xây dựng văn hóa doanh nghiệp

59
XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TS. Phạm Văn Phổ

Upload: inhouse-training

Post on 18-Nov-2014

2.405 views

Category:

Business


2 download

DESCRIPTION

Được sống giữa những con người có văn hoá bao giờ cũng là một cuộc sống dễ chịu, hạnh phúc và đáng mơ ước. Có người học vấn cao nhưng chưa chắc đã có văn hoá, ngược lại, có người tuy học ít nhưng sống có văn hoá. (Sống có văn hoá. Báo Phụ nữ Thế Giới)

TRANSCRIPT

Page 1: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

XÂY DỰNG VĂN HOÁ

DOANH NGHIỆP

TS. Phạm Văn Phổ

Page 2: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

HỌC VẤN – VĂN HOÁ

Được sống giữa những con người có văn hoá bao giờ cũng là một cuộc sống dễ chịu, hạnh phúc và đáng mơ ước.

Có người học vấn cao nhưng chưa chắc đã có văn hoá, ngược lại, có người tuy học ít nhưng sống có văn hoá.

(Sống có văn hoá. Báo Phụ nữ Thế Giới)

Page 3: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

HỌC VẤN – VĂN HOÁ

VÀNG TRẮNG NHA TRANG (1)

...Tạo hoá sinh ra muôn loài, nhưng chẳng có loài nào làm nhà bằng máu thịt của chính mình như yến Hàng.

Suốt một năm, chúng đi sớm về khuya để tích luỹ thứ nhựa sống kỳ diệu. Đông y gọi thứ nhựa ấy là “Tâm dịch”, “Ngọc dịch” hay “Huyền tương”, ta gọi thứ nhựa ấy là nước dãi. Trước tết Nguyên đán, chim yến “rút ruột” làm tổ. Chúng nhả ra dòng “Tâm dịch” trong suốt, “đan” thành chiếc tổ xinh xắn, trắng ngà.

Yến Hàng sống với nhau tử tế và có “văn hoá cao”: chim đực, chim mái cùng nhau làm tổ, ấp trứng, nuôI con. Đặc biệt, yến Hàng không bao giờ tranh giành tổ của nhau, bởi vậy, trong xã hội loài yến không có xung đột, khiếu kiện về đất đai, nhà cửa.

Page 4: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

HỌC VẤN – VĂN HOÁ

VÀNG TRẮNG NHA TRANG (2)

Có người bảo chim yến “dạy" con tình yêu quê hương từ nhỏ. Những tiếng kêu “chíp chíp” của chim con phát ra, đập vào vách đá, dội lại tai chúng, tạo nên trong não tín hiệu “quê hương”.

Con người đã thử nghiệm mang chim yến đến một nơi đầy “hoa thơm, mật ngọt”, nhưng chúng vẫn tìm về nơi “chôn rau, cắt rốn” của mình. Con người có thể lạc lối, còn chim yến thì không.

(“Thanh Niên”. 6/5/2005)

Page 5: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

VĂN HOÁ

Một dân tộc sống, nếu văn hoá của dân tộc đó sống.(Dòng chữ tại bảo tàng Kabul, Afganistan)

Làm thầy thuốc mà lầm, thì giết một người.

Làm thầy địa lý mà lầm, thì giết một họ.

Làm chính trị mà lầm, thì giết một nước.

Làm văn hoá mà lầm, thì giết cả một thế hệ.(Lão Tử – Khoảng 369 – 286 trước Công nguyên,

thời Xuân Thu - Chiến Quốc)

Page 6: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Cái gì còn lại khi tất cả những thứ khác bị quên đi – Cái đó chính là văn hoá.

(E. Heriot)

Page 7: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

VĂN HOÁ

Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và của mỗi cộng đồng), đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiều thế kỷ nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống, và dựa trên đó, từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình.

UNESCO

Page 8: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

VĂN HOÁ

Trách nhiệm của mỗi dân tộc là thể hiện rõ bản sắc của mình trước thế giới.

Nếu một dân tộc không mang lại cho thế giới điều gì, điều đó thật tệ hại, nó còn xấu hơn sự diệt vong và sẽ không được lịch sử tha thứ.

(R. Tagor, nhà văn Ấn Độ, 1861 - 1941)

Page 9: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

VĂN HOÁ DÂN TỘC VÀ HỘI NHẬP

“ Tất cả những sản phẩm của con người mà chúng ta hiểu được và hưởng thụ được đều trở thành của chúng ta, bất kể xuất xứ của chúng. Tôi tự hào về nhân loại của tôi khi tôi có thể công nhận thi sĩ và nghệ sĩ các nước khác như là của mình. Tôi vui mừng vô bờ bến rằng mọi vinh quang vĩ đại của con người đều thuộc về tôi”.

(R. Tagor, nhà văn Ấn Độ, 1861 - 1941)

Page 10: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

CÁC ĐẶC TÍNH CỦA VĂN HOÁ

1. Là sản phẩm của con người (con người là chủ thể của văn hoá).

2. Có thể học hỏi.3. Có thể lưu truyền.4. Nhằm đáp ứng nhu cầu của con

người.5. Thường gắn với một xã hội nhất

định

Page 11: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

VĂN HOÁ

Văn hoá là một bộ phận của môi trường mà bộ phận đó thuộc về con người. Tất cả những gì không thuộc về tự nhiên, thì đều là văn hoá.

Herskovits

Page 12: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sinh tồn.

Hồ Chí Minh

Page 13: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH VĂN HOÁ1. Các thông tục2. Các phong tục tập quán.3. Ngôn ngữ.4. Tôn giáo.5. Các chuẩn mực đạo đức.6. Các giá trị, quan điểm và lối sống.7. Giáo dục.8. Nghệ thuật (Kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, âm nhạc, dân ca, ca

kịch...).9. Các thể chế xã hội

- Gia đình.- Nhà trường.- Cơ sở tôn giáo, nhà thờ, nhà chùa.- Công sở.- Cơ sở kinh doanh.- Thể chế chính trị

Page 14: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

VĂN HOÁXuất phát từ tiếng La Tinh: CULTUS

CULTUS – Trồng trọt, gieo trồng, vun xới1. Trồng trọt, vun xới cây cối, thảo mộc xanh

tươi, tươi tốt.2. Trồng trọt, vun xới tinh thần (tâm hồn): Giáo

dục, đào tạo con người hay một cộng đồng người để họ trở nên tốt đẹp hơn, sống với nhau tử tế, tôn trọng, thương yêu, không làm tổn thương và không xúc phạm.

VĂN HOÁ TỐT, ĐẸP trong 2 mối quan hệ: Con người và thiên nhiên, con người và con người Chân, Thiện, Mỹ.

Page 15: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

VĂN HOÁ

Tình yêu thiên nhiên là thước đo văn hoá của con người. Chỉ có những con người hoàn chỉnh về nhân cách mới có cách ứng xử đúng đắn với thiên nhiên.

M. Prisvin (Nguồn: “Hà Nội mới cuối tuần”, 16/12/2006

Page 16: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

NỀN VĂN HOÁ BỐI CẢNH YẾU:Luật pháp và văn bản được coi trọng.Đặc trưng: Bắc Âu và Hoa Kỳ.Chiến lược: Hợp tác.

NỀN VĂN HOÁ BỐI CẢNH MẠNH:“Lệ” được coi trọng.Thí dụ: Ở Nhật Bản và Trung Quốc, người mua có quyền hơn người bán.Đặc trưng: Trung Quốc, Đài Loan.Chiến lược cạnh tranh.

Page 17: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

SO SÁNH VĂN HOÁ ỨNG XỬ ĐÔNG – TÂYPHƯƠNG TÂYPHƯƠNG TÂY PHƯƠNG ĐÔNGPHƯƠNG ĐÔNG

-Duy lý: Lý tính, rõ, pháp trị Duy lý: Lý tính, rõ, pháp trị Phản ứng thiên về Đúng – Sai; Phải Phản ứng thiên về Đúng – Sai; Phải – Trái.– Trái.

-Năng động: Khám phá, bộc lộ, tấn Năng động: Khám phá, bộc lộ, tấn công, chính thức.công, chính thức.

-Thế giới là gì trên cơ sở lấy cá Thế giới là gì trên cơ sở lấy cá nhân làm tâm nhân làm tâm dám chịu trách dám chịu trách nhiệm, ngoi lên, kiêu căng.nhiệm, ngoi lên, kiêu căng.

-Khoa học chính xác Khoa học chính xác đề cao tư đề cao tư tưởng.tưởng.

-Cứng: Loại trừ, lựa chọn đi đến Cứng: Loại trừ, lựa chọn đi đến cái hợp lý.cái hợp lý.

--Duy cảm: Cảm tính, mơ hồ, đức Duy cảm: Cảm tính, mơ hồ, đức trị trị Phản ứng thiên về Nên – Phản ứng thiên về Nên – Không nên; Hay – Dở.Không nên; Hay – Dở.

-Trầm tĩnh: An bài, dấu mình, Trầm tĩnh: An bài, dấu mình, phòng thủ, phi chính thức.phòng thủ, phi chính thức.

-Ta là ai trên cơ sở lấy cộng đồng Ta là ai trên cơ sở lấy cộng đồng làm tâm làm tâm trách nhiệm mờ, dễ cơ trách nhiệm mờ, dễ cơ hội, lẩn lách.hội, lẩn lách.

-Trọng văn: Tầm chương trích cú Trọng văn: Tầm chương trích cú mô ta tâm trạng, hướng nội. mô ta tâm trạng, hướng nội.

-Mềm: Tuỳ cơ, trung dung, bảo tồnMềm: Tuỳ cơ, trung dung, bảo tồn

Page 18: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ VĂN HOÁ VÀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO (1)

TTTT HOA KỲHOA KỲ

(Tiêu biểu cho phương Tây)(Tiêu biểu cho phương Tây)

NHẬT BẢNNHẬT BẢN

(Tiêu biểu cho các quốc gia Châu Á)(Tiêu biểu cho các quốc gia Châu Á)

11 Theo chủ nghĩa cá nhânTheo chủ nghĩa cá nhân Theo chủ nghĩa tập thểTheo chủ nghĩa tập thể

22 Có quan điểm độc lậpCó quan điểm độc lập Có quan điểm phụ thuộcCó quan điểm phụ thuộc

33 Có quyền đề ra quyết định một cách Có quyền đề ra quyết định một cách độc lậpđộc lập

Có quyền tham gia vào việc ra quyết Có quyền tham gia vào việc ra quyết địnhđịnh

44 Đề cao tinh thần cạnh tranhĐề cao tinh thần cạnh tranh Đề cao tinh thần hợp tácĐề cao tinh thần hợp tác

55 Phong cách: Đấu tranh, đối đầuPhong cách: Đấu tranh, đối đầu Phong cách: Thoả hiệp, hoà nhãPhong cách: Thoả hiệp, hoà nhã

66 Quyết định nhanh, thực hiện chậmQuyết định nhanh, thực hiện chậm Quyết định chậm, thực hiện nhanhQuyết định chậm, thực hiện nhanh

77 Quan hệ cá nhân: Trực tiếpQuan hệ cá nhân: Trực tiếp Quan hệ cá nhân: Gián tiếpQuan hệ cá nhân: Gián tiếp

88 Quan điểm toàn cầu, ngắn hạnQuan điểm toàn cầu, ngắn hạn Quan điểm toàn cầu, dài hạnQuan điểm toàn cầu, dài hạn

99 Giao tiếp theo đường chính thức.Giao tiếp theo đường chính thức. Mở rộng giao tiếp nội bộ, kể cả phi Mở rộng giao tiếp nội bộ, kể cả phi chính thứcchính thức

1010 Nhấn mạnh vào hiệu quả cuối cùngNhấn mạnh vào hiệu quả cuối cùng Nhấn mạnh vào hiệu quả công việcNhấn mạnh vào hiệu quả công việc

Page 19: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ VĂN HOÁ VÀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO (1)

TTTT HOA KỲHOA KỲ

(Tiêu biểu cho phương Tây)(Tiêu biểu cho phương Tây)

NHẬT BẢNNHẬT BẢN

(Tiêu biểu cho các quốc gia Châu Á)(Tiêu biểu cho các quốc gia Châu Á)

1111 Chức năng chính của quản trị là điều Chức năng chính của quản trị là điều khiểnkhiển

Chức năng chính của quản trị là phục vụ Chức năng chính của quản trị là phục vụ khách hàngkhách hàng

1212 Thường xuyên di chuyển nơi làm việc, Thường xuyên di chuyển nơi làm việc, không gắn bó nhiều với công tykhông gắn bó nhiều với công ty

Làm việc lâu dài, trung thành với công Làm việc lâu dài, trung thành với công tyty

1313 Bất tài là một tai hoạBất tài là một tai hoạ Xấu hổ, thiếu tự trọng là một tai hoạXấu hổ, thiếu tự trọng là một tai hoạ

1414 Xã hội phức tạp, nhiều giai tầngXã hội phức tạp, nhiều giai tầng Xã hội thuần nhấtXã hội thuần nhất

1515 Thái độ của cá nhân: Thoải mái, tự doThái độ của cá nhân: Thoải mái, tự do Thái độ của cá nhân: Nghiêm túc, chân Thái độ của cá nhân: Nghiêm túc, chân thànhthành

1616 Đề cao giỏi một nghề, chuyên môn sâuĐề cao giỏi một nghề, chuyên môn sâu Đề cao giỏi nhiều nghề và kiến thức tổng Đề cao giỏi nhiều nghề và kiến thức tổng hợphợp

1717 Tự do và bình đẳng là giá trị cao của cá Tự do và bình đẳng là giá trị cao của cá nhân và tổ chứcnhân và tổ chức

Trật tự, kỷ cương và uỷ quyền quản trị là Trật tự, kỷ cương và uỷ quyền quản trị là giá trị cao cảgiá trị cao cả

Sự khác nhau giữa hai nền văn hoá Hoa Kỳ và Nhật Bản còn rộng hơn khoảng cách giữa hai bờ Thái Bình Dương.

Page 20: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

VĂN MINH – VĂN HOÁHÃY DÀNH MỘT PHÚT ĐỂ SUY NGẪM VỀ CUỘC ĐỜI CỦA CHÚNG TA

Nghịch lý của thời đại chúng ta ngày nay, đó là:Đường phố rộng hơn, quan điểm lại hẹp hòi hơn.Chúng ta giành nhiều hơn, nhưng lại có ít hơn.Mua sắm nhiều hơn, nhưng hưởng thụ lại ít hơn.Chúng ta có những toà nhà đồ sộ hơn, nhưng gia đình lại bé nhỏ hơn.Cuộc sống tiện nghi hơn, nhưng ít thời gian nhàn rỗi hơn.Bằng cấp nhiều hơn, nhưng giá trị lại ít hơn.Hiểu biết nhiều hơn, nhưng nhận xét lại kém hơn.Nhiều nhân tài hơn, nhưng ít sáng tạo hơn.Chúng ta sở hữu nhiều hơn, nhưng nhân cách giảm nhiều hơn.Chúng ta nói quá nhiều, yêu thương thì quá ít và ghen ghét lại nhiều hơn.Chúng ta biết cách mưu sinh, nhưng không biết tạo dựng cuộc sống.

Page 21: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Chúng ta sống thọ hơn, nhưng sống ít ý nghĩa hơn.Chúng ta làm được những điều cao sang, nhưng lại không làm được điều đơn giản với đồng loại.Chúng ta chinh phục được vũ trụ, nhưng không thắng được cõi lòng.Chúng ta thu nhập cao hơn, nhưng đạo đức lại suy đồi hơn.Chúng ta chuộng số lượng, nhưng quên mất chất lượng.Siêu lợi nhận, nhưng ít đi những quan hệ.Giải trí thì nhiều, mà niềm vui thì ít.Nhiều thực phẩm hơn, nhưng kém dinh dưỡng hơn.Đây là thời đại của thu nhập gấp đôi, nhưng chia ly thì lại nhiều hơn.Thời đại của sự hào nhoáng bên ngoài, nhưng bên trong thì rỗng tuếch.Thời đại mà công nghệ mang đến cho bạn thông điệp này và cũng là thời đại mà bạn có thể phải chọn hoặc là sống khác đi hoặc là chỉ buông xuôi...

(Nguồn: “Tuổi Trẻ”, 22/4/2001)

Page 22: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Bất kỳ doanh nghiệp nào mà thiếu văn hoá, ngôn ngữ, trí tuệ, thông tin, và nói chung là thiếu tri thức, thì không sao có thể đứng vững được.

Alvin Tofler – Tác giả “Thăng trầm quyền lực”,

“Cú sốc tương lai”, “Làn sóng thứ ba”

Page 23: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp

quyết định sự trường

tồn và phát triển của

doanh nghiệp.

Page 24: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

A.V.HERBERG: THUYẾT 2 NHÂN TỐ THÚC ĐẨY CON NGƯỜI LAO ĐỘNG (1)

Theo thuyết này, có 2 nhóm nhân tố thúc đẩy con người lao động:

1.NHÓM CÁC NHÂN TỐ DUY TRÌNhóm các nhân tố này tạo ra tâm trạng tốt, tránh cho người

lao động bị chán nản trong công việc, bị rối loạn tâm lý. Nhóm này gồm:

-Triết lý (chủ thuyết) quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp.

-Tiền lương và tiền thưởng.-Tác phong của người lãnh đạo.-Điều kiện lao động.-Những quan hệ tốt đẹp giữa những người lao động trong

doanh nghiệp.-Khả năng giữ được việc làm ổn định.-Nhân cách cá nhân được đề cao và tôn trọng.

Page 25: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

A.V.HERBERG: THUYẾT 2 NHÂN TỐ THÚC ĐẨY CON NGƯỜI LAO ĐỘNG (2)

2. NHÓM CÁC NHÂN TỐ ĐỘNG CƠ GỒM- Sự đóng góp, công lao và thành tích của cá

nhân được lãnh đạo, tập thể chấp nhận và đánh giá cao.

- Được trao quyền tự chủ.- Có khả năng được cân nhắc vào các chức vụ

cao hơn.- Được có cơ hội để hoàn thiện và nâng cao

trình độ chuyên môn, nghề nghiệp.- Có các yếu tố sáng tạo, làm cho nội dung lao

động trở nên phong phú hơn.

Page 26: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

NHỮNG KHUYNH HƯỚNG THAY ĐỔI MANG TÍNH CHIẾN LƯỢC TRONG QUẢN TRỊ KINH DOANH TÁC ĐỘNG LÊN TƯ DUY QUẢN

LÝ CỦA NHÀ QUẢN LÝ

- Quản lý mang tính tập trung cao độ Phân quyền Dân chủ hoá.

- Cơ cấu tổ chức cứng vững, ổn định Cơ cấu tổ chức mềm, linh hoạt Cơ cấu modun hoá và tự động hoá.

- Đề cao nguyên tắc trong các hoạt động Đề cao trách nhiệm cá nhân đối với công việc và với mục tiêu cụ thể.

- Chuẩn hoá (con người và công nghệ) để giám sát, đánh giá Chuẩn hoá và tăng khả năng thích ứng và phối hợp trong công việc và tăng chất lượng đầu ra.

Page 27: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

- Từ chú trọng chuyên môn hoá Phân công lao động Phân công trách nhiệm Đảm nhận việc hiện thực hoá các mục tiêu cụ thể.

- Các kênh quản lý phối hợp dọc là chính Tăng cường phối hợp ngang Tạo môi trường để phối hợp đa chiều.

- Quản lý mang tính khoa học (kỹ năng hoá cá nhân, quy trình hoá công việc, hợp lý hoá tổ chức) Quản lý mang tính văn hoá (xây dựng nền tảng là văn hoá công ty, phát triển nhân lực liên tục và toàn diện, có tính sống còn).

- Con người là bộ phận chấp hành Con người là bộ phận năng động, sáng tạo, là động lực và mục tiêu của nhà quản lý.

Page 28: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

BẠN ĐÃ BIẾT CÁCH CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG?

Con tàu của bạn đang phục vụ cho ai? Nếu không nhận diện được “thượng đế”, làm sao bạn thoả mãn được nhu cầu của họ? Mời khách “lên tàu” xem hàng đã khó, thuyết phục để họ mua và trở thành khách hàng trung thành càng khó bội phần. Bạn có cam kết sản phẩm và dịch vụ đủ chất lượng để thoả mãn khách hàng toàn diện? Chăm sóc khách hàng phải bắt rễ trong văn hoá và niềm tin của doanh nghiệp. Thiếu tiêu chí này, chăm sóc khách hàng chỉ là một giải pháp tình thế.

Page 29: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

Vào đầu những năm 70 (thế kỷ XX), sau thành công của các công ty Nhật, các công ty Mỹ bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những thành công đó.

Đầu thập kỷ 90 (thế kỷ XX), người ta bắt đầu nghiên cứu những nhân tố cấu thành và những tác động to lớn của văn hoá đối với sự phát triển của một doanh nghiệp.

Page 30: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

Georges de Saite Marie, chuyên gia Pháp về doanh nghiệp vừa và nhỏ:

“Văn hoá doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, các biểu tượng, huyền thoại, nghi thức, các điều cấm kỵ, các quan điểm triết học, đạo đức tạo thành nền móng sâu xa của doanh nghiệp”.

(Nguồn: Nghiên cứu các doanh nghiệp vừa và nhỏ

– NXB Đồng Nai, 1996)

Page 31: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

“Văn hoá doanh nghiệp là sự tổng hợp đặc biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, các thói quen và truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết”.

(Tư vấn quản lý – Sách dịch theo tài liệu của ILO, NXB Lao động, 1995)

“Văn hoá doanh nghiệp (hay văn hoá công ty) là tổng hợp những quan niệm chung mà thành viên trong doanh nghiệp học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với môi trường xung quanh”.

(Edgar H.Schein, chuyên gia nghiên cứu các tổ chức - Nguyễn Hoàng Ánh)

Page 32: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

- Hệ thống các giá trị

- Bản sắc

SỰ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG TỒN

Page 33: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Giá trị cốt lõi:Con ngườiHài hoàNhiệt tìnhGia tăng giá trịCùng tạo lập

Page 34: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

CÁC BỘ PHẬN HỢP THÀNH VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

1. Triết lý kinh doanh.2. Đạo đức kinh doanh.3. Hệ thống sản phẩm: thương hiệu, quý, hiếm, khó thay

thế, khó bắt chước.4. Thể chế hoạt động của doanh nghiệp.- Phong cách lãnh đạo.- Phong cách lao động, làm việc.- Hệ thống các quy chế liên quan đến hoạt động sản xuất

kinh doanh và đời sống của doanh nghiệp.

GIÁ TRỊ, CHUẨN MỰC, TRUYỀN THỐNGNIỀM TIN, LỐI SỐNG

5. Hệ thống quan hệ giao tiếp, ứng xử- Giao tiếp, ứng xử nội bộ.- Giao tiếp, ứng xử với khách hàng, xã hội.

Page 35: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

TRIẾT LÝ KINH DOANH

Là tư tưởng chủ đạo, dẫn dắt toàn bộ hoạt động của công ty, mà tất cả những người làm việc tại công ty, từ người lãnh đạo cao nhất đến những người lao động ở cấp thấp nhất, thấm nhuần và tuân thủ nhằm làm cho công ty phát triển bền vững và trường tồn.

Page 36: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Một triết lý kinh doanh kiên định vững vàng cuối cùng sẽ quyết định tính vĩ đại của một công ty.

(Robert Shook, nhà khoa học Mỹ)

Page 37: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

TRIẾT LÝ CỦA CÔNG TY TAIYO GOGO(Thành lập năm 1880, chuyên về đánh bắt và chế

biến hải sản, hiện có 45.000 nhân viên và 12 chi nhánh ở nước ngoài).

CLEAR- CREATIVITY: SÁNG TẠO- LEADERSHIP: DẪN DẮT- ENERGY: NGHỊ LỰC- ACTIVITY: HOẠT ĐỘNG- REACTION: PHẢN ỨNG,

THÍCH NGHI

(Nguồn: Ông Sadao Mizusima, giám đốc. “Sổ tay sáng tạo”, HCM city, 1994)

Page 38: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

TRIẾT LÝ CỔ CỦA NGƯỜI NHẬT

Ông chủ kém là ông chủ để đất mọc toàn cỏ dại.

Ông chủ giỏi là ông chủ biết trồng lúa.

Ông chủ thông minh là ông chủ biết làm cho đất mầu mỡ.

Ông chủ sáng suốt là ông chủ biết chăm sóc người làm.

(Nguồn: “Sổ tay sáng tạo:, HCM city, 1994)

Page 39: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

TRIẾT LÝ KINH DOANH HƯỚNG TỚI BA MỤC TIÊU

1. Tạo nền tảng để công ty phát triển bền vững, trường tồn.

2. Hướng công ty đến việc phục vụ xã hội thông qua phục vụ khách hàng (con người).

3. Hướng tới những người làm việc trong công ty: được làm việc, sáng tạo, cống hiến, mà qua đó, có cuộc sống tốt hơn (con người).

Page 40: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

Có tâm mà không có lực, thì việc làm sẽ viển vông, huyễn hoặc.

Có lực mà không có thế, thì việc làm khó thành.

Có thế mà không có đạo, thì việc rơi vào loạn.

Người quản lý phải biết khơi cái tâm, tạo cái lực, nâng cái thế và mở cái đạo cho mọi người trong tổ chức doanh nghiệp.

Page 41: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

ĐẠO ĐỨC KINH DOANHÔng Konosuke Matsushita, người sáng lập tập

đoàn Matsushita Electric Industrial:

“Tại sao tôn giáo lại phồn vinh, mà nhiều ngành sản xuất lại phá sản, mặc dù những sản phẩm họ làm ra đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của con người. Phải chăng sự khác nhau là ở chỗ, tôn giáo đứng trên niềm tin và bằng mọi cố gắng cứu vớt con người, còn chúng ta kinh doanh vì chúng ta”. Từ đó ông đề ra triết lý kinh doanh của tập đoàn: "Suy cho cùng, việc sản xuất của chúng ta quyết không phải là chỉ làm vì mình, mà là để thoả mãn nhu cầu vật chất, tinh thần cho nhiều người trong xã hội”.

Page 42: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Tính cách của người lãnh đạo

khắc sâu trong văn hoá

doanh nghiệp

Page 43: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

LÃNH ĐẠO VÀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

Lắng nghe và quan tâm đến nhân viên.Giúp nhân viên hiểu và đóng góp vào

tương lai lâu dài của công ty.Tin tưởng, giúp nhân viên phát huy

hết khả năng.

Page 44: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

LÃNH ĐẠO VÀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆPCho nhân viên thấy bức tranh thực của công ty.Tạo điều kiện để nhân viên tham gia quản lý.Giúp nhân viên cân bằng nghĩa vụ và quyền lợi.Tạo điều kiện để nhân viên học tập và phát triển.

Page 45: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

LÃNH ĐẠO VÀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

Giai đoạn xây dựng:Lãnh đạo phải như một người cổ vũ.Lãnh đạo phải truyền tầm nhìn và nhiệt

tình.

Giai đoạn phát triển:Lãnh đạo như là người tạo ra văn hoá

công ty.

Page 46: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

LÃNH ĐẠO VÀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

Giai đoạn duy trì:Nhà lãnh đạo như một người duy trì văn

hoá.Người có đủ khả năng phát triển cùng

công ty.Nhận thấy những hạn chế của mình và

tạo điều kiện phát triển một đội ngũ lãnh đạo mới.

Page 47: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

LÃNH ĐẠO VÀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

Giai đoạn thay đổi:Nhà lãnh đạo là người khởi xướng

thay đổi.Nhà lãnh đạo khắc phục tâm lý lo sợ

thay đổi.

Page 48: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

CÁC LỚP CỦA VĂN HOÁ DOANH NGHIỆPLớp dùng để chỉ mức độ có thể cảm nhận được của các giá trị văn hoá doanh nghiệp, hay là tính hữu hình của các giá trị văn hoá đó.

Adgar Schein đã chia văn hoá doanh nghiệp thành 3 lớp.

Lớp thứ 1

Lớp thứ 2

Lớp thứ 3

Những quá trình và cấu trúcNhững quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệphữu hình của doanh nghiệp

ARTIFACTSARTIFACTS

Những giá trị phái tuân theoNhững giá trị phái tuân theo(được chấp thuận; được công bố)(được chấp thuận; được công bố)

ESPOUSED VALUESESPOUSED VALUES

Những quan niệm chungNhững quan niệm chung(BASIC UNDERLYING(BASIC UNDERLYING

ASSUMPTIONSASSUMPTIONS))

Page 49: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Lớp 1: Những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp.

Gồm tất cả những hiện tượng và sự vật mà một người có thể nhìn, nghe và cảm thấy khi tiếp xúc với một doanh nghiệp có nền văn hoá xa lạ:- Kiến trúc; Cách bài trí; Công nghệ; Sản phẩm của doanh nghiệp.

- Cơ cấu tổ chức, các phòng ban của doanh nghiệp.- Các văn bản quy định nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp.- Lễ nghị và lễ hội hàng năm của doanh nghiệp.- Các biểu tượng, lô gô, khẩu hiệu, tài liệu quảng cáo của doanh

nghiệp.- Ngôn ngữ, cách ăn mặc, xe cộ, chức danh, cách biểu lộ cảm

xúc, hành vi ứng xử thường thấy cuỉa các thành viên và các nhóm trong doanh nghiệp.

- Những câu chuyện và huyền thoại về doanh nghiệp.Nhóm này rất dễ nhận thấy, nhưng khó giải đoán được

ý nghĩa đích thức.

Page 50: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Lớp 2: Những giá trị phải tuân theo (được chấp nhận, được công bố), bao gồm các chiến lược, mục tiêu, triết lý của doanh nghiệp.

Những giá trị này là kim chỉ nam cho hoạt động của toàn nhân viên trong doanh nghiệp, được doanh nghiệp công bố rộng rãi ra công chúng.

“Những giá trị được công bố” cũng có tính hữu hình vì người ta có thể nhận biết và diễn đạt chúng một cách rõ ràng, chính xác.

Page 51: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Lớp 3: Những quan niệm chung:

Những niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm có tính vô thức, mặc nhiên được công nhận trong doanh nghiệp.

Page 52: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

VĂN HOÁ FPTFPT mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh bằng nỗ lực sáng tạo trong khoa học, kỹ thuật và công nghệ, góp phần làm hưng thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển đầy đủ nhất về tài năng và một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú và tinh thần.

Page 53: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

VĂN HOÁ PANASONICMục tiêu cơ bản tong quản lý:

Vì vai trò của chúng tôi là những nhà công nghiệp, nên chúng tôi sẽ hiến dâng bản thân mình cho tiến bộ và phát triển xã hội, cho cuộc sống tốt đẹp của tất cả mọi người, bằng cách làm tăng chất lượng cuộc sống trên thế giới thông qua những hoạt động kinh doanh của chúng tôi.

Page 54: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

VĂN HOÁ PANASONICBỘ LUẬT QUẢN LÝ

(7 NGUYÊN TẮC)1. Đóng góp cho xã hộiChúng tôi luôn tự hoạt động cho phù hợp với mục tiêu quản lý căn

bản, thực hiện tốt và đầy đủ trách nhiệm là những nhà công nghiệp tại các cộng đồng dân cư nơi chúng tôi hoạt động.

2. Công bằng và trung thựcChúng tôi sẽ luôn trung thực và không gian lận trong các công việc

kinh doanh và cá nhân. Mặc dù chúng tôi có thể tài giỏi và hiểu biết đến mức nào, nhưng nếu không có sự trung thực, thì chúng tôi cũng sẽ không có được sự tôn trọng từ người khác, và cũng không thể có được sự tự tôn của bản thân.

3. Sự hợp tác và tinh thần đồng độiChúng tôi sẽ kết hợp khả năng của mỗi cá nhân để hoàn thành những

nhiệm vụ được giao. Dù chúng tôi có những cá nhân tài giỏi đến mấy, nhưng nếu thiêu sự phối hợp và tinh thần đồng đội, thì chúng tôi sẽ chỉ là một công ty trên danh nghĩa mà thôi.

Page 55: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

VĂN HOÁ PANASONICBỘ LUẬT QUẢN LÝ

(7 NGUYÊN TẮC)

4. Cố gắng không ngừng để tiến bộChúng tôi luôn cố gắng không ngừng để tăng cường khả năng đóng góp cho

xã hội thông qua hoạt động kinh doanh. Chỉ có bằng cách cố gắng không ngừng, thì chúng tôi mới có thể hoàn thành tốt mục tiêu quản lý căn bản và giúp chúng tôi thực hiện hoà bình và thịnh vượng lâu dài.

5. Lịch sự và khiêm tốnChúng tôi sẽ luôn thân thiện và khiêm tốn, tôn trọng quyền lợi và nhu cầu của

người khác nhằm thúc đẩy một quan hệ xã hội lành mạnh và cải thiện chất lượng cuộc sống của các cộng đồng dân cư.

6. Khả năng thích nghiChúng tôi sẽ luôn thay đổi câch nghĩ và cách ứng xử cho phù hợp với những

hoàn cảnh đang biến đổi xung quanh chúng tôi. Đồng thời, chúng tôi cũng lưu tâm đến việc phải hành động cho hài hoà với tự nhiên để đảm bảo vững chắc các tiến bộ và thành công nhờ nỗ lực của chúng tôi.

7. Lòng biết ơnChúng tôi sẽ luôn thể hiện lòng biết ơn của mình đối với tất cả những thuận

lợi mà chúng tôi nhận được. Chúng tôi tin rằng thái độ biết ơn này là một nguồn vui vô hạn và sống động, giúp chúng tôi vượt qua được mọi trở ngại của mình.

Page 56: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

VĂN HOÁ HONDA Các nguyên tắc cơ bản: Tôn trọng cá nhân; Ba niềm đam mê (đam mê mua, đam mê bán, đam mê sáng tạo);

Các nguyên tắc của công ty: Có tầm nhìn tổng thể, chỉ chuyên cung cấp các sản phẩm có chất lượng tốt nhất với một giá thành hợp lý, đảm bảo sự hài lòng của người tiêu dùng trên khắp thế giới.

Các chính sách quản lý: Luôn luôn tiến lên phía trước cùng tham vọng và tuổi trẻ; Tôn trọng lý thuyết, xây dựng các ý tưởng mới, tạo một năng suất cao

nhất; Tiết kiệm thời gian; Yêu thích công việc, cởi mở trong giao tiếp; Phấn đấu không ngừng cho một môi trường làm việc hài hoà và luôn trôi

chảy; Luôn coi trọng và lưu tâm đến giá trị của công tác nghiên cứu và sự phấn

đấu.

Page 57: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

VĂN HOÁ ERNST & YOUNG(6 GIÁ TRỊ CỐT LÕI)

1. Luôn dẫn đầu.2. Động lực hoạt động.3. Tinh thần đồng đội.4. Hướng tới khách hàng.5. Cởi mở, tôn trọng và tin cậy lẫn

nhau.6. Trước sau như một.

Page 58: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

VĂN HOÁ MICROSOFT a) Triết lý kinh doanh:- Chính sách phát triển dựa trên nền tảng lâu dài.- Hướng đến các thành quả.- Tinh thần tập thể và động lực cá nhân.- Thái độ trân trọng đối với sản phẩm và khách hàng.- Thông tin phản hồi thường xuyên của khách hàng.b) Nền văn hoá khuôn viên đại học.c) Đề cao tầm quan trọng của các chuyên gia kỹ

thuật.d) Nền văn hoá của những cá tính.e) Nền văn hoá của những nhóm nhỏ.

Page 59: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

VĂN HOÁ UNILEVER“Tôn chỉ của tập đoàn chúng tôi là

thoả mãn các nhu cầu hàng ngày của con người ở mọi nơi, nắm bắt được nguyện vọng của người tiêu dùng và khách hàng, đáp ứng nguyện vọng đó một cách sáng tạo và hiệu quả thông qua các dịch vụ và nhãn hàng danh tiếng nhằm nâng cao chất lượng của cuộc sống”.

(UNILEVER)