Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh thỪa thiÊn huẾ dự thảo 6 ......2016/07/21  · qlhcnn quản lý...

162
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ QUY HOẠCH ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 Huế, tháng 6 năm 2016 Dự thảo 6-2016

Upload: others

Post on 05-Dec-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

QUY HOẠCH ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM

2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Huế, tháng 6 năm 2016

Dự thảo 6-2016

Page 2: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

QUY HOẠCH ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH

THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020,

TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

CHỦ ĐẦU TƯ

Sở Thông tin và Truyền thông

tỉnh Thừa Thiên Huế

Giám đốc

Lê Sỹ Minh

ĐƠN VỊ TƯ VẤN

Trung tâm Công nghệ thông tin

tỉnh Thừa Thiên Huế

Giám đốc

Lê Vĩnh Chiến

Huế, tháng 6 năm 2016

Page 3: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 i

MỤC LỤC

PHẦN 1 - GIỚI THIỆU VỀ QUY HOẠCH ................................................... 1

I. Tên quy hoạch ................................................................................................. 1

II. Vai trò, vị thế của CNTT và sự cần thiết xây dựng quy hoạch....................... 1

1. Vị thế của ngành CNTT tỉnh trong cả nước ............................................. 1

2. Đóng góp vào tăng trưởng của tỉnh. ......................................................... 2

3. Thu hút lao động và giải quyết việc làm ................................................... 3

4. Thu hút đầu tư phát triển ........................................................................... 4

5. Khai thác, phát huy lợi thế của tỉnh .......................................................... 4

6. Sự cần thiết xây dựng quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT ............. 5

III. Cơ sở pháp lý xây dựng quy hoạch ................................................................. 6

1. Văn bản của Chính phủ, Bộ, Ngành ......................................................... 6

2. Các văn bản của tỉnh ................................................................................. 8

PHẦN 2 - GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT ĐẶC ĐIỂM VỀ PHÁT TRIỂN KTXH

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .............................................................................. 11

I. Điều kiện tự nhiên, xã hội ............................................................................. 11

1. Địa lý tự nhiên ......................................................................................... 11

2. Phân chia hành chính .............................................................................. 11

3. Một số tài nguyên .................................................................................... 12

4. Cơ sở hạ tầng ........................................................................................... 12

5. Điều kiện phát triển kinh tế, xã hội ......................................................... 13

II. Tình hình phát triển kinh tế xã hội ................................................................ 13

1. Thành tựu phát triển kinh tế xã hội ......................................................... 13

2. Một số nhận định điểm mạnh, yếu và vấn đề rút ra của tỉnh về tự nhiên và

kinh tế xã hội dưới góc độ CNTT ........................................................... 14

PHẦN 3 - HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CNTT TỈNH

THỪA THIÊN HUẾ ......................................................................................... 16

I. Hạ tầng công nghệ thông tin ......................................................................... 16

1. Trung tâm Thông tin dữ liệu điện tử tỉnh ............................................... 16

2. Hạ tầng CNTT tại các cơ quan ................................................................ 18

3. Hạ tầng mạng diện rộng (WAN) của tỉnh ............................................... 18

4. Hạ tầng CNTT công cộng (phục vụ công ích) ........................................ 19

II. Phần mềm ứng dụng ...................................................................................... 19

1. Hệ thống phần mềm ứng dụng chuyên ngành ........................................ 20

Page 4: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ii

2. Hệ thống ứng dụng phục vụ người dân/doanh nghiệp ............................ 21

3. CSDL chuyên ngành ............................................................................... 23

4. CSDL dùng chung ................................................................................... 23

5. CSDL thông tin địa lý (GIS Huế) ........................................................... 23

III. Hiện trạng nhân lực CNTT ........................................................................... 24

IV. Phát triển công nghiệp CNTT ....................................................................... 24

1. Công nghiệp phần cứng .......................................................................... 24

2. Công nghiệp phần mềm .......................................................................... 25

3. Công nghiệp nội dung số ........................................................................ 25

4. Hạ tầng để triển khai phát triển sản xuất gia công phần mềm ................ 25

5. Nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp CNTT .............. 25

6. Cơ chế chính sách ................................................................................... 25

7. Nhận định về lợi thế, hạn chế trong phát triển công nghiệp CNTT tỉnh 26

V. Nhìn nhận, đánh giá giá một số kết quả giai đoạn CNTT 2006-2014 .......... 27

1. Những kết quả đạt được .......................................................................... 27

2. Những hạn chế và nguyên nhân .............................................................. 29

3. Cơ hội, thách thức ứng dụng và phát triển CNTT .................................. 30

PHẦN 4 - DỰ BÁO XU HƯỚNG CNTT NÓI CHUNG VÀ SỰ PHÁT

TRIỂN, ỨNG DỤNG CNTT TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ............................ 39

I. Xu hướng CNTT trên thế giới ....................................................................... 39

1. Xu hướng hội tụ mạng viễn thông về mạng thế hệ sau .......................... 39

2. Xu hướng tích hợp và sử dụng giao diện mở .......................................... 39

3. Xu hướng phát triển và sử dụng phần mềm nguồn mở .......................... 39

4. Xu hướng phát triển công nghệ lưu trữ ................................................... 39

5. Xu hướng phát triển và sử dụng mạng cục bộ không dây ...................... 40

6. Xu hướng phát triển truyền thông đa phương tiện và hội tụ CNTT - Viễn

thông - Phát thanh và truyền hình ........................................................... 40

7. Xu hướng sử dụng công nghệ điện toán đám mây ................................. 41

8. Xu hướng viễn thông .............................................................................. 41

9. Xu hướng toàn cầu hóa ........................................................................... 41

10. Xu hướng chuyển dịch sản xuất đến các quốc gia có giá lao động thấp 42

11. Xu hướng hình thành nền kinh tế trí thức ............................................... 42

II. Tình hình và xu hướng và các mục tiêu cơ bản về CNTT quốc gia ............. 43

1. Một số điển hình ứng dụng CNTT và triển khai CQĐT ......................... 43

Page 5: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 iii

2. Mô hình HTTT chính quyền điện tử quốc gia ........................................ 45

3. Xu hướng và mục tiêu cơ bản về CNTT quốc gia .................................. 48

III. Dự báo ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế ....................... 49

1. Phương pháp và căn cứ dự báo ............................................................... 49

2. Dự báo ứng dụng và phát triển CNTT đến 2020 .................................... 49

PHẦN 5 - QUY HOẠCH ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CNTT TỈNH

THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 ........ 55

I. Quan điểm, yêu cầu ứng dụng và phát triển CNTT ...................................... 55

1. CNTT trở thành động lực cho sự phát triển KTXH ................................ 55

2. Ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ các mục tiêu KTXH của tỉnh ... 55

3. Tối ưu hóa đầu tư ứng dụng và phát triển CNTT, bảo đảm tính kế thừa và

tính hiện đại ............................................................................................. 56

II. Mục tiêu ứng dụng và phát triển CNTT ........................................................ 57

1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 57

2. Các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020 ....................................... 58

3. Tầm nhìn đến năm 2030 đối với một số chỉ tiêu cơ bản......................... 61

III. Quy hoạch tổng thể về lĩnh vực CNTT của tỉnh ........................................... 62

1. Định hướng nội dung ứng dụng và phát triển CNTT ............................. 62

2. Hệ thống CNTT của tỉnh ......................................................................... 62

3. Đào tạo, truyền thông CNTT .................................................................. 67

4. Phát triển công nghiệp CNTT ................................................................. 68

5. Xây dựng, áp dụng cơ chế chính sách CNTT ......................................... 70

IV. Quy hoạch nhiệm vụ, giải pháp ứng dụng và phát triển CNTT.................... 72

1. Phát triển hệ thống hạ tầng CNTT .......................................................... 72

2. Ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực ....................................................... 73

3. Đào tạo nhân lực và truyền thông CNTT................................................ 83

4. Phát triển công nghiệp CNTT ................................................................. 85

5. Hoàn thiện các cơ chế, chính sách CNTT ............................................... 87

V. Quy hoạch các chương trình, dự án CNTT trọng điểm ................................ 88

1. Nhóm các chương trình, dự án về hạ tầng CNTT tỉnh ........................... 89

2. Nhóm các chương trình, dự án ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà

nước ......................................................................................................... 89

3. Nhóm các chương trình, dự án CNTT phục vụ công dân, doanh nghiệp và

một số ngành, lĩnh vực trọng tâm ........................................................... 89

Page 6: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 iv

4. Nhóm các chương trình, dự án về phát triển công nghiệp CNTT tỉnh ... 90

5. Nhóm các chương trình, dự án về ðào tạo, truyền thông CNTT ............ 90

6. Nhóm các chương trình, dự án về cơ chế, chính sách CNTT ................. 91

PHẦN 6 - GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN ....................................... 92

I. Giải pháp tài chính ........................................................................................ 92

1. Khái toán kinh phí đầu tư (theo dự án đề xuất) ...................................... 92

2. Phân kỳ đầu tư ......................................................................................... 92

3. Phương án tài chính ................................................................................ 93

II. Giải pháp tổ chức thực hiện .......................................................................... 93

1. Tổ chức quản lý ....................................................................................... 93

2. Nguồn nhân lực ....................................................................................... 93

3. Cơ chế, chính sách .................................................................................. 94

4. Phân công nhiệm vụ ................................................................................ 94

PHẦN 7 - KẾT LUẬN .................................................................................... 98

I. Đối với người dân ......................................................................................... 98

II. Đối với doanh nghiệp và nhà đầu tư ............................................................. 99

III. Đối với chính quyền ...................................................................................... 99

IV. Đối với xã hội ................................................................................................ 99

PHẦN 8 - PHỤ LỤC ......................................................................................... 1

I. Một số thống kê hiện trạng CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế ............................... 1

1. Thống kê chung ......................................................................................... 1

2. Hạ tầng kỹ thuật CNTT ............................................................................. 1

3. Các giải pháp an toàn thông tin ................................................................. 2

4. Các giải pháp an toàn dữ liệu .................................................................... 3

5. Nhân lực CNTT......................................................................................... 4

6. Ứng dụng CNTT ....................................................................................... 5

7. Triển khai các ứng dụng cơ bản tại UBND tỉnh: ...................................... 7

8. Phần mềm khác ......................................................................................... 7

9. Xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành: .............................................. 8

10. Sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của các CQNN của tỉnh: ......... 9

11. Triển khai ứng dụng phần mềm nguồn mở ............................................... 9

12. Cổng/trang thông tin điện tử của tỉnh: .................................................... 11

13. Sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực CNTT ............................................ 11

Page 7: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 v

II. Bản đồ hiện trạng CNTT tỉnh ....................................................................... 12

1. Điểm kết nối mạng diện rộng tỉnh .......................................................... 12

2. Điểm Wi-Fi công cộng ............................................................................ 23

3. Điểm đào tạo về CNTT ........................................................................... 25

4. Doanh nghiệp phần cứng ........................................................................ 25

5. Doanh nghiệp phần mềm ........................................................................ 28

6. 31

7. Doanh nghiệp dịch vụ CNTT .................................................................. 32

8. Trung tâm, tổ chức nghiên cứu CNTT .................................................... 37

III. Danh mục các dự án CNTT đề xuất .............................................................. 38

Page 8: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vi

THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT

Thuật ngữ Định nghĩa

UBND Ủy ban nhân dân

TTHC Thủ tục hành chính

CCHC Cải cách hành chính

QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước

QLNN Quản lý nhà nước

CBCCVC Cán bộ, công chức, viên chức

TT TTDLĐT Trung tâm Thông tin dữ liệu điện tử

KTXH Kinh tế xã hội

KHCN Khoa học – Công nghệ

CPĐT Chính phủ điện tử

CQĐT Chính quyền điện tử

CSĐT Công sở điện tử

CNTT Công nghệ thông tin

HTTT Hệ thống thông tin

TMĐT Thương mại điện tử

CSDL Cơ sở dữ liệu

CNTT-TT Công nghệ thông tin - Truyền thông

TT&TT Thông tin và Truyền thông

VPN Mạng riêng ảo (Virtual Private Network)

GIS Thông tin địa lý (Geographic Information System)

LAN Mạng nội bộ (Local Area Network)

WAN Mạng diện rộng (Wide Area Network)

G2G Chính quyền với Chính quyền (Government to

Government)

Page 9: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vii

G2B Chính quyền với Doanh nghiệp (Government to Business)

G2C Chính quyền với Công dân (Government to Customer)

B2B Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (Business to Business)

B2C Doanh nghiệp với Khách hàng (Business to Customer)

MAN Mạng đô thị (Metropolitan Area Network)

SAN Vùng mạng lưu trữ dữ liệu (Storage Area Network)

Page 10: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 1

PHẦN 1 - GIỚI THIỆU VỀ QUY HOẠCH

I. Tên quy hoạch

Quy hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế

đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

II. Vai trò, vị thế của CNTT và sự cần thiết xây dựng quy hoạch

1. Vị thế của ngành CNTT tỉnh trong cả nước

CNTT ngày nay đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, góp

phần vào sự tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và làm thay đổi cơ bản cách

quản lý, học tập, làm việc của con người. Rất nhiều nước đã coi sự phát triển

CNTT là hướng ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Thế giới dưới

những tác động của CNTT đã và đang đi vào nền kinh tế tri thức.

Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Bộ Chính trị về

đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội

nhập quốc tế (gọi tắt là Nghị quyết 36) xác định CNTT là một công cụ hữu hiệu

tạo lập phương thức phát triển mới; là một động lực quan trọng phát triển kinh tế

tri thức, xã hội thông tin, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong quá trình

hội nhập quốc tế; CNTT là yếu tố quan trọng bảo đảm thực hiện thành công ba

đột phá chiến lược nên cần được ưu tiên trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

phát triển KTXH.

Tỉnh Thừa Thiên Huế, - đặc biệt thành phố Huế - có vị trí quan trọng trong

cả nước. Huế có quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản

văn hóa thế giới, là thành phố Festival. Huế là trung tâm văn hóa du lịch bậc nhất

của cả nước, là trung tâm y tế lớn, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học lớn của

khu vực miền Trung với Bệnh viện trung ương Huế, Đại học Huế..., có nguồn lực

lớn về KHCN nói chung và CNTT nói riêng, là một trong 5 tỉnh thuộc vùng kinh

tế trọng điểm miền Trung.

Nhận thức được tầm quan trọng của CNTT, trong thời gian qua, Đảng và

Nhà nước đã chỉ đạo sâu sát và đầu tư đáng kể cho việc ứng dụng và phát triển

CNTT trong đời sống kinh tế xã hội. Việc ứng dụng và phát triển CNTT của Thừa

Thiên Huế trong thời gian qua đã nhận được sự quan tâm của Tỉnh ủy, của Ủy ban

nhân dân các cấp và của các sở ban ngành.

Tỉnh Thừa Thiên Huế luôn đứng trong nhóm đầu của các tỉnh có chỉ số sẵn

sàng ứng dụng CNTT (ICT-Index) cao trong quốc gia. Theo số liệu thống kê giai

đoạn từ 2007-2011 thì Thừa Thiên Huế xếp thứ 4 cả nước. Năm 2013, chỉ số của

Page 11: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 2

tỉnh được xếp thứ 6, năm 2014 xếp thứ 7, năm 2015 xếp thứ 11. Qua những số

liệu chúng ta có thể dễ dàng thấy được tỉnh đã có những nền tảng căn bản khá tốt

cho việc ứng dụng CNTT. Trong những năm qua, mặc dù với số tiền đầu tư không

lớn so với mặt bằng chung toàn quốc nhưng tỉnh đã có khá nhiều hệ thống CNTT

vận hành ổn định.

2. Đóng góp vào tăng trưởng của tỉnh.

- Xu hướng các nước trên thế giới hiện nay và trong tương lai đều lấy việc ứng

dụng và phát triển CNTT- trọng tâm là xây dựng và hoàn thiện CQĐT - để làm

hài hòa và thỏa mãn các yêu cầu chính đáng của người dân; làm nguyên tắc lãnh

đạo, điều hành nhằm mục tiêu ổn định chính trị, phát triển kinh tế, phát triển xã

hội. Việc triển khai xây dựng và ứng dụng hiệu quả CQĐT là yêu cầu tất yếu để

chính quyền nâng cao chất lượng hoạt động chỉ đạo điều hành, giảm thiểu chi phí

xã hội, xúc tiến và thu hút đầu tư, phát triển thương mại, du lịch; nâng cao tính

minh bạch, cải tiến môi trường, chính sách; quảng bá và cung cấp thông tin đa

dạng, nhanh chóng, có chất lượng phục vụ cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp

và du khách ở mức độ cao. Do đó, việc Thừa Thiên Huế ứng dụng và phát triển

CNTT theo định hướng trọng tâm là ứng dụng và phát triển CQĐT được cũng sẽ

trở thành một yếu tố quan trọng tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội,

quốc phòng an ninh của tỉnh.

- Sự phát triển CNTT có hai tác động cơ bản. Thứ nhất là tác động lên việc

hình thành ngành công nghiệp công nghệ cao như công nghiệp phần cứng, công

nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung. Thứ hai, CNTT tạo tiền đề cho việc

nâng cao năng suất, hiệu quả các hoạt động phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội,

thúc đẩy hội nhập của quá trình kinh doanh, quản lý điều hành. CNTT là công cụ,

phương tiện đắc lực không thể thiếu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại

hóa; nhất là trong quá trình hội nhập quốc tế, là công cụ tất yếu trong thời đại kinh

tế tri thức..

Sau đây là một số điển hình của tỉnh về việc ứng dụng và phát triển hiệu quả

CNTT:

- Ứng dụng CNTT hiệu quả trong quản lý hoạt động nội bộ các cơ quan nhà

nước trên địa bàn tỉnh; cung cấp đầy đủ, nhanh chóng các thông tin hoạt động

điều hành của tỉnh cùng nhiều dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Hệ thống Cổng/Trang thông tin điện tử của tỉnh đã được vận hành ổn định, tin tức

cập nhật có tính thời sự, phục vụ kịp thời sự lãnh đạo, chỉ đạo của UBND tỉnh;

Page 12: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 3

các quy trình, TTHC được công khai minh bạch cùng các dịch vụ công cơ bản ở

mức 1 và mức 2 và một số dịch vụ ở mức độ 3 trên Cổng thông tin điện tử tỉnh đã

mang lại nhiều thông tin, thuận tiện cho người dân và tổ chức, doanh nghiệp, từng

bước tăng cường công tác cải cách hành chính tại địa phương.

- Hệ thống thư điện tử công vụ được triển khai, cung cấp cho tất cả CBCCVC

trên địa bàn tỉnh.

- HTTT địa lý tỉnh Thừa Thiên Huế (GISHue) đã hoạt động và vận hành các

phân hệ GISHue (các CSDL nền địa hình toàn tỉnh, CSDL chuyên ngành trên nền

GIS đang từng bước hoàn thiện).

- Tỉnh đã đưa vào vận hành sử dụng hệ thống 5 phần mềm dùng chung tại tất

cả các sở ban ngành, UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế và một số

phường/xã. Bao gồm: Quản lý văn bản và điều hành; Đăng ký xếp lịch và phát

hành Giấy mời qua mạng; Quản lý hồ sơ một cửa; Theo dõi tiếp dân và giải quyết

đơn thư, khiếu nại, tố cáo; Quản lý, theo dõi ý kiến chỉ đạo và văn bản ban hành.

- Các phần mềm quản lý chuyên ngành của các sở ban ngành cũng được đầu

tư phát triển, ứng dụng khá hiệu quả.

- Các doanh nghiệp, trường học, bệnh viện… trên địa bàn tỉnh cũng đã bước

đầu triển khai ứng dụng hiệu quả CNTT nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của

mình.

- Công tác đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực CNTT cũng được lãnh đạo tỉnh

chú trọng. Hiện nay, nhờ các chính sách thu hút, khuyến khích, nguồn nhân lực

CNTT trong cơ quan nhà nước, trong các doanh nghiệp và xã hội đã tăng đáng kể

cả về số lượng và chất lượng.

3. Thu hút lao động và giải quyết việc làm

- Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của CNTT-TT, kết hợp với những

tính năng ưu việt, sự tiện dụng và ứng dụng rộng rãi, CNTT-TT là một phần không

thể thiếu của nhiều ngành trong công cuộc xây dựng và phát triển xã hội. Nhiều

lĩnh vực từ quản lý hành chính, quản lý kinh tế, tự động hóa công nghiệp …đến

các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế đều có thay đổi đáng kể nhờ ứng dụng tin

học. Các ngành, các lĩnh vực kinh tế xã hội muốn ứng dụng CNTT hiệu quả thì

nhân lực CNTT là yếu tố quan trọng, đặc biệt là đối với ngành công nghiệp CNTT,

trong đó có công nghiệp phần mềm – lĩnh vực mà Thừa Thiên Huế đang chú trọng

phát triển. Bên cạnh đó Thừa Thiên Huế là trung tâm giáo dục lớn của miền Trung

với hệ thống các cơ sở đào tạo (đại học, cao đẳng và dạy nghề) tạo ra nguồn lao

Page 13: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 4

động nói chung và lao động CNTT nói riêng cho tỉnh và cho toàn vùng. Do đó,

CNTT-TT phát triển sẽ thu hút lượng lớn lao động là các sinh viên ra trường hằng

năm và lao động có kinh nghiệm trong tỉnh và từ các địa phương khác, phần nào

giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động

4. Thu hút đầu tư phát triển

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển ngành

công nghiệp CNTT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Theo đó, Chương

trình phấn đấu đến 2020 tăng trưởng tối thiểu 15%/năm đối với lĩnh vực phần

mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT; thu hút nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước

ngoài (FDI) vào các lĩnh vực trọng điểm, trong đó lĩnh vực phần cứng điện tử thu

hút 5 tỷ USD đầu tư FDI trong giai đoạn 2015-2020. Đồng thời, nâng cao sức

cạnh tranh, duy trì vị trí là một trong 10 nước đứng đầu trong lĩnh vực cung cấp

dịch vụ gia công phần mềm và nội dung số. Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội

duy trì vị trí thuộc nhóm 10 thành phố hấp dẫn về gia công phần mềm toàn cầu.

Một trong những nhiệm vụ mà Chương trình của Chính phủ đặt ra là phát

triển sản phẩm CNTT trọng điểm. Theo đó, triển khai lựa chọn sản phẩm, tổ chức,

doanh nghiệp tham gia, hỗ trợ đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, phát triển, sản

xuất, xúc tiến, thương mại hóa, triển khai thử nghiệm và các nội dung liên quan

khác. Trong đó, chú trọng đầu tư phát triển các sản phẩm:

- Phần mềm ứng dụng trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và xã hội; đặc biệt

là các phần mềm cho các hệ thống lớn, phần mềm ứng dụng trên mạng di động, mạng

Internet;

- Phát triển các sản phẩm, giải pháp dựa trên phần mềm nguồn mở và trên nền

công nghệ mở;

- Phát triển các sản phẩm nội dung số thương hiệu Việt; các sản phẩm phục vụ cơ

quan nhà nước, giáo dục, nông nghiệp, nông thôn; các sản phẩm trên mạng di động,

Internet, công cụ, dịch vụ tìm kiếm trên mạng;

- Đầu tư nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sản xuất các sản phẩm phần cứng, tích hợp

hệ thống mà Việt Nam có lợi thế hoặc vì yêu cầu an toàn an ninh; các sản phẩm vi

mạch, điện tử, bán dẫn; phát triển công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực phần cứng - điện

tử; đầu tư phát triển các sản phẩm CNTT trọng điểm, sản phẩm an toàn thông tin, sản

phẩm CNTT phục vụ các hệ thống thông tin quốc gia, an ninh, quốc phòng.

5. Khai thác, phát huy lợi thế của tỉnh

Lợi thế so sánh của tỉnh là di tích Cố đô Huế, định hướng xây dựng thành

phố Huế thành trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị của tỉnh, trung tâm du lịch,

văn hóa, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, trung tâm đào tạo chất lượng

cao, trung tâm y tế chuyên sâu và trung tâm khoa học của cả nước, trung tâm

thương mại và dịch vụ của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và khu vực miền

Trung - Tây Nguyên. Các lợi thế này luôn cần thiết có đóng góp hiệu quả của ứng

Page 14: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 5

dụng và phát triển ngành CNTT-TT, đồng thời cũng là các lĩnh vực mà CNTT-

TT có thế mạnh phát huy tốt nhất sức mạnh của mình.

- CNTT giúp phát huy nhân tố con người, trong đó quan trọng là phát triển nguồn

nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực CNTT.

- CNTT nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành

chính; nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, phát huy dân chủ và sức mạnh của các

thành phần kinh tế; tạo môi trường đầu tư thân thiện với các nhà doanh nghiệp, các

nhà đầu tư và nhân dân, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp vào mục tiêu phát triển

kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

- CNTT góp phần nâng cao hiệu quả truyền thông, tuyên truyền cùng giải pháp

quản lý bảo đảm phát triển bền vững môi trường sinh thái; gắn phát triển kinh tế - xã

hội với bảo tồn, phát huy và phát triển nền văn hóa truyền thống, các giá trị văn hóa

lịch sử của Cố đô Huế; góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà

bản sắc dân tộc; góp phần trong công tác bảo vệ môi trường sinh thái, không làm tổn

hại và suy thoái môi trường, cảnh quan thiên nhiên, các di tích văn hóa lịch sử.

- CNTT là ngành mũi nhọn trong việc xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế là

trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả

nước về văn hóa, du lịch, khoa học – công nghệ, y tế chuyên sâu, giáo dục – đào tạo

đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.

6. Sự cần thiết xây dựng quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT

Trên cơ sở xác định rõ vai trò, vị trí quan trọng của phát triển và ứng dụng

CNTT cùng với những nỗ lực của tỉnh, thời gian qua tỉnh đã phát huy hiệu quả,

thiết thực ứng dụng CNTT trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, chuyên môn hàng

ngày tại các cơ quan, đơn vị; nâng cao năng suất, chất lượng công việc, mang lại

nhiều thuận lợi đến cho người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những

thành công đạt được thì vẫn còn không ít trở ngại cần khắc phục, cần bổ sung để

việc ứng dụng và phát triển CNTT được hiệu quả hơn, cụ thể:

- Một số CBCCVC và người lao động chưa thực sự thấy được vai trò, trách nhiệm

và quyền lợi của mình trong các hệ thống CNTT của tỉnh hiện nay. Dễ dàng nhận thấy

nhất là gần như tất cả các đơn vị đều có website, nhưng rất ít người truy cập vào các

website của đơn vị mình để xem thông tin, xử lý công việc.

- Các HTTT được phát triển độc lập chưa có sự liên thông, tích hợp, phải cần tiếp

tục hoàn thiện chức năng, tính năng để đáp ứng kịp nhu cầu ứng dụng. Hệ thống dữ

liệu của tỉnh chưa tập trung dẫn đến việc khai thác, thống kê để đưa ra những quyết

định có tính vĩ mô phục vụ công tác chỉ đạo điều hành gặp khó khăn... Các hạn chế

này là do chúng ta chưa có khung một “Khung kiến trúc tổng thể (EA: Enterprise

Architecture)” để phát triển và ứng dụng CNTT một cách đồng bộ, diện rộng.

- Các chính sách, quy trình, quy định áp dụng các ứng dụng CNTT chưa đầy đủ

và chưa được chấp hành nghiêm túc dẫn đến có nơi làm tốt, nơi không.

Page 15: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 6

- Người dân vẫn chưa quan tâm, khó nắm bắt, tiếp cận sử dụng được các dịch vụ

công do chính quyền cung cấp trên nền tảng CNTT-TT. Mặt khác các dịch vụ công

do chính quyền cung cấp cũng chưa thực sự đáp ứng được nhiều nhu cầu thiết thực

của người dân.

Để khắc phục được các trở ngại, hiện thực hóa được chủ trương của Bộ Chính

trị “Đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng các yêu cầu phát

triển bền vững và hội nhập quốc tế”; hiện thực hóa được các chủ trương, chỉ đạo

của Đảng, của Chính phủ trong việc ứng dụng và phát triển CNTT trong các lĩnh

vực cách hành chính, quản lý hành chính công; thể hiện ý chí, quyết tâm chính trị

của tỉnh trong việc tiến tới nền hành chính minh bạch, hiệu quả, phục vụ phát triển

kinh tế xã hội, thu hút đầu tư, phục vụ người dân và doanh nghiệp trong thời đại

CNTT phát triển bùng nổ;... thời gian đến tỉnh cần phải tiếp tục nắm bắt, tiến hành

phân tích thực trạng, xu thế ứng dụng và phát triển CNTT, lợi thế và hạn chế của

tỉnh trong việc ứng dụng và ứng dụng và phát triển CNTT-TT để phục vụ tốt hơn

cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh. Theo đó tỉnh cần lập ra quy hoạch phát triển và

ứng CNTT từ nay đến 2020 và định hướng đến 2030 cho tỉnh; Quy hoạch là cơ

sở để xác định mô hình ứng dụng và phát triển CNTT tổng quát của một giai đoạn

dài, trọng tâm là xây dựng kiến trúc hệ thống thông tin CQĐT của tỉnh; xác định

các nội dung, hạng mục đầu tư, bố trí và thu hút mọi nguồn lực, lộ trình để xây

dựng thành công CQĐT và đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành tỉnh mạnh về

CNTT-TT; xa hơn nữa là hướng tới phát triển đô thị thông minh, chính quyền kết

nối. Quy hoạch cũng sẽ góp phần phục vụ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế

xã hội của tỉnh, từ đó giúp Đảng bộ, UBND tỉnh thực hiện thắng lợi nghị quyết

của Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra.

III. Cơ sở pháp lý xây dựng quy hoạch

Quy hoạch được xây dựng dựa trên khung pháp lý hiện hành và các văn bản

chỉ đạo, hướng dẫn của Đảng, Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông và của

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, gồm:

1. Văn bản của Chính phủ, Bộ, Ngành

- Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005.

- Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006.

- Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ ban hành

Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020.

- Nghị quyết số 13-NQ/T.Ư ngày 16 tháng 1 năm 2012 của Hội nghị lần thứ 4 Ban

Chấp hành trung ương Đảng khóa XI về Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ

nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm

2020.

- Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ về việc ban

hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/T.Ư ngày 16/01/2012

của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa XI về Xây dựng hệ

Page 16: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 7

thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp

theo hướng hiện đại vào năm 2020.

- Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Bộ Chính trị về đẩy

mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững

và hội nhập.

- Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ ban hành

chương trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 1

tháng 7 năm 2014 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt

Nam về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập

quốc tế.

- Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện

tử.

- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc

lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội; Nghị định số

04/2008/NĐ-CP ngày11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của

Nghị định số 92/2006/NĐ-CP; Thông tư số 01/2007/TT-BKH ngày 07 tháng 02 năm

2007 của Bộ Kế hoạch & Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số

92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy

hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

- Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về quy

định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công

nghiệp công nghệ thông tin.

- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về Ứng

dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.

- Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ quy

định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử

hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.

- Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 về Thương mại điện tử

- Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt

Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

- Quyết định số 13/2007/QĐ-BBCVT ngày 15 tháng 6 năm 2007 của Bộ Bưu

chính Viễn thông phê duyệt Quy hoạch phát triển Công nghệ thông tin và truyền thông

vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

- Quyết định số 50/2009/QÐ-TTg ngày 03 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính

phủ về việc ban hành Quy chế quản lý Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm

và Chương trình phát triển công nghiệp nội dung số Việt Nam”.

- Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính

phủ về việc Phê duyệt quy hoạch phát triển an toàn thông tin số quốc gia đến năm

2020.

Page 17: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 8

- Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính

phủ Phê duyệt chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động

của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 - 2015.

- Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính

phủ về việc phê duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ

thông tin và truyền thông”.

- Quyết định số 07/2015/QĐ-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính

phủ về việc Ban hành Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển thương

mại điện tử quốc gia.

- Quyết định số 392/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính

phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển ngành công nghiệp công nghệ

thông tin đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2015.

- Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính

phủ về việc Ban hành danh mục CSDL quốc gia cần ưu tiên triển khai tạo nền tảng

phát triển Chính phủ điện tử.

- Chỉ thị số 58/CT-TW ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh

ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Quyết định số 05/2007/QĐ-BTTT ngày 26 tháng 10 năm 2007 của Bộ Thông tin

và Truyền thông về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực CNTT Việt

Nam đến năm 2020.

- Chỉ thị số 05/2008/CT-BTTTT ngày 08 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ

Thông tin và Truyền thông về việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp công nghệ thông

tin Việt Nam.

- Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban

hành về tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước.

- Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 9 tháng 2 năm 2012 của Bộ Kế hoạch

và Đầu tư về việc hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy

hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản

phẩm chủ yếu.

- Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch

và Đầu tư về việc hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố

quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm

chủ yếu.

- Công văn số 270/BTTTT-ƯDCNTT ngày 06 tháng 02 năm 2012 của Bộ Thông

tin và Truyền thông hướng dẫn Mô hình thành phần chính quyền điện tử cấp tỉnh.

- Khung kiến trúc CPĐT Việt Nam ban hành kèm theo Công văn số 1178/BTTTT-

THH ngày 21 tháng 4 năm 2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

2. Các văn bản của tỉnh

Page 18: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 9

- Quyết định số 1419/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2007 của UBND tỉnh Thừa

Thiên Huế về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh Thừa

Thiên Huế đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

- Quyết định số 86/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính

phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên

Huế đến năm 2020.

- Quyết định số 1958/QĐ-UBND ngày 27 tháng 10 năm 2012 của UBND tỉnh

Thừa Thiên Huế về việc thành lập Ban Chỉ đạo Công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên

Huế.

- Quyết định số 2148/QĐ-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2012 của UBND tỉnh

Thừa Thiên Huế về việc thành lập Tổ công tác nghiên cứu mô hình Văn phòng điện

tử đối với UBND các cấp, cơ quan hành chính nhà nước.

- Quyết định số 898/QĐ-UBND ngày 13 tháng 5 năm 2013 của UBND tỉnh Thừa

Thiên Huế về việc phê duyệt đề án “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong

những trung tâm khoa học và công nghệ cả nước”.

- Quyết định số 1422/QĐ-UBND ngày 08 tháng 7 năm 2014 của UBND tỉnh Thừa

Thiên Huế về Ban hành quy định thu thập, cập nhật, quản lý, tích hợp, khai thác và sử

dụng dữ liệu dùng chung trên địa bàn tỉnh.

- Nghị quyết số 25-NQ/TU ngày 25 tháng 8 năm 2015 của Tỉnh ủy Thừa Thiên

Huế về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về

đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền

vững và hội nhập quốc tế.

- Kế hoạch số 53/KH-UBND ngày 13 tháng 7 năm 2011 của UBND tỉnh Thừa

Thiên Huế về Xây dựng Thừa Thiên Huế thành tỉnh mạnh về Công nghệ thông tin -

Truyền thông.

- Kế hoạch số 74/KH-UBND ngày 13 tháng 6 năm 2013 của UBND tỉnh Thừa

Thiên Huế về Triển khai dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 2013 – 2015 và định hướng

đến năm 2020.

- Kế hoạch số 87/KH-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2013 của UBND tỉnh Thừa

Thiên Huế về Triển khai ứng dụng chữ ký số chuyên dùng trong các cơ quan nhà nước

tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 – 2015.

- Thông báo kết luận số 08/TB-UBND ngày 17 tháng 01 năm 2015 của đồng chí

Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ tại cuộc họp nghe báo cáo cơ

sở dữ liệu thủ tục hành chính và phương án xây dựng phần mềm khảo sát mức độ hài

lòng với dịch vụ hành chính công.

- Nghị quyết số 25-NQ/TU ngày 25/8/2015 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về

chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ

Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát

triển bền vững và hội nhập quốc tế.

Page 19: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 10

- Kế hoạch số 91-KH/TU ngày 21/7/2015 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về việc

ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2015-2020 và từng năm trong hoạt động của

các cơ quan Đảng, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị

quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát

triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

- Kế hoạch số 109/KH-UBND ngày 7/10/2015 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế

thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh

ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội

nhập quốc tế.

Page 20: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 11

PHẦN 2 - GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT ĐẶC ĐIỂM VỀ PHÁT TRIỂN

KTXH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

I. Điều kiện tự nhiên, xã hội

1. Địa lý tự nhiên

Thừa Thiên Huế là một trong 5 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền

Trung, có toạ độ địa lý 16-16,8 độ vĩ Bắc và 107,8-108,2 độ kinh Đông. Phía Bắc

giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, phía Tây

giáp nước CHDCND Lào, phía Đông giáp Biển Đông. Vị trí địa lý của tỉnh hết

sức thuận lợi cho tỉnh phát triển toàn diện cả kinh tế, văn hóa, xã hội và mở rộng

giao lưu với các tỉnh trong nước và quốc tế.

- Với diện tích hơn 5.000 km2, dân số gần 1,14 triệu người, chiếm 1,5% về diện

tích và 1,3% về dân số so với cả nước. Như vậy, Thừa Thiên Huế là một tỉnh trung

bình cả về diện tích và dân số của nước ta. Độ che phủ rừng tăng từ 48,7% (năm 2005)

lên gần 56,7% (năm 2014) so với diện tích đất tự nhiên.

- Thừa Thiên Huế nằm giữa thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, là hai

trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển nhất nước ta, là nơi giao thoa giữa điều

kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của cả hai miền Nam Bắc. Thừa Thiên Huế nằm trên

trục giao thông quan trọng xuyên Bắc-Nam, trục hành lang Đông - Tây, nối Thái Lan

– Lào - Việt Nam theo đường bộ qua 2 cửa khẩu A Đớt và Hồng Vân. Thành phố Huế

là điểm dừng chính của đường sắt Bắc Nam, có sân bay dân dụng Phú Bài. Sự thuận

lợi trong việc giao lưu với các vùng khác, đặc biệt là các vùng kế cận như thành phố

Vinh (Nghệ An), thành phố Đà Nẵng, nước bạn Lào,… là động lực thúc đẩy sự phát

triển kinh tế - xã hội của Thừa Thiên - Huế.

- Bờ biển của tỉnh dài 120 km, có cảng Thuận An và cảng Chân Mây với độ sâu

18-20m đủ điều kiện đón các tàu có trọng tải lớn cập bến, có 81 km biên giới với Lào.

- Thừa Thiên Huế là vùng đất văn hiến, có bề dày lịch sử, văn hóa đặc sắc và truyền

thống cách mạng vẻ vang. Trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, Đảng bộ,

quân và dân Thừa Thiên Huế đã lập nên những chiến công hiển hách, được Đảng, Nhà

nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và trao tặng tám

chữ vàng “Tiến công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường”.

2. Phân chia hành chính

Tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 9 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: thành phố

Huế là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh; 02 thị xã: Hương

Thủy và Hương Trà và 06 huyện (huyện A Lưới, Nam Đông, Phong Điền, Phú

Lộc, Phú Vang, Quảng Điền, trong đó có 2 huyện miền núi là A Lưới và Nam

Đông).

Đến 31/12/2014, tổng số cơ quan quản lý hành chính nhà nước của Thừa

Thiên Huế là 184 đơn vị, trong đó:

- Cấp tỉnh: 19 (16 Sở 16, 01 Ban, 01 Ngành và Văn phòng UBND tỉnh)

Page 21: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 12

- Cấp huyện/thành phố: 9 ( 06 huyện, 02 thị xã, 01 thành phố)

- Cấp xã/ phường/ thị trấn: 152 (39 phường, 8 thị trấn, 105 xã)

- Đơn vị sự nghiệp: 10

Hình 1: Bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế (nguồn: www.thuathienhue.gov.vn)

3. Một số tài nguyên

Với chiều dài 120 km, vùng biển Thừa Thiên Huế có 4 cửa biển: Thuận An,

Tư Hiền, Cảnh Dương, Lăng Cô, với nhiều chủng loại hải sản, có khoảng 500 loài

cá, tôm…; trong đó, khoảng 30-40 loài có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, cá

chim, cá thu và các loại hải sản khác. Nhưng đến nay, trữ lượng khai thác trung

bình còn thấp, khoảng 30-35 nghìn tấn/năm. Thừa Thiên Huế có ưu thế về phát

triển thủy sản ở cả 3 vùng: Biển, đầm phá và vùng nước ngọt. Đặc biệt, vùng đầm

phá với chiều dài hơn 70 km, diện tích 22.000 ha, có khoảng 160 loài cá, 12 loài

tôm và nhiều loại nhuyễn thể. Vùng này còn giàu tiềm năng về nuôi trồng và đánh

bắt nhiều loại thủy hải sản có giá trị như các loại tôm sú, tôm bạc, cua, cá mú, cá

đối, cá dìa, sò huyết, vẹm xanh, ốc hương,.... Đặc biệt, có rong câu chỉ vàng là

nguồn nguyên liệu phong phú cho công nghiệp chế biến agar và agarose.

4. Cơ sở hạ tầng

Ngoài hệ thống đường tỉnh lộ đã và đang được nâng cấp, Thừa Thiên Huế

còn thuận lợi về các đường giao thông nối liền với các tỉnh vùng Bắc Trung bộ,

Nam Trung Bộ và với cả nước. Quốc lộ 1A và đường sắt Thống Nhất, tuyến đường

Hồ Chí Minh chạy dọc theo tỉnh, tạo ra một hành lang phát triển kinh tế và dịch

Page 22: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 13

vụ. Có đường giao thông, từ cửa biển đến hai cửa khẩu A Đớt và Hồng Vân sang

Lào, nối với Thái Lan, là con đường ngắn nhất và thuận tiện nhất cho Lào và miền

Đông Bắc Thái Lan đi ra biển Đông.

Ven biển Thừa Thiên Huế còn có những vũng, vịnh có điều kiện thuận lợi

để xây dựng các cảng biển như Thuận An, Chân Mây. Đặc biệt vịnh Chân Mây

đang được xây dựng trở thành một trong những cảng nước sâu lớn nhất khu vực

miền Trung.

5. Điều kiện phát triển kinh tế, xã hội

- Thừa Thiên Huế có thành phố Huế - Cố đô của Việt Nam, có tiềm năng là đô thị

loại I; là thành phố di sản văn hóa thế giới, thành phố Festival và theo quy hoạch, Huế

là 1 trong 5 đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế; là trung tâm văn hóa, du lịch,

trung tâm y tế chuyên sâu, trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực của miền Trung và

cả nước. Thừa Thiên Huế còn là nơi hội tụ đầy đủ các tiềm năng, thế mạnh để phát

triển nhanh hơn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là một cực tăng trưởng

của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước; là trọng điểm về quốc phòng, an

ninh của quốc gia. Xây dựng, phát triển Thừa Thiên Huế và đô thị Huế được Bộ Chính

trị xem có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt đối với khu vực miền Trung - Tây Nguyên

và cả nước.

- Thừa Thiên Huế có thế mạnh tiềm năng nhân tố con người, đặc biệt là phát triển

nguồn nhân lực chất lượng cao; có thế mạnh trong việc hình thành và phát triển các

trung tâm đào tạo chất lượng cao; trung tâm y tế chuyên sâu và trung tâm khoa học

của cả nước; trung tâm thương mại và dịch vụ của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

và khu vực miền Trung và Tây Nguyên; có tiềm lực khoa học công nghệ đáp ứng nhu

cầu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Thừa Thiên Huế có giá trị di sản văn hóa truyền thống to lớn; có tiềm năng và

thế mạnh phát triển thành một trong những trung tâm dịch vụ - du lịch lớn của vùng

trên cơ sở nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ du lịch, tài chính, ngân hàng,

bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, y tế, giáo dục.v.v…

- Thừa Thiên Huế có cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa;

năm 2015 tỷ trọng giữa Dịch vụ - Công nghiệp, Xây dựng – Nông, lâm, thủy sản tương

ứng là 53% - 37,1% - 9,9%.

II. Tình hình phát triển kinh tế xã hội

1. Thành tựu phát triển kinh tế xã hội

- Kinh tế tăng trưởng và ổn định. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng định

hướng và tích cực. Tổ chức thực hiện có kết quả các chương trình, dự án trọng điểm,

nhất là các dự án phát triển kết cấu hạ tầng. Thu hút đầu tư nước ngoài, giá trị, sản xuất

hàng hóa các ngành dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp tiếp tục tăng mạnh. Đời sống

vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt

- Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Chương trình xóa đói,

giảm nghèo, xóa nhà tạm và các chính sách hỗ trợ người nghèo, giải quyết việc làm,

Page 23: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 14

đào tạo nghề cho người lao đông, giải quyết nhà ở cho dân nghèo ở thành phố và nông

thôn, nhất là nhà ở của nhân dân vùng thường xuyên bị ngập lụt được triển khai tích

cực, đồng bộ.

- Các thiết chế văn hóa - thể thao - du lịch từng bước được xây dựng, hoàn thiện.

Thành công của các kỳ Festival đã góp phần nâng cao vị thế của văn hóa Việt Nam và

bản sắc văn hóa Huế, mở ra triển vọng phát triển mới cho ngành văn hóa, du lịch, dịch

vụ.

- Sự nghiệp giáo dục - đào tạo có bước phát triển, trình độ dân trí được nâng lên.

Giáo dục nghề nghiệp và đại học tăng cả về số lương và chất lượng. Đai học Huế tiếp

tục khẳng định vị thế của một trung tâm đào tạo đại học đa ngành, đa lĩnh vực chất

lương cao. Trung tâm Y tế chuyên sâu của miền Trung mà hạt nhân là Bệnh viện trung

ương Huế đã phát triển theo hướng chuyên sâu, kỹ thuật cao, đáp ứng yêu cầu khám,

chữa bệnh của nhân dân trong khu vực.

- Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được củng cố. Công tác xây dựng

Đảng được chú trọng, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng bộ các cấp được

nâng lên; hệ thống chính trị được kiện toàn, đội ngũ cán bộ trưởng thành một bước;

quan hệ giữa Đảng với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân gắn

bó chặt chẽ hơn; nội bộ cấp ủy đoàn kết, thống nhất; niềm tin, uy tín của Đảng bộ đối

với nhân dân ngày càng được nâng cao.

2. Một số nhận định điểm mạnh, yếu và vấn đề rút ra của tỉnh về tự

nhiên và kinh tế xã hội dưới góc độ CNTT

2.1. Thuận lợi

- Vị trí địa lý, giao thông là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của

Thừa Thiên Huế.

- Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm văn hóa - du lịch lớn của cả nước,

là một trong năm tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

- Khu vực Chân Mây - Lăng Cô tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều tiềm năng phát

triển. Đặc biệt, vịnh Chân Mây đang được xây dựng trở thành một trong những cảng

nước sâu lớn nhất khu vực miền Trung. Có thể đẩy nhanh quá trình xây dựng khu vực

Chân Mây - Lăng Cô trở thành một trong những khu vực ''động lực bứt phá'' của tỉnh

Thừa Thiên Huế, vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung và khu vực Bắc Trung Bộ.

- Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm văn hóa - du lịch lớn của cả nước.

Đầu tư phát triển du lịch không chỉ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng cao

đời sống nhân dân Thừa Thiên Huế, mà còn phù hợp với chiến lược phát triển du lịch

của Bắc Trung Bộ và của cả nước.

- Thừa Thiên - Huế có hệ thống đào tạo đại học và trên đại học, với quy mô lớn

gồm 8 trường đại học, 01 học viện, 05 trường cao đẳng, 06 trường trung cấp chuyên

nghiệp. Thừa Thiên Huế cũng là trung tâm giáo dục - đào tạo, y tế lớn của cả nước và

là trục phát triển kinh tế trọng điểm của vùng kinh tế miền Trung.

Page 24: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 15

- Nguồn lực KHCN của Thừa Thiên Huế khá, có khoảng 20.741 người, chiếm

1,83% dân số, trong đó 1.409 người có trình độ trên đại học, chiếm 6,79% tổng số

nhân lực (có 249 TS, 1.160 Ths).

- Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2014 là 8,23% cao hơn so với năm 2013 (7,89%).

2.2. Khó khăn

- Công nghiệp của Thừa Thiên Huế còn yếu. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu mới

có xi măng, gạch men, bia,.... Lao động nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn.

- Thừa Thiên Huế có diện tích, dân số trung bình, ít tài nguyên khoáng sản, thị

trường nói chung..

- Công nghiệp CNTT chưa phát triển và thị trường CNTT còn nhỏ bé.

2.3. Kết luận rút ra

- Phát huy thế mạnh về giáo dục đào tạo, thế mạnh về trí tuệ con người Thừa Thiên

Huế, lãnh đạo tỉnh cần có chính sách khuyến khích để giữ chân được người hiền tài ở

lại đóng góp cho quê hương, thu hút chất xám từ nơi khác về phục vụ cho sự nghiệp

phát triển kinh tế xã hội, cũng như ứng dụng CNTT của tỉnh.

- Lấy phát triển công nghiệp CNTT và gia công xuất khẩu phần mềm làm một mũi

nhọn phát triển. Công nghiệp phần mềm không những phục vụ trong tỉnh mà có thể

mở rộng ra thị trường trong nước và vươn xa hơn ra thị trường nước ngoài. Muốn vậy,

cần phát triển Trung tâm CNTT của tỉnh làm hạt nhân để phát triển công nghiệp phần

mềm, sớm triển khai dự án thành lập khu CNTT tập trung, tạo môi trường làm việc

hiệu quả.

- Một hướng ứng dụng CNTT quan trọng là CNTT phục vụ du lịch. Tỉnh cần xây

dựng các hệ thống thông tin du lịch của Huế có chất lượng, có sức hấp dẫn để quảng

bá du lịch; xây dựng các phần mềm tiện ích hướng dẫn khách du lịch, quản lý khách

sạn, quản lý bán vé tàu xe, đường điện thoại nóng phục vụ du lịch...

- Phát huy thế mạnh về y tế của Thừa Thiên Huế và trí tuệ con người Thừa Thiên

Huế, đẩy mạnh thực hiện y tế từ xa, thăm khám chữa bệnh từ xa, hội chẩn truyền hình.

Điều này có thể làm được bằng cách nâng cao chất lượng hạ tầng CNTT từ trung tâm

thành phố Huế đến các huyện, vùng sâu vùng xa.

- Phát huy hiệu quả của các điểm Bưu điện văn hóa xã bằng cách phổ cập Internet

đến từng điểm Bưu điện văn hóa xã. Người dân có thể tìm kiếm thông tin trên Internet

nhanh và dễ dàng hơn là chuyển báo đến địa phương.

Page 25: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 16

PHẦN 3 - HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CNTT

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

I. Hạ tầng công nghệ thông tin

1. Trung tâm Thông tin dữ liệu điện tử tỉnh

Đến nay, hệ thống hạ tầng tại Trung tâm Thông tin dữ liệu điện tử tỉnh (bao

gồm các hệ thống thiết bị được đầu tư từ nhiều dự án của tỉnh kể từ năm 2001 và

sau khi triên khai dự án “Xây dựng hạ tầng Trung tâm Thông tin dữ liệu điện tử

tỉnh của tỉnh phục vụ khai thác CSDL và các dịch vụ công” (căn cứ theo Quyết

định số 2021/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2012 của UBND tỉnh Thừa Thiên

Huế); tiếp nhận từ dự án “Nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng công nghệ thông

tin cho các Sở Thông tin và Truyền thông” do Bộ TT&TT làm chủ đầu tư; các

thiết bị được đầu tư từ dự án Công viên phần mềm Huế từ năm 2001 với nhiều

trang thiết bị đã cũ, hiệu suất thấp nên hiện tại chỉ dùng cho giám sát mạng và các

ứng dụng, dịch vụ quản trị mạng không đòi hỏi hiệu suất cao.

Hệ thống thiết bị của dự án website sở ban ngành đầu tư từ năm 2007 hiện

tại đang vận hành hệ thống website, CSDL và phân giải tên miền; sắp tới nếu triển

khai hệ thống ảo hóa đồng bộ thì có thể dùng chúng làm máy chủ sao lưu, dự

phòng cho các dịch vụ đang hoạt động và dịch vụ quản trị mạng.

Nhìn chung TT TTDLĐT đã cơ bản đảm bảo cho các thiết bị, các HTTT

được cài đặt hoạt động ổn định. Tuy nhiên, với định hướng ứng dụng và phát triển

CNTT thời gian đến với quy mô lớn hơn, tập trung hơn thì cần nâng cấp TT

TTDLĐT mới đạt tiêu chuẩn trung tâm dữ liệu, với quy mô đủ đáp ứng nhu cầu

triển khai hệ thống.

1.1. Hệ điều hành

- Micrsoft Windows Server.

- Linux.

1.2. Cơ sở dữ liệu

- Microsoft SQL Server.

- MySQL.

- Oracle.

1.3. An toàn, bảo mật

Hiện tại TT TTDLĐT được trang bị 04 firewall (02 của hãng Juniper và 02

của hãng Fortigate), được lắp đặt và cấu hình theo mô hình 02 lớp (front-end và

back-end) và đảm bảo tính dự phòng cao theo tiêu chuẩn bảo mật được tư vấn từ

các đơn vị, công ty bảo mật uy tín. Như vậy, 02 firewall cấu hình dự phòng tại

vùng Internet nhằm bảo vệ cho các máy chủ web, máy chủ tên miền (DNS) và

máy chủ chuyển tiếp mail. 02 firewall cấu hình dự phòng tại vùng Intranet nhằm

Page 26: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 17

bảo vệ cho các máy chủ ứng dụng và CSDL. Trên 02 firewall Fortigate có cài đặt

các phần mềm phòng chống virus, phòng chống tấn công mạng, phòng chống

spam mail và quét phát hiện lỗ hổng bảo mật hệ điều hành. Các phần mềm đó

được cập nhật hàng ngày và được hỗ trợ đến năm 2015.

1.4. Điện toán đám mây

WAN

LAN

Internet

Firewall

Fortigate

300C

Ethernet 1Gbps

Fiber channel (FC)

Ghi chú:

Firewall

SSG520

Servers

Services

&

Aggregation VMware Storage

System Storage

41

85

129

DS3400

Ethernet 10Gbps

UID

1.0T

B

Dua

l Por

t 7.2

k

MD

L S

eria

l SC

SI

1.0T

B

Dua

l Por

t 7.2

k

MD

L S

eria

l SC

SI

1.0T

B

Dua

l Por

t 7.2

k

MD

L S

eria

l SC

SI

1.0T

B

Dua

l Por

t 7.2

k

MD

L S

eria

l SC

SI

1.0T

B

Dua

l Por

t 7.2

k

MD

L S

eria

l SC

SI

1.0T

B

Dua

l Por

t 7.2

k

MD

L S

eria

l SC

SI

1.0T

B

Dua

l Por

t 7.2

k

MD

L S

eria

l SC

SI

1.0T

B

Dua

l Por

t 7.2

k

MD

L S

eria

l SC

SI

1.0T

B

Dua

l Por

t 7.2

k

MD

L S

eria

l SC

SI

1.0T

B

Dua

l Por

t 7.2

k

MD

L S

eria

l SC

SI

1.0T

B

Dua

l Por

t 7.2

k

MD

L S

eria

l SC

SI

1.0T

B

Dua

l Por

t 7.2

k

MD

L S

eria

l SC

SI

HP

StorageWorks

ExDS9100c

DC-NA

Server

GIS

Ứng dụng 1

Ứng dụng 2

Cơ Sở Dữ Liệu

Quản trị

Ethernet 100Mbps

Switch

3750G

Juniper

EX4500

Juniper

EX4200

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

BladeCenter H

OK

UID

HP ProLiantBL420c Gen8

UID

HP ProLiantBL420c Gen8

UID

HP ProLiantBL420c Gen8

UID

HP ProLiantBL420c Gen8

UID

HP ProLiantBL420c Gen8

DC-NA

Server

System Storage

41

85

129

DS3400

Sơ đồ mạng hiện tại

Hình 2: Hệ thống hạ tầng CNTT tại TT TTDLĐT

Về năng lực ảo hóa: TT TTDLĐT đang triển khai ảo hóa 02 khung máy chủ

phiến (Blade server chassis): 01 khung máy IBM và 01 khung máy HP có lắp 8

máy chủ (03 máy IBM và 05 máy HP), mỗi máy chủ có 02 CPU (01 CPU có 6

lõi) vậy tổng cộng 08 máy chủ sẽ có 96 lõi, cùng với phần mềm ảo hóa VMware

(trong đó có 4 máy có bản quyền và 4 máy chưa có (để thử nghiệm)) nên có thể

cung cấp tới 96 máy ảo mỗi máy có 01 lõi (02 threading) hoặc 48 máy 02 lõi (04

threading) có hiệu suất cao hơn và bộ nhớ RAM từ 4-8GB mỗi máy.

Về năng lực lưu trữ: Hiện tại TT TTDLĐT được trang bị 02 hệ thống mạng

lưu trữ (SAN): 01 của IBM và 01 của HP, tổng dung lượng là 20TB (Terabyte)

(có thể nâng cấp được dung lượng). Trong đó 3,5TB dùng cho hệ thống email

công vụ, 1,5TB dùng cho hệ thống GISHuế (chưa kể năng lực lưu trữ trên máy

chủ), 12TB dùng để lưu trữ dữ liệu (backup) cho CSDL, phần mềm và các máy

ảo, 3TB dùng làm hệ thống lưu trữ cho hệ thống máy chủ ảo hóa.

Như thống kê các máy chủ hiện có, nếu ảo hóa toàn bộ, TT TTDLĐT có 10

máy chủ có CPU 6 lõi, và 2 máy có CPU 4 lõi (là những máy có đủ sức mạnh ảo

hóa). Vì vậy, muốn ảo hóa toàn bộ trung tâm dữ liệu thì phải đầu tư thêm phần

mềm WMware cho 8 máy chủ còn lại.

Tóm lại, nếu ảo hóa toàn bộ, nâng cấp khả năng lưu trữ, TT TTDLĐT có thể

có đủ năng lực cung cấp 68 máy chủ ảo (2 lõi mỗi máy) hiệu suất trung bình đáp

Page 27: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 18

ứng nhu cầu tính toán, lưu trữ cho các dịch vụ tại TT TTDLĐT và các sở ban

ngành tại tỉnh,cũng như đảm bảo một số các tiêu chuẩn bảo mật hiện nay.

Về đường truyền: TT TTDLĐT sử dụng kết nối kênh thuê bao Internet với

tốc độ 150Mbps trong nước và 2Mbps quốc tế đủ để đảm bảo cho các kết nối từ

sở ban ngành, huyện, thị xã và các phường xã truy cập cùng một lúc sử dụng các

phần mềm dùng chung, hệ thống email, các Trang thông tin điện tử và các phần

mềm chuyên ngành... Theo các báo cáo theo dơi về đường truyền trong những

năm vừa qua thì dung lượng sử dụng trung bình thường bằng 2/3 dung lượng

đường truyền, tuy nhiên dự kiến cho tương lai về sự phát triển lớn các điểm kết

nối, đảm bảo khả năng tương tác đồng thời với số lượng lớn các kết nối, đường

truyền sẽ cần được mở rộng nâng cấp đồng bộ với mạng WAN mở rộng.

1.5. Chứng thực

- Phần mềm xác thực người dùng tập trung đã và đang được đầu tư xây dựng, đưa

vào áp dụng

- Phần mềm chứng thực văn bản điện tử.

- Chữ ký điện tử: Đang trong giai đoạn triển khai thử nghiệm mức độ hạn chế trong

phạm vi hẹp các đối tượng là lãnh đạo. Để ứng dụng và phát triển CNTT hiệu quả thì

chữ ký điện tử không chỉ dành cho các đơn vị cơ quan quản lý mà còn phải được sử

dụng rộng rãi và phổ biến đến doanh nghiệp, người dân.

2. Hạ tầng CNTT tại các cơ quan

Hạ tầng thiết bị, mạng LAN tại các cơ quan QLHCNN trên địa bàn tỉnh Thừa

Thiên Huế đến nay cơ bản đã đáp ứng được cho việc triển khai các HTTT phục

vụ hoạt động, chỉ đạo điều hành và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến cho

người dân và doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai thành công

CQĐT.

Hiện nay, 100% cơ quan QLHCNN gồm sở ban ngành, UBND các huyện,

thị xã, thành phố, các cơ quan đảng cấp tỉnh, cấp huyện, UBND cấp xã có mạng

nội bộ LAN kết nối Internet. Tỷ lệ máy tính/số lượng CBCCVC cần sử dụng máy

tính là 4.357 gần 100%, trong đó tỷ lệ máy tính kết nối Internet là 100% và tỷ lệ

các đơn vị sở ban ngành, các đơn vị cấp huyện, cấp xã kết nối mạng diện rộng của

tỉnh đạt 100%.

Như vậy nhu cầu đầu tư nâng cấp mạng LAN vào năm 2015 - 2020 là các

đơn vị cần đầu tư thêm máy tính để bàn, laptop, chủ yếu tập trung đầu tư cho các

huyện (phục vụ nhu cầu công việc của CBCCVC và thay thế những máy tính đã

cũ, cấu hình thấp).

3. Hạ tầng mạng diện rộng (WAN) của tỉnh

Đến thời điểm hiện tại, hệ thống WAN gồm 232 đơn vị tham gia kết nối từ

TT TTDLĐT đến UBND tỉnh, sở ban ngành cấp tỉnh, cấp huyện và các phòng

ban trực thuộc huyện/thị xã, cấp xã bằng công nghệ kết nối hiện nay vẫn là VPN.

Page 28: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 19

Theo thông tin từ một số đơn vị chuyên về đánh giá và thống kê hệ thống

web, thì cứ một trang web trung bình chiếm dung lượng đường truyền là 53Kb,

đường truyền hiện tại tại TT TTDLĐT là 150 Mbps, thì 1 giây có thể sử dụng

khoảng 300 lượt truy cập cùng lúc. Đảm bảo được nhu cầu truy cập sử dụng phần

mềm dùng chung của tỉnh qua hệ thống mạng WAN.

Như vậy trong thời gian tới để ứng dụng và phát triển CNTT hiệu quả mà

trọng tâm là triển khai thành công CQĐT sẽ cần phải hoàn thiện mạng WAN của

tỉnh trên cơ sở mạng truyền số liệu và mạng truyền dẫn hiện có của tỉnh.

4. Hạ tầng CNTT công cộng (phục vụ công ích)

Hạ tầng CNTT công cộng bao gồm các trang thiết bị, tiện ích CNTT được

đầu tư xây dựng, cung cấp, lắp đặt tại các điểm công cộng và có thể cho phép sử

dụng miễn phí nhằm phục vụ công ích cho xã hội hoặc phục vụ quản lý, cũng cấp

các dịch vụ công cộng, bao gồm như:

- Hạ tầng mạng truyền dẫn thông tin (mạng Internet, Wi-Fi công cộng) cho phép

mọi người dân, doanh nghiệp, du khách dễ dàng truy cập sử dụng Internet cho các mục

đích khai thác, sử dụng các tiện ích về CNTT phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất.

- Các trang thiết bị, máy tính, kiosk thông tin... lắp đặt tại các vị trí công cộng như

trường học, nhà ga, bến xe, trung tâm văn hóa,... cho phép mọi người có thể sử dụng

một cách dễ dàng, miễn phí các dịch vụ và tiện ích qua Internet.

- Các hệ thống trang thiết bị cảm biến, camera giám sát,... thu nhận các tín hiệu

cảm biến về thời tiết, cảnh báo thiên tai, điều tiết điều khiển luồng giao thông thông

minh, hỗ trợ quan sát quản lý và bảo đảm an ninh, trật tự công cộng,... cũng là các

thành phần của hệ thống hạ tầng CNTT công cộng.

- Trung tâm quản lý, vận hành, hỗ trợ khai thác, sử dụng hạ tầng CNTT công cộng.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Huế đã được thử nghiệm cung cấp hệ thống

mạng Wi-Fi miễn phí. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều hạn chế về phạm vi và tốc độ

truyền dẫn. Từ 2008, trong thành phố Huế cũng đã được trang bị một số tiện ích

CNTT như hệ thống bản đồ chỉ đường cho khách du lịch đặt ở một số điểm tham

quan, hệ thống một vài máy tính kiosk thông tin,… Đến nay, các hệ thống này

vẫn chỉ dùng ở mức mô hình thí điểm và thực sự chưa được quan tâm, quản lý và

phát huy được các tính năng mong muốn ban đầu. Trên một số trục đường chính

trong thành phố Huế cũng đã được ngành Công an lắp đặt hệ thống camera giám

sát, quản lý giao thông; còn lại thành phố Huế nói riêng và Thừa Thiên Huế vẫn

chưa thực sự có thêm hệ thống hạ tầng CNTT khác có tính hữu ích cho cộng đồng,

du khách.

II. Phần mềm ứng dụng

Tỉnh Thừa Thiên Huế đã đưa vào vận hành sử dụng các hệ thống phục vụ hoạt

động chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh. Cụ thể năm 2012 UBND

tỉnh đã đầu tư dự án “Triển khai nâng cấp 05 phần mềm dùng chung của Tỉnh”, đến

Page 29: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 20

nay đã triển khai vận hành trong toàn tỉnh và liên tục theo dõi đôn đốc tình hình sử

dụng.

Các ứng dụng và phần mềm quản lý tại các cơ quan hành chính nhà nước đã

được xây dựng và triển khai cho các sở ban ngành và UBND các huyện, thị xã, thành

phố trong tỉnh. Ngoài ra, một số đơn vị đã đầu tư các ứng dụng nội bộ như phần mềm

kế toán, giải quyết khiếu nại tố cáo, quản lý cán bộ - công chức, phần mềm quản lý hồ

sơ một cửa, các phần mềm quản lý số liệu chuyên ngành.

Theo xu thế chung, ngày 16/11/2012 UBND tỉnh thành lập tổ công tác nghiên

cứu mô hình văn phòng điện tử thống nhất cho các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh,

với nội dung cụ thể là áp dụng cho các mô hình UBND các cấp, các cơ quan hành

chính nhà nước sở ban ngành theo hướng văn phòng ảo - di động, đến nay đã có một

số kết quả bước đầu.

Ghi nhận thành quả nỗ lực của tỉnh, năm 2013 Thừa Thiên Huế được Bộ TT&TT

xếp hạng thứ 5/63 tỉnh thành về ứng dụng tổng thể CNTT, thứ 3/63 tỉnh thành về Ứng

dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp, và thứ nhất về tiêu chí thành phần

website/portal (cung cấp thông tin, chức năng hỗ trợ người sử dụng và công tác quản

lý hệ thống phần mềm dùng chung phục vụ cải cách hành chính.

- Hệ thống email công vụ: Hiện nay, tại TT TTDLĐT đang quản trị, vận hành hệ

thống gồm 6172 tài khoản thư điện tử công vụ của CBCCVC trên địa bàn tỉnh, với

trung bình có khoảng 5.000 phiên giao dịch (mail trao đổi vào và ra) mỗi ngày trên hạ

tầng 4 máy chủ mail. Thực hiện lọc email có nội dung xấu, email quảng cáo đảm bảo

hệ thống email công vụ hoạt động ổn định, thông suốt, liên tục; bảo đảm an toàn và

bảo mật thông tin; quản lý quyền truy cập của các cơ quan, đơn vị, địa phương,

CBCCVC; thực hiện khởi tạo email mới và bổ sung, phục hồi mật khẩu đăng nhập tài

khoản thư điện tử công vụ khi có yêu cầu của các sở ban ngành, các huyện, thị xã và

các đơn vị xã, phường.

- Phần mềm Quản lý văn bản và điều hành: Hiện nay, phần mềm Quản lý văn bản

và Điều hành đã được nâng cấp và triển khai ứng dụng, vận hành trên phạm vi toàn

tỉnh, phục vụ toàn diện các công tác điều hành của lãnh đạo, các hoạt động tác nghiệp

của cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan thuộc UBND tỉnh, và tại các cơ quan cấp

huyện, phường/xã thông qua việc quản lý, theo dõi và xử lý các văn bản đi và đến, xử

lý các hồ sơ công việc trực tuyến, đảm bảo thông suốt việc trao đổi thông tin nội bộ,

trao đổi thông tin giữa các cơ quan, tổ chức vận hành liên thông trên toàn bộ hệ thống.

- Phần mềm Đăng ký, xếp lịch và phát hành qua mạng: Đã được triển khai trong

các cơ quan chuyên môn, các đơn vị hành chính cấp huyện.

- Phần mềm Quản lý, theo dõi ý kiến chỉ đạo và văn bản ban hành.

- Phần mềm Quản lý hồ sơ một cửa.

- Theo dõi tiếp dân và giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo;

1. Hệ thống phần mềm ứng dụng chuyên ngành

- Phần mềm Hệ thống thông tin tổng hợp kinh tế xã hội

Page 30: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 21

- Phần mềm Quản lý nhân sự.

- Phần mềm Quản lý Tài chính - Kế toán.

- Phần mềm Quản lý tài sản cố định.

- Cổng thông tin địa lý Thừa Thiên Huế.

- Phần mềm Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên GIS tại UBND TP Huế.

- Phần mềm Giám sát đầu tư.

- Phần mềm Sổ tay công vụ.

- Phần mềm Trình chiếu điện tử.

- Phần mềm Biểu mẫu văn bản.

- Phần mềm Chấm điểm thi đua.

- Phần mềm Nghiệp vụ công tác Đảng.

- Phần mềm Quản lý đơn thư khiếu nại tố cáo.

- Phần mềm Quản lý đối ngoại.

- Phần mềm Quản lý hồ sơ một cửa cấp sở, cấp huyện.

- Phần mềm Hỗ trợ pháp lý cho các nhà đầu tư.

- Phần mềm Quản lý doanh nghiệp trong các khu công nghiệp.

- Phần mềm Quản lý thông tin giáo dục và đào tạo.

- Phần mềm Quản lý số liệu chuyên ngành TT&TT theo Thông tư 24,25 của Bộ

TT&TT.

- Khung giải pháp dịch vụ công mức 3.

- Phần mềm Quản lý dự án đầu tư.

- Phần mềm Xác thực tập trung người dùng.

- Phần mềm Chứng thực văn bản điện tử.

- Phần mềm Giám sát Trang thông tin điện tử

- Phần mềm Quản lý thông tin trẻ em

- Phần mềm Quản lý hộ tịch

2. Hệ thống ứng dụng phục vụ người dân/doanh nghiệp

2.1. Webiste/Cổng thông tin

Cổng thông tin điện tử của tỉnh đã được vận hành ổn định, tin tức được cập

nhật có tính thời sự, phục vụ kịp thời sự lãnh đạo, chỉ đạo của UBND tỉnh; một

số dịch vụ công mức 2, mức 3 trên Cổng thông tin điện tử tỉnh đã đem lại nhiều

thông tin, thuận tiện cho người dân và tổ chức, doanh nghiệp, từng bước tăng

cường công tác cải cách hành chính tại địa phương. Theo Báo cáo mức độ ứng

Page 31: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 22

dụng CNTT của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và các

tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương năm 2014, Cổng thông tin điện tử của tỉnh

Thừa Thiên Huế được xếp thứ nhất cả nước.

Hiện nay nay cổng đang được nâng cấp cho phù hợp với những yêu cầu mới

áp dụng nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật mới và dự kiến cuối năm 2014 sẽ đưa vào hoạt

động.

Ngoài ra, TT TTDLĐT đang vận hành 78 trang thông tin điện tử và các phần

mềm, ứng dụng công nghệ thông tin cho các cơ quan nhà nước trên địa bàn.

Đánh giá năng lực vận hành:

Số lượng website Dữ liệu (GB) CPU (%)

Hiện tại 78 67,7 40

Định hướng 2020

184

290

Cần nâng cấp

để đáp ứng

Bảng 1: Số lượng website/cổng thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế

2.2. Dịch vụ công

Hệ thống trang thông tin điện tử của 28 sở ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh đã

được xây dựng và cung cấp thông tin của các đơn vị, công khai các quy trình,

TTHC và triển khai các dịch vụ công cơ bản ở mức độ 1 và mức độ 2 và một số

dịch vụ ở mức độ 3. UBND thành phố Huế, UBND thị xã và các huyện cũng đã

bước đầu triển khai Trang thông tin điện tử cho đơn vị mình. Trên địa bàn tỉnh có

45 xã đã có Trang thông tin điện tử, thành lập Ban biên tập và tổ chức đưa thông

tin lên Trang thông tin điện tử thường xuyên phục vụ tốt cho người dân địa phương

nắm bắt thông tin kịp thời.

Tổng số các sở ban ngành, quận, huyện của tỉnh có website/portal là 38. Số

lượng TTHC của tỉnh đã được thống kê theo Đề án đơn giản hóa TTHC trên các

lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 – 2010 (gọi tắt là đề án 30) là 2.882,

trong đó ở các cơ quan nhà nước là 2.457, ở các huyện thị là 255 và ở các phường

xã là 170.

Ngày 13/6/2013, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 74/KH-UBND ngày

13/6/2013 về triển khai dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 2013 – 2015 và định

hướng đến năm 2020 nhằm xác định thứ tự các dịch vụ hoặc nhóm dịch vụ công

trực tuyến ưu tiên triển khai cùng danh mục dịch vụ công cụ thể.

2.3. Ứng dụng CNTT trong cộng đồng

Năm 2013 tỉnh đã đưa vào vận hành hệ thống mạng Wi-Fi công cộng phủ

sóng miễn phí trên một số trục đường chính của thành phố Huế.

Năm 2014 Bệnh viện trung ương Huế đang áp dụng thí điểm hệ thống xếp

hàng bệnh viện thông minh tại Khoa Nhi, bệnh nhân đăng ký khám bệnh từ xa và

Page 32: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 23

được cấp số thứ tự qua tin nhắn. Bệnh nhân tra cứu số thứ tự đang được phục vụ

tại bệnh viện qua tin nhắn hoặc qua Internet để biết thời gian thích hợp nên đến

bệnh viện, tránh phải chờ đợi tại chỗ. Sau khi thí điểm thành công sẽ áp dụng rộng

rãi trong toàn bệnh viện.Hệ thống các CSDL

3. CSDL chuyên ngành

Trong nhiều năm qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng được các CSDL

chuyên ngành sau:

- CSDL Kinh tế - Xã hội.

- CSDL Quản lý dự án đầu tư.

- CSDL Giáo dục - Đào tạo.

- CSDL Hộ tịch, tư pháp.

- CSDL đề tài nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.

- CSDL cấp, thoát nước

- CSDL quy hoạch.

- CSDL Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên GIS tại UBND TP Huế.

- Từ tháng 7/2014 tỉnh đã ban hành kế hoạch triển khai việc thu thập thông tin dân

cư phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trên địa bàn tỉnh.

4. CSDL dùng chung

- CSDL Thủ tục hành chính

- CSDL văn bản quy phạm pháp luật

- CSDL thư điện tử công vụ

- CSDL tổ chức hành chính, CBCCVC

- CSDL nền GIS

5. CSDL thông tin địa lý (GIS Huế)

Hệ thống thông tin địa lý tỉnh Thừa Thiên Huế (GISHue) đã đi vào hoạt động

và vận hành các phân hệ GISHue, các cơ sở dữ liệu nền địa hình toàn tỉnh, cơ sở

dữ liệu chuyên ngành trên nền GIS đang từng bước hoàn thiện:

- CSDL GIS Dân tộc

- CSDL GIS Công Thương

- CSDL GIS Giao thông Vận tải

- CSDL GIS Giáo dục và Đào tạo

- CSDL GIS Kế hoạch và Đầu tư

- CSDL GIS Khoa học và Công nghệ

Page 33: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 24

- CSDL GIS Lao động Thương binh và Xã hội

- CSDL GIS Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- CSDL GIS Tài nguyên và Môi trường

- CSDL GIS Thông tin và Truyền thông

- CSDL GIS Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- CSDL GIS Xây dựng

- CSDL GIS Y tế

III. Hiện trạng nhân lực CNTT

Đa số CBCCVC biết sử dụng thành thạo máy tính, truy cập thông tin trên

mạng Internet và sử dụng máy tính thường xuyên. CBCCVC thường xuyên được

cập nhật kiến thức thông qua các chương trình đào tạo được Sở Nội vụ tổ chức.

Theo số liệu khảo sát đến năm 2013 số lượng CBCCVC trong các cơ quan

QLHCNN là 30.698, có khoảng 80% CBCCVC có các chứng chỉ tin học, 100%

biết sử dụng máy tính và 90% tổng số nhân lực sử dụng máy tính thường xuyên

cho công việc.

Mỗi sở ban ngành, các huyện, thị xã,thành phố đều có 1-2 cán bộ chuyên

trách CNTT hoặc kiêm nhiệm được đào tạo, bồi dường kiến thức mỗi năm phục

vụ cho việc tham mưu và vận hành hệ thống mạng và các ứng dụng của đơn vị

mình. Tổng số cán bộ CNTT chuyên trách trong các cơ quan nhà nước tỉnh là 63,

trong đó số cán bộ CNTT chuyên trách về an toàn thông tin là 36 người.

IV. Phát triển công nghiệp CNTT

Công nghiệp CNTT tỉnh đến nay đã có những bước tiến cơ bản, đặc biệt

trong lĩnh vực phần mềm và dịch vụ CNTT. Tỉnh đã có một số đơn vị gia công

phần mềm hình thành bước đầu. Hoạt động xuất khẩu phần mềm cũng được các

doanh nghiệp chú trọng triển khai. Công nghiệp nội dung số ở tỉnh Thừa Thiên

Huế đang bắt đầu phát triển, đã xuất hiện một số doanh nghiệp nội dung số phát

triển khá tốt trong thời gian vừa qua thu hút được một lượng lao động đáng kể

làm việc tại Huế. Công nghiệp phần cứng CNTT không phải là thế mạnh của Thừa

Thiên Huế cả về thị trường, vốn, công nghệ; chủ yếu là các doanh nghiệp phân

phối, bán buôn các sản phẩm phần cứng máy tính, tập trung phát triển các lĩnh

vực lắp ráp, gia công các cấu phần đơn giản (thùng, vỏ hộp thiết bị) với quy mô

nhỏ lẻ.

Thực trạng công nghiệp CNTT của tỉnh được xem xét theo một số nhóm chỉ

tiêu như sau:

1. Công nghiệp phần cứng

Có khoảng 50 doanh nghiệp chiếm 64% trong số các doanh nghiệp hoạt động

trong lĩnh vực CNTT, chủ yếu là các doanh nghiệp buôn bán phân phối sản phẩm

phần cứng; Doanh thu ước đạt 620 tỷ đồng/năm; số lao động khoảng 300 người

Page 34: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 25

2. Công nghiệp phần mềm

Số lượng doanh nghiệp sản xuất, gia công phần mềm đang hoạt động trên

địa bàn tỉnh khoảng 23 doanh nghiệp, chiếm 30%. Một số doanh nghiệp chỉ mới

đi vào hoạt động, quy mô hoạt động của đa số các doanh nghiệp này còn nhỏ, hiệu

quả hoạt động chưa cao. Hoạt động xuất khẩu phần mềm cũng được các doanh

nghiệp chú trọng triển khai tuy nhiên con số doanh thu trong lĩnh vực này còn

thấp và chưa có đơn vị thực sự làm đầu tàu cho hoạt động xuất khẩu phần mềm

ra nước ngoài. Xuất khẩu trực tiếp ước đạt 9 tỷ đồng; Tổng số nhân lực xấp xỉ 200

người.

3. Công nghiệp nội dung số

Toàn tỉnh có khoảng 05 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung số chiếm

khoảng 6% chưa kể có một số doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực nội dung số

mới được thành lập. Các doanh nghiệp này chuyên sản xuất, phân phối phát hành

sản phẩm nội dung số như các loại trò chơi điện tử, sản phẩm giải trí trên mạng di

động, sách báo, tài liệu dưới dạng số và các nội dung thông tin số khác Doanh thu

ước đạt 25 tỷ đồng; Tổng số nhân lực khoảng 125 người.

4. Hạ tầng để triển khai phát triển sản xuất gia công phần mềm

Trên địa bàn tỉnh hiện nay có các tòa nhà đã và đang cho các doanh nghiệp

hoạt động lĩnh vực CNTT thuê làm trụ sở như Trung tâm CNTT tỉnh, tòa nhà

SHB, tòa nhà Viettel, tòa nhà VNPT, tòa nhà Công ty Xổ số kiến thiết… Hiện nay

mức độ sử dụng tại các tòa nhà này chưa cao, ước đạt khoản 30% diện tích sử

dụng. Đây là những khu vực có thể hình thành vườn ươm doanh nghiệp CNTT

của tỉnh trong thời gian tới…

5. Nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp CNTT

Toàn tỉnh có khoản hơn 600 lao động đang làm việc trong lĩnh vực CNTT.

Tuy nhiên nguồn nhân lực này ở Thừa Thiên Huế hiện đang chưa đáp ứng về chất

lượng so với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Hàng năm số lượng sinh viên

ra trường về CNTT tại các trường đại học, cao đẳng khoảng 550 sinh viên, trong

đó số sinh viên được tuyển dụng làm việc tại các doanh nghiệp CNTT của tỉnh rất

ít do chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, một số ra trường làm trái

ngành nghề và rất ít sinh viên CNTT làm việc trong cơ quan nhà nước.

6. Cơ chế chính sách

Sản xuất sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm đều là các hoạt động

được nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển. Doanh nghiệp sản xuất phần mềm

được hưởng ưu đãi trong việc sử dụng đất; ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm

thuế và thuế suất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp; được miễn thuế nhập khẩu

đối với nguyên liệu, vật tư phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm

phần mềm mà trong nước chưa sản xuất được. Để giải đáp thắc mắc cho doanh

nghiệp trong việc áp dụng chính sách ưu đãi thuế cho sản xuất phần mềm, Bộ

Page 35: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 26

Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 16/2014/TT-BTTTT ngày

18/11/2014 về việc Quy định việc xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần

mềm.

Bên cạnh đó, dự thảo chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào vườn

ươm CNTT tại tỉnh Thừa Thiên Huế đang được lấy ý kiến để trình phê duyệt ban

hành. Theo đó, các doanh nghiệp nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực chuyên

sâu cho ngành CNTT, sản xuất phần mềm, cung cấp dịch vụ CNTT khi tham gia

vào vườn ươm CNTT tại tỉnh sẽ được hưởng các ưu đãi phù hợp về dịch vụ cho

thuê phòng làm việc, quảng bá thông tin doanh nghiệp và các hỗ trợ khác.

7. Nhận định về lợi thế, hạn chế trong phát triển công nghiệp CNTT

tỉnh

Từ những phân tích đánh giá thực trạng nêu trên ta có thể thấy được một số

hạn chế trong lĩnh vực công nghiệp CNTT của tỉnh như:

- Số lượng doanh nghiệp gia công phần mềm trên địa bàn còn ít, quy mô hoạt động

của đa số các doanh nghiệp CNTT trong tỉnh còn nhỏ lẻ với mức doanh thu còn thấp,

hiệu quả hoạt động chưa cao.

- Thương mại điện tử chưa thực sự phát triển, các doanh nghiệp cần chú trọng khai

thác thông tin trên mạng Internet, cũng như quảng bá thương hiệu sản phẩm qua

Internet.

- Việc đưa CNTT ứng dụng trong quản lý, điều hành tại một số cơ quan, doanh

nghiệp chưa được thực hiện tốt do tư duy theo lối quản lý truyền thống vẫn chưa thay

đổi được.

- Việc huy động nguồn nội lực và kêu gọi thu hút ngoại lực cho đầu tư phát triển

CNTT còn hạn chế, xây dựng hạ tầng kỹ thuật CNTT gặp nhiều khó khăn.

- Nguồn nhân lực CNTT được đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu thực tế tuyển dụng

của các doanh nghiệp.

- Đối với các doanh nghiệp phần mềm chưa có đơn vị thực sự làm đầu tàu cho

hoạt động xuất khẩu phần mềm ra nước ngoài.

- Hoạt động của Hội Tin học Thừa Thiên Huế chưa phát huy tác dụng, chưa liên

kết được nhiều thành phần tham gia.

Từ đó chúng ta cần đặt ra nhu cầu phát triển nhiều về số lượng và bền vững

hơn trong kinh doanh dịch vụ gia công phần mềm và nội dung số tại tỉnh Thừa

Thiên Huế. Cần có các chính sách thực sự thu hút cho ngành công nghiệp sản xuất

phần mềm và nội dung số phát triển.

Bên cạnh đó ngành công nghiệp sản xuất phần mềm và nội dung số tại tỉnh

hiện có rất nhiều thuận lợi như:

- Thừa Thiên Huế vẫn tiếp tục là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư trong nước

và quốc tế do nhiều lí do. Thứ nhất, quá trình thực hiện cơ chế một cửa, cải cách hành

chính tại Thừa Thiên Huế có nhiều tiến bộ vượt bậc, làm giảm thời gian tiến hành thủ

Page 36: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 27

tục đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án. Thứ hai, môi trường đầu tư của

Thừa Thiên Huế ngày càng hoàn thiện, có nhiều chính sách hấp dẫn các nhà đầu tư

trong cũng như ngoài nước.

- Nhiều chuyên gia gốc Huế đang sinh sống ở nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực

CNTT có tâm huyết muốn đầu tư vốn cũng như chuyển giao công nghệ tiên tiến về

tỉnh.

- Bước đầu hình thành công nghiệp CNTT, có những đơn vị gia công phần mềm

có uy tín tạo ra được những sản phẩm CNTT có chất lượng.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức CNTT được tăng cường hơn. Đội ngũ

nhân lực CNTT ngày càng phát triển cả số lượng và chất lượng, đáp ứng tốt nhu cầu

phát triển công nghiệp CNTT.

- Việc ứng dụng CNTT trong quản lý, chỉ đạo điều hành tại các cơ quan

QLHCNN; trong sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp trên địa bàn đang phát triển

tốt làm tăng hiệu quả, giảm chi phí hoạt động trong các đơn vị.

Có thể thấy rằng, nền công nghiệp CNTT của tỉnh bên cạnh những ưu điểm

cơ bản còn có nhiều hạn chế cần được tháo gỡ kịp thời thông qua việc đối thoại

chính sách, hợp tác đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng cộng đồng doanh nghiệp

phần mềm trên địa bàn tỉnh nhằm tạo ra tiếng nói chung giữa cơ quan nhà nước

và doanh nghiệp trong thời gian tới. Phấn đấu đẩy mạnh phát triển công nghiệp

CNTT, trong đó chú trọng phát triển công nghiệp phần mềm, sản xuất nội địa, gia công

và xuất khẩu phần mềm. Xây dựng ngành công nghiệp phần mềm trở thành một trong

những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh đến năm 2020.

V. Nhìn nhận, đánh giá giá một số kết quả giai đoạn CNTT 2006-2014

1. Những kết quả đạt được

1.1. Công tác xây dựng văn bản quản lý đạt được nhiều kết quả

Trong các năm qua, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản tạo môi trường

pháp lý quan trọng để phát triển ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan

cụ thể:

- Quy định về quản lý, vận hành hệ thống thư điện tử công vụ;

- Quy định về quản lý, vận hành hệ thống mạng WAN tỉnh;

- Quy định về mô hình mẫu mạng LAN của các cơ quan;

- Quy định về quản lý cán bộ chuyên trách CNTT;

- Quy định về hành chính, kỹ thuật hệ thống GIS Huế;

- Quy định về khung giải pháp xây dựng các phần mềm ứng dụng trong các cơ

quan;

- Quy định nâng cấp, xây dựng, triển khai và khai thác các phần mềm ứng dụng

trong các cơ quan;

Page 37: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 28

- Quy định về đánh giá Chỉ số sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin trong các

cơ quan;

- Quy định về tích hợp CSDL dùng chung của tỉnh và của các ngành;

- Quy định đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trên môi trường mạng trong hoạt

động của các cơ quan;

- Quy chế vận hành cổng, trang TTĐT trong các cơ quan;

- Hướng dẫn về đặt tên văn bản để trao đổi văn bản điện tử qua phần mềm quản lý

văn bản và điều hành;

- Chỉ thị về tăng cường công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng;

- Chỉ thị tăng cường trao đổi VBĐT trên môi trường mạng và ứng dụng chữ ký số.

1.2. Ứng dụng CNTT trong các cơ quan ngày càng hoàn thiện, hiệu quả.

- Việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng CNTT trong các cơ quan được chú trọng cả về

lượng và chất; được đầu tư cơ bản đủ cung cấp dịch vụ cho các sở, ban, ngành.

- Hệ thống bảo mật, an ninh cũng được quan tâm đầu tư với các thiết bị firewall

cơ bản và các phần mềm phòng chống virus

- Đến năm 2015, đã triển khai SSL cho tất cả tên miền con của tên miền

thuathienhue.gov.vn cho các trang/cổng TTĐT và các ứng dụng được triển khai trên

môi trường mạng; Ban Cơ yếu Chính phủ đã chuyển giao chứng thư số cho các sở,

ban ngành, UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế và Văn phòng HĐND &

UBND các đơn vị cấp huyện; Đưa hệ thống hội nghị, giao ban trực tuyến vào sử dụng

để phục vụ triển khai các cuộc họp trực tuyến giữa các cơ quan cấp tỉnh và cấp huyện.

- Năm 2015, triển khai chuẩn về an toàn thông tin theo tiêu chuẩn ISO 27000.

- Đã triển khai hệ thống thư điện tử cho 100% các cơ quan QLHCNN từ cấp tỉnh

đến cấp xã, 100% cán bộ, công chức được cấp hộp thư điện tử công vụ.

- Triển khai và nâng cấp hệ phần mềm dùng chung được triển khai diện rộng cho

các sở ban ngành và UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh, gồm: Hệ thống quản lý văn

bản và điều hành; phần mềm quản lý hồ sơ một cửa; phần mềm đăng ký lịch họp và

phát hành giấy mời; phần mềm tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo; và phần

mềm theo dõi ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh.

- Trang cấp đầu tư một số ứng dụng chuyên ngành cho một số ngành, lĩnh vực

quan trọng: phần mềm quản lý thông tin giáo dục và đào tạo; phần mềm đăng ký, quản

lý hộ tịch từ cấp tỉnh đến cấp xã; phần mềm lưu trữ thông tin thi đua, khen thưởng;

phần mềm quản lý tài sản công toàn tỉnh…

- Xây dựng thành công hệ thống GIS và triển khai ứng dụng GIS trong việc tạo

lập và quản lý cơ sở dữ liệu của các ngành: Tài nguyên – Môi trường, Kế hoạch – Đầu

tư, Văn hóa – Thể thao- Du lịch, Thông tin và Truyền thông, cấp giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất tại thành phố Huế.

Page 38: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 29

- Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và UBND cấp huyện đều đã có trang

TTĐT tạo môi trường giao tiếp, công khai minh bạch hoạt động của các cơ quan, đơn

vị với người dân và doanh nghiệp.

- Đã có 45 UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh được trang cấp trang TTĐT

hoạt động hiệu quả, đảm bảo công khai thông tin minh bạch các hoạt động quản lý nhà

nước trên địa bàn, thông tin về thủ tục hành chính.

- Tỉnh đã xây dựng được Khung giải pháp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, làm

cơ sở để tích hợp thống nhất các dịch trực tuyến mức độ 3 của toàn tỉnh. Chuyển đổi

tất cả dịch vụ công trực tuyến của các đơn vị từ mức độ 1 lên mức độ 2.

- Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế được nâng cấp đáp ứng nhu cầu truy

cập số lượng lớn phục vụ người dân và doanh nghiệp, tích hợp đồng bộ các ứng dụng

dùng chung và dịch vụ công trực tuyến của các ngành. Đến nay, các cơ quan

QLHCNN trên địa bàn tỉnh cung cấp cho người dân và tổ chức 100% dịch vụ công

trực tuyến mức độ 2; 344 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 16 dịch vụ công trực

tuyến mức độ 4

1.3. Nguồn nhân lực CNTT phát triển

- 100% các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; 100% UBND cấp huyện có

cán bộ chuyên trách CNTT có trình độ cao đẳng, đại học trở lên;100% cán bộ, công

chức đều có thể sử dụng máy tính để xử lý công việc.

- Sở Thông tin và Truyền thông đã hoàn thành tổ chức đào tạo, bồi dưỡng quản lý

đầu tư ứng dụng CNTT cho cán bộ chuyên trách CNTT trên địa bàn tỉnh theo quy định

của Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ.

- Hàng năm, các cán bộ chuyên trách CNTT đều được tập huấn chuyên sâu về

CNTT; bảo đảm an toàn hệ thống thông tin; đã tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng ứng

dụng CNTT cho các cán bộ, công chức của các cơ quan QLHCNN.

1.4. Thừa Thiên Huế luôn xếp thứ hạng cao trong cả nước về chỉ số ICT

Index cũng như xếp hạng ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước

- Về ICT Index: Năm 2010, tỉnh Thừa Thiên Huế được xếp thứ 6/63 tỉnh thành;

Năm 2011, xếp thứ 5/63 tỉnh thành; Năm 2012 xếp thứ 7/63 tỉnh thành; Năm 2013,

xếp thứ 6/63 tỉnh thành; Năm 2014, xếp thứ 8/63 tỉnh thành; Năm 2015 xếp thứ 11/63

tỉnh thành.

- Về xếp hạng mức độ Ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước: Năm 2010, tỉnh

Thừa Thiên Huế được xếp thứ 1/63 tỉnh thành; Năm 2011 xếp thứ 3/63 tỉnh thành;

Năm 2012, xếp thứ 7/63 tỉnh thành; Năm 2013, xếp thứ 5/63 tỉnh thành.

2. Những hạn chế và nguyên nhân

- Một bộ phận lãnh đạo, cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị nhận thức về

CNTT còn hạn chế, chưa đầy đủ. Vẫn còn nhiều lãnh đạo, đặc biệt là người đứng đầu

các cơ quan, đơn vị chưa gương mẫu trong việc ứng dụng CNTT, ngại sử dụng máy

tính và thay đổi thói quen làm việc cũ.

Page 39: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 30

- Quá trình ứng dụng CNTT chưa đồng đều và thiếu sự thống nhất. Cơ sở pháp lý

cho việc ứng dụng và phát triển CNTT thiếu sự đồng bộ. Việc chuẩn hóa thông tin,

chuẩn hóa về quy trình nghiệp vụ và tổ chức bộ máy chưa thực hiện triệt để. Quá trình

triển khai ứng dụng CNTT còn chậm, các dịch vụ công được triển khai còn ít. Chưa

có nhiều các ứng dụng hoạt động trên môi trường mạng tại các cơ quan quản lý nhà

nước. Chưa triển khai được mạng truyền số liệu chuyên dùng các cơ quan Đảng và

nhà nước.

- Kinh phí đầu tư cho ứng dụng CNTT tại các cơ quan trong hệ thống chính trị còn

thấp so với yêu cầu. Hiệu quả khai thác hạ tầng, thiết bị CNTT đã được đầu tư của

nhiều cơ quan, địa phương chưa cao.

- Công nghiệp CNTT còn nhỏ bé, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và tốc

độ phát triển ngành công nghiệp của tỉnh. Chưa thu hút được các nhà đầu tư, doanh

nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung và

dịch vụ CNTT. Tỉnh chưa có khu công nghiệp công nghệ thông tin tập trung.

- Chưa có chính sách ưu đãi cán bộ, công chức hoạt động lĩnh vực CNTT trong

các cơ quan nhà nước.

3. Cơ hội, thách thức ứng dụng và phát triển CNTT

3.1. Cơ hội, thuận lợi

3.1.1. Thừa hưởng và hội nhập với sự phát triển mang tính thời đại của

CNTT

Chúng ta đang sống trong một thời đại mới, thời đại phát triển rực rỡ của

CNTT. CNTT đã ở một bước phát triển cao đó là số hóa tất cả các dữ liệu thông

tin, kết nối tất cả chúng ta lại với nhau. Mọi loại thông tin, số liệu âm thanh, hình

ảnh có thể được đưa về dạng kỹ thuật số để bất kỳ máy tính nào cũng có thể lưu

trữ, xử lý và chuyển tiếp cho nhiều người. Những công cụ và sự kết nối của thời

đại kỹ thuật số cho phép chúng ta dễ dàng thu thập, chia sẻ thông tin và hành động

trên cơ sở những thông tin này theo phương thức hoàn toàn mới, kéo theo hàng

loạt sự thay đổi về các quan niệm, các tập tục, các thói quen truyền thống, và thậm

chí cả cách nhìn các giá trị trong cuộc sống.

CNTT đến với từng người dân, từng người quản lý, nhà khoa học, người

nông dân, bà nội trợ, học sinh tiểu học… Không có lĩnh vực nào, không có nơi

nào không có mặt của CNTT. CNTT là một trong các động lực quan trọng nhất

của sự phát triển… ứng dụng và phát triển CNTT ở nước ta nhằm góp phần giải

phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc

đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hóa các ngành kinh tế, tăng cường năng lực

cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình hội nhập kinh

tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh quốc

phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH.

(CT số 58-CT/TW ngày 17- 10- 2000 của BCT khóa VIII).

Page 40: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 31

Tác động của CNTT đối với xã hội loài người vô cùng to lớn, nó không chỉ

thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng kinh tế, mà còn kéo theo sự biến đổi trong

phương thức sáng tạo của cải, trong lối sống và tư duy của con người. Trong nền

kinh tế tri thức, các quy trình sản xuất đều được tự động hóa. Máy móc không chỉ

thay thế con người những công việc nặng nhọc, mà thay thế con người ở những

khâu phức tạp của sản xuất và quản lý, không chỉ thay thế thao tác lao động của

con người mà cả thao tác tư duy.

Trong nền kinh tế toàn cầu, với sự phát triển của Internet, thương mại điện

tử đang trở thành một lĩnh vực phát triển rất mạnh mẽ, nó thúc đẩy các ngành sản

xuất dịch vụ trên phạm vi toàn thế giới, và đặc biệt quan trọng với các nước đang

phát triển, nhất là đối với vùng xa xôi hẻo lánh, các nước và các vùng này có cơ

hội tiếp cận thị trường quốc tế.

CNTT là chiếc chìa khóa để mở cánh cổng vào nền kinh tế tri thức. Mạng

thông tin là môi trường lý tưởng cho sự sáng tạo, là phương tiện quan trọng để

quảng bá và nhân rộng nhanh vốn tri thức, động lực của sự phát triển, thúc đẩy

phát triển dân chủ trong xã hội, phát triển năng lực của con người… CNTT sẽ

nhanh chóng thay đổi thế giới một cách mạnh mẽ, sự chuyển đổi này có vị thế

trong lịch sử như một cuộc cách mạng kinh tế - xã hội và có ảnh hưởng to lớn đến

đời sống con người

Chính phủ điện tử trên cơ sở điện tử hóa các hoạt động quản lý nhà nước

đang hình thành và ngày càng trở nên phổ biến. Mạng thông tin lớn và mạnh có

thể nối các cơ quan quản lý với đối tượng quản lý, giúp cho quá trình ra quyết

định được thực hiện nhanh chóng, kịp thời và chính xác và tiết kiệm thông qua

các hoạt động giao ban trực tuyến từ trung ương đến địa phương định kỳ hoặc đột

xuất.

Thương mại điện tử xuất hiện, khách hàng có thể tiếp xúc và tìm hiểu mọi

thông tin về công ty dễ dàng ở bất cứ nơi nào, lúc nào; công ty sẽ nhận được phản

hồi của khách hàng nhanh chóng về chiến lược tiếp thị hoặc danh mục hàng hóa

của các doanh nghiệp để từ đó có những thay đổi về chiến lược kinh doanh cho

phù hợp với thị hiếu của thị trường.

An ninh quốc phòng cũng có những thay đổi cơ bản, CNTT đã tạo ra những

thế hệ vũ khí, phương tiện chiến tranh “thông minh”, từ đó xuất hiện hình thái

chiến tranh, phương thức tác chiến mới, làm thay đổi sâu sắc học thuyết quân sự

của nhiều quốc gia.

Sự phát triển của CNTT đã làm thay đổi cơ bản cơ cấu kinh tế, phương thức

tổ chức và sản xuất, cách tiếp cận của từng người tới tri thức, giải trí, phương pháp

tư duy và giải quyết công việc và các mối quan hệ trong xă hội. Sáng tạo ra những

giá trị mới và các việc làm mới, cuộc cách mạng này sẽ mang lại những thị trường

mới và những nghề nghiệp mới với những đột phá công nghệ có tính thách thức

đối với toàn thế giới.

Vì vậy với sự phát triển như vũ bão của CNTT hiện nay, quốc gia nào, dân

tộc nào, địa phương nào nhanh chóng nắm bắt và làm chủ được CNTT thì sẽ khai

Page 41: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 32

thác được nhiều hơn, nhanh hơn lợi thế của mình. Thừa Thiên Huế không ngoại

lệ, mà còn có các thế mạnh và điều kiện tốt so với nhiều địa phương khác trong

cả nước.

3.1.2. Đảng, Nhà nước đã, đang có những chỉ đạo, chính sách, ưu tiên,

đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin

Ngày 29/6/2006, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật Công nghệ thông tin.

Có thể nói đây là văn bản pháp lý vô cùng quan trọng, cụ thể hóa chủ trương của

Đảng đã được nêu ra tại Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị

về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khoản 1 Điều 5 của Luật CNTT đã quy định rõ “Ưu

tiên ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong chiến lược phát triển kinh

tế - xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Triển khai cụ thể các nội dung quy định về ứng dụng CNTT trong hoạt động

của cơ quan nhà nước, ngày 10/4/2007 Chính phủ đã ban hành Nghị định số

64/2007/NĐ-CP về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan

nhà nước. Nội dung Nghị định bao gồm không chỉ các quy định về ứng dụng

CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước mà còn cả các điều kiện bảo đảm

cho việc ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước bao gồm tổ chức, cơ sở hạ tầng,

đầu tư và nhân lực cho ứng dụng CNTT. Nghị định cũng đã quy định cụ thể trách

nhiệm của từng cơ quan liên quan để tổ chức thực hiện các quy định.

Để chỉ đạo, hướng dẫn cho các cơ quan nhà nước lập kế hoạch chi tiết triển

khai ứng dụng CNTT, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 43/2008/QĐ-

TTg, Quyết định số 48/2009/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ

thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2008 và giai đoạn 2009-

2010. Đây là các văn bản có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp định hướng cho các

cơ quan nhà nước trong việc xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT của cơ quan,

đảm bảo đồng bộ với những mục tiêu chung của cả nước.

Năm 2011, Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày

22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở

thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” và Quyết định số

1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 Phê duyệt “Chương trình quốc gia về Ứng dụng

công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 - 2015”

nhằm xác định chiến lược, nội dung phát triển CNTT của quốc gia, tăng cường

hơn nữa ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước trong giai đoạn tiếp theo.

Ngày 16/01/2012 BCH Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết

số 13-NQ/TƯ về Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta

cơ bản, trong đó xác định rõ: Công nghệ thông tin và Truyền thông là hạ tầng của

hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội, coi thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT là

nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu:

“Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về công dân, đất đai, nhà ở, doanh nghiệp,

làm cơ sở cho việc ứng dụng công nghệ thông tin quản lý các nguồn lực phát triển

Page 42: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 33

đất nước. Đẩy nhanh tiến trình thực hiện thẻ công dân điện tử, Chính phủ điện tử

và cam kết ASEAN điện tử.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, khai thác, vận hành hệ

thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và toàn bộ nền kinh tế. Coi thúc đẩy ứng

dụng và phát triển công nghệ thông tin là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong lộ trình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong từng ngành, từng lĩnh vực. Phát triển mạnh

công nghiệp công nghệ thông tin, thúc đẩy ngành công nghiệp phần mềm phát

triển nhanh, bền vững.

Nâng cao năng lực làm chủ công nghệ và hiệu lực, hiệu quả quản lý hệ thống

hạ tầng thông tin, nội dung thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của

Đảng, Nhà nước; đáp ứng yêu cầu cung cấp, trao đổi thông tin của xã hội, thúc

đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo đảm an toàn, an

ninh thông tin, chủ quyền quốc gia về không gian mạng”.

3.1.3. Quyết tâm chính trị to lớn của lãnh đạo, các cấp, các ngành trong

tỉnh Thừa Thiên Huế

Tỉnh Thừa Thiên Huế đã xác định CNTT là một trong những lĩnh vực quan

trọng, làm đòn bẩy phát triển môi trường kinh tế - xã hội, thúc đẩy sự nghiệp công

nghiệp hóa – hiện đại hóa, do đó đã quan tâm chú trọng lĩnh vực này. Tỉnh đã

thành lập Ban chỉ đạo CNTT với một Phó chủ tịch tỉnh được phân công phụ trách

lĩnh vực CNTT.

Về mặt môi trường tổ chức và chính sách về CNTT, Tỉnh ủy, HĐND và

UBND tỉnh đã ra nhiều văn bản quan trọng mang tính định hướng và đặt ra lộ

trình với các mục tiêu tổng quát và cụ thể cũng như các văn bản hướng dẫn chỉ

đạo chi tiết.

Năm 2007 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1419/QĐ-UBND về việc phê

duyệt Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010 và định

hướng đến năm 2020 đề ra các mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể về chiến

lược, quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh.

Năm 2009 phê duyệt dự án Đào tạo CBCCVC về ứng dụng CNTT trong cải

cách hành chính. Chính sách phát triển nguồn nhân lực cho ứng dụng và phát triển

CNTT

Trong năm 2011 UBND tỉnh ban hành kế hoạch về Xây dựng Thừa Thiên

Huế thành tỉnh mạnh về Công nghệ thông tin – Truyền thông, kế hoạch ứng dụng

CNTT trong hoạt động của cơ quan Đảng và nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế giai

đoạn 2011-2015 và công bố quy định đánh giá chỉ số sẵn sàng ứng dụng CNTT

trong các cơ quan nhà nướctỉnh Thừa Thiên Huế.

Năm 2012 thành lập Tổ công tác nghiên cứu mô hình văn phòng điện tử đối

với UBND các cấp, cơ quan hành chính nhà nước và ban hành Quy định đánh giá

chỉ số sẵn sàng ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nướctỉnh Thừa Thiên Huế

Page 43: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 34

Năm 2014 ban hành Quy định thu thập, cập nhật, quản lý, tích hợp, khai thác

và sử dụng dữ liệu dùng chung trên địa bàn tỉnh.

Năm 2015 Tỉnh ủy cũng đã xây dựng Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 36-

NQ/TW ngày 1/7/2014 của Bộ chính trị (khóa XI) về đẩy mạnh ứng dụng, phát

triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, hội nhập quốc tế.

Đây là những mốc quan quan trọng nhằm đánh giá hiệu quả và chấn chỉnh

tình hình ứng dụng CNTT trong các cơ quan tỉnh, và cũng là tiền đề đặt nền móng

cho việc xây dựng Chính quyền điện tử trong tương lai.

3.1.4. CNTT là lĩnh vực được quan tâm, định hướng, ưu tiên trong phát

triển KTXH của tỉnh

- Xác định xây dựng và phát triển CNTT thành một hoạt động phổ cập trong toàn

xã hội. Thực hiện thành công chương trình Chính phủ điện tử, xây dựng được môi

trường thông tin điện tử cho các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, trường học và

toàn xã hội. Phát triển công nghệ thông tin thành ngành kinh tế mũi nhọn

- Xác định phương hướng phấn đấu xây dựng Thừa Thiên Huế thành một trung

tâm mạnh của cả nước về nghiên cứu y học, giáo dục đào tạo, công nghệ thông tin,

bảo tồn di tích, khoa học xã hội và nhân văn

- Chương trình phát triển công nghệ thông tin là một trong số chương trình nằm

trong danh mục các chương trình, dự án ưu tiên nghiên cứu, đầu tư phát triển của quy

hoạch phát triển tổng thể KTXH tỉnh Thừa Thiên Huế.

3.1.5. Nguồn nhân lực ứng dụng và phát triển CNTT khá

(1) Nhân lực CNTT trong cơ quan

Khoảng 80% CBCCVC trong các cơ quan QLHCNN có các chứng chỉ tin

học, 100% biết sử dụng máy tính và 90% tổng số nhân lực sử dụng máy tính

thường xuyên cho công việc. Mỗi sở ban ngành, địa phương cấp tỉnh đều có 1 đến

2 cán bộ chuyên trách CNTT là điều kiện thuận lợi để triển khai CQĐT.

(2) Đào tạo CNTT trong các trường Đại học, Cao đẳng

Hiện nay có 4 trường đại học có đào tạo chuyên ngành CNTT là Đại học Sư

phạm, Đại học Khoa học, Đại học Dân lập Phú Xuân và Đại học Kinh tế. Hàng

năm, các trường thành viên của Đại học Huế và Đại học Phú Xuân đã đào tạo

khoảng hơn 375 cử nhân CNTT và khoảng 30 thạc sĩ CNTT cho tỉnh và khu vực

Miền Trung –Tây Nguyên; các trường cao đẳng đào tạo khoảng 200 sinh viên bậc

trung cấp, cao đẳng ngành CNTT.

Ngoài ra có khoảng 15 trung tâm, cơ sở đào tạo tin học các loại chứng chỉ,

bằng cấp, đặc biệt Trung tâm Đào tạo lập trình viên quốc tế Aptech hằng năm đào

tạo khoảng hơn 100 học viên. Đối với các đội ngũ sinh viên thuộc các ngành khác

đều được đào tạo tin học chứng chỉ A, B,C, trung cấp và đại học bằng 2, quản trị

Page 44: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 35

mạng CCNA, MCITP để phục vụ công tác sử dụng máy tính cho công việc chuyên

môn.

Đây là nguồn nhân lực dồi dào để có thể phát triển các hệ thống thông tin

cho tỉnh.

(3) Đào tạo tin học trong các trường phổ thông

- Ở cấp Tiểu học: 96% trường đã tổ chức dạy học Tin học, tập cho các em dần tiếp

xúc với máy tính.

- Cấp Trung học cơ sở: 100% số trường THCS được trang thiết bị, nối mạng và

học môn Tin học. Tùy theo điều kiện của từng địa phương, từng trường, các môn Tin

học đã được đưa vào dưới dạng chính khóa, môn học tự chọn hoặc ngoại khóa. Số

lượng giáo viên Tin: 3-4 giáo viên/trường.

- Cấp Trung học phổ thông: 100% số trường được trang thiết bị, nối mạng và học

môn Tin học, đây là môn bắt buộc.

3.2. Thách thức, khó khăn

3.2.1. Từ sự phát triển CNTT thế giới

Ngoài các cơ hội, sự phát triển bùng nổ CNTT và nền kinh tế tri thức đang

đặt ra những thách thức rất lớn:

- Đó là sự cách biệt giàu nghèo, sự phân hóa giữa một bên là các quốc gia, dân tộc

biết nắm bắt và khai phá những nguồn lợi từ CNTT.

- Đó là làm thế nào để phát huy được thế mạnh của CNTT thúc đẩy sự phát triển

của xã hội mà không mất đi văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc.

- Đó là các vấn đề về an ninh, an toàn thông tin; đảm bảo quốc phòng - an ninh

quốc gia.

3.2.2. Từ tình hình nhìn chung trong nước

Có thể nói, trước sự định hướng của Đảng và Chính phủ, khung chính sách

pháp luật về ứng dụng CNTT là tiền đề vững chắc, là cơ sở để tiến tới thành công

trong phát triển ngành. Tuy nhiên để ứng dụng và phát triển CNTT mà trọng tâm

là triển khai thành công CQĐT tại Thừa Thiên Huế, cần thiết phải đưa ra những

chính sách để giải quyết các yếu kém, thiếu sót còn tồn đọng như sau:

- Trình độ, thói quen ứng dụng CNTT của CBCCVC và người dân còn hạn chế,

ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận các dịch vụ của các cơ quan nhà nước thông qua

ứng dụng CNTT. Nhiều CBCCVC chưa có thói quen, kỹ năng ứng dụng CNTT, đặc

biệt là các ứng dụng CNTT đặc thù, chuyên ngành; chưa hình thành văn hóa chia sẻ

thông tin. Đây là các yếu tố quan trọng cản trở việc ứng dụng CNTT. Bên cạnh đó,

nhiều cán bộ lãnh đạo chưa gương mẫu, chỉ đạo sát sao, quyết liệt ứng dụng CNTT

nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động.

Page 45: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 36

- Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước chủ yếu còn có quy mô nhỏ lẻ,

chưa phát huy hết hiệu quả của ứng dụng CNTT. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân

và doanh nghiệp còn hạn chế, các trang thông tin điện tử chủ yếu mới chỉ cung cấp

thông tin, còn ít trường hợp người dân có thể nộp hồ sơ xin cấp phép, đăng ký qua

mạng do việc người dân tham gia vào các dịch vụ công trực tuyến còn ít, chưa có thói

quen sử dụng các dịch vụ tiện ích này. Thông tin đưa lên các cổng thông tin điện tử

hoặc trang thông tin điện tử chưa phong phú, chất lượng chưa cao, các dịch vụ công

trực tuyến được cung cấp chủ yếu ở các mức độ thấp. Các cơ quan chính phủ Việt

Nam hầu như chưa ứng dụng các phương tiên di động vào trong việc cung cấp thông

tin và dịch vụ cho người dân.

- Phần lớn các dự án ứng dụng CNTT chuyên ngành chưa được hoàn thiện, chủ

yếu mới ở giai đoạn bắt đầu triển khai, hoặc triển khai thí điểm trên diện hẹp. Kinh phí

đầu tư cho ứng dụng CNTT còn hạn hẹp, chưa tương xứng với vai trò của ứng dụng

CNTT có thể mang lại, tiến độ cấp phát kinh phí còn chậm. Địa phương chưa có nguồn

chi ổn định cho ứng dụng CNTT. Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong quá

trình triển khai các dự án ứng dụng CNTT quy mô còn nhiều hạn chế.

- Các cơ quan nhà nước chưa thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng tốt trở

thành cán bộ chuyên trách về CNTT. Số lượng và trình độ các cán bộ chuyên trách về

CNTT còn hạn chế, đặc biệt là tại các địa phương, nhiều CBCCVC đang làm việc theo

hình thức kiêm nhiệm. Một khó khăn lớn nhất mà các đơn vị đưa ra là chưa có chính

sách, chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho cácn bộ chuyên trách về CNTT nên khó thu hút

được cán bộ có trình độ đáp ứng được yêu cầu về công tác.

- Các doanh nghiệp trong tỉnh đã sử dụng những phần mềm và ứng dụng CNTT

từ mức độ đơn giản đến phức tạp để phục vụ cho nhiều mục đích hoạt động của doanh

nghiệp. Tuy nhiên, mức độ phổ cập và sử dụng các ứng dụng CNTT của các doanh

nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ cũng như giữa các doanh nghiệp ở các địa bàn hoạt

động khác nhau là chưa đồng đều. Còn tồn tại sự chênh lệch khá lớn về nhu cầu và

mức độ ứng dụng CNTT giữa các loại hình doanh nghiệp cũng như giữa các vùng

miền.

- Tại các doanh nghiệp lớn, vấn đề trở ngại lớn nhất đối với việc ứng dụng CNTT

là thứ tự ưu tiên dành cho lĩnh vực CNTT trong tương quan với các khoản đầu tư khác

của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trở ngại lớn nhất cho ứng

dụng CNTT là sự hạn chế về nhân lực và vốn. Tại các doanh nghiệp nhỏ, nhận thức

của chỉ đạo của lãnh đạo đóng vai trò quyết định. Bên cạnh đó, vấn đề tư vấn cho

doanh nghiệp khi quyết định đầu tư cho CNTT cũng như đào tạo nguồn nhân lực để

phát triển CNTT lâu dài cho doanh nghiệp là những nhu cầu lớn mà doanh nghiệp

hướng tới.

- Hạ tầng kỹ thuật CNTT trong các cơ quan nhà nước tuy đã được cải thiện đáng

kể trong thời gian qua, tạo nền tảng cho triển khai thành công các ứng dụng CNTT,

nhưng vẫn chưa bảo đảm nhu cầu thực tế đặc biệt là vấn đề an toàn, an ninh thông tin.

Hạ tầng bảo đảm an toàn, an ninh, bảo mật thông tin hầu như chưa đáp ứng yêu cầu.

Hệ thống phòng chống virus chủ yếu mới chỉ triển khai ở mức đơn lẻ tại các máy trạm,

Page 46: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 37

chưa xây dựng được các hệ thống phòng chống virus, chống thư rác tổng thể và hầu

như chưa triển khai ứng dụng chữ ký số và chứng thực số.

- Mặc dù một vài tỉnh, thành phố đã triển khai xây dựng CQĐT và đã có một số

thành công nhất định, tuy nhiên, đó mới chỉ là một vài kết quả ban đầu, chưa mang

tính tổng thể. Mô hình, kiến trúc, cách thức triển khai CQĐT vẫn còn ở thời kỳ đầu,

chưa thể khẳng định thành mô hình hay điển hình thành công để có thể làm mẫu căn

cứ trong quá trình thực hiện.

3.2.3. Từ một số vấn đề cụ thể

(1) Về cơ chế, chính sách

Các văn bản chính sách về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà

nước có nội dung mới chú trọng quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong

hoạt động của cơ quan nhà nước, bao gồm các ứng dụng nội bộ và một số ứng

dụng được triển khai để phục vụ người dân và doanh nghiệp. Các kế hoạch,

chương trình ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước đang dừng

lại một số mục tiêu chung cho từng khoảng thời gian hay cho từng giai đoạn ngắn

hạn mà chưa đưa ra được một chiến lược để phát triển một cách lâu dài và bền

vững. Bên cạnh đó, việc triển khai CQĐT ở địa phương không chỉ bao gồm việc

ứng dụng CNTT trong nội bộ của cơ quan chính quyền địa phương mà bao gồm

nhiều khía cạnh khác như chính sách phát triển hạ tầng CNTT để sử dụng trong

cả cơ quan chính quyền và công dân hay thậm chí bao gồm cả những chính sách

cho thương mại điện tử của địa phương. Như vậy, về mặt cơ chế, chính sách, vẫn

cần thiết phải có một văn bản quy định riêng cho chiến lược ứng dụng và phát

triển CNTT tại địa phương, trong đó phải bao hàm toàn bộ các khía cạnh và các

lĩnh vực có liên quan để triển khai CQĐT cho địa phương.

(2) Về nguồn nhân lực

Việc thu hút nhân lực CNTT cho khối nhà nước thực tế còn gặp nhiều khó

khăn, trong đó tiền lương đang là một trong các nguyên nhân chính. Thực tế hiện

đang có sự chênh lệch lớn về mức lương của các kỹ sư CNTT làm trong các doanh

nghiệp với cán bộ công chức CNTT làm trong cơ quan nhà nước (khối doanh

nghiệp thường cao hơn gấp 2-3 lần khối cơ quan nhà nước). Nhiều địa phương đã

mạnh dạn, chủ động giải quyết sự bất hợp lý này thông qua các chính sách thu hút

cán bộ CNTT nhưng hiệu quả vẫn còn thấp.

Lãnh đạo CNTT tại các địa phương đang còn nhiều bất cập, hầu hết được

điều chuyển từ ngành khác và chưa có kiến thức, kinh nghiệm quản lư sâu rộng

trong lĩnh vực này. Hầu hết lănh đạo của Sở TT&TT ở các tỉnh đều gặp rất nhiều

khó khăn trong công tác hoạch định chiến lược và chính sách phát triển CNTT tại

địa phương. Vì vậy hầu hết các dự án CNTT của các sở ban ngành đang nhờ vào

chuyên môn của các đơn vị tư vấn bên ngoài. Kết quả là rất nhiều dự án được phê

duyệt với ngân sách không nhỏ nhưng hiệu quả đạt được rất khiêm tốn hoặc không

thể triển khai được.

Page 47: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 38

(3) Về sự đồng bộ trong việc triển khai ứng dụng CNTT tại địa phương

Mặc dù có nhiều địa phương đã có những thành công bước đầu trong triển

khai hệ thống ứng dụng CNTT có tính thống nhất, kết nối tốt tại phạm vi cục bộ

vùng, nhưng đa phần hệ thống hạ tầng CNTT ở các tỉnh vẫn còn thiếu sự đồng bộ,

khả năng kết nối vùng còn hạn chế. Tại phạm vi một địa phương, việc các sở ban

ngành cùng song song triển khai các ứng dụng CNTT nhưng thiếu một quy hoạch

chung sẽ dẫn đến việc phát triển vì lợi ích cục bộ và lãng phí, chồng chéo. Việc

phát triển các hệ thống CSDL như CSDL dân cư do ngành công an quản lý, CSDL

công chức do ngành nội vụ quản lý vẫn đang thiếu tính liên thông và chia sẻ dữ

liệu với CSDL đất đai do ngành tài nguyên môi trường xây dựng có thể dẫn đến

sự lãng phí ngân sách trong việc thu thập dữ liệu và sự không đồng bộ trên việc

tích hợp và khai thác các nền dữ liệu.

(4) Về đầu tư, phân bổ ngân sách cho ứng dụng CNTT tại địa phương

Việc đầu tư ngân sách cho các dự án CNTT ở nhiều địa phương hiện nay còn

thiếu trọng điểm và chưa xác định rõ cấp độ ưu tiên. Quy trình đăng ký ngân sách

cho các dự án CNTT đều do các sở ban ngành chủ động đăng ký trước với UBND

tỉnh. Ngân sách dự án được các địa phương phê duyệt hầu hết chỉ dựa trên đề nghị

của sở ban ngành. Hầu hết các địa phương đều trông chờ hướng dẫn thực hiện các

quy hoạch, kiến trúc hạ tầng CNTT cấp tỉnh từ Bộ TT&TT.Một thách thức gây

không ít khó khăn cho các địa phương là sự bất hợp lý khi áp dụng quy trình đầu

tư của ngành xây dựng đối với lĩnh vực CNTT và còn rất nhiều định mức không

có cơ sở để áp dụng. Các địa phương vẫn rất cần các văn bản hướng dẫn cụ thể từ

Bộ TT&TT.

Page 48: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 39

PHẦN 4 - DỰ BÁO XU HƯỚNG CNTT NÓI CHUNG VÀ SỰ

PHÁT TRIỂN, ỨNG DỤNG CNTT TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

I. Xu hướng CNTT trên thế giới

1. Xu hướng hội tụ mạng viễn thông về mạng thế hệ sau

Các mạng viễn thông hiện có cần phải phát triển để đáp ứng được những nhu

cầu và thách thức mới. Sự phát triển các công nghệ mới đã cho phép thiết kế và

xây dựng các mạng thông tin thế hệ sau (NGN - Next Generation Network) nhằm

triển khai các dịch vụ đa dạng và nhanh chóng, đáp ứng sự hội tụ giữa thoại và số

liệu, giữa cố định và di động. Quá trình hội tụ mạng viễn thông về NGN là một

cuộc cách mạng thực sự trong ngành viễn thông. Cuộc cách mạng công nghệ này

sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống chuyển mạch, truy cập và dịch vụ. Mạng số

liệu và mạng điện thoại được hợp nhất sẽ cho phép tích hợp các dịch vụ đòi hỏi

băng thông lớn, kéo theo sự hội tụ của truyền hình, đa phương tiện với CNTT.

2. Xu hướng tích hợp và sử dụng giao diện mở

Ngày nay, CNTT đang phát triển theo xu hướng tích hợp, sử dụng các giao

diện mở và ngày càng bớt lệ thuộc vào các nhà sản xuất công nghệ lớn. Phần mềm

được xây dựng dưới dạng các đối tượng có chức năng thông qua các giao diện mở

thuận tiện cho việc tích hợp và tiếp tục phát triển. Trong một giải pháp có thể có

nhiều sản phẩm của các nhà cung cấp chuyên sâu khác nhau được tích hợp. Các

công nghệ chính ngày nay đều có xu hướng cho phép các mô-đun có thể sử dụng

dưới dạng “cắm và chạy” (plug and play). Các nhà sản xuất thiết bị phần cứng

cũng có xu hướng cung cấp các giao diện mở cho phép khách hàng có thể dễ dàng

xây dựng các ứng dụng phức hợp đáp ứng nhu cầu thay đổi nhanh của thị trường.

3. Xu hướng phát triển và sử dụng phần mềm nguồn mở

Xu thế ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở hiện nay đang diễn ra

khá mạnh. Phát triển phần mềm nguồn mở giúp giảm sự lệ thuộc vào các hãng

phần mềm lớn, tạo thêm sự lựa chọn cho người sử dụng, tạo cơ hội kinh doanh

mới và nâng cao khả năng phát triển cho các doanh nghiệp phần mềm trong nước,

tạo điều kiện cho các quốc gia có lối thoát trước sức ép bảo hộ quyền sở hữu trí

tuệ.

Tuy nhiên, đối với những ứng dụng phức tạp đòi hỏi hỗ trợ kỹ thuật cao, việc sử

dụng phần mềm nguồn mở cần được cân nhắc kỹ vì không phải là không tốn chi phí.

Thực chất muốn sử dụng được các chương trình mã nguồn mở luôn cần các công ty

dịch vụ phần mềm đi kèm để cài đặt, sửa chữa, nâng cấp. Đồng thời còn các chi phí

phát sinh do hiệu suất khai thác các chương trình mã nguồn mở không cao (thiếu tính

thân thiện, không đủ chức năng hỗ trợ) như các chương trình “nguồn đóng” tương

đương.

4. Xu hướng phát triển công nghệ lưu trữ

Page 49: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 40

Thời gian gần đây, các công nghệ lưu trữ ngày càng được nhắc đến nhiều

như một phần quan trọng của xu hướng phát triển CNTT. Có thể nhận thấy, một

cuộc bùng nổ thông tin lớn chưa từng có đang diễn ra và công nghệ lưu trữ sẽ

đóng vai trò quyết định trong việc thu thập, lưu trữ và xử lý số thông tin một cách

hiệu quả, tránh tình trạng hỗn loạn thông tin.

Từ nhiều năm, các doanh nghiệp mua băng từ, ổ cứng để gắn thêm vào máy tính

phục vụ lưu trữ tùy theo nhu cầu. Nhưng áp lực cần bảo vệ nhiều dữ liệu hơn qua

những khoảng thời gian lớn hơn đã làm nổi lên vai trò quan trọng của việc lưu trữ.

Chính vì vậy, thị trường lưu trữ gắn trực tiếp (DAS - Direct Attached Storage) dần

nhường chỗ cho những công nghệ lưu trữ kết nối mạng (Networked Storage), chủ yếu

bao gồm các công nghệ SAN (Storage Area Network) và NAS (Network Attached

Storage). SAN là một mạng có mục tiêu chính yếu nhằm vận chuyển dữ liệu giữa các

hệ thống máy tính với các thiết bị lưu trữ, cũng như giữa các thiết bị lưu trữ với nhau,

cho phép quản lý dữ liệu một cách dễ dàng, hiệu quả và ổn định. NAS là một thành

phần lưu trữ kết nối với mạng máy tính nhằm cung cấp dữ liệu cho các máy trạm của

mạng đó.

5. Xu hướng phát triển và sử dụng mạng cục bộ không dây

Kết nối mạng không dây đang dần trở thành một xu thế hiện đại, bên cạnh các

loại hình kết nối mạng truyền thống dùng dây cáp. Chất lượng tin cậy, hoạt động ổn

định, thủ tục cài đặt đơn giản, giá cả phải chăng là những yếu tố đặc trưng chứng tỏ

kết nối không dây đã sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu trao đổi thông tin khác nhau từ

sản xuất, kinh doanh đến nhu cầu giải trí,... Theo công ty Datacomm Research, bất

chấp những lo ngại về an ninh bảo mật, thị trường thiết bị mạng cục bộ không dây

vẫn sẽ tăng ít nhất là gấp đôi về giá trị và gấp 3 về lượng hàng xuất xưởng vào năm

2009. Động lực chủ yếu cho sự tăng trưởng này là những công nghệ thế hệ mới đem

tới thông lượng cao hơn, phạm vi kết nối xa hơn và công suất mạnh hơn. Nhiều

chuyên gia cho rằng các hệ thống GSM truyền thống sẽ dần được thay thế bằng Wi-

Fi khi mà băng thông không dây mở rộng cho phép triển khai nhiều loại hình dịch

vụ mới.

6. Xu hướng phát triển truyền thông đa phương tiện và hội tụ CNTT -

Viễn thông - Phát thanh và truyền hình

Xu hướng mạng viễn thông hiện nay là phát triển để hòa nhập được các dịch

vụ thoại và dịch vụ số liệu trong một mạng viễn thông mới. Mạng số liệu và mạng

điện thoại được hợp nhất cho phép tích hợp các dịch vụ đòi hỏi băng thông lớn,

kéo theo sự hội tụ của truyền hình, đa phương tiện vào CNTT&TT.

Xu hướng hội tụ máy tính - truyền thông - nội dung đang diễn ra mạnh mẽ, hình

thành những loại hình dịch vụ mới và cách tiếp cận mới đối với phát triển KTXH.

Theo sự hội tụ này, phát thanh và truyền hình ngày càng sử dụng nhiều công nghệ

mới nhất của CNTT&TT. Mạng viễn thông với băng thông rộng, tốc độ cao đã tạo

điều kiện cho các dịch vụ video theo yêu cầu phát triển mạng. Internet đang từng

bước trở thành phương tiện đưa các chương trình phát thanh, truyền hình đến người

Page 50: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 41

sử dụng ở mọi nơi trên thế giới. Ngược lại, hệ thống truyền hình cáp đã có khả năng

cung cấp dịch vụ Internet và truyền số liệu. Sự hội tụ của CNTT - viễn thông - phát

thanh và truyền hình đang tạo ra một thị trường rộng lớn cho công nghiệp nội dung

thông tin.

Xây dựng các mạng riêng ảo VPN dựa trên các đường truyền cáp quang,

MegaWan, Wi-Max,…kết nối các đơn vị sẽ là xu thế phát triển các mạng WAN.

7. Xu hướng sử dụng công nghệ điện toán đám mây

Thuật ngữ “điện toán đám mây” (cloud computing) ra đời giữa năm 2007 để

khái quát lại các hướng đi của cơ sở hạ tầng thông tin từ mấy năm qua. Quan niệm

này có thể được diễn giải một cách đơn giản: các nguồn điện toán khổng lồ như

phần mềm, dịch vụ... sẽ nằm tại các máy chủ ảo (đám mây) trên Internet thay vì

trong máy tính gia đình hay văn phòng để mọi người kết nối và sử dụng mỗi khi họ

cần.

Hiện nay, công nghệ điện toán đám mây nhận được sự quan tâm lớn từ giới

doanh nghiệp. Ở nhiều triển lãm, điện toán đám mây đã hiện diện trong một lượng

lớn các sản phẩm. Nhiều công ty đã rất tin tưởng với ứng dụng điện toán đám mây

cho toàn bộ nền tảng CNTT và tài nguyên tính toán của họ.

Việc xây dựng một ứng dụng web thể hiện và phân phối tài nguyên tới khách

hàng sử dụng nền tảng điện toán đám mây sẽ trở nên hấp dẫn (đơn giản, tiết kiệm

chi phí) không chỉ trong thời gian khởi đầu mà còn trong suốt quá trình phát triển

của doanh nghiệp. Tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn còn e ngại bởi tính bảo mật

thông tin của những ứng dụng này (do hoạt động trên Internet).

Thị trường cho “điện toán đám mây” năm 2008 đạt doanh số khoảng 36 tỷ

USD, chiếm gần 13% doanh số phần mềm toàn cầu. Mức độ sử dụng “điện toán

đám mây” được dự báo sẽ tăng mạnh trong vòng 3-5 năm tới.

8. Xu hướng viễn thông

Các chuyên gia đã dự báo thị trường viễn thông tiếp tục hợp nhất; các gói dịch

vụ “3 trong 1” bao gồm dịch vụ thoại, truyền hình cáp và Internet băng rộng sẽ hội

tụ. Công nghệ không dây và VOIP sẽ tăng tốc. Xu hướng trên vẫn tiếp diễn nhưng

sẽ tập trung vào vấn đề hợp nhất hữu tuyến - vô tuyến; theo đó, sẽ không còn biên

giới giữa các mạng viễn thông cố định và di động mà thay vào đó, các công ty viễn

thông sẽ phối hợp băng rộng cố định với các công nghệ không dây. Ngoài ra sẽ xuất

hiện các nhà cung cấp dịch vụ không dây (nhưng không phải là công ty viễn thông).

9. Xu hướng toàn cầu hóa

Ngày nay, không một nền kinh tế nào đứng độc lập mà có thể phát triển được.

Tất cả đều hòa nhập, phụ thuộc lẫn nhau. Các thông tin, các giao dịch thực hiện

xuyên quốc gia. Nhờ có Internet, thị trường mở rộng không biên giới. Do vậy mọi

tính toán, kế hoạch phát triển không thể nào bó hẹp trong phạm vi một tỉnh, một

quốc gia. Mối quan hệ thương mại, công nghệ và hợp tác giữa các nước, các doanh

Page 51: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 42

nghiệp đều được tăng cường. Điều này đồng thời cũng làm cho tính cạnh tranh

giữa các nước, khu vực, giữa các doanh nghiệp trở nên căng thẳng hơn.

Mặt khác, dựa vào tính mở của thị trường, các doanh nghiệp có thể lựa chọn

được nhiều đối tác, thị trường, công nghệ, các giải pháp thuận lợi theo đặc điểm

của mỗi doanh nghiệp. Do có tính cạnh tranh cao, giá cả các sản phẩm và dịch vụ

sẽ được giảm có lợi cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo, các doanh

nghiệp cần thiết phải có những kiến thức và những kinh nghiệm để có thể hòa

nhập với thế giới và phát triển.

10. Xu hướng chuyển dịch sản xuất đến các quốc gia có giá lao động thấp

Do áp lực cạnh tranh lớn, giá nhân công cao, nhiều công ty ở các nước phát

triển buộc phải chuyển cơ sở sản xuất sang những nước có nguồn lao động rẻ, cơ

chế thuận lợi, và có tiềm năng thị trường. Về công nghiệp phần mềm, xu hướng

mà các công ty Mỹ đang áp dụng là thuê các lập trình viên có kỹ năng cao nhưng

chi phí thấp ở những nước đang phát triển. Nhiều công ty có lượng dữ liệu lớn

cần xử lý (chẳng hạn như các hãng hàng không) đã thuê nhân lực ở các nước đang

phát triển để nhập dữ liệu nhằm tận dụng lao động có kỹ năng cao nhưng chi phí

sử dụng thấp. Về công nghiệp phần cứng, nhiều công ty lớn có nhu cầu thuê gia

công lắp ráp phần cứng tại những quốc gia đang phát triển.

11. Xu hướng hình thành nền kinh tế trí thức

Sự phát triển như vũ bão của CNTT đã tác động mạnh mẽ và to lớn đến mọi

mặt đời sống kinh tế xã hội. Ngày nay, CNTT đã trở thành một trong những động

lực quan trọng nhất của sự phát triển. Sự hội tụ giữa máy tính, truyền thông và

các ngành cung cấp nội dung thông tin trên mạng tạo ra cơ sở mới cho sự phát

triển của các ngành kinh tế. Đó là tiền đề cho sự ra đời của nền kinh tế mới - nền

kinh tế số, còn gọi là nền kinh tế tri thức. Việc thông tin chuyển sang dạng số và

nối mạng đã làm thay đổi sự chuyển hóa của nền kinh tế, các dạng thể chế, các

mối quan hệ và bản chất của hoạt động KTXH và có ảnh hưởng sâu sắc đến hầu

hết các lĩnh vực hoạt động và đời sống của con người.

Nhận ra tầm quan trọng của việc ứng dụng và phát triển CNTT, nhiều quốc

gia trên thế giới đã nhanh chóng xây dựng chiến lược phát triển CNTT theo điều

kiện riêng của từng nước.

Các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) đang tích cực xây dựng kết

cấu hạ tầng thông tin quốc gia, từng bước triển khai các ứng dụng CNTT, trước

hết tập trung giải quyết các yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý và sản xuất kinh

doanh, bước đầu xây dựng ngành công nghiệp và dịch vụ CNTT, chủ yếu là công

nghiệp dịch vụ viễn thông và phần mềm. Các nước này đều nhận thức được vai

trò quan trọng không thể thiếu của CNTT trong việc tăng cường năng lực hội nhập

của nền kinh tế, đồng thời phải tìm mọi cách khắc phục sự yếu kém trong hệ thống

hành chính, hệ thống pháp lý để tạo môi trường cho ứng dụng hiệu quả CNTT.

Bên cạnh đó, các quốc gia này cũng đang nỗ lực để được tham gia vào thị trường

CNTT chứ không phải chỉ là nơi tiêu thụ sản phẩm CNTT. Một số quốc gia đã

Page 52: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 43

thành công lớn trong xây dựng công nghiệp phần mềm như Ấn Độ, Trung Quốc,

Brazil,... mở ra một hướng đi triển vọng cho những quốc gia có nguồn nhân lực

trí tuệ dồi dào. Một số quốc gia đang nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài để xây

dựng nền công nghiệp CNTT

II. Tình hình và xu hướng và các mục tiêu cơ bản về CNTT quốc gia

1. Một số điển hình ứng dụng CNTT và triển khai CQĐT

Hiện nay, đã có rất nhiều địa phương quan tâm, triển khai tích cực ứng dụng

CNTT cũng như bước đầu hình thành và xây dựng mô hình CQĐT cấp tỉnh có kết

quả, trong số đó có thể đến những điển hình như thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng

Ninh và thành phố Hồ Chí Minh. Các địa phương này đã chủ động xây dựng và

phê duyệt mô hình CQĐT thống nhất trong toàn tỉnh/thành phố (dựa trên cơ sở

hướng dẫn về Mô hình thành phần CQĐT cấp tỉnh do Bộ TT&TT ban hành) nhằm

quy hoạch nhóm các ứng dụng nghiệp vụ cho từng ngành, cũng như nhóm các

ứng dụng, dịch vụ kỹ thuật cơ bản, dùng chung cho toàn bộ hệ thống CQĐT, phục

vụ kết nối liên thông cho các ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà

nước trên địa bàn tỉnh/thành phố.

Việc xây dựng CQĐT thành phố Đà Nẵng đã được khởi động từ đầu những

năm 2000, được sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới cho dự án phát triển CNTT-

TT của thành phố, đến nay đã có sự phát triển từng bước, ổn định, có ưu tiên và

đạt được những kết quả bước đầu quan trọng so với mô hình CPĐT. Về hạ tầng:

thành phố đã đầu tư xây dựng riêng mạng cáp quang đến tận cấp xã (mạng MAN);

100% các cơ quan nhà nước được đầu tư thiết bị đầu cuối và kết nối mạng MAN,

xây dựng trung tâm tích hợp dữ liệu của thành phố; Về nguồn nhân lực: Đà Nẵng

có lợi thế là thành phố trực thuộc trung ương, là trung tâm chính trị, kinh tế, xã

hội của miền Trung, đa số dân thành thị, dân trí cao, đồng đều, đồng thời thành

phố đã có những chính sách mạnh mẽ, phù hợp để thu hút, đãi ngộ đã tạo thuận

lợi trong việc phát triển nguồn nhân lực, trong đó có nguồn nhân lực về CNTT-

TT. Tại các cơ quan nhà nước: 100% đơn vị có ít nhất 2 biên chế cán bộ chuyên

trách về CNTT; 100% lãnh đạo được đào tạo CIO; trên 95% CBCCVC tác nghiệp

trên hệ thống; 100% CBCCVC được đào tạo và đào tạo lại thường xuyên về

CNTT.Về ứng dụng CNTT: Hệ thống một cửa điện tử được đưa vào áp dụng sớm

tại 100% xã, phường, thị trấn và quận, huyện trên địa bàn; Phần mềm quản lý văn

bản và điều hành, hệ thống thư điện tử được triển khai đến tất cả các sở ban ngành

và địa phương.

Thành phố Hồ Chí Minh cũng là một địa phương điển hình về phát triển

CQĐT, thành phố đã chủ động xây dựng cấu trúc thông tin tổng thể cho hệ thống

Cổng thông tin điện tử của toàn thành phố, có khả năng kết nối liên thông giữa

Cổng thông tin điện tử với các Trang thông tin điện tử các cấp và cả các ứng dụng

nội bộ. Với kiến trúc xây dựng và vận hành hiện nay, hệ thống Cổng thông tin

điện tửcủa thành phố khá dễ dàng trong công tác duy trì, nâng cấp, mở rộng và

nhanh chóng công khai, cung cấp thông tin về tình trạng xử lý, giải quyết hồ sơ

TTHC cho người dân, doanh nghiệp trên phạm vi toàn thành phố. Thành phố Hồ

Page 53: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 44

Chí Minh có quan điểm “triển khai đến đâu hiệu quả đến đó”, nên vẫn đang tiếp

tục thí điểm và mở rộng triển khai ứng dụng CNTT “loang” theo cấu trúc thông

tin để hướng tới phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp. Bằng cách này,

thành phố sẽ có đầy đủ thực tiễn để định hình và điều chỉnh lộ trình xây dựng các

toàn diện các thành phần ứng dụng CNTT như hạ tầng, nguồn nhân lực, cơ chế

chính sách và hệ thống ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước.

Tỉnh Quảng Ninh trong lộ trình phát triển CQĐT đã mạnh dạn triển khai mô

hình Trung tâm Hành chính công (TTHCC) – một mô hình mới trong cả nước.

Qua thời gian ngắn đi vào hoạt động, TTHCC đã có trên 25.000 bộ hồ sơ của tổ

chức, công dân được tiếp nhận và giải quyết, trong đó tỷ lệ trả kết quả đúng hẹn

đạt trên 95%. Kết quả này thể hiện quyết tâm chính trị của tỉnh trong thực hiện

cải cách hành chính với phương châm “công khai, minh bạch, dân chủ, trách

nhiệm”. Hoạt động của TTHCC đã góp phần đơn giản hóa các TTHC, rút ngắn

thời gian quy trình giải quyết, tạo môi trường thông thoáng trong thu hút đầu tư,

tạo sự thân thiện, tin tưởng của người dân đối với chính quyền. Bên cạnh đó, Cổng

thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh đã cung cấp 1.457 dịch vụ công mức độ 2 và

3…Hệ thống quản lý văn bản và điều hành được triển khai tại 18/20 sở ban ngành,

14 huyện, thị xã, thành phố, kết hợp 73 điểm cầu hội nghị trực tuyến, giúp công

tác chỉ đạo, điều hành của tỉnh nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm. Trong đề án

CQĐT của mình, kỳ vọng của tỉnh Quảng Ninh là xây dựng và hoàn thiện hạ tầng

CNTT để xây dựng chính quyền điện tử; ứng dụng rộng rãi CNTT trong hoạt động

nội bộ của các cơ quan nhà nước, lấy người dân làm trung tâm, cung cấp dịch vụ

công trực tuyến mức độ cao để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, hướng tới

nền hành chính hiện đại, minh bạch, hiệu quả. Cụ thể, Quảng Ninh đã hợp tác với

Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) xây dựng hệ thống truy cập

Internet không dây, với mục tiêu dự kiến đến năm 2015 sẽ phủ sóng Wi-Fi toàn

bộ các thị xã, thành phố của tỉnh; tỉnh Quảng Ninh cũng đã ký biên bản ghi nhớ

hợp tác toàn diện với tập đoàn FPT về việc xây dựng đề án CQĐT.

Có thể nhận định rằng việc ứng dụng CNTT thành công tại các địa phương

trên đều có sự điều hành trực tiếp của lãnh đạo địa phương và nỗ lực xây dựng,

triển khai của các đơn vị chuyên trách về CNTT. Một số bài học kinh nghiệm rút

ra từ quá trình ứng dụng CNTT của thành phố Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh,

tỉnh Quảng Ninh và một số tỉnh là những kinh nghiệm quý để các địa phương

khác học hỏi, được tổng hợp lại như sau:

- Lãnh đạo phải có quyết tâm chính trị và tạo được sự đồng thuận cao. Sự phối

hợp, tham gia của các cấp, ngành, đơn vị liên quan phải thực sự tích cực.

- Ngay từ đầu, phải tập trung xây dựng mô hình CQĐT hay cấu trúc thông tin, phải

lấy yêu cầu và kết quả cải cách TTHC làm thước đo mức độ hiệu quả của ứng dụng

CNTT, giúp cơ quan nhà nước nhanh chóng hình thành danh mục, lộ trình đầu tư và

cách thức theo dõi, đánh giá mức độ sẵn sàng về chính quyền, cơ quan điện tử trong

việc phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Page 54: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 45

- Đào tạo và phát triển nhân lực CNTT cả về quản lý, triển khai, ứng dụng là khâu

quan trọng đảm bảo sự thành công của CQĐT. Đồng thời, phải tuyên truyền sâu rộng,

nâng cao nhận thức đến toàn thể CBCCVC, doanh nghiệp và người dân.

- Phát triển hạ tầng CNTT-TT phải hiện đại và đi trước một bước, do đó phải quan

tâm đến các dự án đầu tư về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng thông tin và nền tảng phát triển,

triển khai ứng dụng, CSDL.

- Đầu tư cho ứng dụng và phát triển CNTT phải có lộ trình thích hợp và phải huy

động được mọi nguồn lực; Triển khai ứng dụng CNTT trong phạm vi nội bộ của cơ

quan nhà nước cũng phải tuân thủ nguyên tắc thí điểm trước, sau đó đánh giá, xem xét

và rút kinh nghiệm mở rộng.

- Đối với các dự án đầu tư HTTT có phạm vi triển khai rộng, quy mô đầu tư lớn,

độ phức tạp cao, các chủ đầu tư cần quan tâm: Điều tra, khảo sát tình hình, kinh nghiệm

triển khai trong và ngoài nước để học tập, rút kinh nghiệm. Tuy nhiên, không vì thế

mà không triển khai các HTTT trọng điểm, chưa ở đâu triển khai, có thể lựa chọn cách

làm như bài học số 5 nêu trên. Nghiên cứu, đề xuất và trình người có thẩm quyền ban

hành các cơ chế, chính sách liên quan để đảm bảo tính khả thi trong quá trình xây

dựng, triển khai và tính hiệu quả khi đưa HTTT vào khai thác, sử dụng. Đề xuất cơ

chế, chính sách này phải thực hiện ngay từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư của dự án.

2. Mô hình HTTT chính quyền điện tử quốc gia

Nhằm ứng dụng và phát triển CNTT hiệu quả mà trọng tâm là xây dựng

CQĐT, Bộ TT&TT đã ban hành công văn số 270 /BTTTT-ƯDCNTT ngày

06/02/2012 về việc hướng dẫn về Mô hình thành phần CQĐT cấp tỉnh - một mô

hình làm định hướng chung cho các tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương trong

phát triển CQĐT.

Trong CQĐT, những người sử dụng dịch vụ do các cơ quan chính phủ cung

cấp gồm người dân, doanh nghiệp, các CBCCVC nhà nước. Người sử dụng sẽ

truy cập thông tin, dịch vụ mà chính phủ cung cấp thông qua các kênh truy cập,

như: Trang thông tin điện tử/ Cổng thông tin điện tử (website/ portal), thư điện tử

(email), điện thoại (cố định hoặc di động), fax hoặc đến trực tiếp gặp các cơ quan

chính phủ.

Để đảm bảo người sử dụng là trung tâm, giao diện với người sử dụng sẽ cung

cấp các khả năng liên quan trực tiếp đến quản lý người sử dụng dịch vụ (bên trong

và bên ngoài), các nghiệp vụ tương tác với người sử dụng dịch vụ, nằm ở phía

ngoài của một nghiệp vụ và là giao diện với nhiều đối tượng sử dụng dịch vụ. Đây

cũng là thành phần bảo đảm sự thông suốt cho người sử dụng trong việc sử dụng

đa kênh truy cập.

Các dịch vụ công trực tuyến, các ứng dụng nghiệp vụ là thành phần cơ bản

của mô hình, bao gồm: các dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ

quan nhà nước cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng; các ứng dụng

phục vụ tác nghiệp của các CBCCVC trong cơ quan chính phủ; các ứng dụng

cung cấp khả năng hỗ trợ việc quản lý hiệu quả (tài chính, nhân sự, tài sản, tài

Page 55: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 46

nguyên số, truyền thông, cộng tác); các ứng dụng liên cơ quan (quản lý văn bản

và điều hành); các ứng dụng cho CBCCVC (đào tạo từ xa, cung cấp thông tin,

quản lý tri thức).

Mô hình CQĐT cũng yêu cầu cung cấp khả năng tích hợp các ứng dụng và

dịch vụ nói chung, nhằm tạo ra các dịch vụ tích hợp nhưng không phá vỡ cấu trúc,

gián đoạn hoạt động của các ứng dụng/dịch vụ đang hoạt động. Yêu cầu đó được

đảm bảo thông qua lớp tích hợp, tạo cơ sở cho nhiều ứng dụng/dịch vụ khác nhau

có thể giao tiếp với nhau một cách thông suốt trong một môi trường không thuần

nhất về nền tảng phát triển các ứng dụng và dịch vụ.

Mô hình được xây dựng còn coi trọng các dịch vụ dùng chung như: dịch vụ

thư mục, dịch vụ định danh, xác thực, phân quyền truy cập. Việc triển khai thành

công các dịch vụ này sẽ góp phần tránh lãng phí, đầu tư trùng lặp, nâng cao khả

năng kết nối của các hệ thống khi sử dụng chung các dịch vụ cơ bản.

Thành phần CSDL trong mô hình không tồn tại độc lập mà phục vụ cho các

chương trình ứng dụng. Cơ sở hạ tầng đảm bảo cung cấp phương tiện, nền tảng

phục vụ người sử dụng và các ứng dụng, cụ thể là: trang thiết bị người dùng cuối

(máy tính, thiết bị hỗ trợ cá nhân), hệ thống mạng, nền tảng, máy chủ, hệ thống

an ninh, bảo mật.

Phần quản lý, các nội dung hỗ trợ tất cả các thành phần trên là các yếu tố

phục vụ chung, hỗ trợ, tác động, duy trì, bao gồm: chính sách về an toàn, bảo mật

thông tin; tiêu chuẩn kỹ thuật; quy định, quy chế; tổ chức và điều hành; truyền

thông và đào tạo.

Để thực hiện được mục tiêu CQĐT thì bộ máy chính quyền địa phương (các

công sở) cũng phải ứng dụng đồng bộ CNTT-TT để thực hiện và phối hợp tốt các

chức năng, công việc nội tại từng công sở và giữa các công sở với nhau trong bộ

máy chính quyền. Như vậy, CQĐT có thể được xem xét ở mức sâu hơn trong mối

quan hệ kết nối của CSĐT - là công sở mà trong đó các hoạt động hướng dẫn, trợ

giúp, thực hiện, xử lý, giao tiếp, phối hợp công việc được “điện tử hóa” bằng

phương pháp và các công cụ CNTT hiện đại - để đồng bộ và bảo đảm bảo được

các mục tiêu chức năng của CQĐT. Từ đó CSĐT và CQĐT là cụ thể hóa các điều

kiện cần và đủ của mô hình CPĐT ở địa phương, và luôn có sự gắn bó mật thiết

trong mô hình CPĐT ở địa phương cấp tỉnh:

- Công sở điện tử: Hướng mục tiêu nâng cao hiệu quả công việc của các công sở,

giúp các công sở có các hoạt động và phối hợp hiệu quả hơn dựa vào CNTT-TT (các

ứng dụng nghiệp vụ, trang thiết bị CNTT, mạng LAN/WAN/Internet…) để bảo đảm

thực hiện được các yêu cầu của CQĐT.

- Chính quyền điện tử: Hướng mục tiêu nâng cao hiệu quả phục vụ xã hội

của chính quyền dựa vào sự hoạt động hiệu quả của các CSĐT cùng với các

phương tiện CNTT-TT (các ứng dụng dịch vụ công trực tuyến, trang thiết bị

CNTT, mạng Internet…).

Page 56: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 47

Nhằm làm rõ và có sự thống nhất mô hình CPĐT ở phạm vi toàn quốc Bộ

TT&TT ban hành chính thức Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam kèm

văn bản số 1178/BTTTT-THH ngày 21/4/2015. Trong đó thiết kế rõ mô hình

CPĐT ở cả cấp Bộ và cấp tỉnh trong mô hình kiến trúc tổng thể về CQĐT quốc

gia. Sau đây là các Khung kiến trúc CPĐT các cấp:

Hình 3: Khung kiến trúc tổng thể CPĐT Việt Nam

Hình 4: Khung kiến trúc CPĐT cấp Bộ

Page 57: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 48

Hình 5: Khung Kiến trúc CPĐT cấp tỉnh

3. Xu hướng và mục tiêu cơ bản về CNTT quốc gia

Theo các kế hoạch, chiến lược, chương trình ứng dụng và phát triển CNTT

quốc gia thì đến năm 2020, với CNTT làm nòng cốt, Việt Nam chuyển đổi nhanh

cơ cấu KTXH, cơ bản trở thành một nước công nghiệp và là một trong những

nước có trình độ tiên tiến về phát triển xã hội thông tin trong khu vực ASEAN.

Đến năm 2020, Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về CNTT trên thế giới.

CNTT&TT Việt Nam trở thành một ngành quan trọng đóng góp tích cực vào tăng

trưởng GDP với tỷ lệ ngày càng tăng. CNTT&TT Việt Nam đạt trình độ tiên tiến

trong các nước ASEAN góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế tri thức và xã hội thông

tin.

Hạ tầng CNTT&TT đạt các chỉ tiêu về mức độ sử dụng dịch vụ tương đương

với mức bình quân của các nước công nghiệp phát triển, đa dạng hóa các loại

hình dịch vụ, bắt kịp xu thế hội tụ công nghệ và dịch vụ Viễn thông - CNTT -

Truyền thông, hình thành hệ thống mạng tích hợp theo công nghệ thế hệ mới,

băng thông rộng, dung lượng lớn, mọi nơi, mọi lúc với mọi thiết bị truy cập, đáp

ứng nhu cầu ứng dụng CNTT&TT, rút ngắn khoảng cách số, bảo đảm tốt an ninh,

quốc phòng.

Ứng dụng CNTT&TT và Internet sâu rộng trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế,

văn hóa, xã hội và quản lý, tạo nên sức mạnh và động lực để chuyển dịch cơ cấu, thúc

đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu suất lao động, tăng cường năng lực cạnh tranh,

nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ; góp

Page 58: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 49

phần xây dựng nhà nước minh bạch, hiệu lực, hiệu quả, dân chủ và phục vụ người dân

ngày càng tốt hơn. Khai thác có hiệu quả thông tin và tri thức trong tất cả các ngành.

Xây dựng và phát triển Việt Nam điện tử với công dân điện tử, chính phủ điện tử và

doanh nghiệp điện tử, giao dịch và thương mại điện tử đạt trình độ nhóm các nước

dẫn đầu khu vực ASEAN.

Công nghiệp CNTT&TT trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và khâu quan trọng

trong dây chuyền gia công, sản xuất và cung cấp toàn cầu, đảm bảo tăng trưởng tốc độ

cao, công nghệ hiện đại, sản xuất nhiều sản phẩm Việt Nam ngày càng có hàm lượng

sáng tạo cao. Một số sản phẩm công nghiệp quan trọng trong lĩnh vực điện tử, phần

cứng, phần mềm đạt trình độ nhóm nước phát triển trên thế giới. Phát triển mạnh công

nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung, coi trọng sở hữu trí tuệ và bản quyền tác giả.

Nguồn nhân lực CNTT&TT đạt trình độ nhóm các nước dẫn đầu khu vực

ASEAN về số lượng, trình độ và chất lượng đáp ứng các yêu cầu quản lý, sản xuất,

dịch vụ và ứng dụng trong nước và xuất khẩu quốc tế. Phổ cập, xóa mù tin học, nâng

cao trình độ, kỹ năng ứng dụng CNTT&TT cho người dân, đặc biệt thanh thiếu niên.

III. Dự báo ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế

1. Phương pháp và căn cứ dự báo

Do Thừa Thiên Huế chưa có một thị trường CNTT và một nền công nghiệp

CNTT nên sự phát triển CNTT của Thừa Thiên Huế sẽ phụ thuộc nhiều vào cam

kết của Chính phủ, lãnh đạo tỉnh quyết tâm ứng dụng phát triển CNTT như là một

động lực phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Các chỉ tiêu ứng dụng và phát triển

CNTT của Việt Nam đã được Chính phủ phê duyệt là những chỉ tiêu phấn đấu

cho tỉnh. Phương pháp dự báo là xem mức độ Thừa Thiên Huế đạt được hay vượt

các chỉ tiêu trung bình quốc gia. Do đó, xu hướng phát triển CNTT của Thừa

Thiên Huế cũng theo các lĩnh vực như của cả nước. Sau đây là dự báo phát triển

CNTT của tỉnh đến năm 2020. Phương pháp dự báo là phân tích tổng hợp và ý

kiến chuyên gia, dựa trên các cơ sở sau:

- Các chương trình, kế hoạch, mục tiêu quốc gia về ứng dụng và phát triển CNTT

- Xu hướng phát triển CNTT, nhu cầu hình thành CPĐT tại Việt Nam hướng tới

phục vụ người dân, phục vụ doanh nghiệp và phục vụ xã hội. Chiến lược phát triển

CNTT&TT Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020.

- Hiện trạng ứng dụng và phát triển CNTT tại Việt Nam nói chung và tại Thừa

Thiên Huế nói riêng; Quy hoạch phát triển KTXH tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020.

2. Dự báo ứng dụng và phát triển CNTT đến 2020

2.1. Dự báo về một số chỉ tiêu KTXH chung

Page 59: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 50

Stt Hạng mục Đơn vị tính

Dự

báo tỷ

lệ %

tăng

TB

mỗi

năm

Số liệu

2014

Số liệu

2020

Lũy kế

tăng đến

2020

1 Tổng đầu tư toàn xã hội Tỉ đồng 9% 14,700 23,983 9,283 63%

2 Tổng sản phẩm trong tỉnh bình quân

đầu người

USD/ Người/

Năm

15% 1,750 4,048 2,298 131%

3 Tổng thu ngân sách nhà nước của

tỉnh

Tỉ đồng 5% 4,653 6,343 1,690 36%

4 Tổng dân số Người 1,127,905 1,204,424 76,519 7%

5 Tổng số hộ gia đình Hộ 262,484 263,430 946

6 Tổng số doanh nghiệp Doanh nghiệp 5,000 5,000 -

7 Tổng số cơ quan Cơ quan 195 195 -

8 Tổng số cơ quan cấp tỉnh, sở, ngành Cơ quan 34 34 -

9 Tổng số cơ quan cấp huyện Cơ quan 9 9 -

10 Tổng số cơ quan cấp xã Cơ quan 152 152 -

11 Tổng số CBCCVC Người 3% 30,698 36,655 5,957 19%

12 Tổng số TTHC sau đề án 30 Thủ tục 2,840 2,840 -

TTHC cấp tỉnh Thủ tục 2,415 2,415 -

TTHC cấp huyện Thủ tục 255 255 -

TTHC cấp xã Thủ tục 170 170 -

2.2. Dự báo về phát triển hạ tầng CNTT

STT HẠNG MỤC Đvt Dự báo

tỷ lệ %

tăng TB

mỗi năm

Số liệu

2014

2020 Lũy kế tăng đến

2020

1 Tổng số thuê bao điện thoại

cố định

Thuê

bao

-30.0% 148,855 17,513

(131,342)

-88%

2 Tổng số hộ gia đình có thuê

bao điện thoại cố định

Hộ -30.0% 139,900 16,459

(123,441)

-88%

3 Tổng thuê bao di động Thuê

bao

1.0% 916,055 972,411 56,356 6%

4 Tổng số hộ có tivi Hộ 1.2% 230,700 247,817 17,117 7%

5 Tổng số máy tính trên địa

bàn tỉnh

PC 0.3% 91,535 93,251 1,716 2%

6 Tổng số máy tính trong các

cơ quan QLHCNN

PC 9.0% 4,357 7,307 2,950 68%

7 Tổng số máy tính trong các

doanh nghiệp

PC 2.0% 37,378 42,094 4,716 13%

8 Tổng số hộ có máy tính Hộ 25.0% 49,800 189,972 140,172 281%

9 Tổng số thuê bao Internet Thuê

bao

120,733 120,733 - 0%

Page 60: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 51

10 Tổng số thuê bao băng thông

rộng

Thuê

bao

1.1% 62,717 66,778 4,061 6%

11 Tổng số thuê bao băng thông

rộng - Leasd Line

Thuê

bao

2.0% 690 777 87 13%

12 Tổng số thuê bao băng thông

rộng - FTTH

Thuê

bao

2.0% 2,518 2,836 318 13%

13 Tổng số thuê bao băng thông

rộng - ADSL/SDSL

Thuê

bao

1.0% 59,509 63,170 3,661 6%

14 Tổng số máy tính cơ quan

QLHCNNcó kết nối Internet

băng thông rộng

quan

9.0% 4,357 7,307 2,950 68%

15 Tổng số cơ quan cấp tỉnh,

sở/huyện có kết nối Internet

quan

0.0% 42 42 - 0%

16 Tổng số cơ quan cấp xã có

kết nối Internet

quan

0.0% 152 152 - 0%

17 Tổng số doanh nghiệp có kết

nối Internet băng rộng

Doanh

nghiệp

0.0% 5,000 5,000 - 0%

18 Tổng số hộ có kết nối

Internet

Hộ 25.0% 50,318 191,948 141,630 281%

19 Tổng số cơ quan QLHCNN

có kết nối mạng chuyên

dùng Chính phủ (CPNet)

quan

0.0% 51 51 - 0%

2.3. Dự báo về ứng dụng CNTT

STT HẠNG MỤC Đvt Dự

báo tỷ

lệ %

tăng

TB

mỗi

năm

Số liệu

2014

2020 Lũy kế tăng đến

2020

1 Tổng số TTHC được tin học

hóa

Thủ

tục

2,840 2,840 - 0%

Cấp tỉnh, sở/ngành Thủ

tục

0.0% 2,415 2,415 - 0%

Cấp huyện Thủ

tục

0.0% 255 255 - 0%

Cấp xã Thủ

tục

0.0% 170 170 - 0%

2 Tổng số dịch vụ hành chính

công

Dịch

vụ

0.0% 2,781 2,781 - 0%

3 Tổng số các sở, ngành, quận,

huyện, xã trên địa bàn tỉnh có

Website/Cổng thông tin điện tử

quan

15.0% 78 180 102 131%

4 Tổng số CBCCVC trong các

cơ quan QLHCNN được cấp

hôp thư điện tử trong hệ thống

thư điện tử chính thức của tỉnh

Người 3.0% 30,698 36,655 5,957 19%

Page 61: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 52

5 Tổng số CBCCVC trong các

cơ quan QLHCNN sử dụng thư

điện tử

Người 3.0% 30,698 36,655 5,957 19%

6 Tỷ lệ văn bản trao đổi giữa các

cơ quan QLHCNN là văn bản

điện tử

% 14.3% 14.29 100.00 85.71 600%

7 Triển khai ứng dụng đồng bộ

các phần mềm dùng chung

Cấp tỉnh % 100.00 100.00 - 0%

Cấp huyện % 100.00 100.00 - 0%

Cấp xã % - - 0%

8 Hoàn thành Xây dựng cơ quan

điện tử

- - 0%

Cơ quan cấp tỉnh, sở/ngành % 11.4% 11 80.00 68.57 600%

Cơ quan cấp huyện % 7.1% 7 50.00 42.86 600%

Cơ quan cấp xã % 1.4% 1 10.00 8.57 600%

9 Cung cấp dịch vụ hành chính

công trực tuyến mức độ 3

- - 0%

Cấp tỉnh, sở/ngành % 14.3% 14 100.00 85.71 600%

Cấp huyện % 14.3% 14 100.00 85.71 600%

Cấp xã % 10.0% 10 70.00 60.00 600%

10 Cung cấp dịch vụ hành chính

công trực tuyến mức độ 4

- - 0%

Cấp tỉnh, sở/ngành % 14.3% 14 100.00 85.71 600%

Cấp huyện % 14.3% 14 100.00 85.71 600%

Cấp xã % 7.1% 7 50.00 42.86 600%

11 Cơ quan nhà nước mua sắm

công Đấu thầu qua mạng

% 5.7% 6 40.00 34.29 600%

12 Doanh nghiệp khai, nộp thuế

qua mạng

% 14.3% 14 100.00 85.71 600%

13 Doanh nghiệp thông quan điện

tử

% 14.3% 14 100.00 85.71 600%

14 Người dân mua sắm qua mạng % 3.6% 4 25.00 21.43 600%

` Doanh nghiệp có website % 15.0% 30 69.39 39.39 131%

16 Doanh nghiệp tham gia giao

dịch TMĐT

% 30.0% 7 33.79 26.79 383%

2.4. Dự báo về phát triển nguồn nhân lực CNTT

STT HẠNG MỤC Đvt Dự báo tỷ lệ

% tăng TB

mỗi năm

Số liệu

2014

2020 Lũy kế tăng

đến 2020

1 Tổng số cán bộ CNTT chuyên

trách trong các cơ quan

QLHCNN

Người 2.6% 63 74 11 17%

2 Tổng số cán bộ CNTT chuyên

trách về an toàn thông tin

trong các cơ quan QLHCNN

Người 0.0% 36 36 - 0%

Page 62: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 53

3 Tổng số cán bộ công chức,

viên chức trong các cơ quan

QLHCNN biết sử dụng máy

tính trong công việc

Người 3.0%

30,698

36,655

5,957

19%

4 Tổng số CBCCVC trong các

cơ quan QLHCNN được

hướng dẫn sử dụng các phần

mềm nguồn mở thông

dụng(OpenOffice, Mozilla

ThunderBird, Mozilla FireFox

và Unikey)

Người 15.0%

760

1,758 998 131%

5 Tổng số các trường tiểu học Trường 1.2%

226

243 17 7%

6 Tổng số các trường trung học

cơ sở

Trường 1.2%

132

142 10 7%

7 Tổng số các trường trung học

phổ thông

Trường 1.2% 40 43 3 7%

8 Tổng số các trường đại học,

cao đẳng trên địa bàn tỉnh

Trường 1.2% 13 14 1 7%

9 Tổng số các trường tiểu học

có giảng dạy tin học

Trường 1.2%

225

242 17 7%

10 Tổng số các trường trung học

cơ sở có giảng dạy tin học

Trường 1.2%

132

142 10 7%

11 Tổng số các trường trung học

phổ thông có giảng dạy tin

học

Trường 1.2% 40 43 3 7%

12 Tổng số các trường đại học,

cao đẳng trên địa bàn tỉnh có

đào tạo chuyên ngành CNTT-

TT

Trường 2.0% 5 6 1 13%

13 Số lượng sinh viên các chuyên

ngành CNTT-TT tốt nghiệp tại

tại các trường cao đẳng, đại

học trong tỉnh

Người 5.0%

300

402 102 34%

2.5. Dự báo về phát triển công nghiệp CNTT

STT HẠNG MỤC Đvt Dự

báo tỷ

lệ %

tăng

TB

mỗi

năm

Số liệu

2014

2020 Lũy kế tăng đến

2020

1 Tổng số doanh nghiệp CNTT Doanh

nghiệp

2.6% 68 79 11 17%

Tổng số doanh nghiệp CNTT -

Phần cứng

Doanh

nghiệp

1.0% 41 44 3 6%

Tổng số doanh nghiệp CNTT -

Phần mền, dịch vụ, nội dung

số

Doanh

nghiệp

5.0% 27 36 9 34%

Page 63: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 54

2 Tổng số lao động doanh

nghiệp trên địa bàn tỉnh

Người 1.8% 75,415 83,935 8,520 11%

3 Tổng số lao động trong các

đơn vị sản xuất - kinh doanh

CNTT

Người 10.0% 1,250 2,214 964 77%

4 Tổng doanh thu từ lĩnh vực

CNTT của tất cả các đơn vị

sản xuất - kinh doanh CNTT

Tỉ

đồng

15.0% 625 1,446 821 131%

Page 64: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 55

PHẦN 5 - QUY HOẠCH ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CNTT

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN

NĂM 2030

I. Quan điểm, yêu cầu ứng dụng và phát triển CNTT

1. CNTT trở thành động lực cho sự phát triển KTXH

- CNTT là công cụ quan trọng hàng đầu để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa,

hiện đại hóa. Ứng dụng CNTT là yếu tố có ý nghĩa quyết định chiến lược, làm tăng

năng suất lao động, tạo giá trị gia tăng trong phát triển. Ứng dụng và phát triển CNTT

phải trở thành một hoạt động phổ biến trong toàn xã hội; Xây dựng được môi trường

thông tin điện tử cho các cơ quan QLNN, các doanh nghiệp, và toàn xã hội. Phát triển

CNTT thành ngành kinh tế mũi nhọn.

- Ứng dụng và phát triển CNTT là nội dung bắt buộc trong từng Quy hoạch, kế

hoạch phát triển; từng đề án, dự án đầu tư của mỗi ngành, lĩnh vực, địa phương, cơ

quan, đơn vị. Ưu tiên các lĩnh vực quản lý hành chính, cung cấp dịch vụ công, trước

hết là các lĩnh vực liên quan đến phục vụ doanh nghiệp, phục vụ người dân, trong một

số lĩnh vực trọng tâm như y tế, giáo dục, giao thông, nông nghiệp...

- Ứng dụng hiệu quả mô hình CQĐT đặt trong mối quan hệ tương tác giữa chính

quyền với công dân, tổ chức, doanh nghiệp; chú trọng đến việc cung cấp, giải quyết

các dịch vụ hành chính công trực tuyến ở mức độ 3 và 4 trong hầu hết các lĩnh vực;

thực hiện một cửa điện tử liên thông trong giải quyết TTHC; giám sát, theo dõi, đánh

giá trực tuyến về mức độ hài lòng của tổ chức, công dân khi đến liên hệ, giải quyết

TTHC và trách nhiệm của công chức làm việc tại bộ phận một cửa trong thực hiện

chức trách, nhiệm vụ được giao.

- Cung cấp được các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao (G2G, G2B, G2E, G2C);

tạo được các đột phá về nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước; tự động hóa nhiều hơn,

đơn giản hóa và làm gọn nhẹ, rút ngắn thời gian thực hiện các quy trình giải quyết, xử

lý các dịch vụ công của các cơ quan QLHCNN; phát huy dân chủ và sức mạnh của

các thành phần kinh tế; tạo môi trường đầu tư thân thiện với các nhà doanh nghiệp,

các nhà đầu tư và nhân dân, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp vào mục tiêu phát triển

kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Ưu tiên trước tiên phát triển, ứng dụng

các dịch vụ trực tuyến trong các lĩnh vực: thủ tục hành chính công, dịch vụ sự nghiệp

công; dịch vụ công ích thiết thực trong một số lĩnh vực đời sống, kinh tế, văn hóa xã

hội: du lịch, y tế, giáo dục, kinh doanh, điện, nước,…

2. Ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ các mục tiêu KTXH của tỉnh

- Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT cần phải lồng ghép vào các quy hoạch

ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch tổng thể. Quy hoạch không bị chồng chéo, mâu

thuẫn, giảm thiểu những sai sót không đáng có; Quy hoạch sẽ cụ thể hóa một cách

khoa học chiến lược chung về CNTT đã thể hiện trong các Nghị quyết, các Quyết

định, các Dự án ứng dụng và phát triển CNTT của Đảng và của Chính phủ vào hoàn

cảnh cụ thể của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Page 65: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 56

- Ứng dụng và khai thác CNTT phục vụ sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh sẽ

giúp nâng cao tốc độ phát triển, tốc độ hội nhập, khả năng quảng bá thương hiệu và

sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

- Ứng dụng CNTT sẽ giúp mở rộng được phạm vi phổ cập ứng dụng CNTT và

khai thác Internet cho các ngành và các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa.

- Ứng dụng CNTT sẽ giúp khai thác triệt để tiềm năng du lịch, thương mại của

tỉnh; thông qua ứng dụng và khai thác CNTT nhằm mở ra môi trường, điều kiện thuận

lợi và phương thức hoạt động, cung cấp dịch vụ tiên tiến, đa dạng trong du lịch và

thương mại.

- Ứng dụng CNTT sẽ giúp thúc đẩy phát triển thương mại thông qua việc ứng dụng

và phát triển cổng giao dịch TMĐT của tỉnh; làm cho các hoạt động khai thác thông

tin, giao dịch thương mại điện tử trở thành thói quen, nhu cầu thường nhật trong cộng

đồng cũng như trong mọi hoạt động giao dịch, thương mại.

- Ứng dụng CNTT sẽ giúp thúc đẩy phát triển nâng cao quản lý, phát triển giáo

dục đào tạo; nâng cao việc phổ cập kiến thức, khả năng tiếp cận các tiện ích trong y tế,

chăm sóc sức khỏe cho người dân, cộng đồng qua mạng; phổ cập và cung cấp nhiều

thông tin hữu ích về sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, lao động việc làm, văn hóa,

giải trí.

3. Tối ưu hóa đầu tư ứng dụng và phát triển CNTT, bảo đảm tính kế

thừa và tính hiện đại

- Ứng dụng và phát triển CNTT mà trọng tâm là xây dựng mô hình CQĐT tỉnh

Thừa Thiên Huế phải được triển khai trên cơ sở bảo đảm không lạc hậu, không phá vỡ

những gì đã có mà phải kế thừa, tận dụng tối đa những thành tựu, kết quả đã có, phù

hợp với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trong lĩnh vực CNTT và truyền

thông của tỉnh; phù hợp với các quy định của Quốc gia về CNTT, đồng thời cũng cần

có những đột phá, đi tắt đón đầu trong phát triển với những mục tiêu cao hơn, tốc độ

nhanh hơn.

- Cơ sở hạ tầng CNTT đã và sẽ vẫn tiếp tục được ưu tiên phát triển, bảo đảm công

nghệ hiện đại, quản lý và khai thác hiệu quả, nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng

cao của ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh.

- Vận dụng linh hoạt các quy định hiện hành để áp dụng mức ưu tiên, ưu đãi cao

nhằm thu hút, dành cho các đơn vị, doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm, dịch vụ

CNTT, các ngành tham gia xây dựng và triển khai ứng dụng và phát triển CNTT trên

địa bàn tỉnh; Sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, đồng thời thu

hút các doanh nghiệp trong, ngoài nước và toàn xã hội tham gia đầu tư phát triển, ứng

dụng CNTT.

Page 66: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 57

II. Mục tiêu ứng dụng và phát triển CNTT

1. Mục tiêu tổng quát

Kế thừa những thành tựu, kết quả đạt được về ứng dụng CNTT nói chung và

mức cơ bản về CQĐT trước năm 2015, từ nay đến năm 2020 là thời kỳ mà Thừa

Thiên Huế sẽ đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT, xây dựng và ứng dụng

CQĐT đúng nghĩa theo cả chiều sâu về bản chất và chiều rộng về quy mô. Do đó

trọng tâm của giai đoạn này là bộ máy chính quyền của tỉnh đã cơ bản hoạt động

theo mô hình CQĐT, có các đóng góp thiết thực cho phát triển KTXH địa phương.

- Xây dựng, hoàn thiện và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng thông tin, tạo nền tảng ứng

dụng và phát triển CNTT đồng bộ và xây dựng CQĐT thành công trên quy mô toàn

tỉnh.Ứng dụng hiệu quả CNTT trong hoạt động của cơ quan QLHCNN nhằm tăng

năng suất lao động, giảm chi phí hoạt động; ứng dụng và phát triển CNTT rộng rãi

trong hoạt động nội bộ của các cơ quan, hướng tới nâng cao năng suất lao động, giảm

chi phí hoạt động, đáp ứng tốt yêu cầu quản lý nhà nước theo mô hình CQĐT; nâng

cao tính công khai minh bạch trong hoạt động của các cơ quan. Tích hợp, kết nối các

hệ thống thông tin trên quy mô toàn tỉnh, tạo lập môi trường mạng, chia sẻ thông tin

rộng khắp giữa các cơ quan.

- Cung cấp nhiều dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4, đáp ứng nhu cầu thực tế,

phục vụ người dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác

nhau. Xây dựng CQĐT ở Thừa Thiên Huế là trọng tâm định hướng phục vụ người

dân, doanh nghiệp và quản lý xã hội; tạo dựng và gắn kết chặt chẽ các mối quan hệ:

Chính quyền - Chính quyền (G2G); Chính quyền - Doanh nghiệp (G2B); Chính quyền

- Người dân (G2C); Doanh nghiệp – Doanh nghiệp (B2B); Doanh nghiệp – Khách

hàng (B2C).

- Hình thành xã hội điện tử trên cơ sở hình thành và phổ biến về Công sở điện tử;

Chính quyền điện tử; Công dân điện tử; Doanh nghiệp điện tử; Thương mại điện tử;

hướng đến Đô thị thông minh.

- Phát triển công nghiệp CNTT, đặc biệt là công nghiệp phần mềm, công nghiệp

nội dung số, TMĐT và các dịch vụ CNTT khác thành ngành kinh tế - kỹ thuật tăng

trưởng nhanh và bền vững, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP của tỉnh.

- Các chủ trương, chính sách, quy định về ứng dụng và phát triển CNTT của Đảng

và Nhà nước trên địa bàn tỉnh được cụ thể hóa và thể chế hóa đầy đủ, đồng bộ nhằm

tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT

của tỉnh.

- Đến năm 2030, Thừa Thiên Huế phấn đấu trở thành tỉnh mạnh về nghiên cứu,

ứng dụng, phát triển, sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ CNTT đạt trình độ tiên

tiến của khu vực Đông Nam Á. CNTT được ứng dụng rộng rãi và trở thành một ngành

kinh tế có tác động lan tỏa trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an

ninh, góp phần nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của tỉnh, chất lượng

cuộc sống của nhân dân trong tỉnh.

Page 67: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 58

2. Các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020

2.1. Đồng bộ, hiện đại hóa hệ thống hạ tầng thông tin của tỉnh.

- Trung tâm Thông tin dữ liệu điện tử tỉnh được hoàn thiện, trang bị hiện đại, đảm

bảo an toàn, an ninh thông tin đáp ứng yêu cầu về vận hành, quản lý, triển khai ứng

dụng tập trung của tỉnh; đặc biệt là đáp ứng được các yêu cầu về ứng dụng CQĐT.

- 100% cơ quan QLHCNN được trang bị đầy đủ trang thiết bị CNTT, máy tính

phục vụ công việc theo yêu cầu cho cá nhân.

- 100% cơ quan QLHCNN từ cấp tỉnh đến cấp xã có kết nối cáp quang băng rộng

đến mạng WAN của tỉnh.

- 100% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có kết nối Internet.

- 70% người dân ở thành phố, thị trấn có kết nối Internet tại nhà.

- Hình thành được mạng đô thị MAN trong thành phố Huế; phủ sóng mạng không

dây (Wi-Fi) trong phạm vi toàn thành phố và mở rộng đến các huyện/thị xã; tạo được

nền tảng hạ tầng cơ bản kết nối và cung cấp hiệu quả các tiện ích, dịch vụ CNTT cho

người dân, doanh nghiệp, du khách, hướng đến hình thành đô thị thông minh.

- Mọi người dân có thể truy cập vào các HTTT, các CSDL bằng nhiều phương

tiện (kiosk thông tin, điện thoại di động,...).

- Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho các HTTT trong cơ quan Đảng và cơ

quan QLHCNN.

2.2. Triển khai có hiệu quả chương trình cải cách hành chính gắn liền

với xây dựng, ứng dụng CQĐT

- Xây dựng thành công hệ thống thông tin CQĐT tỉnh Thừa Thiên Huế;

- 100% cơ quan QLHCNN có Cổng/Trang thông tin điện tử thống nhất, thông suốt

từ cấp tỉnh đến xã.

- 100% sở ban ngành, 100% UBND cấp huyện và 30% UBND cấp xã hoàn thành

xây dựng cơ quan điện tử.

- 100% văn bản không mật trình UBND tỉnh dưới dạng điện tử (bao gồm cả văn

bản trình song song với văn bản giấy).

- 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan QLHCNN là văn bản điện tử (bao gồm

cả văn bản trình song song với văn bản giấy).

- 100% văn bản điện tử được chứng thực chữ ký số và xác thực điện tử.

- 100% CBCCVC sử dụng thư điện tử công vụ theo quy định.

- 60% cơ quan QLHCNN ứng dụng ISO điện tử.

- 100% các ứng dụng trong cơ quan QLHCNN được chuẩn hóa và liên thông

thông tin.

Page 68: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 59

- Áp dụng chỉ tiêu ứng dụng CNTT trong đánh giá, xếp hạng mức độ cải cách hành

chính và xây dựng hệ thống ISO điện tử trong các cơ quan QLHCNN;

- 100% các sở ban ngành, cơ quan cấp huyện có chương trình, kế hoạch ứng dụng

CNTT đồng bộ và thống nhất với quy hoạch của tỉnh.

- Hầu hết các HTTT của địa phương phù hợp với Kiến trúc CQĐT tỉnh và đi vào

hoạt động rộng rãi.

2.3. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ cho người dân và doanh nghiệp

- Cung cấp đầy đủ thông tin trên Cổng/ Trang thông tin điện tử của tất cả cơ quan

nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày

13 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực

tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.

- 100% sở ban ngành, UBND cấp huyện, cấp xã ứng dụng CNTT hiệu quả, toàn

diện tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông.

- 100 % hồ sơ khai thuế của người dân và doanh nghiệp được nộp qua mạng; 100%

doanh nghiệp thực hiện thông quan điện tử.

- 100% các sở ban ngành, UBND cấp huyện có cung cấp dịch vụ công trực tuyến

cấp độ 3 và 4 cho người dân và doanh nghiệp; đạt 70% dịch vụ hành chính công của

các cơ quan QLHCNN được cung cấp trực tuyến trên môi trường mạng ở mức độ 3,4

trong hầu hết các lĩnh vực;

- 80% doanh nghiệp có trang thông tin điện tử giới thiệu doanh nhiệp, quảng bá

sản phẩm;

- 100% doanh nghiệp ứng dụng chữ ký số hỗ trợ giao dịch điện tử;

- 90% lao động trong các doanh nghiệp và trên 70% dân cư có thể sử dụng các

ứng dụng và dịch vụ CNTT qua mạng.

- 80% thanh niên trên toàn tỉnh có sử dụng máy tính và một số tiện ích của Internet.

- 25-30% tổng số giao dịch của các ngành kinh tế được thực hiện thông qua hệ

thống giao dịch và thương mại điện tử.

- 50% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến tại mức độ 4.

- 95% hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp được nộp qua mạng.

- 90% doanh nghiệp thực hiện nộp thuế qua mạng

- 50% số hộ, cá nhân kinh doanh kê khai nghĩa vụ thuế phát sinh qua mạng từ việc

cho thuê tài sản và lệ phí trước bạ khi đăng kí ô tô, xe máy.

- 90% cơ quan, tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong việc thực hiện thủ tục

tham gia Bảo hiểm xã hội.

- 50% số lượng các gói thầu chào hàng cạnh tranh, 40% số lượng các gói thầu quy

mô nhỏ đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế thực hiện lựa chọn nhà thầu qua mạng.

- 20% doanh nghiệp đăng ký kinh doanh qua mạng.

Page 69: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 60

- 10% hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư qua mạng

2.4. Phát triển công nghiệp CNTT

- Kiện toàn Hội tin học tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Thành lập và tổ chức hoạt động có hiệu quả Hội Công nghiệp phần mềm tỉnh

Thừa Thiên Huế;

- Công nghiệp CNTT có tốc độ tăng trưởng trên mức tăng trưởng trung bình GDP

của tỉnh;

- Từng bước hình thành khu CNTT tập trung của tỉnh có trên 20 doanh nghiệp

phần mềm tham gia;

- Tăng dần tỷ trọng kinh phí thuê dịch vụ CNTT trên tổng chi phí mua sắm CNTT

của các cơ quan QLNN.

- Quy hoạch và xây dựng khu Công viên phần mềm, Khu Công nghệ cao tập trung;

Đến năm 2020, thu hút được từ 60 đến 100 doanh nghiệp CNTT.

- Công nghiệp phần mềm tăng trưởng đạt khoảng 15%/năm. Tổng doanh thu từ

phần mềm và dịch vụ phần mềm từ năm 2015 đến năm 2020 tăng từ khoảng 9 tỷ

VNĐ/năm đến 15 tỷ VNĐ/năm.

- Công nghiệp nội dung số và dịch vụ CNTT tăng trưởng đạt khoảng 15%/năm.

Tổng doanh thu từ năm 2015 đến năm 2020 tăng từ 25 tỷ VNĐ/năm đến 50 tỷ

VNĐ/năm.

- Công nghiệp phần cứng tăng trưởng đạt khoảng 5%/năm. Tổng doanh thu từ

công nghiệp phần cứng từ năm 2015 đến năm 2020 tăng từ 620 tỷ VNĐ/năm đến 800

tỷ VNĐ/năm.

2.5. Phát triển nguồn nhân lực CNTT đạt chuẩn quốc gia, quốc tế cả về

số lượng và chất lượng

- 100% lãnh đạo sở, ban, ngành; UBND cấp huyện và cấp xã được đào tạo kiến

thức, kỹ năng khai thác sử dụng các ứng dụng CNTT.

- 100% CBCCVC được đào tạo đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT theo quy định.

- 100% CBCCVC sử dụng thành thạo máy tính và các ứng dụng công nghệ thông

tin trong công việc.

- 100% các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã có cán bộ chuyên trách

công nghệ thông tin có trình độ cao đẳng hoặc tương đương trở lên.

- 70% Sở/Ban/Ngành, cơ quan cấp huyện có lãnh đạo phụ trách công nghệ thông

tin.

- 80% sinh viên CNTT, điện tử, viễn thông tốt nghiệp ở các trường đại học có đủ

khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế. Tổng số

nhân lực tham gia hoạt động trong lĩnh vực CNTT dự kiến đạt hơn 1.000 người trong

đó bao gồm nhân lực hoạt động trong nước, nhân lực tham gia xuất khẩu;

Page 70: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 61

3. Tầm nhìn đến năm 2030 đối với một số chỉ tiêu cơ bản

Ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và cơ quan QLHCNN trên địa bàn

tỉnh đến năm 2030 về tổng thể phải hoàn thành việc xây dựng và đưa vào triển

khai thực hiện diện rộng hệ thống CQĐT ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. CQĐT

tỉnh bao gồm các nội dung thành phần cơ bản (G2G, G2E, G2C và G2B) phải đạt

được mức độ thuộc nhóm dẫn đầu trong cả nước, phù hợp và nằm trong khuôn

khổ chiến lược ứng dụng và phát triển CNTT của Chính phủ và của tỉnh.

- Hạ tầng CNTT tỉnh đảm bảo đáp ứng được yêu cầu phát triển KT-XH và nhu

cầu khác của xã hội ở mức cao. Hệ thống mạng máy tính trong các cơ quan QLHCNN

được kết nối băng rộng từ cấp tỉnh đến cấp xã.

- 100% các xã, phường, thị trấn có điểm truy cập Internet băng thông rộng. 80%

các gia đình có kết nối Internet tại nhà. 90% thanh niên trên toàn tỉnh sử dụng máy

tính và các tiện ích của Internet. Người dân dễ dàng thực hiện các dịch vụ công điện

tử như đăng ký kinh doanh, khai thuế, nộp hồ sơ nhà đất, đăng ký các phương tiện như

ô tô, tàu thuyền và các HTTT, các CSDL bằng nhiều phương tiện: máy tính, thiết bị

điện tử cầm tay (PDA), điện thoại di động.

- 100% các doanh nghiệp ứng dụng các phần mềm quản lý tổng thể doanh nghiệp

(ERP), kết nối Internet, sử dụng thư điện tử và các hình thức giao dịch khác. 80% các

doanh nghiệp sử dụng các phần mềm để quản lý hoạt động của doanh nghiệp.

- Cổng giao dịch TMĐT của tỉnh thu hút 80% các doanh nghiệp tham gia. Các

doanh nghiệp thực hiện quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác, thu thập thông tin thị

trường, đặt các website trên cổng thông tin thương mại;

- 30% người dân thực hiện mua sắm trên mạng. 70% mua sắm công của các cơ

quan QLNN trong tỉnh thực hiện thông qua đấu thầu trên mạng.

- 100% các bệnh viện, trung tâm y tế cấp tỉnh, cấp huyện có hệ thống mạng nội bộ

và kết nối Internet. HTTT quản lý bệnh viện được triển khai sử dụng; Mạng y tế được

triển khai với những công nghệ mới để có thể thực hiện các hội nghị truyền hình, hội

chuẩn và khám bệnh từ xa.

- Công nghiệp CNTT trở thành một trong những ngành công nghiệp chủ chốt của

tỉnh; sản phẩm CNTT trở thành một trong những mặt hàng quan trọng trong cơ cấu

hàng xuất khẩu của tỉnh.

- Công nghiệp CNTT phát triển theo hướng chú trọng phát triển phần mềm, nội

dung số, dịch vụ CNTT phục vụ cho tất cả các lĩnh vực KT-XH trong nước và xuất

khẩu; đẩy mạnh phát triển phần mềm ứng dụng phục vụ quản lý, sản xuất kinh doanh

và các hoạt động KTXH của tỉnh.

- Hệ thống mạng thông tin giáo dục - đào tạo, y tế... được triển khai rộng khắp và

có ứng dụng phổ biến trong đời sống xã hội.

- Hình thành một hệ thống đào tạo nhằm cung cấp đủ nguồn nhân lực CNTT phục

vụ cho hệ thống các cơ quan Đảng và Nhà nước, các doanh nghiệp, cũng như cho hệ

thống giáo dục đào tạo của tỉnh.

Page 71: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 62

III. Quy hoạch tổng thể về lĩnh vực CNTT của tỉnh

1. Định hướng nội dung ứng dụng và phát triển CNTT

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT Thừa Thiên Huế đến năm 2020,

tầm nhìn đến năm 2030, tập trung theo hai nội dung:

- Nội dung 1: tập trung ứng dụng và phát triển CNTT trong các cơ quan QLHCNN

theo định hướng phát triển và ứng dụng CQĐT, đô thị thông minh; phục vụ người dân,

tổ chức doanh nghiệp; trong các doanh nghiệp; trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội trọng

tâm của tỉnh Thừa Thiên Huế như du lịch, y tế, giáo dục - đào tạo, nông nghiệp - nông

thôn... Nội dung này ưu tiên phát triển ứng dụng CNTT như một nền tảng, hạ tầng của

mọi kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội, một công cụ, trục kết nối quan trọng, thiết yếu có

tính chất góp phần gián tiếp thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - văn

hóa - xã hội tỉnh.

- Nội dung 2: thúc đẩy phát triển công nghiệp CNTT với trọng tâm là công nghiệp

phần mềm; dịch vụ nội dung số; dịch vụ CNTT và lắp ráp, gia công, kinh doanh thiết

bị phần cứng CNTT. Nội dung này xác định phát triển CNTT như một ngành kinh tế,

có tính chất góp phần trực tiếp vào phát triển kinh tế tỉnh nhà, góp phần thực hiện thành

công mục tiêu “đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại

vào năm 2020” theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.

Trong cả hai nội dung ứng dụng và phát triển CNTT của Thừa Thiên Huế,

cần có xác định và phát triển một cách đồng bộ các nội dung thành phần: Hệ thống

CNTT; Nhân lực và truyền thông về CNTT; Phát triển công nghiệp CNTT; Cơ

chế chính sách CNTT.

Hình 6: Hệ thống các thành phần trong nội dung ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh

2. Hệ thống CNTT của tỉnh

Page 72: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 63

Hệ thống CNTT tỉnh được quy hoạch phát triển phù hợp theo định hướng

ứng dụng mô hình CQĐT của Chính phủ, phù hợp với đặc điểm và tình hình riêng

của Thừa Thiên Huế; bao gồm các HTTT chính là:

- Hệ thống thông tin cơ quan QLHCNN: phục vụ quản lý nhà nước trên địa bàn,

tập hợp gồm các thành phần chính là hạ tầng CNTT (dùng chung) của tỉnh; hệ thống

các phần mềm (ứng dụng, dịch vụ); hệ thống CSDL (dùng chung, chuyên ngành).

- Hệ thống thông tin cơ quan Đảng.

- Hệ thống thông tin các tổ chức, doanh nghiệp.

Hình 7: Kiến trúc nghiệp vụ ứng dụng CNTT tỉnh theo mô hình CQĐT

2.1. Hệ thống hạ tầng CNTT tỉnh

- Trung tâm Thông tin dữ liệu điện tử tỉnh: Phát triển theo hướng trở thành hệ

thống tầng CNTT tập trung của toàn tỉnh, nơi triển khai, quản lý tập trung các hệ thống

CNTT dùng chung của toàn tỉnh. Đáp ứng về các yêu cầu lưu trữ thông tin tập trung;

triển khai và quản lý tập trung các hệ thống CSDL, dịch vụ CNTT, phần mềm ứng

dụng dùng chung; cung cấp và kết nối truyền dẫn thông tin diện rộng trong và ngoài

tỉnh (mạng WAN, mạng Internet); bảo đảm các yêu cầu an toàn, an ninh hệ thống

thông tin của toàn tỉnh.

- Hệ thống mạng đô thị (Metropolitan Area Network-MAN): Phát triển để tạo lập

một môi trường truyền dẫn băng thông rộng trong môi trường đô thị, đảm bảo cung

cấp đa dịch vụ (data, video, voice, …), để có thể triển khai các ứng dụng CNTT-TT,

đặc biệt là các dịch vụ hành chính công và dịch vụ tiện ích cho người dân, doanh

nghiệp, du khách.

- Hệ thống mạng diện rộng (WAN): Được hoàn thiện, nâng cấp để tạo lập một môi

trường truyền dẫn băng thông rộng và có tính bảo mật cao đến tất cả huyện/thị xã,

phường/xã/thị trấn, đảm bảo cung cấp đa dịch vụ (data, video, voice, …), để có thể

triển khai các ứng dụng CNTT-TT, đặc biệt là phục vụ quản lý nhà nước, cung cấp

Page 73: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 64

các dịch vụ hành chính công cho người dân tại các phường, xã ở xa của tỉnh. Mạng

diện rộng WAN được thiết lập bằng cách kết nối giữa mạng đô thị của tỉnh với các

mạng nội bộ (LAN) của các cơ quan, đơn vị thông qua mạng viễn thông; thuê kênh

riêng ảo (VPN –Virtual Private Network) hoặc kết nối VPN thông qua Internet, nhằm

phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh; trao đổi thông tin phục vụ công

tác chuyên môn nghiệp vụ và công tác quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Song song đó đưa hệ thống mạng truyền số liệu chuyên dùng vào khai thác sử dụng

thay thế mạng WAN của tỉnh hiện tại. Hệ thống mạng WAN hiện tại sẽ là hệ thống dự

phòng để đảm bảo vận hành ổn định thông suốt.

- Hệ thống hạ tầng CNTT công cộng khác: Được xây dựng để cung cấp các

phương tiện và môi trường để các bộ phận ngoài xã hội tương tác, giao tiếp với các hệ

thống CNTT của chính quyền (hệ thống Wi-Fi công cộng; hệ thống Camera giám sát

an ninh đô thị và quản lý giao thông;...)

- Hạ tầng CNTT công sở: Được tiếp tục đầu tư phát triển, hoàn thiện làm môi

trường triển khai vận hành hệ thống CNTT của từng cấp cơ quan, công sở. Theo xu

hướng chung, hạ tầng CNTT công sở chủ yếu phục vụ đáp ứng các yêu cầu về sử

dụng, khai thác của người dùng cuối là lãnh đạo, CBCCVC mà không quá nặng về

quản lý vận hành. Hạ tầng CNTT của các công sở các cấp cần quan tâm hoàn thiện,

bảo đảm đáp ứng yêu cầu công việc gồm: Máy tính làm việc cá nhân; Kết nối LAN

trong cơ quan; Kết nối WAN trong tỉnh; Các trang thiết bị CNTT phụ trợ cần thiết:

thiết bị trình chiếu; máy in; máy quét; camera; kiosk cung cấp tương tác với công

dân/doanh nghiệp đến giao dịch...

2.2. Hệ thống phần mềm ứng dụng trong các lĩnh vực

Bao gồm tập hợp các nhóm phần mềm ứng dụng cần xây dựng, hoàn thiện,

trang cấp phục vụ các nhu cầu quản lý của các cơ quan QLHCNN từ tỉnh đến xã,

trong các ngành, lĩnh vực trọng điểm:

- Hệ thống Cổng thông tin điện tử: Làm môi trường tương tác, giao dịch giữa

Chính quyền với Công dân/Doanh nghiệp. Cổng thông tin điện tử chứa các thành phần

ứng dụng chính gồm: cung cấp thông tin trực tuyến cho xã hội (công dân, doanh

nghiệp, du khách); giao tiếp trực tuyến; cung cấp các dịch vụ công giao dịch trực tuyến

(mức độ 3,4); quản trị nội dung;

- Hệ thống ứng dụng tích hợp, liên thông thông tin điều hành, tác nghiệp nội bộ

trong các cơ quan QLHCNN: Làm môi trường giao tiếp, tác nghiệp nội bộ trong các

công sở; các phần mềm dùng chung của tỉnh với các ứng dụng có tính chất phổ biến,

cần thiết cho mọi công sở; các phần mềm chuyên ngành đáp ứng các yêu cầu xử lý

chuyên môn đặc thù theo ngành/lĩnh vực tại từng công sở phụ thuộc theo phạm vi chức

năng và lĩnh vực quản lý cơ quan; các phần mềm chuyên ngành quy mô quốc gia được

dùng chung cho nhiều bộ/tỉnh/thành phố; định hướng phát triển thành thể hiện của

“bàn tác nghiệp điện tử” dành cho CBCCVC.

- Hệ thống các ứng dụng dịch vụ nền tảng: Được quy hoạch, triển khai quản lý tập

trung cung cấp các giao dịch, dịch vụ tích hợp, liên thông, chia sẻ thông tin dùng chung

Page 74: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 65

của tỉnh trên nền tảng công nghệ và các tiêu chuẩn hợp nhất, bảo đảm tính kế thừa,

đồng bộ diện rộng.

- Hệ thống thông tin trong các ngành, lĩnh vực khác: Bao gồm các HTTT phục vụ

quản lý các ngành, lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội như: HTTT hành chính công

trực tuyến phục vụ công dân, doanh nghiệp; HTTT y tế cung cấp các thông tin, dịch

vụ y tế cho cộng đồng; HTTT giáo dục - đào tạo cung cấp thông tin, dịch vụ trực tuyến

phục vụ phát triển giáo dục - đào tạo; HTTT khoa học – công nghệ phục vụ phát triển

nghiên cứu, thực hiện các đề tài, đề án KHCN; HTTT giao dịch TMĐT phục vụ doanh

nghiệp, nhà đầu tư, công chúng và phát triển thương mại, dịch vụ địa phương; HTTT

Nông nghiệp & Phát triển nông thôn phục vụ nông dân, phát triển ngành kinh tế nông

nghiệp; HTTT; HTTT văn hóa, du lịch, dịch vụ phục vụ du khách, phát triển kinh tế

ngành du lịch – dịch vụ; HTTT và dịch vụ xã hội phục vụ người lao động, đối tượng

chính sách, người có công về các lĩnh vực bảo hiểm, lao động việc làm và thương binh

– xã hội; HTTT văn hóa – giải trí – thể thao phục vụ các đối tượng thanh thiếu niên;

HTTT phát triển đô thị phục vụ quản lý và cung cấp thông tin phát triển đô thị thông

minh như quy hoạch, xây dựng, giao thông, môi trường, đất đai, công trình, năng

lượng,...; HTTT an ninh, quốc phòng, xây dựng và bảo vệ tổ quốc cung cấp thông tin

về an ninh quốc phòng cho lực lượng vũ trang, an ninh, trật tự xã hội và các tầng lớp

nhân dân.

Hình 8: Kiến trúc tổng thể các thành phần ứng dụng trong hệ thống CNTT tỉnh theo định

hướng phát triển và ứng dụng CQĐT

2.3. Hệ thống các CSDL của tỉnh

- Hệ thống các CSLD dùng chung: Quy hoạch, chuẩn hóa, sắp xếp và tổ chức lại

các loại dữ liệu có tính chất cốt lõi, cơ bản, nền tảng chuẩn hóa, dùng chung cho các

lớp cơ sở dữ liệu khác nhằm phục vụ các loại ứng dụng của tỉnh và các ngành: CSDL

người dùng (được xác thực qua hệ thống xác thực tập trung - SSO); CSDL thư điện tử

(có mối quan hệ với CSDL người dùng bởi định danh); CSDL Bản đồ nền GIS; CSDL

Page 75: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 66

cán bộ, công chức, viên chức, tổ chức hành chính; CSDL thủ tục hành chính công;

CSDL Văn bản QPPL;

- CSDL chuyên ngành: Tập hợp và tổ chức phân lớp, phân loại và quản lý tập

trung thành các kho dữ liệu chuyên ngành phục vụ chung cho các nhu cầu ứng dụng,

quản lý của tỉnh. Mỗi CSDL chuyên ngành được hình thành, phát triển từ việc trích

xuất, tập hợp từ các ứng dụng chuyên ngành liên quan.

- CSDL Quốc gia: Tiếp nhận, kế thừa, kết xuất sử dụng các CSDL do trung ương

đầu tư, xây dựng (CSDL quốc gia về dân cư; CSDL Đất đai quốc gia; CSDL quốc gia

về đăng ký doanh nghiệp; CSDL quốc gia thống kê tổng hợp về dân số; CSDL quốc

gia về Tài chính; CSDL quốc gia về Bảo hiểm;...)

Hình 9: Kiến trúc tổng thể các thành phần CSDL trong hệ thống CNTT tỉnh

2.4. Hệ thống thông tin cơ quan Đảng

HTTT cơ quan Đảng trên địa bàn tỉnh (Cổng thông tin, phần mềm quản lý

nghiệp vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan Đảng, CSDL, website,...) hình

thành mạng thông tin phục vụ sự lãnh đạo của Đảng nhằm phục vụ và nâng cao

hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, các hoạt động chuyên môn nghiệp

vụ tại các cơ quan Đảng trên địa bàn tỉnh. Theo quy trình triển khai của Ban chỉ

đạo CNTT các cơ quan Đảng, các HTTT nêu trên trong các cơ quan Đảng sẽ được

xây dựng và triển khai theo mô hình thống nhất trong toàn quốc, từ TW Đảng xuống

tới các Tỉnh ủy và tiếp theo là các Huyện/Thị ủy

- Hình thành Mạng thông tin của Đảng phục vụ sự chỉ đạo điều hành và công tác

quản lý, tác nghiệp của các cơ quan Đảng của tỉnh bao gồm các HTTT, CSDL, Cổng

TTĐT.

- Các HTTT, CSDL tổng hợp dùng chung được xây dựng và tích hợp trên Mạng

thông tin của Đảng.

Page 76: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 67

- Các ứng dụng tin học hóa được triển khai và vận hành trên diện rộng sẽ đem lại

những lợi ích và hiệu quả trong công việc điều hành quản lý và tác nghiệp trong các

cơ quan Đảng các cấp trong tỉnh.

- HTTT cơ quan Đảng có cơ chế liên kết liên thông với HTTT chung của tỉnh.

2.5. Hệ thống thông tin doanh nghiệp

HTTT doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là một thành phần cấu thành hệ thống

CNTT của tỉnh, tập hợp bao gồm các HTTT các doanh nghiệp, các webssite doanh

nhiệp, HTTT cung cấp các dịch vụ của doanh nghiệp cùng kết nối với hệ thống

CNTT của tỉnh như cổng dịch vụ công của tỉnh, sàn giao dịch TMĐT của tỉnh...

Các HTTT doanh nghiệp cơ bản đầu tư chủ yếu bởi các doanh nghiệp để phục vụ

nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh của chính các doanh nghiệp.

3. Đào tạo, truyền thông CNTT

Mô hình về đào tạo, truyền thông CNTT tổng thể như hình sau:

Hình 10: Mô hình đào tạo, truyền thông về CNTT trong mô hình phát triển CNTT tỉnh

Mô hình gồm các chương trình, đào tạo truyền thông nhằm bảo đảm việc

phát triển, triển khai, quản lý, ứng dụng các HTTT được hiệu quả đối với tất cả

các đối tượng:

- Đào tạo sử dụng, khai thác CNTT phục vụ công việc chuyên môn cho CBCCVC

trong các công sở.

- Đào tạo quản lý, vận hành HTTT nâng cao cho các chuyên trách CNTT.

Page 77: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 68

- Đào tạo CIO quản lý, thực hiện các dự án đầu tư về CNTT cho các tổ chức, cơ

quan, nhằm nâng cao hơn vai trò về chuyên trách CNTT trong các tổ chức, cơ quan,

doanh nghiệp.

- Đào tạo nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng dụng, sử dụng cho các lãnh đạo,

CBCCVC trong các cơ quan.

- Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực phục vụ phát triển CNTT bao

gồm trong các trường THPT, trường cao đẳng, đại học

- Đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ nghiên cứu, phát triển, hoạch định ứng

dụng và phát triển CNTT cho tỉnh.

- Các chương trình đào tạo, phát triển nhân lực vận hành, ứng dụng CNTT trong

các cơ quan, doanh nghiệp.

- Các chương trình truyền thông, nâng cao nhận thức về ứng dụng và phát triển

CNTT cho các tầng lớp xã hội trong tỉnh; cung cấp các thông tin phổ cập về ứng dụng

CQĐT, TMĐT đến các tầng lớp nhân dân và tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh,

đến vùng sâu, vùng xa.

4. Phát triển công nghiệp CNTT

Chương trình Quốc gia phát triển công nghiệp CNTT đến năm 2020 đã xác

định 6 thành phần chính chính để phát triển công nghiệp CNTT: Môi trường chính

sách; Phát triển nhân lực CNTT; Phát triển doanh nghiệp, thương hiệu; Phát triển

sản phẩm, thị trường; Thu hút đầu tư, và phát triển các khu CNTT tập trung; Phát

triển Phần mềm nguồn mở. Theo đó, mô hình phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên

Huế cũng dựa trên các nền tảng các nhóm thành phần chính này. Hình sau minh

họa mô hình tổng thể về phát triển CNTT của tỉnh:

Page 78: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 69

Hình 11: Mô hình phát triển công nghiệp CNTT tỉnh

4.1. Sản phẩm trọng điểm, thị trường CNTT

- Sản phẩm phần mềm ứng dụng: cho cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và xã hội;

các sản phẩm ứng dụng trên thiết bị di động; các sản phẩm ứng dụng phục vụ phát

triển giáo dục, y tế, phát triển nông nghiệp nông thôn, môi trường, du lịch...; kinh

doanh TMĐT; các sản phẩm phần mềm mã nguồn mở.

- Các sản phẩm nội dung số thương hiệu Huế: báo chí điện tử; văn hóa - du lịch;

giáo dục; nông nghiệp - nông thôn; chăm sóc sức khỏe; từ điển; thông tin chỉ đường;

tài khoản ảo; nội dung phục vụ giải trí trực tuyến như nhạc số, trò chơi trực tuyến,.....

là các lĩnh vực nội dung mà Thừa Thiên Huế có thế mạnh.

- Các dịch vụ CNTT: dịch vụ an toàn dữ liệu, chứng thực chữ ký số, mã hóa dữ

liệu; dịch vụ lưu trữ dữ liệu trên mạng sử dụng các công nghệ tiên tiến; dịch vụ triển

khai các mạng và HTTT tại các đơn vị trong tỉnh; dịch vụ cho thuê hạ tầng CNTT;

dịch vụ cho thuê phần mềm; dịch vụ đào tạo phát triển nhân lực CNTT; dịch vụ dữ

liệu và phân tích dữ liệu cho các doanh nghiệp trong nước; dịch vụ gia công phần

mềm; dịch vụ gia công quy trình kinh doanh cho nước ngoài (BPO); dịch vụ trung tâm

dữ liệu; dịch vụ điện toán đám mây; dịch vụ mạng xã hội; dịch vụ mạng truyền dẫn

quốc tế tốc độ cao; dịch vụ lưu trữ;...

Page 79: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 70

- Nghiên cứu, phát triển các dịch vụ gia công xuất khẩu về CNTT, dịch vụ dữ liệu,

điện toán đám mây.

- Sản xuất, lắp ráp, gia công, phân phối linh kiện thiết bị điện tử CNTT quy mô

nhỏ, cung ứng cho thị trường trong tỉnh, miền Trung – Tây Nguyên.

4.2. Phát triển nhân lực phục vụ công nghiệp CNTT

- Phát triển nguồn nhân lực CNTT chuyên nghiệp trong các trường đạo học, cao

đẳng, trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ của tỉnh

- Phát triển nguồn nhân lực và trung tâm nghiên cứu phát triển CNTT của tỉnh

- Các chương trình hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực, kỹ năng nhân lực CNTT

trong tỉnh

- Áp dụng hệ thống chuẩn năng lực CNTT quốc gia, quốc tế.

4.3. Thu hút đầu tư và phát triển các khu CNTT tập trung

- Hệ thống hạ tầng, môi trường làm việc, hệ thống hạ tầng và dịch vụ CNTT sẵn

sàng đáp ứng hoạt động cho các doanh nghiệp CNTT trên địa bàn tỉnh; hình thành hệ

sinh thái công nghiệp CNTT tỉnh với đặc tính hội nhập, thống nhất, an toàn, đáng tin

cậy cho hoạt động của các doanh nghiệp CNTT.

- Các tổ chức, hiệp hội CNTT ở Thừa Thiên Huế với vai trò đầu mối trong các

hoạt động xúc tiến, hợp tác thương mại kinh doanh với đối tác trong và ngoài nước

- Các chương trình xúc tiến, thu hút, kêu gọi đầu tư doanh nghiệp CNTT tại Thừa

Thiên Huế.

4.4. Phát triển doanh nghiệp, thương hiệu doanh nghiệp CNTT

- Phát triển doanh nghiệp CNTT mới; nâng cao quy mô và phạm vi hoạt động của

một số doanh nghiệp phần mềm, nội dung tiềm năng.

- Năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp (đội ngũ nhân lực, tiềm lực công

nghệ, trình độ quản lý,...)

- Năng lực hợp tác, hình thành thương hiệu về năng lực cộng đồng doanh nghiệp

CNTT của tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Năng lực cạnh tranh ICT của tỉnh.

5. Xây dựng, áp dụng cơ chế chính sách CNTT

Cơ chế chính sách liên quan đến lĩnh vực CNTT được hình thành muộn so

với các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, do đặc điểm lĩnh vực CNTT có tốc độ phát triển

rất nhanh, nên các cơ chế và chính sách về CNTT cũng theo đó hình thành và phát

triển với tốc độ rất nhanh và thường xuyên từ trung ương đến địa phương.

Page 80: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 71

Hình 12: Mô hình xây dựng, triển khai áp dụng cơ chế chính sách CNTT

Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế đến nay cơ bản đã triển khai khá đồng bộ các

cơ chế chính sách về CNTT của trung ương, bộ ngành; đồng thời cũng đã có chủ

động xây dựng, triển khai phổ biến, áp dụng được nhiều cơ chế chính sách về

CNTT cấp tỉnh trong các hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh. Để

tiếp tục đạt được mục tiêu ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh đến năm 2020 tầm

nhìn đến năm 2030 một cách đồng bộ và hiệu quả hơn, một số cấu thành về cơ

chế chính sách CNTT tỉnh cần tiếp tục đưa vào quy hoạch để xem xét, hoàn thiện

và xây dựng thời gian đến gồm các nội dung sau:

5.1. Cơ chế đặc thù về ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh

- Cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ về đầu tư, ứng dụng CNTT trong các

lĩnh vực quản lý, phục vụ phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Cơ chế, chính sách đặc thù khuyến khích về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bảo hộ

quyền tác giả đối với sản phẩm phần mềm và các sản phẩm CNTT khác.

Page 81: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 72

- Cơ chế, chính sách về khuyến khích, kêu gọi đầu tư, kinh doanh các sản phẩm

và dịch vụ CNTT trong lĩnh vực phát triển công nghiệp CNTT trong địa bàn tỉnh.

- Cơ chế, chính sách về đào tạo, phát triển và sử dụng nhân lực CNTT trong các

lĩnh vực.

- Cơ chế chính sách thu hút và đãi ngộ nhân lực hoạt động trong lĩnh vực CNTT

trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp CNTT của tỉnh.

5.2. Các tiêu chuẩn đặc thù về trong đầu tư, phát triển, ứng dụng, vận

hành, quản lý các hệ thống CNTT

- Cơ chế chính sách, tiêu chuẩn (quản lý và kỹ thuật) trong thực hiện đầu tư và

phát triển các hệ thống CNTT.

- Cơ chế chính sách, tiêu chuẩn quản lý và kỹ thuật áp dụng cho việc quản lý, vận

hành hiệu quả các hệ thống CNTT.

- Hành lang pháp lý, cơ chế chính sách, tiêu chuẩn, chỉ tiêu đánh giá thúc đẩy ứng

dụng CNTT trong cơ quan QLNN, trong các lĩnh vực xã hội.

- Chương trình, kế hoạch ứng dụng và phát triển CNTT của địa phương: Quy

hoạch ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh trong các giai đoạn; Chương trình, đề án

ứng dụng và phát triển CNTT trong các lĩnh vực của tỉnh;...

- Cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư, hình thành và phát triển doanh

nghiệp CNTT.

- Hệ thống tiêu chuẩn, quy trình quốc tế về sản xuất, cung cấp, kinh doanh các sản

phẩm CNTT.

- Quỹ khoa học công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp CNTT, phát triển sản phẩm trọng

điểm, thị trường CNTT.

IV. Quy hoạch nhiệm vụ, giải pháp ứng dụng và phát triển CNTT

1. Phát triển hệ thống hạ tầng CNTT

1.1. Nâng cấp, hiện đại hóa Trung tâm Thông tin dữ liệu điện tử tỉnh

Nâng cấp TT TTDLĐT của tỉnh đạt chuẩn Trung tâm dữ liệu, đảm bảo an

toàn thông tin; đáp ứng yêu cầu triển khai tập trung các ứng dụng dùng chung,

chuyên ngành; ứng dụng dịch vụ và các hệ thống CSDL chung của tỉnh. TT

TTDLĐT có cổng kết nối Internet tốc độ cao, được trang bị các máy chủ đủ mạnh

và các thiết bị truyền thông và bảo mật (web server, application server, database

server, mail server, DNS server, switch, router, các thiết bị lưu trữ dữ liệu, cân

bằng tải (load balancing),…), các phần mềm mạnh phục vụ điều hành hệ thống,

chuyển mạch, lưu trữ dữ liệu, dịch vụ thư điện tử, dịch vụ web, lưu trữ/dịch vụ

CSDL, bảo mật và xác thực người dùng, cân bằng tải, tích hợp dữ liệu và tích hợp

các ứng dụng:

Page 82: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 73

- Nâng cấp về trang thiết bị hạ tầng cơ sở của Trung tâm TTDLĐT của Sở TTTT

đạt tiêu chuẩn ISO 27001:2013: các thiết bị lõi (hệ thống lưu điện, hệ thống điều hòa,

hệ thống báo động, rack system,…), các thiết bị điện, cải tạo nâng cấp nhà, các thiết

bị chống cháy, các thiết bị bảo mật,….

- Mua sắm các phần mềm phục vụ hệ điều hành, các dịch vụ cơ bản, tích hợp dữ

liệu và bảo mật như hệ điều hành, LDAP server, mail server, phần mềm tích hợp dữ

liệu và ứng dụng, phần mềm quản lý bảo mật,…

- Nâng cấp hệ thống các dịch vụ nền (dịch vụ cơ bản) để phục vụ hạ tầng kết nối

và truyền nhận dữ liệu dựa trên nguyên tắc đảm bảo tích hợp dữ liệu, ứng dụng.

- Triển khai áp dụng điện toán đám mây phục vụ chung cho tỉnh.

1.2. Phát triển hệ thống mạng truyền dẫn tốc độ cao kết nối diện rộng

toàn tỉnh

- Chuyển đổi hệ thống truyền dẫn mạng WAN từ VPN, cáp đồng sang mạng

truyền số liệu chuyên dụng truyền dữ liệu tốc độ cao từ tỉnh đến phường/xã.

- Xây dựng, kết nối mạng đô thị trong thành phố Huế.

1.3. Đầu tư nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng CNTT công sở

- Nâng cấp hạ tầng CNTT công sở thành môi trường triển khai vận hành toàn diện

ứng dụng hệ thống CNTT của từng cơ quan; hoàn thiện, kết nối mạng LAN cho tất cả

các cơ sở cấp phường/xã.

- Đầu tư bảo đảm mọi vị trí công việc chuyên môn đều được trang bị máy tính để

tương tác làm việc với hệ thống CNTT trong công sở. Thay thế các máy tính đã quá

cũ, lạc hậu. Bảo đảm hệ thống các máy làm việc CBCCVC đều được áp dụng các giải

pháp an ninh, an toàn, chống virus thường xuyên.

- Đầu tư đảm bảo đường truyền tốc độ cao phục vụ cho việc trao đổi thông tin

trong các cơ quan Đảng và quản lý nhà nước; có thể đáp ứng phục vụ triển khai giao

ban trực tuyến (Video Conference) đối với một số cơ quan quan trọng của tỉnh.

1.4. Đầu tư hình thành hạ tầng CNTT công cộng

- Cung cấp các phương tiện CNTT và môi trường mạng trong phạm vi thành phố

Huế để các bộ phận ngoài xã hội tương tác, giao tiếp với các hệ thống CNTT của chính

quyền. Đặc biệt là các dịch vụ tiện ích tạo điều kiện để người dân dễ dàng tiếp cận,

tương tác với chính quyền: hạ tầng CNTT tại Trung tâm Hành chính công; hệ thống

các điểm truy cập Internet miễn phí; dịch vụ thoại/tin nhắn; kiosk thông tin; các trang

thiết bị cảm biết đo lường, camera giám sát...

- Đẩy mạnh triển khai công tác số hóa theo Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng

truyền hình mặt đất đến năm 2020.

2. Ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực

2.1. Ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước

Page 83: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 74

2.1.1. Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính

- Hoàn thiện quy trình quản lý điều hành, hoạt động tác nghiệp, chế độ thông tin

báo cáo, phương thức trao đổi thông tin trong từng cơ quan và giữa các cơ quan; chuẩn

hóa và ban hành chính thức làm cơ sở cho việc thực hiện tin học hóa, ứng dụng CNTT

hiệu quả.

- Dựa trên các yêu cầu, xu hướng và tiêu chuẩn ứng dụng quốc gia và trên thế giới

để xác lập một tập hợp các quy chuẩn kỹ thuật về phần mềm ứng dụng của tỉnh, bao

gồm đầy đủ các yếu tố làm cơ sở có tính tiêu chuẩn để xây dựng, phát triển và thẩm

định chất lượng các sản phẩm ứng dụng trước khi đưa vào vận hành, đặc biệt là Khung

kiến trúc CQĐT tỉnh phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia. Hệ thống các chuẩn về thông

tin và chuẩn về CNTT được ban hành áp dụng đồng bộ làm cơ sở cho việc triển khai

xây dựng các HTTT trong các cơ quan. Các chuẩn sẽ giúp bảo đảm việc trao đổi thông

tin trên mạng được thông suốt trong các hoạt động điều hành, quản lý, tác nghiệp từ

bên trong cơ quan, giữa các cơ quan và đến các dịch vụ công phục vụ công dân, doanh

nghiệp.

- Triển khai áp dụng đồng bộ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN

ISO 9001:2008 trong hoạt động và giải quyết công việc với sự hỗ trợ của mạng máy

tính.

2.1.2. Hoàn thiện hệ thống ứng dụng dịch vụ, nền tảng chung của tỉnh

- Xây dựng nền tảng kỹ thuật ứng dụng cơ quan nhà nước: Tập hợp, chuẩn hóa

các nền tảng đã có về kỹ thuật ứng dụng và phát triển phần mềm trong cơ quan nhà

nước của Thừa Thiên Huế để tạo được một nền tảng kỹ thuật phát triển các sản phẩm

phần mềm chung của tỉnh (Hue Dev.Framework); bảo đảm các yêu cầu đồng nhất,

đồng bộ, liên thông và phát triển bền vững các HTTT của tỉnh. Lựa chọn một nền tảng

công nghệ phát triển, vận hành phù hợp với các điều kiện về quá trình phát triển, nhân

lực CNTT, hạ tầng CNTT và tài chính của tỉnh; tuân thủ các ưu tiên về lựa chọn công

nghệ của quốc gia, đặc biệt là công nghệ mã nguồn mở. Thực hiện việc liên kết, tổ

chức phối hợp những cơ quan, tổ chức có vai trò ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên

về ứng dụng và phát triển của tỉnh để cùng bắt tay vào thực hiện xây dựng và dần hình

thành Hue Dev.Framework trong thời gian sớm nhất có thể; có phương án rà soát các

hệ thống ứng dụng đã, đang và sẽ phát triển để đề ra các yêu cầu, mục tiêu chuyển đổi,

áp dụng tương thích đồng bộ Hue Dev.Framework

- Hoàn thiện các ứng dụng dịch vụ dùng chung thiết yếu của tỉnh phù hợp với kiến

trúc CNTT tổng thể của tỉnh: dịch vụ thư mục (AD/LDAP); dịch vụ xác thực một lần

(SSO); dịch vụ chữ ký điện tử; dịch vụ thanh toán trực tuyến; dịch vụ tin nhắn tự động

(SMS);…Tổ chức triển khai một cách tập trung các ứng dụng dịch vụ dùng chung này

trên hệ thống tại Trung tâm Thông tin dữ liệu điện tử tỉnh và công bố thông tin các

dịch vụ để triển khai khai thác sử dụng và áp dụng trong các hệ thống ứng dụng khác

nhau của tỉnh.

- Xây dựng tuyến tích hợp, liên thông dữ liệu diện rộng của tỉnh (ESB): Xây dựng

và công bố chuẩn kỹ thuật cho việc liên thông, trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống theo

Page 84: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 75

chuẩn quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông; xây dựng khung kỹ thuật nền tảng

cho việc tích hợp triển khai và quản lý tập trung hệ thống ESB của tỉnh; thiết kế và

triển khai dần các dịch vụ ứng dụng/dữ liệu lên ESB; ưu tiên các dịch vụ liên quan đến

các phần mềm dùng chung, các dữ liệu chuyên ngành của tỉnh.

- Hoàn thiện, chuẩn hóa các hệ thống ứng dụng dịch vụ dùng chung, tích hợp; tập

hợp, chuẩn hóa, bổ sung và quản lý, khai thác tập trung hiệu quả các các CSDL dùng

chung, CSDL chuyên ngành trong các hoạt động và ứng dụng quản lý, điều hành và

phục vụ xã hội.

- Hoàn chỉnh tất cả các dịch vụ nền cho chính quyền điện tử: chữ ký số; xác thực;

dịch vụ đồng bộ và chia sẻ dữ liệu (ESB); dịch vụ thanh toán; giải pháp và công nghệ

chung cho việc triển khai và cung cấp dịch vụ công mức cao...

2.1.3. Hoàn thiện, nâng cấp hệ thống Cổng thông tin điện tử

- Hoàn thiện, nâng cấp Cổng thông tin điện tử của tỉnh, của tỉnh/huyện/xã,

sở/ban/ngành lên tầm cao mới, trở thành “cửa điện tử, cửa điện tử liên thông” phục vụ

công dân, doanh nghiệp, du khách. Cổng thông tin điện tử của tỉnh và các cấp đều

được kết nối thông suốt giữa các về mặt tương tác, truy cập từ tỉnh đến xã/phường và

cổng của tỉnh có thể liên thông với các Cổng giao tiếp của bộ/ngành, Chính phủ; được

tích hợp đồng bộ dữ liệu các với các phần mềm dùng chung của tỉnh; liên thông với

HTTT điều hành, tác nghiệp nội bộ từng cơ quan cũng như các phần mềm chuyên

ngành, CSDL dùng chung của tỉnh; có khả năng tích hợp các dịch vụ hành chính công

trực tuyến mức độ 3 theo khung chuẩn về dịch vụ công mức độ 3, 4.

- Trang cấp bổ sung đồng bộ Cổng thông tin điện tử cho tất cả các cấp phường/xã

trên địa bàn tỉnh đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin theo đúng quy định.

2.1.4. Xây dựng mô hình ứng dụng công sở điện tử

- Nâng cấp hoàn thiện hệ thống thông tin điều hành, tác nghiệp nội bộ theo định

hướng mô hình “bàn làm việc điện tử”, nơi mà mỗi CBCCVC trong các công sở thực

hiện được hầu hết các chức trách quản lý và chuyên môn công việc theo vai trò của

mình (lãnh đạo cơ quan, lãnh đạo đơn vị, cá nhân). “Bàn làm việc điện tử” là mô hình

cung cấp môi trường làm việc điện tử tập trung và có tính cá nhân hóa cao: là nơi cung

cấp thông tin, yêu cầu công việc; là nơi giao tiếp thông tin xử lý công việc; là nơi có

các công cụ thực hiện điều hành, quản lý theo vai trò; là nơi có các công cụ thực hiện

công việc chuyên môn theo vai trò; là nơi khai thác, tạo lập, lưu giữ và chia sẻ các loại

tài nguyên công việc (tài nguyên nội bộ); là nơi kết nối môi trường bên trong công sở

với bên ngoài trong việc tiếp nhận, xử lý các thông tin và yêu cầu giao dịch dịch vụ

của công dân, doanh nghiệp. Một cách tổng quát, “bàn làm việc điện tử” sẽ trở thành

mô hình ứng dụng CNTT hiện đại trong công sở, là nơi tập trung đáp ứng tất cả các

yêu cầu cho thực hiện công việc trong các công sở: cung cấp thông tin nội bộ; giao

tiếp, tương tác; tác nghiệp và điều hành; cung cấp chia sẻ tài nguyên. Tập hợp và kết

nối, phối hợp công tác giữa các bàn điện tử và các hệ thống thông tin trong trong công

sở hình thành CSĐT trong từng cơ quan; kết nối liên thông công tác giữa các công sở

điện tử để tạo thành mô hình hoạt động của CSĐT toàn tỉnh.

Page 85: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 76

- Sắp xếp, nâng cấp các phần mềm dùng chung đã có theo hướng tích hợp, liên

thông, đồng bộ và thống nhất; Mỗi phần mềm đã có cần tái cấu trúc để cung cấp chia

sẻ được các dịch vụ dữ liệu trong hệ thống dịch vụ chia sẻ dữ liệu chung của tỉnh

(ESB); tích hợp, liên thông và đồng bộ với các CSDL, dịch vụ dùng chung của tỉnh

(dịch vụ email, dịch vụ xác thực dùng chung SSO, CSDL tổ chức hành chính và nhân

sự chung của tỉnh, CSDL thủ tục hành chính...); tích hợp, liên thông được thông tin

với hệ thống Cổng/Trang thông tin điện tử trong các tương tác, trao đổi thông tin; hoàn

thiện và đồng nhất các tính năng, chức năng, giao diện sử dụng tất cả các phần mềm

dùng chung để dễ dàng, thuận lợi hơn trong việc tương tác, ứng dụng tại các cơ quan

như các thành phần ứng dụng cơ bản của mọi công sở; đặc biệt là khả năng tích hợp

được như các công cụ làm việc thường xuyên và sẵn dùng trên “bàn làm việc điện tử”

của CBCCVC trong các công sở.

- Xây dựng bổ sung và triển khai diện rộng các ứng dụng dùng chung quan trọng

khác của tỉnh: quản lý cán bộ, công chức viên chức toàn tỉnh; quản lý thủ tục hành

chính; quản lý hệ thống chất lượng ISO điện tử. Các ứng dụng này ngoài việc cung

cấp hầu hết các chức năng quan trọng về tác nghiệp trong công sở theo nghĩa phần

mềm dùng chung, còn là cơ sở để chuẩn hóa, hình thành, quản lý và chia sẻ một cách

có hệ thống, đồng bộ các dịch vụ và dữ liệu dùng chung cần thiết cho nhiều ứng dụng

khác (dịch vụ/CSDL về tổ chức, nhân sự trong các ứng dụng; dịch vụ/CSDL văn bản,

thủ tục, quy trình, hồ sơ, xử lý công việc, tác nghiệp dùng chung trong các ứng dụng

chuyên ngành, ứng dụng nghiệp vụ công sở).

- Triển khai mở rộng phạm vi ứng dụng đồng bộ phần mềm dùng chung của tỉnh

cho tất cả các công sở trên địa bàn tỉnh.

- Tái cấu trúc, nâng cấp các phần mềm ứng dụng có tính đặc thù, chuyên ngành

theo hướng tích hợp các phần mềm chuyên ngành tại các công sở với CSDL chuyên

ngành tập trung và với các phần mềm dùng chung; tạo được tính liên kết, liên thông

đồng bộ và chuẩn hóa về mặt thông tin, dữ liệu diện rộng; liên thông và liên kết với

các quy trình xử lý và cung cấp các dịch vụ trực tuyến cho xã hội.

- Rà soát, xác định đầu tư xây dựng bổ sung bao gồm tất cả các loại ứng dụng

chuyên ngành đáp ứng các yêu cầu xử lý chuyên môn đặc thù theo ngành/lĩnh vực tại

từng công sở phụ thuộc theo phạm vi chức năng và lĩnh vực quản lý cơ quan.

- Phát triển và hoàn thiện hệ thống giao ban trực tuyến của tỉnh và đảm bảo các

cuộc họp giao ban giữa UBND TP với các sở, ban, ngành, quận, huyện, phường xã,

thị trấn được thực hiện trực tuyến. Đến hết năm 2020, hoàn tất việc triển khai họp trực

tuyến đến tất cả các Sở-Ban-Ngành, Thành phố-Huyện.

- Hoàn thiện và đẩy mạnh khai thác, sử dụng hệ thống thư điện tử công vụ của tỉnh

tại các cơ quan QLHCNN đảm an toàn, an ninh thông tin để thực hiện trao đổi thông

tin, giao dịch hành chính điện tử một cách có hiệu quả trong nội bộ từng cơ quan và

giữa các cơ quan QLHCNN với nhau.

2.1.5. Hoàn thiện các hệ thống CSDL dùng chung và chuyên ngành của

tỉnh

Page 86: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 77

- Hoàn thiện bổ sung các quy chuẩn quản lý, tạo lập, chia sẻ dữ liệu: các quy định,

quy trình chuẩn hóa về mặt tạo lập, cập nhật, khai thác, chia sẻ CSDL dưới các hình

thức khác nhau để xây dựng các ứng dụng phù hợp, bao gồm cả các yêu cầu bắt buộc

đối với các ứng dụng trong hệ thống thông tin của tỉnh; các quy định về hành chính

bắt buộc để lưu trữ, chia sẻ và sử dụng cơ sở dữ liệu giữa các ngành, các cấp trên địa

bàn tỉnh.

- Chuẩn hóa khâu tổ chức, quản lý các CSDL dùng chung bảo đảm được tính sẵn

dùng có tính cao nhất, an toàn và an ninh nhất. Về mặt triển khai cần quản lý CSDL

dùng chung một cách tập trung tại Trung tâm Thông tin dữ liệu điện tử tỉnh.

- Định danh theo bảng mã tất cả các đối tượng CSDL của tỉnh và của các ngành,

địa phương; Áp dụng các tiêu chí xây dựng CSDL để quy định và mã số hóa cho các

đối tượng liên quan từ tên đơn vị, máy chủ CSDL, đối tượng CSDL và các thành phần

thuộc CSDL.

- Xây dựng bộ chuẩn hóa cho từng đối tượng dữ liệu quản lý của các ngành, các

cấp bằng cách định nghĩa các đối tượng dữ liệu, xác định thông tin của dữ liệu và các

hiển thị dữ liệu nhằm chuẩn hóa các khâu từ tạo lập, cập nhật, khai thác và sử dụng dữ

liệu.

- Hoàn thiện dữ liệu hiện có và đầu tư có định hướng để xây dựng các CSDL khác

trên cơ sở áp dụng các quy định, quy trình được ban hành.

- Nghiên cứu các giải pháp quản lý CSDL hiệu quả, đảm bảo an toàn thông tin.

- Xây dựng các phương thức nhằm cung cấp CSDL phổ biến hiệu quả cho các tổ

chức, cá nhân có nhu cầu. Hoàn thiện các dịch vụ cung cấp CSDL các hệ thống ứng

dụng của tỉnh; chuẩn hóa và công bố các chuẩn giao tiếp, trao đổi dữ liệu toàn tỉnh để

các ngành, địa phương, các doanh nghiệp phát triển phần mềm ứng ứng tuân thủ theo

chuẩn.

- Chuẩn hóa, tập hợp, hình thành và cập nhật bổ sung, hoàn thiện các CSDL dùng

chung chưa có: CSDL tổ chức hành chính và CBCCVC (toàn tỉnh); CSDL văn bản;

CSDL thủ tục hành chính.

- Hình thành kho CSDL chuyên ngành tại Trung tâm Thông tin dữ liệu điện tử tỉnh

thuận lợi cho các nhu cầu khai thác phục vụ quản lý và nhiều mục đích khác; định

chuẩn cấu trúc CSDL chuyên ngành từng lĩnh vực, trong đó lưu ý các yêu cầu về kế

thừa, liên kết với các CSDL dùng chung của tỉnh; tập hợp và liên kết khai thác đồng

bộ với CSDL chuyên ngành cấp quốc gia và các cơ quan trung ương trên địa bàn như

Bệnh viện Trung ương Huế, Cục Thống kê, Đại học Huế, Công an tỉnh.

- Xác định và xây dựng thêm các CSDL chuyên ngành chưa có để bảo đảm tất cả

các lĩnh vực KTXH đều được đồng bộ về thông tin.

- Phân công và giao trách nhiệm cho từng đơn vị chuyên trách chủ trì và tổ chức

hoàn thiện cập nhật, quy tập và quản lý tập trung hệ thống CSDL chuyên ngành trong

tất cả các lĩnh vực trên toàn tỉnh; bảo đảm tính khả dụng cao cho nhiều yêu cầu chia

Page 87: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 78

sẻ và tương tác ứng dụng theo hướng liên thông, thông suốt dữ liệu trên quy mô diện

rộng từ tỉnh đến xã.

2.2. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

2.2.1. Tăng cường giao dịch trực tuyến với người dân, doanh nghiệp

- Rà soát, chuẩn hóa và tổ chức cung cấp đồng bộ thông tin đầy đủ trên Cổng thông

tin cơ quan các cấp theo Nghị định 43 và tích hợp với Cổng thông tin điện tử của tỉnh.

Triển khai cổng thông tin dịch vụ công trực tuyến toàn đơn vị cấp tỉnh, huyện, xã.

- Tích hợp, triển khai đồng bộ dịch vụ công trực tuyến mức 3,4 cho người dân,

doanh nghiệp trên Cổng thông tin dịch vụ công trực tuyến cơ quan các cấp và của tỉnh.

Danh sách các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 ưu tiên theo các lĩnh vực quy định

tại Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ:

Cấp giấy phép xây dựng; Cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng; Cấp giấy

phép đầu tư; Cấp giấy đăng ký hành nghề y, dược; Lao động, việc làm; Cấp, đổi giấy

phép lái xe; Giải quyết khiếu nại, tố cáo; Đăng ký tạm trú, tạm vắng; Dịch vụ đặc thù.

- Hoàn thiện và triển khai phần mềm một cửa liên thông tại các sở, ban, ngành,

quận, huyện, phường xã thị trấn kết nối với phần mềm tác nghiệp chuyên ngành, cổng

thông tin điện tử và các thiết bị tra cứu phục vụ việc tra cứu hồ sơ của người dân và

doanh nghiệp.

- Hoàn thiện và triển khai hệ thống đánh giá độ hài lòng của người dân tại bộ phận

một cửa các cơ quan QLHCNN nhằm tăng cường chất lượng và hiệu quả công việc

của cơ quan. Đến năm 2020, triển khai phần mềm cho tất cả các Sở-Ban-Ngành,

Phường xã, thị trấn.

- Triển khai phần mềm ứng dụng tạo hồ sơ và lưu trữ thông tin lý lịch điện tử công

dân phục vụ cho việc sử dụng các dịch vụ công trực tuyến cấp 3, 4 qua mạng; cấp thẻ

điện tử cho công dân sử dụng các giao dịch điện tử và các dịch vụ liên trực tuyến.

2.2.2. Phát triển và phổ biến ứng dụng TMĐT

- Xây dựng đề án tổ chức triển khai có hiệu quả Chương trình phát triển TMĐT

quốc gia giai đoạn 2014-2020; tạo lập môi trường TMĐT trong tỉnh để phát triển môi

trường và thói quen giao dịch TMĐT người dân, doanh nghiệp.

- Nghiên cứu, đầu tư xây dựng sàn giao dịch TMĐT riêng cho tỉnh, làm môi trường

kết nối và giao dịch tập trung cho các doanh nghiệp trong tỉnh; đặc biệt là các kênh

xúc tiến, quảng bá du lịch, đặc sản, làng nghề là các sản phẩm mà Thừa Thiên Huế có

thế mạnh.

- Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức về TMĐT cho cán bộ, công chức, viên

chức, cán bộ lãnh đạo quản lý kinh tế, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và

người dân trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện các kỹ năng ứng dụng TMĐT cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất

kinh doanh cách thức tham gia và kinh doanh bằng TMĐT

Page 88: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 79

- Hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia và ứng dụng TMĐT

như: xây dựng website, than gia các sàn giao dịch điện tử và phát triển các hình thức

kinh doanh trực tuyến; giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường, giảm

chi phí giao dịch;

- Tổ chức thực thi các quy định pháp luật liên quan về TMĐT, thanh tra - kiểm tra

các hoạt động TMĐT trên địa bàn nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ liên quan tới

thương mại điện tử trên môi trường mạng và bảo vệ người tiêu dùng.

- Xây dựng nguồn nhân lực đủ trình độ để thực hiện công tác quản lý nhà nước về

TMĐT.

2.2.3. Cung cấp các phương tiện, dịch vụ CNTT công ích

- Triển khai mở rộng mô hình Nhà văn hóa xã ở các huyện vùng sâu, vùng xa với

các trang thiết bị CNTT hỗ trợ thanh niên, người dân tiếp cận và sử dụng dễ dàng các

tiện ích Internet.

- Nâng cấp, mở rộng phạm vi phủ sóng hệ thống Wi-Fi thành phố Huế với chất

lượng dịch vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp, du khách.

- Đầu tư xây dựng hệ thống trung tâm kết nối cung cấp các dịch vụ thông tin về

văn hóa, du lịch, dịch vụ của tỉnh qua mạng Internet

- Trang cấp một số hệ thống camera an ninh và hỗ trợ quản lý giao thông tại một

số khu vực trên địa bàn thành phố.

- Thực hiện các chương trình khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng

CNTT trong hoạt động quản lý, điều hành, quảng bá thương hiệu, tiếp thị, mở rộng thị

trường, giám sát, tự động hóa các quy trình sản xuất, thiết kế, kiểm tra, đánh giá chất

lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp nhằm tạo ra năng suất lao động cao, tiến tới

cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh

và hội nhập quốc tế.

- Kêu gọi, hỗ trợ và khuyến khích các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp tăng cường

đầu tư cung cấp các dịch vụ công ích trực tuyến phục vụ đời sống, văn hóa, kinh tế, xã

hội: lao động việc làm; bảo hiểm y tế - xã hội; giao thông – vận chuyển; tư vấn các

lĩnh vực đời sống, pháp luật; mua bán, đấu thầu, đấu giá; sửa chữa, lắp đặt các trang

thiết bị phục vụ đời sống gia đình, phục vụ sản xuất kinh doanh; các dịch vụ về điện,

nước, môi trường…

2.3. Ứng dụng CNTT trong một số ngành, lĩnh vực trọng tâm

2.3.1. Ứng dụng CNTT trong Y tế

- Hoàn thiện hệ thống mạng ngành Y Tế và cập nhật liên tục các thông tin y tế, hệ

thống cảnh báo dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe cộng đồng lên mạng.

- Cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian chờ đợi của người bệnh khi đến khám

bệnh.

Page 89: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 80

- Công khai các chi phí, hạn chế tối đa tiêu cực, tránh thất thoát trong cung cấp

thuốc hóa chất vật tư, giảm nhẹ công việc ghi chép đôi lúc không chính xác, mất nhiều

thời gian.

- Triển khai ứng dụng hệ thống quản lý tổng thể bệnh viện phục vụ công tác khám,

chữa bệnh của các bệnh viện, trung tâm y tế.

- Xây dựng hệ thống hoàn chỉnh hệ thống mạng LAN cho các bệnh viện đa khoa

tỉnh, bệnh viện chuyên khoa tỉnh, bệnh viện huyện/thị xã/thành phố và các đơn vị khác

trực thuộc Sở Y tế.

- Xây dựng hệ thống trang thông tin điện tử cho 100% bệnh viện đa khoa tỉnh,

bệnh viện chuyên khoa tỉnh, bệnh viện huyện/thị xã/thành phố và các đơn vị trực thuộc

Sở Y tế.

- Thiết kế và xây dựng một trung tâm dữ liệu y tế thống nhất chứa đựng các thông

tin tích hợp từ tất cả các thông tin quản lý y tế và các thông tin sức khỏe đã được tổng

hợp, trích lọc và tích hợp từ các thông tin trên các mạng thông tin quản lý y tế, mạng

thông tin y tế điều trị, mạng thông tin y tế công cộng và mạng thông tin BHYT.

- Xây dựng hệ thống báo cáo, thống kê y tế qua mạng trong lĩnh vực khám chữa

bệnh theo định dạng dữ liệu thống nhất và sử dụng các chuẩn theo quy định của Bộ Y

tế.

- Xây dựng hệ thống thu thập, tổng hợp, kết xuất, trao đổi thông tin từ cấp phường

xã đến thành phố phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng, các chương trình

sức khỏe quốc gia và của thành phố; công tác báo cáo, thống kê; phòng chống dịch

bệnh v.v… Hệ thống có thể tự động tiếp nhận thông tin tại từng cấp và tổng hợp dữ

liệu, xuất báo cáo gởi cơ quan nhận báo cáo cấp trên.

- Cung cấp các dịch vụ tư vấn y tế, sức khỏe, thăm khám chữa bệnh trực tuyến.

Kết nối thông tin giao tiếp các chuyên khoa, y bác sĩ giỏi đến với người dân, tổ chức

bên ngoài.

2.3.2. Ứng dụng CNTT trong giáo dục

- Xây dựng kiến trúc tổng thể ngành giáo dục – đào tạo: kiến trúc, các chuẩn, tiêu

chí cho việc liên thông kết nối và tích hợp thông tin, quản lý ngành giáo dục.

- Xây dựng quy chế vận hành và khai thác thông tin trên Hệ thống thông tin Giáo

dục của tỉnh, bao gồm các quy định kết nối và cung cấp thông tin, phân quyền quản lý

và tổng hợp thông tin, chia sẻ và chuyển tải thông tin, truy xuất và kết xuất thông

tin,….

- Xây dựng hạ tầng phục vụ ứng dụng CNTT cho ngành giáo dục của tỉnh bao

gồm hoàn chỉnh hạ tầng CNTT tại Sở Giáo dục và Đào tạo, phòng giáo dục các cấp

và trường học các cấp theo mô hình hình thành hệ thống hạ tầng dùng chung trong

ngành.

- Thiết kế và xây dựng một trung tâm dữ liệu giáo dục thống nhất chứa đựng các

thông tin tích hợp từ tất cả các thông tin quản lý giáo dục và các thông tin dạy và học

Page 90: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 81

đã được tổng hợp, trích lọc và tích hợp từ các thông tin trên các mạng thông tin quản

lý giáo dục, mạng thông tin giáo dục dạy và học.

- Triển khai cho Sở Giáo dục và Đào tạo, phòng giáo dục quận-huyện và trường

học các cấp hệ thống phần mềm dùng chung (như cho các sở ban ngành): Hệ thống

thư điện tử; Hệ thống quản lý hồ sơ công việc-chỉ đạo điều hành; Hệ thống quản lý

cán bộ công chức-viên chức; Hệ thống quản lý tài sản công; Hệ thống quản lý khiếu

nại-khiếu tố; Hệ thống quản lý thi đua-khen thưởng.

- Triển khai một mạng thông tin quản lý giáo dục thống nhất với đầu mối tại Sở

Giáo dục và Đào tạo, phục vụ cho công tác quản lý thông tin giáo dục và đào tạo ở các

phòng ban chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo, phòng giáo dục quận-huyện và

các cơ quan trực thuộc, bao gồm các phần mềm quản lý chuyên ngành: phần mềm

quản lý nhà trường, phần mềm quản lý đào tạo, phần mềm tổng hợp số liệu thống kê

và báo cáo về tình hình giáo dục và đào tạo tại thành phố;… và các hệ thống phục vụ

quản lý: hệ thống họp trực tuyến; thẻ học sinh điện tử;…

- Xây dựng và triển khai các hệ thống phục vụ cho công tác dạy và học sau: Cổng

thông tin điện tử tích hợp dành cho các đối tượng giáo viên, học sinh và phụ huynh

phục vụ cho công tác dạy và học; Hệ thống bài giảng điện tử, sách giáo khoa điện tử

dành cho các đối tượng giáo viên và học sinh; Kênh giao tiếp giữa nhà trường với giáo

viên, học sinh và phụ huynh thông qua cổng thông tin, hệ thống thư điện tử và hệ thống

tin nhắn trên các thiết bị di động (điện thoại, máy tính bảng).

- Thực hiện đầu tư bổ sung trang thiết bị trợ giúp công nghệ thông tin phục vụ quá

trình dạy và học của giáo viên, học sinh. Công tác giảng dạy được thực hiện dần trên

các giáo án điện tử.

- Xây dựng các cổng thông tin tích hợp giáo dục cộng đồng của các tổ chức, trung

tâm giáo dục ngoài xã hội.

- Triển khai hệ thống đào tạo từ xa qua mạng (e-learning) trên địa tỉnh.

2.3.3. Ứng dụng CNTT trong quản lý, phát triển du lịch, dịch vụ

- Sử dụng môi trường mạng Internet để triển khai các giải pháp, nội dung tuyên

truyền nâng cao nhận thức các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp, nhân dân

về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế, phát triển kinh

tế - xã hội tỉnh, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân; phổ biến

các vấn đề về pháp luật nhà nước, ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên, di tích,

di sản...

- Có chương trình tổng thể về quy hoạch số hóa, xây dựng, cập nhật CSDL dữ liệu

di tích, văn hóa, du lịch thống nhất làm cơ sở nên tang cho việc xây dựng, triên khai

các mạng thông tin quản lý văn hoa, du lich trên địa bàn tỉnh.

- Hỗ trợ trang bị đầy đủ các trang thiết bị CNTT hỗ trợ công tác quản lý, cập nhật,

số hóa thông tin về văn hóa, du lịch Huế cho các cơ quan, đơn vị nhà nước làm về văn

hóa, du lịch; Sở Văn hoa, Thê thao va Du lich đêu được trang bị hệ thống mạng LAN,

Page 91: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 82

đường truyền sô liêu chuyên dung và các thiết bị phục vụ cho việc kết nối làm việc

với Hệ thống thông tin văn hoa, du lich.

- Nâng cấp website Festival Huế thành hệ thống có khả năng tốt hơn giới thiệu,

quảng bá trong và ngoài nước các thông tin liên quan đến các kỳ lễ hội Festival Huế;

có thể truy cập, tương tác qua các thiết bị di động thông minh phổ biến; cung cấp bổ

sung các dịch vụ tiện ích về tương tác cho du khách về mua vé, đặt chỗ trực truyến...

- Hình thành mạng HTTT cung cấp, quảng bá thông tin du lịch, dịch vụ du lịch tập

trung của tỉnh; cung cấp các công cụ giao tiếp, liên hệ, hỗ trợ kinh doanh các dịch vụ

du lịch.

- Xây dựng các quy chế và quy định làm cơ sở pháp lý cho việc vận hành và khai

thác thông tin trong HTTT văn hoa, du lich Thừa Thiên Huế.

2.3.4. Ứng dụng CNTT phục vụ quản lý hạ tầng và phát triển đô thị

- Xây dựng mô hình, kiến trúc ứng dụng công nghệ thông tin theo định hướng tập

trung, thống nhất và chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong lĩnh vực

quản lý hạ tầng và phát triển đô thị.

- Tạo lập cơ sở dữ liệu về hạ tầng kỹ thuật đô thị trên nền Hệ thống thông tin địa

lý (GIS), bao gồm dữ liệu địa chính, dữ liệu địa hình, dữ liệu về công trình giao thông,

tài nguyên môi trường, mạng viễn thông, cấp thoát nước,…làm cơ sở để khai thác

phục vụ công tác quản lý, quy hoạch phát triển đô thị

- Triển khai các phần mềm ứng dụng hỗ trợ công tác quản lý đô thị, đặc biệt là

công tác quản lý xây dựng, tài nguyên môi trường, giao thông vận tải, chống ngập,

bưu chính viễn thông nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các giải pháp tổng hợp để cải

thiện tình trạng vệ sinh môi trường, giảm ngập nước, nâng cao chất lượng giao thông

và hạ tầng kỹ thuật đô thị.

2.3.5. Ứng dụng CNTT phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn

- Đẩy mạnh triển khai các nội dung ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước thuộc

chương trình Chính phủ điện tử của tỉnh có liên quan đến ứng dụng CNTT cấp xã, thị

trân, đặc biệt là các xa, thi trân thuộc danh sách xây dựng nông thôn mới.

- Đầu tư và nâng câp ha tầng trang thiêt bi CNTT tai Uy ban nhân dân huyên, xa,

thi trân bảo đảm đáp ứng các yêu cầu ứng dụng trong quan ly, điêu hanh

- Xây dựng Cổng thông tin về nông thôn mới nhằm cung cấp thông tin cho người

dân cũng như cơ chế chính sách, chương trình của Đảng và Nhà nước liên quan đến

nông dân; phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Ban chỉ đạo Chương trình Xây dựng

nông thôn mới của tỉnh; Triển khai các giải pháp cung cấp thông tin trên mạng di động

cung cấp cho người dân tại nông thôn.

- Xây dựng hệ thống thông tin nông nghiệp và phát triển nông thôn: CSDL về

nông sản, khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm; CSDL về thị trường, kỹ thuật canh

tác, người nông dân, v.v...

Page 92: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 83

- Tổ chức các lớp tâp huân, đao tao dai han hoăc ngăn han cho cac cán bô chuyên

trách tại huyện, xã, thi trấn thuôc Chương trinh xây dưng nông thôn mơi nhăm nâng

cao kiên thức chuyên môn, nhân thức vê an toan thông tin cân thiêt trong viêc vân

hanh hê thông công nghệ thông tin tai nông thôn.

- Nghiên cứu, xây dựng, triển khai các giải pháp CNTT, ứng dụng phục vụ sản

xuất và nuôi trồng; cung cấp thông tin về phát triển khoa học - công nghệ trong lĩnh

vực nông nghiệp cho nông dân; nghiên cứu, thử nghiệm ứng dụng CNTT cho cơ chế

tự động hóa hay bán tự động hóa tưới tiêu, đặc biệt là đối với các loại cây cảnh, cây ăn

trái và tùy từng địa phương, từng vùng sinh thái.

- Khuyến khích ứng dụng CNTT trong việc ứng dụng quản lý và ứng dụng khoa

học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp: Nghiên cứu phát triển nông nghiệp; Công

nghệ sinh học; Công nghệ giống cây trồng, vật nuôi; Quy trình sản xuất tiên tiến; Cung

cấp thông tin logistics toàn diện cho nhà nông (các loại giống, phân bón, thuốc trừ sâu,

nông cụ, nhà cung cấp, phí vận chuyển, v.v...)

3. Đào tạo nhân lực và truyền thông CNTT

3.1. Nâng cao chất lượng nhân lực CNTT trong các cơ quan nhà nước

- Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng về CNTT, ứng dụng CNTT, những kỹ năng

tin học cơ bản và nâng cao đáp ứng yêu cầu xử lý công việc trên máy tính, trên mạng

cho 100% CBCCVC.

- Xây dựng và triển khai các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn nhằm nâng cao

nhận thức về CQĐT cho lãnh đạo các cấp.

- Tổ chức các lớp đào tạo, trang bị kiến thức về ứng dụng CNTT, vận hành CQĐT

cho CBCCVC của tỉnh từ các sở ban ngành đến cấp xã.

- Tổ chức cho cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp, các ngành, đoàn thể tham quan

khảo sát một số địa phương trong nước và nước ngoài để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm

về việc ứng dụng CNTT và triển khai hệ thống CQĐT.

- Xây dựng và phát triển đội ngũ giám đốc CNTT trong cơ quan.

- Tập trung xây dựng chương trình, hợp tác trong và ngoài nước cho đào tạo nhân

lực an toàn thông tin, an ninh mạng đáp ứng tình hình cấp bách về đảm bào an ninh

mạng, an toàn thôngtin nhất là cho khối các cơ quan.

3.2. Phát triển và thu hút nguồn nhân lực CNTT

- Tổ chức các hội thảo chuyên đề về ứng dụng và phát triển CNTT, xây dựng

CQĐT, tình hình và các xu thế phát triển CQĐT ở Việt Nam và thế giới.

- Thực hiện được các chương trình đào tạo nâng cao tay nghề, đào tạo lớp công

nhân CNTT đạt tiêu chuẩn cao, hướng tới xuất khẩu lao động. Đào tạo nghề về CNTT

nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực được đào tạo nghề cho các doanh nghiệp hoạt động

trong lĩnh vực CNTT&TT. Triển khai thực hiện được kế hoạch đào tạo nghề các trình

độ về CNTT, điện tử, viễn thông, thực hiện dự án “nâng cao chất lượng đào tạo về

Page 93: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 84

CNTT ở bậc trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trong chương trình phát triển nguồn

nhân lực về CNTT ở Việt Nam từ nay đến 2020”.

- Duy trì và phát triển đội ngũ giảng viên CNTT, điện tử viễn thông nhằm đáp ứng

nhu cầu giảng viên trong các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề

trong tỉnh. Phát triển đội ngũ giáo viên dạy tin học cho các cơ sở giáo dục phổ thông

nhằm đáp ứng nhu cầu giáo viên dạy tin học trong các trường phổ thông cũng như có

chương trình đào tạo và bồi dưỡng kiến thức CNTT cho giáo viên, cán bộ trong ngành

giáo dục và đào tạo.

- Thống kê kết quả đào tạo kỹ thuật viên và công nhân kỹ thuật CNTT, đánh giá

khả năng đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT tỉnh trong tương lai. Từ đó lập kế hoạch

mở rộng quy mô và chất lượng đào tạo lực lượng này cho phù hợp trong từng giai

đoạn phát triển.

- Phối hợp với các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề,

mở rộng quy mô, đa dạng hóa loại hình đào tạo, xã hội hóa mạnh mẽ các hoạt động

đào tạo về CNTT,

- Đẩy mạnh việc dạy và học tiếng Anh trong các chương trình đào tạo CNTT tại

các bậc đại học, cao đẳng.

- Phát hiện, đào tạo các tài năng CNTT, điện tử, viễn thông của tỉnh.

- Quy tụ được các nhân lực có kinh nghiệm, tầm nhìn trong quản lý và phát triển

CNTT để hình thành được một bộ phận chuyên có các nghiên cứu về ứng dụng và

phát triển CNTT để tư vấn, tham mưu cho tỉnh.

- Tăng cường năng lực nghiên cứu về CNTT của tỉnh thông qua việc xây dựng và

triển khai thực hiện dự án đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho cán bộ nghiên

cứu trong các đơn vị cơ sở nghiên cứu khoa học CNTT, điện tử, viễn thông

- Xây dựng và tạo mô hình mẫu sau đó nhân rộng về mô hình liên kết giữa Trường

đại học - Hội ngành nghề - doanh nghiệp CNTT kết nối định hướng xu hướng công

nghệ, chuyên ngành chuyên sâu cho sinh viên ngành CNTT, Điện tử. Đưa sinh viên

thực tập tại doanh nghiệp để trải nghiệm giữa lý thuyết học ở trường và thực hành theo

xu hướng công nghệ của thị trường. Tạo cầu nối để doanh nghiệp và trường học có

các đặt hàng đáp ứng nhân lực cho doanh nghiệp CNTT đảm bảo khi sinh viên kết

thúc khóa học đáp ứng với công việc.

- Xây dựng chương trình thu hút chuyên gia cao cấp ngành CNTT và hỗ trợ khởi

nghiệp cho lưu học sinh sau khi về nước, các kỹ sư mới ra trường ngành CNTT.

- Nghiên cứu và đề xuất sử dụng hiệu quả các quỹ hỗ trợ phát triển nguồn nhân

lực CNTT của tỉnh.

3.3. Đào tạo ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp và các tầng lớp nhân

dân

- Đào tạo giúp cho các doanh nghiệp trong việc nắm được nội dung cơ bản về

TMĐT, CQĐT; cách thức tiến hành giao dịch trong TMĐT, đảm bảo nguồn lực và sử

Page 94: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 85

dụng nguồn lực cho TMĐT, phương pháp đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh

điện tử

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại

chúng, thông qua các hội nghị, hội thảo để nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá

nhân về vai trò, ý nghĩa của ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan QLHCNN,

thúc đẩy cải cách hành chính, phát triển kinh tế - xã hội

- Truyền thông giúp được công dân có các hiểu biết về cơ chế chính sách ứng dụng

CNTT, ứng dụng CQĐT cùng với các phương cách làm việc với cơ quan công quyền

trên nền CNTT; khai thác thông tin và dịch vụ mà tỉnh cung cấp phục vụ cho các hoạt

động đời sống, sản xuất kinh doanh hằng ngày.

- Phổ cập tin học cho nhân dân nhằm nâng cao năng lực sử dụng các ứng dụng

CNTT cho mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh thông qua việc xây dựng và triển khai

thực hiện dự án phổ cập tin học cho nhân dân, nhằm phổ biến kiến thức, đào tạo về sử

dụng các ứng dụng CNTT cho nhân dân, đặc biệt là nhân dân sống ở khu vực nông

thôn, vùng sâu, vùng xa và những người khuyết tật; Bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân

lực ứng dụng CNTT ở nông thôn.

- Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng về CNTT, ứng dụng CNTT cho 100% các

Chi đoàn TNCS HCM trên địa bàn tỉnh nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp, người dân

tích cực khai thác, sử dụng các HTTT, dịch vụ công, đội ngũ thanh niên tích cực nghiên

cứu, học tập, phát triển tri thức, nghề nghiệp, ổn định xã hội nói chung và CNTT nói

riêng, góp phần hình thành công dân điện tử và xã hội thông tin.

4. Phát triển công nghiệp CNTT

Công nghiệp CNTT là một cấu phần quan trọng trong việc xây dựng hạ tầng

CNTT góp phần hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tỉnh; phát

triển CNTT nói chung và công nghiệp CNTT tỉnh nói riêng góp phần thực hiện

nghị quyết 36/NQ-TW ngày 1/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng,

phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế. Trọng tâm giai

đoạn từ nay đến 2020 là tổ chức đề án triển khai Chương trình mục tiêu phát triển

ngành công nghiệp CNTT đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025 của Chính phủ

ở cấp địa phương

4.1. Hình thành nền công nghiệp CNTT

- Khảo sát, đánh giá hiện trạng doanh nghiệp và đề xuất giải pháp xây dựng, phát

triển hệ sinh thái công nghiệp, dịch vụ CNTT địa phương trong hệ sinh thái chung về

công nghiệp CNTT quốc gia.

- Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp CNTT trong tỉnh được huấn luyện, đào

tạo nâng cao kiến thức và áp dụng các chuẩn quốc gia, quốc tế về quản lý chất lượng

(ISO, CMMI,...)

- Phát triển doanh nghiệp CNTT mới thông qua hỗ trợ tư vấn, cơ sở vật chất, tiếp

cận các nguồn vốn ưu đãi, sử dụng hạ tầng nhằm nâng cao năng lực quản trị, nghiên

Page 95: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 86

cứu phát triển sản phẩm, dịch vụ CNTT, xây dựng thương hiệu; Hỗ trợ các nội dung

để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp CNTT trên địa bàn tỉnh

- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đối với CNTT, thu hút các nguồn vốn đầu tư cho

đào tạo về CNTT. Chú trọng đào tạo nhân lực CNTT có định hướng đáp ứng nhu cầu

sử dụng lao động CNTT của các doanh nghiệp trong tỉnh.

- Khuyến khích, tạo điều kiện hội tụ được các doanh nghiệp CNTT trên địa bàn;

hình thành hội doanh nghiệp CNTT hoạt động hiệu quả (Hội doanh nghiệp phần

mềm).

- Triển khai phát triển công nghiệp CNTT của tỉnh trên cơ sở Kế hoạch triển khai

Chương trình mục tiêu phát triển Công nghiệp CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2025, song song với vận dụng sự hỗ trợ và liên kết chặt chẽ

cùng chương trình trọng điểm về phát triển công nghiệp CNTT đến 2020 tầm nhìn

2025 của quốc gia.

4.2. Phục vụ ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh

- Thu hút, khuyến khích và hỗ trợ được các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực

CNTT, nhằm tạo ra được lực lượng mạnh về phát triển về CNTT trên địa bàn tỉnh;

góp phần phát triển các loại hình cung cấp dịch vụ CNTT chuyên nghiệp đáp ứng các

nhu cầu các cơ quan trong tỉnh.

- Đầu tư xây dựng cơ sở nghiên cứu, vườn ươm CNTT của tỉnh. Định hướng hình

thành Khu công nghiệp CNTT tập trung của tỉnh.

- Đầu tư và ưu tiên phát triển các sản phẩm phần mềm ứng dụng trong cơ quan

QLNN, doanh nghiệp và xã hội.

- Đảm bảo đủ nguồn lực để phát triển sản xuất, quản lý, và dịch vụ phục vụ công

nghiệp CNTT. Gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và tổ chức, doanh nghiệp; hỗ trợ

sinh viên trong lĩnh vực CNTT, điện tử, viễn thông đào tạo thực tế tại các doanh nghiệp

CNTT.

4.3. Phát triển công nghiệp CNTT như ngành kinh tế

- Xác định và lựa chọn định hướng phát triển sản phẩm, dịch vụ CNTT dựa vào

thế mạnh của tỉnh (phần mềm ứng dụng; gia công; dịch vụ nội dung số,...). Từ đó giúp

doanh nghiệp có các định hướng tốt hơn cho việc tăng cường các hoạt động nghiên

cứu, phát triển, xúc tiến, đầu tư triển khai thử nghiệm, thương mại hóa. Khuyến khích

phát triển các giải pháp, sản phẩm dựa trên nền tảng nguồn mở theo định hướng chung

của quốc gia; hỗ trợ đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, sản phầm phần mềm nguồn mở.

- Xây dựng một số cơ sở hạ tầng cần thiết nhất cho công nghiệp CNTT trong đó

chú ý phát triển mạng viễn thông và Internet với thông lượng, tốc độ và chất lượng

cao.

- Hỗ trợ doanh nghiệp CNTT của tỉnh tiếp cận với các công ty CNTT lớn để làm

đại lý cũng như nhận các hợp đồng làm dịch vụ gia công phần mềm xuất khẩu. Tạo

Page 96: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 87

điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp lớn về CNTT đặt các chi nhánh hoặc đại lý

để giúp đỡ các doanh nghiệp của tỉnh học hỏi và phát triển.

- Đầu tư phát triển sản phẩm, dịch vụ CNTT chuyên ngành thuộc các lĩnh vực:

quản lý hành chính nhà nước, chính phủ điện tử, ngân hàng, tài chính, thuế, hải quan,

an toàn thông tin, giao thông, quản lý đô thị, môi trường, y tế, giáo dục, nông nghiệp

và phát triển nông thôn.

- Nghiên cứu, phát triển các dịch vụ gia công xuất khẩu về CNTT, gia công xuất

khẩu quy trình kinh doanh (BPO), dịch vụ dữ liệu, điện toán đám mây.

- Phát triển các sản phẩm, ứng dụng nội dung cho thiết bị di động, mạng Internet,

phát triển dịch vụ truyền hình Internet và các trang mạng xã hội

- Tăng cường triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư ngành công

nghiệp CNTT của địa phương với các tỉnh trong cả nước và với quốc tế.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách nhằm đẩy mạnh và phát triển công

nghiệp CNTT trong đó chú ý việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực

công nghiệp CNTT, tạo thị trường và cơ hội phát triển công nghiệp CNTT tại Huế

bằng các hỗ trợ tư vấn, cơ sở vật chất, hạ tầng CNTT.

5. Hoàn thiện các cơ chế, chính sách CNTT

5.1. Phục vụ phát triển, ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh

- Cải cách và chuẩn hóa mọi quy trình tác nghiệp trong nội bộ các cơ quan làm cơ

sở nền tảng cho tin học hóa đồng bộ tất cả các nghiệp vụ công sở.

- Rà soát, hoàn thiện hệ thống các văn bản về CNTT đã được ban hành tại địa

phương.

- Xây dựng, ban hành quy định về triển khai các hệ thống thông tin trên các lĩnh

vực chuyên ngành.

- Chuẩn hóa các quy định về tạo nguồn thông tin, trao đổi, chia sẻ thông tin giữa

các đơn vị được thuận lợi và an toàn trên địa bàn tỉnh theo chuẩn quốc gia.

- Quy định quản lý các dự án ứng dụng CNTT, sử dụng, khai thác các HTTT trên

địa bàn tỉnh.

- Xây dựng và ban hành hệ thống các tiêu chuẩn quan trọng liên quan đến phát

triển hệ thống thông tỉnh bảo đảm tất cả các yêu cầu chung của quốc gia và phù hợp

với đặc thù của địa phương: tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng, phát triển các ứng dụng

CNTT; tiêu chuẩn kỹ thuật quản lý, vận hành hệ thống CNTT; tiêu chuẩn kỹ thuật đối

với đầu tư, mua sắm trang thiết bị CNTT; tiêu chuẩn kỹ thuật bảo đảm cho vấn đề an

toàn thông tin hệ thống;...

- Cụ thể hóa chính sách tạo nguồn thông tin và chuẩn hóa thông tin nhằm tạo thông

tin, chia sẻ và trao đổi thông tin dễ dàng, an toàn và an ninh. Ban hành các quy định

về chuẩn tích hợp và trao đổi thông tin dữ liệu giữa các cơ quan Đảng và Nhà nước.

Xây dựng các quy định về bảo vệ thông tin trên mạng. Ban hành các văn bản quy

Page 97: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 88

phạm về lĩnh vực an toàn thông tin dựa trên các văn bản của Bộ TT&TT và xây dựng

chuẩn ISO/IEC 27001:2005.

- Xây dựng các chính sách và biện pháp khuyến khích ứng dụng CNTT, khai thác

và sử dụng các ứng dụng tin học hóa trong các cơ quan Đảng và Nhà nước.

- Ban hành quy định về tiêu chuẩn hóa trình độ sử dụng CNTT đối với đội ngũ cán

bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan Đảng và Nhà nước. Đưa chỉ tiêu ứng dụng

và phát triển CNTT vào chỉ tiêu thi đua khen thưởng của các cơ quan, đơn vị.

- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ hiệu quả trong ứng dụng,

phát triển CNTT trong các dự án đầu tư, ứng dụng và phát triển CNTT.

- Ban hành các văn bản nhằm nâng cao tính pháp lý về ứng dụng CQĐT, TMĐT

(văn bản điện tử, chữ ký điện tử, giao dịch điện tử, chứng thực điện tử...)

- Xây dựng các chính sách về thu hút, chế độ đãi ngộ, đào tạo và sử dụng nguồn

nhân lực CNTT; có các chế độ đãi ngộ, phụ cấp đặc thù thích đáng đối với CBCCVC

làm CNTT trong cơ quan nhà nước.

5.2. Phục vụ phát triển công nghiệp CNTT

- Hoàn thiện và xây dựng các chính sách ưu đãi trong đầu tư, kêu gọi vốn đầu tư

trong và ngoài nước cho phát triển công nghiệp CNTT, đặc biệt là liên doanh, liên kết

phát triển phần cứng, phần mềm.

- Xây dựng chính sách chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế nhằm thu hút

vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp trong tỉnh. Khuyến

khích các chuyên gia nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài tham gia phát triển

CNTT tại Thừa Thiên Huế.

- Xây dựng các chính sách nhằm hỗ trợ phát triển thị trường CNTT, đặc biệt chú

ý đến việc khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ CNTT được tạo ra

trong tỉnh, trong nước.

- Cụ thể hóa chính sách về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bảo hộ quyền tác giả đối

với sản phẩm phần mềm và các sản phẩm CNTT khác

- Cụ thể hóa và thể chế hóa chính sách đầu tư ứng dụng và phát triển CNTT và

khuyến khích ứng dụng CNTT trong mọi lĩnh vực KTXH. Thực hiện chính sách ưu

đãi về đầu tư đổi mới công nghệ đối với các doanh nghiệp ứng dụng CNTT để đổi mới

quản lý, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh.

V. Quy hoạch các chương trình, dự án CNTT trọng điểm

Trên các cơ sở nghiên cứu tình hình và hiện trạng phát triển, ứng dụng CNTT

trong nước, trong tỉnh; xác định phương hướng, mục tiêu, kết quả, quy hoạch

HTTT tỉnh cùng các nhiệm vụ, giải pháp phát triển, ứng dụng CNTT đến năm

2020, nội dung sau đây tổng hợp đề xuất danh mục các chương trình, dự án CNTT

cần thiết đầu tư đến năm 2020 nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ và giải pháp để ứng

dụng và phát triển hiệu quả CNTT Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến

năm 2030.

Page 98: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 89

1. Nhóm các chương trình, dự án về hạ tầng CNTT tỉnh

- Chương trình nâng cấp, hoàn thiện, hiện đại hóa hạ tầng CNTT Trung tâm Thông

tin dữ liệu điện tử tỉnh, bảo đảm các yêu cầu an ninh, an toàn cho triển khai, vận hành

hệ thống ứng dụng của tỉnh.

- Chương trình nâng cấp chuyển đổi, thuê dịch vụ truyền dẫn để kết nối hạ tầng

mạng số liệu chuyên dùng tốc độ cao từ tỉnh đến xã.

- Chương trình nâng cấp hạ tầng, cung cấp và hiện đại hóa trang thiết bị CNTT

cho các cơ quan Đảng, quản lý nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã.

- Chương trình trang cấp hạ tầng CNTT đô thị và các dịch vụ CNTT theo hướng

phát triển đô thị thông minh.

- Chương trình an toàn, an ninh hệ thống thông tin trong cơ quan nhà nước.

2. Nhóm các chương trình, dự án ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà

nước

- Chương trình xây dựng, tái kiến trúc hệ thống thông tin nền tảng của tỉnh đáp

ứng yêu cầu phù hợp với kiến trúc CQĐT quốc gia.

- Chương trình hoàn thiện, nâng cấp, bổ sung và liên thông tích hợp các ứng dụng

và dịch vụ ứng dụng dùng chung, nền tảng của tỉnh.

- Chương trình nâng cấp, hoàn thiện hệ thống Cổng thông tin điện tử các cấp, các

ngành; tích hợp và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao (3,4) phục vụ

người dân, doanh nghiệp, du khách.

- Chương trình hoàn thiện nâng cấp, bổ sung và liên thông tích hợp các ứng dụng

trong các lĩnh vực quản lý chuyên ngành của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

- Chương trình xây dựng, triển khai mô hình “bàn làm việc điện tử công sở”; điện

tử hóa quản lý tác nghiệp công sở theo chuẩn TCVN ISO 2001:2008 cho các cơ quan

quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh.

- Chương trình đánh giá mức độ hài lòng về quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ

công của công dân, tổ chức, doanh nghiệp.

- Chương trình chuẩn hóa, hoàn thiện và tích hợp các CSDL, dịch vụ dữ liệu dùng

chung và chuyên ngành của tỉnh.

- Chương trình hoàn thiện, xây dựng, bổ sung các CSDL chuyên ngành, lĩnh vực

quản lý nhà nước.

- Chương trình tiếp nhận, quản lý, tích hợp khai thác sử dụng các CSDL quốc gia.

3. Nhóm các chương trình, dự án CNTT phục vụ công dân, doanh

nghiệp và một số ngành, lĩnh vực trọng tâm

- Chương trình nâng cấp, triển khai các dịch vụ công trực tuyến mức cao (3,4)

trong các lĩnh vực cho người dân, doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

- Chương trình số hóa và quản lý lý lịch công dân điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế.

Page 99: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 90

- Chương trình phát triển, hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tham

gia và ứng dụng TMĐT tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Chương trình trang cấp trang thiết bị CNTT hiện đại hóa thành phố Huế phục vụ

người dân, du khách.

- Chương trình xã hội hóa cung cấp các dịch vụ CNTT công ích trên địa bàn tỉnh

Thừa Thiên Huế.

- Chương trình mở rộng mô hình Nhà văn hóa gắn với đưa CNTT và Internet về

vùng sâu, vùng xa của tỉnh Thừa Thiên Huế

- Quy hoạch và thực hiện quy hoạch ứng dụng CNTT trong lĩnh vực Y tế tỉnh

Thừa Thiên Huế.

- Quy hoạch và thực hiện quy hoạch ứng dụng CNTT trong lĩnh vực Giáo dục,

đào tạo của tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Quy hoạch và thực hiện quy hoạch ứng dụng CNTT phục vụ phát triển du lịch,

dịch vụ tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Quy hoạch và thực hiện quy hoạch ứng dụng CNTT quản lý hạ tầng và phát triển

đô thị tại Thừa Thiên Huế.

- Quy hoạch và thực hiện quy hoạch ứng dụng CNTT phục vụ phát triển nông

nghiệp, nông thôn tại Thừa Thiên Huế.

4. Nhóm các chương trình, dự án về phát triển công nghiệp CNTT tỉnh

- Triển khai đề án thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển ngành công nghiệp

CNTT đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025 của Chính phủ ở cấp địa phương.

- Chương trình thành lập và hoạt động Hiệp hội phần mềm Huế.

- Chương trình khuyến khích, kêu gọi đầu tư phát triển Doanh nghiệp CNTT tại

Thừa Thiên Huế.

- Đề án thu hút, phát triển nhân lực CNTT phục vụ phát triển công nghiệp CNTT

Thừa Thiên Huế.

- Đề án thành lập Khu Công nghệ thông tin tập trung tỉnh Thừa Thiên Huế.

5. Nhóm các chương trình, dự án về ðào tạo, truyền thông CNTT

- Chương trình thu thập, tổ chức, phân loại và phổ biến, tuyên truyền các văn bản

quy phạm pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về ứng dụng và phát

triển CNTT trong các lĩnh vực.

- Chương trình đào tạo, chuẩn hóa trình độ CNTT cho CBCCVC

- Chương trình đào tạo nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT cho CBCCVC

- Chương trình đào tạo, nâng cao kỹ năng quản lý, vận hành an toàn, an ninh hệ

thống thông tin cho cán bộ chuyên trách CNTT.

- Chương trình đào tạo, học tập về CQĐT cho lãnh đạo, CBCCVC các cơ quan

Page 100: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 91

- Chương trình đào tạo, nâng cao kỹ năng quản lý, điều hành hệ thống CNTT tập

trung của tỉnh.

- Chương trình đào tạo về lập, quản lý và thực hiện các dự án đầu tư CNTT trong

các cơ quan nhà nước.

- Chương trình đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực CNTT cao cấp phục vụ nghiên

cứu, phát triển, hoạch định ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh.

- Chương trình truyền thông về ứng dụng và phát triển CNTT, ứng dụng TMĐT,

CQĐT đến các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

6. Nhóm các chương trình, dự án về cơ chế, chính sách CNTT

- Chương trình xây dựng, hoàn thiện, phổ biến các cơ chế, chính sách đặc thù của

tỉnh phục vụ ứng dụng và phát triển CNTT.

- Chương trình xây dựng, hoàn thiện, phổ biến các cơ chế, chính sách đặc thù của

tỉnh phục vụ phát triển công nghiệp CNTT.

- Chương trình xây dựng, hoàn thiện, phổ biến các cơ chế, chính sách đặc thù của

tỉnh phục vụ thu hút, phát triển nhân lực CNTT.

Ghi chú: Đề xuất một số dự án xem xét ưu tiên ở phụ lục III

Page 101: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 92

PHẦN 6 - GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Giải pháp tài chính

1. Khái toán kinh phí đầu tư (theo dự án đề xuất)

Trên cơ sở nguồn lực của tỉnh và mô hình, các thành phần, nội dung triển

khai ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh đến năm 2020; căn cứ quy mô đầu tư, thời

gian triển khai thực hiện. Kinh phí đầu tư khái toán xây dựng là 168,710 tỷ đồng.

2. Phân kỳ đầu tư

Trên cơ sở khả năng bố trí nguồn lực đầu tư từ ngân sách địa phương, khả

năng huy động các nguồn đầu tư ngoài ngân sách trong giai đoạn từ nay đến năm

2020, các nội dung ứng dụng và phát triển CNTT, trọng tâm là xây dựng hệ thống

thông tin CQĐT tỉnh Thưa Thiên Huê được phân kỳ tổ chức thực hiện nhu bảng

sau:

Đơn vị tính: Tỷ Đồng

STT Tên nhóm dự án Kinh phí

dự kiến

Thời gian

TỔNG CỘNG 166,250

1 Hạ tầng CNTT 53,400 2016-2020

2 Phần mềm 52,920 2016-2020

3 Cơ sở dữ liệu 39,450 2016-2020

4 Công nghiệp CNTT 4,000 2016-2020

5 Đào tạo, truyền thông CNTT 15,700 2016-2020

6 Cơ chế, chính sách CNTT 780

Bảng 2: Khái toán chi phí ứng dụng và phát triển CNTT đến năm 2020

* Ghi chú:

- Khái toán sơ bộ theo danh mục các dự án đề xuất ở phụ lục III

- Đối với các hạng mục đào tạo quản trị, vận hành, khai thác, sử dụng các HTTT,

CSDL, dịch vụ công; đào tạo, chuyển giao công nghệ các cơ sở hạ tầng, thiết bị

CNTT… đã nằm trong các dự án cụ thể.

- Các hoạt động liên quan xây dựng chính sách, chuẩn hóa quy trình, tiêu chuẩn,

cập nhật CSDL được phân bổ thực hiện theo chức năng nhiệm vụ của các cơ quan hữu

quan theo đúng lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước của mình.

Page 102: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 93

- Kinh phí cho các dự án, nhiệm vụ là sự khái toán; ở giai đoạn này chưa có cơ sở

đầy đủ để xác định chi tiết; kinh phí này sẽ được xác định cụ thể khi các dự án, nhiệm

vụ được xây dựng và phê duyệt theo quy định hiện hành về quản lý ngân sách nhà

nước trong quá trình triển khai Quy hoạch.

- Căn cứ vào tình hình thực tế khi triển khai các dự án cụ thể sẽ xác định đơn vị

chủ trì thực hiện và các đơn vị phối hợp.

3. Phương án tài chính

Thực hiện chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ

về việc tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu

Chính phủ. Quan điểm chủ đạo của tỉnh Thừa Thiên Huê khi triển khai thực hiện

ứng dụng và phát triển CNTT là:

- Tranh thủ hỗ trợ ngân sách từ trung ương nếu có.

- Ngân sách địa phương là chủ yếu: Trong các hạng mục đầu tư thuộc nhiệm vụ

chi của cấp nào thì sử dụng ngân sách ở cấp đó.

- Phải sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.

- Đồng thời thu hút các doanh nghiệp trong, ngoài nước và toàn xã hội tham gia

đầu tư phát triển.

- Với tổng mức đầu tư khoảng 166,250 tỷ đồng được khái toán ở phần trên.

Phương án tài chính để thực hiện các hạng mục đầu tư trong Quy hoạch được dự kiến

huy động từ nhiều nguồn ngân sách của tỉnh.

II. Giải pháp tổ chức thực hiện

1. Tổ chức quản lý

Việc tổ chức thực hiện Quy hoạch được thống nhất từ cấp tỉnh đến các địa

phương.

1.1. Về chủ trương

Tỉnh ủy sẽ ban hành Nghị quyết về ứng dụng và phát triển CNTT, trọng tâm

xây dựng Hệ thống thông tin CQĐT của tỉnh để thống nhất nhận thức và tư duy,

chủ trương, tổ chức triển khai thực hiện.

1.2. Về quản lý

- Tại cấp tỉnh: Thành lập Ban chỉ đạo ứng dụng và phát triển CNTT, xây dựng Hệ

thống thông tin CQĐT tỉnh Thừa Thiên Huế do một đồng chí Phó chủ tịch làm trương

ban, đơn vi chủ trì triên khai đê án làm phó ban và lãnh đạo các sở ban ngành là ủy

viên để chỉ đạo triển khai các chương trình, dự án CNTT trên địa bàn toàn tỉnh.

- Tại cấp huyện: Thành lập các Ban chỉ đạo tương ứng với mô hình cấp tỉnh để

triển khai các chương trình, dự án CNTT trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố.

2. Nguồn nhân lực

Page 103: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 94

Hoàn thiện đội ngũ lãnh đạo CNTT và đội ngũ cán bộ chuyên trách về CNTT

tại các sở ban ngành; các huyện, thị xã, thành phố. Đảm bảo mỗi cơ quan, đơn vị

sẽ có một cán bộ lãnh đạo CNTT và tối thiểu 1 cán bộ chuyên trách về CNTT để

tổ chức việc triển khai, vận hành, khai thác, ứng dụng các HTTT, các nội dung

các chương trình, dự án CNTT tại nội bộ các cơ quan, đơn vị, địa phương.

3. Cơ chế, chính sách

Thực hiện các chủ trương của Đảng, Chính phủ về CNTT trong thời gian

qua, để đảm bảo thành công các chương trình, dự án CNTT trong quy hoạch một

hệ thống các cơ chế, chính sách bao gồm:

- Xây dựng các cơ chế, chính sách về đào tạo, thu hút nguồn nhân lực, chế độ đãi

ngộ phù hợp cho CBCCVC, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao;

- Xây dựng cơ chế chính sách về khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi, ưu đãi cho

các doanh nghiệp đầu tư, tham gia triển khai ứng dụng và phát triển CNTT trên địa

bàn tỉnh;

- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia

triển khai, sử dụng các dịch vụ công, giao dịch điện tử.

- Xây dựng, ban hành các quy định về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; Quy

trình giải quyết, xử lý TTHC, liên thông điện tử giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương

trên địa bàn tỉnh tạo cơ sở pháp lý trong việc sử dụng, trao đổi, lưu trữ văn bản điện

tử, vận hành các hệ thống thông tin.

4. Phân công nhiệm vụ

4.1. Sở Thông tin và Truyền thông

Là cơ quan chuyên trách về quản lý các ứng dụng CNTT trong hoạt động

của các cơ quan QLNN thuộc tỉnh, chịu trách nhiệm của vai trò chủ đầu tư, tổ

chức triển khai các chương trình, dự án CNTT đã quy hoạch; hướng dẫn, thẩm

định chuyên môn kỹ thuật, định hướng giải pháp công nghệ, giám sát, đôn đốc

các đơn vị thực hiện đảm bảo tiến độ, mục tiêu, hiệu quả; tổng hợp tình hình báo

cáo UBND tỉnh, Bộ chủ quản theo chế độ quy định.

Chủ trì, phối hợp với các sở ban ngành có liên quan xây dựng các cơ chế,

chính sách trình UBND tỉnh phê duyệt.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn tỉnh thực

hiện nhiệm vụ quảng bá, truyền thông đến người dân và doanh nghiệp về Quy

hoạch ứng dụng và phát triển CNTT, CQĐT của quốc gia và của tỉnh.

Chủ trì, phối hợp với các sở ban ngành có liên quan đề xuất với UBND tỉnh

thành lập Ban quản lý dự án với sự chủ trì của lãnh đạo UBND tỉnh để tập trung

nguồn lực thực hiện Quy hoạch.

Page 104: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 95

Hàng quý, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh tiến độ thực hiện nội dung Quy

hoạch và đề xuất các giải pháp kịp thời, cần thiết để bảo đảm việc thực hiện thành

công các nội dung Quy hoạch.

4.2. Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh

Là cơ quan có năng lực tham mưu, xây dựng và triển khai các ứng dụng

CNTT trong hoạt động của các cơ quan QLNN thuộc tỉnh, chịu trách nhiệm phối

hợp, thực hiện các nội dung kỹ thuật CNTT được phân công thuộc Quy hoạch;

đảm bảo áp dụng và triển khai các giải pháp chuyên môn kỹ thuật CNTT nhằm

đảm bảo thành công các kết quả phân công.

4.3. Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh

Phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan liên quan hướng dẫn việc cải tiến,

chuẩn hóa và áp dụng các quy trình công việc chung, bảo đảm đồng bộ quy trình

công việc giữa các cơ quan.

Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thiết lập, hoàn thiện CSDL

về TTHC, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính và công khai trên Cổng thông tin

điện tử của tỉnh.

Duy trì, cập nhật thông tin thường xuyên và đảm bảo hoạt động an toàn,

thông suốt trên Cổng thông tin điện tử, hệ thống thư điện tử công vụ, Trung tâm

Thông tin dữ liệu điện tử của tỉnh.

4.4. Sở Nội vụ

Quy hoạch và xây dựng đội ngũ lãnh đạo thông tin (Chief Information

Officer - CIO) tại các cơ quan; tham mưu cho UBND tỉnh giao chỉ tiêu biên chế

làm công tác CNTT cho các sở ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố,

chủ trì, phối hợp với Đơn vi triên khai đê án tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm

quyền ban hành chế độ đãi ngộ đặc thù nhằm thu hút CBCCVC có trình độ chuyên

môn CNTT cao về tỉnh làm việc.

Chủ trì, phối hợp với các ngành xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn

CBCCVC để đáp ứng khả năng quản trị, vận hành và sử dụng có hiệu quả của hệ

thống.Đảm bảo biên chế cho các đơn vị, địa phương để hình thành đội ngũ cán bộ

chuyên trách CNTT.

4.5. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Tài chính, Sở TT&TT cân đối ngân sách và lồng ghép các

nguồn vốn đảm bảo đủ kinh phí thực hiện Quy hoạch theo đúng tiến độ đề ra.

Hướng dẫn các đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện các dự án thành phần theo

đúng quy định hiện hành.

Là đầu mối phối hợp với các ngành và địa phương xây dựng các chính sách

huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước; chính sách khuyến khích các doanh

nghiệp tăng đầu tư cho phát triển CNTT.

Page 105: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 96

4.6. Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối ngân sách và lồng ghép các

nguồn vốn đảm bảo đủ kinh phí thực hiện nội dung Quy hoạch theo đúng tiến độ

đề ra. Hướng dẫn các đơn vị, địa phương các quy định về quản lý tài chính; thanh

tra, kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn huy động trong thực

hiện.

4.7. Sở Khoa học và Công nghệ

Phối hợp với Sở TT&TT để giám sát đảm bảo các nội dung đầu tư trong Quy

hoạch được đồng bộ, phù hợp với các quy chuẩn KHCN hiện đại.

4.8. Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp với Sở TT&TT và các ngành có liên quan đề xuất địa điểm và

phương án xây dựng các trung tâm hành chính điện tử vệ tinh, điểm cài đặt các

trạm khai thác, tương tác thông tin, dữ liệu để phục vụ giao tiếp của người dân,

doanh nghiệp với hệ thống thông CQĐT của tỉnh.

4.9. Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với Sở TT&TT, Tỉnh Đoàn và các sở ban ngành có liên

quan thực hiện đưa các nội dung chuyên đề, phổ cập kiến thức ứng dụng CNTT,

CQĐT vào các trường trung học phổ thông, cao đẳng, dạy nghề trên địa bàn tỉnh.

4.10. Cục Thống kê, Cục Thuế tỉnh

Có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với đơn vị triển khai đề an và các đơn vị

liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện Quy hoạch. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT

trong công tác quản lý nhà nước, trong ứng dụng chuyên ngành nhằm nâng cao

hiệu quả công tác và thiết lập, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến thuộc phạm

vi quản lý; chủ động phối hợp với các sở ban ngành địa phương của tỉnh để kịp

thời triển khai các nhiệm vụ của ngành theo chỉ đạo của trung ương trên cơ sở tích

hợp với hệ thống CNTT của tỉnh.

4.11. Các sở ban ngành có liên quan

Phối hợp chặt chẽ với đơn vị chủ trì, tổ chức triên khai thực hiện và các đơn

vị liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện Quy hoạch. Đẩy mạnh ứng dụng

CNTT trong công tác quản lý nhà nước, trong ứng dụng chuyên ngành nhằm nâng

cao hiệu quả công tác và thiết lập, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến thuộc

phạm vi quản lý.

4.12. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Có trách nhiệm triển khai các nhiệm vụ trong đề án ở cấp huyện và chủ động

cân đối ngân sách hàng năm, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp bố trí kinh phí

ứng dụng CNTT cho các dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương theo

quy định.

Page 106: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 97

4.13. Các đơn vị khác thuộc phạm vi triển khai

Có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với đơn vị triển khai Quy hoạch và các

đơn vị liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện Quy hoạch. Đẩy mạnh ứng dụng

CNTT trong công tác quản lý nhà nước, trong ứng dụng chuyên ngành nhằm nâng

cao hiệu quả công tác và thiết lập, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ

3 trở lên thuộc phạm vi quản lý.

Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế, Liên đoàn

Lao động tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và các

tổ chức chính trị - xă hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp tích cực tuyên truyền, vận

động, tham gia, phối hợp với các sở ban ngành, địa phương trong tỉnh thực hiện

quy hoạch này.

Page 107: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 98

PHẦN 7 - KẾT LUẬN

Ngày 16/01/2012 BCH trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết

số 13-NQ/TƯ về Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta

cơ bản, trong đó xác định rõ: CNTT-TT là hạ tầng của hạ tầng phát triển kinh tế -

xã hội, coi thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu.

Thủ tướng Chính phủ cũng đã có phát biểu: “CNTT - nền tảng của phương thức

phát triển mới, nâng cao toàn diện năng lực cạnh tranh quốc gia, thật vậy, CNTT-

TT là động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa, để đưa tỉnh

hướng tới sự phát triển vượt bậc và bền vững”; thời gian qua tỉnh Thừa Thiên Huế

đề ra những chủ trương, chính sách và giải pháp cụ thể nhằm khuyến khích phát

triển ứng dụng CNTT-TT trong toàn thể cộng đồng, hướng đến mục tiêu phát triển

bền vững trên nền tảng kinh tế tri trức, trong đó đời sống người dân không ngừng

được cải thiện, văn hóa, xã hội phát triển hài hòa. Đây là mục tiêu đồng thời cũng

là động lực thúc đẩy sự vươn lên mạnh mẽ hơn của tỉnh trong những năm tới.

Quy hoạch “Ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030” góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh

tế xã hội của tỉnh trên cơ sở vận hành, quản lý và phát triển hành chính công hiệu

quả trên nền tảng hạ tầng CNTT-TT. Đó là lộ trình tất yếu mà các tỉnh, thành phố

trong cả nước sẽ đi qua để hướng đến sự văn minh, hiện đại trong kỷ nguyên

CNTT và Internet.

Do có những nỗ lực chuẩn bị trước, đến nay tỉnh Thừa Thiên Huế đã hội đủ

những điều kiện cần và đủ về hạ tầng CNTT-TT, khung chính sách, nguồn nhân

lực và các nguồn lực khác cho việc khởi động một tiến trình phát triển ở mức cao

hơn, hoàn thiện hơn: Xây dựng CQĐT.

Với quyết tâm chính trị cao của lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cùng

sự thống nhất ý chí của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị, xã, phường; sự

đồng thuận của người dân và doanh nghiệp; sự hỗ trợ và giúp đỡ của các bộ, ngành

trung ương và Chính phủ, nhất định tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ ứng dụng và phát

triển CNTT thành công giai đoạn từ nay đến năm 2020 và các năm xa hơn.

Triển khai thành công nội dung Quy hoạch là một trong những nhiệm vụ

chính trị, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, nhằm

hướng đến mục tiêu cơ bản trở thành tỉnh mạnh về công nghệ thông tin và truyền

thông, là trung tâm của cả nước trên 4 lĩnh vực là: văn hóa – du lịch, giáo dục–

đào tạo, y tế chuyên sâu và khoa học – công nghệ; mang lại lợi ích cho tất cả các

đối tượng tham gia:

I. Đối với người dân

Người dân sẽ được sử dụng các dịch vụ của chính quyền một cách dễ dàng

và tiết kiệm thời gian. Ngoài ra, người dân có thể giám sát và kiểm tra các hoạt

động của cơ quan QLNN.

Nâng cao chất lượng cuộc sống cho các cộng đồng dân cư, đặc biệt là ở vùng

sâu, vùng xa: CNTT-TT giúp cho chính quyền có thể vươn tới các nhóm/cộng

Page 108: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 99

đồng thiểu số và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân tại đó. Điều này

cũng đồng nghĩa với việc trao thêm quyền cho người dân bằng cách cho họ tham

gia vào các hoạt động chính trị cũng như cung cấp tối đa các dịch vụ và hàng hóa

dụng cụ thiết yếu.

II. Đối với doanh nghiệp và nhà đầu tư

Doanh nghiệp và nhà đầu tư sẽ được hưởng một môi trường kinh doanh tốt

hơn. Việc sử dụng CNTT-TT trong chính quyền và việc xây dựng cơ sở hạ tầng

CNTT sẽ giúp tạo ra một môi trường thúc đẩy kinh doanh thông qua việc cải thiện

mối tác động qua lại và tương tác giữa chính quyền và doanh nghiệp, đặc biệt là

các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bằng việc giảm bớt các khâu rườm rà trong thủ tục

và chú trọng đến việc cung cấp các dịch vụ nhanh chóng và hiệu quả, CQĐT có

thể tạo ra các điều kiện thu đầu tư nhiều hơn.

Doanh nghiệp và các nhà đầu tư sẽ làm việc với chính quyền một cách dễ

dàng hơn bởi mọi thủ tục đều rõ ràng và các chậm trễ trong quy trình được phát

hiện và xử lý thích hợp.

III. Đối với chính quyền

Nâng cao tính minh bạch và tin cậy của chính quyền thông qua việc đẩy

nhanh ứng dụng CNTT trong quản lý và điều hành cũng như mở ra các cơ hội mới

cho người dân được chủ động trong quá trình tham gia vào việc hoạch định chính

sách, cũng như hoạt động chỉ đạo điều hành của chính quyền.

Cơ quan nhà nước sẽ nhận được đầy đủ mọi thông tin kinh tế, xã hội giúp

cho các hoạt động của mình hiệu quả hơn.

Bằng việc ứng dụng CNTT, các cơ quan sẽ nâng cao năng suất và tính hiệu

quả của cán bộ, công chức; đơn giản hóa hoạt động của chính quyền, làm giảm tệ

nạn tham nhũng, quan liêu; tiết kiệm được nhiều chi phí, thời gian trong xử lý

công việc và tương tác.

IV. Đối với xã hội

Cuối cùng, ứng dụng và phát triển CNTT mà trọng tâm là xây dựng CQĐT

sẽ cải tiến mối tác động qua lại giữa 4 chủ thể chính của xã hội là chính quyền,

công chức, người dân và doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tiến trình ổn định chính trị,

phát triển kinh tế và xã hội địa phương./.

Page 109: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 1

PHẦN 8 - PHỤ LỤC

I. Một số thống kê hiện trạng CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế

1. Thống kê chung

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Ghi chú

Tổng dân số: 1.127.905 1.135.568

Tổng số hộ gia đình: 262.484 262.870

Tổng số các sở, cơ quan trực thuộc

UBND tỉnh: 33 33

Tổng số các quận, huyện, thành phố, thị

xã trực thuộc tỉnh: 9 9

Tổng số các phường, xã: 152 152

Tổng số cán bộ công chức, viên chức

(CBCCVC) trong các CQNN của tỉnh: 30.698 27.790

Tổng số doanh nghiệp: 3.147 3.697

Tổng số lao động của các doanh nghiệp: 75.415 78.245

Tổng số thủ tục hành chính của tỉnh đã

được thống kê theo Đề án 30:

Trong đó:

• Ở các sở, cơ quan trực thuộc

UBND tỉnh:

• Ở các quận, huyện:

• Ở các phường, xã:

2.882

2.457

255

170

2.882

2.457

255

170

2. Hạ tầng kỹ thuật CNTT

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Ghi chú

Tổng số thuê bao điện thoại cố định: 148.885 64.170

Tổng số thuê bao điện thoại di động: 916.055 957.456

Page 110: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 2

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Ghi chú

Tổng số hộ gia đình có điện thoại cố

định:

139.900 63.580

Tổng số hộ gia đình có ti vi: 230.700 250.700

Tổng số hộ gia đình có máy tính: 49.800 84.950

Tổng số máy tính đang hoạt động trên địa

bàn tỉnh:

90.583 95.603

Tổng số thuê bao Internet: 62.717 82.405

Tổng số thuê bao băng rộng theo từng

loại kết nối:

Leased line:

FTTH:

xDSL (ADSL và SDSL):

Băng rộng khác:

690

2.518

59.509

695

4.520

77.190

Tổng số hộ gia đình có kết nối Internet

băng rộng:

50.318 55.957

Tổng số máy tính trong các CQNN của

tỉnh:

4.357 4.362

Tổng số máy tính trong các CQNN của

tỉnh có kết nối Internet băng rộng:

4.357 4.362

Tổng số các CQNN của tỉnh có kết nối

với mạng diện rộng của tỉnh:

250 250

Tổng số các CQNN của tỉnh có kết nối

với mạng chuyên dùng của Chính phủ

(CPNet):

51 51

3. Các giải pháp an toàn thông tin

TT Giải pháp UBND

tỉnh

Tổng số đơn vị triển khai

Sở, ngành Quận, huyện

Page 111: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 3

Năm

2013

Năm

2014

Năm

2013

Năm

2014

1 Tường lửa X 19 19 9 9

2 Lọc thư rác X 19 19 9 9

3 Phần mềm bảo mật/diệt

virut

X 19 19 9 9

4 Hệ thống cảnh báo truy

nhập trái phép

X 19 19 9 9

5 Giải pháp khác: Phần

mềm MNM

X 0 19 0 9

4. Các giải pháp an toàn dữ liệu

TT Giải pháp UBND

tỉnh

Tổng số đơn vị triển khai

Sở, ngành Quận, huyện

Năm

2013

Năm

2014

Năm

2013

Năm

2014

1 Băng từ X 19 19 9 9

2 Tủ đĩa X 19 19 9 9

3 SAN X 19 19 9 9

4 NAS X 19 19 9 9

5 DAS X 19 19 9 9

6 Giải pháp khác (Ghi rõ

tên giải pháp)

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Ghi chú

Tổng số máy tính trong các

doanh nghiệp:

37.378 37.570

Page 112: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 4

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Ghi chú

Tổng số doanh nghiệp có kết nối

Internet băng rộng: 3.147 3.697

Tổng đầu tư từ ngân sách nhà

nước cho hạ tầng kỹ thuật CNTT

(VNĐ):

25.198.000.000

25.933.000.000

Tổng đầu tư cho hạ tầng an toàn

thông tin (VNĐ):

6.173.000.000

6.492.000.000

5. Nhân lực CNTT

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Ghi chú

Tổng số các trường tiểu học: 225 219

Tổng số các trường trung học cơ

sở:

132 131

Tổng số các trường trung học phổ

thông:

40 40

Tổng số các trường tiểu học có

giảng dạy tin học:

225 219

Tổng số các trường trung học cơ sở

có giảng dạy tin học:

132 131

Tổng số các trường trung học phổ

thông có giảng dạy tin học:

40 40

Tổng số các trường đại học, cao

đẳng trên địa bàn tỉnh:

13 13

Tổng số các trường đại học, cao

đẳng trên địa bàn tỉnh có đào tạo

chuyên ngành CNTT-TT:

05 05

Tổng số cán bộ CNTT chuyên trách

trong các CQNN của tỉnh:

63 63

Page 113: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 5

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Ghi chú

Tổng số cán bộ CNTT chuyên trách

về an toàn thông tin trong các

CQNN của tỉnh:

36 36

Tổng số cán bộ công chức, viên

chức trong các CQNN của tỉnh biết

sử dụng máy tính trong công việc:

30.698 27.790

Tỷ lệ CBCCVC của Sở Thông tin

và Truyền thông được được tập

huấn, hướng dẫn sử dụng các phần

mềm nguồn mở thông dụng

(OpenOffice, Mozilla ThunderBird,

Mozilla FireFox và Unikey):

100% 100%

Tỷ lệ CBCCVC của Sở Thông tin

và Truyền thông sử dụng thành

thạo các phần mềm nguồn mở nói

trên:

100% 100%

Tổng số CBCCVC trong các

CQNN của tỉnh được hướng dẫn sử

dụng các phần mềm nguồn mở

thông dụng(OpenOffice, Mozilla

ThunderBird, Mozilla FireFox và

Unikey):

760 873

Tổng chi ngân sách nhà nước cho

đào tạo CNTT đối với CBCCVC

của tỉnh (VNĐ):

1.320.000.000

1.426.000.000

6. Ứng dụng CNTT

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Ghi chú

Tổng số CBCCVC trong các CQNN

của tỉnh được cấp hòm thư điện tử

chính thức của đơn vị:

30.698 27.790

Tổng số CBCCVC trong các CQNN

của tỉnh sử dụng thư điện tử chính

thức trong công việc:

30.698 27.790

Page 114: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 6

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Ghi chú

Tin học hóa các thủ tục hành chính

(TTHC):

2.882 2.882

Ở UBND tỉnh:

Tổng số các TTHC được thực hiện

hoàn toàn trên máy tính:

Tổng số các TTHC được thực hiện

một phần trên máy tính:

Tổng số các TTHC được thực hiện

hoàn toàn bằng các phương pháp thủ

công:

134

0

0

134

0

0

Ở các sở, cơ quan trực thuộc UBND

tỉnh:

Tổng số các TTHC được thực hiện

hoàn toàn trên máy tính:

Tổng số các TTHC được thực hiện

một phần trên máy tính:

Tổng số các TTHC được thực hiện

hoàn toàn bằng các phương pháp thủ

công:

2.323

2.323

Ở UBND các quận, huyện:

Tổng số các TTHC được thực hiện

hoàn toàn trên máy tính:

Tổng số các TTHC được thực hiện

một phần trên máy tính:

Tổng số các TTHC được thực hiện

hoàn toàn bằng các phương pháp thủ

công:

255

255

Ở UBND các phường, xã:

Tổng số Tổng số các TTHC được

thực hiện hoàn toàn trên máy tính:

Tổng số các TTHC được thực hiện

một phần trên máy tính:

170

170

Page 115: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 7

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Ghi chú

Tổng số các TTHC được thực hiện

hoàn toàn bằng các phương pháp thủ

công:

7. Triển khai các ứng dụng cơ bản tại UBND tỉnh:

- Phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc

- Hệ thống một cửa điện tử

- Phần mềm quản lý nhân sự

- Phần mềm quản lý tài chính - kế toán

- Phần mềm quản lý tài sản cố định

- Ứng dụng chữ ký số

8. Phần mềm khác

- Cổng thông tin địa lý Thừa Thiên Huế: http://gis.thuathienhue.gov.vn

- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên GIS tại UBND thành phố Huế;

- Phần mềm Giám sát đầu tư (bao gồm các Sở, huyện, thị xã, thành phố);

- Phần mềm sổ tay công vụ;

- Phần mềm trình chiếu điện tử;

- Phần mềm biểu mẫu văn bản;

- Phần mềm chấm điểm thi đua;

- Phần mềm nghiệp vụ công tác Đảng;

- Phần mềm theo dõi ý kiến chỉ đạo và văn bản ban hành (bao gồm tất cả các

sở, huyện, thị xã, thành phố Huế);

- Phần mềm quản lý đơn thư khiếu nại tố cáo (bao gồm tất cả các sở, huyện,

thị xã, thành phố Huế);

- Phần mềm Đăng ký, xếp lịch và phát hành qua mạng (bao gồm tất cả các sở,

huyện, thị xã, thành phố Huế);

- Phần mềm Quản lý đối ngoại;

- Phần mềm quản lý hồ sơ một cửa cấp sở, cấp huyện;

- Phần mềm hỗ trợ pháp lý cho các nhà đầu tư;

- Phần mềm quản lý doanh nghiệp trong các khu công nghiệp;

Page 116: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 8

- Phần mềm quản lý thông tin giáo dục và đào tạo (các trường học, phòng GD

cấp huyện, Sở GD-ĐT);

- Phần mềm quản lý số liệu chuyên ngành TT&TT theo Thông tư 24,25 của

Bộ TT&TT;

- Khung giải pháp dịch vụ công mức 3 (bao gồm các sở, huyện, thị xã, thành

phố Huế);

- Phần mềm Quản lý dự án đầu tư.

- Phần mềm xác thực tập trung người dùng toàn tỉnh.

- Phần mềm chứng thực văn bản điện tử.

- Phần mềm giám sát trang thông tin điện tử.

9. Xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành:

TT Tên cơ sở dữ liệu Hiện trạng Ghi chú

1 Cơ sở dữ liệu dân cư Đã đưa vào sử dụng

2 Cơ sở dữ liệu kinh tế xã hội Đã đưa vào sử dụng

3 Cơ sở dữ liệu cán bộ công chức Đã đưa vào sử dụng

4 - Cơ sở dữ liệu quản lý dự án đầu tư

- Cơ sở dữ liệu giáo dục đào tạo

- Cơ sở dữ liệu hộ tịch, tư pháp

- CSDL nền địa hình toàn tỉnh, thành

phố Huế, Khu KT CM-LC

- CSDL GIS Tài nguyên Môi trường

- CSDL GIS Du lịch

- CSDL GIS Giao thông

- CSDL GIS về Thông tin và Truyền

thông

- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất trên GIS tại UBND thành phố

Huế.

Địa chỉ: http://gis.thuathienhue.gov.vn

- Cơ sở dữ liệu thủ tục hành chính

- Cơ sở dữ liệu dân tộc

Đã đưa vào sử dụng

Đã đưa vào sử dụng

Đã đưa vào sử dụng

Đã đưa vào sử dụng

Đã đưa vào sử dụng

Đã đưa vào sử dụng

Đã đưa vào sử dụng

Đã đưa vào sử dụng

Đã đưa vào sử dụng

Đã đưa vào sử dụng

Đã đưa vào sử dụng

Đã đưa vào sử dụng

Page 117: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 9

- Cơ sở dữ liệu lưu trữ hiện hành và

lưu trữ lịch sử

10. Sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của các CQNN của tỉnh:

TT Loại văn bản UBND

tỉnh

Tổng số sở, ban,

ngành

Tổng số quận,

huyện

Năm

2013

Năm

2014

Năm

2013

Năm

2014

A Nội bộ

1 Giấy mời họp þ 19/19 19/19 9/9 9/9

2 Tài liệu phục vụ cuộc họp þ 19/19 19/19 9/9 9/9

3 Văn bản để biết, để báo

cáo

þ 19/19 19/19 9/9 9/9

4 Thông báo chung của cơ

quan

þ 19/19 19/19 9/9 9/9

5 Các tài liệu cần trao đổi

trong quá trình xử lý công

việc

þ 19/19 19/19 9/9 9/9

6 Các hoạt động nội bộ khác

(ghi cụ thể)

þ 19/19 19/19 9/9 9/9

B Với cơ quan, tổ chức, cá

nhân bên ngoài

1 Văn bản hành chính þ 19/19 19/19 9/9 9/9

2 Hồ sơ công việc þ 19/19 19/19 9/9 9/9

3 Gửi bản điện tử kèm theo

văn bản giấy cho Chính

phủ

þ 19/19 19/19 9/9 9/9

4 Gửi bản điện tử kèm theo

văn bản giấy cho UBND

các cấp

þ 19/19 19/19 9/9 9/9

11. Triển khai ứng dụng phần mềm nguồn mở

Page 118: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 10

11.1. Tại tất cả các CQNN của tỉnh:

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Ghi chú

Tỷ lệ máy trạm cài phần mềm văn phòng

OpenOffice:

Tỷ lệ máy trạm cài đặt phần mềm thư

điện tử Mozilla ThunderBird:

Tỷ lệ máy trạm cài đặt phần mềm trình

duyệt web Mozilla FireFox:

Tỷ lệ máy trạm cài đặt phần mềm bộ gõ

tiếng Việt Unikey:

Tỷ lệ máy trạm cài đặt hệ điều hành

nguồn mở:

Tỷ lệ máy chủ cài đặt hệ điều hành

nguồn mở:

Tại Sở Thông tin và Truyền thông

Tỷ lệ máy trạm cài phần mềm văn phòng

OpenOffice:

Tỷ lệ máy trạm cài đặt phần mềm thư

điện tử Mozilla ThunderBird:

Tỷ lệ máy trạm cài đặt phần mềm trình

duyệt Web Mozilla FireFox:

Tỷ lệ máy trạm cài đặt phần mềm bộ gõ

tiếng Việt Unikey:

80%

75%

100%

100%

45%

27%

100%

100%

100%

100%

85%

80%

100%

100%

45%

27%

100%

100%

100%

100%

Tỷ lệ máy trạm cài đặt hệ điều hành

nguồn mở:

Tỷ lệ máy chủ cài đặt hệ điều hành

nguồn mở:

Tổng số CBCCVC trong các CQNN của

tỉnh sử dụng các phần mềm nguồn mở

thông dụng trong công việc:

50%

45%

100%

50%

45%

100%

Page 119: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 11

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Ghi chú

11.2. Các phần mềm mã nguồn mở do Sở Thông tin và Truyền thông tự

phát triển hoặc thuê đơn vị khác phát triển và đã triển khai ứng dụng cho các

CQNN của tỉnh:

TT Tên phần mềm Lĩnh vực

ứng dụng

Tổng số đơn vị đã

triển khai

Năm 2013 Năm

2014

1 Hệ thống GISHuế CNTT 7 7

2 Hệ thống một cửa liên thông CNTT 2 9

12. Cổng/trang thông tin điện tử của tỉnh:

- Địa chỉ cổng/trang thông tin điện tử của tỉnh: www.thuathienhue.gov.vn

- Cổng/trang thông tin điện tử của tỉnh có liên kết, tích hợp thông tin với cổng,

thông tin điện tử của các đơn vị trực thuộc và các cơ quan nhà nước khác.

- Công nghệ xây dựng cổng/trang thông tin điện tử của tỉnh: Phần mềm nguồn

đóng.

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Ghi chú

Tổng số dịch vụ hành

chính công: 2.781 2.781

Tổng số các sở, ngành,

quận, huyện của tỉnh có

Website/Cổng thông tin

điện tử:

38 54

Tổng số doanh nghiệp

có Website/Cổng thông

tin điện tử:

980 1.037

Tổng chi ngân sách cho

ứng dụng CNTT (VNĐ)

5.746.000.000 10.729.000.000

13. Sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực CNTT

Page 120: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 12

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Ghi chú

Tổng số các đơn vị sản xuất -

kinh doanh CNTT trên địa bàn:

Trong đó:

• Doanh nghiệp, đơn vị sản

xuất, gia công, cung cấp sản

phẩm/dịch vụ phần mềm:

• Doanh nghiệp, đơn vị sản

xuất, lắp ráp, cung cấp sản

phẩm/dịch vụ phần cứng -điện

tử:

• Doanh nghiệp, đơn vị sản

xuất và cung cấp sản phẩm/dịch

vụ nội dung số:

• Doanh nghiệp, đơn vị buôn

bán các sản phẩm CNTT:

• Doanh nghiệp, đơn vị cung

cấp dịch vụ CNTT khác:

68

15

01

03

40

09

68

20

01

03

35

09

Tổng số lao động trong các đơn

vị sản xuất - kinh doanh CNTT:

1.250 1.269

Tổng doanh thu từ lĩnh vực

CNTT của tất cả các đơn vị sản

xuất - kinh doanh CNTT

(VNĐ):

625.990.000.000

đồng

404.000.000.000

đồng

II. Bản đồ hiện trạng CNTT tỉnh

1. Điểm kết nối mạng diện rộng tỉnh

STT Tên tổ chức Loại hình tổ chức

126 UBTX Hương Trà CQNN cấp huyện

129 UBND huyện Nam Đông CQNN cấp huyện

167 HĐND-UBND huyện Phong Điền CQNN cấp huyện

Page 121: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 13

STT Tên tổ chức Loại hình tổ chức

192 Phòng Tài chính - Kế hoạch Phong Điền Cơ quan cấp huyện

169 UBND thị xã Hương Thủy CQNN cấp huyện

193 Chi cục thống kê Phong Điền Cơ quan cấp huyện

175 HĐND-UBND huyện Phú Lộc CQNN cấp huyện

127 Đài phát thanh huyện Nam Đông Cơ quan cấp huyện

176 Văn phòng HĐND- UBND huyện Quảng Điền CQNN cấp huyện

128 Trung tâm dạy nghề huyện Nam Đông Cơ quan cấp huyện

180 Văn phòng HĐND- UBND huyện A Lưới CQNN cấp huyện

138 UBND TP Huế CQNN cấp huyện

158 Sở Xây dựng

Sở, ban,ngành câp

tỉnh

190 Văn phòng HDND - UBND TX Hương Trà CQNN cấp huyện

159 BQL Khu KT Chân Mây - Lăng Cô

Sở, ban,ngành câp

tỉnh

160 Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô

Sở, ban,ngành câp

tỉnh

161 Sở Tài chính

Sở, ban,ngành câp

tỉnh

162 Sở Tư pháp

Sở, ban,ngành câp

tỉnh

163 Sở Ngoại vụ

Sở, ban,ngành câp

tỉnh

164 BQL các khu công nghiệp

Sở, ban,ngành câp

tỉnh

165 BQL Phát triển khu đô thị mới

Sở, ban,ngành câp

tỉnh

Page 122: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 14

STT Tên tổ chức Loại hình tổ chức

166 Sở Giáo dục và Đào tạo

Sở, ban,ngành câp

tỉnh

170 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Sở, ban,ngành câp

tỉnh

171 Ban Dân tộc

Sở, ban,ngành câp

tỉnh

172 Cục Thống lê

Sở, ban,ngành câp

tỉnh

173 Đài PTTH Thừa Thiên Huế

Sở, ban,ngành câp

tỉnh

174 Chi cục Quản lý thị trường TT Huế

Sở, ban,ngành câp

tỉnh

177 Sở Khoa học và Công nghệ

Sở, ban,ngành câp

tỉnh

178 Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở, ban,ngành câp

tỉnh

179 Sở Công Thương

Sở, ban,ngành câp

tỉnh

181 UB Dân số gia đình và trẻ em

Sở, ban,ngành câp

tỉnh

182 Ban Quản lý Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô

Sở, ban,ngành câp

tỉnh

183 Sở Y tế

Sở, ban,ngành câp

tỉnh

184 Thanh tra tỉnh

Sở, ban,ngành câp

tỉnh

185 Sở Nội vụ Thừa Thiên Huế

Sở, ban,ngành câp

tỉnh

186 Ban Thi đua - Khen thưởng

Sở, ban,ngành câp

tỉnh

Page 123: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 15

STT Tên tổ chức Loại hình tổ chức

187 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở, ban,ngành câp

tỉnh

188 Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

Sở, ban,ngành câp

tỉnh

189 Sở Giao thông Vận tải

Sở, ban,ngành câp

tỉnh

191 Sở Thông tin và Truyền thông

Sở, ban,ngành câp

tỉnh

168 Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở, ban,ngành câp

tỉnh

1 UBND xã Lộc Hòa CQNN cấp xã

2 UBND xã Lộc Bình CQNN cấp xã

3 UBND xã Vinh Hiền CQNN cấp xã

4 UBND xã Vinh Hưng CQNN cấp xã

5 UBND xã Vinh Mỹ CQNN cấp xã

6 UBND thị xã Phú Lộc CQNN cấp xã

7 UBND xã Vinh Hải CQNN cấp xã

8 UBND xã Vinh Giang CQNN cấp xã

9 UBND xã Lộc Bổn CQNN cấp xã

10 UBND xã Lộc Sơn CQNN cấp xã

11 UBND xã Lộc Vĩnh CQNN cấp xã

12 UBND xã Lộc An CQNN cấp xã

13 UBND xã Lộc Điền CQNN cấp xã

14 UBND xã Lộc Thủy CQNN cấp xã

15 UBND xã Lộc Trì CQNN cấp xã

Page 124: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 16

STT Tên tổ chức Loại hình tổ chức

16 UBND xã Lộc Tiến CQNN cấp xã

17 UBND thị trấn Lăng Cô CQNN cấp xã

18 UBND huyện Phú Vang CQNN cấp xã

19 UBND xã Vinh Hà CQNN cấp xã

20 UBND xã Vinh Thái CQNN cấp xã

21 UBND xã Phú Hải CQNN cấp xã

22 UBND thị trấn Thuận An CQNN cấp xã

23 UBND xã Phú Thuận CQNN cấp xã

24 UBND xã Phú Dương CQNN cấp xã

25 UBND xã Phú Mậu CQNN cấp xã

26 UBND xã Phú An CQNN cấp xã

27 UBND xã Phú Xuân CQNN cấp xã

28 UBND xã Phú Diên CQNN cấp xã

29 UBND xã Phú Thanh CQNN cấp xã

30 UBND xã Phú Mỹ CQNN cấp xã

31 UBND xã Phú Thượng CQNN cấp xã

32 UBND xã Phú Hồ CQNN cấp xã

33 UBND xã Vinh Xuân CQNN cấp xã

34 UBND xã Phú Lương CQNN cấp xã

35 UBND thị trấn Phú Đa CQNN cấp xã

36 UBND xã Vinh Thanh CQNN cấp xã

37 UBND xã Vinh An CQNN cấp xã

38 UBND xã Vinh Phú CQNN cấp xã

Page 125: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 17

STT Tên tổ chức Loại hình tổ chức

39 UBND thị trấn Sịa CQNN cấp xã

40 UBND xã Quảng Thái CQNN cấp xã

41 UBND xã Quảng Ngạn CQNN cấp xã

42 UBND xã Quảng Lợi CQNN cấp xã

43 UBND xã Quảng Công CQNN cấp xã

44 UBND xã Quảng Phước CQNN cấp xã

45 UBND xã Quảng Vinh CQNN cấp xã

46 UBND xã Quảng An CQNN cấp xã

47 UBND xã Quảng Thành CQNN cấp xã

48 UBND xã Quảng Thọ CQNN cấp xã

49 UBND xã Quảng Phú CQNN cấp xã

50 UBND xã A Roằng CQNN cấp xã

51 UBND xã Nhâm CQNN cấp xã

52 UBND xã Hồng Quảng CQNN cấp xã

53 UBND xã Hồng Bắc CQNN cấp xã

54 UBND thị trấn A Lưới CQNN cấp xã

55 UBND xã Hồng Vân CQNN cấp xã

56 UBND xã Hồng Hạ CQNN cấp xã

57 UBND xã Hồng Kim CQNN cấp xã

58 UBND xã Hồng Trung CQNN cấp xã

59 UBND xã Hương Nguyên CQNN cấp xã

60 UBND xã Bắc Sơn CQNN cấp xã

61 UBND xã A Ngo CQNN cấp xã

Page 126: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 18

STT Tên tổ chức Loại hình tổ chức

62 UBND xã Sơn Thủy CQNN cấp xã

63 UBND xã Phú Vinh CQNN cấp xã

64 UBND xã Hương Phong CQNN cấp xã

65 UBND xã Hồng Thượng CQNN cấp xã

66 UBND xã Hồng Thái CQNN cấp xã

67 UBND xã Hương Lâm CQNN cấp xã

68 UBND xã Đông Sơn CQNN cấp xã

69 UBND xã A Đớt CQNN cấp xã

70 UBND xã Hồng Thủy CQNN cấp xã

71 UBND thị trấn Khe Tre CQNN cấp xã

72 UBND xã Hương Phú CQNN cấp xã

73 UBND xã Hương Sơn CQNN cấp xã

74 UBND xã Hương Lộc CQNN cấp xã

75 UBND xã Thượng Quảng CQNN cấp xã

76 UBND xã Hương Hòa CQNN cấp xã

77 UBND xã Hương Giang CQNN cấp xã

78 UBND xã Hương Hữu CQNN cấp xã

79 UBND xã Thượng Lộ CQNN cấp xã

80 UBND xã Thượng Long CQNN cấp xã

81 UBND xã Thượng Nhật CQNN cấp xã

82 UBND phường Hương Hồ CQNN cấp xã

83 UBND phường Hương An CQNN cấp xã

84 UBND xã Hương Vinh CQNN cấp xã

Page 127: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 19

STT Tên tổ chức Loại hình tổ chức

85 UBND phường Hương Chữ CQNN cấp xã

86 UBND phường Tứ Hạ CQNN cấp xã

87 UBND xã Hải Dương CQNN cấp xã

88 UBND xã Hương Toàn CQNN cấp xã

89 UBND phường Hương Vân CQNN cấp xã

90 UBND phường Hương Văn CQNN cấp xã

91 UBND phường Hương Xuân CQNN cấp xã

92 UBND xã Hương Bình CQNN cấp xã

93 UBND xã Hương Thọ CQNN cấp xã

94 UBND xã Bình Điền CQNN cấp xã

95 UBND xã Hồng Tiến CQNN cấp xã

96 UBND xã Bình Thành CQNN cấp xã

97 UBND xã Hương Phong CQNN cấp xã

98 UBND xã Thủy Bằng CQNN cấp xã

99 UBND xã Thủy Dương CQNN cấp xã

100 UBND xã Thủy Thanh CQNN cấp xã

101 UBND xã Phú Bài CQNN cấp xã

102 UBND xã Thủy Vân CQNN cấp xã

103 UBND xã Thủy Phương CQNN cấp xã

104 UBND xã Thủy Châu CQNN cấp xã

105 UBND xã Thủy Lương CQNN cấp xã

106 UBND xã Thủy Tân CQNN cấp xã

107 UBND xã Thủy Phù CQNN cấp xã

Page 128: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 20

STT Tên tổ chức Loại hình tổ chức

108 UBND xã Phú Sơn CQNN cấp xã

109 UBND xã Dương Hòa CQNN cấp xã

110 UBND xã Phong Hiền CQNN cấp xã

111 UBND xã Phong An CQNN cấp xã

112 UBND thị trấn Phong Điền CQNN cấp xã

113 UBND xã Điền Hương CQNN cấp xã

114 UBND xã Điền Môn CQNN cấp xã

115 UBND xã Điền Lộc CQNN cấp xã

116 UBND xã Phong Bình CQNN cấp xã

117 UBND xã Điền Hòa CQNN cấp xã

118 UBND xã Phong Chương CQNN cấp xã

119 UBND xã Phong Hải CQNN cấp xã

120 UBND xã Điền Hải CQNN cấp xã

121 UBND xã Phong Hòa CQNN cấp xã

122 UBND xã Phong Thu CQNN cấp xã

123 UBND xã Phong Mỹ CQNN cấp xã

124 UBND xã Phong Xuân CQNN cấp xã

125 UBND xã Phong Sơn CQNN cấp xã

130 UBND phường Thủy Xuân CQNN cấp xã

131 UBND phường Trường An CQNN cấp xã

132 UBND phường Phước Vĩnh CQNN cấp xã

133 UBND phường An Đông CQNN cấp xã

134 UBND phường Vĩnh Ninh CQNN cấp xã

Page 129: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 21

STT Tên tổ chức Loại hình tổ chức

135 UBND phường Phú Nhuận CQNN cấp xã

136 UBND phường Kim Long CQNN cấp xã

137 UBND phường Phú Thuận CQNN cấp xã

139 UBND phường Thuận Hòa CQNN cấp xã

140 UBND phường Thuận Thành CQNN cấp xã

141 UBND phường Tây Lộc CQNN cấp xã

142 UBND phường Phú Hòa CQNN cấp xã

143 UBND phường Phú Cát CQNN cấp xã

144 UBND phường Thuận Lộc CQNN cấp xã

145 UBND phường Phú Hiệp CQNN cấp xã

146 UBND phường Phú Bình CQNN cấp xã

147 UBND phường Phú Hậu CQNN cấp xã

148 UBND phường Hương Sơ CQNN cấp xã

149 UBND phường An Tây CQNN cấp xã

150 UBND phường Vĩ Dạ CQNN cấp xã

151 UBND phường Phường Đúc CQNN cấp xã

152 UBND phường Phú Hội CQNN cấp xã

153 UBND phường Xuân Phú CQNN cấp xã

154 UBND phường An Cựu CQNN cấp xã

155 UBND phường An Hòa CQNN cấp xã

156 UBND phường Thủy Biều CQNN cấp xã

157 UBND phường Hương Long CQNN cấp xã

Page 130: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 22

Hình 13: Bản đồ điểm kết nối WAN tỉnh

Page 131: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 23

2. Điểm Wi-Fi công cộng

STT Tên điểm

Tình trạng hoạt

động

1 Trung tâm Festival Đang hoạt động

2 Sở Y tế Đang hoạt động

3 Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh Đang hoạt động

4 Bệnh viện Trung ương Huế Đang hoạt động

5 Khách sạn Mường Thanh Đang hoạt động

6 Bảo tàng Cổ vật Đang hoạt động

7 Thế Miếu Đang hoạt động

8 Trạm BTS Đang hoạt động

Page 132: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 24

Hình 14: Bản đồ các điểm kết nối Wi-Fi công cộng

Page 133: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 25

3. Điểm đào tạo về CNTT

Hình 15: Bản đồ điểm đào tạo CNTT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

4. Doanh nghiệp phần cứng

Page 134: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 26

Tên doanh

nghiệp

Số LĐ

theo

trình độ

Tin học

Số

theo

trình

độ

điện

tử

Số LĐ

là giảng

viên/

giáo

viên

CNTT

Số LĐ

giảng

viên/

giáo

viên

Điện

tử

Số

lượng

sinh

viên

CNTT

đã và

đang

được

đào tạo

trong

năm

theo

trình độ

tín chỉ

Số

lương

sinh

viên

CNTT

đã và

đang

được

đào tạo

trong

năm

theo

chuyên

ngành

ĐT

Số

lượng

sinh

viên

điện tử

đã và

đang

được

đào

tạo

trong

năm

Trung tâm Tin

học ĐHSP Huế 8 0 1 0 1230 0 0

Trung tâm Tin

học trường

CĐSP 186 18 12 0 114 85 0

Trung tâm

Ngoại ngữ tin

học & Văn

phòng dịch thuật

Trung tâm Tin

học Sở Giáo dục

Trung tâm Đào

tạo ứng dụng

công nghệ tin

học Sài Gòn VN

Trung tâm ứng

dụng và đào tạo

tin học CITA

Trung tâm Tin

học ĐHKH Huế 442 1 29 1 150 150 60

Page 135: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 27

Trung tâm Tin

học Phú Xuân 123 5 13 4 502 103 1

Trung tâm

CNTT ĐH Huế 16 9 2 2 0 0 0

Trung tâm

CNTT Tỉnh

TT Thông tin và

Truyền thông

Trung tâm Tin

học - Ngoại ngữ

HueIC 9 0 8 0 136 0 0

Huế Star

Trung tâm Tin

học Huetech 4 0 5 0 100 0 0

Hình 16: Bản đồ phân bố doanh nghiệp CNTT lĩnh vực phần cứng

Page 136: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 28

STT TÊN DOANH NGHIỆP

SỐ

LƯỢNG

NHÂN SỰ

DOANH

SỐ

TRUNG

BÌNH

1 TRƯỜNG PHÁT COMPUTER 5 2-5 tỷ

2 CÔNG TY TNHH MTV TM VÀ DV AN TƯỜNG 2

3 CÔNG TY CP HUETRONICS 98 >10 tỷ

4 CÔNG TY CP PM VÀ TMĐT HUẾ 13 800-2 tỷ

5 CÔNG TY TNHH VIỆT TRUNG GROUP 1

6 CÔNG TY TNHH MTV TÂN NGUYÊN 20 2-5 tỷ

7 CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP VIỆT 5 800-2 tỷ

8 CÔNG TY TNHH MTV LQN COMPUTER 3 800-2 tỷ

9 CÔNG TY CP SX TM XNK VIỄN THÔNG A - CN HUẾ 18 >10 tỷ

10 CÔNG TY TNHH TM LINH NHÂN 11 2-5 tỷ

11 DNTN TRUNG TÂM TIN HỌC VT SONG KHANH 4 800-2 tỷ

12 CÔNG TY TNHH TM&DV LÊ CƯỜNG 22 >10 tỷ

13 CÔNG TY TNHH MTV TMDV TÂM AN COMPUTER <300tr

14 DNTN ĐIỆN TỬ QUỐC HƯNG 8 2-5 tỷ

5. Doanh nghiệp phần mềm

STT TÊN DOANH NGHIỆP

SỐ

LƯỢNG

NHÂN

SỰ

DOANH

SỐ

TRUNG

BÌNH

1 CÔNG TY TNHH MTV MAGRABBIT HUẾ 20 800-2 tỷ

2 TRƯỜNG PHÁT COMPUTER 5 2-5 tỷ

3 CÔNG TY TNHH MTV LT MT THIÊN ÂN 4

4

CÔNG TY TNHH MTV KHAI THÁC DỮ

LIỆU SỐ 1 <300tr

5

CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP VÀ CÔNG

NGHỆ ĐỊA DƯ 7 <300tr

6

VP ĐẠI DIỆN CÔNG TY CP PHẦN MỀM

MỘT 300-800tr

7 CÔNG TY CP DV PM MẶT TRỜI 26 >10 tỷ

8 CÔNG TY CP PM VÀ TMĐT HUẾ 13 800-2 tỷ

Page 137: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 29

STT TÊN DOANH NGHIỆP

SỐ

LƯỢNG

NHÂN

SỰ

DOANH

SỐ

TRUNG

BÌNH

9

CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN PM HOA

SEN 13 300-800tr

10 CÔNG TY CP DV COG 24 300-800tr

11 CÔNG TY CP PM STARSOFT 6 <300tr

12

CÔNG TY TNHH MẶT TRỜI THÁNG NĂM-

CNTTHUẾ 4 300-800tr

13 CÔNG TY TNHH MTV SOFTTECHVN 7

14 CÔNG TY TNHH MTV TÂN NGUYÊN 20 2-5 tỷ

15 CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP VIỆT 5 800-2 tỷ

16 CÔNG TY TNHH MTV BRYCEN VIỆT NAM 85 5-10 tỷ

17 DNTN PHẦN MỀM GIA HUY 3 <300tr

18 CÔNG TY TNHH TRÍ VIỆT 6 2-5 tỷ

19 CÔNG TY TNHH TM LINH NHÂN 11 2-5 tỷ

20 CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CNTT FITC 6 800-2 tỷ

21

CÔNG TY TUỔI TRẺ VIỆT PC-VIỆN ĐT

DOANH NHÂN VIỆT 10

22

CÔNG TY TNHH MTV PHẦN MỀM

TECHLIFE 7 800-2 tỷ

23 CÔNG TY TNHH HỒNG VIỆT 3 300-800tr

24 CÔNG TY TNHH MTV HÓA TAM 6 <300tr

25

CÔNG TY TNHH MTV GIẢI PHÁP PI VIỆT

NAM 5 300-800tr

26

CÔNG TY TNHH MTV PHẦN MỀM

SKYLINE 8 800-2 tỷ

Page 138: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 30

STT TÊN DOANH NGHIỆP

SỐ

LƯỢNG

NHÂN

SỰ

DOANH

SỐ

TRUNG

BÌNH

27

CÔNG TY TNHH MANDARIN DIGITAL

MEDIA 6 300-800tr

28 CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM SKYNET 10

29

CÔNG TY TNHH MTV TMDV VÀ CÔNG

NGHỆ NHẬT LINH

30 Công ty ICODEDARK

31 JUNOTEAM LTD. CO

Page 139: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 31

Hình 17: Bản đồ phân bố doanh nghiệp CNTT lĩnh vực phần mềm

6.

Page 140: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 32

7. Doanh nghiệp dịch vụ CNTT

STT TÊN DOANH NGHIỆP

SỐ

LƯỢNG

NHÂN

SỰ

DOANH

SỐ

TRUNG

BÌNH

1 TRƯỜNG PHÁT COMPUTER 5 2-5 tỷ

2

CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN THOẠI

HOÀNG LONG 15

3 DOANH NGHIỆP TRI THỨC TRẺ 6

4

CÔNG TY TNHH MTV TM VÀ DV AN

TƯỜNG 2

5 CÔNG TY CP HUETRONICS 98 >10 tỷ

6 CÔNG TY TNHH CMS HUẾ 2 300-800tr

7 CÔNG TY CP DV PM MẶT TRỜI 26 >10 tỷ

8 THIÊN PHÁT 2 <300tr

9 CÔNG TY TNHH MTV TNA 3 <300tr

10

CÔNG TY TNHH MTV TIN HỌC VT PHÚC

NGUYÊN 3 <300tr

11 CN CÔNG TY TNHH TMDV TUẤN HOA 4 800-2 tỷ

12 CÔNG TY CP PM STARSOFT 6 <300tr

13 CÔNG TY TNHH THÀNH HƯNG 7 800-2 tỷ

14 CÔNG TY CP TM VÀ DV THUẬN CƯỜNG 4 800-2 tỷ

15 CÔNG TY TNHH MTV SOFTTECHVN 7

16 CÔNG TY CP SOFTECH CN HUẾ 12 2-5 tỷ

17 CÔNG TY TNHH VIỆT TRUNG GROUP 1

18

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ TMDV LẠC

VIỆT 3 <300tr

Page 141: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 33

STT TÊN DOANH NGHIỆP

SỐ

LƯỢNG

NHÂN

SỰ

DOANH

SỐ

TRUNG

BÌNH

19 CÔNG TY TNHH MTV TÂN NGUYÊN 20 2-5 tỷ

20 CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP VIỆT 5 800-2 tỷ

21 DN TƯ NHÂN DVVT MINH THÔNG 20

22

CÔNG TY TNHH TIN HỌC THỊNH

NGUYỄN 5 <300tr

23

CÔNG TY TNHH MTV HUẾ COMPUTER

TC 4 300-800tr

24

CÔNG TY TNHH TMDV THVT HTH

COMPUTER 46 800-2 tỷ

25

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN CÔNG NGHỆ

TRƯỜNG PHÁT 6 <300tr

26

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TMDV

THANH SƠN 3 >10 tỷ

27 CN CÔNG TY CP THẾ GIỚI DI ĐỘNG 15 2-5 tỷ

28 DNTN PHẦN MỀM GIA HUY 3 <300tr

29

DN TƯ NHÂN TM VÀ DV TIN HỌC

KHÁNH PHÚC 5 800-2 tỷ

30

CÔNG TY TNHH TM&DV TIN HỌC NHẬT

HUY 11 >10 tỷ

31 CÔNG TY TNHH TM&DV TIN HỌC AZ 4 <300tr

32 CÔNG TY TNHH MTV THVT MINH NHẬT 9 800-2 tỷ

33 CÔNG TY TNHH TM LINH NHÂN 11 2-5 tỷ

34

DNTN TRUNG TÂM TIN HỌC VT SONG

KHANH 4 800-2 tỷ

35 CÔNG TY TNHH VI TÍNH PHONG VŨ 8

Page 142: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 34

STT TÊN DOANH NGHIỆP

SỐ

LƯỢNG

NHÂN

SỰ

DOANH

SỐ

TRUNG

BÌNH

36

CÔNG TY TNHH CN TIN HỌC PHI LONG -

CN HUẾ 59 >10 tỷ

37

CÔNG TY TNHH TM&DV MVP TUẤN

HOA 14 300-800tr

38 CÔNG TY TNHH TM&DV TẤN LẬP 22 >10 tỷ

39 CN CÔNG TY CP TRỰC TUYẾN GOSU 92 5-10 tỷ

40 CÔNG TY TNHH TM&DV BẢO PHONG 10 2-5 tỷ

41 CÔNG TY TNHH TM&DV LÊ CƯỜNG 22 >10 tỷ

42

CÔNG TY TUỔI TRẺ VIỆT PC-VIỆN ĐT

DOANH NHÂN VIỆT 10

43

CÔNG TY TNHH TIN HỌC VIỄN THÔNG

CMC 2 <300tr

44

CÔNG TY TNHH TM&DV VI TÍNH HƯNG

PHÁT 13 5-10 tỷ

45 CÔNG TY TNHH SÁNG THANH BÌNH 10 <300tr

46

CÔNG TY TNHH MTV TMDV TRUNG

TRUNG HOÀNG 5 <300tr

47 CÔNG TY TNHH TMKT SMC 7 2-5 tỷ

48

CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN SAO VIỆT

HUẾ 15 5-10 tỷ

49

CÔNG TY TNHH DV CÔNG NGHỆ HƯNG

NGUYÊN 2 800-2 tỷ

50 CÔNG TY TNHH MÁY TÍNH XUÂN VINH 7

51

CÔNG TY TNHH MANDARIN DIGITAL

MEDIA 6 300-800tr

Page 143: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 35

STT TÊN DOANH NGHIỆP

SỐ

LƯỢNG

NHÂN

SỰ

DOANH

SỐ

TRUNG

BÌNH

52 CÔNG TY TNHH HITEC 3 800-2 tỷ

53

CÔNG TY TNHH MTV MÁY TÍNH MINH

DŨNG 2 <300tr

54

CN CÔNG TY TNHH THĂNG BÌNH TẠI TT

HUẾ 60 5-10 tỷ

55

CN CÔNG TY CP BÁN LẺ KÝ THUẬT SỐ

FPT TẠI HUẾ 16 >10 tỷ

56

CÔNG TY TNHH MTV PHÚ CHÂU

COMPUTER 3 <300tr

57 DNTN NDO COMPUTER 2 <300tr

58

TRUNG TÂM DỊCH VỤ TIN HỌC TUẤN

BÌNH 2 <300tr

59 CỬA HÀNG VI TÍNH MINH PHÁT 1 <300tr

60 CÔNG TY TNHH THÁI MINH

61 CÔNG TY VIEGRID

Page 144: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 36

Hình 18: Bản đồ phân bố doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực dịch vụ CNTT

Page 145: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 37

8. Trung tâm, tổ chức nghiên cứu CNTT

Hình 19: Bản đồ các tổ chức, trung tâm nghiên cứu về CNTT

Page 146: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 38

III. Danh mục các dự án CNTT đề xuất

STT Tên chương trình, dự án Chủ trì Thời gian

I HOÀN THIỆN TRUNG TÂM TÍCH HỢP DỮ LIỆU ĐIỆN TỬ

TỈNH

1 Nâng cấp hạ tầng Trung tâm thông tin

dữ liệu điện tử của Tỉnh đáp ứng các

yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa và an

ninh, an toàn trong quản lý vận hành

tập trung của tỉnh.

Sở TTTT 2016-2020

2 Xây dựng Trung tâm tâm tích hợp dữ

liệu chung của Tỉnh ủy Thừa Thiên

Huế

VPTU 2015-2018

3 Triển khai công nghệ điện toán đám

mây đáp ứng triển khai các phần mềm

dùng chung của Tỉnh

Sở TTTT 2016-2017

4 Xây dựng, triển khai hệ thống an ninh,

bảo mật chung của tỉnh

Sở TTTT 2016-2018

II HOÀN THIỆN HỆ THỐNG MẠNG KẾT NỐI DIỆN RỘNG CỦA

TỈNH

5 Xây dựng hệ thống mạng đô thị

(MAN) trong thành phố Huế

Sở TTTT 2016-2020

6 Kết nối mạng số liệu chuyên dùng tốc

độ cao đến các phường xã (WAN)

Sở TTTT 2016-2017

III HOÀN THIỆN HẠ TẦNG CNTT CƠ QUAN, CÔNG SỞ

Page 147: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 39

STT Tên chương trình, dự án Chủ trì Thời gian

7 Nâng cấp hạ tầng, trang thiết bị cho các

Sở, Ban ngành cấp Tỉnh; các Huyện,

Thị xã, Thành phố, VP HĐND tỉnh

Các cơ quan 2016-2020

8 Nâng cấp hạ tầng CNTT Trung tâm Tin

học hành chính, mở rộng hệ thống hội

nghị trực tuyến của tỉnh

VP UBND tỉnh 2017-2020

IV PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG CNTT CÔNG CỘNG

9 Triển khai mở rộng hệ thống Wi-Fi

miễn phí phục vụ cộng đồng trong

thành phố Huế

Sở TTTT 2016-2020

10 Xây dụng hạ tầng thông tin: Xây dựng

hệ thống Kiosk thông tin trên toàn

thành phố Huế

Sở TTTT 2016-2020

V XẤY DỰNG, HOÀN THIỆN CÁC ỨNG DỤNG PHỤC VỤ CÔNG

DÂN, DOANH NGHIỆP

12 Hoàn thiện, nâng cấp Cổng thông tin

điện tử tỉnh theo mô hình đa cấp.

UBND tỉnh 2015-2016

13 Xây dựng Trung tâm Hành chính công

trực tuyến

UBND tỉnh 2016-2017

14 Nâng cấp, triển khai đồng bộ Cổng và

Trang TTĐT của tỉnh, các Sở, Ban

ngành, UBND cấp huyện, cấp xã

UBND tỉnh 2016-2018

15 Xây dựng hệ thống đối thoại chính

sách, doanh nghiệp

UBND tỉnh 2016

16 Xây dựng trang thông tin đấu thầu, đấu

giá tỉnh

Sở KHĐT 2016

17 Nâng cấp, tích hợp ứng dụng chuyên

ngành, triển khai cung cấp các dịch vụ

công trực tuyến mức độ 3, 4 trong

nhiều lĩnh vực

Sở TTTT 2015-2016

Page 148: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 40

STT Tên chương trình, dự án Chủ trì Thời gian

18 Xây dựng, triển khai phần mềm đánh

giá mức độ hài lòng của tổ chức cá

nhân đối với cán bộ, công chức phục

vụ cải cách hành chính

Sở NV 2016-

2020

19 Xây dựng và triển khai mô hình một

cửa điện tử hiện đại cấp huyện

Sở NV 2016-2020

20 Xây dựng, tích hợp các dịch vụ sự

nghiệp (giáo dục, đào tạo; nghiên cứu

phát triển khoa học - công nghệ,…)

vào Cổng thông tin dịch vụ công trực

tuyến tập trung của tỉnh

Sở GDĐT &

KHCN

2016-2018

21 Xây dựng, tích hợp các dịch vụ công

ích (cung cấp thông tin, dịch vụ y tế,

chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh,

điện, nước,... phục vụ cộng đồng) vào

Cổng thông tin dịch vụ công trực tuyến

tập trung của tỉnh

Sở TTTT 2016-2019

22 Nâng cấp, hoàn thiện cổng thông tin

thủ tục hành chính

(http://tthc.thuathienhue.gov.vn/), hệ

thống ứng dụng một cửa thành cổng

thông tin, dịch vụ hành chính công một

cửa liên thông trực tuyến tập trung của

tỉnh; triển khai diện rộng từ tỉnh đến xã

cung cấp các dịch vụ công trực tuyến

mức độ cao phục vụ công dân, doanh

nghiệp (eGOV Portal)

Sở TTTT (Tích

hợp vào Trung

tâm hành chính

công trực

tuyến)

2016-2017

23 Xây dựng cổng thông tin văn hóa, du

lịch, dịch vụ Thừa Thiên Huế phục vụ

du khách, phát triển kinh tế ngành du

lịch – dịch vụ của tỉnh

Sở VHTTDL 2016-2017

24 Xây dựng cổng thông tin văn hóa - giải

trí - thể thao thanh thiếu niên phục vụ

các đối tượng thanh thiếu niên trên địa

bàn tỉnh

Tỉnh Đoàn 2017-2018

Page 149: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 41

STT Tên chương trình, dự án Chủ trì Thời gian

25 Xây dựng cổng thông tin an ninh, quốc

phòng, xây dựng và bảo vệ tổ quốc

cung cấp thông tin về an ninh quốc

phòng cho lực lượng vữ trang, an ninh,

trật tự xã hội và các tầng lớp nhân dân

Ban chỉ Huy

quân sự tỉnh

2016-2017

26 Nâng cấp Cổng thông tin địa lý tỉnh

Thừa Thiên Huế

Sở TTTT 2015-2016

VI PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG TMĐT

27 Triển khai chương trình phát triển và

ứng dụng TMĐT tỉnh đến năm 2020

Sở CT 2016-2020

28 Xây dựng sàn giao dịch thương mại

điện tử của tỉnh phục vụ doanh nghiệp,

nhà đầu tư, công chúng và phát triển

thương mại, dịch vụ địa phương

Sở CT 2016-2020

29 Xây dựng website hỗ trợ doanh nghiệp

ứng dụng giao dịch trực tuyến

Sở CT 2016-2018

VII XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CÁC PHẦN MỀM

DÙNG CHUNG

30 Xây dựng, triển khai đồng bộ ứng dụng

ISO điện tử từ tỉnh đến xã

Sở KHCN 2015-2016

31 Nâng cấp hoàn thiện, tích hợp liên

thông và triển khai các phần mềm dùng

chung của tỉnh trên nền tảng di động,

đám mây (Chuẩn hóa, tích hợp 5 phần

mềm dụng chung)

VP UBND tỉnh 2016-

2018

32 Triển khai 3 phần mềm dùng chung

(quản lý Văn bản và điều hành; hồ sơ 1

cửa; phát hành giấy mời qua mạng) cho

các xã/phường/thị trấn toàn tỉnh

VP UBND tỉnh 2016

33 Nâng cấp và triển khai diện rộng hệ

thống phần mềm dùng chung của tỉnh

đến cấp xã và các đơn vị sự nghiệp

công lập

VP UBND tỉnh 2016-2020

Page 150: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 42

STT Tên chương trình, dự án Chủ trì Thời gian

VIII XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CÁC ỨNG DỤNG VÀ

DỊCH VỤ NỀN TẢNG

34 Xây dựng công cụ tích hợp, chia sẻ,

liên thông giữa các hệ thống thông tin

tỉnh Thừa Thiên Huế (LGSP) và bộ tài

l iệu khung

Sở TTTT 2016-2017

35 Triển khai và công bố các dịch vụ dữ

liệu chuyên ngành trên Cổng dịch vụ

của tỉnh

VP UBND tỉnh 2017-2019

36 Xây dựng HTTT tích hợp phục vụ điều

hành và ra quyết định của lãnh đạo các

cấp. Dựa trên nâng cấp phần mềm

thông tin tổng hợp kinh tế xã hội

VP UBND tỉnh 2017-

2018

37 Tích hợp chữ ký điện tử cho các ứng

dụng dùng chung, website và hệ thống

email công vụ trong các cơ quan nhà

nước tỉnh TT-Huế

Sở TTTT 2016-2018

IX XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CÁC PHẦN MỀM

CHUYÊN NGÀNH

38 Nâng cấp, triển khai ứng dụng phần

mềm quản lý “Thư viện văn bản pháp

luật tỉnh Thừa Thiên Huế” theo hướng

quản lý tập trung kho dữ liệu văn bản

điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế

VP UBND tỉnh 2016-2017

39 Xây dựng, triển khai phần mềm quản lý

CSDL ngành VH-TT-DL

Sở VHTTDL 2015-2016

40 Xây dựng phần mềm quản lý đăng ký

giao dịch đảm bảo

Sở TP 2016

41 Tích hợp phần mềm quản lý đất đai,

công trình xây dựng

Sở XD 2019

42 Xây dựng, triển khai phần mềm quản lý

quy hoạch và hạ tầng kỹ thuật cấp

huyện có tích hợp GIS

Sở TTTT 2016-2017

Page 151: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 43

STT Tên chương trình, dự án Chủ trì Thời gian

43 Nâng cấp phần mềm quản lý lưu trữ hồ

sơ địa chính

Sở TNMT 2016-2017

44 Xây dựng phần mềm quản lý ngành

Nông nghiệp và PTNT

Sở NN&PTNT 2015-2016

45 Xây dựng phần mềm quản lý và cung

cấp thông tin KH&CN phục vụ phát

triển KTXH các vùng nông thôn miền

núi

Sở KHCN 2019

46 Xây dựng phần mềm quản lý thanh tra TT Tỉnh 2015-2016

47 Xây dựng phần mềm quản CSDL thông

tin đầu tư trong nước và nước ngoài.

Sở KHĐT 2018

48 Xây dựng phần mềm quản lý các khoản

tài trợ, trợ cấp

Sở CT 2018

49 Xây dựng và triển khai phần mềm công

cụ quyết toán ngân sách.

Sở TC 2016

50 Xây dựng dự án ứng dụng CNTT vào

công tác quản lý tài chính ngân sách

giai đoạn 2011 đến 2015 (theo kế

hoạch của Bộ chủ quản)

Sở TC 2016-2020

51 Xây dựng phần mềm báo cáo thống kê

của ngành y tế theo Quyết định

3440/QĐ-BYT

Sở Y tế 2016

52 Xây dựng phần mềm quản lý cấp

chứng chỉ hành nghề y dược tư nhân

Sở Y tế 2016

53 Nâng cấp phần mềm đăng ký, quản lý

hộ tịch từ cấp tỉnh đến xã phường

Sở TP 2016

54 Xây dựng phần mềm quản lý và sử

dụng con dấu

CA Tỉnh 2016

55 Nâng cấp phần mềm quản lý thông tin

các dự án Phi chính phủ nước ngoài

Sở Ngoại Vụ 2016

Page 152: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 44

STT Tên chương trình, dự án Chủ trì Thời gian

56 Xây dựng phần mềm công cụ phân tích

xã hội Cục TK tỉnh

2019

57 Xây dựng và phát triển hệ thống phần

mềm hỗ trợ hoạt động thu thập, quản

lý, khai thác và sử dụng dữ liệu tài

nguyên và môi trường.

Sở TNMT 2016

X XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN CÁC CSDL DÙNG CHUNG

58 Hoàn thiện, quản lý tập trung CSDL

CBCCVC

Sở NV 2016-2018

59 Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu

GISHue dùng chung cho toàn tỉnh

Sở TTTT 2015-2017

60 Hoàn thiện, quản lý tập trung dựng

CSDL Văn bản QPPL

VP UBND tỉnh 2016

61 Hoàn thiện, đồng bộ CSDL người dùng Sở TTTT 2016

62 Hoàn thiện, quản lý tập trung CSDL

thủ tục hành chính

Sở TP 2016

XI XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN CÁC CSDL CHUYÊN NGÀNH

63 Xây dựng, cập nhật CSDL cấp thoát

nước

Cty MTĐT 2016

64 Xây dựng, cập nhật CSDL tài chính -

thuế

Sở TC 2016

65 Xây dựng, cập nhật CSDL giao thông Sở GTVT 2017

66 Xây dựng, cập nhật CSDL công chứng,

chứng thực

VP Công chứng 2016

67 Xây dựng, cập nhật CSDL chứng chỉ

hành nghề y dược tư nhân

Sở YT 2017

68 Xây dựng, cập nhật CSDL về hợp

đồng, giao dịch liên quan đến bất động

sản đã được công chứng

Sở TP 2017-2018

Page 153: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 45

STT Tên chương trình, dự án Chủ trì Thời gian

69 Xây dựng, cập nhật CSDL doanh

nghiệp

Sở CT 2016-2018

70 Xây dựng, cập nhật CSDL dự án đầu tư Sở KHĐT 2017

71 Xây dựng, cập nhật CSDL đầu tư trong

nước và nước ngoài.

Sở KHĐT 2018

72 Xây dựng, cập nhật CSDL xuất nhập

khẩu

Sở CT 2016

73 Xây dựng, cập nhật CSDL ngành

VHTTDL

Sở VHTTDL 2015

2016

74 Xây dựng, cập nhật CSDL GIS bảo tồn

di tích Huế

TTBTDT 2016-2020

75 Xây dựng, cập nhật CSDL ngành

NN&PTNT

Sở NNPTNT 2015-

2016

76 Xây dựng, cập nhật CSDL về công

thương

Sở CT 2018

77 Xây dựng CSDL các ngành công

nghiệp, dịch vụ

Sở CT 2016

78 Xây dựng, cập nhật CSDL quy hoạch,

xây dựng

Sở XD 2016

79 Xây dựng, cập nhật CSDL GIS tổng

hợp về tài nguyên, môi trường

Sở TNMT 2017

80 Xây dựng, cập nhật CSDL đề tài

nghiên cứu khoa học, chuyển giao công

nghệ

Sở KHCN 2016

81 Số hóa và xây dựng CSDL hồ sơ người

có công tỉnh Thừa Thiên Huế

Sở LĐTBXH 2016-2018

82 Xây dựng CSDL về Giáo dục nghề

nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

Sở LĐTBXH 2016-2017

83 Xây dựng, cập nhật CSDL GIS về dân

tộc tiểu số

Sở LĐTBXH 2017

Page 154: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 46

STT Tên chương trình, dự án Chủ trì Thời gian

84 Xây dựng, cập nhật CSDL GIS về giá

đất

Sở TNMT 2016

85 Xây dựng, cập nhật CSDL GIS quy

hoạch hạ tầng kỹ thuật cấp huyện

Sở TTTT 2016-

2017

86 Hoàn thiện, chuẩn hóa, cập nhật CSDL

địa chính cho các huyện, thị xã, thành

phố Huế (theo Kế hoạch 05/KH-UBND

ngày 16/01/2012 của UBND tỉnh Thừa

Thiên Huế)

Sở TNMT 2017-2019

87 Xây dựng, cập nhật CSDL GIS cấp

huyện cho 6 huyện: A Lưới, Nam

Đông, Phong Điền, Phú Lộc, Phú

Vang, Quảng Điền

Sở TTTT 2016-2020

88 Xây dựng, cập nhật CSDL GIS quản lý

quy hoạch đô thị và hạ tầng kỹ thuật đô

thị cho 2 thị xã Hương Trà và Hương

Thủy

Sở TTTT 2016-2017

89 Xây dựng, cập nhật CSDL GIS quản lý

quy hoạch nông thôn mới cho 26 xã.

Sở TTTT 2015-

2016

90 Xây dựng, cập nhật CSDL GIS công

trình xây dựng

Sở XD 2018

91 Xây dựng, cập nhật CSDL phương tiện

giao thông và giấy phép lái xe

Sở GTVT 2016

92 Hoàn hiện CSDL doanh nghiệp Sở KHĐT 2016-2017

XII KHAI THÁC, TÍCH HỢP SỬ DỤNG CÁC CSDL QUỐC GIA

93 Tích hợp, sử dụng, cập nhật, khai thác

CSDL quốc gia về dân cư

CA Tỉnh 2016-2020

94 Tích hợp, sử dụng, cập nhật, khai thác

CSDL quốc gia về đất đai

Sở TNMT 2016-2020

95 Tích hợp, sử dụng, cập nhật, khai thác

CSDL quốc gia về đăng ký doanh

nghiệp

Sở KHĐT 2016-2020

Page 155: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 47

STT Tên chương trình, dự án Chủ trì Thời gian

96 Tích hợp, sử dụng, cập nhật, khai thác

CSDL quốc gia về dân số

Sở LĐTBXH 2016-2020

97 Tích hợp, sử dụng, cập nhật, khai thác

CSDL quốc gia về tài chính

Sở TC 2016-2020

98 Tích hợp, sử dụng, cập nhật, khai thác

CSDL quốc gia về bảo hiểm

BHXH tỉnh 2016-2020

XIII PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CNTT

99 Khảo sát, đánh giá hiện trạng doanh

nghiệp và đề xuất giải pháp xây dựng,

phát triển hệ sinh thái công nghiệp,

dịch vụ CNTT địa phương trong hệ

sinh thái chung về công nghiệp CNTT

quốc gia

Sở TTTT 2016

100 Triển khai Chương trình mục tiêu phát

triển ngành công nghiệp CNTT tỉnh

đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025

cùng chương trình Quốc gia về phát

triển công nghiệp CNTT

Sở TTTT 2016-

2020

XIV PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP, THƯƠNG HIỆU

101 Tổ chức xúc tiến đầu tư về CNTT&TT

hàng năm

Sở TTTT 2016-2020

102 Tổ chức hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng

các sản phẩm CNTT trên địa bàn tỉnh

Sở TTTT 2017

103 Thành lập hiệp hội doanh nghiệp phần

mềm Huế

TT-CNTT 2016-2017

XV THU HÚT ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP

CNTT TẬP TRUNG

104 Xây dựng và triển khai Kế hoạch phát

triển ngành công nghiệp CNTT đến

năm 2020

Sở TTTT 2015-2016

Page 156: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 48

STT Tên chương trình, dự án Chủ trì Thời gian

105 Xây dựng khu CNTT tập trung, vườn

ươm doanh nghiệp và các trung tâm

cung cấp dịch vụ CNTT

Sở TTTT 2017 -

2020

XVI ĐÀO TẠO, TRUYỀN THÔNG PHỤC VỤ TRIỂN KHAI, ỨNG

DỤNG HIỆU QUẢ CNTT

106 Đào tạo quản lý, vận hành CQĐT cho

đội ngũ chuyên trách CNTT tại các đơn

vị

Sở TTTT 2016-2019

107 Đào tạo chuyên sâu về CNTT cho đội

ngũ cán bộ chuyên trách CNTT

Sở TTTT 2016-2019

108 Bồi dưỡng kiến thức về quản lý dự án

CNTT

Sở TTTT 2016

109 Tập huấn nâng cao khả năng sử dụng

máy tính và các dịch vụ CNTT đảm

bảo an toàn thông tin mạng cho các

đơn vị cấp xã, các đơn vị sự nghiệp

thuộc các sở có kết nối mạng WAN

Trung tâm

EDIC

2016-

2020

110 Đào tạo khai thác, cập nhật dữ liệu và

vận hành GISHue phiên bản mới

GISHue cho các Sở, ban ngành; các địa

phương cấp huyện, các xã có triển khai

xây dựng nông thôn mới

Trung tâm

EDIC

2016-

2020

111 Đào tạo chuyên sâu theo chuyên đề vị

trí công việc cho cán bộ quản trị hệ

thống tại Trung tâm Thông tin dữ liệu

điện tử

Sở TTTT 2016-

2019

112 Quảng bá xã hội về sản phẩm, dịch vụ

CNTT cho người dân, doanh nghiệp

trên địa bàn tỉnh trên các phương tiện

truyền thông

TRT, HTV 2018-

2020

113 Đào tạo nâng cao năng lực ứng dụng

CQĐT cho CBCCVC tỉnh

Sở NV 2016-2020

Page 157: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 49

STT Tên chương trình, dự án Chủ trì Thời gian

114 Tổ chức phổ biến, quán triệt, tuyên

truyền sâu rộng nội dung Nghị quyết

36-NQ/TW

Ban Tuyên giáo

TU

2016-2020

115 Đẩy mạnh hợp tác giữa cơ sở đào tạo

và doanh nghiệp trong đào tạo, phát

triển và sử dụng nhân lực CNTT

Sở TTTT 2016-2020

116 Triển khai chương trình đào tạo và phát

triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh

thông tin hàng năm

Sở TTTT 2016-2020

117 Truyền thông cung cấp các thông tin

phổ cập về ứng dụng CQĐT, TMĐT

đến các tầng lớp nhân dân và tổ chức,

doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đến

vùng sâu, vùng xa

Sở TTTT 2016-2020

XVII ĐÀO TẠO, TRUYỀN THÔNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CNTT

118 Xây dựng Đề án thu hút nguồn nhân

lực trong CQNN và doanh nghiệp tỉnh

Thừa Thiên Huế

Sở TTTT 2016-2018

119 Ứng dụng CNTT để đổi mới phương

thức quản lý, nội dung và chương trình

đào tạo, phương thức dạy và học tại các

cơ sở đào tạo trong tỉnh

Sở GDĐT 2016-2020

120 Xây dựng và triển khai đề án nâng cao

năng lực nghiên cứu - phát triển, sáng

tạo sản phẩm, dịch vụ CNTT. Tăng

cường nghiên cứu, phát triển, hỗ trợ

chế tạo, sản xuất sản phẩm CNTT và

chuyển giao, ứng dụng CNTT.

Sở KHCN 2016-2020

121 Đẩy mạnh việc dạy và học bằng tiếng

Anh trong các chương trình đào tạo

CNTT tại cơ sở đào tạo bậc đại học,

cao đẳng

Các trường CĐ,

ĐH

2016-2020

Page 158: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 50

STT Tên chương trình, dự án Chủ trì Thời gian

122 Tăng cường hoạt động nghiên cứu, tiếp

nhận chuyển giao và làm chủ công

nghệ mới, phần mềm nguồn mở, công

nghệ mở, chuẩn mở

Sở KHCN 2016-2020

123 Xây dựng chương trình Đào tạo nguồn

nhân lực CNTT phục vụ Công nghiệp

phần mềm và nội dung số

ĐH Huế 2016-2017

XVIII CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN, TRIỂN KHAI,

ỨNG DỤNG HIỆU QUẢ CNTT

124 Quy định cập nhật, quản lý và vận hành

khai thác cơ sở dữ liệu

Sở TTTT 2016

125 Xây dựng Quy hoạch ứng dụng, phát

triển CNTT đến năm 2020 định hướng

đến năm 2030

Sở TTTT 2016

126 Xây dựng và triển khai Khung kiến

trúc chính quyền điện tử cấp tỉnh

Sở TTTT 2016

127 Quy định Khung giải pháp xây dựng

các phần mềm ứng dụng trong các cơ

quan nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế

Sở TTTT 2016

128 Tổ chức triển khai thực hiện Đề án

Thiết lập Hệ thống thông tin tiếp nhận,

xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định

hành chính và tình hình, kết quả giải

quyết thủ tục hành chính tại các cấp

chính quyền

Sở TP 2016-2020

129 Xây dựng quy định nhằm nâng cao tính

pháp lý của lưu trữ điện tử và chữ ký

số

Sở TTTT 2016-2020

130 Hỗ trợ, cung cấp chữ ký số cho các cơ

quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa

bàn tỉnh

Sở TTTT 2016-2020

Page 159: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 51

STT Tên chương trình, dự án Chủ trì Thời gian

131 Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến

khích, hỗ trợ về đầu tư, ứng dụng

CNTT trong các lĩnh vực quản lý, phục

vụ phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội

trên địa bàn tỉnh.

Sở TTTT 2016-2020

132 Xây dựng cơ chế, chính sách về đào

tạo, phát triển, sử dụng và đãi ngộ nhân

lực CNTT trong các lĩnh vực.

Sở NV 2016-2023

132 Xây dựng chính sách thu hút và đãi

ngộ, chế độ phụ cấp đặc thù đối với cán

bộ, công chức, viên chức làm CNTT

trong cơ quan nhà nước

Sở NV 2015-2016

133 Xây dựng các chính sách hỗ trợ đầu tư,

nghiên cứu - phát triển, sáng tạo các

sản phẩm, dịch vụ CNTT

Sở KHCN 2015-2016

133 Xây dựng quy định quản lý, khai thác

và vận hành Hệ thống thông tin tiếp

nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy

định hành chính và tình hình, kết quả

giải quyết thủ tục hành chính tại địa

phương

Sở TP 2016

134 Xây dựng, điều chỉnh sửa đổi quy định

đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng

CNTT trong cơ quan nhà nước

Sở TTTT 2016

135 Nghiên cứu đưa chỉ tiêu ứng dụng, phát

triển CNTT vào chỉ tiêu Thi đua -

Khen thưởng của các ngành, địa

phương và cơ quan, đơn vị

Sở NV 2016-2017

XIX CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

CNTT

136 Xây dựng quy trình, cơ chế triển khai

các sản phẩm, dịch vụ chuyên ngành

trên nền CNTT, đảm bảo khuyến khích

và tạo thuận lợi cho việc hợp tác công

– tư

Sở KHĐT 2017

Page 160: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 52

STT Tên chương trình, dự án Chủ trì Thời gian

137 Hoàn thiện chính sách, quy chế ưu đãi,

tạo môi trường chính sách thuận lợi

cho các doanh nghiệp CNTT tham gia

vườn ươm, công viên CNTT Thừa

Thiên Huế

Sở KHĐT 2017

138 Xây dựng Quỹ khoa học công nghệ hỗ

trợ doanh nghiệp CNTT, phát Triển sản

phẩm trọng điểm, thị trường CNTT

Sở KHĐT 2016-2018

139 Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù

khuyến khích về bảo hộ quyền sở hữu

trí tuệ, bảo hộ quyền tác giả đối với sản

phẩm phần mềm và các sản phẩm

CNTT khác.

Sở TTTT 2016-2020

140 Xây dựng cơ chế, chính sách về

khuyến khích, kêu gọi đầu tư, kinh

doanh các sản phẩm và dịch vụ CNTT

trong lĩnh vực phát triển công nghiệp

CNTT trong địa bàn tỉnh.

Sở TTTT 2016-2020

141 Hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động và

sức cạnh tranh của các tổ chức, doanh

nghiệp CNTT

Sở TTTT 2016-2020

-

10,000

20,000

30,000

40,000

50,000

60,000Hạ tầng CNTT

Phần mềm

Cơ sở dữ liệu

Công nghiệp CNTT

Đào tạo, truyền thông CNTT

Cơ chế, chính sách CNTT

Phân bổ đầu tư các nhóm

Page 161: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 53

26,000

1,000

20,000

6,400

26,150

1,800

16,760

5,550 2,500

35,150

1,800 2,660 -

4,000 - -

15,700

- 780 - -

5,000

10,000

15,000

20,000

25,000

30,000

35,000

40,000Đầu thư theo lĩnh vực

4,950

54,839

41,515

28,765

20,849

14,732

-

10,000

20,000

30,000

40,000

50,000

60,000

2015 2016 2017 2018 2019 2020

Tỉ đ

ồn

g

Năm

Đầu tư qua các năm

Page 162: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dự thảo 6 ......2016/07/21  · QLHCNN Quản lý hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước CBCCVC Cán bộ, công

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 54

6,150

59,768

49,129

36,954

27,454

15,212

-

10,000

20,000

30,000

40,000

50,000

60,000

70,000

2015 2016 2017 2018 2019 2020

Tỉ đ

ồn

g

Năm

Đầu tư qua các năm