xuÂn canh tÝ...6 ĐẶc san thÔng tin sỐ 86+87 xuân canh tý 2020 ngÂn hÀng chÍnh sÁch xÃ...

128
www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn SỐ 86+87 XUÂN CANH

Upload: others

Post on 19-Jan-2020

8 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vnSỐ 86+87

XUÂNCANHTÝ

Page 2: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng
Page 3: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

[[4] Điều hành chính sách tiền tệ, giữ nền tảng vĩ mô ổn định, hỗ trợtăng trưởng kinh tế cao

[10] Tín dụng chính sách xã hội tạo nguồn lực xây dựng NTM và giảmnghèo bền vững

[15] Sớm hành động để thực hiện hóa các mục tiêu[17] Hành trình kiến tạo giá trị mới[19] Những điểm nhấn tín dụng chính sách xã hội[22] Tín dụng chính sách: Mắt xích quan trọng trong giảm nghèo[28] Gieo vốn trên đỉnh mây ngàn[30] Nuôi giấc mơ đến trường ở vùng quê nghèo[36] Hà Nội đi đầu từ cơ chế đặc thù riêng có[39] Hải Dương: Động lực phát triển kinh tế bền vững

[42] Hưng Yên: Tín dụng chính sách thúc đẩy kinh tế địa phương [50] Dấu ấn tín dụng chính sách ở Nghệ An[52] Đà Nẵng: Chỉ thị số 40 đi vào thực tế cuộc sống [56] Dưỡng mạch nguồn vốn xoay chuyển đói nghèo[58] Bước chuyển lớn trong nhận thức và hành động[60] Về nơi dòng vốn nồng đậm tình người[62] Hiệu quả từ nguồn vốn vay ưu đãi ở Bắc Giang[70] Kết quả của sự đoàn kết, đồng lòng[75] Cộng hưởng sức “công phá” vào từng “lõi nghèo”[78] Nghị lực thoát nghèo của phụ nữ vùng DTTS

[80] Động lực thoát nghèo ở vùng đồng bào DTTS[83] Tín dụng chính sách giúp làng nghề phát triển[87] Sống khỏe với làng nghề[90] Tạo sinh kế bền vững cho thanh niên[94] Xuân đến, tạo thuận lợi cho người nghèo[96] Triệu Chòi Khiền bắt đồng vốn “đẻ”… trâu, lợn[100] Đảng viên gương mẫu, niềm tự hào của bà con dân bản[104] Thoát nghèo, vươn lên khá giàu nhờ vay vốn ưu đãi nuôi gà đen[106] Tín dụng chính sách thay đổi cuộc sống vùng biên[108] Xuân mới trên quê hương búp sen hồng[118] Đất nước tôi – mùa xuân đang về!

CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNGPHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬPTrần Lan Phương

PHÓ TRƯỞNG BAN BIÊN TẬPPhan Cử Nhân

Lê BìnhNguyễn Việt Hải

ỦY VIÊN BAN BIÊN TẬPTrần Hữu Ý

Nguyễn Văn Diện

THIẾT KẾ MỸ THUẬTBáo Tin tức

ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN169 Linh Đường - Hoàng Liệt -

Hoàng Mai - Hà NộiĐiện thoại: 84.24.36417182

Fax: 84.24.36417197Email: [email protected]

GIẤY PHÉP XUẤT BẢNSố 29/GP-XBĐS của Bộ TT&TT

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vnSỐ 86+87

XUÂNCANHTÝ

N � I D U N G

25Xuân sớm xứ“Mường Trời”

112 Ấm áp những mùaxuân yêu thương

(SỐ 86+87)Xuân Canh Tý 2020

Page 4: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

Thư chúc mừng năm mớiC�A TH�NG Đ�C NGÂN HÀNG NHÀ N��C VI�T NAM

Kính gửi: Các thế hệ cán bộ, công chức, viênchức và người lao động ngành Ngân hàng

Chúng ta đón năm mới Canh Tý 2020 trong khôngkhí phấn khởi trước những thành tựu ấn tượng, toàndiện của đất nước trong năm qua. Dưới sự lãnh đạo,chỉ đạo quyết liệt, sáng suốt của Đảng, Quốc hội,Chính phủ, đây là năm thứ 2 liên tiếp chúng ta đạtvà vượt cả 12/12 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội,kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mứcthấp, tăng trưởng kinh tế bền vững ở mức cao; chấtlượng tăng trưởng và môi trường kinh doanh đượccải thiện mạnh mẽ; năng lực cạnh tranh quốc giatăng 10 bậc... tạo tiền đề vững chắc cho việc hoànthành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinhtế - xã hội năm 2020 và cả giai đoạn 2016 - 2020.

Trong niềm vui chung đó, ngành Ngân hàng tựhào đã đạt được kết quả tích cực trên tất cả các mặthoạt động. Mặc dù tình hình kinh tế, tiền tệ thế giớidiễn biến phức tạp, nhưng năm 2019 tiếp tục là mộtnăm thành công trong điều hành chính sách tiền tệvà hoạt động ngân hàng. Mặt bằng lãi suất giảm, thịtrường tiền tệ, ngoại hối ổn định, đồng VND là mộttrong các đồng tiền ít biến động nhất trong khu vực.Chất lượng tín dụng tiếp tục được cải thiện. Công táccơ cấu lại các tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu, hoạtđộng thanh toán, công nghệ, đảm bảo an ninh, antoàn hoạt động ngân hàng, cải cách hành chính...được triển khai quyết liệt và đạt nhiều kết quả khả

quan. Những kết quả đó đã góp phần quan trọng ổnđịnh kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và thúc đẩytăng trưởng ở mức cao, được Quốc hội, Chính phủ,các ngành, các cấp, các tổ chức tài chính quốc tế vàcác nhà đầu tư đánh giá cao.

Thay mặt Ban Cán sự Đảng, Ban Lãnh đạo Ngânhàng Nhà nước Việt Nam, tôi nhiệt liệt chúc mừngnhững thành tựu mà hệ thống ngân hàng đạt đượctrong năm qua và tin tưởng rằng với những kết quảđã đạt được trong năm 2019 và từ đầu nhiệm kỳ đếnnay, ngành Ngân hàng sẽ vững vàng vượt qua nhữngkhó khăn, thách thức mới, tiếp tục hoàn thành xuấtsắc nhiệm vụ năm 2020 và cả giai đoạn 2016 - 2020,lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp vàĐại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Nhân dịp năm mới, kính chúc các đồng chí cùng giađình an khang, thịnh vượng và tiếp tục đóng góp cho sựphát triển vững mạnh của Ngành và của đất nước.

Thân ái!

LÊ MINH HƯNG

ỦY VIÊN BCH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG,

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Page 5: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

Đường sáng mùa xuân...

Sau 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TWngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảngvề tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tíndụng chính sách xã hội đã làm sáng rõ hơn nhận

thức của cấp ủy, chính quyền địa phương về một chính sáchtín dụng đậm tính nhân văn của Đảng và Nhà nước dànhcho đối tượng yếu thế. Để rồi khi cấp ủy, chính quyền địaphương cùng hệ thống chính trị chung tay thực hiện, conđường trực tiếp và trọng yếu trợ đỡ người nghèo và các đốitượng chính sách nhất là tín dụng chính sách xã hội ngàycàng rộng mở, giúp họ phát triển kinh tế, cải thiện đời sống,tự tin hòa nhập với cộng đồng, trở thành những tế bào quantrọng góp phần cho sự phát triển bền vững của địa phươngvà đất nước.

Trên con đường mà Đảng, Nhà nước đã chỉ ra ấy, nhữngcán bộ NHCSXH mang trong mình trọng trách của Đảng,Chính phủ giao phó đưa đồng vốn đến với người dân khôngchỉ là công việc mà còn là trách nhiệm. Những ngày đôngqua, xuân đến, sống và gắn bó cùng từng bản làng, ngườidân từ vùng đồng bằng phì nhiêu đến những miền núi cao,hải đảo, sự thấu hiểu nỗi cơ cực của những con người chưacó cơ hội đổi đời vì thiếu vốn đã nuôi dưỡng ý chí và nghị lựccủa từng cán bộ tín dụng, chẳng quản khó khăn, gác lại cảnhững ngày vui bên gia đình cuối tuần để kịp đưa đồng vốnvề cho hộ nghèo và đối tượng chính sách.

Mở ra một chân trời tươi sáng mới cho người nghèo vàcác đối tượng chính sách, họ nhận về mình những khó khăn,vất vả, từ việc dõi theo từng hộ vay để bảo toàn đồng vốn quýgiá mà Đảng, Nhà nước giao phó. Lại lo lắng và trăn trở hơnlàm sao giải ngân cho đúng đối tượng, cho trúng con đườngphát triển kinh tế để mỗi người dân không chỉ có việc làm màquan trọng hơn là tạo dựng sinh kế bền vững.

Để rồi nhìn lại ngày cuối năm, bước sang một năm mớivới khí thế mới, hệ thống NHCSXH lại hân hoan từng con sốtăng trưởng, lại càng thấy ý nghĩa hơn khi những đồng vốn

đó nở hoa, kết trái trong đời sống, gom góp lên những hạnhphúc bình dị trong mỗi nếp nhà, mỗi xóm thôn, thực hiệnmong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh “ai cũng có cơm ănáo mặc, ai cũng được học hành”.

Như lời Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đãtừng nhắn nhủ đến toàn thể cán bộ, người lao độngNHCSXH đầu năm 2019, đảm bảo “đồng tiền, bát gạo” củaNhà nước đến được đối tượng chính sách một cách dễ dàng,trong năm 2020 này, NHCSXH sẽ tiếp tục phát huy hơn nữađể thể hiện rõ vai trò “cánh tay nối dài” của Đảng, Nhà nướcquan tâm tới các đối tượng yếu thế trong xã hội. Đặc biệt,trong một năm cuối khép lại Chiến lược phát triển NHCSXHgiai đoạn 2011 - 2020, Lãnh đạo NHCSXH cũng đã “đặthàng” toàn thể cán bộ, người lao động NHCSXH cùng chungtâm ý xây dựng một đường hướng chiến lược mới trong việcthực thi tín dụng chính sách xã hội. Ở đó, cán bộ tín dụngkhông chỉ là những người truyền dẫn vốn mà còn đóng vaitrò tham mưu cùng các Bộ, ngành trình Chính phủ hoànthiện hệ thống các chương trình tín dụng chính sách đủtâm, đủ tầm để làm sao rút ngắn hành trình thoát nghèobền vững của người nghèo và các đối tượng chính sách, giúphọ hòa nhập nhanh cùng cánh cửa hội nhập kinh tế thế giớicủa đất nước đang ngày càng rộng mở.

Trong niềm vui xuân, đón Tết, Đặc san “Ngân hàngChính sách xã hội Việt Nam” xin gửi tới toàn thể bạn đọctrong và ngoài hệ thống lời chúc mừng năm mới An khang,Thịnh vượng, nhiều niềm vui và hạnh phúc.

Như một món quà mừng xuân, Đặc san xuân Canh Tý sẽcùng bạn đọc cảm nhận những nỗ lực và thành công củaNHCSXH đồng hành cùng người nghèo và các đối tượngchính sách trên con đường đi tới những mùa xuân ấm no,hạnh phúc!

BAN BIÊN TẬP

Page 6: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

4 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

ĐIU HÀNH CHÍNH SÁCH TIN T�,gi n�n t�ng v mô �n đ�nh, h� tr�t�ng tr��ng kinh t� cao

>Bài và ảnh ĐỨC NGHIÊM - HOÀNG GIÁP

Ngay trong ngày đầu tiên của năm mới 2020, Thủ tướng Chính phủNguyễn Xuân Phúc đã dành thời gian tới dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghịtrực tuyến triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2020. Thủ tướng đánh giácao sự nỗ lực của ngành Ngân hàng, trong đó có NHCSXH đóng góp tíchcực trong việc đẩy lùi “tín dụng đen”.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Page 7: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

5ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

Luôn tạo điềukiện cho doanhnghiệp và ngườidân tiếp cận vốnvay

Phát biểu khai mạcHội nghị, Thống đốcNHNN Việt Nam Lê MinhHưng trân trọng cảm ơn Thủtướng Chính phủ đã dành thờigian đến dự và chỉ đạo Hội nghị,đồng thời sự có mặt của Lãnh đạocác Bộ, ngành, địa phương thểhiện sự quan tâm tới NHNN và hệthống ngân hàng.

Theo Thống đốc, tại Hội nghịChính phủ với các địa phương tổchức vào những ngày cuối cùng củanăm 2019, trong Báo cáo của Chínhphủ đã đánh giá đầy đủ những kếtquả ấn tượng về tình hình kinh tế -xã hội năm 2019. Và, ngành Ngânhàng rất tự hào khi đã đóng góp vàothành công chung đó.

Báo cáo tại Hội nghị cho thấy,năm 2019, chính sách tiền tệ (CSTT)tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chínhsách tài khóa và các chính sách vĩmô khác để điều hành chủ động,đồng bộ, linh hoạt các công cụ CSTT,duy trì ổn định thị trường tiền tệ,ngoại tệ; kiểm soát lạm phát cơ bảnbình quân ở mức 2,01%, tạo dư địathuận lợi để điều chỉnh giá các mặthàng do Nhà nước quản lý, đặc biệttrong điều kiện ảnh hưởng phức tạpcủa dịch bệnh. Qua đó góp phầnkiểm soát lạm phát CPI bình quân cảnăm ở mức thấp nhất trong 3 nămqua; thanh khoản hệ thống đượcđảm bảo, sẵn sàng đáp ứng nhu cầuchi trả cho nền kinh tế.

Về điều hành lãi suất, NHNN bámsát chỉ đạo của Chính phủ, diễn biếnthị trường để triển khai tổng thể các

biện pháp nhằm tạo điều kiện chodoanh nghiệp và người dân tiếp cậnvốn vay chi phí hợp lý, hỗ trợ SXKD.Từ ngày 16/9/2019, NHNN điều chỉnhgiảm đồng bộ 0,25%/năm các mức lãisuất điều hành; từ ngày 19/11/2019giảm 0,2 - 0,5%/năm trần lãi suất huyđộng các kỳ hạn dưới 6 tháng và0,5%/năm trần lãi suất cho vay đốivới các lĩnh vực ưu tiên; giảm0,75%/năm lãi suất nghiệp vụ thịtrường mở.

Đồng thời, chỉ đạo các TCTD chủđộng cân đối nguồn vốn và năng lựctài chính để áp dụng lãi suất cho vayhợp lý; điều hòa thanh khoản ổn địnhthị trường, nhờ đó duy trì lãi suất thịtrường liên ngân hàng phù hợp, tạođiều kiện hỗ trợ nguồn vốn chi phíhợp lý cho TCTD. Kết quả sau cácđộng thái điều hành của NHNN, mặtbằng lãi suất thị trường có xu hướnggiảm. Lãi suất huy động các kỳ hạndưới 6 tháng giảm 0,2 - 0,5%/năm vàlãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiêngiảm 0,5%/năm.

Về điều hành tín dụng, tiếp tụcđược kiểm soát chặt chẽ, tập trungphân bổ vào các lĩnh vực sản xuất,ưu tiên tạo động lực cho phát triển,

góp phần đổi mới mô hình tăngtrưởng, nâng cao hiệu quả sử dụngvốn của nền kinh tế, đáp ứng kịpthời nhu cầu hợp pháp về vốn, nhấtlà vốn tín dụng tiêu dùng của ngườidân, góp phần hạn chế “tín dụngđen”. Tín dụng ngoại tệ tiếp tụcđược kiểm soát theo đúng lộ trìnhhạn chế đô la hóa theo chủ trươngcủa Chính phủ; tín dụng đối với lĩnhvực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát ởmức hợp lý...

Trong năm 2019, thực hiện chỉđạo của Thủ tướng, để góp phầnhạn chế, đẩy lùi “tín dụng đen”, trongcác Chỉ thị từ đầu năm, Thống đốcNHNN đều yêu cầu các TCTD đẩymạnh triển khai các giải pháp tháogỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợicho các tổ chức và người dân tiếpcận vốn; có giải pháp tín dụng phùhợp đáp ứng nhu cầu hợp pháp củangười dân, góp phần hạn chế “tíndụng đen”.

Bên cạnh đó, công tác cải cáchthủ tục hành chính cũng đượcNHNN đặc biệt quan tâm. NHNN đãliên tiếp 4 năm liền xếp vị trí số 1 vềcải cách hành chính (CCHC) trongcác Bộ, cơ quan ngang Bộ. NHNNxác định mục tiêu xuyên suốt là đẩymạnh CCHC trong hệ thống NHNN

Page 8: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

gắn với đổi mới phương thức phụcvụ của ngành Ngân hàng lấy ngườidân, doanh nghiệp làm trung tâm vàphải tạo chuyển biến rõ nét về cảithiện môi trường kinh doanh tronghoạt động ngân hàng.

Với việc triển khai các giải phápquyết liệt trên, ngành Ngân hàng cơbản đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốnphục vụ SXKD, các nhu cầu đời sốngchính đáng của người dân. Đến cuốinăm 2019, tín dụng tăng xấp xỉ 14%

so với cuối năm 2018. Cơ cấu tíndụng tiếp tục có sự điều chỉnh tíchcực, tập trung vào lĩnh vực SXKD,lĩnh vực ưu tiên.

Công tác cơ cấu lại các TCTDcũng tiếp tục được đẩy mạnh. Sự ổn

Page 9: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

7ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

định, an toàn của hệ thống các TCTD

được giữ vững, thể hiện ở các mặt

như: Năng lực tài chính của các

TCTD tiếp tục được củng cố, vốn

điều lệ tăng dần qua các năm; quy

mô hệ thống các TCTD tiếp tục tăng;

năng lực quản trị điều hành, hoạtđộng kiểm tra, kiểm toán nội bộ vàquản lý rủi ro của các TCTD từngbước được nâng cao để tiệm cận vớithông lệ quốc tế; sự minh bạchtrong hoạt động của hệ thống cácTCTD đã được nâng cao một bước.

Các giải pháp xử lý nợ xấu đượctriển khai đồng bộ cùng với các biệnpháp kiểm soát, phòng ngừa nợ xấumới phát sinh đã góp phần nâng caochất lượng tín dụng và giảm tỷ lệ nợxấu của hệ thống các TCTD.

Với sự chỉ đạo quyết liệt củaNHNN và sự nỗ lực của hệ thống cácTCTD, đến tháng 12/2019, tỷ lệ nợxấu nội bảng của toàn hệ thống cácTCTD ở mức 1,89% (hoàn thành mụctiêu dưới 2%). Tính từ năm 2012 đếncuối tháng 12/2019, toàn hệ thốngcác TCTD ước tính đã xử lý được1.064 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Lũy kếtừ 15/8/2017 đến cuối tháng12/2019, ước tính toàn hệ thốngTCTD đã xử lý được 305,7 nghìn tỷđồng nợ xấu xác định theo Nghịquyết 42 (không bao gồm sử dụngdự phòng rủi ro và khoản bán nợcho VAMC thông qua phát hành tráiphiếu đặc biệt).

Trong lĩnh vực thanh toán, bêncạnh hoàn thiện cơ sở pháp lý,NHNN đã triển khai đồng bộ các giảipháp nhằm đẩy mạnh thanh toánkhông dùng tiền mặt (TTKDTM).

NHCSXH và Agribankđóng góp tích cực đẩy lùi“tín dụng đen”

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướngChính phủ chia sẻ với đặc thù củangành Ngân hàng phải vất vả quyếttoán trong ngày cuối của năm, thậmchí sang cả những ngày đầu năm vàđánh giá cao sự có mặt đông đảo củagần 3.800 đại biểu chủ chốt trong hệthống ngành Ngân hàng dự Hội nghị.

Nhìn lại thành tích đạt được năm2019 của ngành Ngân hàng, Thủ

tướng cho biết, trong bối cảnh thếgiới, thị trường tài chính tiền tệ biếnđộng, các nước phải nới lỏng chínhsách tiền tệ thì NHNN đã thực hiệntốt các mục tiêu kiểm soát cung tiền,lãi suất, kiểm soát lạm phát ở mứcthấp nhất trong 3 năm qua. Tỷ giá cơbản ổn định. Mặt bằng lãi suất có xuhướng giảm là điểm sáng đáng ghinhận. Tỷ lệ nợ xấu giảm. Dự trữ ngoạihối đạt gần 80 tỷ USD, gấp 2,5 lần từđầu nhiệm kỳ và gấp gần 6 lần so với2011. Trong năm qua, chúng ta bỏ ra500 nghìn tỷ đồng để mua dự trữngoại hối, tăng cung tiền lớn như vậynhưng vẫn kiểm soát được lạm phát.

Nhắc lại phát biểu của Tổng Bíthư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọngtại Hội nghị Chính phủ với các địaphương rằng Ngân hàng Thế giới(WB) nhận xét “mây đen phủ lên toàncầu nhưng mặt trời vẫn đang tỏasáng lên Việt Nam”. Thủ tướng bổsung, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đánhgiá Việt Nam có sự năng động, tínhđúng đắn trong điều hành chính sách.

Trong những thành quả đạt đượccó sự đóng góp quan trọng củaNHNN. Kiên định mục tiêu kiểm soátlạm phát, ổn định vĩ mô là điểm sángcủa NHNN suốt từ đầu nhiệm kỳ đếnnay. Trong đó nổi bật là vai trò kiểmsoát lạm phát thấp hơn đáng kể sovới mức bình quân 4,74% của thếgiới cho thấy, CSTT linh hoạt, điềuhành bản lĩnh, đồng bộ của NHNN.

Song song với đó, tín dụng tănggần 14% thấp hơn rất nhiều so vớinhững năm trước, nhưng GDP lại đạtmức ấn tượng 7,02%. Điều đó chothấy, dòng vốn ngân hàng đã đi đúnghướng, chất lượng tín dụng tăng. Vớiquy mô GDP nền kinh tế lên tới 270tỷ USD, trong đó tín dụng đóng góptrên 8,2 triệu tỷ đồng là con số khônghề nhỏ. Nhưng điều quan trọng hơn,tôi đánh giá cao là sự phối hợp củaNHNN với các Bộ, ngành trong điềuhành vĩ mô, chính sách tài khóa để

Page 10: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

vừa đảm bảo lạm phát ở mức thấp,duy trì tăng trưởng kinh tế cao vớimặt bằng lãi suất thấp.

Đặc biệt, Thủ tướng cũng đánhgiá cao NHNN đã linh hoạt, khéo léotrong điều hành khi mua vào đểtăng dự trữ ngoại hối đạt mức kỷ lụcgần 80 tỷ USD, gấp 2,5 lần từ đầunhiệm kỳ, nhưng không ảnh hưởnglớn đến lạm phát. Trong khi đó mộtsố nước như Trung Quốc cùng kỳ dựtrữ ngoại hối giảm 5%, Malaysiagiảm, còn một số nước chỉ tăng nhẹ.Không những vậy, NHNN dùngngoại hối này gửi lại các TCTD quốctế, trong nước thu lãi gần 20.000 tỷđồng, có thể nói là rất thành công.

“Hoạt động kinh doanh ngânhàng cải thiện đáng kể”, Thủ tướngnói và chia sẻ: Vốn điều lệ của cácngân hàng tăng dần qua các năm, tỷlệ an toàn vốn - CAR trên 12% đảmbảo an toàn trong hoạt động. Trongthời gian qua, nhiều ngân hàng táicơ cấu thành công, xử lý nợ xấu tốt,nhiều NHTM xung phong hỗ trợ

Chính phủ thực hiện dự án về điện

lực, giao thông, nông nghiệp... Bên

cạnh đó, NHNN phối hợp với Bộ

Công an thực hiện đẩy lùi “tín dụng

đen”, trong đó đóng góp tích cực

nhất là NHCSXH và Agribank.

Hệ thống ngân hàng nắm bắt xu

hướng và cơ hội từ cuộc Cách mạng

công nghệ 4.0 khi tiên phong ứng

dụng công nghệ hiện đại, nâng cao

chất lượng dịch vụ. Xu hướng ngân

hàng số và sử dụng công nghệ bắt

đầu cung ứng các sản phẩm tiện ích

trên nền tảng công nghệ...�

8 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng: Xây dựng kịchbản điều hành khác nhau để kịp thời ứng xửtrong các tình huống

Năm 2020 là năm cuối cùng nhiệm kỳ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn2016 - 2020 theo Nghị quyết Đại hội Đảng. Do đó NHNN và hệ thống ngânhàng cần tập trung xử lý quyết liệt một số vấn đề sau:

Thứ nhất, trong bối cảnh thị trường quốc tế diễn biến phức tạp và khólường đòi hỏi năng lực dự báo, hoạch định cũng như chủ động trong cácphương án điều hành cần làm tốt hơn nữa. Đơn cử trong điều hành tỷ giá, thịtrường ngoại tệ, phải chuẩn bị nhiều kịch bản điều hành khác nhau để kịpthời ứng xử trong các tình huống. Thời gian tới, NHNN tiếp tục chủ động bámsát các diễn biến của thị trường quốc tế và khu vực để kịp thời tham mưu choChính phủ và Thủ tướng; tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công thương vàcác Bộ, ngành để xử lý các vấn đề với các đối tác thương mại mà chúng taquan tâm.

Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng phát biểu tại Hội nghị.

Page 11: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

9ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

Có thể nói, chưa bao giờ Việt Nam cómột cơ đồ như hôm nay, nhưng đối vớihệ thống CSTT còn nhiều khó khăn,thách thức. Năm 2020 có nhiều vấn đềđặt ra để suy nghĩ như rủi ro gia tăng từkinh tế tài chính toàn cầu.

Bên cạnh thành quả nhiều mặt,ngành Ngân hàng vẫn còn một số hạnchế, bất cập, thách thức, đặc biệt là cơcấu lại TCTD và xử lý nợ xấu. Tiềm lựctài chính ngân hàng còn hạn chế, chấtlượng sản phẩm dịch vụ chưa cao, dịchvụ còn nghèo nàn, trình độ quản trị vàcông nghệ còn thấp so với thế giới. Xửlý các TCTD yếu kém còn nhiều trở ngại,khó khăn. Công tác bảo đảm an ninh,an toàn còn nhiều phức tạp từ lộ thôngtin cá nhân, tấn công mạng, mất tiềntài khoản làm ảnh hưởng đến uy tíncác ngân hàng, kể cả vấn đề tiền ảo.

Để thực hiện các nhiệm vụ năm2020, ngành Ngân hàng phối hợp chặtchẽ với các địa phương thực hiện tốtcác nhiệm vụ, giải pháp tại các Nghịquyết 01, 02 của Chính phủ vừa kýngày 01/1/2020. Ổn định vĩ mô vẫn làtrung tâm điều hành của Chính phủ, vìthế, NHNN phải điều hành chính sáchtiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợpđồng bộ, hiệu quả với chính sách tàikhóa và chính sách khác để ổn định

kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗtrợ SXKD, thúc đẩy tăng trưởng.

Đồng thời, theo dõi sát tình hình đểkịp thời tham mưu cho Bộ Chính trị,cho Chính phủ và Thủ tướng Chínhphủ các biến động vĩ mô tiền tệ, tíndụng quốc tế và trong nước. Chẳnghạn, mức tăng trưởng tín dụng năm2020 là bao nhiêu thì NHNN phải tínhtoán, đề xuất với Chính phủ trên tinhthần đây là kênh vốn quan trọng đểgóp phần tăng trưởng. Điều hành lãisuất, tỷ giá linh hoạt phù hợp với cânđối vĩ mô, diễn biến thị trường và yêucầu quản lý là yêu cầu đối với CSTT màNghị quyết 01 của Chính phủ nêu ra.Cùng với đó là tăng dự trữ ngoại hối,đảm bảo chất lượng tín dụng, ngănchặn “tín dụng đen”.

Trong năm 2020, NHNN phải đồngthời thực hiện hai mục tiêu kép. Một làtạo môi trường thuận lợi cho các TCTDphát triển an toàn, lành mạnh, hiệuquả, cạnh tranh quốc tế. Thứ hai là đadạng hóa, nâng cao chất lượng dịchvụ, đáp ứng yêu cầu và tạo mọi điềukiện thuận lợi cho người dân và doanhnghiệp, với phương châm dễ dàng tiếpcận các dịch vụ tín dụng ngân hàngtrong thời gian ngắn nhất, chi phíthấp nhất.

Bên cạnh đó, công tác dự báo, ứngphó, đối sách phải đặc biệt chú ý; đẩymạnh phối hợp với các Bộ, ngành và cơquan chức năng, nhất là Bộ Tài chính,Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Côngthương để thường xuyên trao đổi, cóquyết sách hàng tháng trình Chínhphủ.

Tôi đề nghị NHNN thực hiện tốt Đềán 1058 và Nghị quyết 42 của Quốc hội,tập trung xử lý các TCTD yếu kém, hạnchế nợ xấu phát sinh. Các NHTM cũngphải tự tính toán, đẩy mạnh giải phápnâng cao năng lực tài chính, năng lựcđiều hành và hiệu quả hoạt động, đảmbảo an toàn từng tổ chức và hệ thống.

Tôi yêu cầu NHNN chỉ đạo các NHTMứng dụng công nghệ hiện đại, thànhtựu của cuộc Cách mạng công nghệlần thứ 4 vào ngân hàng, tạo điều kiệnchuyển đổi mô hình Nhà nước điện tửvà mô hình ngân hàng số. Nhiều NHTMđã đăng ký trở thành ngân hàng số làđiều đáng mừng. Đặc biệt là các ngânhàng cần có khát vọng vươn lên lọt vàoTop của khu vực và thế giới. Thànhcông lớn của NHNN trong thời gianqua là thành công căn bản, toàn diệnnên cần phát huy thành quả, để thờigian tới làm tốt hơn nhiệm vụ nặng nềđược giao...

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: Năm 2020, ngành Ngân hàng phảiđồng thời thực hiện hai mục tiêu kép

Thứ hai, đảm bảo cung ứng đủ vốn cho phát triển kinhtế - xã hội đạt được mục tiêu của Chính phủ và Quốc hội đãđề ra; đồng thời tiếp tục nỗ lực và tập trung các biện phápđể tăng cường hiệu quả chất lượng tín dụng một cách bềnvững, hạn chế nợ xấu phát sinh; chuyển dịch cơ cấu tíndụng tốt hơn nữa để hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu các ngànhvà lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là ngành Công thương vàngành Nông nghiệp.

Thứ ba, công tác thanh tra giám sát, mặc dù đã đượctăng cường nhưng đây là lĩnh vực mà NHNN tiếp tục chỉđạo đẩy mạnh và củng cố cả về thanh tra Trung ương vàcác chi nhánh; tiếp tục phát huy các kết quả đã làm đượctrong giám sát từ xa, cảnh báo sớm để ngăn chặn, phòngngừa rủi ro; xử lý nghiêm minh các vi phạm. Năm 2020 lànăm cuối cùng thực hiện Đề án cơ cấu lại và xử lý nợ xấu

theo Đề án 1058. Vì vậy cần tập trung quyết liệt xử lý nợxấu, cơ cấu lại các TCTD.

Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng phải liên tục nên NHNNđã chủ động báo cáo Thủ tướng xây dựng Đề án tái cơ cấucho giai đoạn tới để tiếp tục củng cố hệ thống lành mạnhhơn. Bên cạnh đó, ngành Ngân hàng tập trung hoàn thiệnkhuôn khổ pháp lý, pháp quy cho hoạt động ngân hàng,đặc biệt là nghiên cứu sửa đổi Luật NHNN, Luật các TCTD,Luật Bảo hiểm tiền gửi để báo cáo Chính phủ, Quốc hộiphê duyệt trong thời gian sớm nhất. NHNN chỉ đạo cácTCTD tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động tíndụng của ngân hàng, đảm bảo tuyệt đối an toàn.

Cuối cùng, là công tác truyền thông, hoạt động ngânhàng là lĩnh vực hết sức nhạy cảm nên công tác truyềnthông cần lưu ý triển khai quyết liệt và bài bản hơn trongthời gian tới.

Page 12: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

10 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

“Có thể nóiNHCSXHvà chínhsách tín

dụng xã hội là một trụ cộtquan trọng của Chươngtrình mục tiêu quốc gia vềgiảm nghèo bền vững.Nhờ trụ cột này, giai đoạn2015 - 2018, số hộ nghèogiảm nhanh, góp phần đẩylùi “tín dụng đen”, tạonguồn lực cho các địaphương thực hiện Chươngtrình mục tiêu quốc gia xâydựng nông thôn mới (NTM),giảm nghèo bền vững gắn vớicác Đề án phát triển kinh tế -xã hội của địa phương, nângcao đời sống vật chất, tinh thầncho người dân”, Phó Thủ tướngChính phủ Vương Đình Huệ cho biếttại Hội nghị trực tuyến về vai trò vàhiệu quả của tín dụng chính sáchtrong thực hiện mục tiêu giảmnghèo bền vững.

Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Lê TấnDũng cho biết: Trong những năm vừaqua, Quốc hội, Chính phủ luôn tậptrung ưu tiên nguồn lực để bố tríthực hiện các chính sách an sinh xãhội và Chương trình mục tiêu quốcgia về giảm nghèo bền vững. Nhờ đó,đã hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng trênđịa bàn các huyện nghèo, xã nghèo,thôn bản đặc biệt khó khăn cũng nhưthực hiện các chính sách hỗ trợ trựctiếp cho hộ nghèo.

Cùng với việc triển khai đồng bộcác chính sách, chương trình giảmnghèo từ nguồn lực hỗ trợ đầu tưcủa Nhà nước, của cộng đồng,doanh nghiệp và các địa phương, cảnước đã thực hiện đạt và vượt mụctiêu giảm nghèo mà Quốc hội, Chínhphủ giao hàng năm, bình quân mỗinăm tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,55%(bình quân giảm 300 nghìn hộ/năm),tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn cáchuyện nghèo giảm 5,5%/năm; cơ sởhạ tầng trên địa bàn các huyệnnghèo, xã nghèo được cải thiện rõrệt, đời sống người nghèo được cảithiện, khả năng tiếp cận các dịch vụ

xã hội cơ bản được nâng lên.

Từ 3 chương trình tín dụng nhậnbàn giao (hộ nghèo, HSSV và giảiquyết việc làm), đến nay tín dụngchính sách xã hội đã và đang triểnkhai thực hiện trên 20 chương trìnhvà một số chương trình, dự án docác địa phương, tổ chức, cá nhântrong và ngoài nước uỷ thác sangNHCSXH thực hiện. Đến 31/12/2019,tổng dư nợ đạt 206.805 tỷ đồng,tăng 64.277 tỷ đồng so với31/12/2015, tốc độ tăng trưởng dưnợ bình quân hàng năm đạt 9,7%,với trên 6,6 triệu khách hàng còn dưnợ. Vốn tín dụng chính sách xã hội

TÍN D�NG CHÍNH SÁCH XÃ H�It�o ngu�n l�c xây d�ng nông thôn m�ivà gi�m nghèo b�n vng

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ phát biểu tại Hội nghị.

>NHÓM PV

Page 13: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

11ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

được đầu tư đến 100% xã, phường,thị trấn trên toàn quốc, trong đó tậptrung ưu tiên cho vay khu vực DTTSvà miền núi, vùng khó khăn, vùngsâu, vùng xa, biên giới. Trong giaiđoạn 2016 đến hết năm 2019, đã cótrên 8,6 triệu lượt hộ nghèo và cácđối tượng chính sách khác được vayvốn từ NHCSXH, với doanh số chovay đạt 245.224 tỷ đồng; góp phầngiúp trên 1,4 triệu hộ vượt quangưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làmcho trên 775 nghìn lao động (trên 17nghìn lao động đi làm việc có thờihạn ở nước ngoài); gần 200 nghìnHSSV có hoàn cảnh khó khăn đượcvay vốn học tập; xây dựng gần 4,9triệu công trình nước sạch, vệ sinhmôi trường nông thôn; trên 108nghìn căn nhà ở cho hộ nghèo.

Mô hình tổ chức quản trị củaNHCSXH mang tính đặc thù, đápứng yêu cầu tập trung nguồn lực xã

hội, tăng hiệu quả sử dụng vốn, thựchiện xã hội hóa hoạt động tín dụngchính sách xã hội, NHCSXH đã thựchiện phương thức quản lý tín dụngchính sách xã hội thông qua hìnhthức: Phân công, phân cấp tráchnhiệm của chính quyền cơ sở trongviệc xác nhận đối tượng thụ hưởngchính sách; thực hiện dân chủ, côngkhai trong cộng đồng dân cư; kếthợp với sự tham gia của 4 tổ chứcchính trị - xã hội nhận ủy thác với vaitrò giám sát xã hội và làm ủy thácmột số nội dung công việc trong quytrình nghiệp vụ tín dụng chính sách.Đây là hướng đi đúng, giúp cho việcchuyển tải nguồn vốn tín dụng đếnđúng đối tượng thụ hưởng kịp thời,hiệu quả; đồng thời nâng cao vai tròquản lý Nhà nước, đặc biệt củachính quyền cấp xã.

Với cách thức hoạt động nghiệpvụ sáng tạo để phục vụ tốt nhất cho

hộ nghèo và các đối tượng chínhsách khác, NHCSXH tổ chức gần 11nghìn Điểm giao dịch tại xã, phường,thị trấn trong toàn quốc và gần 200nghìn Tổ tiết kiệm và vay vốn tại100% thôn ấp, bản làng.

Hiệu quả của tín dụng chính sáchxã hội đã khẳng định phương thứcquản lý và mô hình tổ chức quản trị,điều hành, tác nghiệp của NHCSXH làhoàn toàn phù hợp với điều kiện thựctiễn của nước ta. Điều này được Ủyban Thường vụ Quốc hội khóa XIIIđánh giá: “Chính sách tín dụng chohộ nghèo là một trong những “Điểmsáng” trong các chính sách giảmnghèo. Đây cũng là chính sách xâydựng mối liên kết tốt giữa Nhà nướcthông qua NHCSXH với các tổ chứchội, đoàn thể và người nghèo, pháthuy được tính chủ động, nâng caotrách nhiệm của người nghèo vớichính quyền cơ sở.

Page 14: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

12 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Tổng Giám đốc NHCSXH DươngQuyết Thắng cho biết, bên cạnhnhững kết quả đạt được, hoạt độngtín dụng chính sách xã hội thời gianqua vẫn còn những thách thức, đólà: Nguồn lực để thực hiện cácchương trình tín dụng chính sách xãhội còn hạn chế so với nhu cầu thựctế của người nghèo và các đối tượngchính sách. Chất lượng tín dụngchính sách chưa đồng đều. Một sốvùng, địa phương tỷ lệ nợ quá hạncòn cao. Đối tượng thụ hưởng mộtsố chương trình tín dụng như chovay HSSV có hoàn cảnh khó khăn,cho vay phát triển kinh tế - xã hộivùng DTTS và miền núi mới chỉ giớihạn trong phạm vi nhất định, các hộgia đình có mức sống trung bìnhchưa được tiếp cận. Tại một số nơi,công tác phối hợp giữa hoạt độngkhuyến nông, khuyến lâm, khuyến

ngư, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giaocông nghệ, tiêu thụ sản phẩm củacác tổ chức Nhà nước, các đơn vị sựnghiệp, các doanh nghiệp và các tổchức chính trị - xã hội với hoạt độngtín dụng chính sách chưa được gắnkết, dẫn đến một bộ phận ngườinghèo sử dụng vốn vay chưa hiệuquả, chưa thoát nghèo bền vững.

“Có thể khẳng định tín dụngchính sách xã hội đã đạt được hiệuquả tích cực, phù hợp với chủtrương, chính sách của Đảng, Nhànước về giảm nghèo bền vững, bảođảm an sinh xã hội, nâng cao đờisống vật chất, tinh thần của ngườidân”, Tổng Giám đốc Dương QuyếtThắng thông tin.

Tại Hội nghị, Phó Thống đốcNHNN Đào Minh Tú cho biết: “Tíndụng chính sách xã hội được thiết kế

với một chuỗi các sản phẩm tín dụngphục vụ người nghèo và các đốitượng chính sách khác, tạo thànhmột hệ thống chính sách đồng bộ,bao phủ các nhóm đối tượng thụhưởng, hỗ trợ đa chiều cho ngườidân không chỉ giảm nghèo mà cònthoát nghèo bền vững”.

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộccủa Quốc hội Nguyễn Lâm Thànhkhẳng định: “Đời sống vật chất vàtinh thần của người nghèo và các đốitượng chính sách khác ngày càngđược cải thiện; hệ thống chính trịngày càng được củng cố; khối đạiđoàn kết toàn dân tộc không ngừngđược nâng cao; góp phần quan trọngvào mục tiêu giảm nghèo bền vữngxây dựng NTM, bảo đảm an sinh xãhội, ổn định chính trị, trật tự xã hội;tăng cường và củng cố lòng tin của

Page 15: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

13ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

nhân dân đối với Đảng, Nhà nước”.

Cho biết những năm qua các cấpHội Nông dân luôn đồng hành cùngNHCSXH triển khai các chương trìnhtín dụng chính sách xã hội đến hộnghèo và các đối tượng chính sách,Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt NamNguyễn Xuân Định khẳng định, cácchương trình tín dụng chính sách xãhội được ban hành thể hiện sự độtphá trong tư duy lãnh đạo, chỉ đạocủa Đảng và Nhà nước đối với côngtác giảm nghèo, tạo sự chuyển biếnnhận thức mạnh mẽ trong toàn hệthống chính trị, đó là chuyển cáchlàm từ “cho con cá bằng đưa cầncâu” cho người nghèo. Qua đó đãthúc đẩy họ làm ăn, sử dụng vốn cólợi nhất, bớt dần sự ỷ lại để vươn lênthoát nghèo.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm

Đồng Nguyễn Văn Yên cho biết, tíndụng chính sách là một trong nhữngcông cụ đòn bẩy kinh tế của Nhànước, và đã có tác động tích cực đốivới việc chuyển dịch cơ cấu kinh tếcủa tỉnh; làm chuyển biến phươngthức sản xuất của hộ nghèo, đồngbào DTTS theo hướng sản xuất hànghóa. Từ nguồn vốn các chương trìnhtín dụng ưu đãi trong 5 năm qua đãgiúp cho gần 11.000 hộ trên địa bàntỉnh thoát nghèo, tạo việc làm vàtăng thêm việc làm cho 10.500 laođộng; góp phần làm giảm tỷ lệ hộnghèo toàn tỉnh giai đoạn 2016 -2020 từ 6,67% xuống còn 2,85% cuốinăm 2018.

Bà Nguyễn Thị Quyến ở thôn AnHội Bắc, xã Hoài Sơn, huyện HoàiNhơn (Bình Định) cho biết, trước đâygia đình thuộc diện hộ nghèo. Tham

gia vào Tổ tiết kiệm và vay vốn thônAn Hội Bắc và được bình xét cho vay30 triệu đồng để nuôi bò sinh sản, từ2 con bò cái, gia đình bà đã pháttriển lên 4 con. Quyết tâm tạo thêmnguồn vốn lâu dài, năm 2018, saukhi trả hết số vốn vay hộ nghèo, bàmạnh dạn đề nghị vay tiếp 30 triệuđồng từ chương trình vay hộ mớithoát nghèo để mở rộng chăn nuôibò sinh sản và trồng thêm 2,5hakeo. Tuy nhiên khó khăn ập đến khingười con đầu bước chân vào giảngđường đại học cũng là lúc chồng bàbị tai nạn và ra đi mãi mãi. Từ mộtgia đình bình thường, giờ mất đi trụcột lao động chính, kinh tế gia đìnhbấp bênh, luôn trong cảnh thiếutrước hụt sau, các con có nguy cơphải bỏ dở việc học. Được NHCSXHcho vay chương trình tín dụng HSSV,con bà đã tốt nghiệp đại học loại giỏivà có việc làm ổn định.

Đánh giá cao hiệu quả tín dụngchính sách xã hội trong thực hiệnmục tiêu giảm nghèo bền vững, PhóThủ tướng Vương Đình Huệ nêu rõ,trên cơ sở các nguồn lực huy độngđược, NHCSXH đã triển khai 20chương trình tín dụng, trong đó tậptrung cho 9 chương trình tín dụnglớn là cho vay hộ nghèo, hộ cậnnghèo, hộ mới thoát nghèo,NS&VSMTNT, giải quyết việc làm,HSSV, tín dụng đối với vùng khókhăn, cho vay hỗ trợ nhà ở chongười nghèo, tín dụng chính sách xãhội dành riêng cho hộ đồng bàoDTTS với dư nợ chiếm tới 98%.Ngoài việc gia tăng về số lượng, chấtlượng tín dụng cũng được nâng lên.Trong khi nợ xấu của nền kinh tế lớnthì nợ quá hạn các chương trình tíndụng chính sách xã hội chỉ chiếm tỷlệ 0,7%.

“Có thể nói, NHCSXH và chínhsách tín dụng xã hội là một trụ cộtquan trọng của Chương trình mụctiêu quốc gia về giảm nghèo bềnvững. Nhờ trụ cột này, giai đoạn

Page 16: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

14 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

2015 - 2018, số hộ nghèo giảm rấtnhanh, góp phần đẩy lùi “tín dụngđen”, tạo nguồn lực cho các địaphương thực hiện Chương trình mụctiêu quốc gia xây dựng NTM, giảmnghèo bền vững gắn với các Đề ánphát triển kinh tế - xã hội của địaphương, nâng cao đời sống vật chất,tinh thần cho người dân”, Phó Thủtướng cho biết.

Theo Phó Thủ tướng Vương ĐìnhHuệ, chính sách tín dụng cho hộnghèo là chính sách được triển khairộng rãi nhất, đáp ứng một lượnglớn nhu cầu vốn cho người nghèo,tác động trực tiếp và mang lại hiệuquả thiết thực, là điểm sáng trongcác chính sách giảm nghèo. Đâycũng là chính sách xây dựng đượcmối liên kết tốt giữa Nhà nước -NHCSXH - các tổ chức hội, đoàn thểvà người nghèo, phát huy được tínhchủ động, nâng cao trách nhiệm củangười nghèo đối với chính quyền cơsở qua việc giữ mối liên hệ, hướngdẫn làm ăn, đôn đốc giải ngân, thunợ của ngân hàng.

Nêu lên những nguyên nhân củasự thành công, song Phó Thủ tướngVương Đình Huệ cũng chỉ ra các mặtcòn tồn tại, trong đó có việc vốn củacác địa phương ủy thác qua NHCSXHcòn khiêm tốn. Cả nước chỉ có 32/63tỉnh có mức ủy thác qua NHCSXH trên100 tỷ đồng.

Từ thực tế trên, Phó Thủ tướng đềnghị các địa phương tăng cường sựlãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủyĐảng, chính quyền đối với hoạt độngtín dụng chính sách xã hội, coi đây làmột trong những nhiệm vụ trongchương trình, kế hoạch, hoạt độngthường xuyên của các cấp ủy, cácngành, địa phương; tổ chức huy độngtốt các nguồn lực cho tín dụng chínhsách xã hội, gắn phát triển nôngnghiệp, nông thôn, phát triển giáodục, dạy nghề, tạo việc làm, bảo đảm

an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững.

Phó Thủ tướng cho rằng cầnnâng cao hơn nữa trách nhiệm củaMTTQ và các tổ chức chính trị - xãhội trong việc thực hiện tín dụngchính sách xã hội, nâng cao hiệu quảgiám sát của toàn dân với công tácnày; tập trung huy động nguồn lựcvà hoàn thiện cơ chế chính sáchnhằm thực hiện có hiệu quả hơn tíndụng chính sách từ nay đến năm2020 và giai đoạn 2021 - 2025. Trongđó, tập trung các nguồn vốn tíndụng chính sách xã hội có nguồngốc từ ngân sách Nhà nước vào mộtđầu mối là NHCSXH.

“Bộ Tài chính nghiên cứu đề xuấthạn mức phát hành trái phiếu Chínhphủ, để có mức vốn của Nhà nướcvà có nguồn gốc Nhà nước đủ lớncho NHCSXH, có cơ chế cho ngânhàng tự huy động nguồn vốn trongxã hội để tập trung cho hộ mới thoátnghèo và hộ có mức sống trungbình, giải quyết sinh kế, vươn lênlàm giàu”, Phó Thủ tướng đề nghị.

Theo Phó Thủ tướng, cần ưu tiêncân đối nguồn vốn ngân sách Nhànước để thực hiện các chương trìnhtín dụng chính sách xã hội và đảmbảo hoạt động ổn định của NHCSXH,tính tới việc thực hiện Chương trìnhmục tiêu quốc gia phát triển bềnvững kinh tế - xã hội các xã miền núivà đồng bào DTTS được Quốc hộithông qua.

Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính,NHNN Việt Nam, NHCSXH chủ độngtiếp thu các ý kiến đề xuất để hoànthiện chính sách như nâng mức chovay, kéo dài thời gian cho vay đối vớihộ mới thoát nghèo, tăng mức chovay đối với hộ sản xuất và chươngtrình tín dụng NS&VSMTNT,...

Hoan nghênh TP. Hồ Chí Minh cóchủ trương hàng năm bổ sung ít nhất600 tỷ đồng cho vay các đối tượng

chính sách, Phó Thủ tướng đề nghịHĐND, UBND các tỉnh, thành phốkhác tiếp tục dành một phần nguồnvốn thích đáng từ ngân sách để bổsung nguồn vốn cho vay các đốitượng chính sách xã hội trên địa bàn.

“Tối thiểu mỗi địa phương khóđến mấy cũng phải có 100 tỷ đồngủy thác qua NHCSXH. 16 tỉnh cân đốiđược ngân sách thì ít nhất phải có500 tỷ đồng, còn Hà Nội và TP. HồChí Minh mỗi địa phương có ít nhất5.000 tỷ đồng, như vậy mới cónguồn lực để mở rộng đối tượng,kéo dài thời gian và nâng mức chovay”, Phó Thủ tướng kêu gọi.

Phó Thủ tướng đề nghị, năm 2020và giai đoạn 2021 - 2025, tăng trưởngtín dụng hàng năm của NHCSXH tốithiểu phải đạt 10%, phấn đấu ở mức12%. MTTQ mở rộng cuộc vận động“Vì người nghèo” để huy động sự đónggóp của các tổ chức xã hội, doanhnghiệp, cá nhân bổ sung nguồn vốncho tín dụng chính sách xã hội.

Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnhđến việc nâng cao năng lực và hiệuquả hoạt động của NHCSXH, củng cố,nâng cao chất lượng hoạt động củaHội đồng quản trị các cấp, tăngcường công tác kiểm tra, kiểm soátnội bộ; thực hiện tốt việc huy động,quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả,nâng cao hiệu quả công tác ủy thácvới các tổ chức chính trị - xã hội,không để phát sinh nợ đọng, nợkhoanh mới. Phó Thủ tướng lưu ý cácBộ, ngành không để nợ nghĩa vụ củaNhà nước đối với NHCSXH. Bên cạnhđó, yêu cầu NHCSXH làm tốt hơn nữacông tác truyền thông để ngườinghèo và các đối tượng chính sáchkhác hiểu được chính sách nhân văntốt đẹp của Đảng, Nhà nước.�

Page 17: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

15ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

Tích hợp chính sách chođồng bào

Phóng viên: Thưa ông, Đề ántổng thể phát triển kinh tế - xãhội vùng đồng bào DTTS và miềnnúi giai đoạn 2021 - 2030 có tầmquan trọng như thế nào?

Trả lời: Việc ban hành Nghịquyết 88 theo tôi là một quyết định,một quyết sách đúng đắn của Quốchội. Đây cũng là cơ hội để chúng tatiếp tục thực hiện lời dặn của Bác Hồvề công tác dân tộc, nhất là đồngbào DTTS ở vùng sâu, vùng xa, biêngiới và hải đảo; đồng thời hiện thựchóa Điều 70 của Hiến pháp; để miềnnúi tiến kịp miền xuôi; để đồng bào,ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũngđược học hành và có cuộc sống ấmno, hạnh phúc, bảo đảm công bằngxã hội và giảm nhanh khoảng cáchgiữa các vùng miền cũng như cáccộng đồng dân tộc trong cả nước.

Như chúng ta đã biết, công tácdân tộc và chăm lo cho vùng đồng

bào DTTS không chỉ bây giờ mớiđược quan tâm. Tuy nhiên, thời gianqua, sự quan tâm chưa thật sự hiệuquả có nguyên nhân khách quan vềđiểm xuất phát thấp và điều kiện tựnhiên khó khăn; có nguyên nhânchủ quan do việc đầu tư còn dàntrải, dẫn đến thất thoát, lãng phínguồn lực mà hiệu quả không nhưmong muốn. Chúng ta có tới 118chính sách đầu tư cho vùng đồngbào DTTS, miền núi nhưng lại nằmrải rác ở các lĩnh vực, các Bộ, ngành,các chương trình, đề án...

Do đó, việc ban hành Nghị quyết88 là dịp để tích hợp các chính sáchlại với nhau, trở thành Chương trìnhmục tiêu quốc gia đầu tư phát triểnbền vững cho vùng đồng bào DTTS,miền núi. Nghị quyết 88 đã chỉ rõ cácchỉ tiêu, trọng tâm, trọng điểm cầnưu tiên; tránh chồng chéo, trùng lắp,thất thoát, lãng phí và minh bạchcho việc thanh tra, kiểm tra, giám sáttrong quá trình thực hiện.

Phóng viên: Nội dung cốt lõi củaĐề án này là gì, thưa ông?

Trả lời: Nội dung bao trùm củaĐề án là đầu tư cho vùng DTTS, miền

Đ� ÁN T�NG TH� PHÁT TRI�N KINH T� - Xà H�I VÙNG Đ�NG BÀODTTS VÀ MI�N NÚI GIAI ĐON 2021 - 2030

Sớm hành độngđ� hi�n th�c hóa các m�c tiêu

>Bài và ảnh VŨ BÌNH

Ngày 18/11/2019, Quốc hội thông qua Nghị quyết 88/2019/QH14 phê duyệt Đềán tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vàmiền núi giai đoạn 2021 - 2030. Tám ngày sau đó, Hội nghị triển khai Nghị quyếtdiễn ra với sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. “Điều này chothấy tầm quan trọng và tính cấp thiết của Đề án với sự phát triển của đất nướcnói chung và vùng sâu, vùng xa nói riêng”, Tiến sĩ Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệmThường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội nhận định.

Tiến sĩ Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệmThường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội.

Page 18: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

16 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

núi. Cụ thể, tập trung ưu tiên đầu tưcho địa bàn đặc biệt khó khăn, vùngđồng bào DTTS và miền núi; giúp cáckhu vực này phát triển bền vững,phát huy tiềm năng, lợi thế củavùng, tạo cơ chế, chính sách để tậptrung nguồn lực; đồng thời độngviên, hướng dẫn để đồng bào vươnlên, ứng dụng tiến bộ khoa học vàosản xuất và cuộc sống, không camchịu đói nghèo.

Đề án cũng nêu rõ, đối tượngđược hưởng lợi là các xã, thôn vùngđồng bào DTTS và miền núi; hộ giađình, cá nhân người DTTS; hộ giađình, cá nhân người dân tộc Kinhthuộc diện hộ nghèo, cận nghèo,sinh sống ở xã, thôn đặc biệt khókhăn và doanh nghiệp, hợp tác xã,các tổ chức kinh tế - xã hội hoạt độngở địa bàn vùng đặc biệt khó khăn...

Đề án đưa ra mục tiêu tổng quát,đồng thời xác định các mục tiêu cụthể đến năm 2025, định hướng đếnnăm 2030. Trong đó, đáng chú ý làphấn đấu mức thu nhập bình quâncủa người DTTS đến năm 2025 tănghơn 2 lần so với năm 2020; đến2030 bằng ½ thu nhập bình quânchung của cả nước. Bên cạnh đó,sau 10 năm thực hiện Đề án, hộnghèo sẽ giảm xuống dưới 10%; cơbản không còn các xã, thôn đặc biệtkhó khăn.

Chính phủ sớm ban hànhChương trình hành động

Phóng viên: Để đạt được mụctiêu trên cần có giải pháp nhưthế nào, thưa ông?

Trả lời: Nhìn lại chặng đường dàichúng ta nỗ lực cho công cuộc giảmnghèo, đặc biệt là giảm nghèo vùngđồng bào DTTS, vùng đặc biệt khókhăn, mới thấy thành tựu to lớn củađất nước. Thành tựu đó không chỉchúng ta thừa nhận với nhau mà thếgiới cũng đánh giá rất cao. Tuynhiên, thời điểm này, chúng ta

chuyển sang giai đoạn mới, giaiđoạn giảm nghèo bền vững nêncách thức và giải pháp phải có sựthay đổi, nhằm thích ứng với tìnhhình mới. Quan điểm của tôi, ngoàiviệc đầu tư tập trung, có trọng tâm,trọng điểm thì cách thức cũng phảichuyển từ cho không sang cho vaycó điều kiện nhằm phát huy nănglực nội sinh của đồng bào DTTS vàmiền núi.

Trong Đề án cũng nêu khá chi tiếtcác giải pháp thực hiện. Tôi hoàntoàn đồng tình với việc chúng ta phảikhẩn trương giải quyết tình trạngthiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất,nước sinh hoạt; đầu tư cơ sở hạ tầngthiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sốngtrong vùng đồng bào DTTS và miềnnúi và các đơn vị sự nghiệp công củalĩnh vực dân tộc. Bên cạnh đó, pháttriển giáo dục đào tạo, nâng caochất lượng nguồn nhân lực; tăngcường nghiên cứu khoa học vàchuyển giao công nghệ; xây dựng cơsở dữ liệu đồng bộ vùng đồng bàoDTTS và miền núi để phục vụ công

tác dự báo, hoạch định, quản lý thựchiện chính sách dân tộc.

Phóng viên: Một trong nhữnggiải pháp nêu trong Đề án là đổimới và mở rộng chính sách tíndụng của NHCSXH theo hướngtăng định mức, mở rộng đốitượng được vay. Quan điểm củaông về vấn đề này như thế nào?

Trả lời: Tôi cho rằng, đây là giảipháp hoàn toàn phù hợp và khả thi.Suốt nhiều năm qua, kết quả giámsát của Ủy ban Về các vấn đề xã hội,Hội đồng Dân tộc và của Ủy banThường vụ Quốc hội về công tácgiảm nghèo đều cho thấy vai tròquan trọng của NHCSXH. Đây là mộtkênh giảm nghèo hiệu quả, đắc lựccủa Chính phủ.

Điểm sáng lớn nhất của NHCSXHchính là mô hình tổ chức quản trịđặc thù - hoàn toàn phù hợp vớiđiều kiện tình hình kinh tế - xã hộicủa chúng ta. Nó lôi cuốn cả hệthống chính trị vào cuộc; kết nối mộtcách sâu sắc, bền vững giữa ngườinghèo với các cấp ủy, chính quyền từTrung ương đến địa phương. Chínhyếu tố này đã giúp NHCSXH huyđộng và quản lý nguồn vốn có hiệuquả, sử dụng đúng mục đích vàmang lại những tác động tích cựcđến khu vực khó khăn, vùng sâu,vùng xa, vùng đồng bào DTTS.

Tuy nhiên, cùng với việc mở rộngchính sách, đối tượng vay, Chínhphủ cần sớm hoàn thiện, ban hànhChương trình hành động thực hiệnNghị quyết 88; tiến hành nhanh việcphân công nhiệm vụ tới các cơ quanhữu quan để đưa Nghị quyết và cácvăn bản quy phạm pháp luật sớm đivào cuộc sống. Đồng thời, hướngdẫn các Bộ, ngành, HĐND, UBNDtỉnh, thành phố triển khai thực hiệnthắng lợi Nghị quyết của Quốc hộivà Chương trình hành động củaChính phủ.

Phóng viên: Xin trân trọng cảmơn ông!�

“Trong suốt quá trình thựchiện, có 10 triệu lượt hộ đượcvay vốn, như vậy NHCSXHđã bao phủ toàn bộ thôn bản,xã phường. Đặc biệt, nợ quáhạn và nợ khoanh củaNHCSXH chỉ chiếm 0,7%. Tôicho là đây là thành tựu nổibật và rất đáng lưu ý”.

Tiến sĩ Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủnhiệm Thường trực Ủy ban Vềcác vấn đề xã hội của Quốc hội,cho biết

Page 19: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

17ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

Khôngchỉ nỗlực làmtròn vai

thực hiện chuyểntải nguồn vốn ưuđãi đến đúng đốitượng thụ hưởng,quản lý và bảotoàn tốt nguồnvốn mà hơn thế, từsự thấu hiểu cuộcsống của người dânđã góp phần cùngChính phủ kiến tạonhững giá trị mớicho chính sách tíndụng từ việc hoànthiện hệ thống cácchính sách, khơi dậynhững nguồn lực mới;đặc biệt là định hướng nguồn vốnvào các mô hình phát triển kinh tếcó tác động lan tỏa sâu, giúp ngườidân đi nhanh hơn để không ai bỏ lạiphía sau mà còn rút ngắn khoảngcách hội nhập kinh tế phía trước.

Dặm dài kiến tạo từnggiá trị cuộc sống

Nhìn vào cuốn Sổ vay vốnNHCSXH của bà Nguyễn Thị Kim ởphường Đức Thuận, TX Hồng Lĩnh(Hà Tĩnh) chỉ còn trang cuối cùng còntrắng. Hơn 10 năm vay vốn chính

sách, Sổ vay vốn đã kín đặc cácchương trình từ hộ nghèo, hộ cậnnghèo, giải quyết việc làm,NS&VSMTNT, hộ gia đình SXKD tạivùng khó khăn. Riêng chương trìnhcho vay HSSV có tới 3 lần vay cho 3người con học đại học với số tiềntrên 101 triệu đồng.

Hiện không còn là hộ nghèo,nhưng số tiền phải trả cho NHCSXH

từ chương trình tín dụng HSSV 78triệu đồng, hộ nghèo 30 triệu đồngcho thấy con đường thoát nghèo củagia đình bà những năm qua là cả quátrình chật vật. Đấy là còn có vốn vaynuôi con gà, con lợn, có đồng ra,đồng vào, còn nếu không có vốn vay,ông bà cũng không thể tưởng tượngnổi mình sẽ xoay sở thế nào để nuôi7 người con ăn học xuay quanh với 7

Hành trình kiến tạo giá trị mới>Bài và ảnh NGỌC TRANG

“Chính sách tín dụng cho hộ nghèo là một trong những “điểm sáng”trong các chính sách giảm nghèo”, nhận định của Quốc hội vàChính phủ cũng như xã hội càng thêm minh chứng cho hành trìnhkết quả hoạt động 17 năm đầy ý nghĩa và tự hào của bao lớp thế hệcán bộ NHCSXH.

Hoạt động của NHCSXH tại các Điểm giao dịch xã, phường trong cả nước đã giúpngười nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi dễ dàng,thuận lợi hơn.

Page 20: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

18 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

sào ruộng. Bà Kim kể, đói thì khôngcó, bởi chồng bà vốn là người tháovát, trước thì xe thồ, nay xe máy cứchiều đến đi khắp các huyện bánnông cụ rồi tối về thu mua chè xanh,chanh và rau quả cho bà để sớm maixuống chợ. Song miệng ăn núi nở.Dù 3 cô con gái cuối, tiền học đượcNHCSXH cho vay nhưng còn chi phísinh hoạt, tất cả trông chờ vào việctăng gia sản xuất, trồng rau, nuôi lợn,nuôi gà từ nguồn vốn vay ưu đãi. Bàkhẳng định, nếu Nhà nước khôngcho vay vốn thì chỉ có người con traiđầu được đi học đại học, còn các côcon gái sau cũng khó khăn như 3 chịgái trước đó là hết cấp 3 rồi nghỉ học,phụ giúp cha mẹ lo cuộc sống hàngngày, đủ tuổi lấy chồng.

“Qua cơn bĩ cực”, dù chưa tới hồithái lai, song từ năm 2015 đến naykhi các con của ông bà ra trường cóviệc làm ổn định đã giúp trả nợ dần,nuôi cô con gái út đang học đại họcvà sửa sang căn nhà che mưa nắnglúc tuổi già. Con cái dần trưởngthành. Cuộc sống nghèo khó giađình ông bà từ đây cũng đoạn tuyệt.

Có thể thấy, 17 năm hoạt động,tín dụng chính sách xã hội phát triểnvề qui mô và chiều sâu với hơn 20chương trình được đầu tư đến 100%xã, phường, thị trấn trong toàn quốc,trong đó tập trung ưu tiên cho vayvùng có đông đồng bào DTTS, miềnnúi, vùng khó khăn, vùng sâu, vùngxa, biên giới, hải đảo. Chỉ tính riênggiai đoạn sau khi áp dụng chuẩnnghèo đa chiều từ năm 2016 đếnnay đã có gần 7,7 triệu lượt hộnghèo và các đối tượng chính sáchkhác được vay vốn ưu đãi tạiNHCSXH với doanh số cho vay đạt211.744 tỷ đồng; góp phần giúp trên1 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo;thu hút, tạo việc làm cho trên 745nghìn lao động (trên 16 nghìn laođộng đi làm việc có thời hạn ở nước

ngoài); gần 200 nghìn HSSV có hoàncảnh khó khăn được vay vốn họctập; xây dựng trên 4,6 triệu côngtrình cung cấp NS&VSMTNT; trên105 nghìn căn nhà ở cho hộ nghèo,...

Hứa hẹn những bứt phámới từ tư duy và cáchlàm sáng tạo

Trong năm 2019, tổng doanh sốcho vay của NHCSXH đạt 72.814 tỷđồng với gần 2,2 triệu lượt hộ nghèo,hộ cận nghèo và các đối tượng chínhsách khác được vay vốn. Tín dụngchính sách xã hội trong năm 2019 đãhỗ trợ vôn đâu tư SXKD, tạo việc làmcho hơn 266 nghìn lao động, trongđó giúp gần 7.000 lao động đi làmviệc có thời hạn ở nước ngoài; giúphơn 36 nghìn HSSV có hoàn cảnhkhó khăn vay vốn học tập; xây dựngtrên 1,2 triệu công trình cung cấpnước sạch, công trình vệ sinh ở nôngthôn; xây dựng 15 nghìn căn nhà ởcho hộ nghèo ổn định cuộc sống;hơn 4.000 căn nhà ở xã hội theoNghị định 100/2015/NĐ-CP,... Hoạtđộng tín dụng chính sách xã hội đãgóp phần quan trọng thực hiện hiệuquả các chủ trương, chính sách, mụctiêu, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nướcđề ra về giảm nghèo bền vững, xâydựng NTM, tập trung phát triểnnguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xãhội, ổn định chính trị, an ninh, quốcphòng và phát triển kinh tế - xã hội.

Có thể nói hiệu quả của cácchương trình tín dụng chính sáchkhông chỉ gia tăng tỷ lệ thuận theocon số tăng trưởng tín dụng mà hứahẹn những bứt phá mới và lan tỏarộng hơn nữa từ tư duy và cách làmsáng tạo của NHCSXH, các cấp chínhquyền, tổ chức hội, đoàn thể và củachính người nghèo.

Đơn cử như vấn đề tạo nguồnvốn cho vay hộ nghèo và tín dụngchính sách giờ đã có sự tham gia tích

cực của cấp ủy Đảng, chính quyềncác cấp ủy thác vốn qua NHCSXH đểcho vay hộ nghèo và đối tượng chínhsách, hoặc cho vay theo dự án riêngcủa địa phương. Tính đến hết năm2019, tổng nguồn vốn ngân sách địaphương ủy thác sang NHCSXH đạt15.443 tỷ đồng. Thậm chí, chínhquyền cấp xã cũng quan tâm chuyểnnguồn vốn ủy thác qua NHCSXH đểcho vay hộ nghèo và các đối tượngchính sách sách trên địa bàn.

Ngay cả nguồn vốn của Chínhphủ, nhưng phương thức và cáchthức đưa vào đời sống lồng ghépcùng các dự án phát triển kinh tế,chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôicủa địa phương cũng tạo ra nhữnggiá trị cộng hưởng và lan tỏa caohơn đối với các hộ nghèo và đốitượng chính sách, giúp họ có tăngtốc giảm nghèo, tự rút ngắn khoảngcách thu nhập và hội nhập kinh tếgiữa các địa phương vùng miền.

Những mô hình kinh tế năngđộng mà NHCSXH đang truyền dẫn,thắp lửa trong cộng đồng đã và đanggóp phần đưa kết nối hộ nghèo vàcác đối tượng chính sách vào cácchuỗi sản xuất lớn có giá trị gia tăngcao hơn. Đây cũng là hướng đi màNHCSXH cùng các địa phương đangxây dựng để nâng cao giá trị gia tăngtrong sản xuất từ tín dụng chínhsách xã hội trong những năm tới.

Tuy nhiên, định hướng sản xuấthàng hóa quy mô lớn tiến tới thâmnhập các chuỗi giá trị cũng đặt rabài toán nâng cao bình quân mứcvốn cho vay, để hộ nghèo và cácđối tượng chính sách khác khôngchỉ được vay đúng mà còn vay đủđể cùng NHCSXH kiến tạo cuộcsống mới cho chính mình một cáchhiệu quả nhất, sớm hòa cùng côngcuộc hội nhập kinh tế quốc tế củađất nước.�

Page 21: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

19ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

Tín dụng chính sách luônđược quan tâm

Còn nhớ, trong buổi gặp mặt cánbộ, người lao động NHCSXH đầuxuân năm mơi 2019, Thủ tướngChính phủ đánh giá mô hình hoạtđộng của NHCSXH được thực tếchứng minh là phù hợp với điều

kiện, cấu trúc hệ thống chính trị củanước ta, không những về hiệu quảkinh tế, khả năng tiếp cận tín dụng,sử dụng vốn, mà còn có ý nghĩachính trị - xã hội rất lớn.NHCSXH cầntiếp tục quản lý tốt nguồn vốn tíndụng chính sách xã hội, đáp ứng kịpthời, bảo đảm cho vay thuận lợi chongười dân, đúng đối tượng, đúng

mục đích sử dụng, công khai, minhbạch. Cùng với đó, NHCSXH cũngcần tích cực tham gia để góp phầngiải quyết vấn nạn “tín dụngđen”.Bên cạnh đó, cần phối hợptăng cường kiểm tra, giám sát thựchiện, củng cố chất lượng hoạt độngđể hệ thống NHCSXH đáp ứng tốtyêu cầu ngày càng cao trong giai

NH�NG �I�M NH�Ntín d�ng chính sách xã h�i

>Bài và ảnh CẢNH TRANG

Cùng với sự khởi sắc của kinh tế - xã hội, hoạt động tín dụng chính sách xãhội năm 2019 cũng đã đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng vàobảo đảm an sinh xã hội của đất nước. Đây cũng là năm đánh dấu nhiều sựkiện nổi bật của NHCSXH trong hành trình hơn 17 năm đồng hành cùngngười nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Page 22: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

20 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

đoạn phát triển mới. Đồng thời, Thủtướng cũng yêu cầu các cơ quan nhưBộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,Văn phòng Chính phủ trình Thủtướng Chính phủ giao vốn điều lệ,cấp vốn kịp thời cho NHCSXH đểthực hiện các chương trình chínhsách xã hội hàng năm.

5 năm triển khai Chỉ thịsố 40-CT/TW

Để nâng cao hơn nữa hiệu quảhoạt động của NHCSXH, ngày22/11/2014, Ban Bí thư Trung ươngĐảng đã ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạocủa Đảng với tín dụng chính sách xãhội (Chỉ thị số 40). Có thể nói, đây làvăn bản rất quan trọng, thể hiện sựquan tâm của Đảng đối với mộtchính sách thiết yếu, một kênh tín

dụng giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo,đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS)...vươn lên ổn định cuộc sống, pháttriển sản xuất, giảm nghèo bềnvững. Qua 5 năm triển khai và thựchiện Chỉ thị số 40, trên địa bàn cáctỉnh, thành phố cả nước đều ghinhận đã có sự chuyển biến tích cựctrong nhận thức, ý thức, tinh thầntrách nhiệm của các cấp ủy, chínhquyền đoàn thể, của đội ngũ cán bộ,viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo,người đứng đầu các cấp trong việctriển khai thực hiện nhiệm vụ thựcthi tín dụng chính sách, phát triểnkinh tế - xã hội, giảm nghèo bềnvững, bảo đảm an sinh xã hội, gópphần xây dựng Đảng, xây dựng hệthống chính trị ngày càng trong sạchvững mạnh.

Đẩy mạnh hơn nữa vốnưu đãi đến với vùngDTTS

Hội thảo khoa học “Đánh giáhiệu quả các chương trình tín dụngchính sách xã hội đối với đồng bàoDTTS tại Việt Nam” được tổ chứctrong năm vừa qua đã mang lại bứctranh toàn cảnh về cho vay ưu đãi ởvùng sâu, vùng xa, vùng đồng bàoDTTS. Các đại biểu đều đánh giá vốntín dụng chính sách xã hội đã làmthay đổi căn bản nhận thức củađồng bào DTTS từ mặc cảm, tự ti,nay mạnh dạn vay vốn và làm ăn cóhiệu quả; giúp đồng bào dần nângcao chất lượng cuộc sống; nâng caotrình độ quản lý SXKD, cũng nhưtrình độ quản lý vốn để dần vươnlên thoát nghèo, làm giàu trên chínhquê hương mình, góp phần ngăn

Page 23: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

chặn tệ cho vay nặng lãi ở vùng nôngthôn, vùng DTTS... Đến nay, có trên1,4 triệu khách hàng là hộ đồng bàoDTTS đang thụ hưởng hầu hết cácchương trình tín dụng tại NHCSXHvới tổng dư nợ gần 50 nghìn tỷ đồng,chiếm 25% tổng dư nợ của NHCSXH.Dư nợ bình quân đạt 34 triệuđồng/hộ, cao hơn mức bình quânchung của cả nước là 30,4 triệuđồng/hộ.

HSSV được vay ưu đãitối đa 2,5 triệu/tháng

Theo Quyết định số 1656/QĐ-TTg điều chỉnh mức cho vay quyđịnh tại Khoản 1 Điều 5 Quyết địnhsố 157/2007/QĐ-TTg ngày27/9/2007 của Thủ tướng Chính

phủ về tín dụng đốivới HSSV, từ ngày01/12/2019, mức chovay tối đa đối với HSSVlà 2,5 triệuđồng/tháng. Như vậy,so với mức cũ đãápdụng từ 15/6/2017 thìmức cho vay mới tăngthêm 1 triệuđồng/tháng/HSSV.Chương trình tín dụngHSSV có ý nghĩa nhân vănsâu sắc cả về kinh tế, chínhtrị và xã hội, tạo được sựđồng thuận cao của cácngành, các cấp, của cộngđồng xã hội, sự gắn kết giữakinh tế với xã hội trong côngtác giảm nghèo, bảo đảm ansinh xã hội, góp phần tạonguồn nhân lực cho đất nước.

Ứng dụng tài chính kỹ thuật số cho người nghèo

Tháng 9/2019, NHCSXH phốihợp với Bộ Ngoại giao Thương mại

Úc và Quỹ Châu Á (TAF) tổ chức Lễkhởi động dự án “Dịch vụ ngân hàngtrên điện thoại di động - Tài chínhtoàn diện và tạo quyền năng kinh tếcho người thu nhập thấp và phụ nữở Việt Nam” giai đoạn 2. Dự án nhằmmục tiêu tăng cường và cải thiện sựtiếp cận tới các dịch vụ tài chính chocác hộ nghèo, hộ thu nhập thấp, đặcbiệt là các doanh nghiệp vi mô dophụ nữ điều hành. Dự án giai đoạn 2từ năm 2019 - 2022 thực hiện tại 10tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Hà Giang,Lào Cai, Nghệ An,Quảng Trị, BìnhĐịnh, Đắk Lắk, CầnThơ và TP Hồ ChíMinh.

Đồng thời, NHCSXH cũng đã vàđang xây dựng Đề án phát triểnCông nghệ thông tin NHCSXH đếnnăm 2025 nhằm tăng cường ứngdụng công nghệ trong hoạt độngnghiệp vụ và đặc biệt là phát triểndịch vụ thanh toán số cho hộ nghèovà các đối tượng chính sách khác.

Nâng mức cho vay hộnghèo và một số chươngtrình khác

Trong năm 2019, Thống đốcNgân hàng Nhà nước kiêm Chủ tịchHội đồng quản trị NHCSXH ký Quyếtđịnh số 12/QĐ-HĐQT về việc nângmức cho vay và thời hạn cho vay tốiđa đối với hộ nghèo đáp ứng nhucầu vốn phục vụ SXKD; đồng thờiTổng Giám đốc NHCSXH ký banhành văn bản hướng dẫn về việcthực hiện nâng mức cho vay và thờihạn cho vay tối đa đối với hộ cậnnghèo, hộ mới thoát nghèo và chovay phát triển kinh tế - xã hội vùngDTTS và miền núi.

Theo đó, mức cho vay tối đa đốivới hộ nghèo, hộ nghèo, hộ cậnnghèo, hộ mới thoát nghèo, cho vayphát triển kinh tế - xã hội vùng DTTSvà miền núi theo Quyết định số2085/QĐ-TTg được nâng từ 50 triệuđồng/hộ lên 100 triệu đồng/hộ vaykhông phải bảo đảm tiền vay. Đồngthời, nâng thời hạn cho vay tối đa hộnghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo, chovay phát triển kinh tế - xã hội vùngDTTS và miền núi lên 120 tháng.

Mức cho vay và thời hạn cho vaycụ thể đối với từng hộ vay được căncứ vào mục đích sử dụng vốn vay,chu kỳ SXKD, vốn tự có, khả năng trảnợ của hộ vay và nguồn vốn cho vaycủa NHCSXH. Trường hợp hộ vaythuộc đối tượng của các chươngtrình tín dụng nêu trên đang sửdụng vốn vay có hiệu quả, thực hiệntrả lãi đúng kỳ hạn theo thỏa thuận,nếu có nhu cầu vay thêm vốn đểthực hiện phương án SXKD có khảthi thì có thể vay bổ sung nhưngmức dư nợ không vượt quá 100 triệuđồng/hộ. Đây là một trong nhữnggiải pháp nhằm tăng khả năng tiếpcận vốn của người dân tại mọi vùngmiền trong toàn quốc, qua đó, cùngvới các loại hình tổ chức tín dụngkhác của ngành Ngân hàng gópphần đẩy lùi “tín dụng đen”.�

21ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

Page 24: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

22 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh,Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lào Cai Vũ XuânCường: Tín dụng chính sách - giải pháptạo nguồn lực ưu việt!

Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, Lào Cai xácđịnh đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, giảm nghèobền vững và xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm xuyênsuốt của chính quyền. Hàng năm, chúng tôi dành 70%nguồn lực để đầu tư cho các lĩnh vực trên. Tuy nhiêntrong thời gian dài, nguồn lực đầu tư từ ngân sách cũngnhư phương thức, cách thức hỗ trợ đầu tư cho ngườidân trên địa bàn đã nảy sinh nhiều bất cập, hạn chế,không kích thích được đồng bào nỗ lực làm ăn. Chính vìvậy, khi chính sách tín dụng ưu đãi ra đời và được hoànthiện qua từng năm, đã trở thành động lực quan trọngđể chúng tôi thực hiện đầu tư cho nông nghiệp, nôngthôn cũng như giảm nghèo bền vững.

Điểm đáng chú ý, trong 5 năm qua, việc Ban Bí thưTrung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 40 đã giải quyếtcăn bản sự dàn trải trong đầu tư các nguồn lực cho côngtác giảm nghèo. Chỉ thị số 40 đã tạo điều kiện cho chúngtôi cũng như NHCSXH tập trung nguồn lực, hoàn thiện cơchế chính sách tín dụng xã hội với sự tham gia tích cựccủa MTTQ và các đoàn thể trên địa bàn. Qua triển khai,chính sách này rất phù hợp với nhu cầu và nhận thức củangười dân, tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn trở

thành nguồn lực quan trọng, ổn định, bền vững và ngàycàng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn lực đầu tưcho giảm nghèo.

Năm 2019 kết thúc, chúng tôi tiếp tục là tỉnh đứngtrong Top đầu khu vực miền núi phía Bắc vê giảmnghèo. Toàn tỉnh giảm 7.654 hộ nghèo, tương ứng giảm

TÍN D�NG CHÍNH SÁCH: Mắt xích quan trọngtrong giảm nghèo

>Bài và ảnh DUY NHI

Khép lại năm Kỷ Hợi, Việt Nam đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trên nhiều mặt của đời sốngxã hội. Đây cũng là năm thứ hai kể từ năm 2011, tổng sản phẩm trong nước (GDP)đạt 7,02%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra. “Động lực chính cho sự tăng trưởng nàyđến từ nhiều lĩnh vực; trong đó, không thể không nhắc đến vai trò của tín dụng chínhsách xã hội - một trong những mắt xích quan trọng giúp việc giảm nghèo của ViệtNam ghi điểm trong mắt bạn bè quốc tế” - đó là nhận định của nhiều Đại biểu Quốchội (ĐBQH) khi đánh giá về vai trò của tín dụng chính sách xã hội!

Page 25: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

23ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

4,79%. Số hộ nghèo còn lại là 19.710 hộ, tươngứng còn 11,46% hộ nghèo; số hộ cận nghèo là16.974 hộ, tương ứng tỷ lệ cận nghèo là 9,87%.Đặc biệt, Lào Cai là địa phương xếp vị trí thứ 2/14tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, sau tỉnh BắcGiang với tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP đạt10,32%; GRDP bình quân đầu người đạt 70,5triệu đồng/năm, tăng 7,5 triệu đồng so năm2018... Kết quả này, không chỉ tôi mà cả tập thểBan Thường vụ tỉnh đều ghi nhận, có phần đónggóp vô cùng quan trọng của tín dụng chính sáchxã hội.

Với những tín hiệu tích cực trên, sẽ là nềntảng để chúng tôi thực hiện thắng lợi các mụctiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Caikhoá XV, nhiệm kỳ 2016 - 2020 đề ra. Trên chặngđường về đích ấy, chắc chắn không thể thiếu tíndụng chính sách xã hội - trụ cột quan trọng tronggiảm nghèo. Tuy nhiên, việc thực hiện cácchương tình tín dụng ưu đãi sẽ dựa trên tinh thầnhỗ trợ có điều kiện; tức là chuyển từ “cho không”sang “cho vay” để nâng cao tính chủ động củangười dân trong việc vươn lên thoát nghèo, làmgiàu và tạo điều kiện cho người dân tiếp cận tưduy sản xuất hàng hóa, tư duy kinh tế thị trường,chủ động trong phát triển kinh tế gia đình.

Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnhủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi LêViết Chữ: Cần ưu tiên, tập trung bố trívốn cho NHCSXH

Xin khẳng định, không chỉ tôi mới nhìn ra vai trò, vị trícủa chính sách tín dụng ưu đãi trong công cuộc giảm nghèocủa các địa phương. Ngay từ khi ra đời, chính sách này đãthể hiện tính đúng đắn, phù hợp và nhân văn với điều kiện,hoàn cảnh chung của đất nước. Tuy nhiên, làm sao đểnguồn vốn này phát huy tối đa hiệu quả của nó thì còn phụthuộc vào nhiều yếu tố và sự vận dụng của mỗi địa phương.

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của QuảngNgãi, chúng tôi cho rằng, trước hết phải có dự án tốt hoặckế hoạch sản xuất khả thi. Điều quan trọng nhất là cần cókế hoạch phát triển cho từng vùng, định hướng phát triểnsản xuất cho người dân. Trên cơ sở chính sách chung củavùng miền, địa phương, các tín dụng viên, các hội viên thựchiện chuyển giao nguồn vốn tín dụng chính sách sẽ giúpngười dân tạo kế sinh nhai, sử dụng nguồn vốn ưu đãi mộtcách hiệu quả. Hơn ai hết, các cơ quan đoàn thể, chính trịcơ sở phải đồng hành cùng NHCSXH và người dân trong tấtcả các khâu vay vốn, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm... Chừngnào có những người đồng hành như vậy, dân mới yên tâmvay vốn để làm. Chừng nào làm được như vậy thì nguồnvốn mới được sử dụng hiệu quả. Tôi nghĩ đó là những giảipháp cấp bách.

Tôi cũng đồng tình với quan điểm của đồng chí Vũ XuânCường là cần tập trung các nguồn lực hỗ trợ người nghèo vềthành một đầu mối là NHCSXH. Nhà nước cần ưu tiên hơntrong việc bố trí vốn cho NHCSXH vì hiệu quả của nó cả vềmặt xã hội và kinh tế. Nguồn vốn phải tạo động lực giúpngười dân vươn lên thoát nghèo, chứ không cam chịu mìnhlà hộ nghèo nữa. Song, để đạt được điều này, cần phải tuyêntruyền để từng hộ nghèo thấy khát khao vươn lên thoátnghèo; thấy tự hào khi không còn nghèo nữa. Đặc biệt,nguồn vốn và nhu cầu vay vốn của người dân rất lớn, tuynhiên nguồn lực của chúng ta đang hạn chế, do đó tôi kiếnnghị cả Trung ương lẫn các địa phương và toàn hệ thốngchính trị huy động nhiều nguồn lực bằng nhiều phươngthức khác nhau để giúp cho người nghèo.

Một tin vui là tại Kỳ họp thứ Bảy vừa qua, Quốc hội đãthông qua Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùngđồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Chắcchắn, đây sẽ là điều kiện vô cùng thuận lợi để vùng đồngbào DTTS nói chung và người nghèo nói riêng có cơ hội bứtphá và cũng sẽ là “đất” để nguồn vốn ưu đãi phát huy hơnnữa tính ưu việt.

Page 26: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

24 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Phó Trưởng Đoàn chuyên trách ĐoànĐBQH tỉnh Đắk Lắk Y Khút Niê: Tín dụngchính sách đã thu hẹp khoảng cáchgiàu - nghèo

Đắk Lắk là một tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo chiếm 12%,trong đó hộ nghèo là DTTS chiếm tới 64%. Việc cho vayvốn tín dụng chính sách là chủ chương đúng đắn vànhân văn của Đảng và Nhà nước. Thông qua các chínhsách tín dụng, đã tạo niềm tin cho nhân dân, đẩy mạnhphát triển kinh tế gắn với giảm nghèo bền vững, chăm locho các đối tượng yếu thế để “không ai bị bỏ lại phíasau”, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.

Trong những lần tiếp xúc cử tri, chúng tôi đều ghinhận được sự quan tâm của người dân, cử tri các cấp đốivới các chương tình tín dụng chính sách. Một chính sáchnhân văn; thuận lợi trong thủ tục, giao dịch; không cầntài sản thế chấp, lại được tư vấn kịp thời cách thức bảotoàn và phát huy nguồn vốn vay; một chương trình tíndụng công khai, minh bạch, ít rủi ro và tỷ lệ nợ quá hạnthấp... Đặc biệt, chúng tôi cũng vừa sơ kết 5 năm thựchiện Chỉ thị số 40 của Đảng. Phải nói rằng, Chỉ thị số 40đã mang luồng gió mới, làm thay đổi cách nghĩ, chuyểnbiến cách làm của người dân lẫn cán bộ đảng viên. Sau5 năm triển khai, tại Đắk Lắk đã có gần 300.000 hộ đượcvay vốn, với số tiền 4.730 tỷ đồng, tăng 1.729 tỷ đồng so

với 2014. Trong đó, dư nợ cho vay đồng bào DTTS là hơn1.600 tỷ đồng. Tín dụng chính sách xã hội được đầu tưđến 100% xã, phường trên toàn tỉnh; trong đó ưu tiêncho vay các xã vùng đồng bào DTTS, vùng khó khăn. Đốitượng vay đa phần là hộ nghèo, đồng bào DTTS, HSSVvay vốn để đi học... Kết quả thực hiện chính sách tíndụng gắn với giảm nghèo bền vững rõ nhất đó là, nếunhư năm 2014, Đắk Lắk có tới 45% là hộ nghèo thì naychỉ còn 12%.�

Page 27: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

Trong chuyến côngtác đầu xuân nămmới, Tổng Giám đốcNHCSXH DươngQuyết Thắng đã đếnxã Sín Thầu, huyệnMường Nhé (ĐiệnBiên) kiểm tra thôngtin tín dụng chính sáchđược công khai tạiĐiểm giao dịch xã.

25ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

Vượt qua cung đường 80km

dọc theo các xã biên giới

giữa thấp thoáng sắc hồng

của những cánh đào phai,

chúng tôi về xã Sín Thầu, huyện

Mường Nhé, cảm nhận khí thế từ

chính quyền đến người dân nơi địa

đầu Tổ quốc nỗ lực hoàn thành nốt

tiêu chí hộ nghèo để cán đích NTM

vào năm 2020.

Nói về Sín Thầu, hay rộng ra là

Mường Nhé, cũng là hữu duyên khi

cùng được thành lập cách đây 17

năm. Dù NHCSXH có “sinh sau, đẻ

muộn” hơn chút, song hơn 17 năm

qua trên mảnh đất này, NHCSXH đã

giúp đồng bào DTTS Hà Nhì ở xã Sín

Thầu chuyển đổi thành công từ làm

>Bài và ảnh VĂN GIANG

Không còn sắc vàng của cánh đồng lúa chín Mường Thanh, cũng chưa tới mùacủa sắc trắng tinh khôi hoa ban mềm mại, song mảnh đất xứ “Mường Trời” xưavà nay là Điện Biên anh hùng vẫn say lòng người giữa tiết trời se se ngọt ngọtcùng sắc nắng sơn khê đầu xuân nồng nàn, vấn vít cùng lời hát then điệu múasạp của các cô gái Thái. Xuân thêm ấm áp từ nhà ấm ra đồng cùng dòng vốntín dụng chính sách xã hội mà cán bộ NHCSXH tỉnh Điện Biên không quản ngạinắng mưa, băng rừng vượt suối mang đến kịp thời hỗ trợ người dân tạo dựngsinh kế, thoát nghèo, phát triển kinh tế bền vững.

Xuân sớm xứ “Mường Trời”

Page 28: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

nương sang trồng lúa nước. Rồinhững năm gần đây là hướng dòngvốn tín dụng chính sách hòa cùng kếhoạch phát triển chăn nuôi đại giasúc giúp nhiều hộ dân không chỉthoát nghèo mà còn trở thành “đạigia” với tài sản vài chục con trâu, bò.

Về thăm bản Tả Kố Khừ, cáinghèo đang dần lùi xa thay vào đó làhơn 100 căn nhà khang trang, vữngchãi, lợp ngói, tôn dọc hai bên dòngsuối Mo Pí hiền hòa. Hộ ông SùngPhì Sinh là một trong những điểnhình vay vốn NHCSXH chăn nuôi giasúc thoát nghèo. Từ 2 con bò mẹmua từ nguồn vốn vay, thêm vàivòng quay vay vốn, đàn gia súc tăngdần qua từng năm, đến nay cuộcsống gia đình ông đã ổn định.

Nguồn vốn tín dụng cũng đangdìu dắt những hộ cuối cùng của bảnthoát nghèo như gia đình anh GiàngÝ Bầu hiện đang vay 30 triệu đồnghộ nghèo mua thêm trâu sinh sản.Hay như anh Khoàng Chừ Lòng vay

40 triệu đồng vốn hộ cậnnghèo đầu năm 2017 muathêm trâu sinh sản song đếncuối năm 2017 và tháng 5năm 2019 đã tất toán xongkhoản vay với NHCSXH từnguồn tiền bán trâu. “Mìnhhết khó, trả vốn cho NHCSXHđể cho bà con khác khó khănhơn được vay vốn SXKD”, anhKhoàng Chừ Long tâm sự.

Nguồn vốn tín dụng chính sáchxã hội đã đến 100% thôn bản khôngchỉ ở Sín Thầu mà có ở tất cả 11 xãđặc biệt khó khăn của huyện MườngNhé. Trong 5 năm qua đã tạo điềukiện cho 12.017 lượt hộ nghèo vàđối tượng chính sách khác trên địabàn được vay vốn tạo việc làm, pháttriển SXKD, tăng thu nhập, ổn địnhnâng cao chất lượng cuộc sống vớitổng doanh số cho vay 348 tỷ đồng.Từ đó giúp hơn 1.055 hộ vượt quangưỡng nghèo đưa tỷ lệ hộ nghèotrung bình của huyện hàng nămgiảm 5,1%; hơn 80 lượt HSSV có

hoàn cảnh khó khăn được vay vốnđể trang trải chi phí học tập; đầu tưxây dựng 876 công trình cung cấpNS&VSMTNT; trợ giúp hơn 298 hộnghèo xây dựng nhà ở kiên cố, thoátkhỏi cảnh nhà tạm bợ...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêmTrưởng ban đại diện HĐQT NHCSXHtỉnh Điện Biên Lê Văn Quý cho biết,không phải vì phụ trách NHCSXH thìquan tâm hơn mà bởi vì ông trântrọng những công việc và giá trị mà

26 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

Page 29: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

NHCSXH mang lại là duy nhất khôngtổ chức tín dụng nào có, đó là hỗ trợngười nghèo và đối tượng yếu thếdễ tổn thương nhất và cũng tiềm ẩnnhiều rủi ro nhất.

Chỉ tính riêng trong 5 năm qua,NHCSXH đã cho vay 122 nghìn lượthộ nghèo và các đối tượng chínhsách khác với doanh số đạt 3.834 tỷđồng, góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèohàng năm giảm từ 3 - 4%. Theo đó,đã có gần 23 nghìn lượt hộ vượt quangưỡng nghèo; hơn 1.000 HSSV cóhoàn cảnh khó khăn được vay vốn đihọc; gần 7.000 lao động được tạo việclàm từ Quỹ quốc gia giải quyết việclàm; 91 lao động đi làm việc tại nướcngoài; có hơn 14 nghìn công trìnhcung cấp NS&VSMTNT, hơn 2.000 cănnhà ở ổn định cho hộ nghèo đượcxây dựng.

“Những con số đó cho thấy, tíndụng chính sách xã hội là mộtnguồn vốn quan trọng đóng gópvào thành quả phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh Điện Biên. Đây cũnglà nguồn vốn góp phần ngăn chặn“tín dụng đen” đến người nghèo và

đối tượng yếu thế, duy trì trật tự antoàn xã hội, quốc phòng, an ninh vàbiên giới chủ quyền quốc gia đượcgiữ vững, niềm tin của nhân dân cácdân tộc đối với chính sách ưu việtcủa Đảng và Nhà nước ta ngày càngđược củng cố và nâng cao”, PhóChủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Quýnhấn mạnh.

Tuy nhiên, bài toán giảm nghèobền vững vẫn còn là một thách thứclớn đối với Điện Biên khi kinh tế vẫnchủ yếu vào sản xuất nông nghiệp,tại các vùng sâu, vùng xa sản xuất 1vụ trong năm, điều kiện tiêu thụ sảnphẩm hạn chế. Toàn tỉnh có 127.667hộ, trong đó hộ nghèo chiếm tỷ lệ37,08% (trong đó, hộ nghèo về thunhập 46.507 hộ); hộ cận nghèo,chiếm tỷ lệ 9,78%.

Mong muốn Chính phủ vàNHCSXH có nhiều nguồn vốn hơn hỗtrợ người dân Điện Biên vượt khó,

Phó Chủ tịch tỉnh Lê Văn Quý chobiết, Tỉnh ủy cũng đã ban hành Chỉthị về hàng năm bổ sung nguồn vốnngân sách địa phương khoảng 1%tổng thu ngân sách trên địa bànchuyển sang NHCSXH để cho vay.

Chia tay Điện Biên khi nhữngthửa ruộng bậc thang đang phơinắng chờ mùa nước đổ vào vụ mới,những cánh rừng keo, cây ăn trái.Phía xa dưới những tán rừng già,người dân đang mang theo cả ướcmong và kỳ vọng thoát nghèo nhanhhơn không chỉ của họ mà của chínhcác cán bộ NHCSXH đang thángngày không quản nắng mưa, monggieo thêm vốn tín dụng để ngườidân vững tâm an cư, lập nghiệp, hòacùng công cuộc kiến thiết biêncương vững chắc của Tổ quốc, đưaĐiện Biên bắt nhịp nhanh hơn cùnghành trình phát triển hội nhập củađất nước.�

27ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

Page 30: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

28 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Dù địa hình đồi núi dốccheo leo, điều kiện tựnhiên khó khăn, nhưngvới hướng đi đúng và sự

cần cù chịu khó của đồng bào vùngcao huyện Mù Cang Chải (Yên Bái),đồng vốn chính sách đã góp phầnmang lại cuộc sống ấm no.

Vượt qua nghèo đóiNếu như từ thị xã Nghĩa Lộ lên

thị trấn huyện lỵ Mù Cang Chải phảiqua chặng đường 100km vượt đèoKhau Phạ - một trong tứ đại đèo củavùng Tây Bắc, thì từ thị trấn huyệnđến xã xa nhất là Chế Tạo cũng mấtbằng ấy thời gian để đi qua 35kmđường đèo dốc quanh co khó khănhơn nhiều. Bù lại, đoàn chúng tôiđược ngắm những thửa ruộng bậcthang uốn lượn trên những sườn núihùng vĩ của dãy Hoàng Liên Sơn,được đi xuyên qua cánh rừngnguyên sinh của vùng lõi khu bảotồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chảivới những cây cổ thụ vài người ôm.

Xã Chế Tạo nằm ở chóp phía TâyBắc của tỉnh Yên Bái, giáp với tỉnhSơn La và Lai Châu, bao bọc bởi dãynúi cao trên 2.000 mét, trong đóđỉnh cao nhất là 2.512 mét. Trongngày giao dịch định kỳ hàng thángcủa NHCSXH huyện tại đây, Giámđốc NHCSXH huyện, Bùi Văn Hóachỉ tay sang bản Tà Dông lấp lómươi nóc nhà ở sườn núi đối diệntrụ sở UBND xã dẫn chứng vui: “Cólần đứng đây nghe thấy tiếng mổlợn của đồng bào, nhưng sang đếnnơi thì bà con đã ăn xong đi về hết”.Bản Tà Dông cũng không phải làbản xa nhất, nhưng trời mưa nhỏthì Chủ tịch UBND xã Sùng A Chốngđi về nhà cũng mất 4 tiếng đồng hồ,mưa to hơn thì ngủ lại phòng làmviệc luôn.

Do điều kiện tự nhiên khó khănlà vậy, mới chỉ 2/6 bản của xã có điệnlưới, toàn xã có 409 hộ (99% là dântộc Mông) thì có đến 210 hộ nghèo,chiếm tỷ lệ 53%. Nhưng điều đókhông cản trở được khát vọng vươn

lên có cuộc sống ấm no của đồngbào nơi đây. Đến trả hết nợ NHCSXHtại phiên giao dịch định kỳ ở trụ sởxã, anh Giàng A Ly cho biết, năm2014, anh được vay 30 triệu đồng hộnghèo, liền mua 1 con trâu. Sau 5năm, trâu cái trưởng thành và sinhthêm 1 con nữa, anh Ly bán 1 conđủ trả nợ đến hạn, còn 1 con làmvốn để dành. Anh Ly cho biết đã cókinh nghiệm nên phiên giao dịchtháng sau sẽ làm thủ tục đề nghị vayvốn tiếp 50 triệu đồng để mua trâuđực vỗ béo. Trong khi đó, cũng đếntrả hết nợ NHCSXH, anh Giàng ASàng dẫn chúng tôi về thăm căn nhàgỗ khang trang mới làm ở gần UBNDxã và bày tỏ dự định sẽ tiếp tục vayvốn NHCSXH để đầu tư 2 phòng nghỉHomestay phục vụ khách du lịch.

Bên đàn bò 15 con đang ăn cỏ,ông Giàng A Sình ở bản Chế Tạo, xãChế Tạo kể về câu chuyện vươn lênthoát nghèo của gia đình. Ban đầutừ nguồn vốn vay NHCSXH 15 triệuđồng hộ nghèo, ông Sình mua 1 con

CH� TR�!NG C�A Đ"NG, Ý NGUY�N C�A DÂN

>Bài và ảnh NGỌC KHÔI

Sau khi Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 40, việc thực hiện chínhsách này đã thêm một luồng sinh khí mới bằng sự tham gia tích cực của cả hệthống chính trị từ cơ sở. Nguồn lực giúp các hộ nghèo và đối tượng chính sách cũngđược tăng cường, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Bài 1: Gieo vốn trên đỉnh mây ngàn

05 NĂM THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 40-CT/TW NGÀY 22/11/2014 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNGVỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI (CHỈ THỊ SỐ 40)

Page 31: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

29ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

bò cái và đầu tư làm chuồng trại.Vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm vàtích lũy, số bò trong chuồng tăngdần, phân bò thì dùng để bón chocây lúa, cây ngô. Nhưng nhà ôngSình chưa thể thoát nghèo ngay bởicả 5 người con đều được đi học đạihọc, trong thời gian đó ông lại đượcNHCSXH cho vay vốn HSSV có hoàncảnh khó khăn. Đến nay cả 5 ngườiđã ra trường, có việc làm ổn địnhvà trả hết nợ ngân hàng. Giờ thìông Giàng A Sình tự hào chưaphải giàu có gì nhưng cũng đủ ănđủ tiêu, ông còn làm Tổ trưởngTổ tiết kiệm và vay vốn của bảnđể tuyên truyền, chia sẻ kinhnghiệm với bà con. Ông chia sẻ:“Nhờ nguồn vốn chính sách gia đìnhmình đã hết khó khăn, giờ mìnhmong muốn đồng vốn đến với nhiềungười nữa để có đời sống tiến bộhơn”.

Cả hệ thống chính trịvào cuộc

Nói về “độ phủ” tín dụng chínhsách trên địa bàn, Chủ tịch UBND xãChế Tạo Sùng A Chống cho biết, đếnnay tổng dư nợ tín dụng chính sáchở xã đạt trên 9 tỷ đồng, riêng doanhsố cho vay năm 2019 là hơn 1 tỷđồng, trong đó có đến 193/210 hộnghèo là có dư nợ (các hộ còn lại chủyếu do mất sức lao động). Hàngnăm, xã giao chỉ tiêu kế hoạch chotừng thôn, bản, tổ chức chỉ đạo Bangiảm nghèo của xã rà soát từng hộ,từng đối tượng có nhu cầu vay vốn,bình xét đối tượng được vay côngkhai, khách quan trong Tổ tiết kiệmvà vay vốn. Hàng tháng xã tiến hànhkiểm tra công tác cho vay, qua đócho thấy các hộ vay đều sử dụngnguồn vốn đúng mục đích và khôngcó nợ quá hạn.

Hoạt động tín dụng chính sáchcó chất lượng tốt phải kể đến sựtham gia tích cực của hệ thống chínhtrị cơ sở, đặc biệt là sau khi Ban Bíthư Trung ương Đảng ban hành Chỉthị 40. Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch

HĐND xã Chế Tạo, Giàng A Lềnh chobiết, sau khi có Chỉ thị số 40, Đảngủy xã đã họp Ban chấp hành đưa raNghị quyết chỉ đạo các hội, đoàn thể,các chi bộ triển khai rộng rãi đếnnhân dân để chính sách đến vớingười dân nghèo. Từ đó, người dâncàng hiểu đồng vốn và sử dụng hiệuquả. Bí thư các chi bộ tăng cườngtuyên truyền, kiểm tra giám sát đốivới việc thực hiện chính sách tíndụng ưu đãi, góp phần giảm nhanhtỷ lệ hộ nghèo của xã từ 85% xuốngcòn 53% sau 5 năm.

Đánh giá về việc thực hiện Chỉ thịsố 40, Bí thư huyện ủy Mù Cang ChảiNông Việt Yên cho rằng: “Đã có mộtsự thay đổi lớn trong nhận thức cánbộ đảng viên. Nếu như trước đây,vẫn có cán bộ cơ sở nghĩ rằng đây làsự hỗ trợ bình thường của Nhànước. Nhưng khi chúng tôi làm tốtcông tác quán triệt tuyên truyền thìnhận thức của cán bộ cũng nhưngười dân về việc cho vay ủy thácnày của NHCSXH đã thay đổi rõ rệt.Đây là trách nhiệm của cấp ủy, chínhquyền cũng như cả hệ thống chínhtrị giúp người dân giảm nghèo thôngqua việc ủy thác từ NHCSXH chứkhông còn là hỗ trợ từ Trung ương”.

Có lẽ vì thế mà như Giám đốc BùiVăn Hóa cho biết, dù là huyện đặcbiệt khó khăn nhưng đến nay, UBNDhuyện đã trích ngân sách 1,6 tỷ đồngủy thác qua NHCSXH, hòa chung vàonguồn vốn tín dụng chính sách hơn244 tỷ đồng trên địa bàn giúp cho9.752 hộ nghèo và các đối tượngchính sách khác được tiếp cận vớinguồn vốn ưu đãi; 3.918 hộ vượtqua ngưỡng nghèo; 188 HSSV cóhoàn cảnh khó khăn được vay vốn đihọc; giải quyết việc làm cho 219 laođộng từ nguồn Quỹ quốc gia về việclàm; 8 lao động được vay để đi xuấtkhẩu lao động có thời hạn ở nướcngoài; hỗ trợ cho 170 hộ nghèođược vay vốn làm nhà ở...

Cấp ủy, chính quyền các cấp cầnxác định nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạođối với hoạt động tín dụng chínhsách xã hội là một trong nhữngnhiệm vụ trong chương trình và kếhoạch, hoạt động thường xuyên củacác cấp ủy, các ngành, địa phương vàđơn vị. Tổ chức thực hiện tốt chủtrương huy động các nguồn lực chotín dụng chính sách xã hội gắn vớiphát triển nông nghiệp, nông thôn,phát triển giáo dục, dạy nghề, tạoviệc làm, bảo đảm an sinh xã hội vàgiảm nghèo bền vững.�

Chủ tịch UBND xã Chế Tạo Sùng A Chống (trái) thăm cơ ngơi của vợ chồng ôngGiàng A Sình.

Page 32: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

Ông Nguy n ình Tâm thôn Nam Thành, xã

C m Nam, huy n C mXuyên kh ng nh ýngh a c a tín d ngchính sách dành choHSSV i h c.

30 C SAN THÔNG TIN S 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ H I

Không ai b h c vìthi u ti n

a cho chúng tôi xem cu n Svay v n NHCSXH ghi chi ti t nh ngl n c gi i ngân, ông Nguy n V nTruy n xóm i Liên, xã cThanh, huy n c Th (Hà T nh) bùingùi nh l i th i k v t v c a gia

ình. Ông Truy n t ng là sinh viênkhoa V n - i h c T ng h p Hà N inh ng vì hoàn c nh gia ình nên

ph i b d con ng h c t p. L yv l p gia ình r i nh ng cái nghèov n eo bám cho n khi c ti pc n ngu n v n u ãi c a Nhàn c, v ch ng ông m i có i uki n u t ch n nuôi l n, bò phát tri n kinh t . Th nh ng khi 3ng i con l n l t vào i h c thì ápl c chi phí nuôi con n h c l i èn ng lên gia ình, i u làm ôngTruy n kh tâm nh t là nguy c conmình ph i ngh h c gi a ch ng nh

b c a chúng. Ch ng trình tínd ng dành cho HSSV có hoàn c nhkhó kh n th c s ã tr thành c ucánh cho gia ình.

n nay, ông Truy n ã cNHCSXH cho vay 117 tri u ng,trong ó ng i con u (sinh n m1992) ã t t nghi p i h c Giaothông v n t i, có vi c làm Hà N ivà ang tr n theo phân k , ng icon th 2 h c Cao ng Y t HàT nh c ng ã ra tr ng và có vi c

Bài 2: Nuôi giấc mơ đến trườngở vùng quê nghèo

>Bài và nh NG C KHÔI

V nh ng vùng quê gian khó nh ng giàu truy n th ng hi u h c Hà T nh,ngu n v n u ãi không ch mang ý ngh a nhân v n sâu s c mà còn là

ng l c giúp nhi u gia ình v n lên b ng kinh t tri th c.

05 N M TH C HI N CH TH S 40-CT/TW NGÀY 22/11/2014 C A BAN BÍ TH TRUNG NG NGV T NG C NG S LÃNH O C A NG I V I TÍN D NG CHÍNH SÁCH XÃ H I (CH TH S 40)

Page 33: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

31ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

làm ở quê nhà. Còn cô con gái útđang học năm thứ tư Đại học BáchKhoa Hà Nội được các anh chị hỗtrợ thêm nên kinh tế gia đình bắtđầu có tích lũy. Đến năm 2016 giađình ông Truyền ra khỏi diện hộnghèo và tiếp tục được NHCSXHcho vay 50 triệu đồng hộ cận nghèođể đầu tư chăn nuôi.

Cùng chung tâm trạng phấn khởinhư ông Truyền, ông Nguyễn ĐìnhTâm ở thôn Nam Thành, xã CẩmNam, huyện Cẩm Xuyên khẳng định:“Nếu không có nguồn vốn vay củaNhà nước thì các cháu không thể đihọc được”. Ông Tâm có 4 người conđều học đại học, có những giai đoạnphải “phân kỳ” gửi tiền cho con, đứađầu tháng, đứa giữa tháng bởi vợchồng ông xoay không kịp. Đến nay,3 người con đã ra trường có việc làmổn định, cậu út vừa tốt nghiệp Đạihọc Công nghiệp TP. Hồ Chí Minhđang chờ xin visa đi làm việc tại NhậtBản. Ông chia sẻ, phong trào học tậpđã thành truyền thống của quêhương, các cháu được học hỏi kiếnthức và có nghề nghiệp mới có thểthoát nghèo trên vùng đất thuầnnông này.

Chất lượng tạo nên sựbền vững

Chương trình tín dụng dành choHSSV được triển khai từ năm 2007theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.Cũng như các chương trình tíndụng chính sách khác, mô hìnhquản lý bằng việc NHCSXH ủy thácmột số công việc qua 4 tổ chức hội,đoàn thể là Hội Nông dân, Hội Phụnữ, Hội Cựu chiến binh và ĐoànThanh niên; đồng thời thực hiệncông khai, dân chủ các khâu bìnhxét, phê duyệt, giám sát... ở Tổ tiếtkiệm và vay vốn và chính quyền địaphương đã chứng minh sự phùhợp, được quốc tế đánh giá là cáchlàm sáng tạo, độc đáo ở Việt Nam.

Chỉ thị số 40 cũng đã đánh giá:Trong những năm qua, tín dụngchính sách xã hội do NHCSXH thựchiện là một giải pháp sáng tạo, cótính nhân văn sâu sắc và phù hợpvới thực tiễn của Việt Nam, góp phầnquan trọng thực hiện có hiệu quảcác chủ trương, chính sách, các mụctiêu, nhiệm vụ mà Đảng và Nhànước đã đề ra về giảm nghèo, tạoviệc làm, phát triển nguồn nhân lực,bảo đảm an sinh xã hội, ổn địnhchính trị và phát triển kinh tế - xã hộitheo định hướng XHCN.

Tỉnh Hà Tĩnh có số lượng HSSVvay vốn nhiều, nguy cơ nợ quá hạncũng tiềm ẩn nếu họ ra trường chưacó việc làm. Bởi vậy, khi triển khaisâu rộng các giải pháp đã đề ratrong Chỉ thị số 40, quy mô và chấtlượng tín dụng chính sách đã đượcnâng lên rõ rệt. Giám đốc NHCSXHtỉnh Hà Tĩnh Lưu Văn Minh cho biết:Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40,NHCSXH tỉnh đã cho 216.532 lượt hộnghèo và các đối tượng chính sáchvay số tiền 6.795 tỷ đồng. Vốn tíndụng chính sách đã giúp cho 36.950hộ thoát nghèo; 37.127 HSSV cóhoàn cảnh khó khăn được vay vốnđể trang trải chi phí học tập; 7.679việc làm được tạo ra do được vayvốn từ Quỹ quốc gia về việc làm; 346người được vay vốn đi lao động cóthời hạn ở nước ngoài... Tính đếnnay, NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh đangquản lý hơn 4.700 tỷ đồng, tăng1.300 tỷ đồng so với trước khi có Chỉthị số 40, với 118.400 hộ gia đình thụhưởng 16 chương trình tín dụng ưuđãi của Chính phủ. Vốn tín dụngchính sách được cho vay đúng đốitượng, hộ nghèo và các đối tượngchính sách sử dụng vốn đúng mụcđích, đạt hiệu quả, trả nợ đúng hạn,do vậy chất lượng tín dụng ngàycàng được củng cố và nâng cao, nợquá hạn tại NHCSXH tỉnh Hà Tĩnhchỉ chiếm tỷ lệ 0,05% tổng dư nợ.

Đánh giá về kết quả trên, Uỷ viên

BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnhủy Hà Tĩnh, Lê Đình Sơn cho rằng,thực hiện chính sách này là tráchnhiệm của cả hệ thống chính trị.Chính vì vậy, các ngành, các cấp đãtham gia từ tỉnh đến cơ sở, ngaytừng thôn đã hình thành các Tổ tiếtkiệm và vay vốn, các thành viêntham gia đã trợ giúp cho ngườinghèo đạt nhiều kết quả tốt. Nguồnvốn chính sách ở Hà Tĩnh gắn với xâydựng NTM, xây dựng khu dân cưkiểu mẫu đặc biệt là cho HSSV cóhoàn cảnh khó khăn vay vốn. Đây làchủ trương ý Đảng hợp lòng dân, cảhệ thống chính trị vào cuộc và đangđạt kết quả cao, góp phần cho HàTĩnh phát triển nhanh và bền vữngtrong thời gian tới.

“Tỉnh cũng xác định cần phải cónguồn vốn cho người dân vay, bỏvốn vào đó là không mất đi, khôngphải cho không. Bởi vậy, trong thờigian qua, Hà Tĩnh đã tăng đến 3 lầnvốn ngân sách địa phương ủy thácsang NHCSXH, hiện nay là trên 110tỷ đồng. Chúng tôi mong có thêmnguồn lực cho người nghèo đượcvay nhiều hơn nữa”, Bí thư Tỉnh ủyLê Đình Sơn nhấn mạnh.

Các tổ chức chính trị - xã hộinhận ủy thác của NHCSXH có tráchnhiệm thực hiện đầy đủ các nộidung được ủy thác; phối hợp chặtchẽ với NHCSXH và chính quyền địaphương trong việc củng cố, nâng caochất lượng hoạt động tín dụng chínhsách xã hội; hướng dẫn bình xét đốitượng vay vốn; tăng cường kiểm tra,giám sát, đôn đốc thu hồi nợ đếnhạn, hướng dẫn người vay sử dụngvốn hiệu quả; lồng ghép với cácchương trình, dự án của các tổ chứcchính trị - xã hội. Làm tốt công tác tưvấn, hướng dẫn xây dựng và nhânrộng các mô hình SXKD điển hình,giúp nhau vươn lên thoát nghèo vàlàm giàu, chính đáng.�

Page 34: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

32 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Đi làm thuê để về làm chủVề Đồng Tháp - thủ phủ của xứ

sen hồng mùa này, hai bên đường lànhững cánh đồng ăm ắp nước mangtheo những sản vật mùa lũ. Ở tổ 11,ấp Bình Hòa, xã Bình Thạnh, huyệnCao Lãnh ai cũng biết tấm gươngkhởi nghiệp thành công của anhNguyễn Chương Phi (sinh năm1989), Giám đốc Công ty TNHHQuang Vinh Food đang tạo việc làmcho 20 lao động có mức lương trungbình 5 triệu đồng/tháng.

Bên dây chuyền sấy khô hoa

quả, nông sản, anh Phi kể cho chúngtôi nghe về thời kỳ lập nghiệp củamình. Năm 2012, sau khi tốt nghiệpĐại học Công nghiệp thực phẩm TP.Hồ Chí Minh, anh Phi đi làm thuêcho một công ty thủy sản. Với quyếttâm vươn lên “làm cái gì đó”, lại nhờchính sách hỗ trợ của tỉnh, năm2014 anh được NHCSXH cho vay 70triệu đồng chi phí đi XKLĐ tại NhậtBản. Đến năm 2017, anh Phi về nướcvới số vốn tích lũy được 600 triệuđồng, anh lại được NHCSXH cho vay400 triệu đồng vốn giải quyết việc

làm để đầu tư xây dựng nhà xưởng,mua máy sấy chân không để sấynông sản. Anh Phi chia sẻ: “Vì nôngsản lúc ấy rất rẻ, nhiều khi họ bỏ đihoặc cho bò, cho dê ăn. Thấy nhưvậy thì phí quá, mình mở ra công tynày giúp đỡ được một số nông hộ”.

Có kiến thức được đào tạo bàibản, có kỹ năng và kinh nghiệm từkhi XKLĐ ở Nhật Bản, nên anh Phi đãvượt qua được những khó khăn banđầu, công ty ngày càng phát triển.Chỉ sau 2 năm, anh đã đầu tư thêm2 máy sấy lớn trị giá hàng tỷ đồng,nâng sản lượng lên 7 - 8 tấn/tháng,chủ yếu là chuối và khoai lang sấykhô. Sản phẩm của Quang VinhFood đã có mặt ở nhiều siêu thị trêncả nước và khách nước ngoài đếnđặt hàng xuất khẩu. Anh tâm sự:“Hiện tại bây giờ công ty phát triểnrất tốt, mua được sản phẩm củanông dân rất nhiều. Vì vậy, tạo đượcnhiều việc làm tại địa phương. Tôihạnh phúc với điều mình đang làm”.

Anh Phi chỉ là một trong số hàngnghìn thanh niên ở tỉnh Đồng Thápđi XKLĐ nhờ chính sách khuyếnkhích của tỉnh. Xác định XKLĐ là mộthướng đi giúp người dân có thunhập cao, đồng thời góp phần nângcao chất lượng nguồn nhân lực ở địa

Anh Nguyễn Chương Phi - Giám đốc Công ty TNHH Quang Vinh Food giới thiệu sảnphẩm của công ty.

Bài 3 - Nhiều cách làm sáng tạotrên đất sen hồng

>Bài và ảnh NGỌC KHÔI

Điều thuận lợi ở Đồng Tháp là Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã quan tâm đến tín dụngchính sách từ rất sớm, nên việc triển khai Chỉ thị số 40 đã nhanh chóng đivào cuộc sống và có nhiều sáng tạo.

05 NĂM THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 40-CT/TW NGÀY 22/11/2014 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNGVỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI (CHỈ THỊ SỐ 40)

Page 35: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

33ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

phương nên Tỉnh ủy Đồng Tháp đãcó chủ trương đẩy mạnh công tácđưa người lao động đi làm việc cóthời hạn ở nước ngoài. Tỉnh đã banhành chính sách hỗ trợ từ ngân sáchđịa phương cho vay với tất cả hộ giađình có lao động đi làm việc ở nướcngoài để chi phí khám bệnh, họcđịnh hướng với mức từ 80% đến90% chi phí, những trường hợpkhó khăn được Ban chỉ đạo xuấtkhẩu lao động tỉnh cho vay đến100% chi phí. Tính từ năm 2015đến nay, toàn tỉnh Đồng Tháp đãcó 5.876 trường hợp được vayvốn ưu đãi để đi lao động ở nướcngoài, với số tiền hơn 424 tỷđồng, trở thành tỉnh dẫn đầu khuvực ĐBSCL trong lĩnh vực xuất khẩulao động.

Chủ động, sáng tạo tìmnguồn vốn cho bà con vay

Chỉ thị số 40 đã yêu cầu “HĐND,UBND các cấp tiếp tục dành mộtphần nguồn vốn từ ngân sách địaphương để bổ sung nguồn vốn chovay các đối tượng chính sách xã hộitrên địa bàn”, “MTTQ mở rộng cuộcvận động vì người nghèo để huyđộng sự đóng góp của các tổ chứcxã hội, doanh nghiệp và cá nhân bổsung nguồn vốn cho tín dụng chínhsách xã hội”. Trên thực tế tại xã BìnhThạnh Trung, huyện Lấp Vò, cấp ủyvà chính quyền địa phương đã sớmcó cách làm sáng tạo là tổ chức mộtđêm nhạc Vì người nghèo gây quỹđược 368 triệu đồng, sau đó ủy thácqua NHCSXH cho các hộ nghèo vayvốn làm ăn.

Chở tôi bằng xe máy xuống thămcác hộ dân, Phó Chủ tịch UBND xãBình Thạnh Trung Đoàn Thanh Hiềnvừa đi vừa chia sẻ chính anh là ngườitham mưu tổ chức đêm nhạc Vìngười nghèo bởi lẽ ca sĩ Minh Luânlà... người bà con. Cái hay của việc ủythác cho ngân hàng là nguồn vốncủa Quỹ vì người nghèo đến nay vẫn

còn nguyên, được quay vòng chonhiều hộ nghèo vay vốn vươn lên.Đến nay, trên địa bàn xã có dư nợ 33tỷ đồng, lớn nhất huyện Lấp Vò. Bàcon sử dụng vốn vay hiệu quả, gópphần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 7,57%(năm 2012) xuống 3,5% (năm 2019),xã đạt 13/19 tiêu chí về NTM.

Nhà ông Ngô Văn Thành ở ấpTân Thạnh, xã Bình Thạnh Trung làmột trong những hộ điển hình thoátnghèo nhờ chuyển đổi cơ cấu câytrồng. Trước kia ông Thành chỉ trồnglúa, còn đất vườn bỏ không vì chưacó kinh nghiệm. Năm 2013, khi giálúa xuống thấp, được cán bộ địaphương tuyên truyền, ông Thànhmới mạnh dạn vay vốn NHCSXHdành cho hộ nghèo để đầu tư mua 2con bò. Khi bò sinh con, bán lấy vốnông đầu tư cải tạo đất trồng táo,quýt. Đến nay thì sự cần cù, chịu khóđã được đền đáp khi 5 công đất (1công đất bằng 1.000m2) trồng quýtđã bắt đầu cho thu hoạch 2tháng/lần, mỗi lần hơn 1 tấn trị giá35 triệu đồng; 3 công đất trồng táocho sản lượng mỗi tuần là 8 tạ, thu15 - 20 triệu đồng, tính ra lãi gấpnhiều lần trồng lúa. Đàn bò của gia

đình ông cũng tăng lên 12 con, trị giácả trăm triệu đồng. Hộ ông Thànhđã thoát nghèo nhưng vẫn được tiếptục cho vay vốn ưu đãi theo chươngtrình dành cho hộ mới thoát nghèođể phát triển kinh tế bền vững.

Đánh giá về chính sách tín dụngưu đãi, Uỷ viên BCH Trung ươngĐảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp LêMinh Hoan cho rằng, từ khi có Chỉ thịsố 40, sự vào cuộc của cả hệ thốngchính trị, sự lãnh đạo của các cấp ủymạnh mẽ hơn, xuyên suốt hơn, cótrọng tâm hơn, kết nối toàn bộ sứcmạnh của hệ thống chính trị để hỗtrợ đưa nguồn vốn đến các đối tượngchính sách. Thông qua đó không chỉtạo điều kiện cho bà con thoátnghèo, mà còn củng cố niềm tin vàosự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.Thông qua ủy thác với NHCSXH, cáctổ chức chính trị - xã hội cũng quantâm chăm lo nhiều hơn cho đoànviên, hội viên của mình, tạo sự gắn bógiữa đoàn viên, hội viên tốt hơn...“Hiệu quả của Chỉ thị số 40 khôngphải chỉ về mặt kinh tế cho ngườinghèo mà cả tác dụng về mặt xã hội,chính trị”, Bí thư Tỉnh ủy Lê MinhHoan nhấn mạnh.�

Đóng gói sản phẩm hoa quả sấy tại Công ty Quang Vinh Food.

Page 36: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

Biến vùng đất khô cằnthành lợi thế

Chúng tôi về miền nắng gió NinhThuận vào đúng dịp được chung vuicùng đồng bào Chăm đón mừng lễhội Katê năm 2019 với sự no đủ, phấnkhởi. Trong ngôi nhà khang trang ởthôn Tuấn Tú, xã An Hải, huyện NinhPhước, bà Châu Thị Ân niềm nở đónkhách bằng những ly trà măng tâykhô do nhà làm ra.

Bà Ân kể hồi trước gia đình là hộnghèo, phải đi làm thuê bởi trên vùngđất cát khô cằn chẳng biết làm gì chohiệu quả cũng như không có vốn. Vàogiai đoạn khó khăn, bà được Nhànước cho vay vốn ưu đãi để mua 2con bò nuôi vỗ béo và sinh sản. Bàcòn được vay vốn cho các con đi học,xây công trình NS&VSMTNT.

Năm 2017, khi xã có chủ trươngphát triển cây măng tây xanh, bà Ânmạnh dạn bán bò lấy vốn và vay thêmNHCSXH đầu tư trồng 3 sào hếtkhoảng 135 triệu đồng. Trên vùng đấttiểu vùng sa mạc nổi tiếng với đồi cátNam Cương này không ngờ cây măngtây xanh lại bén rễ cho hiệu quả cao.Bà Ân cho biết, măng tây trồng 4tháng là cho thu hoạch liên tục 3tháng, sau đó nghỉ 1 tháng chăm sóc.Sản lượng thu hoạch của mỗi sào là10kg/ngày, giá bán 50.000 đồng/kg do

HTX Tuấn Tú bao tiêu hết sản phẩm.

Sau khi trừ chi phí, bà Ân có lãi 1triệu đồng/ngày với 3 sào măng tâyxanh. Mà cây măng tây có vòng đời 10năm mới phải đầu tư lại. Chính vì hiệuquả cao nên từ chỗ chỉ có 13 hộ thamgia đến nay HTX đã có 63 hộ trồngmăng tây xanh. Chính từ sự gươngmẫu, làm ăn hiệu quả, có nhiều hộdân đến học tập kinh nghiệm, bà Âncòn được tín nhiệm bầu làm Tổtrưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn.

Toàn tổ có 60 hộ đều là đồng bàoChăm, dư nợ đạt 2,3 tỷ đồng màkhông có nợ lãi tồn, đến nay đã có 20hộ thoát nghèo. Bà Ân chia sẻ: “Là Tổtrưởng mình phải đi đầu gương mẫu,

rồi tuyên truyền vận động bà con cóvay, có trả, phải tiết kiệm, sử dụng vốnđúng mục đích”.

Bà Ân có cách làm sáng tạo là vậnđộng chị em mỗi người tiết kiệm100.000 đồng/tháng để đi thăm quanhàng năm, có những chị từ bé đến lớncòn chưa biết quảng trường NinhThuận nay đã được đi du lịch NhaTrang, Phan Thiết... nên sau mỗichuyến đi được mở mang tầm nhìn,khiến chị em rất phấn khởi, tập trunglàm ăn, cán bộ tuyên truyền vận độngcũng thuận lợi hơn.

Bên cạnh sự vào cuộc của cấp ủy,chính quyền và các hội, đoàn thể ở cơsở như chúng tôi đã nêu ở các bài

Bài cuối - Bài học kinh nghiệm từ cơ sở>Bài và ảnh NGỌC KHÔISự vào cuộc của cả hệ thống chính trị ở cơ sở đã tạo nên một sức mạnh tổng hợpgiúp cho chính sách tín dụng ưu đãi có hiệu quả cao, không chỉ giúp người nghèophát triển kinh tế và mang ý nghĩa xã hội, nhân văn sâu sắc, mà còn chỉ ra nhữngbài học kinh nghiệm về phương thức, tổ chức vận động quần chúng thực hiện chủtrương, đường lối của Đảng.

34 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Bà Châu Thị Ân (áo xanh) giới thiệu bó măng tây đã được sơ chế.

05 NĂM THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 40-CT/TW NGÀY 22/11/2014 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNGVỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI (CHỈ THỊ SỐ 40)

Page 37: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

trước, mô hình Tổ tiết kiệm và vay vốncòn được xem là cánh tay nối dài củaNHCSXH để đưa nguồn vốn cùng cácchính sách của Đảng, Nhà nước đếntrực tiếp với người dân. Bởi vậy, PhóChủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng Banđại diện HĐQT NHCSXH tỉnh NinhThuận, Lê Văn Bình đã nhấn mạnh mộttrong các giải pháp nâng cao chấtlượng tín dụng chính sách chính là việcnâng cao chất lượng hoạt động của cácTổ tiết kiệm và vay vốn. Cấp ủy và chínhquyền chỉ đạo thực hiện nghiêm túcviệc họp bình xét cho vay, đảm bảocông khai, minh bạch, đúng đối tượng;kiên quyết thay thế các Tổ trưởng Tổtiết kiệm và vay vốn thiếu nhiệt tình,thiếu trách nhiệm, không đủ uy tín,năng lực quản lý và sức khỏe.

Huy động sức mạnh tậpthể từ lợi ích cá nhân

Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số40, các chương trình tín dụng chínhsách đã triển khai đến nhiều đốitượng với mục tiêu đa dạng, tạo nênbước đột phá về cải thiện điều kiệnsống, giáo dục, môi trường và việclàm cho người nghèo, góp phầnthực hiện thành công Chương trìnhmục tiêu quốc gia về giảm nghèobền vững và xây dựng NTM; bảođảm an sinh xã hội, ngăn chặn tệcho vay nặng lãi ở khu vực nôngthôn, ổn định an ninh trật tự, pháttriển nguồn nhân lực...

Nói về kết quả thực hiện Chỉ thị số40, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê MinhHoan phân tích: “Tôi nghĩ cái đượclớn nhất là cấp ủy, chính quyền đềuvào cuộc, đều xem đây là cơ hội đểtừng địa phương, từ cấp xã lên cấphuyện mang lại hạnh phúc, ấm nocho nhân dân. Cái được thứ hai nữalà các tổ chức chính trị - xã hội cũngcó điều kiện quan tâm chăm lo nhiềuhơn cho đoàn viên, hội viên củamình. Thông qua ủy thác cho vay từNHCSXH, sự gắn bó giữa đoàn viên,hội viên được tốt hơn”. Trên thực tế,hoạt động nhận ủy thác từ NHCSXH

đã tạo điều kiện cho các tổ chứcchính trị - xã hội nhận ủy thác tậphợp lực lượng, củng cố, nâng cao cảvề số lượng, chất lượng phong tràohoạt động, tăng số lượng hội viên,góp phần củng cố hệ thống chính trịcơ sở, giúp người nghèo có điều kiệnđược sinh hoạt tại các tổ chức chínhtrị - xã hội, qua đó được tiếp cận vớinhiều hoạt động lồng ghép như hoạtđộng khuyến nông, khuyến lâm,khuyến ngư, chuyển giao KHKT,chăm sóc sức khỏe, nâng cao dântrí... Tính đến nay, 4 tổ chức chính trị- xã hội đang phối hợp với NHCSXHtham gia quản lý trên 203 nghìn tỷđồng, chiếm 99.6% tổng dư nợ tíndụng chính sách.

Thực hiện Chỉ thị số 40 đã cho thấynhững bài học kinh nghiệm làm cơ sởcho giai đoạn phát triển tiếp theo củatín dụng chính sách xã hội. Đó là chủtrương xuất phát từ cơ sở, phản ánhđúng nguyện vọng của nhân dân,cùng với sự quyết tâm, quyết liệt trongtổ chức thực hiện của tổ chức Đảng,chính quyền các cấp. Cơ quan đượcgiao tham mưu triển khai thực hiệnnhiệm vụ là NHCSXH đã bám sát, chủđộng và tích cực tham mưu các cấp,các ngành để triển khai thực hiện. Môhình tổ chức và phương thức hoạtđộng mang đặc thù riêng phù hợp vớicấu trúc chính trị ở Việt Nam; thể hiệntính nhân văn và phát huy sức mạnhtổng hợp của toàn xã hội. Công tácthông tin, tuyên truyền được quantâm thực hiện và triển khai bài bản tớicác cấp, các ngành, các tầng lớp nhândân kịp thời và đầy đủ để biết, kiểmtra, giám sát từ cơ sở...

Chia sẻ về những bài học kinhnghiệm, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh LêĐình Sơn cho rằng: “Điều quan trọnglà cán bộ phải biết tổ chức cho ngườidân, gắn với cộng đồng, lồng ghépđược nguồn lực tham gia. Trong quátrình thực hiện chính sách tín dụng,đội ngũ cán bộ càng hiểu sâu sắcngười dân hơn và kết quả làm đượccho người nghèo là thước đo năng lựccán bộ”.�

Tính đến 31/12/2019,tổng dư nợ các chương trìnhtín dụng chính sách đạt206.805 tỷ đồng, với hơn6,5 triệu hộ nghèo và cácđối tượng chính sách đangcòn dư nợ; tập trung chủyếu vào 8 chương trình lớn,chiếm trên 96% tổng dư nợ,gồm: Chương trình cho vayhộ nghèo, 5 năm qua đãgiúp cho gần 1,8 triệu hộvươn lên thoát khỏi ngưỡngnghèo; Chương trình chovay hộ cận nghèo; Chươngtrình cho vay hộ mới thoátnghèo; Chương trình chovay NS&VSMTNT giúp xâydựng gần 6 triệu công trìnhnước sạch vệ sinh, góp phầnxây dựng NTM; Chươngtrình cho vay hộ gia đìnhSXKD tại vùng khó khăn;Chương trình cho vay giảiquyết việc làm giúp cho gần902 nghìn lao động có việclàm; Chương trình cho vayHSSV có hoàn cảnh khókhăn với trên 301.000HSSV được vay vốn đi học;Chương trình cho vay hỗ trợhộ nghèo về nhà ở.

Chất lượng tín dụng ngàycàng được nâng cao; nợ quáhạn và nợ khoanh chỉ chiếmtỷ lệ 0,7% tổng dư nợ.

35ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

Page 38: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

36 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Bước đột phá từtầm nhìn

Chuyển thể sâu sắc của thànhphố có thể nhìn thấy rõ qua cácquyết sách như UBND quyết định vềviệc giao dự toán ngân sách địaphương hàng năm ủy thác quaNHCSXH để cho vay hộ nghèo và cácđối tượng chính sách khác. Lãi thutừ nguồn ngân sách thành phố ủythác qua NHCSXH cũng được phânbổ trở lại cho NHCSXH bổ sungnguồn vốn cho vay. Nguồn vốnngân sách thành phố còn được bổsung từ nguồn dự phòng rủi ro vàphí quản lý.

Đặc biệt để đột phá “lõi nghèo”và thực hiện mục tiêu phát triển củathành phố, UBND thành phố đã bốtrí ngân sách ủy thác sang NHCSXHthành phố để triển khai thực hiệnmột số chương trình tín dụng chính

sách theo cơ chế đặc thù riêng củađịa phương như: Cho vay phát triểnnông nghiệp, xây dựng NTM, nângcao đời sống nông dân giai đoạn

2016 - 2020, cho vay giải quyết việclàm đối với người nghèo và các đốitượng chính sách khác; hỗ trợ chohộ nghèo làm nhà ở theo Quyết

Hà N�i đi đ#u t$ c% ch�đ&c thù riêng có

>Bài và ảnh NGỌC QUYẾT

So với chuẩn nghèo Quốc gia, số hộ nghèo theo chuẩn nghèo của thànhphố Hà Nội tăng thêm 11.184 hộ, tương tự với hộ cận nghèo, số hộ tăngthêm cũng lên tới 11.9693 hộ, chính vì vậy để có thể đưa tỷ lệ hộ nghèocủa thành phố giảm trên 70% sau 5 năm theo chuẩn của địa phương vàgiảm tới hơn 80% so với chuẩn quốc gia, Hà Nội tiếp tục có bước đột phámới trong việc chuyển nguồn vốn ủy thác qua NHCSXH với những cơ chếđặc thù của thành phố, đặc biệt là sự chung tay của 100% quận, huyện đểhỗ trợ người dân trên chính địa bàn của mình phát triển kinh tế bền vững.

Làng hoa Tây Tựu được nông dân chăm sóc, thu hoạch phục vụ dịp Tết.

05 NĂM THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 40-CT/TW NGÀY 22/11/2014 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNGVỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI (CHỈ THỊ SỐ 40)

Page 39: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

37ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

định 33/2015/QĐ-TTg; hỗ trợ chínhsách đặc thù hỗ trợ phát triển kinhtế - xã hội vùng DTTS và miền núigiai đoạn 2017 - 2020 trên địa bànthành phố Hà Nội.

Phó Chủ tịch Hội LHPN thànhphố Phạm Thị Thanh Hương chia sẻkinh nghiệm: “Cấp ủy, chính quyềnđịa phương ở nơi đâu quan tâm lãnhđạo, chỉ đạo triển khai tốt Chỉ thị số40 thì nơi đó tín dụng chính sách xãhội được triển khai hiệu quả”. Hà Nộitrở thành địa phương duy nhấttrong cả nước có 100% quận, huyện,thị xã quan tâm chuyển vốn ủy thácsang NHCSXH để cho vay hộ nghèovà các đối tượng chính sách kháctrên địa bàn.

Nhìn lại 5 năm nguồn vốn nhậnủy thác đầu tư tại địa phương là2.903 tỷ đồng, tăng 1.805 tỷ đồng(+164%) so với năm 2014, chiếm tỷtrọng 36% tổng nguồn vốn. Trongđó, nguồn vốn nhận ủy thác từ ngânsách thành phố đã lên tới 2.505 tỷđồng, tăng 1.514 tỷ đồng, tăng gấp2,6 lần so với trước giai đoạn khi cóChỉ thị. Nguồn vốn nhận ủy thác tạiđịa phương, NHCSXH thành phố đã

giải ngân cho trên 134 nghìn hộnghèo và các đối tượng chính sáchkhác vay vốn, thu hút, tạo việc làmổn định cho trên 147 nghìn lao động,hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 3.906 cănnhà cho hộ nghèo.

Lan tỏa hiệu quả từ trílực đồng tâm

10 đơn vị hành chính phường thìcó đến 9 đơn vị được nâng cấp từ xã.Lại thêm thời gian lập quận mới chỉhơn 6 năm, nên điều mà người tanhớ đến về quận Nam Từ Liêm vẫnlà những làng nghề lên phố như búnPhú Đô, cốm Mễ Trì, gò hàn XuânPhương - Phương Canh, đào Đại Mỗ,bưởi Xuân Phương, Tây Mỗ... Tốc độđô thị hóa nhanh và mạnh mẽ cũngđem đến những áp lực không nhỏtrong việc giải quyết bài toán an sinhxã hội, tạo việc làm và sinh kế bềnvững cho người dân. Thấu hiểu đượcnhững vấn đề này cũng như “tiếnglòng của dân”, bên cạnh việc hỗ trợNHCSXH triển khai tín dụng chínhsách hiệu quả tại địa phương, hỗ trợngười nghèo và các đối tượng chínhsách, UBND quận Nam Từ Liêm đã

tham mưu cho Quận ủy, HĐND quậntrích một phần ngân sách bổ sungthêm nguồn vốn cho NHCSXH quậnđể cho vay hộ nghèo và các đốitượng chính sách khác, đặc biệt làcho vay giải quyết việc làm và chovay Đề án phát triển làng nghề búnPhú Đô. Từ năm 2015 đến nay, tổngsố dư nguồn vốn ngân sách quậnchuyển sang NHCSXH quận là 47 tỷđồng (trong đó 36 tỷ đồng cho vaygiải quyết việc làm, 11 tỷ đồng chovay theo Đề án phát triển làng nghềbún Phú Đô).

Hay như ở huyện Đông Anh, PhóChủ tịch UBND huyện Nguyễn ThịTám cho biết, huyện luôn gắn việcthực hiện hoạt động tín dụng chínhsách xã hội với việc thực hiện cácchương trình, đề án trọng điểm.Cùng với 8,6 tỷ đồng nguồn vốn ngânsách huyện ủy thác qua NHCSXH,chiếm 2,5% tổng nguồn vốn cho vay,sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40doanh số cho vay toàn huyện đạt654 tỷ đồng, với trên 21.800 lượt hộnghèo và đối tượng chính sách kháctrên địa bàn toàn huyện được vayvốn. 3.367 lượt hộ cận nghèo được

Vốn tín dụng chínhsách góp phần tôthắm bức tranhNTM của thủ đô.

Page 40: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

38 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

vay vốn tạo điều kiện để phát triểnsản xuất, cải thiện cuộc sống; trên7.250 lao động tạo được việc làm;hơn 1.526 lượt HSSV có hoàn cảnhkhó khăn được vay vốn; đầu tư xâydựng trên 13.000 công trìnhNS&VSMTNT; 292 hộ nghèo được trợgiúp xây dựng nhà ở kiên cố, thoátkhỏi cảnh nhà tạm bợ... Qua đó, đưaĐông Anh đạt huyện đạt chuẩn NTMvào cuối năm 2016, trở thành huyệnthứ 2 của Hà Nội, thứ 7 trong cảnước đạt chuẩn NTM. Đây cũng lànền tảng tạo đà cho huyện triển khaithực hiện Đề án đầu tư xây dựnghuyện Đông Anh thành quận và cácxã, thị trấn thành phường trongtương lai không xa.

Tựu chung lại nhiều “điểm sáng”như huyện Đông Anh tạo nên mộtbức tranh tín dụng trên toàn thànhphố đầy màu sắc ấm áp sau 5 nămthực hiện Chỉ thị số 40. Tổng doanhsố cho vay của thành phố từ cuốinăm 2014 đến nay đạt 13.226 tỷđồng đã giúp cho trên 487 nghìnlượt hộ nghèo và các đối tượngchính sách khác được vay vốn,trong đó có gần 170 nghìn lượt hộnghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoátnghèo, góp phần giúp cho 57 nghìnhộ thoát khỏi ngưỡng nghèo; chovay gần 170 nghìn lượt khách hàngvay vốn giải quyết việc làm, gópphần thu hút, tạo việc làm cho trên186 nghìn lao động; giúp cho trên17 nghìn lượt HSSV được vay vốnhọc tập, cho vay xây dựng mới vàcải tạo gần 250 nghìn công trìnhcung cấp NS&VSMTNT, hỗ trợ xâymới, sửa chữa cải tạo 3.906 căn nhàở cho hộ nghèo.

Vốn tín dụng chính sách đã gópphần đẩy nhanh tiến độ xây dựngNTM của thành phố, hiện nay, đã có4/18 huyện, thị xã và 325/386 xãđược công nhận đạt chuẩn NTM,vượt kế hoạch trước 2 năm so vớimục tiêu đề ra. “Đảng ta đã chọn

đúng và trúng khi triển khai thựchiện tín dụng chính sách. Đây là mộtchương trình mang đậm tính nhânvăn và càng thêm sâu sắc với sự lãnhđạo của Đảng, sự vào cuộc cả hệthống chính trị - xã hội”, Phó Bí thưThường trực Thành ủy Hà Nội NgôThị Thanh Hằng tâm đắc.

Chính vì vậy, Hà Nội tiếp tục đặtquyết tâm thực hiện có hiệu quảhơn nữa những chỉ đạo của Ban Bíthư tại Chỉ thị số 40. Đặc biệt, tiếp

tục tập trung mọi nguồn lực ngânsách cho NHCSXH thông qua hoạtđộng ủy thác các hội, đoàn thể; kiểmtra, giám sát những khó khăn ngườidân để nâng cao chất lượng tín dụngchính sách. Đồng thời chủ động gắnkết các chương trình dự án đầu tư,các mô hình kinh tế về nông nghiệp,công nghiệp; đặc biệt phát huy tốiđa tiềm năng lợi thế các làng nghềtruyền thống để tạo việc làm, thoátnghèo bền vững.�

“Hà Nội luôn coi trọng việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiệnChỉ thị số 40, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọngmang tính nhân văn sâu sắc phù hợp với thực tiễn củathành phố. Sau khi sáp nhập Hà Nội có 30 quận, huyện;584 xã, phường, thị trấn; trong đó 18 quận huyện và386 xã, phường có tỷ lệ hộ nghèo cao và không đồngđều. Vì vậy, Thành ủy nhận thức sâu sắc việc triển khaihiệu quả Chỉ thị số 40 góp phần quan trọng trong thựchiện các chủ trương, chính sách, các mục tiêu nhiệm vụmà Đảng bộ đã đề ra; đặc biệt là Chương trình mục tiêuquốc gia về giảm nghèo bền vững và Chương trình mụctiêu quốc gia về xây dựng NTM”, Ủy viên BCH Trungương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội NgôThị Thanh Hằng khẳng định.

Page 41: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

39ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

Làn gió phát triểnkinh tế mới

Chị Tô Thị Chuyền sinhnăm 1967 tại thôn Phù Tải2, xã Kim Đính, huyện KimThành không nén nổi niềmvui nghẹn ngào khi chia sẻsự đổi đời của gia đình mìnhtừ “ánh sáng” Chỉ thị số 40. Dùđã từng vay vốn NHCSXH từnăm 2010, song chị cũng chỉdám vay để cho người con thứhai nhập học Cao đẳng Côngnghiệp Hà Nội, với số tiền là 8,6triệu đồng. Cuộc sống gia đìnhvẫn bộn bề nỗi lo cơm áo chỉchòng chọc trông vào 1,1 mẫuruộng nuôi 3 người con ăn học.

Chính vì vậy, năm 2014 cùngvới chủ trương của chính quyền lồngghép tín dụng chính sách xã hội với

HI D��NG:

Đ�ng l�c phát tri�n kinh t�b�n vng

Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Nguyễn Mạnh Hiển cho biết Chỉ thị số 40 là quyết sáchđúng đắn, hợp lòng dân.

>Bài và ảnh LÊ NGUYỄN

Nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng sông Hồng, trong tam giác kinh tế trọngđiểm phía Bắc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh có lợi thế về giao thông, kinhtế - xã hội song đời sống của người dân Hải Dương vẫn còn khó khăn. “Chính vìvậy, cùng với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Tỉnhủy Hải Dương đã xác định công tác giảm nghèo, xây dựng NTM là một nhiệmvụ cấp thiết và quan trọng, Chỉ thị số 40 ra đời đã tạo ra bước chuyển biếntích cực trong việc triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội trên địabàn”, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh HảiDương Nguyễn Mạnh Hiển nhìn lại chặng đường đã qua.

05 NĂM THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 40-CT/TW NGÀY 22/11/2014 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNGVỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI (CHỈ THỊ SỐ 40)

Page 42: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

40 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chị đãmạnh dạn vay 19 triệu đồng hộnghèo để chuyển đổi 5 sào ruộngnăng suất thấp lập vườn trồng câyvải thiều, nhãn trên nền đất ruộngcũ. Kiến thức và kỹ năng chưa có củachị và gia đình đã nhận được sự hỗtrợ nhiệt tình của Hội Nông dân xãvới việc mời cán bộ khuyến nông vềtập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chămsóc, vườn cây ăn quả của chị, vì thếngày một tăng năng suất. Đến giữanăm 2017, chị đã trả hết số nợ vayban đầu của cả chương trình tíndụng HSSV và hộ nghèo. Tháng5/2018, chị tiếp tục được địa phươngquan tâm xét duyệt cho vay vốn hộcận nghèo 50 triệu đồng để mở rộngmô hình sản xuất hiện có và tiếp tụcnâng mức cho vay tối đa lên 100triệu đồng trong năm 2019 đểchuyển đổi mục đích sang đào aothả cá. Cháu thứ 3 của gia đình cũngđã nhập học Cao đẳng Kinh tế côngnghiệp Hà Nội từ nguồn vốn vayHSSV lần đầu là 7,5 triệu đồng.

“Chỉ thị số 40 đã làm thay đổinhận thức của các cấp ủy, chínhquyền, hệ thống chính trị đối với việcthực hiện tín dụng chính sách xã hộitrên địa bàn; vai trò, vị trí của tíndụng chính sách do NHCSXH thực

hiện trong việc giảm nghèo, giảiquyết việc làm, bảo đảm an sinh xãhội”, Chủ tịch UBND tỉnh Hải DươngNguyễn Dương Thái nhìn lại kết quả5 năm triển khai trên địa bàn.

Như ở huyện Tứ Kỳ, việc chínhquyền chỉ đạo UBND các xã, thị trấnphải xác định nhiệm vụ chỉ đạo hoạtđộng tín dụng chính sách ưu đãi củaChính phủ là một trong những nộidung trong chương trình, kế hoạchhoạt động thường xuyên của đơn vịđã đem đến “làn gió mới” trong hoạtđộng tín dụng chính sách xã hội.Những chuyển đổi này có thể nhìnthấy từ việc UBND xã, thị trấn xácđịnh rõ vai trò trách nhiệm trongviệc xác nhận đối tượng cho vay,theo dõi sử dụng vốn vay, đôn đốcxử lý kịp thời các khoản nợ đến hạn,thực hiện các biện pháp kiên quyếtđể thu hồi nợ, tránh tình trạng trôngchờ, ỷ lại vào cơ chế, chính sách, tạotâm lý muốn vay nhưng khôngmuốn trả nợ trong nhân dân. Tíndụng chính sách xã hội vì thế tăngcả chất và lượng. Sau 5 năm triểnkhai Chỉ thị số 40, NHCSXH huyệnđã cho vay 1.972 lượt hộ nghèo,1.960 hộ cận nghèo, 3.773 hộ mớithoát nghèo, góp phần giảm nghèotừ 7,7% năm 2015 xuống còn 2,58%;

hộ cận nghèo từ 5,6%còn 3,91%; giúp 7.848hộ xây dựng mới hoặcsửa chữa cải tạo được15.696 công trìnhcung cấp nước sạchvà vệ sinh môitrường nông thôn,giải quyết việc làmcho 8.164 lao độngtại chỗ ở địaphương, giúp cho2.650 HSSV cóhoàn cảnh khókhăn theo học tạicác trường đạihọc, cao đẳng,đào tạo nghề.

Điểm tựagiảmnghèo,xây dựngNTM

Từ quanđiểm tíndụng chínhsách xã hộilà công cụquan trọngvà trực tiếpthúc đẩy giảmnghèo bền vững và xâydựng NTM, 05 năm qua nguồn vốnngân sách địa phương ủy thác sangNHCSXH để bổ sung nguồn vốn chovay trên địa bàn tỉnh Hải Dương đãtăng thêm 33 tỷ đồng, nâng tổngnguồn vốn địa phương chuyển sangđến nay là hơn 61 tỷ đồng. Nguồnvốn này hòa cùng nguồn vốn củaNHCSXH trong 5 năm qua đã hỗ trợ196.087 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèovà các đối tượng chính sách khácđược vay vốn với doanh số cho vayđạt 5.523 tỷ đồng.

Trong đó đã có 38.755 hộ vượtqua ngưỡng nghèo; tạo việc làm cho6.518 lao động; giúp 608 hộ nghèovà gia đình chính sách được vay vốnđi lao động có thời hạn ở nướcngoài; giúp 19.374 HSSV có hoàn

Chị Tô Thị Chuyền, xã Kim Đính, huyện Kim Thành vui mừng chia sẻ sự đổi đời củagia đình mình từ “ánh sáng” Chỉ thị số 40.

Page 43: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

41ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

cảnh khó khăn được vay vốn họctập; xây dựng 211.001 công trìnhcung cấp NS&VSMTNT, 310 căn nhàcho hộ nghèo và các đối tượng chínhsách khác... Những con số này đãgóp phần đẩy nhanh tiến trình thựchiện NTM trên địa bàn. Tính đếnnay, toàn tỉnh có 190/220 xã đượccông nhận đạt chuẩn NTM; 3 huyện,thành phố là Kinh Môn, Cẩm Giàng,Chí Linh về đích NTM. Các huyệnNam Sách, Gia Lộc, Thanh Miện,Bình Giang và thành phố Hải Dươngđang đề nghị Trung ương thẩm địnhhuyện NTM và hoàn thành nhiệm vụxây dựng NTM.

“Có thể khẳng định Chỉ thị số 40là quyết sách đúng đắn, hợp lòng

dân, khẳng định thêm chủ trươngcủa Đảng, Nhà nước ta luôn quantâm chăm lo đến đời sống của ngườinghèo và các đối tượng chính sách,chăm lo đến công tác an sinh xã hội,thông qua đó nhân dân tin tưởnghơn vào chính sách của Đảng, Nhànước, tạo sự gắn kết trong toànđảng, toàn dân...”, Bí thư Tỉnh ủyNguyễn Mạnh Hiển ghi nhận. Chínhvì vậy, để tiếp tục thực hiện có hiệuquả Chỉ thị số 40, phát huy hơn nữamột chính sách nhân văn của ViệtNam, Bí thư Tỉnh ủy cho biết, trongthời gian tới Tỉnh ủy sẽ chỉ đạo cấpủy, chính quyền cấp tỉnh, cấp huyệnquan tâm hơn nữa đến hoạt độngtín dụng chính sách xã hội trên địa

bàn. Đồng thời, tiếp tục xác định việclãnh đạo, chỉ đạo đối với tín dụngchính sách xã hội là một trongnhững nhiệm vụ trọng tâm trongchương trình hoạt động thườngxuyên.

Những hiệu ứng của tín dụngchính sách xã hội trên địa bàn cùnghứa hẹn những bứt phá mới khi đầunăm 2019, Ban Thường vụ Tỉnh ủyđã ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TU, trong đó nhấn mạnh “Mỗinăm ngân sách tỉnh dành từ 20 - 50tỷ đồng cho Chương trình giảmnghèo; trong đó, ưu tiên bố trí kinhphí chuyển sang NHCSXH tỉnh HảiDương để cho vay hộ nghèo và cácđối tượng chính sách khác”.�

Tín dụng chính sách giúp nông dân Hải Dương có mùa màng bội thu.

Page 44: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

>Bài và ảnh HẢI HƯNG

Về Hưng Yên vào những ngày đầu xuân mới, cảm nhận về một miền quê nôngthôn mới trù phú đang ngày càng rõ nét. Những con đường bê tông sạch bongnối từ nhà ra ruộng, những mùa vàng bội thu và hơn thế là sự chuyển dịch cơcấu cây trồng vật nuôi mạnh mẽ cùng nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH hướngtới những phân khúc giá trị gia tăng cao hơn đang góp công cán đích 100%số xã đạt chuẩn NTM cuối năm 2019 vượt xa kế hoạch đề ra cho năm2020 chỉ là 80% số xã. “Tín dụng chính sách xã hội là nền tảng quan trọngđể Hưng Yên từng bước hoàn thiện chương trình mục tiêu xây dựng NTM,củng cố và nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước”. Đó làghi nhận của Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên.

42 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Tạo nền tảng trong xâydựng NTM

280 hộ thoát nghèo, giảm5,8%; 525 hộ thoát cận nghèo,giảm gần 11%; xã không còn hộđói, không còn hộ không có nhà đểở; 100% hộ dân ổn định SXKD tạichỗ, không còn hiện tượng đất đaibỏ hoang hóa, Lãnh đạo xã Tân Tiến,huyện Văn Giang cảm kính về thànhquả triển khai tín dụng chính sách xãhội tại xã nhà 5 năm qua. Con số đócàng có ý nghĩa với một xã có dân sốlớn nhất huyện, tỷ lệ hộ nghèo, hộcận nghèo cao thu nhập từ việctrồng lúa không đảm bảo sinh kếbền vững những năm trước. Chínhbởi vậy, cấp ủy và chính quyền xã đã

H�NG YÊN:

Tín dụng chính sáchthúc đẩy kinh tế địa phương

05 NĂM THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 40-CT/TW NGÀY 22/11/2014 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNGVỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI (CHỈ THỊ SỐ 40)

Page 45: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

Làng hoa Văn Giang (Hưng Yên) đang mở ra tiềm năng lớn, vẽ lên bức tranh đầy màu sắc của làng quê trù phú bên bờ sông Hồng.

coi tín dụng chính sách xã hội lànguồn lực chính để cùng NHCSXHhướng nguồn vốn này đến với hộ giađình nghèo và các đối trượng chínhsách, giúp họ chuyển đổi cơ cấu kinhtế, làm trang trại, gia trại kết hợp vớichăn nuôi, trồng trọt. Nhờ vay vốnchính sách, trên địa bàn xã ngàycàng xuất hiện nhiều mô hình pháttriển sản xuất, chăn nuôi, trồng câyăn quả, cây cảnh, cây công trình,điển hình như: Hộ gia đình anhNguyễn Văn Tịnh ở thôn Hòa BìnhHạ vay 50 triệu đồng chương trìnhhộ nghèo của NHCSXH huyện đầu tưmô hình trồng cây ăn quả, cây côngtrình. Qua 4 năm chăm sóc, nay đãcho ra quả, hàng năm thu hoạchbán quả thu về hàng chục triệuđồng, cây công trình sắp cho thu

hoạch hứa hẹn cho thu nhập hàngtrăm triệu đồng, vừa rồi anh đã trảhết nợ 50 triệu đồng hộ nghèo. Hộchị Nguyễn Thị Liên ở thôn Đa Phúcvay vốn trồng hơn 2 sào quất cảnh,hàng năm thu hoạch từ bán quấtcảnh về cho gia đình trên 50 triệuđồng. Ngoài ra, trên địa bàn xã cònrất nhiều hộ làm kinh tế giỏi nhờnguồn vốn ưu đãi, giúp giá trị thutrên 1ha đất canh tác của xã đạt trên202 triệu đồng năm 2018. Thu nhậpbình quân đầu người đạt 47,5 triệuđồng. Trong đó số hộ nghèo là 113hộ, chiếm 2,34%; hộ cận nghèo là190 hộ, chiếm 3,93%.

Với những người dân huyện PhùCừ, việc vay vốn chính sách trong 5năm qua với việc có thêm 2 chương

trình tín dụng mới, nâng tổng sốchương trình tín dụng chính sách trênđịa bàn đến nay là 10 chương trình.

15.621 lượt hộ nghèo và các đốitượng chính sách khác được vay vốntừ NHCSXH với tổng doanh số chovay đạt 409.177 triệu đồng đã giúp3.097 hộ vượt qua ngưỡng nghèo;1.268 HSSV có hoàn cảnh khó khănđược vay vốn đi học; 1.150 lao độngđược tạo việc làm từ Quỹ quốc gia vềviệc làm; 35 lao động được vay vốnđi lao động có thời hạn ở nướcngoài; góp phần xây dựng 14.780công trình NS&VSMTNT; 53 căn nhàcho hộ nghèo; góp phần giảm tỷ lệhộ nghèo trên địa bàn huyện từ9,53% năm 2015 xuống còn 2,75%cuối năm 2018 theo chuẩn nghèo

43ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

Page 46: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

44 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 -2020; 13/13 xã đã đạt chuẩn NTM.

Để không ai bị bỏ lạiphía sau

Với quan điểm nguồn lực cho tíndụng chính sách xã hội giờ không chỉđặt trên vai Chính phủ mà đã có sựchủ động gánh vác của địa phương.Vì vậy, sau 5 năm thực hiện Chỉ thịsố 40, nguồn vốn ủy thác của HưngYên tăng gần 42 tỷ đồng (tăng 150%),nâng tổng nguồn vốn ủy thác ngânsách địa phương, đến hết năm 2019đạt trên 70 tỷ đồng. Chính quyền cáccấp, các ngành cũng đã quan tâm hỗtrợ cơ sở hạ tầng và trang thiết bị,đáp ứng yêu cầu phục vụ hoạt độngtín dụng chính sách xã hội.

Tính đến nay, tổng doanh số chovay ở Hưng Yên đạt 4.043 tỷ đồng,với 185.066 lượt hộ nghèo và các đốitượng chính sách khác được vay vốn.Tín dụng chính sách xã hội đã giúpcho 41 nghìn hộ thoát nghèo; giảiquyết cho 10 nghìn lao động có việc

làm từ Quỹ quốc gia về việc làm và220 lao động được vay vốn đi laođộng ở nước ngoài để tăng thu nhập,ổn định cuộc sống; 834 hộ nghèo và197 hộ có thu nhập thấp được xâydựng nhà ở kiên cố; gần 36 nghìnHSSV có hoàn cảnh khó khăn.

Thu nhập bình quân đầu ngườikhu vực nông thôn của tỉnh hết năm2019 đạt 45 triệu đồng/người. Giá trịthu bình quân trên 1ha đất canh tácnăm 2018 đạt 192 triệu đồng, tăng1,28 lần so với năm 2015, dự kiếnnăm 2019 đạt 200 triệu đồng/ha.

Tuy nhiên, các cấp, các ngànhcủa tỉnh Hưng Yên luôn ý thức conđường giảm nghèo bền vững khôngdễ dàng. Dù năm 2018, tỷ lệ hộnghèo của tỉnh giảm còn 2,55%tương ứng với 9.953 hộ, nhưng sốhộ nghèo phát sinh tương đối lớn sovới tổng số hộ thoát nghèo, nguy cơtái nghèo còn cao nên nhu cầu vềvay vốn SXKD, thoát nghèo bền vữngngày càng tăng.

Tỉnh ủy UBND tỉnh Hưng Yên chỉđạo các cấp ủy, chính quyền và cơquan, ban ngành phải đề ra nhiệmvụ, kế hoạch cụ thể để triển khaithực hiện nghiêm túc, nhằm gópphần thực hiện hiệu quả chủ trươngcủa Đảng, Nhà nước về giảm nghèo,tạo việc làm, phát triển nguồn nhânlực, bảo đảm an sinh xã hội, ổn địnhchính trị và phát triển kinh tế - xãhội. Hàng năm, tỉnh, huyện, thị xã,thành phố bố trí ngân sách địaphương ủy thác sang NHCSXH để bổsung nguồn vốn cho vay, triển khaithực hiện các chương trình tín dụngchính sách xã hội trên địa bàn, đảmbảo theo hướng năm sau cao hơnnăm trước.

Hưng Yên là tỉnh có chất lượngtín dụng tốt nhất toàn hệ thống,Lãnh đạo NHCSXH cho biết: “Sẽ xemxét cân đối nguồn vốn hàng nămcho tỉnh phù hợp để đảm bảo khôngcó người nghèo, đối tượng chínhsách đủ điều kiện vay vốn khôngđược tiếp cận nguồn vốn vay”.�

Nông dân Hưng Yên chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi mạnh mẽ từ nguồn vốnưu đãi của NHCSXH và đang hướng tới những phân khúc giá trị gia tăng cao hơn.

Xuân Canh Tý 2020

Page 47: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

45ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

Chúng tôi về xã Gia Lâm,huyện Nho Quan vàonhững ngày đất nước sangxuân mới. Từ sáng sớm,

những cán bộ NHCSXH huyện NhoQuan đã có mặt để chuẩn bị phiêngiao dịch tại xã đúng định kỳ. Phiêngiao dịch cũng không vì thời tiết hômnay không thuận lợi mà thưa thớt,nhiều người dân đến từ sớm cùng Tổtrưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn mongngóng đến giờ giải ngân để nhậntiền về hiện thực hóa ước mongphát triển kinh tế của gia đình.

Phó Chủ tịch UBND xã Gia LâmPhạm Đức Thiện cho biết, Gia Lâmđã đạt chuẩn NTM vào năm 2015,nhưng câu chuyện phát triển, giảmnghèo bền vững vẫn còn nhiều trăntrở. Bởi đây là xã miền núi, lại nằmtrong vùng phân lũ, chậm lũ, thườngxuyên bị úng lụt nên đời sống nhândân gặp rất nhiều khó khăn khi cótới 1.840ha đất nhưng chỉ có 300hacấy lúa một vụ, vụ còn lại người dâncũng tận dụng nuôi cá, song phảinăm mưa nhiều, thì cá cũng trôitheo mưa lũ. Chính bởi vậy, chuyểnđổi cây trồng và hướng đến chănnuôi là con đường mà những ngườidân xã lựa chọn để ổn định cuộc

sống và nguồn vốn ưu đãi, đặc biệtsau khi có Chỉ thị số 40 cùng với sựđồng lòng của các cấp ủy, chínhquyền địa phương đã góp phần làmgiảm tỷ lệ hộ nghèo từ 10% năm2015 giảm xuống còn dưới 2% vàocuối năm 2019. Nguồn vốn ưu đãihiện còn dư nợ 19 tỷ đồng, trong đóchủ yếu là cho vay giải quyết việclàm, NS&VSMTNT, hộ nghèo đã giúpnhiều người dân trong xã hướng tớimô hình phát triển kinh tế hàng hóabền vững như chuyển đổi cây ănquả, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Thunhập bình quân đầu người toàn xãđạt 32 triệu đồng/năm thay vì 5 nămtrước chỉ mới có 20 triệu đồng.

Nhận 50 triệu đồng vốn vay hộthoát nghèo tại phiên giao dịch xãGia Lâm, bà Đinh Thị Tầm cười nói.Nuôi 4 người con cho đến ngàytrưởng thành, người dựng vợ, gảchồng, vợ chồng tôi vẫn chẳng thểbước qua nghèo khó. Cho đến khi bàđược Tổ tiết kiệm và vay vốn hướngdẫn vay NHCSXH 30 triệu đồng đểphát triển kinh tế. Khởi đầu với 1 conbò và 1 con lợn nái, dồn tích thunhập qua những ngày tháng bán lợnvà bê đã giúp bà có thêm thu nhậpthoát nghèo cách đây 1 năm, trả nợ

ngân hàng và tích lũy mua thêm 2con bò. Tuy nhiên, nếu chỉ có 2 conbò, dù đã thoát nghèo, nhưng câuchuyện nâng cao chất lượng cuộcsống hơn nữa vẫn là bài toán khó.Chính bởi vậy, lần vay vốn này bàquyết tâm mua thêm 2 con bò sinhsản. Nếu thuận lợi, mỗi năm bà sẽcó 4 con bê, bán đi mỗi năm cũngđược 60 triệu đồng.

Cũng được vay 50 triệu đồng hộcận nghèo trong đợt này, anhNguyễn Văn Vượng ở thôn 8, xã GiaLâm không khỏi bùi ngùi nhớ lạinhững ngày tháng gian khó, con cáicòn nhỏ nheo nhóc, mẹ già ốm. Haivợ chồng anh, gian nan cày cấy, làmthuê, làm mướn cũng không đủ cho5 miệng ăn. Nghèo khó bủa vây đếnkhi anh được vay vốn hộ nghèo đầutư nuôi bò và lợn. Ngày tháng thoiđưa, gia đình anh đã trả hết vốn vayvà tích lũy đầu tư xây dựng chuồngnuôi bò quy mô lớn tới 12 con, nếukhông vì dịch bệnh lợn, lúc nào nhàanh cũng có 7 con lợn lái. Chi tiêurồi, mỗi năm cũng tích lũy được 20triệu đồng. Tuy nhiên, cháu lớn đãbước vào đại học cháu thứ hai họclớp 12 đòi hỏi những nhu cầu đờisống lớn hơn. Vì vậy, lần này anh

>Bài và ảnh MINH NGỌC - QUỐC VIỆTChỉ mới 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40, song bức tranh tín dụng chính sáchxã hội tại Ninh Bình đã mang những gam màu mới. Ở đó không chỉ là quymô, chất lượng tín dụng đều tăng mà hơn thế sự cộng hưởng sức mạnh củacả hệ thống chính trị được tăng cường và hội tụ, làm rạng sáng hơn mộtchính sách mang đầy tính nhân văn của Đảng.

Quyết sách mang tính đột phá

05 NĂM THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 40-CT/TW NGÀY 22/11/2014 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNGVỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI (CHỈ THỊ SỐ 40)

Page 48: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

46 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

quyết tâm vay vốn hộ cậnnghèo tăng đàn bò, mở rộngquy mô lên gấp đôi. Kết quả5 năm thực hiện Chỉ thị số40 cũng đã trở thành điểmtựa nâng cao chất lượngtín dụng với việc cấp ủy,chính quyền các cấp xácđịnh nhiệm vụ lãnh đạo,chỉ đạo đối với hoạtđộng tín dụng chínhsách xã hội là nhiệm vụthường xuyên trongchương trình, kếhoạch, hoạt động củacác cấp ủy, các ngành,địa phương. Việc củngcố, nâng cao chất lượng tíndụng chính sách được cấpủy, chính quyền các cấpquan tâm, chỉ đạo quyết liệt, thực sựvào cuộc cùng NHCSXH. Hàng nămchỉ đạo xây dựng lộ trình và giao kếhoạch giảm số tuyệt đối nợ quá hạncho các đơn vị, đồng thời chỉ đạo xâydựng phương án củng cố, nâng caochất lượng tín dụng, thành lập các tổthu hồi nợ khó đòi để đôn đốc thuhồi giảm nợ quá hạn theo lộ trình.Nhờ đó, trong bối cảnh tình hìnhkinh tế còn khó khăn, sinh viên ratrường chưa tìm được việc làm ngayhoặc thu nhập thấp, nợ đến hạnnhiều song chất lượng tín dụng luônđược giữ vững, nợ quá hạn năm sauluôn giảm so với năm trước, ngàycàng có nhiều xã, phường không cónợ quá hạn.

Nhìn lại 5 năm triển khai Chỉ thịsố 40, mặc dù kinh tế - xã hội của đấtnước còn khó khăn, ảnh hưởngkhông nhỏ tới đời sống người nghèo,người dân sống ở khu vực nôngthôn, song cấp uỷ, chính quyền địaphương luôn quan tâm chỉ đạo,NHCSXH cùng các tổ chức chính trị -xã hội luôn đồng hành thực hiệnhiệu quả chính sách tín dụng ưu đãicủa Chính phủ đến với hộ nghèo và

các đối tượng chính sách khác. Đếnnay, tổng dư nợ của NHCSXH tỉnhNinh Bình đạt trên 2.420 tỷ đồng.

Đáng nói từ sau khi có Chỉ thị số40, công tác chỉ đạo thực hiện tíndụng chính sách ở địa phươngđược thuận lợi từ cấp tỉnh xuống cơsở, tạo sự chuyển biến tích cựctrong hoạt động tín dụng chínhsách xã hội. Trên cơ sở nội dungcủa Chỉ thị, Tỉnh ủy, UBND tỉnhphân công nhiệm vụ cụ thể cho cácSở, ban ngành, hội, đoàn thể theochức năng, nhiệm vụ làm tốt côngtác tham mưu cho cấp ủy, chínhquyền địa phương; chỉ đạo việc tậptrung đầu tư nâng cao năng lực,tăng cường cơ sở vật chất, trụ sở vàđiều kiện làm việc cho hệ thốngNHCSXH từ tỉnh đến các huyện,thành phố; giao Sở Tài chính vàUBND các huyện, thành phố cânđối, bố trí ngân sách hàng nămchuyển sang NHCSXH để cho vayhộ nghèo và các đối tượng chínhsách khác; chỉ đạo UBND các xã,phường, thị trấn bố trí địa điểmgiao dịch thuận tiện, an toàn tại trụsở UBND để NHCSXH tổ chức giao

dịch, công khai các chính sách, dưnợ của hộ vay, qua đó đã có nhiềutác động tích cực đối với hoạt độngcủa NHCSXH về tập trung nguồnvốn, nâng cao năng lực và hiệu quảhoạt động của NHCSXH... giúp chohoạt động NHCSXH ngày càng ổnđịnh, phát triển bền vững. Để tăngthêm nguồn vốn cho vay hộ nghèovà các đối tượng chính sách, tạonhiều việc làm cho người lao động,giúp giảm nghèo nhanh và bềnvững, đáp ứng yêu cầu mục tiêugiảm nghèo của tỉnh, Đảng bộ tỉnhNinh Bình đã ban hành Nghị quyếtsố 04-NQ/TU ngày 24/10/2016 vềgiảm nghèo bền vững giai đoạn2016 - 2020, theo đó mỗi năm ngânsách tỉnh tối thiểu 5 tỷ đồng, huyệntối thiểu 500 triệu đồng.

Có thể nói, nguồn vốn ngân sáchđịa phương ủy thác sang NHCSXHđể bổ sung nguồn vốn cho vay trênđịa bàn từ khi có Chỉ thị số 40 đếnnay tăng thêm gần 72 tỷ đồng đưatổng nguồn vốn ngân sách địaphương ủy thác qua NHCSXH để chovay hộ nghèo và các đối tượng chínhsách lên hơn 84 tỷ đồng.

NHCSXH tỉnh Ninh Bình giao dịch với bà con tại Điểm giao dịch xã.

Xuân Canh Tý 2020

Page 49: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

47ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Ninh Bìnhđã ban hành Đề án số 12/ĐA-UBNDngày 20/6/2017 về xuất khẩu lao độngtriển khai trong 3 năm (2018 - 2020)với tổng kinh phí 45 tỷ đồng và Đề ánsố 29/ĐA-UBND ngày 23/11/2019 vềhỗ trợ vốn vay khởi nghiệp và pháttriển SXKD cho thanh niên trên địa bàntrong 2 năm (2019 - 2020) với kinh phíthực hiện là 10 tỷ đồng.

Nguồn vốn từ ngân sách địaphương đang tạo ra những bước độtphá mới cho công cuộc thoát nghèo,tạo việc làm phát triển kinh tế bềnvững tại địa phương. Ví như anhĐặng Khánh Duy, vay 50 triệu đồngvốn giải quyết việc làm từ ngân sáchtỉnh chuyển qua NHCSXH đã giúpanh bước đầu xây dựng trang trạichăn nuôi thỏ, từ đó làm nền tảngxây dựng HTX dịch vụ thương mạiTBINI với 11 thành viên. Hoạt động

được 4 năm, mỗi năm, HTX cungứng khoảng 12 nghìn con thỏ vớibình quân 2,5 tấn/tháng, lãi 50 nghìncon. Ước mơ của ông Chủ nhiệmHTX này muốn mở rộng quy mô lớnhơn nữa bởi với quy trình công nghệchăn nuôi được kiểm soát, sảnphẩm của HTX luôn có Công ty Nhậtbao tiêu đầu ra, song khó khăn hiệntại vẫn là tăng quy mô vốn và mởrộng thành viên.

Tuy nhiên, thực tế triển khai cũngcho thấy vẫn còn lãnh đạo cấp uỷ,chính quyền cơ sở có lúc, có nơichưa sâu sát, chưa quan tâm đúngmức đến quản lý nguồn vốn vay trênđịa bàn, nhất là việc quản lý đối vớicác hộ vay tại NHCSXH nhưng đãchuyển đi khỏi địa phương. Một sốhuyện, thành phố chưa cân đối ngânsách địa phương để bổ sung nguồnvốn cho vay các đối tượng chính

sách trên địa bàn.

Chính vì vậy, để Chỉ thị số 40 hiệuquả hơn nữa, Giám đốc NHCSXHtỉnh Ninh Bình Nguyễn Thị Hằng đềnghị cấp ủy Đảng, HĐND, UBND cáccấp tiếp tục quan tâm hơn nữa đếnhoạt động tín dụng chính sách xãhội trên địa bàn, hỗ trợ cơ sở vậtchất, điều kiện làm việc choNHCSXH; đồng thời ưu tiên nguồnvốn từ ngân sách địa phương ủythác qua NHCSXH để bổ sung nguồnvốn cho vay hộ nghèo và các đốitượng chính sách trên địa bàn. Bêncạnh đó, thường xuyên chỉ đạo củngcố và kiện toàn Ban đại diện HĐQTcấp tỉnh, huyện và nâng cao hơnnữa vai trò trách nhiệm của chínhquyền, các tổ chức chính trị - xã hộitrong việc thực hiện tốt chính sáchtín dụng đối với hộ nghèo và các đốitượng chính sách khác.�

HTX dịch vụ thương mại TBINI “khởi nghiệp” từ vốn vay ưu đãi do anh Đặng Khánh Duy làm chủ nhiệm.

Page 50: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

Sự vào cuộc của cả hệthống chính trị

Ban Thường vụ Tỉnh ủy CaoBằng đã ban hành Chương trìnhhành động số 58-CTr/TU ngày24/7/2015 về việc triển khai Chỉ thịsố 40. Đồng thời, UBND tỉnh đônđốc các Sở, ngành liên quan, UBNDcác huyện điều tra, rà soát, thống kêxác nhận hộ nghèo, hộ cận nghèotheo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiềuáp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020;chỉ đạo NHCSXH tỉnh rà soát đốitượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộmới thoát nghèo theo danh sáchđược phê duyệt làm căn cứ cho vay.

Chỉ đạo cấp ủy, chính quyền cáccấp tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợphương tiện, trang thiết bị, trụ sởlàm việc cho NHCSXH thực hiện tốtcác nhiệm vụ được giao; thườngxuyên chỉ đạo việc củng cố, nângcao chất lượng tín dụng, chất lượnghoạt động Tổ tiết kiệm và vay vốn;thành lập tổ đôn đốc thu hồi nợ khóđòi tại các xã, phường, thị trấn; bổsung nguồn lực từ ngân sách địaphương ủy thác sang NHCSXH thực

hiện cho vay đối với hộ nghèo vàcác đối tượng chính sách khác; bốtrí Chủ tịch UBND cấp xã tham giaBan đại diện HĐQT NHCSXH cấphuyện; bố trí về địa điểm, thời gian,an ninh, an toàn các buổi giao dịchcủa NHCSXH tại Điểm giao dịch xã,phường, thị trấn.

MTTQ và tổ chức chính trị - xãhội các cấp phối hợp làm tốt côngtác tuyên truyền thực hiện các chủtrương, chính sách về tín dụngchính sách đến tầng lớp nhân dân,nhất là người nghèo và các đốitượng chính sách khác; thực hiệncủng cố, nâng cao chất lượng hoạtđộng của các Tổ tiết kiệm và vayvốn; đôn đốc thu hồi nợ đến hạn,nợ quá hạn; tăng cường công táckiểm tra, giám sát hướng dẫn ngườivay sử dụng vốn vay hiệu quả... Đếnnay, 4 tổ chức chính trị - xã hội củatỉnh Cao Bằng đang tham gia quảnlý 2.503 Tổ tiết kiệm và vay vốn với62.207 hộ vay, có số tiền là 2.550 tỷđồng, chiếm 99,8% tổng dư nợ củaNHCSXH tỉnh, tăng 910 tỷ đồng sovới năm 2014.

Hàng năm UBND tỉnh, huyện,thành phố đã bố trí nguồn vốn từngân sách địa phương ủy thác sangNHCSXH tỉnh để bổ sung vốn chovay đối với hộ nghèo và các đốitượng chính sách khác. Đến hếtnăm 2019, nguồn vốn địa phươngchuyển sang đạt hơn 23 tỷ đồng,tăng 16,5 tỷ đồng so với năm 2014,trong đó, ngân sách tỉnh là 15 tỷđồng, ngân sách huyện 8 tỷ đồng.

Để hoàn thiện cơ chế, chínhsách cho vay, các Sở, ban ngành liênquan đã tham mưu, đề xuất choUBND tỉnh quản lý và sử dụngnguồn vốn ngân sách ủy thác địaphương qua NHCSXH thực hiện chovay đối với các đối tượng chínhsách. Đến nay, dư nợ cho vay hộmới thoát nghèo trên toàn tỉnh đạt50 tỷ đồng với 2.500 hộ vay.

Dấu ấn tín dụng chínhsách xã hội

Nhiều năm trước, chị Lục Thị Lệ ởxóm Bản Mặc, xã Quang Hán, huyệnTrà Lĩnh đã biết đến nguồn vay ưuđãi. Song, do chưa có kinh nghiệm

D'u 'n tín d�ng chính sáchxã h�i trên hành trình gi�m nghèoc�a Cao B�ng

>Bài và ảnh BÍCH PHƯƠNGQua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40 đã góp phần quan trọng thựchiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng NTM, bảođảm an sinh xã hội tại địa phương.

48 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

05 NĂM THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 40-CT/TW NGÀY 22/11/2014 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNGVỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI (CHỈ THỊ SỐ 40)

Page 51: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

nên chị không dám vay vốn để mởrộng chăn nuôi mà chỉ duy trì nuôi 3con bò có từ trước. Năm 2016, saukhi được tham gia lớp tập huấnchuyển giao KHKT, được Hội Phụ nữtuyên truyền chủ trương, chính sáchvề tín dụng ưu đãi, chị Lệ đã vay 50triệu đồng từ NHCSXH huyện.

Chị Lệ cho biết: “Trong lúc đangtìm hướng thoát nghèo thì tôi đượcNHCSXH tiếp sức kịp thời. Với sốvốn trên, tôi đầu tư mua thêm 3 conbò sinh sản, nâng cấp chuồng trạinuôi thêm trâu, bò vỗ béo. Sau 4năm mở rộng quy mô chăn nuôi,đến nay gia đình tôi có 25 con trâu,bò. Từ hộ nghèo, nhờ nguồn vốn tíndụng chính sách, gia đình tôi đãthoát nghèo, trung bình thu nhậptừ trồng trọt, chăn nuôi khoảng 150triệu đồng/năm”.

Chị Nông Thị Năm ở xóm LũngCưởm, xã Lưu Ngọc, huyện Trà Lĩnhchia sẻ: “Gia đình tôi thuộc diện hộcận nghèo. Để có vốn đầu tư trồngcây chanh leo xuất khẩu, năm 2018,gia đình tôi vay 50 triệu đồng từNHCSXH huyện để trồng 450 gốcchanh leo, hứa hẹn thu khoảng 40 -45 triệu đồng/năm. Đây là cơ hộigiúp gia đình tôi thoát nghèo, vươnlên làm giàu trên chính mảnh đấtquê hương”.

Bí thư huyện ủy Trà Lĩnh NôngVăn Đàm cho biết: Chỉ thị số 40 đãthực sự tạo ra sự chuyển biến rõ nétvề tín dụng chính sách xã hội tại địaphương. Cấp ủy, chính quyền địaphương coi công tác lãnh đạo, chỉđạo đối với hoạt động tín dụng chínhsách xã hội là một trong nhữngnhiệm vụ trong chương trình, kếhoạch hoạt động thường xuyên.UBND huyện đã ban hành văn bảnchỉ đạo UBND các xã, thị trấn tăngcường chỉ đạo và tạo mọi điều kiệnthuận lợi đối với hoạt động tín dụngchính sách xã hội; chỉ đạo các cơquan liên quan phối hợp vớiNHCSXH, bố trí nguồn vốn ngân sách

địa phương ủy thác sang NHCSXH đểbổ sung vốn cho hộ nghèo và các đốitượng chính sách vay.

Đến nay, tổng nguồn vốn củaNHCSXH huyện đạt 123 tỷ đồng,tăng 32 tỷ đồng so với năm 2014.Doanh số cho vay giai đoạn 2014 -2019 đạt 165 tỷ đồng/4.982 lượt hộđược vay vốn. Tổng dư nợ cácchương trình đạt 121 tỷ đồng/2.870hộ còn dư nợ. Vốn tín dụng chínhsách giúp 4.892 lượt hộ nghèo, hộcận nghèo và các đối tượng chínhsách khác của huyện được vay vốn;góp phần tạo việc làm cho 154 laođộng; giúp 384 HSSV có hoàn cảnhkhó khăn có điều kiện theo học tạicác trường đại học, cao đẳng, trunghọc chuyên nghiệp; xây dựng 980công trình NS&VSMTNT, 23 căn nhàở cho hộ nghèo...

Lãnh đạo NHCSXH tỉnh Cao Bằngcho biết, Chỉ thị số 40 đi vào cuộcsống đã tác động mạnh mẽ, tích cựcđối với hoạt động tín dụng chínhsách. Nhờ sự vào cuộc của cả hệthống chính trị, hoạt động tín dụngchính sách xã hội đã góp phần thựchiện chính sách an sinh xã hội, giảmnghèo bền vững, thu hẹp khoảng

cách giàu nghèo, xây dựng NTM trênđịa bàn. Nguồn vốn tín dụng chínhsách giúp 131.609 lượt hộ nghèo, hộcận nghèo và các đối tượng chínhsách khác được vay vốn, góp phầntạo việc làm cho trên 169.500 laođộng, giúp 1.944 HSSV có hoàn cảnhkhó khăn có điều kiện theo học tạicác trường đại học, cao đẳng, trunghọc chuyên nghiệp; xây dựng 35.274công trình NS&VSMTNT, 1.812 cănnhà ở cho hộ nghèo...

Thời gian tới, tỉnh Cao Bằngmong muốn Chính phủ mở rộng đốitượng thụ hưởng các chương trìnhcho vay HSSV có hoàn cảnh khókhăn, chương trình cho vay pháttriển kinh tế - xã hội vùng DTTS vàmiền núi theo Quyết định số2085/QĐ-TTg với đối tượng là hộ cómức sống trung bình.

Đồng thời, xem xét, tiếp tục thựchiện chương trình cho vay hộ mớithoát nghèo khi hết thời hạn quyđịnh và cho phép kéo dài thời gianhộ gia đình được thụ hưởng chínhsách tín dụng đối với hộ mới thoátnghèo kể từ khi ra khỏi danh sáchhộ nghèo, hộ cận nghèo lên tối đalà 5 năm.�

Mô hình trồng cây chanh leo cho thu nhập cao của gia đình chị Nông Thị Năm ởxóm Lũng Cưởm, xã Lưu Ngọc.

49ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

Page 52: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

“Cú hích” để thoát nghèoSau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40

đã thực sự đi vào đời sống, có tácđộng lớn đến hiệu quả hoạt độngcủa tín dụng chính sách tỉnh NghệAn. Đồng vốn ưu đãi đã và đang tạo“cú hích” để nhiều gia đình thoátnghèo, vươn lên làm giàu chínhđáng. Đến thăm gia đình chị NguyễnThị Thảo ở xã Giang Sơn Đông,huyện Đô Lương. Chứng kiến cơngơi của gia đình, nhiều ngườikhông ngờ chỉ 5 năm trước, đây làmột trong những hộ khó khăn nhấtcủa xã. Bữa trưa chưa qua đã lo bữatối, lam lũ quanh năm nhưng cáinghèo vẫn đeo bám...

Tìm cách thoát nghèo, năm 2014chị vay 44,2 triệu đồng từ NHCSXHđể trồng rừng. Sau đó, chị mạnh dạnvay tiếp vốn ưu đãi để phát triểnchăn nuôi. Đến nay, trang trại củagia đình có diện tích gần 10ha. Trongđó, có các khu chuồng trại chăn nuôigà, ao thả cá, trồng keo lá tràm...Hiện nay, với việc phát triển kinh tếtrang trại, doanh thu của gia đình

thu gần trăm triệu đồng mỗi năm.Từ khó khăn, gia đình đã thoátnghèo bền vững.

Tương tự là gia đình anh LươngVăn Bảo, dân tộc Thái ở xã ChâuĐình, huyện Quỳ Hợp. Năm 2014,anh Bảo vay 30 triệu nuôi bò sinhsản và xây dựng truồng trại. Năm2017, sau khi trả hết nợ cũ, anhtiếp tục vay thêm 40 triệu đồngnuôi bò sinh sản. Nhờ nuôi bò,trồng mía, đến nay gia đình đãthoát được nghèo. Từ một thànhviên vay vốn, anh Lương Văn Bảođã trở thành Tổ trưởng Tổ tiết kiệmvà vay vốn có 59 thành viên làđồng bào DTTS, tham gia đầy đủcác khóa tập huấn do ngân hàng tổchức. Thông qua đó, anh càng hiểurõ ý nghĩa, mục đích, lợi ích củanguồn vốn chính sách, rồi về phổbiến lại cho các hội viên.

Giám đốc NHCSXH huyện QuỳHợp Nguyễn Thanh Hải cho biết, dùcòn những khó khăn, song cácthành viên trong tổ luôn trả nợ gốcvà lãi khi đến hạn. Các hội viêntrong tổ đã phát huy được nguồn

vốn vay, giúp nhau phát triển kinhtế gia đình.

Từ nhận thức đếnhành động

Có thể khẳng định, ở Nghệ Ancũng như nhiều địa phương kháctrong cả nước, việc thực hiện Chỉ thịsố 40 đạt được những kết quả tíchcực. Đây là một chính sách đúng,trúng, hợp lòng dân. Đặc biệt, đãlàm thay đổi từ nhận thức đến hànhđộng đối với hoạt động tín dụngchính sách xã hội.

Tại Nghệ An, sau khi có Chỉ thịsố 40, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đãban hành Chỉ thị số 29-CT/TU vàUBND tỉnh ban hành Kế hoạch số463/KH-UBND. Trong đó, Chỉ thị số29-CT/TU yêu cầu, các cấp ủy Đảng,chính quyền cần xác định nhiệm vụ

D'u 'n tín d�ngchính sách� Ngh� An>Bài và ảnh NGHI ANH

50 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

05 NĂM THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 40-CT/TW NGÀY 22/11/2014 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNGVỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI (CHỈ THỊ SỐ 40)

Page 53: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

Anh Lương Văn Bảo vay vốn ưu đãi nuôi bò.

lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt độngtín dụng chính sách xã hội là mộttrong những nhiệm vụ trọng tâm,thường xuyên của các cấp ủy, chínhquyền; tập trung huy động cácnguồn lực cho tín dụng chính sáchxã hội gắn với phát triển nôngnghiệp, nông thôn, phát triển giáodục, dạy nghề, tạo việc làm, bảođảm an sinh xã hội và giảm nghèobền vững.

Hàng năm, UBND tỉnh, huyện,ưu tiên nguồn vốn ngân sách địaphương để bổ sung nguồn vốn chovay các đối tượng chính sách trênđịa bàn; tạo điều kiện thuận lợi đểNHCSXH đẩy nhanh tiến độ giảingân các nguồn vốn, đáp ứng nhucầu vốn kịp thời cho các đối tượngchính sách, ưu tiên vốn cho vùng

sâu, vùng xa, vùng có đối tượngchính sách lớn...

Đến nay, NHCSXH tỉnh Nghệ Anđang thực hiện 19 chương trình tíndụng chính sách với tổng dư nợ đạt8.361 tỷ đồng. Giám đốc NHCSXHtỉnh Nghệ An Trần Khắc Hùng chobiết, nguồn vốn ưu đãi luôn đượcquan tâm, tăng cường. Bên cạnhđó, ngân hàng còn tích cực huyđộng các nguồn vốn để đáp ứng kịpthời nhu cầu vốn các chương trìnhtín dụng chính sách, đảm bảo khảnăng thanh toán trong toàn hệthống, củng cố nguồn lực cho vaycác đối tượng chính sách trên địabàn. Song song đó là tăng trưởngtín dụng, chất lượng tín dụng chínhsách ở Nghệ An cũng không ngừngđược củng cố, nâng cao. Nợ quá

hạn hiện nay chỉ chiếm tỷ lệ 0,14%tổng dư nợ (giảm 0,09% trước khi cóChỉ thị số 40).

Tuy nhiên, trên thực tế Nghệ Anlà một tỉnh lớn, dân số đông, đốitượng chính sách nhiều, nhu cầu vayvốn của người dân rất lớn... Bởi vậy,để tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thịsố 40, đòi hỏi cấp ủy, chính quyềncác cấp cơ sở cần quyết tâm, quyếtliệt hơn nữa trong công tác lãnh đạochỉ đạo. Tiếp tục chỉ đạo thực hiệnhiệu quả hoạt động tín dụng chínhsách xã hội trên địa bàn; đồng thời,quan tâm tập trung nguồn lực, bố trínguồn vốn ủy thác cho vay từ ngânsách địa phương, tạo điều kiện choNHCSXH hoạt động ổn định, bềnvững góp phần vào sự phát triểnquê hương xứ Nghệ.�

51ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

Page 54: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

52 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

ĐÀ N NG:

CH� TH� S 40đi vào th�c t� cu�c s(ngTriển khai sâu rộng đếncấp cơ sở

Sau khi Chỉ thị số 40 được banhành, Ban Thường vụ Thành ủy ĐàNẵng tổ chức họp phổ biến, quántriệt trong Ban chấp hành. Đồngthời, yêu cầu Bí thư quận, huyện ủytriển khai quán triệt nội dung Chỉ thịsố 40 đến cơ sở; ban hành văn bảnchỉ đạo, xây dựng kế hoạch triểnkhai thực hiện, chỉ đạo Đảng ủyphường, xã tổ chức triển khai đếncác tổ chức chính trị - xã hội, ban,ngành tại địa phương, Bí thư Chi bộkhu dân cư, Tổ trưởng Dân phố và Tổtrưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn.

Trên cơ sở việc ban hành kếhoạch, chương trình hành động, cácvăn bản có liên quan triển khai thựchiện Chỉ thị số 40, Thường trựcThành ủy ban hành Công văn số1765-CV/TU, Ban Thường vụ Thànhủy ban hành Kế hoạch số 54-KH/TUchỉ đạo các cấp, các ngành tổ chứctriển khai thực hiện Chỉ thị. Cùng đó,hàng năm Ban Thường vụ Thành ủycó báo cáo gửi Ban Kinh tế Trungương để báo cáo kết quả tình hìnhtriển khai, thực hiện Chỉ thị số 40trên địa bàn. UBND thành phố banhành văn bản số 11747/UBND-VX vềviệc triển khai thực hiện Chỉ thị số 40và Công văn số 6404/UBND-VX vềviệc triển khai thực hiện Kế hoạch số

54-KH/TU. UBND thành phố yêu cầucác cơ quan, đơn vị liên quan xâydựng chương trình thực hiện Chỉ thịsố 40; tổ chức phổ biến, quán triệtnội dung Chỉ thị số 40 tới các Sở, banngành, MTTQ, Đảng ủy, UBND cáccấp và phổ biến nội dung của Chỉ thịđến các chi bộ cơ sở, Tổ Dân phố vànhân dân được biết, cùng tham giagiám sát hoạt động tín dụng chínhsách tại cơ sở. Giám đốc NHCSXH TPĐà Nẵng Đoàn Ngọc Chung cho hay,hàng quý, Ban đại diện HĐQTNHCSXH thành phố đưa vào nộidung báo cáo, Nghị quyết để đánhgiá công tác triển khai cũng như chỉ

đạo việc thực hiện Chỉ thị số 40.Chính từ việc quyết liệt triển khaitrong cả hệ thống chính trị về vai tròquan trọng của tín dụng chính sáchxã hội nên thành phố Đà Nẵng đãgặt hái được nhiều thành công. Tạođiều kiện cho hộ nghèo, hộ cậnnghèo tiếp cận nguồn vốn chínhsách thuận lợi để phát triển kinh tếhộ, vươn lên thoát nghèo bền vữngtheo tiêu chí của thành phố.

Thực tế cho thấy, thông qua việcquán triệt, triển khai Chỉ thị số 40,các cấp ủy Đảng, chính quyền địaphương, các Sở, ngành có nhữngchuyển biến tích cực trong nhận

>Bài vài ảnh CÔNG THÁI

Hàng nghìn lượt hộ thoát nghèo nhờ nguồn vốn chính sách.

05 NĂM THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 40-CT/TW NGÀY 22/11/2014 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNGVỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI (CHỈ THỊ SỐ 40)

Page 55: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

53ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

thức về ý nghĩa kinh tế - chính trị củakênh tín dụng ưu đãi. Qua đó, cấpủy, chính quyền các cấp, nhất là ở cơsở hiểu rõ hơn về vai trò, vị trí của tíndụng chính sách xã hội trong việcthực hiện mục tiêu giảm nghèo, giảiquyết việc làm, xây dựng NTM, bảođảm an sinh xã hội và tạo nhiều điềukiện thuận lợi cho hoạt độngNHCSXH thực hiện tốt nhiệm vụđược giao.

Hàng trăm nghìn lượt hộđược tiếp cận tín dụngchính sách

Khi Chỉ thị số 40 ra đời, công táchuy động các nguồn vốn cũng đượcchính quyền địa phương quan tâmhơn. Đến nay, tổng nguồn vốn huyđộng của NHCSXH TP Đà Nẵng đạt2.402 tỷ đồng, tăng 1.183 tỷ đồng(97%). Trong đó, nguồn vốn nhận ủythác đầu tư tại địa phương là 882 tỷđồng, chiếm tỷ trọng 37%/tổngnguồn vốn, tăng 791 tỷ đồng (873%)so với trước khi có Chỉ thị.

Theo Giám đốc Đoàn NgọcChung, kết quả cho vay giai đoạn từkhi có Chỉ thị số 40 đến nay đạt4.017 tỷ đồng, với 129.247 lượtkhách hàng được vay vốn, doanh sốthu nợ 2.726 tỷ đồng. Hiện, Đà Nẵngcó 75.332 khách hàng còn dư nợ,tổng dư nợ 2.398 tỷ đồng, tăng 1.181tỷ đồng (97%), số tiền vay bình quân31,83 triệu đồng/khách hàng, mứccho vay bình quân gấp hơn 2 lần sovới trước khi có Chỉ thị.

Song song với việc tăng trưởngnguồn vốn, dư nợ tín dụng và chấtlượng tín dụng chính sách xã hội tạiĐà Nẵng cũng được nâng lên rõ rệt.Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanhchiếm 0,13% tổng dư nợ.

Giám đốc NHNN TP Đà Nẵng VõMinh cho rằng, để có được kết quảđó là nhờ sự triển khai quán triệt Chỉthị số 40 trong các cấp ủy Đảng củahệ thống chính trị Đà Nẵng. Từ đó,UBND các cấp đưa vào dự toán chingân sách hàng năm và chuyển vốnủy thác sang NHCSXH để thực hiện

cho vay hộ nghèo, các đối tượngchính sách khác giai đoạn 2014 đếnnay đạt 791 tỷ đồng, lũy kế tổngnguồn vốn từ ngân sách chuyểnsang NHCSXH đạt 882 tỷ đồng.Trong đó, nguồn vốn thành phố 833tỷ đồng, nguồn vốn quận, huyện đạt49 tỷ đồng.

UBND các cấp thực hiện nghiêmtúc việc tập trung các nguồn vốn tíndụng chính sách xã hội có nguồngốc từ ngân sách Nhà nước vào mộtđầu mối NHCSXH. UBND thành phốchỉ đạo NHCSXH nhận bàn giao từQuỹ hỗ trợ cho vay hoàn lương doUBND thành phố quản lý 293 trườnghợp, với dư nợ 775,87 triệu đồng vànhận số tiền đã thu hồi được trongquá trình xác minh để triển khai chovay 660,37 triệu đồng. UBND quậnHải Châu, quận Sơn Trà, quận LiênChiểu chuyển nguồn vốn ủy thác từHội Nông dân quận sang NHCSXHđể cho vay đối với hội viên nông dânsố tiền 837,5 triệu đồng...

Để giúp các hộ nghèo và các đốitượng chính sách tổ chức SXKD đạthiệu quả vươn lên thoát nghèo bềnvững, UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo cáchội, đoàn thể nhận ủy thác phối hợpvới các ngành chức năng tổ chức tậphuấn, chuyển giao tiến bộ KHKT, dạynghề, hướng dẫn cách làm ăn cóhiệu quả, triển khai lồng ghép côngtác uỷ thác cho hộ nghèo vay vốn vớicác chương trình dự án của hội đoànthể và mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội của địa phương, xây dựng vàmở rộng các mô hình cho hộ nghèo;hộ SXKD vay vốn theo dự án có sựhướng dẫn, tư vấn của hội, đoàn thể:chăn nuôi bò ở xã Hoà Bắc, nuôitrồng thuỷ sản ở xã Hoà Phong, HoàLiên, huyện Hoà Vang; mô hình sảnxuất hàng đá mỹ nghệ ở phườngHoà Hải, mô hình trồng rau sạch tạiphường Khuê Mỹ, quận Ngũ HànhSơn; mô hình trồng nấm ăn, nấmdược liệu ở phường Hoà Khê, AnKhê, quận Thanh Khê; mô hình khaithác hải sản xa bờ ở phường An HảiTây, Sơn Trà...

Với vai trò nòng cốt vận độngnhân dân xây dựng NTM, NHCSXHhuyện Hòa Vang, các hội, đoàn thểhỗ trợ, giúp đỡ huyện Hoà Vang xâydựng NTM như tổ chức các lớp tậphuấn về nâng cao kỹ thuật trồng trọtvà chăn nuôi; triển khai mô hìnhkinh tế, khắc phục ô nhiễm môitrường; xây dựng làng sinh thái; tiếptục bổ sung cho vay nguồn vốn tíndụng chính sách... góp phần giúphuyện Hòa Vang đạt chuẩn NTMnăm 2016.

Phó Chủ tịch UBND TP Đà NẵngTrần Văn Miên kiêm Trưởng Ban đạidiện HĐQT NHCSXH khẳng định, vớisự ra đời của Chỉ thị số 40, thời gianqua, hoạt động tín dụng chính sáchxã hội của NHCSXH thành phố giúp114.789 lượt hộ nghèo và các đốitượng chính sách khác được vayvốn. Nguồn vốn tín dụng chính sáchgóp phần giảm 6.946 hộ nghèo năm2015, Đề án giảm nghèo giai đoạn2016 - 2020 cơ bản về đích trước hainăm giúp 20.293 hộ thoát nghèo.Đồng thời, tạo việc làm mới cho hơn39 nghìn lao động; gần 8 nghìn HSSVđược vay vốn để trang trải chi phíhọc tập; xây dựng hơn 24 nghìncông trình NS&VSMTNT giúp cảithiện môi trường sống cho ngườidân ở huyện Hòa Vang; 261 lượt hộnghèo được hỗ trợ vay vốn xây dựngnhà ở, phòng tránh bão, lụt khu vựcmiền Trung ở huyện Hòa Vang...

Có thể nói, sau 5 năm thực hiệnChỉ thị số 40 đã làm thay đổi mộtcách sâu sắc nhận thức và hànhđộng của các cấp ủy Đảng, chínhquyền và hội, đoàn thể nhận ủy tháctrong việc đẩy mạnh thực hiện tíndụng chính sách xã hội. Tín dụngchính sách đã phát huy hiệu quả tolớn, góp phần thu hẹp khoảng cáchgiàu nghèo; phát triển kinh tế, ổnđịnh đời sống an ninh chính trị, vănhóa, xã hội; xây dựng NTM tại địaphương và đẩy lùi tệ nạn cho vaynặng lãi.�

Page 56: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

54 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Bây giờ ông Nguyễn VănLượng được xem là nôngdân tỷ phú với 10ha trồngSâm Ngọc Linh, nhưng ít

ai biết rằng hơn 10 năm về trước,gia đình ông thuộc diện hộ nghèocủa thôn 2 xã Ngọc Linh, huyệnNam Trà My (Quảng Nam). Sinhra và lớn lên trên đỉnh núi NgọcLinh có độ cao hơn 2.000 mét,quanh năm sương phủ, giólạnh, mồ côi cha mẹ từ nhỏ,nên phải tự mình bươn chải,kiếm sống. Năm lên 15 tuổiông đã biết đi tìm củ sâmtrong rừng về bán và chọngiống sâm để trồng, song phảiđến năm 2008, cuộc sống giađình mới thực sự có bước ngoặt mớikhi ông mạnh dạn vay vốn 25 triệuđồng từ NHCSXH huyện Nam Trà Myđầu tư trồng sâm, sau 6 năm trồngvà chăm sóc đến năm 2014 gia đìnhông bán sâm và trả hết nợ cho ngânhàng, từ đó thoát được cái đói, cáinghèo. Tuy gia đình ông có cái ăn, cáimặc, con em được đi học nhưngnhìn lại thôn quê mình nơi có tới99% hộ đồng bào dân tộc Ca dong

QUNG NAM:

T�o s)c b�n phát tri�n kinh t�>Bài và ảnh TRẦN TRANG

Từ một tỉnh khó khăn trước kia, nhưng Quảng Nam đã vươn lên là một trong 15tỉnh có nguồn thu đóng góp cho Trung ương. Sức bật của một tỉnh đang trên đàCNH thấy rõ từ những đồi cát trắng hồi sinh với khu kinh tế Chu Lai đang thuhút nhiều doanh nghiệp tầm cỡ quốc gia. Còn sức bền cho phát triển kinh tế tỉnhtừ hạt nhân kinh tế nhỏ nhất hộ gia đình đặc biệt là người nghèo và đối tượngchính sách đang được kiến tạo và hỗ trợ bởi từ nguồn vốn ưu đãi của NHCSXHtỉnh Quảng Nam 17 năm qua, đặc biệt từ khi có Chỉ thị số 40 năm 2014.

“Việc hỗ trợ các đối tượng chính sách sẽ giảm dần chokhông chuyển sang cơ chế hỗ trợ vốn có thu lãi với lãisuất ưu đãi nhằm nâng cao trách nhiệm của người sửdụng vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, thực hiệntốt chủ trương “cho cần câu, không cho xâu cá” nhằmthúc đẩy ý chí vươn lên của người dân”, Ủy viên BCHTrung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Phan ViệtCường nêu quan điểm.

05 NĂM THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 40-CT/TW NGÀY 22/11/2014 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNGVỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI (CHỈ THỊ SỐ 40)

Page 57: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

55ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

đời sống quá khó khăn, thiếu gạovào những ngày giáp hạt, không biếtsản xuất gì để thoát nghèo, ông lạitrăn trở.

Lúc đó, tôi được biết Nhà nướcđã ban hành nhiều chính sách ưuđãi về vốn tín dụng, nhiều chínhsách hỗ trợ phát triển cây sâm NgọcLinh nhưng người dân nơi đây chưađược tiếp cận nguồn vốn vay. Bảnthân nhận thấy điều đó, năm 2016tôi cùng với cán bộ NHCSXH huyệnvà Hội CCB xã đến tận thôn để họpdân tuyên truyền các chính sách tíndụng ưu đãi. Qua một ngày họp bàn,32 hộ dân đã thống nhất thành lậpTổ tiết kiệm và vay vốn.

Được bà con tín nhiệm bầu làmTổ trưởng, ông tiếp tục vay 50 triệuđồng để mở rộng đầu tư, khuyếnkhích bà con cùng vay vốn trồngsâm và thành lập nhóm hộ trồngsâm. Tạo điều kiện cho bà con có đủđiều kiện tiếp cận vốn, hướng dẫnbà con cách chăm sóc và căn dặn bàcon không được phá rừng, hộ nàolàm tốt cuối năm ông còn thưởng200 cây sâm con giống. Số cây conđược thưởng hiện nay đã lên đến 20nghìn cây. Nhờ cách quản lý riêngnày mà đến nay đã có 32 hộ dântrong tổ đã thoát nghèo bền vững,nhiều hộ có cái ăn, cái mặc, lại cótiền gửi tiết kiệm.

Ở xã Anh hùng lực lượng vũtrang nhân dân Tam Trà của huyệnNúi Thành, nơi có dân tộc Kinh vàCor sinh sống. Trong đó, dân tộc Corcó 302 hộ, 1.164 nhân khẩu, chiếmtỷ lệ 37,25% tổng nhân khẩu toàn xã,nguồn vốn ưu đãi là kênh tín dụngđem lại hiệu quả thiết thực và gópphần tích cực trong việc phát triểnkinh tế hộ gia đình, cải thiện đờisống cho bà con, giảm tỷ lệ hộnghèo qua các năm, đóng góp tíchcực trong xây dựng NTM trên địabàn. Chỉ tính riêng giai đoạn 2014 -2019 doanh số cho vay trên 37 tỷ

đồng, với trên 1.200 lượt hộ vay vốnđã góp phần cùng địa phương thựchiện chương trình mục tiêu giảmnghèo (tỷ lệ hộ nghèo năm 2014 là25,2% đến nay giảm còn 10,97%),tạo công ăn việc làm, nhiều con emgia đình đã có điều kiện đi học tạicác trường cao đẳng, đại học, nhànhà đều có nước sinh hoạt hợp vệsinh, đồng vốn đã góp phần tăng thunhập cho người dân và xây dựngNTM trên địa bàn xã. Theo đánh giácủa NHCSXH huyện, chất lượng hoạtđộng tín dụng tại cấp xã, và chấtlượng hoạt động của Tổ tiết kiệm vàvay vốn trên địa bàn qua các nămluôn xếp loại tốt. Đặc biệt, mặc dù làxã miền núi, đời sống của nhân dâncòn khó khăn nhưng từ năm 2014đến nay không có nợ quá hạn.

Nhìn rộng ra toàn tỉnh QuảngNam, đặc biệt từ sau thực hiện Chỉthị số 40, UBND tỉnh, huyện đã bổsung nguồn vốn từ ngân sách ủythác cho NHCSXH cho vay số tiền187,5 tỷ đồng, đưa tổng nguồn vốnủy thác của địa phương sangNHCSXH trên địa bàn đến hết năm2019 là 250,5 tỷ đồng, chiếm 5,3%tổng nguồn vốn tín dụng chính sáchtại NHCSXH, trong đó ngân sách tỉnhlà 210,4 tỷ đồng, ngân sách huyện40,1 tỷ đồng. Đây là con số thể hiệnsự quan tâm, ý thức trách nhiệm củacấp ủy, chính quyền địa phương đốivới hoạt động tín dụng chính sách xãhội. Cùng với đó là các cơ chế chínhsách riêng đặc thù của tỉnh ủy thácqua NHCSXH như cho vay đối vớingười nghèo và các đối tượng chínhsách khác trên địa bàn, chính sáchhỗ trợ người lao động tỉnh QuảngNam đi làm việc ở nước ngoài theohợp đồng giai đoạn 2019 - 2021.

Nguồn vốn này hòa cùng dòngvốn tín dụng từ NHCSXH đã hỗ trợđược 193.207 lượt hộ nghèo và cácđối tượng chính sách khác được vayvốn, hơn 54 nghìn hộ vượt qua

ngưỡng nghèo, tạo điều kiện cho21.930 HSSV có hoàn cảnh khó khănđược vay vốn đi học, tạo việc làmcho 11.950 lao động từ Quỹ quốc giavề việc làm, 290 lao động đi XKLĐ cóthời hạn ở nước ngoài, xây dựng, cảitạo 90.200 công trình cung cấp nướcsạch và công trình vệ sinh; xây dựng2.855 căn nhà ở cho hộ nghèo và đốitượng chính sách. Đặc biệt, nguồnvốn ưu đãi đã góp phần tích cựcgiảm tỷ lệ hộ nghèo từ 12,1% năm2014 xuống còn 7,5% vào cuối năm2019, tỷ lệ hộ cận nghèo từ 9,15%năm 2014 xuống còn 3,32%, đónggóp quan trọng vào sự phát triểnkinh tế - xã hội của Quảng Namtrong thời gian qua.

Những thành quả đạt được lànền tảng để Quảng Nam tiếp tụcgiương cao ngọn cờ thi đua triểnkhai có hiệu quả Chỉ thị số 40 nhằmtối ưu hóa công cụ tài chính hữuhiệu trong thực hiện chương trìnhmục tiêu giảm nghèo và xây dựngNTM trên địa bàn. Bí thư Tỉnh ủyPhan Việt Cường nhấn mạnh, tỉnhxác định nhiệm vụ chỉ đạo đối vớihoạt động tín dụng chính sách xãhội là một trong những nhiệm vụtrong chương trình, kế hoạch, hoạtđộng thường xuyên của các cấp ủychính quyền địa phương và đặt racác mục tiêu cụ thể cho từng đơn vị.Trong đó, tỉnh sẽ tập trung nâng caotrách nhiệm và chịu trách nhiệmchính trong việc chỉ đạo, quản lý,củng cố và nâng cao chất lượng tíndụng chính sách xã hội tại địaphương. Tỉnh Quảng Nam cũng đặtra yêu cầu tập trung các nguồn vốncó nguồn gốc từ ngân sách về mộtđầu mối, thống nhất giao choNHCSXH quản lý, tiếp tục bố trínguồn vốn ngân sách địa phương ủythác cho NHCSXH thực hiện cho vayhộ nghèo và các đối tượng chínhsách khác.�

Page 58: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

56 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Đồng vốn ưu đãi chuyểndời nhận thức

Bây giờ chị Nguyễn Thị Tình - hộvay vốn ở thôn Phú Gia, xã Cát Tường,huyện Phù Cát đã có một gia tài khakhá với 8 con bò lai, luôn duy trì đànheo tại chuồng tới cả trăm con heothịt, 4 con heo nái sinh sản, mỗi thángxuất bán từ 30 - 40 con gà thịt. Mừnghơn cả là chị không còn phải thahương vào tận miền Nam buôn tráicây mà ở nhà chăm lo cho cuộc sốnggia đình, nuôi con ăn học. “Trước đây,chồng tôi làm thợ hồ, công việc bấpbênh, cả năm, gia đình mới đoàn tụmột lần, nên không có thời gian chămsóc, dạy dỗ con cái. Đứa con trai lớncủa tôi đã bỏ học giữa chừng khi đanghọc lớp 8 vì nghèo khó, đến giờ vẫnthương cháu nhưng không có cáchnào khác”, chị kể.

Cũng bởi vậy, năm 2015 vợ chồngchị quyết định về quê mở trang trại

trên diện tích 5.000m2 đất gò do ôngbà để lại, chủ yếu là nuôi gà và heonhưng rất manh mún, quy mô nhỏlẻ, thu nhập chẳng là bao. Đến năm2016, trong lúc gia đình khó khăn thìđược NHCSXH cho vay vốn. Từnguồn vốn vay ban đầu 20 triệuđồng, xây dựng chuồng trại và muaheo giống để sinh sản rồi nuôi bánthịt. Có thể nói, công việc làm ănthuận lợi, ngoài việc mở rộng trangtrại, mua thêm 2 con bò cái lai, tôi đãtrả hết nợ cho ngân hàng.

Niềm vui chưa kịp thì năm 2017giá heo giảm mạnh dẫn đến thua lỗgần như mất vốn, gia đình chị trởnên chật vật khó khăn, tưởng chừngnhư không vượt qua khỏi, thậm chítái nghèo. Song niềm hy vọng chưakhép lại khi Hội Phụ nữ xã giới thiệuchị vay vốn 50 triệu đồng hộ cậnnghèo để mua bò sinh sản, kết hợpvới mô hình nuôi heo và nuôi gà,trong năm 2018, gia đình chị đã thu

được vài chục triệu đồng sau khi đãtrừ chi phí. Toàn bộ khoản lợi nhuậnthu được, gia đình tiếp tục đầu tưmở rộng trang trại, xây dựng hầmbioga để khỏi ô nhiễm môi trường,...

Với chị Lê Thị Me - Tổ trưởng Tổtiết kiệm và vay vốn thôn Hà Văn, xãCanh Thuận, huyện Vân Canh thìcuộc sống “chung thân” với hai chữhộ nghèo càng thêm khó khi ngườichồng - trụ cột chính qua đời. Mộtnách nuôi 2 con nhỏ, dù cần cù, cậtlực từ việc nhà đến làm thuê, songmối lo cơm áo, gạo tiền vẫn nặngtrĩu trên đôi vai nhỏ bé của chị. Nhàcó tới 3ha đất đồi nhưng lúc đầu chịchưa mạnh dạn sản xuất nên vayvốn NHCSXH cũng chừng mực. Songđến lúc này, chị ý thức được khôngcó con đường nào khác để có thểphát triển kinh tế nếu không mạnhdạn đầu tư sản xuất. Chính vì vậy,cùng với con bò giống được Nhànước hỗ trợ, chị mạnh dạn vay

Dưỡng mạch nguồn vốnxoay chuy�n đói nghèo

>Bài và ảnh ĐỨC DŨNG

Về Bình Định hôm nay, từ những trảng cát vàng vốn trước kia hoang hoá,đến những mảnh đồi từng để mặc cho cỏ dại đã khoác lên mình tấm áomới với những đầm tôm, cây mì, cây keo... từ nguồn vốn ưu đãi củaNHCSXH tỉnh Bình Định. Những đồng vốn ngày một chảy mạnh và phủrộng, tích góp theo năm tháng cùng đôi tay cần mẫn của hộ nghèo vàcác đối tượng chính sách đã góp phần xoay chuyển cuộc sống của chínhhọ, vun đắp ấm no và phát triển kinh tế địa phương.

05 NĂM THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 40-CT/TW NGÀY 22/11/2014 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNGVỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI (CHỈ THỊ SỐ 40)

Page 59: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

57ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

NHCSXH 30 triệu đồng đểtrồng keo và nuôi bò. Thờigian rảnh, chị tranh thủhọc lấy nghề, đi làm côngnhân kiếm thêm thunhập trang trải cuộcsống và nuôi các con ănhọc. Nhờ chăm sóc tốt,bò giống do Nhà nướccấp đã sinh sản, keocũng bán được giá.Cuối năm 2017, chịMe tự nguyện xin rakhỏi danh sách hộnghèo. Khẳng địnhtất cả những gì màgia đình chị cóđược hôm nay đềunhờ NHCSXH chovay vốn phát triểnsản xuất, chị Me tâmsự: “Thời gian qua, giađình tôi nhận được sựhỗ trợ từ NHCSXH rấtnhiều. Bây giờ kinh tế khá hơntrước, mẹ con tôi đã tự lực cánhsinh, nên tôi tự nguyện xin ra khỏihộ nghèo để những hộ nghèo khácđược vay vốn phát triển kinh tế”.

Chị không phải là người duy nhấtxin ra khỏi hộ nghèo của xã CanhThuận, mà ở đây có nhiều hộ đãtừng làm đơn như chị để cùng chiasẻ nguồn lợi mà Đảng, Nhà nướcdành cho người nghèo. Bởi họ hiểu,ở một xã miền núi 30a như CanhThuận với 4 dân tộc Kinh, Bana,Chăm và Thái cùng sinh sống, chiếmtổng số 852 hộ/992 hộ dân của xã;tỷ lệ hộ nghèo lên tới 59,1%; hộ cậnnghèo chiếm 38,5%. Vốn tín dụngchính sách là điều kiện đủ và cấpthiết ngoài sự cần cù, chịu khó đểngười dân thay đổi vận mệnh cuộcđời mình.

Những tấm gương như chị Me,chị Tình đã thôi thúc nhiều ngườidân tìm đến học hỏi, vay vốn pháttriển kinh tế. Cùng với chủ trương

của NHCSXH dồn vốn cho những địabàn khó khăn, dòng chảy tín dụng vềxã ngày càng mạnh và phủ rộng, hoàquyện cùng kế hoạch phát triển kinhtế - xã hội của tỉnh Bình Định. Tíndụng chính sách xã hội đặc biệt có ýnghĩa ở 3 huyện nghèo miền núithuộc Chương trình 30a, 26 xã đặcbiệt khó khăn thuộc Chương trình135 giai đoạn III, 47 thôn đặc biệtkhó khăn ở 14 xã khu vực II, 18 xãđặc biệt khó khăn vùng bãi ngang,ven biển, hải đảo và 59 xã thuộc địabàn vùng khó khăn.

Nhìn lại hành trình hoạt động 17năm, NHCSXH đã hỗ trợ 594.225lượt hộ nghèo và các đối tượngchính sách trên toàn tỉnh Bình Địnhđược vay vốn ưu đãi phát triểnSXKD; trong đó, đã cho vay được215.941 lượt hộ nghèo, 33.891 lượthộ cận nghèo, 8.841 lượt hộ mớithoát nghèo để đầu tư SXKD với mụcđích không chỉ thoát nghèo bềnvững mà còn vươn lên làm giàu;giúp cho trên 35.012 lượt hộ vay

thuộc chương trình cho vay giảiquyết việc làm; 4.537 hộ đồng bàoDTTS được vay vốn để SXKD, cảithiện đời sống; 5.589 hộ nghèo làmmới và sửa chữa nhà ở; trên 157.969lượt HSSV có hoàn cảnh khó khănvay vốn trang trải chi phí học tập...

Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bíthư Tỉnh uỷ Bình Định NguyễnThanh Tùng ghi nhận và đánh giácao kết quả hoạt động của NHCSXHđã đồng hành cùng hộ nghèo và cácđối tượng chính sách khác trong 17năm qua hỗ trợ nguồn vốn kịp thờiphát triển sản xuất, tạo việc làm, đàotạo nguồn nhân lực, cải thiện điềukiện sống, góp phần giảm nghèo,bảo đảm an sinh xã hội, ổn địnhchính trị, phát triển kinh tế - xã hộitrên địa bàn tỉnh. Tỉnh ủy, UBND tỉnhBình Định sẽ chỉ đạo các cấp, cácngành tiếp tục phối hợp với NHCSXHđể nâng cao chất lượng tín dụngchính sách trên địa bàn trong thờigian tới.�

Trong chuyến công tác tại tỉnh Bình Định, Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng đã dự phiêngiao dịch tại xã Canh Thuận và chứng kiến buổi họp giao ban giữa NHCSXH với chính quyền, các tổchức hội, đoàn thể địa phương, lắng nghe nhu cầu vay vốn của các hộ dân.

Page 60: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

58 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Đưa vào Nghịquyết việc uỷthác nguồn vốn

Phóng viên: Ông cóthể điểm qua nhữngkết quả nổi bật sau 5năm thực hiện Chỉthị 40 trên địa bàn?

Trả lời: Thay đổinhận thức về vai trò, vịtrí của tín dụng chínhsách do NHCSXHthực hiện trong việcgiảm nghèo, giảiquyết việc làm... làđiều dễ nhận thấynhất ở Hàm ThuậnNam. Với việc bốtrí Chủ tịch UBNDcấp xã tham giaBan đại diện HĐQTcấp huyện; dốc toàntâm, toàn lực hỗ trợphương tiện, trang thiết bị, trụ sởlàm việc, đảm bảo an toàn cho hoạtđộng giao dịch; chỉ đạo củng cố,

nâng cao chất lượng tín dụng… làminh chứng cho sự thay đổi nhậnthức của toàn hệ thống chính trị trênđịa bàn huyện.

Tính đến nay, chúng tôi bố trínguồn vốn ngân sách ủy thác sangNHCSXH cho vay đạt trên 4 tỷ đồng.Năm 2018, HĐND huyện điều chỉnh

B��c chuy�n l�ntrong nh*n th)c và hành đ�ng

>Bài và ảnh THÁI BÌNHMột chính sách đúng, trúng, hợp lòng dân đã làm thay đổi từ nhận thức đến hànhđộng. Một quyết tâm chính trị của cấp ủy, chính quyền đã mang lại những kếtquả khích lệ trên mọi mặt đời sống kinh tế, văn hoá và trật tự xã hội cho ngườidân... Đó là chia sẻ của Bí thư Huyện ủy Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) NguyễnMinh (ảnh) về việc thực hiện Chỉ thị số 40.

05 NĂM THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 40-CT/TW NGÀY 22/11/2014 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNGVỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI (CHỈ THỊ SỐ 40)

Page 61: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

Nghị quyết giao UBND huyện bố trí500 triệu đồng; hàng năm, căn cứkhả năng nguồn thu ngân sách,huyện chủ động sử dụng nguồntăng thu, tiết kiệm chi, hỗ trợ choNHCSXH huyện để bổ sung nguồnvốn cho vay giảm nghèo.

Công tác phối hợp giữa NHCSXHhuyện và các tổ chức chính trị - xãhội nhận ủy thác ngày càng chặt chẽ,đồng bộ, chất lượng uỷ thác cũngđược nâng cao. Hiện nay, NHCSXHhuyện thực hiện tổ chức giao dịch tại13 Điểm giao dịch xã, thị trấn. Việcphối hợp này đã giúp các tổ chứcchính trị - xã hội tập hợp lực lượng,củng cố, nâng cao cả về số lượng,chất lượng hoạt động; tăng số lượnghội viên, góp phần củng cố hệ thốngchính trị cơ sở; giúp người nghèo cóđiều kiện được tiếp cận với nhiềuhoạt động lồng ghép như khuyếnnông, khuyến lâm, khuyến ngư,chuyển giao KHKT, chăm sóc sứckhoẻ, nâng cao dân trí... Hiện, 4 tổchức chính trị - xã hội đang phối hợpvới NHCSXH huyện tham gia quản lýtrên 9.000 hộ vay vốn, với số tiền240 tỷ đồng, chiếm trên 99,9% tổngdư nợ tín dụng.

Ngược lại, năng lực và hiệu quảhoạt động của NHCSXH huyện đượcnâng cao. Tín dụng chính sách xã hộiđược đưa đến 100% thôn, khu phốcủa huyện; chuyển tải kịp thời đồngvốn tới tay người nghèo và các đốitượng chính sách khác. Cùng với đó,nợ quá hạn và nợ khoanh luôn đượckiểm soát.

Khoảng cách giàu nghèodần thu hẹp

Phóng viên: Kết quả đó đã tácđộng như thế nào đến đời sốngcủa người dân Hàm Thuận Namnói chung, hộ nghèo và các đốitượng chính sách trên địa bànnói riêng?

Trả lời: Đúng như những gìchúng tôi đã nhận định khi triển khai

Chỉ thị số 40. Nguồn vốn này đã gópphần giúp huyện thực hiện hiệu quảchủ trương, chính sách của Đảng,Nhà nước. Giúp cho hệ thống dân -chính - Đảng ngày càng gắn bó; thuhẹp khoảng cách giàu nghèo trênđịa bàn. Đặc biệt, qua nguồn vốn đãcó hơn 1.300 hộ vượt qua ngưỡngnghèo; thu hút, tạo việc làm cho trên512 lao động; trên 500 HSSV có hoàncảnh khó khăn được vay vốn họctập; xây dựng trên 13.586 công trìnhNS&VSMTNT, 12 căn nhà ở cho hộnghèo và các hộ gia đình có thunhập thấp...

Từ những kết quả nêu trên, cóthể khẳng định Chỉ thị số 40 là mộtquyết sách đúng đắn, hợp lòng dân,là kim chỉ nam quan trọng trong việcthực hiện tín dụng chính sách xã hội,làm thay đổi sâu sắc nhận thức vàhành động của các cấp uỷ, chínhquyền và các tổ chức chính trị - xãhội trong việc đẩy mạnh thực hiệntín dụng chính sách xã hội, góp phầnthực hiện Chương trình mục tiêuQuốc gia về giảm nghèo, giải quyếtviệc làm và bảo đảm an sinh xã hộitrên địa bàn.

Khó, cũng sẽ bố trí!Phóng viên: Vậy, thời gian tới,huyện sẽ tiếp tục thực hiện Chỉ

thị số 40 như thế nào, thưa ông?

Trả lời: Trước hết, tôi xin khẳngđịnh, dù khó khăn đến đâu, huyệncũng sẽ cân đối dành một nguồn lựcủy thác sang NHCSXH huyện chongười nghèo và các đối tượng chínhsách khác vay trong điều kiện tối đacó thể. Năm qua, mặc dù nguồn thucủa toàn huyện còn thấp, song trongNghị quyết phát triển kinh tế - xã hộicủa HĐND huyện cũng đã ghi rõ sẽbố trí ít nhất 500 triệu đồng ủy thácsang NHCSXH để cho vay các đốitượng chính sách. Mặt khác, tiếp tụcchỉ đạo cấp uỷ, chính quyền, MTTQvà các tổ chức chính trị - xã hội trênđịa bàn triển khai nghiêm túc Chỉ thịsố 40, gắn với phát triển nôngnghiệp, nông thôn, phát triển giáodục, dạy nghề, tạo việc làm, bảođảm an sinh xã hội và giảm nghèobền vững.

Thường xuyên củng cố, nângcao chất lượng hoạt động của Banđại diện HĐQT NHCSXH huyện.Tiếp tục duy trì và nâng cao chấtlượng, hiệu quả hoạt động của cácĐiểm giao dịch, Tổ tiết kiệm và vayvốn. Rà soát, đáp ứng đủ nguồnvốn một cách nhanh nhất, đơngiản nhất đến đúng đối tượng.Cùng với đó, chỉ đạo các tổ chứcchính trị - xã hội phối hợp với đơnvị có liên quan tiếp tục xây dựng vànhân rộng các mô hình giảmnghèo bền vững, hướng dẫn cáchlàm ăn, hỗ trợ các hoạt độngkhuyến công, nông, lâm, ngư; hỗtrợ kỹ thuật, tập trung đào tạonghề cho lao động nông thôn phùhợp với điều kiện của địa phương.Ngoài ra, chúng tôi sẽ tổ chức sơkết, đánh giá, rút kinh nghiệm việcthực hiện Chỉ thị số 40; kịp thờikhen thưởng, động viên nhân tốtích cực, khắc phục những yếukém, tồn tại để thực hiện Chỉ thị tốthơn cho những năm tiếp theo.

Phóng viên: Xin cảm ơn ông!�

59ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

T� KHI CÓ CH� TH� S� 40Đ�N NAY, T�NG D NTRÊN Đ�A BÀN HÀMTHU�N NAM Đ�T 245 T Đ�NG, V�I TRÊN 9.100 H�NGHÈO, H� C�N NGHÈOVÀ CÁC Đ�I TNGCHÍNH SÁCH KHÁC ĐCVAY V�N.

Page 62: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

60 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Gieo hạt mầmno ấm

Chúng tôi đến xã HỏaTiến - nơi chiếm đến 20%diện tích tự nhiên thànhphố Vị Thanh (2.380ha),song có hơn 80% dân sốcủa xã sống chủ yếubằng nghề nông nghiệp.Chủ tịch UBND xãDương Minh Truyềncho biết thời gian trướcđây, tuy đã được quantâm tạo điều kiện vàgiúp đỡ nhưng số hộnghèo, hộ cận nghèocủa xã vẫn còn cao.Nhiều hộ chưamạnh dạn chuyểnđổi cây trồng, vật nuôi,cải tạo vườn tạp. Một trong

V� n%i dòng v(nnồng đậm tình người

Vốn vay ưu đãi đã đến với người nghèo ở các xã ở tỉnh Hậu Giang.

>Bài và ảnh LÊ LINH

Về Hậu Giang giữa trời xanh, tràn nắng lại càng thấy thêm nồng đậm chân tìnhcủa người dân với cán bộ NHCSXH - những người đang ngày đêm thầm lặngmang nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ, truyền ngọn lửa nhiệt huyết lao động,sáng tạo đến mỗi người dân “để không ai bị bỏ lại phía sau” trên con đường giảmnghèo bền vững và xây dựng NTM. Bức tranh đồng quê thanh bình nơi đây vìthế ngày càng thêm sắc xanh của những ruộng lúa bát ngát, kênh rạch trù phúvà những nụ cười đôn hậu, khoáng đạt của người dân khi no ấm đang ùa về.

05 NĂM THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 40-CT/TW NGÀY 22/11/2014 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNGVỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI (CHỈ THỊ SỐ 40)

Page 63: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

61ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

những nguyên nhân khiến sản xuấtcủa người dân khó phát triển đóchính là thiếu vốn. Cũng bởi vậynhiều hộ không chuyên tâm sảnxuất mà chủ yếu sống bằng nghềlàm thuê hoặc bỏ địa phương đi nơikhác làm thuê, con cái không cóđiều kiện học hành, nhất là đối vớicác hộ đồng bào DTTS. Đây cũng lànỗi trăn trở lớn của Đảng bộ, chínhquyền địa phương.

Chính bởi vậy từ khi NHCSXHhoạt động, Đảng ủy, UBND xã xácđịnh đây là một nguồn lực, một giảipháp quan trọng trong công tácgiảm nghèo và phát triển kinh tế -xã hội nên rất quan tâm trong việcchỉ đạo, quản lý và sử dụng hiệuquả nguồn vốn tín dụng chính sáchđược cấp trên giao cho địa phương.Hiện xã Hỏa Tiến có 23 Tổ tiết kiệmvà vay vốn, dư nợ đạt trên 22 tỷđồng với 936 hộ vay. Nhìn lại hoạtđộng tín dụng chính sách xã hội trênmảnh đất này, đã có trên 1.900 lượthộ nghèo và các đối tượng chínhsách khác được tiếp cận nguồn vốn;góp phần giúp 108 hộ thoát nghèo;giải quyết việc làm cho trên 100 laođộng; giúp cho 100 HSSV có vốn đểtrang trải chi phí học tập; nâng cấp,sửa chữa, xây dựng mới trên 780công trình NS&VSMTNT. Đây cũngchính là một nền tảng quan trọngđể 7 mùa xuân qua xây dựng NTM,xã Hỏa Tiến đạt chuẩn NTM vàocuối năm 2017, sớm hơn 3 năm sovới lộ trình.

Cả hệ thống chính trịvào cuộc

Phó Chủ tịch UBND tỉnh HậuGiang Đồng Văn Thanh chia sẻcùng với các chương trình, dự án vàcác chính sách hỗ trợ, công tác

giảm nghèo bền vững và xây dựngNTM của tỉnh, các chính sách giảmnghèo đặc biệt là chính sách tíndụng ưu đãi do NHCSXH đang triểnkhai thực hiện hiệu quả đến ngườinghèo và các đối tượng chính sáchđã làm thay đổi cơ bản bộ mặtnông thôn, thúc đẩy kinh tế pháttriển Hậu Giang.

Từ 2 chương trình tín dụng chínhsách đến nay, NHCSXH tỉnh HậuGiang thực hiện 16 chương trình vàmột số chương trình cho vay bằngnguồn vốn nhận ủy thác tại địaphương với tổng dư nợ đạt 2.403 tỷđồng. “Tín dụng chính sách xã hội cótác động tích cực và thiết thực đốivới đời sống của nhân dân, gópphần tích cực trong việc thực hiệnmục tiêu quốc gia về giảm nghèo,tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hộiđịa phương”, Bí thư Tỉnh ủy HậuGiang Lữ Văn Hùng ghi nhận. Nhìnlại trong 17 năm qua đã có 480nghìn lượt hộ nghèo và các đốitượng chính sách được tiếp cậnnguồn vốn vay ưu đãi, góp phầngiúp cho trên 60 nghìn hộ vượt quangưỡng nghèo (tỷ lệ hộ nghèo hàngnăm của tỉnh giảm bình quân từ 2%- 3%); thu hút tạo việc làm cho hơn15 nghìn lao động; hơn 33 nghìnlượt HSSV có hoàn cảnh khó khănđược vay vốn học tập; xây dựng trên190 nghìn công trình cung cấpNS&VSMTNT; hỗ trợ 8.000 căn nhà ởcho hộ nghèo; hơn 3.000 căn nhàcho hộ nghèo phòng, tránh lũ lụt;hơn 35 nghìn lượt hộ SXKD vùng khókhăn được được vay vốn...

Đặc biệt, “kết quả thực hiện Chỉthị số 40 đã có tác động tích cực đốivới hoạt động của NHCSXH về tậptrung nguồn vốn, nâng cao năng lựcvà hiệu quả hoạt động của

NHCSXH”, Bí thư Tỉnh ủy Lữ VănHùng cho biết. Nguồn vốn ưu đãingày càng được quan tâm.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh ĐồngXuân Thanh cho biết, để 100% hộnghèo, hộ cận nghèo và đối tượngchính sách khác có nhu cầu và đủđiều kiện đều được tiếp cận các sảnphẩm, dịch vụ do NHCSXH cung cấp,tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu phấnđấu mức tăng trưởng nguồn vốnbình quân hàng năm từ 12% trở lên,trong đó nguồn vốn ngân sách địaphương hàng năm đạt và vượt theochỉ tiêu được giao. Phấn đấu mứctăng trưởng dư nợ mỗi năm từ 12%;tập trung cho vay các chương trìnhcho vay phát triển sản xuất, tạo việclàm và NS&VSMTNT để đạt mục tiêugiảm nghèo bền vững và xây dựngNTM. Tỷ lệ nợ quá hạn duy trì ở mứcdưới 0,5%.

Để đạt được mục tiêu này, tỉnhHậu Giang sẽ tiếp tục thực hiệnhiệu quả Chỉ thị số 40. Phó Chủ tịchĐồng Xuân Thanh cũng chỉ đạo Banđại diện HĐQT NHCSXH các cấptăng cường công tác chỉ đạo điềuhành, trọng tâm là chỉ đạo củng cố,nâng cao chất lượng hoạt động,chất lượng tín dụng, phát huy tốthiệu quả nguồn vốn cho vay; thànhviên Ban đại diện các cấp tăngcường chỉ đạo, hỗ trợ địa phươngtháo gỡ những khó khăn trong hoạtđộng tín dụng chính sách; Chủ tịchUBND cấp xã là thành viên Ban đạidiện HĐQT NHCSXH cấp huyệnthường xuyên kiểm tra, giám sát đểchỉ đạo Ban giảm nghèo, các tổchức chính trị - xã hội nhận ủy tháccấp xã quản lý chặt chẽ nguồn vốnvay trên địa bàn.�

Page 64: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

62 C SAN THÔNG TIN S 86+87

NHCSXH t nh B c Giang hi nang duy trì ho t ng t i

225 i m giao d ch t i cácxã, ph ng, th tr n.

Hi u qu t ngu n v n vayu ãi B c Giang

>Phóng s nh c a VI T LINHCùng v i nhi u ngu n v n khác u t cho khu v c nông nghi p, nông thôn,nh ng n m qua ngu n v n u ãi c a Chính ph do NHCSXH t nh B cGiang th c hi n ã góp ph n quan tr ng vào công tác gi m nghèo, giúpnhi u h nghèo và các i t ng chính sách khác c a t nh có cu c s ng n

nh h n. Tính n mùa xuân này, t ng d n cho vay c a NHCSXH t nhB c Giang t trên 4.310 t ng, v i h n 140 nghìn h ang vay.

n v i các h ng bào các huy n vùng cao, ng b ng c a t nh B cGiang - n i nh ng ch ng trình cho vay u ãi ã giúp nhi u h nghèo, h

ng bào DTTS v n x a kia khó kh n ng, chúng tôi ã ch ng ki nnh ng gia ình v t lên nghèo khó, n nh cu c s ng, nhi u h có c h ithoát nghèo b n v ng v n lên làm giàu, góp ph n áng k cho m c tiêu

qu c gia v gi m nghèo, b o m an sinh xã h i trên a bàn.

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ H I

Page 65: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

63ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

Nhờ sự hỗ trợ của địa phương về phát triển công nghệ cao và vay vốn 50 triệu đồng từ chương trình giải quyết việc làm củaNHCSXH, HTX sản xuất rau an toàn Lục Nam ở xã Bảo Đại, huyện Lục Nam đã đầu tư nhà lưới trồng các loại rau, củ, quả manglại hiệu quả kinh tế cao.

Gia đình anh Nguyễn Xuân Hải ở xã Chu Điện, huyện Lục Nam vay 100 triệu đồng từ chương trình giải quyết việc làm mở rộngchuồng trại nuôi chim bồ câu sinh sản.

Mỗi tháng trừ chi phí, gia đình anh Hải thu lãi hàng chục triệu đồng.

Page 66: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

T ngu n v n vay50 tri u ng và

ngu n h tr khác,HTX h u c Quang

Minh xã QuangMinh, huy n Hi p

Hoà có i u ki n c it o, làm 3.000m2 nhàl i tr ng rau h u c ,thu canh các lo i k t

h p nuôi tr ng th ys n mang l i hi u qu

kinh t cao.

Gia ình anh ch Nguy n B oY n thôn H u nh, xãQuang Minh, huy n Hi pHòa vay 45 tri u ng tch ng trình gi i quy tvi c làm mua máy móclàm g gia d ng.

C s may V n Chinh xã Quang Minh,huy n Hi p Hoà vay v n 50 tri u ngt ch ng trình gi i quy t vi c làm c it o nhà x ng, mua máy móc thi t b ,t o vi c làm n nh và thu nh p cho20 lao ng.

64 C SAN THÔNG TIN S 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ H I

Page 67: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

(Tác phẩm đạt giải B, thể loại báo in)

Chính sách c+a Đ�ng v� n%i khô h�nBài 1 - Điểm tựa của đồng bào

Giải cơn khát vốnCách đây 7 năm, gia đình chị

Thành Thị Sữa, dân tộc Chăm ở thônBỉnh Nghĩa, xã Bắc Sơn, huyệnThuận Bắc (Ninh Thuận) có ngườimất, theo phong tục địa phương chiphí ma chay tốn kém nên có 4 sàoruộng nhà chị phải đem thế chấpngười quen để vay nợ. Những nămsau đó, đợt hạn hán kéo dài 3 nămliền càng làm cho cuộc sống thêmkhó khăn. Tháng 2/2016, chị Sữa

được vay 40 triệu đồng dành cho hộcận nghèo của NHCSXH thông quaHội Phụ nữ mà không cần tài sản thếchấp. Có vốn, lại được cán bộ tíndụng cùng chính quyền, hội, đoànthể giúp đỡ hướng dẫn làm ăn, chịSữa mạnh dạn đầu tư nuôi bò.

Hướng đi đúng đã giúp gia đìnhchị Sữa phát triển đàn bò, nuôi thêmđàn dê. Khi chúng tôi đến thăm, vợchồng chị đang lùa đàn bò 3 con,đàn dê 3 con (và hàng chục con khác

chăn thuê) về chuồng. Chị Sữa khoevừa bán 2 con bò thu về 16 triệuđồng và chuộc được 4 sào ruộng về.Ngoài ra, hồi tháng 9/2018, gia đìnhchị còn được vay vốn ưu đãi 12 triệuđồng từ NHCSXH để xây công trìnhnước sạch và nhà vệ sinh, chất lượngcuộc sống nhờ đó cải thiện đáng kể.Đến nay, mỗi tháng chị Sữa dànhdụm 350.000 đồng trả lãi và gốc,đồng thời tiết kiệm được tối thiểu200.000 đồng gửi vào ngân hàng.

>Bài và ảnh TRẦN NGỌC TÚ (Báo Tin tức)

Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40, cấp uỷ, chính quyền, các hội, đoàn thể từcơ sở và người dân được thụ hưởng chính sách vay vốn ưu đãi của Nhà nướcở tỉnh Ninh Thuận đã có sự chuyển biến lớn trong nhận thức và hành động,mang lại những kết quả vượt bậc trong công tác giảm nghèo.

Năm 2019, Bộ LĐ-TBXH tiếp tục phối hợp với Bộ TT&TT, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chứcCuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020 lần thứIII. Các tác phẩm dự thi được nhiều tác giả lựa chọn phản ảnh khá đa dạng công cuộcphát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương trên cả nước, gắn với thực tiễn triển khaicông tác giảm nghèo, xây dựng NTM ở cơ sở. Các tác giả đã phản ánh đậm nét quá trìnhxây dựng chính sách và triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chương trìnhmục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020. Kết thúc Cuộc thi tácphẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020 lần thứ III có một số tácphẩm phản ánh về hiệu quả đồng vốn tín dụng chính sách nhận giải cao trong cuộc thi.Ban biên tập trân trọng giới thiệu tới quý vị và các bạn một số tác phẩm sau:

65ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

Page 68: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

Cũng có cuộc sống ngày càng ổnđịnh như chị Sữa, chị Thị Bét, dântộc Raglai ở thôn Xóm Bằng, xã BắcSơn được vay vốn hộ nghèo từ tháng11/2016 để nuôi bò và cừu, vay 12triệu đồng từ chương trìnhNS&VSMTNT từ tháng 7/2018. Đếnnay, chị Thị Bét đã có khối tài sản màmấy năm trước chỉ có trong mơ gồm3 con bò và hơn 100 con cừu, trị giáhàng trăm triệu đồng.

Đó chỉ là 2 trong số 1.567 hộ ở xãBắc Sơn (chiếm hơn 75% số hộ củaxã) được thụ hưởng chính sách vayvốn ưu đãi của Chính phủ, với tổngdư nợ đến nay là 70 tỷ đồng. Nguồnvốn được tập trung cho vay hộ

nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoátnghèo, hộ gia đình SXKD vùng khókhăn, NS&VSMTNT,… Chủ tịch UBNDxã Bắc Sơn Tôn Long Dũng cho biết,từ nguồn vốn ưu đãi, các hộ vay đãcải thiện được kinh tế gia đình, pháttriển sản xuất, góp phần giảm bìnhquân mỗi năm trên 5% hộ nghèocủa xã.

Khi chính sách đi vàocuộc sống

Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư đãnêu rõ: “Trong những năm qua, tíndụng chính sách xã hội do NHCSXHthực hiện là một giải pháp sáng tạo,có tính nhân văn sâu sắc và phù hợpvới thực tiễn của Việt Nam, góp phần

quan trọng thực hiện có hiệu quảcác chủ trương, chính sách, các mụctiêu, nhiệm vụ mà Đảng và Nhànước đã đề ra về giảm nghèo, tạoviệc làm, phát triển nguồn nhân lực,bảo đảm an sinh xã hội, ổn địnhchính trị và phát triển kinh tế, xã hộitheo định hướng XHCN”.

Tuy nhiên, Ban Bí thư cũng nêumột số điểm hạn chế, trong đó cóviệc một số cấp ủy Đảng, chínhquyền chưa thực sự vào cuộc, chưaquan tâm đúng mức tới hoạt độngtín dụng chính sách xã hội…

Nói về việc thực hiện các nhiệmvụ nâng cao hiệu quả của tín dụngchính sách xã hội trong Chỉ thị số 40,

Chị Thị Bét (giữa) đang giới thiệu đàn cừu của gia đình từ vốn vay ưu đãi.

66 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Page 69: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

Chủ tịch UBNDhuyện ThuậnBắc Lê KimHoàng cho biết:“Chúng tôi xácđịnh đây là chínhsách an sinh lớn,đặc biệt ý nghĩavới vùng miền núidân tộc khó khănnhư Thuận Bắc.Ngay khi có Chỉ thịsố 40, Tỉnh ủy cũngcó Chỉ thị số 67 chocác huyện, thị. Từ đóHuyện ủy cũng có chỉđạo và UBND huyệnxây dựng ngay kếhoạch cụ thể hoá. Phảinói rằng từ nhận thứclãnh đạo cho đến cánbộ cơ sở phải tham giavì đây là một chính sáchcó ý nghĩa, giúp cho bàcon mình”.

Theo mô hình đặc thùcủa NHCSXH, huyện Thuận

Bắc đã phân công một đồng chítrong Ban Thường vụ Huyện ủy, PhóChủ tịch UBND huyện làm TrưởngBan đại diện HĐQT. Chủ tịch UBNDcấp xã cũng là thành viên Ban đạidiện cấp huyện. Ban đại diện cấphuyện họp giao ban hàng quý, Chủtịch UBND xã giao ban với cácđoàn thể, ngân hàng cùng Tổ tiếtkiệm và vay vốn vào ngày giaodịch tại xã hàng tháng để kịp thờinắm bắt tình hình, tháo gỡ khókhăn. Cấp ủy, chính quyền, cáchội, đoàn thể phối hợp với ngânhàng triển khai kế hoạch phânbổ vốn, bình xét, phê duyệt hộvay, kiểm tra giám sát… tạonên một quy trình khép kínnhưng rất thuận tiện ngay tạicơ sở và giảm chi phí cho hộ vay.

Kết quả sự vào cuộc của cấp uỷ,

chính quyền cho thấy, nếu như năm2014 bắt đầu thực hiện Chỉ thị số 40,tổng dư nợ vốn vay chính sách trênđịa bàn huyện Thuận Bắc chỉ trên130 tỷ đồng thì đến tháng 9/2019 đãlà 256 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi,trong đó ngân sách của huyện cũnguỷ thác qua ngân hàng 650 triệuđồng để cho các hộ chính sách vay.Đặc biệt là toàn huyện không còn nợquá hạn. Chủ tịch Lê Kim Hoàngnhấn mạnh, số lượng và chất lượngtín dụng chính sách nâng lên cónghĩa là người dân được tiếp cậnvốn đầy đủ hơn, sử dụng vốn pháttriển SXKD hiệu quả và nhất là ý thứctrả nợ để quay vòng vốn chứ khôngphải là một chính sách cho không.Nhờ đó mà 3 năm qua, huyện ThuậnBắc đã giảm được 10% hộ nghèo,thu nhập bình quân từ 11 triệu đồnglên 23,8 triệu đồng/người/năm.Huyện có 5/6 xã thuộc vùng khókhăn nhưng đến nay có 2 xã đạtchuẩn NTM và các xã còn lại đều đạttrên 7 tiêu chí về NTM.�

HUY�N THU�N B�C N�M� PHÍA ĐÔNG B�C T�NHNINH THU�N, DI�N TÍCHT� NHIÊN LÀ 31.922HA,CHI�M 9,53% DI�N TÍCHTOÀN T�NH. HUY�N CÓ 6XÃ, 32 THÔN, TRONG ĐÓ5/6 Xà THU�C VÙNG KHÓKH�N. DÂN S� TOÀNHUY�N LÀ 10.896H�/46.441 NG�I, TRONGĐÓ H� Đ�NG BÀO DTTSLÀ 6.867 H�, CHI�M T L� 63%, CH� Y�U LÀĐ�NG BÀO DÂN T�CRAGLAI VÀ DÂN T�CCH�M. T�NG S� H�NGHÈO LÀ 2.911 H�,CHI�M T L� 26,7%; H�C�N NGHÈO LÀ 1.765 H�,CHI�M T L� 16,2%.

Vợ chồng anh chị Thành Thị Sữa chăm sóc đàn dê.

67ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

Page 70: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

Hỗ trợ tạo việc làmNhững ngày cuối tháng 5, lượng

khách du lịch đến các nhà vườntrồng nho hai bên đường quốc lộ 1Aở huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) tấpnập hơn bởi đã vào vụ thu hoạch. Ởnhà trông vườn nho rộng 1,7 sào,chị Nguyễn Thị Hà ở thôn Thái An,xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải cho biếtsản lượng nho thu hoạch vụ nàyước đạt 3 tấn và chị vừa bán cảvườn cho thương lái với giá 35 triệuđồng. Tính ra sau khi trừ chi phí thìlãi khoảng 20 triệu đồng/vụ và mỗinăm thu hoạch được 3 vụ nho.

Gia đình chị Hà thuộc diện hộcận nghèo, không có đất sản xuấtnên phải đi thuê ruộng để trồngnho. Chị Hà kể, mấy năm đầu mớithuê mảnh vườn này thì gặp phảicơn hạn kéo dài, làm không đủ ăn.Năm 2017 nguồn lực đã cạn, tài sảnkhông có gì để thế chấp, vào thờiđiểm khó khăn ấy bác Trưởng thônhướng dẫn làm thủ tục vay vốn ưuđãi từ NHCSXH được 15 triệu đồngtheo chương trình dành cho hộ cậnnghèo. Khoản tiền vay nghĩa tình vớilãi suất thấp, không tài sản thế chấpấy vừa đủ tiền đầu tư phân bón,chăm sóc vườn nho trong 1 vụ. Nhờđó mà gia đình chị đã vượt qua khókhăn, cuộc sống dần ổn định.

Cũng ở thôn Thái An, gia đình chịHuỳnh Thị Viên thuộc diện hộ

nghèo không có đất sản xuất nênđược thuê 3 sào đất của xã để trồngnho. Khoản vốn vay ưu đãi 40 triệuđồng từ NHCSXH cũng được chị đầutư vào chăm sóc vườn nho. Chị Viênkhoe đã bán vườn cho thương láithu được 80 triệu đồng. Trong ánhmắt chị không giấu niềm vui khi chỉcho chúng tôi khoảnh vườn đangchuẩn bị tái đầu tư cho vụ sau.Đứng bên những giàn nho xanhmát, chúng tôi càng thấy chính sáchtín dụng ưu đãi đã “thấm” vào vùngđất đầy nắng gió này, như Chị thị số40 đã yêu cầu “Tổ chức thực hiện tốtchủ trương huy động các nguồn lựccho tín dụng chính sách xã hội gắnvới phát triển nông nghiệp, nôngthôn, phát triển giáo dục, dạy nghề,tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hộivà giảm nghèo bền vững”.

Cán bộ phải sâu sát côngviệc

Tinh thần chủ yếu từ Chỉ thị số40 về tăng cường sự lãnh đạo củaĐảng đối với tín dụng chính sách xãhội là huy động sự vào cuộc của cảhệ thống chính trị đối với chính sáchmang ý nghĩa an sinh xã hội lớn này.Đến nay, thực tế đã cho thấy nơinào được cấp uỷ, chính quyền quantâm chỉ đạo sát sao, nơi ấy chínhsách tín dụng ưu đãi càng phát huyhiệu quả.

Thanh Hải là một xã ven biểnthuộc huyện Ninh Hải (Ninh Thuận)có dư nợ vốn tín dụng chính sách làgần 33 tỷ đồng, chất lượng tín dụngrất tốt khi không có nợ quá hạn.Ông Phạm Xuân Thành - Chủ tịchUBND xã cho biết, vốn chính sáchgiúp bà con đầu tư vào nghề biểngần bờ, dịch vụ nông nghiệp, buônbán nhỏ, chăn nuôi dê, bò… và đặcbiệt là chương trình tín dụngNS&VSMTNT đã giúp cho bà conthay đổi hoàn toàn tập quán cũ,100% số hộ trong xã có nhà vệ sinh,góp phần để xã đạt chuẩn NTM vàonăm 2018.

Ông Thành chia sẻ: “Cán bộ phảisâu sát, nhiệt tình thì chất lượng tíndụng chính sách mới đảm bảo”.Điển hình là Phó Chủ tịch UBND xãĐào Thị Loan kiêm Trưởng Bangiảm nghèo của xã, thường xuyêncùng cán bộ tín dụng đến từng hộvay để nắm bắt tình hình, hướngdẫn bà con. Đặc thù của tín dụngchính sách là công tác dân vậnquan trọng không kém việc kế toánsổ sách. Như bà Loan kể “xuống vớihộ vay làm căng là không được”,phải kiên trì vận động, thuyết phụcbà con hiểu về chính sách này, từđó chấp hành nghiêm chỉnh. Bởivậy, qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số40, Phó Bí thư thường trực Đảng uỷxã Thanh Hải, Đào Quốc Thắng

>Bài và ảnh TRẦN NGỌC TÚ (Báo Tin tức)

Một trong những khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo ở các địa phươngtrong tỉnh Ninh Thuận là các hộ không có đất sản xuất. Bởi vậy, nguồn vốn tíndụng chính sách là giải pháp tạo sinh kế quan trọng giúp người dân có điều kiệnphát triển kinh tế gia đình.

(Tác phẩm đạt giải B, thể loại báo in)

Bài 2 - Để cho những vườn nho trĩu quả

68 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Page 71: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

khẳng định, nhận thức và việc thựchiện chính sách tín dụng ưu đãi đãcó sự chuyển biến lớn ở vùng đấtven biển này.

Huyện Thuận Bắc là một huyệnkhó khăn, dân số phần lớn là đồngbào Chăm, Raglai của tỉnh NinhThuận nhưng có quy mô tín dụngchính sách tăng gần gấp đôi, khôngcòn nợ quá hạn sau 5 năm thựchiện Chỉ thị số 40. Chia sẻ về côngtác nhận ủy thác với NHCSXH, Chủtịch Hội Phụ nữ huyện Nguyễn VõKim Dung cho biết, đặc điểm của chịem phụ nữ DTTS ở đây là rất sợ nợ.Bởi vậy, cán bộ hội phải vận động,xây dựng các mô hình hiệu quả đểchị em tận mắt thấy mới dần dầnlàm theo. Chủ tịch Hội Nông dânhuyện Nguyễn Văn Lâng thì nhấn

mạnh đến việc cán bộ Hội Nông dânphối hợp với ngân hàng kiểm tragiám sát việc sử dụng vốn đúng mụcđích; đồng thời tổ chức các lớp tậphuấn chăn nuôi, thăm quan học hỏimô hình SXKD giỏi… giúp hộ vay cóthêm kiến thức sử dụng vốn hiệuquả. Còn Chủ tịch Hội CCB huyệnNguyễn Thanh Hạnh lại nhấn mạnhđúng “tinh thần người lính”, việcphối hợp với NHCSXH được coi làthực hiện nhiệm vụ chính trị trên“mặt trận giảm nghèo”.

Với tinh thần xung kích của tuổitrẻ, Bí thư Huyện đoàn Thuận BắcĐoàn Hữu Hoan tóm lược bài họcrút ra khi thực hiện tín dụng ưu đãilà phải có chỉ đạo từ cấp uỷ, chínhquyền; phải thường xuyên giám sát,kiểm tra, nắm bắt kịp thời, tháo gỡ

khó khăn; tổ chức tập huấn bài bản;phát động thi đua, khen thưởng kịpthời, có một sự “cạnh tranh tích cực”giữa 4 tổ chức hội, đoàn thể nhậnuỷ thác của ngân hàng tham giaquản lý vốn tín dụng chính sách.

Có thể khẳng định, với sự thamgia tích cực của cả hệ thống chính trịtừ cơ sở đến Trung ương, NHCSXHđã đảm bảo được nhiệm vụ màChính phủ giao là “không để một hộnghèo nào đủ điều kiện mà khôngđược vay vốn ưu đãi”.

Rời miền gió cát Ninh Thuận,chúng tôi vui với câu nói “chế” từ bàihát Giấc mơ Chapi của nhạc sỹ TrầnTiến, “Ở nơi ấy, ai nghèo cũng đượcvay vốn ưu đãi của Chính phủ”.�

Chị Huỳnh Thị Viên (phải) là hộ nghèo, nhờ vay vốn ưu đãi nay đã có thu nhập ổn định từ trồng nho.

69ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

Page 72: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

Phóng viên: Xin ông cho biết tỉnhNinh Thuận đã triển khai thựchiện Chỉ thị số 40 như thế nào?

Trả lời: Thực hiện Chỉ thị số 40,Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã banhành Chỉ thị số 67-CT/TU ngày23/4/2015 để chỉ đạo triển khaithực hiện; theo đó các huyện, thànhủy trực thuộc đã ban hành kếhoạch, chương trình hành động

triển khai thực hiện phù hợp vớitình hình địa phương. UBND tỉnh đãban hành Kế hoạch số 2360/KH-UBND ngày 09/6/2015 thực hiệnChỉ chị của Tỉnh uỷ; Ban đại diệnHĐQT NHCSXH tỉnh đã tham mưuChủ tịch UBND tỉnh ban hành nhiềuvăn bản chỉ đạo về công tác tíndụng chính sách xã hội phù hợp vớiyêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

Thời gian qua, mặc dù kinh tếđịa phương còn nhiều khó khănnhưng HĐND, UBND tỉnh và cáchuyện, thành phố đã quan tâmdành một phần ngân sách địaphương ủy thác sang NHCSXH đểcho vay hộ nghèo và các đối tượngchính sách khác trên địa bàn. Trongnăm 2018 và những tháng đầu

năm 2019, nguồn vốnngân sách địa phươngủy thác sang NHCSXHtăng 12 tỷ đồng, trong đóngân sách tỉnh 9,4 tỷđồng, các huyện, thànhphố 2,6 tỷ đồng, nâng tổngnguồn vốn ủy thác của địaphương đến hết tháng9/2019 là 44,7 tỷ đồng, tăng25 tỷ đồng so với trước khithực hiện Chỉ thị số 40.

Qua thực hiện Chỉ thị số40, các hội, đoàn thể nhận uỷthác tiếp tục nâng cao vai trò,trách nhiệm trong việc nhậnuỷ thác, thường xuyên quántriệt và triển khai kịp thời cácvăn bản của HĐQT, Ban đại diệnHĐQT NHCSXH các cấp trongcông tác nâng cao chất lượng

hoạt động nhận uỷ thác, chất

>Bài và ảnh TRẦN NGỌC TÚ (Báo Tin tức)

Chỉ thị số 40 đã tạo nên một sức mạnh tổng hợp xuyên suốt đến tận cơ sở,giúp cho việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi có chuyển biến tích cực.Đó là khẳng định của Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng Ban đại diệnHĐQT NHCSXH tỉnh Ninh Thuận Lê Văn Bình (ảnh) về kết quả thực hiện Chỉthị số 40 tại địa phương.

(Tác phẩm đạt giải B, thể loại báo in)

Bài 3 - Kết quả của sự đoàn kết,đồng lòng

70 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Page 73: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

lượng tín dụng và chú trọng nângcao hiệu quả sử dụng vốn của ngườivay. Chủ tịch UBND xã, phường, thịtrấn là thành viên Ban đại diệnHĐQT NHCSXH cấp huyện, thànhphố đã xác định và đưa nhiệm vụthực hiện tín dụng chính sách xã hộivào chương trình, kế hoạch thườngxuyên của địa phương, từ đó nhữngchủ trương, chính sách của Đảng vàNhà nước về tín dụng chính sách xãhội đều được nắm bắt và triển khaikịp thời.

Phóng viên: Theo ông trong thờigian tới cần phải làm gì để tiếptục nâng cao hiệu quả tín dụngchính sách xã hội?

Trả lời: Trong thời gian tới Banđại diện HĐQT NHCSXH tỉnh tiếp tụcthực hiện các giải pháp sau:

Một là, tiếp tục tăng cường côngtác chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiệnChỉ thị số 40 và Chỉ thị số 67-CT/TUcủa Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnhđạo của Đảng đối với tín dụng chínhsách xã hội; thực hiện các giải phápcủng cố, nâng cao chất lượng tín

dụng, nhất là những địa bàn có chấtlượng tín dụng thấp; chỉ đạo quyếtliệt và phấn đấu giảm nợ quá hạntheo mục tiêu đề ra; chỉ đạo thànhviên Ban đại diện HĐQT NHCSXHcấp huyện là Chủ tịch UBND cấp xãthực hiện tốt vai trò trong việc quảnlý, theo dõi và nâng cao chất lượngvốn tín dụng chính sách xã hội tạiđịa phương, thường xuyên rà soáthộ nghèo, hộ cận nghèo theoThông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXHngày 28/6/2016 của Bộ LĐTB&XH,nhằm đảm bảo hộ nghèo, hộ cậnnghèo đủ điều kiện tiếp cận nguồnvốn tín dụng chính sách xã hội đượckịp thời.

Hai là, chỉ đạo các hội, đoàn thểnhận uỷ thác quán triệt đến tất cảcác hội, đoàn thể nhận ủy thác cáccấp thực hiện đầy đủ, có chất lượngnhững nội dung nhận uỷ thác chovay; giao chỉ tiêu cụ thể cho cấphuyện, cấp xã và theo dõi đôn đốcthực hiện; tích cực và chủ động phốihợp trong công tác củng cố, nângcao chất lượng tín dụng, nhất là việc

nâng cao chất lượng hoạt động củacác Tổ tiết kiệm và vay vốn; tăngcường công tác tuyên truyền, vậnđộng nhằm nâng cao nhận thứccho hộ vay chấp hành tốt chínhsách tín dụng ưu đãi; vận động hộvay tham gia gửi tiền tiết kiệmthông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn,phấn đấu số hộ vay tham gia đạt tỷlệ từ 98% trở lên.

Ba là, chỉ đạo NHCSXH tỉnh phốihợp với các hội, đoàn thể nhận uỷthác, UBND cấp xã rà soát hệ thốngTổ tiết kiệm và vay vốn, nhất là cácTổ trung bình và yếu để có giải phápcủng cố, nâng cao chất lượng hoạtđộng; kiên quyết thay thế Tổ trưởngthiếu nhiệt tình, không đủ uy tín,năng lực quản lý; thực hiện nghiêmtúc việc họp bình xét cho vay, đảmbảo công khai, minh bạch, đúng đốitượng; cải tiến nâng cao chất lượngcác cuộc họp giao ban theo định kỳquy định; thực hiện kiểm tra, giámsát theo kế hoạch; phối hợp tổ chứccác lớp tập huấn nghiệp vụ về quảnlý nguồn vốn ưu đãi.�

Toàn tỉnh Ninh Thuận hiện đang có 76.435 hộ vay vốn ưu đãi để phát triển SXKD.

71ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

Page 74: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

>PHÓNG S NH C A TR N QU C VI T (TTXVN)

Nh ng n m qua, Nhà n c ã ban hành nhi u chính sách quan tr ng, trong ódành s quan tâm c bi t i v i công tác gi m nghèo vùng ng bào DTTS,mi n núi và vùng c bi t khó kh n. C n c hi n có trên 1,4 tri u h ng bàoDTTS c vay v n u ãi v i d n trên 50 nghìn t ng. Nh ng chính sáchcho vay u ãi ã t o b c chuy n m nh m trong phát tri n kinh t - xã h i,hàng ch c nghìn h ng bào DTTS v n lên thoát nghèo, hàng tr m nghìn lao

ng có vi c làm, hàng tri u công trình NS&VSMTNT giúp ng bào c i thi ncu c s ng, hàng v n gia ình có i u ki n c i t o, xây m i nhà m b o... Nhó, i s ng v t ch t, tinh th n c a ng bào DTTS mi n núi, vùng sâu, vùng xa

t ng b c c nâng cao, góp ph n áng k Ch ng trình m c tiêu qu c gia vgi m nghèo m i a ph ng.

Chính sách l n giúp ng bàoDTTS thoát nghèo

Nh c vay v n uãi, gia ình bà

Nguy n Th T Ch , dânt c Ch m thôn BìnhTh ng, xã Phan Hòa,huy n B c Bình (BìnhThu n) có i u ki n gigìn ngh d t th c mtruy n th ng.

72 C SAN THÔNG TIN S 86+87

(Tác ph m t gi i B, th lo i phóng s nh)

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ H I

Page 75: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

Gia đình anh K’Brop, dân tộc K’Ho ở xã Đinh Lạc, huyện DiLinh (Lâm Đồng) vay vốn ưu đãi mở rộng diện tích trồng càphê, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Gia đình anh chị KKơk, dân tộc Mạ ở xã Đắk Som, huyệnĐắk Glong (Đắk Nông) vay vốn làm công trình nước sạchvà xây nhà vệ sinh hợp lý.

73ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

Từ nguồn vốn vay ưu đãi,gia đình anh Ma Văn Thực, dân tộcTày ở thôn Cò, xã Minh Thanh, huyện SơnDương (Tuyên Quang) có điều kiện phát triển đàn trâusinh sản.

Page 76: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

c vay v n uãi t ch ng

trình cho vay hgia ình SXKD t i

vùng khó kh n, giaình anh K’San,

dân t c Ê ê xãk Som, huy nk Glong ( k

Nông) u t tr ngcà phê, mua máymóc ph c v s n

xu t. Hi n, gia ìnhanh là h nông dân

SXKD gi i c a aph ng v i 3,5ha cà

phê, 25 con dê và h n1.000 con gà.

Kh i u t v n vay u ãi, gia ình anh MangT , dân t c Raglai ph ng Cam Phúc Nam,TP Cam Ranh (Khánh Hòa) có i u ki n c i t ov n i, phát tri n tr ng cây và ch n nuôi dê.

ng bào DTTS xã Trung Minh, huy nYên S n (Tuyên Quang) nh n v n vay

u ãi t i i m giao d ch xã.

Gia ình anh Lã V n Thu n và ch L c Th Mùi, dân t c Nùng thôn Tam Hi p, xã An L p, huy n S n ng (B c Giang) vay v nchính sách u t c i t o v n i tr ng keo, ch n nuôi gia súc,mang l i ngu n thu nh p n nh cho gia ình.

74 C SAN THÔNG TIN S 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ H I

Page 77: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

75ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

TÍN D�NG CHÍNH SÁCH XÃ H�I CHO KHU V�C MI�N NÚI VÀ DTTS:

C�ng h��ng s)c “công phá”vào t$ng “lõi nghèo”

>Bài và ảnh HÒA THÁI

“Cùng với chương trình tín dụng chính sách xã hội chung, các chính sáchtín dụng mang tính đặc thù mà Đảng, Chính phủ và địa phương dành riêngcho vùng đồng bào DTTS, miền núi hơn 10 năm qua đã làm thay đổi cănbản nhận thức của đồng bào DTTS mạnh dạn vay vốn, chuyển dời tư duysản xuất tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa, đồng thời giải quyếtnhững vấn đề căn bản, thiết yếu của cuộc sống trong vùng DTTS và miềnnúi, giúp cho đồng bào dần nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm bệnh tật,thất học và các tệ nạn xã hội”, Lãnh đạo NHCSXH nhìn lại hành trình thựchiện tín dụng chính sách dành riêng cho khu vực này.

Một buổi sinh hoạt Tổ tiết kiệm và vay vốn.

Page 78: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

76 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Chuyên biệt và đa dạnghóa đòn bẩy giảm nghèo

Có thể nói, Quyết định số32/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 củaThủ tướng Chính phủ về việc cho vayvốn đối với hộ đồng bào DTTS đặcbiệt khó khăn để phát triển sản xuấtđánh dấu một bước chuyển quantrọng trong việc hỗ trợ phát triểnkinh tế đối với đồng bào DTTS cũngnhư quan điểm của Chính phủ trongviệc chuyển dần từ cơ chế hỗ trợ“cho không” sang “cho vay”.

Từ đây, cùng với các chương trìnhtín dụng chính sách xã hội chung,các chính sách mang tính đặc thù,riêng có với độ phủ ngày càng rộngvà sâu đã tạo thêm những hiệu ứngđột phá mới cho khu vực miền núivà DTTS “lõi nghèo” của cả nước, đólà Quyết định số 74/2008/QĐ-TTgngày 09/6/2008 với việc phủ rộngthêm tín dụng chính sách đối với hộDTTS ra 9/13 tỉnh vùng ĐBSCL giaiđoạn 2008 - 2010. Tiếp đến cuốinăm 2013, Thủ tướng Chính phủtiếp tục kéo dài các chương trình nàyvà mở rộng cho vay đối với hộ DTTSđể phát triển sản xuất, giải quyếtvấn đề đất ở, việc làm trong cácQuyết định số 54/2012/QĐ-TTg,Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg.

Đặc biệt với sự tham mưu của Ủyban Dân tộc, các Bộ, ngành vàNHCSXH, Thủ tướng Chính phủ đãban hành Quyết định số 2085/QĐ-TTg phê duyệt chính sách đặc thù hỗtrợ phát kinh tế - xã hội vùng DTTSvà miền núi giai đoạn 2017 - 2020.Chính sách mới này không chỉ tíchhợp và tiếp nối các chính sách tíndụng đặc thù cho trước đó mà đãkhắc phục được những hạn chế, bấtcập trước đây như mở rộng đốitượng thụ hưởng chính sách đến hộngười Kinh ở xã khu vực III, thôn đặcbiệt khó khăn. Mức cho vay tối đa và

thời hạn vay tối đa bằng chươngtrình cho vay hộ nghèo. Đặc biệt làchính sách mới này đã gắn chặt vốnchính sách với phương án SXKD củahộ vay và hạn chế được tư tưởngtrông chờ, ỷ lại, thiếu ý thức vươn lêncủa đồng bào DTTS, tạo động lựcthúc đẩy thoát nghèo bền vững.

Các cấp ủy, chính quyền địaphương có những bước chuyển mớitrong nhận thức với tín dụng chínhsách xã hội, với sự chủ động ủy thácngân sách địa phương qua NHCSXH,xây dựng những chương trình pháttriển kinh tế riêng biệt cho ngườidân vùng núi và DTTS địa phươngđể tăng tốc giảm nghèo. Ví như tỉnhLào Cai, bên cạnh các chương trình

của địa phương, các huyện nghèođã chủ động xây dựng dự án vàchuyển ngân sách ủy thác sangNHCSXH để hỗ trợ người dân vùngkhó khăn và DTTS, mà huyện Sa Palà một điển hình. Với 15/17 xã đặcbiệt khó khăn, có gần 90% hộ đồngbào DTTS, trong đó dân tộc Môngchiếm 52%, Dao chiếm 22,4%,HĐND huyện đã đưa vào Nghị quyếttrích tối thiểu 5 tỷ đồng ngân sáchđịa phương để hàng năm chuyểnsang NHCSXH cho vay hộ nghèo vàcác đối tượng chính sách khác, cũngnhư các dự án trọng tâm của huyện.Tính đến nay, nguồn vốn chuyểnsang cho NHCSXH huyện là gần 20tỷ đồng. Hiệu ứng từ nguồn vốnngân sách địa phương thực hiện Dựán chăn nuôi bò hàng hóa tại xãThanh Kim sau 3 năm triển khai đếnnay đã có 270 con bò và bê, bìnhquân mỗi hộ thuộc dự án đã cóthêm 4 con. Cuối năm 2019,NHCSXH huyện dự kiến sẽ hoànthành việc cho vay dự án chăn nuôibò tại xã Thanh Phú và Nậm Sài vớisố tiền 1,6 tỷ đồng từ ngân sáchhuyện chuyển sang. Hay như dự ántrồng hoa địa lan tại xã Tả Phìn; Dựán phát triển du lịch cộng đồng tạixã Tả Van, Tả Phìn, Hầu Thào, SửPán và Nậm Cang cũng bước đầughi nhận những kết quả khả quan.

Lan tỏa từ một chínhsách nhân văn

“Là cánh tay nối dài của Đảng,Chính phủ quan tâm đến hộ nghèovà các đối tượng chính sách khác,đặc biệt đối với đồng bào DTTS vàmiền núi luôn được đánh giá là vùngcó nhiều tiềm năng, thế mạnh đểphát triển kinh tế và cũng là vùngphên dậu Tổ quốc, NHCSXH đã luônchú trọng, tích cực triển khai thựchiện các chương trình tín dụng chínhsách đến với đồng bào DTTS một

“Chính sách tín dụng đốivới khu vực miền núi, đồngbào DTTS có ý nghĩa nhânvăn sâu sắc, đạt được hiệuquả thiết thực, góp phần giảmnghèo, phát triển kinh tế - xãhội tại các địa phương, đặcbiệt là đảm bảo an sinh xã hộiở vùng DTTS và miền núi,vùng sâu, vùng xa và vùngđặc biệt khó khăn, góp phầngiúp đồng bào các dân tộcthêm tin tưởng vào sự lãnhđạo của Đảng, Nhà nước, cùngchung sức xây dựng, pháttriển đất nước”, Uỷ viên BCHTrung ương Đảng, Bộ trưởng,Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộcĐỗ Văn Chiến cho biết.

Page 79: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

77ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

cách nhanh, hiệu quả nhất”, Lãnhđạo NHCSXH cho biết.

Phương thức giải ngân, thu nợ tạixã đã đưa nguồn vốn ưu đãi đến100% xã, phường, thị trấn trên toànquốc, trong đó tập trung ưu tiên chocác xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặcbiệt khó khăn. Đa số hộ đồng bàoDTTS sinh sống tại những vùng đóđều được thụ hưởng tín dụng chínhsách xã hội, trong đó có hộ vay vốntừ 2 - 3 chương trình. Đến hết năm2019 có trên 14,7 triệu hộ đồng bàoDTTS đang thụ hưởng hầu hết cácchương trình tín dụng tại NHCSXHvới tổng dư nợ gần 50 nghìn tỷ đồng,chiếm 25% tổng dư nợ của NHCSXH.Dư nợ bình quân đạt 34 triệuđồng/hộ, cao hơn mức bình quânchung của cả nước là 30,4 triệuđồng/hộ.

Những con số biết nói này chothấy hệ thống các chính sách tíndụng chung và chuyên biệt chođồng bào DTTS, miền núi của Chínhphủ và địa phương đan xen nhau đãvà đang tạo thành lực đỡ phát triểnkinh tế, cải thiện đời sống cho 14,7triệu hộ đồng bào DTTS (chiếm 14%dân số cả nước). Để rồi từ đó nhìn lại12 năm qua, tín dụng chính sách xãhội đã giúp trên 2 triệu hộ DTTS vàmiền núi thoát nghèo; thu hút và tạoviệc làm cho trên 162 nghìn lao động(trong đó trên 17 nghìn lao động đilàm việc có thời hạn ở nước ngoài);giúp trên 211 nghìn HSSV có hoàncảnh khó khăn là con em hộ DTTSđược vay vốn học tập; xây dựng hơn1,3 triệu công trình cung cấpNS&VSMTNT; xây dựng hơn 215nghìn căn nhà ở..., góp phần đưa tỷlệ hộ nghèo giảm từ 14,75% xuốngcòn 4,25% (giai đoạn 2007 - 2015).Giai đoạn 2016 - 2018 giảm từ 8,23%xuống còn 5,35%.

Đặc biệt, tín dụng chính sách xãhội đã tác động toàn diện đến mọi

mặt của đời sống đồng bào DTTS,góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội vùng DTTS, miền núi, vùngđặc biệt khó khăn tạo được lòng tincủa Đảng đối với dân và dân đối vớiĐảng, tăng cường khối Đại đoàn kếttoàn dân tộc.

Đến hết năm 2019 dư nợ chovay khu vực miền núi và đồng bàoDTTS đạt trên 2.400 tỷ đồng. Nguồnvốn này đã và đang hỗ trợ phát triểnsản xuất, tạo dựng sinh kế, cải thiệnđời sống cho gần 164 nghìn hộ. Tuynhiên, giảm nghèo bền vững ở khuvực miền núi và DTTS vẫn là mộtthách thức trong những năm tới.Nhiều địa phương tỷ lệ hộ nghèo làđồng bào DTTS còn cao, chiếm hầuhết số lượng hộ nghèo chung củahuyện, của tỉnh. Xin đơn cử như tỉnhHà Giang, Lai Châu có tỷ lệ hộ nghèotương ứng là 31% và 34%, songDTTS chiếm trên 99% tổng số hộnghèo. Hay như ở tỉnh Gia Lai, tỷ lệhộ nghèo chỉ hơn 10%, trong khi đósô hô� ngheo là đông bao DTTSchiêm 87,29%. Tốc độ giảm nghèocủa hộ DTTS còn thấp hơn mức bìnhquân giảm nghèo chung, cho thấycần có những chính sách mạnh hơnnữa để giảm nghèo hiệu quả cùngvới giảm nghèo chung của cả nướcmà còn phải có những bứt phámạnh hơn để giảm dần khoảngcách chênh lệch thu nhập cũng nhưđời sống của chính người nghèo ởcác vùng miền.

Để đạt được mục tiêu đó, bêncạnh việc tiếp tục thực hiện Chỉ thịsố 40, NHCSXH đề nghị Chính phủtiếp tục quan tâm, ban hành nhiềuchính sách giúp đồng bào DTTSphát huy nội lực, thế mạnh của địaphương mình để từng bước vươnlên thoát nghèo, nâng cao chấtlượng cuộc sống và phát triển kinhtế. Trong đó, NHCSXH đề nghị xemxét xây dựng, ban hành chính sách

tín dụng đầu tư theo Đề án giảmnghèo của từng vùng, từng địaphương; hình thành một nguồnvốn riêng và được cân đối bố trí từQuốc hội để đảm bảo nguồn vốncho vay đối với đồng bào DTTSđược ưu tiên nhất, chủ động nhất,tránh trường hợp nguồn vốn khôngđáp ứng được kịp thời khi cácQuyết định được ban hành ra.NHCSXH cũng đề nghị Chính phủbổ sung đối tượng được vay vốnchương trình cho vay phát triểnkinh tế - xã hội vùng DTTS, miền núitheo Quyết định số 2085/QĐ-TTg.Đồng thời nghiên cứu, xây dựng cơchế xử lý nợ rủi ro riêng, đảm bảophù hợp với các đối tượng là hộđồng bào DTTS theo quy định tạiQuyết định số 2085.

NHCSXH cũng mong muốn cáccấp ủy, chính quyền địa phương tiếptục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạođối với hoạt động tín dụng chínhsách xã hội; quan tâm bố trí nguồnlực từ ngân sách địa phương và cácnguồn vốn hợp pháp khác để ưutiên bổ sung nguồn vốn cho vay hộnghèo, hộ DTTS trên địa bàn. Chỉđạo gắn kết hơn nữa trong việc đầutư chương trình tín dụng chính sáchxã hội với mô hình SXKD có hiệu quảphù hợp với Chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội tại các địa phương.Các tổ chức chính trị - xã hội cầnphối hợp chặt chẽ với NHCSXH trongviệc củng cố, nâng cao chất lượnghoạt động tín dụng chính sách xãhội, tập trung tại các địa bàn khókhăn, vùng sâu, vùng xa, vùng DTTSvà miền núi. Phát động các phongtrào thi đua gắn chất lượng tín dụngnhận ủy thác với tiêu chí thi đuatrong hệ thống của tổ chức chính trị- xã hội, có các chính sách động viên,khen thưởng kịp thời cho các đơn vịtại vùng khó khăn, vùng sâu, vùngxa, vùng DTTS.�

Page 80: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

78 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Ai bảo, phụ nữ dân tộckhó làm giàu!

Cái tên H’Lan không chỉ đượcngười dân thôn 9, xã Quảng Khê,huyện Đắk G’long (Đắk Nông) biếtđến bởi sự chịu thương, chịu khó,sáng tạo trong chăm sóc cà phê,chăn nuôi lợn, gà mà còn đượcnhiều người trong cả nước ngưỡngmộ bởi câu nói: “Tôi sợ nghèo trithức” mà chị đã chia sẻ tại Hội nghị“Biểu dương huyện, xã, hộ gia đìnhvươn lên thoát nghèo giai đoạn2016 - 2020”.

Với người phụ nữ dân tộc Mạnày, để có ngày hôm nay là cả mộthành trình dài, khó khăn không kểxiết. H’Lan cho biết trước đây giađình chị chỉ đi phát nương, làm rẫysống qua ngày. Vào những vụ mùagiáp hạt, cả nhà chỉ biết cầm cự vớirau rừng, “sang” lắm thì có ngô, sắn.Nhờ Hội Phụ nữ xã động viên,NHCSXH huyện Đắk G’long cho vay35 triệu đồng hộ nghèo đã tạo chochị bước ngoặt lớn cả về nhận thứcvà phương pháp làm để thoátnghèo: “Được NHCSXH cho vay vốn,tư vấn nên đầu tư vào nuôi trồng câycon gì; được học các lớp kỹ thuậttrồng, chăm sóc thế nào để mang lạinăng suất cao. Nhìn lại mỗi bước đicủa tôi đều có cán bộ NHCSXH và

Hội Phụ nữ theo cùng. Họ là ngườibạn thân mang lại cho tôi động lựcđể thành công”, chị H’Lan nói.

Gặp H’Lan khi chị và gia đình đãhoàn toàn thoát khỏi sự đeo bámcủa nghèo đói được 2 cái Tết nay.Hiện, thu nhập của gia đình chị đạtgần 200 triệu đồng/năm nhưngngười phụ nữ gần 40 tuổi ấy vẫn nhủlòng cần cố gắng hơn nữa để pháttriển kinh tế vững chắc, không bị táinghèo. H’Lan cho biết, chị thườngchia sẻ với chị em trong thôn rằngphụ nữ cũng có thể làm giàu. Thờigian tham gia các lớp học tập kinhnghiệm phát triển kinh tế đã giúp chịhiểu ra nhiều điều. Cái đáng sợ nhấtkhông phải là nghèo vật chất mà lànghèo tri thức. Nếu nghèo tri thứcthì phụ nữ không biết cách trồng câygì, nuôi con gì, không biết canh tácsao cho đúng. Cây bị sâu bệnh, gà,lợn bị ốm cũng không biết phải chữabệnh, phun thuốc như thế nào. “Vìthế, chị em hãy tự tin lao động,chăm chỉ học hỏi kinh nghiệm, kiếnthức để giúp gia đình, bản thânmình thoát nghèo!”, H’Lan tâm sự.

Một điển hình khác là chị Hồ ThịThanh, dân tộc Bru - Vân Kiều ở bảnHưng, xã Trọng Hoá, huyện MinhHóa (Quảng Bình). Chị Thanh cũngtrở thành hộ khá giả từ nguồn vốnvay ưu đãi của NHCSXH. Đúc kết lại

chặng đường gian khó đã qua, chịThanh nói, trong những cái mất,đáng sợ nhất là mất niềm tin. Chị vànhiều đồng bào ở đây đã quá quenvới việc thiệt hại do bão, lũ gây ramỗi năm. Song, chị Thanh quanniệm, tiền mất sẽ kiếm lại được nếucó quyết tâm, kiến thức và niềm tinvào tương lai, bởi bên mình luôn cósự ủng hộ của chính quyền, bà convà cán bộ tín dụng ngân hàng. “Nhưnhà tôi đây, mấy năm trước khi cơnbão số 10 ập đến, gia đình bị thiệthại tới 90% số cây trồng nên có nguycơ tái nghèo. Nhưng NHCSXH đã giahạn nợ kịp thời và chúng tôi vượtqua khó khăn”, chị Thanh chia sẻ.

Tổ chức hội - “cánh taynối dài” chính sách

Sự thành công của chị Hồ ThịThanh hay của H’Lan không thểkhông nhắc tới vai trò của Hội Phụnữ. Đây được ví như “cánh tay nốidài” của NHCSXH trong việc chuyểntải kịp thời những đồng vốn ưu đãicủa Nhà nước đến tận tay chị emnghèo cả nước, trong đó có chị HồThị Thanh và H’Lan. Nhờ đó mà cảhai chị là những người nhút nhát, tựti, nay trở thành người phụ nữ mạnhmẽ, tự tin, biết khao khát làm giàucho chính mình và truyền cảm hứnglàm giàu cho đồng bào.

Nghị lực thoát nghèoc+a ph� n vùng DTTS

>Bài và ảnh BÌNH NHI

“Trong những cái nghèo, nghèo tri thức là sợ nhất! Trong những cái mất,đáng sợ nhất là mất niềm tin!”... đó là những bài học được rút ra trongcuộc chiến đấu với đói nghèo của những phụ nữ vùng đồng bào DTTS.

Page 81: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

79ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

Nói về vai trò của Hội LHPN ViệtNam, Phó Tổng Giám đốc NHCSXHTrần Lan Phương cho hay, là mộttrong những tổ chức chính trị - xã hộiđược Chính phủ giao nhiệm vụ đồnghành cùng NHCSXH, những năm quaHội LHPN luôn nỗ lực, sáng tạo, gópphần phát huy hiệu quả kênh dẫnvốn chính sách tới hộ nghèo và cácđối tượng chính sách khác. Hội Phụnữ các cấp luôn thể hiện vai trò làngười tham gia triển khai, tổ chứcthực hiện các chương trình tín dụngchính sách xã hội và là người thụhưởng chính sách tín dụng ưu đãi.

NHCSXH đã phối hợp với các cấpHội Phụ nữ trong cả nước thực hiệntốt hoạt động cho vay hộ nghèo vàcác đối tượng chính sách để đảmbảo chất lượng dư nợ, bảo toànnguồn vốn tín dụng chính sách, đơncử như thông báo, phổ biến các

chính sách tín dụng ưu đãi củaChính phủ đến các đối tượng thụhưởng; hướng dẫn thành lập vàquản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn,hướng dẫn và giám sát việc bình xétcông khai các hộ thuộc đối tượngthụ hưởng có nhu cầu vay vốn; kiểmtra, giám sát hoạt động của các Tổtiết kiệm và vay vốn; cùng với Banquản lý Tổ tiết kiệm và vay vốnhướng dẫn và kiểm tra việc sử dụngvốn vay, đôn đốc người vay trả nợ,trả lãi đúng hạn, gửi tiền tiết kiệmtheo quy ước hoạt động của tổ; phốihợp với NHCSXH và chính quyền địaphương xác nhận và đề nghị giảipháp xử lý những khoản nợ, lãi bị rủiro do nguyên nhân khách quan vàxử lý các trường hợp nợ quá hạntheo hướng dẫn của NHCSXH;

Công tác kiểm tra, giám sát kếthợp với tuyên truyền vận động luôn

được Hội LHPN và NHCSXH thườngxuyên quan tâm chỉ đạo và tổ chứcthực hiện nhằm giải thích, tuyêntruyền đến hội viên, gia đình hội viênvà cộng đồng dân cư về chính sáchtín dụng của Chính phủ, đồng thờiqua kiểm tra phát hiện ra những tồntại, hạn chế để kịp thời khắc phục.Hàng năm NHCSXH và Hội Phụ nữcác cấp phối hợp tổ chức tập huấnnghiệp vụ uỷ thác cho cán bộ phụnữ, Tổ tiết kiệm và vay vốn; phối hợpvới các cơ quan chức năng tập huấncông tác khuyến nông, khuyến lâm,khuyến ngư... giúp hộ vay xây dựngcác dự án SXKD và biết sử dụng vốnvay hiệu quả.

Tính đến thời điểm hiện tại, tổngdư nợ ủy thác của NHCSXH thôngqua Hội Phụ nữ các cấp đạt trên 75nghìn tỷ đồng với 2,5 triệu hộ hộiviên đang vay.�

Hồ Thị Thanh (ngoài cùng bên phải) chia sẻ kinh nghiệm thoát nghèovới chị em phụ nữ xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình).

Page 82: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

>Bài và ảnh QUANG CẢNH Nhờ có nguồn vốn ưu đãi mà nhiều vùng đồng bào DTTS ở Quảng Nam đãphát triển các mô hình SXKD, vươn lên thoát nghèo.

Chị Hồ Thị Minh Nguyệt chăm sóc vườn keo hình thành từ vốn vay của NHCSXH.

Đ�ng l�c thoát nghèo� vùng đ�ng bào DTTS

80 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Page 83: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

Mô hình điểm của ngườiđồng bào Ca Dong

Quảng Nam có 18 đơn vị hànhchính thì có tới 9 huyện miền núi, vìthế mà tỷ lệ đồng bào DTTS khá lớn,trong đó có 18.927 hộ đồng bàoDTTS nghèo, chiếm 56,6% dân sốtoàn tỉnh. Phần lớn hộ đồng bàoDTTS sinh sống bằng nghề nông,lâm nghiệp trên địa bàn 93 xã thuộc12 huyện và tập trung chủ yếu tại 6huyện miền núi vùng cao: Nam TràMy, Bắc Trà My, Đông Giang, TâyGiang, Nam Giang và Phước Sơn.

Do nằm ở các vùngnúi, đi lại khó khăn nênthời gian qua, các huyệnmiền núi của tỉnh QuảngNam luôn được sự quantâm của Đảng, Nhà nướcqua nhiều chương trình dựán đầu tư phát triển kinh tế -xã hội. Trong đó các chươngtrình tín dụng chính sáchdành riêng cho hộ đồng bàoDTTS được triển khai đồng bộ,hiệu quả, nguồn vốn đượcphát huy, tạo chuyển biếnmạnh mẽ cho bộ mặt nôngthôn miền núi, đời sống nhândân từng bước được cải thiện,nhất là hộ đồng bào DTTS trênđịa bàn.

Theo NHCSXH tỉnh QuảngNam, trong tổng số 17 chươngtrình tín dụng chi nhánh đang thựchiện, có 2 chương trình dành riêngcho hộ đồng bào DTTS gồm cho vayvốn phát triển sản xuất đối với hộđồng bào DTTS đặc biệt khó khăn vàcho vay hỗ trợ đất sản xuất, chuyểnđổi nghề và đi XKLĐ cho hộ đồngbào DTTS nghèo, hộ nghèo ở xã,thôn, bản đặc biệt khó khăn, có dưnợ 73 tỷ đồng.

Từ nguồn vốn ưu đãi này đã xuấthiện nhiều mô hình SXKD hiệu quả.Bí thư huyện ủy Bắc Trà My HuỳnhThị Thuỳ Dung chia sẻ, từ ngàyNHCSXH huyện hoạt động, bà contham gia vay vốn SXKD ngày càngnhiều. Điều quan trọng nữa là nhậnthức của người dân trong huyện đãthay đổi, khắc phục được tình trạngtrông chờ, ỷ lại vào những nguồnvốn “cho không”.

“Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo còn ởmức 46%, nhưng đó cũng là nỗ lựccủa Đảng bộ, chính quyền và ngườidân trong huyện”, bà Dung nói vàkhẳng định phải cố gắng hơn nữa đểđưa tỷ lệ hộ nghèo năm 2020 củatoàn huyện xuống dưới 29%.

Đến nay, huyện Bắc Trà My đã vàđang tích cực triển khai các giải pháp

để đạt mục tiêu này như nâng caotrách nhiệm của MTTQ và các hội,đoàn thể; kiện toàn Ban đại diệnHĐQT NHCSXH huyện với sự thamgia của Chủ tịch UBND các xã;hướng dẫn bà con những mô hìnhsản xuất hiệu quả, đẩy mạnh tuyêntruyền với phương châm “mưa dầm,thấm lâu” để người dân hiểu được ýnghĩa của nguồn vốn ưu đãi.

Đến thăm chị Hồ Thị MinhNguyệt ở thôn 1, xã Trà Đốc, huyệnBắc Trà My có thể thấy sự đổi đờicủa gia đình người Ca Dong này xuấtphát từ nguồn vốn ưu đãi củaNHCSXH. Xây dựng gia đình sớm vớianh Hồ Văn Biên - người cùng thôn,hai vợ chồng quanh năm đi làm thuêvà sống trong ngôi nhà tạm bằngvách nứa. Cuộc sống khó khăn cứthế trôi đi, đến năm 2013 gia đìnhchị Nguyệt tham gia Tổ tiết kiệm vàvay vốn, được các tổ chức hội, đoànthể giới thiệu đến NHCSXH vay vốn.Sau đó chị vay 30 triệu đồng mualợn giống về nuôi, khi có lãi, chị mởrộng sang trồng cây keo. Vậy làkhông chỉ thoát nghèo từ năm 2018,gia đình chị còn có khoảng 30 conheo thịt, 7 con heo giống và hơn 5hacây keo. “Tết này, vườn keo sẽ chothu hoạch và có thể thu lãi lớn”, chịNguyệt hồ hởi nói.

Khác với chị Nguyệt. Chị Hồ ThịDanh lại có duyên với nguồn vốn vaychính sách từ chính ngôi nhà củamình khi được vay vốn chương trìnhnhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định167/2008/QĐ-TTg từ năm 2011 với 8triệu đồng. Sau khi “bén duyên” vớinguồn vốn, gia đình chị lại xin vay 25triệu đồng hộ nghèo để chăn nuôibò và trồng keo. Nhờ biết tính toánlàm ăn mà gia đình chị Danh đãthoát nghèo và có lưng vốn 3,5hakeo cùng 4 con bò.

“Không chỉ giúp vợ chồng tôi xâyđược nhà mà còn giúp có vốnSXKD, nguồn vốn ưu đãi củaNHCSXH rất thiết thực với nhữnghộ nghèo ở nông thôn, miền núi”,chị Danh tâm sự.

81ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

Page 84: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

Thúc đẩy hoàn thànhcác mục tiêu giảm nghèo

Đó mới chỉ là một vài điển hìnhhộ đồng bào DTTS vay vốn ưu đãilàm ăn hiệu quả. Hiện tỉnh QuảngNam còn có nhiều gương sáng thoátnghèo như thế. Ông Ra Pát Mơi ởthôn A Tép 2, xã Bhalêê, huyện TâyGiang là hộ nghèo. Năm 2009 ôngvay 5 triệu đồng để trồng rừng, đếnnay gia đình đã có 4ha keo lá tràmcùng 5 con bò và đã thoát nghèobền vững.

Theo Phó Giám đốc NHCSXHtỉnh Quảng Nam Lê Hùng Lam, cóđược kết quả trên, ngoài cácchương trình của Trung ương,HĐND tỉnh cũng đã ban hành Nghịquyết số 12/2017/NQ-HĐND vềphát triển kinh tế - xã hội miền núigiai đoạn 2017 - 2020, định hướngđến năm 2025; Nghị quyết số13/NQ-HĐND về khuyến khíchthoát nghèo bền vững, cùng với sựvào cuộc tích cực của các cấp, cácngành, góp phần nâng cao đời sốngtinh thần, vật chất cho đồng bàoDTTS và miền núi.

Thông qua vay vốn, đồng bàoDTTS đã tiếp cận được tín dụngchính sách, kinh nghiệm làm ăn, ápdụng KHKT trong chăn nuôi, trồngtrọt, dịch vụ; từng bước xóa bỏ tưtưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ,cho không của Nhà nước mà có ýthức tự vươn lên, góp phần thúc đẩyhoàn thành các mục tiêu phát triểnkinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTSvà miền núi của tỉnh, nhất là mụctiêu giảm nghèo.

Nếu như năm 2007, có trên 80%hộ đồng bào DTTS đói nghèo thì đếnnay chỉ còn hơn 30% hộ nghèo, nhấtlà từ năm 2012 đến năm 2017 bìnhquân mỗi năm giảm 5,23% hộ nghèo,vượt chỉ tiêu của tỉnh đề ra; thu nhậpbình quân đầu người đạt 11 triệuđồng/năm. Nhiều hộ gia đình vay vốnđã xây dựng được nhà cửa kiên cố,sạch, đẹp, mua sắm trang thiết bị,dụng cụ sản xuất cũng như sinhhoạt... Qua đó, nâng cao năng suấtlao động, SXKD, cải thiện cuộc sống,góp phần giữ vững an ninh, chính trị,trật tự an toàn xã hội ở vùng

đồng bào DTTS và miền núi, đặc biệtlà góp phần tích cực thực hiện các chỉtiêu xây dựng NTM.

Hiện tỷ lệ lao động qua đào tạocủa đồng bào DTTS trong toàn tỉnhQuảng Nam đạt 28%; hộ dùng nướcsinh hoạt hợp vệ sinh là 81%; tại khuvực miền núi có 10/122 xã đạt chuẩnNTM và có 20% xã đạt chuẩn vănhoá. Sau 10 năm thực hiện, cácchương trình tín dụng chính sách đãgóp phần vào việc giúp cho hộ đồngbào DTTS cải thiện đời sống, gópphần vào sự phát triển kinh tế - xãhội của địa phương.

Phó Giám đốc Lê Hùng Lam chobiết thêm sẽ tiếp tục phối hợp vớicác đơn vị liên quan đẩy mạnh tuyêntruyền hiệu quả hơn, nhằm nângcao ý thức tự vươn lên thoát nghèocho hộ đồng bào DTTS, trách nhiệmtrong quan hệ vay vốn với ngânhàng, góp phần nâng cao hiệu quảsử dụng vốn vay.�

Các cán bộ ngân hàng và tổ chức hội, đoàn thể thường xuyên xuống hộ vay động viên SXKD.

82 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Page 85: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

83ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

>Phóng sự ảnh của ĐẶNG MẠNH DŨNG

Trong những năm qua, Hà Nam luôn xác định phát triển tiểu thủ công nghiệp, làngnghề trên địa bàn nông thôn là hướng đi mới để đẩy mạnh công nghiệp hoá nôngthôn và góp phần hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng NTM. Để phần nào đápứng nguồn vốn vay cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách giúp họ thay đổicuộc sống, chính quyền các địa phương đã phối hợp chặt chẽ với NHCSXH tạo điềukiện cho người dân vay vốn tạo việc làm, duy trì và phát triển làng nghề truyềnthống của địa phương. Tính đến nay tổng dư nợ cho vay của NHCSXH tỉnh Hà Namđạt trên 1.927 tỷ đồng với 70.650 hộ vay, trong đó dư nợ cho vay hộ nghèo là 140tỷ đồng, hộ cận nghèo 925 tỷ đồng và giải quyết việc làm là 135 tỷ đồng.

NHCSXH huyện Kim Bảng giao dịch với bà con xã Thuỵ Lôi

tại Điểm giao dịch xã.

Tín dụng chính sáchgiúp làng nghề phát triển

Page 86: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

Gia đình anh Bùi Văn Đại ở thônTrung Hòa, xã Thuỵ Lôi, huyệnKim Bảng vay 50 triệu đồng từ

chương trình giải quyết việc làmđể mua máy ấp trứng, nuôi

2.000 con vịt đẻ trứng.

84 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Trừ chi phí, mỗi năm giađình anh Đại thu về hàngchục triệu đồng.

Page 87: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

Vay 45 triệu đồng hộcận nghèo, gia đình chịLê Thị Thắm mua máydệt để duy trì nghề dệt.

85ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

Gia đình anh chị Nguyễn Tiến Quảng ở xã MộcNam, huyện Duy Tiên vay 50 triệu đồng từnguồn vốn giải quyết việc làm đầu tư máy dệt,tạo việc làm thường xuyên cho các thành viêntrong gia đình.

Page 88: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

86 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Ông Phan Duy Hưng ở thôn Hồi Trung,xã Thuỵ Lôi, huyện Kim Bảng vay 40triệu đồng từ chương trình giải quyếtviệc làm nuôi lợn bán công nghiệp.

Từ nguồn vốn vay 100 triệu đồngchương trình giải quyết việc làm, giađình chị Nguyễn Thị Thoa ở xóm 3,xã Thụy Lôi, huyện Kim Bảng cóđiều kiện cải tạo ruộng trồng lúakém hiệu quả thành ao nuôi cá, vịtđẻ và trồng cây ăn quả.

Page 89: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

87ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

Ly nông không phải ly hương

Khi chúng tôi tới thăm, vợ chồnganh Nguyễn Đức Đổi và chị NguyễnThị Thu ở thôn Trần Phú, xã DânHoà, huyện Thanh Oai đang cầnmẫn mài uốn các thanh nan lồngchim trong tiếng máy rộn ràng.Thanh Oai nổi tiếng là huyện cónhiều làng nghề, trong đó xã DânHoà có nghề truyền thống làm lồngchim nổi tiếng trong Nam ngoài Bắc.

Vừa thoăn thoắt mài, uốn, anhĐổi kể, có lúc làng nghề thăng trầmnhưng gần đây, làng nghề khôi phụcđược rồi và đang trên đà phát triển.Anh chị và các con có thể yên tâmlàm nghề, mưa không tới mặt, nắngchẳng tới đầu mà không lo ế đọnghàng vì đến đâu hết đến đó, có mùalàm còn không đủ bán. Nguyên vậtliệu có nhà cung cấp đưa tới tận làngvà hàng hoá làm ra có người về tậnnhà đưa đi.

“Cũng như các làng nghề truyềnthống khác, bên cạnh đầu ra cho sảnphẩm, việc làm và giữ nghề cha ôngcủa chúng tôi cũng bị vướng ở vốncho nguyên vật liệu và vốn cho đầutư máy móc - anh Đổi kể - Ví nhưnguyên liệu phải mua đúng mùa,vừa được giá rẻ hơn và chất lượngcũng tốt hơn và đương nhiên hiệuquả sản xuất cũng cao hơn”.

Chính vì thế, có vốn đúng thờiđiểm, đáp ứng trúng nhu cầu là rất

quan trọng mà NHCSXH huyệnThanh Oai lại đáp ứng được điều đó.Nhờ có nguồn vốn ưu đãi, từ 30 triệuđồng vay chương trình giải quyếtviệc làm, gia đình anh Đổi đã đầu tưmua máy móc, nguyên liệu làmnghề thủ công, gia đình có việc làm,thu nhập ổn định. Làm nghề truyềnthống cho thu nhập mỗi người tronggia đình hơn 10 triệu đồng mộttháng”, anh Đổi cho biết.

Cũng ở Dân Hòa, gia đình chịTrần Thị Xoa có điều kiện mở rộngsản xuất hàng thủ công, gia đình cóviệc làm, tăng thu nhập cùng với sựđồng hành của vốn vay ưu đãi 30triệu đồng chương trình giải quyếtviệc làm. Còn gia đình chị Nguyễn ThịHiệp ở xã Cao Dương vay 50 triệuđồng kết hợp vốn tự có của gia đìnhđể đầu tư cải tạo nhà xưởng, muamáy may gia công hàng may mặc tạoviệc làm ổn định cho 22 lao động.

Sát sao từng hộ dânChủ tịch Hội Phụ nữ xã Cao

Dương Nguyễn Thị Thu cho hay, tíndụng chính sách không chỉ là hoạtđộng thường xuyên của hội, mà chịem còn xác định đó là nghĩa vụ, làtrách nhiệm và vinh dự của cán bộphụ nữ đối với hội viên, với sự pháttriển của địa phương.

Đến nay, NHCSXH huyện ThanhOai có doanh số cho vay 150 tỷ đồngvới 4.230 lượt khách hàng vay vốn,doanh số thu nợ là 110 tỷ đồng.

Tổng dư nợ đạt 335 tỷ đồng với10.230 hộ vay, tăng 21 tỷ đồng so vớiđầu năm. Dư nợ ủy thác qua 4 tổchức hội, đoàn thể là 334 tỷ đồng.

Hầu hết hộ vay đều được bìnhxét đúng đối tượng, sử dụng vốnđúng mục đích, mang lại hiệu quảkinh tế, khắc phục khó khăn, ổn địnhđời sống, góp phần vào công cuộcgiảm nghèo của địa phương.

Cùng với hoạt động cho vay, Banđại diện HĐQT NHCSXH huyện vàcác hội, đoàn thể, UBND các xã, thịtrấn, các ban, ngành chức năng củahuyện đã triển khai thực hiện nhiềugiải pháp đôn đốc thu hồi nợ đếnhạn, không để nợ quá hạn phátsinh. Hoạt động giao dịch tại cácĐiểm giao dịch xã, thị trấn tiếp tụcđược duy trì đảm bảo đúng quyđịnh. Tỷ lệ giao dịch tại xã chiếmtrên 90% hoạt động của đơn vị. Việchọp giao ban và công khai các chínhsách, danh sách hộ vay tại Điểmgiao dịch xã, thị trấn được duy trìđảm bảo đúng quy định.

Trong thời gian tới, Ban đại diệnHĐQT NHCSXH huyện xác địnhnhiệm vụ trọng tâm là phải thựchiện tốt hơn nữa Chỉ thị số 40, đồngthời tham mưu cho UBND huyệnphân bổ chỉ tiêu kế hoạch; triển khaicho vay các chương trình tín dụng,góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội và thực hiện mục tiêu giảmnghèo tại địa phương.�

S�ng kh�e v�i làng ngh>HOÀNG THỦY

Với sự đồng hành của nguồn vốn ưu đãi được NHCSXH thực hiện,nhiều làng nghề truyền thống ở huyện Thanh Oai (Hà Nội) đã đượcngười dân giữ gìn và phát triển.

Page 90: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

88 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Trước đây, giađình ông ĐỗThế ở thônBát Sơn, xã

Lộc Điền, huyện PhúLộc là hộ nông dânnghèo. Tâm sự vớichúng tôi, ông Thế nói,vợ chồng ông sinhđược 9 người con.Hoàn cảnh đã khó lạicàng khó khăn hơn,trong khi cả nhà chỉtrông chờ vào 0,5haruộng lúa. Để có tiềntrang trải cuộc sống và locho các con ăn học, vợchồng ông đã tìm mọicách để lo liệu.

Năm 2011 gia đìnhông Thế quyết địnhchuyển đổi 2ha đất nôngnghiệp trồng cây để làmtrang trại và cải tạo hồ nuôi cá.Ban đầu do vốn ít nên ông chỉ thả cávà nuôi gà cùng vài con dê. Sau đó,nhờ các kênh thông tin, ông Thế biếtvay được nguồn vốn giải quyết việclàm của NHCSXH huyện. Sau khi bànbạc với vợ, ông quyết định vay 30

triệu đồng từ nguồn vốn giải quyếtviệc làm và 20 triệu đồng vốn hộ cậnnghèo để mua 2 con bò mẹ và lợnrừng giống.

Nhờ tính toán hợp lý cùng sựchăm chỉ của cả vợ chồng lẫn cáccon, trang trại của gia đình ông Thếtừng bước phát triển vững chắc. Khởi

Khẳng định thương hiệut$ đ�ng v(n nh-

>Bài và ảnh VY NGUYỄN

Nhờ nguồn vốn vay giải quyết việc làm từ NHCSXH, đã có nhiều ngườixây dựng được mô hình kinh tế hiệu quả, qua đó thoát nghèo bền vững.Cũng có trường hợp nhờ nguồn vốn này mà khẳng định được cả thươnghiệu cho sản phẩm riêng có của mình. Những câu chuyện đó được chúngtôi ghi nhận ở huyện Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế).

Cơ sở sản xuất mắm Xuân Anh khởi nghiệp từ đồng vốn vay ưu đãi.

Page 91: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

89ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

đầu chỉ vài con gà, dê, giờ đây giađình ông Thế đã có đàn gà lên đến500 con, cùng 30 con dê, 40 con lợn,10 con bò và 1 hồ nuôi cá các loại.

Ông cho biết, tổng thu nhậphàng năm từ trang trại khoảng hơn100 triệu đồng, sau khi trừ cáckhoản chi phí, gia đình ông có lãiròng hơn 50 triệu đồng. Bên cạnhđó, 0,5ha ruộng lúa cũng giúp giađình ổn định đời sống. Từ nguồn thunhập trang trại và các nguồn chínhđáng khác, gia đình ông Thế đã trởthành hộ khá ở thôn Bát Sơn. Cũngnhờ thế, vợ chồng ông đã nuôi concái ăn học đàng hoàng. Theo ôngThế, trong 9 người con thì có 4 ngườihọc hết cao đẳng, còn lại đều họchết cấp 3, cô con gái út thì đang họclớp 11.

Một trường hợp khác ở Phú Lộcđã vươn lên trong lao động sản xuấtlà chị Võ Thị Nhung Xuân - Chủ Cơ sởsản xuất mắm Xuân Anh ở thôn BìnhAn 1, xã Lộc Vĩnh. Hơn 20 năm trước,sau khi Công ty chế biến chè ởhuyện Nam Đông giải thể, chị theochồng trở về quê chồng ở làng biểnthôn Bình An 1. Chồng chị là bộ độinhưng đã xuất ngũ sau khi gặp tainạn lao động tại Lào. Cũng như hầuhết các cặp vợ chồng trẻ khác, lúcđầu khi mới về quê, hai vợ chồng rấtvất vả để lo cho cuộc sống.

Vốn là một công nhân được đàotạo chuyên ngành chế biến, lạithuộc top người nhạy bén sẵn cácloại hải sản do người dân địaphương đánh bắt về, chị Xuân thumua và bắt tay vào chế biển các loạisản phẩm như nước mắm, mắm cácơm, mắm ruốc, các loại hải sảnkhô... để bán lại cho người dân địaphương và vùng lân cận.

Nhận thấy sản phẩm bắt đầu lấyđược lòng tin từ người tiêu dùng,năm 2014 chị Xuân bàn với chồng

quyết định mở rộng quy mô sảnxuất, thành lập Cơ sở sản xuất mắmXuân Anh. Để có vốn mở rộng SXKD,chị đã đặt vấn đề NHCSXH huyệnPhú Lộc cho vay 20 triệu đồng từnguồn vốn vay giải quyết việc làm.Sau khi trả hết nợ 20 triệu đồng vốnvay ban đầu, chị Xuân lại quyết địnhvay thêm 100 triệu đồng, gồm 50triệu đồng tiền vốn vay giải quyếtviệc làm và 50 triệu đồng vốn hộ giađình SXKD tại vùng khó khăn để tiếptục mở rộng quy mô cơ sở.

Hiện nay, Cơ sở sản xuất mắmXuân Anh là một trong những cơ sởchế biến hải sản lớn và có tiếng củahuyện Phú Lộc. Các sản phẩm củacơ sở này cũng đã được đăng kýthương hiệu tại Sở Công thương tỉnhThừa Thiên - Huế. 12 sản phẩm củacơ sở Xuân Anh, như mắm cá cơm,mắn ruốc, nước mắm cá cơmnguyên chất, nước mắm ruốcnguyên chất, mực khô, huyết khô, cácơm khô, cá trích khô, các nục khô,mực một nắng, mực tươi,... khôngchỉ tiêu thụ tại địa bàn huyện PhúLộc mà đã vươn xa ra các tỉnh.

Ngoài ra, sản phẩm của XuânAnh không chỉ bày bán tại cơ sởchính ở Lộc Vĩnh mà còn đượchuyện Phú Lộc đồng ý cho bày bántại Trung tâm nông sản sạch củahuyện; sản phẩm cũng được mờitham dự nhiều hội chợ, lễ hội khác.Bản thân chị Nhung Xuân cũng đượcHội LHPN Việt Nam mời đi vào tậnTP Tam Kỳ (Quảng Nam) để giớithiệu sản phẩm, được tặng thưởngnhiều danh hiệu về SXKD giỏi.

Không chỉ giải quyết việc làm chobản thân và gia đình, Cơ sở chế biếnmắm Xuân Anh còn giúp giải quyếtviệc làm cho nhiều lao động địaphương. “Mỗi khi thu mua và vàonguyên liệu hay đóng gói, tôi đềuphải thuê 5 chị em đến làm”, chị Xuân

cho biết. Trong khi đó, với cách làmbằng cái tâm: “Chồng tôi thấy tôi thửmắm bằng tay là ông đã la chứ đừngnói pha chế thêm bất cứ thứ gì vàosản phẩm”, nên sản phẩm của cơ sởngày càng khẳng định thương hiệu vàđứng vững trên thị trường. Tuy nhiên,chị Xuân vẫn có một khao khát lớnhơn đó là sản phẩm của mình có thểbán tại hệ thống siêu thị BigC.

Phó Giám đốc NHCSXH huyệnPhú Lộc Phạm Phước Yên cho biết,việc triển khai hoạt động tín dụngtrên địa bàn huyện Phú Lộc thôngqua các chương trình tín dụng chínhsách nói chung và chương trình chovay giải quyết việc làm nói riêng thờigian qua đã có những kết quả tốt.Thông qua hoạt động này đã gópphần chuyển dịch cơ cấu lao độngphù hợp với cơ cấu kinh tế, giúpnhiều hộ gia đình có thu nhập ổnđịnh, thoát nghèo bền vững, bảođảm an sinh xã hội, đẩy lùi nạn “tíndụng đen” ở nông thôn.

Theo Phó Giám đốc Phạm PhướcYên, hàng năm nguồn vốn cho vaygiải quyết việc làm đã giúp địaphương duy trì và mở rộng việc làmcho hơn 600 lao động ổn định, tăngthu nhập, phát triển kinh tế cho 570hộ gia đình. Đặc biệt, nguồn vốn từngân sách địa phương chuyển sangNHCSXH để cho vay đã giúp cho 70hộ được vay vốn mua sắm ngư lướicụ, chế biến thuỷ hải sản, mở rộngcác xưởng may công nghiệp, chănnuôi gia súc, gia cầm, trồng rừng, cóviệc làm, thu nhập ổn định.

Dư nợ cho vay giải quyết việc làmhiện nay của NHCSXH huyện PhúLộc đạt 1 tỷ đồng, với 57 khách hàngvay. Từ nguồn vốn đó đã góp phầnnâng cao hiệu quả bảo tồn, phát huygiá trị sản phẩm chủ lực của huyệnvà đem lại cuộc sống bền vững chonhững người dân vùng nông thôn.�

Page 92: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

90 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Hiện cả nước đang có gần 900 nghìn hộ đoàn viên thanh niên vay vốn tại NHCSXH để lập nghiệp.

To sinh k� bn v�ngcho thanh niên

>Bài và ảnh BÌNH NHI

8/64 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a thoát nghèo; 19/291 xã đặc biệtkhó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo ra khỏi chương trình hỗ trợ;hàng nghìn thanh niên được đào tạo nghề và có việc làm mới... là nhữngđiểm sáng sau 2 năm (2017 - 2018) triển khai Nghị quyết số 76 củaQuốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm2020. Kết quả này, theo đánh giá của Ủy ban Về các vấn đề xã hội cóđóng góp lớn của tín dụng chính sách xã hội.

Page 93: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

91ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

Giúp tuổi trẻ nuôi chí lớn

Tốt nghiệp trường Trung cấpNông - Lâm Thanh Hóa (nay làtrường Cao đẳng Nông - Lâm) năm2010, Lê Thị Hạnh ở xã Định Long,huyện Yên Định nhận thấy nhu cầuthị trường về thịt lợn thương phẩmvà lợn giống cao, Hạnh quyết địnhxây dựng trang trại lợn, phát triểnkinh tế. Với nguồn vốn tiết kiệm ít ỏiban đầu, gia đình không đủ “lực” đểđầu tư phát triển. Vì vậy, thông quakênh của Đoàn Thanh niên tỉnhThanh Hóa, Hạnh cùng gia đình đãmạnh dạn vay 800 triệu đồng từ Qũycho vay giải quyết việc làm doNHCSXH huyện quản lý để đầu tưphát triển chăn nuôi. Với tổng số vốnđầu tư ban đầu là 1,2 tỷ đồng, saugần 10 năm triển khai, doanh thucủa gia đình Lê Thị Hạnh đạt trên 10tỷ đồng mỗi năm với quy mô 400con lợn nái và 2.000 con lợn thịt.

Vừa làm, vừa học hỏi và mở rộngthị trường, Lê Thị Hạnh đã phát triểncơ sở chăn nuôi nhỏ của mình thànhCông ty Cổ phần chăn nuôi vàchuyển giao công nghệ Yên Định dochính mình làm Giám đốc; tạo việclàm cho hơn 20 lao động với mứclương 3 triệu đồng/tháng. Cùng vớiviệc SXKD, Hạnh đã đề xuất ý tưởngvà đầu tư thành lập Công ty TNHHMTV môi trường và công trình đô thịQuán Lào. Công ty đi vào hoạt độngtừ năm 2015 đến nay đã tạo việc làmcho 15 lao động nông thôn, mứclương 3 triệu đồng/tháng.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, Lê ThịHạnh còn là cán bộ Hội Liên hiệpThanh niên xã năng động, triển khainhiều hoạt động thu hút đông đảođoàn viên thanh niên tham gia.

Cũng thành công nhờ sự hỗ trợkịp thời từ nguồn vốn vay ưu đãi,anh Đàm Văn Bình ở thôn Hạ Lý, xãQuảng Châu, huyện Quảng Trạch

(Quảng Bình) từ thanh niên nghèo,nay đã trở thành ông chủ của cơ sởsản xuất nấm và tạo việc làm thườngxuyên cho nhiều lao động nông thôntrên địa bàn. Trong vòng chưa đầyhai năm, từ chỗ không có một tàisản đáng giá, đến nay thu nhập củaanh đã tăng lên hơn 10 triệuđồng/tháng. Anh Bình chia sẻ, nếuNHCSXH không cho vay vốn 2 lần vớitổng cộng là 100 triệu đồng thìkhông biết đến bao giờ gia đình tôimới khá được.

Theo Bí thư Huyện đoàn huyệnQuảng Trạch Trần Vũ Phong, nguồnvốn chính sách đã tạo điều kiện chonhiều thanh niên trong huyện cóviệc làm ổn định, tăng thu nhập vàthoát nghèo bền vững. Hiện nay,Đoàn Thanh niên huyện đang quảnlý 45 Tổ tiết kiệm và vay vốn có dưnợ ủy thác là 70 tỷ đồng. Để nguồnvốn phát huy hiệu quả hơn, Huyệnđoàn sẽ đẩy mạnh tuyên truyền cácchủ trương, chính sách tín dụng ưuđãi đối với các hộ nghèo là đoànviên thanh niên; phối hợp vớiNHCSXH huyện tập huấn cho cáccán bộ đoàn ở cơ sở, các Tổ tiết kiệmvà vay vốn sử dụng hiệu quả nguồnvốn vay ủy thác, giúp thanh niênđược tiếp cận nguồn vốn, vươn lênlàm giàu chính đáng.

Gắn kết thanh niên vớitổ chức Đoàn

Là một trong 4 đơn vị thực hiệnủy thác vốn vay ưu đãi từ NHCSXH,đến nay tổng dư nợ nhận ủy thácqua Trung ương Đoàn TNCS Hồ ChíMinh đạt trên 25.000 tỷ đồng, tăng330 lần so với năm 2003 với gần 900nghìn hộ thanh niên đang vay và sốhộ được vay từ các chương trình ưuđãi tăng gấp 40 lần so với thời điểmnăm 2003. Bí thư Thứ nhất Trungương Đoàn Thanh niên Lê QuốcPhong khẳng định, tín dụng chính

sách xã hội đã có nhiều đóng góptích cực cho phong trào thanh niên ởcác địa phương, tạo sự gắn kết giữathanh niên với tổ chức đoàn. Trongquá trình thực hiện ủy thác vốn vaycủa NHCSXH, cán bộ đoàn nắm bắtđược tâm tư, nguyện vọng củathanh niên, từ đó phối hợp cùng cánbộ NHCSXH tư vấn, hướng dẫn, hỗtrợ. Nhờ vậy, đã thu hút thanh niênngày càng gắn kết với các cơ sởđoàn, qua đó đưa công tác đoàn vàphong trào thanh niên ngày càng đivào thực chất.

Bên cạnh các chương trình hỗ trợđể thanh niên khởi nghiệp, SXKDvùng khó khăn, XKLĐ... Chương trìnhtín dụng HSSV cũng đã kịp thờichuyển tải trên 13.000 tỷ đồng hỗtrợ các em có hoàn cảnh khó khănđược tiếp tục đến trường, thực hiệnước mơ hoài bão của mình trên conđường lập thân, lập nghiệp.

Bên cạnh những kết quả khảquan, việc cho vay vốn thanh niênvẫn còn gặp nhiều khó khăn nhưchưa đáp ứng đủ so với nhu cầu;nhiều thanh niên có ý chí, mongmuốn làm giàu nhưng gặp không ítkhó khăn về thủ tục và các quy địnhràng buộc để vay vốn. Theo thốngkê, hiện Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có7 triệu đoàn viên đang sinh hoạt tạitổ chức đoàn. Như vậy, nhu cầu vayvốn để phát triển kinh tế và làm giàucủa thanh niên là không nhỏ. Theoquy định Quỹ quốc gia hỗ trợ việclàm, để được vay vốn, thanh niênphải xây dựng phương án kinhdoanh, chứng minh được hiệu quảcác mô hình SXKD và một số trườnghợp phải có tài sản thế chấp... Đểphát huy hiệu quả nguồn vốn ưuđãi, giúp thanh niên có cơ hội vayvốn, tạo việc làm, tăng thu nhập, cácvướng mắc trên cần sớm được cáccơ quan giải quyết.�

Page 94: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

>Phóng sự ảnh của THANH HÀ

Đến mùa xuân này, tổng dư nợ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sáchtrên địa bàn tỉnh Đồng Nai đạt trên 2.524 tỷ đồng với 102 nghìn hộ vay.Nhờ sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác trong việckiểm tra, giám sát nên chất lượng tín dụng luôn được nâng cao, nguồn vốn ưu đãicũng đã đến đúng đối tượng thụ hưởng, tạo nhiều việc làm, góp phần ổn định xãhội và xây dựng NTM.

Thoát nghèo, vươn lên nhờTÍN D�NG �U ĐÃI

Nguồn vốn vay ưu đãi đã giúp giađình ông Nguyễn Văn Thắng ở phườngTrảng Dài, TP Biên Hòa mua máy móc,

làm 4.000m2 nhà lưới trồng rau.

Gia đình ông Đào Tiến Trương ở khu phố 4,phường Trảng Dài, TP Biên Hòa vay vốn làm nhàlưới trồng rau an toàn.

Gia đình anh Nguyễn Thảo ở phường Tân Hòa, TP Biên Hòa

vay vốn mở rộng nhà xưởng, mua máy móc làm nghề mộc

truyền thống.

92 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Page 95: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

93ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

NHCSXH tỉnh Đồng Nai giải ngântại Điểm giao dịch xã.

Nhiều hộ gia đình ởngoại thành TP BiênHòa vay vốn ưu đãilàm nhà lưới, trồng

rau sạch.

Gia đình ông Lừ NgọcLân ở ấp 2, xã Phú Lý,huyện Vĩnh Cửu vay 30triệu đồng hộ cậnnghèo để cải tạo vườntrồng cây ăn quả.

Chị Bùi Thị Lương ở ấp Lý Lịch 1, xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu vay 50triệu đồng hộ nghèo cải tạo vườn trồng cao su, nuôi bò sinh sản.

Page 96: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

94 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Điểm sáng của cơchế một cửa

Gần 15h, công đoạncuối cùng của phiên giaodịch thường kỳ tại xã Pú Xi- xã đặc biệt khó khăn củahuyện Tuần Giáo (ĐiệnBiên) mới kết thúc. Lúc này,3 cán bộ trong Tổ giao dịchcủa NHCSXH cũng mới đượcăn bữa trưa - bánh mì hoặcxôi và nước khoáng! Trongsuốt 7 giờ đồng hồ liên tụclàm việc, 3 cán bộ tín dụngcủa NHCSXH huyện TuầnGiáo phải thực hiện một khốilượng lớn với các công việc từphát tiền vay, thu nợ, thu lãi,chi trả chi phí uỷ thác, huy độngtiền gửi tiết kiệm đến thực hiện cácnghiệp vụ xử lý rủi ro, nợ quá hạn vàchia sẻ kinh nghiệm, động viên, tháogỡ khó khăn cho các hộ vay... Tất cảđều nhịp nhàng, thuần thục, khôngsai sót! Tất cả đều gói gọn trong mộtcửa: Điểm giao dịch xã! Khi được hỏi,những cán bộ tín dụng này làm việccó tốt không, có hài lòng không? AnhGiàng A Sùng ở bản Pú Xi 2, xã Pú Xikhông ngần ngại cho biết: “Cán bộnhiệt tình lắm, lại tốt bụng nữa. Cánbộ đến, cho vay tiền để mua trâu, lại

bày cho cách nuôi thế nào để trâumau lớn, không bị bệnh… nên lúcnào chúng tôi cũng mong họ đến,coi như người nhà!”. Nói về hoạtđộng giao dịch tại xã, Chủ tịch UBNDxã Pú Xi Thào A Tú cho hay, từ khiNHCSXH huyện Tuần Giáo triển khaigiao dịch tại xã đã tiết kiệm chi phí,thời gian đi lại của người nghèo. Sau

khi giao dịch xong, cán bộ ngânhàng lại công khai kết quả, qua đóngười dân sẽ biết được hộ nào đượcvay mới, theo chương trình gì; hộnào đã trả hết nợ; số lãi mà mỗi hộphải nộp tháng tới… “Nếu không cónguồn vốn vay của NHCSXH với thủtục đơn giản, thuận tiện thì chẳngbiết các hộ nghèo tại xã bao giờ mới

Xuân đến, tạo thuận lợicho người nghèo

>Bài và ảnh LÊ THANH KIM

Gần 11 nghìn Điểm giao dịch xã trên tổng số 11.162 xã, phường, thị trấn củacả nước, hoạt động theo cơ chế một cửa; gần 190 nghìn Tổ tiết kiệm và vayvốn được thành lập, hoạt động tại thôn, ấp, bản, làng... đã làm cho dòng chảycủa tín dụng ưu đãi đến với người nghèo và các đối tượng chính sách mộtcách ngắn nhất, nhanh nhất, giúp họ có cơ hội đổi đời.

NHCSXH thực hiện giao dịch với người nghèo tại gần 11 nghìn Điểm giao dịch xãtrong cả nước.

Page 97: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

95ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

Để đồng vốn ưu đãi đến với hộnghèo và các đối tượng chính sách khác, các cán bộ NHCSXH đã không quản

ngại khó khăn, địa hình hiểm trở mang đồng vốn cho bà con.

thoát được nghèo. Đặc biệt, phươngthức giao dịch này rất có lợi cho cáchộ đồng bào không biết đọc, biếtviết vì họ hoàn toàn có thể tin tưởngvào cán bộ tín dụng hoặc Tổ trưởngTổ tiết kiệm và vay vốn xử lý giúp”,ông Thào A Tú nói.

Thực hiện trên 85% tổnggiá trị giao dịch

Thông qua mạng lưới Điểm giaodịch xã và hoạt động của Tổ giaodịch của NHCSXH đã có trên 85%tổng giá trị giao dịch của NHCSXHvới người nghèo và các đối tượngchính sách được thực hiện một cáchthuận lợi tại xã, nơi mà họ đang cưtrú với tổng dư nợ cho vay củaNHCSXH đến nay đạt trên 206.805 tỷđồng, 6,5 triệu hộ vay. Thông quahoạt động này, NHCSXH còn cung

cấp dịch vụ gửi tiết kiệm cho hộnghèo và các đối tượng chính sáchkhác mà cả người dân ngay tại nơicư trú của họ một cách tiện ích.

Được chứng kiến khá nhiềuphiên giao dịch tại xã của NHCSXH,điều mà chúng tôi nể phục các cánbộ NHCSXH, nhất là sự dẻo dai củahọ. Các hộ vay, mỗi hộ một hoàncảnh, mỗi người một tính cách, mỗingười một trình độ nhận thức… Đểchuyển tải được đồng vốn ưu đãiđến với các đối tượng một cáchnhanh nhất, hiệu quả nhất thì mỗicán bộ tín dụng, mỗi người nhận uỷthác trong các tổ chức hội, đoàn thểphải kiêm nhiệm nhiều vai: Kế toán,thủ quỹ, tuyên truyền, kỹ sư… thậmchí là phải động viên các hộ đồngbào DTTS ở vùng sâu, vùng xa. Thếnhưng, rất ít trong số họ bỏ nghề.

“Bởi, mỗi khi có thông báo hộ A, hayB, C nào đó ra khỏi danh sách hộnghèo thì chúng tôi lại thấy tràn trềnăng lượng làm việc”, Phó Giám đốcNHCSXH huyện Tuần Giáo Tòng HữuYên tâm sự. Có lẽ, điều này lý giải vìsao Điểm giao dịch xã được cácĐBQH đánh giá cao. Uỷ ban Thườngvụ Quốc hội Khoá XIII cũng đã ghinhận tại Báo cáo số 660/BC-UBTVQH13 ngày 19/5/2014 về Kếtquả giám sát việc thực hiện chínhsách pháp luật về giảm nghèo: “Việctổ chức giao dịch tại xã của NHCSXHđã tạo được hệ thống dịch vụ gầndân, thân thiện và có trách nhiệm,tiết kiệm chi phí giao dịch, đi lại chongười dân, mô hình tổ chức và hoạtđộng của Tổ tiết kiệm và vay vốn hỗtrợ hiệu quả cho từng hộ nghèo”.�

Page 98: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

Cách làm hay ở vùng đất khó

Hoàng Su Phì là một trong 6huyện nghèo của tỉnh Hà Giangđược thụ hường các chính sách theoNghị quyết 30a. Tuy nhiên, trênmảnh đất còn nhiều khó khăn nàyđã xuất hiện nhũng tấm gương làmkinh tế giỏi của đồng bào DTTS. Điểnhình trong số đó là gia đình anhTriệu Chòi Khiền, dân tộc Dao ở thônChiến Thắng, xã Hồ Thầu.

Trước đây, cũng như bao gia đìnhhộ đồng bào DTTS khác, gia đìnhanh Triệu Chòi Khiền thuộc diện hộnghèo của xã Hồ Thầu. Sau nhiềunăm suy nghĩ trăn trở muốn vươnlên thoát nghèo, từ năm 2007 anhKhiền đã cùng gia đình tập trungđầu tư phát triển 2 loại cây trồngmũi nhọn của huyện Hoàng Su Phìlà cây chè và thảo quả.

Anh nhớ lại, năm 2007 do nhà

nghèo không có vốn nên muốntrồng cây, nuôi con gì cũng khókhăn. Cuộc sống của gia đình anhchắc vẫn bế tắc nếu không có mộtngày thông qua Tổ tiết kiệm và vayvốn của thôn, anh được NHCSXHhuyện cho vay 50 triệu đồng. Với số

vốn vay, anh đã trồng 1ha chè và1,5ha cây thảo quả.

Anh Khiền nhớ lại: “Sau 4 năm(vào năm 2010), cây thảo quả chothu hoạch lứa đầu tiên và tôi bánđược gần 40 triệu đồng. Cứ như vậy,năng suất thảo quả tăng dần qua

Tri�u Chòi Khinbắt đồng vốn “đẻ”…trâu, lợn

>Bài và ảnh VĂN PHÚ

Hơn 10 năm trước, gia đình anh Triệu Chòi Khiền, dân tộcDao còn là hộ nghèo của thôn Chiến Thắng, xã Hồ Thầu,huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang). Nhưng hiện nay, gia đìnhanh đã trở thành hộ khá giàu ở địa phương. Có được sự bứtphá đó là nhờ anh sử dụng đồng vốn vay đúng mục đích.

Anh Triệu Chòi Khiền đang chăm sóc đàn trâu sinh sản của gia đình.

96 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Page 99: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

các năm. Đến năm 2011, gia đình tôiđã có thu nhập khoảng 100 triệuđồng mỗi năm từ cây thảo quả. Đếncuối năm 2012, từ tiền bán thảo quả,tôi đã trả hết nợ ngân hàng và còndư vốn để phát triển chăn nuôi.Đồng vốn của NHCSXH như là bệ đỡgiúp gia đình tối mạnh dạn làm kinhtế, từ đó thu nhập tăng lên theotừng năm...”.

Mô hình kinh tế tổng hợp

Đồng vốn ưu đãi không chỉ giúpgia đình anh Triệu Chòi Khiền thoátnghèo, tăng thu nhập mà còn giúpanh xây dựng mô hình kinh tế tổnghợp - trồng trọt gắn với chăn nuôi.Đây là cách làm hay, được nhiều hộđồng bào DTTS ở xã Hồ Thầu họchỏi, làm theo.

Anh kể, bắt đầu từ năm 2014, từnguồn thu nhập do cây thảo quảmang lại, anh đã đầu tư mua trâu

giống, lợn và các loại gia cầm để mởrộng phát triển chăn nuôi. Theo nămtháng, đàn trâu của gia đình tăngdần do anh thu mua thêm trâugiống về nuôi.

Khi trâu trưởng thành, được giá,anh bán cho các thương lái và tiếptục mua trâu giống về nuôi. Thờiđiểm hiện nay, đàn trâu của gia đìnhanh có 9 con, trong đó có 3 con trâucái sinh sản. Để chủ động nguồnthức ăn cho đàn trâu, anh đã đầu tưtrồng 0,7ha cỏ. Từ năm 2016 đếnnay, mỗi năm thu nhập từ chăn nuôitrâu, lợn và các loại gia cầm của giađình anh khoảng 130 triệu đồng.

Diện tích trồng chè của gia đìnhKhiền bắt đầu cho thu hoạch từ năm2016. Do trong những năm gần đâythảo quả được mùa, được giá nênmỗi năm gia đình thu nhập từ câychè và thảo quả được vài trăm triệuđồng. Nếu tính cả phát triển chănnuôi trâu, lợn và các loại gia cầm thìmỗi năm gia đình anh thu nhập

được 300 triệu đồng, sau khi trừ chiphí thu về 250 triệu đồng.

Ngoài phát triển trồng chè vàthảo quả kết hợp với chăn nuôi trâu,lợn và các loại gia cầm, gia đình anhKhiền còn trồng gần 1ha ngô và 1halúa để phục vụ cho gia đình và hỗ trợnguồn thức ăn chăn nuôi.

Chủ tịch UBND xã Hồ ThầuTrương Công Định cho biết: Giađình anh Triệu Chòi Khiền là hộđồng bào DTTS điển hình của xãvươn lên thoát nghèo và từng bướclàm giàu tại địa phương. Mô hìnhphát triển kinh tế tổng hợp của anhKhiền là một trong những mô hìnhphát huy, khai thác được tiềm năng,thế mạnh về khí hậu, đất đai của xãHồ Thầu và của huyện Hoàng SuPhì. Trong thời gian tới chính quyền,đoàn thể xã Hồ Thầu sẽ vận độngcác hộ nghèo khác trong xã đếnthăm quan, học tập kinh nghiệmphát triển kinh tế hộ gia đình củaanh Khiền.�

97ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

Page 100: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

98 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Vốn vay ưu đãi tiếp sứcNói đến vùng trồng sâm Ngọc

Linh nổi tiếng ở huyện Tu Mơ Rôngnhiều người nghĩ rằng chỉ nhữngdoanh nghiệp mới tham gia trồngloại cây quý hiếm này. Tuy nhiên, khi“mục sở thị” tại đây mới thấy, khôngchỉ có các doanh nghiệp mà nhiềuhộ dân - đồng bào DTTS cũng trồngcây dược liệu, cây sâm để thoátnghèo, thậm chí vươn lên làm giàu.

Trên địa bàn huyện có 6 xã cóthể trồng sâm Ngọc Linh dưới tánrừng và đã có 500 hộ dân ở 3 xãMăng Ri, Tê Xăng và Ngọc Lây trồngsâm Ngọc Linh. Năm 2018 tổng diệntích trồng mới sâm Ngọc Linh trênđịa bàn huyện Tu Mơ Rông gần 3ha,nâng diện tích cây sâm Ngọc Linhtrong dân trên toàn huyện lên 17ha.Ngoài ra, có 300ha diện tích sâmNgọc Linh của các doanh nghiệptrồng trên địa bàn và có hàng trămhộ dân tham gia mô hình liên kếttrồng sâm với Công ty cổ phần SâmNgọc Linh Kon Tum. Bên cạnh sâmquý Ngọc Linh, người dân tronghuyện còn trồng sâm dây (đẳngsâm) khoảng 40ha và nhiều câydược liệu khác như kỷ tử, đươngquy, sơn tra...

Phó Bí thư Thường trực huyện uỷTu Mơ Rông Võ Trung Mạnh cho biết,trong những năm gần đây rất nhiều

hộ dân vay vốn chính sách trồngsâm và nhiều cây dược liệu để thoátnghèo và vươn lên thành hộ khátrong huyện. Đến nay, dư nợ cho vaycủa NHCSXH đạt 180 tỷ đồng. Toànhuyện có khoảng 6.000 hộ dân thìđã có 18.000 lượt hộ vay vốn. “Nếuđầu tư vốn đúng cách, với 1 sào sâmdây, sau 18 tháng có thể mang vềthu nhập 50 triệu đồng”, ông Mạnhchia sẻ.

Ngọc Lây - một trong số xã trồngsâm nhiều nhất của huyện, ở đó - Bíthư Đảng ủy xã A Điện Trung làngười “tiên phong” cho mô hìnhtrồng sâm hiệu quả. Đích thân AĐiện Trung dẫn chúng tôi leo lên núiNgọc Linh. Nhìn bước chân thoănthoắt trong cánh rừng, khiến chúngtôi bở hơi tai mà không kịp cũng cóthể đoán A Điện Trung là người cùngăn, cùng ngủ với cây sâm.

“Mỗi ngày tôi phải đi lại quãngđường rừng này 3km khoảng 3 lần.Đêm phải thay nhau trông sâm vì sợchuột vào cắn đứt cây. Đặc điểm củacây sâm là sống và cho năng suấttrong rừng có độ tán che phủ chỉ10% - 15% ánh sáng lọt vào nênvùng đất này rất hợp”, A Điện Trungvừa bước, vừa chia sẻ.

Nói về sự bén duyên với cây sâmquý, A Điện Trung kể: Cách đây 5năm, ông bắt đầu trồng sâm, khi lần

đầu vay vốn hộ gia đình SXKD tạivùng khó khăn 50 triệu đồng và dồntất cả vào cây sâm giống. Sau nàythấy hiệu quả, ông bàn với gia đìnhtập trung vốn, mở rộng diện tích.“Hai năm nay cả gia đình phải gomtừ nhiều nguồn khác để đầu tư vàovườn sâm như chăn nuôi, bán bò,thu cây dược liệu nhưng tôi thực sựbiết ơn đồng vốn ưu đãi đượcNHCSXH cho vay đầu tiên”, ôngTrung nói.

Hiện nay, vườn sâm của ông AĐiện Trung cho thu nhập cao, có câyđã được trả giá tới gần 200 triệuđồng mà chưa bán vì càng để lâunăm càng có giá và hàng năm câysâm này cho ra hạt giống có thể bánđược 30 triệu đồng mỗi năm. Vườnsâm của A Điện Trung còn tạo việclàm cho 10 lao động.

Từ mô hình của A Điện Trung,đến nay nhiều người trong xã NgọcLây đã ưu tiên trồng sâm. Chị Y BLúc ở thôn Măng Rương 1 cho hay,tháng 4/2017, gia đình được vay 40triệu đồng hộ nghèo của NHCSXHđể trồng 2 sào sâm dây. Đến nay đãthu hoạch một lần thu được 15 triệuđồng để trả NHCSXH. Dự kiến vàitháng nữa thu hoạch tiếp có thể thuvề 20 triệu đồng. “Với sâm dây thìtrồng khoảng hai năm là có thể thuhoạch được nếu trồng từ hạt, hoặc

Xuân về� vùng đ't tr�ng cây sâm quý

>Bài và ảnh CHÍ KIÊN

Toàn huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) hiện có khoảng 6.000 hộ dân thì đãcó 18.000 lượt hộ vay vốn của NHCSXH. Nhiều hộ sử dụng nguồn vốnnày để trồng sâm thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Page 101: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

99ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

14 - 16 tháng nếu trồng từ củ nênquay vòng vốn rất nhanh”, chị Y BLúc tâm sự. Hiện gia đình chị Y B Lúcđang chuẩn bị trồng thêm khoảng1ha sâm dây và rất cần vay thêm 50triệu đồng để đầu tư máy bơm nướctưới sâm. Nhờ mạnh dạn chuyển đổitừ trồng mì sang trồng sâm dâycùng với sự hỗ trợ vốn của NHCSXH,đầu năm 2019 gia đình chị Y B Lúcđã thoát nghèo.

Nỗ lực xây dựng thươnghiệu sâm quý

Trồng sâm để vươn lên thoátnghèo ở Ngọc Lây đã được chứngminh, nên ông A Điện Trung chobiết, địa phương đang chỉ đạo và ràsoát để có thể tăng diện tích trồngsâm. Cùng với đó Đảng uỷ, chínhquyền xã cũng kiến nghị NHCSXHhuyện tăng 3 - 5 tỷ đồng để pháttriển sâm Ngọc Linh và sâm dây, bởitheo ông từ trước đến nay, vay vốntrồng cây dược liệu trên địa bànchưa gặp rủi ro gì.

Trước đây, nhiều hộ mới trồngsâm nên còn manh mún, nay kếthợp tuyên truyền, vận động nên bàcon trồng tập trung hơn, cho năngsuất và chất lượng. Tin tưởng rằng,có thêm vốn ưu đãi thì nhiều môhình trồng sâm của Ngọc Lây sẽ hiệuquả, nâng cao thu nhập cho bà con.

Toàn huyện Tu Mơ Rông có diệntích tự nhiên 857,18km2, dân số toànhuyện gần 26 nghìn người với 6.158hộ, trong đó đồng bào DTTS có5.964 hộ, chiếm 96,8% với 7 dân tộcanh em sinh sống. Đến cuối năm2018, toàn huyện có 3.219 hộnghèo, chiếm tỷ lệ 52,27%, giảm6,39% so với năm 2017. Ngoài pháttriển các mô hình chăn nuôi thìtrồng sâm là một chiến lược quantrọng giúp người dân thoát nghèo.

Về chiến lược dài hạn cho câysâm của huyện Tu Mơ Rông, Phó Bíthư Thường trực huyện ủy Võ TrungMạnh cho biết, với khí hậu ở độ caonhất là đỉnh núi Ngọc Linh 2.600

mét, bà con nơi đây chủ yếu tậptrung vào phát triển trồng cây dượcliệu trong đó có cây sâm. Thu nhậpbình quân đầu người hiện là 20triệu đồng/hộ/năm. Huyện cũng đãhuy động các nguồn lực về vốn nhưlồng ghép vốn Chương trình 134,135 cùng vốn ngân hàng để pháttriển mạnh dược liệu. Tuy nhiên, dorào cản phong tục, tập quán lạchậu, địa hình phức tạp nên có khókhăn là bà con chưa áp dụng KHKTvào trồng cây. “Nếu trồng 1 sào sâmdây, chỉ sau 1,5 năm là cho thuhoạch thu về khoảng 50 triệu đồng,nhưng do vấn đề nhận thức nênkhông phải ai cũng làm”, Phó Bí thưVõ Trung Mạnh nói và cho rằng,huyện ủy, chính quyền địa phươngđã và tiếp tục tuyên truyền để nângcao nhận thức của bà con, đểkhông chỉ giữ được thương hiệusâm quý mà còn giúp người dân cóthu nhập ổn định.�

Chị Y B Lúc chiasẻ kinh nghiệmtrồng sâm dâyvới cán bộNHCSXH huyện TuMơ Rông.

Page 102: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

Lên chức ông nhưng cáinghèo vẫn đeo bám

Như bao gia đình người dân tộcMông khác, Sùng A Khua sinh ra vàlớn lên trong một gia đình nông dânnghèo ở vùng núi cao chót vót vàhiểm trở thuộc bản Đề Sủa, xã LaoChải, huyện Mù Cang Chải. Cuộcsống vô cùng khó khăn, thiếu thốnnên từ nhỏ tuổi thơ cậu bé đã quenvới việc theo chân bố mẹ đi làmnương rẫy. Cho đến năm 2007, khiấy Sùng A Khua 42 tuổi và đã lênchức ông nội, ông ngoại được vàinăm rồi, nhưng cái nghèo vẫn cứmãi đeo bám cả gia đình.

Nhiều đêm trằn trọc suy nghĩ, AKhua tự hỏi: Cả nhà có 5 - 7 lao độngmạnh khỏe, làm lụng quần quậtquanh năm, cấy lúa, tra ngô, trồngkhoai, sắn từ mờ sáng đến tối muộnmà sao vẫn nghèo? Cần làm gì đểphát triển kinh tế? Phải bắt đầu từđâu? Rất nhiều câu hỏi xuất hiệntrong đầu, như đám mây đen ùn ùnkéo tới lúc trời chuẩn bị mưa, làmcho A Khua suốt bao đêm dài chẳngthể nào ngon giấc?!

Vào những ngày đầu xuân nămmới 2007, cán bộ NHCSXH - đãnhiều lần về tận bản phổ biến chobà con cách tiếp cận nguồn vốn ưuđãi dành cho hộ nghèo để phát triểnkinh tế. Như thấu hiểu nỗi lòng trăntrở của người Mông, cán bộ cònhướng dẫn bà con nên đầu tư vàochăn nuôi gia súc, gia cầm là cáchlàm cho hiệu quả cao nhất và antoàn nhất. Sùng A Khua và nhiều hộtrong bản mừng lắm vì đã tìm ra câutrả lời cho bài toán phát triển kinh tếcủa gia đình.

Nhớ lại lời cán bộ: “Muốn thoátnghèo thì không có cách nào khác làbà con phải đổi mới cung cách làmăn, không thể mãi độc canh cây lúamà phải kết hợp giữa mở rộng chănnuôi và thâm canh trồng trọt; sảnxuất ra nhiều nông sản mang đặctrưng địa phương như lợn bản, dê,gà đen, vịt... mang ra chợ bán thì mớiđược giá, nguồn thu sẽ ổn định lâudài”. Về nhà càng ngẫm nghĩ, A Khuacàng thấy đúng, bởi đây là cách làmphù hợp với điều kiện đất đai thổnhưỡng và tập quán của địa phương.

Tìm ra lời giải cho bàitoán thoát nghèo, vươnlên làm giàu

Sau khi bàn bạc tính toán kỹcàng, giữa năm 2007 vợ chồng đềnghị NHCSXH huyện cho vay 5 triệuđồng để mạnh dạn chăn nuôi dê. Với5 con dê nái và 1 con dê đực banđầu, vừa làm vừa tìm tòi, học hỏikinh nghiệm trên sách báo và các hộchăn nuôi dê khác, tham gia lớp tậphuấn kỹ thuật chăn nuôi dê doPhòng nông nghiệp và phát triểnnông thôn huyện tổ chức. Khôngphụ công chăm sóc của cả gia đình,đàn dê khỏe mạnh, sinh sản tốt.Trong 3 năm, đàn dê đã đẻ đượchơn 20 con, mang lại cho gia đìnhgần 30 triệu đồng, đưa gia đình rakhỏi diện hộ nghèo vào năm 2010.

Tín hiệu thành công của mô hìnhnuôi dê khiến cả nhà mừng lắm,Sùng A Khua quyết định dùng toànbộ số tiền tích góp từ bán dê cóđược sau khi đã trả hết cả gốc và lãikhoản vay ban đầu, đồng thời vayNHCSXH thêm 25 triệu đồng mởrộng đầu tư sang chăn nuôi lợn và

�NG VIÊN G��NG M U,ni�m t� hào c+a bà con dân b�n

>Bài và ảnh THÚY QUỲNH

“Nhờ kịp thời thay đổi cung cách làm ăn, dám mạnh dạn vay vốn chínhsách, đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, chăm chỉ sáng tạotrong lao động sản xuất, khéo léo kết hợp giữa chăn nuôi với trồng trọt, từmột hộ nghèo khó, sau 3 năm gia đình Sùng A Khua đã thoát nghèo, từnăm 2015 cuộc sống gia đình đã khá giả tươm tất và năm 2017 đến naygiấc mơ làm giàu của A Khua đã trở thành hiện thực - là hộ có thu nhậpcao nhất nhì của bản”, Phó Giám đốc NHCSXH huyện Mù Cang Chải (YênBái) Lê Đức Thắng chia sẻ.

100 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Page 103: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

trâu, bò sinh sản kết hợp lấy sức càykéo để sản xuất nông nghiệp trêndiện tích ruộng, nương mà gia đìnhhiện có 2ha.

Có vốn trong tay, năm 2010 vợchồng A Khua dựng thêm chuồngtrại, trồng cỏ voi trên nương và đấttrống quanh nhà, mua 2 con trâunái, 2 con bê và mấy con lợn để sinhsản. Nhận thấy việc thái nhỏ cỏ đểgia súc ăn mất rất nhiều thời gian, AKhua cùng con trai vừa học Caođẳng ra trường đã tìm tòi, nghiêncứu sáng chế ra được cái máy tháicỏ, làm cho công việc chăn nuôithuận lợi hơn. Chiếc máy cắt rau, cỏgiờ đây đã được A Khua chuyển giao

kỹ thuật cho nhiều hộ gia đình trongbản, trong xã làm theo để giảiphóng sức lao động trong chăn nuôicho bà con.

Để có đủ nguồn thức ăn hàngngày cho trâu, bò, A Khua đã tìmhiểu kỹ thuật trồng cỏ, làm theohướng dẫn của cán bộ khuyến nôngnên diện tích trồng cỏ của gia đìnhmọc rất đều, luôn tươi tốt quanhnăm. A Khua cho biết, nuôi bò nhốtchuồng không khó, tránh được gió,rét, vệ sinh chuồng tốt nên đàn bòlớn nhanh, khỏe mạnh. Ngoài ra anhcòn trồng thêm sắn, ngô để bổ sungthức ăn cho gia súc, gia cầm, vừagiảm chi phí đầu tư trong chăn nuôi,

vừa chủ động thêm thức ăn có giá trịdinh dưỡng cao, mang lại an toàntrong chăn nuôi và chất lượng conthịt xuất bán thơm ngon.

Nhờ chủ động được phòng bệnhvà luôn chú ý tiết kiệm để mở rộngchăn nuôi, nên chỉ sau mấy năm, giađình A Khua lúc nào cũng có 10 contrâu, bò nuôi nhốt. Sùng A Khua chiasẻ: So với vật nuôi khác thì nuôi trâu,bò chăm sóc dễ hơn, ít bệnh tật,thức ăn chủ yếu là cỏ ngoài đồng cắtvề nên chi phí thấp, giá bán lại cao;chỉ 6 tháng nuôi vỗ béo đã có lãi 8triệu đồng mỗi con, trừ chi phí mỗinăm thu nhập bình quân từ chănnuôi trâu bò 30 triệu đồng.

101ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

Phó Giám đốc Lê Đức Thắng đang chia sẻ cùng bà conbản Đề Sủa.

Page 104: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

Bên cạnh đó, đàn lợn cũng sinhtrưởng tốt, năm nào cũng mang vềnguồn thu 30 triệu đồng từ xuất bán5 tạ lợn thịt và hàng chục con lợngiống. Có được thu nhập ổn định,tương đối cao từ chăn nuôi trâu, bòvà lợn, cuộc sống gia đình A Khuatừng bước được cải thiện và dư dả.

Trở thành hộ có thunhập cao nhất nhì bản

Thấy cơ hội làm giàu đang mở rathuận lợi, năm 2015 vợ chồng anhdồn toàn bộ số tiền lãi từ chăn nuôitrâu, bò, lợn và vay thêm 50 triệuđồng để đầu tư chuồng trại nuôi vịtsiêu trứng, nuôi ngan, gà thươngphẩm, gà đẻ trứng và ấp nở ngan, gàgống bán ra thị trường; đồng thờitạo thêm việc làm cho con cháu. AKhua nhẩm tính, với hơn 1.000 convịt đẻ, gà, ngan các loại, 3 năm nay,đều đặn mỗi ngày nhà mình thuđược 800 nghìn đồng tiền trứng, tínhcả năm thu ngót 300 triệu đồng. Nếucộng thêm các khoản thu từ trâu,

bò, lợn, gà, ngan thương phẩm vàbán giống, thu hái các loại cây ănquả như chuối, mận, sơn tra... thìcũng được 380 triệu đồng mỗi năm,chưa kể công lao động, trừ mọi chiphí về giống, thức ăn... mỗi năm lãiđược 250 triệu đồng.

Sùng A Khua tự hào nói, kinh tếgia đình mình giờ đã có của ăn, củađể, làm được ngôi nhà to rộng chắcchắn đầy đủ tiện nghi, có 3 xe máyvà 1 xe ô tô tải để chở hàng hóa củagia đình đi bán.

Chia sẻ về những kinh nghiệmlàm ăn của mình, Sùng A Khua chobiết, là người nông dân làm cái gìcũng phải cần cù, chịu khó, tiết kiệm,phải tìm những cây con giống phùhợp với điều kiện tự nhiên thổnhưỡng của địa phương. Đặc biệt,cần bỏ suy nghĩ bảo thủ, tiếp thunhững hướng dẫn của cán bộ tíndụng, khuyến nông..., mạnh dạn vayvốn chính sách có lãi suất thấp nhưngthời gian dài để đầu tư vào phát triển

chăn nuôi mới có thể cải thiện đượcđời sống cho chính gia đình.

“Với tinh thần quyết tâm vươnlên không cam chịu đói nghèo, từnăm 2010 đến nay gia đình Sùng AKhua luôn là hộ nông dân SXKD giỏi,được các cơ quan cấp tỉnh, huyệnbiểu dương khen thưởng. Là đảngviên gương mẫu, Tổ trưởng Tổ tiếtkiệm và vay vốn của bản, A Khuađến từng nhà động viên hướng dẫnbà con cách làm kinh tế cho hiệuquả, đoàn kết cùng nhau giữ gìn anninh trật tự, xây dựng thôn, bản ấmno, sạch đẹp”, Chủ tịch UBND xã LaoChải Giàng A Lử nhận xét.

Đầu xuân năm mới này về thămbản Đề Sủa, trong mỗi bữa cơmmừng thành quả cả năm lao độngvất vả, bà con đều nhắc đến Sùng AKhua với niềm tự hào và lấy đó làgương sáng học hỏi, phấn đấu vươnlên trong lao động sản xuất, chănnuôi để có được cuộc sống sung túc,đầy đủ hơn từ chính bàn tay khối ócmình làm ra.�

Máy thái rau cỏ do bố con A Khua sáng chế.

102 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Page 105: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

103ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

Được NHCSXH huyện PhúHoà ký hợp đồng uỷnhiệm về việc thu lãi, thutiền gửi và thực hiện một

số nội dung công việc khác trongquy trình cho vay của ngân hàng,ông Biên luôn xác định đúng chứctrách, nhiệm vụ, không ngại khókhăn để hoàn thành tốt nhiệm vụđược giao.

Theo ông Biên, thôn Phú Lộc làđịa bàn thuần nông, phần lớn nôngdân sinh sống nhờ trồng trọt vàchăn nuôi, những năm gần đây pháttriển thêm nghề mộc, làm bún, bóchổi đót... Do đó, nhu cầu vốn đầutư sản xuất, chăn nuôi ngày càngtăng cao. Trước tình hình đó, ôngBiên đã tham mưu kịp thời cho HộiNông dân xã Hòa Thắng đề xuấtNHCSXH huyện Phú Hoà tạo điềukiện cho hội viên vay nhiều chươngtrình tín dụng, giúp nông dân pháttriển kinh tế hộ gia đình.

Hiện Tổ tiết kiệm và vay vốn doông Biên làm Tổ trưởng có 46 tổviên, dư nợ trên 1 tỷ đồng và khôngcó nợ quá hạn. Trong đó, có 41 tổviên tham gia gửi tiền tiết kiệm vớisố tiền hơn 50 triệu đồng. Để cóđược kết quả này, trong quá trìnhquản lý vốn vay, ông Biên tham gia

đầy đủ các cuộc họp giao ban vớiNHCSXH huyện để nắm bắt chủtrương giảm nghèo của địa phươngvà các chính sách cho vay ưu đãi củangân hàng, sau đó phổ biến thôngtin đến tổ viên. Ông còn tổ chức sinhhoạt tổ định kỳ để đôn đốc ngườivay sử dụng vốn đúng mục đích, trảnợ, trả lãi đầy đủ đúng hạn. Đồngthời qua các buổi sinh hoạt, ông giớithiệu những mô hình trồng trọt,chăn nuôi có hiệu quả cho các tổviên học tập, ứng dụng phát triểnkinh tế gia đình.

“Tôi thường xuyên tới thăm hỏitổ viên để xem cách họ sử dụng vốnvà nắm bắt tâm tư, nguyện vọngcủa họ. Tổ viên cần gì, thắc mắc điềugì, tôi giải đáp ngay; hoặc nếu khôngbiết thì tôi sẽ hỏi người biết để trảlời cho họ. Nhờ vậy, tôi tạo được uytín trong tổ, tôi nói bà con nghe vàmọi người cũng dễ dàng chia sẻnhững khó khăn, vướng mắc đểcùng giải quyết kịp thời”, ông Biêncho biết.

Thời gian qua, nhờ nguồn vốnvay của NHCSXH mà 15 hộ trong Tổtiết kiệm và vay vốn của ông Biên đãthoát nghèo, 20 lao động có việclàm, nhiều hộ mua được máy cày,máy tuốt lúa, xây chuồng trại nuôi

bò, gà với quy mô lớn. Đặc biệt, mộtsố hộ còn vươn lên thoát nghèo, trởthành nông dân SXKD giỏi. Điểnhình như trường hợp của hộ ôngTrần Quốc Dũng ở thôn Phú Lộc.

Từ một hộ nghèo, nhà tranh váchđất, vợ chồng làm quần quật vẫnkhông đủ ăn, sau một thời gian đượcvay vốn, gia đình ông Dũng đã xâyđược nhà ngói, mua đất trồng khómở Đồng Dinh, con cái cũng được họchành đến nơi, đến chốn. “Hơn 10năm trước, nếu không nhờ ông Biênhướng dẫn vay vốn chính sách vàđịnh hướng cách làm ăn, gia đình tôichắc không có ngày hôm nay”, ôngDũng nói.

Giám đốc NHCSXH huyện PhúHòa Bùi Ngọc Khiết cho biết, ông VõVăn Biên là Tổ trưởng Tổ tiết kiệm vàvay vốn năng nổ, trách nhiệm, chịukhó nghiên cứu chính sách đểhướng dẫn người dân có nhu cầuvay vốn NHCSXH kịp thời. Hàngtháng, ông tích cực đi đến từng hộvay đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, thulãi, vận động gửi tiết kiệm. Từ nhữngnỗ lực của mình, nhiều năm liền ôngBiên được NHCSXH và chính quyềnđịa phương cũng như các cấp hộikhen thưởng.�

T tr��ngCỦA NHỮNG GIẢI THƯỞNG

>Bài và ảnh LÊ HẢO

Đó là ông Võ Văn Biên - Tổ trưởng Tổ tiết kiệmvà vay vốn thuộc Hội Nông dân xã Hoà Thắng,huyện Phú Hòa (Phú Yên). Năng nổ, tráchnhiệm với công việc, nhiều năm liền, ông Biên đượcNHCSXH, địa phương và các cấp hội khen thưởng.

Ông Võ Văn Biên (phải) trao đổi về cácchương trình tín dụng chính sách vớiông Trần Quốc Dũng.

Page 106: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

104 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

>Bài và ảnh QUỐC ĐỊNH

“Thực hiện việc nhận ủy thác nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH đến với cáchội viên, nông dân, đặc biệt là các hộ nghèo, hộ DTTS... đã góp phần nângcao vị thế của tổ chức Hội Nông dân các cấp tỉnh Yên Bái, thu hút nhiềuhội viên, nông dân tin tưởng tham gia vào tổ chức hội”, đó là chia sẻ củaông Giàng A Câu - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Yên Bái.

Được Hội Nông dân tín chấp cho vay vốn ưu đãi NHCSXH, chị Lù Thị Sênhđã phát triển mô hình nuôi gà đen hiệu quả.

Thoát nghèo, v�%n lên khá giàunh. vay v(n �u đãi nuôi gà đen

Page 107: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

105ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

Đẩy mạnh chương trìnhủy thác tín dụng

Ông Giàng A Câu cho biết: Xácđịnh công tác phối hợp các tổ chứctín dụng truyền tải vốn cho nôngdân SXKD là một trong nhữngnhiệm vụ trọng tâm của hội, HộiNông dân tỉnh Yên Bái đã đưa nộidung này vào trong chương trìnhcông tác toàn khóa và chương trìnhcông tác hàng năm của hội. Theođó, Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạocác cấp hội triển khai rà soát, tạođiều kiện thuận lợi các hội viên,nông dân vay vốn phát triển kinh tế.Đến nay, dư nợ do Hội Nông dântỉnh nhận ủy thác của các ngânhàng đạt trên 1.173 tỷ đồng, cho 29nghìn hộ hội viên vay phát triểnSXKD, trong đó dư nợ qua NHCSXHchiếm chủ yếu, đạt trên 771 tỷ đồngcho 23.770 hộ vay.

Hiện đã có 164/180 Hội Nôngdân cấp xã ký Hợp đồng ủy thác vớiNHCSXH. Toàn tỉnh thành lập được677 Tổ tiết kiệm và vay vốn hoạtđộng hiệu quả. Hầu hết các hộ vayvốn đều chấp hành nghiêm túc việctrả lãi hàng tháng và trả nợ gốc khi

đến hạn. Số Tổ tiết kiệm và vay vốnđạt loại tốt chiếm 99%, số tổ kháchiếm 1%, không có tổ yếu, kém,...

Giúp nhiều hộ thoát nghèo

Để thực hiện tốt việc ủy thác, BanThường vụ Hội Nông dân tỉnh đã chỉđạo các cấp hội chủ động phối hợpchặt chẽ NHCSXH từ việc trao đổithông tin hai chiều; phối hợp tậphuấn nghiệp vụ cho cán bộ hội làmcông tác ủy thác và Ban quản lý Tổtiết kiệm và vay vốn; đối chiếu, phântích, đánh giá các khoản nợ; thẩmđịnh giải ngân đúng đối tượng...Ngoài ra, Hội Nông dân tỉnh cònđộng viên các cấp hội cơ sở và Tổ tiếtkiệm và vay vốn thực hiện tốt tráchnhiệm của mình, biểu dương kịpthời những điển hình tiên tiến trongcông tác ủy thác.

Từ các nguồn vốn vay ủy tháccủa hội, nhiều hội viên từ hộ nghèo,sản xuất nhỏ lẻ nay đã phát triển trởthành các chủ trang trại có quy môlớn. Điển hình như hộ Hoàng VănCửu, dân tộc Tày ở thôn Khe Ba Ba,xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn. Từ

năm 2008, gia đình ông Cửu đượcvay 15 triệu đồng từ NHCSXH huyện.Từ nguồn vốn vay này, ông Cửuquyết định đầu tư xây dựng ao nuôi,mua giống để mở rộng diện tíchnuôi thả ba ba của gia đình.

Năm 2013, ông Cửu đã trả đượcsố nợ cũ và tiếp tục được tạo điềukiện, hướng dẫn làm các thủ tục đểvay số tiền lớn hơn là 30 triệu đồngmở rộng sản xuất. Đến nay, diện tíchao nuôi ba ba nhà ông Cửu đã lên tới500m2, số lượng 400 - 500 con, 100con ba ba đẻ, có thể tự chủ trongcung ứng giống ba ba trong sảnxuất. Mỗi năm, sau khi trừ chi phí,nguồn lãi từ ao nuôi ba ba nhà ôngCửu đạt hơn 100 triệu đồng.

Chị Lù Thị Sênh ở xã Púng Luông,huyện Mù Cang Chải cũng được vay50 triệu đồng từ NHCSXH huyện đểnuôi gà đen phát triển kinh tế. Cóvốn, chị mua lưới rào quanh khu đấtvà mua 1.000 con gà đen giống từViện Chăn nuôi gia cầm tại Hà Nội vềnuôi. Hiện nay, gà của chị được cácthương lái vào tận nơi thu mua vàđặt hàng với giá 130.000 đồng/kg,thu về hàng trăm triệu đồng/năm.�

Page 108: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

Giảm số hộ nghèoSự hỗ trợ đắc lực, kịp thời của

nguồn vốn tín dụng chính sách doNHCSXH thực hiện đã đạt đượcnhiều kết quả thiết thực về công tácan sinh xã hội tại huyện Tri Tôn nóichung, vùng đồng bào DTTS nóiriêng. Giai đoạn 2015 - 2019, số hộnghèo giảm xuống còn 4.198 hộ,trong đó tỷ lệ hộ nghèo đồng bàoKhmer giảm còn 22,6%.

Nhờ đồng vốn ưu đãi mà bà conDTTS nơi đây đã chủ động sửa chữa,xây nhà mới khang trang, kiên cốcũng như đẩy mạnh chuyển đổi cơcấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiếnbộ KHKT vào sản xuất nên số hộthoát nghèo ngày một tăng, một sốhộ trở thành tấm gương tiêu biểutrong lao động, sản xuất và xâydựng NTM.

Chủ tịch UBND huyện Tri TônCao Đăng Liêm cho biết: Nguồn vốnưu đãi là động lực chính thúc đẩythực hiện chương trình giảm nghèobền vững, góp phần ổn định an ninhbiên giới. Đặc biệt trong 5 năm thực

hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, UBNDhuyện đã tập trung huy động cácnguồn lực, tăng thêm vốn ngânsách địa phương ủy thác sangNHCSXH để bổ sung nguồnvốn cho vay phát triển sảnxuất theo các chương trình,dự án mang tính đặc thù nhưchính sách hỗ trợ nhà ở, đấtở, đất sản xuất, chuyển đổingành nghề,...

Đến hết năm 2019, tổngnguồn vốn của NHCSXH huyện TriTôn đạt trên 250 tỷ đồng, trong đóngân sách địa phương ủy thác đạt3,2 tỷ đồng. Hiện, 15 xã, thị trấn củahuyện đều có Điểm giao dịch giúp100% hộ nghèo và hộ đồng bàoDTTS được vay vốn ưu đãi thuận lợi.

Những minh chứng sinh động

Được sự quan tâm, chỉ đạo củacác cấp ủy Đảng, chính quyền địaphương, NHCSXH huyện Tri Tôn đãtriển khai thực hiện tốt công tác xâydựng kiện toàn mạng lưới 347 Tổ tiếtkiệm và vay vốn, phát huy được hiệu

quả nguồn vốn ưu đãi của Nhà nướcđối với kế hoạch phát triển kinh tế,giảm nghèo bền vững và xây dựngnông thôn mới. Tổ tiết kiệm và vayvốn là “nhịp cầu” vững chắc đưađồng vốn ưu đãi của Nhà nước đếnvùng sâu, vùng xa, giúp đỡ hộ dân

TÍN D�NGCHÍNH SÁCHthay đ�i cu�c s(ngvùng biên

>ĐÔNG DƯ

Giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần chongười dân được xem là những nhiệm vụ trọng tâm trên địa bànhuyện miền núi Tri Tôn (An Giang) và NHCSXH được xác định làmột trong những đơn vị đóng vai trò quan trọng giúp nhân dân vùngbiên giới chiến thắng “giặc nghèo”.

106 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Khôi phục được nghề nấu đường thốtnốt từ nguồn vốn ưu đãi, cuộc sống giađình anh Châu Sinh ở ấp An Hòa, xãChâu Long từng bước cải thiện.

Ảnh: Trần Việt

Page 109: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

nghèo sử dụng vốn vay đúng mụcđích, hiệu quả.

Đơn cử như gia đình anh ChauSinh, dân tộc Khmer ở ấp An Hòa, xãChâu Long đã có điều kiện khôi phụcmở rộng nghề nấu đường thốt nốt,nên cuộc sống mỗi ngày thêm sungtúc, đủ đầy. Nhờ 45 triệu đồng vay,gia đình anh mua được dụng cụ nấuvà chủ động nguyên liệu cho nghềnấu đường thốt nốt. Ngoài 20 câythốt nốt của nhà, anh còn mua thêmvài chục cây thốt nốt của bà conquanh vùng để lấy nước mở rộngnghề nấu đường truyền thống, tăngthu nhập, sớm trả hết nợ vay ngânhàng, thoát cảnh nghèo túng.

Đối với vợ chồng anh Chau Sócvà chị Néang Sa Ra ở ấp Tô Trung, xãNúi Tô, dù chưa thoát nghèo nhưngcuộc sống cũng phần nào ổn địnhsau khi chính quyền địa phương xéthỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo

chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015.

“Căn nhà được Nhà nước hỗ trợ10 triệu đồng, NHCSXH cho vaythêm 25 triệu đồng, bà con giúp đỡmột phần, gia đình đóng góp thêmvới tổng trị giá 60 triệu đồng. Cóđược chỗ ở ổn định, vợ chồng tôimừng muốn rơi nước mắt”, chịNéang Sa Ra bộc bạch.

Trước đó, địa phương đã xét hỗtrợ cho hai vợ chồng vay vốn mua bògiống về nuôi. Hàng ngày, anh ChauSóc vừa đi đặt lọp ếch, vừa cắt cỏcho bò ăn, còn chị Néang Sa Ra nhậnlàm thuê những công việc lặt vặttrong xóm để lo cho gia đình. Nhờchịu thương, chịu khó, chuồng bòcủa đôi vợ chồng đã được 3 con, sắpxuất chuồng để tái nuôi thêm...

Cũng sử dụng hiệu quả nguồnvốn tín dụng ưu đãi, gia đình ôngChau Kôk, người dân tộc Khmernghèo ở ấp Tô Thuận, xã Núi Tô

được vay vốn ưu đãi để chăn nuôibò sinh sản và chuyển đổi 0,6ha đấtruộng làm lúa sang trồng các loạicây ăn trái như dừa, xoài và các loạirau màu... “Hàng năm, lợi nhuận từnuôi bò, thâm canh vườn cây ăn tráiđặc sản của gia đình tôi khoảng 150triệu đồng. Ngoài ra, tận dụng diệntích trồng cây ăn trái, tôi chăn nuôithêm gà thả vườn, thu nhập thêm50 triệu đồng nữa. Từ đó, cuộc sốnggia đình tôi được cải thiện, mọingười có việc làm ổn định”, ôngChau Kôk tâm sự.

Những trận đánh “giặc nghèo”còn tiếp diễn dài lâu, NHCSXH huyệnTri Tôn luôn quyết tâm, tiếp tục thựchiện tốt Chỉ thị số 40, tập trung huyđộng nguồn vốn, kiên trì đổi mớiphương thức đầu tư vốn tín dụng,góp phần quan trọng cho chươngtrình giảm nghèo bền vững, dựng xâycuộc sống mới ấm no, tươi đẹp.�

107ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

Page 110: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

108 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Luống gió mời từ Chỉ thịsố 40

Giám đốc NHCSXH tỉnh ĐồngTháp Lại Văn Bé Chín cho biết, ngaysau khi có Chỉ thị số 40, đơn vị đã tổchức nghiên cứu, quán triệt và triểnkhai đến toàn thể đảng viên, cán bộ,viên chức và người lao động; đồngthời chủ động làm tốt công tác thammưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Ngoàira, đơn vị cũng đã tham mưu cho

UBND tỉnh ban hành văn bảnđề nghị các huyện, thị xã, thànhphố hàng năm tùy vào tình hìnhthực tế, bố trí ngân sách và chuyểntừ 500 triệu - 1 tỷ đồng ủy thác sangNHCSXH để cho hộ nghèo và các đốitượng chính sách vay. Từ đó đếnnay, mặc dù ngân sách còn khókhăn nhưng mỗi năm cùng vớinguồn vốn của tỉnh, các địa phươngđều ủy thác sang NHCSXH tỉnhĐồng Tháp để cho vay. Hiện tổng

nguồn vốn địa phương ủy thác đạt373 tỷ đồng, trong đó năm 2019 là58 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh ĐồngTháp Đoàn Tấn Bửu cho biết: “Để

Xuân mớitrên quê hương búp sen hồng

>Bài và ảnh HỒNG CÚC

Mùa xuân đã về mang bao niềm vui cho người dântrên quê hương đất Việt. Hòa chung trong khôngkhí đó, niềm hân hoan phấn khởi của những hộnghèo đang dần thoát nghèo tại Đồng Tháp lạiđược nhân lên gấp bội khi được Nhà nước hỗ trợvốn vay.

Page 111: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

109ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

nâng cao trách nhiệm củađịa phương trong việc cùngvới Trung ương thực hiện tốttín dụng chính sách, UBNDtỉnh yêu cầu các huyện, thị xã,thành phố mỗi năm chuyển500 triệu đồng để cho ngườinghèo và các đối tượng chínhsách khác vay, góp phần hoànthành mục tiêu Quốc gia vềgiảm nghèo bền vững, xâydựng NTM, giải quyết việc làmvà bảo đảm an sinh xã hội.

“Cần câu” cho người nghèo

Hoạt động tín dụng chínhsách xã hội ở tỉnh Đồng Tháp đãđược 17 mùa xuân. Thông quanguồn vốn đã góp phần cải thiệncuộc sống của hộ nghèo và các đốitượng chính sách, thu hẹp khoảngcách giàu nghèo trên địa bàn, hỗtrợ các nhu cầu thiết yếu của ngườidân về đời sống sinh hoạt, gópphần ổn định trật tự xã hội, phát

triển kinh tế và tham gia thực hiện

các chương trình giảm nghèo, xây

dựng NTM tại địa phương, được

nhân dân đồng tình ủng hộ, phấn

khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của

Đảng và Nhà nước.

Ông Nguyễn Văn Minh - Tổtrưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn ấpPhú Thuận, xã Tân Phú Đông, TP SaĐéc cho biết, người dân ở đô thị đấtđai ít nên rất cần vốn phát triển kinhtế gia đình như chăn nuôi, làm bộtgạo, trồng hoa cảnh, buôn bán

Page 112: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

nhỏ... Thời gian qua, nguồn vốn ưuđãi đã giải quyết việc làm cho nhiềulao động, giúp người dân tăng thêmthu nhập.

Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ TP SaĐéc Trần Thị Hoàng Phương chobiết, nguồn vốn ưu đãi đã giúp nhiềuchị em thoát nghèo, ổn định cuộcsống, vươn lên khá giàu. Như chịNgô Thúy Linh nhờ nguồn vốn vayđã mở rộng diện tích trồng hoa cảnhvà vợ chồng chị đã tận dụng nhưmột cơ hội để làm giàu. Còn chịNguyễn Thị Thảo cũng đã thoátnghèo từ việc tận dụng vốn vay ưuđãi để đầu tư mua máy làm bột gạomang lại hiệu quả kinh tế cao. Và rấtnhiều chị em phụ nữ khác mở quánăn, giải khát... tự giúp mình thoátnghèo và còn tạo công ăn việc làmcho nhiều lao động địa phương.

Trong khi đó, thông qua nguồnvốn ưu đãi có nhiều nông dân nghèotự lực vươn lên thoát nghèo. Trongcăn nhà khang trang, CCB Trần VănQuyết ở ấp Thượng, xã Thường ThớiTiền, huyện Hồng Ngự cười tươi:“Nhờ vay vốn nuôi bò mà tôi thoátnghèo đó”. Ông Quyết thoát nghèolà nhờ sử dụng đồng vốn đúng mụcđích, mang lại hiệu quả cao trongsản xuất.

Chính nhờ được hỗ trợ “cần câu”,nên theo ông Huỳnh Văn Dương -Phó Chủ tịch UBND xã Thường ThớiTiền, huyện Hồng Ngự, để giúpngười dân có vốn phát triển sảnxuất, chuyển đổi ngành nghề phùhợp với điều kiện gia đình, cải thiệnđời sống, Đảng ủy, UBND xã chỉ đạocác ban, ngành, hội, đoàn thể phốihợp chặt chẽ với NHCSXH để cho vayđến đúng đối tượng thụ hưởng.

Tín dụng chính sách xãhội đã được quan tâm

Nói về hoạt động tín dụng chínhsách xã hội trên địa bàn, Giám đốc

NHCSXH tỉnh Đồng Tháp LạiVăn Bé Chín cho biết: “HiệnNHCSXH đang cho vay 14chương trình có tổng dư nợ3.318 tỷ đồng, tăng trưởngso với năm 2018 hơn 6%,chất lượng tín dụng ngàycàng được nâng lên”.

Sau 5 năm thực hiệnChỉ thị số 40-CT/TW ởĐồng Tháp, nhận thức,quan điểm của lãnhđạo, chính quyền địaphương đã có chuyểnbiến tích cực. TỉnhĐồng Tháp đã bổsung 100% Chủ tịchUBND cấp xã thamgia thành viên Banđại diện HĐQTNHCSXH cấphuyện. 100%huyện, thị xã,thành phốchuyển nguồnvốn ngân sáchđịa phươngsang NHCSXHđể cho hộnghèo và cácđối tượng chínhsách khác vay.

Giám đốc NHNNtỉnh Đồng Tháp Nguyễn VănQuế đánh giá cao việc thực hiệnchức năng giám sát cộng đồng đốivới việc thực hiện các chủ trương,chính sách của Đảng, Nhà nước vềgiảm nghèo trên địa bàn. Tín dụngchính sách xã hội được thực hiệnthông qua giám sát của MTTQ cáccấp, các tổ chức hội, đoàn thể và cảnhững cuộc tiếp xúc cử tri của Đoànđại biểu Quốc hội và HĐND các cấp.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ củamình, NHCSXH tỉnh Đồng Thápthường xuyên kiện toàn, củng cố,nâng cao chất lượng hoạt động của

Ban đại diện HĐQT; tăng cường côngtác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; tổchức quy trình nghiệp vụ theo cácquy định của Trung ương đến cánbộ, viên chức, người lao động trongđơn vị; tăng cường công tác huyđộng vốn, quản lý và sử dụng vốn cóhiệu quả; chú trọng nâng cao chấtlượng tín dụng, chất lượng hoạtđộng của các Tổ tiết kiệm và vay vốn;chất lượng và hiệu quả của các Điểmgiao dịch.�

110 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Page 113: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

111ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

Mùa xuân về trên quê hương búp sen hồng.

Nông dân làng hoa Sa Đéc vay vốn chính sách trồng hoa cây cảnh.

Page 114: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

112 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

>NHÓM PV

Đến hẹn lại lên, dù công việc bận rộn, song Lãnh đạo và người lao độngtrong hệ thống NHCSXH vẫn dành những khoảng thời gian nghỉ ngơi cuốituần của mình hối hả theo những chuyến xe hàng Tết mong chia sẻ mộtchút yêu thương và ấm áp cho người nghèo, đối tượng chính sách ở nhữngmiền quê biên giới, hải đảo xa xôi cho Tết thêm đầm ấm sum vầy trongchương trình thường niên “Chăn ấm vùng biên”.

Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng trao tặng quà Tết cho các hộ nghèo, giađình chính sách trên địa bàn xã Hoàng Việt, huyện Văn Lãng (Lạng Sơn).

Ấm ápnhững mùa xuân yêu thương

Page 115: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

113ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

Theo Đoàn thiện nguyện doTổng Giám đốc NHCSXHDương Quyết Thắng dẫnđầu, chúng tôi đến xã

Hoàng Việt, huyện Văn Lãng (LạngSơn) vào những ngày cận TếtNguyên đán Canh Tý trong tiết trờise lạnh như bịn rịn quyến luyếnmùa đông. Mới sáng sớm, các hộdân xã Hoàng Việt đã xuống núihân hoan nhận quà Tết. Năm nay,món quà Tết càng thêm ý nghĩa khinhiều gia đình thuộc hộ nghèo vàcác đối tượng chính sách vốn cảnăm trông chờ thu hoạch từ câyhồng vành khuyên lại mất mùa.Đời sống người xã vùng III -Hoàng Việt còn khó khăn khitoàn xã có 1.265 hộ thì 80% làđồng bào dân tộc Tày, Nùng, tỷ lệhộ nghèo cao. Dù vẫn nỗi lo đượcmùa mất giá, thu nhập thấp thỏmtheo trời đất, thế nhưng với nhữngngười dân miền đất này, chăn nuôigia súc và chuyển đổi cây trồng sangcây công nghiệp, cây ăn quả nhưhồng, quýt, hồi, bạch đàn vẫn làtrọng yếu để giảm nghèo bền vữngvà phát triển kinh tế lâu dài.

Thế nên, nhận được quà Tết củaNHCSXH, 200 hộ dân xã Hoàng Việtkhông chỉ vui vì Tết thêm đủ đầy màquan trọng hơn là sự động viên chiasẻ từ cán bộ và người lao động tronghệ thống NHCSXH tiếp sức cho họthêm niềm tin, kỳ vọng phát triển kinhtế cùng đồng vốn mà NHCSXH đã,đang hỗ trợ họ trong những năm qua.Như gia đình chị Nông Thị Hoài ở thônCòn Nọoc. Tương lai thoát nghèo củagia đình chị đang trông cả vào 3habạch đàn được đầu tư từ 50 triệuđồng vốn vay hộ nghèo của NHCSXHtừ giữa năm 2018. Hay như gia đìnhchị Bế Thị Minh ở thôn Bản Lẻ cũngđang xây cho mình một tương lai sángrạng hơn từ việc vay vốn hộ nghèo hồitháng 8/2019 của NHCSXH để đầu tưtrồng 2ha hồng.

Chủ tịch UBND xã Hoàng Việt ÂuHoàng Ngân cho biết: Chỉ tính riêngtrong năm 2019 toàn xã đã có 140

lượt hộ vay với doanh số cho vay đạtgần 6,9 tỷ đồng, tổng dư nợ đến31/12/2019 của toàn xã Hoàng Việtlà gần 22 tỷ đồng với 589 hộ đangvay, chiếm 46,56% hộ dân trong xã.Điều đó cho thấy hầu hết các hộ vaycó nhu cầu và đủ điều kiện đã đượctiếp cận vốn. Nguồn vốn tín dụngchính sách được đầu tư để pháttriển rừng là 35%, đầu tư cải tạo, sửachữa nhà ở, các công trình nướcsạch, vệ sinh và các dịch vụ khácchiếm 65%.

Ngược lên xã Phù Ngọc, huyệnHà Quảng (Cao Bằng) lại càng cảmnhận thêm cái khó khăn của đồngbào. Dù là xã vùng II và dân số ít hơnso với Hoàng Việt, song, hiện nay xãvẫn còn một xóm chưa có đườnggiao thông, nước sinh hoạt và sảnxuất còn thiếu thốn trong mùa khô,từ đó làm ảnh hưởng trực tiếp đếnphát triển sản xuất, nâng cao thunhập, giảm nghèo bền vững.

Việc phát triển kinh tế - xã hội,giảm nghèo bền vững dựa trên nềntảng phát triển sản xuất nôngnghiệp và kinh tế nông thôn, song

xuất phát thấp, phát triển chưa bềnvững, tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro,đặc biệt là cây thuốc lá vốn là chủ lựcphát triển kinh tế của xã. Trong khiđó, việc chuyển dịch cơ cấu nông,lâm nghiệp còn chậm, tình trạng sảnxuất nông nghiệp theo tập quán cũvẫn diễn ra ở một số ít xóm vùngcao. Đời sống vật chất tinh thần củamột số bộ phận người dân còn thấp.Tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn ở mức caovới 93 hộ, chiếm 10,7%, hộ cậnnghèo có 65 hộ, chiếm 7,48%.

Tuy nhiên, những con số đó, nóinhư Chủ tịch UBND xã Phù Ngọc LãHoài Bắc đã là một bước chuyểnđáng kể của xã với sự trợ giúp củaNHCSXH đang thực hiện tại xã từnhiều năm qua. Tính đến hết năm2019 tổng dư nợ toàn xã Phù Ngọc là23 tỷ đồng, tăng trưởng 2,8 tỷ đồngso với 31/12/2018. Số hộ đang có dưnợ là 482 hộ, chiếm 55,4% số hộ toànxã, trong đó cho vay hộ nghèo là 155hộ, cho vay hộ cận nghèo 50 hộ, chovay hộ mới thoát nghèo 21 hộ. So vớisố hộ nghèo và hộ cận nghèo hiệntại không chỉ cho thấy nguồn vốn đã

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Dương Xuân Huyên trao quà Tết cho bà con.

Page 116: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

đến với các hộ có nhu cầu và đủ điềukiện mà hơn thế, nhiều hộ đã thoátnghèo trước khi kết thúc chu kỳ vay.243 hộ được vay vốn từ chươngtrình tín dụng NS&VSMTNT, 215hộ vay từ chương trình hộ giađình SXKD tại vùng khó khăn... đãgóp phần chuyển biến về đờisống của người dân, từ đó đưaPhù Ngọc cán đích NTM vàocuối năm 2018.

Nhận quà Tết do đích thânLãnh đạo NHCSXH và chínhquyền địa phương trao tặng,anh Nông Văn Hướng ở xómCốc Chủ, xã Phù Ngọc càngthêm vui khi kể về bướcchuyển ngoạn mục trongcuộc sống của vợ chồng anh chỉtrong vòng 5 năm qua. Từ một hộnghèo năm 2016 khi mới tách hộ,cuộc sống còn nhiều khó khăn, đấtđai lại hữu hạn, anh đã được HộiNông dân hướng dẫn và NHCSXHcho vay 50 triệu đồng từ chươngtrình hộ nghèo đầu tư chăn nuôi lợn.Năm 2017 anh tiếp tiếp tục vay thêm12 triệu đồng để làm bể nước, técnước sinh hoạt, kiên cố lại chuồngtrại hợp vệ sinh. Nhờ cần cù chịu khómà đàn lợn càng sinh sôi cho đến lúcxuất chuồng, mỗi năm bán ra thịtrường 2 - 3 tấn thịt lợn hơi và thunhập vài chục triệu đồng. Hay nhưgia đình anh Nông Văn Việt ở xóm NàGiàng, xã Phù Ngọc, huyện HàQuảng là điển hình sử dụng nguồnvốn ưu đãi để phát triển kinh tế giađình. Từ 30 triệu đồng vay tạiNHCSXH mua bò vỗ béo và lợn nái.Qua mấy năm cần cù chịu khó,những con bò béo đã được anh chịbán ra thị trường rồi tiếp tục muacon khác. Còn đàn lợn cũng pháttriển dần, lúc nhiều nhất nuôi 7 conlợn nái, trên 80 con lợn thịt bán ra thịtrường, trừ chi phí hàng năm giađình lãi 150 triệu đồng. Hiện nay giađình đang tiếp tục nuôi 1 con lợn nái,32 lợn con và 3 con bò. Nhờ pháttriển chăn nuôi gia đình anh đã xâyđược nhà kiên cố và mua sắm các

dụng cụ đắt tiền phục vụ cuộc sống.

Những điển hình như gia đìnhanh Hướng, anh Việt đang góp phầnthôi thúc người dân chuyển đổi cơcấu kinh tế thay thế cây thuốc lá,phát triển kinh tế bền vững ở vùngmiền núi. Trao quà cho các hộ nghèoở xã Phù Ngọc cũng như xã HoàngViệt, Lãnh đạo NHCSXH đề nghị Bangiảm nghèo và các hội, đoàn thểnhận uỷ thác cần làm tốt hơn nữacông tác tuyên truyền, vận động đểđoàn viên, hội viên, nhân dân có

điều kiện tiếp cận nguồn vốn vayđúng đối tượng thụ hưởng. Đồngthời mong muốn chính người nghèovà các đối tượng chính sách cần thayđổi tập quán sản xuất, tận dụngnguồn vốn từ các chương trình tíndụng chính sách xã hội để tạo dựngsinh kế bền vững cho chính mình,cùng chung tay xây dựng NTM, pháttriển kinh tế địa phương.

Không chỉ có Lạng Sơn và CaoBằng, Chương trình “Chăn ấm vùngbiên” năm nay còn trải dài trên cáctỉnh khác như: Điện Biên, Lai Châu,Lào Cai, Hà Giang, Bắc Giang, BắcNinh, Hòa Bình, Vĩnh Phúc và HàTĩnh với bình quân mỗi tỉnh 200 suấtquà cho người nghèo, đối tượngchính sách, gia đình thương binh liệtsỹ, Mẹ Việt Nam Anh hùng, ngườikhuyết tật và neo đơn. Tết Canh Týnày càng thêm đong đầy yêu thươngtại các tỉnh, thành phố cũng có cácchương trình an sinh xã hội riêngdành cho người nghèo và đối tượngchính sách trên địa bàn.

Và những chương trình trao quàTết này cũng chỉ là một phần nhỏtrong các hoạt động an sinh xã hộihàng năm của Công đoàn NHCSXH.�

CÙNG V�I HO�T Đ�NGAN SINH Xà H�I NHÂND�P T�T NGUYÊN ĐÁNCANH TÝ, CÔNG ĐOÀNNHCSXH CÒN PH�I HPV�I T�NG LIÊN ĐOÀNLAO Đ�NG VI�T NAMTRAO QUÀ CHO CÔNGNHÂN LAO Đ�NG NGHÈOTRONG C� N�C.

114 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Hộ nghèo, gia đình chính sách ở xã Cấm Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) phấnkhởi nhận quà Tết từ NHCSXH.

Page 117: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

115ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

NHCSXH thực hiện công tácan sinh xã hội tại các địaphương.

Page 118: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

116 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Page 119: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

Quà Tết đã đến tận tay hộ nghèo và gia đình chính sách.

117ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

Page 120: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

>TRẦN THẠCH HÀsưu tầm

Xuân Canh Tý đã tràn về trênđất nước ta. Xuân về rạorực khắp phố phường, làngbản, rạo rực lòng người. Từ

bao giờ cứ mỗi độ xuân về Tết đến,chúng ta lại thốt lên từ trái tim mình:MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN, MỪNGĐẤT NƯỚC ĐỔI MỚI. Đảng sinh ravào một mùa xuân và đã mang đếncho dân tộc Việt Nam những mùaxuân bất tận. Mùa xuân năm nay,chúng ta hân hoan Chào mừng Kỷniệm 90 năm thành lập Đảng Cộng

sản Việt Nam, làm lòng người càngphấn chấn hơn.

Mùa xuân là khởi đầu của mộtnăm và cũng là mùa mang đếnnhững hy vọng, những nguồn sứcsống mới căng tràn. Đất nước đangđộ vào xuân. Không như mùa đônglạnh giá, mùa hè chói chang, mùa thuvới những chiếc lá vàng rơi, mùa xuânmang tới cho chúng ta một không khíấm áp, dịu hiền. Cái thời điểm kỳ diệucủa mùa xuân khiến tâm hồn ngườita bừng lên sức sống mới. Tô điểmcho cảnh đẹp mùa xuân là những loàihoa khoe sắc và đặc biệt không thểthiếu cành mai, bông đào - nó đã trở

thành biểu tượng đặc sắc nhất trongnhững ngày Tết.

Mùa xuân đang về trên đất nướcthân yêu, chim muôn cũng từ khắpnơi bay về hưởng sắc cảnh mùaxuân, mùa hội tụ sau một thời kỳ trúđông dài. Mùa xuân - mùa của sựsinh sôi. Mùa đem tới sức sống mớicho vạn vật, trong đó có chúng ta. Hơiấm của mùa xuân lan tỏa khắp nơi,len qua từng chiếc lá, cành cây, ngọncỏ. Hơi xuân lướt nhẹ nhàng quatừng con phố, bay trên những conđường, hòa vào dòng người hối hảmột cách chậm rãi để mỗi người cảmnhận được mùa xuân đang về.�

Đất nước tôi -mùa Xuân đang về!

118 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Cảnh sắc tuyệt mỹ chỉ có trong mùa xuân Tây Bắc.

Page 121: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

Những embé vùng caoửng hồngđôi má trongnắng xuân.

Hoa đào Tây Bắc quyến rũ lòng người với màu hồng phớtgiữa nắng xuân.

119ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

Sắc đào rực rỡ phủ kín cả triền đồi.

Hoa cải trải dài khắp các triền đồilà đặc trưng của Tây Bắc khi mỗiđộ xuân sang.

Hoa mận nở trắng núi đồi nơi rẻo cao.

Page 122: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

Vườn đào NhậtTân (Hà Nội) đỏrực khắp mộtvùng.

Đào Nhật Tân rực rỡ dưới nắng vàng.

120 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Núi rừng Tây Bắc mùa xuân.

Những cành đào phai nhuộm hồng cáccon phố Hà Nội khi mùa xuân về.

Page 123: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

Gian hàngnhững câu đối đỏđược các thầy đồ viếttrong dịp Tết.

Từng góc phố, ngõ nhỏ tràn đầy sắc hồng của đào. Hoa sưa nở trắng xóa cả một góc trời.

Tết cũng đã kịp len lỏi ở từng góc phố mang màu sắc lễ hộiđặc trưng của thủ đô.

121ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

Hà Nội hân hoan chào đón mùa xuân mới.

Page 124: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

Những ngày đầu năm mới, đảo chè Cầu Cau ở xãThanh An, huyện Thanh Chương (Nghệ An) làđiểm đến hấp dẫn khách du xuân.

Các bến thuyền ở đảo chè tấp nậpkhách du xuân. Mỗi ngày có hàng nghìnngười đổ về đảo chè thăm quan.

122 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Thuyền chở khách ngàyTết, ngoài lá cờ đỏ saovàng còn có thêm dòngchữ “Chúc mừng nămmới” tạo cảm giáchứng khởi cho kháchdu xuân.

Tây Nguyên mùaxuân - mùa hoa càphê nở trắng khắp

các buôn làng.

Hoa Mai Anh Đào khoe sắc thắm đón mùa xuân vềtrên Cao Nguyên.

Hoa Mai Anh Đào khoe sắc.

Page 125: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

Không gian văn hóa cồng chiêng - nét đặc trưngcủa Tây Nguyên.

Mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước đổi mới - Thành phố mang tên Bác phát triển hiện đại.

Mai vàng nở báo hiệu mùa xuân đã về ở phương Nam.

123ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vn

Đường hoa Nguyễn Huệ Xuân Canh Tý 2020 mang chủ đề“TP Hồ Chí Minh - Vững tin tiến bước”.

Khung cảnh đẹp của Măng Đen, huyện Kon Plong (Kon Tum).

Page 126: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

Làng hoa Sa Đécbước vào xuân.

Mỗi năm vào dịp Tết Nguyên đán là mùa thu hoạch hoa.Hoa sẽ từ đây tỏa đi khắp cả nước.

124 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87

Xuân Canh Tý 2020NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Niềm vui hân hoan trong nắng xuân.

Page 127: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng
Page 128: XUÂN CANH TÝ...6 ĐẶC SAN THÔNG TIN SỐ 86+87 Xuân Canh Tý 2020 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI gắn với đổi mới phương thức phục vụ của ngành Ngân hàng

www.vbsp.org.vn / www.vbsp.vnSỐ 86+87

XUÂNCANHTÝ