14 thien lech dau tu toi

7

Click here to load reader

Upload: hathanh

Post on 12-Dec-2015

214 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

Psychology

TRANSCRIPT

Page 1: 14 Thien Lech Dau Tu Toi

14 thiên lệch khiến bạn trở thành một nhà đầu tư tồi (Phần 1)(NDHMoney) Đầu tư không nên quá cứng nhắc. Nếu bạn luôn cho những điều mình nghĩ là

đúng hoặc làm theo một khuôn mẫu nhất định nào đó, bạn có thể đưa ra những quyết định

đáng hối tiếc. Dưới đây là 14 thiên lệch có thể biến bạn trở thành một nhà đầu tư tồi.

1. Thiên lệch xác nhận ( confirmation bias)

Đây là lỗi xảy ra khi bạn cho rằng một điều gì đó là đúng, bạn sẽ chỉ chăm chăm đi tìm những

bằng chứng để ủng hộ cho giả thuyết hoặc suy nghĩ đó.

Ví dụ: Nếu bạn bắt đầu với giả thuyết rằng lạm phát phi mã sắp xảy ra, bạn sẽ có xu hướng đọc

thật nhiều tài liệu của những người cùng chung quan điểm để chứng minh quan điểm của mình

là đúng thay vì tham khảo thêm những thông tin trái chiều.

Berkshire Hathaway (NYSE: BRK-B) Phó Chủ tịch Charlie Munger là một người ủng hộ mạnh mẽ

chiến lược trí tuệ của Charles Darwin- người thường xuyên cố gắng bác bỏ lý thuyết của riêng

mình, và đặc biệt là hoài nghi về những ý tưởng dường như hấp dẫn nhất của bản thân. Bạn nên

áp dụng tư duy này trước khi đưa ra quyết định đầu tư của mình.

2. Thiên lệch do những tác động gần đây (Recency bias)

Lỗi này xuất hiện khi những sự kiện xảy ra gần đây làm thiên lệch những nhận thức của bạn về

tương lai.

Chẳng hạn gần đây thị trường chứng khoán tăng mạnh, bạn cho rằng nó sẽ tiếp diễn mãi trong

tương lai. Hoặc khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, bạn nghĩ rằng nó chẳng bao giờ có thể

phục hồi. Thực tế, không phải lúc nào những điều xảy ra ở hiện tại cũng có thể đúng trong tương

lai. Phụ thuộc quá nhiều vào những thông tin gần đây có thể "giết chết" bạn với những quyết định

đầu tư sai lầm.

3. Hiệu ứng "Phản ứng ngược" (Backfiring effect)

Điều này xảy ra khi có ai đó đưa ra những thông tin để phản bác quan điểm của bạn. Thay vì

xem xét lại giả thuyết của mình thì sự tin tưởng của bạn dành cho giả thuyết đó lại tăng lên gấp

đôi.

Page 2: 14 Thien Lech Dau Tu Toi

Trong nhiều cuộc bầu cử, cử tri có thể thấy các ứng cử viên sẽ tích cực bảo vệ quan điểm của

mình hơn sau khi quan điểm đó bị phản đối bởi ứng viên từ các đảng phái khác. Trong đầu tư,

khi vấp phải sự chỉ trích nặng nề, các cổ đông thường khăng khăng tin tưởng và bảo vệ quan

điểm của mình vì những lý do hoàn toàn không liên quan gì đến hoạt động của công ty.

4. Thiên lệch "bám chặt" một điểm (Anchoring)

 

Điều này xảy ra khi: Một thông tin không liên quan nào đó chi phối cả quá trình suy nghĩ của bạn.

Ví dụ điển hình nhất: Các nhà thường đầu tư thường "bám chặt" vào một luận điểm rằng: giá bán

của một cổ phiếu phải cao hơn những gì họ đã trả để mua nó. Đây là một trong những thiên lệch

phổ biến nhất, rất nguy hiểm và đang tiếp tục tồn tại. "Người ta không có được những gì họ

muốn hoặc những gì họ mong đợi từ các thị trường, họ có được những gì họ xứng đáng"- Bill

Bonner đã viết.

5. Thiên lệch do  cách trình bày (Framing bias)

Điều này xảy ra khi một nhà đầu tư có những phản ứng khác nhau trước cùng một thông tin, phụ

thuộc vào cách nó được trình bày như thế nào.

Ví dụ:

"Cổ phiếu của Google tăng lên mức cao nhất trong 5 năm."

"Cổ phiếu của Google chưa bao giờ đạt đến giá trị đó trong 5 năm qua".

Cả hai câu nói trên đều đúng sự thật, tuy nhiên một nhà đầu tư có thể không quyết định đầu tư

Page 3: 14 Thien Lech Dau Tu Toi

khi nghe câu thứ nhất và quyết định đầu tư khi nghe câu thứ hai.

6. Thiên lệch do quá tự tin vào khả năng (Skill bias)

Điều này xảy ra khi bằng cấp và giáo dục tạo ra sự tự tin nhanh hơn so với khả năng.

Ví dụ điển hình nhất là quỹ đầu tư Long term Capital Management. Nhân viên của quỹ có bằng

tiến sĩ và hai người đạt giải Nobel, quỹ tan vỡ vào năm 1998. Đằng sau sự thất bại của nó là sự

quá tự tin vào bằng cấp. Roger Lowenstein đã viết trong cuốn sách "Khi thiên tài thất bại" rằng:

"Những thiên tài trẻ từ các học viện và đại học tin rằng họ không thể mắc sai lầm".

7. Dự đoán theo sự thật đã xảy ra (Hindsight bias)

Trong số hàng triệu người, chỉ có một số ít nhà đầu tư thực sự có thể thấy cuộc khủng hoảng tài

chính đang tới.

Nếu bạn không đồng ý với nhận định đó và phản ứng rằng:" Không, bất kì ai cũng có thể nhận

thấy điều đó". Điều đó có nghĩa là bạn có thể mắc lỗi "Dự đoán theo sự thật đã xảy ra". Khi mắc

phải thiên lệch này,  người ta sẽ thấy những sự kiện đã xảy ra là dự đoán được với xác suất cao,

mặc cho xác suất thực tế của sự kiện (ở thời điểm trong quá khứ) là bao nhiêu. Người ta còn gọi

thiên lệch này là hiệu ứng tôi-biết-trước-từ-lâu-rồi, bởi có rất nhiều người phản ứng như thế, khi

nhìn về quá khứ.

14 thiên lệch khiến bạn trở thành một nhà đầu tư tồi (Phần 2)(NDHMoney) Đầu tư không nên quá cứng nhắc. Nếu bạn luôn cho những điều mình nghĩ là

đúng hoặc làm theo một khuôn mẫu nhất định nào đó, bạn có thể đưa ra những quyết định

đáng hối tiếc. Dưới đây là 14 thiên lệch có thể biến bạn trở thành một nhà đầu tư tồi

> 14 thiên lệch khiến bạn trở thành một nhà đầu tư tồi (Phần 1)

Page 4: 14 Thien Lech Dau Tu Toi

 

8. Bi quan (Pessimism bias)

Lỗi này xảy ra khi nhà đầu tư luôn đánh giá thấp xác suất thành công những ý tưởng đầu tư của

mình. Nhà tư vấn tài chính Carl Richards đã viết:

"Chúng ta tập trung quá nhiều vào việc bảo vệ mình khỏi những tiêu cực bất ngờ ( mất việc,

khuyết tật, ly hôn, cái chết...) đến mức quên đi những yếu tố tích cực ( tăng lương, doanh nghiệp

hoạt động tốt, sự nghiệp mới, thị trường tăng trưởng...). Chính điều đó thỉnh thoảng có thể làm

thay đổi triển vọng của chúng ta."

9. Hiệu ứng hào quang (Halo effect)

Hiệu ứng này có nghĩa là: Nếu ấn tượng đầu tiên của bạn về một người nào đó là tốt đẹp, rất khó

có thể làm xấu hình ảnh của người đó trong suy nghĩ của bạn.

Nhà quản lý quỹ Bill Miller đã giúp quỹ Legg Mason Value Trust của ông có tổng lợi nhuận vượt

qua chỉ số S&P 500 trong 15 năm liên tiếp-một trong những kỉ lục đáng ngưỡng mộ từ trước đến

giờ. Ông được công nhận như một nhà đầu tư huyền thoại.

Page 5: 14 Thien Lech Dau Tu Toi

Tuy nhiên, một vài năm gần đây quỹ của Miller gặp phải nhiều khó khăn đến mức thành tích vượt

qua chỉ số S&P 500 không còn được duy trì liên tục. Jason Zweig của tờ Wall Street Journal vẫn

ca tụng về Miller: "Kể từ khi Miller trở thành trưởng nhóm quản lý quỹ vào năm 1990, ông đã đạt

được lợi nhuận trung bình 9,39% mỗi năm, so với 9,14% đối với S & P 500."

Việc lợi nhuận của không vượt qua chỉ số S&P 500 có thể làm tổn hại đến danh tiếng của ông

ấy? Vâng, tất nhiên là có nhưng không nhiều như bạn nghĩ. Mặc dù không thành công ở một vài

thời điểm nhưng Miller vẫn sẽ luôn được nhắc đến như một nhà đầu tư huyền thoại.

10. Ảo tưởng về khả năng điều khiển (Illusion of Control)

Ảo tưởng về khả năng điều khiển là khuynh hướng một người tin rằng họ có thể điều khiển hoặc

ít nhất chi phối đến kết quả - những thứ thực ra không chịu ảnh hưởng gì từ họ.

Chẳng hạn người chơi xúc xắc trong casino tin rằng họ có thể lăn ra con số mình muốn. Trò lật

đồng xu cũng như vậy, với một đồng xu 2 mặt, người tham gia sẽ đúng được một nửa số lần.

Tuy nhiên, mọi người không nhận ra rằng xác suất hoặc vận may thuần túy mang lại điều đó mà

lại cho rằng những dự đoán chính xác của mình chứng tỏ khả năng điều khiển sự vật.

11. Leo thang cam kết ( escalation of commitment)

Đây là chiều hướng sửa chữa một quyết định kém hiệu quả hay phân bổ nhiều hơn các nguồn

lực cho những hành động sai lầm.

Một ví dụ điển hình: bạn mua một cổ phiếu và giá trị của nó sau đó giảm mạnh. Bạn tiếp tục đầu

tư gấp đôi vào cổ phiếu đó không phải vì bạn tin tưởng vào tương lai của nó mà bạn muốn thu lại

được khoản tiền đã bị lỗ của mình.

 

Page 6: 14 Thien Lech Dau Tu Toi

12. Thiên lệch tiêu cực ( Negativity bias)

Lỗi này xảy ra khi bạn cho rằng số phận là không thể thay đổi, những vấn đề không có cách giải

quyết và tất cả hi vọng đều tan biến.

Thiên lệch này đã trở lên phổ biến trong nhiều năm gần đây, và đó có thể là nguyên nhân khiến

bạn bỏ lỡ mất nhiều cơ hội đầu tư quý giá trong đời.

13. Thiên lệch "Đà điểu" ( Ostrich bias)

Thiên lệch "đà điểu" là xu hướng cố tình bỏ qua một tình huống nguy hiểm hoặc rủi ro khi phải

đối mặt với nó.

Xu hướng này được đặt tên như vậy dựa trên niềm tin (mặc dù hoàn toàn không chính xác) rằng

một con đà điểu sẽ vùi đầu trong cát khi phải đối mặt với nguy hiểm.

Ví dụ điển hình: Một cuộc khảo sát gần đây với 1.000 nhà đầu tư cho thấy có khoảng hơn một

nửa số người được hỏi cho biết thị trường đã giảm trong mỗi ba năm qua. Nhưng thực tế không

phải như vậy. S&P 500 tăng 26.5% trong năm 2009, 15,1% trong năm 2010, và tăng 2,1% năm

ngoái. Đổ lỗi cho thị trường thay vì thừa nhận chiến lược đầu tư không đúng đắn của mình giống

với hình ảnh con đà điểu vùi mình trong cát khi gặp nguy hiểm.

14. Nguy cơ thiên lệch nhận thức (Risk perception bias)

Page 7: 14 Thien Lech Dau Tu Toi

Bạn cố gắng loại bỏ một rủi ro nào đó, nhưng lại khiến bạn phải đối mặt với một rủi ro khác nguy

hiểm hơn.

Dưới đây là một ví dụ: vào năm xảy ra sự kiện ngày 11/9 tại Mỹ du lịch bằng máy bay giảm đáng

kể và du lịch bằng ô tô tăng lên. Điều này thật dễ hiểu vì sau tai nạn kinh hoàng đó, mọi người

cho rằng đi bằng máy bay sẽ nguy hiểm hơn ô tô.

Nhưng theo thống kê, điều ngược lại mới là đúng. Trong cuốn sách "Khoa học của sự sợ hãi"

của mình, Daniel Gardner lưu ý rằng nếu mỗi năm đều xảy ra sự kiện 11/9 một lần, xác suất bạn

bị giết bởi khủng bố là 1/7.750. Trong khi đó, tỷ lệ hàng năm chết vì tai nạn giao thông là 1/6.598.

Giáo sư người Đức Gerd Gigerenzer ước tính rằng sự gia tăng du lịch bằng ô tô trong vòng một

năm sau khi ngày 11/9 có thể làm gia tăng 1.595 trường hợp tử vong giao thông. Như vậy phản

ứng đối với sự kiện ngày 11/9 thậm chí còn có thể nguy hiểm hơn cuộc khủng bố đó. "Mọi người

đã nhảy từ chảo rán vào lửa"-Gigerenzer nói.

 

NDHMoney