00 bÀi 5: kiỂm toÁn chu trÌnh mua hÀng vÀ thanh toÁn

24
Bài 5: Kim toán chu trình mua hàng và thanh toán ACC509_Bai 5_v1.0011105225 117 Ni dung Đặc đim ca chu kmua sm nh hưởng ti kim toán. Thiết kế chương trình kim toán chu kmua sm. Mc tiêu Thi lượng hc Sau khi hc bài này, hc viên s: Nm được nhng quá trình quan trng trong chu kmua sm. Nhn din và hiu được nhng hot động kim soát chyếu trong chu k. Nhn din nhng khu vc mà thtc phân tích được sdng có hiu qunht trong vic kim toán đối vi tài khon phi trngười bán và nhng tài khon chi phí có liên quan. Liên kết kim toán chu kmua và thanh toán vi kim toán chu khàng tn kho. Hiu được vai trò quan trng ca nhng thay đổi trong công nghvà qun lý chui cung ng cùng vi nhng nh hưởng ca chúng ti kim toán chu kmua sm. 8 tiết. BÀI 5: KIM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN

Upload: others

Post on 25-Oct-2021

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Bài 5: Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán

ACC509_Bai 5_v1.0011105225 117

00

Nội dung

Đặc điểm của chu kỳ mua sắm ảnh hưởng tới kiểm toán.

Thiết kế chương trình kiểm toán chu kỳ mua sắm.

Mục tiêu Thời lượng học

Sau khi học bài này, học viên sẽ:

Nắm được những quá trình quan trọng trong chu kỳ mua sắm.

Nhận diện và hiểu được những hoạt động kiểm soát chủ yếu trong chu kỳ.

Nhận diện những khu vực mà thủ tục phân tích được sử dụng có hiệu quả nhất trong việc kiểm toán đối với tài khoản phải trả người bán và những tài khoản chi phí có liên quan.

Liên kết kiểm toán chu kỳ mua và thanh toán với kiểm toán chu kỳ hàng tồn kho.

Hiểu được vai trò quan trọng của những thay đổi trong công nghệ và quản lý chuỗi cung ứng cùng với những ảnh hưởng của chúng tới kiểm toán chu kỳ mua sắm.

8 tiết.

BÀI 5: KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN

Bài 5: Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán

118 ACC509_Bai 5_v1.0011105225

TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI

Tình huống dẫn nhập

Giả sử bạn là chủ nhiệm kiểm toán, phụ trách cuộc kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty Bằng Chứng, năm tài chính kết thúc vào 31/12/2009. Đây là một công ty sản xuất có qui mô lớn. Vào ngày 25/2/2010, bạn nhận được giấy làm việc do trợ lý kiểm toán Chăm thực hiện. Bạn lưu ý những vấn đề sau đây:

Trong một phần công việc kiểm tra khoản phải trả người bán, Chăm thực hiện tìm kiếm những khoản phải trả người bán chưa được ghi sổ. Kiểm toán viên này đã lựa chọn khoảng 20 khoản thanh toán được thực hiện sau ngày 31/12/2009 và phát hiện 3 trường hợp thanh toán có liên quan tới dịch vụ được cung cấp trong tháng 12/2009 nhưng chưa được phản ánh. Tuy nhiên, tổng số tiền của 3 hóa đơn thanh toán trên không trọng yếu. Vì vậy, Chăm kết luận không cần phải thực hiện bút toán điều chỉnh đối với những khoản phải trả người bán chưa được ghi sổ đã phát hiện trên.

Câu hỏi

Với trường hợp nêu trên, anh/chị có cho rằng những bằng chứng được nêu ra là đầy đủ bằng chứng thuyết phục cho kết luận của Chăm? Giải thích tại sao?

Bài 5: Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán

ACC509_Bai 5_v1.0011105225 119

5.1. Đặc điểm của chu kỳ mua sắm ảnh hưởng tới kiểm toán

5.1.1. Bản chất của chu kỳ mua sắm

Mua sắm là một trong những chức năng cơ bản trong doanh nghiệp. Chu kỳ mua bao gồm các hoạt động liên quan tới quá trình mua sắm và thanh toán đối với hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị (bao gồm cả mua sắm tài sản cố định phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động thuê mướn, tuyển dụng nhân viên). Các hoạt động chủ yếu trong chu kỳ gồm: Mua các loại nguyên vật liệu, hàng hoá và dịch vụ - Các nghiệp vụ mua sắm; thực hiện thanh toán - Các nghiệp vụ thanh toán. Hoạt động mua sắm và thanh toán ảnh hưởng tới nhiều khoản mục trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Khái quát quá ảnh hưởng của Chu kỳ mua sắm tới các khoản mục có liên quan được trình bày trong sơ đồ 5.1 dưới đây.

Câu hỏi 5.1:

Lấy một ví dụ minh họa về mối quan hệ giữa các tài khoản có liên quan tới một nghiệp vụ mua sắm cụ thể trong doanh nghiệp sản xuất (trong đó chỉ ra mối quan hệ với các báo cáo tài chính).

Trả lời: Hoạt động mua nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất là một ví dụ. Thực hiện hoạt động thu mua hoàn thành, nguyên vật liệu nhận về sẽ có liên quan tới 2 tài khoản cụ thể: nguyên vật liệu; phải trả người bán hoặc tiền (nếu đã thanh toán). Trường hợp sử dụng ngay, hoạt động mua có liên quan tới chi phí sản xuất – sản phẩm dở dang. Khi sản phẩm hoàn thành hoặc chưa hoàn thành hoặc vẫn tồn tại dưới dạng nguyên vật liệu, chúng được trình bày trên bảng cân đối kế toán. Nếu bán được, chi phí vật liệu là một phần trong giá vốn hàng bán được trình bày trên báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Chu kỳ mua và thanh toán thường được bắt đầu từ phiếu yêu cầu mua của bộ phận có nhu cầu mua nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ và kết thúc bằng việc thanh toán cho nhà cung cấp tương ứng với giá trị dịch vụ hoặc hàng hóa nhận về. Mặc dù bộ phận thu mua của đơn vị có thể thực hiện chức năng mua sắm tài sản cố định nhưng trong bài này không tập trung vào các nghiệp vụ kiểm tra đối với số dư các tài khoản tài sản dài hạn nói chung và tài sản cố định nói riêng, tiền và các khoản tương đương tiền. Giới hạn của Chu kỳ này cũng không bao gồm việc kiểm tra các nghiệp vụ về thuê mướn, tuyển dụng trong doanh nghiệp.

Tiền mặt

Tiền gửi ngân hàng

Hàng hoá, nguyên vật liệu (mua trả lại)

Chiết khấu thanh toán

Hàng hoá, nguyên vật liệu (Chiết khấu thương mại)

Nợ Ghi Nợ hoặc Có

Có Phải trả người bán

Hàng hoá

Nguyên vật liệu

Mua hàng

Chi phí trả trước

Tài sản cố định

Tài sản khác

Các chi phí khác

Mua Thanh toán

Sơ đồ 5.1: Hoạt động mua và thanh toán

Bài 5: Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán

120 ACC509_Bai 5_v1.0011105225

5.1.2. Mục tiêu kiểm toán chu kỳ mua sắm

Khi công bố báo cáo tài chính, Ban quản trị khẳng định một cách ngầm định hoặc công khai về các nghiệp vụ trong chu kỳ mua sắm và số dư của các khoản mục liên quan trên báo cáo tài chính được phản ánh trung thực, khách quan. Theo đó, những cơ sở dẫn liệu xác định và những mục tiêu kiểm toán cụ thể trong chu kỳ được khái quát trong bảng 5.1 dưới đây. Đây là hệ thống những mục tiêu cơ bản, tuy nhiên việc vận dụng hệ thống các mục tiêu này không giống nhau đối với các khách hàng khác nhau.

Bảng 5.1: Mục tiêu kiểm toán cụ thể trong chu kỳ mua sắm

Mục tiêu kiểm toán cụ thể Cơ sở dẫn liệu

Đối với nghiệp vụ Đối với số dư

Tồn tại hoặc xảy ra

Những nghiệp vụ mua sắm hàng hoá, dịch vụ đã ghi nhận phải đảm bảo bằng hàng hóa hoặc dịch vụ đã nhận được (E1); Nghiệp vụ thanh toán được ghi nhận phải đảm bảo đã được thực hiện (E2).

Khoản phải trả người bán được ghi nhận, trình bày phản ánh số tiền phải trả người bán vào ngày lập bảng cân đối kế toán (E3).

Trọn vẹn

Các nghiệp vụ mua sắm (C1) và thanh toán (C2) đã xảy ra trong kỳ đều được ghi nhận đầy đủ.

Khoản phải trả người bán đã được trình bày, bao gồm tất những khoản phải trả người bán vào ngày lập bảng cân đối kế toán (C3).

Quyền và nghĩa vụ

Thực thể pháp lý có trách nhiệm về khoản phải trả phát sinh từ mua sắm hàng hoá, dịch vụ (R1).

Khoản phải trả người bán phản ánh nghĩa vụ của đơn vị vào ngày lập bảng cân đối kế toán (R2).

Đánh giá

Các nghiệp vụ mua sắm (V1) và thanh toán (V2) được đánh giá theo GAAP, ghi chép, tính số dư, và chuyển sổ đúng.

Khoản phải trả người bán được phản ánh đúng giá trị phải trả (V3).

Trình bày và công bố

Các nghiệp vụ mua cụ thể (P1) và thanh toán (P2) đảm bảo được trình bày trên báo cáo tài chính bao gồm cả sự phân loại và công bố những vấn đề liên quan.

Khoản phải trả người bán (P3) và những khoản mục chi phí liên quan (P4) được nhận diện và phân loại đúng trên báo cáo tài chính ; Việc công bố phù hợp được thực hiện trong quan hệ với các cam kết, những khoản phải trả không thể trả được, và những khoản có thể trả và các khoản phải trả đối với các bên có liên quan (P5).

(E: Tồn tại; V: Đánh giá; P: Trình bày; R: Quyền và nghĩa vụ; C: Trọn vẹn)

Bài 5: Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán

ACC509_Bai 5_v1.0011105225 121

Câu hỏi 5.2:

Chọn một trong số các cơ sở dẫn liệu nêu trên và giải thích về mối quan hệ giữa mục tiêu cụ thể khi kiểm tra số dư với kiểm tra nghiệp vụ.

Trả lời:

Dựa vào bảng 5.1, chọn một cơ sở dẫn liệu và dẫn chứng về mối quan hệ giữa mục tiêu cụ thể gắn với kiểm tra nghiệp vụ và kiểm tra số dư.

5.2. Thiết kế chương trình kiểm toán chu trình mua sắm

5.2.1. Hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh, về ngành nghề và phát triển chiến lược kiểm toán

Đạt được sự hiểu biết về ngành và lĩnh vực kinh doanh của công ty khách hàng

Trước khi thiết kế chương trình kiểm toán, kiểm toán viên phải xem xét về hoạt động kinh doanh của khách hàng, những áp lực thị trường từ bên ngoài xuất phát từ đặc điểm hoạt động của ngành (mà đơn vị hoạt động) và xem xét những áp lực ấy ảnh hưởng tới chu kỳ mua sắm. Những hoạt động kinh doanh phải đối mặt với những áp lực từ thị trường rất khác nhau. Vì thế, chúng ảnh hưởng tới nhu cầu khác nhau đối với dòng tiền của công ty.

Trong bài này, chúng ta xem xét một chu kỳ hoạt động của công ty khách hàng bắt đầu từ việc sử dụng tiền cho mua sắm hàng hoá, dịch vụ và kết thúc bằng thu tiền từ bán các sản phẩm, hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ cho người mua.

Đối với một nhà máy, tổng thời gian của một chu kỳ hoạt động thường được ước lượng bằng thời gian trung bình của việc quay vòng hàng tồn kho và thời gian thu hồi khoản phải thu. Thời gian thuần của một chu kỳ hoạt động thường được xác định bằng tổng thời gian của một chu kỳ hoạt động trừ đi thời gian quay vòng của khoản phải trả, đây là khoảng thời gian mà nhà cung cấp giới hạn đối với khoản nợ trước khi yêu cầu phải thanh toán cho các dịch vụ và hàng hoá mua về.

Những hiểu biết về nội dung kinh tế trong Chu kỳ mua sắm là vấn đề then chốt đối với các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính của những khách hàng là doanh nghiệp sản xuất, công ty thương mại (bán buôn hoặc bán lẻ).

Tuy nhiên, đối với những công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ, khoản phải trả người bán trong chu kỳ này có thể không đóng vai trò quan trọng và có thể không chứa đựng rủi ro sai phạm trọng yếu. Mặc dù vậy, Chu kỳ mua sắm cần xem xét một cách thận trọng thích đáng theo đặc điểm hoạt động kinh doanh và ảnh hưởng của chúng tới quá trình thực hiện kiểm toán.

Theo thông lệ chung, kiểm toán viên thường quan tâm tới năm lĩnh vực kinh doanh gồm:

Lĩnh vực bán lẻ hàng thực phẩm qui mô lớn.

Lĩnh vực sản xuất đồ gia dụng.

Bài 5: Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán

122 ACC509_Bai 5_v1.0011105225

Lĩnh vực sản xuất máy tính.

Lĩnh vực khách sạn.

Lĩnh vực đào tạo.

Mỗi đơn vị ở trong những lĩnh vực kinh doanh khác nhau nêu trên sẽ ảnh hưởng tới hàng tồn kho, tới giá vốn hàng bán, tới chi phí khác cũng như là thời gian quay vòng của hàng tồn kho, khoản phải trả khác nhau. Kiểm toán viên phải nắm bắt được đặc điểm lĩnh vực kinh doanh cũng như là đặc điểm của hoạt động kinh doanh của công ty khách hàng tác động tới chu kỳ để phát triển một chiến lược kiểm toán phù hợp.

Câu hỏi 5.3:

Lấy ví dụ minh họa về đặc điểm của hoạt động kinh doanh của khách thể kiểm toán ảnh hưởng tới kiểm toán chu kỳ mua sắm.

Trả lời:

Bán lẻ hàng thực phẩm là một ví dụ. Chu kỳ mua sắm của công ty hoạt động trong lĩnh vực này có những nét đặc thù ảnh hưởng tới kiểm toán. Do mua sắm từ nhiều nhà cung cấp khác nhau với giá trị rất khác nhau mang tính chất thường xuyên nên kiểm toán chu kỳ mua sắm không những quan tâm tới đặc điểm hàng tồn kho mà còn quan tâm tới đặc điểm các khoản phải trả - trợ giá của nhà cung cấp, giảm giá, hàng mua trả lại trừ vào khoản phải trả,…

Nắm bắt được đặc thù kinh doanh, đặc điểm hoạt động của công ty khách hàng sẽ tạo điều kiện cho kiểm toán viên đánh giá đúng đắn đối với rủi ro kinh doanh của công ty khách hàng. Tiếp đến, kiểm toán viên có thể sử dụng những kiến thức đã thu nhập được phục vụ cho việc đánh giá những vấn đề sau đây:

Mức độ ảnh hưởng trọng yếu của chu kỳ mua sắm với người sử dụng báo cáo tài chính.

Rủi ro tiềm tàng trong chu kỳ mua sắm.

Hoạt động kiểm soát chủ yếu mà kiểm toán viên có thể dựa vào để xác định rủi ro kiểm soát.

Những dịch vụ gia tăng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được kiểm toán.

Đánh giá trọng yếu

Như đã phân tích trên đây, hoạt động mua sắm trong doanh nghiệp là một hoạt động cơ bản trong nhiều ngành, nghề, lĩnh vực hoạt động khác nhau. Những nghiệp vụ thu mua thường có qui mô và số lượng phát sinh lớn. Vì vậy, trong thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên thường đưa ra đánh giá rủi ro đối với các sai phạm trọng yếu trong Chu kỳ ở mức độ cao. Sơ đồ 5.1 trình bày trong phần trên đã chỉ rõ tác động của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tới các báo cáo tài chính trong Chu kỳ. Theo đó, một số tài khoản có liên quan trong chu kỳ, chẳng hạn như các tài khoản hàng tồn kho, tài sản cố định hữu hình, một số tài khoản chi phí chủ yếu,… có thể có ảnh hưởng trọng yếu tới báo cáo tài chính.

Trong những tình huống như vậy, kiểm toán viên phải tìm kiếm bằng chứng kiểm toán để có thể đạt được mức rủi ro thấp (mức chấp nhận được). Cũng vì thế những nghiệp vụ trong chu kỳ mua sắm sẽ là nguồn cung cấp bằng chứng quan trọng liên quan tới các sai phạm trọng yếu ở trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp được kiểm toán.

Bài 5: Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán

ACC509_Bai 5_v1.0011105225 123

Câu hỏi 5.4:

Tại sao chu kỳ mua sắm thường được đánh giá là một chu kỳ trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp?

Trả lời:

Có một số nguyên nhân cơ bản sau:

Chu kỳ mua sắm thể hiện một trong những chức năng cơ bản của doanh nghiệp – hoạt động mua sắm các yếu tố đầu vào.

Chi tiêu cho mua sắm thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí kinh doanh.

Chu kỳ mua sắm có thể ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí, kết quả hoạt động kinh doanh.

Liên quan tới nhiều khoản mục khác nhau, ảnh hưởng tới nhiều chỉ tiêu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Việc phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu đối với các khoản mục chịu ảnh hưởng bởi nghiệp vụ trong chu kỳ cùng với nhiều nhân tố khác nhau. Điểm quan trọng trong Chu kỳ là kiểm toán viên phải xem xét ảnh hưởng của các loại hình kinh doanh khác nhau tới Chu kỳ.

Trong một số ngành, số tiền phát sinh trong các nghiệp vụ mua sắm và thanh toán có giá trị rất lớn trong một chu kỳ hoạt động, ngược lại những ngành nghề khác có thể phát sinh với số tiền không đáng kể. Việc xem xét một khía cạnh khác của tính trọng yếu trong chu kỳ là mức trọng yếu đối với tài khoản phải trả người bán có thể được điều chỉnh. Mức điều chỉnh này có thể tạo ra sự thay đổi đáng kể đối với những tỷ suất/tỷ trọng có liên quan. Tiếp theo, kiểm toán viên có thể xem xét mối quan hệ giữa những loại chi phí trong quan hệ với việc phát hiện các sai sót.

Hiện nay, một số doanh nghiệp đã ứng dụng hệ thống kế toán ứng dụng phần mềm máy tính. Ứng dụng hệ thống này, doanh nghiệp có thể thực hiện hoạt động mua sắm cho từng loại hàng theo loại chi phí, qui mô nghiệp vụ. Hệ thống này có thể cung cấp về số lần kiểm tra, số tổng cộng và mức chi phí trung bình. Thông thường, nhà cung cấp mong muốn được thanh toán nhanh chóng nên chi phí để phát hiện các sai sót trong tài khoản phải trả người bán thường không lớn hơn chi phí cho việc phát hiện các sai sót trong tài khoản phải thu khách hàng và những tài khoản hàng tồn kho. Điều này cũng có nghĩa kiểm toán viên thường phân bổ mức trọng yếu nhỏ đối với chu kỳ mua sắm và tài khoản phải trả người bán trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính.

Câu hỏi 5.5:

Khả năng sai phạm của khoản phải trả người bán thường theo hướng bị đánh giá tăng hơn là bị đánh giá giảm?

Trả lời: Chưa đúng. Khoản phải trả người bán trên báo cáo tài chính có ảnh hưởng tới việc đánh giá của người sử dụng thông tin về khả năng thanh toán, luồng tiền,… nên khoản phải trả tăng lên đồng nghĩa với việc gia tăng rủi ro trong quá trình hoạt động. Vì thế, doanh nghiệp thường có xu hướng khai giảm khoản phải trả hơn.

Đánh giá rủi ro tiềm tàng

Trong quá trình đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với các cơ sở dẫn liệu của chu kỳ mua sắm, kiểm toán viên nên xem xét các nhân tố có thể ảnh hưởng tới các cơ sở dẫn liệu trên báo cáo tài chính cũng như là những nhân tố gắn liền với các cơ sở dẫn liệu cụ thể trong Chu kỳ này.

Bài 5: Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán

124 ACC509_Bai 5_v1.0011105225

Những nhân tố có thể tác động tới ban quản trị làm mất thông tin theo các cơ sở dẫn liệu bao gồm:

Áp lực đối với việc đánh giá giảm chi phí để đảm bảo mục tiêu lợi nhuận khi báo cáo hoặc đạt được chuẩn của ngành. Điều này sẽ ảnh hưởng tới các chi phí hoạt động, ảnh hưởng tới những tác động của sự phát triển công nghệ đối với hiệu quả sản xuất hoặc quá trình quản trị không tốt.

Áp lực đối với việc đánh giá giảm khoản phải trả để báo cáo vốn lưu động ở mức cao khi thực thể kinh doanh đang có những vấn đề về vốn lưu động hoặc những nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục.

Cả hai nhân tố trên đều dẫn tới việc kiểm toán viên xem xét khả năng các khoản mua sắm và phải trả người bán bị đánh giá thấp nhiều hơn là khả năng bị đánh giá tăng. Kiểm toán viên cũng nên xem xét những nhân tố của ngành có liên quan về khả năng cung ứng và “nguy cơ” về giá của nguyên vật liệu và những sản phẩm cần thiết để duy trì sản xuất. Ở những ngành khác nhau thì kiểm toán viên có thể tìm thấy những vấn đề khác nhau khi kiểm toán chu kỳ mua sắm. Vốn hiểu biết của kiểm toán viên đối với các nhân tố có liên quan của ngành là cơ sở quan trọng để đánh giá rủi ro tồn tại những sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính.

Chu kỳ mua sắm thường chứa đựng những rủi ro về khả năng gian lận của nhân viên có thể xuất phát từ việc thực hiện thanh toán không được phê chuẩn. Các nhân tố khác có thể góp phần vào khả năng sai lệch thông tin theo cơ sở dẫn liệu trong Chu kỳ có thể gồm:

Công ty khách hàng thường có số lượng lớn các nghiệp vụ phát sinh.

Hoạt động mua và thanh toán không được phê chuẩn vẫn được thực hiện.

Mua tài sản có thể không thích hợp.

Có thể tồn tại những hoá đơn mua hàng được thanh toán hai lần.

Những vấn đề về kế toán có thể tăng lên liên quan tới ghi chép chi tiêu được vốn hoá và chi tiêu được bù đắp bởi doanh thu (Capital Expenditure and Revenue Expenditures).

Kiểm toán viên nên xem xét mỗi nhân tố trên khi thực hiện đánh giá về rủi ro tiềm tàng khi thực hiện kiểm toán đối với chu kỳ mua sắm.

Rủi ro của thủ tục phân tích

Thủ tục phân tích được coi là thủ tục kiểm toán kiểm toán có hiệu quả trong việc nhận diện các khoản mục trong chu kỳ này bị trình bày sai lệch. Rủi ro thủ tục phân tích là một nhân tố của rủi ro phát hiện khi thủ tục phân tích thất bại trong việc phát hiện những sai sót trọng yếu. Tuy nhiên, thủ tục lại có thể giúp kiểm toán viên đạt được hiệu quả về chi phí trong cuộc kiểm toán. Thông thường, kiểm toán viên có thể tính toán các tỷ suất sau đây:

Bài 5: Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán

ACC509_Bai 5_v1.0011105225 125

Bảng 5.2: Những tỷ suất thường được sử dụng để kiểm toán chu kỳ mua sắm

Tỷ suất Công thức tính Ý nghĩa

Thời gian quay vòng khoản phải trả

(Trung bình khoản phải trả người bán/Hàng tồn kho) × 365

Thời gian quay vòng khoản phải trả kỳ trước và sự hiểu biết về hàng mua hiện tại có thể giúp kiểm toán viên ước tính về khoản phải trả hiện tại. Thời gian quay vòng ngắn có thể chỉ ra những vấn đề về "tính trọn vẹn".

Tỷ trọng giá vốn hàng bán so với phải trả người bán

Giá vốn hàng bán/Phải trả người bán

Trừ khi doanh nghiệp đã thay đổi chính sách thanh toán, tỷ trọng này nên thay đổi theo cùng tỷ lệ theo năm.

Tỷ trọng phải trả người bán so với tổng tài sản.

Phải trả người bán/Tổng tài sản So sánh tỷ trọng khoản phải trả với mức của ngành khá hữu ích cho kiểm toán viên trong kiểm toán chu kỳ này. Sự suy giảm của tỷ trọng này thường chỉ ra những vấn đề về "tính trọn vẹn".

Tỷ suất thanh toán hiện hành

Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn Một sự tăng lên đáng kể của tỷ suất này so với năm trước có thể chỉ ra những vấn đề về "tính trọn vẹn". Tuy nhiên, tỷ suất này cũng có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi trong những khoản mục tài sản khác.

Tỷ suất thanh toán nhanh

Tiền và các khoản tương đương tiền/Nợ ngắn hạn

Sự tăng lên đáng kể của tỷ suất này so với năm trước có thể chỉ ra những vấn đề về "tính trọn vẹn". Tuy nhiên, tỷ suất này cũng có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi trong những khoản mục tài sản khác.

Thủ tục phân tích thường chỉ tập trung vào khoản mục chi phí mua hàng và khoản phải trả để đánh giá mức độ trung thực của thông tin trình bày có liên quan. Nếu một công ty đang phát triển, chi phí mua hàng, hàng tồn kho và khoản phải trả thường có xu hướng tăng với tỷ lệ ổn định. Sự hiểu biết của kiểm toán viên về khối lượng hàng mua kết hợp với số liệu kỳ trước trong quan hệ với thời gian quay vòng khoản phải trả sẽ giúp cho kiểm toán viên ước tính khoản phải trả trong năm hiện tại. Trong khi các tỷ suất này tính toán tương đối đơn giản nhưng bản thân chúng lại có thể dao động khi chịu ảnh hưởng bởi những chu kỳ khác hơn là chu kỳ mua sắm, chẳng hạn như chu kỳ doanh thu, hàng tồn kho. Nhận thức rõ những rủi ro trong vận dụng thủ tục phân tích khi kiểm toán Chu trình này sẽ giúp cho kiểm toán viên giảm thiểu rủi ro kiểm toán.

Câu hỏi 5.6:

Phân tích chỉ ra thời gian quay vòng khoản phải trả người bán thay đổi đột ngột, từ mức trung bình là 61 ngày xuống chỉ còn có 35 ngày trong năm nay. Theo anh/chị, kiểm toán viên nên kiểm tra cơ sở dẫn liệu nào?

Trả lời:

Thời gian quay vòng khoản phải trả ngắn thường gắn liền với khả năng đánh giá giảm khoản phải trả người bán, vì thế cơ sở dẫn liệu “trọn vẹn” nên kiểm tra.

Bài 5: Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán

126 ACC509_Bai 5_v1.0011105225

5.2.2. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát

5.2.2.1. Xem xét các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ có liên quan tới chu kỳ mua sắm

Môi trường kiểm soát

Trong quá trình xử lý nghiệp vụ mua và thanh toán, hành vi gian lận của nhân viên có nhiều cơ hội xảy ra. Điều này cũng dẫn tới khả năng thông tin trình bày trên báo cáo tài chính có liên quan tới Chu kỳ có thể chứa đựng những sai phạm trọng yếu. Vì vậy, tính liêm chính và những giá trị đạo đức có ảnh hưởng quan trọng đối với Chu kỳ mua sắm.

Cam kết của ban quản trị về tính đầy đủ nên được đề cập tới trong hợp đồng tuyển dụng, đào tạo nhân viên sử dụng trong chu kỳ mua sắm và thanh toán. Công ty duy trì sự giám sát đối với các tài sản đã mua sắm và báo cáo về những hoạt động trong chu kỳ mua sắm. Ban quản trị cũng có thể yêu cầu nhân viên có liên quan tới việc xử lý nghiệp vụ thanh toán hoặc nhân viên khác đảm bảo việc giám sát cần thiết đối với tài sản mua.

Thuộc môi trường kiểm soát mà kiểm toán viên cần quan tâm còn có cơ cấu tổ chức của đơn vị, sự phê chuẩn của ban quản trị và trách nhiệm đối với các hoạt động trong chu kỳ. Những yếu tố này nên được trình bày một cách rõ ràng và cung cấp thông tin về trình tự phê chuẩn, trách nhiệm và báo cáo về các mối quan hệ.

Đánh giá rủi ro quản trị

Những yếu tố rủi ro quản trị có liên quan tới hoạt động trong Chu kỳ mua sắm bao gồm việc xem xét các vấn đề sau đây:

Khả năng của đơn vị trong việc thực hiện thanh toán cho nhà cung cấp liên quan tới nghiệp vụ mua sắm.

Những cơ hội thực hiện cam kết mua bị bỏ qua do ảnh hưởng của những sự kiện bất ngờ.

Dịch vụ cung ứng quan trọng và sự ổn định của những nhà cung cấp chủ yếu.

Ảnh hưởng của sự gia tăng chi phí trong đơn vị.

Rủi ro về khả năng thanh toán trùng lặp.

Rủi ro về những hành vi gian lận của nhân viên đối với đơn vị.

Nếu ban quản trị giải thích hợp lý về việc xem xét những rủi ro trên cùng với cam kết đối với những hoạt động kiểm soát ban đầu để xác định rủi ro, thì khả năng sai phạm trong những tình huống như vậy có xu hướng giảm xuống.

Hệ thống thông tin kế toán

Hiểu biết về hệ thống kế toán bao gồm sự hiểu biết về phương pháp xử lý dữ liệu, những tài liệu chủ yếu và những ghi chép trong quá trình xử lý nghiệp vụ ở Chu kỳ mua sắm. Điều này có ảnh hưởng quan trọng để đạt được sự hiểu biết về quá trình luân chuyển nghiệp vụ trong hệ thống kế toán từ nghiệp vụ ban đầu tới những ghi chép đối với nghiệp vụ ở trên sổ cái và tổng hợp trên báo cáo tài chính.

Bài 5: Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán

ACC509_Bai 5_v1.0011105225 127

Những thông tin chủ yếu mà kiểm toán viên nên tìm hiểu là:

Hoạt động mua, thanh toán được bắt đầu như thế nào?

Ghi chép đối với hàng hoá và dịch vụ nhận được hoặc hàng hoá bị trả lại như thế nào gắn với những nghiệp vụ mua sắm đã thực hiện?

Những ghi chép, tài liệu kế toán, các tài khoản kế toán và các files dữ liệu máy tính nào có liên quan trong hoạt động kế toán đối với những nghiệp vụ của Chu kỳ này?

Ở giai đoạn nào thì đơn vị thực hiện việc thanh toán đối với hàng hoá và dịch vụ mua?

Giám sát

Một số loại hoạt động giám sát định kỳ hoặc giám sát liên tục đối với những yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ có thể cung cấp cho ban quản trị những thông tin liên quan tới hiệu quả của những yếu tố trong hoạt động kiểm soát nội bộ khác để làm giảm những rủi ro về khả năng sai phạm đối với các khoản mục trong Chu kỳ.

Kiểm toán viên nên đạt được sự hiểu biết nhất định về hoạt động giám sát khi thực hiện kiểm toán, chẳng hạn:

Những phản hồi liên tục từ phía những nhà cung cấp của công ty khách hàng liên quan tới bất cứ vấn đề về thanh toán hoặc những vấn đề phân phối trong tương lai.

Báo cáo của kiểm toán viên bên ngoài về yếu kém trong quan hệ với hoạt động kiểm soát nội bộ được phát hiện từ các cuộc kiểm toán trước.

Những đánh giá định kỳ của kiểm toán viên nội bộ đối với các thủ tục và chính sách kiểm soát liên quan tới chu kỳ mua sắm.

Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát

Trong các phần trước, chúng ta đã biết các thủ tục kiểm toán để đạt được sự hiểu biết về những yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ được mở rộng xem xét đối với việc thiết kế các chính sách, thủ tục, trong đó xem xét việc chúng có hoạt động nhưng không xác định được hiệu quả của những hoạt động kiểm soát. Vì vậy, chỉ dựa vào thông tin từ sự hiểu biết, đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát của kiểm toán viên sẽ ở mức tối đa.

Câu hỏi 5.7:

Sau khi đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát, kiểm toán viên sẽ thực hiện các bước công việc tiếp theo như thế nào?

Trả lời: Tùy thuộc vào kết quả đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát trong Chu kỳ, kiểm toán viên sử dụng thông tin để quyết định về các trắc nghiệm kiểm tra hệ thống kiểm soát thích hợp (Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát).

Đồng thời với công việc trên, kiểm toán viên có thể thực hiện một số các thử nghiệm kiểm soát đối với những thủ tục thực hiện khác nhau để đạt được sự hiểu biết mang tính bắt buộc. Trong những trường hợp như vậy, kiểm toán viên có thể đạt được sự đảm bảo có giới hạn về tính hiệu lực của những hoạt động kiểm soát có liên quan. Bằng chứng từ những thủ tục kiểm soát hiện tại có thể hỗ trợ cho việc điều chỉnh giảm "nhẹ" đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với các cơ sở dẫn liệu tới dưới mức tối đa và mức cao. Đối với các cơ sở dẫn liệu của chu kỳ mua sắm mà kiểm toán viên không có kế hoạch đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức thấp, kiểm toán viên nên thu thập những hiểu biết để nhận diện các loại sai phạm tiềm tàng có thể xảy ra và tiếp tục thiết kế các thủ tục kiểm toán cơ bản.

Bài 5: Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán

128 ACC509_Bai 5_v1.0011105225

Đối với những cơ sở dẫn liệu của Chu kỳ mua sắm mà kiểm toán viên có xu hướng đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức thấp, kiểm toán viên phải đạt được sự hiểu biết về các hoạt động kiểm soát bổ sung và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát bổ sung. Những hoạt động kiểm soát và các thủ tục kiểm tra hệ thống kiểm soát có liên quan được xem xét chi tiết trong những phần sau.

5.2.2.2. Hoạt động kiểm soát đối với các nghiệp vụ mua sắm và thanh toán

Trong phần này, chúng ta xem xét hoạt động kiểm soát của một đơn vị có liên quan tới các mục tiêu kiểm toán cụ thể đối với các nghiệp vụ mua sắm. Kiểm toán viên thường bắt đầu bằng việc nhận diện một số các tài liệu và những ghi chép chủ yếu được sử dụng trong quá trình xử lý các nghiệp vụ đối với tài khoản có liên quan trong chu kỳ.

Tiếp đến, chúng ta sẽ nhận diện và giải thích những chức năng chủ yếu có liên quan tới xử lý và ghi chép hoạt động mua sắm hàng hoá, dịch vụ. Việc xem xét các chức năng bao gồm tìm hiểu cách thức các thủ tục kiểm soát kết hợp với nhau nhằm giảm rủi ro tồn tại sai phạm trong các cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính, chịu ảnh hưởng bởi các nghiệp vụ mua sắm. Trong số các hoạt động kiểm soát được xem xét trong Chu kỳ, chúng có liên quan tới: sự phân chia trách nhiệm, kiểm soát vật chất và các hoạt động kiểm soát ứng dụng máy tính.

Những vấn đề cụ thể liên quan tới kiểm soát nội bộ trong Chu kỳ được trình bày gồm:

Tài liệu và ghi chép phổ biến trong chu kỳ

Những tài liệu và ghi chép phổ biến liên quan tới chu kỳ mua sắm được chỉ ra ở dưới đây. Trong những trường hợp cụ thể của hệ thống xử lý dữ liệu điện tử thì mẫu tài liệu hoặc file dữ liệu có thể được thay đổi. Đối với những công ty sử dụng hệ thống dữ liệu điện tử, những ghi chép về nghiệp vụ được lưu trữ trong file dữ liệu và chúng rất quan trọng đối với kiểm toán viên để nắm bắt những tài liệu chủ yếu phục vụ cho việc đánh giá thông tin trong hệ thống và tìm hiểu xem chúng liên kết với nhau như thế nào. Những tài liệu và ghi chép dưới đây được sử dụng trong hầu hết các hệ thống kế toán của đơn vị:

Yêu cầu mua: Tài liệu được lập bởi bộ phận sử dụng (như bộ phận sản xuất) để đề nghị mua hàng hoá và dịch vụ.

Lệnh mua: Lặp lại các chi tiết có trong đề nghị mua, được gửi cho người cung cấp hàng để báo cho họ biết khách hàng sẵn sàng mua hàng hay dịch vụ để đề xuất.

Phiếu giao hàng: Tài liệu được chuẩn bị bởi người cung cấp hàng. Phiếu giao nhận thường được ký nhận bởi khách hàng để chỉ ra hàng hoá đã được nhận.

Phiếu nhận hàng: Tài liệu nhận được của người cung cấp hàng, đề nghị thanh toán cho các hàng hoá dịch vụ đã được chuyển giao. Một hoá đơn mua phải bao gồm các chi tiết sau: Miêu tả các mặt hàng mua; Số lượng các mặt hàng; Giá đơn vị; Thành tiền; Giảm giá (nếu có); Ngày và các điều kiện thanh toán; Thuế VAT và các loại thuế khác.

Nhật ký mua: Đây là những ghi chép đầu tiên trong hệ thống kế toán để ghi lại các khoản mua. Nhật ký phải liệt kê danh sách các hoá đơn, từng cái một, cùng với việc chỉ ra tên người cung cấp hàng, ngày của hoá đơn và khoản tiền của các hoá đơn đó.

Bài 5: Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán

ACC509_Bai 5_v1.0011105225 129

Sổ cái người cung cấp hàng: Danh sách các khoản tiền phải trả cho mỗi người cung cấp hàng. Tổng số của tài khoản người cung cấp hàng trong sổ cái phải bằng khoản tiền ghi ở dòng người cung cấp trong sổ cái chung.

Trích tài khoản người cung cấp hàng: Báo cáo nhận được của nhà cung cấp hàng (thường là hàng tháng) chỉ ra các hoá đơn chưa thanh toán vào một ngày đặc biệt.

Các chức năng của chu kỳ mua sắm

Quá trình xử lý các nghiệp vụ mua sắm trong chu kỳ mua sắm liên quan tới những chức năng cơ bản sau đây:

Xử lý các đơn đặt mua hàng hoá hay dịch vụ

Bản yêu cầu sản phẩm hoặc dịch vụ được lập bởi công ty khách hàng là điểm khởi đầu của Chu kỳ. Mẫu chính xác của bản yêu cầu và sự phê chuẩn qui định phụ thuộc vào bản chất của hàng hoá dịch vụ và chính sách của công ty. Sự phê chuẩn đúng đắn nghiệp vu mua hàng là phần chính của chức năng này vì nó bảo đảm hàng hoá và dịch vụ được mua theo các mục đích đã được phê chuẩn của công ty và nó tránh cho việc mua quá nhiều hoặc mua các mặt hàng không cần thiết. Hầu hết các công ty cho phép một sự phê chuẩn chung cho việc mua các nhu cầu hoạt động thường xuyên như hàng tồn kho ở mức này và mua các tài sản vốn hoặc các mục tương tự ở một mức khác.

Ví dụ: Các lần mua tài sản thường xuyên vượt quá một giới hạn tiền nhất định nào đó có thể yêu cầu sự phê chuẩn của Hội đồng quản trị; các mặt hàng được mua tương đối không thường xuyên (như các chế độ bảo hiểm và các hợp đồng dịch vụ dài hạn) thì được phê chuẩn bằng các viên chức nhất định; vật tư và những dịch vụ có giá trị thấp hơn giá trị quy định thì được phê chuẩn bởi đốc công và trưởng phòng,...

Sau khi việc mua đã được phê chuẩn thì phải có đơn để đặt mua hàng hoá hoặc dịch vụ. Một đơn đặt hàng được gửi cho người bán ghi rõ mặt hàng cụ thể ở một mức giá nhất định, được giao vào một ngày qui định. Đơn đặt hàng là một chứng từ hợp pháp nó được xem như một đề nghị để mua. Đối với hầu hết các mặt hàng thông thường, đơn đặt mua được dùng để chỉ rõ lời đề nghị này.

Nhận hàng hoá hay dịch vụ

Việc nhận hàng hoá của công ty khách hàng từ người bán là một điểm quyết định trong chu kỳ vì đây là điểm mà tại đó hầu hết công ty thừa nhận lần đầu khoản nợ liên quan trên sổ sách của họ. Khi hàng hoá nhận được, quá trình kiểm soát thích hợp đòi hỏi sự kiểm tra mẫu mã, số lượng, thời gian đến và điều kiện. Hầu hết các công ty có phòng tiếp nhận để đưa ra một báo cáo nhận hàng như một bằng chứng của sự nhận hàng và sự kiểm tra hàng hoá. Một bản sao thường được gửi cho thủ kho và một bản khác gửi cho kế toán các khoản phải trả để thông báo thông tin cần thiết.

Để ngăn ngừa sự mất cắp và sự lạm dụng thì điều quan trọng là hàng hoá phải được kiểm soát một cách chặt chẽ từ lúc nhận cho đến khi chúng được chuyển đi. Nhân viên trong phòng tiếp nhận phải độc lập với nhân viên kho và phòng kế toán. Cuối cùng, sổ sách kế toán sẽ phải ghi lại quá trình chuyển trách nhiệm đối với hàng hoá khi hàng hoá được chuyển từ phòng tiếp nhận qua kho và từ kho vào quá trình sản xuất.

Bài 5: Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán

130 ACC509_Bai 5_v1.0011105225

Ghi nhận các khoản nợ người bán

Sự ghi nhận đúng đắn khoản nợ của hàng hoá và dịch vụ nhận được đòi hỏi việc ghi sổ chính xác và nhanh chóng. Kế toán các khoản phải trả thường có trách nhiệm kiểm tra tính đúng mực của các lần mua vào và ghi chúng vào sổ biên lai hoặc sổ nhật ký Các khoản phải trả. (Khi kế toán Các khoản phải trả nhận được hoá đơn của người bán thì phải so sánh mẫu mã, giá, số lượng, phương thức và chi phí vận chuyển ghi trên hoá đơn với thông tin trên đơn đặt mua và khi nào áp dụng được với báo cáo nhận hàng. Thường thì các phép nhân và các phép cộng tổng được kiểm tra và được ghi vào hoá đơn).

Xử lý và ghi sổ các khoản thanh toán cho người bán

Đối với hầu hết các công ty, các biên lai do kế toán các khoản phải trả lưu giữ cho đến khi thanh toán. Thanh toán thường được thực hiện bằng uỷ nhiệm chi hoặc phiếu chi làm thành nhiều bản mà bản gốc được gửi cho người được thanh toán, một bản sao được lưu lại trong hồ sơ theo người được thanh toán. Trong hầu hết các trường hợp, các ngân phiếu thanh toán được ghi vào sổ nhật ký chi tiền mặt, nhưng đôi khi ghi một hồ sơ bằng số của các phiếu chi được lưu trữ có tác dụng như một sổ nhật ký chi tiền mặt.

Câu hỏi 5.8:

Vì sao kiểm toán viên cần thu thập, tích lũy những hiểu biết cụ thể về các chức năng cơ bản của Chu kỳ mua sắm trong quá trình thực hiện kiểm toán?

Trả lời:

Kiểm toán viên phải thực hiện tìm hiểu, thu thập và tích lũy những hiểu biết về chu kỳ mua sắm làm cơ sở cho việc đánh giá rủi ro kiểm soát, cũng như là làm cơ sở cho việc xem xét các thử nghiệm đối với các khoản mục có liên quan sau đó.

5.2.2.3. Đánh giá rủi ro kiểm soát và thực hiện thử nghiệm kiểm soát

Kiểm toán viên cần có sự hiểu biết nhất định về chu kỳ đủ để lập kế hoạch kiểm toán. Điều này có nghĩa là kiểm toán viên cần phải có sự hiểu biết đủ để có thể nhận diện các loại sai phạm tiềm tàng, xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro tồn tại sai phạm trọng yếu và thiết kế các thử nghiệm cơ bản. Nếu kiểm toán viên lập kế hoạch để đánh giá rủi ro kiểm soát đối với các cơ sở dẫn liệu ở mức thấp thì kiểm toán viên cần đạt được sự hiểu biết tốt về các thủ tục kiểm soát đối với những cơ sở dẫn liệu ấy. Đây là nội dung quan trọng có ảnh hưởng tới chất lượng các thử nghiệp cơ bản sau này.

Câu hỏi 5.9:

Anh/Chị hãy dẫn chứng về một trường hợp cụ thể trong Chu kỳ có thể tồn tại những sai phạm tiềm tàng?

Trả lời:

Việc kiểm soát đơn hàng thực hiện được nhà quản lý giao cho một cá nhân phụ trách từ đặt hàng cho tới theo dõi đặt hàng (thực hiện): Theo đó, nhân viên vừa thực hiện các chức năng đặt hàng và vừa thực hiện việc theo dõi nhà cung cấp thực hiện đơn hàng. Việc kết hợp này có thể tiết kiệm chi phí, thuận tiện cho việc theo dõi đơn hàng. Tuy nhiên, việc cấu kết giữa nhà cung cấp và người theo dõi/nhân viên của đơn vị có thể xảy ra. Từ đó, việc đặt hàng có thể bị ảnh hưởng liên quan tới chất lượng, đúng thời điểm, thanh toán,…

Bài 5: Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán

ACC509_Bai 5_v1.0011105225 131

Để đạt được những hiểu biết về các nhân tố của hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên có thể sử dụng kinh nghiệm từ các cuộc kiểm toán trước với khách hàng, thẩm vấn, quan sát và kiểm tra các tài liệu. Chẳng hạn, kiểm toán viên có thể phỏng vấn về các thủ tục xử lý các đơn đặt hàng, quan sát các thủ tục nhận hàng, kiểm tra các chứng từ và các tài liệu bổ trợ trong bộ phận thanh toán. Trong trường hợp này, kiểm toán viên nên sử dụng hệ thống bảng câu hỏi và các lưu đồ để đạt được sự hiểu biết về hệ thống kiểm soát.

Các thủ tục kiểm tra hệ thống kiểm soát cung cấp phương tiện cho việc xác định tính hiệu quả của những hoạt động kiểm soát. Việc kiểm toán viên mở rộng việc xem xét các nhân tố có liên quan tới việc đánh giá rủi ro kiểm soát đối với một cơ sở dẫn liệu nhất định và dựa vào chiến lược kiểm toán. Rủi ro tiềm tàng đối với các nghiệp vụ mua sắm thường được xem xét ở mức tối đa hoặc mức cao vì:

Chu kỳ mua sắm có ảnh hưởng tới nhiều chỉ tiêu trên báo cáo tài chính của đơn vị.

Khả năng các tài sản bị biển thủ trong chu kỳ là rất lớn.

Kiểm toán viên cũng nên xem xét kết quả của thủ tục phân tích để xác định các mức rủi ro được đánh giá trong lập kế hoạch và rủi ro của các kiểm tra chi tiết.

Câu hỏi 5.10:

Đánh giá hiệu lực của một thủ tục kiểm soát cần phải xem xét trên những khía cạnh nào?

Trả lời: Kiểm toán viên thường xem xét trên 2 khía cạnh chủ yếu:

Một là, việc thiết kế các thủ tục kiểm soát như thế nào.

Hai là, kiểm toán viên xem xét việc vận hành các thủ tục kiểm soát (có vận hành và vận hành liên tục không?).

Nếu kiểm toán viên có kế hoạch đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức trung bình hoặc cao thì kiểm toán viên có thể sử dụng hiểu biết về tính hiệu quả của các hoạt động kiểm soát đã có trong khi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị. Kiểm toán viên có thể tiên đoán về tính hiệu quả của hoạt động kiểm soát được thiết kế trước bằng việc đánh giá tính hiệu quả hoạt động của các hoạt động kiểm soát phổ biến và thông qua việc phỏng vấn, kiểm tra các tài liệu liên quan tới các thủ tục được sử dụng tuần tự đối với các báo cáo loại trừ do các hoạt động kiểm soát được lập trình cung cấp. Trong khi thực hiện kiểm tra các hoạt động kiểm soát tổng hợp bằng máy tính, kiểm toán viên có thể đánh giá được tính hiệu quả của các thủ tục đối với hoạt động phê chuẩn và kiểm tra thay đổi.

Kiểm toán viên cũng có thể kiểm tra tính hiệu quả của hoạt động kiểm soát quản lý như là hoạt động kiểm soát ngân sách và đánh giá hoạt động quản lý các nghiệp vụ trong phạm vi trách nhiệm của họ. Trong tính khả dụng của hệ thống kiểm soát nội bộ, ban quản trị được tổ chức có trách nhiệm sử dụng các nguồn lực của đơn vị và ban quản trị sẽ thường thực hiện các bước để giám sát đối với các hoạt động mua sắm. Kiểm toán viên có thể điều tra các báo cáo để tìm kiếm các bằng chứng đánh giá quản trị và ban

Bài 5: Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán

132 ACC509_Bai 5_v1.0011105225

quản trị sau các câu hỏi được nêu lên trong các báo cáo ấy. Sự mở rộng này theo mức kiểm toán viên có thể đánh giá rủi ro kiểm soát dưới mức tối đa dựa vào tính thuyết phục của bằng chứng.

Nếu kiểm toán viên có kế hoạch đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức thấp, kiểm toán viên thường phải thực hiện: kiểm tra tính hiệu quả của các hoạt động kiểm soát chung; sử dụng sự hỗ trợ của các chương trình máy tính (CAATs) để đánh giá tính hiệu quả của hoạt động kiểm soát được thiết kế trước; kiểm tra tính hiệu quả của các thủ tục sau khi những yếu tố loại trừ được nhận diện bởi các hoạt động kiểm soát được "lập trình". Chẳng hạn, kiểm toán viên có thể sử dụng việc kiểm tra dữ liệu để xác định khả năng những kết quả mong đợi/kỳ vọng xuất hiện trong các báo cáo bị loại trừ khi kiểm toán viên công bố:

Mã hoá việc phê chuẩn đối với nhân viên không đúng.

Các đơn đặt hàng vượt quá mức giới hạn được xây dựng.

Bỏ sót hoặc số lượng nhà cung cấp không đúng.

Thông tin nhận được không nằm trong đơn đặt mua có hiệu lực.

Thông tin hoá đơn nhà cung cấp không phù hợp với thông tin nhận được.

Các hoá đơn nhà cung cấp có những lỗi số học.

Bỏ sót hoặc không giải thích được số tiền trên hoá đơn nhà cung cấp.

Bỏ sót thời hạn và điều kiện thanh toán đối với những hoá đơn nhà cung cấp.

Bỏ sót hoặc mã số phân loại tài khoản sai đối với các hoá đơn nhà cung cấp.

Sự khác biết đối với hàng hoá nhận được của kỳ kế toán này với ghi chép trên sổ các nghiệp vụ ấy.

Kiểm toán viên cũng có thể sử dụng những phần mềm kiểm toán phổ biến (GAS) hoặc một chương trình kiểm toán để thực hiện kiểm tra và in danh sách các đơn đặt hàng, nhận báo cáo, hoặc những hoá đơn có số liệu bỏ sót trong các file máy tính.

Một số thủ tục kiểm tra hệ thống kiểm soát có thể được thực hiện từ việc đạt được một sự hiểu biết nhất định trong mỗi giai đoạn lập kế hoạch của một cuộc kiểm toán. Những trường hợp khác, chúng được thực vào thời điểm trước ngày lập báo cáo tài chính. Nội dung và sự mở rộng của các thủ tục kiểm tra hệ thống kiểm soát sẽ thay đổi ngược lại với mức rủi ro kiểm soát được đánh giá. Đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức thấp đòi hỏi phải có nhiều bằng chứng thuyết phục hơn là đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức cao hơn. Với mức đánh giá rủi ro kiểm soát thấp dựa vào các thủ tục kiểm soát thiết kế thường sẽ liên quan tới việc sử dụng CAATs.

Dựa vào việc kết hợp các bằng chứng thu được từ các thủ tục, kiểm toán viên đạt được sự hiểu biết của từng yếu tố của năm bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị, các thử nghiệm kiểm soát, sự đánh giá cuối cùng về rủi ro kiểm soát được thực hiện và ghi lại đối với mỗi cơ sở dẫn liệu cụ thể liên quan tới các nghiệp vụ mua sắm.

Chọn mẫu thuộc tính có thể được sử dụng để kiểm tra các nghiệp vụ liên quan tới việc phân loại, tính đúng kỳ của việc ghi chép, và đánh giá đúng. Một mẫu được lựa chọn

Bài 5: Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán

ACC509_Bai 5_v1.0011105225 133

từ tập hợp các khoản phải trả và kiểm tra theo trình tự xử lý để xem xét về sự tồn tại của khoản phải trả, đánh giá, phân loại, và tính đúng kỳ của các ghi chép. Một mẫu các báo cáo được kiểm tra từ các quá trình ghi chép với mục đích kiểm tra về cơ sở dẫn liệu tính đầy đủ cũng như là sự phân loại tài khoản và cơ sở dẫn liệu đánh giá. Việc ghi chép chậm chễ đối với khoản nợ phải trả người bán chỉ ra những vấn đề liên quan tới các sai phạm tiềm tàng mà kiểm toán viên nên xác định trong quá trình thực hiện thử nghiệm cơ bản đối với khoản phải trả người bán vào cuối năm.

Câu hỏi 5.11:

Kiểm toán viên nên thực hiện đánh giá bằng chứng cho việc phê chuẩn đúng đắn như thế nào trong quan hệ với nghiệp vụ mua, thanh toán?

Trả lời:

Bằng chứng cho việc phê chuẩn đúng đắn nên được kiểm toán viên đánh giá đối với mỗi nghiệp vụ mua và thanh toán. Hệ thống ghi chép trên tài liệu của kiểm toán viên cung cấp bằng chứng kiểm toán về sự phê chuẩn từ việc nhận diện chữ ký của cá nhân liên quan. Sự phê chuẩn trong môi trường xử lý dữ liệu điện tử được kiểm soát từ các hoạt động kiểm soát đối với quá trình truy nhập và các báo cáo loại trừ. Những hoạt động kiểm soát này được kiểm tra trong quá trình đánh giá tổng thể của kiểm toán viên về kiểm soát quá trình xử lý dữ liệu và được bổ sung bởi các thử nghiệm cụ thể đối với những ứng dụng trong nghiệp vụ mua và thanh toán.

Ví dụ, kiểm toán viên có thể đánh giá việc truy cập để xác định một kiểu truy cập trái phép có thể tồn tại hay không.

5.2.3. Thiết kế thử nghiệm cơ bản đối với khoản phải trả

5.2.3.1. Kiểm tra tính trọn vẹn của khoản phải trả

Như đã phân tích ở trên, sự quan tâm chủ yếu của kiểm toán viên đối với khoản phải trả người bán là khoản mục này sẽ bị đánh giá giảm. Vì vậy, việc kiểm tra của kiểm toán viên thường được tập trung chủ yếu vào kiểm tra cơ sở dẫn liệu về tính trọn vẹn.

Một sự kết hợp ba cách tiếp cập dưới đây thường được kiểm toán viên sử dụng để kiểm tra cơ sở dẫn liệu về tính trọn vẹn và về các khả năng khoản phải trả bị đánh giá giảm. Trước khi xác định bất cứ thủ tục nào có nên sử dụng hay không, kiểm toán viên trước hết phải đánh giá về rủi ro đối với khả năng bị đánh giá giảm của chính khoản mục ấy cũng như là những hoạt động kiểm soát để ngăn chặn khả năng đánh giá giảm.

Nếu hoạt động kiểm soát là đủ mạnh và phù hợp để ngăn chặn khả năng sai phạm này thì kiểm toán viên có thể chỉ thực hiện số lượng ít các thủ tục để chứng thực điều đó. Dưới đây là ba cách tiếp cận chủ yếu được liệt kê theo trình tự khả năng cung cấp bằng chứng tốt nhất tới khả năng cung cấp giảm dần:

Thư xác nhận khoản phải trả người bán.

Kiểm tra việc thanh toán sau.

Thủ tục phân tích đối với các tài khoản có liên quan.

Bài 5: Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán

134 ACC509_Bai 5_v1.0011105225

Nếu kiểm toán viên xác định rằng hoạt động kiểm soát là tốt và rủi ro phát hiện có thể cao hoặc ở mức trung bình, kiểm toán viên sẽ dựa vào các kỹ thuật kiểm tra bổ sung với chi phí thấp là kỹ thuật so sánh (kết hợp lại là phân tích). Nếu rủi ro phát hiện là ở mức thấp, kiểm toán viên sẽ sử dụng tối đa một hoặc cả hai kỹ thuật đầu tiên.

Gửi thư xác nhận

Kiểm toán viên có thể yêu cầu các báo cáo hàng tháng của nhà cung cấp hoặc gửi thư xác nhận đối với những khách hàng quan trọng cung cấp thông tin về khoản mục phải trả người bán của công ty khách hàng. Kiểm toán viên kết hợp đối chiếu báo cáo của nhà cung cấp hoặc thư xác nhận với số dư của khoản mục phải trả người bán trên bảng cân đối kế toán của công ty khách hàng. Cần lưu ý rằng, kiểm toán viên chịu trách nhiệm điều chỉnh những khoản mục cụ thể này với khoản mục của nhà cung cấp liên quan. Phương pháp này thường được xác định là phương pháp thu thập bằng chứng có độ tin cậy cao nhưng thường không được sử dụng thường xuyên vì hầu hết các khách hàng có hệ thống kiểm soát ở mức độ trung bình.

Câu hỏi 5.12:

Kiểm toán viên sẽ phải làm gì khi nhà quản lý từ chối việc ký thư xác nhận về khoản nợ phải trả để gửi cho nhà cung cấp?

Trả lời:

Kiểm toán viên cần tiếp tục đề xuất nhà quản lý trên cơ sở giải thích rõ ràng về ý nghĩa quan trọng của việc gửi thư xác nhận. Bên cạnh đó, kiểm toán viên cần xem xét các thủ tục kiểm toán thay thế để kiểm tra chi tiết khoản mục phải trả. Trong trường hợp, các thủ tục kiểm tra bổ sung không thể thực hiện, kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần.

Kiểm tra việc thanh toán sau

Kiểm toán viên kiểm tra một mẫu các nghiệp vụ thanh toán sau thời điểm kết thúc năm để xác định có những hoạt động thanh toán cho hàng hoá và dịch vụ vào năm trước hay không và nếu có thì có một khoản nợ phải trả đã được ghi nhận vào năm trước hay không. Xem xét các hoạt động thanh toán này được thực hiện tiếp sau việc kiểm tra những hoá đơn mua hàng không được ghi chép và các báo cáo để xác định các hàng hoá và dịch vụ nhận được trong năm trước có phản ánh đúng khoản phải trả hay không.

Câu hỏi 5.13:

Kiểm toán viên thực hiện việc kiểm tra thanh toán ở đầu kỳ sau nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Kiểm toán viên thực hiện kiểm tra việc công ty thực hiện thanh toán ở đầu năm sau nhằm phát hiện khả năng một khoản phải trả đã không được ghi nhận đầy đủ ở kỳ trước (thanh toán nợ ở kỳ sau, chứng tỏ một khoản nợ ở kỳ trước – kỳ kiểm toán, phải tồn tại).

Thủ tục phân tích đối với các khoản mục chi phí có liên quan

Thủ tục này được thiết kế để kiểm tra nếu các dữ liệu kế toán chỉ ra khả năng các khoản chi phí bị đánh giá giảm. Nếu một khoản chi phí bị đánh giá giảm, kiểm toán viên mở rộng thử nghiệm đối với khoản phải trả bằng việc thực hiện một trong hai thủ tục được mô tả ở trên. Cách tiếp cận này được sử dụng đối với những khách hàng có hệ thống kiểm soát được đánh giá ở mức thấp, không có bất cứ dấu hiệu nào chứng tỏ

Bài 5: Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán

ACC509_Bai 5_v1.0011105225 135

có khả năng làm cho khoản phải trả bị đánh giá giảm, và công ty không có rủi ro nào trong các khoản phải trả (chi tiết) liên quan tới việc bảo toàn vốn lưu động.

Câu hỏi 5.14:

Nếu kiểm toán viên tính toán thời gian quay vòng khoản phải trả và nhận thấy thời gian quay vòng khoản phải trả giảm đột ngột. Kiểm toán viên nên kiểm tra theo khả năng sai phạm nào của khoản phải trả người bán?

Trả lời:

Từ kết quả phân tích ấy, kiểm toán viên suy đoán về khả năng khoản phải trả bị đánh giá giảm. Trong trường hợp như vậy, kiểm toán viên nên tập trung kiểm tra khả năng khoản phải trả không được phản ánh đầy đủ.

5.2.3.2. Những thử nghiệm cơ bản khác đối với khoản phải trả

Ngoài các thử nghiệm cơ bản được nêu ở trên, kiểm toán viên có thể thực hiện các thử nghiệm cơ bản khác đối với các khoản phải trả trong chu trình mua sắm nếu xuất hiện các nguy cơ tiềm tàng về khả năng khoản mục này bị phản ánh sai lệch.

Các thử nghiệm thường là: kiểm tra tính đúng kỳ và kiểm tra các hợp đồng mua sắm.

Kiểm tra tính đúng kỳ

Những lỗi ghi chép không đúng kỳ trong chu kỳ mua sắm là khá phổ biến. Một số thường khó xảy ra vì thời điểm kết thúc năm là rất rõ ràng. Những sai sót có thể xảy ra nếu những lưu ý về thời điểm kết thúc năm không được đề cập để đảm bảo cho quá trình ghi chép thực hiện đúng thời gian hoặc ban quản trị có thể cố tình làm như vậy để đánh giá tăng hàng tồn kho hoặc để đánh giá giảm nợ phải trả vì mục đích của họ.

Những thủ tục cụ thể được kiểm toán viên sử dụng trong trường hợp này sẽ được trình bày ở bài 6 khi chúng ta nói về kiểm toán đối với giá vốn hàng bán, kiểm toán đối với hàng tồn kho.

Kiểm tra các hợp đồng mua sắm

Đơn vị có thể xúc tiến các hợp đồng trong dài hạn để mua sắm hàng hoá, nguyên vật liệu, dịch vụ,... ở một mức giá cố định hoặc ở một mức giá cố định cộng với các khoản điều chỉnh (lạm phát, lãi suất,...). Những hợp đồng như vậy có thể liên quan tới một khoảng thời gian trong nhiều năm và vì vậy mà sẽ luôn tiềm ẩn những rủi ro, ví dụ những điều kiện kinh tế có thể thay đổi...

Những hợp đồng này nên được kiểm toán viên kiểm tra để xác định khả năng bồi thường kết hợp với các điều khoản ngầm định. Kiểm toán viên cũng nên đạt được sự hiểu biết đủ để đánh giá về các ước tính của công ty khách hàng về xác suất thất bại hoặc thua lỗ trong những hợp đồng như vậy.

5.2.4. Kiểm toán các tài khoản chi phí có liên quan trong chu kỳ

Kiểm toán đối với khoản phải trả và kiểm toán đối với hoạt động thanh toán trong chu kỳ cũng có thể cung cấp bằng chứng về sự đúng đắn của số tiền ghi trên các tài khoản chi phí có liên quan.

Bài 5: Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán

136 ACC509_Bai 5_v1.0011105225

Tuy nhiên, các phân tích bổ sung đối với các tài khoản chi phí có liên quan tới chu kỳ luôn được kiểm toán viên quan tâm. Đối với các bằng chứng đánh giá về các tài khoản chi phí, kiểm toán viên nên xem xét khả năng ban quản trị sẽ thực hiện đánh giá giảm hơn là đánh giá tăng chi phí và phân loại các khoản mục chi phí như là các tài sản hơn là một khoản chi phí thực sự (bởi vì khách hàng có thể bị thúc ép giảm thuế thu nhập và vì vậy sẽ đánh giá tăng chi phí). Hai thủ tục kiểm toán viên sẽ sử dụng trong những trường hợp này là thủ tục kiểm tra chi tiết các tài khoản chi phí và thủ tục phân tích đối với các tài khoản chi phí.

Thủ tục kiểm tra chi tiết tài khoản chi phí

Một số tài khoản thường nhận được sự quan tâm đặc biệt của kiểm toán viên chỉ đơn giản vì nội dung của tài khoản ấy. Những tài khoản ấy ghi nhận các khoản chi phí có liên quan như: chi phí tư vấn luật pháp, chi phí vận chuyển, bảo quản, lưu giữ, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, thuế phí và lệ phí. Với mỗi loại chi phí, kiểm toán viên có thể áp dụng cách thức kiểm tra khác nhau.

Bằng chứng về các tài khoản chi phí cũng thường được thu thập từ hoạt động kiểm toán đối với tài sản và các tài khoản nợ phải trả. Chẳng hạn, nếu kiểm toán viên xác định về một khoản mua sắm được vốn hoá không đúng, điều này cũng có nghĩa là một khoản chi phí liên quan bị đánh giá giảm. Tương tự như vậy, nếu một khoản nợ phải trả bị bỏ qua, điều này có nghĩa là một khoản chi phí đã được đánh giá giảm.

Câu hỏi 5.15:

Liệt kê một số khoản mục chi phí mà kiểm toán viên thường phải thực hiện kiểm tra liên quan trong kiểm toán chu kỳ mua?

Trả lời: Có nhiều khoản mục chi phí khác nhau có liên quan tới chu kỳ mua sắm. Những khoản mục cụ thể cần tập trung kiểm tra cần phải dựa vào thực tế hoạt động của đơn vị. Một số khoản mục chi phí có liên quan tới thường phải kiểm tra như: Chi phí quảng cáo, chi phí thuê kho bãi, chi phí khấu hao tài sản cố định tại bộ phận bán hàng,...

Thủ tục phân tích đối với tài khoản chi phí

Nhiều số dư hoặc số phát sinh của tài khoản có liên quan trực tiếp tới số lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của công ty khách hàng. Mối liên hệ ổn định được thể hiện giữa các tài khoản cụ thể (chẳng hạn giữa giá vốn hàng bán và doanh thu) có thể được kiểm tra đối với những khoản khác biệt không bình thường.

Chẳng hạn, các chi phí nên được kiểm tra trực tiếp có liên quan trực tiếp tới doanh thu bao gồm chi phí bảo hành, môi giới bán hàng, các chi phí dịch vụ mua ngoài.

Thủ tục phân tích có thể được xem là thủ tục kiểm tra hiệu quả đối với những tài khoản trên nếu kiểm toán viên có đủ bằng chứng kiểm toán để đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức thấp. Mô hình phân tích nên được xây dựng bằng cách sử dụng cả những dữ liệu được kiểm toán hoặc những dữ liệu được phát hiện độc lập.

Nếu các tài khoản chi phí giảm trong phạm vi cho phép, kiểm toán viên có thể đưa ra kết luận khả năng sai phạm trọng yếu không xảy ra. Nếu số dư tài khoản hoặc số phát sinh không nằm trong giới hạn cho phép, kiểm toán viên phát triển giả thiết về khả năng tại sao có sự khác biệt và thực hiện điều tra một cách có hệ thống đối với tình huống này. Việc điều tra này nên thực hiện đồng thời bằng nhiều kỹ thuật như phỏng vấn nhân viên và thu thập các bằng chứng kết hợp (bao gồm cả việc kiểm tra chi tiết các tài khoản chi phí).

Bài 5: Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán

ACC509_Bai 5_v1.0011105225 137

Chẳng hạn, hoa hồng đại lý có thể ở mức trung bình là 3% so với tổng doanh thu trong 5 năm. Nếu tỷ trọng này giảm xuống tới 1% trong năm nay, kiểm toán viên nên kiểm tra nguyên nhân của sự thay đổi này.

Câu hỏi 5.16:

Một kiểm toán viên tính chi phí quảng cáo so với chi phí bán hàng của năm kiểm toán so với những năm trước và nhận thấy, tỷ lệ này của năm nay khá cao (45%) so với chi phí bán hàng của công ty. Trong khi đó, trong các năm trước tỷ lệ chi phí này thường dao động ở mức 30%. Trong trường hợp này, kiểm toán viên nên kiểm tra khả năng sai phạm trong ghi nhận chi phí theo hướng nào?

Trả lời: Tỷ lệ chi phí quảng cáo tăng đột biến nên kiểm toán viên tập trung vào kiểm tra khả năng chi phí quảng cáo bị khai khống. Do đó, hướng kiểm tra của kiểm toán viên sẽ đi ngược lại từ sổ chi tiết chi phí bán hàng tới các chứng từ có liên quan.

Bài 5: Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán

138 ACC509_Bai 5_v1.0011105225

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

Mua hàng và thanh toán là một chu kỳ có liên quan tới nhiều khoản mục khác nhau như: chi phí dịch vụ mua ngoài, hàng tồn kho, giá vốn hàng bán, tài sản cố định,… Trong số ấy, hàng tồn kho và giá vốn hàng bán có quan hệ mật thiết với nhau đồng thời có khả năng sai phạm cao. Hàng tồn kho được lưu trữ ở nhiều nơi và có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác, khả năng ghi nhận sai giá trị hàng tồn kho,… làm tăng rủi ro trong kiểm tra đối với hàng tồn kho và những tài khoản có liên quan.

Thực hiện kiểm toán chu trình này, công việc kiểm tra của kiểm toán viên phụ thuộc vào môi trường kiểm soát tại công ty khách hàng. Nếu rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức cao, kiểm toán viên sẽ mở rộng công việc kiểm tra tới hàng tồn kho. Mặt khác, trong hầu hết các trường hợp ban quản trị của những công ty có hoạt động quản lý tốt đều nhận thức được vai trò của hoạt động kiểm soát kế toán (chính xác) đối với hàng tồn kho và thanh toán nếu công ty hoạt động đạt kết quả lợi nhuận. Trong những tình huống như vậy, kiểm toán viên có thể tập trung vào kiểm tra hệ thống kiểm soát của công ty khách hàng và kết hợp với phân tích về giá vốn hàng bán, kiểm tra một số nghiệp vụ được lựa chọn về hàng tồn kho.

Bài 5: Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán

ACC509_Bai 5_v1.0011105225 139

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày những đặc điểm của chu trình mua hàng ảnh hưởng tới kiểm toán.

2. Nhận diện và phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục có liên quan trong chu kỳ mua hàng và thanh toán.

3. Trình bày những kiểm soát chủ yếu trong chu kỳ và ảnh hưởng của chúng tới kiểm toán khoản mục này.

4. Trình bày những bước công việc cơ bản trong lập kế hoạch kiểm toán chi tiết các khoản mục có liên quan trong chu kỳ mua hàng và thanh toán.

5. Thủ tục gửi thư xác nhận khoản phải trả người bán là gì?

6. Thủ tục kiểm tra chi tiết số dư tài khoản phải trả cần thực hiện như thế nào? Mối quan hệ giữa thủ tục này với thủ tục phân tích?

7. Trình bày ý nghĩa của thủ tục gửi thư xác nhận trong kiểm tra khoản mục phải trả người bán khi thực hiện kiểm toán chu kỳ mua?

8. Liệt kê những loại nghiệp vụ chính diễn ra trong chu kỳ mua hàng và thanh toán. Báo cáo tài chính có thể bị ảnh hưởng như thế nào bởi những nghiệp vụ này?

9. Liệt kê những thủ tục phân chia trách nhiệm chủ yếu trong chu kỳ. Những khả năng sai phạm nào có thể xảy ra nếu những trách nhiệm ấy không được phân tách?

10. Liệt kê 2 thủ tục phân tích có thể sử dụng để kiểm tra tài khoản phải trả. Liệt kê những sai phạm có thể nhận biết được bằng những thủ tục này.

Bài 5: Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán

140 ACC509_Bai 5_v1.0011105225

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Bài 5.1. Công ty A là Công ty chế tạo kính cần mua cát có chất lượng cao từ Australia để sản xuất các sản phẩm kính có chất lượng đặc biệt.

Vào thời điểm kết thúc năm, cát còn ở trên tàu giữa Ấn Độ Dương, các bạn sẽ thực hiện các bước kiểm toán nào để khẳng định các khoản phải trả liên quan được vào sổ và được phản ánh đúng trong báo cáo kế toán?

Bài 5.2. Chương trình kiểm toán mà kiểm toán viên đang sử dụng để kiểm tra các dụng cụ mua hàng và khoản phải trả cho nhà cung cấp của Công ty B trong năm tài chính bao gồm các công việc sau:

Kiểm tra phù hợp giữa các báo cáo nợ phải trả và số dư sổ mua hàng của Công ty. Kiểm toán viên phát hiện Công ty B không tiến hành đối chiếu số dư với nhà cung cấp.

Khi xem xét báo cáo nợ phải trả so sánh với số dư nợ trong sổ mua hàng, kiểm toán viên phát hiện thấy có nhiều sai lệch giữa hai sổ sách.

Kiểm toán viên sẽ thực hiện các bước kiểm toán tiếp theo như thế nào?

Bài 5.3. Các bạn đang thẩm tra số dư phải trả nhà cung cấp trong máy tính để đưa ra danh sách chi tiết các nhà cung cấp và số tiền phải trả cho Công ty C.

Các bạn sẽ thực hiện các bước kiểm toán tiếp theo nào để khẳng định các số dư phải trả nhà cung cấp này là hợp lệ?

Bài 5.4. Một kiểm toán viên đang kiểm toán báo cáo tài chính cho Công ty Đại Thắng kết thúc năm 31/12/2009. Khi phân tích tài khoản chi phí phải trả, kiểm toán viên phát hiện rằng khoản này giảm đáng kể so với năm trước.

Năm 2008: 15.000.000.000 VNĐ.

Năm 2009: 5.000.000.000 VNĐ.

Yêu cầu:

1. Xác định rủi ro tiềm tàng đối với tình huống trên.

2. Xác định thủ tục kiểm toán cần thiết.

Bài 5.5. Khi kiểm toán một khách hàng, báo cáo kết quả kinh doanh thể hiện hoạt động kinh doanh tương đối phát triển so với năm trước (lãi tăng nhiều so với năm trước). Tuy nhiên, khi soát xét bảng cân đối kế toán, bạn thấy khoản phải thu khách hàng cuối năm tăng hơn nhiều so với năm trước và bằng 80% của doanh thu trong năm, hàng tồn kho cuối năm bằng 60% trên tổng tài sản (trong đó nguyên liệu chính chiếm 90% tổng số hàng tồn kho). Khách hàng đã vay một khoản nợ của ngân hàng A là 21.000.000.000 đồng từ 3 năm trước, đến 31/12 năm nay khoản nợ này đã đến hạn thanh toán nhưng khách hàng chưa trả được.

Yêu cầu:

1. Xác định rủi ro tiềm tàng trong tình huống trên.

2. Xác định thủ tục kiểm toán cần thiết.

3. Bạn sẽ xử lý thế nào đối với vấn đề nợ đến hạn? Đề xuất một số thủ tục liên quan đến vấn đề này.