xuân giáp ngọ bông hồng xứ quảng - cadn.com.vn · thành hai đơn vị hành chính...

1
21 Xuân Giáp Ngọ Một chuyện về HuỳNH MiNH Việt V ào thời điểm tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng chia tách thành hai đơn vị hành chính (tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng), tôi về công tác tại CA tỉnh Quảng Nam, nhận nhiệm vụ Trưởng phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về TTXH. Hôm ấy, đúng vào ngày thứ hai đầu tháng, tôi đến cơ quan làm việc, bất ngờ nhìn thấy trước cửa phòng một cậu bé nhoẻn miệng cười, nhanh nhẹn: “Chào chú Hải”. Tôi hỏi cháu: “Có chuyện gì mà con đến phòng chú sớm vậy?”. “Con xin làm chứng minh nhân dân”, cháu trả lời. Tôi hỏi tiếp: “Cháu tên gì? Làm chứng minh nhân dân chắc có chuyện gì cần vội?”. Cậu bé nói: “Thưa chú, cháu tên Huỳnh Minh Việt, cháu vừa trúng tuyển du học do Đại sứ quán Singapore tại Hà Nội trực tiếp tổ chức thi tuyển, nhưng không biết có được đi không?”. Nghe vậy, tôi hỏi thêm Việt về chuyện học hành thi cử, hoàn cảnh gia đình, những khó khăn về các thủ tục giấy tờ... Nghe Việt kể, tôi cuốn hút vào câu chuyện vượt khó vươn lên học tập của cháu, rất khâm phục và cũng rất chạnh lòng. Vậy là, nhân buổi giao ban đơn vị, tôi quyết định mời em Việt vào nói chuyện về hoàn cảnh: khó khăn, cha mẹ làm nông, nhà tận Gò Nổi, Điện Bàn, trường ở xa, nhưng em cố gắng học tốt... Trong thâm tâm tôi muốn gửi một thông điệp đến hơn 30 CBCS, với những người xa nhà, xa Đà Nẵng vào Quảng Nam công tác để biết mà động viên con cái học tập nên người. Đồng thời sau buổi nói chuyện, tôi giao Trung tá Nguyễn Văn Quân, Đội trưởng làm thủ tục cấp ngay CMND cho Việt. Cùng buổi sáng đó, tôi đưa Việt sang Phòng Xuất nhập cảnh nhờ làm các thủ tục. Tôi cũng điện về CA địa phương nơi em cư trú và nhờ Trưởng CAH Điện Bàn tạo mọi điều kiện tốt nhất để em làm kịp hồ sơ. Kết quả không ngờ, chỉ mấy hôm sau, hồ sơ của Việt đều hoàn thành đầy đủ để cháu cùng 21 bạn trong đoàn sang Singapore học tập. Không lâu sau tốt nghiệp phổ thông tại Singapore, nghe đâu Việt từ chối học bổng đại học của Chính phủ nước này học tiếp, nếu như chịu đổi quốc tịch... và tìm học bổng sang Mỹ học tiếp. Từ đó, cứ mỗi lần về Việt Nam, Việt lại đến thăm tôi. Việt kể kết quả học tập, đi làm từ thiện, rồi Việt đưa đoàn bác sĩ nước ngoài về Cúc Phương, Nho Quan, Gia Viễn (Ninh Bình), Duy Xuyên - Quảng Nam để khám chữa bệnh miễn phí cho nhân dân... Có lần Việt về thăm tôi lại khoe cháu lọt vào danh sách 50 sinh viên xuất sắc nhất thế giới, được dự cuộc gặp gỡ Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc. Tôi có hỏi cháu về tiêu chuẩn để lựa chọn sinh viên xuất sắc. Việt trả lời: “Do Quỹ từ thiện toàn cầu và Viện Giáo dục Quốc tế bình chọn với 3 tiêu chí: học tập xuất sắc, khả năng lãnh đạo và khả năng giao tiếp”. Nghe vậy, tôi rất mừng cho cháu, và cũng tự hào về trí tuệ, bản lĩnh tri thức trẻ của nước nhà... Hè năm ngoái, trong lần Việt ghé thăm tôi, hai chú cháu đi dọc sông Hàn rồi vào quán cà-phê bên đường Bạch Đằng trò chuyện về những dự kiến của cháu ở quê hương. Tôi sực nhớ, rồi điện anh Lâm Quang Minh, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư TP Đà Nẵng mời đến dùng nước giải khát. Anh Minh vui vẻ nhận lời cùng xuống quán cà-phê gặp Việt. Ba chúng tôi cùng nhau chuyện trò rôm rả. Anh Lâm Quang Minh kể cho Việt nghe những kỷ niệm buồn vui trong thời gian học tại Mỹ và khuyên Việt nên cố gắng chịu khó học tập, tích lũy kinh nghiệm, cái hay, cái tốt của xứ người để mai sau về đóng góp cho Đà Nẵng, cho đất nước. Việt đã chăm chú, xúc động lắng nghe và hứa sẽ quyết tâm, không phụ lòng của gia đình cũng như các thế hệ cha anh đã gửi gắm niềm tin vào mình. Lúc này, tôi lại mừng vì cháu thành công, nổi tiếng, nhưng vẫn chịu khó học hỏi, yêu, biết ơn và tìm cách trả ơn quê hương xứ sở. Và, tôi vui, bởi một chút công sức, một chút tấm lòng mà tôi dành cho cháu ngày nào không uổng phí... N.T.H NGÔ THANH Hải Huỳnh Minh Việt (phải) Huỳnh Minh Việt là tác giả của “Viet- nam Medical Project”, dự án tổ chức cho các bác sĩ và sinh viên y khoa quốc tế tình nguyện sang Việt Nam chữa bệnh miễn phí cho người nghèo; là thủ lĩnh của nhóm sinh viên Đại học Stanford mang tên Sealnet nghiên cứu về mối quan hệ giữa doanh nghiệp với môi trường; thành viên trong ban lãnh đạo VietAbroader của nhóm sinh viên Việt Nam đang du học tại Mỹ nhằm giúp đỡ những sinh viên Việt Nam có ý định du học tại Mỹ nói riêng và nước ngoài nói chung. Năm 2005, ở tuổi 22, Việt đại diện cho sinh viên toàn nước Mỹ lọt vào danh sách 50 sinh viên xuất sắc nhất thế giới để dự chương trình lãnh đạo toàn cầu do Quỹ Goldman Sachs và Viện Giáo dục quốc tế (IIE) tổ chức tại New York. Việt cũng là trường hợp duy nhất được WB nhận làm thực tập sinh tại chi nhánh Việt Nam. trong và ngoài nước truy cập. Bận rộn với biết bao công việc, vậy mà người nữ du kích năm xưa vẫn luôn đau đáu nghĩ về người nghèo và gia đình chính sách. Khi còn công tác trong ngành Kiểm sát, ngoài giờ làm việc, chị gõ cửa từng nhà, từng đơn vị quyên góp xây nhà tình nghĩa cho bà Nguyễn Thị Hồng có hoàn cảnh neo đơn, thuộc đối tượng chính sách ở xã Sơn Viên, Nông Sơn. Tháng 10-2010, VPCC Bảo Nguyệt vượt sóng to gió lớn đến với bà con dân nghèo tại Quảng Bình với 240 suất quà, mỗi suất 200.000 đồng và liên tục có nhiều chuyến thiện nguyện giúp đỡ mẹ liệt sĩ ở Tam Kỳ (Quảng Nam), hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam ở Hòa Vang (Đà Nẵng). Mỗi dịp Xuân về, chị lại cùng cán bộ VPCC trích lương, thưởng ủng hộ Quỹ Vì người nghèo của UBND P. Phước Ninh (Q. Hải Châu) - nơi đứng chân của VPCC Bảo Nguyệt, hỗ trợ kinh phí cho Hội LHPN xã Sơn Viên quê hương chị. Trong chuyến “Hành trình về nguồn” vào tháng 7-2012, chị Nguyệt cùng Hiệp hội nữ doanh nhân Đà Nẵng về lại chiếc nôi cách mạng ở xã Trà Bui, H. Bắc Trà My, Quảng Nam và đóng góp từ thiện 6 triệu đồng cho cơ sở. Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam, chị lại cùng Hiệp hội nữ doanh nhân TP tặng 200 suất quà cho người lang thang cơ nhỡ tại Trung tâm bảo trợ xã hội TP Đà Nẵng... Nghĩ về chị Nguyệt, lắm lúc tôi tự hỏi phải chăng mình quá hời hợt nên dù đã được gặp từ hơn 20 năm trước, vậy mà vẫn không hề biết chị từng có quá khứ thật oanh liệt và hiện vẫn mang trên mình bao vết thương chiến tranh buốt nhức khi trái gió trở trời. Bây giờ tôi mới hiểu, dù lúc nào cũng đau đáu nhớ tháng ngày gian khổ, đạn bom, thiếu cơm lạt muối và sự sống – cái chết kề bên, nhưng chị chỉ thầm lặng giữ lại tất cả điều đó như là kỷ vật và tiếp tục cống hiến. Chị tâm sự, hồi đất nước chiến tranh, ai cũng cầm súng đánh giặc chứ đâu phải riêng chị. Ngày hòa bình, dù mang thương tích nhưng vẫn may mắn hơn bao đồng đội đã ngã xuống. Tìm về chiến trường xưa, đến với gia đình chính sách và người nghèo là điều hạnh phúc vì được trở về giữa ấm áp ân tình... Thế mới hiểu, trong cuộc sống thường nhật còn có bao điều cao cả nhưng bình dị khiêm nhường khiến chúng ta phải ngỡ ngàng. Đúng như cái tên Minh Nguyệt, chị như ánh trăng quê luôn tỏa sáng. Ánh trăng ấy không lung linh diễm lệ mà thanh khiết, mộc mạc, giản dị như là lẽ sống của người con gái Việt Nam: không tiếc máu xương vì một đất nước hòa bình và cần mẫn, tận tụy cống hiến hết mình để tô điểm cuộc sống mà không màng đến bảng vàng hay tấm huân chương. Có phải vậy chăng nên dù bất cứ ở đâu, bất cứ hoàn cảnh nào, “bông hồng Núi Chúa” năm nào vẫn luôn luôn vẹn nguyên một trái tim nhân hậu! N.Đ.N

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

8 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

21Xuân Giáp Ngọ

Bông hồng xứ Quảng

Một chuyện về HuỳNH MiNH Việt

Vào thời điểm tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng chia tách thành hai đơn vị hành chính (tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng), tôi về công tác tại CA

tỉnh Quảng Nam, nhận nhiệm vụ Trưởng phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về TTXH. Hôm ấy, đúng vào ngày thứ hai đầu tháng, tôi đến cơ quan làm việc, bất ngờ nhìn thấy trước cửa phòng một cậu bé nhoẻn miệng cười, nhanh nhẹn: “Chào chú Hải”. Tôi hỏi cháu: “Có chuyện gì mà con đến phòng chú sớm vậy?”. “Con xin làm chứng minh nhân dân”, cháu trả lời. Tôi hỏi tiếp: “Cháu tên gì? Làm chứng minh nhân dân chắc có chuyện gì cần vội?”. Cậu bé nói: “Thưa chú, cháu tên Huỳnh Minh Việt, cháu vừa trúng tuyển du học do Đại sứ quán Singapore tại Hà Nội trực tiếp tổ chức thi tuyển, nhưng không biết có được đi không?”. Nghe vậy, tôi hỏi thêm Việt về chuyện học hành thi cử, hoàn cảnh gia đình, những khó khăn về các thủ tục giấy tờ... Nghe Việt kể, tôi cuốn hút vào câu chuyện vượt khó vươn lên học tập của cháu, rất khâm phục và cũng rất chạnh lòng. Vậy là, nhân buổi giao ban đơn vị, tôi quyết định mời em Việt vào nói chuyện về hoàn cảnh: khó khăn, cha mẹ làm nông, nhà tận Gò Nổi, Điện Bàn, trường ở xa, nhưng em cố gắng học tốt... Trong thâm tâm tôi muốn gửi một thông điệp đến hơn 30 CBCS, với những người xa nhà, xa Đà Nẵng vào Quảng Nam công tác để biết mà động viên con cái học tập nên người. Đồng thời sau buổi nói chuyện, tôi giao Trung tá Nguyễn Văn Quân, Đội trưởng làm thủ tục cấp ngay CMND cho Việt. Cùng buổi sáng đó, tôi đưa Việt sang Phòng Xuất nhập cảnh nhờ làm các thủ tục. Tôi cũng điện về CA địa phương nơi em cư trú và nhờ Trưởng CAH Điện Bàn tạo mọi điều kiện tốt nhất để em làm kịp hồ sơ. Kết quả không ngờ, chỉ mấy hôm sau, hồ sơ của Việt đều hoàn thành đầy đủ để cháu cùng 21 bạn trong đoàn sang Singapore học tập.

Không lâu sau tốt nghiệp phổ thông tại Singapore, nghe đâu Việt từ chối học bổng đại học của Chính phủ nước này học tiếp, nếu như chịu đổi quốc tịch... và tìm học bổng sang Mỹ học tiếp. Từ đó, cứ mỗi lần về Việt Nam, Việt lại đến thăm tôi. Việt kể kết quả học tập, đi làm từ thiện, rồi Việt đưa đoàn bác sĩ nước ngoài về Cúc Phương, Nho Quan, Gia Viễn (Ninh Bình), Duy Xuyên - Quảng Nam để khám chữa bệnh miễn phí cho nhân dân...

Có lần Việt về thăm tôi lại khoe cháu lọt vào danh sách 50 sinh viên xuất sắc nhất thế giới, được dự cuộc gặp gỡ Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc. Tôi có hỏi cháu về tiêu chuẩn để lựa chọn sinh viên xuất sắc. Việt trả

lời: “Do Quỹ từ thiện toàn cầu và Viện Giáo dục Quốc tế bình chọn với 3 tiêu chí: học tập xuất sắc, khả năng lãnh đạo và khả năng giao tiếp”. Nghe vậy, tôi rất mừng cho cháu, và cũng tự hào về trí tuệ, bản lĩnh tri thức trẻ của nước nhà...

Hè năm ngoái, trong lần Việt ghé thăm tôi, hai chú cháu đi dọc sông Hàn rồi vào quán cà-phê bên đường Bạch Đằng trò chuyện về những dự kiến của cháu ở quê hương. Tôi sực nhớ, rồi điện anh Lâm Quang Minh, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư TP Đà Nẵng mời đến dùng nước giải khát. Anh Minh vui vẻ nhận lời cùng xuống quán cà-phê gặp Việt. Ba chúng tôi cùng nhau chuyện trò rôm rả. Anh Lâm Quang Minh kể cho Việt nghe những kỷ niệm buồn vui trong thời gian học tại Mỹ và khuyên Việt nên cố gắng chịu khó học tập, tích lũy kinh nghiệm, cái hay, cái tốt của xứ người để mai sau về đóng góp cho Đà Nẵng, cho đất nước. Việt đã chăm chú, xúc động lắng nghe và hứa sẽ quyết tâm, không phụ lòng của gia đình cũng như các thế hệ cha anh đã gửi gắm niềm tin vào mình. Lúc này, tôi lại mừng vì cháu thành công, nổi tiếng, nhưng vẫn chịu khó học hỏi, yêu, biết ơn và tìm cách trả ơn quê hương xứ sở. Và, tôi vui, bởi một chút công sức, một chút tấm lòng mà tôi dành cho cháu ngày nào không uổng phí...

N.T.H

NGÔ THANH Hải

Huỳnh Minh Việt (phải)

Huỳnh Minh Việt là tác giả của “Viet-nam Medical Project”, dự án tổ chức cho các bác sĩ và sinh viên y khoa quốc tế tình nguyện sang Việt Nam chữa bệnh miễn phí cho người nghèo; là thủ lĩnh của nhóm sinh viên Đại học Stanford mang tên Sealnet nghiên cứu về mối quan hệ giữa doanh nghiệp với môi trường; thành viên trong ban lãnh đạo VietAbroader của nhóm sinh viên Việt Nam đang du học tại Mỹ nhằm giúp đỡ những sinh viên Việt Nam có ý định du học tại Mỹ nói riêng và nước ngoài nói chung. Năm 2005, ở tuổi 22, Việt đại diện cho sinh viên toàn nước Mỹ lọt vào danh sách 50 sinh viên xuất sắc nhất thế giới để dự chương trình lãnh đạo toàn cầu do Quỹ Goldman Sachs và Viện Giáo dục quốc tế (IIE) tổ chức tại New York. Việt cũng là trường hợp duy nhất được WB nhận làm thực tập sinh tại chi nhánh Việt Nam.

trong và ngoài nước truy cập. Bận rộn với biết bao công việc,

vậy mà người nữ du kích năm xưa vẫn luôn đau đáu nghĩ về người nghèo và gia đình chính sách. Khi còn công tác trong ngành Kiểm sát, ngoài giờ làm việc, chị gõ cửa từng nhà, từng đơn vị quyên góp xây nhà tình nghĩa cho bà Nguyễn Thị Hồng có hoàn cảnh neo đơn, thuộc đối tượng chính sách ở xã Sơn Viên, Nông Sơn. Tháng 10-2010, VPCC Bảo Nguyệt vượt sóng to gió lớn đến với bà con dân nghèo tại Quảng Bình với 240 suất quà, mỗi suất 200.000 đồng và liên tục có nhiều chuyến thiện nguyện giúp đỡ mẹ liệt sĩ ở Tam Kỳ (Quảng Nam), hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam ở Hòa Vang (Đà Nẵng). Mỗi dịp Xuân về, chị lại cùng cán bộ VPCC trích lương, thưởng ủng hộ Quỹ Vì người nghèo của UBND P. Phước Ninh (Q. Hải Châu) - nơi đứng chân của VPCC Bảo Nguyệt, hỗ trợ kinh phí cho Hội LHPN xã Sơn Viên quê hương chị. Trong chuyến “Hành trình về nguồn” vào tháng 7-2012, chị Nguyệt cùng Hiệp hội nữ doanh nhân Đà Nẵng về lại chiếc nôi cách mạng ở xã Trà Bui, H. Bắc Trà My, Quảng Nam và đóng góp từ thiện 6 triệu đồng cho cơ sở. Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam, chị lại cùng Hiệp hội nữ doanh nhân TP tặng 200 suất quà cho người lang thang cơ nhỡ tại Trung tâm bảo trợ xã hội TP Đà Nẵng...

Nghĩ về chị Nguyệt, lắm lúc tôi tự hỏi phải chăng mình quá hời hợt nên dù đã được gặp từ hơn 20 năm trước, vậy mà vẫn không hề biết chị từng có quá khứ thật oanh liệt và hiện vẫn mang trên mình bao vết thương chiến tranh buốt nhức khi trái gió trở trời. Bây giờ tôi mới hiểu, dù lúc nào cũng đau đáu nhớ tháng ngày gian khổ, đạn bom, thiếu cơm lạt muối và sự sống – cái chết kề bên, nhưng chị chỉ thầm lặng giữ lại tất cả điều đó như là kỷ vật và tiếp tục cống hiến. Chị tâm sự, hồi đất nước chiến tranh, ai cũng cầm súng đánh giặc chứ đâu phải riêng chị. Ngày hòa bình, dù mang thương tích nhưng vẫn may mắn hơn bao đồng đội đã ngã xuống. Tìm về chiến trường xưa, đến với gia đình chính sách và người nghèo là điều hạnh phúc vì được trở về giữa ấm áp ân tình...

Thế mới hiểu, trong cuộc sống thường nhật còn có bao điều cao cả nhưng bình dị khiêm nhường khiến chúng ta phải ngỡ ngàng. Đúng như cái tên Minh Nguyệt, chị như ánh trăng quê luôn tỏa sáng. Ánh trăng ấy không lung linh diễm lệ mà thanh khiết, mộc mạc, giản dị như là lẽ sống của người con gái Việt Nam: không tiếc máu xương vì một đất nước hòa bình và cần mẫn, tận tụy cống hiến hết mình để tô điểm cuộc sống mà không màng đến bảng vàng hay tấm huân chương. Có phải vậy chăng nên dù bất cứ ở đâu, bất cứ hoàn cảnh nào, “bông hồng Núi Chúa” năm nào vẫn luôn luôn vẹn nguyên một trái tim nhân hậu!

N.Đ.N