Ý nghĩa con số trong Đạo học -...

24
Ý Nghĩa của Con Số trong Đạo Học Viễn Lưu 1 Ý Nghĩa Con STrong Đạo Hc Viễn Lưu www.bachyhuynhde.org [email protected] (Đây là tài liệu tu hc trong ni bca Bch-Y-Huynh-Đệ) Chúng tôi mt ln na xin kính chào anh chem đạo hu. Hôm nay chúng tôi xin được trình bày trong tiu lun này đề tài Ý Nghĩa Con STrong Đạo Hc. I. Gii Thiu: Đây là một đề tài rng ln và thâm sâu, chúng tôi không có ý định và cũng không đủ sc để lun bàn cn k. đây chúng tôi chỉ xin trình bày vài ý nghĩa ca các con s{3,5,7, 9,12 và 13} mà chúng tôi lượm lặt được trên đường tu và hy vng smang chút li ích cho các bn. II. Sơ lược vHThng Qun Trca Qun Tiên Hi Sơ Lược vVũ Trụ Quan và hthng qun trca Qun Tiên Hi trong Dc Gii. Pht Giáo, Bà La Môn Giáo và Lão Giáo chia thế gii hiện tượng (luân hi) ra làm 3 cõi hay tam gii. Tam gii gm có dc gii, sc gii và vô sc giới. Đạo Pht mô tdc gii có 7 tng tthp lên cao theo thtnhư sau: Ta Bà, TThiên Vương, Đao Lợi, DMa, Đâu Sut, Hóa Lc, và Tha Hóa TTi. Trong 7 tng này, 3 tầng Ta Bà, Đao Lợi và Đâu Suất được nhc đến nhiu nhất trong kinh điển. Nhng tinh cu trong ba cõi Ta Bà, TThiên Vương và Đao Lợi này nm trong ngân hà Milky way, gn nhau to thành mt nhóm có tên trong kinh sách là núi Tu Di. Cõi Ta Bà phần đáy của núi Tu Di, tri TThiên Vương ở lưng chừng gia và trời Đao Lợi chóp núi Tu Di. - Cõi Ta Bà là tp hp ca các tinh cầu như trái đất ca chúng ta bây giờ. Đủ loi chúng sinh tthp nhất đến cao nht, do đó còn có tên là “phàm thánh đồng cư địa”. Loài người đây đi hai chân chm mặt đất. - Cõi Đao Lợi là cõi tiên gii cao nht mà các vtiên còn đi trên mặt đất. Vì vậy được gọi là “địa cư thiên” hay tiên sống trên mặt đất. Ttrên cõi Đao Lợi trđi thì các Tiên không sng trên mặt đất nên còn có tên là “không cư thiên” hay tiên sống trên không. Cõi Đao Lợi có 32 vNgọc Đế ngvà cai qun 32 cõi. 32 vnày chu dưới quyền điều khin ca vNgọc Hoàng Thượng Đế. Do đó trời Đao Lợi còn có tên là tri Ba Ba hay Ba Mươi Ba để ch33 vNgọc Đế. Đức Vĩ Kiên là một trong nhng vnày. - Đức Vĩ Kiên ở ti ngôi sao Lalande 25372, trong chòm sao Thanh Long khúc Vĩ Cơ, cách trái đất khoảng 20 năm ánh sáng. Xin bấm vào links để xem bài Quê Hương Đao Lợi. - Cõi TThiên Vương nằm trong khong 4 ti 10 năm ánh sáng. Ví dụ như Sirius 1 và 2 tức là Thiên Lang và Nhân Mã thì cách trái đất khoảng 8.6 năm ánh sáng trong lúc Centaurie hay Thần Nông thì cách trái đất 4.4 năm ánh sáng. - Trung bình mt ngày Đâu Xuất bằng 400 năm trn gian, mt ngày Đao Lợi dài 100 năm và 1 ngày TThiên Vương dài 50 năm. Do đó 100 năm hay 1 kiếp người Đao Lợi dài 3.65 triu năm trái đất!

Upload: vuongcong

Post on 04-Feb-2018

227 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: Ý Nghĩa Con Số Trong Đạo Học - bachyhuynhde.orgbachyhuynhde.org/BaiViet/YNghiaConSoTrongDaoHoc.pdf · chơi với nhau và hợp nhau dễ dàng từ đồ ăn đến âm

Ý Nghĩa của Con Số trong Đạo Học Viễn Lưu

1

Ý Nghĩa Con Số

Trong Đạo Học Viễn Lưu

www.bachyhuynhde.org

[email protected]

(Đây là tài liệu tu học trong nội bộ của Bạch-Y-Huynh-Đệ)

Chúng tôi một lần nữa xin kính chào anh chị em đạo hữu. Hôm nay chúng tôi xin được trình bày trong

tiểu luận này đề tài Ý Nghĩa Con Số Trong Đạo Học.

I. Giới Thiệu: Đây là một đề tài rộng lớn và thâm sâu, chúng tôi không có ý định và cũng không đủ sức

để luận bàn cặn kẽ. Ở đây chúng tôi chỉ xin trình bày vài ý nghĩa của các con số {3,5,7, 9,12 và 13} mà

chúng tôi lượm lặt được trên đường tu và hy vọng sẽ mang chút lợi ích cho các bạn.

II. Sơ lược về Hệ Thống Quản Trị của Quần Tiên Hội

Sơ Lược về Vũ Trụ Quan và hệ thống quản trị của Quần Tiên Hội trong Dục Giới.

Phật Giáo, Bà La Môn Giáo và Lão Giáo chia thế giới hiện tượng (luân hồi) ra làm 3 cõi hay tam giới.

Tam giới gồm có dục giới, sắc giới và vô sắc giới. Đạo Phật mô tả dục giới có 7 tầng từ thấp lên cao theo

thứ tự như sau: Ta Bà, Tứ Thiên Vương, Đao Lợi, Dạ Ma, Đâu Suất, Hóa Lạc, và Tha Hóa Tự Tại.

Trong 7 tầng này, 3 tầng Ta Bà, Đao Lợi và Đâu Suất được nhắc đến nhiều nhất trong kinh điển.

Những tinh cầu trong ba cõi Ta Bà, Tứ Thiên Vương và Đao Lợi này nằm trong ngân hà Milky way, gần

nhau tạo thành một nhóm có tên trong kinh sách là núi Tu Di. Cõi Ta Bà ở phần đáy của núi Tu Di, trời

Tứ Thiên Vương ở lưng chừng giữa và trời Đao Lợi ở chóp núi Tu Di.

- Cõi Ta Bà là tập hợp của các tinh cầu như trái đất của chúng ta bây giờ. Đủ loại chúng sinh từ thấp

nhất đến cao nhất, do đó còn có tên là “phàm thánh đồng cư địa”. Loài người ở đây đi hai chân

chạm mặt đất.

- Cõi Đao Lợi là cõi tiên giới cao nhất mà các vị tiên còn đi trên mặt đất. Vì vậy được gọi là “địa cư

thiên” hay tiên sống trên mặt đất. Từ trên cõi Đao Lợi trở đi thì các Tiên không sống trên mặt đất

nên còn có tên là “không cư thiên” hay tiên sống trên không. Cõi Đao Lợi có 32 vị Ngọc Đế ngự

và cai quản 32 cõi. 32 vị này chịu dưới quyền điều khiển của vị Ngọc Hoàng Thượng Đế. Do đó

trời Đao Lợi còn có tên là trời Ba Ba hay Ba Mươi Ba để chỉ 33 vị Ngọc Đế. Đức Vĩ Kiên là một

trong những vị này.

- Đức Vĩ Kiên ở tại ngôi sao Lalande 25372, trong chòm sao Thanh Long ở khúc Vĩ Cơ, cách trái

đất khoảng 20 năm ánh sáng. Xin bấm vào links để xem bài Quê Hương Đao Lợi.

- Cõi Tứ Thiên Vương nằm trong khoảng 4 tới 10 năm ánh sáng. Ví dụ như Sirius 1 và 2 tức là

Thiên Lang và Nhân Mã thì cách trái đất khoảng 8.6 năm ánh sáng trong lúc Centaurie hay Thần

Nông thì cách trái đất 4.4 năm ánh sáng.

- Trung bình một ngày ở Đâu Xuất bằng 400 năm trần gian, một ngày ở Đao Lợi dài 100 năm và 1

ngày ở Tứ Thiên Vương dài 50 năm. Do đó 100 năm hay 1 kiếp người ở Đao Lợi dài 3.65 triệu

năm trái đất!

Page 2: Ý Nghĩa Con Số Trong Đạo Học - bachyhuynhde.orgbachyhuynhde.org/BaiViet/YNghiaConSoTrongDaoHoc.pdf · chơi với nhau và hợp nhau dễ dàng từ đồ ăn đến âm

Ý Nghĩa của Con Số trong Đạo Học Viễn Lưu

2

- Cõi Đâu Suất là nơi cư ngụ của đức Bồ Tát Di Lặc, Thái Thượng Lão Quân, Nguyên Thỉ Thiên

Tôn, Linh Bảo Thiên Tôn, Đức Khổng Tử v.v.. Cõi Đâu Suất cách xa trái đất khoảng 86 năm ánh

sáng.

Hệ thống quản trị của Quần Tiên Hội:

Hệ thống quản trị đi theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ Đâu Suất xuống tới Đao Lợi tới Tứ Thiên Vương,

tới Thái Dương Hệ rồi Trái đất. Thủ đô hành chánh được sắp xếp như sau.

Trung Tâm Hành Chánh Đâu Suất: Cung Đâu Suất là trung tâm hành chánh tối cao dưới sự cai quản của

Đức Bồ Tát Di Lặc. Các vị Đạo Tổ và Thiên Tôn (Thái Thượng Lão Quân, Nguyên Thỉ Thiên Tôn, Linh

Bảo Thiên Tôn, Khổng Phu Tử) đều ngự ở trời Đâu Suất. Do đó, chúng ta nhận thấy những chánh sách

lớn hay những tôn giáo lớn tại địa cầu đều do các vị từ cung trời Đâu Suất mà ra cả. Còn cách hệ phái thì

có Thầy Tổ hay Giáo Chủ xuất phát từ trời Đao Lợi. Ví dụ, đạo Phật, đạo Lão, đạo Khổng đều từ các vị

Đạo Tổ ở cung Đâu Suất. Còn đạo Thiên Chúa là một hệ phái của đạo Do Thái thờ độc thần đã có mặt từ

lâu. Có vị giáo chủ là Đức Chúa Jesus, một chiết thân của Ngài Bạch Y Đạo Sĩ cõi trời Đao Lợi. Gần đây

nhất tại Việt Nam có đạo Cao Đài mà Đức Ngô Viên Chiêu là sáng lập viên và cũng là đệ tử đầu tiên của

đạo chính là một chiết thân của Đức Bồ Tát Di Lặc từ cung trời Đâu Suất. Xin chứng minh điều này với

đoạn bút điển sau đây:

07/19/12:Ngài Bạch Y Đạo Sĩ cho thơ:

Càn Khôn Quy Nhứt Thống

. . . .

Ngài Di Lặc được sanh Đâu Suất

Là Đấng Christ dũng mãnh thần tài

Di Lặc sau thành Như Lai

Ta Bà giáo chủ tương lai vị trì 88

Hội Long Hoa tại vì sao có

Hai triệu năm mới ló mới khai

Khi đó Đức Phật Như Lai

Bồ Đề đắc quả tương lai phật nhà 92

Đấng Di Đà là cha ngài đó

Phân thân điển khắp chốn càn khôn

Bồ Đề đắc quả Thiên Tôn

Di Lặc tái thế Cao Đài ngôi hai 96

Đức Minh Chiêu Ngôi Hai Giáo Chủ

Là phân điển của Đấng Christ

Ngôi Hai Giáo Chủ chẳng sai

. . . .

Ngoài ra các bạn có thể tìm đọc bài “Thất Nhựt Du Tiên” của Đức Ngô Viên Chiếu xuống điển bên Cao

Đài nói về cuộc du hành về cung Đâu Suất để yết kiến đức Di Lặc và trình bày sứ mạng lập đạo đã hoàn

tất sau khi Ngài qui tiên tại Nam Việt.

Tương tự, Phật Giáo Hòa Hảo ở miền Nam Việt Nam là một hệ phái của Phật Giáo, nên chi Đức Huỳnh

Giáo Chủ cũng từ cõi Đao Lợi mà ra. Ngài là một chiết thân khác của Đức Bạch Y.

Page 3: Ý Nghĩa Con Số Trong Đạo Học - bachyhuynhde.orgbachyhuynhde.org/BaiViet/YNghiaConSoTrongDaoHoc.pdf · chơi với nhau và hợp nhau dễ dàng từ đồ ăn đến âm

Ý Nghĩa của Con Số trong Đạo Học Viễn Lưu

3

Trung Tâm Hành Chánh Đao Lợi: Sau cung Đâu Suất là cõi Đao Lợi, là trung tâm cai quản tất cả mọi

hành tinh có loài người sống với chân chạm mặt đất. Trong số này có hành tinh trái đất chúng ta thuộc hệ

thống Thái Dương Hệ mặt trời, nằm trong Nam Thiệm Bộ Châu. Đây là lý do tại sao các vị tổ của Bạch-

Y-Huynh-Đệ như Đỗ Tổ Sư, Đức Vĩ Kiên, Ngài Bạch Y Đạo Sĩ, Đức Thích Minh Thiền, Tổ Minh Đăng

Quang đều là người từ cõi Đao Lợi. Có rất nhiều vị đến từ Tây Phương Cực Lạc. Ví dụ như Hòa Thượng

Tuyên Hóa đến đây và đã về lại Tây Phương. Dĩ nhiên là còn có những người khác và các vị khác rải rác

khắp nơi chứ không phải chỉ có quốc độ Việt mới có các ngài!!

Trung Tâm Hành Chánh Địa Phương: xuống tới Thái Dương Hệ thì bộ chỉ huy được đặt tại Thổ Tinh. Do

đó ban chỉ huy địa phương này còn được biết với tên “The Confederation Council of Saturn” hay “The

Council of Nine” vì ban chỉ huy này có 9 vị hội viên mà trong đó có một vị được cho biết là có giọng

nói/tiếng nói giống Trung Hoa/Việt Nam. Interesting?? Xin nói thêm là có rất nhiều người đến giúp trái

đất từ những hành tinh trong Thái Dương Hệ, từ những chòm sao gần thuộc Tứ Thiên Vương, từ nhiều

chòm sao khác trong ngân hà MilkyWay và một số ít từ những giải ngân hà khác. Như các bạn đã thấy,

hiện giờ có 3 giống dân chính trên địa cầu là da trắng, da đen và da vàng. Da trắng và da đen thì gần nhau,

chơi với nhau và hợp nhau dễ dàng từ đồ ăn đến âm nhạc giải trí. Duy chỉ có giống da vàng thì có vẻ khác

hẳn. Tại sao vậy? Trong huyền linh học và theo lời của kỳ nhân Hoàng Văn Thượng thì 2 giống dân da

trắng và đen là đến từ hành tinh Thiên Lang và Nhân Mã tức là Sirius A và Sirius B gần sát nhau do vậy

họ như là 2 anh em với nhau theo đạo Hồi và Ki Tô. Trong lúc da vàng thì đến từ hành tinh Thần Nông ở

phía nam hoàn toàn xa lạ và theo đạo Phật.

Đã dùng tới chữ “cai quản, chỉ huy” thì nên hiểu là họ, người không gian, đến chi phối, dạy dỗ loài người

trên mọi phương diện từ tâm linh, xã hội, nghệ thuật, tới khoa học. Họ giúp đỡ loài người cả hai mặt vô

hình lẫn hữu hình.

Trên đây là sơ lược về hệ thống hành chánh để các bạn có thể hiểu thêm và bớt hoài nghi về những điều

chúng tôi viết. Đây là một đề tài cần phải tốn nhiều giấy mực. Chúng tôi xin dành một dịp khác để nói về

đề tài “Hệ Thống Hành Chánh” này một cách chi tiết hơn.

Ông Sal Rachele, nhà ngoại cảm và tâm linh nổi tiếng thế giới, trong cuốn “The Real History of Earth”

viết về đề tài người không gian, nguồn gốc loài người tại trái đất rất hay và đầy đủ.

III. Nguyên Căn, Hóa Căn là gì? Tại sao cần biết?

Lấy địa cầu làm căn bản.

Hóa Căn: là chúng sinh địa phương của địa cầu đã tiến hóa lên từ thể khí, kim thạch, qua thảo mộc, động

vật tới loài người ngày hôm nay.

Nguyên Căn: là chúng sinh có trình độ tiến hóa bằng hoặc cao hơn đến đây từ những hành tinh khác trong

hoặc ngoài hệ thống Thái Dương Hệ để giúp đỡ chúng sinh địa cầu. Họ đến đây là vì lòng tự nguyện để

đáp lại những lời cầu khẩn, kêu gọi hay mời mọc của chúng sinh tại địa cầu này. Điểm này quan trọng nên

để ý. Vì họ chỉ có thể đến đây do lời mời mọc của con người. Do đó, chúng ta thấy luôn luôn có hai nhóm

tạm gọi là Thiện (Xiển) và Ác (Triệt) cũng là vì lòng của những người cầu khẩn giúp đỡ khởi đầu đã có

đủ 2 phe Thiện và Ác! Chẳng những họ đến đây để giúp đỡ chúng ta mà còn nhân cơ hội sử dụng thể xác

tỷ trọng 3, thân D3, third density body type, để tiếp tục tiến hóa phần hồn của họ.

Page 4: Ý Nghĩa Con Số Trong Đạo Học - bachyhuynhde.orgbachyhuynhde.org/BaiViet/YNghiaConSoTrongDaoHoc.pdf · chơi với nhau và hợp nhau dễ dàng từ đồ ăn đến âm

Ý Nghĩa của Con Số trong Đạo Học Viễn Lưu

4

Theo tài liệu xuống điển từ năm 1970s ở Mỹ của nhóm L/L Research thì họ cho biết là hiện giờ trái đất

có khoảng 65 triệu nguyên căn (wanderer) đang ở với loài người.

Đầu tiên hãy xét về tiên đạo. Từ truyện Tây Du Ký và Phong Thần, hai danh từ quen thuộc thường nghe

là Xiển giáo và Triệt giáo. Xiển giáo là phe của những Tiên từ xuống đây từ các cung trời (các tiên từ cõi

trên xuống trình độ cao, tâm tánh thanh nhẹ, thích làm điều thiện) và Triệt giáo là phe để chỉ các Tiên ở

trái đất tu lên từ loài vật nên tâm tánh còn trược nhiều, thích làm điều ác). Thầy của phe Xiển giáo là

Nguyên Thỉ Thiên Tôn và Thầy của phe Triệt giáo là Linh Bảo Thiên Tôn đều ngự tại cung trời Đâu Suất.

Giáo lý thì cả hai bên đều tu học phép Tiên Gia luyện đan của Thái Thượng Đạo Tổ. Học trò của hai thầy

chia hai phe đánh nhau tưng bừng trong những thời kỳ xa xưa được ghi lại trong truyện Phong Thần. Cuối

cùng hai vị Thiên Tôn phải thân chinh xuống địa cầu để giải hòa đôi bên và thâu hồi học trò cùng nhiều

phép thuật về trời. Tuy vậy cho đến ngày nay hai phe vẫn không hòa thuận với nhau. Ví dụ trong Phật

Giáo chia ra làm hai phái Tiểu và Đại Thừa. Còn Tiên Gia thì có Thiên Tiên Đại Đạo và Địa Tiên.

Theo lời Đức Vĩ Kiên, trên cung Đâu Suất thì không có phân biệt Nguyên Căn hay Hóa Căn vì thật sự

tất cả đều là chúng sinh đồng đẳng. Tuy nhiên ở dưới này thì có phân chia để mà giúp nhau tiến hóa. Do

đó người tu cần biết mình căn cơ ra sao, đang học pháp nào. Ở đây không có nghĩa là hàng Hóa Căn

không thể học giáo lý của Nguyên Căn hay ngược lại. Điều cần biết là nhận diện được giáo lý của bên nào

để không bị phân tâm. Dĩ nhiên giáo lý mỗi bên đều có ưu khuyết điểm khác nhau.

Làm sao để nhận diện Thiên Tiên và Địa Tiên?

Về tu hành giải thoát: các vị tu bên Địa Tiên thì ưa thích luyện bùa phép thần thông hơn là chú trọng đến

việc tu hành giải thoát. Thích xử dụng phép thuật để phục vụ đời (phục vụ bao hàm cả tốt lẫn xấu). Ngược

lại các vị tu Thiên Tiên thì lo phanh luyện để giải thoát tâm linh nhiều hơn.

Về giáo lý: Giáo lý bên Hóa Căn nói nhiều về chi tiết tại địa phương mà ít nói về các cõi trên như bên

Nguyên Căn. Về pháp tu luyện thì giáo lý Hóa Căn thường chỉ rõ hơn về những phép tu căn bản trong lúc

giáo lý Nguyên Căn thì chú trọng nhiều đến những lớp cao hơn. Chỗ này hành giả nên chú ý.

Về hệ thống con số: giáo lý bên Hóa Căn sử dụng hệ thống số 7 và bên Nguyên Căn sử dụng hệ thống 13.

Mới thoáng qua thì có vẻ khác nhau, nhưng thật ra thì cũng là một. Đây là cách để phân biệt trường lớp

của hai bên Nguyên và Hóa Căn.

Bên Cao Đài có Kinh “Tam Thừa, Đại Thừa chơn giáo, Huyền Pháp Bảo Ngươn” là dành cho Nguyên

Căn sử dụng hệ thống số 13 nên là giáo lý của bên Nguyên Căn, trong lúc sách của Thông Thiên Học rất

hay nhưng sử dụng hệ thống số 7 nên là giáo lý của bên Hóa Căn.

Bên Phật giáo hiện nay chia làm 2 thừa: Tiểu Thừa và Đại Thừa. Kim Cang Thừa của Mật Tông Tây

Tạng được xem là Đại Thừa.

Về tu hành giải thoát: Tiểu Thừa chỉ nhắm đến quả vị A La Hán. Trong lúc Đại Thừa bắt đầu là Bồ Tát

Thừa dẫn đến Phật Thừa.

Về giáo lý: Tiểu Thừa chỉ thờ phật Thích Ca tuy công nhận có những phật khác. Sách vở không nói nhiều

về 10 phương phật hay các quốc độ phật khác. Trong lúc đó Đại Thừa thì lại bàn về nhiều phương Phật.

Ví dụ Phật Quan Âm, Di Đà, Chuẩn Đề v.v.. Đấy là chưa nói đến những tư tưởng và trí tuệ bên Đại Thừa

có mà bên Tiểu Thừa không bàn đến.

Page 5: Ý Nghĩa Con Số Trong Đạo Học - bachyhuynhde.orgbachyhuynhde.org/BaiViet/YNghiaConSoTrongDaoHoc.pdf · chơi với nhau và hợp nhau dễ dàng từ đồ ăn đến âm

Ý Nghĩa của Con Số trong Đạo Học Viễn Lưu

5

Về hệ thống con số: bên Tiểu Thừa sử dụng hệ thống số 7 cho hàng Thanh Văn với quả vị Thánh là A La

Hán và 13 cho Duyên Giác và Bích Chi Phật trong lúc bên Đại Thừa sử dụng hệ thống 13. Ví dụ, tháp xây

của chùa Tiểu Thừa có 7 tầng trong lúc tháp của Đại Thừa có 13 tầng. Đại thừa có 12 bộ kinh. Tiểu thừa

có giáo lý Thập Nhị Nhân Duyên (12).

Note: Số 12 là thuộc hệ thống số 13. Tương tự số 6 thuộc hệ thống số 7.

Do đó theo thiển ý, Tiểu Thừa Phật Giáo là cho cả hai hàng Hóa Căn và Nguyên Căn trong lúc Đại Thừa

Phật Giáo chú trọng cho hàng Nguyên Căn.

Ngẫm nghĩ thì cũng có lý. Lúc ban đầu Đức Phật Thích Ca chỉ dạy pháp Tiểu Thừa vì phần lớn căn cơ

còn thấp. Hai bên cùng học một giáo lý. Lúc cuối đời Phật mới dạy về Thập Nhị Nhân Duyên. Sau khi

Phật nhập diệt thì giáo lý Đại Thừa mới phát triển để cung ứng cho những trình độ căn cơ cao hơn.

Đây là tạm sơ lược để phân biệt đâu là Nguyên Căn và đâu là Hóa Căn.

Như đã trình bày trong phần này, hai hệ thống số 7 và 13 mang tính chất đặc biệt để phân biệt Nguyên

Căn với Hóa Căn. Giờ đây xin trở lại và tiếp tục chủ đề về những con số trong Đạo Học.

IV. Dương Số và Âm Số: Trong bộ số base 10 mà chúng ta dùng ở đây thì có các con số sau đây {0,1,2,3,4,5,6,7,8,9}. Những số

lớn hơn là do những số nhỏ này họp lại. Dương Số là những số lẻ {1,3,5,7,9} và Âm Số là những số chẵn

{0,2,4,6,8}. Tương tự số 13 là số lẻ và số 12 là số chẵn.

Trong huyền bí học, số lẻ hay Dương Số {1,3,5,7,9,11,13} dùng để chỉ Tiên Thiên, vô sanh, hay bất diệt

và số chẵn hay Âm Số {2,4,5,8,10,12} dùng cho Hậu Thiên, âm dương, sanh hóa, hoặc luân hồi.

V. Ý nghĩa của các nhóm số trong đạo học:

Sau đây chúng ta sẽ khảo sát ý nghĩa và cách sử dụng các con số {3,7,5,8, 9,12,13} trong đạo học.

Nhóm thứ nhất: {7, 13} mang ý nghĩa Cấu Trúc của một Cơ Chế.

Con số 7 tượng trưng cho cơ cấu: 7 cái, 7 chùm, 7 nhánh v.v..

Ví dụ:

Sự liên hệ giữa hành tinh với vũ trụ có 7 cấp: {vệ tinh, hành tinh, mặt trời, thái dương hệ, ngân hà, thiên

hà, vũ trụ}

Rồi vũ trụ lại có những vụ trụ láng giềng và cứ thế tiến mãi đến vô tận.

Thái Dương Hệ với 7 bầu tiến hóa:

Theo Thông Thiên Học, trong hệ thống Thái Dương Hệ của chúng ta có 7 bầu tiến hóa. Mỗi bầu tiến hóa

lại có 7 hành tinh. Tùy theo chu kỳ tiến hóa, các hành tinh trong bầu tiến hóa này có cái ở cõi vô hình

(tầng không gian khác) và có cái ở cõi vật chất mà chúng ta có thể thấy. Ví dụ, bầu tiến hóa cũ có mặt

trăng hay Nguyệt tinh ở dạng vật chất. Bầu tiến hóa hiện tại, bầu thứ 4, có 3 hành tinh ở dạng vật chất là

Hỏa Tinh, Địa Cầu và Kim Tinh.

7 Giống Loài Người trên trái đất theo Thông Thiên Học:

Theo Thông Thiên Học, loài người trên trái đất này có 7 giống chánh. Mỗi giống chánh có 7 nhánh nhỏ

= 7x7 = 49 giống cả thảy. Ví dụ, VN, Nhật Bản là giống thứ 4, da vàng, thuộc nhánh thứ 7. Mỹ, Anh, Đức

là giống thứ 5, da trắng, thuộc nhánh thứ 5 thông minh nhất trên địa cầu hiện nay. 700 năm nữa giống dân

da trắng thứ 6 sẽ sanh ra trên địa cầu này.

Page 6: Ý Nghĩa Con Số Trong Đạo Học - bachyhuynhde.orgbachyhuynhde.org/BaiViet/YNghiaConSoTrongDaoHoc.pdf · chơi với nhau và hợp nhau dễ dàng từ đồ ăn đến âm

Ý Nghĩa của Con Số trong Đạo Học Viễn Lưu

6

Vài ví dụ khác: Tháp Đa Bảo trong phẩm Tháp Đa Bảo của kinh Pháp Hoa có 7 tầng. Tháp chùa Thiên

Mụ ở Huế có 7 tầng. Tháp tại các chùa tiểu thừa Nam Tông có 7 tầng.

Sau đây là hình tháp trong một ngôi chùa tiểu thừa bên Lào.

Con số 13 tượng trưng cho cơ cấu: 13 cái, 13 chùm, 13 nhánh v.v..

Ví dụ: Cung điện Potala của Phật Giáo Mật Tông Tây Tạng có 13 tầng:

Tổng thể cung điện Potala cao 117m, từ Đông sang Tây có chiều dài 360m, chiều rộng theo trục

Bắc-Nam đo được là 270m. Cung có diện tích hơn 360.000 m2 bao gồm 13 tầng, bên trong chia

thành hơn 1.000 phòng nhỏ với gần chục nghìn điện Phật. Vật liệu xây dựng cung là gỗ, đá, và bùn.

- Tâm thức con người có 13 tầng. Cơ thể con người có 13 luân xa và v.v..

Page 7: Ý Nghĩa Con Số Trong Đạo Học - bachyhuynhde.orgbachyhuynhde.org/BaiViet/YNghiaConSoTrongDaoHoc.pdf · chơi với nhau và hợp nhau dễ dàng từ đồ ăn đến âm

Ý Nghĩa của Con Số trong Đạo Học Viễn Lưu

7

Số 13 = 1 + 12 = (1 + sáu cặp âm dương). Dưới dạng này số 7 đã tiềm ẩn trong số 13. Ví dụ bên Ki Tô

Giáo, Đức Chúa Trời tạo trái đất trong 7 ngày 6 đêm. Kim tự tháp của người Maya có 7 tầng và 6 bực

tổng cộng là 13.

Nhóm thứ hai: {3, 4 ,5} mang ý nghĩa Sự Vận Hành của một Cơ Chế

- Con số 3 tượng trưng cho sự vận hành: 3 pháp, thượng-trung-hạ, v.v..

- Con số 5 cũng tượng trưng cho cách vận hành: ngũ hành kim mộc thủy hỏa thổ, ngũ khí hóa ngũ

đức v.v…

- Con số 4 bên nhà Phật là tứ đại: đất, nước, gió, lửa. Tuy nhiên nhiều kinh còn kể thêm 1 đại nữa là

không đại. Cho nên tứ đại của nhà Phật cũng đồng nghĩa như số 5.

Nhóm thứ ba: {8, 12} Sự Tuần Hoàn hay Luân Hồi:

Nhóm số {8, 12} là một số chẵn. Theo định nghĩa bên trên nhóm {8,12} thuộc Hậu Thiên Bát Quái có

âm dương biến hóa. Mà có biến hóa là hàm nghĩa Tuần Hoàn hay Luân Hồi. Nếu để ý kỹ thì 2 số chẵn

này đều có gốc gác từ dương số 3: 8 = 2^3 và 12 = 4* 3. Số 6 và 12 là tương đương, đồng nghĩa vì 6 =

12/2. Tương tự số 4 và 8 là tương đương hay đồng nghĩa.

Ví dụ dẫn chứng:

- Quẻ hậu thiên bát quái, số 8, của kinh Dịch dùng để chỉ những hiện tượng trong thế gian tức là

trong vòng luân hồi.

- Trong kinh điển đại thừa Phật giáo, ta thường thấy những đoạn văn như “vua cha có 8 vị thiên tử

hay 16 vị thiên tử, 16 = 2*8 … rồi đều theo vua cha đi tu thành Phật”.

- Bên Phật Giáo có tứ thiền, tứ đế, con số 4. Tức là 4x2 = 8. Nếu đắc tứ thiền hay đắc tứ đế thì đắc

A-la-hán thoát luân hồi, tức là cửu chuyển, số 9.

- Trong kinh Phật Giáo thường thấy câu tám vạn bốn ngàn pháp môn để ám chỉ là mọi pháp, vạn

pháp hay tất cả pháp chứ không phải chỉ có thật sự 84,000 pháp. Tuy nhiên lối viết 84,000 này gợi

cho ta thấy con số 12 vì 8+4 = 12. Ám chỉ là hành giả lúc còn dụng pháp để tu thì vẫn còn trong

vòng luân hồi chưa thoát sanh tử.

- Trong kinh đại thừa Phật Giáo thường thấy viết “một hôm Đức Phật tại vườn Ca Tỳ La hay vườn

gì đó cùng với 1200 A La Hán …”. Cho chúng ta thấy con số 12 lại được sử dụng ở đây. Có chỗ

viết 1250 vị tỳ kheo. Số 1250 gợi cho ta số 8 (1+2+5=8). Ở một góc cạnh khác, nó còn mang

nghĩa số 5 vì 1250/5 = 250; 250/5 = 50 hay 5. Do chỗ này mới có chuyện sau đây.

Lần đầu tiên Viễn Lưu tôi được gặp thầy Tám tại thiền đường Nhẫn Hòa, Washington năm 1999.

Anh Lê Trung Trực dắt tôi đến thầy Tám và nói “Thưa thầy, xin thầy chỉ cho anh bạn này phương

pháp tu hành đắc đạo trong một kiếp”. Thầy Tám mời tôi ngồi rồi nói “à, về nhà tu thiền làm sao

cho đến khi trong người mỗi tạng thấy có 250 vị tỳ kheo. Chừng đó là xong!”

Xin giải thích trong người có ngũ tạng (tim, gan, tì, phế, thận hay kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) tức

5x250 = 1250 vị tỳ kheo. Đây là một ẩn ý của Thầy Tám cho tôi lúc bấy giờ. Chớ đừng hiểu lầm

là mỗi tạng thật có 250 vị tỳ kheo!

- Vòng Thập Nhị Nhân Duyên của Phật Giáo: Vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái,

thủ, hữu, sanh, lão tử tổng cộng là 12 nhân duyên.

- 12 Tầng Trời hay 36 Tầng Trời trong Đạo Giáo. Ở đây không kể tầng cao nhất, 13, là vì tầng này

là Đạo, là khí hỗn nguyên, hay là Phật Giới. 12 tầng dưới nằm trong thế giới hiện tượng bắt đầu

với cõi cao nhất là Đại La. Có nơi lại chia làm 36 tầng trời. Xét kỹ thì đây chỉ là bội số của 12, nên

mỗi tầng lại chia ra thượng, trung, hạ, 12x3 = 36.

Page 8: Ý Nghĩa Con Số Trong Đạo Học - bachyhuynhde.orgbachyhuynhde.org/BaiViet/YNghiaConSoTrongDaoHoc.pdf · chơi với nhau và hợp nhau dễ dàng từ đồ ăn đến âm

Ý Nghĩa của Con Số trong Đạo Học Viễn Lưu

8

- Bàn tử vi từ Âu sang Á cũng có 12 cung. Thiên bàn để xem thiên tượng cũng thế.

- 12 giờ trong một ngày, 12 con giáp, một năm có 12 tiết, 12 khí, 12 tháng v.v.. còn được gọi là

Thập Nhị Thời Thần.

- Trong phép thở Pháp Luân Thường Chuyển của Vô Vi, nếu không thể làm được 12 lần thì làm 6

lần. Tại đây số 6 nằm trong số 12 và đồng nghĩa.

Đấy là sơ lược về ý nghĩa của vài con số căn bản trong đạo học. Giờ đây chúng ta có thể khảo sát sâu

hơn một vài con số đặc biệt.

Con số 13 và 12:

Trong kinh sách Đại Thừa Phật Giáo, về phần vũ trụ quan có chữ “Đạo Tràng Phật Sát” để nói về vũ trụ

rộng lớn của Đức Phật Tỳ Lô Giá Na gồm có 20 quốc độ Phật mà trong đó có vũ trụ chúng ta. Đức Tỳ Lô

Giá Na được xem là vị Phật đầu tiên hay Phật Tổ. Tất cả 20 vị phật kia đều là chiết thân hay hóa thân từ

Đức Tỳ Lô Giá Na mà ra. Trong 20 quốc độ Phật này, quốc độ thứ 13, hay quốc độ Ta Bà, có vị giáo chủ

là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Do từ chỗ này mà trong đạo học mỗi khi đề cập đến cấu trúc (hình tướng)

của một bộ phận hay một cơ cấu hoạt động của một tổng thể (cái máy) luôn luôn theo đúng qui luật số 7

hay 13.

Note: Giải ngân hà Milky Way mà chứa Thái Dương Hệ chúng ta là thuộc quốc độ Ta Bà của Đức Thích

Ca. Do đó, chuyện Đức Phật Thích Ca thành đạo hay thành Phật tại trái địa cầu này 2500 năm trước là

chuyện một vở kịch được diễn lại để dạy dỗ chúng sanh trái đất này chứ không phải là đó là lần đầu tiên

Đức Phật Thích Ca thành Phật!!. Bởi vì lẽ đơn giản là Giải ngân hà Milky Way thì đã có mặt trước khi

ngôi sao mặt trời được sanh ra …rồi mới có trái đất chúng ta ….rồi mấy tỉ năm sau mới có mặt thái tử Sĩ

Đạt Ta ra đời. Do đó nếu 2500 năm trước là lần đầu tiên Đức Thích Ca thành Phật thì làm sao ông ta có

thể là Giáo Chủ Quốc Độ Phật thứ 13 được? [ở đây chúng tôi không muốn dùng những danh từ về 3 thân

phật để giải thích vì e chỉ làm rối trí các bạn nằm ngoài Phật Giáo]

13 không bằng 12 + 1

Ai cũng biết là 13 = 12 + 1 nhưng ở đây thì 13 != 12 + 1

Cái này thì có vẻ kỳ quá phải không? Xin thưa là con số 1 riêng rẽ này có tánh chất khác 12 cái trước. Nó

chỉ ra cái tánh chất siêu việt khác hẳn số 12 trước. Ví dụ ông thầy có 12 môn đệ. Ở đây ám chỉ là ông

thầy có trình độ khác hẳn với 12 môn sinh. Ông thầy là người đắc đạo so với 12 môn đệ là người còn

đang tầm đạo.

Ví dụ dẫn chứng:

- Bên Ki tô giáo, Chúa Giê Su có 12 môn đồ lúc sinh tiền.

- Bên Cao Đài Giáo, Đức Cao Đài Tiên ông có 12 đệ tử đầu tiên lúc khai đạo. Rồi thì Cao Đài có 12

chi phái. Bên Cao Đài phát triển đạo bằng cách mỗi tín đồ tìm mang vào đạo 12 người. v.v..

- Bên Bửu Sơn Kỳ Hương, Đức Phật Thầy Tây An có 12 đại đệ tử được truyền pháp tu luyện. Còn

thì quần chúng chỉ được dạy giáo pháp Tứ Ân.

- Phật Giáo Đại Thừa có 12 bộ kinh.

- Phật Giáo Tiểu Thừa phần Duyên Giác thừa thì tu Thập Nhị Nhân Duyên. Còn luân hồi thì còn

luẩn quẩn trong vòng thập nhị nhân duyên. Khi phá vỡ được vòng Thập Nhị Nhân Duyên thì hành

giả đạt quả Duyên Giác Phật nên ở ngôi đặc biệt, niết bàn. Tạm gọi là chỗ 13 thì siêu việt hơn 12

chỗ trước.

- Không gian tâm thức được chia làm 13 tầng. Nơi phật giới hay đạo là tầng 13. 12 tầng còn lại là

luân hồi từ chúng sanh đến bồ tát.

Page 9: Ý Nghĩa Con Số Trong Đạo Học - bachyhuynhde.orgbachyhuynhde.org/BaiViet/YNghiaConSoTrongDaoHoc.pdf · chơi với nhau và hợp nhau dễ dàng từ đồ ăn đến âm

Ý Nghĩa của Con Số trong Đạo Học Viễn Lưu

9

Hợp nhất với đấng tối cao:

Con số 13 còn tượng trưng cho chu kỳ cuối cùng của sự tiến hóa hay là hợp nhất với thượng đế. Ví dụ,

lịch của dân tộc Mayan, Mayan Calendar, có 13 chu kỳ. Hiện giờ năm 2011 đang là chu kỳ 13 hay cuối

cùng mà sẽ kết thúc vào Dec/2012. Điều này ám chỉ sự tiến hóa về tâm thức của trái đất, của loài người

dưới dạng hiện tại đến đây là chấm dứt. Loài người đang ở dạng tỷ trọng 3 (third density) với tầng tâm

thức 4. Chu kỳ này sẽ chấm dứt vào cuối năm 2012. Trái đất và loài người sẽ từ từ thăng hoa lên dạng tỷ

trọng 5 (fifth density) với tâm thức 5 hoặc cao hơn. Ngươn 4 sắp tới bắt đầu từ 2017, dài 3250 năm, sẽ là

giai đoạn chuyển hóa và hoàn tất cuộc thăng hoa tâm thức vào dạng tiên thể vào cuối Ngươn 1 kỳ 4, tức

vào khoảng năm 5262. Do đó con số 13 là chỉ sự kết thúc của một chương trình hay lớp học cũ và sẽ bắt

đầu một chương trình mới. Vì đây là thăng hoa nên cũng là hướng về hợp nhất với thượng đế hay đấng tối

cao.

Để nhận diện: Hiện tại có ít nhất hai khối người không gian đang có mặt tại địa cầu để giúp đỡ theo lời

kêu gọi khẩn cầu của chúng sanh. Như đã nói trong phần Nguyên Căn và Hóa Căn, những người này đến

đây từ nhiều hành tinh trong và ngoài Thái Dương Hệ. Khi đến đây họ chia ra và gia nhập thành từng

khối. Tùy theo phong thổ và hoàn cảnh, trên thế giới có nhiều tôn giáo khác nhau từ xưa và nhiều hệ

phái/tôn giáo mới xuất hiện gần đây. Do đó cách sử dụng con số trong giáo lý chẳng hạn như số 7 hay 13

giúp chúng ta nhận diện tôn giáo/hệ phái đang tìm hiểu thuộc khối nào và v.v..

Nhóm số {2,3,5}: Chỉ sự vận hành của cơ cấu.

Chúng tôi có duyên may đã gặp được kỳ nhân Hoàng Văn Thượng. Người đã cho chúng tôi biết sự bí mật

về con số 3 như sau. Trong tam thiên đại thiên thế giới ta bà quốc độ thứ 13 của đức Thích Ca thì có nhiều

tiểu vũ trụ. Vũ trụ của chúng ta là một trong các tiểu vũ trụ đó. Hiện giờ trái địa cầu là hành tinh thứ 110

trong vũ trụ có loài người đang sống. Về mặt hữu hình hay hữu vi, các thế giới tinh cầu trong vũ trụ này

được thành lập và chi phối bởi sự vận hành của 3 ngôi sao lớn, tạm gọi là 2 mặt trời và một mặt trăng. Do

đó số 3 tàng ẩn ở đây. Trong bài thơ “Càn Khôn Qui Nhất Thống” nói rõ sau khi đức Thích Ca thành lập

mô hình cõi ta bà thì Tam Thanh (Thái Thượng, Nguyên Thỉ, và Linh Bảo) mới hóa Ngũ Lão (Kim, Mộc,

Thủy, Hỏa, Thổ) rồi tạo dựng thế gian và muôn loài. Do đó số 5 tàng ẩn ở đây. Cuối cùng, hành tinh của

chúng ta ở trong thái dương hệ mặt trời thuộc dạng một nhật tinh và một nguyệt tinh, do đó số 2 tàng ẩn ở

đây và tượng trưng cho lý âm dương.

Sau đây là đoạn thơ mô tả sự cấu trúc Tiểu Vũ Trụ Quốc Độ 13 của Đức Thích Ca.

07/19/12:Ngài Bạch Y Đạo Sĩ cho thơ:

Càn Khôn Quy Nhứt Thống

Từ xa xưa muôn ngàn ánh sáng

Đức Tỳ Lô mới giáng thế gian

Phân chia thiên điển hằng ngàn

Tạo nên thế giới cho hàng thượng thiên 4

Đức Di Đà mới liền giáng thế

Đó là điển Ngọc Đế hôm nay

Vĩ Kiên phân điển làm thầy

Giúp đời thoát nạn những ngày gần đây 8

Mười tám đứa con thầy giai chuyển

Từ phương tây điển chuyển xuống trần

Cho nên thế giới phân lần

Page 10: Ý Nghĩa Con Số Trong Đạo Học - bachyhuynhde.orgbachyhuynhde.org/BaiViet/YNghiaConSoTrongDaoHoc.pdf · chơi với nhau và hợp nhau dễ dàng từ đồ ăn đến âm

Ý Nghĩa của Con Số trong Đạo Học Viễn Lưu

10

Có thanh có trược có thần thánh tiên 12

Rồi từ đó ngài liền khai triển

Giao Thích Ca vận chuyển ta bà

Trung tâm sinh lực ấy là

Càn khôn vũ trụ Di Đà bấy lâu 16

Ngài mới bèn gom thâu ánh sáng

Tạo càn khôn thế giới ba ba

Âm dương trên dưới thuận hòa

Vĩ Kiên khai đạo nhẫn hòa khắp nơi 20

Trở về thời xa xưa mờ mịt

Khi âm dương khắn khí một bầu

Thái Thượng Lão Tổ đi đầu

Hai ông còn lại tạo bầu thái dương 24

Đến Ngũ Lão âm dương khai triển

Tạo Bát Quái vận chuyển ngũ hành

Cho nên trời đất tạo thành

Thiên trên, địa dưới hợp thành chúng sanh 28

. . . .

Cái gì gần mình nhất thì có ảnh hưởng mạnh, do đó bên đông phương thường nói về âm dương, tam tài và

ngũ hành tức là trị số 2, 3 và 5.

Thật ra nói như thế này là gượng nhưng dễ hiểu trong lúc này. Những trị số này rất là quan trọng trong

chu kỳ phản bổn hoàn nguyên mà sẽ được bàn chi tiết sau. Chu kỳ số 6 này là {thái cực, lương nghi, tam

tài, tứ tượng, ngũ hành, bát quái}. Xin bấm links để đọc bài Số 6 Trong Đạo Học.

Ví dụ dẫn chứng:

Số 1: là số nhỏ nhất, số lẻ nên còn có tên là Cơ trong cặp chữ Cơ Ngẫu.

Số 2: Số chẵn còn có tên là ngẫu trong cặp chữ cơ ngẫu.

Đơn vị nhỏ nhất trong thế giới nhị nguyên này luôn luôn có hai mặt là vì thuộc âm dương. Ví dụ

- (sáng, tối), (thanh, trược), (mê, tỉnh), v.v..

- Ngôn ngữ Thiền Việt (theo anh Lê Trung Trực) của người Việt có những cụm từ rất hay và chính

xác như (tâm thức), (hiểu biết) v.v.. Chữ tâm thức nếu phân hai phần thì thấy rằng chữ thức chỉ

phần lý trí, suy luận, chưa đạt thể tánh. Chữ tâm là chỉ phần trực giác, tánh giác hay cái tâm của

mình. Tương tự, chữ hiểu biết nếu phân tách thì trước phải hiểu rồi mới tới biết. Hiểu thuộc lý trí,

biết thuộc trực giác. Đấy là ngộ rồi mới chứng.

Số 3: Đây là đơn vị nhỏ nhất để kết hợp Âm Dương hay Cơ Ngẫu vì âm là chẵn là 2 và dương là 1 là lẻ.

Và cũng là con số quan trọng bậc nhất.

Do đó chúng ta thấy số 3 khắp nơi trong vũ trụ quan của mọi tôn giáo.

- Phật đạo có (Phật, Pháp, Tăng), (Bi, Trí, Dũng).

- Tiên đạo có câu “Nhất Khí hóa Tam Thanh”, (Tinh, Khí, Thần)

- Bà La Môn có ba ngôi, Trinity, là (Brahma, Krishna, Shiva).

Page 11: Ý Nghĩa Con Số Trong Đạo Học - bachyhuynhde.orgbachyhuynhde.org/BaiViet/YNghiaConSoTrongDaoHoc.pdf · chơi với nhau và hợp nhau dễ dàng từ đồ ăn đến âm

Ý Nghĩa của Con Số trong Đạo Học Viễn Lưu

11

- Ki Tô Giáo có ba ngôi, Trinity, là (Chúa Cha, Chúa Con, Thánh Thần).

- Khổng giáo có tam tài là (Thiên, Địa, Nhân)

- Cao Đài có 3 đài là (Bát Quái, Hiệp Thiên, Cửu Trùng).

Cho đến công phu tu hành cũng thế:

- Phật Giáo thì có (Giới Định Huệ)

- Tiên đạo có câu (luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần, luyện thần hoàn hư)

- Tiên Đạo có câu (Tam Hoa Tụ Đỉnh, Ngũ Khí Triều Nguyên)

- Cao Đài có tam công là (Công phu, Công quả, Công trình)

- Pháp Lý Vô Vi có 3 pháp là (Pháp Luân, Soi Hồn, Thiền Định)

Đơn vị được chia làm 3 bậc: thượng, trung, hạ.

- Cõi Tịnh Độ của Đức Di Đà có 3 cõi Thượng Trung Hạ. Mỗi cõi lại chia làm 3 cấp: thượng trung

hạ. Do đó cõi Tịnh Độ của Đức Di Đà còn được xem là có 9 phẩm hay 9 cõi.

- Con người từ đầu xuống chân chia làm 3 phần: thượng từ đầu đến cổ, trung từ cổ đến bụng, hạ từ

bụng trở xuống.

- Không gian tâm thức loài người có 13 tầng chia làm 3 nấc: thượng (13,12,11,8,9), trung (8,7,6,5),

hạ (4,3,2,1). Thượng là chỗ thuộc trình độ của Phật (13) và hàng Bồ Tát, La Hán, Kim Tiên (9-

12). Trung là chỗ chỉ trình độ của các bậc tiên, thánh (8-5). Hạ là chỗ của người, súc vật, thảo mộc

và kim loại (4-1).

Số 5:

Cách thức vận hành của từng bộ phận trong cơ cấu thì thường theo số 5. Ví dụ:

- Con số 5, theo nền văn minh của người da vàng tượng trưng cho 5 thành phần cấu tạo nên vật chất

là Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ hay ngũ hành. Theo Đạo Lão thì từ lúc người mẹ cấn thai cho đến lúc

sanh ra, sự biến hóa được thâu gọn như sau: nhất khí hóa tam thanh (tam khí: huyền, hồng,

huỳnh), vào thai bào do cơ động tịnh thành tam ngươn (ngươn tinh, ngươn khí, ngươn thần). Rồi

cũng do động tịnh hóa ngũ ngươn (ngươn tinh, ngươn khí, ngươn thần, ngươn tình, ngươn tánh)

sau hóa ngũ tạng, ngũ thức (tâm, can, tì, phế, thận) và sanh ngũ trược nữa (bàng quang, đại tràng,

đởm, tiểu tràng, dạ dày). (Nếu muốn tìm hiểu thêm, xin mời đọc thêm kinh Huyền Pháp Bảo

Ngươn của Thái Thượng Đạo Tổ giáng bút khoảng năm 1940s tại

http://www.bachyhuynhde.org/KinhSach/HuyenPhapBaoNguon.pdf

- Do đây, người tu điển phải hiểu rõ bản đồ rồi mới phản bổn hoàn nguyên theo thứ tự. Ví dụ, lúc

đầu là phải tẩy trược lưu thanh trong cơ thể để phục hồi ngũ khí phục ngũ ngươn (nhân, nghĩa, lễ,

trí, tín). Khi phục được ngũ ngươn thì thức thần cũng diệt. Lúc này mới bắt đầu luyện tam hoa hay

thánh thai và phải theo thứ tự Hạ lên Trung rồi mới tới Thượng tức là hoa Chì, Bạc rồi mới tới

Vàng được. Rồi mới tính tới “Thượng Trung Hạ” hợp nhất được. Đấy là thứ tự phản bổn hoàn

nguyên của “Tam Hoa tụ đảnh, Ngũ Khí triều nguyên”.

- Tương tự như Tam Hành Không Động của bên phật gia tức là Thân, Khẩu, Ý. Được Thân tịnh

khẩu an Ý định, rồi thì Thân, Khẩu, Ý mới hợp nhất thành Tam Hành Không Động được.

Số 9:

Số 9 tượng trưng cho ngôi vị cao nhất trong 10 con số từ 0 đến 9. Trong bát quái, số 8 chỉ sự luân hồi ở

hậu thiên bát quái thì số 9 chỉ sự siêu việt, vượt ngoài vòng bát quái. Ví dụ:

- Ngôi vua còn được gọi là cửu phẩm, là ngôi vị cao nhất.

- Cõi Tây Phương Cực Lạc được mô tả có 9 cõi mà cõi thứ 9 là cõi của chư Phật ngự còn gọi là

Thường Quang Tịnh Độ.

Page 12: Ý Nghĩa Con Số Trong Đạo Học - bachyhuynhde.orgbachyhuynhde.org/BaiViet/YNghiaConSoTrongDaoHoc.pdf · chơi với nhau và hợp nhau dễ dàng từ đồ ăn đến âm

Ý Nghĩa của Con Số trong Đạo Học Viễn Lưu

12

- Mời các bạn thưởng thức bài thơ sau đây của Đức Thích Minh Thiền trong tập “Vô Niệm Viên

Thông Yếu Quyết”. Ngài là một trong ba Tổ của Bạch-Y-Huynh-Đệ:

Pháp pháp bổn vô pháp

Vô pháp pháp chơn pháp

Chơn pháp pháp tự tại

Tùng tha pháp hóa ngại

Bài thơ này đặc biệt có 9 chữ “Pháp”. Ý nghĩa rất là thâm sâu. Sẽ giải thích trong bài viết khác.

- Câu “Tam Hoa Tụ Đảnh Ngũ Khí Triều Nguyên” gợi cho ta con số 3+5 = 8. Nghĩa là lúc còn tu

luyện là còn luân hồi. Sau khi đạt “Tam Hoa Tụ Đảnh Ngũ Khí Triều Nguyên” thì hành giả đạt

đạo và ở vị trí số 9, hay đạt cửu chuyển tức Kim Tiên.

Số 7 và 9 hay Nam Thất Nữ Cửu

Trong nền văn minh của người da vàng (ảnh hưởng lớn từ Trung Hoa), con số 7 dùng cho Dương hay

Nam và 9 dùng cho Âm hay Nữ. Do đó mỗi khi làm việc gì mà phải lập đi lập lại nhiều lần là hay dùng

câu “Nam Thất Nữ Cửu” tức là Nam thì 7 lần và Nữ thì 9 lần hoặc là bội số của Nam Thất Nữ Cửu.

Bên Phật Giáo cũng không ngoại lệ ví dụ như lệ Thất Tuần = 7x7 = 49 ngày v.v.

Trong lý âm dương 2 con số 1 và 9 tượng trưng cho 2 cực dương và âm. Cho nên trời là Càn là cha là

Dương nên có số 1 tức thái cực và ngược lại địa là Khôn là mẫu là Âm nên mang số 9.

Ở chỗ này ta mới thấy tại sao nhà văn viết truyện kiếm hiệp Kim Dung (rất uyên thâm về đạo học) mới

đặt các tên trong truyện của mình như: Võ Đang Thất Hiệp (Nam), hay nhân vật Mai Siêu Phong trong Cô

Gái Đồ Long (Nữ) với tuyệt kỹ Cửu Âm Bạch Cốt Trảo trong Cửu Âm Chân Kinh.

Đức Mẹ Diêu Trì Kim Mẫu còn có tên là Ngài Cửu Thiên Huyền Nữ. Điều này cho chúng ta thấy rất rõ

là chữ Nữ đi với số 9. Vậy chữ Cửu Thiên hay chín tầng trời đây có nghĩa gì? Theo như trong tác phẩm

“Thiên Đàng Du Ký” của Thánh Hiền Đường Đài Loan, Đức Nguyên Thủy Thiên Tôn thuyết pháp thì trái

đất (Âm, nặng trược) thì lơ lửng trong không gian, bao bọc bởi trên dưới bởi trời (Dương, khí thanh nhẹ).

Do đó Cửu Thiên hay Cửu Trùng là 9 chỉ độ cao của cõi địa. Tức là từ chỗ đỉnh núi cao nhất của trái đất

đến chố thấp nhất hay sâu nhất của trái đất tức là trung tâm trái đất được chia làm 9 tầng. Ngày xưa người

ta cho rằng địa ngục là ở dưới lòng đất. Do đó mới có danh từ cửu tuyền hay chín suối là để chỉ cõi âm

hay địa ngục.

VI. Biểu hiện của những trị số này trong cơ thể con người.

Tới đây chúng ta biết được ý nghĩa của các con số thường được sử dụng trong đạo học

{2,3,5,8,7,9,12,13}. Giờ đây phần then chốt của bài này là khảo sát những con số này trong vấn đề tu học

của hành giả.

Những điểm chánh trong con người phần hữu hình:

- Cửu lậu: 2 mắt, 2 mũi, 2 tai, miệng, đường tiểu, hậu môn tổng cộng có 9 lỗ để tâm thức thất thoát

ra ngoài.

- Bàn tay, bàn chân có 5 ngón.

- Mỗi tay hay chân có 3 xương chánh. Do đó tứ chi có tổng cộng 12 xương.

- Trục xương sống ngoại trừ đốt vĩ lư đặc biệt không tính thì có tổng cộng 24 đốt = 12 x 2. Thời tiết

một năm 12 tháng với 12 tiết tổng cộng 24 tiết khí nằm ở đây với Đông Chí ở đốt một ngay trên vĩ

Page 13: Ý Nghĩa Con Số Trong Đạo Học - bachyhuynhde.orgbachyhuynhde.org/BaiViet/YNghiaConSoTrongDaoHoc.pdf · chơi với nhau và hợp nhau dễ dàng từ đồ ăn đến âm

Ý Nghĩa của Con Số trong Đạo Học Viễn Lưu

13

lư và Đại Hàn ở đốt 24 ngay dưới sọ. Vì vậy hành giả luyện đan khi xưa bắt đầu nhập thất vào

ngày Đông Chí khi Dương Khí của năm mới bắt đầu.

- Xương sườn trái phải mỗi bên (mỗi xương gồm cả trước và sau) có 12, tổng cộng là 24 = 12 x 2.

- Xương cổ họng là phần trên của xương sống có 7 đốt. Trong đạo học thường vẽ hình cái tháp 7

tầng hay 12 tầng tại chỗ này … là đường thông lên trời.

- 13 phần cơ thể = {não bộ, (nội thần kinh, ngoại thần kinh), (huyết,tương),(mạch,lạc),(tạng,phủ),

(xương, tủy), (da, thịt)}

Những điểm chánh trong con người phần vô hình:

- Bộ huyệt đạo của Đông Y. Từ các huyệt đạo này mà người xưa mới vẽ ra bộ kỳ kinh bát mạch (D5

body). Đây là phần của thể khí trong thể xác còn có tên gọi là Phách, etheric body or energy body.

- Tương tự, phần tâm lý của con người (thọ uẩn) thì tương đương với thể vía hay emotional body.

- Tương tự, phần tưởng, nhớ của con người (tưởng uẩn) thì tương đương với thể trí.

- Tương tự, phần suy luận, sáng chế cái mới, thi hành (hành uẩn) thì tương đương với thể trí.

- Tương tự, phần suy luận đúng sai để rút tỉa kinh nghiệm (thức uẩn) thì tương đương với thể trí.

- Tương tự, phần trực giác hay tánh giác trở đi thì tương đương với phần hồn, spirit body.

- Kỳ kinh bát mạch. Cơ thể có 12 kinh và 8 mạch. Nhâm Đốc mạch là 2 mạch quan trọng nhất. Khí

đi từ ngoài vào kinh, vô mạch rồi chứa trong tam điền. Xin xem bài “Chiếu Minh và Đả Thông Kỳ

Kinh Bát Mạch tại http://www.bachyhuynhde.org/BaiViet/DaThongKinhMach.pdf ”

- Cửu khiếu là 9 huyệt (6 huyệt + tam quan) nằm dọc trên Đốc mạch từ Vĩ Lư tới Ngọc Chẩm.

- Tam điền là thượng điền, trung điền, và hạ điền là ba nơi chứa khí nằm trên Nhâm mạch.

- Hệ thống 7 luân xa của Hóa Căn.

- Hệ thống 13 luân xa của Nguyên Căn. Trong hệ thống này 12 luân xa đầu trùng hợp với 6 luân xa

đầu của hệ thống 7 luân xa. Xin xem phần luận về tâm thức 13 tầng bên dưới.

VII. Hệ Thống 13 Luân Xa hay hệ thống 13 tầng tâm thức.

Page 14: Ý Nghĩa Con Số Trong Đạo Học - bachyhuynhde.orgbachyhuynhde.org/BaiViet/YNghiaConSoTrongDaoHoc.pdf · chơi với nhau và hợp nhau dễ dàng từ đồ ăn đến âm

Ý Nghĩa của Con Số trong Đạo Học Viễn Lưu

14

Hệ thống 7 luân xa của bên Hóa Căn được liệt kê trong các học phái như Yoga, Mật Tông, Đạo Gia, Võ

Thuật như sau:

Hệ thống 13 luân xa của bên Đại Đạo thì được xếp cặp với nhau như (1,2), (3,4), (5,6) v.v..

Sau đây là mapping của 2 hệ thống luân xa.

1

2

3

4

5

6

7 13

1,2

3,4

5,6

7,8

9,10

11,12

Mapping 7 & 13 Luân Xa

1

2

3

4

5

6

7

8-13

Dục Giới

Sắc Giới

Vô Sắc

Ngoài Tam Giới

Mapping khác của 7 & 13 Luân Xa

Nhân Loại Hôm Nay

Theo table này thì ta thấy là Hệ Thống 13 luân xa chi tiết hơn một chút. Nhưng thật ra cũng là một. Sở dĩ

có khác nhau là để phân biệt giáo lý của 2 trường phái: 7 và 13, hay Hóa Căn và Nguyên Căn.

Đắc đạo của bên Đại Thừa là tử số 9, trở lên. Cả hai bên Nguyên và Hóa Căn khi đắc đạo đều giống nhau

cả. Bên Tiên Gia thì kêu là đắc Kim Tiên hay cửu chuyển. Tương tự trong Tứ Thiền bên Tiểu Thừa Phật

Giáo, qua bài Tứ Niệm Xứ gồm có 4 quán: Thân lx{1,2}, Thọ lx{3,4}, Tâm lx{5,6}, Pháp lx{7,8}. Sau

khi vượt qua tứ thiền thì đạt quả vị A-La-Hán (9) tức là tương đương với cửu chuyển Kim Tiên.

Page 15: Ý Nghĩa Con Số Trong Đạo Học - bachyhuynhde.orgbachyhuynhde.org/BaiViet/YNghiaConSoTrongDaoHoc.pdf · chơi với nhau và hợp nhau dễ dàng từ đồ ăn đến âm

Ý Nghĩa của Con Số trong Đạo Học Viễn Lưu

15

Note: Ở đây chúng tôi chỉ sự song song, tương đồng là dù phật gia hay tiên gia, pháp môn và cách tu

hành tuy khác nhau, nhưng đều giống nhau ở chỗ những luân xa được phát triển một cách tuần tự từ thấp

lên cao. Tuy nhiên, tùy theo sự thanh tịnh của hành giả và pháp môn mà độ sáng của luân xa có khác. Do

đó, cảnh giới đạt đến của hành giả cũng khác. Đức Vĩ Kiên hôm Dec/5/2011 vừa qua có nói với chúng tôi

là không phải hễ luân xa mở là người đó là tiên là phật. Ví dụ, chúng ta là cư sĩ tu hành pháp môn Vô Vi,

sống giữa dòng đời, bụi trần còn lấm, v.v… thì cảnh tiên giới của chúng ta về đến là các cõi tiên trong 7

tầng dục giới. Trong lúc ấy các vị sư thanh tịnh thì có cảnh Nhị, Tam, Tứ Thiền của họ. Không thể so

sánh và kết luận tương đương với nhau được! Điều này có nghĩa là độ “Mở” có sâu thấp, nông cạn khác

nhau nên một chữ “Mở” không diễn tả hết ý được.

Note: vì vậy khi nghiên cứu kinh điển của các tôn giáo, bạn sẽ nhận ra ưu và khuyết điểm của từng nhóm.

Do đó rất hữu ích khi đọc sách cả hai bên. Do hiểu chỗ này rồi thì các bạn chớ nên rơi vào căn bệnh

CHẤP hay NGÃ MẠN. Cho là Nguyên Căn thì ngon lành hơn Hóa Căn. Rất nên cẩn thận chỗ này!

13 tầng tâm thức:

Lời mở đầu:

Vũ trụ, vạn vật không ngoài tâm. Cái gì to nhất trên đời cũng không ngoài tâm, cái gì nhỏ nhất trên đời

cũng không vắng mặt nó. Tâm ở mọi nơi mọi chỗ. Viên mãn, tròn đầy, linh diệu. Không nói không tả hết

được. Đây là nhắm về Tánh mà nói. Nhà Phật thì thiên về Tánh nên không luận về luân xa học, thiền luân

xa hay khí công gì cả …chỉ hướng ngay về con tâm mà bàn. Mười bộ kink không ngoài chuyện nói về

con tâm này. Tất cả những thứ nào là tứ thiền, tam thừa v.v đều là phần Tướng tạm dựng để dạy dỗ học

trò mà thôi chứ chủ trương là chỉ có Phật Thừa. Tuy nhiên lối dạy về Tánh thì hơi khó cho một số đông

hành giả. Vì vậy mới phải có môn Tướng học để đối lại như Vi Diệu Pháp của Tiểu Thừa hoặc Duy Thức

Học của Đại Thừa. Tương tự bên Tiên đạo mới khởi đầu bằng “Nhất Khí hóa Tam Thanh” … rồi thì có hệ

thống luân 7, 13 luân xa, v.v.. để mà tha hồ rờ mó, suy nghĩ, quán tưởng v.v.. Một khi đã có 13 luân xa thì

tâm thức cũng tạm được chia làm 13 tầng không gian tâm thức trực tiếp liên hệ với 13 luân xa này.

Note: Tướng pháp là pháp mô tả sự vật. Hễ đã dùng chữ “mô tả” thì đó chỉ là phỏng đoán mà thôi.

Không bao giờ đạt sự thật 100% được. Do đó, người tu phải biết là dùng Tướng để tạm tiến. Rồi cuối

cùng phải bỏ Tướng mà nhập Tánh. Nếu theo Tướng thì luân hồi sanh tử muôn đời! Xin nhớ kỹ điểm này.

Hình đồ dưới đây chỉ sự liên hệ của 13 tầng tâm thức với vũ trụ vật chất, con người và các tầng tâm thức

bên trong con người.

Page 16: Ý Nghĩa Con Số Trong Đạo Học - bachyhuynhde.orgbachyhuynhde.org/BaiViet/YNghiaConSoTrongDaoHoc.pdf · chơi với nhau và hợp nhau dễ dàng từ đồ ăn đến âm

Ý Nghĩa của Con Số trong Đạo Học Viễn Lưu

16

Ψ2

Ψ1

Ψ4

Ψ3

Ψ6

Ψ5

Ψ8

Ψ7

Ψ10

Ψ9

Ψ12

Ψ11

Ψ13Phật Giới

Bồ Tát

Tiên Giới

Hạ GiớiVũ Trụ

Vật Chất Phách

Xác

Vía

Thượng Trí

Hạ Trí

Kim Thân

Tiên Thể

Trung Giới

Thượng Giới Hạ Thiên

Thượng Giới Thượng Thiên

Bồ Đề

Niết Bàn

Đại Niết Bàn

Tối Đại Niết Bàn

Loài Người

Cõi Tầng-Tâm-Thức Vỏ-Bọc Cõi Người

Tâm Thức 13 Tầng vs Thông Thiên Học

Vô Sắc

Vô Sắc

Lịch sử và cách sắp xếp của 9 luân xa não bộ (L5-L13).

Trong Đạo Tạng 641/W1005 có cuộc đàm đạo giữa 2 vị Đại Tiên là Thuần Dương Tử (tức Ngài Lữ Động

Tân) và Chính Dương Tử (tức Ngài Chung Ly Vân Phòng hay Chung Ly Quyền): “Thuần Dương Tử hỏi:

‘Cửu cung là gì?’ Chính Dương Tử đáp: ‘Não có 9 phòng. Ở giữa 9 phòng và xương sọ lại có 4 cung mái

và 5 cung trống’ ”.

Đây ám chỉ có 4 cặp âm dương và 1 dương: 9 = 1+ 8 = 1 + 2x4 cặp âm dương.

Trong tác phẩm Lược Khảo Huỳnh Đình Kinh của Lê Anh Minh, đoạn về Cửu Cung viết như sau: “Đầu

có 9 cung. Trước tiên xin nói về các cung này. Từ giữa hai chân mày đi vào 3 phân, đó là Thủ Thốn song

điền; vào 1 thốn nữa là cung Minh Đường; vào 2 thốn là cung Động Phòng; vào 3 thốn là cung Đan

Điền, vào 4 thốn là cung Lưu Châu, vào 5 thốn là cung Ngọc Đế. Phía trên cung Minh Đường 1 thốn là

cung Thiên Đình. Phía trên cung Động Phòng 1 thốn là cung Cực Chân. Phía trên cung Đan Điền 1 thốn

là cung Huyền Đan. Phía trên cung Lưu Châu 1 thốn là cung Thái Hoàng. Cả thảy là 9 cung trong đầu”.

Minh

Đường

Động

Phòng

Đan Điền

Nê HoànLưu Châu Ngọc Đế

Thiên Đình Cực Chân Huyền Đan Thái Hoàng

Chân Mày

Đỉnh Đầu

Cổ Họng

Page 17: Ý Nghĩa Con Số Trong Đạo Học - bachyhuynhde.orgbachyhuynhde.org/BaiViet/YNghiaConSoTrongDaoHoc.pdf · chơi với nhau và hợp nhau dễ dàng từ đồ ăn đến âm

Ý Nghĩa của Con Số trong Đạo Học Viễn Lưu

17

5 6Nê Hoàn

78 9

10 11 12 13

Chân Mày

Đỉnh Đầu

Cổ Họng

Theo lời Phật Thầy Tây An thì cửu cung hay cửu huyệt (9 huyệt) này nằm trong đầu trong lúc những luân

xa {1-12} thì nằm dọc theo Nhâm Đốc Mạch.

Nhưng tên của cửu huyệt này hàm nghĩa gần với chức năng của những luân xa này nên chúng tôi tạm qui

định như sau:

Mapping của 4 tầng đầu tiên: Ψ1 – Ψ6.

Chúng tôi được Đức Vĩ Kiên dạy như sau:

Ψ1, Ψ2 nằm ở rốn = L1, L2. (L = luân xa)

Ψ3, Ψ4 nằm ở ngực = L3, L4.

Mapping của 9 tầng cao: Ψ5 – Ψ13.

Từ mô hình và tên của 9 phòng ở trên, chúng tôi mới qui định như sau:

Minh Đường, Động Phòng = Ψ(5,6)

Nê Hoàn, Lưu Châu = Ψ(7,8)

Ngọc Đế,Thiên Đình ngự tại Vô Thượng Thiên = Ψ(9,10)

Cực Chân, Huyền Đan ngự tại Vô Cảnh Thiên = Ψ(11,12)

Thái Hoàng ngự tại Huyền Huyền = Ψ(13).

Note: Theo thiển ý, nếu hành giả khai mở/kiểm soát được các tế bào não liên hệ tới luân xa 5-13 thì hành

giả sẽ có được những “thần thông” trong lục thông của nhà Phật. Ví dụ Vô Thượng Thiên (9,10) gợi ý cõi

trời sắc giới. Vô Cảnh Thiên (11,12) gợi ý cõi trời vô sắc giới. Và cuối cùng là phật giới (13). Từ tầng 8

trở lên, tâm của hành giả đã hòa nhập với bổn tâm làm một.

Thế giới luân hồi tam cõi của chúng sinh là từ tầng 8 trở xuống.

Tùng Quả

Tuyến

Tuyến Yên

Từ 3 hình đồ này chúng ta nhận thấy 4 cung Minh Đường, Động Phòng, Nê Hoàn và Lưu Châu Ψ

(5,6,7,8) nằm ở phía dưới gần tuyến Tùng và tuyến Yên (vùng Limbic và pineal gland). Và 5 cung còn lại

Page 18: Ý Nghĩa Con Số Trong Đạo Học - bachyhuynhde.orgbachyhuynhde.org/BaiViet/YNghiaConSoTrongDaoHoc.pdf · chơi với nhau và hợp nhau dễ dàng từ đồ ăn đến âm

Ý Nghĩa của Con Số trong Đạo Học Viễn Lưu

18

Ngọc Đế, Thiên Đình, Cực Chân, Huyền Đan, Thái Hoàng, Ψ(9,10,11,12,13) nằm ở vùng trên gần xương

sọ và phía sau ót (vùng Cerebral cortex).

Quan trọng nhất là Nê Hoàn cung tức là Tùng Quả Tuyến, Pineal gland. Đây là đường mà mọi hành giả

phải đi qua. Nó ứng về phía phần sau của não bộ.

Khoa học cho biết là hiện nay loài người mới chỉ sử dụng hơn 10% tế bào não bộ. Do đó khi chúng ta tập

Thiền và biết kích thích đúng chỗ của não bộ thì những khả năng huyền bí trong tâm linh sẽ được dễ dàng

khai mở.

Nhà tiên tri Baba Vanga cho biết vào cuối chu kỳ 4 khoảng năm 5000s, loài người lúc đó sẽ sử dụng được

khoảng 34% tế bào não bộ và có thể thông với Thượng Đế hay Bổn Tâm của mình.

Tổng kết lại ta được một mapping của các tầng tâm thức như sau:

Tâm Thức 13 Tầng Vị Trí Trong Tam Cõi Vị Trí Tại Cơ Thể Body Density/

Tỷ Trọng Thân Thượng Ψ13, Ψ(12,11),Ψ(10,9)

Ψ(12,11)

Ψ(10,9)

Vô Sắc Giới: Phật, Bồ Tát giới, A La

Hán

- Bồ Tát: ngã không pháp

không

- La Hán,Kim Tiên: ngã

không pháp hữu

Từ Cổ tới Đỉnh Đầu 9,10,12,12,13

Trung Ψ(8,7), Ψ(6,5) Sắc Giới: Thiên Tiên, Địa Tiên Từ Bụng tới Cổ 5, 6,7,8

Hạ Ψ(4,3), Ψ(2,1) Dục Giới: Người, Thú, Thực,

Khoáng

Từ Hậu môn tới Bụng 1, 2, 3,4

Note1: Kim Thân = Thân Tỷ Trọng 7 thì Tâm Thức ở từng 8. Tương tự, để nhận ra không gian 3 chiều thì

tâm thức phải ít nhất là tầng 4 hoặc cao hơn.

Note2: Vòng Luân Hồi là từ tầng 1 đến 12. Luân hồi của tầng 9 đến 12 là tự nguyện. Ví dụ các vị Bồ Tát

hay Tiên tự nguyện vào trở vô vòng luân hồi để cứu độ chúng sanh. Do lý này, khi tu lên đến tầng 8 là sẽ

không còn phải trở lại nữa. Nói cách khác, cõi luân hồi dục giới (tam cõi) của chúng ta là nằm trong 8

từng đầu.

VIII. Chu Kỳ Tạo Dựng Bát Quái.

Qua sách vở bên Cao Đài, tôi có được đọc đoạn sau liên quan đến những con số và sự tạo lập Bát Quái

trong giai đoạn Nhất Bổn Tán Vạn Thù.

Giai đoạn 1: Nhứt Thái Cực Giai đoạn 4: Hóa Tứ Tượng

Giai đoạn 2: Biến Lưỡng Nghi Giai đoạn 5: Lập Ngũ Hành

Giai đoạn 3: Sanh Tam Tài Giai đoạn 6: Dựng Bát Quái

Và giai đoạn 7, tức là phần Vạn Thù Quy Nhất Bổn hay Quy Nguyên.

Hình đồ bên dưới tóm tắt sự thành lập vũ trụ theo thuyết Bát Quái qua 6 giai đoạn.

Page 19: Ý Nghĩa Con Số Trong Đạo Học - bachyhuynhde.orgbachyhuynhde.org/BaiViet/YNghiaConSoTrongDaoHoc.pdf · chơi với nhau và hợp nhau dễ dàng từ đồ ăn đến âm

Ý Nghĩa của Con Số trong Đạo Học Viễn Lưu

19

Nhất Bổn Tán Vạn Thù

127

Vạn Thù Qui Nhất Bổn

1. Nhất Thái Cực

2. Biến Lưỡng Nghi

3. Sanh Tam Tài

4. Hóa Tứ Tượng

5. Lập Ngũ Hành

6. Dựng Bát Quái

9

3

9 9

3 3

6 6

1

2

3

4

5

6

7

9

8

Vũ Trụ Hữu Hình

Tám cõi luân hồi

D8-D1

Vũ Trụ Vô Hình

D13-D91 2 3 4 5 6

Giai đoạn 1 đến 4 là thuộc phần vô hình, trong lúc giai đoạn 5 và 6 thuộc hữu hình. Sau khi Tứ Tượng

được thành lập thì mới có big bang, mới có thiên hà, thái dương hệ, tinh cầu. Sau đó Bát Quái được dựng

thì mới có sự sống ở trái đất từ kim khí tới loài người hôm nay.

Con người là tiểu vũ trụ cho nên sự vận hành cũng giống như sự vận hành của đại vũ trụ vậy. Do đó mình

đang ở giai đoạn 6, Bát Quái và muốn Quy Nguyên thì phải đi ngược dòng về lại Thái Cực. Tiên hay Phật

gì cũng thế, tên gọi thì có khác nhưng tất cả đều phải qua cùng một con đường, tuy nhiên cách thức thì có

khác nhau.

Trong vấn đề tu hành tức là đi ngược dòng phản bổn hoàn nguyên, Vạn Thù Quy Nhất Bổn, nếu lấy thân

D5 để luận thì ta thấy như sau:

Chặng 7 Quy Nguyên Kinh Mạch

Giai Đoạn 6 Bát Quái Hữu hình, cơ thể có đủ 12 kinh, 8 mạch, 72000 động mạch nhỏ

Giai Đoạn 5 Ngũ Hành Hữu hình, ngũ tạng tâm, can, tì, phế, thận có ngũ khí.

Giai Đoạn 4 Tứ Tượng Bốn mạch: Nhâm, Đốc, Đới, Xung

Giai Đoạn 3 Tam Tài Tam điền, tam hoa, bồn chứa khí.

Giai Đoạn 2 Lưỡng Nghi Hồn Vía

Giai Đoạn 1 Thái Cực Ngọc Thanh, Thánh Thai, Mâu Ni Châu, Xá Lợi.

Phần Lý đã kể rõ, phần sự có Vô Vi Pháp, người trí tới đây là đủ biết đường đi rồi.

XI. Ứng Dụng Vào Việc Tu Học.

Chúng tôi chỉ xin tóm tắt một vài điểm chánh ở đây. Trong những bài viết khác sẽ trình bày chi tiết hơn

về vấn đề tu hành của từng con số.

Như đã nói ở trên nhóm số {3,4,5} chỉ sự vận hành của cơ chế. Do đó khi xét về pháp tu hành thì nhận

thấy như sau:

Page 20: Ý Nghĩa Con Số Trong Đạo Học - bachyhuynhde.orgbachyhuynhde.org/BaiViet/YNghiaConSoTrongDaoHoc.pdf · chơi với nhau và hợp nhau dễ dàng từ đồ ăn đến âm

Ý Nghĩa của Con Số trong Đạo Học Viễn Lưu

20

- Trước tiên là vấn đề ĐẠO ĐỨC hay giới cấm: Đạo gia/Nho giáo có ngũ Đức là Nhân, Nghĩa, Lễ,

Trí, Tín. Đạo Phật có 5 giới cấm cho hàng cư sĩ là KHÔNG: trộm cắp, tà dâm, rượu chè, nói láo,

và sát sanh. Ki Tô giáo thì có 10 điều răn cũng là số 5 vì 10 = 2x5. Tất cả đều có ý gần giống nhau

nhưng được diễn tả bằng những danh từ khác nhau. Ngoài ra trong Vô Vi pháp, Đỗ Tổ Sư có dặn

là mỗi ngày phải để ra 10 phút để sám hối, kiểm điểm những lỗi lầm của mình làm ngày hôm

trước. Hành giả phải có đạo đức thì mới mong tu thiền tiến bộ được!

Trong sự tu hành thì ĐẠO ĐỨC đi ĐẦU.

- Vô Vi Thiền Pháp có 3 pháp chánh dưới thời Đỗ Tổ Sư. Đó là Pháp Luân, Soi Hồn và Thiền Định.

Thời Lương Tổ Sư thì thêm hai pháp nữa là Chiếu Minh và Niệm Phật Lục Tự Di Đà. Tổng cộng

là 5.

Bước vào Thượng Ngươn, trái đất đang chuyển mình để dự vào hàng tiên giới, cho nên chúng ta mới

nghe những danh từ như “Thiên Khai Huỳnh Đạo”. Đây là nói về luồng điển sắc vàng tại trái đất này vào

chu kỳ tới.

Do đó, tâm thức loài người hiện đang ở D3/4 cũng phải vượt qua hạ giới để tiến vào trung thiên giới, tức

là phải qua tầng D3/4 hay luân xa 4. Luân xa 4 ở tim chủ về tình cảm, emotion. Vì luân xa mở theo thứ tự

từ thấp đến cao, tuần tự theo sự tiến hóa từ kim thạch qua thảo mộc lên cầm thú đến loài người rồi đến

Tiên và cuối cùng là Phật, nên luân xa 4 của nhân loại hiện giờ đi sau và yếu hơn 3 luân xa đầu. Đây cũng

là một phần của nhiều lý do tại sao loài người hiện tại vẫn còn ưa thích chiến tranh trong lúc tôn giáo thì

đẩy mạnh chữ “Bi” hay “Hòa”.

Để khai triển luân xa 4, Phật giáo có 3 chữ (BI, TRÍ, DŨNG) theo thứ tự lx {(1,2,3,4), (5,6), (7,8)}.

Hiện giờ loài người đang ở D3/4 nên phải học chữ BI hay HÒA trước để mở luân xa 4 thì mới có thể dự

phần vào Thượng Ngươn, bởi vì Trung Thiên Giới khí chất ôn hòa. Sau rồi mới nói chuyện tiến lên những

cảnh giới cao hơn.

Tương tự 3 chữ (GIỚI, ĐỊNH, HUỆ): Giữ Giới thuộc phạm trù cơ thể tức lx{1,2,3}, để được định phải

kiểm soát được tình cảm, sự lay động của tâm trí thuộc cảm thọ hay lx{4,5}, và để phát Huệ thì thuộc

phần Trí tức lx {6,7,8}.

Bên Tiên gia có 3 chữ (TINH, KHÍ, THẦN). TINH thuộc lx{1,2}, KHÍ thuộc lx{3,4}, và THẦN thuộc

lx{5,6,7,8}.

Bên Ki Tô giáo thì có hai chữ THƯƠNG YÊU và BÁC ÁI. Trên cây Thập Tự Giá, chỗ giao tiếp nhau là

tim hay luân xa 4. v.v... Đây là về phần tâm pháp. Còn về thân pháp thì như thế nào?

Xin thưa là thuận lý thì nên tẩy trược lưu thanh theo thứ tự từ Thân vào Phách đến Vía rồi mới tới Trí.

Nghĩa là theo thứ tự từ lx{1,2} qua lx{3,4} rồi đến lx{5,6,7,8}. Khai thông Nhâm Đốc mạch thì cũng phải

theo thứ tự từ Nhâm qua Đốc theo Vô Vi Pháp. Pháp Chiếu Minh để giúp đả thông Kỳ Kinh Bát Mạch

trong tứ chi. Bụng có đầy thì trung điền mới khai mở và mới mong hội ngộ cô Vía của mình được! Một

khi Nhâm mạch thông được tối thiểu thì lúc đó làm PLTC mới thấy áp phê và dễ dàng. Lúc đó hành giả

mới kinh nghiệm câu “Pháp Luân Thường Chuyển Huệ Tâm Khai”. Khi đến đây rồi thì việc mở khai

thông Nhâm Đốc mạch sẽ trở nên rõ ràng và dễ dàng hơn trước. Cách tu thì đã được Thầy Tám chỉ rõ

trong Vô Vi Thiền Pháp rồi. Bạn chỉ cần hành cho đúng. Chúng tôi có viết thêm tài liệu Đả Thông Kinh

Mạch có thể bổ túc thêm cho đề tài này.

Page 21: Ý Nghĩa Con Số Trong Đạo Học - bachyhuynhde.orgbachyhuynhde.org/BaiViet/YNghiaConSoTrongDaoHoc.pdf · chơi với nhau và hợp nhau dễ dàng từ đồ ăn đến âm

Ý Nghĩa của Con Số trong Đạo Học Viễn Lưu

21

Để mở bộ đầu, kiến thức về Tùng Quả Tuyến, Pineal gland, và Tuyến Yên, Pituary gland, có thể hữu ích

cho hành giả.

Kiến thức căn bản về tuyến Tùng và tuyến Yên.

Tùng Quả

Tuyến

Tuyến Yên

Não bộ nối liền với hệ thần kinh, tủy sống, đi từ óc xuống tới mông dọc theo và bên trong cột xương sống

chi phối toàn bộ sự sống hay hoạt động của con người.

Y khoa đã xác định vai trò của tủy sống và chia não bộ làm 3 phần khác nhau như sau:

- Reptilian brain: chủ về duy trì sự hoạt động căn bản, sinh tồn của cơ thể mà không cần đến những

sự hoạt động tâm thức não bộ còn lại. Ví dụ, một người hôn mê lâu ngày nhưng cơ thể vẫn sống,

vẫn có thể tiêu hóa thực phẩm được đưa vào trong cơ thể.

- Mammalian brain (Limbic system): chủ về những cảm xúc, tánh tình của động vật, loài người.

- Neo-cortex: chủ về lý luận, trí tuệ, phát minh, nghệ thuật v.v…hay những khả năng sáng tạo của

con người.

Ở đây chúng ta đã thấy là khoa học (Y khoa) cũng đã công nhận sự thành hình của bộ não con người đã

phát triển qua ba thời kỳ. Thời kỳ thứ nhất, reptilian, là từ đất đá tiến lên cỏ cây tới loài bò sát; Thời kỳ

thứ hai, mammalia, là động vật có vú; Thời kỳ thứ ba, neo-cortex, là loài người với phần neo-cortex lớn

hơn hẳn hai phần trước cộng lại.

Nếu đem vào hệ thống luân xa ta có thể map như sau:

- Reptilian brain = lx{1,2}

- Mammalian brain = lx{3,4}

- Neo-cortex = lx{5,6,7,8,9,10,11,12}

Biểu đồ dưới đây cho ta thấy sự liên hệ của các lớp tủy trong xương sống với 3 phần não bộ.

Từ góc nhìn của đạo học thì ta thấy đường tủy sống trong xương sống từ mông lên tới não xuống mắt

chính là Đốc Mạch và nó nằm trong xương sống chứ không phải bên ngoài xương sống. Và chỗ này mới

cho ta thấy tại sao chuyện đả thông Nhâm Đốc mạch là điều kiện phải có để Đắc Đạo. Vì đây thuộc lãnh

vực vật lý, sinh lý nên nó độc lập với mọi tôn giáo hay pháp môn. Nói cách khác, tôn giáo và pháp môn tu

hành tuy có khác nhau về cách luyện đạo, nhưng cuối cùng để đạt quả Tiên quả Phật thì trạng thái cơ thể

đều phải giống nhau. Nghĩa là Nhâm Đốc mạch phải khai thông. Độ thông có sâu cạn khác nhau nên trình

độ chứng đắc cũng có cao thấp khác nhau.

Page 22: Ý Nghĩa Con Số Trong Đạo Học - bachyhuynhde.orgbachyhuynhde.org/BaiViet/YNghiaConSoTrongDaoHoc.pdf · chơi với nhau và hợp nhau dễ dàng từ đồ ăn đến âm

Ý Nghĩa của Con Số trong Đạo Học Viễn Lưu

22

13

12

11

10

9

Não Bộ có cửu cung

Vài chi tiết nên biết về hai tuyến Tùng và Yên:

Tuyến Yên, Pituitary gland, một khi khai mở có thể tiết ra 9 chất hormones làm cho đầu óc sảng khoái và

ngồi thiền lâu không bị đau nhức. Để kích thích tuyến yên thì chỉ cần bớt sự hoạt động của óc trái (phàm

ngã, suy tính, v.v.) mà tăng trưởng sự hoạt động của óc phải (trực giác, tánh giác). Điều này một phần giải

thích tại sao những thiền giả có kết quả thì đều có diện mạo phương phi, đẹp đẽ.

Tuyến Tùng, Pineal gland, được khoa học coi là con mắt thứ ba vì có các cấu trúc giống như cặp mắt.

Theo các nhà khảo cố, các loài động vật và thủy tộc thời tiền sử dùng con mắt này lúc 2 mắt thường chưa

được phát triển.

Trong lãnh vực huyền linh học, một khi Nhâm Đốc mạch khai thông thì 2 tuyến Tùng và Yên cũng được

khai thông và nối liền với nhau. Nối với nhau trên đây theo nghĩa huyền học chứ không phải theo nghĩa

sinh lý vật lý học. Nghĩa là không phải đem ông thiền sư đạt đạo vô máy chụp hình MRI thì thấy 2 tuyến

này nối lại với nhau!

Tuyến Tùng ở cạnh Nê Hoàn Cung, lx7, nên nhiều khi cũng được xem là phần của Nê Hoàn Cung là một

trong những huyệt quan trọng nhất đối với các thiền giả.

Tuyến Tùng khi khai mở sẽ cho hành giả ánh sáng ở trong đầu lúc ngồi thiền nhắm mắt lại. Tiếp tục thiền

thì thánh thai bắt đầu kết tụ tại ấn đường. Lâu ngày sẽ thấy mặt trăng lúc đầu mờ rồi sáng và trong như

trăng rằm vì Nhâm mạch mở trước. Sau đó lúc Đốc mạch mở thì sẽ thấy mặt trời. Trong sáng hay mờ đục

là tùy theo công phu và nghiệp lực của hành giả. Khi thấy mặt trời là có tin mừng … gần đắc đạo. Cả hai

bên Tiên gia và Phật gia đều tả giống nhau chỗ này.

Tuyến Tùng và Yên là hai luân xa rất quan trọng trong việc giao tiếp với các vị đến từ các cõi cao. Ví dụ,

khi vị Tiên cõi cao đến muốn nói chuyện với mình thì có hai chuyện xảy ra. Thứ nhất là điển rút trên đỉnh

đầu. Thứ hai là khi nói chuyện, luân xa 9,10 sẽ nhịp tại ấn đường hay mắt thứ ba.

Cách mở tuyến Tùng hay lx 6 của hệ thống 7 luân xa:

Page 23: Ý Nghĩa Con Số Trong Đạo Học - bachyhuynhde.orgbachyhuynhde.org/BaiViet/YNghiaConSoTrongDaoHoc.pdf · chơi với nhau và hợp nhau dễ dàng từ đồ ăn đến âm

Ý Nghĩa của Con Số trong Đạo Học Viễn Lưu

23

Y học khám phá tuyến Tùng hay Pineal gland chỉ hoạt động và được kích thích trong bóng tối chỗ ít ánh

sáng và khi không, hoặc ít, có sự hiện diện và hoạt động của nhãn thức. Do đó, ban đêm sau khi đi ngủ,

hai mắt nhắm lại trong bóng tối thì khoảng từ 60 - 120 phút sau tuyến Tùng mới bắt đầu hoạt động.

Đây là chi tiết hết sức quan trọng. Từ chỗ này mới hiểu tại sao trong pháp thiền Vô Vi, Đỗ tổ sư đã nói rõ

trong quyển sách “Phép Xuất Hồn” là ngồi thiền ban đêm, 2 tiếng đồng hồ vào giờ Tí, VÀ QUAY MẶT

VÀO VÁCH TƯỜNG.

Thầy Tám cũng ngồi thiền ban đêm. Sau khi soi hồn 15 phút, PLTC rồi thì thiền định luôn cho mấy tiếng.

Trong Vô Niệm Viên Thông Yếu Quyết, tổ Thích Minh Thiền cũng nói là ngồi thiền ban đêm, mặt quay

vào vách.

Tổ Đạt Ma cũng có câu “Cửu niên diện bích”.

Những điều trên đây cho thấy các Tổ là những người đi trước, đã tìm tòi và hiểu cách khai mở tuyến

Tùng, và rồi chỉ lại cho chúng ta rất đúng. Chỉ sợ là chúng ta vì không hiểu nên làm sai mà thôi! Ví dụ,

chúng ta bình thường thì chỉ ngồi thiền trên dưới 60-90 phút là xả thiền. Một số thiền vào ban ngày lúc

ánh sáng tràn đầy thì khỏi nói … thiền hoài nhưng sao không thấy ánh sáng! Rồi một số thiền vào ban

đêm 11 – 12 giờ đêm. Nhưng trước đó thì lại xem TV hay đọc sách dưới ánh đèn đến gần 11 giờ mới tắt

đèn đi thiền. Có thể vì vậy mà tuyến Tùng chưa được kích động khai mở đúng mức…do đó mà mình

thiền lâu rồi nhưng sao không thấy ánh sáng hay ấn chứng gì hết! (Điều kiện tiên quyết là Nhâm Đốc phải

đủ khí và thông tới mức tối thiểu thì mới mong thấy ánh sáng được)

Nhận thấy rằng trong chùa, các thiền sư thường đi ngủ sớm từ 10 giờ đêm nhưng thức dậy lúc 4 giờ sáng

lúc trời còn tối om nhưng không khí rất thanh tịnh và thiền cho tới 6 giờ sáng. Cái này thì rất đúng lý để

mở tuyến Tùng vì khi đi ngủ từ 10 giờ đêm tới 4 giờ sáng thì tuyến Tùng đã được kích thích và sẵn sàng

hoạt động. Do đó vào 4 giờ sáng trong bóng đêm, lúc cơ thể sảng khoái khỏe mạnh, tuyến Tùng đã sẵn

sàng cộng thêm điều kiện thuận tiện là khí trời thanh nhẹ nên thiền giả nào biết hoặc tình cờ nhắm vào

tuyến Tùng mà hạ thủ công phu thì sẽ thấy có ánh sáng và mau đạt đạo. Rất là logic ở chỗ này!

Tới đây thì các bạn đã hiểu cần phải làm gì. Mình cần chuẩn bị nghỉ ngơi và kích thích tuyến Tùng

khoảng 2 tiếng đồng hồ trước khi hạ thủ công phu thiền thì hy vọng sẽ có kết quả dù rằng mình chỉ ngồi

thiền khoảng 90 phút thôi. Có những người còn dùng phương tiện như đồ bịt mắt để khỏi phải quay vào

vách tường, hoặc để thiền lúc ban ngày thì rất tốt …cũng có áp phê giống nhau hết.

Cách mở tuyến Yên:

Các bạn có thể dùng cách tưởng tượng 2 tuyến Tùng và Yên nối với nhau ra tới huyệt ấn đường ngay trán.

Lâu ngày khi công phủ đủ, nhâm đốc mạch sẽ nối với nhau. Và như hai luồng điện chạm nhau, đèn sẽ từ

từ sáng lên. Cần nhất là bình dầu phải đầy và luôn luôn đầy.

Nhân đây chúng tôi cũng muốn nhắc thêm về phép Soi Hồn. Chúng ta cần theo đúng lời chỉ dẫn của chư

tổ là ít nhất là 5 phút nhưng KHÔNG được quá 15 phút. Lý do là nếu mình lạm dụng làm lâu quá và lâu

ngày, trong óc sẽ tiết ra chất hóa học làm con người uể oải, lười biếng chẳng còn muốn làm gì nữa hết …

nếu tiếp tục lâu dài như thế sẽ đem đến một trạng thái như lười biếng chẳng những trong tu hành mà cũng

lười biếng làm việc ngoài xã hội luôn … một hình thức “bất bình thường”, còn được xem như là một loại

“tẩu hỏa nhập ma” vậy.

Page 24: Ý Nghĩa Con Số Trong Đạo Học - bachyhuynhde.orgbachyhuynhde.org/BaiViet/YNghiaConSoTrongDaoHoc.pdf · chơi với nhau và hợp nhau dễ dàng từ đồ ăn đến âm

Ý Nghĩa của Con Số trong Đạo Học Viễn Lưu

24

Trước khi kết thúc, tôi xin tặng các bạn bài thơ sau đây:

Tu hành chơn pháp Kỳ Ba

Vô Vi Pháp Lý Di Đà mở khoa

Học cho trọn chữ Thành-tâm

Sau rồi Tự-Tại, Tịnh-Thanh sẽ thành

KB: VL 09/27/2016

Chúc các bạn may mắn.

Kính bút,

Viễn Lưu, Sept/27/2016

Version 2.0 viết xong ngày Sept/27/2016.

Version 1.0 viết xong ngày Nov/29/2011.

Liên Lạc email: [email protected]

Website: www.bachyhuynhde.org

(Tác giả cho phép in lại, copy, nguyên bản và xin đề rõ xuất xứ)