Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông...

116
Dtho 1 Đề án phát trin theo mô hình thành phthông minh. Tư vấn xây dựng thí điểm Thành phNha Trang theo mô hình thành phthông minh. Bn tho

Upload: others

Post on 26-Dec-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

1

Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minh.

Tư vấn xây dựng thí điểm Thành phố Nha Trang theo mô hình thành phố thông minh.

Bản thảo

Page 2: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

2

Lưu ý quan trọng

Tài liệu này là tuyệt mật và không được cung cấp, dưới mọi hình thức, cho bất kì bên thứ ba nào, ngoại trừ bên được gửi đến.

Tài liệu này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và như nêu rõ bên dưới, không nên sử dụng để đưa ra quyết định cụ thể. Theo đó, dưới bất kì hình thức nào, dù là trong hợp đồng, hành vi vi phạm hay các hành động khác, và trong phạm vi luật pháp hiện hành cho phép, dựa trên các lưu ý dưới dây, Công ty TNHH PwC (Việt Nam) hoặc bất kỳ công ty thành viên khác thuộc mạng lưới PwC toàn cầu (sau đây gọi là "PwC" hoặc "Chúng tôi") không chịu trách nhiệm dưới bất kỳ hình thức nào và từ chối mọi trách nhiệm về hậu quả của bất kỳ bên nào hành động hoặc từ chối hành động dựa vào tài liệu này.

Mặc dù vậy, nếu PwC ký hợp đồng cung cấp dịch vụ cho bất kỳ bên nào mà tài liệu này được cung cấp và toàn bộ hay một phần của tài liệu này là một sản phẩm được chuyển giao theo hợp đồng đó ("Hợp đồng"), thì PwC sẽ chịu trách nhiệm với bên kí hợp đồng trong chừng mực dựa trên các điều khoản và điều kiện được quy định trong Hợp đồng đó.

Thông tin được sử dụng để chuẩn bị tài liệu này đã được lấy từ nhiều nguồn từ bên thứ ba. PwC không xác định độ tin cậy hoặc xác minh tính chính xác của các nguồn này. Theo đó, PwC không bảo đảm về tính chính xác, đầy đủ hoặc phù hợp với bất kỳ mục đích nào (rõ ràng hay ngụ ý) liên quan đến tài liệu này.

Tài liệu này chỉ nhằm mục đích cung cấp hướng dẫn tổng quát và không nên sử dụng để đưa ra quyết định cụ thể. Người đọc tài liệu này phải tiến hành các thủ tục đánh giá và thẩm định chi tiết trước khi quyết định hành động hoặc từ chối không hành động dựa vào tài liệu này.

Công ty TNHH PwC (Việt Nam) là thành viên của mạng lưới PricewaterhouseCoopers toàn cầu.

Trong tài liệu này, “PwC” là Công ty TNHH PwC (Việt Nam), và trong một số trường hợp có thể là mạng lưới PwC, trong đó mỗi công ty thành viên là một pháp nhân độc lập và riêng biệt.

Page 3: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

3

Tóm tắt nội dung đề án Tỉnh Khánh Hòa đang mong muốn xây dựng Thành phố Nha Trang theo mô hình thành phố thông minh quốc tế

được chỉnh sửa để phù hợp với điều kiện của địa phương. Công ty TNHH PwC (Việt Nam) đã được Sở Thông

tin và Truyền thông tỉnh Khánh Hòa (STTTT) chỉ định để cung cấp các dịch vụ tư vấn nhằm chuẩn bị phương

pháp tiếp cận khái niệm cho việc phát triển Nha Trang dựa trên mô hình thành phố thông minh.

Các dịch vụ tư vấn bao gồm:

Trình bày các thành phần và khái niệm của mô hình thành phố thông minh; xác định tầm nhìn cho một

‘Nha Trang theo mô hình thông minh’;

Thực hiện đánh giá tổng quát về mức độ sẵn sàng của Thành phố Nha Trang cho việc chuyển đổi theo

mô hình thành phố thông minh; và

Đề đạt các khuyến nghị và xây dựng lộ trình tổng quát để chuyển đổi Nha Trang theo hướng phát triển

theo mô hình thành phố thông minh.

Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành phố thông minh cho Nha Trang là nó sẽ cung cấp một cơ chế hỗ trợ Thành phố quản lý tốt hơn sự phát triển nhanh chóng và áp lực của sự phát triển đó lên cơ sở hạ tầng, môi trường và cơ cấu xã hội.

Mô hình thành phố thông minh được sử dụng như một giải pháp để quản lý các nhu cầu cơ bản của người dân như nước, năng lượng, cơ sở hạ tầng và môi trường trong sạch.

Nhiều chính quyền thành phố trên toàn thế giới đã áp dụng các chiến lược chuyển đổi thành các thành phố thông

minh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, tối đa hóa các nỗ lực bền vững môi trường và cung cấp các dịch vụ

mới cho người dân - điều này cũng giúp các thành phố vượt qua những thách thức do sự vận hành của các hệ

thống cơ sở hạ tầng truyền thống tạo ra.

Các thành phố thông minh có một hệ thống tích hợp để thu thập, đo lường, so sánh và phát sóng dữ liệu của

thành phố - kèm theo các tính năng giúp cho thông tin và dịch vụ có thể dễ dàng tiếp cận với các bên liên quan,

từ đó việc phát triển, quản trị và quản lý sẽ được thực hiện một cách hợp lý, hiệu quả. Mô hình thành phố thông

minh sẽ tối ưu hóa các dịch vụ cho người dân cũng như các doanh nghiệp và giúp đỡ tất cả các bên liên quan

có được lợi ích về xã hội, kinh tế và môi trường.

Các công nghệ thông tin và truyền thông tiên tiến là những yếu tố chính để nâng cao năng lực của một Thành

phố Thông minh, giảm thiểu những thách thức của quá trình đô thị hóa nhanh chóng và giúp các thành phố đạt

được tăng trưởng kinh tế bền vững. Các hệ thống và khái niệm ICT hiện đại được triển khai kết hợp với cơ sở

hạ tầng nhằm cải thiện chất lượng và hiệu suất cung cấp dịch vụ trong Thành phố thông minh sẽ bao gồm

Internet Vạn Vật, Dữ liệu lớn và các dịch vụ Phân tích dữ liệu

Đánh giá Nha Trang trên cơ sở một thành phố thông minh bắt đầu bằng việc xác định các yếu tố của mô hình thành phố thông minh, sau đó các chức năng của thành phố sẽ được chia nhỏ thành từng khối chức năng, trong đó bao gồm các vấn đề xã hội, môi trường, văn hoá, tri thức, cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và các chức năng của chính phủ. Mỗi khối chức năng này có thể được tiếp tục chia nhỏ thành nhiều tiểu phần, vì một thành phố thông minh cần phải cung cấp các dịch vụ tích hợp để đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp và khách du lịch.

Để hoạt động hiệu quả, các chức năng và dịch vụ của thành phố thông minh phải hỗ trợ tầm nhìn của thành phố và chất lượng / tác động của các chức năng / dịch vụ thông minh này cần được đo lường dựa trên một bộ tiêu chuẩn rõ ràng.

Chúng tôi đã dựa trên định nghĩa về thành phố thông minh dưới đây để thực hiện nghiên cứu này:

“Các thành phố thông minh ứng dụng công nghệ và tận dụng các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng hiện có để cung cấp chất lượng sống tốt hơn cho người dân, tạo môi trường đầu tư tích cực cho các doanh nghiệp, tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và đảm bảo tính minh bạch của chính quyền. Các thành phố thông minh là một sự hội nhập hữu cơ của cơ sở hạ tầng vật lý, công nghệ, xã hội và kinh doanh. Các hệ thống này cùng hoạt động với nhau để cung cấp các thông tin thông minh và thực tiễn cho những người ra quyết định.”

Page 4: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

4

Thành phố Nha Trang hoàn toàn phù hợp để theo đuổi mô hình thành phố thông minh trong tương lai bởi các chính sách và chương trình của Chính phủ Việt Nam khuyến khích phát triển đô thị bền vững, với trọng tâm là tạo ra các thành phố thông minh.

Chính phủ Việt Nam đã xác định rằng phát triển các thành phố thông minh là sự lựa chọn tốt nhất để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững và đô thị hóa, mô hình thành phố thông minh cũng phù hợp với các xu hướng toàn cầu. Trong chiến lược phát triển của Chính phủ Việt Nam thì việc xây dựng các thành phố thông minh là cốt lõi và được định hướng ưu tiên. Đảng và Nhà nước đang đẩy mạnh việc phát triển các thành phố thông minh. Cụ thể, Nghị quyết 05/NQ-TW ngày 01 tháng 11 năm 2016, được thông qua trong Hội nghị lần thứ tư của Ban chấp hành Trung Ương Đảng lần thứ 12, về các chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế, đã có đề cập đến việc ưu tiên phát triển các thành phố thông minh.

Nhờ sự khuyến khích và chủ trương của Nhà nước, gần 30 tỉnh, thành phố ở Việt Nam đã tổ chức hội thảo và ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với các công ty viễn thông trong và ngoài nước để phát triển các dự án thí điểm thành phố thông minh. Một số thành phố đã được lựa chọn bao gồm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thái Nguyên, Đà Nẵng, Huế, Đà Lạt, Bình Dương, Cần Thơ, v.v.

Thông qua đề án này, tỉnh Khánh Hòa và Thành phố Nha Trang đang thực hiện những bước tiến lớn để phù hợp với chiến lược và ưu tiên của Chính phủ về việc phát triển các thành phố thông minh ở Việt Nam. UBND tỉnh Khánh Hòa cũng đã thành lập Ban chỉ đạo để theo dõi tiến độ thực hiện đề án nhằm đảm bảo đề án sẽ đóng góp tích cực cho việc xây dựng một dự án thí điểm, thúc đẩy sự phát triển của Nha Trang. Theo đó thì dự án thí điểm sẽ dựa trên mô hình thành phố thông minh với ưu tiên phát triển cho các lĩnh vực kinh tế xã hội then chốt như du lịch, quy hoạch đô thị, giáo dục, an toàn đô thị và chính phủ điện tử.

Nghiên cứu này cung cấp những thông tin quan trọng cho cộng đồng, các lĩnh vực liên quan và chính quyền Thành phố Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa về mức độ sẵn sàng chuyển đổi của Thành phố Nha Trang để phát triển thông qua mô hình thành phố thông minh. Nghiên cứu cũng định hướng một cách tiếp cận được xây dựng có hệ thống cho sự chuyển đổi của Thành phố Nha Trang trong tương lai.

Để đạt được các mục tiêu của đề án, nghiên cứu tron báo cáo này sẽ đưa ra các kết quả sau:

Xác định và củng cố các ưu tiên về tầm nhìn cho sự phát triển của Thành phố Nha Trang, dựa trên quan điểm của các mục tiêu xã hội và định hướng hiện tại về việc xác định các chủ đề thông minh để ưu tiên phát triển;

Rà soát các tài liệu chính thức như chương trình phát triển đô thị, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, cải cách hành chính và kế hoạch phát triển du lịch tại tỉnh Khánh Hòa/Thành phố Nha Trang cùng với việc xem xét ý kiến và quan điểm của các bên liên quan về các ưu tiên của Thành phố thông minh;

Tóm tắt kết quả tìm được sau khi xem xét các tài liệu chính thức và ý kiến, quan điểm của các bên liên quan, hiểu rằng Thành phố Nha Trang có ý định phát triển theo mô hình thành phố Thông minh với ba chủ đề chính là:

o Phát triển Du lịch thông minh để tăng trải nghiệm cho du khách đồng thời cung cấp sản phẩm và dịch vụ du lịch tốt hơn;

o Chính phủ quản lý thông minh cho phép chuyển đổi sang thế hệ tiếp theo của dịch vụ hành chính công trực tuyến, chuyển từ nhiều hệ thống riêng lẻ ở các phòng ban khác nhau sang một hệ thống chung cho tất cả, từ đó cung cấp dịch vụ tốt hơn; và

o Cuộc sống thông minh tăng chất lượng cuộc sống và trải nghiệm cho người dân và du khách khi đến thành phố thông qua các dịch vụ đô thị đẳng cấp thế giới với sự kết hợp của công nghệ/giải pháp ICT.

Nghiên cứu này cũng đưa ra các kết quả qua trọng qua việc đánh giá mức độ sẵn sàng và các bước tiến của Thành phố Nha Trang hướng đến phát triển theo mô hình thành phố thông minh.

Phần đánh giá mức độ sẵn sàng của Thành phố được dựa trên các đánh giá tổng quát tình hình xã hội, kinh tế, cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin và các sáng kiến phát triến phát triển đô thị của Thành phố Nha Trang so với các con đường chuyển đổi thành phố thông minh được quốc tế công nhận.

Page 5: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

5

Phần đánh giá mức độ sẵn sàng cho sự chuyển đổi theo mô hình thành phố thông minh của Thành phố Nha Trang cho thấy ba kết quả quan trọng để các cơ quan chức năng cân nhắc:

1. Hiện tại Nha Trang đang ở Giai Đoạn phát triển thứ 2 trong 4 Giai Đoạn phát triển của lộ trình chuyển đổi theo mô hình Thành phố Thông minh (trong đó 4 Giai Đoạn được xác định là Giai đoạn 1 - Giai Đoạn Phản Ứng, Giai Đoạn 2: Giai Đoạn Phát Triển Cơ Bản; Giai Đoạn 3 - Giai Đoạn Phát Triển Nâng Cao và Giai Đoạn 4- Giai Đoạn Chủ Động hoặc Giai Đoạn Thành phố Thông Minh);

2. Đánh giá tổng thể về mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cung cấp dịch vụ hiện tại của Thành phố cùng với mối tương quan giữa mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và chất lượng cung cấp dịch vụ; và

3. Khung và công cụ lập kế hoạch để Thành phố phân loại ưu tiên các dự án thí điểm cho việc xây dựng theo mô hình thành phố thông minh và các cải tiến vào một số lĩnh vực liên quan, dựa trên tầm nhìn tổng thể của thành phố thông minh, mức độ cung cấp dịch vụ hiện tại và mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các lĩnh vực được chọn làm mục tiêu.

Kết quả đánh giá cho thấy Thành phố Nha Trang hiện đang ở Giai đoạn phát triển thứ 2 - Giai Đoạn Phát Triển Cơ Bản (được minh hoạ trong hình dưới đây). Đây là một kết quả rất tích cực bởi nó cho thấy Thành phố Nha Trang đang phát triển theo hướng mô hình Thành phố Thông minh, điều mà các thành phố và quốc gia khác thường phải mất vài năm để thực hiện.

Thành phố đạt Giai đoạn phát triển thứ 2 nhờ vào một số sáng kiến tích cực đã được áp dụng bởi Nha Trang và cơ quan nhà nước các cấp ở Khánh Hòa, đặc biệt là các sáng kiến trong dịch vụ chính phủ điện tử, cung cấp nước và điện đã có sự tiến bộ mạnh mẽ.

Kết quả đánh giá cũng cho thấy Thành phố Nha Trang hiện đang có một số bước chuẩn bị tích cực ban đầu nhằm thực hiện chiến lược phát triển Thành phố Nha Trang theo mô hình thành phố thông minh. Kết quả đánh giá tổng thể cho thấy nhìn chung thì mức độ cung cấp dịch vụ hiện tại dao động từ mức trung bình thấp đến trung bình cao và mức độ ứng dụng công nghệ dao động từ hạn chế đến cơ bản.

Nhìn chung thì mức độ cung cấp dịch vụ hiện tại khá tốt so với sự hạn chế trong ứng dụng công nghệ, điều này cho thấy Thành phố đã cố gắng hết sức để phục vụ người dân với điều kiện ứng dụng công nghệ còn hạn chế. Tuy nhiên, với những thách thức đáng kể là sức ép từ đô thị hoá và sự gia tăng về nhu cầu của người dân thì Thành phố cần cải thiện mức độ cung cấp dịch vụ hiện tại thông qua các biện pháp cải tiến và sáng kiến theo thành phố thông minh.

Page 6: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

6

Hình trên đây cũng minh họa một số kết luận chính và điểm đánh giá cho các lĩnh vực sau:

Năng lượng thông minh và bền vững– một nhu cầu cơ bản ở các thành phố thông minh, đạt được điểm

số tương đối cao so với các lĩnh vực được chọn để đánh giá. Thành phố đã xây dựng được hệ thống

cấp điện 24/7 cho người dân, có hệ thống đo lường hoạt động hiệu quả và có các phương thức thanh

toán hóa đơn trực tuyến.

Cấp nước thông minh – một lĩnh vực quan trọng khác, cũng đã cải thiện mức độ cung cấp dịch vụ và

xếp sau ngành điện về mức độ ứng dụng công nghệ nhưng ngành nước cũng đã rất sẵn sàng để phát

triển theo lộ trình chuyển đổi của mô hình Thành phố Thông minh.

Chính phủ quản lý thông minh - các dịch vụ này khá hiệu quả ở Thành phố Nha Trang, đặc biệt là các

dịch vụ hành chính công cho người dân và doanh nghiệp như đăng ký, cấp giấy phép kinh doanh hay

giấy phép xây dựng trực tuyến.

Giao thông thông minh – trong lĩnh vực này Nha Trang cần có các hành động và biện pháp khắc phục

trong tương lai để tăng cường vận tải đa phương thức cũng như đảm bảo tính kết nối liền mạch của hệ

thống giao thông. Thêm vào đó thì tắc nghẽn giao thông cũng là một mối quan tâm lớn cho Thành phố

hiện nay, đòi hỏi Thành phố phải xây dựng được một trung tâm quản lý giao thông hiệu quả để khắc

phục tình trạng này.

Quản lý rủi ro thiên tai thông minh – là một lĩnh vực rất quan trọng và hiện tại thì mức độ sẵn sàng cho

chuyển đổi theo mô hình thành phố thông minh của công tác cảnh báo sớm và sẵn sàng ứng phó ở

Thành phố Nha Trang đang ở mức thấp.

Môi trường thông minh và bền vững – theo kết quả đánh giá thì hiện tại Thành phố đang phải gánh chịu

các tác động từ việc quản lý chất thải cũng như hệ thống thoát nước và vệ sinh hoạt động chưa hiệu

quả. Nha Trang đã và đang triển khai một số phương án để cải thiện lĩnh vực này, tuy nhiên mức độ

cung cấp dịch vụ hiện tại vẫn cần được cải thiện thêm

An ninh công cộng thông minh - chính quyền thành phố đã nhận thức được rằng cung cấp môi trường

sống an toàn cho người dân là một yếu tố quan trọng của sáng kiến thành phố thông minh. Và mặc dù

Công an Thành phố chưa xây dựng được cơ sở hạ tầng công nghệ giám sát hoàn chỉnh nhưng Thành

phố Nha Trang vẫn là một nơi khá an toàn để sống. Nếu như thành phố tiếp tục triển khai ứng dụng

công nghệ kỹ thuật hiện đại thì chất lượng dịch vụ về An ninh công cộng thông minh sẽ còn được đẩy

cao hơn.

Y tế thông minh – Mức độ cung cấp dịch vụ của ngành này đang phải chịu ảnh hưởng từ những vấn đề

về quá tải và thiếu hụt đội ngũ bác sĩ có năng lực. Các ứng dụng tiên tiến của hệ thống chăm sóc sức

khoẻ thông minh cũng chưa được áp dụng ở thành phố.

Giáo dục thông minh – Thành phố cần đẩy mạnh hơn việc ứng dụng ICT để nâng cao công tác giảng

dạy cũng như bổ sung thêm các chương trình học trực tuyến để giúp người dân và học sinh có cơ hội

học tập mọi lúc mọi nơi.

Phần đánh giá tổng thể về mức độ ứng dụng ICT của Thành phố trên tất cả các lĩnh vực, hiện tại Thành phố Nha Trang đã đạt được mức độ phát triển cơ bản, với điểm đánh giá trung bình nằm giữa mức độ 1 và mức độ 2 trong 4 mức độ về hiện trạng ứng dụng công nghệ.

Việc sử dụng thiết bị và vận hành ICT trong cung cấp các dịch vụ đô thị trên thực tế chỉ được áp dụng cao hơn mức cơ bản ở hai lĩnh vực, cụ thể là ngành nước (bao gồm cả dịch vụ quản lý nước thải, mặc dù phạm vi ứng dụng còn hạn chế) và ngành điện. Các hoạt động giám sát tại Thành phố thông qua sử dụng máy quay theo dõi cũng cho thấy việc sử dụng tích hợp các thiết bị và chức năng điều khiển ICT ở một mức độ hạn chế.

Cần lưu ý rằng kết quả đánh giá cho thấy tính kết nối của mạng lưới dịch vụ hiện nay ở mức cơ bản, bởi mặc dù tỉnh Khánh Hòa đã có độ phủ sóng mạng lưới tương đối tốt nhưng tốc độ kết nối vẫn còn chậm và thi thoảng vẫn gặp vấn đề quá tải. Mức độ tương thích của hệ thống cũng được đánh giá là thấp do các bộ phận kỹ thuật hiện sử dụng các phần mềm khác nhau, chưa có tính tương thích và các chức năng báo cáo không đồng bộ.

Lưu ý rằng Khả năng tương tác có thể được cải thiện bằng cách sử dụng các nền tảng phần mềm tương thích với nhau. Tuy nhiên hiện tại thì hầu hết các cơ quan đều phát triển những ứng dụng cá nhân khác nhau, mỗi bên lại có tiêu chuẩn của riêng mình, gây giảm khả năng tương tác tổng thể.

Một số kết luận chính liên quan đến việc áp dụng thiết bị và vận hành ICT bao gồm:

Các chức năng ICT về bảo mật và quyền riêng tư có kết quả đánh giá thấp do thiếu các phương pháp

bảo vệ phần mềm tập trung và cơ chế chính sách liên quan đến bảo mật dữ liệu. Do hạn chế về mặt kỹ

Page 7: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

7

thuật và pháp lý, việc quản lý và chia sẻ dữ liệu vẫn còn hạn chế. Các cơ sở dữ liệu chuyên dụng không

được liên kết về mặt kỹ thuật và hiện chưa có một khung pháp lý cụ thể nào để hướng dẫn, quy định về

việc chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước và đơn vị cung cấp dịch vụ;

Tài nguyên máy tính đạt mức cơ bản bởi mặc dù nhiều phần mềm và phần cứng đã được triển khai

nhưng vẫn cần thời gian để cập nhật hoặc thống nhất hoàn toàn thông qua các nâng cấp hệ thống / thiết

bị trong tương lai

Phân tích dữ liệu và chẩn đoán hiện chỉ được áp dụng ở mức độ hạn chế do thông tin và dữ liệu được

thu thập từ các hệ thống khác nhau chủ yếu được một số ban ngành sử dựng phục vụ cho mục đích

báo cáo chứ không nhằm mục đích sử dụng cho phân tích dữ liệu để cung cấp thông tin chi tiết về hiệu

suất hệ thống cũng như ra quyết định lập kế hoạch cho tương lai.

Nhìn chung, trong số 11 thành phần lĩnh vực / hệ thống được nghiên cứu, chỉ có Chính phủ, Năng lượng và Nước đã đạt mức ứng dụng ICT từ cơ bản đến trung bình. Mặc dù lĩnh vực Y tế cũng đã áp dụng một số công nghệ cơ bản, tuy nhiên hiệu quả chưa cao do nhiều phần mềm được sử dụng mang cùng nội dung, tính chất. Lĩnh vực giáo dục đã có một số công nghệ, phần mềm chuyên ngành và hiện tại cũng ở mức cơ bản về ứng dụng công nghệ. Các lĩnh vực khác như Du lịch, Môi trường, Quy hoạch đô thị và An ninh công cộng có mức độ ứng dụng công nghệ từ hạn chế đến cơ bản. Riêng lĩnh vực giao thông và quản lý rủi ro thiên tai hiện còn rất hạn chế trong việc ứng dụng ICT / Công nghệ.

Dựa trên những đánh giá và phân tích nói trên, nghiên cứu này cố gắng xác định các dự án thí điểm thông minh tiềm năng, dựa trên các lĩnh vực / chủ đề phát triển được ưu tiên, cũng như giai đoạn hiện tại của thành phố trong đánh giá về mức độ sẵn sàng cho chuyển đổi.

Trong bối cảnh một Thành phố Thông Minh, mỗi lĩnh vực / chức năng đều có nhiệm vụ riêng của mình và cùng đóng góp vào sự phát triển chung của thành phố. Mục tiêu cuối cùng của bất kỳ một tầm nhìn hướng nào đến thành phố thông minh cũng nhằm đạt được sự phát triển bền vững trên tất cả các lĩnh vực để mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan. Mục tiêu cuối cùng của một mô hình thành phố thông minh là để tất cả các lĩnh vực có thể phát triển lên các giai đoạn cao hơn trong khung mức độ sẵn sàng cho chuyển đổi theo mô hình thành phố thông minh và tích hợp các lĩnh vực với nhau nhằm cải thiện hiệu suất hoạt động tổng thể của thành phố.

Tuy nhiên, sau khi xem xét các ưu tiên cụ thể về tầm nhìn của Nha Trang cũng như cân nhắc về ngân sách hạn chế của thành phố, Nha Trang cần lập kế hoạch ưu tiên các sáng kiến và biện pháp cải tiến về thành phố thông minh có tiềm năng nhất.

Lộ trình chuyển đổi theo mô hình thành phố thông minh được kiến nghị nhằm thiết kế và thực hiện tầm nhìn thành phố thông minh cho Nha Trang được thiết lập dựa trên 3 yếu tố:

1) Trọng tâm phát triển và các ưu tiên của Thành phố dựa trên các văn bản chính thức và qua trao đổi với các cơ quan chức năng;

2) Nhu cầu cải thiện mức độ cung cấp dịch vụ hiện tại: Tiền đề của yếu tố này là Nha Trang phải tập trung vào việc củng cố các điểm yếu của mình. Mức độ cung cấp dịch vụ chưa cao vào thời điểm hiện tại cho thấy một số lĩnh vực đang làm giảm mức độ sẵn sàng cho chuyển đổi của thành phố. Do vậy, thành phố cần tập trung cải thiện để những lĩnh vực này có thể tiến tới giai đoạn phát triển tiếp theo của mô hình thành phố thông minh. Bằng cách này, thành phố có thể xây dựng được động lực phát triển tổng thể.

3) Tiềm năng cải thiện công nghệ: Mức độ ứng dụng công nghệ còn thấp vào thời điểm hiện tại tạo cơ hội cho việc đầu tư cải thiện với kế hoạch và định hướng thích hợp. Tác động của yếu tố này cũng tương quan với việc nâng cao chất lượng dịch vụ.

Dựa trên các đánh giá trên, nhóm nghiên cứu đã định ra 5 chủ đề ưu tiên, những chủ đề này có số điểm cao nhất về tầm quan trọng đối với lộ trình phát triển Nha Trang theo mô hình thành phố thông minh:

• Các giải pháp Du lịch thông minh • Các giải pháp Di chuyển / Giao thông thông minh • An toàn và an ninh Thành phố thông minh, bao gồm Quản lý rủi ro thiên tai • Các giải pháp chính phủ quản lý thông minh

Dựa trên đánh giá tổng thể về hiện trạng cung cấp dịch vụ, hiệu suất cơ sở hạ tầng và mức độ ứng dụng công

nghệ trong việc cung cấp dịch vụ; nghiên cứu đã xác định các chủ đề ưu tiên và làm nổi bật các định hướng

chiến lược và bước hành động mà Thành phố Nha Trang có thể áp dụng trên lộ trình chuyển đổi theo mô hình

Thành phố thông minh.

Cần lưu ý rằng mặc dù chuyển đổi theo mô hình Thành phố thông minh là mục tiêu tối cao của Thành phố và lộ

trình chuyển đổi là khá dài, nhưng quá trình mà Thành phố áp dụng trong lộ trình chuyển đổi cũng là một yếu tố

thành công quan trọng cần được quan tâm.

Page 8: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

8

Do đó kế hoạch ý tưởng không chỉ là về việc xác định các dự án thí điểm, mà còn phải nêu rõ chiến lược và các

bước hành động (bao gồm cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn) để Thành phố đạt được những xung lực đúng

hướng trong việc chinh phục các yếu tố của một thành phố thông minh.

Yếu tố then chốt của kế hoạch chiến lược này là kế hoạch hành động 9 bước được đề xuất cho Thành phố Nha Trang.

Kế hoạch hành động 9 bước cho Thành phố Nha Trang thông minh bắt đầu với đề xuất thành lập một ban chuyên trách; có thẩm quyền trong việc hướng dẫn xác định hệ thống và phát triển tầm nhìn chung cho Thành phố Nha Trang thông minh, ngoài ra cũng bao gồm các cơ chế để thu thập ý kiến của người dân nhằm xác định các ưu tiên về tầm nhìn.

Các bước khác của kế hoạch hành động 9 bước bao gồm xây dựng một khuôn khổ để xác định các chương trình can thiệp; tinh chỉnh khung chính sách và quy định; xem xét tài trợ, tài chính và quan hệ đối tác để triển khai các dự án; và xây dựng khuôn khổ để theo dõi sự thành công của dự án trên quy mô toàn thành phố.

Chương trình hành động 9 bước được đề xuất ở đây có thể hỗ trợ Thành phố Nha Trang từng bước đạt được tầm nhìn Nha Trang thông minh của mình bằng cách đảm bảo Thành phố tiếp tục tập trung xây dựng tốt nền tảng, điều mà nhiều thành phố khác thường bỏ qua khi họ mong muốn nhanh chóng thấy được kết quả của dự án thành phố thông minh.

Một số chiến lược và kế hoạch hành động được đề xuất cần đánh giá và nghiên cứu chi tiết hơn trước khi có thể chính thức thành lập các dự án thí điểm ưu tiên. Tuy nhiên việc tuân theo một quy trình được xác định và phê duyệt sẽ giúp cho Thành phố đạt được những kết quả đáng kể và hiệu quả về mặt thời gian, điều này dự trên các nền tảng vững chắc.

Kế hoạch hành động được đề xuất không nhằm mục đích xác định bước hành động nào quan trọng hơn hay bước nào là điều kiện tiên quyết cho việc thực hiện các bước tiếp theo. Dựa trên kinh nghiệm của một số thành phố trên thế giới thì rõ ràng là họ sử dụng các cách tiếp cận khác nhau và cũng có những ưu tiên riêng nhằm đạt được mô hình thành phố thông minh của mình. Bởi vậy, Kế hoạch hành động được đề xuất ở đây sẽ cung cấp cho Thành phố Nha Trang một khuôn khổ riêng để tiếp cận phát triển mô hình thành phố thông minh của riêng mình một cách hệ thống và toàn diện.

Cuối cùng, để hoàn thiện kế hoạch hành động và chiến lược cho thành phố thông minh Nha Trang, nghiên cứu này cũng xác định một số dự án thí điểm cho các lĩnh vực và chủ đề được ưu tiên.

Các nhóm dự án thí điểm được xác định dựa trên cơ sở duy trì trọng tâm của Thành phố về các sáng kiến then chốt có tác động nhiều đến việc hỗ trợ tham vọng của Nha Trang đạt được mô hình thành phố thông minh. Danh sách các dự án thí điểm cũng nhằm mục đích giúp chính quyền thành phố hiểu rõ các loại dự án và hành động cần thực hiện để xây dựng thêm nền tảng cho thành phố thông minh, cũng như minh họa ý tưởng dự án, giải thích vì sao chúng có liên quan đến phương hướng phát triển hiện tại và ưu tiên của Thành phố.

Về mặt tổng thể thì nghiên cứu nãy đã nêu lên mức độ sẵn sàng hiện tại của Thành phố Nha Trang trong lộ trình chuyển đổi theo mô hình thành phố thông minh. Để có thể thực hiện lộ trình chuyển đổi, nghiên cứu cũng nêu bật những vấn đề chính cần khắc phục ở các lĩnh vực khác nhau cho các cấp lãnh đạo và cơ quan chắc năng của Thành phố. Nghiên cứu này cũng trình bày một cách tiếp cận chiến lược và khuôn khổ hướng dẫn mà Nha Trang có thể xem xét áp dụng nhằm phát triển theo mô hình thành phố thông minh một cách hệ thống. Một danh sách các chủ đề ưu tiên và các sáng kiến dự án thông minh cũng đã được đề xuất để thành phố có thể thực hiện các đánh giá ngân sách chi tiết và nghiên cứu khả thi trong tương lai một cách hiệu quả nhất.

Nghiên cứu dự định sẽ được sử dụng bởi lãnh đạo thành phố và các nhà hoạch định chính sách nhằm mục đích:

A. Xác định và phân tích các vấn đề mà thành phố cảm thấy là tối quan trọng và cần thiết để tiến tới lộ trình

phát triển theo mô hình thành phố thông minh, và

B. Định hình và hệ thống các buổi thảo luận thành phố thông minh và xem xét các sáng kiến để một lộ trình

chuyển đổi có tính hệ thống và hợp tác có thể được triển khai.

C. Xác định và xác nhận các lĩnh vực để ưu tiên đầu tư cho thành phố, tuy nhiên để thực hiện được điều này

cần có sự hỗ trợ bởi các nghiên cứu chi tiết mà hiện nằm ngoài phạm vi nghiên cứu này.

Page 9: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

9

Nội dung

Tóm tắt nội dung đề án .................................................................................................................................... 3

1. Chương 1: Sơ lược về đề án.....................................................................................................................14

Bối cảnh và mục tiêu nghiên cứu. .......................................................................................................14

Khái quát nội dung công việc. .............................................................................................................14

Những nội dung chính trong báo cáo. ................................................................................................14

Các hạn chế của nghiên cứu. .............................................................................................................15

2. Chương 2: Bối cảnh thành phố thông minh và các động lực phát triển chính ...................................16

Giới thiệu về mô hình thành phố thông minh. .....................................................................................16

Các động lực phát triển của thành phố thông minh. ...........................................................................22

Việt Nam và ưu tiên phát triển đô thị thông minh. ..............................................................................24

Chương trình phát triển theo mô hình thành phố thông minh của Thành phố Nha Trang. ................25

3. Chương 3: Sơ lược về tỉnh Khánh Hòa và Thành phố Nha Trang ........................................................27

Tầm quan trọng chiến lược của tỉnh Khánh Hòa đối với Việt Nam. ...................................................27

Thành phố Nha Trang với điểm nhấn về du lịch và đô thị. .................................................................28

Cơ cấu tổ chức và quản trị của Nha Trang (cơ cấu hành chính). ......................................................29

4. Chương 4: Những ưu tiên về tầm nhìn thành phố thông minh đối với Thành phố Nha Trang .........31

Những ưu tiên về tầm nhìn phát sinh từ các kế hoạch phát triển vùng và thành phố. .......................31

Các bên liên quan xác định các ưu tiên cho Thành phố Nha Trang. .................................................32

Các chủ đề “Thông minh” nổi bật cho Thành phố Nha Trang. ...........................................................32

5. Chương 5: Đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi theo mô hình thành phố thông minh cho Nha

Trang ................................................................................................................................................................34

Tổng quan về phương pháp đánh giá. ...............................................................................................34

Tổng quan về các cấp độ và giai đoạn khác nhau của lộ trình chuyển đổi theo mô hình Thành phố

thông minh ..................................................................................................................................................40

Các kết luận chính từ việc đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi theo mô hình Thành phố thông minh

của Nha Trang............................................................................................................................................56

5.3.1. Kết quả đánh giá tổng thể. ........................................................................................................56

5.3.2. Kết quả đánh giá véc-tơ 1 – Hiện trạng cung cấp dịch vụ. .......................................................61

5.3.3. Kết quả đánh giá véc-tơ 2 - Mức độ ứng dụng công nghệ. ......................................................79

5.3.4. Đánh giá véc-tơ 3 - Ưu tiên ứng dụng công nghệ. ...................................................................93

6. Chương 6: Chiến lược chuyển đổi Thành phố Nha Trang theo mô hình thành phố thông minh, lộ

trình và xác định các dự án thí điểm ............................................................................................................95

Những ưu tiên và thử thách lớn nhất của Nha Trang ngày nay .........................................................95

Phương pháp chiến lược, kế hoạch hành động và khung hướng dẫn để phát triển theo mô hình thành

phố thông minh. .........................................................................................................................................97

Khung chiến lược cho các ý tưởng dự án. .......................................................................................108

Định hướng và các bước tiếp theo. ..................................................................................................116

Phụ lục ........................................................................................................ Error! Bookmark not defined.

Phụ lục 1: Các cơ quan, đơn vị mà nhóm nghiên cứu tiếp xúc trong thời gian thực hiện đề án ............116

Phục lục 2: Danh mục văn bản và tài liệu tham khảo nhóm nghiên cứu sử dụng trong quá trình khảo sát

đánh giá ....................................................................................................................................................116

Page 10: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

10

Danh mục từ viết tắt Từ viết tắt Từ tiếng Anh Từ tiếng Việt

3D Three Dimensional 3 chiều

ADSL Asymmetric Digital Subscriber Line Đường dây thuê bao số bất đối xứng

AI Artificial Intelligence Trí tuệ nhân tạo

App Application Ứng dụng

ATM Automated Teller Machine Máy rút tiền tự động

BSI British Standards Institution Viện tiêu chuẩn Anh quốc

CCTV Closed Circuit Television Truyền hình mạch kín

DDoS Distributed Denial of Service Hình thức tấn công từ chối dịch vụ phân tán

DNA Deoxyribonucleic acid Nguyên liệu di truyền DNA

ECG Electrocardiography Điện tim

e-governance Electronic Governance Chính phủ điện tử

e-health Electronic Health Sức khỏa điện tử

EHR Electronic Health Record Bảng theo dõi sức khỏe điện tử

FTTH Fiber to the Home Dịch vụ viễn thông băng thông rộng bằng cáp quang

G2B Government to Business Chính phủ và doanh nghiệp

G2C Government to Citizen Chính phủ và người dân

G2G Government to Government Các cơ quan chính phủ

GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

GIS Geographic Information System Hệ thống thông tin địa lý

GPRS General Packet Radio Services Dịch vụ dữ liệu di động dạng gói

GPS Global Positioning System Hệ thống định vị toàn cầu

ha. Hectares Héc-ta

HCMC Ho Chi Minh City Thành phố Hồ Chí Minh

HVAC Heating, Ventilation, and Air Conditioning

Hệ thống sưởi ấm, thông gió và điều hòa không khí

ICT (CNTTTT) Information and Communication Technology

Công nghệ thông tin và truyền thông

IT (CNTT) Information Technology Công nghệ thông tin

IDS Intrusion Detection System Hệ thống phát hiện đột nhập

IEEE Institute of Electrical and Electronics Engineers

Viện kỹ thuật điện và điện tử

IoT Internet of Things Internet Vạn Vật

IP Internet Protocol Địa chỉ Internet đơn nhất

IPS Intrusion Prevention System Hệ thống ngăn chặn đột nhập

ISO International Organization for Standardization

Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa

IT Information Technology Công nghệ thông tin

ITS Intelligent Transportation System Hệ thống giao thông thông minh

ITU International Telecommunication Union

Liên minh viễn thông quốc tế

KHAWASSCO Khanh Hoa Water Supply and Drainage Joint Stock Company

Công ty cổ phần cấp thoát nước Khánh Hòa

KHPC Khanh Hoa Power Joint Stock Company

Công ty cổ phần điện lực Khánh Hòa

Km Kilometers Km

Km2 Square Kilometers Km2

KPI Key Performance Indicator Chỉ số đánh giá hoạt động

KV Kilo Volts KV

Kwh Kilo Watt Hours Kwh

LAN Local Area Network Mạng nội bộ

LCD Liquid Crystal Display Màn hình tinh thể lỏng

LED Light Emitting Diodes Đi-ốt phát quang

LGSP Local Government Service Platform Nền tảng dịch vụ chính quyền địa phương

Page 11: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

11

Từ viết tắt Từ tiếng Anh Từ tiếng Việt

MAIFI Momentary Average Interruption Frequency Index

Tần suất mất điện thoáng qua bình quân

m2 Square Meters m2

m3 Cubic Meters m3

m-health Mobile Health Sức khỏe di động

MoU Memorandum of Understanding Bản ghi nhớ hợp tác

MW Mega Watts Mega-watt

NFC Near Field Communication Truyền thông phạm vi hẹp

NGO Non-Governmental Organization Tổ chức phi chính phủ

PCI Provincial Competitiveness Index Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh

PDAs Personal Digital Assistants Thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân

PMU Project Management Unit Ban quản lý dự án

PPP Public Private Partnership Mô hình hợp tác công tư

PSAP Public Safety Answering Points Điểm truy cập an ninh công cộng

QR code Quick Response Code Mã phản hồi nhanh

SAIDI System Average Interruption Duration Index

Tổng thời gian mất điện khách hàng bình quân

SAIFI System Average Interruption Frequency Index

Tần suất mất điện kéo dài bình quân

SCADA Supervisory Control and Data Acquisition

Hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu

SLE Smart Learning Environment Môi trường học tập thông minh

SPV Special Purpose Vehicle Xe chuyên dụng

TPTM N/A Thành phố thông minh

STTTT N/A Sở Thông tin và Truyền thông

UBND N/A Ủy ban nhân dân

USD United States Dollar Đô-la mỹ

VCCI Vietnam Chamber of Commerce and Industry

Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam

VND Vietnamese Dong Việt Nam Đồng

VNPT Vietnam Posts and Telecommunications Group

Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam

WAN Wide Area Network Mạng phủ sóng trên diện rộng

Wi-fi Wireless Fidelity Wi-fi

Page 12: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

12

Danh mục các hình minh họa và bảng biểu trong báo cáo.

1.1 Danh mục các hình minh họa sử dụng trong báo cáo.

Hình 1: Minh họa tỷ lệ dân số thành thị năm 2030 ............................................................................... 16

Hình 2: Khái niệm thành phố thông minh. ............................................................................................. 17

Hình 3: Các ý tưởng thành phố thông minh .......................................................................................... 17

Hình 4: Minh họa các nhân tố của mô hình thành phố thông minh. ..................................................... 19

Hình 5: Minh họa mô hình thành phố thông minh, các thành phần chính. ........................................... 20

Hình 6: Khung lợi ích tổng thể từ việc áp dụng mô hình thành phố thông minh .................................. 21

Hình 7: Các nhân tố thúc đầy mô hình thành phố thông minh. ............................................................ 22

Hình 8: Nha Trang hướng tới xây dựng thành phố thông minh – Báo Khánh Hòa .............................. 26

Hình 9: Mật độ dân số ở Khánh Hòa. ................................................................................................... 27

Hình 10: Sơ lược hồ sơ Thành phố Nha Trang. ................................................................................... 28

Hình 11: Sơ đồ quản lý hành chính Tỉnh Khánh Hòa ........................................................................... 29

Hình 12: Sơ đồ quản lý hành chính Thành phố Nha Trang .................................................................. 30

Hình 13: Các chủ đề nổi bật cho mô hình Thành phố thông minh Nha Trang ..................................... 33

Hình 14: Kết quả đánh giá mức độ sẵn sàng dựa trên véc-tơ 1 – Hiện trạng cung cấp dịch vụ ......... 56

Hình 15: Tương quan giữa mức độ ứng dụng công nghệ và hiện trạng cung cấp dịch vụ ................. 57

Hình 16: Kết quả đánh giá véc-tơ 1 – Hiện trạng cung cấp dịch vụ ..................................................... 61

Hình 17: Kết quả đánh giá véc-tơ 1 – Lĩnh vực Chính phủ quản lý thông minh ................................... 62

Hình 18: Kết quả đánh giá véc-tơ 1 – Lĩnh vực Du lịch thông minh ..................................................... 64

Hình 19: Kết quả đánh giá véc-tơ 1 – Lĩnh vực Môi trường bền vững và thông minh ......................... 66

Hình 20: Kết quả đánh giá véc-tơ 1 – Lĩnh vực Quy hoạch thông minh .............................................. 68

Hình 21: Kết quả đánh giá véc-tơ 1 – Lĩnh vực Giáo dục thông minh ................................................. 69

Hình 22: Kết quả đánh giá véc-tơ 1 – Lĩnh vực An ninh công cộng thông minh .................................. 70

Hình 23: Kết quả đánh giá véc-tơ 1 – Lĩnh vực Giao thông thông minh .............................................. 72

Hình 24: Kết quả đánh giá véc-tơ 1 – Lĩnh vực Năng lượng bền vững và thông minh........................ 73

Hình 25: Kết quả đánh giá véc-tơ 1 – Lĩnh vực Cấp nước thông minh ................................................ 75

Hình 26: Kết quả đánh giá véc-tơ 1 – Lĩnh vực Y tế thông minh.......................................................... 76

Hình 27: Kết quả đánh giá véc-tơ 1 – Lĩnh vực Quản lý rủi ro thiên tai thông minh............................. 78

Hình 28: Kết quả đánh giá véc-tơ 2 – Đánh giá tổng thể hệ thống ICT thành phố .............................. 79

Hình 29: Kết quả đánh giá véc-tơ 2 – Đánh giá tổng thể mức độ ứng dụng công nghệ trên các lĩnh

vực ........................................................................................................................................................ 81

Hình 30: Kết quả đánh giá véc-tơ 3 – Ưu tiên ứng dụng công nghệ .................................................... 93

Hình 31: Phương pháp tiếp cận để phát triển theo mô hình thành phố thông minh, PwC ................... 97

Hình 32: Kế hoạch hành động Nha Trang có thể cân nhắc .................................................................. 98

Hình 33: Mẫu đặc tả tóm tắt tầm nhìn và mục tiêu ............................................................................... 99

Hình 34: Minh họa các thiết lập cơ bản trong nhóm dự án về kiến trúc ICT ...................................... 111

Hình 35: Minh họa hệ thống kiến trúc ICT cho thành phố thông minh ............................................... 112

Hình 36: Các chủ đề thông minh được ưu tiên.................................................................................. 113

Page 13: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

13

1.2 Danh mục các bảng sử dụng trong báo cáo.

Bảng 1: Thang điểm đánh giá cho từng véc-tơ .................................................................................... 35

Bảng 2: Các tiêu chí đánh giá véc-tơ 1 cho từng lĩnh vực. .................................................................. 36

Bảng 3: Thang điểm xếp loại đối với từng giai đoạn Thành phố thông minh. ...................................... 37

Bảng 4: Diễn giải và trọng số của các tiêu chí phụ trong đánh giá véc-tơ 3 ........................................ 39

Bảng 5: Tóm tắt tổng thể phương pháp đánh giá. ................................................................................ 40

Bảng 6: Bảng mô tả chi tiết các giai đoạn thành phố thông minh ........................................................ 55

Bảng 7: Tóm tắt kết quả đánh giá của véc-tơ 1 và 2 ............................................................................ 57

Bảng 8: Chi tiết đánh giá véc-tơ 3 – ưu tiên ứng dụng công nghệ ....................................................... 94

Bảng 9: Các vấn đề chính Thành phố Nha Trang cần xem xét – Điểm hành động 1 .......................... 99

Bảng 10: Các vấn đề chính Thành phố Nha Trang cần xem xét – Điểm hành động 2 ...................... 100

Bảng 11: Các vấn đề chính Thành phố Nha Trang cần xem xét – Điểm hành động 3 ...................... 101

Bảng 12: Các vấn đề chính Thành phố Nha Trang cần xem xét – Điểm hành động 4 ...................... 102

Bảng 13: Các vấn đề chính Thành phố Nha Trang cần xem xét – Điểm hành động 5 ...................... 103

Bảng 14: Các vấn đề chính Thành phố Nha Trang cần xem xét – Điểm hành động 6 ...................... 104

Bảng 15: Các vấn đề chính Thành phố Nha Trang cần xem xét – Điểm hành động 7 ...................... 105

Bảng 16: Các vấn đề chính Thành phố Nha Trang cần xem xét – Điểm hành động 8 ...................... 106

Bảng 17: Các vấn đề chính Thành phố Nha Trang cần xem xét – Điểm hành động 9 ...................... 107

Bảng 18: Danh sách các dự án đã được triển khai, phê duyệt .......................................................... 110

Bảng 19: Các mục tiêu và dự án ưu tiên để Nha Trang xem xét cho ngắn hạn (1-5 năm), trung hạn

(5-10 năm) và dài hạn (>10 năm). ...................................................................................................... 116

Page 14: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

14

1. Chương 1: Sơ lược về đề án

Bối cảnh và mục tiêu nghiên cứu.

Tỉnh Khánh Hòa đã quyết định phát triển và xây dựng thí điểm Thành phố Nha Trang theo mô hình Thành phố thông minh (TPTM) nhằm đưa Nha Trang trở thành một đô thị văn minh, hiện đại và phát triển bền vững. Uỷ Ban Nhân Dân (UBND) Tỉnh Khánh Hoà đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng đề án thí điểm mô hình Thành phố thông minh, trong đó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà là người đứng đầu Ban chỉ đạo và Sở Thông tin và Truyền thông Tỉnh Khánh Hòa là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo. Công ty PwC (Vietnam) (PwC) đã được UBND tỉnh Khánh Hòa và Sở Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm đảm trách việc cung cấp các dịch vụ tư vấn nhằm hỗ trợ soạn lập phương pháp tiếp cận khái niệm nhằm phát triển thành phố Nha Trang theo mô hình thành phố thông minh.

Khái quát nội dung công việc.

Phạm vi công việc tổng thể của PwC bao gồm việc chuẩn bị phương pháp tiếp cận khái niệm và đề xuất nhằm phát triển Nha Trang theo mô hình thành phố thông minh, bao gồm các đặc tính và khái niệm mô hình thành phố thông minh; xác định các ưu tiên về tầm nhìn hướng đến xây dựng Nha Trang theo mô hình Thành phố thông minh; tiến hành đánh giá sơ bộ về mức độ sẵn sàng của Nha Trang đối với việc áp dụng mô hình thành phố thông minh; và đưa ra các khuyến nghị tổng thể về chiến lược chuyển đổi của Nha Trang theo mô hình thành phố thông minh. Các yếu tố chính của phạm vi công việc được trình bày dưới đây:

• Trình bày tổng quan về bối cảnh thành phố thông minh bao gồm các đặc tính và các thành phần, cùng với các động lực về cung và cầu nhằm thúc đẩy sự phát triển của các thành phố thông minh • Tiến hành phỏng vấn các bên liên quan, xác định các ưu tiên về tầm nhìn cho Nha Trang làm cơ sở định hướng chuyển đổi theo mô hình thành phố thông minh • Nghiên cứu và đánh giá mức độ sẵn sàng của Nha Trang thông qua các lĩnh vực chính như hiện trạng cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng vật lý, sử dụng công nghệ trong các dịch vụ cơ sở hạ tầng, hạ tầng xã hội và quản lý thành phố, dựa trên các tiêu chí thành phố thông minh và xác định mức độ sẵn sàng ở thời điểm hiện tại đối với quá trình chuyển đổi hướng đến mô hình thành phố thông minh • Dựa trên đánh giá về mức độ sẵn sàng ở hiện tại, xây dựng chiến lược chuyển đổi và cách tiếp cận để thành phố Nha Trang phát triển theo mô hình thành phố thông minh

Những nội dung chính trong báo cáo.

Liên quan đến phạm vi công việc nêu trên, báo cáo này bao gồm những nội dung sau:

Chương 1: Giới thiệu về dự án: Chương này trình bày bối cảnh, mục tiêu, phạm vi và những hạn chế của nghiên cứu. Chương 2: Bối cảnh thành phố thông minh và các động lực phát triển chính: Chương này trình bày bối cảnh phát triển của các thành phố thông minh trên thế giới và ở Việt Nam. Nó cũng trình bày các thành phần chính của một thành phố thông minh nói chung và các động lực đang thúc đẩy sự phát triển của các thành phố thông minh . Chương 3: Tỉnh Khánh Hòa và Sơ lược về thành phố Nha Trang: Chương này đề cập đến tầm quan trọng về chiến lược và kinh tế của tỉnh Khánh Hoà và thành phố Nha Trang đối với Việt Nam, đồng thời cũng trình bày sơ lược về các thông số và cơ sở hạ tầng của Nha Trang. Chương 4: Các vấn đề mới của Thành phố thông minh đối với Nha Trang: Chương này tập hợp các vấn đề ưu tiên phát triển thành phố Nha Trang dựa trên các văn bản quy hoạch của tỉnh và thành phố và tổng hợp các ý kiến của các bên liên quan về sự phát triển thành phố Nha Trang theo mô hình thành phố thông minh. Chương 5: Đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi theo mô hình Thành phố thông minh cho Nha Trang: Chương này trình bày các cơ sở hướng dẫn cho chặng đường chuyển đổi theo mô hình Thành phố thông minh của Nha Trang. Phương pháp đánh giá được nhóm nghiên cứu sử dụng để đưa ra kết

Page 15: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

15

quả về sự sẵn sàng chuyển đổi ở thời điểm hiện tại của Nha Trang và các kết quả chính và kết luận của việc đánh giá mức độ sẵn sàng của Thành phố cũng được trình bày trong chương này. Chương 6: Chiến lược chuyển đổi theo mô hình thành phố thông minh cho Nha Trang, lộ trình và xác định các dự án thí điểm: Chương này trình bày chiến lược và lộ trình chuyển đổi mà Nha Trang có thể áp dụng trong quá trình chuyển đổi và phát triển theo mô hình thành phố thông minh. Dựa trên kết quả đánh giá và phân tích, báo cáo cũng trình bày các chủ đề ưu tiên và các dự án mà thành phố Nha Trang có thể lựa chọn thí điểm.

Các hạn chế của nghiên cứu.

Phạm vi nghiên cứu bao gồm việc xây dựng một kế hoạch sơ bộ cho Nha Trang để chuyển đổi theo mô hình thành phố thông minh. Các phát hiện của nghiên cứu này, đặc biệt là đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi, đều dựa trên các cuộc thảo luận với các sở, ban ngành, các tài liệu và báo cáo do các sở, ban ngành cung cấp, các tài liệu được công bố rộng rãi và các nguồn thông tin thứ cấp khác. Trong quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu dựa vào các ý kiến và tài liệu được chia sẻ bởi các sở, ban ngành mà nhóm nghiên cứu đã tiếp xúc trong quá trình nghiên cứu. Phạm vi công việc của nghiên cứu này không bao gồm việc xác minh tính xác thực và độ tin cậy của thông tin được chia sẻ, do đó độ chính xác của thông tin cung cấp chưa được xác minh một cách độc lập.

Các nội dung chính của đề án đòi hỏi nhóm nghiên cứu phải xây dựng một đánh giá tổng thể về mức độ sẵn sàng chuyển đổi dựa trên mô hình thành phố thông minh cho Nha Trang, và đánh giá này chủ yếu dựa trên đánh giá định tính thông tin được chia sẻ. Trong phạm vi thời gian của nghiên cứu này, chúng tôi không thực hiện việc đánh giá định lượng chi tiết. Cũng cần lưu ý rằng, các đánh giá khả thi chi tiết hoặc các đánh giá hệ thống chi tiết không nằm trong phạm vi công việc của giai đoạn này. Đánh giá tổng thể này cần được đọc cùng với khung hướng dẫn đánh giá các giai đoạn chuyển đổi của thành phố thông minh nhằm cung cấp cho các bên liên quan góc nhìn về mức độ sẵn sàng của thành phố tại thời điểm hiện tại. Khung đánh giá các giai đoạn chuyển đổi theo mô hình thành phố thông minh được đúc kết từ các tài liệu tham khảo có sẵn và công khai. Nghiên cứu này không có bất kỳ nhấn mạnh nào nói rằng khung đánh giá các giai đoạn chuyển đổi này là cố định, cứng nhắc hoặc bắt buộc đối với thành phố Nha Trang để đạt được mục tiêu chuyển đổi theo mô hình thành phố thông minh.

Mục đích của nghiên cứu này không bao gồm nghiên cứu chi tiết các hệ thống công nghệ thông tin (CNTT), ứng dụng và kiến trúc công nghệ thông tin truyền thông (ICT) của thành phố. Đây là những nghiên cứu chuyên sâu và đòi hỏi thời gian dài. Mục đích của đánh giá trong báo cáo này ở phạm vi rộng, tập trung vào đánh giá trên phạm vi toàn thành phố.Chúng tôi không thực hiện đánh giá hệ thống CNTT cụ thể chi tiết của từng phòng ban trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu nênđược xem như là cơ sở định hướng để các bên liên quan của thành phố thảo luận, không nên xem đây là một kế hoạch chi tiết cho việc phát triển theo mô hình thành phố thông minh. Các giai đoạn tiếp theo của công việc sẽ bao gồm các nghiên cứu chi tiết hơn và củng cố kế hoạch hành động để bắt đầu hành trình chuyển đổi theo mô hình thành phố thông minh. Một trong những nội dung chính của đề xuất là đưa ra danh sách các dự án trọng điểm ưu tiên (đang thực hiện và được yêu cầu) để xem xét chi tiết tính khả thi. Nghiên cứu sẽ đưa ra những đổi mới và các dự án đang được thành phố xem xét có thể hỗ trợ việc chuyển đổi dựa trên mô hình thành phố thông minh. Nghiên cứu này không đưa ra bình luận về tính đầy đủ và chi tiết của các dự án đang triển khai và dự kiến triển khai. Dựa vào phạm vi công việc và quỹ thời gian của đề án, báo cáo này không nghiên cứu kỹ về hệ thống công nghệ và các thông số kỹ thuật cần được thông qua để phát triển các dự án ưu tiên. Báo cáo chỉ trình bày sơ bộ các dự án thí điểm. Những phát hiện và kiến nghị trong báo cáo hiện nay là không nhằm khuyến nghị Thành phố sử dụng bất kì công nghệ cụ thể nào và vì vậy, sẽ là một phần của nghiên cứu chi tiết về tính khả thi của dự án sau này.

Page 16: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

16

2. Chương 2: Bối cảnh thành phố thông minh và các động lực phát triển chính

Giới thiệu về mô hình thành phố thông minh.

Tốc độ đô thi hóa nhanh chóng đẩy mạnh nhu cầu về xây dựng thành phố thông minh.

Đô thị hóa được xem là một xu hướng lớn trên toàn cầu, đặc trưng bởi sự gia tăng dân số đô thị ngày càng tăng so với dân số ở khu vực nông thôn. Hiện nay, trên 50% dân số thế giới sống ở đô thị, một mức tăng đáng kể so với tỉ lệ gần 30% dân số thành thị vào năm 19501. Kỳ vọng về việc làm tốt hơn, cơ sở y tế, giáo dục và điều kiện sống tốt hơn dẫn đến sự gia tăng dân số đô thị như trên.

Đô thị hoá là một nhân tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Đô thị hóa mang lại cơ hội về tăng trưởng kinh tế và các triển vọng về môi trường kinh doanh cũng như việc làm cho người dân. Điều này giúp nhanh chóng tăng số lượng người có việc làm, góp phần vào tăng trưởng của đất nước. Đô thị hóa có mối liên quan trực tiếp với sự tăng trưởng của một quốc gia.

Dựa vào các nhân tố trên, không quá khi cho rằng các đô thị ngày nay được coi là động lực tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, sự mở rộng nhanh chóng của các đô thị và tốc độ đô thị hóa hiện nay đang gây ra áp lực cho cơ sở hạ tầng, môi trường và cơ cấu xã hội của các thành phố. Với dân số ngày càng tăng, nhu cầu về các tiện ích cơ bản của người dân như nước, năng lượng, cơ sở hạ tầng và môi trường trong sạch ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, nguồn lực tài chính để quản lý hiệu quả tương đương với tốc độ đô thị hóa là một thách thức đối với các thành phố ngày nay. Ngày nay, các cụm đô thị chỉ chiếm 0,5% diện tích của thế giới, nhưng tiêu thụ đến 75% tài nguyên. Các nguồn lực và cơ sở hạ tầng của thành phố đã vượt quá khả năng cung cấp. Do đó, các thành phố đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm không khí, quản lý chất thải, thiếu nước sạch và năng lượng điện, cơ sở hạ tầng xuống cấp, khan hiếm tài nguyên và tắc nghẽn giao thông. Cùng với sự gia tăng của dòng người di cư, các thành phố cần phải thay đổi cách thức hoạt động của mình để cải thiện các dịch vụ công.

Khái niệm thành phố thông minh:

Các chính phủ trên toàn cầu đã đề ra các chiến lược chuyển đổi thành các thành phố thông minh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, tối đa hóa các nỗ lực bảo vệ môi trường bền vững và tạo ra các dịch vụ công dân mới. Xu hướng áp dụng mô hình thành phố thông minh là do nhu cầu vượt qua những thách thức đặt ra bởi các thành phố truyền thống. Vượt qua các thách thức một cách có hệ thống là rất quan trọng, việc này đòi hỏi sự thay đổi từ các bên liên quan bao gồm người dân, các doanh nghiệp và chính phủ nhằm tới các biện pháp phát triển bền vững. Chất lượng cung cấp dịch vụ từ các yếu tố cơ bản của các thành phố truyền thống được cái thiện bằng cách áp dụng công nghệ.

1 Ban Kinh tế xã hội Liên hiệp quốc. Triển vọng Đô thị hóa Thế giới.

Tỷ lệ dân số thành thị vào năm 2030 (%)

> 80

60 - 79

40 - 5920 - 39< 20Không xác định

Nguồn: UN Department of Economic and Social Affairs* Chỉ mang tính minh họa

Dân số thành thị toàn cầu

Dân số thành thị trên toàn thế giới được dự báo sẽ tăng thêm 72% vào năm 2050

Nguồn: World Urbanisation Prospects: 2011 Revision, produced by the UN Department of Economic

and Social Affairs

72%

tăng

Hình 1: Minh họa tỷ lệ dân số thành thị năm 2030

Page 17: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

17

Các thành phố thông minh có một hệ thống tích hợp để thu thập, đo lường và công bố các thông tin dữ liệu của thành phố. Các bên liên quan có thể dễ dàng truy cập để sử dụng cho mục đích quản trị, quản lý, phát triển một cách tối ưu và hiệu quả. Mô hình này sẽ tối đa hoá các dịch vụ cho người dân cũng như cho các doanh nghiệp từ các lợi ích xã hội, kinh tế và môi trường mà nó đem lại. Các thành phố thông minh ứng dụng ICT để giải quyết các thách thức từ quá trình đô thị hoá quá nhanh chóng.

Hình 2: Khái niệm thành phố thông minh.

Hình 3: Các ý tưởng thành phố thông minh

Tích hợp hữu cơ của cơ sở hạ tầng CNTT, vật chất, xã hội và doanh nghiệp

Là một khuôn khổ để thực hiện một tầm nhìn về đô thị hóa tiên tiến và hiện đại.

Đạt được bình đẳng xã hội, phát triển kinh tế và môi trường bền vững

Ứng dụng khoa học công nghệ và tận dụng CSHT nhằm tối ưu hóa tài nguyên và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân

Khái niệm TP Thông Minh

Các thành phố thông minh

trao quyền cho công dân để

có thể đưa ra những quyết

định sáng suốt hơn cho thành

phố thông qua việc truy cập

vào dữ liệu, nguồn lực và quy

trình lập kế hoạch của thành

phố

Các thành phố thông minh tìm

cách cung cấp cơ sở vật chất

giáo dục và môi trường học tập

tốt nhất cho người dân

Các thành phố thông minh

thúc đẩy đầu tư của khu vực

tư nhân và nhận hỗ trợ từ khu

vực tư nhân để đạt được các

giải pháp tăng trưởng thông

minh

Các thành phố thông minh

khuyến khích các thiết kế xây

dựng tạo ra các khu phố tốt

hơn và sử dụng công nghệ xây

dựng xanh

Các thành phố thông minh cho

phép chính quyền và công dân

tiếp cận nhiều hơn nhằm có

cái nhìn toàn cảnh hơn về môi

trường đô thị của họ

Các thành phố thông minh

được thiết kế để phục vụ cho

tất cả mọi người – từ người

già đi bộ, trẻ em đi xe đạp,

người sử dụng phương tiện

công cộng để đi làm – chứ

không chỉ cho người sử dụng

xe máy

Page 18: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

18

Các thành phố thông minh hứa hẹn mang lại cuộc sống tốt hơn và bền vững hơn cho người dân theo những cách sau: An ninh công cộng được đảm bảo.

Các thành phố thông minh tận dụng các giải pháp an toàn và an ninh công cộng tích hợp như camera thông minh có khả năng nhận diện theo khuôn mẫu, giám sát từ xam, cũng như khả năng cảnh báo thông qua các nền tảng phân tích tự động, từ đó đảm bảo một môi trường an toàn cho người dân.

Chất lượng cuộc sống được cải thiện.

Các thành phố thông minh sẽ thúc đẩy công nghệ thông tin và truyền thông để tích hợp cũng như mở rộng tầm nhìn của mình trong việc tạo ra các mối liên kết chặt chẽ giữa giáo dục, công nghiệp và chính phủ. Các thành phố thông minh sẽ cung cấp các tiện nghi cao cấp về nhà ở, trường học, bệnh viện, các cơ sở giáo dục, cũng như các điểm vui chơi giải trí và cửa hang tiện lợi nhằm mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân.

Tài nguyên được sử dụng một cách tối ưu.

Đứng trước sự thiếu hụt và cạn kiệt của nhiên liệu hóa thạch và các nguồn năng lượng không tái tạo, các chính phủ và người dân hiện đang sử dụng ngày càng nhiều các nguồn năng lượng tái tạo và các nguồn năng lượng thay thế. Ngoài ra, việc ứng dụng ICT và các giải pháp công nghệ tiên tiến cũng giúp tối ưu hóa việc tiêu thụ các nguồn lực như điện, nhiên liệu và nước. Các giải pháp công nghệ này nếu được ứng dụng trong lĩnh vực năng lượng, vận tải và xử lý chất thải, sẽ đem đến các lợi ích trực tiếp về kinh tế và môi trường. Điều này đã được chứng minh trong lĩnh vực năng lượng thông qua tùy chỉnh mức tiêu thụ năng lượng từ xa sử dụng đồng hồ điện thông minh, hệ thống lưới điện thông minh, và cơ chế giá điện linh hoạt.

Các dịch vụ công được kết nối và minh bạch hơn.

Trước đây, hiệu quả của các dịch vụ công được dẫn dắt thông qua các sáng kiến chính phủ điện tử độc lập và rời rạc. Các Thành phố thông minh tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ công một cách liên thông và liền mạch nhằm mang đến trải nghiệm dịch vụ tốt hơn cho người dân. Mức độ dễ dàng tiếp cận cũng như hiệu quả của các dịch vụ công gắn liền với tính minh bạch và công bằng trong công tác quản trị của thành phố.

Khái niệm thành phố thông minh có thể được xem như là một khuôn mẫu để thực hiện các tầm nhìn về đô thị hóa tiên tiến và hiện đại. Tầm nhìn này

nhằm đạt được ba mục tiêu: (1) công bằng xã hội, (2) tăng trưởng kinh tế và

(3) môi trường bền vững.

Page 19: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

19

Các nhân tố chính của thành phố thông minh

Các nhà nghiên cứu, học giả, chính phủ các quốc gia và lãnh đạo các thành phố trên thế giới đưa ra các định nghĩa và xem xét các nhân tố khác nhau về thành phố thông minh. Trong cách tiếp cận của chúng tôi, để xem xét các nhân tố của một thành phố thông minh, chúng tôi sẽ chia nhỏ các chức năng của thành phố thành các nhân tố khác nhau như xã hội, môi trường, văn hoá, trí tuệ, cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin và truyền thông và sự tham gia của chính phủ. Trong bối cảnh của một thành phố thông minh, mỗi nhân tố nói trên có thể được chia thành nhiều lĩnh vực nhỏ, mà ở từng lĩnh vực, thành phố thông minh cần phải cung cấp một bộ các dịch vụ tích hợp để có thể giải quyết nhu cầu của người dân, doanh nghiệp, và du khách. Các dịch vụ này phải hỗ trợ tầm nhìn dài hạn của thành phố và chất lượng / tác động của các dịch vụ này cần được theo dõi thông qua các thông số đo lường rõ ràng.

Hình 4: Minh họa các nhân tố của mô hình thành phố thông minh.

Quy hoạch đô thị

Năng lượng tái tạo

Hệ thống dây thông minh

Giao thôngCấp nước

Xây dựng và nhà ở

Chiếu sáng

Người dân tham gia

quản lý nhà nướcSự tiếp cận của chính

phủ

Giáo dục

Doanh nghiệp vừa

và nhỏ

Phát triển con người

Chính phủ điện tử

Trung tâm dữ liệu

Băng thông rộng

Kết nối không dây

Thanh toán điện tử

Nền kinh tế số

Sức khỏe

An ninh trật tự

Gắn kết và hội nhập

xã hội

Quản lí việc xử lí chất

thải rắn

Quản lí việc xử lí

nước thải

Chất lượng môi trường

Khu vực xanh

Du lịch

Địa điểm vui chơi

giải trí

Điểm đến văn

hóa Văn hóa &

Giải trí

Cơ sở hạ tầng

Tham gia

chính quyền

Trí tuệ và

sang tạo

ICT

Xã hội

Môi trường

Thành phố

thông minh

Nguồn: PwC, How Smart are our Cities?

Page 20: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

20

Hình minh họa dưới đây mô phỏng về các thành phần của một mô hình thành phố thông minh nhằm cung cấp sự hiểu biết về các hợp phần của một số yếu tố cơ sở hạ tầng đô thị và cơ sở hạ tầng xã hội:

Hình 5: Minh họa mô hình thành phố thông minh, các thành phần chính.

Mô hình thành phố thông minh: Các yếu tố chính

c yế

u tố

đô

thị

Quản lý năng lượng

Lưới điện thông minh

Đèn đường thông minh

Hệ thống quản lý phân phối

tiên tiến với kiểm soát giám

sát và thu thập dữ liệu

Chủ trương về điện mặt trời

Năng lượng tái tạo

Tiết kiệm điện

Giao thông đô thị

Hệ thống quản lý

giao thông

Phương tiện giao thông

Thanh toán thông minh

Xe điện

Kế hoạch giao thông

thân thiện với môi

trường

Chính quyền điện tử và dịch vụ công

Dịch vụ công trực tuyến

Chính quyền di động

Tham gia quản lý nhà nướcChính sách một cửaCác giải pháp quản lí rủi ro thiên taiBản đồ GIS giúp tăng hiệu quả của các

phòng ban và chất lượng dịch vụ

Kết nối giữa các phòng banPhân tích dữ liệu

Quản lý cấp nướcHệ thống đo lường và quản lýPhát hiện rò rỉ và bảo dưỡng

định kỳ

Kiểm soát chất lượng nước

Quản lý chất thải

Cung cấp thông tin về thùng

chứa rácLịch thu gom và xử lý chất thải

tự độngTối ưu hóa hoạt động của xe

rác bằng phân tích dữ liệu

Các yếu tố của thành phố thông minh

Giáo dục thông minh

Giáo dục kỹ thuật sốTrường học thông minhPhòng thí nghiệm mô phỏng

và vườn ươmKết nối phụ huynh, giáo viên

và học sinh

c yếu

tố xã

hộ

i

Không gian thông minh

Các khu nhà tự động

Mạng lưới công cụ cảm biến

Hệ thống điều chỉnh nhiệt độ

Hệ thống ánh sáng tự động

Môi trường thông minh

Các tòa nhà xanh

Công nghệ thông tin xanh

Hệ thống kiểm soát ô

nhiễmMạng lưới trạm khí tượng

thủy vănCảm biến cháy rừngCảm biến động đấtBản đồ tiếng ồn đô thị

Giao tiếp thông minh

Kết nối cáp quang

Kết nối Wi-Fi toàn thành phố

Giám sát thông minhHệ thống camera theo dõi và

trung tâm phân tích dữ liệuNhận thức tình huống

Chế độ mô phỏng và ngăn

ngừa tội phạm

Cảnh sát thông minhHệ thống an ninh tại nhà

Phát hiện vi phạm giao thông

Y tế thông minh

Bệnh viện thông minhTăng hiệu quả làm việc của phòng khám

Y tế từ xaTăng tương tác với bệnh nhân

Thẻ y tế thông minh

Hệ thống thông tin y tế được cập nhật thường xuyên

Y tế di động

Các yếu tố của thành phố thông minh

c yếu

tố xã

hộ

i

c yế

u tố

đô

thị

Nguồn: PwC-FICCI: Ấn Độ: Nỗ lực hướng đến tương lai thông minh

Page 21: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

21

Việc theo đuổi mô hình thành phố thông minh đem lại nhiều lợi ích to lớn gắn liền với các lĩnh vực và chức năng khác nhau. Mô hình thành phố thông minh cố gắng để đạt được những lợi ích chính sau2: Cải thiện điều kiện sống (Livability): Các thành phố thông minh mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân, trong đó người dân được tiếp cận lối sống thoải mái, sạch sẽ, tương tác, lành mạnh và an toàn. Một số lĩnh vực điển hình bao gồm sử dụng năng lượng với mức chi phí hợp lý, giao thông thuận tiện, được hưởng nền giáo dục tốt, nhận được phản hồi nhanh chóng trong các trường hợp khẩn cấp, sử dụng nước và không khí sạch, tỉ lệ tội phạm thấp và được tiếp cận các phương tiện giải trí và văn hóa đa dạng. Cải thiện điều kiện làm việc (Workability): Việc tăng tốc độ phát triển kinh tế tạo ra nhiều công việc và cơ hội việc làm tốt hơn. Tại các thành phố thông minh, người dân có cơ hội tiếp cận với sự thuận tiện như một nền tảng vững chắc - các dịch vụ cơ sở hạ tầng cơ bản tốt giúp họ cạnh tranh được trong nền kinh tế thế giới. Các dịch vụ này bao gồm kết nối băng thông rộng; năng lượng sạch, ổn định, giá cả hợp lý; cơ hội giáo dục rộng mở; nhà ở và không gian thương mại với mức giá hợp lý; và giao thông hiệu quả. Tăng cường tính bền vững (Sustainability): Thành phố thông minh cho phép người dân tiếp cận các nguồn tài nguyên mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Các thành phố thông minh cho phép sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực và các nguồn lực kinh tế một cách hiệu quả, thúc đẩy tiết kiệm chi phí trong các giai đoạn khó khăn, và thực hiện việc chi tiêu công từ nguồn thuế một cách hợp lý. Cách giải quyết vấn đề của các thành phố thông minh không nằm ở việc đầu tư thật nhiều vào các cơ sở hạ tầng mới, mà ở chi phí tiết kiệm từ việc xây dựng các cơ sở hạ tầng với tính khả dụng cao và thời gian sử dụng lâu dài.

Các lợi ích tổng thể từ việc áp dụng phát triển theo mô hình thành phố thông minh được trình bày dưới đây:

Hình 6: Khung lợi ích tổng thể từ việc áp dụng mô hình thành phố thông minh

2 Hướng dẫn sẵn sàng Thành phố Thông minh: Hội đồng Thành phố Thông minh.

Khung lợi ích

phát triển

thông minh

1

2

3

45

6

7

8

Các lĩnh

vực kinh tế

Chính phủ

Y tế và

giáo dục

Giao thôngNăng lượng

Và tiện ích

An ninh và

an toàn

công cộng

Bất động sản

Môi trường

Nâng cao sản xuất

Doanh thu cao hơn

Sử dụng hiệu quả tài nguyên

Đồng bộ quản lý và dịch vụ

Quản lý minh bạch

Tăng cường kết nối

Cải thiện chất lượng

Giảm chi phí

Giảm thiểu tắc nghẽn

giao thông

Phương tiện giao thông

công cộng

Phản ứng nhanh với các

mối nguy hiểm và tình

huống khẩn cấp

Theo dõi và giám sát an

ninh hiệu quả hơn

Nâng giá trị tài sản

Giảm chi phí hoạt động

Bán hàng nhanh hơn

Thu nhập phụ trợ

Phát triển bền vững

Quản lý tài nguyên thiên

nhiên tốt hơn

Tăng cường giám sát

Tái tạo và giảm thiểu

chất thải

Các yếu tố và lợi ích đi kèm

Page 22: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

22

Dựa trên các yếu tố và lợi ích trên, PwC sử dụng định nghĩa sau đây cho khái niệm thành phố thông minh:

"Các thành phố thông minh ứng dụng khoa học công nghệ, tận dụng các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng hiện tại và trong tương lai nhằm mang lại chất lượng cuộc sống cao hơn cho người dân, môi trường đầu tư tích cực cho các doanh nghiệp, tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn tài nguyên và tính minh bạch của chính phủ. Các thành phố thông minh là một sự kết hợp toàn diện của cơ sở hạ tầng CNTT, cơ sở vật chất, xã hội và hạ tầng kinh doanh. Các hệ thống này hoạt động, tương tác với nhau và tạo ra các thông tin thông minh. Các nhà hoạch định chính sách, người dân và doanh nghiệp có thể dựa vào các thông tin này để đưa ra các quyết định, hành động cụ thể."

Các động lực phát triển của thành phố thông minh.

Ở phần trên, chúng tôi đã trình bày một số khái niệm và các nhân tố chính của một thành phố thông minh. Không dừng lại ở đó, các động lực chính đang thúc đẩy sự phát triển của các thành phố thông minh trên thế giới cũng cần được xem xét. Rất nhiều nhân tố thúc đẩy ở cả khía cạnh cung và cầu đang dần hội tụ khiến việc các thành phố phát triển theo mô hình thành phố thông minh đang trở thành một xu hướng rộng khắp thế giới.

Hình 7: Các nhân tố thúc đẩy mô hình thành phố thông minh.

Các động lực chính thúc đẩy tăng trưởng ở khía cạnh cung & cầu:

Các thành phố là động lực tăng trưởng: Các thành phố mang lại nhiều lợi ích - cơ hội việc làm hơn, người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc y tế và giáo dục thuận lợi cũng như được tiếp cận các dịch vụ giải trí, văn hoá và nghệ thuật dễ dàng hơn. Chính vì vậy mà hiện nay các luồng dân cư di chuyển đến các thành phố với tỷ lệ lớn chưa từng thấy. Điều này dẫn đến việc các bên liên quan như ban lãnh đạo thành phố phải cân nhắc lại các cách thức quản lý. Một xu hướng phổ biến trên toàn cầu hiện nay là các thành phố cạnh tranh với nhau trong việc thu hút đầu tư, tạo công ăn việc làm, môi trường kinh doanh và thu hút nhân tài nhằm đạt được sự tăng trưởng về kinh tế. Một yếu tố mà các doanh nghiệp và nhân tài cân nhắc khi quyết định lựa chọn một thành phố cụ thể cũng dựa trên sự thông minh của thành phố, tức là xếp hạng về công nghệ của thành phố. Nhu cầu thu hút doanh nghiệp và nhân tài là một động lực quan trọng trong xu thế phát triển các thành phố thông minh.

Phát triển xanh

thông minh

Gia tăng áp lực lên cơ sở hạ tầng

Thành phố

- động lực

tăng trưởng

Kết nối và chia sẻ

nền kinh tế

Mục tiêu

phát triển và

khát vọng xã hội

Dữ liệu lớn và phân tích

Công nghệ phát triển

nhanh chóng & xu

hướng giảm chi phí

Thay đổi các mục tiệu phát

triển, làm nổi bật cách tiếp cậntoàn diện và bền vững

Cùng chung sống, chất lượng

cuộc sống tốt hơn và bảo tồnvăn hóa là các mục tiêu phát

triển trọng điểm

Tốc độ phát triển công nghệ nhanh chóng

Ứng dụng công nghệ (cảm biến, thiết bị…) trong các dịch vụ của thành phố

Chi phí phần cứng và phần mềm giảm

Dễ dàng chia sẻ thông tin

giúp đưa ra quyết địnhnhanh hơn

Chia sẻ thông tin giúp theo

dõi và giám sát hiệu quảhơn

Sử dụng các công cụ phân

tích tinh vi giúp cung cấpthông tin và sự thấu hiểu thị

trường

Độ tuổi dân số thay đổi các

nhu cầu cuộc sống, vd. dịch

vụ y tế

Các thành phố là nguyên

nhân của hiệu ứng nhà kính

– nhu cầu cho sự phát triển

bền vững Thành phố có vai trò là trung

tâm kinh tế, thu hút nguồn nhânlực chất lượng và nguồn đầu tư

Mức độ cạnh tranh trong lĩnh

vực kinh tế ngày càng cao

Page 23: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

23

Mục tiêu phát triển và khát vọng xã hội: Ngày càng có nhiều người di chuyển đến các đô thị nhằm có được điều kiện sống và lối sống tốt hơn. Cùng với sự ra đời và thâm nhập của công nghệ, người dân có thể chủ động truy cập các thông tin và dịch vụ thông qua điện thoại di động, internet và máy tính một cách dễ dàng và nhanh chóng, ở bất kì thời điểm nào, tại bất cứ nơi đâu. Những công dân hiện đại này sẽ có những kỳ vọng tương tự đối với các dịch vụ của thành phố, yêu cầu các thuộc tính như thông minh, phản hồi nhanh và tức thời. Nhiều báo cáo điều tra cho thấy các mối ưu tiên hàng đầu của người dân trên thế giới bao gồm hệ thống giáo dục và chăm sóc sức khoẻ tốt hơn, kết nối internet và băng thông rộng với tốc độ cao khi di chuyển, và một chính phủ minh bạch và tương tác cao. Các kì vọng trên đã làm thay đổi bản chất về cách vận hành của các thành phố truyền thống. Do vậy, các bên liên quan như ban lãnh đạo thành phố buộc phải định hướng lại các mục tiêu phát triển của các thành phố, để các mục tiêu ấy phù hợp với nguyện vọng của xã hội.

Gia tăng áp lực lên cơ sở hạ tầng: Sự gia tăng dân số nhanh chóng ở các đô thị khiến các

thành phố ngày nay phải đối mặt với thách thức về khả năng cung cấp dịch vụ kịp với tốc độ đô thị hoá đang diễn ra. Các đô thị với dấu hiệu về cơ sở hạ tầng bị quá tải thể hiện rõ nét qua việc cắt giảm điện, thiếu nước, chi phí sinh hoạt và giá bất động sản quá cao. Điều này dẫn đến sự phát triển của đô thị một cách không có kiểm soát, các khu ổ chuột gia tăng, giao thông quá tải, ô nhiễm và chậm trễ. Tài nguyên đô thị và cơ sở hạ tầng đã quá tải và do vậy, các thành phố phải đối phó với các vấn đề như ô nhiễm không khí, xử lý chất thải, thiếu nước sạch và năng lượng điện, cơ sở hạ tầng xuống cấp, khan hiếm tài nguyên và tắc nghẽn giao thông. Mặc dù các bối cảnh và thách thức của các thành phố là khác nhau, tất cả đều gặp một số trở ngại chung, đó là đều thiếu hụt các cơ sở hạ tầng quan trọng, công nghệ ngày càng lạc hậu và không có khả năng đáp ứng ngay cả các nhu cầu hiện tại của người dân. Áp lực ngày càng tăng này là một trong những lý do khiến các lãnh đạo thành phố xem xét áp dụng mô hình thành phố thông minh.

Công nghệ cải tiến nhanh chóng và xu hướng giảm chi phí công nghệ: Trong vài thập kỷ

qua, công nghệ đã phát triển vô cùng nhanh chóng và các chi phí liên quan đã giảm mạnh. Các thành phố đã bắt đầu hiện đại hoá các dịch vụ cơ sở hạ tầng của mình bằng cách tích hợp công nghệ vào các mảng dịch vụ như điện/năng lượng, quản lý cấp nước, phân phối khí đốt. Các ví dụ về sử dụng công nghệ trong các dịch vụ của thành phố như: Phần mềm quản lý giao thông tích hợp (ITS), cảm biến đường bộ và chuyển hướng thông minh kiêm các ứng dụng đỗ xe trong giao thông vận tải; các mạng băng thông rộng kết nối với hàng tỷ máy tính và điện thoại di động; trang bị công nghệ truyền thông phạm vi hẹp (NFC) tại các điểm bán hàng và thanh toán điện tử. Việc ứng dụng các công nghệ phát triển và tiến bộ này giúp các thành phố thay đổi cách vận hành và phân phối dịch vụ một cách sáng tạo và thông minh. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, việc các chi phí tương thích công nghệ giảm đáng kể là một yếu tố quan trọng góp phần nhân rộng ứng dụng của các công nghệ này. Các xu hướng và yếu tố giúp giảm chi phí công nghệ bao gồm: chi phí của công nghệ di động và ứng dụng liên quan rẻ hơn; các phương tiện truyền thông xã hội đôi khi đóng vai trò là nền tảng cập nhật thông tin miễn phí; sự phát triển của điện toán đám mây, v.v.

Dữ liệu lớn và Internet vạn vật3: Dữ liệu lớn và công nghệ Internet vạn vật (“IoT”) phát triển

đóng một vai trò quan trọng về mặt khả thi của các sáng kiến thành phố thông minh. Các thành phố thông minh áp dụng công nghệ dữ liệu lớn giúp lưu trữ dữ liệu và xử lý thông tin hiệu quả, từ đó nâng cao các dịch vụ khác. Dữ liệu lớn còn giúp các nhà hoạch định chính sách lên kế hoạch mở rộng các dịch vụ và nguồn lực của thành phố. Dữ liệu lớn cung cấp cho các thành phố những hiểu biết có giá trị từ một lượng lớn dữ liệu được thu thập thông qua nhiều nguồn khác nhau. Công nghệ IoT cho phép tích hợp giữa mạng lưới cảm biến, nhận diện tần số vô tuyến và Bluetooth trong môi trường thực thông qua các mạng kết nối dịch vụ cao. Một số nghiên cứu cho rằng xu hướng "Thành phố thông minh" thực ra là một phần của xu hướng lớn hơn về IoT / IoE (Internet of Everything).

Trên đây là một số động lực thúc đẩy chính ở cả khía cạnh cung và cầu, tạo đà phát triển và giúp các bên liên quan có cơ sở áp dụng mô hình thành phố thông minh.

3 Vai trò của dữ liệu lớn đối với thành phố thông minh: Tạp chí quốc tế về quản trị thông tin (Tháng 10/2016)

Page 24: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

24

Việt Nam và ưu tiên phát triển đô thị thông minh.

Việt Nam có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất Đông Nam Á – 3,4% mỗi năm. Dân số ở khu vực thành thị chiếm 35,7% dân số cả nước. Ước tính dân số thành thị sẽ đạt 40% tổng dân số cả nước vào năm 2020. Nhận thức được những thách thức từ tốc độ đô thị hoá nhanh chóng và tầm quan trọng của các đô thị trong hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam đang theo đuổi mô hình đô thị phát triển bền vững, trong đó tập trung phát triển các đô thị thông minh. Việt Nam đã xác định việc phát triển các đô thị thông minh là sự lựa chọn tốt nhất, phù hợp với xu thế toàn cầu. Xây dựng các đô thị thông minh là định hướng và ưu tiên trong chiến lược phát triển của Chính phủ Việt Nam. Các chính sách và quy định ưu tiên phát triển đô thị thông minh của Việt Nam: Đảng và Nhà nước đang đẩy mạnh việc phát triển các đô thị thông minh ở Việt Nam. Cụ thể, Nghị quyết 05/NQ-TW ngày 01 tháng 11 năm 2016 thông qua phiên họp Quốc hội lần thứ 12 về các chính sách chủ yếu và hướng dẫn tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, năng suất và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, đã ưu tiên việc phát triển các đô thị thông minh. Quyết định 1819/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020 cũng đặt ra mục tiêu xây dựng ít nhất ba thành phố thông minh ở Việt Nam. Tài liệu số 10384/VPCP-KGVX ngày 01 tháng 12 năm 2016 của Văn phòng Chính phủ đưa ra ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về sự thống nhất từ trung ương đến cơ sở và sự phù hợp với xu hướng hiện tại và điều kiện phát triển bền vững của Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan công bố tiêu chuẩn đánh giá thành phố thông minh và hướng dẫn chính quyền địa phương thực hiện để đảm bảo đầu tư hiệu quả. Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 2 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ được giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông, trong đó có trách nhiệm hướng dẫn sử dụng công nghệ thông tin để phát triển và cung cấp dịch vụ thành phố thông minh; Bộ Thông tin và Truyền thông ngày 11 tháng 01 năm 2018 ban hành Nghị định số 58 BTTTT-KHCN về "Hướng dẫn nguyên tắc định hướng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để phát triển thành phố thông minh ở Việt Nam". Các phương pháp tiếp cận để thực hiện tầm nhìn Thành phố thông minh tại Việt Nam cũng được thể hiện qua các sáng kiến của Chính phủ Việt Nam trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng then chốt như Giao thông vận tải, Chính phủ điện tử và lưới điện thông minh. Chính phủ Việt Nam đã đưa ra Tiêu chuẩn Quốc gia về Hệ thống Giao thông thông minh (ITS) và triển khai các sáng kiến và tiến bộ về chính phủ điện tử trên cả nước.

Các thành phố ưu tiên phát triển thành phố thông minh:

Khoảng ba mươi tỉnh, thành phố ở Việt Nam đã tổ chức hội thảo, biên bản ghi nhớ hợp tác với các công ty viễn thông trong và ngoài nước để phát triển các dự án thí điểm thành phố thông minh như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thái Nguyên, Đà Nẵng, Huế, Đà Lạt, Bình Dương, Cần Thơ, v.v. Các sáng kiến chọn lọc tại các thành phố được trình bày tóm tắt dưới đây.

Thành phố Hồ Chí Minh: Thành phố Hồ Chí Minh đã phát triển kế hoạch thành phố thông minh với cách tiếp cận ba giai đoạn. Tháng 11 năm 2017, UBND thành phố đã công bố kế hoạch thành phố thông minh giai đoạn 1 (2017-2020). Trong giai đoạn đầu của giai đoạn 1, Thành phố sẽ tập trung vào cơ sở hạ tầng điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn, xây dựng kho dữ liệu chia sẻ, xây dựng các trung tâm dữ liệu và phát triển một hệ sinh thái dữ liệu mở cho thành phố. Trong giai đoạn tiếp theo, các giải pháp thông minh được đưa ra trong Giai đoạn 1 sẽ được mở rộng hơn nữa và việc triển khai được đồng bộ hóa ở quy mô rộng hơn. Giai đoạn 3 (sau 2025) thuộc về tầm nhìn dài hạn. Các nền tảng công nghệ sẽ tiếp tục được củng cố để nâng cao năng lực xử lý, lưu trữ, mức độ an toàn, an ninh và các giải pháp thông minh nâng cấp theo hướng thông minh hơn và mở rộng sang các lĩnh vực khác.

Thành phố Hà Nội: Tháng 6 năm 2017, UBND thành phố Hà Nội, Tập đoàn BRG và Tập đoàn Sumitomo của Nhật đã ký thỏa thuận hợp tác phát triển dự án thành phố thông minh tại Hà Nội. Dự án bao gồm xây dựng một thành phố thông minh với hệ thống giao thông hiện đại sử dụng các công nghệ

Page 25: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

25

mới nhất. Với tổng mức đầu tư khoảng 4,1 tỷ đô-la Mỹ, dự án thành phố thông minh sẽ bao phủ 272 héc-ta. Quá trình xây dựng Hà Nội thành một thành phố thông minh bao gồm ba giai đoạn. Giai đoạn một (2016-2020) tạo nền móng cơ sở hạ tầng và xây dựng các ứng dụng thông minh về giao thông, du lịch, quản lý môi trường và an ninh. Giai đoạn hai (2020-2025), người dân sẽ là nhân tố chủ chốt để đưa các giải pháp thành phố thông minh vào hoạt động, từ đó hình thành nền kinh tế số. Trong giai đoạn ba (2025-2030), Hà Nội sẽ trở thành một thành phố vận hành thông minh.

Thành phố Đà Nẵng: Đà Nẵng cũng là một thành phố đã bắt tay vào việc phát triển các dự án thành phố thông minh và bắt đầu hành trình thành phố thông minh từ năm 2008. IBM tài trợ cho thành phố Đà Nẵng 400.000 USD trong năm 2011 để xây dựng kiến trúc và cơ sở hạ tầng CNTT trong ba lĩnh vực chính là an toàn giao thông, an toàn thực phẩm, và quản lý tài nguyên nước. Thành phố Đà Nẵng hợp tác với Cơ quan Xã hội Thông tin Quốc gia Hàn Quốc để phát triển nền tảng Chính phủ điện tử giúp giảm bớt thời gian đi lại để thực hiện các thủ tục hành chính và cải thiện hiệu quả dịch vụ công. Một dự án khác, FPT Thành phố Đà Nẵng, được thành lập vào năm 2011 nhằm xây dựng một thành phố thông minh với mô hình kết nối và bền vững. Mô hình hứa hẹn chất lượng cuộc sống cao, giá cả phải chăng, và cơ hội đầu tư đặc biệt trong lĩnh vực CNTT. Thành phố Kiên Giang, Cần Thơ: Các tỉnh, thành phố như Kiên Giang và Cần Thơ cũng bắt đầu có các sáng kiến thành phố thông minh. UBND tỉnh Kiên Giang đã phê duyệt dự án xây dựng huyện đảo Phú Quốc thông minh giai đoạn 2016-2020. Dự án do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đầu tư với trị giá 2,9 triệu USD nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ công và hiệu quả quản lý đô thị. Cần Thơ đã chuẩn bị kế hoạch lắp đặt một hệ thống quản lý và giám sát giao thông, nơi mà tất cả các phương tiện trên đường sẽ được kiểm soát thông qua camera. Các vi phạm giao thông sẽ được gửi tự động đến trung tâm quản lý tổng hợp. Hệ thống giao thông thông minh nhằm giảm số lượng cảnh sát giao thông trên đường, những người phải trực tiếp xử lý các tình huống nguy hiểm. Các dự án khác ở Cần Thơ bao gồm việc xây dựng các nguồn năng lượng xanh (năng lượng mặt trời và gió) cho một cụm khu phức hợp bao gồm khu công nghiệp, khu nghỉ mát, giải trí, và khu dân cư. Các dự án này tại Cần Thơ dự kiến hoàn thành vào năm 2019 với tổng kinh phí là 2,2 triệu đô-la Mỹ, do Chính phủ Hàn Quốc và các doanh nghiệp tài trợ. Tiểu mục tiếp theo cũng đề cập đến kế hoạch phát triển thành phố của Nha Trang theo mô hình thành phố thông minh.

Chương trình phát triển theo mô hình thành phố thông minh của Thành phố Nha Trang.

UBND tỉnh Khánh Hoà đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng dự án thí điểm mô hình thành phố thông minh. Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà là người đứng đầu Ban chỉ đạo, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Khánh Hòa là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo. Nhằm xây dựng Nha Trang trở thành một thành phố văn minh, hiện đại và bền vững, UBND tỉnh Khánh Hòa đã quyết định chọn Nha Trang để thí điểm mô hình thành phố thông minh.

Năm 2017, Khánh Hòa ký thỏa thuận hợp tác với Microsoft Việt Nam về dự án thí điểm xây dựng Nha Trang theo mô hình thành phố thông minh. Theo đó, ưu tiên từ nay đến năm 2020, các ngành chính như du lịch, quy hoạch đô thị, giáo dục, an toàn đô thị và chính phủ điện tử sẽ được tập trung phát triển. Dự án thí điểm dự kiến sẽ phát triển thành 2 giai đoạn. Microsoft sẽ hỗ trợ Khánh Hòa tiến hành khảo sát, lập kế hoạch; cung cấp tư vấn về các giải pháp công nghệ và lựa chọn đối tác để phát triển dự án.

Sự hợp tác giữa hai bên sẽ được thực hiện từ nay đến năm 2020 theo sáu lĩnh vực: phát triển cơ sở hạ tầng; Ứng dụng CNTT trong chính phủ điện tử tỉnh; Ứng dụng CNTT trong du lịch và quy hoạch; Ứng dụng CNTT trong giáo dục, y tế, giao thông vận tải, nông nghiệp, thương mại điện tử và công nghiệp; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực CNTT; và giải pháp cho an toàn mạng lưới an ninh thông tin và các vấn đề sở hữu trí tuệ.

Page 26: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

26

Hình 8: Nha Trang hướng tới xây dựng thành phố thông minh – Báo Khánh Hòa

Page 27: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

27

3. Chương 3: Sơ lược về tỉnh Khánh Hòa và Thành phố Nha Trang

Tầm quan trọng chiến lược của tỉnh Khánh Hòa đối với Việt Nam.

Khánh Hoà là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam. Tỉnh có nhiều yếu tố thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là kinh tế, dịch vụ hàng hải và du lịch. Khánh Hoà cũng bao gồm huyện đảo Trường Sa có vị trí quan trọng trong quốc phòng, an ninh và chủ quyền hải đảo. Năm 2016, GDP của Khánh Hòa đạt trên 57.000 tỷ đồng, đóng góp 1,27% GDP Việt Nam. Đây là một trong 10 tỉnh đóng góp nhiều nhất cho ngân sách quốc gia của Việt Nam với 18.073 tỷ đồng vào năm 2016, chiếm gần 2% ngân sách nhà nước. Theo xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Khánh Hòa cũng là điểm đến đầu tư hấp dẫn do môi trường kinh doanh thuận lợi, PCI của Khánh Hòa thường xuyên được xếp trong nhóm 25 tỉnh, thành phố hàng đầu.

Hình 9: Mật độ dân số ở Khánh Hòa.

Khánh Hòa có dân số 1,27 triệu người vào năm 2017, và có tổng diện tích đất là 5.200 km2. Với bờ biển dài 385 km và các nguồn tài nguyên du lịch biển phong phú, Khánh Hoà được cho là có tiềm năng và cơ hội phát triển du lịch lợi thế hơn nhiều tỉnh thành khác. Khánh Hòa bao gồm 9 đơn vị hành chính, trong đó Nha Trang và Cam Ranh là hai thành phố trực thuộc tỉnh. Sự phát triển đáng chú ý ở khu vực công nghiệp và dịch vụ được xem là trọng tâm phát triển của Khánh Hòa. Dựa trên chỉ số tăng trưởng GDP trung bình với tỷ lệ 11%/năm trong giai đoạn 2011-2015, Khánh Hòa có mức tăng trưởng cao hơn các thành phố lớn khác như Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. GDP bình quân đầu người năm 2016 là khoảng 2.100 đô-la Mỹ, tăng trưởng với tỷ lệ 11% hàng năm kể từ năm 2011. Trong giai đoạn 2016-2020, GDP của tỉnh dự kiến tăng khoảng 7,5-8%/năm và đến 2020 GDP bình quân đầu

Vạn Ninh

Ninh Hòa

Khánh

Vĩnh

Khánh

Sơn

Diên

KhánhNha

Trang

Cam

Lâm

Cam

Ranh

• Dân số: 417,474

• 1642 người/km2

• Dân số: 125,900

• 385 people/km2

Dân số > 400,000

Mật độ > 1,500 người/km2

Dân số > 100,000

Mật độ > 200 người/km2

Dân số < 50,000

Mật độ < 100 người/km2

Page 28: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

28

người sẽ đạt 3.200 đô-la Mỹ. Kết quả tăng trưởng kinh tế đã có tác động tích cực đến tất cả các tầng lớp xã hội và được phản ánh qua việc tỷ lệ hộ nghèo sụt giảm đáng kể, hiện ở mức dưới 2,5%. Với nền kinh tế ngày càng phát triển, Khánh Hòa xác định tầm nhìn là một trung tâm du lịch và công nghiệp quan trọng của cả nước. Tỉnh sẽ tiếp tục tập trung vào các dự án tạo động lực cho sự phát triển, ví dụ như xây dựng các khu kinh tế công nghiệp ở đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong, cảng biển, du lịch, dịch vụ và dạy nghề. Đến năm 2020, tỉnh đặt mục tiêu tỷ lệ đô thị hoá là 60%, nâng cấp Cam Ranh thành đô thị loại II vào năm 2025. Tổng nhu cầu vốn cho phát triển đô thị giai đoạn 2016-2020 khoảng 63.538 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh đóng góp khoảng 32.732 tỷ đồng.

Thành phố Nha Trang với điểm nhấn về du lịch và đô thị.

Là trung tâm kinh tế của tỉnh Khánh Hòa, Nha Trang đã có những đóng góp đáng kể, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội ở Khánh Hòa. Mặc dù chỉ chiếm 4,84% diện tích, Nha Trang chiếm 1/3 tổng dân số của tỉnh với hơn 400.000 người và đóng góp hơn 2/3 vào GDP của Khánh Hòa. Nha Trang cũng đóng góp 82,5% doanh thu dịch vụ du lịch và 42,9% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Nha Trang là một trong những thành phố có tốc độ đô thị hoá cao nhất cả nước, với 90% dân số sống ở khu vực đô thị. Đến năm 2020, Nha Trang sẽ nằm trong top 15 thành phố đông dân nhất của cả nước với 444.170 người. Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thành phố, các khu đô thị mới đang được lên kế hoạch và mở rộng.

Hình 10: Sơ lược hồ sơ Thành phố Nha Trang.

Là thành phố thủ phủ của Khánh Hòa, Nha Trang phấn đấu trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh; trung tâm khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo và dịch vụ của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Để đạt được điều này, Nha Trang đã đăng cai tổ chức một loạt các lễ hội và sự kiện văn hoá trong nước và quốc tế.

Dân số:

trên 400,000Tương đương:

1/3 dân số Khánh Hòa

Dân số thành thị:

90%

87 Khách Sạn 3-5 saovới 15,000 phòng

Doanh thu Du lịch:

17,300 tỉ VND

Tổng số du khách:

trên 5.5 triệu lượt

Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo:

25.4%GDP bình quân đầu người

(2015):

3,600 USD

Điện thoại di động:

90% dân số trẻ có điện thoại

di động

Công suất cấp nước:

110 liter/người/ngày

Công suất cấp điện:

1,000 kWh/người/năm

Tỉ lệ đường chính:

8 km/km2

Tỉ lệ đấu nối nước thải:

9.2% cho hộ gia đình

Số bác sĩ trên 10,000 dân:

6.84

Độ phủ của xe buýt thành phố:

0.4 km/km2

Tỉ lệ biết chữ:

98%

Thông số chính về cơ sở hạ tầng:Tổng quan về Nha Trang:

Page 29: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

29

Thành phố Nha Trang tập trung chủ yếu vào việc cải tạo và phát triển cơ sở hạ tầng vật chất. Dựa trên quy hoạch tổng thể, 96% diện tích thành phố Nha Trang đã được quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2.000), đáp ứng yêu cầu quản lý đầu tư phát triển đô thị. Quy hoạch chi tiết 1/500 của một số đô thị đã được phác thảo tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng, đầu tư và tăng trưởng đô thị theo chiến lược phát triển của thành phố.

Cơ cấu tổ chức và quản trị của Nha Trang (cơ cấu hành chính).

Về cơ cấu các đơn vị hành chính, Khánh Hoà bao gồm hai thành phố trực thuộc tỉnh (Nha Trang và Cam Ranh), một thị xã (Ninh Hòa) và sáu huyện ((Vạn Ninh, Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Cam Lâm và huyện Trường Sa). Các huyện, thị xã, thành phố được chia thành 35 phường, 6 thị trấn và 99 xã. Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh có nhiệm kỳ 5 năm được bầu trực tiếp, có quyền quyết định kế hoạch dài hạn về phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục của tỉnh. Đứng đầu HĐND gồm một Chủ tịch, một Phó Chủ tịch và một Ủy viên thường trực. Hội đồng nhân dân chịu sự giám sát và hướng dẫn hoạt độngcủa Uỷ ban Thường vụ Quốc , chịu sự hướng dẫn, kiểm tra của Chính phủ trong việc thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Hội đồng Nhân dân bầu ra Uỷ ban nhân dân (UBND), chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý mọi hoạt động chính trị, an ninh, kinh tế, văn hoá tại Khánh Hòa. UBND gồm một Chủ tịch và các Phó Chủ tịch. Các phòng ban của UBND sẽ quản lý các lĩnh vực cụ thể như y tế, giáo dục, đầu tư, tư pháp và tài chính. Tương tự, cấp thành phố, thị xã, huyện cũng có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân chịu sự chỉ đạo chung của cấp tỉnh. Ngoài ra, Uỷ ban nhân dân còn quản lý Đài Phát thanh - Truyền hình Khánh Hòa và một số Tổng công ty trên địa bàn tỉnh. Ngoài Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ỉnh Khánh Hòa (Tỉnh ủy Khánh Hòa) còn bầu ra Bí thư Tỉnh ủy.

Hình 11: Sơ đồ quản lý hành chính Tỉnh Khánh Hòa

Sở Công Thương

Sở Giáo Dục & Đào Tạo

Sở Giao thông Vận tải

Sở Ngoại vụ

Sở Nội vụ

Sở Tài chính

Sở Kế hoạch & Đầu tư

Sở Khoa học & Công nghệ

Sở Lao động - Thương binh

và Xã hội

Sở Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Thông tin và Truyền

thông

Quỹ Đầu tư phát triển Khánh

Hòa

VP Ban Chỉ đạo phòng chống

tham nhũng tỉnh

Ban Đổi mới và Phát triển

Doanh nghiệp

Ban Quản lý khu Kinh tế Vân

Phong

Ban QLDA KDL Bắc bán đảo

Cam Ranh

Ban QLDA các công trình

trọng điểm

Ban QLDA các công trình

giao thông và thủy lợi

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

Bộ đội Biên phòng tỉnh

Chi nhánh Ngân hàng Nhà

nước

Công an tỉnh

Cục Hải quan

Cục Thống kê

Hội Đồng Nhân Dân Tỉnh

Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh

Cơ quan chuyên môn Các ban, ngành

Ban Dân tộc

Sở Y tế

Sở Xây dựng

Sở Văn hóa và Thể thao

Sở Tư pháp

Thanh tra tỉnh

Ban QLDA các công trình xây

dựng tỉnh

Ban QLDA cải thiện Vệ sinh

Môi trường

Ban quản lý KBT Biển Nha

Trang

Cục Thuế

Đài Phát thanh - Truyền hình

tỉnh

Liên minh các HTXVăn phòng UBND tỉnh

Page 30: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

30

Hình 12: Sơ đồ quản lý hành chính Thành phố Nha Trang

Phòng Nội vụ

Phòng Tài chính - Kế hoạch

Phòng Lao động - Thương

binh và Xã hội

Phòng Giáo dục và Đào tạo

Thanh tra thành phố

Phòng Kinh tế

Phòng Tư pháp

Phòng Tài nguyên và Môi

trường

Phòng Văn hóa và Thông tin

Phòng Y tế

Văn phòng HĐND và UBND

thành phố

Phòng Quản lý đô thị

Ban Quản lý Vịnh Nha Trang

Trung tâm Phát triển quỹ đất

thành phố

Ban Quản lý chợ Xóm Mới

Đội Thanh niên xung kích

Đài Truyền thanh thành phố

Hội Chữ thập đỏ thành phố

Ban Quản Lý chợ Vĩnh Hải

Ban QLDA các CTXD Nha

Trang

Ban Quản lý chợ Đầm

Trung tâm Văn hóa - Thể

thao

Đội Công tác chuyên trách

giải tỏa

Ban Quản lý dịch vụ công ích

Hội Đông y

Hội Đồng Nhân Dân Thành Phố

Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố

Cơ quan chuyên môn Các đơn vị sự nghiệp

Page 31: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

31

4. Chương 4: Những ưu tiên về tầm nhìn thành phố thông minh đối với Thành phố Nha Trang

Chương này củng cố các ưu tiên về tầm nhìn hiện tại cho sự phát triển của Nha Trang theo mô hình thành phố thông minh. Nhóm nghiên cứu đã xem xét và tổng hợp các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, chương trình phát triển đô thị, kế hoạch phát triển du lịch và các văn bản về tầm nhìn và các ưu tiên. Chúng tôi cũng tổng hợp trong chương này những ưu tiên được các sở, ban ngành nhấn mạnh trong các cuộc trao đổi với nhóm nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề án. Nghiên cứu này không nhằm mục đích cố định một tầm nhìn cụ thể nào cho thành phố vì các ưu tiên về tầm nhìn của thành phố nên được xác định trên tinh thần tập thể, bao gồm việc lấy ý kiến của người dân. Mục đích của báo cáo là củng cố và đưa ra các tầm nhìn và ưu tiên khác nhau được nêu trong các tài liệu chính thức và ghi nhận lại những cân nhắc hiện tại của các sở, ban ngành. Trên cơ sở đó, các nguyên tắc và chủ đề ưu tiên nổi bật hiện nay có thể hỗ trợ các thành phố thảo luận tầm nhìn sau này tốt hơn.

Những ưu tiên về tầm nhìn phát sinh từ các kế hoạch phát triển vùng và thành phố.

Theo nghị quyết 08/2016/NQ-HĐND về chương trình phát triển Đô thị của tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030:

“ Mục tiêu của chương trình là tập trung vào đầu tư phát triển đô thị ở tỉnh Khánh Hòa để trở thành một đô thị trung tâm vào năm 2025, trong đó Nha Trang là hạt nhân của sự phát triển. Xây dựng Khánh Hòa thành trung tâm đô thị văn minh, hiện đại, môi trường sống tốt, trung tâm du lịch quốc tế, tỷ lệ lấp đầy cao ở các khu đô thị mới, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại trong quản lý đô thị."

Các chủ đề trọng tâm nổi bật: Đô thị hóa hiện đại; Phát triển ngành du lịch; Quản lý đô thị gắn với công nghệ.

Theo Nghị quyết 34/NQ-HĐND tỉnh Khánh Hoà về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020, trong đó: Phát triển các dự án đầu tư lớn để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh, trong đó Trung tâm Thương mại, Dịch vụ, Tài chính và Du lịch là một trong những dự án trọng điểm. Tăng cường các thế mạnh du lịch, bao gồm du lịch biển, khu du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá lịch sử, du lịch sông nước và các loại hình du lịch khác. Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng du lịch để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch trong thời gian tới.

Các chủ đề trọng tâm nổi bật: Phát triển kinh tế và phát triển du lịch:

Nghị quyết 01/NQ-HĐND về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội thành phố Nha Trang giai đoạn 2016-2020 với mục tiêu:

Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, tập trung vào ngành dịch vụ - du lịch cao

Phát triển Nha Trang thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh

Phát triển Nha Trang thành trung tâm khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo và dịch vụ của vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Phát triển Nha Trang thành trung tâm du lịch và nghỉ dưỡng quốc gia và quốc tế, là nơi tổ chức các lễ hội, sự kiện văn hoá trong nước và quốc tế

Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân

Các chủ đề trọng tâm nổi bật: Phát triển kinh tế; phát triển ngành du lịch; khoa học & công nghệ định hướng cho sự phát triển; Cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân.

Tỉnh cũng có sự hỗ trợ mạnh mẽ để tăng cường ứng dụng ICT trong Chính phủ điện tử: Cải cách hành chính cần đảm bảo rằng hầu hết các giao dịch hành chính công được thực hiện trong môi trường điện tử và các dịch vụ hành chính công được cung cấp trực tuyến qua internet tối thiểu ở cấp độ 4 .

Các chủ đề trọng tâm mới nổi bật: Minh bạch và Quản trị Thông minh bao gồm cải thiện dịch vụ cho người dân.

Page 32: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

32

Các bên liên quan xác định các ưu tiên cho Thành phố Nha Trang.

Đầu năm 2017, Khánh Hòa ký thỏa thuận hợp tác với Microsoft Việt Nam về việc xây dựng một dự án thí điểm xây dựng thành phố Nha Trang thông minh. Theo đó, ưu tiên từ nay đến năm 2020, các ngành chính như du lịch, quy hoạch thành phố và chính phủ điện tử được chú trọng phát triển.

UBND tỉnh Khánh Hòa đã xác định một số lĩnh vực chính để phát triển và xây dựng Nha Trang theo mô hình thành phố thông minh. Các lĩnh vực ưu tiên hàng đầu như du lịch, quy hoạch đô thị, chính phủ điện tử, an toàn đô thị và giáo dục thông minh. Việc xây dựng thành phố thông minh sẽ thúc đẩy ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở mọi khía cạnh với trọng tâm là chính phủ điện tử. Tất cả đều hướng tới mục tiêu phát triển Nha Trang thành một thành phố văn minh, hiện đại và bền vững.

Trong phạm vi của đề xuất khái niệm này, chúng tôi đã có cơ hội gặp gỡ với các phòng ban của thành phố và các sở, ban ngành của tỉnh, từ đó tiếp cận và tổng hợp các ưu tiên nổi bật bao gồm:

- Sở Khoa học và công nghệ (KH&CN) Khánh Hoà: tăng cường ứng dụng ICT để nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ thành phố

- Sở Du lịch Khánh Hòa: mong muốn phát triển Du lịch Thông minh - UBND thành phố Nha Trang: khách du lịch là một trong những trọng tâm, tuy nhiên, phát triển

cơ sở hạ tầng du lịch cũng cần phải mang lại lợi ích song song trực tiếp cho người dân ở Nha Trang.

- Ban Quản lý Dịch vụ công ích thành phố Nha Trang: Bản đồ mạng lưới và tài sản thông qua GIS giúp Ban quản lý lập kế hoạch, giám sát và kiểm soát mạng lưới tài sản của thành phố tốt hơn, từ đó cung cấp các dịch vụ công ích cho người dân hiệu quả hơn.

Chị Thu - Phó Giám đốc STTTT tỉnh Khánh Hòa chia sẻ với báo Khánh Hòa: "Việc xây dựng thành phố thông minh sẽ thúc đẩy ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trên mọi phương diện trong một tổng thể thống nhất, lấy “chính quyền điện tử” là trung tâm. Tất cả sẽ cùng hướng đến mục đích xây dựng một Thành phố Nha Trang văn minh, hiện đại và phát triển bền vững."

Nhìn chung, các sở, ban ngành và cơ quan thành phố đã xác định các chủ đề ưu tiên tập trung bao gồm Du lịch thông minh, Chính phủ quản lý thông minh thông qua các sáng kiến Chính phủ điện tử; Đô thị hóa; An ninh công cộng

Các chủ đề “Thông minh” nổi bật cho Thành phố Nha Trang.

Việc kết hợp các ưu tiên về tầm nhìn trong các văn bản được công bố và các ưu tiên phát triển thông minh do các bên liên quan xác định làm nổi lên các chủ đề ưu tiên phát triển nổi bật cho Nha Trang. Các chủ đề này bao gồm khát vọng tăng trưởng kinh tế bền vững và cuộc sống thịnh vượng cho người dân thông qua việc Chính quyền Thành phố ứng dụng quản lý thông minh, tận dụng các điểm mạnh về Du lịch thông minh và cải thiện cuộc sống cho người dân và du khách. Việc phân loại các mục tiêu đó có thể được chia thành ba nhóm chủ đề sau:

1) Chính phủ quản lý thông minh nhằm cung cấp dịch vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp

2) Du lịch thông minh nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cung cấp trải nghiệm du lịch đẳng cấp thế giới cho du khách

3) Nâng cao chất lượng cuộc sống ở Nha Trang: tính lưu động thông minh, giáo dục thông minh, môi trường xanh và bền vững v.v.

Page 33: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

33

Hình 13: Các chủ đề nổi bật cho mô hình Thành phố thông minh Nha Trang

Như đã được nhấn mạnh trước đó trong báo cáo này, mục đích của báo cáo không phải là xác định tầm nhìn và các ưu tiên của Nha Trang, nhưng để củng cố các ưu tiên đang nổi lên để thảo luận thêm giữa các bên liên quan ở thành phố. Phương pháp tiếp cận chiến lược và lộ trình để thiết lập tầm nhìn được mô tả chi tiết hơn trong chương 6 của báo cáo này.

CÁC CHỦ ĐỀ NỔI BẬT CHO MÔ

HÌNH THÀNH PHỐ THÔNG MINH

NHA TRANG

Xây dựng thành phố thông minh sẽ

thúc đẩy ứng dụng và phát triển

công nghệ thông tin ở mọi khía

cạnh với tiêu chí trọng tâm là chính

phủ điện tử. Tất cả đều nhằm mục

đích xây dựng Nha Trang để trở

thành một thành phố văn minh,

hiện đại và bền vững.

01

02

03

Nâng cao chất

lượng cuộc sống

Các dịch vụ công dân

đô thị tốt hơn và trải

nghiệm của người dân

được nâng cao thông

qua việc tích hợp các

giải pháp công nghệ /

ICT

Du lịch thông minh

Để tạo trải nghiệm khác biệt cho

khách du lịch, cung cấp một sự hiểu

biết đầy đủ và toàn diện hơn về

chuyến đi của du khách, cũng như

khai thác tốt hơn các khách hàng

tiềm năng.

Chính phủ quản lý thông

minh

Tiến tới thế hệ tiếp theo của Chính

phủ điện tử, chuyển từ hệ thống

đơn lẻ của từng phòng ban sang

một hệ thống tổng hợp một cửa,

cung cấp dịch vụ từ đầu đến cuối

cho người dân

Page 34: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

34

5. Chương 5: Đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi theo mô hình thành phố thông minh cho Nha Trang

Mục đích của chương này là trình bày khung hướng dẫn theo lộ trình chuyển đổi thành phố thông minh. Chương này trình bày phương pháp đánh giá đã được nhóm nghiên cứu sử dụng để đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi hiện tại của Thành phố Nha Trang tham chiếu theo mô hình chuyển đổi thành thành phố thông minh. Chương này cũng trình bày các kết quả chính và kết luận của việc đánh giá mức độ sẵn sàng của thành phố Nha Trang.

Tổng quan về phương pháp đánh giá.

Mục tiêu của việc đánh giá

Mục tiêu chính của việc đánh giá là nghiên cứu và xác định mức độ sẵn sàng chuyển đổi của Thành phố Nha Trang để đạt được sự phát triển trong tương lai dựa trên mô hình thành phố thông minh. Việc đánh giá được tiến hành để thực hiện rà soát sơ bộ tình hình xã hội, kinh tế, cơ sở hạ tầng, công nghệ và đô thị ở Thành phố Nha Trang. Việc đánh giá được bắt đầu từ xác định lộ trình chuyển đổi cho một thành phố thông minh và kết quả đánh giá cung cấp cho các bên liên quan và các nhà hoạch định chính sách một quan điểm về mức độ sẵn sàng hiện tại của Nha Trang cho việc chuyển đổi theo mô hình thành phố thông minh. Công việc đánh giá được xây dựng để trình bày mức độ sẵn sàng chuyển đổi của Nha Trang qua các thông số quan trọng và chủ chốt đối với cả A) Thành phố Nha Trang (với đặc điểm cơ bản của thành phố) và B) Đối với một thành phố thông minh đầy tham vọng. Kết quả chính của việc đánh giá là trình bày các sản phẩm đầu ra dưới đây:

1) Cho phép các bên liên quan xác định mức độ sẵn sàng chuyển đổi của Nha Trang qua các giai

đoạn chính của lộ trình chuyển đổi theo mô hình thành phố thông minh.

a. Giai đoạn phản ứng: Thành phố có mức sống, việc làm thấp và kém bền vững, có các

dịch vụ cơ sở hạ tầng tối thiểu; không phù hợp với cung và cầu cho các dịch vụ đô thị; hoạt

động kinh doanh thấp; cơ hội việc làm hạn chế, các cơ sở giáo dục và chăm sóc sức khoẻ

dưới chuẩn; v.v.

b. Giai đoạn phát triển cơ bản: Một thành phố với dịch vụ cơ sở hạ tầng được cải thiện nhưng phát triển công nghệ thấp. Thành phố có ít mối liên hệ với các thành phần và đang tiến hành các sáng kiến để cải thiện việc phân phối cơ sở hạ tầng thông qua việc tích hợp công nghệ. Ở cấp độ tổng thể, thành phố được coi là có thể sử dụng được và có thể sống được.

c. Giai đoạn phát triển tiên tiến: Thành phố có các thành phần thông minh hữu hình. Cơ sở

hạ tầng của thành phố đang hướng tới tăng trưởng kinh tế và sản suất. Thành phố có hệ

thống giao thông công cộng kết nối kết hợp với hệ thống giáo dục tiên tiến, nghiên cứu và

chăm sóc sức khoẻ. Sử dụng công nghệ để cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng cao. Thành

phố có mức sống trung bình, việc làm và tính bền vững cao.

d. Giai đoạn chủ động (thành phố thông minh): Thành phố có các hệ thống cơ sở hạ tầng tiên tiến với tổng số kết nối mạng, như là internet vạn vật (IoT) với chính phủ và người dân có nhận thức đầy đủ và thông tin về các dịch vụ khác nhau. Người dân/Xã hội được hưởng dịch vụ thông minh tự động mọi lúc mọi nơi. Thành phố tập trung vào cuộc sống thân thiện với hệ sinh thái, chăm sóc người cao tuổi, môi trường an toàn với mức sống, việc làm và tính bền vững cao.

2) Sản phẩm đầu ra thứ hai của nghiên cứu này là kết quả đánh giá tổng thể về sử dụng công nghệ

hiện tại mà Thành phố áp dụng trong việc cung cấp các dịch vụ. Đây là một kết quả quan trọng cho

các bên liên quan và các nhà hoạch định chính sách tại Nha Trang khi chỉ ra nơi mà Thành phố

được kết hợp sử dụng công nghệ với các dịch vụ và đâu là thành phần thông minh hiễn hữu cho

Thành phố Nha Trang ngày nay. Kết quả này cũng thể hiện mối liên hệ giữa mức độ sử dụng công

nghệ và cung cấp dịch vụ cho các loại hình dịch vụ.

Page 35: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

35

3) Sản phẩm đầu ra thứ ba từ việc đánh giá này là giới thiệu một thành phố với khuôn khổ và công cụ lập kế hoạch để thành phố phân loại ưu tiên các giải pháp cho một số lĩnh vực, tuỳ thuộc vào trọng tâm phát triển thị trường chung, đồng thời phân loại ưu tiên các lĩnh vực dựa trên mức độ cung cấp dịch vụ hiện tại và ứng dụng công nghệ. Nó sẽ giúp các cơ quan chức năng của thành phố nâng cao và ưu tiên tập trung vào những lĩnh vực quan trọng và sẽ tác động nhiều nhất đến các mục tiêu lớn hơn.

Cách thức tiếp cận và phương pháp đánh giá

Nhóm nghiên cứu tiếp cận đánh giá Nha Trang dựa trên ba véc-tơ / công cụ, mỗi véc-tơ được mô tả chi tiết dưới đây:

• Véc-tơ 1 - Hiện trạng cung cấp dịch vụ: Xác định mức độ hiện tại về hiệu quả cung cấp dịch vụ của thành phố đối với từng lĩnh vực được xem xét đánh giá

• Véc-tơ 2 – Mức độ ứng dụng công nghệ: Xác định việc sử dụng và các giải pháp công nghệ cho hoạt động của thành phố và cung cấp các dịch vụ thành phố khác nhau

• Véc-tơ 3 – Ưu tiên ứng dụng công nghệ: Căn cứ vào trọng tâm ưu tiên phát triển của thành phố và kết hợp các kết quả của véc-tơ 1 và 2, véc-tơ 3 giúp thành phố ưu tiên các ứng dụng công nghệ trong hành trình hướng tới sự phát triển theo mô hình Thành phố thông minh

Thang điểm cho từng véc-tơ: Cả ba véc-tơ trên đều được đánh giá theo thang đo từ một đến bốn, bốn là mức đánh giá cao nhất và một là mức thấp nhất. Mô tả cơ bản của ba véc-tơ theo các thang đo được trình bày dưới đây.

Véc-tơ Mức 4 Mức 3 Mức 2 Mức 1

Hiện trạng cung cấp dịch vụ

Cung cấp dịch vụ ở mức cao

Cung cấp dịch vụ ở mức trung bình cao

Cung cấp dịch vụ ở mức trung bình thấp

Cung cấp dịch vụ ở mức thấp

Mức độ ứng dụng công nghệ

Mức độ áp dụng công nghệ cao

Mức độ áp dụng công nghệ trung bình

Mức độ áp dụng công nghệ cơ bản

Mức độ áp dụng công nghệ còn hạn chế

Ưu tiên ứng dụng công nghệ

Đóng góp thiêt yếu vào mục tiêu của thành phố, yêu cầu căn bản

Đóng góp rất trọng yếu vào mục tiêu của thành phố

Đóng góp trọng yếu vào mục tiêu của thành phố

Đóng góp ít quan trọng vào mục tiêu của thành phố

Bảng 1: Thang điểm đánh giá cho từng véc-tơ

Các thành phần / lĩnh vực được lựa chọn để đánh giá: Quá trình huyển đổi thành phố thông minh đòi hỏi sự phát triển tổng hợp của các lĩnh vực khác nhau góp phần vào hoạt động của thành phố và cung cấp các dịch vụ đủ tốt cho cư dân thành phố. Các lĩnh vực này có sự liên kết lẫn nhau. Cải tiến ở một lĩnh vực hỗ trợ các lĩnh vực khác và ngược lại. Chúng tôi đã xem xét quá trình của các thành phố có mục tiêu chuyển đổi tương tự trên thế giới, và các lĩnh vực có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi này. Dựa trên các thành phố đã được tham khảo, chúng tôi đã thảo luận với Chính quyền Thành phố Nha Trang và đúc kết 11 thành phần / lĩnh vực chính sau đây như một phần của việc rà soát xã hội, kinh tế và đô thị.

1) Chính phủ quản lí thông minh 2) Du lịch thông minh 3) Môi trường bền vững và thông minh 4) Quy hoạch thông minh 5) Giáo dục thông minh 6) An ninh công cộng thông minh 7) Giao thông thông minh 8) Năng lượng bền vững và thông minh 9) Cấp nước thông minh 10) Y tế thông minh 11) Quản lý rủi ro thiên tai thông minh

Page 36: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

36

Phương pháp đánh giá và kết quả của mỗi véc-tơ

Phương pháp đánh giá véc-tơ 1: Như đã đề cập, véc-tơ 1 đo lường và cung cấp hiểu biết khái quát về mức độ cung cấp dịch vụ hiện nay tại Nha Trang qua các lĩnh vực chính. Kết quả của véc-tơ 1 được sử dụng để đối chiếu với các giai đoạn của lộ trình chuyển đổi theo mô hình Thành phố thông minh.

Đối với từng lĩnh vực trong số 11 lĩnh vực được lựa chọn như đã mô tả ở trên, chúng tôi chia nhỏ các tiêu chí đánh giá gọi là các tiểu phần và cho điểm theo bảng thang đo được trình bày ở trên.

Năng lượng bền vững và thông

minh

Y tế thông minh

Chính phủ quản lý thông minh

Cung cấp năng lượng

Tính sẵn có của bệnh viện

Dịch vụ chính phủ điện tử

Đồng hồ điện thông minh

Thiết bị chăm sóc y tế

Kết nối CNTT

Quy trình hóa đơn hiệu quả

Thiết bị cấp cứu

Tương tác với người dân (G2C)

Hệ thống dây điện ngầm

Dịch vụ chăm sóc y tế thông minh

Tương tác giữa các cơ quan nhà

nước (G2G)

Tiết kiệm năng lượng

Tương tác với doanh nghiệp

(G2B)

Năng lượng tái tạo

Giáo dục thông minh

Giáo dục căn bản

Môi trường bền vững và thông

minh

Cấp nước thông minh

Trường cao đẳng và Đại học

Xử lí nước thải

Cung cấp nước

Trường chuyên nghiệp

Xử lí chất thải rắn

Đồng hồ nước thông minh

Ứng dụng ICT vào công tác giảng

dạy

Ô nhiễm không khí

Quy trình hóa đơn hiệu quả

Nguồn tài liệu/chương trình học

trực tuyến

Ô nhiễm tiếng ồn

Kiểm soát mức thất thoát nước

Ô nhiễm nguồn nước

Tiết kiệm nước

An ninh công cộng thông minh

Hệ thống giám sát thành phố

Du lịch thông minh

Giao thông thông minh

Mức độ tham gia của người dân

Kết quả thống kê Du lịch

Hệ thống giám sát giao thông

Thời gian xác minh

Định vị thương hiệu: Bản sắc, Tự

nhiên, Văn hoá và Chủ đề Du lịch

Hệ thống quản lí giao thông

Thời gian phản hồi khiếu nại

Hiểu biết, nghiên cứu hành vi

khách du lịch

Phương tiện công cộng

Tăng trải nghiệm cho khách du lịch

Quản lí đỗ xe

Quản lý rủi ro thiên tai thông

minh

Đường dành cho người đi bộ

Mức độ cảnh báo sớm

Dữ liệu thiên tai và dự báo

Quy hoạch thông minh

Mức độ thông tin về rủi ro

Không gian mở công cộng

Mức độ sẵn sàng ứng phó

Thiết kế sử dụng đất phức hợp

Mật độ cư trú

Bảng 2: Các tiêu chí đánh giá véc-tơ 1 cho từng lĩnh vực.

Page 37: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

37

Kết quả của véc-tơ 1: Kết quả của véc-tơ 1 trình bày và phản ánh giai đoạn chuyển đổi hiện tại của Thành phố. Chúng tôi đánh giá sự sẵn sàng của thành phố Nha Trang dựa trên kết quả của véc-tơ 1 - mức độ cung cấp dịch vụ của Thành phố tham chiếu theo lộ trình chuyển được xác định trong báo cáo này. Mô hình lộ trình chuyển đổi 4 giai đoạn chi tiết được áp dụng cho Nha Trang sẽ được trình bày trong phần tiếp theo.

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Giai đoạn 4

Giai đoạn chuyển đổi của Thành phố

Giai đoạn phản ứng

Giai đoạn phát triển cơ bản

Giai đoạn phát triển tiên tiến

Giai đoạn chủ động (thông minh)

Kết quả của véc-tơ 1

0 – 1,4 1,5 – 2,4 2,5 – 3,4 3,5 – 4

Bảng 3: Thang điểm xếp loại đối với từng giai đoạn Thành phố thông minh.

Phương pháp đánh giá véc-tơ 2: Với sự đổi mới không ngừng trong lĩnh vực công nghệ ngày nay, và tác động của công nghệ mới vào hành vi và nhu cầu của người dân, nhiều thành phố đã coi công nghệ là một phần quan trọng trong lộ trình phát triển. Véc-tơ 2 phản ánh mức độ ứng dụng công nghệ của thành phố và mức độ thông minh trong việc cung cấp dịch vụ thông qua việc sử dụng công nghệ. Véc-tơ 2 đưa ra đánh giá tổng quan về mức độ áp dụng giải pháp công nghệ tại Nha Trang và sự tương quan giữa mức độ áp dụng giải pháp công nghệ với tình trạng cung cấp dịch vụ.

Đối với véc-tơ 2, nhóm nghiên cứu tiến hành hai lớp đánh giá tổng quan: lớp đầu tiên là đánh giá hệ thống ICT tổng quan toàn thành phố, trong đó xem xét toàn bộ mạng và các hệ thống ở góc độ kết nối và tương tác, và lớp thứ hai là đánh giá tổng quan về mức độ ứng dụng công nghệ ở từng lĩnh vực.

Đánh giá lớp thứ 1: Đánh giá hệ thống ICT toàn thành phố

Về phạm vi đánh giá đối với hệ thống ICT toàn thành phố: Quan điểm của mô hình Thành phố thông minh là tối ưu hóa việc lập kế hoạch tài nguyên, bao gồm dữ liệu và thông tin bằng các hệ thống và mạng tích hợp. Về kiến trúc CNTT, hệ thống và mạng lưới của Nha Trang là một phần của mạng lưới ICT, thiết kế và kiến trúc của tỉnh Khánh Hòa. Do đó, mặc dù Đề xuất ý tưởng hiện tại tập trung vào một mô hình thí điểm cho Thành phố Nha Trang, chúng tôi nhận thấy cần thiết phải có đánh giá và cái nhìn tổng quan hơn, như là ở cấp Tỉnh. Trong phần đánh giá này, thuật ngữ toàn thành phố là thể hiện phạm vi tỉnh Khánh Hoà. Các nguồn/tài liệu tham khảo được sử dụng được trình bày ngay tại từng mục đánh giá, tương ứng với điều kiện cụ thể của thành phố hoặc các thông tin có sẵn.

Về phương pháp đánh giá hệ thống ICT toàn thành phố, nhóm nghiên cứu áp dụng khung đánh giá theo đề xuất của Hội đồng Thành Phố Thông Minh4, trong đó dựa trên các tính năng định tính của hệ thống và đánh giá thông qua 7 yếu tố được đề cập dưới đây:

1) Thiết bị và điều khiển: sự sẵn có và sử dụng thiết bị công nghệ một cách tối ưu nhất. Cách thu thập dữ liệu và thông tin là điều khiến thành phố trở nên thông minh. Thiết bị công nghệ giúp Thành phố thu thập dữ liệu và thông tin từ các hoạt động, theo dõi trạng thái hiện tại và nâng cao hiệu quả. Ngoài ra, khả năng phản ứng trong thời gian thực cũng rất quan trọng đối với việc kiểm soát.

2) Tính kết nối: khả năng kết nối các thiết bị với mạng truyền thông đa dịch vụ toàn thành phố. Kết nối giữa nhiều thiết bị cùng chia sẻ một mạng lưới truyền thông là một tính năng quan trọng trong thành phố thông minh.

3) Khả năng tương tác: đảm bảo các công nghệ triển khai hoạt động và tương tác tốt với nhau. Các dự án hiện có và mới được đầu tư có thể tương tác và tạo ra kết quả thông qua việc sử dụng một tiêu chuẩn mở phổ biến.

4) Tính bảo mật và an toàn dữ liệu: cách thức lưu trữ, bảo vệ dữ liệu và thông tin đã thu thập được. Thành phố thông minh thu thập hàng loạt các dữ liệu. Việc ban hành một bộ quy tắc về quyền riêng tư đối với các bên bị ảnh hưởng là tối cần thiết. Ví dụ về quy tắc bảo mật và riêng tư bao gồm các hướng dẫn về mục đích sử dụng dữ liệu, phân quyền truy cập dữ liệu, các

4 Hướng dẫn đánh giá mức độ sẵn sàng của Thành phố Thông Minh, Hội đồng Thành phố Thông minh

Page 38: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

38

quyền và sự bảo vệ đối với người dân và các biện pháp bảo vệ kỹ thuật nhằm tránh các vi phạm tiềm ẩn về rò rỉ hoặc tiết lộ thông tin.

5) Quản lý dữ liệu: dữ liệu đã thu thập được quản lý, kiểm soát và đưa vào sử dụng thực tế như thế nào để có thể đưa ra các giải pháp.

6) Tài nguyên máy tính: cơ sở hạ tầng phần cứng và phần mềm cho ứng dụng công nghệ trong thành phố thông minh.

7) Phân tích dữ liệu: bằng cách sử dụng dữ liệu thu thập được từ nhiều trường, thành phố có thể đưa ra các kết quả phân tích hữu ích như đánh giá tổng quan, dự báo nhu cầu, triển vọng tương lai, xu hướng và các hiện tượng bất thường. Ngoài ra, việc phân tích cũng giúp hiển thị các tính toán về hiệu suất và những hạn chế, tư đó giúp cắt giảm các hoạt động dư thừa và chồng chéo.

Đánh giá lớp thứ 2: Đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ ở từng lĩnh vực

Đối với từng lĩnh vực trong số 11 lĩnh vực nêu trên, nhóm nghiên cứu đã phân tích mức độ triển khai công nghệ trong việc cung cấp dịch vụ và các chức năng khác liên quan đến cung cấp dịch vụ. Những công nghệ / giải pháp tham khảo dựa trên các tài liệu tham khảo phổ biến về các giải pháp được áp dụng bởi một số thành phố đã bắt đầu quá trình chuyển đổi theo mô hình Thành phố thông minh. Ví dụ, ở lĩnh vực Du lịch thông minh, để đánh giá, nhóm nghiên cứu phải phân tích việc sử dụng các ki-ốt thông tin tương tác/ thông minh, hệ thống thông tin du lịch, hướng dẫn viên ảo và ứng dụng mã QR / NFC, v.v. Tương tự, đối với lĩnh vực an ninh xã hội, chúng tôi phân tích mức độ ứng dụng công nghệ giám sát thông minh giữa các giải pháp khác nhau, trong lĩnh vực vận chuyển, phân tích mức độ ứng dụng các hệ thống kiểm soát giao thông và hệ thống quản lý lưu thông thông minh, và tương tự cho tất cả các lĩnh vực còn lại.

Kết quả của véc-tơ 2: Tổng quan về đánh giá hệ thống ICT toàn thành phố và tổng quan về ứng dụng công nghệ trong từng lĩnh vực và mối tương quan giữa mức độ ứng dụng công nghệ và hiện trạng cung cấp dịch vụ.

Phương pháp đánh giá véc-tơ 3: Véc-tơ 3 được xem như một công cụ lập kế hoạch và phân loại ưu tiên hơn là một véc-tơ đo lường so sánh hoặc đánh giá. Trong bối cảnh thành phố thông minh, mỗi lĩnh vực đều có vai trò riêng và đóng góp theo cách riêng trong mục tiêu hướng tới sự phát triển theo mô hình Thành phố thông minh. Mục tiêu cuối cùng của các thành phố thông minh là nhằm đạt được sự phát triển bền vững ở tất cả các lĩnh vực và mang lại lợi ích cho các bên liên quan, có nghĩa là tất cả các lĩnh vực sẽ được phát triển lên một tầm cao hơn và tương tác với nhau để cải thiện hiệu suất. Tuy nhiên, xem xét các ưu tiên về tầm nhìn của thành phố và do ngân sách có hạn, cần phải lập kế hoạch về những gì cần ưu tiên thực hiện trước. Trong bối cảnh trên, véc-tơ 3 về ưu tiên ứng dụng công nghệ là một công cụ lập kế hoạch và là bước chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo của việc thiết kế lộ trình chuyển đổi và chiến lược thực hiện cho Nha Trang.

Việc đánh giá ưu tiên ứng dụng công nghệ ở các lĩnh vực dựa trên ba yếu tố: 1) Trọng tâm phát triển và mức độ ưu tiên của Thành phố dựa trên các tài liệu chính thức và sự tương tác của các bên liên quan; 2) Mức độ cần tăng cường ứng dụng công nghệ dựa trên kết quả mức cung cấp dịch vụ thấp hơn (dựa trên kết quả của véc-tơ 1) và 3) Tiềm năng cải tiến ứng dụng công nghệ (dựa trên kết quả của véc-tơ 2)

Bảng dưới đây trình bày lý do và trọng số khi xem xét tính toán véc-tơ 3:

Yếu tố / véc-tơ phụ

Diễn giải Trọng số

1) Mức độ cần tăng cường ứng dụng công nghệ dựa trên kết quả mức cung cấp dịch vụ thấp hơn (tác động nghịch của véc-tơ 1)

Tác động tổng thể của yếu tố này là Nha Trang phải tập trung vào việc củng cố các điểm yếu. Mức cung cấp dịch vụ thấp hơn cho thấy rằng lĩnh vực / thành phần đang làm giảm mức độ sẵn sàng hiện tại của Thành phố trên lộ trình chuyển đổi theo mô hình thành phố thông minh. Việc tập trung và đưa các lĩnh vực này tới giai đoạn sẵn sàng tiếp theo trên lộ trình chuyển đổi theo mô hình thành phố thông minh là rất quan trọng đối với Thành phố . Bằng cách này Thành phố có thể xây dựng một động lực tổng thể. Véc-tơ phụ này do đó là véc-tơ nghịch của véc-tơ 1,

30%

Page 39: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

39

Yếu tố / véc-tơ phụ

Diễn giải Trọng số

được tính bằng điểm mức 4 (điểm số cao nhất) trừ đi điểm kết quả của véc-tơ 1 cho từng lĩnh vực tương ứng.

Tiềm năng cải tiến ứng dụng công nghệ (tác động nghịch của véc-tơ 2)

Mức độ ứng dụng công nghệ còn thấp bảo lưu phạm vi cho các tiến bộ tiềm năng từ việc đầu tư vào công nghệ song song với việc lập kế hoạch và thực hiện hợp lý. Cải thiện yếu tố công nghệ cũng tạo ra ảnh hưởng tương quan về nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ. Véc-tơ phụ này được tính tương tự như véc-tơ phụ trên và là véc-tơ nghịch với vector 2, được tính bằng điểm bốn (4) (điểm số cao nhất) trừ đi kết quả của véc-tơ 2 cho lĩnh vực tương ứng.

30%

Trọng tâm phát triển của Thành phố

Chúng tôi xem xét chiến lược phát triển của Tỉnh và Thành phố thông qua yếu tố này. Các chủ đề ưu tiên chính được nêu bật trong các tài liệu chính thức và những chủ đề được nêu ra bởi các bên liên quan sẽ được đánh điểm số cao hơn. Nhìn chung, điểm số của mỗi lĩnh vực khá cao trong khoảng từ 3 đến 4, có nghĩa là để Thành phố có thể đạt được sự phát triển thông minh và bền vững, tất cả các thành phần cần phải được quan tâm đúng mực.

40% (*)

Bảng 4: Diễn giải và trọng số của các tiêu chí phụ trong đánh giá véc-tơ 3

(*) Trọng số cao hơn được gán cho 'Trọng tâm phát triển của Thành phố' để đưa ra một cái nhìn rõ ràng về các thành phần quan trọng cần được quan tâm và nỗ lực. Cần lưu ý rằng những trọng số và điểm ưu tiên này dựa trên sự hiểu biết hiện tại và không cố định / cứng nhắc. Thành phố có thể thay đổi những trọng số và các chỉ số ưu tiên dựa trên nội dung thảo luận nội bộ.

Kết quả của véc-tơ 3: Kết quả của véc-tơ 3 là các chủ đề thông minh ưu tiên mà thành phố có thể tập trung dựa trên các mục tiêu phát triển và mức độ cung cấp dịch vụ và ứng dụng công nghệ hiện tại. Kết quả này cũng giúp làm nguồn cấp dữ liệu / đầu vào quan trọng để xác định các dự án thí điểm thông minh mà Thành phố có thể bắt đầu trong các chủ đề được ưu tiên xác định.

Tổng thể phương pháp đánh giá được tóm tắt thông qua bảng dưới đây:

Lĩnh vực chính

Véc-tơ đánh giá Véc-tơ 1: Hiện trạng cung cấp dịch vụ

Véc-tơ 2: Mức độ ứng dụng công nghệ

Véc-tơ 3: Ưu tiên ứng dụng công nghệ

Mục tiêu đánh giá Đánh giá mức độ cungcấp dịch vụ hiện tại và giai đoạn phát triển hiện tại của Nha Trang

Mức độ ứng dụng công nghệ trong việc cung cấp dịch vụ

Công cụ lập kế hoạch nhằm ưu tiên ứng dụng công nghệ dựa trên trọng tâm phát triển và hiện trạng

Đô thị

Năng lượng bền vững và thông minh

Thực hiện phân tích chi tiết theo từng lĩnh vực / thành phần; xác định và phát triển các yếu tố nhằm đánh giá giai đoạn chuyển đổi theo mô hình Thành phố thông minh. Kết quả đánh giá của mỗi lĩnh vực dựa trên mức độ hiệu quả hiện tại của thành phố và cơ chế cung cấp dịch vụ hiện tại so với khung đánh giá chuyển đổi. Đánh giá này cho phép các bên liên quan xác định

Mục đích phân tích mức độ ứng dụng công nghệ là cung cấp bức tranh toàn cảnh về mối quan hệ giữa ứng dụng công nghệ hiện tại và hiện trạng cung cấp dịch vụ. Kết quả cũng giúp xác định các lĩnh vực mà công nghệ vẫn chưa được triển khai và cung cấp một mức độ hiểu biết nhất định về

Véc-tơ này là công cụ lập kế hoạch và là bước chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo của việc lập kế hoạch và thực hiện chuyển đổi theo mô hình Thành phố thông minh. Thành phố cần định hướng nỗ lực phù hợp với các mục tiêu tổng thể và có thể bị hạn chế về mặt ngân sách khi muốn triển khai các ứng dụng thông minh đồng thời cho tất cả các ngành. Do đó, trong Đề xuất ý tưởng này, nhóm nghiên cứu dựa trên các ưu tiên nổi bật của Thành

Cấp nước thông minh

Giao thông thông minh

Quy hoạch thông minh

Xã hội

Y tế thông minh

Giáo dục thông minh

An ninh công cộng thông minh

Quản lý rủi ro thiên tai thông minh

Page 40: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

40

Lĩnh vực chính

Véc-tơ đánh giá Véc-tơ 1: Hiện trạng cung cấp dịch vụ

Véc-tơ 2: Mức độ ứng dụng công nghệ

Véc-tơ 3: Ưu tiên ứng dụng công nghệ

Mục tiêu đánh giá Đánh giá mức độ cungcấp dịch vụ hiện tại và giai đoạn phát triển hiện tại của Nha Trang

Mức độ ứng dụng công nghệ trong việc cung cấp dịch vụ

Công cụ lập kế hoạch nhằm ưu tiên ứng dụng công nghệ dựa trên trọng tâm phát triển và hiện trạng

Kinh tế

Chính phủ quản lý thông minh

được mức độ cung cấp dịch vụ trên nhiều lĩnh vực khác nhau và cung cấp cơ sở để hiểu lý do đằng sau giai đoạn phát triển hiện tại của Nha Trang.

việc liệu tiềm năng nâng cao công nghệ có thể giúp cải thiện hiện trạng cung cấp dịch vụ.

phố và kết hợp với kết quả của hiện trạng cung cấp dịch vụ và mức độ ứng dụng công nghệ xác định những lĩnh vực cần được chú ý ưu tiên.

Môi trường bền vững và thông minh

Du lịch thông minh

Bảng 5: Tóm tắt tổng thể phương pháp đánh giá.

Tổng quan về các cấp độ và giai đoạn khác nhau của lộ trình chuyển đổi theo mô hình Thành phố thông minh

Phần này trình bày các cấp độ và giai đoạn khác nhau của lộ trình chuyển đổi theo mô hình thành phố thông minh đã được nhóm nghiên cứu sử dụng để đánh giá giai đoạn hiện tại theo mức độ sẵn sàng chuyển đổi của Nha Trang. Cần lưu ý rằng khái niệm về thành phố thông minh khác nhau theo các quốc gia và nhóm chuyên gia. Không có định nghĩa tuyệt đối nào cho khái niệm thành phố thông minh lý tưởng.

Ở góc độ tổng thể, chúng tôi tiếp tục áp dụng khái niệm được mô tả trong Phần 2 của báo cáo này, mô tả khái niệm Thành phố thông minh như sau: "Các thành phố thông minh ứng dụng khoa học công nghệ, tận dụng các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng hiện tại và trong tương lai nhằm mang lại chất lượng cuộc sống cao hơn cho người dân, môi trường đầu tư tích cực cho các doanh nghiệp, tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn tài nguyên và tính minh bạch của chính phủ. Các thành phố thông minh là một sự kết hợp toàn diện của cơ sở hạ tầng CNTT, cơ sở vật chất, xã hội và hạ tầng kinh doanh. Các hệ thống này hoạt động, tương tác với nhau và tạo ra các thông tin thông minh. Các nhà hoạch định chính sách, người dân và doanh nghiệp có thể dựa vào các thông tin này để đưa ra các quyết định, hành động cụ thể."

Nhìn chung, mục đích cuối cùng của Thành phố thông minh là Thành phố có thể cung cấp dịch vụ cho công dân và các bên liên quan một cách hiệu quả nhất trong bối cảnh hạn chế về nguồn lực. Nâng cao năng lực công nghệ thông tin truyền thông (CNTTTT) và công nghệ sẽ là giải pháp giúp Thành phố giải quyết những khó khăn về nguồn lực.

Trong báo cáo này, dựa trên đầy đủ các tài liệu tham khảo từ kinh nghiệm dự án điển hình của các thành phố thông minh trên thế giới, hướng dẫn của các nhóm nghiên cứu khác nhau về các giai đoạn việc phát triển thành phố thông minh, dựa trên mức độ đổi mới công nghệ hiện tại trên nhiều thành phần/lĩnh vực, các cuộc trao đổi về kỳ vọng, tầm nhìn và sứ mệnh đối với mục tiêu chuyển đổi theo mô hình Thành phố thông minh với lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa và Thành phố Nha Trang,chúng tôi mô tả các giai đoạn phát triển và chuyển đổi theo mô hình thành phố thông minh sau đây trên cơ sở hợp lý và phù hợp nhằm hỗ trợ Thành phố Nha Trang đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi, để có thể lên kế hoạch và chuẩn bị tốt hơn5

Cần lưu ý rằng các giai đoạn chuyển đổi là một khung hướng dẫn tổng quát được chuẩn bị cho đề án cụ thể này và không ngụ ý rằng mỗi tính năng trên các lĩnh vực và qua các giai đoạn chuyển đổi khác nhau là nguyên tắc chuẩn mực cố định. Để đánh giá mức độ sẵn sàng, các tính năng chọn lọc được nêu ra hoặc thiếu vắng không nên được hiểu/giái thích theo một cách cứng nhắc. Cần đánh giá giai đoạn sẵn sàng hiện tại theo nguyên tắc đánh giá tổng thể thay vì chỉ tập trung xem xét từng đặc điểm cụ thể.

5 Các tài liệu tham khảo chủ yếu được lấy từ khung đánh giá Thành phố thông minh của Ấn Độ, kết hợp với phân tích và nghiên cứu PwC tại các vị trí phù hợp nhằm phát triển một tài liệu tham khảo phù hợp cho Nha Trang

Page 41: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

41

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Giai đoạn 4

Giai đoạn phản ứng Giai đoạn phát triển cơ bản

Giai đoạn phát triển tiên tiến

Giai đoạn chủ động (thông minh)

1. Chính phủ quản lý thông minh

Các dịch vụ của chính phủ ứng dụng ICT: Một Thành phố thông minh cho phép chính phủ dễ dàng tương tác với người dân (qua các dịch vụ trực tuyến và điện thoại), không còn chậm trễ hoặc thất vọng khi làm việc với chính phủ.

Các dịch vụ thiết yếu của chính phủ chưa được thực hiện trên nền tảng trực tuyến. Chính quyền địa phương tương tác với người dân chủ yếu vẫn thông qua giấy tờ. Tiếp nhận các dịch vụ và trả lời các khiếu nại của công dân vẫn còn mất nhiều thời gian. Dữ liệu có sẵn để theo dõi/giám sát việc cung cấp dịch vụ vẫn còn hạn chế.

Một số dịch vụ công được cung cấp trực tuyến và cơ sở hạ tầng số hóa cho toàn hệ thống chưa được thiết lập. Sự chậm trễ trong dịch vụ diễn ra thường xuyên ở một số lĩnh vực. Các phản hồi về yêu cầu hoặc khiếu nại của công dân thường bị trì hoãn. Không có sự tích hợp giữa cung cấp dịch vụ và thanh toán.

Hầu hết các dịch vụ được cung cấp trực tuyến và ngoại tuyến. Sự minh bạch của dữ liệu có vai trò quan trọng đối với hoạt động điều hành giám sát. Các hệ thống và quy trình phối hợp tối ưu hơn giữa các cơ quan nhà nước đang được xây dựng.

Tất cả các dịch vụ chủ yếu được cung cấp thông qua các nền tảng trực tuyến và ngoại tuyến. Người dân và cán bộ có thể tiếp cận thông tin về kế toán và giám sát tiến độ của các dự án và chương trình thông qua các dữ liệu có sẵn trên hệ thống trực tuyến. Hệ thống cơ sở dữ liệu đồng bộ giúp chia sẻ thông tin và tăng cường sự phối hợp nội bộ giữa các cơ quan chính phủ.

Sự tham gia của người dân: Một thành phố thông minh sẽ liên tục định hình và xem xét thay đổi các chiến lược cho phù hợp, kết hợp sử dụng ý kiến của người dân để mang lại lợi ích tối đa cho tất cả mọi người. Thành phố thông minh chú trọng tăng cường mối quan hệ giữa chính phủ - công dân (G2C).

Thành phố bắt đầu xác định các ưu tiên và dự án trong tương lai mà chưa có sự tham gia của người dân.

Thành phố tiến hành thảo luận với một số đại diện được lựa chọn của người dân. Các ý kiến được ghi nhận và tham khảo trong một số dự án hoặc chương trình. Rất ít quyết định chính được chia sẻ với người dân cho đến khi dự án cuối cùng được công bố.

Thành phố thực hiện thảo luận với người dân ở cấp thành phố và địa phương, với hầu hết các bên liên quan và ở hầu hết các khu vực. Các ý tưởng được ghi nhận và tham khảo khi thực hiện các dự án hoặc chương trình.

Thành phố liên tục tiến hành thảo luận lấy ý kiến của người dân kể cả tại cấp xã phường để kết hợp quan điểm của họ về những dự án nên ưu tiên phát triển trong thành phố. Nhiều phương tiện truyền thông được sử dụng để trao đổi, bao gồm cả trao đổi trực tiếp và trực tuyến. Hiệu quả quản trị và cung cấp dịch vụ của thành phố luôn được tăng cường trên cơ sở phản hồi từ phía công dân.

Kết nối internet: Thành phố thông minh thúc đẩy các tương tác dễ dàng giữa người dâ, chính phủ và doanh

Thành phố không có kế hoạch tăng tốc độ kết nối internet cho người dân.

Thành phố đã có kế hoạch cung cấp kết nối internet tốc độ cao dựa trên cơ sở hạ tầng hiện tại.

Thành phố cung cấp kết nối internet tốc độ cao ở hầu hết các vị trí trong thành phố.

Thành phố cung cấp dịch vụ Wi-fi miễn phí để tạo cơ hội cho tất cả mọi người kết nối internet tốc độ cao trên toàn thành phố.

Page 42: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

42

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Giai đoạn 4

Giai đoạn phản ứng Giai đoạn phát triển cơ bản

Giai đoạn phát triển tiên tiến

Giai đoạn chủ động (thông minh)

nghiệp thông qua mạng lưới truyền thông, kết nối internet thuận tiện và với chi phí thấp hoặc miễn phí.

Tương tác giữa các cơ quan chính phủ (G2G): Thành phố thông minh hướng đến sự tương tác trực tiếp giữa các tổ chức chính phủ, và giữa các cơ quan nhà nước với nhau. Mục đích là tích hợp tất cả các kênh quản lý vào một hệ thống đơn giản, toàn diện hơn, mang lại sự minh bạch, nâng cao trách nhiệm và giúp thực hiện các dịch vụ hành chính thuận tiện hơn.

Chưa có nền tảng giao tiếp và làm việc chính thức giữa các phòng ban, cơ quan nhà nước. Sự trao đổi thông tin vẫn chủ yếu qua hình thức văn bản hoặc thủ công.

Thành phố đã thực hiện các sáng kiến để thúc đẩy việc chia sẻ dữ liệu điện tử và các hệ thống thông tin giữa các cơ quan chính phủ, các ban ngành hoặc tổ chức, tuy nhiên mới chỉ thực hiện được một phần ở quy mô các cơ quan hành chính. Thông tin chủ yếu ở các sở, phòng ban, cơ quan khác vẫn là thông tin độc quyền và các sở, phòng ban, cơ quan khác qua không có quyền truy cập.

Thành phố tạo ra một kênh thông tin liên lạc tương tác phù hợp giữa các sở, ngành liên quan ở cấp tỉnh để nâng cao trách nhiệm giải trình và hiệu quả trong các thủ tục của chính phủ. Thành phố tăng cường các nền tảng giao tiếp G2G để hỗ trợ các sáng kiến chính phủ điện tử bằng cách cải thiện truyền thông, truy cập dữ liệu và chia sẻ dữ liệu một cách minh bạch.

Thành phố thiết lập và tự hào về sự tương tác không cần giấy tờ và ứng dụng kỹ thuật số giữa tất cả các cơ quan chính phủ ở cấp tỉnh và cấp địa phương. Dữ liệu được thu thập và chia sẻ trong thời gian thực liền mạch thông qua một cổng thông tin chung thống nhất giữa các cơ quan chính phủ, từ đó tăng tính minh bạch và hiệu quả trong hoạt động của chính phủ.

Tương tác giữa chính phủ và doanh nghiệp (G2B): Yếu tố này nói về cách các doanh nghiệp tương tác với cơ quan nhà nước. Trong một thành phố thông minh, mục tiêu chính của việc triển khai nền tảng giao tiếp G2B là để các cơ quan nhà nước sử dụng các phương tiện điện tử nhằm đáp ứng các

Thông tin liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp như nhu cầu thị trường, cơ hội kinh doanh, các quy định và xu hướng của khách hàng, v.v., vẫn còn rất hạn chế. Để có được những thông tin này, các doanh nghiệp phải tốn nhiều thời gian và nỗ lực. Thủ tục thành lập doanh nghiệp không thông thoáng, đòi hỏi

Thành phố thiết lập một cổng thông tin để tương tác với các doanh nghiệp và đồng thời áp dụng các sáng kiến một cửa nhằm giải quyết các thủ tục cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, thông tin về các chính sách, quy định, thuế, các quy chế và phương thức tín dụng mới nhất để cải tiến và mở rộng kinh doanh mà các doanh nghiệp quan tâm vẫn còn

Thành phố có sự tương tác giữa chính quyền trung ương, chính quyền địa phương và các khu vực kinh tế, doanh nghiệp, giảm các khó khăn, trở ngại cho doanh nghiệp, thương nhân và công ty mới thành lập. Các doanh nghiệp nhận được thông tin cập nhật về các chính sách mới nhất, các quy định về thuế, kế hoạch, và các phương thức tín dụng để cải thiện

Thành phố thúc đẩy tương tác trực tiếp giữa chính quyền trung ương, chính quyền địa phương và khu vực kinh tế, doanh nghiệp, giảm các khó khăn, trở ngại cho doanh nghiệp, thương nhân và công ty mới thành lập. Các doanh nghiệp nhận được thông tin cập nhật về các chính sách mới nhất, các quy định về thuế, kế hoạch, và các phương thức tín dụng để cải thiện và mở rộng hoạt động

Page 43: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

43

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Giai đoạn 4

Giai đoạn phản ứng Giai đoạn phát triển cơ bản

Giai đoạn phát triển tiên tiến

Giai đoạn chủ động (thông minh)

nhu cầu dịch vụ của doanh nghiệp.

nhiều điều kiện phức tạp và khó khăn. Khi có thắc mắc về các quy định kinh doanh và thành lập doanh nghiệp, việc liên hệ với các cơ quan chức năng không dễ dàng và thuận tiện.

hạn chế. Các doanh nghiệp vẫn có thể được hưởng lợi từ các cuộc khảo sát, các báo cáo và dữ liệu của chính phủ để khởi tạo dự án mới, tuy nhiên những thông này chỉ có sẵn trong một số ít các trường hợp cụ thể.

và mở rộng hoạt động kinh doanh. Thành phố triển khai các giao dịch kinh doanh trực tuyến ở một mức độ nhất định để tiết kiệm thời gian, chi phí, đồng thời phổ biến rộng rãi tất cả các quy định về môi trường, các hướng dẫn và quy trình theo dõi việc thành lập các đơn vị sản xuất, các quy định về sản phẩm,

kinh doanh. Thành phố triển khai các giao dịch kinh doanh trực tuyến ở một mức độ nhất định để tiết kiệm thời gian, chi phí và cung cấp dữ liệu theo thời gian thực có thể được sử dụng để lên kế hoạch, dự báo và ra quyết định kinh tế.

2. Du lịch thông minh Hiệu suất hoạt động du lịch: Một thành phố du lịch thông minh đạt được kết quả tốt trong các hoạt động du lịch khi liên tục thu hút khách du lịch, duy trì và nâng cao mức độ cung cấp dịch vụ du lịch.

Thành phố ghi nhận sự sụt giảm các chỉ số về hiệu quả kinh tế du lịch như: số lượt khách du lịch, thời gian lưu trú trung bình, mức chi tiêu bình quân của du khách, v.v.

Thành phố có mức tăng trưởng ngành du lịch thấp, thông qua các chỉ số về hiệu quả kinh tế du lịch như: số lượt khách du lịch, thời gian lưu trú trung bình, chi tiêu bình quân của du khách, v.v.

Thành phố có mức tăng trưởng ngành du lịch vừa phải thông qua các tăng trưởng các chỉ số về hiệu quả kinh tế du lịch như: số lượt khách du lịch, thời gian lưu trú trung bình, chi tiêu bình quân của du khách, v.v.

Thành phố luôn thể hiện mức tăng trưởng ngành du lịch mạnh mẽ thông qua việc hiển thị các chỉ số hiệu quả kinh tế du lịch ngày càng tăng như: số lượt khách du lịch, thời gian lưu trú trung bình, chi tiêu bình quân của du khách, v.v.

Bản sắc, thiên nhiên, Văn hoá và Chủ đề du lịch: Một thành phố du lịch thông minh có bản sắc độc đáo, khác biệt với các thành phố và các điểm du lịch khác dựa trên các đặc điểm chính: vị trí hoặc khí hậu; các ngành công nghiệp hàng đầu, di

Thành phố có rất ít di tích kiến trúc, biểu tượng và lễ hội tôn lên các đặc trưng. Các di sản xây dựng, di sản tự nhiên và văn hoá không được bảo tồn, sử dụng hoặc trùng tu thích đáng thông qua các chính sách và công tác quản lý.

Tài nguyên lịch sử và văn hoá được bảo tồn và sử dụng ở mức độ trung bình nhưng còn hạn chế về nguồn lực trong công tác quản lý và bảo tồn khu vực phụ cận. Các tòa nhà và khu vực mới được tạo ra không cân nhắc đến ảnh hưởng của những công trình đó đến bản sắc

Tài nguyên, di sản văn hóa và lịch sử được bảo tồn và sử dụng tốt, môi trường và khu vực phụ cận cũng được duy trì tốt. Không gian, tiện nghi và các công trình công cộng đều phản ánh bản sắc văn hoá của thành phố.

Di sản xây dựng, di sản tự nhiên và phi vật thể được bảo tồn và sử dụng như là một phần bản sắc đặc trưng của thành phố. Tài nguyên lịch sử và văn hoá được tăng cường bảo tồn thông qua các phương tiện truyền thông khác nhau. Không gian công cộng, không gian mở, các tiện ích và công trình công cộng phản ánh bản sắc địa phương và được sử

Page 44: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

44

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Giai đoạn 4

Giai đoạn phản ứng Giai đoạn phát triển cơ bản

Giai đoạn phát triển tiên tiến

Giai đoạn chủ động (thông minh)

sản, văn hóa, ẩm thực địa phương, hoặc các yếu tố đặc trưng khác. Các đặc trưng này cho phép trả lời câu hỏi "Tại sao chọn Nha Trang chứ không phải nơi khác?" một cách dễ dàng. Một thành phố du lịch thông minh tôn vinh và quảng bá văn hóa và nét độc đáo của mình.

và văn hóa của thành phố.

dụng rộng rãi trong các lễ hội, sự kiện và các hoạt động của thành phố.

Một thành phố du lịch thông minh hiểu được hành vi của khách du lịch, bao gồm sở thích, hành vi chi tiêu, hành trình và sự hài lòng một cách kịp thời. Trên cơ sở đó, thành phố tạo ra các hướng phát triển mới và các chuyển đổi phù hợp hơn nhằm trở thành một điểm du lịch hấp dẫn.

Thành phố không có thông tin cơ bản về hành vi của du khách để hỗ trợ lập kế hoạch và ra quyết định. Mức độ chính xác cũng như độ tin cậy của thông tin thấp. Tính kịp thời của thông tin còn thấp, độ trễ có thể trễ đến vài tháng, một hoặc nhiều năm.

Thành phố có đủ thông tin chính yếu về hành vi của du khách để hỗ trợ lập kế hoạch và ra quyết định. Mức độ chính xác cũng như độ tin cậy ở mức chấp nhận được. Thông tin về du khách thu thập được là các thông tin cơ bản.

Thành phố có hầu hết các thông tin để phân tích hành vi của khách du lịch để hỗ trợ lập kế hoạch và ra quyết định. Mức độ chính xác thông tin, độ tin cậy cao. Tính kịp thời của thông tin được tăng cao, độ trễ giảm xuống còn vài tuần hoặc một tháng.

Thành phố có tất cả thông tin cần thiết để phân tích hành vi của du khách, hỗ trợ lập kế hoạch và ra quyết định. Mức độ chính xác và độ tin cậy của thông tin cao. Tính kịp thời của thông tin được tối đa hóa, được cập nhật hàng ngày hoặc theo thời gian thực, có thể hỗ trợ các hoạt động ngay lập tức hoặc rất mau sau đó.

Thành phố du lịch thông minh mang lại những trải nghiệm du lịch tốt nhất và hỗ trợ du khách chuẩn bị chuyến đi ngay từ bước lập kế hoạch, giúp họ được giải phóng khỏi các vấn đề không quan trọng và

Thành phố không có hoặc có rất ít thông tin giúp du khách lên kế hoạch cho chuyến đi của họ như các địa điểm ăn uống, chỗ ở, phương tiện di chuyển trên trang web quảng bá du lịch của thành phố. Thông tin trên trang web quảng

Thành phố có các thông tin cơ bản giúp du khách lên kế hoạch cho chuyến đi như các địa điểm ăn uống, chỗ ở, phương tiện di chuyển trên trang web quảng bá du lịch của thành phố. Thông tin được cập nhật thường xuyên hơn nhưng chủ yếu để tham

Thành phố có đầy đủ các thông tin giúp du khách lên kế hoạch cho chuyến đi như các địa điểm ăn uống, chỗ ở, phương tiện di chuyển trên trang web quảng bá du dịch của thành phố. Thông tin được cập nhật theo thời gian thực và cho phép tương tác thường xuyên

Thành phố có đầy đủ thông tin giúp du khách lên kế hoạch cho chuyến đi như thông tin về các địa điểm ăn uống, chỗ ở, phương tiện di chuyển trên trang web quảng bá du lịch của thành phố. Trong chuyến đi, hướng dẫn du lịch “ảo” giúp du khách tận hưởng chuyến đi một cách thoải mái. Du khách

Page 45: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

45

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Giai đoạn 4

Giai đoạn phản ứng Giai đoạn phát triển cơ bản

Giai đoạn phát triển tiên tiến

Giai đoạn chủ động (thông minh)

tận hưởng chuyến đi một cách thoải mái nhất.

bá du lịch ít được cập nhật. Trong suốt chuyến đi, không có các hướng dẫn bằng ngôn ngữ mà du khách yêu cầu. Có rất nhiều khó khăn cho du khách trong suốt chuyến đi liên quan đến vấn đề hậu cần và di chuyển.

khảo. Trong suốt chuyến đi, có các hướng dẫn cơ bản bằng ngôn ngữ mà du khách yêu cầu. Có rất ít thách thức đối với khách du lịch trong chuyến đi liên quan đến các vấn đề hậu cần và di chuyển.

như đặt chỗ hoặc giữ chỗ. Trong chuyến đi, có đầy đủ các hướng dẫn bằng ngôn ngữ mà du khách yêu cầu. Hầu như không có khó khăn nào liên quan đến vấn đề hậu cần và di chuyển. Du khách tận hưởng chuyến đi của họ một cách khá thoải mái.

không gặp khó khăn gì liên quan đến vấn đề hậu cần và di chuyển.

3. Môi trường bền vững và thông minh

Quản lý nước thải: thành phố thông minh xử lý tất cả lượng nước thải để ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước và mạch nước ngầm.

Thành phố không thể xử lý hết tất cả lượng nước thải. Nhiều ống cống xả thẳng vào nguồn nước và đất, gây ô nhiễm môi trường.

Hầu hết nước thải được thu gom và xử lý trước khi xả ra môi trường. Tuy nhiên, nước được xử lý không đáp ứng các tiêu chuẩn và không thể tái sử dụng.

Tất cả nước thải được thu gom và xử lý trước khi xả ra môi trường. Nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn cao và có thể được tái sử dụng một phần.

Thành phố được xem như không có nước thải bởi vì tất cả nước thải đều được thu gom, xử lý và tái sử dụng. Nước sau xử lý đáp ứng được các tiêu chuẩn sử dụng và làm giảm nhu cầu nước ngọt.

Quản lý chất thải: Thành phố thông minh có hệ thống quản lý chất thải giúp thu gom toàn bộ rác thải gia đình và rác thải thương mại, đồng thời xử lý bằng các phương thức bền vững với môi trường với chi phí hợp lý.

Hệ thống thu gom chất thải không thực hiện thu gom một cách thường xuyên và chất thải thường xâm nhập vào nguồn nước.

Chất thải phát sinh thường được thu gom nhưng không phân loại. Việc tái chế còn gặp nhiều khó khăn.

Chất thải được phân loại, thu gom, tái chế và xử lý bằng các phương thức bền vững với môi trường.

Thành phố giảm thiểu tối đa việc chôn lấp chất thải. Tất cả các chất thải rắn tạo ra được phân loại tại nguồn và mang đi tái chế. Chất thải hữu cơ được ủ phân và sử dụng cho mục đích nông nghiệp hoặc làm vườn trong thành phố. Công nghệ điện rác được xem xét ứng dụng.

Giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện chất lượng không khí: thành phố thông minh có chất lượng không khí luôn đáp ứng tiêu chuẩn an toàn quốc tế.

Thành phố không có kế hoạch, chính sách hoặc chương trình để cải thiện chất lượng không khí. Gần như không có hệ thống giám sát chất lượng không khí.

Thành phố có các chương trình, dự án giám sát chất lượng không khí và dữ liệu không gian để xác định nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí. Thành phố đã thực

Thành phố có các chương trình, dự án giám sát chất lượng không khí và dữ liệu không gian để xác định nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí. Ô nhiễm

Thành phố có không khí sạch theo tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống quan trắc chất lượng không khí có độ phủ toàn bộ thành phố và dữ liệu về chất lượng không khí được lưu trữ.

Page 46: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

46

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Giai đoạn 4

Giai đoạn phản ứng Giai đoạn phát triển cơ bản

Giai đoạn phát triển tiên tiến

Giai đoạn chủ động (thông minh)

hiện một vài chiến lược nhằm làm giảm ô nhiễm không khí.

không khí ở mức độ chấp nhận được.

4. Quy hoạch thông minh

Các không gian công cộng mở: một thành phố thông minh có đầy đủ không gian công cộng mở tiện lợi, phần nhiều sẽ là các không gian xanh tạo điều kiện cho người dân ở mọi lứa tuổi tập thể dục và tham gia các hoạt động giải trí ngoài trời. Không gian công cộng với quy mô khác nhau phân tán khắp thành phố để tất cả người dân đều có thể sử dụng.

Thành phố có rất ít không gian công cộng và rất ít không gian xanh. Các không gian vui chơi giải trí thường ở xa và được phân tán ở những khoảng cách khá xa quanh thành phố. Có ít không gian công cộng phục vụ cho nhu cầu khác nhau của các nhóm dân cư và các nhóm tuổi khác nhau như khu dành cho thể thao, nơi nghỉ ngơi thư giãn và các khu vui chơi.

Một số không gian công cộng có sẵn ở một số khu phố, nhưng không phải ở tất cả các khu vực của thành phố hoặc nằm cách xa khu dân cư. Nhiều không gian mở chỉ dành cho một số đối tượng nhất định và không được vận hành tốt. Một số hình thức không gian công cộng vẫn còn thiếu, chẳng hạn như các khu vực tự nhiên, khu vực cây xanh, công viên, khu vui chơi giải trí.

Hầu hết các khu vực của thành phố có không gian công cộng. Có nhiều hình thức không gian công cộng trong thành phố. Tuy nhiên, không gian công cộng đôi khi không dễ tiếp cận hoặc chỉ dành cho những đối tượng nhất định. Đối với những nhóm dân cư dễ bị tổn thương ở những khu vực nghèo hơn, việc tiếp cận không gian công cộng sẽ bị hạn chế.

Các không gian công cộng được phân tán khắp thành phố. Mỗi khu dân cư và không gian làm việc đều có không gian mở trong phạm vi 10 phút đi bộ. Các không gian mở có nhiều hình thức - tự nhiên, không gian xanh, khu vui chơi giải trí, công viên, hoặc khu vui chơi giải trí - phục vụ cho nhiều tầng lớp nhân dân. Không gian công cộng có xu hướng phản ánh thực sự bản sắc tự nhiên và văn hoá của thành phố.

Mục đích sử dụng đất da dạng: Thành phố thông minh sử dụng đất với nhiều mục đích khác nhau trong cùng một khu vực, chẳng hạn như khu văn phòng, nhà ở, và các cửa hàng cùng được xây dựng thành một cụm liên kết.

Thành phố chủ yếu sử dụng đất với mục đích riêng biệt, với các khu vực tập trung chủ yếu vào khu dân cư, thương mại, hoặc công nghiệp, ít khi có sự phối hợp đa dạng giữa các mục đích sử dụng đất khác nhau. Người dân hầu như không thể đi bộ tới chợ hoặc cửa hàng gần nhà. Trong hầu hết các trường hợp, việc đi làm hoặc đi mua sắm phục

Ở một số vùng của thành phố, việc kết hợp nhiều mục đích sử dụng đất cho phép công dân sinh sống, làm việc và mua sắm trong phạm vi gần. Tuy nhiên, ở hầu hết các khu vực, chỉ có các cửa hàng bán lẻ nhỏ cung cấp các nhu yếu phẩm cần thiết xung quanh khu vực sống. Hầu hết các cư dân phải lái xe hoặc sử dụng phương tiện giao thông công cộng để đi đến cửa

Hầu hết các khu vực của thành phố có nhà ở, trung tâm bán lẻ, và các tòa nhà văn phòng tập trung trong phạm vi gần. Một số khu phố có các ứng dụng công nghiệp nhẹ (ví dụ: sửa chữa ô tô, sản xuất thủ công). Quy tắc sử dụng đất cho phép việc sử dụng đất cho nhiều mục đích khác nhau.

Mỗi khu vực của thành phố có sự kết hợp đa dạng mục đích sử dụng đất. Tất cả mọi người có thể đi đến tòa nhà văn phòng, chợ và cửa hàng, và thậm chí một số khu vực công nghiệp trong vòng 15 phút. Quy tắc sử dụng đất yêu cầu hoặc khuyến khích các chủ đầu tư kết hợp mục đích sử dụng đất khác nhau trong các dự án.

Page 47: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

47

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Giai đoạn 4

Giai đoạn phản ứng Giai đoạn phát triển cơ bản

Giai đoạn phát triển tiên tiến

Giai đoạn chủ động (thông minh)

vụ các nhu cầu cơ bản cần phải sử dụng xe máy hoặc xe buýt, và mất ít nhất khoảng 15 phút di chuyển. Quy định về việc sử dụng đất không cho phép đặt các trung tâm thương mại hoặc văn phòng trong khu dân cư lân cận và ngược lại.

hàng thực phẩm hoặc các siêu thị để mua sắm phục vụ nhu cầu cơ bản hàng ngày. Quy định về sử dụng đất thiên về quan điểm tách biệt khu nhà ở, thương mại và văn phòng, nhưng một số ngoại lệ có thể vẫn được chấp nhận.

Mật độ sử dụng đất cao: Một thành phố thông minh khuyến khích sự phát triển với mật độ sử dụng cao trên một khu vực có diện tích nhỏ, nơi các tòa nhà nằm gần nhau và lý tưởng là trong vòng 10 phút đi bộ bằng phương tiện giao thông công cộng, tạo thành các khu tập trung.

Thành phố đang mở rộng nhanh chóng một cách chính thức hoặc không chính thức ở khu vực ngoại ô, tận dụng đất nông nghiệp, nông thôn hoặc các khu vực tự nhiên, hoặc dọc các hành lang công nghiệp. Các dự án phát triển phi tập trung, các tòa nhà được xây dựng rải rác trên khắp khu vực rộng lớn và cách xa nhau. Người dân cảm thấy thuận tiện và an toàn hơn khi sử dụng ô tô/xe máy để di chuyển vì sẽ mất nhiều thời gian nếu đi bộ. Đường sá giữa các tòa nhà thường rất đông đúc. Một số khu đất rộng lớn trong nội thành thường không được tận dụng. Các dự án mới ở ngoại ô có xu

Thành phố có một hoặc hai khu vực mật độ cao - chẳng hạn như trung tâm thành phố, hoặc khu di tích lịch sử, nơi các tòa nhà được tập trung, mọi người có thể đi bộ dễ dàng từ tòa nhà này đến tòa nhà khác và cảm thấy đang ở trong khu trung tâm. Hầu hết các khu vực khác của thành phố bao gồm tòa nhà được xây dựng rải rác. Việc đi bộ để di chuyển giữa các tòa nhà thường khó khăn, đôi khi mật độ các tòa nhà quá thấp. Các quy định có xu hướng khuyến khích xây dựng các tòa nhà tách biệt với nhau, có bãi đậu xe sau tòa nhà và cách xa đường phố. Ở khu vực trung tâm, một số diện tích đất chưa được sử dụng. Những dự án

Thành phố có nhiều khu trung tâm mật độ cao với nhiều tòa nhà gần nhau, dễ dàng đi bộ. Tuy nhiên, thành phố khuyến khích đầu tư xây dựng để biến các khu đất trống thành khu vực có mật độ cao và thuận tiện đi lại. Khi phát triển các dự án quy mô lớn ở ngoại ô, các tòa nhà được khuyến khích xây dựng với mật độ cao và ở ngay trục giao thông. Thành phố khuyến khích hoặc phát triển các mảnh đất trong khu vực nội thành, đặc biệt là các khu vực gần phương tiện giao thông công cộng.

Thành phố quy hoạch rất chặt chẽ với mật độ cao, đất đai trong thành phố được sử dụng một cách hiệu quả. Các tòa nhà được xây dựng tập trung, hình thành các trung tâm năng động, và dễ dàng di chuyển giữa các toàn nhà. Các quy định khuyến khích tái phát triển các thửa đất chưa được sử dụng ở trung tâm thành phố. Các tòa nhà được xây dựng gần trục giao thông, các bãi đỗ xe được xây dựng với không gian vừa phải, nằm dưới mặt đất hoặc phía sau các tòa nhà. Giao thông công cộng và đường đi bộ kết nối nhà ở với hầu hết các nơi làm việc và các tiện nghi. Mật độ dân cư ở mức tối ưu, nhà ở với mức giá hợp lý có ở hầu hết các khu vực.

Page 48: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

48

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Giai đoạn 4

Giai đoạn phản ứng Giai đoạn phát triển cơ bản

Giai đoạn phát triển tiên tiến

Giai đoạn chủ động (thông minh)

hướng phát triển khu dân cư quy mô lớn, nhà ở thường có cổng và hướng tới sử dụng ô tô để di chuyển.

mới ở ngoại ô có xu hướng phát triển khu dân cư quy mô lớn, nhà ở thường có cổng và hướng tới sử dụng ô tô để di chuyển.

5. Giáo dục thông minh

Thành phố thông minh có đầy đủ trường học và các cơ hội giáo dục cho tất cả trẻ em trong thành phố.

Thành phố không có đủ cơ sở giáo dục cho người dân. Trường học có nhưng số lượng vẫn còn hạn chế so với nhu cầu của người dân. Nhiều trường còn thiếu thốn cơ sở vật chất.

Thành phố có cơ sở giáo dục tiểu học đầy đủ, hầu hết học sinh có thể đến trường trong 15 phút đi bộ. Thành phố cũng có một số trường trung học cơ sở.

Thành phố có cơ sở giáo dục tiểu học và trung học đầy đủ, hầu hết học sinh có thể đi bộ đến trường trong một khoảng cách thuận tiện. Các cơ sở giáo dục thường xuyên theo dõi, đánh giá và cải thiện thông qua cơ sở dữ liệu trường học bao gồm số lượng học sinh, theo dõi thời gian đến lớp của học sinh, tỷ số học sinh trên một giáo viên, cơ sở vật chất củ trường học và các yếu tố khác.

Thành phố có đầy đủ cơ sở giáo dục cần thiết với chất lượng cao. Tất cả học sinh trong thành phố có thể đến trường một cách thuận tiện trong vòng 10 phút đi bộ. Ngoài ra, thành phố còn cung cấp nhiều lựa chọn kết nối giảng dạy chuyên ngành và giáo dục đa phương tiện. Các cơ sở giáo dục thường xuyên theo dõi, đánh giá và cải thiện thông qua cơ sở dữ liệu trường học bao gồm số lượng học sinh, theo dõi thời gian đến lớp của học sinh, tỷ số học sinh trên một giáo viên, cơ sở vật chất củ trường học và các yếu tố khác.

Thành phố thông minh cung cấp các chương trình giáo dục thông minh, hiệu quả. Các chương trình giáo dục được thiết kế linh hoạt dựa trên cơ sở hạ tầng CNTT tiên tiến, tập trung vào người học và nội dung.

Thành phố chưa áp dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục. Học sinh ít có cơ hội được sử dụng máy tính và internet để tìm kiếm các tài liệu phục vụ việc học.

Các thành phố áp dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng giảng dạy bằng hình ảnh, video. Tại các trường học, có cơ sở vật chất cơ bản như internet, máy tính để bàn. Tuy nhiên, việc hỗ trợ học sinh tiếp cận với

Thành phố không chỉ tập trung vào việc kết hợp công nghệ thông tin vào giáo trình giảng dạy, mà còn phối hợp linh hoạt giữa các hoạt động giảng dạy và công nghệ mới. Học sinh có thể tiếp cận các tài liệu trực tuyến một cách dễ dàng.

Thành phố không chỉ tập trung vào việc kết hợp công nghệ thông tin vào giáo trình giảng dạy, mà còn phối hợp linh hoạt giữa các hoạt động giảng dạy và công nghệ mới. Thành phố không áp dụng một chương trình chung cho tất cả người học khiến học sinh tiếp thu kiến thức thụ động. Thành phố

Page 49: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

49

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Giai đoạn 4

Giai đoạn phản ứng Giai đoạn phát triển cơ bản

Giai đoạn phát triển tiên tiến

Giai đoạn chủ động (thông minh)

Thành phố thông minh cung cấp các chương trình và các khóa học giúp học viên đáp ứng được yêu cầu về nguồn lao động chất lượng cao.

nguồn tài liệu trực tuyến vẫn còn hạn chế.

thúc đẩy các ứng dụng CNTT để cung cấp các khóa học linh hoạt và phù hợp với nhu cầu của học sinh dựa trên các yếu tố như kiến thức hiện có của học sinh, phong cách học tập, và sự tiến bộ của học sinh thông qua các nội dung, chương trình học khác nhau. Thành phố thành công trong vệc thiết lập môi trường học tập thông minh (SLE).

Giáo dục thông minh cung cấp các chương trình giáo dục cá nhân hóa phục vụ nhu cầu tự học. Học sinh có thể học theo đúng tốc độ của mình và có thể truy cập vào nội dung học tập cá nhân tùy theo sự khác biệt của từng học sinh. Giáo dục thông minh bao gồm môi trường học tập chính quy lẫn không chính quy.

Thành phố không có kế hoạch cung cấp hoặc hỗ trợ giáo dục thông minh bằng cách đầu tư vào các chương trình học trực tuyến.

Thành phố bắt đầu cung cấp các tài nguyên học tập trực tuyến đủ cho nhu cầu đa dạng của các nhóm lợi ích khác nhau.

Học tập có thể xảy ra bất cứ nơi nào, bất cứ nơi đâu. Thành phố tạo ra môi trường học tập cung cấp các hướng dẫn học tập cần thiết, gợi ý, các công cụ hỗ trợ, hoặc những gợi ý học tập cho học sinh. Tuy nhiên, thành phố vẫn chưa hoàn toàn đạt được một nền tảng học tập cộng đồng.

Thành phố đề xuất một hệ thống thích ứng đặt người học là trung tâm, cải thiện trải nghiệm học tập cho người học dựa trên các đặc điểm học tập, sở thích và tiến bộ. Hệ thống học tập này cũng tăng cường mức độ tham gia, tiếp cận kiến thức, phản hồi, hướng dẫn. Hê thống còn có khả năng tích hợp các phương tiện truyền thông đại chúng với khả năng truy cập liên tục vào các thông tin liên quan, cuộc sống thực tế và các hướng dẫn mọi lúc mọi nơi, sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), mạng nơ-ron và công nghệ thông minh để không ngừng nâng cao chất lượng môi trường học tập.

6. An ninh công cộng thông minh

Thành phố thông minh có mức độ an ninh công cộng cao, đặc

Thành phố có mức độ an ninh công cộng thấp - các nhóm cư dân cảm

Thành phố có mức độ an ninh công cộng ở mức trung bình - một số nhóm

Thành phố có mức độ an ninh công cộng cao - tất cả người dân bao gồm phụ

Thành phố có mức độ an ninh công cộng rất cao - tất cả mọi người cảm thấy an toàn ở tất

Page 50: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

50

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Giai đoạn 4

Giai đoạn phản ứng Giai đoạn phát triển cơ bản

Giai đoạn phát triển tiên tiến

Giai đoạn chủ động (thông minh)

biệt đối với phụ nữ, trẻ em và người cao tuổi; nam giới và phụ nữ ở mọi lứa tuổi luôn cảm thấy an toàn trên đường phố.

thấy không an toàn trong hầu hết các khoảng thời gian trong ngày tại nhiều khu vực của thành phố.

dễ bị tổn thương như trẻ em và phụ nữ cảm thấy không an toàn trong một số các khoảng thời gian trong ngày và ở một số vùng của thành phố.

nữ, trẻ em và người cao tuổi cảm thấy an toàn ở hầu hết các khu vực của thành phố trong hầu hết các khoảng thời gian trong ngày.

cả các khu vực của thành phố trong hầu hết các khoảng thời gian trong ngày.

7. Hệ thống giao thông thông minh

Giao thông vận tải và đi lại: Một Thành phố thông minh là thành phố có thể có đầy đủ các tiện ích trong khoảng cách ngắn, và người dân không phụ thuộc vào các phương tiện cá nhân (ô-tô, xe máy) để di chuyển trong nội thành. Các tòa nhà có thể dễ dàng tiếp cận được từ vỉa hè. Thành phố cũng cung cấp nhiều lựa chọn về phương tiện trung chuyển, thích hợp với tất cả mọi người ở các mức thu nhập khác nhau.

Người dân chủ yếu sử dụng phương tiện giao thông cá nhân với rất ít lựa chọn về phương thức di chuyển. Hằng ngày, người dân phải di chuyển một quãng đường dài để đi học và đi làm. Việc di chuyển đến các khu vực khác nhau bằng xe đạp hoặc đi bộ đều rất khó khăn. Phụ nữ, trẻ em hay những đối tượng dễ bị tổn thương đều gặp khó khăn để tự di chuyển một cách độc lập trong thành phố. Phương tiện giao thông công cộng không được phổ biến. Các phương tiện giao thông gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn trong thành phố. Phương tiện giao thông cũng xâm chiếm các không gian công cộng

Mạng lưới giao thông đường phố đã bắt đầu được phát triển, tuy nhiên các lựa chọn về sử dụng phương tiện giao thông công cộng vẫn còn hạn chế. Giao thông công cộng vẫn còn ở mức giá cao so với người nghèo. Cơ sở hạ tầng dành cho người đi bộ chỉ có ở một số khu vực nhất định. Phần lớn các khoản đầu tư tập trung vào việc làm giảm ùn tắc giao thông, bằng việc xây dựng thêm nhiều đường sá.

Mạng lưới đường phố khá đầy đủ. Giao thông công cộng đã kết nối được hầu hết các khu vực của thành phố. Tuy nhiên các phương tiện giao thông công cộng vẫn chưa thể đưa hành khách đến điểm cuối cùng của chuyến đi, gây ảnh hưởng đến các lựa chọn giao thông. Đường dành cho người đi bộ đã được xây dựng ở hầu hết các khu vực, tuy nhiên, vẫn có những mối lo ngại về các nút giao cắt an toàn và an ninh trong suốt quá trình lưu thông. Khu vực đỗ xe đã được phân định nhưng việc không niêm yết giá đã dẫn đến việc lạm dụng bãi giữ xe.

Mạng lưới đường phố đã hoàn tất và theo một kiến trúc rõ ràng. Mạng lưới giao thông công cộng kết nối toàn bộ thành phố và cường độ kết nối liên quan mật thiết đến nhu cầu. Lựa chọn về phương tiện giao thông công cộng đa dạng và giá cả phải chăng, phù hợp cho tất cả người dân. Ở tất cả các trạm giao thông công cộng đều có nhiều lựa chọn khách nhau cho hành khách như xe buýt, tàu điện ngầm, taxi,.. Người dân thường sử dụng xe đạp hoặc đi bộ.

Page 51: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

51

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Giai đoạn 4

Giai đoạn phản ứng Giai đoạn phát triển cơ bản

Giai đoạn phát triển tiên tiến

Giai đoạn chủ động (thông minh)

và ảnh hưởng đến hiệu quả của không gian mở.

Khả năng đi bộ thuận tiện: Đường phố của thành phố thông minh được thiết kế đồng thời cho người đi bộ, người đi xe đạp và các loại phương tiện. An toàn đường bộ và vỉa hè là điều tối quan trọng đối với thiết kế đường phố. Các tín hiệu giao thông được lắp đặt đầy đủ và luật giao thông được thi hành. Cửa hàng, nhà hàng, lối vào tòa nhà và cây cối được bố trí trên vỉa hè để khuyến khích việc đi bộ và có ánh sáng đầy đủ để người đi bộ cảm thấy an toàn vào ban ngày và cả ban đêm.

Đường phố được thiết kế chủ yếu cho các phương tiện cá nhân. Để di chuyển hàng ngày, người dân phải sử dụng xe hơi hoặci xe buýt đường dài. Đi bộ thường là khó khăn và nguy hiểm; có ít vỉa hè, và các vỉa hè hiện có đều cần được sửa chữa và thiếu cây xanh để che mát cho người đi bộ, đồng thời các vạch kẻ đường cho người đi bộ là rất ít. Các tòa nhà mới có các lối vào chính của họ được đặt xa đường chính, đôi khi có những lối đi lớn hoặc bãi đậu xe để tách biệt các tòa nhà với đường chính, hoặc có các cổng kín bao quanh. Các tín hiệu đèn giao thông thường không nhiều.

Ở các khu vực hiện tại của thành phố đã có sự kết hợp của đường dành cho người đi bộ, người đi xe đạp và xe cộ, nhưng các khu vực mới hơn chủ yếu chỉ tập trung vào phát triển đường ô tô. Ở những khu vực mới được xây dựng, có ít lối đi và lối vào chính của các tòa nhà mới không nằm ngay đường chính. Các cửa ra vào hoặc bãi đậu xe thường nằm xa đường chính, và đôi khi có cổng ngăn cách. Người dân thường không chấp hành tín hiệu giao thông ở các khu vực mới này.

Thành phố đã xây dựng được mạng lưới vỉa hè và đường dành cho xe đạp. Người dân có thể dễ dàng đi vào các tòa nhà ở hầu hết các khu vực của thành phố từ vỉa hè. Tuy nhiên, người dân thi thoảng vẫn không tuân theo tín hiệu giao thông dẫn đến việc băng qua đường đôi khi vẫn còn khó khăn

Thành phố được thiết kế rất thuận tiện cho việc đi bộ. Vỉa hè có ở mọi con đường và được tu sửa thường xuyên. Cây cối được trồng nhiều trên vỉa hè để che mát cho người đi bộ. Tòa nhà ở hầu hết các khu vực của thành phố có thể dễ dàng đi đến từ vỉa hè. Các tín hiệu giao thông hoạt động tốt và kiểm soát được sự lưu thông của xe cộ. Các làn xe đạp được xây dựng để thúc đẩy việc sử dụng xe đạp như một phương tiện giao thông chính. Các quy tắc giao thông được tuân thủ và thực thi với mức độ chấp hành cao.

8. Năng lượng bền vững & thông minh

Cung cấp năng lượng: Một thành phố thông minh có nguồn cung cấp điện đáng tin cậy suốt 24/7, và không có sự chậm trễ trong việc

Thành phố chỉ có nguồn cung cấp điện gián đoạn, với điện thường xuyên bị rò rỉ. Nhiều người dân phải sắp xếp kế hoạch làm việc để

Cung cấp điện và truyền tải điện được quản lý theo nhu cầu và ưu tiên cho các chức năng khác nhau với lịch trình rõ ràng. Điện được cung cấp tới nhiều

Điện được cung cấp đến hầu hết các khu vực của thành phố cho hầu hết giờ trong ngày, nhưng một số khu vực không được cung cấp điện đầy đủ. Đo lường

Điện năng được cung cấp 24/7 ở tất cả các khu vực của thành phố, tích hợp với hệ thống đo lường thông minh liên kết với các nền tảng trực tuyến để

Page 52: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

52

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Giai đoạn 4

Giai đoạn phản ứng Giai đoạn phát triển cơ bản

Giai đoạn phát triển tiên tiến

Giai đoạn chủ động (thông minh)

yêu cầu các dịch vụ khẩn cấp.

phù hợp với lịch cung cấp điện.

khu vực cho hầu hết các giờ trong ngày.

thông minh được thực hiện ở một số khu vực của thành phố nhưng không phải tất cả mọi nơi

giám sát và đảm bảo minh bạch.

Hệ thống dây điện ngầm: Thành phố thông minh có hệ thống dây điện ngầm để hạn chế việc cúp điện do thiên tai và giảm thiểu sự không an toàn.

Thành phố không có kế hoạch xây dựng hệ thống dây điện ngầm.

Hơn 40% thành phố có hệ thống dây điện ngầm.

Hơn 75% thành phố có hệ thống dây điện ngầm.

Hơn 90% thành phố có hệ thống dây điện ngầm.

Bảo tồn nguồn năng lượng, năng lượng tái tạo: Thành phố thông minh có nguồn năng lượng bền vững. Nhiều thành phố khác trên thế giới đã đặt ra tiêu chí về thành phố thông minh là thành phố có ít nhất 10% lượng điện năng sản xuất từ năng lượng tái tạo.

Thành phố không có bất kỳ nguồn năng lượng tái tạo nào và không có cam kết thúc đẩy điều này trong tương lai gần.

Thành phố đang chuẩn bị kế hoạch để đảm bảo rằng nguồn điện sử dụng được cung cấp nhiều hơn từ các nguồn năng lượng tái tạo và đang trong quá trình đưa ra các cam kết trong lĩnh vực này.

Một số năng lượng tiêu thụ trong thành phố được sản xuất từ các nguồn tái tạo. Thành phố có những mục tiêu dài hạn về gia tăng năng lực tái tạo và có kế hoạch để đạt được những mục tiêu này.

Ít nhất 10% năng lượng tiêu thụ trong thành phố được tạo ra từ các nguồn năng lượng tái tạo. Thành phố đang thực hiện các dự án chiến lược dài hạn để khai thác các nguồn năng lượng tái tạo trong khu vực của mình / bên ngoài để tăng tỷ lệ sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.

Tiết kiệm năng lượng và hiệu suất sử dụng năng lượng: Chính quyền Thành phố thông minh sử dụng các phương pháp mới nhất về sử dụng năng lượng hiệu quả trong các tòa nhà, hệ thống đèn đường và các hệ thống dẫn truyền.

Thành phố không có chương trình hay biện pháp kiểm soát, hay cơ chế khuyến khích để thúc đẩy/ hỗ trợ việc sử dụng năng lượng hiệu quả trong các tòa nhà.

Thành phố thúc đẩy việc sử dụng năng lượng hiệu quả và một số tòa nhà mới cài đặt các hệ thống theo dõi hiệu suất sử dụng năng lượng và giám sát việc sử dụng năng lượng và tiết kiệm.

Hầu hết các tòa nhà công cộng mới đều lắp đặt các hệ thống tiết kiệm năng lượng và một số tòa nhà cũ cũng được trang bị các thiết bị hiện đại để tiết kiệm năng lượng hơn. Chính quyền địa phương tư vấn và tiếp cận với các doanh nghiệp và người dân để khuyến khích áp dụng các

Tất cả các tòa nhà công cộng cũ và mới đều sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng trong quá trình phát triển và vận hành, đồng thời áp dụng các tiêu chuẩn đánh giá năng lượng của các diễn đàn quốc gia và quốc tế. Nhiều tòa nhà phi công cộng cũng đạt hiệu quả cao về mặt năng lượng vì chính phủ khuyến khích sử dụng các phương thức sử

Page 53: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

53

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Giai đoạn 4

Giai đoạn phản ứng Giai đoạn phát triển cơ bản

Giai đoạn phát triển tiên tiến

Giai đoạn chủ động (thông minh)

chiến lược tiết kiệm năng lượng.

dụng năng lượng hiệu quả thông qua các ưu đãi và quy định.

9. Cấp nước thông minh

Đảm bảo nguồn Cung cấp nước: Thành phố thông minh có nguồn cung cấp nước đáng tin cậy, 24/7 đáp ứng các tiêu chuẩn y tế quốc gia và toàn cầu.

Thành phố có một hệ thống cấp nước nghèo nàn với nguồn nước hạn chế. Không có mục tiêu rõ ràng để đạt được chất lượng cao hơn và tiêu chuẩn số lượng tối ưu. Lượng nước thất thoát là trên 40%.

Nguồn cung cấp nước bị giới hạn. Tuy nhiên, thành phố đang đặt mục tiêu và quy trình để cải thiện nguồn cung cấp nước. Lượng nước thất thoát ít hơn 30%.

Thành phố cung cấp nước 24/7 ở hầu hết các khu vực nhưng chất lượng nước không đáp ứng các tiêu chuẩn y tế quốc tế. Lượng nước thất thoát ít hơn 20%.

Thành phố cung cấp đầy đủ nước 24/7 với giá cả phải chăng đến tất cả các người dân, theo tiêu chuẩn quốc gia và toàn cầu và. Lượng nước thất thoát là ít hơn 15%.

Quản lý nguồn nước: Thành phố thông minh có các chương trình quản lý nước tiên tiến, bao gồm đo lường thông minh, hệ thống chứa nước mưa và cơ sở hạ tầng xanh để quản lý dòng chảy nước mưa do thiên tai.

Thành phố không có hệ thống đo lường cho tất cả nguồn cung cấp nước. Thành phố không tái chế nước thải để đáp ứng nhu cầu và hệ thống chứa nước mưa chưa được phổ biến. Lũ lụt thường xảy ra do hiện tượng tràn nước mưa.

Thành phố có hệ thống đo lường cho tất cả các nguồn cung cấp nước nhưng thiếu cơ chế để theo dõi. Lãng phí nước vẫn còn cao. Một số ít lượng nước mưa được giữ lại

Thành phố có hệ thống đo lường cho tất cả các nguồn cung cấp nước với một số cơ chế thông minh để giám sát. Hệ thống chứa nước mưa được lắp đặt và nước mưa được thu gom và lưu trữ trong các bể nước. Tuy nhiên, tái chế nước thải và sử dụng lại nước mưa vẫn còn hạn chế.

Thành phố có hệ thống đo lường cho tất cả các nguồn cung cấp nước. Nó bao gồm các cơ chế thông minh để theo dõi từ xa. Hệ thống thu giữ nước mưa được lắp đặt và sử dụng xuyên suốt thành phố và nước mưa được thu gom và lưu giữ trong các bể nước và được xử lý để sử dụng. Nước thải tái chế được cung cấp cho các mục đích sử dụng thứ cấp.

10. Hệ thống y tế thông minh

Thành phố thông minh cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho toàn bộ người dân.

Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ không được cung cấp đầy đủ - nhu cầu chăm sóc sức khoẻ thường vượt quá khả năng của bệnh viện.

Công dân có thể tiếp cận với một số dịch vụ y tế, nhưng các cơ sở y tế lại quá tải và ở khá xa đối với nhiều công dân. Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ dự phòng chỉ được cung cấp

Các cơ sở y tế ở khoảng cách thích hợp đối với các khu dân cư và công sở. Thành phố có hệ thống phản ứng khẩn cấp kết nối với các dịch vụ cứu thương.

Các cơ sở y tế ở khoảng cách thích hợp với mọi người dân. Hệ thống giám sát sức khoẻ cá nhân cho người già và người dễ bị tổn thương được kết nối trực tiếp tới bệnh viện để kịp thời ứng phó với các

Page 54: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

54

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Giai đoạn 4

Giai đoạn phản ứng Giai đoạn phát triển cơ bản

Giai đoạn phát triển tiên tiến

Giai đoạn chủ động (thông minh)

đến một số lượng nhỏ công dân.

tình huống cấp cứu, đồng thời nhóm người dân này cũng có thể nhận được những lời khuyên về sức khoẻ với sự tiện lợi tối đa. Thành phố có thể phỏng đoán được các bệnh tiềm ẩn và phát triển phương thức chữa trị và y tế công cộng để ngăn ngừa.

Dịch vụ y tế thông minh được định hình bởi các công nghệ cung cấp các công cụ chẩn đoán tốt hơn, điều trị tốt hơn cho bệnh nhân và các thiết bị cải thiện chất lượng cuộc sống cho mọi người. Các phân khúc liên quan bao gồm: - Các dịch vụ y tế điện tử và dịch vụ y tế di động (điện thoại di động) - Quản lý hồ sơ điện tử - Các dịch vụ gia đình thông minh -Thiết bị y tế thông minh và kết nối

Thành phố không có kế hoạch áp dụng eHealth vào hệ thống dịch vụ y tế hiện tại. Người dân cũng chưa được tiếp cận với bất kỳ loại thiết bị y tế thông minh và kết nối nào.

Thành phố đã có kế hoạch áp dụng eHealth vào hệ thống dịch vụ y tế hiện tại. Thành phố bắt đầu phát triển quản lý hồ sơ điện tử. Tuy nhiên, hồ sơ điều trị chỉ dành cho mục đích quản lý. Việc sử dụng các hồ sơ này cho việc điều trị chưa được thực hiện hoặc rất hạn chế. Mặt khác, người dân bắt đầu được tiếp cận các thiết bị y tế thông minh và có thể kết nối như đồng hồ thông minh.

Thành phố thông minh đã bắt đầu áp dụng eHealth để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tốt hơn cho người dân. Chia sẻ dữ liệu và cung cấp thông tin giữa bệnh nhân và nhà cung cấp dịch vụ y tế, bệnh viện, chuyên gia y tế đã bắt đầu xuất hiện. Tuy mạng lưới thông tin y tế chưa được thiết lập đầy đủ; các bệnh viện và trung tâm y tế đã bắt đầu số hoá hồ sơ y tế. Các ứng dụng công nghệ khác trong y tế được hỗ trợ và khuyến khích sử dụng. Người dân đề cập đến việc sử dụng các dịch vụ Sức khoẻ Điện tử và M-Health.

Thành phố thông minh đã sử dụng eHealth để mang lại lợi ích cho toàn bộ cộng đồng bằng cách cải thiện việc tiếp cận dịch vụ y tế và chất lượng chăm sóc sức khỏe, làm ngành y tế hiệu quả hơn. Điều này bao gồm cung cấp thông tin và chia sẻ dữ liệu giữa bệnh nhân và nhà cung cấp dịch vụ y tế, bệnh viện, chuyên gia y tế. Mạng lưới thông tin y tế; hồ sơ y tế điện tử; các dịch vụ y tế từ xa; các thiết bị theo dõi bệnh nhân di động, phần mềm lập lịch trình phòng bệnh, phẫu thuật bằng robot và nghiên cứu cơ bản về sinh lý giả định được thực hiện. Các thiết bị di động, chẳng hạn như điện thoại di động, thiết bị theo dõi bệnh nhân, trợ lý kỹ thuật số cá nhân (PDA) và các thiết bị không dây khác được đưa vào sử dụng. y tế và y tế công cộng được hỗ trợ.

Page 55: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

55

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Giai đoạn 4

Giai đoạn phản ứng Giai đoạn phát triển cơ bản

Giai đoạn phát triển tiên tiến

Giai đoạn chủ động (thông minh)

11. Quản lý rủi ro thiên tai thông minh

Thành phố thông minh giải quyết tốt những rủi ro bất ngờ do thiên tai, nâng cao năng lực thích ứng và giải quyết các nguyên nhân hệ thống gây nên rủi ro.

Các bên quản lý của Thành phố ở cấp tỉnh / cấp quốc gia hiểu được rủi ro (nguy cơ, rủi ro, tổn thương và khả năng đối phó) đối với thiên tai và hành động dựa trên những rủi ro đó. Thành phố không có nền tảng cho các bên quản lý ở cấp Thành phố để cộng tác trong việc quản lý rủi ro thiên tai. Nhân dân Thành phố không biết nơi nào để tìm hiểu và làm thế nào để giải quyết các tình huống rủi ro thiên tai. Thành phố không có kế hoạch nhất định cho vấn đề khí hậu bất thường trong tương lai. Nhân dân hiếm khi đóng góp cho các sáng kiến phát triển của thành phố.

Các bên quản lý của Thành phố ở cấp Thành phố hiểu được rủi ro (nguy cơ, rủi ro, tổn thương và năng lực đối phó) đối với thiên tai và hành động với những rủi ro đó. Thành phố cung cấp nền tảng cho các bên quản lý ở cấp Thành phố để cộng tác trong việc quản lý rủi ro thiên tai. Nhân dân Thành phố sẽ có thể học hỏi và linh hoạt trong việc quản lý rủi ro thiên tai thông qua các tình huống, kinh nghiệm và kỹ năng nhất định. Thành phố có quy hoạch tổng thể cho vấn đề khí hậu bất thường trong tương lai.. Nhân dân hiếm khi đóng góp cho các sáng kiến phát triển.

Các bên quản lý của Thành phố các cấp hiểu được rủi ro (nguy cơ, rủi ro, tổn thương và năng lực đối phó) đối với thiên tai và hành động dựa trên những rủi ro đó. Các ban quản lý của thành phố hành động một cách phối hợp trong thời gian thiên tai và quản lý hiệu quả. Các phòng ban hiểu rõ vai trò của mình trong việc giảm thiểu và chuẩn bị cho việc đối phó rủi ro thiên tai và quản lý rủi ro nhờ sự tham gia của người dân. Thành phố chỉ định ngân sách riêng cho việc giảm rủi ro thiên tai và đầu tư để duy trì cơ sở hạ tầng quan trọng. Thành phố có quy hoạch tổng thể đầy đủ cho các vấn đề khí hậu trong tương lai. Các cộng đồng tích cực đóng góp cho các sáng kiến phát triển về quản lý rủi ro.

Thành phố duy trì các dữ liệu cập nhật về các hiểm ho và các rủi ro. Thành phố cũng chuẩn bị các đánh giá rủi ro và sử dụng như cơ sở cho các kế hoạch phát triển đô thị và các quyết định, đảm bảo rằng thông tin và kế hoạch của thành phố đã được thảo luận với người dân và sẵn sàng công khai. Thành phố lắp đặt tất cả các hệ thống cảnh báo sớm cần thiết và cải thiện năng lực quản lý khẩn cấp trong thành phố, đồng thời tổ chức các cuộc diễn tập đối phó thảm họa cho cộng đồng. Thành phố áp dụng và thực thi các quy tắc xây dựng thực tế, tuân thủ với quy định về rủi ro và các nguyên tắc quy hoạch sử dụng đất.

Bảng 6: Bảng mô tả chi tiết các giai đoạn thành phố thông minh

Page 56: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

56

Các kết luận chính từ việc đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi theo mô hình Thành phố thông minh của Nha Trang.

5.3.1. Kết quả đánh giá tổng thể.

Dựa trên lộ trình chuyển đổi 4 giai đoạn mô tả ở trên, thành phố Nha Trang hiện đang ở giai đoạn 2 - giai đoạn phát triển cơ bản. Đây là một kết quả rất tích cực đối với Nha Trang vì các thành phố và quốc gia thường mất rất nhiều năm để đạt được mục tiêu và tầm nhìn Thành phố thông minh của mình. Kết quả của sự sẵn sàng chuyển đổi giai đoạn 2 là nhờ một số sáng kiến tích cực được áp dụng bởi thành phố ở các cấp khác nhau đặc biệt là với các sáng kiến chính phủ điện tử, cấp nước và cấp điện điện từ dẫn đầu các lĩnh vực về ứng dụng công nghệ. Kết quả đánh giá cho thấy rằng Nha Trang hiện đã và đang tiến hành các bước chuẩn bị ban đầu cho sứ mệnh phát triển Nha Trang theo mô hình Thành phố thông minh. Kết quả trên được rút ra chủ yếu từ kết quả đánh giá của véc-tơ 1.

Hình 14: Kết quả đánh giá mức độ sẵn sàng dựa trên véc-tơ 1 – Hiện trạng cung cấp dịch vụ

Kết quả tổng thể cho thấy, mức độ hoạt động của dịch vụ nhìn chung dao động từ mức trung bình thấp đến trung bình cao, mức độ ứng dụng công nghệ là từ mức áp dụng công nghệ hạn chế đến mức độ áp dụng công nghệ cơ bản. Nhìn chung, hiện trạng cung cấp dịch vụ khá tốt so với mức độ ứng dụng công nghệ hạn chế, điều này có nghĩa là Thành phố hiện đang cố gắng hết sức để phục vụ người dân trong phạm vi hạn chế về nguồn lực. Tuy nhiên, với sự gia tăng nhanh nhu cầu của người dân và áp lực từ đô thị hoá, sẽ có ngày càng nhiều thách thức hơn nữa đối với Thành phố để có thể cải thiện hiện trạng cung cấp dịch vụ.

-

1.0

2.0

3.0

4.0Chính phủ quản lý thông minh

Du lịch thông minh

Môi trường bền vững và thông minh

Quy hoạch thông minh

Giáo dục thông minh

An toàn công cộng thông minhGiao thông thông minh

Năng lượng bền vững và thông minh

Cấp nước thông minh

Y tế thông minh

Quản lý rủi ro thiên tai thông minh

Hiện trạng cung cấp dịch vụ

Giai đoạn 1

(Điểm 0 - 1.4)

Giai đoạn 2

(Điểm 1.5 – 2.4)

Giai đoạn 3

(Điểm 2.5 – 3.4)

Giai đoạn 4

(Điểm 3.5 – 4)

Vị trí hiện tại của Nha Trang

Điểm chung 2.1

Page 57: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

57

Bảng tóm tắt kết quả đánh giá của véc-tơ 1 và 2:

Thành phần / Lĩnh vực

Hiện trạng cung cấp dịch vụ Mức độ ứng dụng công nghệ

Chính phủ quản lý thông minh

Cung cấp dịch vụ ở mức trung bình thấp Mức độ áp dụng công nghệ trung bình

Du lịch thông minh Cung cấp dịch vụ ở mức trung bình thấp Mức độ áp dụng công nghệ cơ bản

Môi trường bền vững và thông minh

Cung cấp dịch vụ ở mức trung bình thấp Mức độ áp dụng công nghệ cơ bản

Quy hoạch thông minh

Cung cấp dịch vụ ở mức trung bình thấp Mức độ áp dụng công nghệ cơ bản

Giáo dục thông minh Cung cấp dịch vụ ở mức trung bình thấp Mức độ áp dụng công nghệ cơ bản

An ninh công cộng thông minh

Cung cấp dịch vụ ở mức trung bình thấp Mức độ áp dụng công nghệ cơ bản

Giao thông thông minh

Cung cấp dịch vụ ở mức thấp Mức độ áp dụng công nghệ còn hạn chế

Năng lượng bền vững và thông minh

Cung cấp dịch vụ ở mức trung bình cao Mức độ áp dụng công nghệ trung bình

Cấp nước thông minh Cung cấp dịch vụ ở mức trung bình cao Mức độ áp dụng công nghệ trung bình

Y tế thông minh Cung cấp dịch vụ ở mức trung bình thấp Mức độ áp dụng công nghệ cơ bản

Quản lý rủi ro thiên tai thông minh

Cung cấp dịch vụ ở mức thấp Mức độ áp dụng công nghệ còn hạn chế

Bảng 7: Tóm tắt kết quả đánh giá của véc-tơ 1 và 2

Hình 15: Tương quan giữa mức độ ứng dụng công nghệ và hiện trạng cung cấp dịch vụ

-

1.0

2.0

3.0

4.0

Chính phủ

quản lý thông minh

Du lịch thông

minh

Môi trường

bền vững và thông minh

Quy hoạch

thông minh

Giáo dục thông

minh

An ninh công

cộng thông minh

Giaothôngthôngminh

Năng lượng

bền vững và thông minh

Cấp nước

thông minh

Y tế thông

minh

Quản lý rủi ro

thiên tai thông minh

Tương quan: Mức độ ứng dụng công nghệ và Hiện trạng cung cấp dịch vụ

Hiện trạng cung cấp dịch vụ Mức độ ứng dụng công nghệ

Page 58: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

58

Như đã trình bày trong biểu đồ tóm tắt kết quả véc-tơ 1 và véc-tơ 2, mức độ can thiệp của công nghệ hầu như phù hợp với mức độ cung cấp dịch vụ trong hầu hết các trường hợp. Điều này hàm ý rằng bất cứ lĩnh vực nào thành phố đã áp dụng hoặc đưa vào sử dụng các giải pháp công nghệ, việc cung cấp dịch vụ tổng thể của lĩnh vực cũng đã được đẩy mạnh. Kết quả này cũng cho thấy một trong những giải pháp mà Thành phố có thể áp dụng để cải thiện việc cung cấp dịch vụ một cách đáng kể là tận dụng các ứng dụng đổi mới công nghệ hiện nay, đặc biệt là với sự hỗ trợ của ICT.

Các Thành phần / Lĩnh vực nổi bật:

Du lịch là một trong những lĩnh vực trọng tâm của Nha Trang. Với mục đích của Thành phố là muốn tăng cường đẩy mạnh hoạt động Du lịch của mình và với một cái nhìn sâu hơn về hiệu quả Du lịch của Nha Trang, có một số điểm nổi bật như sau:

- Ngành du lịch đóng góp vô cùng tích cực về hiệu quả thống kê về lượng khách du lịch, mức chi tiêu cho mỗi khách du lịch và xu hướng này tạo cơ hội tiềm năng kinh tế to lớn cho ngành

- Về mặt bản sắc, tự nhiên, văn hoá và chủ đề du lịch, Nha Trang đã được công nhận là một trong những điểm đến du lịch hàng đầu của Việt Nam và cũng được du khách quốc tế chọn làm điểm đến khi tham quan Việt Nam. Tuy nhiên, xét về mặt xây dựng và nhận diện thương hiệu quốc tế, sự hấp dẫn về mặt thương hiệu của Nha Trang vẫn chưa hoàn toàn mạnh trên trường quốc tế. Thành phố cần phải xem xét đưa ra chiến lược du lịch dài hạn và ngắn hạn về xây dựng thương hiệu của Thành phố và vận động các chiến dịch tiếp thị và thúc đẩy nhận diện thương hiệu của mình so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới.

- Thông tin về hành vi của khách du lịch để hỗ trợ quá trình ra quyết định và nâng cao kinh nghiệm du lịch ở mức thấp cho thấy nhu cầu đầu tư vào hệ thống thu thập dữ liệu và phân tích hành vi của khách du lịch: Sở Du lịch hiện có quyền truy xuất vào hệ thống quản lý cư trú cho phép tiếp cận các thông tin như thời gian và địa điểm khách lưu trú tại Nha Trang. Tuy nhiên, những thuộc tính thông tin này là không đủ để thành phố có được một bức tranh hoàn chỉnh về du lịch của thành phố. Thông tin nắm bắt được lý do tại sao du khách chọn Nha Trang, du khách thích phong cách du lịch nào: phiêu lưu, thư giãn hay quan tâm về văn hóa, lịch sử, lộ trình du lịch điển hình họ đi là gì, điểm dừng trước khi đến Nha Trang/ điểm dừng tiếp theo, du khách có hài lòng và muốn trở lại sau trải nghiệm đầu tiên, tần suất khách tham quan trở lại, thành phố có thể phân biệt khách đến Nha Trang vì mục đích kinh doanh hay mục đích du lịch, vv ... là một cách để cung cấp thông tin chi tiết cho chính quyền thành phố cơ sở thực hiện các sáng kiến nhằm nâng cao trải nghiệm cho du khách. Hiện tại có các bộ câu hỏi được hỗ trợ từ các đại lý du lịch giúp trả lời một số câu hỏi ở trên đến một mức độ nhất định nhưng mức độ hoàn chỉnh và kịp thời của thông tin từ các nguồn này hiện vẫn là thách thức lớn. Đôi khi mất vài tháng để có được các thông tin đáng tin cậy. Do đó, kết quả đánh giá cho thấy sự cần thiết về việc Thành phố xem xét một giải pháp để nắm bắt thông tin hành vi của khách du lịch.

Du lịch thông minh sẽ không thể thành công nếu đứng một mình. Đây có thể là một thành phần/lĩnh vực rất chiến lược nhưng cần sự phát triển song song của các lĩnh vực liên ngành để hỗ trợ ngành du lịch đang phát triển. Các thành phần khác có thể hỗ trợ trực tiếp cho tầm nhìn của Thành phố thông minh và Du lịch thông minh nói riêng là Chính phủ quản lý thông minh, Giao thông thông minh, An ninh công cộng thông minh (bao gồm quản lý rủi ro thiên tai). Các thành phần này có tác động trực tiếp đến cả người dân và khách du lịch. Điều này không có nghĩa là các thành phần/lĩnh vực khác không được đề cập đến không quan trọng hoặc ít quan trọng hơn nhưng trong bối cảnh giới hạn nguồn lực và đánh giá tình hình hiện tại của Nha Trang, mục tiêu nhanh chóng đạt được hiệu quả từ những thành phần này sẽ mang lại những lợi ích có thể có tác động lớn cho Thành phố nhất.

Chính phủ quản lý thông minh là một trong những yếu tố thành công quan trọng của nhiều Thành phố để xây dựng tầm nhìn Thành phố thông minh của họ. Thành phố càng tạo ra một liên kết và sự tham gia mạnh mẽ của người dân cùng với việc tinh giản các quy trình khác nhau thì khả năng thành phố sẽ đạt được thành công trong mục tiêu của mình sẽ cao và dễ dàng hơn. Tiền và công nghệ là hai trong số những mối quan ngại hàng đầu, nhưng nhận thức của người dân và các bên liên quan cùng với việc quản lý thay đổi hành vi luôn là phần khó khăn nhất. Hiện tại thành phố đã đạt được những thành tựu và nỗ lực lớn trong việc tăng cường Chính phủ điện tử với mục tiêu rõ ràng cho từng năm và kế hoạch đến năm 2020, nhằm tích hợp cổng thông tin dịch vụ hành chính công một cửa cho toàn tỉnh và cũng để thúc đẩy Nền tảng dịch vụ Chính quyền Địa phương (LGSP). Những kế hoạch hành

Page 59: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

59

động hiện tại tạo nền tảng vững chắc cho các bước tiếp theo của quá trình xây dựng chuyển đổi theo Mô hình Thành phố Thông minh. Nâng cao chất lượng mạng lưới truyền thông tin cũng là một yếu tố rất quan trọng mà Thành phố cần đặt trọng tâm.

Đánh giá về giao thông cho thấy đây là một lĩnh vực cần chú ý đặc biệt đối với thành phố, hiện tại tỷ lệ các phương tiện giao thông công cộng khá thấp và thành phố có tỷ lệ tắc nghẽn giao thông cao do chủ yếu phụ thuộc vào các lựa chọn giao thông cá nhân hoặc taxi. Nếu thành phố muốn trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn, thách thức hiện tại về giao thông đối với khách du lịch và người dân sẽ làm giảm tính hấp dẫn của Nha Trang trên khía cạnh một điểm đến du lịch. Do đó, Giao thông thông minh sẽ là lĩnh vực cần quan tâm sâu sát nếu Thành phố dự định đạt được các mục tiêu tầm nhìn về phát triển du lịch.

An toàn công cộng cho thấy hiệu quả hoạt động tốt mặc dù có mức độ hạn chế của ứng dụng công nghệ. Tuy nhiên, an toàn công cộng là một khía cạnh vô cùng quan trọng mà Nha Trang không thể bỏ qua. Công an Tỉnh đã nêu rõ những hạn chế trong việc thiếu công nghệ sử dụng cho giám sát thành phố và sự phụ thuộc của họ vào việc bố trí thủ công gây áp lực đáng kể cho lực lượng lao động giám sát. Hơn nữa, việc thành lập và định vị Nha Trang là một thành phố an toàn rất cần thiết để Nha Trang phát triển thành điểm du lịch hấp dẫn. Cùng với sự an toàn của người dân và khách du lịch, việc Nha Trang chú trọng đến việc quản lý thiên tai như thế nào và phát triển các khả năng để giảm nhẹ rủi ro thiên tai là cần thiết và quan trọng. Yếu tố này cũng là một phần trong việc định vị sự an toàn của người dân và khách du lịch.

Người dân là trọng tâm cuối cùng của bất kỳ tầm nhìn thành phố thông minh, vì vậy trong việc đưa ra các mục tiêu dài hạn của tầm nhìn Thành phố thông minh, giáo dục thông minh có thể phục vụ kết quả rất lớn ở giai đoạn sau nếu Thành phố bắt đầu đầu tư sớm. Thành phố cần chuẩn bị để người dân được trang bị tốt nhằm có khả năng áp dụng, sáng tạo và ứng dụng công nghệ mới trong hành trình hướng đến tầm nhìn Thành phố thông minh.

Kết quả đánh giá cũng chỉ ra một số lĩnh vực đã tích cực đã đặt nền móng cơ bản cho thành phố Nha Trang để xây dựng mô hình Thành phố thông minh và những ngành / dịch vụ tiên tiến này là ngành điện và cấp nước. Các lĩnh vực này có mức độ ứng dụng công nghệ ở mức trung bình cao và đã tăng cường nâng cao hiệu quả dịch vụ thông qua việc ứng dụng công nghệ và ICT. Công ty Cấp nước Khánh Hoà và Công ty Điện lực Khánh Hòa dẫn đầu trong việc cho thấy những thành phần thông minh hiện có ảnh hưởng tích cực đến khả năng cải thiện dịch vụ phục vụ cho thành phố. Điều này được phản ánh thông qua các chỉ số hoạt động dịch vụ của các công ty trên.

Chương trình Chính phủ điện tử của Khánh Hòa cũng đã đạt được thành tích hoạt động tốt và các bước tiếp theo để cải tiến kiến trúc CNTT thành phố cũng là một sự chuẩn bị rất chiến lược cho Thành phố, là cơ sở cho các dịch vụ công dân và kinh doanh hiệu quả cho Nha Trang.

Các điểm nổi bật về công nghệ/ICT:

Đối với đánh giá ứng dụng công nghệ, chúng tôi tập trung chủ yếu vào mức ứng dụng CNTT-TT hỗ trợ Thành phố với vai trò và nhiệm vụ của mình. Nhìn chung, kết quả đánh giá cho thấy Thành phố hiện đang áp dụng Công nghệ thông tin ở mức cơ bản và có những lợi thế cũng như các vấn đề / thách thức chính đối với tầm nhìn của Thành phố.

Có một số lợi thế/thuận lợi cho Thành phố để tiếp tục với mô hình Thành phố Thông minh nhờ tang cường ứng dụng công nghệ:

- Tăng cường công nghệ thông tin và truyền thông sẽ mang lại những cải thiện tiềm năng cho thành phố: Mức ứng dụng ICT hiện tại vẫn còn rất cơ bản và với kế hoạch thích hợp, tăng cường ICT có thể mang lại sự cải tiến lớn đối với hiện trạng cung cấp dịch vụ của Thành phố. Điều này cũng phản ánh từ mức cung cấp dịch vụ cao hơn của công ty cấp điện và công ty cấp nước vì đây là những công ty đã áp dụng mức độ sử dụng công nghệ cao trong việc cung cấp các dịch vụ của họ.

- Thành phố hiện đang có các hành động và các bước cần thiết để tăng cường công nghệ thông tin truyền thông: Khánh Hòa hiện đang có những hành động nhằm cải thiện Chính phủ điện tử bằng cách liên tục đánh giá, rà soát và nâng cao hiệu quả của các điểm dịch vụ. "Đề án

Page 60: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

60

trung tâm dịch vụ hành chính công" hoặc "Nền tảng Dịch vụ Chính quyền Địa phương" là bằng chứng mạnh mẽ về những nỗ lực đó.

Các vấn đề / thách thức chính cũng được quan sát và tóm tắt phản hồi từ các phòng ban và tổ chức khác nhau được liệt kê dưới đây:

• Quá nhiều áp dụng độc lập tại một số Sở ban ngành: Một số cơ quan như Sở Y tế ứng dụng phần mềm mà họ tự phát triển, nhận chuyển giao từ Bộ Y Tế hoặc các đơn đăng ký chung do Tỉnh cung cấp. Các ứng dụng đó thường độc lập và yêu cầu người dùng nhớ quá nhiều thông tin tài khoản và các quy trình sử dụng. Việc này cũng đúng đối với một số phòng ban khác.

• Quá nhiều nền tảng khác nhau: Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của thành phố phải đối phó với những yêu cầu cao hơn và công nghệ hiện tại sẽ nhanh chóng bị thay thế. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng hiện tại và các hệ thống ICT theo các tiêu chuẩn khác nhau khiến cho việc nâng cấp, thay thế và tích hợp khó khăn hơn. Ví dụ, ngay cả nước và các công ty điện đã có kết quả hoạt động tốt và sử dụng công nghệ, chúng không được kết nối với các nền tảng chung và mỗi bộ phận / bộ phận làm việc với các nền tảng riêng của họ.

• Các ứng dụng không được phát triển theo cách tiếp cận Thành phố thông minh từ đầu: Hệ thống CNTT của Thành phố thông minh đạt được khả năng tương tác giữa các hệ thống khác nhau, dữ liệu các Sở ban ngành xử lý, cá nhân và tổ chức mà các cơ quan này kết nối là rất quan trọng để cung cấp các dịch vụ tốt hơn và đạt được hiệu quả cao hơn. Hệ thống ICT hiện tại chưa cung cấp khả năng tương tác cao.

• Mạng lưới chậm và cơ sở hạ tầng ICT chưa đầy đủ: đã có phản hồi từ các Sở ban ngành khác nhau về mạng chậm và cơ sở hạ tầng CNTT-TT không đầy đủ khiến người dùng phải bỏ ra nhiều thời gian để sử dụng các ứng dụng đã phát triển, được chuyển giao. Mạng băng thông rộng với tốc độ cao và mạng phổ biến chung rất quan trọng trong quá trình phát triển mô hình thành phố thông minh.

• Cơ sở hạ tầng ICT phản ứng với vấn đề triển khai từng phần, dẫn đến sự tốn kém: do những hạn chế về tài chính ngắn hạn và việc phân chia chức năng của thành phố thành các phòng riêng biệt, "cục bộ" ít tương tác, nhiều dự án ICT được xây dựng để giải quyết một vấn đề duy nhất trong một bộ phận, tạo ra "hòn đảo tự động hóa", trùng lặp chi phí đầu tư trong khi việc chia sẻ hệ thống hoặc dữ liệu rất khó khăn. Thực tế là các phòng ban cá nhân xây dựng các ứng dụng cá nhân, ít liên quan đến chia sẻ chi phí, cơ sở hạ tầng và dữ liệu dẫn đến sự tốn kém trong chi phí và dẫn đến những ứng dụng riêng lẻ. Điều này cũng đúng với Nha Trang vì các bộ phận theo đuổi cách tiếp cận của riêng họ và những điểm tương đồng trong các sáng kiến phát triển là rất hiếm.

• Kỹ năng và mức độ áp dụng số hóa còn chưa cao: Hiện nay hầu hết các cán bộ đều có các kỹ năng về công nghệ thông tin cơ bản như MS Office Word, MS Office Excel. Với mục tiêu của Thành phố thông minh và mức độ phát triển hệ thống ICT cao hơn, kỹ năng CNTT cho cán bộ cần phải được chuẩn bị chu đáo để khi hệ thống / ứng dụng mới được khởi động, cán bộ, nhân viên thành phố sẽ sử dụng hiệu quả.

• Rào cản từ việc chia sẻ và đánh giá dữ liệu, bắt nguồn từ hạn chế về cơ sở hạ tầng ICT và khía cạnh luật pháp: Nhiều lợi ích được mong đợi sẽ đến từ việc chia sẻ nguồn lực thông tin để cung cấp dịch vụ tốt hơn và tạo ra các dịch vụ và mô hình kinh doanh mới. Việc các doanh nghiệp, cơ quan khác nhau của nhà nước và tư nhân thu thập, duy trì và sử dụng dữ liệu bị cản trở bởi những lo ngại về bảo mật dữ liệu, các vấn đề riêng tư, hợp đồng và thương mại. Nha Trang hiện chưa có chính sách chính thức hoặc khung chính sách nào về chia sẻ dữ liệu và bảo mật dữ liệu.

• Sự sẵn sàng của công dân là một thách thức: khoảng 28,4% (397.549 thuê bao internet trên 1.397.400 thuê bao điện thoại di động) người lớn ở Nha Trang vẫn chưa kết nối và không được hưởng lợi từ các cơ hội kinh tế xã hội mà internet có thể cung cấp, như tiếp cận với cơ hội việc làm , cơ hội học tập, đánh giá thông tin hoặc tiết kiệm tài chính từ mua sắm trực tuyến. Nha Trang cần phải đưa sự chú ý vào kỹ thuật số và hỗ trợ người dân và cộng đồng của mình trở thành những công dân có kỹ năng kỹ thuật số để họ có thể trở thành một phần của nền kinh tế kỹ thuật số toàn cầu của chúng ta và đảm bảo rằng những người trẻ tuổi được trang bị đúng kỹ năng cho công việc trong tương lai, dù hiện tại có thể chưa được phát minh. Người dân sẽ là những người sử dụng chính các dịch vụ thông minh và trừ khi khả năng ứng dụng kỹ thuật số của người dân được giải quyết, nó sẽ tạo ra những thách thức liên tục cho Nha Trang trong sự phát triển theo mô hình Thành phố thông minh.

Page 61: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

61

Các điểm nổi bật về ưu tiên ứng dụng công nghệ:

Dựa trên các đặc điểm của thành phố và các ưu tiên về tầm nhìn bao gồm cả phản hồi của các bên liên quan và kết hợp với đánh giá mức độ sẵn sàng của thành phố được thực hiện như một phần của đề xuất / nghiên cứu này, các chủ đề ưu tiên sau đây có thể được xem xét để Nha Trang bắt đầu cuộc hành trình chuyển đổi theo mô hình Thành phố thông minh:

• Các giải pháp Du lịch thông minh • Các giải pháp Di chuyển/Giao thông thông minh • Các giải pháp Thành phố an toàn thông minh • Các giải pháp Chính phủ quản lý thông minh

Tập hợp các chủ đề ưu tiên nêu trên tập trung vào một chủ đề chính về phát triển du lịch. Du lịch vốn là hoạt động chủ đạo của hoạt động kinh tế ở Nha Trang và một số chủ đề khác tạo ra một hệ sinh thái hỗ trợ cho chủ đề trung tâm. Chủ đề Chính phủ quản lý thông minh là một lĩnh vực tiên phong và nền tảng mạnh mẽ giữ cho người dân là trung tâm của sự phát triển theo mô hình Thành phố thông minh.

Về kết quả đánh giá chi tiết của mỗi véc-tơ, vui lòng tham khảo các phần bên dưới.

5.3.2. Kết quả đánh giá véc-tơ 1 – Hiện trạng cung cấp dịch vụ.

Quá trình chuyển đổi theo mô hình Thành phố thông minh đòi hỏi sự phát triển tích hợp của nhiều lĩnh vực khác nhau cùng hoạt động và cung cấp dịch vụ cho người dân thành phố. Kết quả đánh giá cho thấy Thành phố Nha Trang đang ở giai đoạn phát triển cơ bản và đã bước đầu xây dựng được nền tảng cơ sở hạ tầng cần thiết ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, để có thể nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân sang các giai đoạn cao hơn trong lộ trình chuyển đổi theo mô hình Thành phố thông minh, Nha Trang vẫn cần tiến hành các bước chuyển đổi đáng kể.

Tóm tắt kết quả đánh giá véc-tơ 1 – Hiện trạng cung cấp dịch vụ

Hình 16: Kết quả đánh giá véc-tơ 1 – Hiện trạng cung cấp dịch vụ

-

1.0

2.0

3.0

4.0

Chính phủ quản lý thông minh

Du lịch thông minh

Môi trường bền vững và thông minh

Quy hoạch thông minh

Giáo dục thông minh

An ninh công cộng thông minh

Giao thông thông minh

Năng lượng bền vững và thông minh

Cấp nước thông minh

Y tế thông minh

Quản lý rủi ro thiên tai thông minh

Hiện trạng cung cấp dịch vụ

Page 62: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

62

Năng lượng thông minh và bền vững, một trong những nhu cầu thiết yếu ở các thành phố thông minh, đạt điểm số khá cao so với các lĩnh vực khác trong phần đánh giá về đô thị. Thành phố đã xây dựng được hệ thống cung cấp điện 24/7 cho người dân, sử dụng hệ thống đo lường chỉ số điện từ xa và đã có các phương thức thanh toán hóa đơn trực tuyến. Một lĩnh vực quan trọng khác là cấp nước cũng đã cải thiện nhiều về chất lượng dịch vụ và chỉ đứng sau ngành điện về mức độ ứng dụng công nghệ. Các dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp như đăng ký, cấp giấy phép kinh doanh hay giấy phép xây dựng trực tuyến đều khá hiệu quả ở Nha Trang. Về lĩnh vực giao thông, Thành phố cần phải có biện pháp tăng cường vận tải đa phương thức cũng như đảm bảo tính kết nối liền mạch. Ngoài ra, tắc nghẽn giao thông cũng đang là một vấn đề nan giải, vì vậy Thành phố cần phải xây dựng một trung tâm quản lý giao thông hiệu quả. Quản lý rủi ro thiên tai là một lĩnh vực rất quan trọng khác mà Nha Trang cần chú trọng cải thiện về công tác chuẩn bị và cảnh báo sớm. Đối với lĩnh vực môi trường thông minh và bền vững, Thành phố đang gặp vấn đề trong việc quản lý chất thải và hệ thống thoát nước. Nha Trang đã và đang triển khai một số phương án để khắc phục lĩnh vực này tuy nhiên mức độ cung cấp dịch vụ hiện tại vẫn cần được cải thiện thêm. Khi nói đến cơ sở hạ tầng xã hội thì việc cung cấp môi trường sống an toàn cho người dân là một yếu tố quan trọng của mô hình thành phố thông minh. Hiện tại mặc dù Công an Thành phố chưa xây dựng được cơ sở hạ tầng công nghệ giám sát hoàn chỉnh nhưng Nha Trang vẫn là một nơi khá an toàn để sống. Nếu như Thành phố tiếp tục triển khai ứng dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại thì chất lượng dịch vụ về an ninh công cộng sẽ đạt mức cao hơn. Về các cơ sở hạ tầng xã hội khác như Y tế thì chất lượng cung cấp dịch vụ còn hạn chế do những vấn đề về quá tải và thiếu hụt đội ngũ bác sĩ. Các ứng dụng tiên tiến của hệ thống chăm sóc sức khoẻ thông minh vẫn chưa được thực hiện. Về lĩnh vực giáo dục, Thành phố cần ứng dụng thêm công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy cũng như bổ sung các chương trình học trực tuyến để giúp cho người dân và học sinh có cơ hội học tập mọi lúc mọi nơi.

1) Chính phủ quản lý thông minh

Hình 17: Kết quả đánh giá véc-tơ 1 – Lĩnh vực Chính phủ quản lý thông minh

Thành phố đạt điểm số 2.3 / 4 về Chính phủ quản lý thông minh dựa trên 5 tiêu chí hoặc tiểu phần: Dịch vụ Chính phủ điện tử, Kết nối Công nghệ thông tin, Tương tác với người dân, Tương tác giữa các cơ quan nhà nước và Tương tác giữa chính phủ với doanh nghiệp.

0

1

2

3

4

Dịch vụ chính phủ điện tử

Kết nối CNTT

Tương tác với người dân (G2C)

Tương tác giữa các cơ quan nhà nước

(G2G)

Tương tác với doanh nghiệp (G2B)

Chính phủ quản lý thông minh

Page 63: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

63

Nhìn chung, Thành phố có Dịch vụ Chính phủ điện tử khá hiệu quả với phần lớn các dịch vụ hành chính công trực tuyến đạt mức độ 3 và 4 dựa trên Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước. Tuy nhiên Nha Trang cần phát triển thêm 4 tiểu phần còn lại để đảm bảo sự thoải mái và tiện lợi cho người dân, doanh nghiệp cũng như các phòng ban có liên quan.

Dựa trên các cuộc thảo luận với Sở thông tin và truyền thông tỉnh Khánh Hòa thì Nha Trang là thành phố dẫn đầu trong việc cung cấp các dịch vụ hành chính công trực tuyến. Thành phố đã đạt và vượt qua các quy chuẩn về chính phủ điện tử mà Nhà nước ban hành. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa bao gồm 20 cơ quan cấp tỉnh, 8 Uỷ ban nhân dân cấp huyện và 27 Ủy ban nhân dân cấp xã đều đã có trang thông tin điện tử độc lập cung cấp tương đối đầy đủ các thông tin (tin tức, văn bản pháp luật, kế hoạch, quy hoạch ngành, thông tin thủ tục hành chính, v.v.) theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước. Qua đó cho thấy tính chủ động của Thành phố về việc cung cấp dịch vụ công. Dựa trên báo cáo về phát triển Chính phủ điện tử tại tỉnh Khánh Hòa (quý 4 năm 2017), trong số 2.081 dịch vụ Chính phủ điện tử được cung cấp có 35% dịch vụ đã đạt được Mức 3. Tất cả các dịch vụ công trực tuyến quan trọng như: đăng ký sở hữu tài sản, cấp giấy phép, đăng ký khai sinh và cấp giấy phép xây dựng đều đã đạt Mức 3. Ngoài ra còn có 158 dịch vụ công trực tuyến (dịch vụ liên quan đến Sở Công thương, thông quan hải quan, bảo hiểm xã hội , v.v.) đã đạt Mức 4.

Sự tương tác của người dân với các hoạt động của chính quyền còn thấp, chủ yếu do sự thiếu phổ biến thông tin công cộng và các buổi gặp với dân chúng chưa được tổ chức thường xuyên. Hiện tại, kênh giao tiếp chính của chính quyền Thành phố với người dân được thực hiện thông qua các trang web của Chính phủ. Tuy nhiên, thông tin của hầu hết các trang web này vẫn chưa được cập nhật thường xuyên, chức năng tìm kiếm \ và thiết kế trang web chưa được thân thiện để người dùng có thể truy cập thông tin một cách hiệu quả. Ý kiến của người dân chủ yếu được tiếp nhận thông qua hòm thư góp ý tại các cơ quan nhà nước hoặc hộp thư trên các trang web công. Tuy nhiên, tính minh bạch còn thiếu khi mà người dân chưa thật sự biết ý kiến của mình được xử lý ra sao. Hiện tại Thành phố vẫn cần có một sáng kiến, chiến lược cụ thể để tiếp cận người dân. Các buổi hội thảo / gặp gỡ nhằm giúp Chính phủ nắm bắt được nguyện vọng của dân chúng vẫn đã được tổ chức nhưng cần phải thực hiện thường xuyên hơn.

Về tương tác giữa các cơ quan nhà nước, chính sách một cửa đã được triển khai và góp phần cải thiện quy trình giải quyết các thủ tục hành chính, đảm bảo tính công khai, minh bạch và giảm thời gian, chi phí đi lại cho người dân. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng vẫn cần tiếp tục áp dụng các giải pháp để vượt qua khó khăn trong việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính cho các tổ chức, doanh nghiệp và người dân để có thể thật sự hoàn thiện chính sách một cửa. Sự tương tác giữa các cơ quan nhà nước cũng cần được cải thiện thêm khi mà các cơ quan này đang sử dụng các nền tảng quản lý khác nhau, dẫn đến quá trình chia sẻ và xử lý tài liệu, hồ sơ chưa được nhanh chóng.

Theo kết quả đánh giá thì khía cạnh tương tác giữa chính phủ với doanh nghiệp đang ở mức tương đối, do đó Thành phố cần phải cải thiện thêm để có thể tận dụng hết những lợi ích to lớn mà mối quan hệ này mang lại. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư và phát triển là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Thành phố cần phải thực hiện. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hoà đã và đang thực hiện chính sách một cửa để khắc phục tình hình quản lý phân tán, thiếu sự phối hợp điều phối và xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận trong việc xử lý hồ sơ đăng ký kinh doanh, đầu tư. Nhờ vậy mà Thành phố bước đầu đã hình thành được hệ thống một cửa cơ bản duy nhất cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, Thành phố vẫn cần phải cải thiện thêm khâu tiếp nhận và xử lý hồ sơ bởi quá trình chia sẻ và xử lý giữa các phòng ban vẫn còn khá chậm. Về việc phổ biến thông tin, hiện tại tất cả các thủ tục được công bố trên trang web của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa đều đã nêu rõ thời gian, quy trình, chứng từ cần thiết và cơ quan chịu trách nhiệm, giúp cho quá trình đăng ký kinh doanh và đầu tư trở nên dễ dàng hơn. Hầu hết các thủ tục này có thể được thực hiện thông qua internet và hiện các dịch vụ công này đang ở Mức 3 dựa trên Nghị định số 43/2011/NĐ-CP, nhưng vẫn còn thiếu dịch vụ thanh toán trực tuyến được. Ngoài ra thì việc cung cấp các thông tin cần thiết khác về thị trường, nhu cầu hay giá đất cũng không kém phần quan trọng cho các doanh nghiệp để đảm bảo tính minh bạch và giúp họ thực hiện tốt công tác chuẩn bị trước khi tiến hành đầu tư tại Nha Trang. Hiện tại những thông tin kể trên chưa được

Page 64: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

64

cung cấp đầy đủ do đó Thành phố cần phải cải thiện thêm để bảo vệ lợi ích và tính bình đẳng cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Xét về khía cạnh ngược lại của tương tác G2B, hiện nay cơ chế trao đổi thông tin từ doanh nghiệp đến Chính phủ vẫn còn thiếu. Với cơ chế trao đổi thông tin này, Thành phố sẽ có thêm dữ liệu về kinh doanh và có cái nhìn sâu hơn về thị trường, từ đó lập kế hoạch và ra quyết định tốt hơn. Tất cả những phân tích trên cho thấy Tương tác giữa Chính phủ và doanh nghiệp đạt mức độ vừa phải ở Nha Trang.

Về khía cạnh Kết nối công nghệ thông tin, đa phần các hộ dân ở Nha Trang đã đăng ký dịch vụ Internet và Thành phố cũng đã cung cấp Wifi miễn phí ở một số khu vực trung tâm. Theo Tổng cục Thống kê tỉnh Khánh Hoà, trên địa bàn tỉnh có hơn 303.000 hộ gia đinh, trong đó 130.000 hộ (chiếm 43%) có internet với kết nối băng thông rộng. Tổng đầu tư từ ngân sách tỉnh cho việc phát triển công nghệ thông tin đã tăng lên đáng kể với 17,5 tỷ đồng vào năm 2016, tăng hơn 184% so với năm 2015. Trong năm 2017 thì VNPT cũng đã thực hiện cung cấp Wi-fi miễn phí thông qua 24 trạm phát sóng dọc đường Trần Phú để phục vụ cho sự kiện Festival biển Nha Trang 2017, cho thấy nỗ lực của chính quyền Thành phố trong việc thực hiện chủ trương cung cấp Wi-fi miễn phí cho người dân.

2) Du lịch thông minh

Hình 18: Kết quả đánh giá véc-tơ 1 – Lĩnh vực Du lịch thông minh

Về tổng thể, mặc dù đã có được những thành tựu khả quan về du lịch trong những năm gần đây nhưng Nha Trang chỉ đạt 2/4 về Du Lịch thông minh vì Thành phố còn chưa hiểu rõ về hành vi của khách du lịch, thiếu nâng cao và cải thiện trải nghiệm của du khách cũng như chưa thực sự định vị được thương hiệu du lịch trên tầm quốc tế.

Ngành du lịch đã thu được những kết quả khả quan, minh chứng là ngành du lịch luôn là thế mạnh của Nha Trang và là xương sống của nền kinh tế của Thành phố. Trong vài năm trở lại, ngành du lịch Thành phố đã đạt được các chỉ số hoạt động xuất sắc. Theo báo cáo của Sở du lịch tỉnh Khánh Hòa, lượng khách du lịch đến Khánh Hòa trong 5 năm gần đây tăng mạnh với tỷ lệ tăng trường bình quân hàng năm đạt 19% (trong đó khách đến Nha Trang chiếm khoảng 90%). Năm 2017, tỉnh Khánh Hòa chào đón 5,5 triệu lượt khách du lịch, tăng 20,37% so với năm 2016. Khách du lịch quốc tế là động lực chính cho sự tăng trưởng vượt bậc này với tỷ lệ tăng trưởng bình quân đạt 31% trong 5 năm gần đây. Doanh thu ngành du lịch cũng tăng mạnh, tăng từ 4,8 nghìn tỷ đồng năm 2013 lên đến 17,3 nghìn tỷ đồng năm 2017, tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng bình quân 38% cho mỗi năm. Khách sạn ở Nha Trang chủ yếu tập trung vào phân khúc trung – cao cấp và Thành phố là nơi có số lượng khách sạn nhiều nhất trong số các thành phố ven biển của Việt Nam. Trong tổng số 664 khách sạn với khoảng 29.000 phòng trên địa bàn tỉnh thì có 92 khách sạn được

0

1

2

3

4Kết quả thống kê Du lịch

Định vị thương hiệu: Bản sắc, Tự nhiên, Văn hoá và

Chủ đề Du lịch

Hiểu biết, nghiên cứu hành vi khách du lịch

Tăng trải nghiệm cho khách du lịch

Du lịch thông minh

Page 65: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

65

xếp hạng từ 3 – 5 sao, cung cấp hơn 15.000 phòng ( chiến 51,7% thị phần). Tỷ lệ sử dụng phòng cũng được cải thiện trong những năm gần đây và đạt mức cao nhất là 65,74% vào năm 2017 so với mức 54% năm 2015. Các số liệu thống kê dựa trên nghiên cứu của Savills cũng cho thấy khách du lịch quốc tế có xu hướng nghỉ lại Nha Trang lâu hơn các địa điểm khác trên toàn quốc. Trong năm 2016, thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch quốc tế tại Nha Trang là 3,5 ngày, cao gấp 4 lần Thành phố Hồ Chí Minh, và cũng cao hơn nhiều so với 2,8 ngày của Đà Nẵng và 2,6 ngày của Phú Quốc. Nhờ vào thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch dài hơn, chi tiêu bình quân mỗi du khách do đó cũng tăng theo, góp phần đóng góp doanh thu ngành du lịch.

Những phân tích trên cho thấy sự tăng trưởng mạnh của ngành du lịch Nha Trang, được thể hiện qua sự gia tăng tổng thể về số lượng khách du lịch đến thăm thành phố, thời gian lưu trú và chi tiêu bình quân mỗi du khách.

Nha Trang đã tập trung vào việc phát triển thương hiệu du lịch biển đảo tuy nhiên Thành phố vẫn có thể cải thiện thêm nếu muốn vươn tầm quốc tế.

Ở tầm thương hiệu quốc gia, Nha Trang được coi là một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam và luôn có mặt trong nhóm dẫn đầu kết quả tìm kiếm qua internet. Điều này minh chứng cho việc Nha Trang đã quảng bá chủ đề du lịch biển và đảo trong nước khá tốt. Tuy nhiên, ở tầm quốc tế thì Nha Trang hiếm khi được xếp hạng trong nhóm dẫn đầu các bãi biển đẹp trên thế giới và vẫn chưa được thể hiện trong các kết quả tìm kiếm về bãi biển qua internet. Ví dụ như khi tìm kiếm "100 bãi biển đẹp nhất trên thế giới", Nha Trang chưa lọt vào nhóm kết quả tìm kiếm của CNN Travel, The Beach Bell Travel, TripAdvisor. Trong danh sách 100 bãi biển tốt nhất trên toàn thế giới theo xếp hạng của CNN Travel, lần đầu tiên được tổng hợp vào năm 2013 và được cập nhật vào tháng 7 năm 2017, các bãi biển ở Việt Nam và một số nước lân cận được đánh giá như sau:

- Việt Nam: Có 2 bãi biển được xếp hạng bao gồm Bãi Dài ở Phú Quốc (hạng 93) và biển An Bàng ở Hội An (hạng 86)

- Thái Lan: Có 4 bãi biển được xếp hạng bao gồm Ko Pha Ngan (hạng 62), Sunrise Beach, Koh Lipe (hạng 28), Phra Nang Beach, Railay (hạng 55) và Ko Phi Phi (hạng 19)

- Indonesia: Có 3 bãi biển được xếp hạng bao gồm Pulau Derawan (hạng 63), Nihiwatu Beach, Sumba (hạng 17) và Canggu Beach, Bali (hạng 39)

- Malaysia: Có 3 bãi biển được xếp hạng bao gồm Tanjung Rhu, Langkawi (hạng 49), Juara Beach, Tioma Island (hạng 21) và Pulau Perhentian Kecil (hạng 13),

- Philippines: Có 2 bãi biển được xếp hạng bao gồm El Nido, Palawan (hạng 14) và Palaui Island, Cagayan Valley (hạng 10)

- Cam-pu-chia: Có 1 bãi biển được xếp hạng là Haad Rin, Southwestern Beach, Koh Rong (hạng 52)

Kết quả trên cho thấy Nha Trang cần phải quảng bá thương hiệu du lịch ở tầm quốc tế một cách mạnh mẽ hơn nữa. Điểm mạnh của Nha Trang là thành phố có rất nhiều ưu đãi về tài nguyên sinh thái biển, thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Tuy nhiên, việc xây dựng một thương hiệu không phải là điều dễ dàng nếu không có sự nỗ lực, kế hoạch và chiến dịch quảng bá hợp lý. Thành phố đã thực hiện chiến lược quảng bá thương hiệu du lịch và thu được một số thành tựu khả quan. Ví dụ như vào cuối năm 2015, Nha Trang được bình chọn là 1 trong 10 thành phố đáng tham quan nhất khi đến châu Á trên trang web Tripadvisor, một trang web về du lịch nổi tiếng với hơn 100.000 du khách trải nghiệm và chia sẻ. Tuy nhiên, nếu tầm nhìn của Nha Trang là để cạnh tranh trên trường quốc tế thì Thành phố sẽ cần nhiều nỗ lực hơn nữa trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch của mình.

Để xây dựng thương hiệu và văn hoá, Nha Trang đã từng bước giới thiệu và quảng bá văn hóa qua các trang web du lịch như nhatranglive.come, nhatrang-travel.com, cung cấp thông tin về văn hoá và các điểm đặc biệt của Thành phố (chùa chiền, đền thờ, nhà thờ). Thành phố cũng tổ chức các sự kiện lễ hội quốc gia và quốc tế (như Festival biển, Lễ hội Tháp Bà Ponagar, Lễ hội Cá voi, Lễ hội Salangane, v.v.) để quảng bá hình ảnh. Những hành động này được đánh giá là rất tích cực.

Nha Trang cần hiểu rõ hành vi của khách du lịch và tăng trải nghiệm trong chuyến đi của họ để phát huy tối đa tiềm năng du lịch. Hiện tại, việc sử dụng Dữ liệu lớn trong quản lý du lịch, phân tích hành vi

Page 66: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

66

và nâng cao trải nghiệm của du khách vẫn còn rất hạn chế. Sở du lịch tỉnh Khánh Hòa chưa trực tiếp thu thập số liệu thống kê du lịch mà dựa vào các báo cáo của các phòng ban khác để tổng hợp, chính vì vậy thời gian thu thập thường kéo dài và thiếu tính chính xác. Thêm vào đó, số liệu thống kê của các phòng ban khác thường là số liệu chung cho tỉnh Khánh Hòa, gây nên khó khăn cho việc xác định chính xác số liệu của riêng Thành phố Nha Trang. Các số liệu về du lịch thu thập được cũng còn khá đơn giản, chủ yếu tập trung vào lượng du khách, doanh thu, tỷ lệ sử dụng phòng, quốc tịch du khách, v.v. Tuy nhiên, từ đầu năm 2018 Thành phố đã triển khai việc đăng ký lưu trú qua internet cho tất cả các khách sạn trên địa bàn. Thành phố cũng đã xây dựng được phần mềm cho việc tự động lưu trữ và chia sẻ thông tin lưu trú của du khách cho một số phòng ban (Cảnh sát tỉnh, Sở Thuế, Sở Thống Kê và Sở Du Lịch). Phần mềm quản lý thông tin lưu trú này ước tính có thể giúp tiết kiệm đến 540 ngày làm việc cho việc tiếp nhận và xử lý thông tin lưu trú ở mỗi cơ quan. Đây là bước tiến đầu trong việc ứng dụng Dữ liệu lớn vào công tác quản lý Du Lịch của Thành phố. Hiện tại Nha Trang vẫn chưa có ứng dụng thông minh để tăng trải nghiệm cho du khách từ trước, trong và sau chuyến đi. Về việc tăng trải nghiệm cho du khách trước chuyến đi, Thành phố đã có trang web du lịch riêng. Tuy nhiên, trang web này mới chỉ cung cấp các thông tin chung về Thành phố mà chưa thật sự đưa ra cho du khách những lựa chọn về hoạt động vui chơi giải trí, địa điểm lưu trú hay phương tiện đi lại thích hợp. Trong chuyến đi, Thành phố cũng chưa cung cấp các ứng dụng thông minh như ứng dụng mã QR, công nghệ NFC hay những ki-ốt thông tin thông minh cho du khách để họ có thể nhanh chóng tìm hiểu về địa điểm nên đến xung quanh nơi họ lưu trú. Sau chuyến đi, Nha Trang cần có trang mạng xã hội phổ biến riêng để du khách có thể chia sẻ trải nghiệm và câu chuyện về chuyến đi của mình khi đến với Thành phố. Tất cả những gợi ý trên cần phải được xem xét nhằm nâng cao trải nghiệm của du khách, cung cấp cho họ các thông tin thật sự cần thiết về chuyến đi theo cách năng động và thân thiện nhất.

3) Môi trường thông minh và bền vững.

Hình 199: Kết quả đánh giá véc-tơ 1 – Lĩnh vực Môi trường bền vững và thông minh

Trong phần đánh giá Môi trường thông minh và bền vững, Thành phố có số điểm hợp nhất là 2,4 trên 4, cho thấy còn nhiều điểm cần cải thiện, đặc biệt là trong các lĩnh vực quản lý chất thải .

Các chỉ số quan trắc môi trường về không khí, tiếng ồn và chất lượng nước đều đạt mức trung bình. Trong năm 2017, có 12/15 trạm quan trắc tiếng ồn của tỉnh Khánh Hòa đạt tiêu chuẩn QCVN 26: 2010 / BTNMT. Về chất lượng nguồn nước, các hồ chứa nước được duy trì tốt để cung cấp nước sinh hoạt. Chất lượng nước ở sông Cái Nha Trang và sông Dinh Ninh Hòa cũng đã được cải thiện trong những năm gần đây. Tại 19 trạm quan trắc chất lượng nước, đa phần đều đạt tiêu chuẩn, ngoại trừ một số trạm ở gần các kênh thoát nước còn có một số thông số không đáp ứng yêu cầu. Dựa trên kết quả quan trắc

0

1

2

3

4Xử lí nước thải

Xử lí chất thải rắn

Ô nhiễm không khíÔ nhiễm tiếng ồn

Ô nhiễm nguồn nước

Môi trường thông minh & bền vững

Page 67: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

67

chất lượng không khí 365 ngày ở trạm Đồng Đế Nha Trang, chất lượng không khí của năm 2017 chủ yếu đạt mức trung bình trong 232 ngày (~64%) và thấp trong 83 ngày (~22%). Thành phố chỉ có kết quả quan trắc chất lượng không khí đạt loại tốt cho 49 ngày (~14%), chủ yếu tập trung vào quý cuối của năm khi mà lượng khách du lịch giảm.

Hiện tại hệ thống thoát nước và xử lý nước thải của Thành phố chưa được phát triển đầy đủ, điều này được thể hiện bởi tỷ lệ đấu nối nước thải thấp của các hộ gia đình ở trung tâm và phía nam Thành phố cũng như hệ thống cơ sở hạ tầng thoát nước thô sơ ở phía bắc và phía tây Thành phố. Ban quản lý dịch vụ công ích Thành phố Nha Trang chịu trách nhiện cho việc quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến chất thải rắn và nước thải trên địa bàn thành phố. Hiện tại thì nhà máy xử lý nước thải duy nhất ở phía nam Thành phố đang hoạt động dưới sự quản lý của Ban quản lý dịch vụ công ích. Nhà máy xử lý nước thải phía nam thuộc hạng mục 02, giai đoạn 02 của Dự án cải tạo vệ sinh môi trường Thành phố Nha Trang với tổng mức đầu tư dự kiến gần 25 triệu USD, do Ngân hàng thế giới tài trợ kết hợp với vốn đối ứng từ tỉnh Khánh Hòa. Theo thiết kế, nhà máy là nơi tiếp nhận và xử lý toàn bộ lượng nước thải của khu vực trung tâm và phía nam Thành phố Nha Trang với công suất thiết kế 40.000 m3 ngày/đêm và dự kiến sẽ được nâng cấp lên 60.000m3 ngày/đêm vào năm 2025. Toàn bộ nước thải sẽ được xử lý theo công nghệ mương ôxy hóa sâu - công nghệ xử lý nước thải tiên tiến đã được ứng dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới. Nhà máy còn được trang bị hệ thống điều khiển tự động SCADA để điều khiển các trạm bơm vệ tinh từ trung tâm vận hành, góp phần vận hành an toàn, tiết kiệm, hiệu quả và thu thập dữ liệu về dòng chảy thời gian thực. Việc sử dụng hệ thống SCADA thể hiện đường lối tích cực và tiên tiến của Ban quản lý dịch vụ công ích trong việc sử dụng công nghệ tích hợp để quản lý cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, theo báo cáo của Ban quản lý dịch vụ công ích Thành phố Nha Trang, do tỷ lệ đấu nối với hệ thống nước thải của các hộ gia đìnhcòn thấpnên hiện tại nhà máy chỉ vận hành với công suất 24.000 m3 / ngày (60% công suất thiết kế). Hiện tại, trên địa bàn 14 phường trung tâm và phía nam Thành phố, chỉ có 705 hộ gia đình (2,68%), 309 cơ sở sản xuất, nhà hàng, khách sạn, cơ sở y tế (35,19%) và 328 cơ quan nhà nước, đơn vị tôn giáo, tổ chức từ thiện, văn phòng (65,73%) có kết nối với hệ thống thoát nước, xử lý nước thải. Tính tổng quát thì tỷ lệ đấu nối nước thải cho khu vực trung tâm và phía nam Thành phố chỉ đạt 4,85%. Đối với khu vực phía bắc và phía tây, việc loại bỏ những khu vực này khỏi thoả thuận ban đầu với Ngân hàng thế giới trong dự án cải tạo vệ sinh môi trường Thành phố Nha Trang đã dẫn đến việc cơ sở hạ tầng nước thải ở đây còn nhiều hạn chế và chưa đồng bộ. Theo Dự án cải tạo vệ sinh môi trường Thành phố Nha, ở phía bắc, mức độ ngập nước cao, nước thải chưa được thu gom và xử lý, do đó môi trường nước trong khu vực này, đặc biệt là khu vực cửa biển ở đường Phạm Văn Đồng và dọc khu vực sông Cái bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ở phía tây, khu vực gần cửa sông Cái chủ yếu tập trung các hộ gia đình nghèo. Do điều kiện sinh sống tạm bợ, người dân thường trực tiếp đổ nước thải vào sông, từ đó chảy ra biển, gây ô nhiễm môi trường. Để giải quyết những vấn đề trên, thành phố đang có kế hoạch xây dựng một nhà máy xử lý nước thải ở phía bắc với công suất 15.000m3 / ngày để đảm bảo đủ năng lực xử lý nước thải cho toàn bộ khu vực phía bắc của Thành phố đến năm 2025. Nha Trang cũng mong muốn cải thiện vệ sinh môi trường, tăng cường kiểm soát lũ lụt và chống sạt lở bờ sông Cái cũng như nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông để đáp ứng nhu cầu phát triển của Thành phố theo quy hoạch.

Chất lượng dịch vụ thu gom và xử lý chất thải rắn đang ở mức trung bình do Thành phố chưa có biện pháp xử lý chất thải phù hợp mặc dù tỷ lệ thu gom chất thải rắn đạt mức cao. Hiện tại Thành phố chưa có nhà máy xử lý rác trong khi chất lượng bãi chôn lấp duy nhất đang sử dụng cũng bị sụt giảm. Theo báo cáo của Ban quản lý dịch vụ công ích Thành phố Nha Trang, trong năm 2017, trung bình một ngày Thành phố thu gom 480 tấn chất thải rắn, đạt tỷ lệ 91%. Đây là một kết quả tương đối tốt mặc dù chỉ tiêu tho gom chất thải nên đạt 100%. Tất cả các chất thải rắn sau khi thu gom được vận chuyển đến bãi rác Lương Hòa và xử lý theo công nghệ chôn lấp vệ sinh. Nước thải rò rỉ từ bãi chôn lấp được xử lý đảm bảo theo quy chuẩn quốc gia. Theo xu hướng phát triển của Thành phố, ngành du lịch sẽ cố gắng thu hút ngày càng nhiều du khách khách, do đó thành phần, nguồn và khối lượng chất thải rắn sẽ tăng nhanh trong những năm tiếp theo. Theo Ban Quản lý Dịch Vụ Công ích Nha Trang, lượng chất thải rắn sẽ tăng trung bình 12% mỗi năm và đến năm 2022, chất thải rắn sinh hoạt hàng ngày sẽ tăng 76% so với năm 2017, lên đến 815 tấn/ngày. Bãi chôn lấp chất thải rắn Lương Hoà đã đi vào hoạt động từ năm 2014 với diện tích 12,8 ha, công suất thiết kế 03 triệu tấn rác thải và có tuổi thọ dự kiến là 20 năm. Tuy nhiên, do tác động của các đường dây địa chất đã dẫn đến việc công suất và tuổi thọ của bãi bị giảm so với thiết kế. Để giải quyết vấn đề này, Thành phố đã xây dưng Đề án phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Tuy nhiên, hình thức sử dụng bãi chôn lấp vẫn chỉ là một giải pháp tạm thời cho chất thải rắn bởi

Page 68: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

68

những bất lợi rõ rệt của nó: đòi hỏi diện tích lớn, có thể gây ô nhiễm đất và nước, thoát khí mê-tan, carbon dioxide và mùi gây biến đổi khí hậu. Vì vậy, để đạt được sự phát triển bền vững, Thành phố cần xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn với công nghệ tiên tiến bởi chôn lấp hay thiêu hủy vẫn gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường.

4) Quy hoạch thông minh.

Hình 20: Kết quả đánh giá véc-tơ 1 – Lĩnh vực Quy hoạch thông minh

Thành phố đạt số điểm tổng là 2,3 trên 4 về quy hoạch thông minh, và dựa trên các tiểu phần dùng cho đánh giá thì hiện tại việc quy hoạch sử dụng đất ở Nha Trang là tương đối hợp lý. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng về công nghiệp và du lịch của Thành phố thì việc phân vùng hiệu quả sẽ là một vấn đề cấp bách trong tương lai. Do đó, Thành phố vẫn cần tối ưu hóa việc sử dụng đất trong quy hoạch đô thị, lý tưởng nhất là ứng dụng các giải pháp công nghệ thông tin để chuẩn bị cho tương lai.

Không gian mở công cộng là điểm mạnh của Thành phố. Nha Trang đã đảm bảo tốt việc quy hoạch các không gian công cộng cho người dân. Dọc theo bãi biển đường Trần Phú có nhiều khu chức năng, dịch vụ công cộng ở công viên, khu thể thao bãi biển để phục vụ cho cộng đồng. Chính quyền Thành phố đã cam kết về việc bảo tồn bãi biển phục vụ cho người dân và khách du lịch. Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa, chịu trách nhiệm về quy hoạch đô thị, đã đề nghị UBND tỉnh Khánh Hòa ngừng việc xây dựng các công trình ngầm dọc công viên đường Trần Phú bởi vì điều này sẽ ảnh hưởng đến tình trạng cây xanh và cảnh quan ven biển. Theo Quyết định 1396 / QĐ-TTg về Quy hoạch tổng thể Thành phố Nha Trang, tổng diện tích đất xây dựng đô thị đến năm 2025 trong khu đô thị trung tâm là 5.500 ha, trong đó đất dự trữ cho cây xanh, thể dục thể thao ở thành phố là 450 ha (8,2%). Tất cả các khu dân cư mới bao gồm khu du lịch đô thị dọc theo bờ nam sông Cái và khu đô thị phía bắc của sông Cái cũng sẽ có không gian xanh.

Mật độ cư trú ở mức trung bình thấp, tuy nhiên Thành phố đang tập trung phát triển các khu phố phức hợp cho các khu dân cư mới. Hiện tại chỉ có khu vực trung tâm Thành phố được phát triển theo mô hình phức hợp bởi nơi đây tập trung nhiều nhà hàng, khách sạn, cao ốc, phù hợp với các hoạt động du lịch và vui chơi giải trí, chính vì vậy các cơ sở hạ tầng khác chủ yếu được tập trung phát triển gần khu vực này. Đặc biệt, ở hai phường trung tâm của Thành phố là Lộc Thọ và Tân Lập có nhiều không gian mở công cộng, từ bãi biển, quảng trường, công viên đến trung tâm thương mại cùng với các tiện nghi khác. Đối với các phường xa trung tâm, sự phát triển phức hợp cũng đang bước đầu được hình thành. Theo quy hoạch chung đến năm 2025 thì Thành phố được định hướng mở rộng về phía tây để tạo ra một trung tâm kinh tế lớn của khu vực Nam Trung Bộ. Khu vực phía nam đường Phong Châu sẽ được phát triển thành

0

1

2

3

4Không gian mở công cộng

Thiết kế sử dụng đất phức hợp

Mật độ cư trú

Quy hoạch thông minh

Page 69: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

69

khu đô thị sinh thái, công viên sinh thái công cộng, kết hợp dịch vụ du lịch và là khu trung tâm hành chính mới của tỉnh.

Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, Thành phố đã xây dựng được kế hoạch sử dụng đất đa năng một cách toàn diện. Để đạt được mục tiêu đưa Nha Trang thành một thành phố du lịch lớn của đất nước, kế hoạch sử dụng đất này sẽ giúp tạo ra quỹ đất để phát triển du lịch, dịch vụ, vận tải, cảng biển và sản xuất thương mại. Sẽ có hội chợ, triển lãm, các trung tâm thương mại và dịch vụ tổng hợp, các trung tâm văn hoá, thể thao, bãi đỗ xe tại các khu vực trọng điểm và đường vành đai, qua đó thể hiện rằng Thành phố muốn tập trung phát triển việc sử dụng đất đa năng. Khu vực phía tây Nha Trang sẽ được phát triển thành các khu đô thị phức hợp dọc theo kết cấu sinh thái sông nước gắn liền với việc cải tạo các ấp hiện có và phát triển du lịch sinh thái; tạo thành một trung tâm đô thị đa năng với trọng tâm là du lịch. Khu đô thị đa chức năng cũng sẽ được phát triển dọc theo chân núi phía nam Hòn Sạn.

5) Giáo dục thông minh.

Hình 21: Kết quả đánh giá véc-tơ 1 – Lĩnh vực Giáo dục thông minh

Giáo dục thông minh đạt số điểm tổng hợp là 2,4 trên 4 do việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy vẫn có thể được cải thiện thêm mặc dù Thành phố đã đạt được nhiều thành tựu trên kênh giáo dục truyền thống.

Trong những năm gần đây, ngành giáo dục Nha Trang đã cải thiện về cả chất lượng và số lượng. Thành phố coi trọng việc nâng cao chất lượng và tiếp cận giáo dục cho người dân và học sinh. Theo Cổng thông tin điện tử Thành phố Nha Trang, đến năm 2016, trên toàn Thành phố đã có 66 trường mẫu giáo, 41 trường tiểu học và 25 trường trung học. Ngoài ra còn có 137 nhóm, lớp mầm non tư thục đã được cấp phép với tổng số trên 78 ngàn học sinh. Cùng với sự phát triển về số lượng, quy mô trường học, ngành giáo dục của Nha Trang còn nỗ lực phát triển chất lượng theo chiều sâu. Hàng năm, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 99,4%, tỷ lệ học sinh lên lớp đạt 98-100%. Ngoài ra, chất lượng đội ngũ giảng viên cũng được cải thiện. Đến năm 2016, thành phố có 3.540 giáo viên và cán bộ quản lý, trong đó 100% đạt chuẩn và 85% trên chuẩn. Chất lượng cơ sở giáo dục được cải thiện rõ rệt, điều này được phản ánh qua thực tế rằng nếu như Thành phố chỉ có 1 trường đạt chuẩn quốc gia vào năm 2001 thì đến năm 2016 con số này đã là 46. Tỷ lệ biết chữ của Thành phố hiện nay là 98%, đây là một kết quả rất tích cực bởi nó là một chỉ tiêu quan trọng cho việc xây dựng một cộng đồng dân trí thông minh. Với những bước đột phá

0

1

2

3

4Giáo dục căn bản

Trường cao đẳng và Đại học

Trường chuyên nghiệpỨng dụng ICT vào công tác

giảng dạy

Nguồn tài liệu/chương trình học trực tuyến

Giáo dục thông minh

Page 70: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

70

trong công tác quản lý và đào tạo, năm học 2013 – 2014 ngành giáo dục Thành phố đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì. Giáo dục là một thành phần chính góp phần nâng cao triển vọng tương lai cho người dân và là một chỉ số về phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống. Tiếp cận với giáo dục bậc cao tạo dựng cho người dân một nền tảng vững chắc để tham gia vào lực lượng lao động, nâng cao mức sống và tạo sự bình đẳng cho cộng đồng. Thành phố Nha Trang cung cấp nhiều loại hình giáo dục chuyên sâu với 12 trường trung học phổ thông, 7 trường đại học, 8 trường cao đẳng và 10 viện nghiên cứu. Nhìn một cách tổng quát thì cơ sở hạ tầng về trường học và giáo dục đã được phát triển đáng kể ở Nha Trang và đảm bảo cho người dân được tiếp cận đầy đủ với giáo dục.

Hiện tại thì việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy còn hạn chế, các chương trình học trực tuyến vẫn chưa nhiều. Cách tiếp cận truyền thống của giáo dục thông qua bài giảng và ghi chép đã dần mất đi hiệu quả khi nền giáo dục ngày càng phát triển. Ngày nay, xu hướng phát triển giáo dục trên thế giới đang đi theo con đường kết hợp mô hình Giáo dục thông minh với mô hình Giáo dục truyền thống nhằm tăng chất lượng giáo dục cho học sinh thông qua việc xây dựng khái niệm tốt hơn, xây dựng tốt nền tảng và cải thiện thành tích học tập. Tại Nha Trang hiện nay, học sinh vẫn chưa được tiếp cận nhiều với công nghệ thông tin. Ở cấp độ thành phố, các chương trình phục vụ cho việc tự học hiện chưa có nhiều và cần được đẩy mạnh hơn. Không chỉ học sinh, sinh viên mà mọi người dân đều cần có khả năng tạo ra một con đường học tập phù hợp với sở thích, nhu cầu và khả năng của mình. Cá nhân hóa giáo dục có thể đạt được thông qua việc cung cấp các khóa học trực tuyến kết hợp với việc tăng cường nguồn lực học tập, việc này lợi thế hơn giao dục truyền thống ở chỗ nó sẽ cho phép mỗi cá nhân có thể cùng lúc phát triển nhiều kĩ năng khác nhau tùy theo lựa chọn của mỗi người. Hiện tại thì những khía cạnh giáo dục này chưa được phát triển nhiều ở Nha Trang.

6) An ninh công cộng thông minh

Hình 22: Kết quả đánh giá véc-tơ 1 – Lĩnh vực An ninh công cộng thông minh

Nha Trang đạt số điểm tổng là 2,4 trên 4 cho An ninh công cộng thông minh mặc dù thành phố hầu như chưa ứng dụng nhiều công nghệ thông tin trong công tác gìn giữ an ninh trật tự.

Các đơn vị công an trên địa bàn Thành phố tập trung vào công tác dân vận, phát triển mối quan hệ giữa người dân và cảnh sát để đảm bảo an ninh trật tự. Theo các thông tin được công bố trên báo chí thì trong 5 năm gần đây, lực lượng công an Thành phố Nha Trang đã phối hợp với các đơn vị tổ chức hơn 1.000 đợt tuyên truyền về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, thu hút hơn 145.000 người tham gia. Người dân đã cung cấp cho lực lượng công an gần 5.000 tin có giá trị, giúp triệt phá hàng chục

0

1

2

3

4

Hệ thống giám sát thành phố

Mức độ tham gia của người dân

Thời gian xác minh

Thời gian phản hồi khiếu nại

An ninh công cộng thông minh

Page 71: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

71

băng nhóm tội phạm, điều tra làm rõ 1.188 vụ, bắt 1.355 đối tượng vi phạm pháp luật và thu hồi nhiều tài sản có giá trị trả lại cho người bị hại. Qua công tác dân vận, công an thành phố đã xây dựng được mối quan hệ bền vững với người dân, từ đó cùng nhau phối hợp, đảm bảo an ninh công cộng.

Nhìn chung, Nha Trang đã xây dựng được nền móng tốt cho hệ thống giám sát, tuy nhiên, Thành phố vẫn cần cải thiện nhiều trong việc tích hợp các hệ thống giám sát hiện có để tối ưu hóa tiềm lực của chúng. Hiện tại, Nha Trang đã có hệ thống camera giám sát trên một số khu vực của Thành phố. Các camera này được cài đặt tại các điểm nóng, giúp hỗ trợ công tác giám sát an ninh, trật tự, đặc biệt là giải quyết kịp thời các hành vi trộm cắp, cướp, an toàn giao thông và phòng chống tội phạm. Tuy nhiên, vấn đề lớn ở đây là các hệ thống CCTV hiện có được kiểm soát riêng biệt bởi các tổ chức khác nhau mà không có sự tích hợp và hỗ trợ giữa chúng. Theo báo cáo của Công an tỉnh Khánh Hòa thì từ năm 2011, với sự hỗ trợ đầu tư của Bộ Công an, đơn vịđã xây dựng hệ thống trung tâm chỉ huy với 21 máy quay CCTV. Tuy nhiên, hiện nay các máy quay này đã xuống cấp, thường xuyên hỏng hóc và không còn hoạt động hiệu quả. Do đó, trung tâm chỉ huy của công an tỉnh dự kiến sẽ được đầu tư nâng cấp thêm 24 máy quay mới trong năm 2018. Để đảm bảo an toàn cho người dân và du khách, tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh dịch vụ, du lịch phát huy hiệu quả và thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố, ngày 06/11/2013, UBND Thành phố Nha Trang đã xây dựng và ban hành đề án “Đảm bảo trật tự an toàn xã hội cho các hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Nha Trang giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020”. Theo đó, công an Thành phố đã nhận được tài trợ của UBND Thành phố Nha Trang để xây dựng và kiểm soát hệ thống CCTV với 31 máy quay. Theo các thông tin đại chúng thì tại các đơn vị hành chính cấp dưới, một số phường của Nha Trang cũng đã xây dựng và lắp đặt hệ thống CCTV cho riêng mình. Điển hình là phường Lộc Thọ ở khu vực trung tâm của Thành phố, nơi có nhiều khách sạn, quán bar, câu lạc bộ trong khu vực. Với kinh phí đầu tư hơn 300 triệu đồng, phường Lộc Thọ đã lắp đặt 45 máy quay an ninh trên một số hẻm và con đường trọng điểm. Theo đánh giá của công an phường Lộc Thọ, sau khi đưa vào vận hành hệ thống máy quay giám sát đã thu được những kết quả tích cực, hỗ trợ nhiều cho công tác an ninh công cộng của phường. Hệ thống máy quay giám sát không những đảm bảo cho sự thành công của Festival biển Nha Trang 2017 mà còn giúp ngăn chặn tội phạm, hỗ trợ lực lượng công an trong công tác xử lý và điều tra.

Các đơn vị công an trên địa bàn Thành phố đang thiếu nền tảng công nghệ và truyền thông tích hợp để liên lạc với nhau, dẫn đến việc kéo dài thời gian xác minh và xử lý tin báo. Hiện tại thời gian phản hồi tin báo và xử lý xác minh phụ thuộc chủ yếu vào tính chất của vụ việc. Công an tự mình phát hiện vi phạm hoặc nhận thông báo của người dân về hành vi vi phạm. Sau đó, công an sẽ lập hồ sơ vi phạm tại hiện trường và tùy theo tính chất của vụ việc, công an có thể tự xác minh và giải quyết tội phạm hoặc chuyển hồ sơ cho các đơn vị công an ở cấp cao hơn. Kênh giao tiếp chủ yếu giữa các đơn vị công an thường thông qua điện thoại hoặc email, dẫn đến có thể gây một số hiểu nhầm và kéo dài thời gian giải quyết vụ việc. Do đó, để quá trình xác minh và xử lý tin báo được suôn sẻ và trôi chảy hơn thì cần phải xây dựng một nền tảng truyền thông liên lạc cho các đơn vị công an. Thêm vào đó, hiện nay Thành phố chưa có công nghệ nhận dạng khuôn mặt và phân tích tội phạm để có thể ngăn ngừa các hành vi phạm tội trước khi xảy ra. Đây là những tính năng quan trọng cần được đặt làm mục tiêu cho một thành phố theo mô hình thành phố thông minh.

Page 72: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

72

7) Giao thông thông minh

Hình 23: Kết quả đánh giá véc-tơ 1 – Lĩnh vực Giao thông thông minh

Giao thông là vấn đề cấp bách nhất hiện nay của Nha Trang. Điểm số cho Giao thông thông minh của Thành phố đạt 1,3 trên 4, chứng tỏ tình trạng cung cấp dịch vụ hiện tại đang ở mức khá thấp.

Ách tắc giao thông đang là một vấn đề nhức nhối của Nha Trang. Kể từ đầu năm 2013, Thành phố đã đưa “Đề án tổ chức và phát triển giao thông đường bộ Thành phố Nha Trang đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025” vào thực tiễn và bước đầu đạt được kết quả khả quan. Tuy nhiên, hiện tại cơ sở hạ tầng giao thông vẫn chưa theo kịp tốc độ phát triển nhanh chóng của Thành phố. Các công cụ giám sát giao thông như cảm biến phát hiện vi phạm giao thông, quá tốc độ, vi phạm tín hiệu giao thông còn chưa được sử dụng nhiều. Hệ thống máy quay giám sát đã được lắp đặt ở một số khu vực, tuy nhiên số lượng chưa được nhiều và còn do nhiều đơn vị đầu tư quản lý riêng lẻ, không tập trung. Do kết cấu hạ tầng chưa được phát triển và thiết bị đầu vào không đồng bộ nên Thành phố vẫn chưa thể triển khai được trung tâm điều khiển giao thông. Hiện tại, Thành phố vẫn quản lý điều chỉnh lưu lượng giao thông qua các phương thức truyền thống như phân luồng giao thông bằng vạch kẻ đường, kết hợp với tín hiệu và đèn giao thông. Từ năm 2015, Thành phố đã đầu tư 3,36 tỷ đồng để thiết lập đèn giao thông tại 5 nút giao thông và theo kế hoạch, Thành phố sẽ tiếp tục đầu tư thêm 3,5 tỷ đồng để lắp đặt đèn giao thông tại 4 nút giao thông khác trong năm 2018. Hàng năm, Thành phố cũng dành ra khoảng 2 tỷ đồng để duy trì, bảo dưỡng hệ thống tín hiệu, đảm bảo an toàn giao thông. Tuy nhiên, việc quản lý và bảo trì tín hiệu và đèn giao thông vẫn chưa được nhất quán, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn giao thông mỗi khi các thiết bị này gặp vấn đề bởi thời gian sửa chữa bảo trì kéo dài. Thành phố hiện cũng chưa thực hiện quản lý hệ thống tín hiệu giao thông một cách đồng bộ để điều tiết lưu thông phù hợp.

Quản lý bãi đỗ xe là một vấn đề quan trọng khác mà Nha Trang cần phải cải thiện. Từ năm 2011, Thành phố đã được phép xây dựng bãi đỗ xe công cộng, dự án này bao gồm các giải pháp đầu tư và giảm ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, do sự tăng trưởng nhanh chóng của dân số và các phương tiện tương ứng, cơ sở hạ tầng giao thông không phát triển thể theo kịp sự phát triển của Thành phố. Dự án nói trên hiện đang được đánh giá lại để xây dựng một kế hoạch cơ sở hạ tầng giao thông mới với tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, dự kiến sẽ có 4 bãi đỗ xe công cộng được xây dựng, tuy nhiên tất cả đều không thể được thực hiện ngay vì những vấn đề khác nhau. Trong số đó, bãi đỗ xe công cộng tại khu vực sân bay cũ không thể thực hiện được vì khu vực này hiện đang được quy hoạch thành Trung tâm Đô thị - Dịch vụ - Tài chính - Du lịch Nha Trang. Trung tâm mới có bãi đậu xe ngầm và theo phương án phân luồng giao thông tại Quyết định số 2407 / QĐ-UBND ngày 17/8/2016, bãi đậu xe ngầm này sẽ là bãi đậu xe công cộng tạm thời

0

1

2

3

4

Hệ thống giám sát giao thông

Hệ thống quản lí giao thông

Phương tiện công cộngQuản lí đỗ xe

Đường dành cho người đi bộ

Giao thông thông minh

Page 73: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

73

với tổng diện tích khoảng 9 ha. Ngoài ra còn có bãi đậu xe ở khu vực Mã Vòng với tổng vốn đầu tư 1,72 tỷ đồng, diện tích khoảng 2.000 m2 đã đi vào hoạt động. Thêm vào đó, có 15 bãi đỗ xe tạm thời dọc theo đường Trần Phú, gần khu bãi biển với tổng diện tích 12.613 m2, đáp ứng phần nào nhu cầu của người dân và khách du lịch. Nhìn chung, Thành phố còn thiếu nguồn cung cấp bãi đỗ xe công cộng, dẫn đến việc đậu xe trên đường phố không có trật tự, gây thêm các vấn đề tắc nghẽn giao thông.

Giao thông công cộng mới chỉ chiếm một phần nhỏ trong hoạt động giao thông. Về sự sẵn có và tần suất của các phương tiện giao thông công cộng, hiện này có xe buýt, xe ta-xi và xe khách hoạt động trong Thành phố. Trong đó thì xe ta-xi và xe khách được sử dụng phổ biến nhất, với tổng cộng 2.250 xe. Hiện tại chỉ có 6 tuyến xe buýt hoạt động trong thành phố với tỷ lệ bao phủ là 0,4 km/km2. Tỷ lệ bao phủ này là khá thấp bởi một số tiêu chuẩn toàn cầu trên thế giới đánh giá rằng các tuyến đường xe buýt phải có độ bao phủ ít nhất là 1km/km2. Ngoài các tuyến xe buýt trong Thành phố, còn có 2 tuyến xe buýt sân bay phục vụ việc đưa đón du khách giữa sân bay Cam Ranh và Thành phố. Nhìn chung, các hệ thống giao thông công cộng chưa được phát triển nhiều, khiến cho người dân và khách du lịch vẫn phải dựa vào các phương tiện giao thông cá nhân.

Khả năng đi bộ trong Thành phố ở mức tương đối thấp và chưa đảm bảo an toàn cho người đi bộ. Theo báo cáo của Phòng quản lý đô thị Thành phố Nha Trang thì vỉa hè ở các tuyến phố trung tâm khá nhỏ, chủ yếu chỉ rộng khoảng 3m. Mặt khác trên vỉa hè còn được bố trí nhiều cơ sở hạ tầng kỹ thuật như trụ điện, cây xanh, biển báo giao thông… lấn chiếm diện tích. Hơn nữa, nhiều người vẫn sử dụng mặt đường để kinh doanh trái phép, làm giảm thêm không gian cho người đi bộ.

Qua những phân tích trên thì chúng ta có thể thấy rằng cơ sở hạ tầng giao thông và hệ thống giao thông của Thành phố còn cần phải cải thiện nhiều, đòi hỏi sự quan tâm của các bên liên quan của Thành phố, đặc biệt là nếu Thành phố dự định tiến tới phát triển theo mô hình thành phố thông minh.

8) Năng lượng thông minh và bền vững

Hình 24: Kết quả đánh giá véc-tơ 1 – Lĩnh vực Năng lượng bền vững và thông minh

Nha Trang đạt điểm số khá cao 2,7 trên 4 cho Năng lượng thông minh và bền vững, thể hiện rằng dịch vụ cung cấp điện của Thành phố đạt gần mức trung bình cao. Công ty Cổ phần điện Khánh Hòa (KHPC) hiện chịu trách nhiệm quản lý và vận hành mạng lướng dây điện từ 110 kV trở xuống trên địa bàn Thành phố.

Hiện tại trên toàn Thành phố, lưới điện quốc gia và tỷ lệ kết nối hộ gia đình đã đạt 100%, đảm bảo cấp điện 24/7 cho tất cả mọi người. Hệ thống mạng lưới cung cấp điện của Thành phố đã được đầu tư nâng cấp hoàn chỉnh để đảm bảo cung cấp điện cho tất cả các khu dân cư, khu du lịch, khu công nghiệp, v.v. KHPC đang tiến hành thay thế các máy biến áp lỗi thời bằng các máy biến áp vô định hình mới để tiết

0

1

2

3

4Cung cấp năng lượng

Đồng hồ điện thông minh

Quy trình hóa đơn hiệu quả

Hệ thống dây điện ngầm

Tiết kiệm năng lượng

Năng lượng tái tạo

Năng lượng bền vững & thông minh

Page 74: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

74

kiệm năng lượng, cung cấp điện theo cách thân thiện với môi trường. Theo ông Đỗ Thanh Sơn, Phó Tổng giám đốc KHPC, với sự hỗ trợ của chính phủ Nhật Bản, từ năm 2016 đến năm 2017, công ty đã thay thế 416 máy biến thế cũ bằng máy biến áp vô định hình mới và trong giai đoạn 2017-2019, công ty dự định sẽ thay thế thêm 530 máy biến áp. Chất lượng và độ tin cậy của dịch vụ cấp điện là thế mạnh của Thành phố, nhờ sự đầu tư và phát triển của KHPC trong ứng dụng công nghệ. Hiện tại, KHPC đang sử dụng hệ điều hành tự động SCADA để giám sát quản lý đường dây. Thông qua hệ thống SCADA, tất cả các trạm biến áp và lưới điện được kết nối đều được số hóa trên máy tính, giúp công ty điều khiển từ xa tình hình hoạt động trên lưới điện như điện áp, dòng điện và công suất để vận hành một cách toàn diện và đáng tin cậy. Trong trường hợp mất điện, hệ thống SCADA cũng sẽ cảnh báo các đơn vị quản lý để đưa ra các giải pháp khắc phục trong thời gian ngắn nhất có thể. Công ty cũng áp dụng phân tích dữ liệu thông qua hệ thống SCADA trong quản lý và lập kế hoạch, đặc biệt là trong việc xác định giá điện và thời gian mua điện theo nhu cầu. KHPC cũng đã tự mình phát triển và sản xuất hơn 1.000 thiết bị cảm ứng để phát hiện và đánh giá các tình huống trục trặc trong lưới điện. Qua trao đổi với KHPC, nhờ sự quan tâm ứng dụng khoa học công nghệ mà tổn thất điện năng của KHPC năm 2017 chỉ là 4,25%, thấp hơn 1,76 lần so với mức trung bình của cả nước. KHPC cũng sử dụng các chỉ số đo độ tin cậy cung cấp điện được sử dụng rộng rãi trên thế giới như: tổng thời gian mất điện khách hàng bình quân (SAIDI), tần suất mất điện bình quân (SAIDI) và tần suất mất điện thoáng qua bình quân (MAIFI). Các chỉ số này của KHPC trong năm 2017 tốt hơn mức trung bình toàn quốc là 1,087 phút/năm (SAIDI), 9.7 lần/khách hàng/năm (SAIFI) và 1,37 lần/khách hàng/năm (MAIFI).

Nha Trang đang cố gắng triển khai đề án hệ thống dây điện ngầm nhằm giảm thiểu nguy cơ gây hại và tình trạng mất mĩ quan đô thị của hệ thống đường dây nổi. Hiện tại, ở các khu dân cư cũ tại các phường trung tâm, mạng dây lưới điện được treo cùng với dây cáp nối giữa các tòa nhà, làm giảm mĩ quan đô thị và gây nguy hiểm cho người dân, khách du lịch. Ngoài ra thì việc dán poster, đăng quảng cáo trên cột điện cũng gây phản cảm cho người dân, làm giảm thêm mĩ quan đô thị. Chiều cao của cột điện dao động từ 6,5 m đến 14 m, sử dụng cọc bê tông hoặc các cột thép tráng trên vỉa hè, làm cản trở lối đi dành cho người đi bộ và hạn chế sự phát triển của cây xanh dọc theo các con đường. Để giải quyết vấn đề này, Thành phố đã tiến hành thực hiện sáng kiến hệ thống dây điện ngầm và ở tất cả các khu đô thị mới đều có hệ thống dây điện ngầm. Đối với khu dân cư hiện tại ở phường trung tâm, Thành phố đang trong quá trình lập kế hoạch từng bước hạ ngầm đường dây, đường cáp đi nổi do chi phí cơ cấu lại là khá lớn. Theo đề án "Xây dựng ngầm đô thị, quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa ", Thành phố cần phải chi ít nhất 94 tỷ đồng để cơ cấu lại lưới điện hiện tại tại 10 trục đường chính. Hiện tại, đường Lê Thánh Tôn đã được chọn làm dự án thí điểm đầu tiên.

Nha Trang đang ở giai đoạn đầu của việc sử dụng hệ thống đo lường thông minh và thanh toán hóa đơn trực tuyến. Hiện nay, KHPC đã phát triển một hệ thống đo lường thông minh, có thể thu thập chỉ số tiêu thụ điện năng từ xa cho 90% trong số 365.000 khách hàng. Trong thời gian qua, PC Khánh Hòa đã mở rộng nhiều kênh thanh toán tiền điện qua hệ thống các phòng giao dịch của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh, bưu cục, Internetbanking, thẻ ATM, Viettel Bank Plus, các kênh thanh toán trực tuyến Momo, Payoo, ECPAY... PC Khánh Hòa cũng đã triển khai áp dụng 100% hóa đơn điện tử từ năm 2014 và đã nhận được sự đồng thuận, ủng hộ từ phía khách hàng sử dụng điện. Theo kế hoạch, PC Khánh Hòa sẽ triệt để thực hiện chuyển đổi hình thức thu tiền điện tại nhà khách hàng sang hình thức điểm thu và thu qua ngân hàng, các tổ chức trung gian.

Nha Trang cũng đang ở giai đoạn đầu của việc tiết kiệm năng lượng. Thành phố đã đề xuất kế hoạch nâng cao hiệu suất và tiết kiệm điện năng cho hệ thống chiếu sáng công cộng bằng cách sử dụng đèn LED. Tuy nhiên thì hiện nay Nha Trang vẫn chưa ban hành các chính sách cụ thể liên quan đến mục tiêu, phương hướng và quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo cho Thành phố. Là một tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời, Khánh Hoà hiện đã có hơn 10 dự án điện mặt trời được đăng ký với tổng công suất vào khoảng 500 MW. Tuy nhiên, chỉ có 2-3 trong số đó đã được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt và chuẩn bị hoàn thành hồ sơ trình Bộ Công Thương xem xét, cho phép bổ sung những dự án này vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 – 2020, có xét đến năm 2030.

Page 75: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

75

9) Cấp nước thông minh

Hình 25: Kết quả đánh giá véc-tơ 1 – Lĩnh vực Cấp nước thông minh

Chỉ hơi thấp hơn lĩnh vực Năng lượng thông minh và bền vững, lĩnh vực Cấp nước thông minh cũng đạt số điểm khá cao là 2,5 trên 4 theo đánh giá của chúng tôi, thể hiện dịch vụ cung cấp nước đang ở mức trung bình cao.

Hiện tại Nha Trang đã có một hệ thống sản xuất và cung cấp nước sạch đầy đủ cho người dân Thành phố. Công ty Cổ phần cấp thoát nước Khánh Hòa (Khawassco) trực tiếp sở hữu và vận hành 2 nhà máy nước bao gồm nhà máy nước Võ Cạnh với công suất 98.000 m3/ngày và nhà máy nước Xuân Phong với công suất 15.000 m3/ngày. Vào cuối năm 2016 thì Khawassco đã cùng với Tổng công ty Đầu tư nước và Môi trường Việt Nam (Viwaseen) đầu tư liên doanh thành lập nhà máy nước Suối Dầu với công suất ở giai đoạn 1 là 15.000 m3/ngày. Như vậy thì hiện tại Khawassco có tổng công suất là 128.000 m3/ngày, sử dụng để cung cấp nước sạch cho khoảng 130.000 khách hàng ở Nha Trang, Bắc Cam Lâm và một số phường ở Diên Khánh. Chất lượng nước sạch của công ty được đảm bảo theo tiêu chuẩn xây dựng về cấp nước TXCD 33-1985. Theo ông Bình, Phó Tổng Giám đốc Khawassco thì hiện nay tổng công suất của công ty đã đủ để cung cấp cho toàn bộ khách hàng, tuy nhiên vẫn còn lo ngại về thiếu nguồn nước trong tương lai. Trong những năm gần đây, nhu cầu về nước sạch ở Nha Trang đang tăng 5% mỗi năm. Theo dự báo thì đến năm 2025 nhu cầu nước ở Nha Trang sẽ tăng lên 180.000m3 / ngày, cao hơn nhiều so với công suất 128.000 m3 / ngày hiện tại của công ty. Nhằm đáp ứng sự gia tăng nhu cầu nước sạch trong tương lai, Khawassco hiện đang có kế hoạch xây dựng thêm nhà máy nước Sơn Thạnh với công suất thiết kế lên đến 100.000 m 3 / ngày. Hiện tại dự án này đã hoàn tất việc chọn địa điểm cho nhà máy và dự kiến kế hoạch tài chính cũng sẽ được hoàn thành trong năm 2019.

Ngành cấp nước đã bước đầu xây dựng được hệ thống đo lường thông minh và thanh toán hóa đơn trực tuyến tương tự như ngành điện. Hiện tại thì 100% khách hàng của Khawassco có đồng hồ đo chỉ số tiêu thụ nước. Công ty cũng đã xây dựng được phần mềm cho phép nhập trực tiếp số liệu tiêu thụ nước vào hệ thống qua điện thoại. Tuy nhiên thì nhân viên của công ty vẫn phải trực tiếp đến từng hộ gia đình để nhập dữ liệu, do đó chưa thể đảm bảo tính chính xác tuyệt đối và tốn kém thời gian di chuyển. Hiện tại công ty mới chỉ áp dụng thu chỉ số tiêu thụ nước từ xa cho khoảng 1.000 hộ gia đình trên đảo Vĩnh Nguyên. Khawassco đã đầu tư 30 tỷ đồng để lắp đặt hệ thống và dây cáp ngầm dưới biển qua đảo, nhờ đó số liệu tiêu thụ nước của các hộ gia đình này hiện sẽ được chuyển tự động đến một trạm gần đảo trên đất liền và nhân viên của công ty sẽ đến trạm này để thu thập thay vì phải đi tàu ra đảo như trước kia. Tuy nhiên chi phí đầu tư cho việc xây dựng hệ thống thu thập chỉ số tiêu thụ nước từ xa là quá lớn nên Khawassco chưa thể triển khai cho toàn bộ khách hàng. Công ty cũng đã cung cấp dịch vụ Thanh toán trực tuyến qua chuyển khoản ngân hàng nhưng tỷ lệ khách hàng sử dụng dịch vụ này còn khá thấp. Theo thống kê của công ty, chỉ có khoảng 10% hộ gia đình sử dụng dịch vụ này. Được biết, thách thức lớn nhất của Khawassco cho việc triển khai rộng rãi dịch vụ thanh toán trực tuyến là sự thiếu hưởng ứng của các

0

1

2

3

4Cung cấp nước

Đồng hồ nước thông minh

Quy trình hóa đơn hiệu quảKiểm soát mức thất thoát

nước

Tiết kiệm nước

Cấp nước thông minh

Page 76: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

76

hộ gia đình, nhiều người còn e ngại về việc chia sẻ thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng của mình với công ty. Khawassco đang tìm cách để cải thiện các phương tiện thanh toán hóa đơn trực tuyến và đã đưa ra kế hoạch để giảm thời gian chậm trễ trong thanh toán hóa đơn trực tuyến cho năm 2018 nhằm đạt được mục tiêu 100% khách hàng sử dụng dịch vụ này.

Khawassco cũng đã áp dụng công nghệ trong việc kiểm soát thất thoát nước sạch. Công ty đã phát triển bản đồ GIS cho hệ thống phân phối nước của mình để cung cấp dữ liệu về hiện trạng của mạng lưới cũng như các tham số hoạt động. Công ty cũng kiểm soát mạng lưới bán tự động thông qua hệ thống SCADA và còn có hệ thống phân tích thủy lực WaterGems để phát hiện rò rỉ và giám sát dòng chảy. Nhờ những ứng dụng công nghệ này mà Nha Trang có chỉ số thất thoát nước sạch là 19,2%, thấp hơn trung bình cả nước

Hiện tại Thành phố vẫn chưa có một chủ trương liên quan đến việc bảo tồn nguồn nước. Việc lên kế hoạch tiết kiệm nước là rất quan trọng bởi nguồn tài nguyên nước sạch, nước mặt là nguồn tài nguyên có hạn. Theo như một số nghiên cứu và đánh giá, Khánh Hòa có tổng lượng dòng chảy vào khoảng 5,2 tỷ m3/năm, với dân số khoảng 1,27 triệu người (2017) thì bình quân đầu người trong lưu vực vào khoảng 4.094 m3/người/năm, thấp hơn so với trung bình toàn quốc và mức trung bình của thế giới. Theo tiêu chuẩn của Hiệp hội tài nguyên nước quốc tế (IWRA) thì lượng nước bình quân đầu người của Khánh Hòa chỉ hơi cao hơn các nước được xếp hạng nghèo tài nguyên nước là 4.000 m3/người/năm. Thêm vào đó, nguồn nước chính của Nha Trang là Sông Cái những năm gần đây đã sụt giảm chất lượng do các vấn đề về ô nhiễm và biến đổi khí hậu. Nói một cách tổng quát thì sự khan hiếm nước có thể trở thành là một mối đe dọa nghiêm trọng cho Nha Trang trong tương lai, chính vì vậy thành phố nên ban hành các chính sách liên quan đến việc bảo tồn nguồn nước.

10) Y tế thông minh

Hình 26: Kết quả đánh giá véc-tơ 1 – Lĩnh vực Y tế thông minh

Hiện tại với số điểm tổng là 1,8 trên 4 thì dịch vụ chăm sóc sức khỏe của Nha Trang đang ở mức trung bình thấp.

Thành phố đang rất cần có một bệnh viện mới để giải quyết vấn đề quá tải hiện nay. Quá tải bệnh viện là một vấn đề nhức nhối chung cho cả nước không phải riêng Nha Trang. Theo ông Nguyễn Văn Xáng - Giám đốc bệnh viện tỉnh Khánh Hòa, với sự nỗ lực của lãnh đạo tỉnh và Sở Y tế, số giường bệnh trong 10 năm qua đã tăng từ 650 giường lên 1.000 giường bệnh. Tuy nhiên con số này vẫn chưa đáp ứng đủ bởi số bệnh nhân nội trú mỗi ngày tại bệnh viện tỉnh luôn luôn ở mức 1.200-1.300 bệnh nhân. Hiện nay, toàn tỉnh có 6,84 bác sỹ / 10.000 dân và 30,9 giường bệnh/ 10.000 dân. Chính vì vậy, Khánh Hòa vẫn cần

0

1

2

3

4Tính sẵn có của bệnh viện

Thiết bị chăm sóc y tế

Thiết bị cấp cứu

Dịch vụ chăm sóc y tế thông minh

Y tế thông minh

Page 77: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

77

phát triển không ngừng để đạt được mục tiêu 10 bác sỹ / 10.000 dân và 32 giường bệnh / 10.000 dân vào năm 2020 theo “Kế hoạch phát triển của ngành Y tế Khánh Hòa đến năm 2020”.

Do tình trạng quá tải nên phần lớn người dân ở Nha Trang vẫn đi khám bệnh ở các phòng khám đa khoa. Hiện tại trên địa bàn thành phố có 5 phòng khám đa khoa, tất cả đều có cơ sở vật chất xuống cấp, thiết bị y tế lạc hậu và thiếu bác sỹ. Theo bác sỹ Lê Phán - Giám đốc Trung tâm Y tế Thành phố Nha Trang cho biết, toàn thành phố có 27 trạm y tế nhưng chỉ có 11 trạm làm chức năng tuyến đầu khám, chữa bệnh cho người có thẻ bảo hiểm. Vì vậy người dân 16 xã, phường còn lại buộc phải đến các phòng khám đa khoa khám bệnh, dẫn đến tình trạng quá tải. Nguồn nhân lực cũng là một vấn đề cần phải khắc phục. Trung tâm Y tế thành phố Nha Trang hiện chỉ có khoảng 35 bác sỹ và đa phần họ chưa được đào tạo chuyên sâu. Chính vì thế bác sỹ ở trung tâm thường xuyên được cử đi đào tạo, dẫn đến việc thiếu nguồn nhân lực trầm trọng hơn. Các phòng khám đa khoa có biên chế từ 5-6 bác sỹ, tuy nhiên thường có 2 bác sỹ được cử đi học nên chỉ có khoảng 3-4 bác sỹ làm việc hàng ngày. Theo bác sỹ Lương Quang Thạch – Trưởng phòng khám đa khoa số 3 thì vì thiếu nhân lực nên trung bình mỗi bác sỹ ở đây phải khám 100 người/ngày, cao gần gấp 3 lần so với quy định (mỗi bác sỹ chỉ được khám 35 người/ngày).

Một vấn đề quan trọng khác cần phải được khắc phục là các trung tâm y tế hiện có trang thiết bị và dụng cụ y tế lạc hậu. Để khắc phục vấn đề này thì Sở Y tế Khánh Hòa - đơn vị chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động chăm sóc sức khỏe của tỉnh - đang có kế hoạch kết hợp tất cả các trạm y tế của mình tại Nha Trang thành một trung tâm y tế duy nhất. Trung tâm y tế mới sẽ được trang bị các thiết bị y tế tốt hơn và giúp bệnh nhân tiết kiệm thời gian di chuyển qua lại giữa các trạm y tế, góp phần tăng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Các dịch vụ cấp cứu trên địa bàn tỉnh đã có độ che phủ tốt nhưng vẫn còn gặp một số khó khăn trong việc thực hiện chỉ dẫn cấp cứu từ xa và bởi hệ thống giao thông chưa hiệu quả nên thời gian đưa đón bệnh nhân cấp cứu bị kéo dài. Trung tâm cấp cứu 115 của tỉnh Khánh Hòa chịu trách nhiệm về hoạt động cấp cứu y tế trên địa bàn tỉnh. Trung tâm cấp cứu 115 đã xây dựng mạng lưới ở tất cả các đơn vị hành chính từ cấp tỉnh đến thành phố, phường, xã. Ở các đường cao tốc cũng có trung tâm cấp cứu 115 để phục vụ những bệnh nhân ở xa.

Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thông minh cần được quan tâm nhiều hơn bởi hiện tại chúng chưa được ứng dụng ở Nha Trang. Trong bối cảnh Thành phố thông minh thì khái niệm chính về chăm sóc sức khỏe thông minh bao gồm các dịch vụ eHealth và mHealth, quản lý hồ sơ điện tử, các dịch vụ y tế tại gia thông minh và các thiết bị y tế thông minh và kết nối. Theo đánh giá của chúng tôi qua buổi gặp gỡ với Sở Y tế Khánh Hòa thì hiện tại Sở đang bước đầu thực hiện số hóa hồ sơ bệnh nhân và chưa phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thông minh kể trên. Ví dụ, eHealth là việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông cho sức khoẻ, bao gồm điều trị bệnh nhân, tiến hành nghiên cứu, giáo dục nhân lực y tế, theo dõi bệnh và giám sát các thiết bị y tế công cộng bằng công nghệ thông tin. Phát triển eHeatlh sẽ mang lại lợi ích cho toàn bộ cộng đồng bằng cách cải thiện việc tiếp cận và chất lượng chăm sóc sức khỏe, từ đó giúp cho ngành y tế hoạt động hiệu quả hơn. mHealth là một tính năng thông minh khác của chăm sóc sức khỏe thông minh, nó được định nghĩa bởi “Đài quan sát toàn cầu về eHealth” là "thực hành y tế và sức khoẻ cộng đồng qua sự hỗ trợ của các thiết bị di động như điện thoại di động, thiết bị theo dõi bệnh nhân, trợ lý kỹ thuật số cá nhân (PDA) và các thiết bị không dây khác " Để có thể xây dựng Nha Trang theo mô hình thành phố thông minh thì các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thông minh nói trên cần được thành lập và phát triển, chúng sẽ giúp cho thành phố có thể chủ động cung cấp dịch vụ y tế theo thời gian thực cho người dân.

Page 78: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

78

11) Quản lý rủi ro thiên tai thông minh

Hình 27: Kết quả đánh giá véc-tơ 1 – Lĩnh vực Quản lý rủi ro thiên tai thông minh

Với số điểm tổng là 1,4 trên 4 thì chất lượng dịch vụ của Quản lý rủi ro thiên tai ở Nha Trang đang ở mức thấp.

Nhìn chung thì Nha Trang có khí hậu và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi để có thể đối mặt với những biến đổi khí hậu. Trong 30 năm trở lại thì thành phố không phải chịu một cơn bão đáng kể nào cho đến cuối năm 2017 khi mà bão số 12 đến. Cơn bão số 12 đã gây thiệt hại nặng nề cho tỉnh Khánh Hòa trên 7.000 tỷ đồng. Chính vì vậy, các bên liên quan cần thừa nhận rằng cần phải làm nhiều hơn nữa để khắc phục chất lượng quản lý rủi ro thiên tai hiện tại của thành phố, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay – đây là một thách thức đã được công nhận ở nhiều thành phố lớn đang phát triển nhanh trên toàn thế giới.

Cả bốn tiểu phần của Quản lý rủi ro thiên tai thông minh đều cần được cải thiện, nguyên nhân chính là do sự thiếu hụt về công nghệ và nhân lực của ban chịu trách nhiệm việc quản lý rủi ro thiên tai. Đơn vị chịu trách nhiệm quản lý rủi ro thiên tai cho thành phố là Ban chỉ đảo phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Khánh Hòa. Uỷ ban chủ yếu thực hiện các phương án quản lý, lên kế hoạch với nhiệm vụ chính là điều phối hợp tác liên ngành để giúp lãnh đạo các phòng ban khác nhau tổ chức, chỉ đạo và quản lý các hoạt động phòng chống và phục hồi thảm họa thiên tai trên phạm vi toàn tỉnh.

Hiện tại Uỷ ban còn chưa phối hợp nhiều với Cục khí tượng thủy văn để thực hiện Dữ liệu thiên tai và Dự báo cũng như Mức độ thông tin về rủi ro. Thường chỉ có có 2 đến 3 người trực tại văn phòng Ủy ban và họ có trách nhiệm nhận các tín hiệu cảnh báo, cấp cứu liên quan đến thiên tai từ phòng Khí tượng Thủy văn hoặc cư dân. Hiện ủy ban chưa được trang bị công nghệ để giúp họ phân tích những tín hiệu cảnh báo cũng như quản lý thông tin rủi ro. Các thao tác này chỉ được thực hiện qua các phương pháp thủ công vì Ủy ban không có bất kỳ thiết bị nào để xác minh dữ liệu. Thành phố hiện cũng chưa triển khai lắp đặt các hệ thống cảnh báo sớm.

Bởi những khó khăn nêu trên mà chất lượng của mức độ sẵn sàng ứng phó cũng chưa được cao. Ủy ban cần được trang bị thêm trang thiết bị, công nghệ kỹ thuật hiện đại để có thể kịp thời ra quyết định, chỉ thị cảnh báo khi xảy ra thiên tai. Đặc biệt là ở các văn phòng của Ủy ban ở các xã, huyện bởi những nơi này có trang thiết bị nghèo nàn nhất và luôn phải chịu thiệt hại nặng nề nhất khi thiên tai xảy ra.

Ủy ban chưa có một hệ thống liên lạc giữa các phòng ban khác nhau nên việc ra quyết định và chỉ thị khi xảy ra thiên tai thường bị chậm trễ. Hiện tại thì Ủy ban mới chỉ sử dụng các phương thức liên lạc truyền thống như thông qua email, điện thoại, fax để chia sẻ thông tin với các phòng ban khác. Chính vì vậy mà khi cơn bão số 12 xảy ra, Ủy ban bị cúp điện 3 ngày, không có sóng điện thoại nên đã gặp rất nhiều

0

1

2

3

4Mức độ cảnh báo sớm

Dữ liệu thiên tai và dự báo

Mức độ thông tin về rủi ro

Mức độ sẵn sàng ứng phó

Quản lí rủi ro thiên tai

Page 79: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

79

khó khăn trong việc cảnh báo, ra chỉ thị cho các phòng ban và người dân. Nhiệm vụ chính của Ủy ban khi xảy ra thiên tai là sơ tán dân cư. Tuy nhiên khi cơn bão số 12 đến họ cũng gặp khó khăn trong việc sơ tán bởi người dân thiếu hợp tác, chưa nhận thức được sự nguy hiểm và khả năng của cơn bão. Ủy ban cần tích cực hơn trong việc giáo dục người dân về rủi ro thiên tai cũng như những việc cần phải làm khi thiên tai xảy ra.

Nhìn chung thì thành phố còn cần phải cải thiện nhiều trong công tác quản lý rủi ro thiên tai bởi đây là mối quan tâm hàng đầu của người dân và lượng lớn khách du lịch đến Nha Trang.

5.3.3. Kết quả đánh giá véc-tơ 2 - Mức độ ứng dụng công nghệ.

5.3.3.1. Đánh giá hệ thống CNTT toàn thành phố.

Kết quả đánh giá hệ thống ICT toàn Thành phố

Hình 28: Kết quả đánh giá véc-tơ 2 – Đánh giá tổng thể hệ thống ICT thành phố

Ứng dụng ICT toàn thành phố của tỉnh Khánh Hòa hiện đang đạt được trình độ cơ bản. Như đã đề cập trước đây, đánh giá ứng dụng ICT toàn Thành phố đã được đánh giá thông qua 7 tiêu chí: Thiết bị và điều khiển, Tính kết nối, Khả năng tương tác, Bảo mật và an toàn dữ liệu, Quản lý dữ liệu, Tài nguyên máy tính và Phân tích dữ liệu.

Trang thiết bị và kiểm soát được đánh giá ở mức cơ bản do nguồn thông tin chủ yếu thu thập thông qua kênh Internet truyền thống và thu thập thông tin từ kênh IoT còn hạn chế. Thuật ngữ Thiết bị và chức năng điều khiển như giải thích ở phần 5.1. dùng để chỉ các thiết bị công nghệ giúp Thành phố thu thập thông tin. Trong khái niệm thành phố thông minh, thông tin / dữ liệu có thể được thu thập thông qua 2 kênh: Internet truyền thống và kênh Internet vạn vật (IoT). Về kênh truyền thống, Thành phố hiện có 100% cán bộ nhà nước có máy tính để bàn / máy tính xách tay, khoảng 45% hộ gia đình có máy tính / máy tính xách tay và 33% dân số có thuê bao internet (Báo cáo chỉ số ICT Khánh Hòa 2017). Thông tin từ quản lý hành chính chủ yếu được thu thập thông qua ứng dụng internet truyền thống, được thực hiện thông qua truy vấn, phát hành tìm kiếm hoặc gửi yêu cầu dịch vụ web để nhận nội dung. Trong trường hợp này, chính phủ sẽ nhận được một danh sách các thông tin dựa trên yêu cầu của nội dung thủ tục hành chính. Ứng dụng IoT, với nhiều đòi hỏi về thiết bị như thiết bị thông minh, cảm biến và phần mềm kết nối qua mạng, hiện vẫn còn khá hạn chế. Chỉ có 2 tổ chức dịch vụ tiện ích là công ty điện và công ty cấp nước (bao gồm cả đơn vị nhà máy xử lý nước thải) đã bắt đầu sử dụng IoT dưới dạng cảm biến và SCADA để quản lý mạng lưới tài sản của họ. Ở mức độ từng phần và quy mô nhỏ hơn, nhà máy xử lý nước thải mới xây dựng

0.0

1.0

2.0

3.0

4.0

Thiết bị và điều khiển

Tính kết nối

Mức độ tương tác

Tính bảo mật và an toàn dữ liệu

Quản lí dữ liệu

Tài nguyên máy tính

Phân tích dữ liệu

Đánh giá tổng thể ICT thành phố

Page 80: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

80

cũng áp dụng các hệ thống SCADA. Ngoài thông tin hành chính, thông tin an toàn công cộng cũng có thể được thu thập thông qua hệ thống máy quay bằng các đoạn phim ghi lại, tuy nhiên, chức năng của các máy quay này hiện đang là một vấn đề vì nhiều máy quayđã xuống cấp và hiện chưa có ứng dụng hỗ trợ phân tích hình ảnh.

Tính kết nối được đánh giá ở mức cơ bản, vì thực tế, tỉnh Khánh Hòa có phạm vi phủ sóng mạng rộng và tương đối đầy đủ nhưng vấn đề về tốc độ mạng chậm và quá tải trong một số thời điểm nhất định vẫn còn xảy ra.

Theo báo cáo “Tổng quan hạ tầng kĩ thuật CNTT tỉnh Khánh Hòa”, tất cả đơn vị hành chính từ cấp tỉnh đến cấp xã đều có thể truy cập vào mạng WAN của tỉnh. Trong số 30 đơn vị hành chính, có 14 hệ thống có kết nối trực tiếp với mạng WAN của tỉnh. Tại mỗi đơn vị, mạng nội bộ LAN có thể được sử dụng. Cả mạng WAN và LAN đều được kết nối với đường truyền số liệu chuyên dùng (TSLCD) hoặc FTTH từ các nhà cung cấp mạng trong tỉnh như VNPT, Viettel, FPT.

Tuy nhiên, tốc độ kết nối của hệ thống TSLCD là không ổn định, gây ảnh hưởng đến việc triển khai phần mềm dùng chung, đặc biệt trong quá trình sao lưu giữa cơ sở dữ liệu trung tâm và máy chủ cấp xã. Cũng có nhiều trường hợp, do chất lượng truyền dẫn TSLCD kém, các đơn vị không thể truy cập và chạy các ứng dụng thuộc trung tâm dữ liệu của tỉnh tại Sở Thông tin và Truyền thông, đặc biệt là các ứng dụng chạy trên win-form và các ứng dụng trên nền Web đòi hỏi kết nối theo thời gian thực từ máy chủ cục bộ đến máy chủ trung tâm (truy cập thời gian thực).

Ngoài ra, tùy thuộc vào bản chất và tình hình tài chính, một số phòng ban chức năng xây dựng cơ sở dữ liệu riêng. Các dịch vụ tiện ích như điện và nước hiện có cơ sở dữ liệu riêng, tuy nhiên, cơ sở dữ liệu này hiện tại không kết nối với cơ sở dữ liệu trung tâm.

Do các phần mềm và chức năng báo cáo của các phần mềm được các phòng ban sử dụng có tính tương thích thấp nên mức độ tương tác là chưa cao. Mặc dù cơ sở dữ liệu (CSDL) trung tâm được sử dụng, hiện nay CSDL trung tâm chủ yếu hoạt động như một đơn vị lưu trữ với khả năng chia sẻ còn hạn chế. CSDL hiện tại không thể chia sẻ thông tin đến các bộ phận khác khi được yêu cầu, đồng thời, Thành phố cũng chưa có hướng dẫn và khung pháp lý chỉ rõ cách thông tin có thể được chia sẻ giữa các phòng ban. Việc xây dựng một CSDL chung với lệnh được lập trình sẵn cho phép chia sẻ một bộ dữ liệu cụ thể cho phòng ban có nhu cầu sử dụng là mục tiêu lý tưởng. Hơn nữa, khả năng tương tác có thể được đảm bảo bằng cách sử dụng phần mềm tương thích với nhau nhưng hiện tại hầu hết các bộ phận đều tập trung phát triển ứng dụng riêng lẻ và bị giới hạn bởi các điều kiện bản quyền, khiến khả năng tương tác tổng thể bị hạn chế.

Các chức năng bảo mật và an toàn thông tin được đánh giá ở mức độ căn bản do thiếu các biện pháp bảo vệ phần mềm bảo mật tập trung và các khung chính sách bảo mật. Do ảnh hưởng quan trọng đối với toàn bộ hệ thống, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Khánh Hòa đã thực hiện các biện pháp an toàn hữu hình và phần mềm để bảo vệ cơ sở dữ liệu trung tâm bằng việc sử dụng hệ thống phần mềm như IDS, IPS, Tường lửa, ổ khóa hữu hình và cảm biến vân tay. Tuy nhiên tại các phòng ban khác, chức năng bảo mật và an toàn thông tin chưa được quan tâm đúng mức. Việc thiếu tường lửa, IPS / IDS, ứng dụng chống DDOS là đáng báo động. Một số phòng ban vẫn chưa nhận thức được mức độ quan trọng của dữ liệu thu thập được. Việc thiếu cơ sở hạ tầng an ninh ICT có thể dẫn đến thông tin bị đánh cắp và gây ra thiệt hại. Các thiếu sót về bảo mật bao gồm thiếu ứng dụng chống vi rút do trung tâm kiểm soát và dữ liệu được phép sao chép vào ổ đĩa cứng di động không được mã hóa.

Do hạn chế kỹ thuật và pháp lý, quản lý và chia sẻ dữ liệu vẫn còn hạn chế. Cơ sở dữ liệu chuyên dụng không được liên kết về mặt kỹ thuật và trong các quy định không có hướng dẫn cụ thể về chia sẻ thông tin giữa các đơn vị chính phủ và các công ty cung cấp dịch vụ tiện ích. Hơn nữa, hiện vẫn chưa có cơ sở hạ tầng phần mềm cho phép việc chia sẻ dữ liệu.

Tài nguyên máy tính đạt được mức cơ bản, vì Thành phố đang trong giai đoạn triển khai tầm nhìn thành phố thông minh, nhiều phần mềm và phần cứng đang được giới thiệu, và có thể mất một thời gian để tích hợp đầy đủ những cập nhật này. Tất cả các đơn vị hành chính đều có đủ trang thiết bị như máy tính và thiết bị kết nối internet. Phần mềm ứng dụng được sử dụng cho hoạt động hàng ngày. Mặc dù hệ thống điện toán đám mây không có sẵn, GIS đang được phát triển và Nền tảng dịch vụ chính quyền địa

Page 81: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

81

phương (LGSP) đang được đề xuất. Các phòng ban có ít sự tham gia ICT chẳng hạn như phòng du lịch và phòng kế hoạch và đầu tư đã bắt đầu đầu tư thiết bị và lên kế hoạch phát triển CNTT-TT. Nhìn chung, Khánh Hòa thể hiện quyết tâm cao trong việc cập nhật ứng dụng ICT.

Phân tích dữ liệu được áp dụng ở mức hạn chế vì thông tin và dữ liệu thu thập được chủ yếu sử dụng cho các mục đích báo cáo, chứ không nhằm mục đích lập kế hoạch trước hoặc tạo ra thông tin chi tiết. Hiện tại, thành phố không có cơ sở hạ tầng tự động để đưa ra kết luận dựa trên thông tin hiện có. Dữ liệu thu thập có thể được lưu trữ trên cả cơ sở dữ liệu trung tâm và cơ sở dữ liệu chuyên dụng. Thông tin được thu thập từ nhiều phòng ban và các thông tin này được sử dụng chính cho mục đích soạn lập các báo cáo thay vì được sử dụng cho mục đích phân tích chuyên sâu. Phân tích chuyên sâu cho vấn đề nhận thức tình huống, tối ưu hoá hoạt động, báo cáo và dự báo vẫn ở mức hạn chế.

5.3.3.2. Đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ đối với 11 Thành phần/Lĩnh vực được lựa chọn.

Trong số 11 Lĩnh vực, hiện có Chính phủ quản lý thông minh, Năng lượng bền vững và thông minh và Cấp nước thông minh được đánh giá mức ứng dụng công nghệ thông tin ở mức cơ bản đến trung bình. Mặc dù chăm sóc sức khoẻ cũng có sự tham gia của công nghệ ở mức cơ bản, việc có nhiều hệ thống nhỏ trùng lắp khiến hoạt động chưa đạt hiệu quả cao. Đối với giáo dục, trình độ công nghệ và phần mềm đang áp dụng được đánh giá ở cấp độ sử dụng công nghệ cơ bản. Các lĩnh vực như Du lịch, Môi trường bền vững, Quy hoạch Đô thị, an ninh công cộng được đánh giá ở mức sử dụng và áp dụng công nghệ cơ bản. Tuy nhiên, lĩnh vực giao thông vận tải và quản lý rủi ro thiên tai hiện đang rất hạn chế trong việc sử dụng ICT / ứng dụng công nghệ.

Tóm tắt kết quả véc-tơ 2 – Mức độ ứng dụng:

Hình 29: Kết quả đánh giá véc-tơ 2 – Đánh giá tổng thể mức độ ứng dụng công nghệ trên các lĩnh vực

-

1.0

2.0

3.0

4.0

Chính phủ quản lý thông minh

Du lịch thông minh

Môi trường bền vững và thông minh

Quy hoạch thông minh

Giáo dục thông minh

An ninh công cộng thông minh

Giao thông thôngminh

Năng lượng bền vững và thông minh

Cấp nước thông minh

Y tế thông minh

Quản lý rủi ro thiên tai thông minh

Mức độ ứng dụng công nghệ

Page 82: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

82

1) Chính phủ quản lý thông minh

Nhìn chung, mức độ ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực Chính phủ điện tử hiện đang ở giai đoạn cơ bản tới khá. Trong đánh giá về Chính phủ điện tử, các yếu tố dưới đây được sử dụng để làm nổi bật sự sẵn có của ứng dụng hiện có.

Phần mềm một cửa: Tỉnh Khánh Hòa đã triển khai phần mềm một cửa cung cấp thủ tục hành chính cho tất cả các cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã phường (20 Sở ngành, 08 UBND quận, huyện và 137 UBND xã, phường). Phần mềm này cho phép tin học hóa toàn bộ quá trình tiếp nhận và xử lý các thủ tục hành chính theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008 tại các cơ quan. Theo báo cáo 2022/BC-STTTT về ứng dụng ICT Khánh Hòa năm 2017, phần mềm một cổng hiện tại có các khả năng sau:

- Cho phép cung cấp dịch vụ công cộng cấp 3 cho bất kỳ thủ tục hành chính nào mà không cần sự can thiệp kỹ thuật.

- Cho phép thực hiện cơ chế liên ngành để giải quyết các thủ tục hành chính trực tuyến sử dụng môi trường mạng giữa nhiều cơ quan;

- Có khả năng cung cấp biểu mẫu điện tử tích hợp trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến; - Cho phép lãnh đạo/quản lý ban ngành của các ngành, các địa phương trực tiếp kiểm tra, theo dõi,

giám sát thông qua phần mềm Giám sát các thủ tục hành chính.

Một chính phủ điện tử / một cổng thông tin điện tử (Đề án trung tâm dịch vụ hành chính công trực tuyến Khánh Hòa) đã được phê duyệt và đang được tiến hành. Theo Quyết định số 349/QĐ-UBND ngày 8 tháng 2 năm 2017 về Trung tâm dịch vụ hành chính công trực tuyến tỉnh Khánh Hòa, hiện tại tỉnh Khánh Hoà đang thực hiện dịch vụ hành chính công trực tuyến thông qua 165 địa chỉ website (20 trang website của các Sở ngành trực thuộc Tỉnh, 8 trang website của các quận, huyện và 137 trang website cấp xã phường). Dự kiến trong giai đoạn 2019-2020, Tỉnh sẽ triển khai thực hiện một trang web tích hợp mới thay thế 166 trang web này. Trang web mới sẽ giúp truy cập dịch vụ công trực tuyến ít phức tạp và dễ kiểm soát hơn. Người dân tỉnh Khánh Hòa chỉ cần sử dụng một địa chỉ duy nhất cho dịch vụ hành chính công. Hơn nữa, trung tâm dịch vụ cũng nhằm phục vụ các chức năng dưới đây:

a) Cổng dịch vụ hành chính công và chức năng quản lý hệ thống: - Cung cấp thông tin về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp Tỉnh, huyện, giá đất và

danh mục các dự án thu hút đầu tư, công khai ngân sách, giá, phí, thông tin đấu thầu, chính sách, chế độ quản lý nhà nước của trung ương và địa phương về các lĩnh vực, chính sách, giải pháp hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp, thu hút đầu tư, khởi nghiệp; thông tin về các dịch vụ công cộng.

- Cung cấp thông tin về quản lý hành chính công và chức năng ứng dụng trực tuyến và thay thế cho 165 trang web hiện tại, bao gồm theo dõi tiến độ dịch vụ.

- Các chức năng quản trị hệ thống, vv b) Phần mềm và hệ thống một cửa tích hợp - Thừa kế các giải pháp và kinh nghiệm thiết kế của phần mềm một cửa điện tử hiện tại, sử dụng

điện toán đám mây và dữ liệu lớn để xây dựng phần mềm một cửa điện tử mới, áp dụng kiến trúc mới

c) Hệ thống phần mềm chuyên nghiệp: xây dựng dựa trên nhu cầu giải quyết thủ tục hành chính và quản lý nhà nước theo ngành, tích hợp với phần mềm một cửa để nhận dữ liệu chuyên ngành. Các phần mềm này cung cấp dữ liệu đầu vào cho các phân hệ (module) cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

d) Các module quản lý cơ sở dữ liệu: bao gồm quản lý cơ sở dữ liệu chung và quản lý cơ sở dữ liệu chuyên dụng

- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch, kế hoạch, tài liệu, dự án, thông tin, ngân sách - Quản lý phân hệ (module) cơ sở dữ liệu quản trị - Phân hệ (module) quản lý cơ sở dữ liệu giải quyết các kết quả thủ tục hành chính - Phân hệ (module) quản lý cơ sở dữ liệu khách hàng - Phân hệ (module) quản lý cơ sở dữ liệu người dùng - Cơ sở dữ liệu chuyên dụng: Thiết lập và tích hợp dữ liệu từ phần mềm kinh doanh, đồng bộ các

trường đặc tả chia sẻ, chuẩn hóa, áp dụng trên toàn hệ thống để cung cấp thông tin về quản lý ngành, lĩnh vực phục vụ thống kê, nghiên cứu và xuất dữ liệu.

Page 83: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

83

Hiện trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực Chính phủ điện tử của tỉnh Khánh Hòa khá tốt. Theo kế hoạch tỉnh hiện đang triển khai Đề án trung tâm dịch vụ hành chính công trực tuyến Tỉnh Khánh Hòa. Thiết kế và chức năng nêu trên của trung tâm dịch vụ khi triển khai sẽ giúp cải thiện tình hình cung cấp dịch vụ, nâng cao hiệu quả kinh tế. Điều này sẽ giúp cải thiện cơ cấu quản trị thông minh tại Nha Trang.

2) Du lịch thông minh

Ứng dụng ICT của ngành du lịch được đánh giá ở mức hạn chế đến cơ bản. Kết quả đánh giá dựa trên một số công nghệ hiện tại có tác động đến ngành du lịch và hành vi của khách du lịch, và kiểm tra những đặc điểm hiện tại về mức độ ứng dụng của công nghệ tại Nha Trang để đưa ra một góc nhìn tổng thể.

Trang web quảng bá du lịch – nhatrang-travel.com – trang web chính thức của tỉnh Khánh Hòa do Sở Du lịch quản lý: một trang web quảng bá du lịch tốt sẽ giúp Thành phố biết và thích ứng với kỳ vọng và sở thích của khách du lịch dựa trên cách du khách lên kế hoạch cho chuyến đi, cách tìm kiếm và so sánh thông tin, lựa chọn và đặt dịch vụ, cho dù đó là đi du lịch hoặc chỉ là điểm đến, cách họ ghé thăm, và cách họ chia sẻ kinh nghiệm. Hiện nay, du khách có thể tiếp cận với rất nhiều thông tin đã được hệ thống như văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, và các đồ họa, bản đồ cũng như các sản phẩm và dịch vụ làm phong phú thêm kinh nghiệm lựa chọn cho du khách trên trang web nhatrang-travel.com. Một điểm rất đáng hoan nghênh là trang web hiện tại cung cấp nhiều ngôn ngữ bao gồm: tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Hàn , tiếng Pháp, và tiếng Nga. Tuy nhiên, trang web hiện tại chưa hiển thị ở nhóm kết quả tìm kiếm đầu tiên trên google với một số từ khóa ví dụ như "Du lịch Nha Trang (Nha Trang travel) / Những điều cần làm ở Nha Trang (Things to do in Nha Trang) / Hướng dẫn du lịch Nha Trang (Nha Trang travel guideline)", điều này có nghĩa là du khách khó có thể tìm thấy trang web ngay từ các thao tác tìm kiếm đầu tiên và do đó sẽ giảm cơ hội du khách tiềm năng ghé thăm website quảng bá du lịch của Nha Trang. Hiện tại, thông tin về du lịch khá đa dạng như các thông tin về: các dịch vụ khách sạn, nhà hàng, ẩm thực, đại lý tour du lịch, mua sắm, ngân hàng, cà phê, quán bar, karaoke, rạp chiếu phim, dịch vụ chăm sóc thẩm mĩ spa, tắm bùn, các địa điểm biểu diễn nghệ thuật, v.v. Về mặt tương tác, đặc điểm trang web hiện nay chủ yếu là tĩnh, chưa chú trọng hoạt động và chức năng tương tác. Các chức năng tương tác mà Thành phố có thể tập trung vào như là các chủ đề mà khách du lịch có thể quan tâm như bản đồ hotpots wifi miễn phí. Nhìn chung, đánh giá chi tiết hơn về hiệu quả của trang web cần được thực hiện nhằm giúp chính quyền Thành phố hiểu rõ hơn về hành vi của du khách, để họ có thể thiết kế kế hoạch du lịch tốt hơn.

Wifi miễn phí: Hiện tại, Nha Trang có cung cấp wifi miễn phí và có thể được truy cập tại một số khu vực trung tâm Thành phố. Miễn phí wifi cho khách du lịch / người dân không phải là một quy tắc chung cho một điểm đến du lịch thông minh, tuy nhiên, điều này hỗ trợ rất nhiều trong việc nâng cao trải nghiệm du lịch khi du khách có nhu cầu kết nối mạng trong quá trình di chuyển. Nha Trang có thể xem xét một chiến lược cung cấp wifi miễn phí, được điều chỉnh phù hợp như việc giới hạn thời gian triển khai miễn phí, thời lượng của mỗi lần truy cập, thông tin cần cung cấp để có thể truy cập miễn phí.

Ki-ốt thông tin thông minh / tương tác: Nha Trang hiện chưa ứng dụng ki-ốt thông tin thông minh / tương tác. Các thành phố du lịch thông minh áp dụng ý tưởng cài đặt các ki-ốt thông tin tương tác tại các địa điểm có lưu lượng truy cập cao, cung cấp thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng cho du khách. Việc có các ki-ốt thông tin cho phép du khách nội địa và quốc tế tìm đường đi cũng như tìm hiểu về các điểm tham quan du lịch và các hoạt động mà Thành phố tổ chức một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.

Hướng dẫn viên du lịch ảo và ứng dụng công nghệ mã QR / Công nghệ truyền thông phạm vi hẹp (NFC): Hiện tại, Nha Trang chưa có ứng dụng chính thức nào sử dụng công nghệ mã QR / NFC trong du lịch. Chúng tôi nhận thấy việc đưa ra khái niệm tổng quan về công nghệ này và các ví dụ về áp dụng công nghệ này trong du lịch thông minh có thể hữu ích đối với Thành phố.

- Về công nghệ mã phản hồi nhanh (QR): Mã QR là một loại mã vạch có thể lưu thông tin về một đối tượng nhất định. Lượng thông tin lưu thường nhiều hơn mã vạch truyền thống. Bất kỳ điện thoại thông minh nào được trang bị máy quay, máy đọc mã QR / mã vạch và kết nối mạng đều có thể truy cập công nghệ này. Các mã QR được sử dụng rộng rãi trong việc thu và phát video trực tuyến, thực đơn trực tuyến, các chiến dịch quảng cáo, liên kết và đăng ký vào các trang web. Mã QR có chương trình chỉnh sửa lỗi được xây dựng khá tốt cho phép phục hồi các mã bị hỏng lên

Page 84: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

84

đến 30%. Trình đọc mã QR thường được sử dụng để quản lý và điều chỉnh tự động định hướng mã QR.

- Ứng dụng mã QR trong du lịch thông minh cung cấp hướng dẫn du lịch viên ảo cho du khách: Du khách có thể sử dụng điện thoại thông minh để quét các thẻ phản hồi nhanh (thẻ QR) được cài đặt tại các khu vực lớn, trung tâm du lịch, và các địa điểm khác xung quanh Thành phố. Thẻ QR kích hoạt các trải nghiệm tham quan ảo về các địa điểm cụ thể, với thông tin văn bản, hình ảnh, âm thanh và video. Khi du khách quét thẻ QR tại một ngôi đền hoặc một vị trí khác, họ có thể tận hưởng trải nghiệm tham quan ảo về điểm đó và đi theo các đường dẫn (link) tới các di tích liên quan. Họ cũng có thể tìm kiếm các cổng thông tin về các tài liệu lịch sử hoặc thông tin về các tour du lịch có hướng dẫn viên, chỗ ở, địa điểm ăn uống, ngân hàng, các điểm ATM, và các dịch vụ khác trong Thành phố. Các chức năng này cũng có thể được thiết kế với khả năng kết nối với các doanh nghiệp, tổ chức trực tuyến hoặc gọi điện thoại trực tiếp. Thành phố cũng có thể phân phối các thẻ QR và tài liệu quảng cáo trên các chuyến bay hoặc các quảng cáo trên tạp chí. Sau đó, từ bất kỳ nơi nào trên thế giới, người dùng có thể quét thẻ QR bằng điện thoại thông minh, tham quan các điểm du lịch tại Thành phố, và bắt đầu lên kế hoạch một chuyến du lịch. Một khi du khách đã đến điểm du lịch mục tiêu, họ có thể sử dụng ứng dụng di động để trải nghiệm đầy đủ di sản, các di tích văn hoá, di chuyển quanh Thành phố, ăn uống và đặt phòng khách sạn.

- Công nghệ truyền thông phạm vi hẹp (NFC): Công nghệ NFC khá giống với mã QR vì cả hai đều kết nối nhanh và không cần thiết lập liên lạc thực sự giữa điện thoại thông minh và mục có chứa mã QR hoặc chip NFC. Công nghệ NFC cung cấp các giao dịch và các tùy chọn nhanh hơn, dễ dàng hơn và an toàn hơn, tuy nhiên mã QR hiện vẫn đang được sử dụng rộng rãi trên thị trường hơn do nhiều điện thoại khác nhau có thể đọc được thẽ chứa mã QR hơn thẻ NFC. Ưu điểm chính của NFC là tính linh hoạt. Người sử dụng có thể thực hiện việc lưu trữ các loại thông tin khác nhau và thay đổi các thông tin theo ý muốn trên thẻ NFC mà không cần phải tạo ra một thẻ NFC mới, chỉ cần ghi đè thông tin hiện có trên thẻ và tạo thông tin mới. Ưu điểm chính thứ hai của NFC là tính dễ sử dụng. Với công nghệ NFC, người dùng di chuyển điện thoại gần khu vực thẻ NFC và thông tin được chuyển đến gần như ngay lập tức. Không cần mở ứng dụng hoặc chờ phân tích. Thẻ và trình duyệt đọc mã thẻ giao tiếp với nhau, hoàn thành các giao dịch phức tạp một cách nhanh chóng và an toàn.

Hệ thống thông tin du lịch (TIS): Hiện tại Nha Trang chưa có Hệ thống Thông tin Du lịch chính thức. Từ năm 2018, Sở Du lịch bắt đầu có quyền truy cập vào hệ thống khai báo khách lưu trú dựa trên hồ sơ khai báo từ các khách sạn, cơ sở kinh hoanh hoạt động lưu trú của Công an tỉnh và cơ quan Thuế. Các thông tin thu thập được phần lớn về thời gian lưu trú, địa điểm lưu trú (khách sạn). Qua trao đổi với Sở Du lịch, thông tin về chi tiêu du lịch như số tiền chi cho các dịch vụ khác nhau (ăn uống, giải trí) dựa trên thu thập từ Tổng cục Thống kê. Tuy nhiên, mức độ thông tin thu thập được vẫn còn chưa giúp ích được nhiều trong việc phát triển ngành du lịch. Dữ liệu và thông tin giúp Thành phố tìm hiểu hành vi của duy khách truy cập cũng còn hạn chế.

3) Môi trường bền vững và thông minh

Mức độ ứng dụng ICT trong lĩnh vực môi trường bền vững được đánh giá ở mức phát triển cơ bản. Các đánh giá về tính bền vững bao gồm: xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn, quản lý ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí. Đối với việc đo lường và phát hiện tiếng ồn, không khí và chất lượng nước; thành phố đã triển khai các trạm giám sát và dụng cụ quan trắc cho từng khu vực.

Về xử lý nước thải, các giải pháp công nghệ tiên tiến như ZLD (Zero Liquid Discharge), một công nghệ xử lý nước thải có thể tách gần hết các chất thải trong nước, nước được làm cho bốc hơi sau đó trở về dạng lỏng và có thể tái sử dụng hay các công nghệ tương tự khác vẫn chưa được áp dụng. Tuy nhiên, Ban quản lý các dịch vụ công ích của Thành phố đã có các động thái tích cực trong việc sử dụng hệ thống SCADA để theo dõi mạng lưới xử lý nước thải. Hệ thống GIS trung tâm đang được phát triển, dự kiến sẽ giúp cung cấp các thông tin về mạng lưới, tuy nhiên hiện nay hệ thống này vẫn chưa hoàn thành. Các tác vụ quản lý và thiết kế đồ họa mạng lưới hiện vẫn đang được thực hiện thông qua các phần mềm excel và CAD.

Hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn cũng còn theo cách truyền thống, chưa áp dụng các cách xử lý mà các nước tiên tiến thực hiện như công nghệ đốt tiên tiến hoặc sử dụng chất thải để tạo ra năng lượng. Các hoạt động trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn được thực hiện thủ công. Việc chất thải rắn chưa được

Page 85: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

85

phân loại tại nguồn dẫn đến những khó khăn trong quá trình xử lý. Hơn nữa, công nghệ xử lý chất thải rắn vẫn đang được xử lý theo phương pháp truyền thống là chôn lấp. Hiện tại chưa có nhà máy đốt để xử lý chất thải rắn, và phương pháp này đang được đề xuất. Thành phố hiện nay chưa áp dụng các công nghệ tự động đo lường khối lượng chất thải trong thùng công cộng nhằm hỗ trợ hiệu suất thu gom chất thải.

4) Quy hoạch thông minh

Ứng dụng ICT trong Quy hoạch Đô thị hiện được đánh giá đang nằm trong giai đoạn sơ khởi. Các hồ sơ đất đai của Thành phố hiện đang được số hóa, các hồ sơ giấy trước đây hiện tạo ra khối lượng lớn giấy tờ cần số hóa. Các kế hoạch quy hoạch thích hợp tập trung vào phát triển tổng thể đang được triển khai tại các khu dân cư mới của thành phố. Đối với quy hoạch đô thị thông minh, thông tin về mạng lưới cơ sở hạ tầng và tài sản là một phần quan trọng. Hệ thống GIS trung tâm đang được phát triển dự kiến sẽ giúp cung cấp các thông tin về mạng lưới cơ sở hạ tầng, tuy nhiên hiện nay hệ thống này vẫn chưa hoàn thành. Hệ thống GIS khi được hoàn thành sẽ có thể hiển thị bản đồ cơ sở hạ tầng bao gồm đường dây điện, đường ống nước và cáp viễn thông... GIS cũng thể hiện hồ sơ đất đai, chủ sở hữu hiện tại / quá khứ và lịch sử chia tách. Những việc làm trên cho thấy quy hoạch đô thị đang ở giai đoạn đầu của việc tích hợp công nghệ trong các dịch vụ của mình.

Một số thành phố thông minh tập trung vào Quy hoạch Đô thị thông minh sử dụng công nghệ để hỗ trợ và tối ưu hóa tầm nhìn dài hạn. Dưới đây là một số giải pháp công nghệ mà Singapore áp dụng trong kế hoạch đô thị. Thành phố Nha Trang hiện chưa ứng dụng các công nghệ này, vì vậy, việc trình bày các công nghệ và áp dụng của các công nghệ này trong Quy hoạch Đô thị theo khái niệm Thành phố thông minh sẽ giúp ích cho Thành phố Nha Trang:

- Hệ thống quy hoạch đô thị được xây dựng trên nền dữ liệu không gian địa lý, thời gian thực, bao gồm các loại dữ liệu khác nhau: dữ liệu lập kế hoạch và phát triển như đường xá, đất đai, cơ sở hạ tầng; Dữ liệu xã hội / nhân khẩu học như dân số, dịch vụ xã hội; Dữ liệu con người và lưu lượng xe cộ như tình hình giao thông thời gian thực, bãi đậu xe; Phản hồi của người tham gia giao thông / thông tin mật độ đám đông / Dữ liệu cảm biến mặt đất

- Dữ liệu / ứng dụng được chia sẻ với cộng đồng: truy cập dữ liệu và ứng dụng công cộng thông qua trang web, ứng dụng dành cho thiết bị di động và cổng chia sẻ dữ liệu của chính phủ

- Đăng ký truy cập quy hoạch phát triển trực tuyến: Ứng dụng dữ liệu không gian địa lý cho phép công chúng truy xuất các quyết định quy hoạch và phát triển trong quá khứ.

- Phân tích không gian địa lý: cổng phân tích lập kế hoạch không gian địa lý, tích hợp đa nền tảng và thiết bị, dành cho các nhà quy hoạch và mọi phòng ban, giúp việc phân tích dữ liệu GIS và các dữ liệu khác dễ dàng hơn

- Công cụ mô phỏng môi trường đô thị định lượng: mô hình hóa các ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đối với các yếu tố như luồng gió tại địa phương, nhiệt độ và nhiệt độ phù hợp ở các quy mô khác nhau

- Hiển thị quy hoạch Đô thị 3D: Hiển thị môi trường thành phố 3D ảo hỗ trợ việc lập kế hoạch đánh giá và giúp các ban ngành và cộng đồng tham gia vào quá trình đánh giá này dễ dàng hơn

5) Giáo dục thông minh

Mặc dù cũng có sử dụng công nghệ nhưng hoạt động giảng dạy chỉ mới áp dụng công nghệ ở mức cơ bản, ứng dụng ICT trong ngành giáo dục chủ yếu tập trung vào khía cạnh quản lý hành chính.

Ngành giáo dục sử dụng phần mềm do Bộ Giáo dục triển khai như SmartEdu, hệ thống lưu trữ kết quả (cấp trung học cơ sở trở lên), BMIT là Phần mềm Quản lý Nhân sự và Phần mềm Kế toán. Các trường mẫu giáo sử dụng phần mềm quản lý chế độ ăn uống do Nutifood cung cấp. Hai hệ thống được sử dụng đồng thời: hệ thống theo ngành dọc từ phòng ban và hệ thống từ UBND Tỉnh. Ngành Giáo dục sử dụng phần mềm để lưu trữ thông tin cơ bản của các trường học (Smart EDU), trong đó mỗi trường sẽ lưu trữ các hồ sơ riêng.

Page 86: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

86

Thông thường, trong một năm sẽ có 3 kỳ báo cáo: Đầu, giữa và cuối năm. Các thông tin thu thập như sau:

• Tổng số phòng học

• Tổng số học sinh theo tiêu chí, nhóm tuổi

• Tổng số giáo viên, theo đối tượng, trình độ học vấn

• Tổng số phòng, thành tích

Thông tin thu thập được là những thống kê tổng quát. Phần mềm không theo dõi thông tin cá nhân của mỗi học sinh. Tuy nhiên, hệ thống trung học giám sát mỗi học sinh một cách chi tiết (về điểm số, tên và điểm) và được cập nhật hàng tháng.

Hầu hết các trường trung học cơ sở và tiểu học (20 trường) có triển khai chương trình tin học không bắt buộc. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng thiết bị, một số trường tiểu học không có chương trình tin học. Từ trung học đến đại học, chương trình tin học là bắt buộc. Tài liệu giảng dạy do Bộ Giáo dục quản lý.

Giáo viên sử dụng phần mềm trình chiếu như PowerPoint, hình ảnh và video trong giảng dạy. Qua trao đổi với Phòng Giáo dục và đào tạo Thành phố Nha Trang, mục tiêu trong 2-3 năm tới, tất cả giáo viên phải có khả năng sử dụng các ứng dụng ICT trong giảng dạy. Qua trao đổi với Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố, tiêu chí cung cấp máy vi tính cho trường phụ thuộc vào nhà trường, nếu nhà trường đạt chuẩn quốc gia, nhà trường sẽ được Phòng giáo dục trang bị phòng máy tính. Trung bình, mỗi trường đạt chuẩn quốc gia sẽ có phòng máy tính (20 máy tính / phòng). Tỷ lệ phủ sóng Wi-Fi cho các trường học là 100%, trong đó mạng wifi hiện tại dành cho nhân viên nhà trường, giáo viên và cho hoạt động giảng dạy. Học sinh không được phép mang các thiết bị như điện thoại vào trường. Hiện tại, các kỳ thi chính thức không áp dụng hình thức thi trên máy tính. Tất cả các kỳ thi đều tuân theo phương thức truyền thống. Một số các cuộc thi không chính thức với hình thức thi trên máy tính đã được Bộ Giáo dục tổ chức và các trường học ở Nha Trang đã tham gia rất tích cực. Các trường học được liên kết thông qua trang web truonghocketnoi.edu.vn do Bộ Giáo dục quản lý và có thể chia sẻ thông tin trên toàn quốc.

Một số công nghệ thông minh dưới đây hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực Giáo dục thông minh. Nha Trang hiện chưa áp dụng công nghệ này, vì vậy, việc giới thiệu tổng quan các công nghệ này có thể giúp ích cho Thành phố:

Bảng thông minh (Màn hình tương tác): Các màn hình tương tác là màn hình LCD hoặc LED, và mặc dù hình thức tương tự như các TV lớn, màn hình tương tác cung cấp nhiều ứng dụng đa dạng hơn. Các màn hình này có thể cảm ứng vân tay và bút, có nghĩa là giáo viên và học sinh tương tác với chúng như sử dụng một máy tính bảng cỡ lớn. Màn hình tương tác cho phép nhiều người có thể sử dụng cùng một lúc, trên màn hình lớn từ 84 inch trở lên. Màn hình tương tác cũng có thể kết nối máy tính (hoặc với các thiết bị khác) để chia sẻ nội dung, cũng như tương tác với các chương trình học trực tuyến. Khi sử dụng màn hình tương tác, giáo viên có một công cụ hỗ trợ hoạt động giảng dạy đối với cả lớp, nhóm nhỏ hoặc kèm từng học sinh, và dễ dàng trong việc chuyển tiếp giữa 3 nhóm đối tượng trên. Bảng tương tác có thể được sử dụng để giáo viên giới thiệu và hướng dẫn học sinh, nhưng cũng có thể sử dụng để học sinh thảo luận, làm việc cùng nhau, tương tác với nội dung và giải quyết các vấn đề. Màn hình tương tác linh hoạt và phù hợp với các loại hình học tập, phong cách giảng dạy khác nhau.

Phần mềm giáo dục / Bộ tiện ích thông minh: Phần mềm thiết kế cho giáo dục cần phải đáp ứng các nhu cầu khác nhau của học sinh và giáo viên. Hiện có khá nhiều phần mềm phục vụ các trường học trên thị trường, tuy nhiên, các phần mềm chính có thể được phân loại theo bốn loại chính: thiết kế bài giảng, đánh giá hiệu quả của quá trình học tập của học sinh, phần mềm hỗ trợ tương tác cho học sinh và phần mềm học tập thông qua trò chơi. Các phần mềm này giúp kết nối học sinh, giáo viên và các thiết bị để biến các bài học cứng nhắc thành các trải nghiệm học tập thú vị.

- Phần mềm hỗ trợ thiết kế giáo án và giảng dạy: Hỗ trợ các khung bài giảng, bài học và giúp truy cập vào kho tài liệu dễ dàng để tiết kiệm thời gian của giáo viên. Phần mềm này cũng cung cấp công cụ cụ thể theo chủ đề, ví dụ như thước đo độ đối với môn toán. Các phần mềm này cần dễ sử dụng vì giáo viên và sinh viên dành nhiều thời gian làm việc trên đó.

Page 87: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

87

- Phần mềm hỗ trợ đánh giá hiệu quả của quá trình học tập: Đây là cách dùng để đánh giá mức độ hiểu bài trong hoặc sau một bài học, giúp giáo viên xác định liệu học sinh có nắm được cái khái niệm chính của bài học. Phần mềm cũng sẽ đưa ra các báo cáo chi tiết ngay sau khi đánh giá, tích hợp với phần mềm bài giảng của giáo viên và với các thiết bị khác.

- Phần mềm hỗ trợ các không gian tương tác cho học sinh: Phần mềm hỗ trợ tốt cho việc học tập theo nhóm nhỏ, tại đây, học sinh có thể làm việc cùng nhau trong các dự án, buổi thảo luận. Giáo viên có thể quan sát xem quy trình thảo luận/làm việc có được học sinh tuân theo hay không, các ghi chú về đóng góp cá nhân của các học sinh trong nhóm…

- Phần mềm học tập dựa trên trò chơi: Việc bổ sung các yếu tố trò chơi vào bài học làm tăng mức độ hứng thú và tham gia của học sinh. Thông qua các hiệu ứng âm thanh, đồ hoạ hoặc các phần thi thú vị, phần mềm học tập kết hợp trò chơi giúp tăng thêm các yếu tố thú vị vào bài học và cũng là một cách hay để tiến hành đánh giá hiệu quả của quá trình học tập. Phần mềm này cần được thiết lập và phổ biến rộng rãi cho các lớp học.

6) An ninh công cộng thông minh

Ứng dụng ICT trong lĩnh vực an toàn công cộng hiện giới hạn ở mức cơ bản. Ứng dụng ICT đáng kể nhất về an toàn công cộng hiện nay là hệ thống máy quay giám sát thuộc thẩm quyền của Công an tỉnh. Hệ thống máy quay có thể được sử dụng cho nhiều mục đích như giao thông, giám sát tài sản công cộng và giám sát công cộng. Chia sẻ việc sử dụng hệ thống máy quay là một trở ngại do sự nhạy cảm của thông tin được lưu trữ. Một vấn đề nữa là hệ thống máy quay hiện tại đã xuống cấp do sự thiếu sót trong khâu bảo trì.

Để duy trì sự an toàn của người dân, các đội tuần tra, dân phòng được triển khai và điều hướng xung quanh "những điểm nóng". "Điểm nóng" được xác định thông qua phản hồi của công dân và các hoạt động trong quá khứ.

Các kênh liên hệ khẩn cấp về an toàn xã hội (PSAP): Hiện tại, kênh liên lạc khẩn cấp chính tại tỉnh Khánh Hòa là từ đường dây số điện thoại 113 hoặc 18 đường dây khẩn cấp khác của Công an tỉnh Khánh Hòa. Công an Tỉnh từng thiết lập một tài khoản facebook để tương tác với người dân và nhận được lượng phản hồi và tương tác rất lớn. Theo antv.gov.vn, sau 10 tháng triển khai kênh facebook từ 18/4/2016, trang facebook Cảnh sát hình sự tỉnh Khánh Hòa nhận được sự tương tác tốt từ người dân (hàng triệu lượt xem và tương tác, khoảng 20.000 lượt thích, mỗi bài viết/thông tin tải lên nhận được hàng chục nghìn lượt xem và chia sẻ). Tuy nhiên, do một số quy định hiện hành về việc sử dụng mạng xã hội đối với ngành Công an, kênh facebook hiện đã ngưng hoạt động. Các giải pháp an ninh công cộng thông minh cần đảm bảo nhu cầu liên lạc khẩn cấp khi xảy ra sự cố, công nghệ phải tiện lợi và dễ dàng tiếp cận đối với người dân (dưới bất kì hình thức liên lạc nào). Trên thế giới, các cuộc gọi không dây và các hình thức cung cấp thông tin mới - văn bản, hình ảnh và video - đang được người dân gửi vào các kênh liên hệ khẩn cấp về an toàn công cộng (PSAP) và các trung tâm chỉ huy ở các thành phố. Nha Trang có thể xem xét áp dụng các hình thức liên lạc này.

Các giải pháp giám sát dựa trên IP: Như chúng ta đã đề cập trong phần đánh giá về Du lịch thông minh, Nha Trang hiện chưa có giải pháp giám sát dựa trên IP. Công nghệ thông minh trong lĩnh vực an toàn công cộng và du lịch có thể được tích hợp theo các cách thức khác nhau: tích hợp ki-ốt thông minh/tương tác với giải pháp giám sát dựa trên IP tại các vị trí quan trọng để đảm bảo an toàn hơn cho công dân và khách du lịch.

Trung tâm chỉ huy tích hợp: Nha Trang hiện có trung tâm chỉ huy giám sát có khả năng thu thập thông tin về an toàn xã hội thông qua hệ thống máy quay. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, hệ thống máy quay hiện đang phải đối mặt với sự xuống cấp. Ngày nay, các thành phố thông minh tích hợp nhiều công nghệ mới vào trung tâm chỉ huy. Ví dụ: các giải pháp kết hợp liền mạch các công nghệ khác nhau của Thành phố vào một nền tảng Trung tâm chỉ huy, sử dụng công nghệ đám mây an toàn, trong đó Thành phố có thể bắt đầu sử dụng đồng thời tất cả các dữ liệu. Điều này mang lại các lợi ích bổ sung khác, Thành phố có thể dễ dàng mở rộng quy mô để đáp ứng nhu cầu trong tương lai. Các dữ liệu này sau đó được sử dụng nhiều hơn nữa nhằm giúp Thành phố phản ứng nhanh hơn và thông minh hơn với các công cụ tương tác và phân tích nhanh nhằm đưa ra phương án giải quyết vấn đề ngay tức thì, gọi là “sự thông minh” của Thành phố. Sự thông minh này được cung cấp cho nhân viên của Thành phố thông qua bộ các ứng dụng

Page 88: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

88

giúp hợp tổ chức công việc giữa các cơ quan chức năng. Trung tâm chỉ huy hiện có thể thực hiện các chức năng dưới đây:

- Lập kế hoạch: Kiểm soát và làm giảm các xu hướng về tỷ lệ tội phạm bằng phân tích dữ liệu tiên tiến tự động, dựa trên kế hoạch chiến lược, xây dựng các chiến thuật hành động cùng với các phân tích mô tả trên điện thoại di động và chủ động tuần tra dựa trên các dự đoán thông minh về các khu vực khả nghi.

- Hỗ trợ: Tăng cường nhận thức về tình huống bằng cách tăng cường bối cảnh thông tin thông qua dữ liệu thống nhất, quản lý tốt hơn các hoạt động với tích hợp thoại, dữ liệu và hình ảnh thông minh, đưa ra các quyết định nhanh hơn nhờ sự hỗ trợ của trí tuệ không gian địa tầng và giúp mở rộng tầm nhìn của hoạt động khi đáp ứng các tiêu chí về thời gian thực, video có độ chính xác cao.

- Điều tra: Kết thúc nhiều vụ điều tra hơn nhờ thu hẹp phạm vi điều tra nhanh hơn, kết hợp với thu thập dữ liệu lớn và phân tích các mối tương quan, xem xét các thông tin công khai có liên quan và theo dõi, phân tích phương tiện truyền thông xã hội, truy cập vào các nguồn dữ liệu công cộng, riêng tư cũng như nguồn dữ liệu chia sẻ từ một cổng tích hợp duy nhất, tiết kiệm thời gian kết nối các dữ kiện với các liên kết phân tích con người, địa điểm và sự vật, sự việc.

7) Giao thông thông minh

Nhìn chung việc tích hợp công nghệ trong quản lý hệ thống giao thông hiện nay còn thấp. Dưới đây là các tiêu chí đánh giá chính về giao thông thông minh cho Nha Trang:

Bãi đỗ xe thông minh: Hiện tại, thiếu hụt bãi đỗ xe là một vấn đề cấp thiết đối với Nha Trang. Thành phố đang tìm kiếm giải pháp công nghệ có thể giúp giải quyết vấn đề. Thành phố đã và đang xem xét một số sáng kiến và đề xuất nhưng vẫn chưa áp dụng chính thức giải pháp nào. Một số công nghệ áp dụng đối với bãi đỗ xe thông minh đã được giới thiệu và áp dụng tại các thành phố thông minh khác sẽ được trình bày dưới đây để Nha Trang có thể tham khảo.

- Các ứng dụng đỗ xe thông minh: Khả năng kết nối di động có thể được sử dụng để thông báo vị trí các khu vực đậu xe còn trống cho chính quyền Thành phố và người dân thông qua bảng điều khiển và các ứng dụng hoặc thông qua các màn hình đặt bên lề đường. Hệ thống tích hợp làm nổi bật các vị trí chỗ đỗ xe hiện còn trống và chỉ đường cho tài xế đi đến vị trí đỗ xe. Dữ liệu từ các cảm biến đỗ xe thông minh được kết nối cũng có thể được sử dụng để triển khai áp dụng cơ chế giá linh hoạt. Nếu bãi đậu xe khá trống, có thể điều chỉnh giá cả để khuyến khích nhiều người đậu xe ở đó. Các dữ liệu từ cảm biến đỗ xe này cũng có thể được liên kết với các dữ liệu từ các cảm biến kết nối khác ví dụ như chất lượng không khí - nếu chất lượng không khí kém, có thể tăng giá đỗ xe lên để không khuyến khích mọi người lái xe vào trung tâm thành phố.

- Các giải pháp đỗ xe thông minh từ các nhà khai thác di động có thể áp dụng dưới một hoặc nhiều hình thức. Phổ biến nhất là việc sử dụng các cảm biến kết nối được gắn vào vỉa hè để cung cấp thông tin nếu có xe đậu trong khu vực của cảm biến đó. Các công nghệ cảm biến khác cũng được sử dụng, ví dụ như các máy quay có thể kết nối với nền tảng nhận biết giấy phép. Các giải pháp đậu xe thông minh thường chỉ cần một lượng nhỏ băng thông truyền thông, chủ yếu dùng để thông báo cho máy chủ trung tâm thông tin về một không gian còn trống hoặc đã được sử dụng.

Quản lý giao thông: Tắc nghẽn giao thông ở Nha Trang cũng là một vấn đê cần cải thiện. Hiện nay Thành phố chưa có giải pháp công nghệ thích hợp giúp đáp ứng các yêu cầu về quản lý giao thông. Thiết bị giao thông và hệ thống các trụ đèn giao thông hiện nay được điều khiển thủ công, chưa có hệ thống điều khiển tự động/từ xa. Công an hiện có hệ thống máy quay quan sát thuộc thẩm quyền riêng và chưa có cơ chế cho Ban quản lý đô thị sử dụng chung. Bãi đỗ xe chưa có kiểm soát tự động và vẫn được thực hiện thủ công. Nhìn chung, ứng dụng CNTT trong lĩnh vực giao thông còn thấp so với nhiều lĩnh vực khác.

8) Năng lượng thông minh và bền vững

Mức độ ứng dụng ICT trong lĩnh vực cung cấp điện là khá cao. Nguồn điện cho thành phố được phân phối bởi Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa (KHPC). Tất cả nguồn điện của công ty được thu mua từ Tổng công ty phát điện 3 (GENCO 3) và KHPC chịu trách nhiệm quản lý mạng lưới đường dây từ 110kV

Page 89: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

89

trở xuống. Do tính chất đặc biệt mà Phòng quản lý đô thị Thành phố Nha Trang cần phải làm việc chặt chẽ với KHPC để giám sát lưới điện.

Hệ thống đo lường thông minh: Hiện tại KHPC đã triển khai hệ thống đo lường thông minh đến 100% khách hàng của mình. Việc sử dụng đồng hồ đo điện thông minh ở tất cả các hộ gia đình cho phép người dân và KHPC có được thông tin chính xác về tiêu thụ điện năng, từ đó đạt được hiệu suất cấp điện tốt hơn, nâng cao tính ổn định và cắt giảm chi phí.

Mạng lưới truyền thông kết nối hệ thống đo lường thông minh: Hệ thống giám sát cung cấp điện năng đã được triển khai. Hiện tại KHPC đang sử dụng hệ thống SCADA để thu thập dữ liệu, giám sát và điều khiển tình trạng phân phối điện từ xa. KHPC đã xây dựng được một cơ sở dữ liệu chuyên dụng cho các hoạt động, tuy nhiên cơ sở dữ liệu này chưa được kết nối với trung tâm cơ sở dữ liệu của Thành phố.

Phân tích và minh họa trực quan: Hiện tại KHPC đã thực hiện việc phân tích dữ liệu được lưu trữ trong trung tâm cơ sở dữ liệu của công ty nhằm xác định thời gian mua điện và định giá bán điện. Trong tương lai, để tăng đáng kể hiệu suất cấp điện và giảm thất thoát điện năng, ứng dụng ICT trong công tác quản lý và vận hành mạng lưới điện cần được cải thiện. Thực tế, trong năm 2017, chỉ số thất thoát điện năng cho mạng lưới 110kV là dưới 4,25%. Phân tích và minh họa trực quan dữ liệu cung cấp một cái nhìn tổng thể về hiện trạng của mạng lưới cung cấp điện.

Quản lý tình trạng gián đoạn điện năng tự động: KHPC đang sử dụng các công cụ cảm biến giúp phát hiện sự cố trên mạng lưới đường dây điện của mình. Vào năm 2012 thì công ty đã nhập khẩu bộ cảm biến từ nước ngoài. Nhưng sau khi tìm hiểu và phân tích các bộ cảm biến nhập khẩu thì KHPC đã tự chế tạo được các bộ cảm biến cho riêng mình. Trong tương lai các công cụ cảm biến hiện có sẽ được kết nối với hệ thống SCADA để cải thiện hơn nữa hoạt động cấp điện. Quản lý tình trạng gián đoạn điện năng tự động giúp phát hiện các điểm nhiễu loạn trong đường truyền và cô lập các khu vực này trước khi nhiễu loạn bị lan rộng ra các khu vực khác dẫn đến tình trạng cắt điện trên diện rộng.

Thiết bị tự động hóa: Một thành tựu lớn của Nha Trang là 90% người sử dụng điện có quyền truy cập AMR (Thiết bị tự động đọc đồng hồ điện từ xa giúp đơn giản hóa thanh toán hóa đơn). Ngoài ra thì hệ thống SCADA còn được sử dụng để phát hiện sự rò rỉ điện do sai số kỹ thuật hoặc câu nối điện trái phép. Hiện tại thì hệ thống SCADA đã được triển khai ở 7 trạm biến áp tự động bao gồm: trạm Bình Tân, Đồng Đế , Diên Khánh, Bán Đảo, Vân Ranh, Ninh Thụy và Vạn Ninh. Thiết bị tự động hóa có thể nhanh chóng thiết lập phương thức bảo vệ đường dây chỉ trong vài micro giây, giảm tối đa tình trạng cúp điện.

Sửa chữa và bảo dưỡng: Về ứng dụng ICT, trong công tác sửa chữa và bảo dưỡng đường dây, KHPC hiện đã triển khai được một tổ thi công “live-line” nhằm giảm tối đa số lần cắt điện khi thi công sửa chữa trên lưới.

Thanh toán hóa đơn trực tuyến: KHPC rất chú trọng khai thác việc sử dụng hệ thống thanh toán hóa đơn trực tuyến. Hệ thống này lưu trữ thông tin của khách hàng và giúp công ty nắm được nhu cầu sử dụng điện. Khách hàng có thể nhận và kiểm tra hóa đơn tiền điện qua trang web của công ty. Ngoài ra thì khách hàng cũng thể trực tiếp thanh toán tiền điện qua chuyển khoản ngân hàng.

Năng lượng tái tạo: Hiện tại thì việc sử dụng năng lượng tái tạo chưa được phổ biến ở Nha Trang. Theo quyết định 728/QĐ-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2016 về việc ban hành kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016 – 2020, tỉnh Khánh Hòa:

- khuyến khích và tạo điều kiện cho việc đầu tư xây dựng các Nhà máy điện sử dụng năng lượng sạch như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió hoặc các dạng năng lượng mới. Thành phố đã đưa ra sáng kiến về việc sử dụng năng lượng mặt trời.

- nghiên cứu, vận dụng các cơ chế, chính sách của Nhà nước khuyến khích ứng dụng công nghệ mới và sản phẩm tiết kiệm năng lượng trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích sử dụng các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, gió... trong các tòa nhà, khách sạn và trong sinh hoạt tiêu dùng. Theo đó thì các hộ gia đình được khuyến khích lắp đặt, sử dụng các tấm pin điện mặt trời thay thế cho nguồn điện truyền thống.

Tuy nhiên, các ứng dụng này vẫn còn chưa nhiều do chi phí cho việc lắp đặt thiết bị năng lượng mặt trời là khá tốn kém. Ngoài ra thì một số cơ quan nhà nước ví dụ như Ban Quản lý dịch vụ công ích cũng đã lắp

Page 90: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

90

đặt pin mặt trời để có thể sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường hơn. Các ý tưởng sử dụng năng lượng tái tạo hiện mới chỉ dừng lại ở quy mô các hộ gia đình và tòa nhà, chưa có các nhà máy điện tái tạo quy mô lớn.

9) Cấp nước thông minh

Ứng dụng ICT trong lĩnh vực cấp nước đã được triển khai rộng rãi trong công tác quản lý và vận hành. Hiện nay dịch vụ cấp nước cho Nha Trang được thực hiện thông qua Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Khánh Hòa (Khawassco). Theo báo cáo 35 năm xây dựng và phát triển của Khawassco, công ty đã triển khai ứng dụng công nghệ kỹ thuật trong hoạt động quản lý và vận hành. Các phần mềm tiêu biểu mà công ty đang sử dụng bao gồm Cat@jour (cấp nước), hệ thống phân tích thủy lực (WaterGems) và hệ thống SCADA. Trong tương lai thì công ty dự định sẽ triển khai thêm bản đồ GIS cho hệ thống thoát nước. Về khía cạnh quản lý thì công ty đang sử dụng phần mềm tiền lương, cổng thông tin điện tử và phần mềm kế toán.

Hệ thống đo lường thông minh: Hiện tại Khawassco chưa thể triển khai hệ thống đồng hồ thông minh cho toàn bộ khách hàng do chi phí xây dựng khá tốn kém. Tuy nhiên hiện có khoảng 1.000 hộ dân trên đảo Vĩnh Nguyên đã được trang bị hệ thống đồng hồ thông minh.

Khawassco đang sử dụng các thiết bị thông minh để giảm rò rỉ nước. Bình quân có khoảng 90% dân số tỉnh Khánh Hòa được cấp nước sạch. Chỉ số rò rỉ nước đang ở mức 19,2%. Khawassco đang sử dụng hệ thống Carmero để giảm rò rỉ nước. Hệ thống SCADA được sử dụng để kiểm soát mạng lưới cấp nước. Các trạm bơm ở khu vực xa đều có hệ thống đo lường và kiểm soát. Khawassco cũng đã lắp đặt các van nước thông minh trong mạng lưới cấp nước của mình để điều tiết lưu lượng.

Hiện tại Khawassco đã có hệ thống thanh toán hóa đơn nước trực tuyến. Khawassco đang sử dụng phần mềm riêng để nhập dữ liệu tiêu thụ nước của từng khách hàng thông qua điện thoại di động. Trước đây những dữ liệu này được ghi chép trên giấy. Hiện nay, nhờ vào ứng dụng ICT, dữ liệu đã có thể được nhân viên nhập vào thiết bị di dộng. Trong tương lai, người dân Thành phố có thể thanh toán hóa đơn trực tuyến thông qua các thiết bị di động. Ngoài ra khách hàng còn có thể thanh toán qua hóa đơn qua chuyển khoản ngân hàng. Hiện chỉ có các doanh nghiệp nhà nước chuyển tiền nước trực tiếp cho Khawassco. Mục tiêu của Khawassco là 100% khách hàng thanh toán hóa đơn qua chuyển khoản ngân hàng. Tuy nhiên phần lớn khách hàng vẫn lựa chọn hình thức thanh toán hóa đơn trực tiếp.

Bản đồ GIS của mạng lưới cấp nước đã được triển khai tuy nhiên chưa được kết nối với trung tâm dữ liệu. Hệ thống bản đồ GIS của công ty cấp nước Khánh Hòa được hỗ trợ đầu tư từ chính phủ Pháp. Theo đánh giá của Khawassco, từ khi triển khai hệ thống bản đồ GIS các đơn vị kỹ thuật hoạt động hiệu quả hơn và công tác lập báo cáo cũng đơn giản hơn. Hệ thống bản đồ GIS này chủ yếu được sử dụng cho việc quản lý tài sản. Trong 2 năm đầu tiên thì công ty của Pháp đã cung cấp hỗ trợ kỹ thuật. Phần mềm này không phải là một phần mềm mở và không được kết nối với bất kỳ mạng lưới hay cơ sở dữ liệu nào.

10) Y tế thông minh

Các ứng dụng ICT trong Y tế chủ yếu được phục vụ cho công tác quản lý: Hiện tại Thành phố vẫn chưa có nhiều ứng dụng ICT để tăng chất lượng dịch vụ y tế và tương tác với bệnh nhân. Nhìn chung, các cơ sở y tế của Thành phố đã sẵn sàng để ứng dụng công nghệ, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ. Hiện tại, tất cả các cơ sở y tế đều đã được trang bị Internet, một số cơ sở còn có kết nối băng thông rộng ADSL.

Hiện nay, Thành phố đã có nhiều ứng dụng hỗ trợ cho việc quản lý. Ví dụ như Bộ Y tế đã cung cấp cho Sở Y tế Khánh Hòa các phần mềm quản lý tài liệu và các ứng dụng về tiêm phòng. Tất cả các cơ sở Y tế ở những đơn vị hành chính cấp dưới cũng đã có hệ thống quản lý, nhưng phần lớn tập trung vào quản lý tài chính. Các ứng dụng phần mềm chủ yếu được phát triển bởi VNPT, Viettel, và các công ty công nghệ khác.

Theo tài liệu khảo sát ngành y tế phục vụ đề án thành phố thông minh, Sở Y tế hiện sử dụng một số phần mềm như:

Page 91: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

91

- Phần mềm quản lý văn bản đi đến: Sở Y tế tiếp tục triển khai ứng dụng phần mềm E-Office do STTTT cung cấp và phần mềm V-Office do Bộ Y tế.

- Trong năm 2017, Sở Y tế tiếp tục triển khai một số phần mềm vào công tác: phần mềm quản lý thông báo kết luận của Bộ Y tế, Phần mềm kiểm soát thủ tục hàn chính của Bộ Tư pháp, Phần mềm quản lý nhân sự của STTTT, phần mềm quản lý tài sản MISA, phần mềm nhắc việc của UBND tỉnh Khánh Hòa, hệ thống đường dây nóng của Bộ Y tế…

- Riêng phần mềm đấu thầu: Sở Y tế tiếp tục nâng cấp phần mềm để phục vụ tốt công tác đấu thầu năm 2017-2019 đúng quy định

Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị trực thuộc bao gồm các phòng hành chính, nghiệp vụ, các bệnh viện và trung tâm y tế, ứng dụng cũng có các ứng dụng CNTT như sau:

- 100% các đơn vị tuyến tỉnh/huyện đều đang sử dụng phần mềm kế toán và quản lý tài sản MISA - Tất cả các cơ quan, đơn vị đều có tài khoản tiếp nhận văn bản điện tử trên hệ thống Eoffice - Hiện 100% các bệnh viện tuyến tỉnh/huyện đều sử dụng phần mềm quản lý bệnh viện trong đó: 2

bệnh viện sử dụng phần mềm do Bệnh viện tỉnh xây dựng, 2 bệnh viện sử dụng phần mềm do đơn vị tự xây dựng, 6 bệnh viện sử dụng phần mềm của VNPT, 3 bệnh viện sử dụng phần mềm của Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel, 1 đơn vị sử dụng phần mềm của dự án ADB

- Quản lý văn bản đi đến: các đơn vị đều có phần mềm hoặc tối thiểu sử dụng excel để quản lý - Ngoài ra, các đơn vị còn sử dụng các phần mềm được chuyển giao từ các vụ/cục y tế áp dụng

trong hoạt động quản lý chuyên môn.

Phần mềm được cung cấp chưa thực sự hiệu quả cho hoạt động. Hiện tại Sở Y Tế Khánh Hòa đã nhận được rất nhiều hỗ trợ từ các Sở/ngành trong việc chuyển giao các phần mềm quản lý chuyên ngành. Tuy nhiên trong số này có nhiều phần mềm mang có chức năng giống nhau, nên gây lúng túng, tăng việc tại các bộ phận chức năng. Việc sử dụng nhiều hệ thống quản lý khác nhau cũng dẫn đến việc người dùng phải ghi nhớ quá nhiều thông tin tài khoản và mật khẩu. Thêm vào đó một số hệ thống có thời gian xử lý lâu dẫn đến nhiều công việc bị chậm trễ.

Hệ thống phần cứng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, dẫn đến chậm trễ thời gian xử lý. Hiện nay, các ứng dụng công nghệ chủ yếu phục vụ cho các chức năng nội bộ. Một số cơ sở y tế đã có trang web riêng để cung cấp thông tin. Đối với một số trung tâm y tế, việc ứng dụng công nghệ vẫn còn khá khó khăn do thiếu nguồn vốn. Một số hệ thống yêu cầu phải có máy chủ (server) mạnh, dẫn đến tốc độ xử lý chậm, gây ra sự chậm trễ trong một số hệ thống. Năng lực của máy chủ cũng là một vấn đề quan trọng. Chính sách hỗ trợ vẫn còn chưa rõ ràng. Ví dụ, vẫn chưa có một hướng dẫn cụ thể cho việc số hóa hồ sơ bệnh nhân được ban hành từ Bộ Y tế. Việc số hóa hồ sơ bệnh nhân sẽ cải thiện và nâng cao hiệu quả quản lý, vì thế, Sở Y tế đã nhấn mạnh rằng đó là nhu cầu cấp thiết nhất tại thời điểm hiện tại. Một số công ty công nghệ, ví dụ như VNPT và Viettel cũng đã đề xuất các giải pháp cho vấn đề này. Ứng dụng ICT trong chăm sóc sức khoẻ ở Nha Trang chủ yếu tập trung vào hỗ trợ quản lý vận hành. Hiện vẫn chưa có nhiều ứng dụng ICT để tăng chất lượng dịch vụ y tế và tương tác với khách hàng. Dưới đây là một số công nghệ và ứng dụng y tế thông minh để Thành phố xem xét và có thể đưa vào thực tiễn:

Các thiết bị y tế thông minh và kết nối: Hiện có khá nhiều thiết bị chăm sóc sức khoẻ như đồng hồ thông minh, thiết bị PIP đo chỉ số căng thẳng, thiết bị theo dõi huyết áp, thiết bị đo nhiệt độ cơ thể , đồng thời cũng có theo dõi ECG, đo nhịp tim, oxy bão hòa, huyết áp tâm thu, hoạt động thể chất và giấc ngủ, theo dõi hoạt động thể lực. Người dân Nha Trang, đặc biệt là giới trẻ, đã bắt đầu tiếp cận với các công nghệ y tế này.

Hệ thống hồ sơ sức khoẻ điện tử (EHR): Qua trao đổi với Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa, khoảng 60% hồ sơ sức khỏe của Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa đã được số hóa , tuy nhiên các hệ thống này không được tích hợp. Tài liệu này được sử dụng chủ yếu cho mục đích quản lý, chứ chưa được trực tiếp sử dụng cho việc chẩn đoán và điều trị.

Dịch vụ Y tế Điện tử: eHealth là việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) vào việc

chăm sóc sức khoẻ, ví dụ e-health được sử dụng trong việc điều trị, nghiên cứu, giáo dục nhân lực y tế, theo dõi bệnh và giám sát sức khoẻ cộng đồng. eHealth có thể mang lại lợi ích cho cộng đồng bằng cách cải thiện việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, làm cho ngành y tế hoạt động hiệu quả hơn. E-health bao gồm việc chia sẻ thông tin

Page 92: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

92

và dữ liệu giữa bệnh nhân và nhà cung cấp dịch vụ y tế, bệnh viện, chuyên gia y tế và mạng lưới thông tin y tế; hồ sơ y tế điện tử; các dịch vụ y tế từ xa; các thiết bị theo dõi bệnh nhân di động, phần mềm lập lịch trình phòng bệnh, phẫu thuật bằng robot và các nghiên cứu cơ bản về sinh lý giả định của con người.

Dịch vụ M-Health: Một số tổ chức trên thế giới định nghĩa M-Health là dịch vụ y tế công cộng

được hỗ trợ bởi các thiết bị di động, chẳng hạn như điện thoại di động, thiết bị theo dõi bệnh nhân, các thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân (PDA) và các thiết bị không dây khác. Điện thoại di động và các thiết bị khác được sử dụng để hỗ trợ bệnh nhân và cải thiện việc chăm sóc sức khoẻ. Bên cạnh việc sử dụng điện thoại di động để thực hiện cuộc gọi và gửi tin nhắn văn bản, M-Health còn bao gồm các tính năng và ứng dụng phức tạp hơn như dịch vụ GPRS, viễn thông di động 3G và 4G, công nghệ GPS và Bluetooth.

Dịch vụ gia đình thông minh / Chăm sóc sức khoẻ từ xa: Xu hướng ICT tương đối mới để đưa các thiết bị thông minh vào thực tiễn để hỗ trợ con người (chủ yếu là người cao tuổi) trong việc sống độc lập, và đảm bảo sức khỏe được theo dõi liên tục. Các công nghệ mới này có thể là tự động tắt các thiết bị nhà bếp hoặc đèn chiếu sáng hay theo dõi các chức năng quan trọng và tự động thông báo trợ giúp y tế trong trường hợp khẩn cấp. 11) Quản lý rủi ro thiên tai thông minh

Ứng dụng ICT trong quản lý rủi ro thiên tai nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế: Hiện tại, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai (PCTT) và Tìm kiếm cứu nạn (TKCN) tỉnh Khánh Hòa là hai đơn vị chịu trách nhiệm giúp UBND tỉnh Khánh Hòa quản lý hoạt động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa là cơ quan thường trực của Ban chỉ huy PCTT và TKCN, đồng thời cũng phụ trách công tác phòng chống thiên tai. Hoạt động cơ quan thường trực chủ yếu liên quan đến công tác liên lạc, nhận chỉ thị xử lý, điều phối khi có các vấn đề thiên tai xảy ra. Ngoài ra, cơ quan thường trực cũng thực hiện các công tác tuyên truyền phòng chống thiên tai. Công tác cứu hộ, cứu nạn thiên tai do Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh làm cơ quan thường trực. Công tác chính của Ban là tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và chỉ huy ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh. Hiện tại về cơ sở vật chất và thiết bị hỗ trợ, cơ quan thường trực có văn phòng đạt ở chi cục thủy lợi, được cung cấp điện thoại cho công tác liên lạc. Cơ quan thường trực cũng có một số điện thoại đường dây nóng để người dân liên lạc khi cần thiết. Tuy nhiên, đường dây nóng này rất dễ bị quá tải vì đường dây sử dụng điện thoại cố định. Ngoài ra cơ quan luôn phải cử nhân viên trực điện thoại 24/24 vì ngoài email chung, số điện thoại này gần như là kênh liên lạc trực tiếp chính thức duy nhất. Có thể thấy những trang bị hiện tại của cơ quan thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN còn khá đơn giản chưa đáp ứng được nhu cầu liên lạc khẩn cấp. Do những thiên tai xảy ra gần đây, đặc biệt là cơn bão số 12, Ban chỉ huy PCTT và TKCN đã được quan tâm hơn và dự kiến Ban sẽ được xây dựng một trang web riêng để phổ biến thông tin nhanh chóng và hiệu quả hơn. Hệ thống cảnh báo thiên tai sớm hiện cũng chưa được triển khai, dẫn đến mức độ chuẩn bị để ứng phó với thảm họa vẫn còn thấp. Sức mạnh của công nghệ đối với quản lý rủi ro thiên tai đã được công nhận rộng rãi. Ví dụ, sự kiện Tokyo đã khẳng định công nghệ mà Nhật Bản sử dụng sau thảm họa động đất và sóng thần ở phía đông Nhật Bản:

- Bản đồ giao thông theo thời gian thực đã được xây dựng và cung cấp cho người dân (kể cả qua Google) bằng cách sử dụng dữ liệu thu thập được từ các phương tiện giao thông đang di chuyển;

- Dữ liệu quan trắc từ các cảm biến lũ lụt được gửi đến cho các hệ thống định vị trên xe ô-tô và điện thoại thông minh; và

- Dữ liệu GPS từ điện thoại di động đã được sử dụng để xây dựng dữ liệu và phân tích hướng di chuyển của người dân vào thời điểm xảy ra trận động đất.

Page 93: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

93

5.3.4. Đánh giá véc-tơ 3 - Ưu tiên ứng dụng công nghệ.

Trong bối cảnh Thành phố thông minh, mỗi lĩnh vực đều có vai trò riêng và đóng góp theo cách riêng trong mục tiêu hướng tới sự phát triển theo mô hình thành phố thông minh. Mục tiêu cuối cùng của tất cả các thành phố thông minh là nhằm đạt được sự phát triển bền vững ở tất cả các lĩnh vực và mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan; điều này có nghĩa là tất cả các lĩnh vực sẽ phát triển đến giai đoạn cao hơn và hội nhập với những lĩnh vực khác để cải thiện hiệu quả cung cấp dịch vụ. Khi xét đến các ưu tiên về tầm nhìn của thành phố và tính hữu hạn của ngân sách, việc lập kế hoạch về những gì cần ưu tiên thực hiện trước là cần thiết. Trong bối cảnh trên, véc-tơ 3 về ưu tiên ứng dụng công nghệ là một công cụ lập kế hoạch và là bước chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo của việc thiết kế lộ trình chuyển đổi và chiến lược thực hiện cho Nha Trang.

Việc đánh giá ưu tiên ứng dụng công nghệ ở các lĩnh vực dựa trên ba yếu tố: 1) Trọng tâm phát triển và mức độ ưu tiên của Thành phố dựa trên các tài liệu chính thức và sự tương tác của các bên liên quan; 2) Mức độ cần tăng cường ứng dụng công nghệ dựa trên kết quả mức cung cấp dịch vụ thấp hơn (dựa trên kết quả của véc-tơ 1) và 3) Tiềm năng cải tiến ứng dụng công nghệ (dựa trên kết quả của véc-tơ 2). Lý do, trọng số và phương pháp áp dụng đã được giải thích trong phần 5.1.

Kết quả đánh giá của véc-tơ 3 được trình bày dưới đây.

Hình 30: Kết quả đánh giá véc-tơ 3 – Ưu tiên ứng dụng công nghệ

-

1.0

2.0

3.0

4.0

Chính phủ quản lý thông minh

Du lịch thông minh

Môi trường bền vững và thông minh

Quy hoạch thông minh

Giáo dục thông minh

An ninh công cộng thông minh

Giao thông thôngminh

Năng lượng bền vững và thông minh

Cấp nước thông minh

Y tế thông minh

Quản lý rủi ro thiên tai thông minh

Ưu tiên ứng dụng công nghệ

Page 94: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

94

Lĩnh vực Các lĩnh vực cần cải thiện chất lượng dịch vụ

Tiềm năng cải thiện nhờ ứng dụng công nghệ

Định hướng tập trung phát triển

Chủ đề ưu tiên

Trọng số 30% 30% 40%

Chính phủ quản lý thông minh 1,8 1,5 4,0 2,6

Du lịch thông minh 2,0 2,5 4,0 3,0

Môi trường bền vững và thông minh 1,6 2,5 3,0 2,4

Quy hoạch thông minh 1,7 2,5 3,0 2,5

Giáo dục thông minh 1,6 2,0 3,0 2,3

An ninh công cộng thông minh 1,6 2,5 4,0 2,8

Giao thông thông minh 2,7 3,0 3,0 2,9

Năng lượng bền vững và thông minh 1,3 1,0 3,0 1,9

Cấp nước thông minh 1,5 1,5 3,0 2,1

Y tế thông minh 2,3 2,0 3,0 2,5

Quản lý rủi ro thiên tai thông minh 2,6 3,0 3,0 2,9

Bảng 8: Chi tiết đánh giá véc-tơ 3 – ưu tiên ứng dụng công nghệ

Lưu ý: Cần lưu ý rằng điểm số cho việc lập kế hoạch phát triển tập trung dựa trên việc rà soát các tài liệu công bố chính thức cho Thành phố Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa nói chung; dựa trên các ưu tiên đã được xác định của các bên liên quan và lựa chọn các kết luận từ văn bản hướng dẫn, chỉ đạo cấp quốc gia. Như đã đề cập ở trên, những đánh giá này được minh hoạ ở đây cho các mục đích đánh giá đề xuất và Thành phố có thể sử dụng khung đánh giá này để quyết định mức điểm cuối cùng.

Dựa trên các kết quả trên, nhóm nghiên cứu đã ưu tiên cho 5 chủ đề hàng đầu với điểm số cao nhất:

• Giải pháp Du lịch thông minh (3.0) • Các giải pháp di chuyển/giao thông thông minh (2.9) • An toàn và an ninh Thành phố thông minh, bao gồm Quản lý rủi ro thiên tai (2.8 and 2.9) • Các giải pháp chính phủ quản lý thông minh (2.7)

Chương tiếp theo sẽ xem xét các chủ đề ưu tiên này trong việc xác định các dự án ưu tiên lựa chọn trong các chủ đề này.

Page 95: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

95

6. Chương 6: Chiến lược chuyển đổi Thành phố Nha Trang theo mô hình thành phố thông minh, lộ trình và xác định các dự án thí điểm

Mục tiêu chính của chương này là nhằm chuẩn bị một kế hoạch hành động tổng thể và cách tiếp cận cho Nha Trang để chuyển đổi dựa trên mô hình thành phố thông minh. Kế hoạch khái niệm và lộ trình chuyển đổi của Nha Trang là sự kết hợp giữa các bước hành động và chiến lược giúp Thành phố có được đà đi đúng hướng để dần đạt được các thuộc tính bổ sung của một thành phố thông minh. Thành phố cần hiểu rằng các chiến lược và kế hoạch hành động được đề xuất yêu cầu các đánh giá và nghiên cứu chi tiết hơn (nghiên cứu khả thi về kỹ thuật, hành động chính sách, phê duyệt hành chính, vv) trước khi các dự án thí điểm ưu tiên có thể được chính thức triển khai. Trên cơ sở đánh giá tổng thể về cung cấp dịch vụ, hiệu quả về cơ sở hạ tầng và mức độ áp dụng công nghệ trong việc cung cấp các dịch vụ đến người dân/thành phố; phần này được xây dựng dựa trên kết quả đánh giá và làm nổi bật các định hướng chiến lược và bước hành động mà Thành phố Nha Trang có thể áp dụng trên lộ trình chuyển đổi theo mô hình Thành phố thông minh. Cần lưu ý rằng mặc dù chuyển đổi theo mô hình Thành phố thông minh là mục tiêu tối cao của Thành phố và lộ trình chuyển đổi là khá dài, nhưng quá trình mà Thành phố áp dụng trong lộ trình chuyển đổi cũng là một yếu tố thành công quan trọng cần được quan tâm. Do đó kế hoạch ý tưởng không chỉ là về việc xác định các dự án thí điểm, mà còn phải nêu rõ chiến lược và các bước hành động (bao gồm cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn) để Thành phố đạt được những xung lực đúng hướng trong việc chinh phục các yếu tố của một thành phố thông minh. Với bối cảnh trên, dựa trên kết quả đánh giá, các tiểu mục tiếp theo sẽ làm nổi bật các nhu cầu thiết yếu của Thành phố Nha Trang cũng như cơ cấu đề xuất cần được thông qua và xem xét bởi Ban quản lý và Chính quyền Thành phố. Lộ trình đề xuất của chúng tôi sẽ không được hiểu theo cách mà các định hướng chiến lược được đặt ra. Những đề xuất được cung cấp trong tài liệu này là một khung hướng dẫn tổng thể mà Thành phố cần phải tiếp tục tư duy và điều chỉnh dựa trên những tiến bộ đạt được trong quá trình chuyển đổi. Lộ trình của chúng tôi dự kiến sẽ đưa Thành phố Nha Trang đi đúng hướng, nhưng Thành phố vẫn cần phải có những rà soát, đánh giá định kỳ, và điều chỉnh khi công nghệ phát triển.

Những ưu tiên và thử thách lớn nhất của Nha Trang ngày nay

Dựa trên kết quả đánh giá và thảo luận với các cơ quan chức năng trong quá trình thực hiện dự án, có thể thấy những vấn đề sau đây là quan tâm hàng đầu khi xem xét chuyển đổi Thành phố Nha Trang theo mô hình Thành phố thông minh:

Tầm nhìn Thành phố và kế hoạch quảng bá Thành phố thông minh: Tầm nhìn và những lĩnh

vực ưu tiên về mô hình thành phố thông minh của Nha Trang cần được xác định rõ. Mặc dù các lĩnh vực ưu tiên (du lịch, chính quyền điện tử, giáo dục, quy hoạch đô thị và an ninh) đã được các cơ quan chức năng lựa chọn, Thành phố vẫn cần phải có một tầm nhìn thống nhất, đầy đủ và được chia sẻ rộng rãi. Người dân cần được tham gia nhiều hơn trọng việc xây dựng tầm nhìn của Thành phố. Hơn nữa, tuy là một trong những điểm đến nổi bật nhất của du lịch ở miền Trung Việt Nam và ngay cả ở cấp quốc gia, Thành phố vẫn cần tăng cường và phổ biến thương hiệu với những đặc điểm độc đáo riêng biệt đến người dân, du khách / khách du lịch, các doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Thiết lập tổ chức cho phát triển theo mô hình thành phố thông minh: đây là một đội ngũ liên

ngành quan trọng trong việc xác định các lĩnh vực ưu tiên cho thành phố thông minh và chịu trách nhiệm về việc thực hiện quy trình chuyển đổi theo mô hình thành phố thông minh tuy nhiên vẫn

Page 96: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

96

chua được thành lập. UBND tỉnh Khánh Hòa đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng một dự án thí điểm theo mô hình thành phố thông minh ở Nha Trang. Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà là người đứng đầu Ban chỉ đạo, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Khánh Hòa là cơ quan chủ thể. Tuy nhiên, sự cần thiết của một đội ngũ liên ngành vẫn là điều tối quan trọng.

Lập kế hoạch, ứng dụng và hệ thống vẫn còn phân mảnh: Trên cơ sở thiết lập tổ chức và phân

chia chức năng truyền thống (tương đối đúng với hầu hết các thành phố trên thế giới), các cơ quan ở Nha Trang ngày nay thường giải quyết những thử thách theo hướng riêng lẻ và khép kín kể cả việc lập kế hoạch cho từng bộ phận. Mỗi bộ phận có hệ thống riêng và tự kiểm soát dữ liệu, tạo ra hiện tượng "vùng đảo tự động hóa" và việc chia sẻ dữ liệu và hệ thống rất hạn chế hoặc gần như không có. Loại bỏ cách tiếp cận phân mảnh này là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng theo mô hình thành phố thông minh.

Hạn chế ứng dụng công nghệ vào cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng: dựa trên các trao đổivới các cơ quan chức năng, hầu hết các phòng ban của Thành phố không thật sự đồng bộ và hào hứng sử dụng công nghệ để giám sát tài sản của họ hoặc để có thông tin kịp thời về mạng lưới cung cấp dịch vụ. Cung cấp nước sinh hoạt, xử lý nước thải và cung cấp điện là những trường hợp ngoại lệ hiếm hoi đang được triển khai hệ thống cảm biến và hệ thống SCADA để giám sát mạng trong tình trạng tổng thể hiện nay của Thành phố. Tuy nhiên, ngay cả đối với các phòng ban/cơ quan này, các ứng dụng công nghệ thông tin để người dân sử dụng vẫn còn hạn chế. Hầu hết các phòng ban khác đều dựa vào các chẩn đoán sơ bộ hoặc tin báo từ khu vực (thông qua cộng đồng hoặc nhân viên) đối với các vấn đề về tình trạng cơ sở hạ tầng và tài sản.

Cơ sở hạ tầng ICT và đầu tư của thành phố: Tỉnh Khánh Hòa nói chung và Nha Trang nói riêng đã đạt được những cột mốc quan trọng trong ứng dụng ICT trong các dịch vụ hành chính. Tuy nhiên, không thể phủ nhận vẫn còn tồn tại những thiếu sót cản trở quá trình chuyển đổi theo mô hình thành phố thông minh của Thành phố. Thứ nhất, các cơ sở dữ liệu và mạng lưới hiện có vẫn chưa được kết nối. Thứ hai, còn thiếu các hướng dẫn pháp lý rõ ràng về chia sẻ thông tin giữa các dịch vụ và đơn vị của chính phủ dẫn đến hạn chế khả năng sử dụng và phân tích số liệu trong việc đưa ra quyết định ở cấp độ Thành phố. Cuối cùng, Thành phố thiếu kế hoạch phát triển CNTT-TT toàn diện mà trong đó nhu cầu và cấu trúc của các phòng ban cần được chú trọng, dẫn đến các phòng ban thiếu tính kết hợp khi sử dụng ứng dụng phần mềm khác nhau,. Các cơ quan chức năng (cụ thể là Sở Thông tin và Truyền thông) đã nhấn mạnh rằng trung tâm dữ liệu hiện tại cũng cần được nâng cấp dựa trên các vấn đề và thử thách nêu trên.

Điểm đến du lịch nổi tiếng nhưng cơ sở hạ tầng hỗ trợ còn hạn chế: Không phải nghi ngờ,

Thành phố Nha Trang là một điểm đến du lịch hấp dẫn và lượng khách du lịch ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng hỗ trợ như các điểm truy cập wifi công cộng miễn phí, hệ thống giao thông công cộng, các trung tâm điều phối du lịch, hướng dẫn viên đa ngôn ngữ và các ứng dụng cung cấp thông tin về các điểm tham quan xung quanh là một số liên kết còn thiếu khiến du khách chưa có được trải nghiệm du lịch thông minh.

Chính sách và quy định chung: Hiện nay, ngoại trừ Nghị định số 58 / BTTTT-KHCN của Bộ Thông tin và Truyền thông về "Hướng dẫn các nguyên tắc định hướng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để phát triển thành phố thông minh ở Việt Nam"; vẫn chưa có quy định hay các văn bản chính sách ở cấp địa phương được ban hành về sự phát triển theo mô hình thành phố thông minh ở Nha Trang. Các chính sách liên quan đến tiêu chuẩn, chia sẻ dữ liệu, bảo mật dữ liệu và sự riêng tư của công dân là rất quan trọng trong trong quá trình ứng dụng chuyển đổi theo mô hình thành thành phố thông minh và an toàn. Thành phố Nha Trang cần có một môi trường chính sách để bảo đảm cam kết của các cơ quan chức năng và người dân.

Khi bắt đầu hành trình xây dựng theo mô hình thành phố thông minh, các yếu tố/vấn đề nói trên thúc đẩy nhu cầu cần được giải quyết và đặt ra lộ trình mà Thành phố Nha Trang cần phải xem xét. Lộ trình và khung chiến lược được trình bày trong tiểu phần tiếp theo sẽ giới thiệu các yếu tố mà Thành phố Nha Trang cần cân nhắc trong quá trình chuyển đổi.

Page 97: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

97

Phương pháp chiến lược, kế hoạch hành động và khung hướng dẫn để phát triển theo mô hình thành phố thông minh.

Phương pháp chiến lược

Đối với Thành phố Nha Trang, để phát triển theo mô hình Thành phố thông minh, chúng tôi khuyến nghị Thành phố xem xét phương pháp tiếp cận chiến lược toàn diện được phát triển bởi PwC. Phương pháp này đã được thử nghiệm bởi nhiều thành phố trên thế giới với các mức độ và tốc độ phát triển khác nhau. Các yếu tố chính của cách tiếp cận này được cung cấp trong sơ đồ dưới đây.

Hình 31: Phương pháp tiếp cận để phát triển theo mô hình thành phố thông minh, PwC

Dựa trên cách tiếp cận trên, điểm khởi đầu cho Nha Trang sẽ là xây dựng một tầm nhìn rõ ràng, thể hiện được tham vọng chiến lược dựa trên các đặc tính/bản sắc riêng (DNA) của Thành phố. Để thực hiện được tầm nhìn chiến lược, Ban lãnh đạo Thành phố cần phải xem xét lại năng lực quản lý trong khu vực thành phố hiện tại và tương lai, bao gồm xác định và thành lập đội ngũ lãnh đạo, xây dựng thương hiệu thành phố và tận dụng trí tuệ của toàn xã hội, bằng cách học hỏi các thực tiễn tốt nhất của các thành phố khác. Phát triển tầm nhìn rõ ràng và năng lực quản lý nội bộ sẽ cho phép Nha Trang phân loại ưu tiên, đầu tư và quản lý một cách chiến lược "khối xây dựng" hoặc "nguồn vốn" cần thiết cho sự bền vững lâu dài của Thành phố. Những nguồn vốn và các khối xây dựng này bao gồm các yếu tố xã hội, môi trường, văn hoá, trí tuệ, cơ sở hạ tầng, công nghệ và chính trị. Bằng cách phân loại ưu tiên và đầu tư vào các mục tiêu quan trọng nhất mà cũng là ưu tiên chiến lược của Nha Trang, Thành phố sẽ có thể sử dụng nguồn vốn của mình một cách tối ưu nhất.

Dựa trên cách tiếp cận trên, chúng tôi đưa ra khung hướng dẫn và kế hoạch hành động cho Nha Trang để Thành phố xem xét trong quá trình chuyển đổi từ hiện tại sang mô hình một thành phố thông minh trong tương lai.

Kế hoạch hành động Thành phố Nha Trang có thể cân nhắc.

Các cơ quan chức năng ở Thành phố cần phải hiểu rằng lộ trình phát triển theo mô hình phố thông minh là một chặng đường dài. Thành phố sẽ mất một thời gian dài để có thể đạt được đầy đủ các mục tiêu và

Page 98: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

98

các tính năng thông minh trên phạm vi Thành phố. Vì thế, điều quan trọng đối với Thành phố Nha Trang hiện tại là phải xây dựng một kế hoạch hành động / lộ trình để có một hướng đi rõ ràng hướng tới các mục tiêu thống nhất và động viên nười dân thực hiện trong suốt quá trình chuyển đổi. Kế hoạch hành động ở đây không phải là một Kế hoạch tổng thể hoặc Kế hoạch Dự án chi tiết. Kế hoạch hành động này thiên về cung cấp cho Nha Trang đường lối và phương hướng để có thể phát triển theo mô hình thành phố thông minh, giống như "Một bức tranh tổng thể".

Mục đích của việc chuẩn bị kế hoạch hành động và lộ trình này là để tối đa hóa sự đồng lòng và giảm thiểu chi phí; giúp Nha Trang xác định đâu là nơi tốt nhất để bắt đầu hành trình; giúp Ban quản lý Thành phố thích nghi cách xây dựng và phát triển theo mô hình thành phố thông minh theo từng giai đoạn; thu hút sự ủng hộ của công chúng và động lực trong hành trình; phát triển các mốc quan trọng; thiết lập các thước đo để đánh giá hiệu suất và cho phép mở rộng quy mô thành công đã đạt được trong suốt hành trình. Dưới đây là sơ lược về một kế hoạch hành động mà Nha Trang có thể xem xét để thông qua.

Hình 32: Kế hoạch hành động Nha Trang có thể cân nhắc

Điểm hành động 1: Thành lập ban chuyên trách

Mỗi dự án thành phố thông minh đều cần các nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa và một nhóm dự án có thẩm quyền để thực hiện quá trình chuyển đổi của thành phố và có khả năng sắp xếp nhân lực, kết nối giữa các đối tác để hiện thực hóa tầm nhìn của thành phố. Ban lãnh đạo cùng với nhóm dự án phải có khả năng xây dựng và bảo vệ tầm nhìn trong tương lai của thành phố bằng cách kết nối nỗ lực của các cơ quan chức năng. Nhóm dự án cần phải được lựa chọn cẩn thận và phải là một nhóm đa ngành, vì chức năng của thành phố phức tạp, chồng chéo và rộng khắp xuyên suốt các phòng ban. Ban lãnh đạo có thể đảm nhận vai trò cung cấp định hướng chiến lược tổng thể, nhưng thành phố cũng cần phải chỉ định Trưởng nhóm của nhóm dự án này, vì nhóm này sẽ đảm nhận trách nhiệm chính đối với các giai đoạn phát triển của thành phố theo mô hình thành phố thông minh. Trưởng nhóm có thể là những người biết rõ vai trò của các cơ quan chức năng và các ban ngành khác nhau trong thành phố cũng như sự kết nối tương tác giữa các bên. Nhóm phải bao gồm đại diện của từng lĩnh vực, có kiến thức và kỹ năng quản lý đầy đủ để đưa ra các quyết định chiến lược và đưa ra các quyết định hoạt động, và cần thiết để thực hiện các dự án thành phố thông minh.

Các vấn đề chính Thành phố Nha Trang cần xem xét UBND tỉnh Khánh Hoà đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng dự án thí điểm mô hình thành phố thông minh

tại Nha Trang. Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà là người đứng đầu Ban chỉ đạo, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Khánh Hòa là cơ quan chủ thể. Với bước khởi đầu bằng việc đề cử cơ quan lãnh đạo và điều phối dự án, thành phố đã tạo ra một tín hiệu đáng khích lệ

Đội ngũ liên ngành bao gồm các đại diện từ các phòng ban chính như Phòng Tài chính - Kế hoạch; Sở Du lịch; Phòng Tài nguyên Môi trường; Phòng quản lý đô thị; Sở Giáo dục; Sở Dịch vụ Công Cộng (Ban Quản lý Dịch vụ Công cộng); Các công ty tiện ích như các công ty cấp điện và cấp nước; Sở Cảnh sát; Quản lý rủi ro thiên tai; Sở Y tế, Sở Xây dựng; Sở Công thương; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Phòng cháy chữa cháy , vv

Trên đây là danh sách sơ bộ và thành phố có thể lựa chọn nhóm chiến lược riêng của mình. Đề xuất trên chủ yếu để duy trì sự phối hợp giữa các ban ngành, trong đó có sự phối hợp của các bộ phận lập kế hoạch & ngân sách; dịch vụ công dân & du lịch và dịch vụ về môi trường kinh doanh.

Xác định thử

thách

Xây dựng tầm

nhìn chung

Thành lập ban

chuyên tráchTham gia của

người dân

Xác định các

mục tiêu trước

mắt

Chương trình

phát triển

Tài chính, Tài

trợ & Hợp tác

Xem xét lại

các quy định

Giám sát,

đánh giá &

nhân rộng

Page 99: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

99

Sở Thông tin và Truyền thông có thể được giao đảm nhiệm vai trò là cơ quan điều phối chính và người lãnh đạo nhóm chiến lược có thể được đề cử từ bộ phận này, vì bộ phận này sẽ có vai trò liên kết nhiều phòng ban. Vai trò của cơ quan này rất quan trọng trong việc thiết lập nền tảng công nghệ mới cho hoạt động của thành phố thông minh.

Việc bổ nhiệm nhóm chiến lược là điều cực kỳ quan trọng và vai trò của nhóm này sẽ được hợp thức hoá bằng các nghị quyết / quyết định chính thức của Uỷ ban nhân dân. Điều này sẽ tạo động lực thúc đẩy việc thực hiện quá trình chuyển đổi và sẽ tạo ra áp lực về trách nhiệm. Nhiều thành phố chưa thành công trong quá trình chuyển đổi thành thành phố thông minh vì thiếu tính trách nhiệm. Việc hợp thức hóa hy vọng sẽ khắc phục điểm yếu này cho Nha Trang.

Đội ngũ này cũng có thể tận dụng lựa chọn tìm kiếm hỗ trợ kỹ thuật từ các chuyên gia trong ngành được công nhận và các công ty tư vấn mà có thể cung cấp các đề xuất hữu ích cho nhóm chiến lược.

Bảng 9: Các vấn đề chính Thành phố Nha Trang cần xem xét – Điểm hành động 1

Điểm hành động 2: Xây dựng tầm nhìn chung

"Biết mình" là một điểm khởi đầu quan trọng để thiết lập một tầm nhìn cho tương lai. Mỗi thành phố có những đặc điểm riêng về kinh tế và xã hội, điều đó được phản ánh qua cơ sở vật chất, văn hoá và di sản của thành phố. Việc xây dựng tầm nhìn tương lai về cơ bản phải được xây dựng dựa trên DNA của thành phố để phù hợp và cộng hưởng với thế mạnh của thành phố, tạo ra sự ủng hộ và nền tảng vững chắc cho thành phố trong quá trình chuyển đổi. Khi nhóm dự án đã được tập hợp và thành lập, thành phố sau đó cần xây dựng tầm nhìn dài hạn nhằm đặt ra các mục tiêu cho quá trình chuyển đổi này. Hầu hết các thành phố xây dựng tầm nhìn dài hạn với việc xem công dân là đầu mối và đặt trọng tâm là sự bền vững về xã hội và kinh tế. Nhóm dự án sẽ không tiến hành xây dựng tầm nhìn từ điểm khởi đầu. Nhóm dự án cần phải xây dựng tầm nhìn chiến lược dựa vào việc tham khảo tầm nhìn lớn hơn từ thành phố như là kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch tổng thể, kế hoạch cấp khu vực và cấp tỉnh, nguyện vọng của thành phố.

Minh họa: Tầm nhìn và mục tiêu có thể được tóm tắt trong những mẫu đặc tả sau:

Hình 33: Mẫu đặc tả tóm tắt tầm nhìn và mục tiêu

Phát triển bền vững

Thể hiện sự cân bằng về phát

triển kinh tế xã hội, quản lý môi

trường và quản trị đô thị hiệu

quả

Đặt công dân là

trọng tâm

Tập trung phát triển thể chất và

phúc lợi của cá nhân và xã hội,

bao gồm nhiều yếu tố (sự hài

lòng của cuộc sống, sức khoẻ

thể chất, trạng thái tâm lý, giáo

dục, khả năng

tài chính, niềm tin

tôn giáo,dịch vụ

địa phương và

cơ sở hạ tầng)

Hoạt động kinh tế

sôi động

Thu hút đầu tư, tạo thuận lợi

cho hoạt động kinh doanh, chú

trọng vào những yếu tố quan

trọng không thể thiếu (thu hút

nhân tài), cải thiện năng suất,

thúc đẩy tăng trưởng và mở

rộng cơ hội cho tất

cả các bên liên quan

Tính tiếp cận

Tất cả thành phần của xã hội ở một

thành phố có tính tiếp cận cao có thể

có cuộc sống độc lập và tiếp cận đầy

đủ vào mọi mặt của cuộc sống. Thành

phố cần phải đảm bảo rằng những

người có khả năng đặc biệt và những

thành phần dễ bị tổn thương

trong xã hội có quyền

bình đẳng tiếp cận vào

tất cả các dịch vụ được

cung cấp

Tính linh hoạt

Nâng cao năng lực của các cá

nhân, cộng đồng, thể chế,

doanh nghiệp và các hệ thống

để tồn tại và thích nghi khi xảy

ra các vấn đề về stress, hay các

sự cố khẩn cấp về sức khoẻ,

nền kinh tế,

cơ sở hạ tầng

và môi trường

Quản lý chặt chẽ

Tối ưu hóa các nguồn lực để

thực hiện có hiệu quả mục tiêu

ngắn hạn và dài hạn của lộ trình

phát triển, đồng thời đạt được

tính minh bạch cao hơn trong

việc đưa ra quyết định một cách

công khai và thiết lập

trách nhiệm

giải trình về cơ chế

Kịp thời hồi đáp

Để tận dụng nguồn lực sẵn có

của mình một cách tốt nhất có

thể, thành phố này cho phép tất

cả các bên liên quan sử dụng

dữ liệu thu thập được bằng cơ

sở hạ tầng kỹ thuật số để phát

hiện sự đồng nhất, xác định các

vấn đề và có thể

đưa ra quyết định

theo thời gian thực

Đặt kế hoạch

Tăng cường sức mạnh của nền kinh

tế địa phương bằng cách tạo ra một

kế hoạch tổng thể kết hợp tất cả các

lĩnh vực đô thị, đồng thời kế hoạch

cũng phải đủ linh hoạt để có thể sửa

đổi khi điều kiện

bên ngoài thay đổi hoặc khi

có các giải pháp sáng tạo

được đề xuất

Page 100: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

100

Các vấn đề chính Thành phố Nha Trang cần xem xét Tầm nhìn của Nha Trang có thể được tham khảo và xây dựng dựa trên các mục tiêu đề ra trong Nghị

quyết 01 / NQ-HĐND về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội thành phố Nha Trang giai đoạn 2016-2020 với mục tiêu:

- Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, tập trung cao độ vào ngành dịch vụ - du lịch - Phát triển Nha Trang thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh - Phát triển Nha Trang thành trung tâm khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo và dịch vụ của vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. - Phát triển Nha Trang thành trung tâm du lịch và nghỉ dưỡng quốc gia và quốc tế, là nơi tổ chức các lễ hội, sự kiện văn hoá trong nước và quốc tế - Nâng cao chất lượng đời sống vật chất cho người dân

Một số nhà lãnh đạo tuyên bố rằng Nha Trang hướng đến xây dựng tầm nhìn bằng việc cố gắng gìn giữ danh tiếng của mình như là một điểm đến văn minh, thân thiện và an toàn, với các dịch vụ an toàn, tiện lợi và môi trường tốt. Ý kiến cơ bản này có thể là trung tâm của thành phố nơi xác định tầm nhìn bằng cách kiểm chứng với ý kiến và đánh giá từ các cơ quan chức năng khác.

Việc nhóm chiến lược xây dựng sứ mệnh và tầm nhìn thống nhất cho thành phố để toàn thành phố có thể cộng hưởng với tầm nhìn Thành phố là rất quan trọng.

Bảng 10: Các vấn đề chính Thành phố Nha Trang cần xem xét – Điểm hành động 2

Điểm hành động 3: Kêu gọi sự tham gia của người dân

Một thành phố thông minh liên tục định hình và thay đổi chiến lược của nó, kết hợp với quan điểm của công dân, để mang lại lợi ích tối đa cho tất cả mọi người. Hầu hết các thành phố đều đưa ra mục tiêu phát triển thành thành phố thông minh để nâng cao sự thoải mái và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Người dân chính là người sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp các dịch vụ của thành phố thông minh. Các thành phố thường không đạt được mục tiêu thông minh của họ nếu công dân, là người sử dụng cuối cùng, không tham gia đóng góp ý kiến vào việc thiết kế thành phố thông minh. Việc không thu thập ý kiến người dân ngay từ đầu trong quá trình xây dựng tầm nhìn thường dẫn đến sự đồng thuận từ người dân bị trì hoãn và sẽ gây khó khăn cho việc thay đổi hành vi (chìa khóa thành công của các thành phố thông minh) ở giai đoạn sau. Một trong những đặc điểm chính của một thành phố thông minh là khuyến khích và liên kết người dân tham gia vào cuộc sống của thành phố bao gồm việc tham gia vào quá trình đưa ra quyết định và chia sẻ học hỏi. Ngày càng có nhiều thành phố khuyến khích công dân của họ tham gia vào nhiều giai đoạn trong quá trình chuyển đổi thành thành phố thông minh. Sự tham gia của công dân vào quá trình đưa ra quyết định đã được nhiều thành phố thử nghiệm khi các nhóm hoặc toàn thể người dân được các cơ quan nhà nước mời tham gia phản hồi về các quyết định và quan điểm / đề xuất về chính sách, các dự án mới, v.v. Việc liên kết sự tham gia của người dân cũng giúp đưa ra nhiều giải pháp khác nhau, chính là những ưu tiên mà người dân xác định và nhiều thành phố cũng tổ chức các sự kiện và cuộc thi để người dân có thể xây dựng và cùng nhau tạo ra các ý tưởng cho dự án và các giải pháp công nghệ. Cần lưu ý rằng việc thu hút người dân tham gia vào quá trình xây dựng thành phố không phải là tạo điều kiện cho họ tiếp cận việc quản lý thành phố, mà là để đồng tạo ra các giải pháp tập thể và nhận được sự đồng thuận rộng rãi hơn. Với các yếu tố trên, sự tham gia của người dân sẽ mang lại những lợi ích quan trọng cho quá trình chuyển đổi theo mô hình thành phố thông minh bằng cách Chính quyền Thành phố mở rộng và đến gần hơn với người dân thông qua sử dụng công nghệ / truyền thông, thông qua kế hoạch này thắt chặt hơn sự gắn bó của người dân và tạo ra động lực để thay đổi hành vi ứng xử của công dân.

Page 101: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

101

Các vấn đề chính Thành phố Nha Trang cần xem xét

Nha Trang có thể áp dụng chiến lược gợi ý dưới đây đển gắn kết người dân vào hành trình xây dựng thành phố Nha Trang theo mô hình Thành phố Thông minh

Bảng 11: Các vấn đề chính Thành phố Nha Trang cần xem xét – Điểm hành động 3

Điểm hành động 4: Xác định các thử thách

Các thành phố phải đối mặt với nhiều thử thách trong nhiều lĩnh vực khác nhau như quy hoạch đô thị, biến đổi, văn hoá và giải trí, môi trường, tổ chức, kiến thức và kỹ năng, nền kinh tế đô thị, cơ sở hạ tầng (nước, điện, quản lý chất thải, nhà ở và vệ sinh) dịch vụ chính phủ điện tử và cơ sở hạ tầng xã hội (y tế, an ninh và các nhu cầu khác của người dân). Sự thành công của bất kỳ Thành phố Thông minh nào cũng phụ thuộc vào việc thành phố đó hiểu được những thử thách hiện tại và tương lai bao gồm cả năng lực hiện tại của các phòng ban của thành phố như thế nào để giải quyết các vấn đề đó. Nói cách khác, hiểu rõ được những hạn chế của thành phố và sự phức tạp của các dự án là rất quan trọng trong quá trình chuyển đổi theo mô hình thành phố thông minh.

Các thành phố cần phải thực hiện một vài bước để chuyển đổi thành thành phố thông minh. Một trong những bước quan trọng trong xây dựng nền tảng là xác định những thử thách cấp thiết nhất mà thành phố và người dân cần phải giải quyết mà vẫn giữ tầm nhìn đa ngành và mang tính hợp tác. Tuy việc xác định cơ sở hạ tầng vật chất là một quá trình phức tạp, nhưng việc kiểm tra cơ sở hạ tầng công nghệ của thành phố và các phòng ban cung cấp các dịch vụ này thậm chí còn phức tạp hơn. Các thông số như cảm biến dữ liệu, kết nối, khả năng tương tác của hệ thống và thiết bị cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng. Sau khi xác định thử thách về cơ sở hạ tầng vật lý và điểm tựa công nghệ hỗ trợ các cơ sở hạ tầng này được hoàn thành, thành phố cần phải tập trung nhiều hơn về năng lực của tố chức/thể chế để thực hiện các dự án của thành phố thông minh thành công.

Do đó việc rà soát nên tập trung vào ba yếu tố then chốt: Mức độ Cung cấp dịch vụ và các vấn đề cơ sở hạ tầng vật chất; các thử thách về công nghệ và hệ thống và chẩn đoán năng lực tổ chức/thể chế cho tương lai.

Cung cấp thông tin cho người dân và

các bên liên quan

Công cụ: Phương tiện in (quảng cáo, lưu

trữ); Truyền thông điện tử (SMS, Mailers,

Radio, Facebook, website thành phố), Khởi

động chương trình – kết nối cộng đồng

Tiến hành các hoạt động lập kế hoạch

có sự tham gia của nhiều bên để cùng

tạo ra các giải pháp

Công cụ: Chương trình khởi động, cuộc

thi xã hội (công bố về tầm nhìn / nhiệm

vụ, thiết kế logo, các đặc trưng của thành

phố); Thảo luận (diễn đàn, hộp ý tưởng,

v.v.)

Thực hiện lấy ý kiến và trao quyền

cho người dân khi ra các quyết định

Công cụ: tổ chức các cuộc họp cấp xã

phường; tiến hành thăm dò các giải

pháp trên quy mô toàn thành phố, hợp

tác (trường đại học / cao đẳng, công

nghệ và các đối tác kỹ thuật)

Lấy ý kiến phản hồi từ phía người dân về

những thách thức chính đang phải đối mặt

và thảo luận các giải pháp đề xuất

Công cụ: tổ chức các hội nghị (hội thảo, hội

chợ kỹ thuật, các cuộc họp giữa các bên liên

quan); các nhóm thảo luận qua phương tiện

truyền thông xã hội (tổ chức thảo luận nhóm

tập trung, xin ý kiến của chuyên gia)

Thông báo rộng

rãi đến người dân

Tham khảo ý kiến

của người dân

Khuyến khích

sự tham gia

của người dân

Trao quyền cho

người dân

Hợp tác chặt chẽ

với người dân

Nguồn: IAP2’s Public Participation Spectrum

Hợp tác với các cá nhân, các nhóm chính thức và

không chính thức nhằm phân chia trách nhiệm

trong việc thực hiện

Công cụ: Phòng thí nghiệm Thành phố thông minh

(các viện, trường cao đẳng, trường học, tổ chức

công cộng, phòng thí nghiệm cộng đồng); Chương

trình tình nguyện (vd: trao tặng huy hiệu công dân

thông minh)

Page 102: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

102

Các vấn đề chính Thành phố Nha Trang cần xem xét

Dựa vào phạm vi công việc, bản đánh giá được thực hiện trong nghiên cứu này là một chẩn

đoán sơ bộ về những thử thách tồn tại ở Nha Trang trong các lĩnh vực khác nhau, liên quan đến các khó khăn về cung cấp dịch vụ và khó khăn về công nghệ trên toàn thành phố. Chúng tôi cũng nêu rõ trong báo cáo việc sử dụng công nghệ trong cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng và khoảng cách trong điều phối giữa các phòng ban là những thử thách cần được ưu tiên hàng đầu ở Nha Trang trong quá trình chuyển đổi theo mô hình thành phố thông minh. Tuy nhiên, một bước quan trọng để Nha Trang hiểu chính xác các thiếu sót về dịch vụ, điều kiện tài sản vật chất và về hệ thống các phần mềm, phần cứng và ứng dụng của phòng ban là thực hiện một nghiên cứu chi tiết hơn. Điều này sẽ tạo ra một chiến lược phù hợp để giải quyết những thử thách cụ thể và cấp thiết xung quanh các nền tảng quan trọng mà có thể được sử dụng cho việc chuyển đổi theo mô hình thành phố thông minh.

Bảng 12: Các vấn đề chính Thành phố Nha Trang cần xem xét – Điểm hành động 4

Điểm hành động 5: Thiết kế các chương trình dự án

Khi đã xây dựng tầm nhìn và các ưu tiên, cũng như sau khi tiến hành nghiên cứu để đánh giá những thử thách cụ thể, Thành phố cần phải phát triển các chương trình với việc xác định danh mục dự án nhằm tìm kiếm kết quả mong muốn. Cần tập trung vào kết quả và mục tiêu của dự án, hơn là những giải pháp kỹ thuật cụ thể nhằm giải quyết các thử thách. Việc thiết kế các giải pháp có thể giao cho cho các đối tác / tư nhân. Các chương trình đa ngành và đa miền nên được phát triển để các nền tảng truyền thống và các dự án mới có thể cùng mang lại kết quả tối ưu. Thành phố phải xác định đúng phạm vi và quy mô của các dự án vì cho một số dự án, để đạt được thành công trên quy mô toàn thành phố sẽ cần rất nhiều thời gian và chi phí. Thành phố phải đưa ra các giải pháp / chương trình/ chủ đề đa ngành cụ thể bằng cách xác định rõ các chi phí liên quan, các nguồn vốn có thể kêu gọi, các lợi ích chung, thời gian thực hiện cùng với vai trò của các cơ quan chức năng khác nhau. Thành phố cũng cần đồng thời duy trì tập trung vào các dự án đang có, và tất cả các chương trình hoặc dự án mới không nhất thiết phải là các dự án sơ khởi. Các ý tưởng về cải tiến và mở rộng các bước triển khai mang tín hiệu tích cực cũng có thể là một chiến lược cần thiết để áp dụng. Ở giai đoạn này, một nhiệm vụ quan trọng khác là xác định thước đo phù hợp hơn cho việc quản lý dự án. Các thước đo phù hợp phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết rõ ràng về mục tiêu mà thành phố muốn đạt được. Các chỉ số đo lường nên được xây dựng kết hợp với những phương pháp tương ứng để biết dự án có đạt được mục tiêu cuối cùng hay không.

Các vấn đề chính Thành phố Nha Trang cần xem xét

Nha Trang có lẽ sẽ bắt đầu với những câu hỏi sau: - Dự án nào đáp ứng tốt nhất cho ưu tiên của thành phố? - Những dự án và chương trình nào đã được triển khai? - Tiến độ thực hiện của các dự án và chương trình này như thế nào? - Có cần phải thay đổi định hướng hay cơ cấu lại đối với dự án và chương trình nào đang được thực hiện?

03

02

01

Tiến hành nghiên cứu đánh giá năng lực thể chế để xác định những trở ngại

về nhân lực, kỹ năng, nghiên cứu đánh giá khoảng cách quản lý tài chính và

quản lý tài chính.

Cơ sở hạ tầng & cung cấp dịch vụ

Công nghệ & Hệ thống

Năng lực thể chế

Xác định các thách thức đối với Nha Trang

Hiểu và thiết lập mức độ cung cấp dịch vụ hiện tại, tình trạng tài sản cho các dịch

vụ cơ sở hạ tầng. Xác định các điểm còn hạn chế so với tiêu chuẩn mong muốn

Tiến hành nghiên cứu chi tiết một cách có hệ thống về các hệ thống công nghệ hiện

tại và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số để hỗ trợ cho việc đổi mới. Xác định các vấn đề

trong việc tích hợp hệ thống.

Page 103: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

103

- Dự án nào Thành phố muốn thực hiện để giới thiệu thành công bước đầu và bắt đầu tiến hành quá trình chuyển đổi theo mô hình thành phố thông minh? - Thành phố có đủ nguồn lực tài chính? Nếu không, Thành phố có những lựa chọn nào? Cần phải đánh đổi gì cho những lựa chọn đó? - Ai/Cơ quan sẽ là người thực hiện dự án này? Họ có năng lực gì để quản lý và thực hiện dự án? - Thời gian để thực hiện dự án giới thiệu thành công bước đầu?

Ngân sách của bất kỳ thành phố nào cũng có hạn và cẩn phải tập trung đầu tư vào những lĩnh vực quan trọng và ưu tiên hàng đầu. Vì các dự án theo mô hình thành phố thông minh có phạm vi rất rộng, Thành phố cần phải chọn lọc các tiêu chí để chọn lựa chủ đề.

Trong quá trình xây dựng các chương trình và danh mục dự án, Nha Trang nên tập trung chọn lọc lĩnh vực chủ đề phù hợp với mục tiêu chung và đặc điểm của Thành phố. Ví dụ, việc lựa chọn các dự án trong ngành du lịch có thể có nhiều tác động đến độ thu hút trên thế giới của Nha Trang. Để hỗ trợ ngành du lịch phát triển mạnh mẽ và sâu rộng, các chủ đề đề về giao thông và đi lại, kể cả an ninh/giám sát đô thị/công cộng sẽ giúp tạo nên hệ sinh thái thích hợp cho khách du lịch và người dân. Các giải pháp và dự án công nghệ cần thiết phải được triển khai để hỗ trợ cho các bước khởi đầu này.

Trong khi nghĩ đến bức tranh tổng thể, Thành phố cần phải tập trung trước vào những việc nhỏ, vì những việc này đóng vai trò rất quan trọng để tối ưu hóa việc sử dụng ngân sách và chứng minh sự hiệu quả/thành công bước đầu. Danh sách các dự án và các lĩnh vực chuyên môn mà Nha Trang có thể xem xét xây dựng sẽ được trình bày ở tiểu phần kế tiếp.

Xây dựng một mô hình kiểu mẫu và công cụ để quản lý danh mục hợp nhất các dự án lớn cho thành phố thông minh cũng được xem là một việc làm thiết thực trong quá trình chuyển đổi, để tất cả các cơ quan chức năng có thể theo dõi/nhận biết các dự án ưu tiên.

Bảng 13: Các vấn đề chính Thành phố Nha Trang cần xem xét – Điểm hành động 5

Điểm hành động 6: Xem xét lại các quy định pháp luật

Trong hành trình chuyển đổi theo mô hình thành phố thông minh, Thành phố sẽ tận dụng các giải pháp dựa trên các mô hình kinh doanh sáng tạo mà các mô hình này có thể phù hợp hoặc không phù hợp với truyền thống và khuôn khổ pháp lý hiện tại. Các chính sách, quy định và phương pháp mới là cần thiết cho việc xây dựng thành công theo mô hình thành phố thông minh.

Áp dụng chồng chéo giữa các chính sách hiện hành và quy định mới về triển khai theo mô hình thành phố thông minh sẽ không hiệu quả. Tùy thuộc vào các vấn đề mà chương trình thành phố thông minh cần giải quyết, Thành phố sẽ phải tinh chỉnh các quy định để giải quyết lo ngại về dữ liệu riêng tư, bảo mật dữ liệu, khuyến khích truy cập dữ liệu mở, chia sẻ dữ liệu, vv, và tất cả những việc này phải được thực hiện một cách minh bạch, có trách nhiệm để có thể thu hút và tạo dựng niềm tin cho người dùng. Vì dữ liệu sẽ được truy xuất từ tất cả các nguồn, hệ sinh thái thông minh toàn diện cần ứng dụng chuẩn và khả năng tương tác cao. Do việc chia sẻ và tiếp cận dữ liệu đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của các thành phố thông minh, có thề cần các quy tắc rõ ràng và triển khai xây dựng pháp lý.

Để đồng nhất và nhất quán về phát triển thành phố thông minh, nhà phát triển (ở đây là Thành phố) cần phải tuân theo một số chuẩn mực. Các chuẩn mực này có thể là các quy trình, công nghệ, khuôn khổ, các tính năng tương thích tiêu chuẩn, v.v. Vì vậy, để đạt được một quy mô thống nhất và khách quan về một thành phố thông minh, bước quan trọng đầu tiên là nghiên cứu về các tiêu chuẩn sẽ được áp dụng. Danh sách các chuẩn mực cần được Thành phố xem xét cẩn thận. Các chỉ số này sẽ đưa ra gợi ý về mức độ tuân thủ mà một thành phố sẽ cần phải giữ vững để đạt được tiêu chí là một thành phố thông minh. Các tiêu chuẩn cho các thành phố thông minh có thể được sử dụng để giám sát hoạt động kỹ thuật, đồng thời cũng để đảm bảo an toàn, khả năng tương tác, cắt giảm chi phí, hoạch định chiến lược hiệu quả và quản lý các nguồn lực. Ngoài ra, các chuẩn mực cũng được sử dụng để 'đánh giá' và qua đó, đưa ra các thực tiễn tốt nhất. Các chuẩn mực cung cấp một ngôn ngữ và nền tảng kiến thức chung, thúc đẩy các giải pháp đồng nhất, và đẩy mạnh hợp tác công tư. Cuối cùng, chuẩn mực là các công cụ và hướng dẫn cho thành phố để triển khai các giải pháp với nhiều tiềm năng trên thị trường và nhận được sự chấp thuận rộng rãi của các cơ quan chức năng.

Page 104: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

104

Ngoài những lo ngại về dữ liệu và các chuẩn mực, Thành phố cần phải tạo ra một môi trường thuận lợi để doanh nghiệp tư nhân có thể đóng góp vào quá trình chuyển đổi theo mô hình thành phố thông minh. Các ưu đãi và hỗ trợ dành riêng cho tư nhân sẽ thuyết phục mạnh mẽ khu vực tư nhân tham gia vào các dự án theo mô hình thành phố thông minh. Một trọng tâm mà thành phố cần chú trọng để khuyến khích sự tham gia của khối tư nhân là tăng cường sự tham gia của họ với vai trò là người thực hiện dự án theo mô hình thành phố thông minh. Tuy nhiên một số thành phố đã gặp phải rào cản với khối tư nhân này do không có khung pháp lý rõ ràng. Việc xác lập rõ ràng các quy tắc và ranh giới của môi trường pháp lý và lập pháp là vô cùng quan trọng để chính quyền thành phố có thể có các hành động thu hồi hợp pháp, trong trường hợp có bất kỳ tranh chấp nào có thể phát sinh trong quá trình chuyển đổi.

Các vấn đề chính Thành phố Nha Trang cần xem xét

Nha Trang có thể bắt đầu từ việc thông qua hướng dẫn chung trong Nghị quyết số 58 / BTTTT-KHCN của Bộ Thông tin và Truyền thông về "Hướng dẫn các nguyên tắc định hướng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để phát triển thành phố thông minh ở Việt Nam"

Xây dựng tiêu chuẩn dữ liệu mở rộng của tỉnh / thành phố, khung và chính sách bảo mật dữ liệu, chính sách chia sẻ dữ liệu. Các nguyên tắc cần phải có những điều sau:

- Sự cởi mở: Về cách dữ liệu được sử dụng bởi các giải pháp thành phố thông minh và bởi các cơ quan nhà nước và tư nhân

- Tính minh bạch: Về những gì dữ liệu lưu giữ về mỗi tổ chức, cá nhân - tốt hơn là thông qua bảng điều khiển cá nhân, có tính đa chiều và có thể truy cập được trong thời gian thực

- Lựa chọn: được cung cấp cho từng cá nhân về cách dữ liệu của cá nhân được sử dụng. - Bảo mật (và an ninh) bằng thiết kế nên là một nguyên tắc cốt lõi để thiết kế và vận hành các

giải pháp thành phố thông minh.

Tiếp thu và phát triển các tiêu chuẩn kỹ thuật cho các chuẩn mực thành phố thông minh và xác định một ngôn ngữ chung cho tất cả các cơ quan chức năng, phù hợp với đặc tính của hệ thống và vẫn đảm bảo mục đích tương tác. Chính sách và tiêu chuẩn được Thành phố xây dựng phải đảm bảo rằng không bị giới hạn trong phạm vị của một nhà cung cấp giải pháp công nghệ. Một số tiêu chuẩn có sẵn mà Nha Trang có thể tham khảo như ISO; BSI; ITU; IEEE. Nha Trang cần tránh làm lại những gì đã có sẵn.

Rà soát lại khung pháp lý PPP và thiết lập các ưu đãi lợi ích bao gồm việc xây dựng cấu trúc nguyên khởi (SPV structure) để thực hiện các dự án thành phố thông minh. Một số hoạt động có thể thực hiện bao gồm:

- Thiết lập quy trình phê duyệt rõ ràng; - Tổ chức hoá các cơ sở chuẩn bị dự án, hạn chế trong việc cấp vốn hoặc công cụ tài

chính/bảo lãnh

Xây dựng các tài liệu mẫu cho việc soạn thảo hợp đồng và hồ sơ dự thầu

Bảng 14: Các vấn đề chính Thành phố Nha Trang cần xem xét – Điểm hành động 6

Điểm hành động 7: Tài chính dự án, nguồn tài trợ và hợp tác

Bất kỳ tiểu dự án hoặc cố gắng nào trong phạm vị thành phố thông minh là một điều xa xỉ. Phải thừa nhận rằng đó là một khó khăn về tài chính cho việc triển khai xây dựng công nghệ thành phố thông minh đặc biệt khi ngân sách còn hạn chế. Một bước quan trọng trong nỗ lực xây dựng theo mô hình Thành phố thông minh là sớm đánh giá tất cả các lựa chọn tài trợ tiềm năng và xác định nguồn tài chính, hay cách kết hợp nào có thể đem đến giải pháp tài chính tốt nhất để đưa dự án từ ý tưởng thành hiện thực. Sự kết hợp giữa các nhà tài trợ có thể mở rộng từ các cơ quan nhà nước và công lập sang các lựa chọn tài chính sáng tạo và tư nhân. Việc xem xét một trường hợp kinh doanh có cấu trúc tốt, trong đó có xác định chi phí và định lượng các lợi ích trong vòng đời của dự án, trong kế hoạch mua sắm của thành phố là rất quan trọng. Chiến lược mua sắm của các phòng ban cũng rất cần thiết phải là một chiến lược tích hợp để có thể đạt được lợi ích kinh tế, loại bỏ các khoản chi phí mua hàng thừa và cho phép tương tác. Các nguồn tài chính khả thi có thể được các thành phố xem xét có thể bao gồm:

• Nguồn vốn của chính phủ (Trung ương / cấp quốc gia) • Nguồn tài trợ từ địa phương (cấp tỉnh, cấp thành phố)

Page 105: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

105

• Nguồn tài trợ từ cộng đồng (các nhóm cộng đồng môi trường cơ sở, các cá nhân, các doanh nghiệp lớn đầu tư vào xã hội, các doanh nghiệp địa phương) • Hợp tác công tư (PPPs) • Các khoản cho vay và trái phiếu • Kinh phí tư nhân • Kinh phí thu từ người dùng • Những cuộc thi sáng tạo ý tưởng và xác định thử thách • Tài trợ song phương và đa phương • Tài chính từ giá trị gia tăng bất động sản

Một hoạt động quan trọng khác trong khi cân nhắc vấn đề tài chính và nguồn tài chính là tìm kiếm các đối tác (tư nhân, học viện, các tổ chức phi chính phủ, các nhà cung cấp giải pháp công nghệ, v.v). Những mối quan hệ hợp tác này rất quan trọng cả về kỹ thuật và gây quỹ. Chọn đúng nguồn tài chính với khả năng hiện thực hóa cùng với đối tác thích hợp là một chặng quan trọng quyết định sự thành công của nỗ lực xây dựng thành phố theo mô hình thành phố thông minh.

Các vấn đề chính Thành phố Nha Trang cần xem xét

Dựa vào việc lựa chọn các chủ đề ưu tiên, Nha Trang có thể phân loại ưu tiên và thiết kế cách tiếp cận tài trợ cho các dự án thành phố thông minh dựa trên Ma trận Tài trợ Thành phố thông minh (AFM). Phụ thuộc vào nhu cầu của xã hội, các lợi ích được tạo ra và xác suất có thể nhận được tài trợ của dự án, AFM là một công cụ mô tả đơn giản cho các cơ quan chức năng, nên ưu tiên nhất để đầu tư vào. Một mô hình AFM điển hình được trình bày dưới đây để Nha Trang có thể xem xét:

Sau khi lập bản đồ các dự án ưu tiên dựa trên AFM, thành phố cần phải lên kế hoạch cho

dự án, đặt ra thời điểm hoàn thiện và tiến độ thực hiện dự án, bao gồm cả việc bàn giao dự án cho các đối tác tiềm năng.

Mỗi dự án được lựa chọn phải được tiến hành phân tích chi tiết về chi phí-lợi ích của dự án

Nha Trang cũng cần phải xem xét khung quản lý nguồn vốn. Một khung giám sát tài chính chặt chẽ và các cơ chế sẽ cần phải được thiết lập để giúp xác định các mốc quan trọng trong việc đạt kết quả của dự án.

Bảng 15: Các vấn đề chính Thành phố Nha Trang cần xem xét – Điểm hành động 7

Rất cao

Cao

Trung bình

Rất ít Ít Trung bình Nhiều Rất nhiều

5-Rất cao

4-Khá cao

3-Cao

2-Khá thấp

1-Gần như không có

khả năng

Lợi ích của dự án thông minh

Thấp

Rất thấp

Mức độ ưu tiên về tài chính

Kh

ản

ăn

gh

uy

độ

ng

vố

n

1

2

3

4

Dự án cụ thể

Mẫu ma trận có thể tiếp được sử dụng cho dự án thành phố thông minh

Page 106: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

106

Điểm hành động 8: Xác định các mục tiêu trước mắt

Trong nỗ lực xây dựng thành phố thông minh, thành phố cần phải tập trung vào các thành công ngắn hạn để xây dựng thương hiệu của thành phố, thu hút nguồn nhân lực cũng như các giải pháp và vốn đầu tư. Các dự án có thể được hoàn thành và có lợi tức đầu tư nhanh cần được ưu tiên chú trọng. Một số thành quả đạt được bước đầu là điều rất cần thiết đối với bất kỳ thành phố nào khi bắt tay vào thực hiện quá trình chuyển đổi theo mô hình thành phố thông minh. Thành công bước đầu sẽ xây dựng niềm tin và động lực cần thiết để thúc đẩy quá trình chuyển đổi. Thành công bước đầu có thể được xây dựng trên nguyên tắc lựa chọn các dự án có lợi nhuận nhanh và lớn so với phần vốn và thời gian cần phải đầu tư. Với sự hỗ trợ của một số nhà nghiên cứu và các cơ sở tư vấn về thành phố thông minh, một số lĩnh vực có thể lựa chọn để đạt được những thành công bước đầu bao gồm: các giải pháp di chuyển/đi lại thông minh; các chương trình tiết kiệm năng lượng; lưới điện thông minh và hệ thống nước; hệ thống chiếu sáng đường phố thông minh; hệ thống giám sát và trật tự thông minh; dịch vụ chính phủ điện tử / chính phủ số; thanh toán thông minh, v.v ...

Các vấn đề chính Thành phố Nha Trang cần xem xét

Tìm kiếm thành công bước đầu cho Nha Trang phải dựa trên một số yếu tố. Nha Trang sẽ xem xét xây dựng ma trận lựa chọn dự án cho thành công ban đầu dựa trên những tiêu chí như sự kết hợp của công nghệ và cơ sở hạ tầng hiện tại, tình huống dự án, khả năng nhận được sự đồng thuận và tài trợ, các kỹ năng hiện có và cần thiết để thực hiện dự án và khả năng dự án thể hiện được thành quả ứng với mục tiêu và tham vọng của người dân

Lưu ý: Nhiều ý tưởng dự án được trình bày trong phần tiếp theo về "Những ý tưởng cho các dự án thí điểm".

Bảng 16: Các vấn đề chính Thành phố Nha Trang cần xem xét – Điểm hành động 8

01

02

03

04

05

Quản lý & tổ chức

Kinh nghiệm làm việc qua các phòng ban và / hoặc với các tổ

chức bên ngoài; Tổng số phòng ban có liên quan đến dự án;

Tính dễ dàng tiếp cận với tất cả những người có liên quan

tham gia dự án; Tính rõ ràng về trách nhiệm của các thành

viên đối với các dự án; tính rõ ràng về vai trò và nhiệm vụ của

các thành viên đối với dự án.

Công nghệ & Cơ sở hạ tầng

Kĩ năng

Dự án kinh doanh

Sự đồng thuận về chính trị

Phạm vi hỗ trợ hoặc phản đối dự án về khía cạnh chính trị;

Phạm vi hỗ trợ hoặc phản đối dự án từ các phòng ban khác

của thành phố và từ ban lãnh đạo ; Khả năng dự án bị nhìn

nhận một cách tiêu cực về công nghệ / bảo mật cơ sở hạ

tầng và bảo mật dữ liệu. 06

07

Các yếu tố về văn hóa

Khả năng phản ứng từ các cá nhân trong chính quyền thành

phố sẽ làm chậm dự án; Khả năng phản ứng từ bên ngoài

như từ dân cư, doanh nghiệp, vv cũng sẽ làm chậm dự án;

Khả năng công tác hành chính của chính quyền thành phố hỗ

trợ thực hiện thành công dự án; khả năng có thể dễ dàng giao

tiếp / tương tác với công dân

Quy định luật pháp

Xác suất các quy định của địa phương, khu vực hoặc quốc

gia (hoặc thậm chí sự thiếu vắng các quy định đó) có thể

cản trở dự án; Xác suất giảm thiểu các vấn đề liên quan

đến luật định (ví dụ: thông qua việc gian lận quy định, thay

đổi hoặc tạo ra các quy định mới).

Sự tiến bộ của công nghệ / cơ sở hạ tầng được sử

dụng trong dự án; Khả năng tương thích với thiết lập

hiện tại; Dễ thử nghiệm công nghệ / cơ sở hạ tầng mới

trên quy mô nhỏ, ví dụ với những dự án thử nghiệm;

Tầm quan trọng của công nghệ / cơ sở hạ tầng / an ninh

dữ liệu trong một dự án cho thành phố.

Giá trị hiện tại hoặc tỷ suất hoàn vốn nội bộ của một dự án;

Khả năng có thể đảm bảo tài chính cho dự án; Khả năng

phân bổ chi phí cho một dự án tương ứng với lợi ích của

từng đơn vị; Khả năng chia sẻ chi phí giữa các dự án khác

nhau để sử dụng cùng một công nghệ / cơ sở hạ tầng. Có nguồn nhân lực có đầy đủ kỹ năng và năng lực phù hợp để

thực hiện dự án; Có khả năng đào tạo hoặc tuyển dụng (nội bộ

hoặc bên ngoài) để bảo đảm khả năng thực hiện dự án; sự

hiệp lực - số người trong nhóm dự án đang làm việc cho các

dự án tương tự.

Page 107: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

107

Điểm hành động 9: Giám sát, đánh giá và mở rộng

Khi các dự án tạo thành công bước đầu được đưa vào áp dụng thực tiễn, một hoạt động song song quan trọng sẽ là thiết lập các thước đo để đo lường tiến triển hướng tới kết quả dự án và các mục tiêu đã đề ra. Các dự án cần được theo dõi thường xuyên để đảm bảo hạn chế chi phí phát sinh và sự chậm trễ tiến độ và đảm bảo chất lượng mong muốn. Lợi ích thu được từ các dự án đã được thực hiện phải được phổ biến ở tất cả các cấp và chưa đạt được KPIs (tiêu chí) của dự án thì phải thực hiện các sửa đổi cần thiết.

Các hoạt động thăm dò ý kiến như vậy cũng cho phép chính quyền thành phố biết và tìm ra các giải pháp công nghệ nào đáng để đầu tư vào các dự án trong tương lai. Theo dõi, đánh giá và cung cấp phản hồi là rất quan trọng cho quá trình học hỏi thành phố thông minh. Kết quả thấy được qua từng dự án, dù là dự án nhỏ, nhưng cùng với sự công khai minh bạch và sự tham gia của người dân, sẽ tạo một động lực đáng kể cho các dự án khác trong tương lai.

Một khi chính quyền thành phố thực hiện và đánh giá được những dự án nào dẫn đến thành công và xây dựng ý thức tích cực thì khả năng nhân rộng và mở rộng các dự án đó có thể được nghiên cứu để tiến hành ở quy mô phù hợp hơn.

Các vấn đề chính Thành phố Nha Trang cần xem xét

Xem xét xây dựng một nhóm giám sát dự án để rà soát liên tục tiến độ thực hiện dự án

Nhóm phải xây dựng số liệu và chỉ số dự án để đo lường tiến triển của các dự án theo các mục tiêu mong muốn

Sau quá trình thực hiện, dựa trên sự thành công của dự án, tổ dự án phải xem xét những dự án nào đã mang lại thành công và những dự án nào cần phải điều chỉnh.

Tùy thuộc vào những thành công đạt được trong quá trình thực hiện, tổ dự án phải xem xét tiềm năng của các dự án thành công để nhân rộng. Việc nhân rộng có thể được xem xét đối với việc mở rộng các dự án về vị trí địa lý, thành phố & tổ chức, mở rộng các dự án liên quan đến đối tác, bổ sung các tính năng bổ sung vào quá trình triển khai hiện tại ...

Bảng 17: Các vấn đề chính Thành phố Nha Trang cần xem xét – Điểm hành động 9

Các ý tưởng và chiến lược cho Nha Trang để thực hiện trong hành trình phát triển thành thành phố theo mô hình thành phố thông minh đã được trình bày ở phần trên. Quá trình nói trên có thể giúp Nha Trang tiến bộ một cách có hệ thống, và đúng hướng bằng cách tập trung quan tâm vào các nguyên tắc cơ bản mà nhiều thành phố bỏ qua trong quá trình tìm kiếm những thành công bước đầu của dự án thành phố thông minh. Để có thể đem lại những kết quả vững chắc, đánh giá và nghiên cứu chi tiết cho chiến lược và các kế hoạch hành động nêu trên là rất cần thiết. Vì một số thành phố trên thế giới đã áp dụng các cách tiếp cận khác nhau để phát triển thành phố thông minh, kế hoạch hành động nói trên không nhằm chỉ ra điểm hành động nào quan trọng hơn hay là điều tiên quyết phải thực hiện. Tuy nhiên, kế hoạch hành động đề xuất của chúng tôi là để Nha Trang tiếp cận với mô hình phát triển thành phố thông minh một cách có hệ thống và toàn diện.

Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ trình bày những điểm nổi bật về các ý tưởng dự án khác nhau mà Nha Trang có thể xem xét để khởi đầu các dự án theo mô hình thành phố thông minh. Một lần nữa, chi tiết dự án cụ thể sẽ cần phải được làm rõ như một phần của một nghiên cứu khác và do đó chúng tôi xin chỉ đề xuất ở đây các mục tiêu và mục tiêu cuối cùng thông qua các ý tưởng dự án mà Nha Trang có thể xem xét trong giai đoạn ban đầu.

Page 108: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

108

Khung chiến lược cho các ý tưởng dự án.

Khung tổng thể để chuẩn bị cho việc xây dựng Nha Trang theo mô hình thành phố thông minh đã được trình bày phía trên. Để hỗ trợ Nha Trang trong hành trình xây dựng theo mô hình thành phố thông minh, trong phần này chúng tôi sẽ nêu ra các lĩnh vực và dự án ưu tiên mà Nha Trang nên tập trung phát triển trong giai đoạn đầu. Mục tiêu then chốt là dồn sự tập trung của thành phố vào các dự án sẽ hỗ trợ xuyên suốt mong muốn phát triển theo mô hình thành phố thông minh của Nha Trang; làm nổi bật lên những dự án và hành động cần thực hiện để xây dựng tốt nền tảng cũng như đưa ra ý tưởng dự án phù hợp với quan điểm và ưu tiên hiện tại nhằm lưu giữ, phát triển bản sắc và thế mạnh của thành phố.

Như đã đề cập ở trên, ý tưởng dự án của chúng tôi cho Nha Trang tập trung vào ba nhóm chính:

Nhóm dự án 1: Tận dụng những nỗ lực hiện tại bằng cách ưu tiên các dự án phù hợp với chủ đề

thành phố thông minh

Nhóm dự án 2: Các công cụ nền tảng và các thiết lập cơ bản

Nhóm dự án 3: Các ý tưởng dự án ưu tiên

Nhóm dự án 1: Tận dụng những nỗ lực hiện tại bằng cách ưu tiên các dự án phù hợp với chủ đề thành phố thông minh

Tâm điểm của phần phân nhóm dự án này là danh sách các dự án đã được lên kế hoạch, phê duyệt hoặc khởi xướng bởi các phòng ban khác nhau của thành phố và cố gắng thu hút sự chú ý của các cơ quan chức năng đến việc tái ưu tiên các dự án này do có sự liên kết với phát triển theo mô hình thành phố thông minh. Một điểm cộng cho Nha Trang là Thành phố đã khởi xướng khá nhiều dự án có thể giúp nhanh chóng theo đuổi các mục tiêu theo mô hình thành phố thông minh.

Dựa vào danh sách các dự án nhận được từ một số phòng ban của Thành phố hoặc Tỉnh, chúng tôi đã xác định các dự án cần sự nỗ lực phối hợp của Chính quyền Thành phố để xem xét tiến độ của các dự án này nhằm xác định liệu có bất kỳ thử thách đáng kể nào trong việc tài trợ, lập kế hoạch và thực hiện hay không. Chúng tôi khuyến nghị Thành phố cần xây dựng cơ sở dữ liệu và theo dõi cho những dự án này để đưa chúng vào danh sách được ưu tiên. Khi Nha Trang có thêm nhiều dự án thì việc có một danh sách dự án ưu tiên sẽ giúp Thành phố tập trung nỗ lực của mình vào việc đạt được thành công xung quanh các dự án này.

Danh sách các dự án được ưu tiên (đã được triển khai, lên kế hoạch hoặc phê duyệt):

Lĩnh vực Dự án/Đề án Thời gian Đầu tư Đơn vị chủ

trì

CNTT&TT

Dự án Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý vào quản lý cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa (Dự án GIS)

2014-2019 82.5 tỷ STTTT

Đề án Kiến trúc nền tảnh Chính quyền điện tử cấp Tỉnh (LGSP)

2018 N/A STTTT

Chính phủ điện tử

Triển khai các hạng mục đầu tư xây dựng CSDL, phần mềm chuyên ngành, mua sắm thiết bị (thuộc đề án thành lập Trung tâm dịch vụ hành chính công trực tuyến Tỉnh Khánh Hòa)

2018 10 tỷ N/A

Triển khai các hoạt động ứng dụng CNTT phục vụ hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến

2016-2020 3 tỷ N/A

Page 109: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

109

Lĩnh vực Dự án/Đề án Thời gian Đầu tư Đơn vị chủ

trì

Triển khai nhân rộng phần mềm tiếp công dân và xử lí đơn thư khiếu nại tố cáo lên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

2016-2020 5 tỷ N/A

Đề án Điện tử hóa biểu mẫu các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên (giai đoạn 2)

2015-2017 2.74 tỷ Sở Nội Vụ

Dự án Cải tạo, nâng cấp toàn bộ hệ thống mạng Lan toàn thành phố (giai đoạn 3)

2017 2.2 tỷ UBND TP. Nha Trang

Đầu tư, mua sắm trang thiết bị cho Trung tâm dữ liệu tỉnh năm 2017 (thuộc Để án thành lập Trung tâm Dịch vụ hành chính công trực tuyến tỉnh Khánh Hòa)

2017 1.995 tỷ STTTT

Xây dựng Cổng thông tin Dịch vụ hành chính công trực tuyến (thuộc Để án thành lập Trung tâm Dịch vụ hành chính công trực tuyến tỉnh Khánh Hòa)

2017-2018 2 tỷ Sở Nội Vụ

Xây dựng phần mềm một cửa điện tử (thuộc Để án thành lập Trung tâm Dịch vụ hành chính công trực tuyến tỉnh Khánh Hòa)

2017-2018 3 tỷ Sở Nội Vụ

Du lịch

Phần mềm quản lí lưu trú (Thuế, Công an, Du lịch,..)

Đưa vào sử dụng từ

2018

N/A Công an Tỉnh

Đèn chiếu sáng đô thị -> chuyển sang đèn LED

2018-2022 203.3 tỷ đồng

Ban Quản Lí Dịch Vụ Công Ích

Giao thông

Hệ thống camera hiện tại cho công an quản lí

Công an Tỉnh

Dự án mở rộng hệ thống thông tin chỉ huy Công an tỉnh Khánh Hòa (Xây dựng đường truyền cáp quang để truyền dẫn kết nối dữ liệu nghiệp vụ từ Trung tâm thông tin chỉ huy của Công an tỉnh với Công an các huyện)

2017-2018 29.9 tỷ Công an Tỉnh

Dự án Lắp đặt hệ thống camera quan sát (CCTV) trên địa bàn thành phố

2017 22 tỷ UBND TP. Nha Trang

Dự án Trung tâm điều khiển và giám sát giao thông thành phố Nha Trang

2017-2018 14 tỷ UBND TP. Nha Trang

Đề án thí điểm đỗ xe dưới lòng đường N/A N/A Phòng Quản Lí Đô Thị

Đề án “Bãi đậu xe thông minh” N/A N/A Phòng Quản Lí Đô Thị

Page 110: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

110

Lĩnh vực Dự án/Đề án Thời gian Đầu tư Đơn vị chủ

trì

Giáo dục và đào tạo

Đề án Ứng dụng CNTT trong quản lý, hoạt động dạy và học nghề đến năm 2020

2018-2020 15 tỷ (có NSTW hỗ

trợ)

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Lập kế hoạch cho dự án TPTM

Đề án thí điểm TP Nha Trang theo mô hình TP thông minh

2018 2 tỷ STTTT

Đề án thí điểm khu dân cư điện tử N/A N/A N/A

Y tế

Ứng dụng CNTT trong khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm

2017 3 tỷ Sở Y Tế và STTTT

Bảng 18: Danh sách các dự án đã được triển khai, phê duyệt

Lưu ý: đây là danh sách được tổng hợp từ thông tin nhân được từ các phòng ban và có thể không phải là danh sách đầy đủ. Thành phố có thể bổ sung vào danh sách này các dự án phù hợp.

Nha Trang có thể cân nhắc sắp đặt các dự án này làm tiên phong trong quá trình định hướng và lên kế hoạch phát triển. Thành phố cũng có thể cân nhắc trong việc giao cho Tổ dự án thành phố thông minh trong việc ưu tiên thực hiện và rà soát tiến độ những dự án này.

Nhóm dự án 2: Các công cụ nền tảng và các thiết lập cơ bản

Nhóm dự án này bao gồm các công cụ nền tảng bắt buộc và các thiết lập cơ bản, rất quan trọng trong bất kỳ hành trình xây dựng theo mô hình thành phố thông minh và Thành phố cần phải đặt lên ưu tiên hàng đầu hoặc khởi động ngay. Những dự án này sẽ tạo thành xương sống để hỗ trợ bất kỳ tiểu dự án nào quá trình xây dựng Nha Trang theo mô hình thành phố thông minh. Thông thường, các dự án này là một sự giải pháp tổng thể hoặc ít nhất là một nỗ lực để tích hợp các hệ thống và mạng lưới của thành phố, điều này sẽ giúp cho các cơ quan chức năng cũng như những tiểu dự án có một tiếng nói chung và nhận được hỗ trợ cơ sở hạ tầng thông tin đầy đủ.

Thiết lập cơ bản nhất cho mô hình thành phố thông minh là kiến trúc ICT nhằm hỗ trợ sự phát triển tổng thể. Cơ sở của mọi kiến trúc ICT và giải pháp mô hình thành phố thông minh được xây dựng trên bốn trụ chính, là những thành phần cơ bản sau6:

6 IDB: The Road toward Smart Cities Migrating from Traditional City Management to the Smart City

Page 111: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

111

Hình 34: Minh họa các thiết lập cơ bản trong nhóm dự án về kiến trúc ICT

Những bước phát triển trọng tâm Thành phố Nha Trang cần phải có:

• Nha Trang phải xem xét lại tình trạng hiện tại của mạng băng thông rộng và các cơ sở kết nối khác về khả năng hỗ trợ các ứng dụng kỹ thuật số. Cơ sở hạ tầng truyền thông có thể là sự kết hợp của các công nghệ mạng dữ liệu khác nhau sử dụng truyền dẫn cáp, sợi quang và mạng không dây (Wi-Fi, 3G, 4G hoặc sóng radio). Thành phố có thể xem xét yêu cầu tất cả các dự án mở rộng hoặc phát triển cơ sở hạ tầng, các tòa nhà xây mới phải có lắp đặt cáp mạng tốc độ cao hoặc các điểm điện năng, đảm bảo đường truyền mạng để hỗ trợ các công cụ cảm biến và điểm truy cập không dây.

• Xem lại hiện trạng của việc triển khai và hoạt động của các công cụ cảm biến bởi chúng sẽ trở thành phương tiện để thu thập thông tin trực tiếp từ cơ sở hạ tầng vật chất và môi trường. Cùng với mạng dữ liệu thì các công cụ cảm biển là nền tảng trong việc xây dựng theo mô hình thành phố thông minh. Mạng lưới của các công cụ cảm biến cho phép thu thập một lượng lớn dữ liệu và chúng ta có thể thiết kế những dữ liệu này phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Ví dụ như cảm biến trong các điểm đèn thông minh để tự động bật và tắt ánh sáng phù hợp với ánh sáng xung quanh hoặc khi có người đi qua; lắp đặt cảm biến trong lưới điện để giám sát và kiểm soát đường truyền điện năng; xây dựng kiểm soát nhiệt độ môi trường để giảm thiểu tiêu thụ năng lượng; cảm biến trong mạng lưới nước để xác định dòng chảy và kiểm soát lưu lượng theo cách tối ưu, phát hiện rò rỉ; cảm biến chuyển động cho việc điều tiết quản lý giao thông; các cảm biến phát hiện ô nhiễm để giảm thiểu các tác động môi trường; GPS lắp đặt trong các phương tiện cấp cứu như xe cứu thương, đội cứu hỏa; v.v. Trong một số trường hợp, các công cụ cảm biến này sẽ cần phải được kết nối với nhau và kết nối với một mạng lưới truyền thông dữ liệu. Các công cụ cảm biến là thiết bị cung cấp thông tin đầu vào rất quan trọng cho việc ra quyết định. Do đó Nha Trang cần rà soát lại mức độ triển khai của các công cụ cảm biến sẵn có cũng như xem xét việc lắp đặt các cảm biến này cho các công trình cơ sở hạ tầng trong tương lai.

• Bước quan trọng tiếp theo là cần phải xây dựng một trung tâm điều khiển và truyền thông tích hợp, kết hợp cả về cơ sở hạ tầng công nghệ (máy tính, hệ thống ứng dụng và màn hình hệ thống kỹ thuật số), cơ sở hạ tầng (phòng điều hành, phòng quản lý khủng hoảng ... .), nguồn nhân lực và đại diện của các phòng ban khác nhau cùng các nhà cung cấp dịch vụ. Trung tâm tích hợp này sẽ được kết nối thực với các khu vực của Thành phố thông qua Internet và các mạng truyền thông khác nhau, cùng với các thiết bị cảm biến và thiết bị số nằm rải rác khắp Thành phố. Trung tâm này cùng với cơ sở hạ tầng trung tâm sẽ giúp thành phố xử lý lượng lớn dữ liệu ở các khu vực và còn có khả năng phân tích dữ liệu thời gian thực, giúp nhanh chóng ra các quyết định quan trọng kể cả các trường hợp khẩn cấp. Trung tâm điều khiển tích hợp này phải được trang bị đầy đủ các hệ thống lưu trữ dữ liệu cho một lượng lớn dữ liệu ở các khu vực khác nhau của thành phố.

Page 112: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

112

Nha Trang có thể xem xét mở rộng quy mô trung tâm dữ liệu hiện có thành một trung tâm tập hợp nhiều chức năng và dữ liệu từ các phòng ban và hoạt động như một trung tâm chỉ huy và điều khiển Thành phố.

• Sau khi thiết lập, cơ sở hạ tầng thông tin nền tảng cần được hỗ trợ bởi các ứng dụng truyền thông và giao diện giao tiếp mà sẽ đóng vai trò cầu nối giữa lãnh đạo Thành phố với người dân, giữa các khu vực và phòng ban của Thành phố. Các hệ thống này là nền tảng hợp tác. Ví dụ như việc tạo ra các ứng dụng dành cho thiết bị di động và giao diện dựa trên web cho phép thu thập dữ liệu và quản lý với sự tham gia của người dân - và / hoặc cho phép Thành phố liên lạc với người dân để gửi cảnh báo khẩn cấp hoặc thông tin giao thông. Có nhiều ứng dụng và giao diện phù hợp với yêu cầu của các ban ngành mà Thành phố Nha Trang có thể xem xét.

Thành phố Nha Trang cần phải nghiên cứu sâu hơn về kiến trúc ICT hiện có và triển khai các hệ thống, ứng dụng hỗ trợ ngày nay cũng như lập ra lộ trình để phát triển nền tảng cần thiết cho việc xây dựng thành công theo mô hình thành phố thông minh trong tương lai. Thành phố Nha Trang cần phát triển những hệ thống này nền tảng này nhưng vẫn duy trì mục tiêu và nguyên tắc minh bạch, tính cởi mở, khả năng tương tác và kết nối, bảo mật và sự riêng tư. Vì vậy, Thành phố Nha Trang cần phải xem xét một khuôn khổ chính sách và các quy định pháp lý phù hợp để có thể hỗ trợ khung kỹ thuật số nói trên. Một số lựa chọn mà Thành phố Nha Trang có thể xem xét bao gồm:

Ban hành các quy định và hướng dẫn về các tiêu chuẩn mở cần được áp dụng rộng khắp thành phố

Đưa ra các chính sách về bảo mật và sử dụng dữ liệu để tránh việc lạm dụng thông tin hoặc các vấn đề liên quan đến pháp lý

Tạo ra một khuôn khổ bảo mật để bảo vệ dữ liệu

Thiết lập chính sách quản lý, minh bạch và chia sẻ dữ liệu trên toàn thành phố

Khi cố gắng xây dựng hệ thống kiến trúc ICT hay những thiết lập cơ bản khác, Thành phố không thể bỏ qua những cân nhắc về chính sách nói trên vì những chính sách này sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng xây dựng theo mô hình thành phố thông minh của Nha Trang.

Dưới đây là minh họa của hệ thống kiến trúc ICT được xây dựng bởi PwC cho kế hoạch phát triển thành phố thông minh của Hong Kong. Xin lưu ý rằng mô hình này chỉ mang tính chất tham khảo để xem xét liệu các yếu tố của hệ thống kiến trúc này có phù hợp với kế hoạch phát triển của Thành phố Nha Trang.

Minh họa hệ thống kiến trúc ICT cho Thành phố thông minh7

Hình 35: Minh họa hệ thống kiến trúc ICT cho thành phố thông minh

7 Smart City Blueprint for Hong Kong, PwC

Tầng dữ liệu

Tầng kết hợp

Tầng kết nối

Dữ Liệu Lớn Dữ Liệu MởDữ Liệu Không Gian

Chung

Nhận dạng và

kiểm soát truy

cập

IoT/ Mạng lưới

SCADA

Dữ liệu kết nối

(Messeage bus /

API)

Quản trịQuản lý công cụ

cảm biến

Mạng cố định Mạng di động LPWANWi-Fi

Thông tin từ người

dân

Thông tin từ B/D hoặc CSDL của

khối tư nhân, đại chúng

DỊCH VỤ

THÔNG MINH

SỞ

HẠ

TẦ

NG

KỸ

TH

UẬ

T S

NGUỒN

DỮ LIỆU

Kinh tế

thông minh

Giao thông

thông minhChính quyền

thông minh

Môi trường

thông minhCon người

thông minhCuộc sống

thông minh

RF Mesh

Nền tảng tích hợp

Nền tảng

Kĩ thuật sốTru

ng

tâm

dữ

liệu

(Clo

ud &

Kiế

ntr

úc

ứng

dụng)

Ngư

ờikỹ

thuật

số

Các

tiêu

chuẩn

An n

inh

/ B

ảo

mật

dữ

liệu

Dữ liệu thu thập từ các thiết bị cảm biến và truyền động

Đường xáMôi trườngxây dựng

Năng lượng NướcKhông giancông cộng

Giao thôngCơ sở hạ tầng

xã hội

Page 113: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

113

Nhóm dự án 3: Các ý tưởng dự án ưu tiên

Dựa trên các thảo luận chọn lọc với các cơ quan chức năng và một số ban ngành của Thành phố, và sau khi xem xét đánh giá trọng tâm phát triển của Thành phố Nha Trang, nhóm dự án này tập trung vào các chủ đề ưu tiên mới nổi mà Thành phố có thể xem xét cho danh sách ưu tiên trong hành trình phát triển theo mô hình thành phố thông minh. Xin lưu ý rằng những chủ đề ưu tiên này đã được xem xét dựa trên phản hồi có chọn lọc mà chúng tôi hiện có và không phải là danh sách ưu tiên cuối cùng vì nó chưa được kiểm tra thổng thể qua các cuộc thảo luận giữa các ngành / phòng ban. Tuy nhiên, các chủ đề này được lựa chọn dựa trên các nguyên tắc của việc xem xét hiện trạng DNA / đặc điểm của thành phố cũng như tập trung giải quyết các điểm yếu hiện ra trong quá trình đánh giá mức độ sẵn sàng của Thành phố.

Sau khi cân nhắc các đặc điểm của Thành phố và nguyện vọng của các cơ quan chức năng, kết hợp với kết quả đánh giá mức độ sẵn sàng của Thành phố, các chủ đề ưu tiên sau đây có thể được xem xét để Nha Trang bắt đầu lộ trình phát triển theo mô hình thành phố thông minh:

• Các giải pháp Du lịch thông minh • Các giải pháp Di chuyển và giao thông thông minh • Các giải pháp An ninh công cộng thông minh • Các giải pháp Chính phủ quản lý thông minh

Hình 36: Các chủ đề thông minh được ưu tiên

Khởi động các Chủ đề Thông minh được ưu tiên

Thành Phố thông minh Nha Trang

Đẩy nhanh Hành trình Thành phố Thông minh

Trên cơ sở đặc điểm của thành phố và lựa

chọn phản hồi của các bên liên quan, Nha

Trang muốn đặt mình là Điểm du lịch thông

minh thì cần sự hỗ trợ tốt từ các chủ đề liên

quan, có thể kể đến như “Di chuyển và Giao

thông thông minh” và “An ninh trật tự thông

minh” cho người dân và du khách cũng như

chính phủ thông minh.

Du lịch thông minhMột điểm đến du lịch thông minh và hấp dẫn mang tầm

quốc tế, nâng cao trải nghiệm du lịch trước, trong và sau

chuyến đi cho du khách, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng

kinh tế.

Di chuyển và Giao thông thông minhMột thành phố với cơ sở hạ tầng giao thông thông minh

cung cấp cho người dân và khách du lịch cách thức di

chuyển rẻ hơn, nhanh hơn và thân thiện với môi trường.

An ninh công cộng thông minhMột thành phố an toàn, trật tự được đảm bảo,

ưu tiên an ninh công cộng và tăng cường khả

năng sinh sống cho người dân và du khách.

Chính phủ quản lý thông minhMột trung tâm đô thị có Chính phủ quản lý minh

bạch, luôn tương tác, phản hồi và đáp ứng tích

cực trong việc cung cấp các dịch vụ công và

kinh doanh.

Ghi chú: Cần chú ý rằng các lựa chọn ở đây không có nghĩa mà các chủ đề thông minh khác không có liên quan hoặc không quan trọng đối với Nha Trang. Mục đích ở đây là đưa ra

các chủ đề có thể được cân nhắc ưu tiên khi xem xét các mục tiêu hiện tại của Thành phố. Khi có nhiều ngân sách hơn, Nha Trang có thể cân nhắc thêm các chủ đề bổ sung.

Page 114: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

114

Các mục tiêu và dự án ưu tiên để Nha Trang xem xét cho ngắn hạn (1-5 năm), trung hạn (5-10 năm) và dài hạn (>10 năm) được trình bày qua bảng dưới đây:

Lĩnh vực ưu tiên

Ngắn Hạn (1-5 năm)

Trung Hạn (5-10 năm)

Dài Hạn (>10 năm)

Du lịch thông minh

Mục tiêu

Khách du lịch cảm nhận và cho rằng:

Nha Trang là một điểm đến du lịch hấp dẫn, sáng tạo với công nghệ tiên tiến

Các hoạt động kinh doanh du lịch đóng vai trò quan trọng trong du lịch thông minh

Khách du lịch cảm thấy:

Họ có thể sử dụng công nghệ để dễ dàng định hướng các điểm tham quan của Thành phố

Có thể dễ dàng tùy chọn và lên kế hoạch cho chuyến đi Nha Trang của mình bằng các ứng dụng web và điện thoại di động Trải nghiệm ở Nha Trang có tính tương tác, tùy chọn và được cải thiện hơn nhờ công nghệ mới và du lịch thông minh.

Khách du lịch cảm thấy: • Chuyến du lịch

Nha Trang thật thú vị, sáng tạo, nhiều tương tác và hấp dẫn

• Nha Trang là điểm du lịch thông minh toàn cầu

Các sáng kiến dự án cần xem xét

• Nâng cấp trang web hiện có để phát triển một trang web du lịch tương tác (các lựa chọn đa ngôn ngữ, hướng dẫn du lịch kỹ thuật số và bản đồ điểm tham quan, cổng thông tin tích hợp cho các nhà cung cấp tour du lịch địa phương và thông tin trọn gói tour, lịch sự kiện Thành phố, quảng cáo; đặt phòng khách sạn trực tuyến, thông tin về phương tiện giao thông đi lại, v.v.), bao gồm cả phiên bản trên điện thoại

• Trang web thành phố trên các trang web mạng xã hội • Các ki-ốt thông tin tương tác tại các vị trí chọn lọc của Thành phố • Điểm truy cập Wifi tại các điểm du lịch chọn lọc • Ứng dụng các phương thức truyền thông phạm vi hẹp, mã QR và các ứng

dụng tăng tính thực tế • Các ứng dụng du lịch thông minh và thẻ dịch vụ du lịch thông minh • Công cụ kinh doanh thông minh để thu thập số khách truy cập, thời gian

thực, lượt khách quay lại, thông tin ẩn danh và các thông tin khác về hành vi và sự lựa chọn của du khách.

Giao thông thông minh

Mục tiêu

Giới thiệu và thúc đẩy việc sử dụng hệ thống giao thông công cộng để giảm phụ thuộc vào phương tiện cá nhân. Người tham gia giao thông cảm thấy họ có thể lựa chọn đi du lịch thông qua các hệ thống giao thông công cộng và có thể truy cập thông tin, thời gian thực về lịch trình các chuyến đi.

Hệ thống giao thông của Thành phố sẽ cải thiện trải nghiệm du lịch của người dùng nhờ vào tính nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và liền mạch. Người tham gia giao thông (người dân, lái xe và khách du lịch) cảm thấy họ được cung cấp thông tin để lựa chọn các tuyến đường thay thế dựa trên thông tin tắc nghẽn; có thể lựa chọn cách di chuyển nhanh hơn và rẻ hơn để đi đến các vùng của Thành phố. Họ cũng nhận thấy Nha Trang là một thành phố dễ định hướng, lên kế hoạch và tạo điều kiện thuận lợi cho người đi bộ để di chuyển quanh Thành phố.

Nha Trang tự hào về một hệ thống giao thông công cộng được áp dụng công nghệ và theo kịp thời đại; an toàn và thân thiện với môi trường.

Các sáng

• Phát triển một giao lộ giao thông công cộng thông minh hoặc nâng cấp các trạm xe buýt chính, để cung cấp quyền truy cập wifi cho người dân; màn hình

Page 115: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

115

Lĩnh vực ưu tiên

Ngắn Hạn (1-5 năm)

Trung Hạn (5-10 năm)

Dài Hạn (>10 năm)

kiến dự án cần xem xét

cảm ứng đa chức năng để hiển thị tin tức, điều kiện thời tiết, thời gian ước tính khi xe buýt đến bến, thời gian ước tính đến điểm đến của khách hàng dựa trên tình hình giao thông, hoạt động của xe buýt, các tuyến mà hành khách có thể lựa chọn dựa trên thời gian xe đến, điểm đến và tình hình giao thông, bản đồ kỹ thuật số hiển thị các tuyến xe buýt / trạm dừng xe buýt, v.v. Điều này cũng cần được hỗ trợ thông qua việc sử dụng xe buýt thông minh.

• Chỗ đậu xe thông minh cung cấp thông tin thời gian thực về chỗ trống chỗ đậu xe, hướng dẫn lái xe đến chỗ đậu xe gần nhất có thể, cho phép đặt trước các điểm đậu xe, có phương tiện thanh toán điện tử thông minh.

• Các nút giao thông thông minh và lối đi dành cho người đi bộ được tích hợp các công nghệ như hệ thống kiểm soát và cảm biến, phát hiện người đi bộ hoặc xe buýt để cho phép giao tiếp giữa các cơ sở hạ tầng giao thông và cải thiện quản lý giao thông đối với phương tiện và người đi bộ.

• Sử dụng các công nghệ thông minh trong thực thi giao thông như sử dụng các hệ thống CCTV với khả năng phân tích video để nắm bắt và giám sát các vi phạm luật giao thông.

• Về lâu dài, việc thu phí đường bộ điện tử có thể được thử nghiệm để quản lý giao thông thông qua thu phí tắc nghẽn. Nó sẽ nâng cao năng lực cho Nha Trang để nhận biết các phương tiện và tự động tính phí đi khi xe đi qua các điểm cụ thể, do đó giảm thiểu thời gian chờ đợi.

• Tín hiệu điện tử cho các biển chỉ đường. • Phát triển một ứng dụng di động toàn thành phố để công dân và khách du

lịch sử dụng. An ninh công cộng thông minh

Mục tiêu

Xây dựng Nha Trang thành thành phố thận trọng, phát triển khả năng quản lý sự cố giảm thiểu thời gian phản ứng để ứng phó sự cố. Thành phố với hệ thống quản lý sự cố được cải thiện.

Xây dựng Nha Trang là điểm đến an toàn với tỷ lệ tội phạm thấp nhất ở Việt Nam / Đông Nam Á để nâng cao cuộc sống và sự hấp dẫn của thành phố. Giám sát toàn bộ Thành phố nhằm tăng cường khả năng phản ứng.

Xây dựng Nha Trang như một thành phố có nhận thức đầy đủ về các tình huống, và có những hoạt động và phân tích chủ động nhằm giảm thiểu sự cố và đe dọa. Một thành phố với hệ thống nhận thức tình huống tiên tiến để giảm thiểu sự cố và đe dọa.

Các sáng kiến dự án cần xem xét

Xây dựng cơ sở hạ tầng nhận biết sự cố / nguy hiểm / thiên tai như camera IP, cảm biến, v.v., để phát hiện cháy, tai nạn, lũ lụt, bão, động đất, v.v.

Cơ sở hạ tầng giám sát sự cố / nguy hiểm / thiên tai thông qua giám sát bằng video với khả năng phân tích và thiết lập phòng điều khiển CCTV.

Cơ sở hạ tầng quản lý sự cố / nguy hiểm / thiên tai như cảnh báo trên các thiết bị của người dân, Trung tâm Khẩn cấp; các nhóm thảo luận ảo; tổ công tác sự cố hoặc xe trả lời cuộc gọi công cộng.

Dự án cơ sở hạ tầng an ninh mạng để bảo vệ dữ liệu công cộng và thông tin chính phủ khỏi các mối đe dọa mạng và các cuộc tấn công.

Phân tích tội phạm và theo dõi trại giam. Chính quyền quản lý

Mục tiêu

Một chính phủ thường xuyên kết nối với người dân và doanh nghiệp để cân

Một chính phủ tạo điều kiện để công dân và doanh nghiệp có thể dễ dàng giao dịch với Chính phủ, đồng thời sử dụng các công cụ,

Xây dựng chính phủ thông minh, cởi mở, minh bạch, tương tác cao, cùng với sự

Page 116: Đề án phát triển theo mô hình thành phố thông minhstttt.khanhhoa.gov.vn/Resources/2018/XinYkienDuthaoVB/KT-2228.pdf · Lợi ích của việc áp dụng mô hình Thành

Dự thảo

116

Lĩnh vực ưu tiên

Ngắn Hạn (1-5 năm)

Trung Hạn (5-10 năm)

Dài Hạn (>10 năm)

thông minh

nhắc các nhu cầu của họ vào quá trình ra quyết định và sử dụng mô hình quản trị minh bạch thông qua các giải pháp quản trị điện tử.

phương pháp và hệ thống tiên tiến để thúc đẩy hợp tác ở tất cả các cấp chính quyền, để thu hút công chúng tham gia trong công việc của Chính phủ. Xây dựng Trung tâm điều hành đô thị có chức năng giám sát, điều hành hoạt động đô thị (trật tự, an ninh, giao thông, ứng phó sự cố, v.v.)

phối hợp lãnh đạo và hợp tác giữa các cơ quan chính phủ, ngành và doanh nghiệp.

Ý tưởng dự án

Bảng cung cấp thông tin Thành phố để phổ biến thông tin cung cấp dịch vụ với công dân và doanh nghiệp.

Ứng dụng kết nối thành phố/người dân Nha Trang.

Đưa ra các dịch vụ chính phủ điện tử một cửa.

Triển khai các giải pháp thanh toán điện tử phục vụ việc thu phí của chính phủ.

Hội trường thành phố ảo và ki-ốt để tương tác thường xuyên với Chính phủ.

Các doanh nghiệp có thể thực hiện toàn bộ thao tác trực tuyến qua một cổng thông tin điện tử duy nhất.

Bảng 19: Các mục tiêu và dự án ưu tiên để Nha Trang xem xét cho ngắn hạn (1-5 năm), trung hạn (5-10 năm) và dài hạn (>10 năm).

Lưu ý: Những ý tưởng dự án nêu trên được xây dựng dựa trên sự xem xét các giải pháp công nghệ và ý

tưởng hiện có trên thế giới. Những đề xuất trên không tập trung vào chiến lược cũng như lộ trình, kế

hoạch chuyển đổi của từng ban ngành. Sẽ có các biện pháp kỹ thuật, chính sách, thủ tục hành chính

cũng như các dự án mà Thành phố cần phải thực hiện để tăng sự hấp dẫn của các ngành. Tuy nhiên báo

cáo này chỉ tập trung vào các giải pháp công nghệ / ICT và các ý tưởng dự án cho việc xây dựng Nha

Trang theo mô hình thành phố thông minh.

Định hướng và các bước tiếp theo.

Nghiên cứu này nhấn mạnh tình trạng hiện tại của thành phố Nha Trang trong lộ trình phát triển theo mô hình thành phố thông minh. Các vấn đề còn tồn tại trong các lĩnh vực được nêu lên cho lãnh đạo thành phố và các phòng ban xem xét, từ đó có thể bắt đầu thông báo về lộ trình chuyển đổi. Nghiên cứu này cũng trình bày hướng tiếp cận chiến lược và khung hướng dẫn mà Nha Trang có thể xem xét áp dụng cho tiến trình chuyển đổi có cấu trúc theo mô hình thành phố thông minh. Báo cáo cũng nêu bật các chủ đề ưu tiên và danh sách các sáng kiến dự án thông minh. Từ đó Thành phố có thể bắt đầu lộ trình chuyển đổi thông qua việc tiến hành các nghiên cứu khả thi chi tiết cùng với việc xác định và phân bổ ngân sách tương ứng.

Báo cáo này có thể được lãnh đạo Tỉnh, Thành phố và các sở, ban ngành sử dụng để:

A) xác định và đi sâu vào các vấn đề mà thành phố cảm thấy là tối quan trọng và cần thiết phải giải quyết trong lộ trình phát triển theo mô hình thành phố thông minh và

B) sử dụng báo cáo này để xác định và lên khung cấu trúc các vấn đề cần thảo luận về dự án và các sáng kiến thành phố thông minh. Từ đó Thành phố có thể bắt đầu lộ trình chuyển đổi một cách có hệ thống và đồng bộ. Báo cáo này có thể được lãnh đạo thành phố sử dụng để xác định các khu vực ưu tiên đầu tư nhưng vẫn cần phải thực hiện các nghiên cứu khả thi chi tiết. Nghiên cứu khả thi chi tiết nằm ngoài phạm vi của nghiên cứu này.