1 · web viewmỞ ĐẦu 1. tính cấp thiết của đề tài thực hiện nghị quyết số...

46
M ĐU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Một trong các nội dung quan trọng về định hướng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật được quy định trong Nghị quyết này là xây dựng và hoàn thiện chế độ bảo hộ của Nhà nước đối với các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, trong đó có quyền được bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức nhà nước gây ra khi thi hành công vụ. Ngày 18 tháng 6 năm 2009, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội Khóa XII, đã thông qua Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010. Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là cơ sở pháp lý cao nht đã nht th hóa các quy định trước đó về bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra, khắc phục tình trạng tồn tại hai mặt bằng pháp lý về bồi thường thiệt hại trong hoạt động hành chính và tố tụng hình sự hiện nay. Đồng thời 1

Upload: others

Post on 12-Feb-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: 1 · Web viewMỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược

MƠ ĐÂU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ

Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam

đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Một trong các nội dung quan trọng

về định hướng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật được quy định trong

Nghị quyết này là xây dựng và hoàn thiện chế độ bảo hộ của Nhà nước đối

với các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, trong đó có quyền được bồi

thường thiệt hại do cán bộ, công chức nhà nước gây ra khi thi hành công vụ.

Ngày 18 tháng 6 năm 2009, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội Khóa XII, đã thông qua

Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, có hiệu lực thi hành từ ngày 01

tháng 01 năm 2010.

Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là cơ sở pháp lý cao nhât đã

nhât thê hóa các quy định trước đó về bồi thường thiệt hại do người thi hành

công vụ gây ra, khắc phục tình trạng tồn tại hai mặt bằng pháp lý về bồi

thường thiệt hại trong hoạt động hành chính và tố tụng hình sự hiện nay.

Đồng thời Luật cung tạo cơ chế pháp lý mới, đồng bộ, hiệu quả đê người bị

thiệt hại thực hiện tốt hơn quyền được bồi thường của mình đối với những

thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra; Nhà

nước thực hiện tốt hơn trách nhiệm của mình trước công dân trong điều kiện

xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân,

vì nhân dân. Quy định của Luật xác định rõ trách nhiệm bồi thường của Nhà

nước, trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại đê

một mặt, tạo thuận lợi cho người bị thiệt hại trong việc thực hiện quyền yêu

cầu bồi thường của mình, mặt khác, góp phần tăng cường trách nhiệm của các

cơ quan nhà nước, của công chức trong quá trình thực thi công vụ.

1

Page 2: 1 · Web viewMỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược

Tuy nhiên, Sau 05 năm triên khai thực hiện Luật này và các văn bản

quy phạm pháp luật có liên quan, trong lĩnh vực hải quan đã thây được những

nội dung bât cập, chưa phù hợp thực tiễn thi hành, hoặc các quy định thiếu

tính khả thi, dẫn đến việc áp dụng lúng túng, không thống nhât như: người bị

thiệt hại đã yêu cầu bồi thường theo quy định của các văn bản quy phạm pháp

luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức gây

ra nhưng yêu cầu chưa được giải quyết một cách triệt đê, chưa xác định rõ

trách nhiệm hoàn trả... Mặt khác, việc thực thi pháp luật của cán bộ, công

chức hải quan về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước cung còn nhiều nội

dung chưa thực sự hiệu quả, cần phải tăng cường đê có sự chuyên biến tích

cực về năng lực, kỹ năng trong quá trình triên khai thực hiện.

Thực tiễn nêu trên đã đặt ra yêu cầu nghiên cứu Đề tài: Nghiên cưu

giai phap triên khai thưc hiên trach nhiêm bồi thường của Nhà nước

trong lĩnh vưc hai quan.

Đề tài nghiên cứu, phân tích và làm rõ những quy định của pháp luật

Việt Nam nói chung và pháp luật trong lĩnh vực hải quan nói riêng về công

tác trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Thông qua việc nghiên cứu nhằm

chỉ ra những bât cập, vướng mắc trong quá trình thực hiện quy định này, từ đó

đề xuât một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên

quan đê nâng cao nhận thức cho cán bộ công chức hải quan cho việc thực thi

trách nhiệm bồi thường nhà nước của cơ quan Hải quan trong thực tế đạt hiệu

lực, hiệu quả. Như vậy, việc nghiên cứu Đề tài này là rât cần thiết, do yêu cầu

phục vụ thiết thực cho hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật cung như

nâng cao hiệu quả thi hành và áp dụng pháp luật hải quan trong điều kiện Nhà

nước ta đang khẩn trương xúc tiến xây dựng một hệ thống pháp luật toàn diện

dựa trên cơ sở một chiến lược tổng thê, tạo cơ sở quan trọng, vững chắc cho

2

Page 3: 1 · Web viewMỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược

việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì

dân.

2. Tình hình nghiên cưu đề tài.

Qua nghiên cứu khảo sát, nhóm nghiên cứu Đề tài nhận thây rằng: chưa

có công trình nghiên cứu khoa học nào của tổ chức, cá nhân nước ngoài và

trong nước có công trình nghiên cứu với nội dung đầy đủ và toàn diện như Đề

tài này về các giải pháp triên khai thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà

nước trong lĩnh vực hải quan. Trong nước có một số công trình nghiên cứu

liên quan, nhưng mức độ phản ánh, góc độ đề cập khác với phạm vi nghiên

cứu của Đề tài này.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cưu.

Đề tài tập trung nghiên cứu quy định pháp luật về trách nhiệm bồi

thường của nhà nước, đánh giá thực trạng thực thi pháp luật của cán bộ, công

chức từ đó đưa ra các giải pháp đê triên khai có hiệu quả việc thực hiện công

tác trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong lĩnh vực hải quan, cụ thê về:

- Các quyết định hành chính, hành vi hành chính do cơ quan Hải quan,

cán bộ, công chức hải quan thực hiện, ban hành có thê dẫn đến phát sinh vân

đề trách nhiệm bồi thường như: Quyết định ân định thuế, quyết định xử phạt

vi phạm hành chính, quyết định ky luật cán bộ, công chức.

- Các trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động xuât khẩu, nhập khẩu

hàng hóa liên quan đến trách nhiệm bồi thường của nhà nước mà cơ quan Hải

quan phải tham gia giải quyết.

- Việc tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp với cơ quan Hải quan đê

thực hiện việc trao đổi thông tin, thực thi các quy định về trách nhiệm bồi

thường của Nhà nước nhằm đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả của các quy định.

- Trình tự, thủ tục áp dụng các quy định về trách nhiệm bồi thường của

3

Page 4: 1 · Web viewMỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược

Nhà nước khi phát sinh vụ việc do cơ quan Hải quan phải thực hiện trách

nhiệm bồi thường trong hoạt động nghiệp vụ gây ra.

4. Mục đích và nhiêm vụ của đề tài.

- Đề tài hướng tới việc hoàn thiện các quy định pháp luật về trách

nhiệm bồi thường của Nhà nước trong lĩnh vực hải quan, bảo đảm tăng cường

ky cương, ky luật trong thi hành và áp dụng pháp luật của cán bộ, công chức

hải quan các câp khi thực thi công vụ nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao ý thức,

trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp và tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước

trong lĩnh vực hải quan.

- Chỉ rõ những vân đề cơ bản về thực trạng trách nhiệm bồi thường của

Nhà nước trong lĩnh vực hải quan hiện nay; những nội dung liên quan thực

tiễn thi hành các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà

nước trong ngành Hải quan, từ đó rút ra những nhận xét mang tính khái quát

về những tồn tại trong hệ thống pháp luật.

- Đề xuât những phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về trách

nhiệm bồi thường của Nhà nước về lĩnh vực hải quan trong thời gian tới.

- Đồng thời cảnh báo những nội dung, quy định và các vân đề liên quan

đến công tác này đê cán bộ, công chức toàn Ngành có cách nhìn tổng thê và

định hình được những vân đề câp thiết cần chú ý trong quá trình thực thi

nghiệp vụ hải quan, tránh xảy ra vân đề liên quan đến trách nhiệm bồi thường.

5. Cơ sở lý luận và phương phap nghiên cưu.

Đề tài được thực hiện trên cơ sở sử dụng phương pháp luận biện chứng,

phù hợp với quan điêm, đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà

nước trong việc xây dựng và hoàn thiện chế định về công tác trách nhiệm bồi

thường của Nhà nước.

Việc nghiên cứu Đề tài được sử dụng kết hợp giữa các phương pháp

4

Page 5: 1 · Web viewMỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược

như: phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích, thống kê, đối chiếu và dự

đoán đê giải quyết những vân đề mục tiêu đã được xác định nhằm hoàn thiện,

nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

trong quản lý nhà nước về hải quan.

6. Những điêm mới của đề tài.

Đề tài đã đưa ra những lý luận cơ bản về trách nhiệm bồi thường của

Nhà nước trong lĩnh vực hải quan; đánh giá thực trạng của công tác trách

nhiệm bồi thường của Nhà nước trong lĩnh vực hải quan và đưa ra những giải

pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này trong thời gian tới.

7. Ý nghĩa của đề tài.

Góp phần nâng cao hiệu quả công tác trách nhiệm bồi thường của Nhà

nước trong hoạt động quản lý nhà nước về hải quan.

Đảm bảo các hoạt động nghiệp vụ của cán bộ, công chức hải quan phải

được tuân thủ pháp luật, phù hợp thực tiễn, luôn hướng tới đảm bảo quyền, lợi

ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức có thực hiện hoạt động xuât khẩu, nhập

khẩu hàng hóa.

Tạo sự bình đẳng, công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ giữa cá

nhân, tổ chức khi thực hiện hoạt động xuât nhập khẩu hàng hóa với cơ quan

quản lý nhà nước (cơ quan Hải quan).

Góp phần kiến nghị công tác cải cách thủ tục hành chính về hải quan,

sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến

công tác trách nhiệm bồi thường của Nhà nước dần phù hợp với chuẩn mực

của khu vực và thế giới.

8. Bố cục của đề tài.

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề tài gồm 3 chương, cụ thê các nội

dung như sau:

5

Page 6: 1 · Web viewMỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược

Chương 1: Lý luận về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong lĩnh

vực hải quan

Chương 2: Thực trạng công tác trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

trong lĩnh vực hải quan

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác

trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong lĩnh vực hải quan

6

Page 7: 1 · Web viewMỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược

CHƯƠNG 1

LÝ LUÂN VÊ TRACH NHIÊM BÔI THƯƠNG CUA NHA NƯƠC

TRONG LINH VƯC HAI QUAN

1.1. Khai niêm, vị trí, vai trò của công tac trach nhiêm bồi thường

của Nhà nước trong lĩnh vưc hai quan

1.1.1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường của nhà nước

1.1.1.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn

thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn

thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu

nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

1.1.1.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước là trách nhiệm khôi

phục những tổn thất về tài sản, bù đắp những tổn thất về tinh thần trong

trường hợp cán bộ, công chức nhà nước có hành vi trái pháp luật trong khi

thi hành công vụ gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của

cá nhân, tài sản, uy tín của tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ

thể khác.

1.1.2. Vị trí, vai trò của công tác trách nhiệm bồi thường của nhà

nước trong hoạt động quản lý nhà nước

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do

hành vi trái pháp luật của cán bộ, công chức gây ra; góp phần tăng cường ý

thức trách nhiệm của cán bộ, công chức khi thi hành công vụ, nâng cao hiệu

lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; thúc đẩy quá trình xây dựng Nhà nước pháp

quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

7

Page 8: 1 · Web viewMỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược

1.2. Lý luận khoa học của viêc hoàn thiên vấn đề trach nhiêm bồi

thường của nhà nước

1.2.1. Pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước giai đoạn

trước năm 2010

Hiến pháp năm 1992 tiếp tục khẳng định nguyên tắc “Mọi hoạt động

xâm phạm lợi ích Nhà nước và lợi ích hợp pháp của công dân đều bị xử lý

theo pháp luật” (Điều 12), nhưng đã phân biệt hai loại trách nhiệm, trách

nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự (Điều 72) và trách nhiệm

bồi thường nói chung (Điều 74).

Bộ Luật dân sự 1995 phân định hai loại trách nhiệm là: trách nhiệm bồi

thường của cơ quan nhà nước nói chung (Điều 623) và trách nhiệm bồi

thường của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự (Điều 624).

Luật khiếu nại, tố cáo 1998 quy định người có trách nhiệm giải quyết

khiếu nại, tố cáo mà không giải quyết, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết

hoặc cố tình giải quyết trái pháp luật phải bị xử lý nghiêm minh, nếu gây thiệt

hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật (Điều 6).

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 có quy

định người khởi kiện vụ án hành chính có thê đồng thời yêu cầu đòi bồi

thường thiệt hại.

Bộ luật tố tụng hình sự 2003 đã ghi nhận quyền được bồi thường thiệt

hại và phục hồi danh dự, quyền lợi của người bị oan trở thành một nguyên tắc

cơ bản của Bộ luật, cụ thê: “Người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt

động tố tụng hình sự gây ra có quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi

danh dự, quyền lợi.

Bộ Luật dân sự năm 2005 thay thế Bộ Luật dân sự 1995 đã tiếp tục ghi

nhận quyền yêu cầu bồi thường, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cán bộ,

8

Page 9: 1 · Web viewMỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược

công chức và người có thẩm quyền của cơ quan tố tụng.

Tóm lại, có thê nói, ở giai đoạn trước khi có Luật trách nhiệm bồi

thường của nhà nước thì vân đề trách nhiệm bồi thường của nhà nước ở Việt

Nam đã manh nha hình thành ngay từ những ngày đầu tiên thành lập Nước

Việt Nam dân chủ cộng hòa thông qua một số quy định mang tính nguyên tắc

trong các bản Hiến pháp và một số Bộ luật, Luật. Chỉ đến khi BLDS 1995

được thông qua (tiếp sau đó là BLDS 2005 và một số văn bản quy phạm pháp

luật khác), pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước mới thực sự

định hình.

1.2.2. Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước giai đoạn tư năm 2010

đên nay

1.2.2.1. Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được Quốc hội

thông qua tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XII, ngày 18/6/2009 và chính thức

có hiệu lực thi hành kê từ ngày 01/01/2010 đã thê hiện nhiều điêm mới ưu

việt hơn so với các văn bản quy phạm pháp luật trước đó về trách nhiệm bồi

thường của Nhà nước cụ thê như sau:

Thứ nhất, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước xác lập chế độ

trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nói chung, trong đó, cơ quan có trách

nhiệm bồi thường chỉ giữ vai trò là “đại diện cho Nhà nước” đê thực hiện

trách nhiệm bồi thường.

Thứ hai, lần đầu tiên, những quy định mang tính nguyên tắc về trách

nhiệm bồi thường của Nhà nước trong Hiến pháp cung như trong các văn bản

quy phạm pháp luật ở tầm Luật khác có liên quan được cụ thê hóa trong một

văn bản quy phạm pháp luật ở tầm Luật.

Thứ ba, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã “gần như” xoá

bỏ tình trạng tồn tại đồng thời nhiều mặt bằng pháp lý khác nhau trong việc

9

Page 10: 1 · Web viewMỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược

thực hiện quyền yêu cầu bồi thường và giải quyết bồi thường.

Thứ tư, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định cụ thê về

phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (Điều 1), theo đó, Nhà nước

có trách nhiệm bồi thường đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi

hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hình sự, tố

tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án dân sự, thi hành án hình sự.

Thứ năm, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã quy định rât

cụ thê, chi tiết về thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường.

Thứ sáu, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã quy định cụ thê

về xác định thiệt hại, các loại thiệt hại được bồi thường. So với các quy định

trước đây của pháp luật thì Luật đã dành hẳn một Chương - từ Điều 45 đến

Điều 51 (chương V) đê quy định về các loại thiệt hại được bồi thường.

Thứ bảy, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã quy định rõ về

việc phân câp trong việc sử dụng ngân sách nhà nước trong bồi thường thiệt hại.

Thứ tám, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã quy định về công

tác quản lý nhà nước về bồi thường và nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan có

thẩm quyền trong việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về bồi thường.

1.2.2.2. Luật Tố tụng hành chính năm 2010 tại Điều 6 quy định về giải

quyết vân đề bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính, cụ thê: người khởi

kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính có thê

đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại.

1.2.2.3. Luật Khiếu nại năm 2011 tại điêm i khoản 1 Điều 12 tiếp tục

quy định quyền của người khiếu nại bao gồm quyền được khôi phục quyền,

lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của

pháp luật.

1.2.2.4. Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 tại Điều 13 quy định

10

Page 11: 1 · Web viewMỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược

về bồi thường thiệt hại, cụ thê: Người vi phạm hành chính nếu gây ra thiệt hại

thì phải bồi thường; Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định

của pháp luật về dân sự; Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, cơ

quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xử lý vi phạm hành chính gây

thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

1.2.2.5. Luật Hải quan năm 2014 cung đã ghi nhận quyền của người

khai hải quan trong yêu cầu bồi thường thiệt hại do cơ quan hải quan, công

chức hải quan gây ra theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường

của Nhà nước tại Điều 18.

1.2.3. Một số yêu cầu mới đặt ra của Hiên pháp 2013 đối với việc

hoàn thiện các quy định về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013 quy định: “Quyền con người, quyền

công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần

thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã

hội, sức khỏe của cộng đồng”. Quy định này đã đặt ra những yêu cầu cụ thê

sau đây đối với Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước:

(1) Về phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Luật trách

nhiệm bồi thường của Nhà nước chưa đưa ra các giới hạn, hạn chế quyền yêu

cầu bồi thường với các lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã

hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng mà Hiến pháp 2013 quy định.

(2) Việc giới hạn các loại thiệt hại được bồi thường của Luật trách

nhiệm bồi thường của Nhà nước vừa không phù hợp với các quy định mới của

Hiến pháp 2013 vừa không phù hợp với mối tương quan giữa quyền lực và

trách nhiệm nêu trên.

11

Page 12: 1 · Web viewMỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược

1.3. Quy định của pháp luật của một số nước liên quan đên vấn đề

trách nhiệm bồi thường của nhà nước

1.3.1. Một số quy định của Hoa ky về trách nhiệm bồi thường của Nhà

1.3.2. Một số quy định của Cộng hòa Pháp về trách nhiệm bồi thường

của Nhà nước

1.3.3. Một số quy định của Nhật Bản về trách nhiệm bồi thường của

Nhà nước

1.3.4. Một số quy định của Hàn Quốc về trách nhiệm bồi thường của

Nhà nước

1.3.5. Một số quy định của Trung Quốc về trách nhiệm bồi thường của

Nhà nước

Bài học kinh nghiệm: Trên cơ sở nghiên cứu quy định của một số nước

liên quan đến vân đề trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nhóm nghiên cứu

nhận thây Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước của Việt Nam vẫn cần

tiếp tục được hoàn thiện theo hướng có lợi cho đối tượng bị thiệt hại như: quy

định thêm vai trò trọng tài trong thực hiện hòa giải, giải quyết bât cứ yêu cầu

bồi thường nào của bên bị thiệt hại giao cho Cục Bồi thường Nhà nước – Bộ

Tư pháp theo kinh nghiệm của Hoa Kỳ; việc bồi thường thiệt hại được đặt ra

khi có thiệt hại thực tế xảy ra mà không cần xét đến yếu tố có lôi của công

chức, viên chức Nhà nước theo như kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp; Chủ thê

gây ra thiệt hại không nhât thiết phải là công chức, viên chức Nhà nước mà có

thê là bât kỳ người nào đang thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao theo kinh

nghiệm của pháp luật Nhật Bản.

12

Page 13: 1 · Web viewMỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược

CHƯƠNG 2

THƯC TRANG CÔNG TAC TRACH NHIÊM BÔI THƯƠNG

CUA NHA NƯƠC TRONG LINH VƯC HAI QUAN

2.1. Tình hình thưc hiên công tac trach nhiêm bồi thường của nhà

nước trong lĩnh vưc hai quan

2.1.1. Sơ lược về tình hình yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản

lý hành chính

Năm 2012, cơ quan có trách nhiệm bồi thường trên cả nước đã thụ lý,

giải quyết tổng số 165 vụ việc yêu cầu bồi thường thiệt hại, trong đó, đã

giải quyết được 122/165 vụ việc với tổng số tiền bồi thường là

15.945.673.056 đồng. Năm 2013, có tổng số 82 đơn yêu cầu bồi thường, đã

giải quyết xong 37/82 vụ việc với số tiền bồi thường là 15.687.581 nghìn

đồng. Năm 2014, có 94 vụ việc, đã giải quyết xong 53/94 vụ việc, với số tiền

là 4 ty 622 triệu 534 nghìn đồng, đã có 23 vụ việc Tòa án các câp thụ lý giải

quyết bồi thường do người bị thiệt hại không đồng ý với quyết định giải quyết

bồi thường, trong đó, đã giải quyết 17 vụ việc với số tiền là 21.153.000.000

đồng. Tổng số tiền thông qua các quyết định giải quyết bồi thường và bản án,

quyết định có hiệu lực pháp luật với số tiền là 8.776.371.000đồng.

Năm 2015, các cơ quan có trách nhiệm bồi thường trên cả nước đã thụ

lý, giải quyết tổng số 94 vụ việc, trong đó có 44 vụ việc thụ lý đơn mới, giải

quyết xong 41/94 vụ việc số tiền phải bồi thường là 16.437.786.000 đồng.

Tòa án thụ lý 21 vụ án dân sự về bồi thường của nhà nước (các vụ việc người

bị thiệt hại không đồng ý với quyết định giải quyết bồi thường của cơ quan có

trách nhiệm bồi thường và khởi kiện ra Tòa), đã giải quyết xong 14 vụ việc,

với số tiền bồi thường là 26.098.663.000 đồng. Như vậy, tổng số tiền bồi

13

Page 14: 1 · Web viewMỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược

thường năm 2015 là 42.536.450.000 đồng.

Tuy nhiên, liệu số lượng vụ việc yêu cầu bồi thường này đã thực sự

phản ánh đúng thực chât tình hình yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản

lý hành chính hay chưa? Chúng tôi cho rằng, con số nêu trên chưa phản ánh

đúng thực chât tình hình mà dưới đây có thê là một số nguyên nhân đê lý giải:

Thứ nhất, một trong những nguyên nhân lớn nhât và đầu tiên là nhận

thức pháp luật của người dân, doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuât nhập

khẩu.

Thứ hai, về đặc điêm tâm lý của một bộ phận người Việt Nam, thực

tiễn đã cho thây, người dân coi trọng việc cơ quan nhà nước có trách nhiệm tiếp

nhận và xử lý kịp thời những khiếu nại, phản ánh và kiến nghị của người dân

hơn là việc yêu cầu bồi thường.

Thứ ba, việc thống kê số liệu vụ việc yêu cầu bồi thường chưa đầy đủ,

toàn diện.

Thứ tư, có sự “chưa ăn khớp” giữa số liệu vụ việc bồi thường và kết quả

giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Thứ năm, nhận thức của một số cơ quan nhà nước về xác định như thế

nào là một vụ việc yêu cầu bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành

chính còn chưa thống nhât, thâu đáo.

Thứ sáu, nhiều vụ việc yêu cầu bồi thường đã được giải quyết thông

qua thương lượng trực tiếp giữa người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại và

người bị thiệt hại, trong đó, người thi hành công vụ đã bỏ tiền của chính mình

ra đê chi trả cho những thiệt hại của người bị thiệt hại.

Thứ bảy, nhiều vụ việc yêu cầu bồi thường đã được Tòa án thụ lý, giải

quyết yêu cầu bồi thường mà trước đó.

14

Page 15: 1 · Web viewMỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược

2.1.2. Tình hình thực hiện công tác trách nhiệm bồi thường của nhà

nước của cơ quan Hải quan

2.1.2.1. Công tác triển khai thi hành Luật trách nhiệm bồi thường của

Nhà nước trong ngành Hải quan

Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước có hiệu lực thi hành hơn 05

năm, trong thời gian qua Tổng cục Hải quan xây dựng kế hoạch triên khai phổ

biến quán triệt Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước; đã tổ chức tuyên

truyền, phổ biến quán triệt nội dung Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà

nước trong toàn ngành tại 2 khu vực: phía Bắc và phía Nam.

Tại cơ quan Tổng cục Hải quan: đã phân công Vụ Pháp chế là đầu mối

theo dõi việc thực hiện giải quyết bồi thường thiệt hại. Tại các Cục Hải quan

địa phương: đã chủ động phân công cho Phòng Chống buôn lậu và xử lý vi

phạm trực thuộc Cục thực hiện việc theo dõi giải quyết bồi thường; một số

Cục Hải quan địa phương phân công cho Lãnh đạo các đơn vị trực tiếp theo

dõi và chịu trách nhiệm thực hiện việc giải quyết bồi thường.

Việc bố trí kinh phí bảo đảm công tác quản lý nhà nước về bồi thường:

Tổng cục Hải quan đã ban hành quy chế quản lý tài chính đối với các đơn vị

thuộc ngành Hải quan đê hướng dẫn địa phương về nguồn kinh phí được sử

dụng khi phát sinh vụ việc phải bồi thường.

2.1.2.2. Kết quả giải quyết bồi thường

(1) Vụ việc của bà Lê Thị Thẹn khởi kiện quyết định hành chính của

Cục HQ Tây Ninh: bồi thường số tiền 18.000.000 đồng và nộp án phí 950.000

đồng. Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh đã thực hiện bản án nêu trên.

(2) Vụ việc của Công ty cổ phần Hưng Cơ: bồi thường thiệt hại cho số

tiền là 203.007.112 đồng.

Qua số liệu thống kê về kết quả giải quyết, tình hình yêu cầu bồi

15

Page 16: 1 · Web viewMỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược

thường trong ngành Hải quan cho thây, số lượng vụ việc yêu cầu giải quyết

bồi thường không phát sinh thường xuyên. Thực tế, có nhiều trường hợp

người bị thiệt hại không yêu cầu cơ quan có trách nhiệm bồi thường giải

quyết bồi thường mà chỉ yêu cầu cơ quan Hải quan giải quyết thủ tục hoặc

yêu cầu thực hiện bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về nội dung

khởi kiện. Vì vậy, họ đã không tiến hành khiếu nại, khởi kiện việc bồi thường

theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản

quy phạm pháp luật có liên quan.

2.1.3. Những nội dung cơ bản của pháp luật hiện hành về trách

nhiệm bồi thường của Nhà nước

2.1.3.1. Về đối tượng được bồi thường

Pháp luật về bồi thường nhà nước hiện hành quy định về đối tượng

được bồi thường là cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chât, tổn thât về tinh

thần thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được liệt kê chi tiết

trong Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước tại Điều 13 trong hoạt động

quản lý hành chính, Điều 26 trong hoạt động tố tụng hình sự; Điều 27 trong

hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính và Điều 38 trong hoạt động thi

hành án dân sự và Điều 39 trong hoạt động thi hành án hình sự.

2.1.3.2. Về thủ tục yêu cầu bồi thường

Đê thực hiện việc yêu cầu bồi thường, người bị thiệt hại cần thực hiện

quyền khiếu nại đê có văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi

hành công vụ làm căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

(Điều 6), nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường (Điều 16) và thương lượng việc giải

quyết bồi thường (Điều 19), trong trường hợp không đồng ý với quyết định

giải quyết bồi thường của cơ quan có trách nhiệm bồi thường thì người thiệt

hại phải thực hiện thủ tục khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường

16

Page 17: 1 · Web viewMỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược

(Điều 22).

2.1.3.3. Thiệt hại được bồi thường

Thiệt hại được bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính được

quy định tại các điều từ Điều 45 đến Điều 50 Luật Trách nhiệm bồi thường

của nhà nước, Điều 11 Nghị định số 16/2010/NĐ-CP và từ Điều 5 đến Điều 9

của Thông tư liên tịch số19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP.

- Xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

- Xác định thiệt hại do thu nhập thực tế bị mât hoặc bị giảm sút

- Xác định thiệt hại do tổn thât về tinh thần

- Xác định thiệt hại về vật chât do người bị thiệt hại chết

- Xác định thiệt hại về vật chât do bị tổn hại về sức khỏe

2.1.3.4. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường

- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Tổng cục, Cục các đơn vị khác có tư cách pháp nhân, có tài khoản

riêng trực thuộc Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Ủy ban nhân dân câp tỉnh; Ủy ban nhân dân câp huyện; Ủy ban nhân

dân câp xã;

- Cơ quan nhà nước khác.

2.2. Những hạn chế, bất cập của hê thống phap luật hiên hành về

trach nhiêm bồi thường của nhà nước trong lĩnh vưc hai quan

2.2.1. Quy định về căn cứ thực hiện quyền yêu cầu bồi thường chưa

đầy đủ, toàn diện

Quy định chưa đầy đủ bởi thực tiễn đã phát sinh nhiều trường hợp mà

pháp luật chưa dự liệu được, ví dụ: “văn bản xác định hành vi trái pháp luật

của người thi hành công vụ” là văn bản của một cơ quan nhà nước tự hủy bỏ,

hoặc thu hồi văn bản do chính mình ban hành trước đó.

17

Page 18: 1 · Web viewMỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược

2.2.2. Về các thủ tục thực hiện việc yêu cầu bồi thường

Pháp luật hiện hành chưa quy định việc thừa kế quyền yêu cầu bồi

thường trong Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo cung chỉ xác định về hành vi

hành chính hoặc quyết định hành chính của cơ quan nhà nước là đúng hay sai,

không có nội dung xác định lôi thuộc về cơ quan nào; chính vì vậy mà người

dân nếu muốn yêu cầu đòi bồi thường nhà nước thì cung không biết sẽ gửi

đơn đi đâu.

2.2.3. Quy định về thời hiệu yêu cầu bồi thường chưa hợp lý

Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định thời hiệu yêu cầu

bồi thường là “02 năm, kê từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành

văn bản xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật” (Khoản

1 Điều 4). Tuy nhiên, trên thực tế, trong nhiều trường hợp người bị thiệt hại

phải rât nhiều ngày sau khi ban hành văn bản xác định hành vi trái pháp luật

của người thi hành công vụ họ mới thực tế nhận được văn bản đó. Trong khi

Luật lại quy định thời điêm đê tính thời hiệu là “từ ngày có văn bản”.

2.2.4. Cơ quan bồi thường

* Thủ tục xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường

Bộ Tư pháp có trách nhiệm xác định cơ quan có trách nhiệm bồi

thường trong trường hợp “không có sự thống nhất về trách nhiệm bồi thường

giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh”. Tuy nhiên, còn

tồn tại trường hợp chưa rõ là nếu không có sự thống nhât về trách nhiệm bồi

thường giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ với ủy ban nhân dân câp tỉnh hoặc với

cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân các tỉnh.

* Một bât cập nữa là chưa quy định các hình thức chế tài áp dụng trong

trường hợp cơ quan có trách nhiệm bồi thường cố tình kéo dài thời gian, gây

18

Page 19: 1 · Web viewMỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược

chậm trễ trong việc giải quyết bồi thường.

* Luật mới chỉ quy định đến việc xác định các thiệt hại vật chât trực

tiếp từ hành vi có lôi của cơ quan nhà nước; chưa tính toán đến các thiệt hại

và cơ sở xác định thiệt hại về tinh thần hoặc những thiệt hại khác phát sinh từ

thiệt hại trực tiếp do hành vi có lôi của cơ quan nhà nước.

2.3. Một số khó khăn, vướng mắc khi thực thi vấn đề trách nhiệm bồi

thường của nhà nước trong ngành Hải quan

2.3.1. Một bộ phận cán bộ, công chức Hải quan chưa thực sự hiểu

đúng tinh thần các quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

và các văn bản hướng dân liên quan nên đã dân tới tình trạng việc thực hiện

trách nhiệm bồi thường còn hạn chế

2.3.2. Về phía người bị thiệt hại, trong một số vụ việc mặc dù cơ quan

Hải quan đã thiện chí giải quyết nhưng lại gặp phải sự thiếu hợp tác của

người bị thiệt hại, dân đến việc giải quyết bồi thường bị chậm trễ

2.3.3. Tình trạng không thực hiện đúng thủ tục giải quyết bồi thường

theo quy định của pháp luật

2.3.4. Sự tồn tại của nhiều cơ chế pháp lý để yêu cầu bồi thường và giải

quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính

2.3.5. Thiếu biên chế cán bộ

Như vậy, đê phát huy được đúng vai trò, thê hiện bản chât của một xã

hội dân sự, pháp quyền thì pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

cần phải có những đổi mới mang tính đột phá mạnh mẽ hơn, tăng cường hơn

nữa việc bảo vệ quyền, lợi ích của công dân, bên yếu thế và phải chịu sự bât

bình đẳng trong mối quan hệ pháp lý với nhà nước.

19

Page 20: 1 · Web viewMỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIAI PHAP NHẰM NÂNG CAO HIÊU LƯC, HIÊU QUA

CÔNG TAC TRACH NHIÊM BÔI THƯƠNG NHA NƯƠC

TRONG LINH VƯC HAI QUAN

3.1. Yêu cầu khach quan của viêc hoàn thiên phap luật trong viêc

nâng cao hiêu lưc; hiêu qua công tac trach nhiêm bồi thường của nhà

nước trong lĩnh vưc hai quan

- Hoạt động quản lý hành chính trong thực tiễn nói chung và trong lĩnh

vực hải quan nói riêng có nguy cơ cao xảy ra các hành vi vi phạm ảnh hưởng

đến đời sống xã hội nhiều hơn các lĩnh vực khác.

- Xuât phát từ đặc thù trong mối quan hệ với các cơ quan hành chính

nhà nước thì cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp là đối tượng bị quản lý và chịu

sự áp đặt của các cơ quan này nên họ luôn luôn ở vị thế bât lợi.

- Việc xác định phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản

lý hành chính của cơ quan Hải quan, bao gồm: Ban hành quyết định xử phạt

vi phạm hành chính lĩnh vực hải quan; Áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi

phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính; Áp dụng thuế,

phí, lệ phí; Áp dụng thủ tục hải quan.

3.2. Ý nghĩa của công tac trach nhiêm bồi thường của nhà nước

trong cac hoạt động nghiêp vụ hai quan

3.2.1. Thiêt lập cơ chê thuận lợi, khả thi để người bị thiệt hại do cán bộ,

công chức gây ra thực hiện quyền yêu cầu bồi thường

Thứ nhất, Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước là văn bản đầu

tiên ở tầm văn bản Luật quy định tương đối đầy đủ và toàn diện về các vân đề

có liên quan về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là cơ sở triên khai công

tác bồi thường của nhà nước nói chung cung như công tác bồi thường của nhà

20

Page 21: 1 · Web viewMỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược

nước lĩnh vực hải quan nói riêng.

Thứ hai, Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước đã nhât thê hoá

pháp luật về bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra, khắc phục

tình trạng tồn tại hai mặt bằng pháp lý về bồi thường thiệt hại trong hoạt động

hành chính và tố tụng hình sự ở các văn bản quy phạm pháp luật trước đó.

Thứ ba, Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước đã quy định rõ về

nhiều nội dung qua đó, góp phần bảo đảm tính khả thi của Luật trong thực tiễn.

3.2.2. Góp phần thuc đây ý thức trách nhiệm công vụ của người thi

hành công vụ.

Công tác trách nhiệm bồi thường của Nhà nước không chỉ bảo đảm

quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại mà còn qua đó góp phần thúc

đẩy ý thức trách nhiệm công vụ của người thi hành công vụ, bảo đảm lợi ích của

Nhà nước, Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước quy định về trách nhiệm

hoàn trả đầy đủ, toàn diện và chặt chẽ. Trách nhiệm hoàn trả của người thi hành

công vụ được quy định tại các điều từ Điều 56 đến Điều 63 Luật Trách nhiệm

bồi thường của nhà nước từ Điều 13 đến Điều 20 Nghị định số 16/2010/NĐ-CP

ngày 03/3/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số

điều của Luật Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước.

3.3. Một số giai phap nâng cao hiêu lưc, hiêu qua công tac trach

nhiêm bồi thường của nhà nước trong lĩnh vưc hai quan

3.3.1 Hoàn thiện chính sách pháp luật về trách nhiệm bồi thường

của nhà nước theo hướng thống nhất, minh bạch

Một là, bổ sung phạm vi trách nhiệm bồi thường của nhà nước, Điều 13

Luật trách nhiệm bồ thường của nhà nước quy định 11 nhóm hành vi được liệt

kê cụ thê và có những hành vi quy định theo hướng mở.

Hai là, bổ sung quy định về quyền thừa kế quyền yêu cầu bồi thường

21

Page 22: 1 · Web viewMỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược

trong Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Ba là, bổ sung quy định về trả lại tài sản cho người thừa kế. Đê tiếp tục

thực hiện trách nhiệm về quyền thừa kế quyền yêu cầu bồi thường của mình,

người thừa kế có quyền yêu cầu Nhà nước trả lại tài sản đã thu giữ của người

bị thiệt hại nếu có cho người thừa kế của người bị thiệt hại đã chết.

Bốn là, bổ sung quy định thiệt hại liên quan đến chi phí khiếu nại, khởi

kiện và yêu cầu bồi thường phải được coi là một loại thiệt hại được nhà nước

bồi thường đê đảm bảo phù hợp với thực tiễn, cân bằng tương quan giữa

quyền lực của Nhà nước và trách nhiệm của người yêu cầu bồi thường.

Năm là, bổ sung quy định các văn bản do cơ quan nhà nước tự hủy bỏ,

thu hồi văn bản của chính mình ban hành trước đó cung được coi là văn bản

xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ đê làm căn cứ thực

hiện quyền yêu cầu bồi thường.

Sáu là, bổ sung quy định cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành

văn bản xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật có trách

nhiệm chuyên văn bản đến người bị thiệt hại đê biết, thời điêm đê tính thời

hiệu yêu cầu bồi thường cần được quy định kê từ ngày người bị thiệt hại nhận

được văn bản xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật trừ

trường hợp người bị thiệt hại cố ý trốn tránh không nhận văn bản.

Bảy là, Luật cung cần khắc phục một thực tế là chỉ khi nào người có

thẩm quyền có văn bản giải quyết khiếu nại xem xét, kết luận hành vi trái

pháp luật của người thi hành công vụ mới có đủ điều kiện đê làm thủ tục yêu

cầu bồi thường theo trình tự giải quyết khiếu nại.

Tám là, bổ sung quy định vai trò trọng tài thực hiện hòa giải, giải quyết

bât cứ yêu cầu bồi thường nào của bên bị thiệt hại cho Cục Bồi thường Nhà

nước – Bộ Tư pháp theo kinh nghiệm của Hoa Kỳ; việc bồi thường thiệt hại

22

Page 23: 1 · Web viewMỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược

được đặt ra khi có thiệt hại thực tế xảy ra mà không cần xét đến yếu tố có lôi

của công chức, viên chức; Chủ thê gây ra thiệt hại không nhât thiết phải là

công chức, viên chức Nhà nước mà có thê là bât kỳ người nào đang thực hiện

nhiệm vụ Nhà nước giao theo kinh nghiệm của một số nước.

3.3.2. Quy định trình tự, thủ tục giải quyêt bồi thường, làm căn cứ

cho ngành Hải quan áp dụng thực hiện

3.3.2.1. Một số hướng dân chung

- Phạm vi hướng dẫn

- Đối tượng được bồi thường

- Thời hiệu yêu cầu bồi thường

- Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

- Nguyên tắc giải quyết bồi thường

3.3.2.2. Những nội dung cụ thể

- Phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản

lý hành chính về hải quan

- Cơ quan có trách nhiệm bồi thường

- Thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường tại cơ quan Hải quan

- Thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường tại Toà án.

- Các thiệt hại được bồi thường và mức bồi thường

- Kinh phí bồi thường

- Trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ

3.3.2.3. Tổ chức thực hiện

3.3.3. Tăng cường phô biên, giáo dục pháp luật, hô trợ giải đáp

vướng mắc pháp luật trong linh vực hải quan

3.3.4. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có liên

quan trong việc phối hợp thực hiện công tác trách nhiệm bồi thường của

23

Page 24: 1 · Web viewMỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược

nhà nước

3.3.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hải quan

trong thực thi công tác trách nhiệm bồi thường của nhà nước

3.3.6. Kiện toàn cơ cấu tô chức, hoạt động của cơ quan thực hiện

trách hiệm bồi thường của Nhà nước

3.3.7. Tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi

phạm trong việc thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà

nước.

24

Page 25: 1 · Web viewMỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược

KÊT LUÂN

Nhà nước với tư cách là chủ thê duy nhât có quyền quản lý, điều hành xã

hội thông qua quyền lực được pháp luật quy định và bảo đảm thực hiện, do đó

không tránh khỏi có xu hướng lạm dụng quyền lực. Sự lạm dụng có nhiều

biêu hiện cụ thê, song về hình thức thường là sự vi phạm pháp luật trong quá

trình thực thi quyền lực, về hậu quả thường là sự tổn hại liên quan đến các

quyền, lợi ích hợp pháp của đối tượng bị quản lý do cán bộ, công chức nhà

nước khi thực hiện công vụ gây ra bởi các hành vi vi phạm pháp luật nêu trên.

Chính vì vậy, chế định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà

nước có thê coi là một cơ chế pháp lý hiệu quả trong số các phương pháp có

thê hạn chế, ngăn ngừa sự lạm dụng quyền lực của Nhà nước.

Chế định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ở Việt Nam một mặt xuât

phát từ yêu cầu đảm bảo quyền cơ bản của con người trong thực tiễn, một mặt

phù hợp với công ước quốc tế về quyền yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt

hại do công chức nhà nước gây ra là một trong những quyền cơ bản về dân

sự, chính trị của con người. Tại khoản 5 Điều 9, Công ước quốc tế về các

quyền dân sự và chính trị ngày 16/12/1966, có hiệu lực từ ngày 23/3/1976

(Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gia nhập ngày 24/9/1982) đã tuyên bố:

"Bât cứ người nào trở thành nạn nhân của việc bị bắt hoặc bị giam cầm bât

hợp pháp đều có quyền yêu cầu được bồi thường". Bên cạnh đó, thực tiễn

pháp lý trên thế giới đã cho thây ngày càng có nhiều quốc gia có Luật về trách

nhiệm nhà nước (dù rằng nội dung cung như truyền thống pháp luật các nước

có khác nhau). Nhà nước phải thừa nhận trách nhiệm đối với những hậu quả

do mình gây ra. Ngay trong khu vực Đông Á cung đã có nhiều quốc gia đã có

luật riêng về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước (Trung Quốc đã

25

Page 26: 1 · Web viewMỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược

ban hành Luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước năm 1994,

Nhật Bản có Luật Bồi thường nhà nước từ rât sớm, năm 1947, trong khu vực

Đông Nam Á cung đã có nhiều quốc gia có Luật về trách nhiệm nhà nước như

Philippine, Indonesia v.v..). Trong bối cảnh như vậy, không chỉ hòa vào xu

thế chung của khu vực và thế giới mà việc thừa nhận trách nhiệm của Nhà

nước cung là phù hợp với nền dân chủ mà đât nước ta đang tích cực xây dựng

một xã hội pháp quyền của dân, do dân và vì dân; góp phần nâng cao nhận

thức cho đội ngu cán bộ, công chức, viên chức Hải quan thực hiện đúng, đầy

đủ các quy định của pháp luật trong thực thi công vụ.

Do đó, việc nghiên cứu Đề tài này đã hệ thống những kết quả đạt được

cung như hạn chế của công tác bồi thường thiệt hại của Nhà nước trong lĩnh

vực hải quan trên cơ sở đó đã đưa ra các nhóm giải pháp, khuyến nghị nhằm

góp phần xây dựng, hoàn thiện Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước và

các văn bản hướng dẫn thi hành; đồng thời qua đó hạn chế tối đa làm tổn hại

đến các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân trong quá trình thực thi công vụ

của đội ngu cán bộ, công chức nhà nước nói chung và cán bộ, công chức hải

quan nói riêng.

Đê tăng cường hiệu quả công tác trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

thì việc áp dụng đồng bộ các biện pháp: tuyên truyền, phổ biến pháp luật;

hoàn thiện các chế định pháp luật; đào tạo bồi dương nghiệp vụ cho đội ngu

cán bộ, công chức có đủ năng lực, trình độ, đạo đức nghề nghiệp đê ngăn

ngừa những sai phạm trong thi hành công vụ nhằm hạn chế tối đa gây ra thiệt

hại cho tổ chức, cá nhân; đồng thời có trách nhiệm giải quyết kịp thời, đúng

pháp luật các vụ việc yêu cầu bồi thường thiệt hại xảy ra (nếu có)./.

26

Page 27: 1 · Web viewMỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược

27

Page 28: 1 · Web viewMỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược

DANH MUC TAI LIÊU THAM KHAO

1. Bộ Tư Pháp, Báo cáo công tác trách nhiệm bồi thường Nhà nước

Năm 2012.

2. Bộ Tư Pháp, Báo cáo công tác trách nhiệm bồi thường Nhà nước

Năm 2013.

3. Bộ Tư Pháp, Báo cáo công tác trách nhiệm bồi thường Nhà nước

Năm 2014.

4. Bộ Tư Pháp, Báo cáo công tác trách nhiệm bồi thường Nhà nước

Năm 2015.

5. Chính phủ (2013), Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 quy

định việc xử phạt vi phạm hành chính và cương chế thi hành quyết

định hành chính trong lĩnh vực hải quan, Hà Nội.

6. Chỉ thị số 1565/CT-TTg ngày 06/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ

về triên khai thi hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

7. Cục Bồi thường Nhà nước (2015), Một số vân đề về trách nhiệm

hoàn trả của người thi hành công vụ trong lĩnh vực pháp luật về trách

nhiệm bồi thường của nhà nước.

8. Cục Bồi thường Nhà nước (2015), Phải chăng Việt Nam thiếu cơ chế

bồi thường nhà nước hiệu quả, dễ tiếp cận dành cho nạn nhân bị vi

phạm các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.

9. Cục Bồi thường Nhà nước (2015), Quyền thừa kế quyền yêu cầu bồi

thường.

10. Cục Bồi thường Nhà nước (2015), Xác định cơ quan có trách nhiệm

bồi thường trong quản lý hành chính, những vân đề cần quan tâm.

11. Cục Bồi thường Nhà nước (2014), Một số vân đề về thực tiễn bồi

28

Page 29: 1 · Web viewMỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược

thường thiệt hại do cơ quan thi hành án dân sự gây ra theo quy định

của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

12. Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 03/3/2010 của Chính phủ quy

định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật trách nhiệm

bồi thường của Nhà nước.

13. Nghị quyết số 388/2003/NQ - UBTVQH11 ngày 17/3/2003 của Ủy

ban thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do

người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra và các

văn bản hướng dẫn thi hành;

14. Nghị định số 47/CP ngày 03/5/1997 của Chính phủ về việc giải quyết

bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có

thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra và các văn bản

hướng dẫn thi hành.

15. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị ngày 16/12/1966.

16. Quốc hội (2014) Luật Hải quan.

17. Quốc hội (2012), Luật Xử lý vi phạm hành chính.

18. Quốc hội (2009), Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

19. Quốc hội (1995), Bộ Luật Dân sự.

20. Quốc hội (2005), Bộ Luật Dân sự.

21. Quốc hội (2003) Bộ Luật Tố tụng hình sự.

22. Quốc hội (1959), Hiến Pháp 1959.

23. Quốc hội (1980), Hiến Pháp 1980.

24. Quốc hội (1992), Hiến Pháp 1992.

25. Quốc hội (2013), Hiến Pháp 2013.

26. Thông tư liên tịch số 71/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 19/5/2012 của

Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử

29

Page 30: 1 · Web viewMỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược

dụng và quyết toán kinh phí thực hiện trách nhiệm bồi thường của

Nhà nước.

27. Thông tư liên tịch số 04/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC

ngày 23/01/2014 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện

kiêm sát nhân dân tối cao hướng dẫn trách nhiệm hoàn trả của người

thi hành công vụ.

28. Thông tư liên tịch số 08/2013/TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày

27/02/2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ sửa

đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 19/2010/TTLT-

BTP-BTC-TTCP ngày 26 tháng 11 năm 2010 hướng dẫn thực hiện

trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành

chính.

29. Thông tư liên tịch số 05/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-

BTP-BQP-BTC-BNNPTNT ngày 02/11/2012 của Viện kiêm sát

nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp,

Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp phát triên nông thôn

hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong

hoạt động tố tụng hình sự.

30. Trường Đại học Luật Hà Nội, Từ điên giải thích thuật ngữ luật học.

30