ĐỀ tÀi khoa hỌc sỐ 2.1.3-b11-12 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2150/3....

38
74 NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG NỘI DUNG BÁO CÁO THỐNG KÊ VỀ CHẤT LƢỢNG TĂNG TRƢỞNG CỦA VIỆT NAM VÀ ÁP DỤNG CHO GIAI ĐOẠN 2006-2010 Cấp đề tài: Thời gian nghiên cứu: Đơn vị thực hiện: Chủ nhiệm: Bộ 2011-2012 Viện Khoa học Thống kê CN. Nguyễn Thị Việt Hồng MỞ ĐẦU Sau hơn hai mƣơi năm thực hiện đƣờng lối đổi mới, chuyển đổi cơ chế kinh tế kế hoạch sang cơ chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao đi đôi với bảo đảm công bằng ở mức tƣơng đối trong xã hội, giảm đáng kể tỷ lệ hộ nghèo. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và sự hội nhập quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho Việt nam có thể rút ngắn đƣợc khoảng cách phát triển so với thế giới nhƣng cũng tạo ra không ít thách thức, khó khăn đối với nền kinh tế thị trƣờng còn non trẻ. Nhận thức đƣợc thách thức và nguy cơ đối với mức tăng trƣởng trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách nhằm cải thiện Chất lƣợng tăng trƣởng (CLTT). Song trên thực tế, đánh giá CLTT là việc làm vô cùng khó khăn vì sự thay đổi giữa các yếu tố về lƣợng và chất không phải luôn theo cùng một xu hƣớng hoặc theo cùng một tỷ lệ nhất định mà thế cân bằng giữa chúng luôn bị phá vỡ do sự chi phối của các qui luật kinh tế, qui luật tự nhiên và qui luật xã hội. Để tạo điều kiện cho việc xây dựng báo cáo phân tích CLTT trong những năm tiếp theo, năm 2011, Tổng cục Thống kê đã chủ động triển khai Đề tài cấp bộ: “Nghiên cứu xây dựng nội dung báo cáo thống kê về CLTT Việt Nam và áp dụng cho giai đoạn 2006-2010” là hết sức cần thiết. ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.1.3-B11-12

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

20 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

74

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG NỘI DUNG BÁO CÁO THỐNG KÊ VỀ

CHẤT LƢỢNG TĂNG TRƢỞNG CỦA VIỆT NAM VÀ ÁP DỤNG

CHO GIAI ĐOẠN 2006-2010

Cấp đề tài:

Thời gian nghiên cứu:

Đơn vị thực hiện:

Chủ nhiệm:

Bộ

2011-2012

Viện Khoa học Thống kê

CN. Nguyễn Thị Việt Hồng

MỞ ĐẦU

Sau hơn hai mƣơi năm thực hiện đƣờng lối đổi mới, chuyển đổi cơ chế

kinh tế kế hoạch sang cơ chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa,

Việt Nam đã đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao đi đôi với bảo đảm công

bằng ở mức tƣơng đối trong xã hội, giảm đáng kể tỷ lệ hộ nghèo. Sự phát

triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và sự hội nhập quốc tế tạo điều kiện

thuận lợi cho Việt nam có thể rút ngắn đƣợc khoảng cách phát triển so với thế

giới nhƣng cũng tạo ra không ít thách thức, khó khăn đối với nền kinh tế thị

trƣờng còn non trẻ.

Nhận thức đƣợc thách thức và nguy cơ đối với mức tăng trƣởng trong

những năm gần đây, Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam đã thực hiện nhiều chính

sách nhằm cải thiện Chất lƣợng tăng trƣởng (CLTT). Song trên thực tế, đánh

giá CLTT là việc làm vô cùng khó khăn vì sự thay đổi giữa các yếu tố về

lƣợng và chất không phải luôn theo cùng một xu hƣớng hoặc theo cùng một

tỷ lệ nhất định mà thế cân bằng giữa chúng luôn bị phá vỡ do sự chi phối của

các qui luật kinh tế, qui luật tự nhiên và qui luật xã hội. Để tạo điều kiện cho

việc xây dựng báo cáo phân tích CLTT trong những năm tiếp theo, năm

2011, Tổng cục Thống kê đã chủ động triển khai Đề tài cấp bộ: “Nghiên cứu

xây dựng nội dung báo cáo thống kê về CLTT Việt Nam và áp dụng cho giai

đoạn 2006-2010” là hết sức cần thiết.

ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.1.3-B11-12

75

Mục tiêu của đề tài nhằm tạo lập đƣợc một khung báo cáo phân tích với

đầy đủ nội dung phản ánh CLTT kinh tế Việt nam có thể ứng dụng trong

tƣơng lai. Đồng thời áp dụng khung phân tích để xây dựng báo cáo CLTT

kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2006-2010.

Các phƣơng pháp đƣợc nhóm nghiên sử dụng trong đề tài chủ yếu gồm

phƣơng pháp khảo sát, đánh giá, phân tích, tổng hợp và chú trọng đến việc sử

dụng kết hợp phƣơng pháp toán với kinh nghiệm của các chuyên gia.

Sau hai năm nghiên cứu với sự hợp tác chặt chẽ của các thành viên và

sự tạo điều kiện của Lãnh đạo Tổng cục Thống kê và Lãnh đạo Viện Khoa

học Thống kê, BCN đề tài đã thực hiện các chuyên đề nghiên cứu tập trung

vào các nhóm nội dung đề cập ở trên và kết quả nghiên cứu đã đƣợc biên

soạn thành báo cáo tổng hợp. Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, báo cáo gồm

hai chƣơng: Chƣơng I: Cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất nội dung chất lƣợng

tăng trƣởng kinh tế; Chƣơng II: Xác định chỉ tiêu phân tích và đề xuất khung

báo cáo thống kê phân tích chất lƣợng tăng trƣởng.

CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỀ XUẤT

NỘI DUNG CHẤT LƢỢNG TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ

I. Cơ sở lý luận về chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế

1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế và nhân tố tác động đến tăng trưởng

1.1. Khái niệm

Hiện nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau về tăng trƣởng, hầu hết đều

thống nhất tăng trƣởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô, sản lƣợng của nền

kinh tế trong giai đoạn nhất định, đó là kết quả đƣợc tạo ra bởi tất cả các hoạt

động sản xuất và dịch vụ trong nền kinh tế. Song chúng tôi thấy, khái niệm

về tăng trƣởng kinh tế nhƣ đƣợc trình bày dƣới đây là đầy đủ và phù hợp nhất

với nội dung nghiên cứu của Đề tài, cụ thể là:

“Tăng trưởng kinh tế là sự mở rộng năng lực sản xuất hàng hóa và dịch

vụ của nền kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu của con người. Năng lực sản xuất

của nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào số lượng của các nguồn lực và trình

độ công nghệ được sử dụng trong quá trình sản xuất. Vì vậy, tăng trưởng

kinh tế luôn liên quan đến quá trình mở rộng và hoàn thiện các yếu tố tạo

nên nguồn lực sản xuất. Nói cách khác, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng

76

hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra và nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế có vai trò quan trọng đối với tiến trình phát triển và sự

thịnh vượng của đất nước”(6).

Tăng trƣởng kinh tế đƣợc phản ánh ở nhiều chỉ tiêu nhƣ: tổng sản phẩm

trong nƣớc, thu nhập quốc gia, tăng trƣởng vốn, lao động, sự gia tăng quy mô

và chất lƣợng thị trƣờng... Có thể thấy, các lý thuyết về tăng trƣởng đều nhằm

mục đích xác định những yếu tố chủ yếu quyết định tăng trƣởng và vai trò

của chúng đối với quá trình tăng trƣởng. Có bốn yếu tố quyết định tăng

trƣởng đƣợc nhiều ngƣời ủng hộ gồm: số lƣợng và chất lƣợng nguồn nhân

lực; số lƣợng và chất lƣợng nguồn tài nguyên; mức độ tích lũy vốn; và sự đổi

mới công nghệ (bao gồm cả công nghệ quản lý). Tùy thuộc vào bối cảnh và

giai đoạn phát triển nhất định của từng nƣớc, mức độ tác động đến tăng

trƣởng của các yếu tố trên là khác nhau. Đối với các nƣớc đang trong quá

trình công nghiệp hóa, nguồn vốn vật chất đóng một vai trò quan trọng, thúc

đẩy tăng trƣởng. Nhƣng đối với các nƣớc công nghiệp, nguồn vốn nhân lực

và công nghệ là những yếu tố cơ bản quyết định tăng trƣởng.

1.2. Các nhân tố kinh tế tác động đến tăng trưởng

Sơ đồ vận hành của nền kinh tế vĩ mô có thể đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Nền kinh tế

vĩ mô

1. Sản lƣợng

1. Đòn bẩy chính sách 2. Việc làm

2. Cú sốc bên ngoài 3. Giá cả

3. Các yếu tố tác động bên

trong của chính nền kinh tế

4. Tăng trƣởng

5. Cán cân thanh toán

quốc tế

Vai trò của tổng cung và tổng cầu: toàn bộ kết quả của các hoạt động

kinh tế vĩ mô là kết quả của quá trình giao dịch trên thị trƣờng, tác động qua

lại giữa cung và cầu. Bởi vậy, bất kỳ ảnh hƣởng nào tới nền kinh tế vĩ mô đều

thông qua quan hệ cung - cầu. Do đó, khi nghiên cứu chất lƣợng tăng trƣởng

cần tập trung chú ý vào các yếu tố tạo nên quan hệ giữa cung và cầu. Tổng

(6) TS. Nguyễn Bích Lâm: “Mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trƣởng kinh tế”, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ - Báo

cáo Hội thảo khoa học “Lạm phát và tăng trƣởng kinh tế ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin,

Tháng 5/2013.

77

cung và tổng cầu xác định mức cân bằng, tức là nền kinh tế đạt tới điểm cân

bằng giữa sản lƣợng và giá cả.

1.2.1. Nhóm các nhân tố bên cung chủ yếu tác động tới tốc độ tăng

trưởng kinh tế

a. Vốn sản xuất/tài sản cố định: yếu tố quan trọng nhất đối với quá

trình sản xuất của bất kỳ một nền sản xuất nào, đặc biệt là đối với các nƣớc

đang phát triển và các nƣớc công nghiệp phát triển. Tài sản cố định đƣợc

hình thành từ vốn đầu tƣ. Việc đầu tƣ thƣờng do Nhà nƣớc và doanh

nghiệp thực hiện; tuy nhiên, một phần đầu tƣ của hộ gia đình cũng làm

tăng tài sản cố định.

b. Lao động: là yếu tố không thể thiếu của mọi quá trình sản xuất. Theo

mô hình tăng trƣởng cổ điển, lao động đƣợc xem quan trọng nhƣ yếu tố vật

chất và đƣợc xác định là số lƣợng lao động làm việc trong nền kinh tế. Tuy

nhiên, trong các mô hình tăng trƣởng tân cổ điển, nhất là những mô hình gần

đây, lao động đƣợc xem là vốn con ngƣời, tức là lao động có kỹ năng sản

xuất, có trình độ công nghệ để vận hành đƣợc các loại máy móc thiết bị ngày

càng phức tạp, có khả năng phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật...

c. Tiến bộ công nghệ đƣợc đề cập ngày càng nhiều trong các mô hình

tăng trƣởng tân cổ điển, và đang ngày càng đóng vai trò quan trọng tới tốc

độ tăng trƣởng kinh tế trong thời đại ngày nay. Các nghiên cứu lý thuyết

nêu trên cho thấy đây là nhân tố chủ yếu quyết định quá trình tăng trƣởng

bền vững.

d. Tài nguyên: là một nhân tố tăng trƣởng quan trọng. Nếu nhƣ các mô

hình tăng trƣởng cổ điển chỉ đề cập đến đất đai nhƣ là loại tài nguyên duy

nhất tác động tới quá trình sản xuất thì càng ngày ngƣời ta càng nhấn mạnh

đến nhiều nhân tố khác nhƣ dầu mỏ, khoáng sản... Trong giai đoạn hiện nay,

do xu hƣớng phải sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên, nên nhân tố tài

nguyên không còn đƣợc sử dụng trong các mô hình để phân tích tăng trƣởng

kinh tế nhƣ trƣớc đây.

1.2.2. Nhóm các nhân tố bên cầu chủ yếu tác động tới tốc độ tăng

trưởng kinh tế

a. Tích lũy tài sản cố định: khi phân tích nguyên nhân của tăng trƣởng

kinh tế, cần đặc biệt lƣu ý tới nhân tố đầu tƣ vì đầu tƣ không chỉ là nhân tố

cung (đầu vào) đối với sản xuất mà còn là nhân tố cầu (đầu ra: tăng tài sản);

78

do đó đây là một nhân tố rất đặc biệt có thể tham gia giải thích tăng trƣởng

kinh tế trong cả mô hình cung lẫn mô hình cầu, trong cả dự báo ngắn hạn tới

dự báo tăng trƣởng dài hạn.

b. Xuất khẩu: cũng nhƣ đầu tƣ, xuất khẩu là một trong những nhân tố

quan trọng tạo ra bƣớc phát triển kinh tế nhanh cho các nƣớc đang phát triển

trong khoảng nửa thế kỷ gần đây.

c. Tiêu dùng cuối cùng: việc nghiên cứu quá trình tiêu dùng cuối cùng

của Nhà nƣớc và dân cƣ và ảnh hƣởng của chúng tới tăng trƣởng có vai trò

rất quan trọng. Thực tế tại các nƣớc đang phát triển phản ánh: trong trung

hạn, các nhân tố bên cung tác động đến quá trình tăng trƣởng thƣờng đóng

vai trò quan trọng hơn so với các nhân tố bên cầu. Tuy nhiên, khi nền kinh tế

ở trong tình trạng cung vƣợt cầu đối với nhiều loại hàng hóa thì những biến

động của cầu vẫn có ảnh hƣởng rất lớn nhằm điều chỉnh sản xuất và tạo ra

quá trình ổn định kinh tế vĩ mô, từ đó bảo đảm cho quá trình tăng trƣởng diễn

ra thuận lợi. Nhƣ vậy, trong trƣờng hợp này, tiêu dùng đóng vai trò chủ yếu

đối với tăng trƣởng kinh tế.

1.3. Các nhân tố xã hội, môi trường

Khác với các nhân tố kinh tế, các nhân tố xã hội có tác động gián tiếp tới

tốc độ và CLTT kinh tế nên rất khó lƣợng hóa và đƣa vào tính toán trong các

mô hình phân tích, đánh giá CLTT. Tuy vậy, theo tiến trình phát triển của

khoa học xã hội, ngƣời ta đã cố gắng lựa chọn những nhân tố xã hội quan

trọng nhất có ảnh hƣởng tới CLTT kinh tế để nghiên cứu lƣợng hóa và đƣa

vào các mô hình phân tích. Một số nhân tố đó là:

1.3.1. Đặc điểm văn hóa – xã hội: nhân tố này đƣợc thể hiện thông qua

nhiều khía cạnh, từ trình độ phổ cập kiến thức phổ thông đến khả năng tiếp

thu và phát triển những tri thức bậc cao của nhân loại về khoa học và công

nghệ, văn hóa và nghệ thuật, phong tục tập quán và lối sống... Nhìn chung,

trình độ văn hóa – xã hội của một quốc gia càng cao thì chất lƣợng lao động,

hiệu quả sử dụng các nguồn lực, trình độ quản lý... của quốc gia đó càng cao;

nhờ đó, CLTT kinh tế sẽ càng cao. Đặc biệt, trong thời đại ngày nay, khi tri

thức đóng vai trò cơ bản đối với mọi quá trình phát triển thì vai trò của văn

hóa - xã hội tới CLTT kinh tế sẽ càng cao.

1.3.2. Thể chế: thể chế gồm các quy định do con ngƣời tạo ra nhằm quản

lý các hoạt động và mối quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân trong quá trình

79

hoạt động. Khi thể chế đƣợc xây dựng hợp lý, tạo ra môi trƣờng hoạt động

công khai, minh bạch và bình đẳng cho các nhà đầu tƣ, doanh nghiệp thì chi

phí đầu tƣ, sản xuất, kinh doanh sẽ giảm xuống; hiệu quả tăng lên. Kết quả

cuối cùng là CLTT kinh tế sẽ tăng lên.

1.3.3. Vai trò của Nhà nước: ngày nay vai trò của Nhà nƣớc đang đƣợc

đề cao, nhất là vai trò xây dựng thể chế và hệ thống các cơ chế chính sách để

nền kinh tế tăng trƣởng nhanh, bền vững đi đôi với phát triển xã hội và bảo

vệ môi trƣờng; tức là tăng trƣởng với chất lƣợng cao. Thực tế, chỉ có dƣới sự

quản lý, điều tiết của Nhà nƣớc thì mới có sự phát triển cân đối, hài hòa giữa

kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Ngay trong lĩnh vực kinh tế, tăng trƣởng kinh

tế cũng phụ thuộc rất lớn vào năng lực quản lý của bộ máy Nhà nƣớc; nếu

không có sự quản lý của Nhà nƣớc thì với sự độc quyền của nhiều doanh

nghiệp lớn, sẽ khó có thể đạt đƣợc sự phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của

nền kinh tế.

1.3.4. Nhân tố tài nguyên, môi trường: thông thƣờng tài nguyên, môi

trƣờng là yếu tố chịu ảnh hƣởng của quá trình tăng trƣởng kinh tế. Một quá

trình tăng trƣởng đi kèm với tàn phá tài nguyên, môi trƣờng dĩ nhiên phải là

quá trình tăng trƣởng không có chất lƣợng tốt vì sẽ không thể bền vững qua

các thế hệ. Ngƣợc lại, nếu quá trình phát triển đi kèm với sử dụng hợp lý các

nguồn tài nguyên, môi trƣờng và phát triển các nguồn này mạnh hơn, thì sẽ

tạo cơ hội phát triển cao hơn cho các giai đoạn tiếp theo; chất lƣợng cuộc

sống của các thế hệ càng về sau càng tốt hơn. Do vậy, có thể nói, sử dụng

hợp lý và phát triển các nguồn tài nguyên, môi trƣờng sẽ tạo thêm cơ hội để

phát triển với chất lƣợng ngày càng cao hơn.

2. Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trƣởng và CLTT

Dƣới góc độ triết học, tăng trƣởng kinh tế có thể đƣợc phân tích mô tả

theo hai mặt của cùng một hiện tƣợng hay quá trình phát triển, đó là mặt

lƣợng và mặt chất. Lƣợng của tăng trƣởng đƣợc thể hiện ở quy mô, tốc độ,

còn mặt chất của tăng trƣởng là sự thống nhất hữu cơ với mặt lƣợng, tạo cho

hiện tƣợng tăng trƣởng kinh tế khác với các hiện tƣợng khác.

Chính vì hai mặt của một hiện tƣợng, trong quá trình nghiên cứu xác

định nội hàm của CLTT cần nghiên cứu các mối quan hệ giữa tăng trƣởng

kinh tế và CLTT thông qua một số yếu tố sau:

80

2.1. Đầu tư hình thành các loại tài sản vốn

Các nhân tố sản xuất đóng góp vào quá trình tạo tăng trƣởng, hình

thành nên mô hình tăng trƣởng của một nƣớc và nhƣ vậy có nghĩa là cũng

đóng góp vào tạo phúc lợi. Vì vậy, việc đầu tƣ hình thành các loại tài sản vốn

là vấn đề cần thiết để có tăng trƣởng. Tuy nhiên, để mang lại CLTT thì mức

đầu tƣ và cách thức đầu tƣ đều quan trọng nhƣ nhau. Vì vậy, sự đầu tƣ mất

cân đối, chẳng hạn đầu tƣ thiên lệch hay các chính sách làm méo mó sự hình

thành các loại tài sản vốn, sẽ không hứa hẹn duy trì đƣợc tăng trƣởng trong

dài hạn và nâng cao phúc lợi xã hội. Lập luận này trái với nhiều quan niệm

trƣớc đây cho rằng chỉ cần đầu tƣ, nhất là vốn vật chất ở mức cao sẽ đạt tăng

trƣởng nhƣ mong đợi.

2.2. Phân phối các thành tựu tăng trưởng thực hiện công bằng xã

hội và xóa đói giảm nghèo

Công bằng cần đƣợc hiểu là sự bình đẳng trƣớc các cơ hội về việc làm,

về đầu tƣ, bình đẳng trƣớc các cơ hội để nâng cao nguồn vốn nhân lực và có

mức sống cao hơn. Hay nói cách khác, mọi ngƣời đều có cơ hội tham gia vào

quá trình tăng trƣởng và đƣợc hƣởng các thành quả do mình đóng góp tƣơng

xứng với năng lực của mình. Khi tài sản tập trung trong một nhóm nhỏ những

ngƣời giàu thì lực lƣợng xã hội không thể phát triển đƣợc. Tuy nhiên, nếu

đem chia đều phúc lợi hoặc đầu tƣ quá nhiều cho phúc lợi xã hội thì mục tiêu

tăng trƣởng nhanh có thể bị đe dọa và ảnh hƣởng nghiêm trọng đến quá trình

phát triển.

Ở một mức độ nhất định, xét về ngắn hạn, khi phân phối một phần đáng

kể thu nhập xã hội cho chƣơng trình xóa đói giảm nghèo thì nguồn lực dành

cho tăng trƣởng kinh tế có thể bị ảnh hƣởng, song xét một cách toàn diện thì

về dài hạn kết quả xóa đói giảm nghèo lại tạo điều kiện cho tăng trƣởng

nhanh và bền vững, đóng góp chung vào quá trình phát triển. Phân phối thu

nhập công bằng hơn lại đƣợc coi là có lợi cho tăng trƣởng trong dài hạn.

2.3. Môi trường

Đối với các quốc gia, nhất là các quốc gia ở trong giai đoạn đầu của quá

trình công nghiệp hóa, nguồn tài nguyên thiên nhiên có vai trò rất lớn, đóng

góp đáng kể vào tỷ lệ tăng trƣởng. Tuy nhiên, nhiều nƣớc đã khai thác quá

mức nguồn vốn thiên nhiên quý báu này, dẫn tới tình trạng hệ sinh thái bị mất

81

cân đối nghiêm trọng, ô nhiễm môi trƣờng gia tăng, gây ảnh hƣởng xấu về mặt

môi trƣờng và kinh tế không chỉ cho hiện tại mà còn cho cả thế hệ mai sau.

2.4. Thực hiện mục tiêu phát triển con người

Tăng trƣởng có thể mang lại cho ngƣời dân cơ hội tiếp cận các hệ thống

giáo dục, y tế tốt và tạo điều kiện cho họ tự vƣơn lên làm giàu... Thực tiễn

cho thấy, giáo dục có ảnh hƣởng lớn tới mọi khía cạnh của đời sống kinh tế -

xã hội và tƣ duy về vai trò của giáo dục trong việc thúc đẩy kinh tế đã có sự

thay đổi đáng kể theo hƣớng ngày càng đƣợc đề cao. Trong quá trình tăng

trƣởng, quốc gia nào thực hiện thành công các chính sách giáo dục, thì con

đƣờng đến thành công đƣợc rút ngắn rất nhiều. Một vấn đề nữa đƣợc đặt ra là

phải có đƣợc một nền giáo dục công bằng thông qua các chính sách đầu tƣ

hợp lý, giúp cho mọi ngƣời dân, cả giàu và nghèo đều có cơ hội đón nhận

những kiến thức khoa học tiên tiến nhất, tăng năng suất lao động, tạo ra đƣợc

nhiều của cải vật chất hơn cho xã hội.

Trên đây là một số cơ sở lý luận để đề xuất nội hàm của CLTT. Ngoài

những cơ sở trên, Đề tài còn tham khảo thêm một số quan niệm về CLTT

dƣới các góc độ khác nhau làm cơ sở để đề xuất đầy đủ nội hàm của CLTT

kinh tế nhƣ: CLTT gắn với phát triển bền vững; với quan niệm hiệu quả;

nâng cao phúc lợi của công dân và gắn liền tăng trƣởng với công bằng xã hội;

là cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu của tăng trƣởng kinh tế; là năng lực cạnh

tranh của nền kinh tế, ngành hoặc doanh nghiệp; là thể chế dân chủ trong môi

trƣờng chính trị xã hội của nền kinh tế.

3. Các lý thuyết về tăng trƣởng đã xét đến CLTT kinh tế

3.1. Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển hiện đại

Các mô hình của Solow và Meade đã có những ảnh hƣởng rất mạnh tới

lý thuyết tăng trƣởng kinh tế trong khoảng ba thập niên, từ khi xuất hiện lần

đầu tiên vào cuối thập kỷ 50 đến giữa những năm 80. Joan Robinson, Kaldor,

Kendrick, Deninson, Ambramovitz và nhiều ngƣời khác đã phát triển mô

hình này thành nhiều nhánh khác nhau của lý thuyết tăng trƣởng tân cổ điển.

Từ những năm 60 của thế kỷ trƣớc trở lại đây, lý thuyết tân cổ điển đã

có những bƣớc phát triển mới để thích nghi với trình độ ngày càng cao của

nền kinh tế. Theo phân tích của các nhà tân cổ điển hiện đại, tổng thu nhập

quốc gia tăng lên là kết quả tổng hợp của tăng tích lũy vốn, mở rộng lực

lƣợng lao động và thay đổi công nghệ trong điều kiện cân bằng cạnh tranh.

82

Các nhà kinh tế tân cổ điển nhận thấy trên thực tế, tốc độ tăng trƣởng dân số

có xu hƣớng giảm dần, nhất là tại các nƣớc công nghiệp, đồng thời vai trò

của tiến bộ công nghệ đã tăng lên nhanh chóng trong cuộc cách mạng công

nghiệp lần thứ hai, quá trình này đi kèm với tăng nhanh thu nhập và đầu tƣ.

Tiến bộ công nghệ không những giảm nhẹ những khó khăn do nguồn tài

nguyên thiên nhiên giảm sút mà còn tạo ra những cơ hội tốt hơn để đầu tƣ

sinh lợi cao hơn... Do đó, các nhà kinh tế tân cổ điển đã đƣa yếu tố điều kiện

tự nhiên ra khỏi mô hình, đồng thời lại đƣa biến số tiến bộ công nghệ vào

mô hình (Solmon, 1994). Tuy nhiên, lý thuyết tân cổ điển hiện đại vẫn coi

tiến bộ kỹ thuật nhƣ một hằng số, đƣợc biểu thị bằng một tỷ lệ hoàn toàn

không phụ thuộc vào các nhân tố tăng trƣởng khác, do đó nó vẫn đƣợc xem

là biến ngoại sinh.

Nhờ sự phát triển của các thể chế tài chính, không chỉ ngƣời sản xuất

kinh doanh bỏ vốn ra đầu tƣ thu lợi nhuận mà cả ngƣời tiêu dùng cũng vậy.

Khi ngƣời tiêu dùng không sử dụng hết số thu nhập của mình cho mục đích

tiêu dùng thì phần thu nhập còn lại có thể đƣợc sử dụng đầu tƣ vào đâu đó để

sinh lời. Cơ chế lãi suất xuất hiện và ảnh hƣởng tới tiết kiệm và đầu tƣ. Tỷ lệ

tiết kiệm đƣợc xác định bởi thu nhập trong khi tỷ lệ đầu tƣ đƣợc xác định bởi

tỷ suất lợi nhuận mong đợi, tức là theo hai phƣơng thức khác nhau, nên cũng

có thể khác nhau. Tuy nhiên, mỗi khi hiện tƣợng mất cân bằng xảy ra, quan

hệ giữa các nhân tố trên sẽ đƣợc tự động điều chỉnh để lập lại cân bằng. Quan

hệ giữa ba nhân tố này ảnh hƣởng rất mạnh tới tăng trƣởng kinh tế dài hạn.

3.2. Lý thuyết tăng trưởng Keynes (1883-1948)

Keynes cho rằng cân bằng của nền kinh tế không nhất thiết ở mức sản

lƣợng tiềm năng, mà thƣờng cân bằng dƣới mức sản lƣợng tiềm năng. Keynes

đánh giá cao vai trò của tiêu dùng trong việc xác định sản lƣợng. Theo Ông,

thu nhập của các cá nhân đƣợc sử dụng cho tiêu dùng và tích luỹ. Nhƣng xu

hƣớng chung là khi mức thu nhập tăng thì xu hƣớng tiêu dùng trung bình sẽ

giảm, xu hƣớng tiết kiệm trung bình tăng. Xu hƣớng tiêu dùng giảm sẽ làm

cho cầu tiêu dùng giảm, đây chính là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn

dến sự trì trệ trong hoạt động kinh tế.

Mặt khác, Keynes cũng cho rằng đầu tƣ đóng vai trò quyết định đến quy

mô việc làm, khối lƣợng đầu tƣ phụ thuộc lãi suất cho vay và năng suất cận

biên của vốn. Keynes sử dụng lý luận về việc làm và sản lƣợng do cầu quyết

định để giải thích mức sản lƣợng thấp và thất nghiệp kéo dài trong những năm

83

ba mƣơi ở hầu hết các nƣớc công nghiệp Phƣơng Tây, do đó lý thuyết này còn

gọi là thuyết trọng cầu.

Qua phân tích tổng quan về việc làm, Keynes đã đi đến kết luận: muốn

thoát khỏi khủng hoảng, thất nghiệp, Nhà nƣớc phải thực hiện điều tiết bằng

các chính sách kinh tế, những chính sách này nhằm tăng cầu tiêu dùng. Ông

cũng cho rằng Chính phủ có vai trò to lớn trong việc sử dụng những chính

sách kinh tế: chính sách thuế, chính sách tiền tệ, lãi suất... nhằm thúc đẩy tăng

trưởng kinh tế.

Quan điểm tăng trưởng hậu Keynes

Trƣờng phái phân tích cơ cấu của thế hệ sau Keynes đi ngƣợc với quan

điểm truyền thống của thuyết tân cổ điển. Những nhà hậu Keynes phân tích

quá trình tăng trƣởng với cách nhìn rộng hơn, theo đó tăng trƣởng kinh tế là

một quá trình biến đổi cơ cấu sản xuất cần thiết để phù hợp với thay đổi của

cầu và trình độ sử dụng công nghệ cao hơn. Do tính không hoàn hảo của thị

trƣờng và khả năng di chuyển vốn bị hạn chế, quá trình dịch chuyển cơ cấu

trên thƣờng diễn ra trong điều kiện phi cân bằng. Từ đặc điểm này, việc mô

hình hóa lý thuyết tăng trƣởng của trƣờng phái này không rõ ràng nhƣ cách

mô hình hóa của lý thuyết cân bằng tổng thể. Các nhà kinh tế hậu Keynes

cho rằng các nhân tố xác định tăng trƣởng dài hạn bao gồm các nhân tố nhƣ

của Thuyết Tân cổ điển và những nhân tố về cơ cấu nhƣ phân bố lại các

nguồn lực từ khu vực năng suất thấp sang khu vực năng suất cao, vai trò

quan trọng của kinh tế quy mô và kiến thức kỹ năng, và giảm các trở ngại

bên trong và ngoài. Giải thích cơ bản của thuyết này dựa trên mô hình tăng

trƣởng phi cân bằng.

3.3. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế nội sinh

Mục tiêu của lý thuyết tăng trƣởng nội sinh là phân tích, làm rõ cơ chế

nội sinh tạo ra các quá trình tăng trƣởng kinh tế, từ đó giải thích tại sao một số

nƣớc đã phát triển nhanh, trở nên giàu có, trong khi một số quốc gia khác

không cất cánh đƣợc, thậm chí ngày càng lụi bại, từ đó rút ra các bài học và đề

xuất các con đƣờng để đƣa các nền kinh tế vào quỹ đạo phát triển dài hạn, ổn

định, bền vững, tức là một quá trình phát triển với tốc độ cao, có chất lƣợng.

Theo lý thuyết này, về cơ bản, tăng trƣởng xuất phát từ những nỗ lực

đổi mới trong sản xuất; trong đó đổi mới mang tính nội sinh. Mô hình tăng

trƣởng nội sinh cũng chỉ ra nhiều kênh ngoại sinh qua đó cho phép chính

84

phủ có thể tác động trực tiếp và mang lại hiệu quả tích cực tới tăng trƣởng

kinh tế. Lý thuyết tăng trƣởng nội sinh cơ bản vẫn dựa trên khuôn khổ của

lý thuyết tăng trƣởng tân cổ điển vì vẫn cho rằng một trong những kênh

quan trọng tác động đến tăng trƣởng kinh tế theo lý thuyết tăng trƣởng nội

sinh là vốn đầu tƣ. Thậm chí lý thuyết tăng trưởng nội sinh còn cho rằng

vốn sản xuất đóng vai trò quan trọng nhất tới tăng trưởng và là nhân tố cơ

bản tạo cơ sở cho sự ra đời và tích tụ các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ,

nguồn gốc của tăng trưởng.

II. Cơ sở thực tiễn để xác định nội dụng của CLTT

1. Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nƣớc

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Đại hội đã thông

qua Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010. Phát triển

kinh tế - xã hội của nƣớc ta là “phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng

trƣởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi

trƣờng”.

Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 đƣợc Đại hội

đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng thông qua khẳng định: “Phát triển

bền vững về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh kinh tế.

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi

chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, chú

trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức. Tăng trưởng kinh

tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công

bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường,

chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu... Phát triển bền vững là cơ sở để phát

triển nhanh, phát triển nhanh để tạo nguồn lực cho phát triển bền vững”.

Với các vấn đề đƣợc nêu ra, có thể nói các nội dung của các chiến lƣợc

phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nƣớc cũng chính là các nội dung

phản ánh CLTT nếu xem xét CLTT ở phạm vi rộng, bao gồm các khía cạnh

kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Chính vì vậy, chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã

hội là cơ sở thực tiễn quan trọng trong việc xác định các nội dung của CLTT

kinh tế.

85

2. Sự tồn tại của các hệ thống chỉ tiêu thống kê

Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; Hệ thống chỉ tiêu thống kê

bộ/ngành; Hệ thống chỉ tiêu thống kê tỉnh, huyện, xã là những chỉ tiêu thống

kê cơ bản, có tính pháp lý phục vụ cho quản lý các lĩnh vực kinh tế, xã hội.

Vì vậy trong các hệ thống chỉ tiêu thống kê nói trên nhất định phải có những

chỉ tiêu phản ảnh về ổn định kinh tế vĩ mô, các yếu tố bên cung và bên cầu,

nguồn lực của sản suất, cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế, môi trƣờng

và an sinh xã hội. Việc căn cứ vào các hệ thống chỉ tiêu thống kê đã đƣợc thể

chế hóa vừa bảo đảm cho xây dựng và lựa chọn các tiêu chí phân tích CLTT

kinh tế dƣới các góc độ không mất nhiều thời gian, đồng thời bảo đảm tính

pháp lý, tính thống nhất, cũng nhƣ tiết kiệm chi phí và thời gian trong quá

trình thu thập tổng hợp các chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu cần thu thập.

3. Một số nghiên cứu, bài báo phân tích và đánh giá CLTT đã thực hiện

Từ năm 2005 trở lại đây, có rất nhiều báo cáo, bài viết phân tích và đánh

giá CLTT dƣới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Chính các nội dung phân

tích và đánh giá CLTT trong các báo cáo đã đƣợc thực hiện là một trong

những căn cứ thực tiễn quan trọng giúp nhóm tác giả thực hiện Đề tài tham

khảo khi xác định nội dung phản ánh CLTT. Vì số lƣợng các báo cáo, bài viết

rất nhiều và có nhiều nội dung trùng lặp nên trong phạm vi Đề tài này, chúng

tôi chỉ trình bày đại ý của những báo cáo, bài viết nhận đƣợc nhiều sự đồng

thuận từ các nhà nghiên cứu và phù hợp với nội dung nghiên cứu của Đề tài,

cụ thể là:

3.1. Nguyễn Thị Tuệ Anh, Lê Xuân Bá (2005)

Trong ấn phẩm “Chất lượng tăng trưởng kinh tế: Một số đánh giá ban

đầu cho Việt Nam”, theo các tác giả, cho đến nay chƣa có một khung phân

tích thống nhất về CLTT trên thế giới. Phân tích, đánh giá CLTT là vấn đề

phức tạp và trong hoàn cảnh thiếu thông tin nên các tác giả chỉ đƣa ra một số

đánh giá ban đầu cho Việt Nam ở các nội dung: (1) đầu tƣ vào hình thành tài

sản vốn vật chất và vốn con ngƣời; (2) nhận dạng mô hình tăng trƣởng của

Việt Nam và (3) phân phối thu nhập và mối quan hệ giữa bất bình đẳng và

tăng trƣởng của Việt Nam. Vấn đề hiệu quả quản lý Nhà nƣớc không đƣợc đề

cập trực tiếp trong nghiên cứu này, song nghiên cứu cũng đã rút ra một số

nhận xét liên quan đến hiệu quả quản lý khi phân tích ba nội dung nói trên để

đánh giá CLTT.

86

3.2. Báo cáo của Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội quốc

gia (2006)

Báo cáo của Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội quốc gia

năm 2006 (ấn phẩm “Chất lượng tăng trưởng của Việt Nam và một số nước

Đông Á”, Đặc san chuyên đề phục vụ lãnh đạo, số 23/2006). Nội dung phân

tích và đánh giá CLTT của Việt Nam trong báo cáo đƣợc thể hiện qua các

khía cạnh (1) CLTT xét trên khía cạnh kinh tế; (2) CLTT xét trên khía cạnh

môi trƣờng; (3) Hiệu lực quản lý của Nhà nƣớc, các chính sách vĩ mô; (4)

Tăng trƣởng gắn với phúc lợi xã hội, công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo.

3.3. Trần Thọ Đạt (2011)

Bài viết “Tổng quan về chất lượng tăng trưởng và đánh giá về chất

lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam” trong Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế

“Chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế Việt Nam: Giai đoạn 2001-2010 và định

hƣớng tới năm 2020) phân tích thực trạng tăng trƣởng kinh tế Việt Nam tập

trung chủ yếu vào thời kỳ 1991 – 2010 dƣới nhiều khía cạnh khác nhau của

tốc độ và CLTT, thể hiện qua các yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất (tăng

trƣởng kinh tế nói chung và tăng trƣởng của các khu vực), các yếu tố đầu vào

(vốn, lao động, công nghệ,...) các yếu tố diễn ra trong bản thân quá trình sản

xuất (chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh của

nền kinh tế), các kết quả đạt đƣợc về tiến bộ và công bằng xã hội (lao động,

việc làm và thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo, nâng cao phúc lợi xã hội, bảo

vệ môi trƣờng).

3.4. Nguyễn Ngọc Sơn (2011)

Tác giả phân tích CLTT kinh tế theo chiều rộng bao gồm hiệu quả của

tăng trƣởng, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, cấu trúc tăng trƣởng theo

các yếu tố bên cầu và bên cung cũng nhƣ các tác động lan tỏa của tăng trƣởng

đến đói nghèo, bất bình đẳng và ô nhiễm môi trƣờng.

Để phân tích về số lƣợng tăng trƣởng, tác giả dựa vào tốc độ tăng trƣởng

GDP chung của cả nƣớc và đối với từng nhóm ngành (nông, lâm nghiệp và

thủy sản; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ). Khi phân tích sự tăng trƣởng

đối với các nhóm ngành, tác giả có đề cập tới sự chuyển dịch cơ cấu của nội

bộ ngành đó. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng GDP bình quân đầu ngƣời trong

khi phân tích. Để đánh giá CLTT, tác giả dựa trên các khía cạnh nhƣ: hiệu

quả của tăng trƣởng kinh tế; năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; cấu trúc của

87

các yếu tố bên cầu cho sự tăng trƣởng; cơ cấu tăng trƣởng theo yếu tố bên

cung; cấu trúc tăng trƣởng theo ngành; CLTT theo mức độ lan tỏa.

3.5. Nguyễn Thị Việt Hồng (2009)

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài năm 2005 “Nghiên cứu xác

định các chỉ tiêu thống kê đánh giá CLTT của nền kinh tế” và các nghiên cứu

có liên quan, các tác giả đã thực hiện thu thập các số liệu cần thiết từ các

nguồn khác nhau và xây dựng một khung nội dung phục vụ phân tích CLTT

kinh tế giai đoạn 2000-2008 dƣới góc độ đầu tƣ và sự đóng góp của các yếu

tố tài sản, lao động và năng suất. Nội dung phân tích CLTT của các tác giả

bao gồm:

- Phân tích cơ cấu GDP với cơ cấu đầu tƣ theo thành phần và ngành kinh

tế; Tính và so sánh “Hệ số ổn định tăng trƣởng”; yếu tố bên cầu cho sự tăng

trƣởng, cơ cấu tăng trƣởng, năng suất lao động, năng suất vốn và mức đóng

góp của các yếu tố bên cầu; lợi thế cạnh tranh của một số mặt hàng xuất,

nhập, khẩu chủ yếu của Việt Nam; phân tích về tỷ lệ nghèo; khả năng tiếp

cận các điều kiện và cơ hội của các tầng lớp dân cƣ; tăng trƣởng với môi

trƣờng và xây dựng hạ tầng kỹ thuật.

4. Năng lực của ngành Thống kê và khả năng sử dụng thông tin của

ngƣời dùng tin

Nhƣ trên đã đề cập, việc xây dựng nội dung báo cáo phân tích, đánh giá

CLTT của ngành Thống kê đƣợc xác định còn phụ thuộc vào năng lực và

trình độ thu thập, tổng hợp, xử lý của ngành Thống kê. Nếu năng lực cán bộ

có trình độ tốt, tiếp cận đƣợc các kiến thức tiên tiến hiện đại, cho phép thu

thập xử lý, tổng hợp đƣợc khối lƣợng thông tin tối đa, phong phú và chi tiết,

nhƣng ngƣợc lại, năng lực ở trình độ thấp, còn hạn chế, thì khối lƣợng thông

tin thu thập xử lý, tổng hợp sẽ có giới hạn, không đƣa ra đƣợc các nhận định

có tính thuyết phục và hiệu quả. Mặt khác, công tác phân tích, đánh giá chất

lƣợng tăng trƣởng còn phụ thuộc nhiều vào trình độ cán bộ phân tích và đối

tƣợng sử dụng thông tin đƣợc đƣa ra. Nếu số liệu đầy đủ, phân tích ở trình độ

cao, có thể áp dụng các phƣơng pháp phân tích hiện đại nhƣ phân tích

phƣơng sai, sử dụng hồi quy tƣơng quan, phân tích mô hình. Ngƣợc lại, nếu

trình độ cán bộ phân tích còn hạn chế, việc tiếp nhận thông tin của ngƣời

dùng tin còn có giới hạn về kinh tế lƣợng và thống kê toán thì không nên đƣa

trong báo cáo các kiến thức khó hiểu và trình bày theo các công thức phức

88

tạp, cần đơn giản hóa và trình bày theo các bảng biểu đơn giản, dễ hiểu để

thông tin truyền tài trở nên hữu dụng hơn. Tuy nhiên, các số liệu trình bày

trong báo cáo cần đƣợc bảo đảm thực hiện theo các phƣơng pháp khoa học.

III. Nội dung chất lƣợng tăng trƣởng

1. Mô hình tăng trƣởng

Các mô hình tăng trƣởng đã thu hút đƣợc sự quan tâm của các nhà

nghiên cứu và phân tích kinh tế. Ở đây, chúng ta có thể tham khảo ba mô

hình tăng trƣởng của John Maynard Keynes trong bài viết: “World Bank

2000- Assets, Growth and Welfare – The General theory of Employment,

Interest and Money”, cụ thể là:

Mô hình thứ nhất (mô hình tăng trưởng trì trệ): Ở mô hình này, trong

một vài giai đoạn, kinh tế phát triển rất nhanh nhƣng sau đó tốc độ phát triển

giảm đi và thậm chí dẫn đến sự trì trệ và hoặc gần nhƣ trì trệ. Lý do chính là

đầu tƣ quá thấp vào hình thành các loại tài sản vốn và hiệu quả đầu tƣ công

rất thấp. Nền kinh tế có thể rơi vào vòng luẩn quẩn do tăng trƣởng thấp dẫn

đến thiếu nguồn lực để đầu tƣ, nhất là vào vốn con ngƣời và vốn tài nguyên

v.v. Sự phát triển theo mô hình thứ nhất, tốc độ tăng trƣởng thƣờng chậm và

tính ổn định không cao. Điều này làm cản trở quá trình giảm nghèo và dẫn

đến đầu tƣ không thỏa đáng cho nguồn vốn vật chất và nguồn nhân lực. Mô

hình thứ nhất thƣờng diễn ra trong bối cảnh của một quốc gia có nhiều tham

nhũng làm cho hiệu quả đầu tƣ thấp và không hữu ích trong việc phân phối

chi tiêu công của Chính phủ.

Mô hình thứ hai (mô hình tăng trưởng bị bóp méo): Đặc điểm nổi bật

của mô hình này là đầu tƣ thiên lệch, quá chú trọng ƣu tiên đầu tƣ vốn vật

chất thông qua các chính sách ƣu đãi vốn và tăng đầu tƣ công, ví dụ nhƣ:

định giá tài sản quá thấp; thiếu đầu tƣ nguồn nhân lực, thiếu sự an toàn và

không bảo vệ đƣợc lao động trẻ em; thực hiện chính sách trợ cấp cho nguồn

vốn vật chất, chẳng hạn nhƣ sử dụng một số chính sách ƣu đãi thuế, cho phép

giảm thuế, miễn thuế, hoặc là trợ cấp về tài chính cho một số khoản đầu tƣ

hoặc trợ cấp tín dụng cho các dự án đầu tƣ. Tuy nhiên, trong dài hạn nền kinh

tế sẽ phải đối mặt với những méo mó về cơ cấu và hệ quả là tăng trƣởng

không bền vững, đặc biệt đối với các nƣớc nghèo có quy mô ngân sách nhỏ

và quản lý đầu tƣ không hiệu quả. So sánh với mô hình thứ nhất, mô hình thứ

hai tốt hơn cho việc cải thiện đời sống ngƣời dân và giảm nghèo nhƣng mô

89

hình thứ hai bị lệ thuộc nhiều vào sự ƣu đãi của chính phủ đối với nguồn vốn

vật chất và điều này lại rất khó duy trì đƣợc lâu dài.

Mô hình thứ ba (mô hình tăng trưởng bền vững): Tốc độ tăng trƣởng

ổn định và đƣợc duy trì hoặc tích lũy tài sản đƣợc cân đối, tạo điều kiện cho

phát triển giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, nâng cao sức khỏe cộng đồng

và bảo vệ môi trƣờng. Điều này khuyến khích đầu tƣ tƣ nhân và cung cấp

nguồn nhân lực ngày càng tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới kỹ

thuật và tăng trƣởng về năng suất nhân tố tổng hợp. Mô hình thứ ba đƣợc coi

là tốt hơn cho sự phát triển và giảm nghèo vì tốc độ tăng trƣởng ổn định,

không trì trệ giúp cho sự phát triển công bằng, giảm đƣợc khoảng cách giàu -

nghèo và mang lại nhiều lợi ích hơn cho ngƣời nghèo - những ngƣời thƣờng

phải chịu sự tác động nhiều nhất của tiến trình tăng trƣởng kinh tế. Theo mô

hình này, vốn con ngƣời là một trọng tâm của chính sách đầu tƣ nhằm đáp

ứng yêu cầu của quá trình phổ biến, tiếp thu và đổi mới công nghệ. So với hai

loại mô hình trên, tăng trƣởng theo mô hình này đạt đƣợc mục tiêu tăng phúc

lợi và xoá đói nghèo. Tốc độ tăng trƣởng không nhất thiết quá cao nhƣng có

thể duy trì trong dài hạn nhờ vào sự đầu tƣ và hình thành hài hoà, cân đối,

không méo mó các loại tài sản vốn. Các nền kinh tế tiến tới mô hình tăng

trƣởng này thƣờng có một chính phủ khá trong sạch và quản lý hiệu quả.

Tuy nhiên, để đánh giá nền kinh tế Việt Nam thuộc mô hình tăng trƣởng

nào trong ba mô hình trên cần đi sâu phân tích các chỉ tiêu cụ thể và có sự

cân nhắc cẩn thận. Hơn nữa ba mô hình trên chỉ là những mô hình đƣợc đƣa

ra có tính chất để tham khảo, chƣa phải là những mô hình chuẩn đƣợc khuyến

nghị để đánh giá CLTT của một quốc gia.

2. Xác định nội dung chất lƣợng tăng trƣởng

Hiện nay vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau về CLTT kinh tế và chƣa có

tài liệu chính thống nào đƣa ra đƣợc một khái niệm rõ ràng về thuật ngữ

“CLTT”. Trong khuôn khổ của Đề tài nhằm xây dựng một báo cáo thống kê

mang tính tổng hợp chung về “CLTT”, nhóm nghiên cứu không bàn luận về

các quan điểm và đặc trƣng thể hiện của CLTT mà đồng tình và chấp nhận

các ý kiến cho rằng “nghiên cứu tăng trƣởng kinh tế, cần phải xem xét một

cách đầy đủ cả mặt lƣợng và mặt chất cũng nhƣ những đặc trƣng thể hiện của

chúng”. Trên cơ sở các đặc trƣng đã đƣợc các nghiên cứu trƣớc đề cập, xét

trong điều kiện cụ thể của ngành Thống kê, báo cáo thống kê về CLTT đƣợc

xác định bao gồm các phân tích liên quan đến năm nội dung chủ yếu nhƣ sau:

90

(1) Tăng trƣởng kinh tế gắn liền với hiệu quả sử dụng các nguồn lực và

khả năng cạnh tranh của nền kinh tế;

(2) Tăng trƣởng kinh tế với ổn định kinh tế vĩ mô;

(3) Tăng trƣởng kinh tế theo cơ cấu cấu ngành và thành phần kinh tế

(hoặc khu vực thể chế);

(4) Tăng trƣởng kinh tế với công bằng xã hội;

(5) Tăng trƣởng kinh tế với bền vững môi trƣờng.

3. Đặc trƣng cơ bản của các nội dung thể hiện chất lƣợng tăng

trƣởng

3.1. Hiệu quả sử dụng nguồn lực và khả năng cạnh tranh của nền

kinh tế

Hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế là hai khái niệm có

nhiều cách hiểu khác nhau, chúng đƣợc sử dụng cho cả phạm vi doanh

nghiệp, ngành, quốc gia hoặc liên quốc gia...; là một trong các đặc trƣng biểu

hiện quan trọng của CLTT.

Trong báo cáo này, nội dung “hiệu quả” chỉ đƣợc sử dụng trong phạm vi

hẹp để so sánh giữa mức tăng trƣởng kinh tế đạt đƣợc với mức tiêu dùng, sử

dụng các yếu tố bên cầu của quá trình sản xuất của một nền kinh tế nhƣ: tài

sản, lao động, tiến bộ khoa học kỹ thuật, nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tăng

trƣởng của một nền kinh tế đƣợc coi là có chất lƣợng, trƣớc tiên là phải sử

dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào, không thể sản xuất ra của cải vật chất

với bất kỳ giá nào, phải tính đến mức chi phí về tài sản, lao động và bảo vệ

nguồn tài nguyên của đất nƣớc. Riêng phần “hiệu quả quản lý của Nhà

nƣớc”, trong nghiên cứu này không đề cập vì đo lƣờng và đánh giá quản lý

của một chính phủ là một việc làm không dễ cả về lý thuyết và thực tiễn, phải

thu thập thông tin từ nhiều cơ quan, đơn vị khác nhau, hơn nữa đây lại là một

vấn đề rất nhạy cảm nên cần có sự đầu tƣ lớn và tính khách quan cao.

Năng lực cạnh tranh đƣợc xác định là một tập hợp về những thể chế,

chính sách và các nhân tố quyết định để tạo ra mức năng suất; là sự thể hiện

về nhận thức và mức đo sự thịnh vƣợng của một quốc gia. Đây là một phạm

trù tƣơng đối rộng, liên quan đến việc huy động các nguồn vốn tự nhiên, vốn

vật chất và vốn con ngƣời để tạo ra các sản phẩm vật chất và dịch vụ. Nền

kinh tế có khả năng cạnh tranh cao là nền kinh tế tạo ra đƣợc các sản phẩm và

91

dịch vụ với giá cả hợp lý và chất lƣợng cao hơn so với nền kinh tế khác, có

khả năng chiếm lĩnh thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, đạt đƣợc mục tiêu cuối

cùng là nâng cao mức sống ngƣời dân. Khả năng cạnh tranh phải đƣợc đánh

giá cả ở cấp vĩ mô và vi mô.

Hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế tƣởng chừng nhƣ hai

thuật ngữ tách bạch nhau, phản ánh hai khía cạnh của CLTT kinh tế, nhƣng

thực tế chúng gắn liền với nhau, tác động qua lại với nhau: năng lực cạnh

tranh đƣợc xem xét thông qua sự tăng lên của năng suất, mức sống và sự

thịnh vƣợng. Hiệu quả của nền kinh tế đƣợc cải thiện nhờ nâng cao năng lực

cạnh tranh. Chúng ta có thể nói rằng: một nền kinh tế sản xuất và quản lý có

hiệu quả thì khả năng cạnh tranh của nền kinh tế đƣợc nâng cao. Hơn nữa,

qua các biểu hiện về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nhƣ trên, ngoài các

yếu tố thuộc về lợi thế tự nhiên, các yếu tố còn lại đều phụ thuộc vào năng

lực sản xuất và quản lý của nền kinh tế, do đó phấn đấu cho một nền kinh tế

có khả năng cạnh tranh cao cũng đồng thời là phấn đấu để có đƣợc hiệu quả

trong sản xuất và quản lý kinh tế. Chính vì lý do nhƣ vậy, khi thực hiện

nghiên cứu, chúng tôi không phân tách riêng hai yếu tố hiệu quả và khả năng

cạnh tranh mà coi đó nhƣ là đặc trƣng cơ bản chung phản ánh CLTT.

3.2. Ổn định kinh tế vĩ mô thể hiện chất lượng tăng trưởng

CLTT của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung chủ yếu do chất lƣợng

công tác kế hoạch hóa của Nhà nƣớc quyết định. Còn CLTT của nền kinh tế

thị trƣờng lại do ổn định của cả một hệ thống kinh tế vĩ mô quyết định.

Một nền kinh tế thị trƣờng muốn đạt đƣợc CLTT tốt, trƣớc hết phải dựa

vào các yếu tố kinh tế vĩ mô ổn định. Các yếu tố kinh tế vĩ mô ổn định có tác

động kích thích các nhà đầu tƣ yên tâm bỏ vốn đầu tƣ vào phát triển sản xuất

kinh doanh, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, cạnh

tranh lành mạnh trong khuôn khổ luật pháp quy định, đạt hiệu quả kinh tế

cao, đó là những nhân tố cốt lõi bảo đảm cho CLTT của nền kinh tế bền

vững. Ngƣợc lại, nền kinh tế đạt đƣợc CLTT bền vững, sẽ tác động trở lại

đến các yếu tố kinh tế vĩ mô không ngừng đƣợc hoàn thiện và ổn định hơn.

CLTT kinh tế cao là cơ sở để khẳng định và giữ vững các cân đối lớn của nền

kinh tế nhƣ: lạm phát, xuất nhập khẩu, hoạt động tín dụng, dự trữ ngoại hối,

tích luỹ... CLTT cao cũng khẳng định hệ thống chính sách và cơ chế quản lý

vĩ mô của Nhà nƣớc có hiệu quả cần đƣợc hoàn thiện phát huy, đồng thời

những yếu kém cũng đƣợc bộc lộ để bổ sung sửa đổi, tạo đƣợc niềm tin và

92

tính đồng thuận trong xã hội cao hơn, đó cũng là cơ sở để giữ vững ổn định

chính trị xã hội.

3.3. Cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế thể hiện CLTT

- Đặc trưng của cơ cấu ngành kinh tế

Cơ cấu ngành kinh tế hợp lý sẽ tạo điều kiện và cơ hội khai thác triệt để

và có hiệu quả cao nhất những tiềm năng và thế mạnh của mỗi địa phƣơng,

mỗi quốc gia để phát triển nhanh, có chất lƣợng của nền kinh tế.

Với ý nghĩa quyết định của cơ cấu ngành kinh tế đến tăng trƣởng kinh tế

nhƣ trên thể hiện cơ cấu ngành là một khía cạnh phản ánh mặt chất của tăng

trƣởng kinh tế. Vì vậy, thống kê nghiên cứu CLTT kinh tế của toàn quốc

hoặc một địa phƣơng không thể không nghiên cứu đến cơ cấu ngành kinh tế

và các chỉ tiêu phân tích đánh giá hiệu quả của cơ cấu ngành kinh tế. Ngƣợc

lại CLTT của nền kinh tế cao hay thấp sẽ chỉ ra cơ cấu ngành kinh tế hiện tại

là phù hợp hay không phù hợp để Chính phủ có các giải pháp điều chỉnh hoặc

tái cấu trúc lại cơ cấu ngành kinh tế hợp lý hơn.

- Cơ cấu thành phần kinh tế với chất lượng tăng trưởng

Mỗi thành phần kinh tế có những vị trí, vai trò và thế mạnh riêng đối với

sự phát triển và nâng cao CLTT của nền kinh tế. Do đó, nếu tổ chức phối hợp

tốt giữa các thành phần kinh tế và có sự quan hệ hỗ trợ lẫn nhau chặt chẽ, hài

hòa sẽ tạo cho tăng trƣởng và nâng cao CLTT của nền kinh tế bền vững hơn.

Ngƣợc lại, khi kinh tế phát triển, CLTT đƣợc nâng cao sẽ củng cố và phát

triển các thành phần kinh tế hài hòa, hợp lý hơn nhằm phát huy tối đa thế

mạnh của mỗi thành phần kinh tế. Bởi vậy phân tích đánh giá CLTT kinh tế

của nƣớc ta trong thời kỳ đổi mới không thể không đề cập đến cơ cấu thành

phần kinh tế và những thay đổi sâu sắc về các thành phần kinh tế đã phát huy

đƣợc mọi tiềm năng thế mạnh của đất nƣớc cho tăng trƣởng kinh tế bền vững

trong hơn 20 năm đổi mới.

3.4. Công bằng xã hội với chất lượng tăng trưởng kinh tế

Hiện tại, có rất nhiều quan điểm khác nhau về công bằng xã hội. Tuy

nhiên, qua nghiên cứu, chúng tôi thấy quan điểm về công bằng nhận đƣợc sự

đồng tình hơn trong giai đoạn hiện nay, đó là: công bằng xã hội phải được

hiểu là tạo ra sự công bằng trong việc tiếp cận với các cơ hội cho mọi người

mà do tăng trưởng kinh tế mang lại, đó là cơ hội tiếp cận với: giáo dục (để

cung cấp kiến thức), y tế (để cung cấp sức khỏe), việc làm (để tạo thêm thu

93

nhập), với khoa học kỹ thuật (để tăng năng suất và giảm sức lao động cơ

bắp) và những điều kiện sinh sống khác (để cải thiện thêm đời sống vật chất

và tinh thần của người dân).

- Công bằng xã hội và chất lượng tăng trưởng

Tăng trƣởng kinh tế tạo cho mọi ngƣời đƣợc tiếp cận với các cơ hội để

cải thiện thêm nguồn vốn vật chất và con ngƣời, nhƣng đồng thời “sử dụng”

tăng trƣởng cũng cần tạo ra cơ hội để mọi ngƣời có thể phát huy tối đa

nguồn lực của mình (nhƣ: nguồn vốn vật chất và sức lao động) để tạo ra của

cải vật chất cho xã hội. Khi các nguồn lực đƣợc tạo cơ hội bình đẳng sẽ lại

thúc đẩy quá trình tăng trƣởng, tạo ra đƣợc nhiều hơn của cải cho xã hội.

Khi thiếu công bằng xã hội sẽ dễ gây nhiều bất ổn, ảnh hƣởng đến tăng

trƣởng bền vững.

Tăng trƣởng quá nhanh thƣờng dẫn đến tăng nhanh khoảng cách giàu -

nghèo, nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội; gây ô nhiễm môi trƣờng và cạn kiệt các

nguồn tài nguyên. Việc dồn mọi nguồn lực xã hội cho tăng trƣởng cũng có

nghĩa là phải hy sinh một số mục tiêu xã hội, bỏ rơi ngƣời nghèo là nhóm dễ

bị tổn thƣơng; phát sinh xu thế làm giàu bất chính của một số cá nhân và cuối

cùng là nguy cơ khủng hoảng xã hội. Trái lại, việc chú trọng công bằng theo

hƣớng “cào bằng” thu nhập cũng gây những hậu quả tai hại không kém. Nó

sẽ triệt tiêu động lực phát triển và sáng tạo, tăng nguy cơ chảy máu chất xám,

thu hẹp năng lực sản xuất của nền kinh tế.

Nhiều nghiên cứu gần đây về các nƣớc này đã tìm ra mối quan hệ ngƣợc

chiều giữa bất bình đẳng trong phân phối thu nhập/tài sản và tăng trƣởng kinh

tế. Vấn đề bất bình đẳng và tăng trƣởng là thách thức cho những nƣớc nghèo

hơn là nƣớc giàu nếu xét tới CLTT. Các chính sách nhằm tạo thu nhập bình

đẳng hơn bằng cách phân phối cơ hội một cách công bằng hơn sẽ thúc đẩy

tăng trƣởng và xóa đói nghèo.

3.5. Bền vững môi trường với chất lượng tăng trưởng

Môi trƣờng và tăng trƣởng kinh tế có mối quan hệ tƣơng tác, có sự gắn

kết chặt chẽ với nhau. Môi trƣờng vừa là yếu tố đầu vào, vừa là yếu tố đầu ra

của quá trình sản xuất. Môi trƣờng là nơi cung cấp các nguyên vật liệu, năng

lƣợng cho quá trình sản xuất (nhƣ khoáng sản, gỗ, dầu mỏ…), là không gian

sống, cung cấp các giá trị cảnh quan, vui chơi, giải trí phục vụ cho cuộc sống

của con ngƣời. Môi trƣờng cũng là nơi chứa chất thải của các hoạt động trong

nền kinh tế nhƣ quá trình sản xuất, quá trình lƣu thông và quá trình tiêu dùng.

94

Quá trình phát triển kinh tế góp phần tạo ra nguồn tài chính hỗ trợ cho

quá trình cải tạo môi trƣờng, phòng chống suy thoái, sự cố môi trƣờng. Nói

cách khác, phát triển kinh tế tạo tiềm lực để bảo vệ môi trƣờng. Tuy nhiên,

phát triển kinh tế nhanh và mạnh cũng dẫn đến việc khai thác, sử dụng quá

mức các tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng, gây nguy cơ cạn kiệt tài

nguyên, ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng.

Môi trƣờng cũng tác động đến tính ổn định và bền vững của phát triển

kinh tế. Môi trƣờng tạo ra các tiềm năng tự nhiên mới cho công cuộc phát

triển kinh tế trong tƣơng lai, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế.

Ngƣợc lại, môi trƣờng cũng tác động tiêu cực, gây bất lợi cho quá trình phát

triển kinh tế nhƣ ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng, các thảm họa và thiên tai

(bão, lũ lụt, hạn hán…) sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế: làm ngừng trệ

quá trình sản xuất; gây thiệt hại về kinh tế (tài sản, của cải, vật chất…).

Ở Việt Nam, trong hai thập kỷ qua, tăng trƣởng chủ yếu đƣợc phát triển

theo chiều rộng. Xuất phát từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu nên chủ yếu

giai đoạn đầu của phát triển là quá trình tích lũy vốn. Tăng trƣởng chủ yếu

dựa vào đầu tƣ nhƣng nguồn vốn đầu tƣ lại không đƣợc sử dụng hiệu quả,

đầu tƣ dàn trải, không tính đến những tác động xấu đến môi trƣờng. Đồng

thời tăng trƣởng dựa vào công nghệ cũ, khai thác tài nguyên thiên nhiên quá

mức, gây tác hại xấu đến môi trƣờng, sức khỏe của ngƣời dân và để khôi

phục chúng cần đến chi phí quá lớn, và nhƣ vậy sẽ ảnh hƣởng đến tăng

trƣởng trong tƣơng lai, đặc biệt là khi tính đến yếu tố tăng trƣởng xanh.

CHƢƠNG II: XÁC ĐỊNH CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH VÀ

ĐỀ XUẤT KHUNG BÁO CÁO THỐNG KÊ

PHÂN TÍCH CHẤT LƢỢNG TĂNG TRƢỞNG

I. Xác định chỉ tiêu phân tích CLTT

1. Nguyên tắc và quan điểm lựa chọn chỉ tiêu phản ánh CLTT

Cũng tƣơng tự nhƣ cách xác định hệ thống các chỉ tiêu khác, trƣớc khi

xác định các chỉ tiêu phân tích đánh giá CLTT, cần xem xét đến những

nguyên tắc cơ bản của quy trình thực hiện, cụ thể là(7):

- Bảo đảm nguyên tắc kế thừa

(7) Do các nguyên tắc này đã quá quen thuộc với những ngƣời làm công tác thống kê nên chúng tôi không trình bày chi

tiết, chỉ liệt kê danh mục của các nguyên tắc.

95

- Bảo đảm Nguyên tắc phù hợp

- Bảo đảm tính hệ thống và thống nhất

- Bảo đảm tính khả thi

- Bảo đảm yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin vào thu thập, tổng hợp

và lƣu giữ số liệu

- Kết hợp với thông lệ thống kê quốc tế nhằm mở rộng tính so sánh của

số liệu thống kê Việt Nam

2. Quan điểm lựa chọn chỉ tiêu

Quan điểm lựa chọn chỉ tiêu phục vụ công việc phân tích CLTT của Đề

tài là: lựa chọn các chỉ tiêu đã có nguồn số liệu và có thể công khai, ƣu tiên

các chỉ tiêu thuộc Hệ thống chỉ tiêu Thống kê quốc gia và do Tổng cục Thống

kê thu thập và tổng hợp (vì mục tiêu chính của Đề tài nghiên cứu là phục vụ

việc xây dựng báo cáo thống kê về CLTT), không đề xuất các chỉ tiêu mới,

không có khả năng đáp ứng của nguồn số liệu trong một vài năm tới. Chỉ tiêu

đƣợc lựa chọn phải phản ánh một khía cạnh nào đó liên quan trực tiếp đến

năm nội dung phản ánh chất lƣợng tăng trƣởng đƣợc đề cập trong Chƣơng

Một. Số lƣợng chỉ tiêu đƣợc lựa chọn không quá nhiều (từ 10 đến 20 chỉ tiêu

cho mỗi nội dung) và bảo đảm cân đối giữa các nội dung trong báo cáo.

3. Đề xuất chỉ tiêu

Dựa trên các nguyên tắc và quan điểm lựa chọn đã nêu, BCN đề tài đề

xuất bộ chỉ tiêu phân tích CLTT nhƣ sau(8):

Bảng 1: Bộ chỉ tiêu phân tích chất lƣợng tăng trƣởng

TT Tên chỉ tiêu

Nguồn số

liệu/hệ thống

chỉ tiêu nguồn

Mức độ sẵn

có/công bố của

số liệu

I Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả và cạnh tranh

1. Tỷ lệ lao động đang làm việc so với tổng

dân số HTCTTKQG Đã có

2. Tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền “ “

(8) Trong các chuyên đề riêng biệt của Đề tài, mỗi chỉ tiêu đƣợc trình bày theo thứ tự: tên gọi, ý nghĩa và

phƣơng pháp tính tổng quát, không giải thích chi tiết vì phần lớn những chỉ tiêu này là những chỉ tiêu đƣợc

lựa chọn từ những hệ thống chỉ tiêu đã có sẵn, đã quen với ngƣời sử dụng.

96

kinh tế đã qua đào tạo

3. Tổng sản phẩm trong nƣớc bình quân đầu

ngƣời (tính bằng VND; USD) “ “

4. Năng suất lao động xã hội “ “

5. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ (ICOR)

“ Chƣa công bố

chính thức

6. Tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng

hợp (TFP) “

Chƣa công bố

chính thức

7.

Tỷ trọng đóng góp của các yếu tố vốn,

lao động, năng suất các nhân tố tổng hợp

vào tốc độ tăng trƣởng chung

“ “

8.

Tỷ trọng giá trị xuất khẩu các sản phẩm

công nghiệp chế biến có hàm lƣợng công

nghệ cao trong tổng giá trị xuất khẩu

hàng hóa

- Chƣa có sẵn

9.

Tỷ trọng giá trị hàng xuất khẩu đã qua

chế biến trong tổng giá trị xuất khẩu hàng

hóa

HTCTTKQG Tính đƣợc

10.

Chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam Báo cáo năng

lực cạnh tranh

toàn cầu

Có thể thu thập

II Tăng trưởng với ổn định kinh tế vĩ mô(9)

11. Chỉ số lạm phát HTCTTKQG Có sẵn

12. Cán cân thƣơng mại - Tính đƣợc

13. Tốc động tăng trƣởng tín dụng Ng.Hàng TW Không có sẵn

14. Tỷ lệ nợ công so với GDP Ng.Hàng TW Không có sẵn

15. Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nƣớc so với

tổng sản phẩm trong nƣớc HTCTTKQG Có thể tính

9 Báo cáo không phân tích về chính sách và hiệu quả quản lý của nhà nƣớc.

97

16. Dự trữ ngoại hối Ng.Hàng TW Không có sẵn

III Tăng trưởng theo cơ cấu ngành, thành phần kinh tế

17. Cơ cấu tổng sản phẩm trong nƣớc theo

ngành kinh tế HTCTTKQG Có thể tính

18. Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế

(hoặc khu vực sở hữu) HTCTTKQG “

19. Cơ cấu GDP theo vùng, lãnh thổ HTCTTKQG Có sẵn

Nhóm chỉ tiêu phản ánh công bằng xã hội

20. Thu nhập bình quân một nhân khẩu một

tháng chia theo 5 nhóm TN HTCTTKQG Có sẵn

21.

Chênh lệch thu nhập bình quân đầu

ngƣời của nhóm hộ có thu nhập cao

nhất so với nhóm hộ có thu nhập

thấp nhất

“ “

22. Tỷ lệ nghèo “ “

23. Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu

nhập (hệ số Gini) HTCTTKQG “

24. Chi tiêu cho giáo dục BQ đầu ngƣời của

dân số trong độ tuổi đi học - Không có sẵn

25. Chi tiêu cho y tế bình quân đầu ngƣời

của hộ dân cƣ - “

Tăng trƣởng kinh tế với bền vững môi trƣờng

26. Tổng sản phẩm trong nƣớc xanh HTCTTKQG Chƣa có

27. Biến động về cơ cấu sử dụng đất phi

nông nghiệp

HTCT thống kê

môi trƣờng

28. Sản lƣợng khai thác một số tài nguyên

quan trọng (than, dầu, quặng titan, đá) TCTK Có sẵn

98

29. Sản lƣợng thủy sản đánh bắt hàng năm HTCTTKQG

30. Diện tích và tỷ lệ che phủ rừng HTCTTKQG Có sẵn

31. Số vụ và diện tích rừng bị cháy, bị chặt

phá “ “

32. Phát thải CO2 bình quân đầu ngƣời “ “

33. Khối lƣợng chất thải nguy hại từ công

nghiệp “ “

34. Tỷ lệ các khu, cụm công nghiệp có hệ

thống xử lý nƣớc thải/ chất thải rắn “ “

35. Số doanh nghiệp đƣợc cấp chứng chỉ ISO

14000

HTCT năng

suất, Trung tâm

năng suất VN

Không có sẵn

Trên đây là những chỉ tiêu chủ yếu đƣợc lựa chọn phục vụ việc phân

tích CLTT theo từng nội dung phản ánh. Ngoài những chỉ tiêu trên, trong quá

trình xây dựng báo cáo, cần tham khảo thêm những chuyên đề, bài báo phân

tích chuyên sâu về lĩnh vực này và những chỉ tiêu phản ánh chính sách khác

có liên quan, đặc biệt là chính sách cho ngƣời nghèo, ngƣời thất nghiệp và

việc làm để bổ sung cho báo cáo đƣợc đầy đủ và sinh động hơn.

II. Đề xuất khung báo cáo thống kê phân tích CLTT

1. Khái niệm, ý nghĩa, vai trò của khung báo cáo phân tích CLTT

1.1. Khái niệm và ý nghĩa của khung phân tích

Hiện nay, chƣa có một khái niệm chính thức nào về “khung báo cáo

phân tích” nói chung hay “khung phân tích” nói riêng. Tuy nhiên, qua tham

khảo tài liệu trong và ngoài nƣớc, nghiên cứu khung báo cáo phân tích của

một số lĩnh vực cụ thể và qua kinh nghiệm của nhóm tác giả, có thể khái quát

về khung báo cáo nhƣ sau: khung báo cáo được hiểu là một tài liệu gồm các

nội dung và những công cụ chủ yếu mang tính hướng dẫn sử dụng để có thể

tạo ra được những báo cáo thực hành trong một lĩnh vực cụ thể. Khung báo

cáo cung cấp những khái niệm, phương pháp thực hành và cấu trúc nội dung

để giúp thiết kế nhanh một báo cáo theo chủ đề được đưa ra.

99

Khung phân tích đƣợc hiểu là: một bản phác thảo nội dung hay những

nét chủ yếu về chủ đề nghiên cứu, thể hiện ý tưởng sáng tạo của người phân

tích trong bối cảnh thời gian và không gian cụ thể. Khung phân tích đƣợc coi

là một trong bốn nội dung lớn (ba nội dung khác là: đề xuất ý tƣởng; tìm

kiếm dữ liệu và xây dựng mô hình phân tích) trong quá trình nghiên cứu, đặc

biệt trong nghiên cứu các hiện tƣợng mang tính xã hội. Khung phân tích đƣợc

sử dụng để xây dựng lên các ý tƣởng phân tích và thƣờng bao gồm danh sách

chỉ số chủ yếu và phƣơng pháp, công cụ thƣờng dùng trong phân tích.

Mặc dù trong thực tế đã có nhiều chủ đề, nhiều trƣờng hợp nghiên cứu

đã thiết lập đƣợc các khung phân tích chung nhƣ: khung phân tích giới,

khung phân tích tài chính; phân tích hoạt động của các doanh nghiệp... Tuy

nhiên cho đến nay, chƣa có tiêu chuẩn chung nào đƣợc thiết lập để có thể

đánh giá CLTT của một nền kinh tế mặc dù có thể xác định đƣợc các đặc

trƣng (hay nội hàm) thể hiện của CLTT. Việc thiết lập một mức cụ thể của

từng chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu phản ánh CLTT đƣợc sử dụng để đánh

giá một nền kinh tế tăng trƣởng đạt chất lƣợng là khó có thể thực hiện

đƣợc. Theo quan điểm của BCN Đề tài thì một quốc gia đƣợc coi là "tăng

trƣởng có chất lƣợng" khi và chỉ khi tìm đƣợc điểm cân bằng của tất cả các

yếu tố thuộc sáu đặc trƣng biểu hiện của CLTT, tức là khi tốc độ tăng

trƣởng đạt ở mức bảo đảm cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo

vệ đất nƣớc, giữ gìn an ninh xã hội; khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng,

môi trƣờng sống, thất nghiệp; tệ nạn xã hội... ở mức tốt nhất. Điều này là

khó có thể xảy ra trong thực tế và nếu có thể xảy ra thì cũng không thể duy

trì đƣợc lâu vì luôn có sự vận động không ngừng của bản thân từng yếu tố

cấu thành CLTT.

Khung báo cáo phân tích có ý nghĩa rất quan trọng: đề xuất đƣợc các ý

tƣởng, nội dung phân tích chung mang tính linh hoạt có thể thay đổi trong

từng thời kỳ; đƣa ra công cụ và phƣơng pháp sử dụng trong phân tích (chỉ

tiêu, phƣơng pháp và mô hình phân tích); thể hiện đƣợc những hƣớng dẫn

chủ yếu và những lƣu ý cần thiết.

Khung báo cáo phân tích CLTT giúp ngƣời nghiên cứu kiểm soát đƣợc

nội dung thực hiện, trình bày đƣợc hợp lý và lôgic kết quả nghiên cứu, kiểm

soát đƣợc thời gian thực hiện từng công việc và tạo điều kiện thuận lợi cho

những nghiên cứu tiếp theo liên quan đến CLTT kinh tế của Việt Nam.

1.2. Vai trò của khung báo cáo phân tích CLTT

100

1.2.1. Vai trò định hướng

Khung báo cáo phân tích CLTT cung cấp những nét chủ yếu để xây

dựng báo cáo, giúp ngƣời sử dụng có thể hình dung đƣợc khá toàn diện,

nhiều khía cạnh của CLTT của một thời kỳ nhất định để có thể đề xuất chính

sách, định hƣớng phát triển. Đồng thời, khung báo cáo cũng tập trung, có

trọng tâm hơn trong việc xác định những chỉ tiêu quan trọng cho trƣờng hợp

tăng trƣởng của Việt Nam. Khi đã xác định đúng đƣợc mục tiêu và các chỉ

tiêu cụ thể sẽ giúp cho công tác hoạch định chính sách đƣợc phù hợp với thực

tế hơn.

Từ năm 2005 đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về CLTT đƣợc thực hiện,

nhƣng phần lớn các nghiên cứu còn rời rạc và chƣa đƣợc hệ thống hóa một

cách đầy đủ theo các khía cạnh của CLTT. Điều này làm cho những ngƣời

nghiên cứu sau rất khó khăn trong việc tìm kiếm và đánh giá mức độ đầy đủ

về nguồn thông tin và đôi khi lúng túng trong việc xác định chủ đề nghiên

cứu liên quan đến CLTT. Nếu xây dựng đƣợc một khung báo cáo thống kê

phân tích CLTT tốt sẽ giúp định hƣớng tốt cho những nghiên cứu tiếp theo

trong tƣơng lai.

1.2.2. Giúp tiết kiệm chi phí về nguồn lực cần thiết để thực hiện các báo

cáo liên quan đến CLTT

Khung phân tích CLTT đƣợc thể hiện nhƣ một bản đề cƣơng chi tiết

về các nội dung, công cụ và phƣơng pháp phân tích, là nội dung cơ bản

của báo cáo phân tích về CLTT. Đồng thời những nội dung phân tích

đƣợc sắp xếp theo một bố cục tƣơng đối phù hợp, lôgic và thể hiện mối

quan hệ giữa các vấn đề nghiên cứu. Do vậy, một khung phân tích đƣợc

thiết kế tốt sẽ rất có ích cho việc xây dựng các báo cáo tiếp theo về

CLTT, ngƣời thực hiện không phải mất nhiều công sức để tìm kiếm thông

tin, xác định chỉ tiêu và tìm ra các phƣơng pháp phù hợp, tiết kiệm đƣợc

thời gian trong việc định dạng, kết cấu cho báo cáo. Bên cạnh đó, khung

phân tích phần lớn đƣợc thiết kế có tính mở tạo điều kiện cho những

ngƣời phân tích tiếp theo có thể thay đổi để làm sinh động và phong phú

thêm ý tƣởng phân tích của riêng mình.

1.2.3. Là công cụ đắc lực phục vụ quản lý và hoạch định chính sách

Trong thực tế, nhu cầu thông tin về các khía cạnh xung quanh CLTT

rất nhiều và mang tính thời sự, song việc xây dựng báo cáo CLTT mang

101

tính thƣờng xuyên định kỳ lại chƣa đƣợc giao trách nhiệm cho một cơ

quan cụ thể nào. Phần lớn các báo cáo này đƣợc thực hiện theo các đề tài,

dự án, không đƣợc phổ biến rộng, gây không ít khó khăn cho các cấp lãnh

đạo trong việc chỉ đạo và điều hành công việc thuộc trách nhiệm quản lý

của mình.

Dựa vào những nội dung đƣợc trình bày trong khung phân tích, các nhà

quản lý và hoạch định chính sách có thể nhanh chóng xác định đƣợc những

vấn đề liên quan đến lĩnh vực mình chịu trách nhiệm quản lý, từ đó có thể

đƣa ra đƣợc những chính sách liên quan thuộc thẩm quyền quản lý của mình

một cách nhanh chóng và phù hợp.

Ngoài ba tác dụng chính đƣợc nêu ở trên, khung phân tích CLTT càng

đƣợc xây dựng chi tiết bao nhiêu thì càng hữu ích cho các đối tƣợng sử dụng

bấy nhiêu (kể cả sinh viên và những ngƣời làm công tác giảng dạy). Tuy

nhiên, trong khuôn khổ nghiên cứu của Đề tài, BCN Đề tài chỉ đƣa ra những

gợi ý ban đầu đối với khung phân tích CLTT.

2. Đề xuất khung báo cáo phân tích chất lượng tăng trưởng Việt Nam

2.1. Nguyên tắc xây dựng khung báo cáo phân tích

Xây dựng khung báo cáo thống kê phân tích CLTT cần tuân thủ theo

một số nguyên tắc nhƣ sau:

(1) Phải xác định rõ không gian và thời gian để xây dựng báo cáo phân

tích đánh giá CLTT.

(2) Phân tích, đánh giá phải gắn chặt với những điều kiện kinh tế - xã

hội, vị thế vai trò và lợi thế cạnh tranh hiện hữu tại không gian và thời gian

thực hiện báo cáo phân tích.

(3) Phải căn cứ vào dãy số liệu của hệ thống chỉ tiêu phục vụ cho phân

tích đã đƣợc xác định.

(4) Bảo đảm tính phù hợp và thống nhất.

2.2. Đề xuất khung báo cáo phân tích

Nhóm nghiên cứu đề xuất khung báo cáo phân tích CLTT nhƣ đƣợc

trình bày dƣới đây:

102

Khung báo cáo thống kê về Chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế

I. Phần mở đầu

- Lời nói đầu/giới thiệu báo cáo

- Một số khái niệm định nghĩa liên quan

- Chú thích từ viết tắt và chú thích bảng/biểu (nếu cần thiết).

II. Phần nội dung chính của báo cáo

(1). Bối cảnh trong nƣớc và quốc tế: nêu những điểm nổi bật về tình

hình thế giới, khu vực và của Việt Nam tác động đến tăng trƣởng cả về lƣợng

và chất.

(2). Khung phân tích CLTT kinh tế theo các nội dung

Bảng 2: Khung phân tích Chất lượng tăng trưởng kinh tế theo các nội dung

STT Nội dung Mục tiêu Chỉ tiêu/chỉ số Giá trị tham

chiếu

I

Tóm tắt

tình hình

kinh tế -

xã hội và

CLTT của

Việt Nam

giai đoạn

phân tích

Đƣa ra đƣợc

bức tranh

chung, khái

quát nhất về

tình hình phát

triển của đất

nƣớc và

những nét nổi

bật về CLTT

trong giai

đoạn phân

tích

1. Tốc độ tăng GDP Xu hƣớng, mục

tiêu

2. Chỉ số HDI Xu hƣớng/nƣớc

tham chiếu

3. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi

lao động

Xu hƣớng/mục

tiêu/nƣớc tham

chiếu

Một số chỉ tiêu nổi bật trong

từng nội dung phân tích CLTT

trong thời kỳ phân tích (qua

các chỉ tiêu trình bày từ mục II

đến mục VI).

Phù hợp với từng

chỉ tiêu cụ thể

đƣợc lựa chọn

II

Tăng

trƣởng

kinh tế

gắn liền

với hiệu

quả sử

dụng các

Xác định lĩnh

vực/ngành sử

dụng nhiều

vốn hay nhiều

lao động để

tạo ra sản

1. Tỷ lệ lao động đang làm

việc so với tổng dân số

Xu hƣớng/nƣớc

tham chiếu

2.Tỷ lệ lao động đang làm

việc trong nền kinh tế đã qua

đào tạo

Mục tiêu/nƣớc

tham chiếu/xu

hƣớng

3.Tổng sản phẩm trong nƣớc

bình quân đầu ngƣời (tính

Mục tiêu/nƣớc

tham chiếu

103

STT Nội dung Mục tiêu Chỉ tiêu/chỉ số Giá trị tham

chiếu

nguồn lực

và khả

năng cạnh

tranh của

nền kinh

tế

phẩm. Đồng

thời thấy rõ vị

trí của hàng

hóa trên thị

trƣờng trong

nƣớc và quốc

tế, làm cơ sở

đề xuất các

biện

pháp/chính

sách để phòng

ngừa và thúc

đẩy tăng

trƣởng, bảo

đảm phát tiển

bền vững

bằng VND; USD)

4. Năng suất lao động xã hội Xu hƣớng/nƣớc

tham chiếu

5. Hiệu quả sử dụng vốn đầu

tƣ (ICOR)

Mục tiêu/xu

hƣớng/nƣớc tham

chiếu

6.Tốc độ tăng năng suất các

nhân tố tổng hợp

Mục tiêu/nƣớc

tham chiếu

7. Tỷ trọng đóng góp của các

yếu tố vốn, lao động, năng

suất các nhân tố tổng hợp vào

tốc độ tăng trƣởng chung

Nƣớc tham chiếu

8. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu

các sản phẩm công nghiệp chế

biến có hàm lƣợng công nghệ

cao trong tổng giá trị xuất

khẩu hàng hóa

Nƣớc tham

chiếu/xu hƣớng

9. Tỷ trọng giá trị hàng xuất

khẩu đã qua chế biến trong

tổng giá trị xuất khẩu hàng

hóa

Xu hƣớng/nƣớc

tham chiếu

10. Chỉ số năng lực cạnh tranh

của Việt Nam

Xu hƣớng/nƣớc

tham chiếu/mục

tiêu

III

Tăng

trƣởng với

ổn định

kinh tế vĩ

mô(10

)

Đƣa ra đƣợc

các căn cứ

thực tiễn,

khoa học để

hoạch định

các chính

sách kích

1. Chỉ số lạm phát Mục tiêu/xu hƣớng

2. Cán cân thƣơng mại Xu hƣớng/nƣớc

tham chiếu

3. Tốc động tăng trƣởng tín

dụng

Xu hƣớng/nƣớc

tham chiếu

4. Tỷ lệ nợ công so với GDP Mục tiêu/xu

10

Báo cáo không phân tích về chính sách và hiệu quả quản lý của nhà nƣớc.

104

STT Nội dung Mục tiêu Chỉ tiêu/chỉ số Giá trị tham

chiếu

thích các nhà

đầu tƣ bỏ vốn

vào phát triển

sản xuất kinh

doanh, cạnh

tranh lành

mạnh, đạt

hiệu quả kinh

tế cao và

ngƣợc lại.

hƣớng/nƣớc tham

chiếu

5. Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà

nƣớc so với GDP

Xu hƣớng/nƣớc

tham chiếu

6. Dự trữ ngoại hối

Mục tiêu/xu hƣớng

IV

Tăng

trƣởng

kinh tế

theo cơ

cấu ngành,

thành

phần kinh

tế và khu

vực thể

chế

Biết đƣợc tỷ

trọng đóng

góp vào tăng

trƣởng của

từng lĩnh vực,

ngành, thành

phần kinh tế,

khu vực thể

chế để đề xuất

chính sách

phát triển cân

đối giữa các

khu ngành,

TPKT cũng

nhƣ khu vực

thể chế

1. Cơ cấu tổng sản phẩm trong

nƣớc theo ngành kinh tế

Xu hƣớng/mục

tiêu/nƣớc tham

chiếu

2. Cơ cấu GDP theo thành

phần kinh tế (hoặc khu vực

thể chế)

Xu hƣớng/mục

tiêu/nƣớc tham

chiếu

3. Cơ cấu GDP theo vùng,

lãnh thổ

Xu hƣớng/mục

tiêu/nƣớc tham

chiếu

V

Tăng

trƣởng

kinh tế với

công bằng

xã hội

Kiến nghị

chính sách

bảo đảm cho

ngƣời nghèo

đƣợc hƣởng

lợi các lợi ích

từ các chƣơng

trình và phát

1. Thu nhập bình quân một

nhân khẩu một tháng chia theo

5 nhóm TN

Mục tiêu/xu hƣớng

2. Chênh lệch thu nhập BQ

đầu ngƣời của nhóm hộ có thu

nhập cao nhất so với nhóm hộ

có thu nhập thấp nhất

Mục tiêu/xu hƣớng

3. Tỷ lệ nghèo Mục tiêu/xu hƣớng

105

STT Nội dung Mục tiêu Chỉ tiêu/chỉ số Giá trị tham

chiếu

triển nguồn

nhân lực.

Hoàn thiện và

nâng cao

chính sách an

sinh xã hội.

4. Hệ số bất bình đẳng trong

phân phối thu nhập (hệ số

Gini)

Mục tiêu/xu hƣớng

5. Chi tiêu cho giáo dục BQ

đầu ngƣời của dân số trong độ

tuổi đi học

Xu hƣớng

6. Chi tiêu cho y tế bình quân

đầu ngƣời của hộ dân cƣ Xu hƣớng

VI

Tăng

trƣởng

kinh tế với

bền vững

môi

trƣờng

Làm căn cứ

đề xuất chính

sách bảo đảm

tăng trƣởng

gắn với phát

triển bền

vững, không

hủy hoại tài

nguyên và

môi trƣờng

1. Tổng sản phẩm trong nƣớc

xanh

Xu hƣớng/mục

tiêu

2. Biến động về cơ cấu sử

dụng đất phi nông nghiệp Xu hƣớng

3. Sản lƣợng khai thác một số

tài nguyên quan trọng (than,

dầu, quặng titan, đá)

Xu hƣớng/mục

tiêu

4. Sản lƣợng thủy sản đánh

bắt hàng năm

Xu hƣớng/mục

tiêu

5. Diện tích và tỷ lệ che phủ

rừng

Xu hƣớng/mục

tiêu

6. Số vụ và diện tích rừng bị

cháy, bị chặt phá

Tiêu chuẩn/so

sánh quốc tế

7. Phát thải CO2 bình quân

đầu ngƣời

Giới hạn/so sánh

quốc tế

8. Khối lƣợng chất thải nguy

hại từ công nghiệp

Tiêu chuẩn/so

sánh quốc tế

9. Tỷ lệ các khu, cụm công

nghiệp có hệ thống xử lý nƣớc

thải/ chất thải rắn

Tiêu chuẩn/so

sánh quốc tế

10. Số doanh nghiệp đƣợc cấp

chứng chỉ ISO 14000

Xu hƣớng/so sánh

quốc tế

106

III. Phần kết luận và kiến nghị của báo cáo

- Đƣa ra các kết luận phù hợp với các chủ đề đã phân tích ở trên.

- Kiến nghị chính sách để phát triển chất lƣợng hơn trong tƣơng lai.

Ngoài những nội dung chủ yếu đƣợc liệt kê trong khung báo cáo, báo

cáo có thể đƣợc mở rộng thêm nội dung hoặc chỉ đề cập chi tiết một hoặc một

số nội dung nêu trên cho phù hợp điều kiện thực tế của ngành và quá trình

phát triển của đất nƣớc trong từng giai đoạn cụ thể.

3. Phƣơng pháp và công cụ sử dụng trong phân tích

Để có thể xây dựng đƣợc báo cáo thống kê về CLTT cần vận dụng tổng

hợp nhiều phƣơng pháp. Sự phát triển của khoa học và công nghệ đã hỗ trợ

nhiều cho ngƣời làm công tác phân tích, tuy nhiên, để có thể sử dụng đƣợc

các phƣơng pháp kinh tế lƣợng nhƣ hồi quy tƣơng quan, phân tích ANOVA...

phụ thuộc nhiều vào năng lực của cán bộ thực hiện và mức độ đáp ứng của

nguồn số liệu. Trong báo cáo phân tích, chúng tôi sẽ sử dụng một số phƣơng

pháp phân tích nhƣ: Phƣơng pháp thống kê mô tả; Phƣơng pháp hồi quy và

tƣơng quan; Phƣơng pháp Phân tích phƣơng sai (ANOVA); Phƣơng pháp chỉ

số; Phƣơng pháp phân tích dãy số thời gian; Bảng cân đối liên ngành; Một số

công cụ và phƣơng pháp khác (Tính hệ số co dãn, Tốc độ bắt kịp các nƣớc

trong khu vực về thu nhập bình quân đầu ngƣời, Hệ số ổn định tăng trƣởng,

So sánh lƣợng tăng tuyệt đối của 1% tăng, So sánh hệ số ổn định tăng trƣởng

qua các thời kỳ, Ƣớc tính số liệu thiếu bằng các phƣơng pháp nội suy, ngoại

suy, phƣơng pháp kiểm kê liên tiếp...) (nội dung chi tiết của từng phƣơng

pháp đƣợc trình bày trong Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài).

Ngoài các phƣơng pháp nói trên, để thực hiện các phân tích trong báo

cáo, chúng tôi sẽ sử dụng các phần mềm máy tính trợ giúp phân tích nhƣ:

Excel, STATA, SPSS, Eview...

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Trong bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu, rộng

với các nền kinh tế thế giới, chịu tác động trực tiếp từ các "cú sốc" bên ngoài

thì nhu cầu thông tin phân tích sâu về CLTT càng lớn. Đã có nhiều bài viết

xoay quanh vấn đề “CLTT kinh tế” phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo, điều

107

hành nền kinh tế trong những năm gần đây. Tuy nhiên, những phân tích đó

chủ yếu đƣợc thực hiện theo các đề tài, dự án, chƣa có đơn vị nào chịu trách

nhiệm xây dựng báo cáo phân tích chất lƣợng theo một chu kỳ nhất định. Là

cơ quan cung cấp thông tin thống kê vĩ mô phục vụ hoạch định chính sách

của Đảng và Nhà nƣớc, Tổng cục Thống kê có nhu cầu về số liệu phân tích

về CLTT kinh tế theo một chu kỳ nhất định là hoàn toàn phù hợp và đầu tƣ

cho công việc này cũng là hợp lý.

Qua hai năm nghiên cứu Đề tài “Xây dựng nội dung báo cáo thống kê

chất lƣợng tăng trƣởng của Việt Nam và áp dụng cho giai đoạn 2006-2010”,

nhóm tác giả đã xác định đƣợc cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất nội dung

phản ánh mặt chất của tăng trƣởng, xác định đƣợc các nhóm chỉ tiêu, nguồn

số liệu chủ yếu phục vụ việc phân tích, đồng thời đề xuất đƣợc những nội

dung cơ bản và phƣơng pháp sử dụng để xây dựng báo cáo phân tích CLTT.

Tuy nhiên, phân tích CLTT là một chủ đề hết sức rộng và phức tạp, hiện

nay vẫn còn nhiều tranh cãi, chƣa có một khái niệm thống nhất, một thƣớc đo

chuẩn nào để xem xét, đánh giá một nền kinh tế là tăng trƣởng đạt chất lƣợng

hay chƣa đạt chất lƣợng. Dựa trên cơ sở khoa học và căn cứ thực tiễn, nhóm

tác giả đã nhận thức đƣợc rõ tầm quan trọng của khung báo cáo thống kê về

CLTT, nỗ lực nghiên cứu để đề xuất đƣợc nội dung cơ bản của khung báo

cáo thống kê về CLTT nhƣ đã đƣợc trình bày tại báo cáo thứ nhất của Đề tài.

Trên cơ sở các chỉ tiêu đƣợc đề xuất và nội dung phân tích đƣợc thể hiện

trong khung báo cáo, nhóm nghiên cứu đã áp dụng thử nghiệm để xây dựng

báo cáo thống kê phân tích CLTT cho giai đoạn 2006 – 2010. Đây cũng là

một trong những mục tiêu chủ yếu của Đề tài.

2. Kiến nghị

Để có thể áp dụng kết quả nghiên cứu của Đề tài vào thực tiễn công tác

thống kê, chúng tôi kiến nghị nhƣ sau:

(1). Khung báo cáo thống kê về phân tích CLTT mà nhóm nghiên cứu

đƣa ra mang tính chất linh hoạt và chỉ là những nghiên cứu chủ yếu của Ban

chủ nhiệm cùng các cộng sự. Để có thể xây dựng một báo cáo mẫu về CLTT,

khung báo cáo cần đƣợc tiếp tục hoàn thiện trong quá trình thử nghiệm kết

quả nghiên cứu một vài lần, không thể chỉ dựa vào kết quả thử nghiệm của

chính Đề tài này để xây dựng báo cáo vì thời gian và nguồn lực của Đề tài

còn hạn chế (kể cả kinh phí và huy động lực lƣợng nghiên cứu).

108

(2). Thay đổi về chất lƣợng của bất kỳ một hiện tƣợng kinh tế - xã hội

nào cũng cần phải có thời gian và sự đầu tƣ nguồn lực. Để có thể phân tích

đƣợc sự biến động về chất của Tăng trƣởng, cần có một khoảng thời gian

nhất định. Do vậy, báo cáo thống kê về CLTT không nên thực hiện hàng

năm, chỉ nên thực hiện theo chu kỳ từ 3 đến 5 năm sẽ thuận lợi và có tác

dụng phản ánh bản chất nhiều hơn.

(3). Phân tích kinh tế nói chung và phân tích CLTT nói riêng là một

công việc đòi hỏi trình độ cán bộ ở mức tƣơng đối cao: có kinh nghiệm công

tác, có kiến thức chuyên môn cả về lý thuyết và thực tế, có trình độ sử dụng

máy tính thành thạo ít nhất một phần mềm khai thác cơ sở dữ liệu gốc, nắm

vững lý thuyết xác suất và thống kê toán. Do vậy, để có thể thực hiện đƣợc

các báo cáo thống kê phân tích CLTT và phát triển đƣợc công việc này trong

tƣơng lai, Tổng cục Thống kê cần chuẩn bị tốt nguồn nhân lực và tài chính,

đồng thời tạo cơ chế hợp tác và chia sẻ thông tin đối với các bộ/ngành liên

quan, đặc biệt là với Bộ Tài nguyên & Môi trƣờng, Bộ Tài chính và Ngân

hàng nhà nƣớc.

(4). Tổng cục Thống kê nên có một đơn vị sự nghiệp đảm nhận việc

biên soạn báo cáo phân tích chất lƣợng tăng trƣởng bên cạnh những báo cáo

phân tích hàng năm để bảo đảm tính độc lập tƣơng đối của các phân tích,

nhận định và đánh giá. Không nên giao công việc này cho đơn vị thuộc chức

năng quản lý nhà nƣớc (các Vụ thuộc TCTK) do bị hạn chế về nguồn lực và

tính độc lập, khách quan trong công việc./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, “Báo cáo môi trƣờng quốc gia năm

2005, 2007, 2008, 2009 và 2010”.

2. Diễn đàn phát triển Việt Nam, 2009: “Nguồn tài chính trong nƣớc và

nƣớc ngoài cho tăng trƣởng Việt Nam”, Nhà xuất bản Văn hóa và Xã hội

(Xem ổn định kinh tế vĩ mô trang 101).

3. TS. Bùi Đại Dũng và ThS. Phạm Thu Phƣơng, Tạp chí Khoa học

ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 25 (2009) 82-91, Tăng trƣởng kinh tế và

công bằng xã hội.

109

4. Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội quốc gia (2006),

CLTT của Việt Nam và một số nƣớc Đông Á, Đặc san chuyên đề phục vụ

lãnh đạo, Số 23/2006.

5. Tổng cục Thống kê: 164 thuật ngữ thống kê thông dụng. Nhà xuất

bản Thống kê 2004.

6. Viện Khoa học Thống kê: "Một số vấn đề về phƣơng pháp luận thống

kê", Nhà xuất bản Thống kê năm 2005.

7. GS. TSKH Phạm Ngọc Đăng, “Phát triển bền vững về mặt môi

trƣờng ở Việt Nam: Thành tựu, thách thức hiện tại và định hƣớng trong thời

gian tới”, 2011.

8. TS. Lê Quốc Hội: “CLTT kinh tế Việt Nam tiếp cận dƣới góc độ xóa

đói giảm nghèo và bất bình đẳng” - Diễn đàn phát triển Việt Nam, CLTT

kinh tế Việt Nam, mƣời năm nhìn lại và định hƣớng tƣơng lai- Hà nội tháng

2/2011.

9. TS. Nguyễn Bích Lâm: “Mối quan hệ giữa lạm phát và chất lƣợng

tăng trƣởng kinh tế”, Báo cáo hội thảo khoa học của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ,

Học viện chính Sách và Phát triển – Nhà xuất bản văn hóa thông tin tháng

5/2013.

10. TS. Giang Thanh Long “CLTT kinh tế Việt Nam tiếp cận dƣới góc

độ an sinh xã hội”. Diễn đàn phát triển Việt Nam, CLTT kinh tế Việt Nam,

mƣời năm nhìn lại và định hƣớng tƣơng lai- Hà nội tháng 2/2011.

11. TS. Võ Thanh Sơn, TS. Vũ Tuấn Anh, “Phát triển bền vững: Khái

niệm, nguyên tắc và nội dung”, Tài liệu môn học “Phát triển bền vững: Lý

thuyết và khái niệm” thuộc chƣơng trình Thạc sỹ “Môi trƣờng trong phát

triển bền vững”, 2006.

12. PGS. TS. Phạm Văn Lợi, “Kinh tế hóa lĩnh vực môi trƣờng: Một số

vấn đề lý luận và thực tiễn” (Sách chuyên khảo), Tổng cục Môi trƣờng, Viện

Khoa học Quản lý môi trƣờng, 2011.

13. Cù Chí Lợi, "Tăng trƣởng và CLTT kinh tế tại Việt Nam". Nhà xuất

bản Từ điển bách khoa, Hà Nội 2009.

14. Nguyễn Văn Nam, Trần Thọ Đạt, "Tốc độ và CLTT kinh tế ở Việt

Nam", Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội 2006.

110

15. Cao Ngọc Thành, Trần thị Mẫn: “Các quan điểm và lý thuyết cơ

bản về tăng trưởng kinh tế nói chung và đối với thành phố Hồ Chí Minh”.

16. Đánh giá tổng quan về chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế Việt Nam và

vai trò của TFP , Trƣờng Đại học kinh tế quốc dân tháng 2 năm 2012.

17. Hồ Khắc Tân, "Xây dựng hệ thống chỉ số đánh giá CLTT kinh tế

theo phân cấp quản lý Nhà nƣớc cho giai đoạn 2000-2010 và dự báo cho 5

năm 2011-2015". Đề tài khoa học cấp Bộ của BKHĐT năm 2010.

18. Nguyễn Thị Việt Hồng, Báo cáo kết quả nhiệm vụ Triển khai kết

quả nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu xác định các chỉ tiêu thống kê đánh giá

CLTT của nền kinh tế”, Tổng cục Thống kê, 2009.

19. Nguyễn Ngọc Sơn, “CLTT kinh tế Việt Nam mƣời năm nhìn lại và

giải pháp cho tƣơng lai”, CLTT kinh tế Việt Nam: Mƣời năm nhìn lại và định

hƣớng tƣơng lai, Diễn đàn phát triển Việt Nam, 2011.

20. Nguyễn Tuệ Anh và Lê Xuân Bá: Chất lƣợng trăng trƣởng kinh tế -

một số đánh giá ban đầu cho Việt Nam, Hà nội tháng 5 năm 2005.

21. Lê Xuân Bá, Hoàng Thu Hòa, Nâng cao chất lƣợng của sự phát triển

kinh tế - xã hội, sách tham khảo, NXB Tài Chính, Hà Nội, 2010.

22. Phạm Thị Thu Trang (), “Đánh giá CLTT của 64 tỉnh/thành phố giai

đoạn 1991-2006”, 2008; Đề tài Khoa học cấp Bộ năm 2007, Bộ Kế hoạch và

Đầu tƣ.

23. Phân tích chu kỳ tăng trƣởng và dự báo ngắn hạn, Nhà xuất bản Tài

chính năm 2006.

24. Số liệu công nghiệp các nƣớc do UNIDO phát hành các năm

1998, 2006.

25. Trịnh Quang Vƣợng, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu khoa học

đề tài cấp Tổng cục Nghiên cứu xác định các chỉ tiêu thống kê đánh giá

CLTT của nền kinh tế, Tổng cục Thống kê, 2005.

26. Trần Thọ Đạt, “Tổng quan về CLTT và đánh giá về CLTT kinh tế

Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế “CLTT kinh tế Việt Nam: Giai

đoạn 2001-2010 và định hƣớng tới năm 2020”, NXB Đại học Kinh tế quốc

dân, Hà Nội, 2011.

111

27. Tƣ liệu kinh tế các nƣớc ASEAN năm 1996-2000 và 2004-2006.

28. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI (Nhà xuất bản

chính trị quốc gia năm 2006, 2011)

Tiếng Anh

29. Asian Productivity Organization: APO Productivity Databook 2011,

UN, “Millenium Development Goals”.

30. Ann Rockley - Prsident, The Rockley Group Inc: Buiding a content

Framework.

31. British Geological Survey, “World Mineral Production” from 2000

to 2010, www.bgs.ac.uk

32. International Labour Organization (ILO), SEAPAT, South-East Asia

and the Pacific Multidisciplinary Advisory Team: "A conceptual framework

for gender analysis and planning".

33. UNCDS, “Indicators of Sustainable Development - CSD Theme

Indicator Framework from 2001”,

http://www.un.org/esa/sustdev/natlinfo/indicators/isdms2001/

34. UN, “Millenium Development Goals”

35. World Bank “The quality of Growth” September 2000 – Oxford

University Press, trang 29.

36. International Labour Organization (ILO), SEAPAT, South-East Asia

and the Pacific Multidisciplinary Advisory Team: "A conceptual framework

for gender analysis and planning".

37. Tài liệu khai thác từ: http://www.tailieu.vn/ và http://www.gso.gov.vn

http://www.statistics.vn/; http://www.saga.vn/Giangduong/Daotao/ www.worldbank.org;

www.fao.org; www.unstat.un.org