xã hội 5 năm 2011

64
TỈNH ỦY LÂM ĐỒNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM * Đà Lạt, ngày tháng năm 2015 Số -BC/TU Dự thảo BÁO CÁO Tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020. Phần thứ nhất Tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 A. Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IX Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ IX và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 của tỉnh Lâm Đồng được triển khai thực hiện trong bối cảnh có nhiều thuận lợi: Việt Nam hội nhập ngày càng sâu, rộng vào kinh tế thế giới và khu vực; nhiều chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật mới của Nhà nước nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và tình hình của quốc gia; các chính sách của tỉnh đã và đang phát huy hiệu quả; hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật của tỉnh đã có bước phát triển, tình hình chính trị, xã hội ổn định tạo được sự đồng thuận trong nhân dân, an sinh xã hội được đảm bảo. Bên cạnh đó, cũng có những khó khăn, thách thức như: tình hình an ninh, chính trị ở nhiều nơi trên thế giới diễn biến hết sức phức tạp; sự suy giảm kinh tế toàn cầu và cuộc khủng hoảng nợ công xảy trên nhiều quốc gia; một số yếu tố của kinh tế vĩ mô chưa ổn định; đầu nhiệm kỳ lạm phát tăng cao,

Upload: trinhthien

Post on 05-Feb-2017

216 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: xã hội 5 năm 2011

TỈNH ỦY LÂM ĐỒNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM * Đà Lạt, ngày tháng năm 2015 Số -BC/TU Dự thảo

BÁO CÁOTình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015;

phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020.

Phần thứ nhấtTình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015

A. Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IX

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ IX và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 của tỉnh Lâm Đồng được triển khai thực hiện trong bối cảnh có nhiều thuận lợi: Việt Nam hội nhập ngày càng sâu, rộng vào kinh tế thế giới và khu vực; nhiều chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật mới của Nhà nước nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và tình hình của quốc gia; các chính sách của tỉnh đã và đang phát huy hiệu quả; hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật của tỉnh đã có bước phát triển, tình hình chính trị, xã hội ổn định tạo được sự đồng thuận trong nhân dân, an sinh xã hội được đảm bảo. Bên cạnh đó, cũng có những khó khăn, thách thức như: tình hình an ninh, chính trị ở nhiều nơi trên thế giới diễn biến hết sức phức tạp; sự suy giảm kinh tế toàn cầu và cuộc khủng hoảng nợ công xảy trên nhiều quốc gia; một số yếu tố của kinh tế vĩ mô chưa ổn định; đầu nhiệm kỳ lạm phát tăng cao, hoạt động sản xuất, kinh doanh khó khăn; thị trường tiêu thụ sản phẩm bị thu hẹp, các giao dịch về bất động sản ngưng trệ; tình hình thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp; giá cả các loại vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu tăng, giảm bất thường,…đã tác động nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tăng trưởng của một số ngành, lĩnh vực và đời sống nhân dân.

Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, sự giám sát có hiệu quả của HĐND tỉnh, sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, sự quan tâm, giúp đỡ của Chính phủ và các bộ, ngành trung ương, đồng thời với sự nỗ lực vượt qua những khó khăn của các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh nên đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ IX đã đề ra.

B. Những kết quả đạt đượcI. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu tổng hợp của Nghị quyết Đại hội đại

biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ IX:1. Về kinh tế:- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm (giá SS 1994) đạt 14,1% (NQ:

15 - 16%). Trong đó: Ngành nông, lâm, thuỷ sản tăng 8,4% (NQ: 7,8 - 8,3%); công

Page 2: xã hội 5 năm 2011

nghiệp, xây dựng tăng 20,5% (NQ: 22,5 - 24,1%); dịch vụ tăng 17,5% (NQ: 19 - 20%);

- Cơ cấu kinh tế (giá hiện hành): Ngành nông, lâm, thủy sản 36,0% (NQ: 36,8 - 37%); ngành công nghiệp, xây dựng 28,0% (NQ: 26,8 - 28%); ngành dịch vụ 36,0% (NQ: 35,2 - 35,8%);

- GDP bình quân đầu người năm 2015 ước đạt 52,2 triệu đồng (NQ: 44,5 -46,2 triệu đồng), gấp 2,6 lần so với năm 2010;

- Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 2011 - 2015 ước đạt 1.749 triệu USD (NQ: 2.860 triệu USD), bằng 61,1%; tăng bình quân 16%/năm;

- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn thời kỳ 2011 - 2015 ước 80.924 tỷ đồng (NQ: 84.000 - 85.000 tỷ đồng), đạt 96,3%; bằng 33,3% GDP của giai đoạn 2011 - 2015;

- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thời kỳ 2011 - 2015 đạt khoảng 25.170 tỷ đồng (NQ: 29.800 - 30.500 tỷ đồng), đạt 84,5% kế hoạch, tốc độ tăng thu bình quân hàng năm đạt 12,94%, tỷ lệ huy động so với GDP bình quân đạt 10,37%. Trong đó: Thuế phí đạt khoảng 13.104 tỷ đồng, bằng 68,3% kế hoạch, tỷ lệ huy động thuế, phí so với GDP bình quân đạt 5,4%.

2. Về văn hóa - xã hội:- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,26% vào năm 2015 (NQ < 1,3%);- Giải quyết việc làm 29.460 người/năm (NQ: 28.000 - 30.000 người/năm);

tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50% (NQ: 35 - 40%); - Đến cuối năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn dưới 2% (NQ: dưới 2%),

trong đó hộ đồng bào dân tộc còn dưới 6% (NQ dưới 8%);- Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi đến năm 2015 còn dưới 14,1%

(NQ < 15%);- Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi tốt nghiệp trung học phổ thông và tương

đương đạt 70% (NQ: 70%);- Có 43 xã cơ bản đạt tiêu chí nông thôn mới, bằng 36,75% số xã toàn tỉnh

(NQ ít nhất 30% số xã toàn tỉnh);- Có 34,7% xã, phường, thị trấn đạt danh hiệu văn hóa (NQ: 30%); 86,7% số

khu dân cư (thôn, tổ dân phố) được công nhận danh hiệu văn hóa (NQ: 75%); 95% số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được công nhận danh hiệu văn hóa (NQ: 95%); 86% hộ gia đình đạt và giữ vững danh hiệu gia đình văn hóa (NQ: 85%).

3. Về môi trường:- Tỷ lệ độ che phủ rừng (theo số liệu và phương pháp kiểm kê rừng năm

2014) 52,5% (NQ: 60,4%);- Tỷ lệ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh 85% (NQ: 85%);- Tỷ lệ dân đô thị sử dụng nước sạch đạt 65% (NQ: 90%).

2

Page 3: xã hội 5 năm 2011

II. Kết quả phát triển trên lĩnh vực kinh tế:1. Phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới:1.1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản: Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2011 - 2015 tăng bình

quân 8,4%/năm. Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp đến năm 2015: trồng trọt 82%, chăn nuôi 15%, dịch vụ 3%. Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích thu hoạch (không bao gồm diện tích cây lâu năm đang trong thời kỳ XDCB) đến năm 2015 đạt 145 triệu đồng/ha (NQ 120 triệu đồng/ha).

a) Trồng trọt: phát triển tương đối toàn diện cả chiều rộng lẫn chiều sâu, trình độ canh tác đã có sự phát triển vượt bậc, chất lượng sản phẩm nông nghiệp ngày càng được cải thiện. Cơ cấu cây trồng dịch chuyển theo đúng định hướng, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của từng vùng sinh thái. Ước tổng diện tích gieo trồng đến năm 2015 là 342.870 ha, tăng 9,1% so với năm 2010(1). Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh, khâu làm đất được cơ giới hóa trên 95%(2).

Thông qua việc đẩy mạnh công tác khuyến nông, chuyển đổi giống và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật đã làm cho năng suất phần lớn các cây trồng đều tăng qua các năm(3). Một số cây trồng đạt giá trị kinh tế cao như: rau bình quân 250 triệu đồng/ha/năm, cà phê 95 - 100 triệu đồng/ha/năm, hoa trên 500 triệu đồng/ha/năm.

Tổng diện tích sản xuất nông nghiệp công nghệ cao 39.237 ha bằng 150% mục tiêu Nghị quyết 05-NQ/TU(4). Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đạt 30% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp; năng suất, giá trị sản phẩm cây trồng, vật nuôi khi áp dụng công nghệ cao tăng bình quân từ 25 - 30%, giúp tăng lợi nhuận cho người sản xuất đạt trên 40% so với doanh thu.

b) Chăn nuôi tiếp tục phát triển và chuyển dịch theo hướng tăng dần các loại giống vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Đặc biệt trong những năm qua, đàn bò sữa có sự tăng trưởng vượt bậc(5).

c) Công tác phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi được các cấp, các ngành, các địa phương quan tâm thực hiện với nhiều biện pháp nhằm chủ động phòng trừ; khi phát sinh dịch bệnh đã kịp thời khoanh vùng và thực hiện các biện pháp cần thiết để xử lý, không để lây lan trên diện rộng, hạn chế và giảm thiểu thiệt hại cho người sản xuất. Thực hiện nghiêm việc kiểm dịch đối với gia súc, gia cầm, vận chuyển phân gia súc, gia cầm ra vào tỉnh,... Các cơ quan chức năng đã tổ

1) Trong đó ( so với năm 2010) diện tích lúa 32.203 ha, sản lượng 163.465 tấn, tăng 15,3%; rau 53.667 ha, sản lượng ước đạt 1,91 triệu tấn, tăng 51,6% so; hoa 7.430 ha, sản lượng 2,54 tỷ cành, tăng 2,3 lần so với năm 2010; cà phê 152.275 ha, sản lượng 407.607 tấn, tăng 22,8%; cây chè 23.547 ha, sản lượng 250.234 tấn, tăng 22,7% .2) Trong đó: lúa 98,7%; ngô 97,5%; đậu 96,1%; rau 97,8%; hoa 100%, chè 100%, riêng cà phê 58,6%.3) lúa tăng bình quân 3%/năm, cà phê tăng 4,5%/năm, chè tăng 3%/năm; cây ăn quả tăng 10%/năm.4) trong đó cây rau 11.887 ha, cây hoa 2.416 ha, cây đặc sản 303 ha, chè cành 3.150 ha; chè chất lượng cao 2.485 ha, cà phê ghép chồi 6.750 ha, cà phê sử dụng cây giống ghép 8.500 ha, lúa chất lượng cao đạt 3.585 ha.5) Ước đến năm 2015 đàn heo có 379 ngàn con, tăng 12,6% so với năm 2010; đàn bò khoảng 79.750 con, trong đó, đàn bò sữa khoảng 14.900 con, tăng hơn 4 lần so với năm 2010; đàn trâu có khoảng 16.900 con; đàn gia cầm có khoảng hơn 4,5 triệu con, tăng hơn 52% so với năm 2010.

3

Page 4: xã hội 5 năm 2011

chức nhiều lớp tập huấn, hướng dẫn nông dân về kỹ thuật và các quy trình phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi.

d) Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được chú trọng, nhiều sản phẩm cây trồng, vật nuôi đã đáp ứng theo các tiêu chuẩn an toàn của Việt Nam và thế giới. Nhiều diện tích rau, hoa, củ, quả, cà phê, chè và vật nuôi được cấp giấy chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, Organic và sản phẩm nông sản chế biến được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 2000, ISO 9001:2008, HACCP(6). Có 53,5% số cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

1.2. Về lâm nghiệp:- Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 (giá SS 1994), ước

tăng trưởng bình quân 18%/năm. Toàn tỉnh hiện có 598.997 ha đất lâm nghiệp, trong đó rừng đặc dụng 83.674 ha; rừng phòng hộ 173.148 ha; rừng sản xuất 342.175 ha, diện tích rừng trồng 70.402 ha.

- Trong những năm qua, sản xuất lâm nghiệp phát triển theo hướng tăng cường quản lý bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên và trồng rừng kinh tế; đẩy mạnh thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho lĩnh vực lâm nghiệp hàng năm khoảng 180 - 200 tỷ đồng để đầu tư phát triển lâm nghiệp, trồng, chăm sóc rừng trồng và giao khoán bảo vệ rừng. Tổng diện tích rừng trồng trong 5 năm 2011 - 2015 trên địa bàn toàn tỉnh là 21.664 ha. Tổng diện tích giao khoán quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh hiện nay là 380.325 ha, thực hiện giao cho 18.275 hộ (gồm: 13.284 hộ đồng bào dân tộc thiểu số; 4.955 hộ người kinh và 36 đơn vị, tập thể).

- Việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã tạo thêm nguồn lực đầu tư mới cho phát triển lâm nghiệp, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân nhận khoán và giảm thiểu số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng.

1.3. Về thủy sản:- Giá trị sản xuất trong lĩnh vực thủy sản (giá SS 1994) ước giai đoạn 2011 -

2015 tăng bình quân 14%/ năm, chủ yếu là do đầu tư phát triển nuôi cá nước lạnh. Tỷ trọng ngành thủy sản chiếm gần 1% trong cơ cấu ngành nông lâm nghiệp và thủy sản.

- Tổng diện tích ao nuôi cá nước lạnh đến năm 2015 đạt 30 ha, tăng 17 ha so với năm 2010, sản lượng ước đạt 500 tấn/năm (100 tấn cá hồi, 400 tấn cá tầm), tăng 175 tấn so với năm 2010. Đến nay, đã sản xuất được trứng cá tầm thương phẩm và thực hiện ấp nở trứng giống thành công.

6) Hiện có 960 ha rau được cấp giấy chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, Organik chiếm tỷ lệ 7,7% diện tích canh tác và có 80% sản lượng rau chế biến được cấp giấy chứng nhận ISO 22000, HACCP; hơn 811 ha cây chè được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, Organik, chiếm tỷ lệ 3,4% diện tích chè toàn tỉnh; có 11,1% sản lượng chè thành phẩm được cấp giấy chứng nhận ISO 22000, ISO 9001: 2008, HACCP; có 42.331 ha cây cà phê sản xuất bền vững theo các tiêu chuẩn 4C, UTZ ... chiếm 27,9% diện tích canh tác; 14,5% sản lượng cà phê được chế biến an toàn theo tiêu chuẩn ISO 22000, ISO 9001:2008. Ngoài ra, có 70 ha lúa VietGAP; 760 con bò sữa, 5.479 con heo và 6.800 con gà được cấp VietGAP;

4

Page 5: xã hội 5 năm 2011

1.4. Về xây dựng nông thôn mới:- Giai đoạn 2011 - 2015, toàn bộ 117/117 xã đã phê duyệt đồ án quy hoạch

chung và đề án nông thôn mới cấp xã. Đến năm 2015, toàn tỉnh dự kiến có 43 xã cơ bản đạt 19/19 tiêu chí, vượt mục tiêu nghị quyết đề ra, không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí; huyện Đơn Dương đạt chuẩn huyện nông thôn mới(7).

- Chương trình xây dựng nông thôn mới đã tạo được sự đồng thuận, ủng hộ cao của nhân dân và có sức lan tỏa trong toàn tỉnh nên đạt được những kết quả tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể.

2. Về phát triển công nghiệp và xây dựng:2.1. Về phát triển sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:- Trong 5 năm qua, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã năng động tìm

kiếm đối tác, mở rộng thị trường trong và ngoài nước để tiêu thụ sản phẩm. Đến năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp (giá SS 1994) ước đạt 12.310 tỷ đồng, tăng 2,8 lần so với năm 2010. Tốc độ tăng trưởng bình quân của sản xuất công nghiệp (giá SS 1994) giai đoạn 2011 - 2015 đạt 22,5%/năm.

- Về cơ bản công nghiệp chế biến nông, lâm, khoáng sản phát triển đúng hướng, phát huy tối đa lợi thế của vùng nguyên liệu; nhiều công trình thuỷ điện được đầu tư, đi vào hoạt động góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế và làm tăng tỷ trọng ngành công nghiệp. Chương trình khuyến công với số vốn không nhiều nhưng đã phát huy hiệu quả tích cực thông qua việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản, thay đổi công nghệ, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng sản phẩm. Tổng kinh phí đã hỗ trợ 39,3 tỷ đồng, trong đó kinh phí địa phương 35 tỷ đồng, kinh phí khuyến công quốc gia 4,3 tỷ đồng(8).

- Tính đến cuối năm 2014, toàn tỉnh có 8.411 cơ sở sản xuất công nghiệp. Trong đó, kinh tế nhà nước có 17 cơ sở, kinh tế ngoài nhà nước có 8.363 cơ sở, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có 31 cơ sở.

- Dự kiến đến hết năm 2015, Khu công nghiệp Lộc Sơn và Phú Hội sẽ có 68 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư (trong đó có 21 dự án FDI) với tổng vốn đăng ký 3.270 tỷ đồng và 69,4 triệu USD; có 36 doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất - kinh doanh (trong đó có 13 doanh nghiệp FDI), với tổng vốn đầu tư thực hiện khoảng 1.870 tỷ đồng và 35 triệu USD. Các dự án trong khu công nghiệp đã triển khai đầu tư và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần làm tăng giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu, giải quyết việc làm cho một bộ phận dân cư; tăng thu ngân sách nhà nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp.

2.2. Về đầu tư xây dựng:- Đã tập trung nguồn lực đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội;

ưu tiên bố trí vốn cho các công trình trọng điểm, phòng chống thiên tai, quốc phòng - an ninh,...Trong những năm gần đây nhiều công trình hoàn thành đưa vào 7) Sau huyện Đơn Dương, các huyện đã đăng ký và phấn đấu đạt chuẩn huyện NTM mới như sau: Đức Trọng năm 2016; Lâm Hà năm 2017; Đạ Huoai và Bảo Lâm năm 2018,…8) Hỗ trợ 261 đề án, trong đó 177 đề án không thu hồi và 84 đề án có thu hồi vốn.

5

Page 6: xã hội 5 năm 2011

khai thác, sử dụng đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương như: Cảng hàng không Liên Khương; Đường cao tốc Liên Khương - Đà Lạt; Đường ĐT 723, 721, 725; Thủy điện Đồng Nai 2, 3 và 4; Tổ hợp Bauxit - Nhôm, Trung tâm thanh thiếu niên; Khu hành chính tập trung tỉnh Lâm Đồng,... Ngoài ra, một số công trình trọng điểm đang được tiếp tục triển khai giai đoạn II như: Đường ĐT 721, 725; khu công nghiệp Lộc Sơn và Phú Hội; khu du lịch Hồ Tuyền Lâm; hồ thủy lợi Đạ Lây; Thủy điện Đồng Nai 5; Quảng trường Lâm Viên - thành phố Đà Lạt; Trung tâm Văn hóa - Thể thao tỉnh Lâm Đồng,...

- Trong điều kiện nguồn vốn đầu tư từ ngân sách trung ương và địa phương còn khó khăn, tỉnh Lâm Đồng đã vận dụng sáng tạo các cơ chế, chính sách và có nhiều cách làm mới, phù hợp với thực tiễn như: “đổi đất lấy hạ tầng”, “Nhà nước hỗ trợ vật tư, nhân dân hiến đất đai và góp công sức để làm công trình giao thông nông thôn” (9),...đã tạo nguồn lực cho đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội địa phương.

Tốc độ tăng trưởng bình quân của lĩnh vực xây dựng (giá SS 1994) giai đoạn 2011 - 2015 đạt 17,0%/năm.

3. Về phát triển thương mại, du lịch và dịch vụ:3.1. Về thương mại, xuất nhập khẩu:- Thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định, không có biến động

bất thường, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của nhân dân. Ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đến cuối năm 2015 đạt 37.782 tỷ đồng, tăng hơn 1,8 lần so với năm 2010. Dự kiến tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ giai đoạn 2011 - 2015 đạt 156.697 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân đạt 13,3%/năm.

- Tổng kim ngạch xuất khẩu đến cuối năm 2015 ước đạt 480 triệu USD, tăng hơn 2 lần so với năm 2010. Dự kiến tổng kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn 2011 - 2015 đạt 1.748,5 triệu USD, bằng 61,1% kế hoạch và tăng bình quân 16%/năm.

3.2. Về du lịch:- Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch và các khu, điểm tham quan du lịch

ngày càng phát triển(10). Đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh có khoảng 15.000 phòng nghỉ, trong đó số phòng khách sạn từ 1 - 5 sao chiếm 55%. Nhiều khu, điểm tham quan du lịch được quan tâm đầu tư, nâng cấp mở rộng, phát triển sản phẩm tạo nên sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch như: Khu du lịch Rừng Madagui, Thác Đamb’ri, Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà, Thác Đatanla, Công ty Rừng hoa Đà Lạt, Khu du

9) Tổng số km đường giao thông nông thôn được đầu tư trong giai đoạn 2010 - 2014 là 1.770 km đường, trong đó xây dựng mới 705 km; nâng cấp, sửa chữa 1.065 km; đầu tư làm mới và sửa chữa hơn 72 cầu lớn nhỏ với hơn 1220 md, tổng kinh phí đầu tư 2.163 tỷ đồng.10) Tính đến năm 2014, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 900 cơ sở lưu trú du lịch với tổng số 14.366 phòng, sức chứa tối đa khoảng 40.000 khách/ngày - đêm. Trong đó có 302 khách sạn từ 1-5 sao với 8.031 phòng bao gồm 25 khách sạn cao cấp từ 3-5 sao với 2.170 phòng. Toàn tỉnh có 33 khu, điểm tham quan du lịch được đầu tư và khai thác kinh doanh cùng với hơn 60 điểm tham quan miễn phí khác; có 44 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành - vận chuyển du lịch, trong đó có 10 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế, chủ yếu tập trung tại thành phố Đà Lạt.

6

Page 7: xã hội 5 năm 2011

lịch Làng Cù Lần, một số dự án trong khu du lịch hồ Tuyền Lâm, Thung lũng tình yêu, mô hình du lịch canh nông,…

- Lượng khách du lịch đến Đà Lạt - Lâm Đồng tăng đều qua các năm. Ước năm 2015 sẽ thu hút 5 triệu lượt khách, trong đó có 300 ngàn lượt khách quốc tế; 3,30 triệu lượt khách lưu trú.

- Công tác xúc tiến thương mại, du lịch được chú trọng, đổi mới với nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với thị trường và nhu cầu của doanh nghiệp như: Tham gia các hội chợ triển lãm, quảng bá qua các phương tiện thông tấn, báo chí, Tạp chí Heritage; đã triển khai nhiều chương trình liên kết phát triển du lịch, thương mại với các tỉnh Bình Thuận, Kiên Giang, Khánh Hòa, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ,…

3.3. Về dịch vụ vận tải:- Các hoạt động giao thông vận tải được duy trì và không ngừng phát triển.

Các phương tiện vận tải tăng nhanh về số lượng, chất lượng phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hoá và đi lại của nhân dân ngày càng tốt hơn. Đến nay, toàn tỉnh có trên 23.000 phương tiện vận tải, tăng 26,12% so với năm 2010, với mức tăng bình quân 8%/năm; hàng năm vận chuyển bình quân trên 7 triệu tấn hàng hoá và 30 triệu hành khách. Doanh thu hoạt động vận tải tăng bình quân hàng năm là 16,8%, từ 1.443 tỷ đồng năm 2010 tăng lên 3.134 tỷ đồng năm 2015.

- Hoạt động dịch vụ vận tải phát triển nhanh, đa dạng, phát huy được sức mạnh của các thành phần kinh tế, đáp ứng được nhu cầu đi lại, lưu thông hàng hoá, phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá, du lịch, đảm bảo an ninh quốc phòng của từng huyện, thành phố và của cả tỉnh Lâm Đồng.

3.4. Bưu chính viễn thông: Mạng lưới thông tin liên lạc, điểm phục vụ bưu chính, viễn thông đã mở rộng

đến tất cả các đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh; công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đến năm 2015, 100% các cơ quan đảng và chính quyền đã được kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng; cung cấp kịp thời thông tin, cung ứng dịch vụ công đến người dân và tổ chức, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương(11).

4. Tài chính, tiền tệ:4.1. Tài chính:- Trong bối cảnh nguồn thu ngân sách gặp nhiều khó khăn, tỉnh Lâm Đồng

đã tích cực triển khai nhiều biện pháp để khai thác các nguồn thu từ thuế và phí, thu từ cấp quyền sử dụng đất, tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ từ trung ương, cắt giảm tối đa các khoản chi chưa thật sự cần thiết, kiểm soát chặt chẽ việc bố trí vốn và chi đầu tư xây dựng cơ bản… cân đối ngân sách nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của bộ máy, chi cho các nhiệm vụ thiết yếu và các công trình trọng điểm, cấp bách.

11) Đến năm 2015, số thuê bao cố định đạt 130.512 thuê bao; thuê bao Internet 90.000 thuê bao; số trạm BTS 1.368 trạm; số bưu cục 40 điểm; sản lượng báo chí phát hành 11.049 nghìn tờ.

7

Page 8: xã hội 5 năm 2011

- Giai đoạn 2011 - 2015, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 25.170 tỷ đồng, đạt 84,5% chỉ tiêu Nghị quyết đã đề ra (thấp hơn 4.630 - 5.330 tỷ đồng), tốc độ tăng thu bình quân đạt 12,94%, tỷ lệ huy động so với GDP bình quân đạt 10,37%. Trong đó: thuế phí đạt khoảng 13.104 tỷ đồng, bằng 68,3% kế hoạch, tỷ lệ huy động về thuế phí so với GDP bình quân đạt 5,4%.

- Tổng chi ngân sách địa phương giai đoạn 2011 - 2015 ước đạt 46.184 tỷ đồng, tăng bình quân 11,2% (trong đó chi đầu tư phát triển 9.793 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 26,8% tổng chi cân đối ngân sách địa phương, tốc độ tăng bình quân 5,5%, chi thường xuyên 26.747 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 73,2% tổng chi cân đối ngân sách địa phương, tốc độ tăng bình quân 16,8%).

4.2. Tiền tệ:- Tốc độ tăng huy động vốn bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 dự

kiến là 20,6%. Số dư nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đến cuối năm 2015 dự kiến đạt trên 31.000 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 dự kiến là 15,3%. Tổng dư nợ cho vay đến cuối năm 2015 dự kiến đạt trên 37.000 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2011 là 2%, năm 2012 là 1,5%, năm 2013 là 1,6%, năm 2014 là 1,3%, năm 2015 dự kiến nhỏ hơn 2,5%.

- Hoạt động tín dụng đã bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để huy động nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu tín dụng đầu tư phát triển trên địa bàn. Các tổ chức tín dụng đã bám sát các mục tiêu, các chương trình kinh tế, các dự án phát triển sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế để cho vay kịp thời, ngoài ra đã mở rộng đối tượng cho vay phục vụ sản xuất và tiêu dùng.

- Ngành ngân hàng đã thực hiện nhiều giải pháp để kiểm soát thị trường vàng, ngoại tệ, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, bảo đảm phục vụ thiết thực và tích cực hơn các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; phối hợp với các ngành, vận dụng quy chế, chính sách của ngành ngân hàng để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp trên địa bàn.

5. Về quy hoạch và đầu tư phát triển:5.1. Công tác quy hoạch:Công tác quy hoạch đạt được nhiều kết quả, nhận thức và tầm nhìn quy

hoạch ngày càng được nâng lên. Đã tích cực phối hợp với các Viện nghiên cứu, các nhà tư vấn trong nước và quốc tế trong việc xây dựng quy hoạch nhằm nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, có tầm nhìn xa, trọng tâm, trọng điểm,... phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh. Nhiều dự án quy hoạch quan trọng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, như: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020; Quy hoạch chung xây dựng thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;...

UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các huyện, thành phố; quy hoạch xây dựng các huyện lỵ, quy hoạch phát triển các lĩnh vực, sản

8

Page 9: xã hội 5 năm 2011

phẩm của ngành nông nghiệp, công nghiệp, điện lực, giao thông, tài nguyên môi trường, thương mại, văn hóa, thể thao, du lịch, công nghệ thông tin,... Các quy hoạch được phê duyệt là cơ sở để các cấp, các ngành, các địa phương triển khai các dự án đầu tư và thu hút các nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua.

5.2. Đầu tư phát triển toàn xã hội:- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn thời kỳ 2011 - 2015 ước

đạt 80.924 tỷ đồng, bằng 96,3% kế hoạch, đạt 33,3% GRDP, trong đó vốn đầu tư trong nước chiếm hơn 97% (nguồn ngân sách nhà nước 11.238 tỷ đồng, chiếm 13,8% tổng mức đầu tư toàn xã hội) tăng trưởng bình quân 8,3%/năm.

- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được đầu tư và nâng cấp, tạo tiền đề và góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội như: Giao thông đối nội và đối ngoại được mở rộng; các công trình thuỷ lợi, hệ thống kênh mương nội đồng được ưu tiên đầu tư, nâng cấp; hạ tầng đô thị phát triển đồng bộ, nhiều đô thị được nâng hạng(12); hạ tầng năng lượng phát triển nhanh đảm bảo nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân; các khu, cụm công nghiệp được quan tâm đầu tư, đã thu hút được nhiều nhà đầu tư; hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý của nhà nước và nhân dân; cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa ngày càng hoàn thiện.

5.3. Đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án về xây dựng nông thôn mới,

giảm nghèo bền vững, định canh định cư, xóa nhà tạm, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và các chủ trương, chính sách khác; đã ưu tiên tập trung đầu tư hỗ trợ về phát triển sản xuất, nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu về giao thông, nước sinh hoạt, điện thắp sáng; phát triển hệ thống các cơ sở y tế, giáo dục, các thiết chế văn hóa.... Trong 5 năm qua, tổng vốn đầu tư trực tiếp cho các chương trình, dự án tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số là 693,488 tỷ đồng(13). Từ đó, đã tạo sự chuyển biến rõ nét về đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào; thu nhập bình quân đầu người tăng (năm 2014 đạt 28 triệu đồng/người/năm), tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm nhanh (đến năm 2015 còn dưới 6%). Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng ưu tiên bố trí sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số. Các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn, phát huy. Đảm bảo vững chắc khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần ổn định quốc phòng, an ninh.

5.4. Tình hình và kết quả thu hút đầu tư:a) Thu hút đầu tư trong nước:Trong giai đoạn 2011 - 2015, tỉnh Lâm Đồng đã cấp giấy chứng nhận đầu tư

cho 192 dự án với số vốn đăng ký 16.517,6 tỷ đồng, quy mô diện tích đất 14.901,8 ha(14), nâng tổng số dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư đến nay là 639 dự án, 12) Thành phố Đà Lạt lên đô thị loại 1, thành phố Bảo Lộc lên đô thị loại 3, thị trấn Liên Nghĩa lên đô thị loại 4.13 Trong đó đầu tư vào: Chương trình 135 là 355,664 tỷ đồng (đầu tư nâng cấp đường giao thông nông thôn, các thiết chế văn hóa, hỗ trợ sản xuất...), Chương trình 134 là 42,294 tỷ đồng (xây mới và nâng cấp sửa chữa 54 công trình nước sinh hoạt tập trung), Chính sách định canh định cư (giải quyết được 562 hộ/2.885 khẩu), hỗ trợ các mặt hàng chính sách miền núi là 197,516 tỷ đồng...14) Trong đó, có 116 dự án đang thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư; 60 dự án đang tiến hành triển khai xây dựng và 17 dự án đã hoạt động với số vốn thực hiện khoảng 3.863 tỷ đồng

9

Page 10: xã hội 5 năm 2011

vốn đăng ký 99.728 tỷ đồng, quy mô diện tích đất 72.505 ha(15). Nhìn chung, tình hình thu hút đầu tư và thực hiện đầu tư giai đoạn 2011 - 2015 có phần chững lại so với giai đoạn 2006 - 2010 do ảnh hưởng của tình hình khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp kém hiệu quả, khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng nên đã hạn chế đầu tư vào các dự án mới; nhiều dự án đầu tư liên quan đến đất rừng phải thực hiện nhiều thủ tục và mất nhiều thời gian hơn dự kiến.

b) Thu hút vốn đầu tư nước ngoài:Trong giai đoạn 2011 - 2015, có 28 dự án 100% vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư với vốn đăng ký 69,55 triệu USD, nâng tổng số dự án còn hiệu lực hoạt động trên địa bàn toàn tỉnh là 109 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 468 triệu USD(16). Phần lớn các dự án có quy mô nhỏ, đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản, vốn bình quân 2,8 triệu USD/doanh nghiệp. Hàng năm, các dự án đầu tư nước ngoài đã đóng góp vào GDP khoảng 4,5% - 5% và chiếm trên 65% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh, giải quyết việc làm cho trên 7.500 lao động thường xuyên và hàng nghìn lao động thời vụ.

6. Đất đai, tài nguyên và khoáng sản:6.1. Về quản lý đất đai:- Công tác quản lý nhà nước về đất đai trong giai đoạn 2011 - 2015 có nhiều

chuyển biến rõ rệt, từng bước đáp ứng kịp thời yêu cầu của tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo nhiều thuận lợi cho việc triển khai các chính sách thu hút đầu tư trên địa bàn.

- Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 ở cấp tỉnh và huyện đã được phê duyệt; một số địa phương đã hoàn thành công tác quy hoạch cấp xã. Công tác đo đạc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp và đất ở nông thôn, đất ở đô thị đã cơ bản hoàn thành(17).

- Thực hiện đo đạc bản đồ địa chính các loại của 147 xã, phường, thị trấn với diện tích thực hiện 928.006,44 ha, chiếm 94,95% tổng diện tích tự nhiên(18). Hiện nay, đang hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai thành phố Đà Lạt và huyện Đức Trọng.

6.2. Lĩnh vực tài nguyên, khoáng sản:Hoàn thành cơ bản các nội dung về quy hoạch tài nguyên, khoáng sản; công

tác quản lý nhà nước về khoáng sản ngày càng chặt chẽ, tăng cường thanh tra,

15) Trong đó, có 217 dự án đang thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư; 333 dự án đang triển khai đầu tư xây dựng và 140 dự án đã hoạt động với số vốn thực hiện khoảng 32.243 tỷ đồng. 16) Trong đó: 95 dự án 100% vốn nước ngoài, vốn đăng ký trên 422 triệu USD; 12 dự án liên doanh, vốn đăng ký trên 42 triệu USD; 02 dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh, vốn đăng ký 3 triệu USD.17) Toàn tỉnh đã cấp được gần 476.000 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích khoảng 199.000 ha, đạt tỷ lệ 90% trên phần diện tích đất cần phải cấp; thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc, thị trấn Liên nghĩa, huyện Đức Trọng đến nay tỷ lệ đất ở đã cấp giấy đạt tỷ lệ trên 95%.18) Diện tích đo đạc bản đồ địa chính ở các tỷ lệ 1/200 - 1/2.000 là 288.819 ha, trong đó diện tích đo bản đồ chính quy là 133.247 ha, diện tích đo bản đồ giải thửa là 155.572 ha.

10

Page 11: xã hội 5 năm 2011

kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh sai sót, xử lý các vi phạm, hạn chế thất thoát tài nguyên khoáng sản, hủy hoại môi trường sinh thái; giữ gìn an ninh trật tự tại các khu mỏ,... Đồng thời, tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật.

7. Về phát triển doanh nghiệp và phát triển kinh tế tập thể:7.1. Tình hình phát triển doanh nghiệp:- Trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới và khu vực,

hoạt động của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn: thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua giảm, khó tiếp cận được vốn vay, nhiều doanh nghiệp phải ngừng hoạt động hoặc giải thể(19).

- Tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn 2011 - 2014 là 2.412 doanh nghiệp và 946 đơn vị trực thuộc, với tổng vốn đăng ký 10.956 tỷ đồng, bình quân đạt 4,5 tỷ đồng/doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đăng ký thành lập mới phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, phân bố không đồng đều giữa các địa bàn trong tỉnh, chủ yếu tập trung trên những địa bàn có điều kiện kinh tế phát triển và thuận lợi(20). Hoạt động kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực thương mại dịch vụ (chiếm 57% tổng số doanh nghiệp thành lập). Ước tính đến cuối năm 2015, trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 6.300 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 62.960 tỷ đồng.

7.2. Tình hình phát triển kinh tế tập thể:Đến tháng 12/2014, trên địa bàn toàn tỉnh có 170 hợp tác xã và quỹ tín dụng

cơ sở, 02 liên hiệp hợp tác xã, 01 chi nhánh ngân hàng hợp tác xã và 3.741 tổ hợp tác các loại. Tổng số xã viên trong hợp tác xã là 8.567 xã viên, tổng số lao động thường xuyên trong hợp tác xã là 9.686 lao động. Số thành viên tham gia trong các quỹ tín dụng nhân dân là 88.510 người và trong các tổ hợp tác là 88.939 người. Doanh thu bình quân của một hợp tác xã năm 2014 đạt 6.125 triệu đồng, lợi nhuận bình quân của một hợp tác xã năm 2014 đạt 101,9 triệu đồng.

III. Phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội1. Về giáo dục - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:- Quy mô giáo dục và đào tạo tiếp tục được mở rộng, hệ thống trường lớp phát

triển rộng khắp đến các địa bàn vùng sâu, bố trí hợp lý theo địa bàn dân cư đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của nhân dân (bình quân mỗi năm tăng trên 10 trường).

- Chất lượng, hiệu quả giáo dục ở các ngành học, cấp học trong 5 năm qua có sự chuyển biến tích cực và bền vững. Toàn ngành triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học, đổi mới kiểm tra, đánh giá. Phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, duy trì phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập trung học cơ sở tại 147/147 xã, phường, thị trấn và 12/12 huyện, thành phố. Giáo dục vùng dân tộc và địa bàn khó khăn có nhiều tiến bộ, hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú và phổ thông dân tộc bán trú được tăng cường đầu tư.

19) Từ năm 2011 đến nay có 965 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể và bị thu hồi.20) Thành phố Đà Lạt chiếm 37%, thành phố Bảo Lộc chiếm 13,8%, huyện Di Linh chiếm 10,2%, huyện Đức Trọng chiếm 11,1% tổng số doanh nghiệp thành lập trong kỳ.

11

Page 12: xã hội 5 năm 2011

- Các cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư, cơ bản đáp ứng được yêu cầu của hoạt động giáo dục và đào tạo. Tính đến năm học 2014 - 2015, toàn tỉnh có 709 trường (Mẫu giáo có 221 trường; Tiểu học có 254 trường; Trung học cơ sở có 158 trường; Trung học phổ thông có 59 trường, 12 Trung tâm giáo dục thường xuyên và Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp) với gần 300.000 học sinh và trẻ mầm non ra lớp, tăng 48 trường so với năm học 2010 - 2011.

- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên từng bước được tăng cường về số lượng; chất lượng đội ngũ nhà giáo được nâng lên về trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, cơ bản đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp phát triển giáo dục(21).

- Hệ thống đào tạo đại học, cao đẳng được củng cố và phát triển, quy mô đào tạo tăng lên hàng năm(22). Mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển nhanh(23), từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu đào tạo nghề của xã hội. Nội dung và phương pháp dạy nghề tiếp tục được đổi mới, phát triển gắn với nhu cầu của thị trường lao động, doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động và từng bước hội nhập quốc tế. Cơ cấu ngành nghề đào tạo từng bước được điều chỉnh đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp và tổ chức sử dụng lao động.

- Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được quan tâm; nhiều chương trình hợp tác, liên kết trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực được triển khai thực hiện. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được chú trọng, trong đó tập trung xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước theo hướng chuyên nghiệp hóa, có trình độ chuyên môn cao. Quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên để bố trí vào các cơ quan đảng, mặt trận, đoàn thể, cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp của địa phương.

2. Về khoa học và công nghệ:- Hoạt động khoa học và công nghệ đã có những đóng góp tích cực vào sự

phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trên các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ và ứng dụng kỹ thuật, khoa học xã hội; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ trẻ, năng động. Giai đoạn 2011 - 2015, có trên 60% các đề tài, dự án có đóng góp trực tiếp và hiệu quả trong ứng dụng thực tế.

- Lâm Đồng là một trong những địa phương có tỷ lệ diện tích áp dụng, chuyển đổi, chọn giống cây trồng mới cao so với bình quân chung cả nước; đặc biệt là các giống rau, hoa, cây ăn trái, chè chất lượng cao, các dòng cà phê cao sản và đặc sản, giống lúa, bắp có năng suất và chất lượng cao. Tỷ lệ giống lai tạo ưu thế mới trong tổng đàn vật nuôi ngày càng tăng (đặc biệt là bò sữa, bò thịt). Nhiều sản phẩm có lợi thế so sánh và đặc sản của Lâm Đồng đã xây dựng được thương hiệu, nhãn hiệu pháp lý.

21) Toàn ngành có trên 22.683 cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên; tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn: Mầm non 95,3 % (trên chuẩn 39,7%); Tiểu học 99,7% (trên chuẩn 71,2%); THCS 99,8% (trên chuẩn 61,5%); THPT 99,9% (trên chuẩn 6,4%); TCCN 100% (trên chuẩn 5,2%); Cao đẳng 100% (trên chuẩn 35%).22) Trên địa bàn tỉnh có 02 trường đại học; 6 trường cao đẳng và 4 trường trung cấp dạy nghề;23) Trên địa bàn tỉnh có 52 cơ sở dạy nghề, trong đó có 4 trường cao đẳng nghề, 4 trường trung cấp nghề và 44 cơ sở dạy nghề.

12

Page 13: xã hội 5 năm 2011

- Các hoạt động khoa học và công nghệ đã tập trung vào nghiên cứu về giống và quy trình sản xuất chè, cà phê, rau, hoa,…(chiếm 45 - 50% nhiệm vụ và kinh phí, 60 - 70% các kết quả được áp dụng rộng rãi vào thực tế, thu hút xã hội hóa trên 50% nguồn đầu tư của người dân và doanh nghiệp).

- Trong lĩnh vực điều tra cơ bản và môi trường, nhiều đề tài, dự án đã được triển khai có hiệu quả như: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ IT và GIS trong quản lý tài nguyên rừng, tài nguyên nước, đất đai, giao thông, kiểm soát dịch bệnh cho người, gia súc, gia cầm,…Các đề tài về môi trường, khoáng sản vật liệu xây dựng,…đã đóng góp nhiều nguồn tư liệu cho công tác nghiên cứu, quản lý điều hành phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

3. Về y tế, chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân:- Mạng lưới cơ sở, trang thiết bị y tế được ưu tiên đầu tư, đáp ứng ngày càng

tốt hơn nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân(24). Đến nay, toàn tỉnh có 2.567 giường bệnh (tăng 339 giường so với năm 2011), bình quân 22,5 giường/10.000 dân (không tính giường bệnh tuyến xã). Đội ngũ y, bác sỹ và cán bộ ngành y tăng về số lượng và chất lượng(25).

- Ứng dụng thành công nhiều kỹ thuật hiện đại trong chẩn đoán và điều trị tại các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, giảm bớt trình trạng chuyển tuyến, tăng tỷ lệ kỹ thuật thực hiện tại tuyến huyện từ 41,9% lên 63,6%.

- Công tác y tế dự phòng, phòng chống các bệnh xã hội và dịch bệnh nguy hiểm được triển khai đồng bộ, không để xảy ra các vụ dịch lớn, kịp thời khống chế và hạn chế đến mức thấp nhất số người mắc và chết do dịch bệnh.

- Công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ, trẻ em được chú trọng, duy trì tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ hàng năm đạt trên 95%; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn dưới 14,1%. Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách về dân số kế hoạch hóa gia đình, duy trì mức sinh hợp lý, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 1,38% năm 2011 xuống còn 1,29% vào năm 2014, ước đến năm 2015 giảm còn 1,26%.

- Triển khai thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế, chi hỗ trợ 30% mua thẻ bảo hiểm y tế cho người cận nghèo từ ngân sách địa phương, nâng tỷ lệ bao phủ thẻ bảo hiểm y tế từ 56% năm 2011 lên 64% năm 2014 và ước đến năm 2015 đạt 70%.

- Việc thu hút các nguồn lực của xã hội để đầu tư cơ sở vật chất ngành y tế được quan tâm và đạt những kết quả tích cực. Từ năm 2011 đến nay, các trang thiết bị y tế đã được đầu tư thông qua xã hội hóa khoảng 37,5 tỷ đồng; số giường bệnh xã hội hóa tăng từ 233 giường bệnh năm 2011 lên 312 giường bệnh năm 2013 và dự kiến đến năm 2015 là 352 giường bệnh.

24) Đến nay toàn tỉnh có 14 đơn vị tuyến tỉnh (02 đơn vị chuyên ngành, 06 đơn vị dự phòng, 06 đơn vị khám chữa bệnh), 12 trung tâm y tế huyện, thành phố (12 đội Y tế dự phòng, 12 đội Chăm sóc sức khỏe sinh sản, 10 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, 24 Phòng khám đa khoa Trung tâm, Phòng khám đa khoa khu vực và Nhà hộ sinh), ngoài ra, trực thuộc Chi cục Dân số-KHHGĐ có 12 Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện, thành phố; 100% số xã, phường có trạm y tế.25) Đến năm 2015 đạt 36,2 cán bộ y tế/10.000 dân; 6,5 số bác sỹ/10.000 dân; 0,8 dược sỹ đại học/10.000 dân; bình quân mỗi trạm y tế có 7,8 cán bộ y tế, 80% trạm y tế có bác sỹ, 100% thôn bản có nhân viên y tế.

13

Page 14: xã hội 5 năm 2011

4. Về văn hóa, thể dục, thể thao:- Hoạt động văn hoá, văn học nghệ thuật, báo chí, phát thanh truyền hình có

nhiều tiến bộ, từng bước đổi mới về nội dung, hình thức, lượng thông tin ngày càng phong phú, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Đến nay, đã phủ sóng phát thanh truyền hình 100% diện tích toàn tỉnh, 95% số hộ xem được truyền hình, 99% số hộ nghe được đài phát thanh.

- Đã tổ chức thành công các sự kiện văn hóa lớn (Festival hoa Đà Lạt 2 năm một lần, Tuần lễ văn hóa Trà 2 năm một lần, Năm du lịch quốc gia Tây nguyên - Đà Lạt 2014,...); thực hiện đầu tư tôn tạo nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá được triển khai và thực hiện đồng bộ; chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng nâng cao (26). Đến năm 2015, cấp tỉnh về cơ bản có đầy đủ thiết chế văn hóa; 90% huyện, thành phố có nhà văn hóa, thư viện đạt tiêu chuẩn theo quy định; 80% xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa; 70% thôn, buôn, tổ dân phố có nhà sinh hoạt cộng đồng.

- Phong trào thể dục, thể thao quần chúng tiếp tục được duy trì và phát triển, tính đến nay số người tham gia tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên đạt 23,9%, số gia đình thể thao đạt 14,1%.

5. Về hoạt động quản lý báo chí, bưu chính và thông tin truyền thông:- Trong những năm qua, hoạt động thông tin, truyền thông, báo chí đã đưa

tin kịp thời, sát thực các sự kiện quan trọng của cả nước và của tỉnh, như: Đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ XI, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IX; cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016; các mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội; về xây dựng nông thôn mới; tuyên truyền về các sự kiện, các ngày lễ lớn của tỉnh, của đất nước,...

- Hoạt động thông tin liên lạc đảm bảo thông suốt phục vụ chỉ đạo, điều hành của các cấp và nhu cầu hưởng thụ văn hóa thông tin của nhân dân. Mạng lưới bưu chính, viễn thông được đầu tư ngày càng đồng bộ, hiện đại, bảo đảm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và phòng, chống bão lụt. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhà nước đã được các cấp, các ngành quan tâm đẩy mạnh. Tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa, thông tin, truyền thông, góp phần ngăn chặn các tệ nạn xã hội và xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh ở địa phương.

6. Về thực hiện chính sách an sinh xã hội:6.1. Về thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng: Thường

xuyên thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng(27); công tác đền ơn đáp nghĩa được quan tâm, 100% Bà mẹ Việt Nam anh hùng và các đối tượng chính sách khó khăn được phụng dưỡng, giúp đỡ. Đến nay, 26) Đến nay, toàn tỉnh có 1.345 thôn, buôn, khu phố đạt danh hiệu văn hoá, đạt tỷ lệ 86,7%; 247.651 hộ gia đình đạt gia đình văn hoá, đạt 86%; 55 xã, phường, thị trấn được công nhận văn hóa, đạt 37,4%; 1.316 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được công nhận đạt tiêu chuẩn văn hóa, đạt tỷ lệ 95%.

14

Page 15: xã hội 5 năm 2011

đa số gia đình chính sách, người có công của tỉnh đều có mức sống từ trung bình trở lên so với mức sống của dân cư địa bàn cư trú.

6.2. Về lao động việc làm và đào tạo nghề: - Hàng năm giải quyết việc làm bình quân khoảng 28.000 - 30.000 lao động,

trong đó giải quyết việc làm cho thanh niên chiếm khoảng 70% tổng số lao động; xuất khẩu bình quân 600 lao động/năm; tỷ lệ lao động thất nghiệp hàng năm giảm, dự kiến đến năm 2015 còn dưới 2%, trong đó khu vực thành thị còn dưới 3%; tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn đạt 85,2%.

- Đào tạo nghề từng bước gắn với thị trường lao động và ngày càng phù hợp với nhu cầu sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất lao động nông thôn, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển nhân lực. Thực hiện Đề án đào tạo lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg, đã tổ chức được hơn 700 lớp cho trên 20.200 học viên với 24 ngành nghề khác nhau(28). Ngoài ra, hàng năm có khoảng 18 - 20 nghìn lao động nông thôn được học nghề dưới nhiều hình thức theo nhu cầu thực tế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến cuối năm 2015 ước đạt 50%, trong đó đào tạo nghề từ 34 - 40%.

6.3. Về công tác giảm nghèo:- Chương trình giảm nghèo được triển khai đồng bộ, hiệu quả với sự vào

cuộc của cả hệ thống chính trị. Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo như: y tế, giáo dục, tín dụng, nhà ở,... được các ngành, các địa phương trong tỉnh thực hiện nghiêm túc.

- Thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về giảm nghèo nhanh và bền vững đối với huyện Đam Rông đạt được nhiều kết quả đáng kể; tỉnh đã vận dụng các cơ chế, chính sách của trung ương để đầu tư, hỗ trợ cho 29 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 30% bằng nguồn vốn ngân sách địa phương, cùng với việc vận động các nhà đầu tư, doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân tham gia hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo. Chủ trương yêu cầu các hộ nghèo đăng ký thoát nghèo bằng những cách thức cụ thể thì mới được nhà nước hỗ trợ và cộng đồng giúp đỡ là cách làm hay, sáng tạo được các hộ nghèo đồng tình hưởng ứng, khắc phục tâm lý trông chờ, ỷ lại vào nhà nước.

- Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh đã giảm từ 12,6% năm 2010 còn dưới 2% năm 2015. Trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số còn dưới 6%; tỷ lệ hộ nghèo tại 29 xã còn dưới 5,4%; tại huyện Đam Rông còn dưới 6,6%; không còn xã có trên 15% hộ nghèo (hiện nay còn 14 xã). Tỷ lệ hộ cận nghèo toàn tỉnh còn khoảng 1,7%.

6.4. Công tác bảo trợ xã hội: Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, chăm sóc người cao tuổi, bình đẳng giới, việc thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội, y tế,

27) Thực hiện chính sách cho trên 35.000 đối tượng có công, trực tiếp chi trả trợ cấp hàng tháng cho 9.932 đối tượng. Hiện Sở LĐTBXH tổ chức chuyển đổi mức trợ cấp cho 2.174 đối tượng (tỷ lệ 100%); trợ cấp hàng tháng cho 660 người hoạt động kháng chiến, hoạt động cách mạng bị địch bắt tù đày; trợ cấp một lần cho 24 đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975; trợ cấp một lần cho 15 trường hợp hoạt động kháng chiến được tặng thưởng Huân, Huy chương và trợ cấp thờ cúng Liệt sỹ cho 1.201 trường hợp theo Nghị định 31/2013/NĐ-CP của Chính phủ. 28) Trong đó: Lĩnh vực nông nghiệp chiếm 66%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng 26%; dịch vụ chiếm 8%.

15

Page 16: xã hội 5 năm 2011

thất nghiệp và các chính sách bảo trợ xã hội được triển khai đồng bộ, kịp thời và đúng quy định(29).

7. Môi trường sinh thái và biến đổi khí hậu:- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống

sông Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2015; Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020; Chương trình hành động bảo tồn đa dạng sinh học giai đoạn 2008 - 2020,...trên địa bàn tỉnh.

Đặc biệt, tỉnh Lâm Đồng đã hợp tác với Viện Sinh thái, Tài nguyên sinh vật, Ủy ban Chương trình con người và sinh quyển Việt Nam hoàn thành việc xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

- Công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật, việc vận hành hệ thống xử lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh tiếp tục được quan tâm, chú trọng. Đến năm 2015, tỷ lệ chất thải rắn được thu gom tại đô thị đạt 75%, trong đó xử lý đạt 65%. Riêng chất thải y tế, tỷ lệ thu gom và xử lý hợp vệ sinh tại các đô thị đạt 80%. Tỷ lệ cư dân thành thị được cấp nước sạch đạt 65%, tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 85%.

IV. Kết quả thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, phát triển bền vững:

1. Việc thực hiện tái cơ cấu đầu tư công:- Việc đầu tư từ nguồn vốn ngân sách giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh

đã bám sát mục tiêu và định hướng của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh 5 năm (2011 - 2015), ưu tiên vốn thực hiện 5 khâu đột phá, các công trình trọng điểm, các địa bàn trọng điểm theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ IX và các công trình, dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp, du lịch, dịch vụ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo các Nghị quyết chuyên đề của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.

- Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước đã phát huy được hiệu quả đầu tư, nhiều công trình đưa vào sử dụng đã đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; hệ thống đường giao thông đã từng bước được hoàn thiện, giao thông nội thị ở thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và các huyện từng bước được nâng cấp, cải tạo, các tuyến đường liên huyện, liên xã và các đường giao thông nông thôn được đầu tư cứng hóa, nâng cao năng lực vận tải đường bộ; các công trình thủy lợi sau khi đưa vào sử dụng đã chủ động nguồn nước tưới, hạn chế những thiệt hại do lũ lụt gây ra, góp phần nâng cao năng suất và hình thành nhiều vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày, rau hoa chất lượng cao và chuyển dịch thời vụ đối với một số vùng sản xuất nông nghiệp; hệ thống trường, lớp học, nhà công vụ giáo viên được đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đã góp phần xóa phòng học ca 3, phòng học tạm bợ, giúp giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số yên tâm công tác,... Hệ thống phòng khám đa khoa khu vực và trung tâm y tế huyện, trạm y tế xã phát huy hiệu quả đầu tư trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân,…29) Đến cuối năm 2013, toàn tỉnh có 25.670 đối tượng được trợ cấp tại cộng đồng theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP, Nghị định số 13/2010/NĐ-CP. Hiện có 97% trẻ em bị bỏ rơi, trẻ mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em khuyết tật được chăm sóc, hỗ trợ dưới nhiều hình thức.

16

Page 17: xã hội 5 năm 2011

2. Việc thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước:2.1. Về sắp xếp lại doanh nghiệp:- Thực hiện Phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước

đã được Chính phủ phê duyệt; trong năm 2013, đã phê duyệt Đề án tái cơ cấu đối với 03 Công ty, gồm: Công ty TNHH một thành viên Xổ số kiến thiết Lâm Đồng, Công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Lâm Đồng và Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ đô thị thành phố Đà Lạt.

- Theo chỉ đạo của trung ương và theo từng giai đoạn phát triển, các lâm trường trước đây đã được chuyển đổi thành các Công ty Lâm nghiệp, Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp và hiện nay đang tiếp tục sắp, xếp đổi mới mô hình và phương thức hoạt động theo Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị, Nghị định số 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ và hướng dẫn của bộ, ngành trung ương về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.

2.2. Về tái cơ cấu tài chính:Trong số 03 công ty đã được phê duyệt đề án tái cơ cấu, có 02 công ty phải

thoái vốn đầu tư ra ngoài ngành hoặc đầu tư vào những lĩnh vực nhưng hiệu quả thấp là: Công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Lâm Đồng và Công ty TNHH một thành viên Xổ số kiến thiết Lâm Đồng. Hiện nay, cả 02 công ty đang tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định để thực hiện thoái vốn đúng theo kế hoạch và lộ trình đã được UBND tỉnh phê duyệt.

2.3. Về công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước:- Giai đoạn 2011 - 2015, theo phương án được duyệt, có 05 doanh nghiệp thực

hiện sắp xếp, đổi mới theo hình thức cổ phần hóa. Tính đến thời điểm 31/12/2014, có 04 doanh nghiệp đã hoàn thành việc cổ phần hóa và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.

- Đối với Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ đô thị thành phố Đà Lạt, Công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Lâm Đồng đang thực hiện đề án tái cơ cấu doanh nghiệp và sẽ thực hiện cổ phần hóa vào năm 2015.

3. Thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng:- Trên địa bàn tỉnh hiện có 38 chi nhánh ngân hàng thương mại, ngân hàng

chính sách xã hội và ngân hàng hợp tác xã (trong đó có 15 chi nhánh loại 3 của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), 21 quỹ tín dụng nhân dân, 82 phòng giao dịch của các ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân, 148 điểm giao dịch của ngân hàng chính sách xã hội, 173 ATM và gần 700 thiết bị thanh toán ngay.

- Quá trình thực hiện tái cơ cấu hoạt động của hệ thống ngân hàng đang được thực hiện theo đúng lộ trình, đúng chỉ đạo và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, là cơ sở và điều kiện để hoạt động của các chi nhánh ngân hàng và Quỹ tín dụng nhân dân đúng định hướng và ngày càng phát triển lành mạnh, có tác động tích cực đến các đối tượng khách hàng và nền kinh tế địa phương.

V. Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế:

17

Page 18: xã hội 5 năm 2011

- Các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế được chú trọng, đẩy mạnh trên cả 03 lĩnh vực ngoại giao chính trị, kinh tế và văn hóa. Công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế tiếp tục phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu và đạt được nhiều kết quả; các hoạt động ngoại giao chính trị, kinh tế và nhân dân được chú trọng, tạo môi trường thuận lợi để hội nhập quốc tế, huy động nguồn lực phát triển và nâng cao vị thế của tỉnh; bộ máy, cán bộ làm công tác đối ngoại được củng cố và hoàn thiện, đã ban hành nhiều kế hoạch, chương trình hành động của tỉnh để thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về hội nhập quốc tế; đã thu hút được nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và nguồn vốn hỗ trợ phi chính phủ trên các lĩnh vực kinh tế, giáo dục - đào tạo, y tế, lao động và dạy nghề, khoa học công nghệ,… góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Các sự kiện văn hóa lớn của tỉnh như: Festival Hoa Đà Lạt, Lễ hội văn hóa Trà, năm du lịch Quốc gia Tây Nguyên - Đà Lạt 2014 đã được nhiều tổ chức quốc tế, đại diện ngoại giao của các nước tại Việt Nam quan tâm tham gia và ủng hộ. Ngoại giao nhân dân được đẩy mạnh, đã quan tâm hỗ trợ doanh nhân, trí thức kiều bào về đầu tư và làm việc tại tỉnh.

Đến nay tỉnh Lâm Đồng đang có quan hệ với 21 quốc gia và vùng lãnh thổ(30)

và 12 tổ chức quốc tế(31). Thiết lập mối quan hệ hợp tác hữu nghị với 06 địa phương nước ngoài32, trong đó, đã đầu tư, hỗ trợ cho tỉnh Champasak - Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với số tiền 34.183 triệu đồng. Đã vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài từ 2011 - 2015 ước đạt 7.009.047,12 USD, hiện đang có 31 tổ chức NGO hoạt động tại địa bàn.

- Giai đoạn 2011 - 2015, tỉnh Lâm Đồng đã cử 114 lượt CB, CC, VC đi làm việc, học tập tại nước ngoài bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Tỉnh cũng đã tiếp nhận 1.129 đoàn với 6.045 lượt người đến nghiên cứu, khảo sát và làm việc tại địa phương. Đồng thời, có 101 hội nghị, hội thảo quốc tế được tổ chức, trong đó, có một số hội nghị hợp tác quan trọng như: Hội nghị lần thứ 24 của Ủy ban Châu Á Thái Bình Dương về Thống kê Nông nghiệp; hội nghị “Nhóm tư vấn Hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á” (AIPA Caucus 5) lần thứ 5.

VI. Nâng cao hiệu quả công tác xây dựng chính quyền, cải cách hành chính; tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng chống tham nhũng, lãng phí:

1. Hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp đã bám sát chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; không ngừng đổi mới phương thức và nội dung hoạt động; thể hiện rõ vai trò của cơ quan quyền lực, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Hoạt động của ủy ban nhân dân các cấp có nhiều tiến bộ; công tác quản lý, điều hành có nhiều đổi mới, đạt hiệu quả. Công tác quản lý hành chính được tăng cường, chính quyền các cấp cơ bản thực hiện đúng chức năng quản lý 30) Gồm: Mỹ, Canada, Úc, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Thụy Sỹ, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đức, Tây Ban Nha, Anh, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, Lào, Singapore, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Ấn Độ, Đài Loan.31) Gồm: WorldBank, Qũy Malaria toàn cầu, Quỹ Môi trường toàn cầu, Cơ quan phát triển Na Uy, Cơ quan phát triển hợp tác Tây Ban Nha, Viện chiến lược Môi trường toàn cầu, Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Liên minh Châu Âu (EU), ASEAN, Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO).32) Gồm: tỉnh Lipestsk - Liên Bang Nga, tỉnh Champasak - CHDCND Lào, TP Vaucluse - Pháp, tỉnh Jihočeský Kraj - Cộng hòa Czech, TP Guri (Gyeonggi-Do, Hàn Quốc), tỉnh Đông Flanders - Vương quốc Bỉ.

18

Page 19: xã hội 5 năm 2011

hành chính nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.2. Công tác cải cách hành chính có nhiều chuyển biến và đạt được kết quả rõ

nét. Từ năm 2011 đến nay, tỉnh Lâm Đồng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai quyết liệt công tác cải cách hành chính; ban hành nhiều văn bản quan trọng để cụ thể hóa triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính theo chủ trương của Đảng, Chính phủ(33); các sở, ban, ngành và các địa phương đã tổ chức phổ biến, quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách về cải cách hành chính, từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở địa phương; nhất là công tác cải cách thủ tục hành chính đã tập trung thực hiện với những kết quả cơ bản sau:

- Trên cơ sở kết quả thực hiện đề án 30, đến năm 2010, tỉnh Lâm Đồng đã công bố 1.380 thủ tục (cấp sở 1.004 thủ tục, cấp huyện 264 thủ tục, cấp xã 112 thủ tục). Từ năm 2011 đến năm 2014, đã ban hành 48 quyết định để tiếp tục cập nhật, công bố bổ sung bộ thủ tục hành chính các cấp. Tính đến 31/12/2014, tổng số thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh đã được công bố, công khai thực hiện là 1.537 thủ tục. Trong đó: các sở, ban, ngành là 1.138 thủ tục, cấp huyện là 254 thủ tục và cấp xã là 145 thủ tục.

- Cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” được triển khai thực hiện tại 100% cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh; với số lượng thủ tục hành chính áp dụng tiếp tục được nâng cao qua các năm(34). Đội ngũ cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thường xuyên được củng cố, tăng cường cả về số lượng và chất lượng; cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc tại bộ phận “một cửa” được quan tâm đầu tư, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của tổ chức, cá nhân đến giao dịch giải quyết công việc. Kỷ cương, kỷ luật hành chính tiếp tục được tăng cường.

3. Công tác tiếp công dân, tiếp nhận xử lý và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện theo đúng quy định, tập trung giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo từ cơ sở. Từ năm 2011 đến năm 2014, các cơ quan quản lý hành chính các cấp và các tổ chức thanh tra đã tiếp nhận, xử lý 11.172 đơn (trong đó, có 10.605 đơn khiếu nại, 567 đơn tố cáo); đã tập trung giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài và các vụ khiếu nại đông người, phức tạp, không để phát sinh điểm nóng.

Công tác thanh tra đã thực hiện theo kế hoạch đã phê duyệt và đã có một số cuộc thanh tra đột xuất tập trung vào những lĩnh vực nhạy cảm, bức xúc của xã hội. Qua công tác thanh tra đã phát hiện, chấn chỉnh, xử lý nhiều vụ việc vi phạm, tiêu cực, tham nhũng, đồng thời cũng phát hiện và kiến nghị khắc phục nhiều bất

33) như: Quyết định số 920/QĐ-UBND ngày 23/4/2010 về ban hành kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2011-2015; Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 14/8/2013 về việc đẩy mạnh thực hiện công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 2119/KH-UBND ngày 21/10/2013 vể đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức tỉnh Lâm Đồng từ nay đến năm 2015; Quyết định số 1509/QĐ-UBND ngày 14/8/2013 về ban hành chỉ số CCHC của các sở, ngành, UBND cấp huyện; Quyết định số 2299/QĐ-UBND ngày 15/11/2013 ban hành chỉ số CCHC của UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh;...34) Năm 2010 thực hiện 522 thủ tục, trong đó có 90 thủ tục liên thông. Đến 31/12/2014 đang thực hiện 1.223 thủ tục, trong đó có 171 thủ tục liên thông.

19

Page 20: xã hội 5 năm 2011

cập trong cơ chế, chính sách hiện hành, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trên nhiều lĩnh vực.

Trong giai đoạn 2011 - 2014, thanh tra các cấp, các ngành đã ban hành kết luận và quyết định xử lý 741 cuộc (trong đó, có 649 cuộc theo kế hoạch và 92 cuộc thanh tra đột xuất); 6.053 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện sai phạm với số tiền 223,7 tỷ đồng. Kiến nghị thu hồi nộp ngân sách nhà nước 112,9 triệu đồng, xử phạt vi phạm hành chính 23,8 tỷ đồng, xử lý khác 87 tỷ đồng và thu hồi 1.488 giấy phép lái xe.

4. Công tác phòng, chống tham nhũng được quan tâm chỉ đạo gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Hầu hết các cấp, ngành và địa phương đã xây dựng và triển khai các biện pháp thực hiện kế hoạch phòng chống tham nhũng theo quy định thông qua công tác cải cách hành chính, thực hiện quy chế dân chủ, kê khai, công khai minh bạch tài sản, thu nhập,... đã tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, trách nhiệm, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

VII. Tiềm lực quốc phòng - an ninh được tăng cường, trật tự an toàn xã hội được giữ vững:

- Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn định. Tỉnh Lâm Đồng tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”. Tiềm lực trong khu vực phòng thủ của tỉnh có nhiều chuyển biến rõ nét, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được cũng cố vững chắc. Tiếp tục triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, nghị định của trung ương về khu vực phòng thủ, bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của địa phương trong tình hình mới... Nắm chắc tình hình, âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng, nâng cao trình độ và khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ trang. Tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ theo quy định; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức cho các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân về vai trò, tầm quan trọng của biển, đảo đối với sự phát triển kinh tế, quốc phòng - an ninh. Công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ hàng năm đạt chỉ tiêu về số lượng và vượt yêu cầu về chất lượng.

- Thực hiện các đợt ra quân tấn công trấn áp tội phạm, triển khai các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động của các đối tượng hình sự, ma túy. Tổ chức tuần tra kiểm soát, phòng, chống cướp. Quản lý chặt chẽ, kịp thời nắm tình hình, ngăn chặn hoạt động của các phần tử cực đoan, cơ hội chính trị, bảm đảm an toàn cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, lao động người nước ngoài trên địa bàn, nhất là thời điểm căng thẳng trên biển Đông. Tai nạn giao thông đường bộ giảm đáng kể cả 3 tiêu chí.

C. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆMI. Đánh giá tổng quát:1. Những thành tựu đạt được:

20

Page 21: xã hội 5 năm 2011

Trong giai đoạn 2011 - 2015, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ sự chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và tinh thần chủ động, sự nỗ lực quyết tâm cao của các cấp, các ngành, các tổ chức sản xuất kinh doanh và nhân dân các dân tộc trong tỉnh nên đã đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế và xã hội:

- Nền kinh tế của tỉnh tiếp tục phát triển, đã thu hẹp được khoảng cách thu nhập bình quân đầu người so với bình quân chung cả nước(35). Đã phát huy được lợi thế của tự nhiên về đất đai, khí hậu để phát triển nông nghiệp và du lịch. Phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhìn chung phù hợp với điều kiện sinh thái và lợi thế của từng vùng. Các mô hình sản xuất tư nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp ngày càng hoạt động có hiệu quả. Công nghiệp chế biến đã có bước tăng trưởng khá cả về số lượng lẫn chất lượng (chế biến chè, cà phê, tơ tằm, vật liệu xây dựng…tăng trưởng với tốc độ khá); Tổ hợp Bauxit nhôm Tân Rai và nhiều công trình thuỷ điện đi vào hoạt động đã góp phần tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp trong GDP của tỉnh. Lĩnh vực du lịch tiếp tục phát triển và có thêm nhiều sản phẩm mới; dịch vụ thương mại, vận tải, bưu chính viễn thông phát triển ổn định và tăng trưởng khá. Công tác điều hành chi ngân sách đáp ứng nhu cầu an sinh xã hội và các khoản chi bức thiết khác. Hoạt động tài chính, tiền tệ bám sát sự chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước về giảm lãi suất huy động, lãi suất cho vay, cơ cấu lại nợ.

- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được đầu tư và nâng cấp, tạo tiền đề và góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hôi, như: Giao thông đối nội và đối ngoại được mở rộng; các công trình thuỷ lợi và hệ thống kênh mương nội đồng được ưu tiên đầu tư, nâng cấp; cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa ngày càng hoàn thiện; diện mạo của đô thị và nông thôn có nhiều khởi sắc;...

- Đã tập trung phát triển đồng bộ, toàn diện trên các lĩnh vực văn hóa - xã hội, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thực hiện nếp sống văn minh; quan tâm công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa; triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Lĩnh vực giáo dục, đào tạo đạt được nhiều thành tích so với mặt bằng chung cả nước. Các chương trình y tế được triển khai tích cực. Thực hiện tốt các chính sách đối với người có công, gia đình chính sách,...Chương trình giảm nghèo bền vững, Chương trình xây dựng nông thôn mới và các chương trình mục tiêu quốc gia khác đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu đề ra.

- Công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế tiếp tục phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu và đạt được nhiều kết quả tích cực.

- Cải cách hành chính có nhiều chuyển biến tích cực; hiệu lực và hiệu quả trong lãnh đạo điều hành của bộ máy chính quyền các cấp được nâng lên rõ rệt; giữ vững quốc phòng, an ninh; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm; đã giải quyết dứt điểm nhiều vụ khiếu nại phức tạp kéo dài.

35) Năm 2010: thu nhập bình quân đầu người của Lâm Đồng bằng 81% so bình quân của cả nước; đến năm 2015 đạt 105,5% so bình quân của cả nước.

21

Page 22: xã hội 5 năm 2011

2. Những hạn chế, yếu kém: - Kinh tế phát triển chưa bền vững; chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức

cạnh tranh thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, cơ hội và yêu cầu phát triển của địa phương; một số công trình trọng điểm còn chưa triển khai hoặc triển khai chậm(36), một số chỉ tiêu đại hội đề ra không hoàn thành(37). Huy động và sử dụng các nguồn lực trong và ngoài tỉnh vào phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội còn hạn chế, nhất là giao thông đối ngoại và kết cấu hạ tầng ở vùng sâu, vùng xa. Các lĩnh vực đột phá phát triển chưa tương xứng thế mạnh và lợi thế so sánh của tỉnh; quản lý, bảo vệ rừng, tài nguyên khoáng sản còn nhiều hạn chế, yếu kém.

- Các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ có sự chênh lệch giữa vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số so với vùng đô thị; giảm nghèo chưa thật bền vững, đời sống một bộ phận nhân dân nhất là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn.

- An ninh, chính trị còn tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định. Tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng. Tai nạn giao thông và vi phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn có giảm nhưng vẫn còn ở mức cao.

II. Nguyên nhân:1. Nguyên nhân thành tựu:- Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, cấp ủy và chính quyền các cấp đã kịp thời cụ

thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng, nhà nước và nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh thành các chương trình, kế hoạch cụ thể làm cơ sở để chỉ đạo thực hiện.

- Công tác lãnh đạo của các cấp ủy đảng năng động, sáng tạo đã huy động được sức mạnh của toàn bộ hệ thống chính trị trong việc thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh đã đạt được bước tiến bộ đáng kể, tổ chức bộ máy được củng cố, đội ngũ cán bộ có nhiều tiến bộ về phẩm chất chính trị, kiến thức, năng lực và ý thức trách nhiệm, từng bước được chuyên môn hóa, đã hình thành một bộ phận cán bộ có bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân.

- Các tầng lớp nhân dân đồng thuận với Đảng, Nhà nước tích cực sản xuất kinh doanh, vượt qua khó khăn, quyết tâm vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng và góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

2. Nguyên nhân hạn chế, yếu kém:- Sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính trong khu vực và trên

thế giới, tình hình khó khăn chung của cả nước, các chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, cắt giảm đầu tư công, miễn giảm thuế... đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội và cân đối nguồn lực của tỉnh.

- Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt thấp so với chỉ tiêu đề ra do một số mặt hàng chủ yếu của tỉnh giảm sút về số lượng xuất khẩu trong 2 năm 2011, 2012 36) Trung tâm Văn hóa thể thao tỉnh; dự án thủy lợi Đạ Sị; khu du lịch hồ Đại Ninh; khu công nghiệp Tân Phú; Đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương; các đường vành đai thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc.37) Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm đạt 1.690 triệu USD; Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 5 năm đạt 25.829 tỉ đồng đạt 84,7% kế hoạch giai đoạn 2011-2015; Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm đạt 80.651 tỉ đồng;

22

Page 23: xã hội 5 năm 2011

như: tơ xe, lụa, chè chế biến, cà phê chế biến, rau quả; dự án Bauxit Nhôm hoàn thành và đi vào hoạt động chậm tiến độ hơn 2 năm;

- Nhiều dự án đầu tư, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn, về thị trường tiêu thụ sản phẩm,... tác động đến giải quyết việc làm, tăng trưởng kinh tế và thu, chi ngân sách của tỉnh; công tác quản lý thu thuế, phí còn nhiều hạn chế, tình trạng nợ đọng, gian lận thuế còn nhiều nhưng chưa có biện pháp hữu hiệu để khắc phục.

- Khả năng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách còn hạn hẹp, việc huy động các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách cho hạ tầng kinh tế, xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Năng lực quản lý, lãnh đạo điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước còn nhiều hạn chế, yếu kém; cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính chưa theo kịp yêu cầu của nhân dân và doanh nghiệp; ý thức chính trị, năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức và tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa cao.

III. Bài học kinh nghiệm:1. Nâng cao năng lực lãnh đạo, đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của

Đảng và quản lý điều hành của chính quyền; xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức vững vàng về chính trị, trong sáng về đạo đức, lối sống, có trình độ, năng lực và trách nhiệm cao; phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc, các đoàn thể và quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân là nhân tố quyết định đến sự thành công trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2. Quán triệt và vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào tình hình cụ thể của địa phương; tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của trung ương, các tỉnh, thành phố đã hợp tác phát triển kinh tế - xã hội với tỉnh Lâm Đồng, cùng với sự phát huy nội lực để tạo nên sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương.

3. Tiếp tục phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh của tỉnh; tăng cường và đẩy mạnh công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế; thường xuyên giữ mối quan hệ tốt với các tỉnh trong vùng; đồng thời không ngừng nâng cao vị thế, uy tín và chú trọng tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của Lâm Đồng thông qua các hoạt động đối ngoại trên tinh thần đoàn kết, hữu nghị và hợp tác phát triển, là tiền đề hết sức quan trọng cho thúc đẩy sự phát triển của tỉnh trong những năm tới.

4. Việc xây dựng cơ chế, chính sách trước hết phải bám sát định hướng quy hoạch và các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, từ đó lựa chọn các vấn đề có tính đột phá để ban hành. Quá trình chỉ đạo thực hiện phải thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân thực hiện. Thường xuyên tổng kết thực tiễn và căn cứ vào thực tiễn để kịp thời bổ sung, điều chỉnh, xây dựng các cơ chế, chính sách, tạo động lực phát triển.

5. Coi trọng việc kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với tập trung giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, công tác giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân; thực hiện tốt chính sách với người có công, gia đình chính sách, đồng bào

23

Page 24: xã hội 5 năm 2011

vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. 6. Ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; đoàn kết nội bộ trong

cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở làm nòng cốt cho đoàn kết toàn dân và đồng thuận xã hội để tạo nên sức mạnh tổng hợp trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh.

Phần thứ haiMục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội

tỉnh Lâm Đồng năm 2016 - 2020

A. Bối cảnhTình hình thế giới trong những năm tới sẽ có nhiều diễn biến khó lường, các

hoạt động khủng bố, bạo loạn, ly khai, chiến tranh cục bộ, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp; tranh chấp tài nguyên, chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo tiếp tục làm gia tăng căng thẳng, đe dọa hòa bình, an ninh thế giới, khu vực và chủ quyền của nước ta. Tình hình trong nước, tuy nền kinh tế dần phục hồi và có bước phát triển nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch tiếp tục tăng cường chống phá, đẩy mạnh hoạt động “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, kích động bạo loạn lật đổ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, gây mất ổn định chính trị - xã hội.

Là một trong 5 tỉnh Tây Nguyên, Lâm Đồng có vị trí chiến lược hết sức quan trọng, các thế lực thù địch, các phần tử xấu sẽ tiếp tục đẩy mạnh chống Đảng, chống Nhà nước, thông qua lĩnh vực tư tưởng, văn hóa và vấn đề tôn giáo, dân tộc... Bên cạnh đó, kinh tế - xã hội của tỉnh cũng còn nhiều khó khăn như: quy mô nền kinh tế còn hạn chế; khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của địa phương chưa mạnh; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là về giao thông đối ngoại, thủy lợi phục vụ sản xuất, thiết chế văn hóa... chưa đáp ứng yêu cầu; nhu cầu đầu tư cho phát triển rất lớn, nhưng khả năng về nguồn vốn có hạn; chất lượng nguồn nhân lực chưa cao; đời sống nhân dân nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc còn nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, trong nhiệm kỳ tới, tỉnh Lâm Đồng cũng sẽ có nhiều thuận lợi như: những thành tựu của 30 năm đổi mới đất nước và của tỉnh sẽ là những kinh nghiệm quý báu để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới; hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng là cơ hội để tỉnh thu hút các nguồn lực đầu tư và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa. Tiềm năng, lợi thế so sánh của tỉnh tiếp tục được phát huy; những thành tựu, kết quả quan trọng, những công trình trọng điểm lớn được đầu tư những năm vừa qua đã phát huy hiệu quả, quốc phòng, an ninh đảm bảo, chính trị ổn định là tiền đề hết sức quan trọng cho thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm tới.

Tình hình thế giới, trong nước, trong tỉnh sẽ tạo ra những thời cơ, thuận lợi, khó khăn đan xen nhau, đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc trong tỉnh phải phấn đấu với quyết tâm cao nhất để đưa Lâm Đồng tiếp tục phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn 2016 - 2020.

B. Quan điểm phát triển

24

Page 25: xã hội 5 năm 2011

- Khai thác và phát huy tối đa nguồn lực trong nhân dân, trong cộng đồng doanh nghiệp, trong các tổ chức và cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh là nhân tố quyết định; thu hút các nguồn lực bên ngoài là quan trọng để đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế.

- Phát triển kinh tế - xã hội dựa trên lợi thế của địa phương, phù hợp với chiến lược phát triển đất nước và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; ưu tiên phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và dịch vụ - du lịch.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh; đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; giữa phát triển kinh tế với thực hiện đồng bộ các chính sách an sinh xã hội; khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên; thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

C. Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng năm 2016 - 2020

I. Mục tiêu tổng quát: Tiếp tục thực hiện đề án tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng

trưởng, huy động mọi nguồn lực, phát huy tiềm năng lợi thế so sánh của địa phương; phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội; đẩy mạnh cải cách hành chính, hội nhập và hợp tác quốc tế; nâng cao đời sống vất chất, tinh thần của nhân dân; tăng cường công tác quản lý bảo vệ tài nguyên, môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Thực hiện có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí. Xây dựng bộ máy chính quyền trong sạch vững mạnh gần gũi với nhân dân. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tiếp tục đưa Lâm Đồng phát triển nhanh và bền vững.

II. Mục tiêu cụ thể:1. Về phát triển kinh tế:- Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 (theo

giá 2010) đạt 8,5 - 9,0%.- GRDP bình quân đầu người vào năm 2020 đạt 73 - 75 triệu đồng (tương

đương 3.570 USD38).- Cơ cấu kinh tế đến năm 2020 (giá hiện hành): Ngành nông, lâm, thủy sản

35 - 36%; Ngành công nghiệp, xây dựng 24 - 25%; Ngành dịch vụ 39 - 40%.- Tổng thu ngân sách nhà nước cả giai đoạn 2016 - 2020 tăng bình quân

hàng năm từ 10 - 12%; thuế phí tăng bình quân hàng năm từ 12 - 14%.- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt khoảng 36% GRDP vào năm 2020.- Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 750 - 800 triệu USD vào năm

2020.- Số lượt khách du lịch hàng năm tăng từ 8 - 10% so với năm trước, trong đó

khách quốc tế chiếm từ 10 - 12%.2. Về xã hội:

38) GDP bình quân đầu người năm 2015 khoảng 2.140 USD;

25

Page 26: xã hội 5 năm 2011

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2020 còn khoảng 1,02%.- Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm 1,5 - 2%; trong đó hộ đồng

bào dân tộc thiểu số giảm bình quân hàng năm 2 - 3% (theo tiêu chí mới).- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 70%, trong đó đào tạo nghề khoảng

55% vào năm 2020.- Giữ vững kết quả và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục các cấp; đến

năm 2020, có 80% thanh niên trong độ tuổi hoàn thành chương trình trung học phổ thông; 75% - 80% trường đạt chuẩn quốc gia.

- Đến năm 2020 số giường bệnh đạt 25 giường/vạn dân; có 7 - 8 bác sỹ/vạn dân và 1,2 dược sỹ đại học/vạn dân; 80% số xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế.

- Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 75 - 80%. - Đến năm 2020, có ít nhất 90 xã (tương ứng 77% tổng số xã của toàn tỉnh)

đạt chuẩn nông thôn mới, có 8/10 huyện(39) đạt chuẩn nông thôn mới và tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới.

- Đến năm 2020, tối thiểu có: 90% hộ gia đình đạt chuẩn văn hoá; 90% thôn và 77% số xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; 90% tổ dân phố và 80% trở lên phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; 98% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.

3. Về môi trường:- Đến năm 2020, tỷ lệ che phủ rừng tối thiểu đạt 55%.- Đến năm 2020, có 95% trở lên rác thải đô thị và trên 80% thải nông thôn

được thu gom và xử lý.- Đến năm 2020, tỷ lệ hộ dân vùng đô thị sử dụng nước sạch đạt từ 70% trở

lên; tỷ lệ hộ dân vùng nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt trên 90%. 4. Các khâu đột phá và dự án, công trình trọng điểm:Để đạt được phương hướng, mục tiêu nêu trên, trong 5 năm tới, Đảng bộ,

chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Lâm Đồng phấn đấu thực hiện có hiệu quả các khâu đột phá và các dự án, công trình trọng điểm sau:

a) 04 khâu đột phá: Phát triển đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội; Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Phát triển dịch vụ - du lịch chất lượng cao; Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

b) 12 công trình trọng điểm: Đường Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương; Khu công nghiệp Phú Hội, Khu công nghiệp - nông nghiêp Tân Phú; Khu công nghệ thông tin tập trung; các Khu du lịch: Đan Kia - Đà Lạt, hồ Đại Ninh, hồ Tuyền Lâm; các dự án thủy lợi: Đạ Sị, Đông Thanh, KaZam; Khu trung tâm Hòa Bình thành phố Đà Lạt và Trung tâm Văn hóa - Thể thao Lâm Đồng.

D. Nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng năm 2016 - 2020

I. Phát triển kinh tế:

39) Huyện Đức Trọng (năm 2016); Huyện Lâm Hà, Bảo Lâm (năm 2017); các huyện: Di Linh, Đạ Huoai (năm 2018); Huyện Đạ Tẻh (năm 2019) và các huyện: Lạc Dương và Cát Tiên (năm 2020).

26

Page 27: xã hội 5 năm 2011

1. Về phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới:1.1. Về nông nghiệp:- Tập trung nguồn lực thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo

hướng nâng cao chuỗi giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Tiếp tục phát triển nông nghiệp toàn diện, gắn sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm; chú trọng khâu sơ chế, bảo quản sau thu hoạch; xây dựng các vùng sản xuất tập trung gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm và nhãn hiệu hàng hoá. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi theo quy hoạch và kế hoạch.

- Xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, thúc đẩy mạnh mẽ việc liên kết, hợp tác, hình thành các mô hình tổ chức phù hợp với yêu cầu, điều kiện cụ thể, hình thành chuỗi sản xuất để giảm chi phí, hạ giá thành, tăng giá trị hàng hóa nông sản(40).

- Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình gắn với thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn. Thực hiện có hiệu quả các đề án phát triển kinh tế tập thể, kinh tế trang trại; khôi phục phát triển ngành nghề, làng nghề truyền thống.

- Duy trì diện tích đất sản xuất nông nghiệp khoảng 300.000 ha; quy hoạch, bố trí lại cơ cấu cây trồng để nâng cao hiệu quả sử dụng đất (41). Phấn đấu đến năm 2020, giá trị sản xuất trên diện tích thu hoạch bình quân đạt khoảng 170 triệu đồng/ha, trên 60% diện tích đất canh tác chủ động được nước tưới; 100% diện tích được cơ giới hóa khâu làm đất; trên 30% diện tích được cơ giới hóa đến khâu thu hoạch. Tập trung và ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tiếp cận đa ngành (trước hết là cây rau và hoa) như Đề án đã được Tổ chức JICA - Nhật Bản và Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam hỗ trợ, giúp đỡ theo chương trình hợp tác trung hạn về nông nghiệp giữa Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản; khẩn trương hoàn thành hồ sơ, thủ tục, bố trí vốn và thu hút thêm các nguồn lực để đầu tư vào Khu công nghiệp - nông nghiệp Tân Phú và Trung tâm sau thu hoạch tại huyện Đức Trọng; Chợ đầu mối hoa tại thành phố Đà Lạt.

- Tiếp tục phát triển ngành chăn nuôi, đến năm 2020, đàn lợn đạt trên 800 ngàn con; đàn gia cầm trên 5,3 triệu con; đàn bò đạt trên 150 nghìn con, trong đó bò sữa 30 nghìn con (ở các địa bàn phù hợp quy hoạch, đảm bảo sự gắn kết giữa các doanh nghiệp và các hộ nông dân từ khâu sản xuất, thu mua và chế biến sữa) . Đẩy mạnh chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, hình thành các khu chăn nuôi tập trung và các trang trại chăn nuôi bò sữa, bò thịt chất lượng cao, chú trọng công tác phòng chống dịch bệnh và nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm. Nâng tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông nghiệp lên 20 - 25% vào năm 2020.

40) Phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh có khoảng 250 hợp tác xã, 3.500 tổ hợp tác; hợp tác xã đạt khá, giỏi lên trên 60% và không còn hợp tác xã yếu kém; 45% số xã, phường, thị trấn trong 1 huyện, thành phố có 1-2 HTX hoạt động tốt. Mỗi huyện, thành phố có 1-2 mô hình liên kết sản xuất, chế biến tiêu thụ nông sản.41) Đến năm 2020 diện tích cây cà phê đạt khoảng 150.000 ha; chè 26.000 ha (chè chất lượng cao 8.000 ha); cây dâu tằm khoảng 4.500-5.000 ha; cây điều khoảng 10.000-12.000 ha; phát triển các loại rau, hoa, quả ôn đới cao cấp với diện tích gieo trồng đạt 55.000 ha rau và 7.900 ha hoa; diện tích trồng lúa ổn định khoảng 20.200 ha; trồng xen cây Mắc ca trên diện tích cà phê và một số loại cây trồng khác ở những vùng có điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết phù hợp để đến năm 2020 có quy mô khoảng 20 nghìn ha.

27

Page 28: xã hội 5 năm 2011

1.2. Về lâm nghiệp: Quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng theo quy hoạch 3 loại rừng, tiếp tục xã

hội hóa nghề rừng trong công tác bảo vệ, chăm sóc và phát triển rừng; bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, thực hiện triệt để chủ trương của Chính phủ về việc ngừng khai thác rừng tự nhiên. Đẩy mạnh giao khoán, quản lý bảo vệ rừng và tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong công tác quản lý, bảo vệ rừng; tăng cường các hoạt động kiểm tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm tình trạng phá rừng; ngăn chặn có hiệu quả việc lấn chiếm đất lâm nghiệp. Đẩy nhanh việc sắp xếp các công ty lâm nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến lâm sản trồng rừng bảo đảm nguồn nguyên liệu, đồng thời kiện toàn, nâng cao năng lực quản lý, trách nhiệm bảo vệ rừng của các đơn vị chủ rừng và lực lượng kiểm lâm. Trong giai đoạn 2016 - 2020, bình quân hàng năm trồng mới khoảng 5.500 ha rừng các loại.

1.3. Về thủy sản: Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động nuôi trồng thủy sản truyền thống, đặc biệt

là các giống thủy sản đặc sản theo hướng hàng hóa, trong đó chú trọng đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng ao, hồ, đập,…Tiếp tục phát triển cá nước lạnh theo quy hoạch đã được phê duyệt(42).

1.4. Xây dựng nông thôn mới: Tiếp tục xác định chương trình xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng

tâm, đồng thời gắn với thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt và đồng bộ, thực hiện huy động và lồng ghép các nguồn lực, sức mạnh của cả hệ thống chính trị và người dân tham gia để đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới nhằm đạt mục tiêu đề ra. Phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 90 xã đạt chuẩn nông thôn mới, bằng 77% số xã toàn tỉnh; có 8/10 huyện đạt chuẩn nông thôn mới và toàn tỉnh đạt tiêu chí của tỉnh nông thôn mới.

2. Về phát triển công nghiệp và xây dựng:2.1. Về phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:- Phát triển ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh theo hướng hiện đại,

nâng cao tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế, khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn gắn với vùng nguyên liệu. Xây dựng các nhóm hàng hóa chủ lực; phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản có lợi thế cạnh tranh và sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, có khả năng xuất khẩu và giải quyết được nhiều việc làm cho xã hội. Phấn đấu tăng tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm sản và khoáng sản đã qua chế biến, hạn chế xuất khẩu thô.

42) Diện tích nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 khoảng 3.100 ha, trong đó 100 ha nuôi cá nước lạnh; sản lượng khoảng 14.000 tấn, trong đó sản lượng cá nước lạnh ước khoảng 2.000 tấn.

28

Page 29: xã hội 5 năm 2011

- Tiếp tục đề xuất, kiến nghị đầu tư công nghiệp luyện nhôm tại Tân Rai, huyện Bảo Lâm; đôn đốc hoàn thành các dự án thuỷ điện theo quy hoạch; khuyến khích phát triển công nghiệp cơ khí phục vụ ngành nông nghiệp. Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 10,2%; trong đó: ngành công nghiệp khai khoáng tăng 9,7%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 12%; ngành sản xuất, phân phối điện, nước tăng 4,1%. Đến năm 2020, các dự án đầu tư cơ bản lấp đầy các khu, cụm công nghiệp.

- Khuyến khích phát triển các ngành nghề như: Chế biến nông - lâm sản, thực phẩm; các sản phẩm thủ công mỹ nghệ; nghề sửa chữa điện, điện tử gia dụng; sửa chữa cơ khí, gò hàn tiện; sản xuất các dụng cụ cầm tay; mộc gia dụng; đồ gỗ cao cấp; nghề may, thêu, đan; đồ trang trí kiến trúc. Khôi phục và phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống như: cưa lọng, chạm bút lửa, các sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số như: dệt thổ cẩm, đan lát… khuyến khích phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp phục vụ du lịch.

2.2. Về đầu tư xây dựng:Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 36-KH/TU, ngày 04/5/2012 của

Tỉnh ủy Lâm Đồng về triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 16/01/2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng và Quyết định số 1402/QĐ-UBND, ngày 09/7/2012 phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020. Thực hiện đúng trình tự, thủ tục và các quy định về đầu tư theo Luật Xây dựng và Luật Đầu tư công. Tiếp tục quán triệt chỉ đạo của Trung ương trong việc tăng cường quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện điều chuyển, giãn tiến độ và chuyển đổi hình thức đầu tư một số công trình, dự án để làm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

3. Về phát triển thương mại, du lịch và dịch vụ:3.1. Về thương mại, xuất nhập khẩu:- Huy động các nguồn lực đầu tư để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng

thương mại như: Siêu thị, chợ bán buôn, chợ đầu mối, chợ vùng nông thôn... Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, chú trọng mở rộng thị trường nội địa; có cơ chế, chính sách khuyến khích sử dụng hàng hoá sản xuất trong nước. Tăng cường công tác quản lý thị trường, thực hiện tốt kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại. Cung ứng đầy đủ các mặt hàng thiết yếu, nhất là các mặt hàng chính sách xã hội phục vụ đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa. Phấn đấu tổng mức bản lẻ hàng hóa giai đoạn 2016 - 2020 tăng bình quân 15%/năm.

- Đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng qua chế biến có lợi thế về nguyên liệu từ địa phương. Từng bước chuyển hướng từ xuất khẩu nguyên liệu, khoáng sản và sản phẩm thô sang xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao. Tích cực, chủ động mở rộng thị trường xuất khẩu, chú trọng nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu hàng hoá nhằm ổn định thị trường xuất khẩu. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị trên địa bàn tích cực tham gia vào hoạt động xuất khẩu của tỉnh. Phấn đấu đưa tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đến năm 2020 đạt 920 triệu USD, tăng bình quân 14%/năm.

29

Page 30: xã hội 5 năm 2011

- Ưu tiên nhập khẩu thiết bị công nghệ mới, hiện đại. Hạn chế nhập khẩu hàng hoá vật tư, thiết bị, cũng như hàng tiêu dùng mà trong nước có thể sản xuất được. Dự kiến đến năm 2020, giá trị nhập khẩu đạt 64 triệu USD, tăng bình quân 5,1%/năm.

3.2. Về du lịch:- Tiếp tục khai thác, phát huy lợi thế về khí hậu, cảnh quan, môi trường để

phát triển dịch vụ du lịch chất lượng cao. Xây dựng thành phố Đà Lạt thành Trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp và du lịch văn hóa di sản tầm quốc gia, khu vực và quốc tế. Tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư tâm huyết, thực sự có năng lực đầu tư vào Khu du lịch nghỉ dưỡng Đan Kia - Đà Lạt, Khu du lịch Đại Ninh và Khu du lịch vui chơi, giải trí Prenn.

- Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá,.. để mở đường bay quốc tế đến Cảng hàng không Liên Khương từ các nước Singapore, Thái Lan, Campuchia,... duy trì các đường bay nội địa hiện có và mở thêm một số đường bay mới từ Liên Khương đến Huế, Hải Phòng,...và ngược lại.

- Đẩy mạnh liên kết, hợp tác trong hoạt động du lịch. Liên kết các tuyến du lịch trong nước và quốc tế theo mô hình các tam giác phát triển du lịch chất lượng cao (Đà Lạt - TP Hồ Chí Minh - Nha Trang; Đà Lạt - Phan Thiết - Thành phố Hồ Chí Minh; Đà Lạt - Vũng Tàu - TP Hồ Chí Minh; Đà Lạt - Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế;...). Tốc độ tăng trưởng hàng năm về khách du lịch 8 - 10%; phấn đấu đến năm 2020, tỷ trọng của ngành du lịch chiếm 10% GRDP; lượng khách du lịch đến Lâm Đồng đạt 7,25 triệu lượt; trong đó có 600 - 700 ngàn lượt khách quốc tế; 4,65 triệu lượt khách lưu trú; tỷ lệ lao động trực tiếp phục vụ trong ngành du lịch được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đạt 85% vào năm 2020.

3.3. Về dịch vụ:- Đa dạng hóa các loại hình vận tải, củng cố và hình thành doanh nghiệp mới

về vận tải,…theo nhiều quy mô, nhiều thành phần, trong đó đặc biệt chú ý hình thành các doanh nghiệp có quy mô lớn, thương hiệu mạnh đủ khả năng cạnh tranh và tạo mối liên kết, hỗ trợ phát triển vùng. Mở rộng năng lực và nâng cao chất lượng vận tải tuyến cố định, xe chạy hợp đồng du lịch; khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp vận tải đầu tư nâng cao chất lượng phương tiện, dịch vụ và củng cố, phát triển thương hiệu.

- Hiện đại hóa mạng lưới bưu chính, viễn thông để cung cấp tất cả các dịch vụ bưu chính, viễn thông đến các điểm phục vụ, chú trọng tới phát triển các dịch vụ mới, các dịch vụ ứng dụng trên nền công nghệ thông tin. Phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông có công nghệ hiện đại, độ phủ rộng khắp chất lượng cao; khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư, phát triển hạ tầng viễn thông để phát triển sản xuất kinh doanh, cải cách hành chính và xây dựng chính quyền điện tử tại địa phương.

- Đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng, trong đó tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng truyền thống và phát triển nhanh các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Phát triển mạnh các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt, mở rộng các hình thức thanh toán quốc tế (thư tín dụng, bao thanh toán,

30

Page 31: xã hội 5 năm 2011

chuyển tiền quốc tế…) nhằm hỗ trợ các hoạt động đầu tư quốc tế và xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, mở rộng khả năng tiếp cận đến dịch vụ ngân hàng của các thành phần kinh tế và các tầng lớp nhân dân.

4. Tài chính, tiền tệ:4.1. Tài chính:- Phấn đấu tổng thu ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 tăng bình

quân từ 10 - 12%/năm, trong đó thuế phí tăng bình quân từ 12 - 14%/năm. Tiếp tục đổi mới, lành mạnh hệ thống tài chính; huy động tối đa các nguồn thu; chống thất thu và gian lận thương mại; đồng thời thu đúng, thu đủ, chống thất thu, trốn lậu thuế, hạn chế nợ đọng thuế, thu kịp thời theo quy định của pháp luật. Tăng cường các biện pháp thu ngân sách vừa bảo đảm khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh. Tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, nâng cao chất lượng phục vụ người nộp thuế. Hiện đại hóa công tác quản lý thu thuế, cải cách, đơn giản hóa và công khai minh bạch thủ tục hành chính. Đẩy mạnh công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật thuế. Tăng cường phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật thuế và các pháp luật có liên quan.

- Quản lý, điều hành chặt chẽ chi ngân sách nhà nước, triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Bảo đảm cân đối, hiệu quả các nguồn thu, chi ngân sách phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Chủ động sử dụng ngân sách địa phương để xử lý các nhiệm vụ chi, xử lý những trường hợp thiên tai, dịch bệnh... và các nhiệm vụ chi cấp bách phát sinh đột xuất.

4.2. Tiền tệ:- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả đề án tái cơ cấu lĩnh vực tài chính, tín dụng

trên địa bàn tỉnh; thực hiện sắp xếp và phát triển hệ thống mạng lưới của các tổ chức tín dụng, tập trung nâng cao năng lực quản trị, năng lực tài chính, năng lực hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng.

- Thực hiện dịch chuyển cơ cấu tín dụng theo hướng ưu tiên cấp tín dụng cho các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp sản xuất - chế biến, doanh nghiệp nhỏ và vừa; gắn tăng trưởng tín dụng với kiểm soát chặt chẽ chất lượng và hiệu quả tăng trưởng tín dụng; kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay bằng ngoại tệ phù hợp với chủ trương hạn chế đô la hóa trong nền kinh tế, góp phần ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối.

5. Về công tác quy hoạch; đầu tư và thu hút đầu tư:5.1. Công tác quy hoạch:- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã

hội tỉnh Lâm Đồng đến 2020; Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 704/QĐ-TTg, ngày 12/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

- Tiến hành rà soát, củng cố các cơ quan, đơn vị tư vấn xây dựng, quy hoạch trên địa bàn tỉnh. Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn

31

Page 32: xã hội 5 năm 2011

nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch đủ năng lực đảm đương được những quy hoạch ở những lĩnh vực quan trọng của tỉnh.

- Tiếp tục phối hợp với các viện nghiên cứu, trường đại học, các bộ, ngành trung ương, các chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước khi xây dựng quy hoạch để các đồ án quy hoạch có tầm nhìn dài hạn, chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu phát triển của hiện tại và trong tương lai.

- Rà soát các loại quy hoạch đã được phê duyệt trên địa bàn tỉnh nhằm điều chỉnh, bổ sung kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh và quy hoạch phát triển vùng; quy hoạch và nâng cấp thành phố Bảo Lộc lên đô thị loại 2, huyện Đức Trọng lên thị xã; chú trọng các quy hoạch đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch; quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển nông nghiệp; quy hoạch các ngành, lĩnh vực mà tỉnh có thế mạnh,…đảm bảo phù hợp quy hoạch chung của tỉnh đã được phê duyệt, chấn chỉnh, xử lý tình trạng “quy hoạch treo”, quy hoạch kém chất lượng. Đồng thời, thiết lập trật tự, kỷ cương trong quản lý quy hoạch; tăng cường xử lý vi phạm về trật tự xây dựng.

5.2. Đầu tư và thu hút đầu tư:- Huy động nguồn lực đầu tư của toàn xã hội vào thực hiện mục tiêu chuyển

đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng hiệu quả và phát huy được lợi thế so sánh của từng vùng, từng ngành, từng sản phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, trọng tâm là phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu, hạ tầng đô thị, coi đây là một trong ba đột phá chiến lược để đưa Lâm Đồng phát triển nhanh và bền vững vào năm 2020.

- Tranh thủ sự hỗ trợ của Chính phủ, các bộ, ngành trung ương để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ. Tập trung vào các công trình trọng điểm của tỉnh như: Đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương; Quốc lộ 20, 55, 27, 28, 28B; hoàn thành, đưa vào sử dụng đường Trường Sơn Đông và nâng cấp đường tỉnh ĐT.723 nối thành phố Đà Lạt với thành phố Nha Trang và đường ĐT 721 nối với Bình Thuận và Bình Phước thành Quốc lộ; nâng cấp sân bay Liên Khương từ tiêu chuẩn 4D lên 4E.

- Xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư; tổng kết, đánh giá toàn diện tình hình thu hút đầu tư đối với các dự án ODA và FDI, để nâng cao hiệu quả công tác thu hút đầu tư. Củng cố, kiện toàn bộ máy và đội ngũ quản lý, cán bộ làm công tác vận động các dự án sử dụng nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi theo hướng chuyên nghiệp; tranh thủ, đẩy mạnh và phát triển mối quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế, trở thành đối tác phát triển của các nhà tài trợ lớn WB, ADB,...

- Huy động tối đa các nguồn vốn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Đa dạng các hình thức mời gọi đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng theo các phương thức BOT, BT, đầu tư kết hợp công - tư (PPP), triển khai một số dự án theo hình thức đổi đất lấy công trình;...

- Khẩn trương nghiên cứu, bổ sung, điều chỉnh cơ chế, chính sách để thu hút các nguồn lực của tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh,... đầu tư vào các lĩnh

32

Page 33: xã hội 5 năm 2011

vực văn hóa xã hội, y tế, giáo dục, nước sạch nông thôn, xây dựng nhà ở cho công nhân, người thu nhập thấp... theo quy hoạch và theo danh mục kêu gọi đầu tư của tỉnh đã ban hành.

- Đẩy mạnh việc thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện các dự án, công trình theo đúng tiến độ. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc quản lý và sử dụng các dự án đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước. Củng cố lại các ban quản lý dự án, nâng cao năng lực các chủ đầu tư, tăng cường nâng cao kiến thức về quản lý dự án để điều hành các dự án đầu tư tránh thất thoát, lãng phí.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi thu hút các nguồn lực; cải cách thủ tục hành chính, thực hiện tốt cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông”. Tiếp tục cải thiện các chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh, phấn đấu trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Lâm Đồng thuộc nhóm địa phương có chất lượng điều hành “tốt” và “rất tốt” nằm trong nhóm những tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cao.

5.3. Đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện các chương trình mục tiêu

quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, định canh định cư...; huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư trong đó ưu tiên đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, xây dựng mô hình điểm về sản xuất hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển sản xuất; giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở; tiếp tục thực hiện đầy đủ, kịp thời các cơ chế, chính sách đối với người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số; phát huy tốt vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín, các chức sắc tôn giáo trong thực hiện chính sách dân tộc; khuyến khích bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bài trừ các hủ tục lạc hậu; khắc phục tình trạng dân di cư tự do; xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, ưu tiên sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số, trong đó chú ý người dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên, khắc phục tình trạng hụt hẫng cán bộ, coi đây là hướng đột phá trong việc đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

6. Đất đai, tài nguyên và khoáng sản:6.1. Về quản lý đất đai:- Tiếp tục triển khai thực hiện Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2011 - 2020 và

Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2016 - 2020, hoàn thành việc thống kê định kỳ đất đai hàng năm. Triển khai thực hiện “Dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2013 - 2018, định hướng đến năm 2020”.

33

Page 34: xã hội 5 năm 2011

- Thường xuyên rà soát, kịp thời phát hiện và xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bất cập về các thủ tục trong quản lý đất đai.

6.2. Lĩnh vực tài nguyên, khoáng sản:- Tiếp tục triển khai Chương trình hành động của Bộ Tài nguyên và Môi

trường thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Triển khai thực hiện tốt Luật Khoáng sản; lập Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn, chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

7. Về phát triển doanh nghiệp và phát triển kinh tế tập thể:- Tiếp tục tạo môi trường thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp, phát triển

kinh tế tập thể. Khuyến khích cộng đồng dân cư và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực mà pháp luật không cấm.

- Thường xuyên tiến hành rà soát lại toàn bộ hệ thống các trình tự, minh bạch các quy định liên quan đến điều kiện kinh doanh, gia nhập thị trường, tiếp cận chính sách,... của các thành phần kinh tế.

- Khuyến khích đổi mới quan hệ sản xuất cho phù hợp trình độ phát triển của lĩnh vực sản xuất, nhất là trong sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi để các bên liên kết hình thành các liên minh, hợp tác với nhau trong toàn bộ các khâu của quá trình sản xuất hàng hoá, gắn kết và phân chia hợp lý chuỗi giá trị sản phẩm;...

III. Phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội:1. Về giáo dục - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:- Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Trung ương về đổi mới

căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đến năm 2020, giáo dục và đào tạo của tỉnh phải đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế. Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và chất lượng phổ cập giáo dục.

- Phát triển toàn diện sự nghiệp giáo dục, đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học; đa dạng hóa các loại hình trường lớp và các hình thức học tập. Hoàn thiện mạng lưới trường lớp học, chuẩn hóa cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; quan tâm phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa để giảm dần khoảng cách về chất lượng giáo dục(43).

43) Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường ở các bậc học: nhà trẻ là 22%, mẫu giáo là 88% (trong đó mầm non 5 tuổi là 100%), tiểu học là 99,8%; trung học cơ sở 87-90% và trung học phổ thông là 60%; có trên 9% học sinh dân tộc thiểu số đang học ở bậc trung học được nội trú; 98-99% trẻ em 5 tuổi người dân tộc thiểu số được chuẩn bị tốt tiếng Việt trước khi vào lớp 1; tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15-60 là 98% và trong độ tuổi từ 15 đến 35 là 99%.

34

Page 35: xã hội 5 năm 2011

- Tăng cường các hoạt động đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động. Thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại đối với đội ngũ cán bộ quản lý ở các cấp, các lĩnh vực; khuyến khích phát triển các hình thức đào tạo trực tiếp tại các doanh nghiệp, đào tạo theo đơn đặt hàng của nhà đầu tư và các trung tâm giới thiệu việc làm.

- Tiếp tục hợp tác, liên kết với các Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và một số trường đại học thực hiện chiến lược xây dựng Lâm Đồng thành một trung tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của vùng Tây Nguyên, với nền giáo dục tiên tiến; phấn đấu xây dựng thành phố Đà Lạt trở thành đô thị đào tạo, đô thị khoa học gắn với tăng trưởng xanh, đạt chuẩn quốc tế, thông qua liên kết với các trường đại học lớn trong nước và một số trường đại học có uy tín của nước ngoài.

- Tiếp tục thực hiện các nội dung, chương trình đào tạo nguồn nhân lực theo quy hoạch phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020. Tạo điều kiện thuận lợi và có chính sách hỗ trợ cho đội ngũ doanh nhân nghiên cứu, học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng quản lý và hội nhập quốc tế.

- Đổi mới việc đánh giá, tuyển chọn, bồi dưỡng, bố trí cán bộ, công chức và chính sách đãi ngộ nhằm phát hiện, thu hút những người có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực tham gia vào hoạt động công vụ. Xây dựng và thực hiện chính sách ưu đãi cụ thể nhằm thu hút lực lượng lao động có trình độ cao được đào tạo chính quy, chuyên nghiệp từ các vùng miền khác trong cả nước đến công tác, làm việc trong một số cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh của tỉnh. Kết hợp hài hòa giữa đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với giải quyết việc làm cho lao động sau đào tạo,...tạo điều kiện thuận lợi cho Lâm Đồng phát triển nhanh và bền vững.

2. Về khoa học và công nghệ:- Khuyến khích chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ mới, tiên tiến

vào quản lý, sản xuất, kinh doanh, nhất là việc ứng dụng công nghệ cao trong một số lĩnh vực thuộc ngành công nghiệp, nông nghiệp; nhanh chóng đổi mới, cải tiến thiết bị, công nghệ mới, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển các sản phẩm có hàm lượng khoa học cao, nhất là trong lĩnh vực điện tử tin học, năng lượng tái tạo, vật liệu mới, công nghệ sinh học, môi trường,…

- Thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ; gắn nghiên cứu với ứng dụng các đề tài khoa học vào sản xuất và đời sống và đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ cho các ngành. Đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng, đăng ký và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu sản phẩm hàng hóa.

3. Về y tế, chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân:- Phát triển đồng bộ mạng lưới y tế đến cơ sở; củng cố, nâng cao năng lực hoạt

động các bệnh viện tuyến tỉnh; sắp xếp các bệnh viện đa khoa tuyến huyện theo địa bàn cụm dân cư; mở rộng mạng lưới khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền, mạng lưới các bệnh viện chuyên khoa; phát triển hệ thống y tế ngoài công lập gắn điều trị với nghỉ dưỡng.

35

Page 36: xã hội 5 năm 2011

- Tăng cường đầu tư của nhà nước, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, đẩy mạnh các hoạt động y tế chuyên sâu, bệnh viện chuyên khoa, đảm bảo cung cấp các dịch vụ y tế có chất lượng, kỹ thuật cao, dịch vụ y tế chuyên sâu. Phấn đấu đến năm 2020, đạt 25 giường bệnh/vạn dân; 85% trạm y tế có bác sỹ hoạt động, 100% trạm y tế xã có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi, 100% thôn bản có nhân viên y tế hoạt động; 7 - 8 bác sỹ/vạn dân và 1,2 dược sỹ đại học/vạn dân.

- Phát triển và nâng cấp mạng lưới y tế dự phòng, tăng cường hiệu quả và nâng cao chất lượng hoạt động, bảo đảm đủ khả năng dự báo, kiểm soát các bệnh lây nhiễm, bệnh không lây nhiễm; củng cố và nâng cao năng lực kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo đảm điều kiện kiểm nghiệm theo chuẩn quốc gia.

- Phát triển nhanh công nghiệp dược đi đôi với tăng cường công tác quản lý dược, quản lý chất lượng thuốc và giá thuốc, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, khuyến khích sử dụng thuốc sản xuất trong nước.

- Thực hiện kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ y bác sỹ theo địa chỉ và chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho các cơ sở khám chữa bệnh của tỉnh; triển khai, thực hiện có hiệu quả đề án BHYT toàn dân, phấn đấu đạt tỷ lệ bảo hiểm y tế toàn dân 75 - 80%; thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, nâng cao chất lượng dân số.

4. Về văn hóa, thể dục, thể thao và thông tin truyền thông:- Thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động số 89-CTr/TU, ngày

22/10/2014 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về “Xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; củng cố và xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, đưa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả(44).

- Huy động nguồn lực và sự tham gia đầu tư, đóng góp của xã hội đối với phát triển các thiết chế, hoạt động văn hoá nhằm thu hẹp khoảng cách về văn hoá giữa các vùng, địa phương; bảo tồn, kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên. Đa dạng hóa các loại hình nghệ thuật, văn nghệ, phát triển mạnh phong trào văn nghệ quần chúng trên địa bàn toàn tỉnh.

- Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng gắn với cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Từng bước thực hiện chuyên nghiệp hoá và phát triển thể thao thành tích cao, trước mắt tập trung vào các môn, lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh. Chú trọng đào tạo đội ngũ vận động viên nòng cốt, huấn luyện viên, trọng tài, đóng góp nhiều vận động viên cho các đội tuyển trẻ, dự tuyển, đội tuyển quốc gia.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hoá, thông tin. Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động thông tin báo chí, phát thanh truyền hình, đáp ứng nhu cầu về thông tin ngày càng cao của nhân dân. Tuyên truyền phổ biến

44) Đến năm 2020, tỷ lệ hộ gia đình văn hóa đạt từ 85 - 90%; cơ quan văn hóa đạt từ 95% trở lên; xã, phường, thị trấn đạt chuẩn văn hóa từ 50 - 55%.

36

Page 37: xã hội 5 năm 2011

kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến các tầng lớp nhân dân, góp phần định hướng dư luận xã hội.

5. Về thực hiện chính sách an sinh xã hội:5.1. Về thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và chính

sách xã hội:- Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách ưu đãi, cải thiện đời sống vật chất,

tinh thần của người có công với cách mạng và các phong trào đền ơn đáp nghĩa. Thực hiện tốt công tác bình đẳng giới, chăm sóc người cao tuổi; chính sách bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, người khuyết tật; chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và các chính sách an sinh xã hội khác(45).Chăm lo đào tạo, dạy nghề, tạo việc làm cho con em gia đình chính sách.

- Đẩy mạnh công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, tiến tới ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tệ nạn ma tuý, mại dâm và lây nhiễm HIV.

- Tiếp tục thực hiện và triển khai đồng bộ nhóm các giải pháp và huy động xã hội hóa mạnh mẽ để đảm bảo an sinh xã hội theo Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP của Chính phủ. Vận động các cơ quan, doanh nghiệp và toàn dân tham gia hoạt động từ thiện giúp đỡ các đối tượng nghèo, tạo điều kiện thuận lợi để họ tự lực vươn lên hòa nhập cộng đồng.

- Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách của đảng và nhà nước về công tác dân tộc, công tác tôn giáo; ổn định và từng bước nâng cao mức sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số. Thực hiện nhất quán chính sách tôn giáo, tạo điều kiện cho các tôn giáo hợp pháp hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.

5.2. Về lao động việc làm và đào tạo nghề: - Phát triển thị trường lao động, khuyến khích người lao động tự tạo công ăn

việc làm và các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh để tạo thêm việc làm mới. Kết hợp chặt chẽ giữa công tác dạy nghề và chủ động giải quyết việc làm. Tăng cường đầu tư cho các trường dạy nghề của tỉnh, các trung tâm dạy nghề cấp huyện. Từng bước tổ chức đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ kỹ thuật và phổ cập nghề để đáp ứng với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế. Phấn đấu giải quyết việc làm và ổn định việc làm bình quân hàng năm thời kỳ 2016 - 2020 cho 30 - 31 nghìn lao động.

- Triển khai có hiệu quả chương trình, đề án, dự án về dạy nghề phù hợp với yêu cầu phát triển và nhu cầu của thị trường; đẩy mạnh đào tạo nghề tại khu vực nông thôn, vùng dân tộc thiểu số; gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động.

- Phấn đấu đến năm 2020 đạt các chỉ tiêu: Tỷ lệ lao động dịch vụ chiếm 30%, công nghiệp 25% và nông nghiệp 45%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 70% trong đó đào tạo nghề đạt 55%; giải quyết việc làm bình quân hàng năm cho 30

45) Phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp chăm sóc đạt 98%; trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp 85%.

37

Page 38: xã hội 5 năm 2011

nghìn lao động; tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi dưới 2% trong đó khu vực thành thị dưới 3%.

5.3. Về công tác giảm nghèo:- Triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 80/NQ-CP, ngày 19/5/2011 của

Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020. Ưu tiên cân đối nguồn lực thực hiện có hiệu quả chính sách giảm nghèo, nâng cao điều kiện sống cho các hộ nghèo; hỗ trợ, tạo điều kiện cho hộ gia đình chính sách, hộ nghèo có nhà ở, có sinh kế, phương tiện để sản xuất. Đồng thời, hướng dẫn cách làm ăn, khuyến công, khuyến nông;...để vươn lên thoát nghèo và không tái nghèo.

- Tăng mức đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã vùng khó khăn, miền núi để lộ trình giảm nghèo luôn ổn định và bền vững. Phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm giảm 1,5 - 2%, trong đó đồng bào dân tộc giảm 2 - 3% (theo tiêu chí mới).

- Thực hiện tốt việc huy động các nguồn lực xã hội và lồng ghép các chương trình, dự án giảm nghèo vào các chương trình quốc gia khác, các dự án ODA trên từng địa bàn để đem lại hiệu quả cao và bền vững cho các vùng khó khăn. Tiếp tục đầu tư, hỗ trợ để các hộ nghèo, cận nghèo của huyện Đam Rông, 29 xã và các thôn nghèo thoát nghèo bền vững.

- Nâng cao nhận thức, năng lực của các cấp, ngành, tổ chức và người dân về giảm nghèo. Tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thông qua các chính sách về y tế, giáo dục, nhà ở, đất ở, hạ tầng phục vụ dân sinh.

6. Môi trường sinh thái và biến đổi khí hậu:- Tập trung triển khai có hiệu quả chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia về

đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và các chương trình, đề án, kế hoạch đã được phê duyệt.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống quan trắc môi trường theo Quyết định số 17/2007/QĐ-TTg, ngày 29/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020”.

- Tiếp tục thực hiện xã hội hóa một số hoạt động về bảo vệ môi trường, nhất là đối với hoạt động thu gom và xử lý chất thải; hoàn thiện các chính sách tạo cơ chế thuận lợi thu hút đầu tư bảo vệ môi trường trong và ngoài nước; tăng cường hơn nữa hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.

- Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng và xử lý các loại hóa chất, chất thải gây ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình; huy động tốt các nguồn lực để đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý và tái chế chất thải; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sạch vào các ngành kinh tế; khắc phục tình trạng suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường; bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường sinh thái. Có kế hoạch khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lý; thực hiện hoàn thổ, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản.

38

Page 39: xã hội 5 năm 2011

- Thực hiện có hiệu quả đề án điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ thảm họa sạt lở đất đá ở các vùng đồi, núi trên địa bàn tỉnh phục vụ công tác chỉ đạo điều hành phòng tránh thiên tai; thực hiện tốt công tác dự báo, cảnh báo, khắc phục hậu quả thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu và chủ động ứng phó biến đổi khí hậu.

IV. Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế:Tiếp tục thực hiện có hiệu quả đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

Kịp thời điều chỉnh, bổ sung các chính sách, các quy định thuộc thẩm quyền ban hành của địa phương cho phù hợp với chính sách đối ngoại và lộ trình hội nhập quốc tế. Xây dựng và triển khai chiến lược tổng thể về hội nhập quốc tế, trong đó hội nhập về kinh tế là trọng tâm bằng các kế hoạch, chương trình hành động cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh; làm tốt công tác thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân về những thuận lợi cũng như thách thức trong hội nhập quốc tế, đặc biệt là hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015; tăng cường quan hệ đối ngoại với các cơ quan đại diện của các nước, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam; đẩy mạnh các hoạt động liên kết, kết nghĩa với một số tỉnh, vùng lãnh thổ của các nước đã có quan hệ tốt với tỉnh; tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên các lĩnh vực có lợi thế của tỉnh như: nuôi trồng và chế biến nông, lâm, thủy sản; du lịch sinh thái nghỉ dưỡng...; vận động thu hút các nguồn vốn ODA để tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh; tiếp nhận có chọn lọc các nguồn vốn hỗ trợ phi chính phủ để tăng cường năng lực các cơ sở y tế, giáo dục, xóa đói, giảm nghèo, phát triển cộng đồng....

- Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại nhân dân, tiếp tục vận động kiều bào về đầu tư và làm việc tại tỉnh nhà; nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm hàng hóa, dịch vụ bằng các hoạt động hỗ trợ cụ thể để mở rộng thị trường xuất khẩu của tỉnh.

V. Xây dựng chính quyền các cấp vững mạnh; nâng cao năng lực và hiệu lực điều hành, quản lý nhà nước; đẩy mạnh cải cách hành chính, thanh tra, tư pháp; phòng, chống tham nhũng, lãng phí:

- Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động, hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước. Xây dựng chính quyền vững mạnh, hiện đại và dân chủ, đặc biệt là chính quyền cơ sở; đề cao trách nhiệm vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, ngành và địa phương; đồng thời thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ; thực hiện tuyển chọn các chức danh lãnh đạo, quản lý thông qua hình thức thi tuyển. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính và tiến tới xây dựng Chính phủ điện tử để phục vụ ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Tăng cường thanh tra công vụ, tập trung vào các nội dung: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; quản lý đầu tư xây dựng; tài chính ngân sách, đầu tư mua sắm tài sản; việc thực hiện pháp luật về tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Giải quyết cơ bản số vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài đi đến dứt điểm theo hướng dẫn và quy trình thực hiện.

39

Page 40: xã hội 5 năm 2011

Đôn đốc, giám sát việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận xử lý tố cáo có hiệu lực pháp luật.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020; kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan chuyên trách về phòng, chống tham nhũng; tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm toán để phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng, lãng phí.

VI. Tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội: - Tiếp tục quán triệt sâu sắc đường lối quốc phòng của Đảng và Nhà nước;

triển khai thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới; tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị; gắn phát triển kinh tế với tăng cường tiềm lực quốc phòng; xây dựng khu vực phòng thủ vững mạnh dựa trên nên tảng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân.

- Chủ động đấu tranh làm thất bại “âm mưu diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; đối phó có hiệu quả với mọi tình huống, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, không để xảy ra “điểm nóng”. Thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình; kịp thời tấn công, ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trên các lĩnh vực, giữ vững an ninh quốc gia trong mọi tình huống, không để bị động, bất ngờ. Chỉ đạo thực hiện chặt chẽ, đúng quy trình công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ.

- Thực hiện quyết liệt các chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm; tập trung rà soát, phát hiện, phân loại và quản lý các đối tượng hình sự; kiềm chế các loại tội phạm; kiên quyết không để hình thành các băng nhóm tội phạm có tổ chức trên địa bàn tỉnh. Thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp để bảo đảm trật tự vận tải; kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông trên cả ba tiêu chí.

VII. Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước:Thường xuyên phát động và duy trì các phong trào thi đưa yêu nước bằng

nhiều nội dung, hình thức phù hợp, thiết thực; kịp thời phát hiện, nhân rộng các điển hình tiên tiến; khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra./-

BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH LÂM ĐỒNG

40