xà hỘi hỌc bÁo chÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.xahoihocbaochi.docx  · web...

321
XÃ HỘI HỌC BÁO CHÍ Trần Hữu Quang NHÀ XUẤT BẢN TRẺ THỜI BÁO KINH TẾ SÀI GÒN TRUNG TÂM KINH TÊ CHÂU Á - THÁI BÌNH DUƠNG MỤC LỤC XÃ HỘI HỌC BÁO CHÍ.................................................1 Lời nói đầu...................................................... 1 Chương 1: THẾ NÀO LÀ TRUYỀN THÔNG VÀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG......4 1. Khái niệm “truyền thông”....................................4 2. Quá Trình truyền thông......................................6 3. Truyền thông đại chúng.....................................12 4. Các phương tiện truyền thông đại chúng.....................14 5. Đại chúng và công chúng....................................16 6. Định chế truyền thông đại chúng: một không gian công cộng mới .............................................................. 19 7. Xã hội học về truyền thông đại chúng.......................22 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA NGHỀ LÀM BÁO.............................24 1. Trường phái báo chí anh-mỹ.................................24 2. Trường phải báo chí Pháp...................................27 3. “Nghề “làm báo............................................. 31 Chương 3: TÒA SOẠN, PHÓNG VIÊN VÀ HOẠT ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP.........37 1. Bộ máy tòa soạn............................................ 37 2. Một ngày làm việc ở tòa soạn...............................41 3. Những mô hình phân công phóng viên.........................42 4. Vai trò “người gác cửa”....................................44 4. Những áp lực trong nghề nghiệp.............................49 Chương 4: NHÀ BÁO............................................... 51 1. Các nhà truyền thông.......................................52 2. Về giới nhà báo ở pháp.....................................53

Upload: lambao

Post on 30-Jan-2018

379 views

Category:

Documents


22 download

TRANSCRIPT

Page 1: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

XÃ HỘI HỌC BÁO CHÍTrần Hữu Quang

NHÀ XUẤT BẢN TRẺ

THỜI BÁO KINH TẾ SÀI GÒN

TRUNG TÂM KINH TÊ CHÂU Á - THÁI BÌNH DUƠNG

MỤC LỤCXÃ HỘI HỌC BÁO CHÍ.............................................................................................1

Lời nói đầu..........................................................................................................1Chương 1: THẾ NÀO LÀ TRUYỀN THÔNG VÀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG..........4

1. Khái niệm “truyền thông”............................................................................42. Quá Trình truyền thông...............................................................................63. Truyền thông đại chúng............................................................................124. Các phương tiện truyền thông đại chúng..................................................145. Đại chúng và công chúng..........................................................................166. Định chế truyền thông đại chúng: một không gian công cộng mới...........197. Xã hội học về truyền thông đại chúng.......................................................22

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA NGHỀ LÀM BÁO.......................................................241. Trường phái báo chí anh-mỹ......................................................................242. Trường phải báo chí Pháp..........................................................................273. “Nghề “làm báo.........................................................................................31

Chương 3: TÒA SOẠN, PHÓNG VIÊN VÀ HOẠT ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP.................371. Bộ máy tòa soạn........................................................................................372. Một ngày làm việc ở tòa soạn....................................................................413. Những mô hình phân công phóng viên......................................................424. Vai trò “người gác cửa”.............................................................................444. Những áp lực trong nghề nghiệp...............................................................49

Chương 4: NHÀ BÁO.........................................................................................511. Các nhà truyền thông................................................................................522. Về giới nhà báo ở pháp..............................................................................533. Về giới nhà báo ở Mỹ.................................................................................574. Về giới nhà báo ở việt nam........................................................................605. Vị trí của nhà báo......................................................................................62

Chương 5: TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG Ở MỘT SỐ QUỐC GIA.........................651. Sự ra đời của các phương tiện truyền thông đại chúng.............................66

Page 2: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

1. Ở Pháp......................................................................................................733. Ở Anh........................................................................................................834. Ở Mỹ..........................................................................................................895. Ở Châu Á...................................................................................................96

Chương 6: BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM.....................................................................1071. Những tờ báo đầu tiên.............................................................................1082. Báo chí trong ba phan tư đau thế kỷ xx qua vài con số...........................1103. Những chức năng xã hội của báo chí.......................................................1134. Báo chí sau ngày giải phóng miền Nam..................................................1245. Cuộc lột xác trong đời sống báo chí........................................................1296. Quá trình định chế hóa............................................................................1337. Báo chí và kinh doanh.............................................................................138

Chương 7: XÃ HỘI HỌC VỀ CÔNG CHÚNG.......................................................1461. Những đặc điểm của công chúng............................................................1472. Ứng xử truyền thông của công chúng.....................................................1523. Cách sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng nơi các tầng lớp công chúng..................................................................................................159

Chương 8: XÃ HỘI HỌC VỀ NỘI DUNG TRUYỀN THÔNG..................................1651. Các đặc trưng của văn phong báo chí.....................................................1662. Văn phong và nội dung bài báo...............................................................1713. Phương pháp nghiên cứu nội dung truyền thông.....................................178

Chương 9: MỘT SỐ LÝ THUYẾT TIẾP CẬN TRONG XÃ HỘI HỌC TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG.....................................................................................................190

1. Các giai đoạn nghiên cứu........................................................................1902. Hướng tiếp cận theo quan điểm chức năng luận.....................................1953. Các lý thuyết phê phán...........................................................................2034. Lý thuyết quyết định luận kỹ thuật.........................................................2065. Trào lưu “Cultural studies”......................................................................2096. Lý thuyết không gian công cộng của Habermas......................................2147. Những lý thuyết khác liên quan tới “không gian công cộng”...................216

Chương 10: ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG..............2181. Tác dụng “vạn năng” của truyền thông đại chúng..................................2202. Hiệu ứng gián tiếp của truyền thông đại chúng......................................2213. Phổ biến thông tin và kiên thức...............................................................2264. Giả thuyết về “hố chênh lệch kiến thức”.................................................2285. Lý thuyết “thiết lập chương trình nghị sự”..............................................2306. Truyền thông và bạo lực..........................................................................232

Page 3: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

7. Tác dụng của báo in................................................................................2388. Internet, một phương tiện truyền thông mới...........................................2439. Truyền thông và phát triển......................................................................250

Lời nói đầuTrong vài thập niên gần đây, người ta chứng kiến những bước thay đổi

mạnh mẽ chưa từng thấy của các phương tiện truyền thông đại chúng, nhất là trong lĩnh vực truyền thông thính thị điện tử và Internet. Các tiến bộ kỹ thuật trong các lĩnh vực ấn loát, xuất bản, tin học, viễn thông đã trở thành những “đôi hia bảy dặm”giúp cho các phương tiện truyền thông đại chúng phát triển và xâm nhập, vào hầu như mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội - từ kinh tế, chính trị, văn hóa, nghệ thuật, cho đến chuyện học hành, giải trí, du lịch…

Nếu truyền thông nói chung là điều kiện tồn tại tất yếu của các xã hội vào bất cứ giai đoạn lịch sử nào, thì truyền thông đại chúng là một hiện tượng mới xuất hiện trong xã hội loài người, đặc biệt là trong thế kỷ XX. Định chế truyền thông đại chúng là một trong những nét đặc trưng nổi bật nhất của các xã hội hiện đại. Nó làm thay đổi mọi mặt trong đời sông của cá nhân, gia đình và cộng đồng, từ phương pháp tư duy, tập quán sinh hoạt cho đến các mối quan hệ giữa con người và con người. Có thể nói mà không sợ cường điệu rằng sự có mặt của các phương tiện truyền thông đại chúng làm cho người ta không còn sống như trước được nữa, và bộ mặt của xã hội cũng không ngừng biến đổi.

Chính vì tính chất hết sức mơi mẻ trong sự phát triển của các phương tiện truyền thông đại chúng mà giới học thuật đã tốn khá nhiều công sức và giấy mực để khảo sát, phân tích và tranh cãi không ngớt về vai trò cũng như về tác động của các phương tiện này trong xã hội hiện đại.

Có những tác giả như McLuhan từng đưa ra quan điểm lạc quan về vai trò của các phương tiện truyền thông đại chúng, coi đây là những công cụ có khả năng liên kết cả loài người vào trong một thứ cộng đồng điện tử mới mà ông ta gọi là “ngôi làng toàn cầu”. Trong khi đó, một số tác giả khác như Adorno, Horkheimer hay Marcuse lại đưa ra một cái nhìn hoài nghi mang tính chất phê phán, và cảnh giác rằng làn sóng vũ bão của thế giới truyền thông có thể làm cho con người trở nên tha hóa trong chính xã hội mà mình đang sống, làm cho xã hội trở thành một thứ “xã hội đại chúng”trong đó ai cũng suy nghĩ như nhau và

Page 4: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

không còn khả năng tư duy độc lập. Nhưng về sau xuất hiện quan điểm của những tác giả như Habermas cho rằng, mặc dù có thể có những ảnh hưởng tiêu cực của lô-gic thương mại hóa trong xã hội tư bản chủ nghĩa, nhưng ý nghĩa quan trọng sâu xa của định chế truyền thông đại chúng là nó có khả năng tham gia vào việc xây dựng một “không gian công cộng”hết sức thiết yếu cho sinh hoạt dân chủ của một xã hội hiện đại…

Ở Việt Nam, cho đến nay, lĩnh vực nghiên cứu xã hội học về truyền thông đại chúng chưa được triển khai nhiều. Vì thế, quyển sách này là một nỗ lực mang kỳ vọng đóng góp một phần nào đó vào việc thúc đẩy hoạt động nghiên cứu về một lĩnh vực vốn đang hết sức sôi động và cần thiết cho quá trình phát triển đất nước. Đây là kết quả của những năm học tập, nghiên cứu và giảng dạy về xã hội học truyền thông đại chúng, cũng như của thời gian đi làm báo và viết báo mà tác giả may mắn có cơ hội trải qua. Tiền đề của quyển sách này là một tập giáo trình mang tên “Xã hội học về truyền thông đại chúng”mà tác giả đã biên soạn cho khoa xã hội học tại Đại học Mở-bán công thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1997, nay được hiệu chỉnh và bổ sung thêm nhiều tài liệu và nhận định mới.

Xã hội học báo chí là một bộ phận của bộ môn xã hội học về truyền thông đại chúng. Cách tiếp cận xã hội học đối với báo chí nói riêng cũng như đối với truyền thông đại chúng nói chung về căn bản không có gì khác biệt lớn. Nội dung quyển sách này thực chất là trình bày về xã hội học truyền thông đại chúng, nhưng có chú trọng nhiều hơn tới lĩnh vực báo in. Chính vì lẽ đó mà tập sách mang tên Xã hội học báo. Tuy vậy, trong nhiều trường hợp, tác giả cũng đề cập tới những lĩnh vực truyền thông khác như phát thanh và truyền hình, cũng như tới quá trình truyền thông đại chúng nói chung.

Mục tiêu của tập sách là trình bày những nội dung chính yếu của bộ môn xã hội học truyền thông đại chúng, trong đó bao gồm cách tiếp cận xã hội học đối với các quá trình truyền thông, đối với nghề làm báo và hoạt động của nhà báo, những quan điểm và những phương pháp phân tích xã hội học về công chúng truyền thông và nội dung truyền thông, cũng như về các tác động xã hội của truyền thông đại chúng. Chúng tôi cố gắng lược thuật một số kết quả nghiên cứu của những trường phái lý thuyết chính trên thế giới hiện nav trong lĩnh vực xã hội học này, đồng thời trong nhiều trường hợp cũng đề cập tới những đặc điểm trong sự phát triển của truyền thông đại chúng ở Việt Nam. Mong ước của chúng tôi là làm sao giới thiệu được một lối nhìn (hay đúng hơn là một lối tư duy)

Page 5: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

phân tích xã hội học về hiện tượng truyền thông đại chúng nói chung, cũng như về đời sống báo chí nói riêng.

Tác giả chân thành cám ơn các nhà báo Võ Như Lanh, Đặng Thanh Tâm, Đoàn Khắc Xuyên, Dương Thanh Thủy, Công Thắng, Quốc Vĩnh, Nguyễn Vạn Phú, Huy Đức - những người đã dành thời gian ít ỏi của mình để đọc bản thảo quyển sách này và nêu ra nhiều ý kiến đóng góp và phản biện xác đáng về nội dung cũng như về câu trúc, mà nếu không có những ý kiến ấy thì chắc hẳn quyển sách không mang diện mạo như bây giờ. Tuy nhiên, nếu nội dung vẫn còn những thiếu sót, thì điều đó hoàn toàn thuộc về trách nhiệm của tác giả. Chúng tôi cũng bày tỏ lòng tri ân đến ban biên tập, phóng viên và nhân viên của Thời báo Kinh tế Sài Gòn - vốn là những người đồng nghiệp thân thiết của chúng tôi trong hơn mười năm trời - đã tạo điều kiện và thúc đẩy chúng tôi hoàn tất công trình này, cùng nhiều nhà báo ở các tờ Tuổi trẻ, Sài Gòn Giải phóng, Người lao động, Pháp luật TPHCM, Thanh niên… mà chúng tôi từng có dịp trao đổi và học hỏi về kinh nghiệm làm báo qua những lần tiếp xúc, gặp gỡ. Tác giả cũng chân thành cám ơn khoa xã hội học, khoa nhân học và khoa báo chí ở Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM, Đại học Mở-bán công TPHCM và Viện Xã hội học đã khuyến khích chúng tôi cho ra đời tập sách này. Một sự thật cũng không thể phủ nhận là chính những câu hỏi và những chất vấn mà nhiều sinh viên nêu ra trong khuôn khổ giảng đường đã thực sự là những động lực thúc bách chúng tôi hoàn chỉnh và đào sâu những luận điểm nêu ra trong tập sách. Tác giả cũng thành thực cám ơn Nhà Xuất bản Trẻ đã dành nhiều nỗ lực và thiện chí quý báu cho công trình này được chào đời và ra mắt với công chúng.

Công trình này chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết hoặc thiếu sót, vì thế tác giả thành thực mong mỏi nhận được những ý kiến phê bình và chỉ giáo.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9-2005

Trần Hữu Quang

Chương 1: THẾ NÀO LÀ TRUYỀN THÔNG VÀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG“Truyền thông đại chúng”là một thuật ngữ tương đối mới, nó chỉ xuất hiện

trong thế kỷ XX, khi mà báo chí và nhất là phương tiện phát thanh và truyền hình phát triển ngày càng mạnh mẽ và rộng rãi. Mặc dù người ta có thể phân biệt sự khác nhau giữa khái niệm “truyền thông”với khái niệm “thông tin”. Nhưng lâu

Page 6: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

nay, trong tiếng Việt, chúng ta vẫn thường sử dụng lẫn cả hai thuật ngữ “truyền thông đại chúng”và “thông tin đại chúng”. Vì thế, trong khuôn khổ quyển sách này, chúng tôi sẽ coi hai cụm từ này như đồng nghĩa, và coi chúng như tương ứng với thuật ngữ “mass communication”trong tiếng Anh (hay “communication de masse”trong tiếng Pháp).

Trong chương này, trước hết chúng ta sẽ khảo sát khái niệm then chốt đầu tiên là “truyền thông”, sau đó sẽ tìm hiểu xem thế nào là truyền thông đại chúng, và cuối cùng đâu là đối tượng của bộ môn xã hội học truyền thông đại chúng.

1. Khái niệm “truyền thông”Thế nào là truyền thông (communication)? Hiểu theo nghĩa chung nhất và

trừu tượng nhất, truyền thông là quá trình “truyền dữ liệu giữa các đơn vị chức năng”.

Trong thế giới tự nhiên, những khám phá gần đây cho biết hầu hết mọi động vật đều có những hình thức truyền thông nào đó, thông qua âm thanh, cử động, màu sắc, hoặc mùi vị… Đối với những loài động vật mang tính xã hội thì hành vi truyền thông lại càng đóng vai trò quan trọng. Có thể nói truyền thông là một dạng hoạt động căn bản của bất cứ một tổ chức nào mang tính xã hợi, từ một bầy khỉ hay bầy sói cho tới một đàn kiến. Trong “xã hội”của một đàn ong chẳng hạn: người ta đã quan sát thấy rằng con ong thợ nào tìm ra được địa điểm có nhiều hoa thường bay về tổ để truyền đạt lại cho những chú ong thợ khác các thông tin về loại hoa vừa tìm được, cũng như về phương hướng và khoảng cách mà chúng phải bay tới để hút nhụy và đưa mật về tổ. Những thành tựu gần đây của ngành sinh học cho thây phần lớn các động vật đều có hành vi truyền thông dưới dạng này hay dạng khác.

Trong xã hội loài người, truyền thông là điều kiện tiên quyết để có thể hình thành nên một “cộng đồng”hay một “xã hội”. Kể từ khi có xã hội loài người thì đã có truyền thông. Con người sở dĩ có thể sống được với nhau, giao tiếp được với nhau, trước hết là nhờ vào hành vi truyền và nhận thông tin giữa người này với người khác để giữ được mối liên lạc với nhau, trong đó chủ yếu là thông qua ngôn ngữ. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường xuyên và không ngừng trao đổi thông tin với nhau lúc nói chuyện, hỏi han, đối đáp, tranh luận, tâm sự… trong gia đình hoặc khi đi làm, đi chợ, đi khám bệnh, hay ở lớp học… Kể cả những công việc như đọc sách, đọc báo, hay học hành, xem phim, nghe nhạc… đều là những hành vi nằm trong các quá trình truyền thông.

Page 7: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Nếu trong lĩnh vực sinh học, sự sống được định nghĩa là một quá trình trao đổi chất, thì ở đây, chúng ta có thể định nghĩa đời ống xã hội trước hết chính là một quá trình trao đổi thông tin. Khái niệm “truyền thông”vì thế quan trọng đến mức mà có tác giả như Cooley hay Abraham Moles từng cho rằng đây chính là một khái niệm cơ bản của ngành xã hội học.

Chúng ta có thể định nghĩa khái niệm truyền thông một cách gắn gọn như sau: truyền thông là một quá trình truyền tiếp nhận và trao đổi thông tin nhằm thiết lập các mối hệ giữa con người với con người. Quá trình truyền thông này có thể diễn ra trong không gian (truyền thông giữa người ở nơi này với người ở nơi khác, hay giữa tổ chức này với tổ chức khác), hay iễn ra trong thời gian (truyền thông từ thời điểm này sang thời điểm khác nhờ những phương cách lưu trữ thông tin rìa dạng như sách vở, hình vẽ, ảnh chụp, băng ghi âm…; chúng ta có thể hình dung điều này chẳng hạn trong quá trình thế hệ sau tiếp nhận vốn liếng văn hóa kế thừa từ thế hệ trước).

Hành vi truyền thông thường được thể hiện thông qua ngôn ngữ (lời nói hay chữ viết), nhưng cũng có thể thông qua động tác, cử chỉ hay điệu bộ để biểu lộ một thái độ hoặc một cảm xúc nào đó. Vì thế, người ta cũng có thể phân biệt hai loại hình truyền thông: truyền thông bằng ngôn từ (verbal), và truyền thông không bằng ngôn từ (non-verbal). Khi nói tới truyền thông, người ta thường hình dung ba loại, đó là: truyền thông liên cá nhân (giữa người này với người khác), truyền thông tập thể (trong nội bộ một công ty, một hiệp hội, hay một lớp học chẳng hạn), và truyền thông đại chúng.

Dưới đây, chúng ta sẽ khảo sát thế nào là một quá trình truyền thông, và sau đó tìm hiểu khái niệm truyền thông đại chúng?

2. Quá Trình truyền thôngTrước đây, mỗi khi đề cập tới truyền thông, người ta thường nhắc tới công

thức nổi tiếng của Harold D. Lasswell: “Ai nói cái gì, bằng kênh nào, cho ai, và có hiệu quả gì? (“who says what in which channel to whom with what effect”). Lối đặt vấn đề như vậy rất bổ ích vì nó giống như một công thức rút gọn gợi ý giúp chúng ta liệt kê ra những điều cần xem xét trong nội dung một bản tin, cũng như những lĩnh vực mà chúng ta cần nghiên cứu. Đó là: nghiên cứu về nguồn tin hay người phát tin (control analysis) (“ai nói”), phân tích về nội dung thông tin (content analysis) (“nói cái gì”), nghiên cứu các phương tiện thông tin như báo chí, phát thanh, truyền hình hay điện ảnh (media analysis) (“nói qua kênh nào”), nghiên cứu công chúng độc giả hoặc khán giả (audience analysis) (“nói cho ai”),

Page 8: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

và khảo sát các tác động của truyền thông nơi công chúng (effect analysis) (“dẫn đến hiệu quả gì”).

Tuy nhiên, giới hạn của công thức này là chỉ hình dung quá trình truyền thông như một đường thẳng giữa một đầu là người phát tin (transmitter),và đầu kia là người nhận tin (xem sơ đồ 1). Do đó, người ta dễ có xu hướng chỉ quan niệm người nhận tin như một đối tác thụ động.

Sơ để 1: Mô hình truyền thông theo Lasswell

Người phát tin -> người nhận tin (thông qua kênh truyền tin)

Vì thế, về sau, các nhà nghiên cứu thường quan niệm quá trình truyền thông liên cá nhân theo mô hình chu kỳ truyền thông, với dạng đường vòng tròn khép kín, trong đó bao gồm bốn giai đoạn chính như sau: phát tin (emission),truyền tin (transmission), nhận tin (reception), và phản hồi (feedback). Đây là quan niệm đã được nhà ngôn ngữ học Roman Jakobson phác thảo một cách khá hoàn chỉnh, và mô hình này được Michel de Coster phác họa thành sơ đồ (xem sơ đồ 2).

Sơ đồ 2: Mô hình truyền thông theo Jakobson

Đặc điểm của mô hình này là trình bày quá trình truyền thông như một chu kỳ vòng tròn, hoàn toàn khác với mô hình tuyến tính của Lasswell. Xuất phát từ ý tưởng của ngành điều khiển học, mô hình truyền thông theo chu kỳ này quan niệm rằng: một thông điệp, sau khi được phát ra, luôn luôn gây ra một phần ứng nào đó về phía người nhận tin, và do đó, người nhận tin sẽ có một thông điệp phản hồi (gọi là feedback) gởi về lại cho người phát tin ban đầu. Lúc này, người nhận tin sẽ trở thành một người phát tin - điều này làm cho quá trình truyền thông trở thành một chu kỳ khép kín. Như vậy, quá trình truyền thông liên cá nhân thực chất phải được hiểu như là một quá trình trao đổi thông tin giữa cá nhân này với cá nhân khác trong cuộc sống xã hội. Chúng ta hãy khảo sát kỹ hơn từng giai đoạn trong mô hình này.

2.1. Giai đoạn phát tin (emission)Trong tiếng Anh, động từ “to communicate”(truyền thông) bắt nguồn từ

chữ “common”, và có thể được hiểu theo nghĩa đen ban đầu là làm cho một thông tin nào đó trở thành “cái chung”, tức là phổ biến cho người khác cùng biết. Truyền thông là diễn tả một ý tưởng của mình bằng một hệ thông tín hiệu (signs), dưới dạng ngôn ngữ hoặc cử chỉ, nghĩa là bằng một thứ mã (code) mà người phát tin nắm được - thao tác này gọi là mã hóa (coding). Có thể nói mỗi

Page 9: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

ngôn ngữ là một hệ thống mã: tiếng nói của chúng ta không là gì khác hơn là một chuỗi những âm thanh, còn chữ viết là một chuỗi những ký tự, và những âm thanh hay ký tự này được sắp xếp và phối hợp với nhau theo một số quy tắc ngữ pháp nhất định để có thể mang những ý nghĩa nào đó.

Giữa thao tác “phác thảo thông điệp trong đầu”và thao tác “mã hóa”, thường xảy ra một thứ hiện tượng giống như “bị nhiễu”: nội dung thông điệp (message) sau khi được mã hóa đôi khi không hoàn toàn phản ánh chính xác nội dung thông điệp vốn được hình dung trong đầu. Hiện tượng này được gọi là “filtering”, tạm dịch là “hiện tượng bị lọc”. Sở dĩ có hiện tượng này, một mặt có thể do người phát tin chưa hoàn toàn làm chủ được ngôn ngữ mà mình sử dụng, nhưng cũng có thể do ngay bản thân ngôn ngữ thường không cho phép diễn đạt được hết những ý tứ hoặc những sắc thái tế nhị hoặc phức tạp mà người phát tin muôn bày tỏ. Chính vì khả năng xảy ra hiện tượng “bị lọc”này, nên chúng ta mới cần phân biệt rạch ròi giữa khâu “phác thảo thông điệp trong đầu”và khâu “mã hóa”.

2.2. Giai đoạn truyền tin (transmis)Giai đoạn truyền đạt thông tin có thể diễn ra bằng hình thức tiếp xúc trực

tiếp, mặt đối mặt (đối diện) giữa người phát và người nhận tin, nhưng cũng có thể thông qua một phương tiện kỹ thuật trung gian hay một kênh truyền thông nào đó (medium) như điện thoại, máy fax, telex, máy nhắn tin, thư từ (viết trên giấy), thư điện-tử (e-mail)… Cũng có khi “kênh truyền thông”ở đây lại là một người thứ ba, đóng vai trò trung gian, mà người phát tin nhờ nhắn lại cho người sẽ nhận tin. Khi thông điệp được chuyển qua một trung gian nào đó thì rất có khả năng là sẽ bị nhiễu bởi những loại tiếng động hay tiếng ồn (noise) khác nhau, và do đó nội dung thông điệp có thể bị sai lạc hoặc bị mất đi một phần nào đó. Mặt khác, trong trường hợp truyền tin thông qua một người thứ ba, thì rất có thể “bộ lọc”chủ quan của người này cũng làm biến dạng đi ít nhiều nội dung của thông điệp.

2.3. Giai đoạn nhận tin (reception)Chúng ta cần tách bạch ra mấy thao tác khác nhau để có thể hiểu được

đặc trưng của giai đoạn này (mặc dù thực ra những thao tác này trong thực tế xảy ra gần như cùng một lúc).

Trước hết là thao tác “thu nhận tin”(tức là ghi lại thông điệp - “message recording”). Ở đây, việc ghi nhận tin có thể không được đầy đủ, một phần do tác động của “tiếng ồn”. Chúng ta có thể phân biệt ba loại tiếng ồn:

Page 10: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

- “tiếng ồn”về mặt cơ học (mechanical), tức là những nhân tố vật lý có thể gây nhiễu đối với kênh truyền thông, chẳng hạn do người nói bị khàn tiếng, hay do điện thoại bị rè;

- “tiếng ồn”do môi trường (environmental) những tiếng động trong môi trường xung quanh xen vào có thể làm sai lệch nội dung thông điệp;

- và “tiếng ồn”về mặt ngữ nghĩa (semantic), do người nhận tin có thể có cách hiểu khác về một vài thuật ngữ mà người phát tin sử dụng, làm cho người nhận tin không nắm bắt được đúng và trọn vẹn thông điệp.

Chúng ta cũng thường quan sát thấy hiện tượng người nghe không nghe được hết, nghe không rõ hoặc nghe không kịp, nhất là khi mà thông điệp được phát ra dưới dạng lời nói và nội dung thì lại khá dài. Lúc đó, người nhận tin chỉ ghi nhận được một phần của thông điệp mà thôi: vì không thể ghi nhớ toàn văn nội dung thông điệp giống như một cái máy ghi âm, nên anh ta buộc phải chọn lọc những thông tin mà anh ta tiếp nhận (tức là thông qua “bộ lọc’’ của chính anh ta), một cách có ý thức hay không có ý thức. Sự chọn lọc này diễn ra theo những “bộ lọc”khác nhau như: những vấn đề mà anh ta đang thắc mắc, hay những điều mà tự chủ quan anh ta cho là quan trọng, hoặc những chi tiết hấp dẫn, v.v.

Thao tác giải mã (decoding): chúng ta biết là mỗi ngôn ngữ bao gồm những từ, những thuật ngữ hoặc thành ngữ mang những ý nghĩa và biểu tượng đặc thù. Vì thế, nếu người nhận tin không nắm được đầy đủ chìa khóa của “hệ thông mã”này thì rất có thể sẽ tiếp thu không đúng nội dung thông điệp. Một người không biết một ngoại ngữ nào đó chẳng hạn, có thể vẫn “nghe”hoặc “nhìn”được thông điệp bằng thứ ngôn ngữ này, nhưng không “giải mã”được, nghĩa là không hiểu gì hết!

Sau khi giải mã thông điệp, người nhận tin còn phải giải thích nội dung thông điệp để hiểu được ý nghĩa của nó. Việc giải thích này được tiến hành phụ thuộc vào cái khung quy chiếu (frame of reference)về văn hóa của người nhận tin. Cái khung văn hóa này chủ yếu được quy định bởi nguồn gốc xã hội, tuổi tác, quá trình giáo dục và trình độ học thức của người nhận tin; nói cách khác, cũng có thể gọi đây là cái hành trang văn hóa của người nhận tin. Cái khung văn hóa này có hai trục: trục nhận thức (cognitive dimension), và trục cảm xúc (affective dimension). Kinh nghiệm trong cuộc sống xã hội cũng như vốn kiến thức tích lũy được trong quá trình sống sẽ cung cấp những yếu tố cần thiết để giải thích thông

Page 11: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

điệp: đây chính là trục nhận thức. Mặt khác, hành trang tâm lý (vốn cũng là hệ quả của môi trường xã hội và quá trình được dạy dỗ, học hành) cũng như tâm trạng hay tính khí lúc nhận thông điệp cũng đều là những yếu tố có thể ảnh hưởng tới cách giải thích nội dung thông điệp: đây là trục cảm xúc.

Abraham Moles đã liệt kê ra mấy trường hợp sau đây để mô tả những mức độ tiếp nhận thông điệp của một người nhận tin (xem sơ đồ 3):

a. Hiểu thông điệp hoàn toàn, nếu cái vòng tròn “kho kiến thức”(repertoire) (hay là vốn văn hóa) của người nhận tin hoàn toàn nằm bên trong cái vòng tròn “kho kiến thức”của người phát tin;

b. Hiểu một phần thông điệp, nếu cái kho kiến thức của người nhận tin trùng khớp một phần với cái kho kiến thức của người phát tin;

c. Hiểu thông điệp gần như trọn vẹn, nếu phần lớn kho kiến thức của người nhận tin chồng khít với phần lớn kho kiến thức của người phát tin;

d. Hoàn toàn không hiểu gì cả (tức là không có truyền thông), nếu cái kho kiến thức của người nhận tin hoàn toàn khác biệt so với cái kho kiến thức của người phát tin (thí dụ trường hợp một người Hoa nói chuyện với một người Pháp mà không hiểu tiếng của nhau!).

Sơ đồ 3. Những mức độ tiếp nhận thông điệp nơi người nhận tin

Nguồn: Abraham Moles, Théorie structurale de la communication et société, Paris,Masson, 1986, tr29.

Chú thích:

RE = vòng tròn “kho kiến thức”của người phát tin.

RR = vòng tròn “kho kiến thức”của người nhận tin.

- Những chỗ có đường gạch chéo là diện tích giao nhau giữa hai vòng tròn.

Để có thể hiểu một cách cụ thể hơn về hiện tượng nội dung thông điệp bị nhiễu do các “bộ lọc”khác nhau trong quá trình truyền thông, chúng ta có thể làm thử một thí nghiệm bằng trò chơi kể chuyện: cho một dãy thành viên đứng xếp hàng, rồi người quản trò ghé vào tai người đứng đầu hàng để kể một câu

Page 12: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

chuyện nào đó. Sau đó, người này sẽ kể lại cho người kế tiếp cũng bằng cách nói thầm vào tai mà thôi; và cứ lần lượt như thế cho đến người đứng cuối hàng. Người ta sẽ thấy kết quả là đến người cuối cùng, cốt truyện thường trở nên khác xa so với nguyên bản kể cho người đầu tiên. Có thể coi đây là một thí dụ sinh động minh chứng cho cơ chế tri giác có chọn lọc của con người chúng ta (selective perception).

Tóm lại, việc tri giác và tiếp nhận các thông điệp thường mang tính chất cục bộ (nghĩa là không ghi nhận đầy đủ mà chỉ ghi nhận một phần của thông điệp mà thôi), chọn lọc (người nhận tin thường chọn lọc để tiếp nhận một số thông tin mà thôi), và lý giải (tức là thông điệp luôn luôn được người nhận tin giải thích theo cái khung quy chiếu của mình, tức là hiểu theo vốn sống và hành trang văn hóa của mình).

2.4. Giai đoạn phản hồi (feedback)Cuối cùng, thông điệp do người phát tin chuyển đi thường gây ra một hệ

quả là làm cho người nhận tin có một phản ứng nào đó trở lại cho người phát tin. Như vậy, lúc này, người nhận tin cũng trở thành một người phát tin, tức là một nguồn thông tin mới.

Chính là bắt nguồn từ ngành điều khiển học mà ngành khoa học nghiên cứu về truyền thông đã nhân mạnh tới khái niệm “phản hồi”và tới những tác động của nó trong đời sống xã hội. Một cách trừu tượng, có thể định nghĩa sự phản hồi là “sự trả về của một phần của xuất lượng của một hệ thống nhằm làm thay đổi nhập lượng của hệ thống này.”Ngành điều khiển học cho rằng bất cứ cơ thể nào đều chỉ có thể tồn tại được với hai điều kiện: đối với bên ngoài, bằng cách tự điều chỉnh theo những biến thái của môi trường; và ở bên trong, bằng cách tự mình thích ứng nhằm đáp ứng được với những biến thái sâu xa hơn sẽ diễn ra ở môi trường bên ngoài. Hiểu theo nghĩa này, Norbert Wiener, ông tổ của ngành điều khiển học, định nghĩa phản hồi là “khả năng xác định ứng xử tương lai nhờ những hành động quá khứ; phản hồi có thể chỉ đơn giản là một phản xạ bình thường, hay cũng có thể phức tạp hơn trong trường hợp mà kinh nghiệm quá khứ được sử dụng không chỉ để điều tiết những động thái cụ thể nhất định, mà còn để xác lập cả một đường lối ứng xử.”Triển khai thêm tư tưởng của Wiener, Yves Winkin cho rằng “dự phóng của ngành điều khiển học thực ra là một lối tư duy hơn là một lý thuyết chặt chẽ và chi tiết. Kể từ khi có ý tưởng về sự phản hồi, cách giải thích tuyến tính truyền thống hình như trở nên lạc hậu. Bất

Page 13: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

cứ cái quả nào (effect) cũng đều phản hồi lên cái nhân (cause) của mình: mọi quá trình đều phải được hình dung theo một sơ đồ vòng tròn.”

Ý tưởng về sự phản hồi trong ngành điều khiển học trên đây được đưa vào lĩnh vực truyền thông để thấy rằng không thể giải thích quá trình truyền thông theo mô hình truyền thống của Lasswell vốn chỉ dừng lại ở hai giai đoạn là phát tin và nhận tin, mà cần phải hiểu rằng quá trình truyền thông là một quá trình trao đổi thông tin giữa hai nguồn thông tin, xuất phát từ định đề cho rằng bất cứ một thông điệp nào được phát đi cũng đều gây ra một thông điệp khác chuyển trở lại. Truyền thông không thể được quan niệm như một quá trình tuyến tính, một chiều, xảy ra một lần là xong, mà phải được xem xét như một chu kỳ trong đó có nhiều thông đỉệp được trao qua đổi lại với nhau giữa các nguồn thông tin. Hay nói cách khác, chúng ta cần hình dung rằng quá trình truyền thông luôn luôn diễn ra trong bối cảnh của các mối quan hệ tương tác giữa các cá nhân.

Có hình dung như vậy, chúng ta mới có thể hiểu được rằng tại sao quá trình truyền bá (diffusion) và tiếp thụ (assimilation) một tư tưởng mới mẻ nào đó trong xã hội chẳng hạn là một quá trình mang nhiều diễn biến phức tạp và khúc khuỷu, chứ không hề đơn giản diễn ra một cách tuyến tính và một chiều.

Mô hình truyền thông theo chu kỳ mà Jakobson phác thảo tuy chỉ đi sâu phân tích một chu kỳ truyền thông, nhưng nó nêu lên được những tính chất cơ bản của bất cứ quy trình truyền thông nào, dù đó là truyền thông liên cá nhân, truyền thông tập thể hay truyền thông đại chúng. Có hiểu được các giai đoạn trong mô hình truyền thông này cùng với những “bộ lọc”hay những “tiếng ồn”có thể ảnh hưởng tới từng giai đoạn, thì chúng ta mới có thể hình dung được một cách sâu xa tại sao yêu cầu đôi với người làm báo (đây cũng là phản xạ của người làm báo giỏi) là luôn luôn tự đặt mình vào vị trí người đọc (lúc nào cũng phải trả lời câu hỏi “viết cho ai?”), và mới thấy được ý nghĩa của mối quan hệ biện chứng giữa người làm báo và đối tượng công chúng của mình."

3. Truyền thông đại chúngVậy truyền thông đại chúng là gì? Nói một cách đơn giản, truyền thông đại

chúng là quá trình truyền đạt thông tin một cách rộng rãi đến mọi người trong xã hội thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, phát thanh, truyền hình…

Ở đây, chúng ta cần phân định rõ sự khác biệt giữa hai thuật ngữ mà nhiều người thường sử dụng một cách lẫn lộn: truyền thông đại chúng (mass

Page 14: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

communication), và các phương tiện truyền thông đại chúng (mass media). Thuật ngữ “các phương tiện truyền thông đại chúng”(bao gồm báo chí, phát thanh, truyền hình…) được dùng để chỉ những công cụ kỹ thuật hay những kênh mà phải nhờ vào đó người ta mới có thể tiến hành quá trình truyền thông đại chúng, nghĩa là tiến hành việc phổ biến, loan truyền thông tin ra mọi người. Còn thuật ngữ “truyền thông đại chúng”là thuật ngữ được dùng để chỉ một quá trình xã hội: quá trình truyền tải thông tin một cách rộng rãi ra công chúng.

Khi chúng ta mở ti-vi để theo dõi bản tin thời sự lúc 7 giờ tối, để xem chương trình “Chiếc nón kỳ diệu”, hay để coi một trận đá banh, thì đó là những hành vi nằm trong quá trình truyền thông đại chúng. Thế nhưng nếu chúng ta cũng mở màn hình ti-vi, nhưng lại để coi một cuốn băng viđêô quay lễ cưới của cô em gái trong gia đình chẳng hạn, thì hành động này lại không được coi là nằm trong quá trình truyền thông đại chúng, bởi một lẽ đơn giản là cuôn băng này chỉ được quay và phát trong khuôn khổ sinh hoạt gia đình mà thôi.

Nói cách khác, điểm mấu chốt để xác định xem một hành vi có nằm trong quá trình truyền thông đại chúng hay không không nằm ở chỗ sử dụng thiết bị kỹ thuật nào (màn hình ti-vi, đầu máy viđêô…), mà là cần xem hành vi đó nằm trong quá trình truyền tải và tiếp nhận thông tin thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng hay không.

Truyền thông đại chúng là một quá trình xã hội đặc thù bao gồm ba thành tố:

- Hoạt động truyền thông (chẳng hạn như đi săn tin, quay phim, chụp hình… rồi viết bài, biên tập, và cuối cùng là xuất bản, phát hành, hoặc phát sóng).

- Các nhà truyền thông (bao gồm các tổ chức truyền thông như các tờ báo, đài phát thanh, đài truyền hình… và các phóng viên, biên tập viên…).

- Và công chúng độc giả hoặc khán thính giả.

Theo André Akoun, sở dĩ truyền thông đại chúng trở nên quan trọng trong các xã hội hiện đại là vì những cái cầu nối xã hội (médiationssociales) của xã hội cổ truyền (như làng xã, gia đình, phường hội nghề nghiệp, cộng đồng tôn giáo, tín ngưỡng…) ngày càng trở nên lu mờ và yếu ớt. Ngày nay, những cái cầu nối ấy không còn đóng vai trò thiết yếu trong việc thiết lập các mối liên hệ giữa con người và con người, cũng như trong việc xác lập căn cước tính ( identity) của mỗi

Page 15: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

cá nhân. Chính vì vậy mà con người có nhu cầu tiếp nhận khôi lượng thông tin từ các phương tiện truyền thông đại chúng vốn không ngừng được cập nhật, để bù đắp vào sự thiếu thốn hay sự hụt hẫng ấy, cũng như để có thể thích ứng kịp thời với những yêu cầu của một thế giới thay đổi liên tục. Mặt khác, các xã hội hiện đại là những xã hội thế tục, nghĩa là những xã hội mà trong đó con người không còn tư duy dựa trên nền tảng của những trật tự siêu nhiên hay siêu việt nữa. Vì thế, chính là thông qua sự thảo luận, và do đó có nghĩa là thông qua sự truyền thông, mà con người có thể đi đến một sự thỏa thuận với nhau (hay sự đồng thuận) về chuyện chung sống với nhau như thế nào một cách hợp thức (legitimate). Hegel viết trong quyển Những nguyên của học pháp quyền như sau: “Nguyên tắc của thế giới hiện đại đòi hỏi rằng cái mà mỗi người chấp nhận phải xuất hiện trước mặt người ấy như một cái gì đó hợp thức.”Nói cách khác, đó phải là cái xuất phát từ một quá trình thảo luận tự đo, ít nhất là về mặt hình thức. Và do vậy chúng ta mới hiểu tại sao khái niệm “công luận”(public opinion) ngày nay trở nên quan trọng.

4. Các phương tiện truyền thông đại chúngTrong tiếng Anh, người ta dùng chữ mass media để chỉ các phương tiện

truyền thông đại chúng. Thuật ngữ này bao gồm chữ mass có nghĩa là “đại chúng”, và chữ media (gốc từ tiếng La-tinh là medium, thể số nhiều là media) có nghĩa ban đầu là “trung gian”, ở đây có nghĩa là các “phương tiện”hay “công cụ”. Như vậy, thuật ngữ “các phương tiện truyền thông đại chúng”có nghĩa là những công cụ trung gian có chức năng vận chuyển thông tin ra các tầng lớp công chúng, giúp cho công chúng theo dõi được tin tức, thời sự và mở mang kiến thức.

Nhà nghiên cứu truyền thông Charles Wright đã định nghĩa các phương tiện truyền thông đại chúng như sau: đây là những phương tiện thông tin nhắm đến những công chúng tương đối rộng rãi, dị biệt, nặc danh và không có quan hệ gì với nhà truyền thông; nội dung thông tin được phát ra nơi công cộng; cách phát hành ấn phẩm hoặc giờ phát sóng được tính toán thế nào để tới được với khối lượng công chúng đông đảo nhất; và nhà truyền thông là (hoặc hoạt động trong) một tổ chức chính thức, tổ chức này thường có một bộ máy tương đối phức tạp và đòi hỏi vốn đầu tư tương đối lớn.

Các phương tiện truyền thông đại chúng là một thành tựu trong lịch sử hiện đại, ra đời nhờ các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ cùng với quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản. Đó là sản phẩm của các kỹ thuật công nghiệp, kể từ

Page 16: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

kỹ thuật in ấn, kỹ thuật điện ảnh, cho đến các kỹ thuật điện tử và vi điện tử trong lĩnh vực phát sóng và tiếp nhận sóng phát thanh và truyền hình…

Các phương tiện truyền thông đại chúng mà đầu tiên là báo chí ra đời tại châu Âu từ thế kỷ XVII-XVIII, riêng tại Việt Nam thì từ cuối thế kỷ XIX. Ngày nay, người ta thường coi là thuộc lĩnh vực truyền thông đại chúng các hoạt động chính như: báo chí, phát thanh, truyền hình, điện ảnh, xuất bản; có những tác giả còn đưa vào đây cả những lĩnh vực như sản xuất băng đĩa âm nhạc. Và hiện nay, chúng ta cần kể thêm cả phương tiện Internet.

Riêng về Internet, chúng ta có thể nhân mạnh thêm đặc điểm sau đây. Internet là một phương truyền thông, nhưng cái mới và độc đáo của phương tiện truyền thông này là tự bản thân nó có thể đảm nhiệm ba chức năng (hay nói một cách ví von là “ba trong một!”), tùy vào mục đích của người sử dụng - điều mà các phương tiện truyền thông vốn có cho đến nay như báo in, phát thanh hay truyền hình hầu như không làm được. Trước hết, đó là chức năng phương truyền thông nhân, mà biểu hiện tiêu biểu là thư điện tử (e-mail). Xét về mặt này thì Internet có chức năng tạo điều kiện cho các cá nhân hay tổ chức liên lạc giao dịch với nhau, cũng tương tự như những kỹ thuật truyền thông liên cá nhân truyền thống như bưu điện (gởi thư), điện thoại, telex hay fax, có khác chăng là ngày càng có thể kèm theo nhiều tiện ích phong phú hơn.

Kế đó là chức năng phương tiện truyền thông tập thể. Nhiều cơ quan và công ty đã ứng dụng việc thiết lập những mạng cục bộ hoặc những trang chủ Internet diện rộng vào việc quản lý và giao dịch thông tin trong nội bộ đơn vị hay nội bộ ngành của mình, vượt qua những ngăn cách về địa lý hay thời gian. Một nhân viên dù đi xa vẫn có thể truy cập vào kho dữ liệu thông tin của đơn vị mình, và chuyển thư hay nhận lệnh của đơn vị mình vào bất cứ lúc nào, thậm chí ở từ xa cũng có thể tham gia vào một cuộc họp trực tuyến trên mạng. 

Và thứ ba là chức năng phương tiện truyền thông đại chúng. Khi đưa một tờ báo chẳng hạn lên mạng Internet, thì xét về mặt kỹ thuật, thực chất đó chỉ là thay đổi vật-mang-tin từ tờ giấy báo sang thiết bị điện tử. Nếu có khác chăng thì đó là những tiềm năng mới (mà cho đến nay chúng ta chưa thể hình dung được hết), thí dụ tờ báo điện tử có khả năng cập nhật tin tức nhanh hơn (vào bất cứ lúc nào trong ngày), truyền đi xa hơn (có thể xem được tờ báo từ bất cứ nơi đâu trên thế giới, miễn là có chiếc máy tính kết nối với Internet), và mở ra thêm những khả năng tương tác phong phú hơn (như trực tuyến chẳng hạn) giữa độc giả và

Page 17: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

tòa soạn. Chúng tôi sẽ trở lại phân tích về Internet ở chương cuối của cuốn sách này.

Nhà toán học Norbert Wiener từng dự báo rằng các thiết bị truyền tải tín hiệu sẽ có khả năng “kéo dài các giác quan của chúng ta tới tận cùng thế giới”, hoặc là qua không gian với một tốc độ cực kỳ nhanh đến mức gần như ngay tức khắc, hoặc là qua thời gian: thông tin có thể được cất giữ và lưu truyền từ thời điểm này sang thời điểm khác nhờ các phương tiện lưu trữ thông tin. Và nhà nghiên cứu truyền thông Marshall McLuhan (1964) cho rằng có thể coi các phương tiện truyền thông đại chúng chính là “sự nối dài của các giác quan của chúng ta”. Chúng giúp con người nghe được và thấy được những chuyện xảy ra ở ngoài tầm khả năng của các giác quan. Các bậc tiền nhân của chúng ta thường tích lũy kiến thức bằng những cảm nhận trực tiếp thông qua các giác quan của chính mình. Nhưng đến thời đại chúng ta thì khác, chúng ta thường tích lũy kiến thức thông qua những công cụ trung gian, phần lớn nhờ vào các phương tiện truyền thông đại chúng. Ngày nay, cứ mỗi buổi tối mở ti-vi, chúng ta có thể chứng kiến tận mắt chẳng hạn nạn đói đang diễn ra tận châu Phi, một trận lụt đang hoành hành ở vùng Nam Á, một cuộc đình công lớn ở Tây Âu, những cuộc khủng bố tự sát đẫm máu ở Trung Đông, hay những diễn biến thất thường về môi trường xảy ra ở Nam cực… Muốn theo dõi được thời sự, chúng ta buộc phải dựa vào nguồn thông tin do các phương tiện truyền thông đại chúng cung cấp. Có thể nói là sau bao nhiêu thời đại lịch sử, chưa bao giờ có nhiều người đến như thế, tại nhiều địa điểm đến như thế, lại cùng được xem hoặc được nghe những thông tin và phóng sự như nhau, như chúng ta đang chứng kiến hiện nay với các phương tiện truyền thông đại chúng.

Các phương tiện truyền thông đại chúng đóng một vai trò quan trọng trong xã hội, bởi lẽ:

- Chúng là kênh chủ yếu cung cấp thông tin thời sự, kiến thức và giải trí cho người dân, và đã trở thành một bộ phận hữu cơ không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của mọi cá nhân trong xã hội.

- Chúng là một công cụ hữu hiệu để quản lý, điều hành và cải cách xã hội.

- Chúng đã trở thành một định chế có những quy tắc và chuẩn mực riêng của mình trong lòng xã hội, và có những quan hệ mật thiết với các định chế khác trong xã hội.

Page 18: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

5. Đại chúng và công chúng“Đại chúng”(trong thuật ngữ “truyền thông đại chúng”) là một khái niệm

khá mơ hồ và khó mà có được một định nghĩa chính xác, kể cả về số lượng lẫn về mặt tính chất. Người ta không thể xác định được là phải đông đến số lượng bao nhiêu thì mới gọi là đại chúng. Do tính chất mơ hồ của nó, nên ngay từ năm 1946, Herbert Blumer đã cho rằng cần phân biệt giữa ba khái niệm “đại chúng”, “công chúng”và “đám đông”, và cần tránh coi khái niệm “đại chúng”như một chủ thể độc lập. Alphons Silbermann, một nhà xã hội học người Đức chuyên nghiên cứu về truyền thông đại chúng, cũng cảnh giác chúng ta về khái niệm “đại chúng”: các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều định nghĩa cho thuật ngữ này đến nỗi người ta có thể vận dụng các ý nghĩa của nó theo kiểu “tung hứng”một cách tùy tiện.

Blumer đã phân biệt bốn đặc điểm sau đây để nhận dạng khái niệm đại chúng (mass) :

- Đại chúng bao gồm những người thuộc mọi thành phần xã hội, bất kể nghề nghiệp, trình độ học vấn hay tầng lớp xã hội nào (nghĩa là có những đặc trưng rất dị biệt nhau).

- Nói đến đại chúng là nói đến những cá nhân nặc danh, nghĩa là: vì nhắm đến đông đảo công chúng, nên nhà truyền thông không thể biết ai là ai, và khi truyền thông thì họ cũng ý thức rằng thông tin của họ có thể đến với bất cứ ai, chứ không chỉ riêng một ai hay một nhóm người nào mà thôi.

- Các thành viên của đại chúng thường độc lập nhau xét về mặt không gian, không ai biết ai, không có những sự tương tác hay những mối quan hệ gì gắn bó với nhau (khác với những khái niệm như “cộng đồng”hay “hiệp hội”chẳng hạn).

- Đặc điểm thứ tư của đại chúng là hầu như không có hình thức tổ chức gì, hoặc nếu có thì cũng rất lỏng lẻo, và do đó nó khó mà có thể tiến hành một hoạt động xã hội chung nào được.

Ở đây, chúng ta hiểu “đại chúng”chính là đối tượng “công chúng”rộng rãi của các phương tiện truyền thông đại chúng.

Trước hết, chúng ta cần phân biệt “công chúng”với “đám đông”. Công chúng không phải là một đám đông. Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học định nghĩa chữ “đám”là “tập hợp gồm một số đông tụ họp lại một chỗ để cùng tiến hành việc gì (thí dụ: đám giỗ, đám rước, đám cưới, đám bạc)”. Như vậy, khi

Page 19: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

nói tới một “đám đông”tụ tập lại ở một ngã tư khi xảy ra một vụ tai nạn giao thông, hay khi xảy ra một đám cháy chẳng hạn, chúng ta hình dung ra một số người cụ thể nhất định, tụ tập tại một không gian và thời gian nhất định, và có một mục tiêu rõ rệt là hiếu kỳ đứng lại xem vụ tai nạn, hoặc cùng nhau tìm cách cứu giúp những người gặp nạn. Từ điển nói trên định nghĩa “công chúng”là “đông đảo những người đọc, xem, nghe, trong quan hệ với tác giả, diễn viên, v.v.” “Công chúng”có thể tụ họp trong một rạp hát để thưởng thức một vở kịch hay một buổi hòa nhạc; tuy nhiên, khi nói tới “công chúng”của một tờ báo chẳng hạn, chúng ta thường hiểu là nói tới đông đảo độc giả thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau, đang sinh sống và làm việc tại nhiều nơi khác nhau (không tụ tập cùng một chỗ) nhưng cùng đọc tờ báo này.

Judith Lazar phân biệt hai khái niệm đám đông (foule) và đại chúng (masse) (hiểu như là công chúng của các phương tiện truyền thông đại chúng) như sau:

Bảng 1. Phân biệt giữa ‘‘công chúng”với ‘‘đám đông”

Công chúng Đám đôngXét về mặt không gian Phân tán Tập trungTương tác Không có Có nhiềuTổ chức Không có hoặc rất lỏng

lẻoCó ít, hoặc tùy từng lúc

Đối tượng quan tâm Nhắm vào một đối tượng cụ thể

Gắn liền với biến cố đang xảy ra

Mức độ ý thức chung Thấp Cao, nhưng không kéo dài lâu

Nguồn: Judith Lazar, Sociologie de la communication de masse, Paris, Nxb: Armand Colin, 1991, tr. II.

Chúng ta có thể xác định các đặc trưng chính của khái niệm “công chúng”như sau: tính chất quảng đại (đông đảo), tính chất không đồng nhất (bao gồm rất nhiều giới và tầng lớp khác nhau), và tính chất nặc danh (không ai biết ai).

Những đặc trưng trên đây cho thây rõ ràng công chúng không phải là một tập thể hay một cộng đồng. Nó không có cơ cấu tổ chức, mà cũng không có người chỉ huy, không có tập quán hay truyền thống, không có những quy tắc

Page 20: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

riêng của mình, và các thành viên của nó cũng không có ý thức là mình cùng thuộc về một tổ chức hay một cộng đồng nào đó. Công chúng cũng không phải là một khối người thuần nhất, giống nhau, ngược lại nó rất phức tạp, bao gồm nhiều nhóm, nhiều giới, nhiều tầng lớp xã hội khác nhau, với những đặc trưng đa dạng và những quyền lợi dị biệt và nhiều khi mâu thuẫn nhau.

Tuy nhiên, khi nói rằng công chúng của các phương tiện truyền thông đại chúng bao gồm những cá nhân phân tán, điều này chỉ có một ý nghĩa tương đối về mặt không gian mà thôi; xét về mặt quan hệ xã hội, điều này không có nghĩa là công chúng của các phương tiện truyền thông hoàn toàn cô lập nhau, rời rạc nhau. Theo Silbermann, nếu quan niệm công chúng bao gồm những cá nhân rời rạc, phân tán nhau, thì có thể đi đến một quan niệm sai lầm về sự tách biệt và đối lập giữa cá nhân với xã hội. Trong thực tế, chúng ta vẫn thường thấy người ta coi truyền hình hay đọc báo, nghe radio cùng với nhau trong gia đình, hoặc với bạn bè. Vả lại, dù một người có ngồi coi ti-vi một mình đi chăng nữa, thì cá nhân người này vẫn không thể thoát ra khỏi những mối liên hệ xã hội của mình. Nói như vậy để chúng ta nhận thức rằng, khi nghiên cứu về ảnh hưởng của truyền thông đại chúng, chúng ta không thể tách độc giả hay khán giả ra khỏi môi trường sống của mình, mà ngược lại, phải luôn luôn đặt họ trong bối cảnh của các điều kiện sống cũng như của các mối quan hệ xã hội của họ.

6. Định chế truyền thông đại chúng: một không gian công cộng mớiĐịnh chế xã hội (hay còn gọi là thiết chế xã hội) hiểu theo nghĩa xã hội

học, không phải là một nhóm người cụ thể, cũng không phải là một tổ chức hay một hiệp hội, mà là một thành tố của cấu trúc xã hội, bao gồm những vai trò, những giá trị và chuẩn mực mà mọi người đều thừa nhận. Nhà trường chẳng hạn, xét một cách trừu tượng, là một định chế xã hội, trong đó có vai trò học sinh, vai trò giáo viên, vai trò hiệu trưởng… và mỗi vai trò đều có một khuôn mẫu ứng xử nhất định. Khi nói tới một trường trung học X nào đó, chúng ta coi “nhà trường”đó như một tổ chức xã hội cụ thể; nhưng khi nói tới “định chế nhà trường”, thì chúng ta đề cập tới một tổng thể mẫu hình nhà trường trong một xã hội nhất định nào đó.

Định chế là một sản phẩm của đời sống xã hội. Mỗi định chế đáp ứng những nhu cầu nhất định của xã hội. Nó được định hình theo thời gian, khi mà một số ứng xử nào đó của con người được lặp đi lặp lại, rồi dần dần biến thành nề nếp, tập quán, và cuối cùng trở thành những chuẩn mực mà mọi người đều

Page 21: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

thừa nhận và tuân thủ. Như vậy, định chế xã hội là một hệ thống các quan hệ xã hội đã được xác lập ổn định trong đời sống xã hội.

Nhưng cũng tương tự như hầu hết các khái niệm xã hội học khác vốn cần được hiểu một cách toàn diện, nghĩa là không chỉ như một quan hệ xã hội, mà còn như một “quá trình tiến triển”(processus), khái niệm định chế cần được xem như bao hàm cả cái “đã”lẫn cái “đang”(institué và instituant), nói theo lời Cao Huy Thuần: “…Định chế không còn được xem như một sự kiện được tạo thành mà là một quá trình biện chứng vẽ ra một tranh chấp thường xuyên - và vĩnh viễn - giữa cái đã được định chế và cái đang định chế, giữa institué và instituant. Những cái đã được định chế luôn luôn bị phá hoại, bị tân công, bị làm tan rã dưới áp lực của những lực lượng định chế. (…) Định chế không phải là một tổng thể đã hoàn thành, có cấu trúc mạch lạc, bền vững, mà là một cái gì đang hoàn thành, luôn luôn đang hoàn thành. Đó không phải là một ‘sự vật’, mà là một ‘thực tiễn’.”

Nếu hiểu theo nghĩa đó thì hiển nhiên là quá trình “định chế hóa”(institutionalization) không phải chỉ là quá trình định hình và xác lập những chuẩn mực, những khuôn mẫu ứng xử và những vai trò xã hội, mà còn là quá trình biến chuyển và thay đổi của ngay chính cái định chế. Bởi lẽ con người tuy sinh ra và lớn lên trong khuôn khổ bị ràng buộc bởi những “bức tường”của các định chế xã hội, nhưng chính con người cũng đồng thời không ngừng tự mình tham gia vào việc tiếp tục xây dựng lại những “bức tường”ấy.

Người ta thường phân biệt mấy loại định chế xã hội chính như sau: các định chế kinh tế (liên quan tới các quá trình sản xuất và phân phối các của cải và dịch vụ), các định chế chính trị (liên quan tới việc phân bố và sử dụng quyền lực trong xã hội), các định chế thân tộc (như hôn nhân, gia đình), và các định chế văn hóa (như giáo dục, tôn giáo, phong tục, văn chương, nghệ thuật…).

Với sự ra đời và phát triển của báo chí, phát thanh và truyền hình kể từ một hai thế kỷ trở lại đây, người ta thấy xuất hiện một định chế xã hội mới, chưa hề có trong các xã hội cổ truyền, đó là định chế truyền thông đại chúng. Xét về tính chất, định chế này nằm trong hệ thông các định chế văn hóa.

Nếu trong các xã hội cổ truyền, các định chế như gia đình hay nhà trường xét là những định chế có chức năng xã hội hóa (nghĩa là giúp cho các cá nhân hội nhập được vào xã hội) trong một giai đoạn nhất định trong cuộc đời của mỗi cá

Page 22: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

nhân, thì trong xã hội hiện đại, định chế truyền thông đại chúng làm chức năng xã hội hóa trong suốt cả cuộc đời của các cá nhân.

Thông thường, người ta coi định chế truyền thông đại chúng có chức năng đáp ứng hai nhu cầu chính của người dân là nhu cầu thông tin và nhu cầu giải trí. Nhưng xét về mặt xã hội học, điều còn có ý nghĩa sâu xa và quan trọng hơn là định chế này tạo ra một không gian công cộng trong xã hội dân sự, trong đó mỗi công dân, về nguyên tắc, được xác lập quyền thông tin và quyền được thông tin về bất cứ chuyện gì xảy ra trong xã hội có liên quan đến quyền lợi và vận mệnh của mình. Như vậy, theo ý nghĩa này, định chế truyền thông đại chúng là một định chế độc đáo của một xã hội dân chủ đặt cơ sở trên một nhà nưổc pháp quyền, vốn là những đặc trưng chỉ có trong các xã hội hiện đại. Chúng ta không thể hình dung ra được một chế độ dân chủ nếu thiếu các phương tiện truyền thông đại chúng. Nói cách khác, có thể xem đây là một định chế tuy tự bản thân nó chỉ mang chức năng truyền thông và văn hóa, nhưng lại có những hệ lụy và những mối quan hệ tương tác hết sức quan trọng đối vđi các định chế chính trị lẫn các định chế kinh tế và xã hội khác.

Nhà xã hội học Pierre Bourdieu cho rằng điểm đặc thù của “trường”báo chí (champ du journalisme) là nó phụ thuộc vào các lực bên ngoài mạnh hơn nhiều so với bất cứ “trường”sản xuất tinh thần nào khác như “trường”toán học, “trường”văn chương, “trường”pháp lý, “trường”khoa học, v.v. Hoạt động của “trường”báo chí phụ thuộc một cách rất trực tiếp vào nhu cầu (của công chúng), vào những cưỡng chế của thị trường. Nhưng đồng thời, “trường”báo chí lại có sức cưỡng chế và sức tác động mạnh mẽ trỏ lại tất cả các định chế xã hội khác.

Judith Lazar liệt kê ra một số đặc trưng tổng quát của định chế truyền thông đại chúng như sau.

Các phương tiện truyền thông đại chúng, xét về bản chất, chỉ hoạt động trong lĩnh vực công cộng: xét về nguyên tắc, đây là định chế mở rộng cửa cho tất cả mọi người, và nó chỉ quan tâm đề cập tới những vấn đề hoặc những sự kiện có liên quan ít nhiều tới mọi thành viên trong xã hội. Hiểu theo nghĩa này, một tờ tạp chí khoa học về một lĩnh vực vật lý chuyên sâu nào đó chẳng hạn có thể chỉ có tổng cộng chừng vài trăm độc giả trên toàn thế giới, nhưng nó vẫn được coi là một tổ chức nằm trong định chế truyền thông đại chúng, vì bất cứ ai cũng có thể đăng ký mua nó được. Còn tờ nội san của một công ty đa quốc gia chẳng hạn có thể có số lượng ấn bản lên tới vài chục ngàn, nhưng vì nó không được phát hành ra công chúng một cách rộng rãi nên không thể coi nó như một tổ chức nằm

Page 23: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

trong định chế truyền thông đại chúng, mà chỉ là một phương tiện mang tính chất truyền thông tập thể!

Định chế truyền thông đại chúng hoàn toàn không mang tính chất cưỡng bách đối với cá nhân, cá nhân có quyền tham gia hay không tham gia vào đây. Người dân có quyền mua hay không mua một tờ báo, xem hay không xem một bài báo hay một chương trình truyền hình. Đồng thời, một đặc điểm nữa của truyền thông đại chúng mà người ta có thể nói tới ở đây, đó là nó thường gắn liền với thời gian rảnh rỗi và nhu cầu giải trí của người dân.

Truyền thông đại chúng là một ngành công nghiệp thực sự trong xã hội: nó đã trở thành một nghề sử dụng nhiều lao động chuyên nghiệp có những trình độ chuyên môn nhất định, có bộ máy tổ chức chặt chẽ và hoạt động theo hướng chuyên môn hóa, cần nhiều vốn liếng đầu tư về tiền của cũng như về kỹ thuật, và sản xuất ra cho xã hội nhiều loại sản phẩm và dịch vụ khác nhau.

Cuối cùng, vì đã được định chế hóa về mặt xã hội, nên hoạt động của các phương tiện truyền thông đại chúng luôn luôn chịu sự chi phối và ràng buộc bởi một số chuẩn mực và quy tắc nhất định ít nhiều chặt chẽ hay lỏng lẻo tùy theo từng quốc gia, bao gồm những quy tắc thuộc về hệ thống pháp luật nhà nước lẫn những quy tắc thuộc về nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp.

7. Xã hội học về truyền thông đại chúngKể từ khoảng thập niên năm 1930 đến nay, đã có rất nhiều cách tiếp cận

khác nhau về truyền thông đại chúng từ nhiều ngành khoa học xã hội, chứ không chỉ riêng ngành xã hội học, với rất nhiều đề tài phong phú. Kể từ những công trình nghiên cứu về báo chí từ góc độ sử học, những công trình điều tra nghiên cứu về các giới công chúng độc giả và khán thính giả dưới góc độ tâm lý học xã hội, cho tới những công trình phân tích nội dung về các thông điệp của truyền thông đại chúng theo cách tiốp cận của ngôn ngữ học, của ngôn ngữ học xã hội…

Riêng trong lĩnh vực xã hội học, truyền thông đại chúng được nghiên cứu như một quá trình xã hội, và các phương tiện truyền thông đại chúng được khảo sát và phân tích dưới góc độ định chế xã hội. Hay nói ngắn gọn như Alphons Silbermann, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của ngành xã hội học trong lĩnh vực này là tìm cách làm sáng tỏ mối hệ giữa truyền thông đại chúng và xã hội. Silbermann cho rằng xã hội học về truyền thông đại chúng là bộ môn chuyên phân tích về hiện tượng truyền thông đại chúng và ý nghĩa của truyền

Page 24: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

thông đại chúng đối với cuộc sống của xã hội; và người ta không thể bắt tay vào việc này nếu không có một lốì tiếp cận mang tính chất liên ngành.

Trong bộ môn xã hội học về truyền thông đại chúng, người ta thường phân biệt mấy lĩnh vực nghiên cứu chính như sau: nghiên cứu về công chúng của các phương tiện truyền thông đại chúng (khảo sát về các đặc điểm và ứng xử của các giới độc giả và khán thính giả của báo chí, phát thanh, truyền hình); nghiên cứu về các tổ chức truyền thông và về hoạt động của các nhà truyền thông; phân tích nội dung các thông điệp truyền thông (bao gồm hai phương pháp chính là phương pháp phân tích thực nghiệm, và phương pháp phân tích tín hiệu học); nghiên cứu về ảnh hưởng hay tác động xã hội của các phương tiện truyền thông đại chúng (xem sơ đồ 4).

Sơ đồ 4. Những lĩnh vực nghiên cứu của bộ môn xã học truyền thông đại chúng

Nghiên cứu xã hội học về truyền thông đại chúng

Công chúngCác nhà truyền

thôngNội dung truyền

thôngẢnh hưởng xã

hộiNghiên cứu về

công chúng của các phương tiện truyền thông đại

chúng

Nghiên cứu về đặc điểm và hoạt động của các nhà

truyền thông

Phân tích nội dung truyền thông (thực

nghiệm và tín hiệu học)

Nghiên cứu về ảnh hưởng xã hội của truyền thông

đại chúng

Nguồn: Chúng tôi lấy lại sơ đồ của Judith Lazar (Sociologic de la communication de masse, Paris, Armand Colin, 1991, 76), nhưng bổ sung thêm phần nghiên cứu về “các nhà truyền thông”.

Trong số các lĩnh vực nghiên cứu đó, thì những công trình nghiên cứu về ảnh hưởng xã hội của truyền thông đại chúng thường được chú ý và gây ra nhiều tranh luận hơn hết. Trong lĩnh vực này, người ta thường đặt những câu hỏi như: các phương tiện truyền thông ảnh hưởng thế nào đối với hành vi và ứng xử của các thành viên xã hội? Vai trò của các phương tiện truyền thông đại chúng trong việc rèn luyện và giáo dục các lứa tuổi thanh thiếu niên; quan hệ giữa truyền thông đại chúng và quá trình xã hội hóa, vai trò của truyền thông đại chúng trong quá trình hình thành ý thức xã hội? Các phương tiện truyền thông đại chúng có phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực ngày càng gia tăng trong xã hội hay không?…

Page 25: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Lẽ tất nhiên, trên đây không phải là những đề tài nghiên cứu thuần túy, lý thuyết. Phần nhiều đều là những công trình điều tra thực nghiệm, được tiến hành khảo sát trong những bối cảnh xã hội cụ thể. Thế nhưng, cũng không tránh khỏi những xung đột khá gay gắt trong các lập luận và kết luận của các tác giả khác nhau, một mặt do những tiền đề lý luận khác nhau của mỗi công trình nghiên cứu, mặt khác cũng một phần do đây là một hiện tượng phức tạp khá mới mẻ trong xã hội hiện đại, không ngừng chuyển biến nhanh chóng với các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, và mặt khác do những biến động và thay đổi trong xã hội diễn ra ngày càng sâu xa và mãnh liệt.

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA NGHỀ LÀM BÁOAbraham Moles cho rằng báo chí có hai chức năng chính là thông tin và

giải trí. Còn Malcom Wiley thì sau khi đưa ra hai câu hỏi “Báo chí đảm nhiệm những chức năng gì? Nó đáp ứng những nhu cầu cá nhân và xã hội nào?”, ông đã kể ra chi tiết sáu chức năng của báo chí: cung cấp thông tin phân tích thông tin (editorial), trình bày bối cảnh của các sự kiện (để độc giả có thể hiểu được tin tức) (backgrounding), giải trí và phổ biến kiến thức bách khoa (encyclopedia).

Không phải báo chí ở nước nào cũng giống nhau, do đó cách làm báo nhiều khi cũng hết sức khác nhau. Khi nghiên cứu về lịch sử báo chí, nhiều tác giả cho rằng trên thế giới có hai trường phái báo chí lớn đáng chú ý hơn hết, đó là trường phái Anh-Mỹ và trường phái Pháp.

1. Trường phái báo chí anh-mỹMichael Schudson và J. Chalaby nhận định rằng nước Anh và nhất là nước

Mỹ mới là những nơi thực sự xuất phát ra những nguyên tắc và tập quán nghiệp vụ báo chí mà bây giờ hầu như mọi nhà báo đều coi là những tiêu chuẩn chung trong nghề của mình. Theo Erik Neveu, nghề làm báo theo trường phái Anh-Mỹ có năm đặc trưng chính sau đây.

1. “Sự kiện, sự kiện, và sự kiện”(Facts, facts, facts). Đặc trưng đầu tiên của trường phái báo chí Anh-Mỹ là luôn luôn đặt sự kiện

lên ưu tiên hàng đầu. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà báo là thu thập tin tức (news-gathering). Nhà báo Mỹ thường tự định nghĩa mình là người chuyên đi săn tin. Sự ra đời của tờ New York Sun vào năm 1833 được coi là mốc thời gian khai sinh ra loại báo chí săn lùng tin tức và sự kiện. Nhà báo nổi tiếng thường là

Page 26: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

những người khui ra được những vụ xì-căng-đan. Chính báo chí Mỹ là nơi sản sinh ra tập quán nghiệp vụ đi lấy tin mỗi sáng, rảo một vòng từ sở cảnh sát (để lây loại “tin vắn”như trộm cắp, án mạng, tự tử…) đến tòa đô chính (để tìm tin liên quan tđi đời sống dân sự của những nhân vật được công chúng biết đến, vì đây là nơi làm giấy hôn thú, khai sinh, khai tử…).

Nhiều thể loại báo chí hiện nay đã trở nên phổ biến đều xuất hiện từ báo chí Mỹ, như phóng sự (bắt đầu có từ khi xảy ra cuộc nội chiến phân ly Nam-Bắc ở Mỹ năm 1861-1865) hay phỏng vấn (ra đời cũng trong thập niên 1860). Lúc bấy giờ, báo giới Pháp đã phản ứng gay gắt và nổ ra một cuộc bút chiến về thể loại mới này vì họ cho rằng sẽ là điều thất lễ nếu nhà báo lại đi chất vấn một vị tổng thống hay một vị giáo hoàng.

Nhà báo được coi là người phải có quan hệ chặt chẽ với lĩnh vực mà mình theo dõi, lúc nào cũng có một cuốn sổ địa chỉ dầy cộm (chứng tỏ quen biết nhiều), rành kỹ năng ghi chép, biết chắt lọc thông tin, biết chủ động tiến hành một cuộc tiếp xúc hay gặp gỡ. Ở Anh và ở Mỹ, chính hoạt động nghiệp vụ báo chí, năng lực của người làm báo, và văn phong báo chí đã làm cho báo chí trở thành một nghề riêng biệt hoàn toàn, không thể ghép vào những nghề có sẩn từ trước như nghề viết văn hay nghề làm chính trị.

2. Đề cao tính khách quan. Đặc trưng thứ hai của trường phái báo chí Anh-Mỹ là yêu cầu phải đặt tính

khách quan lên hàng đầu - bằng cách chỉ để cho các sự kiện lên tiếng. Và phải tách bạch rõ ràng giữa thông tin và bình luận, không được nhập nhằng hay lẫn lộn giữa hai thể loại này. Một tấm áp-phích lớn đặt trong tòa soạn tờ Chicago Tribune trong khoảng thập niên 1880 chỉ ghi vỏn vẹn mấy chữ: “Ai? Cái gì? Thế nào? Khi nào? ở đâu?”

Lẽ tất nhiên, sẽ là ngây thơ và ảo tưởng nếu tuyệt đốì tin rằng người ta có thể tường thuật được một biến cố một cách hoàn toàn khách quan thông qua các sự kiện. Tuy vậy, quy tắc này cũng có cái lợi là thúc ép người phóng viên phải quan sát các sự việc một cách thật kỹ lưỡng, bình tĩnh và vô tư, và buộc họ phải tránh lối tường thuật tán hươu tán vượn dông dài để đi đến một lối viết mô tả gọn ghẽ, sáng sủa (có thể tham khảo văn phong của Hemingway).

3. Tính thực dụng. Vào thế kỷ XIX, ở Mỹ đã phát triển rất sớm loại báo đáp ứng các nhu cầu

thông tin bình thường và thực dụng, nhất là nhằm phục vụ cho giới nông gia. Các tờ nhật báo ở vùng phía đồng đã đẩy mạnh việc khai thác tin tức thị trường, giá

Page 27: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

cả hàng hóa, thống kê tàu bè xuất nhập cảng. Nhiều tờ còn tìm cách thu hút thêm độc giả bằng cách mở những mục rất cụ thể và thiết thực, từ công thức nấu ăn, cho đến giờ giấc các buổi lễ ở các nhà thờ.

4. Làm báo là làm kinh doanh. Nói chung báo giới Anh-Mỹ coi báo chí là một hoạt động kinh doanh. Cuối

thế kỷ XIX, nhiều tờ nhật báo ở Mỹ đã đạt doanh thu từ quảng cáo lên tới 60% trong tổng doanh thu, trong lúc tờ Le Petit Parisien ở Pháp khi ấy mới chỉ đạt mức 10%. Ông chủ tập đoàn báo chí Roy Howard từng tuyên bố: “Chúng tôi đến thành phố Detroit chỉ đơn giản với tư cách là những nhà buôn tin tức. Chúng tôi ở lại đây để bán quảng cáo với một giá biểu có lợi cho những ai đầu tư vào đây. Nhưng trước hết chúng tôi phải làm ra một tờ báo có thông tin hấp dẫn nhằm đẩy mạnh số lượng phát hành và nhờ đó làm cho việc quảng cáo có hiệu quả hơn.”

Hiện tượng tập trung báo chí và ra đời các tập đoàn báo chí xảy ra ở các nước Anh và Mỹ tương đối sớm hơn so với Pháp. Sở dĩ như vậy, theo Chalaby, có nhiều nguyên nhân, mà trước hết là nguyên nhân kinh tế: đó là do tốc độ phát triển chủ nghĩa tư bản ở các nước này nhanh hơn. Vì phải cạnh tranh giành thị trường nên người ta sớm khai thác kênh quảng cáo trên báo chí. Về mặt luật pháp, quyền tự do báo chí ở Mỹ được củng cố từ năm 1791 và ở Anh trong thập niên 1830, trong khi ở Pháp thì mãi tới năm 1881 mới xác lập được quyền này; yếu tố pháp lý này tạo ra một khuôn khổ an toàn cho việc ra báo xét như là một hoạt động kinh doanh. Quá trình đô thị hóa ở Mỹ diễn ra sớm hơn, và đây cũng là một yếu tố làm cho phí phát hành rẻ hơn, đồng thời dễ mở rộng số lượng độc giả hơn.

Theo Erik Neveu, cái lôgic kinh doanh đã làm những ông chủ tập đoàn báo chí trở thành những nhà kinh doanh tư bản chủ nghĩa thực thụ trước khi là những người đi theo một xu hướng chính trị nào đó - điều này làm cho báo chí tách khỏi đảng phái. Và chuyện nghe có vẻ nghịch lý nhưng Neveu cho rằng hệ quả là chính cái lôgic này đã góp phần thúc đẩy nghề báo sớm trở nên chuyên nghiệp hóa.

5. Nhà báo là người làm công ăn lương. Lô-gic thương mại đã dẫn đến chỗ: nhà báo Mỹ không phải là một thứ văn

nghệ sĩ, cũng chẳng phải là một người làm chính trị, mà trước hết anh ta là một người làm công ăn lương. Mức thù lao của anh ta phụ thuộc vào hiệu suất công tác và nhất là vào sự độc đáo của tin tức mà anh ta săn được. Để minh họa cho

Page 28: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

điều này, người ta kể chuyện một nữ phóng viên ở New York vào cuối thế kỷ XIX có lần bực mình về chuyện nhuận bút như sau: khi tường thuật việc cứu sống một người bị rớt xuống nước ở ngoài cảng thì được trả hai đô-la (vì người ta coi đây chỉ là một tai nạn thông thường), còn nếu tường thuật một vụ tự tử thành công thì được trả tới sáu đô-la!

2. Trường phải báo chí PhápĐặc điểm đầu tiên của báo chí Pháp, theo Erik Neveu, nghe như đầy

nghịch lý: mãi cho đến đầu thế kỷ XX, phần lớn các tờ báo đều không có nhà báo! Tất nhiên có những người làm báo, những người cộng tác, nhưng đấy không phải là những người coi đây là một nghề đúng nghĩa vốn đòi hỏi những kỹ năng chuyên nghiệp, và nguồn sống chính của họ cũng không phải do làm báo. Trong cuốn Đặc khảo về báo chí Paris xuất bản năm 1843, Balzac đã từng mô tả những người đi làm báo là chỉ để tạm thời chờ đợi thành công trong sự nghiệp văn chương và thi ca, hoặc là để nhảy sang làm chính trị. Còn những ai mệt mỏi vì làm báo mãi mà không đi đến đâu thì cuối cùng đành chấp nhận chuyển sang chân một nhân viên “quèn”trong một bộ nào đó ở Paris.

Không ai đòi hỏi người viết báo phải có những kỹ năng nghiệp vụ nào đặc biệt. Ngoại trừ khả năng viết tốc ký đôi khi được yêu cầu thì kỹ năng duy nhất phải có là khả năng viết văn và tài nghệ tranh luận.

Xu hướng thiên về văn chương chính là một trong những đặc điểm của nền báo chí Pháp. “So với báo Anh, nói chung báo Pháp mang tính văn học hơn, đăng ít tin tức hơn. Tính cách này, mà báo Pháp có ngay từ lúc khởi thủy, sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nó sau này.” Nhiều tờ báo đại chúng trong thế kỷ XIX như tờ La Presse hay tờ Le Petit Journal sở dĩ bán chạy là nhờ các truyện tiểu thuyết đăng nhiều kv (thường gọi là truyện phơi-ơ-tông, feuilleton) của những tác giả như Balzac, Dumas, hay Victor Hugo. Từ Emile Zola (1840-1902) cho tới Albert Camus (1913-1960), người ta thấy nhiều tên tuổi lớn trong làng báo Pháp đều kiêm cả nhà văn.

Đặc điểm thứ hai của báo chí Pháp là thiên về chính Phần lớn các tờ báo đều gắn liền với những xu hướng chính trị hay những đảng phái chính trị nào đó. Và ngược lại, phía các nhà làm chính trị cũng thường sử dụng hoặc lôi kéo báo chí vào những cuộc tranh luận chính trị hoặc vận động nghị trường. Ngay từ thời Đệ tam cộng hòa (1870-1940), người ta đã thấy có nhiều nhà báo chuyển sang sự nghiệp chính trị.

Page 29: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Như vậy, có thể nói mô hình báo chí Pháp khác hẳn mô hình báo chí Anh-Mỹ. Khía cạnh “săn tin”không được coi trọng trong suôt một thời gian dài trong lịch sử. Trình độ xuất sắc của phóng viên thường được thể hiện trước hết trong tài nghệ sử dụng văn phong hấp dẫn, bóng bẩy, với những thủ pháp văn chương và tu từ học, hoặc trong khả năng diễn giải, lập luận và bênh vực một lập trường nào đó. Nội dung tờ báo thường được nhấn mạnh vào những bài phê bình và nghị luận, đề cao bình luận hơn là tin tức, sự kiện, chú ý tới việc trình bày chính kiến hơn là tường thuật thông tin thời sự.

Xét về mặt nghề nghiệp thì nghề làm báo ở Pháp được định hình tương đối chậm hơn so với ở Anh và Mỹ. Đến năm 1881 mới có đạo luật minh định quyền tự do báo chí. Khuôn khổ pháp lý này đã cho phép gia tăng số nhật báo cũng như số lượng nhà báo, năm 1890 có 4.000 nhà báo và năm 1900 con số này lên tới 6.000. Báo chí Pháp chỉ thực sự phát triển kể từ sau Thế chiến thứ nhất. Năm 1924 mới ra đời trường báo chí Lille, là trường báo chí lớn đầu tiên ở Pháp. Năm 1935, Quốc hội Pháp mới ban hành sắc luật về quy chế của các nhà báo. 

Báo chí Mỹ dưới mắt người Pháp

“Một mớ sự kiện vụn vặt hỗn độn, ngổn ngang, cái này nằm đè lên cái kia mà không thấy có một mạch tư tưởng nào làm chất men để làm dậy lên khối bột đó; (Prancisque Sarcey, L’opinion nationale, 1865),

“Cách thông tin quá đáng […] đã làm thay đổi báo chí, đã triệt tiêu những bài tranh luận quan trọng, triệt tiêu sự phê bình văn học, hàng ngày dành càng nhiều đất cho các bản tin, đủ các loại tin lớn nhỏ, cho các biên bản cỏa phóng viên và các cuộc phỏng vấn.”(Emile Zola, 1888).

“Cái mà người ta muốn bây giờ, đó là các sự kiện: thế nhưng từ đó mỗi người lại rút ra kết luận theo kiểu của mình. Để làm điều đó, có nên áp dụng nguyên xi công thức của Mỹ hay chăng? Không. Thông tin hiểu theo nghĩa của người Mỹ […] hiển nhiên phải là nên tàng của báo chi hiện đại. Nhưng ở Pháp, chúng ta còn cần có thêm cái gì đó nữa. Chúng ta quá tinh tế để có thể chấp nhận một bài phóng sự trần trụi, khô khan. Vả lại, đọc báo không phải chỉ có giới thương gia và giới chính trị gia. Mà còn có giới văn nghệ sĩ, và cả giai phụ nữ vốn chỉ ưa đọc loại thông tin tầm thường và thô thiển. Từ đó, có hai yêu cầu: nâng cao bài phóng sự bằng cách giao nó cho những nhà văn có tài, và thứ hai, đành nhiều đất cho nội dung thuần túy văn chương.”(Fernand Xa, chủ của tờ Journal, 1892)

Page 30: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Báo chí Pháp dưới mắt thông tín viên nước ngoài tại Paris

“Nếu tôi đọc báo Paris để giải trí, thì tôi lại đọc báo London để có được những thông tin chính xác nhất có thể có về các biến cố xảy ra trong thời đại tôi đang sống.”(Theodor HerzL thông tín viên tờ Neue Freie Presse, Vienne, 1902).

“Báo chí Đức Anh, Bỉ, Ý, Thụy Sĩ có nhiều thông tin và rất bổ ích, nhưng thường viết dở và đọc rất chán. Báo chí Paris thì chẳng có thông tin gì hoặc thông tin không đầy đủ, nhưng đọc vẫn hấp dẫn, bởi vì các nhà báo của quí vị là những người giỏi nhất thế giới về tài năng và nghệ thuật gói ghém một bài báo.”(Edouard Secrétan, thông tín viên tờ La Gazette de Lausanne, 1902)

“Khát vọng sâu xa của các nhà báo Pháp là kể lại những điều mình nghĩ, chứ không phải là làm người trung gian giữa biến cố và công chúng. Các đồng nghiệp của tôi ở đây [tức là các nhà báo Pháp, chú thích của chúng tôi, T.H.Q] không tìm cách đưa tin về nước Đức một cách giẫn dị và chừng mực, ý tôi muốn nói là một cách “thống kê”. Họ muốn chia sẻ hình ảnh mà họ có về nước Đức (Một thông tía viên của một tờ tuần báo Đức, 1983)

“Bạn vừa viết xong một bài phóng sự dài, bạn chuyển bài này tới ông chủ bút, nhưng ông ta lại không ưng ý. Ở các nước anglo-saxon, người phóng viên sẽ quay lại với thực tế. Còn ở Pháp, anh ta trở về phòng mình đóng cửa lại. Anh ta ‘tư duy’.”(Một thông tín viên đài truyền hình Mỹ ở Paris, 1982). (Nguồn: J. Padioleau, “Le journalism à la francaise. Regards étrangers”, Esprit, số 2, 1983; T. Frenczi, L’invention du journalisme en France, paris, Plon, 1993; C.Delporte, Les Journalistes en France, 1880-1950. Naissance et construction d’une profession, Paris, Seuil, 1999. Trích lại theo Erik Veveu, sách đã dẫn, trang 13)

Việc so sánh hai trường phái báo chí trên đây cho thấy nền báo chí Pháp đã ra đời với những khác biệt rõ rệt so với nền báo chí ở Anh và Mỹ. Tại sao lại có những khác biệt đó? Có thể giải đáp câu hỏi này bằng nhiều lối tiếp cận khác nhau, chẳng hạn như nghiên cứu về mối tương quan giữa lĩnh vực báo chí với chính trị và văn hóa, hoặc nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế đối với các hoạt động báo chí.

Tuy nhiên, sự so sánh trên đây chỉ cốt làm nổi bật một số xu hướng và đặc điểm của báo chí trong thời gian lịch sử ban đầu mà thôi, do đó cũng không nên cường điệu hóa những khác biệt ấy.

Page 31: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Bởi lẽ ngay trong báo chí London và New York ở thế kỷ XIX, thực ra cũng đã từng có thời gian dài báo chí dấn thân mạnh mẽ vào chính trị, và cũng đã có một truyền thống báo chí của công nhân phát hành bí mật trong những cuộc đâu tranh cho dân sinh, dân chủ. Vả lại, Michael Schudson cũng từng nhận định rằng nền báo chí Mỹ chỉ thực sự chuyển từ một nền báo chí mang tính chất đảng phái của thế kỷ XIX sang một nền báo chí mang tính chất chuyên nghiệp và thương mại trong thế kỷ XX mà thôi.

Ở Mỹ, cũng có những tờ chú trọng tới thủ pháp “kể chuyện”(narrative), tức là không thông tin suông, khô khan, mà là kể lại, tái tạo lại sự kiện như tờ New York World chẳng hạn. Mặt khác, ngay ở Mỹ trong thập niên 1920 và thập niên 1960, người ta đã đặt lại vấn đề về nguyên tắc “tính khách quan”và khám phá ra rằng thực ra tính khách quan hoàn toàn chỉ là một huyền thoại.

Và ngược lại, báo chí ở Pháp cũng từng bước du nhập những cách làm báo kiểu Anh-Mỹ. Chẳng hạn tờ Le Matin đã bắt đầu chú trọng nghiệp vụ săn tin và làm phóng sự từ năm 1885. Có những tờ bán chạy như tờ Paris-Soir từ năm 1931 được thiết kế theo khuôn mẫu của những tờ báo lá cải (tabloid) ở Anh Quốc; còn tờ Paris-Match thì ăn nên làm ra từ năm 1938 nhờ bắt chước tờ của Mỹ. Dần dà sau này, diện mạo báo chí Pháp cũng trở nên chuyên nghiệp hơn và theo những xu hướng tương tự như báo chí Anh-Mỹ, mặc dù vẫn giữ đặc trưng là chú trọng nhiều hơn tới phong cách văn chương trên báo chí.

Tường thuật/ thông tin

Schudson đã đặt ra cặp thuật ngữ Information (tạm dịch là tường thuật / thông tin) để phân biệt hai thể loại: tường thuật bằng cách kể chuyện, và tường thuật bằng những thông tin khô khan. Năm 1883, Pulitzer mua lại như tờ New và đã đưa tờ báo này theo hướng “kể chuyện”đặc biệt khai thác những sự kiện ly kỳ, những vụ xì-căng-đan giật gân, một cách hấp dẫn để thu hút người đọc. Chính nhờ chủ trương này mà nữ phóng viên Mỹ Elizabeth Cochran lúc ấy trở nên nổi tiếng nhờ giả trang làm một người nhập cư để đi điều tra về cách đón tiếp ở cảng, hoặc có lần nhảy từ chiếc phà ngoài cảng xuống nước để kiểm tra khả năng cấp cứu của các đội cứu hộ. Tờ báo này nhắm tới công chúng bình dân, nhập cư, bán giá rẻ.

Ngược lại với tờ báo trên, tờ New York Times lại nhấn mạnh khía cạnh “thông tin”(information), bằng cách chọn lựa tin tức cẩn thận, với văn phong nghiêm trang, không kể lể dài dòng. Họ chủ trương khước từ những tin tức thuộc

Page 32: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

loại lá cải, nhằm “tránh làm hoen ố chiếc khăn bàn điểm tâm”của độc giả - theo lời tự giới thiệu của tờ báo. Tờ báo này nhắm tđi giới độc giả trung lưu và thượng lưu, chuyên thông tin những vấn đề nghiêm túc, không chạy theo những cảnh máu me, giật gân hay những vụ xì-căng-đan, và đặc biệt chú trọng những thông tin kinh tế và thương mại cần thiết cho giai kinh doanh.

(Nguồn: Michael Schudson,Discovering Eire news. A social history of American newspapers, New York, Basic Books, 1978, trích lại theo Erik Neveu, sách đã dẫn, tr. 17.

3. “Nghề “làm báoKhi khảo sát quá trình ra đời và phát triển của báo chí, người ta không thể

không tự hỏi: vậy làm báo có phải là một “nghề”thực sự hay không? (“Nghề”hiểu theo nghĩa là một hệ thống kỹ năng nghiệp vụ, có hệ thống quy tắc và tổ chức.)

Xã hội Việt Nam ngày xưa chưa có báo chí. Như chúng ta đã biết, tờ báo Việt ngữ đầu tiên chỉ ra đời từ năm 1865 ở Sài Gòn với tờ Gia Định báo, và từ năm 1905 ở Hà Nội với tờ Việt tân báo. Năm 1870, tờ Gia Định báo do Trương Vĩnh Ký phụ trách chưa dùng những chữ “báo chí”hay “tin tức”như bây giờ, mà gọi tờ báo là ‘"nhựt trình”(tuy lúc ấy không phải là tờ báo ra hàng ngày), gọi tin tức là “các việc mới lạ”, “những chuyện mới lạ”và đặt chúng trong mục mang tên là “Tạp vụ”.

Trong quyển Đại nam quấc âm tư vị của Huỳnh Tịnh Của in vào năm 1895 cũng chưa xuất hiện từ “báo chí”, mà chỉ có từ “nhựt báo ”(được định nghĩa là “giấy nhựt trình, giấy đem chuyện mỗi một ngày”(tập I, tr.38), từ “nhật trình”(là “giấy báo việc nhà nước, hoặc báo việc ngoài; ngày đường, đường đi”) (tập II, tr. 126). Cụm từ “tờ báo”lúc ấy có nghĩa là “giấy báo về việc gì”(tập II, tr. 450), chứ chưa được hiểu là tờ báo như bây giờ. Và từ “tin tức”hồi ấy chỉ được hiểu là “đều mách bảo; sự người ta nhắn nhe; thơ từ”(tập II, tr. 442).19

Đến năm 1931, trong quyển Việt Nam tự điển của Hội Khai trí Tiến đức đã xuất hiện chữ “tin hiểu theo nghĩa như bây giờ, và chữ “báo”theo nghĩa là “tờ nhật trình, nhật báo”, với những cụm từ sau đây: “báo chương: tờ báo; báo gia nhà báo; báo giới:gồm các nhà báo; báo quán sở làm báo”.

Cũng tương tự như ở một số nước khác, sự gắn bó và lẫn lộn giữa báo chí với văn học trong thời kỳ phôi thai cũng là điều đã từng diễn ra trong lịch sử báo chí Việt Nam vào đầu thế kỷ XX. Học giả Dương Quảng Hàm nhận xét về báo chí trong khoảng thời gian từ năm 1910 tới 1935 như sau: “Dù là nhật báo, dù là tạp

Page 33: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

chí, các tờ ấy đều thiên về mặt văn chương, bởi thế ngay báo hàng ngày cũng có những mục văn Pháp dịch Hán văn, dịch tiểu thuyết Tàu và Pháp; có nhiều tờ thời thường xuất bản riêng một phụ trương văn chương nữa”.

Báo chí Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XX vừa là một phương tiện đắc lực phổ biến chữ quốc ngữ trong xã hội, mà cũng vừa là nơi nuôi dưỡng và phát triển văn học. “Có người gọi báo chí là cái nôi, là bà đỡ, là môi trường cho văn học phát triển mạnh mẽ… Các nhà văn cho ra đời tác phẩm đầu tay của mình, hầu hết đều được báo chí nuôi dưỡng, nhiều tác phẩm văn học về sau để lại những giá trị lớn cho đời bắt đầu từ đăng báo nhiều kỳ, sau đó tập hợp lại, sửa chữa hoặc in lại nguyên văn thành sách.”Nhà văn Thiếu Sơn nhận định rằng “trong những nước văn minh, văn học ra đời trước báo chí, nhưng ở Việt Nam, chính báo chí đã tạo nên nền văn học hiện đại.”

Nghề viết báo lúc ấy, nếu coi là một nghề, thì được gọi là một “nghề tự do”. Phần lớn nhà báo thời kỳ đó cũng đồng thời là nhà văn, và ngược lại, nhà văn cũng thường đi làm báo. Nhiều tên tuổi của thế hệ “nhà báo-nhà văn”này thường được nhắc tới như Tản Đà, Nguyễn Văn Vĩnh, Doãn Kế Thiện, Mai Đăng Đệ, Nguyễn Đỗ Mục, Hoàng Tăng Bí, Dương Bá Trạc, Đinh Gia Thuyết, Phạm Duy Tôn, Nhượng Tống, Phạm Quỳnh, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Lê Văn Trương, Ngọc Giao, Thanh Châu, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Vũ Bằng…

Nhà báo lúc ấy được quan niệm như mặc nhiên phải là nhà văn, như lời của Tam Lang Vũ Đình Chí, “làm văn, viết báo là hai chữ dính liền nhau như hình với bóng, không một người nào say mê làm báo mà không viết văn”, hay nói như Vũ Bằng, “người viết báo [lúc đó] nói thực ra là làm văn chớ không phải làm báo”.

Thực ra, nghề làm báo trong thời buổi ban đầu không phải ai cũng hiểu như nhau và cảm thông với nó. Phản ứng của bà mẹ của Vũ Bằng khi ông quyết định bỏ học để đi làm báo có lẽ cũng phản ánh cho chúng ta thấy cái nhìn của không ít người dân bình thường về cái nghề này trong nửa đầu thế kỷ XX: “Trời ơi là trời, làm cái nghề gì, chớ lại đi làm báo: điều ấy mẹ tôi, anh chị tôi, em tôi, không thể nào quan niệm nổi. Riêng đối với mẹ tôi thì nếu ở đời có cái nghề gì xấu nhất, tồi bại nhất, bất nhân bạc ác nhất thì nhất định đó là nghề làm báo. ‘Tôi xin anh thương tôi, đừng có bao giờ làm nghề ấy, vì phúc đức nhà ta không được bao nhiêu đâu…’ Theo nhận thức của mẹ tôi, nghề báo là một nghề bạc bẽo, không nuôi sống được người làm nghề; nhưng cái đó cũng chưa quan hệ bằng sự kiện này: làm báo là chửi bới người ta, là đào cha bới ông người ta lên và

Page 34: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

làm một cái gì rất tổn âm đức của ông cha mình. Ác lắm, không thế nào chịu được.”Nhà báo Tam Lang cũng từng lâm vào tình cảnh tương tự khi bị cha mình quở trách: “Báo với bổ gì, báo hại, báo cô cha mẹ, rồi ra vô nghề nghiệp, bố mẹ già thì chết, cũng đến cùng liếm lá đầu chợ, dở ông, dở thằng…”

Trong lịch sử báo chí ở các nước phương Tây, cũng không hiếm những giai thoại kể lại những thành kiến miệt thị đối với báo chí thuở ban đầu. Như lời của thi hào người Đức Goethe: “Từ lâu, tôi vẫn tin rằng báo chí sanh ra đời là để cho đại chúng người ta tiêu khiển giết thời giờ và lừa bịp họ nhất thời… vì thế tôi không đọc một tờ báo nào hết.”Rousseau viết như sau vào năm 1755: “[Ấn phẩm] định kỳ là cái gì? Một công trình chốc lát, vô giá trị và vô bổ, người có học thức đọc qua quít và coi thường, chỉ đàn bà và những kẻ ngu ngốc đọc để khoe mẽ.”Còn đối với Voltaire, các tờ báo chỉ “kể chuyện tầm phào.”Ở đây, chúng ta có thể liên tưởna đến một câu mang tính chất dân gian một thời ở Sài Gòn là “nhà báo nói láo ăn tiền”. Chúng tôi thiết nghĩ cái nhìn của xã hội đối với nhà báo và báo chí cũng có thể trở thành một đề tài nghiên cứu bổ ích dưới nhãn giới xã hội học về lịch sử báo chí.

Sau những bước thăng trầm của giai đoạn khởi thủy và sơ khai, về sau báo chí dần dà được xác lập như một thể loại thông tin chuyên biệt. Làm báo trở thành một nghề đặc thù, giới nhà báo ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn chứ không còn tự đồng hóa với nhà văn như trước nữa. Ở Việt Nam, xu hướng chuyên nghiệp hóa và tách ra khỏi văn học này diễn ra tương đối sớm, đặc biệt là nơi báo chí Sài Gòn. Ngay từ năm 1943, Dương Quảng Hàm đã ghi nhận rằng “nghề làm báo là nghề mới ở nước ta, kể cũng đã tiến bộ lắm.”Cuộc cải cách báo chí do Hoàng Tích Chu và một số đồng nghiệp khởi xướng từ cuối những năm 1920 và đầu những năm 1930 là một chứng tích điển hình cho xu hướng này.

Nhận định về báo chí trong thời kỳ từ năm 1935 tới đầu thập niên 1940, học giả Dương Quảng Hàm viết như sau: “Các báo hàng ngày, trong thời kỳ này, cũng thay đổi tính cách: đăng các tin tức một cách nhanh chóng, in các hình ảnh về các việc xảy ra, viết các bài ngắn bình phẩm về thời sự chứ không có những bài xã thuyết dài như các tờ nhật báo buổi đầu.”

Trong lịch sử báo chí Việt Nam, người ta hay nhắc tới Hoàng Tích Chu như là người có công làm đảo lộn cách viết báo và hiện đại hóa nghề làm báo. Ông đi làm báo từ năm 24 tuổi, từng đi học nghề làm báo ở Pháp trong bốn năm cùng với người bạn của ông là Đỗ Văn lúc đó học nghề in. Khi về nước, ông xuất bản cuốn Câu chuyện nhựt trình trong hồi cách mạng nước Pháp vào năm 1927 tại

Page 35: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Sài Gòn - có lẽ đây là một trong những cuốn chuyên luận đầu tiên về báo chí tại Việt Nam.36 Ngay từ cuối thập niên 1920, ông đã quan niệm việc làm báo phải là một nghề thực thụ: “Làm báo ở nước nhà chưa thể gọi là một nghề được vì ta chưa có trường học chuyên khoa, lại chỉ coi như một ngón trò chơi. Con cóc nhảy ra, con cóc nằm đấy, thơ! Cho đến ngay hồi người làm báo cũng như mọi người lao động khác, ăn lương tháng hay tính tiền dòng, ta vẫn coi như một món phụ trong đời kiếm miếng: bần cùng mới đi viết báo. Viết báo là thế nào? Cũng như thảo bài luận nhật khắc trong làng Nho? Cũng như viết bài văn đầu ghế nhà trường? Một số người đều tưởng vậy.”

Hoàng Tích Chu còn phê phán một số chủ báo và chủ bút thời ấy cả về cách làm báo lẫn quan niệm về tin tức: “Khi lập tờ báo, ông chủ chỉ chú ý tới vấn đề tiền bạc, thay vì chú ý tới bộ biên tập… Người chủ bút, tuy ở trong nghề, nhưng chưa biết tờ nhật báo có vai trò gì? Nhật báo đối với họ chỉ là những bài xã thuyết cộng với một vài tin tức lượm lặt ở sở cảnh sát hoặc dịch từ báo Pháp, và không hiểu rằng tờ nhật báo phải đề cập đến những vấn đề thời sự, tin tức trong và ngoài nước… Họ cho tràn vào mấy cột báo bất cứ tin tức nào bắt gặp trong báo Tàu hoặc báo Pháp.”Nhiều nhà báo đương thời do chưa quen nên cho là Hoàng Tích Chu lập dị, nhưng tờ lúc đó được đánh giá là tờ báo bán chạy nhất ở xứ Bắc kỳ, và đã để lại dấu ấn ảnh hưởng đến phong cách nhiều tờ báo khác sau này.

Xét về mặt định chế xã hội, ngày nay báo chí đã được coi là một nshề riêng biệt. Chúng ta thây báo chí ở hầu hết các nước đều được thừa nhận và xác lập trong khuôn khổ luật pháp (luật báo chí), có nghiệp đoàn hoặc hiệp hội nghề nghiệp, có các cơ quan báo chí, có lực lượng nhà báo chuyên nghiệp sống bằng nghề báo. Tuy nhiên, so với nhiều nghề khác như bác sĩ hay kỹ sư chẳng hạn, thì nghề làm báo vẫn có một số điểm đặc thù, đặc biệt là không có một số tiêu chuẩn nghề nghiệp chặt chẽ như những nghề khác.

Có thể nói không có nghề nào như nghề báo: cho đến nay, nghề này hầu như không đòi hỏi một loại bằng cấp gì cụ thể! Muốn ra làm bác sĩ, người ta phải học và tốt nghiệp đại học ngành y khoa; muốn làm kiến trúc sư hay luật sư chẳng hạn, thì phải lấy bằng ở trường đại học kiến trúc hoặc đại học luật. Trong khi muốn vào nghề làm báo thì lại không nhất thiết phải tốt nghiệp từ một trường nào nhất định. Lẽ tất nhiên, với tình hình phát triển học vấn như hiện nay, phần lớn nhà báo đều có trình độ đại học, nhưng đa số lại xuất thân từ nhiều ngành học khác nhau, số tốt nghiệp từ trường báo chí chỉ chiếm một con số khá ít ỏi.

Page 36: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Năm 2003, số người có bằng tốt nghiệp từ trường báo chí chỉ chiếm chừng 1/5 (19,7%) trong tổng số nhà báo của thành phố Hồ Chí Minh.41 Ở Pháp, tỷ lệ này chỉ đạt 10% vào năm 198942, còn ở Mỹ, tỷ lệ này tương đối cao hơn, khoảng 40% vào năm 1982.43 Có những tờ báo người ta cũng không nhất thiết yêu cầu phải có bằng đại học mới có thể trở thành nhà báo. Phần lớn kỹ năng làm báo được huân luyện và truyền thụ ngay tại tòa soạn, nghĩa là trong thực tế công việc nhiều hơn là trên ghế nhà trường. Nếu hiểu theo nghĩa này thì nhận định sau đây của Vũ Bằng không phải là không có cái lý của nó: “Làm báo là làm một nghề không có trường, không có thầy”, hay nói như Tam Lang, là “thứ nghề vô sư, vô sách”.

Dưới con mắt của những người làm công tác quản lý và phân loại nghề nghiệp thì những tính chất đặc thù trong cách xác định tiêu chuẩn và năng lực của người làm báo như vừa nêu trên đây có thể làm cho người ta cảm thấy lúng túng. Thế nhưng trong cái nhìn của giới làm báo thì lại không như vậy. Ruellan gọi nghề làm báo là một “nghề giáp ranh”(“métier de frontière”) - chữ ranh giới ở đây không phải hiểu theo nghĩa biên giới, mà là hiểu theo nghĩa của chữ “frontier”trong tiếng Anh, tức là một nghề không có những giới hạn cứng nhắc, máy móc, không có những lằn ranh rõ rệt. Hay nói cách khác, nghề này mang tính chất mở, tựa như đường chân trời, càng đi tới càng thấy nó mở rộng ra.

Người ta có thể coi đặc điểm về tiêu chuẩn của nhà báo như nêu trên kia là một điều bất lợi về mặt tổ chức nghề nghiệp, vì nó mù mờ, không rạch ròi. Nhưng chúng ta cũng có thể coi đấy lại chính là một thế mạnh và thuận lợi của báo chí. Nhờ không quy định phải tốt nghiệp bằng cấp gì nhất định mà nghề báo có thể thâu nạp được nhiều người có những khả năng đa dạng và phong phú từ nhiều ngành chuyên môn khác nhau. Tam Lang từng nói như sau: “Nghề làm báo, vì không có thầy giảng dạy, không có trường đào luyện mà làng báo lại là thứ làng luôn luôn bỏ ngỏ cổng, bất cứ ai vào cũng được…”. Mặt khác, chính vì ranh giới hay đường chân trời của nghề này không bị đóng kín, nên trong thế kỷ XX vừa qua, nó còn tiếp nhận và sát nhập với nhiều phương tiện truyền thông mới như phát thanh, truyền hình, và Internet - xu thế này làm cho báo chí ngày càng mạnh hơn.

Nhà báo Vũ Bằng từng thuật lại một câu châm ngôn mà cụ Lỗ Thư (bút hiệu của cụ Nguyễn Văn Luận) thường đưa ra để dạy nghề báo cho lớp hậu sinh: “Làm báo phải như con dao pha. Bất cứ cái gì cũng phải viết được, mà viết nhanh, thiếu mục gì là mình có bài điền vào luôn, không anh nào bắt bí được

Page 37: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

mình!”Chúng tôi nhớ một nhà báo cách đây vài năm vào lúc trà dư tửu hậu có đưa ra một định nghĩa hơi tương tự nhưng pha thêm chút hóm hỉnh: nhà báo là một người không biết sâu về một lĩnh vực nào nhưng phải viết về đủ mọi thứ! Thoạt nghe có vẻ nghịch lý, nhưng trong thực tế, nó có phần chính xác vì, một mặt, nó đề cập tới vị thế trung gian của nhà báo, và mặt khác, nó nhấn mạnh tới nhiệm vụ tường thuật của nhà báo. Điều này không dễ chút nào, nhất là khi phải viết về những lĩnh vực kiến thức chuyên ngành hay về những công nghệ mới chẳng hạn. Nhà báo hiển nhiên không phải là người cái gì cũng biết, nhưng anh ta/chị ta lúc nào cũng phải viết về những điều mà xét về nguyên tắc thường là những chuyện mới mẻ chưa ai biết, và phải viết thế nào để ai cũng hiểu được.

Khác với một vị giáo sư đại học hay một kỹ sư, nhà báo có thể thành đạt hay thành danh không phải nhờ vào thời gian dùi mài kinh sử và thi cử để lấy bằng câp, mà chủ yếu lại dựa vào những nguồn lực khác, từ khả năng diễn đạt, khả năng quan hệ xã hội, tiếp xúc với người khác, khả năng tiếp cận được những người có thế lực hay thẩm quyền (trong mọi lĩnh vực), cho đến một số phẩm chất cá nhân cần thiết cho nghề báo như tính trung thực và lòng gan dạ chẳng hạn. Và phần lớn những khả năng và phẩm chất này nếu có được đều chủ yếu nhờ tự rèn luyện, tự học và tích lũy thông qua thực tế, qua kinh nghiệm sống trong cuộc đời của mỗi người.

Chương 3: TÒA SOẠN, PHÓNG VIÊN VÀ HOẠT ĐỘNG NGHỀ NGHIỆPMột trong những hướng nghiên cứu còn tương đối mới và ít được khai thác

trong lĩnh vực nghiên cứu về truyền thông đại chúng, đó là nghiên cứu về các tổ chức truyền thông, về hoạt động và cơ cấu tổ chức của bộ mày tòa soạn, cũng như về vị trí và đặc điểm hoạt động của người phóng viên trong bộ máy này.

1. Bộ máy tòa soạnCác tờ báo ở Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX phần lớn đều tổ chức bộ máy tòa

soạn khá sơ sài, chứ không như bây giờ. Nhà báo Tế Xuyên, một người từng làm nhiều tờ báo từ Bắc vô Nam, nhận xét về tòa soạn của các tờ báo vào khoảng thập niên 1930 như sau: “Sự tổ chức một tờ báo ‘luộm thuộm’ lắm, có thể nói là không có tổ chức gì cả. Trừ tờ Thầ chung [1929-1930] của ông Diệp Văn Kỳ, không thọ được bao lâu, song nhờ những cộng sự viên và cả người chủ nhiệm đều có óc khoa học, nên có sự tổ chức và phân công rành mạch - ngoài ra mấy tờ báo hàng ngày khác thì làm theo lối ‘tiểu công’ hay theo ‘công nghệ gia đình’ nên không cần tổ chức gì hết.” Khi kể lại thời gian đầu đi làm báo vào những năm

Page 38: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

1930-1940, Vũ Bằng viết: “Tất cả chúng tôi lúc ây đều quan niệm một cách dễ dàng: làm báo là trò chơi, ai muôn viết gì thì viết, quăng bài vào tòa soạn rồi in ra, thế là xong.”

Thế nhưng nghề làm báo bây giờ, cũng giống như nhiều ngành nghề khác, đòi hỏi phải có một bộ máy chuyên nghiệp với cơ cấu tổ chức rõ ràng, hoạt động theo một trình tự và quy củ nhất định. Một tổ chức báo chí nói chung hay một tòa soạn nói riêng luôn luôn có một hệ thống quản lý, rạch ròi giữa cấp trên và cấp dưới, có kỷ luật lao động và kỷ luật thời gian hết sức chặt chẽ. Và một trong những yêu cầu là làm sao phối hợp được công việc một cách thật khít khao giữa nhiều chức danh và nhiều bộ phận chuyên môn khác nhau. Trong thực tế, mỗi vị trí đều chịu những áp lực nhât định do yêu cầu công việc lẫn do quan hệ giữa các chức trách trong nội bộ bộ máy.

Ở Pháp cũng như ở nhiều nước Âu châu khác, thông thường một tờ báo bao gồm những chức danh chính như sau: chủ nhiệm (người đứng đầu và chịu trách nhiệm pháp lý về tờ báo), chủ bút (người trực tiếp phụ ưách về nội dung tin tức và bài vở), thư ký tòa soạn (người tổ chức bài vở và sắp xếp nội dung), trưởng ban chuyên ngành (phụ trách một lĩnh vực nội dung chuyên ngành nào đó), phóng viên (hay còn gọi là ký giả), và biên tập viên.

Báo chí ở Sài Gòn trước năm 1975 cũng thường tổ chức theo mô hình ấy. Nhưng hiện nay báo chí Việt Nam áp dụng mô hình tổ chức có hơi khác ở chỗ là không có chức danh “chủ nhiệm”lẫn “chủ bút”, mà chỉ có chức danh “tổng biên tập”. Người tổng biên tập phải đảm nhiệm cả vai trò chủ nhiệm lẫn chủ bút.

Ở Việt Nam, mỗi tờ báo có thể có một kiểu sơ đồ tổ chức riêng, tên gọi một số chức vụ trong tòa soạn cũng như sự phân công cho từng chức danh có thể không hoàn toàn giống nhau, nhưng về căn bản thì cách tổ chức một tờ báo vẫn có những nét chung (xem sơ đồ tổ chức báo Tuổi trong sơ đồ 5).

Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, vị trí then chốt đầu tiên là tổng biên tập (đối với báo in), hoặc tổng giám đốc hay giám đốc (đối với các đài phát thanh và truyền hình). Người đứng đầu tổ chức truyền thông này, theo Luật báo chí, là người có nhiệm vụ “lãnh đạo và quản lý cơ quan báo chí về mọi mặt, bảo đảm thực hiện tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí và chịu trách nhiệm trước thủ trưởng cơ quan chủ quản và trước pháp luật về mọi hoạt động của cơ quan báo chí.”Thông thường bên cạnh tổng biên tập, còn có một vài phó tổng biên tập, mỗi người được tổng biên tập ủy nhiệm phụ trách một ấn bản hoặc một lĩnh vực,

Page 39: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

chẳng hạn người thì lo tờ báo ra ngày thường, người lo tờ cuối tuần, và một phó tổng biên tập phụ trách kinh doanh, trị sự. Trách nhiệm của tổng biên tập là làm sao xác lập được chủ trương và đường hướng của tờ báo, thể hiện thông qua quan điểm chọn lựa nội dung thông tin, cũng như phương pháp xử lý thông tin như thế nào. Đối với những biến cố thời sự lớn và quan trọng, chẳng hạn như vụ tấn công khủng bố ở New York ngày 11-9-2001, những cuộc chiến ở Afghanistan, ở Irak, vụ xử kiện cá ba-sa ở Mỹ, hay phiên tòa xử băng Năm Cam, tổng biên tập và ban biên tập là những người phải quyết định quan điểm đánh giá sự kiện như thế nào, và từ đó đưa tin như thế nào, ưu tiên khai thác những góc độ nào… căn cứ trên chủ trương của tờ báo và đặc điểm của đôi tượng độc giả. Tùy từng biến cố thời sự và từng vân đề mà mỗi tờ báo có cách xử lý riêng, chẳng hạn có vụ thì chú trọng hướng điều ưa để đánh động công luận và các cơ quan hữu quan, có vụ thì khai thác thể loại phóng sự và tường thuật tình tiết sự kiện để tạo ra hiệu ứng cảm xúc nơi độc giả, nhưng cũng có những vấn đề lại cần đi theo hương phân tích và bình luận vào chiều sâu…

Nhân vật then chốt thứ hai trong tờ báo là thư ký tòa soạn. Người mang chức danh này chính là người trực tiếp quản lý các quá trình thực hiện nội dung theo chỉ đạo của tổng biên tập hoặc phó tổng biên tập trực tiếp phụ trách, cũng như phải kịp thời xử lý tin tức theo dòng thời sự diễn ra liên tục trong ngày. Đây là người phải chọn lọc và xử lý tin tức và sự kiện thế nào nhằm thể hiện ý đồ nội dung xuất phát từ cuộc họp ban biên tập hoặc hội đồng biên tập. Nếu trực tiếp phụ trách phóng viên, thư ký tòa soạn còn phải theo dõi và đôn đốc việc nộp tin bài của phóng viên, phân bổ tin bài thế nào để lấp đầy diện tích các trang mục, kiểm soát và chăm sóc nội dung lẫn hình ảnh và cách trình bày từng trang báo cho đến tận các chi tiết, xử trí kịp thời với những tin tức giờ chót có khi làm đảo lộn cả trang nhất, cân nhắc coi có thể “gác lại”những tin nào vào những hôm có quá nhiều sự kiện, hoặc ngược lại nhiều lúc toát mồ hôi vào giờ chót khi tìm cách lâp đầy những lỗ trông hoặc phải thay một tin quá dở bằng một bài nào đó chưa đăng… Có thể nói vai thư ký tòa soạn là vai chịu nhiều áp lực nặng nề nhất trong một tòa soạn. Và các số báo hay hay dở phần lớn thường là do tài nghệ và bản lãnh của người thư ký tòa soạn, và đây thực sự là một nghề chuyên biệt.

Tùy theo tính chất và quy mô của từng tờ báo, có tờ chỉ có một thư ký tòa soạn trực tiếp chỉ đạo toàn bộ đội ngũ phóng viên và biên tập viên, nhưng cũng có tờ có hai hoặc ba thưký và phó thư ký tòa soạn để luân phiên trực hoặc phân chia công việc.

Page 40: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Ngoài chức danh thư ký tòa soạn, nhiều tờ còn có một chức danh quản lý thứ ba trong tòa soạn, đó là các trưởng ban, phụ trách các ban phóng viên chuyên trách theo dõi từng lĩnh vực (như chính trị - xã hội, kinh tế, công nghiệp, văn hóa - văn nghệ…). Riêng tờ Tuổi trẻ, một số trưởng ban còn kiêm cả chức danh thư ký tòa soạn để tham gia trực tiếp vào công việc hàng ngày của ban thư ký tòa soạn, nhưng tất cả các trưởng ban này cùng các thư ký tòa soạn đều nằm dưới sự điều hành trực tiếp của một tổng thư ký tòa soạn.

Ngoài ra còn phải kể tới nhiều chức danh khác cũng không thể thiếu như biên tập viên, biên dịch viên, họa sĩ trình bày, nhân viên tư liệu, nhân viên sửa mo-rát, nhân viên dàn dựng trang báo (bây giờ thường gọi là nhân viên layout trên máy vi tính), các nhân viên đánh máy, kỹ thuật, giao liên…

Trong một tờ báo, nhất là đối với một tờ nhật báo, lẽ dĩ nhiên lực lượng nòng cốt quan trọng nhất làm nên sức mạnh của tờ báo chính là phóng viên.

Về cách tổ chức lực lượng phóng viên, hiện nay tại TPHCM có những tờ báo áp dụng theo mô hình phân ban phóng viên, như tờ Sài Gòn Giải phóng và tờ Tuổi (xem sơ đồ trên), nhưng cũng có nhiều nơi không làm như vậy. Trong nội bộ một số tờ báo ở TP Hồ Chí Minh cũng đã từng nảy sinh những cuộc tranh luận là nên áp dụng mô hình quản lý phóng viên nào thì hiệu quả hơn. Chẳng hạn nơi đã phân ban thì có lúc có ý kiến muốn bỏ hình thức ban và nhập các nhóm phóng viên lại, còn nơi chưa phân ban thì lại có đề nghị tách ra để lập ban!

Nhìn chung cơ cấu của một bộ máy tòa soạn, dù là theo mô hình nào đi nữa, chúng ta cũng có thể hình dung một bản tin hay một bài báo sau khi được phóng viên nộp về cho tòa soạn, sẽ còn phải đi một chặng đường khá dài, qua nhiều “cửa”khác nhau, từ những khâu đọc, biên tập, cho đến khâu duyệt cho đăng. Và việc một bản tin bị “gác”hoặc bị trả lại cho phóng viên với nhiều lý do khác nhau là điều hoàn toàn bình thường. Có khi bị ngay người trưởng ban từ chối vì viết không đạt yêu cầu đã định, có khi bị thư ký tòa soạn trả lại vì bắt gặp một số thông tin quan trọng cần phôi kiểm thêm, nhưng cũng đôi khi bị chính tổng biên tập quyết định “gác lại”vì nội dung không thích hợp hoặc trái với chủ trương của tờ báo.

Áp lực công việc của người phóng viên là hàng ngày phải “săn”cho ra tin mới, hoặc đi làm cho bằng được số tin đã được giao, tin nào làm không đạt hoặc nộp về trễ giờ thì bị phê bình hoặc quở trách ngay. Áp lực của người trưởng ban là vừa phải gợi ý đề tài cho phóng viên và đốc thúc họ đưa tin về sớm, vừa tìm

Page 41: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

cách thương lượng và thuyết phục người thư ký tòa soạn chấp thuận nội dung bài vở mà ban mình nộp lên. Còn người thư ký tòa soạn thì một mặt phải chịu gánh nặng quản lý hoạt động của các ban phóng viên, mặt khác là áp lực phải thực hiện các ý đồ chỉ đạo của tổng biên tập và ban biên tập, và ngoài ra còn là mảng trách nhiệm quản lý toàn bộ quy trình kỹ thuật tòa soạn (như biên tập chữ nghĩa, văn phong, sửa mo-rát, lên ma-két, trình bày, dàn trang…) trước khi chuyển sang khâu in ấn.

2. Một ngày làm việc ở tòa soạnTrên đây, chúng ta vừa mường tượng bộ máy tòa soạn bằng cách mô tả

công việc của một số chức danh chính. Tuy nhiên cũng có một cách khác có thể giúp chúng ta dễ hình dung cụ thể hơn hoạt động của bộ máy này, đó là mô tả một ngày làm việc ở tòa soạn của một tờ nhật báo chẳng hạn.

Đầu giờ sáng, người ta đọc lướt một vòng các tờ báo cũng như tham khảo qua các phương tiện truyền thông đại chúng khác để so sánh “mặt bằng”tin tức, chọn lựa sơ bộ các bản tin từ các hãng thông tấn và các thông cáo báo chí. Ở các bộ phận phóng viên chuyên ngành, người ta bắt đầu thảo luận về kế hoạch đề tài cần làm, gợi ý cho phóng viên những góc độ tiếp cận tin tức và những khía cạnh cần khai thác, rồi cử phóng viên đi. Giờ giấc nộp bài lẫn số chữ cho từng tin, từng bài, thường được xác định một cách cụ thể và chặt chẽ.

Cuối buổi sáng hoặc đầu buổi chiều, cuộc họp tòa soạn đầu tiên giữa các thư ký tòa soạn và các trưởng ban hay các chủ biên trang mục sẽ đưa ra một danh sách dự kiến tin tức và bài vở cho số báo ngày hôm sau, và dự kiến một số tin quan trọng cần đưa lên trang nhất. Sau đó, trong suốt buổi chiều, các trưởng ban lần lượt nhận, đọc và biên tập sơ bộ các bản tin gởi về, phối kiểm lại một số chi tiết, điện thoại hỏi những phóng viên trễ hẹn, rồi bắt đầu giao lại bài vở của những trang nào đã làm xong cho thư ký tòa soạn. Thường thì từ khoảng 4-5 giờ chiều trở đi, khi một số phóng viên bắt đầu trở về, không khí tòa soạn mới thực sự trở nên tất bật và náo nhiệt. Hệ thống máy tính bây giờ làm giản tiện rất nhiều cho công việc viết bài, biên tập, và nộp bài, tuy nhiên, có lẽ do đặc điểm của nghề báo, sự tiện lợi này dường như vẫn không hề làm giảm bớt tần số đi lại và trao đổi ồn ào trong nội bộ tòa soạn!

Vào cuộc họp thứ hai của tòa soạn diễn ra vào cuối giờ chiều, người ta điểm lại lần cuối cùng những tin tức và bài vở nào sẽ đăng, xác định nội dung và ma-két của trang nhất lẫn của tin “vơ-đét”. Mặc dù đến đây có thể nói nội dung tin tức trên số báo ngày hôm sau coi như đã gút xong, nhưng trong thực tế tòa

Page 42: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

soạn vẫn còn phải tiếp tục theo dõi cho đến tận 11-12 giờ đêm để “vớt”lấy những tin giờ chót, đôi khi cũng có những tin quan trọng đến mức phải thay đổi cả ma-két trang nhất. Chừng 12 giờ đêm hoặc trễ lắm là 1 giờ sáng, tòa soạn chuyển toàn bộ các trang hoàn chỉnh sang nhà in, để đến khoảng 3-4 giờ sáng là có báo cung cấp cho hệ thống phát hành, giao cho các đại lý và đưa ra các bến xe và sân bay để cho đi các tỉnh.

Ngày làm việc của vị chủ bút một tờ nhật báo tại Anh

“7 giờ sáng, ông ta nghe đài phát thanh BBC và xem lướt qua các tờ nhật báo mới ra buổi sáng. Đến 8 giờ, ông ta gọi điện thoại từ nhà mình tới một số trưởng ban để hỏi xem họ dự định tin tức thế nào cho số báo sẽ làm trong ngày. Ông đến tòa soạn lúc 10 giờ và dành hết phần còn lại của buổi sáng để trao đổi với các trưởng ban về cách thiết kế nội dung các trang báo, và hỏi thêm về số lượng phát hành của số báo mới ra buổi sáng. Vào cuối buổi sáng, tòa soạn họp để điều phối bài vở giữa các trang mục, và phác họa ra một bản ma-két. Đầu giờ chiều, ông chủ bút bắt đầu xác định rõ hơn nội dung các trang tin tức quan trọng nhất bằng cách đi rảo một vòng đến các ban có liên quan. Ông ta cũng phải chọn ra những mẩu biếm họa sẽ cho đăng, trong số những bức mà các họa sĩ biếm dã gởi tới. Đến 6 giờ chiều, tòa soạn họp lại lần thứ hai trong ngày để xác định lần cuối cùng nội dung cho số báo ngày hôm sau. Vào cuối giờ chiều, ông ta làm việc về trang nhất với những người trợ lý của mình, đọc lại các bản thảo, kiểm tra lại những cái tít. Nếu thời sự có điều gì nóng, ông ta có thể ở lại tòa soạn cho tới 9 giờ tối. Sau khi trỏ về nhà, ông ta còn tiếp tục gọi điện thoại nhiều lần tới tòa soạn cho tới tận nửa đêm để chắc chắn rằng mọi công việc đều kết thúc xong xuôi và ổn thỏa (J. Tuns tail, Newspaper Power, Clarendon Press, London, 1996,

Trick lại theo ErikNeveu, Socioiogie du joumalisme, Paris, La Découverte, 2001, tr. 46)

3. Những mô hình phân công phóng viênTrong một công trình nghiên cứu xuất bản năm 1971, Tunstall đã phân

biệt hai loại phóng viên mà ông ta gọi là “những người thu thập tin”(gatherers) và “những người xử lý tin”(Ở Pháp, người ta thường gọi hai loại này là phóng viên “đứng”và phóng viên “ngồi”.)

“Những người thu thập tin”(gatherers) là những phóng viên có nhiệm vụ chính là đi săn tin, chuyên đi thực tế để thu thập thông tin và tư liệu thô. Tất nhiên những người này vẫn có nghĩa vụ phải viết tin. Còn “những người xử lý

Page 43: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

tin”(processors) là những người chủ yếu ngồi ở tòa soạn làm nhiệm vụ viết lại, biên tập hoặc tổng hợp các tin tức đã được đưa về (cũng hơi tương tự như vai trò biên tập viên). Loại thứ nhất là những phóng viên hướng về nguồn tin nhiều hơn, còn loại thứ hai là những phóng viên tập trung nhiều hơn vào sản phẩm cuối cùng, tức là bài báo, hướng đến độc giả nhiều hơn, và chú ý đến khía cạnh bình luận hơn là khía cạnh thu thập tin tức. Thực ra, như chính Tunstall sau này cũng nhận định, sự phân biệt giữa hai loại phóng viên như vậy bây giờ không còn rõ rệt nữa, vì hiện nay phần lớn các phóng viên đều phải cố gắng dự đoán yêu cầu biên tập của tòa soạn, và nỗ lực viết bản tin càng hoàn chỉnh càng tốt. Mặt khác, nhờ có sự trợ giúp của máy tính nên phóng viên cũng dễ dàng đảm đương luôn công việc tự biên tập.

Tuy vậy, nếu so sánh các tòa soạn ở Anh và ở Đức, chúng ta có thể thấy hai kiểu tòa soạn hầu như khác biệt hoàn toàn, dựa trên sự phân công phóng viên như trên. Một công trình nghiên cứu của Frank Esser vào năm 1998 về cách vận hành của một số tờ nhật báo địa phương ở Anh và ở Đức cho thấy có sự khác biệt khá lớn giữa hai nước này về mặt tổ chức hoạt động tờ báo. Ở Anh, các tòa soạn thường là lớn, tập trung đông người, trong khi tòa soạn các tờ báo ở Đức thường tương đối nhỏ hơn.

Ở Đức, người ta gần như không phân biệt giữa “processors”và “gatherers”, và họ cũng gọi phóng viên là “Redakteur”, trùng tên gọi với các biên tập viên. Mỗi phóng viên vừa làm công việc săn tin, vừa đảm nhiệm luôn một số công việc ở tòa soạn như biên tập và dàn trang cho chính các bài vở của mình.

Trong khi đó, ở Anh, tòa soạn thường phân công theo hướng chuyên môn hóa rất cao, với nhiều chức danh chi tiết (như sub-editor, copy-reader…) và cả một quy trình phức tạp từ khâu đọc lại, viết lại, cho tới khâu biên tập. Hệ thống tổ chức theo kiểu ở Anh làm cho người phóng viên săn tin có nhiều thời giờ ở ngoài hiện trường, nhưng tòa soạn lại tốn rất nhiều công sức và thời gian, vì một bài báo thường được đọc đi đọc lại tới năm bảy lần. Và một nguy cơ khác là các biên tập viên vì bị chôn chân ở nhà nên có thể bị xa rời khỏi thực tế.

Người phóng viên ở Đức có nhiều điều kiện được chủ động và độc lập hơn với bài viết của mình, nhưng do phải làm nhiều việc ở ngay tòa soạn nên không mạnh về thể loại điều tra, phóng sự, tuy vậy lại có thế mạnh hơn về mặt nhận định và bình luận, cũng như thể hiện chính kiến cá nhân nhiều hơn.

Page 44: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Hiện nay ở Việt Nam, phần lớn các tòa soạn đều phân công phóng viên theo hướng chuyên môn hóa vào từng lĩnh vực. Nhà báo Tế Xuyên hồi tưởng như sau về nghề báo những năm 1930: ‘Tờ báo Việt Nam thời tiền chiến… không có những phương tiện đại quy mô, số cộng sự viên không đông cho lắm, nên khó mà phân công cho mỗi người một trách vụ nhất định… Một cộng sự viên trong tờ nhật báo hồi tiền chiến dễ có cơ hội thực tập đủ các bộ môn trong nghề, không như trong một tạp chí phải viết chuyên về một mục tùy theo sở trường của mình. Nhưng có điều bất lợi cho mình là khi đã viết về đủ các mục, người ký giả sẽ không thành cây bút chuyên môn về mục nào cả. Anh ta không có dịp chú trọng về một mặt nào để trau giồi thêm kiến thức và học vấn chuyên môn. Anh ta không có bề sâu mà chỉ biết hờỉ hợt về bề mặt.. .”

4. Vai trò “người gác cửa”Hàng ngày, công chúng không thể “ngốn”hết tất cả mọi loại tin tức và sự

kiện xảy ra trong xã hội. Do đó, nhiệm vụ trước tiên của người làm báo là phải chọn và sắp xếp lại tin tức sao cho người đọc dễ theo dõi. Còn về phía tòa soạn một tờ báo, khi đứng trước khôi lượng tin tức rất lớn do các đặc phái viên và các hãng thông tấn gởi tới hàng ngày, họ cũng không thể đăng tải hết tất cả, đơn giản là vì diện tích tờ báo có giới hạn. Nên người làm báo buộc phải làm công việc chọn lọc những tin nào cần đăng và cần loại bỏ những tin nào. Chính điều này đã dẫn đến quan niệm cho rằng vai trò của nhà báo cũng giông như vai trò của một “người gác cửa”(gate-keeper) hay là “người giữ gôn”(goal-keeper). David White đã vay mượn thuật ngữ “người gác cửa”của nhà xã hội học Kurt Lewin để sử dụng nó lần đầu tiên vào năm 1949 trong việc phân tích quá trình “sản xuất”ra thông tin. Lewin cho rằng có hiểu được hiện tượng “cái cửa”(gate) thì mới nhìn ra được những nhân tố chi phôi quy trình của thông tin, và mới thấy những ai thực sự đóng vai trò quyết định trong quá trình chọn lọc thông tin. Tất nhiên người ta luôn cố gắng làm sao cho việc chọn lọc này được tiến hành một cách khách quan nhất. Tuy vậy, người ta không thể nào tránh được một mức độ chủ quan nào đó trong việc chọn lọc tin tức để đăng tải trên mặt báo.

Thông thường, con đường đi của các tin tức sau khi về đến tòa soạn là phải trải qua một số khâu nhất định trước khi đến được chặng cuối cùng là được duyệt cho đăng lên mặt báo. Chúng ta có thể hình dung mỗi khâu đó như một cái “cửa”mà các tin tức phải vượt qua. Có loại “cửa”đã được tờ báo quy định rõ rệt mà không ai phân vân hay phải cân nhắc gì thêm (thí dụ: có những tờ báo có truyền thống không bao giờ đăng ảnh, nên cứ thấy có ảnh gởi tới là loại ngay ra một bên; hoặc một tờ báo chủ trương không đăng tin án mạng thì họ sẽ gạt ra

Page 45: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

ngoài loại tin này ngay từ đầu nếu họ nhận được). Nhưng cũng có những loại “cửa”đòi hỏi một sự phán đoán ít nhiều mang tính chất chủ quan của những “người gác cửa”; những người này có trách nhiệm chọn tin này, bỏ tin khác.

Thực ra, vai trò “gác cửa”này trước hết thuộc về chính người phóng viên, là người đầu tiên phải tự mình quyết định tại hiện trường là có cần viết tin hay không khi chứng kiến một sự kiện nào đó. Sau đó, là trách nhiệm của những người gác cửa khác ở tòa soạn như: người đứng trang, người trưởng ban, thư ký tòa soạn… Những người này đều có một số thẩm quyền nhất định trong việc quyết định cho những tin nào được lọt qua cánh cửa mà mình phụ trách để đi tiếp vào “vòng trong”, và thông thường thư ký tòa soạn là người thực tế quyết định cho đăng, trừ trường hợp những tin quan trọng hoặc “có vấn đề”phải đưa lên cho người tổng biên tập quyết định.

Nhằm khảo sát cụ thể quá trình chọn lọc tin tức, năm 1949, David White đã được một tờ báo địa phương ở một thành phố công nghiệp có quy mô khoảng 100 ngàn dân ở miền Trung Tây nước Mỹ đồng ý cho ông ta vào để nghiên cứu. Tờ báo này có khoảng 30 ngàn độc giả. Người mà White khảo sát là một chủ biên tin tức, ngoài 40 tuổi, có 25 năm kinh nghiệm làm báo với tư cách là phóng viên và biên tập viên. Ông này là người mỗi ngày phải đọc khôi lượng tin tức đồ sộ đổ về hàng ngày từ ba hãng thông tân là Associated Press, United Press, và International News Service, để chọn lọc ra số tin tức sẽ xuất hiện trên trang nhất của tờ báo vào sáng hôm sau. Chính ông ta cũng phải biên tập luôn các bản tin đó và viết tít (đầu đề) cho từng tin. Xét về mặt nào đó thì ông ta là người quan trọng nhất trong số những người có vai trò “gác cửa”, bởi lẽ, khi bỏ đi không lây một tin nào đó, thì cũng có nghĩa là ông ta xóa bỏ luôn công lao của những người trước đó đã đi lây tin, viết tin, biên tập tin và gởi bản tin đến cho ông ta.

Ông chủ biên này hoàn toàn đồng ý cộng tác với White trong việc khảo sát. Tìm những tin nào đã được chọn đăng thì không khó, bởi vì số tin này đều xuất hiện trên mặt báo mỗi buổi sáng, vấn đề mà White quan tâm là tìm coi những tin nào đã bị loại bỏ, và tại sao bị loại bỏ. Trong vòng một tuần từ ngày 6 đến ngày 13-2-1949, ông chủ biên nói trên mỗi ngày thay vì vứt bản tin không sử dụng vào sọt rác, thì lại xếp nó vào một cái hộp lớn đặt ngay cạnh bàn làm việc của ông ta. Đến tối khuya, sau khi đã làm xong những trang mà ông ta phụ trách, ông ta mới lôi lên coi lại số bản tin đã bỏ đi trong ngày, và ghi lên từng bản tin đó vắn tắt lý do vì sao ông ta loại bỏ, tất nhiên trong chừng mực mà ông ta còn nhớ lại được. Đối với bản tin nào mà ông ta không nhớ ra lý do gì rõ ràng thì

Page 46: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

ông ta để trắng, không ghi gì cả. Công việc này làm ông ta phải ở lại thêm từ một tiếng rưỡi tới hai tiếng mỗi buổi tối, trong suốt tuần lễ đó.

Sau đó, White phân tích lại tất cả các dữ kiện đó, kể cả số lượng tin tức đã bị loại bỏ lẫn các lý do loại bỏ. Bảng 2 cho thấy kết quả so sánh giữa số lượng các tin tức nhận được từ các hãng thông tấn, với số lượng các tin tức mà tờ báo này đã sử dụng trên mặt báo.

Bảng 2. Số lượng tin tức nhận được từ các hãng thông tấn, và số lượng tin tức mà tờ báo sử dụng trong vòng một tuần ị theo khảo sát của David White năm 1949)

Loại tinSố tin nhận được Số tin sử dụng

Cột-inch % Cột-inch %Phạm pháp 527 4,4 41 3,2Thiên tai, thảm họa 405 3,4 44 3,4Thời sự liên bang 565 4,7 88 6,8Thời sự tiểu bang 1722 14,5 205 15,8Tin mang tính nhân cảm (human interest)

4171 35,0 301 23,2

Tin tức quốc tếChính trị 1804 15,1 176 13,6Kinh tế 405 3,4 59 4,5Chiến tranh 480 4,0 71 5,5Lao động 650 5,5 71 5,5Tin tức trong nướcNông nghiệp 301 2,5 78 6,0Kinh tế 294 2,5 43 3,3Giáo dục 381 3,2 56 4,3Khoa học 205 1,7 63 4,9TỔNG CỘNG 11910 100,0 1297 100,0(Nguồn: David. White, “The Gate-keeper - Le selectionneur: étude sur la selection des nouvellesu(1950), trong Francis Balle, Jean Padioleau (W.) Sociologie de 1’information, Paris, Nxh Larousse, 1973, tr. 206-207.

Ghi chú: “Cot-inch “(column inch) là đtm vị do lường phổ hiến trong nghề làm hảo ở cúc nước Anh và Mỹ, tương đương với khoảng 2,50 cm cột háo, tức là khoảng năm dòng chữ của một cột trên trang báo.)

Page 47: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Trong tổng số tin tức nhận được từ các hằng thông tấn trong vòng bảy ngày, đo bằng đơn vị cột-inch (11.910 cột-inch), vị chủ biên đã chỉ sử dụng 1.297 cột-inch, tức là khoảng một phần mười mà thôi. Bảng thống kê cho thấy tỷ lệ sử dụng các loại tin có nhiều mức chênh lệch khác nhau so với số tin nhận được (thí dụ: số tin nhân cảm được sử dụng chỉ đạt mức 23,2% trong tổng số tin đã sử dụng, so với tỷ lệ 35,0% trong tổng số tin gởi về).

Tổng hợp các lý do mà ông chủ biên đã nêu ra để loại bỏ tin tức, White đi đến nhận xét rằng thực ra phần lớn các quyết định chọn lựa đều mang tính chất chủ quan, dựa trên các phán đoán giá trị vốn bắt nguồn từ kinh nghiệm sống, từ tâm thế và kỳ vọng của chính người chọn lọc. White nhận thấy ông chủ biên có xu hướng không có thiện cảm với những bản tin đưa quá nhiều số liệu, vì ông cho là “nặng nề”. Mặt khác, ông cũng không ưa những bản tin viết theo kiểu lắt léo, ám chỉ, và ông ghét loại tin mang tính chất “giật gân”. Có chỗ, ông ghi thẳng ra rằng “tôi không quan tâm tới các vụ tự tử”. Theo White, trong số các lý do mà ông chủ biên nêu ra, có thể phân biệt được hai nhóm lý do chính: (1) loại bỏ vì sự kiện không đáng đưa tin (“tin dở”, “không đáng lưu tâm”, “không quan trọng”, “tin cũ rồi”, “dài dòng quá”, “tuyên truyền”, “vô nghĩa”, “không bao giờ dùng tin này”…); và (2) loại bỏ vì phải chọn lựa giữa nhiều bản tin cùng tường thuật về một sự kiện (“tin hay nhưng có rồi”, “sẽ dùng nếu có thêm thông tin cập nhật”, “trễ quá”, “hết chỗ”…).

Trong lĩnh vực tâm lý học, ai cũng biết là con người thường có xu hướng chỉ coi một sự kiện là có thật, nếu nó trùng khớp với điều mà họ nghĩ là sự kiện này phải xảy ra như thế nào. Theo White, người chủ biên của một tờ báo thường cảm nhận rằng (mặc dù không phải lúc nào có ý thức rõ ràng về điều này) cộng đồng chỉ chấp nhận những sự kiện mà nhà báo, với tư cách là người đại diện cho nền văn hóa của cộng đồng này, cho là đúng, là có thật. White kết luận rằng công trình nghiên cứu này cho thấy vai trò rất quan trọng của người chủ biên với tư cách là bộ lọc cuối cùng trong chu trình truyền thông, và việc phân tích các lý do loại bỏ tin tức cho thấy quá trình thông tin tin tức thực ra là một hoạt động mang tính chat chủ quan, vì hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm, quan niệm và kỵ vọng của chính người chọn tin.

Vai trò “người gác cửa”

Sau đây là vụ “lâm tặc cưa tay kiểm lâm”. Tối ngày 15-3-2004, một bản tin ly kỳ và chấn động được Thông tấn xã Việt Nam phát đi và được nhiều tờ báo đăng lại trên số báo ra sáng hôm sau. Bản tin tường thuật vụ này với nhiều tình

Page 48: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

tiết khá cụ thể: “Chiều ngày 15-3, khi đi kiểm tra địa bàn, hai kiểm lâm viên xã Ia Me, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai đã phát hiện có lâm tặc đang phá rừng. Hai kiểm lâm viên đã chia làm hai mũi tiến vào rừng nơi có bọn lâm tặc đang phá rừng. Kiểm lâm viên T.B.H. 26 tuổi, đi một hướng và đã bắt gặp một toán lâm tặc đang khai thác gỗ lậu. Chúng cậy đông người đã tấn công anh H. và dùng cưa cắt 2/3 cẳng tay trái của anh, làm đứt mạch máu và gân tay. Anh T.B.H. được hai công nhân làm thủy điện đang công tác trên công trường gần đó đưa đi cấp cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh…”(xem Tuổi trẻ 16-3-2004, trang 14).

Tuy nhiên, chừng một tuần sau, vụ này đã được làm sáng tỏ với một sự thật hoàn toàn khác: người lâm tặc cưa tay anh kiểm lâm viên T.B.H. không phải là một lâm tặc do anh ta “phát hiện”và “bắt gặp”, mà lại là một lâm tặc… do chính anh ta thuê cùng với nhiều người khác để vào rừng khai thác gỗ trái phép! Và chiều hôm đó, sự việc cưa tay xảy ra không phải do lâm tặc khi bị phát hiện đã “cậy đông người tấn công anh H”, mà là do cãi vã sau một cuộc ăn nhậu (xem Tuổi trẻ 24-3-2004, tr. 4 và 30-3-2004, tr. 4). Như vậy, bản chất vụ việc ở đây hoàn toàn không phải là một vụ “lâm tặc cưa tay kiểm lâm”như tin đã đưa lúc ban đầu.

David White từng nhắc tới một quy luật tâm lý học, đó là người ta thường có xu hướng chỉ coi một sự kiện là có thật, nếu nó trùng khớp với định kiến mà họ nghĩ là sự kiện này phải xảy ra như thế nào. Một số cảm xúc chủ quan ban đầu khi chứng kiến sự kiện có thể thúc đẩy phóng viên viết bản tin mà mình muốn,chứ không theo đúng lôgic của sự kiện khách quan. Điều này cho thấy vai trò “gác cửa”hết sức cần thiết và quan trọng trong quá trình tường thuật tin tức cho xã hội.

4. Những áp lực trong nghề nghiệpMặc dù chỉ là một “người trung gian”(mediator) giữa các nguồn tin và công

chúng, nhưng nhà truyền thông luôn luôn bị chi phối bởi nhiều thứ áp lực khác nhau trong hoạt động của mình - áp lực cá nhân, áp lực nghề nghiệp và áp lực xã hội. Những loại áp lực khác nhau này tác động tới cách thức chọn lọc và xử lý tin tức, bài vở, cũng như cách thể hiện nội dung trên phương tiện truyền thông - nói chung là ảnh hưởng cách này hay cách khác tới quá trình sản xuất ra một sản phẩm truyền thông.

Áp lực đầu tiên trực tiếp chi phối công việc của cá nhân bất cứ người làm công tác truyền thông nào, đó là chủ trương, đường lối của tờ báo hoặc đài truyền hình hoặc phát thanh - nơi mà người đó đang làm việc. Điều này dễ hiểu,

Page 49: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

bởi lẽ bất cứ ai mới được tuyển vào một cơ quan báo chí cũng đều cố gắng tìm hiểu và thích ứng với môi trường làm việc mới của mình - hay nói cách khác là tự mình cố gắng “xã hội hóa”để trở thành thành viên đầy đủ của tổ chức này. Và tại nhiều tờ báo, chưa chắc người tổng biên tập đã dành thời gian để trình bày cho phóng viên mới tuyển dụng về đường lối, chủ trương của tờ báo. Vả lại, nếu có trình bày thì người phóng viên mới cũng chưa chắc đã hiểu được ngay một cách đầy đủ. Thông thường, quá trình hội nhập của phóng viên mới diễn ra trong một thời gian tương đối dài, ít ra một vài năm. Cũng có nhiều cách để một phóng viên mới tìm hiểu đường lối tờ báo của mình, chẳng hạn như: đọc bài vở của các đồng nghiệp để coi họ viết như thế nào, nếu đọc được bản thảo thì tốt hơn nữa vì lúc đó, sẽ thấy những chỗ nào được sửa chữa, biên tập; trò chuyện, hỏi han các đồng nghiệp đã làm lâu năm ngoài hành lang hoặc ở căng-tin; theo dõi kỹ lưỡng các cuộc họp trong tờ báo và chịu khó lắng nghe những ýdđến của người tổng biên tập và những người quản lý khác…

Nói một cách tổng quát, truyền thông đại chúng là quá trình chuyển một thông điệp từ người phát tin (transmitter) đến người nhận tin (receiver) - điều này xem ra cũng có phần giống như quá trình truyền thông liên cá nhân. Tuy nhiên, nếu chúng ta tìm hiểu coi thực sự ai là người phát tin, thì vấn đề sẽ trở nên phức tạp hơn. Bởi lẽ ở đây, chúng ta nhận thấy xuất hiện ít ra hai nhân vật: tác giả đầu tiên của bản tin (phóng viên), và ban biên tập của tờ báo. Ban biên tập, hoặc ban lãnh đạo của một tờ báo (hay là ông “chủ báo”, trong trường hợp các nước áp dụng qui chế báo chí và truyền hình tư nhân), là những người có quyền can thiệp vào nội dung của bản tin, và có quyền quyết định cho đăng hay không cho đăng một bản tin nào đó. Như vậy, căn cứ trên quan điểm và chủ trương của tờ báo, cũng như nhằm đảm bảo cho lợi ích của tờ báo, hay lợi ích quốc gia, hay một lợi ích nào khác, ban biên tập có thể làm thay đổi nội dung bản tin ban đầu do phóng viên viết.

Michel de Coster cho rằng có ba thứ lô-gic hành động chi phối mối quan hệ giữa hai nhân vật trên đây, tác giả của bản tin và người lãnh đạo của phương tiện truyền thông. Đó là lô-gic phản ánh, lô-gic thương mại, và lô-gic chính trị. Đối với lô-gic phản ánh (logiquede la reproduction) thì không có gì phải bình luận thêm: tác giả của một bản tin hay một bài báo bao giờ cũng mong muốn nội dung mình viết được đăng tải đầy đủ, không bị cắt xén hoặc thay đổi. Thông thường thì không có vấn đề gì, nếu nội dung bài báo không mâu thuẫn với chủ trương, đường lối của tờ báo (lô-gic chính trị) hoặc gây tổn hại đến lợi ích của tờ báo (lô-

Page 50: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

gic thương mại). Thế nhưng, cũng có những trường hợp mà lô-gic phản ánh lại không ăn khớp với lô-gic thương mại hoặc lô-gic chính trị.”Chẳng hạn, đôi khi người ta vẫn thấy có những tờ báo ngả theo xu hướng “câu khách”bằng cách ưu tiên đăng những mẩu tin hoặc những cốt truyện có nhiều tình tiết hấp dần, ly kỳ hay thậm chí rùng rợn. Giả sử phải cắt ngắn bớt một bài báo thông tin về một sự kiện khoa học nào đó, thì người ta cũng thường dễ cắt bỏ những đoạn tuy nghiêm túc nhưng dễ nhàm chán, và cố giữ lại những chi tiết tuy ngoài lề câu chuyện nhưng dễ hâp dẫn bạn đọc. Như vậy, nhìn chung, theo Michel de Coster, nội dung thông điệp được phát trên phương tiện truyền thông đại chúng thường thường là kết quả của một sự “thỏa hiệp”và đồng tình giữa tác giả (người viết tin, bài) và “nhà sản xuất”(hay người chủ báo). Có lúc nhà sản xuất tôn trọng tác giả của bài viết và đăng nguyên văn, nhưng cũng có lúc nhà sản xuất nhúng tay can thiệp vào nội dung bài viết. Đặc biệt trong trường hợp tờ báo thuộc sở hữu của một tập đoàn kinh doanh như ở các nước tư bản, người ta thường phải tự hỏi xem có đúng nội dung một bài viết là của chính tác giả ban đầu hay không, hay thực ra là phản ánh quan điểm của tập đoàn này.

Cuối cùng, ngoài những loại áp lực vừa kể trên, người làm báo thực ra còn chịu sự chi phối sâu xa của nền văn hóa trong xã hội mà anh ta đang sống. Làm báo là một nghề, điều này không ai phủ nhận, nhưng vì báo chí là một hoạt động (hay sản phẩm) đặc thù của xã hội, phản ánh văn hóa chính trị của mỗi xã hội hay mỗi quốc gia, nên những đặc trưng và tiêu chuẩn của nghề làm báo không hoàn toàn mang tính chất phổ quát giống như những nghề nghiệp khác. Chính vì thế, theo Michael Schudson, cách tường thuật đời sống chính trị của báo chí Mỹ, báo chí Ý và báo chí Nhật chẳng hạn, hoàn toàn khác xa nhau. Schudson nhận xét một cách xác đáng rằng “nghề truyền thông được định hình không phải trong mối quan hệ với một vài thước đo thông nhất nghề nghiệp trừu tượng, mà là trong mối quan hệ với các cấu trúc chính trị bền vững và nền văn hóa chính trị của một xã hội nhất định.”

Chương 4: NHÀ BÁONếu chúng ta coi truyền thông đại chúng là một có tổ chức, thì điều này có

nghĩa là trong quá trình ấy, không phải một cá nhân này nói với một cá nhân khác. Vậy, nói với công chúng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng? Để trả lời cho câu hỏi này, người ta thường tiến hành những cuộc khảo sát theo

Page 51: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

hai hướng: nghiên cứu về cá nhân và tập thể những người làm công tác truyền thông; và nghiên cứu về tổ chức truyền thông.

Tuy nhiên, để hiểu được thực sự thế nào là nhà báo, là nghề làm báo, thoạt đầu chúng ta cần vượt qua một số định kiến tương đối phổ biến. Trước hết, vì lịch sử ra đời của báo chí thường đi liền với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và những chế độ chính trị tư sản (sau khi thoát khỏi chế độ phong kiến), nên người ta thường hiểu báo chí không chỉ là một nghề, mà nó còn là một bộ phận hữu cơ của một chế độ dân chủ. Chính vì vậy mà hầu hết các bản hiến pháp của các nước đều ghi rõ quyền tự do báo chí. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn tới một thứ thoại dễ làm cho người ta ngộ nhận về nghề này và “quyền lực”của nghề này, bởi vì ngay ở những nước tự cho là có nền tự do báo chí lớn nhất, thì cũng chưa chắc gì báo chí đã đương nhiên đề cập được tất cả mọi vấn đề với tất cả các chính kiến của mọi thành phần trong xã hội.

Ngộ nhận thứ hai, cũng là một thứ huyền thoại về truyền thông, là loại ngộ nhận thường nảy sinh mỗi khi ra đời một phương tiện truyền thông mới hoặc một công nghệ mới. Khi xuất hiện vô tuyến truyền hình vào giữa thế kỷ XX chẳng hạn, nhiều người lúc đầu đã lên tiếng ca ngợi nó một cách quá lạc quan, giản lược và đôi lúc ngô nghê khi coi đây là một cuộc “cách mạng truyền thông”trên thế giới, làm như thể thế giới này sắp trở thành một “ngôi làng”trong đó nhờ phương tiện thông tin này mà mọi người sẽ tăng cường hiểu biết nhau hơn, tôn trọng nhau hơn và các dân tộc sẽ đối xử với nhau một cách hổa bình hơn… Thế nhưng thực tế lịch sử cho thấy hoàn toàn không phải như vậy. Xét về mặt nào đó thì những lời ca tụng và dự báo lạc quan về mặt xã hội khi gần đây xuất hiện phương tiện Internet cũng không nằm ngoài cơ chế hình thành huyền thoại nói trên trong lĩnh vực truyền thông.

Ngộ nhận thứ ba xuất phát từ chỗ phần lớn những ấn phẩm viết về nghề làm báo cho đến nay đều thường do chính các nhà báo chuyên nghiệp viết ra. Do đó, điều dễ thấy là những sản phẩm này thường đưa ra cái nhìn lạc quan hơn về nghề này.

Ngộ nhận thứ tư: cách gọi “nhà báo”thường làm người ta liên tưởng tới những nhà báo nổi tiếng, thành danh. Nhưng thực tế con số này chỉ chiếm khoảng 5% trong tổng số những người làm báo! Còn lại là biết bao nhiêu những người làm báo bình thường khác, đảm trách những công việc và chức trách nhiều khi âm thầm, kiên trì ngày này qua ngày khác trong các tòa soạn và nhà in… mà không ai biết đến tên tuổi.

Page 52: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Vì thế, để thực sự hiểu được đặc điểm của nhà báo và lao động làm báo, trước hết chúng ta cần phải coi họ làm việc như thế nào trong tòa soạn, lúc họ họp tin, lúc họ đi săn tin, lúc họ chọn tin và biên tập tin… và quan sát các tập quán làm báo của họ (vì thực tế có nhiều trường phái và nhiều quan niệm khác nhau về nghề làm báo). Ngoài ra, cũng còn phải khảo sát về hệ thống tôn ti trật tự trong bộ máy tòa soạn, và các mối quan hệ giữa nhà báo với các nguồn tin, với các tổ chức xã hội cũng như với công chúng và độc giả của họ.

1. Các nhà truyền thôngThuật ngữ “nhà truyền thông”(communicator) thường được dùng để chỉ

những người làm việc chuyên nghiệp trong các tổ chức thông tin đại chúng. Tuy nhiên, người ta cũng hay lẫn lộn giữa “nhà báo”và “nhà truyền thông”; thực ra, các nhà báo chỉ là một bộ phận trong giới các nhà truyền thông. Người ta thường phân biệt bốn nhóm chính trong giới truyền thông:

- Những người lãnh đạo (các nhà quản lý, điều hành),

- Những người sáng tạo (gồm nhà văn, soạn giả, đạo diễn, diễn viên…),

- Các nhà báo (bao gồm phóng viên, biên tập viên, thông tín viên…),

- Các kỹ thuật viên (như họa sĩ, chuyên viên layout [dàn dựng trang báo trên máy vi tính], chuyên viên viđêô…).

Trong bốn nhóm người trên đây, nhóm thứ hai và nhóm thứ ba thường được coi là nòng cốt chuyên nghiệp của hoạt động truyền thông đại chúng.

Trong lịch sử nghiên cứu xã hội học về giới ưuyền thông, lúc đầu, người ta chỉ tập trung vào việc khảo sát về bản thân các nhà truyền thông, về những đặc điểm cá nhân cũng như đặc điểm xã hội của họ. Thế nhưng, về sau, khi mọi người đều nhận thức rõ rệt rằng công việc truyền thông đại chúng là một thứ lao động chủ yếu mang tính chất tập thể, chứ không phải chỉ mang tính chất cá nhân, thì người ta bắt đầu chú ý nhiều hơn tới cơ cấu xã hội – vốn là yếu tố bao trùm lên trên hoạt động của các nhà truyền thông.

Có nhiều hướng tiếp cận khác nhau trong lĩnh vực nghiên cứu này, nhưng người ta thường phân biệt ba hướng chính như sau:

a. Tập trung nghiên cứu về nguồn gốc xã hội cũng như những đặc điểm xã hội khác của các nhà truyền thông - vốn là những nhân tố có ảnh hưởng tới phương thức và nội dung lao động của giới này.

Page 53: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

b. Vì sản phẩm của truyền thông đại chúng không phải là kết quả của lao động cá nhân, mà là của lao động tập thể, nên người ta buộc phải tiến hành phân tích các vai trò cụ thể trong tổ chức truyền thông.

c. Nghiên cứu về tính chất lao động trong hoạt động truyền thông, và cơ cấu tổ chức của hoạt động này.

Thực ra, phần lớn các công trinh nghiên cứu thực nghiệm trong lĩnh vực này đều tập trung vào giới nhà báo (kể cả báo in lẫn truyền hình và phát thanh), vì nhóm này chính là nòng cốt trong hoạt động thông tin đại chúng.

Trước khi đi vào khảo sát lao động của nhà báo và công việc ở tòa soạn, chúng ta hãy xem qua một số đặc trưng tổng quát của giới nhà báo ở Pháp, Mỹ và Việt Nam.

2. Về giới nhà báo ở phápTuy báo chí đã xuất hiện ở Pháp từ thế kỷ XVII, nhưng công việc làm báo

chỉ thực sự phát triển thành một nghề chuyên nghiệp tại quốc gia này kể từ cuối Thế chiến thứ nhất, khi thành lập Nghiệp đoàn nhà báo Pháp (SNJ - Syndicat national des joumalistes) vào tháng 3-1918, và nhất là sau đạo luật năm 1935 trong đó lần đầu tiên Quốc hội chính thức nhìn nhận vị thế nghề nghiệp của nhà báo và quy định việc cấp thẻ cho nhà báo chuyên nghiệp.

Nhà báo chuyên nghiệp, theo định nghĩa pháp lý ở Pháp, là người làm nghề báo thường xuyên, có ăn lương, làm việc cho một hoặc nhiều tờ báo hoặc hãng thông tấn và có thu nhập chính từ nghề báo. Nhà báo chuyên nghiệp được cấp thẻ nhà báo, và phải đổi thẻ hàng năm. Để đảm bảo tính độc lập của nhà báo, việc cấp thẻ nhà báo theo quy định của đạo luật năm 1935 được giao cho một ủy ban mang tên CCIJP (Commission de la certe d’inentité des journalisters ptofessionnels) bao gồm hai thành phần có số lượng ngang nhau:đại diện của giới chủ nhiệm tờ báo, và đại diện của giới nhà báo do các nhà báo bầu ra. Đây là một ủy ban độc lập, không thuộc nhà nước. Thẻ nhà báo chỉ được cấp cho những người làm báo chuyên nghiệp theo định nghĩa nói trên (làm báo liên tục trong thời gian ít nhất ba tháng đối với lần xin cấp thẻ đầu tiên, có thu nhập từ nghề báo chiếm trên 50% tổng thu nhập…), chứ không cấp cho những người làm công tác quảng cáo, những nghề làm nghề giao tế công cộng hoặc tùy viên báo chí, và những người đang ở ngạch công chức Ngay vị chủ nhiệm của một tờ báo cũng không được cấp thẻ nhà báo, vì người người này được coi là một nhà kinh doanh;

Page 54: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

nhưng người chủ bút thì được. Phóng viên làm việc cho một tờ báo của nhà nước cũng đương nhiên được cấp thẻ nhà báo vì đã hưởng theo theo ngạch công chức.

Năm 2003, theo số liệu của Ủy ban cấp thẻ nhà báo (CCIJP), ở Pháp có tổng cộng 35539 nhà báo (có thẻ nhà báo) tăng ghơn năm lần so với cách đó gần 50 năm (năm 1955, mới có 6650 nhà báo) trong đó nữ chiếm khoảng 41,4%, với tuổi đời trung bình khoảng 41 – 42 tuổi, và khoảng một nửa dưới 40 tuổi. (theo số liệu của Nha phát triển các phương tiện truyền thông [Direction du développement des médias], tổng số người làm việc trong lĩnh vực báo chí ở Pháp lên tới khoảng 50.900 người vào năm 2002.)

Phần lớn các nhà báo Pháp (khoảng 3/4) làm việc tại các tờ báo in, còn lại là làm cho các đài phát thanh, đài truyền hình và hãng thông tấn. Tinh hình phân bố cụ thể như sau (số liệu năm 1990):

- tuần báo và tạp chí: 47%

- nhật báo địa phương: 19%

- nhật báo quốc gia: 9%

- đài truyền hình: 10%

- đài phát thanh: 7%

- hãng thông tấn: 8%

Đáng chú ý là gần 60% nhà báo Pháp sinh sống và làm việc tập trung tại thủ đô Paris và vùng phụ cận, theo số liệu năm 2003 của Nghiệp đoàn nhà báo Pháp. Điều này cũng là hệ quả phản ánh xu hướng trung ương tập quyền trong tổ chức hành chánh cũng như trong đời sống kinh tế-xã hội ở Pháp.

Cũng giống như ở nhiều nước khác, ở Pháp vào nghề báo người ta không đòi hỏi phải có một loại bằng cấp gì đặc biệt. Phần lớn những người trẻ mới được tuyển chọn đều phải theo học nghề báo ngay tại tòa soạn, sau khi đã học nhiều ngành khác nhau mà đông nhất là từ các ngành văn khoa, luật khoa, các khoa học kinh tế hoặc chính trị, và ngành truyền thông. Và họ thường phải trải qua hai năm thực tập, trước khi trở thành phóng viên chính thức. Xu hướng hiện nay là ngày càng tuyển dụng những người có trình độ đại học: năm 1990, tỷ lệ này trong giới nhà báo lên tới 69%, trong khi vào năm 1964 mới chỉ có 38%. Nhưng có một điểm đặc biệt là tỷ lệ tốt nghiệp từ các trường báo chí ra thường khá thấp. Năm 1989, con số này chỉ chiếm khoảng 10%. Mỗi năm các trường báo chí

Page 55: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

ở Pháp chỉ cho ra trường tổng cộng khoảng 250-300 người, trong khi số phóng viên tuyển dụng hàng năm nhiều gấp 5-6 lần con số đó!

Qua cơ cấu bằng cấp của giới nhà báo như trên, có thể nói ở Pháp, người ta tuyển chọn nhà báo căn cứ trên kiến thức tổng quát hơn là tri thức chuyên ngành. Cho đến nay, ở Pháp người ta vẫn còn coi nghề làm báo là một “nghệ thuật”hơn là một “nghề nghiệp”đúng nghĩa vốn đòi hỏi những kiến thức và kỹ năng chuyên biệt. Người ta thường đề cao khả năng giỏi quan hệ, khả năng giao tiếp và khả năng “đánh hơi”tin tức hơn là những kỹ năng nghiệp vụ báo chí. Đến mức mà có một vị chủ bút còn nói: “Trong nghề này, để xây dựng được mạng lưới quen biết cá nhân, thì 50% là do may mắn và đánh hơi, 20% do tài năng và 20% nhờ cuốn sổ địa chỉ.”

Người ta cho rằng giới nhà báo Pháp thường nhìn mình như là người trí thức hơn là phóng viên. Họ coi nhiệm vụ của mình không phải chỉ là tường thuật, mà còn phải phân tích, diễn giải và thuyết phục độc giả. Nhà báo Pháp cho rằng tính khách quan hoàn toàn là điều không thể có, cho nên tốt hơn hết là người viết báo cần trình bày rõ ràng quan điểm của mình cho độc giả hiểu. Chính vì thế mà dưới con mắt độc giả Mỹ, các bài báo ở Pháp thường mang nặng tính chính luận nhiều hơn.

Một xu hướng đáng chú ý trong mấy thập kỷ gần đây là xu hướng “nữ giới hóa”trong nghề làm báo - một nghề mà trước đây xã hội Pháp thường coi là “nghề của đàn ông”. Năm 1994 tỷ lệ nữ giới trong tổng số nhà báo đạt con số 37%, và năm 2003 lên tới 41,4%, tức chiếm hơn hai phần năm, trong khi vào năm 1960 tỷ lệ này mới chỉ đạt 14%.

Sự phân bố về giới tính trong các tổ chức báo chí cũng có những khác biệt khá rõ rệt. Số liệu năm 1983 cho thấy nữ giới làm việc tập trung tương đối đông hơn trong các tạp chí (56,6% trong tổng số nhà báo nữ, so với con số 35,5% trong tổng số nhà báo nam): sở dĩ như vậy là vì ở Pháp, số tạp chí dành cho nữ giới cũng như dành cho trẻ em phát triển khá mạnh, và những tạp chí loại này thường thích tuyển dụng nhiều phụ nữ hơn. Trong lĩnh vực thính thị (như truyền hình và phát thanh), tỷ lệ nữ tuy có tháp hơn nam giới, nhưng nếu so sánh với số liệu mấy năm trước đó thì đã có gia tăng, sau một thời gian khá dài gần như “đóng cửa”đối với phụ nữ. Còn trong lĩnh vực nhật báo, các tờ nhật báo ở các tỉnh sử dụng nam giới nhiều hơn so với phụ nữ, trong khi ở Paris thì tỷ lệ xấp xỉ nhau.

Page 56: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Trong công việc, nữ phóng viên thường được phân công phụ trách những lĩnh vực như phụ nữ, trẻ em, hay y tế, giáo dục, văn hóa-xã hội… hơn là những lĩnh vực như chính trị hay kinh tế mà người ta thường cho là phù hợp với đàn ông hơn. Ở Pháp, nữ giới bước chân vào nghề báo sớm hơn nam giới (chiếm đông hơn trong lứa dưới 25 tuổi), nhưng cũng rời khỏi nghề này sớm hơn (năm 1983, trong tổng số nhà báo nữ, chỉ có 22% thuộc lớp tuổi từ 46 trở lên, trong khi tỷ lệ này là 30% nơi nam giới). Đáng chú ý là cho đến gần đây, tỷ lệ nữ giới đảm nhiệm chức vụ quản lý trong các tờ báo vẫn còn thấp hơn hẳn so với nam giới (15,8% so với 28,6%).

Xét về nguồn gốc thành phần xã hội, theo số liệu điều tra năm 1983, phần lớn giới nhà báo ở Pháp xuất thân từ các tầng lớp tiểu tư sản, vốn cũng là tầng lớp chiếm đa số trong dân cư nước Pháp. Số nhà báo có cha làm nghề báo chỉ chiếm có 7,3%, hay là nói cách khác, nghề làm báo ở Pháp không có tính chất “cha truyền con nối”. Có thể giải thích sở dĩ người ta thường tuyển chọn vào nghề báo phần lớn từ các tầng lớp trung lưu đô thị là vì họ cho rằng điều này sẽ là yếu tố thuận lợi cho việc hành nghề của các nhà báo tương lai.

Các nhà báo tự nhìn nhận vai trò của mình như thế nào trong xã hội? Cuộc nghiên cứu của Rieffel về giới nhà báo Pháp vào năm 1983 đã nhận diện ra ba mô hình chính: người trung gian (médiateur), tức là người đóng vai trò cầu nối văn hóa giữa các nguồn tin và công chúng; người điều phối (orclonnateur), tức là người chọn lọc thông tin và sắp xếp chúng lại cho có ưật tự, và cũng đồng thời là một nhà sư phạm; và người phổ biến tin tức ra công chúng (vulgerisateur), hay là người giải mã thực tại (décodeu).

3. Về giới nhà báo ở MỹNếu báo chí ra đời tương đối sớm ở Pháp và một số nước châu Âu khác, thì

chính là ở Mỹ những kỹ năng nghiệp vụ báo chí mới thực sự được xác lập và hoàn chỉnh.

Số liệu thống kê về lao động cho biết vào năm 2001, ở Mỹ có tổng cộng 309 ngàn nhà báo (tăng gấp rưỡi so với con số 204 ngàn vào năm 1983).

Tuổi tác của giới nhà báo Mỹ tương đối trẻ hơn so với giới nhà báo Pháp. Hơn 60% dưới 45 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay tuổi bình quân của nhà báo Mỹ đang có xu hướng gia tăng dần: tuổi bình quân vào năm 2002 là 41 tuổi, trong khi vào năm 1992 là 36 tuổi, và năm 1982 là 32 tuổi. Cụ thể tình hình phân bố tuổi tác của giới nhà báo Mỹ vào năm 2002 là như sau:

Page 57: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

- 24 tuổi trở xuống 4,4%

- 25-34 tuổi 29,3%

- 35-44 tuổi 27,9%

- 45-54 tuổi 28,3%

- 55-64 tuổi 7,8%

- 65 tuổi trở lên 2,3%

Các nhà báo ưu tú phần lớn đều nằm trong khoảng từ 30 tới 40 tuổi. Điều này cũng có nghĩa là những nhà báo đứng tuổi hơn và có kinh nghiệm hơn thường chuyển sang những ngành nghề khác.

Tỷ lệ nữ giới trong giới nhà báo mặc dù có tăng từ năm 1971 (20,3%) tới năm 1982 (33,8 nhưng kể từ đó tới nay gần như không tăng: 34,0% năm 1992, rồi 33,0% vào năm 2002. Nếu so với tỷ lệ nữ giới trong tổng số lao động xã hội Mỹ (46,5% vào năm 2000), thì tỷ lệ nữ trong giới nhà báo (33%) quả có thấp và phản ánh hiện tượng nữ giới gia nhập vào nghề làm báo ít hơn so với nam giới. Các nhà báo nữ chiếm tỷ lệ như sau trong tổng số nhà báo làm việc cho từng lĩnh vực truyền thông đại chúng (số liệu năm 2002):

- Nhật báo 33,0%

- Tuần báo 36,9%

- Tạp chí 43,5%

- Truyền hình 37,4%

- Phát thanh 21,9%

- Hãng thông tấn 20,3%

Điểm đáng chú ý khác là đa số nhà báo Mỹ đều là người da trắng. Năm 2002, số nhà báo người da đen chỉ chiếm 5,2%, và số nhà báo nói tiếng Tây Ban Nha 4,3. Tỷ lệ nhà báo người da màu tuy có tăng dần trong mấy thập niên qua (5,0% năm 1971, 3,9% năm 1982, 8,2% năm 1992, và 9,5% năm 2002), nhưng vẫn còn rất thấp so với tỷ lệ người da màu trong dân số nước Mỹ (30,9% theo cuộc điều tra dân số năm 2000). Tỷ lệ nhà báo người da màu làm việc trong lĩnh vực truyền hình tương đối đông nhất so với các loại phương tiện truyền thông khác:

Page 58: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

- Nhật báo 9,6%

- Tuần báo 5,6%

- Tạp chí 8,2%

- Truyền hình 14,7%

- Phát thanh 8,6%

- Hãng thông tấn 8,7%

Năm 1971, phần lớn các nhà báo Mỹ làm việc tập trung trong vùng Đông Bắc nước Mỹ, nhưng sau đó ít năm, số nhà báo ở các tiểu bang miền trung và miền nam cũng có tăng lên. Theo số liệu năm 1982, phần lớn nhà báo Mỹ (67%) làm việc trong lĩnh vực báo in, 31% làm việc tại các đài phát thanh và truyền hình (tăng so với con số 20% vào năm 1971). Khác với tình hình báo giới ở Pháp, các nhà báo Mỹ làm việc cho các tờ nhật báo tương đối đông hơn so với các tuần báo và tạp chí, và số làm việc cho các đài phát thanh cũng đông hơn là cho các đài truyền hình. Cũng tựa như ở Pháp, nhà báo Mỹ phần lớn xuất thân từ các gia đình trung lưu tương đôi khá giả (tầng lớp trung lưu trên), và số nhà báo có cha làm báo chiếm khoảng phần mười.

Trình độ học vấn những người làm báo ở Mỹ cao hơn rõ rệt so với đồng nghiệp của họ ở Pháp: năm 2002, 89,3% có bằng đại học, tăng mạnh kể từ năm 1971 tới nay (tỷ lệ này là 58,2% vào năm 1971,73,7% năm 1982, 82,1% năm 1992); và cao hơn nhiều ngành nghề khác trong xã hội (năm 2002, tỷ lệ có bằng đại học trong toàn bộ lao động xã hội Mỹ là 30,4%). Bây giờ, ai muốn bước chân vào nghề báo gần như nghiễm nhiên phải có bằng cử nhân, cộng với vốn kinh nghiệm thực tế.

Những trường đào tạo nghề làm báo ra đời rất sớm trên khắp nước Mỹ, trước cả ở Pháp, và thường nằm trong các trường đại học danh tiếng. Năm 2002, ở Mỹ có tổng cộng khoảng 400 trường đại học có chương trình đào tạo cử nhân về báo chí, khoảng 120 trường có chương trình đào tạo cao học, và khoảng 35 trường có chương trình đào tạo tiến sĩ về báo chí.

Năm 1971, 34% nhà báo Mỹ đã từng tốt nghiệp từ các trường báo chí này, năm 1982 tỷ lệ này lên tới 39,8%, năm 1992 là 39,4%, còn vào năm 2002 tỷ lệ này có hơi giảm đi, còn 36,2%. Tuy nhiên, nếu tính gộp cả những ngành như phát thanh-truyền hình, viễn thông, truyền thông đại chúng hoặc khoa học về truyền

Page 59: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

thông, thì tỷ lệ nhà báo từng tốt nghiệp đại học từ các lĩnh vực báo chí và truyền thông lên tới 49,5% vào năm 2002.

Mức lương trung bình của một nhà báo Mỹ là 30.510 đô-la một năm (năm 2002), theo số liệu của Bộ Lao độnơ Hoa Kỳ. Nhóm 10% có mức lương thấp nhất lãnh dưới 17.620 đô-la một năm, còn nhóm 10% có mức lương cao nhất lãnh trên 69.450 đô-la một năm. Mức lương trung bình của một nhà báo làm việc trong lĩnh vực phát thanh-truyền hình là 33.320 đô-la một năm, còn nhà báo trong lĩnh vực báo in là 29.090 đô-la. Những nhà báo thuộc loại “ưu tú”(elite), tức là vừa giỏi vừa nổi tiếng, thường có thu nhập rất cao, đôi khi còn cao hơn cả giới chính trị gia hay quan chức cao cấp của chính phủ; chẳng hạn nhà báo thuộc loại hàng đầu mỗi lần xuất hiện trong một chương trình truyền hình có thể được trả tới 20 ngàn đô-la. Những nhà báo danh tiếng làm việc cho các đài truyền hình lớn thường có uy tín cao và được trọng vọng còn hơn cả các thượng nghị sĩ.

4. Về giới nhà báo ở việt namTrong thời buổi ban đầu của báo chí Việt Nam, phần đông những người

làm báo đều xuất thân từ giới nho sĩ, nhưng sau đó, trong nửa đầu thế kỷ XX, dần dà ngày càng có đông người làm báo đến từ các tầng lớp trí thức và tiểu tư sản thành thị. Nghiên cứu về giới làm báo từ năm 1865 tới năm 1930, GS Huỳnh Văn Tòng đã phân biệt ra ba loại: người làm báo-chính khách (điển hình như Phạm Quỳnh, Bùi Quang Chiêu), người làm báo-văn thi nhân (như Tản Đà), và người làm báo-chuyên nghiệp (như Hoàng Tích Chu). Xét về đại thể, sự phân loại này tỏ ra khá xác đáng trong bối cảnh phát triển của báo chí vào giai đoạn ấy, cũng như trong nhiều thập niên về sau.

Sau ngày giải phóng miền Nam, nhất là kể từ những năm đổi mới, trong xu thế bùng phát các thể loại báo chí nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng đa dạng của các tầng lớp xã hội (nhất là các loại báo chí kinh tế, thương mại, báo chí chuyên ngành, chuyên giới và báo chí giải trí), đội ngũ những người làm báo gia tăng khá mạnh về số lượng. Chưa tính các cộng tác viên và những người làm báo tự do, riêng số lượng nhà báo chuyên nghiệp (có thẻ nhà báo), bao gồm cả báo in lẫn truyền hình và phát thanh, trên cả nước đã tăng từ 6.000 người vào năm 1983 lên tới con số khoảng 14.000 người vào năm 2005, tức là tăng hơn gâ"p đôi trong vòng hơn 15 năm (xem biểu đồ 1).

Biểu đồ 1.Sô lượng nhà báo chuyên nghiệp cả nước, 1983-2005

Page 60: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Riêng ở thành phố Hồ Chí Minh, tổng số nhà báo chuyên nghiệp đang làm việc trong các tờ báo do thành phố quản lý vào năm 2005 lên tới khoảng 1.500 người. Nếu tính cả số nhà báo đại diện của các tờ báo cấp trung ương và các địa phương khác, thì tổng số nhà báo làm việc thường xuyên tại thành phố này lên tới khoảng 2.000 người.

Xét về mặt trình độ học vân, số nhà báo có bằng tốt nghiệp đại học chiếm tỷ lệ ngày càng tăng: năm 2005, trong tổng số khoảng 14.000 nhà báo trên cả nước, số có bằng đại học lên tới 78%, trong đó 25% có bằng đại học báo chí.

Hiện nay, cả nước có ba nơi tập trung đào tạo ngành báo chí: khoa báo chí thuộc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, khoa ngữ văn-báo chí thuộc Đại học Khoa học Xã hội và Nhàn văn Thành phố Hồ Chí Minh, và Học viện Báo chí và Tuyên truyền thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên ở Việt Nam, cũng tương tự như ở nhiều nước khác, phần lớn giới nhà báo hiện nay không phải đều học từ trường báo chí ra, mà thường là xuất thân từ các ngành khoa học xã hội và nhân văn, trong đó chủ yếu là các ngành ngữ văn, kinh tế, sử học, ngoại ngữ, xã hội học… Cũng có một số từng học các ngành kỹ thuật khác như nông nghiệp, sinh học, cơ khí, tin học, giao thông… gia nhập vào nghề báo.

Số liệu một cuộc khảo sát vào tháng 8-2003 tại TPHCM cho thấy số người tốt nghiệp đại học chuyên ngành báo chí chỉ chiếm 19,7% trong tổng số nhà báo của TPHCM. Sở dĩ như vậy có lẽ một phần là do đặc điểm của nghề này đòi hỏi kiến thức tổng quát nhiều hơn, mặt khác đây cũng là một nghề có đặc điểm là kỹ năng chủ yếu được đào luyện qua kinh nghiệm và thực tế công việc ở tòa soạn nhiều hơn là qua sách vở và trường lớp. Vả lại, người ta cũng thấy sinh viên tốt nghiệp từ các khoa báo chí không phải đều đi làm báo cả, mà khá đông được tuyển dụng vào những chức danh có liên quan tới truyền thông hoặc giao tế công cộng ở các tổ chức, cơ quan, và các doanh nghiệp.

Cũng theo số liệu cuộc khảo sát nêu trên, tỷ lệ các nhà báo của TPHCM đang làm việc cho các loại phương tiện truyền thông đại chúng như sau:

- Báo ra hàng ngày 35%

- Tuần báo và tạp chí 21%

- Đài truyền hình 36%

Page 61: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

- Đài phát thanh 8%

Bảng 3 cho phép hình dung một cách tổng quát cơ cấu nhân sự ở một số tờ báo và đài truyền hình, đài phát thanh ở thành phô”Hồ Chí Minh.

Bảng 3.Số liệu nhân sự của một số đơn báo chí của TPHCM (8-2003) (đvt: người)

Tổng số cán bộ, nhân viên

Trong đó:Tổng số nhà báo

Trong đó:Thư ký tòa soạn, trưởng ban…

Phóng viên

Biên tập viên

Sài Gòn Giải phóng 465 185 60 88 37Tuổi trẻ 303 120 35 77 8Người lao động 168 129 32 69 28Thời báo kinh tế Sài Gòn

163 81 28 40 13

Công an TPHCM 134 59 11 38 10Phụ nữ TPHCM 68 44 12 30 2Pháp luật TPHCM 57 39 7 27 5Khoa học Phổ thông 33 28 13 10 5Đài Truyền hình TPHCM

883 450 65 170 215

Đài tiếng nói Nhân dân TPHCM

208 105 33 54 18

Nguồn: Bản báo cáo ngày 16-10-2003 đã dãn trên dây của Ban Tư tưởng văn hóa Thành ủy TPHCM.

5. Vị trí của nhà báoTrước đây, người ta thường cho rằng nghề làm báo là một “nghề tự do”.

Nhà báo Vũ Bằng từng kể lại tâm trạng của mình lúc mới bưđc chân ra làm báo rằng “thú thực có lắm lúc tôi cũng tưởng là tôi oai, mà nghề tôi là nghề ghê gớm thực.”Ông chân thực viết về tâm trạng của mình sau khi có bài đầu tiên được đăng trên tờ Đông Tây tuần báo như sau: “…Đã là nhà báo thì phải khác người, phải lập dị, phải có tác phong y như những nhà báo nổi tiếng lúc bây giờ như Hoàng Tích Chu, Phùng Bảo Thạch… mà tôi vẫn thường nghe đồn đại là những

Page 62: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

tay chơi chí tử. Tôi hút. Tôi uống rượu… Rồi cứ bài báo nào mình viết ra, đọc lại, mình cũng thấy hay phi thường và tự cho văn mình là ‘nhứt tự thiên kim’, tòa soạn bỏ đi một đoạn hay sửa một chữ - một chữ thôi - mình cảm thấy là làm hại văn mình, giết mình, phá hoại mình.”

Còn nhà báo Tế Xuyên thì tâm sự như sau: “Hồi 1925-1926 khi còn đi học, tôi nhìn thấy các ‘ông làm báo’ trong thế hệ Hoàng Tăng Bí, Dương Bá Trạc mà nẩy ra ở trong lòng một sự kính mến ‘thiêng liêng’… [Nhìn thấy] dáng đi khoan thai, trịnh trọng, nét mặt trầm mặc, [tôi nghĩ rằng] ký giả ấy có lẽ đang nghĩ đến những ‘lời vàng ngọc’ ngày mai sẽ in lên trên ‘giấy trắng mực đen là đèn thiên hạ’…”39

Ngày nay, khi nói về người làm báo, nói chung người ta không còn giữ một hình ảnh lãng mạn về nhà báo như một người hiểu biết nhiều và từng trải, dũng cảm và đơn độc trước trang giây trắng hay trước một cái máy đánh chữ như ngày xưa nữa. Nhận xét về sự thay đổi trong nghề báo, Tế Xuyên viết vào năm 1963: “Đến giai đoạn báo chí chú trọng tin tức hơn nghị luận, người ký giả có vẻ hoạt động hơn, hăng hái hơn… Anh ta có vẻ lăng xăng hơn người thường… Thời kỳ này thế hệ Hoàng Tăng Bí”ung dung từ tốn không còn nữa. Thế hệ ấy đã thành lỗi thời, nhà viết báo không còn trầm tư mặc tưởng, suy nghĩ những bài văn ‘hàng hàng châu ngọc, lời lời gấm thêu’ nữa. Nhà viết báo phải tranh thủ thời gian, thi đua với kim đồng hồ, làm việc hấp tấp, mệt nhọc, có khi đổ mồ hôi hột, thở hơi tai…. ‘Ông nhà báo’ mà độc giả trầm trồ, chỉ trỏ, không còn là nhà tư tưởng nữa mà đã biến thành một thể thao gia có sức chịu đựng bền bỉ, có khi phải bỏ cả ăn ngủ, làm việc không kể giờ nào.”

Cách xưng hô

“(…) Sau trận đấu, phóng viên phỏng vấn cầu thủ tiền đạo trong đội tuyển bóng đá: “Em nghĩ thế nào sau chiến thắng vừa rồi?”Anh cầu thủ trả lời: “Em rất tự hào vì đã cố gắng đá hết mình vì màu cờ sắc áo…”

“Gần đây kiểu xưng hô “anh, em”hoặc “chị, em”này xuất hiện ngày càng nhiều trên báo chí và truyền hình khi nhà báo phỏng vấn những nhân vật như vận động viên, diễn viên điện ảnh, hay kể cả anh bộ đội trẻ. (…)

“Nhà báo có thể ập luận rằng cần dùng kiểu xưng hô này để cuộc phỏng vấn được tự nhiên và thân mật hơn. Nhưng theo thiển ý chúng tôi, trong trường hợp này, nhà báo đã nhầm lẫn giữa một cuộc gặp gỡ cá nhân và một cuộc gặp gỡ chính thức mà mình sẽ đưa nội dung lên mặt báo hay phát sóng, lẫn lộn

Page 63: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

không gian công cộng (của truyền thông đại chúng) với không gian riêng tư (giữa hai, ba cá nhân với nhau)

“Những đại từ nhân xưng thích hợp nhất trong bối cảnh trên là “tôi”và “anh, chị”hoặc “ông, bà”(…)

“Khi hành nghề, nhà báo gặp đối tượng của mình với tư cách là đại diện cho một tờ báo hay một đài truyền hình, nghĩa là đại diện cho công chúng, chứ không phỉa với tư cách cá nhân. Do đó, lúc này tuổi tác của nhà báo (dù có lớn hơn người được phỏng vấn) hay mối quan hệ quen biết (của nhà báo với đối tượng phỏng vấn) đều không còn quan trọng nữa (…)”

Một trong những đặc trưng chủ yếu của hoạt động truyền thông đại chúng ngày nay là lao động tập thể và có tổ chức. Nhà truyền thông không lao động đơn độc, mà luôn luôn làm việc cùng với nhiều người khác trong khuôn khổ của một bộ máy, một tổ chức nhất định. Thông tin được truyền đi không phải là một sản phẩm lao động cá nhân, mà thực ra là sản phẩm của một quá trình sản xuất của cả một bộ máy truyền thông. Và nói rộng ra hơn, đó thực ra cũng là một sản phẩm tổng hợp của nhiều quá trình xã hội.

Chính cái nhịp độ “sản xuất”của mỗi tờ báo, cộng với sự cưỡng chế về thời gian, làm cho hoạt động của một tờ báo cũng mang tính chất qui trình tương tự như một xí nghiệp công nghiệp thực thụ. Mỗi bộ phận đều có một hạn định giờ chót (deadline) phải hoàn thành công việc của mình, vì nếu làm trễ giờ thì ngay lập tức ảnh hưởng tới khâu sau, và nếu cứ thế thì cuối cùng nhà in không thể nào in xong số báo để giao cho các đại lý đang chờ để đưa báo đi phát hành ở các nơi (trường hợp báo Tuổi trẻ chẳng hạn, thường phải in xong lúc 2-3 giờ sáng để chuyển sang khâu phát hành).

Theo Tunstall, xét trên bình diện nghề nghiệp, mỗi cá nhân nhà báo phải đóng đồng thời bốn vai trò. Trước hết, nhà báo là một người đi thu thập thông tin, kế đó anh ta/chị ta là một người sản xuất thông điệp. Thứ ba, là vai trò một người làm công ăn lương cho một tờ báo, và vị trí của anh ta/chị ta trong tôn ti trật tự của bộ máy tờ báo này. Và thứ tư, d bên ngoài tờ báo, anh ta/chị ta là một người đồng nghiệp (vừa cộng tác, vừa cạnh tranh) với các nhà báo khác.

Nhà xã hội học Pierre Bourdieu cho rằng chúng ta chỉ có thể thực sự hiểu được một nhà báo có thể làm gì, có thể viết cái gì, nếu chúng ta biết được hai thông số sau đây: một mặt, vị trí của tổ chức báo chí xét trong mối tương quan lực lượng với các tổ chức báo chí khác trong thế giới truyền thông; và mặt khác,

Page 64: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

vị trí của chính nhà báo này trong tờ báo của anh ta/chị ta. Để hình dung được các kỹ năng và nghiệp vụ của nhà báo, chúng ta cần đặt nhà báo trong bộ máy tòa soạn của anh ta, trong các mối quan hệ tương thuộc (vừa phụ thuộc, vừa tương tác) của anh ta với cấp trên, với đồng nghiệp, cũng như với các nguồn tin của mình.

Xét về mặt này, người ta có thể sử dụng phương pháp phân tích định chế (institutional analysis) để đi vào nghiên cứu bộ máy hoạt động của một tờ báo hay một đài truyền hình nhằm khảo sát cụ thể quy trình “sản xuất”ra thông tin của một tổ chức truyền thông. Trong giới nghiên cứu về truyền thông, người ta hay nhắc tới Warren Breed như là một trong những người đầu tiên nghiên cứu về sự vận hành của một tờ nhật báo địa phương ở quy mô trung bình. Tác giả này đã khảo sát cụ thể những người giữ các vai trò chính thức trong tòa soạn, từ người chủ bút, thư ký tòa soạn, cho tới các biên tập viên và phóng viên, để một mặt xem họ hoạt động thế nào và vận dụng các quy tắc nghề nghiệp như thế nào, và mặt khác để xem từng người đóng vai trò quyết định tới đâu trong quá trình sản xuất ra khối lượng tin tức mà ngày hôm sau sẽ xuất hiện trên mặt báo.

Chương 5: TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG Ở MỘT SỐ QUỐC GIATruyền thông đại chúng là một định chế xã hội rất mới trong xã hội loài

người. Sự phát triển của các phương tiện truyền thông đại chúng trên thế giới diễn ra không đồng đều. Quy chế tự do báo chí cũng không phải ở đâu cũng giống nhau. Nhà nghiên cứu lịch sử báo chí Pierre Albert từng nhận xét rằng xu hướng chung ở tất cả các nước là nhà nước nào cũng muốn kềm chế sự phát triển của báo chí, vì báo chí thường “gây khó dễ cho [việc] thực thi quyền lực”. Tuy nhiên, do những tiến bộ về thể chế chính trị làm cho dân chúng ngày càng quan tâm tới các vấn đề chính trị và xã hội, do quá trình phổ cập giáo dục làm gia tăng số người đọc báo, cũng như do quá trình đô thị hóa làm cho cả các tầng lớp khá giả lẫn bình dân ngày càng ham hiểu biết và thị hiếu càng lúc càng đa dạng, nên cho đến nay ở các nước trên thế giới, báo chí vẫn được mọi người coi trọng vì nó là phương tiện gần như duy nhất đáp ứng tất cả những nhu cầu ấy.

Ở mỗi quôc gia, tình hình phát triển báo chí nói riêng cũng như các phương tiện truyền thông đại chúng khác nói chung đều có những điểm đặc thù và dị biệt, tùy theo những môi trường chính trị, luật pháp, kinh tế, văn hóa, xã hội và phong tục, tập quán ở mỗi nước. Trong chương này, chúng ta sẽ điểm qua tình hình truyền thông đại chúng ở một số quốc gia trên thế giới.

Page 65: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

1. Sự ra đời của các phương tiện truyền thông đại chúngCác phương tiện truyền thông đại chúng theo nghĩa mà chúng ta hiểu

ngày nay, trong đó trước tiên là báo chí, chỉ thực sự bắt đầu xuất hiện tại châu Âu từ thế kỷ XIX cho đến nay. Có thể nói các phương tiện truyền thông đại chúng chỉ ra đời cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Những phương tiện truyền thông cổ truyền

Thực ra trong lịch sử thế giới, trước khi có các phương tiện truyền thông đại chúng, mỗi dân tộc đều đã sáng tạo ra những phương tiện truyền thông riêng của mình để đáp ứng nhu cầu thông tin trong sinh hoạt xã hội.

Người ta thấy từ xa xưa hầu như ở xứ sở nào cũng có những người hát rong hay những người đi đọc thơ và kể chuyện rong: ở Hy Lạp thời cổ đại, người ta gọi những người này là aècle, ở Pháp thời Trung cổ người ta gọi là trouvère, còn ở châu Phi là griot - đây là những người làm chức năng giao lưu và thông tin. Mặt khác, để lưu giữ lại những ký ức lịch sử hoặc những kiến thức cóp nhặt được qua các chuyến phiêu lưu viễn du, người xưa cũng đã để lại những tác phẩm na ná như những cái mà ngày nay chúng ta gọi là ký sự hay phóng sự, từ những tác phẩm của Homer, Herodotus ở Hy Lạp cổ đại, hay tác phẩm của nhà du hành Marco Polo, cho tới những cuốn niên biểu (chronologic) được chép vào thời Trung cổ ở châu Âu. Và hầu như vua quan nào cũng có những sứ giả được phái đi truyền đạt chỉ thị hay tin tức bằng miệng hoặc bằng văn bản, và khi cần phổ biến rộng rãi thì họ còn cho dán những bản cáo thị hoặc cho người đi rao truyền lớn tiếng cho dân chúng nghe..

Trong xã hội Việt Nam thời xa xưa, cũng đã từng có loại phương tiện thông tin bằng sự truyền khẩu, và phương tiện thông tin bằng chữ viết. Các phương tiện truyền thông bằng truyền khẩu bao gồm:

- Những câu ca dao và những bài hát hoặc bài thơ dân gian,

- Nhân vật “thằng mõ”trong làng xã thời xưa,

- Và các thể loại ca kịch cổ truyền.

Và bên cạnh đó là các phương tiện thông tin bằng chữ viết như: các sớ tấu mà hệ thống quan lại ở các địa phương phải gởi về triều đình; và các biên niên sử.

Tương tự với nhân vật “thằng mõ”ở Việt Nam thời xưa, ở Pháp vào thời trung cổ cũng có từng có một nhân vật gọi là “le crieur public”, người chuyên đi

Page 66: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

loan báo lớn tiếng những quyết định hoặc những thông tin mà chốn triều chính muốn ban truyền cho dân chúng biết.

Thế nhưng, nói chung các phương thức truyền thông xa xưa đó chưa phải là những “phương tiện truyền thông đại chúng”đúng nghĩa mà chúng ta hiểu bây giờ.

Kỹ thuật ấn loát

Tìm hiểu về lịch sử của truyền thông đại chúng, chúng ta không thể không chú ý tđi các bước phát triển của các kỹ thuật truyền thông, xét với tư cách là những công cụ chứa đựng và truyền tải thông tin. Bởi một lẽ đơn giản là chỉ với một trình độ phát triển kỹ thuật công nghiệp thì các phương tiện truyền thông mới có thể trở thành những phương tiện truyền thông mang tính chất dại chúng. Trước kia, khi chưa nghĩ ra các kỹ thuật in ấn, người ta chỉ có thể nhân bản các cuốn sách bằng cách chép tay mà thôi.

Trên các sách báo ở phương Tây, người ta thường nhắc tới Johannes Gutenberg (người Đức) như là người đầu tiên phát minh ra kỹ thuật ấn loát vào năm 1440. Nhưng thực ra, kỹ thuật này đã bắt đầu xuất hiện ở Trung Hoa từ thế kỷ thứ X.

Vào thế kỷ thứ III trước Công nguyên, vua Tần Thủy Hoàng đã từng cho khắc trên những tấm vỏ tre những tác phẩm thời cổ xưa; phương pháp khắc trên gỗ này sau đổ được dần dần phổ biến dưđi thời nhà Đường, nhà Tần… Nhưng kỹ thuật án loát chỉ thực sự được khám phá vào triều nhà Tông ở thế kỷ thứ X, khi người ta áp dụng kỹ thuật khắc các nét chữ lên trên một phiến gỗ, sau đó mặt gỗ được trét một thứ bột nhão để in lên giấy. Phương pháp này được hoàn thiện khi Pi Ching lần đầu tiên chế tạo ra kỹ thuật đúc chữ rời bằng thạch cao vào khoảng năm 1041 - 1048. Người ta xếp cố định những chữ rời này lên trên một tấm kim loại, rồi sau đó trét bột nhão (làm bằng than cây nghiền nát) để in lên giấy.

Mặt khác, chính Trung Hoa cũng là cái nôi sáng chế ra cách làm giây rất sớm, từ năm 105 sau Công nguyên, sau đó người Ả- rập mới học lại kỹ thuật này vào thế kỷ thứ VIII rồi truyền dần lại cho các nước Âu châu từ thế kỷ thứ X trở đi.

Ở Việt Nam, nghề in xuất hiện vào thế kỷ XV, do công lao của tiến sĩ Lương Như Hộc (1420-1501) vốn học được kỹ thuật in sách sau hai lần đi sứ ở Trung Hoa và về truyền dạy lại cho người dân ở làng Liễu Tràng, huyện Gia Lộc (Hải Hưng). Kỹ thuật in thời đó là khắc chữ lên trên một tấm gỗ, sau đó quét mực

Page 67: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

để in lên giây. Liễu Tràng về sau trở thành nơi có những thợ in rất khéo tay và gần như là nơi duy nhất in sách vở trong nước. Cho đến nay, Lương Như Hộc vẫn thường được coi là ông tổ của nghề in ở Việt Nam, mặc dù cũng có tài liệu cho rằng nước ta đã biết làm giây và biết nghề in bằng bản khắc gỗ, kể cả kỹ thuật in bằng chữ rời khắc gỗ, từ thời nhà Lý và nhà Trần, tức khoảng thế kỷ XII-XIII.

Ở châu Âu, mặc dù kỹ thuật ấn loát ra đời sau Trung Hoa, nhưng những cải tiến tiếp sau phát minh đầu tiên của Gutenberg đã khiến cho ngành này phát triển và công suất in nhanh chóng gia tăng, từ chỗ sử dụng gỗ chuyển sang việc sử dụng sắt và đồng, rồi từ chỗ in bằng máy thủ công chuyển sang in bằng máy sử dụng động lực máy hơi nước… vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX.

Chúng ta có thể điểm lại một số sáng chế quan trọng trong ngành in trên thế giới như sau:

- Thế kỷ X: kỹ thuật in bằng cách khắc các nét chữ lên trên phiến gỗ ở Trung Hoa.

- 1041-1048: Pi Ching (Trung Hoa) lần đầu tiên chế tạo ra kỹ thuật chế tạo chữ rời bằng thạch cao.

- 1440: Johannes Gutenberg (Đức) phát minh ra kỹ thuật in ty-pô với chiếc máy ép bằng vít, chế tạo ra chữ rời, lúc đầu bằng gỗ, về sau bằng kim loại.

- 1780: Franeois Didot (Pháp) phát minh ra kỹ thuật in bằng chữ sắt (bằng cách sắp chữ đúc rời), nhờ đó công suất in tăng gấp đôi.

- 1796: Alois Senefelder (Áo) sáng chế ra kỹ thuật in li-tô ( lithographie) (có thể in lại những hình ảnh được vẽ bằng mực hoặc bằng một loại bút chì lên trên phiến đá vôi).

- 1803: chiếc máy in cơ khí đầu tiên của Friedrich Koenig (Đức), năm 1811 in được 300 tờ (một mặt) một giờ.

-1814: Friedrich Koenig hoàn chỉnh chiếc máy in đầu tiên chạy hoàn toàn bằng động lực máy hơi nước cho tờ báo ở Luân Đôn, in được 1.100 tờ (một mặt) một giờ. Năm 1818 Koenig và Bauer làm ra chiếc máy in được hai mặt.

- 1846: Robert Hoe (Mỹ) sáng chế ra máy in cuốn (rotative) (sử dụng giấy cuộn).

- 1876: Charles Gillot (Pháp) phát minh ra kỹ thuật làm cliché (bản kẽm), nhờ đó người ta bắt đầu có thể đưa hình ảnh lên mặt báo.

Page 68: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

- 1884: Mergenthaler (Mỹ) sáng chế kỹ thuật (sắp chữ bằng máy, thay vì sắp từng chữ rời bằng tay, và đổ chữ chì đúc liền từng dòng). Sáng chế này là một bước ngoặt căn bản trong quá trình cơ khí hóa ngành ấn loát.

- 1904: bắt đầu có kỹ thuật in ốp-xét (offset).

-1933: lần đầu tiên sử dụng máy in cuốn để in ốp-xét.

Nhờ các tiến bộ kỹ thuật mà công suất in không ngừng tăng lên, và điều này ngay từ đầu đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của báo chí. Một cái máy cổ xưa lúc ban đầu chỉ in được vài trăm tờ giây mỗi ngày, rồi dần dà lên tới khoảng 3.000 tờ một ngày vào đầu thế kỷ XIX, và đạt mức 50.000 tờ giấy báo (khổ A1) trong một giờ vào cuối thế kỷ XX. Ngoài ra, lẽ tất nhiên, sở dĩ báo chí phát triển được là còn nhờ vào các tiến bộ kỹ thuật khác nữa trong thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX như sản xuất giấy và mực in, giao thông vận tải (nhất là khi ra đời xe lửa), bưu điện, điện tín (hay còn gọi là điện báo, telegraph) (1837), telex (1930)…

Những tờ báo đầu tiên

Trong lịch sử báo chí thế giới, người ta thường nhắc tới những tờ “báo”cổ nhất còn ở dạng sơ khai từng xuất hiện tại La Mã và Trung Hoa thời xa xưa:

- La Mã: (“sự kiện hàng ngày”) xuất hiện từ năm 59 trước Công nguyên dưới thời hoàng đế Julius Caesar; đây là một dạng tờ báo viết tay lên trên các phiến gỗ, hàng ngày được trưng nơi công cộng để dân chúng biết các quyết định quan trọng của nghị viện, biết lịch tranh tài ở đâu trường, ngày xét xử các vụ án, đám cưới, đám ma…

- Trung Hoa: Kinh báo (Tching Pao, “tờ báo của kinh đô”), tờ báo của triều đình Bắc Kinh, xuất hiện khoảng năm 400 sau Công nguyên và tồn tại suốt cho đến đầu thế kỷ XX, chuyên thông tin về các biến cố lớn và các quyết định của triều đình.

Vào đầu năm 2005, Hiệp hội báo chí thế giới (World Association of Newspapers) vừa chính thức công nhận tờ báo đầu tiên của thế giới (in bằng máy in) là tờ Relation, ra đời tại Strasbourg vào năm 1605, tức là cách nay đúng 400 năm - do một phát hiện mới đây của Viện bảo tàng Gutenberg ở Mainz (Đức), nơi bảo tồn chiếc máy in đầu tiên của Gutenberg.”Sau đây là những tờ báo xuất hiện sớm nhất thường được ghi nhận trong lịch sử báo chí thế giới:

Page 69: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

- Đức 1605: tờ Relation, tờ báo đầu tiên ra đời tại Strasbourg (nay thuộc nước Pháp, nhưng hồi ấy còn thuộc nước Đức).

- Bỉ 1605: tờ báo định kỳ Die Niewe Tidjingler (Tin tức Anvers), nửa tháng ra một số.

- Đức 1609: tờ báo định kỳ Relation aller fuernemmen in Gedenk wuedigen Historien. 1660: tờ nhật báo đầu tiên Zeitung (Nhật báo Leipzig).

- Thụy Sĩ 1610: Ordinari Wochenzeitung.

- Anh 1621: tuần báo Weekly News. 1702: tờ nhật báo đầu tiên của Anh là tờ DailyCourant. 1785: nhật báo Universal Register, đến năm 1788 đổi tên thành nhật báo Times, vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, là một trong những tờ báo sống lâu nhất thế giới.

- Thụy Điển 1624: Hermes Gothicus.

- Pháp 1631: La Gazette, tờ báo định kỳ đầu tiên do Renaudot sáng lập (ra hàng tuần, số ấn bản trung bình là 1.200 ở thế kỷ XVII, và lên tới 12.000 trong thế kỷ XVIII). 1777: tờ nhật báo đầu tiên của Pháp là tờ Le Journalde Paris (Nhật báo Paris).

- Ý 1640: Gazzetta Pubblica.

- Tây Ban Nha 1641: Gaceta Semahal.

Sau báo chí, thì điện ảnh, đài phát thanh và đài truyền hình lần lượt ra đời trong thế kỷ XX. Nhà xã hội học truyền thông Francis Balle nhận định rằng, trong lịch sử các phương tiện truyền thông đại chúng, nói chung tốc độ ứng dụng diễn ra ngày càng nhanh kể từ khi phát minh ra một kỹ thuật cho tới khi một phương tiện truyền thông mới ra đời và được thương mại hóa, tức là được đưa ra thị trường một cách rộng rãi (xem bảng 4).

Bảng 4. Các phương tiện truyền thông đại chúng: từ khi phát minh ra kỹ thuật cho tới khi bắt đầu được thương mại hóa

Phát minh kỹ thuật

Thương mại hóa Khoảng cách thời gian

Báo chí 1440 1863 Hơn 4 thế kỷĐiện ảnh 1830 1900 70 nămPhát thanh 1899 1921 Hơn 20 năm

Page 70: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Truyền hình 1929 1941 Hơn 10 nămNguồn: Francis Baỉle, Institution et public des moyens des information,

Paris, 1973, tr. 76.

Nếu máy in được Gutenberg sáng chế vào năm 1440, thì phải đợi đến năm 1863, tức bốn thế kỷ sau, báo chí mới thực sự trở thành một phương tiện phổ biến trong xã hội. (Francis Balle coi năm 1863, năm ra đời tờ nhật báo Le Petit Journal ở Pháp, có số ấn bản lên tới 400.000 tờ/ngày và bán với giá rất rẻ, mới là cái mốc thực sự của báo chí với tư cách là một phương tiện truyền thông đại chúng. Quả thực, mãi cho đến đầu thế kỷ XIX ở châu Âu, tờ báo vẫn còn là một sản phẩm đắt tiền và hiếm, chỉ dành thiểu số những người có tiền và giới trí thức.)

Còn kỹ thuật điện ảnh chỉ cần khoảng 70 năm, kể từ khi Joseph Plateau (người Bỉ) khám phá ra ảo giác về cử động vào năm 1829 (nếu chúng ta xem 10 bức ảnh trở lên liên tiếp trong một giây, thì con mắt của chúng ta có ảo giác là đang nhìn thấy sự cử động), và nhờ đó người ta sáng chế ra những chiếc máy quay ảnh thô sơ đầu tiên vào khoảng năm 1830, cho tới khi anh em Lumière (người Pháp) chế tạo ra được chiếc máy quay phim đầu tiên năm 1895 ở Paris, và bắt đầu được thương mại hóa kể từ khoảng năm 1900.

Nhưng kỹ thuật truyền sóng phát thanh thì còn nhanh hơn, từ lần thử nghiệm đầu tiên truyền sóng radio phát qua biển Manche từ Pháp sang Anh vào năm 1899 cho tới khi bắt đầu được thương mại hóa kể từ năm 1921 ở Pháp, chỉ còn mất hơn 20 năm. Còn kỹ thuật truyền hình thì chỉ mất hơn 10 năm, từ những lần phát sóng truyền hình thử nghiệm đầu tiên ở Anh, Mỹ và Đức vào khoảng năm 1928-1929 cho tơi lúc bắt đầu được thương mại hóa và được phát sóng đều đặn từ năm 1936 ở Anh và năm 1941 ở Mỹ.

Ngày nay, báo chí, phát thanh và truyền hình đã trở thành một phần sinh hoạt thông dụng trong đời sống hàng ngày của phần đông dân chúng trên khắp hành tinh. Bảng 5 cho thấy tình hình tổng quan về tình hình trang bị ba phương tiện truyền thông đại chúng chính ở một số nưđc ở châu Á và phương Tây.

Bảng 5. Số rađiô, ti-vi,và ấn bản nhật báo tính bình quân trên 1.000 dân tại một số quốc năm 1996-1997

Số Số Số ấn bản nhật

Page 71: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

rađiô/ 1000 dân tivi/1000 dân báo/1000 dânĐông Nam ÁBrunei 302 250 69Indonesia 155 68 23Lào 145 10 4Kampuchia 128 9 2Malaysia 434 172 158Myanmar 96 6 9Philippines 161 52 82Singapore 744 388 298Thái Lan 234 254 64Việt Nam 107 47 4Một số nước ở châu Á và châu ÚcNhật 956 686 578Hàn Quốc 1039 348 393Trung Quốc 335 321 42Ấn Độ 120 665 48Úc 1391 554 293Một số nước công nghiệp ở Bắc Mỹ và Châu ÂuMỹ 2116 806 212Canada 1067 710 159Anh 1443 521 329Pháp 946 595 201Đức 948 567 305Hà Lan 980 519 306Ý 880 528 104Liên bang Nga 417 410 105

Nguồn: United Nations, 2001 Statistical Yearbook, 45th issue, New York; và số liệu về ấn hản nhật háo: World Bank, 2002 World Development Indicators, New York.

Ghi chú: - Radio và ti-vi: số liệu năm ỉ 997.

Page 72: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

- Ấn han nhật háo: số liệu năm 1996; riêng Trung Quốc là số liệu năm 1990.

Theo một bản báo cáo của Hiệp hội báo chí thế giới (World Association of Newspapers), số lượng ấn bản báo chí được tiêu thụ trên thế giới năm 2004 tăng 2,1% so với năm 2003, trung bình mỗi ngày 395 triệu tờ. Những nước có số lượng bản hàng ngày cao nhất vào năm 2004 là Trung Quốc (93,5 triệu/ngày), Ấn Độ (78,8 triệu), Nhật Bản (70,4 triệu), kế đó là Mỹ (48,3 triệu), Đức (22,1 triệu). Kỷ lục về số lượng phát hành vẫn là tờ Yomiuri Shỉmbun của Nhật Bản, vđi con số 14,07 triệu bản/ngày.

1. Ở PhápỞ Pháp, mặc dù quyền tự do ngôn luận và quyền tự do báo chí đã được

minh định trong bản Tuyên ngôn nhân quyền ra đời với cuộc Cách mạng Pháp năm 1789, nhưng sau nhiều thời kỳ thăng trầm, phải đợi mãi cho đến năm 1881, tức hơn một thế kỷ sau, thì đạo luật về quyền tự do báo chí mới được chính thức ban hành. Và kể từ lúc đó mới thực sự bắt đầu ra đời thêm nhiều tờ báo mới và đa dạng.

2.1. Báo chíNăm 1631 ra đời tờ báo đầu tiên của Pháp là tờ La Gazette của

Théophraste Renaudot. Trước đó, cũng đã có một số bản tin dưới nhiều hình thức và tên gọi khác nhau, nhưng La Gazette là tờ đầu tiên mang một đặc điểm quan trọng của một tờ báo, đó là tính định kỳ; tờ báo này lúc đó ra hàng tuần. Chính vì thế mà người ta thường coi đây là cái mốc khai sinh của nền báo chí Pháp. Còn tờ nhật báo đầu tiên của Pháp là tờ Le Journal de Paris, ra đời ngày 1-1-1777. Tuy lịch sử báo chí của Pháp đã trải qua hơn ba thế kỷ, song thời kỳ phát triển mạnh là từ thế kỷ XIX trở đi. Vài tờ báo đáng chú ý thời kỳ này như tờ nhật báo Le Petit Journal do Millaud sáng lập năm 1863, giá 5 xu (centimes) một tờ, đến năm 1894 đã đạt con số một triệu ấn bản một ngày, hay tờ nhật báo Le Petit Parisien phát hành tới một triệu rưỡi số mỗi ngày vào năm 1900, con số ấn bản hàng ngày lớn nhất thế giới lúc bấy giờ. Về số trang, trung bình một tờ nhật báo ở Pháp chỉ có 4 trang vào năm 1900, tăng lên 8 trang năm 1950, rồi 15 trang năm 1960, 19 trang năm 1970, 24 trang năm 1980, và lên tới 36 trang vào năm 1988.

Kể từ năm 1946, và nhất là kể từ năm 1968 trở đi, người ta nhận thấy có xu hướng giảm dần con số các tờ nhật báo ở Pháp. Sau khi được giải phóng khỏi ách phát-xít Đức, vào năm 1946, cả nước Pháp có tới 203 tờ nhật báo, nhưng đến năm 1975, con số này chỉ còn 86. Tuy vậy, tổng số lượng ấn bản nhật báo hàng ngày vẫn không thay đổi bao nhiêu; điều này phản ánh xu hướng sát nhập một

Page 73: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

số tờ báo với nhau: vào lúc ấy, người ta đã thấy hình thành một số tập đoàn báo chí như Hachette, Amaury, Prouvost, Hersant, Bayard. Nhưng hiện tượng tập trung này vẫn không đẻ ra được những tờ nhật báo quốc gia khổng lồ có số ấn bản hàng ngày trên một triệu như ở một số nước công nghiệp khác.

Hàng ngày, có 49% người Pháp đọc một tờ nhật báo (số liệu năm 1999), so với con số 55% vào 20 năm trước đó. Năm 2001, cả nước có tổng cộng 89 tờ nhật báo (trong đó 24 tờ nhật báo quốc gia, và 65 tờ nhật báo địa phương), hàng ngày phát hành khoảng 12 triệu ấn bản.

Tính chung tất cả các loại báo, ở Pháp có tổng cộng 4.069 tờ vào năm 2001, trong đó:

- 77 tờ báo thông tin thời sự tổng quát cấp quốc gia.

- 445 tờ báo thông tin thời sự tổng quát cấp địa phương.

- 1.595 tờ chuyên san nhắm đến đại chúng.

- 1.504 tờ báo chuyên ngành và kỹ thuật.

- 448 tờ báo phát không.

Riêng trong năm 2002, theo số liệu của công ty phát hành báo chí NMPP, có thêm 235 tờ báo mới, trong đó 24 tờ dành cho tuổi trẻ, 23 tờ dành cho nam giới, 18 tờ dành cho nữ giới, 9 tờ chuyên về gia đình, 6 tờ chuyên về kiến trúc nhà cửa và trang trí nội thất…

Nhìn chung các tờ nhật báo quốc gia ngày càng gặp khó khăn (tổng doanh số các tờ này từ mức 1,04 tỉ euro năm 1990 giảm dần còn 862 triệu euro vào năm 2003), trong khi các tờ nhật báo địa phương lại thích ứng được với tình thế và duy trì được vai trò là phương tiện truyền thông hàng đầu xét về số lượng độc giả, cao hơn so với cả phương tiện truyền hình (tổng doanh số các tờ nhật báo địa phương đạt 2,09 tỉ euro vào năm 1990, tăng dần lên tới 2,63 tỉ euro vào năm 2003).

Riêng các loại báo chí chuyên biệt và chuyên ngành thì có xu thế phát triển ngày càng mạnh hơn kể từ năm 1990 tới nay.

Nhật báo cấp quốc gia: Năm 2001, có tổng cộng 24 tờ nhật báo quốc gia. Các tờ nhật báo lớn được coi là thuộc loại “có chất lượng”("de qualité”) là tờ Le Monde, tờ Le Figaro và tờ Liberation. Cả ba tờ này tuy tính chung số lượng phát hành hàng ngày chỉ đạt xấp xỉ một triệu ấn bản với gần 5 triệu độc giả (năm

Page 74: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

1997) (thấp hơn so với nhiều tờ nhật báo lớn khác ở châu Âu), nhưng đều là những tờ có ảnh hưởng quan trọng không những đến công luận mà kể cả đối với các phương tiện truyền thông khác. Bên cạnh đó, còn phải kể một số tờ nhật báo khác như tờ L’Humanité(do Jean Jaures sáng lập năm 1904, cơ quan của Đảng Cộng sản Pháp), và tờ La Croix (thuộc tập đoàn báo chí công giáo Pháp Bayard Presse).

Có hai tờ nhật báo quốc gia có xu hướng bình dân hơn là tờ Le Parisien-Aujourd’hui,đang thành công với số lượng 500.000 ấn bản hàng ngày (1997), và tờ France-Soir, đang cố gượng dậy sau nhiều sa'sijt (từng đạt 1,5 triệu ấn bản/ngày vào năm 1955, sụt xuống còn 400.000 vào năm 1985, và đến năm 1997 chỉ còn 173.000). Ngoài ra là một số tờ nhật báo quốc gia chuyên đề như những tờ chuyên thông tin kinh tế và tài chánh như tờ Les Echos (129.000 ấn bản/ngày vào năm 1997), tờ La Tribune (90.000 bản/ngày), hay tờ nhật báo thể thao ƯEquỉpe (trung bình 381.000 â"n bản/ngày, riêng ngày thứ hai lên tới gần 500.000 ấn bản).

Nhật báo địa phương: Năm 2001, cả nước Pháp có tổng cộng 65 tờ nhật báo địa phương. Có điều đáng chú ý là mặc dù thủ đô Paris là nơi có nhiều nhật báo, nhưng lại không có tờ nào vượt qua được con số phát hành 500.000 tờ mỗi ngày, trong khi đó một số tờ nhật báo địa phương lại đạt số lượng phát hành cao hơn. Thí dụ tờ Ouest-France phát hành tại vùng Bretagne, Normandie và vùng Loire có số phát hành hàng ngày lên tới 800.000 ấn bản (năm 1998) - đây là tờ nhật báo có số phát hành cao nhất ở Pháp.

Năm 2001, Pháp có tổng cộng 445 tờ báo địa phương, số phát hành hàng năm lên tới 2,2 tỉ ấn bản, tính ra mỗi ngày phát hành khoảng 7 triệu ấn bản, với hơn 20 triệu độc giả (tức là trung bình một tờ có gần ba người đọc). Một số tập đoàn báo chí chi phối khá mạnh thị trường các nhật báo địa phương, như tập đoàn Hersant chiếm tới 30% thị trường này (nắm các tờ như Le Dauphiné Libéré, Paris - Normandie, Le Progrès de Lyon, Nord-Matin…), tập đoàn Hachette - Filipacchi Presse (nắm các tờ Le Provengal, Le Meridional, La République), hay một số tập đoàn nhỏ hơn hình thành trên cơ sô tập họp xung quanh một tờ báo mẹ như các tập đoàn Ouest-France, Sud-Ouest,La Dépêche du Midi, La Voix du Nord.

Điều đáng lưu ý là người dân thủ đô Paris phần lớn chỉ đọc báo quốc gia, còn người dân ở các địa phương thì thường đọc báo địa phương nhiều hơn: ở

Page 75: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Paris, các tờ báo địa phương chỉ chiếm được 17% thị phần, trong khi ở các địa phương thì chúng vượt qua tỷ lệ 50%.23

Năm 2002, lần đầu tiên ở Pháp xuất hiện loại báo tin tức phát không. Vào năm 2003, loại này bắt đầu phát triển mạnh, với tổng số ấn bản vượt qua cái ngưỡng phát hành một triệu mỗi ngày, và đạt doanh số quảng cáo tăng gấp ba lần so với năm 2002.

Tuần báo và tạp chí: Một trong những đặc điểm của nền báo chí Pháp là sự phát triển rất mạnh của các tuần báo và tạp chí, mạnh hơn so với nhiều nước Tây Âu khác. Với con số bình quân 1.354 ấn bản tuần báo và tạp chí tính trên 1.000 người dân, Pháp đứng đầu thế giới về mặt này. Năm 1998, 95,5% người Pháp là độc giả của loại báo này, kể cả số đọc thường xuyên và không thường xuyên.

Có bảy tờ tuần báo lớn nhất là: Le Nouvel Observateur, L’Express, Le Point, L’ Evénement du Jeudi, Match (ra đời năm 1949), VSD, và một tờ mới ra đời năm 1997 là tờ Marianne. Riêng bảy tờ tuần báo này có tổng cộng số phát hành hàng tuần lên tới 2,32 triệu ấn bản, trong đó riêng tờ Paris Match là 828.600 ấn bản.

Ngoài ra, còn phải kể tới tờ Courrier International (ra đời năm 1990) chuyên tuyển dịch lại sang tiếng Pháp các bài báo từ báo chí thế giới, có số ấn bản hàng tuần là 100.000, tờ Le Canard Enchainé, là một tờ tuần báo châm biếm độc đáo ra đời từ năm 1916, phát hành hàng tuần 550.000 số (hơn 2,5 triệu độc giả), hay tờ Charlie Hebdo, cũng là một tuần báo châm biếm, có số độc giả lên tới 200.000 người.

Nói chung, các tờ tạp chí ở Pháp phát triển khá mạnh trong những năm gần đây, mỗi năm xuất hiện thêm hàng chục tờ, trong đó đặc biệt sôi động là loại báo chí cho trẻ em và báo chí giải trí. Có thể phân biệt mấy loại tạp chí chính sau đây:

- Tạp chí kinh tế và tài chánh: thành công nhất mấy năm gần đây là tờ Capital (thuộc tập đoàn Prisma của Đức, 440.000 ấn bản/tháng), Challenges (212.000), Echos (130.000), Mieux vivrevotre argent (230.000), L’Expansion (145.000), Valeursactuelles (85.000)…

Page 76: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

- Tạp chí khoa học: ngày càng thành công với những tờ như Science et Vie (320.000 ân bản/số), Ca m’interésss, Science et Avenir, và một số tờ chuyên sâu nhưng có số phát hành khá cao như tờ La Recherche và tờ Pourda science.

- Tuần báo phát thanh-truyền hình: đây là loại báo đạt mức phát hành cao nhất ở Pháp, tổng cộng mỗi tuần có đến 20 triệu ấn bản: TV Magazine (13,5 triệu độc giả), Télé 7 jours (11,4 triệu), Télé Star (7 triệu), Télé Z (7 triệu)…

- Loại báo chuyên về một thú tiêu khiển hoặc giải trí. Có thể nói ở Pháp không có một bộ môn thể thao, văn hóa hay nghệ thuật nào mà không có tờ báo riêng của mình: có hơn 15 tạp chí chuyên về xe hơi, 6 tờ chuyên về xe gắn máy, 9 tờ chuyên về nhiếp ảnh và điện ảnh, 20 tờ về ẩm thực và du lịch, 6 tờ về âm nhạc, khoảng 20 tờ về tin học, gần 40 tờ về các bộ môn thể thao, 11 tờ về văn chương, lịch sử và nghệ thuật, 23 tờ về nhà cửa và vườn tược, 11 tờ về thú săn bắn và câu cá…

- Riêng loại báo dành cho tuổi trẻ, từ thế hệ còn sơ sinh cho tới sinh viên, cũng rất đa dạng với gần 80 tờ báo (magazine, Parents, Enfants magazine…). Và tuổi về hưu cũng có tờ Notre Temps (hơn 1 triệu ấn bản/kỳ).

- Đặc biệt loại báo dành cho phụ nữ là loại báo có truyền thống lâu đời ở Pháp và hiện nay vẫn đang phát triển rất mạnh, chuyên về thời trang, sắc đẹp, nghệ thuật sống…: Femme actuelle (1.735.000 ấn bản), Prima (1.110.000), Modes et Travaux (800.000), Madame Figaro (545.000), Marie-Claire (540.000), hay đáng chú ý như tờ Elle (345.000), ra đời từ năm 1945, hiện có tới 29 ấn bản bằng các thứ tiếng…

Năm 2003, tổng doanh số của báo in các loại ở Pháp lên tới 10,25 tỉ euro, trong đó doanh số bán báo là 5,99 tỉ euro (chiếm 58%), và doanh số quảng cáo đạt 4,26 tỉ euro (42%). Tính theo giá thực tế, mức tổng doanh số năm 2003 tăng 21% so với năm 1993, nhưng nếu trừ đi tỷ lệ lạm phát, thì mứo tăng thực sự chỉ đạt 5% trong vòng 10 năm, nghĩa là một mức độ gia tăng khá yếu ớt.26

Suốt từ năm 1990 tới năm 2000, doanh số báo bán lẻ khá ổn định, nhưng kể từ năm 2000 tới năm 2003, con số này có chiều hướng giảm sút trong vòng bốn năm liên tiếp. Tuy nhiên, doanh số bán báo qua kênh đăng ký dài hạn thì lại có xu hướng gia tăng dần: từ tỷ lệ 30% trong tổng doanh số bán báo vào năm 1990, lên tới 38% vào năm 2003.27

Page 77: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

2.2. Truyền hìnhTrước năm 1982, toàn bộ hệ thống phát thanh và truyền hình ở Pháp đều

nằm dưới sự kiểm soát và quản lý trực tiếp của nhà nước. Nhà nước là người đứng ra lập các đài phát thanh và đài truyền hình, trực tiếp điều hành nội dung các chương trình và lo toàn bộ về tài chính. Sở dĩ như vậy là do sau Thế chiến thứ hai, các giới chính trị quan niệm rằng phát thạnh và truyền hình là những công cụ hết sức lợi hại trong việc tác động lên công luận và phổ cập văn hóa cho công chúng, do đó nhà nước buộc phải trực tiếp nắm lấy. Nhưng kể từ năm 1982, khu vực tư nhân bắt đầu được phép tham gia vào hai lĩnh vực truyền thông đại chúng này.

Lĩnh vực truyền hình ở Pháp ra đời sau Thế chiến thứ hai, phát triển chậm hơn so với Mỹ. Năm 1953, truyền hình Pháp chỉ phủ sóng được tới 10% dân cư, tỷ lệ này là 50% năm 1957, 70% năm 1959, và 94% năm 1987. Kể từ thập niên 1960, truyền hình mới thực sự trở thành một phương tiện được phổ biến rộng rãi. Thời gian phát sóng bắt đầu dài hơn, các chương trình trở nên đa dạng hơn. Năm 1964 mới bắt đầu ra đời đài truyền hình thứ hai, và đài thứ ba vào năm 1973.29

Năm 1997, người Pháp trung bình dành ra 3 giờ 20 phút để xem truyền hình, so với thời gian 30 phút dành ra để đọc báo. Khán giả truyền hình Pháp thường thích xem nhiều nhất là phim truyện, phim truyền hình, các chương trình giải trí, và các chương trình thông tin (tin tức, phóng sự, tài liệu), đông nhất là vào các bản tin 8 giờ tối của đài TF1 và đài France 2.

Cũng giống như trong giới báo in, lĩnh vực truyền hình ngoài những đài thông tin tổng quát ngày càng nở rộ các đài chuyên biệt nhằm vào những giới công chúng đặc thù như thể thao, âm nhạc, điện ảnh…

Tính đến tháng 4-2003, ở Pháp có tổng cộng bảy đài truyền hình phát qua sóng hertz, và hơn 180 đài truyền hình chuyên đề (năm 1980 mới chỉ có tổng cộng ba đài).

Trong số bảy đài truyền hình phát qua sóng hertz, có bôn đài của nhà nước, bao gồm:

- France2, chuyên về thông tin, giải trí và giáo dục, chiếm 25% khán giả truyền hình cả nước.

- France3, chuyên về tin tức trong nước và tin tức địa phương, chiếm 20% khán giả.

Page 78: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

- Arte, là một đài chuyên về văn hóa, phát bằng nhiều thứ tiếng ra khắp châu Âu. Lúc đầu, đây là đài hợp tác giữa Pháp và Đức, tính đến đầu năm 2004 đã có thêm sự hợp tác của nhiều đài Âu châu khác như Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha, Anh, Áo, Ba Lan, Phần Lan, Thụy Điển. Năm 1997, Arte có 19 triệu khán giả ở Pháp, 5,6 triệu ở Đức, và 27 triệu ở các nước Âu châu khác.

- Và đài La Cinquième, lập năm 1994, là đài đầu tiên của Pháp chuyên về giáo đục.

Và ngoài ra là ba đài tư nhân:

- Đài TF1, thông tin tổng quát; trước kia thuộc nhà nước, nhưng tư nhân hóa kể từ năm 1987 (nay thuộc tập đoàn BTP Bouygues). Đây là đài truyền hình có đông người xem nhất ở Pháp, với tỷ lệ người xem trung bình chiếm tới 35% trong tổng số khán giả truyền hình, và có nguồn thu chính là từ quảng cáo (thu hút tới 55% tổng doanh thu quảng cáo của các đài truyền hình Pháp).

- Đài M6, thông tin tổng quát; cũng có nguồn thu chính từ quảng cáo.

- Và đài Canal Plus (Canal+), đài tư nhân ra đời sớm nhất, vào năm 1984; đây là đài có thu phí, và cũng dựa vào nguồn thu từ quảng cáo.

Bảy đài phát qua sóng hertz trên đây chiếm đến 92% trong tổng số khán giả truyền hình của Pháp, cụ thể như sau:

- 46,1% xem các đài truyền hình nhà nước (22,1% xem đài France2, 16,8% đài France3, 3,1% đài Arte, và 4,1% đài La Cinquième).

- 50,7% xem các đài truyền hình tư nhân (33,4% xem đài TF1, 13,2% đài M6,4,1% đài Canal+).

Bên cạnh đó là các đài truyền hình cáp, như Canal J (dành cho thanh niên), Planète (phóng sự và tài liệu), Eurosport (thể thao), MCM (âm nhạc), LCI (đài chuyên phát tin tức đầu tiên của Pháp, ra đời năm 1994), đài Ciné-Cinéfỉl và đài Ciné-Cinéma (chuyên chiếu phim truyện, có thu phí đăng ký)…

Truyền hình kỹ thuật số cũng đã xuât hiện ở Pháp từ năm 1996, đến năm 1998 số người thuê bao đã lên tới hơn một triệu (bao gồm các đài như Canal Satellite, TPS, AB Sat, Multivision 1, Multivision 2), với những tiện ích mới cho khán giả, chẳng hạn với đài Multivision 1 khán giả có thể chọn xem chương trình mà mình muốn theo giờ giấc của mình.

Page 79: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Ngoài ra, còn có những đài đối ngoại, như đài CFI (Canal France International) của nhà nước chuyên phát sang các nước Phi châu; và đài TV5, kết quả hợp tác giữa các đài truyền hình nhà nước của Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ, Canada và Quebec (vì thế mới có tên là TV5), chuyên phát sóng cho khu vực các nước nói tiếng Pháp (francophone)

Ngân sách hoạt động của các kênh truyền hình nhà nước được trích chủ yếu từ khoản thu “phí”truyền hình (redevance) mà các gia đình có ti-vi phải đóng hàng năm. Năm 2003, ở Pháp mức phí này là 116,50 euro/máy (trong khi ở Anh là 179 euro, ở Đức là 193 euro, ở Đan Mạch là 265 euro).

Khoản tiền trên đây chiếm hơn 76% trong tổng ngân sách hoạt động của các kênh truyền hình nhà nước, phần còn lại phần lớn là lấy từ nguồn thu quảng cáo. Nhằm đảm bảo tính độc lập của các đài France2 và France3 trong việc xây dựng các chương trình, đạo luật ngày 1-8-2000 đã quy định hạn chế thời lượng quảng cáo, và phần thiếu hụt về ngân sách do sự hạn chế này sẽ được bù đắp bởi ngân sách nhà nước.

Một trong những nguồn thu quan trọng của các đài truyền hình tư nhân ở Pháp là quảng cáo. Thực ra thì mãi tới tháng 10- 1968, chính phủ Pháp mới cho phép các đài truyền hình được phát quảng cáo (trong khi đối với các đài phát thanh thì điều này đã được cho phép từ năm 1951). Tổng số thu từ quảng cáo trên truyền hình lên tới 3,3 tỉ franc (tức khoảng 0,66 tỉ đô-la) vào năm 1988. Luật lệ về quảng cáo cũng được nới lỏng dần: luật năm 1972 quy định số thu từ quảng cáo không được phép vượt quá 25% trong tổng số thu của ngành truyền hình; nhưng đến năm 1982, một đạo luật khác nâng mức này lên tới 80%. Ngoài ra, các nguồn thu khác của các đài truyền hình tư nhân là: các khoản tiền tài trợ, phí đăng ký xem đài (đối với những đài có thu tiền), tiền bán các sản phẩm thính-thị khác (năm 1986 các khoản thu này lên tới 1,46 tỉ franc).

Hiện nay, ở Pháp, việc quản lý hai lĩnh vực truyền thông thính-thị được giao cho Hội đồng cao cấp về truyền thông thính- thị (CSA - Conseil Supérieur de rAudiovisuel). Đây là một cơ quan nhà nước nhưng mang tính chất độc lập, thành lập từ năm 1982 theo mô hình tương tự như ở Mỹ và Canada, và mang tên là CSA nói trên kể từ năm 1989. Hội đồng này chịu trách nhiệm theo dõi các hoạt động của các đài phát thanh và truyền hình để coi có đúng vđi tôn chỉ pháp lý của từng đài hay không, kể cả việc tuân thủ theo những quy định về quảng cáo, và có thẩm quyền kiểm tra và phạt vạ đốì với những trường hợp vi phạm. Nhiệm vụ của cơ quan này là làm sao cho các đài phải đảm bảo tôn trọng nguyên tắc tự do

Page 80: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

cạnh tranh, nguyên tắc thông tin cân bằng giữa các đảng phái chính trị, nhất là trong những đợt bầu cử, đặc biệt chú ý đến việc bảo vệ trẻ em, và giữ gìn tiếng Pháp. Hội đồng này cũng là nơi có thẩm quyền cấp tần số phát sóng cho các đài, và bổ nhiệm giám đốc cho các đài của nhà nước.

Hội đồng bao gồm 9 thành viên, do tổng thống trực tiếp bổ nhiệm, trong đó ba thành viên do tổng thống chỉ định, ba do chủ tịch Thượng nghị viện, và ba do chủ tịch Quốc hội chỉ định. Nhiệm kỳ là 6 năm, cứ hai năm thì thay đổi một phần ba số thành viên. Để đảm bảo tính độc lập của hội đồng này, chính phủ không có quyền cách chức các thành viên, và các thành viên cũng không được tái bổ nhiệm.

2.3. Phát thanhSau năm 1945, trên toàn nước Pháp, chỉ có sáu đài phát thanh, nhưng đến

năm 1956 con số này đã lên tới 76. Năm 1945, cả nước có 5,34 triệu chiếc máy thu thanh (rađiô); năm 1982, con số này là hơn 48 triệu.

Lúc đầu, khi truyền hình bắt đầu khuếch trương, số người nghe radio có bị sút giảm, từ 70% vào năm 1961 sụt xuống còn 58% năm 1964, nhưng rồi dần dà tỷ lệ thính giả của radio lại tăng lên trở lại ở mức cũ, đạt 69% năm 1978.40 về sau, mặc dù lĩnh vực truyền hình phát triển ngày càng mạnh, nhưng lĩnh vực phát thanh ỏ Pháp vẫn gặt hái được nhiều thành công. Tính trung bình một người Pháp ở mọi lứa tuổi nghe radio hơn 2 tiếng đồng hồ mỗi ngày, nhiều nhất là vào giờ ăn, giờ làm những công việc trong nhà, và vào những lúc di chuyển (nghe trên xe hơi).

Trước năm 1982, toàn bộ lĩnh vực phát thanh đều do nhà nước điều hành và khai thác. Nhưng kể từ năm 1982 trở đi, theo đạo luật ngày 29-7-1982, các đài phát thanh tư nhân bắt đầu ra đời và phát triển ngày càng nhiều.

Lĩnh vực phát thanh của nhà nước được điều hành bởi công ty phát thanh quốc gia Radio France, với một hệ thông tổng cộng 53 đài phát thanh trên cả nước: 5 đài ở quy mô quốc gia, 39 đài địa phương, và khoảng một chục đài chuyên phát âm nhạc kèm theo thông tin thực dụng 24 giờ trên 24 về thời tiết, lịch xem phim, xem kịch…, tình hình giao thông, tuyển dụng nhân sự, chương trình truyền hình và phát thanh. Tổng cộng mỗi năm hệ thống Radio France phát sóng gần 500.000 giờ đồng hồ.

Năm đài phát thanh nhà nước ở câp quốc gia bao gồm: France Inter (ra đời năm 1947), được nghe nhiều nhất ở Pháp, sau đài tư nhân RTL; France Info (lập

Page 81: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

năm 1987) chuyên thông tin tổng quát; France Culture chuyên thông tin văn hóa rất đa dạng; France Musique chuyên phát các chương trình âm nhạc; và đài Radio Bleue chuyên về nhạc Pháp, dành cho thế hệ trên 50 tuổi. Ngoài ra còn có hai đài chuyên phát ra nước ngoài là đài Radio France Internationale (RFI), và đài Radio France Outremer (RFO).

Khu vực tư nhân trong lĩnh vực phát thanh phát triển khá mạnh. Ba đài lớn nhất chuyên thông tin tổng quát và hoạt động ở câp quốc gia là RTL, Europe 1, và Radio Monte-Carlo. Ngoài ra cũng có những đài phát thanh trên toàn quốc nhưng chủ yếu là âm nhạc phát trên tần scí FM như NRJ, Radio-Nostalgie, Fun Radio, Skyrock… và khoảng ba chục đài địa phương, như Sud Radio, Radio-Service, Radio-1… và hơn 350 đài phát thanh khác do tư nhân hợp tác tổ chức ở các địa phương.

Để gìn giữ nền văn hóa Pháp, đạo luật ngày 1-2-1994 đã quy định các chương trình âm nhạc phải dành ra ít nhất 40% thời lượng cho âm nhạc bằng tiếng Pháp, trong đó một nửa dành cho “những tài năng mới hay những sáng tác mới”,

3. Ở AnhAnh là một trong những nước Tây Âu có nền báo chí lâu đời nhất, và là nơi

góp phần tích cực trong quá trình hình thành một nền công nghiệp báo chí thực sự. Tờ tuần báo đầu tiên là tờ Weekly News ra đời năm 1621. Năm 1702, ra đời tờ nhật báo đầu tiến là tờ DailyCourant. Anh hiện vẫn còn tờ nhật báo Times, là một trong tờ báo sông lâu nhất thế giới: năm 1785 ra đời tờ Daily Universal Register, đến năm 1788 đổi tên thành Times cho đến nay.

3.1. Báo chíAnh Quốc là nước đầu tiên trên thế giới đề xướng ra nguyên tắc tự do báo

chí, khi bãi bỏ chế độ kiểm duyệt từ rất sớm, vào năm 1695. Báo chí Anh có một truyền thống độc lập với chính phủ, nằm trong khuôn khổ của một truyền thống văn hóa chính trị của một nước vốn có chế độ nghị viện đầu tiên ở châu Âu. Có thể nói là cho đến nay hầu như vẫn không có một khuôn khổ luật lệ chính thức nào qui định hoạt động của báo chí. Đơn giản là báo chí chỉ phải tôn trọng, cũng như bất cứ ai khác, những điều luật thông thường có liên quan đến việc bảo vệ các quyền tự do cá nhân cũng như những quyền lợi tối thượng của quốc gia. Chế độ hoạt động của báo chí nói chung là tự do cạnh tranh. Quyền xuất bản một tờ báo không hề phụ thuộc vào bất cứ điều khoản hoặc thủ tục xin phép nào cả, mà

Page 82: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

chỉ cần phải in tên tuổi và địa chỉ của người chủ báo trên mỗi số báo, và mỗi số phải được lưu trữ ít nhất sáu tháng.

Sau năm 1945, do xuất hiện hiện tượng tập trung trong lĩnh vực báo chí, nên nhà nước có ban hành một số biện pháp tài chánh và thuế khóa, nhưng mục tiêu không phải là để can thiệp vào lĩnh vực này, mà chỉ là để bảo đảm cho tính cạnh tranh trong hoạt động báo chí. Hiện nay ở Anh, nhà nước không đặt ra cơ quan nào để quản lý hoặc kiểm duyệt báo chí, nhưng có một ủy ban mang tên là ủy ban Khiếu nại Báo chí (Press Complaints Commission, gọi tắt là PCC) do chính báo giới lập ra vào năm 1991. Ủy ban này có nhiệm vụ theo dõi các hoạt động của giới báo chí, chủ yếu nhằm ngăn cản báo chí không được xâm phạm vào đời tư, và xử lý các đơn thư khiếu nại đối với báo chí… Vì không phải là một cơ quan nhà nước, nên những phán quyết của ủy ban này không mang giá trị pháp lý, nhưng có giá trị về đạo đức nghề nghiệp, tương tự như trong các hiệp hội ngành nghề.

Năm 1999, nước Anh có tổng cộng 130 tờ báo ra hàng ngày và ra vào ngày chủ nhật, hơn 2.000 tờ tuần báo, và hơn 7.000 tạp chí định kỳ. Số ấn bản nhật báo tính trên dân số ở Anh cao hơn so với hầu hết các nước công nghiệp phát triển khác.

Khác hẳn so với Pháp, Anh có một lực lượng nhật báo cấp quốc gia rất hùng mạnh, với 14 tờ nhật báo và 15 tờ ra ngày chủ nhật. Khoảng 60% người dân Anh đọc ít nhất một tờ nhật báo quốc gia, và khoảng 70% đọc ít nhất một tờ báo quốc gia ra ngày chủ nhật. Tổng cộng các tờ nhật báo quốc gia mỗi ngày bán được gần 14 triệu số báo, còn các tờ báo quốc gia ra ngày chủ nhật thì bán được gần 15 triệu số. Tuy nhiên, những con số này đều thấp hơn so với thời kỳ cao điểm vào cuối thập niên 1950, và xu hướng hiện nay là vẫn tiếp tục giảm.

Năm 2001, toàn bộ các tờ nhật báo cấp quốc gia đều nằm trong tay của bảy tập đoàn lớn, trong đó bốn tập đoàn (News International, Trinity Mirror, Northern and Shell, và Daily Mail and General Trust) chiếm đến 90% số báo bán ra. Năm tờ nhật báo bán chạy nhất đều đạt con số phát hành từ 2 triệu tới 4 triệu ấn bản mỗi ngày (tờ News of the World 4 triệu, tờ The Sun 3,5 triệu, tờ Daily Mail 2,4 triệu…).

Mặc dù khoảng một nửa số nhật báo ở Anh đều có khổ tabloid (tức tương đương với khổ giấy A3), nhưng người ta vẫn thường chia ra làm ba loại: loại báo có trình độ cao (quality), loại báo trung bình (middle), và loại báo bình dân

Page 83: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

(popular). Toàn bộ các tờ báo loại trung bình và bình dân đều ra khổ tabloid - vì thế mà người ta thường gọi những tờ báo tabloid là những tờ mang xu hướng “lá cải”.

Loại báo có trình độ cao bao gồm những tờ có phong cách nghiêm túc, thường thiên về các nội dung chính trị và luôn phân tích các vấn đề một cách chuyên sâu, có nhiều thông tin. Còn loại báo bình dân thì có trình độ thấp hơn, tin tức, bài vở ngắn gọn hơn, và thường có nhiều hình ảnh minh họa. Tuy nhiên đọc giả của hai loại báo này không phải hoàn toàn là hai giới riêng biệt. Độc giả của những tờ báo lớn có trình độ cao như Times, The Guardian, Financial Times, và tờ Telegraph, thường có trình độ học vấn cao hơn, nhưng chính họ phần lớn cũng vẫn không bỏ qua những tờ báo mệnh danh là bình dân. Các tờ nhật báo ở Anh thường ra từ 14 trang tới 32 trang.

Trong khi ở Pháp phần lớn các tờ nhật báo đều ra buổi sáng, thì ở Anh lại có khá nhiều tờ ra buổi chiều. Trong số 11 tờ nhật báo cấp quốc gia, có 10 tờ buổi sáng và một tờ buổi chiều. Còn đối với nhật báo địa phương, thì có 19 tờ ra buổi sáng và 81 tờ ra buổi chiều. Sau đây là một số tờ nhật báo có số lượng ấn bản hàng ngày cao nhất (số liệu tháng 12-2005):

- Loại nhật báo bình dân: tổng cộng hàng ngày có hơn 10 triệu ấn bản, trong đó The Sun (3,12 triệu), (1,68 triệu), Daily Mail (2,31 triệu), Daily Express (0,80 triệu)…

- Loại nhật báo có trình độ cao: tổng cộng hàng ngày có 2,6 triệu ấn bản, trong đó Daily Telegraph (897.385) có khuynh hướng bảo thủ, The Guardian (380.693) có khuynh hướng tự do, The Times (661.400) có khuynh hướng độc lập, The Independent (250.195), Financial Times (439.563).

Hiện nay, Anh có khoảng 1.300 tờ báo địa phương, trong đó phần lớn đều là tuần báo, hàng tuần bán ra tổng cộng khoảng 32,5 triệu số. Riêng loại tuần báo phát không thường có số lượng phát hành cao hơn những tờ tuần báo có bán thu tiền. Cũng tương tự như báo chí ở cấp quốc gia, phần lớn báo chí địa phương đều ngày càng tập trung vào trong tay của một số tập đoàn lớn, nhất là kể từ năm 1999 khi tập đoàn Mirror sát nhập với tập đoàn Trinity thành tập đoàn Trinity Miưor. Năm 2000, hai mươi tập đoàn lớn nhất trong số 106 nhà xuất bản báo chí địa phương (tức là 19%) kiểm soát tới 67,5% số tuần báo có bán thu tiền, 87% số tuần báo phát không, và chiếm tới 95% trong tổng số ấn bản của các tuần báo.

Page 84: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Thể loại tạp chí ở Anh cũng gia tăng tương đối đều đặn trong thập niên vừa qua. Năm 2000, cả nước Anh có từ 8.800 tới 10.000 tờ tạp chí (ước lượng khác nhau tùy theo nguồn số liệu). Trong số đó, có khoảng 6.000 tờ tạp chí chuyên về kinh doanh hoặc tạp chí chuyên ngành, còn lại là các tạp chí dành cho người tiêu dùng. Các tạp chí kinh doanh và chuyên ngành có số lượng phát hành tương đối thấp, nhưng các tạp chí dành cho người tiêu dùng thì bán rất chạy, trong đó 25 tờ bán chạy nhất đều đạt con số độc giả trên một triệu người. Các tờ nguyệt san chuyên thông tin về các chương trình phát thanh và truyền hình có số lượng phát hành lớn nhất, chẳng hạn như What’s On TV (1,7 triệu ấn bản), Radio Times (1,2 triệu), hay tờ The Sky Customer Magazine (4,75 triệu ấn bản, dành cho những người thuê bao xem truyền hình vệ tinh).

Mặc dù có tới gần 1.000 nhà xuất bản tạp chí khác nhau, nhưng phần lớn các tạp chí cũng đều nằm tập trung trong tay một số tập đoàn lớn. Chẳng hạn, tập đoàn Reed sở hữu hơn 100 tờ tạp chí, còn tập đoàn IPC nói rằng có tới 64% người dân Anh là độc giả của các tạp chí của họ.50

3.2. Các phương tiện phát thanh và truyền hìnhNước Anh là một trong những nước đầu tiên có đài phát thanh kể từ năm

1922, và đến năm 1927, đài phát thanh đã trở thành một phương tiện truyền thông phổ biến nơi người dân. Người dân Anh có tập quán nghe radio rất đều đặn và trung thành. Số lượng máy thu thanh nhiều hơn cả số dân (xem lại bảng 5).

Đài phát thanh đầu tiên ra đời vào năm 1922 là một đài tư nhân thuộc công ty British Broadcasting Company, Ltd. Nhưng sau đó, do khuyến cáo của Nghị viện Anh, công ty này buộc phải giải thể, và kể từ năm 1927, người thay thế để điều hành đài phát thanh này chính là công ty nhà nước mang tên British Broadcasting Corporation (BBC). Từ năm 1932, đài phát thanh BBC đã có những buổi phát thanh ra nước ngoài, và đã đóng một vai trò tích cực trong cuộc kháng chiến chống ách phát-xít Đức ở châu Âu trong Thế chiến thứ hai. Năm 1936, BBC khai trương đài truyền hình phát sóng đều đặn và định kỳ lần đầu tiên trên thế giới. Đài truyền hình này phải tạm ngưng trong Thế chiến thứ hai, nhưng hoạt động lại từ năm 1946. BBC mở thêm một kênh truyền hình thứ hai vào năm 1964, và phát chương trình truyền hình màu đầu tiên ở châu Âu vào năm 1967.

BBC là một tổ chức mang tính chất dịch vụ công ích của nhà nước, nhưng nhà nước không trực tiếp nắm giữ và kiểm soát, mà được giao cho một hội đồng quản trị gồm 12 thành viên do Nữ hoàng Anh bổ nhiệm, nhiệm kỳ 5 năm. Hoạt động của đài này mang tính độc lập tương đối. Mặc dù đã xảy ra nhiều cuộc

Page 85: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

tranh luận về việc có nên tư nhân hóa đài này hay không, nhưng theo bản điều lệ mới được cập nhật thì ít ra cho đến năm 2006 BBC sẽ vẫn là một tổ chức của nhà nước.

BBC giữ vai trò độc quyền trong lĩnh vực truyền hình cho tới năm 1954 - năm này, Nghị viện Anh đã ban hành một đạo luật nhằm hạn chế sự độc quyền của BBC và cho phép ra đời một kênh truyền hình thương mại đầu tiên có nguồn thu từ quảng cáo (kênh này về sau mang tên là truyền hình ITV). Đến năm 1982 thì xuất hiện thêm một kênh truyền hình thương mại thứ hai. Vai trò độc quyền của BBC trong lĩnh vực phát thanh cũng chấm dứt vào đầu thập niên 1970 khi chính phủ Anh cho phép thành lập các đài phát thanh thương mại địa phương.

Tuy vậy, hiện nay BBC vẫn là tập đoàn truyền thông lớn nhất của Anh. Nó có hai đài truyền hình quốc gia (BBC1 chuyên về thông tin thời sự, và BBC2 chuyên phát các chương trình văn hóa), năm đài phát thanh quốc gia (các đài Radio BBC 1,2, 3, 4 và 5), một số kênh truyền hình cáp và truyền hình kỹ thuật số, và hơn 40 đài phát thanh địa phương. Từ năm 1969, BBC còn lập ra chương trình Đại học Mở (Open University), chuyên phát các bài giảng lên màn ảnh nhỏ, và mỗi năm chương trình này cấp hàng ngàn bằng cử nhân cho các sinh viên hàm thụ thuộc nhiều tầng lớp xã hội khác nhau.

Mặc dù tập đoàn này chủ yếu là một tổ chức của nhà nước, nhưng nó cũng có một số hoạt động kinh doanh thương mại trong nước và ngoài nước Anh. Nguồn tài chánh của tập đoàn BBC chủ yếu là từ khoản tiền phí mà mọi người dân đều phải nộp khi có máy thu thanh hoặc ti-vi. Ngoài ra, là khoản tài trợ của nhà nước, cộng với các khoản thu khác từ các ấn phẩm định kỳ và các sản phẩm thính thị. Một đặc điểm của BBC là điều lệ của nó không cho phép phát quảng cáo, cũng như không cho phép các chương trình được nhận tài trợ.

Năm 2000-2001, đài truyền hình BBC1 (26,8%) và BBC2 (11%) chiếm tổng cộng gần 40% trong tổng số công chúng truyền hình của Anh. Còn đài phát thanh BBC Radio thì chiếm 52% tổng số thính giả các đài phát thanh ở Anh vào đầu năm 2001.53

Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của đài truyền hình BBC hiện nay là hệ thông kênh truyền hình mang tên Channel 3, thường được gọi bằng cái tên cũ là truyền hình ITV (Independent Television) ra đời từ năm 1954, như đã nói trên. Hiện nay, Channel 3 có tổng cộng 15 đài hoạt động cả ở cấp quốc gia lẫn địa phương, thuộc quyền sở hữu của một tổ hợp gồm nhiều công ty tư nhân, trong đó hai

Page 86: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

công ty chiếm phần sở hữu lớn nhất là Carlton và Granada. Năm 2000-2001, khán giả của Channel 3 chiếm gần 29% trong tổng số khán giả truyền hình ở Anh.

Kênh truyền hình Channel 4 là một kênh hỗn hợp nhà nước và tư nhân, cũng có nguồn thu từ việc bán quảng cáo. Kênh này chiếm hơn 10% khán giả truyền hình vào năm 2000-2001. Ngoài ra còn có kênh Channel 5 là một kênh thương mại, ra đời năm 1997, cuối năm 2001 thu hút được 5,7% khán giả truyền hình.

Tin tức của hầu hết các đài truyền hình và đài phát thanh ở Anh đều chủ yếu được lấy từ BBC News, và Independent Television News/ Independent Radio News có trụ sở tại London.

Ở Anh kể từ năm 1982, người ta đã bắt đầu thiết lập hệ thống truyền hình cáp. Hai nhà truyền hình cáp lớn nhất hiện nay là NTL và Telewest. Trong lĩnh vực truyền hình vệ tinh, đứng đầu là hệ thống BskyB, thuộc tập đoàn News International của Rupert Murdoch, cung cấp hơn 200 kênh khác nhau, và vào đầu năm 2001 đã có trên 5,5 triệu gia đình đăng ký vào hệ thống này. Tính chung, hai hệ thống truyền hình cáp và truyền hình vệ tinh chiếm khoảng 15% tổng số công chúng truyền hình ở Anh.

Truyền hình kỹ thuật số được khai trương ở Anh kể từ năm 1998, và trong vòng chưa đầy hai năm đã đạt con số 4 triệu gia đình thuê bao. Các tập đoàn lớn như BBC, Sky, các nhà truyền hình cáp và hệ thống ITV đều đã khai thác dịch vụ truyền hình kỹ thuật số. Anh Quốc là nước tỏ ra có quyết tâm mạnh nhất thế giới, chỉ đứng sau Nhật Bản, trong việc áp dụng kỹ thuật số: chính phủ Anh dự định sẽ châm dứt toàn bộ các kênh truyền hình analog để chuyển sang truyền hình kỹ thuật số vào năm 2010.

Hoạt động phát thanh và truyền hình ở Anh được kiểm soát bởi mấy cơ quan sau đây: ủy ban kiểm soát ứng xử trong lĩnh vực phát thanh-truyền hình (Broadcasting Standards Commission) chịu trách nhiệm theo dõi và kiểm soát nội dung của tất cả các đài truyền hình liên quan tới bạo lực và tình dục, cũng như xử lý những vụ khiếu nại liên quan tới việc vi phạm đời tư; ủy ban truyền hình độc lập (Independent Television Commission - ITC) có trách nhiệm theo dõi và kiểm soát các đài truyền hình thương mại; và Cơ quan quản lý phát thanh (Radio Authority) chịu trách nhiệm theo dõi và kiểm soát các đài phát thanh thương mại.

Page 87: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Tuy nhiên, kể từ tháng 12-2003 vừa qua, toàn bộ các cơ quan này đã được chính phủ thay thế bằng một cơ quan mới là Cục truyện thông (Office of Communications, gọi tắt là Ofcom). Đây là cơ quan quản lý và kiểm soát toàn bộ các ngành công nghiệp truyền thông ở Anh Quốc, bao gồm truyền hình, phát thanh, viễn thông và truyền thông vô tuyến. Nhiệm vụ của cơ quan này là bảo vệ quyền lợi của người dân trong lĩnh vực truyền thông và bảo đảm tính đa dạng về văn hóa, bảo đảm sự cạnh tranh công bằng giữa các nhà đầu tư trong thị trường này, và tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển cửa các phương tiện truyền thông điện tử.

4. Ở MỹTính đến cuối thập niên 1990, Mỹ là nước có “mật độ”về phương tiện

truyền thông đại chúng cao nhất thế giới, nhất là về các phương tiện truyền thông điện tử. Hiện nay, bình quân một người dân có hơn hai chiếc radio, và gần một chiếc ti-vi (xem lại bảng 5). Theo một cuộc điều tra của hãng Veronis, Suhler & Associates, một người Mỹ ưung bình mỗi ngày dành ra tổng cộng khoảng 9 tiếng đồng hồ cho các phương tiện truyền thông đại chúng. Trong đó, bao gồm: 4 giộ 9 phút cho truyền hình, 3 giờ nghe radio (chủ yếu trên xe hơi), 36 phút nghe nhạc, và 28 phút đọc báo. Năm 1991, người dân Mỹ chi ra tổng cộng 108,8 tỉ đô - la cho các sinh hoạt thông tin và giải trí. Nếu cộng thêm 80 tỉ đô - la doanh thu quảng cáo, thì lĩnh vực truyền thông đại chúng là một lĩnh vực kinh doanh lớn lao, đứng hạng chín trong nền kinh tế Mỹ, ngay sau ngành hàng không vũ trụ và trước ngành sản xuất điện tử.

Mỹ là nơi mà nghề làm báo sớm xác lập được tính chất chuyên nghiệp, và cũng là nơi sản sinh ra nhiều thể loại nghiệp vụ báo chí mà giới làm báo khắp nơi trên thế giới hiện nay đang áp dụng một cách phổ biến (như đi săn tin, làm phóng sự, phỏng vấn…).

Tờ báo đầu tiên ở Mỹ ra đời vào ngày 25-9-1690 ở Boston, đó là tờ Publick Occurrences, Both Foreign and Domestick, dự định ra mỗi tháng một lần, nhưng chỉ tồn tại có một số duy nhất vì ngay sau đó bị nhà cầm quyền thuộc địa Anh đóng cửa do không có giấy phép. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 50 năm sau đó, ở hầu hết các thành phố lớn của Mỹ đều lần lượt ra đời thêm các tờ báo khác. Tờ nhật báo đầu tiên của Mỹ là tờ Pennsylvania Packet & General Advertiser, ra đời ngày 21-9-1784. Nhưng đáng ghi nhớ nhất trong lịch sử báo chí Mỹ là vụ tòa xử trắng án ông John Peter Zenger, chủ nhiệm tờ New York Weekly Journal, vào năm 1735, vì bị thống đốc New York cáo buộc là tờ báo có nội dung xúi giục chống đối

Page 88: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

chính quyền. Vụ án này đã tạo ra tiền đề dẫn đến chỗ công nhận quyền tự do xuất bản báo chí mà không bị kiểm duyệt vào cuối thế kỷ XVIII.

Quyền tự do báo chí ở Mỹ được chính thức xác lập kể từ khi thông qua Tu chính án thứ nhất (1791) của bản Hiến pháp Hoa Kỳ, công nhận quyền tự do ngôn luận và quyền tự do báo chí của công dân, và quy định rằng kể từ đó trở đi, Quốc hội sẽ không được thông qua bất cứ đạo luật nào khác nhằm hạn chế quyền này. Quyền tự do này được áp dụng lúc đầu cho báo in và về sau cho cả lĩnh vực phát thanh (xuất hiện vào đầu thập niên 1920) và truyền hình (ra đời trong Thế chiến thứ hai).

Nền báo chí nói riêng và các phương tiện truyền thông đại chúng nói chung ở Mỹ mang một đặc điểm nổi bật là chủ yếu nằm trong tay khứ vực tư nhân. Họ quan niệm đây cũng là một ngành hoạt động kinh tế như các ngành kinh tế khác, do đó, nguyên tắc được đề ra là tự do cạnh tranh; tuy vậy, nhà nước vẫn can thiệp khi có những chuyện ảnh hưởng tới an ninh quốc gia.

Nhìn chung vào lịch sử phát triển của các phương tiện truyền thông đại chúng thính-thị ở Mỹ, chúng ta có thể nhận thấy đây là một mô hình tương phản vđi mô hình được áp dụng ở phần lớn các nước Tây Âu, mà Pháp là một điển hình. Mô hình phát triển ở Pháp là nhấn mạnh tới trách nhiệm quản lý trực tiếp của nhà nước trong việc nâng cao đời sông văn hóa tinh thần của người dân thông qua các phương tiện phát thanh và truyền hình; và chỉ kể từ năm 1982, khu vực tư nhân mới bắt đầu được phép tham gia vào lĩnh vực này. Trong khi đó, ở Mỹ, ngay từ đầu, nhà nước đã để cho khu vực tư nhân tự do hoạt động. Tuy nhiên, đến cuối thập niên 1960, do có nhiều ý kiến chỉ trích những mặt trái và những sự lạm dụng của hệ thống truyền hình thương mại tư nhân, nên chính phủ Mỹ bắt đầu cho thành lập một hệ thống truyền hình công cộng từ năm 1967.

4.1. Báo chíBáo in ở Mỹ là một ngành công nghiệp khổng lồ: năm 1982, riêng nó đã

chiếm tới 1,5% tổng sản phẩm công nghiệp của Mỹ, và sử dụng tổng cộng 420.000 lao động.

Trong vài thập niên vừa qua, mặc dù số đầu báo có giảm đi do sự phát triển của các phương tiện truyền thông điện tử, cũng như do hiện tượng các tờ báo ngày càng bị tập trung vào các tập đoàn lớn, nhưng tổng khối lượng ấn bản phát hành thì vẫn không bị giảm sút nhiều lắm. Năm 2001, tổng số tờ nhật báo ở

Page 89: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Mỹ là 1.480 tờ (giảm 16% so với con số 1.763 tờ vào năm 1946), với tổng số lượng phát hành bình quân hàng ngày khoảng 55,8 triệu ấn bản.

Năm tờ nhật báo có số lượng phát hành cao nhất ở Mỹ từ nhiều năm nay là: The Wall Street Journal (1,76 triệu ấn bản mỗi ngày), USA Today (1,69 triệu, ra đời năm 1982) New York Times (1,10 triệu, ra đời năm 1851), Los Angeles Times (1,03 triệu, ra đời năm 1881), Washington Post (762 ngàn, ra đời năm 1877) (số liệu năm 2000).

Mặc dù các nhật báo thì rất nhiều về số lượng, nhưng lại rất tập trung xét về mặt nguồn thông tin. Đặc điểm của báo chí Mỹ là không có nhật báo lớn cấp liên bang, mà có nhiều tờ nhật báo tuy xuât bản ở địa phương nhưng lại được phát hành rộng rãi khắp cả nước, như các tờ New York Times, Angeles Times, Washington Post, hay tờ Chicago Tribune. Một số tờ nhật báo của những quận hoặc thị trấn nhỏ cũng đặc biệt phát triển, chẳng hạn tờ Newsday của Long Island, một thị trấn nhỏ ngoại ô New York, có số phát hành tới gần 700 ngàn/ngày vào năm 1994.

Các tờ nhật báo Mỹ thường dày và nặng, in trên khổ giấy báo lớn, trung bình khoảng 53 trang, còn những tờ có nhiều quảng cáo có tới 80 trang. Đặc điểm của nhật báo ở Mỹ là có đăng rất nhiều quảng cáo: tính từ 1945 tới 1982, số lượng bình quân các trang quảng cáo trên các tờ nhật báo có số lượng ấn bản trên 100 ngàn đã gia tăng từ 22 trang lên tới 67 trang. Đôi khi có tờ báo ra số cuối tuần dày tới 500 trang.

Nhật báo ở Mỹ phần lớn ít được tiêu thụ ở các sạp báo, mà chủ yếu là do những mạng lưới thanh thiếu niên đi giao báo đến tận từng nhà.

Năm 1923, Henry Luce là người sáng chế ra khái niệm “tuần báo tin tức”(weekly news magazine) và lập ra tờ Time. Sau đó, đối thủ cạnh tranh chính của nó là tờ Newsweek. Hai tờ tuần báo này đã khắc họa thể loại tuần báo mới mẻ này thông qua những bài đi sâu vào phân tích các vấn đề quốc gia và quốc tế.

Trong khi số tờ nhật báo ngày càng giảm đi, thì số lượng tuần báo và tạp chí lại ngày càng gia tăng nhờ xu hướng chuyên biệt hóa và đa dạng hóa: từ con số tổng cộng 6.960 tờ tuần báo và tạp chí trên cả nước Mỹ vào năm 1970, lên tới con số hơn 11.000 tờ vào năm 1994. Có trên 50 tờ đạt mức phát hành trên một triệu số báo mỗi kỳ vào năm 1994. Trong số đó, năm tờ cao nhất là: NRTA/ AARP Bulletin (21,9 triệu ấn bản/kỳ), Modern Maturity (21,7 triệu), Reader’s Digest

Page 90: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

(15,1 triệu), TV Guide (14,0 triệu), và tờ National Geographic (9,3 triệu). Còn ba tờ “tuần báo tin tức”lớn nhất là: tờ Time (trên 4 triệu số mỗi tuần), tờ Newsweek (3,1 triệu), và tờ U.S. News & World Report (2,2 triệu).

Nét đặc biệt của nền báo chí Mỹ, cũng tương tự như ở Anh, là ngày càng tập trung vào trong tay các tập đoàn báo chí, trong đó phần lớn đều là các tập đoàn truyền thông đa phương tiện (multi-media). Nếu vào năm 1980, số lượng các tờ nhật báo độc lập chỉ chiếm 36%, còn lại 64% số tờ nhật báo thuộc về các tập đoàn (1.144 tờ trên tổng số 1.774 tờ)64, thì đến năm 1990, tỷ lệ số nhật báo nằm trong tay các tập đoàn tăng lên đến 75% (135 tập đoàn sở hữu 1.228 tờ trong tổng số hơn 1.600 tờ nhật báo). Vụ mua bán lớn nhất trong lịch sử báo chí Mỹ xảy ra vào giữa năm 1993, khi tập đoàn New York Times Company mua lại tờ The Boston Globe vơi giá 1,08 tỉ đô-la.

Sau đây là một số tập đoàn lớn:

- News Corporation (30% cổ phiếu do gia đình Rupert Murdoch nắm giữ) có doanh số năm 1996 là 10 tỉ đô-la (riêng ở Mỹ có 8 tờ báo, 7 đài truyền hình, hãng điện ảnh 20th Century Fox, một số nhà xuất bản…).

- Newhouse Newspapers Group có 27 tờ nhật báo.

- Time Warner có doanh số năm 1997 là 25 tỉ đô-la. (năm 1992, Time Warner có doanh số 13,07 tỉ đô la, trong đó điện ảnh 3,45 tỉ, âm nhạc 3,21 tỉ, xuất bản sách báo 3,12 tỉ, truyền hình cáp 2,09 tỉ…)

- Gannett có 85 tờ nhật báo (trong đó có tờ USA Today), 12 tuần báo, 6 đài truyền hình, 16 đài phát thanh, doanh số 4 tỉ đô- la (1996).

- Dow Jones (1996): 2,5 tỉ đô-la (có tờ Street Journal).

- Knight-Ridder: 2,9 tỉ đô-la (1996), có 27 nhật báo.

- New York Times: 2,5 tỉ đô-la (1996), có 22 tờ nhật báo.

- Times Mirror: 3,5 tỉ đô-la (1996), có 9 nhật báo.

- Washington Post: 1,8 tỉ đô-la (1996), có 2 nhật báo.

- Los Angeles Times, Newsday.

- Newsweek: xuất bản sách và báo, các sản phẩm thính thị điện tử.

- Reader’s Digest: doanh số 3 tỉ đô-la (1996).68

Page 91: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

4.2. Các phương tiện phát thanh và truyền hìnhToàn bộ hệ thống phát thanh và truyền hình d Mỹ đều chịu sự quản lý của

ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC - Federal Communications Commission) được Quốc hội Mỹ lập ra từ năm 1934, mặc dù lúc đó truyền hình chưa ra đời. Trách nhiệm của ủy ban này là cấp giấy phép hoạt động (trong đó kể cả việc cấp giấy phép cho tần số phát sóng), và kiểm tra nội dung các chương trình. Mặc dù nó không có quyền kiểm duyệt đối với các chương trình, nhưng nó có quyền kiểm soát coi các đài có hoạt động phù hợp với lợi ích công cộng hay không.

Quan niệm chủ đạo của giới phát thanh-truyền hình ở Mỹ trong những năm 1930-1940 được đặt trên điều mà họ gọi là xu hướng tự do “định lượng”(quantitative liberalism), nghĩa là dựa trên số đông. Họ cho rằng người dân có quyền lựa chọn xem hoặc nghe cái mà mình muốn trong “thị trường”các chương trình, và người ta không thể ép buộc khán thính giả phải xem hoặc nghe những gì mà người khác cho là tốt, là hay, là cần phải xem và nghe. Điều này dựa trên một trong những nguyên lý cổ điển của kinh tế thị trường vốn cho rằng “khách hàng là vua”. Như vậy có nghĩa là cái mà người dân muốn nghe chính là cái mà người dân cần nghe, và chính đó là nhu cầu của người dân mà tổ chức truyền hình phải đáp ứng. Và điều này cũng mặc nhiên bác bỏ bất cứ một ý định nào muốn đưa ra một chính sách văn hóa - dù là từ phía nhà nước hay từ phía nhà truyền thông -vì những người theo quan niệm này sẽ cho rằng đây là “tuyên truyền”, là áp đặt. Những người chủ trương theo quan niệm tự do ( liberalism) này trong hệ thống truyền hình thương mại khẳng định rằng chỉ cần dựa vào nguyên tắc tự do cạnh tranh là đủ để đảm bảo cho chất lượng của nội dung các chương trình được phát sóng.

Tuy nhiên, vào cuối thập niên 1950, nhiều người bắt đầu nghi ngờ và cảm thấy có nhiều điều không ổn nếu cứ phó mặc hoạt động của truyền hình theo sự điều tiết của thị trường và quy luật cạnh tranh. Nhiều cuộc điều tra phát hiện ra rằng nhiều giới công chúng bắt đầu cảm thấy mỏi mệt và khó chịu trước hiện tượng nội dung truyền hình “ngày càng trở nên tầm thường”. Thậm chí lúc đó đã nổ ra cuộc tranh luận công khai về những “tác hại”của truyền hình. Giới chuyên gia truyền thông chỉ trích xu hướng phụ thuộc một cách mù quáng vào các cuộc điều tra thăm dò công chúng khán thính giả. Phần lớn đều đồng ý với ý kiến của White, nhà xã hội học người Mỹ: “Người đường phố không thể tự mình hình dung được cái gì mà mình muôn xem và nghe.”Đây là một mệnh đề công khai phản bác lại lối suy nghĩ “mị dân”của những nhà làm truyền hình khi những người này nói rằng họ chỉ làm theo kết quả các cuộc thăm dò vấn đề ở đây không phải là

Page 92: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

bản thân việc tiến hành các cuộc điều tra thăm dò, mà là sử dụng các kết quả điều tra đó như thế nào. Người ta chỉ có thể sử dụng kết quả điều tra để kiểm tra lại hiệu quả của các chương trình phát sóng, chứ không phải để lấy đó làm kim chỉ nam chỉ đạo cho các chương trình phát sóng.

Kết quả của cuộc tranh luận trên là, sau cuộc điều tra của ủy ban Carnegie, năm 1967 Quốc hội Mỹ quyết định thành lập Tổ chức phát thanh-truyền hình công cộng (CPB - Corporation for Public Broadcasting) có nhiệm vụ sử dụng ngân sách liên bang để phân phối và tài trợ cho sự hình thành và hoạt động của các đài phát thanh-truyền hình công cộng, làm đối trọng với hệ thống phát thanh-truyền hình thương mại. Và năm 1969, ra đời Nha phát thanh-truyền hình công cộng (PBS - Public Broadcasting Service) chịu trách nhiệm phân phối các chương trình và quản lý các hệ thống vệ tinh cho các đài công cộng này.

Hiện nay, phần lớn lĩnh vực phát thanh và truyền hình ở Mỹ vẫn do các tập đoàn thương mại tư nhân nắm giữ. Thống kê cho biết, vào năm 1980, tổng doanh thu của hệ thống truyền hình đã đạt 8,8 tỉ đô-la, còn của hệ thống phát thanh là gần 4 tỉ đô-la, trong đó phần lớn là từ nguồn thu quảng cáo.

Đài phát thanh đầu tiên của Mỹ ra đời vào năm 1920, và kể từ đó báo in không còn độc quyền trong lĩnh vực truyền thông đại chúng nữa. Ngày nay, mặc dù phương tiện truyền hình ngày càng khuếch trương mạnh, nhưng tỷ lệ công chúng của các đài phát thanh vẫn hết sức đông đảo. Năm 1991, 90% hộ gia đình ở Mỹ có ít nhất một chiếc rađiô trở lên, và tính trung bình mỗi gia đình có 5 chiếc radio. Năm 1997, trung bình mỗi người dân có hơn hai cái radio (xem bảng 5). Hàng ngày, 80% dân số Mỹ có nghe radio lúc này hoặc lúc khác, phần lớn là trong lúc đi xe hơi. Doanh thu của các đài phát thanh cũng gia tăng đều đặn: đạt mức 3,7 tỉ đô-la vào năm 1980, và lên tới 8,4 tỉ đô-la vào năm 1990, tức tăng hơn gấp đôi trong vòng 10 năm.

Năm 1991, ở Mỹ có tổng cộng khoảng 11.000 đài phát thanh, trong đó gần 9.400 là đài phát thanh thương mại (gồm 4.987 đài AM và 4.442 đài FM) và 1.460 là đài phát thanh công cộng. Phần lớn các đài phát thanh thương mại đều thuộc về một trong bốn tập đoàn lớn là: American Broadcasting Company (ABC), Columbia Broadcasting System (CBS), National Broadcasting Company (NBC), và Mutual Broadcasting System. Còn các đài phát thanh công cộng phần lớn là các đài của các trường đại học và các tổ chức nhà nước nhắm tới mục tiêu giáo dục, được tài trợ bởi nhà nước và một phần của các quỹ tư nhân. Mạnh nhất trong hệ

Page 93: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

thống đài phát thanh công cộng là hệ thống NPR (National Public Radio), lập năm 1970, hiện có 430 đài và có tới 12 triệu thính giả.

Truyền hình ở Mỹ ra đời năm 1941, nhưng chỉ phát triển mạnh kể từ sau Thế chiến thứ hai trở đi. Phương tiện truyền hình ở Mỹ được đánh giá là có ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống chính trị quốc gia cũng như đối với lối sống của người dân. Năm 1991, hầu như hộ gia đình nào (93,1%) cũng có ít nhất một chiếc ti-vi, và 65% gia đình có từ hai chiếc ti-vi trở lên. Một gia đình có thể bắt được trung bình 30,5 đài, và mở truyền hình trung bình 7 giờ đồng hồ mỗi ngày. 70% người dân Mỹ vào năm 1991 nói rằng họ theo dõi tin tức phần lớn qua truyền hình.

Từ thập niên 1950 cho tới thập niên 1970, ba hệ thống phát thanh-truyền hình thương mại tư nhân lớn nhất bao trùm toàn nước Mỹ mà người ta thường gọi “ba ông lớn”(“Big Three”), chiếm tới 90% công chúng truyền hình Mỹ qua các chương trình phát sóng không thu phí, đó là: NBC (có doanh số năm 1985 là 2,65 tỉ đô-la), ABC (doanh số 3,3 tỉ) và CBS (doanh số 2,78 tỉ) (đó là chưa kể doanh thu từ lĩnh vực xuất bản và từ các hoạt động kinh doanh khác).

Tuy nhiên, kể từ thập niên 1980 trở đi, với sự xuất hiện của công nghệ truyền hình cáp, và về sau là công nghệ truyền hình phát qua vệ tinh, ba hệ thống truyền hình thương mại nói trên bị thu hẹp dần thị trường vì gặp nhiều cạnh tranh hơn, nhất là khi ra đời hãng truyền hình chuyên phát tin tức CNN (Cable News Network) của Ted Turner (lập năm 1980), và sau đó là hãng Fox của “ông trùm”truyền thông người Úc Rupert Murdoch (lập năm 1986), và hai hãng nữa ra đời năm 1995 là Warner Brothers (WB) và Paramount (UPN). Riêng hãng CNN năm 1992 đã có một công chúng đông tới 80 triệu khán giả tại 130 nước trên thế giới.

Năm 1991, ở Mỹ có tổng cộng 1.477 đài truyền hình, trong đó khoảng ba phần tư là đài truyền hình thương mại, và còn lại là 335 đài truyền hình công cộng. Toàn bộ các đài truyền hình công cộng này đều hoạt động dưới sự phối hợp của ba tổ chức cấp quốc gia là Tổ chức phát thanh-truyền hình công cộng (CPB), Nha phát thanh-truyền hình công cộng (PES), và Hiệp hội quốc gia các đài truyền hình công cộng (NAPTS - National Association of Public Television Stations, có nhiệm vụ giúp đỡ các đài truyền hình công cộng trong việc nghiên cứu và lập kế hoạch).

Page 94: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Vào giữa năm 1993, do áp lực than phiền của công luận và cả của Quốc hội Mỹ về mức độ bạo lực trên các phim truyền hình, bôn hệ thống truyền hình tư nhân lớn nhất là ABC, CBS, NBC và Fox đã thỏa thuận là sẽ phát những lời khuyến cáo dành cho cha mẹ trước mỗi bộ phim, trong đó chủ yếu thông báo về những mức độ bạo lực có thể không phù hợp cho trẻ em. Cũng tương tự như vậy, vào tháng 2-1994, Hiệp hội truyền hình cáp quốc gia (NCTA) ra tuyên bố sẽ áp dụng các biện pháp sau: giảm mức độ bạo lực trên truyền hình, đưa ra những lời khuyên và cảnh giác cho phụ huynh về mức độ bạo lực, xây dựng một thang đánh giá mức độ bạo lực, và lập ra một nhóm chuyên trách để theo dõi và kiểm soát các chương trình truyền hình.

5. Ở Châu ÁBáo chí châu Á nhìn chung tuy chưa phát triển bằng các nước công nghiệp

phương Tây, nhưng được đánh giá là một thị trường đang tăng trưởng mạnh. Trong khi số lượng phát hành nhật báo có xu hướng giảm tại các nước công nghiệp phát triển, thì tại các nước đang phát triển ở châu Á, con số này có xu hướng gia tăng dần theo mức sông. Bình quân một người ở các nước phương Tây chi 160 đô-la/ năm để mua báo, trong khi đó ở châu Á, con số này mới chỉ đạt khoảng 10 đô-la/năm. Ở Mỹ và châu Âu, bình quân mỗi tờ báo được đọc bởi 2-3 người, trong khi ở châu Á thì nhiều hơn: ở Ấn Độ là 7 người, Thái Lan 6 người, Malaysia và Việt Nam là 5 người. Người ta ước lượng tổng doanh thu của báo chí các nước châu Á khoảng 140 tỉ đô-la vào năm 1995, trong đó kể cả tiền bán báo và tiền thu từ quảng cáo.

5.1.Thái LanThái Lan được đánh giá là nơi có các phương tiện truyền thông đại chúng

phong phú nhất để công chúng lựa chọn, so với các nước láng giềng. Đa số báo in đều là của tư nhân, trong khi ngược lại, phần lớn các phương tiện phát thanh và truyền hình đều thuộc về nhà nước và quân đội; tuy vậy, các đài này vẫn hoạt động với tư cách là những doanh nghiệp thương mại.

Kỹ thuật truyền thông vô tuyến được sử dụng lần đầu tiên ở Thái Lan vào năm 1910, và đến tháng 2-1931, đài phát thanh đầu tiên của vương quốc này chính thức ra đời. Còn trong lĩnh vực truyền hình, Kênh 4 ra đời ngày 24-6-1955 tại Bangkok - đây là đài truyền hình đầu tiên ở Thái Lan cũng như ở cả châu Á (hãng NHK của Nhật phát sóng truyền hình lần đầu tiên vào năm 1956). Năm 1980, truyền hình đã trở thành phương tiện truyền thông chủ yếu của người dân

Page 95: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

ở các khu vực đô thị. Và kể từ năm 1984, số máy truyền hình trong các gia đình đã vượt qua khỏi số lượng máy thu thanh.

Toàn bộ các hoạt động của lĩnh vực phát thanh và truyền hình, từ nội dung chương trình, quảng cáo, giờ phát sóng, cho tới các yếu tố kỹ thuật, đều phải theo quy định của Hội đồng chỉ đạo phát thanh-truyền hình (Broadcasting Directing Board) trực thuộc Văn phòng thủ tướng và được điều hành bởi một phó thủ tướng. Ngoài ra, còn có một cơ quan cũng của chính phủ mang tên là Tổ chức truyền thông đại chúng Thái Lan (Mass Communications Organization of Thailand - MCOT) chịu trách nhiệm trực tiếp điều hành nhiều đài truyền hình và đài phát thanh của nhà nước.

Năm 2005, Thái Lan có tổng cộng hơn 200 đài phát thanh, trong đó riêng thủ đô Bangkok và khu vực phụ cận có tới hơn 60 đài. Những hệ thống đài phát thanh lớn nhất là: Radio Thailand, MCOT Radio Network, Army Radio (thuộc về quân đội), Thailand Radio Portal.

Còn về truyền hình, có tổng cộng chín đài, bao gồm các kênh 2, 3, 5, 7, 8, 9, 10, 11, và 12. Hai kênh được công chúng xem đông nhất là kênh 7 và kênh 3. Cơ quan MCOT của chính phủ trực tiếp điều hành Kênh 9 (Channel 9 TV), còn Army Signal Corps (thuộc quân đội) thì trực tiếp điều hành kênh 5 (TV5). Riêng Kênh 11 (Television of Thailand [TVT] Channel 11) thì chủ yếu phát các chương trình giáo dục, kênh này trực thuộc Nha phát thanh-truyền hình quốc gia Thái Lan (National Broadcasting Services of Thailand - NBT) và Cục giao tế công cộng (Public Relations Department) của chính phủ. Ngoài ra có hai đài tư nhân là kênh 3 thuộc sở hữu của hãng Bangkok Entertainment Company, và kênh 7 thuộc về hãng Bangkok Television Company.

Trong lĩnh vực báo in, vào năm 1995, Thái Lan có tổng cộng hơn 150 tờ nhật báo (trong đó 35 tờ nhật báo cấp quốc gia và 122 tờ báo địa phương) và 177 tạp chí, phần lớn đều in bằng tiếng Thái và đều thuộc về tư nhân. Riêng ỏ thủ đô Bangkok, có 28 tờ nhật báo, trong đó có 19 tờ bằng tiếng Thái, 4 tờ bằng tiếng Anh, và 5 tờ bằng tiếng Hoa. Hai tờ nhật báo tiếng Thái lớn nhất là tờ Thai Rath (1,2 triệu ấn bản/ngày) và tờ Daily News (800.000 ân bản), hai tờ này cộng lại chiếm đến 40% tổng số độc giả báo chí của cả nước vào năm 1997. Tuy nhiên, hai tờ này vì luôn cạnh tranh với nhau gay gắt trong việc đưa tin hấp dẫn và giật gân nên thường bị coi là có xu hướng “lá cải”. Một số tờ tuần báo và tạp chí bằng tiếng Thái đáng chú ý là những tờ sau (số liệu năm 1997): Matichon (là tờ tuần báo thông tin tổng quát có số phát hành cao nhất trong số các tuần báo,

Page 96: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

300.000 ấn bản/kỳ), Siam Rath (tuần báo có uy tín thứ hai sau tờ 150.000 ân bản), Poojadkarn (tờ báo kinh tế lớn nhât ra hàng tháng, 120.000 ấn bản), Ban Muang, Naew Na,… Ngoài ra còn một số tờ ra bằng tiếng Anh như Bangkok Post, The Nation, và Bangkok World. Hãng thông tấn quốc gia là Thai News Agency, trực thuộc cơ quan MCOT của chính phủ.

Đa số các nhật báo lớn đều tập trung tại Bangkok, nơi mà 65% dân chúng đọc nhật báo hàng ngày (tỷ lệ này ở các vùng nông thôn chỉ đạt 10%). Nói chung, phần lớn các tờ báo đều hoạt động có lãi, và đều có nguồn thu từ việc bán báo và bán quảng cáo. Đáng chú ý là luật lệ ở Thái Lan không cho phép chính phủ tài trợ cho báo in tư nhân, và cũng không cho phép người nước ngoài sở hữu báo chí trong nước nhằm tránh ảnh hưởng chi phối hay khuynh đảo của nước ngoài trong lĩnh vực truyền thông này. Nhiều người nhận xét rằng mặc dù báo giới ở Thái Lan vẫn thường phải tự kiểm duyệt để tránh đụng chạm tới hoàng gia hay những vấn đề phức tạp của chính phủ, nhưng nhìn chung những năm sau nàv tự do báo chí càng ngày càng được mở rộng hơn, nhất là kể từ khi ban hành một đạo luật báo chí mới vào năm 1987 và bản Hiến pháp mới vào năm 1997. Tuy nhiên, tình trạng tự do này cũng dẫn đến những lạm dụng vì nhiều tờ báo muốn giành giật độc giả nên cạnh tranh nhau trong việc khai thác các vụ xì-căng-đan và đưa hình ảnh phụ nữ hở hang, gây ra nhiều vụ than phiền và khiếu nại. Chính vì thế vào tháng 7-1997, báo giới đã lập ra Hội đồng báo chí Thái Lan (Press Council of Thailand - PCT), tuy hội đồng này không có thẩm quyền về mặt pháp lý nhưng tự đặt ra nhiệm vụ là theo dõi và khuyến cáo báo chí tôn trọng các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.

5.2. MalaysiaMalaysia là nước có mức độ phát triển tương đôi mạnh về mặt trang bị các

phương tiện truyền thông đại chúng, chỉ đứng thứ hai sau Singapore so với các nước Đông Nam Á khác. Năm 1997, cứ 1.000 người dân thì có 434 chiếc máy thu thanh, 172 chiếc máy truyền hình, và 158 ấn bản nhật báo. Năm 2002, số người sử dụng Internet đã lên tới 7,8 triệu người, theo số liệu của International Telecommunication Union.

Tổ chức phát thanh-truyền hình Malaysia (Radio Television Malaysia - RTM) là cơ quan của nhà nước trực tiếp quản lý và điều hành hai đài truyền hình (TV1, TV2), và khoảng 30 đài phát thanh trong cả nước, trong đó có đài Voice of Malaysia phát ra nước ngoài bằng nhiều thứ tiếng, kể cả tiếng Anh. Ngoài ra, kể từ khi chính phủ cho phép tư nhân tham gia vào lĩnh vực truyền thông này vào

Page 97: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

khoảng giữa thập niên 1990, còn có thêm một số đài phát thanh tư nhân như Time Highway Radio ỏ Kuala Lumpur, và một số đài truyền hình thương mại như TV3, ntv7, TV9 (liên doanh với tập đoàn NBC của Mỹ), Metro Vision (đài chuyên phát các chương trình giải trí), hay Mega TV (chuyên phát lại các kênh truyền hình nước ngoài thu từ vệ tinh, trong đó có thể thao, phim hoạt hình).

Năm 1995, ở Malaysia có 77 tờ nhật báo và tuần báo (riêng nhật báo là 42 tờ), trong đó 17 tờ được xuất bản bằng tiếng Bahasa Malaysia (BeritaHarian, Utasan Malaysia…), 14 tờ bằng tiếng Anh (New Straits Times, Malay Mail, The Star, The Sun…) 20 tờ tiếng Hoa (Kwong Wah Yit Poh, Nanyang Siang Pau…) ba tờ tiếng Tamil, và một tờ tiếng Punjabi. Ngoài ra, còn có khoảng 80 tờ tạp chí và các loại ấn phẩm định kỳ khác chuyên về kinh doanh, giải trí, ngành nghề, phụ nữ, thời trang… Hãng thông tấn quốc gia của Malaysia là hãng Bemama. Hai tập đoàn báo chí lớn nhất là New Straits Times và Realmild Sdn Bhd, cả hai đều rất thân cận với đảng cầm quyền. Tờ New Straits Times là tờ nhật báo lớn nhất ở Malaysia, trước kia thuộc về tờ Straits Times của Singapore, ra đời từ năm 1845 thời thuộc địa Anh, nhưng tách ra từ năm 1972, có số phát hành hơn 160.000 ấn bản/ ngày, với số lượng độc giả là 618.000 người (1997).

Đặc điểm ở Malaysia là nhà nước kiểm soát rất chặt chẽ nội dung và hoạt động của các phương tiện truyền thông đại chúng, nhất là các nội dung của báo chí và phim ảnh từ phương Tây, nhằm bảo vệ các giá trị truyền thống của xã hội Malaysia và của đạo Hồi. Mỗi năm, các tờ báo đều phải xin lại giây phép xuất bản; bộ nội vụ có thể rút lại giây phép của một tờ báo hay một đài phát thanh-truyền hình nếu thấy có những nội dung “đi ngược lại các giá trị của Malaysia”.

5.3. IndonesiaNhững tờ báo đầu tiên của Indonesia xuất hiện vào khoảng những năm

1930 và 1940 dưới chế độ thuộc địa Hà Lan và vài năm dưới sự chiếm đóng của Nhật. Năm 1995, ở Indonesia có gần 70 tờ nhật báo trong số tổng cộng 286 tờ báo, với gần 6.000 nhà báo, trong đó 52% đã tốt nghiệp đại học. Có thể kể một số tờ báo lớn nhất ra bằng tiếng Indonesia như: nhật báo Kompas (ra đời năm 1969, thuộc tập đoàn báo chí PT Gramedia, đây là một tờ có uy tín phát hành trên cả nước, đạt con số 550.000 ấn bản/ngày vào năm 1997), nhật báo Pos Kota (đây là tờ báo có số phát hành cao nhất ở thủ đô Jakarta, đưa nhiều tin tức giật gân về án mạng và tình dục, dành cho giới lao động và bình dân, đạt mức 497.000 ấn bản/ngày), tuần báo Nova (dành cho phụ nữ, 690.000 ấn bản/kỳ),

Page 98: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

nhật báo Bisnis Indonesia (tờ báo kinh tế và tài chính lổn nhất ở Indonesia, ra đời năm 1985, phát hành 80.000 sô/ngày)…

Hiện nay, Indonesia có 11 đài truyền hình cấp quốc gia, bao gồm một đài của nhà nước là đài Televisi Republik Indonesia (TVRI) và 10 đài thương mại tư nhân như Surya Citra Televisi Indonesia (SCTV), Rajawali Citra TV Indonesia (RCTI), Metro TV (mới ra đời năm 2000)… Ngoài ra, một số địa phương cũng có đài truyền hình riêng của mình. Cho đến năm 1989, Indonesia chỉ có một đài truyền hình là đài TVRI, tuy nhiên vào năm đó, nhà nước bắt đầu cấp giấy phép cho các đài truyền hình thương mại và đồng thời bãi bỏ lệnh cấm quảng cáo trên truyền hình, nên sau đó số đài truyền hình tư nhân gia tăng và kèm theo đó là sự bùng nổ doanh số quảng cáo. Thống kê năm 1995 cho biết tổng doanh số quảng cáo cả năm ở đất nước này lên tới 1,34 tỉ đô-la, trong đó khoảng 65% khoản tiền này được đổ vào bốn đài truyền hình thương mại.

Về hệ thống phát thanh, nhà nước có 49 đài phát thanh, và bên cạnh đó là rất nhiều đài của tư nhân sinh sôi nhanh chóng. Vào đầu năm 2003, một báo cáo của nhà nước cho biết có đến hơn 2.000 đài phát thanh và truyền hình đang hoạt động bất hợp pháp trong cả nước, và nhà nước yêu cầu phải xin giây phép, nếu không sẽ đóng cửa.

Cũng tương tự như ở Malaysia, nhà nước Indonesia đã có thời gian dài kiểm soát chặt nội dung và hoạt động của báo chí, nhất là dưới thời tổng thống Suharto. Tuy nhiên, sau khi chế độ này sụp đổ vào năm 1998 thì tình hình tự do báo chí có được cải thiện hơn. Theo số liệu của Hiệp hội Báo chí thế giới, năm 1998 Indonesia có 79 tờ nhật báo và chỉ một năm sau đó con số này đã tăng hơn gấp đôi, lên đến 172.82 Hai tờ Tempo và DeTik từng bị đóng cửa dưới thời tổng thống Suharto đã ra mắt bạn đọc trở lại. Trong việc quản lý nội dung báo chí, nhà nước Indonesia thường dựa trên phương châm gọi là SARA - viết tắt chữ Suku (các cộng đồng sắc tộc), Agama (tôn giáo), Ras (chủng tộc) và Antar-golongan (quan hệ giữa các nhóm) -, để yêu cầu báo chí khi đưa tin và tường thuật thì cần làm thế nào để đừng xâm phạm vào những lĩnh vực này.

5.4. SingaporeTờ báo đầu tiên của Singapore là tờ The Singapore Chronicle, ra đời vào

năm 1824 trong thời thuộc địa Anh. Trong số các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, Singapore là nước giàu nhất và đồng thời cũng có mật độ phát triển các phương tiện truyền thông đại chúng mạnh nhất. Năm 1997, tính trung bình cứ

Page 99: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

1.000 người dân ở đảo quốc này thì có 744 chiếc máy thu thanh, 388 chiếc máy truyền hình, và gần 300 ấn bản nhật báo mỗi ngày.

Truyền thông đại chúng là lĩnh vực mà Singapore quản lý rất chặt. Tuy không có chế độ kiểm duyệt, nhưng nhà nước trực tiếp nắm các phương tiện phát thanh và truyền hình và theo dõi sát sao hệ thông báo in. Hàng năm, các tờ báo đều phải xin lại giấy phép xuất bản, giống như ở Malaysia. Năm 1984, nhà lãnh đạo Lý Quang Diệu từng phát biểu quan điểm cho rằng quan niệm coi báo chí như “đệ tứ quyền”là quan niệm không phù hợp với Singapore, vì ông cho rằng nếu để cho báo chí cạnh tranh theo kiểu thị trường như ở Ấn Độ, Philippines hay Sri Lanka, thì sẽ dễ dẫn đến chỗ “rối loạn và bất đồng”trong xã hội. Tuy nhiên, có lẽ do sự phát triển của lĩnh vực truyền thông và công nghệ thông tin, nên đến năm 1998 ông đã điều chỉnh lại suy nghĩ của mình khi nói rằng tốt nhất là chính quyền nên yêu cầu các phương tiện truyền thông phải đăng tải quan điểm chính thức (của chính quyền) bên cạnh các quan điểm khác không phải của chính quyền.

Theo đạo luật báo chí của Singapore ban hành vào năm 1974 (Newspapers and Printing Presses Act - NPPA) và sửa đổi vào năm 1986, nhà nước có quyền giới hạn số lượng phát hành, trong trường hợp chưa cần dùng tới biện pháp đóng cửa, đối với tờ báo nào đưa tin xuyên tạc hoặc bóp méo sự thật, kể cả đôi với các tờ tuần báo nước ngoài nhập khẩu vào đây. Đây là biện pháp đã từng được áp dụng đối với hai tờ tuần báo Far Eastern Economic Review và Asiaweek vào năm 1987.

Hiện nay, Singapore có 11 tờ nhật báo, gồm bảy tờ tiếng Anh (The Straits Times [ra đời từ năm 1845, hiện có số phát hành tới 400.000 ấn bản/ngày và khoảng 1,23 triệu độc giả], The Business Times [ra đời năm 1976], Asian Wall Street Journal, Asiaville, New Paper, Cargo News Asia, Shipping Times), ba tờ tiếng Hoa (Shin Min Daily News, Lianhe Wanbao và Lianhe Zaobao), một tờ tiếng Mã Lai (Berita Harian), và một tờ tiếng Tamil (Tamil Murasu, ra đời từ thời thuộc địa). Năm 1997, tổng số ấn bản của các tờ nhật báo lên đến trên một triệu tờ mỗi ngày (dân số lúc này là 3,44 triệu), trong đó số ấn bản tổng cộng của các tờ báo tiếng Anh chiếm nhiều nhất (503.800), kế đó là các tờ tiếng Hoa (440.300), tiếng Mã Lai (56.200), và tiếng Tamil (7.800).

Đa số các tờ báo ở Singapore đều thuộc về tập đoàn Strait Times, mang tên là Singapore Press Holdings (SPH), là tập đoàn vốn có quan hệ mật thiết với đảng cầm quyền. Tập đoàn này sở hữu 14 tờ báo (trong đó gồm cả hai tờ báo lớn

Page 100: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

nhất của Singapore là The Straits Times và The Business Times), 6 tờ tạp chí, hai kênh truyền hình (Channel i phát tiếng Anh và Channel U phát tiếng Hoa), và một số đài phát thanh.

Trong lĩnh vực truyền hình và phát thanh, ngoài các đài thuộc tập đoàn SPH như vừa nói, còn có các đài thuộc về tập đoàn Media Corporation of Singapore (MediaCorp) như đài truyền hình Channel 5 (chuyên về giải trí), Channel 8, đài Suria (tiếng Mã Lai)… cộng với hơn một chục đài phát thanh. Tập đoàn MediaCorp có một lịch sử tương đối lâu đời ở đảo quốc này, chính nó đã lập ra đài phát thanh (1936) và đài truyền hình (1963) đầu tiên của Singapore.

Giới nhà báo Singapore phần lớn đều có bằng đại học, trong đó khá đông từng đi du học ở các nước phương Tây. Khoảng 20% nhà báo Singapore hiện nay là những người nước ngoài đến Singapore làm việc. Những người làm báo thường tốt nghiệp từ những ngành như báo chí, chính trị học, kinh tế học, luật học hay các ngành văn khoa khác. Gần đây báo chí Singapore cũng có xu hướng tuyển phóng viên từ những người đang làm việc trong những lĩnh vực khác chuyển sang làm báo. về đào tạo, trường Đại học kỹ thuật Nanyang (Nanyang Technological University) có một hệ cử nhân về truyền thông đại chúng, còn trường Đại học quốc gia Singapore (National University of Singapore) cũng có một số giáo trình về truyền thông.

5.6. Trung QuốcKể từ khi tiến hành công cuộc cải cách vào cuối thập niên 1970 trở đi,

Trung Quốc đã đẩy mạnh được tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như mức độ phát triển của các phương tiện truyền thông đại chúng, nhất là trong thập niên 1990. Nếu vào năm 1988, số lượng máy thu thanh và truyền hình tính bình quân trên 1.000 người dân mới đạt mức 184 và 27, thì đến năm 1997, hai chỉ tiêu này lên tới 335 và 321, tức tăng gần gấp đôi đối với máy thu thanh, và gấp hơn 10 lần đôi với truyền hình. Đầu năm 2004, sô người sử dụng Internet lên tới khoảng 46 triệu người.

Hiện nay, Trung Quốc có 2.119 tờ báo, 9.038 tạp chí, 568 nhà xuất bản, khoảng 2.000 đài truyền hình và khoảng 1.200 đài phát thanh. Có thể kể tên một số tờ báo lớn như: Nhân dân nhật báo ( Renmin Ribao), Trung Quốc thanh niên báo (Zhongguo Qingnian Bao), China Daily (tiếng Anh), China Economic Times (tiếng Anh), Giải phóng quân báo (Jiefangjun Bao), Quang Minh nhật báo (Guangming Ribao, chuyên về khoa học, văn hóa và giáo dục), Pháp chế nhật báo (Fazhi Ribao), Nam phương nhật báo ( NanfangRibao, ở Quảng Châu), Quảng

Page 101: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Châu nhật báo (Guangzhou Ribao)…Một báo cáo của Hiệp hội báo chí thế giới cho biết Trung Quốc vào năm 2003 đã vươn lên chiếm kỷ lục về số lượng báo phát hành hàng ngày (82 triệu bản), vượt cả Nhật Bản, Ấn Độ và Mỹ, mặc dù Nhật Bản vẫn là nước có tỷ lệ người dân mua báo hàng ngày nhiều nhất thế giới. Như vậy, tính đến năm 2003, ở Trung Quốc, bình quân cứ 1.000 người dân thì hàng ngày có khoảng 64 ấn bản báo chí, tăng gấp rưỡi so với con sô 42 ấn bản vào năm 1990.

Về lĩnh vực truyền hình và phát thanh, ở cấp quốc gia, có 10 kênh truyền hình của nhà nước thuộc hệ thông Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (China Central Television - CCTV), trong đó có đài CCTV-9 chuyên phát tiếng Anh, và hệ thống phát thanh trong nước thuộc Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc (China National Radio) và hệ thống phát thanh ra nước ngoài thuộc China Radio International. Cuối năm 2002, có tổng cộng 303 đài phát thanh lớn nhỏ trên cả nước, cung cấp 21.000 giờ phát sóng hàng ngày bằng 43 thứ tiếng, trong đó có 38 tiếng nước ngoài, tiếng phổ thông và bôn phương ngữ trong nước. Hiện nay, Trung Quốc được đánh giá là đã trở thành thị trường phát thanh lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ.

Cũng tương tự như ở Việt Nam trong thời kỳ chưa đổi mới, báo chí ở Trung Quốc trước đây được coi như một công cụ của đảng và nhà nước chủ yếu có nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục và động viên nhân dân. Sau năm 1978, khi khởi sự công cuộc cải cách, Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu chủ trương từng bước đổi mới hệ thống báo chí bằng cách nhân mạnh hơn tới chức năng thông tin của báo chí, dựa trên tư tưởng của nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình là “lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn duy nhất của chân lý”và “đi tìm chân lý qua các sự kiện”hơn là qua các công thức và khẩu hiệu sáo mòn như trước. Tuy nhiên, những đợt cải cách báo chí mạnh mẽ đều diễn ra kể từ nửa sau thập niên 1990 trở đi.

Kể từ khi thay đổi, báo chí Trung Quốc bắt đầu chú ý và đăng tải nhiều hơn các tin tức và bài vở liên quan tới những khó khăn và mặt trái của xã hội, cũng như những nội dung mang tính chất phê phán đối với các chủ trương, chính sách của nhà nước. Theo giáo sư Hồ Chính Vinh, giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát thanh và truyền hình quốc gia Trung Quốc, “nhờ cung cấp kịp thời và chính xác thông tin về hoạt động của nhà nước và doanh nghiệp, báo chí đã góp phần hình thành bầu không khí thảo luận dân chủ, thúc đẩy bộ máy nhà nước làm việc minh bạch hơn và có trách nhiệm hơn.”

Page 102: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Năm 1992, Trung Quốc chính thức coi các phương tiện truyền thông đại chúng như một ngành công nghiệp, gọi là “ngành công nghiệp cấp ba”. Năm 1998, quốc hội Trung Quốc đã đưa ra thời hạn giảm dần chế độ bao cấp tài chính đối với báo chí: kể từ năm 1998, mỗi năm giảm một phần ba số tiền tài trợ của nhà nước, và sau đó ba năm cắt hoàn toàn.

Vào giữa năm 2003, Trung Quốc tiếp tục đưa ra hai biện pháp cải cách nhằm tiến tới chỗ xóa bỏ cơ chế bao cáp đối với báo chí, đó là: (a) giảm bớt mối liên hệ của các tờ báo với các cơ quan chủ quản (mặc dù vẫn phải bảo đảm định hướng tư tưởng do cơ quan chủ quản xác lập) nhằm mục tiêu để cho các tờ báo được chủ động điều hành bởi những người chuyên nghiệp, và nâng cao chất lượng thông tin; và (b) quyết định cho phép các chính quyền địa phương châm dứt việc đặt mua báo bao cấp cho cơ quan và cán bộ của mình, vốn trước đây là điều bắt buộc (tờ báo nào không bán được thì sẽ phải “tự bơi hay là chìm”). Giải thích về ý nghĩa của những biện pháp này, ông Liu Binje, giám đốc Cục báo chí và xuất bản Trung Quốc, nói: “Chúng ta có truyền thống quá nhấn mạnh mặt tư tưởng của ngành này, trong khi coi nhẹ khía cạnh thương mại và vai trò của nó như một ngành công nghiệp. Chỉ khi nào chúng ta đối xử với nó (báo chí và xuất bản) như một ngành công nghiệp thì khu vực này mới có thể có một tương lai tốt đẹp hơn”.

Cuối tháng 11-2003, chính phủ Trung Quốc công bố một quyết định khá ngoạn mục mà tờ Nhân dân háo cho là đánh dấu “giai đoạn trọng yếu”trong nỗ lực cải cách báo chí, đó là đình bản 673 tờ báo ở các cấp chính quyền trung ương lẫn địa phương. Lý do được đưa ra là các tờ báo này hoạt động không hiệu quả và không đem lại lợi ích kinh tế-xã hội. Các tờ báo còn lại sẽ phải hoạt động theo chế độ tài chánh độc lập, tự hạch toán để tồn tại, và không còn phụ thuộc vào ngân sách nhà nước như trước nữa. Nhà nước chỉ còn cấp vốn cho hai tờ báo mỗi tỉnh và một tờ ở mỗi thành phố lớn, và ở cấp trung ương là tờ Nhân dân nhật báo.

Với chủ trương “sản nghiệp hóa”các cơ quan báo chí, nhà nước cho phép các cơ quan báo chí được hoạt động theo cơ chế thị trường, tự trang trải, hạch toán và nộp thuế theo quy định của pháp luật. Riêng về quảng cáo, một trong những nguồn thu thúc đẩy sự tăng trưởng của kinh tế báo chí, theo công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, trong 10 năm liền doanh thu từ quảng cáo trên báo chí Trung Quốc tăng 40%/năm, mức tăng trưởng cao nhất thế giới, và đến năm 2000 đã đạt con số 2,56 tỉ đô-la Mỹ. Theo số liệu của Cục báo chí và xuất bản Trung Quốc, trong tổng doanh thu của nhiều tờ báo Trung Quốc hiện nay

Page 103: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

(bao gồm phát hành, quảng cáo, và dịch vụ), thì số thu từ quảng cáo chiếm tới 80 94 - một con số đầy ý nghĩa nếu chúng ta biết rằng đến năm 1984, báo chí Trung Quốc vẫn còn chưa được phép đăng quảng cáo.

Theo giáo sư Hồ Chính Vinh, giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát thanh và truyền hình quốc gia Trung Quốc, bản đề án thí điểm phát triển ngành truyền thông công bố vào tháng 7- 2003 đã phân chia ngành truyền thông ra làm hai khu vực: khu vực công ích phi lợi nhuận, và khu vực kinh doanh vì lợi nhuận. Sắp tới, báo chí sẽ thuộc sở hữu của nhiều thành phần kinh tế, trong đó tư nhân sẽ được đầu tư vào báo chí. Số tờ báo là cơ quan phát ngôn cho nhà nước sẽ giảm. Các tờ báo khác sẽ tồn tại theo quy luật thị trường: tờ nào không bán được thì phải đóng cửa hoặc bị tập đoàn báo chí khác mua lại. Hiện đã có một số tờ báo niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Theo giáo sư Hồ Chính Vinh, có hai nhân tố sẽ tạo ra bước đột phá của báo chí Trung Quốc trong thời gian tới, một là các chính sách cải cách của chính phủ đối với báo chí, và hai là sự gia nhập của Trung Quốc vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001, trong đó Trung Quốc đã cam kết sẽ mở cửa thị trường phát hành, phim ảnh và báo chí.

Một xu hướng quan trọng khác của báo chí Trung Quốc là hình thành các tập đoàn báo chí. Năm 1996, lần đầu tiên ở Trung Quốc, nhà nước cho phép ra đời một tập đoàn báo chí ở Quảng Châu. Hai năm sau, cả nước đã có sáu tập đoàn báo chí: hai ở Bắc Kinh, một ở Thượng Hải, và ba ở Quảng Châu (Nam nhật báo, Quảng Châu nhật báo, và Dương Thành buổi chiều). Theo chính phủ Trung Quốc, báo chí vẫn là cơ quan của đảng và nhà nước, nhưng sở dĩ cần hình thành các tập đoàn báo chí là để có điều kiện tập hợp được sức mạnh về cơ sở vật chất, tài chính và nhân lực, hợp lý hóa và tối ưu hóa các quy trình sản xuất, và không những nhà nước không còn phải bao cấp về kinh tế, mà mục tiêu còn quan trọng hơn là xây dựng được những đơn vị có thực lực và có khả năng cạnh tranh không những trong nước mà cả với những tập đoàn báo chí to lớn của nước ngoài trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

Đến cuối năm 2003, Trung Quốc có tổng cộng 39 tập đoàn báo chí theo dạng này, trong đó mạnh nhất là những tập đoàn nằm ở tỉnh Quáng Đông. Mỗi tập đoàn thường đều có một tờ báo chính, các tờ chuyên đề, tạp chí, nhà xuất bản, nhà in, trung tâm nghiên cứu, một số công ty, có tập đoàn còn kinh doanh cả nhà hàng, khách sạn, kinh doanh địa ốc hay lập công ty taxi… Các tập đoàn được quyền làm kinh tế và kinh doanh trong những lĩnh vực mà pháp luật không cấm. về cơ cấu tổ chức của tập đoàn, ban lãnh đạo là một hội đồng quản trị, dưới

Page 104: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

đó có hai hội đồng: hội đồng các tổng biên tập, và hội đồng các giám đốc công ty kinh doanh. Được tự chủ về mặt tài chính, các tập đoàn thường đạt hiệu quá cao về mặt kinh doanh, và từ đó có cơ sở khuếch trương ngày càng mạnh hơn trong lĩnh vực truyền thông, kể cả các lĩnh vực truyền thông đa phương tiện.

Ngoài ra, trong lĩnh vực truyền thông đại chúng, từ nhiều năm nay Trung Quốc cũng đã đồng ý cho các nhà xuất bản và nhà in nước ngoài vào liên doanh hoặc cấp giây phép chuyển nhượng bản quyền cho đối tác Trung Quốc, hay kể cả đầu tư trực tiếp vào ngành in ấn cũng như ngành phát hành báo chí và sách vở. Tính đến cuối năm 2003, đã có hơn 50 tạp chí nước ngoài được in và phát hành tại đây bằng tiếng Hoa. Đầu năm 2004, Trung Quốc cũng vừa quyết định bỏ lệnh cấm đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực truyền hình bằng cách cho phép các công ty nước ngoài được nắm giữ cổ phần không chi phối trong các hãng sản xuất chương trình truyền hình của Trung Quốc, cho phép các hãng phim trong nước liên doanh với nước ngoài (trước đây chỉ cho phép hợp tác sản xuất phim mà thôi), và công ty tư nhân trong nước từ nay cũng được quyền xây dựng các kênh truyền hình có thu tiền. Kể từ ngày 28-11-2004, các công ty truyền thông có vốn nước ngoài bắt đầu được tham gia vào doanh nghiệp phát thanh và truyền hình Trung Quốc bằng hình thức cổ phần, nhưng không được phép tham gia vào chương trình thời sự.

Chương 6: BÁO CHÍ Ở VIỆT NAMXã hội Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX trở về trước chưa có báo chí. Người ta

kể rằng các nhà vua triều Nguyễn, từ vua Minh Mạng trở đi, thường lệnh cho các tàu buôn mỗi lần đi Hương Cảng thì mang báo Anh về, rồi nhờ mấy nhà truyền giáo Tây phương dịch lại cho triều đình nghe.

Thời bấy giờ, hệ thống thông tin liên lạc trong nước chủ yếu dựa vào mạng lưới trạm thiết lập từ thế kỷ X. Người lính trạm chạy bộ hoặc đi ngựa từ trạm này qua trạm khác (cách nhau khoảng 20 km) để chuyển văn thư của vua quan, và thường phải mất tới 8 ngày để vượt qua 700 km từ Hà Nội vào tới Huế. Ngoài ra cũng có dùng chim bồ câu để đưa thư. Còn ở cấp làng xã thì khi có việc làng, lý

Page 105: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

trưởng và hương chức sai người mõ làng, thường được gọi là “thằng mõ”, đi đánh mõ để mời người dân trong làng ra họp ở đình. Người mõ làng còn làm nhiệm vụ báo hiệu giờ giấc hàng đêm bằng những hồi mõ theo từng canh, khi có biến cố bất ngờ thì gõ liên hồi để báo động.

Trong một bài viết trên tờ Tri tân năm 1945, cụ Nguyễn Văn Tố cho rằng thực ra có thể tìm thấy những mầm mống tiền thân của báo chí qua hình thức thông tin ở Quảng Văn Đinh thời Lê Thánh Tôn (“nơi niêm yết những phép tắc dân”), ở Quảng Minh Đình thời Gia Long (cũng là nơi dán các huân lệnh của nhà vua), hay qua những sinh hoạt “giảng thập điều”ở các đình làng.

Việt Nam tuy đã có nghề in từ thế kỷ XV, nhưng do lệ thuộc vào kỹ thuật khắc chữ trên bản gỗ nên nghề này không khuếch trương mạnh được công việc ấn loát sách vở.

Ngay sau khi Pháp chiếm được Nam kỳ và bắt đầu thiết lập chế độ thuộc địa tại Việt Nam, báo chí với tư cách là một phương tiện truyền thông mới mẻ đã lần đầu tiên xuất hiện tại Sài Gòn. Sau khi đánh chiếm Sài Gòn, đô đốc Bonard đưa vào một máy in và hai thợ sắp chữ, và kể từ năm 1861 đã lần lượt cho xuất bản mấy tờ công báo bằng tiếng Pháp và tiếng Hán. Đầu tiên là tờ Le Bulletin officiel de l’Expedition de la Cochinchine (Công báo của quân đội viễn chinh Nam kỳ), ra đời năm 1861, phát hành mỗi tuần một lần, do đô đốc Chamer và sau đó là đô đốc Bonard điều khiển. Năm sau, lại ra tiếp tờ Le Bulletin des Communes (Xã thôn công báo) (1862) in bằng chữ Hán, phát hành đến các cấp chính quyền địa phương và làng xã để thông tin về chính sách và chỉ thị của nhà cầm quyền. Năm 1864, xuất hiện tờ thứ ba mang tên Le Courrier de Saigon (Thư tín Sài Gòn), phát hành mỗi tuần hai số) cũng do một người Pháp điều khiển; về nội dung, ngoài việc đăng các công văn, nghị định của nhà cầm quyền tương tự như hai tờ báo trên, tờ báo này đã bắt đầu đề cập tới những vấn đề xã hội và tin tức địa phương.

Cùng lúc đó, để chuẩn bị cho ra một tờ báo bằng tiếng Việt, đô đốc Bonard cho đặt làm chữ quốc ngữ (chữ in rời) tận bên Pháp. Và năm 1864, ra đời nhà in chữ quốc ngữ đầu tiên d Sài Gòn.

1. Những tờ báo đầu tiênTờ báo in bằng chữ quốc ngữ đầu tiên là tờ Gia Định báo, ra số một vào

ngày 15-4-1865, theo nghiên cứu của Huỳnh Văn Tòng. Tờ Gia Định báo được phát hành vào ngày 15 mỗi tháng, có bốn trang, khổ 32x25 cm. Lúc đầu, nhà

Page 106: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

cầm quyền Pháp giao cho Emest Potteaux quản lý, đến năm 1869 giao cho Trương Vĩnh Ký và Huỳnh Tịnh Của. Nội dung tờ báo chủ yếu đăng công văn, chỉ thị của nhà cầm quyền, nhưng cũng thêm có một phần đăng tin tức trong nước. Độc giả chính của tờ báo này chỉ giới hạn trong số các công chức làm cho Pháp, vì người dân lúc ấy ít ai biết đọc chữ quốc ngữ.

Những năm sau đó, một số tờ báo in bằng chữ quốc ngữ khác lần lượt xuất hiện tại Sài Gòn, như tờ Nhựt trình Nam kỳ (Le Journal de Cochinchine) (1883) với hai thứ tiếng Việt và Pháp, Thông loại khóa trình (Miscellanées) (1888) của Trương Vĩnh Ký, Phan Yên báo ra hàng tuần (1898) của Diệp Văn Cương, Nông cổ mín đàm ra hàng tuần (1901) của Canavaggio, chủ bút đầu tiên là Lương Khắc Ninh, về sau là Gilbert Trần Chánh Chiếu, Nhựt báo tỉnh ra hàng tuần (1905), Lục tỉnh tân văn (1907)…

Còn ở miền Bắc, vào năm 1882, Hà Nội bắt đầu có nhà in và năm sau ra đời tờ Le Bulletin du Comité d’etudes agricoles, industrielles et commerciales de l’Annam et du Tonkin (Bản tin của ủy ban nghiên cứu canh nông, kỹ nghệ và thương mại của Trung kỳ và Bắc kỳ) (1883). Sau đó là một số tờ khác, chủ yếu là ở Hà Nội và Hải Phòng, như: L’Avenir du Tonkin (Tương lai xứ Bắc kỳ) (1884), Le Courrier d’ Hai Phong (Thư tín Hải Phòng) (1886), hai tờ in bằng chữ Hán là Bảo hộ Nam dân (1888) và Đại Nam đồng văn nhật báo (1892) (năm 1907, tờ này có thêm cái tên là Đăng cổ tùng báo và có thêm phần quốc ngữ), Đại Việt tân báo (1905) (có cả chữ Hán và chữ quốc ngữ)…

Tờ nhật báo đầu tiên của Việt Nam xuất hiện tại Hà Nội vào năm 1919 với tờ Trung Bắc tân văn (ra đời từ 1913, chi nhánh của tờ Lục tình tân văn ở miền Bắc và miền Trung). Sau đó là tờ Thực nghiệp dân báo ra đời ngày 12-7-1920 cũng tại Hà Nội (đến tháng 1-1934 chuyển qua xuất bản hàng tháng). Trong khi đó ở Sài Gòn, đến ngày 3-10-1921 mới có tờ nhật báo đầu tiên là tờ Lục tỉnh tân văn (tuần báo này ra đời từ năm 1907, đến năm 1921 sát nhập với tờ Nam Trung nhật báo để ra hàng ngày và vẫn giữ tên Lục tĩnh tân văn). Ngày 16-1-1924, ở Sài Gòn xuất hiện tờ nhật báo thứ hai là tờ Trung lập báo (1924-1933). Còn tại miền Trung, tờ nhật báo đầu tiên và cũng là tờ báo đầu tiên xuât hiện ở miền Trung là t ờ Tiếng dân của Huỳnh Thúc Kháng, ra mắt tại Huế ngày 10-8-1927.

2. Báo chí trong ba phan tư đau thế kỷ xx qua vài con sốDựa trên bản Mục lục báo chí ngữ 1865-1965, chúng tôi đếm được tổng

cộng 750 tờ báo ra bằng tiếng Việt lần lượt xuất hiện trên cả nước trong thời gian

Page 107: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

kể từ năm 1865 cho đến trước thời điểm Hiệp định Genève (1954). Số lượng cụ thể trong từng giai đoạn như sau:

- 1865-1900: 4 tờ

-1901-1910: 6 tờ

-1911-1920: 11 tờ

- 1921-1930: 67 tờ

-1931-1940: 391 tờ

- 1941-1950: 211 tờ

- 1951-1954: 60 tờ

Tổng cộng: 750 tờ.

Phần lớn đều là báo chí tư nhân, và tập trung chủ yếu ở Sài Gòn và Hà Nội. Tuy phong phú về số lượng, nhưng ít có tờ sống được lâu, phần lớn chỉ ra được chừng một hai năm thì đóng cửa, có nhiều tờ chỉ ra được vài số rồi ngưng. Điều này phản ánh tính chất không ổn định trong đời sống báo chí, tính chất bấp bênh về vị thế của những người làm báo, cũng như bộc lộ tình trạng nhiều biến động trong đời sống chính trị xã hội. Có những tờ do chỉ trích chính quyền thực dân nên bị đình bản, nhóm làm báo đành xoay qua mở tờ khác. Nhiều nhà báo không có vốn, phải đi vay tiền để ra từng số, đến lúc cạn vốn thì đành đóng cửa tờ báo, khi nào kiếm được tiền thì lại tục bản… Theo tính toán của chúng tôi, trong tổng số 750 tờ báo kể trên, 81% không tồn tại quá ba năm, 42% không quá một năm. Những tờ có tuổi đời tương đôi dài nhâ't là những tờ như:

- Nông cổ mín đàm: 24 năm (1901-1924)- Lục tỉnh tân văn: 38 năm (1907-1944)- Trung Bắc tân văn: 29 năm (1913-1941)- Nam phong tạp chí: 18 năm (1917-1934)- Tiếng dân: 17 năm (1927-1943)

Cũng vẫn căn cứ trên bản Mục lục báo chí ngữ nói trên, chúng tôi đã tính toán và thống kê được số tờ báo có mặt trong từng năm, tính từ năm 1865 cho tới tháng 6-1954 (xem biểu đồ 2).

Biểu đồ 2. Số lượng các tờ báo tiếng Việt trong từng năm, từ 1865 tới 6-1954

Page 108: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Biểu đồ 2 cho thấy những năm cuối thập niên 1920 và nhất là thập niên 1930 mới thực sự là giai đoạn mà báo chí dần dà xuất hiện nhiều, trong đó hai năm cao nhất là năm 1938 có 143 tờ, và năm 1939 lên tới 151 tờ. Theo nhà sử học Daniel Hémery, năm 1938 là cái mốc đánh dấu sự ra đời của báo chí đại chúng với số ấn bản lớn. Mặt khác, số tờ báo ra bằng tiếng Việt trong khoảng thời gian này cũng gia tăng mạnh hơn so với mức tăng của các tờ báo ra bằng tiếng Pháp, và theo lời Hémery, đây là giai đoạn “mùa xuân báo chí”mà chủ lực chính là các tờ báo cách mạng: “Phải nói là lúc này, sự lũng đoạn hầu như độc quyền của báo chí thực dân đã cáo chung.”Biểu đồ 2 còn cho thấy trong Thế chiến thứ hai, số lượng báo chí sụt giảm nặng nề, mà thấp nhất là năm 1945 chỉ có tám tờ còn ra báo trên cả nước. Nhưng sau đó, số báo tăng dần lên lại đến mức cao nhất là 83 tờ vào năm 1949.

Số lượng ấn bản báo chí trước năm 1938 nói chung khá thấp, phần lớn chỉ từ vài trăm cho tới vài ngàn số mỗi kỳ. Nguyệt san Thông loại khóa trình (Miscellanées) bằng tiếng Pháp của Trương Vĩnh Ký vào năm 1888 mỗi số chỉ tiêu thụ được chừng ba bốn trăm. Vào giữa thập niên 1920, tờ La Cloche fêlée của Nguyễn An Ninh mỗi lần phát hành được khoảng 1.000 số còn tờ nhật báo Trung lập báo thì bán chạy nhất, đứng đầu trong số các tờ báo lúc ấy, được khoảng 15.000 số mỗi ngày.15 Một số tờ chuyên ngành như tờ Sài thành (1930-1931) ra mỗi thứ bảy, chuyên đăng dự đoán về những cuộc đua ngựa diễn ra ngày chủ nhật, mỗi kỳ chỉ in 250 số, hay tờ Điện xa tạp (1928-1929) ra hàng tuần chuyên về xe hơi, mỗi kỳ cũng chỉ in 500 số. Còn tờ Dân chúng (1938-1939), cơ quan của Đảng Cộng sản Đông Dương ở Sài Gòn, lúc đầu bán được 2.000 số, sau đó tăng lên 4.000, rồi 6.000, rồi 10.000 số, riêng số Xuân 1939 lên tới 15.000 số.

Một tài liệu cho biết số ấn bản của một số tờ báo lớn ở Việt Nam vào năm 1938 như sau:

- Ở Hà Nội: nhật báo Đông Pháp (17.000 số), tuần báo Ngày nay (7.000).

- Ở Sài Gòn: Điện tín (ấn bản tiếng Việt của tờ La Dépêche) (10.500 số), Saigon (11.000), Phóng sự (11.500), tuần báo Dân tiến (7.000), Dân chúng (cộng sản, ra hai số mỗi tuần) (6.000), tuần báo Tranh đấu (xu hướng trốt-kít) (3.000).

Ở Sài Gòn trong thời kỳ 1954-1975, số tờ báo và số lượng phát hành có tăng hơn nhiều so với thời kỳ trước, và phần lớn cũng đều là báo chí tư nhân. Tuy nhiên, thị trường báo chí nhiều lúc trồi sụt bất thường do bị ảnh hưởng bởi các

Page 109: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

sắc lệnh kiểm soát báo chí của chính quyền Sài Gòn, và cũng một phần do tác động của giá giấy báo không ngừng leo thang (xem bảng 6).

Bảng 6. Số tở nhật báo và số lượng phát hành hàng ngày Sài Gòn, 1955-1972

Số tờ nhật báo

Số lượng phát hành

Số lượng bán

1955 27 … …1960 14 … …

12-1963 56 930.000 …1964 44 800.500 …

6-1965 36 580.5001966 25 298.0001967 21 260.0001968 23 …1970 58 …

7-1972 40 500.000 200.0009-1972 18 250.000 130.000

Nguồn: - Năm 1955, 1960: do chúng tôi tính toán căn cứ trên Mục lục báo chí Việt ngữ 1865-1965, Tổng hộ Văn hóa xã hội, Nha Văn khố và Thư viện quốc gia, Sài Gòn, 1966.

Khi nghiên cứu về báo chí Việt Nam giai đoạn 1865-1930, tác giả Huỳnh Văn Tòng viết như sau: “Ngay từ khởi thủy, báo chí Việt Nam không là báo thương mãi, mà chỉ là báo chánh trị. Vấn đề thương mãi (kinh doanh thương mãi) chỉ là yếu tố thứ yếu, so với yếu tố chánh yếu là nhiệm vụ chánh trị. Khi nào tình hình chánh trị trong nước trở nên sôi động, với những biến cố vĩ đại thì báo chí ra nhiều. Nhận xét trên đây vẫn đúng và càng đúng nếu ta nhìn khoảng thời gian 1930 về sau, mãi tới lúc gần đây”

Ở miền Nam sau năm 1954, do hoàn cảnh lịch sử chiến tranh giữa một bên là chế độ thực dân mới của Mỹ và một bên là các lực lượng yêu nước và cách mạng, tính chất chính trị và đâu tranh chính trị lại càng bao trùm bộ mặt đời sống báo chí một cách sâu xa hơn.

Page 110: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Xét về mặt nào đó, chúng ta nhận thấy dường như lịch sử phát triển của báo chí Việt Nam có những nét khá giống với lịch sử phát triển của báo chí Pháp buổi ban đầu, với hai đặc điểm chính yếu là thiên về văn chương và nhất là thiên về chính trị.

Sinh hoạt báo chí trong ba phần tư đầu thế kỷ XX đã để lại những dấu ấn sâu đậm trên nhiều lĩnh vực khác nhau trong lịch sử cận đại và hiện đại của xã hội Việt Nam.

3. Những chức năng xã hội của báo chíNhìn lại những chặng đường lịch sử, ngoài những chức năng hiển nhiên

của báo chí là thông tin thời sự và phổ biến kiến thức, chúng ta còn có thể nhận diện được một số chức năng xã hội quan trọng của báo chí trong lịch sử xã hội Việt Nam như sau: (a) phổ cập chữ quốc ngữ và thúc đẩy văn học, (b) thông tin kinh tế, (c) truyền bá những tư tưởng tiến bộ về tự do, dân chủ, dân quyền, và những tư tưởng cách tân xã hội, và (d) diễn đàn đâu tranh của các lực lượng yêu nước.

(a) Phổ cập chữ quốc ngữ và thúc đẩy văn học

Ngày 22-2-1869, đề đốc G. Ohier ra lệnh bắt buộc phải dùng chữ Việt theo mẫu tự La-tinh trong các văn bản chính thức. Ngày 18-3-1869 trên tờ Gia Định báo, có nhắc lại quy định này. Sau đó ít năm, Pháp bắt đầu cho mở trường dạy chữ Việt mới mẻ này. Đó chính là những bước đầu tiên nhằm loại bỏ ảnh hưởng của các tầng lớp sĩ phu trong xã hội Việt Nam vốn theo Nho học và cho tới lúc đó hầu như chỉ sử dụng chữ Hán hoặc chữ Nôm.

Những năm đầu, nhiều sĩ phu yêu nước tẩy chay chữ viết này, vì coi nó như công cụ của thực dân - điển hình cho thái độ này là Nguyễn Đình Chiểu. Sự thay đổi trong nhận thức của giới sĩ phu về công cụ chữ viết mới mẻ này có lẽ diễn ra khoảng một hai thập niên cuối thế kỷ XIX, khi chữ viết này bắt đầu được sử dụng trong các hoạt động văn hóa lẫn hoạt động công thương, và dần dà được giới trí thức yêu nước từ Nam chí Bắc tiếp nhận như một công cụ văn hóa, và dùng nó để triển khai các tư tưởng duy tân và chống Pháp.

Năm 1904, Văn minh tân học sách đã gọi đó là “văn tự nước nhà”và kêu gọi mọi người “đi học”chữ này vì đây là “bước đầu tiên trong việc mở mang trí khôn”. Năm 1907, trong lúc nhiều sĩ phu vẫn còn bài xích chữ quốc ngữ, Nguyễn Văn Vĩnh đã viết một câu bất hủ: “Nước Nam ta mai sau này hay dở cũng ở như chữ quốc ngữ.”

Page 111: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Sự phát triển của báo chí tiếng Việt kể từ đầu thế kỷ XX đã đóng vai trò hết sức quan trọng vào việc phổ cập chữ quốc ngữ, vào sự ra đời của thể loại văn xuôi, cũng như thúc đẩy nền văn học chữ quốc ngữ. Những tờ báo đóng góp đáng kể về mặt này ở Sài Gòn là Lục tỉnh tân văn (1907-1943), Phụ nữ tân văn (1929- 1935), còn ở Hà Nội là Trung Bắc tân văn (1913-1941), Đông Dương tạp chí (1913-1919), Nam phong chí (1917-1934), Đông Tây (1929-1932), Phong hóa tuần báo (1932-1936), Ngày nay (1935-1940)…

Nhận định về báo chí trong thời kỳ 1910-1935, Dương Quảng Hàm cho rằng báo chí đã góp phần “(1) giúp cho việc thành lập quốc văn, (2) sáp nhập vào tiếng ta nhiều danh từ mới về triết học và khoa học, (3) giúp cho sự thống nhất tiếng nội ba kỳ.”

Qua nghiên cứu về lịch sử phát triển học thuật ở Nhật Bản thời Minh Trị cũng như lịch sử “Tân thư”ở Trung Quốc, Vĩnh Sính nhận xét rằng rất nhiều từ Hán Việt thông dụng hiện nay như “xã hội”, “kinh tế”, “chính trị”, “triết học”, “dân chủ”, “phương pháp”, “vấn đề”, “lập trường”, “diễn thuyết”… không phải bắt nguồn từ tiếng Hán như nhiều người vẫn nghĩ, mà là do người Nhật đặt ra khi dịch thuật các tác phẩm khoa học xã hội của Tây phương trong thời Minh Trị, sau đó những thuật ngữ mới ấy được người Trung Quốc sử dụng lại trong các sách Tân thư, và cuối cùng được du nhập vào Việt Nam qua con đường Tân thư này vào đầu thế kỷ XX. “Ở Việt Nam vào đầu thế kỷ [XX] không có những chương trình dịch thuật có quy mô lớn từ Tân thư sang tiếng Việt (trường hợp Giai nhân ngộ ca của Phan Châu Trinh là một trong những ngoại lệ), những danh từ Hán-Việt mới phần lớn được đưa vào tiếng Việt qua báo chí.”(Chúng tôi nhấn mạnh, T.H.Q.). Sự du nhập này, theo Vĩnh Sính, diễn ra chủ yếu kể từ năm 1905 khi bắt đầu phong trào Đông du (sau đó là Đông kinh Nghĩa thục) cho tới khoảng năm 1945 khi các tờ báo Tiếng dân, Tri tân và Thanh nghị đã đình bản. Ngoài những tờ vừa kể, nhiều tờ báo đã “đóng vai trò trọng yếu trong quá trình phổ biến các danh từ Hán-Việt mới”như Đăng cổ tùng báo (trước đó là Đại Nam đồng văn nhật báo), Đại Việt tân báo, Lục tỉnh tân văn, Đông Dương tạp chí, Trung Bắc tân văn, Nam Phong, Thực nghiệp dân báo, Khai hóa nhật báo, Hữu Thanh tạp chí, Đông Pháp thời báo, An Nam tạp chí, Hà Thành ngọ báo, Thần Chung..

Xét về mặt văn học, những trang báo xuất bản hàng ngày hay hàng tuần chính là mảnh đất mầu mỡ nuôi dưỡng các thể loại văn học sinh sôi và phát triển. Nhiều tác phẩm thơ ca, tiểu thuyết, ký sự… lúc đầu được đăng trên báo, sau mới in thành sách. Trong những thập niên đầu thế kỷ XX, “chính báo chí là phương

Page 112: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

tiện duy nhất lúc bấy giờ đã cho phép nhà văn phổ biến trong dân chúng nền văn học mới, nền văn học chữ quốc ngữ cùng với những tư tưởng, những học thuyết Tây phương.”“Báo chí đã làm vai trò đi tiên phong làm giàu cho văn học và ngôn ngữ dân tộc.”

Sự đóng góp của báo chí vào văn học quan trọng đến mức có thể nói lịch sử văn học hiện đại đi đôi với lịch sử báo chí, với công lao của những nhà báo nhà văn đầu tiên như Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, cho tới rất nhiều trường hợp tương tự về sau như Lê Hoằng Mưu, Hồ Biểu Chánh, Phan Kế Bính, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Tản Đà, Ngô Tất Tố, nhóm Tự lực văn đoàn…

Theo Đào Duy Anh, báo chí Việt ngữ trong lịch sử Việt Nam là một “trường thử tài của các nhà văn sĩ”, đồng thời cũng là “trường học quốc văn của quốc dân, khiến cái địa vị báo chí trọng yếu ở trong văn học sử không có nước nào như nước ta vậy.

(b) Thông tin kinh tế

Ở Hà Nội, tờ báo kinh tế đầu tiên là một tờ bằng tiếng Pháp ra năm 1883, tờ Le Bulletin du Comité d’etudes agricoles, industrielles et commerciales de I’Annam et du Tonkin (Bản tin của Úy ban nghiên cứu canh nông, kỹ nghệ và thương mại của Trung kỳ và Bắc kỳ). Còn ở Sài Gòn, năm 1901 xuất hiện tờ báo kinh tế đầu tiên bằng chữ quốc ngữ là tờ Nông cổ mín đàm do Canavaggio sáng lập, về sau được điều hành bởi Lương Khắc Ninh, Trần Chánh Chiếu. Đây là một tờ báo ra ngày thứ năm hàng tuần, chú trọng tới canh nông, thương mại và kể cả kỹ nghệ, tới giá cả lúa gạo, cao su, cà phê và trà, vốn là mối quan tâm của giới điền chủ bản xứ. Điều này phản ánh hoài bão kinh doanh mới mẻ và đánh dấu bước chuyển trong ý thức về quyền lợi của những tầng lớp tư sản và điền chủ tư sản hóa bản xứ đang trong quá trình hình thành. Vào tháng 12-1904 chẳng hạn, tờ báo có loạt bài “Thương cổ thiệt luân”cổ động cho việc “hùn hiệp bán buôn”lúa gạo, khuyến khích “đua chen”với người Hoa và giành lây quyền lợi thương mãi cho “người bổn quốc”. Tờ này tồn tại mãi cho tới năm 1924.

Nhu cầu về thông tin kinh tế cũng được đánh dấu bởi sự ra đời của tờ Nhật báo tỉnh (Le Moniteur des Provinces) (1905-1912). Tờ này ra ngày thứ năm hàng tuần, chuyên phổ biến các văn bản pháp quy liên quan đến nông nghiệp vùng Sài Gòn-Gia Định và các tỉnh phụ cận. Sau Thế chiến thứ nhất, giới công thương người Việt bắt đầu bành trướng các hoạt động kinh doanh và đầu tư. Cuối năm 1920 ra đời tờ tuần báo Nam kỳ Kinh tế báo (1920-1924) chuyên thông tin về

Page 113: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

tình hình kinh tế, ngân hàng, tin tức về lúa gạo, cao su ở Nam kỳ, tin tức kinh tế ở Đông Dương, ở Pháp, và có cả mục tin vặt và tiểu thuyết. Có thể nói đây là tờ báo chuyên môn đầu tiên đề cập tới những vấn đề kinh tế vốn còn khá xa lạ đối với người Việt Nam lúc đó.

Thời kỳ này, một số tờ báo thông tin tổng quát khác cũng bắt đầu chú ý đăng tải nhiều hơn các tin tức, bài vở về kinh tế, như tờ Trung lập báo với bài viết về “Tình hình kỹ nghệ ở Bắc kỳ”(số ra ngày 4-1-1927), “Cách làm giàu của đồng bào ta”(ngày 28-1-1927)… Tờ báo ra hàng ngày này bán 5 xu một số lúc đầu in 5.000 số, về sau lúc cao nhất lên tới 15.000 số. Ngay từ khi ra đời năm 1924, diện tích dành cho quảng cáo trên tờ nhật báo này chiếm tới 36% trên 4 trang báo, và tới năm 1930 chiếm tới 52% trên 8 trang báo - theo nghiên cứu của Huỳnh Văn Tòng. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh tế của báo chí lúc ấy đã bắt đầu phát triển, và giới doanh nghiệp đã biết sử dụng kênh thông tin này để khuếch trương hoạt động - khác hẳn với tình hình phôi thai của báo chí trong nửa sau thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi mà báo chí chưa có mục quảng cáo, và số lượng độc giả cũng còn rất ít ỏi.

Trước năm 1945, ở Sài Gòn còn xuất hiện nhiều tờ báo chuyên ngành kinh tế thương mại khác như tờ Canh nông luận (1929-1931) chuyên đăng bài về nông nghiệp, tờ bán nguyệt san Mua và Bán (1927-1929) chuyên về chuyện mua bán, tờ Phòng Canh nông Nam kỳ Tạp ch(1933-1934), tờ Công Thương (1935), tờ tuần báo Nông Công Thương (1936-1944), hay tạp chí Việt Nam Thương mại Kỹ nghệ (1938-1939)… Báo chí kinh tế-thương mại còn tiếp tục phát triển mạnh hơn ở Sài Gòn trong những giai đoạn sau này.

Chúng tôi cho rằng báo chí đóng vai trò hết sức quan trọng trong lĩnh vực thông tin kinh tế-thương mại và kinh tế-kỹ thuật kể từ đầu thế kỷ XX trở đi, bởi lẽ đây là một kênh truyền thông không thể thiếu trong bất cứ một nền kinh tế nào, nhất là tại những thành phố lớn như Sài Gòn và Hà Nội.

(c) Truyền bá những tư tưởng tiến bộ và cách tân xã hội

Một trong những đặc điểm đáng chú ý của báo chí trong lịch sử Việt Nam, đó là chức năng truyền bá những tư tưởng cách tân xã hội. Ngoài những trào lưu tư tưởng triết học và chính trị xã hội tiến bộ của phương Đông cũng như phương Tây, chúng ta còn phải kể tới những tư tưởng cách tân xã hội được bàn luận và phổ biến trên nhiều tờ báo kể từ hồi đầu thế kỷ XX trở đi, gây những tác động không nhỏ tới tư tưởng, quan niệm và lối sống của nhiều thế hệ.

Page 114: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Khác với những sĩ phu chông Pháp thời ban đầu thường tẩy chay hầu như bất cứ những gì mà Pháp đưa vào, thế hệ sĩ phu yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX bắt đầu chuyển sang cách suy nghĩ mới theo trào lưu Duy tân hay Minh tân, đó là làm sao nâng cao dân trí, tiếp nhận kiến thức khoa học kỹ thuật, mở mang kinh tế và xã hội, để từ đó người dân Việt Nam có cơ tự lập đứng lên chống lại ngoại bang.

Báo chí, một phương tiện truyền thông lúc đó còn rất mới mẻ và chưa được phổ cập bao nhiêu, đã được giới sĩ phu yêu nước đề ra như một trong những con đường để mở mang dân trí. Theo Sơn Nam, tờ Lục tỉnh tân văn từ số 1 tới số 50 là một “thành tích đáng kể”của công cuộc Minh tân, đây là “tờ báo đối lập, công khai tranh đâu chông thực dân Pháp với chủ đỉch rõ rệt gần như đẩu tiên trong làng báo Việt Nam.”Bài vở trong tờ báo này thường đề cập tới ba loại nội dung chính: kêu gọi việc Minh tân, chống hủ tục, và những bài liên quan tới tình hình chính trị trong nước và thế giới. Trên tờ Lục tỉnh tân văn số ra ngày 21-11-1907, có đoạn viết: “Nghĩ lại sự bắt chước cũng không mau được; ban đầu thì xài quần tây, đến sau cúp tóc đội nón, bây giờ muốn đổi áo. Mấy ông tưởng vậy là đủ cuộc tri thời thức thế sao? Tôi tưởng chưa, là vì việc hủ lậu còn đầy, sự nghi nan còn nặng. Việc đọc sách, đọc nhựt trình còn sơ, việc cơ xảo, công nghệ còn hẹp. Nay lo chuyện sua se dọn quần đánh áo, hà tất duy tân! Ấy là có vỏ nó có ruột. Phải ráng mà bươn chải với đời, lo cho con nhà nước Nam thông nghề buôn, giỏi nghiệp nghệ, tiện tặn chắt lót, thủ quyền lợi.”

Trần Chánh Chiếu (Gilbert Chiếu), có lúc làm chủ bút cả hai tờ Nông cổ mín đàm và Lục tỉnh tân, cũng là một nhà lãnh đạo phong trào Minh tân, nói rằng làm báo là để “biến cải Nam nhân”, nhằm khuyến khích “người An-Nam lo việc thương mãi, học nghề nghiệp mà tranh đua quyền lợi cùng với Chệt, với Chà”để phát triển công nghiệp và thương mại, thoát ra khỏi tư tưởng “nhất sĩ, nhì nông”cổ truyền.

Ảnh hưởng của phong trào Minh tân đối với nếp nghĩ và nếp sống xã hội thời ấy đến mức nào là vấn đề còn cần được nghiên cứu, nhưng riêng nhận thức đối với kinh doanh thì có thể nói đã có đổi khác. Viên Toàn quyền Đông Dương trong một báo cáo gởi về Pháp năm 1919 có viết như sau: “Phong trào tẩy chay [Hoa thương] xảy ra ở Sài Gòn tuy quá trớn thật, nhưng nó cũng có ý nghĩa rằng tư tưởng đã thay đổi. Mới đây ít năm, người Nam Kỳ chẳng những không thích mà lại sợ cái việc thương mãi. Còn bây giờ thì họ thấy rằng thương mãi là quan trọng cho họ, thấy rằng họ cần phải cố gắng trên hướng này.”

Page 115: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Trong số các tư tưởng cách tân thời ấy, một trong tư tưởng mới hết sức đáng lưu ý là tư tưởng đề cao vai trò người phụ nữ trong xã hội, nhằm thoát ra khỏi quan niệm “tam tòng, tứ đức”cũ. Cuối năm 1907, trên tờ Lục tĩnh tân vãn số 3 đã có bài lên án tệ trạng mẹ chồng ăn hiếp nàng dâu, trên số 19 (1908) có bài lên án nạn tảo hôn, hủ tục chồng chúa vợ tôi, chồng được quyền chưng diện, ăn uống say sưa trong khi vợ thì “giữ chuồng heo, chăn vịt, ngồi ôm nồi cơm trách mắm như tôi tớ trong nhà”.

Tờ Nữ giới chung (tên có nghĩa là “tiếng chuông của giới phụ nữ”) ra đời tháng 2-1918, tuy chỉ sống ngắn ngủi đến tháng 12 năm đó, nhưng cũng đã đánh dấu một bước ngoặt trong nhận thức mới mẻ này. Ngoài việc dạy nữ hạnh, nữ công, tờ báo còn phê phán những điều ràng buộc quá đáng đối với phụ nữ, chống mê tín, cổ võ cho công thương, và có lẽ đây cũng là tờ báo đầu tiên nêu vấn đề nữ quyền lên thành vấn đề nam nữ bình đẳng. Chủ bút tờ báo là nữ sĩ Sương Nguyệt Anh, con của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Bà là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên làm chủ bút một tờ báo.

Muốn có địa vị ngang hàng với nam tử…

Năm 1918, bà Sương Nguyệt Anh viết như sau để khuyên người phụ nữ không nên chỉ biết thơ văn, mà còn phải thông thạo “tình trong thế ngoài”:

“Thuở xưa tài nữ nước ta như bà Đoàn Thị Điểm, bà Hồ Xuân Hương, bà phủ Thanh Quan, bà Diệu Liên công chúa, là đương buổi thời khoa cử nhứt sĩ nhì nông. Ngày nay ngọn sóng Âu trào qua Nam hải, các khoa học mênh mông, công nghệ thế ấy, học thuật thế kia, trông người mà ngẫm đến ta, tình buồn cảnh buồn mà không buồn, lại buồn cảnh bông tàn trảng khuyết, lý tưởng sao mà lạ vậy?

“Kìa ta mở cặp mắt ngó ra hoàng hải, người Âu Mỹ làm thầy giáo cũng đàn bà, mà thầy kiện cũng đàn bà, trong tay sẵn có một nghề, không phải nương nhờ người nam tử. Ấy cái học người ta như thế, há phải như người mình không bịnh mà rên!

“Chị em ơi! Cái nết đánh chết cái hay, dẫu văn như ả Tạ nàng Ban, cũng chẳng qua một cái trò chơi. Muốn có cái địa vị ngang hàng vổi nam tử thì [chẳng những] việc tề gia nội trợ phải thuộc lòng [mà] tình trong thế ngoài [cũng] phải ráng nên ghé mắt, tuy chưa được như ngưới Âu Mỹ song cũng đừng phụ tiếng Lạc Hồng.

Page 116: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Sương Nguyệt Anh, Nữ giới chung, số 8, 1918. Dẫn lại theo Ngô Hà, “Lược sử báo chí thành phố”(1865-1945)”trong Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, tập II, Nxb TPHCM, 1988, tr. 344

Tờ báo nữ giới thứ hai của Sài Gòn, và cũng là một tờ có nhiều ảnh hưởng quan trọng về xã hội và văn chương trong cả nước, đó là tờ Phụ nữ tân văn (1929-1939). Tờ báo này cổ động cho phụ nữ đi học, đi làm việc, tham gia hoạt động xã hội, bênh vực cuộc khởi nghĩa Yên Bái, tổ chức “đấu xảo nữ công”, “hội chợ phụ nữ”, khuyến khích “thể thao phụ nữ”, tổ chức những “bữa cơm bình dân”và “Hội dục anh”để giúp đỡ những người nghèo… Kể từ tờ Phụ nữ tân văn trở đi, nhiều tờ báo khác cũng lần lượt mở trang phụ nữ, và đề cập tới những vân đề của nữ giới.

Về sau, những tư tưởng về tự do hôn nhân và tự do luyến ái, đề cao tự do cá nhân và hạnh phúc cá nhân, tuyên chiến với lễ giáo phong kiến… còn được nhóm Tự lực văn đoàn cổ xúy trên tờ Phong hóa, với những tác phẩm nổi tiếng như chừng xuân (1933) của Khái Hưng hay Đoạn tuyệt (1934) của Nhất Linh.

Nếu cho rằng ý thức về vị trí và vai trò của người phụ nữ trong gia đình cũng như trong xã hội là một trong những cột mốc quan trọng trong quá trình chuyển biến của nhận thức về tự do cá nhân và quyền của cá nhân, về dân chủ và bình đẳng xã hội, thì có thể nói những tờ Nữ giới chung, Phụ nữ tân văn hay Phong hóa đã góp phần đáng kể vào việc xác lập được cột mốc đó.

(d) Diễn đàn đấu tranh của các lực lượng yêu nước

Từ chỗ khởi thủy là công cụ thông tin hành chánh và chính trị của nhà cầm quyền thực dân Pháp, báo chí xét như một phương tiện truyền thông về sau được các tầng lớp trí thức và các lực lượng yêu nước và cách mạng sớm nắm lấy và sử dụng như một diễn đàn và một phương tiện đấu tranh, biến địa hạt “văn báo”thành một mặt trận thực sự để vừa hướng dẫn dư luận và vận động các tầng lớp nhân dân, vừa tiến công vào thành trì của chủ nghĩa thực dân Pháp cũng như chống lại chế độ thực dân mới của Mỹ sau này ở miền Nam.

Phan Yên báo của Diệp Văn Cương là tờ báo quôc ngữ đầu tiên bị đóng cửa vì đăng những bài chỉ trích chính sách thực dân Pháp: ra đời cuối năm 1898, được 7 số thì bị đóng cửa vào đầu năm 1899.

Khác với chế độ bảo hộ ở Bắc kỳ và Trung kỳ, chế độ thuộc địa trực trị của Pháp ở Nam kỳ lúc đó, do buộc phải áp dụng những đạo luật có hiệu lực ở chính

Page 117: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

quốc như đạo luật tự do báo chí năm 1881, đã nghiễm nhiên tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động báo chí ở Sài Gòn tương đối thuận lợi hơn so với Bắc kỳ và Trung kỳ, tuy vẫn bị hạn chế bởi sắc lệnh ngày 30-12- 1898. Đây cũng là một trong những lý do khiến báo chí Sài Gòn lúc đó không những sinh sôi nảy nở mà còn quy tụ được nhiều nhà báo từ miền Bắc và miền Trung vào hoạt động từ những năm 1920 trở đi.

Từ thập niên 1920, ngoài những tờ báo của nhà cầm quyền hoặc thân chính quyền, người ta bắt đầu thấy xuất hiện nhiều tờ báo đối lập với nhà cầm quyền thực dân Pháp, từ đối lập ôn hòa tới đối lập gay gắt, trong đó có những tờ bị gây khó khăn, hăm dọa, và đình bản, chủ nhiệm thì bị bắt, như tờ La (Chuông rè) (1923-1926) và tờ (1926-1928) của hai luật sư Nguyễn An Ninh và Phan Văn Trường… Hai chí sĩ này là những trí thức yêu nước có khuynh hướng mác-xít, từ Pháp trở về, biến chữ Pháp thành “cỗ xe”đưa các tư tưởng dân chủ và cách mạng vào Việt Nam. GS Trần Văn Giàu viết: “Từ Pháp, Nguyễn An Ninh đem về hai hình thức cổ động mới đối với Sài Gòn, với cả Đông Dương nữa: làm báo đối lập với chính phủ thực dân và diễn thuyết trước đông đảo quần chúng.”Hai tờ báo kể trên kịch liệt chống lại chính sách khai hóa của thực dân Pháp, chông chủ nghĩa Pháp Việt đề huề và chính sách hợp tác của các toàn quyền Albert Sarraut và Alexandre Varenne.

Trong thời gian này cũng bắt đầu xuất hiện loại báo chí cách mạng hoạt động bí mật, điển hình như tờ Thanh niên (ra đời ngày 21-6-1925) của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội do Nguyễn Ái Quốc thành lập, tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam, được in ở Quảng Châu (Trung Quốc) rồi đưa về phát hành ở trong nước, khai mào cho dòng báo chí yêu nước và cách mạng hoạt động bán công khai và bí mật vốn vô cùng linh hoạt và phong phu trong suốt các thời kỳ từ thời chống Pháp cho tới thời chống Mỹ, bên cạnh loại hình báo chí công khai hợp pháp.

Một trong những đặc điểm đáng chú ý là sinh hoạt báo chí ở Sài Gòn-Gia Định dần dà trở thành một diễn đàn công khai cho nhiều cuộc đấu tranh về tư tưởng, về quan điểm chính trị và xã hội - đây là một thứ mặt trận mà ở đó người ta có thể theo dõi và chứng kiến những diễn tiến và xung đột giữa những luồng quan điểm khác nhau và nhiều khi trái ngược nhau. Trong tay các lực lượng yêu nước, báo chí trở thành một phương tiện đâu tranh hữu hiệu.

Trên mặt trận báo chí công khai ở Sài Gòn từ những năm 1930 đã nổ ra nhiều cuộc tranh luận mang tính chất chính trị. Chẳng hạn, cuộc tranh luận vào

Page 118: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

năm 1932-33 giữa một bên là Nguyễn Văn Tạo và Nguyễn An Ninh trên tờ Trung lập, tờ La Lutte, với một bên là những tờ như Công luận, Sài Gòn về vấn đề bầu cử hội đồng thành phố Sài Gòn, vấn đề ủng hộ sổ Lao động hay sổ Lập hiến, ủng hộ hay phản đối chủ nghĩa Pháp Việt đề huề, mà kết quả là sau đó (vào năm 1933 và 1935), lần đầu tiên sổ Lao động có người đắc cử vào hội đồng thành phố Sài Gòn, đứng đầu là Nguyễn Văn Tạo (một nhà báo cộng sản từng hoạt động ở Pháp bị trục xuất về Sài Gòn), cùng với Tạ Thu Thâu và Phan Văn Hùm. Hay cuộc tranh luận nổ ra năm 1937 trên tờ La Lutte giữa Nguyễn An Ninh và Tạ Thu Thâu về việc thành lập Mặt trận bình dân Đông Dương…

Tờ La Lutte với những người chủ trương và cộng tác như Nguyễn An Ninh, Nguyễn Văn Tạo, Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Nguyễn, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm… “đã đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử báo chí [Việt Nam]”, và “đã đóng một vai trò không nhỏ trong sự xoay chuyển thời cuộc lịch sử ở Đông Dương trong giai đoạn 1933-1936, với hệ quả ngắn hạn của nó là: chính quyền thực dân đã mất đi cái thế chủ động mà hai năm trước đó, tưởng như nó đã giành lại được”, theo sự phân tích của nhà sử học Daniel Hémery. Mặc dù là một tờ báo in bằng tiếng Pháp (lúc ấy nhóm chủ trương tờ báo có xin ra một tờ bằng tiếng Việt nhưng không được), nhưng tờ La Lutte đã có những tác dụng lớn lao đôi với dân chúng thông qua các kênh trung gian, thông qua sự phổ biến ngâm ngầm và thông tin truyền miệng. Theo Hémery, tờ báo này đã thực hiện được ba nhiệm vụ chính trong giai đoạn lịch sử đương thời: (a) nhiệm vụ “siêu”báo chí (“vừa là tiếng vang của các yêu sách thợ thuyền, vừa giúp thợ thuyền đề ra những yêu sách”); (b) nhiệm vụ “cật vấn thường xuyên”(phá vỡ sự đồng thuận của báo chí công khai về vấn đề chế độ thực dân, “nó thay thế sự phê phán lẻ tẻ từng vụ việc bằng sự phê phán có tính hệ thống và lý luận… [Nó làm] vang lên tiếng nói của kẻ bị trị phê phán kẻ thống trị”); và (c) nhiệm vụ “làm thay đổi cục diện báo chí Việt Nam”, mở ra thể loại báo chí cách mạng mang tính hợp pháp và công khai có số lượng ấn bản lớn.

Sau khi nhóm làm báo La Lutte bị phân liệt, tờ L’Avant- Garde ra đời năm 1937, do Nguyễn Văn Nguyễn, Nguyễn Văn Tạo, Trần Văn Kiết phụ trách. Tờ báo này ra được tám số thì đình bản vì bị tịch thu, và chuyển thành tờ Le Lúc này, ở Sài Gòn, do áp lực phong trào đấu tranh công khai của dân chúng đã mạnh, cho nên khi phán đoán rằng căn cứ trên đạo luật tự do báo chí năm 1881 của Pháp thì có thể ra một tờ báo tiếng Việt mà không cần xin phép trước, tờ Dân chúng, thực tế là do đảng cộng sản chủ trương, ra số 1 ngày 22-7-1938.”Tờ Le Peuple

Page 119: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

(1937-1939) và tờ Dân chúng (1938-1939) chống lại phe trốt- xkít, tích cực cổ động cho chủ nghĩa yêu nước, nêu cao các khẩu hiệu dân chủ và chống chiến tranh phát xít, cổ vũ cho Mặt trận dân chủ Đông Dương, ủng hộ Mặt trận bình dân Pháp, ủng hộ mặt trận dân chủ chống phát-xít ở Tầy Ban Nha, ủng hộ Liên bang Xô-viết… Trong cuộc đấu tranh trên trận địa báo chí này, cũng đã từng có những người Pháp tiến bộ đứng về phía dân tộc thuộc địa như luật sư Monin hay nhà báo Edgar Ganofsky.

Nhà sử học Huỳnh Văn Tòng còn nhấn mạnh tới vai trò quan trọng của báo chí (những tờ báo tiến bộ và yêu nước) trong việc góp phần thúc đẩy ý thức đoàn kết giữa người dân ba miền Trung Nam Bắc (trong việc trao đổi thông tin thông qua báo chí) trong tình hình chính sách “chia để trị”của chế độ thực dân, đồng thời làm cho lòng yêu nưổc và ỷ thức dân tộc được cổ xúy nơi người Việt Nam.

Trong thời kỳ 1954-1975, cuộc đấu tranh trên diễn đàn báo chí cũng không kém phần phức tạp, gay gắt và ác liệt so với những giai đoạn trước. Đặc điểm của những tờ báo tiến bộ và khuynh tả trong thời kỳ này là thường phối hợp hoặc gắn liền với nhiều phong trào đâu tranh đòi dân sinh, dân chủ, đòi hòa bình, thống nhất đất nước, chống Mỹ và chông chính quyền Sài Gòn của các tầng lớp xã hội khác nhau, từ trí thức, giáo sư, kỹ sư, luật sư, tu sĩ Phật giáo và Công giáo, cho tới công nhân và sinh viên, học sinh. Rất nhiều tờ báo thường xuyên bị kiểm duyệt, bị tịch thu (cho nên hồi đó người ta thường gọi tắt là “hốt cắt đục”), nhiều chủ nhiệm và chủ bút phải “vác chiếu”ra tòa và lãnh án, nhiều ký giả bị bắt giam vì tội chống chính quyền…

Tính riêng từ tháng 1-1970 tới tháng 8-1972, chính quyền Sài Gòn đã tịch thu tổng cộng 1.180 lần đối với nhiều tờ báo khác nhau, trong đó nặng nhất là tờ Tin sáng bị tịch thu tới 285 lần, kế đó là tờ Điện tín bị 226 lần. Còn tính từ tháng 8-1972 tới tháng 9-1974, tổng cộng có 1.868 vụ tịch thu. Trong bối cảnh các phong trào chông tham nhũng của các tầng lớp nhân dân ngày càng mạnh, thì vào ngày 28-9-1974, rồi 13-10-1974, và liên tiếp trong ba ngày 15 tới 17-11-1974, báo giới ở Sài Gòn đồng loạt đình bản để phản đối các biện pháp đàn áp của cảnh sát đối với báo chí và đòi tự do báo chí. Làn sóng chống đối chính quyền của báo giới Sài Gòn lên tới cao điểm vào ngày 10- 10-1974, “Ngày ký giả xuống đường đi ăn mày”với khoảng 400 ký giả cùng với khoảng 50 dân biểu, nghị sĩ, nhà văn, nhà giáo, tu sĩ, và đông đảo các tầng lớp nhân dân và sinh viên, học sinh nhằm chống lại sắc luật 007 của chính quyền Sài Gòn, và sau đó là cuộc biểu tình ngày 31-10-1974, “Ngày công lý và báo chí thọ nạn”với số người biểu

Page 120: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

tình còn đông hơn lần trước, có thêm sự tham gia của giới luật sư và thẩm phán, đòi tự do báo chí, đòi tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức.

Những tờ báo chống chính quyền Sài Gòn gây nhiều tiếng vang trong dư luận là những tờ như nhật báo sáng (ra đời ngày 7-9-1968, và bị đóng cửa ngày 12-2-1973, của Ngô Công Đức, với sự tham gia của Hồ Ngọc Nhuận, Lý Quí Chung, và những cây bút tên tuổi như giáo sư Lý Chánh Trung, linh mục Nguyễn Ngọc Lan…), nhật báo Điện tín (ra đời ngày 2-7-1969, với sự cộng tác chủ yếu của nhóm nhà báo làm cho Tin sáng), và những tờ tạp chí như Hành trình, Đất nước (của giáo sư Nguyễn Văn Trung, ra năm 1967), Trình bầy (của Thế Nguyên, ra vào tháng 6-1970, hai tuần một số), Đối diện (của linh mục Chân Tín, ra từ tháng 7-1968, tờ nguyệt san này về sau phải rút vào hoạt động bí mật, in rônêô, lúc đầu đổi tên thành ĐD, sau đó Đồng dao, rồi đứng dậy)…

Trong lịch sử ba phần tư đầu thế kỷ XX, đặc biệt là ở thành phố Sài Gòn, báo chí yêu nước và tiến bộ ở các mức độ công khai, bán công khai và bí mật khác nhau, đã chứng tỏ là một bộ phận hữu cơ không thể thiếu của các phong trào đấu tranh ở đô thị. Với tư cách là một phương tiện truyền thông hiện đại, nhiều tờ báo đã kế tục truyền thống “văn dĩ tải đạo”mà cụ Đồ Chiểu đã khắc họa, tự nguyện làm người “thầy thuốc”của xã hội như lối ví von của Phan Văn Hùm, hay là người “quyết sống, đặng làm cho đều ‘phải’ nó thắng đều ‘quấy’”theo cách nói của Nguyễn An Ninh. Trong nhiều trường hợp, báo chí là người lính xung kích và đồng thời cũng là một trong những “người tổ chức”phong trào. Phong trào đấu tranh nuôi dưỡng báo chí; báo chí hỗ trợ, cổ động và thúc đẩy phong trào. Báo chí không phải chỉ là “phương tiện”đấu tranh, mà chính là “nơi diễn ra cuộc đấu tranh nàỵ”. Hiểu theo nghĩa này, chính hoạt động báo chí đã tạo ra một không gian xã hội mới trong xã hội dân sự; không gian này phản ánh các mốì tương quan lực lượng và, như một thứ “đấu trường”, đó là nơi diễn ra những quá trình xung đột, giằng co không ngừng giữa các lực lượng và các trào lưu tư tưởng chính trị-xã hội qua các thời kỳ lịch sử.

4. Báo chí sau ngày giải phóng miền NamSau ngày giải phóng và thống nhất đất nước năm 1975, đời sống báo chí

Việt Nam bước sang một trang sử mới, đối diện với những vấn đề mới của một xã hội sau chiến tranh. Tất cả các tờ báo kể từ đó đều là báo chí của các tổ chức Đảng, nhà nước, hoặc các đoàn thể xã hội. Hầu như không còn báo chí của tư nhân, ngoại trừ hai tờ báo thiên tả ở miền Nam từng phải đình bản trước năm 1975 vì chống lại chính quyền Sài Gòn, sau ngày giải phóng được phép tục bản:

Page 121: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

đó là tờ nguyệt san Đứng dậy (vốn là tờ Đối diện) của linh mục Chân Tín, tiếp tục ra báo trở lại và hoạt động cho tới cuối năm 1978; và tờ nhật báo Tin sáng của Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận, hoạt động cho tới số cuối ra ngày 29-6-1981.

Sau hơn 10 năm hoạt động trong cơ chế quản lý quan liêu bao cấp, báo chí kể từ khi có đường lối đổi mới vào năm 1986 trở đi đã từng bước xác lập lại chức năng thông tin và ngôn luận thực sự của báo chí. Chúng tôi sẽ trở lại phân tích ý nghĩa của quá trình chuyển biến này kỹ lưỡng hơn trong mục sau. Ở đây, trước hết chúng tôi muốn nói tới một trong những nét nổi bật dễ thây của báo chí trong thời kỳ đổi mới là sự nở rộ về số lượng các tờ báo cũng như số lượng ấn bản phát hành.

Nếu vào năm 1985, cả nước mới có 282 tờ báo và tạp chí các loại, thì đến tháng 6-2005, tức là trong vòng 20 năm sau, con số tổng cộng lên tới 713 ấn phẩm các loại, thuộc 553 cơ quan báo chí (trong đó, 157 tờ báo và 396 tạp chí) (chưa kể khoảng 1.000 bản tin), tăng gấp 2,5 lần so với năm 1985 (xem biểu đồ 3). Và đội ngũ các nhà báo, bao gồm cả báo in lẫn phát thanh và truyền hình, vào giữa năm 2005 lên tới hơn 14.000 người, tăng gấp 2,2 lần so với năm 1989.

Biểu đồ 3.Số lượng các tờ báo trên cả nước, 1985-2005

Tính đến tháng 6-2005, 64 tỉnh, thành trên cả nước đều có đài phát thanh và truyền hình. Mạng lưới truyền thanh cơ sở có tổng cộng 600 đài cấp huyện, trong đó có 288 đài đã phát sóng FM, và gần một nửa số xã trong cả nước có trạm truyền thanh. Trong lĩnh vực Internet, cũng tính tới thời điểm giữa năm 2005, cả nước có tổng cộng hơn 50 đơn vị báo điện tử và các nhà cung cấp thông tin trên Internet, và khoảng 2.500 trang thông tin điện tử (website).

Kể từ những năm đổi mới trở đi, ngày càng có thêm nhiều tờ báo mới ra đời, thuộc đủ các thể loại, và nhắm đến đủ mọi giới, mọi ngành trong xã hội. Nhiều tờ tăng số trang, tăng kỳ phát hành, trong đó có một số chuyển lên thành tờ báo ra hàng ngày. Một xu hướng rất đáng chú ý là nhiều tờ còn đẻ ra thêm các số đặc san, chuyên đề, số cuối tuần, số cuối tháng…, đặc biệt là ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, hình thành nên những nhóm báo có thực lực và có nhiều triển vọng khuếch trương.

Những thay đổi trong tư duy làm báo cũng như cung cách làm báo đã làm cho đời sống báo chí tìm lại được sức sống, phản ánh được hơi thỏ của hiện thực xã hội, và chính nhờ đó mà người dân tìm mua báo nhiều hơn, đọc báo nhiều hơn, và tin cậy hơn vào báo chí. Mỗi khi xảy ra một sự kiện lớn nào đó, báo bán

Page 122: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

chạy như tôm tươi, in ra không đủ bán. Báo chí bây giờ đưa tin nhanh hơn, nhạy bén hơn, đáp ứng những nhu cầu thông tin và giải trí ngày càng đa dạng của các tầng lớp xã hội. Tuy lĩnh vực thông tin kinh tế hiện nay chưa hẳn phong phú và đầy đủ, nhưng các nhà kinh doanh và những người làm ăn buôn bán giờ đây cũng đã coi báo chí là một trong những nguồn thông tin cần thiết hàng ngày.

Những dữ kiện thống kê về số lượng ấn bản báo chí cho thấy mức độ gia tăng cũng đáng kể trong hai thập niên qua. Năm 2004, cả nước đạt con số 669,7 triệu bản (kể cả báo và tạp chí), tăng gấp 2,7 lần so với năm 1985 (251,8 triệu ấn bản). Riêng TP Hồ Chí Minh đạt mức tăng mạnh hơn: tăng gấp 6,5 lần cũng trong khoáng thời gian gần 20 năm này (313,1 triệu ấn bản năm 2004 so với 48,1 triệu năm 1985) (xem biểu đồ 4).

Tuy nhiên, mặc dù đã có tăng so với trước, nhưng nhìn chung số lượng ấn bản báo chí tính trên đầu người ở Việt Nam hiện nay vẫn còn rất thấp, và số lượng nhật báo vẫn còn quá ít. Vào năm 2004, trên cả nước mỗi ngày bình quân có 22 ấn bản báo chí các loại cho mỗi 1.000 người dân (hoặc 8 ấn bản/người/năm). Riêng tại TPHCM, con số này là 150 ấn bản báo chí cho mỗi 1.000 người (hoặc 55 ấn bản/người/năm), cao gấp bảy lần so với mức bình quân của cả nước.

Mới đây, Bộ Văn hóa-Thông tin dự kiến đến năm 2010, cả nước sẽ có 900 triệu ấn bản báo chí hàng năm, tức cũng chỉ lên tới mức 10 ấn bản/người/năm. Trong khi đó, báo chí cho biết ở Trung Quốc vào năm 2003, mức bình quân đã là 23 ấn bản/người/năm78 (tăng gấp rưỡi so với con số 15 ấn bản/người/năm vào năm 1990). Như vậy có nghĩa là, theo kế hoạch, số ấn bản báo chí tính trên đầu người ở Việt Nam trong 5 năm nữa (2010) vẫn chưa bằng con số của Trung Quốc cách đó 20 năm (1990)

Thống kê cho thấy, trong năm 2004, gần một nửa (46,8%) số lượng ấn bản báo chí cả nước được sản xuất và phát hành từ TPHCM (313,1 triệu ấn bản so với con số 669,7 triệu ấn bản của cả nước) (xem biểu đồ 4). Tính ra trong năm 2004, trung bình mỗi ngày thành phố này phát hành hơn 858 ngàn số báo các loại. Vốn có truyền thông báo chí lâu đời nhất, TPHCM sau ngày giải phóng vẫn là nơi phát triển báo in mạnh nhất nước. Vào năm 1980, thành phố chỉ có 13 tờ báo. Năm 1986, lên tới 23 tờ (thuộc 16 cơ quan báo chí). Nhưng đến cuối năm 2004, đã có tổng cộng 64 tờ báo (tức tăng gần ba lần so với năm 1986, hay hơn năm lần nếu so với năm 1980), thuộc 38 đơn vị báo chí (trong đó kể cả Đài Truyền hình TPHCM và Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM), 10 tờ báo điện tử, và hơn 150 văn

Page 123: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

phòng đại diện của báo chí trung ương và các tỉnh. Như vậy, số tờ báo củaTPHCM chiếm khoảng một phần mười số báo chí cả nước, còn số phát hành chiếm gần một nửa số lượng cả nước.

Tuy nhiên, một điều cũng cần lưu ý trong lĩnh vực báo in ở Việt Nam là thể loại tạp chí cho đến nay vẫn còn khá yếu ớt, trong khi chúng ta biết rằng tạp chí là một trong những chỉ báo phản ánh đời sống văn hóa, học thuật, và mức độ phát triển khối lượng tri thức của một quốc gia. Số liệu thống kê cho biết vào năm 2004, tại TPHCM, số lượng ấn bản của các tạp chí chỉ đạt con số 20,7 triệu, bằng 6,6% so với tổng số ấn bản báo in các loại tại thành phố này (giảm đi so với con số.21,5 triệu ấn bản vào năm 2003).

Cần một chính sách quốc gia về thông tin

 ”Theo tôi, chính sách quốc gia về thông tin (CSQG-TT) phải xuất phát từ nhận định về vai trò thông tin trong thời kỳ tăng tốc, phát triển. Thông tin vừa là loại hàng hóa tinh thần đối với người dân cũng như cả cơ quan nhà nước, cho nên vai trò của nó trở thành một loại quyền lực – mà nếu biết sử dụng một cách mạnh dạn và chủ động, nhà nước sẽ tạo ra tác động tốt. Vấn đề cơ bản là chính thông tin mở, có tổ chức, vừa để đáp ứng nhu cầu vừa thực hiện quyền lực đó, chứ không nên là chính sách “đóng”hay là “ngăn chặn một cách bị động”. Chúng tôi xin nêu một thí dụ nhỏ, như hiện nay các tờ báo địa phương không được sử dụng ăng-ten parabon để thu chương trình từ vệ tinh chẳng qua là chủ trương xuất phát từ suy nghĩ của một chính sách đóng. Thí dụ đó cũng cho thấy CSQG-TT không đi kịp bước đi phát triển của nền kinh tế và của đường lối đối ngoại. Có người có cảm giác rõ rệt là thông tin của chúng ta hiện nay – nói tụt hậu là quá đáng, song rõ ràng là dậm chân tại chỗ và đứng trong thế bị động. Sự chuẩn bị cho tư thế hội nhập vào bước phát triển chung của toàn khu vực, của khối ASEAN trong hoạt động thông tin của ta như thế là chậm.

“Còn một vấn đề nữa có liên quan đến CSQG-TT là “cho ai và không cho ai ra báo”. Một trong những biểu hiện cần phải được xem xét lại là việc “cào bằng”giữa các địa phương. Chúng ta thấy tỉnh nào, hội đoàn nào cũng được “quyền”ra báo mà nhiều khi không xem xét đến thực lực. Trong lĩnh vực xuất bản chẳng hạn, theo chúng tôi nhất thiết tỉnh nào cũng có nhà xuất bản. Cũng không thể nói rằng “thành phố Hồ Chí Minh có quá nhiều báo”vì đó là một trung tâm kinh tế, văn hóa, thông tin. Chỉ có một tờ báo như hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh là quá ít, là hoàn toàn thiếu. Vấn đề đặt ra ở đây, không phải là bất cứ

Page 124: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

tổ chức tư nhân nào ra báo, mà chính là những người làm báo có tổ chức, có đơn vị chủ quản bảo đảm, đầy đủ điều kiện, cần được quan tâm để phát triển. (…)”

(Trích ý của ông Lê Văn Nuôi, tổng biên tập báo tuổi trẻ, trong bài “Báo chí trước cơ hội Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới”, thời báo kinh tế Sài Gòn, 15-6-1995, tr.6)

Số nhật báo ở Việt Nam trong những năm sau đổi mới cũng lần lần gia tăng để đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng. Nếu đến năm 1997, mới chỉ có mây tờ nhật báo trên cả nước như Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Hà Nội mới, Sài Gòn Giải phóng và Hải Phòng (không tính những tờ nhật báo ra bằng tiếng nước ngoài), thì vài năm gần đây đã có thêm một số tờ ra hàng ngày như Lao động, Tuổi trẻ, Thanh niên, Người lao động, Cần Thơ, mặc dù vẫn còn ít, nhưng cũng đã phần nào làm cho đời sống báo chí sôi động hơn, và thúc đẩy sự cạnh tranh trong việc săn tin và đưa tin của các tờ báo.

Sau đây là một số tờ báo có sốphát hành tương đối cao nhất ở Việt Nam (số liệu chúng tôi thu thập vào tháng 4-2004):

- Những tờ báo thuộc cấp trung ương: Nhân dân (khoảng 170.000 ấn bản/ngày), Quân đội Nhân dân (khoảng 80.000/ngày), Lao động (khoảng 70.000/ngày), Tiền Phong (khoảng 30.000/kỳ), Thanh niên (khoảng 150.000/ngày), Gia đình và Xã hội (khoảng 70.000/kỳ), Đầu tư (khoảng 30.000/ kỳ), Thời báo Kinh tế Việt Nam (khoảng 30.000/kỳ), An ninh Thế giới (khoảng 500.000/kỳ)…

- Những tờ báo thuộc cấp địa phương: Hà Nội mới (35.000 ấn bản/ngày), Sài Gòn Giải phóng (khoảng 70.000/ngày), Tuổi trẻ (335.000/ngày), Người lao động (80.000/ngày), Sài Gòn Tiếp thị (ra hàng tuần, 80.000/kỳ), Thời báo Kinh tế Sài Gòn (ra hàng tuần, 30.000/kỳ), Pháp luật TPHCM (tuần ra ba kỳ, khoảng 120.000/kỳ), Công an TPHCM (tuần ra hai kỳ, khoảng 300.000/kỳ)…

Điểm đáng chú ý là trong bối cảnh hội nhập kinh tế với thế giới, số tờ báo mang tính chất đối ngoại của Việt Nam xuất bản bằng tiếng nước ngoài đã tăng từ 17 tờ vào năm 1992 lên tới 30 tờ vào năm 1997, và 60 tờ vào năm 2004, trong đó nhiều nhất là những tờ Anh ngữ và Pháp ngữ (36 tờ), còn lại là các tờ in bằng tiếng Hoa, Nga, Đức, Hàn, Nhật, Khmer, Lào… Có những tờ nhật báo như Việt Nam News (tiếng Anh), Le Courrier du Vietnam (tiếng Pháp) của Thông tấn xã Việt Nam, Sài Gòn Giải phóng Nhật báo (tiếng Hoa) và The Saigon Times (tiếng Anh) ở thành phố Hồ Chí Minh. Có những tờ chuyên về du lịch như Heritage

Page 125: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

(tiếng Anh) của Vietnam Airlines, tờ mang tên 84 (ra bằng tiếng Nhật; con số “84”có nghĩa là mã số điện thoại quốc tế của Việt Nam), hay tờ Chào Việt Nam (tiếng Hàn). Ngoài ra là những tờ chuyên thông tin kinh tế như Vietnam Investment Review, Vietnam Economic Times, Vietnam Economic News, và The Saigon Times.

Cũng đặc biệt phát triển mạnh và phong phú trong những năm qua là các loại báo kinh tế, thương mại, các loại báo chuyên ngành hay chuyên giới, nhất là loại báo dành cho người tiêu dùng, dành cho phụ nữ, thời trang, giải trí…

5. Cuộc lột xác trong đời sống báo chíTrong một thời gian kéo dài hơn 10 năm trì trệ trong cơ chế quan liêu và

bao cấp (1975-1986), hầu hết các tờ báo, kể cả ở TPHCM vốn là nơi có truyền thông làm báo từ lâu, đều rơi vào lối làm báo quan phương, xơ cứng, thiên về chính trị hơn là kinh tế và xã hội, nặng về tuyên truyền hơn là thông tin, nội dung thường mang tính chất duy ý chí và áp đặt một chiều từ trên xuống. Các trang tin tức thường nghèo nàn và chỉ mang tính lễ tân hoặc công thức, ngay những tin tức về tai nạn hay thiên tai cũng hiếm thấy. Bài vở thường chỉ chú trọng mặt thành tích, luôn né tránh những mặt trái hay những chuyện tiêu cực. Và cũng rất ít khi đăng những ý kiến phản hồi của độc giả, nhất là những ý kiến phê phán hoặc đặt lại vấn đề đối với các chủ trương, chính sách của nhà nước.

Đặc trưng của báo chí thời bao cấp thực ra là sự biểu hiện mà cũng là hậu quả của một chế độ quản lý kế hoạch hóa tập trung và hành chính quan liêu, của một lối tư duy giáo điều và một quan niệm duy ý chí về vai trò “quản lý toàn diện”của nhà nước trong quá trình phát triển của xã hội.

Thực ra, những vấn đề nghịch lý và trì trệ trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội nói chung cũng như trong lĩnh vực báo chí nói riêng đã được nhiều người nhận thức ngay từ đầu thập niên 1980, nhất là khi bắt đầu xuất hiện những cuộc cải tổ kinh tế-xã hội tại Liên xô và nhiều nước Đông Âu vào khoảng giữa thập niên này. Nhưng phải nói là kể từ khi đường lôi đổi mới được chính thức xướng xuất từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986, hoạt động của các phương tiện truyền thông đại chúng ở Việt Nam mới dần dần có thể có những bước thay đổi quan trọng.

Sự thay đổi mang ý nghĩa sâu xa trước hết là chuyển từ lối làm báo thời quan liêu bao cấp sang lối làm báo đặt nền tảng trên nguyên tắc dân chủ hóa và công khai hóa. Lúc ấy, một số tờ báo, mà đi đầu là những tờ như Sài Gòn Giả phóng, Tuổi trẻ và sau đó nhiều tờ khác, đã từng bước thể nghiệm và dấn thân

Page 126: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

vào lối làm báo và lôi viết báo mới: bám sát cuộc sông, nhìn thẳng vào sự thật và thông tin sự thật, thể hiện dũng khí đấu tranh và không tránh né những vấn đề gai góc mà cũng không sợ đụng chạm, không đưa tin theo kiểu khuôn sáo, “tô hồng”hay minh họa như trước, phản ánh trung thực và khách quan tiếng nói và nguyện vọng của các tầng lớp xã hội, làm cho tờ báo thực sự là nhân dân”

Nhân Ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21-6 năm 1986, tờ Sài Gòn Giải phóng đã tóm tắt ý kiến góp ý của độc giả với báo chí như sau: độc giả đã “phê phán và nêu tác hại của việc báo chí tuyên truyền một chiều trong thời gian qua. Phê phán lối phản ánh cuộc sống theo kiểu chủ yếu là nói về thành tích, thậm chí thổi phồng thành tích, im lặng hoặc phớt lờ trước nhiều khó khăn, tiêu cực. Từ sự phê phán đó, bạn đọc đã nêu ra những yêu cầu đối với báo chí trong việc thực hiện thông tin hai chiều, thông tin phải trung thực, khách quan, cụ thể và công khai hóa trên báo những vụ việc tiêu cực và các hình thức xử lý những tiêu cực đó.”

Trên trang nhất ngày 31-8-1986, bài xã luận của tờ Giải phóng còn thẳng thắn thừa nhận rằng “đáng tiếc là từ nhiều năm qua, do đắm chìm trong lối làm báo hành chính quan liêu, và do nhiều lý do khác, việc phê bình công khai trên báo đã bị xem nhẹ.”Và tờ báo cam kết sẽ “nỗ lực khắc phục căn bệnh làm báo quan liêu, thông tin nghèo nàn, một chiều, công thức, mà chúng tôi đã mắc phải trong nhiều năm qua và đã tự phê bình trên báo.”

Kể từ năm 1986 trở đi, tin tức trên các trang báo bắt đầu “nóng”hơn, những thể loại như phóng sự và điều tra được các tòa soạn chú trọng sử dụng nhiều hơn hẳn so với trước. Lúc ấy, người ta bắt đầu đọc được những loại tin tức và bài vở mà trước đó hầu như không thể xuất hiện trên mặt báo, chẳng hạn như: “Vụ đánh cắp 51 tấn bột ngọt ở Nhà máy Thiên Hương cần được xử lý đến nơi đến chốn”(Sài Gòn Giải phóng [viết tắt là SGGP], 1-7-1986, tr. 3), “Việc cấp nhà bất hợp pháp tại Thảo cầm viên”(SGGP, 1-7-1986, tr. 3), “Đình chỉ công tác và ngưng chức hai phó giám đốc Ngân hàng quận 11”( SGGP, 3-7-1986, tr.1), “Vì sao thanh niên không thích ở khu vực sản xuất nông nghiệp?”(Tuổi trẻ, 3-7-1986, tr. 1), “Cần đánh giá trung thực chất lượng học tập của học sinh”( SGGP, 3-7-1986, tr. 1), “Tỉnh Phú Khánh xử lý nhiều vụ tiêu cực”(Tuổi trẻ , 5-7-1986, tr. 1)…

Gây tiếng vang rất lớn trong việc thực hiện chức năng phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân là mục hộp thư “Góp ý với Đại hội Đảng”mà báo Sài Gòn Giải phóng có sáng kiến mở ra từ ngày 2-4-1986 nhằm thâu thập ý kiến rộng rãi trong nhân dân để chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI. Trong thời

Page 127: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

gian này, tờ Tuổi trẻ cũng mở ra một mục tương tự mang tên “Tiếng nói phê bình xây dựng Đảng”trên trang nhất mỗi số. Mục “Những việc cần làm ngay”ký tên N.V.L. trên trang nhất báo Nhân dân từ tháng 5-1987 cũng từng là một sự kiện gây sự chú ý trong công luận về yêu cầu cấp bách của công cuộc đổi mới cũng như về chức năng xã hội của báo chí.

Phần lớn những sự kiện và vụ việc “tiêu cực”mà báo chí tường thuật đều được công luận quan tâm, bàn luận, hồi âm, sau đó hình thành nên một thứ áp lực của công luận để buộc những cơ quan hữu trách đi đến chỗ phải giải quyết vấn đề, góp phần phá vỡ những thành trì “im lặng đáng sợ”. Vì thế, ngoài chức năng thông tin, báo chí cũng đồng thời đóng vai trò phản hồi và giám sát ngược trở lại đối với các chính sách và các hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước. Báo chí trở thành một diễn đàn công cộng, nhờ công khai hóa thông tin mà góp phần làm lành mạnh hóa đời sông xã hội, tác động tích cực vào việc thúc đẩy quá trình dân chủ hóa và đổi mới ở các lĩnh vực kinh tế-xã hội khác nhau.

Nếu nói một cách hình tượng, chúng ta có thể ví không báo chí phần nào tương tự như ngôi “đình”trong xã hội cổ truyền mà cụ Nguyễn Văn Tố từng coi là một dạng tiền thân của báo chí, hay như những quảng trường “agora”ở các đô thị cổ đại Hy Lạp hoặc “forum”ở đô thị cổ La Mã, tức là những nơi công cộng mà người dân thường tụ tập, hội họp và thông tin. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, báo chí, và tiếp theo đó là những phương tiện truyền thông khác như phát thanh, truyền hình và nhất là Internet, đã mở ra một không gian công cộng mang tầm vóc và ý nghĩa rộng lổn hơn nhiều.

“Gói quá kín”

Sau khi một vị phó tong gịám đốc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (PettoVietnam) bị khởi tố và bị bắt giam vào giữa năm 2004 do có trách nhiệm liên quan tới những chuyện mờ ám của một dự án có giá trị gần 17 triệu đô-la, một nhà báo bình luận như sau về những tác hại của tập quán bưng bít thông tin:

“…Một vị lãnh đạo ngành dầu khí than: gần như không ai dám ‘sờ’ vào ngành này, đặc biệt là đối với những liên doanh đang được tiếng ‘ăn nên làm ra’. Lý do: đầy 14 ngành rát 'nhạy câm’, đóng góp rít lđn cho ngân sách. Nói những chuyện không hay rất dễ làm mất uy tín ngành, ánh hưởng đến mũi nhọn của đất nước. Vì thế rất khó làm sáng tỏ những vụ việc tiêu cực, rất khó xác minh những trường hợp giầu đột biến nếu có. Thật ra trước đây cũng có nổi lên vụ này vụ kia như vụ ‘xích neo’, vụ gói thầu số 1 Dung Quất, nhưng rồi nó… trơn như dầu, chưa

Page 128: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

phanh phui ra trò được vụ tham nhũng nào cả. (…) Vì sao họ lại dám làm như vậy? Với tư cách nhà báo đi tìm câu trả lời cho bạn đọc Tuổi trẻ, tôi đã chất vấn ông chủ tịch hội đồng quản trị PetroVietnam (người chịu ưách nhiệm quản lý tài sản nhà nước tại tổng công tỵ này) và nhận được câu trả lời đại ý là: guồng máy đã chạy như thế từ lâu rồi! Ngành dầu khí bị 'gói quá kín’ giống như nhận xét của tiến sĩ Mai Anh về ngành viễn thông vậy. Nhưng gói càng kín thì đến lúc ung nhọt vỡ ra càng kinh hoàng. Kiểu làm ăn ‘gói quá kín’ trong nội bộ ngành và coi của cải nhà nứớc (thật ra là của nhân dân) như của mình đẵ bình thường hóa chuyện đục khoét của công như là lấy tiền trong túi riêng vậy?! Nếu cái nếp dị thường đã trở thành bình thường này không bị xóa sổ thì danh sách ‘phú ông đô-la’ do tham nhũng sẽ còn dài dài.”(Xuân Trung, “Gói quá kín những ‘phú ông đô-la’”, Tuổi trẻ,5-6-2004, tr. 1 và 14).

Cũng liên quan tới những vụ trên, ông Lê Kim Toàn, phó trưởng đoàn đại biểu quốc hội tình Bình Định, đề cập tới vai trò của báo chí trong việc công bố thông tin như sau: “…Để xác định thông tin nào mình cần, tôi nghĩ nhiều đại biểu vẫn chưa xác định được. ví dụ như trường hợp các vụ việc ở tổng công ty Bưu chính viễn Thông (VNPT) hay Tổng công ty dầu khí, báo chí mà không đang tải chắc nhiều đại biểu cũng không thể biết để mà yêu cầu [văn phòng Quốc hội] cung cấp thông tin”(Tuổi trẻ, 9-6-2004, tr. 3)

6. Quá trình định chế hóaMột trong những chuyển động mang ý nghĩa sâu xa của lĩnh vực truyền

thông đại chúng trong thời kỳ đổi mới, theo thiển ý chúng tôi, đó là quá trình định chế hóa truyền thông đại chúng - tức là quá trình theo đó truyền thông đại chúng được xác lập thành một định chế xã hội. Lẽ dĩ nhiên, trong lịch sử xã hội Việt Nam, không phải đến bây giờ định chế truyền thông đại chúng mới được hình thành (thực ra nó đã ra đời khi báo chí Việt Nam bắt đầu phát triển mạnh kể từ những thập niên 1920 và 1930), nhưng phải thừa nhận một thực tế là chính công cuộc đổi mới khởi sự từ năm 1986 đã tạo ra những tiền đề và điều kiện xã hội thuận lợi để định chế này được từng bước xác lập trở lại sau những năm bị đứt đoạn trong phương thức quản lý hành chính quan liêu và bao cấp.

Điều mà chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là quá trình định chế hóa truyền thông đại chúng không phải chỉ xuất phát từ nhà nước là chính (mặc dù pháp chế hóa vẫn là một giai đoạn quan trọng trong quá trình định chế hóa), mà trước hết và chủ yếu là từ hai chủ thể chính trong lĩnh vực này, đó là nhà báo và chúng. Như chúng tôi đã từng nói, định chế là sản phẩm của đời sống xã hội. Nó

Page 129: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của từng cá nhân. Nhưng nó cũng không tồn tại một cách cố định và tĩnh tại. Trong các quá trình tương tác giữa con người với nhau trong sinh hoạt xã hội, con người vẫn không ngừng tác động tới định chế và làm cho nó có thể thay đổi. Sở dĩ người làm báo đi săn tin và viết bài là để đáp ứng nhu cầu thông tin của côna chúng; nhưng công chúng không tiếp nhận thông tin một cách thụ động, mà trái lại họ luôn có sự chọn lựa và thái độ của họ, hưởng ứng hoặc chê trách, rồi phản hồi, yêu sách trở lại đối với tờ báo, hoặc thôi không đọc nữa nếu họ không còn tin cậy vào tờ báo. Tờ báo không thể tồn tại nếu không có độc giả.

Chính quá trình giao lưu, tương tác và gắn bó giữa báo chí và công chúng đã lần hồi định hình nên một nếp sinh hoạt xã hội, một định chế xã hội,với các giá (như thông tin trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật, dân chủ hóa, công khai hóa…) và các chuẩn mực (các quy tắc hành nghề và luân lý chức nghiệp) mà đông đảo người dân đều thừa nhận và kỳ vọng. Như vậy, không gian truyền thông đại chúng không phải chỉ do nhà báo tạo ra, mà phần quyết định còn do công chúng, hay nói đúng hơn là do mối quan hệ biện chứng giữa báo giới và công chúng, nói rộng ra là giữa báo chí với xã hội. Có thể nói hoạt động truyền thông đại chúng không phải chỉ tạo ra một không gian thông tin mới, mà còn hình thành một không gian xã hội mới mang tính chất công cộng trong lòng xã hội dân sự, vốn không thể thiếu trong một xã hội dân chủ và phát triển.

Quá trình định chế hóa hoạt động truyền thông đại chúng đã xác lập một cái mốc pháp lý khi Luật báo chí được Quốc hội thông qua vào năm 1989, tức chỉ ba năm sau khi bắt đầu công cuộc đổi mới, trong đó nhà nước khẳng định quyền tự do báo chí và quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, công nhận báo chí là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, và đồng thời là diễn đàn của nhân dân.

Xu hướng định chế hóa các hoạt động truyền thông đại chúng còn được biểu hiện qua quá trình chuyên nghiệp hóa, vốn cũng được thúc đẩy kể từ khi đổi mới. Làm báo được coi là một nghề thực thụ. Ngày càng có thêm nhiều trường hoặc nhiều khóa đào tạo phóng viên, biên tập viên, đào tạo về cách tổ chức tòa soạn, cách trình bày báo… Người làm báo có vị trì xã hội đặc thù được mọi người thừa nhận, được cấp thẻ nhà báo”và có tổ chức nghề nghiệp của mình là Hội nhà báo. Quyền hạn và nghĩa vụ của nhà báo trong hoạt động nghiệp vụ cũng như trong mối quan hệ với công chúng độc giả, khán thính giả, được thể chế hóa bởi luật pháp nhà nước cũng như bởi luân lý chức nghiệp trong báo giới. Một số

Page 130: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

nguyên tắc chính mà nhà báo phải tuân thủ khi hành nghề đã được Hội Nhà báo Việt Nam thông qua trong bản “Quy ước về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của báo chí Việt Nam”tại Đại hội lần thứ 6 vào tháng 3-1995, và trong “Chín quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam”mà Đại hội lần thứ 8 thông qua vào tháng 8-2005.

10 năm sau khi ra đời, Luật báo chí đã được Quốc hội tiếp tục sửa đổi, bổ sung một số điều vào tháng 6-1999,90 trong đó đáng chú ý là có thêm một số quy định cụ thể về nghĩa vụ pháp lý của nhà báo khi hành nghề. Chẳng hạn, trong điều quy định về việc cải chính (điều 9), luật ghi rõ thêm rằng “kể từ khi nhận được lời phát biểu của tổ chức, cá nhân thì trong thời hạn năm ngày đối với báo ngày, đài phát thanh, đài truyền hình, mười ngày đối với báo tuần, trong số ra gần nhất đối với tạp chí, cơ quan báo chí phải đăng, phát sóng lời phát biểu đó”(mục 2, điều 9), và lời cải chính, xin lỗi này “phải được đăng, phát sóng tương xứng với thông tin do báo chí đã đưa ra”(mục 3, điều 9). Nếu cơ quan báo chí không cải chính, xin lỗi, thì tổ chức hay cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí hoặc “khởi kiện tại Tòa án”(mục 4, điều 9); đây là một điều khoản chưa có trong đạo luật năm 1989.

Những nỗ lực thể chế hóa đó nhìn chung nằm trong nỗ lực hoàn thiện hệ thống luật pháp nhằm xây dựng một nhà nước pháp quyền và một xã hội thượng tôn luật pháp.

Trong bối cảnh này, chúng ta mới hiểu vì sao trong vòng mấy năm gần đây, một số tờ báo đã bị công dân kiện ra tòa - điều hầu như không thể xảy ra trong thời gian cách đây 20-30 năm. Chẳng hạn vào năm 2001, một công dân ở Quảng Trị đã kiện tờ Quảng Trị vì cho rằng ông chưa hề bị tòa án kết tội mà đã bị tờ báo này gọi là “tên tội phạm”. Năm 2002, công ty La Vie kiện tờ Gia đình và Xã hội với lý do là tờ báo này đã gây thiệt hại cho công ty khi thông tin không đúng về một nguồn nước khoáng mà công ty đã có giấy phép khai thác.

Mặc dù một số nhà báo có thể tỏ ra băn khoăn khi hay tin những vụ kiện này, nhưng xét về mặt pháp quyền, phải nhìn nhận rằng những sự kiện này có thể được xem như những tín hiệu đánh dấu sự khởi động của một xã hội dân sự lành mạnh, trong đó mọi người, kể cả báo chí lẫn cơ quan nhà nước, đều phải thượng tôn luật pháp, và mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Bởi lẽ, nếu không ai được phép kiện báo chí, thì làm sao người dân tin được vào công lý? Và nếu để cho báo chí có quyền bất khả xâm phạm và muốn nói gì thì nói mà không bị ai chế tài, thì ai sẽ bảo vệ người công dân? Nói đến quyền của báo chí thì cũng

Page 131: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

phải nói đến quyền của công dân. Suy cho cùng, quyền của nhà báo sở dĩ được chế định là nhằm phục vụ cho quyền của công dân, chứ không phải ngược lại.

Qua nhiều sự kiện liên quan tới nhà báo (trong đó có những vụ xì-căng-đan khá đau xót) cũng nhưqua những cuộc tranh luận không kém phần gay gắt ngay trong báo giới (về những vấn đề như “phong bì”, chạy dự án, hù dọa doanh nghiệp, viết báo để “ăn tiền”, ép lấy quảng cáo…), chức trách và vị trí nghề nghiệp của nhà báo dần dà được xác lập lại và được quan niệm ngày một rõ rệt hơn.

Trong giới làm báo bây giờ ai cũng thấy luật lệ quy định chặt chẽ hơn trước, và người cầm bút phải tập làm quen với thái độ nghiêm cẩn và kỹ lưỡng trong công việc thông tin, kể cả trong từng câu chữ. Và không phải chỉ vì quy định của luật pháp, mà còn vì chịu áp lực trước những yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của công chúng. Lấy thí dụ về việc viết tin liên quan tới các cá nhân hoặc tới các vụ án. Luật dân sự đã quy định nghĩa vụ tôn trọng đời tư và không được xâm phạm vào quyền nhân thân của người khác. Hiến pháp và Luật tố tụng hình sự cũng đã minh định nguyên tắc suy đoán vô tội và không ai được quyền kết tội khi tòa án chưa kết tội. Lẽ tất nhiên không ai phủ nhận sứ mệnh của nhà báo là lên án cái ác, bênh vực lẽ phải. Nhưng người làm báo cũng còn có nghĩa vụ pháp lý khi cầm bút - nghĩa là không thể tự cho mình cái quyền vượt qua những nguyên tắc mà hiến pháp và luật pháp đã quy định. Nhà báo không thể nhân danh những cái lớn lao như lẽ phải hay chân lý để có thể cho rằng mình có quyền “đánh”người này hay kết án người khác khi tòa án chưa tuyên buộc, và cũng không được quyền gọi những người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự bằng những từ như “y”, “thị”, “tên”, “hạn”… hay là “tên tội phạm". Vì nếu làm như vậy thì báo chí có nguy cơ tự coi mình như một thứ quan tòa đứng bên cạnh hay bên trên tòa án công lý.

Mối quan hệ giữa báo chí với doanh nghiệp cũng là một lĩnh vực còn nhiều chuyện mà chính giới làm báo phải tiếp tục quan tâm. Mặc dù đã qua rồi cái thời mà chuyện kinh doanh và làm giàu bị coi là tội lỗi, nhưng có lẽ không ít người trong báo giới vẫn chưa hết những thái độ thành kiến và nghi kỵ đốì với các nhà kinh doanh. Và ngược lại, giới kinh doanh vẫn chưa phải đã xỏa bỏ hết thái độ e ngại, thậm chí nhiều lúc vẫn còn tâm lý sợ sệt đôi với báo chí (tất nhiên ở đây loại trừ trường hợp những “con sâu”trong làng báo đi hù dọa để tống tiền).

Quan hệ giữa báo chí và doanh nghiệp

Page 132: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Một doanh nhân từng bộc bạch với một nhà báo như sau vào năm 1997: “Chúng tôi cần được bảo vệ và cần phương tiện quảng bá trong một môi trường làm ăn vàng thau lẫn lộn, cái tốt, cái xấu đan chen vào nhau, một tình hình thị trường cạnh tranh khắc nghiệt mà ưu thế thường thuộc về người được lòng các phương tiện truyền thông. Nhà báo ngày nay được xã hội trao quá nhiều quyền hành, và một số người đã vượt quá chức năng, nhiệm vụ lẫn thực chất của bản thân mình trong khi biện pháp chế tài thì lại quá ít. Với những nhà báo có tư cách đạo đức, chúng tôi kính trọng họ. Còn một số nhà báo kiếm chác làm ăn, thì xin nói thật rằng chúng tôi cần nhưng lại xem thường”

(Xem Trần Trọng Thức, “Tản mạn chuyện nhà hảo và doanh nhân”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 19-6-1997, tr. 39.)

“… Chúng tôi nhớ lại phát biểu của một số giám đốc trong cuộc tọa đàm về nhà báo và doanh nghiệp (…). Đa số giám đốc phát biểu hôm đó nói họ ‘sợ’ những nhà báo tự cho mình có quyền phê phán, hạch hỏi, tự thấy mình quá lớn, quá cao. Một doanh nghiệp nói cụ thể: vốn liếng, tài sản của chđng tôi thuộc về… các nhà báo. Một bài ‘phê phán’ sai lệch, một tin ‘bêu xấu’ có thể làm doanh nghiệp tan tành uy tín, khó có đường làm ăn. Một giám đốc doanh nghiệp còn kể: đã tiếp một vài nhà báo không tên tuổi đến làm việc, cứ bán tín bán nghi, không biết nhà báo thật hay nhà báo giả, nhưng không dám hỏi thẻ nhà báo, vì sợ ‘mấy ổng giận thì nguy’.

“Thực tế là hiện nay, xã hội đã đặt để nhà báo ở một vị trí hết sức quan trọng. Nghề báo quan hệ tới đông đảo người đọc, người nghe, người xem, góp phần hình thành tâm lý, dư luận xã hội, trở thành một thứ quyền lực xã hội. nhưng hành xử quyền lực đó còn tùy thuộc vào cái tâm, vào lương tri nghề nghiệp của mỗi nhà báo. (…) Chúng tôi biết rằng có thiểu số - xin nhấn mạnh là thiểu số - dùng thế lực nghề nghiệp để vòi vĩnh tiền doanh nghiệp hoặc bắt đăng quảng cáo, thậm chí còn viết theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp này “đánh”daonh nghiệp kia để nhận tiền thù lao. Có điều các doanh nghiệp không tiết lộ những nhà báo đó là ai. Thiểu số đó là những “con sâu làm sầu nồi canh”là buồn lòng biết bao nhà báo chân chính, tâm huyết, dùng ngòi bút trung thực của mình để đấu tranh cho lẽ công bằng, góp phần ngăn chặn cái xấu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của giới doanh nghiệp nói riêng và đất nước nói chung”

(Hồng Quang, “Từ sự kiện Minh Điện”nghĩ về quan hệ giữa nhà báo với doanh nghiệp”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 5-11-1998, tr. 14)

Page 133: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Theo số liệu một cuộc điều tra của Hiệp hội Công thương Hà Nội vào đầu năm 2005, có tới 75% nhà doanh nghiệp tỏ ra e ngại và tìm cách tránh “bị lên báo”. Ông Nguyễn Đình Cung (Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương) lý giải hiện tượng này như sau: “Chơi với báo chí như chơi dao hai lưỡi, nên nhiều doanh nghiệp lo ngại, không muốn tiếp xúc với phóng viên.”Theo ông Vũ Duy Thái, phó chủ tịch Hiệp hội Công thương Hà Nội, thái độ phân biệt đối xử của các cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân đôi khi cũng xuất hiện cả trong giới báo chí, và chính điều này làm cho giới doanh nghiệp tư nhân chưa hết e ngại đối với báo chí.

Có lẽ một trong những điều có ý nghĩa sâu xa xét về mặt nghề nghiệp cũng như về lương tâm chức nghiệp của nhà báo, đó là: trong thời kỳ đổi mới, giới báo chí có cơ hội buộc phải nhìn nhận lại vị thế và chức năng thực thụ của mình trong xã hội, giải tỏa khỏi những ngộ nhận thường gặp trong thời quan liêu bao cấp, chẳng hạn như coi báo chí là một thứ “cơ quan quyền lực”đứng bên trên các thiết chế xã hội khác, coi nhà báo như là người có quyền phán xét người khác, hoặc do quan niệm ngộ nhận sai lầm khi đồng hóa báo chí với nhà nước."

Báo chí không phải là một cơ quan quyền lực hay cơ quan quản lý nhà nước, lại càng không phải là một tòa án. Báo chí chỉ là một cơ quan thông tin và ngôn luận. Nhà báo trước hết là một người đưa tin, là một người thư ký của xã hội. “Sức mạnh”của báo chí, nếu có, chính là do sự tin cậy của độc giả, của công chúng, chứ hoàn toàn không phái do mình có “quyền”!

7. Báo chí và kinh doanhBên cạnh xu hướng giã từ lối làm báo thời bao cấp như đã nêu trên đây,

một trong những sự chuyển mình đáng chú ý của báo chí trong thời kỳ đổi mới là hướng thoát khỏi cơ chế bao cấp để chuyển sang kinh doanh. Trong cơ chế cũ, báo chí được nhà nước bao cấp, bù lỗ, và không được phép kinh doanh. Nhưng kể từ khi chuyển sang thời kỳ đổi mới, phần lớn các tờ báo ở thành phố Hồ Chí Minh và một số tờ báo cấp trung ương ở Hà Nội và một sô tỉnh thành khác đã từng bước nỗ lực tự mình tiến hành việc hạch toán kinh tế để tiến tới tự trang trải và cân đối được thu chi, tạo nguồn thu, tự mình bỏ tiền ra để mua giấy, in báo, bán báo… và trả lương cho phóng viên. Phần lớn nguồn thu có được trong thời gian này chủ yếu là nhờ vào quảng cáo - một trong những điểm tựa kinh tế quan trọng góp phần vào sự tồn tại và phát triển của nhiều tờ báo. Nhiều tờ nay đã có lời, không những giảm được gánh nặng cho ngân sách nhà nước, mà còn đóng thuế lại cho nhà nước. Hiện nay, trong tổng số 553 cơ quan báo chí trên cả nước,

Page 134: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

đã có khoảng 100 cơ quan cân đối được thu chi, và trên 50 cơ quan thực sự có lãi.

Một thị trường báo chí trong nước thực sự hình thành, và tuy chưa phải lớn mạnh lắm, nhưng đã khá sôi động. Sự cạnh tranh giữa các tờ báo trong lĩnh vực phát hành cũng như quảng cáo có những lúc không phải không kém phần gay gắt. Theo chúng tôi ước lượng, doanh số bán báo trên cả nước hiện nay có thể lên tới khoảng 650 tỉ đồng một năm, còn ở TPHCM thì vào khoảng trên dưới 400 tỉ đồng một năm. Riêng tờ Sài Gòn phóng chẳng hạn, mức tổng doanh thu bán báo trong vòng 30 năm qua được ước lượng khoảng 1.500 tỉ đồng,104 tức bình quân đạt khoảng 50 tỉ đồng mỗi năm. Đúng như có người nhận định, chính “người mua báo là người nuôi sống tờ báo”, và “người bán báo là cơ quan kinh tài cho báo”.

Thực ra, đối với những tờ báo không còn bao cấp, doanh thu bán báo thường chỉ chiếm một phần trong tổng doanh thu hàng năm của tờ báo. ở TPHCM, mức doanh thu từ rao vặt và quảng cáo của các tờ báo hiện nay chiếm khoảng từ 30% cho tới 60% trong tổng doanh thu của tờ báo, trong đó một số ít tờ có thể lên tới 50-60%.

Phần lớn những tờ báo ở các thành phố lớn bây giờ đều ít nhiều có đăng quảng cáo. Thực ra, mục rao vặt và quảng cáo chỉ xuất hiện trở lại trên báo chí khi nền kinh tế từng bước được “cởi trói”và mở ra khu vực kinh tế tư nhân. Lúc đầu, vào cuối thập niên 1980, mục này còn tương đối ít, và chỉ tăng mạnh kể từ nửa sau thập niên 1990. Trong thời bao cấp, hầu hết các tờ báo đều không có rao vặt và quảng cáo, mà chỉ có những mẩu thông tin dịch vụ như chương trình truyền hình, chiếụ phim, sân khấu…, và loại này thường đăng miễn phí. Các doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước và khu vực tập thể hồi ấy đều hoạt động dựa trên chỉ tiêu từ trên đưa xuống, sản xuất theo kế hoạch và phân phôi theo cơ chế “xin-cho”chứ không phải theo nhu cầu của thị trường, do đó doanh nghiệp thường không có nhu cầu quảng cáo hay quảng bá sản phẩm.

Tờ Sài Gòn Giải phóng vào năm 1980 chưa hề có quảng cáo, đến năm 1986 bắt đầu có khoảng hơn nửa trang báo khổ lớn đăng quảng cáo, sau đó tăng dần lên ba phần tư trang, rồi một trang, hai trang, cuối cùng tách thành chuyên trang (4-8 trang) mà vẫn không đủ đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Doanh thu quảng cáo của tờ báo này vào năm 1997 đã tăng gần gấp năm lần so với năm 1992.

Page 135: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Chúng tôi đã thử khảo sát mức độ gia tăng các trang quảng cáo và rao vặt trên ba tờ báo có đông độc giả nhất ở TPHCM là tờ Sài Gòn Giải phóng, tờ Tuổi trẻ và tờ Người lao động trong thời gian từ ngày 1-7 tới ngày 7-7 của các năm 1980, 1986, 1992, 1998 và 2004 (không tính các phụ san cuối tuần). Bảng 7 cho thấy cả ba tờ đều có tỷ lệ diện tích quảng cáo và rao vặt (tính trên tổng số trang báo ra hàng ngày) tăng dần trong thập niên 1990, trong đó tờ Tuổi trẻ tăng mạnh nhất, lên tới 52% vào giữa năm 2004 - có lẽ đây cũng là tỷ lệ cao nhất trong các tờ báo trong cả nước.108

Bảng 7. Diện tích quảng cáo và rao vặt trên số háo Sài Gòn Giải phóng (SGGP), Tuổi trẻ và Người lao động xuất trong các tuần lễ đầu tháng 7 từ năm 1980 đến năm 2004

1980 1986 1992 1998 2004

SGGP Tổng diện tích bình quân mỗi số báo khổ 54x37 cm (cm2)-Trong đó, diện tích quảng cáo và rao vặt bình quân mỗi số (cm2). Tỷ lệ %

7.915

-

-

7.915

667

8,4%

11.417

3.457

30,3%

23.405

10.846

46,3%

25.689

9.704

37,8%Tuổi trẻ

Tổng diện tích bình quân mỗi số báo khổ 39x26 cm (cm2)-Trong đó, diện tích quảng cáo và rao vặt bình quân mỗi số (cm2)Tỷ lệ %

7.400

-

-

7.400

-

-

9.867

2.574

26,1%

34.138

17.914

52.5%Người lao động

Tổng diện tích bình quân mỗi số báo khổ 39x26 cm* (cm2)-Trong đó diện tích quảng cáo và rao vặt bình quân mỗi số (cm2)

7.400

-

7.400

613

12.168

1.850

23.976

8.071

25.043

7.807

Page 136: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Tỷ lệ % - 8,3% 15,2% 33,7% 31,2%

Nguồn: Số liệu do chúng tôi khảo sát và tính toán

Ghi chú: *Riêng năm 1998, tờ Người lao động ra khổ lớn 54x37 cm

Mặc dù chúng tôi chưa có được số liệu về doanh thu quảng của tờ báo, nhưng số liệu về mức thuế nộp vào ngân sách nhà nước cũng có cho phép chúng ta hình dung phần nào về quy mô thu nhập từ quảng cáo của một số đơn vi báo chí ở TPHCM . Theo Cục Thuế TPHCM, trong số gần 300 tỉ đồng nộp thuế vào ngân sách nhà nước năm 2001 của đơn vị có số thu quảng cáo hàng đầu của thành phố, thì các đơn vị báo và đài chiếm gần 95%, trong đó:

- Đài truyền hình TPHCM: 227,24 tỉ- Tuổi trẻ: 39,12 tỉ- Sài Gòn Giải phóng: 14,10 tỉ- Phụ nữ: 8,01 tỉ- Đài tiếng nói Nhân dân TPHCM: 3,05 tỉ- Thanh niên: 3,88 tỉ…

Vào năm 2004, thị trường quảng cáo trong nước tăng khá mạnh trong thập niên 1990, tuy tổng doanh số vẫn còn rất nhỏ bé so với nhiều nước khác trong khu vực. Nếu vào năm 1992, doanh số quảng cáo trên cả nước mới chỉ đạt con số 8,1 triệu đôla, thì năm 1995 lên tới 68 triệu đôla, và kể từ năm 1996 đã vượt qua mức 100 triệu, lên tới 103 triệu, năm 2000 đạt 152 triệu,112 và năm 2005 đạt khoảng 300 triệu đô-la.113 Trong tổng doanh số quảng cáo trên thị trường, các phương tiện truyền thông đại chúng thường chiếm trên 80%, trong đó nhiều nhất là các đài truyền hình (gần 55%), kế đó là báo in (khoảng 25-30%) (xem bảng 8).

Bảng 8. Chỉ phí quảng cáo trên các phương tiện truyền thông ở Việt Nam vào năm 1996 và 2000

1996 200Triệu đôla % Triệu đôla %

Đài truyền hình 55 53,4 82 53,9Đài phát thanh 2 1,9 5 3,3Báo in 26 25,2 47 30,9Bảng quảng cáo ngoài trời 20 19,4 18 11,8Tổng cộng 103 100,0 152 100,0

Page 137: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Nguồn: - năm 1996: SRG Vietnam, xem Vietnam Investment Review, 9-6-1997, tr. 4

- Năm 2000: xem Thời báo Kinh tế Việt Nam, 4-6-2001.

Một trong những khuyết điểm của báo chí mà các cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí thường nêu ra trong những năm qua, đó là khuynh hướng “thương mại hóa”. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý lại thường không nói rõ đó là những tờ báo nào, và cũng không định nghĩa rõ “thương mại hóa”là gì. Vì thế, nhiều người có thể ngộ nhận và hiểu rằng từ này được gán cho những tờ báo bán chạy hoặc lấy được nhiều quảng cáo. Gần đây, tờ Tuổi trẻ đã đặt một câu hỏi về chuyện này với ông Phạm Quang Nghị, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin, như sau: “Nhiều tờ báo nỗ lực đổi mới nội dung, hình thức thu hút được bạn đọc, góp phần không nhỏ vào việc tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, nhưng lại chưa được biểu dương khen thưởng mà lại bị coi là ‘thương mại hóa’, ông nghĩ sao về việc này?”Bộ trưởng Phạm Quang Nghị trả lời như sau: “Tôi nghĩ là không thể đánh đồng sự đổi mới, hấp dẫn của báo chí với khuynh hướng thương mại hóa được. Thương mại hóa trong báo chí phải được hiểu là bỏ qua tính chân thật, tính giáo dục, tính văn hóa trong thông tin để theo đuổi mục đích bán báo chạy với bất cứ giá nào. Từ đặt tít giật gân cho tới trình bày méo mó, thổi phồng sự việc để hấp dẫn người đọc bằng sự hiếu kỳ có hại… Không phải mọi tờ báo có số lượng phát hành lớn, cớ nhiều người đọc đều bị coi là tờ báo có khuynh hướng thương mại hóa.”

Sự đam mê

“Một phương tiện truyền thông là một doanh nghiệp, nhưng nó không giống như một doanh nghiệp sản xuất kem đánh răng, Điều đầu tiên và quan trọng nhất trong nghề làm báo, đó là bạn phải có đam mê. Đam mê trong việc thông tin, giúp [công chúng] tiêu khiên, ảnh hưởng [đến công chúng] và giáo dục [công chúng]. Những người thành công nhất trong lĩnh vực hoạt động này đều là những người bị thôi thúc bởi sự đam mê, chứ không phải lợi nhuận.”

(Aroon Purie, chủ bút, thuộc tập đoàn India Today (Delhi, Ấn Độ) (trích trong World Association of Newspaper, Newsletter, số 29, 3-2005, tr.5)

Hiện nay, tuy vẫn còn chịu nhiều ràng buộc của cơ chế tài chánh quốc doanh, nhưng các cơ quan báo chí đã được coi như những “đơn vị sự nghiệp có thu”, không những phải tự hạch toán, mà còn được quyền kinh doanh trong những lĩnh vực phù hợp với ngành nghề của mình. “Kinh doanh”cũng là một

Page 138: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

thuật ngữ mới được đưa vào trong Luật báo chí sửa đổi, bổ sung năm 1999, ở điều 17c: “Cơ quan báo chí được tổ chức hoạt động kinh doanh, dịch vụ phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của mình theo quy định của Chính phủ và các quy định khác của pháp luật để tạo thêm nguồn thu đầu tư trở lại cho việc phát triển báo chí.”

Mới gần đây, ông Đỗ Quý Doãn, thứ trưởng Bộ Văn hóa- Thông tin, có nói rõ rằng “cần tiến tới hầu hết các tờ báo phải tự hạch toán kinh doanh, ngoại trừ những tờ có nhiệm vụ đặc biệt. Sự lựa chọn của độc giả qua việc mua báo sẽ khiến những ấn phẩm không thực sự có ích cho công chúng phải tự đào thải.”

Ông còn nói: “Báo chí của chúng ta trong rất nhiều năm, do yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị, Nhà nước đã bỏ tiền ra mua báo để phát không cho bạn đọc… Theo tôi, đến một lúc nào đó, những tờ báo thuần túy mang tính giải trí, thương mại… sẽ phải sòng phẳng đóng thuế giống như một doanh nghiệp.”

Qua thực tế, chúng ta có thể nhận thấy việc hạch toán kinh tế có tác dụng làm cho các tờ báo phát huy tính tự chủ cao hơn, có ý thức trách nhiệm hơn đối với đồng vốn mà mình tạo ra và sử dụng, và nhất là thúc đẩy tờ báo buộc phải quan tâm sát sao hơn tới yêu cầu cũng như thị hiếu của đối tượng độc giả của mình. Nhiều thư ký tòa soạn cũng như phóng viên bây giờ thường có phản xạ hỏi xem ti-ra (số lượng phát hành) của số báo mới ra tăng hay sụt, vì một tờ báo không bán được thì quả thực đáns lo ngại. Một số tờ bây giờ còn có điều kiện khuếch trương thêm các hoạt động khác trong lĩnh vực truyền thông như in ấn, xuất bản, phát hành… cũng như những hoạt động “ngoài mặt báo”như hội chợ, hội thảo, câu lạc bộ, quỹ học bổng, quỹ từ thiện, cứu trợ, chương trình văn nghệ, giải thi đâu thể thao… nhằm mở rộng tầm quan hệ và thanh thế của tờ báo. Cũng nhờ tờ báo có nguồn thu vững chãi hơn mà phóng viên nhiều báo nay đã bắt đầu sống được bằng nghề nghiệp của mình, chứ không còn phải đi làm thêm “nghề tay trái”như thời bao câp. Xu thế chuyển sang kinh doanh cũng mặc nhiên thúc bách nhiều tờ báo nỗ lực nâng cao tính chuyên nghiệp hơn, cử phóng viên đi học nhiều hơn, và điều đáng ghi nhận là cũng đã bắt đầu xuất hiện ý thức cạnh tranh nghề nghiệp nơi một số tờ báo.

Tuy nhiên, còn một điểm có ý nghĩa sâu xa xét về mặt định chế xã hội, đó là xu hướng tự chủ về tài chính cũng có thể dẫn đến hệ quả là làm gia tăng tính độc lập tương đối của các phương tiện truyền thông đại chúng, nhờ đó mà tiếng nói của các phương tiện này có điều kiện và tư thế để mang tính khách quan

Page 139: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

hơn, nhất là khi thông tin về những vụ việc phức tạp liên quan tới những hoạt động tiêu cực và tham nhũng.

Có một hiện tượng mới xuất hiện trong làng báo cũng rất đáng chú ý trong những năm đổi mới, đó là có những nhóm nhà báo tự do đứng ra lãnh nhận làm một tờ báo từ đầu đến cuối cho một cơ quan nào đó. Những trường hợp này thường là do một cơ quan xin được giấy phép ra báo nhưng không có người làm hoặc không có vốn, nên giao cho những người có khả năng làm báo sẵn sàng cộng tác. Những trường hợp này cho đến nay thường bị các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí phê phán nặng nề vì coi đây là chuyện “bán măng-sét”của tờ báo cho “tư nhân núp bóng”… Tuy nhiên, theo thiển ý chúng tôi, ở đây cần phân biệt hai vấn đề khác nhau.

Trước hết, xét về mặt nghề nghiệp. Chúng ta có thể nhận thấy rằng sự tham gia của các nhà báo tự do thực ra phản ánh xu thế phong phú và sôi động trong đời sông báo chí mà dần dà cũng sẽ đến lúc mà mọi người phải nhìn nhận nó như một hiện tượng bình thường. Lâu nay ở Việt Nam nhiều người chưa quen với khái niệm “nhà báo tự do”(freelance vốn đã thông dụng ở các nước. Trong nghề làm báo, việc tập hợp và phát huy lực lượng cộng tác viên từ lâu đã là chuyện gần như thuộc về bản chất của nghề này, và sức mạnh của một tờ báo lớn thường là nhờ vào số cộng tác viên đông đảo của mình. Nếu báo chí tự nó là một không gian mở, thì nghề làm báo không thể là một nghề khép kín và “đóng cửa”. Sở dĩ những người làm báo tự do bị coi là “núp bóng”là vì chưa có khuôn khổ pháp lý thừa nhận hoạt động của họ một cách chính danh.

Thứ hai, xét về mặt pháp lý, nhà nước hiện đã có tương đối đầy đủ các công cụ pháp luật để chi phối và kiểm soát hoạt động của một tờ báo về mặt tài chánh (các đạo luật liên quan đến thuế má, kinh doanh…) cũng như về mặt nội dung (Luật báo chí, Luật dân sự…). Nếu xảy ra những trường hợp vi phạm pháp luật (như trốn thuế, kinh doanh bất hợp pháp, đưa tin xuyên tạc, vu không, hoặc đưa tin sai sự thật để làm báo theo kiểu “giật gân”và “câu khách”…) thì đơn giản là người tổng biên tập và cơ quan chủ quản của tờ báo phải chịu trách nhiệm. Còn tờ báo sử dụng nhà báo nào, cộng tác viên nào, thì điều này cần được quan niệm là công việc nội bộ của tờ báo. Nếu cơ chê luật lệ hiện nay chưa cho phép tư nhân tham gia aóp vốn vào tờ báo, thì hiện tượng “bán măng-sét”(xét đơn thuần về mặt tài chánh) là một vấn đề trước thuộc về trách nhiệm của các cơ quan chủ quản, hay nói rộng ra là một vấn đề thuộc về cơ chế chính sách của nhà nước, chứ không phải là vấn đề của các nhà báo tự do.

Page 140: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Thực ra hiện nay, chúng ta nhận thấy nhà nước cũng đang có một số bước chuẩn bị nhất định theo hướng “xã hội hóa”trong hoạt độns báo chí, nghĩa là mở ra cho những ai có khả năng có thể tham gia, tuy mới chỉ cho phép tham gia trong những lĩnh vực kỹ thuật và kinh doanh như in ấn, phát hành và quảng cáo.

Một hiện tượng mới nữa cũng vừa xuất hiện trong vài năm nay là có một số tờ báo trực tiếp nằm dưới sự quản lý của các công ty, như tờ VnExpress (thuộc Công ty Truyền thông FPT) hay tờ VietnamNet (Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC, thuộc Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam) - điều chưa hề có trong vài thập niên trước. Tuy đó là những tờ báo điện tử chứ không phải báo in, nhưng đó là những tờ báo thực thụ, và có khá đông độc giả truy cập. Đề cập tới hiện tượng này, ý kiến của thứ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin Đỗ Quý Doãn cho thấy nhà nước cũng đang có hướng chuẩn bị hợp thức hóa loại hình này trong tương lai: “Mô hình này còn rất mới mẻ đối với Việt Nam, cả về tính chất hoạt động cũng như phương thức quản lý đều phải điều chỉnh từng bước. Các bộ, ngành liên quan đang nghiên cứu đề xuất một phương án phù hợp, để vừa quản lý tốt nhưng vẫn tạo điều kiện cho loại hình báo chí mới này phát triển.”

Ngoài ra, mấy năm gần đây, tốc độ khuếch trương hoạt động của một số tờ báo lớn và một số đài truyền hình mạnh, cũng như xu hướng sát nhập giữa các phương tiện truyền thông với nhau, đã làm cho các cơ quan quản lý nhà nước cũng như một số ban biên tập bắt đầu nghĩ tới việc xây dựng dạng đoàn háo chí hoặc tập đoàn truyền thông, vì mô hình này tỏ ra thích hợp và thuận lợi hơn cho các dự án lớn trong lĩnh vực truyền thông trong tương lai.

Nhìn chung, khả năng kinh doanh cũng như quản kinh doanh trong hoạt động báo chí cho đến nay dường như vẫn còn yếu và chưa mang tính chất chuyên nghiệp. Vai trò người lãnh đạo quản trị kinh doanh của một tờ báo vẫn chưa được chú trọng và xác định một cách đúng mức, mặc dù nhiều tờ báo đã có một phó tổng biên tập phụ trách kinh doanh và trị sự. Ngay cái tên của chức danh đứng đầu một tờ báo là “tổng biên tập”cũng đã bao hàm ý nghĩa đặt nặng trách nhiệm về nội dung hơn là về khía cạnh kinh doanh của một tờ báo. Theo thiển ý chúng tôi, để phù hợp hơn thì nên chăng mỗi tờ báo có những chức danh như chủ nhiệm (người lãnh đạo tờ báo), chủ bút (phụ trách về nội dung), và giám đốc kinh doanh (phụ trách về kinh doanh phát hành, quảng cáo…).

Mặt khác, cho tới giờ, kinh tế báo chí ở Việt Nam có lẽ cũng chưa được quan tâm nghiên cứu một cách đúng mức và đầy đủ, xét trên bình diện quản lý nhà nước cũng như trên bình diện quản trị tài chánh tại từng tờ báo. Đây quả là

Page 141: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

một điểm bất lợi vì như vậy có nghĩa là chúng ta chưa chuẩn bị đủ cho những bước phát triển tương lai. Một khi tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và ngày càng hội nhập vào đời sống quốc tế, điều hiển nhiên là Việt Nam sẽ còn phải tiếp tục mở cửa hơn nữa không chỉ về mặt kinh tế mà cả về văn hóa và truyền thông đại chúng.

Chương 7: XÃ HỘI HỌC VỀ CÔNG CHÚNGNhư đã đề cập trong chương 1, chúng ta có thể xác định một số đặc trưng

chính của khái niệm “công chúng”như sau: tính chất quảng đại, đông đảo; tính chất không đồng nhất (nghĩa là bao gồm nhiều giới và tầng lớp khác nhau); và tính chất nặc danh (một mặt, các nhà truyền thông không thể biết đích xác công chúng của mình gồm những ai; mặt khác, trong khối công chúng mênh mông đó, cũng không ai biết ai). Các phương tiện truyền thông đại chúng thường nhắm tới đông đảo mọi người mà không phân biệt hay hạn chế bất cứ ai. Xét trên nguyên tắc, ai cũng có quyền mua bất cứ tờ báo nào mình muốn, mở rađiô hay mở ti-vi lúc nào cũng được mà không bị ép buộc hay cấm đoán.

Do vậy, không nên quan niệm “công chúng”như một đối tượng nghiên cứu thuần nhất hay đồng dạng (trong đó mọi người đều giống nhau), mà cũng không thể coi đó như một tập hợp bao gồm những cá nhân đơn lẻ và rời rạc nhau. Công chúng là một tập hợp xã hội được cấu thành một cách phức tạp bởi nhiều giới, nhiều tầng lớp xã hội khác nhau, và mỗi người đều đang sống trong những mạng lưới xã hội và những mốì quan hệ xã hội nhất định. Khi nghiên cứu về công chúng của một phương tiện thông tin đại chúng, người ta không thể tách những độc giả hay khán thính giả này ra khỏi môi trường sống của họ, mà ngược lại, phải đặt họ vào trong các hoàn cảnh sống cũng như các mối quan hệ xã hội của họ.

Mục tiêu của xã hội học về công chúng là điều tra, khảo sát để hiểu công chúng của các phương tiện truyền thông đại chúng, tìm xem họ là ai, thuộc những tầng lớp nào, họ theo dõi loại phương tiện nào nhiều nhất, theo dõi có thường xuyên hay không, thích những trang mục hay chương trình nào, họ có ý kiến hoặc phản ứng thế nào đối với nội dung từng trang mục, từng chương trình cụ thể… Đi sâu hơn, người ta còn tìm cách phân tích và lý giải sự khác biệt giữa các giới và các tầng lớp xã hội trong việc sử dụng và tiếp nhận các nội dung truyền thông…

Page 142: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

1. Những đặc điểm của công chúngNhững dữ kiện đầu tiên mà người ta thường khảo sát khi tiến hành một

cuộc điều tra về công chúng của một tờ báo chẳng hạn, là những con số thống kê về các đặc điểm nhân khẩu học như giới tính, tuổi tác, nơi cư trú, và sau đó là các đặc điểm xã hội như nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng gia đình, quan hệ gia đình, quan hệ xã hội…

Trước đây, các nhà xã hội học thường chỉ chú ý khảo sát tập quán của các cá nhân độc giả (hoặc khán thính giả) đối với một phương tiện truyền thông. Nhưng về sau, người ta thường tìm cách đi xa hơn: đó là cố gắng nối kết tập quán đó với cơ cấu xã hội (chẳng hạn, nghiên cứu về tập quán coi ti-vi nơi các tầng lớp xã hội khác nhau), hay nói cách khác, đặt tập quán sử dụng truyền thông đại chúng của các cá nhân trong bối cảnh xã hội của họ. Lối đặt vấn đề như vậy sẽ giúp chúng ta đo lường kỹ lưỡng hơn và lý giải sâu sắc hơn những xu hướng và chuyển biến trong ứng xử của công chúng. Chẳng hạn người ta khám phá thấy những gia đình nào mà mọi thành viên đều đã học hết trung học thường có những tập quán và cách thức đọc báo khác hẳn so với những gia đình chỉ có con cái học lên tới bậc trung học mà thôi, còn cha mẹ còn ở bậc tiểu học. Hay một thí dụ khác: những cặp vợ chồng học xong đại học thường có cách xem truyền hình khác với những cặp vợ chồng có trình độ học vấn thắp hơn, hoặc chỉ có một trong hai người có bằng đại học.

Trong số các đặc điểm cá nhân, thông thường người ta nhận thấy nhân tố trình độ học vấn đóng vai trò tác động mạnh nhất tới hành vi và cách thức sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng. Những người có học vấn cao thường đọc báo và theo dõi tin tức nhiều hơn những người có học vấn thấp. Tuy nhiên, các cuộc điều tra xã hội học thực nghiệm cũng cho thấy là ngoài trình độ học vấn, nhiều nhân tố xã hội khác cũng có thể tác động vào đây. Chẳng hạn, ảnh hưởng của người bạn đời: nhiều cuộc điều ưa ở khu vực Bắc Mỹ cho biết những người đàn ông có vợ học hết bậc trung học thường có tỷ lệ đọc báo và tạp chí đông hơn so với những người đàn ông có vợ chưa học tới trung học.

Để minh họa cho việc khảo sát về đặc điểm của công chúng ở Việt Nam, chúng tôi trích lại dưới đây một số thông tin liên quan tới độc giả của báo in, thu thập qua một cuộc điều tra tại thành phố Hồ Chí Minh do chúng tôi tiến hành vào tháng 9- 19977. Kết quả cuộc điều tra này cho biết trong tổng số mẫu điều tra 697 người từ 16 tuổi trở lên, gần hai phần ba ít nhiều có đọc báo (59%). Số người có đọc báo đều đặn hàng ngày lên tới 34% (riêng nội thành 39%, ngoại thành

Page 143: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

17%), sốngười đọc vài lần mỗi tuần chiếm 25%, vài lần mỗi tháng 7%, và số người hầu như không đọc chiếm 34% (riêng nội thành 25%, ngoại thành 62%).

Số người có đọc tờ Tu ổi trẻ chiếm 45% trong mẫu điều tra, tờ Sài Gòn Giải phóng 19%, Phụ nữ TPHCM 10 Thanh niên 9%, Kiến thức ngày nay 8%, Người lao động 7%… riêng tờ Công an TPHCMthi lúc ấy có tỷ lệ độc giả đông nhất, lên tới 50% trong mẫu điều tra.

Đi vào chi tiết đặc điểm của công chúng độc giả từng tờ báo, chúng ta có thể nhận thấy có nhiều nét khác nhau đáng kể (xem bảng 9). Xét về giới, tính, nhìn chung nữ giới đọc báo có phần ít hơn so với nam giới, chỉ chiếm tỷ lệ trên dưới 40% trong số độc giả của các tờ báo. Riêng tờ Phụ TPHCM có tỷ lệ nữ độc giả lên tới 79%, đây là điều dễ hiểu vì phù hợp với mục tiêu và đối tượng nhắm đến của tờ báo. Tuy nhiên, số liệu cũng cho thấy các “đấng mày râu”dù sao vẫn chiếm khoảng 20% số độc giả của tờ báo này.

Tuổi trẻ và Thanh niên là hai tờ báo nhắm tới công chúng trẻ tuổi, nhưng trong thực tế lại thu hút rất nhiều độc giả trung niên và cao niên. Lứa tuổi 16-30 chỉ chiếm 48% trong tổng độc giả của tờ Tuổi trẻ; tỷ lệ này là 42% đối với tờ Thanh niên. Điều này có nghĩa là hơn một nửa độc giá của hai tờ báo này là những người trên 30 tuổi, trong đó có cả những người trên 60 tuổi.

Bảng 9. Đặc điểm của độc giả ở TPHCM của một số tờ báo, 1997 (đvt: %)

Sài Gòn Giải phóng

Tuổi trẻ

Thanh niên

Người lao động

Phụ nữ TPHCM

Công an TPHCM

Tổng cộng mẫu điều tra

Giới tính:Nam 60,0 59,8 63,8 64,6 21,2 57,9 49,7Nữ 40,0 40,2 36,2 35,4 78,8 42,1 50,3Tuổi tác16 – 20 tuổi 9,2 18,0 16,9 10,4 16,4 14,1 14,721 – 30 tuổi 29,2 30,4 25,4 27,1 40,3 30,8 28,731 – 40 tuổi 21,5 20,5 22,0 29,2 19,4 19,9 19,541 – 50 tuổi 17,7 14,7 16,9 18,8 13,4 18,4 16,8

Page 144: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

51 – 60 tuổi 12,3 9,3 15,3 10,4 9,0 9,2 9,6Trên 60 tuổi 10,0 7,1 3,4 4,2 1,5 7,5 10,6Học vấnCấp I 5,4 7,4 - 3,0 15,4 15,4 29,3Cấp II 21,7 24,9 8,3 19,4 30,2 30,2 27,8Cấp III 44,9 48,3 66,7 46,3 41,3 41,3 32,0ĐH-CĐ 27,9 19,1 25,0 31,3 13,1 13,1 10,9Số độc giả của từng tờ báo trong mẫu điều tra

130 313 59 48 67 348

Nguồn số liệu: Cuộc điều tra của chứng tôi vào thúng 9-1997 ờ TPHCM.

Ghi chú: Vì dây lù cuộc điều tra được tiến hành tại TPHCM, nên số đọc giả phân tích trên đây là những người đang cư trú tại TPHCM, chứ không phải là độc giả của các tờ háo này trên phạm vi cả nước. Mặt khác, vì số mẫu diều tra tương đối ít (tổng số mẫu là 697 người từ 16 tuổi trở lên), nên tỉnh chất dại diện cho dộc giả từng uy háo xét về mặt thống kê không cao. Do dó, việc nêu những con số trên dây chu yếu nhằm mục đích tham khảo và minh họa cho những khúc hiệt về đặc điểm của độc giả giữa các tờ báo khác nhau mà thôi.

Xét về mặt học vấn, đa số độc giả của phần lớn các tờ báo đều có trình độ từ cấp III trở lên, chỉ ngoại trừ tờ Công an TPHCM là có tỷ lệ độc giả cấp I và cấp II tương đối đông đảo, chiếm tới gần một nửa (46%).

Phân tích công chúng độc giả các tờ báo theo cơ cấu nghề nghiệp, chúng ta cũng nhận thấy có nhiều điểm đáng lưu ý (xem bảng 10). Chẳng hạn, những tờ báo dành cho giới trẻ như trẻ và Thanh niên có tỷ lệ sinh viên, học sinh chỉ chiếm khoảng 20-25%, trong khi độc giả thuộc những ngành nghề khác chiếm đông hơn. Tờ Người lao động có tỷ lệ độc giả là giới lao động chân tay chỉ chiếm khoảng một phần tư, trong khi trẻ và Công an TPHCM là hai tờ thu hút số lượng độc giả thuộc tầng lớp này đông nhất, kể cả về số lượng tuyệt đối lẫn số lượng tương đối. Và nông dân ở ngoại thành phần lớn cũng chỉ tập trung đọc hai tờ này. Riêng tờ Phụ nữ TPHCM thì có tỷ lệ độc giả nội trợ cao hơn so với các tờ báo khác, chiếm tới một phần tư (24%).

Page 145: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Bảng 10: Cơ cấu nghề nghiệp của gia ở TPHCM của một số tờ báo, 1997 (đvt:%)

Sài Gòn giải

phóng

Tuổi trẻ

Thanh niên

Người lao

động

Phụ nữ

TPHCM

Công an

TPHCM

Tổng cộng mẫu điều tra

Cán bộ cơ quan quản lý nhà nước

3,8 3,2 1,7 6,3 3,0 3,2 1,9

Cán bộ quản lý trong xí nghiệp

4,6 1,9 - 4,2 1,5 1,1 0,9

Nhân viên 9,2 4,8 10,2 19,7 10,4 3,7 3,6Trí thức 12,3 6,4 15,3 12,5 14,9 5,7 4,3Chủ doanh nghiệp

- 0,6 - - 1,5 1,1 1,0

Buôn bán nhỏ

8,5 4,8 5,1 6,3 6,0 6,9 9,6

Công nhân 3,8 7,7 5,1 10,4 3,0 8,0 8,9Lao động TTCN

19,2 27,2 20,3 16,7 10,4 28,4 24,7

Làm nông nghiệp

- 1,9 - - - 4,3 6,6

Sinh viên 8,5 9,3 10,2 8,3 11,9 6,6 5,2Học sinh 6,9 9,6 15,3 4,2 7,5 6,6 6,7Nội trợ 6,9 9,6 6,8 4,2 23,9 12,6 13,9Thất nghiệp

1,5 1,0 - 2,1 - 1,7 1,3

Hưu trí, già yếu

11,5 8,3 8,5 4,2 3,0 7,2 9,0

Học nghề 2,3 2,6 - 2,1 3,0 1,7 1,4Nghề khác 0,8 1,3 1,7 2,1 - 0,9 0,7

Page 146: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Tổng cộng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0Số đọc giả của từng tờ báo trong mẫu điều tra

130 313 59 48 67 348

Nguồn số liệu: Cuộc điều tra của chứng tliáng 9-1997 ở TPHCM.

Ghi chú: * Bao gồm lao động tiểu thử công và tự do

Thông thường một độc giả báo in ở TPHCM không chỉ đọc một tờ báo, mà có khi đọc tới hai ba tờ mỗi ngày. Tuy nhiên, việc chọn đọc tờ này hay tờ khác hoàn toàn không phải là chuyện ngẫu nhiên, mà diễn ra theo những xu hướng nhất định. Qua việc xử lý số liệu kết quả cuộc điều tra tháng 9-1997 bằng phương pháp phân tích phân loại (cluster analysis) đối với những tờ báo thường đọc, chúng tôi khám phá thấy có ba nhóm độc giả như sau:

- (a) nhóm chủ yếu đọc tờ Sài Gòn giải phóng (chiếm 15% trong tổng số mẫu điều tra);

- (b) nhóm chủ yếu đọc tờ Tuổi trẻ (chiếm 39% mẫu điều tra), trong đó phân ra hai nhóm nhỏ: (b1) chủ yếu đọc Tuổi trẻ và nhiều tờ khác, (b2) chủ yếu chỉ đọc hai tờ Tuổi trẻ và Công an TPHCM;

- (c) nhóm chủ yếu chỉ đọc tờ Công TPHCM (chiếm 10% mẫu điều tra).

Những người thuộc nhóm a và b1 phần lớn đều là những người đọc báo nhiều và đọc báo hàng ngày (tỷ lệ đọc báo hàng ngày nơi hai nhóm này là 74% và 67%, trong khi nơi các nhóm b2 và c, tỷ lệ đọc báo hàng ngày chỉ đạt con số 44% và 19%), về nội dung thường đọc, phần lớn độc giả của tờ Sài Gòn Giải phóng và tờ Tuổi trẻ (hai nhóm a và b) đều thường xuyên theo dõi tin tức trong nước và thế giới (trên dưới 70%), trong khi đó nhóm chủ yếu chỉ đọc tờ Công an TPHCM (nhóm c) có tỷ lệ này thấp hơn nhiều: chỉ có 39% thường theo dõi tin tức trong nước và thế giới. Tỷ lệ đọc giả hay đọc “tin vụ án”nơi hai nhóm b2 và c là 64% và 77%, trong khi nơi hai nhóm a và bl thì chỉ có 45% và 47%.

Nhóm a và nhóm b1 đọc báo chủ yếu để dõi tức và mở mang kiến thức (bao gồm những người có trình độ học vấn tương đối cao, và những người làm nghề lao động trí óc và lao động quản lý), trong khi nhóm b2 và nhóm c có xu

Page 147: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

hướng đọc báo chủ yếu là để giải trí (bao gồm những người có trình độ học vấn tương đối thấp, và những người làm những nghề lao động chân tay). Những kết quả này cho phép chúng ta đưa ra giả thuyết sau đây: việc một người chọn đọc những tờ báo nào là một chỉ báo có thể gián tiếp phản ánh các đặc điểm, nhu cầu và thị hiếu của người đó. Hãy cho tôi biết anh đọc những tờ báo nào, tôi sẽ nói cho anh biết anh là ai!

Nói chung, việc nắm bắt các đặc điểm của công chúng độc giả là một yêu cầu cần thiết đối với bất cứ tổ chức truyền thông nào (nhiều tờ báo thường tiến hành điều tra thăm dò độc giả định kỳ hàng năm hoặc vài ba năm một lần), bởi lẽ có biết được chân dung, diện mạo của đối tượng truyền thông của mình, nhà truyền thông mới có thể thường xuyên tính toán, điều chỉnh và cải tiến cả nội dung, hình thức lẫn văn phong của tờ báo cho thích hợp và có hiệu quả.

2. Ứng xử truyền thông của công chúngỞ các nước công nghiệp phát triển, người ta thường tiến hành nhiều công

trình nghiên cứu về “ứng xử truyền thông”(media behavior) của công chúng. Khái niệm này được dùng để chỉ một cách ngắn gọn những cách thức tiếp nhận và tập quán sử dụng truyền thông đại chúng nơi người dân. Các đề tài nghiên cứu thực nghiệm thường khảo sát xem người dân thường chọn đọc báo nào, thích đọc những mục gì, thường nghe hoặc xem chương trình gì trên radio và ti-vi, đọc báo hoặc coi ti-vi để làm gì, vào lúc nào, trong bao lâu, chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong quỹ thời gian, chiếm vị trí nào trong thời gian rảnh rỗi của người dân, thái độ của họ đối với các chương trình, các đề mục…

Nói chung, qua các cuộc điều tra, người ta cố gắng khám phá mối quan hệ giữa cách thức sử dụng truyền thông đại chúng với các đặc điểm nhân khẩu cũng như các đặc điểm xã hội của công chúng, để tìm hiểu xem các tầng lớp xã hội khác nhau có những ứng xử truyền thông khác nhau thế nào. Nhà xã hội học Charles Wright, qua những kết quả điều tra công chúng ở Mỹ, nhận xét rằng những ai đọc báo đều đặn mỗi ngày (bất kể những người này coi ti-vi nhiều hay ít) đều là những người theo dõi sát sao thời sự chính trị-xã hội và thường sẵn sàng nói chuyện chính trị-xã hội nhiều hơn so với những người chỉ theo dõi tin tức thời sự qua truyền hình và không đọc báo mà cũng không nghe radio.

Francis Balle đã từng phân biệt ba giai đoạn chính trong thái độ của công chúng đối với sự phát triển của một phương tiện truyền thông, đó là: giai đoạn mê mẩn khi một phương tiện truyền thông mới ra đời, sau đó là giai đoạn bão hòa khi người ta bắt đầu chán ngán và tỏ ra hoài nghi về tác dụng của phương

Page 148: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

tiện truyền thông, và cuối cùng là giai đoạn khi người ta biết phê phán và chọn lọc những nội dung phù hợp với nhu cầu của mình.

Trong thập niên 1920, khi phương tiện phát thanh bắt đầu được khai sinh tại Pháp, dân chúng cảm thấy sung sướng và nô nức mải mê nghe radio. Thời gian ấy, cứ buổi chiều sau giờ tan sở, ai cũng vội vàng về nhà để kịp theo dõi các chương trình phát thanh, chứ không còn ghé qua những quán rượu “làm vài ly”như trước nữa. Đến mức mà vào năm 1927, nghiệp đoàn các nhà sản xuất rượu ở miền Bắc nước Pháp có lúc phải kiện lên chính quyền tỉnh và đề nghị dẹp bỏ các chương trình phát thanh vì làm cho họ bị ế ẩm, nhưng tất nhiên là không dẹp được.”Sau năm 1945, khi nước Pháp vừa được giải phóng khỏi ách phát-xít Đức, tập quán nghe radio có thời gian bị lu mờ vì sự hồi sinh của báo chí sau chiến tranh, nhưng sau đó vài năm, người ta lại dần dần khôi phục thói quen nghe radio trong sinh hoạt hàng ngày.

Công trình nghiên cứu của W. A. Belson ở Anh Quốc cũng cho thấy một quá trình tương tự đối với phương tiện truyền hình khi mới ra đời, và ông nhận thấy phái mất sáu năm sau khi mua chiếc ti-vi, người dân mới khôi phục lại những thói quen vốn có trong đời sống hàng ngày. Lúc này, “ứng xử truyền thông”mới thực sự bước vào giai đoạn “trưởng thành”, khi người ta coi chiếc ti-vi cũng bình thường như các phương tiện truyền thông khác.

Trong công trình nghiên cứu vào tháng 9-1997 tại thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đã từng nhận thấy có hiện tượng phát triển lấn lướt của phương tiện truyền hình so với báo in và phát thanh nơi công chúng. Điều này xuất phát từ tốc độ gia tăng rất nhanh trong việc trang bị ti-vi và đầu máy viđêô nơi các hộ gia đình, diễn ra trong nửa đầu thập niên 1990 (xem biểu đồ 5), song song với quá trình gia tăng số lượng chương trình cũng như thời lượng phát sóng của các đài truyền hình cũng trong khoảng thời gian này.

Biểu đồ 5. Tỷ lệ hộ gia đình ở nội thành TPHCM có trang bị ti-vi, đầu máy viđêô và radio, 1990-2002 (đvt:%)

Nguồn: Biểu đồ do chúng tôi lập căn cứ trên số liệu của cúc cuốn niên giám thống kê hàng năm của Cục Thống kê TPHCM.

So sánh kết quả cuộc điều tra của chúng tôi vào tháng 9 - 1997 với các cuộc điều tra vào năm 1989 và năm 1993, chúng tôi nhận thấy mức độ đọc báo có bị ảnh hưởng phần nào bởi sự phát triển của phương tiện truyền hình, nhưng sụt giảm nặng là mức độ nghe đài phát thanh. Tính riêng khu vực nội thành, tỷ lệ

Page 149: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

những người đọc báo hàng ngày từ 43% năm 1989 giảm xuống cồn 39% vào năm 1997. Tỷ lệ nghe rađiô hàng ngày giảm còn mạnh hơn, từ 40% năm 1989, giảm đi còn 27% năm 1993, và chỉ còn 9% vào năm 1997. Trong khi đó, tỷ lệ xem ti-vi hàng ngày từ con số 51% năm 1989, tăng lên tới 78% năm 1993, rồi giảm nhẹ còn 71% vào năm 1997.

Tuy nhiên, riêng đối với báo in, điều đáng lưu ý là xu hướng đọc báo ít đi chỉ xảy ra chủ yếu nơi các tầng lớp lao động chân tay (chẳng hạn, năm 1989 công nhân có tỷ lệ đọc báo hàng ngày là 41%, đến năm 1997 chỉ còn 21 Còn nơi các tầng lớp lao động trí óc thì lại có xu hướng đọc báo nhiều hơn (tỷ lệ đọc báo hàng ngày từ 61% vào năm 1989 tăng lên tới 77% vào năm 1997). Nói cách khác, mức độ ảnh hưởna của truyền hình không phải diễn ra một cách đồng loạt, và mỗi tầng lớp công chúng đều có những động thái riêng biệt trong việc tiếp nhận và sử dụng các phương tiện truyền thông.

Kết quả cuộc điều tra năm 1997 còn cho thấy một chi tiết đáng lưu tâm: trả lời cho câu hỏi là “có thường nghe bàn luận về những tin tức đáng chú ý hay không”, phần lớn những người có đọc báo (75%) cho biết là có nghe, trong khi ngược lại, phần lớn những người không đọc báo (77%) thì trả lời là hầu như không bao giờ nghe bàn luận về tin tức.

Theo cuộc điều tra tháng 9-1997, mức độ đọc báo gia tăng đều đặn rõ rệt theo trình độ học vấn. Tỷ lệ có đọc báo hàng ngày chỉ đạt con số 14% nơi những người có trình độ học vấn cấp I, tăng lên 27% nơi cấp II, 47% nơi cấp III, và lên tới 72% nơi những người có trình độ cao đẳng và đại học (xem bảng 11). Khoảng hai phần ba những người đọc báo hàng ngày là những người có trình độ học vấn từ cấp III trở lên. Điều này cho phép chúng tôi nêu lên giả thuyết về cái ngưỡng về trình độ học vấn mà người dân cần có để có thể tiếp nhận và tận dụng được các nội dung của báo in hiện nay, đó là cái ngưỡng lớp 9. (Về văn phong cũng như ngôn từ sử dụng trên báo in, ở Pháp trước đây người ta từng khuyến cáo giới làm báo, đặc biệt những người làm nhật báo, là cần viết như thê nào để một người học hết cấp II có thể hiểu được.)

Bảng 11. Mức độ đọc báo của mẫu điều tra cư dân TPHCM từ 16 tuổi trở lên, phân tổ theo trĩnh độ học vấn (1997)

Mù chữ

Cấp I Cấp IICấp III

ĐH-CĐ

Không trả lời

Tổng cộng

Page 150: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Có đọc hàng ngày%

-27

13,650

26,510247,0

5371,6

228,6

23433,6

Mỗi tuần vài lần%

-26

13,151

27,074

34,117

23,05

71,417324,8

Mỗi tháng vài lần%

-126,0

2513,2

146,5

11,4

-527,5

Hầu như không%

11100,0

13467,3

6232,8

2612,0

22,7

-23533,7

Không trả lời%

- -1

0,51

0,51

1,4-

30,4

Tổng cộng%

11100,0

199100,0

189100,0

217100,0

74100,0

7100,0

697100,0

Nguồn số liệu: Cuộc điều tra của chúng tôi vào tháng 9-1997.

Mua báo và đọc báo là một tập quán văn hóa độc đáo của người dân Sài Gòn, đặc biệt là tập quán mua báo lẻ ở sạp báo. Cuộc điều tra tháng 9-1997 cho biết có khoảng 42% người dân từ 16 tuổi trở lên ít nhiều có mua báo (14% mua hàng ngày, 19% mua vài lần mỗi tuần, và 9% mua vài lần mỗi tháng). Tập quán mua báo và đọc báo ở TPHCM đạt tỷ lệ cao nhất so với tất cả các nơi khác trong nước. Mặc dù phần đông thường ả đọc một vài tờ báo quen thuộc mà thôi, nhưng họ không cất ing đến tòa báo để đăng ký mua dài hạn, mà có thói quen hàng ngày ghé qua sạp báo để mua lẻ, hoặc mua từ người bán báo dạo. Kết quả cuộc điều tra nói trên cho thấy rõ thói quen này (tỷ lệ tính trên số người có đọc báo):

- 54,4% thường mua lẻ tại các sạp,

- 10,7% thường mua lẻ từ những người bán báo dạo,

- 13,1% đặt mua báo dài hạn,

- 11,9% đọc báo ở cơ quan, xí nghiệp hay ở thư viện,

- 26,7% mượn báo đọc,

- 5,3% không nhất định.

Mua báo dạo

Page 151: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

“Xưa nay ai cũng thấy vậy. Thời đại thông tin bùng nổ, dân mà không biết thông tin thì mần ăn gì được! Sáng sớm ra, bên ly cà phê, tách trà, người ta cũng rất muốn biết xã hội đã xảy ra những chuyện gì, nhà nước có ban hành quy định gì mới. Giấy vàng, giấy đỏ, giấy xanh, nhà nước ‘dùng’ giấy nào? Hay như vụ mấy trăm ngàn cái điện kế điện tử, có thay không hay chỉ là nói cho qua chuyện?… Chỉ cần ít nhất 2.000 đồng (quá rẻ, bằng một ly cà-phê ‘cóc’!) là có thể biết hết nhân tình thế thái. Người cần thông tin này kia thì cố tìm mua. Người không cần cũng mua để biết chơi, chứng tỏ mình biết thời cuộc. (…) Có nhu cầu thì mới có người bán báo dạo chứ.

“Dẫu rằng có nhiều cách đưa báo đến với người đọc như: đặt báo dài hạn, đưa báo đến tận nhà vào mỗi sáng, bán báo tại các sạp… nhưng người ta vẫn khoái cái kiểu vừa nhâm nhi ly cà-phê vừa có người phục vụ báo đọc tại chỗ. Sạp báo đâu phải chỗ nào cũng cho mở. Vậy là người ta phải ôm xấp báo đi bán dạo thôi. Thời xưa, những người làm cách mạng như cụ Nguyễn An Ninh cũng đã từng lấy cái nghề bán báo dạo ở bên Tầy mang về xứ ta, vừa bán vừa rao khắp phố phường còn gì.

“Người bán báo dạo đáng lẽ phải được trợ cấp, hỗ trợ nữa kia. Vì họ góp phần phổ biến tin tức đến cho mọi người. (…) Theo tôi, hoàn toán không nên cấm hình thức bán báo dạo này.”

(Nhà vấn Sơn Nam, “Bán báo dạo là một nét văn hóa đặc thù”Pháp luật TPHCM, 22-7-2005, tr. 10 (nhân chuyện thành phố Đà Nẵng cho tạm ngưng nghề bán báo dạo khi thực hiện chủ trương dẹp hàng rong ngoài đường phố).

Sạp báo ở thành phố Sài Gòn đã trở thành một thứ định chế văn hóa có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống hàng ngày cũng như trong tâm thức của người dân. Rất tiếc là kể từ khi thành phố quyết tâm dọn dẹp lòng lề đường cách nay nhiều năm, phần lớn các ki-ốt bán báo trước đây cũng đã bị dẹp luôn. Nay chỉ còn thấy cảnh treo báo bán lẻ một cách tạm bợ bên vỉa hè, đôi khi nhếch nhác cạnh gốc cây… và hiếm khi gặp được một sạp báo đàng hoàng vốn là một nét đặc trưng văn hóa của bất cứ một thành phố lớn nào.

Điều cũng đáng chú ý là, qua cuộc điều tra nói trên, có tới hơn một phần tư (27%) trong số độc giả báo in cho biết họ thường mượn báo để đọc. Thông thường mỗi tờ báo sau khi mua về không phải chỉ có một người đọc, mà sau đó còn được chuyền tay tới vài người khác nữa, trong gia đình hoặc giữa bạn bè, đồng nghiệp. Chính vì thế, tờ báo nào muốn biết số lượng độc giả thực sự của

Page 152: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

mình thì không thể chỉ căn cứ vào số ấn bản đã phát hành, mà còn phải điều tra để biết được mỗi tờ thường được mấy người đọc, và sau đó nhân con số này với số lượng phát hành để ước lượng tổng số độc giả trong thực tế. Cuộc thăm dò độc giả của báo Tuổi trẻ vào tháng 6-1989 cho biết trung bình một tờ Tuổi trẻ lúc đó có khoảng 5 người đọc.28 Còn tờ tuần báo Thời háo Kinh tế Sài Gòn,theo cuộc điều tra vào tháng 11-1994, có bình quân 4,5 người cùng đọc mỗi tờ.

Người dân Sài Gòn thường không chỉ đọc một tờ báo. Cuộc điều tra năm 1997 của chúng tôi cho biết một người có đọc báo đọc bình quân 2,23 tờ. Cụ thể như sau (tỷ lệ tính trên số người có đọc báo):

- 28,4% thường đọc một tờ,

- 37,6% thường đọc 2 tờ,

- 20,9% thường đọc 3 tờ,

- 10,4% thường đọc 4 tờ, .

- Và 2,7% thường đọc từ 5 tới 6 tờ.

Họ thường đọc báo lúc nào?

- 13% thường đọc trước 8 giờ sáng,

- 16% đọc trong khoảng 8-12 giờ sáng,

- 8% đọc vào buổi chiều,

- 22% đọc vào buổi tối,

- và 51% cho biết đọc “không nhất định lúc nào”.

Nói cách khác, đối với phần lớn người dân, thời gian đọc báo thường rải ra trong ngày, và chắc hẳn nhiều người thường tranh thủ đọc trong những lúc rảnh rang. Họ thường đọc báo ở đâu? Theo cuộc điều tra này, đại đa số (92%) cho biết thường đọc báo ở nhà, nhưng cũng có 18% cho biết thường đọc tại nơi làm việc.

Họ thường đọc như thế nào? Trong số những người có đọc báo, 43% trả lời họ thường coi lướt qua, 18% chỉ đọc một số trang mục mà họ quan tâm, và chỉ có hơn một phần ba (39%) trả lời là thường đọc hết tờ báo. Loic Hervouet mô tả tập quán của một người đọc báo bình thường như sau: “Khi đọc báo để lấy thông tin, độc giả cốt tìm những chi tiết thông tin mà họ cần. (…) Do vậy hiếm khi người ta đọc một bài báo từ đầu đến cuối, mà vẫn có ấn tượng là đã xem hết cả tờ báo.

Page 153: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Độc giả chỉ đọc những gì họ quan tâm trong một bài báo, và khi đã đọc xong những gì đáng quan tâm, họ cho là đã đọc trọn vẹn bài báo. Trên thực tế, khi cầm tờ báo lần đầu tiên, độc giả giở tờ báo xem từng trang một. Họ xem lướt, chỉ dừng lại lâu hơn ở một vài bài, thường là đọc đầu đề bài báo và lời mào đầu (chapeau), xem ảnh và chú thích ảnh.”

Theo kết quả cuộc điều tra năm 1997, chúng tôi đã ước tính một độc giả tại TPHCM thường dành ra trung bình 26 phút mỗi ngày để đọc báo. Như vậy, nếu chúng ta ước lượng tốc độ đọc khoảng 200 từ/phút, thì với thời lượng 26 phút này, một người đọc báo có thể đọc khoảng 5.200 từ, tức là chỉ đọc trọn một trang tờ Sài Gòn Giải phóng (trong khi tờ này có tám trang mỗi ngày), hoặc tương đương với hai trang tờ Tuổi trẻ (tờ này có tổng cộng 16 trang, không kể các trang quảng cáo). Như vậy có nghĩa là phần lớn độc giả thường coi lướt qua tờ báo, và chỉ chọn đọc một số tin hoặc bài mà mình quan tâm mà thôi.

Ở Pháp, qua những cuộc thăm dò của một số tờ nhật báo địa phương thì thời lượng mà độc giả dành cho việc đọc báo là trung bình 25 phút mỗi ngày. Với thời lượng này, một độc giả chỉ đọc được khoảng 10% toàn bộ nội dung một tờ báo, kể cả trường hợp các tờ tuần báo. Riêng tờ nhật báo Le Monde thì tỷ lệ này đạt khoảng 20%. Còn ở Đức, độc giả của tờ cũng chỉ đọc khoảng 1/8 tờ báo. Một cuộc điều tra của tờ, một tờ nhật báo địa phương có số lượng ấn bản cao nhất ở Pháp, cho biết “trong số 410 chi tiết thông tin có trên mặt báo, độc giả chỉ để mắt đến 39 chi tiết: 23 đầu đề và 16 bài báo; họ chỉ đọc 13 bài báo từ đầu đến cuối, thông thường là các bài báo ngắn.”

Nói cách khác, thực tế là một độc giả bình thường không bao giờ đọc hết nổi toàn bộ các tin tức và bài vở trên cá một tờ báo. Chính vì thế, những người làm báo luôn luôn tìm tòi và cải tiến để làm sao cho mỗi tin, mỗi trang báo có thể “giữ chân”được độc giả, thu hút sự chú ý của độc giả trước hết bằng cái tít hay hình ảnh, để rồi sau đó hy vọng họ đọc tiếp cho hết một bản tin hay một bài báo.

3. Cách sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng nơi các tầng lớp công chúng

Khi nghiên cứu về công chứng, người ta cũng thường khảo sát về cách sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng nơi các tầng lớp công chúng, cách thức mà họ chọn lọc và hưởng dụng các sản phẩm truyền thông đại chúng, cũng như ý nghĩa của những cách sử dụng này trong cuộc sống xã hội của họ.

Trước hết, chúng ta hãy xem thí dụ trong bảng 12 về quỹ thời gian mà dân chúng dành cho các phương tiện truyền thông đại chúng tại một số quốc gia

Page 154: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

công nghiệp, trích từ kết quả một cuộc điều tra quốc tế về ngân sách thời gian tiến hành vào năm 1965-1966.

Bảng 12. Thời gian rảnh rỗi, và thời gian dành cho việc đọc báo, nghe radio và coi ti-vi tại một số nước công nghiệp, năm 1965-1966 (đvt: giờ và 1/10 giờ)

Pháp

Bỉ Tây Đức Mỹ Liên Xô

Hungary

Tiệp Khắc

Tổng cộng thời gian rảnh rỗi:Chủ nhật 6,6 8,3 7,8 8,0 6,3 6,5 6,6Ngày thường 2,6 3,5 2,9 3,5 3,2 2,6 3,2Trong đó, thời gian danh cho báo chí, phát thanh, truyền hình:Chủ nhật 2,3 3,2 1,5 3,3 2,4 2,1 3,2Ngày thường 1,2 1,9 1,4 1,0 1,5 1,2 1,6

Nguồn số liệu: Viện quốc gia thống kê nghiên cứu kinh (I.N.S.E.E.) của Pháp, 1968.”

Còn bảng 13 dưới đây cho biết chi tiết hơn về thời lượng dành cho từng phương tiện truyền thông.

Khảo sát một cách chi tiết, người ta nhận thấy thực ra lượng thời gian dành cho truyền thông đại chúng nhiều hay ít còn phụ thuộc vào những giai đoạn khác nhau trong cuộc sống mỗi người. Những công trình điều tra ở Mỹ đã cho thấy là mức độ coi ti-vi nơi trẻ con gia tăng dần cho tới lúc chúng bắt đầu vào tiểu học; thời gian coi ti-vi có giảm đi trong thời gian học tiểu học, trung học, sau đó, khi bắt đầu đi làm, lại tăng lên và kéo dài ở mức độ này cho đến khi về hưu; lúc tới tuổi hưu, thời gian coi ti-vi lại tăng lên thêm một chút nữa. Những người trên 65 tuổi thường ngồi coi ti-vi nhiều hơn những người còn trong tuổi lao động. Ở Mỹ, người ta cũng nhận thấy là có một số thành phần xã hội coi ti-vi nhiều hơn các thành phần khác: đó là trẻ con, phụ nữ, những người da màu, nhất là da đen, và những người về hưu.

Bảng 13.Thời gian bình quân hàng ngày dành cho sách báo, nghe radio và coi ti-vi ở một số nước công nghiệp, năm 1965-1966 (đvt: giờ và 1/10 giờ)

Pháp Bỉ Tây Đức Mỹ Liên Xô

Hunggary

Tiệp Khắc

Page 155: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Đọc sách báo 0,4 0,6 0,4 0,6 0,8 0,4 0,6Nghe radio 0,1 0,1 0,1 0,0 0,1 0,2 0,2Xem ti-vi 0,9 1,4 1,0 1,7 0,7 0,7 1,0

Nguồn số liệu: Viện quốc gia thông kê và nghiên cứu kinh tế (I.N.S.E.E) của Pháp. 1968

Ghi chú: Trên đây là con số hình quân hàng ngày tính trên bảy ngày trong tuần.

Ngoài ra, thời gian xem ti-vi cũng còn phụ thuộc vào mùa nào trong năm, cũng như ngày nào trong tuần. Những cuộc điều tra ở Pháp đối với trẻ em 8-14 tuổi cho biết là chúng xem truyền hình vào mùa đông nhiều hơn là mùa hè, đơn giản là vì mùa hè có khí hậu ấm áp hơn nên chúng có thể ra chơi ngoài sân hoặc ngoài vườn. Trung bình chúng coi ti-vi 1 giờ 40 phút vào mùa hè, 2 giờ vào mùa thu, và lên tới 3 giờ 20 phút vào kỳ nghỉ Giáng sinh (theo số liệu điều tra năm 1981). Trong năm học, chúng thường xem nhiều nhất vào các ngày thứ tư (là ngày nghỉ học), và nhất là ngày thứ bảy và chủ nhật.

Những cuộc điều tra ở Mỹ nơi người lớn cũng cho thấy xu hướng xem ti-vi nhiều hơn vào mùa đông. Và ngoài ra, còn có sự khác biệt về thời điểm coi ti-vi trong ngày: buổi sáng, chỉ có 9% người Mỹ coi truyền hình, nhưng đến đầu buổi tối, tỷ lệ này là 30%, và lên tới 45% trong khoảng thời gian từ 20g tới 23g, giờ “cao điểm”của truyền hình. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn quan tâm cả tới những loại hoạt động khác của người dân diễn ra song song với việc coi ti-vi: có khá nhiều người thường vừa coi ti-vi, vừa đồng thời làm những công việc khác trong nhà.

Cuộc điều tra của chúng tôi tại thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 9-1997 cho biết trong số các hộ gia đình trong mẫu điều tra, có 16% thường mở ti-vi 1-2 giờ đồng hồ mỗi ngày, 38% thường mở 2-3 giờ, và 31% trên 3 giờ (số còn lại là những gia đình ít mở ti-vi hoặc nhà không có ti-vi).

Và phần lớn dân cư TPHCM thường xem truyền hình vào buổi tối. Số người thường xem truyền hình vào các buổi trong ngày như sau:

- Buổi sáng: 12% trong mẫu điều tra.

- Buổi trưa và buổi chiều: 24%.

- Buổi tối: 82%.

Page 156: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

65% mẫu điều tra cho biết thường xem truyền hình cùng với người khác, 30% có lúc một mình, có lúc với người khác, và chỉ có 5% thường xem một mình.

Vẫn theo kết quả cuộc điều tra này, bình quân mỗi người dân TPHCM dành ra 1 giờ 37 phút để theo dõi các phương tiện truyền thông đại chúng, trong đó 17 phút đọc báo, 1 giờ 12 phút xem ti-vi, và 8 phút nghe radio (đây là số liệu bình quân tính trên toàn bộ mẫu điều tra). Đây là một khoản thời lượng đáng kể, nếu chúng ta so với tổng cộng quỹ thời gian rảnh rỗi bình quân của mỗi người là 2 giờ 10 phút mỗi ngày, theo ước tính qua kết quả cuộc điều tra này.

Trong thực tế tiếp nhận các nội dung từ các phương tiện truyền thông đại chúng, người dân thường chọn lọc và chỉ theo dõi những nội dung mà họ muốn, theo cách thức của họ, chứ họ không bao giờ tiếp nhận trọn vẹn toàn bộ các nội dung mà nhà truyền thông phát ra. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa truyền hình và công chúng ở Pháp năm 1974 và năm 1977, Michel Souchon đã đối chiếu giữa cơ cấu các chương trình do đài truyền hình phát sóng, với cơ cấu các chương trình mà công chúng xem trong thực tế. Qua đó, Souchon đã kết luận như sau: những thay đổi trong cách thiết kế các chương trình và trong cơ cấu các chương trình của đài truyền hình đã không có tác động đáng kể đối với cách thức mà công chúng sắp xếp các chương trình mà họ xem thường xuyên. Điều này được biểu hiện qua bảng 14.

Bảng 14.Cơ cấu các chương trình truyền hình được phát sóng, và cơ cấu các chương trình truyền hình được công chúng xem, điều tra năm 1974 và năm 1977 ở Pháp (đvt:%)

Các chương trình được phát sóng

Các chương trình được công chúng xem

1974 1977 1974 19771.Tin tức, thời sự 29,2 35,8 25,5 27,12. Văn hóa, nghệ thuật, và phổ biến kiến thức

15,6 12,1 5,4 5,0

3. Phim, kịch, sân khấu 29,3 23,8 44,7 40,64. Giải trí, trò chơi 9,8 14,9 15,3 20,65. Thể thao 8,5 5,2 6,8 4,06. Các chương trình dành cho tuổi trẻ

5,6 6,7 1,7 2,2

Page 157: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

7. Các chương trình tôn giáo 2,0 1,5 0,6 0,4Tổng cộng 100,0 100,0 100,0 100,0

Nguồn: Michel Souchon,Association ữanẹaise de Science politique, 11-1978.

Ghi chú: Michel Souchonđã tính toán mực thời sự”: trong vòng 6 tháng đầu nă1974, các chương tức và thời sự chiếm 1.000 giờ đồng hồ trong tống số 1.424 tức là chiếm tỷ lệ 29,2%. Cũng trong khoảng thời gian khán giả truyền hình đã dành ra hình bình quân 110 giờ đồng hồ dế theo trong tổng số 433 giờ mà họ dành ra để xem truyền hình, bằng 25,5% nghĩa là có tỷ lệ ít hơn so với tỷ lệ các chương trình tin tức và thời sự mà đài truyền hình đã phái ra.

Những năm gần đây, người ta khám phá ra một kiểu coi ti-vi mới, thường được gọi là “zapping”: việc xuất hiện của cái “ri- mốt”(remote control = bộ điều khiển từ xa) vào đầu thập niên 1980, cộng với sự ra đời của nhiều đài truyền hình mới nhờ có kỹ thuật cáp và vệ tinh, đã làm nảy sinh một kiểu sử dụng truyền hình mới nơi công chúng, hay nói đúng hơn, là một thái độ mới đối với truyền hình. Bệnh “zapping”, nếu chúng ta có thể gọi như vậy, là cái bệnh cứ bấm đổi đài liên tục, coi đài này một hồi thấy không thích thì lại đổi sang đài khác, không bao giờ dừng lại lâu ở một đài nào để coi một chương trình cho trọn vẹn, và cuối cùng thường chỉ còn sót lại trong đầu một mớ hình ảnh hỗn độn! Hai nhà nghiên cứu Ch. de Goumay và P.A. Mercier giải thích hiện tượng này như sau: những người mang “bệnh”thường là những người coi truyền hình quá nhiều, nên để thoát khỏi mặc cảm là mình bị nô lệ vào nó, họ zapping để chứng tỏ rằng mình có thể điều khiển được, “làm chủ”được cái ti-vi, tự mình có quyền chọn xem chương trình nào hay đài nào mà mình muốn, vào bất cứ lúc nào. Hậu quả của thứ ảo tưởng này là một kiểu tri giác lộn xộn, “vỡ vụn”. Hai nhà nghiên cứu nói trên kết luận rằng: lối coi ti-vi zapping, vốn thường là lối coi của người cô đơn, thay vì tạo điều kiện thúc đẩy sự giao lưu xã hội, thì ngược lại đã giam hãm người xem vào trong cái thế giới riêng của chính mình.

Trong lĩnh vực nghiên cứu xã hội học về công chúng, người ta cũng thường tiến hành phân loại các các kiểu sử dụng khác nhau của công chúng đối với các phương tiện truyền thông đại chúng. Chẳng hạn, một cuộc điều tra nơi tầng lớp trung lưu ở vùng ngoại ô nằm giữa Philadelphia và New York đã cho thấy có bốn nhóm người khác nhau trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông như sau:

Page 158: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

- Những người “tiêu thụ”bất kể thứ phương tiện truyền thông đại chúng nào, xem “hổ lốn”đủ mọi thứ nội dung chương trình mà không hề chọn lựa;

- Những người “chọn lọc nguồn”: số này chỉ chọn theo dõi một loại phương tiện truyền thông mà thôi;

- Những người “chọn lọc đề tài”: số này chọn đề tài mà mình muốn xem và tìm trên các phương tiện truyền thông khác nhau (thí dụ: những người thích coi thể thao vừa trên truyền hình, vừa trên báo in);

- Và cuối cùng là những người tránh né mọi phương tiện truyền thông đại chúng; số người thuộc loại này tương đối ít.

Trong cuộc điều tra tại thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 9- 1997, chúng tôi đã tiến hành loại hình hóa công chúng, nghĩa là phân loại công chúng ra thành những nhóm khác nhau, căn cứ trên các trang mục và các chương trình mà họ thường theo dõi trên ba phương tiện báo in, truyền hình và phát thanh. Kết quả là chúng tôi đã nhận diện được năm nhóm công chúng, tương ứng với năm mô thức mà chúng tôi gọi là các mô thức tiếp nhận truyền thông đại chúng:

- Nhóm 1: Nhóm tiếp nhận các phương tiện truyền thông đại chúng đế theo dõi tin tức, thời sự và mở mang kiến thức: nhóm này bao gồm 130 người trong mẫu điều tra (19% mẫu điều tra), trong đó có một nhóm 107 người thường theo dõi báo in và truyền hình nhiều hơn, và một nhóm tương đối nhỏ bao gồm 23 người ngoài việc theo dõi báo in và truyền hình, còn theo dõi thường xuyên cả đài phát thanh.

- Nhóm 2: Nhóm tiếp nhận các phương tiện truyền thông đại chúng để theo dõi tin tức và những tin thị trường thiết thực: nhóm này có 66 người (10% mẫu điều tra).

- Nhóm 3: Nhóm tiếp nhận các phương tiện truyền thông đại chúng để theo dõi tin tức và để giải trí: nhóm này có 172 người (25% mẫu điều tra).

- Nhóm 4: Nhóm tiếp nhận các phương tiện truyền thông đại chúng chỉ để giải trí: nhóm này có tổng cộng 203 người (29% mẫu điều tra), bao gồm một nhóm hầu như chỉ xem truyền hình mà thôi (149 người, chiếm 21% mẫu điều tra), và nhóm còn lại có xem truyền hình, nhưng cũng có đọc báo và nghe rađiô để giải trí (54 người).

Page 159: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

- Nhóm 5: Và cuối cùng là nhóm đọc, xem và nghe các phương tiện truyền thông đại chúng: nhóm này có tới 126 người (chiếm 18%, tức gần một phần năm trong mẫu điều tra), có đặc điểm là rất ít đọc báo, ít coi truyền hình và cũng rất ít nghe rađiô.

Những người làm các nghề lao động trí óc, cán bộ quản lý và những người có trình độ hoc vấn cao (cấp III trở lên) phần lớn nằm trong nhóm 1 và nhóm 2, tức là những nhóm chú trọng tới việc theo dõi tin tức, thời sự, và mở mang kiến thức. Những người lao động chân tay, buôn bán nhỏ, và những người có trình độ học vấn thấp (cấp I và cáp II) phần lớn nằm trong nhóm 3 và nhóm 4, tức là những nhóm coi các phương tiện truyền thông chủ yếu là những phương tiện giải trí.

Từ những mô thức tiếp nhận truyền thông đại chúng khác nhau như trên, trong công trình nghiên cứu vào cuối thập niên 1990, chúng tôi đã đi đến nhận định về hiệu quả không đổng đều của các phương tiện truyền thông đại chúng, và đưa ra giả thuyêt như sau: truyền thông chúng là một trong những cơ sà xã hội của quá trình xuất cơ cấu xã bởi lẽ sự phân tầng về mặt văn hóa (biểu hiện qua hiệu quả không đồng đều) cũng là một trong những điều kiện nuôi dưỡng và thúc đẩy quá trình phân tầng xã hội đang diễn ra trong thực tế.

Chương 8: XÃ HỘI HỌC VỀ NỘI DUNG TRUYỀN THÔNGNếu hiểu lao động báo chí bao gồm hai thao tác chính là lọc tin tức (trong

số vô vàn sự kiện xảy ra hàng ngày) và tường thuật tin tức (diễn đạt, trình bày lại sự kiện cho có đầu có đuôi), thì việc phân tích văn phong báo chí không phải là công việc chỉ dành riêng cho các nhà ngôn ngữ học, mà hoàn toàn có thể và cần được nghiên cứu dưới cách nhìn xã hội học.

Trong chương này, chúng ta sẽ khảo sát về văn phong báo chí, xét như là một loại văn phong riêng biệt, và về phương pháp nghiên cứu nội dung truyền thông.

1. Các đặc trưng của văn phong báo chíSự ra đời của báo chí và quá trình chuyên nghiệp hóa báo chí trên thế giới

đã dần dà làm cho văn phong báo chí trở thành một loại văn phong riêng biệt chưa từng có trước kia, khác hẳn những loại văn phong khác như tiểu thuyết, văn chương, văn phong nghiên cứu, hay văn phong hành chánh. Quá trình xác lập này diễn ra nhanh hay chậm tùy theo từng quốc gia.

Page 160: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Riêng đối với lịch sử báo chí Việt Nam, như có tác giả đã nhận xét, “do sống quá lâu trong một nền báo chí mang tính chất văn chương”, nên đối với cả giới làm báo lẫn giới quản lý, “tính chất văn chương chi phối hoạt động báo chí ở nhiều cấp độ, với nhiều mức độ khác nhau”từ những ngày đầu tiên rồi “kéo dài qua suốt thời kỳ báo chí chống Pháp, chống Mỹ cho đến tận những năm gần đây.”Tuy nhiên, cần nói thêm là nhận định này, theo chúng tôi, có thể đúng đối với phần đông các tờ báo trên cả nước hiện nay, nhưng lại không đúng đối với những tờ đã sớm có những bước thay đổi mạnh mẽ theo hướng báo chí chuyên nghiệp, nhất là báo chí ở Sài Gòn-TP Hồ Chí Minh. Ngay như trong bài “Khái luận”mở đầu cho tập 20 (Văn báo chí Việt Nam 1900-1945) của bộ Tổng tập văn học Việt Nam, tác giả tuy nhìn nhận rằng “báo chí có chức năng cơ bản là thông tin”, nhưng lại chưa coi văn phong báo chí là một loại văn phong độc lập với văn phong văn học. Mặc dù công nhận Hoàng Tích Chu là người có công đưa ra lối viết “ngắn gọn, sáng sủa… phản ánh tiếng nói bình thường của người dân vào văn báo chí và từ báo chí đi vào văn xuôi”, nhưng tác giả bài này vẫn dừng lại ở nhận định cho rằng Hoàng Tích Chu là “người đi tiên phong trong cuộc cách tân lớn của vãn học và ngôn ngữ văn (chúng tôi nhấn mạnh, T.H.Q.), chứ không đề cập gì đến công lao cách tân của Hoàng Tích Chu đối với văn phong báo chí hay ngôn ngữ báo xét như một loại hình riêng biệt.

Sở dĩ có sự ngộ nhận và lẫn lộn giữa báo chí với văn học nói trên, ngoài lý do là lịch sử gắn bó giữa nhà báo với nhà văn, giữa báo chí với văn học trong nửa đầu thế kỷ XX mà chúng tôi đã có dịp đề cập trong chương 2 (trang 51-53), theo ý kiến chúng tôi, còn một lý do nữa là do không nhận thức được những điểm khác biệt căn bản giữa lĩnh vực văn học và lĩnh vực báo chí.

Lao động văn học thiên về tư duy hình tượng, còn lao động báo chí thiên về tư duy lô-gic. Nếu phương pháp tư duy của nhà văn chủ yếu dựa trên trực giác và cảm xúc nghệ thuật, dựa trên trí tưởng tượng và hư cấu, thì ngược lại, phương pháp tư duy của nhà báo lại phải đặt nền tảng chủ yếu trên lô-gíc duy lý và phải làm việc với các sự kiện và các vấn đề thời sự, chứ hoàn toàn không được phép hư cấu. Mục tiêu của văn học là hướng đến sự cảm thụ thẩm mỹ, còn báo chí thì trước hết hướng đến mục tiêu thông tin. Tư duy dựa trên sự kiện và tư duy thời sự là một trong những nét đặc trưng hàng đầu của nhà báo. Chính những điều ấy làm cho báo chí mang một văn phong đặc thù, không thể lẫn lộn với văn phong văn học.

Page 161: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Có lẽ chính cái nhìn lẫn lộn giữa báo chí với văn học là nguyên nhân dẫn đến một sự ngộ nhận tương đối phổ biến trong dư luận xã hội ở Việt Nam cho đến tận bây giờ là cho rằng “hễ đã là nhà văn thì làm báo dễ như chơi, hễ cứ giỏi văn là làm báo sẽ giỏi”!

Trên thế giới, văn phong báo chí được hình thành kể từ cuối thế kỷ XIX, chủ yếu thoát thai từ các nền báo chí của Anh và Mỹ. Truyền thống báo chí ở các nước này đã xác lập một số quy tắc và thể thức viết lách nhất định mà ngày nay hầu hết các sách giáo khoa báo chí trên thế giới đều coi là nguyên tắc chung trong nghề nghiệp. Chẳng hạn đó là quy tắc 5W+1H (What? When? Where? Why? How? Ai? Cái gì? Lúc nào? ở đâu? Tại sao? Thế nào?) vốn thâu tóm những nội dung chủ yếu bắt buộc phải có trong bất kỳ bản tin hay bài phóng sự nào. Hay quy tắc “hình tháp ngược”quy định rằng nội dung cốt lõi của một bản tin phải được đưa lên ngay phần mở đầu (“lead”trong tiếng Anh), sau đó mới lần lượt đến các chi tiết, bối cảnh hay diễn giải.

Đặc điểm của văn phong báo chí không phải chỉ do giới làm báo hay các trường báo chí qui định, mà quan trọng còn là do yêu cầu của chính phía công chúng độc giả hay khán thính giả: một khi đã quen đọc báo, nghe radio hay coi ti-vi, người ta thường mặc nhiên mong muốn và chờ đợi tin tức được tường thuật theo một khuôn khổ và trình tự nhất định (chẳng hạn như quy tắc 5W+1H nói trên).

Vào cuối thập niên 1930 trong làng báo ở Việt Nam, Hoàng Tích Chu được coi là người “đã làm ‘cách mạng thực sự’ trong nghề báo, dám đưa ra những cải cách mà lúc đó ai cũng cho là quá ngổ.”Cho đến lúc ấy, văn phong trên các tờ báo thường “rườm rà, ít lượng thông tin, còn nặng nề vì lối văn biền ngẫu, đầy chữ nho, điển tích khó hiểu…”. Khi được giao làm công việc biên tập cho tờ Hà thành ngọ báo ở Hà Nội (1927), Hoàng Tích Chu cùng với Đỗ Văn “đã thực hiện một loạt cải cách. Hoàng Tích Chu sử dụng lối văn mới, gọn gàng, sáng sủa, giàu lượng thông tin, khác hẳn lối văn cũ, đã mang lại một luồng gió mát mẻ, đầy sinh khí, giàu chất sống cho văn phong báo chí lúc đó.”

Nhà báo Tế Xuyên kể lại như sau: “Dưới sự điều khiển của Hoàng Tích Chu, tòa soạn hoạt động với phương pháp mới, dẹp bỏ hết cả những tập truyền làm báo tồn tại từ đời Đông Dương tạp chí, Lục tỉnh tân văn. Bài xã luận dài thườn thượt, vẫn chiếm hai cột báo bên trái trang nhất, chỗ trịnh trọng nhất trong tờ báo, thì nay bị thu lại còn một gang tay, sắp chữ đặc biệt cho nổi bật lên và bị dồn xuống một góc dưới trang nhất. Những tin tức trong nước bấy lâu bị nhét vào

Page 162: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

trang trong, nay được kéo ra trang ngoài và trình bày trang trọng để biểu hiện rõ rệt sinh hoạt trong xứ.”Theo ý kiến chúng tôi, có ba điều hết sức đáng chú ý qua biện pháp cải cách này: (a) thể loại tin tức lần đầu tiên được ưu tiên đưa ra ngay trang nhất; (b) bắt đầu nhận chân ra ranh giới phân biệt giữa thể loại tin tức và thể loại nghị luận; và (c) lần đầu tiên nhấn mạnh tới chức năng thông tin của báo chí.

Thế nhưng vì lúc đó kể cả báo giới lẫn độc giả đều chưa quen kiểu báo này, nên báo bán bị ế, Hoàng Tích Chu và Đỗ Văn bị ông chủ báo mời nghỉ việc. Hai nhà canh tân không nản chí, bèn đứng ra lập tờ Đông Tây tuần báo vào năm 1929, tiếp tục thực hiện lối làm báo mới mẻ này, và không bao lâu thì thành công. Tờ Đông Tây tuần báo trở thành tờ nổi tiếng và có đông độc giả nhất miền Bắc lúc bây giờ. Ngay những tờ báo từng đả kích Hoàng Tích Chu như tờ Công dân, tờ Nhân loại… cũng dần dần chịu ảnh hưởng lối viết và lối làm báo của ông. Và về sau những tờ báo khác như Phong hóa và Ngày nay đã tiếp tục đi theo con đường canh tân của tờ Đông Tây báo.

Theo Erik Neveu, khi nói tới văn phong báo chí, chúng ta có thể phân biệt được ba nét đặc trưng sau đây. Trước hết là đặc trưng bám sát sự kiện. Văn báo chí luôn luôn ưu tiên nói tới sự kiện. Dù một bài báo có thể giải thích một sự kiện hoặc đôi khi bày tỏ chính kiến trước sự kiện đó, nhưng yêu cầu quan trọna trước hết là nó phải phản ánh chính xác sự kiện.

Kế đến, văn phong báo chí phải mang tính chất sư phạm nghĩa là phải trong sáng, chuẩn xác và mẫu mực. Thông thường nhà báo chỉ có thể hình dung đối tượng công chúng của mình một cách khá chung chung, thế nhưng, khi đặt bút viết, họ phải luôn luôn có phản xạ tự đặt mình vào vị thế của người đọc, để lường trước phản ứng của người đọc, dự đoán cách thức mà người đọc tiếp nhận bản tin như thế nào. Vì thế, yêu cầu đầu tiên của lối hành văn báo chí là phải hết sức sáng sủa, dễ hiểu, từ ngữ sử dụng phải phù hợp với khả năng tiếp nhận và khả năng giải mã của đối tượng độc giả của mình.

Và đặc trưng thứ ba của văn phong báo chí là đặc trưng mà các nhà ngôn ngữ học thường gọi là chức năng “kiểm thông”(“phatic”, bắt nguồn từ chữ phatis trong tiếng Hy Lạp, có nahĩa là lời nói) - tức là chức năng kiểm tra mạch truyền thông, và tìm cách thu hút sự chú ý của người nghe. Đây là chức năng của những từ hay những thủ pháp dùng để giữ liên lạc với người đối thoại (thí dụ những từ như "a-lô”khi nói chuyện qua điện thoại, hay “ờ ờ…”, “ờ thì…”để duy trì mạch trò chuyện với người đang nghe), để “giữ chân”người đọc, làm cho họ lưu tâm theo

Page 163: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

dõi và đừng bỏ rơi bản tin mà họ đang đọc. Trên báo in, bên cạnh cách hành văn, người ta còn thường thực hiện chức năng kiểm thông này bàng nhiều phương thức đa dạng như cách đặt tít, đặt titre hoặc sous-tit re (tít phụ nằm trên hoặc dưới tít chính), các đoạn trích (thường được đóng khung, gọi là “windows”hoặc “box”), khổ và vị trí của hình ảnh, hay cách dàn trang sao cho bắt mắt nhằm gây sự chú ý đến một “bài đinh”nào đó…; còn trên truyền hình, đó là cách bố cục các cảnh quay một thiên phóng sự theo thứ tự thế nào đó để dẫn dắt khán giả, phối hợp cường độ âm thanh và màu sắc nhằm thu hút sự quan tâm của khán giả vào những đoạn cần thiết…

Ngoài ba đặc trưng vừa nêu, chúng ta còn phải nhân mạnh tới một đặc trưng có lẽ quan trọng nhất của văn phong báo chí, đó là tính chất khách quan.

Gaye Tuchman đã phân tích một số tờ báo ở Mỹ và rút ra nhận định rằng tính khách quan thường được người viết báo thể hiện thông qua ba phương cách sau đây.

- Phương cách “hình thức”: đưa ra những sự kiện và những con số; dùng những câu trích có đóng ngoặc kép (trích nguyên văn lời người được phỏng vấn); trình bày những quan điểm trái ngược nhau. 

- Phương cách mang tính “tổ chức”: ưu tiên đưa những thông tin xuất phát từ những nguồn tin là cơ quan có thẩm quyền (thí dụ đưa con số những người biểu tình theo số liệu của sở cảnh sát; phỏng vấn ông thị trưởng của một thành phố bị thiên tai), đồng thời sắp xếp cấu trúc bài viết hoặc ma-két dựng trang thế nào đó để tách riêng những lời bình, những nhận định ra khỏi phần tường thuật sự kiện.

- Phương cách sử dụng “lý lẽ thông thường”tức là sử dụng những ý kiến, những nhận định mà mọi người đều cho là đúng, là hiển nhiên, tránh đưa vào nội dung bài viết những ý tưởng khác với lối suy nghĩ thông thương của đa số dân chúng. John Kennedy lúc làm phóng viên ở Anh vào cuối Thế chiến thứ hai đã bị ban biên tập tờ báo của ông ta gác không cho đăng một bài vì ông ta dám viết rằng Churchill sẽ thất bại trong cuộc tranh cử chức thủ tướng Anh: đa số người dân Mỹ nghĩ rằng một người đáng kính trọng như ông Churchill vốn đang tham gia lãnh đạo cuộc chiến tranh chống Đức quốc xã thì không thể nào thất cử được!

Tuchman cho rằng nhiều khi ba phương cách trên đây được phóng viên sử dụng không hẳn để đảm bảo cho tính khách quan của bản tin, mà thực ra là nhằm tránh né những lời chỉ trích hoặc đối phó với những khiếu nại có thể xảy ra

Page 164: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

đối với bản tin. Họ dùng những cách thức trên để chứng tỏ rằng, mặc dù không có nhiều thời gian, họ đã cố gắng hết sức và tìm đủ mọi nguồn tin để làm cho bản tin trở nên đáng tin cậy. Lối viết này muốn chứng tỏ rằng người viết đã để cho các sự kiện lên tiếng, chứ không áp đặt ý tưởng hay quan điểm nào chủ quan của mình.

Nói tới văn phong báo chí, không ít người trong giới nghiên cứu hay có thành kiến cho rằng tính từ “báo chí”thường đồng nghĩa với cái gì đó hời hợt, nông cạn, chóng qua. Nhưng ngược lại, báo giới cũng hay chê bai văn phong nghiên cứu là dài dòng, lắm chữ nghĩa rắc rối, thường không đi ngay vào vấn đề.

Sự chê trách lẫn nhau đó thực ra phản ánh một sự thật sau đây: mỗi loại văn phong hay mỗi lối viết không hoàn toàn phụ thuộc vào tài nghệ của người viết, mà suy cho cùng biểu hiện những yêu cầu và những cưỡng chế của mỗi lĩnh vực (như mục tiêu của thể loại, yêu cầu và thị hiếu của đối tượng người đọc…), cũng như vốn liếng văn hóa và vốn sống nói chung của người viết lẫn của người đọc trong từng môi trường khác nhau. Hiển nhiên là văn phong trên tờ tạp chí học thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam không thể giống với văn phong trên tờ Thể thao hay tờ Tiếp thị và Gia đình

Không ai khó tính hơn người đọc

“… Có những nguyên tắc và kỹ thuật để lôi cuốn người đọc, nhưng không có cách gì để buộc họ phải đọc bài báo. Đọc giả đọc hay không đọc bài báo nào đó, đó là quyền của họ (…)”

Không ai khó tính hơn người đọc báo. Đầu đề có thể làm cho họ chú ý, nhưng cần phải thuyết phục họ đọc phần tiếp theo, vì họ rất dễ bỏ qua cả bài báo sau khi đọc vài dòng đầu tiên. Nhưng chớ có ảo tương, người đọc có thể bỏ dở bài báo bất kỳ lúc nào. [Vì thế] biên tập viên phải cố gắng từ đầu đến cuối (…).

“Nhiệm vụ đầu tiên của phóng viên là phái làm thế nào cho độc giả đọc bài báo (…). Một bài báo chỉ thực sự là bài báo khi mắt tới. Thông tin chỉ tồn tại khi nó được đọc. Đây chính là tiêu chí đầu tiên cứa truyền thông. Người nhận thông tin cũng quan trọng như người phát ra thông tin. Do vậy cần phải hiểu rõ người sẽ đọc báo của mình, để có thể chọn được nội dung, từ ngữ và cách viết phù hợp.

Page 165: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

“(…) Hãy đặt mình vào vị trí của người đọc, cảm nhận những gì người đọc sẽ cảm nhận để có thể có cách viết phù hợp hơn với sự trông đợi của người đọc. Độc giả rất nhạy cảm với thái độ của người viết. Nếu người viết không đến với người đọc, người đọc đến với người viết.

“Do vậy, ngươi viết phải thường xuyên quan tâm đến người đọc một cách thành thực (những chỗ in nghiêng là do chúng tôi, T.H.Q.)

(Loic Hervouet,Viết chọ độcgiả, Lê Hồng Quang dịch, Hội Nhà báo Việt Nam xuất bản, 1999, trang 14-16.)

2. Văn phong và nội dung bài báoKhi viết lách, chúng ta thường sử dụng những từ ngữ, hình tượng và những

lối lập luận mà mọi người đều quen thuộc và chấp nhận. Vì thế, có một nguy cơ mà ít ai chú ý, đó là nguy cơ sa vào những định kiến có sẵn trong xã hội. Nhớ lại cách đây không lâu, trong thời kinh tế bao cấp và tập trung quan liêu, có những từ chỉ cần nói tới là ngay lập tức gợi lên trong đầu người ta hàng loạt những hàm ý xâu xa, chẳng hạn như “con buôn”, “phe phẩy”, hay thậm chí cả từ “tư thương”mà đến tận bây giờ còn được dùng với ý nghĩa tiêu cực. Có một dạo những người mắc bệnh “Si-đa”thường bị dư luận coi là những người đồng tính luyến ái; bây giờ thì không còn như thế, nhưng hình như người ta lại chuyển sang gắn liền căn bệnh này với những tệ nạn nghiện ma túy hoặc mại dâm, tức là luôn luôn có xu hướng quy kết căn bệnh này như một thứ tội lỗi, mặc dù ai cũng biết rằng căn bệnh này có thể lây lan qua nhiều đường khác nhau. Hay một thí dụ khác: mấy năm gần đây, có nhiều tin tức liên quan tới các hoạt động khủng bố của những nhóm Hồi giáo cực đoan ở nơi này nơi khác trên thế giới; hệ quả là bây giờ mỗi khi nói tới chữ “Hồi giáo”, nhiều người không thoát ra khỏi cơ chế tâm lý liên tưởng và dễ gán thêm tính từ “cực đoan”vào, trong khi sự thực hoàn toàn không phải như vậy!

Để vượt qua tình trạng dễ rơi vào những cái bẫy thành kiến như vừa nêu, Erik Neveu cho rằng có thể vận dụng một phương pháp phân tích tu từ học mà nhà phê bình văn học Roland Barthes đã đề xướng. Phương pháp này phân biệt ra ba khía cạnh (hay ba thao tác) trong mỗi lần phát biểu (hay mỗi khi viết một bài): “inventio”là thu thập thông tin và chọn một cái khung để xử lý thông tin; “disposition”là chọn một kiểu cấu trúc dàn bài để tổ chức sắp xếp các phần nội dung thông tin đã thu thập được; và “elocutio”là chọn những thuật ngữ, những lối nói, những hình tượng để làm sao đạt hiệu quả thu hút người đọc hay người nghe.

Page 166: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

“Inventio”(thuật ngữ tiếng La-tinh, có nghĩa là sự bắt gặp, sự tìm thấy, sự phát hiện) (chúng tôi tạm dịch thuật ngữ là sự tạo lập): giai đoạn này bao gồm việc (như đọc các bản tin của các hãng thông tấn, và đi săn tin), và sau đó là việc chọn một lối tiếp cận hay một “góc”nhìn đối với vấn đề (tức là đứng từ góc độ nào để nhìn vấn đề). Erving Goffman đã dùng hình ảnh cái “khung”để mô tả việc chọn lối tiếp cận: cũng giống như khi chụp hình hay quay phim, người ta trước hết cần chọn cái “khung”như thế nào dể chụp hay để quay, thí dụ cần mở rộng khung ảnh để cho thấy cả những bối cảnh lịch sử lớn lao, hay ngược lại, cần thu hẹp ống kính vào một số khuôn mặt nhân vật để làm nổi bật những yếu tố tâm lý cá nhân và những khía cạnh cảm xúc.

Đối với một sự kiện bất ngờ hay một đề tài quá mới mẻ, xa lạ với công chúng, thì inventio còn có nghĩa là phải tìm ra một cái “khuôn”nhận thức tương ứng để giải thích được sự kiện, để làm sao cho độc giả hiểu được vấn đề. Khi bất ngờ biết tin vụ tai nạn của tàu ngầm nguyên tử Kursk, những nhà báo dù không chuyên về nước Nga hay về quân sự vẫn buộc phải tìm cách đưa ra một cái khuôn lý giải, bao gồm những yếu tố chẳng hạn như: sự tan rã của quân đội Xô-viết, sự suy thoái của nền kinh tế Nga, vùng biển Barentz lạnh lẽo là vùng tập trung nhiều hoạt động tàu ngầm của các cường quốc, người dân Nga vốn luôn phải chịu đựng những biến cố bất trắc, khổ đau… Đấy đều là những cái “khung giải thích”(cadre interprétatif) mà nhiều tờ báo đã vận dụng khi thảo bản tin về vụ đắm tàu Kursk.

Hoặc khi xảy ra vụ tấn công khủng bố vào tòa tháp đôi ở New York ngày 11-9-2001 với một số nghi can là người gốc Ả- rập, chúng ta thấy giới báo chí đã sử dụng một số khung giải thích như: tình hình khủng hoảng ở vùng Trung Đông, mối quan hệ chặt chẽ giữa Mỹ với Israel trong cuộc xung đột Israel-Palestine, những mâu thuẫn trong trật tự kinh tế thế giới vào thời kỳ toàn cầu hóa (hai tòa nhà thương mại khổng lồ World Trade Center vốn được coi là biểu tượng sức mạnh của nền kinh tế Hoa Kỳ)…

Ở Pháp, tình trạng bạo lực và phạm pháp của thanh thiếu niên ở các vùng ngoại ô các thành phố là một vấn đề nhức nhối lâu nay của cả xã hội. Tuy nhiên, phần lớn các thiên phóng sự trên báo chí và truyền hình về đề tài này đều thường rập khuôn theo một số nhận định mang tính chất định kiến và quy tội đối với tầng lớp thanh thiếu niên này, như coi họ là thế hệ bất mãn, hư hỏng, chỉ thích lêu lổng, đập phá, ăn trộm ăn cắp… mà không nhận ra rằng thực ra vấn đề xuất phát từ những căn nguyên sâu xa phức tạp hơn nhiều (như tình trạng thất

Page 167: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

nghiệp, chính sách đô thị hóa, chính sách giáo dục, chính sách đối với người nhập cư…).

Để thoát ra khỏi lôi mòn đó và đi tìm một góc nhìn mới, năm 1997, một nhóm phóng viên của đài truyền hình France 2 đã quyết định thực hiện một phóng sự về đề tài này bằng cách đến ở hẳn tại một khu trong vài tháng liền, nhằm làm quen và thu phục tình cảm của cộng đồng cư dân địa phương. Và khi đã được người dân tại chỗ chấp nhận và tin cậy rồi, họ mới bắt đầu tiến hành đi thu hình, phỏng vấn… Kết quả là họ đã đưa ra được một thiên phóng sự với những góc nhìn rất mới mẻ đối với công chúng, mang nhiều nét nhân bản, sâu sắc và trầm tĩnh khi trình bày và phân tích các vấn đề xã hội, khác hẳn với những lối nhìn mang nặng thành kiến và thiên về kết án trong các thiên phóng sự trước đó.

“Dispositio”(tiếng La-tinh, có nghĩa là sự sắp xếp): Sau khi đã thu thập dữ kiện và xác định một lối tiếp cận vấn đề, thì tới giai đoạn viết bản thảo và chọn một kiểu cấu trúc dàn bài thế nào đó để sắp xếp các sự kiện, hình ảnh và ý tưởng theo một lo-gic nhất định.

Yves de La Haye cho rằng chính hình thức tường thuật của một bài báo cũng có thể phản ánh quan điểm của người làm báo. Ông đưa ra hai cách phân loại. Cách thứ nhất là phân loại theo “giọng”của bài viết, như: giọng “chính trị”; giọng “công kích”(người ta thường dùng giọng này khi viết về những người phạm pháp); giọng “thận trọng”hoặc “trân trọng”khi tường thuật lại những lời lẽ xuất phát từ các cơ quan, tổ chức; hay giọng “kỹ thuật”khi người viết muốn tỏ ra là mình không đưa ra ý kiến cá nhân và tự nội dung các sự kiện đã nói lên sự thật mà không ai có thể chối cãi.

Trong cách phân loại thứ hai, La Haye dùng hình tượng báo đầu bếp". Ở đây, La Haye phân biệt hai cách “nấu nướng”các sự kiện (hai lối viết) khác hẳn nhau. Cách nấu thứ nhất thuộc loại “nấu nhanh”mà ông gọi là loại “kể chuyện”(narration) chỉ kể lại các sự kiện, liệt kê các diễn tiến, hết chi tiết này tới chi tiết khác. Cách viết này có thể làm cho người đọc không hiểu nổi biến cố vì bị tràn ngập bởi các chi tiết. Cách thứ hai thì “nấu lâu”hơn, mà ông gọi là loại “ làm luận”(dissertation) điển hình là các bài xã luận thường thấy trên các tờ tạp chí. Viết theo kiểu này, theo La Haye, cũng không khác gì cách làm bài luận ở trường trung học, với đầy rẫy những lời trích dẫn, những câu văn bóng bảy, nội dung thì luôn nhấn mạnh tới tính chất phức tạp của vấn đề và thường đi đến những kết luận hết sức lớn lao mà nhiều khi chẳng có ý nghĩa gì cụ thể và thiết thực cả. Cả

Page 168: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

hai lối viết trên đây theo La Haye đều bộc lộ một quan điểm sâu xa của người viết là bênh vực cho trật tự hiện hữu của xã hội và trong thâm tâm không muốn đi đến những thay đổi cách tân xã hội.

“Elocutio" (tiếng La-tinh, có nghĩa là sự diễn đạt, hay cách diễn đạt): đây là thao tác chọn lựa các công cụ ngôn ngữ và các thủ pháp văn chương cũng như vận dụng các câu tục ngữ, thành ngữ… để diễn đạt nội dung bài viết.

Ở giai đoạn này, theo E. Neveu, người viết báo cần thận trọng khi sử dụng những từ ngữ hay những câu mà ông ta gọi là những “câu-có-sẵn”(“prêt-à-parler”, cũng tương tự như đồ may sẵn, đồ nấu sẵn hay “thức ăn nhanh”, hay “mì ăn liền”như chúng ta thường nói). Quả thực trong thực tế ngôn ngữ báo chí hàng ngày ở Việt Nam lâu nay, chúng ta thấy có khá nhiều lối nói và câu chữ hoặc là rỗng, không có thông tin, nặng tính chất khẩu hiệu, hoặc là làm cho người ta liên tưởng tới những thành kiến có sẵn. Có những từ hoặc cụm từ mang ý nghĩa khá mơ hồ nhưng lại thường xuyên được sử dụng một cách dễ dãi trong nhiều bản tin như: tiêu cực, bất cập, khuất dư luận (“dư luận cho rằng…” nhưng không nói rõ là dư luận nào, ở đâu, hoặc ai nói!), các ngành các cấp (“tình hình này đòi hỏi các ngành các cấp phải có biện pháp cứng rắn…” mà không chỉ rõ ra là cơ quan nào hay cấp nào), hoặc cái gì cũng nại đến “xã hội”, từ chuyện chống nạn phá rừng, giữ gìn vệ sinh đô thị, ngăn chặn cơn đại dịch si-đa, cho đến việc vực dậy nền giáo dục…, mà không nói rõ trách nhiệm cụ thể thuộc về cơ quan chức năng nào, và cá nhân nào phụ trách.

Định kiến về doanh nhân

“Trong cuộc hội thảo (…), một nữ doanh nhân đã phát biểu: ‘Các đạo diễn, các nhà báo đừng vẽ hình ảnh chúng tôi quá xấu, toàn những người lừa đảo, mê gái, rồi cuối cùng phải vào tù… Xin hãy vẽ lại cho trung thực.’

“Đây không phải là lần đầu tiên có người nói ra điều ấy, bởi vì đã từ lâu hình ảnh một ông giám đốc bụng bự, chuyên nốc rượu Tầy, biến cái đùi của mình thành cái ghế cho cô thư ký xinh đẹp, sẵn sàng đút lót, móc ngoặc, lao vào các phi vụ làm ăn đen tối hoặc các bà nữ doanh nhân sắc sảo, tàn nhẫn, vô trách nhiệm với con cái, lục đục với chồng… đã trở thành một thứ “mô tip”- mẫu hình nhân vật - điển hình trong nhiều cuốn tiểu thuyết, phim ánh về doanh nhân. (…) Tuy nhiên, thực tế không chỉ có một màu đen tối như thế (nếu vậy thì nền kinh tế đã lụn bại từ lâu rồi!). (…)

Page 169: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

“Ở đây, đã có một cách nhìn hời hợt, thiếu khách quan, lệch lạc từ phía người phản ánh mà ngay cả người trong giới làm văn học, nghệ thuật cũng phản đối. Nếu chịu khó truy nguyên, có thể thấy rằng cách nhìn này chịu ảnh hưỏng nặng nề bởi một định kiến lưu cữu xem thường, khinh rẻ “bọn con buôn” vi phú bất nhân, “dân phe phẩy”, “tư thương trục lợi”… có từ thời phong kiến và còn kéo dài đến thời kinh tế bao cấp, kế hoạch hóa. Đúng là xóa bỏ định kiến lưu cữu về các doanh nhân không dễ chút nào. (…)

“Điều đáng ghi nhận là vài năm trở lại đây những cách phần ánh mang tính định kiến đó đã dần ít hơn và người xem có thể nhìn thấy những chân dung doanh nhân khách quan, có chiều sâu hơn. (…)”

(Trích trong bài củaThư Hoài, “Vẽ cho trung thực” Thời báo Kinh tế Sài Gòn. 13-11-2003, tr. 16)

Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể kể ra hàng loạt từ (như con buôn, tư thương, thu mua, thu gom, truy quét, ăn theo…) hoặc cụm từ (như tư thương ép giá, chạy theo đồng tiền, chạy theo lợi ích cá nhân…) vốn phản ánh những quan niệm sai lầm của thời quan liêu bao cấp mà cho đến giờ không ít tờ báo vẫn còn sử dụng trong những bối cảnh hoàn toàn không thích hợp.

Ngoài ra, người viết báo cũng nên tránh lạm dụng những từ lớn lao và những cách mô tả cường điệu theo kiểu như: vĩ đại, siêu, cực kỳ, kỷ lục, tuyệt vời, chưa từng lên ngôi, siêu thịt,gà siêu trứng, vải siêu mỏng… Và cũng không nên sử

dụng những kiểu ghép từ một cách tùy tiện giữa một từ Nôm và một từ Hán Việt như “siêu trứng”, hay “ngọt hóa”, “nhựa hóa”, ”tôm tặc”…như không ít nhà ngôn ngữ học đã nhiều lần lên tiếng phê phán.

Lẽ tất nhiên, người viết có quyền dùng những hình tượng, ẩn dụ, hoặc những lôi nói nhấn mạnh, nhưng lạm dụng những cách nói ấy sẽ làm cho câu văn trở nên nặng nề, khuôn sáo, và làm cho nội dung có thể trở nên nghèo nàn đi (tức là nội dung không đưa ra được cái gì mới) vì chỉ lặp lại những công thức hay những thành kiến sẵn có.

Theo Erik Neveu, có mấy áp lực sau đây thường có thể ảnh hưởng ít nhiều tới nội dung một bài báo. Do bị thúc bách về thời gian (đối với một tờ nhật báo, từ lúc đi lấy tin cho tới giờ phải nộp bài thường không quá vài tiếng đồng hồ, thậm chí với những tin giờ chót, phóng viên phải viết và đưa duyệt rất gấp), nên

Page 170: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

nhiều khi phóng viên không có giờ suy nghĩ nhiều và đành phải sử dụng một sự kiện đã xảy ra để giải thích cho sự kiện mới, hoặc chỉ dừng lại ở một vài so sánh đơn giản mà thôi. Yêu cầu bản tin phải ngắn gọn (thường không quá vài trăm chữ) cũng là một áp lực làm cho người phóng viên không dám đi sâu vào phân tích vì sợ dài dòng quá, và đành chấp nhận những lối giải thích chung chung lúc nào cũng đúng. Mặt khác, chính áp lực của yêu cầu làm cho bản tin tỏ ra khách quan và đúng sự thật đôi khi cũng làm cho người phóng viên trở lại lối lập luận theo lối mòn (theo thành kiến mà mọi người đều chấp nhận), hoặc chấp nhận nguyên xi lối lập luận của nguồn tin (người được phỏng vấn). Ngoài ra, còn là áp lực thương mại của tờ báo: bài báo thường phải viết sao cho hấp dẫn để báo bán chạy; tất nhiên mức độ áp lực này còn phụ thuộc vào mục tiêu kinh doanh của tờ báo (như nhằm tìm kiếm lợi nhuận tối đa, hoặc nhằm mở rộng đốì tượng độc giả, hoặc nhằm cả hai mục tiêu này).

Xu hướng viết ngắn, nói ngắn

“Trong những loại hình truyền thông mà người ta chịu sức ép của tính hiệu quả và buộc phải giành được khối lượng công chúng tốì đa (đặc biệt là trong lĩnh vực truyền hình và báo chí “bình dân”), chúng ta thường thấy xu hướng cô đọng khuôn khổ (viết ngắn, nói ngắn), nhấn mạnh những yếu tố gây xúc cảm, và ưu tiên cho sự mô tả hơn là sự phân tích. Một người làm truyền hình chuyên nghiệp đã tóm tắt lô-gic này như sau: “Phóng viên phải biết những giới hạn của mình. 45 giây cho một đề tài cỏn con. Một phút cho một cái box thống kê số liệu. 15 phút cho một đề tài thông thường, đó là quy tắc căn bản. Một ý tưởng, một đề tài. 30 phút nếu có vấn đề gì nóng bỏng, một cuộc phỏng vấn. Hai phút cho một câu chuyện trong đó có lời nói của người trong cuộc và có tình tiết gây cảm xúc. Hai phút rưỡi, chúng ta chuyển sang một dề tài thanh cao, một hồ sơ, một phóng sự có yếu tố lạ lẫm đến từ phương trời xa xôi. Nếu vượt ra khỏi những giới hạn thời gian đó thì vô cùng phiêu lưu, vì nguy cơ sập bẫy sẽ tăng lên khôn lường”[Asline, 1990].

“Cách đưa tin trong các cuộc vận động tranh cử cũng phản ánh rõ xu hướng ngày càng cô đọng khuôn khổ nói trên. Vào năm 1968, một nửa lần phát biểu của các ứng cử viên tổng thống Mỹ được trích thuật lại trên truyền hình có độ dài hơn 40 giây, và những trích đoạn ngắn hơn 15 giây chỉ chiếm tỷ lệ rất ít (12%). Nhưng đến năm 1988, hầu như không còn những câu trích thuật nào dài hơn 30 giây nữa, và 66% là ngắn hơn 10 giầy [Halim, 1994].

Page 171: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

“Xu hướng rút gọn này cũng diễn ra trong giới báo in theo nhiều biến thể khác nhau. Ở Anh, điển hình là các tờ báọ lá cải vđi phong cách giật gân bằng cách đặt những cái tít thật hấp đẫn, những bài rất ngắn, và những bức ảnh gây sốc trong đó không thể thiếu ảnh những cô gái hở hang khêu gợi (pinups). Còn ở Pháp, kinh nghiệm của tờ (1994-1996) cho thấy nỗ lực của một nhóm người (vốn xuất thân từ lĩnh vực quảng cáo và kinh doanh của một số tờ báo) muôn làm một tờ báo dành cho một thế hệ mà quỹ thời gian đã trở nên quá eo hẹp, và muốn vượt qua được cuộc tranh chấp hiện nay giữa phương tiện thính thị và phương tiện chữ viết. Tờ báo này đặt ra tôn chỉ rất rõ ràng: ít chữ hơn, nhiều hình ảnh và minh họa hơn, thêm nhiều nhỏ, ưu tiên cho các thông tin thiết thực, một bài dài tối đa không quá 2.200 ký tự (chữ cái)23. Giám đốc tiếp thị của tờ báo này nói: “Ngày nay [báo chí] cần mang tính giải thích nhiều hơn là tính phần tích, nhờ đó mới có được thông tin cô đọng và sáng sủa. Làm sao để người ta nói được rằng: à, cuối cùng thì cũng có được một tờ báo biết dành thời gian để viết ngắn! Tuy nhiên, nhiều nhà báo thú nhận rằng viết cô đọng đến mức như vậy là điều cực kỳ khó, thậm chí không thể, nhất là khi phải giải thích ý nghĩa của những biến cố hay những vấn đề phức tạp. Ở Mỹ, xu hướng viết ngắn và cô đọng này gần đây cũng phát triển khá mạnh, đến mức một số nhà phân tích gọi loại báo này một cách mỉa mai là “McPapers” (USA Today) tương tự một thứ “thức ăn nhanh” (fastfood) trong lĩnh vực báo chí!”

(Erik Neveu, Sociologie du journalism, Paris, La Découverte, 2001, trang 75)

3. Phương pháp nghiên cứu nội dung truyền thông“Nội dung truyền thông”ở đây được hiểu như là tất cá những gì xuất hiện

trên một phương tiện đại chúng, kể từ các bài viết, tin tức hay hình ảnh trên báo in, cho tới tất cả những âm thanh và hình ảnh được phát sóng trên đài phát thanh hay đài truyền hình. Người ta thường cho rằng nghiên cứu về nội dung truyền thông là một con đường rất hữu ích và phong phú để hiểu về một xã hội hoặc về một thời kỳ nhất định của một xã hội - bởi lẽ những nội dung này thường phán ánh nhiều mặt rất đa dạng trong cuộc sống xã hội, và cho phép người ta tìm hiểu sâu hơn về các vấn đề của xã hội đó.

Việc nghiên cứu về nội dung của các phương tiện truyền thông được tiến hành bằng phương pháp phân nội dung (content analysis), theo hướng định lượng hoặc theo hướng định tính, hoặc kết hợp cả hai cách này. Người ta thường

Page 172: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

phân biệt hai phương pháp phân tích nội dung: (a) phương pháp phân tích nội dung thực nghiệm, và (b) phương pháp phân tích nội dung tín hiệu học.

Trước hết là phương pháp phân tích nội dung thực mục đích của công việc phân tích nội dung một văn bản nào đó là tìm hiểu những động cơ hoặc ý định sâu xa của tác giả, những điều mà tác giả nhắm tới đằng sau bản văn một cách có ý thức hoặc không có ý thức (tương tự như kỹ thuật “đọc giữa hai dòng chữ”, như người ta thường nói). Nhằm đạt tới mức độ khách quan cần thiết trong việc nghiên cứu, phương pháp phân tích nội dung tìm cách định lượng hóa các chỉ tiêu trong văn bản (hoặc là một văn bản in trên giấy, hoặc là những thước phim truyền hình, v.v.) để có thể xử lý chúng một cách khoa học. Để làm việc này đối với một văn bản chẳng hạn, người ta có thể áp dụng nhiều kỹ thuật khác nhau, như kỹ thuật đo lường tần số xuất hiện của những từ hoặc cụm từ then chốt, hoặc của những chủ đề then chốt đối với đề tài nghiên cứu, hay kỹ thuật tìm kiếm cấu trúc của văn bản. Để lấy thí dụ, chúng ta hãy xem thử biểu đồ trình bày sự phân bố các chủ đề chính xuất hiện trên tờ La Lutte xuất bản ở Sài Gòn từ năm 1933 tới năm 1937 - số liệu do nhà sử học Daniel Hémery tiến hành phân tích và lập biểu đồ (xem biểu đồ 6).

Biểu đồ 6. Sự phân bố các chủ đề chính trong tờ La Lutte (1933-1937), tính trên diện tích trên báo*

Việc phân tích phải được tiến hành một cách có hệ thống, nghĩa là phái khảo sát tất cả các dữ kiện trong đốì tượng nghiên cứu. Chẳng hạn khi một nhà nghiên cứu muôn chứng minh rằng những người da màu thường bị phim ảnh truyền hình coi là những kẻ chuyên gây hấn người khác, chắc chắn anh ta sẽ tìm ra những cuốn phim chứng tỏ điều này. Thế nhưng nếu một nhà nghiên cứu khác muốn chứng minh ngược lại, rằng những người da màu thường là nạn nhân của những sự gây hấn, thì chắc hẳn cũng tìm được những cuốn phim để chứng minh, cả hai trường hợp vừa nêu đều không phải là nghiên cứu theo phương pháp phân tích nội dung. Phương pháp này đòi hỏi nhà nghiên cứu trước hết phải vô tư, và vì thế cần phải lọc ra một cách có hệ thông tất cả những thước phim có liên quan tới mối quan hệ giữa người da màu và người da trắng bằng cách, chẳng hạn, chọn một mẫu mang tính chất đại diện thông kê cho tổng số các bộ phim truyền hình đã được trình chiếu trong một khoảng thời gian nhất định.

Việc phân tích trên đây cần được tiến hành theo những nguyên tắc thật chính xác, cũng như cần xác định những khái niệm thật rõ ràng, để đảm bảo làm sao những nhà nghiên cứu khác nhau nếu cùng phân tích một đề tài thì đều có

Page 173: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

thể tìm ra những kết luận giông nhau. Tất nhiên ở đây, cũng giông như đối với các công trình nghiên cứu khác, việc khó khăn nhất và cũng chứa nhiều nguy cơ chủ quan nhất lá ở chỗ lý giải ý nghĩa của những con số kết quả tìm được. Thật vậy, đôi khi người nghiên cứu sử dụng phương pháp này để biện hộ cho một luận điểm có sẵn trong đầu trước khi nghiên cứu, chứ không phải để thực sự tìm ra những luận điểm mới phát sinh từ bán thân kết quả nghiên cứu.

Paisley đã tiến hành một cuộc nghiên cứu nhằm khảo sát một số từ ngữ chính trị được hai ứng cử viên tổng thống Mỹ là Kennedy và Nixon sử dụng trong bôn cuộc tranh luận trên truyền hình vào năm 1960. Sau khi phân tích tần số xuất hiện của những từ như “hiệp ước”, “tấn công”, “chiến tranh”, “đất nước”, “đô-la”, “Cuba”, V.V., ông đi đến kết luận rằng lời lẽ của Nixon tỏ ra mang tính chất hiếu chiến hơn hẳn so với lời lẽ Kennedy.

Phương pháp phân tích nội dung các hình ảnh trên truyền hình được áp dụng khá nhiều ở Mỹ vào những thập niên 1960 và 1970 trong việc nghiên cứu về vị trí của người phụ nữ và của người thiểu số da màu trong xã hội Mỹ, nhằm khảo sát về tình trạng bị bạc đãi và bị phân biệt đối xử của những thành phần xã hội này. Kết quả nghiên cứu cho thấy: truyền hình thường đưa ra những hình ảnh thiên lệch và méo mó về nữ giới cũng như về người da màu, và điều này vừa phản ánh, vừa góp phần củng cố thêm các thành kiến và ấn tượng xấu về hai giới này trong xã hội.

Seggar và Wheeler nghiên cứu về những loại công ăn việc làm thường xuất hiện trên màn ảnh vô tuyến truyền hình Mỹ năm 1971 và nhận thấy phần lớn chỉ xuất hiện những ngành nghề do người da trắng và nam giới đảm nhận, còn người da đen và phụ nữ chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, và nếu có, cũng thường chỉ làm những công việc tạp vụ và có vị trí xã hội thấp kém mà thôi.

Vào đầu thập niên 1970, Dominick và Rauch nghiên cứu về hình ảnh của người phụ nữ trong các chương trình quảng cáo trên truyền hình, và ghi nhận rằng nữ giới có một hình ảnh kém cỏi hơn rõ rệt so với đàn ông: phần lớn phụ nữ (56%) đều là nội trợ, chỉ có 19% có việc làm ngoài xã hội, nhưng đa số cũng chỉ làm những công việc “của phụ nữ” như thư ký, tiếp viên hàng không, người mẫu, ca sĩ.

Melvin de Fleur đã tiến hành nghiên cứu so sánh giữa cơ cấu nghề nghiệp thực tế với cơ cấu nghề nghiệp được phản ánh trên truyền hình vào đầu những năm 1960 ở tiểu bang Indiana (Mỹ). Ông chọn mẫu trong số các chương trình

Page 174: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

truyền hình được phát trong vòng 6 tháng, và ghi chép lại mỗi khi một nghề nghiệp xuất hiện trên màn hình ít nhất 3 phút. Kết quả cho biết tỷ lệ các nghề tự do (như bác sĩ, kỹ sư, giáo sư…) được phản ánh trên truyền hình nhiều hơn so với thực tế (các tỷ lệ tương ứng là 1/3 so với 1/10), và ngược lại, những nghề vốn thường được coi là thấp kém hơn chỉ chiếm có 10% trên màn ảnh truyền hình (xem bảng 15). Ông nhận định rằng, nhìn chung, thế giới lao động trên màn ảnh truyền hình là một thế giới của đàn ông: 83,9% công việc làm đều do nam giới đảm trách, nữ giới chỉ đảm nhiệm có 16,1%; trong khi đó, thống kê địa phương này cho biết nam giới chiếm 68,9% lao động xã hội, còn nữ giới chiếm 31,1%.

Bảng 15. So sánh cơ cấu nghề nghiệp được phản ánh trên truyền hình với cơ cấu nghề nghiệp trong thực tế ở tiểu bang Indiana (Mỹ) (đvt:%)

Loại nghề nghiệp Nghề nghiệp trên truyền hình Nghề nghiệp trong thực tế

Loại nghề nghiệpNghề nghiệp trên

truyền hìnhNghề nghiệp trong

thực tếNam Nữ Nam Nữ

1.Nghề tự do 29,8 37,2 8,9 11,82. Kinh doanh nông nghiệp 0,5 0,0 6,5 0,13. Giám đốc, viên chức cao cấp, điền chủ

33,1 7,1 9,1 3,4

4. Nhân viên 2,5 28,6 6,1 29,65. Buôn bán 1,1 0,0 6,0 8,66. Thợ thủ công, đốc công 3,6 8,6 21,0 1,37. Công nhân 5,5 5,7 24,0 16,88. Làm mướn việc nhà 4,9 11,4 0,1 6,09. Lao động dịch vụ 13,4 0,0 5,2 15,010. Làm nghề nông 0,0 0,0 1,8 0,111. Lao động chân tay 1,6 0,0 7,0 0,712. Lao động khác 3,5 1,4 4,3 5,3 Nguồn: Melvin de Fleur, trích lại theo Judith Lazar, tr. 132

Người ta cũng sử dụng kỹ thuật phân tích nội dung đối với các tin tức chẳng hạn, để tìm xem tiềm ẩn bên dưới các bản tin là những giá trị xã hội nào được đề cao và chuyển tải.

Bên cạnh phương pháp phân tích nội dung thực nghiệm nói trên, người ta còn có thể áp dụng phương pháp phân tích dung tín hiệu học (analyse de

Page 175: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

contenu sémiologique). Phương pháp này chủ yếu mang tính chất định tính, nhằm khảo sát những mối quan hệ bên trong giữa các yếu tố trong một văn bản hay trong một hệ thống tín hiệu nào đó.

Đối tượng của môn tín hiệu học, theo Roland Barthes, là “bất cứ hệ thống tín hiệu nào (…); các hình ảnh, các cử chỉ, các âm thanh giai điệu, các đồ vật và các nghi lễ, các nghi thức hoặc các buổi trình diễn, tất cả nếu không phái là những ‘ngôn ngữ ’ (langages)thì ít nhất cũng đều là những hệ thống ý nghĩa”. Có ba lĩnh vực khảo sát trong ngành tín hiệu học: (a) tín hiệu (signe), (b) các mã (code) hay hệ thống mã, và (c) nền văn hóa trong đó các tín hiệu và các mã đang vận động.

Vào đầu thế kỷ XX, nhà ngôn ngữ học Thụy Sĩ Ferdinand de Saussure là người đầu tiên nói tới một ngành khoa học về các tín hiệu (signe), hay tín hiệu học (signe), trong đó, theo ông, ngôn ngữ học là một phân ngành. Ông định nghĩa “tín hiệu ngôn ngữ là một thực thể tâm lý có hai mặt”, bao gồm hình ảnh âm thanh (imageacoustique) và khái niệm (concept), và ông gọi hai thành tố này là cái biểu hiện (le signifiant), và cái được biểu hiện (le signifié). Cái biểu hiện là phần tồn tại vật lý của tín hiệu (hình ảnh âm thanh), còn cái được biểu hiện là cái khái niệm nằm trong đầu chúng ta. Saussure nhấn mạnh rằng hai thành tố này “gắn bó khắng khít với nhau, và đã có cái này là có cái kia. ”Ông nói người ta thường lầm tưởng rằng “tín hiệu” chỉ là hình ảnh âm thanh, chỉ là cái biểu hiện, mà quên rằng sở dĩ từ arbor (tiếng La-tinh, có nghĩa là “cái cây”) hay từ equus (“con ngựa”) được gọi là “tín hiệu”chính là vì chúng mang khái niệm “cây”và khái niệm “ngựa”.

Sơ đồ 6. Các thành tố của tín hiệu, theo quan niệm của Saussure

Phương pháp tín hiệu học trình bày ở đây về đại thể cũng tương đồng với phương pháp phân tích nội dung mà người ta thường áp dụng trong lĩnh vực văn chương hay nghệ thuật bằng cách dựa trên hệ thống ngôn ngữ hoặc hệ thông tín hiệu. Mục tiêu của phương pháp phân tích tín hiệu học là khám phá ra những khía cạnh tiềm ẩn và những ý nghĩa sâu xa nằm bên dưới hệ thống tín hiệu của bức thông điệp công khai mà nhà truyền thông phát ra. Mỗi thể loại (như một bộ phim, một vở kịch, một cuốn truyện…) đều có ngôn ngữ riêng của mình (hình ảnh, biểu tượng, ẩn dụ…) và đều có thể được giải mã căn cứ trên những đặc trưng của môi trường văn hóa mà nó xuất hiện. Việc phân tích một cách có hệ thống và đi vào chiều sâu có thể giúp chúng ta tìm ra những ý nghĩa thực thụ ẩn giấu đằng sau các sản phẩm văn hóa mà chính các nhà truyền thông không

Page 176: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

lường được và công chúng cũng thường khó mà nhìn ra. Ở đây, chúng ta không nên quên một điểm quan trọng là “cái biểu hiện” cũng như “cái được biểu hiện” đều là những sản phẩm của một nền văn hóa cụ thể nào đó.

Người ta thường ngộ nhận rằng tiếng nói của các dân tộc chỉ khác nhau về “cái biểu hiện”, chứ không khác nhau về “cái được biểu hiện”, và chỉ cần dịch từ tiếng này sang tiếng khác là có thể hiểu được ngay. Thực ra không đơn giản như thế. Từ “con bò” chẳng hạn, mặc dù chúng ta có thể học tiếng Hindi để biết người Ấn Độ dùng từ gì để chỉ “con bò”, nhưng chắc chắn khái niệm con bò trong tâm thức của người Ấn hoàn toàn khác so với khái niệm con bò nơi người Việt Nam. Động tác gật đầu có thể mang ý nghĩa đồng ý đối với một dân tộc này, nhưng đốì với một dân tộc khác thì ngược lại; hay động tác vẫy tay để chào ai, hoặc động tác ngoắc tay để gọi ai, cũng có thể có những ý nghĩa khác hẳn nhau giữa các nền văn hóa khác nhau. Trong các buổi tang lễ, người Việt Nam và nhiều nước Á châu thường mặc trang phục màu trắng, trong khi ở nhiều nước Âu châu người ta lại thường chuộng màu đen.

Trong lĩnh vực ngôn ngữ, chúng ta cũng có thể liên tưởng tới nhiều thí dụ trong tiếng Việt. Khi nói tới “làng” chẳng hạn, về mặt từ ngữ thì tương ứng với từ vi trong tiếng Anh hay tiếng Pháp, nhưng khái niệm làng trong đầu người Việt chắc hẳn rất khác so với người Anh, người Mỹ hay người Pháp, bởi lẽ nó còn bao hàm những hình ảnh quen thuộc như lũy tre làng, ngôi đình, cây đa, cái giếng làng… và mặc nhiên gợi tưởng lên một “làng quê” thân thương nào đó… Đó là chưa nói tới việc làng Việt Nam mang một cấu trúc xã hội và văn hóa rất khác so với các nơi khác. Từ “nhà” cũng là một từ hết sức phong phú trong văn hóa Việt Nam. Từ nhà không phải chỉ có nghĩa là nơi cư ngụ (nhà ngói, nhà tranh), mà còn có nghĩa là gia đình, là dòng họ, cũng hay được dùng để nói về vợ mình hay chồng mình lúc nói chuyện với người khác (nhà tôi đi vắng), và còn là từ để chỉ cái gì gần gũi, thân thiết với mình (anh em nhà, người nhà, quê nhà, đi về nhà, trong nhà bảo nhau…) đối lập với cái bên ngoài, cái xa lạ, cái “khác” với mình. Chữ “ở” trong tiếng Việt cũng không phải chỉ là cư trú (như to inhabit hay trong tiếng Anh), mà còn có nghĩa là cư xử, ứng xử với người khác, biểu hiện mối quan hệ xã hội (ăn ngay ở thật, ở hiền gặp lành, ăn ở cho tử tế).

“Gia đình” cũng là một thuật ngữ mà chúng ta cần lưu ý. Khi người Việt nói tới chữ “gia đình” thì chưa chắc đã hoàn toàn đồng nghĩa với khái niệm family trong tiếng Anh hay famille trong tiếng Pháp. Vả lại, chúng ta cũng nên nhớ là từ “gia đình” thực ra chỉ mới xuất hiện trong tiếng Việt vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế

Page 177: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

kỷ XX mà thôi. Từ điển Việt-Bồ-La (1651) của Alexandre de Rhodes cũng như Tự vị Annum Latinh (1772-1773) của Pigneaux de Béhaine chưa thấy có từ “gia đình”, mà chỉ có chữ “gia”và chữ “nhà”. Đến quyển Đại nam quốc âm tự (1895) của Huỳnh Tịnh Của thì đã thấy có chữ “gia đình”, nhưng được định nghĩa là “nhà ở, phép ăn ở”; và đến quyển Hán Việt từ điển (1932) của Đào Duy Anh, từ “gia đình” cũng vẫn còn được định nghĩa là “chỗ gia quyến đoàn tụ với nhau”, chứ chưa hiểu theo nghĩa như bây giờ là một “tập hợp người cùng sống thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, thường gồm có vợ chồng, cha mẹ và con cái.” Như vậy, khi nghiên cứu về gia đình Việt Nam truyền thống, hiển nhiên là chúng ta không thể dừng lại ở thuật ngữ gia đình, mà còn phải xem xét cả những từ khác như nhà, dòng họ, hay gia thất…

Nói tóm lại, không phải chỉ tiếng nói (cái biểu hiện), mà cả ý nghĩa của tiếng nói (cái được biểu hiện) cũng đều là sản phẩm của văn hóa.

Tuy nhiên, Roland Barthes còn bổ sung cho lý thuyết của nhà ngôn ngữ học Saussure để tiến xa hơn trong việc phân tích các tín hiệu. Barthes gọi mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện (trong lược đồ của Saussure) là ý nghĩa trực (“denotation”). Chẳng hạn có một tấm ảnh chụp một con đường: tấm ảnh này cho thấy đây là một con đường cụ thể nào đó (nghĩa trực chỉ). Nhưng người ta có thể chụp tấm ảnh đó bằng nhiều cách khác nhau, dưới những góc nhìn khác nhau. Chẳng hạn, chụp bằng phim màu hoặc bằng phim đen trắng để tạo ra cảm giác rằng đây là một con đường có nhiều sắc màu tươi vui, hoặc ngược lại đây là một con đường u ám, buồn bã… Hai bức ảnh này có cùng một nghĩa trực chỉ (denotation) như nhau, đó là con đường. Nhưng sự khác biệt vừa nói giữa hai bức ảnh do chúng có ý nghĩa biểu cảm (“connotation”) khác nhau, theo cách gọi của Barthes - tức là một sự mô tả có bao hàm thêm yếu tố chủ quan. Theo Barthes, trong quá trình tri giác một tín hiệu hay một thông điệp, con người thường nhận ra ý nghĩa biểu cảm bằng trực giác và cảm tính, hơn là bằng lý trí. Và điều này chủ yếu dựa trên kinh nghiệm chủ quan của chủ thể; loại kinh nghiệm này thiên về cảm xúc trước những giá trị văn hóa hơn là xuất phát từ kỹ năng suy lý của trí tuệ.

Lợi thế của phương pháp phân tích tín hiệu học là ở chỗ nó giúp chúng ta hiểu được cấu trúc của một thông điệp hay một hình ảnh bằng cách nhận diện và phân tích những cấp độ ý nghĩa của các tín hiệu nằm trong thông điệp hay hình ảnh này. Phương pháp này tỏ ra đặc biệt hiệu nghiệm khi phân tích nội dung trên

Page 178: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

truyền hình chẳng hạn, vốn thường bao gồm cả lời nói, chữ viết và âm thanh lẫn hình ảnh. Khi thảo luận về việc phân tích ý nghĩa các hình ảnh, Barthes từng nhận xét rằng lời nói hoặc chữ viết khi đi kèm theo hình ảnh (lời nói kèm theo hình ảnh trên truyền hình, hoặc chú thích ảnh [caption] trên báo in) thường đóng một vai trò quan trọng trong việc định vị (hay “bỏ neo”, “anchored” theo lối nói của Barthes) ý nghĩa của thông điệp mà hình ảnh muốn chuyển tải. Tuy nhiên, người ta cũng khuyên các nhà nghiên cứu cần thận trọng khi tiến hành phương pháp này, và không nên cố tìm cách khám phá những cái gì không thực sự nằm trong thông điệp hay hình ảnh mà mình khảo sát. Bởi lẽ cũng đã từng có những nhà nghiên cứu dùng phương pháp này chỉ để biện hộ cho những ý tưởng có sẵn của mình mà thôi.

Khi tìm cách hệ thống hóa và giải mã “ngữ pháp” trong ngôn ngữ phim ảnh trên truyền hình, Asa Berger đã lập ra một bản tóm tắt (xem bảng 16).

Bảng 16. Một số quy ước tín hiệu trong hình ảnh trên truyền hình

Cái biểu hiện (cảnh)

Định nghĩa Cái được biểu hiện (ý nghĩa)

Cận cảnh Khuôn mặt mà thôi Sự thân mậtCảnh trung bình Phần lớn cơ thể Quan hệ cá nhânCảnh xa Khung cảnh và tính cách Bối cảnh, phạm vi, khoảng

cáchCảnh toàn bộ Toàn bộ cơ thể con người Quan hệ xã hộiCái biểu hiện (phim)

Định nghĩa Cái được biểu hiện (ý nghĩa)

Quay xuống ống kính chĩa xuống Sức mạnh, quyền lựcQuay lên ống kính chĩa lên Nhỏ bé, yếu ớtPhóng to ống kính đến gần Quan sát, tập trung vàoHiện rõ dần Hình ảnh hiện lên màn

hìnhBắt đầu

Làm mờ dần Hình ảnh mờ đi trên màn hình

Chấm dứt

Cắt Chuyển ảnh này sang ảnh khác

Xảy ra đồng thời, hưng phấn

Tắt hình ảnh Hình ảnh biến mất trên màn hình

Kết thúc

Page 179: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Nguồn : Asa Berber,Media Analysis Techniques. Nxb 1991, tr. 26-27. Dẫn lại theo Anders Hansen et al., sđd, tr. 207

Mặc dù đưa ra được nhiều điểm xác đáng, nhưng bản tóm tắt của Berger vẫn bị phê phán là có một số điểm võ đoán, và cũng có những điểm mang ý nghĩa khác nhau tùy theo cách chúng được sử dụng trên truyền hình hay trong điện ảnh.

Để minh họa cho phương pháp tín hiệu học, Anders Hansen và các tác giả khác đã phân tích hai bức ảnh xuất hiện trên trang nhất tờ The Daily Mail và tờ The Guardian ra ngày 10-10-1994, cùng tường thuật về một cuộc biểu tình phản đối bộ luật xét xử hình sự ở Anh Quốc.

Trước hết là xét trên cấp độ trực chỉ (denotative level). Trên bức ảnh của tờ Daily Mail người ta thấy có ba người biểu tình đang tỏ ra hung hăng trước hàng rào cảnh sát chống bạo động trang bị “tận răng” nào là mũ sắt, kính che mặt, áo giáp, khiên và dùi cui. Trong số ba người biểu tình được chụp hình cận cảnh này, có một phụ nữ đang gập người xuống một bên, và đứng giữa là một thanh niên đầu trọc đang la. lối gì đó, tay cầm một lon bia.

Còn trên tờ Guardian, bức ảnh cho thấy hai thanh niên đang ngồi xếp bằng dưới đất, đầu hơi cúi xuống, phía sau là hàng rào cảnh sát với đầy khiên mộc, phía trước hai thanh niên là hai tấm bích chương nằm trải ra dưới đất với dòng chữ “Kill the Criminal Justice Bill” (Dẹp đạo luật xét xử hình sự), và một lon bia đặt dưới đất.

Xét về mặt đối vị (paradigmatic), hai bức ảnh trên đây minh họa cho thấy hai cách chọn lựa cảnh chụp khác nhau nơi các phóng viên cùng chứng kiến cuộc biểu tình. Còn xét về mặt kết hợp (syntagmatic), chúng ta thấy những nhóm yếu tố tín hiệu khác nhau đã được phối hợp để làm cho người ta liên tưởng tới những ý nghĩa khác nhau, và khêu gợi lên những cái mã xã hội khác nhau (social codes).

Dòng tít thật lớn bên trên bức ảnh trên tờ được in chữ trắng nổi bật trên nền mực đen: “Return of Rent-a-Mob” (Sự trở lại của đám đông [đi biểu tình] thuê). Theo Hansen và các đồng tác giả, cụm từ “Rent-a-Mob” có tác dụng gợi nhớ đến cái nhìn mang tính “huyền thoại” của xã hội Anh trong quá khứ, vốn tin rằng có những nhóm cực đoan và những nhóm vô chính phủ chuyên đi phá rối khắp nơi trong nước bằng cách gây ra những vụ xô xát và bạo động. Cái tựa hàm ý rằng những kẻ biểu tình này thực ra cũng chẳng có lý tưởng chính trị gì cả. Ăn

Page 180: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

khớp với cái tựa ấy là hình ảnh chàng thanh niên ở giữa bức ảnh: cái đầu trọc của anh ta làm người ta nghĩ ngay tới những tên “skinheads” (đầu trọc) vốn nổi tiếng là chuyên có những hành vi phản xã hội và sẩn sàng đánh đập một cách vô cớ. Ấn tượng này càng được củng cố khi người ta thây anh ta đang cầm lon bia, hình ảnh làm liên tưởng tới những người say rượu ngoài đường phố, vừa mất tự chủ, vừa vô trật tự; miệng anh ta lại đang mở to, dường như đang giận dữ la hét gì đó, giông như những đám thanh thiếu niên say xỉn chuyên đi quậy phá (yobbish). Vậy là chúng ta thấy có một loạt những cặp đối lập bộc lộ qua tin ảnh này: “chúng nó” và “chúng ta”; trật tự và vô trật tự; bạo lực chính đáng và bạo động phi pháp; những quy tắc văn minh và những hành vi quậy phá.

Tuy nhiên, theo Hansen và các đồng tác giả, nếu nhìn kỹ hơn vào bức ảnh, chúng ta lại thấy dường như có cái gì đó còn mơ hồ và chưa rõ ràng. Chàng thanh niên trọc đầu có thực sự đang gây hân với cảnh sát, hay thực ra anh ta là kẻ xô té cô gái ở bên cạnh? Xem xét bức ảnh kỹ lưỡng hơn thì mới thấy có lẽ chính viên cảnh sát tay cầm dùi cui là người đã quất vào cô gái làm cho cô ta phải gập người xuống. Và có thể tên “đầu trọc” kia thực ra không phải đang gây hân và xô xát với cảnh sát mà là đang tìm cách đỡ cho cô gái khỏi bị té ngã. Như vậy, ý nghĩa của bức hình khá mơ hồ, nếu không có cái tựa và bản tin đi kèm theo để “thả neo” và cố định ý nghĩa lại (anchorage).Tựa đề nói trên và đoạn sau đây trong bản tin có thể bộc lộ cho thấy ý nghĩa của thông điệp và lập trường chính trị của tờ báo vốn đã được chuyển tải một phần qua bức ảnh: “Tối hôm qua, một cuộc bùng nổ xấu xa của lòng hận thù đã làm cho lực lượng cảnh sát phải gánh chịu nhiều thương vong. Có ít nhất 11 nhân viên cảnh sát bị thương trong vụ xô xát với một đạo quân khố rách áo ôm [ragtag army] ở công viên Hyde Park.”

Tờ Guardian thì ngược lại, không đưa cái tít lớn như tờ Mail, mà chỉ đưa dòng tít với khổ chữ nhỏ: “Protest against justice hill leads to violence” (Vụ phản đối đạo luật hình sự đi đến bạo động). Bức hình đăng tải cũng tỏ ra không có liên quan trực tiếp tới cái ý đã nêu trong tựa: không thấy cảnh bạo động, mà chỉ thấy hai thanh niên ngồi biểu tình một cách lặng lẽ, không hề tỏ vẻ bất cứ dấu hiệu gì mang tính chất đe dọa hay bạo lực. Ống kính máy chụp hình chọn góc nhìn từ trên cao chĩa xuống phía hai thanh niên, hai thanh niên này thì đang cúi gầm xuống nhìn đôi tay của mình, trong khi hàng cảnh sát (không nhìn thấy mặt của họ trong bức ảnh) có vẻ như đang khống chế tình hình một cách đầy uy lực - biểu lộ qua số đông, qua trana bị chống bạo động, cũng như qua cách đứng dàn hàna

Page 181: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

ngang của họ. Bức ảnh này cũng có tác dụng kích hoạt một số “huyền thoại” thường gặp trong thập niên 1990: hình ảnh hai chàng trai trẻ với một sô dấu hiệu như đeo dây chuyền, bích chương, kiểu tóc tai, uống bia, tác phong… làm cho người ta có thể liên tưởng tới tình trạng một số tầng lớp bị gạt ra ngoài lề xã hội, bất mãn về chính trị, và cũng có thể cả tình trạng thất nghiệp nơi giới trẻ. Không giống như tờ Daily Mail, bản tin trên tờ Guardian không xoáy vào tính chất bạo động, mà cũng không coi cuộc biểu tình như một thứ đám đông hỗn loạn muốn chống lại xã hội. Thông qua một số huyền thoại và một số “mã văn hóa”, lập trường của tờ G là muốn ủng hộ những giá trị và những mối quan tâm tiến bộ hơn, và làm cho người ta phải nghĩ tới những tầng lớp thua thiệt về chính trị cũng như về sự nghiệp cá nhân thông qua hình ảnh của hai chàng thanh niên có vẻ như không gặp vận may trong cuộc đời.

Thí dụ trên đây cho thấy rằng, khi phân tích, nhà nghiên cứu không bao giờ nên chỉ nhìn chăm chăm vào nội dung khao sát mà không để tâm tới những bối cảnh xã hội và văn hóa rộng lớn hơn vốn chi phối những cái nghĩa biểu cảm bộc lộ trong nội dung thông điệp. Mặt khác, trong quá trình phân tích, người ta cũng hay gặp những trường hợp mang ý nghĩa mơ hồ, bất nhất, thậm chí mâu thuẫn - đây là điều thường thấy vì nhiều bản tin được viết và biên tập dưới áp lực căng thẳng về thời gian, nhưng chính vì thế mà nhà nghiên cứu có nhiệm vụ phải làm sáng tỏ. Trong phương pháp tín hiệu học, Hansen và các đồng tác giả còn gợi ý một kỹ thuật giúp chúng ta kiểm tra giá trị của các tín hiệu bằng cách thử “hoán chuyển” (nhẩm trong đầu) đối với các yếu tố như màu sắc, mức độ gần gũi, mức độ năng động, tuổi tác, giới tính, dân tộc, cử chỉ, thái độ, kiểu tóc tai, trang sức, lối ăn nói, v.v… để có thể đi đến một lối giải thích tinh tế hơn về sự tham gia của từng yếu tố tín hiệu đối với ý nghĩa tổng thể của hình ảnh mà chúng ta khảo sát, cũng như để có thể hiểu sâu hơn sự chi phối của những mã văn hóa (cultural codes) và những huyền thoại đang tồn tại trong xã hội.

Vào cuối thập niên 1960, một nhóm nghiên cứu thuộc Annenberg School of Communications (Mỹ) do George Gerbner đứng đầu đã sử dụng phương pháp phân tích nội dung (kết hợp cả phương pháp thực nghiệm và phương pháp tín hiệu học) để tiến hành một công trình điều tra khá qui mô về “thế giới truyền hình”. Họ cho rằng truyền hình, vồn là một phương tiện mạnh nhất trong các phương tiện truyền thông, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phổ biến, duy trì và củng cố những khuôn thước xã hội. Nhưng các tác động của truyền hình đối với công chúng không phải chỉ diễn ra qua một vài chương trình cụ thể,

Page 182: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

mà là thông qua toàn bộ các thể loại chương trình khác nhau, kể cả các chương trình thời sự lẫn các chương trình chiếu phim, giải trí. Vì thế cần phải khảo sát tổng thể hàng loạt chương trình thì mới có thể tìm ra được những trục tư tưởng nằm tiềm ẩn bên dưới các thông điệp được truyền tải trên màn hình hàng ngày. Họ đã sử dụng kỹ thuật viđêô để thu lại trong vòng 13 năm (từ 1967 tới 1979) 1.491 chương trình để đưa vào phân tích.

Kết luận của nhóm nghiên cứu này là các chương trình truyền hình đã đưa ra một cơ cấu nhân khẩu rất sai lạc so với cơ cấu nhân khẩu thực tế của dân cư Mỹ. Trong thế giới của truyền hình, nam giới chiếm tỷ lệ đông hơn nữ giới (tỷ lệ 3 trên 1); những người lớn tuổi (trên 65 tuổi) và thanh thiếu niên dưới 20 tuổi chiếm tỷ lệ thấp hơn nhiều so với thực tế (xem biểu đồ 7); những người làm nghề tự do và các nhà kinh doanh thì được xuất hiện nhiều hơn so với các tầng lớp nhân viên và lao động chân tay.

Biểu đồ 7. Tuổi tác của dân cư nước Mỹ, so sánh tuổi tác của những nhân vật xuất hiện trên truyền hình vào cao điểm

Từ kết quả nghiên cứu này, Gerbner đã đề xướng nuôi cấy (cultivation analysis). Lý thuyết này cho rằng, truyền hình có tác dụng ảnh hưởng tới khả năng tri giác và nhận thức của các cá nhân, cũng như hình thành nên một ý thức tập thể, thông qua một quá trình lâu dài và tinh tế mà ông gọi là “cultivation” (nuôi cấy, nuôi dưỡng) về mặt văn hóa.

Gerbner cho rằng truyền hình không phải chỉ là một phương tiện thông tin và giải trí, nó còn trình bày cho công chúng một “hình ảnh lý tưởng” của xã hội, nó lèo lái và nhào nặn nên những thái độ, thị hiếu, và sở thích của công chúng, tạo nên quan niệm của công chúng về thực tại. Cái thế giới mà màn ảnh truyền hình trình chiếu cho công chúng xem, theo Gerbner, chỉ là một thế giới thần tiên, trong đó phần lớn những người xuất hiện trên màn ảnh đều là những người khỏe mạnh, xinh đẹp, tốt bụng… Đó là một thứ thế giới ảo, bị bóp méo, xa lạ với thực tại xã hội mà người dân đang sống, nhưng lại mang cái vỏ của thực tại để che giấu thực tại.

Cái mới của công trình nghiên cứu này là làm cho người ta chú ý không phải chỉ về sự bất tương xứng giữa thực tại với thế giới truyền hình, mà còn về ý nghĩa nằm sâu xa đằng sau sự bất tương xứng đó, đó là tình trạng bất bình đẳng trong xã hội. Lý thuyết của Gerbner từng gây ra nhiều cuộc tranh cãi vì nó tân

Page 183: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

công trực diện vào tính chất đáng tin hay không đáng tin của định chế truyền thông đại chúng trong một xã hội dân chủ.

Chương 9: MỘT SỐ LÝ THUYẾT TIẾP CẬN TRONG XÃ HỘI HỌC TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG

Trong suốt một thế kỷ qua, truyền thông đại chúng đã trở thành một trong những đối tượng quan tâm hàng đầu của các giới nghiên cứu khoa học xã hội trên thế giới, kể từ khi phương tiện truyền thông đại chúng đầu tiên (báo chí) bắt đầu thâm nhập vào đời sống dân chúng hàng ngày ở châu Âu, cho tới khi hiện tượng truyền thông đại chúng (báo chí cùng với phát thanh, truyền hình…) trở thành một một hiện tượng độc đáo và có ảnh hưởng to lổn tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.

1. Các giai đoạn nghiên cứuTheo Eric Maigret, người ta có thể phân biệt năm thời kỳ chính sau đây

trong tư duy khoa học xã hội về truyền thông đại chúng, tính từ cuối thế kỷ XIX cho tđi những năm đầu thế kỷ XXI.

(a) Cuối thế kỷ XIXVào cuối thế kỷ XIX, tuy chưa có những công trình nghiên cứu về truyền

thông đại chúng, nhưng trong các tác phẩm của các tác giả cổ điển trong lĩnh vực khoa học xã hội như Marx, Durkheim và Weber, người ta thấy đã xuất hiện những suy tư mang tính chất tiền đề cho những nghiên cứu sau này về truyền thông đại chúng. Bối cảnh công nghiệp hóa, đô thị hóa và thế tục hóa trong các xã hội tư bản chủ nghĩa Âu châu thời kỳ ấy đã khiến cho các nhà tư tưởng hết sức âu lo và nhuốm một thái độ bi quan khi nhìn về xã hội hiện đại. Ở châu Âu, những khái niệm như sự “tỉnh ngộ” (hay sự “giải ma thuật”, désenchantement, nơi Max Weber), sự “tha hóa” (alienation, nơi Karl Marx), hay tình trạng “phi chuẩn” (nơi Emile Durkheim) phản ánh một không khí không thuận lợi cho việc nghiên cứu về truyền thông đại chúng (lúc ấy mới chỉ có báo chí), vốn còn đang được coi như một cái gì quá mới mẻ, đáng lo ngại, hoặc có nhiều khả năng bị các nhà cầm quyền thao túng. Tuy nhiên, tình hình ở Mỹ có khác: nhiều tác giả (như Peirce, Park, Mead hay Dewey) có cái nhìn ít bi quan hơn đối với phương tiện truyền thông đại chúng, và bắt đầu đưa ra một số mô hình lý thuyết cũng như phương pháp, tạo ra những tiền đề thúc đẩy những công trình nghiên cứu về sau.

Page 184: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

(b) Thời kỳ lo âu và chỉ chú tới các “tác động” của truyền thông đại chúng

Trong thời kỳ kéo dài từ đầu thế kỷ XX cho tới những năm 1950, khi mà thế giới phải trải qua hai cuộc đại chiến khủng khiếp, các nhà tư tưởng khoa học xã hội tỏ ra ngày càng lo âu về những “tác động” của các phương tiện truyền thông đại chúng, nhất là khi bắt đầu xuất hiện những phương tiện mới như phát thanh và sau đó ít lâu là truyền hình. Ở giai đoạn này, các nhà xã hội học cho rằng những thông điệp của các phương tiện truyền thông được “chích” vào công chúng cũng dễ dàng như chích một mũi thuốc. Eric Maigret cho rằng đặc điểm tư duy của phần lớn các nhà nghiên cứu trong thời kỳ này là “bị ám ảnh bởi những đồ vật (obsession des objets), nghĩa là bị ám ảnh bởi hiệu ứng của các phương tiện kỹ thuật (trong truyền thông) và nghĩ rằng các khía cạnh văn hóa và chính trị đều bị áp đảo hay bị đè bẹp bởi sự có mặt của các phương tiện này.

Xu hướng phê phán một cách quá giản lược và có phần ngây ngô trên đây dần dà nhường bước cho một trào lưu phê phán nghiêm cẩn hơn và có hệ thống hơn. Tiêu biểu cho trào lưu này là “trường phái Frankfurt” với những tác giả như Theodor Adomo và Max Horkheimer. Nhóm này cho rằns các phương tiện truyền thông làm tha hóa người dân, vì chúng chỉ là phương tiện nối dài sự thông trị tư bản chủ nghĩa đối với dân chúng thông qua thông tin và giải trí, và do đó chúng trở thành như một thứ ma túy làm cho mọi người không còn óc phê phán và chỉ biết làm theo người khác. Họ cho rằng xã hội đại chúng đã sản sinh ra những cá nhân không còn kha năng đề kháng trước sức thuyết phục của truyền hình.

Ngoài ra, một số lý thuyết khác như lý thuyết điều khiển học (giải thích quá trình truyền thông theo lô-gic vật lý và lô-gic sinh học) cũng như lý thuyết của McLuhan (ca ngợi các phương tiện truyền thông đại chúng như một thành tựu vĩ đại có tác dụng giải phóng con người, làm cho mọi người hiểu biết nhau hơn, và làm cho thế giới trở thành một “ngôi làng toàn cầu”), theo Eric Maigret, đều là những lối tiếp cận vẫn còn nằm trong vòng kềm tỏa của “nỗi ám ảnh bởi những đồ vật”, tức là vẫn coi các phương tiện kỹ thuật truyền thông như là những yếu tô”quyết định trong qua trình truyền thông.

Eric Maigret nhận xét một cách xác đáng rằng lịch sử nghiên cứu về truyền thông đại chúng thường trải qua quá trình giao động từ cực này qua cực kia tương tự như chu kỳ của một con lắc, lúc thì lên án và tố cáo, lúc thì bênh vực và ca ngợi.

Page 185: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

(c) Bước chuyển sang việc xây dựng bộ môn khoa học xã hội về truyền thông đại chúng và về công chúng

Theo Eric Maigret, sự phát triển của một môn khoa học xã hội thực thụ về truyền thông đại chúng chỉ diễn ra ở châu Âu vào những năm 1960-1980, một khi đã thoát ra khỏi lối đặt vấn đề xơ cứng trước kia là cứ chăm bẳm vào khái niệm “tác động” của các phương tiện truyền thông đại chúng. Lúc này, giới nghiên cứu đã vượt qua quan điểm tuyệt đối hóa vai trò của “đồ vật” (tức là của kỹ thuật truyền thông) để chuyển sang quan điểm chú trọng hơn tới các lô-gic hành động của các tác nhân xã hội trong quá trình truyền thông. Các phương tiện truyền thông đại chúng chỉ là những yếu tố nằm bên trong một tổng thể xã hội rộng lớn, chứ không phải là những yếu tố nằm bên ngoài và mang tính chất quyết định đối với tổng thể này. Chúng tồn tại và vận hành thông qua sự trung gian của các nhóm xã hội và các cá nhân, cũng như trong sự tương tác giữa các nhóm xã hội và các cá nhân với nhau. Truyền thông không phải là một cái gì có sẵn đó, nằm sẵn đó, mà cũng không phải chỉ là một luồng lưu lượng thông tin; truyền thông phải được hiểu như là “một quan hệ ý nghĩa và quan hệ quyền lực [giữa các nhóm xã hội và các cá nhân với nhau], và sự kết tinh của những mối quan hệ không- bao-giờ-dừng-lại này câu tạo nên các nội dung và hình thức của các phương tiện truyền thông đại chúng”.

Lối phân tích tín hiệu học (của Roland Barthes và của Umberto Eco đã mở ra một hướng nghiên cứu mới đối với truyền thông đại chúng bằng cách lôi ra ánh sáng những công cụ nhận thức mà các phương tiện truyền thông đại chúng sử dụng để ghi nhận và phản ánh các môi quan hệ quyền lực giữa các tầng lớp xã hội. Những “huyền thoại”mà các phương tiện truyền thông đại chúng sản xuất ra không mang ý nghĩa là nhằm bóp méo sự thật hay lừa dối công chúng, mà là nhằm làm cho mọi người chấp nhận thế giới thực tại bằng cách áp đặt một hệ thống các ý nghĩa biểu cảm (connotation) theo hướng có lợi cho những kẻ thông trị, hoặc theo hướng củng cô' cho những ý kiến sẩn có nơi công chúng.

Tuy nhiên, một số tác giả khác lại bác bỏ luận đề về sự huyền thoại hóa của Barthes và Eco, và chọn con đường đi vào nghiên cứu quá trình tiếp nhận các thông điệp, hay quá trình sản xuất các thông điệp.

Trường phái thường được gọi là “Cultural studies” (nghiên cứu văn hóa) của các nhà nghiên cứu Anh và Mỹ, mà những người tiên phong là Richard Hoggart và Stuart Hall, tập trung khảo sát quá trình tiêu thụ và tiếp nhận các nội dung truyền thông đại chúna nơi các tầng lớp công chúng. Họ sử dụng nhiều kỹ

Page 186: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

thuật khảo sát khác nhau như điều tra về tần suất mua báo, đọc báo, mua kênh truyền hình…, bản câu hỏi, phỏng vân, quan sát tham dự… nhằm mục tiêu nhường lại tiếng nói cho những người lâu nay thường bị coi là công chúng thinh lặng. Công chúng được hình dung như những tác nhân xã hội có khả năng lý giải và khả năng phê phán, chống chọi lại những sự áp đặt trong quá trình truyền thông đại chúng. Họ quan niệm truyền thông đại chúng là một quá trình đối thoại, chứ không phải chỉ là một sự thống trị từ bên trên đối với bên dưới. Tất nhiên đây là một sự đối thoại trong khuôn khổ trật tự đẳng cấp (có trên có dưới, chứ không phải là bình đẳng), nhưng nó vẫn là một sự đối thoại, là một sự thương lượng (hay điều đình) giữa các tầng lớp xã hội khác nhau trong những mối quan hệ vô cùng đa dạng.

Đó là hướng nghiên cứu về phía công chúng. Còn về hướng nghiên cứu quá trình sản xuất ra các thông điệp, người ta thây hình thành trong thời kỳ này một bộ môn nghiên cứu xã hội học về báo chí, về các nhà truyền thông. Mặc dù luôn tồn tại những mối liên hệ cấu trúc giữa các nhà truyền thông hay các tổ chức truyền thông với các tầng lớp thống trị trong xã hội, nhưng các công trình nghiên cứu đã chứng minh được rằng thực tiễn hoạt động báo chí vẫn có tính độc lập của nó, và trong thực tế hành nghề, nhà truyền thông vẫn phải thường xuyên đương đầu và xử lý những tình huống xung đột và tranh chấp giữa các lô-gic nhận thức, lô-gic kinh tế và lô-gic chính trị.

(d) Khái niệm không gian công cộngVào cuối thế kỷ XX, nhiều công trình nghiên cứu chuyển sang hướng quan

tâm đồng thời hai khâu xuất và nhận để phân tích những động thái tác động lẫn nhau giữa hai khâu này, vốn luôn luôn chịu áp lực của nhau. Công chúng (tức những người tiếp nhận), khi lý giải thông điệp truyền thông theo cách của mình, cũng là những người sản xuất ra ý nghĩa (tức là ý nghĩa của thông điệp, ý nghĩa của nội dung truyền thông), không thua kém gì so với những nhà sản xuất thông điệp. Còn các nhà truyền thông thì luôn cố gắng ghi nhận hoặc giải mã các biến cố xã hội, và tạo ra những nội dung mới để đưa ra cho công chúng bàn luận.

Một trong những nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn đôi với lối tiếp cận trên đây là Jurgen Habermas. Tuy lúc đầu có cái nhìn không thiện cảm đối với các phương tiện truyền thông đại chúng (ông ta vốn xuất thân từ trường phái Frankfurt), nhưng Habermas đã có công đưa ra một khái niệm mới là “không gian công côn?” (Offendichkeit)khi nói về truyền thông đại chúng. Các phương tiện

Page 187: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

truyền thông đại chúng đóng vai trò làm trung gian liên lạc và tiếp xúc trong nội bộ xã hội dân sự, cũng như giữa xã hội dân sự và các thiết chế nhà nước.

Hiểu theo ý nghĩa này, truyền thông đại chúng không còn là một lãnh địa dành riêng cho các nhà truyền thông hay các chuyên gia về truyền thông, mà là một nơi có mục tiêu thực hiện cùng một lúc hai chức năng: vừa là nơi trình bày các kiến thức về xã hội con người, và vừa là nơi diễn ra các mối quan hệ tiếp xúc, liên lạc giữa các tầng lớp, các khu vực, hay các nhóm xạ hội.

(e) Trở lại với các “đồ vật”Vào cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, bánh xe lịch sử dường như đã quay

đúng một vòng, và giờ đây các nhà nghiên cứu đang quay lại đặt vấn đề về vai trò của các thiết bị kỹ thuật trong quá trình truyền thông đại chúng, đặc biệt là kể từ khi ra đời phương tiện Internet. Qua các công trình nghiên cứu, người ta thấy xuất hiện đủ mọi loại quan điểm, từ quan điểm lạc quan ảo tưởng đặt kỳ vọng vào thành tựu của các công nghệ mới cũng như quan điểm chống lại ảo tưởng này, cho tới những lý thuyết thiên về hướng quyết định luận kỹ thuật (cho rằng sự phát triển của kỹ thuật quyết định sự phát triển của xã hội, cũng tương tự như lý thuyết của McLuhan). Tuy nhiên, cũng xuất hiện một lối đặt vấn đề mới đáng chú ý, với những tác giả như Ulrich Beck và Bruno Latour; cách tiếp cận này cho rằng kỹ thuật, vốn là một yếu tố được tạo ra bởi các quá trình xã hội và đến lượt nó lại thúc đẩy trở lại các quá trình xã hội, lâu nay đã bị bỏ quên trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội với lý do là không thể xếp nó nằm trong thế giới nhân văn. Chính lối nhận thức tách biệt giữa yếu tố kỹ thuật và yếu tố nhân văn này là nguyên nhân sâu xa làm cho giới nghiên cứu trước đây hoặc là rơi vào chỗ lý tưởng hóa các lợi ích “nội tại” của các thành tựu công nghệ, hoặc là ngược lại, lên án những tác hại tất yếu của chúng.

Trong chương này, ngoài một số lý thuyết mà chúng tôi đã đề cập trong các chương khác, chúng tôi sẽ lược thuật lại một số lý thuyết tiếp cận sau đây: những lý thuyết tiếp cận theo quan điểm chức năng, lý thuyết phê phán, lý thuyết quyết định luận kỹ thuật, trào lưu “cultural studies” (“nghiên cứu văn hóa”), và những lý thuyết liên quan tới “không gian công cộng”.

2. Hướng tiếp cận theo quan điểm chức năng luậnTheo lý thuyết chức năng luận (functionalism), xã hội được quan niệm như

là một tổng thể trong đó bao gồm nhiều bộ phận có liên hệ với nhau, mỗi bộ phận đều có chức năng riêng của mình; trong số các bộ phận đó, có các phương tiện truyền thông đại chúng. Quan điểm chức năng luận thường nhấn mạnh đặc

Page 188: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

biệt tới các “nhu cầu” của một xã hội. Truyền thông đại chúng được coi như là một định chế xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu duy trì tính ổn định, tính liên tục của một xã hội, cũng như nhu cầu hội nhập và thích nghi của các cá nhân trong xã hội ấy.

Theo Robert Merton, chúng ta không bao giờ được phép kết luận về những ảnh hưởng xã hội của các phương tiện truyền thông đại chúng nếu chỉ căn cứ vào những tuyên bố và những ý định công khai của các tổ chức này. Merton luôn luôn nhân mạnh rằng, đối với mỗi hoạt động xã hội, chúng ta cần phân biệt rõ giữa mục tiêu công khai nhắm đến, với hiệu quả thực sự xảy ra (tức là chức năng) - bởi lẽ hai cái này có thể không trùng nhau. Nói cách khác, các chức năng xã hội của các phươngtiện truyền thông đại chúng không nhất thiết tương ứng với những mục tiêu công khai mà nhà truyền thông muốn nhắm tới.

Một thí dụ: ngành y tế phải nhờ đến các phương tiện truyền thông để mở một đợt vận động dân chúng đến khám sức khỏe tại các trạm y tế địa phượng. Đó là mục đích của chiến dịch tuyên truyền. Thế nhưng, trong quá trình tiến hành, chiến dịch này có thể có những hệ quả bất ngờ, nằm ngoài ý định của các nhà y tế lẫn các nhà truyền thông. Quả vậy, cuộc điều tra thực tế đã khám phá ra rằng hình ảnh nhân viên y tế địa phương trong con mắt người dân đã được cải thiện rất nhiều so với trước: công việc vốn thầm lặng của nhân viên y tế nay bỗng nhiên được mọi người quan tâm chú ý và kính trọng hơn (nhờ hình ảnh và hoạt động của họ được báo chí đăng tải liên tục). Chính nhờ đó mà tinh thần làm việc của nhân viên y tế trở nên phấn khởi và tự hào hơn, bộ máy quản lý ngành y tế qua đó cũng được củng cố và hoàn thiện thêm, và nhất là người dân tỏ ra tin cậy hơn vào các tổ chức y tế. Đây là những hiệu quả xã hội quan trọng, nhưng bất ngờ vì không lường trước, của chiến dịch vận động tuyên truyền y tế này. Merton gọi những hiệu quả mà người ta muốn đạt được là những chức năng “công khai” (manifest), còn những hiệu quả xảy ra mà người ta không ngờ đến, là những chức năng “tiềm ẩn” (latent).

Harold Lasswell, một trong những tác giả tiên phong nghiên cứu về truyền thông đại chúng, đã nêu lên ba chức năng chính của giới truyền thông đại chúng, đó là: theo dõi môi trường hội (nói cách khác là chức năng phát hiện và truyền đạt thông tin); nối kết các bộ phận xã hội với nhau trong việc ứng xử với môi trường xã hội; truyền tải di sản hội từ khác (tức là phổ biến các giá trị và chuẩn mực trong xã hội).

Page 189: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Còn theo Charles Wright, người ta có thể liệt kê ra năm chức năng của các phương tiện truyền thông đại chúng như sau:

Chức năng đầu tiên dễ thấy nhất là báo động cho mọi người dân biết một mối hiểm nguy nào đó để họ tìm cách đối phó, thí dụ một trận bão lớn sắp đổ bộ vào đất liền, hay một cuộc chiến tranh chẳng hạn.

Chức năng thứ hai là đáp ứng những nhu thực ngày của người dân trong xã hội. Đây cũng là điều mà cuộc điều tra của Bernard Berelson vào năm 1945 đã từng ghi nhận.

Chức năng thứ ba của truyền thông đại chúng, theo Charles Wright, là củng cố uy tín của những người luôn cố gắng theo dõi tin tức, thời sự. Chúng ta biết là những ai càng nắm được nhiều thông tin thì thường càng được kính nể, càng có uy tín. Và những người này chính là những người “lãnh đạo dư luận” (leader) trong các nhóm xã hội của mình (như gia đình, nhóm bạn bè, nhóm đồng nghiệp…).

Chức năng thứ tư và thứ năm là hai chức năng đã được Lazarsfeld và Merton đề cập tới. Chức năng thứ tư là nâng cao một hình ảnh xã hội nào đó, hay hợp thức hóa (legitimation) một vị trí xã hội nào đó. Chúng ta thường thấy là khi một ai đó được nêu tên trên báo (dĩ nhiên là theo hướng được biểu dương về một hành động tích cực nào đó, chứ không phải vì một chuyện phạm pháp), thì uy tín và vị thế xã hội của người này được nâng lên, vì được nhiều người chú ý và biết đến mình, tương tự như là được xã hội nhìn nhận. Đối với các tổ chức hay các công ty cũng thế; do đó khi muôn quảng cáo cho đơn vị của mình, người ta thường phải sử dụng đến các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí hoặc truyền hình. Những người đang ra tranh cử vào một chức vụ nào đó cũng thường thích được xuất hiện trên báo chí bằng cách này hay cách khác (được chụp hình, được phỏng vấn…) để gián tiếp vận động cử tri dồn phiếu cho mình.

Chức năng thứ năm là củng cố kiểm soát của xã hội, thúc đẩy việc tôn trọng các quy tắc và chuẩn mực của xã hội. Một vụ “bể hụi” chẳng hạn, chỉ là một chuyện có liên quan đến khoảng vài chục người, và chỉ có ít người biết. Nhưng nếu sự kiện lừa đảo này được đăng lên báo, thì nó trở thành một sự kiện công khai, được nhiều người biết đến, bàn tán, và kết án. Từ đó hình thành một áp lực của dư luận xã hội đối với hành động lừa đảo, và áp lực này trở thành một thứ rào cản hữu hiệu giúp các cá nhân tránh rơi vào những hành vi tương tự. Chính là nhờ quá trình này mà truyền thông đại chúng củng cố vai trò kiểm soát

Page 190: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

của xã hội lên trên cá nhân, góp phần hạn chế những hành vi phạm pháp hay “lệch chiều” (devia) trong xã hội.

Xét về mặt xã hội học, thì truyền thông đại chúng là một trong những định chế góp phần vào quá trình các cá nhân. Chính là thông qua các kênh thông tin này mà các giá trị xã hội, các quy tắc, luật lệ thành văn cũng như bất thành văn của xã hội được phổ biến và nhắc đi nhắc lại cho mọi người cùng biết, thuyết phục mọi người cùng đồng tình và cùng nhau tuân thủ. Truyền thông đại chúng là một phương tiện có khả năng đưa cá nhân hội nhập vào xã hội, và làm cho mọi người trong xã hội trở nên gắn kết với nhau.

Trong xu hướng nghiên cứu chức năng luận, có một lối tiếp cận thường được gọi là lối tiếp cận “sử dụng và hài lòng” (“uses and gratifications” approach), mà một trong những tác giả đầu tiên áp dụng là Malcom Wiley. Thay vì đặt câu hỏi trước đây là các phương tiện truyền thông đại chúng đã làm gì cho công chúng, thì lối tiếp cận này đặt một câu hỏi ngược lại: công chúng đã làm gì với các phương tiện truyền thông đại chúng? Jean Cazeneuve tóm tắt lối tiếp cận này như sau: “Điều này có nghĩa là các thông điệp chỉ tác động trong chừng mực mà người nhận thực sự tiếp nhận thông điệp, và do đó trước hết cần khảo sát sự tiếp nhận này, nói khác đi, cần khảo sát xem công chúng chờ đợi gì, đòi hỏi gì nơi các phương tiện truyền thông đại chúng, và các phương tiện này có thể đáp ứng được những nhu cầu nào của họ.” Phát triển trong những năm 1960-1970, lối tiếp cận “sử dụng và hài lòng” giả định rằng những nhóm công chúng khác nhau có thể có những kiểu hài lòng (gratifications) khác nhau về các phương tiện truyền thông, tùy thuộc vào cách thức mà họ sử dụng, tiếp nhận, cũng như tùy thuộc vào các nhu cầu của họ.

Elihu Katz cho rằng công chúng là những tác nhân xã hội có khả năng chọn lọc và sử dụng các thông tin mà họ tiếp nhận từ các phương tiện truyền thông đại chúng, chứ không phải là những người chỉ biết nhìn và nghe một cách thụ động. Các nhóm công chúng có thể có những cách hiểu khác nhau khi tiếp nhận cùng một sản phẩm thông tin, hay cùng một nội dung thông điệp. Xu hướng nghiên cứu này tập trung vào việc khảo sát mức độ chú ý của công chúng, cách họ chọn lựa chương trình, cách họ hiểu, cách họ chấp nhận và cách họ ghi nhớ các nội dung thông điệp, dựa trên một giả định căn bản là các tầng lớp công chúng đều có khả năng tri giác một cách chọn lọc (selective perception)

Lợi thế của lối tiếp cận này là đi tới chỗ loại hình hóa (typologize) các thái độ và ứng xử nơi người dân đối với truyền thông đại chúng. Người ta thường nhắc

Page 191: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

tới một công trình của I. Glick và J. S. Levy xuất bản năm 1962 mang tên là sống truyền hình (Living with television), trong đó các tác giả đã nhận diện được ba loại thái độ đôi với truyền hình: thái độ chấp nhận (television embraced) (bị mê hoặc bởi truyền hình), thái độ chống đối (television protested) (tỏ ra ít nhiều lo lắng về hậu quả đạo đức của truyền hình), và thái độ thích ứng hay dung hòa (television accommodated). Cũng tương tự như vậy, căn cứ trên kết quả một cuộc điều tra về ứng xử của công chúng Pháp đối với truyền hình (in trong tạp chí Télévision et Education, số 30,10-1972), Jean Sousselier đã phân loại ra bốn nhóm ứng xử điển hình: (a) những người xa lánh (les fugitifs) (8%); (b) những người thụ động (les passifs) (29%); (c) những người chọn lọc (les sélectifs) (30%); và (d) những người hài lòng (les satisfaits) (33%).

Trong lý thuyết chức năng, Robert Merton còn phân biệt giữa “chức năng” (function) và “phản chức năng” (dysfunction). Chức năng là cái làm cho một hệ thống duy trì được sự tồn tại của mình và tiếp tục vận hành trôi chảy. Còn phản chức năng là cái gì gây cản trở cho quá trình đó. Một hoạt động có thể vừa có những chức năng lẫn những phản chức năng. Chẳng hạn, chiến dịch vận động đi khám sức khỏe nói trên cũng có thể có tác dụng làm cho một số người khiếp sợ hơn đối với ngành y tế, làm cho họ không dám đến phòng khám của bác sĩ. Trong nhiều trường hợp, những thông tin loan truyền trên các phương tiện truyền thông thay vì đóng vai trò cảnh báo đối với người dân, thì ngược lại, có thể gây ra hậu quả là làm gia tăng nỗi âu lo và hoang mang nơi một số tầng lớp xã hội, nhất là khi đăng tải dồn dập những tin cướp của, giết người, hiếp dâm, lừa đảo, xung đột, bạo động… xảy ra ở khắp nơi trên thế giới. (Nếu chúng ta để ý thì sẽ thây nhiều đài truyền hình vào cuối mỗi bản tin thường đưa một tin văn hóa hoặc nghệ thuật nhằm làm lắng dịu bớt sự căng thẳng của khán thính giả sau khi phải theo dõi những tin tức khô khan hoặc nặng nề.)

Tình trạng tiếp nhận quá nhiều thông tin có khả năng gây nên hậu quả là làm cho cá nhân rút lui về thế giới riêng tư của mình, tức là về mặt nào đó họ tự cô lập mình với xã hội. Bị tràn ngập bởi những tin tức mà họ không hiểu và không tự mình lý giải được, cá nhân có thể rơi vào tình trạng bị mất phương hướng, nên nơi rút lui an toàn nhất trong trường hợp này là gia đình, bạn bè, hay các thú vui giải trí, vốn là những nơi mà họ cảm thấy có thể kiểm soát được, có thể tự mình làm chủ được.

Mặt khác, trong một số trường hợp, việc tiếp xúc với các phương tiện truyền thông đại chúng cũng có thể dẫn đến chỗ làm cho một số cá nhân trở nên

Page 192: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

vô cảm trước những vấn đề xã hội và chính trị. Trong một số trường hợp khác, cũng có những người lầm tưởng rằng vì mình biết nhiều thông tin nên mình là một “công dân tích cực”. Vào năm 1948, Lazarsfeld và Merton đã đặt tên cho loại phản chức năng này của truyền thông đại chúng là “á phiện hóa”xã hội (narcotization). Qua nhiều cuộc điều tra ở các nước phương Tây, người ta đã khám phá ra điều thoạt đầu tưởng chừng như nghịch lý, đó là những người coi tin tức nhiều giờ đồng hồ mỗi ngày lại không phải là những người tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội và chính trị. Có lẽ do bỏ ra quá nhiều thời gian để coi ti-vi, nên những người này không còn thời gian và sức lực để tham gia vào việc giải quyết các vấn đề xã hội.

Cũng có nhiều tác giả theo lý thuyết chức năng đã mô tả các phương tiện truyền thông đại chúng như một phương tiện để “thoát ly thực tế” (escapism) nơi một số tầng lớp công chúng. Elihu Katz và Paul Lazarsfeld (1955) nhận xét rằng những người phụ nữ có ít quan hệ xã hội và hay lo âu thường là những thính giả trung thành nhất của loại truyện phơi-ơ-tông nhiều tập opera) trên đài phát thanh, vì loại truyện này có tác dụng giúp cho họ giải tỏa và bù đắp những ẩn ức của họ về mặt tâm lý. Trong bài báo mang tên “Tại sao trẻ em xem truyền hình?” (trong tạp chí Public Opinion Quarterly, số 18, 1954), Eleonor Macoby đưa ra kết luận sau: nơi các tầng lớp trung lưu, những đứa trẻ gặp khó khăn trong mối quan hệ với cha mẹ thường ngồi coi ti-vi nhiều hơn những đứa trẻ khác. Còn trong bài “Việc xem phim và sự cô lập xã hội” (trong tạp chí Sociological Quarterly, vol. 1, 1960), Marvin Olsen đã chứng minh rằng hiện tượng di dân hay hiện tượng chuyển cư vào thành thị lúc nào cũng đi kèm theo hiện tượng đi xem phim nhiều hơn; chính tâm trạng cô đơn về mặt xã hội hay về mặt văn hóa đã thúc đẩy người ta tìm cách thoát ly thực tại bằng các phương tiện truyền thông đại chúng.

Nhưng Elihu Katz và David Foulkes (1962) bác bỏ ý tưởng cho rằng truyền thông đại chúng chỉ có tác dụng làm cho người ta "thoát ly”, vì chúng cũng có thể giúp cho người ta thích ứng với cuộc sông xã hội. Ngay những bộ truyện dài nhiều tập (soap opera)vẫn có thể làm cho nhiều người biết thêm kinh nghiệm đối nhân xử thế trong cuộc đời, hay cách xử lý những tình huống xung đột trong gia đình chẳng hạn - điều mà Herta Herzog từng kết luận sau khi khảo sát thính giả của thể loại soap opera trên đài phát thanh vào năm 1941.20 Francis Balle cho rằng “các hậu quả của việc tiếp xúc với các phương tiện truyền thông đại chúng có nhiều cách thái khác nhau, vừa tùy thuộc vào nội dung của các chương trình,

Page 193: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

vừa tùy thuộc vào những hoàn cảnh trong đó [công chúng] tiêu thụ những chương trình này.”

Người ta có thể nghiên cứu những chức năng và những phản chức năng của những thông tin do các phương tiện truyền thông phát đi đối với những tầng lớp xã hội cụ thể, thí dụ thiếu nhi, phụ nữ, công nhân, người già, một nhóm người dân tộc thiểu số… để khảo sát vai trò của truyền thông đại chúng trong xã hội. Nói cách khác, đây là hướng nghiên cứu về ảnh hưởng của truyền thồng đại chúng đối với hệ thống văn hóa của một xã hội. Truyền thông đại chúng trong một quốc gia có thể có những tác động lên trên thái độ và ứng xử của người dân, có thể góp phần bảo tồn và phát triển nền văn hóa dân tộc, hoặc ngược lại. Truyền thông đại chúng từ nước ngoài đưa vào trong một quốc gia có thể làm phong phú thêm cho bản sắc văn hóa địa phương, nhưng đồng thời cũng có thể là hiểm họa của một cuộc “xâm lược” về văn hóa, dần dà làm mất đi những truyền thống và bản sắc văn hóa của địa phương.

Chính là để hạn chế những tính chất “phản chức năng” của thông tin đại chúng, mà người ta luôn luôn nhấn mạnh đến nhiệm (xét về mặt xã hội học thì đây là chức năng) hướng dẫn dư luận của các phương tiện truyền thông. Chức năng này được thực hiện thông qua việc chọn lọc những tin tức để đăng tải, cùng với việc cung câp những giải thích và bình luận cần thiết kèm theo các tin tức cho bạn đọc, cho khán thính giả. Lẽ tất nhiên, chức năng này được thực hiện thế nào là còn tùy thuộc vào quan điểm chính trị-xã hội và quan điểm thông tin của ban biên tập mỗi tờ báo. Nhưng nói chung, đó chính là công việc hàng ngày mà các ban biên tập và tòa soạn của các tờ báo đều phải làm. Chúng ta thấy trên các tờ báo, người ta thường xếp loại tin tức, bài vở theo từng trang mục riêng biệt, chẳng hạn các trang Tin tức trong nước và Tin tức quốc tế, trang Kinh tế, trang Thể thao, trang Văn hóa, v.v… để độc giả tiện theo dõi tùy theo nhu cầu quan tâm của mỗi người. Riêng ở trang nhất của một tờ nhật báo, người ta còn chọn ra một tin quan trọng đáng chú ý nhất trong ngày làm “tin vơ-đét”, thường được đưa lên vị trí trên đầu trang phía bên trái, có nhiều cột, tít lớn, nhằm thu hút trọng tâm chú ý của người đọc. Ngoài ra, trong việc xử lý các tin tức, bài vở, người ta còn thường bổ sung thêm vài dòng để nhắc lại bối cảnh của câu chuyện, giúp bạn đọc dễ nắm bắt vấn đề hơn. Người ta thường ví công việc sắp xếp và biên tập âm thầm ấy của tòa soạn như là công việc “bếp núc” (đây là công việc âm thầm vì người làm công tác tòa soạn ít khi xuất hiện tên tuổi trên mặt báo). Tất cả những kỹ thuật “xào nấu” của tòa soạn ấy đều nhằm mục tiêu giúp bạn

Page 194: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

đọc có được một định hướng để theo dõi được dòng thời sự hàng ngày, hiểu được tình hình thời sự của thế giới xung quanh mà mình đang sông, tránh cho người đọc một cảm giác tràn ngập và mất phương hướng trước một mớ tin tức hỗn độn nếu không được xử lý.

Báo chí là phương tiện không những giúp cho người đọc biết được tin tức,mà còn giúp họ theo dõi được và hiểu được thời cuộc. Nói rộng ra hơn, báo chí giúp người dân định hướng cuộc sông của mình trong dòng thời cuộc.

Năm 1945, nhân dịp xảy ra một cuộc đình công của một tờ báo địa phương ở New York, Bernard Berelson đã tận dụng cơ hội và tiến hành một cuộc điều tra để khảo sát xem các độc giả thường xuyên của tờ báo này cảm thấy thiếu thôn cái gì khi họ không mua được tờ nhật báo như mọi ngày. Điều đầu tiên dễ thấy nhất, đó là họ thiếu những thông tin liên quan đến cuộc sống bình thường hàng ngày của họ, chẳng hạn các chương trình truyền hình, phát thanh, lịch chiếu phim, lịch bán hàng giảm giá của những cửa tiệm ỏ địa phương, mục “tin buồn”, sản phẩm thời trang mới ra, v.v. Cái mà người ta mất khi không có tờ nhật báo, đó là một công cụ để sông cuộc sống hàng ngày. Nhưng không phải ai cũng cảm thấy thiếu thốn giống nhau. Berelson nhận thấy chính những người am hiểu thông tin thời sự nhiều nhất (đây cũng thường là những người “hướng dẫn dư luận”, opinion leaders) là những người có cảm giác thiếu thôn nặng nề nhất, và gặp nhiều khó khăn trong môi quan hệ với người khác trong những ngày báo chí đình bản. Berelson đi đến kết luận rằng cái mà người dân cảm thấy thiếu thốn nhất khi không có báo không phải chỉ là thiếu thông tin, mà quan trọng hơn, họ thiếu những lời bình luận và phân tích giúp họ hiểu được thời sự và định hương được cuộc sống xã hội của họ.

Kết quả một cuộc điều tra khác nhân vụ đình Cống của giới báo chí cũng ở New York kéo dài trong vòng ba tháng kể từ cuối năm 1962 cũng đưa ra những nhận xét tương tự, nhưng có ghi nhận thêm rằng: các phương tiện phát thanh và truyền hình, mặc dù có cố gắng tăng cường thông tin để tìm cách thay thế báo in trong thời gian đình công, nhưng vẫn không hề làm giảm được cảm giác thiếu thôn báo in nơi công chúng. Một số cuộc điều tra ở Pháp vào năm 1972 và ở Đan Mạch vào năm 1977 khi xảy ra đình công của báo giới ở những nơi này cũng đi đến những kết luận tương tự.

Hướng tiếp cận theo lý thuyết chức năng thường bị chỉ trích là nặng về quan điểm bảo thủ, vì nó thường chỉ xem xét truyền thông đại chúng như là một phương tiện thỏa mãn một số’ nhu cầu của xã hội nhằm duy trì sự ổn định của xã

Page 195: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

hội, chứ không như là một nhân tố có thể làm thay đổi xã hội. Tocqueville từng nói: “Những thiết chế mà chúng ta coi là cần thiết thường chỉ là những thiết chế mà chúng ta đã quen thuộc.” Francis Balle cho rằng lối tiếp cận chức năng cần được bổ sung bằng một lôi tiếp cận lịch sử. Nói cách khác, chẳng hạn, vấn đề không phải chỉ là làm sao hiểu được tại sao lại có các tờ báo giật gân (trả lời câu hỏi “để làm gì” và “dành cho ai”), mà còn là tìm cách giải thích những cơ chế xã hội làm cho những tờ báo này có thể xuất hiện và tồn tại - tức là phải đặt chúng vào trong bôi cảnh xã hội tổng quát hơn. Dù vậy, như Max Weber nói, nếu chúng ta sử dụng hướng tiếp cận nghiên cứu chức năng như một công cụ trung gian để khảo sát thực tế, thì nó vẫn có thể đem lại nhiều điều bổ ích.

3. Các lý thuyết phê phánĐối lập với quan điểm chức năng, là quan điểm của các nhà nghiên cứu

theo hương lý thuyết phê phán (hay cũng còn được gọi là các lý thuyết về xung đột xã hội (theories of social conflict). Các lý thuyết phê phán đều cách này hay cách khác bắt nguồn từ những tư tưởng và lập luận của lý thuyết mác-xít để phân tích vấn đề. Các nhà nghiên cứu theo khuynh hướng phê phán cho rằng không thể hiểu được quá trình truyền thông nếu không qui chiếu nó về một xã hội tổng thể. Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, truyền thông đại chúng là một phương tiện nhằm phục vụ cho việc củng cố và tái sản xuất hệ tư tưởng thống trị. Lý thuyết phê phán thường chỉ trích các tác giả theo quan điểm chức năng là quá nhấn mạnh tới bản thân quá trình truyền thông một cách riêng lẻ, mà xem nhẹ và không phân tích toàn bộ bối cảnh xã hội vốn bao trùm cả quá trình truyền thông. Theo họ, chính các nhân tố kinh tế hoặc các nhân tố văn hóa và chính trị (tùy theo trường phái) mới là những nhân tố quyết định tính chất của hệ thông các phương tiện truyền thông đại chúng. Khác với trường phái chức năng, các tấc giả theo lý thuyết phê phán luôn luôn đặt những câu hỏi như: Ai nắm (và lèo lái) các phương tiện thông tin? Truyền thông có lợi cho ai ?

Tiêu biểu cho khuynh hướng này là trường phái Frankfurt, vốn được hình thành năm 1923 với những người đứng đầu là Theodor Adomo và Max Horkheimer, cùng với những nhà nghiên cứu tên tuổi khác như Erich Fromm, Herbert Marcuse. Khi Hitler lên nắm chính quyền và thiết lập chế độ quốc xã, các nhà nghiên cứu theo trường phái này do chống đối lại chế độ Hitler nên buộc phải di cư ra nước ngoài, ở Mỹ, trường phái này tiếp tục nghiên cứu theo quan điểm phê phán đối với các phương tiện truyền thông đại chúng trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Họ cho rằng quá trình công nghiệp hóa đã tiêu diệt những mối liên hệ giữa người và người vốn tồn tại trong những cộng đồng truyền thống, tiền

Page 196: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

công nghiệp. Điều này dẫn tới hậu quả là hình thành nên một thứ “xã hội đại chúng” trong đó các cá nhân sống rời rạc nhau mà không còn những chỗ dựa đáng tin cậy như trong cộng đồng truyền thống. Trong bối cảnh mất phương hướng đó, chỗ dựa mới duy nhất của dân chúng là các phương tiện truyền thông đại chúng.

Trường phái Frankfurt cho rằng sở dĩ quá trình chuyển biến cách mạng của xã hội tư bản chủ nghĩa không thành công được là do kiến trúc thượng tầng của hệ thống tư bản chủ nghĩa, trong đó đặc biệt là các phương tiện truyền thông đại chúng đã đóng vai trò khuynh đảo và cản trở quá trình diễn biến cách mạng của xã hội. Theo họ, trong xã hội tư bản chủ nghĩa, nền sản xuất hàng loạt, hay “sản xuất đại chúng” và đi kèm theo đó là khái niệm “văn hóa đại chúng” là cơ sở tạo nên huyền thoại về một xã hội không có giai cấp.

Các tác giả theo trường phái phê phán quan niệm rằng cần phải vạch trần cái sự thật bị che dấu bên dưới hệ thống thống trị đó. Họ coi văn hóa đại chúng trong xã hội tư bản chủ nghĩa là sản phẩm của cái mà họ gọi là “công nghiệp văn hóa” industry). Adomo và Horkheimer cho rằng một trong những đặc trưng của xã hội hiện đại chính là sự xâm nhập của kỹ thuật vào mọi lĩnh vực của đời sống, và sự thương mại hóa các mối quan hệ giữa con người với con người, sở dĩ ngành công nghiệp văn hóa có thể phổ biến các sản phẩm của nó đến với mọi người, thì đó không phải là do bản thân tính chất “dân chủ” của chế độ, mà đơn giản chỉ là do sự mở rộng và phát triển của thị trường. Nếu mọi người đều có thể hưởng thụ các sản phẩm của nền công nghiệp này, thì cũng không thể coi đây là một điều kiện có khả năng tạo nên sự bình đẳng về văn hóa. Trái lại, theo các tác giả này, “văn hóa đại chúng” (mass culture) chỉ là một thứ sản phẩm dị dạng xuyên tạc nền dân chủ đích thực.

Dựa trên luận điểm của Marx vốn cho rằng những tư tưởng thông trị trong xã hội chính là “những tư tưởng của giai cấp thống trị”, trường phái Frankfurt đã khai triển thêm và cho rằng văn hóa là một không gian phản ánh mối tương quan lực lượng giữa các tầng lớp thống trị và các tầng lớp bị trị, chứ không phải chỉ là một nơi giải trí vô tư mang tính chất nghệ thuật thuần túy. “Sự lạc thú [mà các phương tiện truyền thông đại chúng mang lại] tạo điều kiện thuận lợi cho sự cam chịu nhằm giúp người ta quên nó đi.” Trong thực tế, chính công chúng hợp tác một cách có ý thức và vô ý thức vào quá trình tha hóa của chính mình. Các phương tiện truyền thông đại chúng đã tạo nên một bức màn khói, là một thứ

Page 197: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

“anti-Aufkairung” (đi ngược lại tinh thần Khai sáng), làm con người trở nên u mê và không còn khả năng phê phán.

Nữ triết gia Hannah Arendt, tuy không hẳn là một thành viên của trường phái Frankfurt nhưng có nhiều tư tưởng gần gũi với trường phái này, cho rằng người dân trong các xã hội cồng nghiệp thường phải chịu đựng những chấn thương về tâm lý, và đặc biệt rất dễ tổn thương xét về mặt hệ tư tưởng. Khi lý giải sự lên ngôi của chủ nghĩa quôc xã của Hitler ỏ Đức, Arendt cho rằng sở dĩ chế độ độc tài chuyên chế này có thể hình thành được là do tận dụng tình trạng “mất gốc xã hội” của người dân và tình trạng vắng bóng các chuẩn mực tập thể. Đặc trưng của “con người đại chúng”, theo Arendt, chính là sự cô đơn và thiếu thốn về quan hệ xã hội.

Herbert Marcuse đã gọi xã hội tư bản chủ nghĩa là xã hội mang tính chất “một chiều” (one-dim society) vì nó được tạo nên bởi ngành công nghiệp văn hóa, và ông ta coi các kỹ thuật truyền thông đại chúng chỉ là công cụ mê hoặc và điều khiển quần chúng, nhào nặn nên thái độ và suy nghĩ của người dân. Theo ông, trong những xã hội tư bản chủ nghĩa giàu mạnh nhất, giai cấp công nhân đã mất đi ý thức về tình trạng tha hóa của mình, và chìm đắm vào trong thân phận tha hóa này. Trong kiểu xã hội “đóng kín” này, vốn hoàn toàn bị chi phối bởi nguyên tắc hiệu quả, sự phản kháng không còn nữa. Và nghiêm trọng hơn, đó là khoảng cách giữa lý tưởng và thực tại đã bị xóa nhòa (chính các phương tiện truyền thông đại chúng đã gây ra hậu quả này). Mà không có khoảng cách giữa lý tưởng và thực tại, thì không thể có sự phê phán. Khi không còn lý tưởng nữa, xã hội biến thành xã hội “một chiều”, hay “một kích thước”. Chính trong bối cảnh đó mà Marcuse nói đến tình trạng tha hóa của người dân. Nếu người dân thích xem các sản phẩm truyền thông đại chúng, chính là vì họ đã bị tha hóa, bị nô lệ vào dòng thác của thông tin đại chúng. Marcuse cho rằng chủ nghĩa tư bản xoa dịu những nỗi bất bình của tầng lớp bị trị bằng cách sử dụng các phương tiện truyền thông để kích thích những thị hiếu và khát vọng vật chất của dân chúng vốn dễ dàng được thỏa mãn. Vì thế, theo Marcuse, các phương tiện truyền thông đại chúng chính là một trong những nhân tố quyết định trong việc thống trị quần chúng trong xã hội tư bản chủ nghĩa.”

Khuynh hướng phê phán trong lĩnh vực nghiên cứu về truyền thông đại chúng về sau còn được tiếp nối thông qua nhiều trường phái khác nhau. Chẳng hạn, lý thuyết kinh tế chính có quan điểm luôn nhấn mạnh tới nhân tố kinh tế khi phân tích về truyền thông đại chúng, dựa trên sự khẳng định rằng cơ sở kinh tế

Page 198: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

quyết định hệ tư tưởng, chứ không phải ngược lại. Họ quan niệm rằng cần coi các phương tiện truyền thông như là một bộ phận thuộc về hệ thông kinh tế, và qua đó cũng gắn liền với hệ thống chính trị. Do đó, họ coi truyền thông đại chúng như một phương tiện được sử dụng để hợp thức hóa (legitimation) và duy trì sự phân tầng kinh tế-xã hội của xã hội tư bản chủ nghĩa. Quan điểm này đặc biệt chú ý tới cơ cấu sở hữu của các phương tiện truyền thông, và thường phê phán hiện tượng tập trung nhiều phương tiện này vào trong tay của một vài tập đoàn lớn. Họ cho rằng một trong hậu quả của hiện tượng tập trung này là hạn chế tính đa dạng trong các thông tin cũng như trong các ý kiến, bình luận về thời sự.

Trong nhóm các lý thuyết phê phán, cũng có một lối tiếp cận từ góc độ văn hóa. Theo quan điểm này, các giá trị văn hóa du nhập từ nước ngoài dù dưới dạng sản phẩm giải trí hoặc các dạng khác đều có thể có tác dụng “gây ô nhiễm” cho sinh hoạt văn hóa địa phương, nhất là đối với những nước nhỏ hay những nước đang phát triển. Tình hình phổ biến hiện nay là đa số những giá trị văn hóa du nhập đó đều là những giá trị của xã hội tư bán chủ nghĩa của Mỹ. Các giá trị này được cố tình đưa vào nhằm thôn tính về mặt văn hóa và biến các nước đang phát triển thành một thứ thuộc địa. Là một trong những người tiên phong của trường phái này, nhà xã hội học Herbert Schiller cho rằng truyền thông đại chúng đã trở thành một cơ chế hữu hiệu được các tập đoàn đa quốc gia khai thác sử dụng để thống trị Thế giới thứ ba về mặt văn hóa bằng cách khuyến khích tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ của họ.35

4. Lý thuyết quyết định luận kỹ thuậtMột hướng tiếp cận khác không liên quạn tới hai trào lưu lý thuyết chức

năng và lý thuyết phê phán trên đây, đó là lý thuyết quyết định luận kỹ thuật (xuất phát từ trường phái Toronto (Canada) vào đầu thập niên 1960 mà người ta thường coi cha đẻ chính là vị giáo sư đại học Marshall McLuhan. Thực ra, tư tưởng này bắt nguồn từ nhà sử học và kinh tế học Harold Innis, cũng là một người đồng nghiệp vđi McLuhan ở Toronto.

Innis cho rằng chính kỹ thuật của các phương tiện truyền thông là yếu tố quyết định lối suy nghĩ và ứng xử của người dân, cũng như cách thức tổ chức xã hội. Ông phân tích về những ảnh hưởng của kỹ thuật truyền thông đối với lĩnh vực chính trị. Sở dĩ đế quốc La Mã có thể đứng vững một thời gian tương đối dài chính là vì lúc ấy đã có chữ viết, nhờ đó mà La Mã thiết lập được một bộ máy hành chánh vững chãi có khả năng thống trị được cả những vùng xa xôi. Nhưng kể từ khi kỹ thuật máy in ra đời, dân chúng ở các địa phương bắt đầu có một

Page 199: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

phương tiện mới để đương đầu với những guồng máy cai trị theo kiểu đế quốc, và dần dà hình thành nên ý thức quốc gia.

McLuhan đã đào sâu thêm tư tưởng của Innis. McLuhan cho rằng kỹ thuật là sự nối dài của các giác quan và hệ thống thần kinh của con người, vì thế những thay đổi về kỹ thuật có thể dẫn tới những cách thức tri giác và nhận thức mới. Ông nói một câu nổi tiếng “phương tiện truyền thông chính là thông điệp” (The medium is the message) theo ý nghĩa như sau: “Có lẽ thật đáng ngạc nhiên khi phải nhắc lại rằng, trong thực tế, thông điệp [message] thực thụ là chính phương tiện truyền thông [medium], điều này đơn giản có nghĩa là những tác dụng của một phương tiện truyền thông đối với cá nhân hay đối với xã hội phụ thuộc vào sự thay đổi về quy mô mà mỗi kỹ thuật mới, mỗi sự nối dài của con người tạo ra trong đời sông của chúng ta.” 16 Ông cho rằng các xã hội luôn luôn bị biến đổi bởi những phương tiện mà con người sử dụng để truyền thông với nhau, hơn là bởi bản thân nội dung truyền thông.

Theo ông, lịch sử loài người về đại thể có thể được chia ra làm ba giai đoạn chính: kỷ nguyên truyền khẩu vào thời các bộ tộc (trong đó truyền thông chỉ dựa trên lời nói, tribal societies), kỷ nguyên chữ in (mà ông gọi là “dải thiên hà Gutenberg”, Gutenberg galaxy, tức là những xã hội dựa trên truyền thông bằng chữ in), và cuối cùng là kỷ nguyên điện tử (mà ông gọi là “hành tinh Marconi”, tức là những xã hội dựa trên các kỹ thuật viễn thông). Ông ta cho rằng công nghệ truyền thông điện tử đã tạo nên một dạng ý thức trực tiếp mới, trong đó những phạm trù cũ về không gian và thời gian không còn phù hợp nữa, và xã hội xét về mặt nào đó đã quay lại giai đoạn truyền khẩu (với các phương tiện thính thị), trở lại với một thứ đời sống bộ tộc, nhưng lần này là ở quy mô toàn cầu. Theo ông, nếu “phương tiện chữ in đã tạo ra chủ nghĩa cá nhân và ý thức quốc gia vào thế kỷ XVI”, thì trong thế kỷ XX, truyền hình sẽ dẫn tới một cuộc cách mạng mà trong đó mọi người trên toàn thế giới sẽ có cơ hội gần gũi nhau và hiểu biết nhau hơn, cùng tham gia vào một nền văn hóa chung trong một “ngôi làng toàn cầu”.

Luận điểm của McLuhan đã từng gây ra những cuộc tranh luận sôi nổi trong giới nghiên cứu, và nhiều người đã phản bác lại cách lập luận của ông. Chẳng hạn, nếu McLuhan dựa trên tài liệu lịch sử để nói rằng sự phát triển của chữ in đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của chủ nghĩa cá nhân và làm sản sinh ra thời kỳ Phục hưng ở châu Âu, thì người ta cũng có thể phản bác lại bằng cách dẫn chứng rằng ở Trung Quốc, sự phát triển của chữ in lại dẫn đến hệ

Page 200: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

quả là hiện tượng tập trung quyền lực và tập trung tri thức. Nhà nhân học Jack Goody cho rằng chữ viết đúng là một phương tiện lưu trữ thông tin và tạo điều kiện thuận lợi cho tư duy phân tích hơn là lời nói, nhưng lịch sử cũng cho thấy có những dân tộc ở châu Phi hay những nền văn minh như Inca ở Nam Mỹ chẳng hạn, đã từng có trình độ tư duy duy lý cao và từng đạt tới những giai đoạn phát triển rực rỡ mà không hề có chữ viết. Theo Goody, chữ viết là một điều kiện có thể có chứ không phải là một nguyên nhân cần và đủ để xuất hiện một tư duy duy lý và phân tích. Nó có thể góp phần tác động vào sự chuyển biến của xã hội, chứ không phải là nguồn gốc của sự chuyển biến của xã hội hay của một chế độ xã hội.

Mặc dù những ý tưởng của McLuhan bị nhiều tác giả công kích, nhất là những ý tưởng của ông liên quan đến hiệu quả của các phương tiện truyền thông thính thị, nhưng công trình nghiên cứu độc đáo của McLuhan vẫn được coi là nêu ra được những gợi ý bổ ích. Ngày nay, một số nhà nghiên cứu cũng đang có xu hướng quay trở lại với luận điểm của Innis và McLuhan: khi ngành tin học phát triển trong những năm 1970 và 1980, và nhất là khi Internet xuất hiện và lan rộng nhanh chóng trên thế giới trong thập niên 1990, nhiều người đã vội vã cho rằng đây chính là một phương tiện truyền thông mới có khả năng dẫn tới một “ngôi làng toàn cầu”, tương tự như dự báo đầy lạc quan của McLuhan đối với tính cách mạng của phương tiện truyền hình trong thập niên 1960.

Nhưng bên cạnh quan điểm ngây thơ theo hướng quyết định luận kỹ thuật này, trong giới nghiên cứu cũng đã xuất hiện một trào lưu mới đáng lưu tâm, cho rằng những đặc trưng kỹ thuật của một phương tiện truyền thông có thể là một trong những nhân tố quan trọng cần lưu tâm khi nghiên cứu về quá trình truyền thông cũng như về bản thân đời sống xã hội. Nhà triết học và xã hội học Bruno Latour trong bài viết “Sự kết thúc của các phương tiện” vào năm 2000 (“La fin des moyens”) cho rằng, một mặt, không thể quan niệm tách rời thế giới con người với thế giới đồ vật, nhưng đồng thời, vẫn phải phân biệt rõ quy chế tồn tại hoàn toàn khác nhau của hai lĩnh vực này. Kỹ thuật không phải là cái hữu thể (l’être), không phải là cái phi hữu thể mà cũng không phải là cái nằm ở giữa hai khái niệm đó. Kỹ thuật là một cách thái tồn tại (facagon d'être), một phương thức tồn tại (mode d’existence), vì thế nó đóng vai trò quan trọng trong tất cả mọi tình huống, nhưng đồng thời nó lại không có nghĩa lý gì khi người ta bàn tới một cách thái tồn tại khác, chẳng hạn cách thái tồn tại luân lý hay cách thái tồn tại chính trị. Kỹ thuật có thể mang lại nhiều thứ đầy hứa hẹn cho chính trị, nhưng nó

Page 201: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

không phải là chính trị; nó không hề đóng góp mảy may nào vào nội dung của khái niệm dân chủ, mặc dù cách sử dụng các phương tiện truyền thông có thể làm thay đổi cách thức thực thi tư tưởng dân chủ.

5. Trào lưu “Cultural studies”Trong lĩnh vực nghiên cứu về truyền thông đại chúng, một trào lưu rất

thịnh hành ở Anh và Mỹ trong những năm 1970-1990 là trào lưu mang tên “Cultural Studies” (“nghiên cứu văn hóa”), ra đời từ đại học Birmingham (Anh) vào đầu thập niên 1960. Những người thường được coi là sáng lập ra trào lưu này là Richard Hoggart, Edward Thompson, Raymond Williams, và Stuart Hall. Xu hướng nghiên cứu này lúc đầu chịu ảnh hưởng phần nào của tư tưởng trường phái Frankfurt trong lối phân tích phê phán sự thống trị văn hóa trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Nhưng họ không chấp nhận quan điểm đề cao tính “ưu tú” (elitiscủa trường phái này vốn coi thường “văn hóa đại chúng” hay “văn hóa bình dân” và coi các tầng lớp lao động như không có khả năng sáng tạo ra một nền văn hóa thực thụ vì đã bị làm cho tha hóa bởi các phương tiện truyền thông đại chúng. Trào lưu này, ngược lại, nhấn mạnh tới khả năng đề kháng cũng như khả năng sáng tạo phong phú của công chúng, nhất là nơi các tầng lớp bình dân, trong việc sử dụng và tiếp nhận các thông điệp truyền thông đại chúng.

Vốn sinh trưởng trong một gia đình công nhân nghèo khổ, Richard Hoggart, một giáo sư văn chương tại đại học Birmingham, cho xuất bản vào năm 1957 một công trình nổi tiếng vừa mang tính chất tự sự, vừa mang tính chất luận đàm dân tộc học, mang tên The Uses of Literacy: Aspects of Working-Class Life Special References to Publications and Entertainments (Sử dụng khả năng biết chữ: những khía cạnh trong đời sống của các tầng lớp lao động đặc biệt liên quan tới các ấn phẩm và các phương tiện giải trí). Hoggart nhận xét rằng độc giả của những tờ báo bình dân vốn đăng toàn những chuyện kỳ dị và giật gân không phải là những người chỉ biết tiếp nhận nguyên xi những nội dung này một cách hồn nhiên và ngây thơ. Trái lại, họ là những người đọc báo theo kiểu “xiên xẹo” (Hoggart dùng chữ “oblique”), nghĩa là với một thái độ vừa thờ ơ, hờ hững, mà cũng vừa ngờ vực pha lẫn giễu cợt và mỉa mai. Hoggart không tin rằng các sản phẩm của kỹ nghệ văn hóa có tác dụng mạnh mẽ ghê gớm lắm đối với các tầng lớp lao động như người ta vẫn thường nghĩ. Theo ông, các tầng lớp này coi gia đình và khu phố của họ chính là thành trì, là giá trị trung tâm của mình, và họ có những chiến lược đề kháng hữu hiệu đối với những mối đe dọa từ bên ngoài; họ sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng chỉ để giải trí, để vượt qua

Page 202: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

những điều kiện vất vả trong đời sống hàng ngày, và để gia tăng sự thống nhất trong nội bộ cộng đồng của họ.

Stuart Hall, người kế tục lãnh đạo tổ chức mang tên Centre for Contemporary Cultural Studies do Hoggart thành lập năm 1964 tại đại học Birmingham, cũng là một tác giả để lại nhiều dấu ấn trong trào lưu nghiên cứu này. Stuart Hall từng viết như sau: Chúng ta cần bỏ đi những sự phân biệt giữa công chúng tinh hoa [hay ưu tú, elite] và công chúng đại chúng, giữa văn hóa của những nhóm nhỏ và văn hóa cấp tiến, giữa văn hóa đại học và văn hóa bình dân. Theo ý kiến chúng tôi, mối quan hệ giữa các bộ mặt khác nhau ấy trong đời sống văn hóa, tại một nước như Anh Quốc, đã bị biến đổi bởi các phương tiện truyền thông đại chúng.” Trong lĩnh vực truyền hình chẳng hạn, Hall cho rằng cần thay đổi quan niệm truyền thống lâu nay về “công chúng của truyền hình”: không thể coi đây là một khối “quần chúng” chỉ biết tiếp nhận những cái mà các nhà truyền hình nghĩ là cần cung cấp cho họ để nâng cao trình độ dân trí. Công chúng truyền hình là một công chúng rất đa dạng, cởi mở và rất giàu tiềm năng: họ bao gồm những khán giả có thể quan tâm tới những chương trình rất khác nhau và có những cách phản ứng hầu như không thể dự đoán trước được. Theo Hall, phương tiện truyền hình cần được quan niệm như là “một tác nhân văn hóa tích cực, có khả năng làm đảo lộn các cấu trúc văn hóa hiện hữu”; sự thành công của nhiều chương trình cho thấy truyền hình có thể “tạo ra” những công chúng mới. “Truyền hình là một biến số tích cực trong các mối quan hệ giữa ‘văn hóa’ với ‘xã hội’: nó không ngừng làm thay đổi những mối quan hệ này.”

Là một nhà mác-xít, Hall nhấn mạnh tới ý tưởng cho rằng sự thống trị tư bản chủ nghĩa được thực hiện đồng thời thông qua lao động lẫn thông qua văn hóa, vốn là luận điểm nổi tiếng của Karl Marx và Friedrich Engels trong quyển tư tưởng Đức. Hall cũng cho rằng hệ tư tưởng của giai cấp thống trị được chuyển tải thông qua hệ thống giáo dục và các phương tiện truyền thông đại chúng, luận điểm từng được nhà tư tưởng mác-xít người Ý Antonio Gramsci đề xướng, cũng như từng được những tác giả như Barthes và Eco phân tích trên góc độ tín hiệu học.

Dựa trên ý tưởng của Gramsci về tình trạng “quân bình không ổn định” của “quyền bá chủ” (hegemony) của giai cấp thông trị, cũng như của “sự đồng thuận” (consensus) trong xã hội tư bản chủ nghĩa, Hall quan niệm văn hóa là nơi hàm chứa những tranh chấp và xung đột, chứ không phải là nơi gặp gỡ hài hòa giữa quá trình sản xuất và quá trình tiếp nhận các thông điệp truyền thông đại

Page 203: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

chúng. Quá trình tiếp nhận thông điệp hoàn toàn không giống như việc in những thông điệp lên trên một miếng sáp mềm. Không phải ai cũng hiểu ý nghĩa của các mã (codes) của một thông điệp giống y như nhau. Đứng trước quá trình “mã hóa” của các phương tiện truyền thông đại chúng, Hall cho rằng có thể hình dung ba cách đọc (readin) hay ba phương thức “giải mã” khác nhau đôi với các thông điệp:

(a) Phương thức bá chủ (dominant or hegemonic reading), trong đó sự giải mã của người tiếp nhận thông điệp hoàn toàn trùng khớp vơi sự mã hóa của người phát đi thông điệp. Trong trường hợp này, người tiếp nhận “nuốt trọn” toàn bộ nội dung thông điệp đã được phát ra.

(b) Phương thức thương lượng (negotiated reading), trong đó người tiếp nhận chấp nhận phần nào nội dung thông điệp, nhưng có thay đổi ý nghĩa của một số nội dung hoặc thậm chí chống lại một số nội dung để thích ứng với hoàn cảnh của mình.

(c) Phương thức đối lập (oppositional or counter-hegemonic reading), trong đó người tiếp nhận quy chiếu về một hệ thống khác để giải mã nội dung thông điệp, ngược với hệ thống mã hóa mà phương tiện truyền thông đại chúng đã phát ra. Hall đưa ra một thí dụ liên quan tới tình trạng đóng băng lương bổng trong thập niên 1970: khán giả truyền hình đã thay thế khái niệm “lợi ích quốc gia” trong bản văn đọc trên truyền hình bằng khái niệm “lợi ích giai cấp” theo cách hiểu của họ.

Hall cho rằng không có lý do gì để nghĩ rằng một thông điệp sẽ được tự động giải mã theo như cách mà nó đã được mã hóa. Những kết quả điều tra của David Morley đã chứng thực rằng mô hình phân tích mã hóa/giải mã (encoding/decoding) của Hall là xác đáng. Trong cuộc khảo sát công chúng của chương trình truyền hình thời sự mang tên “Nationwide”, Morley là người đầu tiên đưa ra kỹ thuật khảo sát các nhóm tiêu điểm (focus groups) bằng cách tiến hành khảo sát 29 nhóm khán giả thuộc nhiều tầng lớp khác nhau để xem coi họ phản ứng thế nào đổì với chương trình truyền hình này, và ông đã nhận thấy có một sự khác biệt rất lớn giữa các nhóm, xét theo tầng lớp xã hội, theo tuổi tác, và theo giới tính. Morley cho rằng các cá nhân vừa kế thừa những mô thức ứng xử của xã hội, nhưng cũng vừa có khả năng sáng tạo ra những mô thức ứng xử mới.

Page 204: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Văn hóa “bình dân” hay “đại chúng” không phải chỉ là một sự phản ánh thuần túy của sự thống trị, mà là sự biểu hiện một mối quan hệ thương lượng (giữa văn hóa của các tầng lớp lao động với văn hóa của các tầng lớp thống trị) hay thoại (từ do Morley đề xướng), mặc dù kết quả của quá trình “thương lượng” (hay điều đình) này tất nhiên cuối cùng thường ngả về phía có lợi cho các tầng lớp thống trị.

Các tác giả theo trường phái “Cultural còn chú ý tới tính chất mở và tính chất đa nghĩa (polysemy) của các nội dung truyền thông khi họ phân tích cách hiểu và cách lý giải các thông điệp bởi các tầng lớp công chúng khác nhau.

Năm 1990, Sonia Livingstone tiến hành khảo sát cách tiếp nhận của công chúng ở Anh Quốc đối với bộ phim truyền hình nhiều tập mang tên “Coronation Street”. Cốt truyện bộ phim này đại thể như sau: Susan, 21 tuổi, con gái đời vợ trước của ông Ken, trở về sống với cha mình và bà vợ mới là Deidre. Sau đó, nảy sinh mối tình giữa Susan và Mike, một ông chủ xí nghiệp lớn hơn Susan 20 tuổi. Nhưng có hai sự kiện quá khứ làm cho tình hình trở nên rắc rối: ông Ken từng mắc lỗi bỏ bê con gái mình lúc nó còn nhỏ, phó mặc nó cho bà vợ cũ; và Deidre (bà vợ mới của ông Ken) từng dan díu ngoại tình với ông Mike cách đó vài năm. Ông Ken phản đối mối tình giữa Susan và Mike, nhưng cả hai người này vẫn nhất quyết yêu nhau, và cuối cùng tuyên bố ngày cưới. Xóa bỏ mặc cảm tội lỗi của mình, bà Deidre tìm cách vun vào cho hạnh phúc của Susan và Mike. Nhưng ông Ken nhất định không tới dự đám cưới con gái mình, mặc dù có người khuyên ông ta nên tới để chuộc lại sai lầm bỏ bê con gái mình ngày xưa. Bộ phim kết thúc với cảnh Susan và Mike lên đường đi hưởng tuần trăng mật.

Theo Livingstone, có thể có hai cách “đọc” hoàn toàn khác nhau đối với bộ phim này. Cách thứ nhất: đây là một mối tình lãng mạn, trong đó tình yêu chân chính đã vượt qua được các thử thách và trở ngại (ông Ken đã hành động một cách vô lý và đầy ganh ghét, tị hiềm đối với người đàn ông mà con gái mình đã chọn). Cách “đọc” thứ hai: một người cha khôn ngoan và có kinh nghiệm đã thất bại khi cố níu kéo và cứu đứa con gái ngây thơ vô tội của mình thoát khỏi một gã đàn ông lão luyện và vô đạo đức.

Mẫu điều tra bao gồm 66 người (42 nữ và 24 nam) thuộc đủ mọi tầng lớp và tuổi tác, thường xuyên xem phim này từ lâu. Bản câu hỏi bao gồm ba phần: phần thứ nhất liên quan tới các đặc điểm nhân khẩu và tấn số xem phim; phần thứ hai bao gồm những câu hỏi liên quan tới cách đánh giá cuốn phim; và phần

Page 205: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

thứ ba là 30 mệnh đề nhận định về các nhân vật trong phim (trả lời đồng ý hoặc không đồng ý).

Việc xử lý dữ kiện điều tra đã giúp Livingstone phân biệt được bốn nhóm công chúng có bốn cách tiếp nhận khác nhau đối với bộ phim này; nhóm đứng về phía Ken và phản đối mối tình giữa Susan và Mike (có thái độ hoài nghi, cynics) (12 người); nhóm phản đối Ken và ủng hộ mối tình này (ủng hộ mối tình lãng mạn, romantics) (20 người); và hai nhóm trung gian giữa hai nhóm trên: nhóm có phần lãng mạn (negotiated romantics) (25 người), nhóm có phần hoài nghi (negotiated cynics) (9 người).

Khi khảo sát thái độ đối với cuốn phim Rambo đầu tiên (do Sylvester Stallone đóng vai chính), một cuốn phim tố cáo tình trạng bị đối xử tồi tệ của một người lính lúc trở về Mỹ sau khi tham gia cuộc chiến tranh Việt Nam, nhà xã hội học John Fiske đã nhận xét một cách hài hước rằng đây là một cuốn phim rất được ưa thích bởi tổng thống Ronald Reagan và… những người dân bản địa Úc. Đối với tổng thống Reagan thì dễ hiểu là cuốn phim hấp dẫn ông ta qua những hình tượng rắn rỏi, đầy nam tính, cũng như qua tinh thần ái quốc của nhân vật chính, vì nhờ đó mà cuốn phim giúp ông ta vượt qua cái mặc cảm tội lỗi của người Mỹ về cuộc chiến tranh Việt Nam và phục hồi lại một hình ảnh chinh phạt và hùng mạnh của nước Mỹ. Còn đối với những người dân bản địa Úc, thì lý do hấp dẫn của cuốn phim lại hoàn toàn khác. Cốt truyện trong phim với những tình tiết như sự vụng về của vai chính, sự lúng túng vì không hiểu được những tiếng lóng thông dụng trong tiếng Anh (vì Rambo là người gốc Tây Ban Nha), tình cảnh bị cảnh sát rượt đuổi và sau đó phải trốn chui trốn nhủi vào sông trong rừng… làm cho họ cảm thấy như tương đồng với số phận của họ trong xã hội Úc: người dân thiểu số bản địa Úc phải học tiếng Anh, họ là nhóm xã hội có tỷ lệ phạm pháp cao nhất, bị bạc đãi nhất, và phần lớn trong số họ vẫn mong ước có cuộc sống gần gũi với thiên nhiên hoang dã…

Trong các công trình nghiên cứu của mình, John Fiske đã tìm ra rất nhiều thí dụ tương tự. Khi phân tích về hiện tượng Madonna chẳng hạn, Fiske nhận thấy cô ca sĩ nổi tiếng thế giới này vừa là một hình tượng đáp ứng xu hướng hoang tưởng tình dục của nam giới, nhưng đồng thời cũng là một hình tượng thỏa mãn giấc mơ giải phóng của các thiếu nữ… Hay hiện tượng quần jean chẳng hạn, cũng là một biểu tượng mang rất nhiều ý nghĩa xã hội khác biệt nhau và thậm chí đối lập nhau nơi công chúng.

Page 206: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Trong những thập niên 1970-1980, trào lưu “Cultural Studies” nhanh chóng lan từ Anh sang Mỹ, và nhiều đại học ở Mỹ còn mở cả những phân khoa mang tên Ở Mỹ, xu hướng nghiên cứu theo hướng này phát triển mạnh đến mức vượt ra khỏi những khuôn khổ ban đầu ở Birmingham và đi vào những lĩnh vực đôi tượng rất đa dạng và cụ thể, như nghiên cứu văn chương (literary studies), nghiên cứu phim ảnh (film studies), nghiên cứu giới (gender nghiên cứu những người đồng tính luyến ái (gay studies), nghiên cứu người da đen (black studies)…

6. Lý thuyết không gian công cộng của HabermasNhà triết học và xã hội học người Đức Jurgen Habermas thường được coi là

tác giả thuộc làn sóng thứ hai của lý thuyết phê phán (critical theory), chịu nhiều ảnh hưởng của những tác giả như Adorno và Horkheimer. Trong tác phẩm mang tên Không gian công cộng :Khảo sát tính công cộng như là một kích thước cấu thành của xã hội tư bản, Habermas đã khai triển khái niệm “tính công cộng’’ hay “không gian công cộng” (Offentlichkeit, dịch sang tiếng Anh là publicity hoặc public sphere) mà Emmanuel Kant đã đề cập, và nhấn mạnh rằng việc sử dụng lý tính (reason) trong không gian công cộng chính là điều kiện để hình thành nên công luận, và đây cũng là điều kiện để thiết lập một nền dân chủ. Theo Kant, người độc thoại chỉ đối diện với chính mình; và chỉ khi tranh luận với người khác về những vấn đề công cộng thì người ta mới thoát ra khỏi những chuyện cục bộ, cá biệt, mới vượt qua được cái “tính thô thiển” của mình.

Theo Habermas, không gian công cộng là không gian mà trong đó bấtcứ cá nhân nào cũng có thể tham gia và trao đổi ý kiến với nhau mà không bị áp lực từ bên ngoài. Trên nguyên tắc, đây là nơi diễn ra những cuộc tranh luận mang tính chất lý tính và phê phán ( rational-critical và do vậy đây chính là nơi kết tinh nên những ý kiến (công luận) và ý muốn của công chúng. Tính duy lý của sự đối thoại trong không gian công cộng giúp cho người ta vượt dần ra khỏi nhữns lợi ích đặc thù để đạt tới một sự đồng thuận (consensus) giữa những người có thiện chí với nhau. Trong xã hội thời Trung cổ, chưa hề có không gian công cộng theo nghĩa này; không gian này chỉ xuất hiện vào thời hiện đại trong xã hội tư bản chủ nghĩa như là một sự đối trọng để ngăn ngừa những quyền lực chuyên chế. “Không gian công cộng” bao gồm những tổ chức và những nơi như báo chí, hiệp hội, câu lạc bộ, quán cà-phê…

Không gian công cộng, theo Habermas, đóng vai trò trung gian giữa xã hội công dân và nhà nước, buộc nhà nước phải chịu trách nhiệm trước xã hội do “tính công cộng” của nó. Không gian công cộng tự nó mang tính chất phê phán bởi lẽ

Page 207: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

nó giả định rằng phải có những thông tin về các hoạt động của nhà nước để công luận có thể xem xét và phê phán các hoạt động này.

Habermas viết như sau: “Các công nghệ truyền thông - nghề in và báo chí, phát thanh và truyền hình - cho phép người ta phổ biến bất cứ nội dung phát biểu nào trong hầu như mọi bối cảnh và tạo ra một mạng lưới không gian công cộng rất đa dạng, bao gồm những không gian công cộng địa phương và liên địa phương, những không gian công cộng trong các lĩnh vực văn chương, khoa học và chính trị, trong nội bộ các đảng phái hay các hiệp hội… Các không gian công cộng [có tác dụng] định chế hóa các quá trình hình thành nên công luận và ý muôn [của công chúng]… Đường ranh giới giữa các không gian công cộng ấy là đường ranh giới mở; thật vậy, bất cứ không gian công cộng nào dù có khép kín tới đâu đi chăng nữa thì cũng mang tính chất mở đối với những không gian công cộng khác… Mọi không gian công cộng bộ phận đều qui chiếu về một không gian công cộng toàn thể trong đó xã hội nói chung phát triển sự hiểu biết về chính mình.”

Habermas cho rằng tính duy lý (rationality) mặc nhiên giả định rằng phải có sự truyền thông, bởi lẽ một cái gì đó chỉ mang tính duy lý khi nó hội đủ điều kiện để tạo ra sự cảm thông với ít nhất một người khác. Trong quyển Theory of Communicative Action (1981), ông hoàn toàn bác bỏ luận điểm của trường phái Frankfurt vốn cho rằng các phương tiện truyền thông đại chúng chỉ có tác dụng làm cho công chúng trở nên mê muội, và ông đề xướng lý thuyết hành vi truyền thông. Hành vi truyền thông, theo Habermas, là một trong ba loại hành vi của con người: hành vi công cụ (instrumental action) (nhằm đạt tđi một kết quả nào đó, xét về mặt kỹ thuật), hành vi chiến lược (strategic action) (nhằm đạt tới một kết quả xã hội nào đó), và hành vi truyền thông (communicative action) (nhằm đạt được sự thông hiểu giữa con người với nhau). Ông cho rằng phần lớn các xã hội hiện nay đang lâm vào tình trạng mất quân bình vì quá chú trọng vào “thế giới-đồ vật” (object-world), vào khía cạnh “công cụ” (nghĩa là chỉ chú trọng tới những hiệu quả kinh tế và kỹ thuật). Do đó, theo ông, chúng ta cần chinh phục lại “thế giới-đời sống” (Lebenswelt, trong tiếng Anh là (vốn là nơi diễn ra các hoạt động tương tác xã hội, là nơi mà người ta tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau thông qua các hành vi truyền thông) bằng cách xây dựng một Nhà nước xã hội State) và một nền tảng luân lý cho sự tranh luận. Habermas cho rằng không gian công cộng không còn là nơi chỉ dành riêng cho những người ưu tú và tài giỏi nằm trong các thiết chế, mà kể từ nay phái bao gồm cả xã hội dân sự và các phương tiện

Page 208: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

truyền thông đại chúng (Luật pháp và dân 1992), trong đó đặc biệt là các hiệp hội và các phong trào xã hội.

7. Những lý thuyết khác liên quan tới “không gian công cộng”Nếu Habermas từng phê phán hiện tượng phổ biến trong xã hội hiện đại là

“không gian công cộng” đang bị biến thành không gian thương mại, thì Richard Sennett lại có cái nhìn còn bi quan hơn. Trong quyển Sự sụp đổ của con người công cộng (The Fall of Public Man) (1974), nhà xã hội học Mỹ này nói tới khái niệm “sự chuyên chế của tính riêng tư” (tyranny of intimacy) Sennett cho rằng ở châu Âu, vào thế kỷ XVIII, những gì xuất hiện nơi công cộng thường không mang tính cá nhân mà mang một bộ mặt nặc danh, “phi cá nhân” (impersonal), nhưng từ giữa thế kỷ XVIII tới hết thế kỷ XIX khi ra đời chủ nghĩa tư bản công nghiệp, bắt đầu diễn ra quá trình xâm nhập của yếu tố cá nhân và riêng tư vào lĩnh vực công cộng, và trong thời hiện đại, không gian công cộng đã bị kết liễu bởi sự xuất hiện của “xã hội riêng tư” (intimate tức là một xã hội trong đó cái riêng tư chiếm vai trò thống trị. Ông viết: “Các phương tiện truyền thông điện tử là một trong những phương tiện bóp nghẹt ngay chính khái niệm đời sống công cộng. Các phương tiện truyền thông đại chúng đã làm gia tăng mạnh mẽ mức độ hiểu biết giữa các nhóm xã hội với nhau, nhưng đồng thời chúng cũng làm cho mọi sự tiếp xúc thực tế trở nên dư thừa.”

Trong “xã hội riêng tư” ấy, nổi trội lên là xu hướng “narcissism”, không phải theo nghĩa “tự yêu mình”, mà là lúc nào cũng qui chiếu mọi chuyện về mình, theo nhu cầu và nguyện vọng của cá nhân mình, gặp chuyện gì cũng luôn tự hỏi rằng: chuyện này có ý nghĩa gì đối với tôi? Một trong những đặc trưng của xã hội Tây Âu hiện đại là đi vào quá trình cá nhân hóa trong đó người ta chỉ chú trọng tới đời sống riêng tư, và hệ quả đi kèm theo đó là sự co hẹp của đời sống công cộng. Không gian công cộng bây giờ bị tràn ngập bởi đủ mọi kiểu phô bày tính riêng tư ra nơi công cộng (“public intimacy"), từ những talk-show trên rađiô hoặc ti-vi, những chương trình “truyền hình thực tế” cho tới việc săn lùng và công bố những sự kiện thuộc về đời tư của những diễn viên, những nhân vật nổi tiếng hay các nhà chính trị.

Trong những năm 1980 và 1990, thể loại phim truyền hình nhiều tập (thường được gọi là soap ) cũng như thể loại “truyền hình thực tế” (reality TV hoặc reality shows), đặc biệt là ở Mỹ, đã gây ra những luồng ý kiến chỉ trích gay gắt từ nhiều giới, kể cả những chỉ trích về mặt luân lý xã hội. Những thể loại này thường bị coi là thiếu sự đầu tư chăm chút về văn hóa và nghệ thuật mà chỉ nặng

Page 209: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

về tính thương mại. Nhiều người thường kết án những chương trình này là nuôi dưỡng một thứ tâm lý thích "dòm ngó” vào đời tư người khác do tính chất "phơi bày đời tư” (exhibitionism) của chúng.

Hai nhà nghiên cứu Patrick Charaudeau và Rodolphe Ghiglione (1997) cho rằng những chương trình giải trí mang đậm tính chất bột phát như các reality shows pha lẫn cái thực với cái ảo, dẫn đến hệ quả là huyền thoại hóa cái thực tại (reality-mystification), hiện tượng mà hai tác giả này gọi bằng một thuật ngữ mới là “realsification”. Một số tác giả khác như Guy Lochard và Guillaume Soulez (2003) thì cho rằng thực ra thể loại chương trình này có thể có những hiệu ứng khác nhau tùy từng giới, từng bối cảnh. Đối với một số khán giả nào đó thì đây là những chương trình vui nhộn, mang tính chất giải khuây, giúp cho họ bù đắp lại những vất vả trong đời sống hàng ngày; nhưng đối với một số khán giả khác thì những chương trình này có thể làm cho họ khó chịu, vì họ thấy chúng vừa không hay, vừa phi thẩm mỹ.

Nhiều tác giả nghiên cứu đã tìm cách vượt qua luận đề của Habermas bằng cách cho rằng, trong các xã hội hiện đại, cần mở rộng hơn quan niệm “không gian công cộng”. Họ cho rằng thời kỳ của những phong trào xã hội lớn lao đã qua rồi, và bây giờ xã hội đang bước vào một giai đoạn mới trong đó các yêu sách chỉ diễn ra trên quy mô vi-chính trị, tức là chủ yếu ở từng địa phương, và/hoặc chỉ liên quan tới các nhóm xã hội nhỏ. Trong quyển Truyền hình của thế giới riêng tư (La television de l’intimité, 1996), nữ tác giả xã hội học Pháp Dominique Mehl cho rằng: những vấn đề liên quan tới gia đình (như ly hôn, tái hợp…), tới các mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa vợ với chồng, những vấn đề liên quan tới quan hệ giới, tới việc sinh đẻ, tình yêu, những đam mê thầm kín… tức là những vấn đề mà trước đây người ta thường tránh đưa ra diễn đàn công cộng, bây giờ đang trở thành những đề tài thu hút trong không gian truyền thông. Theo Mehl, trong xã hội hiện đại, đời sông riêng tư trở nên công cộng, và đời sống công cộng trở thành riêng tư; đây hoàn toàn không phải là một hiện tượng bệnh lý, bởi lẽ hai khái niệm riêng tư/công cộng (private/public) đều là những phạm trù lịch sử, và chúng có thể chuyển hóa một cách linh hoạt. Một nhà chính trị xét về mặt nào đó là một người đại diện chính thức của cử tri, nhưng xét về mặt khác thì ông ta vẫn có thể xuất hiện với tư cách là một cá nhân, nếu tự ông ta muôn. Truyền hình lúc thì thông tin một cách nghiêm trang mang tính chất mô phạm, lúc thì thuần về giải trí, tiêu khiển, nhưng cũng có chương trình kết hợp cả hai tính chất này… Truyền hình từ chỗ chỉ chuyên thông tin (hay nói

Page 210: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

cách khác, chỉ chú trọng tới yếu tố “cung”) (informational television), bây giờ đang chuyển sang hướng tạo sự liên kết và cảm thông trong xã hội nhiều hơn (tức là chú ý hơn tới yếu tố “cầu”của công chúng) (relational) bằng cách quan tâm tới những sự kiện và kinh nghiệm của các cá nhân trong đời sống thực tế. Khác với quan niệm của Habermas vốn cho rằng “không gian công cộng” phải là nơi diễn ra những cuộc đối thoại và những lập luận mang tính chất duy lý, Dominique Mehl cho rằng truyền hình hiện nay đã thay đổi “luật chơi” bằng cách nhường lời lại cho những cá nhân bình thường trong xã hội có thể lên tiếng, có thể tham gia vào diễn đàn công cộng này, trong đó bao gồm cả những người trước đây thường bị loại trừ khỏi không gian này, chẳng hạn như những nhóm thiểu số về mặt dân tộc, tuổi tác, hay tình dục (những người đồng tính luyến ái).

Chương 10: ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNGTừ xưa tới nay, giới nghiên cứu vẫn không ngừng tập trung sự chú ý tới

vấn đề ảnh hưởng của cac phương tiện truyền thông đại chúng đối với người dân và đối với xã hội. Mặc dù về sau, người ta chú trọng nhiều hơn tới những đề tài nghiên cứ về nội dung công chúng, về người làm công tác truyền thông, hay về các tổ chức truyền thông, nhưng cho tới nay, ảnh hưởng của xã hội của truyền thông đại chúng vẫ thường xuyên là đề tài gây nhiều tranh luận nhất.

Tính chất phức tạp ở đây là người ta khó lòng đo lường được một cách chính xác là truyền thông đại chúng ảnh hưởng tới mức độ nào đối với dư luận hay tâm tư, suy nghĩ của người dân, đối với ứng xử và tập quán của họ. Đơn giản là bởi vì trong thực tế, bất cứ một sự kiện xã hội nào cũng đều chịu tác động của nhiều nhân tố xã hội khác nhau, chứ không phải chỉ riêng của thông tin đại chúng. Bernard Berelson từng nhận định rằng: “nhiều loại truyền thông khác nhau về nhiều đề tài khác nhau, vốn được theo dõi bởi nhiều thành phần dân chúng khác nhau, trong khuôn khổ của nhiều hoàn cảnh khác nhau, đã gây ra nhiều loại tác động khác nhau.” Câu phát biểu này chứng tỏ một thái độ thận trọng của nhà nghiên cứu khi đứng trước vấn đề phức tạp này. Quả vậy, có rất nhiều nhân tố có thể ảnh hưởng tới sự tiếp nhận thông điệp truyền thông nơi người dân, như: khả năng tri giác chọn lọc, những đặc điểm của các tầng lớp xã hội và các nhóm xã hội (các “nhóm qui chiếu” theo quan niệm của Robert Merton), vai trò của những người có uy tín (“hướng dẫn dư luận”)… Chính tính chất phức tạp này đã thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu nhằm đưa ra nhiều giả thuyết lý giải khác nhau.

Page 211: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Trong lịch sử nghiên cứu về tác động xã hội của truyền thông đại chúng, đại loại người ta có thể phân biệt ba giai đoạn khác nhau.

- Giai đoạn đầu, từ thập niên 1910 cho tới khoảng năm 1945: các nhà nghiên cứu cho rằng các phương tiện truyền thông đại chúng có sức mạnh “vạn năng”

- Giai đoạn từ thập niên 1940 tới thập niên 1960: giới nghiên cứu nhận ra tính tương đối trong sự tác động của truyền thông đại chúng, và bác bỏ ý tưởng cho rằng truyền thông đại chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp lên trên suy nghĩ và ứng xử của người dân;

- Và giai đoạn thứ ba, bắt đầu từ giữa thập niên 1960 cho tới ngày nay: giới nghiên cứu có xu hướng đặt lại vấn đề và nghi ngờ rằng có lẽ ảnh hưởng của truyền thông đại chúng không phải là yếu ớt và ít ỏi như trước đó người ta vẫn nghĩ, đặc biệt khi ra đời và phát triển các phương tiện như truyền hình và Internet.

Trong chương này, chúng ta sẽ khảo sát một số xu hướng lý thuyết liên quan đến ảnh hưởng của truyền thông đại chúng.

1. Tác dụng “vạn năng” của truyền thông đại chúngTrong những thập niên đầu thế kỷ XX, khi mà một số phương tiện truyền

thông mới như đài phát thanh và điện ảnh vừa ra đời (lúc ấy chưa có ti-vi) và được công chúng say sưa đón nhận, giới nghiên cứu dần dà đâm ra âu lo vì nghĩ rằng người dân chịu tác động mạnh mẽ và trực tiếp bởi các phương tiện truyền thông đại chúng. Nhiều nhà xã hội học lên tiếng tố cáo các phương tiện truyền thông là chuyên gieo rắc bạo lực và thỏa mãn các thị hiếu thấp kém, thường chỉ cổ xúy cho sự nổi loạn hoặc sự phục tùng. Thậm chí nhiều học giả còn cho rằng sở dĩ Hitler và chủ nghĩa quôc xã lên nắm được chính quyền ở Đức chính là nhờ vào các phương tiện truyền thông đại chúng.

Vốn thiên về lý thuyết hành vi (behaviorism) và đề cao mô hình kích thích-phản ứng (stimulus-respone), các nhà xã hội học thời kỳ này cho rằng các phương tiện truyền thông đại chúng có tác dụng đối với công chúng cũng giống như dùng kim tiêm chích thuốc vào cơ thể con người (“mũi kim tiêm” là cụm từ do Lasswell sử dụng đầu tiên). Do đó, về sau người ta thường gọi quan điểm này là lý thuyết "mô hình mũi kim tiêm” (hypodermic- needle model), hay là lý thuyết “viên đạn thần kỳ”. Họ cho rằng các phương tiện truyền thông đại chúng có một

Page 212: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

sức mạnh vạn năng, và hiệu ứng đối với công chúng cũng phần nào tương tự như trong qui luật phản xạ có điều kiện.

Nhưng chúng ta đều biết phản ứng của con người hoàn toàn khác với kiểu phản xạ của con chó của Pavlov, mà cũng không giống như bầy cừu của Panurge. Trong thực tế, chưa có công trình nghiên cứu nào chứng minh được sức mạnh vạn năng của các phương tiện truyền thông đại chúng, kể cả trong thời gian chiến tranh. Hitler lên nắm được quyền hành không phải do đa số dân chúng bỏ phiếu ủng hộ, mà cũng không phải nhờ tuyên truyền như nhiều người thường ngộ nhận. Theo các nhà sử học, hoàn toàn không có mối liên hệ nhân quả giữa sự lớn mạnh của chủ nghĩa quốc xã với sự phát triển của đài phát thanh. Đây cũng là điều mà nhà xã hội học Paul Lazarsfeld đã nhận xét: “Người ta thường quên rằng Hitler không nắm được quyền hành nhờ vào đài phát thanh, mà gần như bằng cách chống lại nó, bởi vì vào thời gian ông ta chuẩn bị lên nắm quyền, đài phát thanh đang nằm trong tay các đối thủ của ông ta. Hiệu quả của sự độc quyền có lẽ không đến mức quan trọng về mặt xã hội như người ta thường nghĩ.”

Thực ra, theo Eric Maigret, sự lo ngại và sự kết án đối với các phương tiện truyền thông không phải chỉ đến các xã hội hiện đại mới có. Vào thời thượng cổ, Platon trong quyển Cộng hòa đã từng cho thấy một Socrate kiên quyết tống khứ các nhà thơ ra khỏi Đô thị vì nghĩ rằng những câu chuyện của họ có thể gây ảnh hưởng xấu đối với giới trẻ. Vào thế kỷ XIX ở châu Âu, nhiều tờ báo bị tố cáo là khuyến khích tư tưởng xã hội chủ nghĩa vì đăng những truyện phơi-ơ-tông trong đó tán dương hành động phục thù của những nhân vật anh hùng từng bị những kẻ trưởng giả ti tiện hành hạ, ngược đãi. Trong thập niên 1950, báo chí thanh thiếu niên, nhạc rock và truyện tranh bị quy kết là làm gia tăng tỷ lệ phạm pháp nơi tuổi trẻ. Phim ảnh, truyền hình (kể từ những năm 1960 trở đi), Internet và các trò chơi điện tử (mới mấy năm nay), tất cả những thứ này luôn làm cho nhiều giới lo âu vì bị coi là gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, tới sự phát triển của dân trí, và nhất là có nguy cơ gây ra tình trạng bạo lực trong xã hội. Theo Maigret, mặc dù mỗi hiện tượng xã hội đều có những nguyên nhân xã hội của nó, nhưng người ta hay có một xu hướng tự nhiên là dễ dàng đổ mọi tội lỗi lên đầu “con dê tế thần”, đó chính là các phương tiện truyền thông đại chúng!

2. Hiệu ứng gián tiếp của truyền thông đại chúngSau giai đoạn quan niệm về sức mạnh “vạn năng” của các phương tiện

truyền thông đại chúng, giới nghiên cứu có quan điểm đánh giá bớt bi quan hơn

Page 213: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

kể từ khoảng thập niên 1940 trở đi. Người ta bắt đầu chú ý nhiều hơn tới bối cảnh xã hội của quá trình truyền thông, và quá trình truyền thông đại chúng được xem xét trong mối quan hệ với các quá trình truyền thông liên cá nhân. Joseph Klapper là nhà nghiên cứu đầu tiên đưa ra kết luận rằng truyền thông đại chúng không hề có tác động trực tiếp đối với người dân, khi ông viết vào năm 1940: “Nói chung, truyền thông đại chúng không phải là một nguyên nhân cần và đủ để gây tác động lên trên công chúng; thực ra, nó ảnh hưởng thông qua sự kết hợp của nhiều nhân tô” trung gian khác.”

Nhờ những công trình điều tra thực nghiệm tiến hành một cách có hệ thống, người ta khám phá ra rằng thông tin đại chúng chỉ là một trong số nhiều nhân tố xã hội, kinh tế và văn hóa ảnh hưởng tới thái độ và ứng xử của người dân.

Paul Lazarsfeld là một trong những tác giả mở đầu cho lối nhìn mới này về truyền thông đại chúng, vốn là một nhà xã hội học và tâm lý học người Áo buộc phải di tản sang Mỹ vào năm 1935 tương tự như phần lớn các nhà triết học thuộc trường phái Frankfurt, Lazarsfeld chọn con đường nghiên cứu thực nghiệm theo truyền thống lý thuyết thực dụng (pramatism) và lý thuyết tương tác (interactionnism) vốn thịnh hành trong các trường đại học ở Mỹ, và gạt bỏ thái độ định kiến và lo ngại về tác động của truyền thông đại chúng của trường phái Frankfurt. Những công trình điều tra của Lazarsfeld về ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông ở Mỹ đối với việc bầu cử tổng thống hay đối với sự chọn lựa của người tiêu dùng cho thấy truyền thông đại chúng ít có hoặc thậm chí không có tác động trực tiếp lên thái độ và ứng xử của người dân. Trái với lập luận của các nhà nghiên cứu trong giai đoạn đầu (vốn cho rằng truyền thông đại chúng có một thứ quyền lực “vạn năng” tác động lên trên cá nhân giống như một mũi kim chích), Lazarsfeld cho rằng truyền thông đại chúng có những tác động gián tiếp và phức tạp, chứ khôns mang tính chất đơn giản và tuyến tính."

Trong quyển Sự chọn lựa của dân chúng (The people’s Choice, 1944), Paul Lazarsfeld cùng với Bernard Berelson và Hazel Gaudet đã chứng minh rằng quyết định bầu cử của cử tri không phải chỉ là một sự chọn lựa mang tính cá nhân hay là sản phẩm của các chiến dịch vận động tranh cử, mà phụ thuộc vào ba nhân tố xã hội: giai cấp, khu vực cư trú, và tôn giáo. Điểm mới mẻ của lối tiếp cận của các tác giả này là đưa các mạng lưới xã hội vào việc phân tích các quá trình truyền thông. Ai cũng biết công chúng của các phương tiện truyền thông cũng đồng thời là những thành viên của gia đình, nhà trường, nhóm bạn bè, nhóm

Page 214: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

đồng nghiệp, nhóm tôn giáo… Những nhóm mang tính chất sơ cấp này (primary groups, trong đó người ta quan hệ trực diện với nhau, face-to-face contact) không những ảnh hưởng tới thái độ, ý kiến, ứng xử của từng cá nhân, mà còn ảnh hưởng tới cách thức cá nhân tiếp nhận thông tin từ các phương tiện truyền thông và lý giải những thông tin đó. Người ta nhận thấy những người thuộc cùng nhóm gia đình hay nhóm bạn bè thân hữu thường có những sự chọn lựa chính trị giống nhau. Những người còn do dự cũng thường đi đến quyết định chọn lựa cuôì cùng dưới ảnh hưởng hoặc áp lực của bạn bè hoặc người thân trong gia đình, tức là những người “hướng dẫn dư luận” (leaders).

Vai trò của người “hướng dẫn dư luận” trong các nhóm xã hội sơ cấp cho thấy truyền thông liên cá nhân có tác dụng ảnh hưởng mạnh mẽ hơn là truyền thông đại chúng. Các tác giả của quyển The people’s Choice cho biết trong mẫu điều tra của họ, những người “hướng dẫn dư luận” chiếm khoảng một phần năm. Trong quá trình điều tra, xác định được một người là người “hướng dẫn dư luận” không phải là chuyện dễ dàng, nhất là khi điều tra một số lượng dân cư đông đảo. Người ta thường đặt hai câu hỏi theo dạng như sau để tìm kiếm nhân vật này: (1) Trong thời gian gần đây, ông/bà có bao giờ tìm cách thuyết phục người khác về một điều gì đó (hay một ý kiến gì đó…) hay không? (2) Trong thời gian gần đây, có ai đến hỏi ý kiến ông/bà về một chuyện gì đó hay không?

Những người “hướng dẫn dư luận” chẳng phải là những người xuất phát từ một tầng lớp xã hội đặc thù nào, mà chỉ là những người thuộc cùng nhóm xã hội. Sở dĩ họ được những thành viên cùng nhóm coi là người “hướng dẫn dư luận” là vì họ theo dõi sát sao hơn các phương tiện thông tin đại chúng, và có khả năng diễn giải các sự kiện chính trị một cách thích hợp với mọi người trong nhóm. “Các ý tưởng thường được truyền tải qua trung gian của các đài phát thanh và báo chí đến những người lãnh đạo dư luận, sau đó những người này tiếp tục phổ biến những ý tưởng ấy xuống những tầng lớp dân chúng kém tích cực hơn.”

Trái ngược với điều mà người ta vẫn lầm tưởng, Lazarsfeld cho rằng các chiến dịch vận động tranh cử (nhất là qua các phương tiện truyền thông đại chúng) hầu như không hề làm thay đổi sự chọn lựa của cử tri. Tác động của chiến dịch vận động, nếu có, chỉ là củng cố cho dự định có sẵn của cử tri, hoặc chỉ làm xuất hiện những ý định vốn đã tiềm tàng trong đầu của cử tri. Do con người luôn luôn tri giác một cách “chọn lọc”, nên khi đứng trước các thông điệp phát ra từ các phương tiện truyền thông đại chúng, người ta thường tiếp nhận những nội dung gì phù hợp với quan niệm của mình, và gạt bỏ ra ngoài tai những gì trái với

Page 215: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

suy nghĩ của mình. Vì thế, những ai vốn đã ủng hộ Đảng dân chủ thì thường chú ý lắng nghe và thuận theo những lý lẽ của đảng này, chứ không chú tâm lắm tới những thông điệp của phía Đảng cộng hòa; và ngược lại cũng thế. Nhìn chung, số người thay đổi ý định bầu cử chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.

Sơ đồ 7. Giả thuyết về quá trình truyền thông hai giai đoạn

Năm 1955, Lazarsfeld xuất bản một công trình nổi tiếng mang tên Ảnh hưởng cá nhân (Personal Influence). Đây là kết quả một cuộc điều tra nhằm mục tiêu đi tìm những nhân tố quyết định đối với sự chọn lựa của người dân trong các lĩnh vực hàng tiêu dùng, thời trang, phim ảnh, và các vấn đề chính trị (thông tin chính trị, chứ không phải bầu cử). Kết quả phân tích cho thấy người dân chịu ảnh hưởng bởi những người “hướng dẫn dư luận” nhiều hơn là bởi các mẩu quảng cáo trên tạp chí hay trên radio, nhất là trong lĩnh vực mua sắm hàng tiêu dùng và đi xem phim. Trong quyển sách này, Lazarsfeld đã đào sâu thêm lý thuyết về quá trình thông hai tầng hay hai giai đoạn (two-step flow of communication) mà ông đã đề cập trong công trình trước. Dòng thông tin phát ra từ các phương tiện truyền thông đại chúng thường không chảy thẳng đến người tiếp nhận một cách trực tiếp, mà luôn luôn trải qua nhiều tầng nấc, và đi đến người tiếp nhận một cách gián tiếp, thông qua kênh truyền thông liên cá nhân, thông qua sự hướng dẫn của người “hướng dẫn dư luận”, tức là người có uy tín trong nhóm.

Trong công trình nghiên cứu này, Lazarsfeld điều chỉnh lại quan niệm về người “hướng dẫn dư luận”: đây không phải là người có quyền lực tuyệt đối và vĩnh viễn đối với mọi thành viên khác trong nhóm; một người có thể hướng dẫn dư luận trong lĩnh vực này, nhưng lại chịu ảnh hưởng của người khác trong lĩnh vực khác, và vai trò hướng dẫn có thể hoán chuyển từ người này sang người khác. Người “hướng dẫn dư luận” cũng chẳng thể là một kẻ chuyên quyền hay độc đoán, vì người này chỉ được người khác tin cậy bao lâu anh ta đáp ứng được những mong muốn và kỳ vọng của họ. Hay nói theo ngôn ngữ nhân học khi mô tả về người thủ lãnh của một bộ tộc: “Tôi là thủ lãnh của họ cho nên theo họ”. Ở đây chúng ta thấy mô hình phân tích dựa trên sự tương tác tỏ ra thích hợp hơn là mô hình phân tích dựa trên sự thuyết phục một chiều một cách giản lược.

Robert Merton trong quyển Những yếu tố lý thuyết và phương pháp xã hội học còn phân biệt hai loại người dẫn dắt dư luận: loại mang xu hướng “thế giới” (cosmopolite) (mang đầu óc cởi mở, không chú ý tới những vấn đề cục bộ, địa phương, mà chú ý tới những vấn đề lớn hơn của toàn xã hội), và loại mang tính chất “địa phương” (local) (chủ yếu chỉ quan tâm tới những vấn đề địa phương,

Page 216: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

mang tâm lý cục bộ). Ông viết: “Thoạt đầu, cần khảo sát những chức năng mà một tờ tuần báo quốc gia đảm nhận nơi độc giả của mình. Và người ta có thể nhanh chóng nhận ra rằng tờ tuần báo này được sử dụng theo những cách thức rất khác biệt bởi các độc giả [tức những người “hướng dẫn dư luận”, chú thích của chúng tôi, T.H.Q.] tùy theo mức độ ảnh hưởng của họ trong thành phố họ sinh sống.” Ông cho rằng những người “hướng dẫn dư luận” mang xu hướng “thế giới” (cosmopolite), do có quan hệ rộng hơn và tầm nhìn rộng hơn, nên thường là những người đóng vai trò cầu nối giữa các phương tiện truyền thông đại chúng và cộng đồng dân cư của họ. Ngoài ra, Merton còn nhận thây có những người “hướng dẫn dư luận” có “ảnh hưởng nhiều” (được nhắc tới bởi hơn 15% trong số những người được hỏi), những người có “ảnh hưởng vừa” (được từ 5% tới 14% nhắc tới), và những người có “ảnh hưởng ít” (được dưới 5% nhắc tới).

Trở lại với ý tưởng hiệu ứng qua nhiều giai đoạn, Lazarsfeld cho rằng luận điểm về tính toàn năng của các phương tiện truyền thông đại chúng là một luận điểm sai lầm vì nó giả định rằng xã hội chỉ bao gồm những cá nhân đơn lẻ và biệt lập với nhau. Theo ông, truyền thông đại chúng chỉ có những tác động gián tiếp và hạn chế, diễn ra thông qua bộ lọc nhận thức của các cá nhân và thông qua các mạng lưới xã hội. Quá trình truyền thông không đi theo con đường “từ trên xuống dưới”, mà thường đi theo quy luật “ngang hàng”: người dân thường trò chuyện và tranh luận về một chuyện gì đó với những người thuộc cùng giới, cùng môi trường xã hội, chứ ít khi hỏi han hoặc nói chuyện với những người có vị thế xã hội cao hơn. Người dân không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ truyền thông đại chúng, như một “mũi kim chích”, mà họ luôn trao đổi và tìm hiểu nơi những người có uy tín trong nhóm, và lối suy nghĩ cũng như chính kiến của họ thường được hình thành thông qua những cuộc giao tiếp mang tính chất liên cá nhân đó.

Chúng ta biết là trong thực tế, khi coi ti-vi hay nghe radio (dù là để theo dõi một trận bóng đá, hay để theo dõi tin tức), thường thường người ta coi hoặc nghe cùng với một vài người khác trong gia đình hoặc bạn bè. Dù có coi ti-vi hay đọc báo một mình đi nữa, thì ngoài tư cách là khán giả hay độc giả, mỗi cá nhân đều vẫn là thành viên của một gia đình, của các nhóm bạn bè, tổ chức nghề nghiệp hay các đoàn thể xã hội nào đó. Phần lớn các suy nghĩ, thái độ và cách ứng xử của mỗi cá nhân, kể cả cách thức mà mỗi người tiếp nhận thông tin từ các phương tiện truyền thông, đều chịu ảnh hưởng của những nhóm xã hội ấy, một cách có ý thức hoặc không có ý thức. Một bà nội trợ hiếm khi nào quyết định đi mua ngay một món hàng sau khi xem quảng cáo trên báo chí hay trên ti-vi,

Page 217: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

nhât là nếu đây là một món hàng tương đổi đắt tiền. Bà ta thường phải đi hỏi ý kiến một vài người ở cùng xóm hoặc làm cùng công ty, rồi sau đó trao đổi thêm với người thân trong gia đình, trước khi đi đến quyết định cuối cùng.

Những công trình nghiên cứu của Lazarsfeld đã mở đầu cho nhiều cuộc điều tra khác về sau tiếp tục nghiên cứu về vai trò của truyền thông liên cá nhân đối với truyền thông đại chúng, cũng như về vai trò của các nhóm xã hội trong các quá trình truyền thông.

Chẳng hạn công trình điều tra của John Riley và Matilda Riley vào năm 1951 đã chứng minh rằng mức độ hội nhập mạnh hay yếu của mỗi cá nhân trong “nhóm quy chiếu” (reference group) của mình có thể ảnh hưởng tổĩ cách chọn lựa cũng như cách giải thích thông điệp của cá nhân này. Hai nhà nghiên cứu này khám phá thấy những đứa trẻ nào được nuôi dạy trong những gia đình hòa thuận, đầm âm (không bị ly tán), và hòa hợp được với bạn bè đồng trang lứa thì thường dành ít thời gian coi ti-vi hơn và ít muốn bắt chước những nhân vật trong phim hơn, so với những đứa trẻ sống trong những gia đình “lục đục” (cha mẹ ly hôn chẳng hạn) và khôn? hội nhập được với bạn bè cùng trang lứa.

3. Phổ biến thông tin và kiên thứcChức năng đầu tiên và cũng là tác dụng đầu tiên thường được nhắc tới của

các phương tiện truyền thông đại chúng, đó là cung cấp thông tin và kiến thức cho người dân. Quả vậy, qua các cuộc điều tra, phần lớn người dân thường trả lời là mình biết tin tức, thời sự nhờ theo dõi trên các phương tiện truyền thông. Trong các cuộc điều tra xã hội học, người ta thường dùng những chỉ tiêu sau đây để khảo sát về tính chất và mức độ theo dõi truyền thông đại chúng của công chúng:

- Số người biết một tin tức cụ thể nào đó,

- Tầm quan trọng của tin ấy đối với người dân (hay mức độ chú ý),

- Nguồn tin là từ đâu (người dân biết tin ấy từ phương tiện truyền thông đại chúng hay do nghe người khác nói lại),

- Người dân hiểu tin ấy như thế nào,

- Và sau một thời gian nhất định, họ có còn nhớ tin ấy hay không, và nếu còn thì nhớ thế nào.

Điều cần lưu ý ở đây là công chúng thường tiếp nhận thông tin và kiến thức không phải chỉ nhờ theo dõi các chương trình tin tức, thời sự, mà kể cả

Page 218: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

thông qua các chương trình giải trí. Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát và phân tích, nhà nghiên cứu thường khó xác định được một cách chính xác đâu là phần đóng góp của các phương tiện truyền thông vào sự hiểu biết tin tức, thời sự của người dân, bởi lẽ còn có nhiều nguồn khác để người dân có thể thu nhận thông tin. Qua các cuộc điều tra về mối liên hệ giữa mức độ theo dõi thông tin đại chúng với kiến thức chính trị, người ta chưa bao giờ đi đến được một kết luận rõ rệt về môi tương quan giữa hai biến số này.

Khi bàn luận về mối liên hệ giữa truyền hình và chính trị, Dominique Wolton cho rằng: mặc dù phương tiện truyền hình có thể gây ra những hệ quả tiêu cực đối với công chúng mà nhiều người đã phê phán (như làm cho người dân “thoát ly” khỏi thế giới thực tại và trở nên “mê muội”, thúc đẩy họ rút về cõi riêng tư của mình trước làn sóng tràn ngập những thông tin [tựa như uống thuốc “quá liều”, overdose] liên quan tới tình trạng xung đột, bạo lực, chiến tranh trên khắp thế giới…), nhưng người ta vẫn không thể phủ nhận rằng truyền hình là một phương tiện cần thiết và hữu hiệu trong đời sống chính trị, nó góp phần làm lành mạnh hóa sinh hoạt chính trị nhiều hơn là làm hại cho sinh hoạt này. Nhờ đưa ra không gian công khai các hoạt động chính trị cũng như các nhà làm chính trị, nó tạo điều kiện thúc đẩy khả năng phán đoán và phê phán nơi công chúng, vốn cũng là công dân của một quốc gia. Nếu có những vấn đề trục trặc trong sinh hoạt dân chủ, thì đó là do bản thân sự vận hành của cơ chế chính trị, chứ không phải do truyền hình.

Mặc dù vô tuyến truyền hình trong thực tế là phương tiện được công chúng xem nhiều nhất, nhưng người ta thường nhận thấy chính những người đọc báo in thường xuyên mới là những người nắm vững kiến thức thời sự hơn so với những người chỉ theo dõi tin tức thời sự qua ti-vi. Lẽ tất nhiên, cả ba phương tiện truyền thông là báo in, truyền hình và phát thanh đều có thể giúp người dân trau dồi kiến thức và vốn liếng văn hóa. Nhưng kết quả nhiều cuộc điều tra cho thấy kênh thông tin bằng chữ viết thường có tác dụng hữu hiệu và sâu xa hơn so với các loại kênh thông tin bằng hình ảnh và âm thanh (mặc dù trên truyền hình hay đài phát thanh, vẫn có ngôn ngữ, nhưng chủ yếu là lời nói, chứ không phải chữ viết).

Đối với những người có đọc báo in, khi coi ti-vi, những người này thường ghi nhớ các sự kiện tốt hơn so với những người chỉ coi ti-vi mà thôi. Năm 1978, Stauffer đã tiến hành một công trình nghiên cứu đối chiếu về khả năng ghi nhớ các tin tức sau 30 phút xem ti-vi, nơi hai nhóm thanh niên Mỹ - một nhóm gồm những thanh niên 19 tuổi còn đi học, và một nhóm là những thanh niên bị mù

Page 219: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

chữ “chức năng” (tức là đã từng đi học để biết đọc biết viết, nhưng sau một thời gian không sử dụng nữa nên đã quên luôn). Nhóm thứ nhất ghi nhớ các yếu tố của các tin tức đã xem tốt hơn nhiều so với nhóm thanh niên thứ hai. Nhà nghiên cứu kết luận: “Quá trình giáo dục vốn đã phát triển khả năng đọc và viết, cũng đồng thời hoàn thiện kỹ năng giải mã hình ảnh (décoclage visuel) và kỹ năng phát biểu bằng lời nói.”

Daniel Lemer cho rằng khi con người bắt đầu biết đọc biết viết, tức là khi thoát ra khỏi tình trạng mù chữ, thì bắt đầu có được một khả năng còn quan trọng hơn cả việc biết đọc biết viết. Đó là khả năng bước vào “thế giới của những kinh nghiệm gián tức là bước vào một thế giới mà trong đó các kinh nghiệm của người khác đã được tường thuật và ghi chép lại trên chữ viết qua sách vở, báo chí… Mặt khác, cũng chính nhờ đó mà người ta tăng cường được khả năng thấu cảm (empathy), tức là khả năng tự đặt mình vào vị trí của người khác, để có thể hiểu được tâm tư, tình cảm và kinh nghiệm của người khác. Và chính nhờ có khả năng này mà con người mới có thể sống được với nhau một cách hài hòa trong xã hội, nhất là trong môi trường xã hội hiện đại.

Đối với giới làm công tác truyền thông, khả năng thấu cảm này lại càng quan trọng, bởi lẽ một trong những khả năng hàng đầu mà người ta thường đòi hỏi nơi một nhà báo là phải biết tự đặt mình vào vị trí của độc giả, để có thể hình dung được trình độ của họ, nhu cầu của họ, và từ đó tìm cách trình bày và diễn đạt thông điệp như thế nào cho phù hợp. Câu hỏi đầu tiên mà bất cứ nsười viết báo nào cũng tự nhắc lại cho mình mỗi lần cầm cây bút lên, đó là viết cho ai. Nhà báo không bao giờ là người chỉ viết cho mình, mà luôn luôn viết cho người khác, cho độc giả của mình.

4. Giả thuyết về “hố chênh lệch kiến thức”Một trong hậu quả xã hội có thể có của truyền thông đại chúng là sự cách

biệt ngày càng tăng về kiến thức - đó là giả thuyết về “hố” chênh lệch kiến thức” (gap hypothesis) do p. J. Tichenor và một số người đồng nghiệp đề xướng. Họ cho rằng những tầng lớp xã hội có vị trí kinh tế-xã hội cao thường thu nhận thông tin nhiều hơn và nhanh hơn so với các tầng lớp ở những vị trí kinh tế-xã hội thấp, do đó, khoảng cách chênh lệch giữa hai nhóm này có xu hướng ngày càng giãn rộng ra. Cần lưu ý là họ không nói rằng các tầng lớp xã hội thấp hoàn toàn không có thông tin, mà nói rằng vốn kiến thức gia tăng nhiều hơn ở những tầng lớp cao. Nhiều cuộc điều tra khác cũng khẳng định rằng có một mối liên hệ tương quan

Page 220: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

tương đối chặt chẽ giữa việc thuộc về một tầng lớp kinh tế-xã hội cao với mức độ chú ý tới các vấn đề chính trị, xã hội hoặc kinh tế.

Năm 1965-1966, Michel Souchon đã tiến hành một công trình nghiên cứu khá qui mô về vai trò của vô tuyến truyền hình trong cuộc sống của giới trẻ. Qua điều tra 1.445 học sinh từ 16 tới 18 tuổi trong các trường ở thị trân Saint-Étienne (vùng Loire, Pháp), bằng phương pháp trắc nghiệm khả năng tiếp nhận và khả năng hiểu các chương trình truyền hình, Souchon đã rút ra những kết luận sau đây. Trước hết, ông khẳng định rằng truyền hình quả là một phương tiện “đồng nhất hóa văn hóa” (homogénéisation culturelle). Nó có khả năng cung cấp cho mọi người rất nhiều thông tin mới mẻ, tuy nhiên trong thực tế, người ta nhận thấy có những khác biệt rất lớn trong cách “tiêu thụ” (consommation) các chương trình truyền hình (thí dụ, người xem nhiều, người xem ít; người thích coi mục này, người thích coi chương trình kia…). Vả lại, giả sử mọi người đều tiêu thụ như nhau, thì cách tiếp nhận (reception) cũng sẽ rất khác nhau giữa các tầng lớp văn hóa-xã hội. “Dù là họ có coi cùng một chương trình truyền hình, thì những khán giả có vốn liếng trí tuệ và văn hóa khác nhau sẽ không tiếp nhận những thông điệp giống nhau, và sẽ không ghi nhớ những yếu tố như nhau.” Souchon cho rằng truyền hình không phải là một phương tiện tự khắc làm giàu văn hóa cho mọi người, mà ngược lại, rất có thể nó chỉ làm giàu cho người giàu hơn là cho người nghèo, và là nguồn gốc của một hiện tượng nếu không phải là “bần cùng hóa tuyệt đối”, thì cũng là “bần cùng hóa tương đối” xét về mặt văn hóa.

Ở Mỹ, trẻ em khi vào lớp 1 thường bị chênh lệch nhau nhiều về trình độ, do thuộc những tầng lớp kinh tế-xã hội khác nhau. Vì thế, vào năm 1969, nhiều cơ quan nghiên cứu, đại học và truyền hình đã hợp tác cùng nhau để cho ra đời một chương trình mang tên “Sesame Street” dành cho trẻ em từ 3 tới 5 tuổi và nhất là trẻ em thuộc các tầng lớp thiệt thòi trong xã hội. Chương trình được nghiên cứu rất kỹ lưỡng, chăm chút, làm sao thu hút được số khán giả nhỏ tuổi này, kể cả trường hợp chúng có thể xem một mình mà không cần người lớn ngồi bên cạnh giải thích thêm. Nội dung chương trình nhằm làm cho trẻ em chưa đi học được làm quen dần với các mẫu tự và các con số, những cách tính toán và những cách lập luận sơ đẳng, những nguyên tắc vệ sinh và giáo dục công dân cơ bản, làm sao cho các em bắt đầu có được ý thức về cơ thể của mình và về môi trường xung quanh. Chương trình được phát trên hơn 200 đài truyền hình, mỗi ngày một tiếng, và đã được hàng triệu trẻ em theo dõi.

Page 221: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Sau vài tháng phát sórig chương trình trên đây, các nhà nghiên cứu đã tiến hành thẩm định hiệu quả, và nhận thấy như sau:

- Những đứa trẻ nào theo dõi các chương trình đều đặn nhất thì học hỏi được nhiều nhất.

- Nhưng cũng xuất hiện tình trạng sau đây: những đứa trẻ thuộc những gia đình có đời sống văn hóa khá giả hơn thì tận dụng được chương trình này nhiều hơn. Rõ ràng là nếu đứa trẻ có môi trường tốt, có điều kiện trao đổi, hỏi han cha mẹ hoặc một người lổn nào đó trong nhà thì hiệu quả của chương trình sẽ đạt cao hơn - trong khi đó, mục đích của chương trình lại nhằm vào chính những đứa trẻ thuộc các gia đình thiệt thòi và yếu kém nhất, và vào những đứa trẻ phải ở nhà coi ti-vi một mình.

5. Lý thuyết “thiết lập chương trình nghị sự”Một lý thuyết mà người ta thường gọi là lý thuyết “thiết lập chương trình

nghị sự” (“agenda-setting” theory) đã được Maxwell McCombs và Donald Shaw đề xướng vào năm 1972. Lý thuyết này ra đời trong bối cảnh mà giới nghiên cứu bắt đầu cảm thấy không thỏa mãn với quan điểm phổ biến trong suốt những năm 1950 và 1960 vốn cho rằng truyền thông đại chúng chỉ có những tác động hạn chế (khởi sự từ luận điểm về hiệu ứng gián tiếp qua hai giai đoạn của Paul Lazarsfeld), và nhiều người muôn nhân mạnh trở lại sức tác động của truyền thông đại chúng.

Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa nội dung truyền thông đại chúng và các mối quan tâm của cử tri trong quá trình vận động bầu cử tổng thống ở thị trấn Chapel Hill (bang North Carolina, Mỹ) vào năm 1968, McCombs và Shaw đã nêu ra giả thuyết cho rằng các phương tiện truyền thông đại chúng có chức năng “thiết lập chương trình nghị sự” đối với những vấn đề mà công chúng quan tâm.

Để kiểm tra giả thuyết này, McCombs và Shaw đã tiến hành nghiên cứu nội dung truyền thông, và đồng thời điều tra xem cử tri quan tâm tới những vấn đề gì nhiều nhất. Họ đã chọn 100 cử tri “lưng chừng” [những người chưa ngả về phía ứng cử viên của đảng nào], tức là những người mà họ cho là “có khả năng chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi các chiến dịch vận động tranh cử”. Đồng thời, họ tiến hành phân tích nội dung trên năm tờ báo, hai tạp chí, và các chương trình thời sự buổi tối trên hai đài truyền hình trong vòng ba tuần liền. Những nội dung này được phân loại và sắp xếp theo thứ tự quan trọng, căn cứ trên cách thức tường thuật và diện tích (trên báo in) hoặc thời lượng tường thuật (trên truyền

Page 222: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

hình). Các đối tượng phỏng vân cũng được đề nghị trả lời cho biết đâu là những vấn đề mà họ cho là quan trọng nhất của đất nước, xếp theo thứ tự ưu tiên. Các câu trả lời của công chúng và các nội dung truyền thông được mã hóa và gom thành thành 15 loại vấn đề điển hình nhất. McCombs và Shaw đã đối chiếu giữa hai danh sách này, và đo lường được một hệ số tương quan lên tới 0,967 giữa 15 loại vấn đề mà các phương tiện truyền thông đã nhấn mạnh, với 15 loại vấn đề mà công chúng coi là quan trọng nhất. Nói cách khác, có một mối liên hệ tương quan chặt chẽ giữa thứ tự ưu tiên của các biến cố được tường thuật bởi các phương tiện truyền thông, với thứ tự ưu tiên của các mối quan tâm nơi công chúng.

Từ đó, McCombs và Shaw rút ra kết luận là các phương tiện truyền thông đại chúng có chức năng lập ra “chương trình nghị sự” cho công chúng, nghĩa là ấn định những nội dung mà công chúng sẽ theo dõi và bàn luận. Những vấn đề nào được nhấn mạnh trên các phương tiện truyền thông đều được cử tri quan tâm, kể cả nơi các nhà làm chính trị. Điều đáng chú ý của chức năng “thiết lập chương trình nghị sự” này là ở chỗ nó có thể thu hút sự chú ý của công luận vào một số vấn đề nhất định nào đó, đồng thời tránh né (hay quên đi) một vấn đề khác.

Giả thuyết về chức năng “thiết lập chương trình nghị sự” về sau được nhiều công trình nghiên cứu sử dụng nhằm đo lường khả năng ảnh hưởng của truyền thông đại chúng đốì vđi tâm tư và suy nghĩ của người dân về các vấn đề khác nhau trong xã hội.

G. R. Funkhauser đã tiến hành một cuộc nghiên cứu đối chiếu giữa những vấn đề được công chúng Mỹ quan tâm nhất và những vấn đề được đăng tải nhiều nhất trên báo chí (trên ba tờ tuần báo Time, Newsweek và U.S. News) trong thời gian từ năm 1960 tới 1970 (xem bảng 17). Theo tác giả này, kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng dư luận công chúng thực ra chỉ phản ánh lại quan điểm của các phương tiện thông tin đại chúng.

Bảng 17. Thứ tự các vấn đề được đề các tuần từ 1960 đến1970, và thứ tự “các vấn đề quan trọng mà Hoa Kỳ phải đương đầu” (theo sự trả của dân) cùng khoảng thời gian này

Các vấn đề Số lượng bài báo

Thứ tự quan trọng của các vấn đề trên

Thứ tự quan trọng

của các

Page 223: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

các tuần báovấn đề,

theo người dân

Chiến tranh Việt Nam 861 1 1Vấn đề chủng tộc 687 2 2Sự phản kháng của sinh viên 267 3 4Lạm phát 234 4 5Ti-vi và các phương tiện truyền thông

218 5 12

Tội ác 208 6 3Ma túy 173 7 9Mội trường 109 8 6Hút thuốc lá 99 9 12Nghèo đói 74 10 7Tình dục 62 11 8Quyền của nữ giới 47 12 12Khoa học và xã hội 37 13 12Dân số 36 14 12

Nguồn: G.R. Funkhauser, trích lại theo Juditn Lazar, sđd, tr. 152.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng mối liên hệ tương quan trên đây không phải lúc nào cũng chặt chẽ. Người ta nhận thây cũng có những vấn đề được nhấn mạnh rất nhiều trên các phương tiện thông tin, nhưng vẫn không nhất thiết trd thành “vấn đề quan trọng” dưới con mắt cua công chúng.

6. Truyền thông và bạo lựcVào những năm 1960, ở Mỹ và Tây Âu, người ta chứng kiến một sự gia

tăng đáng lo ngại của những làn sóng bạo lực trong xã hội như nổi loạn của giới trẻ, biểu tình, ám sát, tội phạm… Thập niên này cũng là thời gian mà vô tuyến truyền hình đã trở thành một phương tiện thông tin phổ biến trong dân cư. Nhiều người đã vội vàng kết luận rằng nguồn gốc của các phong trào phản kháng và tâm lý hiếu chiến nơi thanh niên chính là những chương trình mang nhiều hình ảnh bạo lực trên đài truyền hình. Nhưng thực tế có phải như vậy hay không?

Các giới nghiên cứu đã tiến hành rất nhiều cuộc điều tra để tìm hiểu sâu xa hơn vấn đề này, kể cả dưới những góc độ tâm lý học, tâm lý-xã hội, và xã hội học. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về vấn đề này thường đi theo một trong ba quan điểm chính sau đây.

Page 224: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Quan điểm thứ nhất cho rằng tác dụng của những loại phim truyền hình có nhiều hình ảnh bạo lực là giải tỏa những ức chế của người dân (hay nói một cách nôm na là một thứ “xả xú-bắp”). Người ta gọi tác dụng này là “tác dụng giải tỏa” hay “thanh tẩy” ( cathartic effect, bắt nguồn từ chữ catharsis trong tiếng Hy Lạp có nghĩa đen là tẩy rửa, làm sạch, vốn đã được dùng từ thời cổ đại để nói tới tác dụng giải tỏa tâm lý khi xem những vở ca kịch cổ). Trong cuộc sống hàng ngày, con người thỉnh thoảng vẫn bị rơi vào tâm trạng ấm ức, bị ức chế, dễ dẫn tới những hành vi khiêu khích hoặc bạo động. Tác dụng catharsis của truyền hình là giúp người ta giải tỏa những ức chế đó bằng cách tham gia qua trí tưởng tượng vào những cảnh bạo lực diễn ra trong những cuốn phim được chiếu trên màn ảnh. Tác dụng giải tỏa này có ý nghĩa quan trọng hơn đối với các tầng lớp xã hội bên dưới, so với những tầng lớp trung lưu và thượng lưu, bởi vì những tầng lớp trên có nhiều điều kiện và phương tiện khác để giải tỏa những ức chế và cảm xúc bị dồn nén của mình.

Đối lập với quan điểm trên là quan điểm của những người cho rằng chính các phương tiện thông tin đại chúng là nguồn gốc phát sinh các hành vi bạo động, có khả năng làm gia tăng kiểu ứng xử bạo lực nơi người dân. Càng xem nhiều cảnh bạo lực trên truyền hình, người ta càng gia tăng mức độ ức chế, và điều này sẽ dẫn đến chỗ càng dễ dàng ứng xử với người khác trong cuộc sống theo chiều hướng bạo lực. Một khi những cảnh bạo lực đã được “bình thường hóa” trên truyền hình (vì xuất hiện thường xuyên trên màn ảnh), và hơn nữa có khi còn được “hợp pháp hóa” (chẳng hạn trong những tình huống tự vệ chính đáng), thì khán giả, nhất là khán giả nhỏ tuổi, dễ bắt chước làm theo. Vì thế, những người theo quan điểm này thường kêu gọi các nhà làm truyền hình cần hết sức thận trọng và cân nhắc khi trình chiếu những cảnh bạo lực trên màn ảnh, và họ cho rằng nếu đưa ra những nhân vật ít bạo động hơn thì sẽ góp phần làm giảm bớt xu hướng ứng xử bạo lực nơi người xem.

Quan điểm thứ ba cho rằng: thực ra, cảnh bạo lực xuất hiện trên truyền hình không phải là thủ phạm của hành vi bạo lực của người xem, mà chỉ có tác dụng củng cố thêm cho những mô hình ứng xử bạo động vốn đã có sẵn nơi người xem. Những người theo quan điểm này lập luận rằng việc tiếp nhận và tiêu hóa những thông điệp xuất hiện trên truyền hình còn phụ thuộc vào các tiêu chuẩn và giá trị đạo đức có sẵn nơi người xem, phụ thuộc vào vị trí và vai trò xã hội cũng vào những đặc điểm tâm lý và xã hội của người xem. Nếu một người có một cuộc sống lành mạnh, có những quan hệ hòa hợp với những người xung quanh,

Page 225: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

thì những cảnh bạo động trên truyền hình khó làm thay đổi được kiểu ứng xử bình thường của anh ta trong cuộc sống. Nhưng ngược lại, với một người vốn đã có những bất ổn trong hoàn cảnh sống và những trục trặc trong các môi quan hệ với người khác, thì bạo lực trên truyền hình rất có thể tác động thêm vào lối ứng xử khiêu khích hoặc hiếu chiến của anh ta. Vì thế, các nhà nghiên cứu theo quan điểm này cho rằng không phải cứ xóa bỏ những cảnh bạo lực trên truyền hình thì tự khắc sẽ xóa bỏ được các hiện tượng bạo lực trong xã hội.

Vấn đề quan hệ giữa truyền hình và bạo lực là một đề tài gây nhiều tranh cãi và cho đến nay chưa phải đã hết tính thời sự. Người ta thống kê được riêng ở Mỹ trong thập niên 1970, trung bình mỗi năm xuất hiện hơn 2.500 bài tạp chí nghiên cứu về đề tài này. Nhưng có một thực tế là phần lớn các công trình nghiên cứu đều không đạt được những luận cứ khoa học đủ vững chắc để thuyết phục được mọi người. Theo nhà xã hội học Eric Maigret, có lẽ cái khó nhất trong việc phân tích ở đây xuất phát từ chính tính chất của nội dung truyền thông đại chúng.

Maigret phân tích như sau: “Cảnh bạo lực trên các phương tiện truyền thông đại chúng có thể làm cho người ta khiếp sợ, khó chịu, hay giải khuây [giải tỏa], nhưng trước hết nó vẫn là một cái gì mang tính chất tượng trưng, nó chỉ là của sự bạo lực, và người xem ai cũng biết như thế, kể cả trẻ con. Vì thế, rất khó mà định nghĩa được nó, lượng hóa nó lại càng khó hơn, và người ta không thể giản lược nó thành một biến số đơn thuần để đo lường tác động của nó đối với ứng xử của con người: con người thường không bị kích thích trực tiếp bởi những hình ảnh hay những câu chữ giống như trường hợp con chó trong thí nghiệm của Pavlov khi nó nhìn thây hay ngửi thấy cái gì đó.” Chính vì thế mà cho đến nay, người ta hầu như chưa đưa ra được bằng chứng nào có tính thuyết phục để chứng minh có mối liên hệ nhân quả giữa các cảnh bạo lực trên truyền hình với các ứng xử bạo lực trong thực tế. Và cho dù có tìm thấy mối liên hệ tương quan thống kê nào đó (các công trình nghiên cứu thường đưa ra những kết quả mâu thuẫn nhau), thì điều này cũng hoàn toàn chưa nói lên được điều gì có liên quan tới những nhân tố phức tạp khác, chẳng hạn môi trường gia đình và các giá trị xã hội. Những người hay gây gổ, vốn đã quen với tình trạng bạo lực, có thể thường thích xem những phim bạo lực nhiều hơn người khác; sự đổ vỡ gia đình nơi một số tầng lớp xã hội nào đó có thể làm gia tăng tính gây gổ, và điều này đôi khi được phản ánh qua việc thường xem phim bạo lực…

Page 226: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Xét trên quy mô quốc gia, người ta cũng không thể kết luận được điều gì về mối liên hệ thống kê giữa truyền thông và bạo lực. Nhật Bản là nước có nhiều trò chơi điện tử và truyện tranh mang nặng tính chất bạo lực mà nhiều người từng phê phán, nhưng đây vẫn là một trong những nước có tỷ lệ hiếp dâm và án mạng thấp nhất thế giới. Ở Mỹ trong những năm 1990 bùng nổ hiện tượng bạo lực ở đô thị và hiện tượng sử dụng súng nơi thiếu niên: người ta thường liên hệ những hiện tượng này với sự bùng nổ các đài truyền hình cáp, các trò chơi điện tử và phim hành động, trong khi thực ra những hiện tượng ấy đều có liên quan trực tiếp với tình trạng suy sụp về kinh tế và xã hội của một số thành phố, sự thụ động của lực lượng bảo vệ trị an, sự hình thành của các băng đảng, và sự tồn tại dai dẳng của lệnh cho phép bán súng ống tự do tại nước này.

Cũng có một số trường hợp mà chính giới báo chí có lúc từng thổi phồng lên để chứng minh có mối liên hệ giữa truyền thông và bạo lực, chẳng hạn như vụ hai sinh viên 20 tuổi (Florence Rey et Audry Maupin) chỉ trong vòng 25 phút giết chết năm người ở Vincennes (gần Paris, Pháp) vào cuối năm 1994 mà nhiều người cho là do ảnh hưởng của bộ phim Kẻ nhân bẩm sinh của Oliver Stone (Natural born killers, 1994), hay là một số vụ tàn sát học sinh ở Mỹ và ở châu Âu mà người ta quy là do tiếp xúc quá nhiều với Internet hay truyền hình. Ở Nhật Bản, năm 2004 xảy ra vụ một cô bé 11 tuổi cắt cổ bạn học ngay tại lớp bằng con dao rọc giấy, mà người ta cho là do ảnh hưởng của cuốn tiểu thuyết mang tên Chiến trận hoàng gia. Nhưng những vụ này, một mặt, mang tính chất quá cá biệt nên hoàn toàn không có ý nghĩa thống kê, mặt khác cần được xem xét và phân tích cụ thể từng trường hợp một cách sâu xa hơn về mặt tâm lý học, về môi trường văn hóa-xã hội cũng như lai lịch quá khứ ấu thơ của từng người trong từng vụ… Maigret nhận định như sau: “Các phương tiện truyền thông đại chúng tự chúng không tạo ra bạo lực, nhưng chúng có thể được những kẻ sát nhân sử dụng để xây dựng nên thế giới bạo lực của họ và lối suy nghĩ bệnh hoạn của họ. Các phương tiện truyền thông là cái kho chứa các hình thức hành động chứ không phải là kẻ xúi giục hành động. Nếu có sự bắt chước, thì đó là bắt chước trong việc chọn lựa phương pháp giết người, chứ không phải là bắt chước sự giết người.”

Internet và án mạng

Ở Việt Nam, tuy chưa ai quy kết rõ rệt nguyên nhân của tình trạng tội phạm trong xã hội là do tiếp xúc quá nhiều với Internet hay truyền hình, nhưng đôi khi cũng thấy có ý kiến gián tiếp nói tới điều này. Chẳng hạn, chắc ai cũng

Page 227: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

phải giật mình khi đọc cái tít của một bản tin ngắn như sau: “Giết người tình quen nhau qua ‘chat’ lãnh án tử hình” (người lao động, 20-4-2005).

Câu chuyện là thế này: anh N.P.H. (ở quận 12) làm quen với chị L. (ở quận Tân Phú, TPHCM) qua mạng Internet; một ngày nọ, anh hẹn chị L. đến nhà mình chơi và hứa cho chị L., anh N.P.H. nói không có tiền, nên bị chị L. chửi mắng. N.P.H. tức giận, đánh chị L. đến bất tỉnh rồi bỏ vào thùng và quăng xuống kênh thoát nước, lấy cắp một số tài sản của chị L. rồi bỏ đi. Ngày hôm sau, người ta phát hiện xác nạn nhân. N.P.H lãnh mức tử hình.

Qua câu chuyện này, chúng ta thấy chuyện làm quen với nhân nhân dịp chat trên Internet cũng chẳng có gì đặc biệt hơn so với chuyện làm quen qua điện thoại, trên xe buýt hay trong sân trường… (nếu có khác chăng là ở mức độ lãng mạn chẳng hạn), vì thế không nhất thiết phải đưa yếu tố này vào trong cái tựa, trừ phi tác giả bản tin muốn nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa chuyện giết người và chuyện chat trên Internet. Thực ra, độc giả có thể nhận thấy hoàn toàn không có mối liên hệ nhân quả nào giữa hai chuyện này, bởi lẽ không phải đo chat mà cũng không phải do quen nhau đi đến hành vi sát nhân, mà là do tình huống diễn biến sau đó và do những động cơ cụ thể nào đó của thủ phạm đã dẫn tới cái kết cục bi thảm.

Ở Trung Quốc, một cuộc điều tra của Viện nghiên cứu Truyền thông và Báo chí (thuộc Viện hàn lâm Khoa học xã hội Trung Quốc) vào năm 2003 kết luận rằng “Internet không có vẻ gì là ảnh hưởng tiêu cực đến giới trẻ thành thị Trung Quốc, cả trong học hành, tập luyện thể thao hay tham gia hoạt động xã hội.” (xem “Internet không ảnh hưởng xấu đến giới trẻ Trụng Quốc”, Tuổi trẻ, 24-9-2003, tr 16)

Có một số tác giả lật ngược lại vấn đề, thay vì hỏi xem có mối quan hệ giữa truyền thông và bạo lực hay không, thì họ đặt câu hỏi là tại sao lại có nhiều người tin rằng truyền thông thực sự là thủ phạm của bạo lực. Họ cho rằng, trong nhiều trường hợp, các phương tiện truyền thông đại chúng bị biến thành những “con dê tế thần” để người ta trút mọi tội lỗi lên đầu (như Rowland, 1983, Barker và Petley, 1997). Chẳng hạn khi người ta tố cáo tác hại của truyền hình đôi với trẻ con, thì thực ra người ta làm thế để dễ dàng bào chữa cho tình trạng buông lơi vai trò làm cha làm mẹ trong gia đình và chạy tội cho tập quán sử dụng truyền hình như một thứ bà vú giữ em ở trong nhà (baby-sitter). Lập luận này cũng được dùng để gián tiếp lên án một số tầng lớp dân cư: thí dụ, việc phê phán bạo lực trên truyền hình đã được sử dụng như một cách để phê phán giới trẻ

Page 228: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

vùng ngoại ô ở các nước phương Tây trong thập niên 1990 (thường bị cho là lêu lổng, hay quậy phá và phạm pháp), khi người ta nòì kết hiện tượng bạo lực trên truyền hình với giới trẻ này.

Theo Maigret, nêu lên những nhận định trên đây không có nghĩa là không cần phải phê phán tính chất bạo lực trong một số nội dung truyền thông đại chúng. Có những cảnh bạo lực thực sự có thể là nguồn gốc gây ra những thương tổn về tâm lý, và do vậy hiển nhiên là chúng ta cần phải có những qui định để kiểm soát được chúng.

Bỏ nhà đi phiêu bạt do xem phim?

Năm 2004, ở Hà Nội, một nữ sinh lớp 9 (15 tuổi) bỏ nhà đi phiêu bạt, theo tường thuật của báo chí là do “quá ấn tượng về Cuộc đời phiêu bạt của Tam Mao” (tên bộ phim truyền hình Trung Quốc vừa phát trên sóng VTV1)”; và trong bức thư cô bé gửi lại gia đình có câu: “Con muốn thử cái cuộc đời như Tam Mao . “Cô bé đã cắt tóc để giả làm con trai, mặc áo sơ-mi của cha, rồi lên xe lửa đi Thanh Hóa, tới Sầm Sơn và tới tận làng chài Quảng Tiến “vào nhà dân xin được chăn ngựa”, nhưng làng chài không có ngựa, bèn xin được theo thuyền đi câu mực… Vài hôm sau, khi hay tin gia đình đã đến đón cô bé về. (Xem tin “Xem phim khiến một học sinh bỏ nhà, phiêu bạt”, Người lao 25-3-2004).

Mặc dù chính cô bé tự nhận là mình muốn làm thử giống như nhân vật trong phim, nhưng điều này chưa phải là Cơ sở để có thể kết luận rằng cuốn phim khiến cho học sinh bỏ nhà đi phiêu bạt, đơn giản là vì nếu nói như vậy, thì làm sao giải thích được một thực tế là còn biết bao nhiêu khán giả nhỏ tuổi khác cũng xem phim này mà không bỏ nhà ra đi? Theo thiển ý chung tôi, trong trường hợp cụ thể của cô bé nữ sinh này, việc xem bộ phim có thể là một khởi điểm, một cơ hội (do cô bé cảm thấy tình tiết cốt truyện phù hợp thế nào đó vơi tâm thế của mình trong một cảnh ngộ cụ thể nào đó - điểu mà người ta cần phải tìm hiểu thêm), nhưng chắc chắn đó khồng phải là hay nguồn gốc của hành vi bỏ nhà ra đi.

7. Tác dụng của báo inTrong một bài viết vào năm 1951, Jean Stoetzel cho rằng báo chí có ba

chức năng chính: (1) phương tiện giúp cho người ta cảm thấy mình là thành viên của một cộng đồng (instrument d’appurtenance sociale); (2) chức năng giải trí; và (3) chức năng tâm lý trị liệu (function psychothérapique)

Page 229: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Theo chức năng thứ nhất, báo chí là một phương tiện giúp cho người ta cảm thấy mình là thành viên của một cộng đồng. Nhiều cuộc điều tra ở Pháp cho thấy những người đọc báo thường xuyên thường cũng là những người tham gia tích cực vào đời sống xã hội. Theo Stoetzel, tập quán đọc báo vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của sự tham gia vào đời sống xã hội. Người ta không thể tham gia hoạt động xã hội nếu không thường xuyên theo dõi tin tức, thời sự. Và ngược lại, việc đọc báo và nắm được thông tin cũng lại thúc đẩy người ta tích cực gia nhập vào các sinh hoạt tập thể nhiều hơn.

Stoetzel cho rằng, theo một cơ chế mà ngành tâm phân học gọi là sự “đồng hóa” (identification), hành vi đọc báo có thể làm cho mỗi độc giả cảm thấy như mình được đồng hóa với xã hội, mình là thành viên của xã hội. Khi đọc báo, người ta thấy những biến cố được tường thuật đều là những biến cố của thế giới mình đang sống; những vấn đề được trình bày đều là những vấn đề của xã hội mà mình đang là thành viên; những ý kiến và phản hồi của độc giả được đăng tải trên mặt báo, vì thường mặc nhiên được coi là phản ánh ý kiến của nhiều người, của công chúng, nên trong chừng mực nào đó nhiều độc giả coi đấy cũng là ý kiến và phản ứng của chính mình. Khi đọc báo, chúng ta thường có một cảm giác rất rõ ràng rằng cũng có rất nhiều độc giả đang đọc cùng một lúc với mình, và cũng phản ứng giống như phản ứng của mình. Người đọc cảm thấy mình là một bộ phận của một tập thể nào đó. Hành vi đọc báo vì thế đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp cho người ta tự coi minh là thành viên của một cộng đồng.

Đó là nói chung. Còn xét một cách cụ thể hơn, mỗi tờ báo lại là một phương tiện đồng hóa của một nhóm công chúng đặc thù. Ở Pháp chẳng hạn, đọc tờ Monde (tờ báo có khuynh hướng trung hữu) hay đọc tờ L’ Humanité (tờ báo của Đảng Cộng sản Pháp) là một cách chứng tỏ với chính mình cũng như với người khác rằng mình đang theo một lập trường chính trị nào đó.

Chức năng tâm lý-xã hội thứ hai của báo chí, theo Stoetzel, là chức năng giải trí. Nhiều người khi nghiên cứu về báo chí thường hay bỏ quên chức năng này; trong những công trình nghiên cứu về vai trò giải trí của các phương tiện truyền thông đại chúng, người ta cũng chỉ hay nhắc tới truyền hình và phát thanh, và bỏ qua báo in. Thực ra giải trí là một chức năng hoàn toàn có thực của báo in. Trong công chúng, luôn luôn có một tỷ lệ độc giả khá lớn coi việc đọc báo là một hành vi thường làm lúc nghỉ ngơi, “lúc rảnh rỗi”. Cũng chính vì thế mà nhiều người trả lời rằng sở dĩ họ ít đọc báo là vì “không có thời gian”. Nhiều người thường đọc báo trong những khoảng thời gian trông hoặc thời gian giải lao: sau

Page 230: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

khi ăn trưa, lúc sắp đi ngủ, khi ngồi chờ hớt tóc, lúc đi xe buýt, hay trong thời gian rảnh rỗi những ngày cuối tuần…

Nội dung của một tờ nhật báo luôn luôn có một số mục giúp cho độc giả giải trí như chuyện cười, biếm họa, ô chữ, thơ ca, truyện ngắn, thể thao… Kể cả mục tin linh tinh mà có lúc người ta gọi là mục “xe cán chó” cũng là một thể loại mà độc giả thường tìm đến để giải khuây, để tạm quên đi sự tẻ nhạt đều đặn trong đời sống thường nhật. Ngay thứ tự đọc các trang mục như thế nào, mục nào đọc trước, mục nào đọc sau, cũng có thể là một chỉ báo cho thấy mục đích giải trí của hành vi đọc báo.

Tất nhiên, nói lên điều này không có nghĩa là nói rằng báo chí trong trường hợp này không còn mang chức năng thông tin, nhưng chỉ để nhấn mạnh rằng báo chí không phải chỉ có một chức năng duy nhất là thông tin, mà còn có chức năng tiêu khiển và thư giãn cho người đọc. Người ta thường chọn mua một tờ báo nào đó không phải chỉ vì tờ báo đó có nhiều thông tin, mà còn vì họ thấy đọc tờ này “hay”, “hấp dẫn” hơn những tờ khác. Và người làm báo không thể không lưu tâm tới điều này.

Chức năng thứ ba của báo in, theo Stoetzel, là chức năng tâm lý trị liệu. Khi nói báo chí có chức năng giải trí, thì cũng đồng thời nói rằng báo chí có chức năng trị liệu tâm lý. Bởi lẽ sự giải trí có thể làm cho người ta được nghỉ ngơi, đem lại hiệu quả thư giãn, “thanh tẩy” (“purgation”), làm vơi nhẹ đi những nỗi phiền muộn, u uất, hoặc giải tỏa những tâm trạng xung đột trong cuộc sống. Triết gia Hy Lạp cổ đại Aristote đã từng nói đến hiệu ứng này khi đề cập tới thể loại sân khấu kịch. Stoetzel cho rằng chức năng tâm lý trị liệu này lại càng cần thiết trong xã hội hiện đại, nơi mà con người thường xuyên bị căng thẳng trong những môi quan hệ chức năng, những mối quan hệ trừu tượng phi tình cảm, và dễ gặp những tình huống bị dồn nén và ức chế về tâm lý. Chính vì bị ức chế như vậy mà người ta thường có một thứ xu hướng hay bị phê phán, đó là xu hướng thích đi tìm đọc trên báo chí những mẩu chuyện tình cảm yêu đương hay những hình ảnh đời tư chưa được tiết lộ của những nhân vật nổi tiếng như các diễn viên, ca sĩ, hay các nhà vô địch thể thao, bởi lẽ qua những câu chuyện đó người ta cảm thấy như được bù đắp, được giải tỏa, vì tìm lại được những kích thước tâm lý-xã hội mang tính nhân văn trong mối quan hệ giữa con người và con người.

Cuộc sống trong xã hội hiện đại thường gây ra hệ quả làm dồn nén những xung lực tâm lý và sinh lý trong mỗi con người. Theo các nhà tâm lý học, xu hướng tự nhiên của con người là muốn thống trị kẻ khác, muốn chỉ huy kẻ khác,

Page 231: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

nhưng trong thực tế lại thường bị kẻ khác thống trị và ra lệnh. Chúng ta muốn được tự do, nhưng lại luôn phải tuân phục theo một mệnh lệnh hay một kỷ luật nào đó. Chúng ta muốn sung sướng, giàu có, nhưng hình như lúc nào cũng gặp trở ngại và thất bại. Tình cảnh đó làm cho người ta như bị thôi thúc bởi những xung lực bạo động và hiếu chiến trong chính con người mình mà không thể bộc lộ ra được, và từ đó cảm thấy như mình đang mang một thứ mặc cảm thất bại hay tội lỗi. Theo Stoetzel, chính báo chí là một phương tiện tâm lý trị liệu giúp chúng ta giải tỏa những ẩn ức, và phóng chiếu mặc cảm tội lỗi của mình lên kẻ khác. Khi đọc những bản tin về các vụ xì-căng-đan chẳng hạn, hay khi theo dõi những vụ án mà cuối cùng người ta bắt được và bỏ tù kẻ thủ phạm mà ai cũng căm phẫn, người đọc cảm thấy như mình được giải thoát khỏi những xung lực hiếu chiến và bạo lực đang dồn nén, và cảm thấy hài lòng vì những nỗi ẩn ức cũng như mặc cảm tội lỗi của mình được giải tỏa.

Xem xét về vai trò và tác dụng của báo in trong thời đại hiện nay, chúng ta có thể đặt ra một số câu hỏi sau đây để suy nghĩ:

a. Trong thời đại mà truyền hình và các phương tiện thính thị (audio-visual) ngày càng phát triển, phải chăng báo in rồi sẽ tới hồi cáo chung sứ mạng lịch sử của mình?

b. Và có phải người ta sẽ không còn cần tới giấy má hay sách vở nữa?

c. Có thực sự là trong tương lai người ta không cần phải đọc nữa?

Nội dung triển khai dưới đây sẽ cố gắng đưa ra vài lập luận nhằm đi tìm câu trả lời cho câu hỏi (a) mà thôi. Riêng câu hỏi (b) là một câu hỏi liên quan nhiều hơn tới lĩnh vực kỹ thuật; vả lại vì chúng ta không thể đoán mò tương lai được, nên ở đây sẽ không đề cập tới vấn đề này, mà chỉ đơn giản nhận định rằng cho đến nay (nghĩa là trong bối cảnh của các điều kiện hiện tại), hình như chưa có ai dám hoàn toàn phủ nhận vai trò của giây bút hay của sách báo bằng giấy, về câu hỏi (c), có thể có ý kiến cực đoan cho rằng với những tiến bộ kỹ thuật hiện đại, người ta không cần đọc nữa; thế nhưng cho đến giờ, cũng chưa ai đưa ra được một thuật ngữ nào khác với thuật ngữ “biết đọc biết viết” khi muốn nói về tình trạng không mù chữ!

Bên cạnh chức năng xã hội thiết yếu của mình là nối kết con người với nhau, ngôn ngữ còn là một công cụ thiết yếu của tư duy. Nếu không có ngôn ngữ thì không thể có tư duy. Con người tư duy bằng ngôn ngữ, chứ không phải bằng hình ảnh. Vì thế, rèn luyện khả năng ngôn ngữ cũng là một biện pháp phát triển

Page 232: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

năng lực tư duy. Trường hợp đứa bé-sói là một trường hợp cực đoan nhưng cũng có thể minh họa thêm phần nào cho nhận định này: người ta kể rằng ở một vài ngôi làng tại Ấn Độ, đã từng xảy ra trường hợp một vài đứa bé sơ sinh bị thất lạc, được những bầy sói cứu sống và đưa về ổ của chúng để nuôi nấng giống như những con sói con. Sau đó vài năm, người ta tìm thấy và đưa những đứa bé này trở lại với xã hội con người, nhưng chúng không thể trở thành người được nữa. Và chỉ vài tháng sau thì chúng chết. Những đứa bé-sói này, một mặt, do không được sống trong sự nuôi dưỡng, dạy dỗ của con người trong giai đoạn 4-5 năm đầu sau khi lọt lòng, vốn là giai đoạn hết sức quan trọng về mặt tâm sinh lý để một đứa trẻ có thể bắt đầu học được, mặt khác, vì không biết nói, tức là không có ngôn ngữ (điều mà những đứa trẻ bình thường học được từ cha mẹ, ông bà, anh em… trong gia đình), nên chúng không còn khả năng sống được với xã hội loài người nữa.

Như vậy, để có thể hiểu được, “giải mã” được trọn vẹn một nội dung thông điệp nào đó, hay là một “hệ thống ý nghĩa” nào đó, hiển nhiên người ta phải được trang bị một “bộ khóa mã” tương ứng, hay nói cách khác, phải tích lũy được một cái “vốn” văn hóa nhất định, vốn liếng văn hóa này được tích lũy trong gia đình, trong nhà trường, nhưng đồng thời cũng được bồi bổ qua kinh nghiệm sống ngoài xã hội.

So sánh về mặt định lượng giữa truyền hình với báo in, người ta ước tính là lượng thông tin trong một giờ đồng hồ của truyền hình chỉ bằng lượng thông tin của một trang nhật báo (khổ giấy báo lớn) mà thôi. Theo Loic Hervouet, toàn bộ nội dung bản tin thời sự phát vào 8 giờ tối mỗi ngày trên vô truyến truyền hình Pháp (thường khoảng 20 phút) chỉ lấp kín được nửa trang báo Le Monde. Và ông còn nhận xét rằng “tất nhiên là 20 phút của bản tin thời sự (1.700 từ) không có giá trị bằng 5 phút đọc báo.”

Các phương tiện truyền thông là những công cụ không những giúp cho công chúng biết tin tức, mà còn giúp họ được thời sự, và từ đó, giúp cho họ định hướng được cuộc sống trong dòng thời cuộc. Tuy nhiên, giữa báo in, truyền hình và phát thanh, thì báo in thường được đánh giá là đạt được hiệu quả hướng dẫn dư luận cao nhất. Theo nhận xét của Charles Wright, mặc dù vô tuyến truyền hình là phương tiện được công chúng xem nhiều nhất, nhưng chính những người đọc báo thường xuyên mới là những người nắm vững kiến thức thời sự hơn so với những người chỉ theo dõi tin tức thời sự qua ti-vi.

Page 233: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Tuy báo in không có lợi thế thông tin nhanh như truyền hình, cũng không có âm thanh và hình ảnh sống động (đôi khi còn truyền hình trực tiếp), nhưng với báo in, người viết (phóng viên) thường có một khoảng thời gian nào đó phải cầm bút ngồi trước trang giấy trắng. Thời gian này tạo ra một khoảng cách lùi xa cần thiết đôi với sự kiện. Nhờ đó, phóng viên có điều kiện suy nghĩ, cân nhắc chắt lọc lại thông tin, có thời giờ để chọn lựa một góc nhìn hoặc một cách tiếp cận thích hợp, phôi kiểm lại tin tức hoặc bổ sung tư liệu và bối cảnh, và nếu cần, có thể diễn giải hoặc bình luận về sự kiện một cách cặn kẽ hơn và đầy đủ hơn.

Đối với người đọc: vì được in trên giấy, nên họ có thể cầm tờ báo đọc ở hầu như bất cứ đâu mà mình muốn (trên xe buýt, lúc ngồi chờ…); vả lại mẩu thông tin trên báo có thể được đọc đi, đọc lại, nghiền ngẫm, sau đó còn có thể đưa tờ báo cho người khác xem, và thậm chí cắt lại để lưu giữ, nếu muốn - nghĩa là tờ báo cũng có nhiều khía cạnh tiện dụng hơn so với cái ti-vi hay cái rađiô.

Chính vì ý thức về vai trò quan trọng của chữ viết nói chung, cũng như về nguy cơ mai một của ngành báo in nói riêng trước sức hấp dẫn khó lòng cưỡng lại của truyền hình, mà tại nhiều nước, người ta đã có nhiều sáng kiến và nỗ lực khác nhau để vận động đọc báo ngay từ tuổi học trò. Một cuộc thí nghiệm của giáo sư Ake Edfeldt, thuộc Đại học Stockholm ở Thụy Điển đã chứng minh: đối với học sinh vỡ lòng, đứa nào có tập đọc thêm bằng cách đọc báo thì tiến bộ nhanh hơn gấp đôi so với những đứa chỉ tập đọc qua sách giáo khoa ở lớp học mà thôi, và về sau, những học sinh ấy cũng sẽ đọc báo nhiều hơn so với những bạn học sinh khác cùng trang lứa.

Lẽ tất nhiên, mỗi phương tiện truyền thông có những đặc điểm và ưu thế riêng, và vị trí của mỗi phương tiện đều không thể thay thế. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng, trong bối cảnh mà các phương tiện truyền thông thính thị phát triển ngày càng mạnh như hiện nay, chúng ta lại càng cần khẳng định rằng báo in vẫn còn là một phương tiện có vai trò xã hội quan trọng đối với công chúng.

8. Internet, một phương tiện truyền thông mớiThuật ngữ “Internet” lần đầu tiên ra đời ở Mỹ vào năm 1983 khi người ta

lập ra mạng này (một thứ “liên mạng”, hay là mạng của các mạng) trên cơ sở kết nối một số mạng đã có từ trước như Arpanet (lập năm 1969, kết nối dữ liệu giữa Bộ Quốc phòng Mỹ và một số trường đại học ở Mỹ), Usenet (1979, kết nối giữa các đại học) hay CSNet (1982). Nhưng Internet chỉ thực sự phát triển mạnh và lan ra toàn thế giới kể từ năm 1991 trở đi khi người ta tạo ra công nghệ world

Page 234: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

wide web (mạng toàn cầu), song song với những bước phát triển mạnh mẽ của các công nghệ điện tử, viễn thông và tin học.

Việt Nam chính thức nối mạng với Internet từ tháng 11-1997, nhưng phương tiện này lúc đầu phát triển tương đối chậm, và chỉ bắt đầu trở nên tương đối phổ biến trong vòng mấy năm nay. Vào tháng 10-2000, cả nước mới chỉ có khoảng 60.000 người thuê bao Internet. Đến tháng 4-2005, số người thuê bao đã đạt 2,2 triệu người, còn số người sử dụng các dịch vụ Internet lên tới 6,5 triệu người, chiếm tỷ lệ gần 8% dân số cả nước. Mặc dù nhiều tờ báo, nhiều cơ quan nhà nước cũng như nhiều công ty đã mở trang web, nhưng cho đến nay nhìn chung khả năng tận dụng phương tiện mới mẻ này vẫn còn khá yếu ớt, nội dung các trang web cũng còn nghèo nàn. Xu hướng đầu tư vào lĩnh vực này, nhất là trong các cơ quan và tổ chức của nhà nước, chủ yếu vẫn dừng lại ở sắm máy, chứ không sắm phần mềm và cũng không ứng dụng các khả năng của tin học vào công tác quản lý. Trong bảng xếp hạng các nước về “tính sẵn sàng điện tử” trong môi trường kinh doanh do tổ chức Economist Intelligence Unit (EIU) ở Anh thực hiện, năm 2005 Việt Nam đứng thứ 61, tụt một hạng so với năm 2004, trên tổng số 65 nước trong danh sách, tức là gần chót bảng.

Sau thời gian lạc quan ban đầu về phương tiện Internet, khoảng một hai năm gần đây dư luận bắt đầu lên tiếng cảnh báo về những hậu quả xấu có thể có do tiếp cận với phương tiện này, đến mức xuất hiện cả một thuật ngữ mới là “nạn Internet đen”. Từ hiện tượng thanh thiếu niên và sinh viên tò mò vào Internet để tìm xem các trang web có nội dung khai thác tình dục, cho đến chuyện những thước phim tình dục quay lén bị tung lên mạng như “Nữ sinh Hải Phòng”, “Phim 10 người” hay phim liên quan tới diễn viên Y.V. Trong khi đó, không dễ gì ngăn chặn được bằng những “bức tường lửa” (firewalls) vì giới thạo nghề hay dân hacker vẫn có những thủ thuật bẻ khóa, và trong thực tế nhiều trang web tình dục sau khi bị “đánh sập” đã khôi phục hoạt động trở lại sau vài chục tiếng đồng hồ… Thực ra, đây cũng là những nguy cơ trong việc sử dụng Internet mà nước nào cũng gặp phải. Ngoài những nguy cơ của các trang web khiêu dâm như vừa nói, người ta còn kể tới những nguy cơ khác như những nội dung kích thích bạo lực (trong đó có những trang web tạo điều kiện cho các băng nhóm tội phạm hoặc khủng bố), nguy cơ vi phạm tác quyền trong các lĩnh vực sách vở, âm nhạc, phim ảnh, phần mềm… hay nguy cơ xâm phạm các quyền tự do của cá nhân do việc lưu trữ những thông tin liên quan tới cá nhân…

Page 235: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Trong thập niên 1990, sự xuất hiện của Internet đã nhanh chóng gây ra một làn sóng dư luận khá ồn ào trên khắp thế giới về những khả năng đầy hứa hẹn của nó, ngay cả trước khi nó được sử dụng một cách phổ biến. Nhiều người đã vội vã coi đây là cơ hội để thiết lập một “ngôi làng toàn cầu” dựa trên trí tuệ và trên sự tự do trao đổi thông tin một cách bình đẳng và tức thì, vượt ra ngoài các biên giới quốc gia. Họ cho rằng khi mà mọi cá nhân đều có thể liên lạc, tiếp xúc với nhau một cách nặc danh hay không nặc danh, Internet sẽ đánh dấu sự kết thúc của tình trạng phân hóa xã hội, hình thành nên một trí tuệ tập thể, giải phóng con người khỏi thứ văn hóa đại chúng mà phương tiện truyền hình đã từng áp đặt lên trên cá nhân.

Đáng chú ý trong số các tác giả nghiên cứu về các công nghệ truyền thông mới là Manuel Castells, người tự nhận là chịu ảnh hưởng của McLuhan, Innis và Baudrillard. Trong một loạt công trình nghiên cứu của mình từ năm 1996 tới 1998 - thời gian xuất hiện những thuật ngữ rất thịnh hành như “xa lộ thông tin” cinformation highway) trong chính phủ Mỹ hay “xã hội thông tin” (information society) trong ủy ban châu Âu-Castells cho rằng đang hình thành một “xã hội mới” đặt nền tảng trên “chủ nghĩa tư bản thông tin” ( informational capitalism) và trên một nền “văn hóa của thực tại ảo” (culture of real virtuality). Ông lập luận rằng quá trình toàn cầu hóa sẽ tác động tới chủ nghĩa tư bản bằng cách gia tăng các dòng lưu chuyển (đặc biệt là về tài chánh), các công nghệ thông tin khi phá vỡ những giới hạn về không gian và thời gian sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản này và đồng thời xóa bỏ tình trạng phân hóa và phân biệt đẳng cấp trong xã hội. Luận điểm của Castells bộc lộ rõ rệt quan điểm quyết định luận kỹ thuật: theo ông, xã hội không phải chỉ chịu ảnh hưởng của các công nghệ thông tin, mà đơn giản là nó đồng hóa với các công nghệ thông tin. Theo lời ông viết trong quyển Xã hội nối mạng, “kỹ thuật là xã hội”.

Nếu trong những năm 1970-1980, có những người nói tới khái niệm “teledemocracy” (dân chủ dựa trên truyền hình, viễn thông và tin học), thì trong những năm 1990, người ta đặt ra khái niệm “dân chủ điện tử” (electronic democracy hay cyberdemocracy), với ước mơ rằng qua các phương tiện điện tử, theo Benjamin Barber, người ta có thể kiến tạo một xã hội trong đó các công dân có đầy đủ hiểu biết, tự do phát biểu ý kiến qua các diễn đàn điện tử, trực tiếp đề cử và bãi nhiệm các vị đại biểu…, nói tóm lại là một nền dân chủ trực tiếp và vững chắc.

Page 236: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Vào thập niên 1960, truyền hình đã được coi như có khả năng dẫn đến một cuộc cách mạng trong xã hội nhờ vào âm thanh và hình ảnh (theo luận điểm của McLuhan), nhưng huyền thoại này tan biến nhanh chóng. Trong thập niên 1990, người ta lại tiếp tục chứng kiến sự ra đời của một huyền thoại mới liên quan tới Internet. Nhiều người hùng hồn ca ngợi khả năng thần kỳ vô song của Internet cũng như của chiếc máy vi tính, và không ngần ngại khẳng định rằng người ta có thể có ngay bất kỳ thông tin gì mình muốn vào bất cứ lúc nào ở bất cứ đâu, làm như thể chỉ cần vài cái “click” chuột là người ta có thể đạt tới chân lý hay nắm bắt được cả thế giới!

Có nhất thiết ai cũng phải biết vi tính?

“Xã hội thông tin”? Đây là một thuật ngữ phi lý. Theo ông Mika Pantzar, chuyên viên của Viện nghiên cứu tiêu dùng Phần Lan, sự ‘dân chủ hóa thông tin’ sẽ không xảy ra, và không nhất thiết mọi người đều phải biết sử dụng máy tính, thế nhưng sự gian trá của giới tiếp thị tin học cứ muốn mọi người phải tin điều này…

Ông Pantzar phản đối ý kiến cho rằng xã hội thông tin sẽ dẫn tới một thế giới tốt hơn, nơi mà sự cảm thông và sự khoan dung sẽ thắng thế sự bạo tàn. Thật vậy, kể từ khi phát triển bưu điện và điện thoại đến nay, bất cứ tiến bộ kỹ thuật mới nào cũng đều được coi như một cơ hội để giảm thiểu những cuộc xung đột giữa con người với nhau. Ngày nay, chính các công nghệ thông tin đang là đối tượng của nhãn giới lạc quan này, đặc biệt là ở Phần Lan [Phần Lan được coi là nước có tỷ lệ nối mạng Internet cao nhất thế giới]”.

“Nhiều người thường nghĩ rằng tình trạng phân bố bất bình đẳng về tri thức và thông tin chính là nguyên nhân gây ra các vụ xung đột và tranh chấp. Vì thế, những vụ xung đột cũng như những dị biệt về văn hóa sẽ biến mất khi thông tin được quảng bá rộng rãi hơn… Ông Pantzar cho rằng việc quảng bá thông tin sẽ chẳng làm thay đổi được gì tình hình này. Ngược lại, sự gia tăng về khối lượng thông tin có nguy cơ khoét sâu thêm hố cách biệt… Ông cũng không tin rằng các mạng máy tính sẽ dẫn đến chỗ dân chủ hóa thông tin. Ngược lại, theo ông, quyền lực của các chuyên gia và của những người trung gian sẽ càng mạnh hơn”.

“Người ta nói rằng trong tương lai, không ai có thể sống được nếu không biết sử dụng máy tính. Ông Pantzar cũng bác bỏ cả ý kiến này và ông nhắc lại rằng, hồi thập niên 1970, ai cũng nói là phải biết lập trình cho máy tính. ‘Ý tưởng cho rằng ai cũng phải biết máy tính là một quan điểm cực kỳ độc tài.’ Theo ông,

Page 237: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

cơn cuồng loạn đổ xô chạy theo kỹ thuật phần lớn là do các phương tiện truyền thông đại chúng gây ra. Thật vậy, nhiều người đi sắm cái máy tính chỉ vì ‘thấy ai cũng có một cái’… Ông nhắc lại rằng hiện nay vẫn có những người tiếp tục sống bình thường mà không cần cái bằng lái xe hơi, mặc dù chiếc xe hơi, ít nhất là cho đến nay, là một phương tiện đã ảnh hưởng tới diện mạo của các nước công nghiệp nhiều hơn so với ngành tin học…”

(Hannu Sokala, “Một sự gian trá to lớn mang tên là Internet” Helsingin Sanomat (Helsinki, Phần Lan), trích trong Courrier international, 20-2-1997, trang 31.)

Internet là một phương tiện truyền thông (media), hay nói cách khác là một công cụ kỹ thuật được dùng để truyền thông. Sở dĩ nó có những tiềm năng phong phú, chính là do tính chất “đa phương tiện” (multimedia) của nó: nó có thể làm việc được với cả âm thanh, hình ảnh, lẫn văn bản - điều mà các phương tiện truyền thông cũ như giấy in hay phát thanh và truyền hình đều không làm được. Một chiếc máy tính kết nối với Internet có thể gửi đi và nhận về các văn bản, thư từ, hình ảnh tĩnh hoặc động, âm nhạc, hoặc tham khảo các cơ sở dữ liệu từ xa.

Nhưng Internet không phải là một khái niệm thuần nhất; nó là một hệ thống phức hợp bao gồm nhiều loại công cụ với nhiều loại chức năng khác nhau. Những chiếc máy chủ chứa dữ liệu chẳng hạn, thường chỉ là công cụ tìm kiếm, là nơi mang chức năng lưu trữ thông tin để người ta truy cập, chứ không hẳn mang chức năng truyền thông. Công cụ thư điện tử (e-mail) chủ yếu là một phương tiện truyền thông liên cá nhân. Trong khi đó, trong số vô vàn các trang web, có trang mang tính chất truyền thông dại chúng, có trang chỉ mang tính chất truyền thông chuyên biệt trong một nhóm người hạn hẹp nào đó. (trang web nội bộ của một công ty chẳng hạn). Có những trang web báo chí đóng vai trò cũng không khác gì mấy so với những tờ báo in, và cũng có những trang chỉ đơn giản nhằm mục tiêu quảng cáo và giới thiệu sản phẩm hàng hóa, tương tự như các ap-phích quảng cáo hay tờ bướm in trên giấy… Như vậy, Internet là nơi chứa “hằm bà lằng” đủ mọi thứ, từ những công cụ quản lý tài chính của nhà kinh doanh chứng khoán, thư điện tử cá nhân, những trang web khiêu dâm, những tờ báo trực tuyến, những công cụ làm việc từ xa…

Nếu Internet có đem lại điều gì thực sự mới mẻ so với các phương tiện truyền thông cũ, thì đó là việc nó nối kết giữa các máy tính với nhau. Và từ đặc trưng này, nó mở ra khả năng tương tác (interactive) giữa các cá nhân với nhau cũng như với các trang web. “Internet là một công cụ tuyệt diệu để nối kết và lưu

Page 238: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

trữ dữ liệu, nhưng tự nó hoàn toàn không có bất cứ một phẩm chất cao siêu nào có thể giúp chúng ta đạt tới một thứ tư duy toàn cầu mới. Nó không cung cấp cho chúng ta những cái chìa khóa để hiểu được những dữ liệu mà nó dung chứa, cũng như không có nguồn thông tin nào mà không cần sự giải thích và sự sắp xếp lại.

Do tính phổ dụng của nó, tính uyển chuyển, linh hoạt của nó, cũng như do chi phí sử dụng nó ngày càng rẻ, nên nhiều người nghĩ rằng trong tương lai Internet sẽ trở thành một phương tiện truyền thông độc tôn. Mặc dù hiện nay đã bắt đầu có hiện tượng cạnh tranh và Internet có ảnh hưởng phần nào tới số lượng độc giả báo in hay khán giả truyền hình chẳng hạn, nhưng theo Eric Maigret, xu hướng sát nhập về kỹ thuật của một số phương tiện truyền thông không có nghĩa là Internet sẽ triệt tiêu những phương tiện truyền thông đang tồn tại. Khi dự báo về xu hướng phát triển của truyền hình vào những năm 1960, McLuhan từng đưa ra giả thuyết là truyền hình sẽ thay thế các phương tiện truyền thông cũ như đài phát thanh và báo in, nhưng thực tế cho thấy điều này không hề xảy ra. Mỹ là nước có mức độ phát triển truyền hình và Internet mạnh nhất thế giới, nhưng vẫn là nước có sô lượng công chúng đi xem phim ở ngoài rạp cao nhất, chứ không hề giảm sút. Công nghệ sách điện tử là một thành tựu kỹ thuật mới mẻ, nhưng cho đến nay nó vẫn dậm chân tại chỗ về mặt thương mại, đơn giản là vì nó gây nhiều bất tiện cho người đọc. Quyển sách in trên giấy, theo Maigret, cho đến giờ vẫn có thể được coi là một “công cụ kỹ thuật cao”, vì nó cho phép người ta đọc mà không bị hại mắt như khi đọc trên màn hình điện tử; người ta có thể đọc một cách thong thả, nhưng cũng có thể đọc rất nhanh, nhanh hơn nhiều so với việc đọc trên màn hình, vì người ta có thể lật qua các trang sách hết sức dễ dàng, và cũng tiện lợi hơn nhiều khi cần đánh dấu hay ghi chú vào trang sách. Hiện nay, sách điện tử chỉ phát triển mạnh ở những loại như từ điển bách khoa (vì giá những bộ này in trên giấy rất đắt tiền), sách chuyên ngành (những đĩa CD-Rom văn hóa-nghệ thuật chẳng hạn), hay những cuốn sách không còn tái bản trên giây nữa.

Nhiều tờ báo hiện nay đã có trang web, phần lớn là miễn phí, nhưng nhiều tờ chỉ đưa lên một phần nội dung mà thôi, chứ không đưa hết, và đôi khi độc giả phải trả tiền khi muốn đọc sâu vào một hồ sơ nào đó trong kho lưu trữ của tờ báo. Những cuộc điều tra về các tờ báo trực tuyến cho thấy tuy “ấn bản” điện tử lúc đầu có làm giảm sút phần nào số lượng độc giả của ấn bản thường, nhưng xu hướng mạnh hơn sau đó là chính “ấn bản” điện tử lôi kéo được thêm độc giả cho báo in, điển hình như trường hợp tờ Wall Street Journal (phát hành gần hai triệu

Page 239: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

ấn bản trên giấy mỗi kỳ, cộng với 350.000 người đăng ký đọc báo trực tuyến, có trả tiền). Độc giả của báo trực tuyến thường là những người cần đọc nhiều tin tức, và phần lớn cũng đã và đang là độc giả của báo in; tập quán đọc báo trực tuyến và tập quán đọc báo in thường bổ sung cho nhau, chứ không loại trừ nhau - tức là không phải vì có báo trực tuyến mà bỏ báo in.

Xét về ý nghĩa xã hội của phương tiện Internet, Dominique Wolton, một nhà xã hội học về truyền thông đại chúng, cho rằng chỗ khuyết (tức là cái thiếu) cửa Internet chính là câp độ quốc gia và chủ thể công dân. Internet đáp ứng cái lô-gic “cầu” hơn là lô-gic “cung”, và do đó nó làm “vỡ vụn” không gian công cộng hơn là tăng cường cho không gian này. Nó không có tác dụng nối kết giống như các phương tiện truyền thông đại chúng trước đó, bởi lẽ theo lô-gic “cầu”, người sử dụng chỉ lo đi tìm cái mình cần, cái mình muốn, chứ không quan tâm tới những điều mà người khác muốn nói với mình. Và điều này cuối cùng dẫn tới hệ quả là làm cho cá nhân trở nên cô lập trong xã hội. Tocqueville từng nói rằng tư duy chỉ khởi sự khi người ta bắt đầu tin vào lời người khác. Con người không thể nào tự mình suy nghĩ tất cả mọi thứ, tự mình lý giải mọi chuyện trên đời. Chính vì thế mới có vai trò quan trọng của những người “trung gian” trong lĩnh vực truyền thông đại chúng, như các nhà báo, các nhà chính trị, các công dân… Một trong những đặc trưng quan trọng trong lĩnh vực truyền thông đại chúng mà người ta không nên quên, đó là xem với người khác, xem cái mà người khác đã xem (hay đã đọc), theo dõi những chuyện được coi là đáng quan tâm, đáng đưa ra bàn luận với nhau.

Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên tuyệt đối hóa luận điểm trên đây của Wolton, bởi lẽ Internet dù sao cũng chỉ là một trong số các phương tiện truyền thông khác đang tồn tại. Một số tác giả đã đưa ra những cái nhìn khác về vấn đề này. Serge Soudoplatoff nhận định rằng lịch sử của phương tiện Internet tương ứng với sự đụng độ giữa hai quan niệm khác nhau về cách thức tổ chức và quản trị con người và công cụ. Một bên là phương thức tập trung hóa, theo mô hình có trật tự thứ bậc và đẳng cấp, còn một bên là trải ra thành những mạng lưới nối kết giữa những người có cùng mối quan tâm hoặc cùng lợi ích. Theo Soudoplatoff, sự thành công đáng kinh ngạc của Internet cho thây rằng người ta có thể có những mô hình quản trị khác hiệu nghiệm hơn so với những mô hình truyền thống dựa trên thứ bậc đẳng cấp: lô-gic của Internet là chia sẻ quyền lực, nó là một công cụ tương tác và giao dịch giữa những tác nhân tích cực và ngang hàng với nhau, chứ

Page 240: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

không phải giữa một trung tâm phát sóng với những khán giả thụ động như trong phương tiện truyền hình.

Anthony Giddens và Ulrich Beck cho rằng sự phát triển của các công nghệ thông tin và vi điện tử là một trong những điều kiện vật chất quan trọng làm thay đổi diện mạo các quan hệ xã hội, nhất là trong bối cảnh mà những làn ranh của các định chế chính trị truyền thống dần dần bị xóa nhòa, nhường chỗ cho sự tham gia ngày một tích cực hơn của các cá nhân trong các “xã hội phản tỉnh” (reflexive society) phá vỡ sự độc quyền phát ngôn của các chuyên gia trong các lĩnh vực khoa học cũng như chính trị. Trong các xã hội hiện đại, việc thảo luận và việc ra quyết định trong nhiều trường hợp đã vượt ra khỏi những vũ đài chính trị truyền thông như quốc hội hay chính phủ, cũng như vượt ra khỏi khuôn khổ của hình thức dân chủ đại diện. Những tầng lớp dân chúng bình thường hay những nhóm thiểu số vốn trước đây không có quyền phát ngôn, nay có nhiều cơ hội hơn để lên tiếng. Các cá nhân giờ đây ngày càng có điều kiện tiếp cận trực tiếp những thông tin vốn trước đây phải thông qua sự chọn lọc của các nhà báo. Nhưng điều này không có nghĩa là xã hội bây giờ không còn cần đến vai trò của những người “trung gian” nữa (như nhà báo, nhà chính trị…), mà có nghĩa là thẩm quyền của những vai trò này chỉ còn mang tính chất tương đốì, và cách thức hoạt động của họ cũng phải thay đổi. James Carey nhận xét rằng ngày nay người ta có quyền đòi hỏi nhiều hơn đối với những vai trò trung gian ấy, và buộc họ không thể tiếp tục làm việc dựa trên những mô hình của thế kỷ XIX. Hẳn nhiên đây là cũng điều mà giới làm báo cần tiếp tục suy nghĩ, nhất là về tính chất nghề nghiệp của mình, trong thời đại mà Internet và các công nghệ thông tin mới ngày càng lan rộng trong xã hội.

9. Truyền thông và phát triểnKhi phân tích mối quan hệ giữa các hệ thống truyền thông với các hệ

thống xã hội, Daniel Lerner đã phân biệt hai loại hình hệ thông truyền thông chính, đó là các hệ thống thông đại chúng, và các hệ thống thông hay truyền miệng (oral). Và ông cho rằng một trong những điều kiện và đặc điểm của quá trình chuyển đổi từ các xã hội cổ truyền sang các xã hội hiện đại chính là sự chuyển tiếp từ các hệ thống truyền thông bằng miệng sang các hệ thống truyền thông đại chúng. Lerner trình bày những điểm khác biệt giữa hai hệ thống truyền thông này như sau (xem bảng 18).

Bảng 18. Đặc điểm của truyền thông chúng truyền thông truyền miệng

Page 241: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Các hệ thống truyền thông đại chúng

Các hệ thống truyền thông truyền miệng

Kênh truyền thông Các phương tiện truyền thông đại chúng (báo chí, phát thanh, truyền hình,…)

Truyền miệng (mặt đối mặt)

Đối tượng truyền thông

Đại chúng (đa dạng về tầng lớp xã hội)

Các nhóm sơ cấp (thuần nhất)

Nguồn phát tin Mang tính chất chuyên nghiệp

Theo tôn ti trật tự (vị thế xã hội)

Nội dung [mang tính chất tường thuật]

[mang tính chất mệnh lệnh]

(Nguồn: Daniel Lerner, bđd, tr. 131)

Các hệ thống truyền thông đại chúng (thông qua các phương tiện như báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình…) mang một số đặc điểm như sau: do những tổ chức chuyên nghiệp đảm trách; đưa thông tin ra các giới công chúng khác nhau một cách rộng rãi mà không phân biệt ai với ai; và nội dung thông điệp chủ yếu mang tính chất mô tả hay tường thuật chứ không phải là ra lệnh. Trong khi đó, đặc điểm của các hệ thông truyền thông truyền miệng, theo mô tả của các nhà dân tộc học, là truyền đạt thông tin bằng cách nói trực tiếp (mặt đối mặt), và nội dung các thông điệp chủ yếu mang tính chất mệnh lệnh (thí dụ: thời xưa, cửa quan thường ra thông báo về sưu thuế, phu dịch, tuyển mộ binh lính…). Những thông điệp này được phát ra theo hệ thống tôn ti trật tự trong xã hội, và thường được tiếp tục loan truyền đi thông qua các “nhóm sơ cấp” như gia đình, bạn bè, nhóm đồng nghiệp… bằng cách người này nói lại với người khác.

Lẽ tất nhiên, sự phân biệt giữa hai hệ thông truyền thông trên đây chỉ một sự phân biệt trừu tượng về mặt lý thuyết, bởi lẽ trong thực tế, người ta thường thấy rằng ở nhiều xã hội, cả hai hệ thống này cùng tồn tại hoặc đan xen vào nhau. Tuy nhiên, theo Lerner, thực tế lịch sử thế giới cho đến nay đã chứng tỏ rằng phần lớn các xã hội đều có chiều hướng chuyển đổi từ hệ thống truyền thông truyền miệng sang hệ thống truyền thông đại chúng. Và quá trình này luôn luôn đi kèm quá trình phát triển của các xã hội. Theo Lerner, đặc trưng của hệ thống truyền thông bằng miệng là tồn tại chủ yếu ở các vùng nông thôn, và thường không dùng chữ viết; ngược lại, đặc trưng của hệ thống truyền thông đại chúng là xuất hiện ở các vùng-đô thị, và chủ yếu dựa trên chữ viết.

Page 242: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Lerner cho rằng điều quan trọng là sự thay đổi trong ứng xử truyền thông này (chuyển từ truyền thông truyền miệng sang truyền thông đại chúng) có liên quan chặt chẽ với những thay đổi khác về ứng xử trong hệ thống xã hội, bởi lẽ sự thay đổi về phương thức truyền thông còn bắt nguồn từ (và chịu tác động của) nhiều nhân tố xã hội khác. Từ đó, Lerner đi đến kết luận rằng “một hệ thống truyền thông chính dấu và cũng đồng thời là một tác nhân của sự thay trong toàn thống xã hội." Nói cách khác, hệ thống truyền thông là “dấu chỉ” phản ánh trình độ phát triển của xã hội, và mặt khác, khi đã chuyển sang hệ thống truyền thông đại chúng thì chính điều này cũng có thể trở thành một trong những động lực của sự phát triển của xã hội.

Theo Jean Stoetzel, trong một xã hội cổ truyền, vốn mang đặc trưng là các mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân (chưa có truyền thông đại chúng), vị thế của mỗi người thường được xác lập bởi cái mà anh ta là, tức là do anh ta thuộc gia đình nào, dòng tộc nào, có những mối liên hệ thế nào với những người xung quanh. Trong khi đó, ở một xã hội hiện đại, vị thế của mỗi người được hình thành phần lớn từ những cái mà anh ta do các công việc và chức năng mà anh ta đảm nhiệm trong xã hội; và trong môi trường này, cá nhẩn giữ mối dây liên lạc với cộng đồng chủ yếu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Khả năng biết đọc biết viết là một điểm mấu chốt giúp cho con người hình thành được khả năng hoạt tuệ (hay là tính di động trí tuệ, mobilité psychique) Khả năng này, theo David Lerner, là một thuộc tính đặc trưng của con người trong xã hội hiện đại - một xã hội mà cá nhân ngày càng có thể hội nhập nhiều hơn vào xã hội nhờ các phương tiện truyền thông đại chúng. Khả năng thấu cảm (empathy), tức là khả năng tự đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu được người khác, chính là một trong những nét đặc trưng của khả năng linh hoạt trí tuệ đó, và nó cũng là sợi dây tâm lý-văn hóa nối kết con người với nhau trong những hoạt động hết sức đa dạng của đời sống hàng ngày. Lemer nhấn mạnh rằng chính các phương tiện truyền thông đại chúng là nhân tố góp phần mạnh nhất vào việc rèn luyện khả năng thấu cảm này, khi chúng giúp cho con người tiếp xúc được với rất nhiều tư tưởng khác nhau và biết được những vấn đề công cộng của xã hội.

Trước khi khép lại trang sách này, chúng tôi muốn kết thúc bằng cách giở lại sử sách để suy ngẫm thêm về vai trò và sứ mệnh của báo chí đối với đất nước trong thời đại ngày nay.

Page 243: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

Năm 1867, tức là hai năm sau khi ra đời tờ Gia Định báo, tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên do nhà cầm quyền thuộc địa lập ra, Nguyễn Trường Tộ đã từng đề nghị triều đình cho lập nhà xuất bản và cho ra báo, khi ông viết bản điều trần nổi tiếng mang tên “Tế cấp bát điều”: “Ngoài ra xin đem các tập Ngự chế và các sách của Hàn lâm sách nào hợp với thời vụ ra ban hành… Và cũng xin đặt lệ cho các hiệu sách trong nước nếu muốn khắc bản in phải theo qui định của Triều đình cho sách nào in trước, sách nào in sau. Ngoài ra cần phải ấn hành một tờ nhật báo đăng tải các chiếu, chỉ, sớ, dụ, những việc làm của các bậc có tiếng tăm, những công vụ quốc gia hiện thời cho học sinh đọc để biết công việc trong nước. Đó cũng là một ích lợi lớn (ích lợi ấy rộng rãi như mưa móc thấm nhuần, không thể chỉ ra từng cái được, làm sẽ thấy ngay).”

Sau bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ một phần tư thế kỷ, vào năm 1892, Trương Gia Mô sau khi từ Bến Tre ra Huế làm thừa phái bộ Công cũng viết một bản điều trần gồm năm điểm, trong đó một lần nữa lại đề nghị “mở báo quán”. Tuy nhiên, hai lời đề nghị này của cả Nguyễn Trường Tộ lẫn Trương Gia Mô đều không được triều đình nhà Nguyễn quan tâm.

Sang đầu thế kỷ XX, trên cả nước mới chỉ có một vài tờ báo chữ quốc ngữ in ở Sài Gòn. Năm 1904, các nhà chí sĩ theo tư tưởng Duy tân đã soạn thảo tập minh tân học sách để đề xuất sáu phương kế để mở mang dân trí, trong đó đáng chú ý có phương kế thứ sáu là khuyến khích ra báo, với những lời khuyến cáo khá chi tiết như sau:

“Sáu là mở tòa báo. - Các nước đặt ra báo chí có những danh mục như nhật báo, nguyệt báo, tuần báo, bán nguyệt báo. Thể tài thì chia ra: chính trị, tin tức, thời sự, quảng cáo v.v. Phàm việc trong, việc ngoài, sáng chế mới, tình hình thương mại, cho đến nhà pháp luật, nhà y học, nhà nông, thợ thuyền, thương gia, chẳng giới nào là không có báo. Pháp có hơn 1.230 báo quán, Đức có hơn 2.350 báo quán, Anh có hơn 2.180 báo quán, Nga có hơn 430 báo quán, Mỹ có hơn 14.150 báo quán, Nhật-bản không quận nào không có báo quán, Trung-quốc gần đây cũng mở báo rất nhiều. Dân trí sở dĩ được mở mang là chính nhờ đó. Còn nước ta thì chỉ ở Sài-gòn và Hải-phòng có báo viết bằng chữ Tây, người đọc không mấy! Báo viết bằng chữ Hán chỉ có một tờ Đồng văn thôi.

“(…) Thiết tưởng ở kinh đô ta cũng nên đặt một tòa báo, lựa lấy một vị đại thần làm chủ, lựa một số thân sĩ sung vào; nửa viết bằng chữ nước ta [tức chữ quốc ngữ], nửa viết bằng chữ Hán. Bao nhiêu phép tốt, ý hay, nghề lạ, ngón khéo ở Âu Mỹ, cùng là những việc xưa nay ở nước ta, hoặc những lời và việc tìm được

Page 244: Xà HỘI HỌC BÁO CHÍ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/739.XaHoiHocBaoChi.docx  · Web viewxà hỘi hỌc bÁo chÍ. trần hữu quang. nhÀ xuẤt bẢn trẺ . thỜi

trong sách và đáng nêu làm kiểu mẫu, hoặc những bài thiết thực về thời sự góp nhặt được trong sách luận bài thi, hoặc có người đặc biệt trong đám nhân tài, hoặc có kỹ thuật mới có ích lợi cho nước nhà và do giới công nghệ mới tìm ra, thì đều đăng hết lên báo để cho mọi người cùng biết. Giá báo thì tính rẻ và cứ theo ngày đã định, gửi cho các quan lại lớn nhỏ trong ngoài; và các thôn, các xã mỗi nơi một tờ. Trong dân gian nếu có ai bỏ tiền ra mua riêng thì có thưởng. Những kẻ thừa hành phát báo nếu để chậm không đúng kỳ, đúng lệ thì có phạt. Cái lợi thu được đã đủ để chi tiêu về việc nhà báo, và nhờ báo chương rồi sẽ phá tan được cái giới câu nệ, tối tăm.”(những chỗ in nghiêng là do chúng tôi, T.H.Q.)

Nguyện ước của các nhà chí sĩ vang vọng cách nay đúng một thế kỷ thiết tưởng đến giờ vẫn chưa mất đi ý nghĩa thời sự, có khác chăng là báo chí lẫn các phương tiện truyền thông thính- thị và điện tử trong thời đại ngày nay mang tầm vóc rộng lớn hơn nhiều và có ảnh hưởng ngày càng sâu xa hơn trong đời sống xã hội hiện đại…