ĐẨy mẠnh ĐÀo tẠo nguỒn nhÂn lỰc ngÀnh xÂy dỰng...

55
6 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG PHỤC VỤ SỰ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC “Ngành Xây dựng cần đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực bởi nhân lực rất quan trọng cho sự phát triển đất nước”. Đó là khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 do ngành Xây dựng tổ chức ngày 16/01/2018 vừa qua. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Phạm Khánh thay măt lãnh đạo Bộ Xây dựng trao tặng Học viện Cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 2017 *Giám đốc Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị TS. Trần Hữu Hà* Năm 2017 là năm thứ hai triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2021 với quan điểm: Đổi mới, sáng tạo, chất lượng và hiệu quả. Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị với chức năng, nhiệm vụ là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Xây dựng, đã có những đóng góp thiết thực vào những kết quả chung của toàn Ngành trong công tác đào tạo, bồi dưỡng (ĐTBD), nâng cao năng lực cho cán bộ công chức, viên chức của Ngành và địa phương. Đây cũng là năm đẩy mạnh triển khai Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ Học viện nhiệm kỳ 2015-2020 phấn đấu tiếp tục hoàn thành tốt các nhiệm vụ, làm tiền đề hoàn thành những mục tiêu đã đặt ra. Với truyền thống đoàn kết, ý thức trách nhiệm của tập thể, ngay từ đầu năm Học viện đã đưa ra các giải pháp thiết thực, phù hợp với từng giai đoạn, từng chương trình, đối tượng. Cùng với sự quan tâm toàn diện và chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ Xây dựng, sự ủng hộ và hợp tác nhiệt tình có hiệu quả của các Cục, Vụ chức năng Bộ XD, cơ quan, địa phương, doanh nghiệp, Học viện đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị đề ra trong năm, đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Upload: others

Post on 05-Sep-2019

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892

6 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG

PHỤC VỤ SỰ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

“Ngành Xây dựng cần đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực bởi nhân lực rất quan trọng cho sự phát triển đất nước”. Đó là khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 do ngành Xây dựng tổ chức ngày 16/01/2018 vừa qua.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Phạm Khánhthay măt lãnh đạo Bộ Xây dựng trao tặng Học viện

Cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 2017

*Giám đốc Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị

TS. Trần Hữu Hà*Năm 2017 là năm thứ hai triển khai Chương trình hành động của Chính

phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2021 với quan điểm: Đổi mới, sáng tạo, chất lượng và hiệu quả. Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị với chức năng, nhiệm vụ là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Xây dựng, đã có những đóng góp thiết thực vào những kết quả chung của toàn Ngành trong công tác đào tạo, bồi dưỡng (ĐTBD), nâng cao năng lực cho cán bộ công chức, viên chức của Ngành và địa phương. Đây cũng là năm đẩy mạnh triển khai Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ Học viện nhiệm kỳ 2015-2020 phấn đấu tiếp tục hoàn thành tốt các nhiệm vụ, làm tiền đề hoàn thành những mục tiêu đã đặt ra. Với truyền thống đoàn kết, ý thức trách nhiệm của tập thể, ngay từ đầu năm Học viện đã đưa ra các giải pháp thiết thực, phù hợp với từng giai đoạn, từng chương trình, đối tượng. Cùng với sự quan tâm toàn diện và chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ Xây dựng, sự ủng hộ và hợp tác nhiệt tình có hiệu quả của các Cục, Vụ chức năng Bộ XD, cơ quan, địa phương, doanh nghiệp, Học viện đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị đề ra trong năm, đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Page 2: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892

7Số 57-58.2018 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG SÁT VỚI YÊU CẦU THỰC TẾĐTBD là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của

Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị, năm 2017 Học viện đã đạt kết quả vượt bậc với tổng số lớp đào tạo, bồi dưỡng là 276 lớp với 15.347 học viên. So với kế hoạch đăng ký với Bộ vượt 31,4% (276/210 lớp) về số lớp và vượt 55,6% (15.347/9.860 hv) về số học viên. Các khóa học do Học viện tổ chức đã đóng góp lớn vào công cuộc đổi mới, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức cả trong và ngoài ngành Xây dựng. Nội dung các chương trình học, giáo trình giảng dạy được chú trọng, cải tiến ngày một sát với thực tiễn. Sau khóa học, phần lớn các cán bộ, công chức, viên chức đã khẳng định, phát huy được trình độ, năng lực, đóng góp tích cực vào hoạt động của cơ quan, đơn vị. Đây thực sự là một thành công đối với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị - một đơn vị có truyền thống đào tạo, bồi dưỡng, có mối quan hệ, hợp tác chặt chẽ với các đơn vị, địa phương và doanh nghiệp; chất lượng, uy tín đào tạo liên tục được khẳng định, giữ vững và nâng cao.

Tập trung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về xây dựng cho địa phương

Đào tạo bồi dưỡng theo Đề án 1961đạt kết quả caoĐề án 1961 luôn là một trong những nhiệm vụ trọng

tâm, được tổ chức triển khai rất quyết liệt ngay từ đầu năm của Học viện nhằm đẩy nhanh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý xây dựng và phát triển đô thị cho lãnh đạo các cấp của địa phương. Trong năm 2017, Học viện đã mở được 59 lớp với 2.401 học viên tại 30 tỉnh thành phố, quận huyện trên phạm vi cả nước. Trong đó, các lớp thuộc nguồn ngân sách (Chương trình 2,3,6,7, giảng viên nguồn) thực hiện theo nhiệm vụ đào tạo của Đề án đã triển khai được 49 lớp với 1.509 học viên tại 26 tỉnh thành phố, quận, huyện trên phạm vi cả nước. So với kế hoạch năm vượt 8,8% (49/45 lớp) về số lớp. So với kết

quả cùng kỳ năm 2016 tăng 13,9% về số lớp (49/43 lớp), tăng 1,1% (1.509/1.492 hv) số học viên. Các lớp thực hiện theo ngân sách của địa phương (Chương trình 4, 8) đã triển khai được 10 lớp với số lượng 892 học viên, tăng gấp đôi năm 2016 nhờ việc tích cực tuyên truyền, đôn đốc các địa phương.

Bồi dưỡng nâng cao năng lực xử lý vi phạm trật tự xây dựng

Đáp ứng nhu cầu thực tế, trong năm vừa qua, Học viện cũng đã triển khai 08 lớp ĐTBD nâng cao năng lực xử lý vi phạm trật tự xây dựng với số lượng hơn 700 học viên. Công tác này sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trong những năm tiếp theo. Thời gian tới với việc ra đời Nghị định 139/2017/NĐ-CP thay thế Nghị định 121/2013/NĐ-CP và Nghị định 180/2007/NĐ-CP có nhiều thay đổi về quy trình xử lý vi phạm trật tự xây dựng, Học viện hy vọng sẽ phối hợp với các địa phương để tập huấn quán triệt được hiệu quả và thiết thực nhất.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật xây dựng cho Đại biểu HĐND các cấp

Công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật xây dựng cho Đại biểu HĐND các cấp cũng là nội dung chương trình ĐTBD hết sức quan trọng, thiết thực và có tính thời sự cao, đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy nhà nước ở địa phương khi bước vào nhiệm kỳ 2016-2021. Thực tế, các đại biểu dân cử cơ bản hoạt động không chuyên trách, trình độ không tương đồng và biến động sau mỗi nhiệm kỳ bầu cử. Vì vậy, công tác ĐTBD kỹ năng hoạt động chuyên môn cho đại biểu HĐND các cấp vào đầu nhiệm kỳ rất cần thiết. Nắm bắt kịp thời về yêu cầu của địa phương, Học viện đã triển khai được 05 lớp với số lượng gần 500 học viên.

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống

Công tác ĐTBD chuyên môn cho cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống luôn được Học viện quan tâm, chú trọng. Trong năm 2017, Học viện đã thực hiện đào tạo bồi dưỡng được 12 lớp với số lượng 809 học viên cho các cán bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ Xây dựng. Trong đó, các lớp thuộc ngân sách nhà nước 10 lớp với số lượng 694 học viên. So với kế hoạch Bộ giao hoàn thành 100% (10/10 lớp). Đặc biệt, lớp kỹ năng lãnh đạo khóa II được đánh giá cao về chất lượng và hiệu quả, được Lãnh đạo Bộ Xây dựng biểu dương và yêu cầu phát huy. Ngoài các lớp ĐTBD thuộc ngân sách của Bộ, Học viện cũng đã tích cực tìm kiếm đối tác và triển khai được 02 lớp bồi dưỡng chương trình chuyên viên cho cán bộ, viên chức của Cảng vụ đường thủy nội địa KVII, với 115 học viên.

Hội thảo góp ý đề cương chương trình Đề án 1961

Page 3: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892

Tích cực đào tạo bồi dưỡng đáp ứng năng lực hoạt động xây dựng

Trong năm qua, trước những khó khăn về mở lớp, đặc biệt sau khi Nghị định 42/2017/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành về việc sửa đổi bổ sung Nghị định 59/2015/NĐ-CP, các lớp hành nghề hoạt động xây dựng không bắt buộc phải đào tạo, bồi dưỡng. Nhưng với sự nỗ lực trong công tác chiêu sinh đồng thời đưa ra nhiều biện pháp khuyến khích mở lớp, Học viện đã mở được 94 lớp ĐTBD đáp ứng điều kiện năng lực hoạt động xây dựng với 3.747 học viên. So với kết quả của năm 2016 đã tăng 4,4% về số lớp (94/90 lớp).

Bồi dưỡng về thi sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

Đây là chương trình bồi dưỡng mới được Bộ Xây dựng phê duyệt nhằm phục vụ cho việc thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng. Năm 2017, Học viện mới tiếp cận và áp dụng thí điểm tổ chức 04 lớp với số lượng 117 học viên tại tỉnh Đắc Lăk và Hà Nội. Bên cạnh đó, Học viện tích cực phối hợp với các Hội nghề nghiệp tổ chức sát hạch chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS với số lượng 150 học viên tham gia tại Học viện.

Chủ động phối hợp tổ chức các lớp tập huấn trên phạm vi cả nước

Trong năm, Học viện đã chủ động phối hợp với các Cục, Vụ, chức năng của Bộ Xây dựng để biên soạn tài liệu, tổ chức tập huấn các lớp trên phạm vi cả nước. Kết quả tổ chức được 72 lớp với 5.672 học viên. So với năm 2016

tăng 9% về số lớp (72/66 lớp). Tiêu biểu là các lớp tập huấn về Văn bản quy phạm pháp luật theo Đề án 1511, QC10-công trình cho người khuyết tật chiếm tỷ lệ lớn với 37/72 lớp; Các lớp tập huấn phòng Thí nghiệm, Tập huấn QCVN 12:2014/BXD, Huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động đã được triển khai mạnh mẽ... Điều đó cho thấy các địa phương luôn quan tâm tới công tác tuyên truyền, nhằm kịp thời phổ biến những văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành, phục vụ cho công tác chuyên môn, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho cán bộ của Ngành.

Công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ tiếp tục được đẩy mạnh

Tiếng Anhhiện nay vẫn đang là một nhu cầu bức thiết trong mọi ngành nghề, đặc biệt là ngành Xây dựng. Nhằm bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ tiếng Anh chuyên

Lễ khai giảng khóa ĐTBD chương trình kỹ năng lãnh đạo, năm 2017

Lớp tập huấn Quản lý hoạt động phòng thí nghiệm chuyên ngành Xây dựng

8 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

Page 4: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892

ngành Xây dựng; Tiếng Anh theo khung tham chiếu Châu Âu-A2 theo chuẩn vị trí việc làm cho cán bộ, công chức, viên chức của Bộ và của các đơn vị trong và ngoài ngành Xây dựng, Học viện đã tích cực tìm kiếm đối tác, trong năm cũng đã triển khai được 06 lớp với số lượng hơn 200 học viên. So với kết quả cùng kỳ năm 2016 đạt 100% (6/6 lớp) và tăng 73,9% (200/115 HV) về số học viên.

Duy trì công tác tổ chức các lớp hợp tác quốc tếTăng cường hợp tác quốc tế trong việc đổi mới xây

dựng chương trình đào tạo và công tác đào tạo bồi dưỡng giảng viên là một trong những mục tiêu quan trọng của Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị. Trong năm vừa qua, Học viện đã tích cực phối hợp với các tổ chức nước ngoài để chiêu sinh và đã triển khai được 03 lớp với số lượng gần100 học viên. Đặc biệt, với các lớp bồi dưỡng cho chính quyền đô thị đã huy động được các chuyên gia quốc tế tham gia nhằm cung cấp thông tin và kinh nghiệm quản lý đô thị hướng tới hội nhập.

Chất lượng đào tạo và giảng dạy không ngừng nâng cao

Là một đơn vị có truyền thống ĐTBD cán bộ uy tín của Ngành, Học viện luôn chú trọng nâng cao chất lượng ĐTBD của đơn vị. Ngoài việc quản lý sát sao quá trình lên lớp của giảng viên cả về thời gian, nội dung, chất lượng bài giảng; Học viện cũng tích cực tăng cường học tập kinh nghiệm quốc tế, các mô hình đào tạo của những nước có nền giáo dục tiên tiến.

Các lớp được tổ chức trong và ngoài Học viện trên

phạm vi cả nước đều cử cán bộ làm công tác quản lý lớp, riêng đối với các lớp của Đề án 1961 cử điều phối viên tham gia từ đầu khóa đến kết thúc khóa học hỗ trợ trong công tác giảng dạy theo phương pháp tích cực và nâng cao năng lực của đội ngũ giảng viên Học viện. Đặc biệt đối với các lớp (chương trình 2,3) của Đề án 1961, Học viện đã chú trọng mời các chuyên gia nước ngoài để tham gia giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng hội nhập quốc tế.

Năm qua, Học viện đã tiến hành rà soát những chương trình cũ và lạc hậu, thay thế bổ sung chương trình mới vào hệ thống các chương trình đào tạo của Học viện. Chỉnh sửa tài liệu, cập nhật kịp thời những văn bản quy phạm pháp luật mới để hoàn thiện tài liệu kịp thời phục vụ giảng dạy các lớp. Công tác quản lý đề thi, đề kiểm tra thực hiện tốt. Quản lý ngân hàng đề thi theo quy định bảo mật, tất cả các bài thi đều được dọc phách để đảm bảo tính công bằng cho các học viên. Công tác theo dõi và in cấp chứng chỉ chứng nhận đảm bảo đúng quy định, quy chế của Học viện. Công tác lưu trữ hồ sơ lớp học được thực hiện theo đúng quy định về việc lưu trữ hồ sơ lớp sau khi kết thúc.

Đội ngũ giảng viên luôn được Đảng ủy, Ban giám đốc Học viện quan tâm vì đây là lực lượng chủ chốt quyết định đến chất lượng và uy tín của Học viện. Trong năm qua, Học viện đã đưa ra nhiều cơ chế chính sách nhằm thu hút, động viên, khuyến khích đội ngũ giảng viên tích cực tham gia công tác giảng dạy; thường xuyên tổ chức

Học viện làm việc với Đoàn chuyên gia Mỹ

9Số 57-58.2018 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Page 5: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892

trao đổi về chuyên môn và phương pháp giảng dạy cũng như kinh nghiệm thực tế cho đội ngũ giảng viên. Giảng viên Học viện đã tham gia công tác điều phối viên thuộc Đề án 1961, các khóa đào tạo ngắn hạn tại nước ngoài và nghiên cứu sinh, tích cực đăng ký giảng dạy các chuyên đề mới và tích cực tham gia nghiên cứu các đề tài cấp cơ sở và cấp Bộ.

Trong năm 2017, tổng số giờ giảng đứng lớp, giờ quy đổi, điều phối viên, ra đề, chấm bài, chủ nhiệm của khối giảng viên cơ hữu là: 6.293,97 giờ. So với năm 2016 vượt 7% (6.293,97/5.881,29). Tổng số giờ nghiên cứu khoa học trong 2017 là: 6.753 giờ. So với năm 2016 vượt 55,8% (6.753/4.332).

Những đóng góp tích cực trong công tác nghiên cứu khoa học

Trong năm 2017, phần lớn các nhiệm vụ khoa học do Học viện triển khai đều đảm bảo về mặt chất lượng. Nhiều Đề tài/Dự án được Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao, thực sự có những đóng góp mới về khoa học. Các hội nghị, hội thảo khoa học đều tổ chức nghiêm túc. Kết quả nghiên cứu khoa học của Học viện là nền tảng vững chắc, góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ viên chức của Học viện cả về mặt lý luận và thực tiễn. Học viện đã trình Bộ phê duyệt ký hợp đồng triển khai 19 nhiệm vụ KHCN. Trong đó có 15 nhiệm vụ KHCN; 01 Dự án sự nghiệp kinh tế; 03 nhiệm vụ KHCN với Bộ Nội vụ. Học viện cũng đã đề xuất với Bộ Xây dựng các danh mục nhiệm vụ khoa học công nghệ giai đoạn 2018-2030 và thuyết minh, dự toán, xây dựng dự toán cho các nhiệm vụ này. Các công việc của các Đề án 1956; DA SNKT cũng đã được hoàn thiện sản phẩm và hoàn thành, không còn

nhiệm vụ tồn đọng từ những năm trước. Các đề tài cơ sở nhằm xây dựng những chương trình mới phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng của Học viện cũng được triển khai mạnh mẽ.

Công tác quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu

Trong năm vừa qua, Học viện không ngừng thúc đẩy công tác quan hệ quốc tế và đã đạt được những kết quả khả quan: Ký biên bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác với 03 đối tác mới là AFD, Spatial Decisions, GWP. Mời chuyên gia quốc tế chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm cho các khóa đào tạo thuộc Đề án 1961. Tham dự Đại hội thành viên của Citynet và đóng góp ý kiến để xây dựng kế hoạch tổ chức các sự kiện quốc tế của Citynet trong nhiệm kỳ tới. Phối hợp với Viện Quản lý đô thị châu Á xúc tiến kế hoạch tổ chức Hội nghị xây dựng thương hiệu đô thị Việt Nam 2018 và đang nhận được sự quan tâm hợp tác của một số tổ chức quốc tế như Eurocham, ADB, ĐSQ Bỉ, Unseco, Bộ phát triển Singapore. Tiếp tục củng cố và mở rộng các quan hệ hợp tác tiềm năng như UN-Habitat, GWP, AFD, Spatial Decisions (Ấn Độ), Viện quản lý đô thị châu Á (Singapore), UNSECO, Tổ chức Condor Alliance (Australia), Đại sứ quán Đức, Đại sứ quán Hà Lan,… Những kết quả trên đã đóng góp quan trọng vào việc mở rộng và đưa quan hệ của Học viện với các đối tác ngày càng đi vào chiều sâu.

PHẤN ĐẤU NĂM 2018 CÙNG NHỮNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

Phát huy thành tích đạt được của năm 2017, đứng trước các thuận lợi và thách thức, trong thời gian tới tập thể cán bộ viên chức Học viện quyết tâm phấn đấu thực hiện tốt những mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2018 đặt ra:

Triển khai tích cực kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của Học viện năm 2018. Năm mới với những cơ hội mới, Học viện đẩy mạnh triển khai các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ công chức, viên chức của Bộ; Các lớp theo chương trình Đề án 1961; Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phục vụ việc thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng; Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng dành cho khối doanh nghiệp; Phối hợp với Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức lớp chính trị cao cấp; Phối hợp với các Trường chính trị để tổ chức lớp Trung cấp lý luận chính trị; Tiếp tục duy trì và mở rộng đào tạo hợp tác quốc tế; Liên kết đào tạo thạc sỹ. Tăng cường liên kết với các đối tác trong các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học. Triển khai tập huấn kịp thời các văn bản QPPL mới, các tiến bộ khoa học, quy chuẩn, tiêu chuẩn mới ban hành.

Lễ khai giảng Lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước chương trìnhchuyên viên chính ngành Xây dựng

10 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

Page 6: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892

Nâng cao công tác quản lý chất lượng đào tạo: Tiếp tục duy trì nề nếp quy định của lớp học; quản lý việc lên lớp của giảng viên về thời gian và nội dung, chất lượng bài giảng; từng lớp sau khi kết thúc được lấy phiếu đánh giá; Tổng kết đánh giá công tác đìều phối và chủ nhiệm lớp sau từng tháng; Duy trì sinh hoạt các Tổ bộ môn; Thông qua đào tạo, bồi dưỡng và hợp tác quốc tế để nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên và cán bộ viên chức.

Tập trung hoàn thiện bộ chương trình, biên soạn nâng cao chất lượng tài liệu của Đề án 1961 theo kế hoạch đề ra đồng thời hoàn thiện việc bổ sung, thay mới một số chương trình tài liệu của Học viện. Tăng cường công tác quản lý và thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ và môi trường, đi sâu vào các Đề tài khoa học có tính ứng dụng cao; nâng cao chất lượng; đảm bảo tiến độ và hiệu quả các đề tài khoa học, dự án cấp Bộ và cấp cơ sở;

Củng cố mối quan hệ với các tổ chức trong nước, quốc tế đã ký bản ghi nhớ. Tăng cường các chương trình đào tạo theo tài trợ, mở rộng các chương trình mới phù hợp với nhu cầu của Việt Nam; Với phương châm đào tạo, bồi dưỡng vừa học trong nước, vừa học tại nước ngoài để học tập trao đổi những kinh nghiệm của các nước bạn. Bám sát các dự án hợp tác quốc tế của các Bộ, Ngành, địa

phương để triển khai lớp trong năm 2018. Tổ chức triển khai các khóa đào tạo và các hội thảo.

Triển khai kế hoạch xây dựng và phát triển Học viện giai đoạn 2016-2020. Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Học viện; Tăng cường giao quyền tự chủ tài chính cho một số đơn vị. Rà soát chỉnh sửa bổ sung hoàn thiện và ban hành các Quy chế, quy định của Học viện ngay trong quý I/2018 để đảm bảo hoạt động hiệu lực hiệu quả, nâng cao tính chuyên nghiệp, minh bạch phát huy năng lực của các cá nhân đơn vị; Tăng cường tận dụng khai thác phát huy tối đa cơ sở vật chất, đảm bảo điều kiện tốt nhất, tiết kiệm nhất phục vụ các hoạt động quản lý, điều hành, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của Học viện; Đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông phát triển thương hiệu Học viện.

Để đáp ứng được các yêu cầu đặt ra trong tình hình mới cũng như hoàn thành tốt những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2018, Học viện cần có những giải pháp thiết thực, cụ thể như: Bám sát chủ trương chính sách của nhà nước của Bộ Xây dựng về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; tiếp cận các văn bản quy phạm pháp luật mới; Phối hợp chặt chẽ với các Cục, Vụ chức năng của Bộ Xây dựng để triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức viên chức trong hệ thống của Bộ; Mở rộng

Chương trình tập huấn các chế độ, chính sách trong công tác quản lý tài chính, tài sản

11Số 57-58.2018 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Page 7: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892

Đó là phát biểu của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Phạm Khánh trong Hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2018 của Học viện cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (AMC) diễn ra vào chiều ngày 24/01.

“Đây là một Học viện của Bộ Xây dựng nên tôi rất mong muốn các đồng chí nên bàn bạc ở các Hội nghị về chiến lược phát triển của Học viện để ngôi trường này trở thành “Harvard của Bộ Xây dựng”. Nếu Học viện có một đội ngũ giảng viên giàu chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn như thế này thì tôi nghĩ “Harvard của chúng ta” sẽ còn tiếp tục phát triển có thương hiệu trong thời gian tới” – Thứ trưởng Bùi Phạm Khánh ví von Học viện AMC với Đại học Harvard danh tiếng ở Mỹ.

Dĩ nhiên, Thứ trưởng Bùi Phạm Khánh có lý do để không tiếc lời khen ngợi Học viện AMC khi nhìn vào thành tích của Trường này trong năm 2017. Cụ thể, Học viện đã mở được 276 lớp bồi dưỡng năng lực cho 15.347 học viên, vượt cả về số lượng học viên lẫn lớp học trong kế hoạch đăng ký với Bộ và kết quả cùng kỳ năm 2016.

Trong đó, Đề án 1961 được xác định là nhiệm vụ trọng tâm đã được Học viện tổ chức triển khai quyết liệt ngay từ đầu năm và thu được thành quả rất đáng khích lệ, tổ chức thành công 59 lớp đào tạo cho 2.401 học viên ở 30 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Đáng nói hơn nữa, số lớp thuộc ngân sách Nhà nước (49 lớp với 1.509 học viên) và địa phương (10 lớp với 892 học viên) đều tăng vượt kế hoạch đề ra, điều đó là nhờ sự hỗ trợ từ Bộ Xây dựng, các Ban, ngành liên quan, các tổ chức quốc tế và đặc biệt là sự phối hợp tích cực từ các địa phương.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bùi Phạm Khánh cũng cho rằng:“Trước hết, Học viện chỉ mới tập trung cho đào tạo, nhưng chiến lược cụ thể trong bối cảnh mới có nhiều thay đổi như thế nào? Tôi nghĩ rằng Học viện nên xây dựng các chiến lược dài hơi cho những kế hoạch 3 năm, 5 năm hay 10 năm”.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng còn cho rằng, sở dĩ Đề án 1961 chưa thể thu về kết quả tốt nhất vì từ đầu đến cuối vẫn chỉ có một mình Học viện AMC loay hoay thực hiện mà chưa có sự “vào cuộc” của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là chính quyền ở các địa phương.

Cũng chính vì thế mà Thứ trưởng đánh giá rất cao những nỗ lực của tập thể cán bộ, giảng viên của Học viện trong thời gian qua và hứa sẽ tạo mọi điều kiện để Học viện hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý xây dựng và đô thị trên cả nước.

Nói về phương hướng phát triển trong năm 2018, Giám đốc Học viện AMC Trần Hữu Hà cho biết: Học viện AMC sẽ phấn đấu tổ chức 235 lớp cho 11.405 học viên. Học viện cam kết sẽ nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên để phục vụ công tác giảng dạy và tham gia cả việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo đề nghị của Thứ trưởng Bùi Phạm Khánh.

Hữu Mạnh (Báo Xây dựng ĐT ngày 25/01/2018)

Học viện AMC sẽ là“Harvard của Bộ Xây dựng”phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp

trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng như: Các lớp về đáp ứng năng lực hoạt động xây dựng và các lớp về quản trị doanh nghiệp của ngành trong tình hình mới; Tập trung triển khai tổ chức ĐTBD các hoạt động sơ kết đánh giá giai đoạn và xây dựng các giải pháp tiếp theo của Đề án 1961, triển khai bồi dưỡng chương trình nâng cao về quản lý xây dựng và phát triển đô thị; Đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình, tài liệu, phương pháp đào tạo theo hướng tích cực, đáp ứng yêu cầu của địa phương và các đối tác; Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy và học tập tương thích với điều kiện của từng lớp. Kiện toàn lại cơ cấu tổ chức nhân sự sao cho phù hợp với từng vị trí chuyên môn năng lực của từng cán bộ viên chức; bổ sung và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu, giảng viên kiêm nhiệm và chuyên gia,…

Nhìn lại, năm 2017 là một năm đầy thách thức, song với những nỗ lực không ngừng, tập trung trí lực, tài lực cũng như sự đồng lòng đoàn kết của tập thể và mỗi cán bộ cá nhân, có thể nói Học viện đã cán đích một cách thành công! Có được kết quả này chính là nhờ sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Bộ Xây dựng cũng như sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng ủy, sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Học viện, tập trung ĐTBD quản lý nhà nước về xây dựng cho các địa phương. Với phương châm coi chất lượng ĐTBD là yếu tố quyết định đến sự phát triển bền vững và lâu dài của Học viện, lấy học viên làm đối tượng trung tâm của bài giảng, Học viện đã và đang là cơ sở hàng đầu trong ĐTBD cán bộ ngành Xây dựng. Duy trì tốt phương châm đa dạng hóa các đối tượng, loại hình ĐTBD và đặc biệt là chú ý tới các đối tượng, loại hình mới. Giữ mối liên hệ chặt chẽ với các địa bàn hiện đang hoạt động, mở rộng địa bàn mới khi có điều kiện. Sự nhiệt huyết, trách nhiệm, đoàn kết, thống nhất, chăm lo đến đời sống cán bộ, viên chức của Đảng ủy, Lãnh đạo Học viện; sự đồng lòng của cán bộ viên chức trong toàn Học viện thời gian qua là nhân tố quyết định giúp Học viện khắc phục mọi khó khăn, vì mục đích xây dựng Học viện ngày càng lớn mạnh và phát triển bền vững.

12 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

Page 8: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892

Nguyễn Thanh Hương (thực hiện)Tại Hội nghị Tổng kết công tác năm

2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018 của Bộ Xây dựng ngày 16/1 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ấn tượng với một ngành Xây dựng đoàn kết, dân chủ, đổi mới và nhiều kết quả nổi bật. Đặc biệt, Thủ tướng đã khẳng định: Bộ Xây dựng là một trong những đơn vị đi đầu trong cải cách thủ tục hành chính.

Ngành Xây dựng thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2017 trong bối cảnh tình hình trong nước có nhiều thuận lợi: Chính trị - xã hội ổn định, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát. Nhiều giải pháp, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, cải cách hành chính đã đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng, hiệu quả tích cực.

Hội nghị Tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 của ngành Xây dựng

NGÀNH XÂY DỰNGĐI ĐẦU TRONG CẢI CÁCH

HÀNH CHÍNH

13Số 57-58.2018 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Page 9: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892

Để có những kết quả đáng ghi nhận, ngành Xây dựng đã thực hiện các giải pháp chủ yếu như: Tăng cường phân cấp, ủy quyền hợp lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ngành Xây dựng; Tập trung rà soát, cắt giảm điều kiện kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; rút ngắn thời gian, đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng; Nâng cao chất lượng và bảo đảm tiến độ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật ngành Xây dựng; chất lượng các đồ án quy hoạch; Đổi mới, điều chỉnh, bổ sung hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá, chi phí, suất vốn đầu tư xây dựng; Theo dõi sát diễn biến, kịp thời đề xuất và kiên trì thực hiện đồng bộ các giải pháp để thị trường bất động sản (BĐS) phát triển lành mạnh, ổn định; tập trung tháo gỡ những khó khăn về vốn đối với các chương trình hỗ trợ về nhà ở; Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đề cao và xác định rõ trách nhiệm của cá nhân, nhất là người đứng đầu, tổ chức, cơ quan, đơn vị trong thi hành công vụ và thực hiện nhiệm vụ; Nâng cao năng lực lãnh đạo của các tổ chức Đảng, phát huy vai trò của đoàn thể chính trị, xã hội; thực hiện thực chất quy chế dân chủ ở cơ sở, chăm lo đời sống, phát huy tính chủ động, sáng tạo của cán bộ, công nhân viên chức, người lao động; tạo sự đoàn kết, đồng thuận trong tập thể.

Với giải pháp trên và được sự quan tâm, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, Ngành Trung ương và các địa phương, cùng với sự nỗ lực, phấn đấu của toàn thể cán bộ, công nhân viên chức, người lao động và cộng đồng doanh nghiệp trong toàn Ngành, ngành Xây dựng đã vượt qua khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Hoạt động xây dựng duy trì tăng trưởng khá cao với tốc độ 8,7% so với năm 2016, đóng góp 0,54 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung, đứng thứ ba trong số các Ngành đóng góp điểm phần trăm vào mức tăng GDP cả nước. Tỷ lệ đô thị hóa cả nước đạt khoảng 37,5% (tăng 0,9% so với năm 2016), đạt xấp xỉ cận dưới của các chỉ tiêu theo Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XII (38 - 40%).

Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 của ngành Xây dựng, sau khi nghe Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2017 của ngành Xây dựng, nhiều ý kiến thảo luận được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá rất thiết thực. Sau đây, Tạp chí Xây dựng và Đô thị trích đăng chỉ đạo của Thủ tướng và một số thảo luận tiêu biểu trong Hội nghị.

Một ngành Xây dựng đoàn kết, dân chủ, đổi mới với những kết quả nổi bật

Đất nước ta đang phát triển nhanh. Đất nước muốn đàng hoàng, to đẹp hơn phải có bàn tay, khối óc của những người làm trong ngành Xây dựng. Chúng ta đều biết: Xây dựng là Ngành quan trọng, có đóng góp không nhỏ vào thành công chung của cả nước. Trong năm qua, Ngành đã chủ động quán triệt, triển khai các chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước và thu được những kết quả đáng khích lệ. Tôi nhận thấy một ngành Xây dựng đoàn kết, dân chủ, đổi mới với những kết quả nổi bật. Cụ thể, năm 2017, toàn Ngành có mức tăng trưởng khá. Các chỉ tiêu chủ yếu về nhà ở, hạ tầng đều tăng.

Các doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh, có nhiều sản phẩm có uy tín trong nước và thế giới. Bộ Xây dựng đã đề xuất một số chủ trương, biện pháp bình ổn giá cát xây dựng, xuất khẩu cát, sử dụng tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện làm vật liệu xây dựng…

Công tác quản lý đầu tư xây dựng chuyển biến tích cực. Lĩnh vực quản lý quy hoạch và phát triển đô thị nề nếp

hơn, cơ bản hoàn thành việc lập quy hoạch xây dựng nông thôn. Một số đồ án quy hoạch liên vùng, chuyên ngành được lập và phê duyệt, đồng thời có các định hướng chiến lược đô thị, phát triển hạ tầng kỹ thuật.

Công tác xây dựng thể chế, tăng cường quản lý nhà nước đã thu được kết quả tích cực như Ban hành Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng theo hướng phân cấp mạnh cho các địa phương, giải quyết căn bản các vướng mắc trong thực hiện đầu tư xây dựng.

Bộ Xây dựng là một trong những cơ quan đi đầu trong

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN XUÂN PHÚC

14 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

Page 10: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892

15Số 57-58.2018 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính; xây dựng thủ tục trực tuyến giảm 2/3 thời gian, tạo sự thông thoáng cho phát triển. Ngoài ra, Bộ Xây dựng đã trình Thủ tướng 2 đồ án lớn, hoàn thiện hệ thống định mức đơn giá và quy chuẩn tiêu chuẩn… Đây là công cụ căn bản phòng chống tham nhũng trong xây dựng.

Năm qua, thị trường bất động sản (BĐS) phát triển lành mạnh, bước đầu thực hiện tốt chính sách nhà ở xã hội. Lĩnh vực BĐS đã thu hút 3,3 triệu tỷ đồng vốn, trong khi đầu tư công 5 năm chỉ có 2,2 triệu tỷ đồng, tạo nên khối lượng giá trị lớn trong xây dựng. Đồng thời, Ngành đã quan tâm tháo gỡ khó khăn cho chương trình hỗ trợ hộ nghèo, người có công có nhà ở góp phần ổn định an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững.

Công tác đổi mới, tái cơ cấu cổ phần hóa doanh nghiệp được đẩy mạnh hơn. Nhiều đơn vị xây dựng đã đổi mới về khoa học công nghệ, có khát vọng lớn để phát triển. Công tác quy hoạch, tư vấn, giám sát tiến bộ, có nhiều công trình đẹp trên đất nước.

Thời gian tới, Ngành cần khắc phục một số tồn tại như: Tốc độ xây dựng lớn nhưng tăng trưởng thấp; còn nhiều bức xúc trong xây dựng thể chế chính sách về xây dựng; chất lượng một số đồ án chưa đủ tầm nhìn và chưa phù hợp thực tiễn; có những trường hợp điều chỉnh quy hoạch còn tùy tiện. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch nông thôn còn nhiều bất cập. Cơ cấu hàng hóa BĐS chưa hợp lý, dư thừa sản phẩm nhà ở trung cao cấp, thiếu nhà ở giá rẻ và trung bình, chưa quan tâm đúng mức đến phát triển nhà ở xã hội.

Lĩnh vực vật liệu xây dựng còn nhiều bất cập như sản xuất chưa đáp ứng mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Ô nhiễm môi trường còn phổ biến. An toàn trong khai thác vật liệu chưa được quan tâm. Trong năm tới, ngành Xây dựng cần rà soát lại xem nhiệm vụ nào chưa thực hiện được. Tiếp tục tạo chuyển biến thực chất, rõ nét hơn nữa trong cơ cấu của Ngành.

Cần thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp đề ra, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP ngành Xây dựng là 9,2%. Phấn đấu đến năm 2020, xây dựng được hầu hết các công trình thiết yếu đạt chất lượng, thẩm mỹ, có giá cả cạnh tranh. Hạn chế tối đa việc điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng.

Thủ tướng lưu ý, Bộ Xây dựng cần quan tâm chỉ đạo tăng tỷ trọng vốn đầu tư ngoài ngân sách. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại hơn nữa để nâng cao hiệu quả cuộc cách mạng 4.0. Trong quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng, cần có bài toán để xử lý vấn đề tro xỉ thải trong các nhà máy nhiệt điện; có lộ trình dừng việc sử dụng amiang trắng; cổ phần hóa không để thất thoát vốn nhà nước.

Bộ Xây dựng cần tiếp tục hoàn thiện việc xây dựng thể chế, khẩn trương hoàn thiện để ban hành Luật Quản lý phát triển đô thị; hoàn thành điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam; cần có tư duy mới về xây dựng để phát triển lâu dài; kiểm soát tốt hơn nữa tiến trình đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa, xây dựng đô thị gắn với phát triển hạ tầng xã hội. Bộ Xây dựng cùng các Bộ, Ngành tăng cường hướng dẫn để đầu tư theo quy hoạch, khắc phục tình trạng quy hoạch treo, sớm trình đề án xây dựng trụ sở làm việc các Bộ, Ngành, Trung ương. Các chính sách của Bộ Xây dựng cần hướng đến mục tiêu cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi tối đa cho địa phương, các tỉnh, thành phố, tăng cường kiểm tra giám sát trật tự đô thị, quan tâm thiết kế đô thị để quản lý cho có hiệu quả.

Bên cạnh đó, Bộ cần đẩy mạnh công tác thanh tra, xử lý nghiêm tình trạng vi phạm; quan tâm kiểm soát thị trường BĐS, không để xảy ra tình trạng bong bóng BĐS; tiếp tục phát triển nhà ở xã hội; phấn đấu xuất khẩu xây dựng ra nước ngoài.

Năm qua, thị trường bất động sản (BĐS) phát triển lành mạnh, bước đầu thực hiện tốt chính sách nhà ở xã hội

Thủ tướng nhấn mạnh toàn Ngành phải coi trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực. (Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà phát biểu

chỉ đạo tại Lễ tổng kết Khóa Bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạoBộ Xây dựng, năm 2017)

Page 11: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892

16 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

Toàn Ngành phải coi trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành Xây dựng, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, chống nhũng nhiễu trong toàn Ngành, phải tạo ra môi trường thông thoáng cho mọi thành phần kinh tế,

sát với doanh nghiệp, địa phương. Ngành Xây dựng phải đóng góp vào việc Việt Nam trở thành một con hổ về kinh tế trong tương lai gần.

ÔNG TRẦN QUỐC KHÁNH - THỨ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Để có được thành công, Bộ Xây dựng đã quyết liệt triển khai các hoạt động khoa học – công nghệ của Ngành

Năm 2017 là năm có ý nghĩa, để có được thành công, Bộ Xây dựng đã quyết liệt triển khai các hoạt động khoa học – công nghệ của Ngành, thực hiện có hiệu quả chương trình phối hợp giữa hai Bộ. Nhiều dự án đã triển khai, mang lại hiệu quả, điển hình là 5 chương trình trọng điểm về xử lý tro xỉ, vật liệu cho công trình biển đảo, thúc đẩy phát triển công trình xanh…

Bộ cũng đã công bố các tiêu chuẩn quốc gia về tiêu chuẩn vật liệu tro xỉ, thạch cao; nghiên cứu chế tạo dây chuyền gạch bê tông khí chưng áp; làm chủ thiết kế một số dây chuyền, thiết bị chế tạo bê tông khí chưng áp… Các doanh nghiệp của Ngành cũng làm chủ nhiều công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng tiên tiến.

Năm 2018, Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Xây dựng, tập trung vào một số nhiệm vụ: Thứ nhất, triển khai đồng bộ chương trình nhằm nâng

cao năng lực, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; Thứ hai, tập trung phát triển vật liệu xây không nung, vật liệu sản xuất từ tro xỉ, thạch cao, vật liệu tiết kiệm năng lượng, vật liệu xanh; Thứ ba, tăng cường tiếp cận cuộc cách mạng 4.0 của ngành Xây dựng như ứng dụng mô hình thông tin trong xây dựng đô thị thông tin; Thứ tư, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn; Thứ năm, phát triển vật liệu xây dựng ứng phó với biến đổi khí hậu…

BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG PHẠM HỒNG HÀ

Ngành Xây dựng cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực cao hơn nữa, cống hiến nhiều hơn nữa cho sự phát triển đất nước trong thời gian tới

Thay mặt cán bộ công nhân viên ngành Xây dựng, tôi xin bày tỏ vui mừng được Thủ tướng trực tiếp đến tham dự và chỉ đạo tại Hội nghị. Thủ tướng đã đánh giá cao vai

trò quan trọng của ngành Xây dựng trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, khen ngợi kết quả mà toàn Ngành đạt được trong năm 2017.

Ngành Xây dựng cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực cao hơn nữa, cống hiến nhiều hơn nữa cho sự phát triển đất nước trong thời gian tới. Đối với những bất cập được Thủ tướng chỉ rõ, ngành Xây dựng sẽ kịp thời đề xuất giải pháp khắc phục.

Trước những chỉ đạo đối với các nhiệm vụ mà Thủ tướng đặt ra cho ngành Xây dựng trong năm 2018, tôi yêu cầu toàn thể cán bộ công nhân viên ngành Xây dựng nghiêm túc thực hiện, với 84 nội dung đã được Bộ Xây dựng quán triệt triển khai.

Với một số kiến nghị của các Hiệp hội, doanh nghiệp, Bộ Xây dựng nghiêm túc tiếp thu, nghiên cứu, giải quyết và đề xuất giải pháp thực hiện theo thẩm quyền.

Page 12: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892

17Số 57-58.2018 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

ÔNG NGUYỄN TRẦN NAM - CHỦ TỊCH HIỆP HỘI BẤT ĐỘNG SẢN

Thị trường BĐS đang phát triển đúng hướng, ổn định và lành mạnh

Thủ tướng, Chính phủ rất quan tâm đến thị trường BĐS, lo ngại việc bong bóng, phát triển quá nóng, gây ngòi nổ cho khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, có thể khẳng định, thị trường BĐS đang phát triển đúng hướng, ổn định, lành mạnh, thể hiện ở 3 yếu tố: Thứ nhất, 2017 lượng giao dịch tăng mạnh, nếu trong năm 2016, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh chỉ có trên 40.000 giao dịch, thì năm 2017 có trên 60.000 giao dịch; thứ hai, giá cả BĐS ổn định, tăng 5% trở lại đối với các phân khúc nói chung, phân khúc giá rẻ, tính thanh khoản tốt; Hiệp hội đã phối hợp với đối tác Thái Lan thực hiện khảo sát, kết quả cho thấy, các dự án thương mại giá rẻ tiêu thụ hết trong 6 tháng, đây là con số đáng mong đợi của các nước Đông Nam Á.

Về tín dụng BĐS, hết năm 2017, dư nợ chiếm 6%, với tốc độ cho vay 8,5%. Dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng, tín dụng BĐS đã đi đúng hướng, an toàn hơn rất nhiều so với trước đây. Sự thiếu hụt tín dụng BĐS được thay thế một phần bởi dòng vốn FDI.

Thời gian tới, cần áp dụng cơ chế tín dụng tích cực, linh hoạt hơn tín dụng cho thị trường BĐS; có chính sách đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ, tạo điều kiện cho ngành nghề khác phát triển theo.

Trong nguồn vốn 2000 tỷ đồng mà Quốc hội thông

qua cho chương trình nhà ở xã hội, còn 1.200 tỷ chưa giải ngân, Hiệp hội đề nghị trong số này, dành 600 tỷ đồng dành cho nhà thu nhập thấp, 600 tỷ đồng còn lại bù lãi suất cho vay dành cho đối tượng mua nhà ở thương mại giá rẻ, để tạo dòng tiền cho các ngân hàng thương mại, đảm bảo đầu ra cho nhà ở thương mại giá rẻ cũng như tiếp tục duy trì sự phát triển ổn định của thị trường BĐS.

Cần thực hiện nghiêm túc Luật Kinh doanh BĐS, nhất là quy định quỹ đất cho nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ. Hiệp hội cũng kiến nghị luật pháp quy định rõ loại hình BĐS Codotel và Village resort; Đề nghị Bộ Xây dựng và các Bộ, Ngành sớm giải quyết vấn đề liên quan đến BĐS du lịch.

ÔNG TRẦN NGỌC CHÍNH - CHỦ TỊCH HỘI QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VIỆT NAM

Đề nghị sớm có Ban quản lý quy hoạch vùng Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Trong lĩnh vực quy hoạch, tôi đề nghị Thủ tướng sớm chỉ đạo để có một Ban quản lý quy hoạch vùng Hà Nội và

TP Hồ Chí Minh vì đây là hai quy hoạch đã được thực hiện rất chất lượng. Người dân rất quan tâm và kỳ vọng vào hai quy hoạch này nhưng thực tế vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết như kẹt xe, ô nhiễm môi trường, lấn chiếm vỉa hè… đòi hỏi phải có chỉ đạo giải quyết quyết liệt.

Vấn đề di chuyển các Bộ, Ngành, bệnh viện, trường Đại học ra khỏi nội đô đã được triển khai từ lâu nhưng đến nay vẫn không thực hiện được. Không những thế, các đơn vị này còn xây dựng thêm tại địa chỉ cũ. Bộ Xây dựng là cơ quan quan trọng nhất, cần tham mưu, đề xuất, phối hợp với Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thực hiện hiệu quả vấn đề này. Đề nghị Bộ Xây dựng sớm ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm của công tác quy hoạch xây dựng để tư vấn có cơ sở thực hiện.

Page 13: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892

18 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

ÔNG TRẦN NGỌC HÙNG - CHỦ TỊCH TỔNG HỘI XÂY DỰNG VIỆT NAM

Cần có một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư và chống thất thoát lãng phí

Trong năm qua, Bộ Xây dựng đã tham mưu cho Chính phủ để bổ sung, tăng cường cho công tác cải cách thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho doanh nghiệp, tuy nhiên trong triển khai còn nhiều vấn đề, Luật chưa thể bao quát hết. Do vậy, Tổng hội kiến nghị Bộ tập trung tiếp tục cải thiện văn bản quy phạm pháp luật.

Công tác quy hoạch cần tập trung hơn nữa lập quy hoạch phân khu, đặc biệt là quy hoạch chi tiết, từ đó công khai, minh bạch trong lập quy hoạch, làm tốt quy hoạch sẽ không cần phải cấp phép xây dựng, như TP Hồ Chí Minh giảm được nhiều thủ tục phiền hà. Trong lĩnh vực quản lý nhà ở, nền kinh tế còn nghèo, nhu cầu nhà ở lớn, do đó cần có cơ chế, chính sách lâu dài và lộ trình thực hiện. Tổng hội đề nghị ban hành Nghị định Chính phủ về nhà cho thuê, Nghị định phát triển nhà ở xã hội theo hướng chuyển toàn bộ sang cơ chế thị trường làm nhà ở giá rẻ, không miễn giảm bất kỳ khoản kinh phí nào cho

nhà đầu tư, tránh tình trạng 2 giá, cơ chế xin - cho.Để có đẩy mạnh công tác cải tạo chung cư cũ, cần đổi

mới cơ chế chính sách, có giải pháp quyết liệt, phù hợp và đồng bộ. Nhà nước cần chủ động trong vấn đề này. Nhà nước lập dự án đồng bộ, dành kinh phí thỏa đáng từ ngân sách Nhà nước, tái định cư tại chỗ; bên cạnh đó, cần đẩy mạnh xây dựng nhà ở theo công nghệ 4.0; phát huy hơn nữa vai trò của tổ chức xã hội nghề nghiệp…

ÔNG LÊ VĂN DỤC - GIÁM ĐỐC SỞ XÂY DỰNG HÀ NỘI

Hà Nội đã ban hành các quy chế về quy hoạch, cơ bản hoàn thành khu hoạch phân khu, quy hoạch chuyên ngành

Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mở rộng địa giới hành chính tạo điều kiện cho thành phố xây dựng không gian đô thị hiện đại bên cạnh đô thị cổ kính. Hiện Hà Nội có diện tích 3.344km, dân số khoảng 7,9 triệu người.

Bên cạnh tiềm năng, thành phố đang đứng trước thách thức về ngập lụt, ô nhiễm, trật tự văn minh đô thị… Do vậy, thành phố cần sự quan tâm và có định hướng giải pháp đảm bảo phát triển bền vững.

Trong công tác phát triển đô thị, thành phố đạt nhiều kết quả, hệ thống hạ tầng được đầu tư, nâng cấp, mở rộng, cải thiện… Công tác đảm bảo trật tự đô thị dần đi vào nề nếp. Hà Nội đã ban hành các quy chế về quy hoạch, cơ bản hoàn thành khu hoạch phân khu, quy hoạch chuyên ngành, hiện đang xây dựng các quy chế, quy chuẩn quy hoạch cho các quận, huyện. Đồng thời, Hà Nội xây dựng công viên cây xanh, hồ nước, hệ thống gara ngầm, trạm dừng nghỉ…

Trong lĩnh vực giao thông đô thị, Hà Nội triển khai nhanh các thủ tục đầu tư những công trình trọng điểm, với các giải pháp đồng bộ giúp cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông, giảm các điểm nóng ùn tắc giao thông so với năm 2016.

Về phát triển nhà ở, đến 2020, thành phố triển khai chủ trương phục vụ tái định cư theo đặt hàng. Trong lĩnh vực cấp nước, thoát nước, Hà Nội đẩy nhanh tiến độ các dự án, tập trung phát triển nguồn nước, hạn chế sử dụng nước ngầm. Hiện có 98% người dân sử dụng nước sạch, khu vực nông thôn gần 50% người dân sử dụng nước sạch (năm 2016 là 37%). Khu vực nội thành giải quyết tình tạng úng ngập, còn 16 điểm so với năm 2016 là 24 điểm. Bên cạnh đó, thành phố đã trồng mới 540.000 cây xanh; tập trung đẩy nhanh xây dựng các nhà máy đốt rác phát điện…

Page 14: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892

19Số 57-58.2018 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

ÔNG TRẦN TRỌNG TUẤN - GIÁM ĐỐC SỞ XÂY DỰNG TP. HỒ CHÍ MINH

Thời gian tới, Hà Nội đặt ra những nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp thực hiện như sau: Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện các quy hoạch bao gồm quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch nông thôn, chương trình phát triển đô thị, quy hoạch giao thông, kế hoạch phát triển nhà ở; Thứ hai, đẩy mạnh đầu tư xây dựng các dự án phát triển đô thị, tập trung chỉ đạo những dự án hạ tầng, mặt bằng, hoàn thiện các khu đô thị mới, ưu tiên các khu đô thị mới phía Đông, chuẩn bị quỹ nhà ở tái định cư, nhà ở xã hội, hướng tới

đẩy mạnh phát triển các khu đô thị vệ tinh; Thứ ba, nâng cao hiệu quả đầu tư; Thứ tư, cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng, cấp phép xây dựng, xác định rõ người rõ việc; Thứ năm, khuyến khích tiến tới áp dụng công nghệ cao phát triển độ thị thông minh, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng tiện ích, điều hành hệ thống giao thông, cấp điện, nước… Thứ sáu, tuyên truyền, nâng cao nhận thức các tổ chức cá nhân về tầm quan trọng của công tác quy hoạch.

TP Hồ Chí Minh ban hành quy trình thực hiện thí điểm cơ chế một cửa liên thông điện tử

Trong năm 2017, thành phố đã ban hành quy trình

thực hiện thí điểm cơ chế một cửa liên thông điện tử với

nội dung chính là thực hiện cùng lúc 3 hồ sơ và hoàn

toàn nộp qua mạng. Ngoài ra, chủ đầu tư cũng có thể

nộp đồng thời ba hồ sơ trên với các hồ sơ khác. Cơ chế

này bắt đầu thực hiện từ 15/10/2017 và Thành phố đã giải

quyết được 22 hồ sơ trên tổng số 286 giấy phép đã cấp

của cả năm.

Sau ba tháng thí điểm, cơ chế một cửa liên thông điện

tử được doanh nghiệp và người dân đánh giá là hiệu quả,

tính khả thi cao.

Cùng với cơ chế một cửa, thành phố đã tiếp nhận hồ

sơ công bố hợp quy trực tuyến và trả lời trực tuyến được

đánh giá tốt. Số hồ sơ nộp trực tuyến cao hơn nộp trực

tiếp là 134,25%. Trong lộ trình xây dựng TP Hồ Chí Minh

trở thành thành phố thông minh thì việc ứng dụng cơ

chế lưu thông một cửa, đặc biệt là trong cấp phép xây

dựng là một giải pháp được đánh giá cao.

Tại Hội nghị, các doanh nghiệp đã chia sẻ những kinh

nghiệm thành công và đề xuất nhiều giải pháp thiết thực

nhằm giúp cho ngành Xây dựng có thêm nhiều giải pháp

đột phá để phát triển. Ông Nguyễn Bá Dương - Chủ tịch

HĐQT Cty Coteccons chia sẻ những kinh nghiệm thành

công của doanh nghiệp trong lĩnh vực thi công xây lắp.

Theo đó, Coteccons là doanh nghiệp thi công nhiều dự

án lớn, đặc biệt là dự án nhà 81 tầng cao nhất Việt Nam.

Coteccons đã thành công trong việc ứng dụng BIM vào

trong thiết kế, thi công công trình.

Trong quá trình thực hiện, Coteccons nhận thấy,

thông thường, chủ đầu tư sẽ gặp nhiều trở ngại, nhiều

chủ đầu tư có xu hướng chọn công ty thiết kế nước ngoài

nhưng vì thường kiến trúc sư nước ngoài không hiểu hết

đặc điểm tình hình trong nước nên trong nhiều trường

hợp không tìm được tiếng nói chung.

Nhờ áp dụng BIM, Coteccons đã giúp tìm được giải

pháp thiết kế tối ưu, giảm thiểu sai sót đến mức thấp

nhất, ngoài ra còn tập trung cải tiến giải pháp thi công

nhằm nâng cao chất lượng công trình. BIM đã giúp tiết

kiệm được từ 10-15% tổng vốn đầu tư của dự án.Ông Kiều Văn Mát - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sông

Đà Cao Cường báo cáo về vấn đề sử dụng tro xỉ thải của nhà máy nhiệt điện làm vật liệu xây dựng, thực tế cho thấy, việc sử dụng gạch nung đã tiêu tốn rất nhiều tài nguyên, khoáng sản, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trong khi đó, tro xỉ thải của các nhà máy nhiệt điện, xi măng… lại không được sử dụng, phải chốn lấp rất lãng phí.

Trước thực trạng đó, Công ty Sông Đà Cao Cường đã cùng với các nhà khoa học nghiên cứu thành công và đưa vào sử dụng dây chuyền sử dụng tro xỉ thải của các nhà

Page 15: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892

20 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

hướng đi chung với cùng một quyết tâm và nỗ lực vượt bậc thì mới có thể đạt được sự thành công.

Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo yêu cầu các Bộ, Ngành liên quan trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình, soạn thảo kế hoạch và chương trình hành động cụ thể nhằm phục vụ cho mục tiêu chiến lược xuất khẩu dịch vụ xây dựng, tạo những điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam phát triển lớn mạnh. Cần tìm những phương thức giải quyết mọi thủ tục nhanh chóng, thuận lợi nhất khi doanh nghiệp xây dựng đầu tư ra nước ngoài. Giản lược tối đa các thủ tục thành lập doanh nghiệp ở nước ngoài, thủ tục chuyển ngân, thủ tục xuất cảnh, xuất khẩu vật liệu, trang thiết bị thi công...

Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ngành Xây dựng đổi mới công nghệ, kỹ thuật và phương thức quản lý, khuyến khích phát triển theo hướng chuyên môn hóa thật sâu trong môi trường cạnh tranh toàn cầu, tránh sự dàn trải ngay trong ngành của mình.

Đặc biệt, chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, biết chia sẻ, biết tích hợp tinh hoa và đầy tinh thần sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng những thành tựu từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đảm bảo theo kịp sự tiến bộ của thế giới, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Đồng thời, Chính phủ cũng cần tạo điều kiện cho các ngành trong chuỗi cung ứng nói trên phát triển đồng bộ và kêu gọi sự đoàn kết, hợp tác vì một sứ mệnh và hoài bão chung, hoài bão của cả dân tộc ta được ngẩng cao đầu cùng sánh vai với bè bạn khắp năm châu, tạo nên một sức cạnh tranh mạnh mẽ của ngành Xây dựng Việt Nam trên trường quốc tế.

máy nhiệt điện sản xuất vật liệu xây dựng. Sau 7 năm nghiên cứu, sản phẩm đã được đưa ra thị trường, mang lại lợi ích kép cho xã hội, khi vừa tiết kiệm được tài nguyên đất, vừa lại giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường.

Tuy nhiên, sau đó, Công ty Sông Đà Cao Cường lại gặp phải khó khăn. Đó là lúc đầu, khi tro xỉ không ai mua, phải chôn lấp gây ô nhiễm môi trường nhưng khi Công ty nghiên cứu thành công, đầu tư máy móc thiết bị thì lại bị nhà máy nhiệt điện ép giá khi phải mua lại tro xỉ thải với giá rất cao, lên tới 100 nghìn đồng/m3. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp. Do đó, Công ty mong muốn Chính phủ và các Bộ, Ngành có các giải pháp quyết liệt để triển khai thực hiện chương trình sử dụng tro xỉ thải làm vật liệu xây dựng. Bản thân doanh nghiệp sẽ cố gắng hết sức thực hiện chương trình để giải quyết được mục tiêu kép cho xã hội.

Ông Lê Viết Hải - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đề cập đến lĩnh vực xuất khẩu dịch vụ xây dựng, đây không chỉ là cơ hội để phát triển kinh tế mà còn là một bước đi tất yếu cho yêu cầu phát triển bền vững.

Cơ hội và tiềm năng rõ ràng là rất lớn, nhưng những thách thức và khó khăn cũng không hề nhỏ. Để vượt qua những thách thức đó, cần phải có một chiến lược mang tầm vóc quốc gia, có sự hợp lực theo một

Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ngành Xây dựng đổi mới công nghệ, kỹ thuật và

phương thức quản lý

Thủ tướng Chính phủ trao Huân chương lao động hạng Nhì và hạng Ba cho lãnh đạo và cán bộ Bộ Xây dựng

Page 16: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892

21Số 57-58.2018 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Trần Kim Chung* - Hoàng Xuân Diễm**

* Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương** Nghiên cứu viên, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

TÌNH HÌNH KINH TẾ NĂM 20171. Những thành tựu đạt được

Một là, tất cả các chỉ tiêu về kinh tế mà Quốc hội đặt ra từ

đầu năm đều được hoàn thành. Tăng trưởng GDP cả năm đạt

6,81%, cao nhất trong 7 năm gần đây. Tỉ lệ lạm phát cả năm so

với năm 2016 ở mức thấp (3,53%), dưới mục tiêu đề ra. Xét về phía

cung, khu vực nông-lâm-thủy sản đạt mức tăng trưởng 2,90% (năm

2016 tăng 1,36%); lĩnh vực công nghiệp, mặc dù ngành khai khoáng

sụt giảm mạnh (giảm 7,01%, mức giảm sâu nhất trong 7 năm gần đây),

nhưng ngành công nghiệp chế biến đạt mức tăng trưởng vượt bậc (tăng

14,4%, mức cao nhất kể từ năm 2011)[13].

Kinh tế Việt Nam năm 2017 có khởi đầu không thuận lợi, nhưng đã phục hồi kể từ quý II/2017 và đạt tất cả các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội vào cuối năm. Quy mô nền kinh tế năm 2017 theo giá hiện hành đạt 5.007,9 nghìn tỉ đồng; GDP bình quân đầu người ước tính đạt 53,5 triệu đồng (tương đương 2.385 USD)[13]. Bài viết tổng quan lại tình hình kinh tế năm 2017 qua những thành tựu đạt được và những tồn tại hạn chế. Bàn về triển vọng kinh tế năm 2018 thông qua bối cảnh, triển vọng và một số rủi ro tiềm tàng, đưa ra một số đề xuất kiến nghị đối với các cơ quan quản lý để duy trì đà tăng trưởng và phát triển tốt cho nền kinh tế trong năm 2018.

Việt Nam đăng cai và tổ chức thành công chuỗi các sự kiện trong khuôn khổ năm APEC 2017

Kinh tế Việt Nam 2017 và triển vọng 2018

Page 17: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892

22 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

Hai là, các hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam

có kết quả vượt bậc. Đây là năm thứ hai Việt Nam đăng cai

và tổ chức thành công chuỗi các sự kiện trong khuôn khổ

năm APEC 2017, tiếp tục khẳng định đường lối đối ngoại

độc lập, tự chủ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế

sâu rộng. Đây cũng là năm mà lượng vốn đầu tư trực tiếp

(FDI) ở Việt Nam tăng đột biến trong vòng 10 năm trở lại

đây (vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm đạt 29,7 tỷ

USD; vốn thực hiện đạt 17,5 tỷ USD). Cán cân thương mại

hàng hóa tính chung cả năm 2017 xuất siêu 2,7 tỷ USD với

tổng mức lưu chuyển hàng hóa đạt mức kỷ lục, vượt mốc

400 tỷ USD[13]. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng

hóa xuất khẩu tăng 17,6% so với năm 2016, và theo xếp

hạng của WTO, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt

Nam đã tăng từ vị trí 50 lên vị trí 26 trong 10 năm qua [17].

Ba là, năng lực thể chế của nền kinh tế được thúc đẩy

mạnh. Có 3 Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương

5 Khóa XII về tiếp tục hoàn thiện thể chế nền kinh tế thị

trường, về đưa cải cách doanh nghiệp nhà nước đi vào

thực chất, về thực sự coi khu vực kinh tế tư nhân là động

lực phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, Quốc hội ban hành

Nghị quyết về xử lý nợ cho nền kinh tế và sửa đổi bổ sung

Luật quản lý nợ. Chính phủ cũng ban hành một loạt Nghị

quyết trong đó chú trọng về cải thiện môi trường đầu tư

kinh doanh (Nghị quyết 19/2017). Các văn bản thể chế

tạo tiền đề quan trọng cho những cải cách sâu rộng hơn

nữa theo hướng thị trường của Việt Nam [15].

Bốn là, khu vực doanh nghiệp có những bước phát

triển mạnh. Quá trình cổ phần hóa các DN Nhà nước và

thoái vốn nhà nước trong các doanh nghiệp trong năm

2017 đi vào thực chất. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt

danh mục DNNN cổ phần hóa và bán vốn Nhà nước theo

từng năm cho tới năm 2020 [8].Trong khi đó, khu vực kinh

tế tư nhân ngày càng có vai trò quan trọng. Khu vực này

đóng góp tới 40,5% tổng vốn đầu tư thực hiện năm 2017,

cao hơn của khu vực nhà nước (chiếm 35,7%) và khu vực

có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 23,8%) [13]. Khu vực này

cũng chiếm tỉ trọng tới 41,8% trong nền kinh tế [9].

Năm là, cải cách còn được thể hiện trong các nỗ

lực của Chính phủ trong việc cải thiện môi trường kinh

doanh. Ở hầu hết các Bộ, Ngành và địa phương đều có

các hoạt động cụ thể để giảm số điều kiện kinh doanh,

thu hẹp danh mục kiểm tra chuyên ngành, giảm số lượt

kiểm tra chuyên ngành, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong

quản lý. Năm 2017, xếp hạng môi trường kinh doanh

(Doing business 2018) của Ngân hàng thế giới cho thấy,

Việt Nam đã được xếp hạng tăng 14 bậc (68/190) so với

năm 2016 (82/190) [11].

Sáu là, các thị trường bộ phận phát triển mạnh. Thị

trường chứng khoán tăng trưởng vượt trội, VN-Index

tăng 48% năm 2017, vượt đỉnh 10 năm lên 984 điểm [12].

Tổng giá trị mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài đạt

khoảng 1,85 tỷ USD, ước tăng 6,5 lần so với năm 2016 [3].

Thị trường bất động sản phục hồi, có hai đợt bùng phát

nhỏ về đất nền phía tây Hà Nội và phía tây Thành phố Hồ

Chí Minh. Bên cạnh đó, thị trường đang bùng nổ về sản

phẩm bất động sản mới (condotel, officetel và hometel)

[14]. Mặc dù còn rất nhiều ý kiến trái chiều nhau về sản

phẩm mới này nhưng năm 2017, đây là một động lực

thúc đẩy thị trường bất động sản.

2. Những tồn tại hạn chếThứ nhất, nợ công của Việt Nam còn cao nhưng chưa

có dấu hiệu được kiểm soát bền vững [16]. Năm 2017, ước

tính nợ công của Việt Nam bằng khoảng 62,6% GDP, chỉ

còn cách ngưỡng trần không xa (là 65% GDP). Với tỉ lệ nợ

cao, việc vay thêm nợ mới sẽ gặp khó khăn. Bên cạnh đó,

áp lực trả nợ khiến cho các khoản chi cho đầu tư phát

triển bị ảnh hưởng. Năm 2017, chi trả nợ gốc và lãi chiếm

khoảng 19,6% trong tổng chi ngân sách; chi cho đầu tư

phát triển chỉ chiếm 21,3%, còn lại là chi thường xuyên.

Gánh nặng trả nợ công (% tổng thu ngân sách) đã tăng

từ13,5% năm 2012 lên khoảng 21,7% năm 2017 [2]. Thực

trạng này đòi hỏi Việt Nam phải có những cải cách quyết

liệt trong cơ cấu thu, chi ngân sách.

Thứ hai, mặc dù tình hình giải ngân vốn đầu tư công

năm 2017 vẫn đạt kế hoạch đề ra (đạt 83,9% tổng kế

hoạch vốn đầu tư nguồn NSNN năm 2017) [10], nhưng

vẫn tồn tại nhiều vướng mắc. Giải ngân vốn đầu tư từ

NSNN chậm tập trung vào 5 nhóm: Quy định trình tự, thủ

Thị trường chứng khoán tăng trưởng vượt trội, VN-Index tăng 48% năm 2017, vượt đỉnh 10 năm lên 984 điểm

Page 18: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892

tục đầu tư công chặt chẽ hơn; thủ tục đầu tư xây dựng

sau khi giao kế hoạch còn mất nhiều thời gian; thủ tục

thanh quyết toán vốn có nhiều đặc thù; công tác giải

phóng mặt bằng và năng lực quản lý hạn chế; thời tiết

không thuận lợi.

Thứ ba, một số dự án BOT về giao thông đường bộ bị

phản đối, gây hiệu ứng không tích cực đối với chủ trương

xã hội hóa các dự án phát triển giao thông. Mặc dù chủ

trương là đúng đắn, việc thực hiện trong thực tế lại có

nhiều vấn đề như nhà đầu tư thu phí cao, đặt trạm thu

phí ở vị trí không phù hợp. Thanh tra các dự án BOT đã

phát hiện ra những sai phạm trong hạch toán thu chi và

xác định thời gian thu hồi vốn của các dự án, trong công

tác đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, làm dấy lên những nghi

ngờ về vấn đề lợi ích nhóm [6].

Thứ tư, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ

đã làm xuất hiện các loại hình kinh doanh mới (như các

hình thức hợp đồng điện tử của Uber, Grab), các loại

tiền mới (như Bitcoin), và sự phát triển nở rộ của thương

mại điện tử, kinh doanh trực tuyến. Các cơ quan nhà

nước còn nhiều lúng túng trong công tác quản lý (như

vấn đề đối xử công bằng giữa taxi Uber, Grab và các

hãng taxi truyền thống; có hay không nên công nhận

Bitcoin là một loại tiền trong giao dịch; vấn đề quản lý

và truy thu thuế đối với các hoạt động kinh doanh trên

mạng) [5].

Thứ năm, việc thực hiện thoái vốn thành công tại

Sabeco và Vinamilk và câu chuyện sau đó đặt ra nhiều vấn

đề cần đề cập. Thứ nhất, cải cách doanh nghiệp nhà nước

đã đi vào giai đoạn quan trọng, liên quan đến những khối

tài sản lớn của nhà nước. Nếu quá trình bán vốn chỉ có

nhà đầu tư nước ngoài mua, liệu sau một chu kì, vấn đề

tự chủ kinh tế sẽ xử lý thế nào. Thứ hai, số tiền sau khi

bán vốn DNNN sẽ được sử dụng như thế nào để mang

lại lợi ích lớn nhất cho nền kinh tế Thứ ba, khi một nguồn

lực lớn (4,8 tỷ USD) được đưa vào nền kinh tế, liệu các cơ

quan có quản lý hiệu quả nguồn vốn này? [1].

TRIỂN VỌNG KINH TẾ NĂM 20181. Bối cảnhDự báo năm 2018, nền kinh tế thế giới tiếp tục hồi

phục nhưng không có nhiều đột biến so với năm 2017.

Theo IMF dự báo, tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2018

sẽ tăng khoảng 3,7%, cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với

năm 2017. Các nền kinh tế phát triển được dự báo sẽ tăng

trưởng thấp hơn 2% (năm 2017 là 2,2%). Tăng trưởng

thương mại toàn cầu năm 2018 được dự báo ở mức 4%

(thấp hơn 0,2 điểm phần trăm so với năm 2017). Giá cả

các loại hàng hóa sẽ tăng nhưng ở mức rất nhẹ [4].

Bối cảnh kinh tế trong nước sẽ thuận lợi hơn năm

2017. Tình hình năm 2017 kết thúc tốt đẹp đã tạo cơ sở

để năm 2018 có bước phát triển tốt hơn trong xu thế lạc

quan chung của toàn thị trường. Các cải cách về thể chế

và môi trường kinh doanh tiếp tục được thực hiện, khu

vực kinh tế tư nhân được quan tâm đến nhiều hơn sẽ

tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các hoạt động kinh tế,

phát huy mọi nguồn lực trong người dân. Các hiệp định

thương mại phát huy hiệu lực trong năm 2018 sẽ mở ra

nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam.

2. Triển vọngCác tổ chức quốc tế và các chuyên gia kinh tế đều đưa

ra các mức dự báo rằng, năm 2018, kinh tế Việt Nam sẽ

tiếp tục tăng trưởng ổn định. GDP có thể đạt mức tăng

trưởng từ 6,5%-6,9%. Lạm phát có thể được kìm giữ ở mức

3-4%. Bội chi ngân sách ở mức 3%GDP. Lãi suất năm 2018

được dự báo bằng với năm 2017. Tỷ giá VND/USD chịu áp

lực tăng giá do luồng vốn FDI đổ vào nhiều, tuy nhiên sẽ

được kiềm chế một phần bởi thặng dư thương mại và can

thiệp của ngân hàng nhà nước. Nợ công tiếp tục được

kiểm soát dưới trần (dù rất sát nhưng chưa vượt trần). Xuất

nhập khẩu tiếp tục tăng trưởng tốt. Thoái vốn ở các doanh

nghiệp nhà nước sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn. Cơ quan quản

lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp đi vào hoạt động,

công cuộc bỏ cơ quan chủ quản, cấp hành chính chủ quản

doanh nghiệp nhà nước đi vào thực chất. Nợ xấu trong hệ

thống ngân hàng sẽ tiếp tục được cải thiện tích cực trong

bối cảnh các ngân hàng thương mại đang triển khai áp

dụng tiêu chuẩn Basel II trong quản trị rủi ro.

Thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản có nhiều triển vọng tăng trưởng tiếp theo năm 2017

23Số 57-58.2018 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Page 19: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892

Thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản

có nhiều triển vọng tăng trưởng tiếp theo năm 2017 vào

những tháng cuối năm của năm âm lịch Đinh Dậu. Đối với

thị trường bất động sản, có khả năng đà tăng trưởng sẽ

tiếp tục trong năm 2018 tuy không được như năm 2017.

Tương tự, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo định

hướng xuất khẩu sẽ tiếp tục đà tăng trưởng tốt nhưng

khó đạt mức đột biến như năm 2017. Ngành du lịch sẽ

tiếp tục có một năm thuận lợi trong bối cảnh các nền

kinh tế đều phục hồi, thu nhập của người dân tăng. Cuộc

cách mạng 4.0 đang diễn ra sẽ không chỉ tạo ra các ngành

nghề mới hấp dẫn, mà còn giúp tăng năng suất lao động,

tiết kiệm chi phí ở các ngành truyền thống.

3. Một số rủi ro tiềm tàngNăm 2018, mặc dù được dự báo thuận lợi, song vẫn có

một số rủi ro tiềm tàng. Thứ nhất, rủi ro đến từ kinh tế và

chính trị thế giới, khi các nước có xu hướng quay trở lại

với bảo hộ mậu dịch (điển hình là việc Mỹ rút khỏi TPP và

thực hiện các biện pháp bảo hộ thương mại), căng thẳng

trên bán đảo Triều Tiên và khu vực Nam Á diễn biến khó

lường… Với một nền kinh tế có độ mở cao, các cú sốc từ

thị trường thế giới sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến nền

kinh tế Việt Nam.

Thứ hai, rủi ro đến từ chính cấu trúc và năng lực nội tại

của nền kinh tế Việt Nam. Đóng góp cho cán cân thương

mại năm vừa qua chủ yếu đến từ các doanh nghiệp FDI.

Xuất siêu trong năm 2017 là nhờ khu vực có vốn đầu tư

nước ngoài (xuất siêu 28,8 tỷ USD), trong khi khu vực kinh

tế trong nước nhập siêu (26,1 tỷ USD) [13]. Tăng trưởng

đột biến của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo năm

2017 phần nhiều là do đóng góp của các doanh nghiệp

đầu tư nước ngoài lớn [7]. Đầu tư gián tiếp của nước ngoài

lớn, thông qua đầu tư vào thị trường chứng khoán, tiềm

ẩn nhiều rủi ro khi nhà đầu tư đột ngột rút vốn. Rõ ràng,

vẫn cần tiếp tục nâng cao năng lực của các doanh nghiệp

trong nước để cân bằng bớt sự phụ thuộc từ các doanh

nghiệp nước ngoài.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊMột là, tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện thể chế kinh

tế thị trường; cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh

nhằm giảm chi phí cho doanh nghiệp, tạo môi trường

kinh doanh bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, nhất

là đối với khu vực kinh tế tư nhân. Các cải cách cần hướng

đến nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh của nền

kinh tế, tránh việc tăng trưởng phụ thuộc quá nhiều vào

vốn.

Hai là, cần tiếp tục mở rộng các hoạt động kinh tế đối

ngoại, phát huy thành công của năm APEC 2017. Những

lợi ích từ các Hiệp định thương mại mới cần được phổ

biến rộng rãi tới cộng đồng doanh nghiệp, cùng những

hỗ trợ cụ thể cho các doanh nghiệp tận dụng tốt nhất các

lợi ích này.

Ba là, cần tiếp tục có những cải cách thực chất về cơ

cấu thu chi ngân sách, trong bối cảnh nguồn thu ngày

càng hạn hẹp. Cần tăng tỉ trọng chi cho đầu tư phát triển,

giảm bớt chi thường xuyên thông qua tinh gọn bộ máy

hành chính nhà nước. Triệt để tuân thủ công tác quản lý

nợ công theo hướng giảm dần nợ công. Cần có các giải

24 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

Page 20: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892

25Số 57-58.2018 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

pháp cụ thể để huy động các nguồn lực trong xã hội,

giảm áp lực cho ngân sách nhà nước. Tăng cường chỉ đạo,

kiểm tra trong giải ngân vốn đầu tư công để nguồn vốn

này được triển khai nhanh chóng và hiệu quả.

Bốn là, tiếp tục khai thác các nguồn lực nước ngoài

và trong dân để phát triển cơ sở hạ tầng. Rà soát và chỉnh

đốn lại tất cả các dự án BOT trên phạm vi cả nước theo

hướng công khai, minh bạch. Đẩy nhanh việc triển khai

các đoạn đường cao tốc trên toàn tuyền Bắc Nam. Đẩy

mạnh nghiên cứu triển khai dự án đường sắt tốc độ cao

Bắc – Nam. Đẩy mạnh việc nghiên cứu triển khai sân

bay Long Thành. Đẩy nhanh việc hiện đại hóa cảng Lạch

Huyện – Đình Vũ; đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam; đẩy

mạnh triển khai các đặc khu kinh tế Vân Đồn, Vân Phong

và Phú Quốc để tạo ra các cực tăng trưởng mới.

Năm là, nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách

phù hợp với các bước phát triển mới của thị trường bất

động sản. Trước hết, các văn bản quy phạm pháp luật

điều chỉnh, chế tài các sản phẩm condotel, officetel,

hometel. Thứ đến, nghiên cứu các công cụ tài chính bất

động sản như tái thế chấp, ngân hàng tiết kiệm tương hỗ

bất động sản. Đẩy mạnh hướng dẫn triển khai quỹ đầu tư

tín thác bất động sản.

Nền kinh tế Việt Nam đã có một năm thực sự đột phá với sự hồi phục và phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các lĩnh vực. Sự tăng trưởng này, cùng với triển vọng lạc quan của kinh tế thế giới, tạo cơ sở vững chắc cho việc kỳ vọng nền kinh tế năm 2018 tiếp tục đạt được mức tăng trưởng cao. Các doanh nghiệp nói chung, nhất là khu vực kinh tế tư nhân, có nhiều cơ hội để khai thác trong năm 2018. Tuy nhiên, trong nội tại nền kinh tế vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Trong khi đó, những rủi ro địa-chính trị trong một thế giới ngày càng bất định sẽ có nhiều ảnh hưởng đến nền kinh tế vốn có độ mở cao như Việt Nam. Việt Nam cần tiếp tục kiên định những cải cách theo hướng thị trường tạo môi trường vĩ mô ổn định và đưa ra tầm nhìn dài hạn để duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong các năm tới.

Tài liệu tham khảo1. 5 tỷ USD bán cổ phần Sabeco chi như thế nào?https://

baomoi.com/5-ty-usd-ban-co-phan-sabeco-chi-nhu-the-

nao/c/24414310.epi

2. Báo cáo Điểm lại: Cập nhật tình hình phát triển kinh

tế Việt Nam năm 2017, Ngân hàng Thế giới, 12/2017.

3. Báo cáo tổng quan thị trường tài chính năm 2017,

Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia.

4. Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới, IMF, tháng

10/2017.

5. Bitcoin và kỳ tích đáng lo ngại. https://-baomoi.-

com/-bitcoin-va-ky-tich-dang-lo-ngai/c/24201268.epi

6. Cấp bách chữa khuyết tật dự án BOT giao

thông - kỳ 1. http://-tin-nhanh-chung-khoan.-vn/-dau-

tu/-cap-bach-chua-khuyet-tat-du-an-bot-giao-thong-

ky-1-213163.html

7.http://anninhthudo.vn/kinh-doanh/gdp-tang-

truong-ngoan-muc-samsung-formosa-dong-gop-lon-

cho-nen-kinh-te/752872.antd

8.http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/thoi-

su/2017-12-01/bao-cao-hoan-chinh-chi-tiet-ve-co-phan-

hoa-doanh-nghiep-nha-nuoc-51026.aspx

9. http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/tang-

truong-kinh-te-2017-kien-tao-nen-ky-tich-420341.html

10.https://baomoi.com/giai-ngan-von-dau-tu-tu-

nguon-nsnn-nam-2017-dat-83-9/c/24391530.epi

11. Môi trường kinh doanh Việt Nam tăng 14 bậc,

nhưng 4/10 chỉ số giảm bậc. https://vov.vn/kinh-te/moi-

truong-kinh-doanh-viet-nam-tang-14-bac-nhung-410-

chi-so-giam-bac-692191.vov

12. Thị trường chứng khoán 29/12: VN-Index tăng

48% năm 2017, vượt đỉnh 10 năm lên 984 điểm. http://

vietnambiz.vn/thi-truong-chung-khoan-2912-vn-

index-tang-48-nam-2017-vuot-dinh-10-nam-len-984-

diem-41657.html

13. Thông cáo báo chí về tình hình kinh tế-xã hội năm

2017 của Tổng cục Thống kê, ngày 27/12/2017.

14. Trần Kim Chung, Đào Xuân Tùng Anh (2018). Thị

trường bất động sản Việt Nam: Thực trạng năm 2017 và

triển vọng 2018. Sắp xuất bản.

15. Trần Kim Chung, Trần Tiến Dũng (2018). Thể chế

kinh tế đối với khu vực doanh nghiệp: Thực trạng và giải

pháp. Sắp xuất bản.

16. Trần Ngọc Hoàng (2107). Giải pháp nâng cao

hiệu quả quản lý nợ công của Việt Nam. http://-tap-

chi-tai-chinh.-vn/-kinh-te-vi-mo/kinh-te-dau-tu/-giai-

phap-nang-cao-hieu-qua-quan-ly-no-cong-cua-viet-

nam-118889.html.

17. Xuất khẩu cán mức kỷ lục. http://vneconomy.vn/kim-

ngach-xuat-khau-can-muc-ky-luc-20180102171508966.htm

Page 21: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892

26 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

BƯỚC TIẾN MỚIVỚI NHỮNG KẾT QUẢ ĐÁNG GHI NHẬN

CỦA NGÀNH XÂY DỰNG

NHỮNG KẾT QUẢ QUAN TRỌNGĐạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu phát triển chủ yếuHoạt động xây dựng duy trì tăng trưởng khá cao với tốc độ 8,7% so

với năm 2016, đóng góp 0,54 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng

chung, đứng thứ ba trong số các ngành đóng góp điểm phần trăm

vào mức tăng GDP cả nước.

Tỷ lệ đô thị hóa cả nước đạt khoảng 37,5% (tăng 0,9% so với năm

2016); đạt xấp xỉ cận dưới của các chỉ tiêu theo Nghị quyết Đại hội

đảng toàn quốc lần thứ XII (38-40%). Hiện cả nước có 813 đô thị (tăng

11 đô thị so với năm 2016).

Tỷ lệ phủ kín quy hoạch chung xây dựng đô thị đạt 100%, quy

hoạch phân khu đạt khoảng 77% (tăng 2% so với năm 2016), quy

hoạch chi tiết đạt khoảng 38% (tăng 3% so với năm 2016); Quy hoạch

xây dựng nông thôn đạt 99,4% (tăng 0,4% so với năm 2016). Diện

tích bình quân nhà ở toàn quốc đạt khoảng 23,4 m2sàn/người, tăng

0,6m2sàn/người so với 2016. Tổng sản

lượng xi măng tiêu thụ khoảng 81

triệu tấn, tăng 7% so với năm 2016, đạt

100% kế hoạch năm.

Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, công cụ quản lý nhà nước được tập trung chỉ đạo thực hiện và hoàn thành khối lượng công việc lớn

Đảm bảo tiến độ xây dựng 02 dự

án Luật (Luật Quản lý phát triển đô

thị và Luật Kiến trúc), trình Quốc hội

thông qua trong năm 2018 và 2019;

Chủ động rà soát, hoàn thành hồ sơ

đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung

Với tinh thần chỉ đạo xuyên suốt

năm 2017 là quán triệt và bám sát các

mục tiêu, nhiệm vụ trong các Nghị quyết

của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các

Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính

phủ cùng nỗ lực phấn đấu cao độ, quyết

tâm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm

vụ của Ngành được xác định trong kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong

năm; Bộ Xây dựng đã chủ động tổ chức,

ban hành đầy đủ, kịp thời và tập trung

chỉ đạo thực hiện quyết liệt các chương

trình, kế hoạch đặt ra. Ngành Xây dựng

đã vượt qua khó khăn, thách thức, đạt

được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Tỷ lệ đô thị hóa cả nước đạt khoảng 37,5% (tăng 0,9% so với năm 2016)

*Phó Giám đốc Học viện Cán bộ QLXD & Đô thị

Ths. Nguyễn Tiến Hội (Tổng hợp)

Page 22: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892

một số điều của Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh

bất động sản, Luật Quy hoạch đô thị và đã được Chính phủ

thông qua để đưa vào Đề nghị điều chỉnh Chương trình

xây dựng Luật, pháp lệnh 2018. Tổng kết Nghị định số

117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 về sản xuất, cung cấp

và tiêu thụ nước sạch để lập hồ sơ đề nghị xây dựng Luật

Cấp nước. Đã trình và được Chính phủ, Thủ tướng Chính

phủ ký ban hành 09 văn bản. Hoàn thành, trình và được

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hoàn thiện hệ

thống định mức và giá xây dựng” và cơ bản hoành thành

Đề án “Đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống quy chuẩn,

tiêu chuẩn kỹ thuật ngành xây dựng đến 2020, tầm nhìn đến

năm 2030 ” trình Thủ tướng Chính phủ. Nếu thực hiện tốt

02 Đề án quan trọng này sẽ tạo ra sự đột phá trong việc

nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng và phòng ngừa tham

nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực xây dựng. Trong năm 2017

đã sửa đổi, bổ sung 1.924 định mức kinh tế - kỹ thuật, ban

hành suất đầu tư năm 2016; công bố 28 tiêu chuẩn và

thẩm định 60 tiêu chuẩn xây dựng.

Công tác quản lý đầu tư xây dựng có chuyển biến tích cực

Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ ban hành Nghị định

số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 về sửa đổi, bổ sung

một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày

18/6/2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng và Nghị định

số 53/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 quy định các loại giấy

tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng, trong

đó có nhiều nội dung đổi mới theo hướng tăng cường

phân cấp, ủy quyền hợp lý trong quản lý các hoạt động

xây dựng, nhất là đối với 02 thành phố lớn Hà Nội và TP.

Hồ Chí Minh; phân định rõ trách nhiệm, phù hợp với chức

năng, nhiệm vụ và năng lực thực hiện của các cơ quan

quản lý nhà nước chuyên ngành, cơ quan chuyên môn

về xây dựng, người quyết định đầu tư, đồng thời cắt giảm

các quy định, thủ tục hành chính không còn phù hợp.

Quy trình, thủ tục, thời gian thực hiện cấp phép xây

dựng được đơn giản và rút ngắn. Chỉ số cấp phép xây

dựng (theo Báo cáo về môi trường kinh doanh của Ngân

hàng Thế giới) được xếp hạng thứ 20/190 quốc gia, tăng

4 bậc so với năm 2016 và là chỉ số có thứ hạng cao nhất

trong 10 chỉ số được xếp hạng của Việt Nam.

Chất lượng công tác thẩm định dự án, thiết kế và dự

toán xây dựng của các chủ thể được nâng cao hơn, góp

phần chống thất thoát, lãng phí đối với các dự án sử dụng

vốn ngân sách nhà nước, kịp thời ngăn ngừa các rủi ro về

chất lượng đảm bảo an toàn công trình. Chất lượng các

công trình xây dựng về cơ bản được đảm bảo, chất lượng

các công trình trọng điểm, có quy mô lớn được kiểm soát

chặt chẽ, số lượng sự cố giảm so với cùng kỳ và không xảy

ra sự cố nghiêm trọng:

Công tác thanh tra xây dựng được tăng cường. Cả

nước đã thực hiện thanh tra, kiểm tra 28.632 lượt công

trình. Số công trình vi phạm giảm 13,2%; công trình sai

phép giảm 5,1%; công trình không phép giảm 1,85% so

với năm 2016. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính

phủ, Bộ Xây dựng đã hoàn thành 02 cuộc kiểm tra toàn

Ngành đã triển khai Đề án Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu

27Số 57-58.2018 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Page 23: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892

quốc về quy hoạch và hoạt động xây dựng đô thị và một

số dự án bất động sản lớn, sử dụng nhiều đất và đã báo

cáo Thủ tướng Chính phủ. Tiếp tục rà soát, xây dựng cơ

sở dữ liệu về giá xây dựng, thực hiện công bố chỉ số giá

xây dựng trên phạm vi cả nước. Đến nay đã có 57/63 tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện công bố chỉ

số giá xây dựng.

Công tác quy hoạch, quản lý phát triển đô thị và nông thôn ngày càng đi vào nề nếp

Trong năm 2017, Bộ đã tổ chức lập, thẩm

định, trình và được Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt 03 đồ án và 03 nhiệm

vụ quy hoạch; tổ chức thẩm

định nhiệm vụ 02 đồ án quy

hoạch chung khu chức

năng đặc thù, 05 đồ án

quy hoạch vùng. Tỷ lệ

số xã có quy hoạch

xây dựng nông thôn

mới trên cả nước đạt

khoảng 99,4%. Tiếp

tục nghiên cứu xây

dựng, điều chỉnh các

định hướng, chiến

lược, chương trình, kế

hoạch về phát triển đô

thị, hạ tầng kỹ thuật theo

hướng phù hợp với thực tiễn

và đáp ứng các điều kiện yêu cầu

phát triển mới, đặc biệt là vấn đề ứng

phó biến đổi khí hậu và phát triển xanh.

Nghiên cứu điều chỉnh Chiến lược phát triển đô thị

quốc gia, xây dựng Chương trình phát triển đô thị quốc

gia giai đoạn 2020-2030, Kế hoạch phát triển đô thị tăng

trưởng xanh Việt Nam. Hoàn thành trình Thủ tướng Chính

phủ Điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp

chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

Triển khai Đề án Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó

với biến đổi khí hậu. Hướng dẫn một số nội dung về xây

dựng đô thị tăng trưởng xanh; thực hiện một số nhiệm vụ

quan trọng về phát triển đô thị theo hướng bảo vệ môi

trường và ứng phó biến đổi khí hậu.

Tính đến nay đã có 51/63 địa phương triển khai thực

hiện lập Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh. Trong

năm 2017, Bộ đã công nhận phân loại cho 12 đô thị, các

địa phương đã thẩm định, công nhận đối với 11 đô thị

loại V. Đến nay, toàn quốc có 813 đô thị (tăng 11 đô thị

loại V so với năm 2016), bao gồm: 02 đô thị loại đặc biệt,

19 đô thị loại I, 23 đô thị loại II, 45 đô thị loại III, 84 đô thị

loại IV, 640 đô thị loại V; tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 37,5%

(tăng 0,9% so với năm 2016).

Thị trường Bất động sản cơ bản được kiểm soát, tiếp tục tăng trưởng

Tổng số dự án bất động sản đang triển khai là 3.077 dự

án với vốn đầu tư khoảng 3,3 triệu tỷ đồng,

sử dụng 79.943 ha đất. Dư nợ tín

dụng bất động sản đến Quý

III/2017 khoảng 447 nghìn

tỷ đồng, chiếm khoảng

6-8% tổng dư nợ tín

dụng và ở trong

ngưỡng an toàn.

Cơ cấu tín dụng

và tiêu chuẩn

vay kinh doanh

bất động sản

được kiểm soát

chặt chẽ hơn.

Tiếp tục nghiên

cứu, bổ sung, đề

xuất cơ chế, chính

sách, giải pháp huy

động các nguồn lực cho

công tác phát triển nhà ở;

tập trung tháo gỡ các khó khăn,

vướng mắc đối với các chương trình hỗ

trợ về nhà ở:

Tính đến hết năm 2017, diện tích bình quân nhà ở

toàn quốc đạt khoảng 23,4 m2sàn/người, tăng 0,6 m2 sàn

so với năm 2016, trong năm 2017 đã hoàn thành thêm

khoảng 0,19 triệu m2 nhà ở xã hội tại khu vực đô thị, đưa

tổng diện tích nhà ở xã hội khu vực đô thị đạt khoảng

3,49 triệu m2.

Trong năm 2017, Bộ Xây dựng đã tổ chức các đoàn

liên ngành để kiểm tra, rà soát tình hình quy hoạch, đầu

tư xây dựng trụ sở liên cơ quan cấp tỉnh, khu trung tâm

hành chính tập trung trên địa bàn cả nước; hướng dẫn,

theo dõi, đôn đốc và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính

phủ; tham gia phối hợp việc xử lý, sắp xếp nhà, đất thuộc

sở hữu nhà nước tại một số Bộ, Ngành và địa phương.

Thị trường Bất động sản cơ bản được kiểm soát

28 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

Page 24: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892

Công nghiệp vật liệu xây dựng phát triển mạnh

Bộ Xây dựng đã hoàn thành, trình

Thủ tướng Chính phủ Quy hoạch Phát

triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến

năm 2025, định hướng đến năm 2035;

đang nghiên cứu, lập Quy hoạch thăm

dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm

xi măng và Quy hoạch vật liệu xây dựng

chủ yếu. Triển khai “Đề án đẩy mạnh xử

lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà

máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất, phân

bón làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây

dựng và trong các công trình xây dựng”,

tính đến tháng 12/2017, Bộ Xây dựng đã

xây dựng và công bố 07 Tiêu chuẩn, 01

Quy chuẩn và 01 Chỉ dẫn kỹ thuật liên

quan đến việc sử dụng tro, xỉ, thạch cao

và đang tổ chức xây dựng 05 Tiêu chuẩn,

08 Chỉ dẫn kỹ thuật và 04 Định mức khác

có liên quan.

Tổ chức Hội nghị toàn quốc về vật liệu

xây dựng, đề xuất các phương hướng để

phát triển bền vững, bảo vệ môi trường,

tiết kiệm tài nguyên khoáng sản; bổ

sung giải quyết các khó khăn vướng

mắc liên quan đến chính sách xuất khẩu,

thuế, khoáng sản làm vật liệu xây dựng;

chủ động rà soát, sửa đổi các quy định

về chứng nhận, công bố hợp quy đối với

sản phẩm, hàng hóa, vật liệu xây dựng

thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước ngành

Xây dựng.

Công tác cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách hành chính, trọng tâm là thủ tục hành chính được quan tâm đặc biệt, có chuyển biến mạnh mẽ

Ngành đã hoàn thành hồ sơ đề nghị

xây dựng Luật sửa đổi một số điều của

Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị,

Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất

động sản. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và

Đầu tư xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ

sung một số Nghị định nhằm giải quyết

vướng mắc về đầu tư, kinh doanh, tạo

sự liên thông giữa các thủ tục đầu tư với các thủ tục về đất đai, xây dựng,

đấu thầu, môi trường.

Nỗ lực vượt qua khó khăn, duy trì tăng trưởng sản xuất, đẩy mạnh tái cơ cấu và cổ phần hóa các doanh nghiệp

Hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp có khởi sắc. Tốc độ

tăng trưởng về sản xuất kinh doanh bình quân đạt 16,6% so với năm 2016.

Tổng giá trị sản xuất kinh doanh của 15 doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng

ước đạt 131.933 tỷ đồng, đạt 104% kế hoạch năm, tăng 16,6% so với năm

2016; tổng giá trị đầu tư ước đạt 10.792 tỷ đồng, bằng 65,78% kế hoạch

năm; doanh thu ước đạt 119.834 tỷ đồng, bằng 108,4% kế hoạch năm; lợi

nhuận trước thuế ước đạt 5.952 tỷ đồng, bằng 102,7% kế hoạch năm; nộp

ngân sách ước đạt 6.928 tỷ đồng, bằng 128,2% kế hoạch năm; tỷ suất lợi

nhuận/doanh thu đạt trung bình 4,97%.

Đổi mới toàn diện và đồng bộ hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập, giảm dần đầu mối theo hướng nâng cao năng lực tự chủ, hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Năm qua, Ngành đã thực hiện sắp xếp, kiện toàn hệ thống các đơn vị sự

nghiệp công lập trực thuộc, hiện Bộ có 39 đơn vị sự nghiệp công lập, giảm

3 đơn vị so với cuối năm 2016 do thực hiện việc giải thể, sáp nhập. Các đơn

vị nghiên cứu khoa học tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ, dự án, đề tài

khoa học công nghệ. Các đơn vị khối đào tạo tiếp tục nghiên cứu đổi mới

nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, thực hiện giao nhiệm vụ

đào tạo hướng tới đặt hàng. Đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ

cán bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ chuyên môn, công nhân kỹ thuật ngành

Xây dựng. Trong năm 2017, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị đã

tổ chức được 275 lớp với số lượng 14.870 học viên; các trường đào tạo khác

thuộc Bộ đã tổ chức tuyển sinh, đào tạo 11.640 chỉ tiêu học sinh, sinh viên

theo các cấp học.

Ông Nguyễn Văn Sinh - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Xây dựng, khai giảng Khóa đào tạo, bồi dưỡng chương trình Kỹ năng lãnh đạo năm 2017 tại Học viện Cán bộ

quản lý xây dựng và đô thị

29Số 57-58.2018 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Page 25: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892

Các đơn vị thông tin, báo chí hoàn thành nhiệm vụ

tuyên truyền, phổ biến văn bản pháp luật, cơ chế chính

sách quản lý nhà nước, thông tin kịp thời về các hoạt

động của ngành Xây dựng, đẩy mạnh phát triển Chính

phủ điện tử nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt

động của Bộ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của

người dân và doanh nghiệp.

Công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng được tăng cường

Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 quy

định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu

tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản

làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây

dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, kinh

doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản ý

sử dụng nhà ở và công sở đã được Bộ trình

Chính phủ ký và ban hành. Năm 2017 đã

tiếp 736 người/325 lượt, tiếp nhận 428

lượt đơn thư; ban hành 182 quyết

định giải quyết; giải tỏa nhanh,

đúng thẩm quyền và hướng

dẫn đến đúng nơi có thẩm

quyền đối với 26 đoàn khiếu nại

đông người.

Như vậy, năm 2017, Bộ Xây dựng

đã cơ bản hoàn thành chức năng,

nhiệm vụ quản lý nhà nước được Chính

phủ giao, đạt được nhiều kết quả quan

trọng. Có sự chuyển biến tích cực trong một

số lĩnh vực như: Công tác thể chế; phân cấp,

ủy quyền cho các địa phương, Bộ Ngành trong công

tác thẩm định dự án, thiết kế; công tác cải cách thủ tục

hành chính; cắt giảm ngành nghề điều kiện đầu tư - kinh

doanh; công tác thanh tra, phòng chống tham nhũng.

Công tác chỉ đạo, điều hành được đổi mới theo hướng

tăng cường quán triệt và ban hành kịp thời các chương

trình thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và

Chính phủ; cụ thể, thiết thực, có trọng tâm trọng điểm;

tập trung xử lý các bất cập, vướng mắc trong thực tiễn.

Các quy chế, quy trình công tác được sửa đổi, bổ sung

căn bản và kịp thời. Công tác kiểm tra đôn đốc thực hiện

nhiệm vụ có chuyển biến tốt hơn.

Tuy vậy, công tác tham mưu, đề xuất đổi mới phương

pháp, lý luận, công cụ, giải pháp nâng cao hiệu lực quản

lý nhà nước ở một số nội dung chưa theo kịp tình hình

thực tiễn. Việc phối hợp với các Bộ, Ngành, địa phương

đối với thực hiện lĩnh vực quản lý xây dựng có lúc, có nơi

chưa thường xuyên, kịp thời. Việc thực hiện Chương trình

công tác, nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

giao cơ bản được hoàn thành; tuy nhiên vẫn còn tình

trạng chậm, muộn; chất lượng tham mưu ở một số việc

chưa cao. Vẫn còn một số cán bộ công chức, viên chức

chưa thật sự trách nhiệm, chủ động, sáng tạo trong thực

hiện nhiệm vụ. Đời sống, thu nhập của cán bộ, công chức,

viên chức ngành Xây dựng còn khó khăn.

PHƯƠNG HƯỚNG TRIỂN KHAI NĂM 2018 Tăng cường quán triệt và ban hành kịp thời các Chương

trình thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính

phủ. Năm 2018 là năm bản lề,

có ý nghĩa lớn trong việc hoàn

thành Chương trình công tác

toàn khóa của Ngành. Bộ

Xây dựng tiếp tục nghiêm

túc quán triệt và tổ

chức thực hiện có

hiệu quả các Nghị

quyết của Đảng,

Quốc hội, đặc biệt

là Nghị quyết số 01/

NQ-CP ngày 01/01/2018

của Chính phủ về nhiệm

vụ, giải pháp chủ yếu thực

hiện kế hoạch phát triển kinh

tế - xã hội và dự toán ngân sách

năm 2018, bám sát chủ đề của năm

“Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả” để

cụ thể hóa thành các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp và tập

trung, cố gắng cao độ để tổ chức thực hiện hiệu quả.

CHỈ TIÊU, KẾ HOẠCH CHỦ YẾU NĂM 2018Tốc độ tăng trưởng về xây dựng đạt khoảng 8,46-

9,21%. Tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 38,4%. Tỷ lệ quy hoạch

vùng tỉnh đạt 100%, quy hoạch chung đạt 100%, quy

hoạch phân khu đạt khoảng 78%, quy hoạch xây dựng

nông thôn đạt 100%. Tỷ lệ người dân đô thị được cung cấp

nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt khoảng

86%. Tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch giảm xuống còn

21,5%. Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô

thị đạt khoảng 85,5-86%. Diện tích bình quân nhà ở toàn

quốc đạt khoảng 24 m2sàn/người. Sản lượng sản phẩm xi

Phấn đấu năm 2018 tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 38,4%

30 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

Page 26: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892

măng khoảng 83-85 triệu tấn, tăng 4-6% so với năm 2017; tổng sản lượng

gạch ốp lát khoảng 770 triệu m2, tăng 10% so với năm 2017; kính xây dựng

khoảng 320 triệu m2, tăng 20% so với năm 2017; sứ xây dựng sản xuất ước

đạt 16 triệu sản phẩm, tăng 9% so với năm 2017; tổng sản lượng gạch

không nung sản xuất ước đạt 7,7 tỷ viên, tăng 10% so với năm 2017; gạch

nung sản xuất ước đạt 18 tỷ viên tương đương năm 2017.

CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM Hoàn thiện thể chếXây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình xây dựng văn bản quy

phạm pháp luật năm 2018, trong đó trọng tâm là xây dựng dự thảo Luật

Quản lý phát triển đô thị; Luật Kiến trúc; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều

của Luật Quy hoạch đô thị, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở và Luật kinh doanh

bất động sản phù hợp với Luật Quy hoạch và yêu cầu thực tiễn; hoàn thiện

hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Cấp nước. Tăng cường công tác thông tin,

tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; đối thoại với doanh nghiệp;

tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện và tác động của luật pháp,

chính sách mới được ban hành, kịp thời phát hiện những bất cập, vướng

mắc, chủ động đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.

Về quản lý các hoạt động đầu tư xây dựngTiếp tục nghiên cứu việc phân cấp, ủy quyền cho các địa phương. Đẩy

mạnh cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng. Thực

hiện cấp phép xây dựng, thẩm định, cấp chứng chỉ năng lực xây dựng trực

tuyến.

Tăng cường phối hợp với các Sở Xây dựng kiểm tra, hướng dẫn công tác

cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng ở các cấp tỉnh, thành

phố, quận, thị xã, huyện. Hướng dẫn, kiểm tra việc sắp xếp lại các ban quản

lý dự án đầu tư xây dựng theo quy định tại Luật Xây dựng 2014 và các văn

bản hướng dẫn.

Xây dựng quy chế kiểm soát công tác kiểm định chất lượng đối với

các công trình thuộc danh mục công

trình do Hội đồng kiểm tra, nghiệm

thu và tổ chức triển khai có hiệu quả

công tác kiểm định các công trình theo

kế hoạch. Xây dựng mới, rà soát, hoàn

thiện các quy trình kiểm định đối với các

máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm

ngặt về an toàn lao động; tăng cường

công tác kiểm tra sự tuân thủ các quy

định của pháp luật về an toàn, vệ sinh

lao động trong thi công xây dựng công

trình.

Triển khai thực hiện Đề án “Hoàn

thiện hệ thống định mức kinh tế - kỹ

thuật và giá trong lĩnh vực xây dựng”,

Đề án “Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn,

quy chuẩn trong lĩnh vực xây dựng”. Tiếp

tục hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn kỹ

thuật quốc gia về xây dựng và vật liệu

xây dựng theo hướng đồng bộ, hài hòa

với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế, phù

hợp với xu hướng phát triển công nghệ

hiện nay.

Công tác quy hoạch xây dựng phù hợp với tình hình mới

Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung

các quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh,

vùng kinh tế trọng điểm, khu chức năng

đặc thù, quy hoạch xây dựng khu chức

năng đặc thù, quy hoạch hạ tầng kỹ

thuật theo phân cấp. Tiếp tục triển khai

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây

dựng nông thôn mới.

Hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương

lập điều chỉnh các quy hoạch vùng

tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch

chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật, đẩy

nhanh tiến độ lập quy hoạch phân khu,

quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị và

quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc

đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn.

Nghiên cứu đề xuất tiêu chuẩn, hướng

dẫn thực hiện các mô hình kiến trúc

xanh, tiết kiệm năng lượng, thân thiện

môi trường, nhà ở ứng phó với biến đổi Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh, vùng kinh tế

trọng điểm, khu chức năng đặc thù

31Số 57-58.2018 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Page 27: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892

khí hậu; các mẫu kiến trúc nhà ở, công trình công cộng

khu vực nông thôn phù hợp với chương trình mục tiêu

quốc gia xây dựng nông thôn mới và đặc điểm của từng

địa phương.

Chú trọng phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuậtNghiên cứu, xây dựng Đề án hoàn thiện hệ thống cơ

chế, chính sách và các công cụ để quản lý, kiểm soát hiệu

quả quá trình phát triển đô thị; hoàn thành Đề án phát

triển đô thị thông minh. Rà soát, đánh giá thực trạng và

đề xuất điều chỉnh các định hướng, chiến lược, chương

trình quốc gia về phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật giai

đoạn 2020-2030; hoàn thành nghiên cứu Điều chỉnh định

hướng Quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị Việt Nam đến

năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.

Tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch hành động

triển khai đề án Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó

với biến đổi khí hậu giai đoạn 2017-2020, đô thị thông

minh, đô thị tăng trưởng xanh. Tiếp tục quản lý, kiểm

soát chặt chẽ các dự án đầu tư phát triển đô thị theo quy

hoạch và kế hoạch; tổ chức thực hiện Chương trình quốc

gia chống thất thoát, thất thu nước sạch và Chương trình

quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn; tiếp tục triển khai

các chương trình, đề án, dự án cấp quốc gia về phát triển

đô thị, hạ tầng kỹ thuật theo kế hoạch.

Quản lý, phát triển thị trường bất động sảnTriển khai Đề án “Đánh giá tình hình, dự báo xu hướng,

đề xuất các giải pháp thị trường, cơ chế chính sách quản lý

để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành

mạnh”. Chủ động nắm bắt tình hình, diễn biến để đề xuất

các giải pháp bảo đảm kiểm soát và thúc đẩy phát triển

thị trường bất động sản; tăng cường công tác kiểm tra,

giám sát việc thực thi pháp luật về nhà ở, thị trường bất

động sản trên phạm vi toàn quốc.

Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, giải pháp để

thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội tại khu vực đô thị, nhà ở

cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp; cơ chế,

chính sách khuyến khích phát triển nhà cho thuê, nhà ở

giá thấp; kiểm soát chặt chẽ việc quy hoạch và khai thác,

sử dụng hiệu quả quỹ đất đô thị dành để phát triển nhà

ở xã hội.

Quản lý phát triển vật liệu xây dựngHoàn thành nghiên cứu, lập Quy hoạch thăm dò, khai

thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng đến năm 2025,

tầm nhìn đến năm 2035; Quy hoạch thăm dò, khai thác và

sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu đến

năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, trình Thủ tướng Chính

phủ. Tiếp tục đôn đốc các địa phương nghiên cứu lập và

phê duyệt quy hoạch thăm dò khai thác khoáng sản làm

vật liệu xây dựng thông thường của các địa phương đến

năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030.

Đẩy mạnh Chương trình phát triển vật liệu xây không

nung, vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản,

tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường. Thường

xuyên theo dõi, cập nhật thị trường vật liệu xây dựng;

thực hiện đồng bộ các biện pháp bình ổn thị trường; tổ

chức thực hiện có hiệu quả các quy hoạch, chương trình

đề án phát triển vật liệu xây dựng, nhất là xi măng và các

vật liệu xây dựng chủ yếu, bảo đảm cân đối cung - cầu,

bình ổn thị trường. Tăng cường công tác quản lý trong

xuất khẩu vật liệu xây dựng và khoáng sản làm vật liệu

xây dựng.

Cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực của Ngành, đặc biệt là thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng

Đẩy mạnh cải cách, rà soát, kiểm soát các thủ tục hành

chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Xây dựng.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai

thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 36a/NQ-CP về Chính

phủ điện tử; Tiếp tục hoàn thiện bộ phận một cửa liên

thông, đảm bảo cho người dân và doanh nghiệp giao

dịch thuận lợi.

Quản lý, phát triển các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ

Hoàn thành việc cổ phần hóa các doanh nghiệp trực

thuộc Bộ và thực hiện đúng lộ trình tái cơ cấu đã được

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tiếp tục thực hiện thoái

vốn nhà nước tại các Tổng công ty - CTCP, các công ty con,

công ty liên kết theo lộ và phương án được duyệt.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tài chính, tài

sản, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của các đơn vị

sự nghiệp. Tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại

Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính

phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công

lập. Tổ chức thực hiện cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp

công lập sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

danh mục.

Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu khoa học; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, hiện

đại, tiên tiến trong các lĩnh vực hoạt động xây dựng, vật

32 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

Page 28: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892

liệu xây dựng, cơ khí xây dựng, quy hoạch xây dựng, phát

triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật.

Tiếp tục thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng

cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, công

chức, viên chức ngành Xây dựng. Đổi mới nội dung,

chương trình, phương pháp đào tạo theo các cấp bậc

nghề nghiệp, ưu tiên đầu tư hình thành mạng lưới các

trường đào tạo nghề chất lượng cao, gắn đào tạo với nhu

cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp.

Hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình cam kết của Chính phủ và của Ngành

Thực hiện tốt công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế. Tích

cực vận động tài trợ ODA và vốn vay ưu đãi cho các dự án,

chương trình thuộc các lĩnh vực ưu tiên của Bộ và của nhà

tài trợ; tổ chức đối thoại chính sách, nghiên cứu, trao đổi

kinh nghiệm, bài học thực tiễn đối với các đối tác nước

ngoài nhằm tăng cường hiểu biết, thừa nhận lẫn nhau và

hài hòa hóa thủ tục, chính sách của các bên.

Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ đề ra, Ngành cần tiếp

tục kiện toàn bộ máy, tổ chức, cán bộ, công chức, viên

chức của các cơ quan, đơn vị trong Ngành. Tiếp tục đẩy

mạnh cải cách thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý

nhà nước ngành Xây dựng, bảo đảm đơn giản, công khai,

minh bạch, tạo thuận lợi và tiết kiệm thời gian, chi phí

cho doanh nghiệp, người dân; tăng cường phối hợp giữa

các cơ quan nhà nước, thực hiện tốt cơ chế một cửa, một

cửa liên thông trong thực hiện các thủ tục hành chính.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng

Chính phủ điện tử; triển khai hệ thống cung cấp dịch vụ

công trực tuyến cấp độ 3, 4 trong các lĩnh vực: cấp giấy

phép xây dựng; cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây

dựng, chứng chỉ hành nghề xây dựng, chứng chỉ môi giới

bất động sản; đăng ký và công nhận phòng thí nghiệm

chuyên ngành xây dựng. Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 26/

CT-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ; tăng

cường kỷ luật, kỷ cương đối với cán bộ công chức, viên

chức trong thực thi nhiệm vụ, công vụ. Nâng cao trách

nhiệm của người đứng đầu, phát huy dân chủ, nguyên

tắc tập trung dân chủ. Tạo điều kiện thuận lợi cho cán

bộ, công chức, viên chức, người lao động hoàn thành

nhiệm vụ. Phối hợp với Bộ Nội vụ để rà soát, hướng dẫn

thực hiện về tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của

các cơ quan chuyên môn giúp UBND các cấp thực hiện

chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước các lĩnh vực thuộc

ngành Xây dựng.

(Theo Báo cáo Tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2017

và phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch năm 2018 của ngành

Xây dựng)

Tăng cường thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, công chức, viên chức ngành Xây dựng

33Số 57-58.2018 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Page 29: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰCCÁN BỘ VÀ CÔNG CHỨC CHUYÊN MÔN TẠI ĐÔ THỊ

TS.Trần Hữu Hà*

*Giám đốc Học viện cán bộ quản lý xây dựng và đô thị

Những năm vừa qua, hệ thống đô thị nước ta phát triển nhanh về quy mô và không ngừng được nâng cao chất lượng. Tính đến tháng 12/2017, tỷ lệ đô thị hóa cả nước đạt khoảng 37%; cả nước có 813 đô thị. Diện mạo đô thị ngày càng thay đổi theo hướng văn minh, hiện đại. Khu vực đô thị thường xuyên đóng góp trên 70% nguồn thu ngân sách nhà nước, đã và đang ngày càng khẳng định vai trò, vị thế là động lực thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của mỗi địa phương, vùng miền và của cả nước.

NHỮNG TỒN TẠI TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ ĐÔ THỊ HÓA

Mặc dù quá trình đô thị hoá tại Việt

Nam diễn ra khá sớm và tăng nhanh

những năm gần đây, nhưng tốc độ

đô thị hoá vẫn thuộc trong nhóm

thấp của thế giới. Không những thế,

quá trình đô thị hóa cũng đang tồn

tại nhiều bất cập như: Phát triển đô

thị chủ yếu theo quy hoạch mà chưa

có kế hoạch, thiếu đồng bộ về hạ

tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; nhiều

đô thị mới chỉ chú trọng mở rộng quy

mô mà chưa tập trung nâng cao chất

lượng đô thị; khả năng huy động các

nguồn lực đầu tư, chất lượng tăng

trưởng, năng lực cạnh tranh của các

đô thị còn hạn chế; công tác quản lý

trật tự xây dựng đô thị còn bất cập,

hiện tượng ùn tắc giao thông, ngập

úng, thiếu nước sạch, ô nhiễm môi

trường chưa được khắc phục…

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến

những tồn tại, bất cập trên, nhưng

một trong số đó là sự hạn chế về

năng lực, trình độ của đội ngũ cán

bộ lãnh đạo, quản lý và công chức

chuyên môn tại các đô thị. Sự hạn

chế này phản ánh thông qua một số

khía cạnh sau:

Quản trị đô thị trong quá trình xây

dựng và phát triển theo hướng bền

vững là xu hướng tất yếu, đòi hỏi đội

ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và công

chức chuyên môn tại các đô thị cần

thiết phải được trang bị các kiến thức

tổng hợp trong xây dựng chiến lược,

tích hợp trong quy hoạch, gắn quy

hoạch không gian với động lực phát

triển của đô thị để ứng phó với các

thách thức về đô thị hóa; phát huy sự

tham gia của ngưới dân, khu vực kinh

tế tư nhân trong việc ra quyết định và

xây dựng kế hoạch phát triển.

Công tác quản lý phát triển đô

thị có liên quan đến rất nhiều lĩnh

vực, nhiều ngành với khối lượng văn

bản quy phạm pháp luật rất lớn lại

thường xuyên được điều chỉnh hoàn

thiện. Việc hệ thống hóa và nắm

vững các văn bản quy phạm pháp

luật của một số cán bộ quản lý đô thị

còn nhiều hạn chế.

Nhiều cán bộ được luân chuyển

và bổ nhiệm có năng lực chuyên

môn, nền tảng kiến thức chưa thực

sự phù hợp với vị trí công tác nên

34 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

Page 30: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892

còn nhiều lúng túng khi giải quyết các sự việc trong quản

lý xây dựng và đô thị là lĩnh vực có yêu cầu cao về kinh

nghiệm và sự am tường chuyên môn.

Để giải quyết vấn đề nêu trên thì việc đào tạo bồi

dưỡng nâng cao năng lực quản lý xây dựng và phát triển

đô thị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chuyên môn đô thị là

yêu cầu cần thiết và cấp bách.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁN BỘ VÀ CÔNG CHỨC CHUYÊN MÔN TẠI ĐÔ THỊ

Những mặt đã đạt đượcTrong bối cảnh tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh tại

Việt Nam với mục tiêu nâng cao nhận thức, năng lực quản

lý, điều hành cho đội ngũ công chức lãnh đạo, chuyên

môn đô thị các cấp, đáp ứng yêu cầu quản lý xây dựng và

phát triển đô thị trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa ngày

càng nhanh tại Việt Nam, năm 2009, Bộ Xây dựng đã

trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi

dưỡng nâng cao năng lực quản lý xây dựng và phát triển

đô thị đối với cán bộ lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp

giai đoạn 2010 -2015” (Quyết định số 1961/QĐ-TTg ngày

25/10/2010) với mục tiêu nâng cao nhận thức, năng lực

quản lý, điều hành cho đội ngũ công chức lãnh đạo,

chuyên môn đô thị các cấp. Để đạt được các mục tiêu

quan trọng đề ra của Đề án, sau khi kết thúc giai đoạn I

năm 2015, Bộ Xây dựng đã thực hiện đánh giá tổng kết,

đề xuất và được Chính phủ đồng ý kéo dài thời gian thực

hiện Đề án đến năm 2020.

Hằng năm, Bộ Xây dựng đã rất quan tâm tới công tác

đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ, tập huấn

phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới của ngành.

Một số đề án khác về lĩnh vực xây dựng và phát triển

đô thị do Bộ Xây dựng chủ trì hoặc phối hợp thực hiện

với các bộ ngành và tổ chức quốc tế như WB; JICA; ADB...

Trong đó các hợp phần đào tạo, bồi dưỡng nâng cao

năng lực cho chính quyền đô thị luôn được Bộ Xây dựng

quan tâm.

Thực hiện các nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng nâng cao

năng lực cho đội ngũ cán bộ và công chức chuyên môn

đô thị các cấp theo Đề án 1961, Bộ Xây dựng giao cho Học

viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị làm đơn vị đầu

mối tổ chức thực hiện. Kết quả đào tạo cụ thể như sau: Từ

năm 2012 – 2017, Học viện đã tổ chức được 253 lớp với

12930 lượt học viên trên khắp 63 tỉnh, thành phố với các

đối tượng từ lãnh đạo các sở, ban ngành tới các cán bộ

ở xã, phường, thị trấn. Về cơ bản đạt được 80% mục tiêu

để ra trong Đề án. Phấn đấu 2020 hoàn thành 100% lượt

học viên.

Công tác đào tạo bồi dưỡng được tổ chức chuyên

nghiệp hiệu quả hơn cụ thể như:

+ Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định về quy chế

đào tạo, bồi dưỡng.

+ Áp dụng phương pháp học tập tích cực theo mô

hình đào tạo tiên tiến lấy học viên làm trung tâm, lấy

thực tiễn làm nội dung giảng dạy, tăng cường thời

lượng trao đổi các vấn đề thực tiễn tại địa phương, chia

Khóa đào tạo nâng cao năng lực quản lý xây dựng và phát triển đô thị cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch Thành phố, thị xã trực thuộc tỉnhtheo Đề án 1961

35Số 57-58.2018 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Page 31: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892

sẻ kinh nghiệm trong nước và quốc tế trong quản lý và

phát triển đô thị.

+ Chương trình, tài liệu liên tục được hoàn thiện,

cập nhật.

Những tồn tại trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ và công chức chuyên môn tại các đô thị

Mặc dù công tác đào tạo, bồi dưỡng đạt được nhiều kết

quả đáng ghi nhận nhưng hiện nay chưa có số liệu đánh

giá tổng thể nguồn nhân lực cán bộ công chức chuyên

môn tại các đô thị để xây dựng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng

theo hàng năm, ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Một số địa

phương chưa có chương trình, kế hoạch nâng cao năng

lực cho cán bộ, chuyên môn của chính quyền các đô thị.

Sự phối hợp giữa các Bộ, Ngành, địa phương trong công

tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cán bộ công chức

chuyên môn tại các đô thị chưa hiệu quả.

Ý thức được việc học tập nâng cao năng lực của một

bộ phận đội ngũ cán bộ và chuyên môn đô thị còn thiếu

tích cực.

Hiện nay, việc tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng tại

các địa phương gặp nhiều khó khăn do hạn chế về nguồn

kinh phí. Ngoài ra một số khoản chi theo quy định của

Chính phủ có định mức thấp, chưa phù hợp với thực tế

gây khó khăn cho đơn vị tổ chức trong việc nâng cao chất

lượng của các khóa đào tạo, bồi dưỡng.

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁN BỘ VÀ CÔNG CHỨC CHUYÊN MÔN TẠI CÁC ĐÔ THỊ

Thông qua những phân tích đánh giá nêu trên cho thấy để

nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ và công chức chuyên môn

đô thị cần thực hiện một số giải pháp quan trọng như sau:

1. Nghiên cứu, xây dựng yêu cầu về kiến thức, kỹ năng chuyên môn gắn với tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ ngạch công chức ngành Xây dựng cho đội ngũ cán bộ,công chức chuyên môn tại đô thị

Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về “Đẩy mạnh cải

cách hành chính, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý của

bộ máy nhà nước”. Trong đó có mục tiêu phấn đấu xây

dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất và

năng lực; Xây dựng hệ thống các cơ quan nhà nước hoạt

động có hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh

tế quốc tế; đáp ứng tốt yêu cầu phát triển nhanh và bền

vững của đất nước. Tại Quyết định số 1961/QĐ-Ttg ngày

25/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt

Đề án: “ Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý xây

dựng và phát triển đô thị đối với cán bộ lãnh đạo, chuyên

môn đô thị các cấp giai đoạn 2010-2015”, đã giao nhiệm

vụ cho Bộ Xây dựng “Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành

liên quan nghiên cứu, bổ sung yêu cầu về kiến thức, kỹ năng

quản lý xây dựng và phát triển đô thị đối với công chức lãnh

đạo, chuyên môn đô thị các cấp vào tiêu chuẩn chuyên môn,

nghiệp vụ ngạch công chức ngành Xây dựng để Bộ Nội vụ

ban hành theo quy định của pháp luật”

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức lãnh

đạo là yêu cấp cấp bách, khách quan và đòi hỏi của thực

tiễn quản lý hiện nay. Trong đó việc xây dựng hệ tiêu

chuẩn chức danh đối với mỗi vị trí chức danh cụ thể có

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Phạm Khánh phát biểu tại Hội nghị Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án 1961 năm 2017 vàkế hoạch triển khai Đề án năm 2018

36 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

Page 32: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892

ý nghĩa quan trọng, góp phần tạo ra bước đột phá để

thực hiện tốt Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đặc biệt,

sau 2020, kết thúc Đề án, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ quản lý, chuyên môn của đô thị cần phải tiến hành

thường xuyên.

Tiêu chuẩn chức danh được xem là vấn đề cốt lõi, là

cơ sở để thực hiện tất cả các nội dung của công tác quản

lý cán bộ, công chức hiện nay như: Quy hoạch, đào tạo,

bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, trọng dụng… Việc xây dựng

tiêu chuẩn theo chức danh còn là căn cứ để mỗi cá nhân

tự giác, nỗ lực phấn đấu học tập, rèn luyện để đạt được.

2. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Đề án 1961 theo hướng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ ngạch công chức ngành Xây dựng cho đội ngũ cán bộ, công chức chuyên môn tại đô thị

Trên cơ sở tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ ngạch

công chức ngành Xây dựng cho đội ngũ cán bộ được ban

hành, yêu cầu về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực

quản lý xây dựng và phát triển đô thị là yêu cầu bắt buộc

và thường xuyên đối với đội ngũ cán bộ chuyên môn tại

đô thị.

Để đáp ứng được các mục tiêu nêu trên, công tác triển

khai Đề án 1961 của Chính phủ cần được thực hiện các

nội dung sau:

+ Cải tiến nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng.

+ Biên soạn lại hệ thống giáo trình, tài liệu, sách tham

khảo đáp ứng yêu cầu tự học tập nâng cao năng lực của

đội ngũ cán bộ, công chức chuyên môn tại đô thị.

+ Tăng cường các hình thức học tập trực tuyến, giao

lưu diễn đàn để tạo cơ hội học tập thường xuyên liên tục

cho đội ngũ cán bộ này.

3. Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu về đội ngũ cán bộ, công chức chuyên môn tại đô thị

Hệ thống dữ liệu về đội ngũ cán bộ, công chức chuyên

môn tại đô thị có ý nghĩa quan trọng đối với Bộ Xây dựng

trong việc theo dõi đánh giá những biến động về số

lượng, chất lượng của đội ngũ cán bộ này. Những nội

dung thông tin cần được tổng hợp bao gồm:

- Thông tin cơ bản về vị trí việc làm

- Thực trạng năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức

chuyên môn tại đô thị

- Diễn biến thay đổi của quá trình học tập nâng cao

năng lực và hiệu quả công việc thực tiễn sau đào tạo, bồi

dưỡng.

- Tổng hợp những câu hỏi, đề xuất kiến nghị của đội

ngũ cán bộ, công chức chuyên môn đô thị về các văn bản

quy phạm pháp luật của ngành Xây dựng.

4. Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các địa phương hiểu được tính cấp thiết, yêu cầu, quy trình nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức chuyên môn tại đô thị

Thông qua hoạt việc triển khai Đề án 1961 của Chính

phủ, ưu tiên dành một nguồn ngân sách nhất định để

triển khai các hoạt động tuyên truyền hướng dẫn các địa

phương, trong đó cần thực hiện một số nhiệm vụ trọng

tâm như sau:

- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền cụ thể theo giai

đoạn và theo từng năm

- Hoàn thiện các nội dung tuyên truyền bằng nhiều

hình thức: Website, đăng tin truyền hình, phát tờ rơi,

diễn đàn...

- Tổ chức đánh giá hiệu quả công tác tuyên truyền.

5. Tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ, Ngành và địa phương trong xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức chuyên môn tại đô thị. Đây là nhiệm vụ liên tục và thường xuyên.

6. Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm chia sẻ kinh nghiệm. Phát huy hiệu quả các chương trình, dự án hợp

tác quốc tế; Trong đó, hợp phần nâng cao năng lực cho các

thành phần đóng góp vào phát triển đô thị là sản phẩm

quan trọng của kết quả đầu ra.

Nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn gắn với tiêu chuẩnchuyên môn, nghiệp vụ ngạch công chức ngành Xây dựng cho

đội ngũ cán bộ,công chức chuyên môn tại đô thị yêu cấp cấp bách, khách quan và đòi hỏi của thực tiễn quản lý

37Số 57-58.2018 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Page 33: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892
Page 34: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892
Page 35: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892

40 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

Nguyên Hương (thực hiện)

NÂNG CAO NĂNG LỰC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ SINGAPORE

Thực hiện chính sách là một khâu cấu thành chu trình chính sách, là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể chính sách thành hiện thực. Hoạch định được chính sách đúng, có chất lượng rất quan trọng, nhưng thực hiện đúng chính sách còn quan trọng hơn. Có chính sách đúng nếu không được thực hiện sẽ trở thành khẩu hiệu suông, không những không có ý nghĩa, mà còn ảnh hưởng đến uy tín của chủ thể hoạch định và ban hành chính sách. Qua thực hiện mới biết được chính sách có đúng, phù hợp và đi vào cuộc sống hay không. Thực tiễn là chân lý, kết quả thực hiện chính

sách là thước đo, là cơ sở đánh giá một cách chính xác, khách quan chất lượng và hiệu quả của chính sách. Vừa qua, thực hiện Quyết định số 2103-QĐ/BTCTW ngày 13/10/2017 của Ban Chỉ đạo Đề án 165, Ban Tổ chức Trung ương về việc cử đoàn cán bộ lãnh đạo cấp Thứ trưởng, quy hoạch Thứ trưởng đi bồi dưỡng ngắn hạn về “Nâng cao năng lực hoạch định chính sách” tại Singapore, phóng viên Tạp chí Xây dựng và Đô thị đã có dịp phỏng vấn TS. Trần Quốc Thái – Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị - Bộ Xây dựng sau khi ông hoàn thành chương trình đào tạo bồi dưỡng này.

Phóng viên (PV): Xin ông cho biết chương trình bồi dưỡng ngắn hạn về “Nâng cao năng lực hoạch định chính sách” tại Singapore đã đề cập đến những nội dung chính nào?

TS. Trần Quốc Thái: Chương trình học tập diễn ra trong thời gian từ ngày 24/10/2017 đến ngày 02/11/2017. Nội dung khóa học bao gồm các chuyên đề lý thuyết và các buổi tham quan, trao đổi thực tế. Các chuyên đề lý thuyết bao trùm nhiều lĩnh vực chính sách quốc gia chia sẻ các kinh nghiệm từ khi thành lập đất nước Singapore đến nay, tiêu biểu là:

- Chính sách phát triển quốc gia tại Singapore: Quy hoạch đô thị hướng tới tăng trưởng bền vững và phát triển nhà ở.

- Chính phủ và hoạt động kinh doanh: Từ trong ra ngoài.- Quy hoạch và quản lý hệ thống giao thông đường bộ

Singapore.

- Chính sách phát triển giao thông: “Chiếc xe khác của tôi là xe buýt”.

- Chiến lược thu hút nhân tài và phát triển đội ngũ lãnh đạo của Singapore.

- Phong trào Lao động Singapore.- Chiến lược phát triển kinh tế và kinh nghiệm thu hút

đầu tư nước ngoài của Singapore.Đã có 03 giáo sư nguyên là các Bộ trưởng các Bộ: Phát

triển quốc gia, Tài chính, Ngoại giao, Giáo dục, Thương mại và Công nghiệp, Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng Chính phủ của Chính phủ Singapore trực tiếp giảng dạy và trao đổi. Hai giáo sư hàng đầu của Đại học tổng hợp kỹ thuật Nanyang giảng dạy hai chuyên đề nghiên cứu chuyên sâu.

Chương trình tổ chức các chuyến tham quan, trao đổi thực tế đem lại nhiều kinh nghiệm đa dạng, bao gồm thăm và làm việc tại: Nhà quốc hội Singapore, Lực lượng Công an, Lực lượng phòng vệ dân sự, Cục quản lý đất đai SLA, Cục tái thiết đô thị Singapore URA, Cục quản lý tiền tệ SMA, Hiệp hội nhân dân PA, Cơ quan quản lý giao thông đường bộ LTA, chiến lược phát triển giao thông đường bộ, kinh nghiệm phát triển ga tàu điện ngầm đa chức năng, Khu công nghệ cao Y Sinh học Biopolis, Nhà máy nước mới NEWater, Phát triển khu đô thị mới Senkang và khu đô thị mới Pungol.

Ngoài ra, cũng trong thời gian học tập, đoàn đã có cơ hội thâm nhập tìm hiểu đời sống văn hóa hàng ngày của người dân, sinh viên sống và học tập tại Singapore, các cơ sở vật chất công cộng mà người dân được tiếp cận sử dụng với các tiện ích đô thị hiện đại như hệ thống giao thông công cộng, sân tập thể thao, hệ thống cửa hàng ăn uống

TS. Trần Quốc Thái – Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị - Bộ Xây dựng

Page 36: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892

41Số 57-58.2018 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

giá rẻ bình dân tập trung, các không gian công cộng ngoài trời, công viên, quảng trường, vườn hoa, khu vực công cộng ven sông, biển v.v.

PV: Vâng, thưa ông, có thể thấy nội dung chương trình vừa được ông đề cập rất đa dạng. Xin ông cho biết những kết quả đã đạt được phục vụ cho công tác hiện nay của ông như thế nào?

TS. Trần Quốc Thái: Khóa học đã trao đổi, thảo luận nhiều nội dung thuộc các lĩnh vực rất đa dạng. Trong đó, trực tiếp liên quan đến lĩnh vực quản lý của ngành và các nhiệm vụ của bản thân, khóa học đã cung cấp những kiến thức sâu về các mặt:

- Quy hoạch không gian vật thể phục vụ phát triển quốc gia.

- Quản lý đất đai xây dựng, phát triển giao thông, hạ tầng đô thị và nhà ở

- Phát triển khu công nghiệp công nghệ cao.- Vai trò của tổ chức cộng đồng trong việc cung cấp

công trình dịch vụ cộng đồng cấp cơ sở.Khóa học đã cung cấp nhiều ví dụ cụ thể về phương thức

hoạch định chính sách vĩ mô cấp quốc gia để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển. Nhiều kinh nghiệm rất hữu ích có thể được nghiên cứu, ứng dụng ngay trong việc phát triển các đặc khu kinh tế ở Việt Nam, có hướng đi đột phá nhằm tạo dựng sức cạnh tranh trong giai đoạn hiện nay với sự tương đồng của cấp chính quyền đô thị.

PV: Cụ thể hơn, xin ông cho biết những kiến thức tiếp thu được qua khóa học trong lĩnh vực quy hoạch không gian vật thể phục vụ phát triển quốc gia?

TS. Trần Quốc Thái: Công tác quy hoạch đô thị của Singapore đã đem lại những thay đổi rõ nét trong hơn 5 thập kỉ qua kể từ sau khi Singapore dành độc lập. Vào những năm 1960, Singapore phải đối mặt với nạn thất nghiệp, dân số gia tăng nhanh chóng tại khu vực trung tâm thành phố, thiếu nhà ở cùng hệ thống cơ sở hạ tầng

yếu kém. Diện tích đất sử dụng hạn chế cộng với những yêu cầu cấp thiết từ dân cư khiến các nhà quy hoạch đô thị Singapore phải đưa ra chính sách xây dựng phù hợp để phục vụ nhu cầu sử dụng không chỉ hiện tại mà còn về lâu dài.

Nhờ vào tầm nhìn quy hoạch dài hạn của chính phủ kết hợp với ý thức cao từ cộng đồng đã đưa đảo quốc sư tử vượt qua thời kì khó khăn và trở thành quốc gia phát triển tầm cỡ, đây là mô hình tổ chức lập và quản lý quy hoạch đô thị mà nhiều nước trên thế giới nên học hỏi, trong đó có Việt Nam.

Qua khóa học cho thấy, có được kết quả hiện nay xuất phát từ các nguyên nhân chủ yếu sau:

- Cấu trúc 3 cấp của quy hoạch đô thị;- Chức năng nhiệm vụ của cơ quan lập và quản lý thực

hiện quy hoạch;- Các nguyên tắc trong quy hoạch.(i) Về cấu trúc 3 cấp của quy hoạch đô thịQuy hoạch đô thị ở Singapore có mục đích để tối ưu hóa

việc sử dụng nguồn tài nguyên đất đai hữu hạn, luôn khan hiếm phục vụ cho nhiều nhu cầu khác nhau của những công dân hiện tại của quốc gia này và cả thế hệ sau này.

Hệ thống quy hoạch gồm 3 cấp:- Quy hoạch ý tưởng (Concept Plan): hoạch định các ý

tưởng lớn về sử dụng đất, giao thông, đất dự trữ/ lấn biển và các vấn đề khác. Quy hoạch này được lập cho giai đoạn dài hạn, được xem xét điều chỉnh 10 năm một lần.

Quy hoạch ý tưởng cung cấp hướng đi rất rõ ràng để định hướng sự phát triển cơ sở hạ tầng của Singapore trong vòng 40 – 50 năm tới. Nó đảm bảo rằng đất đai sẽ được sử dụng hiệu quả để đáp ứng cho nhu cầu của dân số và sự phát triển kinh tế trong một khoảng thời gian dài, đồng thời duy trì một môi trường sống tốt đẹp.

- Quy hoạch tổng thể (Master Plan): Quy hoạch cụ thể sử dụng đất đai từng khu vực, được rà soát điều chỉnh 5 năm một lần. Các chiến lược dài hạn lớn hơn của quy hoạch tổng thể được tập hợp và chuyển thành quy hoạch ý tưởng. Cả hai bản quy hoạch này đều đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng nhu cầu sử dụng đất của quốc gia.

- Quy hoạch phát triển (Development Plan): Quy hoạch cho từng dự án cụ thể. Cơ quan quản lý cung cấp các thông tin quy hoạch. Mọi người đều có thể truy cập trên mạng hoặc đến trụ sở Cục tái phát triển đô thị để tra cứu thông tin quy hoạch liên quan đến khu đất của mình.

(ii) Về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan lập và quản lý thực hiện quy hoạch;

Tại Singapore, là một quốc gia - đô thị với hệ thống tập trung cao độ, cả nước chỉ có một tổ chức chịu trách nhiệm về xét duyệt quy hoạch và đầu tư - Cơ quan tái phát triển đô thị (URA). Tính tập trung, công khai và mục đích quy hoạch cùng với công tác quy hoạch kiểm soát và quản lý

Vịnh Marina – Trung tâm tài chính Singapore trước đây và hiện nay

Page 37: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892

42 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

theo quy hoạch rõ ràng nên quản lý quy hoạch kiến trúc ở Singapore hoạt động rất có hiệu quả.

Cục tái phát triển đô thị có đến 1000 cán bộ làm việc. Ngoài việc lập quy hoạch đô thị, cơ quan này còn chịu trách nhiệm quyết định việc thu hồi quản lý quỹ đất đai thuộc sở hữu nhà nước, xác định số lượng đất của nhà nước được bán hoặc cho thuê trong từng giai đoạn phù hợp với quy hoạch. Ở Việt Nam, 3 đơn vị khác nhau thực hiện nhiệm vụ này (cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng, cơ quan tài nguyên môi trường và cơ quan quản lý tài chính công) do đó, việc quản lý thực hiện quy hoạch được duyệt khó đảm bảo thông suốt.

URA có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan quản lý khác có liên quan như cục quản lý giao thông, cục cấp thoát nước, cục xây dựng v.v. nhưng URA là cơ quan chỉ đạo xuyên suốt, các đơn vị khác có trách nhiệm phối hợp. Điều đó cũng khẳng định vai trò và trách nhiệm của cơ quan quy hoạch đô thị.

Trong quá trình lập quy hoạch, URA chịu trách nhiệm thương thảo, lấy ý kiến của cộng đồng và các bên liên quan về các phương án quy hoạch, đảm bảo đạt được sự đồng thuận sau khi phê duyệt. Đối với các vấn đề có tính nhạy cảm hoặc có khả năng tranh chấp, URA chủ động thảo luận với người bị ảnh hưởng.

Các ý kiến góp ý, kể cả của lãnh đạo cao nhất của Singapore cũng như phản hồi của cộng đồng được thu thập lại trong suốt quá trình, được hệ thống hóa để đưa ra xem xét khi rà soát quy hoạch ý tưởng và quy hoạch tổng thể. Do đó, quy hoạch không bị can thiệp để điều chỉnh cũng như không chịu sức ép thu hút đầu tư để điều chỉnh. Việc này được khẳng định trong Luật quy hoạch đô thị và nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm dưới mọi hình thức, lý do. Ngược lại, URA có trách nhiệm rất lớn khi phải đảm bảo đưa ra được quy hoạch có chất lượng cao nhất, phù hợp với các định hướng phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, đóng vai trò xương sống cho toàn bộ quá trình phát triển. Bộ trưởng Bộ Phát triển quốc gia, cấp trên của URA là người có trách nhiệm cuối cùng thảo luận với các thành viên Chính phủ về quy hoạch đô thị trước khi thay mặt Chính phủ phê duyệt quy hoạch.

Các thẩm quyền của quy hoạch và cơ quan quản lý quy hoạch, nguyên tắc và quy trình xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình lập, điều chỉnh quy hoạch được quy định rõ trong Luật. Ở Việt Nam, chúng ta chưa có các quy định này, và do vậy, việc lập và quản lý thực hiện quy hoạch đô thị còn nhiều tồn tại.

(iii) Về các nguyên tắc trong quy hoạch.Do đặc thù Singapore chỉ có vẻn vẹn hơn 700 km2,

việc quy hoạch đô thị phải đảm bảo sức cạnh tranh của Singapore trong quá trình phát triển với điều kiện không có các tài nguyên tự nhiên, dân số ít. Môi trường ở xanh, thân thiện môi trường được lựa chọn là một trong các yếu

tố để cạnh tranh. Bên cạnh đó, quy hoạch phải đảm bảo dự trữ đất để dành cho nhu cầu khó dự báo chính xác cho phát triển trong tương lai cũng như đảm bảo nguồn nước sạch để không phụ thuộc các quốc gia khác.

Do đó, quy hoạch sử dụng đất đai Singapore được tiến hành song song với quy hoạch giao thông thay vì cách làm như của Việt Nam hiện nay là sự tích hợp của ngành giao thông hay tích hợp quy hoạch sử dụng đất của ngành môi trường vào quy hoạch đô thị.

Do hạn chế về đất đai, giải pháp quy hoạch phải dự trữ dài hạn đất cho phát triển hạ tầng ngay cả khi tiềm năng thực hiện chưa có. Ví dụ như, Singapore dự trữ đất làm hành lang cho giao thông ngầm từ những năm 60 mặc dù đến năm 80 mới xây dựng được. Có những ga tàu điện ngầm khi xây dựng đã dự kiến có công trình thương mại bên trên, sau hơn 20 năm mới có nhà đầu tư công trình thương mại và nhà ở trên ga.

Duy trì ổn định dài hạn chức năng sử dụng đất. Quy hoạch hạn chế tối đa việc thay đổi chức năng sử dụng đất, trừ trường hợp bổ sung và nâng cao hiệu quả sử dụng (ví dụ như bổ sung tiện nghi công cộng cho khu ở). Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhà đầu tư ngắn hạn cũng như dài hạn, góp phần tăng cường sự minh bạch.

Các khu ở được quy hoạch theo hệ giao thông. Chưa được phép phát triển nhà ở nếu chưa đảm bảo có hạ tầng khung bao gồm cả giao thông công cộng kết nối đến khu vực đó. Do vậy, chính quyền có ưu thế chủ động lập kế hoạch thay vì chạy theo nhà đầu tư. Quy định hiện nay của Việt Nam về quản lý đầu tư phát triển đô thị đã yêu cầu các đô thị phải xác định khu vực phát triển đô thị để thực hiện chính sách này nhưng chưa được sự hưởng ứng.

Ngoài ra, việc cấp phép xây dựng cho chủ đầu tư được cấp rất cụ thể không gian ba chiều, thay vì chỉ giới hạn theo ranh giới đất như cách làm ở Việt Nam hiện nay. Do vậy, chính quyền có thể chủ động khi sử dụng các không

Các khu đô thị mới chỉ được phép sử dụng tối đa 50% diện tích để ở. Còn lại được dùng làm công viên, cây xanh và các công trình công cộng tiện ích như trung tâm thể thao, thương mại. Do vậy, các khu đô thị mới có mật độ dân cư cao (khoảng 300 người dân trên 01ha) cao hơn nhiều so với Việt Nam (trung bình 30 – 80 người trên 01 ha), vừa đem lại nhiều không gian xanh, mặt nước, năng lực dự trữ đất tốt hơn và phát huy hiệu quả tập trung dân cư. Quy định này cần được nghiên cứu áp dụng đối với các đô thị lớn và vừa ở Việt Nam để hạn chế mô hình phát triển dàn trải, phình rộng đô thị. Trước đây Singapore những năm 60 cũng đã phát triển thấp tầng nhưng đã nhanh chóng chuyển sang mô hình này.

Page 38: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892

gian trong ranh giới đất nằm ngoài không gian đã cấp, ví dụ như đường cáp treo đi xuyên qua tòa nhà cao tầng hay không gian dành cho ga tầu ngầm v.v.

PV: Đối với lĩnh vực quản lý đất đai xây dựng, phát triển hạ tầng đô thị, quản lý giao thông đô thị và nhà ở tại Singapore như thế nào, thưa ông?

TS. Trần Quốc Thái:- Về quản lý đất đai xây dựngSingapore đất chật hẹp nhưng bất cứ ai qua đây đều công

nhận rằng quốc gia này vô cùng thoáng mát và đẹp đẽ. Có nhiều nguyên nhân để làm nên một Singapore xanh sạch đẹp ngày hôm nay và một phần quan trọng trong đó là nhờ vào chiến lược và kế hoạch hóa sử dụng đất đai hiệu quả.

Một đô thị có mật độ dân số cao thường không có nhiều sự lựa chọn cho một quy hoạch hoàn hảo vì thế mà các nhà quy hoạch cần phải tính toán kỹ lưỡng sao cho sử dụng hiệu quả nhất. Đó chính là sự kết hợp của quy hoạch dài hạn, chính sách đất đai phù hợp, kiểm soát tphát triển và thiết kế thông minh đã giúp Singapore phát huy tối ưu tính năng sử dụng đất.

Cục Tái phát triển đô thị chịu trách nhiệm lập quy hoạch tổng thể để chuẩn bị cho quy hoạch dài hạn và phát triển. Đất đai sử dụng vào các mục đích khác nhau phải được bảo vệ nhằm thực hiện phát triển xã hội và kinh tế, đồng thời, duy trì một môi trường có chất lượng cao.

Singapore có diện tích hơn 700 km2 nhưng thật ra không phải tất cả đều sử dụng được, vì khu vực chứa nước đã chiếm hết 40%. Singapore phải dùng một phần không nhỏ quỹ đất của mình làm căn cứ quân sự. Tại các khu vực phía Đông hay Changi, các công trình xây dựng bị hạn chế tầm cao và không được quá 12 tầng do liền kề sân bay quốc tế liên tục được mở rộng công suất.

Tại Singapore, đất đai được phân ra 2 sở hữu (nhà nước và tư nhân), trong đó đất sở hữu nhà nước chiếm 98%. Tùy theo từng dự án, từng loại đất và quy hoạch thì nhà đầu tư được thuê thời hạn 20, 30, 50 và 99 năm. Hết thời hạn, người thuê đất phải tháo dỡ công trình, trả lại đất cho nhà nước vô điều kiện.

Trong trường hợp còn thời hạn thuê mà Nhà nước thu hồi thì hai bên thương lượng giá bồi thường, nếu vẫn không thương lượng được thì đưa ra tòa án hoặc khiếu nại đến Chính phủ. Nếu phán quyết cuối cùng cũng không thành thì Nhà nước cưỡng chế thu hồi đất.

Singapore sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp tính giá trị thặng dư của nhà đầu tư trong xác định giá đất. Trường hợp đất và tài sản thuộc sở hữu nhà nước đưa ra đấu giá thì Singapore thực hiện theo quy trình: Nhà nước định giá và người tham gia đấu giá (hoặc nhà đầu tư) cũng đưa ra giá của mình (thông tin giá được bảo mật).

Đồng thời có sự kết hợp chặt chẽ giữa các đối tác - do khan hiếm đất đai, cộng đồng phải sống gần nhau, sự phát triển của một khu vực có thể sẽ ảnh hưởng đến khu vực bên cạnh. Vì thế, tất cả các bên liên quan cần phải hợp lực cùng nhau để tìm ra giải pháp sao cho không có những hậu quả đáng tiếc làm giảm chất lượng cuộc sống của các bên liên quan.

Singapore ưu tiên phát triển quỹ đất, không gian đô thị cho các hoạt động phát triển kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng mà trục đường Orchard trung tâm mua sắm phát triển nhất Singapore là ví dụ điển hình. Khu cảng biển trung chuyển lớn nhất khu vực với đầy đủ bến bãi kho tàng và khu sản xuất gia công tái chế. Mạng lưới giao thông được quy hoạch đồng bộ để có thể đáp ứng yêu cầu sử dụng trong vòng 40 năm tiếp theo. Khu công nghệ cao, công nghệ sinh học được xây dựng gần các trường đại học lớn nhằm gắn kết giữa lý thuyết và thực

43Số 57-58.2018 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊCho đến nay, từ một vùng đất của những khu nhà ổ chuột, khu vực trung tâm thành phố Singapore đã biến thành một trung tâm tài chính thương mại hiện đại.

Page 39: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892

44 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

hành. Trong quy hoạch, cảnh quan, môi trường, cây xanh được chú trọng đầu tiên.

Nhờ vậy, cho đến nay, từ một vùng đất của những khu nhà ổ chuột, khu vực trung tâm thành phố Singapore đã biến thành một trung tâm tài chính thương mại hiện đại. Trong các cuộc điều tra khác nhau từ nhỏ đến lớn, Singapore đã liên tục được các chuyên gia hàng đầu thế giới xếp hạng là đô thị năng sống, phát triển bền vững và sống tốt trên toàn cầu.

- Về giao thôngSingapore là một quốc đảo có khoảng 4,5 triệu dân,

trên diện tích hơn 700km2 với hơn 3.000 km đường. Số lượt di chuyển đã tăng 160% trong vòng 10 năm, số lượt đi lại mỗi ngày ước tính lên đến khoảng 10 triệu vào năm 2010. Cục Giao thông đường bộ là cơ quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về tất cả các dịch vụ liên quan đến vận tải. Cơ quan này có chức năng quy hoạch, phát triển, thực hiện, quản lý hạ tầng cơ sở và các chính sách về giao thông vận tải, có trách nhiệm thường xuyên nghiên cứu khả năng phát triển, quản lý và điều hành hệ thống giao thông đô thị và giao thông hành khách công cộng.

Bốn trọng tâm chính trong chiến lược phát triển giao thông là:

- Phối hợp chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển không gian và vận tải nhằm tối ưu hoá nhu cầu đi lại bằng cách phát triển khu dân cư đô thị gắn với hệ thống giao thông công cộng, tập trung dân cư sống quanh các bến xe lớn. Phát triển một mạng lưới đường phố thống nhất đáp ứng nhu cầu đi lại bằng những biện pháp quản lý giao thông.

- Phát triển hệ thống giao thông hành khách công cộng có chất lượng tốt nhằm tối ưu hoá nhu cầu đi lại bằng một hệ thống đầy đủ, liên thông hợp lý và hữu hiệu.

- Chủ động quản lý nhu cầu để giải quyết sự ùn tắc giao thông bằng cách kiểm soát phương tiện giao thông cá nhân (hệ thống hạn ngạch xe) trên đường và thiết lập trạm thu thuế cầu đường trong thành phố.

- Việc đầu tư giao thông dựa trên mô hình: Nhà nước chịu trách nhiệm bỏ vốn đầu tư, nhất là phần hạ tầng kỹ thuật; Người sử dụng trả tiền dịch vụ và chi phí khai thác (giá cước thực tế); Chủ khai thác chịu trách nhiệm về chất lượng và hiệu quả của dịch vụ dưới sự giám sát của Uỷ ban giao thông công cộng.

Ngoài ra, Singapore dự định phát triển quy mô các tuyến đường sắt ít nhất gấp 2 lần so với hiện tại. Tuyến đường xuyên tâm (radial lines) kết nối các khu vực bên trong thành phố, trong khi các tuyến đường quỹ đạo (orbital lines) phục vụ nhu cầu di chuyển giữa trung tâm với bên ngoài. Cách này được xem là khá hiệu quả để giúp người dân có thể dễ dàng đi lại và tiết kiệm thời gian. Phương tiện giao thông công cộng vẫn khá thu hút người

dân Singapore và giảm bớt sự phụ thuộc vào phương tiện di chuyển cá nhân.

Ít lệ thuộc vào phương tiện cá nhân đồng nghĩa áp lực hạ tầng giao thông sẽ giảm bớt, đồng thời, chất lượng môi trường cũng sẽ được cải thiện.

- Về nhà ởTại Singapore, hàng loạt khu ở được xây dựng rất đồng

bộ hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật, từ mạng lưới giao thông đến cấp nước, thoát nước thải, cấp điện, thông tin liên lạc, cây xanh và vệ sinh môi trường từ những năm 1980. Nhiều khu ở của Singapore đã trở thành mẫu mực cho các đô thị về cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Các hệ thống được xây dựng trước theo định hướng phát triển đáp ứng nhu cầu của tương lai: Giao thông tĩnh trong khu ở xây dựng theo chỉ tiêu 150 xe con trên 1.000 dân; Hệ thống cáp được đầu tư theo nhu cầu mỗi gia đình có từ 3 đến 4 máy thông tin liên lạc; Hệ thống cấp nước cho chỉ tiêu từ 180 - 250 lít/người/ngày.

Chính sách của Chính phủ Singapore nhằm cung cấp nhà ở cho mọi gia đình, tạo điều kiện cho họ làm chủ sở hữu căn nhà đó. Chính phủ thực hiện mục tiêu này thông qua Cơ quan phát triển nhà ở. Hoạt động của cơ quan này bao gồm quy hoạch phát triển đô thị mới, nâng cấp nhà cũ, khuyến khích sở hữu nhà ở của dân, nâng cao trách nhiệm cuộc sống cộng đồng, cung cấp nhà ở chất lượng cao và các tiện nghi công cộng liên quan, đề ra các tiêu chuẩn về xây dựng và quản lý địa ốc. Cơ quan này được vay tiền Chính phủ để phát triển nhà ở và cho dân vay lại để mua nhà trả góp. Chìa khoá để giải quyết vấn đề này là “quỹ tiết kiệm Trung ương”.

Theo luật pháp Singapore tất cả các công dân làm việc phải trích vào quỹ này khoảng 20% lương của mình, các nhà doanh nghiệp, các chủ kinh doanh hàng tháng cũng phải nộp vào quỹ một số tiền nhất định. Do vậy số tiền trong quỹ rất lớn, bằng 40% quỹ lương cả nước. Phần tiền lương trích vào quỹ không bị đánh thuế thu nhập, nó vẫn

Như vậy, ưu điểm về quản lý giao thông công cộng tại Singapore là sớm nhận thức được việc cần phải phát triển hệ thống xe buýt theo quan điểm cung cấp là chủ yếu kết hợp với việc kiểm soát chặt chẽ và kiềm chế sự phát triển các phương tiện cá nhân. Hệ thống giao thông của Singapore khá phong phú và hiệu quả. Hệ thống tàu điện ngầm (MRT) có 84 ga với chiều dài 130 km là hệ thống giao thông trọng yếu của Singapore, phục vụ 2 triệu lượt khách mỗi ngày. Nhờ việc tận dụng tối đa những khoảng không

gian ngầm dưới lòng đất, Singapore hiếm khi xảy ra tình trạng tắc nghẽn, chật chội như ở các

thành phố lớn của Việt Nam.

Page 40: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892

45Số 57-58.2018 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

thuộc sở hữu người gửi và xem như tiết kiệm hàng năm được cộng vào lãi theo quy định. Quỹ này hỗ trợ cho dân có tiền gửi tiết kiệm để mua nhà, tiền trả góp hàng tháng cho Nhà nước từ khi còn rất trẻ.

- Xanh hóa đô thịTừng mét vuông đất tại Singapore được nâng niu và sử

dụng hiệu quả. Singapore đã áp dụng chính sách vườn ở bất kì nơi đâu, từ tường nhà tới mái. Đi đến đâu, bạn cũng thấy một màu xanh của thiên nhiên. Thiên nhiên đã “mềm hóa” sự khô cứng của các đô thị. Với chiến lược quy hoạch trên, diện tích cây xanh đã chiếm 50% diện tích toàn thành phố, con số đáng mơ ước với nhiều thành phố khác trên thế giới.

Trong chiến lược xanh hóa đô thị của Singapore, Business Park là một trong những mô hình đáng chú ý nhất. Business Park kết hợp hài hòa giữa hai khái niệm: công viên - park và thương mại - business. Công viên-park với những cảnh quan đẹp phục vụ mục đích giải trí. Khu kinh doanh thương mại - business được thiết kế theo kiểu các nhóm văn phòng làm việc và sản xuất hiện đại.

Business Park giúp Singapore giữ lại được những công trình tự nhiên có giá trị. Chẳng hạn việc Chính phủ Singapore đầu tư vào dự án sân golf kết hợp với khu sinh thái Nature Society tại Kranji có hệ động thực vật phong phú vừa có thể phát triển mô hình kinh doanh hiệu quả vừa có thể bảo vệ sự đa dạng trong hệ thực vật nơi đây, Kranji vốn là nơi sinh sống và cư ngụ của nhiều loài động vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Từ quá trình phát triển của Singapore, chúng ta có thể rút ra được bài học về kinh nghiệm quản lý và quy hoạch đô thị cho Việt Nam vẫn đang tồn tại nhiều bất cập và luẩn quẩn.

Thứ nhất, một đô thị có dân số cao thường gặp nhiều khó khăn để có một quy hoạch hoàn hảo, chính vì vậy, các nhà quy hoạch cần phải tính toán kỹ lưỡng để sử dụng từng tấc đất. Đó là sự kết hợp của quy hoạch dài hạn, chính

sách đất đai phù hợp có sự kiểm soát trong phát triển và thiết kế thông minh đã giúp Singapore phát huy tối ưu tính năng đô thị hóa trong khi vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và bảo tồn. Việt Nam có diện tích và tài nguyên lớn gấp nhiều lần Singapore. Tuy nhiên, chúng ta lại đang lãng phí trong quy hoạch khi vẫn còn nhiều dự án xây dựng bị bỏ trống.

Thứ hai, với diện tích đất hạn chế, Chính phủ Singapore đã thực hiện chiến lược “vườn trong phố”, “vườn tường”, “vườn mái”, “vườn ở bất cứ đâu”. Mật độ cây xanh che phủ cao đã khiến không gian đô thị được “mềm hóa” và cải thiện chất lượng môi trường nói chung. Trong khi đó, tại Việt Nam hệ thống cây xanh lâu năm theo tốc độ đô thị lại đang dần bị chặt phá. Tuy mục đích là tránh những nguy cơ tai nạn do bão lụt và nhường diện tích cho quy hoạch phát triển hạ tầng, nhưng nếu xét sang chiến lược quy hoạch của Singapore, Việt Nam cần xem lại để chọn lọc và giữ gìn hệ sinh thái đô thị bởi ai cũng biết phá thì dễ còn trồng mới là chuyện khó.

Thứ ba, Singapore được coi là nước phát triển chương trình nhà ở tốt nhất trên thế giới, người dân Singapore hầu như ai cũng sở hữu nhà ở. Từ những năm 1960, Cơ quan Phát triển nhà ở Singapore (Housing and Development Board-HDB) đã xây dựng những căn hộ chung cư chất lượng với giá cả phải chăng để cung cấp cho người dân. Đảm bảo việc cung cấp nhà ở xã hội là nguyên tắc nền tảng duy trì sự ổn định của quốc gia Singapore, là nguồn lực để người dân gắn kết với đất nước. Đây là điều Việt Nam nên học tập. Trên thực tế, nhu cầu nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội của nước ta đang khá cao, hầu hết các dự án đều xây đến đâu hết đến đó. Hiện nay, ba nguyên nhân chính dẫn đến nguồn cung nhà ở xã hội hiện vẫn ở mức thấp là thiếu quỹ đất để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại vị trí thuận lợi. Nhiều khu công nghiệp được hình thành nhưng chưa bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân, nhiều địa phương chưa bố trí quỹ đất 20% tại các khu đô thị mới. Như vậy, rõ ràng nguyên nhân chính của việc thiếu nhà ở cho người có thu nhập thấp ở nước ta đều xuất phát từ tính chủ quan, chưa chú trọng đến phân bổ quỹ đất để cân bằng giữa phát triển và đảm bảo lợi ích cộng đồng.

Thứ tư, Business Park hiện được nhiều chuyên gia đánh giá là mô hình phát triển hoàn hảo cho quy hoạch trong tương lai. Chính quyền Singapore hiện đã áp dụng thành công mô hình này để giữ gìn không gian tự nhiên kết hợp với việc phát triển kinh tế trong dài hạn. Tại Việt Nam, Business Park được biết đến dưới các tên gọi như khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu vực thương mại khác. Về bản chất, đây là các Business Park thuộc giai đoạn đầu tiên với tiêu chuẩn và chất lượng thấp, để phát triển thành mô hình công viên kinh doanh, tổ hợp đáp ứng các nhu cầu giải trí, làm việc và nghỉ ngơi, chúng ta cần đổi mới nhiều hơn nữa.

Chiến lược xanh hóa đô thị của Singapore, Business Park là một trong những mô hình đáng chú ý nhất

Page 41: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892

46 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

PV: Vâng, đúng là những bài học về kinh nghiệm quản lý và quy hoạch đô thị thật hữu ích cho Việt Nam. Thế còn vấn đề phát triển khu công nghiệp công nghệ cao ra sao, thưa ông?

TS. Trần Quốc Thái: Tại One-North, một khu vực có quy mô diện tích hơn 200 ha được quy hoạch đầu tư xây dựng để phát triển các khu chức năng đặc thù công nghệ cao như: Vista (kinh doanh và lối sống), Biopolis (khu công nghệ y sinh học), Fusionpolis (Khoa học, kỹ thuật, công nghệ thông tin), Nepal Hill (Phát triển nhân tài), Mediapolis (truyền thông), Khu dân cư Wessex hỗ trợ cho khu công nghiệp…

- Quan điểm chung: Khu Biopolis được đầu tư xây dựng như một thành phố sinh thái, nơi những người sáng tạo trẻ làm việc tại nơi mình mong muốn, còn có quán cà phê, công viên, điểm vui chơi giải trí, trung tâm xã hội nơi các doanh nhân, kỹ sư và nhà thiết kế từ nhiều nơi có thể gặp gỡ và trao đổi. Ở đó còn có hạ tầng công nghệ thông tin viễn thông thuận tiện cho phép dễ dàng kết nối trên toàn cầu. Đó là nơi các chuyên gia nghiên cứu có thể làm việc, nghiên cứu, sinh sống và nghỉ ngơi giải trí. Quan điểm này khác hẳn với quan điểm trước đây khi xây dựng Khu công nghệ cao cách biệt với thành phố, chủ yếu chỉ chú trọng các công trình trụ sở nghiên cứu.

- Việc lấp đầy khu công nghiệp không chỉ đơn thuần là vấn đề khai thác bất động sản mà có sự liên quan mật thiết đến:

+ Chính sách bố trí các cơ sở nghiên cứu thuộc sở hữu nhà nước và các trường đại học đặt cơ sở nghiên cứu tại đây. Giai đoạn 1 có đến 2/3 là các cơ sở nghiên cứu thuộc Chính phủ Singapore. Năm 2001, việc xây dựng bắt đầu tại Biopolis, khu vực về công nghệ sinh học của One North. Hai giai đoạn đầu đã hoàn thành và được các phòng thí nghiệm của các viện nhà nước và công ty như Novartis và Eli Lilly đăng ký hết.

+ Chính sách thu hút nhân tài của chính phủ Singapore và của khu vực.

+ Chính sách thực hiện nghiêm túc bảo vệ bản quyền sở hữu trí tuệ.

+ Lựa chọn vị trí: Chỉ cách 10 phút đi từ trung tâm tài chính, nằm liền kề các trường Đại học lớn.

Tổng cộng trong 15-20 năm, Chính phủ Singapore đã đầu tư cho khu Biopolis One North khoảng 7 tỷ USD.

PV: Thưa ông, đối với vai trò của tổ chức cộng đồng trong việc cung cấp công trình dịch vụ cộng đồng cấp cơ sở tại Singaporre như thế nào?

TS. Trần Quốc Thái: Hiệp hội nhân dân Singapore (People Association - PA) được thành lập để đảm nhiệm vai trò cầu nối ba bên, giữa Chính phủ với người dân, người dân với người dân. Chức năng nhiệm vụ của Hiệp hội nhân dân gần giống với Mặt trận Tổ quốc của chúng ta. Chính phủ hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động. Chủ tịch của Hiệp hội nhân dân là Thủ tướng Singapore. Tổng thư ký là Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng. Bộ Văn hóa chịu trách nhiệm chỉ đạo hoạt động. Hiệp hội có các thành viên chủ chốt và có các thành viên là tình nguyện viên.

Điểm khác biệt ở đây là Hiệp hội nhân dân có trụ sở tại tất cả các khu dân cư – các Trung tâm cộng đồng. Các công trình trung tâm cộng đồng này được xây dựng từ một phần kinh phí hỗ trợ của nhà nước nhưng phần lớn là do Hiệp hội nhân dân vận động cộng đồng tài trợ. Công trình này đồng thời cung cấp các không gian phục vụ hoạt động cộng đồng ở cấp cơ sở như phòng học văn nghệ, sân chơi thể thao, v.v. Do vậy, Hiệp hội nhân dân có gắn kết rất sâu sắc với cộng đồng dân cư.

Chính quyền thành phố chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ tiện ích, thể thao, thương mại cấp thành phố trong khi các cấp trực thuộc của Hiệp hội chăm sóc mọi nhu cầu cụ thể của từng cụm dân cư, tổ chức các hoạt động tập thể định kỳ.

Đây là mô hình có thể học tập và nhân rộng ở cấp phường, xã các đô thị của Việt Nam.

PV: Ông đánh giá như thế nào về khóa học vừa qua?

TS. Trần Quốc Thái: Khóa đào tạo bồi dưỡng đã đem lại nhiều kiến thức rất bổ ích, góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức trách nhiệm công chức của bản thân, thiết thực phục vụ cho việc thực hiện các nhiệm vụ được giao của bản thân tôi trong giai đoạn hiện nay cũng như trong thời gian tới.

Các nội dung được đào tạo bồi dưỡng đã cung cấp nhiều thông tin, ví dụ thực tiễn để có thể nghiên cứu, đề xuất các chính sách quản lý phát triển đô thị của Việt Nam như tôi đã nói ở trên.

Những bài học chính sách đã nhấn mạnh một điểm rất quan trọng là tài nguyên tự nhiên phục vụ phát triển đô thị rất hữu hạn, cần phải được sử dụng một cách hiệu quả nhất. Do vậy việc quy hoạch đô thị phải có sự dự trữ dài hạn. Quản lý thực hiện quy hoạch phải tập trung để đạt được hiệu quả.

PV: Vâng, xin trân trọng cảm ơn ông!

Đảm bảo việc cung cấp nhà ở xã hội là nguyên tắc nền tảng để duy trì sự ổn định của quốc gia Singapore, là nguồn lực để người dân

gắn kết với đất nước. Đây là điều Việt Nam nên học tập

Page 42: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892

47Số 57-58.2018 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Thực hiện kế hoạch triển khai Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý xây dựng và phát triển đô thị đối với công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp giai đoạn 2016 - 2020” (Đề án 1961), năm 2017, được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Lãnh đạo Bộ Xây dựng; sự phối hợp, hỗ trợ hiệu quả của các Cục, Vụ chức năng, các tổ chức quốc tế, các địa phương. Đề án đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ đặt ra trong năm: Đạt và vượt kế hoạch về số lớp 49/45 lớp và 1523/1350 số học viên; Rà soát, điều chỉnh đề cương chương trình và biên soạn tài liệu; Xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp;...

Tổ chức rà soát, điều chỉnh đề cương chương trình đào tạo và biên soạn tài liệu đạt kết quả tốt

Thực hiện kết luận cuộc họp Ban chỉ đạo Đề án 1961 ngày 22/12/2016 của nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Phó Trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo Đề án 1961 Đỗ Đức Duy về việc rà soát chỉnh sửa đề cương chương trình đào tạo của Đề án 1961. Học viện đã tổ chức điều chỉnh bộ đề cương chương trình và báo cáo Ban chỉ đạo các nội dung triển khai. Học viện đã mời các chuyên gia giỏi, có uy tín, kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý xây dựng và phát triển đô thị tham gia biên soạn đề cương chương trình tài liệu. Đã tổ chức 03 hội thảo lấy kiến hoàn thiện đề cương chương trình tài liệu vào tháng 12/2016; 03/2017; 6/2017 với thành phần là các chuyên gia và đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ của Bộ Xây dựng để đóng góp ý kiến hoàn thiện chỉnh sửa các bộ đề cương chương trình, tài liệu.

Hiện nay các bộ đề cương đang được Học viện phối hợp cùng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Xây dựng chuẩn bị tổ chức thẩm định để sớm trình Bộ Xây dựng ban hành trong Quý I/2018.

Nội dung chỉnh sửa tài liệu theo hướng làm rõ những chức năng nhiệm vụ của đối tượng học tập, mối quan hệ của đối tượng đó với các đối tượng cấp trên và cấp dưới trong công tác quản lý; làm rõ các thể chế chính sách trong lĩnh vực quản lý xây dựng và phát triển đô thị: các phương pháp luận về quản lý phát triển đô thị; kinh nghiệm trong nước và quốc tế; định hướng tầm nhìn, cách thức tổ chức thực thi các nhiệm vụ để đạt được tầm nhìn và mục tiêu đề ra.

Tài liệu chỉnh sửa đã hạn chế những kiến thức mang tính lý thuyết và trính dẫn các nội dung đã có trong các văn bản quy phạm pháp luật; tăng cường giải quyết các

ĐỀ ÁN 1961NHỮNG KẾT QUẢ TÍCH CỰC

Khóa đào tạo nâng cao năng lực quản lý xây dựng và phát triển đô thị theo Đề án 1961

Diệu Linh

Page 43: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892

48 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

tình huống thực tế công tác của từng đối tượng; Thời lượng đào tạo từ đối tượng 2 đến đối tượng 8 điều chỉnh thống nhất là 5 ngày (bao gồm cả đi tham quan thực tế). Thời lượng đào tạo của chương trình 1 sẽ do Ban tổ chức Trung ương và Bộ Xây dựng quyết định. Trong đó dự kiến tổ chức 2,5 ngày (bao gồm cả tham quan thực tế).

Xây dựng mới 03 bộ đề cương biên soạn tài liệu đào tạo dành cho: Cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

Nội dung đề cương bao gồm: Phần cứng là các kiến thức chung theo yêu cầu chức năng nhiệm vụ quản lý xây dựng và phát triển đô thị của từng nhóm đối tượng; Phần mềm tùy theo chức năng nhiệm vụ của đối tượng trong nhóm, xây dựng các hướng dẫn quản lý, bài tập tình huống; bài học, kinh nghiệm; các tài liệu tham khảo cần thiết khác. Nội dung tài liệu đã bao hàm đầy đủ nội dung đề cương chương trình đào tạo đồng thời đảm bảo tài liệu ngắn gọn, cô đọng, thiết thực.

Học viện đã rà soát cập nhập tài liệu hiện có và bước đầu chuẩn bị cho việc biên soạn tài liệu mới ngay sau khi đề cương chương trình tài liệu được Bộ Xây dựng phê duyệt. Trong năm qua, các bộ tài liệu hiện có đã được tổ chức rà soát cập nhật thường xuyên về văn bản Quy phạm pháp luật; chính sách mới; tình hình xây dựng và phát triển đô thị đảm bảo phục vụ công tác đào tạo bồi dưỡng theo mục tiêu của Đề án. Học viện đã triển khai ký hợp đồng và thống nhất nhiệm vụ, nội dung với các chuyên gia để thực hiện biên soạn các bộ tài liệu mới.

Đẩy mạnh công tác xây dựng tiêu chuẩn, chức danh cán bộ, công chức tham gia thực hiện quản lý đô thị

Thực hiện nhiệm vụ xây dựng bộ tiêu chuẩn, chức danh cán bộ công chức tham gia thực hiện công tác quản lý đô thị theo kế hoạch triển khai Đề án giai đoạn 2016-2020. Trong năm qua, Học viện đã tổ chức khảo sát, đánh giá nhu cầu đào tạo các đối tượng của Đề án tại địa

phương; thực hiện nghiên cứu hoàn thiện các báo cáo về việc bổ sung yêu cầu kiến thức, kỹ năng quản lý xây dựng và phát triển đô thị vào tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ ngạch công chức của 08 đối tượng. Dự kiến trong năm 2018 sẽ tổ chức các Hội nghị lấy ý kiến hoàn thiện Bộ tiêu chuẩn để trình Bộ Xây dựng xem xét và đề nghị Bộ Nội vụ ban hành.

Công tác truyền thông kịp thời và hiệu quảNăm 2017, Đề án 1961 đã được phát sóng, đăng tải

thông tin hoạt động trên 246 lượt báo, đài truyền hình, đài tiếng nói, website các Bộ, Ngành, tỉnh, thành phố, các Sở Xây dựng, Sở Nội vụ, website các Quận, Huyện, Thị xã truyền thông sâu rộng, giúp các cán bộ chuyên môn đô thị nhận thức được tính thiết thực của Đề án. Xây dựng nội dung, thiết kế 02 bộ tài liệu truyền thông cho Đề án gồm 01 tài liệu tiếng Việt và 01 tài liệu song ngữ Việt - Anh; Thiết kế, trưng bày pano giới thiệu hoạt động, kết quả thực hiện Đề án tại các Hội nghị, khóa học tiêu biểu của Đề án; Tham luận về công tác phát triển nguồn nhân lực quản lý đô thị theo Đề án 1961 tại hội nghị thường niên của đô thị thuộc các vùng miền trên cả nước; Viết bài, phỏng vấn học viên, khảo sát nhu cầu đào tạo bồi dưỡng qua lãnh đạo chính quyền đô thị, cán bộ chuyên môn đô thị các cấp đăng tải trên những phương tiện thông tin đại chúng.

Như vậy, trong năm 2017 vừa qua, được sự ủng hộ tạo điều kiện của lãnh đạo Bộ Xây dựng, sự phối hợp và hỗ trợ hiệu quả của các Cục, Vụ trực thuộc Bộ, các tổ chức quốc tế, Học viện đã cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra của năm, trong đó đạt vượt về số lượng lớp được tổ chức và số lượng học viên được đào tạo. Các khóa học diễn ra đạt chất lượng tốt, được địa phương và học viên đánh giá cao về nội dung phương pháp đào tạo. Nhiều địa phương ngoài đối tượng theo chương trình 1 thì các nhóm đối tượng 2;3;6;7 đã mở được lớp đào tạo bồi dưỡng với khoảng 70% số lượng đối tượng cần đào tạo.

Tuy vậy, Đề án còn một số tồn tại như: Chưa tổ chức được lớp chương trình 1 dành cho Phó Chủ tịch UBND

Tài liệu chỉnh sửa đã hạn chế những kiến thức mang tính lý thuyết, tăng cường giải quyết các tình huống thực tế

Đài Truyền hình Quốc hội đưa tin về Khóa đào tạo của Đề án 1961

Page 44: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892

các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Nguyên nhân do đối tượng học viên ở cấp cao, yêu cầu về nội dung chương trình, tài liệu đào tạo phải cân nhắc cẩn trọng kỹ lưỡng và cần được sự phê duyệt của Ban tổ chức Trung ương về công tác tổ chức lớp. Với tinh thần đó, năm qua Học viện đã tổ chức rà soát, điều chỉnh lại nội dung đề cương chương trình tài liệu đào tạo cho đối tượng này. Sau khi được Bộ Xây dựng phê duyệt dự kiến tổ chức lớp trong năm 2018.

Đề án chưa trình Bộ Xây dựng phê duyệt bộ đề cương chương trình đào tạo và biên soạn tài liệu mới. Thực hiện kết luận tại cuộc họp tổng kết của Ban chỉ đạo Đề án năm 2016, Học viện đã tổ chức triển khai công tác rà soát đánh giá các Bộ đề cương chương trình tài liệu. Tuy nhiên, do yêu cầu cần điều tra, rà soát, đánh giá kỹ lưỡng và cẩn trọng nên đến hết quý III Học viện mới có thể trình Bộ Xây dựng dự thảo đề cương điều chỉnh. Theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, Học viện đang phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ để tiếp tục rà soát đánh giá trước khi trình Bộ phê duyệt.

Trên thực tế quá trình mở các lớp đào tạo cho thấy nhiều địa phương chưa mặn mà với việc triển khai Đề án, học viên được cử đi học chưa nhận thức được hết sự cần thiết của khóa học nên một số thiếu ý thức chuyên cần tham dự lớp. Qua đây cũng cho thấy cần thiết phải hình thành tiêu chuẩn chức danh cán bộ công chức quản lý đô thị để nâng cao nhận thức học tập, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ này.

Kết thúc các khóa học, thông qua khảo sát ý kiến học viên cho thấy nhu cầu học tập chuyên sâu theo từng lĩnh vực quản lý là rất lớn. Tuy nhiên, chương trình đào tạo của Đề án hiện chưa đáp ứng được yêu cầu này.

Sáng 29/12/2017, tại Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị, Ban Chỉ đạo Đề án đã tổ chức Hội nghị

“Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án 1961 năm 2017 và kế hoạch triển khai Đề án năm 2018”. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Phạm Khánh đã đến dự và chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có các thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án; đại diện một số Bộ - Ngành, một số Sở Xây dựng, Sở Nội vụ; đại diện các Cục, Vụ,... chức năng Bộ Xây dựng, các tổ chức quốc tế, các hiệp hội nghề nghiệp, vv... cùng các chuyên gia, giảng viên và Lãnh đạo AMC.

Cần sớm hoàn thành và áp dụng các sản phẩm của Đề án như Quy chế đào tạo, bồi dưỡng; Tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp

Tôi đánh giá rất cao những kết quả thực hiện đã đạt được của Đề án cũng như các ý kiến, tham luận thiết thực và có trách nhiệm của các đại biểu tham dự Hội nghị. Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Mục tiêu của Đề án là rất lớn, nhưng tổ chức thực hiện còn nhiều bất cập trong việc phối hợp giữa các Bộ - Ngành và địa phương; trong việc xây dựng và ban hành các bộ đề cương chương trình, tài liệu. Cần đặc biệt chú ý đến các bộ đề cương chương trình, tài liệu đào tạo bồi dưỡng của Đề án cho cán bộ cấp Huyện, cấp Xã. Đánh giá kỹ hơn hoạt động đào tạo của Đề án bằng ngân sách địa phương. Phải sớm hoàn thành và áp dụng các sản phẩm của Đề án như Quy chế đào tạo, bồi dưỡng; Tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp. Phát huy hơn nữa vai trò của Ban Chỉ đạo Đề án, sớm bổ sung, kiện toàn các vị trí còn thiếu. Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo cần phối hợp với các Cục, Vụ... chức năng của Bộ trong việc xây dựng, hoàn thiện kế hoạch triển khai Đề án năm 2018.

Khóa đào tạo cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch Huyện trực thuộc tỉnh

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Phạm Khánh chủ trì Hội nghị

49Số 57-58.2018 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

THỨ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG BÙI PHẠM KHÁNH

Page 45: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892

Học viện cần phối hợp, hỗ trợ các đô thị trở thành đô thị thông minh, đô thị xanh

Qua quá trình cộng tác với Học viện, tôi thấy những kết quả thực hiện được của Đề án có ý nghĩa lớn. Với thời gian không dài nhưng các lớp Học viện tổ chức được ở các địa phương rất phong phú, đóng góp thiết thực vào công tác phát triển đô thị. Vừa qua, chúng tôi tiến hành khảo sát cán bộ đang công tác ở các xã, phường Hà Nội, số lượng cán bộ được đào tạo chưa nhiều về xây dựng, đất đai, kiến trúc, hạ tầng, mới có khoảng 30-40% cán bộ được đào tạo. Ở địa phương chủ yếu có ý kiến cần quan tâm đào tạo đội ngũ xã phường nhiều hơn, vì đối tượng này liên quan trực tiếp đến xử lý những công việc cụ thể của đô thị.

Tôi nhận thấy, trình độ cán bộ ở các địa phương hiện nay đã được nâng lên, có nơi 100% trình độ Thạc sĩ. Tuy vậy, cán bộ được đào tạo chuyên môn về xây dựng và quản lý đô thị không nhiều. Tôi đề xuất cần mở các lớp bồi dưỡng chuyên ngành này ở địa phương. Qua theo dõi, tôi thấy địa phương quan tâm nhiều đến đô thị thông minh, đô thị xanh. Mà những kiến thức đó ở địa phương còn rất ít. Hiện nay, nhiều thành phố đang đăng ký để trở thành đô thị thông minh, đô thị xanh. Học viện cần hỗ trợ cho các đô thị ở lĩnh vực này. Đối với các lớp học theo Đề án, cần làm cho các học viên đi học nhiệt tình hơn, quản lý tốt hơn, công tác bồi dưỡng mới thực sự hiệu quả.

Cần tập hợp nhiều hơn những ý kiến của học viênLàm thế nào để Học viện với các địa phương và đội

ngũ học viên cần nhau hơn? Tôi thấy các phiếu thu thập lấy ý kiến học viên phải được thực hiện kỹ lưỡng hơn.

Những điều tra từ học viên sẽ giúp Học viện mở ra hướng mới và để giảng viên điều chỉnh bài giảng cho phù hợp. Chúng ta cần chú trọng vào những gì đang thay đổi, đó là những văn bản quy phạm pháp luật mới, điển hình là Luật Quy hoạch, Luật Quản lý đô thị…

Năm 2018, Học viện cần tổ chức Hội thảo thảo luận về các Luật mới cùng những vướng mắc đang xảy ra trong thực tiễn. Các Hội thảo này sẽ giúp giảng viên bổ sung kiến thức để giảng dạy ở địa phương được đầy đủ và hữu ích.

Cán bộ Hà Nội đã đề xuất được những đóng góp thiết thực cho sự phát triển của thành phố sau khi được đào tạo, bồi dưỡng

Đề án 1961 đã đem lại những kết quả thiết thực cho địa phương. Những năm gần đây, thành phố Hà Nội đã tích cực phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị triển khai đào tạo bồi dưỡng các đối tượng của Đề án. Nhiều khóa học được tổ chức cả trong và ngoài nước, các chương trình mời chuyên gia giảng dạy dành cho cán bộ Hà Nội trong thời gian qua được đánh giá là rất hữu ích.

GS.TS.KTS Đỗ Hậu - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam

TS. Lê Đình Tri – Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Quy hoạch kiến trúc,Bộ Xây dựng

Ông Tạ Quang Ngải – Trưởng phòng Công chức, viên chức – Sở Nội vụ Hà Nội

50 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

GS.TS.KTS ĐỖ HẬU - PHÓ CHỦ TỊCH KIÊMTỔNG THƯ KÝ HỘI QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VIỆT NAM

TS. LÊ ĐÌNH TRI – NGUYÊN PHÓ VỤ TRƯỞNG VỤ KIẾN TRÚC QUY HOẠCH, BỘ XÂY DỰNG

ÔNG TẠ QUANG NGẢI - TRƯỞNG PHÒNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC - SỞ NỘI VỤ HÀ NỘI

Page 46: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892

Đặc biệt năm 2017, Học viện phối hợp với thành phố đưa các cán bộ đi học tại Mỹ. Sau quá trình thăm quan học hỏi hầu hết các cán bộ đều có những đề xuất trong công tác, đóng góp thiết thực cho sự phát triển của thành phố.

Thời gian tới, TP. Hà Nội tiếp tục phối hợp với Học viện đào tạo các chuyên đề chuyên sâu, trong năm 2018 sẽ tổ chức 02 lớp đi học tập tại Mỹ và Israel về quản lý xây dựng và đô thị. Hiện nay, Học viện đã hoàn thiện xây dựng 03 chương trình đào tạo cho thành phố về quản lý quy hoạch kiến trúc và quản lý đô thị. Sở Nội vụ đang trình thành phố thực hiện trong năm tới. Cũng trong năm 2018, thành phố sẽ tập trung tổ chức 30 lớp về quản lý đô thị với gần 2000 học viên cho 03 đối tượng là lãnh đạo cấp Sở, huyện; cấp phòng và cấp phường, xã. Rất cần sự phối hợp của Học viện đối với thành phố trong công tác đào tạo bồi dưỡng.

Hà Nội hiện đang xây dựng Đề án mô hình Chính quyền đô thị, thành phố mong muốn đề xuất với Bộ Xây dựng và Học viện thực hiện Đề án phát triển cán bộ quản lý đô thị nhằm thí điểm mô hình này. Để các lớp học có hiệt quả hơn, đề nghị nên đổi mới cách kiểm tra, có thể đánh giá sau mỗi chuyên đề có bài kiểm tra trắc nghiệm riêng để nhìn nhận được chất lượng và việc tuân thủ nội quy học tập. Học viện nên phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường đội ngũ giảng viên thỉnh giảng để cập nhật kiến thức thực tế tốt nhất cho địa phương.

Cùng chia sẻ kiến thức đến với các đô thị Việt NamHiện nay, AFD có 80 dự án với hơn 2 tỷ ER. Năm qua,

AFD đã ký thỏa thuận hợp tác với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị trong việc hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm và kiến thức về xây dựng và phát triển đô thị. Một trong những mục tiêu của đô thị Việt Nam là phát triển đô thị chống chọi với biến đổi khí hậu. Chúng tôi đã đi khảo sát một số thành phố và nhận thấy rằng: Các địa phương rất cần kiến thức ở nhiều lĩnh vực trong phát triển đô thị. AFD có thể phối hợp với Học viện đào tạo bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho các đô thị thông qua hình thức Elearning và một số khóa học tiêu biểu nhằm chia sẻ kiến thức đến với các đô thị Việt Nam.

Rất nhiều ý kiến được các đại biểu đưa ra tại Hội nghị như: Nội dung chương trình, tài liệu cần đáp ứng nhu cầu đào tạo bồi dưỡng của các đối tượng, đáp ứng yêu cầu phát triển và quản lý của các địa phương; góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn như xây dựng thành phố thông minh, phát triển xanh, biến đổi khí hậu vv... Cần

sớm tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động đào tạo bồi dưỡng của Đề án, sớm xây dựng và ban hành Quy chế đào tạo của Đề án, xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp. Cần tăng cường gắn kết với các địa phương trong việc xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu và tổ chức các lớp, trong việc mời các báo cáo viên thực tế địa phương.

PHƯƠNG HƯỚNG TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN NĂM 2018Phát huy các kết quả đã đạt được, trong năm 2018 Đề

án tiếp tục: Tổ chức các lớp bằng nguồn ngân sách Trung ương, hỗ trợ các tỉnh – thành phố đào tạo cho các đối tượng bằng nguồn ngân sách địa phương, đồng thời thí điểm tổ chức những lớp bồi dưỡng chuyên sâu cho các nhóm đối tượng phù hợp với từng địa phương, vùng – miền; Tổ chức biên soạn và trình Bộ ban hành các bộ tài liệu mới theo đề cương được duyệt; Nghiên cứu xây dựng mô hình đào tạo trực tuyến phục vụ công tác đào tạo của Đề án; Tổ chức các Hội nghị sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện Đề án giai đoạn 2016 – 2020 tại 03 miền vv...

Để thực hiện tốt kế hoạch công tác năm 2018 của Đề án, Học viện đề nghị Bộ Xây dựng và Ban Chỉ đạo Đề án sớm phê duyệt kế hoạch triển khai Đề án năm 2018; Cho phép xây dựng và thí điểm tổ chức đào tạo các khóa học chuyên sâu cho các đối tượng 2, 6 và 7; Phê duyệt kinh phí cho phép Học viện bước đầu nghiên cứu chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho mô hình đào tạo trực tuyến của Đề án; Có công văn đôn đốc các địa phương báo cáo tình hình triển khai các lớp đào tạo theo Đề án bằng nguồn ngân sách địa phương.

Lớp Bồi dưỡng quản lý xây dựng và phát triển đô thị cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch Huyện khu vực Tây Nguyên, năm 2017

Bà Nguyễn Hương Huế - Chuyên gia dự án, Cơ quan phát triển Pháp (AFD)

51Số 57-58.2018 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

BÀ NGUYỄN HƯƠNG HUẾ - CHUYÊN GIA DỰ ÁN, CƠ QUAN PHÁT TRIỂN PHÁP (AFD)

Page 47: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892

XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ,CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ĐÁP ỨNG YÊU CẦUCÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC

Lê Hảo, Thanh Đạt (thực hiện)

Trong bối cảnh đất nước tham gia ngày càng sâu rộng vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức cần có những chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện trên mọi mặt cả về thể chế, tổ chức, nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng. Trong đó, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cũng như các giảng viên trong hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc quyết định chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị. Vừa qua, Bộ Nội vụ đã phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị - Bộ Xây dựng (Học viện/AMC) tổ chức Hội thảo “Trao đổi kinh nghiệm về đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ”. Hội thảo được tổ chức nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; những vướng mắc và đề xuất về cơ chế chính sách cho hoạt động này để phát huy vai trò của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nói chung cũng như các giảng viên nói riêng trong sự nghiệp xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta. Tạp chí Xây dựng và Đô thị xin giới thiệu các ý kiến đóng góp của đại diện một số đơn vị đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Bộ - ngành; đại diện một số trường Chính trị tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, một số Vụ chức năng thuộc Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ.

Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là cơ sở pháp lý để tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã đề ra nhiệm vụ: “Rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách đối với cán bộ, công chức theo hướng khuyến khích cán bộ, công chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức công vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ…”, và Bảo đảm hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân và cả hệ thống chính trị, đẩy mạnh hội nhập trên cơ sở phát huy tối đa nội lực, gắn kết chặt chẽ và thúc đẩy quá trình nâng cao sức mạnh tổng hợp, năng lực cạnh tranh của đất nước… Đào tạo, bồi dưỡng là một trong những nhiệm vụ quan trọng quyết định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức nói riêng, tôi đánh giá cao Học viện AMC đã có sáng kiến tổ chức Hội thảo, những ý kiến đóng góp, chia sẻ của các đại biểu tại Hội thảo. Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là cơ sở pháp lý để tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Tới đây Bộ Nội vụ, các Bộ - Ngành có liên quan, theo thẩm quyền, sẽ ban hành hoặc trình Chính phủ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành.

PGS. TS. TRIỆU VĂN CƯƠNG, THỨ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ

52 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

Page 48: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892

TS. TRẦN HỮU HÀ – GIÁM ĐỐC HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

Việc chuẩn hóa đào tạo cán bộ, công chức, viên chức theo chức danh và kỹ năng quản lý hành chính công phải gắn với thực hiện mục tiêu Chính phủ kiến tạo, đổi mới

Học viện là đơn vị duy nhất đào

tạo cán bộ công chức, viên chức

Bộ Xây dựng và ngành Xây dựng.

Với Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng

nâng cao năng lực quản lý và

phát triển đô thị đối với công

chức lãnh đạo, chuyên môn

các cấp giai đoạn 2010-2015”

(Đề án 1961) Học viện đang triển

khai đã có những thành công và

mới đây đã được Bộ Xây dựng kiến

nghị và được Thủ tướng Chính phủ

chấp thuận đồng ý kéo dài thời gian thực

hiện Đề án 1961 đến năm 2020 (tại Văn bản số 143/

VPCP - KTN ngày 08/01/2016 của Văn phòng Chính phủ).

Đánh giá về Hội thảo, TS. Trần Hữu Hà cho rằng đây là

việc làm hết sức cần thiết khi Nghị định số 101/2017/NĐ-

CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ Về đào tạo, bồi dưỡng

cán bộ, công chức, viên chức được ban hành. Đây cũng

là hành lang pháp lý có ý nghĩa thiết thực

trong việc đào tạo trình độ cho công

chức chỉ áp dụng cho công chức

đã được bổ nhiệm vào ngạch,

chức vụ lãnh đạo mà chưa

đáp ứng tiêu chuẩn trình độ

đào tạo theo quy định hoặc

khi cơ quan, đơn vị được

tổ chức, sắp xếp lại. Chia

sẻ kinh nghiệm trong hoạt

động đào tạo bồi dưỡng của

đơn vị, TS. Trần Hữu Hà nhấn

mạnh: Nâng cao chất lượng của

cơ sở đào tạo là việc làm cần thiết

để xác định vị trí việc làm nâng cao uy

tín đơn vị. Việc chuẩn hóa đào tạo cán bộ công

chức, viên chức theo chức danh và kỹ năng quản lý hành

chính công chính là gắn với thực hiện mục tiêu Chính

phủ kiến tạo, đổi mới.

PGS.TS. PHAN VĂN TƯƠNG – VIỆN TRƯỞNG, GIẢNG VIÊN CAO CẤP – VIỆN ĐÀO TẠO CÁN BỘ QUẢN LÝ NGÀNH Y TẾ - TRƯƠNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

Làm thế nào đào tạo bồi dưỡng phải được coi trong như đào tạo Đại học ?

Ngành y tế có đặc thù riêng, chúng tôi xây

dựng chương trình quản lý của viện. Một

đơn vị muốn phát triển cần 4 yếu tố,

trong đó yếu tố con người là quan

trọng nhất, để bảo vệ được nguồn

nhân lực cần phải có cơ chế riêng.

Tuy nhiên, cơ chế hiện nay không

rõ ràng. Hiện nay, hệ thống giám

sát các cơ sở đào tạo rất ít, nên tổ

chức theo hệ thống giám sát chéo

giữa các cơ sở đào tạo. Về vật chất:

Cơ sở đào tạo phải có đủ điều kiện đào

tạo. Về cơ chế hoạt động: Nhân lực được

đảm bảo, các cơ sở đào tạo bồi dưỡng cần được

coi trọng như một trường đại học. Hiện nay, chúng tôi

đang xây dựng chương trình chuẩn hóa các cơ

sở đào tạo, đến 2020 phải tự chủ. Nhưng

tự chủ mà không có quy định đào

tạo bắt buộc là rất khó khăn. Đề

xuất làm thế nào để các cơ sở

đào tạo bồi dưỡng phải được

coi trong như đào tạo đại học;

cần có cơ chế giám sát giữa

các cơ sở đào tạo bồi dưỡng

và đây cũng là động lực để các

cơ sở đào tạo bồi dưỡng phát

triển hơn. Điều này xuất phát từ

nhu cầu thực tế cũng như quy mô

của từng cơ sở đào tạo.

53Số 57-58.2018 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Page 49: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892

TS. TRẦN VĂN HÀ – PHÓ GIÁM ĐỐC HỌC VIỆN TÒA ÁN

Cần có cơ chế rõ ràng cho các trường đào tạo, bồi dưỡng Hiện nay, các trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên

chức thực hiện nhiệm vụ là đào tạo bồi dưỡng, đây là một đặc

thù giáo dục nằm trong một thể thống nhất của hoạt động

giáo dục. Tuy nhiên, các trường bồi dưỡng còn thiếu tiêu chí

rõ ràng minh bạch, không có cơ chế đảm bảo cho người

làm việc trong lĩnh vực này, vì thế rất khó hoạt động. Về

việc hoạt động thiếu hiệu quả có hai yếu tố, yếu tố khách

quan là những quy định, các tiêu chí thiếu rõ ràng của các

cơ quan nhà nước. Yếu tố chủ quan là vì các trường bồi

dưỡng yếu thế so với các trường khác. Hiện nay, các chương

trình thiếu rõ ràng, phụ thuộc quá nhiều vào Bộ chủ quản,

không thực sự mang tính chất nâng cao kiến thức cho cán bộ

công chức.

TS. HOÀNG THỊ NGỌC LAN – PHÓ HIỆU TRƯỞNG, TRƯƠNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG – TP. HÀ NỘI

Cần trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu phát triển

Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 09

năm 2017 quy định rõ trường chính trị của

các tỉnh thành phố đào tạo trung cấp lý

luận chính trị, bồi dưỡng ngạch quản lý

nhà nước ngạch cán sự, chuyên viên,

chuyên viên chính, ngoài ra tham gia

chương trình bồi dưỡng phân cấp

như bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo

quản lý cấp phòng và tương đương.

Tuy nhiên, bồi dưỡng về quản lý nhà

nước hầu hết các tỉnh đều do Sở Nội

vụ triển khai thực hiện. Học viện Hành

chính Quốc gia cũng được giao nhiệm vụ

giảng chuyên viên hay chuyên viên chính và

các chương trình khác do cấp có thẩm quyền giao. Việc

cơ quan quản lý nhà nước đồng thời thực hiện nhiệm vụ

của cơ quan đào tạo bồi dưỡng có phù hợp hay không ?

Trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện

nhiệm vụ trong hoạt động công vụ của cán bộ, công

chức và hoạt động nghề nghiệp của viên chức, góp phần

xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên

nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị và

năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp

phát triển của đất nước. Đây là mục tiêu

chính của Nghị định 101/2017/NĐ-CP

ngày 01 tháng 09 năm 2017 về đào

tạo bồi dưỡng cán bộ công chức,

viên chức. Trong quá trình đào

tạo bồi dưỡng cán bộ công

chức viên chức, hiện nay về

phía Bộ Nội vụ cũng đã xây

dựng rất nhiều chương trình

cho các lãnh đạo quản lý, cho

vị trí việc làm và yêu cầu thực

hiện, tiêu chuẩn trước khi bổ

nhiệm. Tuy nhiên trên thực tế, các

địa phương cơ bản chưa thực hiện đầy

đủ. Đây chính là cản trở cho hoạt động đào

tạo bồi dưỡng hiện nay. Để đảm bảo cho nội dung cũng

như thẩm quyền phân bổ nhiệm vụ thực hiện chương

trình bắt buộc, đặc biệt là nội dung bồi dưỡng cán bộ

công chức viên chức tại các địa phương, đề nghị cần

nghiêm túc thực hiện.

54 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

Page 50: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892

PGS.TS. HOÀNG TRẦN HẬU – GIÁM ĐỐC TRƯƠNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ TÀI CHÍNH

Tăng cường kiểm tra các cơ sở đào tạo bồi dưỡng, ban hành những tiêu chuẩn bồi dưỡng

Các trường bồi dưỡng càng ngày càng trưởng thành, từ các Trung tâm bồi dưỡng của các Bộ, ngành được phát triển thành các trường Đào tạo bồi dưỡng và thành Học viện. Các trường Đào tạo bồi dưỡng là các đơn vị khác biệt so với trường đại học. Trường Đào tạo, bồi dưỡng là đơn vị phục vụ quản lý nhà nước, không phải là giáo dục chuyên nghiệp, không thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trong Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học. Trường Đào tạo bồi dưỡng chỉ tập trung vào đào tạo cán bộ. Trường Bồi dưỡng Cán bộ Tài chính cũng có rất nhiều thất bại như bao trường khác đó là khó khăn cho việc tổ chức lớp, thù lao giảng cao, định mức cao, tổ chức thành công được là điều khó khăn. Cán bộ thì thờ ơ học hành với lý do khách quan là bận công việc chuyên môn đang đảm

nhiệm. Thành công của Trường Bồi dưỡng Cán bộ Tài chính là khai thác triệt để những gì họ cần. Để thành công được

cần phải nghiên cứu kỹ nhu cầu của người học. Không cần quá nhiều các chương trình và giảng viên

bởi các trường đào tạo bồi dưỡng không phải là giáo dục mà là huấn luyện. Cần

người có kinh nghiệm huấn luyện cho người mới, người đã là lãnh đạo là chuyên gia trong thực tiễn không cần lý luận nhiều. Hiện nay, trường Bồi dưỡng Cán bộ Tài chính đang sử dụng mô hình

đó. Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về

đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức sớm có thông tư hướng dẫn.

Bên cạnh đó, Bộ Nội Vụ tăng cường kiểm tra các cơ sở đào tạo bồi dưỡng, ban hành những tiêu

chuẩn bồi dưỡng về: Tổ chức bộ máy, trụ sở, quy chế, đội ngũ giảng viên. Đây cũng chính là nền tảng tốt cho các trường đào tạo bồi dưỡng khẳng định vị thế.

PGS.TS. TRẦN TRUNG - GIÁM ĐỐC HỌC VIỆN DÂN TỘC

Để nâng cao vai trò của các cơ sở đào tạo bồi dưỡng, bản thân các cơ sở đào tạo nên có các tạp chí khoa học

Thứ nhất, muốn làm tốt công tác bồi dưỡng thì phải xuất phát từ ý thức của người học, mỗi một chương trình đào tạo bồi dưỡng khác nhau nên ý thức học cũng khác. Do vậy, tiêu chuẩn chức danh đối với cán bộ công chức viên chức và tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo tại Nghị định số 101/2017/NĐ-CP, nếu có định hướng nâng nên thành Luật Đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức viên chức thì hiệu lực pháp luật sẽ cao hơn. Thứ hai, hiện nay các văn bản quy định về chế độ tài chính trong hoạt động đào tạo bồi dưỡng đã lỗi thời, các thông tư liên tịch của Bộ Nội Vụ, Bộ Tài Chính hướng dẫn cho công tác đào tạo bồi dưỡng và biên soạn tài liệu hiện nay không còn phù hợp, nếu làm được điều này thì Nghị định số 101/2017/NĐ-CP mới có ý nghĩa và đi vào cuộc sống. Thứ ba, hoạt động nghiên cứu khoa học cũng rất quan

trọng, cho nên các cơ sở đào tạo bồi dưỡng cần quan tâm thêm đến việc tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, các hoạt động tư vấn, phản biện chính sách nhằm khai thác nguồn lực sẵn có. Để nâng cao vai trò của các

cơ sở đào tạo bồi dưỡng, bản thân các cơ sở đào tạo nên có các

tạp chí khoa học. Các tạp chí chuyên ngành hiện

nay, chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia cũng không có nhiều cơ sở đào tạo, bồi

dưỡng chủ trì tổ chức các nhiệm vụ. Vấn đề

này chúng ta cần quan tâm hơn để đẩy mạnh hoạt

động nghiên cứu tại các cơ sở

55Số 57-58.2018 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Page 51: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892

THS. NGUYỄN THỊ THANH HẰNG – VỤ TỔ CHỨC CÁN BỘ - BỘ XÂY DỰNG

Bộ Xây dựng luôn đồng hành cùng Học viện và Học viện chính là cánh tay nối dài của Bộ Xây dựng

Về quản lý của Vụ tổ chức cán bộ - Bộ Xây dựng đối với đào tạo cán bộ công chức, viên chức hàng năm luôn luôn được Bộ trưởng quan tâm, đưa vào kế hoạch cụ thể và có nguồn kinh phí, dự kiến các lớp đào tạo bồi dưỡng. Vụ Tổ chức giúp Bộ trưởng đề xuất ra chương trình. Trên thực tế, Bộ Xây dựng luôn đồng hành cùng Học viện và Học viện là cánh tay nối dài của Bộ, chúng tôi đồng hành cùng nhau trong suốt quá trình. Bộ Xây dựng phối hợp với Học viện theo dõi đánh giá kết quả chất lượng để xem hiệu quả của các lớp đào tạo bồi dưỡng có hiệu quả không để rút kinh nghiệm cho những năm sau và xây dựng kế hoạch cho những năm tiếp theo. Cho đến thời điểm này, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng theo chúng tôi đánh giá là rất có hiệu quả. Nhu cầu đào tạo bồi dưỡng nâng cao kiến thức ngoài các chương trình đào tạo thạc sỹ và đào tạo Đại học mang tính bắt buộc, việc bổ sung kiến thức cho cán bộ, viên chức của các đơn vị là thực sự cần thiết vì cán bộ đi làm chỉ tập trung vào chuyên môn nhưng ngoài ra nhiều kỹ năng khác cần bổ sung. Điển hình năm vừa qua, Bộ Xây dựng có tổ chức lớp Bồi dưỡng kỹ năng dành cho lãnh đạo. Chúng tôi cho rằng đây là chương trình rất ý nghĩa, các đơn vị đều đánh giá cao. Khi tập trung về Học

viện để học các lớp kỹ năng lãnh đạo, học viên được nghe những chuyên gia đầu ngành chia sẻ kinh nghiệm, các học viên đều đánh giá đây là chương trình học có hướng tiếp cận theo tư duy mới. Chúng tôi rất vui và thấy đây là một chương trình hiệu quả. Ngoài ra, chương trình đào tạo mang tính chất bắt buộc như chương trình chuyên viên, chuyên viên chính là chức danh buộc phải có, nằm trong kế hoạch đào tạo bồi dưỡng và một số chương trình

khác. Đến nay, các chương trình đào tạo bồi dưỡng đối với Bộ Xây

dựng là thực sự cần thiết, rất mong

Bộ Nội vụ tiếp tục quan tâm để có những chương trình hỗ trợ thêm

các Bộ, ngành tiếp tục duy trì,

phát triển các chương trình lâu dài hơn nữa và có

nguồn kinh phí hỗ trợ để chương trình đào tạo đạt được hiệu quả cao hơn. Chúng tôi cũng hy vọng các đơn vị đào tạo, bồi dưỡng cùng đồng hành với nhau để có được những khóa đào tạo mang tính chất hỗ trợ các Bộ, ngành và cán bộ công chức viên chức có kiến thức, kỹ năng làm việc hiệu quả và xứng tầm. Rất mong sự hợp tác và phối hợp để có những chương trình thiết thực hơn.

bồi dưỡng nhằm nâng cao vị thế của cơ sở cũng như tạo môi trường phát triển tốt hơn. Thứ tư, chất lượng giảng viên cũng hết sức quan trọng vì giảng viên trong các cơ sở đào tạo bồi dưỡng đi giảng dạy cho người làm quản lý, người làm chính sách, làm đề án, chuyên viên chính… điều này đòi hỏi giảng viên cần phải nâng cao kiến thức thực tiễn. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến việc kiểm định chất lượng cơ sở bồi dưỡng. Chương trình bồi dưỡng cần sớm

được ban hành các Thông tư để tổ chức quy trình kiểm định chất lượng các cơ sở bồi dưỡng. Nghị định số 101/2017/NĐ-CP, ngoài chương trình bồi dưỡng trong nước theo vị trí việc làm, chức danh, cần quan tâm đến chương trình bồi dưỡng quốc tế như cử cán bộ đi bồi dưỡng nước ngoài hay chương trình bồi dưỡng cho nước bạn tại Việt Nam cũng cần phải có quy định và cách quản lý.

Hầu hết các ý kiến/tham luận tập trung vào việc trao đổi, thảo luận kinh nghiệm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tại các đơn vị; những vướng mắc trong việc thực thi các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng; những bất cập về chế độ chính sách đối với cán bộ - giảng viên các trường; những rào cản trên lộ trình các trường tiến tới tự chủ vv... Tại Hội thảo, các đại biểu cũng đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và tạo dựng hành lang pháp lý thuận lợi cho công tác này.

56 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

Page 52: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892

Nâng cao năng lực quản lý xây dựng và đô thị

Nâng cao năng lực công tác chuyên môn của đội ngũ cán bộ

thực hiện công tác quản lý xây dựng và đô thị ở các Sở, ngành,

quận, huyện thuộc TP. Hà Nội là vấn đề quan trọng, cấp thiết

nhằm bảo đảm cho đội ngũ này hoàn thành tốt chức trách,

nhiệm vụ được giao. Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ

nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm là hết sức cần thiết

nhằm xác định và đề xuất những giải pháp nâng cao năng lực

chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý xây dựng và đô thị

thuộc TP. Hà Nội là nhu cầu bức thiết hiện nay.

Những năm qua, Sở Nội vụ thành phố Hà Nội đã phối hợp

chặt chẽ với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị trong

việc điều tra, khảo sát, xây dựng các chương trình đào tạo, bồi

dưỡng cho cán bộ thực hiện công tác quản lý xây dựng và đô

thị các cấp của Thành phố. Hàng trăm lượt học viên đã được

Học viện đào tạo, bồi dưỡng qua các khóa học chuyên sâu, với

phương pháp đào tạo tích cực. Năm 2017, lãnh đạo Thành phố

Hà Nội đã giao cho Học viện thực hiện Đề án Nâng cao năng

Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền, cơ

quan chức năng các cấp ở TP. Hà Nội đã

thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo

và tổ chức các hoạt động nâng cao năng

lực toàn diện cho đội ngũ cán bộ, công chức

của Thủ đô. Bản thân đội ngũ cán bộ, công

chức Hà Nội đã tích cực, chủ động học tập,

bồi dưỡng nên năng lực công tác có nhiều

chuyển biến, đặc biệt trong công tác quản

lý xây dựng và phát triển đô thị. Tuy nhiên,

so với yêu cầu nhiệm vụ thì kiến thức, kinh

nghiệm, trình độ tổ chức quản lý đô thị của

đội ngũ này vẫn còn chưa đồng đều; nội

dung, hình thức, biện pháp nâng cao năng

lực công tác của đội ngũ cán bộ thực hiện

nhiệm vụ quản lý xây dựng và đô thị còn

chưa thực sự thống nhất và chuyên nghiệp.

Hương Trà

Tăng cường nâng cao năng lực quản lý xây dựng và đô thị cho cán bộ thành phố Hà Nội

trong bối cảnh đô thị hóa

57Số 57-58.2018 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Page 53: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892

lực cho cán bộ của Thành phố Hà Nội. Khi Thành phố phê

duyệt, Học viện sẽ triển khai trong giai đoạn 2018 – 2020.

TIẾP TỤC TRIỂN KHAI CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO

TẠO BỒI DƯỠNG THIẾT THỰC

Thực hiện chương trình đào tạo, nâng cao năng lực

quản lý đô thị và nông thôn cho cán bộ, công chức TP. Hà

Nội, tháng 1 năm 2018, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng

và đô thị đã phối hợp với Sở Nội vụ Hà Nội khai giảng 02

khóa đào tạo. Khóa thứ nhất về Bồi dưỡng xây dựng, phát

triển và quản lý khu vực nông thôn của TP Hà Nội trong

bối cảnh đô thị hóa, dành cho học viên là công chức lãnh

đạo, cán bộ các Sở, cơ quan tương đương Sở, UBND các

huyện, thị xã của TP Hà Nội.

Khóa bồi dưỡng nhằm trang bị cho học viên những

kiến thức và kinh nghiệm trong nước, quốc tế về quản

lý xây dựng và phát triển khu vực nông thôn trong bối

cảnh đô thị hóa. Thông qua đó, học viên sẽ vận dụng vào

thực tiễn tùy theo chức năng, vị trí công tác của mình tại

đơn vị.

Phát biểu khai giảng khóa học, ông Trần Hữu Hà - Giám

đốc Học viện cho biết, từ 2016 đến nay Học viện đã phối

hợp với Sở Nội vụ Hà Nội tổ chức nhiều khóa học, trong đó

có một khóa học được đánh giá cao từ lãnh đạo Thành phố

với mô hình học tập trong nước kết hợp nghiên cứu thực tế

tại nước ngoài. Học viên đã tiếp thu được nhiều kiến thức từ

thực tế để vận dụng vào công tác quản lý xây dựng và đô

thị của Thủ đô. Thời gian tới, Học Viện và Sở Nội vụ Hà Nội

sẽ tiếp tục phối hợp tổ chức thêm các khóa đào tạo nâng

cao năng lực toàn diện về quản lý xây dựng, kiến trúc, quy

hoạch. Để đảm bảo sự phát triển cân bằng, hài hòa và bền

vững giữa các khu vực nông thôn và thành thị, đội ngũ cán

bộ của thành phố cần được cập nhật, bổ sung kiến thức,

kinh nghiệm trong nước và quốc tế. Nội dung chương trình

Khóa học này được xây dựng với sự tham gia của các chuyên

gia trong nước và quốc tế cùng với phương pháp học tập

tích cực sẽ cho phép đáp ứng yêu cầu đó.

Ông Trần Hữu Hà - Giám đốc Học viện cho biết, từ 2016 đến nay Học viện đã phối hợp với Sở Nội vụ Hà Nội tổ chức

nhiều khóa học

58 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

Page 54: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892

Đại diện cho Sở Nội vụ Hà Nội, ông Nguyễn Đình Hoa

– Phó Giám đốc Sở Nội vụ khẳng định: Khóa Bồi dưỡng

xây dựng, phát triển và quản lý khu vực nông thôn của TP

Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa sẽ tập trung vào nghiên

cứu tổng quan về xây dựng, phát triển và quản lý nông

nghiệp - nông thôn, đưa ra những giải pháp cụ thể về

quản lý xây dựng và phát triển mạng lưới nông nghiệp

trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn Hà Nội. Trong bối

cảnh Hà Nội hiện có 30 đơn vị hành chính bao gồm 12

quận, 1 thị xã, 17 huyện với 584 xã, phường, thị trấn đang

trong quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa, việc tổ chức các

lớp bồi dưỡng nhằm cung cấp kiến thức và kinh nghiệm

về quản lý xây dựng và phát triển nông thôn theo hướng

bền vững là vô cùng cần thiết. Đối với Khóa Bồi dưỡng

quản lý xây dựng và phát triển đô thị bền vững trong bối

cảnh hội nhập nhằm tập trung nghiên cứu các vấn đề

tổng quan về chiến lược phát triển đô thị, các giải pháp

cụ thể, kinh nghiệm quốc tế về quản lý xây dựng và phát

triển đô thị phù hợp với đặc điểm của TP Hà Nội. Đặc biệt,

ngày 07/11/2017, Bộ Chính trị đã có kết luận số 22/KL-TW

về phát triển Thủ đô đến năm 2020 (Sơ kết 5 năm thực

hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương

hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô giai đoạn 2011 –

2020), theo đó, Bộ Chính trị đã đồng ý để Thành phố Hà

Nội triển khai thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền

đô thị trong các Quận, tiếp tục củng cố chính quyền nông

thôn theo quy định của pháp luật. Ông đề nghị học viên

Khóa học bố trí lên lớp đầy đủ, tuân thủ đúng nội quy,

quy định học tập. Sở Nội vụ giao Phòng Công chức - viên

chức phối hợp với Học viện theo dõi và quản lý lớp học,

báo cáo kết quả học tập với Sở Nội vụ và UBND TP. Hà Nội.

Tham dự buổi khai mạc, Phó Đại sứ Israel Doron

Lebovich đề cao sự phối hợp giữa Học viện AMC và Sở Nội

vụ Hà Nội trong việc tổ chức Khóa bồi dưỡng xây dựng,

phát triển và quản lý khu vực nông thôn của TP Hà Nội

trong bối cảnh đô thị hóa, đồng thời cho biết Israel luôn

quan tâm phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam và sẽ

tạo tạo kiện tốt nhất cho các học viên khi tham quan học

tập kinh nghiệm xây dựng và phát triển nông nghiệp đô

thị và nông thôn bền vững tại Israel.

Đại diện cho Chương trình định cư con người Liên hợp

quốc, ông Nguyễn Quang - Giám đốc UN-habitat tại Việt

Nam khẳng định tầm quan trọng của công tác đào tạo,

bồi dưỡng trong quá trình phát triển đất nước nói chung

và trong lĩnh vực quản lý, phát triển đô thị - nông thôn

nói riêng, đồng thời cam kết sẽ chia sẻ tối đa những kiến

thức, kinh nghiệm bổ ích tại khóa học này để giúp cho đội

ngũ cán bộ - công chức Hà Nội quản lý tốt quá trình phát

triển của Thành phố.

Khóa học được chia làm 02 giai đoạn: Học tập trong

nước và nghiên cứu thực tế tại nước ngoài. Trong 08 ngày

của giai đoạn 1 (các ngày thứ năm và thức sáu hàng tuần từ

11/01 đến 01/02/2018), học viên sẽ được nghiên cứu, thảo

luận, làm bài tập tình huống... về các nội dung/chuyên đề:

Quản lý xây dựng nông thôn; Hạ tầng và môi trường nông

thôn; Đô thị hóa và chính sách nông thôn bền vững; Phát

triển kinh tế địa phương. Song song với việc nghiên cứu,

học tập trên lớp, ở giai đoạn này học viên còn được đi tham

Ông Nguyễn Đình Hoa – Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội khẳng định Các khóa BD có ý nghĩa thiết thực, góp phần giúp cho

Thành phố Hà Nội triển khai thí điểm quản lý theo mô hìnhchính quyền đô thị

Phó Đại sứ Israel Doron Lebovich đề cao sự phối hợp giữa Học viện AMC và Sở Nội vụ Hà Nội trong việc tổ chức các khóa học

59Số 57-58.2018 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Page 55: ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG …amc.edu.vn/images/baiviet/2018/06/Tapchi57-58 P1.pdf · triển khai được 10 lớp với số lượng 892

Lãnh đạo Học viện, lãnh đạo Sở Nội vụ Hà Nội cùng các học viên chụp ảnh lưu niệm tại khóa học

quan thực tế về phát triển nông nghiệp công nghệ cao

tại Mộc Châu – Sơn La. Ngoài trang bị kiến thức lý thuyết

kết hợp thực hành và thảo luận nhóm theo các nội dung

về xây dựng, phát triển và quản lý nông thôn bền vững

trong bối cảnh mới, các học viên sẽ đi tham quan học tập

kinh nghiệm xây dựng và phát triển nông nghiệp đô thị và

nông thôn bền vững tại Israel.

Khóa Bồi dưỡng quản lý xây dựng và phát triển đô thị

bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế dành cho các

công chức trưởng, phó phòng của các Sở, Quận, Huyện

TP. Hà Nội. Nội dung chương trình học được xây dựng thiết

thực gồm các chuyên đề tiêu biểu như: Chiến lược, định

hướng phát triển Hà Nội trong bối cảnh hội nhập khu vực

và quốc tế (theo hướng thông minh, xanh, thích ứng và

dung hòa); Quy hoạch phát triển vùng thủ đô; Phát triển

đô thị theo định hướng giao thông (TOD); Quan hệ giữa đô

thị và nông thôn trong phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa;

Quy hoạch, quản lý không gian công cộng gắn với phát

triển kinh tế, văn hóa, sinh hoạt đô thị; Quản trị đô thị và

phát triển địa phương; Cách mạng 4.0 và ứng dụng vào

quản lý đô thị; Quản lý trật tự văn minh đô thị; Quản lý đất

đai và nhà ở; Xây dựng thương hiệu đô thị;…

Tham gia giảng dạy tại hai khóa học là những giảng

viên, chuyên gia giàu kinh nghiệm đến từ các tổ chức

trong nước và quốc tế như: Bộ Xây dựng, Học viện chính

trị QG Hồ Chí Minh, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và

đô thị, Viện Quản lý Kinh tế Trung ương; Viện Di truyền

Nông nghiệp; UN-HABITAT; Viện Quản lý đô thị Châu Á; …

Với chương trình học tập thiết thực, phong phú, bổ

ích cùng những kiến thức và kinh nghiệm quốc tế về xây

dựng và phát triển nông thôn, Khóa học sẽ góp phần

nâng cao kiến thức – kỹ năng cho đội ngũ cán bộ - công

chức Hà Nội, từ đó góp phần thực hiện thắng lợi Chiến

lược phát triển kinh tế - xã hội đã được đề ra của Thủ đô.

60 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ