên ước tính ban đầu của Chính phủ về kết quả tài khóa năm 2013.

3 Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, “Báo cáo Đánh giá Kết quả Thực hiện Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội trong Sáu tháng Đầu năm 2014”, số tham chiếu: 148/BC-CP, ngày 19 tháng 5 năm 2014

0

10

20

30

40

Jun-10 Jun-11 Jun-12 Jun-13 Jun-14

Dư nợ tín dụng

Tổng PT thanh toán

Tiền gửi

0

5

10

15

20

25

Jun-10 Jun-11 Jun-12 Jun-13 Jun-14

Trần lãi suất tiền gửi (VNĐ)

Lãi suất tái cấp vốn

CPI (so với cùng kỳ)

25ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

14. Thu ngân sách giảm từ mức ước tính 27% GDP vào năm 2007 xuống còn 21% năm 2013. Riêng nguồn thu từ thuế đã giảm 4 điểm phần trăm (từ 22% xuống còn 18% GDP) trong cùng giai đoạn (Hình 1.12), do tác động kết hợp của sự giảm sút tăng trưởng kinh tế chung và do chính sách miễn giảm thuế cho doanh nghiệp, dẫn tới giảm mức Thuế Thu nhập Doanh nghiệp (CIT) và Thuế Giá trị Gia tăng (VAT).4 Ngoài ra, một loạt các sắc thuế xuất nhập khẩu cũng đã giảm do cắt giảm thuế quan, và nguồn thu ngân sách từ đất đai cũng đã giảm do đầu tư nội địa giảm. Mức đóng góp thuế thu nhập doanh nghiệp của khu vực DNNN và khu vực tư nhân trong nước (chiếm gần 35% tổng số thu ngân sách) cũng đã giảm về giá trị danh nghĩa vào năm 2013, trong khi đó mức đóng góp CIT của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại tăng lên (Hình 1.13). Các số liệu dự báo thu ngân sách trong Dự toán ngân sách nhà nước 2014 đều mang tính dè dặt, thể hiện mức giảm 1% trong tổng thu ngân sách so với các số liệu ước tính năm 2013. Mức thu ngân sách của Chính phủ trong quý đầu năm vẫn đúng hướng theo những dự báo ngân sách (Hình 1.14), trong khi chi tiêu có vẻ như hơi chậm hơn so với tiến độ dự kiến (Hình 1.15).

Hình 1.12: Thu Ngân sách theo sắc thuế chính(% GDP)

Hình 1.13: Thu Ngân sách theo sắc thuế chính(% thay đổi)

Nguồn: Ước tính của Ngân hàng Thế giới

4 Thuế Thu nhập Doanh nghiệp (CIT) và Thuế Giá trị Gia tăng (VAT) chỉ chiếm hơn một nửa tổng thu ngân sách của Việt Nam.

Hình 1.14: Thu Ngân sách Quý 1-2014 (ngàn tỉ đồng)

Hình 1.15: Chi Ngân sách Qúy 1-2014 (ngàn tỉ đồng)

Nguồn: Ước tính của Ngân hàng Thế giới

60

40

20

0

-202007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 NS

2014

Thuế TNDNThuế VATThuế XNK

30

25

20

15

10

5

-

Tổng thu ngân sách

Thu từ thuế Thuế TNDN Thuế GTGT

2010

2011

2012

2013

NS 2014

6767

18

2221

27

Phí, lệ phívà thu ngoài thuế

Thuế XNK

Thuế tài nguyên

Thuế VAT

Thuế TN cá nhân

Thuế TNDN

Q1 2014 Ngân sách 2014

63,90312,105

20,25073,920

8,50032,658

56,062247,219

14,15147,38454,634

194,033

33,315 163,000

26,600107,653

14,38060,290

41,500

23,255

16,79068,231

98,545

Ngân sách 2014 Q1 2014

Quản lý hành chính

Sự nghiệp kinh tế

Giáo dục

Y tế

Lương hưu và bảo đảm XH

Chi đầu tư phát triển

174,481

26 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

15. Hiện nay Chính phủ đang thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thuế và chính sách thuế. Luật Quản lý Thuế (tháng 11 năm 2012) đã đưa ra một vài quy định mới nhằm tăng hiệu quả quản lý thuế, đưa vào áp dụng Cơ chế Thỏa thuận trước về Phương pháp Xác định Giá tính thuế (cơ chế này có khả năng giúp giảm thất thu do hoạt động chuyển giá), và tăng cường hiệu quả thu thuế thông qua việc cải thiện công tác kiểm toán thuế và quản lý dựa trên rủi ro. Về chính sách thuế, Chính phủ dự kiến sẽ tăng mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số mặt hàng được lựa chọn và điều chỉnh mức thuế đánh vào xăng dầu, đồng thời cũng đang xem xét đưa ra những yêu cầu rõ ràng hơn đối với các DNNN về việc nộp cổ tức vào Ngân sách Nhà nước5 – bên cạnh đó Chính phủ cũng cần phải mở rộng nguồn thu thuế và giảm bớt các trường hợp miễn thuế.

16. Chính phủ cũng đã và đang đẩy nhanh các nỗ lực nhằm kiểm soát chi tiêu. Dự kiến mức chi Ngân sách Nhà nước tổng thể năm 2014 sẽ tăng thêm 3% về giá trị danh nghĩa so với kết quả ước tính năm 2013, so với mức tăng bình quân 16% về giá trị danh nghĩa trong giai đoạn 2011-2013. Về chi xây dựng cơ bản, Chính phủ đã tập trung quan tâm tới việc hoàn thành các dự án đang triển khai; các dự án mới chỉ được phê duyệt trong các trường hợp đặc biệt. Đối với các khoản đầu tư phát triển, hiện nay đã có những quy định chặt chẽ hơn về việc chi tiêu số vượt thu so với dự toán ngân sách ban đầu. Bình thường, các tỉnh có quyền tự chủ trong việc chi một phần số vượt thu cho các dự án xây dựng cơ bản mới. Tuy nhiên, theo quy định hiện nay thì các khoản phân bổ chi tiêu từ số vượt thu này phải được phê duyệt và chỉ được dùng cho các tình huống đặc biệt, chẳng hạn như khắc phục hậu quả thiên tai. Nếu như chính quyền tỉnh thu ngân sách thấp hơn mức dự toán thì trước hết có thể tìm các nguồn hiện có (ví dụ như Quỹ Dự trữ Tài chính) trước khi đề nghị trung ương hỗ trợ ngân sách bổ sung. Kết quả của các biện pháp này là, tổng mức chi xây dựng cơ bản (gồm cả các khoản ngoài ngân sách) ước tính đã giảm từ 11,6% GDP năm 2010 xuống còn khoảng 7,8% năm 2013.

17. Việc sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước đặt ra những cơ hội quan trọng giúp củng cố hơn nữa công tác quản lý ngân sách ở Việt Nam. Đặc biệt, việc sửa đổi này có thể giúp giải quyết những vấn đề quan trọng liên quan tới việc lập dự toán ngân sách trung hạn; vai trò và trách nhiệm của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp; vấn đề đảm bảo minh bạch Ngân sách Nhà nước; và quan hệ ngân sách giữa các cấp chính quyền. Các vấn đề này được tóm tắt trong Hộp 1.4 dưới đây.

Hình 1.16: Chi Đầu tư Phát triển và Chi Thường xuyên (% GDP) và Tỉ lệ Chi Đầu tư Phát triển trên Chi Thường xuyên

Hình 1.17: Chi Thường xuyên cho Lĩnh vực Xã hội (% GDP)

Nguồn: Ước tính của Ngân hàng Thế giới

5 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 204/2013/ND-CP ngày 5 tháng 12 năm 2013 hướng dẫn thực hiện kế hoạch ngân sách và thu cổ tức từ các doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ cổ phần.

353025201510

50

70605040302010-

Dự to

án

Dự to

án

Dự to

án

Dự to

án

Dự to

án

Quyế

t toá

n

Ước

tính

Ước

tính

Ước

tính

2010 2011 2012 2013 2014

41 4438 38

49

62

36 40 38

Chi thường xuyên

Chi đầu tư phát triển

Chi đầu tư phát triển/Chi thường xuyên

Giáo dục Y tế An sinh Xã hội Khác

2010 2011 2012 2013 2014

Dự to

án

Quyế

t toá

n

Dự to

án

Ước

tính

Ước

tính

Dự to

án

Dự to

án

Dự to

án

Quyế

t toá

n

4.4 3.6 4.8 4.3 4.6 4.6 4.5 4.5 4.1

1.61.2

1.9 1.6 1.7 1.7 1.6 1.6 1.4

3.13.0

3.3 3.0 2.9 2.9 2.7 2.82.6

0.60.6

0.70.6 0.6 0.6 0.5 0.5

0.5

27ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

Hộp 1.4: Các vấn đề được lựa chọn để sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước 2002

Lập ngân sách trung hạn: Luật NSNN 2002 không có quy định cụ thể về việc Chính phủ trình các dự báo ngân sách trung hạn và những giả định làm cơ sở cho những dự báo đó trong các bản Dự toán Ngân sách Nhà nước. Đây là một quy định chuẩn ở rất nhiều nước, và những nước có quy định này đều cập nhật các dự báo theo hình thức cuốn chiếu. Một số thông lệ hiện hành ở Việt Nam đặt ra những thách thức trong việc thực hiện Khung Tài khóa Trung hạn trong thực tế (ví dụ như tách bạch giữa lập dự toán ngân sách xây dựng cơ bản với dự toán ngân sách chi thường xuyên, thông lệ về thu chi chuyển nguồn, chất lượng dự báo), và Chính phủ hiện đang cố gắng để giải quyết những thách thức này. Tuy nhiên, những thách thức này không loại trừ việc hướng tới một Khung Tài khóa Trung hạn cuốn chiếu, với khả năng giúp gắn kết giữa các kế hoạch trung và dài hạn với các quyết định về chi tiêu và cấp vốn.

Thẩm quyền phê duyệt dự toán ngân sách của Quốc hội và HĐND các cấp: Quốc hội và HĐND các cấp có thẩm quyền cuối cùng trong việc phê duyệt các khoản phân bổ dự toán và yêu cầu các cơ quan hành pháp chịu trách nhiệm giải trình về thực hiện dự toán ngân sách. Việc sửa đổi một số quy định trong Luật NSNN 2002 có thể giúp tăng cường hơn nữa thẩm quyền nói trên, trong đó bao gồm các quy định như: yêu cầu phải xin phê duyệt của Quốc hội hoặc HĐND trong trường hợp thích hợp khi có bất cứ thay đổi lớn nào trong phân bổ dự toán, kể cả trong việc chi số vượt thu; kéo dài lịch biểu lập dự toán ngân sách nhằm đảm bảo rà soát và thẩm định một cách thấu đáo các bản đề xuất dự toán ngân sách; cải thiện các yêu cầu về báo cáo ngân sách nhằm đưa ra một bức tranh đầy đủ hơn về những diễn biến ngân sách cho các cơ quan lập pháp cấp TW và địa phương. Đồng thời, những quy định về việc các cơ quan lập pháp đề ra mức phân bổ ngân sách tối thiểu cho một số ngành cụ thể nên được đưa ra khỏi Luật NSNN bởi như vậy có thể dẫn đến việc phân bổ nguồn lực một cách không phù hợp.

Tính Minh bạch trong Ngân sách Nhà nước: Có thể thực hiện hai bước nhằm cải thiện mức độ minh bạch và sự tham gia vào quy trình ngân sách, đó là việc công khai các dự toán về NSNN trình cho các cơ quan lập pháp và bổ sung một quy định về cập nhật Dự toán Ngân sách Giữa năm. Đây là những quy định chuẩn mực ở các nước khác, cho phép người dân có những cơ hội tham gia ngay từ đầu nhằm đảm bảo có sự rõ ràng hơn về những điều chỉnh dự toán ngân sách trong năm. Các vấn đề khác về minh bạch bao gồm: cải cách việc phân loại ngân sách và các bảng dự toán ngân sách nhằm công khai những thông tin quan trọng (chẳng hạn như thông tin về chi lương, hàng hóa và dịch vụ, chi XDCB trong các lĩnh vực chức năng khác nhau); cung cấp bản phân khai ngân sách và tác động của các hoạt động ngoài ngân sách (chẳng hạn như các Quỹ Tài chính công) trong các dự toán NSNN; áp dụng các chuẩn mực quốc tế liên quan đến công tác báo cáo về cân đối ngân sách. Những biện pháp này sẽ giúp cải thiện phạm vi bao phủ và mức độ toàn diện của dự toán ngân sách.

Quan hệ ngân sách giữa các cấp chính quyền: Chính quyền địa phương ở Việt Nam có những trách nhiệm quan trọng về ngân sách. Một số quy định trong Luật NSNN 2002 cần phải được xem xét lại nhằm đảm bảo rõ ràng hơn. Về nhiệm vụ chi, cần phải nêu rõ trách nhiệm đặc biệt của Trung ương nhằm đảm bảo rằng các trách nhiệm này không được chuyển giao cho chính quyền địa phương. Về nhiệm vụ thu, trong quá trình sửa đổi cần cân nhắc lại các nguyên tắc về phân chia nguồn thu nhằm đảm bảo tính khách quan trong việc xác định tỉ lệ phân chia nguồn thu giữa cấp TW và cấp tỉnh. Về vay nợ của chính quyền địa phương, những quy tắc và các ngưỡng áp dụng hiện hành nhằm hạn chế tình trạng huy động vốn bằng vay nợ không gắn kết giữa vay nợ và tính bền vững tài khóa và do vậy cần được xem xét lại. Các khoản vay nợ của chính quyền địa phương cũng cần được đưa vào quyết toán ngân sách địa phương.

Nguồn: Ngân hàng Thế giới, “Đánh giá Luật Ngân sách Nhà nước 2002,” (tháng 4 năm 2013)

18. Tình hình nợ công, mặc dù hiện đang được đánh giá ở mức độ bền vững, nhưng đang trở nên xấu đi do tăng trưởng kinh tế thấp hơn dự kiến dẫn tới thu ngân sách giảm và mức bội chi ngân sách cao hơn dự toán. Theo ước tính, đến cuối năm 2013, nợ công và nợ do Chính phủ bảo lãnh ở mức 52% GDP và theo dự báo sẽ tăng lên mức 55% GDP trong năm 2014. Nhìn chung, nợ công ở Việt Nam vẫn nằm trong các ngưỡng có thể áp dụng nhằm đảm bảo bền vững nợ. Tuy nhiên, mức độ bền vững nợ còn phụ thuộc vào việc liệu Việt Nam có giảm mạnh được tốc độ tăng trưởng chi tiêu ngân sách hay không. Chỉ cần có một mức tăng nhẹ trong tăng trưởng chi tiêu là có thể khiến cho diễn biến nợ xấu đi một cách nhanh chóng.

28 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

6 Vì tỉ lệ thất nghiệp chính thức chỉ đo lường một cách chính thức mức độ thất nghiệp trong khu vực chính thức nên không nắm bắt được mức độ thất nghiệp một cách đầy đủ trong khu vực phi chính thức cũng như mức độ thất nghiệp ở các vùng nông thôn dựa vào nông nghiệp. Và cũng không tính đến mức độ “thiếu việc làm” trong nền kinh tế.

19. Chiếm tỉ trọng 11% GDP năm 2013, phần lớn những nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ nằm ở các khoản bảo lãnh cho các khoản nợ nước ngoài và nợ trong nước. Chính phủ hiện đang theo dõi những rủi ro này một cách chặt chẽ, đặc biệt vì một số doanh nghiệp được bảo lãnh (chủ yếu là DNNN) hiện đang hoạt động trong các ngành đang phải đối mặt với khó khăn (ví dụ như sản xuất xi-măng, giấy, điện); chất lượng báo cáo của các doanh nghiệp được bảo lãnh cũng không đồng đều; các dự án đầu tư dài hạn được cấp vốn bằng các khoản vay ngắn hạn cho Chính phủ bảo lãnh; và một vài khoản bảo lãnh vốn vay được dành cho các dự án trong lĩnh vực xã hội, với thời gian lên tưởng và chuẩn bị lâu hơn. Do đó, Chính phủ hiện đang áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn trong việc phát hành bảo lãnh vay nợ, đồng thời cũng đã áp dụng Chương trình Quản lý Nợ Trung hạn. Tuy nhiên, ngoài những nghĩa vụ nợ dự phòng hiển nhiên, kịch bản cơ sở trong phân tích bền vững nợ giả định rằng các nghĩa vụ nợ dự phòng khác không trở thành hiện thực. Bất cứ cú sốc nào mang tính hệ thống, việc chính phủ phải dùng ngân sách để tái vốn hóa các ngân hàng, hoặc đẩy nhanh tiến độ tái cấu trúc DNNN – mà tất cả những điều này đều đòi hỏi ngân sách nhà nước phải bỏ chi phí – sẽ góp phần làm tăng gánh nặng nợ.

I.2.7. Thất nghiệp ở mức thấp nhưng chất lượng lao động cũng thấp

20. Tỉ lệ thất nghiệp chính thức ở Việt Nam rất thấp, khoảng 2%.6 Tỉ lệ thấp nghiệp ở thanh niên (tuổi từ 15 đến 24) vẫn còn ở mức cao, 6,7%, tăng từ mức 5,5% năm 2012 (Hình 1.19). Đây là một hiện tượng phổ biến trên toàn thế giới, mặc dù khoảng cách giữa tỉ lệ thất nghiệp ở thanh niên và tỉ lệ thất nghiệp chung ở Việt Nam hơi cao hơn đôi chút so với mức thông thường. Hơn nữa, tỉ lệ thất nghiệp của nữ giới cao hơn so với nam giới và tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao hơn so với nông thôn, và tỉ lệ thất nghiệp của lao động có kĩ năng cao hơn rất nhiều so với các nhóm khác. Điều này có thể phản ánh sự lệch pha về kĩ năng trong thị trường lao động do những vấn đề đã được đề cập về chất lượng giáo dục đại học và chất lượng của hệ thống đào tạo nghề

21. Tỉ lệ tham gia lao động ở Việt Nam ở mức tương đối cao. Tỉ lệ tham gia của lực lượng lao động ở độ tuổi từ 15 trở lên là 77,8% trong Quý 4 năm 2013 (Hình 1.20), cao hơn so với mức bình quân toàn cầu 63,5% vào năm 2013 (theo Báo cáo Xu hướng Việc làm Toàn cầu 2013 của Tổ chức Lao động Thế giới) cũng như mức bình quân 70,4% của Khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương. Tỉ lệ tham gia lao động của nữ giới là 73,1% vào Quý

Hình 1.18: Tỉ trọng việc làm dễ bị tổn thương trên tổng việc làm (%)

Hình 1.19: Tỉ lệ thất nghiệp chung và tỉ lệ thất nghiệp ở thanh niên giai đoạn 2012-14 (%)

64

63

62

61

602009 2010 2011 2012 2013

61.5

62.762.5 62.6 62.7

8

6

4

2

0

2012

-Q1

2012

-Q2

2012

-Q3

2012

-Q4

2013

-Q1

2013

-Q2

2013

-Q3

2013

-Q4

2014

-Q1

Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên

Tỷ lệ thất nghiệp

Nguồn: Tổng Cục Thống kê (2014)

29ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

4 năm 2013, thấp hơn nhiều so với tỉ lệ 82,3% của nam giới, nhưng vẫn tương đối cao so với các nước đang phát triển khác. Tỉ lệ tham gia lao động của thanh niên trong độ tuổi từ 15 đến 24 tăng một cách đáng kể từ 52,9% năm 2012 lên 58,2% năm 2014, cho thấy xu hướng ngày càng nhiều thanh niên rời khỏi hệ thống giáo dục và tìm việc làm. Xu hướng này có thể đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách quan tâm một cách sát sao hơn bởi vì nó có thể là tín hiệu về tình trạng nghỉ học sớm. Tỉ lệ việc làm trong nền kinh tế cũng đã cải thiện trong năm 2013 (Hình 1.21), cho thấy tốc độ tạo việc làm lành mạnh.

22. Chất lượng lao động vẫn còn là một thách thức (Bảng 1.4). Trong năm 2013, chỉ có 18,2% lực lượng lao động là có trình độ trung cấp hoặc cao đẳng. Trong những năm gần đây, đã có một số cải thiện về số lượng người nhận được bằng cấp của các trường dạy nghề và đại học. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp thì trình độ kĩ năng của người lao động và mức độ sẵn có lao động có trình độ kĩ năng vẫn là những vấn đề quan ngại nghiêm trọng hơn so với vấn đề quy định quản lý thị trường lao động và thuế (Ngân hàng Thế giới 2013b). Nhiều nhà tuyển dụng xác định việc thuê công nhân mới là một thách thức đặc biệt nghiêm trọng do kỹ năng không phù hợp, đặc biệt là kỹ năng của người lao động trong các nghề kĩ thuật, chuyên môn và quản lý.

Bảng 1.4: Kỹ năng chuyên môn/kỹ thuật của lực lượng lao động (% trên tổng số)

23. Vào năm 2013, 62,7% trong tổng số lao động làm việc trong khu vực phi chính thức. Tỉ lệ này vẫn giữ ổn định từ năm 2010 (Hình 1.20). Với việc không được tiếp cận hệ thống an sinh xã hội, có thể coi những lao động này (lao động tự tạo việc làm và lao động trong gia đình không được trả công) là “dễ bị tổn thương”.

Nguồn: Tổng Cục Thống kê (2014)

Hình 1.20: Tỉ lệ tham gia lao động giai đoạn 2010-2013

Hình 1.21: Tỉ lệ việc làm trên tổng dân số (%)

Nguồn: Tổng Cục Thống kê (2012, 2013).

2010

20

1120

12

2013

-Q1

2013

-Q2

2013

-Q3

2013

-Q4

Tất cả Nam Nữ

84

80

76

72

68

2012

-Q1

2012

-Q2

2012

-Q3

2012

-Q4

2013

-Q1

2013

-Q2

2013

-Q3

2013

-Q4

Tất cả Nam Nữ

84

80

76

72

68

2010 2011 2012 2013

Không có kỹ năng chuyên môn hay kỹ thuật 85,3 84,4 83,2 81,8

Đã qua đào tạo nghề 3,8 4 4,7 5,4

Có trình độ trung cấp 3,5 3,7 3,7 3,7

Có trình độ cao đẳng 1,7 1,8 2,0 2,0

Có trình độ đại học 5,7 6,1 6,4 7,1

30 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

24. Một phân tích về hiện trạng việc làm theo giới cho thấy có sự khác biệt rõ rệt giữa nam giới và nữ giới. Trong năm 2013, nữ giới chiếm 41,1% trong tổng số lao động được trả lương và trả công nhưng lại chiếm tới 64% trong tổng số lao động trong gia đình không được trả công. Điều này cho thấy rằng nữ giới không tiếp cận được việc làm dễ dàng như nam giới. Đồng thời, không có gì đảm bảo rằng việc làm có trả lương là việc làm đàng hoàng. Trong năm 2013, 31,4% trong tổng số lao động được trả lương làm việc theo hợp đồng miệng hoặc không hề có hợp đồng. Tỉ lệ này ở nam giới và nữ giới là như nhau nhưng tỉ lệ lao động nữ không có hợp đồng cao hơn so với lao động nam (24,4% đối với nữ giới và 16% đối với nam giới).

I.3. Chương trình Cải cách Cơ cấu

I.3.1. Cải cách khu vực ngân hàng cần được quan tâm một cách khẩn trương hơn nữa

25. Khu vực ngân hàng vẫn còn trầm lắng, ổn định một cách tương đối, và dễ bị ảnh hưởng trước những rủi ro mang tính hệ thống. Áp lực thanh khoản trong ngắn hạn đã được đẩy lùi, mặc dù cũng chưa có bước đột phá cụ thể nào trong việc giải quyết nợ xấu và trong việc thực hiện các biện pháp tái cấu trúc. Các cơ quan chức năng đã giải quyết áp lực thanh khoản trong ngắn hạn thông qua các biện pháp hành chính giúp đảm bảo tiếp tục duy trì lòng tin đối với đồng VN của khách hàng gửi tiền. Tính đến hết ngày 23 tháng 5, tổng thanh khoản trong hệ thống tăng thêm 5,3% và lượng tiền gửi tăng thêm 4,2% so với cuối năm 2013. Cho đến nay chưa có trường hợp nào thiếu thanh khoản trong số các tổ chức tín dụng, kể cả các tổ chức tín dụng nằm trong nhóm yếu kém nhất.

26. Khả năng sinh lời của khu vực ngân hàng cũng bị hạn chế trong vòng hai năm qua với mức lãi biên cho vay giảm, mức tăng trưởng cho vay giảm một cách đáng kể và do các vấn đề về chất lượng danh mục cho vay tiếp tục tồn tại dai dẳng. Lãi suất chính sách đã được cắt giảm trong vòng hai năm qua, và chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay đã thu hẹp (đối với một số ngân hàng thì chênh lệch hiện nay là dưới 2% theo báo cáo, do lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay đối với một số khu vực ưu tiên bị áp đặt mức trần). Các ngân hàng hiện đang tập trung vào việc giải quyết các vấn đề về nợ xấu và có vẻ thận trọng hơn rất nhiều trong hoạt động cho vay. Tiền gửi vẫn tiếp tục có mức tăng trưởng mạnh, nhưng các ngân hàng thương mại hiện nay đang tìm kiếm những hình thức đầu tư thay thế (ví dụ như đầu tư vào trái phiếu chính phủ và các loại trái phiếu khác với mức rủi ro thấp) thay vì cấp các khoản vay mới.

27. Tiến độ cải cách cơ cấu trong khu vực ngân hàng vẫn còn tương đối chậm. Việc thực hiện Quyết định số 254 của Thủ tướng Chính phủ (ban hành tháng 3 năm 2012) trong vòng hai năm qua đã giúp duy trì ổn định trong khu vực ngân hàng và giúp tăng cường công tác giám sát. Tuy nhiên, những vấn đề cơ bản về chất lượng tài sản, mức độ an toàn vốn và quản trị vẫn còn chưa được giải quyết. Vào cuối năm 2013, theo báo cáo của các tổ chức tín dụng thì tỉ lệ nợ xấu của toàn bộ hệ thống là 3,79%, trong khi đó Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng báo cáo tỉ lệ nợ xấu cao hơn – là 5,7% (trên cơ sở sử dụng phương pháp phân loại tài sản dựa trên rủi ro mang tính dè dặt hơn). Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích độc lập cho rằng con số về mức nợ xấu của toàn bộ hệ thống có thể cao gấp 3-4 lần nếu áp dụng các chuẩn mực quốc tế về kế toán và phân loại nợ xấu. Trong một tuyên bố gần đây, Fitch, một cơ quan xếp hạng tín dụng, đã ước tính rằng mức nợ xấu của toàn bộ hệ thống có thể cao gấp 4 lần so với con số được báo cáo.7 Tương tự, Moody cũng đã báo cáo rằng tỉ lệ nợ xấu có thể lên tới mức ít nhất là 15% theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS).8 Nhiệm vụ tối quan trọng cần làm trong quá trình giải quyết lâu dài vấn đề này là cần phải xác định được một cách đáng tin cậy mức độ tài sản xấu. Thông tư 02/2013/TT-NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng là một bước đi đúng hướng, tuy nhiên việc thực thi một cách đầy đủ những quy định của Thông tư cũng đã bị trì hoãn cho tới tháng 4 năm 2015. Ngoài ra, việc thực hiện phân loại tài sản một cách thống nhất cho các tổ chức tín dụng cũng đã bị trì hoãn đến cuối năm 2014.

7 Bảng xếp hạng của Fitch: Báo cáo Đầy đủ về Mức Xếp hạng của Việt Nam, ngày 27/1/2014.8 Dịch vụ Nhà Đầu tư của Moody: Viễn cảnh Hệ thống Ngân hàng của Việt Nam, ngày 18/2/2014.

31ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

28. Nhằm giải quyết vấn đề nợ xấu, Chính phủ đã đưa vào áp dụng một khung chính sách đa mục tiêu (theo Quyết định 843 của Thủ tướng Chính phủ). Quyết định 843 giao cho NHNNVN trách nhiệm tổng thể trong việc điều phối công tác xử lý nợ xấu trên toàn bộ hệ thống và theo dõi tình hình tuân thủ của các ngân hàng cũng như các Công ty Mua bán nợ của các ngân hàng thông qua các kế hoạch và chỉ tiêu về xử lý nợ xấu. Một nội dung quan trọng của Quyết định 843 là việc thành lập Công ty Mua bán Nợ xấu Việt Nam (VAMC), với mục tiêu tái cấu trúc nợ xấu và kích thích tăng trưởng tín dụng. Cho đến nay VAMC đã tiếp nhận số nợ xấu với giá trị là 45,3 nghìn tỉ đồng VN (so với chỉ tiêu đề ra là 70-100 nghìn tỉ) kể từ khi được thành lập vào tháng 6 năm 2013, mặc dù vẫn chưa xây dựng được một chiến lược rõ ràng nhằm giải quyết những tài sản này. Ngoài ra, quy định hiện hành của NHNNVN (bao gồm cả những quy định liên quan đến VAMC) và khung tái cấu trúc doanh nghiệp cũng cần phải được nâng cấp để có thể giải quyết dứt điểm vấn đề nợ xấu một cách hiệu quả. Việc thông qua Luật Phá sản vào tháng 6 năm 2014 là một bước đi tích cực và giúp tăng cường chế độ giải quyết tình trạng vỡ nợ đồng thời tạo thuận lợi cho quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp.

29. NHNNVN tiếp tục khuyến khích việc sát nhập các ngân hàng (thậm chí là chỉ đạo trực tiếp việc sát nhập một số ngân hàng yếu kém) và áp đặt mức trần tăng trưởng tín dụng dựa trên phân loại tài chính/xếp hạng của NHNNVN. Tuy nhiên, có một mối quan ngại rằng việc ép buộc các ngân hàng yếu kém sát nhập cuối cùng có thể dẫn tới rủi ro hệ thống lớn hơn nếu như không giám sát một cách chặt chẽ và tiến hành các biện pháp chấn chỉnh một cách kịp thời. NHNNVN đã đề ra chỉ tiêu thực hiện 6-7 vụ Mua lại và Sát nhập (M&A) trong khu vực ngân hàng vào năm 2014, nâng tổng số các vụ M&A lên 9-1- vụ với mục tiêu giảm còn một nửa số ngân hàng thương mại trong vòng 3 năm tới so với số lượng hiện nay (nghĩa là giảm xuống chỉ còn 14-17 ngân hàng thương mại trong hệ thống)

30. Chính phủ hiện đang tìm cách tăng cường hơn nữa sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong các ngân hàng nội địa như một cách nhằm đáp ứng nhu cầu tái vốn hóa các ngân hàng và đưa vào các sản phẩm và dịch vụ mới. Nghị định số 01/2014 ban hành ngày 3 tháng 1 năm 2014 đã điều chỉnh tỉ lệ sở hữu cổ phần tối đa đối với các nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư chiến lược lên 15% và 20% trong tổng số vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng. Mặc dù hạn mức nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vẫn giữ nguyên ở mức 30% (theo đúng cam kết của Việt Nam với WTO) nhưng Nghị định 01 đã cho phép nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu cổ phần với tỉ lệ cao hơn trong một số trường hợp đặc biệt (ví dụ trong trường hợp tái cấu trúc các ngân hàng yếu kém) nhưng phải được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

I.3.2. Tiến độ cải cách doanh nghiệp nhà nước đã bắt đầu được đẩy nhanh

31. Các báo cáo chính thức gần đây cho thấy hiệu quả hoạt động của các DNNN nhìn chung đã được cải thiện. Một báo cáo gần đây do Kiểm toán Nhà nước Việt Nam lập để trình lên Quốc hội cho thấy 26 trong tổng số 27 Tổng Công ty và Tập đoàn Kinh tế Nhà nước đã có lợi nhuận trong năm 2013. Tuy nhiên theo báo cáo thì mức độ lợi nhuận còn khiêm tốn, với Tỉ suất Sinh lời trên Vốn Chủ sở hữu đạt 8,7%, và tỉ suất sinh lời trên tài sản đạt 3,6%.9

9 Tuy nhiên đánh giá này được đưa ra trên cơ sở các chuẩn mực kế toán của Việt Nam, và không có thông tin gì về việc trích lập dự phòng cho các khoản đầu tư trong các “hoạt động rủi ro ngoài ngành nghề cốt lõi”.

32 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

32. Tiến độ Cải cách DNNN có vẻ như đã bắt đầu tăng trong những tháng gần đây. Một hội nghị về DNNN đã được tổ chức hồi cuối tháng 2 dưới sự chủ tọa của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Hội nghị đã điểm lại tiến độ cải cách và tìm các biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ hơn nữa. Một kết quả quan trọng của hội nghị là việc ban hành Nghị quyết số 15 vào tháng 3 năm 2014 trong đó có một kế hoạch hành động toàn diện nhằm đẩy nhanh quá trình thoái vốn đầu tư tại các DNNN. Tiến độ cổ phần hóa DNNN cũng đã tăng từ đầu năm 2013. Trong năm 2013, Chính phủ đã cổ phần hóa 74 DNNN (gấp đôi so với số DNNN được cổ phần hóa trong năm 2011 và 2012), trong đó có 12 Tổng Công ty. Đà tăng được tiếp tục duy trì trong đầu năm 2014, với việc thực hiện chào bán cổ phiếu lần đầu (IPO) cho 25 DNNN trong đó có 13 Tổng Công ty.10 Tuy nhiên, cho tới nay, quá trình cổ phần hóa chủ yếu tập trung vào các DNNN quy mô nhỏ, và trong thực tế thì chỉ một phần nhỏ các tài sản cổ phần hóa của các Tổng Công ty là đã được chuyển giao cho các cổ đông ngoài nhà nước. Ngoài ra, các đợt chào bán cổ phiếu lần đầu trong Quý 1/2014 cũng chỉ bán được 30% trên tổng số 355 cổ phiếu theo kế hoạch đề ra. Có vẻ như vào thời điểm này ít có khả năng sẽ hoàn thành được mục tiêu cổ phần hóa hơn 400 DNNN trước cuối năm 2015 một cách thành công. Có lẽ sẽ hiệu quả hơn nếu đề ra các chỉ tiêu mang tính thực tế hơn và tập trung nhiều hơn vào chất lượng của quá trình cổ phần hóa – chẳng hạn như bằng cách tập trung vào việc đảm bảo thoái vốn thành công ở các DNNN có sức hấp dẫn lớn hơn đối với các nhà đầu tư.

33. Việc thoái vốn của các DNNN khỏi 5 “lĩnh vực rủi ro” không thuộc ngành nghề kinh doanh cốt lõi theo kế hoạch là một sự khởi đầu tốt. Nghị định 71 yêu cầu tất cả các DNNN phi ngân hàng phải thoái vốn hoàn toàn khỏi 5 lĩnh vực rủi ro trước năm 2015, bao gồm lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và bất động sản. Tính đến cuối năm 2013, khoảng 19% trong tổng số vốn đầu tư của DNNN vào các hoạt động kinh doanh không cốt lõi, đạt 22 nghìn tỉ đồng VN – tương đương 2,1% tổng số vốn chủ sở hữu theo báo cáo, đã được thoái vốn. Tuy nhiên, hoạt động thoái vốn chủ yếu diễn ra trong nội bộ khu vực nhà nước, với tỉ lệ chuyển nhượng cho các nhà đầu tư tư nhân chiếm dưới 1%. Việc không cho phép các doanh nghiệp thoái vốn ở mức thấp hơn so với giá trị sổ sách rõ ràng là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng trên, mặc dù việc sửa đổi khung pháp quy gần đây nhằm cho phép bán theo mức giá thị trường là một bước đi đúng hướng. Tiến độ trong tương lai còn phụ thuộc vào việc thắt chặt quy định về công khai thông tin, tăng cường minh bạch trong quá trình thoái vốn và việc tinh giản cơ chế trách nhiệm giải trình của các Bộ chủ quản.

34. Cải cách pháp lý tiếp tục chiếm vị trí chi phối trong chương trình cải cách DNNN. Tổng số đã có 26 Nghị định, 11 Quyết định và Chỉ thị liên quan tới cải cách DNNN được ban hành trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013. Các văn bản chính được ban hành trong năm 2013 bao gồm Nghị định 61/2013 về công khai thông tin và

Kết quả

Số doanh nghiệp được cổ phần hóa 99

Trong đó: số lượng Tổng Cty được cổ phần hóa 19

Số lượng doanh nghiệp được sắp xếp lại 81

Số DN 100% vốn nhà nước còn lại 949

Thoái vốn đầu tư (% thay đổi về mức vốn đầu tư trong các ngành nghề kinh doanh không cốt lõi) - 19%

Tỉ trọng giá trị của cổ phần đã bán trên tổng tài sản (2012) 0,8%

Tỉ lệ nợ/vốn chủ sở hữu (2012) 1,39

Tỉ suất sinh lời trên vốn chủ ở hữu (ROE, 2013) 8,7%

Nguồn: Báo cáo của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển Doanh nghiệp về Cải cách DNNN 2011-13

Bảng 1.5: Cải cách DNNN và hiệu quả hoạt động của DNNN giai đoạn 2011-13

10 Các đợt chào bán cổ phiếu lần đầu cho một số DNNN trong lĩnh vực quản lý cảng biển, bao gồm các DNNN quản lý cảng biển Nha Trang, Quảng Ninh và Hải Phòng đã diễn ra vào tháng 4 và tháng 5 năm 2014.

33ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

11 Định hướng chính sách chính được đưa ra trong bản Kết luận số 50 (2012) của Ban Chấp hành TW Đảng; Quyết định 929 (2012) của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 15 (2014) của Chính phủ; và nhiều văn bản quy định và chỉ thị khác.

giám sát hiệu quả hoạt động tài chính, Nghị định 204/2013 về chính sách cổ tức áp dụng đến 2015, và Nghị định 206/2013 về quản lý nợ của DNNN. Quá trình cải cách pháp lý vẫn tiếp tục trong năm 2014. Nghị định 19/2014 được ban hành vào tháng 3 năm 2013, đưa ra Mẫu Điều lệ chi tiết đối với Công ty TNHH một thành viên nhà nước. Nghị định 49/2014 được ban hành vào cuối tháng 5 năm 2014 nhằm quy định về việc thanh tra và giám sát tình hình thực thi các quyết định của chủ sở hữu. Hai luật liên quan đến DNNN, một là Luật về Quản lý vốn Nhà nước Đầu tư vào Doanh nghiệp (Hộp 1.5) và Luật Doanh nghiệp đã được Quốc hội thẩm tra vào tháng 5 năm 2014 và dự kiến sẽ được thông qua vào cuối năm 2014.

I.3.3. Luật Đầu tư công hứa hẹn sẽ giải quyết những yếu kém quan trọng

35. Một bước đi quan trọng gần đây nhằm khắc phục những yếu kém thường gặp trong đầu tư công là việc hình thành Luật về Đầu tư công, được thông qua tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội vào tháng 6 năm 2014. Luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2015, với mục tiêu thiết lập một khung khổ hoàn chỉnh cho việc quản lý đầu tư của Chính phủ - đầu tư vào DNNN thì theo quy định của Luật về đầu tư và quản lý vốn nhà nước trong doanh nghiệp. Quy trình lựa chọn và phê duyệt các loại hình dự án được quy định một cách rõ ràng trong luật, bao gồm cả các dự án hợp tác công tư. Luật này đưa ra kỷ luật chặt chẽ hơn về chi ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản. Luật này cũng giúp giảm tình trạng phân tán trong chu trình đầu tư, từ giai đoạn lựa chọn, thẩm định, lập kế hoạch ngân sách, thực hiện, điều chỉnh dự án cho đến theo dõi và đánh giá. Một trong những điều khoản quy định đột phá khác là việc chuyển từ cơ chế lập kế hoạch hàng năm sang lập kế hoạch trung hạn 5 năm cho ngân sách XDCB, phù hợp với kỳ Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội 5 năm của quốc gia. Ngoài ra, Luật này cũng quy định cơ chế theo dõi và kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch và chương trình đầu tư. Cuối cùng, Luật này cũng đảm bảo tăng

Hộp 1.5: Luật về Đầu tư và quản lý vốn của Nhà nước vào Doanh nghiệp

Luật này được dự thảo trong bối cảnh Việt Nam đã xác định ưu tiên thực hiện cải cách DNNN như một trong ba trụ cột chính trong chương trình tái cấu trúc nền kinh tế. Định hướng chính sách cho quá trình tái cấu trúc DNNN cũng đã được xác định một cách rõ ràng11 . Theo đó, các lĩnh vực mà nhà nước đầu tư/nắm giữ cổ phần và các lĩnh vực hoạt động của DNNN sẽ cơ bản bị hạn chế; và các DNNN sẽ phải hoạt động theo nguyên tắc thị trường theo đúng các quy định phù hợp trong Luật Doanh nghiệp. Do vậy khung khổ chung cho việc tái cấu trúc DNNN bao gồm hầu hết các lĩnh vực quan trọng cần cải cách, chẳng hạn như: cơ cấu sở hữu (các DNNN được phân loại lại theo tỉ lệ sở hữu nhà nước); thoái vốn khỏi các doanh nghiệp không cốt lõi theo các cơ chế thị trường; tăng cường quản trị doanh nghiệp; tái cấu trúc một cách toàn diện các Tập đoàn Kinh tế Nhà nước và Tổng Công ty Nhà nước; trong giai đoạn đầu, ưu tiên tái cấu trúc các DNNN trong các lĩnh vực được lựa chọn (gồm lĩnh vực thương mại, xây dựng, xổ số, viễn thông, nước sạch, vệ sinh môi trường đô thị, thủy lợi, bảo trì đường bộ và đường sắt); và tiếp tục cải thiện khung pháp lý cho việc quản trị và hoạt động của các DNNN. Luật đã được đưa ra thảo luận trước Quốc hội vào kỳ họp tháng 5-tháng 6 năm 2014 và dự kiến sẽ được phê duyệt vào tháng 11 năm 2014.

Dự kiến Luật này sẽ: cải thiện việc xác định trọng tâm, giúp tăng cường minh bạch và trách nhiệm giải trình trong đầu tư và quản lý vốn của nhà nước trong doanh nghiệp, cũng như tăng cường mức độ giám sát của Quốc hội và các bên liên quan khác đối với DNNN v.v.. Luật này được thiết kế nhằm đưa ra quy định về đầu tư cũng như quản lý vốn của nhà nước trong doanh nghiệp. Bản dự thảo được trình cho Quốc hội có 7 Chương và 63 Điều, bao gồm các điều khoản quy định về mục tiêu, nguyên tắc và hình thức đầu tư cổ phần của nhà nước; về quản lý vốn và tài sản của nhà nước trong doanh nghiệp và về tái cấu trúc vốn; về quyền và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp; về việc giám sát các hoạt động đầu tư và quản lý vốn nhà nước; và về đánh giá hiệu quả hoạt động, chế độ báo cáo và công khai thông tin.

34 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

cường minh bạch trong quá trình đầu tư công thông qua việc khuyến khích sự tham gia của công chúng vào quá trình lựa chọn các dự án trọng điểm quốc gia, hay còn gọi là các dự án nhóm A.12

I.4. Triển vọng Trung hạn: Tăng trưởng Kinh Tế vẫn ở mức vừa phải và những rủi ro bất lợi 36. Tăng trưởng kinh tế dự báo sẽ ở mức 5,4% vào năm 2014, trước khi tăng nhẹ vào năm 2015 và có sự cải thiện rõ rệt hơn vào năm 2016 (Bảng 1.6). Đó là mức tăng trưởng thấp hơn so với tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn của Việt Nam, và chủ yếu là do lực cầu nội địa yếu. Việc cải thiện lòng tin của khu vực nội địa và lấy lại đà tăng trưởng cao sẽ đòi hòi Chính phủ phải hành động nhanh chóng để nâng cao hiệu quả của khu vực ngân hàng nhằm cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng, tạo sân chơi bình đẳng cho các nhà đầu tư tư nhân trong cuộc cạnh tranh với các DNNN và giảm bớt gánh nặng về quy định quản lý, đồng thời tiếp tục củng cố ổn định kinh tế vĩ mô. Tác động về mặt kinh tế gây nên bởi tình trạng căng thẳng với Trung Quốc trên Biển Đông cũng đã được kiềm chế nhờ các phản ứng nhanh chóng của Chính phủ (Hộp 1.6). Theo dự kiến, cán cân thương mại và tài khoản vãng lai sẽ tiếp tục thặng dư trong năm 2014 mặc dù mức thặng dư dự kiến sẽ thấp hơn so với năm 2013. Có khả năng là lạm phát sẽ tiếp tục được duy trì dưới ngưỡng 7% trong năm 2014 theo chỉ tiêu đề ra của Chính phủ do tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức khiêm tốn và với giả định rằng sẽ không có cú sốc lớn nào từ phía cung.

37. Những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được về kinh tế vĩ mô phải đối mặt với một số rủi ro tiêu cực: (i) Lực cầu của khu vực tư nhân trong nước tiếp tục yếu ớt và vẫn dễ bị ảnh hưởng trước những tin xấu; (ii) Kịch bản cơ sở giả định rằng sẽ không xảy ra leo thang căng thẳng trong quan hệ với Trung Quốc. Nếu như tình hình căng thẳng leo thang thì có khả năng cao là đầu tư quốc tế, một trụ cột tối quan trọng của tăng trưởng, sẽ bị cản trở; (iii) Với tỉ lệ nợ xấu tăng cao và với tình trạng bảng cân đối tài sản gắn chặt với khu vực DNNN, khu vực ngân hàng sẽ vẫn tiếp tục dễ bị ảnh hưởng bởi những dịch chuyển đột ngột về lòng tin của khách hàng gửi tiền và bởi những tin tức ngoài dự kiến về lợi nhuận của DNNN hoặc về những dịch chuyển trong thị trường bất động sản.

2011 2012 2013e 2014f 2015f

Tăng trưởng GDP thực tế (%) 6,2 5,3 5,4 5,4 5,5

Chỉ số giá tiêu dùng (%, mức trung bình năm) 18,6 9,1 6,6 6,0 6,2

Cán cân tài khoản vãng lai (% GDP) 0,2 6,0 5,6 4,1 3,3

Bội chi ngân sách (% GDP, tính theo GFS) -1,1 -4,8 -5,6 -6,6 -5,9

Nợ công (% GDP) 46,7 48,5 51,6 54,8 57,1

Nguồn: Chính phủ Việt Nam, dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới

Bảng 1.6: Một số chỉ số kinh tế chính trong ngắn hạn

12 Các tiêu chí xác định dự án nhóm A: dự án trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh, dự án có mức vốn đầu tư XDCB đạt 2.300 tỉ đồng VN trong lĩnh vực giao thông, 1.500 tỉ đồng trong lĩnh vực thủy lợi và cấp nước, và 1.000 tỉ đồng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, 800 tỉ đồng trong lĩnh vực giáo dục, y tế và các lĩnh vực khác.

35ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

Hộp 1.6: Căng thẳng trên biển Đông và tác động có thể xảy ra đối với nền kinh tế Việt Nam

Căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc đã xảy ra từ đầu tháng 5 năm 2014, kể từ khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý trong vùng lãnh hải gần khu vực Quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông (Biển Hoa Nam). Tại Việt Nam, những căng thẳng trên đã gây nên những tác động không mong muốn sau khi các vụ biểu tình – với mục đích ban đầu là phản đối hành động của Trung Quốc - chuyển hướng và nhắm vào các nhà máy thuộc sở hữu đầu tư nước ngoài trên cả nước; rất nhiều nhà máy bị ảnh hưởng là thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không phải người Trung Quốc.

Điều may mắn là Chính phủ đã không chỉ dập tắt các vụ bạo lực mà còn công bố một loạt các biện pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại về kinh tế và uy tín do tình hình trên gây ra. Nếu như tình hình không leo thang trở lại thì tác động đối với dòng vốn đầu tư đổ vào Việt Nam và triển vọng tăng trưởng của Việt Nam vẫn có thể được duy trì ở mức tối thiểu. Ngược lại, nếu tình trạng leo thang lại xảy ra thì có thể gây ảnh hưởng đáng kể tới Việt Nam về mặt kinh tế, do Trung Quốc ngày càng trở thành một đối tác thương mại và nhà đầu tư quan trọng đối với Việt Nam. Hiện nay Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, chiếm 19% tổng kim ngạch thương mại (xuất khẩu + nhập khẩu) của Việt Nam. Hơn nữa, các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc là đầu vào quan trọng cho các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, và điều này cho thấy một cách rõ nét những rủi ro có thể xảy ra đối với chuỗi cung ứng của Việt Nam. Trung Quốc cũng đã trở thành thị trường lớn nhất đối với gạo xuất khẩu của Việt Nam trong vòng hai năm qua. Hơn nữa, dòng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) của Trung Quốc vào Việt Nam cũng đã tăng mạnh: tính đến cuối tháng 4 năm 2014, tổng số vốn FDI đã cam kết của Trung Quốc ước đạt 7,8 triệu USD. Các công ty Trung Quốc là nhà thầu chính dưới hình thức tổng thầu EPC (Thiết kế, Mua sắm và Thi công công trình) của các dự án lớn trong ngành điện của Việt Nam. Các nhà thầu Trung Quốc cũng tham gia rất nhiều vào các gói thầu xây lắp ở một vài đường cao tốc quan trọng.

36 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

37ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

II.1. Giới thiệu

38. Bất bình đẳng đã trở thành chủ đề quan ngại chung ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Những phong trào xã hội liên quan tới những quan ngại về bất bình đẳng đã nổ ra sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và nhận thức về tình trạng gia tăng bất bình đẳng là một trong những nguyên nhân dẫn tới các cuộc cách mạng Mùa xuân Ả rập năm 2011. Ở Việt Nam, những bày tỏ quan ngại về bất bình đẳng có thể tìm thấy trên báo chí, nhật ký mạng và các nghiên cứu định tính. Người dân Việt Nam quan ngại về bất bình đẳng và nhiều người nhận thấy bất bình đẳng đang gia tăng. Dưới đây là hai ví dụ rút ra từ nghiên cứu nhóm trọng tâm:

“Khoảng cách chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng. Tôi có cảm giác là người nghèo bị đẩy ra ngoài lề xã hội. Có tiền, họ có thể đầu tư tốt nhất có thể vào việc học hành của con cái trong khi thì con cái của chúng tôi cứ mãi tụt hậu. Có câu là: “Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa.” – Một người dân thu nhập thấp tại Thành phố Hồ Chí Minh.

“Hiện tồn tại những hình thức làm giàu bất hợp pháp và chúng ta không chấp nhận những hình thức này, chúng tôi xem như vậy là không công bằng.” – Thanh niên, xã Chiềng Khoa, tỉnh Sơn La13 .

PHầN II: CHUyêN MụC Về BấT BÌNH ĐẳNG

13 Những câu nói này được trích dẫn từ nghiên cứu định tính trong báo cáo của Ngân hàng Thế giới (2012a) và khảo sát định tính về nhận thức do Oxfam tài trợ trình bày trong Hộp 2.1.

38 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

39. Chuyên mục này xem xét tình trạng bất bình đẳng thay đổi như thế nào qua thời gian và tìm hiểu quan điểm của người dân Việt Nam về vấn đề bất bình đẳng. Phần này bắt đầu bằng việc cân nhắc nguyên nhân tại sao bất bình đẳng có thể trở thành một vấn đề. Tiếp theo, nghiên cứu các thông tin công khai về bất bình đẳng tại Việt Nam và xu hướng qua thời gian, đánh giá những hạn chế trong những thông tin đã biết. Cuối cùng, kết quả từ cuộc khảo sát nhận thức mới được sử dụng để nghiên cứu xem người dân Việt Nam nghĩ gì về bất bình đẳng.

40. Một phát hiện chính cho thấy trái ngược với các quốc gia đang phát triển nhanh khác tại Châu Á, Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh trong khi bất bình đẳng thu nhập chỉ tăng ở mức khiêm tốn. Thu nhập bình quân của nhóm 40% dân số nghèo nhất đã tăng 9%/năm trong hai thập kỷ qua cho tới năm 2012, đây là ví dụ nổi bật về chia sẻ thịnh vượng. Mặc dù vậy vẫn tồn tại bất bình đẳng lớn về cơ hội. Trẻ em xuất thân từ các hộ nghèo dễ bị suy dinh dưỡng hơn và ít khả năng theo học trung học hơn.

41. Mặc dù bất bình đẳng chỉ tăng ở mức khiêm tốn nhưng quan ngại chung và nhu cầu về phản ứng chính sách đối với bất bình đẳng có xu hướng tăng lên theo thời gian khi ngày càng nhiều người dân Việt Nam chuyển đến các thành phố và được chứng kiến sự khác biệt dễ nhận thấy về phúc lợi. Do “chi phí” tiềm ẩn của bất bình đẳng, bao gồm suy giảm gắn kết và niềm tin xã hội, nhận thức về bất bình đẳng chủ yếu là do nhận thức. Chính sách tái phân phối xã hội đã trở thành một nhu cầu lớn nhằm thu hẹp tình trạng bất bình đẳng tại Việt Nam; nhu cầu này vẫn tồn tại và gia tăng khi Việt Nam tiếp tục quá trình đô thị hóa.

II. 2. Tại sao Bất bình đẳng trở thành một vấn đề

42. Bất bình đẳng nghĩa là chênh lệch về chất lượng cuộc sống giữa các cá nhân. Một khung kiến thức hữu ích về nhiều hình thức bất bình đẳng có mối liên hệ với nhau bắt đầu bằng việc nghiên cứu bất bình đẳng về kết quả. Mặc dù kết quả bao gồm nhiều khía cạnh chất lượng cuộc sống khác nhau, phần trình bày này tập trung vào thu nhập và tiêu dùng có gắn kết chặt chẽ với phúc lợi và mức sống của cá nhân và hộ gia đình.

43. Bất bình đẳng về kết quả là kết quả tương tác giữa bất bình đẳng về cơ hội, thể chế xã hội, nỗ lực và may mắn. Cơ hội là hoàn cảnh cá nhân ngay từ khi sinh ra, vượt ngoài tầm kiểm soát ảnh hưởng tới kết quả, chẳng hạn như giới tính, dân tộc, nơi sinh và thu nhập hoặc trình độ học vấn của cha mẹ. Thể chế để chỉ các quy tắc kinh tế, chính trị và tổ chức của một xã hội. Nỗ lực là hành động thuộc về một cá nhân. Cuối cùng, may mắn cũng đóng vai trò lớn trong việc xác định kết quả của cá nhân và bất bình đẳng về kết quả. Hình 2.1 trình bày khái niệm có tính hệ thống về các yếu tố trên.

Hình 2.1: Khung Hiểu biết về Bất bình đẳng Kết quả

Thể chế Nỗ lực

Cơ hội

Bất bình đẳngvề kết quả

May mắn

39ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

44. Nghiên cứu này tập trung vào bất bình đẳng về kết quả và bất bình đẳng có thể lượng hóa trong tiếp cận cơ hội giáo dục và y tế. Ẩn sau những thay đổi về bất bình đẳng theo thời gian là quá trình chuyển đổi to lớn về các thể chế của Việt Nam diễn ra kể từ khi bắt đầu giai đoạn Đổi Mới vào năm 1986. Vai trò của nỗ lực và may mắn được phản ánh trong phần trình bày nhận thức về bất bình đẳng.

45. Mặc dù bất bình đẳng tạo ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực nhưng một số bất bình đẳng về kết quả là thiết yếu và có thể chấp nhận được trong một nền kinh tế năng động. Các thể chế giống nhau dẫn tới bất bình đẳng, cụ thể ở đây là quyền tự do về kinh tế và xã hội, nhưng cũng có thể được đánh giá cao về khả năng và năng lực tạo ra tăng trưởng và phồn thịnh. Quá trình Việt Nam chuyển dịch từ chủ nghĩa tập thể sang nền kinh tế thị trường vừa tạo ra cơ chế khuyến khích tạo điều kiện nuôi dưỡng những con người tài năng, dám nghĩ dám làm và chăm chỉ nhưng đồng thời cũng kéo theo một số bất bình đẳng.

Bất bình đẳng về kết quả có thể là một vấn đề quan ngại vì một số lý do sau:

• Phúc lợi: Đơn thuần là có thể mọi người thích sống trong một xã hội bình đẳng hơn. Ham muốn này có thể bắt nguồn từ sở thích nội tại của con người đối với công bằng và bình đẳng, những chuẩn mực xã hội và tín ngưỡng văn hóa về công bằng trong xã hội.14

• Gắn kết và niềm tin xã hội: Bất bình đẳng có thể làm suy giảm gắn kết xã hội và chính trị - khả năng một xã hội có thể đưa ra quyết định tập thể trong điều kiện hoà bình.15 Những người chịu thiệt thòi to lớn có thể quay qua sử dụng bạo lực và tranh chấp như là phương kế cuối cùng giúp giải quyết vấn đề của họ. Trong một nghiên cứu gần đây về bất bình đẳng tại Ai Cập, dịch chuyển xã hội hạn chế kết hợp với tình trạng bất bình đẳng được nhìn nhận ngày càng cao và khả năng không thể chịu đựng được bất bình đẳng ngày càng gia tăng đã góp phần dẫn tới tình trạng bất ổn năm 2011.16 Ở Nam Phi, mức độ bất bình đẳng trong nước cao hơn có liên quan tới tỷ lệ tội phạm cao hơn.17

• Cung cấp dịch vụ công: Bất bình đẳng cũng ảnh hưởng tới niềm tin và có thể cản trở nỗ lực hợp tác giải quyết vấn đề, đặc biệt trong quản lý các nguồn lực chung và cung cấp dịch vụ công.

• Động lực và tham vọng: Nếu một người nghèo sống trong một môi trường xung quanh là nhiều người nghèo và chỉ một số ít có đời sống khá giả hơn thì anh ta có thể chịu “lỗ hổng về khát vọng” vì vẫn còn cách rất xa so với những gì người đó hy vọng đạt được để có thể nắm bắt được. Thông qua kênh này, bất bình đẳng có thể ảnh hưởng tới động lực và lựa chọn.18

• Tiếp cận vốn: Bất bình đẳng có thể kìm hãm tăng trưởng kinh tế nếu người nghèo không có khả năng vay tiền để đầu tư vào giáo dục và các hình thức vốn sinh lợi khác.19 Hơn thế nữa, bất bình đẳng còn có thể làm giảm tỷ lệ xóa đói giảm nghèo mà tăng trưởng có thể tạo ra.

46. Nhận thức về bất bình đẳng có ý nghĩa quan trọng vì những tác động tiêu cực tiềm ẩn của bất bình đẳng chủ yếu được tạo ra từ nhận thức chứ không phải là thực tế. Ngoại trừ tiếp cận vốn, toàn bộ các kênh liệt kê ở trên đều là do nhận thức. yếu tố quyết định chính trong nhiều mô hình liên quan tới bất bình đẳng về kết quả

14 yitzhaki 1979; Verme 2011, Fehr và Schmidt 2006.15 Alesina và Perotti, 1996. 16 Verme et al. 2014 17 Demombynes và Ozler, 2004.18 Genicot và Ray 2014, Appadurai 200419 Galor and Zeira 1993, Banerjee và Newman 1993.

40 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

chính sách và phát triển không phải là khía cạnh thực tế của chính sách phân phối thu nhập mà là cách nhìn nhận của người dân. Nhận thức và thái độ đối với bất bình đẳng được định hình dựa trên nhiều yếu tố khác, bao gồm kinh nghiệm sống, niềm tin của cha mẹ và tình khí, những yếu tố vượt ngoài thực tế về bất bình đẳng.

II.3. Thực tế về Bất bình đẳng ở Việt Nam

47. Phần này trình bày mức độ và xu hướng bất bình đẳng ở Việt Nam. Phần trình bày nêu bật những thay đổi về bất bình đẳng theo thời gian, sự khác biệt về mức sống theo khu vực địa lý và khoảng cách giữa đa số và dân tộc thiểu số trước khi quay sang đề cập tới vấn đề bất bình đẳng về cơ hội, chủ yếu trong giáo dục và y tế.

III.3.1. Bất bình đẳng về Kết quả: Thu nhập và Tiêu dùng

48. Bất bình đẳng tại Việt Nam không đặc biệt cao hay thấp hơn so với các quốc gia khác dựa trên hệ số Gini được sử dụng rộng rãi. Năm 2012, hệ số Gini về thu nhập tại Việt Nam là 39,4 – nằm ở giữa đồ thị phân bổ Gini toàn cầu (Hình 2.2). Theo thước đo này, bất bình đẳng tại Việt Nam thấp hơn đáng kể so với các nền kinh tế tăng trưởng nhanh khác tại Đông Á và Đông Nam Á bao gồm Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan, song vẫn còn cao hơn Căm-pu-chia và ấn Độ.

49. Tăng trưởng dài hạn ở Việt Nam khá bình đẳng và quốc gia này đã đạt được “chia sẻ thịnh vượng” liên tục kể từ đầu những năm 1990. Bất bình đẳng được đo lường dựa trên hệ số Gini đã tăng ở mức khiêm tốn từ đầu những năm 1990 cho đến năm 2004 và sau đó ổn định trước khi giảm nhẹ theo dữ liệu cập nhật gần đây nhất (Hình 2.3). Ngân hàng Thế giới đã lấy tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân của nhóm 40% dân số nghèo nhất làm thước đo chia sẻ thịnh vượng. Xét theo tham số này, Việt Nam đã đạt được những kết quả rất tốt trong giai đoạn 1993-2012: thu nhập của nhóm 40% dân số nghèo nhất tăng 8,9%/năm, vượt tốc độ tăng trưởng 7% của nhóm 60% dân số giàu nhất (Hình 2.4).

Hình 2.2: Gần một nửa số quốc gia có hệ số Gini thấp hơn so với Việt Nam

70

60

50

40

30

20

10

0

Nam Phi

ColombiaChile

Thái Lan

Peru Trung Quốc

Nga Việt NamCăm-pu-chia

Ấn Độ ĐứcThụy Điển

Hệ số Gini trên toàn thế giới60-6950-59

30-3920-29

40-49

Nguồn: Các Chỉ số Phát triển Thế giới và phân tích Khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2012. Chú ý: Khi đánh giá tình trạng bất bình đẳng tại Việt Nam dựa trên mức tiêu dùng thay vì thu nhập thì Việt Nam có xếp hạng thấp hơn: chỉ một phần ba số quốc gia có hệ số Gini thấp hơn Việt Nam khi sử dụng tham số này.

41ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

50. Gia tăng bất bình đẳng ở mức khiêm tốn trong những năm 1990 thể hiện vai trò của ngành nông nghiệp trong giai đoạn này. Tăng trưởng trong những năm 1990 phần lớn là do tăng năng suất lao động trong ngành nông nghiệp tiếp sau quá trình phi tập thể hóa hoạt động nông nghiệp. Trong dân số chủ yếu là nông thôn, việc này đã làm gia tăng bất bình đẳng do một số hộ thu lợi nhiều hơn là các hộ khác.

51. Kể từ năm 2000, mức độ bất bình đẳng đo lường được không tăng đáng kể mặc dù có sự dịch chuyển của nhiều người dân Việt Nam từ khu vực nông nghiệp sang các khu vực có năng suất lao động cao hơn vì một số lý do sau. Trước tiên, tiếp tục tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp mặc dù ở tốc độ khiêm tốn hơn so với những năm 1990 làm cản trở những yếu tố sẽ trở thành xu hướng dẫn tới gia tăng bất bình đẳng. Thứ hai là, tăng trưởng đã lan rộng trên khắp các khu vực địa lý chứ không chỉ giới hạn ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và thu nhập cũng ngày một tăng lên ở khu vực nông thôn, thành phố và thị trấn có quy mô nhỏ hơn. Thứ ba là, sự dịch chuyển lao động không có chuyên môn đến các công việc chế biến đã làm tăng thu nhập của nhóm có thu nhập trung bình hơn là nhóm thu nhập cao và do vậy xét tổng thể cũng làm giảm tình trạng bất bình đẳng. Thứ tư là, dòng tiền lao động thành thị chuyển về quê đã làm giảm xu hướng tăng lao động trả lương dẫn tới gia tăng bất bình đẳng.20 52. Trong hai thập kỷ trở lại đây, bất bình đẳng ở Việt Nam tăng thấp hơn so với tại các nền kinh tế tăng trưởng nhanh khác ở Châu Á. Quỹ đạo của Việt Nam, với thực tế gia tăng bất bình đẳng ở mức khiếm tốn, tương tự như trường hợp của Đài Loan và Hàn Quốc trong giai đoạn phát triển ban đầu của các quốc gia này.21 Ngược lại, bất bình đẳng thu nhập tại Trung Quốc đã liên tục tăng kể từ các cuộc cải cách kinh tế những năm 1980 và duy trì ở mức cao trong những năm gần đây. Hệ số Gini về bất bình đẳng thu nhập ở Trung Quốc đã tăng từ 0,30 vào đầu những năm 1980 lên 0,47 vào năm 2012.22

53. Những thay đổi phức tạp hơn trong đồ thị phân phối diễn ra nhưng không được phản ánh đầy đủ qua hệ số Gini. Ở Hình 2.5, trong giai đoạn 2004-2012, các hộ nghèo hơn nhận thấy thu nhập của họ tăng lên đáng kể nhưng chậm hơn so với nhóm thu nhập trung bình. Tăng trưởng thu nhập nhanh nhất rơi vào nhóm “giữa” của

Hình 2.3: Tình trạng bất bình đẳng tăng nhẹ theo thời gian

Hình 2.4: Xét dài hạn, thu nhập tăng mạnh trong nhóm 40% dân số nghèo nhất

Nguồn: Phân tích của cán bộ Ngân hàng Thế giới dựa trên Khảo sát Mức sống Hộ gia đình ở Việt Nam. Hình 2.3 biểu thị hệ số Gini theo chi tiêu.

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

1992 1997 2002 2007 2012

Hệ s

ố Gi

ni

Năm

0

5

10

15

20

25

30

1992 1997 2002 2007 2012

Triệu

VNĐ

, năm

201

0

Năm

Thu nhập hàng năm của 40% nghèo nhất và 60% giàu nhất

Thu nhập bình quân nhóm 60% giàu nhấtThu nhập bình quânnhóm 40% nghèo nhất

20 Badiani-Magnusson and Brandt 2014, Thu and Booth 201321 Whyte 2014a22 Thời báo Kinh tế, 26/1/2013

42 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

Việt Nam —những người nằm trong nhóm phần trăm thu nhập từ 30 tới 80. Những hộ gia đình này sống ở khu vực nông thôn và thành thị trên khắp các vùng miền của cả nước. Những hộ gia đình nằm trong nhóm 20% dân số giàu nhất mặc dù có tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với các hộ gia đình ở vị trí trung vị hay trung bình nhưng lại có mức tăng tuyệt đối cao nhất về mức sống trong giai đoạn 2004-2012 (Hình 2.6).

54. Khác biệt về thu nhập ở khu vực nông thôn và thành thị đã giảm qua thời gian. Năm 2012, thu nhập ở thành thị cao hơn thu nhập nông thôn gần 60%. Tỷ lệ thu nhập thành thị và nông thôn năm 2012 tại Việt Nam tương tự như tại Indonesia, Malaysia và ấn Độ. Con số này ở Việt Nam là dưới 2, thấp hơn đáng kể so với của Thái Lan và Philippines với giá trị là bằng 2,2.23 Ngược lại tại Trung Quốc tỷ lệ thu nhập thành thị-nông thôn cao hơn đáng kể so với ở Việt Nam và đã tăng đáng kể qua thời gian (Hình 2.7).

23 ADB, 2012

Hình 2.7: Chênh lệch giữa thành thị nông thôn tại Việt Nam thu hẹp theo thời gian, trái ngược với của Trung Quốc nơi khoảng cách này mở rộng

Tỷ lệ thu nhập bình quân tại thành thị so với thu nhập trung bình tại nông thôn3.5

3.0

2.5

2.0

1.5

1.0

0.5Trung Quốc Việt Nam

0.01982 1987 1992 1997 2002 2007 2012

Hình 2.5: Những hộ nằm trong nhóm thu nhập trung bình - không nghèo không giàu – có tốc độ tăng thu nhập cao nhất trong số tất cả các nhóm trong giai đoạn 2004-2012

Hình 2.6: Theo số tuyệt đối, nhóm 20% dân số giàu nhất có mức tăng thu nhập lớn nhất

Nguồn: Phân tích của cán bộ Ngân hàng Thế giới dựa trên Khảo sát Mức sống Hộ gia đình ở Việt Nam (VHLSS) từ năm 2004 đến 2012.

Nhóm thu nhập Nhóm thu nhập

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Tăng trưởng nhóm phân vị, 2004-12

Tăng trưởng trung bình, 2004-12

8%

7%

6%5%

4%

3%

2%

1%

0%

Tốc

độ tă

ng tr

ưởng

hàn

g nă

m

Tăng trưởng thường niên theo nhóm thu nhập 2004-12 Thu nhập đầu người theo nhóm phân vị

40

35

30

25

20

15

10

5

010 20 30 40 50 60 70 80 90

Triệu

VNĐ

, năm

201

0

2004 2012

43ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

24 Hệ thống phân loại đô thị ở Việt Nam chia các khu vực thành thị theo thang bậc dựa trên trình độ phát triển kinh tế và mật độ dân số khác nhau (Ngân hàng Thế giới 2011b). Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được xếp vào nhóm “đặc biệt” thể hiện tầm quan trọng chiến lược về mặt kinh tế và chính trị của hai thành phố này. Đô thị loại I là các thành phố trực thuộc trung ương có dân số đông hoặc các thành phố cấp tỉnh đông dân nhất. Đô thị loại II là các thành phố cấp tỉnh có số dân ít hơn. Các thành phố cấp tỉnh có quy mô nhỏ hơn hoặc thị xã có quy mô lớn thường được xếp vào nhóm đô thị loại III. Cuối cùng là đô thị loại IV và V thường là các thị trấn và thị xã có quy mô nhỏ hơn.

55. Khoảng cách thu nhập trung bình giữa thành thị và nông thôn phản ánh sự khác biệt theo loại hình thành thị. Thu nhập tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cao gần gấp đôi mức thu nhập ở các khu vực nông thôn có tính đến mức chênh lệch về chi phí sinh hoạt.24 Sự chênh lệch về thu nhập giữa các loại hình đô thị phản ánh sự khác nhau về hoạt động giữa các khu vực thành thị. Tại các thị trấn nhỏ, 50% số hộ vẫn kiếm kế sinh nhai từ hoạt động nông nghiệp có năng suất lao động thấp hơn.

56. Vẫn còn tồn tại sự khác biệt lớn về điều kiện kinh tế giữa các vùng miền ở Việt Nam. Nghèo đói tập trung ở phía Tây Bắc và Đông Bắc, các khu vực biên giới Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ cũng như các khu vực Tây Nguyên. Mật độ tập trung nghèo đói ở Việt Nam có thể một phần là do sự khác biệt về đặc điểm địa chất và khí hậu nông nghiệp ảnh hưởng tới loại hoạt động nông nghiệp và năng suất từ các hoạt động này. Ngoài ra còn thể hiện sự khác biệt về đường kết nối giao thông và tiếp cận thị trường, cả hai yếu tố này đều ảnh hưởng tới sự hiện diện và phát triển của hoạt động phi nông nghiệp và khả năng vận chuyển trong lĩnh vực nông nghiệp.

57. Một khía cạnh quan trọng của vấn đề bất bình đẳng ở Việt Nam là sự phân chia giữa dân tộc thiểu số và các nhóm dân số còn lại. Dân tộc thiểu số chiếm 15% dân số của cả nước nhưng lại chiếm tới 70% dân số nghèo cùng cực được đo lường dựa theo chuẩn nghèo quốc gia. Ở các khu vực nghèo nhất Việt Nam đều có hiện diện lớn của các dân tốc thiểu số. Các yếu tố được xác định là đóng vai trò vào tình trạng nghèo đói dai dẳng của dân tộc thiểu số bao gồm:

• Loại trừ xã hội, văn hóa và ngôn ngữ • Cô lập về không gian địa lý và tiếp cận thị trường hạn chế

Hình 2.8: Thu nhập trung bình tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cao gần gấp đôi thu nhập trung bình tại thị trấn và khu vực nông thôn

Nguồn: Phân tích của cán bộ Ngân hàng Thế giới dựa trên Khảo sát Mức sống Hộ gia đình ở Việt Nam. Toàn bộ số liệu được điều chỉnh theo sự khác biệt về giá không gian.

0

5

10

15

20

25

30

35

40

TP HCM vàHà Nội

Các tỉnh thànhtrực thuộc trung

ương (Loại I)

Thành phố cấp tỉnh

Thị trấn (Loại III)

Thị xã (Loại IV & V)

Toàn bộ khu vực thành thị

Nông thôn

Triệu

VNĐ

, năm

201

0

Thu nhập trung bình trên đầu người năm 2002, theo loại hình đô thị

44 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

Hình 2.9: Tỷ lệ hoàn thành bậc tiểu học theo năm và dân tộc

58. Có sự khác biệt đáng kể về nghèo và các điều kiện kinh tế - xã hội giữa 54 dân tộc trên đất nước, các dân tộc có môi trường sống rất đa dạng khác nhau.25 Chẳng hạn như năm 2009 có 80% người trưởng thành dân tộc Kinh, Tày và Mường hoàn thành bậc tiểu học. Trong khi đó ngược lại con số này chỉ là 42% đối với dân tộc Dao và 25% đối với dân tộc H’mông (xem Hình 2.9). Sự chênh lệch này phản ánh sự khác biệt đã được hình thành qua nhiều thế hệ và thập kỷ. Xếp hạng của từng nhóm dân cư theo kết quả của cuộc điều tra dân số năm 1989 giống với kết quả điều tra năm 2009 mặc dù tất cả các nhóm đều đạt được những cải thiện nổi bật theo thời gian. Sự tồn tại về khoảng cách giữa các nhóm dân tộc thiểu số và đa số ở các quốc gia cho thấy xu hướng duy trì bất bình đẳng qua các thế hệ.26

16

4

52

61

24

53

42

67

68

20

7

58

74

32

62

50

75

77

42

25

68

80

46

72

62

82

83

0 20 40 60 80 100

Dao

H'mong

Nùng

Mường

Khơ me

Hoa

Thái

Tày

Kinh

Tỷ lệ % người trưởng thành hoàn thành bậc tiểu học

2009

1999

1989

II.3.2 Bất bình đẳng về Cơ hội

59. Hoàn cảnh một đứa trẻ sinh ra có ảnh hưởng tới cơ hội thành công trong cuộc sống của đứa trẻ đó. Chỉ số Cơ hội Con người (HOI) thể hiện sự bất bình đẳng về cơ hội thông qua đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoàn cảnh sống lúc sinh của một đứa trẻ tới khả năng tiếp cận các khối cơ bản của nguồn vốn con người như dịch vụ y tế và giáo dục.27 Phân tích HOI của Việt Nam cho thấy bất bình đẳng về cơ hội trong giáo dục và y tế là do bốn yếu tố chính sau: nguồn lực của hộ dân (chi tiêu), trình độ học vấn của cha mẹ, dân tộc và nơi sống (VASS 2012).

25 Trước tiên, các nhóm dân tộc đa dạng về quy mô. Hiện có 5 dân tộc có dân số trên 1 triệu người (Tày, Thái, Mường, Khơ me và H’mông). 3 dân tộc có dân số từ 500.000 đến 1 triệu người (Nùng, Dao, Hoa) và một số dân tộc có dân số dưới 5.000 dân. Các nhóm dân tộc này cũng đa dạng về vị trí địa lý. Nhiều dân tộc tập trung chủ yếu ở miền núi phía Bắc trong khi các dân tộc khác sống ở Tây Nguyên và một số phân bổ ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

26 Đây là một phần nguyên nhân tại sao trẻ sống trong các cộng đồng này đối mặt với tình trạng bất bình đẳng về cơ hội. Cha mẹ của các em có trình độ học vấn thấp hơn, các em được sinh ra trong các cộng đồng cô lập hơn, ít có cơ hội tiếp cận giáo dục trung học phổ thông và bệnh viện. Ngoài ra, các em có xu hướng nghèo hơn và ít nhận được sự nuôi dưỡng và khuyến khích trong những năm đầu đời hơn. Nghèo đói được truyền giữa các thế hệ bắt đầu từ năm đầu đời với nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng và còi cọc hơn, làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển về nhận thức và thể chất của trẻ, và tiếp tục cho đến khi trẻ trưởng thành thể hiện qua lựa chọn giáo dục và sinh kế.

27 Paes de Barros et al. 2009

• Ít có cơ hội tiếp cận đất có chất lượng • Tỷ lệ di cư thấp • Trình độ học vấn thấp

45ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

Hình 2.10: Trẻ dưới 5 tuổi còi cọc chiếm tỷ lệ lớn

Nguồn: Ngân hàng Thế giới 2013b

41%

24%

24%

16%

6%

27%

12%

41%

20%

0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45%

Q1 (nghèo nhất)

Q2

Q3

Q4

Q5 (giàu nhất)

Nông thôn

Thành thị

Dân tộc thiểu số

Kinh/Hoa

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 thấp hơn so với tuổi

28 Ngân hàng Thế giới 2011a29 Ngân hàng Thế giới, 2013b30 Ngân hàng Thế giới, 2013b31 PAHE 201232 Ngân hàng Thế giới 2011b

60. Hiện vẫn còn tồn tại sự khác biệt về bất bình đẳng cơ hội theo giới tính nhưng đã giảm đáng kể theo thời gian. Cách biệt giới trong giáo dục tiểu học đã được xóa bỏ và nữ đã theo kịp và thậm chí vượt nam về cơ hội lấy bằng đại học, ngoại trừ trường hợp của một vài dân tộc thiểu số. Khoảng cách về tham gia lực lượng lao động và thu nhập đã được thu hẹp đáng kể: mức lương của lao động nữ hiện bằng 75% mức lương của lao động nam, mức chênh lệch này thấp hơn so với tại nhiều quốc gia Đông Á khác.28

61. Suy dinh dưỡng mãn tính là nguyên nhân chính dẫn tới bất lợi đầu đời đối với trẻ em nghèo ở Việt Nam. Một bằng chứng phổ biến trên toàn thế giới cho thấy suy dinh dưỡng ở trẻ có tác động tiêu cực đáng kể tới sự phát triển trí não và kết quả học tập trong tương lai của trẻ. Mặc dù Việt Nam đạt được tiến bộ lớn về cải thiện dinh dưỡng ở trẻ song vẫn còn khoảng một phần tư trẻ trong độ tuổi dưới 5 còi cọc, cụ thể là thấp hơn so với tuổi do tình trạng suy dinh dưỡng mãn tính. Tỷ lệ trẻ thấp còi cao hơn đáng kể trong nhóm trẻ dân tộc thiểu số, trẻ xuất thân từ các hộ nghèo, trẻ sinh sống tại các khu vực nông thôn và trẻ có mẹ không được học hành chính thống.30

62. Tương tự như các quốc gia đang phát triển trên thế giới, các hộ nghèo hơn ở Việt Nam cũng ít có cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế hơn. Tiếp cận y tế và loại hình dịch vụ được hưởng có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Mặc dù đạt được tiến bộ về phổ cập bảo hiểm y tế song vẫn còn khoảng 34 triệu người hiện chưa được hưởng bất kỳ loại hình bảo hiểm y tế nào, trong đó đa số tập trung ở nhóm cận nghèo, nông dân, người phụ thuộc của lao động, lao động HTX và lao động tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.31 Hiện vẫn tồn tại một khu vực dân số lớn chịu rủi ro về khó khăn tài chính do phải trang trải chi phí y tế.32 Thêm vào đó, các hộ giàu hơn được hưởng dịch vụ y tế có chất lượng cao hơn so với hộ nghèo. Các hộ dân nằm trong nhóm 20% dân số nghèo nhất nhiều khả năng phải tới các trạm xá điều trị ngoại trú lớn hơn các hộ dân trong nhóm 20% dân số giàu nhất. Trong khi đó các hộ khá giả hơn có nhiều khả năng tới bệnh viện hơn để hưởng chất lượng chăm sóc và thuốc sẵn có cao hơn.

46 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

63. Bất bình đẳng về học tập đã tồn tại trước khi trẻ bắt đầu đi học và có thể liên hệ tới hoàn cảnh gia đình. Năm 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đánh giá mức độ sẵn sàng đi học trong nhóm trẻ 5 tuổi tại các trường mẫu giáo công lập. Khảo sát này đo lường sự phát triển của trẻ trên 5 phương diện sau: sức khỏe thể chất và tinh thần; kiến thức xã hội và năng lực; sức khỏe tâm lý/độ trưởng thành; phát triển nhận thức và ngôn ngữ; kiến thức chung và kỹ năng giao tiếp. Trẻ được đánh giá thấp nhất ở một phương diện trở lên được xem như là “dễ bị tổn thương” về mức độ sẵn sàng đi học. Hình 2.11 trình bày tỷ lệ trẻ nằm trong nhóm 10% dân số nghèo nhất trong tổng số trẻ 5 tuổi ở Việt Nam theo mức nghèo. Trẻ xuất thân từ hộ nghèo ở Việt Nam có nhiều khả năng chịu tổn thương ở một trong năm phương diện phát triển hơn. Cứ bốn trong số mười trẻ xuất thân từ các hộ nằm trong nhóm dân số nghèo nhất dễ bị tổn thương ở ít nhất một phương diện, tỷ lệ này cao gấp đôi trẻ nằm trong nhóm dân số giàu nhất.

64. Bất bình đẳng về tiếp cận giáo dục tiếp tục tồn tại ở bậc trung học cơ sở và phổ thông. Trong giai đoạn 1998-2012, sự khác biệt về tỷ lệ đi học tiểu học và trung học đã được thu hẹp giữa người nghèo và người giàu cũng như giữa khu vực thành thị và nông thôn (Hình 2.12). Ở cấp tiểu học, tỷ lệ đi học đạt gần tới mức phổ cập giáo dục giữa các hộ nghèo và giàu. Mặc dù đạt được tiến bộ đáng kể, đầu tư vào giáo dục tiếp tục không đồng đều ở bậc trung học cơ sở và phổ thông, và hoàn cảnh của một đứa trẻ khi sinh ra đóng vai trò lớn trong việc quyết định hưởng giáo dục ở bậc học cao hơn. Học phí là một trở ngại, đặc biệt đối với những người dân sống ở vùng sâu vùng xa phải gửi con đi học trung học ở xa như giải thích của một người tham gia khảo sát nhóm trọng tâm:

“Lấy tiền ở đâu ra để trả tiền học bây giờ? Học hết cấp II là đủ rồi. Học lên cấp III trên thành phố rất là đắt đỏ vì vậy hầu hết trẻ phải ở nhà sau khi học xong lớp 9.” (Người tham gia khảo sát từ một ngôi làng ở Quảng Nam).

Hình 2.11: Trẻ có xuất thân từ hoàn cảnh thu nhập thấp dễ bị tổn thương về mức độ sẵn sàng đi học hơn

Nguồn: Ngân hàng Thế giới 2013b

41.3

18.5 16.3 14.518

34.3

21.4

7.1 8.2 9.2 8.1 9.7

Thấp ở tối thiểu một phương diện

Sức khỏe thể chấtvà tinh thần

Phát triển xã hội

Sự trưởng thành về tâm lý

Phát triển ngôn ngữ

và nhận thức

Giao tiếp và kiến thức

chung

Tỷ lệ trẻ nằm trong nhóm xếp hạng thấp nhất của từng phương diện đánh giá

Hộ nghèo Hộ phi nghèo

47ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

Hình 2.12: Gia tăng tỷ lệ đi học tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông của trẻ có xuất thân khác nhau

79%94% 92% 95%

32%

87%71%

94%

4%

54%

36%

83%

20%Nghèo

nhất

20%Giàu nhất

20%Nghèo

nhất

20%Giàu nhất

20%Nghèo

nhất

20%Giàu nhất

20%Nghèo

nhất

20%Giàu nhất

20%Nghèo

nhất

20%Giàu nhất

20%Nghèo

nhất

20%Giàu nhất

1998 2012 1998 2012 1998 2012Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông

Tỷ lệ đi học tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông đúng tuổi

Nguồn: Ước tính của cán bộ Ngân hàng Thế giới dựa trên Khảo sát Mức sống Hộ gia đình ở Việt Nam năm 1998 và năm 2012

65. Tiếp cận hạ tầng cơ bản cho hộ gia đình cũng là một cơ hội. Tỷ lệ tiếp cận điện và nguồn nước cải thiện hiện ở mức cao tại Việt Nam và khá đồng đều. Các dân tộc thiểu số và nhóm dân số nghèo nhất có cơ hội tiếp cận điện nước thấp nhất song tỷ lệ này vẫn lớn. Tuy nhiên, tỷ lệ tiếp cận nhà vệ sinh cải thiện lại thể hiện sự phân chia thứ bậc cao về địa vị kinh tế - xã hội. Trong khi gần như toàn bộ nhóm dân số giàu nhất có nhà vệ sinh cải thiện thì tỷ lệ này ở nhóm dân số nghèo nhất chỉ là 33% và 26% đối với nhóm dân tộc thiểu số.

Hình 2.13: Tỷ lệ % hộ dân tiếp cận cơ sở hạ tầng cơ bản

33%

61%

79%

88%

96%

65%

93%

26%

81%

0% 50% 100%

Q1 (Nghèo nhất)

Q2

Q3

Q4

Q5 (giàu nhất)

Nông thôn

Thành thị

Dân tộc thiểu số

Kinh/Hoa

Q1 (Nghèo nhất)

Q2

Q3

Q4

Q5 (giàu nhất)

Nông thôn

Thành thị

Dân tộc thiểu số

Kinh/Hoa

Q1 (Nghèo nhất)

Q2

Q3

Q4

Q5 (giàu nhất)

Nông thôn

Thành thị

Dân tộc thiểu số

Kinh/Hoa

78%

89%

93%

95%

96%

88%

96%

73%

93%

0% 50% 100%

91%

98%

99%

99%

100%

97%

100%

86%

99%

0% 50% 100%

Nguồn: Phân tích của cán bộ Ngân hàng Thế giới dựa trên Khảo sát Mức sống Hộ gia đình ở Việt Nam năm 2012.

Tiếp cận điều kiện vệ sinh cải thiện Tiếp cận nguồn nước cải thiện Kết nối với lưới điện quốc gia

48 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

II.4. Bất bình đẳng trong nhóm thu nhập cao

66. Hầu hết những quan ngại về tăng bất bình đẳng tập trung vào khoảng cách giữa những người rất giàu với số đông người dân Việt Nam. Hình thức bất bình đẳng này là chủ đề của cuốn sách Vốn trong Thế kỷ Hai mươi mốt, của học giả người Pháp Thomas Piketty, một cuốn sách bán chạy trên thế giới đã dấy lên nhiều phản ứng và tranh luận của các nhà kinh tế học trên thế giới. Tương tự, nhiều người tham gia khảo sát về nhận thức ở Việt Nam như trình bày trong mục II.5 của nghiên cứu này cho biết họ cũng lo ngại về khoảng cách này.

67. Thật không may là ít người biết tới bất bình đẳng trong nhóm thu nhập cao ở Việt Nam vì các cuộc khảo sát hộ gia đình thường không phù hợp để tìm hiểu nhóm dân số thu nhập cao nhất. Trước tiên, các hộ giàu tham gia phỏng vấn trong khảo sát này nhiều khả năng khai báo thu nhập thấp hơn. Thứ hai là, ít có khả năng các hộ giàu đồng ý tham gia phỏng vấn. Ba là, các hộ giàu có thể sống trong chung cư hoặc những nơi ở mà cán bộ điều tra không thể tiếp cận. Thứ tư là do kích thước mẫu hạn chế nên không có khả năng các hộ siêu giàu sẽ xuất hiện trong một khảo sát thông thường. Đây là những vấn đề chung ở phần lớn các cuộc khảo sát hộ gia đình chứ không chỉ riêng cho Việt Nam.

68. Khảo sát tiền lương ở các doanh nghiệp cho thấy sự phân tán đáng kể ở nhóm dân số giàu nhất. Báo cáo từ các cuộc khảo sát tiền lương do các công ty tư vấn tiền lương doanh nghiệp thực hiện cho thấy mức lương trung bình tại 4 nhóm công việc so với mức lương cao nhất theo báo cáo kết quả Khảo sát mức sống hộ gia đình ở Việt Nam (VHLSS), đây là cơ sở cho phân tích Phần II.2 của Trọng tâm Đặc biệt này (Hình 2.14).33 Điểm đáng lưu ý là giá trị cao nhất trong Khảo sát VHLSS cao hơn mức trung bình trong khảo sát tiền lương đối với các vị trí chuyên và bán chuyên nhưng dưới mức lương trung bình của cấp quản lý và điều hành trong khảo sát này.34

33 Các khảo sát này không phải là khảo sát mẫu vì vậy không thể ước tính số lượng người trong dân số hướng mức lương như vậy. Ngoài ra, các khảo sát này thường nhắm tới các công ty nước ngoài trả lương cao. Tuy vậy, chúng cung cấp một vài chỉ số về mức lương cao.

34 Một khảo sát khác về tiền lương trong doanh nghiệp, Robert Walters (2012), cho thấy mức lương theo loại công việc tương tự như trình bày ở đây. Mức lương cao nhất báo cáo trong khảo sát VHLSS là giống nhau trong các năm 2006, 2008 và 2010 tương đương với giá trị năm 2012 (điều chỉnh lạm phát Việt Nam đồng). n-adjusted VND.)

Hình 2.14: Mức lương trung bình hàng năm theo vị trí công việc, Theo Khảo sát Tiền lương ở các doanh nghiệp

3000

2000

2500

1500

1000

500

0

853

Bán chuyên Chuyên Giá trị cao nhất Cấp quản lý Cấp điều hành

Triệu

VNĐ

, năm

201

2

Nguồn: Số liệu về mức lương cao nhất trong khảo sát VHLSS dựa trên phân tích của cán bộ Ngân hàng Thế giới. Các số liệu khác là trung bình của các nhóm theo báo cáo của Mercer và Talentnet (2012). Các số liệu này dựa trên biểu thị đồ thị và do vậy mang tính ước tính. Toàn bộ số liệu tương ứng với năm 2012.

49ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

69. Thông tin công khai về tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của các cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam nêu bật sự chênh lệch ở nhóm dân số giàu nhất. Ít có sự thay đổi về tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu trung bình cao nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm gần đây.35 Tài sản của nhóm thu nhập thấp trên thị trường chứng khoán có sự khác biệt rất lớn, cụ thể giá trị nắm giữ cao nhất của người giàu nhất là gần 20 nghìn tỷ VNĐ, cao gấp 6 lần giá trị trung bình của nhóm 2-10 người giàu nhất và gần gấp 50 lần giá trị trung bình của nhóm 11-100 người giàu nhất.

70. Số lượng và tốc độ tăng dân số siêu giàu tại Việt Nam tính từ năm 2003 tương đương với các quốc gia có cùng mức thu nhập bình quân trên đầu người như Việt Nam. Giới siêu giàu gồm những người có tổng tài sản ròng từ 30 triệu USD trở lên không bao gồm nơi ở chính.36 Tại Việt Nam năm 2013, ước tính có khoảng 110 người siêu giàu so với con số 34 người năm 2003. Tỷ lệ người siêu giàu trên triệu dân tại Việt Nam đã tăng thêm 280% kể từ năm 2003, đạt tỷ lệ lớn hơn 1 trong năm 2013. Hình 2.15 thể hiện số lượng và tốc độ tăng dân số siêu giàu so với mức GDP bình quân đầu người tại 84 quốc gia bao gồm Việt Nam. Dòng phù hợp nhất trên đồ thị trình bày mối quan hệ trung bình giữa mức GDP bình quân đầu người với quy mô và tốc độ tăng trưởng dân số siêu giàu. Số liệu đầu tiên phản ánh số lượng người siêu giàu tại Việt Nam không cao đột biến so với một quốc gia có mức thu nhập tương tự. Bên cạnh đó, số liệu thứ hai thể hiện số lượng người siêu giàu đã tăng đáng kể trên thế giới và tỷ lệ tăng ở Việt Nam là thường thấy ở một quốc gia có tốc độ tăng trưởng như Việt Nam.

35 Dữ liệu này không đại diện cho bức tranh toàn cảnh vì những cá nhân giàu có sẽ thường sở hữu những tài sản khác bao gồm tiền gửi ngân hàng, trái phiếu, bất động sản, tỷ lệ nắm giữ tại các sàn giao dịch chứng khoán khác và cổ phiếu sở hữu kinh doanh không giao dịch trên thị trường chứng khoán.

36 Nhiều công ty tư vấn quốc tế duy trì cơ sở dữ liệu về tài sản trên thế giới và phát hành các báo cáo thường niên về tài sản trên thế giới với

các định nghĩa và phân loại khác nhau về giàu có. Những số liệu trên đượt trích ra từ Knight Frank Research (2014).

Hình 2.15: Số lượng và tốc độ tăng dân số siêu giàu tại Việt Namtương đồng với các quốc gia khác có cùng mức thu nhập

0%

100%

200%

300%

400%

500%

-50% 0% 50% 100% 150%Tốc đ

ộ tăn

g % tỷ

lệ ng

ười s

iêu gi

àu

trên 1

triệu

dân,

2003

-201

3

Tăng % GDP đầu người giai đoạn 2003-2012

0

1

10

100

1000

100 1000 10000 100000

Dân s

ố siêu

giàu

trên 1

triệu

dân n

ăm 20

12

GDP đầu người 2012 (cố định 2005, $US)

Nguồn: Phân tích của cán bộ Ngân hàng Thế giới dựa trên số lượng người siêu giàu theo Knight Frank Research (2014), dữ liệu dân số và GDP từ Các Chỉ số Phát triển Thế giới. Chấm màu đỏ tương ứng với Việt Nam.

50 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

71. Một thước đo thô khác cho thấy bất bình đẳng về giàu có tại Việt Nam không mang tính cực đoan như tại các quốc gia khác. Việt Nam hiện chỉ mới có một người có tên trong danh sách tỷ phú của Forbes (2014) với số của cải trị giá 1,4 tỷ USD. Tại nhiều quốc gia khác bao gồm một số quốc gia đang phát triển, những người giàu nhất thường có giá trị của cải lớn hơn. Những người giàu nhất Việt Nam có tổng tài sản tương đương gần 800.000 lần mức thu nhập bình quân đầu người của cả nước và chiếm gần 1% GDP năm. Những số liệu này vẫn còn cách xa so với mức cực trị trên thế giới. Chẳng hạn như tại Mehico, số của cải của người giàu nhất nước này gấp 7 triệu lần mức GDP bình quân đầu người và chiếm hơn 6% tổng GDP của cả nước.

72. Cần có các phương pháp tiếp cận sáng tạo hơn để tìm hiểu quá trình thay đổi bất bình đẳng ở Việt Nam. Dữ liệu trình bày ở đây chỉ mới đưa ra một bức tranh chưa hoàn hảo. Các phương pháp khác đã được sử dụng để phân tích thu nhập của nhóm dân số giàu nhất và mức của cải ở các quốc gia khác. Cụ thể, phần lớn kết quả trong Piketty (2014) dựa trên những dữ liệu rút ra từ báo cáo thuế thu nhập tại nhiều quốc gia. Dữ liệu về thuế thể hiện nhược điểm của nó là: tại nhiều quốc gia bao gồm Việt Nam, tương đối ít người phải đóng thuế và các biện pháp trốn thuế sẽ làm giảm mức thu nhập kê khai.

II.5. Nhận thức về Bất bình đẳng

73. Phần này trình bày quan điểm của người dân Việt Nam về bất bình đẳng dựa trên một khảo sát Nhận thức về Bất bình đẳng do Ngân hàng Thế giới và Viện Khoa học Lao động và Xã hội thực hiện. Khảo sát này đưa ra bức tranh đặc thù về mức độ quan ngại của người dân Việt Nam đối với tình trạng bất bình đẳng, hình thức bất bình đẳng mà họ lo ngại nhất và đối tượng nào bày tỏ mối lo ngại lớn nhất.

II.5.1 Người dân Việt Nam có quan ngại về bất bình đẳng không?

74. Mặc dù mức độ và tốc độ gia tăng bất bình đẳng đo lường được là không đáng kể nhưng nhận thức trong các nhóm dân số lớn cho thấy mối quan ngại về bất bình đẳng. Phần lớn những người được khảo sát, và tám trong số mười người dân đô thị cho biết họ quan ngại về bất bình đẳng về mức sống tại Việt Nam (Hình 2.16). Người dân Trung Quốc cũng thể hiện thái độ tương tự đối với tình trạng bất bình đẳng, cụ thể năm 2004 có 72% người trả lời khảo sát cho rằng tình trạng bất bình đẳng xảy ra quá nhiều.37 Trong Khảo sát Giá trị Thế giới năm 2006, người dân Việt Nam trả lời khảo sát bày tỏ ít quan ngại về bất bình đẳng hơn so với người dân của nhiều quốc gia khác trong đó có Trung Quốc, Nga và ấn Độ.38

37 Whyte 201138 Ước tính của nhân viên Ngân hàng Thế giới sử dụng dữ liệu Khảo sát Các Giá trị Toàn cầu.

51ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

75. Bất bình đẳng về mức sống ở cấp địa phương làm dấy lên ít lo ngại hơn là tình trạng bất bình đẳng trên cả nước. Trên 95% người trả lời tại khu vực thành thị hoặc nông thôn cho biết họ nhìn thấy sự chênh lệch về mức sống ở địa phương của họ song chỉ một nửa số người trả lời nghĩ rằng đó là một vấn đề. Điều này có thể phản ánh một phần việc tập trung dân số có mức sống tương đương trong cùng một cộng đồng. Tình hình tương tự cũng đã từng thấy ở Trung Quốc: theo một khảo sát quốc gia về quan điểm đối với bất bình đẳng được thực hiện năm 2004, đa số người dân Trung Quốc cảm thấy sự chênh lệch về thu nhập ở cấp quốc gia lớn hơn con số cần đạt được và cứ một trong số ba người dân nhận thấy tình trạng chênh lệch thu nhập hiện tại ở địa phương là quá nhiều.39

76. Bất bình đẳng được xem như là vấn đề lo ngại nhất trong phạm vi nhóm mà người được khảo sát so sánh bản thân họ. Những người tham gia khảo sát được yêu cầu mô tả theo họ thế nào là một người giàu, người nghèo hoặc trung lưu trong xã hội. Nhóm tham chiếu bất bình đẳng của một cá nhân được định nghĩa là những người mà họ mô tả trong bài tập này. Những người trả lời khảo sát cho biết họ là những người lo ngại nhất về bất bình đẳng trong nhóm tham chiếu của mình.

77. Người trẻ nhiều khả năng lo ngại về bất bình đẳng hơn là người lớn tuổi; và người dân đô thị nhiều khả năng bày tỏ mối quan ngại về bất bình đẳng hơn là người dân nông thôn. Nhiều khả năng người trẻ cho biết họ lo ngại về bất bình đẳng trên mọi phương diện và mọi cấp - ở cấp xã, tỉnh và cả nước - hơn là người lớn tuổi.

Hình 2.16: Bất bình đẳng về mức sống được phần lớn người trả lời khảo sát xem là một vấn đề và là mối quan ngại lớn hơn ở khu vực thành thị so với khu vực nông thôn

Nông thôn Đô thị hóaBán nông thôn Thành thị

80%

53%61% 64%

76%

60%

40%

20%

0%

Tỷ lệ người lo ngại về sự khác biệt mức sống ở Việt Nam

Nguồn: Phân tích của cán bộ Ngân hàng Thế giới dựa trên Khảo sát Nhận thức về Bất bình đẳng.

39 Whyte 2010

52 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

78. Người dân thành thị bày tỏ mối quan ngại mạnh mẽ nhất về bất bình đẳng. Tại các khu vực nông thôn, chỉ một nửa số người trả lời khảo sát lo ngại về tình trạng bất bình đẳng trên cả nước. Kết quả này tương tự với kết quả của hai cuộc khảo sát nhận thức về bất bình đẳng tại Trung Quốc, cụ thể những người trả lời khảo sát ở nông thôn có quan điểm tích cực về bất bình đẳng thu nhập hơn là người dân thành thị. Sự khác biệt về quan điểm ở khu vực thành thị và nông thôn có thể phản ánh nhiều yếu tố như sự đa dạng của người dân sống xung quanh và những người họ thấy trong cuộc sống hàng ngày, họ có đi lại nhiều không và họ lấy thông tin từ đâu.

2.5.2 Tại sao quan điểm về bất bình đẳng lại khác nhau?

79. Nghiên cứu lý do tại sao quan điểm lại khác nhau có thể cho chúng ta biết thực tế mối lo ngại về bất bình đẳng có thể thay đổi như thế nào cùng với sự thay đổi về thế hệ và đô thị hóa. Có sự khác biệt lớn về cách mọi người nghĩ về bất bình đẳng, và đặc biệt là trong các nhóm tham chiếu. Hiểu rõ hơn về hình thức bất bình đẳng mọi người chứng kiến và quan ngại có thể giúp theo dõi sự thay đổi quan điểm của xã hội về vấn đề bất bình đẳng như thế nào qua thời gian. Cụ thể trong nhóm dân số nông thôn, những người di chuyển ít và phụ thuộc vào nguồn thông tin địa phương chủ yếu nghĩ tới những người giàu và người nghèo mà bản thân họ biết. Các xu hướng đô thị hóa, thay đổi nguồn thông tin và đi lại nhiều hơn chắc chắn sẽ thay đổi cách mọi người nhìn nhận và nghĩ về tình trạng chênh lệch về mức sống.

80. Việc thiếu quan ngại về bất bình đẳng có thể phản ánh không đầy đủ tình trạng chênh lệch ở Việt Nam. Có hai lý do tại sao người ta có thể ít lo ngại về chênh lệch mức sống. Trước tiên, họ có thể biết tới vấn đề bất bình đẳng, nghĩ về nó nhưng có thể không coi nó là một mối lo ngại. Ngược lại, họ có thể không nhận ra sự tồn tại của bất bình đẳng và do vậy nó cũng không gây rắc rối gì cho họ. Khảo sát Nhận thức về Bất bình đẳng cho phép chúng ta phân biệt giữa những cách lý giải này. Hơn 30% người dân nông thôn và 10% người dân thành thị tham gia trả lời khảo sát cho biết họ hoàn toàn không nghĩ tới vấn đề bất bình đẳng ở Việt Nam.

40 Whyte 2014

Hình 2.17: Người trẻ nhiều khả năng bày tỏ mối quan ngại về sự chênh lệch hơn

Tỷ lệ người lo ngại về sự khác biệt mức sống

15-31

55%49%

72%

58%

Xã Tỉnh Cả nước Nhóm tham khảo

72%

59%

90%81%48+

Nguồn: Phân tích của cán bộ Ngân hàng Thế giới dựa trên Khảo sát Nhận thức về Bất bình đẳng. Số liệu ở đây trình bày tỷ lệ phần trăm người trả lời khảo sát bày tỏ quan ngại về bất bình đẳng ở một xã, tỉnh thành và trên cả nước, theo nhóm tham khảo và nhóm tuổi.

53ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

81. Sự khác biệt về mối quan ngại đối với tình trạng bất bình đẳng ở Việt Nam một phần là do những gì mọi người nhìn nhận về thế giới xung quanh: người dân thành thị có nhiều khả năng chứng kiến sự bất bình đẳng trong cuộc sống hàng ngày hơn do họ phải tiếp xúc với nhiều người có nguồn gốc khác nhau hơn. Nhiều khả năng người dân ở các khu vực thành thị và đô thị hóa chỉ ra những người mà họ thấy nhưng bản thân họ không quen biết. Điển hình như, trong một khảo sát nhóm trọng tâm, một tiểu thương bán hàng ở chợ tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết “người giàu có nhất mà tôi biết là người phụ nữ sống kế bên và bà ấy mua bao nhiêu hoa quả bà ấy thích mà không cần hỏi giá tiền. Tôi không biết nhiều về bà ấy và cũng không nói chuyện nhưng chắc hẳn bà ấy rất giàu.” Ở các khu vực nông thôn, từ kinh nghiệm trực tiếp của mình, những người trả lời khảo sát thường chỉ ra những người mà bản thân họ quen biết hơn.

Hình 2.18: Đi lại có thể gia tăng hiểu biết và quan ngại về bất bình đẳng

11%

22%24%

Chỉ đi lại trong một huyện

Chỉ đi lại trong phạm vi tỉnh

Quan ngại về bất bình đẳng ở Việt Nam, theo những người chưa từng bước ra khỏi làng quê của mình

Đi sang một tỉnh khác

Nguồn: Phân tích của cán bộ Ngân hàng Thế giới dựa trên Khảo sát Nhận thức về Bất bình đẳng. Số liệu ở đây trình bày tỷ lệ % gia tăng quan ngại về bất bình đẳng của những người chưa từng đi khỏi lũy tre làng. Kết quả báo cáo là giá trị ước tính từ hồi quy OLS trong đó biến phụ thuộc là liệu một người quan ngại về bất bình đẳng ở cấp tỉnh hay cả nước. Số liệu hồi quy kiểm soát về độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, thu nhập bình quân đầu người hàng tháng, thành thị/nông thôn, nguồn thông tin và mức thu nhập được cho là hộ nghèo, hộ giàu và trung lưu.

82. Người dân thành thị nhận thấy khoảng cách về thu nhập giữa người giàu và người nghèo lớn hơn và hay ước đoán về nhóm người siêu giàu hơn. Khảo sát Nhận thức về Bất bình đẳng yêu cầu những người tham gia cho biết theo họ người nghèo và người giàu kiếm được bao nhiêu tiền một tháng. Có sự khác biệt lớn giữa khu vực thành thị và nông thôn về cách nhìn như thế nào được coi là “giàu”. Ở nông thôn, thu nhập trung bình của một người được cho là giàu nhất là 10 triệu đồng/tháng trong khi con số thu nhập của người được cho là giàu ở thành thị cao gấp 4 lần: 40 triệu đồng/tháng. Tại các khu vực thành thị và đô thị hóa, những người tham gia có xu hướng chỉ ra những người giàu có mà bản thân họ không quen biết hơn và khai báo giá trị thu nhập rất cao so với người dân nông thôn. Giá trị thu nhập theo phản hồi của một số người dân thành thị tương đương mức thu nhập cao nhất được nêu ở phần II.4.

83. Có sự thống nhất lớn hơn về định nghĩa nghèo ở Việt Nam. Người dân ở các khu vực nông thôn, bán nông thôn và đô thị hóa có cùng quan điểm về mức thu nhập của người nghèo, theo họ thì thu nhập vào khoảng 500.000 đồng/tháng. Những ước đoán về nhóm người giàu và siêu giàu có ảnh hưởng không tương xứng tới mối quan ngại về bất bình đẳng.

54 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

Hình 2.19: Người dân thành thị nhiều khả năng chứng kiến tình trạng bất bình đẳng và sự chênh lệch lớn giữa người giàu và người nghèo hơn

Nguồn: Phân tích của cán bộ Ngân hàng Thế giới dựa trên Khảo sát Nhận thức về Bất bình đẳng.

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

Rất nông thôn Bán nông thôn Nông thôn đang đô thị hóa

Thành thị

Triệu

VNĐ

Khu vực mà người trả lời khảo sát sinh sống

“Theo anh/chị, người giàu, người nghèo và trung lưu kiếm được bao nhiêu tiền?”Kết quả trung bình theo nơi ở của người trả lời

Giàu

Trung lưu

Nghèo

84. Sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn về mối quan ngại bất bình đẳng phản ánh sự dịch chuyển lớn hơn và tiếp cận nhiều thông tin hơn. Những người di chuyển nhiều có thể được chứng kiến và nghĩ về tình trạng chênh lệch trên khắp Việt Nam lớn hơn và xem đây là một vấn đề hơn là những người không bao giờ đi đâu cả (Hình 2.20). Người dân nông thôn ít có khả năng di chuyển và khi họ có thể thì họ cũng đi lại ít hơn là người dân thành thị. Gần như tất cả những người trả lời khảo sát cho biết họ nắm được các sự kiện diễn ra trên khắp Việt Nam nhưng có sự khác biệt về cách họ lựa chọn thông tin. Người dân thành thị có nhiều khả năng kết nối với internet và sử dụng các nguồn thông tin truyền thông dạng viết để tìm hiểu về cuộc sống ở Việt Nam hơn. Một nửa sự khác biệt về nhận thức giữa khu vực thành thị và nông thôn có thể được giải thích là do người dân nông thôn ít có khả năng di chuyển nhiều hơn và do việc sử dụng các nguồn thông tin khác ở nông thôn.

85. Mối quan ngại về bất bình đẳng lớn hơn ở nhóm người trẻ một phần phản ánh việc họ có cơ hội tiếp cận các phương tiện truyền thông quốc gia và internet lớn hơn và cho thấy có thể có sự thay đổi giữa các thế hệ về cách mọi người nghĩ về bất bình đẳng. Trong Khảo sát Nhận thức về Bất bình đẳng, những người tham gia được hỏi về ba nguồn thông tin chính giúp họ tìm hiểu cuộc sống ở Việt Nam là gì. Gần một nửa số người trả lời trong độ tuổi từ 16 đến 32 cho biết họ lấy thông tin từ Internet so với con số 15% ở nhóm tuổi trên 32. Họ cũng có ít có khả năng dựa vào thông tin địa phương như bạn bè, gia đình và cán bộ xã hơn.

55ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

II.5.3. Hình thức bất bình đẳng nào gây ra quan ngại lớn nhất?

86. Bất bình đẳng trong tiếp cận và chất lượng y tế chiếm quan tâm nhiều hơn tại các khu vực nông thôn trong khi bất bình đẳng trong chất lượng và tiếp cận giáo dục lại là mối quan ngại lớn hơn tại khu vực thành thị. Người trả lời khảo sát Nhận thức về Bất bình đẳng đã được yêu cầu cho biết hình thức bất bình đẳng nào họ cho là khó giải quyết nhất (Hình 2.20). Người dân ở khu vực thành thị cho rằng bất bình đẳng thu nhập là một nguyên nhân gây quan ngại nhiều hơn so với người dân nông thôn. Mặc dù cả hai nơi đều bày tỏ mối lo ngại sâu sắc về chênh lệch trong tiếp cận các dịch vụ y tế và giáo dục công, song tỷ lệ người dân nông thôn thể hiện lo ngại về bất bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe cao hơn 10 điểm phần trăm so với tỷ lệ này ở người dân thành thị. Bất bình đẳng về đất đai là ít được nhắc đến nhất trong kết quả khảo sát ở cả khu vực thành thị cũng như nông thôn, điều này gây ngạc nhiên bởi vai trò quan trọng của đất đai trong việc tạo thu nhập ở nông thôn. Có một điều dễ hiểu là nhóm người trả lời lớn tuổi thường bày tỏ quan ngại về bất bình đẳng y tế và ít lo lắng hơn về bất bình đẳng trong giáo dục so với nhóm người trẻ tuổi.

Hình 2.20: Chênh lệch trong mức sống được coi là một vấn đề, đặc biệt là ở vùng nông thôn

Nguồn: Ước tính của cán bộ Ngân hàng thế giới dựa trên Khảo sát Nhận thức về Bất bình đẳng.

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

35%

40%

45%

50%

Thu nhập Y tế Giáo dục (Chất lượng và tiếp cận)

Các mối quan hệ Đất đai

Tỷ lệ

% n

gười

trả

lời đ

ánh

giá

bất b

ình

đẳng

đá

ng lo

ngạ

i

"Anh/chị coi sự bất bình đẳng nào là đáng lo ngại nhất?": Câu trả lời chia theo khu vực thành thị và nông thôn

Nông thôn Thành thị

87. Trong nhóm người trả lời lớn tuổi và các hộ gia đình nông thôn, bất bình đẳng trong y tế và giáo dục đáng lo ngại hơn so với bất bình đẳng thu nhập. Khi được hỏi loại bất bình đẳng nào là đáng lo ngại nhất, những người trả lời lớn tuổi và sống ở nông thôn thường chọn những loại bất bình đẳng ảnh hưởng đến cơ hội cho một trẻ em hoặc người lớn có được để cải thiện hoàn cảnh sống – đó là bất bình đẳng trong tiếp cận và chất lượng y tế cũng như chất lượng và tiếp cận giáo dục. Gần một nửa số người trả lời sống ở vùng nông thôn quan ngại nhiều nhất về những bất bình đẳng trong lĩnh vực y tế và giáo dục. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, những người trẻ tuổi lại cho rằng bất bình đẳng trong thu nhập là đáng lo nhất; 44% người trả lời sống ở thành thi và 50% người trả lời là thanh niên đã quan tâm nhiều nhất đến chênh lệch trong thu nhập. Những bất bình đẳng trong quy trình – ví dụ,

56 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

41 Whyte 2014, Alesina và Angeletos 2005, và Ước tính của cán bộ Ngân hàng Thế giới từ Khảo sát Giá trị Thế giới

sử dụng tầm ảnh hưởng của quan chức để mưu cầu lợi ích kinh tế hoặc để được tiếp cận dễ dàng hơn các dịch vụ công – không có vẻ gây ra lo ngại lớn nhất, và chỉ có 15% số người trả lời coi đây là vấn đề nghiêm trọng nhất. Sự nhấn mạnh vào bất bình đẳng trong giáo dục và y tế có thể phản ánh tầm quan trọng của những dịch vụ công này trong việc hỗ trợ con cái của các gia đình nghèo vươn tới thành công trong cuộc sống, dựa trên bày tỏ của một nhóm người trả lời phỏng vấn nhóm tập trung:

“Hi vọng duy nhất của tôi là cho con cái có một cuộc sống tốt đẹp như con nhà người khác. Giờ tôi có thể quá nghèo không thể sống ngẩng cao đầu, nhưng nếu sau này con cái tôi được sống tốt hơn bố mẹ, thì tôi rất vui mừng (anh Kinh, một người dân nghèo ở Quảng Nam).

II.5.4. Những động lực dẫn đến bất bình đẳng theo ý kiến người dân?

88. Phần lớn người trả lời khảo sát nói rằng những bất bình đẳng giữa giàu và nghèo xuất phát một phần từ những động lực “tích cực”, đặc biệt là tài năng và nỗ lực. Chênh lệch thu nhập ngày một giãn rộng được nhiều người trong cuộc phỏng vấn nhóm trong nghiên cứu định tính cho là chấp nhận được nếu chênh lệch đó gắn với sự chăm chỉ làm việc, nỗ lực, đầu tư vào giáo dục và các hoạt động tạo thu nhập hợp pháp. Sáu trong mười người trả lời cho rằng lý do quan trọng nhất dẫn đến người giàu có sống tốt hơn là do họ có tài năng và chăm chỉ lao động. Những quan điểm này của người Việt Nam cũng giống như ở Trung Quốc và Mỹ, những nơi mà phần lớn người dân tin tưởng mạnh mẽ vào kết quả của tài năng và nỗ lực41 . Những ý kiến này được thể hiện qua câu trả lời của hai người trong nhóm phỏng vấn:

“Tôi nghĩ hoàn cảnh gia đình không quá quan trọng. Cứ nhìn vào trường hợp của anh bí thư đoàn thanh niên trong xóm tôi mà xem. Bố mẹ anh ấy từng nghèo nhất xóm, thế mà bây giờ cả làng chả ai bằng anh.”

“Xã hội nào cũng có người giàu và người nghèo. Người giàu được học hành tốt và biết cách làm ăn. Tôi không thể đổ lỗi cho ai về cái nghèo của mình được (một người dân nghèo ở Khơ-me, Trà Vinh).

89. Một nhóm nhỏ đáng kể đã nêu bật tầm vai trò của hoàn cảnh gia đình. Bên cạnh việc thừa nhận vai trò của chăm chỉ làm việc sẽ quyết định thu nhập của một cá nhân tại Việt Nam, nhiều người cho rằng gia đình cũng có ảnh hưởng quan trọng đối với tương lai của một con người. Bốn trong mười người trả lời phỏng vấn cho rằng thành công của những cá nhân và hộ gia đình giàu có gắn với hoàn cảnh gia đình của họ, và gần một nửa cho rằng hoàn cảnh gia đình ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đói, ví dụ như quan điểm dưới đây:

“Khi mà anh nghèo, anh sẽ không có nhiều tiền đầu tư cho học hành của con cái, vì vậy con cái có thể bị thất học giống cha mẹ. Nhà nghèo thì chỉ có thể lo cho con học đến hết lớp 12 thôi.” (Một người trả lời phỏng vấn ở Khơ-me, Trà Vinh).

57ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

II.5.5. Vì sao nhận thức lại đóng vai trò quan trọng?

90. Quan ngại về bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo tăng lên khi người ta tin rằng sự chênh lệch xuất phát từ những cách làm phi pháp. Những người trả lời khảo sát tin rằng người giàu sống tốt hơn do sử dụng những cách thức phi pháp để tạo thu nhập thường cho rằng bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam là một vấn đề lớn, và cũng thường coi bất bình đẳng trong giáo dục và y tế là đáng lo ngại (Hình 2.22). Trong số những người đánh giá bất bình đẳng thu nhập là vấn đề đáng lo ngại, tỷ lệ người tin rằng người giàu kiếm tiền bằng những cách thức phi pháp cao hơn 16 điểm phần trăm so với những người tin rằng người giàu kiếm tiền nhờ chăm chỉ làm ăn và có tài năng. Cả Khảo sát Nhận thức về Bất bình đẳng và nghiên cứu định tính đều cho thấy bất bình đẳng xuất phát từ các hoạt động phi pháp thường không được chấp nhận. “Có một số loại người giàu có phi pháp, và chúng tôi không chập nhận những loại người này, chúng tôi coi như vậy là bất công. Ví dụ, một số thương nhân bán hạt giống cho chúng tôi với giá quá cao. Và tham nhũng thì xảy ra ở mọi cấp.” (một thanh niên, xã Chiềng Khoa, Sơn La).

Hinh 2.21: Nhiều người tin rằng người giàu sống tốt hơn vì họ nỗ lực và có tài năng, song vị thế gia đình, các mối quan hệ và những lý do phi pháp cũng đóng vai trò quan trọng. Nghèo đói được coi là do hoàn cảnh

thường nằm ngoài tầm kiểm soát của một cá nhân, bao gồm cả sức khỏe yếu.

Nguồn: Ước tính của cán bộ Ngân hàng thế giới dựa trên Khảo sát Nhận thức về Bất bình đẳng.

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Tài năng/nỗ lực

Hoàn cảnh gia đình

Có quan hệ

Lý do phi pháp

Sức khỏe yếu

Hoàn cảnh gia đình

Không có khả năng

Lười biếng

Giàu

Nghè

o

% người trả lời đồng ý với lý do tương ứng dẫn đến giàu có hoặc nghèo đói

Những nguyên nhân được tin là dẫn đến giàu có hoặc nghèo đói

58 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

Hinh 2.22: Mọi người sẽ lo ngại về bất bình đẳng nếu họ cho rằng người giàu sống tốt hơn vì được sinh ra trong gia đình giàu có, sử dụng những cách làm giàu phi pháp hoặc do có quan hệ

Nguồn: Ước tính của cán bộ Ngân hàng thế giới dựa trên Khảo sát Nhận thức về Bất bình đẳng. Những quan sát trong báo cáo cho thấy tác động của nguyên nhân dẫn đến nghèo đói/giàu có lên việc một cá nhân có coi bất bình đẳng thu nhập là một vấn đề hay không. Một mô hình xác suất tuyến tính đã được xây dựng; những ước tính trong báo cáo phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, trình độ giáo dục, sống ở nông thôn/thành thị và thu nhập của hộ gia đình.

91. Người dân đô thị có xu hướng coi tham nhũng, hoàn cảnh gia đình và làm ăn phi pháp là nguyên nhân cho người giàu sống tốt hơn. Mặc dù khó dự đoán được nhận thức về giàu nghèo sẽ dần thay đổi như thế nào theo thời gian khi tình hình đô thị hóa tăng lên, song ý kiến coi thành công phần nhiều là do những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của một cá nhân tại các khu vực thành thị có thế dẫn đến cảm nhận tiêu cực hơn về bất bình đẳng trong tương lai.

92. Những người tin rằng các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của một cá nhân đóng vai trò quan trọng nhất trong thúc đẩy thành công tại Việt Nam thường lo lắng hơn về bất bình đẳng và thường kém tin rằng họ có thể cải thiện đời sống nhờ nỗ lực làm việc. Tỷ lệ coi bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam là một vấn đề ở những người tin rằng người giàu sống sung túc hơn do xuất thân từ một gia đình giàu cao hơn 10 điểm phần trăm so với ở những người tin tưởng vào nỗ lực và tài năng. Có thể bởi vì họ ý thức rằng rất khó để lập lại thành công của người khác khi hoàn cảnh gia đình không đổi là những động lực chính dẫn đến bất bình đẳng. Tương tự như vậy, bất bình đẳng được coi là nghiêm trọng hơn khi tình trạng nghèo được tin là do những hoàn cảnh nằm ngoài tầm kiểm soát của người nghèo – ví dụ như sinh ra trong một gia đình hoàn cảnh khó khăn, do sức khỏe yếu hoặc mất khả năng lao động.

0.10

0.16

0.02

0.09

0.07 0.08

Giàu vì được sinh ra trong

gia đình điều kiện tốt

(***)

Giàu vì làm ăn phi pháp

(**)

Giàu vì có quan hệ

Nghèo vì sinh ra trong

gia đình khó khăn(***)

Nghèo do bất hạnh

Nghèo do sức khỏe yếu

(***)

…so với thiếu tài năng/nỗ lực …so với thiếu tài năng/nỗ lực

Ước tính tác động của nguyên nhân gây nghèo đói/giàu có lên việc một cá nhân có coi bất bình đẳng ở Việt Nam là một vấn đề hay không

59ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

II.6. Ý nghĩa

93. Dữ liệu khảo sát hộ gia đình cho thấy bất bình đẳng trong mức sống không thay đổi nhiều trong suốt hai thập kỷ qua, và bất bình đẳng về cơ hội đã được thu hẹp ở một số lĩnh vực. Những thực tế này có thể được hiểu rằng bất bình đẳng chỉ là mối quan ngại thứ hai ở Việt Nam. Tuy nhiên, lo ngại của người dân về bất bình đẳng có thể tăng lên theo thời gian, đặc biệt khi ngày càng có nhiều người trẻ chuyển đến các khu vực thành thị, kết nối với phương tiện truyền thông hiện đại, và tự tiếp xúc với những chênh lệch giữa giàu và nghèo vốn là một đặc điểm của nền kinh tế thị trường hiện đại. Tài sản cá nhân cao gấp 800.000 lần thu nhập bình quân quốc gia là một điều không thể hiểu nổi đối với người dân nông thôn, song đã được chấp nhận bởi thanh niên Việt Nam sống tại thành phố Hồ Chí Minh và được tiếp xúc với internet cũng như truyền thông toàn cầu. Quan ngại của người dân đóng vai trò quan trọng do những ảnh hưởng tiêu cực của bất bình đẳng – đặc biệt là khả năng giảm sút gắn kết và lòng tin của xã hội – do nhận thức cũng như thực tế.

94. Người trả lời khảo sát về nhận thức ủng hộ mạnh mẽ những chính sách tái phân phối của chính phủ nhằm giảm bất bình đẳng trong xã hội. Hơn tám trên mười người trả lời đồng ý rằng “chính phủ nên chuyển một phần thu nhập của nhóm người giàu/giàu có nhất sang cho nhóm nghèo nhất”. Một câu hỏi tương tự đã được đặt ra trong Khảo sát Cuộc sống trong thời kỳ Đổi mới tại Châu âu và Trung Á. Mức độ hỗ trợ việc tái phân phối thu nhập tại Việt Nam khá giống với tại Thụy Điện và Anh, và cao hơn so với các nước Belarus, Cộng hòa Séc và U-crai-na42 . Tại Việt Nam, cơ chế hỗ trợ người nghèo được ưa chuộng nhất là thông qua chuyển tiền mặt, cả dưới hình thức có điều kiện và không có điều kiện, cho các hoạt động y tế và giáo dục, hơn là thông qua các khoản đầu tư cộng đồng, đầu tư đào tạo nghề hoặc đầu tư sản xuất trực tiếp.

95. Kết quả khảo sát về nhận thức nhắc đến một quan điểm mới về bất bình đẳng tại Việt Nam song không chỉ ra ý nghĩa lớn đến chính sách. Kết quả chỉ cho thấy công dân Việt Nam đặc biệt lo ngại về sự bất bình đẳng bị thúc đẩy bởi tham nhũng, hoàn cảnh gia đình và các phương thức phi pháp. Khảo sát cung cấp cơ sở để giám sát diễn biến của mối quan ngại này từ nay trở đi.

96. Một trọng tâm chính sách nhằm giải quyết những trở ngại đối với bình đẳng về cơ hội là một phản ứng hợp lý trước những quan ngại tăng lên về bất bình đẳng bởi một số lý do. Trước hết, bất bình đẳng về cơ hội ảnh hưởng đến khả năng trẻ em Việt Nam có thể thành công trong cuộc sống và có thể ngụ ý rằng Việt Nam chưa tận dụng hết những tài sản quan trọng nhất – đó là thế hệ thanh niên. Việt Nam đang dần trở thành một xã hội già hóa khi dân số trẻ đang giảm dần, nên việc đầu tư mạnh vào thanh niên từ mọi hoàn cảnh càng có giá trị thiết thực hơn. Thứ hai, bất bình đẳng về cơ hội được coi là hình thức bất bình đẳng đáng lo ngại nhất ở Việt Nam, đặc biệt trong mắt người dân nông thôn và người dân nghèo. Thứ ba, bất bình đẳng xuất phát do hoàn cảnh – khi nghèo lại sinh ra nghèo, và giàu lại sinh ra giàu – thường đi kèm với khả năng di chuyển về kinh tế và xã hội bị hạn chế hơn.

97. Có nhiều cách để cải cách cung cấp dịch vụ giáo dục và y tế cho giới trẻ Việt Nam để thúc đẩy bình đẳng về cơ hội lớn hơn. Những nghiên cứu trước đây của Ngân hàng Thế giới đã nhận diện được một số lĩnh vực có thể giảm bớt bất bình đẳng cơ hội:43

• Đối với trẻ em dưới 3 tuổi, cần cung cấp hỗ trợ giáo dục và y tế toàn diện, bao gồm chăm sóc có chất lượng trước khi đi học từ độ tuổi sớm nhất nhằm tối đa hóa tiềm năng của mọi trẻ em từ mọi hoàn cảnh – giàu

42 Cojocaru và Diagne, 201443 World Bank, 2013b.

60 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

và nghèo. Hỗ trợ trẻ từ 0-3 tuổi ở Việt Nam còn tương đối yếu. Xúc tiến những thông lệ dinh dưỡng và kích thích phát triển tốt từ sớm đã chứng tỏ hiệu quả đặc biệt trong những bối cảnh khác. Có nhiều kiểu can thiệp có hiệu quả, từ việc nuôi con bằng sữa mẹ, các lớp học làm cha mẹ theo chương trình, cho đến tư vấn làm cha mẹ.

• Đối với trẻ từ 3-5 tuổi: Theo chương trình 239, giáo dục mầm non đã gần được phổ cập đầy đủ cho trẻ 5 tuổi tại Việt Nam, và đã có những khoản đầu tư để hỗ trợ tiếp cận giáo dục mầm non cho những trẻ có hoàn cảnh khó khăn nhất cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi. Song những điều này chưa bao quát hết trẻ em cần được hỗ trợ, và cần làm nhiều hơn nữa để nâng cao chất lượng trong cả nước. Khung chính sách và biện pháp tiếp cận ở cấp quốc gia đã được xây dựng tốt cho trẻ em từ 3 đến 5 tuổi, song công tác triển khai khung chính sách còn nhiều chênh lệch giữa các khu vực khác nhau.

• Đối với trẻ em ở độ tuổi đến trường, tăng cường phổ cập giáo dục, có thể thông qua đến trường cả ngày ở cấp tiểu học hoặc thông qua tăng cường hỗ trợ cho các hộ nghèo để cho trẻ em đến trường ở cấp trung học, cũng sẽ giúp thu hẹp khoảng cách trong hình thức và tỷ lệ giáo dục nhận được của các hộ gia đình giàu và nghèo.

• Cuối cùng, rõ ràng còn tồn tại khoảng cách về thông tin giữa các khu vực thành thị và nông thôn có thể làm ảnh hưởng đến lựa chọn giáo dục và nghề nghiệp của người trẻ ở vùng nông thôn. Những khoảng cách này có thể được bù đắp bằng nhiều cách, bao gồm hoạt động hướng nghiệp có hệ thống hơn tại các trường, thông qua xây dựng một hệ thống cấp chứng nhận bên ngoài cho các trường dạy nghề và đại học, thông qua việc cho phép doanh nghiệp và các trường đại học chủ động tiếp cận các học sinh ở vùng nông thôn và đảm bảo chất lượng giáo dục cung cấp đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, và thông qua chính học sinh và phụ huynh có thể làm nhiều hơn nữa để thu thập thông tin về thị trường lao động mà các em sắp tham gia.

61ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

Hộp 2.1: Những dữ liệu được sử dụng trong chuyên mục

Khảo sát Nhận thức về Bất bình đẳng (PIS). Phân tích sẽ sử dụng một bản khảo sát được thiết kế để củng cố hiểu biết về cách thức người dân đánh giá những chênh lệch về mức sống. Khảo sát này đã được thực hiện bởi Viện Khoa học Lao động và Xã hội với người trả lời khảo sát từ 4 tỉnh thành có trình độ phát triển khác nhau – Thành phố Hồ Chí Minh, một thành phố đang đô thị hóa nhanh chóng nằm cạnh thành phố Hồ Chí Minh (Long An), một tỉnh vùng xa tương đối tách biệt và kém phát triển (Quảng Nam) và một tỉnh đang đô thị hóa nhanh chóng cạnh Hà Nội (Hà Tây). Các câu hỏi trong bản khảo sát được thiết kế để thu thập ý kiến của người trả lời về những hình thức bất bình đẳng chính (thu nhập, tiêu dùng, giàu có, giáo dục, y tế, tiếng nói và tầm ảnh hưởng…), mức độ chấp nhận đối với những bất bình đẳng này và quan điểm về những yếu tố dẫn đến bất bình đẳng cũng như yêu cầu về chính sách tái phân phối nguồn lực. Mẫu khảo sát có sự trùng lặp với khảo sát lực lượng lao động hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh (tiến hành năm 2011) và Khảo sát Hộ gia đình về Tiếp cận Các nguồn lực tại Việt Nam (tiến hành năm 2002 và được thực hiện hai năm một lần từ năm 2006) tại Long An, Quảng Nam và Hà Tây. Các khảo sát trùng lặp cung cấp nhiều thông tin về thu nhập của hộ gia đình và khả năng tiếp cận các nguồn lực, cho phép phân tích toàn diện những yếu tố trong quan điểm về bất bình đẳng.

Khảo sát định tính Nhận thức về Bất bình đẳng: Một nghiên cứu định tính bổ trợ được tiến hành bởi công ty Tư vấn Trường Xuân và được Oxfam tài trợ. Các buổi phỏng vấn nhóm được tiến hành với sự tham gia của những người có hoàn cảnh giàu và nghèo, thuộc thế hệ trẻ đến già để làm rõ quan điểm về bất bình đẳng. Nghiên cứu định tính này đặt ra một số câu hỏi trung với bản khảo sát định hướng song còn tập trung vào những câu hỏi khó đặt ra trong một bản khảo sát định trước, đặc biệt là những bất bình đẳng về tiếng nói trong quy trình ra quyết định tại địa phương, và tác động của bất bình đẳng lên lòng tin và tín nhiệm của các quan chức địa phương.

Khảo sát Mức sống Hộ gia đình tại Việt Nam: Phân tích này nghiên cứu sự tăng trưởng và bất bình đẳng theo thời gian, dựa trên các đợt khảo sát Mức sống (Hộ gia đình) tại Việt Nam đại diện cho quốc gia trong những năm 1993, 1998, 2004, 2006, 2008, 2010 và 2012. Khảo sát mức sống này chứa những thông tin chi tiết về các cá nhân, hộ gia đình, làng xã tại ba mốc thời gian. Dữ liệu cá nhân bao gồm thông tin nhân khẩu học, giáo dục, việc làm và sức khỏe. Dữ liệu hộ gia đình gồm các thông tin về một loạt các chỉ số, bao gồm tài sản, thu nhập và chi tiêu. Các khảo sát đại diện cho các khu vực nông thôn/thành thị và 6 vùng địa lý.

Những thay đổi trong thiết kế khảo sát theo thời gian đã dẫn đến một số điểm không thể so sánh giữa các đợt. Những điều chỉnh trong phần thu nhập giữa năm 1993 và 2004 làm giảm khả năng so sánh ước tính thu nhập từ hai giai đoạn này. Khảo sát Mức sống Hộ gia đình tại Việt Nam 2010 khác với các đợt khảo sát trước (2004-2008) về mặt nội dung cũng như thiết kế mẫu; Khảo sát này năm 2012 không thay đổi so với đợt năm 2010. Những thay đổi chính trong năm 2010 bao gồm rút ngắn số câu hỏi, thay đổi thời kỳ hỏi sử dụng trong giả định, và rút ra một nhóm mẫu từ năm 2009 thay vì Điều tra Dân số 1999. Song mức chi tiêu tổng cộng đã thay đổi đáng kể từ năm 2004 đến năm 2010, do đó không thể so sánh các số liệu tiêu dùng trong giai đoạn này với nhau. Các phần về thu nhập vẫn không đổi theo thời gian, cho phép so sánh dữ liệu thu nhập từ năm 2004 đến 2010.

Chi tiêu so với thu nhập: Chi tiêu hộ gia đình có thể được coi là một ước tính cho “thu nhập lâu dài” còn thu nhập năm có thể phản ánh độ lệnh tạm thời so với thu nhập lâu dài bình quân của hộ gia đình. Thông thường nên tập trung vào thước đo chi tiêu để có thể phản ánh bất bình đẳng về phúc lợi. Tuy nhiên, tại Việt Nam, không thể đánh giá dài hạn những thay đổi trong bất bình đẳng chi tiêu do những thay đổi trong đo lường chi tiêu trong Khảo sát Mức sống Hộ gia đình tại Việt Nam 2010. Ngoài ra, tập trung vào bất bình đẳng chi tiêu không giúp đánh giá những thay đổi trong nguồn thu nhập và cấu trúc công việc ảnh hưởng như thế nào đến bất bình đẳng.

62 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

THAM KHẢO

Alesina, Alberto và George-Marios Angeletos, 2005, “Công bằng và Tái phân bổ” (Fairness and Redistribution). Tập san American Economic Review, Quyển 95, Số 4 (tháng Chín, 2005), trang 960-980, Hiệp hội Kinh tế học Hoa Kỳ.

Alesina, Alberto và Roberto Perotti. 1996. Phân bổ thu nhập, Bất ổn Chính trị và Đầu tư (Income Distribution, Political Instability và Investment). Tập san European Economic Review.

Appadurai, Arjun. 2004. Văn hóa “Năng lực để khao khát” và Hành động Công cộng (“The capacity to aspire” Culture và Public Action) (Michael Walton và Vijayendra Rao, eds.). Stanford, CA: Nhà xuất bản Stanford University Press, 2004.

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). 2012. Viễn cảnh 2012: Đối đầu với Bất bình đẳng Gia tăng tại Châu Á (Outlook 2012: Confronting Rising Inequality in Asia). Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Manila.

Badiani-Magnusson, Reena và Loren Brandt 2014 “Tăng trưởng tại Việt Nam, giai đoạn 2004-2012: Ai hưởng lợi nhiều nhất” (“Growth in Việt Nam 2004-2012: Who has benefited most?”).

Banerjee, Abhijit V. và Andrew F. Newman. 1993. “Lựa chọn nghề nghiệp và Quy trình Phát triển” (“Occupational Choice và the Process of Development.”) Tạp chí Political Economy 1993, Quyển 101, Số 2, 274-298.

CafeEF.2014, http://s.cafef.vn/top/ceo/2014.chn. Trích xuất ngày 9/6/2014.

Cojocaru, Alexandru và Mame Fatou Diagne, Nghiên cứu “Bất bình đẳng thu nhập có nên được thu hẹp và ai sẽ được hưởng lợi?, Những mong muốn Tái phân phối tại Châu âu và Trung Á” (“Should income inequality be reduced và who should benefit?”, Redistriibutive Preferences in Europe and Central Asia”, Đội Giảm đói nghèo Châu âu và Trung Á, Ngân hàng Thế giới

Demombynes, Gabriel và Berk Ozler. 2005. “Tội ác và Bất bình đẳng tại Địa phương ở Nam Phi.” (“Crime và Local Inequality in South Africa.”), Tạp chí Development Economics, Quyển 76, Số 2, tháng Tư 2005, 265-292.

Galor, Oded và Joseph Zeira. 1993. “Phân bổ Thu nhập và Kinh tế vĩ mô” (“Income Distribution and Macroeconomics.”), Tập san Economic Studies, Quyển 60, Số 1 (tháng Một, 1993) 35-52.

Fehr, Ernst, và Klaus M. Schmidt. 2006. “Kinh tế học về Công bằng, Trao đổi đặc quyền và Chủ nghĩa vị tha – Bằng chứng thực nghiệm và các Lý thuyết mới” (“The Economics of Reciprocity and Altruism - Experimental Evidence and New Theories.”) Elsevier, Quyển 1 trong Sổ tay Kinh tế hoạch Cho, Trao đổi và Chủ nghĩa Vị tha (Handbook on the Economics of Giving, Reciprocity và Altruism), trang 615-691.

Forbes, 2014

Genicot Garance và Debraj Ray, 2014. “Khát vọng và Bất bình đẳng” (“Aspirations và Inequality”), Nghiên cứu của Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia, Nghiên cứu số 19976

Hoàng Xuân Thanh, Nguyễn Thu Phương, Vũ Văn Ngọc, Đỗ Thị Quyên, Nguyễn Thị Hoa, Đăng Thanh Hoa và Nguyễn Tâm Giang. 2012. “Nghiên cứu Nhân thức về Bất bình đẳng tại Việt Nam” (“Inequality Perception Study in Việt Nam.”) Báo cáo nghiên cứu cho Đánh giá Nghèo đói tại Việt Nam 2012. Công ty tư vấn Ageless Consultants, Hà Nội, tháng Năm.

Tổng Cục Thống kê Việt Nam. 2014. Báo cáo Khảo sát Lao động và Việc làm 2013. Tổng Cục Thống kê Việt Nam, Hà Nội

63ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

Tổng Cục Thống kê Việt Nam. 2013. Báo cáo Khảo sát Lao động và Việc làm 2012. Tổng Cục Thống kê Việt Nam , Hà Nội. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). 2014. Xu hướng Việc làm Toàn cầu. Geneva.

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). 2010. Xu hướng Việc làm Toàn cầu cho Thanh niên, Geneva

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, EU và ILO. 2010. Xu hướng Việc làm tại Việt Nam 2010. Hà Nội

Li, Shi, Hiroshi Sato và Terry Sicular, eds. 2013. Bất bình đẳng Gia tăng tại Trung Quốc: Thách thức đối với một xã hội hòa hợp (Rising Inequality in China: Challenges to a Harmonious Society.) New york: Nhà xuất bản Cambridge University Press.

Mercer và Talentnet. 2012. Xu hướng Lương tại Việt Nam 2012

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội & Tổng Cục Thống kê Việt Nam. 2014. Cập nhật Thị trường lao động Việt Nam, Quyển 1. Quý 1- 2014. Hà Nội.

Paes de Barros, R., F. Ferreira, J. Molinas Vega, và J. Saavedra Chanduvi. 2009. “Đo lường Bất bình đẳng về cơ hội tại Mỹ La tinh và Ca-ri-bê” (“Measuring Inequality of Opportunities in Latin America và the Caribbean.”) Ngân hàng Thế giới, Washington, DC.

Nhóm Hành Động Công Bằng Sức Khỏe (PAHE - Partnership for Action in Health Equity). 2012. Báo cáo Theo dõi Sức khỏe Việt Nam lần hai – Hệ thống y tế Việt Nam: Hướng đến những mục tiêu Công bằng.

Piketty, Thomas. 1995. “Chuyển động Xã hội và Chính trị tái phân bổ” (“Social Mobility và Redistributive Politics”), Tạp chí Quý Economics 110: 551-583.

Piketty, Thomas. 2014. Vốn trong Thế kỷ Hai mốt (Capital in the Twenty-First Century), Nhà xuất bản Harvard University Press, Cambridge, Massachusetts

Sicular, Terry 2013. “Những thách thức của Bất bình đẳng Cao tại Trung Quốc” (“The Challenges of High Inequality in China”), Tiêu điểm Bất bình đẳng. Ngân hàng Thế giới, Washington DC

Thu Le, H. và Booth, A. L. 2013, Bất bình đẳng trong Mức sống Thành thi và Nông thôn Việt Nam, (Inequality in Việt Namese Urban–Rural Living Standards) 1993–2006. Đánh giá Thu nhập và Giàu có. doi: 10.1111/roiw.12051

Tờ báo Kinh tế, 26 tháng 1, 2013

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS), 2012. Cơ hội cho Trẻ em Việt Nam. Báo cáo nghiên cứu cho Đánh giá Chương trình giảm nghèo 2012, Ngân hàng Thế giới, Washington, DC.

Verme, Paolo. 2011.”Hai Nhóm Chỉ số Thiếu thốn Suy rộng” (“Two Classes of Generalized Deprivation Indexes.”) Bản tin Kinh tế Economics Bulletin, AccessEcon, Quyển 31(3), 2021-2029.

Verme, Paolo, Branko Milanovic, Sherine Al-Shawarby, Sahar El Tawila, May Gadallah, và Enas Ali A.El-Majeed. 2014. Bên trong Bất bình đẳng tại Cộng hoà A-rập Ai Cập: Thực tế và Nhận thức trong Nhân dần, theo thời gian và không gian ( Inside Inequality in the Arab Republic of Egypt: Facts và Perceptions across People, Time, and Space.) Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới. Washington, DC: Ngân hàng Thế giới. doi:10.1596/978-1-4648-0198-3. Giấy phép: Creative Commons Attribution CC By 3.0 IGO

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (2012). Cơ hội cho Trẻ em Việt Nam. Báo cáo nghiên cứu cho Đánh giá Chương trình giảm nghèo 2012, Washington, DC.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tại Việt Nam 2013. Đo lường quản trị kinh tế vì phát triển kinh doanh

Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) 2013. Đo lường trải nghiệm của công dân.

Whyte Martin King. 2010. “Công bằng và Bất công: Công dân Trung Quốc nhìn nhận Bất bình đẳng hiện nay như thế nào?” (“Fair versus Unfair: How do Chinese Citizens View Current Inequalities?”) Trong báo cáo: Oi JC,

64 ĐIỂM LẠI Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

Rozelle S, Zhou X “Những nỗi đau ngày một lớn lên: Căng thẳng và Cơ hội trong Chuyển đổi tại Trung Quốc.” (“Growing Pains: Tensions và Opportunity in China’s Transformation.” Stanford: Shorenstein Center; 2010.

Whyte, Martin King. 2011. “Chuyện hoang đường trong Ngọn núi lửa Xã hội: Phản ứng của người dân trước Bất bình đẳng Gia tăng tại Trung Quốc” (“Myth of the Social Volcano: Popular Responses to Rising Inequality in China.”) Trong nghiên cứu: Kirby WC, “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lúc 60” (“The People’s Republic of China at 60.”) Cambridge, MA: Harvard University Asia Center; 2011.

Whyte Martin King. 2014a. “Khoảng cách Thu nhập tăng nhanh: Trung Quốc dưới góc nhìn so sánh”. (“Soaring Income Gaps: China in Comparative Perspective”.) Daedalus. 2014;143(2):39-52.

Whyte Martin King, Im Dong-Kyun. 2014b “Ngọn núi lửa xã hội có còn ngủ im? Những xu hướng trong thái độ của người Trung Quốc trước bất bình đẳng” (“Is the social volcano still dormant? Trends in Chinese attitudes toward inequality”) Nghiên cứu Social Science Research. 2014;48:62-76.

Ngân hàng Thế giới. 2006. Báo cáo Phát triển Thế giới: Công bằng. Ngân hàng Thế giới, Washington, DC.

Ngân hàng Thế giới. 2011a. Đánh giá giới tại Việt Nam. Ngân hàng Thế giới, Washington, DC.

Ngân hàng Thế giới.2011b. Đánh giá Đô thị hóa tại Việt Nam, Báo cáo Hỗ trợ Kỹ thuật. Ngân hàng Thế giới, Hà Nội, Việt Nam.

Ngân hàng Thế giới, 2012a. “Khởi đầu tốt. Chưa hoàn thành” Tiến bộ đáng kể của Việt Nam trong xóa đói giảm nghèo và Những thách thức mới nổi” (“Well Begun, Not yet Done: Vietnam’s Remarkable Progress on Poverty Reduction and the Emerging Challenges.”) Ngân hàng Thế giới, Hà Nội, Việt Nam.

Ngân hàng Thế giới. 2012b. Báo cáo Công bằng Sức khỏe và Bảo hộ Tài chính - Việt Nam. Washington, D.C.: Ngân hàng Thế giới.

Ngân hàng Thế giới 2013. Đánh giá Luật Ngân sách Quốc gia 2002. Hà Nội

Ngân hàng Thế giới 2013b. Báo cáo Phát triển Việt Nam 2014: Nâng cao trình độ cho Việt Nam: Chuẩn bị cho lực lượng lao động trước nền kinh tế thị trường hiện đại. Hà Nội.

Ngân hàng Thế giới 2014a. Cập nhật Kinh tế Đông Á Thái Bình Dương: Duy trì ổn định và thúc đẩy tăng trưởng. Washington DC.

Ngân hàng Thế giới 2014b. Viễn cảnh Kinh tế Toàn cầu. Washington DC

yitzhaki, Shlomo. 1979. “Thiếu thốn tương đối và Hệ số Gini” (“Relative Deprivation và the Gini Coefficient.”) Tạp chí Kinh tế Hàng quý 93(2): 321-324.

ĐKKHXB-CXB số: 887-2013/CXB/49-97/LĐ và Quyết định xuất bản số: 695 QĐLK-LĐ ngày 4/12/2013.Thiết kế và trình bày: Golden Sky Co.,Ltd.

ÀIÏÍM LAÅICÊÅP NHÊÅT TÒNH HÒNH PHAÁT TRIÏÍN KINH TÏË VIÏÅT NAM

Hà Nội, tháng 12, 2013

NGÂN HÀNG THẾ GIỚI

ÀIÏÍM LAÅICÊÅP NHÊÅT TÒNH HÒNH PHAÁT TRIÏÍN KINH TÏË VIÏÅT NAM