ĐỀ tÀi luẬn vĂn

18
-iii- TÓM TẮT - Đề tài: Bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế-xã hội. - Thời gian thực hiện: Từ ngày 05/3/2016 đến 05/02/2017 - Địa điểm thực hiện: Trường Đại học Trà Vinh Bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế-xã hội là một chế định cần thiết trong hệ thống pháp luật đất đai. Nó là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan khi nhà nước thực hiện việc thu hồi đất, đặc biệt là đối với người có đất bị thu hồi. Chế định này luôn được rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện nhằm đáp ứng các đòi hỏi của thực tiễn. Việc bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất luôn gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Nó không chỉ liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất; quyền và lợi ích của nhà nước; quyền và lợi ích của chủ đầu tư mà còn phải giải quyết hàng loạt vấn đề xã hội phát sinh trực tiếp từ việc nhà nước thu hồi đất gây ra. Luật Đất đai 2013 ra đời đã có những đổi mới toàn diện trong công tác bồi thường về đất, hỗ trợ, tái định cư cho người sử dụng đất khi nhà nước thu hồi đất. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì việc áp dụng các quy định pháp luật về bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế -xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trên thực tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Nguyên nhân xuất phát từ một số quy định pháp luật còn bất cập, thiếu tính khả thi, như: Nguyên tắc bồi thường về đất; cơ chế bồi thường về đất đối với cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo; căn cứ xác định giá đất, thẩm quyền xác định giá đất tính bồi thường; trình tự, thủ tục bồi thường về đất;… Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể liên quan khi nhà nước thu hồi đất, thiết nghĩ pháp luật đất đai cần những bổ sung, sửa đổi phù hợp và đưa ra các quy định khả thi hơn, đảm bảo ngày càng được minh bạch, dân chủ, công bằng khi thực hiện. Kết quả nghiên cứu của luận văn không những đã luận giải được rõ cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của chế định bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng mà còn cho thấy rằng một số quy

Upload: others

Post on 24-Oct-2021

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

-iii-

TÓM TẮT

- Đề tài: Bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế-xã hội.

- Thời gian thực hiện: Từ ngày 05/3/2016 đến 05/02/2017

- Địa điểm thực hiện: Trường Đại học Trà Vinh

Bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế-xã hội là một

chế định cần thiết trong hệ thống pháp luật đất đai. Nó là cơ sở pháp lý quan trọng để

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan khi nhà nước thực hiện

việc thu hồi đất, đặc biệt là đối với người có đất bị thu hồi. Chế định này luôn được

rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện nhằm đáp ứng các đòi hỏi của thực tiễn.

Việc bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất luôn gặp nhiều khó khăn,

phức tạp. Nó không chỉ liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng

đất; quyền và lợi ích của nhà nước; quyền và lợi ích của chủ đầu tư mà còn phải giải

quyết hàng loạt vấn đề xã hội phát sinh trực tiếp từ việc nhà nước thu hồi đất gây ra.

Luật Đất đai 2013 ra đời đã có những đổi mới toàn diện trong công tác bồi thường về

đất, hỗ trợ, tái định cư cho người sử dụng đất khi nhà nước thu hồi đất.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì việc áp dụng các quy định

pháp luật về bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế-xã hội

vì lợi ích quốc gia, công cộng trên thực tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Nguyên nhân xuất phát từ một số quy định pháp luật còn bất cập, thiếu tính khả thi,

như: Nguyên tắc bồi thường về đất; cơ chế bồi thường về đất đối với cộng đồng dân

cư, cơ sở tôn giáo; căn cứ xác định giá đất, thẩm quyền xác định giá đất tính bồi

thường; trình tự, thủ tục bồi thường về đất;… Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

của các chủ thể liên quan khi nhà nước thu hồi đất, thiết nghĩ pháp luật đất đai cần có

những bổ sung, sửa đổi phù hợp và đưa ra các quy định khả thi hơn, đảm bảo ngày

càng được minh bạch, dân chủ, công bằng khi thực hiện.

Kết quả nghiên cứu của luận văn không những đã luận giải được rõ cơ sở lý

luận và cơ sở pháp lý của chế định bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất để phát

triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng mà còn cho thấy rằng một số quy

Page 2: ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

-iv-

định về bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất vẫn còn những bất cập, vướng

mắc đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn. Trên cơ sở phân tích, đánh

giá các quy định hiện hành về bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất để phát triển

kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng và dựa trên kết quả nghiên cứu lý luận

và thực tiễn áp dụng, luận văn đã đưa ra đề xuất nhằm hoàn thiện những quy định bồi

thường về đất khi nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế-xã hội trong pháp luật

đất đai để đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của

người có đất bị thu hồi, giảm bớt tình trạng khiếu kiện, bức xúc trong xã hội liên quan

đến lĩnh vực này./.

Page 3: ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

-v-

ABSTRACT

- Topic: Land compensation when the State recovers land for economic and

social development.

- Execution time: From March 05, 2016 to February 05, 2017

- Place of execution: Tra Vinh University

Land compensation when the State recovers land for economic and social

development is a necessary institution in the system of land legislation. It is an

important legal basis to protect the legitimate rights and interests of relevant

stakeholders as the government carried out the land acquisition, especially for people

whose land is recovered. This institution is always reviewed, amended and

supplemented and improved in order to meet the practical demands.

Land compensation when the State recovers land is always difficult and

complicated. It is not only related to the legitimate rights and interests of land users;

rights and interests of the State; rights and interests of the investors, but also resolves

a range of social problems directly caused by land acquisition of the State. 2013 Land

Law has comprehensive innovation in the work of land compensation, support and

resettlement for land users when the State recovers land.

However, besides the results obtained, the application of the law on

compensation for land when the State recovers land for economic - social

development for the national, public benefits actually faces many difficulties and

obstacles. The cause stems from a number of laws that have some shortcomings, not

feasible, such as: Land compensation principles; land compensation mechanism for

local communities, religious institutions; basis for determining land prices, authority

to determine the value of land compensation; order and procedures for land

compensation; ... To ensure the legitimate rights and interests of the stakeholders

when the State recovers land, it is necessary to amend, supplement the land law and

make regulations more feasible, ensure increasingly transparent, democratic and fair

in implementation.

Page 4: ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

-vi-

The research results of the thesis not only interpret clearly the rationale and

legal basis of the institution of compensation for land when the State recovers land

for economic - social development for the national, public benefits but also show that

a number of provisions on compensation for land as the State recovers the land remain

the shortcomings and obstacles requiring amendments and supplements. Based on the

analysis and evaluation of existing regulations on compensation for land when the

State recovers land for economic - social development for the national, public benefits

and based on research findings and practical applications, the thesis offers some

suggestions to complete the regulations on compensation when the state recovers land

for economic and social development in land law to meet the practical demands,

contribute to protecting the legitimate rights and interests of the persons whose land

is recovered, reduce complaints, pressing in the society related to this field. /.

Page 5: ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

-vii-

MỤC LỤC

Trang tựa

Quyết định giao đề tài

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii

TÓM TẮT ................................................................................................................ iii

ABSTRACT ............................................................................................................... v

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... xi

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1

1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1

3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 3

4. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 4

5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 4

5.1. Phương pháp luận ......................................................................................... 4

5.2. Phương pháp cụ thể ...................................................................................... 4

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 5

6.1. Ý nghĩa khoa học ......................................................................................... 5

6.2. Ý nghĩa thực tiễn .......................................................................................... 5

7. Kết cấu của luận văn ........................................................................................... 5

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG VỀ ĐẤT KHI

NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÌ LỢI

ÍCH QUỐC GIA, LỢI ÍCH CÔNG CỘNG ........................................................... 7

1.1. Lý luận bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất ........................................ 7

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và sự cần thiết thu hồi đất ....................................... 7

1.1.1.1. Khái niệm thu hồi đất ......................................................................... 7

1.1.1.2. Đặc điểm của thu hồi đất .................................................................... 9

1.1.1.3. Sự cần thiết phải thu hồi đất ............................................................. 10

1.1.2. Khái niệm, đặc điểm bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất .......... 12

Page 6: ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

-viii-

1.1.2.1. Khái niệm bồi thường về đất ............................................................ 12

1.1.2.2. Đặc điểm của bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất .............. 15

1.2. Dự án phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng........... 16

1.2.1. Các khái niệm về dự án ........................................................................... 16

1.2.2. Đặc điểm của dự án phát triển kinh tế-xã hội ......................................... 17

1.2.3. Tầm quan trọng của các dự án phát triển kinh tế-xã hội đối với sự phát

triển của đất nước .............................................................................................. 18

1.3. Ý nghĩa và vai trò của việc bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất để phát

triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng .................................. 18

1.3.1. Nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của nhà nước và lợi ích của người bị thu

hồi đất ................................................................................................................ 18

1.3.2. Khuyến khích người dân tự nguyện giao đất để bảo đảm lợi ích công cộng .. 20

1.3.3. Bảo đảm ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ....................... 20

1.3.4. Góp phần thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, xây dựng và

phát triển nhà ở, phát triển kinh tế-xã hội ......................................................... 21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BỒI THƯỜNG VỀ ĐẤT KHI NHÀ

NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÌ LỢI ÍCH

QUỐC GIA, LỢI ÍCH CÔNG CỘNG .................................................................. 23

2.1. Quy định pháp luật về bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất để phát triển

kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công công ............................................. 24

2.1.1. Quy định về nguyên tắc bồi thường ........................................................ 24

2.1.1.1. Người được bồi thường phải có đủ điều kiện theo quy định của

pháp luật ....................................................................................................... 24

2.1.1.2. Nguyên tắc bồi thường phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng,

công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật ..................................... 25

2.1.2. Quy định về điều kiện bồi thường ........................................................... 26

2.1.2.1. Về hình thức sử dụng đất ................................................................. 26

2.1.2.2. Điều kiện về giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất ...................... 29

2.1.3. Quy định về giá đất tính tiền bồi thường ................................................ 32

Page 7: ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

-ix-

2.1.3.1. Căn cứ xác định giá đất tính tiền bồi thường ................................... 32

2.1.3.2. Thẩm quyền xác định giá đất tính tiền bồi thường .......................... 33

2.1.3.3. Nguyên tắc xác định giá đất tính tiền bồi thường ............................ 34

2.1.3.4. Trình tự, thủ tục xác định giá đất tính tiền bồi thường .................... 35

2.1.4. Quy định về trình tự, thủ tục bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất .... 36

2.1.4.1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo

đạc, kiểm đếm ............................................................................................... 37

2.1.4.2. Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và tiến hành

phê duyệt phương án ..................................................................................... 38

2.1.4.3. Thực hiện chi trả bồi thường ............................................................ 39

2.2. Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi

đất để phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng ............................. 40

2.2.1. Những kết quả đạt được .......................................................................... 40

2.2.2. Một số hạn chế, bất cập ........................................................................... 41

2.2.2.1. Một số quy định về nguyên tắc bồi thường về đất chưa đảm bảo tính

khả thi và chưa được thực thi nghiêm túc trên thực tiễn ............................... 41

2.2.2.2. Quy định bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất của cộng đồng

dân cư, cơ sở tôn giáo chưa bao quát mọi trường hợp .................................. 47

2.2.2.3. Quy định về giá đất tính bồi thường còn thấp và bộc lộ nhiều hạn chế ... 47

2.2.2.4. Một số quy định về trình tự, thủ tục bồi thường về đất thể hiện chưa

chặt chẽ, còn vướng mắc ............................................................................... 50

2.2.2.5. Một số vấn đề khác phát sinh trong quá trình thực hiện pháp luật bồi

thường về đất khi nhà nước thu hồi đất......................................................... 54

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO

CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG VỀ ĐẤT KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT

ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÌ LỢI ÍCH QUỐC GIA, LỢI ÍCH

CÔNG CỘNG ......................................................................................................... 57

3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất

để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng ...................... 57

Page 8: ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

-x-

3.2. Các giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật bồi thường về đất khi nhà nước thu

hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.......... 60

3.2.1 Hoàn thiện quy định về nguyên tắc bồi thường về đất ............................ 60

3.2.2. Bổ sung những quy định chi tiết về trường hợp được bồi thường về đất

đối với cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo khi nhà nước thu hồi đất ................. 62

3.2.3. Hoàn thiện quy định về giá đất bồi thường ............................................. 63

3.2.3.1. Về căn cứ xác định giá đất tính bồi thường ..................................... 63

3.2.3.2. Về thẩm quyền xác định giá đất bồi thường .................................... 64

3.2.4. Hoàn thiện quy định về trình tự, thủ tục bồi thường về đất .................... 64

3.2.4.1. Về việc ban hành thông báo thu hồi đất và bồi thường về đất ......... 64

3.2.4.2. Về lấy ý kiến đối với phương án bồi thường ................................... 65

3.2.4.3. Về chi trả tiền bồi thường ................................................................ 66

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 70

Page 9: ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

-xi-

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNH – HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

LĐĐ : Luật Đất đai

NSDĐ : Người sử dụng đất

QSDĐ : Quyền sử dụng đất

SDĐ : Sử dụng đất

THĐ : Thu hồi đất

UBND : Ủy ban nhân dân

USD : United States dollar

Page 10: ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

-1-

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển và hội nhập kinh tế thế giới, việc nhà

nước thu hồi đất (viết tắt THĐ) để thực hiện các dự án đầu tư, phục vụ mục tiêu phát

triển kinh tế-xã hội là điều tất yếu. Với nền kinh tế thị trường, đất đai không chỉ là tư

liệu sản xuất đặc biệt, là môi trường sống, địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các công

trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng,... mà đất đai còn có thêm chức

năng tạo nguồn vốn và thu hút đầu tư phát triển mang ý nghĩa rất quan trọng. Chính

vì đất đai ngày càng có giá trị nên khi nhà nước THĐ để phát triển kinh tế-xã hội vẫn

còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc vì THĐ không đơn giản là chỉ chấm dứt quyền

sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mà hành động này còn để lại những hậu

quả về kinh tế-xã hội cần kịp thời giải quyết nhằm ổn định chính trị, xã hội; bên cạnh

đó, nó còn đụng chạm trực tiếp đến những lợi ích thiết thực không chỉ của người sử

dụng đất mà còn của nhà nước, của xã hội và lợi ích của các nhà đầu tư.

Các quy định về bồi thường khi nhà nước THĐ nói chung, quy định bồi thường

về đất khi nhà nước THĐ để phát triển kinh tế-xã hội nói riêng luôn được các nhà lập

pháp quan tâm và ghi nhận trong pháp luật đất đai qua các thời kỳ. Trên cơ sở kế thừa

và phát triển các quy định về bồi thường khi nhà nước THĐ trong các văn bản trước

đây, pháp luật bồi thường khi nhà nước THĐ đã quy định khá chi tiết, cụ thể trong

Luật Đất đai (viết tắt LĐĐ) năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Các quy

định này tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp

của các chủ thể có liên quan khi nhà nước thực hiện việc THĐ.

Tuy nhiên, việc áp dụng các quy định pháp luật về bồi thường về đất khi nhà

nước THĐ để phát triển kinh tế-xã hội trên thực tiễn vẫn còn nảy sinh những khó

khăn, bất cập nhất định. Theo đánh giá của Thanh tra Chính phủ, hàng năm khiếu

kiện liên quan đến bồi thường khi nhà nước thu hồi đất chiếm khoảng 70% tổng số

các vụ việc khiếu nại về đất đai. Điều này cho thấy pháp luật về thu hồi đất và bồi

Page 11: ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

-2-

thường có những nội dung chưa phù hợp với thực tiễn, như các quy định về giá đất

bồi thường; quy định về thờii điểm xác định giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư,...

dẫn đến người dân không đồng ý giao đất dẫn đến việc làm chậm tiến độ thi công

công trình, dự án, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của chủ đầu tư và gây tác động tiêu

cực đến môi trường đầu tư; nhiều công trình, dự án phải thực hiện biện pháp cưỡng

chế THĐ. Để khắc phục những hạn chế này, cần có sự đánh giá một cách toàn diện

cả về lý luận và thực tiễn thực trạng pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

để phát triển kinh tế-xã hội, qua đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện.

Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả chọn đề tài “Bồi thường về đất khi nhà

nước thu hồi đất để phát triển kinh tế-xã hội” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt

nghiệp thạc sĩ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế-xã hội là một

hoạt động quản lý của nhà nước về đất đai nhằm đảm bảo quyền lợi của người bị thu

hồi đất trong tiến trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đất nước. Việc thu hồi đất trực

tiếp đụng chạm đến lợi ích người bị thu hồi đất, lợi ích của nhà nước, lợi ích của nhà

đầu tư và đây là vấn đề mang tính thời sự vì vậy đã có rất nhiều các công trình, sách

báo pháp lý nghiên cứu về vấn đề này dưới khía cạnh lý luận và thực tiễn, tiêu biểu

có thể kể đến một số công trình nghiên cứu của các tác giả sau: Bài viết “ Thực trạng,

những vướng mắc trong quá trình nhà nước thu hồi đất để giao, cho thuê và tự thỏa

thuận để có đất thực hiện dự án” của Nguyễn Đức Biền tại Hội thảo “Tài chính đất

đai, giá đất và cơ chế, chính sách trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư” do Viện

nghiên cứu chiến lược Tài nguyên và Môi trường - Tổng cục quản lý đất đai thuộc

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức ngày 12-7-2011 tại Hà Nội; bài viết “Giá đất

trong Luật Đất đai năm 2013” của TS. Nguyễn Thị Dung - Tạp chí luật học, đặc san

Luật Đất đai, số 11/2014; bài viết “Pháp luật về thu hồi đất khi thực hiện quy hoạch

và chế định trưng dụng đất trong pháp luật Việt Nam” của TS. Phan Trung Hiền -

Tạp chí luật học, số 3/2011; bài viết “Những tồn tại, vướng mắc phát sinh trong quá

trình áp dụng các phương thức bồi thường khi nhà nước thu hồi đất” của TS. Nguyễn

Page 12: ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

-3-

Thị Nga - Tạp chí luật học, số 5/2011; bài viết “Bình luận và góp ý với các quy định

về thu hồi đất, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trong dự thảo Luật Đất

đai sửa đổi” của TS. Nguyễn Quang Tiến - Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 5/2013;

bài viết “Cơ chế hình thành và áp dụng giá đất theo pháp luật hiện hành” của TS.

Lưu Quốc Thái -Tạp chí khoa học pháp lý, số 03/2011; bài viết “Bản chất, vai trò

của hoạt động thu hồi đất trong điều kiện kinh tế thị trường” của TS. Lưu Quốc Thái

- Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 15/2015; Luận án tiến sĩ luật học năm 2014 của

TS. Phạm Thu Thủy với đề tài “Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

nông nghiệp ở Việt Nam”; Luận văn thạc sĩ luật học năm 2010 của Hoàng Thị Biên

Thùy với đề tài “Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất”; Luận văn thạc

sĩ năm 2013 của Nguyễn Minh Tuấn, với đề tài “Thu hồi đất vì mục đích kinh tế ở

Việt Nam hiện nay”; bài viết “Trao đổi về giá đất trong bồi thường” của TS. Trần Thị

Thùy Trang - Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, số 09/2013;....

Nhìn chung, các bài viết, công trình nghiên cứu này đã đi sâu nghiên cứu từng

khía cạnh của vấn đề pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà

nước thu hồi đất hoặc tập trung nghiên cứu về thực trạng pháp luật về giá đất trong

bồi thường. Trong bối cảnh LĐĐ năm 2013 đã có hiệu luật thi hành với sự tiếp thu

và kế thừa những thành quả nghiên cứu của các công trình nêu trên, Luận văn đi sâu

tìm hiểu một cách hệ thống, toàn diện và tập trung trong vấn đề pháp lý về bồi thường

về đất khi nhà nước thu hồi đất đề phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi

ích công cộng.

3. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận và nghiên cứu các chủ trương, chính sách của

Đảng và pháp luật của nhà nước về đổi mới chính sách, pháp luật đất đai; các quan

điểm nghiên cứu luật học, các quy định của pháp luật đất đai và pháp luật khác có

liên quan để phân tích, đánh giá những quy định pháp lý của việc nhà nước bồi thường

về đất khi thu hồi đất để phát triển kinh tế-xã hội. Trên cơ sở đó đưa ra những giải

pháp hoàn thiện pháp luật nhằm đáp ứng có hiệu quả các yêu cầu do thực tiễn đặt ra và

giải quyết tốt hơn nữa mối quan hệ hài hòa giữa lợi ích của nhà nước, lợi ích người bị

THĐ và lợi ích của nhà đầu tư.

Page 13: ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

-69-

được minh bạch, dân chủ, công bằng phù hợp với thực tiễn. Bên cạnh đó, chúng ta

cũng cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp

luật tố tụng trong nhân dân để LĐĐ, các văn bản hướng dẫn thi hành và chế định bồi

thường về đất khi nhà nước THĐ để phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi

ích công cộng ngày càng đi vào cuộc sống của nhân dân, thực sự trở thành công cụ

hữu hiệu để bảo vệ quyền, lợi ích của người có đất bị thu hồi, hạn chế thấp nhất việc

khiếu kiện và bức xúc trong xã hội./.

Page 14: ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

-70-

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt

[1]. Ban Chấp hành Trung ương (2012), Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31-12-2012,

Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu của Ban Chấp hành trung ương khóa XI, Hà Nội.

[2]. Ban Tuyên giáo Trung ương (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần

thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia-Sự thật, Hà Nội,

tr. 109-110.

[3]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Báo cáo tổng kết thi hành Luật Đất đai

2003 và định hướng sửa đổi Luật Đất đai ngày 06-9-2012 của Bộ Tài nguyên và

Môi trường. Hà Nội, tr. 17-25.

[4]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày

19-5-2014 quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở

và tài sản khác gắn liền với đất. Hà Nội.

[5]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày

02-6-2014 quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng

đất. Hà Nội.

[6]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày

02-6-2014 quy định hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất,

thu hồi đất. Hà Nội.

[7]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày

30-6-2014 quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu

hồi đất. Hà Nội.

[8]. Nguyễn Đức Biền (2011), “Thực trạng, những vướng mắc tronng quá trình nhà

nước thu hồi đất để giao, cho thuê và tự thỏa thuận để có đất thực hiện dự án”,

Hội thảo “Tài chính đất đai, giá đất và cơ chế, chính sách trong bồi thường, hỗ

trợ, tái định cư”, Viện nghiên cứu chiến lược Tài nguyên và Môi trường - Tổng

cục quản lý đất đai thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức ngày 12-7-2011

tại Hà Nội.

Page 15: ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

-71-

[9]. Chính phủ (2004), Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16-11-2004 về phương

pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. Hà Nội.

[10]. Chính phủ (2007), Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25-5-2007 quy định bổ

sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện

quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước

thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất. Hà Nội.

[11]. Chính phủ (2007), Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27-7- 2007 về sửa đổi,

bổ sung một số điều của Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16-11-2004 về

phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. Hà Nội.

[12]. Chính phủ (2009), Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13-8-2009 quy định bổ

sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái

định cư. Hà Nội.

[13]. Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15-5-2014 quy định chi

tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013. Hà Nội.

[14]. Chính phủ (2014), Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15-5-2014 quy định về

giá đất. Hà Nội.

[15]. Chính phủ (2014), Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15-5-2014 quy định về

bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Hà Nội.

[16]. Các Mác, Angghen (1979), Tuyển tập, 23, NXB Sự thật, tr. 189.

[17]. Nguyễn Thị Dung (2014), “Giá đất trong Luật Đất đai năm 2013”, Tạp chí luật

học, đặc san Luật Đất đai, (11), tr. 12-20.

[18]. Phan Trung Hiền (2011), “Pháp luật về thu hồi đất khi thực hiện quy hoạch và chế

định trưng dụng đất trong pháp luật Việt Nam”, Tạp chí luật học, (3), tr. 130.

[19]. Nguyễn Thị Nga (2011), “Những tồn tại, vướng mắc phát sinh trong quá trình

áp dụng các phương thức bồi thường khi nhà nước thu hồi đất”, Tạp chí luật

học (5), tr.13.

[20]. Quốc hội (1946), Hiến pháp năm 1946.

[21]. Quốc hội (1959), Hiến pháp năm 1959.

[22]. Quốc hội (1980), Hiến pháp năm 1980.

Page 16: ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

-72-

[23]. Quốc hội (1992), Hiến pháp năm 1992.

[24]. Quốc hội (2013), Hiến pháp năm 2013.

[25]. Quốc hội (2015), Bộ Luật Dân sự năm 2015.

[26]. Quốc hội (1987), Luật Đất đai năm 1987.

[27]. Quốc hội (1993), Luật Đất đai năm 1993.

[28]. Quốc hội (2003), Luật Đất đai năm 2003.

[29]. Quốc hội (2013), Luật Đất đai năm 2013.

[30]. Nguyễn Hữu Quỳnh (1999), Từ điển luật học, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội,

tr. 58.

[31]. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học về Luật

Đất đai, Luật Lao động, Tư pháp quốc tế, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội.

[32]. Nguyễn Quang Tiến (2009), “Vấn đề lý luận xung quanh khái niệm bồi thường

khi nhà nước thu hồi đất”, Tạp chí luật học, (11), tr. 2.

[33]. Nguyễn Quang Tiến (2013), “Bình luận và góp ý với các quy định về thu hồi

đất, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trong dự thảo Luật Đất đai sửa

đổi”, Tạp chí nhà nước và pháp luật, (5), tr. 301.

[34]. Lưu Quốc Thái (2011), “Cơ chế hình thành và áp dụng giá đất theo pháp luật

hiện hành”, Tạp chí khoa học pháp lý, (03), tr. 64.

[35]. Lưu Quốc Thái (2015), “Bản chất, vai trò của hoạt động thu hồi đất trong điều

kiện kinh tế thị trường”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (15), tr. 295.

[36]. Phạm Thu Thủy (2012), “Áp dụng pháp luật thu hồi đất nông nghiệp và một số

giải pháp hoàn thiện”, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, (10), tr. 3.

[37]. Phạm Thu Thủy (2014), Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông

nghiệp ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

[38]. Trần Thị Thùy Trang (2013), “Trao đổi về giá đất trong bồi thường”, Tạp chí

Tài nguyên và Môi trường, (9), tr. 108.

[39]. Hoàng Thị Biên Thùy (2010), Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi

đất, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.

[40]. Nguyễn Quang Tuyến (2012), “Công khai, minh bạch để bảo vệ quyền lợi của

người bị thu hồi đất”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (2), tr. 21.

Page 17: ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

-73-

[41]. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2014), Quyết định số 51/2014/QĐ-

UBND ngày 31 tháng 12 năm 2014, ban hành quy định về giá các loại đất trên

địa bàn thành phố Hồ Chí Minh áp dụng từ ngày 01-01-2015 đến 31-12-2019,

thành phố Hồ Chí Minh.

[42]. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2014), Quyết định số 96/2014/QĐ-UBND

ngày 29-12-2014, quy định các loại giá đất trên địa bàn Hà Nội áp dụng từ ngày

01-01-2015 đến 31-12-2019, Hà Nội;

[43]. Viện ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt phổ thông tái bản, 213, NXB Phương

Đông, Tr. 881.

[44]. Viện nghiên cứu và Đào tạo về quản lý (VIM) (2006), Tổ chức và điều hành dự

án, NXB Tài chính, Hà Nội, tr. 14.

[45]. Văn phòng Trung ương Đảng (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần

thứ 12 của Đảng cộng sản Việt Nam, Hà Nội, tr. 429.

[46]. Nguyễn Thị Như Ý (2001), Từ điển tiếng Việt thông dụng, NXB Giáo dục, Hà

nội, tr. 97.

Trang mạng

[47]. Bộ kế hoạch và đầu tư, http://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=332,

truy cập ngày 06/6/2016.

[48]. Tiến sĩ Trần Văn Duy (2017), “Thực hiện pháp luật về bồi thường thiệt hại khi

thu hồi đất nông nghiệp của nông dân”,

http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thi-hanh-phap luat.aspx?ItemID=291.

truy cập ngày 12/01/2017.

[49]. Minh Huệ (2009), “Sửa đổi Luật Đất đai theo hướng tích tụ đất”,

http://thongtinphapluatdansu, truy cập ngày 25/6/2016.

[50]. Hoàng Lan (2014), “Khung giá đất nhà nước chỉ bằng 30% - 60% thị trường”,

http://tintuc.vatgia.com/bat-dong-san/khung-gia-dat-nha-nuoc-chi-bang-30-60-

thi-truong/41819.html, truy cập ngày 19/7/2016.

[51]. Vũ Lê (2016), “Trần bảng giá đất TP HCM chỉ bằng 30% thị trường”,

http://kinh doanh.vnexpress.net/tin-tuc/bat-dong-san/tran-bang-gia-dat-tp-hcm-

chi-bang-30-thi-truong-3461620.html, truy cập ngày 05/8/2016.

Page 18: ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

-74-

[52]. Đăng Linh (2015), “70% khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai”,

http://baochinhphu.vn/Hoat-dong-Bo-nganh/70-don-khieu-nai-to-cao-lien-

quan-den-dat-dai/223712.vgp, truy cập ngày 25/7/2016.

[53]. Khu công nghiệp Việt Nam, http://khucongnghiep.com.vn/dinhhuong/Default.asp,

truy cập ngày 07/8/2016.

[54]. Hoàng Thư (2012), “Vụ thu hồi đất ở Văn Giang, Hưng Yên: Được, mất,...”,

www.tinmoi.vn/lienquan/vu-thu-hoi-dat-o-van-giang-hung-yen-bai-2-duoc-

mat-883258.html, truy cập ngày 08/8/2016.

[55]. Kiên Trung (2012), Hải Phòng thừa nhận cưỡng chế quá tay”,

www.vietnamnet.vn, truy cập ngày 13/8/2016.

[56]. Tổng cục thống kê (2014), “Thông cáo báo chí về tình hình kinh tế-xã hội năm

2014”, https:gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=382&ItemID=14187, truy cập

ngày 20/8/2016.

[57]. Trang thông tin điện tử đầu tư nước ngoài

http://fia.mpi.gov.vn/tinbai/4310/Viet-Nam-thu-hut-24-1-ty-USD-von-dau-tu-

truc-tiep-nuoc-ngoai-nam-2015, truy cập ngày 23/08/2016.