xuất khẩu gạo việt nam sang trung quốc 2005-2013

73
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TẠI TP.HCM ---------***-------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC Họ và tên sinh viên: Lưu Thành Nhân Mã sinh viên: 1001025505 Lớp: A3 Khóa: K49A Người hướng dẫn khoa học: Trần Văn Hoàng Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2013

Upload: luu-thanh-nhan

Post on 20-Oct-2015

117 views

Category:

Documents


8 download

DESCRIPTION

Khóa luận tốt nghiệp năm 2013

TRANSCRIPT

Page 1: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

CƠ SỞ II TẠI TP.HCM

---------***--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh

XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM SANG

THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

Họ và tên sinh viên: Lưu Thành Nhân

Mã sinh viên: 1001025505

Lớp: A3

Khóa: K49A

Người hướng dẫn khoa học: Trần Văn Hoàng

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2013

Page 2: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013

Người hướng dẫn khoa học

Page 3: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU VÀ TẦM QUAN TRỌNG

CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM SANG THỊ

TRƯỜNG TRUNG QUỐC ................................................................................... 3

1.1. Tổng quan về xuất khẩu ............................................................................. 3

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm ........................................................................... 3

1.1.2. Phân loại ............................................................................................... 4

1.2. Giới thiệu về gạo Việt Nam....................................................................... 10

1.2.1. Chủng loại ........................................................................................... 10

1.2.2. Diện tích .............................................................................................. 11

1.2.3. Chất lượng sản phẩm ........................................................................... 11

1.2.4. Hệ thống chế biến ................................................................................ 12

1.3. Thị trường Trung Quốc và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất

khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc giai đoạn 2004-2013 .. 12

1.3.1. Tổng quan về thị trường Trung Quốc ................................................... 12

1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang

thị trường Trung Quốc ................................................................................... 14

1.4. Tầm quan trọng của xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc ......... 17

1.4.1. Về lợi ích kinh tế .................................................................................. 18

1.4.2. Về xã hội .............................................................................................. 19

1.4.3. Về hội nhập quốc tế.............................................................................. 19

1.4.4. Về sự phát triển ngành nông nghiệp nói chung và ngành gạo nói riêng

của Việt Nam ................................................................................................. 19

Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA

VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC TRONG GIAI ĐOẠN

2004-2013 ............................................................................................................. 21

2.1. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc giai

đoạn 2004 – 2013 .............................................................................................. 21

2.1.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu ....................................................... 21

Page 4: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

2.1.2. Chất lượng và cơ cấu sản phẩm ........................................................... 32

2.1.3. Giá cả .................................................................................................. 32

2.1.4. Kênh phân phối .................................................................................... 37

2.1.5. Hình thức xuất khẩu và phương thức thanh toán .................................. 37

2.2. Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt

Nam sang thị trường Trung Quốc .................................................................. 38

2.2.1. Các yếu tố trong nước .......................................................................... 38

2.2.2. Các yếu tố ngoài nước ......................................................................... 40

2.3. Nhận xét .................................................................................................... 42

2.3.1. Thành tựu............................................................................................. 42

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ...................................................................... 43

Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 44

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2014 - 2020 .................... 45

3.1. Dự báo về triển vọng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường

Trung Quốc giai đoạn 2014 – 2020 ................................................................. 45

3.1.1. Nhu cầu nhập khẩu và môi trường cạnh tranh...................................... 45

3.1.2. Triển vọng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc .. 45

3.2. Mục tiêu phát triển và định hướng triển khai hoạt động xuất khẩu gạo

của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc .................................................... 46

3.3. Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường

Trung Quốc ...................................................................................................... 47

3.3.1. Giải pháp về phát triển và ứng dụng giống lúa mới.............................. 47

3.3.2. Giải pháp đối với hoạt động chế biến, bảo quản và xuất khẩu.............. 49

3.4. Một số kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan liên quan đến hoạt

động sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam .............................................. 57

3.4.1. Chính sách về đất đai, khuyến nông ..................................................... 57

3.4.2. Chính sách hỗ trợ chế biến, bảo quản và xuất khẩu gạo ....................... 58

Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 61

KẾT LUẬN .......................................................................................................... 62

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 63

Page 5: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu Diễn nghĩa từ bằng tiếng Anh Diễn nghĩa từ bằng tiếng Việt

APEC Asia-Pacific Economic

Cooperation

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu

Á-Thái Bình Dương

ASEAN Association of Southeast Asian

Nations

Hiệp hội các Quốc gia Đông

Nam Á

Bộ

NN & PTNT

Bộ Nông nghiệp và phát triển

nông thôn

ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSH Đồng bằng sông Hồng

ĐNB Đông Nam Bộ

EU European Union Liên minh châu Âu

GAC Global Assessment Certificate Chứng nhận đánh giá chất

lượng toàn cầu

GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

GlobalGAP Good Agricultural Practice Thực hành nông nghiệp tốt toàn

cầu

HACCP Hazard Analysis and Critical

Control Points

Phân tích mối nguy và điểm

kiểm soát tới hạn

MOFCOM Ministry Of Commerce

People's Republic Of China

Bộ Thương Mại nước Cộng hòa

Nhân dân Trung Hoa

OECD The Organisation for Economic

Co-operation and Development

Tổ chức Hợp tác và Phát triển

Kinh tế

USD United States Dollar Đồng đola

VietGAP Vietnamese Good Agricultural

Practices

Thực hành sản xuất nông nghiệp

tốt ở Việt Nam

XK Xuất khẩu

WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới

Page 6: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Bảng biểu Tên bảng biểu Trang

Bảng 1.1 Giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam sang

một số thị trường trên thế giới

18

Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung

Quốc giai đoạn 2004 – 8/2013

21

Bảng 2.2 Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc năm 2010 23

Bảng 2.3 Giá trị xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc năm

2011

24

Bảng 2.4 Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc năm 2012 25

Biểu đồ 1 Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2012 27

Bảng 2.5 Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 7 tháng đầu

năm 2013

28

Bảng 2.6 Sản lượng nhập khẩu gạo Việt Nam của Trung Quốc giai

đoạn 2004-2012

31

Biểu đồ 2 Giá gạo thơm của Việt Nam và Thái Lan

giai đoạn 7/2012 – 8/2013

34

Biểu đồ 3 Giá gạo 25% tấm của Việt Nam và Thái Lan

giai đoạn 7/2012 – 8/2013

35

Biểu đồ 4 Giá gạo 5% tấm của Việt Nam và Thái Lan

giai đoạn 7/2012 – 8/2013

35

Bảng 2.7 Sản xuất, tiêu thụ, nhập khẩu và dự trữ của Trung Quốc

giai đoạn 2006-2013

41

Page 7: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Nền nông nghiệp đã tồn tại từ những ngày đầu của nước Việt Nam. Nhờ có

điều kiện tự nhiên thuận lợi, hệ thống sông ngòi dày đặc, nông nghiệp ở nước ta

phát triển trên phạm vi cả nước. Một trong những sản phẩm nông nghiệp điển hình

ở Việt Nam được cả thế giới biết đến đó là gạo. Hoạt động xuất khẩu gạo đang được

Việt Nam duy trì cũng như phát triển mạnh về qui mô cũng như chất lượng trên

phạm vi thế giới. Trong những năm gần đây, một trong những thị trường tiêu thụ

gạo lớn của thế giới và đầy tiềm năng đã gia nhập thị trường nhập khẩu gạo của

Việt Nam là Trung Quốc.

Mối quan hệ của Việt Nam và Trung Quốc đã có từ rất lâu, có nhiều nét tương

đồng và hiểu nhau rất rõ. Với dân số hơn 1,3 tỷ người, thị trường Trung Quốc luôn

là thị trường đầy tiềm năng đối với bất kỳ sản phẩm lương thực nào trên thế giới.

Tuy là một nước sản xuất gạo hàng đầu thế giới, nhu cầu nhập khẩu gạo của Trung

Quốc trong khoảng 2 năm trở lại đây có xu hướng tăng khá nhanh và thị trường

Việt Nam đang là thị trường nhập khẩu gạo số một của Trung Quốc – theo các số

liệu thống kê. Điều này giúp Việt Nam có cơ hội mở rộng kim ngạch xuất khẩu và

tăng thêm nguồn ngoại tệ cho nền kinh tế, phát triển bền vững nền nông nghiệp

trong nước.

Trong tình hình hiện tại, việc nghiên cứu, phân tích thực trạng xuất khẩu mặt

hàng này sang Trung Quốc là rất cần thiết. Các phân tích cụ thể sẽ giúp đề ra giải

pháp phù hợp có tính chiến lược lâu dài để giải quyết những khó khăn, tồn tại mà

ngành gạo của Việt Nam đang gặp phải. Đây là lý do tác giả chọn đề tài “Xuất khẩu

gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. Kết

cấu khóa luận được chia thành 3 phần như sau:

Chương 1: Tổng quan về xuất khẩu và tầm quan trọng của hoạt động

xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Trung Quốc

Chương 2: Thực trạng về hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị

trường Trung Quốc giai đoạn 2004 – 2013

Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường

Trung Quốc giai đoạn 2014-2020

Page 8: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

2

2. Mục tiêu nghiên cứu

Thứ nhất, phân tích thị trường Trung Quốc và sự cần thiết của việc đẩy mạnh

xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.

Thứ hai, phân tích và đánh giá tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị

trường Trung Quốc giai đoạn 2004 – 2013.

Thứ ba, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan

ban ngành có liên quan nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị

trường Trung Quốc giai đoạn 2014– 2020.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị

trường Trung Quốc.

- Phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi thời gian: Phạm vi phân tích tình hình thực tế là giai đoạn

2004 – 2013, phạm vi áp dụng các giải pháp là giai đoạn 2014 – 2020.

+ Phạm vi không gian: Nghiên cứu tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam

sang thị trường Trung Quốc.

4. Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp các thông tin, tư

liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu từ sách, báo, Internet, báo cáo của ngành và

các đề tài nghiên cứu khác.

Để hoàn thành bài khóa luận, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc

đến cán bộ, giảng viên trường Đại học Ngoại Thương Cơ sở II tại thành phố Hồ Chí

Minh, đặc biệt là giáo viên hướng dẫn khoa học Trần Văn Hoàng, người đã tận tình

hướng dẫn tác giả trong quá trình viết khóa luận này.

Do giới hạn về thời gian, dung lượng của khóa luận, kinh nghiệm và kiến thức

của người viết nên nội dung của khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm

khuyết. Rất mong sự đóng góp của thầy cô, các bạn sinh viên và những người quan

tâm để xây dựng khóa luận tốt hơn. Xin chân thành cám ơn.

Page 9: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU VÀ TẦM QUAN

TRỌNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

1.1. Tổng quan về xuất khẩu

Xuất khẩu là một trong những hoạt động kinh doanh quan trọng của ngoại

thương, phản ánh mối quan hệ thương mại, buôn bán giữa các quốc gia trong khu

vực và trên thế giới. Hoạt động xuất khẩu hiện nay diễn ra trên phạm vi toàn cầu,

trong tất cả các lĩnh vực, các ngành của nền kinh tế, từ vật phẩm tiêu dùng đến tư

liệu sản xuất, từ các chi tiết linh kiện nhỏ nhất đến các loại máy móc phức tạp, các

loại công nghệ kỹ thuật cao, không chỉ có hàng hóa hữu hình mà cả hàng hoá vô

hình và với tỷ trọng ngày càng lớn.

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm

1.1.1.1. Khái niệm

Xuất khẩu hàng hóa là việc bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho các quốc gia

khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán, trong đó có sự chuyển dịch

hàng hóa ra khỏi biên giới hải quan. Hoạt động xuất khẩu không chỉ đơn thuần

mang lại lợi nhuận cho các bên chủ thể tham gia vào hoạt động này mà còn có ý

nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Hoạt động xuất khẩu mang

lại nguồn thu ngoại tệ, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao năng lực sản xuất

trong nước, đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ổn

định và nâng cao từng bước đời sống nhân dân (Dương Hữu Hạnh, 2008, tr.5).

1.1.1.2. Đặc điểm

Hoạt động xuất khẩu có sự chuyển dịch hàng hóa, dịch vụ qua biên giới hải

quan. Theo luật Thương mại Việt Nam 2005, xuất khẩu được định nghĩa như sau:

“Xuất khẩu hàng hóa là việc đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào

khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng

theo quy định của pháp luật” (điều 28, mục 1, chương 2, luật Thương mại Việt Nam

2005).

Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi phạm vi rộng cả về không

gian lẫn thời gian. Nó có thể chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn và cũng có thể

kéo dài, diễn ra hàng năm. Thị trường xuất khẩu rất rộng lớn và đa dạng, không

Page 10: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

4

chỉ giới hạn trong một hai nước mà mở rộng trong phạm vi khắp thế giới. Do yêu

cầu của việc hội nhập kinh tế thế giới, các hoạt động thương mại quốc tế, trong đó

việc xuất khẩu được đẩy mạnh hơn nữa thông qua việc tham gia các tổ chức, các

khối kinh tế như tổ chức ASEAN, tổ chức WTO, khối EU nhằm mở rộng quan hệ

hợp tác với nhiều nước, thiết lập các thỏa thuận có lợi cho các bên tham gia hoạt

động thương mại.

Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên nhiều ngành nghề. Nếu như khởi điểm của

xuất khẩu chỉ bao gồm các loại hàng hóa thuộc lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp

như giày dép, nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ, may mặc… thì hiện nay xuất khẩu

dịch vụ cũng được xem là một trong những hoạt động đóng góp lớn vào nền kinh tế

trong nước. Hiện nay, các sản phẩm xuất khẩu rất đa dạng, từ xuất khẩu tiêu dùng,

xuất khẩu lao động, tri thức cho đến tư liệu sản xuất, máy móc, hàng hóa hóa công

nghệ cao.

Hoạt động xuất khẩu chịu tác động của nhiều yếu tố môi trường nước ngoài

như chính trị, pháp luật, xã hội, địa lý… Mỗi quốc gia cần chú ý đến những yếu tố

này nhằm đảm bảo việc xuất khẩu đạt được những kết quả thuận lợi, vượt qua

những rào cản, khó khăn và thu về lợi nhuận cao. Đây là một điều tất yếu quan

trọng trong suốt hoạt động xuất khẩu, từ nghiên cứu, định hướng thị trường, đối

tượng tiêu dùng đến các hoạt động vận chuyển, phân phối, thanh toán hàng hóa,

dịch vụ.

Hoạt động xuất khẩu mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp và Nhà

nước. Nó thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp về quy mô sản xuất và quy mô

hoạt động, tạo điều kiện cho đất nước rút ngắn thời gian thực hiện việc công nghiệp

hóa, hiện đại hóa nhờ các khoản thu ngoại tệ, các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài

cho hoạt động sản xuất trong nước, đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế với các nước

và tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới.

1.1.2. Phân loại

1.1.2.1. Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu từ nước người bán (nước xuất

khẩu) sang trực tiếp nước người mua (nước nhập khẩu) không thông qua nước thứ

ba (nước trung gian). Theo hình thức này, nhà sản xuất trực tiếp bán sản phẩm cho

Page 11: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

5

khách hàng nước ngoài ở khu vực thị trường nước ngoài thông qua tổ chức, chi

nhánh của mình, có thể là công ty con hoặc chi nhánh bán hàng tại nước ngoài và

thu lại lợi nhuận.

Hình thức xuất khẩu này có ưu điểm là các nhà xuất khẩu tiếp xúc trực tiếp thị

trường và khách hàng, nắm bắt tình hình chính trị, văn hóa, pháp luật, xã hội của thị

trường rõ ràng và cụ thể, kiểm soát được nhiều hơn tiến trình xuất khẩu. Nhờ đó,

hoạt động xuất khẩu thực hiện nhanh, chất lượng sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu

của khách hàng. Các doanh nghiệp xuất khẩu không phải chia sẻ quyền lợi của mình

với các tổ chức trung gian nên lợi nhuận cao hơn và có điều kiện tiếp thu kinh

nghiệm xuất khẩu sang môi trường quốc tế.

Tuy nhiên, hạn chế của hình thức này là doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải chịu

rủi ro lớn, tốn nhiều thời gian, chi phí để tìm hiểu, mở rộng thị trường và tự tổ chức

hoạt động xuất khẩu. Bên cạnh đó, những doanh nghiệp nhỏ khó có cơ hội để thâm

nhập các thị trường mới, nhất là những thị trường khó tính khi doanh nghiệp vẫn

chưa có thương hiệu và uy tín cao trên thị trường.

1.1.2.2. Xuất khẩu gián tiếp

Xuất khẩu gián tiếp là hình thức mà doanh nghiệp thông qua dịch vụ của tổ

chức độc lập đặt ngay tại nước xuất khẩu để tiến hành xuất khẩu sản phẩm của nước

mình ra nước ngoài. Trong hình thức này doanh nghiệp có thể sử dụng các trung

gian phân phối như công ty quản lý xuất khẩu, nhà môi giới xuất khẩu, nhà ủy thác

xuất khẩu...

Loại hình này giúp cho các công ty nhỏ có một phương thức để thâm nhập vào

thị trường nước ngoài mà không phải đương đầu với những rắc rối và rủi ro như

trong xuất khẩu trực tiếp. Bên trung gian nắm rõ phong tục tập quán của thị trường

nên có khả năng đẩy nhanh việc mua bán và giảm rủi ro cho các doanh nghiệp xuất

khẩu. Doanh nghiệp xuất khẩu cũng giảm được chi phí thâm nhập thị trường do các

tổ chức trung gian thường có sẵn cơ sở vật chất, đồng thời doanh nghiệp xuất khẩu

cũng sẽ có được các thông tin về thị trường, về các đối thủ cạnh tranh thông qua các

tổ chức.

Nhược điểm của hình thức xuất khẩu này là các doanh nghiệp xuất khẩu

không tiếp cận trực tiếp với thị trường, khách hàng nên ít có khả năng đáp ứng đúng

Page 12: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

6

các nhu cầu của khách hàng tiềm năng. Theo thỏa thuận với bên trung gian, doanh

nghiệp phải chia sẻ lợi nhuận sau khi xuất khẩu hoàn tất.

1.1.2.3. Buôn bán đối lưu (xuất khẩu hàng đổi hàng)

Buôn bán đối lưu là một phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp

chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua. Khối lượng hàng hoá

được trao đổi có giá trị tương đương. Mục đích của xuất khẩu không phải thu về

một khoản ngoại tệ mà nhằm thu về một khối lượng hàng hoá với giá trị tương

đương. Tuy tiền tệ không được thanh toán trực tiếp nhưng nó được làm vật ngang

giá chung cho giao dịch này.

Lợi ích của buôn bán đối lưu là nhằm mục đích tránh được các rủi ro về sự

biến động của tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối, tiết kiệm được ngoại tệ.

1.1.2.4. Tái xuất

Trong hoạt động tái xuất khẩu người ta tiến hành nhập khẩu tạm thời hàng hoá

từ bên ngoài vào, sau đó lại xuất khẩu sang một thị trường thứ ba.

Hình thức này được áp dụng khi một doanh nghiệp không sản xuất được hay

sản xuất được nhưng với khối lượng ít, không đủ để xuất khẩu nên phải nhập vào để

sau đó tái xuất.

Hoạt động giao dịch tái xuất bao gồm hai hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu

với mục đích thu về một khoản ngoại tệ lớn hơn lúc ban đầu bỏ ra. Các bên tham

gia gồm có: nước xuất khẩu, nước tái xuất khẩu và nước nhập khẩu.

1.1.2.5. Xuất khẩu tại chỗ

Đây là hình thức xuất khẩu mà hàng hoá và dịch vụ chưa vượt qua ngoài biên

giới hải quan nhưng hoạt động xuất khẩu vẫn được thực hiện. Theo đó, một người

mua ở nước ngoài, sau khi kí hợp đồng nhập khẩu hàng hóa của một doanh nghiệp

tại một nước, sẽ chỉ định giao hàng hóa cho một khách hàng khác, đã có thỏa thuận

với người mua, ngay tại nước đó.

Hoạt động này có thể đạt được hiệu quả cao do hàng hoá không cần phải vượt

qua biên giới quốc gia nên doanh nghiệp tránh được một số thủ tục rắc rối của hải

quan, không phải thuê phương tiện vận chuyển, mua bảo hiểm hàng hoá trong khi

vẫn có thể thu được ngoại tệ. Do đó, giảm được một lượng chi phí khá lớn.

1.1.2.6. Gia công xuất khẩu

Page 13: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

7

Gia công quốc tế là một hình thức kinh doanh trong đó một bên (nhận gia

công) nhập khẩu nguyên liệu hay bán thành phẩm của bên khác (bên đặt gia công)

để chế biến ra thành phẩm giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao gia công

(phí gia công).

Hình thức xuất khẩu gia công quốc tế đang phát triển mạnh mẽ và được nhiều

quốc gia, trong đó đặc biệt là quốc gia có nguồn lao động dồi dào, tài nguyên phong

phú, áp dụng rộng rãi vì thông qua hình thức gia công, ngoài việc tạo việc làm và

thu nhập cho người lao động, họ còn có điều kiện đổi mới và cải tiến máy móc kỹ

thuật công nghệ mới nhằm nâng cao năng lực sản xuất. Đối với bên đặt gia công, họ

thu được lợi nhuận cao hơn nhờ tận dụng giá nhân công và nguyên phụ liệu tương

đối rẻ của nước nhận gia công. Hình thức xuất khẩu này chủ yếu được áp dụng

trong các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động và nguyên vật liệu như dệt may,

giày da…

Trong số các hình thức xuất khẩu đã đề cập ở trên, hoạt động xuất khẩu gạo

của Việt Nam được thực hiện chủ yếu qua hình thức xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp.

Các doanh nghiệp Việt Nam chủ động trong việc thu mua nguồn hàng trong nước

và thực hiện xuất khẩu sang các nước (trực tiếp) hoặc xuất khẩu thông qua các công

ty ủy thác (gián tiếp). Các nhà nhập khẩu thường nhập khẩu trực tiếp các sản phẩm

lúa gạo để tiêu thụ, phân phối cho các nhà bán buôn, đại lý, các nhà bán lẻ hoặc tiếp

tục chế biến thành các sản phẩm khác.

1.1.3. Vai trò, vị trí

1.1.3.1. Xuất khẩu tạo ra nguồn thu ngoại tệ cho nhập khẩu, phục vụ công

nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Hiện nay, ngoại tệ được sử dụng rộng rãi trong mua bán trên thế giới nên việc

dự trữ ngoại tệ, nhất là các ngoại tệ mạnh là điều rất quan trọng. Dựa vào nguồn

ngoại tệ tích lũy được, quốc gia có thể nhập khẩu các máy móc thiết bị, công nghệ

hiện đại đáp ứng cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra thuận lợi,

giúp quốc gia ngày càng phát triển. Đồng thời, doanh nghiệp dựa vào nguồn thu

ngoại tệ này để nâng cao hệ thống dây chuyền sản xuất cũng như quy mô doanh

nghiệp, khả năng cạnh tranh trước thị trường toàn cầu rộng lớn. Trên thực tế, các

quốc gia có thể huy động nguồn thu ngoại tệ thông qua các hoạt động xuất khẩu

Page 14: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

8

hàng hóa, dịch vụ, các khoản đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp, vay nợ viện

trợ, kiều bào nước ngoài gửi về… (Thư viện học liệu mở Việt Nam, 2011). Trong

đó, khoản thu ngoại tệ từ xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ là tích cực nhất vì nó

không gây ra các khoản nợ nước ngoài cho Chính phủ cũng như các nhà kinh doanh,

Chính phủ không phụ thuộc vào những ràng buộc, thỏa thuận từ các nguồn đầu tư,

tài trợ bên ngoài. Do đó, xuất khẩu là một phương cách tích lũy ngoại tệ hữu hiệu

cho quốc gia, tránh tạo ra tình trạng nợ nước ngoài và thâm hụt cán cân thương mại.

1.1.3.2. Hoạt động xuất khẩu là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Xuất khẩu đóng góp tích cực vào sự phát triển của quốc gia nhờ vào các tác

động tích cực của xuất khẩu đến nguồn nhân lực, quy mô hoạt động, sự phát triển

của các doanh nghiệp và nâng cao vị thế của quốc gia trên thị trường thương mại

thế giới.

Thứ nhất, các nguồn lực trong nước sử dụng hiệu quả hơn nhờ vào xuất khẩu.

Trước khi xuất khẩu, các quốc gia sẽ bị hạn chế rất nhiều về thị trường tiêu thụ nên

các hoạt động sản xuất thường chỉ ở mức trung bình, trình độ công nghệ, kĩ thuật

lúc này chưa cao. Từ khi đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, nguồn lực về vốn, trí tuệ,

kĩ thuật, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất được nâng cao, hiện đại hóa hơn, mở ra

những hướng đi đầy triển vọng cho sản xuất trong nước

Thứ hai, việc mở rộng quy mô xuất khẩu tạo ra sự phân công lao động hợp lý

và có hiệu quả trong nội bộ doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp với nhau. Đây

là điểm quan trọng đối với các đơn vị kinh tế tham gia chính vào hoạt động xuất

khẩu hàng hoá và dịch vụ. Dựa vào sự phân công lao động, các lợi thế so sánh của

quốc gia được phát huy hơn nữa, góp phần vào sự chuyên môn hóa, phân công lao

động quốc tế ngày càng chuyên nghiệp, thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển theo

kịp sự phát triển của thế giới.

Thứ ba, xuất khẩu là phương thức tồn tại và phát triển của nhiều doanh nghiệp,

mang lại lợi ích cho quốc gia, nhất là trong thời đại toàn cầu hóa hiện này. Để có thể

đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và không ngừng nâng cao tỷ trọng kim ngạch xuất

khẩu, các nhà sản xuất phải biết tận dụng các lợi thế của mình đồng thời luôn đổi

mới công nghệ, trang thiết bị phục vụ sản xuất, nắm bắt nhanh biến động thị trường

và phản ứng linh hoạt để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao thì mới tăng

Page 15: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

9

được khả năng cạnh tranh hàng hoá của trên thị trường thế giới. Chính sự đầu tư đó,

doanh nghiệp sẽ tạo ra những sản phẩm có chất lượng ngày càng cao, xây dựng

được lòng tin đối với khách hàng và tạo được thương hiệu trên thị trường toàn cầu.

Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp đóng góp phần nào vào việc quảng cáo về

quốc gia mình, giới thiệu về quốc gia mình và với những sản phẩm chất lượng cao,

tạo uy tín với các quốc gia khác, nâng cao vị thế của nước ta trong quan hệ chính trị

và thương mại, tạo điều kiện cho kinh tế quốc gia phát triển.

1.1.3.3. Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nhận thấy các lợi ích từ hoat động xuất khẩu, các nhà đầu tư ngày có xu

hướng đầu tư vào những ngành có triển vọng xuất khẩu lâu dài, tạo lợi nhuận cao,

đẩy mạnh xuất khẩu sang nhiều thị trường khác nhau. Sự phát triển của các ngành

này sẽ tạo ra sự gia tăng nhu cầu đầu vào, giúp các ngành nghề hỗ trợ như điện,

nước, nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị… gia tăng doanh thu. Đồng thời, sự phát

triển của xuất khẩu giúp cho thu nhập quốc dân tăng lên, dân số có thu nhập cao sẽ

chi tiêu vào các sản phẩm công nghệ cao và các dịch vụ đa dạng như các loại máy

móc hiện đại, các dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp. Nhự vậy, thông qua các mối quan hệ

trực tiếp, gián tiếp, xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành liên quan có cơ hội phát

triển, tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, góp phần ổn định và mở

rộng sản xuất, tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, khai

thác tối đa năng lực sản xuất trong nước và đặc biệt đã góp phần chuyển dịch cơ cấu

nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hội nhập hóa, phù hợp với xu thế phát

triển của kinh tế thế giới.

1.1.3.4. Xuất khẩu có tác động đến đời sống xã hội

Xuất khẩu tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện

đời sống nhân dân.Việc đẩy mạnh xuất khẩu đòi hỏi gia tăng sản xuất hàng xuất

khẩu, hoạt động này tạo thêm việc làm cho nhiều đối tượng lao động, nhất là lao

động ở những ngành nghề có đông nhân lực, giảm bớt tình trạng thất nghiệp trong

nước và tăng thu nhập cho người dân.

Xuất khẩu gia tăng làm tăng GDP, tăng thu nhập quốc dân, nâng cao đời sống

nhân dân. Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa càng tăng lên với chất lượng ngày càng cao.

Việc xuất khẩu hàng hóa cũng tạo nguồn vốn cho việc nhập khẩu những vật phẩm

Page 16: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

10

tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao

của người dân.

Có thể thấy rằng, hoạt động xuất khẩu đã đóng góp rất lớn vào việc đẩy mạnh

hoạt động thương mại giữa các nước với nhau, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa,

dịch vụ, tạo nguồn vốn để phục vụ cho các hoạt động nhập khẩu, đầu tư quy mô,

năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh, góp phần nâng cao đời sống

của nhân dân và tạo những điều kiện thuận lợi đối với quá trình phát triển kinh tế

của một quốc gia. Trong xu thế thế giới hiện nay đang đẩy mạnh khu vực hóa, toàn

cầu hoá, các quốc gia ngày coi trọng phát triển thương mại quốc tế nói chung và

hoạt động xuất khẩu nói riêng.tranh của các doanh nghiệp kinh doanh, góp phần

nâng cao đời sống của nhân dân và tạo những điều kiện thuận lợi đối với quá trình

phát triển kinh tế của một quốc gia. Trong xu thế thế giới hiện nay đang đẩy mạnh

khu vực hóa, toàn cầu hoá, các quốc gia ngày coi trọng phát triển thương mại quốc

tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng.

1.2. Giới thiệu về gạo Việt Nam

Việt Nam có hai vùng trồng lúa chính là đồng bằng sông Hồng ở phía bắc

và đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam. Hàng năm sản lượng của cả nước đạt

33-34 triệu tấn thóc, trong đó chỉ sử dụng khoảng 8 triệu tấn (tương đương 4 triệu

tấn gạo sau khi xay xát) cho xuất khẩu, còn lại là tiêu thụ trong nước và bổ sung dự

trữ quốc gia.

1.2.1. Chủng loại

Ở mỗi miền Việt Nam có các giống lúa khác nhau. Có thể nói gạo Việt Nam

rất đa dạng về chủng loại. Ở miền Bắc, các giống lúa được chia làm 3 loại chính

gồm: giống lúa thuần Trung Quốc như Q5, Khang Dân 18, Ải 32, Bắc Thơm 7, Kim

Cương 90; giống lúa lại Trung Quốc như Nhị Ưu 838, D-Ưu 527; giống lúa thuần

Việt Nam như U17, XI 23, C70, CR 203, IR 64. Ngoài ra có thể kể đến một số loại

lúa cổ truyền của Việt Nam như Nếp Cái Hoa Vàng, Tám Xoan…Ở miền Nam nổi

bật có các giống lúa OM 576-18, IR 50404, OMCS 95-5, IR 62032, VND 95-20,

OM 1490…và các giống lúa cạn đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện như

LC 93-1 và LC 93-2. Tuy đa dạng về chủng loại như vậy, nhưng Việt Nam xuất

khẩu 3 loại gạo chính đó là gạo 5% tấm, gạo 25% tấm và gạo thơm.

Page 17: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

11

Đặc điểm của lúa gạo Việt Nam là gạo phẩm cấp thấp và giá rẻ. Người nông

dân Việt Nam chủ yếu trồng giống IR50404 – là giống lúa gạo phẩm cấp thấp – để

phục vụ nhu cầu trong nước, nhu cầu gạo chất lượng thấp trên thế giới và nguyên

liệu cho chế biến. Bắt đầu từ năm 2012, Việt Nam tiến hành chuyển đổi sang trồng

các chủng loại gạo xuất khẩu từ gạo cấp thấp sang gạo cấp cao (5% tấm) và các loại

gạo thơm trên các cánh đồng mẫu lớn. Trong 11 tháng năm 2012, sản lượng gạo cao

cấp 5%, bao gồm cả gạo thơm, nếp, tấm… xuất khẩu được hơn 4,25 triệu tấn, chiếm

gần 60% tổng lượng gạo xuất khẩu cả năm và tăng 78% so với cùng kỳ năm 2011

(theo vass.org.vn).

1.2.2. Diện tích

Theo thống kê năm 2012, cả nước có tổng diện tích 4.068.000 ha lúa, trong đó

có 3.949.000 ha lúa nước và 119.000 ha lúa nương. Riêng diện tích trồng lúa nước

giảm 319.000 ha so với năm 2000 chủ yếu chuyển sang công nghiệp, tập trung ở

các vùng đồng bằng sông Hồng (Hải Dương giảm 1,3 nghìn ha/năm, Vĩnh Phúc 1,2

nghìn ha/năm, Hưng Yên 1,1 nghìn ha/năm); Đông Nam Bộ (TP.Hồ Chí Minh giảm

3,1 nghìn ha/năm, Tây Ninh 2,6 ha/năm, Bình Dương 1,2 nghìn ha/năm, Đồng Nai

1,9 nghìn ha/năm); còn đồng bằng sông Cửu Long chuyển sang nuôi trồng thủy sản

(Cà Mau giảm 8,5 nghìn ha/năm, Bạc Liêu 6,4 nghìn ha/năm, Sóc Trăng 4,2 nghìn

ha/năm). Đồng bằng sông Hồng có diện tích trồng lúa khoảng 15 000 km2. Đồng

bằng sông cửu long diện tích trồng lúa là 1,5-1,6 triệu héc ta, 3 vụ 1 năm: gồm vụ

mùa (1,5 triệu ha), vụ đông xuân (70-80 vạn ha) và vụ hè thu (1,1 triệu ha).

Hiện nay do tiến bộ kĩ thuật của sản xuất lúa, công tác thủy lợi cũng đã được

giải quyết khá mạnh mẽ nên nhiều vùng trước đây ngập nước đã được cải tạo. Do

vậy, phần lớn diện tích ở đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là gieo sạ, cuối vụ vẫn

còn một số diện tích lúa nổi.

1.2.3. Chất lượng sản phẩm

Trong những năm qua, chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam tuy đã được

cải thiện song vẫn ở mức thấp hơn so với các nước xuất khẩu gạo khác của thế giới.

Hiện các loại gạo phẩm cấp cao của Việt Nam không nhiều và chủ yếu vẫn là loại

gạo phẩm cấp trung bình. Trong tỷ trọng xuất khẩu gạo 2001 thì gạo chất lượng cao

5% tấm chiếm 25%, gạo tấm 25% chiểm 32%, gạo 100% tấm chiếm 5%. Đến năm

Page 18: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

12

2010 tỷ trọng gạo 5% tấm cũng chỉ tăng lên khoảng 30%, gạo 7-10% tấm chiếm

khoảng 8%, các loại gạo 15% tấm và 25% tấm chiếm tỉ trọng lớn nhất tới trên 55%

kim ngạch xuất khẩu. Năm 2012, trong cơ cấu gạo xuất khẩu của nước ta, chất

lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam còn kém, các loại gạo phẩm cấp cao như gạo 5%

tấm, gạo nếp, gạo thơm mới chiếm khoảng 50%.

Chất lượng gạo xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2013 qua như sau: gạo trắng cao

cấp chiếm tỷ trọng 35,9%; loại trung bình 21,8%; loại cấp thấp 16,6%; tấm 5,1%;

gạo thơm 12,9%; nếp 5,1%; gạo đồ 1,6%; gạo lứt 0,4% và lúa 0,4%. So với cùng kỳ

năm 2012, tỷ lệ gạo trắng xuất khẩu đã giảm mạnh đến 32,1%; loại trung bình tăng

4% và loại gạo cấp thấp tăng 26,6%; đặc biệt loại gạo thơm tăng mạnh đến 78,2%.

1.2.4. Hệ thống chế biến

Thông thường xay xát gạo gồm 6 bước: phơi khô, làm sạch, bỏ lớp vỏ trấu bên

ngoài, bỏ lớp cám, làm bóng và phân loại.

1.3. Thị trường Trung Quốc và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất

khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc giai đoạn 2004-2013

1.3.1. Tổng quan về thị trường Trung Quốc

Trung Quốc nằm ở phía đông châu Á, bờ tây Thái Bình Dương. Biên giới đất

liền của Trung Quốc dài hơn 20.000km, phía đông giáp Triều Tiên, phía đông bắc

giáp Nga, phía bắc giáp Mông Cổ, phía tây bắc giáp Nga, Kazakhstan, phía tây giáp

Kyrgyzstan, Tajikistan, Afganistan, Pakistan, phía tây nam giáp Ấn Độ, Nepal,

Bhutan, phía nam giáp Myanmar, Lào và Việt Nam. Đông và đông nam trông ra

biển. Trung Quốc là quốc gia lớn thứ 3 thế giới về tổng diện tích (sau Nga và Hoa

Kỳ). Diện tích của Trung Quốc theo con số chính thức do Cộng hòa Nhân dân

Trung Hoa đưa ra là 9,6 triệu km2. Trung Quốc có 31 tỉnh và thành phố (có 3 thành

phố nằm trong top 55 thành phố lớn nhất thế giới là Thượng Hải, Thiên Tân và Bắc

Kinh) và 2 đặc khu hành chính là Ma Cao và Hồng Kông, cụ thể có 22 tỉnh, 5 khu

tự trị và 4 thành phố trực thuộc Trung ương. Ngoài hai đảo lớn là Trung Quốc và

Hải Nam, bên ngoài vùng lãnh hải của Trung Quốc còn có nhiều đảo lớn nhỏ.

(Wikipedia, 2013).

Trung Quốc thuộc khu vực gió mùa, khí hậu đa dạng từ ấm đến khô. Nhiệt độ

trung bình toàn quốc tháng 1 là -4,7oC, tháng 7 là 26

oC. Ba khu vực được coi nóng

Page 19: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

13

nhất là Nam Kinh, Vũ Hán, Trùng Khánh. Khu vực sản xuất nông nghiệp của Trung

Quốc tập trung ở nửa phía Đông của Trung Quốc. Các sản phẩm nông nghiệp chủ

yếu của Trung Quốc gồm gạo, lúa mì, hạt nấu dầu, bông và trà. Là quốc gia chiếm

1/5 dân số thế giới, vấn đề lương thực của Trung Quốc luôn được đặt lên hàng đầu.

Tuy vậy, Trung Quốc được biết như là một đất nước có nhiều thiên tai như lũ lụt,

hạn hán và động đất, điều này ảnh hưởng khá nhiều đến sản xuất nông nghiệp của

Trung Quốc. (Wikipedia, 2013).

1.3.1.1. Kinh tế

Gần 30 năm thực hiện cải cách mở cửa, Trung Quốc đã thu được những thành

tựu to lớn, đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn trên thế giới. Từ năm 1979 đến

2005, GDP bình quân hàng năm của Trung Quốc tăng trên 9,4%, đạt mức cao nhất

thế giới. Tính riêng năm 2005, năm cuối cùng thực hiện “kế hoạch 5 năm lần thứ

10”, GDP của Trung Quốc tăng trưởng 9,9%, đạt khoảng 2200 tỷ USD (gấp 50 lần

so với năm 1978), xếp thứ 4 trên thế giới; thu nhập bình quân của cư dân ở thành thị

đạt khoảng 1295 USD, ở nông thôn đạt khoảng 403 USD. Về kinh tế đối ngoại,

Trung Quốc kết thúc thời gian quá độ sau khi gia nhập WTO; tổng kim ngạch

thương mại đạt 1422 tỷ USD, tăng 23,2%, xếp thứ 3 trên thế giới (gấp 60 lần so với

năm 1978); dự trữ ngoại tê đạt 941 tỷ USD, đứng đầu thế giới. Kể từ năm 2003,

Trung Quốc đã vượt qua Mỹ trở thành nước thu hút đầu tư nước ngoài FDI lớn nhất

thế giới; năm 2005 FDI thực thế đạt 60,3 tỷ USD, đưa tổng số vốn đầu tư thực tế

vượt 620 tỷ USD. Năm 2009 tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đạt 2% với mức dự

trữ ngoại tệ đạt 2.399,152 tỷ USD. Năm 2011, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc

đạt 9,5%, tương đương tăng trưởng GDP 6.989 tỷ USD. (Phòng thương mại và công

nghiệp, 2013)

Năm 2012, Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Mỹ, là thành

viên của WTO, APEC và G-20. GDP năm 2012 của Trung Quốc là 8.358 nghìn tỷ

USD, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2012 đạt 7,8%. Ngành là nông nghiệp 10,1%

trong cơ cấu GDP của Trung Quốc, trong khi công nghiệp chiếm 45,3%, dịch vụ

chiếm 44,6%. Tỷ lệ lạm phát công bố tháng 12/2012 là 2,5%. Tỉ lệ thất nghiệp là

vào quý IV 2012 là 4,1%. Nợ công là 22,15%, tương đối cao so với thế giới.

Trong lĩnh vực đối ngoại, năm 2012, xuất khẩu của Trung Quốc đạt 2.021

Page 20: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

14

nghìn tỉ USD, chiếm 27,3% tổng giá trị GDP, trong đó giá trị xuất sang các thị

trường lớn là Mỹ 17,2%, Hồng Kông 15,8%, Nhật Bản 7,4% và Hàn Quốc 4,3%.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm: máy móc thiết bị điện, máy móc gia công,

chế biến, sắt thép, dụng cụ y tế. Về nhập khẩu, tổng giá trị năm 2012 là 1.78 nghìn

tỷ USD, chiếm 24,5% tổng giá trị GDP, trong đó tỉ lệ các thị trường trọng yếu là

Nhật Bản 9,8%, Hàn Quốc 9,2%, Mỹ 7,1%, Đức 5,1% và Australia 4,3%. Các sản

phẩm nhập khẩu chủ yếu gồm: máy móc thiết bị điện, nhiên liệu, thiết bị y tế, quặng

kim loại, chất dẻo.

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc năm 2012 là 253,4 tỉ USD,

tăng 10,84% so với năm 2011, trong đó quý I chiếm 25,09%, quý II chiếm 21,46%,

quý III chiếm 20,62%, quý IV chiếm 32,83%. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của

Trung Quốc năm 2012 là 62,4 tỉ USD, tăng 28,9% (tổng hợp từ Wikipedia 2012 và

OECD).

1.3.1.2. Dân số, xã hội

Trung Quốc là quốc gia đa dân tộc với 56 dân tộc được chính thức công nhận.

Trung Quốc là nước có dân số lớn nhất thế giới khoảng 1,35 tỉ người, tốc độ tăng

dân số năm 2012 là 0,4%. Dân tộc chủ yếu là người Hán chiếm tới 93% số dân cả

nước và là dân tộc chính trên một nửa diện tích Trung Quốc. Người Kinh (người

Việt) tạo thành một nhóm nhỏ tập trung ở vùng ven biển Quảng Tây.

Là một nước đông dân, chính phủ có “chính sách một con” từ năm 1979 để

hạn chế tăng dân số. Trung Quốc có tình trạng mất cân bẳng dân số nghiêm trọng

khi mà chi số này ở mức cao trong 4 năm liên tiếp gần đây – năm 2009 là 119,45,

năm 2010 là 117,94, năm 2011 là 117,78 và 2012 là 117,7 (mức tự nhiên là 106).

Dân số Trung Quốc có xu hướng già đi. Lực lượng lao động của Trung Quốc bắt

đầu giảm, lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ trở lại đây, giảm đi 3,45 triệu lao động,

xuống còn 937 triệu lao động, trong năm 2012.

Thu nhập bình quân theo đầu người của Trung Quốc năm 2012 là 6.071

USD/người, đứng thứ 87 trên thế giới. Trung Quôc được biết là thị trường tiêu thụ

gạo lớn nhất thế giới. Năm 2009, tổng sản lượng gạo tiêu thụ của Trung Quốc ước

đạt 156,3 triệu tấn, chiếm 29,4% của cả thế giới.

1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu Gạo của Việt Nam

Page 21: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

15

sang thị trường Trung Quốc

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam. Dưới

đây là một số yếu tố ảnh hưởng chính đến hoạt động xuất khẩu gạo trong tình hình

hiện nay:

1.3.2.1 Các nhân tố trong nước

Là những yếu tố nội tại, có thể chủ động kiểm soát, điều chỉnh hoặc hạn chế

được.

- Điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng: Khí hậu nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam

cực kỳ thích hợp để trồng lúa, đặc biệt là ở Đồng Bẳng sông Cửu Long khi nhiệt độ

bình quân hàng năm cao (26,9oC) và ít biến động; không có mùa đông giá lạnh và

đầy ánh sáng; mùa khô thường khô hơn; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 7, lượng

mưa hàng năm 1500 - 2000 mm; độ ẩm không khí bình quân 82%. Nước ta còn có

hệ thống sông ngòi dày đặc, đất đai màu mỡ, 2 vùng đồng bằng chính là sông Hồng

và đồng bằng sông Cửu Long được phù sa bồi đắp hàng năm, diện tích rộng lớn,

bằng phẳng, rất thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp lúa nước. Tuy nhiên, bên

cạnh những thuận lợi về đất đai, thổ nhưỡng, ảnh hưởng của thời tiết theo từng vùng

miền cũng tạo ra áp lực lớn đối với việc trồng lúa, nhất là khi nước ta thường xuyên

chịu ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới, hạn hán kéo dài làm giảm năng suất, gây

thiệt hại cho nông dân và mất đi cơ hội xuất khẩu.

- Nguồn nhân lực: Nhân lực ở đây bao gồm nguồn nhân lực trong hoạt động

nông nghiệp, bao gồm nông dân, nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp, các chuyên

viên nghiên cứu, phát triển nông nghiệp. Hiện tại, lực lượng lao động trực tiếp trồng

trọt chiếm tỷ lệ lớn trong lao động cả nước, khoảng 75% lực lượng lao động của cả

nước, đặc biệt người nông dân Việt Nam có kinh nghiệm trồng lúa từ lâu đời. Bên

cạnh đó, các hoạt động nghiên cứu về giống, các biện pháp bảo vệ cây trồng ảnh

hưởng rất lớn đến việc chăm sóc và thu hoạch lúa gạo để xuất khẩu. Các kĩ sư tại

các cơ sở nghiên cứu giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hay các thiết bị máy

móc hỗ trợ cho công việc chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch đang

đóng vai trò không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả của ngành lúa gạo Việt Nam,

tạo điều kiện nâng cao giá trị của hoạt động xuất khẩu. Ngoài ra, nguồn nhân lực tại

các doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu cũng ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị

Page 22: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

16

xuất khẩu lúa gạo thông qua các hoạt động chế biến, tìm kiếm thị trường và thỏa

thuận về giá cả cho lô hàng.

- Điều kiện cơ sở hạ tầng, sự phát triển của khoa học, kỹ thuật: Hệ thống

kênh rạch, tưới tiêu, hệ thống dẫn điện chiếu sáng, đường sá trong những khu vực

chuyên canh lúa gạo tương đối hoàn thiện. Tuy nhiên, máy móc hỗ trợ người nông

dân trong sản xuất và thu hoạch còn ở tỉ lệ thấp. Thống kê của viện Cơ điện nông

nghiệp và công nghệ sau thu hoạch (Bộ NN&PTNT) cho thấy, mức độ trang bị

động lực của nông nghiệp Việt Nam bình quân chỉ đạt 1,16 cv/ha canh tác, vùng

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có mức độ trang bị động lực cao nhất cả nước

cũng chỉ đạt 1,85 cv/ha. Con số này chưa bằng 1/3 của Thái Lan (4 cv/ha), 1/4 của

Hàn Quốc (4,2 cv/ha) và chỉ xấp xỉ 1/6 của Trung Quốc (6,06 cv/ha)…… Thành tựu

duy nhất đến ngày nay của ta chỉ là chế tạo được chiếc máy kéo, còn lại hầu hết các

máy móc trong sản xuất đều nhập khẩu từ Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Hệ

thống bảo quản của người nông dẫn vẫn còn rất thô sơ. Công đoạn làm khô chủ yếu

dựa vào năng lượng mặt trời, sân phơi không đảm bảo kỹ thuật, tỷ lệ áp dụng máy

sấy còn rất thấp, công nghệ sấy cũng như chất lượng máy sấy còn lạc hậu; tỷ lệ hao

hụt ở khâu này đối với lúa 3,3% - 3,9%. Phương tiện bảo quản, cất trữ nông sản

trong dân còn hết sức thô sơ chủ yếu là hòm, gỗ, thùng, chum, vại nên mức tổn thất

có thể lên đến 4% sau 3 tháng tồn trữ (agroviet.gov.vn).

- Tác động của Nhà nước và Chính phủ: Các quyết định, chính sách của

Nhà nước gồm thu mua lúa gạo của nông dân, qui định giá gạo hay qui định phần

trăm lãi trên 1 kg gạo cho người nông dân là động lực cho người nông dân tiếp tục

sản xuất. Các chính sách cũng hỗ trợ các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc xuất

khẩu gạo. Các quy định về hàm lượng thuốc hóa học, phân bón và các chính sách

hỗ trợ khác giúp cho nông dân thuận lợi hơn trong việc mở rộng chủng loại, diện

tích cây trồng, áp dụng khoa học tiên tiến vào trồng trọt, tăng năng suất cũng như

chất lượng của gạo Việt Nam.

1.3.2.2 Các nhân tố ngoài nước

Những yếu tố sau có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu gạo của

Việt Nam mà nước ta cần linh hoạt, chủ động nắm bắt tình hình, diễn biến để củng

cố, phát triển xuất khẩu gạo.

Page 23: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

17

- Các yêu cầu, tiêu chuẩn của nước nhập khẩu: Các yêu cầu về vệ sinh an

toàn thực phẩm, dịch tễ, về hạn ngạch nhập khẩu, thuế, về yêu cầu giấy phép ảnh

hưởng trực tiếp đến việc xuất khẩu gạo của nước ta. Đây là một yếu tố mà các

doanh nghiệp cũng như Chính phủ cần thường xuyên theo dõi nhằm thực hiện đúng,

tạo điều kiện cho việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo những năm sau.

- Nhu cầu và thị hiếu: Nhu cầu gạo của thế giới trong những năm gần đây đã

tác động mạnh vào sản lượng và giá cả gạo xuất khẩu của nước ta, đặc biệt là Trung

Quốc. Do các năm gần đây thiên tai trên thế giới nhiều hơn và mức độ thiệt hại

cũng cao hơn, nhu cầu về gạo để đảm bảo an ninh lương thực của các quốc gia cũng

tăng theo. Về phía Trung Quốc, do một số chính sách gần đây mà giá gạo trong

nước đã tăng lên đáng kể, vì thế nhu cầu gạo giá rẻ tăng lên đột biến. Việc trồng trọt

trong nước cần được phân công rõ để đảm bảo được nguồn cung, sẵn sàng đáp ứng

các đơn hàng lớn của đối tác nước ngoài, nhất là các nước đang có nhu cầu nhập

khẩu gạo của nước ta. Đây sẽ là cơ hội tốt cho hoạt động xuất khẩu sau này. Đồng

thời, doanh nghiệp trong nước cần nắm bắt diễn biến nhu cầu và giá cả để đạt được

những hợp đồng có giá trị cao, mở rộng thêm thị trường.

- Sự cạnh tranh: Gạo Việt Nam trên thị trường thế giới có lợi thế về giá so

với giá chung của thế giới, tuy nhiên lại kém về chất lượng. Có thể lấy ví dụ như

Gạo Khao Dawk Mali của Thái Lan được đánh giá là trắng và mềm cơm hơn so với

gạo Trắng Việt Nam, dễ nấu hơn và ngọt hơn so với gạo Việt. Tuy vậy, giá của loại

gạo Thái trên khoảng 50 000 VND/kg so với chỉ 38 000 VND/kg của gạo Việt. Yếu

tố địa ly cũng là một điểm mạnh của Việt Nam. Chúng ta có đường biên giới với

Trung Quốc vì thế xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc có lợi thế hơn

trong việc vận chuyển và cũng điều đó cũng giúp giảm giá thành. Thương hiệu gạo

xuất khẩu cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến sự cạnh tranh, trong đó giá và chất

lượng là hai yếu tố thể hiện rõ nhất năng lực cạnh tranh nhất của các nước xuất khẩu

gạo. Thương hiệu của gạo quốc gia càng mạnh thì hoạt động xuất khẩu càng được

đảm bảo, kim ngạch xuất khẩu được duy trì và phát triển ổn định.

1.4. Tầm quan trọng của xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc

Gạo Việt Nam hiện tại xuất khẩu trên 28 nước trên thế giới. Các thị trường lớn

của chúng ta gồm Indonesia, Philippins, Malaysia, Bờ Biển Ngà… Cả năm 2012

Page 24: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

18

nước ta đã xuất khẩu 8,02 triệu tấn gạo, thu về 3,67 triệu USD (tăng 12,71% về

lượng và tăng nhẹ 0,45% về kim ngạch so với năm 2011).

Bảng 1.1: Giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam sang

một số thị trường trên thế giới

Đơn vị: Nghìn USD

Năm

Một số thị trường xuất khẩu gạo chủ lực của Việt Nam

Indo Philippins Malaysia Bờ Biển

Ngà

Singapore China

2004 18.780 171.673 103.142 31.089 23.912 19.185

2005 27.308 462.382 116.401 78.979 10.509 12.587

2006 104.617 429.249 139.551 52.953 26.753 12.442

2007 378.980 468.157 116.684 40.042 25.912 15.958

2008 34.823 1.178.032 271.426 74.997 41.222 1.426

2009 7.214 917.227 272.193 136.969 134.936 8.297

2010 346.017 947.379 177.689 119.197 227.810 55.569

2011 1.019.301 478.279 292.092 138.811 197.938 160.689

2012 458.392 475.264 403.158 203.373 131.360 898.430

(Tổng hợp từ Vinanet.com.vn và Intracen)

Nếu từ năm 2011 trở về trước, giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung

Quốc là rất nhỏ sang thị trường Trung Quốc thì vào năm 2012, Trung Quốc vượt lên

là thị trường lớn nhất tiêu thụ gạo của Việt Nam với 898,43 triệu USD, chiếm

24,46% tổng kim ngạch, tăng 459,11% về kim ngạch so với năm trước. Hiện tại,

trong năm 2013, Trung Quốc vẫn đang là thị trường chủ lực của xuất khẩu gạo Việt

Nam.

1.4.1. Về lợi ích kinh tế

Xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc tạo thu nhập ngoại tệ cho quốc gia.

Nguồn ngoại tệ này sẽ dùng để nhập khẩu các máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại

phục vụ cho các ngành sản xuất trong nước cũng như cho chính ngành nông nghiệp.

Tính đến hết 10 tháng/2013, lượng xuất khẩu gạo đạt 5,85 triệu tấn, trị giá 2,57 tỷ

USD. Trong 10 tháng năm 2013, Việt Nam xuất khẩu gạo thị trường Trung Quốc

tổng giá trị là 1,93 triệu tấn, bằng 25% kế hoạch năm.

Page 25: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

19

1.4.2. Về xã hội

Nhờ vào việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo, người nông dân áp dụng các giống cây

mới, các biện pháp chăm sóc và tiêu chuẩn về chất lượng, giúp cho năng suất sau

thu hoạch cao, giá xuất khẩu lại cao, từ đó nâng cao đời sống nhân dân. Thêm vào

đó, việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang Trung Quốc sẽ giúp giải quyết việc làm cho

những người thất nghiệp, giúp người dân ở Việt Nam giảm chênh lệch về mức sống

và xã hội tăng trưởng ổn định hơn.

1.4.3. Về hội nhập quốc tế

Trung Quốc hiện tại là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của nước ta, vượt cả

những thị trường truyền thống trước đây như Indonesia, Malaysia và Philippins.

Việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc có thể giúp nước ta duy trì

cũng như tiếp tục nâng cao vị thế mặt hàng gạo trên thế giới nhờ việc không ngừng

khẳng định thương hiệu của nhiều loại gạo chất lượng của nước ta. Từ đó, hoạt

động xuất khẩu gạo có điều kiện mở rộng sang các nước lân cận và các nước lớn

trên thế giới, giúp việc xuất khẩu gạo phân tán bớt rủi ro khi có các biến động thị

trường toàn cầu. Việt Nam lại có thể xây dựng với quan hệ kinh tế, chính trị với các

nhiều nước khác trong quá trình hội nhập quốc tế, tạo điều kiện phát triển kinh tế

trong nước. Ngoài ra, chúng ta sẽ có cơ hội thâm nhập nhiều hơn vào các thị trường

khó tính như Mỹ, EU và Nhật Bản.

1.4.4. Về sự phát triển ngành nông nghiệp nói chung và ngành gạo nói riêng

của Việt Nam

Nhờ vào xuất khẩu, các nguồn lực tiềm năng về khí hậu, thổ nhưỡng, khí hậu

được đẩy mạnh khai thác. Với khí hậu hoàn toàn phù hợp cho việc trồng lúa nước,

sự phân bổ về địa hình cùng với các vùng đất giàu dinh dưỡng, nhiều chủng loại

gạo năng suất cao và thâm canh 2-3 vụ/năm, gạo không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu

lương thực trong nước mà còn sẵn sàng đáp ứng cho việc xuất khẩu. Hoạt động

trồng trọt cũng được phân bổ dựa theo điều kiện về đất đai, thời tiết để thu hoạch

được sản lượng gạo cao nhất với chất lượng tốt và đồng đều. Ngoài ra, khi hoạt

động xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc càng được đẩy mạnh thì các doanh

nghiệp, hộ nông dân càng chú trọng vào việc áp dụng các biện pháp chăm sóc, chế

biến, bảo quản tiên tiến nhất nhằm nâng cao giá trị gạo và đáp ứng được những yêu

Page 26: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

20

cầu của thị trường này về an toàn thực phẩm, dịch tễ…, giúp nâng cao chất lượng

của gạo và giảm thiểu chi phí trong việc trồng trọt, chế biến và xuất khẩu. Đồng

thời, thông qua xuất khẩu, ngành nông nghiệp sẽ có sự chuyển dịch về cơ cấu,

ngành gạo được tập trung phát triển các loại có thế mạnh xuất khẩu. Ngành gạo

cũng sẽ có chuyển biến về cách canh tác, chúng ta đang áp dụng nhiều loại giống

lúa mới cho năng suất và chất lượng cao hơn các giống truyền thống, đồng thời tiến

hành xây dựng thương hiệu và hoàn thiện qui trình thu hoạch, chế biến và xuất khẩu.

Nhờ vào đó, hoạt động sản xuất và gạo Việt Nam sẽ chuyên nghiệp hơn với sự hình

thành rõ các vùng chuyên canh gạo phục vụ cho tiêu dùng trong nước và để xuất

khẩu.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 tập trung giới thiệu về gạo Việt Nam, về thị trường Trung Quốc

cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam, tầm

quan trọng của hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.

Với những thuận lợi về diện tích trồng trọt lớn, thổ nhưỡng tốt, vị trí địa lý thuận lợi,

nguồn cung lớn, giá cả thấp… là cơ sở để đẩy mạnh phát triển hoạt động xuất khẩu

gạo sang các nước trên thế giới, trong đó có Trung Quốc. Trung Quốc đã có quan hệ

kinh tế với Việt Nam từ lâu, gần đây là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt

Nam và vẫn đang tiếp tục gia tăng nhập khẩu gạo từ nước ta với nhiều chủng loại

mới. Hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc không chỉ tác động

đến sự phát triển kinh tế mà còn đến đời sống nhân dân, khả năng hội nhập quốc tế

và sự phát triển của ngành nông nghiệp, gạo của nước ta. Dựa vào chương 1,

chương 2 sẽ tiến hành phân tích thực trạng và các thành tựu, hạn chế trong hoạt

động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong giai đoạn 2004

– 2013.

Page 27: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO

CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC TRONG GIAI

ĐOẠN 2004-2013

2.1. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc giai

đoạn 2004 – 2013

2.1.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc

giai đoạn 2004 – 8/2013

Đơn vị: Nghìn USD

Năm

Tổng kim

ngạch xuất

khẩu sang

Trung Quốc

Tỷ lệ tăng

trưởng so với

năm trước (%)

Tổng kim

ngạch xuất

khẩu ra thế

giới

Tỷ lệ kim ngạch

xuất khẩu sang

Trung Quốc so với

thể giới (%)

2004 19.185 950.315 2,02

2005 12.587 -34,39 1.408.379 0,89

2006 12.442 -1,15 1.275.895 0,98

2007 15.958 28,26 1.490.180 1,07

2008 1.426 -91,06 2.895.938 0,05

2009 8.297 481,84 2.666.062 0,31

2010 55.569 569,75 3.249.502 1,71

2011 160.689 189,17 3.659.212 4,39

2012 898.430 459,11 3.673.102 24,46

8/2013 671.610 2.140.000 31,38

(Nguồn: Tổng hợp từ Intracen, Hải quan Việt Nam, Vinanet, Vinachina)

Từ năm 2004, đến năm 2010, gạo Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc

chiếm mức cao nhất chỉ khoảng 2% tổng giá trị xuất khẩu của cả năm. Năm 2011 tỷ

trọng này có tăng lên 4,39%. Bắt đầu từ năm 2012, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu

gạo sang Trung Quốc so với tổng kim ngạch xuất khẩu gạo tăng vọt lên 24,46%.

Nguyên nhân là do vào năm 2012, Trung Quốc nhận định sản xuất trong nước

không đem lại hiệu quả kinh tế cao như trước, mặt khác gạo trên thị trường thế giới

có giá hợp lý và chất lượng ổn định, vì thế Trung Quốc tăng cường nhập khẩu gạo

Page 28: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

22

từ bên ngoài để phục vụ nhu cầu trong nước. Hiện tại, theo số liệu ước tính đến

tháng 8 năm 2013 thì tỷ trọng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc của Việt Nam đạt

31,38% - gần một phần ba so với tổng giá trị xuất khẩu gạo cả nước. Theo một số số

liệu gần hơn vào tháng 10/2013, khối lượng gạo xuất khẩu sang Trung Quốc đạt

50% tổng khối lượng gạo Việt xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Năm 2004, do ở Trung Quốc thời tiết không tốt, mùa màng bị thất bát làm sản

lượng gạo giảm đáng kể, ảnh hưởng an ninh lương thực. Trước tình hình đó, vào

cuối năm 2004, Trung Quốc đã tăng cường nhập khẩu gạo từ Việt Nam. Tuy nhiên,

chúng ta đã không tận dụng được cơ hội này do áp lực từ đối thủ cạnh tranh trực

tiếp là gạo Thái Lan. Sản lượng gạo nhập khẩu từ nước ta năm 2004 không quá lớn,

và chủ yếu qua đường tiểu ngạch do thương lái Trung Quốc nhập vào.

Năm 2008, nhu cầu tiêu dùng gạo của Trung Quốc là 127 triệu tấn. Tuy nhiên

trong năm này nên nông nghiệp Trung Quốc hứng chịu thiên tai nặng nề, đặc biệt là

năng suất cây lương thực và sản lượng giảm đáng kể. Tháng 1 và 2/2008, tuyết rơi

dày ở Trung Quốc khiến đất nước này bị mất mùa và đẩy giá gạo trong nước tăng

cao. Tháng 5/2008, trận động đất lớn xảy ra ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đã gây

thiệt hại nặng nề lên tỉnh Tứ Xuyên – là tỉnh nông nghiệp lớn ở Trung Quốc với các

vùng trồng lúa, lúa mỳ, ngô và chăn nuôi lợn, và là tỉnh đứng hàng thứ 5 về sản

lượng gạo của Trung Quốc. Vì vậy, nhu cầu nhập khẩu gạo của Trung Quốc từ thế

giới tăng cao để cân đối thiếu hụt và bổ sung dự trữ. Tuy nhiên, trong năm này

chúng ta lại không xuất khẩu được nhiều gạo sang thị trường Trung Quốc. Tổng

kim ngạch giảm mạnh đến 91,06%, tỉ lệ trong tổng kim ngạch chỉ còn 0,05%,, gần

như không xuất khẩu gì. Lý do vì chất lượng gạo yêu cầu của Trung Quốc khá cao,

trong khi đặc điểm của gạo Việt là giá rẻ và chất lượng thấp, không phù hợp với yêu

cầu gạo của Trung Quốc.

Năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc

tăng trở lại, 1,426 triệu USD lên 8,297 triệu USD, tăng 481,94%, tuy nhiên vẫn

chiếm một giá trị rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam ra thế

giới (0,31%) và vẫn chưa trở lại mốc 16 triệu USD năm 2007.

Nhìn chung giai đoạn 2004 – 2009, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam

sang Trung Quốc chỉ chiếm một tỉ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu

Page 29: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

23

gạo của Việt Nam.

Bảng 2.2: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc năm 2010

Đơn vị: Sản lượng: Nghìn tấn; Kim ngạch: Triệu USD

07/2010 08/2010 11/2010 12/2010

China Total China Total China Total China Total

Sản lượng 14,110 853,531 18,573 614,548 4,950 497,344 12,805 499,726

Tỉ lệ (%) 1,65 3,02 1,00 2,56

Kim ngạch 5,668 359,408 7,458 229,275 2,685 244,233 7,530 259,835

Tỉ lệ (%) 1,58 3,25 1,10 2,9

Sản lượng từ đầu năm 79,2 4.317 98,08 4.951 110,58 6.378 124,47 6.883

Tỉ lệ (%) 1,83 1,98 1,73 1,81

Tổng kim ngạch

từ đầu năm 32,93 2.09 40,49 2.327,68 46,631 2.983,8 54,636 3.247,8

Tỉ lệ (%) 1,57 1,74 1,56 1,68

(Nguồn: Tổng hợp từ Hải quan Việt Nam và Vinanet)

Năm 2010 đánh dấu sự thay đổi đáng kể của hoạt động nhập khẩu gạo Việt

Nam sang thị trường Trung Quốc. Tính đến tháng 7 năm 2010, chúng ta xuất khẩu

được 79,208 nghìn tấn sang thị trường Trung Quốc, trị giá 32 triệu USD, chiếm

1,83% về lượng và chiếm 1,6% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam. Ngoài

ra, trong tháng 8/2010, Trung Quốc vươn lên đứng thứ 3 trong số các thị trường

nhập khẩu gạo Việt Nam. Tổng giá trị xuất khẩu gạo trong tháng đạt 7,5 triệu USD,

tăng hơn 31,58% so với tháng trước và chiếm 3,25% tổng giá trị xuất khẩu trong

tháng. Tháng 8 cũng là tháng có tổng sản lượng nhập khẩu cao nhất năm, ở mức

18,5 nghìn tấn, tăng 31,6% so với thang trước và chiếm 3,02% so với tổng sản

lượng trong tháng.

Là một trong 19 thị trường mới tham gia vào danh mục xuất khẩu gạo Việt

Nam từ tháng 7/2010 nhưng hết 11 tháng Trung Quốc đạt 110,58 nghìn tấn, trị giá

46,63 triệu USD (chiếm 1,73% về lượng và 1,56% tổng kim ngạch). Cả năm, Việt

Nam xuất khẩu được gần 6,9 triệu tấn gạo sang Trung Quốc, tổng giá trị khoảng

54,6 triệu USD, chiếm 1,81% về lượng và 1,68% tổng kim ngạch). Dù tỉ trọng về

giá trị không cao, tuy nhiên năm 2010 xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung

Quốc đã vượt rất xa mốc 16 triệu USD xuất khẩu gạo sang Trung Quốc cao nhất

trong giai đoạn 2004-2009.

Page 30: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

24

Bảng 2.3: Giá trị xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc năm 2011

Tháng/2011 Sản lượng (nghìn tấn) Kim ngạch (triệu USD)

China Total % China Total %

01 2,385 536,291 0,44 1,681 279,542 0,60

02 7,32 493,85 1,48 4,512 241,023 1,87

03 63,62 891,757 7,13 30,528 446,065 6,84

04 82,979 799,75 10,38 38,586 375,993 10,26

05 37,679 644,293 5,85 19,186 314,51 6,10

06 27,929 667,953 4,18 13,951 321,453 4,34

08 14,627 763,526 1,92 8,146 394,774 2,06

09 13,178 454,518 2,90 7,405 253,065 2,93

10 7,19 449,915 1,60 4,667 256,677 1,82

11 4,675 403,026 1,16 3,605 240,978 1,50

Cả năm 306,0509 7.105 4,31 153,4297 3.507 4,37

(Nguồn: Tổng hợp từ Hải quan Việt Nam và Vinanet)

Tháng 01/2011, gạo Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 77,67%,

đạt 1,68 triệu USD.

Tháng 3/2011, xuất khẩu sang Trung Quốc tăng rất mạnh cả về lượng và trị

giá so với tháng trước cũng như so với cùng kỳ năm ngoái và đạt 636 nghìn tấn, trị

giá 30,5 triệu USD, đứng vị trí 3 về trị giá xuất khẩu trong tháng, chỉ sau thị trường

Philippin và Indonesia.

Bắt đầu từ quí II/2011, tháng 4, xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc đạt

82,979 nghìn tấn, là tháng xuất khẩu sang Trung Quốc cao nhất trong cả năm,

chiếm lần lượt là 10,38% về tổng sản lượng và 10,26% về tổng kim ngạch xuất

khẩu gạo.. Sang tháng 5/2011, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm đáng kể, chỉ

đạt 37,68 nghìn tấn, giảm 54,59% so với tháng 4/2011. Cùng trong tháng này, xu

hướng giảm trền hầu hết các thị trường chủ lực khác của gạo Việt Nam như

Malaysia giảm 30,11%, CuBa giảm 3,46%, Singapore giảm 50,89%,…

Những tháng cuối năm 2011 chứng kiến sự giảm sút trong xuất khẩu gạo sang

Trung Quốc.Dù vậy, Trung Quốc vẫn gia nhập thị trường xuất khẩu hơn 100 triệu

USD của Việt Nam, với giá trị xuất khẩu đạt 143,48 triệu USD, chiếm 4,84%. Tính

Page 31: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

25

chung cả 9 tháng đầu năm 2011, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc vẫn tăng về lượng

và kim ngạch so với cùng kỳ, tăng 171,84% về lượng và tăng 230,5% về kim

ngạch). Tính đến cuối tháng 10 năm 2011, gạo Việt nam xuất khẩu sang Trung

Quốc đạt giá trị 148,14 triệu USD.

Bảng 2.4: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc năm 2012

Tháng

/2012

Sản lượng (nghìn tấn) Kim ngạch (triệu USD)

China Total % China Total %

04 393 872 45,07 183,54 380 48,30

05 205 750 27,37 85,723 330,17 26,00

06 140 877 15,96 59,2884 383 15,48

07 230 911 25,25 101,357 395 25,66

08 270 816 33,09 124,538 365 34,12

10 117,29 657 17,85 53,371 311,67 17,00

11 85,947 601 14,3 40,941 291,96 14,00

12 164,68 518 31,79 72,6915 245 29,67

Cả năm 2.501,9 8.872 28,2 1.167,6 3.674 31,78

(Nguồn: Tổng hợp từ Hải Quan Việt Nam, Vinanet)

Đây được xem là năm đột biến về xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung

Quốc khi mà mọi chỉ số đều tăng vọt. Điểm nhấn đầu năm 2012 là chỉ trong 20

ngày đầu tháng 1/2012 đã xuất khẩu được 184.558 tấn gạo các loại sang Trung

Quốc, trị giá FOB 103,308 triệu USD, bằng 67,3% so với cả năm 2011.

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy trong tháng 4/2012, lượng

gạo xuất khẩu đạt 872 nghìn tấn và trị giá đạt 380 triệu USD, tăng 39,6% về lượng

và tăng 32% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết 4 tháng/2012, tổng lượng

gạo xuất khẩu của cả nước đạt gần 2,2 triệu tấn, trị giá đạt 1,03 tỷ USD, giảm

19,2% về lượng và giảm 23,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, gạo

của Việt Nam xuất sang các châu lục đều giảm nhưng lại tăng đột biến sang thị

trường Trung Quốc. Đặc biệt, trong tháng 4/2012 xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

đạt 393 nghìn tấn, tiếp tục tăng mạnh so với các tháng trước đó. Tính đến hết tháng

4/2012 tổng lượng gạo xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 680 nghìn tấn, tăng gấp hơn

4,4 lần và chiếm 31% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước.

Page 32: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

26

Tháng 5/2012, Trung Quốc tiếp tục là nhân tố tạo nên sự khác biệt và tác động

mạnh đến thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam. Tổng kim ngạch xuất khẩu gạo

sang thị trường Trung Quốc đạt 85,72 triệu USD, chiếm 26% tổng kim ngạch xuất

khẩu gạo trong tháng của cả nước, trong khi hai khách hàng lớn nhất cách đây 2

năm là Indonesia và Philippines chỉ chiếm lần lượt 11% và 7% thị phần. Về sản

lượng, chúng ta xuất khẩu sang Trung Quốc khoảng 205 nghìn tấn, chiếm 27,37%

tổng sản lượng trong tháng. Sản xuất gạo trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu

dùng chính là nguyên nhân khiến cho lượng đơn hàng nhập khẩu gạo của Trung

Quốc tăng vọt. Tuy là nước sản xuất lúa gạo lớn nhất thế giới, nhưng do lượng gạo

dự trữ chỉ chưa đến 47 triệu tấn, đẩy giá gạo nội địa lên cao, buộc nước này phải tìm

nguồn gạo từ bên ngoài với giá rẻ hơn. Thời điểm này, gạo Việt Nam có giá khá

cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt so với Thái Lan, cộng với đường vận chuyển

gần. Đó là lý do vì sao gạo Việt Nam được Trung Quốc lựa chọn.

Tháng 6/2012, cả nước xuất khẩu 877 nghìn tấn gạo, tăng 19%, trị giá đạt

383 triệu USD, tăng 16% so với tháng trước. Tính đến hết 6 tháng/2012, lượng gạo

xuất khẩu là 3,82 triệu tấn, giảm 6% và trị giá đạt 1,75 tỷ USD, giảm 12,2% so với

cùng kỳ năm trước. Thị trường Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng. Sản lượng nhập

khẩu sang Trung Quốc chỉ còn khoảng 140 nghìn tấn, chỉ chiếm 16% tổng sản

lượng xuất khẩu trong tháng.

Tháng 7/2012, cả nước xuất khẩu 911 nghìn tấn, tăng 3,9%, trị giá đạt 395

triệu USD, tăng 3,1% so với tháng trước. Tính đến hết 7 tháng/2012, lượng xuất

khẩu nhóm hàng này là hơn 4,73 triệu tấn, tăng 0,3% và trị giá đạt 2,15 tỷ USD,

giảm 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến hết tháng 7, Trung Quốc trở thành

đối tác lớn nhất nhập khẩu gạo của Việt Nam với 1,34 triệu tấn, tăng gấp hơn 5 lần

so với cùng kỳ năm 2011.

Tháng 8/2012, cả nước xuất khẩu 816 nghìn tấn, giảm 10,5%, trị giá đạt 365

triệu USD, giảm 7,6% so với tháng trước. Nếu tính từ đầu năm, lượng xuất khẩu

nhóm hàng này là 5,56 triệu tấn, tăng 1,4% và trị giá đạt 2,52 tỷ USD, giảm 7,3% so

với cùng kỳ năm trước. Tính đến hết tháng 8/2012, Trung Quốc trở thành đối tác

lớn nhất nhập khẩu gạo của Việt Nam với 1,57 triệu tấn, tăng gấp 5,8 lần so với

cùng kỳ năm 2011.

Page 33: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

27

Tháng 10/2012, lượng gạo xuất khẩu của cả nước trong tháng là 657 nghìn tấn,

giảm 2,5%, trị giá đạt 312 triệu USD, tăng 2,9% so với tháng trước. Như vậy, tính

đến hết tháng 10/2012, lượng xuất khẩu nhóm hàng này là 6,9 triệu tấn, tăng 8% và

trị giá đạt 3,13 tỷ USD, giảm 2,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong 10 tháng

qua, Trung Quốc là đối tác lớn nhất nhập khẩu gạo của Việt Nam với 1,84 triệu tấn,

tăng gấp hơn 6 lần so với cùng kỳ năm 2011.

Tháng 11/2012, lượng gạo xuất khẩu của cả nước trong tháng 11 là 601 nghìn

tấn, giảm 8,5%, trị giá đạt 292 triệu USD, giảm 6,3% so với tháng trước. Như vậy,

tính đến hết tháng 11/2012, lượng xuất khẩu nhóm hàng này là 7,5 triệu tấn, tăng

10,5% và trị giá đạt 3,43 tỷ USD, giảm 1,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong 11

tháng qua, Trung Quốc là đối tác lớn nhất nhập khẩu gạo của Việt Nam với 1,92

triệu tấn, tăng gấp 6,5 lần so với cùng kỳ năm 2011.

Biểu đồ 1: Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2012

(Nguồn: Hải quan Việt Nam)

Tháng 12/2012, lượng gạo xuất khẩu của cả nước trong tháng là 518 nghìn tấn,

giảm 13,8%, trị giá đạt 245 triệu USD, giảm 16,2% so với tháng trước. Tính đến hết

năm 2012, lượng xuất khẩu đạt hơn 8 triệu tấn, tăng 12,7% và trị giá đạt 3,67 tỷ

USD, tăng nhẹ 0,4% so với năm 2011. Trong đó, thị trường Trung Quốc là thị

trường xuất khẩu gạo lớn nhất và quan trọng nhất của nước ta, với 2,501 triệu tấn

28,20%

13,20%

12,10%

11,00%

8,30%

6%

4,50%

4,00% 3,80%

3,40% 3,00% 2,80% Trung Quốc

Khác

Malaysia

Indonesia

Philippin

Bờ biển Ngà

Ganna

Singapore

Hong Kong

Senegal

Taiwan

Cuba

Page 34: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

28

gạo với tổng giá trị ước tính 1,167 tỉ USD, chiếm tới 28,2% tổng sản lượng và

31,78% tổng kim ngạch gạo xuất khẩu của nước ta.

Bảng 2.5: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 7 tháng đầu năm 2013

Tháng

/2012

Sản lượng (nghìn tấn) Kim ngạch (triệu USD)

China Total % China Total %

01 163,431 517,653 32 71,318 244,746 29

02 186,552 362,717 51 75,989 160,116 47

03 358,407 767,922 47 146,220 335,190 44

04 204.,912 652,939 31 91,724 290,742 32

05 226,754 704,593 32 92,064 313,131 29

06 162,528 643,256 25 65,465 277,135 24

07 178,734 650,011 27 73,096 274,884 27

(Nguồn: tinthuongmai.vn)

Tháng 01/2013, lượng gạo xuất khẩu của cả nước trong tháng 01/2013 đạt

517,653 nghìn tấn, trị giá đạt 244,746 triệu USD, giảm 14,2% về lượng, giảm 17%

về trị giá so với tháng trước. Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu gạo của Việt Nam

nhiều nhất với 163,431 tấn (chiếm gần 32%)

Tháng 2/2013, Trung Quốc đứng đầu trong các thị trường tiêu thụ gạo của

Việt Nam, với 186,552 triệu tấn, chiếm trên 51% tổng kim ngạch, đạt mức tăng

trưởng mạnh so với cùng kỳ (tăng 701,4% về lượng và tăng 538% về kim ngạch).

Lượng gạo xuất khẩu của cả nước trong tháng 02/2013 là gần 363 nghìn tấn, giảm

18,3%, trị giá đạt 160 triệu USD, giảm 21,2% so với tháng trước. Như vậy, tính đến

hết tháng 02/2013, lượng xuất khẩu nhóm hàng này là 809 nghìn tấn, tăng 15,3% và

trị giá đạt 364 triệu USD, giảm 0,1% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 2 tháng đầu năm, Trung Quốc là đối tác lớn nhất nhập khẩu gạo của

Việt Nam với 350 nghìn tấn, tăng gấp 8,4 lần so với cùng kỳ năm 2012.

Tháng 3/2013, gạo xuất khẩu của cả nước tăng 200% so với tháng 2/2012, sản

lượng đạt mức 767,922 triệu tấn, đạt kim ngạch 335,190 triệu USD, trong đó, xuất

khẩu sang Trung Quốc chiếm 358,407 nghìn tấn, chiếm 47% tổng sản lượng và đạt

kim ngạch 146,220 triệu USD, chiếm 44% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo trong

Page 35: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

29

tháng. So với tháng trước thì cả sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của tháng

này đều tăng trên 200%.

Tính chung cả quí I/2013 cả nước xuất khẩu 1,57 triệu tấn gạo, thu về 697,8

triệu USD (tăng 20,39% về lượng và tăng 8,33% về kim ngạch so với cùng kỳ năm

ngoái); trong đó riêng tháng 3 lượng gạo xuất khẩu đạt 767922 tấn, tương đương

335,19 triệu USD (tăng mạnh so với tháng trước đó với mức tăng 111,7% về lượng

và tăng 109,34% về kim ngạch). Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu là thị trường tiêu thụ

gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới trên 45% về lượng và chiếm 41,66% về kim

ngạch, với 708322 tấn, thu về 290,72 triệu USD.

Trong 4 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 2,22 triệu tấn;

trị giá 985,33 triệu USD; giá bình quân 445 USD/tấn. So với cùng kỳ năm 2012, số

lượng gạo xuất khẩu tăng 0,94%; nhưng kim ngạch lại sụt giảm 4,58%; giá bình

quân giảm 28,16 USD/tấn. Riêng trong tháng 4 xuất khẩu gạo bị giảm đáng kể cả về

lượng và kim ngạch so với tháng trước đó. Lượng gạo xuất khẩu chỉ đạt 652.939 tấn,

tương đương 290,74 triệu USD (giảm 14,97% về lượng và giảm 13,26% về kim

ngạch). Thị trường tiêu thụ gạo nhiều nhất vẫn là Trung Quốc tháng 4 năm cũng sụt

giảm đáng kể so với tháng 3 (giảm 42,83% về lượng và giảm 37,27% về kim ngạch),

nhưng tính chung cả 4 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo sang thị trường này vẫn tăng

so với cùng kỳ, đạt 910.153 tấn, trị giá 381,17 triệu USD (tăng 33,9% về lượng và

tăng 29,72% về kim ngạch). Trong 4 tháng đầu năm này, Trung Quốc chiếm đến

38,69% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Tháng 5/2013, Trung Quốc công bố phát hiện tình trạng nhiễm độc kim loại

nặng cadmium trong gạo. Xuất khẩu gạo, sau khi bị sụt giảm cả về lượng và kim

ngạch trong tháng 4, sang tháng 5 đã đạt mức tăng trưởng trở lại (tăng 7,91% về

lượng và tăng 7,7% về kim ngạch so với tháng 4), nhưng tính chung cả 5 tháng đầu

năm, lượng gạo xuất khẩu vẫn bị sụt giảm nhẹ 0,39% so với cùng kỳ và giảm 4,74%

kim ngạch, chỉ đạt mức 2,92 triệu tấn, tương đương 1,3 tỷ USD. Khối lượng gạo

xuất khẩu tháng 6 ước đạt 649.000 tấn, giá trị đạt 289 triệu USD, đưa khối

lượng xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2013 ước đạt xấp xỉ 3,57 triệu tấn, giá trị đạt

1,58 tỷ USD, giảm 6,8% về khối lượng và giảm 9,8% về giá trị so với cùng kỳ năm

ngoái. Trung Quốc vẫn duy trì là quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam

Page 36: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

30

(chiếm 38,9% về lượng và chiếm 36,44% trong tổng kim ngạch). Khối lượng

gạo xuất khẩu sang thị trường này trong 5 tháng đầu năm tăng trưởng mạnh, đạt

1,13 triệu tấn, với trị giá đạt 472,39 triệu USD, tăng 27,88% về khối lượng và tăng

25,1% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Tháng 6/2013, lượng gạo xuất khẩu đạt 643 nghìn tấn, trị giá là 277 triệu

USD, giảm 8,7% về lượng và giảm 11,5% về trị giá so với tháng trước. Tính đến

hết tháng 6/2013, lượng xuất khẩu mặt hàng này của cả nước đạt 3,58 triệu tấn, trị

giá đạt 1,58 tỷ USD, giảm 6,4% về lượng và giảm 9,9% về trị giá so với 6

tháng/2012. Như vậy trong quí II/2013, Việt Nam có tới 2 tháng lực xuất khẩu gạo

bị giảm mạnh so với tháng trước là tháng 4 và tháng 6.

Trong nửa đầu năm 2013, Việt Nam xuất khẩu gạo sang Trung Quốc đạt 1,29

triệu tấn. Xuất khẩu gạo trong tháng 6 bị sụt giảm ở hầu hết các thị trường. Trong

đó, xuất sang Trung Quốc – thị trường lớn nhất cũng bị giảm gần 29% cả về lượng

và kim ngạch so với tháng trước (đạt 162.528 tấn, trị giá 65,46 triệu USD), nhưng

tính chung cả 6 tháng đầu năm xuất khẩu gạo sang thị trường này vẫn tăng 20% về

lượng và tăng 16,75% về kim ngạch.

Tháng 7/2013 lượng gạo xuất khẩu tăng nhẹ 1,05% so với tháng 6, nhưng giá

trị xuất khẩu lại giảm 0,81%. Tính chung cả 7 tháng đầu năm xuất khẩu gạo vẫn sụt

giảm cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 4,23 triệu tấn, tương

đương 1,86 tỷ USD (giảm 10,56% về lượng và giảm 13,47% về kim ngạch so với

cùng kỳ).

Tính chung cả 7 tháng đầu năm, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu gạo

lớn nhất của Việt Nam khi khối lượng và giá trị xuất khẩu tăng lần lượt 9,59% và

6,84% so cùng kỳ (đạt 1,47 triệu tấn, tương đương 609,13 triệu USD).

Có thể thấy thị trường Trung Quốc hiện đang là thị trường xuất khẩu gạo chủ

lực của Việt Nam bắt đầu từ năm 2012. Sản lượng nhập khẩu gạo của Trung Quốc

từ Việt Nam tăng rất nhanh và đột biến, vượt qua tất cả các thị trường truyền thống

như Philippin, Malaysia, Singapore…hay các thị trường chủ lực như Ghana, Bờ

Biển Ngà, Senegal,… Theo một đánh giá mới nhất của Bộ Nông nghiệp Việt Nam,

giai đoạn cuối năm 2013 (từ tháng 9 đến tháng 12) Việt Nam có thể sẽ không đủ

gạo để xuất khẩu.

Page 37: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

31

Bảng 2.6: Sản lượng nhập khẩu gạo Việt Nam của Trung Quốc (chính

ngạch) giai đoạn 2004-2012

Đơn vị: Nghìn tấn

Năm Tổng sản lượng nhập

khẩu gạo từ Việt Nam

Tổng sản lượng gạo

Trung Quốc nhập khẩu

Tỉ lệ phần trăm

(%)

2004 29439 756498 3,89

2005 41534 514181 8,08

2006 35550 718989 4,94

2007 27328 472341 5,79

2008 1316 295570 0,45

2009 2899 337537 0,86

2010 56089 366171 15,32

2011 233775 578383 40,42

2012 1545079 2344622 65,90

(Nguồn: Intracen)

Trung Quốc là thị trường sản xuất, tiêu thụ và dự trữ lúa gạo lớn nhất thế giới.

Do đó, nhu cầu nhập khẩu gạo của Trung Quốc thường là không cao. Nhà cung cấp

gạo lớn nhất cho Trung Quốc là Thái Lan. Giai đoạn 2004-2009, gạo Việt Nam

cũng được nhập khẩu sang Trung Quốc, tuy nhiên tỉ lệ cao nhất chỉ khoảng 8% tổng

sản lượng gạo Trung Quốc nhập khẩu trong năm đó. Hầu hết các giao dịch này đều

chỉ qua thương lái, tiểu ngạch vào thị trường Trung Quốc, do đó giá trị và sản lượng

cũng không cao. Tuy nhiên vào năm 2010, Trung Quốc bắt đầu có những hợp đồng

quốc gia với Việt Nam về nhập khẩu gạo Việt, điều này khiến tỉ lệ gạo Việt vào thị

trường Trung Quốc tăng lên 15,32% tổng sản lượng gạo Trung Quốc nhập vào cùng

năm đó.

Năm 2011, Trung Quốc tiếp tục nhập khẩu gạo từ Việt Nam với số lượng lớn.

Tỉ lệ gạo Việt Nam trong tổng sản lượng gạo nhập khẩu của Trung Quốc năm 2011

chiếm 40,42%, tăng hơn 25% so với năm 2010.

Năm 2012 là một năm thành công chưa từng có của xuất khẩu gạo Việt Nam

sang thị trường Trung Quốc. Nước ta chiếm đến 65,9% lượng gạo mà Trung Quốc

nhập khẩu. Nếu như giai đoạn trước, Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu từ thị trường

Page 38: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

32

Thái Lan, Pakistan, thì từ năm 2011, gạo Việt Nam hoàn toàn lấn lướt các thị

trường kể trên, vươn lên chiếm một tỷ lệ cực lớn trong gạo nhập khẩu của Trung

Quốc. Điều này có được do gạo Việt Nam có giá rẻ hơn tương đối so với gạo Thái

Lan và Pakistan, là những nhà cung cấp truyền thống của Trung Quốc.

2.1.2. Chất lượng và cơ cấu sản phẩm

Trong những năm qua, chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam tuy đã được

cải thiện, song vẫn ở và thấp hơn so với các nước xuất khẩu gạo chính trên thế giới.

Các loại gạo xuất khẩu phẩm cấp cao của Việt Nam không nhiều và chủ yếu vẫn là

loại gạo phẩm cấp trung bình. Trong tỉ trọng xuất khẩu gạo năm 2001 thì gạo chất

lượng cao (5% tấm) chiếm 25%, gạo tấm 25% chiếm 32%, gạo 100% tấm chiếm

5%. Đến năm 2010, tỷ trọng gạo 5% tấm cũng chỉ tăng lên khoảng 30%, gạo 7-10%

tấm chiếm khoảng 8%, các loại gạo 15% tấm và 25% tấm chiếm tỉ trọng lớn nhất

tới trên 55% kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên trong năm 2012, chúng ta đã thay đổi

đáng kể cơ cấu xuất khẩu gạo. Các loại gạo cao cấp như gạo thơm, 5% tấm chiếm

hơn 59% tổng sản lượng gạo xuất khẩu, trong khi gạo phẩm cấp thấp chỉ xuất đi

khoảng 11%. Đó là lí do chính giúp gạo Việt Nam đã chiếm lĩnh và soán vị trí số

một của Thái Lan ở thị trường Trung Quốc.

Việt Nam cũng có nhiều loại gạo có phẩm cấp cao, đáp ứng nhu cầu của thị

trường như Glutimous, Jasmine,… Những loại gạo này chỉ mới được tập trung sản

xuất vào năm 2012. Tuy nhiên theo một số báo cáo, khi vào tay thương lái bị trộn

lẫn với các loại gạo cấp thấp khác để làm giảm giá trị. Hiện tại, Việt Nam vẫn tiếp

tục gieo trồng trên diện rộng loại lúa có chất lượng thấp như IR50404 nhưng có

năng suất cao. Hiện tại, diện tích gieo trồng loại gạo này vẫn vượt trên 20%.

Các loại gạo có tỷ trọng xuất khẩu lớn tiếp theo trong thống kê vào tháng

7/2013 là gạo 25-35% tấm, đạt 112.375 tấn, chiếm 19,5% tổng khối lượng xuất

khẩu, gạo 15-20% tấm, đạt 79.122 tấn, chiếm 13,73%, và gạo thơm các loại, đạt

73.375 tấn, chiếm 12,73%.

2.1.3. Giá cả

Giá cả trên thị trường thế giới không chỉ bị chi phối bởi giá trị mà còn phụ

thuộc vào chất lượng, điều kiện thương mại và quan hệ cung cầu. Các yếu tố cạnh

Page 39: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

33

tranh trên thị trường sẽ xác định giá cả của từng loại gạo. Ngoài ra, giá cả còn phụ

thuộc vào tình hình cung cầu trong nước và quốc tế và thời vụ sản xuất lúa gạo.

Giá gạo trên thị trường thế giới trong những năm qua thường xuyên biến động,

do đó giá gạo của Việt Nam cũng có sự dao động theo giá gạo thế giới. Tuy nhiên

giá gạo của Việt Nam lại thường xuyên thấp hơn so với giá gạo thế giới do gạo của

chúng ta chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu tiêu chuẩn nghiêm ngặt của thị

trường.

Trên thị trường thế giới, gạo Việt Nam vẫn bị đánh giá là gạo rẻ, chất lượng

kém và có nhiều thuốc hóa học. Từ năm 2004, cùng một loại gạo như nhau nhưng

giá của gạo Việt Nam rẻ hơn gạo Thái Lan từ 50-70 USD/tấn.

Tháng 2/2011, giá gạo xuất khẩu trung bình trong tháng ở mức 487,9 USD/tấn,

giảm 6,4% so với tháng trước. Trong đó, 2 chủng loại giảm giá mạnh nhất là gạo

10% tấm với 549,97 USD/tấn, giảm 16,1% và gạo 4% tấm với 661,85 USD/tấn,

giảm 9,4%. Các loại gạo còn lại giảm từ 2-7%.

Ngày 18/03/2011, gạo Việt Nam tiếp tục thay đổi giá sàn xuất khẩu đối với

gạo 5% tấm là 480 USD/tấn, còn gạo 25% tấm là 460 USD/tấn, cùng giảm 20

USD/tấn so với giá trước đó. Tính chung trong tháng 3/2011, giá xuất khẩu đạt 500

USD/tấn, tăng 3% so với tháng 2/2011, còn so với cùng kỳ năm 2010 lại giảm 7%.

Nhìn chung, giá xuất khẩu gạo trong 3 tháng đầu năm 2011 đều đứng ở mức

cao và duy trì ở mốc 487 – 521 USD/tấn. Như vậy, tính chung quý 1/2011, giá gạo

xuất khẩu trung bình đạt 502 USD/tấn, giảm 9% so với cùng kỳ năm trước. Tuy

nhiên so với quý III/2010 lại tăng 3,2%.

Đơn giá gạo xuất khẩu trung bình của Việt Nam trong tháng 5/2011 đạt mức

488,1 USD/tấn, so với tháng trước tăng nhẹ 3,8% và tăng 6,5% so với tháng 5/2010.

Cụ thể, giá gạo Việt 5% là 469 USD / tấn (FOB) so với 2010 là 401 USD/tấn, tăng

17,0%. Giá gạo Việt 25% là 432 USD/ tấn (FOB) so với 2010 là 375 USD/tấn, tăng

15,3%. Giá gạo Thái 5% là 509 USD /tấn (FOB) so với 2010 là 505 USD/tấn, tăng

0,7%. Giá gạo Thái 25% là 472 USD /tấn (FOB) so với 2010 là 448 USD/tấn, tăng

5,4%. Tuy vậy, đơn giá xuất khẩu gạo bình quân trong 5 tháng vừa qua của nước ta

chỉ đứng ở mức 492,3 USD/tấn, giảm nhẹ 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong

tuần cuối tháng 5/2011, giá gạo loại 25% được chào bán quanh mức 435 USD/tấn

Page 40: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

34

(FOB), giảm 5 USD/tấn so với tuần trước đó. Giá gạo 5% tấm ở mức 470 USD/tấn

(FOB), giảm 10 USD/tấn. Nguyên nhân khiến giá gạo xuất khẩu giảm là do có sự

trở lại của các nhà xuất khẩu gạo Myanamar sau 2 tháng ngừng giao thương. Nước

này cung ứng gạo 25% tấm với giá 400 USD/tấn (FOB), thấp hơn của Việt Nam và

của Thái Lan với giá 450- 455 USD/tấn. Bên cạnh đó, nguồn cung từ Việt Nam và

Thái Lan đang rất dồi dào do đã hoàn thành vụ thu hoạch.

Tháng 8/2011, giá xuất khẩu gạo của Việt Nam duy trì ổn định, cụ thể: gạo

thành phẩm 5% tấm dao động 545-550USD/tấn; gạo 25% đạt 500 USD/tấn.

Tháng 12/2011, giá gạo thành phẩm 5% tấm, FOB hiện khoảng 445 USD/tấn.

Giá gạo 15% tấm khoảng 410 - 420 USD/tấn và gạo 25% tấm khoảng 390 – 405

USD/tấn, giảm khá sâu so với đầu năm.

Biểu đồ 2: Giá gạo thơm của Việt Nam và Thái Lan

giai đoạn 7/2012 – 8/2013

Đơn vị: USD/tấn

(Nguồn: Gafin.vn và Oryza.com)

Ở phân khúc gạo cấp cao, giá gạo Việt Nam thua gạo Thái Lan trung bình

khoảng 350-380 USD/tấn. Trong giai đoạn cuối năm 2012, giá gạo cấp cao của Việt

Nam tăng khoảng 60-80 USD/tấn, trong khi gạo loại này của Thái Lan giảm nhẹ

khoảng 20-40 USD/tấn. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2013 trở đi, trong khi giá gạo

0,00

200,00

400,00

600,00

800,00

1000,00

1200,00

1400,00

Jasmine Việt Nam

Hom Mali Thái Lan

Page 41: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

35

Thái Lan tăng mạnh lên mức 1100 USD/tấn thì giá gạo Việt Nam liên tục giảm, đến

giữa năm 2013 chỉ còn khoảng 500-530 USD/tấn.

Biểu đồ 3: Giá gạo 25% tấm của Việt Nam và Thái Lan

giai đoạn 7/2012 – 8/2013

Đơn vị: USD/tấn

(Nguồn: Gafin.vn và Oryza.com)

Biểu đồ 4: Giá gạo 5% tấm của Việt Nam và Thái Lan

giai đoạn 7/2012-8/2013

Đơn vị: USD/tấn

(Nguồn: Gafin.vn và Oryza.com)

0,00

100,00

200,00

300,00

400,00

500,00

600,00

25% tấm Việt Nam

25% tấm Thái Lan

0,00

100,00

200,00

300,00

400,00

500,00

600,00

700,00

5% tấm Việt Nam

5% tấm Thái Lan

Page 42: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

36

Ở phân khúc gạo 5% tấm và gạo 25% tấm, xu hướng giá gạo khá giống nhau.

Giai đoạn tháng 7 đến tháng 10 năm 2012, giá các loại gạo này của Việt Nam tăng

khoảng 50-60 USD/tấn, trong khi gạo Thái có xu hướng giữ giá, chỉ giảm nhẹ 5-10

USD/tấn. Tuy nhiên sau đó giá gạo Việt Nam lại giảm mạnh khoảng 50-80 USD/tấn

cho đến tháng 01/2013, sau đó đi vào ổn định ở mức 370-380 USD/tấn đối với gạo

25% tấm và 390-400 USD/tấn với gạo 5% tấm. Giai đoạn giữa năm 2013, do một số

chính sách thu mua gạo của nhà nước Thái Lan khiến gạo của nước này khó xuất

khẩu, dẫn đến giá gạo giá gạo Thái Lan lao dốc giảm khoảng 100-120 USD/tấn.

Nhờ thế, gạo Việt Nam tăng giá trở lại, khoảng 20-30 USD/tấn, góp phần thu hẹp

khoảng cách giữa giá gạo 2 nước trên thị trường quốc tế.

Tháng 01/2013 Giá xuất khẩu bình quân gần 454 USD/tấn, giảm 35,68% so

với tháng trước nhưng tăng 44,64% so với cùng kỳ năm ngoái. Tiếp đó, trong 4

tháng liên tiếp, giá gạo xuất khẩu vẫn duy trì ở mức thấp. Giá gạo xuất khẩu bình

quân 5 tháng đầu năm đạt 445 USD/tấn, giảm 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá gạo giao dịch trong tháng 4 giảm từ 10 - 15 USD/tấn so với tháng 3 và

tiếp tục sụt giảm đã ảnh hưởng đến việc thực hiện các hợp đồng đã ký trước có giá

cao hơn và tâm lý người mua chờ đợi giá giảm thêm để tránh rủi ro. Cùng trong

tháng này, giá gạo 25% tấm của Việt Nam – được sử dụng làm giá tham chiếu cho

thị trường châu Á.

Tháng 5/2013, gạo là mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá bình quân giảm

mạnh nhất nhưng lượng xuất khẩu lại tăng cao nhất so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ

thể, lượng gạo xuất khẩu trong quí I/2013 đạt 1,57 triệu tấn, tăng gần 18% so với

cùng kỳ năm ngoái và giá xuất khẩu bình quân chỉ đạt 440 USD/tấn, giảm 10%.

Bước sang quí 2/2013, giá gạo xuất khẩu chẳng những không được cải thiện mà còn

giảm thêm, từ mức 400 - 410 USD/tấn (gạo 5% tấm) cuối tháng 4 xuống còn 375 -

385 USD/tấn từ tháng 5 đến nay.

Từ giữa tháng 7/2013, giá chào bán gạo Việt Nam đã tăng thêm khoảng 10

USD/tấn, lên mức 410 – 415 USD/tấn. Giá xuất khẩu trung bình của gạo Việt Nam

trong tháng 7/2013 đạt 413USD/tấn, tăng so với mức 410USD/tấn hồi tháng 6.

Trong tháng 7, loại gạo xuất khẩu nhiều nhất là gạo 2-10% tấm, đạt 261.927 tấn,

chiếm 45,44% tổng lượng xuất khẩu trong tháng. Giá gạo xuất khẩu nói chung vẫn

Page 43: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

37

đang tiếp tục giảm, giá trung bình 8 tháng đầu năm 2013 đạt 438,55 USD/tấn, giảm

14,36 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2012.

Tháng 10/2013, giá gạo Việt Nam tăng khoảng 30 USD/tấn (gần 10%) so với

một tháng trước đó và về ngang với giá hồi đầu tháng 8/2013, với gạo 5% tấm xuất

khẩu giá chào bán đạt 400-410 USD/tấn vào ngày 22/10, gạo 25% tấm đạt khoảng

370-380 USD/tấn.

Có thể thấy, tuy là nước xuất khẩu gạo lớn hàng đầu thế giới, song giá gạo

chúng ta vẫn không có ảnh hưởng đến giá gạo thế giới mà còn bị hiện tượng phụ

thuộc giá gạo của thế giới. Nguyên nhân chủ yếu là do gạo Việt Nam vẫn chưa có

thương hiệu rõ ràng, chất lượng chưa đồng nhất và chưa được cao.

2.1.4. Kênh phân phối

Ở Việt Nam, gạo được phân phối hai đường chính là chính ngạch và tiểu

ngạch. Trong đó, chính ngạch thường là kênh phân phối chính, là kênh truyền thống

của ta. Đây cũng là kênh xuất khẩu chủ yếu qua các thị trường truyền thống như

Philippin, Indonesia, Singapore, các nước châu Phi… Giá trị hợp đồng xuất khẩu

qua đường tiểu ngạch thường rất lớn, chiếm tỉ trọng cao trong tổng giá trị xuất khẩu.

Tuy nhiên, đối với thị trường mới nổi từ năm 2010 đến nay là Trung Quốc,

gạo được xuất khẩu chủ yếu qua đường tiểu ngạch. Các thương lái Trung Quốc sang

Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu với nông dân, thương nhân Việt Nam. Theo thống

kê của VFA, đến khoảng tháng 10/2013, Trung Quốc đã mua khoảng 3 triệu tấn gạo

của Việt Nam (tăng nửa triệu tấn so cả năm 2012), trong đó có 1,8 triệu nhập qua

đường chính ngạch, 1,2 triệu tấn còn lại theo đường tiểu ngạch. Sản lượng xuất

khẩu tiểu ngạch chiếm tới 40% tổng sản lượng xuất khẩu của Việt Nam trong giai

đoạn này.

2.1.5. Hình thức xuất khẩu và phương thức thanh toán

Trong những năm đầu của công cuộc đổi mới đất nước, chương trình xuất

khẩu gạo của Việt Nam chủ yếu là đổi hàng và trả nợ. Thời gian sau đó chúng ta đã

sử dụng phương thức xuất khẩu trực tiếp và qua trung gian. Đối với những thị

trường dễ tính như Châu Phi thì Việt Nam thực hiện phương thức xuất khẩu trực

tiếp, vì đối với những thị trường này yêu cầu về chất lượng sản phẩm không cao,

chúng ta có thể dễ dàng đáp ứng. Còn đối với những thị trường như Mỹ, Nhật Bản

Page 44: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

38

thì họ lại yêu cầu sản phẩm với chất lượng cao và đòi hỏi sử dụng trung gian. Đối

với Trung Quốc, những năm gần đây, chủ yếu sử dụng hình thức thanh toán L/C

trong hợp đồng xuất khẩu gạo, dưới điều kiện FOB của Incoterm.

2.2. Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt

Nam sang thị trường Trung Quốc

2.2.1. Các yếu tố trong nước

2.2.1.1. Điều kiện tự nhiên, đất đai, thổ nhưỡng

Là một quốc gia thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, trong đó có hai vùng đồng bằng

sông Hồng (ĐBSH) và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là hai vựa lúa lớn nhất

của cả nước. Đồng bằng các tỉnh Duyên hải Miền trung chiếm 17,1% về diện tích

và 18,8% về sản lượng lúa cả nước.

Việt Nam được xếp vào hàng những quốc gia có nguồn nước dồi dào, kể cả

nước ở trên và nước dưới đất. Diện tích mặt nước lớn và phân bố đều ở các vùng.

Tài nguyên nước dồi dào là một trong những lợi thế nổi bật trong nghề trồng lúa

nước ở Việt Nam. Bên cạnh những thuận lợi trên, những khó khăn về điều kiện thời

tiết do ảnh hưởng bão, áp thấp nhiệt đới… cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến kim

ngạch xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam. Cụ thể như Việt Nam nằm trong vùng nhiệt

đới gió mùa, là một trong 5 ổ bão của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, ước tính

tổn thất về kinh tế hàng năm do thiên tai, bão lũ gây ra tương ứng khoảng 3,6 tỷ

USD hay hiện tượng sương mù xuất hiện vào sáng sớm ở khu vực Nam Bộ (Diễn

đàn môi trường, 2012).

2.2.1.2. Nguồn nhân lực

Theo số liệu của tổng cục thống kê, năm 2011 dân số Việt Nam là 87,8 triệu

người, trong đó 69,4% dân số đang sống ở vùng nông thôn và 55% dân số trong độ

tuổi lao động. Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ. Yếu tố nhân

lực không chỉ có ưu thế về số lượng mà còn có ưu thế về sự tinh thông, am hiểu

nghề trồng lúa, cho phép chúng ta khai thác triệt để những lợi thế của các điều kiện

thiên nhiên. Mặc dù hoạt động phát triển, nâng cao nguồn lực ở các đơn vị nghiên

cứu và phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được đẩy mạnh trong các năm qua

nhưng hiệu quả của các hoạt động này vẫn chưa cao. Nguồn nhân lực hoạt động

trong lĩnh vực công nghệ sinh học và nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam đang

Page 45: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

39

rất thiếu. Việt Nam hiện giờ trong tổng số trên 60 triệu nông dân, chỉ có trên 4.800

cán bộ khuyến nông chuyên trách, được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, hơn

10.500 cán bộ khuyến nông không chuyên trách và trên 15.700 cộng tác viên

khuyến nông phục vụ các thôn bản (Rfa, 2010).

2.2.1.3. Cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ kỹ thuật

Trong thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đầu

tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn.và đạt được nhiều thành tựu

đáng kể. Từ năm 2000 đến nay, Nhà nước đã huy động được trên 29 nghìn tỷ đồng

để xây dựng giao thông nông thôn. Năm 2006, 8.488 xã có đường ô tô đi lại được

quanh năm, có 6.356 xã (chiếm 70%) đường ô tô được nhựa, bê tông hóa. Về thủy

lợi, cả nước có trên 1.952 hồ chứa nước lớn, 10.000 trạm bơm, 1000 km kênh trục

chính… Về điện lưới quốc gia, 97,95% huyện có hệ thống điện, 10.522 xã phường

có điện lưới quốc gia, đạt 96,80%... Nhờ đầu tư cho hạ tầng nông nghiệp, nông thôn,

sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn được tạo điều kiện phát triển, giải quyết

việc làm, nên thu nhập của người dân đã được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn

đã giảm rõ rệt. Thu nhập bình quân 1 hộ nông thôn hiện tại đạt 26,1 triệu đồng, tăng

11,3 triệu đồng (75,8%) so với năm 2002; tỷ lệ hộ nghèo nông thôn là 18% giảm

3,2% so 2004 (Tin kinh tế, 2010).

2.2.1.4. Chính sách của nhà nước

Chính phủ, Nhà nước Việt Nam đã và đang tiếp tục tạo điều kiện cho hoạt

động xuất khẩu lúa gạo Việt Nam được thuận lợi hơn thông qua các luật, chính sách,

quyết định, nghị định… Chính phủ đã ban hành, sửa đổi, bổ sung nhiều luật, chính

sách như Quyết định số 497/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ nông dân

mua máy móc, thiết bị, hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở. Thực hiện các Nghị định

của Chính phủ như Nghị định 02/2010/NĐ-CP về công tác khuyến nông, Nghị định

61/2010/NĐ-CP về chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông

nghiệp, nông thôn, Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát

triển nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 của

Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông

sản, thủy sản; văn bản số 2910/BNN-TT ngày 26 tháng 8 năm 2013 của Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn về việc báo cáo tình hình và đăng ký kế hoạch

Page 46: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

40

chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên lúa giai đoạn 2014 - 2020.

Riêng lĩnh vực xuất khẩu gạo, ngày 17/06/2011, Bộ Tài chính đã bãn hành

Thông tư số 89/2011/TT-BTC hướng dẫn phương pháp xác định giá sàn gạo xuất

khẩu. Theo đó, giá sàn gạo sẽ được tính theo hai phương pháp chính là phương

pháp chi phí và phương pháp khấu trừ, qui định chi tiết theo từng tiêu chuẩn phẩm

cấp gạo. Điều này rất cần thiết, vì nó giúp thống nhất giá trên thị trường, đồng thời

giúp người nông dân đảm bảo kinh phí tối thiểu để tiếp tục duy trì hoạt động sản

xuất của mình. (Bản tin xuất khẩu số 225 – ngày 11/07/2011)

Bộ NN & PTNT phối hợp với các Bộ ngành liên quan vẫn đang thực hiện vai

trò chủ chốt của mình trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các

ngành, lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát

triển nông thôn trong phạm vi cả nước; quản lý Nhà nước đối với các dịch vụ công

trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ. Ngành trồng trọt được Bộ

NN & PTNT quản lý, giám sát, hỗ trợ thông qua thông qua việc thường xuyên cập

nhật, sửa đổi các thông tư, quyết định, danh mục… Hiện nay, Bộ NN & PTNT cũng

thường xuyên cập nhât các danh mục giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật được

phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam… nhằm đảm bảo chất lượng lúa

gạo của Việt Nam, đáp ứng được mục tiêu xuất khẩu, phù hợp với các tiêu chuẩn

nhập khẩu của thế giới và Trung Quốc.

2.2.2. Các yếu tố ngoài nước

2.2.2.1. Tiêu chuẩn, qui định về nhập khẩu gạo của Trung Quốc:

Trung quốc chọn nhập khẩu hạn ngạch. Hệ thống nhập khẩu của Trung Quốc

chia hàng hóa thành ba loại: cho phép, hạn chế và cấm. Gạo nằm trong nhóm hàng

hóa hạn chế của Trung Quốc, cùng với lúa mì, ngô, đường, bông, len. Hạn ngạch

những mặt hàng này được qui định tỷ lệ thuộc hạn ngạch thuế quan hành chính

Trung Quốc. Việc nhập khẩu gạo được theo dõi thông qua hạn ngạch, giấy phép.

Hàng hóa nhập khẩu trong hạn ngạch phải chịu thuế suất thấp hơn, và hàng hóa

nhập khẩu ngoài hạn ngạch phải chịu mức thuế suất cao hơn.

Các công ty tìm cách nhập khẩu ở mức thuế thấp hơn hạn ngạch thuế phải áp

dụng cho MOFCOM giao hạn ngạch giữa 15 tháng 10 và 30 tháng 10 mỗi năm.

Trung Quốc thực hiện một hệ thống quản lý cấp giấy phép xuất khẩu. Có ba loại

Page 47: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

41

cấp phép xuất khẩu ở Trung Quốc: Giấy phép hạn ngạch xuất khẩu (ví dụ như lúa

mì, ngô , bông , dầu thô), Đấu thầu hạn ngạch xuất khẩu (ví dụ magiê), Giấy phép

xuất khẩu (ví dụ thịt bò , thịt lợn , thịt gà). MOFCOM và GAC cùng phát hành một

danh mục hàng hoá xuất khẩu phải có giấy phép trên cơ sở hàng năm . Năm 2013,

có 48 loại hàng hóa thuộc diện quản lý cấp giấy phép xuất khẩu. Mỗi giấy phép xuất

khẩu chỉ có thể được sử dụng cho một lô hàng. Thời gian hợp lệ dài nhất của một

giấy phép xuất khẩu là sáu tháng và phải được sử dụng trong năm hiện tại của ngày

phát hành . Nếu một giấy phép xuất khẩu không được sử dụng trong thời gian hợp

lệ , các nhà điều hành có thể áp dụng cho một phần mở rộng trong thời gian hiệu lực

của giấy phép xuất khẩu và giấy phép xuất khẩu mới sẽ được phát hành.

2.2.2.2. Khả năng sản xuất, nhu cầu của thị trường Trung Quốc

Hiện tại, Trung Quốc đang tiếp tục thời kỳ ổn đinh diện tích và chất lượng đất

trồng trọt. Với các đặc điểm là giá thấp, vị trí địa lý thuận lợi, gạo Việt Nam có đã

và đang có cơ hội là đối tác số một của Trung Quốc trong xuất khẩu gạo.

Bảng 2.7: Sản xuất, tiêu thụ, nhập khẩu và dự trữ của Trung Quốc

giai đoạn 2006-2013

Đơn vị: triệu tấn

Sản xuất Nhập khẩu Tiêu thụ Dự trữ

China World % China World % China World % China World %

2006-

2008 128,9 442,3 29,14 1 30,4 3,29 125,4 427,4 29,34 56,9 106,3 53,53

2009-

2011 136,3 470,2 28,99 1,1 32,4 3,40 128,8 451 28,56 70 138,2 50,65

2012 141,1 489,9 28,80 3 38,6 7,77 132,4 469,5 28,20 84,7 161,7 52,38

2013 142,8 499,1 28,61 3 37,6 7,98 134 478,4 28,01 94,4 173,7 54,35

(Nguồn: FAO Outlook 2010 và 6/2013)

Theo số liệu thống kê của FAO, giai đoạn từ 2006-2013, sản lượng sản xuất

của Trung Quốc ước đạt khoảng 29% tổng sản lượng sản xuất của thế giới, tiêu thụ

ước đạt 28-29% tổng sản lượng tiêu thụ của thê giới và dự trữ luôn trên 50% tổng

lượng gạo dự trữ của thế giới.

Trung Quốc không phải là quốc gia nhập khẩu nhiều gạo. Từ năm 2006-2011,

Trung Quốc chỉ nhập trung bình khoảng 1 triệu tấn gạo 1 năm, chỉ chiếm khoảng

Page 48: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

42

3% sản lượng nhập khẩu của cả thế giới. Tuy nhiên, giai đoạn 2012 và 2013 chứng

kiến sự tăng vọt của sản lượng gạo nhập khẩu của Trung Quốc khi sản lượng tăng

gấp 3 lần so với thời kỳ 2006-2011, chiếm tới 7,77% (2012) và 7,98% (2013) tổng

sản lượng gạo nhập khẩu của thế giới. Có thể thấy rằng Trung Quốc hiện đang là

một thị trường xuất khẩu gạo rất tiềm năng trong những năm sắp tới, khi mà sản

xuất gạo ở Trung Quốc giai đoạn 2012-2013 chững lại, chỉ tăng hơn 1,5 triệu tấn

gạo so với năm trước, trong khi nhu cầu tiêu thụ tăng 1,6 triệu tấn.

2.2.2.3. Đối thủ cạnh tranh

Hiện tại, các thị trường cạnh tranh gay gắt với gạo Việt Nam gồm có Ấn Độ,

Campuchia, Pakistan và Thái Lan. Mỗi quốc gia có đặc điểm gạo khác nhau. Đặc

điểm gạo của Việt Nam là giá rẻ, phẩm cấp chất lượng thấp, chất lượng không đồng

đều và cũng không có thương hiệu rõ ràng. Việt Nam tuy xuất khẩu sản lượng lớn

nhưng kim ngạch thu lại không cao. Tuy nhiên hiện tại, nhờ yếu tố giá nên gạo Việt

Nam đang rất thu hút thị trường Trung Quốc. Điều này khiến nhà cung cấp chủ lực

trước đây của Trung Quốc là Thái Lan bị thừa gạo, giá gạo Thái Lan vì thế bị kéo

xuống đáng kể. Gần đây Thái Lan đang có những điều chỉnh chủ động nhằm giá

gạo xuống ngang mức giá của Việt Nam để đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là nhằm

giành lại thị trường Trung Quốc – là thị trường truyền thống của Thái Lan – và đã

ký lại được một số hợp đồng gạo với Trung Quốc vào cuối năm 2013. Một quốc gia

khác hiện cũng rất cạnh tranh đó là Campuchia khi mà chất lượng gạo và giá cả của

gạo Campuchia cũng ngang bằng so với của Việt Nam, trong khi được đánh giá là ít

sử dụng thuốc hóa học hơn.

2.3. Nhận xét

2.3.1. Thành tựu

Xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc trong giai đoạn 2012-2013 tăng

đột biến. Trung Quốc trong 2 năm này trở thành thị trường chính xuất khẩu gạo Việt

Nam, chúng ta đã chiếm được một trong những thị trường lớn của Thái Lan và thế

giới. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã thay thế các thị trường truyền thống là Singapore,

Philippin, Malaysia, Indonesia, các nước châu Phi… Điều này có được là do nhiều

yếu tố.

Thứ nhất, giá gạo Việt Nam thấp hơn nhiều so với gạo thế giới nói chung và

Page 49: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

43

gạo Thái Lan nói riêng. Giá gạo của chúng ta thường thấp hơn từ 50-70 USD/tấn so

với gạo Thái Lan đối với gạo cùng chủng loại, ở phân khúc gạo thơm cao cấp chúng

ta thấp hơn gạo Hom Mali của Thái Lan đến 400-500 USD/tấn. Điều này có được

do Việt Nam chủ yếu sản xuất gạo giá thấp, phẩm cấp từ trung bình trở xuống. Mặt

khác, do vị trí địa lý, chúng ta ở sát Trung Quốc, do đó giảm được chi phí vận

chuyển hơn so với các nước khác.

Thứ hai, do Trung Quốc đang trong giai đoạn ổn định lại hoạt động sản xuất

gạo trong nước. do đó chủ trương nhập khẩu gạo từ bên ngoài. Gạo Việt Nam có giá

thấp, phù hợp với nhu cầu của Trung Quốc trong giai đoạn hiện tại. Có thể lấy ví dụ

tương tự ở một quốc gia khác cũng đang khát gạo như Philippin: Việt Nam vừa

trúng thầu xuất khẩu 120.000 tân gạo sang Philippin cho mục đích an ninh lương

thực của nước này – đất nước vừa chịu siêu bão Haiyan tháng 11/2013. Ở phía

ngược lại, Việt Nam lại không hạn chế sản lượng gạo xuất khẩu, khiến việc thương

lượng giá giữa thương lái Trung Quốc và người nông dân Việt Nam diễn ra dễ dàng

hơn, và từ đó hoạt động xuất khẩu phát triển.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Tuy Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu gạo số một của nước ta, vẫn

có những điểm khuất phía sau tình trạng ấy.

Thứ nhất, sản lượng tuy là lớn nhất, tuy nhiên giá gạo xuất khẩu chúng ta

không phải là người quyết định, chỉ đơn giản là chấp nhận giá thị trường hoặc thậm

chí giá do thương lái Trung Quốc đưa ra. Có nhiều trường hợp thương lái Trung

Quốc sau khi lấy gạo về, trộn với gạo khác phẩm cấp, khiến chất lượng không ổn

định và suy giảm, quay lại ép giá người nông dân Việt Nam. Trung Quốc có đặc

điểm không mua gạo để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước theo dạng hợp đồng

tập trung của Chính phủ, mà chủ yếu do thương nhân thu mua phân phối lại để

hưởng chênh lệch nên giá thấp, doanh nghiệp Trung Quốc mua gạo Việt Nam về

với mục đích kéo giá trong nước xuông chứ không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ

trong nước, nên thường họ mua giá thấp để đảm bảo lợi nhuận Do vậy, mặc dù

thương nhân Trung Quốc chào giá thấp nhưng DN Việt Nam vẫn phải chấp nhận

bán vào thị trường này với giá thấp vì các thị trường khác không có nhu cầu.

Thứ hai, Trung Quốc được biết là một thị trường phức tạp và kém uy tín. Hợp

Page 50: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

44

đồng ký với thương lái Trung Quốc có rủi ro bị hủy rất cao. Theo thống kê của bộ

nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, trong tháng 1/2013, số lượng hợp

đồng hủy hoặc hết hạn trong tháng 1 trên 47.000 tấn, phần lớn là hợp đồng với

Trung Quốc. Tính đến tháng 4/2013, tổng cộng hợp đồng bị hủy trong 4 tháng 2013

là 280.000 tấn, gồm có 190.000 tấn hợp đồng 2012 chuyển sang và 90.000 tấn hợp

đồng ký trong năm 2013; trong đó chủ yếu là Trung Quốc 141.000 tấn. Điều này là

khó tránh khỏi khi mà những đơn hàng từ Trung Quốc chủ yếu qua kênh tiểu ngạch,

khó kiểm soát. Bên cạnh đó, hệ thống quản lý xuất nhập khẩu của nước ta vẫn chưa

hoàn thiện.

Thứ ba, thị trường Trung Quốc không ổn định. Tuy nhập khẩu gạo Việt số

lượng lớn, nhưng không ai biết sự thật Trung Quốc đang có bao nhiêu gạo, và nhu

cầu của họ có thực hay không. Những tiểu thương Trung Quốc được khuyến khích

nhập khẩu gạo Việt, dù trong nước không có nhu cầu cao đến mức như vậy. Họ có

thể ngưng nhập khẩu gạo với Việt Nam bât cứ lúc nào. Trong khi nếu xuất khẩu

sang Trung Quốc quá nhiều, chúng ta có thể thiếu gạo cho những thị trường truyền

thống như Philippin, Indonesia, các nước châu Phi…

Tiểu kết chương 2

Trên cơ sở lý thuyết được xây dựng ở chương 1, chương 2 đã phân tích tình

hình thực trạng của hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung

Quốc trong giai đoạn 2004 – 2013 thông qua các yếu tố kim ngạch, giá cả, chất

lượng, cơ cấu, kênh phân phối, các loại hình xuất khẩu và thực trạng của một số yếu

tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường này.

Thông qua đó, đánh giá các thành tựu đạt được, những hạn chế còn tồn tại và

nguyên nhân gây ra các hạn chế. Đây sẽ là cơ sở để xây dựng các giải pháp trong

chương 3.

Page 51: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

45

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT

NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2014 - 2020

3.1. Dự báo về triển vọng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung

Quốc giai đoạn 2014 – 2020

3.1.1. Nhu cầu nhập khẩu và môi trường cạnh tranh

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã hạ dự báo sản lượng gạo toàn cầu 2013-2014

xuống 473,2 triệu tấn gạo, giảm khoảng 3,6 triệu tấn so với dự báo trước đó nhưng

vẫn tăng gần 1% so với năm 2012-2013. Dự báo tiêu thụ gạo toàn cầu 2013-2014

cũng đã được hạ 1,4 triệu tấn xuống 473,1 triệu tấn, vẫn là mức cao kỷ lục. Đồng

thời, USDA cũng đã hạ dự báo sản lượng gạo của Trung Quốc, chủ yếu là do điều

kiện thời tiết bất lợi. Sản lượng lúa gạo của Trung Quốc dự kiến sẽ đạt khoảng

141,5 triệu tấn, giảm khoảng 500.000 tấn so với dự báo trước đó. (Gafin -

25/11/2013).

Còn theo tổ chức nông nghiệp thế giới FAO, dự báo nhập khẩu gạo của Trung

Quốc có thể sẽ vẫn ở mức cao trong năm 2012-2013 và 2013-2014, nhưng có thể

giảm nếu giá gạo toàn cầu tăng. Theo dự báo của FAO, sản lượng gạo thế giới

2013-2014 giảm xuống khoảng 494 triệu tấn, nhưng vẫn tăng khoảng 1% so với

2012-2013 do triển vọng vụ mùa xấu đi ở Trung Quốc và Ấn Độ. Dự báo tiêu thụ

gạo toàn cầu 2013-2014 sẽ đạt 489 triệu tấn, tăng khoảng 2,6% hoặc 12 triệu tấn so

với năm trước.

Trong năm 2014, Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với rất nhiều thị trường mạnh

khác như Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan và gần đây nhất là Campuchia. Hơn nữa,

Indonesia, một trong những thị trường chủ lực của ta được dự báo có thể tự túc gạo

trong năm 2014, điều này gián tiếp làm tăng sản lượng gạo dùng xuất khẩu trong

năm 2014, níu giữ giá gạo xuất khẩu của Việt Nam.

3.1.2. Triển vọng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thê giới, đồng thời cũng là nước sản

xuất gạo và tiêu thụ và dự trữ gạo lớn nhất thế giới. Gạo là nguồn lương thực chủ

yếu trong bữa cơm hằng ngày của người Trung Quốc, do đó, nhu cầu gạo của Trung

Quốc luôn ở mức cao. Hiện tại chính phủ Trung Quốc đang tiến hành ổn định đất

đai để đất trồng trọt màu mỡ trở lại do trước đây đã thâm canh quá nhiều, mặt khác,

Page 52: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

46

do lượng sản xuất từ các quốc gia khác trên thế giới khá dồi dào, khiến giá gạo nhập

khẩu ở mức thấp, việc nhập khẩu thay vì tự sản xuất trở nên kinh tế hơn. Vì thế,

Trung Quốc chuyển sang nhập khẩu gạo nhiều hơn, một phần nữa do họ đang muốn

tăng dự trự gạo quốc gia do lo ngại những dự báo không tốt về kinh tế và đặc biệt là

tình hình thiên tai ngày càng nghiêm trọng hơn trên thế giới, ảnh hưởng rất nhiều

đến khả năng sản xuất nông nghiệp của các quốc gia.

3.2. Mục tiêu phát triển và định hướng triển khai hoạt động xuất khẩu gạo

của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường lớn nhất thế giới, được mọi mặt hàng xuất khẩu thèm

khát. Với dân số 1,35 tỉ người, Trung Quốc được xem là thị trường có thể tiêu thụ

bất cứ sản phẩm nào. Nếu từ năm 2011 trở về trước, Trung Quốc chủ yếu nhập gạo

của Thái Lan, thì từ năm 2012 trở đi, Trung Quốc đã chuyển sang nhập khẩu gạo

Việt Nam với số lượng hơn 3 triệu tấn mỗi năm, tăng gấp 3 lần so với giai đoạn

trước đó.

Trong ngắn hạn, Việt Nam có thể chấp nhận xuất khẩu gạo ưu tiên số lượng

sang thị trường Trung Quốc. Như vậy vừa đảm bảo được đầu ra cho sản phẩm, tạo

thu nhập cho người nông dân, vừa tăng cường quan hệ ngoại giao với Trung Quốc.

Bên cạnh đó, phải chú trọng giữ các thị trường truyền thống của ta, vì chúng vẫn

chiếm một tỉ trọng nhất định trong toàn bộ hoạt động xuất khẩu gạo của nước ta.

Mặt khác, cần cẩn trọng khi xuất khẩu gạo sang Trung Quốc, có chính sách và kế

hoạch xuất khẩu hợp lý, cân đối giữa xuất khẩu chính ngạch và tiểu ngạch, không

để Trung Quốc chi phối toàn bộ thị trường gạo của nước ta.

Về dài hạn, chúng ta cần tiếp tục duy trì các mô hình như “cánh đồng mẫu

lớn”, chuyển đổi giống lúa từ phẩm cấp thấp sang phẩm cấp cao hơn. Từ giai đoạn

2011 trở về trước, có thể thấy Trung Quốc vẫn ưa thích nhập khẩu gạo chất lượng

cao của Thái Lan. Trong tháng 11/2013, Trung Quốc vừa ký hợp đồng nhập khẩu

1,2 triệu tấn gạo từ Thái Lan, giao ngay trong tháng 12/2013. Điều này cho thấy nhu

cầu thực sự của Trung Quốc vẫn là gạo chất lượng cao. Gạo Việt Nam nên có định

hướng chuyển sang giống lúa phẩm cấp cao để trước mắt là cạnh tranh với gạo Thái

Lan, về lâu dài có thể mở rộng sang các thị trường khó tính hơn như Mỹ, Nhật Bản,

EU…

Page 53: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

47

3.3. Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường

Trung Quốc

3.3.1. Giải pháp về phát triển và ứng dụng giống lúa mới

Một trong những nguyên nhân khiến cho chất lượng, sản lượng gạo xuất khẩu

của Việt Nam còn thấp là do việc sử dụng các giống cây đã qua nhiều thế hệ, dễ bị

bệnh tật và năng suất không cao. Phát triển và ứng dụng giống mới vào hoạt động

trồng trọt sẽ giúp đảm bảo ngay từ đầu vào của hoạt động trồng trọt, giúp chống

được các bệnh dịch phổ biến, phát triển trên cơ sở tận dụng các lợi thế của từng

miền, nâng cao năng suất, chất lượng gạo, đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu gạo tăng

và chủng loại gạo đa dạng hơn.

Hoạt động phát triển và ứng dụng giống gạo bao gồm việc đẩy mạnh duy trì,

bảo tồn, cung ứng các giống gốc, giống nguyên chủng, cây đầu dòng… đồng thời

với việc nghiên cứu, sản xuất và cung ứng các giống gạo mới và việc đẩy mạnh ứng

dụng trồng các giống mới trên quy mô lớn nhằm đáp ứng nguồn cung dồi dào cho

xuất khẩu sang Trung Quốc với chất lượng, sản lượng và lợi nhuận ngày càng tăng.

Hoạt động phát triển và ứng dụng giống bao gồm sự tham gia của Nhà nước, Chính

phủ, Bộ NN & PTNT, các Bộ ngành liên quan, Viện Nghiên cứu gạo Việt Nam và

các trung tâm, cơ sở nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp của vùng, tỉnh,

địa phương.

Viện Nghiên cứu gạo Việt Nam và các trung tâm, cơ sở nghiên cứu và ứng

dụng kỹ thuật nông nghiệp tại các vùng, tỉnh, địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh

hoạt động nghiên cứu, phát triển, sản xuất và cung ứng giống gạo, bao gồm: bảo tồn

và khai thác quỹ gen, nghiên cứu, chọn tạo giống mới, nâng cao chất lượng giống

và cung ứng giống trên cơ sở ứng dụng công nghệ sinh học, nhất là công nghệ biến

đổi gen. Họat động nghiên cứu, sản xuất và cung ứng các giống gạo phải phù hợp

với các lợi thế có sẵn của vùng, mục tiêu phát triển gạo của Việt Nam và định

hướng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc. Các cơ sở nghiên cứu giống cây gạo tại địa

phương cần tiến hành nghiên cứu giống cây gắn liền với điều kiện tự nhiên của

vùng miền, tập quán canh tác và nguồn vốn người nông dân thường đầu tư cho cây

giống trong suốt quá trình canh tác và thu hoạch nhằm đảm bảo hiệu quả về năng

suất của cũng tính kinh tế của giống gạo. Các cơ sở nghiên cứu và ứng dụng giống

Page 54: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

48

phải liên kết chặt chẽ với các Vụ, Cục thuộc Bộ NN & PTNT thông qua các báo cáo,

nghiên cứu khoa học, kế hoạch… như liên kết với Cục Trồng trọt để nắm bắt tình

hình triển khai trồng các giống cây mới, Cục Bảo vệ Thực vật để tổng hợp các bệnh

dịch phổ biến với từng loại gạo và từng vùng miền, báo cáo thực hiện của các năm

và định hướng kế hoạch của Vụ Kế hoạch, Vụ Hợp tác quốc tế để nắm bắt định

hướng phát triển gạo trong nước và hoạt động xuất khẩu sang ra nước ngoài cũng

như Trung Quốc, từ đó đề ra chiến lược đầu tư nghiên cứu các giống gạo cần được

cải thiện, nâng cao, tạo ra các giống phù hợp với từng vùng nhằm đáp ứng nguồn

cung cho xuất khẩu như Jasmine, Khao Dawk Mali, Tám Thơm, Huyết Rồng. Hoạt

động lai tạo, phát triển giống mới có thể được thực hiện trên các giống cây vốn có

trong nước và các nguồn gen, giống mới được nhập từ nước ngoài để tận dụng

những thành tựu khoa học công nghệ mới của thế giới. Ngoài ra, các cơ sở nghiên

cứu cần liên kết với nông dân thông qua Hội Nông dân các tỉnh, địa phương để tổng

hợp thực tế về hoạt động trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, tạo cơ sở

nghiên cứu các giống cây thích ứng với thực tế đó và đánh giá về việc ứng dụng các

giống thông qua các tiêu chí về sản lượng, chất lượng và giá trị kinh tế mang lại. Sự

liên kết này sẽ là cầu nối giữa việc nghiên cứu và triển khai trồng trên quy mô lớn

và là cơ sở dữ liệu để các cơ sở nghiên cứu giống tiếp tục áp dụng phương thức lai

tạo, biến đổi gen cho các giống gạo khác có cùng đặc điểm về sinh học.

Hoạt động sản xuất và cung ứng giống cũng hết sức quan trọng trong việc tạo

nguồn cung giống dồi dào cho nông dân. Các đơn vị nghiên cứu giống và các cơ sở,

vườn ươm cung cấp giống trên khắp cả nước cần tập trung sản xuất và cung cấp

giống gốc, giống siêu nguyên chủng, giống nguyên chủng, cây đầu dòng đối với

những loại gạo đạt được chất lượng tốt và các giống gạo mới được thử nghiệm

thành công, đảm bảo các yêu cầu về sản lượng, chất lượng, chi phí trồng trọt và

chăm sóc của người nông dân, không được cung cấp các giống cây giả, không đồng

đều về chất lượng giống và các giống cây đã bị lai tạp qua nhiều đời làm cho cây

trồng phát triển không ổn định, khả năng kháng bệnh dịch kém.

Nông dân cần đẩy mạnh trồng trọt các giống cây gốc, nguyên chủng hay các

giống cây mới được mua từ các cơ sở nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp

và các cơ sở, vườn ươm giống có uy tín, đảm bảo giống cây có nhãn mác và tên rõ

Page 55: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

49

ràng. Để áp dụng thành công các giống gạo mới, nông dân có thể trực tiếp liên hệ

với cơ sở nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp tại địa phương, tìm hiểu các

giống cây được lai tạo thành công và đang được gieo trồng đại trà hoặc tìm hiểu

thông tin về giống thông qua cơ sở dữ liệu về giống lai tạo trên trang web của các

trung tâm nghiên cứu này và các trang web chuyên cập nhật về giống như trang web

của Tài nguyên di truyền thực vật Việt Nam. Nông dân cần chủ động nêu lên các

khó khăn về sâu bệnh, khả năng tăng trưởng, chất lượng của gạo gặp phải trong khi

trồng các giống cây mới cho các trung tâm nghiên cứu giống để tạo dữ liệu cho các

trung tâm này nghiên cứu các giải pháp khắc phục và tạo ra các giống cây khác phát

triển tốt hơn.

Bộ NN & PTNT tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về giống phù hợp với yêu

cầu hội nhập quốc tế, tăng cường năng lực cho hệ thống quản lý, kiểm soát chất

lượng giống ở tất cả các khâu từ sản xuất, lưu thông, kiểm tra chất lượng giống, xây

dựng tiêu chuẩn giống gốc, giống siêu nguyên chủng, giống nguyên chủng, cây đầu

dòng. Bộ NN & PTNT chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện đề án phát triển giống

trên phạm vi cả nước, trực tiếp triển khai thực hiện các dự án do các đơn vị thuộc

Bộ làm chủ đầu tư và tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư thực hiện đề án của địa phương

để cân đối ngân sách, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện, định kỳ báo

cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện đề án giống.

Chính phủ cần ra chính sách xây dựng, phát triển hệ thống nghiên cứu và cung

cấp giống cho nông dân ở những vùng sản xuất gạo trọng điểm như đồng bằng sông

Cửu Long, Đông Nam Bộ, trung du miền núi phía Bắc. Đồng thời, Chính phủ cần

sửa đổi nội dung biện pháp xử phạt hành chính, cấm kinh doanh đối với các cơ sở

cung cấp nguồn giống giả, chất lượng kém, gây ảnh hưởng đến chất lượng gạo của

nhiều hộ nông dân được quy định trong nghị định 57/2005/NĐ-CP và

172/2007/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây

trồng nhằm thực hiện nghiêm ngặt việc bảo vệ nông dân và ngành gạo. Bộ NN &

PTNT cần đầu tư ngân sách cho việc nghiên cứu khoa học về giống, giữ nguồn gien,

nhập nội nguồn gien, nhập công nghệ mới cũng như đầu tư hạ tầng cơ sở, chế biến

giống và xây dựng trại giống đầu dòng.

3.3.2. Giải pháp đối với hoạt động chế biến, bảo quản và xuất khẩu

Page 56: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

50

3.3.2.1. Đẩy mạnh phát triển công nghệ, quy mô hoạt động chế biến của các

doanh nghiệp chế biến

Gạo Việt Nam xuất khẩu qua Trung Quốc đòi hỏi chất lượng cao, nếu không

sẽ bị tình trạng các thương lái ép giá. Trong khi đó, công nghệ chế biến tại các cơ sở

chế biến của Việt Nam đa phần là lạc hậu, dẫn đến chất lượng không đồng nhất.

Yêu cầu đổi mới, nâng cấp công nghệ chế biến gạo đang được nhấn mạnh trong

những năm gần đây. Phát triển công nghệ và quy mô hoạt động chế biến gạo nhằm

nâng cao độ an toàn của sản phẩm gạo, đáp ứng được các tiêu chuẩn về vệ sinh an

toàn thực phẩm, tăng cường sự đa dạng về hình thức chế biến mới, giảm thiểu chi

phí chế biến và gia tăng giá trị kinh tế của gạo, giúp gia tăng kim ngạch xuất khẩu

gạo của Việt Nam sang Trung Quốc.

Các doanh nghiệp chế biến phải đảm bảo tiêu chuẩn về cơ sở hạ tầng, quy mô

công xưởng cho hoạt động chế biến phù hợp với chủng loại gạo cũng như quy mô

của khu vực trồng lúa. Các nguồn lực về nhân công, cơ sở máy móc cần đầy đủ,

luôn sẵn sàng để thực hiện bảo quản, chế biến cho những đơn hàng lớn.

Các doanh nghiệp chế biến phải đảm bảo các loại máy móc, công nghệ chế

biến, nguyên phụ liệu chế biến, bảo quản đáp ứng được tiêu chuẩn của Cục An toàn

vệ sinh thực phẩm, Cục tiêu chuẩn Đo lường chất lượng về yêu cầu kỹ thuật đối với

máy móc, công nghệ, độ an toàn của gạo sau khi chế biến, bảo quản. Có ý kiến cho

rằng gạo Việt Nam nên bỏ qui trình sấy khô vì như vậy sẽ làm chất lượng gạo

không thống nhất, dẫn đến giảm chất lượng và giá bán. Các cơ sở chế biến có thể cử

cán bộ quản lý tham quan mô hình tổ chức cơ sở chế biến của một số nước tiên tiến

như Mỹ, Nhật Bản. Về hoạt động bảo quản, việc đầu tư các phương tiện bảo quản,

khu vực, thiết bị bảo quản rất cần thiết để sản phẩm sau khi chế biến vẫn giữ

nguyên chất lượng, giá trị, có thời hạn sử dụng lâu. Do đặc tính nước ta là nhiệt đới,

gạo rất dễ bị ẩm mốc. Các khu vực bảo quản phải được vệ sinh thường xuyên, nâng

cấp, giúp gạo chế biến luôn sạch sẽ, không bị nhiễm khuẩn, bao túi không bị mục...

Bộ NN & PTNT, Bộ Công nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của

mình cần xây dựng, rà soát, điều chỉnh quy hoạch cơ sở chế biến trên phạm vi cả

nước theo hướng cơ sở chế biến phải gắn với vùng nguyên liệu và từng bước hình

thành cụm, khu công nghiệp chế biến nông, lâm sản thực phẩm trình cấp có thẩm

Page 57: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

51

quyền phê duyệt. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng,

rà soát, điều chỉnh và tổ chức chỉ đạo thực hiện quy hoạch chi tiết cơ sở chế biến và

vùng nguyên liệu tập trung phù hợp với quy hoạch chung của cả nước và quy hoạch

phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng đầu

tư và phát triển Nông thôn cần tạo điều kiện cho các cơ sở này vay vốn, mở rộng

quy mô, nâng cấp cơ sở máy móc hoặc nhập mới hoàn toàn, đáp ứng được hoạt

động chế biến gạo cho xuất khẩu trong thời gian tới.

3.3.2.2. Phát triển hệ thống thu mua và phân phối gạo

Hệ thống thu mua và xuất khẩu gạo của nước ta cần có sự linh hoạt, chủ động

hơn. Hoạt động thu mua cần giảm thiểu các đối tượng trung gian, mở rộng các hình

thức mua thay vì chỉ mua theo hình thức nhỏ lẻ, không đảm bảo về sản lượng. Các

doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu có thể ký hợp đồng trực tiếp với các hộ nông dân

sản xuất với quy mô lớn hoặc ký hợp đồng với đại diện của bên sản xuất (hợp tác xã,

tổ chức dịch vụ…), từ đó tạo liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ. Điều này sẽ

giúp các doanh nghiệp xuất khẩu chủ động hơn trong nguồn hàng, hạ giá thành gạo

do loại bỏ được các trung gian mua bán gạo, đảm bảo được chất lượng, sản lượng

gạo do không phải vận chuyển nhiều.

Dựa vào nội dung của hợp đồng thỏa thuận hỗ trợ đầu tư và tiêu thụ với nông

dân, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu có thể ứng trước các yếu tố đầu vào như

giống, phân bón, thuốc trừ sâu hoặc hỗ trợ vốn, kỹ thuật canh tác trong suốt quá

trình trồng trọt gạo để tạo sự ràng buộc giữa doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu và

nông dân. Đến vụ thu hoạch, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu sẽ mua toàn bộ gạo

theo thỏa thuận hợp đồng. Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu đóng vai trò chủ động

trong việc định hướng nguồn hàng thông qua các hợp đồng với nông dân, đặc biệt

doanh nghiệp xuất khẩu có thể chủ động về nguồn hàng gạo chế biến, bảo quản

bằng cách xây dựng các cơ sở chế biến hoặc có hợp đồng chế biến lâu dài với cơ sở

chế biến có uy tín với hệ thống máy móc hiện đại, đảm bảo an toàn, vệ sinh và chất

lượng cho gạo. Hợp đồng tiêu thụ gạo giữa doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu và

nông dân phải được kí kết theo những quy định của Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg

của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa

Page 58: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

52

thông qua hợp đồng nhằm đảm bảo tính pháp lý và hiệu lực của hợp đồng, bảo vệ

quyền lợi của các bên tham gia.

Chính phủ và Bộ NN & PTNT cần đẩy mạnh khuyến khích liên kết tiêu thụ

giữa doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu với nông dân trên phạm vi cả nước nhằm tạo

ra sự gắn kết giữa hoạt động trồng gạo và chế biến, xuất khẩu gạo, giúp các nông

dân đảm bảo lợi ích kinh tế, doanh nghiệp xuất khẩu chủ động trong việc định

hướng nguồn hàng gạo, điều tiết sản lượng và đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của

người dân Trung Quốc hay của các đối tác nhập khẩu Trung Quốc. Bên cạnh đó,

đây là cơ sở để tạo liên kết chặt chẽ với các đối tác Trung Quốc nhờ duy trì mối

quan hệ mua bán lâu dài, tạo cơ hội để phát triển gạo của từng vùng về quy mô và

đẩy mạnh nâng cao về chất lượng bằng cách cách chế biến mới, đa dạng hơn.

Kênh phân phối sang Trung Quốc cần mở rộng hơn, xây dựng thêm các đại lý

ủy quyền tại Trung Quốc và trực tiếp xây dựng, mở rộng mua bán với các nhà bán

buôn, bán lẻ của Trung Quốc để đẩy mạnh sản lượng gạo được xuất khẩu, đạt được

các thỏa thuận cao về giá và cung cấp đúng nhu cầu của người dân để giữ vững mức

gạo xuất khẩu. Ngoài ra, doanh nghiệp xuất khẩu có thể thành lập các đại lý ủy

quyền ở nước ngoài để chủ động tìm kiếm thị trường ở Trung Quốc, xúc tiến họạt

động quảng bá thương hiệu gạo Việt Nam thông qua các cửa hàng giới thiệu gạo,

nắm bắt chính xác sự thay đổi nhu cầu của người dân theo mùa và các thời điểm

tiêu thụ nhiều trong năm, xu hướng thay đổi giá cả của từng loại gạo và từng loại

hình chế biến, tiếp nhận các đơn đặt hàng xây dựng các đại lý ở Trung Quốc và liên

lạc với doanh nghiệp mẹ để quyết định việc tiến hành kí kết hợp đồng. Các cửa

hàng giới thiệu gạo xây dựng gần các cửa hàng bán lẻ, các cửa hàng kinh doanh gạo

tươi, gạo an toàn để giới thiệu gạo của nước ta đến nhiều đối tượng. Doanh nghiệp

xuất khẩu có thể liên kết với Cục Xúc tiến Thương mại để thu thập các thông tin

nghiên cứu thị trường, thông tin về các đối tác nhập khẩu nhiều gạo của Việt Nam

và tận dụng uy tín của Cục Xúc tiến Thương mại nhằm đẩy mạnh quy mô đơn hàng

nhập khẩu.

Cơ sở hạ tầng trong hoạt động xuất khẩu gạo cũng cần cải thiện, tăng cường

như phương tiện vận chuyển, kho lạnh… Hiện nay, vào mùa thu hoạch, gạo của

Việt Nam rất nhiều lên đến cả trăm nghìn tấn nên nhu cầu về kho bãi rất cần thiết.

Page 59: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

53

Doanh nghiệp xuất khẩu cần đầu tư vào phương tiện vận tải, có đầy đủ hệ thống làm

mát, giữ ẩm, vào trang thiết bị đóng gói để xuất khẩu, phải có bao bì đạt tiêu chuẩn

về sự rõ ràng nhãn mác, đảm bảo chất lượng và độ an toàn của gạo. Cục Xúc tiến

Thương mại cũng cần có những chính sách hỗ trợ, ưu đãi doanh nghiệp xuất khẩu

trong việc mở rộng đầu tư kho bãi, hệ thống đường sá để phục vụ việc bảo quản gạo

và đảm bảo chất lượng gạo trước khi tiến hành vận chuyển sang Trung Quốc thông

qua việc đầu tư xây dựng, tu sửa các kho bãi, đề xuất lên Chính phủ các dự án về

việc mở rộng xuất khẩu tại các cảng biển khác như cảng Cái Lân, nhóm cảng số 5

thuộc thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu để giảm thiểu chi phí, thời

gian vận chuyển, giảm thiểu sự ùn tắc hàng trong thời gian cao điểm về xếp dở hàng

tại cảng, giúp đảm bảo chất lượng gạo và tiến độ xuất khẩu sang Trung Quốc.

3.3.2.3. Xây dựng và phát triển thương hiệu gạo của Việt Nam

Thương hiệu gạo chưa mạnh là một hạn chế của gạo xuất khẩu của Việt Nam

tại thị trường thế giới nói chung và Trung Quốc nói riêng. Trên thế giới, gạo Việt

Nam chỉ được biết đến gồm 2 loại là gạo Trắng và gạo Thơm chứ chưa có một

thương hiệu riêng nào. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm giảm khả

năng cạnh tranh của gạo Việt Nam. Xây dựng thương hiệu phải được xem là một

phần không thể thiếu trong hoạt động xuất khẩu gạo ở Trung Quốc nhằm xây dựng,

củng cố và phát triển hình ảnh gạo Việt Nam. Thông qua việc xây dựng và phát

triển thương hiệu, gạo của nước ta sẽ xây dựng được lòng tin tiêu dùng đối với

người dân Trung Quốc, tạo vị thế riêng của nước ta trong danh sách các mặt hàng

gạo nhập khẩu của Trung Quốc, giúp kim ngạch xuất khẩu tăng và mặt hàng của

Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác. Hoạt động xây dựng

và phát triển thương hiệu gạo của Việt Nam hiện tại cần được thực hiện dựa trên cơ

sở xây dựng hình ảnh hưởng về chất lượng và dần hướng đến cạnh tranh về giá cả.

Tuy nhiên cũng phải chấp nhận một thực tế rằng chúng ta không hội đủ những

yếu tố căn bản để xây dụng thương hiệu một cách bài bản. Trên thị trường gạo chất

lượng cao, Thái Lan và Pakistan đã gần như đã phủ kín, việc cạnh tranh trên thị

trường này không hề đơn giản. Với 90 triệu dân mà chỉ có khoảng 4,1 triệu ha đất

lúa, Việt Nam chỉ có thể trồng lúa có năng suất cao, thâm canh 2-3 vụ 1 năm và chất

lượng vừa phải để đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực (trong khi đó ở Thái Lan

Page 60: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

54

có tới 10 triệu ha đất lúa và chỉ có 60 triệu dân, họ hoàn toàn có thể sản xuất và xuất

khẩu 10 triệu tấn gạo cấp cao/năm). Như vậy, chúng ta chỉ có thể cạnh tranh ở thị

trường gạo chất lượng thấp, đồng nghĩa với việc khó cạnh tranh được trên thị

trường thế giới. Do đó, để xây dựng thương hiệu, Việt Nam cần có những nước đi

thận trọng hơn và chấp nhận thị trường chủ lực là thị trường gạo cấp thấp.

Thứ nhất, việc tổ chức sản xuất cần phải có liên kết chặt chẽ giữa doanh

nghiệp và nông dân. Doanh nghiệp đặt hàng nông dân trồng sản phẩm gì để xuất

khẩu và xây dựng hệ thống chế biến. Việc này thực sự cần sự chủ động từ cả 2 phía

doanh nghiệp và nông dân. Doanh nghiệp cần có chính sách hoạt động rõ ràng, nhất

quán trong hoạt động thu mua và xuất khẩu gạo. Người nông dân cần có ý thức duy

trì và bảo tồn giống lúa mình đang trồng, đảm bảo cung cấp cho doanh nghiệp sản

phẩm lúa gạo với chất lượng và năng suất ổn định, tránh trường hợp trồng bừa bãi

các giống lúa, sẽ gây khó cho doanh nghiệp trong quá trình thu mua. Có như vậy thì

mới tránh được tình trạng lúa sản xuất ra nhiều nhưng không có đầu ra, áp lực phải

bán tăng lên khiến giá giảm xuống và dẫn đến tình trạng bị các thương lái trung

gian ép giá. Nếu có sự liên kết tốt giữa doanh nghiệp và nông dân, các bước trung

gian sẽ giảm đi đáng kể, chi phí giảm xuống và lợi nhuận của cả nông dân và doanh

nghiệp cũng sẽ tăng lên do ít bị chia sẻ.

Thứ hai, doanh nghiệp phải chia sẻ với nông dân về mặt lợi nhuận của toàn

chuỗi giá trị, coi nông dân như là một cổ đông chứ không “cưa đứt, đục suốt” như

hiện nay. Doanh nghiệp nên có ý thức bảo vệ người nông dân, hợp tác với họ để đôi

bên cùng phát triển, không lợi dụng sự ít hiểu biết của họ để “làm giá” gạo vì mục

đích lợi nhuận cá nhân. Người nông dân cũng cần duy trì mối quan hệ trung thành

với các doanh nghiệp, tôn trọng các yêu cầu và qui trình sản xuất do doanh nghiệp

đề ra để sản phẩm đạt chất lượng thống nhất, đúng như yêu cầu của doanh nghiệp.

Thứ ba, nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp để xây dựng thương hiệu. Thông qua

các hội chợ, triển lãm quốc tế, DN quảng bá cho sản phẩm theo nhu cầu của thị

trường, ví dụ, Trung Đông hướng vào gạo đồ, Đông Bắc Á hướng vào gạo hạt

tròn...Nhà nước có thể tạo trang web xuất khẩu gạo Việt Nam, một mặt nhằm thu

hút các đối tác nước ngoài, mặt khác tập trung các doanh nghiệp trong nước lại với

Page 61: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

55

nhau, tạo nên một “diễn đàn” lúa gạo để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lúa gạo Việt

Nam.

Thứ tư, nhà khoa học nghiên cứu tạo ra giống lúa theo đặt hàng của DN, cùng

tham gia sản xuất với nông dân. Với nhiều điểm yếu hiện nay, chúng ta chưa thể

hoàn toàn chuyển đổi sang sản xuất gạo chất lượng cao. Tuy nhiên chúng ta phải

xác định rằng để giá trị xuất khẩu gạo được cao thì buộc phải có gạo phẩm cấp cao.

Trước mắt có thể tạo ra một số vùng hoặc diện tích chuyên gạo phẩm cấp cao cho

mục đích xuất khẩu, vừa “thăm dò” phản ứng của thị trường đối với gạo chất lượng

cao Việt Nam, vừa tích lũy kinh nghiệm trong việc trồng đối với các loại lúa này.

3.3.2.4. Chủ động nắm bắt tình hình thị trường Trung Quốc

Để đảm bảo hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc diễn ra

thuận lợi và tiếp tục tăng trưởng kim ngạch, mở rộng cơ cấu mặt hàng gạo xuất

khẩu, việc nắm bắt tình hình về sự thay đổi chính sách, quy định về tiêu chuẩn đối

với gạo nhập khẩu từ các nước và từ Việt Nam của Trung Quốc, các biến động về

kinh tế, chính trị, xã hội của thị trường này cũng như xu hướng thay đổi nguồn cung

gạo, nhu cầu và thị hiếu của Trung Quốc phải luôn được thực hiện thường xuyên.

Trung Quốc chỉ mới tăng cường nhập khẩu gạo từ Việt Nam bắt đầu từ năm

2012, chủ yếu nhập khẩu gạo chất lượng cao nhưng lại theo đường tiểu ngạch. Với

tình hình hiện tại, chúng ta không chắc chắn được nhu cầu nhập khẩu gạo từ Trung

Quốc trong các năm tới có ổn định hay không. Mặt khác, dù là nhập khẩu số lượng

lớn, nhưng chủ yếu lại theo đường tiểu ngạch, rất khó để quản lý sản lượng cũng

như về chất lượng các lô hàng, hợp đồng gạo xuất khẩu. Các hợp đồng với Trung

Quốc tuy nhiền nhưng thường xuyên bị hủy, cho thấy đối với Việt Nam, thị trường

Trung Quốc vẫn còn rất nhiều rủi ro. Và trên hết, sản phẩm gạo Trung Quốc yêu

cầu là gạo phẩm cấp cao, trong khi chúng ta sản xuất chủ yếu là gạo phẩm cấp thấp.

Sản lượng gạo xuất khẩu sang Trung Quốc có được cho đến thời điểm này chủ yếu

là từ “cánh đồng mẫu lớn” – là các vùng chuyên canh gạo chất lượng cao. Do đó,

chúng ta cần nên có các biện pháp quản lý hoặc giới hạn khối lượng gạo xuất khẩu

sang Trung Quốc, chuyển từ tiểu ngạch sang chính ngạch, mặt khac theo dõi tình

hình của thị trường này thường xuyên, tránh tình trạng một khi nhu cầu nhập khẩu

Page 62: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

56

gạo của Trung Quốc giảm, gạo Việt Nam không có đầu ra sẽ dẫn đến bị rớt giá,

hoặc bị Trung Quốc thao túng nền sản xuất gạo của nước ta.

Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cần phối hợp với Hiệp hội gạo Việt

Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Cục Xúc tiến thương mại

thường xuyên cập nhật các thông tin liên quan đến tiêu chuẩn nhập khẩu như quy

định nồng độ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, các thuốc bảo vệ thực vật cấm sử

dụng trên gạo nhập khẩu, quy định về bao bì, điều kiện bảo quản gạo hay các biến

động về tốc độ tăng trưởng kinh tế, chính trị, xã hội, khí hậu của Trung Quốc và

phổ biến đến các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thông qua trang web của Hiệp

hội gạo Việt Nam, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Phòng Thương mại và

Công nghiệp Việt Nam, Cục Xúc tiến thương mại và các Bộ ngành liên quan. Đồng

thời, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cần yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh,

thành phố phổ biến lại cho nông dân các vùng chuyên canh, Hội nông dân, các

trung tâm nghiên cứu và ứng dụng giống để đảm bảo hoạt động trồng trọt ngay từ

việc lựa chọn giống đến việc ứng dụng các kỹ thuật canh tác và thu hoạch vào cuối

vụ. Bộ NN & PTNT cần dựa trên thay đổi tiêu chuẩn nhập khẩu gạo của Trung

Quốc đề sửa đổi, bổ sung các quyết định, chính sách, tiêu chuẩn… trong nông

nghiệp, đồng thời đưa ra các kiến nghị với Chính phủ để hỗ trợ nông dân, doanh

nghiệp chế biến, xuất khẩu.

Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tiến hành thay đổi chủng loại xuất khẩu,

phương thức chế biến dựa vào các báo cáo trong nước của Cục Xúc tiến thương mại,

Bộ NN & PTNT, Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại… và ngoài

nước từ Bộ NN & PTNT Trung Quốc, hệ thống thông tin Nông nghiệp quốc tế về

biến động khả năng sản xuất gạo của Trung Quốc, nhu cầu và thị hiếu của người

dân Trung Quốc. Điển hình là nhu cầu nhập khẩu gạo chất lượng cao của Trung

Quốc trong những năm gần đây luôn ở mức cao, doanh nghiệp. Tương tự như ở

Việt Nam, gạo là lương thực chính trong bữa cơm hằng ngày của người dân Trung

Quốc. Cùng với dân số 1,3 tỉ người, vấn đề an ninh lương thực luôn là vấn đề hàng

đầu ở Trung Quốc và luôn được chính phủ quan tâm đặc biệt. Chính vì thế, luôn có

cơ hội cho các quốc gia xuất khẩu gạo gia nhập vào thị trường này. Việt Nam có lợi

thế về địa lý khi mà có chung đường biên giới phía Bắc với Trung Quốc, việc lưu

Page 63: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

57

thông qua lại rất dễ dàng, tăng thêm lợi thế xuất khẩu cho gạo Việt Nam.

Mục tiêu cần đạt được là thông tin thị trường Trung Quốc được tuyên truyền

đến tất cả các nhà nông, cơ sở chế biến và doanh nghiệp xuất khẩu, giúp tạo định

hướng về sản lượng, chủng loại gạo xuất khẩu trong từng giai đoạn.

3.4. Một số kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan liên quan đến hoạt

động sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam

3.4.1. Chính sách về đất đai, khuyến nông

Chính phủ tiến hành nghiên cứu, cải tiến các chính sách về đất đai như giảm

thuế đất đai canh tác, tạo điều kiện về diện tích đất trồng ở những địa điểm thuận

tiện, phù hợp với loại gạo chuyên canh, khuyến khích người nông dân đẩy mạnh

trồng trọt gạo hàng hoá trên quy mô lớn, có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị

trường nhằm khuyến khích các tổ chức trong và ngoài nước tăng cường đầu tư vào

nông nghiệp, các cơ quan nghiên cứu, các doanh nghiệp mở rộng hoạt động nghiên

cứu, chuyển giao công nghệ vào sản xuất. Đặc biệt cần tiếp tục phát triển mô hình

“cánh đồng mẫu lớn“ – khu vực chuyên canh lúa gạo chất lượng cao để chuyển đổi

cấu trúc gạo từ phẩm cấp thấp sang phẩm cấp cao. Chính phủ cũng cần tăng cường

đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, đặc biệt là các loại hình

công nghệ cao, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất,

như chính sách thành lập các trung tâm nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật nông

nghiệp tại các vùng chuyên canh, đầu tư vốn cho các trung tâm này phát triển giống,

công nghệ máy móc hiện đại, hạn chế việc nhập khẩu máy móc từ nước ngoài.

Chính phủ tiếp tục hoàn thiện chính sách khuyến nông như cung cấp chi phí tổ

chức các khóa học nâng cao nghiệp vụ chăm sóc gạo cho nông dân các vùng, xây

dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng miền xa xôi, phù hợp với chiến lược phát triển

nông nghiệp, nông thôn... với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động trồng trọt, đảm

bảo 100% các vùng chuyên canh trong cả nước đều có cán bộ khuyến nông, có cơ

sở hạ tầng điện nước, đường sá khang trang. Bên cạnh đó, Chính phủ cần đẩy mạnh

công tác thực hiện an toàn về chất lượng sản phẩm, quản lý việc sử dụng thuốc bảo

vệ thực vật và thuốc kích thích, bảo quản gạo, huy động sự tham gia của toàn thể

cộng đồng, xã hội. Đồng thời, cần xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm

pháp luật về hướng dẫn phát triển gạo, công tác giám sát, quản lý, kiểm tra hoạt

Page 64: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

58

động trồng trọt, chế biến, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm...

Bộ NN & PTNT triển khai các chính sách khuyến nông của Chính phủ trên cơ

sở tạo lòng tin cho nông dân trong vùng chuyên canh, tạo sự đồng lòng và thống

nhất về định hướng trồng của vùng. Muốn đạt được điều này, cần thực hiện kêu gọi

các nông dân áp dụng thành công hoạt động khuyến nông phối với cán bộ khuyến

nông tổ chức các buổi chất vấn, trao đổi về hiệu quả của chính sách nhằm tạo đưa ra

triển vọng cụ thể ngay tại địa phương. Đồng thời, khuyến khích người dân chủ động

báo cáo về tình hình hoạt động, trình bày các khó khăn để Bộ ngành đẩy mạnh

nghiên cứu các biện pháp khắc phục, nhất là các khó khăn về giống, đất đai bị bạc

màu, thiếu nguồn nước tưới tiêu...

Để người nông dân thực hiện đúng các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực

phẩm gạo trong trồng trọt, Bộ NN & PTNT cần nâng cao ý thức của người dân,

trình bày các ảnh hưởng của việc sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật và các loại

chất kích thích thông qua các tài liệu có hình ảnh minh hoạ. Điển hình như việc sử

dụng chất kích thích nhiều sẽ làm gạo bị giảm trọng lượng trong quá trình bảo quản,

mau bị hư và chất lượng lại không cao, ảnh hưởng đến hoạt động chế biến và xuất

khẩu, từ đó gạo Việt Nam bị mất thương hiệu trong thị trường Trung Quốc. Các cơ

sở nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp cần nghiên cứu các loại phân hữu

cơ, thuốc vi sinh có giá thành rẻ, giúp người dân nâng cao chất lượng, sản lượng,

hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học có nồng độ mạnh.

Ngân hàng Đầu tư và phát triển Nông thôn cần hỗ trợ các vùng chuyên canh

gạo bằng chính sách cho vay ưu đãi, chính sách thuế, hỗ trợ các nghiên cứu. Trong

đó, đối tượng được ưu tiên vay là các vùng chuyên canh các gạo xuất khẩu chính

của Việt Nam sang Trung Quốc, các vùng còn hạn chế về quy mô, công nghệ kỹ

thuật trong trồng trọt.

3.4.2. Chính sách hỗ trợ chế biến, bảo quản và xuất khẩu gạo

Chính phủ cần tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế về hệ thống

điện, đường sá ở các khu vực chế biến, thực hiện chính sách ưu đãi tín dụng đầu tư

cho cơ sở chế biến có quy mô lớn và cần mở rộng nhiều máy móc cho việc đẩy

mạnh các hình thức chế biến hiện đại, định hướng nâng cao quy mô hoạt động, năng

suất chế biến và chất lượng gạo chế biến của các cơ sở chế biến. Doanh nghiệp xuất

Page 65: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

59

khẩu cần được Chính phủ đầu tư vốn trong việc đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, xây

dựng thương hiệu nhằm tạo thương hiệu cho gạo của Việt Nam.

Hoạt động chế biến, xuất khẩu gạo vẫn còn gặp khó khăn do quy mô nhiều cơ

sở còn nhỏ, hoạt động xuất khẩu còn phát sinh nhiều chi phí cao như phí vận

chuyển nội địa, phí thuê tàu. Để tạo thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động chế

biến và xuất khẩu, Chính phủ cần xem xét đưa các dự án sản xuất, chế biến, bảo

quản gạo vào danh mục các dự án được vay vốn từ quỹ hỗ trợ phát triển của Nhà

nước với lãi suất đặc biệt ưu đãi 3% một năm, thời gian trả nợ từ 12 – 15 năm, thời

gian ân hạn từ 3 – 5 năm, giãn thời gian trả nợ từ 12 – 15 năm đối với các dự án đã

đầu tư, cho khoanh nợ đối với các dự án đặc biệt khó khăn. Đồng thời, tiến hành

miễn giảm thuế cho các khu vực, cơ sở chế biến, xuất khẩu gạo với quy mô lớn, tạo

động cho các cơ sở, doanh nghiệp này chủ động tìm kiếm, mở rộng nguồn cung gạo

từ nông dân, tiếp tục duy trì và mở rộng công nghệ chế biến, bảo quản hiện đại hơn.

Bộ Công thương cần phát huy vai trò trong việc tổ chức các hội chợ giới thiệu

gạo của Việt Nam tại Việt Nam, kêu gọi các nhà nhập khẩu gạo thế giới và Trung

Quốc tham gia nhằm thu hút các nhà nhập khẩu gạo mới; phối hợp với các Bộ

ngành của Trung Quốc giao lưu, hợp tác trao đổi về giới thiệu thành tựu trong nông

nghiệp, tạo điều kiện cho Việt Nam ứng dụng các thành tựu của Trung Quốc về

cách thức khuyến nông, tổ chức trồng trọt.

Bộ NN & PTNT phối hợp với bộ Tài chính cần ban hành các quyết định gắn

kết giữa nông dân và doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu như chính sách ưu tiên giảm

thuế đối với các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu có hợp đồng dựa theo sản lượng

thỏa thuận tiêu thụ và giá bán trên thị trường, chính sách ưu đãi hỗ trợ về vốn đầu tư

trồng trọt đối với các vùng chuyên canh thực hiện trồng gạo có triển vọng xuất khẩu

sang thị trường Trung Quốc và vốn sản xuất đối với các doanh nghiệp đẩy mạnh

chế biến gạo theo các mô hình tiên tiến, tạo ra các chế phẩm từ gạo có chât lượng

cao hơn và giá trị kinh tế cao hơn và nâng cao chất lượng về giá trị dinh dưỡng, độ

an toàn, thời gain bảo quản, sử dụng... Điều này sẽ tạo chuỗi giá trị toàn ngành, giúp

người nông dân, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu đạt được lợi nhuận cao, xây

dựng được thương hiệu vững mạnh cho doanh nghiệp và sản phẩm của doanh

nghiệp xuất khẩu.

Page 66: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

60

Theo Quyết định về việc thành lập Tổ công tác điều hành xuất khẩu gạo,

nhiệm vụ của Tổ công tác là tư vấn về các vấn đề liên quan đến điều hành xuất khẩu

gạo giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành trong điều hành xuất

khẩu gạo, góp phần nâng cao hiệu quả công tác điều hành xuất khẩu gạo. Tổ công

tác cũng có nhiệm vụ theo dõi diễn biến tình hình thị trường thóc, gạo thế giới và

trong nước để tư vấn những biện pháp điều hành xuất khẩu gạo, báo cáo định kỳ

hoặc đột xuất với Thủ tướng Chính phủ về tình hình xuất khẩu gạo và những vấn đề

phát sinh trong hoạt động xuất khẩu gạo.

Đồng thời, nghiên cứu, đề xuất biện pháp, cơ chế chính sách liên quan đến sản

xuất, tiêu thụ, xuất khẩu thóc, gạo để đề xuất với Thủ tướng Chính phủ hoặc tham

gia với các Bộ, ngành, địa phương liên quan như: điều kiện kinh doanh, quy chuẩn,

quy hoạch kho chứa, cơ sở xay, xát, thóc, gạo; vấn đề thu mua, tạm trữ thóc gạo,

xây dựng vùng nguyên liệu, điều tiết bình ổn thị trường nội địa, tín dụng đầu tư, tín

dụng xuất khẩu; tổ chức nghiên cứu, khảo sát, học tập kinh nghiệm trong nước và

ngoài nước trong lĩnh vực sản xuất, điều hành và kinh doanh xuất nhập khẩu lương

thực, thóc gạo.

Trong đó, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đóng vai trò quan trọng ở

khâu theo dõi, bám sát tình hình thị trường; thiết lập liên kết doanh nghiệp xuất

khẩu – nông dân – tổ chức tham gia xuất khẩu gạo. Đặc biệt, VFA sẽ phối hợp Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định nguồn cung, đảm bảo sản lượng gạo

phù hợp cho hoạt động xuất khẩu của năm 2014, góp phần cơ cấu lĩnh vực nông

nghiệp. Nhanh chóng phát hiện và xử lý các doanh nghiệp không đủ năng lực về hệ

thống hạ tầng như kho bãi, nhà máy xay, xát… không đủ năng lực trong đàm phán

hợp đồng. Như vậy sẽ giúp giảm tình trạng nhiều doanh nghiệp làm ăn theo tính

chất ngắn hạn, đặc biệt là cạnh tranh không lành mạnh, gây ảnh hưởng rất lớn đến

thương hiệu gạo Việt Nam, ảnh hưởng đến giá cả xuất khẩu gạo. Trong Quy hoạch

Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo, Bộ Công Thương cần xác định mục tiêu cụ

thể từ nay đến năm 2015 phải kiện toàn, ổn định số lượng thương nhân, đảm bảo tối

đa số lượng đầu mối; gắn địa bàn hoạt động của thương nhân với các vùng sản xuất

lúa hàng hóa lớn.

Page 67: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

61

Tiểu kết chương 3

Xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong thời

gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng mừng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành

tựu đó thì hoạt động này vẫn còn nhiều hạn chế cần phải được khắc phục. Trên cơ

sở các thành tựu và hạn chế trong chương 2 cùng với những quan điểm, định hướng,

mục tiêu xuất khẩu gạo sang Trung Quốc từ năm 2012 đến năm 2020, tác giả đã đề

ra hệ thống các giải pháp đối với các đối tượng liên quan từ Chính phủ, Bộ ngành,

Hiệp hội cho đến doanh nghiệp, người nông dân và một số kiến nghị đối với Chính

phủ, các Bộ ngành liên quan đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị

trường Trung Quốc.

Page 68: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

62

KẾT LUẬN

Hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc vẫn đang tăng

trưởng về kim ngạch, tạo cơ hội đóng góp vào nền kinh tế quốc gia, nâng cao đời

sống nhân dân cũng như góp phần làm chuyển dịch cơ cấu ngành của nước ta. Hoạt

động xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường này đã đạt được thành tựu về kim

ngạch, chủng loại và chất lượng. Nhiều loại gạo được tiêu thụ mạnh trong những

năm gần đây, nhất là gạo thơm, gạo phẩm cấp cao đã phần nào khẳng định chất

lượng gạo ngày càng tăng của Việt Nam, tạo động lực cho ngành gạo tiếp tục đẩy

mạnh trồng trọt, chế biến và xuất khẩu. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế trong

hoạt động xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc mà bắt nguồn là từ hoạt động

trồng trọt, chế biến, xuất khẩu chưa chuyên nghiệp, thiếu linh hoạt, chỉ đạo thực

hiện của Chính phủ, các Bộ ngành chưa thực hiện hiệu quả. Những hạn chế này đã

làm sản lượng và giá cả gạo Việt Nam chưa tương xứng với nhau, giá cả còn thấp

so với mặt bằng chung của thể giới, chưa thực sự xứng đáng với vị trí quốc gia xuất

khẩu gạo hàng đầu thế giới.

Sau khi tìm hiểu và phân tích về thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang

Trung Quốc, khóa luận đưa ra một số giải pháp trong hoạt động trồng trọt bao gồm

hoạt động nghiên cứu và chuyển đổi gạo từ giống phẩm cấp thấp sang phẩm cấp cao,

phát triển các vùng chuyên canh gạo chất lượng cao như cánh đồng mẫu; trong hoạt

động chế biến, bảo quản và xuất khẩu như đẩy mạnh phát triển công nghệ, phát

triển hệ thống thu mua và phân phối gạo, xây dựng và phát triển thương hiệu gạo

của Việt Nam và chủ động nắm bắt tình hình thị trường Trung Quốc. Ngoài ra, tác

giả xin đưa một số kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan về chính

sách đất đai, khuyến nông và chính sách hỗ trợ chế biến, bảo quản, xuất khẩu gạo

của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Những giải pháp, kiến nghị này hi vọng

sẽ giúp khắc phục những hạn chế, tận dụng các thành tựu của hoạt động xuất khẩu

của Việt Nam sang thị trường này, giúp hoạt động trồng trọt, chế biến, bảo quản và

xuất khẩu ngày càng hiệu quả hơn, tạo điều kiện tăng trưởng về kim ngạch xuất

khẩu gạo, giữ vững và nâng cao vị trí của Việt Nam trong danh sách các thị trường

xuất khẩu gạo chính sang thị trường Trung Quốc.

Page 69: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

63

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu sách, tạp chí tiếng Việt

1. Lê Ngọc Hải, 2011, Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu, Thư viện học

viện mở Việt Nam.

2. Dương Hữu Hạnh, 2008, Hướng dẫn thực hành kinh doanh xuất nhập khẩu,

NXB Thống Kê.

3. Luật Thương mại Việt Nam 2005.

4. Nguyễn Công Thành, 2012, Bàn về chất lượng gạo xuất khẩu của nước ta,

Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, TPHCM.

5. Phạm Huyền Diệu, 2012, Xuất khẩu gạo Việt Nam sang trong giai đoạn hiện

nay, Luận văn thạc sỹ ngành Kinh tế chính trị, mã số 60 31 01.

6. Trần Tiến Khai, 2010, Chính sách xuất khẩu lúa gạo Việt Nam và những vấn

đề cần điều chỉnh, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học xã hội và Phát triển bền vững

vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

7. Trung tâm Thương mại Quốc tế UNCTAD/WTO (ITC) và Cục Xúc tiến

Thương mại Việt Nam (VIETRADE), 08/2005, Đánh giá tiềm năng xuất

khẩu của Việt Nam.

Tài liệu Internet tiếng Việt

8. Agroviet, Chế tạo máy cho nhà nông, dễ mà khó,

http://www.agroviet.gov.vn/Pages/news_detail.aspx?NewsId=19560&Page=

2, ngày truy cập 08/11/2011

9. BBC UK, Cạnh tranh khốc liệt thị trường gạo,

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2013/04/130430_vietnam_rice_e

xports.shtml ngày truy cập 06/11/2013

10. BBC UK, Gạo Việt Nam được giá sau bão Haiyan,

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2013/11/131121_philippines_viet

_rice.shtml ngày truy cập 27/11/2013

11. Báo BinVIet, Gạo ồ ạt chảy sang biên giới,

http://beforeitsnews.com/vietnamese/2013/11/gao-o-at-chay-sang-bien-gioi-

108684.html, ngày truy cập 19/11/2013

Page 70: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

64

12. Báo CafeF, Hạn ngạch nhập khẩu gạo của Trung Quốc là 532 triệu tấn năm

2014, http://cafef.vn/nong-thuy-san/han-ngach-nhap-khau-gao-cua-trung-

quoc-la-532-trieu-tan-nam-2014-201309280720366900ca52.chn, ngày truy

cập 19/11/2013

13. Báo mới, Trung Quốc dự kiến sẽ tăng cường xuất khẩu gạo,

http://www.baomoi.com/Trung-Quoc-du-kien-se-tang-cuong-nhap-khau-

gao/45/12250748.epi, ngày truy cập 19/11/2013

14. Báo Sài Gòn Times, Giảm diện tích lúa để tăng thu nhập nông dân,

http://www.thesaigontimes.vn/Home/nongsan/tintucthitruong/102992/, ngày

truy cập 02/11/2013

15. Báo Trung Nguyên, Gạo thơm ST ra thế giới,

http://www.trungnguyen.com.vn/tin-tuc/sang-tao-vi-khat-vong-viet/gao-

thom-st-ra-the-gioi/, ngày truy cập 23/11/2013

16. Báo Việt Nam Plus, Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam để đẩy mạnh xuất

khẩu, http://www.vietnamplus.vn/xay-dung-thuong-hieu-gao-viet-nam-day-

manh-xuat-khau/228772.vnp, ngày truy cập 03/11/2013

17. Báo Vneconomy, Thượng nguồn Mê Kông khát gạo Việt Nam,

http://vneconomy.vn/20131025024947759P0C19/thuong-nguon-me-kong-

khat-gao-viet-nam.htm, ngày truy cập 04/11/2013

18. Bình Thuận mobile, Bài học xuất khẩu gạo,

http://m.baobinhthuan.com.vn/vn/chi-tiet-

tin.aspx?news_id=59630&cat_id=633, ngày truy cập 19/11/2013

19. Dân Việt, Thái Lan xả hàng và giảm mạnh giá gạo: Lúa gạo Việt chao đảo,

http://danviet.vn/kinh-te/thai-lan-xa-hang-va-giam-manh-gia-gao-lua-gao-

viet-chao-dao/20130903100639747p1c25.htm, ngày truy cập 13/11/2013

20. Dân Việt, Thiếu gạo, lỡ cơ hội xuất khẩu, http://danviet.vn/kinh-te/thieu-gao-

lo-co-hoi-xuat-khau/2013112210382937p1c25.htm, ngày truy cập

13/11/2013

21. Diễn đàn dạy và học, Xây dựng thương hiệu cho lúa gạo Việt Nam,

http://dayvahoc.blogspot.com/2010/07/creating-after-jump-summaries.html,

ngày truy cập 13/11/2013

Page 71: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

65

22. Diễn đàn vietfood, Khi Chuyển Mục Đích Sử Dụng Đất Lúa Nước Phải Có

Kế Hoạch Bù Đắp Lại Diện Tích Đã Mất,

http://www.vietfood.org.vn/data/items/5448/1103.htm, ngày truy cập

23/11/2013

23. Doanh nhân sài gòn, Xuất khẩu gạo đang hướng đến thị trường Trung Quốc,

http://www.doanhnhansaigon.vn/online/tin-tuc/kinh-

te/2012/06/1065416/xuat-khau-gao-dang-huong-den-thi-truong-trung-quoc/,

ngày truy cập 19/11/2013

24. Nông nghiệp - nông thôn Việt Nam, Đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang Trung

Quốc, http://xttm.mard.gov.vn/Site/vi-vn/72/51/123/77424/Default.aspx,

ngày truy cập 19/11/2013

25. Sài gòn Tiếp thị, Gạo xuất khẩu: Món nợ chất lượng,

http://sgtt.vn/oldweb/cacsobaotruoc/482_36/p04_monnochatluong.htm, ngày

truy cập 14/11/2013

26. Sài Gòn Tiếp thị, Hai mươi năm vẫn chưa thay đổi qui cách gạo xuất khẩu,

http://sgtt.vn/Ban-doc/178921/Hai-muoi-nam-van-chua-thay-doi-quy-cach-

gao-xuat-khau.html, ngày truy cập 04/11/2013

27. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn TPHCM, Kế hoạch chuyển đổi cơ

cấu cây trồng trên lúa giai đoạn 2014 - 2020,

http://www.sonongnghiep.hochiminhcity.gov.vn/tintuc/lists/posts/post.aspx?

Source=%2ftintuc&Category=TIN+TR%E1%BB%92NG+TR%E1%BB%8

CT&ItemID=2769&Mode=1, ngày truy cập 23/11/2013

28. Thị trường Lúa gạo, http://thitruongluagao.com/trang-chu, ngày truy cập

15/11/2013

29. Thời báo ngân hàng, Xuất khẩu gạo thiệt 600 triệu USD,

http://www.thoibaonganhang.vn/tin-tuc/5-xuat-khau-gao-thiet-600-trieu-usd-

14296.html, ngày truy cập 04/11/2013

30. Tổng cục đường bộ Việt Nam, Giao thông nông thôn trong công cuộc xây

dựng nông thôn mới và hiện đại hóa nông thôn,

http://www.drvn.gov.vn/webdrvn/index.php?q=content/giao-thong-nong-

thon-trong-cong-cu%E1%BB%99c-xay-d%E1%BB%B1ng-nong-thon-

Page 72: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

66

m%E1%BB%9Bi-va-hi%E1%BB%87n-d%E1%BA%A1i-hoa-nong-thon-0,

ngày truy cập 19/11/2013

31. Trang web tỉnh Tiền Gian, Thị trường lúa gạo sôi động trở lại,

http://www.tiengiang.gov.vn/xemtin.asp?cap=3&id=19641&idcha=10054,

ngày truy cập 19/11/2013

32. Viện thổ nhưỡng nông hóa, Cơ hội lớn cho ngành lúa gạo Đông Nam Á,

http://sfri.org.vn/TinTucChiTiet.aspx?MenuId=3&Id=90, ngày truy cập

04/11/2013

33. Vnexpress, Giá gạo Việt xuất khẩu tăng nhờ Philippins,

http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/hang-hoa/gia-gao-viet-xuat-khau-

tang-nho-philippines-2898701.html, ngày truy cập

34. VOV, 20 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD,

http://vov.vn/Kinh-te/20-nhom-hang-co-kim-ngach-xuat-khau-tren-1-ty-

USD/293056.vov, ngày truy cập 04/11/2013

35. VOV, Gạo Việt tăng giá, sức cạnh tranh giảm, http://vov.vn/Kinh-te/Gao-

Viet-tang-gia-suc-canh-tranh-giam/290091.vov, ngày truy cập 04/11/2013

36. VOV, Xuất khẩu gạo đạt 4678 triệu tấn, http://vov.vn/Kinh-te/Xuat-khau-

gao-dat-4678-trieu-tan/279999.vov, ngày truy cập 04/11/2013

Tài liệu Internet nước ngoài

37. Ehow, China’s Majo agricultural products

http://www.ehow.com/facts_5215142_china_s-major-agricultural-

products_.html ngày truy cập 05/11/2013

38. China Briefing, China’s Import and Export Licensing Framework,

http://www.china-briefing.com/news/2013/03/19/chinas-import-and-export-

licensing-framework.html, ngày truy cập, 15/11/2013

39. Wikipedia, Natural disaster in China,

http://en.wikipedia.org/wiki/Natural_disasters_in_China ngày truy cập

26/11/2013

40. Wikipedia, Rice environmental impacts,

http://en.wikipedia.org/wiki/Rice#Environmental_impacts ngày truy cập

25/11/2013

Page 73: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 2005-2013

67

Các trang web thống kê số liệu

41. Custom.gov.vn

42. Fao.org (FAO outlook 2012 & FAO outlook 6/2013)

43. Gafin.vn

44. Intracen.org

45. Oryza.com

46. Tinthuongmai.vn

47. Vaas.org.vn

48. Vinachina.com

49. Vinanet.com.vn