151 chuyen in

24
Người đàn ông mê chăn trâu du mục giữa Sài Thành hoa lệ Du lịch Hưng Yên: Đánh thức tiềm năng - Khơi nguồn động lực VINAMILK CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO GẦN 80.000 NGƯỜI CAO TUỔI NĂM 2016 Số 151 tháng 01/2017 [email protected] [email protected] www.vilacaed.org.vn Phát hành thứ 5 hàng tuần Hotline: 091 4851538 090 9933888 098 7612850 T.12 T.10 Vĩnh Phúc: Vĩnh Phúc: Khởi Nguồn Của Đổi Mới - Sáng Tạo Trong Nông Nghiệp - Nông Thôn T.19 T.18 T.09 T.21 Man mác nỗi niềm của công nhân miền Tây ĐÓN TẾT XA QUÊ Đồng Tháp: Buôn lậu vùng biên hoạt động mạnh mùa cận Tết

Upload: han-nhung

Post on 11-Jan-2017

42 views

Category:

News & Politics


7 download

TRANSCRIPT

Page 1: 151 chuyen in

Người đàn ông mê chăn trâu du mục giữa Sài Thành hoa lệ

Du lịch Hưng Yên:Đánh thức tiềm năng - Khơi nguồn động lực

VINAMILK CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO GẦN

80.000 NGƯỜI CAO TUỔI NĂM 2016

Số 151 tháng 01/2017

[email protected]@yahoo.comwww.vilacaed.org.vn

Phát hành thứ 5 hàng tuần

Hotline: 091 4851538 090 9933888 098 7612850

T.12

T.10

Vĩnh Phúc:Vĩnh Phúc:Khởi Nguồn Của Đổi Mới - Sáng Tạo

Trong Nông Nghiệp - Nông Thôn

T.19

T.18

T.09

T.21

Man mác nỗi niềm của

công nhân miền Tây ĐÓN TẾT XA QUÊ

Đồng Tháp: Buôn lậu vùng biên

hoạt động mạnh mùa cận Tết

Page 2: 151 chuyen in

02 Số 151 - Tháng 01/2017THEO DÒNG THỜI SỰ

Giá bán tại Viêt Nam: 4.800đ

Tổng Biên tập: Lại Thanh Bình Pho Tổng Biên tập: Hô Minh Sơn Văn phòng đại diện phía Nam: Tầng 8, Số 18A đường Nam Quốc Cang, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM. ĐT: 08.6679.2468Văn phòng đại diện tại Cần Thơ và ĐBSCL: Số 9/10 Đại lộ Võ Văn Kiệt, Khu vực 7, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ.Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: 329 NGuyên Hưu Tho, P.Hòa Cường Băc, Q.Hai Châu, TP.Đà NẵngVăn phòng đại diện tại Tây Nguyên: 250/31 đường Phan Chu Trinh, P.Tân Lợi, TP.Buôn Mê Thuột, tỉnh Đaklak.Tài khoan: 0521101078008, ngân hàng TMCP Quân đội.Giấy phép hoạt động báo chí: Số 1144/GP-Bộ TT&TT, ngày 25/7/2011In tại: Xí nghiệp In 2 - CTy TNHH MTV In Ba Đình - Bộ Công AnĐơn vị phát hành: Cty TNHH Truyền thông Mỹ Phúc. ĐC: 205 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP.HCM. ĐT: 08.38249001

Trụ sở: Tầng 7, số 65, Văn Miếu, Q.Đống Đa-Hà Nội (Bộ Kế hoạch & Đầu tư)

Văn phòng Ban Biên tập: Tầng 01, Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc gia, Đỗ Đức Dục - Mỹ Đình - Nam Từ Liêm - Hà Nội. ĐT: 08049573 - 08049574 - 08049575. Fax: 08049575

Ngày 26/12 vừa qua, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì buổi làm việc của Ban Chỉ đạo Nhà nước về đổi mới cơ chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL).

Phát biểu chỉ đạo cuộc họp, Phó Thủ tướng nêu rõ, Nghị quyết số 05 của Hội nghị Trung ương 4 khóa XII xác định đổi mới cơ chế hoạt động của ĐVSNCL là một trong năm lĩnh vực trọng tâm của tái cơ cấu nền kinh tế. Hội nghị Trung ương 6 khóa XII sẽ thảo luận và ban hành một nghị quyết chuyên đề về đổi mới cơ chế hoạt động của ĐVSNCL, cần được các bộ, ngành và địa phương quán triệt, thực hiện có hiệu quả trong thời gian tới.

Để thúc đẩy đổi mới hoạt động ĐVSNCL, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ giao Bộ Tài chính chủ trì cùng các bộ, ngành đề xuất kiện toàn Ban Chỉ đạo về lĩnh vực này, rà soát lại quy chế hoạt động, cơ cấu, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo, sớm báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định; dự kiến kế hoạch công tác mà trước mắt là của năm 2017.

Tiếp tục kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế tự chủ của ĐVSNCL và Quyết định số 695/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch triển khai Nghị định 16, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị các bộ sớm trình Chính phủ ban hành các văn bản pháp luật có liên quan, như các

nghị định về tự chủ trong từng lĩnh vực, xây dựng danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước. Sớm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy hoạch mạng lưới ĐVSNCL thuộc ngành và của các địa phương; rà soát, sửa đổi, bổ sung các định mức kinh tế kỹ thuật để làm cơ sở thực hiện cơ chế khoán chi trong thời gian tới.

Phó Thủ tướng giao Bộ GD&ĐT xác định rõ hơn lộ trình tính giá dịch vụ giáo dục, đào tạo và xây dựng khung lộ trình giá. Bộ Tư pháp rà soát hệ thống pháp luật hiện hành để khắc phục sự chồng chéo, bất cập trong thực hiện quy chế tự chủ, ng-hiên cứu khả năng xây dựng một luật chung điều chỉnh về ĐVSNCL. Các bộ, ngành báo cáo Ban Chỉ đạo

hướng dẫn các địa phương rà soát, phân loại, sắp xếp lại các ĐVSNCL; nghiên cứu các hình thức xã hội hóa các dịch vụ công; cải cách hành chính trong lĩnh vực sự nghiệp công.

Đổi mới cơ chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lậpHoàng Thiên

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh đổi mới cơ chế hoạt động ĐVSNCL là một trong năm nhiệm vụ trọng tâm của tái cơ cấu nền kinh tế.

Ảnh: VGP/Thành Chung

Bộ Nội vụ: Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2017Phước Lập

Ngày 26/12 vừa qua, dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2016, triển khai nhiệm vụ năm 2017 của Bộ Nội vụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu xóa bỏ tình trạng “bổ nhiệm đúng quy trình” người không xứng đáng.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình biểu dương, đánh giá cao các kết quả và thành tích của Bộ, ngành nội vụ; đồng thời chỉ rõ những hạn chế, cần tập trung khắc phục. Đó là, tiếp tục cải cách thể chế để đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước trong lĩnh vực được phân công; chấm dứt tình trạng “nợ” văn bản hiện nay. Bộ Nội vụ tiếp tục đôn đốc, kiểm tra, đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước, phát huy vai trò là cơ quan thường trực về cải cách hành chính, tích cực

phối hợp với các bộ, ngành làm tốt công tác tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả và thông suốt từ Trung ương đến địa phương.

“Tuyển chọn công chức, viên chức cần công khai tiêu chí, tiêu chuẩn, minh bạch để ứng viên cạnh tranh với khả năng thực sự, đáp ứng yêu cầu tuyển dụng. Rà soát sửa đổi ngay các thủ tục, quy trình bất hợp lý, sớm xoá bỏ tình trạng chạy chọt, tuyển dụng và bổ

nhiệm người nhà. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ, giải quyết dứt điểm các vụ việc nổi cộm dư luận quan tâm. Không để xảy ra tình trạng bổ nhiệm đúng quy trình nhưng người được bổ nhiệm không xứng đáng”, Phó Thủ tướng lưu ý.

Bộ Nội vụ cần tiếp tục rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, ngành, chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn cấp tỉnh. Có chính kiến rõ ràng về cơ cấu tổ chức, phương án phân định thẩm quyền giữa các cơ quan phụ trách các lĩnh vực.

Về công tác quản lý Hội, tôn giáo, thi đua khen thưởng, văn thư lưu trữ và thanh niên, Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị Bộ Nội vụ cần tiếp tục hoàn thiện Luật về hội, nghiên cứu xây dựng đề án liên quan đến các tổ chức phi chính phủ phù hợp với điều kiện, phong tục, văn hoá của nước ta. Khẩn trương trình Chính phủ các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn

giáo. Tiếp tục rà soát, đánh giá, sửa đổi các quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng. Khắc phục tình trạng “nặng trên, nhẹ dưới”, khen thưởng cho cơ sở và cá nhân có thành tích thực sự.

Bên cạnh đó, Bộ Nội vụ cần đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học, tập trung nghiên cứu sâu, chú trọng tính ứng dụng, kịp thời, thiết thực, phục vụ quản lý Nhà nước. Đặc biệt, Bộ cần tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, bảo đảm đoàn kết nội bộ và đề cao kỷ cương, kỷ luật hành chính trong hoạt động công vụ. Thực hiện đồng bộ các giải pháp về phòng chống tham nhũng, lãng phí, thực hiện công khai, minh bạch, đề cao trách nhiệm giải trình của các cơ quan Nhà nước và trách nhiệm của người đứng đầu.

Đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ

phát biểu tại Hội nghị

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định giao kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước năm 2016 của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (đợt 3) và Đài Truyền hình Việt Nam.

Trong đó, tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH được trích lại để đầu tư của BHXH Việt Nam là 349,3 tỷ đồng. Nguồn để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước (quỹ đầu tư phát triển và khấu hao) của Đài Truyền hình Việt Nam là 1.891,225 tỷ đồng.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao chi tiết danh mục dự án và mức vốn kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước năm 2016 của từng dự án nêu trên; chủ trì kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước năm 2016; chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan thanh tra, kiểm toán về tính chính xác của các thông tin, số liệu và mức vốn phân bổ cho các dự án.

Thủ tướng Chính phủ giao BHXH Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam thông báo cho các đơn vị danh mục và mức kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước năm 2016 cho từng dự án và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trước ngày 30/12/2016.

Bên cạnh đó, chỉ thực hiện giải ngân kế hoạch vốn đầu tư từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước khi có nguồn thu thực tế và không vượt quá tổng mức vốn được giao và số thu thực tế.

Giao kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư của 2 cơ quanHoàng Uyển

Page 3: 151 chuyen in

3Số 151 - Tháng 01/2017 0THEO DÒNG THỜI SỰ

Sáng 26/12 vừa qua, về dự Hội nghị tổng kết thực hiện kế hoạch năm 2016 và triền khai kế hoạch 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, phải bãi bỏ ngay những quy định, thể chế rằng buộc sự phát triển, “đừng để các thể chế đó bắt chúng ta phải chạy theo, phải sợ một cách vô lý”.

Sau khi biểu dương những thành quả của ngành nông nghiệp đạt được trong năm nay, phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, năm 2016, thiên tai xảy ra nhiều và nặng nề, làm cho nước ta thiệt hại khoảng 1,7 tỷ USD (gần 1% GDP). Riêng đợt lũ lụt vừa qua ở 9 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên làm thiệt hại khoảng 4.000 tỷ đồng.

Đánh giá nông nghiệp nông thôn tiếp tục là trụ đỡ của nền kinh tế trong mọi hoàn cảnh, đóng góp lớn cho an sinh xã hội, Thủ tướng chỉ ra các mặt tồn tại, bất cập của nông nghiệp nông thôn cần khắc phục thời gian tới. Đó là hạn điền, “sản xuất li ti trong nông nghiệp còn phổ biến”. Doanh nghiệp trong nông nghiệp, HTX còn nhiều yếu kém. Khoa học công nghệ trong nông nghiệp còn nhiều vấn đề. Lao động nông thôn còn quá lớn, năng suất lao động thấp. Tình trạng an toàn thực phẩm, đầu vào trong nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu, giống, còn nhiều vấn đề bất cập, chưa quản lý tốt. Hệ thống thủy lợi, nhất là các kênh dẫn, hồ chứa xuống cấp, nguy hiểm và lãng phí nước, mà theo Thủ tướng, đây là những quả bom nguy hiểm đang treo trên đầu người dân.

Đề cập đến tình trạng phá rừng còn phổ biến, Thủ tướng nhắc lại chủ trương kiên quyết đóng cửa rừng tự nhiên và yêu cầu mở đợt tấn công liên tục vào hành vi phá hoại rừng, xử lý nghiêm vi phạm.

Đặt vấn đề tầm nhìn về nông nghiệp, Thủ tướng cho rằng, trước hết, nông nghiệp là một thế mạnh của nước ta trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, bên cạnh thế mạnh về du lịch và công nghệ thông tin. Đây là một lợi thế so sánh mà theo Thủ tướng, có phát huy được hay không

là dựa phần lớn vào hệ thống ngành nông nghiệp. Nông nghiệp Việt Nam cần chú trọng giá trị hơn là sản lượng thô, không có thương hiệu. Với điều kiện “Tam sơn, tứ hải, nhất phần điền”, phải phát triển nông nghiệp toàn diện hơn, đầu tư mạnh hơn cho lâm nghiệp, thủy hải sản, không chỉ dựa vào cây lúa.

Nền nông nghiệp Việt Nam phải ứng phó được tác động của biến đổi khí hậu đang diễn ra khốc liệt; đẩy mạnh hội nhập quốc tế sâu rộng, hướng về xuất khẩu và phục vụ nhân dân. Xây dựng nền nông nghiệp thông minh, ứng dụng khoa học công nghệ, hướng tới giá trị cao hơn; giải quyết trực tiếp an sinh xã hội.

Về các giải pháp, nhiệm vụ trong thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ, trước tiên phải khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai, nhất là với những cơ sở hạ tầng thiết yếu, quan trọng. Thủ tướng yêu cầu tổ chức một vụ Đông Xuân đặc biệt ở vùng bị thiên tai, địa phương phải vào cuộc quyết liệt để bảo đảm vụ Đông Xuân muộn này giành thắng lợi. Bên cạnh đó, phải lo Tết cho vùng thiên tai, không được để người dân đứt bữa, đói cơm…

Thủ tướng yêu cầu phải tiếp tục tổ chức lại sản xuất theo các hình thức phù hợp. Phát triển mạnh công nghệ chế biến, nâng cao giá trị. Khai thác mạnh hơn những cơ hội từ hội nhập quốc tế. Tiếp tục đầu tư hiện đại hóa hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt nâng cao năng lực phòng chống, chống chịu với thiên tai. Đẩy mạnh xây dựng Nông thôn mới, bảo đảm môi trường sống cho người dân ở nông thôn.

Về các kiến nghị cụ thể của Bộ NN&PTNT, Thủ tướng cơ bản đồng ý. Theo đó, Thủ tướng

giao Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ NN&PTNT và các bộ, ngành liên quan tổ chức nghiên cứu xây dựng chính sách phát triển thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp; nghiên cứu đề xuất sửa đổi Luật Đất đai theo hướng tạo thuận lợi hơn cho tích tụ, tập trung đất đai, sản xuất nông nghiệp quy mô lớn. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung chính sách khuyến khích các tổ chức tín dụng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng tăng hạn mức; sửa quy định về tài sản thế chấp, cho phép doanh nghiệp được sử dụng tài sản là nhà lưới, nhà kính được hình thành trong quá trình đầu tư làm tài sản thế chấp. Thủ tướng cũng đồng ý việc sửa đổi chính sách khuyến khích do-anh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 210/2013/NĐ-CP.

Về bổ sung vốn cho ngành nông nghiệp trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, Thủ tướng đồng ý, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ NN&PTNT nghiên cứu, xem xét cụ thể vấn đề này.

Nhắc lại câu nói của Giáo sư Lương Định Của: “Có lao động cực nhọc, có đổ mồ hồi trên đồng mới thấu hiểu hết nỗi khổ của nông dân, mới biết nông dân cần gì mới nghiên cứu ra thứ gì có tính ứng dụng”, Thủ tướng cho rằng: “Ngày hôm nay, câu nói ấy tiếp tục vang vọng trong con tim và khối óc của chúng ta khi nền nông nghiệp, người nông dân Việt Nam cũng như tất cả cán bộ làm nông nghiệp đều ý thức rõ ràng những thách thức mà chúng ta đang đối diện”.

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, ba điểm sáng lớn mà ngành đạt được năm 2016, là tăng trưởng được phục hồi sau 6 tháng tăng trưởng âm (tốc độ tăng GDP toàn ngành đạt khoảng 1,2%) năm 2016; xuất khẩu đạt mức cao kỷ lục 32,1 tỷ USD, tăng hơn 6% so với 2015; vấn đề an toàn thực phẩm có chuyển biến căn bản, rõ nét, được cả hệ thống chính trị, xã hội đánh giá cao. Năm 2017, Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu tăng trưởng ngành khoảng 2,5 - 2,8%, kim ngạch xuất khẩu khoảng 32 - 32,5 tỷ USD. Bộ tiếp tục chọn đây là năm cao điểm hành động về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.

Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn: “Tam Sơn, Tứ Hải, Nhất Phần Điền” Minh Sơn

Ban Biên tập, Tập thể Nhà báo, Phóng viên, Biên tập viên cùng toàn thể cán bộ, nhân viên Báo Thời báo MeKong

Thành Kính Phân ƯuGia quyến Cụ bà Võ Thị Liên.Cụ bà Võ Thị Liên (Pháp danh:

Đức Hảo) - Sinh năm 1927 - Nguyên quán: Quảng Nam, do tuổi cao sức yếu, đã từ trần, nhằm ngày 31/12/2016 (tức ngày Ba tháng Chạp năm Bính Thân) - Hưởng thọ 90 tuổi.

Cụ bà Võ Thị Liên là thân mẫu phu nhân Đồng chí Đào Nguyên Thông - Phó Trưởng Ban Công tác xã hội & Từ thiện Báo Thời báo MeKong khu vực phía Nam.

Với lòng thành kính sâu sắc - Ban Biên tập và tập thể Nhà báo, Phóng viên, Biên tập viên cùng toàn thể cán bộ nhân viên Báo Thời báo MeKong xin gửi lời chia buồn tới gia đình Cụ bà Võ Thị Liên. Mong linh hồn Cụ được Thanh nhàn hồi cựu vị!

LỜI CHIA BUỒN

Sáng ngày 2/1/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự Lễ khởi công xây dựng nhà máy xi măng Minh Tâm. Đây là một trong những sự kiện quan trọng trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh Bình Phước (1/1/1997 - 1/1/2017).

Nhà máy xi măng Minh Tâm tại tổ 4, xã Minh Tâm, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước do Tập đoàn Xuân Thành (ThaiGroup) làm chủ đầu tư xây dựng với số vốn 12.000 tỷ, tổng công suất 4,5 triệu tấn xi măng một năm. Đây là dự án xi măng nằm trong quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xi măng, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ, hứa hẹn tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động và tăng nguồn thu ngân sách địa phương.

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn xuân Phúc đánh giá cao ý nghĩa của việc xây dựng nhà máy xi măng Minh Tâm, đồng thời cho biết, Bình Phước là một trong ít tỉnh có mỏ nguyên liệu đá vôi để sản xuất xi măng, chính vì vậy việc xây dựng nhà máy xi măng Minh Tâm

góp phần tạo công ăn việc làm, có ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, đặc biệt đây là vùng sâu vùng xa, giáp biên giới Campuchia.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng lưu ý một số điểm, đó là: Phải sử dụng tài nguyên đất nước một cách hiệu quả nhất và lâu dài nhất. Phát triển kinh tế nhưng cần giữ gìn môi trường, đảm bảo môi trường sống bình an cho nhân dân. Thủ tướng tin rằng, lời nói đi đôi với việc làm, Tập đoàn Xuân Thành xây dựng nhà máy trong vòng 8 tháng hoặc một năm mà thôi. Thủ tướng cũng yêu cầu tỉnh Bình Phước tạo môi trường thuận lợi nhất, cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thuận lợi nhất vì sự thành công của hai bên.

Kết thúc bài phát biểu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ví nhà máy xi măng Minh Tâm là một bông hoa và mong rằng “bông hoa ngày hôm nay sẽ phát triển thành vườn hoa” góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế cho địa phương và đất nước.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ khởi công xây dựng nhà máy xi măng Minh Tâm

Hoài An

Page 4: 151 chuyen in

04 Số 151 - Tháng 01/2017THEO DÒNG THỜI SỰ

Sáng 27/12 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2016 và triển khai kế hoạch năm 2017 của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Trong năm 2016, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã công bố trên 2.000 công trình khoa học; có hơn 740 công trình đăng trên các tạp chí uy tín đạt chuẩn ISI.

Biểu dương các kết quả mà Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ đã đạt được, Thủ tướng bày tỏ: “Tôi tin tưởng rằng sứ mệnh lớn nhất của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ trước hết là làm sao không để trí tuệ và nền khoa học Việt Nam thua kém trên sân nhà, để từ đó chúng ta có thể hội nhập vào chuỗi giá trị tri thức toàn cầu một cách chủ động với tinh thần khai phóng, phát huy cao độ lòng tự tôn dân tộc trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và xu hướng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”.

Trước các ý kiến cho rằng nền khoa học Việt Nam vừa yếu, vừa thiếu, Thủ tướng nhấn mạnh, điều đó đòi hỏi chúng ta nhìn thẳng vào các thành quả và các tác động thực tiễn của khoa học công nghệ Việt Nam trong đời sống kinh tế, xã hội của đất nước. Theo đó, Thủ tướng nêu ra 4 yêu cầu đối với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ trong thời gian tới:

Một là, song song với nghiên cứu khoa học cơ bản, cần dành thời gian, nguồn lực thỏa đáng để nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học vào thực tiễn; phải tạo mối liên kết hữu cơ giữa nghiên cứu khoa học công nghệ với sản xuất kinh do-anh và khởi nghiệp, đồng thời giảm dần tình trạng các doanh nghiệp trong nước đang bỏ ra các chi phí lớn thuê các đơn vị tư vấn khoa học công nghệ ở nước ngoài mỗi khi cần cải tiến hoặc sản xuất thiết bị và phục tùng.

Hai là, khoa học công nghệ đã được Đảng, Nhà nước xác định là nền tảng, động lực phát triển đất nước. Nhưng đến nay, vai trò đó chưa được phát huy đúng với tiềm năng của người Việt Nam. Làm sao để thực hiện tốt chủ trương này, hướng đi ra sao, đầu tư như thế nào? Những điều này đòi hỏi Viện phải tiến hành các nghiên cứu định tính và định lượng, xây dựng, đề xuất thể chế thích hợp với Chính phủ.

Thứ ba, Viện không ngừng nỗ lực để khẳng định chất lượng đào tạo trong bối cảnh khoa công nghệ đang tác động nhanh chóng, mạnh

mẽ đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội.

Thứ tư, Viện cần tinh gọn bộ máy, áp dụng phương thức quản lý phù hợp để thu hút và giữ chân nhân tài, sáng tạo ra các sản phẩm và ý tưởng có tính ứng dụng cao, phục vụ người nông dân, cộng đồng doanh nghiệp, góp phần cụ thể, thiết thực vào sứ mệnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đang đặt ra một cách cấp bách.

Thủ tướng nêu một số nhiệm vụ trọng tâm đối với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Đó là, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp sử dụng tài nguyên khoáng sản hợp lý, nhằm nâng cao giá trị, giảm lãng phí đất đai và tài nguyên quốc gia; Đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ trong việc theo dõi kiểm soát và xử lý môi trường cũng như khắc phục hậu quả và thích ứng tối ưu với các thách thức của biến đổi khí hậu; Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành, lĩnh vực then chốt của quốc gia, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo, sản xuất các dược liệu thế hệ mới, công nghệ nano…

Nhấn mạnh nhiệm vụ khởi nghiệp là quan trọng, Thủ tướng mong muốn từ những nghiên cứu, ý tưởng khoa học của Viện, sẽ có những nhà khởi nghiệp thành công ở trong nước và quốc tế. Ngay trong Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng có các nhà khởi nghiệp xuất sắc.

Thủ tướng cũng đề nghị hai Viện Hàn lâm (Khoa học và Công nghệ và Khoa học xã hội) cần phối hợp chặt chẽ, là đối tác tương tác, gần gũi như “răng với môi”, hỗ trợ để cùng phục vụ sự phát triển của kinh tế - xã hội đất nước, nhất là về những vấn đề xã hội bức xúc.

PHÁT HUY CAO ĐỘ LÒNG TỰ TÔN DÂN TỘC

Thanh Vũ

Ngày 27/12 vừa qua, dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2016 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2017 của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội (KHXH) Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Viện nghiên cứu, đề xuất xử lý các thể chế kinh tế xã hội cản trở Việt Nam phát triển.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những thành quả đã đạt được của Viện trong thời gian qua. Trước nhu cầu lý luận và thực tiễn của Việt Nam, Viện đã triển khai nhiều nghiên cứu quan trọng, đưa các ý kiến và gợi ý chính sách cho Đảng, Chính phủ liên quan đến nhiều vấn đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, quốc phòng an ninh.

“Một trong những sứ mạng của Viện là thúc đẩy sự phát triển của nền KHXH Việt Nam, đóng góp có ý nghĩa và xứng đáng vào kho tàng trí thức của nhân loại, tạo ra các giá trị học thuật mang tầm thời đại, đưa nền khoa học Việt Nam vươn ra tầm quốc tế”, Thủ tướng khẳng định. Theo đó, Thủ tướng nêu 4 yêu cầu đối với Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam:

Thứ nhất, là viện nghiên cứu nhưng phải kịp thời nắm sát cuộc sống, xã hội, thế giới cũng như bản sắc văn hóa xã hội của Việt Nam; đồng thời đầu tư thỏa đáng để các số liệu dự báo có độ tin cậy cao, tư vấn đúng và trúng trọng tâm về các chính sách quản lý cũng như các quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ.

Thứ hai, song song với nghiên cứu, cần đánh giá và áp dụng các thành tựu nghiên cứu khoa học của nhân loại vào việc giải quyết các bài toán mà thực tế đặt ra cho xã hội Việt Nam. Ví dụ vấn đề khoảng

cách giàu nghèo, vấn đề gia đình trong kinh tế thị trường…

Thứ ba, phải là “địa chỉ đỏ” để các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đến đặt hàng giải quyết các bài toán mang tính xã hội cũng như nơi cung cấp thông tin chuẩn mực về quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác.

Thứ tư, Viện cần tiếp tục tinh gọn bộ máy, áp dụng phương thức quản lý phù hợp để thu hút nhân tài, phát huy tối đa nội lực, mở rộng hợp tác quốc tế và hội nhập có hiệu quả vào chuỗi giá trị tri thức của nhân loại. Thủ tướng cũng nhấn mạnh, không hành chính hóa các nhà khoa học.

Thủ tướng đặt hàng 5 nhiệm vụ đối với Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam: Thứ nhất, nghiên cứu đề xuất xử lý các thể chế kinh tế xã hội rằng buộc Việt Nam không phát triển được. Từ đó, đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết tốt bài toán chuyển dịch lao động giữa các khu vực; Thứ hai, nghiên cứu đặc điểm địa lý kinh tế nhân văn từng vùng miền để từ đó đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế phù hợp, nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội bền vững; Thứ ba là làm sao giữ gìn và phát huy bản văn hóa sắc dân tộc trong bối cảnh hội nhập toàn cầu ngày càng sâu rộng; Thứ tư, tập hợp luận cứ khoa học mang tính thuyết phục cao để làm cơ sở pháp lý bảo vệ chủ quyền quốc gia; Thứ năm là đề xuất cơ chế hữu hiệu hơn để thúc đẩy phong trào khởi nghiệp, đưa Việt Nam đạt và vượt mục tiêu có trên 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020.

Thủ tướng cho biết, theo dự toán ngân sách năm 2017, Viện Hàn lâm KHXH được cấp đến 615 tỷ đồng để chi thường xuyên. Trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, nguồn vốn ngân sách nêu trên là sự ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực, tiềm năng của Viện. Thủ tướng đề nghị các cơ quan nghiên cứu, đặc biệt là 2 Viện Hàn lâm (Khoa học và Công nghệ, Khoa học xã hội), cần phối hợp chặt chẽ, là đối tác tương tác như “răng với môi”.

Thủ tướng yêu cầu, Viện phải xây dựng cơ sở dữ liệu tin cậy về các kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng vào thực tế Việt Nam để các doanh nghiệp, nhà nghiên cứu tham khảo. Cần thay đổi tư duy, kỹ năng và cả văn hóa làm việc để bắt kịp thực tế cũng như thích ứng với cơ chế thị trường.

THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KHOA HỌC XÃ HỘI

Ngọc Danh

Viện Hàn Lâm Khoa Học Và Công Nghệ Việt Nam: Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam:

Page 5: 151 chuyen in

05Số 151 - Tháng 01/2017 THEO DÒNG THỜI SỰ

Tối ngày 31/12, tại Quảng trường Trung tâm hội nghị tỉnh Cà Mau, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh (1/1/1997 - 1/1/2017).

Đến tham dự buổi lễ có Đ/c Nguyễn Thị Kim Ngân - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội; Đ/c Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; cùng các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các đồng chí Ủy viên T.Ư Đảng; đại diện các Bộ, Ngành T.Ư…

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Tiến Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, trong suốt chặng đường 20 năm qua, Cà Mau đã nỗ lực từ tỉnh nghèo trở thành tỉnh có mức thu nhập trung bình như hiện nay, và là một trong bốn tỉnh trọng điểm vùng ĐBSCL. Trong suốt chặng đường ấy, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Cà Mau đạt được nhiều thành tựu nổi bật, nhất về nông nghiệp - thủy sản và giao thông. Từ một tỉnh thuần nông, nhưng nhờ chuyển đổi cơ cấu kinh tế đúng hướng nên đến nay, tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ đã trở thành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Hiện tại, thủy sản của Cà Mau đã xuất khẩu sang 40 nước và quan hệ thường xuyên với hơn 100 khách hàng.

Nhờ quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đến nay, 9/9 huyện, thành phố và 78/82 xã trên địa bàn tỉnh đã có đường ô tô về đến trung tâm; giao thông vận tải phát triển trên cả đường bộ, đường sông và đường biển, tạo điều thuận lợi trong việc đi lại và giao thương hàng hóa với các vùng, miền trong cả nước. Cùng với đó, đời sống vật chất, tinh thần được nâng lên, nhân dân Cà Mau đồng lòng, chung tay cùng chính quyền thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới (NTM). Đến cuối năm 2016, 82 xã trên địa bàn tỉnh đạt bình quân khoảng 12,5/19 tiêu chí và đã có 20 xã đạt chuẩn NTM. Trong năm 2016, mặc dù chịu ảnh hưởng chung do hạn hán, thiên

tai gây mất mùa nhưng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh vẫn đạt mốc hơn 1 tỷ USD (tăng 7,7 lần so với năm 1997), sản lượng lúa không chỉ đảm bảo cân đối nhu cầu an ninh lương thực trong tỉnh mà còn có dư để bán cho một số tỉnh thành lân cận phục

vụ cho việc xuất khẩu.Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch

Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ghi nhận, biểu dương những thành tựu nổi bật 20 năm qua mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Cà Mau đã đạt được. Đảng bộ, chính quyền quân và dân tỉnh Cà Mau sẽ phát huy tinh thần "đoàn kết, đổi mới, năng động, sáng tạo," khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh; khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức, tiếp tục đổi mới toàn vẹn và đồng bộ, sớm đưa Cà Mau đến năm 2020 trở thành tỉnh phát triển khá của vùng ĐBSCL, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ 12 của Đảng. Đặc biệt là về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, đồng thời thực hiện tốt Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để xứng đáng với vị trí là tỉnh địa đầu cực Nam của Tổ quốc.

Chủ tịch Quốc hội lưu ý Đảng bộ, chính quyền tỉnh cần tập trung làm tốt một số nhiệm vụ trọng tâm, như: tập trung hơn nữa vào các lĩnh vực thế mạnh, như: khai thác, nuôi trồng thủy sản gắn với bảo vệ tài nguyên, chủ quyền biển đảo; phát triển mô hình nuôi tôm năng suất cao, xứng tầm là “vựa tôm” của cả nước; sản xuất và cung ứng sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao và nâng cao các chất lượng, giá trị các mặt hàng nông sản. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp nhằm xây dựng bộ máy chính quyền hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế…

Kỷ Niệm 20 Năm Tái Lập Tỉnh Cà Mau Nhật Tân

Tối ngày 30/12, tại Quảng trường Hùng Vương, phường 1, Tp. Bạc Liêu, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bạc Liêu long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh (01/01/1997 - 01/01/2017).

Đến tham dự buổi Lễ có Đ/c Nguyễn Thị Kim Ngân - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội; Đ/c Hà Ngọc Anh, Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương; Nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; cùng các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các đồng chí Ủy viên T.Ư Đảng; đại diện các Bộ, Ngành T.Ư…

Khi mới tái lập, Bạc Liêu là một trong những tỉnh nghèo nhất khu vực ĐBSCL và cả nước. Đời sống của đại bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, thu nhập bình quân đầu người thấp (GDP bình quân đầu người năm 1997 chỉ đạt khoảng 2.400.000 đồng), tỷ lệ hộ nghèo cao (28,9% theo tiêu chí cũ), hạ tầng y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội không đáp ứng được yêu cầu. Thêm nữa, chưa tròn một năm sau ngày tái lập, tháng 11 năm 1997, tỉnh Bạc Liêu lại bị cơn bão số 5 tàn phá gây thiệt hại nặng nề cho nhiều vùng trong tỉnh…

Để khai thác thế mạnh của tỉnh là nông nghiệp, thủy sản và sản xuất muối, Tỉnh ủy Bạc Liêu đã chỉ đạo tập trung đầu tư phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, trong đó nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản được coi là ngành kinh tế mũi nhọn nhằm tạo sự đột phá về kinh tế; từ đó, những diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả được chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản. Đến nay, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 127.851ha, so với năm 1997, diện tích nuôi trồng thủy sản đã tăng gấp 3 lần. Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản năm 2016 ước đạt 304.400 tấn, tăng gấp 6 lần so với năm 1997 (49.200 tấn). Nghề làm muối cũng được tỉnh quan tâm đầu tư, nhất là hỗ trợ vốn và hướng dẫn kỹ thuật để diêm dân đầu tư sản xuất muối trắng với năng suất, chất lượng cao hơn.

Đến nay, hệ thống đường giao thông nông thôn, thủy lợi, điện, trường học, trạm y tế, bưu điện... ở các xã đã được xây dựng cơ bản. Nếu như năm 1997, hầu hết các xã trong tỉnh đều nằm trong tình trạng cô lập, tách biệt với thành thị, thì hiện nay đã có 39/49 xã có đường ô tô đến trung tâm, đường giao thông liên xã, liên ấp được bê tông hóa, nhựa hóa cơ bản, kết nối với các tuyến giao thông liên tỉnh, liên huyện. Sau 6 năm triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, đến nay, đã có 11/49 xã đạt 19/19 tiêu chí, 9 xã đạt từ 15-18 tiêu chí, 27 xã đạt từ 10-14 tiêu chí, không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí. Trong đó, huyện Phước Long với 7/7 xã đã hoàn thành các tiêu chí và trở thành huyện NTM đầu tiên của tỉnh.

Lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển rõ rệt, khu công nghiệp Trà Kha đang từng bước được lấp đầy, nhiều dự án công nghiệp lớn đã và đang phát huy hiệu quả kinh tế, đặc biệt là nhà máy điện gió Bạc Liêu (đã hòa lưới điện Quốc gia 62 trụ với tổng công suất 99,2 MW, là nhà máy điện gió lớn nhất Việt Nam hiện nay), nhà máy bia Sài Gòn - Bạc Liêu (công suất đã đạt gần 50 triệu lít/năm), nhà máy xây xát lúa gạo Vĩnh Lộc; nhà máy bao bì của Tập đoàn Dầu khí, nhà máy giày An Hưng, các nhà máy may mặc của Hàn Quốc và Tập đoàn Vinatex...

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập được coi trọng và phát huy hiệu quả. Về y tế, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được cải thiện, cơ sở vật chất, thiết bị y tế được quan tâm đầu tư; mạng lưới y tế các cấp được củng cố, tăng cường. Hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao ngày càng đa dạng, phong phú, góp phần xây dựng đời sống văn hoá, tinh thần cho nhân dân…

Đ/c Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại buổi lễ

Kỷ Niệm 20 Năm Tái Lập Tỉnh Bạc Liêu

Nhật Tân

Các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng tại Bạc Liêu xúc động trong ngày vui của quê hương

Page 6: 151 chuyen in

06 Số 151 - Tháng 01/2017THEO DÒNG THỜI SỰ

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu lãnh đạo các Bộ, ngành phối hợp với các địa phương tập trung chỉ đạo khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ, giúp nhân dân tỉnh Bình Định ổn định lại đời sống.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Bình Định phải rà soát các hộ có nguy cơ thiếu đói, kịp thời cứu trợ lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân, không để người dân bị đói, khát. UBND tỉnh chủ động sử dụng nguồn ngân sách của địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác thực hiện ngay các chính sách hỗ trợ, nhất là các hỗ trợ gia đình có người chết, người bị thương, gia đình bị mất nhà cửa, mức hỗ trợ cụ thể tuỳ điều kiện của các địa phương; ngân sách trung ương sẽ cân đối, hỗ trợ các địa phương khó khăn theo đúng quy định.

Bí thư Tỉnh ủy phải yêu cầu cấp ủy các cơ quan, đơn vị huy động lực lượng quân đội, công an, thanh niên, phụ nữ… tham gia dọn vệ sinh môi trường, sớm đưa học sinh trở lại trường, tổ chức khám, chữa bệnh cho người dân vùng bị ngập lũ; đặc biệt hỗ trợ sửa chữa, dựng ngay nhà cửa bị đổ trôi, chủ động bố trí chỗ ở tạm, không để người dân sống cảnh “màn trời chiếu đất”.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương chỉ đạo các chủ đập kiểm tra, khắc phục kịp thời các sự cố đê điều, hồ đập để chủ động ứng phó với diễn biến thời tiết thời gian tới, nhất là bảo đảm an toàn các hồ chứa nước, đồng thời bảo đảm

nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt trong mùa khô tới.

*Hỗ trợ gạo, giống lúaThủ tướng Chính phủ đã đồng ý hỗ trợ bổ

sung 2.000 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Bình Định để cứu trợ cho nhân dân bị thiệt hại do lũ lụt; bổ sung trước 80 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương cho tỉnh Bình Định để kịp thời thực hiện chính sách hỗ trợ dân sinh, khẩn trương khắc phục hậu quả lũ lụt theo quy định.

Thủ tướng Chính phủ cũng đồng ý về chủ trương hỗ trợ bằng tiền để tỉnh Bình Định tự mua giống lúa phù hợp với mùa vụ; không thu học phí học kỳ II năm học 2016 - 2017 đối với học sinh là con các gia đình bị thiệt hại nặng do lũ lụt vừa qua trên địa bàn tỉnh Bình Định theo quy định

tại Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015.*Xây dựng Chương trình tổng thể phòng chống thiên taiĐể phòng, chống mưa lũ trong thời gian tới,

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Chương trình tổng thể phòng chống thiên tai cho khu vực miền Trung; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức nghiên cứu, đánh giá toàn diện, cụ thể về thực trạng thiên tai (mưa lũ, ngập lụt, hạn hán) ở miền Trung và Tây Nguyên, xác định rõ nguyên nhân, đề xuất các giải pháp xử lý tổng thể, căn cơ chủ động ứng phó, thích nghi.

Bộ Giao thông vận tải kiểm tra, xử lý công trình giao thông chưa phù hợp, cản trở thoát lũ, ảnh hưởng an toàn khu dân cư, chủ động mở rộng khẩu độ đối với các cầu, cống gây cản lũ để đảm bảo thoát lũ, không để tình trạng ngập lụt ngày càng nghiêm trọng do ảnh hưởng của công trình giao thông...

Từ tháng 10 đến nay, khu vực miền Trung, Tây Nguyên liên tiếp xảy ra 5 đợt mưa lũ lớn, riêng tỉnh Bình Định hơn 1 tháng qua 4 lần bị ngập lụt. Đây là đợt lũ muộn, bất thường, đỉnh lũ một số nơi xấp xỉ mức lũ lịch sử, gây ngập lụt trên diện rộng, nhiều khu dân cư bị ngập sâu, cô lập, chia cắt dài ngày, sản xuất bị đình trệ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt của hàng chục ngàn hộ dân, thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản của Nhân dân, hàng loạt công trình cơ sở hạ tầng, nhất là về dân sinh, giao thông, thủy lợi, thủy sản bị tàn phá...

Bình Định: Hỗ Trợ Khắc Phục Hậu Quả Mưa Lũ

Trọng Tâm

Vừa qua, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, với tinh thần đổi mới, sáng tạo Nghị định 5/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc và các chương trình hành động về công tác dân tộc...

Vùng dân tộc và miền núi chiếm 3/4 diện tích tự nhiên của cả nước, là địa bàn sinh sống chủ yếu của 53 dân tộc thiểu số với gần 13,4 triệu người, chiếm 14,6% dân số cả nước. Đây là vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường sinh thái của cả nước... Trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm phát triển vùng dân tộc và miền núi.

Nghị định số 5/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công tác dân tộc là văn bản chuyên ngành có giá trị pháp lý cao nhất, có tính đột phá, tạo khuôn khổ pháp luật để thống nhất nhận thức và hành động trong công tác dân tộc. Tuy nhiên qua quá trình triển khai, các quy định trong Nghị định 5/2011/NĐ-CP còn bộc lộ nhiều hạn chế như các quy định còn chung, chưa có cơ chế bảo đảm thực hiện có hiệu quả các nhóm chính sách.

Công tác dân tộc trong thời gian

tới rất nặng nề, có ý nghĩa quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Do vậy, Phó Thủ tướng đã yêu cầu Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành, địa phương cần quán triệt sâu sắc tầm quan trọng của công tác này; nhận rõ trách nhiệm và đề cao quyết tâm, tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc; trong đó, tổ chức thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, với tinh thần đổi mới, sáng tạo Nghị định 5/2011/NĐ-CP, Chiến lược và Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020, Chỉ thị số 28 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc.

Cụ thể, về Nghị định 5/2011/NĐ-CP, Phó Thủ tướng yêu cầu Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật cho giai đoạn 2016 - 2021; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai hiệu quả Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành tăng cường nguồn lực nhà nước, đề xuất chính sách thu

hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó có nguồn lực của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới ở vùng dân tộc và miền núi. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành ban hành văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới; xây dựng cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, sử dụng, bổ nhiệm nhằm nâng cao số lượng, chất lượng cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số.

Các địa phương có vùng dân tộc thiểu số và miền núi phải tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị định 5/2011/NĐ-CP và các chính sách dân tộc hiện hành; chủ động ưu tiên nguồn lực, lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn với chính sách dân tộc, tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cho các huyện nghèo, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải. Khuyến khích các địa phương ban hành các chính sách đặc thù, bố trí thêm nguồn lực để tổ chức thực hiện tốt các chính sách dân tộc; quan tâm quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới.

Tăng Cường Nguồn Lực Cho Công Tác Dân TộcQuang Hiếu

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác Chính phủ làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bình Định.

Page 7: 151 chuyen in

07Số 151 - Tháng 01/2017 THEO DÒNG THỜI SỰ

Vừa qua, Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ, ngành có liên quan tập trung rà soát các nhiệm vụ, dự án nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chế tạo, sản xuất các sản phẩm khoa học và công nghệ.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình khoa học và công nghệ Quốc gia tại cuộc họp Ban Chỉ đạo các Chương trình khoa học và công nghệ quốc gia chỉ đạo các bộ, ngành liên quan rà soát các nhóm nhiệm vụ: Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên quan đến bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân; các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về bảo đảm quốc phòng, an ninh trong đó bao gồm cả các vấn đề về an toàn, an ninh thông tin; các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp; các nhiệm vụ khoa học và công nghệ khác liên quan tới các ngành công nghiệp, kinh tế - kỹ thuật như giao thông, năng lượng, xây dựng…

Các Chương trình, nhiệm vụ của Chương trình cần xây dựng có trọng điểm, tập trung nguồn lực đầu tư, bảo đảm các dự án và sản phẩm phải thực sự đạt tầm quốc gia, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của đất nước. Trước mắt, các Bộ tập trung chỉ đạo, phối hợp các cơ sở nghiên cứu, các doanh nghiệp, ưu tiên tổ chức ng-hiên cứu, phát triển một số dự án,

sản phẩm. Cụ thể, Bộ Y tế làm chủ công nghệ và tổ chức sản xuất vắc xin; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu phát triển về giống cây trồng, vật nuôi; Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, lựa chọn một số công nghệ, thiết bị về an toàn thông tin đặc thù để làm chủ công nghệ và sản xuất thiết bị chuyên biệt của Việt Nam; Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành có liên quan tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia, đăng ký các nhiệm vụ của 3 Chương trình theo hướng ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần, doanh nghiệp chủ động cơ bản nguồn vốn đầu tư, thực hiện. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp quan tâm, cân đối nguồn lực, ưu tiên tập trung đầu tư phát triển khoa học và công nghệ, nhất là đối với các nhiệm vụ đã được phê duyệt trong 3 Chương trình.

Rà Soát Các Dự Án Nghiên Cứu Khoa Học

Thùy Duyên - Trần Trang

Ngày 27/12 vừa qua, tại TP.Hải Phòng, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ xử lý tồn tại, yếu kém của một số doanh nghiệp, dự án lớn thuộc ngành Công Thương đã đi thị sát, kiểm tra thực địa Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ (PVTEX) và Dự án Nhà máy đạm DAP 2 Hải Phòng.

Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ (do Tập đoàn Dầu khí và Tập đoàn Dệt may hợp tác đầu tư) và dự án Nhá máy đạm DAP 2 Hải Phòng (do Tập đoàn Hóa chất đầu tư), là 2 trong số 12 dự án, nhà máy yếu kém, thua lỗ được Thường trực Chính phủ xác định và được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phải xử lý trong thời gian sớm nhất nhằm kéo giảm nguy cơ mất vốn đầu tư, tiêu hao nguồn lực nhà nước và của xã hội.

Tại các nhà máy này, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã thị sát về cơ sở hạ tầng, thiết bị, công nghệ, dây chuyền sản xuất, tình hình sản xuất kinh doanh, nghe lãnh đạo nhà máy và lãnh đạo các bộ, ngành báo cáo về quá trình quyết định đầu tư, lập, thực hiện kế hoạch đầu tư, xây dựng, hoàn thiện và vận hành của hai nhà máy, thực trạng hoạt động, tình hình tài chính, yếu kém,

thua lỗ. Đoàn công tác cũng thảo luận các phương án xử lý các vấn đề cấp bách trước mắt cũng như quyết định tương lai của các dự án.

Trước đó, ngày 20/12, Ban Chỉ đạo cũng họp phiên đầu tiên tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ. Tại phiên họp, lãnh đạo Chính phủ cũng nêu rõ phương hướng hoạt động của Ban Chỉ đạo, các bộ, ngành, các Ban quản lý dự án, doanh nghiệp liên quan nhằm mục tiêu tới hết năm 2017 phải có chuyển biến căn bản về kết quả xử lý, phấn đấu tới hết năm 2018 cơ bản xử lý xong các dự án, doanh nghiệp này theo chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Kiểm tra thực địa Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ và Dự án Nhà máy đạm

DAP 2 Hải PhòngHà Trung

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu rà soát các dự án nghiên cứu khoa học.

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án đầu tư xây dựng công trình nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 53 đoạn Long Hồ - Ba Si trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT).

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải và UBND các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện Khung chính sách đã được phê duyệt theo

đúng quy định của pháp luật. Quốc lộ 53 đoạn Long Hồ - Ba

Si có điểm đầu tại Km11+295 và điểm cuối Km56, tổng chiều dài là 45,797km. Mục tiêu dự án là nâng cao năng lực thông hành, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao, bảo đảm an toàn giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng khu vực nói chung và của tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh nói riêng; nhằm từng bước phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển giao thông vận tải.

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 các hạng mục lưới điện 220kV để cấp điện cho đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, bao gồm: Đường dây 220 kV mạch kép Kiên Bình - Phú Quốc (xây dựng mới), chiều dài 73km, vận hành năm 2018 - 2019, trước mắt ở cấp điện áp 110kV, chuyển

sang vận hành ở cấp điện áp 220kV từ năm 2022 - 2023; trạm biến áp 220kV Phú Quốc (xây dựng mới), quy mô 3x250 MVA, trước mắt lắp 2 máy biến áp (AT1, AT2), vận hành năm 2022 - 2023.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Kiên Giang hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện các bước

chuẩn bị đầu tư và đầu tư xây dựng dự án lưới điện 220kV bổ sung Quy hoạch nêu trên theo đúng quy định hiện hành về đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng và bảo vệ môi trường; xem xét bố trí nguồn vốn vay ưu đãi thuộc khoản vay Hỗ trợ phát triển chính sách cải cách ngành điện để đầu tư xây dựng dự án bổ sung Quy hoạch nêu trên.

Dự án Tuyến nối QL91 và tuyến tránh TP.Long Xuyên do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Chính phủ Úc tài trợ. Mục tiêu tổng quát của Dự án góp phần hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng giao thông theo quy hoạch, thực hiện chiến lược xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế khu vực ĐBSCL.

Dự án sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và các tỉnh, thành lân cận; phát huy hiệu quả của các dự án đang được triển khai thực hiện và giảm thiểu ùn tắc giao thông và cải

thiện an toàn giao thông trong khu vực Dự án.

Dự án sẽ xây dựng 15,3km đoạn tuyến tránh TP.Long Xuyên (điểm đầu nối với đường dẫn vào cầu Vàm Cống từ QL80 đến nút giao Lộ Tẻ, điểm cuối tại điểm giao QL91); xây dựng 2km kết nối từ QL91 vào tuyến tránh cũng như lên cầu Vàm Cống; cập nhật, điều chỉnh hồ sơ Dự án đầu tư Tuyến nối QL91 và tuyến tránh TP.Long Xuyên. Dự án được thực hiện trong 28 tháng (quý I/2018 - quý II/2020) với tổng mức đầu tư là 94,58 triệu USD.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ dẫn đầu đoàn công tác thị sát dây chuyền sản xuất

của Nhà máy đạm DAP 2 Hải Phòng.

An Giang: Xây dựng tuyến nối QL91 và tuyến

tránh Thành phố Long XuyênNhật Tân

Vĩnh Long:Phê duyệt khung chính sách hỗ trợ, tái

định cư dự án cải tạo QL53Nhật Tân

Kiên Giang: Phú Quốc bổ sung Dự án lưới điện 220kV vào Quy hoạch

Nhật Tân

Page 8: 151 chuyen in

Số 151 - Tháng 01/201708 CHÍNH SÁCH & CUỘC SỐNG

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Điều chỉnh Định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ bao phủ dịch vụ cấp nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung tại các đô thị đạt 100%, với tiêu chuẩn cấp nước bình quân đạt 120 lít/người/ngày đêm, chất lượng nước đạt quy chuẩn quy định; các khu công nghiệp được cấp nước đầy đủ theo yêu cầu áp lực và lưu lượng. Tỷ lệ hệ thống cấp nước khu vực đô thị lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 75%; tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch tại các đô thị dưới 15%; dịch vụ cấp nước liên tục, đủ áp lực 24 giờ trong ngày.

*Ưu tiên xây dựng các công trình cấp nước quy mô vùng liên tỉnhMột trong các giải pháp thực

hiện là quy hoạch, đầu tư phát triển và quản lý vận hành hệ thống cấp nước. Cụ thể, tổ chức lập hoặc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cấp nước quy mô vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo đảm cấp nước an toàn; phát triển cấp nước đô thị kết hợp cấp nước cho khu dân cư nông thôn tập trung và khu công nghiệp trên địa bàn; ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình cấp nước quy mô vùng liên tỉnh. Bên cạnh đó, đầu tư xây dựng đồng bộ các hạng mục công trình từ nguồn nước, xử lý nước đến mạng lưới đường ống cấp nước với các trang thiết bị tiên tiến, áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát hoạt động công trình; từng

bước đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa, tự động hóa hệ thống cấp nước và bảo đảm cấp nước an toàn.

Đồng thời, thúc đẩy triển khai đầu tư xây dựng các dự án cấp nước theo hình thức đối tác công tư (PPP) và các hình thức đầu tư khác phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương; tập trung đầu tư mở rộng và cải tạo mạng đường ống cấp nước tăng tỷ lệ bao phủ và nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước; ưu tiên đầu tư các dự án bảo đảm cấp nước an toàn và chống thất thoát nước sạch; khuyến khích sử dụng vật tư, thiết bị có chất lượng cao được sản xuất trong nước khi đầu tư xây dựng và cải tạo công trình cấp nước.

*Từng bước giảm lưu lượng khai thác nước ngầmGiải pháp khác là quản lý, sử

dụng nguồn nước thích ứng với biến đổi khí hậu. Cụ thể, đẩy mạnh công tác lập quy hoạch tài nguyên nước; tăng cường công tác quản lý, giám sát, bảo vệ nguồn nước; kiểm soát chặt chẽ việc xả thải vào nguồn nước; xây dựng hệ thống hồ trữ nước mưa, nước mặt và các công trình ngăn mặn, xả lũ có tính đến biến đổi khí hậu; lập kế hoạch khai thác, sử dụng hồ trữ nước đa mục đích, ưu tiên cho khai thác cung cấp nước sinh hoạt.

Khai thác sử dụng nguồn nước ngầm hợp lý và từng bước giảm lưu lượng khai thác nước ngầm tại các đô thị lớn như: Hà Nội, TP.HCM, các đô thị vùng ĐBSCL… Nghiên cứu các giải pháp bổ cập nước ngầm hướng tới tạo nguồn nước dự phòng chiến lược trong trường hợp xảy ra các sự cố về nguồn nước mặt, hệ thống cấp nước và biến đổi khí hậu; thiết lập hệ thống kiểm soát, cảnh báo chất lượng, trữ lượng nguồn nước; nghiên cứu giải pháp dự phòng nguồn nước bảo đảm an toàn nguồn nước cho nhà máy nước.

Ứng dụng công nghệ thông tin, thiết bị thông minh trong quản lý, vận hành hệ thống cấp nước; lựa chọn công nghệ và thiết bị tiên tiến, có chế độ tự động hóa cao, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước, thân thiện môi trường và bảo đảm cấp nước an toàn; nghiên cứu, tổ chức sản xuất vật tư, thiết bị trong nước có chất lượng cao, đến năm 2025 có khả năng cung cấp đầy đủ các chủng loại vật tư, thiết bị ngành nước.

Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới trong việc xử lý nước mặn, nước lợ cho các vùng bị xâm nhập mặn và khó khăn về nguồn nước; nghiên cứu công nghệ tái sử dụng nước mưa hỗ trợ nước sinh hoạt và các nhu cầu khác.

Nâng Cao Hiệu Quả Công Trình Cấp Nước Sạch

Nông Thôn Tập TrungThảo Nguyên

Công trình nước sạch nông thôn là hạ tầng quan trọng, cung cấp nước sinh hoạt, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao sức khỏe người dân, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn. Thời gian qua, Chính phủ đã tập trung nhiều nguồn lực để phát triển mạng lưới cấp nước sạch nông thôn, nhất là tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Việc bảo vệ, sử dụng, khai thác hiệu quả, bền vững, gắn với huy động các nguồn lực ngoài ngân sách cùng Nhà nước đầu tư phát triển, khai thác công trình nước sạch là rất cần thiết.

Công tác quản lý, sử dụng, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực, Nhà nước từng bước nắm được số lượng, chất lượng, hiện trạng sử dụng, tình hình biến động của công trình để phục vụ công tác đầu tư, quản lý, khai thác, xác lập hồ sơ công trình và chủ thể được giao quản lý công trình, bước đầu xã hội hóa việc đầu tư, vận hành công trình nước sạch nông thôn.

Để tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng bền vững công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND cấp tỉnh chỉ đạo Sở NN&PTNT phối hợp với các Sở, ngành liên quan, UBND các cấp rà soát, đánh giá việc thực hiện giao công trình nước sạch nông thôn tập trung, cơ chế hỗ trợ bù giá nước sạch nông thôn theo quy định. Các công trình đã giao đang hoạt động có hiệu quả, tiếp tục giao cho đối tượng quản lý, sử dụng khai thác; các công trình chưa được giao cho đối tượng quản lý hoặc giao quản lý, vận hành chưa hiệu quả, tổ chức thực hiện đánh giá, xác định giá trị còn lại thực tế của từng công trình gắn với thời gian sử dụng thực tế; thời hạn đánh giá giá trị còn lại thực tế của từng công trình và giao cho đơn vị quản lý, vận hành chậm nhất đến 30/6/2017.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ NN&PTNT, các bộ, ngành có liên quan và UBND cấp tỉnh điều chỉnh chính sách bàn giao công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung theo hướng các công trình sau khi rà soát, đánh giá xác định tại điểm b Mục 1 của Chỉ thị này được giao cho đơn vị có đủ năng lực quản lý, vận hành công trình theo quy định; thực hiện giao theo nhóm công trình trong một vùng, khu vực (xã, liên xã,

huyện) theo quy hoạch, không giao riêng lẻ công trình thuận lợi có ưu thế khai thác. Thứ tự ưu tiên giao quản lý, vận hành công trình như sau: Giao cho doanh nghiệp; giao cho đơn vị sự nghiệp công lập; giao cho UBND cấp xã. Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, đối tượng giao quản lý, khả năng hỗ trợ của ngân sách nhà nước về cấp bù giá nước, UBND cấp tỉnh quyết định phương thức giao công trình, cụ thể: việc giao công trình cho đơn vị sự nghiệp công lập, cho UBND cấp xã thực hiện theo hình thức thỏa thuận hoặc đặt hàng.

Việc giao công trình cho doanh nghiệp được thực hiện theo phương thức đấu thầu để lựa chọn doanh nghiệp quản lý, vận hành, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn. Doanh nghiệp trúng thầu sẽ thực hiện thanh toán giá trị công trình quy định tại điểm b Mục 1 Chỉ thị này ngay khi nhận bàn giao hoặc thanh toán dần tương ứng với thời gian sử dụng còn lại thực tế của công trình (các nội dung cụ thể này là điều kiện đưa vào Hồ sơ thầu và Hợp đồng giao công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung).

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế cân đối ngân sách địa phương quyết định cấp bù từ Ngân sách địa phương hoặc nguồn Chương trình mục tiêu (nếu có) trong trường hợp giá bán nước sạch nông thôn do UBND cấp tỉnh quyết định thấp hơn giá thành được tính đúng, tính đủ theo quy định của pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp cấp nước (thông qua số lượng m3 nước sạch tiêu thụ của doanh nghiệp).

Cấp Nước Ổn Định Cho Các Đô Thị,

Khu Công NghiệpThuỳ Duyên

Page 9: 151 chuyen in

Số 151 - Tháng 01/2017 DU LỊCH VIỆT NAM - NHỮNG TRẢI NGHIỆM MỚI 09Đồng Tháp:

Xác lập kỷ lục Thác hoa tươi lớn nhất Việt Nam Thuỳ Duyên

Tuần lễ du lịch Đồng Tháp năm 2017, được tổ chức từ ngày 7 đến 14/1/2017 tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Lễ hội đường phố, hội chợ triển lãm, hội thi và trưng bày sinh vật cảnh là những hoạt động sẽ diễn ra tại thành phố Sa Đéc trong thời gian trên.

Cứ mỗi độ xuân về, vào khoảng thời gian giáp Tết, là lúc làng hoa miền Tây Nam Bộ vào lúc nhộn nhịp nhất. Năm nay sẽ càng đặc biệt hơn nữa khi thành phố Sa Đéc tổ chức lễ hội làng hoa kéo dài suốt một tuần từ 7 - 14/1/2017 với tên gọi “Nơi bốn mùa khoe sắc”.

Tại làng hoa Sa Đéc, du khách sẽ được trải nghiệm cánh đồng hoa bạt ngàn với hơn 780ha đang vào mùa vụ Tết, cảnh trên bến dưới thuyền, không khí vận chuyển tấp nập của thương lái chở hoa đi khắp mọi miền đất nước, được xem nông dân làng hoa trang trí cổng hoa và các tiểu cảnh hoa trên đường hoa Sa Nhiên - Cai Dao…

Được biết, gắn với chủ đề “Nơi bốn mùa khoe sắc”, Tuần lễ du lịch Đồng Tháp 2017 được tổ chức cùng lễ hội hoa xuân thường niên của

thành phố Sa Đéc. Đặc biệt, trong sự kiện này, Ban tổ chức sẽ đăng ký xác lập kỷ lục “Thác hoa tươi lớn nhất Việt Nam”. Theo thiết kế, thác hoa có chiều cao 12m, đường kính 19m, được trang trí bởi 2.500 giỏ hoa tươi các loại của Làng hoa Sa Đéc, thác hoa có hình dáng mô phỏng dòng thác đang chảy, tượng trưng cho bốn mùa hoa rực rỡ tại Sa Đéc.

Thành phố Sa Đéc nổi tiếng với những vựa hoa ngát hương khoe sắc quanh năm, trong đó Làng hoa Sa Đéc hay Làng hoa Tân Quy Đông là một trong những làng hoa lớn nhất cả nước.

Bên cạnh đó, trong tuần lễ du lịch, tỉnh Đồng Tháp sẽ tổ chức hội chợ triển lãm “Nhịp cầu xúc tiến thương mại và đầu tư Sa Đéc 2017”; hội thảo “Du lịch Đồng Tháp - Có trách nhiệm”; hội thảo “Tiềm lực và hướng phát triển cho các sản phẩm sau gạo”.

Ngoài ra, lễ hội còn có các hoạt động như: triển lãm ảnh nghệ thuật về Đồng Tháp, hội chợ ẩm thực đường phố, hội thi chế biến các món ăn làm từ bột, hội thi “Duyên dáng phụ nữ làng hoa”… Không chỉ lớn về số lượng, nơi đây còn hấp dẫn du khách về sự đa dạng của chủng loài hoa, ước tính có gần 2.000 loài hoa được các nhà vườn trồng và chăm sóc.

Ông Võ Thanh Tùng, Chủ tịch TP.Sa Đéc cho biết, đây là dịp tôn vinh những con người làm nên địa danh vùng đất Sa Đéc. Đến với lễ hội, du khách được trải nghiệm cánh đồng hoa bạt ngàn đang vào mùa vụ Tết, tham quan các làng nghề, điểm du lịch nổi tiếng, làng bột Sa Đéc...

Như vậy, đến Đồng Tháp vào dịp cận Tết này, du khách sẽ có cơ hội tham quan vườn hoa rực rỡ dưới nắng xuân, đồng thời chiêm ngưỡng thác hoa tươi lớn nhất Việt Nam.

“Các tỉnh xung quanh đã có quy hoạch và đề án quảng bá xúc tiến du lịch. Mặc dù Hưng Yên đã tìm hướng đi và xây dựng, quy hoạch du lịch từ những năm 2011 - 2012 nhưng dự kiến tháng 3/2017 tới đây mới trình được quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hưng Yên. Để du lịch được phát triển, rất cần sự quan tâm của lãnh đạo, các cấp, các ngành, nếu không việc phát triển du lịch rất khó khăn…” - là những chia sẻ đầy tâm huyết của ông Trần Đăng Tuấn - Giám đốc Sở VH-TT&DL Hưng Yên trong Hội nghị xúc tiến điểm đến du lịch Hưng Yên 2016 vừa qua.

*Nhiều tiềm năng nhưng khai thác chưa thực sự hiêu quảĐược biết đến là tỉnh nằm ở

trung tâm Đồng bằng sông Hồng, Hưng Yên có truyền thống lịch sử và văn hiến lâu đời. Nơi đây từng là thủ phủ của trấn Sơn Nam, có thương cảng Phố Hiến, một thương cảng lớn nhất Đàng Ngoài với 23 phố, phường; mà sự sầm uất được ví trong câu ca: “Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến”.

Hiện Hưng Yên còn lưu giữ được kho tàng di sản văn hóa - lịch sử đặc sắc như: Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Phố Hiến, Đền Đa Hòa - Dạ Trạch, Làng cổ Đại Đồng… cùng nhiều danh lam thắng cảnh độc đáo. Đây là tiền đề quan trọng để du lịch Hưng Yên tạo ra những nét mới trong tổng quan du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng nói riêng, cả nước nói chung.

Thời gian qua, Hưng Yên chủ yếu tập chung các loại hình du lịch như thăm quan di tích lịch sử - văn hóa, du lịch lễ hội dân gian truyền thống, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa tâm linh. Theo thống kê, hiện nay Hưng Yên có 1.779 di tích các loại, trong đó có 169 di tích, cụm di tích được xếp hạng cấp Quốc gia với gần 400 lễ hội truyền thống phản ánh rõ nét những phong tục, tập quán của người dân nơi đây. Hưng Yên cũng nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống còn lưu giữ được đến ngày nay như: Làng nghề long nhãn sấy, hương xạ thôn Cao (TP.Hưng Yên); Làng nghề đúc đồng (Văn Lâm); Tương Bần (Mỹ Hào); hoa, cây cảnh, quất (Văn Giang); đan rọ, đó, mành tre (Tiên Lữ); chạm bạc Huệ Lai (Ân Thi); dệt thảm, thêu ren…

Bên cạnh đó, Hưng Yên có rất nhiều đặc sản nổi tiếng như: nhãn lồng, hạt sen, chè hạt sen long nhãn, bún thang, tương Bần, cam đường canh, bưởi Diễn, gà Đông Tảo, bánh răng bừa, mật ong hoa nhãn, lúa

nếp thơm, chuối tiêu hồng… và các loại hình văn hóa, nghệ thuật đặc sắc như hát Chèo, hát Ả Đào (ca trù), hát Trống quân…

Tính đến hết năm 2015, toàn tỉnh Hưng Yên có 224 cơ sở lưu trú, trong đó có 25 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 đến 2 sao, 120 nhà hàng. Năm 2015, ngành du lịch Hưng Yên đã đón được 385.000 lượt khách, trong đó khách nội địa là chủ yếu, khách quốc tế đạt 10.000 lượt. Tổng thu từ du lịch ước đạt 105 tỷ đồng.

Có thể thấy, doanh thu từ du lịch của Hưng Yên còn thấp, chưa phản ánh đúng năng lực cũng như khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch săn có. Các sản phẩm du lịch chưa phong phú, hấp dẫn; cơ sở hạ tầng du lịch phát triển chưa đồng đều và còn hạn chế; dịch vụ du lịch hoạt động quy mô nhỏ, còn phần thiếu chuyên nghiệp… Bởi vậy, những kết quả đạt được, dù đáng ghi nhận nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh du lịch của tỉnh Hưng Yên

văn hiến, đậm bản sắc.*Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng Đã đến lúc cần thay đổi diện

mạo để đưa du lịch Hưng Yên trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh nhà trong thời gian tới?

Ông Phạm Văn Hiệu - Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Hưng Yên cho biết: “Chúng tôi đã xây dựng Kế hoạch hành động cụ thể cho chiến lược phát triển du lịch của tỉnh, trong đó có đưa ra một số giải pháp phát triển du lịch địa phương. Tổ chức xây dựng các quy hoạch, đề án, dự án đầu tư phát triển du lịch; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch; đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến, phát triển sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực và tuyên truyền, phổ biến nâng cao ý thức cộng đồng về phát triển du lịch; nâng cao chất lượng dịch vụ và nhận thức của xã hội về phát triển du lịch... có như vậy mới thực hiện có hiệu quả Kế hoạch hành động số 91/KH-UBND, ngày 14/5/2015 của UBND tỉnh, thực hiện Nghị quyết số 92/NQ-CP về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới”.

Hy vọng, với sự quyết tâm cao của Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên, ngành du lịch và những người làm du lịch Hưng Yên, trong thời gian không xa, du lịch nơi đây hứa hẹn sẽ có những đột phá mới, diện mạo mới, trở thành điểm đến hấp dẫn của vùng du lịch Đồng bằng sông Hồng nói riêng, cả nước nói chung.

Du lịch Hưng Yên:ĐÁNH THỨC TIỀM NĂNG - KHƠI NGUỒN ĐỘNG LỰC

Phùng Nguyện

Du khách đến thăm làng hoa Xuân Quan (Văn Giang)

Page 10: 151 chuyen in

10 Số 151 - Tháng 01/2017 KINH TẾ PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP

Chiều 27/12 vừa qua, tại tỉnh Vĩnh Phúc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là hội nghị xúc tiến đầu tư có quy mô lớn nhất của tỉnh Vĩnh Phúc với sự tham dự của khoảng 500 đại biểu, doanh nghiệp.

Đánh giá cao tốc độ phát triển nhanh của Vĩnh Phúc thời gian qua, nhất là thu ngân sách đạt 31.000 tỷ đồng, Thủ tướng cho rằng, Vĩnh Phúc đã giải quyết tương đối có hiệu quả 3 “điểm nghẽn” phát triển chung về thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực. Thể chế, chính sách thông thoáng, hạ tầng phát triển tốt, nguồn nhân lực được đào tạo căn bản chính là nguyên nhân quan trọng dẫn tới thành công của Vĩnh Phúc.

Bên cạnh đó, Thủ tướng nhìn nhận, tiềm năng của tỉnh còn rất lớn, với việc Vĩnh Phúc được quy hoạch là vùng Thủ đô, có nhiều danh lam thắng cảnh, “thương hiệu” Vĩnh Phúc đã bắt đầu hình thành. Thủ tướng mong muốn Vĩnh Phúc ng-hiên cứu, vận dụng, phát huy tiềm năng để vươn lên trở thành một đầu tàu kinh tế phát triển với tốc độ nhanh nhất trong nhiệm kỳ này.

Vĩnh Phúc cần có tầm nhìn đưa tỉnh trở thành trung tâm kinh tế động lực vùng Bắc Bộ và cả nước, một thành phố công nghiệp dịch vụ, một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư, du khách và những ý tưởng sáng tạo. Vĩnh Phúc, quê hương của

“khoán 10”, phải được coi là nơi khởi nguồn của đổi mới, sáng tạo trong nông nghiệp, nông thôn. Để đạt tầm nhìn mạnh bạo đó, điểm then chốt là xây dựng được niềm tin để các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư mạnh mẽ vào Vĩnh Phúc. Bên cạnh sự phấn đấu của tỉnh, Thủ tướng khẳng định Chính phủ sẽ giữ ổn định kinh tế vĩ mô, tốc độ tăng trưởng cao, giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định, Chính phủ liêm chính, kiến tạo phát triển, hành động để phục vụ người dân và do-anh nghiệp.

Thủ tướng nêu một số gợi ý với tỉnh trong định hướng phát triển. Thứ nhất, muốn phát triển nhanh, bền vững thì Vĩnh Phúc phải làm tốt quy hoạch, kế hoạch, chiến lược, tránh mâu thuẫn, chồng chéo trong phát triển.

Thứ hai, tiếp tục cải thiện môi trường sống, môi trường xã hội cho nhà đầu tư tốt hơn nữa. Cùng với chính quyền Trung ương, Vĩnh Phúc phải tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc tinh thần xây dựng

chính quyền liêm chính, kiến tạo, hành động, chủ động đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân. Chính phủ, các Bộ trưởng, Bí thư, Chủ tịch các tỉnh phải chuyển biến thì cả xã hội mới chuyển biến được. Thủ tướng yêu cầu tỉnh thực hiện tốt Nghị quyết 19 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Nghị quyết 35 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp. Vĩnh Phúc phải “3 cùng” với doanh nghiệp: Cùng trăn trở, tìm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả nhất, thiết thực nhất; cùng làm, bắt tay vào hành động để kiến tạo phát triển; cùng chia sẻ thành công cũng như những thất bại, động viên, tôn vinh kịp thời đối với doanh nghiệp.

Thứ ba, Vĩnh Phúc phải tiếp tục đi đầu trong phong trào khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, phải tăng gấp đôi số lượng doanh nghiệp vào năm 2020.

Thứ tư, việc chuyển giao công nghệ, phát triển cụm ngành, công nghiệp phụ trợ rất quan trọng, đòi

hòi phải có nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu. Thủ tướng tin rằng, nếu có mặt bằng và nguồn nhân lực chất lượng cao thì công nghiệp phụ trợ ở Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục phát triển.

Bên cạnh phát triển, phải chú ý mặt trái của quá trình công nghiệp hóa, quan tâm phát triển hài hòa, bền vững, bảo vệ môi trường để Vĩnh Phúc thực sự trở thành nơi đáng sống, thanh bình, thu hút phát triển. Đối với nhà đầu tư, Thủ tướng mong muốn, cam kết phải đi đôi với việc làm, có trách nhiệm với cộng đồng.

Tại Hội nghị, tỉnh Vĩnh Phúc đã trao quyết định chủ trương đầu tư, chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án. Theo Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Trì, tỉnh mời gọi các nhà đầu tư quan tâm đầu tư vào các dự án nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp cơ khí ô tô, xe máy; công nghiệp điện tử, viễn thông; công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng mới và vật liệu nhẹ; công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản; đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp; khu du lịch, vui chơi giải trí cao cấp.

Tính đến hết tháng 6/2016, Vĩnh Phúc đã thu hút 837 dự án, trong đó có 221 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 3,4 tỷ USD. Hiện nay, có nhiều tập đoàn lớn đầu tư vào Vĩnh Phúc như Toyota, Honda (Nhật Bản), Piaggio (Italy), Patron Vina, Heasung Vina, Jahwa, Sin-doh (Hàn Quốc).

Vĩnh Phúc:Khởi Nguồn Của Đổi Mới - Sáng Tạo Trong Nông Nghiệp - Nông Thôn

Ly Sơn

Ngày 26/12 vừa qua, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ dự diễn đàn: “Tăng quyền năng kinh tế cho phụ nữ khởi nghiệp, sản xuất kinh do-anh nông nghiệp nhằm thúc đẩy bình đẳng giới” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Hà Lan tổ chức.

Phát biểu tại diễn đàn, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao định hướng hoạt động của Hội trong thời gian tới và việc phối hợp với Đại sứ quán Hà Lan tổ chức diễn đàn này nhằm góp phần thực hiện mục tiêu phát triển doanh nghiệp (DN) và bình đẳng giới. Đặc biệt, việc xây dựng và triển khai Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2027” của Hội sẽ có nhiều thuận lợi khi năm 2016 đi vào lịch sử của đất nước với trên 110.000 DN thành lập mới, tăng hơn 16% so với cùng kỳ 2015, trung bình mỗi DN có số vốn đăng ký hơn 8 tỷ đồng. Số lượng DN đã ngừng hoạt động nay trở lại hoạt động tăng trên 43%.

Cho rằng diễn đàn đề cập tới nội dung rất khó khi người phụ nữ vừa thực hiện thiên chức của mình, vừa vươn lên khởi nghiệp, sản xuất kinh doanh nông nghiệp trong bối cảnh nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, Phó Thủ tướng nhấn mạnh “Chính phủ mong muốn lắng nghe kết quả

của Diễn đàn để đánh giá lại thể chế kinh tế, thúc đẩy khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp của phụ nữ nói riêng”.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, Chính phủ đang trình Quốc hội dự án Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, theo đó sẽ xây dựng các chương trình hỗ trợ DN, tập trung cho DN siêu nhỏ, khó khăn trong tiếp cận vốn, tín dụng, lao động và các yếu tố đầu vào khác nếu không có hỗ trợ nhà nước. Chính phủ sẽ hỗ trợ DN khởi nghiệp, sáng tạo trên cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp.

Ngoài việc hỗ trợ tư vấn truyền thông, đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực, Chính phủ sẽ ban hành 2 Nghị quyết về tạo nguồn vốn cho DN. Đối với DN khởi nghiệp, sáng tạo khó tiếp cận vốn ngân hàng, Chính phủ sẽ phát triển các quỹ đầu tư mạo hiểm và xây dựng thể chế khuyến khích đầu tư mạo hiểm. Đối với các DN nhỏ và vừa, Chính phủ cũng quy định về bảo lãnh tín dụng ở các địa phương theo hướng bảo lãnh 100% vốn vay (hiện nay là bảo lãnh 75%) để hỗ trợ tốt nhất cho các DN có phương án kinh doanh hiệu quả nhưng thiếu vốn. Đồng thời, Chính phủ cũng sửa đổi thể chế kinh tế để thu hút DN đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực nông nghiệp, không chỉ

sản xuất nông nghiệp mà còn phát triển kinh tế nông thôn theo hướng tạo điều kiện cho tích tụ ruộng đất, quy hoạch và quản lý quy hoạch đất đai, ổn định môi trường đầu tư kinh doanh, giảm rủi ro cho các nhà đầu tư.

Phó Thủ tướng đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tiếp tục nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm, tạo động lực cho phụ nữ trong khởi nghiệp, sản xuất kinh doanh nông nghiệp; tập trung các hoạt động hướng dẫn phụ nữ khởi nghiệp, sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, sản xuất kinh doanh.

Hỗ Trợ Phụ Nữ Khởi Nghiệp Giai Đoạn 2017 - 2027Thuỳ Duyên

Thủ tướng chứng kiến lễ ký kết biên bản ghi nhớ giữa UBND tỉnh Vĩnh Phúc và các nhà đầu tư

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và đại biểu tham dự diễn đàn

Page 11: 151 chuyen in

11Số 151 - Tháng 01/2017 KINH DOANH - THƯƠNG TRƯỜNG

Trong 10 năm trở lại đây, ngành công nghiệp chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ đã có bước phát triển vượt bậc, giá trị xuất khẩu của ngành trong 5 năm (từ 2010 - 2016) đã tăng gấp 2 lần.

Ngành công nghiệp chế biến gỗ đã đóng góp đáng kể vào giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Năm 2015, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 6,9 tỷ USD, tăng 10,7% so với năm 2014. Trong đó, sản phẩm gỗ đạt 4,79 tỷ USD (+7,8%). Riêng 10 tháng đầu năm 2016, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 5,59 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2015. Dự báo, để ngành chế biến gỗ Việt Nam tiếp tục mở rộng trong những năm tới, sẽ là bài toán nan giải về cung ứng lượng gỗ nguyên liệu rất lớn từ nguồn nhập khẩu và rừng trồng trong nước.

Theo ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định, hiện nay, gỗ rừng trồng trong nước là nguồn nguyên liệu chính và quan trọng nhất cũng chiếm khoảng 30% - 40% tổng lượng nguyên liệu đầu vào, đặc biệt là gỗ cao su, keo, tràm. Nhưng trong thời gian qua, tình trạng các công ty có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và thương nhân của Trung Quốc đội lốt doanh nghiệp Việt Nam đã nổi lên với sự hình thành những hệ thống nhà máy và cơ sở thu mua nguyên liệu từ miền Nam ra đến khu vực miền Trung, Tây Nguyên để xuất khẩu sang Trung Quốc. Vấn đề cạnh tranh khống chế thị trường cung cấp gỗ nguyên liệu này đang tạo ra sức ép rất lớn, thậm chí là nguy cơ khủng hoảng gỗ nguyên liệu tại các doanh nghiệp trong nước ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Định…

Đại diện một số doanh nghiệp trong ngành gỗ cho rằng, thương lái Trung Quốc đã và đang tiến hành thu mua nguyên liệu gỗ tại thị trường Việt Nam nhưng lại không có những động thái xuất khẩu qua các thị trường. Đây cũng có thể được xem là một trong những cảnh tỉnh tới người bán gỗ và nguyên liệu gỗ trong nước trước những chiêu trò gian lận thương mại nhằm găm hàng

chờ thời cơ giá cao để tung ra thị trường. Một số doanh nghiệp cũng cho rằng, với mức thuế xuất khẩu cho một số mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ sang Trung Quốc đang dao động từ 2% - 20% là chưa đủ sức hạn chế hoạt động xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang Trung Quốc một cách ồ ạt như thời gian qua. Thậm chí, một số thương nhân Trung Quốc còn khai báo không đúng quy cách sản phẩm xuất khẩu để được hưởng ưu đãi về thuế.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, nhiều mặt hàng gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc tăng nhanh chóng trong thời gian gần đây. Cụ thể, trong 9 tháng năm 2016, lượng ván bóc xuất khẩu đạt 240.000m3, tăng gấp 2,4 lần lượng xuất khẩu trong cả năm 2015, lượng gỗ xẻ cao su cũng tăng từ 120.000m3 trong năm 2015, lên 170.000m3 trong 9 tháng của năm 2016.

Bên cạnh đó, nhiều quốc gia trong khu vực đã ban hành chính sách đóng cửa rừng tự nhiên, như Myanmar, Ấn Độ. Lào, Trung Quốc… sẽ tiếp tục tạo ra tình trạng thiếu hụt gỗ nguyên liệu trên toàn đại lục vào năm 2017.

Ông Tô Xuân Phúc, Tổ chức Forest Trend (Hoa Kỳ) tại Việt Nam cho rằng, chính sách đóng cửa rừng tự nhiên ở Trung Quốc vào năm 2017 là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc một số doanh nghiệp Trung Quốc đi tìm kiếm cơ hội đầu tư tại các nước khác, trong đó có Việt Nam. Do vậy, trong tương lai, đầu tư của các doanh

nghiệp gỗ Trung Quốc vào Việt Nam có thể sẽ gia tăng nhanh chóng.

Hiện nay, mỗi năm nhu cầu gỗ nguyên liệu tiêu thụ nội địa và chế biến xuất khẩu là khoảng 31 triệu m3, nguồn cung trong nước chỉ khoảng 23 triệu m3/năm, phần còn lại phải nhập khẩu từ các nước. Nếu có thêm doanh nghiệp Trung Quốc tham gia vào "miếng bánh" này, rõ ràng các doanh nghiệp gỗ Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn cung nguyên liệu. Họ không những phải cạnh tranh với các doanh nghiệp Trung Quốc về nguồn nguyên liệu ở các thị trường cung nguyên liệu gỗ cho cả 2 nước, cạnh tranh với các doanh nghiệp Trung Quốc nhập khẩu nguyên liệu từ Việt Nam, mà còn cạnh tranh với các doanh nghiệp Trung Quốc tại chính sân nhà.

Theo ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch FPA Bình Đình, để bảo vệ ngành chế biến gỗ xuất khẩu trong nước và đảm bảo nguồn gỗ nguyên liệu rừng trồng được cung cấp đầy đủ và bền vững trong những năm tới, kiến nghị Chính phủ ban hành các giải pháp hạn chế xuất khẩu gỗ nguyên liệu một cách hiệu quả. Đồng thời, tăng mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng gỗ tròn và gỗ xẻ (không phân biệt quy cách “Loại chiều dày từ 30mm trở xuống, chiều rộng từ 95mm trở xuống, chiều dài từ 1.050mm trở xuống”) lên cùng mức 20% trong khung quy định Nghị quyết số 830/2009/UBTVQH12 ngày 17/10/2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tăng cường các giải pháp về thủ tục hành chính, kiểm tra giám sát của Kiểm lâm, Hải quan sở tại và chính quyền địa phương, để hạn chế việc thương nhân nước ngoài thu gom, khống chế thị trường gỗ nguyên liệu rừng trồng trong nước và lẩn tránh thuế xuất khẩu bằng cách giảm giá bán, kê khai không đúng quy cách gỗ nguyên liệu xuất khẩu. Khi tình hình thị trường gỗ nguyên liệu trong nước ổn định trở lại, Chính phủ nên có giải pháp điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế xuất khẩu các mặt hàng phù hợp định hướng phát triển ngành gỗ trong tương lai.

NGUYÊN LIỆU GỖ VÀ NHỮNG NGUY CƠ THIẾU HỤT An Hà

Cả tháng nay, hàng trăm hộ nuôi cá bè trên sông La Ngà và những hộ nuôi cá tại hai xã Phú Ngọc và La Ngà, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai đứng ngồi không yên khi cá liên tục rớt giá nhưng vẫn không có người mua. Nhiều người đã tính đến chuyện treo bè.

Như bao hộ dân khác sinh sống dọc con sông La Ngà, tỉnh Đồng Nai, gia đình anh Trần Văn Thành ở ấp 1, xã Phú Ngọc tận dụng nguồn nước sông để hành nghề nuôi cá. Với kinh nghiệm nuôi nhiều năm nay, nhưng anh vẫn không thể hiểu nổi tại sao giá cá năm nay lại rớt một cách kỷ lục đến như vậy. Anh Thành cho biết, hiện tại hai gièo cá trên 70 tấn đang vào thời điểm xuất bán, thế nhưng anh kêu mãi mà thương lái cũng không chịu vào bắt. Với giá 25 ngàn đồng/1kg như hiện nay, nhẩm tính sơ, anh Thành lỗ đến gần 700 triệu đồng.

Quyết tâm bám trụ, anh Thành cũng đành liều mình giữ lại chờ giá nhưng thấy giá cá rớt, hầu hết đại lý đều không chịu giao cám nên anh cũng chẳng biết phải làm sao với số cá này trong thời gian tới. Không chỉ anh Thành, nhiều hộ dân cũng không biết lý do vì sao cá giảm giá mạnh như thế. Nhiều hộ nuôi bây giờ trông chờ ngành chức năng có phương hướng giải quyết nếu không nhiều người dân có thể dẫn đến vỡ nợ.

Theo tìm hiểu của p/v Báo Thời báo Mê Kông, sở dĩ giá cá tại huyện Định Quán liên tục rớt giá là do vào cùng thời điểm lượng cá ở miền Tây đổ lên quá nhiều dẫn đến dội chợ, không chỉ cá lóc rớt giá ở mức kỷ lục mà các loại cá khác như: diêu hồng, cá chép, cá lăng… cũng đều rớt giá khiến người nuôi hết sức lo lắng.

Một chủ vựa thu mua cá tại chợ Phú Ngọc cho biết: “Tôi làm nghề cá vậy là 30 năm rồi, mà thường thì người ta nuôi cá bao giờ cũng có ăn,

có lời hết nhưng chỉ có năm nay giá cá nó hạ thì tôi chưa bao giờ thấy hạ như vậy. So với mỗi ký cá, tiền ăn cám phải lỗ 10 ngàn. Cá lóc bông đang giá 60 ngàn thì nay chỉ còn 30 ngàn, rồi cá lóc thường là 42 ngàn nay chỉ còn 22 ngàn”. Vẫn biết là người nuôi lỗ nặng nhưng nhiều chủ vựa cũng không thể có phương pháp nào hỗ trợ.

Theo ghi nhận, mặt dù thị trường cá nước ngọt tại khu vực La

Ngà - Phú Ngọc khá dồi dào, thế nhưng hầu hết các hộ dân đều nuôi tự phát chưa theo một mô hình, quy hoạch nào, cũng chưa có các tổ hợp tác đứng ra cung ứng con giống và bao tiêu sản phẩm cho các hộ nuôi nên người nuôi vẫn trông chờ nhiều vào yếu tố may mắn là chính. Chính vì thế, việc nắm bắt thị trường là điều cần thiết cho mỗi hộ nuôi và ngành chức năng cần có những hướng dẫn cụ thể để vùng nuôi cá trên vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Đồng Nai: Nguy cơ “treo bè” hàng loạt vì cá liên tục rớt giá

Huy Đồng

Nhiều hộ nuôi cá bè trên sông La Ngà đang trong tình trạng lỗ nặng

Page 12: 151 chuyen in

12 Số 151 - Tháng 01/2017DOANH NGHIỆP - DOANH NHÂN

Năm 2016, Vinamilk vẫn tiếp tục hưởng ứng chiến dịch Quốc gia về Người cao tuổi giai đoạn 2014 - 2020 trong công tác bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi và tiếp tục thực hiện tuyên truyền cho người cao tuổi về cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Hàng loạt các chương trình chăm sóc sức khỏe và hội thảo cho người tiêu dùng cao tuổi đã được Vinamilk tổ chức trên toàn quốc. Trong suốt năm 2016, Vinamilk đã tổ chức hơn 30 hội thảo chăm sóc sức khỏe cho gần 80.000 người cao tuổi trên toàn quốc.

Chuỗi chương trình đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều người cao tuổi tại các địa phương. Hoạt động đo loãng xương và tư vấn về cách chọn lựa các sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho người cao tuổi của Vinamilk cũng được người cao tuổi hưởng ứng nhiệt tình. Tại các chương trình, Vinamilk đã phối hợp mời các Bác sĩ uy tín tham gia tư vấn chia sẻ cách chăm sóc sức khỏe và chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người cao tuổi.

Tại chương trình cuối cùng của năm 2016, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Lê - Giảng viên Học viện Quân Y, chuyên khoa gan mật Bệnh viện Quân y 103 tiếp tục đồng hành cùng hội thảo người cao tuổi, và đã có bài chia sẻ rất bổ ích về sức khỏe và dinh dưỡng hợp lý cho người cao tuổi. Bác sĩ Nguyễn Hoàng Lê cho biết “Theo thống kê tuổi thọ trung bình trên thế giới, Việt Nam đứng thứ 65 với độ tuổi bình quân là 73,2 tuổi. Và cũng theo thống kê đó, khoảng 95% người cao tuổi có bệnh, chủ yếu là bệnh mãn tính không lây, chỉ có 5% là trong tình trạng khỏe mạnh, trên 70% người cao tuổi phải tự lao động kiếm sống cùng với sự hỗ trợ của con cháu và gia đình, chỉ có hơn 25% người cao tuổi sống bằng lương hưu hoặc trợ cấp xã hội”.

“Tuổi càng nhiều thì càng có nhiều vấn đề về sức khỏe và nhiều chức năng của cơ thể bị suy giảm, trong đó có hệ thống miễn dịch suy giảm dẫn đến dễ mắc bệnh. Và vì các chức năng của cơ thể bị suy giảm nên dẫn đến rối loạn chuyển hóa ở người cao tuổi. Khi bị rối loạn chuyển hóa, bệnh nhân sẽ bị rối loạn dung nạp đường, gan nhiễm mỡ, rối loạn mỡ máu, béo phì và nặng nhất là suy dinh dưỡng. Khi bị những

triệu chứng rối loạn chuyển hóa này, người cao tuổi sẽ có nguy cơ rất cao bị đái tháo đường, xơ vữa động mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, và ung thư các loại. Rối loạn chuyển hóa dẫn đến suy dinh dưỡng ở người cao tuổi Việt Nam hiện nay là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng sống và làm suy giảm sức khỏe của người cao tuổi trầm trọng. Tuy nhiên, tình trạng này hoàn toàn có thể cải thiện được bằng biện pháp dinh dưỡng hợp lý” - bác sĩ Lê cho biết.

Theo bác sĩ Nguyễn Hoàng Lê: Người cao tuổi có đặc điểm sinh lý cơ thể như sau: mau quên, khó tập trung, rối loạn giấc ngủ, không nhạy cảm về đói - no - khát, hệ tiêu hóa giảm sút về tần suất, giảm sức nhai, rối loạn chuyển hóa dẫn đến rối loạn dung nạp đường, gan nhiễm mỡ… Nguyên nhân do men tiêu hóa giảm, răng yếu, các cơ quan trong hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, thoái hóa thần kinh, sức đề kháng giảm, chế độ sinh hoạt (ăn uống, làm việc) không hợp lý khi còn trẻ. Hậu quả của chế độ ăn không hợp lý như: thiếu đạm, năng lượng dẫn đến suy dinh dưỡng; thừa mỡ động vật, ít vận động dẫn đến thừa cân, bệnh tim mạch; thiếu nước gây táo bón; thiếu can-xi, vitamin D dẫn đến loãng xương; thừa muối: tăng huyết áp… Người cao tuổi cũng thường uống không đủ nước, dẫn đến đại tràng sẽ tăng tái hấp thu nước cho cơ thể dẫn đến táo bón. Táo bón dẫn đến rặn nhiều và dễ bị bệnh trĩ. Ít uống nước cũng là một trong những nguyên nhân gây ung thư đại tràng do tích tụ chất cặn bã.

Vì vậy người cao tuổi nên uống mỗi ngày 3-5 ly nước lớn, tuy nhiên cần hạn chế uống nước ngọt, và không

uống nhiều nước vào buổi tối…Ngoài ra, người cao tuổi cần một

chế độ dinh dưỡng phong phú và hợp lý để tránh mắc phải bệnh suy dinh dưỡng ở tuổi già sẽ dẫn đến nhiều bệnh khác. Đặc biệt, người cao tuổi cần bổ sung đầy đủ Can-xi, Vitamin D, hai dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong tạo xương. Bệnh loãng xương, là vấn đề sức khỏe cộng đồng rất quan tâm trên toàn thế giới (đau đớn, tàn tật, giảm chất lượng sống và tử vong...), phổ biến ở người lớn tuổi, xuất hiện ở nữ nhiều hơn nam. Để phòng ngừa loãng xương,

người cao tuổi cần cung cấp can-xi, vitamin D theo nhu cầu, tập thể dục thường xuyên, giảm nguy cơ té ngã, giữ cân nặng hợp lý, ngưng hút thuốc, giảm rượu bia. Người cao tuổi cũng nên dùng sữa và các chế phẩm từ sữa như yaourt, sữa chua, phô-mat… vì sữa giúp người cao tuổi bù năng lượng, tăng dưỡng chất, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu”…

Cũng tại chương trình, đại diện lãnh đạo của Vinamilk, đại diện ngành hàng sữa bột đã giới thiệu đến người cao tuổi các thông tin về công ty và các sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt cho người cao tuổi. Với vai trò là tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu tại Việt Nam, Vinamilk nỗ lực không ngừng nâng cao, ứng dụng những thành tựu khoa học tiên tiến vào sản phẩm Vinamilk SurePrevent Mới, giúp giảm mệt mỏi, ăn ngủ tốt, tốt cho tim mạch và tốt cho xương; Vinamilk CanxiPro - được bổ sung can-xi và đạm collagen thủy phân

giúp xương chắc, khớp khoẻ, Vina-milk Diecerna - giúp bình ổn đường huyết cho người bệnh tiểu đường và những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao.

Vinamilk nỗ lực không ngừng nâng cao, ứng dụng những thành tựu khoa học tiên tiến vào sản phẩm Vinamilk SurePrevent Mới, với công thức bổ sung dinh dưỡng dễ hấp thu, đầy đủ các vitamin và khoáng chất, đặc biệt phù hợp cho người có vấn đề tim mạch, xương yếu, mệt mỏi và ăn ngủ kém.

VINAMILK CHĂM SÓC SỨC KHỎE

CHO GẦN 80.000 NGƯỜI CAO TUỔI NĂM 2016Hoàng Đức

Giám đốc kinh doanh miền trung II - Vinamilk - chia sẻ với người tiêu dùng những thông tin về công ty.

Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Lê - Giảng viên Học viện Quân Y, Bác sĩ chuyên khoa gan mật Bệnh viện Quân y 103, chia sẻ về sức khỏe và dinh dưỡng hợp lý cho người cao tuổi tại

Hội thảo do Vinamilk tổ chức

Page 13: 151 chuyen in

13Số 151 - Tháng 01/2017 NÔNG SẢN & THƯƠNG HIỆU

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Phú Thọ

Địa chỉ: Đường Trần Phú - TP.Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ

Điện thoại: 0210 384 6850Giám đốc: Trịnh Văn Sơn

Cái tên rượu Trương Xá chẳng ai biết ra đời từ bao giờ, thế nhưng theo dân gian lưu truyền, làng Trương Xá (xã Toàn Thắng, H.Kim Động, Hưng Yên) có ngôi đình được xây dựng từ thế kỷ 13, thời điểm đó người dân làng kéo nhau ra đình đóng đinh vào cột và thề rằng, người làng Trương Xá còn sống thì phải giữ lấy nghề nấu rượu…

Rượu thì hầu như ở làng nào cũng có người sản xuất, nhưng để có sản phẩm thơm ngon, tinh khiết và trở thành nghề của cả làng thì ít nơi được như Trương Xá.

Đúng là “danh bất hư truyền”, chúng tôi đến làng Trương Xá những ngày giáp Tết Nguyên Đán, mới bước tới đầu làng đã thấy phảng phất mùi thơm của rượu tỏa khắp không gian, một mùi thơm nồng tinh tế của thứ rượu nếp hảo hạng, rượu thảo mộc rất đặc trưng.

Theo các cụ cao niên làng Trương Xá thuật lại, nghề nấu rượu ở đây có từ bao giờ không ai rõ, nhưng thời điểm mà người dân nhớ hơn cả là từ những năm 1879, khi thực dân Pháp chiếm đóng ở làng Trương Xá, họ đã phát hiện ra ở đây có sản phẩm rượu nấu truyền thống rất đậm đà. Chính quyền Pháp thực hiện độc chiếm và từ đó bắt người dân nấu rượu nhằm chỉ để phục vụ cho quan lại, quân đội của họ. Theo các bậc bô lão trong làng cho biết, làng Trương Xá có nguồn nước tinh khiết, có giống lúa Nếp Quýt trồng 6 tháng mới được thu hoạch và men Bắc đặc trưng cùng với sự khéo léo, tài tình của người nấu đã tạo nên thứ rượu thơm, ngon mê hoặc đến vậy…

Năm 1889, chính quyền thực dân Pháp chuyển về Hà Nội xây dựng nhà máy rượu và chấm dứt sản xuất ở làng Trương Xá, còn người dân nơi đây vẫn tiếp tục muốn giữ lại nghề nấu rượu. Thế nhưng, chính quyền lúc này quản lý rất chặt chẽ,

dẫn đến việc người dân Trương Xá phải nấu và bán rượu lậu. Việc tiêu thụ rất khó khăn, người Trương Xá đã tìm mọi cách mang rượu đi bán khắp các tỉnh, thành. Họ di chuyển lên Hà Nội, sang Bắc Ninh, xuống Hải Dương, Hải Phòng… và cụm từ “rượu cuốc lủi”, “rượu ực” đã được “thiên hạ” gắn cho hình ảnh người bán rượu làng Trương Xá từ đó.

Tại sao gọi là “rượu cuốc lủi”? Theo giải thích của người dân, khi ấy người đời ví von cánh nấu rượu, bán rượu của làng Trương Xá như con Cuốc ngoài đồng. Còn “rượu ực” thì liên quan đến cách bán rượu của những người phụ nữ, con gái làng Trương. Họ đựng rượu vào chiếc bong bóng trâu quấn quanh bụng, sử dụng cái vòi bằng tre hoặc bằng ruột động vật được phơi khô, nối từ bong bóng dẫn qua đường ống tay áo (còn cách khác là luồn cái vòi trong áo trước ngực), lúc này nhìn họ giống như bà bầu. Có lẽ đây là cách để ngụy trang cho việc bán rượu được an toàn. Khi khách có nhu cầu mua rượu, họ đưa cánh tay thò vòi ra hoặc là cúi người xuống lấy cái vòi dấu ở bên trong áo trước ngực ra cho khách ngậm uống trực tiếp. Rượu không được rót ra bất cứ vật dụng nào khác vì sợ lộ và bị bắt. Người mua rượu

sẽ ngậm đầy miệng rồi uống ực một cái, cứ thế 6 ực là 1 chai, 12 ực tương đương với 1 lít…

Đến những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, làng Trương Xá có ông Nguyễn Văn Dũng là người vào Nam ra Bắc làm ăn, học hỏi thêm cho mình nghề ẩm thực, y học. Vị này, đã từng mở một số nhà hàng rất đông khách nhưng trong lòng còn canh cánh với xóm làng nên đã quyết định về quê mở rộng diện tích trồng lúa Nếp Quýt, phân loại con men, tìm những mạch nước mới tốt hơn để phát triển nghề truyền thống theo một hướng khác. Đó là, lấy thương hiệu truyền thống (rượu nếp, rượu tẻ) làm điểm nhấn; đồng thời, đưa thêm một số loại hoa quả, thảo mộc kết hợp thành rượu ngâm các loại có tính bồi bổ cho sức khỏe con người nhằm nâng cao chất lượng và vị thế của rượu làng Trương Xá.

Năm 2005, tỉnh Hưng Yên có quyết định cấp Chứng nhận bằng làng nghề cho Trương Xá. Và cho đến nay, ngôi làng này đã có hàng trăm hộ sản xuất, kinh doanh các sản phẩm rượu truyền thống. Trương Xá, cũng đã thành lập Hội làng nghề rượu Trương Xá với khoảng trên dưới 15 thành viên. Các hội viên rất tích cực hỗ trợ

nhau trong sản xuất, kinh doanh và cùng phát triển. Bình quân mỗi hộ sản xuất từ 50 - 100 lít rượu/ ngày, nhiều doanh nghiệp tại địa phương vừa sản xuất vừa bao tiêu sản phẩm cho các hộ lân cận, có ngày tiêu thụ lên đến hàng nghìn lít. Ngoài sản phẩm truyền thống rượu nếp, rượu tẻ, Trương Xá còn phát triển trên 50 loại rượu ngâm hoa quả, thảo mộc đã được chứng nhận Vệ sinh an toàn thực phẩm, nồng độ từ 15-55 độ C. Sản phẩm đã được tiêu thụ khắp nơi trên cả nước, một số bà con kiều bào trong làng và xung quanh khi về nước thường xuyên mang rượu Trương Xá sang các nước Pháp, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Nga, Đức… để làm quà biếu.

Chia sẻ với phóng viên Báo Thời báo MêKông, ông Đào Thanh Hải, Chủ tịch UBND xã Toàn Thắng cho biết: Những năm qua, cấp Ủy và chính quyền địa phương thường xuyên động viên bà con và các hộ sản xuất, kinh doanh cần thực hiện đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm để phát huy tốt nhất lợi thế sản phẩm làng nghề. Rượu Trương Xá đang trong quá trình được UBND huyện Kim Động, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hưng Yên thực hiện xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm. Hy vọng, trong thời gian tới, rượu truyền thống nơi đây sớm được các cấp, các ngành quan tâm và cấp chứng nhận nhãn hiệu cho sản phẩm nhằm tạo bước đà mới cho rượu Trương Xá được vươn xa, người dân được thuận lợi hơn trong việc sản xuất, kinh do-anh của mình.

Rượu Trương Xá Hương Vị Vươn Xa Từ Tinh Hoa Truyền Thống

Bài & Ảnh: Phùng Nguyện

Người sản xuất kiểm tra độ thơm, ngon, tinh khiết của rượu Trương Xá

Một số sản phẩm rượu Trương Xá hiện nay

Page 14: 151 chuyen in

14 Số 151 - Tháng 01/2017NÔNG SẢN & THƯƠNG HIỆU

Du khách đến Khu du lịch sinh thái bưởi Tân Triều (xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai), nếu không ăn nem bưởi là một thiếu sót lớn! Gia đình cô Huynh Thị Lệ Trinh (57 tuổi, ấp Vĩnh Hiệp), đã có trên 40 năm làm nem bưởi truyền thống, là gia đình duy nhất làm được nem bưởi ngon và giữ được nghề gia truyền đến ngày hôm nay tại địa phương.

*Giư nghề truyền thốngChúng tôi đếm thăm gia đình

cô Sáu Trinh tại một ngôi nhà nằm khép mình trong khu vườn rộng đầy hoa thơm, quả ngọt. Lúc này, chỉ có hai vợ chồng cô ở nhà, còn các con đi làm, đi học chưa về. Người chồng đang làm cỏ vườn bưởi sau nhà, còn cô sáu Trinh đang chuẩn bị các nguyên liệu để làm nem bưởi như: đu đủ, nước khế chua, vỏ bưởi… Lần đầu tiên tiếp xúc, cô Sáu Trinh dễ tạo sự gần gũi, thân thiện với người đối diện. Bởi cô có khuôn mặt hiền hậu và giọng nói ngọt

ngào của người miền Đông Nam Bộ. Theo cô Sáu Trinh, nghề làm nem gia truyền của gia đình cô đã có từ lâu đời nhưng cụ thể vào năm nào cô không nhớ rõ. Cô chỉ biết, nghề này do bà ngoại truyền lại cho mẹ của cô, rồi sau này cô học lại nghề từ mẹ. “Hồi đó, má tôi không làm nem thường xuyên, mà chỉ làm vào các dịp đám giỗ hoặc lễ, Tết. Má tôi làm nem bưởi chay nhưng ngon giống như nem thịt. Cho nên, bà con trong vùng ai ăn cũng tấm tắc khen hết lời”, cô Sáu Trinh kể.

Đến khoảng năm 1974, mẹ của cô mới làm nem bưởi với số lượng lớn để đem bỏ mối cho các khách

hàng ở TP.Biên Hòa. Cứ mỗi chiếc nem bà bán với giá 50 xu để có tiền mua gạo nuôi cả gia đình. “Lúc bấy giờ, sau khi học xong lớp 9 tôi tiếp tục học ngành sư phạm mầm non để sau này làm cô nuôi dạy trẻ. Thỉnh thoảng, tôi ở nhà tôi phụ má làm những việc lặt vặt như: vò nem, cuốn nem… nên cũng không biết nhiều về nghề này lắm”, cô Trinh nhớ lại. Sau này, các anh chị em của cô Trinh trưởng thành, ai cũng đi làm công việc khác chứ không theo nghề của mẹ. Trong khi, bố mẹ của cô lớn tuổi, không đủ sức để đi đến vườn leo trèo hái bưởi, khế, đu đủ nên đành nghỉ. Từ đó, nghề làm nem bưởi của gia đình phải tạm dừng một thời gian.

Đến khoảng năm 2010, làng bưởi Tân Triều phát triển mạnh và ngày càng nổi tiếng. Các nhà hàng, quán ăn đã tạo ra thực đơn có nhiều món đặc sản được chế biến từ nguyên liệu bưởi, như: rượu bưởi, gỏi bưởi, gà hầm trong trái bưởi, thịt nướng lá bưởi… và bán rất đắt khách. “Lúc này, tôi mới nhớ lại

món nem bưởi của má ngày xưa. Tôi nghĩ, nếu mình học và làm lại nem bưởi thì sẽ bán đắt khách và sống ổn định với nghề. Vì vậy, tôi đã nhờ má chỉ dẫn công thức rồi tự mày mò làm”, cô Trinh cho hay.

Tuy nhiên, để làm ra những chiếc nem bưởi ngon, đòi hỏi phải là người có kinh nghiệm đúc kết trong nhiều năm. Trong khi, cô Trinh mới tập tành làm nên không tránh khỏi thất bại. Nhiều lần, cô phải thức ngày thức đêm miệt mài làm, nhưng kết quả không như mong đợi, vì nem liên tục bị hư. Nem của cô làm bị nhão lỏng chứ không được keo đặc lại như thời mẹ cô làm. Quyết không nản chí, hằng ngày cô vẫn nhờ mẹ ngồi bên cạnh chỉ dẫn. Cuối cùng cô cũng rút được kinh nghiệm cho bản thân để làm ra những chiếc nem ngon “đúng điệu”.

Để nghề truyền thống gia đình được nhiều người biết đến, năm 2012, cô Trinh mạnh dạn đăng ký dự thi món nem bưởi tại Liên hoan ẩm thực đất phương Nam lần 2, tổ chức

Xuân Sắc Văn Giang Phùng Nguyện

Văn Giang (Hưng Yên) được biết đến như là vựa hoa, cây cảnh, quất cảnh lớn của miền Bắc, tập trung ở các xã Mễ Sở, Liên Nghĩa, Thắng Lợi, Tân Tiến, Long Hưng, thị trấn Văn Giang. Về đây dịp trước Tết, ai nấy cũng tưởng chừng như mùa Xuân ưu ái đã về đây đầu tiên….

Ông Nguyễn Văn Toản, người xã Thắng Lợi là một trong những hộ được công nhận nhãn hiệu của cây quất chia sẻ: Sau khi được công

nhận nhãn hiệu, người trồng quất ở đây rất yên tâm vì cây quất cảnh từ đây đã khẳng định được vị thế và

có thương hiệu. Qua đó, đã tạo điều kiện nhằm bảo đảm chất lượng và tiêu chuẩn sản phẩm đối với người tiêu dùng và thị trường tiêu thụ hiện nay.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Thắng Lợi Thiều Văn Toản cho biết: Năm nay thời tiết thuận lợi nên quất được mùa, quả sai và đều, nhiều hoa và lộc, cây đẹp nên dễ bán. Khách hàng đến mua quất Văn Giang không chỉ là người trong tỉnh mà ở nhiều tỉnh, thành như Điện Biên, Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa,

Nghệ An... Nhờ thương hiệu đã được khẳng định nên năm nay quất cảnh Văn Giang được giá hơn năm ngoái (tăng khoảng 10%), với mức trung bình từ 200.000 - 300.000 đồng/cây bình thường, mỗi cây đẹp giá từ 400.000 - 500.000 đồng, quất thế có giá trên dưới 2 triệu đồng/cây. Tại các xã Liên Nghĩa, Thắng Lợi, Mễ Sở, mỗi hộ trồng quất thu lãi hàng trăm triệu đồng. Ước tính, doanh thu từ cây quất cảnh ở Văn Giang năm nay đạt hơn 300 tỷ đồng, tăng 30% so với năm ngoái.

Sản phẩm “Quất cảnh Văn Giang” là nhãn hiệu tập thể thứ 3 của tỉnh Hưng Yên được Nhà nước bảo hộ sau Tương Bần và

Nhãn lồng

Cần Thơ: Cam Xoàn Trúng Mùa, Thị Trường Tết Nhộn Nhịp

Trần TrangHiện nay một số người trồng cây ăn trái

ở các tỉnh ĐBSCL đang tất bật chăm sóc để chuẩn bị cho thị trường Tết Nguyên đán sắp tới. Trong đó, có nhiều hộ dân trồng cam xoàn tại phường Thới An, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ đang phấn khởi và nhộn nhịp chuẩn bị cung ứng hàng hóa ra thị trường.

Vườn cam xoàn của ông Nguyễn Văn E ngụ khu vực Thới Hòa, phường Thới An, quận Ô Môn - TP.Cần Thơ đang chuẩn bị vào mùa thu hoạch. Với thời tiết năm nay khá thuận lợi, ông E rất phấn khởi cho biết, hiện nay khu vườn có hơn 450 gốc cam xoàn, ước tính năng suất khoảng 20 tấn. Được biết, thời điểm đầu năm 2015, với diện tích hơn 6.000m2 trồng cam xoàn, ông cho thu hoạch 15 tấn trái bán vào dịp Tết với giá dao động từ 40 đến 55 ngàn/kg.

Thông thường, một cây cam xoàn trồng khoảng 3 năm là có thế ra trái cho thu hoạch,

nhưng để năng suất cao, chất lượng bảo đảm, người trồng cần phải chú trọng nhiều khâu. Trong đó chăm sóc cẩn trọng nhất là khâu xử lý đất, liều lượng phân bón và tưới tiêu sao cho phù hợp để cây sinh trưởng, phát triển. Đặc điểm của giống cam xoàn là quả mộng nước, ít hột, hương thơm đặc trưng và vị ngọt thanh hơn những loại cam khác, nên trong những năm gần đây rất được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng.

Ông Nguyễn Văn E chia sẻ: “Cam xoàn là một trong những loại cam hiếm có. Với vị ngọt đậm đà nên thị trường rất hút hàng, nếu không có gì thay đổi thì năm nay thu nhập khá hơn năm vừa rồi”. Ngoài cam xoàn, ông E còn trồng kết hợp thêm bưởi Thanh Kiều, mỗi năm thu hoạch trên 3 tấn trái nhằm chuẩn bị bán cho thị trường Tết. Với sức tiêu thụ và giá cao như mọi năm, nhiều nhà vườn trông chờ một vụ mùa cam xoàn trúng mùa được giá.

Ngành nông nghiệp TP.Cần Thơ đang

khuyến khích nhiều nhà vườn trồng cam xoàn. Tuy nhiên, người dân cũng cần chú ý hơn nữa trong việc chăm sóc nhằm nâng cao chất lượng quả, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Cần thơ nông dân vui mừng vì cam xoàn trúng mùa nhộn nhịp

Đồng Nai: Gia đình co trên 40 năm làm nem bưởi truyền thống Tâm An

Nem được vo thành viên trước khi gói vào bao nilon, đóng hộp

Đọc tiếp trang 22

Page 15: 151 chuyen in

15Số 151 - Tháng 01/2017 GIÁO DỤC

Khi du học tiếng Anh tại Philippines, du học sinh sẽ được sống trong môi trường tiếng Anh, sử dụng tiếng Anh thường xuyên. Sau hơn 12 giờ học tiếng Anh liên tục, người học sẽ tiếp tục phải rèn luyện để theo kịp chương trình. Chính vì vậy, đây là động lực giúp các bạn nỗ lực hết mình để cải thiện tiếng Anh giao tiếp. Sau một thời gian ngắn học tập, các bạn có thể tự tin giao tiếp với người nước ngoài hoàn toàn bằng tiếng Anh.

Người dân Philippines được học tiếng Anh từ khi còn rất nhỏ và tiếng Anh được người dân ở đây sử dụng gần như là ngôn ngữ chính. Nếu như bạn đang tìm kiếm một môi trường học hoàn hảo về chất lượng cũng như về giá cả thì du học Philippines là lựa chọn giúp bạn tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều mà chất lượng hoàn toàn không thua kém các nước khác trong khu vực. Một lợi thế nữa là người dân Phippines rất thân thiện, hiền hòa và môi trường sống đa văn hóa, đa sắc tộc sẽ mang đến cho du học sinh những trải nghiệm mới lạ.

Hệ thống giáo dục Philippines chịu ảnh hưởng nhiều bởi lịch sử thời thuộc địa, trong đó bao gồm thời gian là thuộc địa và bị cai trị bởi Tây Ban Nha, Mỹ. Tiếng Anh đã được thiết lập như là ngôn ngữ giảng dạy chính và một hệ thống trường Đại học công lập được thành lập, quản lý và hoạt động theo mô hình của hệ thống giáo dục Mỹ. Điều này giúp học viên học tập, nghiên cứu theo mô hình của Mỹ và cải thiện khả năng ngoại ngữ trong quá trình du học.

Hơn nữa, Philippines cũng khá gần Việt Nam và Visa Philippines tương đối dễ dàng nên học viên học tại Philippines được chủ động trong việc học tập, cũng như về Việt Nam thăm gia đình, thu thập dữ liệu, khảo sát, nghiên cứu… giúp học viên tiết kiệm kinh phí hơn rất nhiều so với việc học tập, nghiên cứu tại các nước khác như Mỹ, Canada, Anh, Úc, Singapore….

*Một số điểm cần lưu ý khi du học PhilippinesĐồ ăn không hợp khẩu vị, chủ yếu là cơm với

thịt heo. Trong các bữa ăn thường rất ít rau, hiếm khi được ăn cá và thịt bò. Đa phần những người chủ của các trung tâm đào tạo Tiếng Anh theo phương pháp Sparta là người Hàn Quốc hoặc Nhật Bản tại các thành phố lớn của Philippines như Cebu, Clark, Baguio, Bacolod… cùng với sinh viên Quốc tế học tập tại các trường này đa phần là Hàn Quốc, Nhật Bản nên thức ăn chủ yếu là các món ăn theo phong cách Hàn Quốc (luôn có Kim Chi), với các bữa ăn khá đơn sơ. Hơn nữa, việc học Tiếng Anh hàng ngày với cường độ cao cũng khiến nhiều sinh viên kiệt sức và khá căng thẳng trong thời gian đầu tiên khi mới qua học tại các trường Anh ngữ Philippines.

Học phí, sinh hoạt phí, chi phí điện nước và chi phí nội địa học sinh phải đóng cho việc du học tiếng Anh theo phương pháp Sparta tại Philippines là trên mức trung bình. Ngoài việc đóng học phí và chi phí ăn ở, giặt ủi (trung bình khoảng 1.500 USD/ 4 tuần/ ở phòng 3 người tại ký túc xá), thì sinh viên quốc tế còn phải đóng thêm các chi phí khác như: Tiền mua sách, điện nước hàng tháng, trong đó tiền điện 12 Peso (0.28 USD) /1 số điện; Tiền nước 10 Peso/ngày (giá tiền điện ở Philippines thuộc dạng cao nhất Thế

giới); Phí SSP (giấy phép dành cho du học sinh tại Philippines) 6,500 Peso; I-Card (thẻ cư trú tại Philippines dành cho học viên từ 3 tháng trở lên) 3,000 Peso; Vé máy bay 2 chiều từ 300 - 500 USD (của hãng hàng không giá rẻ Cebu Pacific Air-line); Phí Visa Philippines 3,440 Peso (59 ngày), gia hạn lần 1 (được 30 ngày) sẽ là 4,710 Peso, từ gia hạn lần 2 trở đi (mỗi lần gia hạn được 30 ngày) sẽ là 2,740 Peso. Ngoài ra, tùy từng trường sẽ có thêm tiền đặt cọc khoảng 3,000 Peso hoặc 150 USD (phí này sẽ được hoàn trả khi học viên học xong) và phí chi tiêu cá nhân khác (ngoài ăn ở) trong suốt quá trình học tại Philippines.

Thời tiết tại Philippines khá nóng. Chỉ có ở Thành phố Baguio thì mát mẻ như TP.Đà Lạt của Việt Nam. Các vùng còn lại thì khá nóng. Philippines cũng là nơi thường xuyên có bão (đặc biệt là từ tháng 9 đến tháng 12) và nhiều Lễ hội nên các trường thường cho học viên nghỉ học vào các ngày này mà không sắp xếp thời gian cho việc học bù. Những ngày cuối tuần học viên nghỉ học được ra khỏi ký túc xá để vui chơi, mua sắm, ăn uống thì rất khó khăn trong việc đón Taxi hoặc phải chờ đợi rất lâu mới có Taxi. Hơn nữa, để an toàn, học sinh quốc tế không nên ra ngoài quá 9h tối và không nên đi một mình, cũng như không mang đồ đạc có giá trị khi ra ngoài. Việc sử dụng internet wifi ở Philippines cũng rất hạn chế vì tốc độ đường truyền rất yếu.

Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 của người Phil-ippines. Phát âm của người Philippines đa phần vẫn có chút khác biệt so với người bản xứ ở các nước Anh, Mỹ, Úc. Hơn nữa, học tiếng Anh đòi hỏi sự quyết tâm, kiên trì và thời gian nên một người có kiến thức cơ bản ở Việt Nam muốn đạt điểm IELTS 6.5 trở lên phải học ít nhất từ 6 tháng đến 1 năm hoặc thậm chí là cần nhiều thời gian để học hơn thì mới tiếp thu trọn vẹn và sử dụng thông thạo Tiếng Anh giao tiếp và Tiếng Anh học thuật được.

Về các chương trình đào tạo Đại học và sau Đại học tại Philippines, Tiến sĩ Trần Duy Nam - Giảng viên Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục TP.HCM chia sẻ: “Philippines có các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học uy tín như Phil-ippine Accrediting Association of Schools, Col-leges and Universities (PAASCU - http://paascu.

org.ph) là Hiệp hội kiểm định chất lượng các trường Cao đẳng, Đại học Philippines và Accred-iting Agency for Chartered Colleges and Uni-versities in the Philippines (AACCUP - www.aaccupqa.org.ph) là cơ quan Cơ quan Kiểm định các trường Cao đẳng, Đại học Công lập của Phil-ippines. Ngoài ra, các Trường Đại Học ở Phil-ippines được công nhận và cấp phép hoạt động bởi Hội đồng Giáo dục Đại học - Commission on Higher Education (CHED), tương đương Bộ Giáo dục Philippines (www.ched.gov.ph). CHED và AACCUP được công nhận bởi Hội đồng Kiểm định Chất lượng Giáo dục các Trường Đại học của Hoa Kỳ (CHEA - www.chea.org). Ngoài ra, AAC-CUP là thành viên Hệ thống Chất lượng Châu Á - Thái Bình Dương (Asia Pacific Quality Net-work - http://www.apqn.org), một hệ thống của các tổ chức chất lượng giáo dục do Ngân hàng Thế giới hỗ trợ và AACCUP còn là thành viên của Hệ thống Quốc tế Đảm bảo Chất lượng các tổ chức Giáo dục Đại học (International Network for Quality Assurance Agencies in Higher Edu-cation - http://www.inqaahe.org). Hiện nay, văn bằng của hầu hết các trường Đại học Công lập Philippines được Hoa Kỳ và các Quốc gia trên Thế giới công nhận”.

Cũng theo Tiến sĩ Trần Duy Nam, học sinh Việt Nam muốn du học chương trình đại học và sau đại học tại Philippines nên chọn học tại các trường đại học được Bộ giáo dục Philippines (CHED) công nhận và chương trình đào tạo của trường phải được kiểm định bởi các tổ chức kiểm định của Philippines (AACCUP hoặc PAASCU). Ngoài Văn bằng và Bảng điểm được cấp bởi một trường Đại học được công nhận và chương trình đào tạo được kiểm định, du học sinh cần có các minh chứng cho việc du học của mình như: Khả năng ngoại ngữ, Giấy xác nhận của Trường mà học sinh theo học hoặc Giấy xác nhận của Đại sứ Quán Việt Nam tại nước sở tại hoặc minh chứng cho việc du học thông qua Visa và con dấu xuất nhập cảnh trong quá trình du học tại nước sở tại. Với những du học sinh học Tiến sĩ, phải chứng minh năng lực nghiên cứu thông qua luận án và các bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí khoa học trong nước hoặc Quốc tế.

TIẾN SĨ TRẦN DUY NAM tốt nghiệp chuyên ngành Tiến sĩ Quản trị Kinh do-anh, Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, Thạc sĩ Quản lý Giáo dục và các chứng chỉ khác như Kiểm định viên Kiểm định chất lượng Giáo dục Đại học và Trung cấp chuyên nghiệp, Nghiệp vụ CTV Thanh tra Giáo dục và Nghiệp vụ Báo chí. Tiến sĩ Trần Duy Nam đã từng học tập, nghiên cứu và trải nghiệm tại nhiều Quốc Gia trên Thế Giới như: Canada, Hoa Kỳ, Vương Quốc Anh, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Trung Quốc. Ông đã được xuất bản 6 bài báo khoa học trong nước cùng 2 bài báo khoa học Quốc tế. Hiện nay ông là Giảng viên tại Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục TP.HCM. Ông cũng là cố vấn cho một số Công ty tư vấn du học tại TP.HCM và đại diện cho Tạp chí Khoa học Quốc tế Journal of Global Merit Management tại Việt Nam.

DU HỌC PHILIPPINES

Kỳ 2: Những Lưu Ý Cần Biết Phước Lập

Tiến sĩ Trần Duy Nam (bìa phải) chụp ảnh lưu niệm cùng Cán bộ quản lý công ty TNHH Thương mại Quốc tế Vĩ Nam

Page 16: 151 chuyen in

16 Số 151 - Tháng 01/2017

Thủ tướng Chính phủ vừa công nhận thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2016. Bình Dương có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định; tiếp tục chỉ đạo thị xã Tân Uyên thực hiện có hiệu quả Đề án nâng chất các tiêu chí Nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.

Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM), bộ mặt nông thôn trên địa bàn thị xã Tân Uyên đã có nhiều chuyển biến rõ nét. Thu nhập bình quân đầu người tại 6 xã NTM năm 2016 đạt 39,65 triệu đồng. Đến nay, trên

địa bàn thị xã đã có 58 tuyến giao thông nông thôn được nâng cấp, xây dựng mới với chiều dài 84km, tổng kinh phí thực hiện hơn 55 tỷ đồng; hệ thống thủy lợi được nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi để người dân phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, 100% hộ trên địa bàn được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh; tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới quốc gia đạt 100%.

Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2016 - 2020, thị xã Tân Uyên tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhằm huy động mọi nguồn lực để xây dựng NTM theo hướng nâng cao các tiêu chí đã đạt được, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn theo hướng đồng bộ, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ - XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Sau hơn 3 năm thực hiện Chỉ thị 01 của UBND thành phố Hà Nội về thực hiện Năm trật tự văn minh đô thị, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ quận tới cơ sở, sự đồng tình, ủng hộ của người dân, diện mạo quận Hà Đông đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, đường phố sạch sẽ thông thoáng, chợ cóc chợ tạm giảm dần, an toan giao thông được đảm bảo và dần đi bao ổn định, chất lượng đời sống của nhân dân trong quận dần được nâng cao...

Để thực hiện trật tự mỹ quan đô thị, ngay từ đầu năm 2016, quận Hà Đông đã giao cho Công ty CP Môi trường đô thị Hà Đông thường xuyên thực hiện duy trì cây xanh trên địa bàn quận, đảm bảo 100% có hoa, màu sắc rực rỡ, thảm cỏ, cây xanh, đảm bảo công tác vệ sinh môi trường sạch sẽ, chiếu sáng vườn hoa. Duy trì cây bóng mát là 3.000 cây, khối lượng duy trì cỏ, cây xanh, hoa các loại trong vườn hoa Nguyễn Trãi, vườn hoa Hà Đông và các dải phân cách là 35.000m2. Đặc biệt trong các dịp Tết, ngày lễ kỷ niệm, đã tổ chức trang trí chiếu sáng, cây hoa, cây cảnh khu trung tâm hành chính, trên các tuyến phố tạo khung cảnh đẹp, trang trọng. Bên cạnh đó, quận cũng tiến hành rà soát, đầu tư các phương tiện, trang thiết bị bảo đảm cơ bản các điều kiện cho việc triển khai thực hiện nếp sống văn minh đô thị. Phát huy vai trò giám sát, tự quản của nhân dân tại tổ

dân phố trong thực hiện nếp sống văn minh đô thị. Tăng cường năng lực của các đơn vị dịch vụ, đẩy mạnh xã hội hóa công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, tiêu thoát nước, chiếu sáng, duy trì, chăm sóc công viên, cây xanh…

Cũng trong năm 2016, UBND quận đã chỉ đạo Công ty Điện lực Hà Đông thực hiện thanh thải, chỉnh trang khoảng 8.723m dây cáp trên các tuyến đường thuộc các phường Nguyễn Trãi, Hà Cầu, Mộ Lao, Quang Trung, La Khê, Phú La, Phúc La, Văn Quán; thay thế, thu hồi 115 cột điện nghiêng, yếu, tạm, cột dưới lòng đường trên địa bàn quận.

Bên cạnh đó công tác đảm bảo vệ sinh môi trường cũng được UBND quận quan tâm chỉ đạo, trong đó tập trung giải quyết những khiếu nại,

bức xúc của người dân về vệ sinh môi trường, đảm bảo vận chuyển rác thải kịp thời, đảm bảo đô thị sáng - xanh phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, nhất là những dịp lễ, Tết. Luôn đảm bảo chất lượng: hè, đường phố sạch, không có đất cát tồn đọng; thu gom, vận chuyển hết rác thải, tránh để tồn đọng trên mặt đường, hè phố. Công tác quét hút bụi, tưới nước rửa đường thực hiện theo đúng lịch trình, đảm bảo đường, dải phân cách không có cát, bụi.

Song song với việc đảm bảo vệ sinh môi trường, công tác đảm bảo an toàn giao thông, đường thông hè thoáng cũng được UBND quận Hà đông giao cho các đơn vị liên quan triển khai quyết liệt. Các lực lượng chức năng (CSGT, CSTT, Thanh tra GTVT, Công an phường, lực lượng quản lý trật tự đô thị các phường) tiếp tục duy trì tuần tra, kiểm soát

và xử lý nghiêm các vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị trên các tuyến phố và địa bàn công cộng. Kiểm tra giải quyết các tụ điểm, hàng quán thường xuyên có thanh niên tụ tập sau 24h, kinh doanh quá giờ quy định gây mất an ninh trật tự. Tăng cường công tác thanh tra xử lý nghiêm các vi phạm về trật tự công cộng, trật tự đô thị, phòng chống đua xe và cổ vũ đua xe trái phép trên địa bàn quận. Lập biên bản vi phạm luật giao thông đường bộ 5.310 trường hợp, phạt tiền: 2.968.220.000 đồng nộp kho bạc. Tạm giữ 1.755 bộ giấy tờ xe ô tô, 764 bộ giấy tờ xe mô tô, 134 xe môtô, 12 xe ba bánh, 02 xe công nông, tước 80 GPLX ô tô, 228 giấy phép lái xe mô tô, góp phần không nhỏ vào đảm bảo an ninh trật tự trong các khu phố, giảm thiểu tối đa tình trạng ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm.

Có thể thấy, sau 3 năm triển khai thực hiện Năm trật tự và văn minh đô thị, trên địa bàn quận Hà Đông đã có những chuyển biến rõ rệt. Những tuyến phố văn minh, những phường chuẩn văn minh đô thị của quận là kết quả của sự hiệp đồng hiệu quả giữa các cấp, các ngành và nhân dân trong quận hướng về chủ trương của Thành phố. Kết quả đó không chỉ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn góp phần thiết thực tạo hình ảnh đẹp cho những thắng cảnh, di tích trên địa bàn quận Hà Đông, thúc đẩy du lịch, dịch vụ, thương mại phát triển.

QUẬN HÀ ĐÔNG - HÀ NỘI: VÌ MỘT THÀNH PHỐ VĂN MINH HIỆN ĐẠI

Ly Sơn - Lê Huy

Bình Dương: Công nhận Thị xã Tân Uyên

hoàn thành xây dựng Nông thôn mớiQuách Tuấn Hải

Page 17: 151 chuyen in

17Số 151 - Tháng 01/2017 Y TẾ - SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Mặc dù cơ sở hạ tầng còn hạn chế, trang thiết bị chưa đồng bộ, thiếu bác sĩ và điều dưỡng chuyên sâu... nhưng tập thể cán bộ, y - bác sĩ Bệnh viện Đa khoa huyện Nho Quan luôn đồng lòng, chung sức vượt qua, tích cực rèn luyện, nâng cao tay nghề và y đức với mong muốn giúp bệnh nhân an tâm khi đến khám - chữa bệnh, tạo niềm tin cho người dân.

Thấm nhuần lời dạy của Bác “Lương y như từ mẫu”, tập thể cán bộ, y bác sĩ Bệnh viện Đa khoa huyện Nho Quan không ngừng học tập nâng cao tay nghề, trau dồi y đức, hết lòng vì người bệnh, góp phần nâng cao chất lượng khám - chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Bên cạnh việc cải tiến lề lối làm việc, bệnh viện sắp xếp đội ngũ cán bộ tham gia đón tiếp, hướng dẫn, giúp đỡ bệnh nhân làm thủ tục khám - chữa bệnh thuận lợi, nhanh chóng, kịp thời. Trong quá trình khám bệnh và điều trị, đội ngũ cán bộ, y bác sĩ luôn nêu cao khẩu hiệu: “Đến đón tiếp niềm nở, ở chăm sóc tận tình, về dặn dò chu đáo”.

Những năm qua, cùng với đổi mới trong công tác quản lý, lãnh đạo và điều hành, bệnh viện ngày càng có được niềm tin của nhân dân trong công tác khám - chữa bệnh. Bác sĩ Phạm Thái Hòa - Giám đốc Bệnh viện chia sẻ: Mấu chốt của sự đổi mới này nằm ở việc gắn kết hiệu quả nội dung Chỉ thị 03-CT/TƯ của Bộ Chính trị về Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn và nâng cao y đức. Bệnh viện chọn chuẩn mực đạo đức của cán bộ, viên chức thực hiện “3 phải, 3 không” làm chuyên đề và là nội dung xuyên suốt kế hoạch học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Để thực hiện tốt “3 phải, 3 không” đó, bệnh viện đã triển khai nhiều giải pháp quan trọng mà mục tiêu cuối cùng chính là nâng cao hiệu quả chất lượng khám - chữa bệnh.

Yêu cầu đầu tiên được đặt ra là nâng cao tinh thần thái độ, trách nhiệm của cán bộ y tế với bệnh nhân, qua việc triển khai thực hiện tốt đường dây nóng và hòm thư góp ý; khuyến khích phản hồi trực tiếp với lãnh đạo về cán bộ có ý thức, thái độ thực hiện chưa tốt chuyên môn; chú trọng công tác tư vấn và hướng dẫn bệnh nhân, do đó đã bồi đắp thêm niềm tin và sự hài lòng của nhân dân khi đến khám - chữa bệnh tại Bệnh viện.

Với quy mô 125 giường kế hoạch, 230 giường thực kê, 19 khoa phòng, năm 2016, bệnh viện đã khám cho 89.065 lượt bệnh nhân, đạt 104% kế hoạch; tiếp nhận và điều trị nội trú 13.964 bệnh nhân, đạt 183% chỉ tiêu giao; số ngày điều trị trung bình của bệnh nhân là 6 ngày. Phẫu thuật 892 ca về ngoại sản, đạt 148% chỉ tiêu giao... Ngoài ra, trong năm qua, Bệnh viện Đa

khoa huyện Nho Quan đã triển khai được nhiều quy trình kỹ thuật khó như: Đặt cathethe tĩnh mạch dưới đòn, đặt nội khí quản thở máy, mổ đẻ lần 2, mổ kết hợp xương, mổ nội soi đường tiêu hóa... góp phần giảm tỷ lệ bệnh nhân chuyển tuyến, giảm chi phí điều trị cho người bệnh.

Xác định yếu tố con người giữ vai trò then chốt trong việc nâng cao chất lượng y tế. Hiện tại bệnh viện có 171 cán bộ - nhân viên, trong đó có 35 bác sĩ, 20 y sĩ, 82 điều dưỡng... có chuyên môn tay nghề cao. Bệnh viện luôn quan tâm tới công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, hiện tại có 2 bác sỹ học chuyên khoa II, 1 bác sỹ học chuyên khoa 1 có 15 điều dưỡng học lên đại học dần cơ bản đáp ứng nhu cầu khám - chữa bệnh cho nhân dân…

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, kiên quyết, hiệu quả, bằng những việc làm thiết thực, tin rằng thời gian tới, Bệnh viện Đa khoa huyện Nho Quan sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều thành công hơn nữa trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Bệnh viện Đa khoa huyện Nho Quan - Ninh Bình:Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Ly Sơn - Lê Huy

Ngày 30/12 vừa qua, tại Bạc Liêu đã tổ chức khánh thành và đưa vào hoạt động Bệnh viện Đa khoa Thanh Medic II. Đây cũng là một trong những công trình Chào mừng kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Bạc Liêu (01/01/1997-01/01/2017).

Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic II tọa lạc tại số 02 DN khóm 1 phường 7, Tp. Bạc Liêu, là một trong những bệnh viện có quy lớn, hiện đại bậc nhất tại ĐBSCL. Với tổng số vốn đầu tư của 2 giai đoạn 1.650 tỷ đồng với 500 giường bệnh. Ở giai đoạn I này, bệnh viện đã đầu tư 500 tỷ đồng để xây dựng bệnh viện trên diện tích hơn 5.000m2, diện tích sàn sử dụng gần 25.000m2 với quy mô 200 giường bệnh. Ngoài việc trang bị các

thiết bị y tế hiện đại, bệnh viện có các khu khám bệnh ngoại trú thoáng mát với hơn 40 phòng khám đầy đủ các khoa như: Nội, Ngoại, Sản, Nhi và các chuyên khoa lẻ: Răng hàm mặt, Tai mũi

họng, Mắt, Da liễu, Đông y, Vật lý trị liệu...Ngoài ra, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ

Medic II còn được trang bị nhiều hệ thống máy móc thiết bị y tế hiện đại như: máy CT Scaner 160 lát cắt, máy cộng hưởng từ 1,5 tesla... Với những thiết bị hiện đại này, sẽ giúp đội ngũ Y, Bác sỹ thực hiện cấp cứu nhiều bệnh nhân nặng về tim mạch, chấn thương sọ não…

Bệnh viện có thể khám và điều trị cho hơn 2.500 lượt bệnh nhân mỗi ngày, đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân Bạc Liêu và các khu vực lân cận, góp phần giảm tình trạng quá tải tại các bệnh viện công. Đến với Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic II với phương châm hoạt động “Người bệnh là trung tâm”.

Bác sĩ Phạm Thái Hòa - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Nho Quan

Bạc Liêu: Khánh thành Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic IINhật Tân

Lễ Khánh thành BV Đa khoa Thanh Vũ Medic II

nữa. Nghề “nài” chạy xe chở thuốc lá lậu cũng lắm nỗi gian truân, dẫu là biết hiểm nguy nhưng cũng phải làm để mưu sinh”.

Trước tình trạng buôn lậu diễn ra phức tạp, nhất là những ngày giáp Tết, ngành chức năng tỉnh Đồng Tháp tích cực truy quét, bắt giữ hàng trăm đối tượng, vận chuyển hàng chục ngàn gói thuốc lá lậu và xử lý trước pháp luật. Trung tá Nguyễn Văn Tồn - Phó Trưởng Công an huyện Thanh Bình (tỉnh Đồng Tháp) cho biết: Năm 2016, lực lượng Công an huyện đã bắt 57 vụ, 32.851 gói và ra quyết định xử phạt hành chính 18 vụ. Cơ quan điều tra đã khởi tố 1 vụ (2 bị can) khi vận chuyển trên 1.500 gói thuốc lá, 24 vụ là hàng vô chủ và đang làm rõ 14 vụ.

Thời gian qua, Công an huyện Thanh Bình đã rất quyết liệt, triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, phối hợp với các lực lượng nghiệp vụ, địa bàn giáp ranh để xử lý tình trạng này. Hàng lậu từ Phú Tân, Tân Châu (tỉnh An Giang) vận chuyển bằng xe máy, qua các bến thuộc các xã cù lao của Thanh Bình để đi Cao Lãnh thì bị lực lượng Công an kiểm tra, bắt giữ. Hàng lậu từ Hồng Ngự, Tân Hồng vận chuyển trên tuyến QL30, Công an huyện phối hợp với Phòng CSGT Công an tỉnh, các đơn vị nghiệp vụ khác tiến hành tuần tra, bắt giữ, đồng thời tăng cường kiểm tra các quán tạp hoá, những địa điểm mà các nài thuốc tập kết để kịp thời phát hiện, xử lý.

Theo Trung tá Tồn, hiện nay mức xử phạt hành chính đối với

việc vận chuyển hàng cấm về cơ bản là đủ sức răn đe vì bị xử phạt rất nặng, với số tiền lớn. Nhưng thực tế những trường hợp bị phạt lại rơi vào những người vận chuyển thuê, hoàn cảnh rất khó khăn. Phần lớn, những người vận chuyển hàng cấm (chưa đến mức truy cứu hình sự) không có tiền đóng phạt (với mức phạt trung bình từ 30 đến 40 triệu đồng), vì rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Những đầu nậu, chủ hàng lợi dụng vào điều này, thuê những người nghèo khó, không có việc làm với mức thu nhập cao mỗi ngày từ 200.000 đến 300.000 đồng để vận chuyển hàng lậu. Quá trình tuần tra, lực lượng phát hiện bắt giữ các đối vận chuyển trên 500 gói đến dưới 1.500 gói đều lập biên bản vi phạm quả tang, tạm giữ tang vật, tạm giữ phương tiện và lập hồ sơ xử lý vi phạm.

Tiếp theo trang 21

Một xe bụng bị lực lượng chức năng bắt giữ

Page 18: 151 chuyen in

18 Số 151 - Tháng 01/2017CUỘC SỐNG QUANH TA

Có nhà cửa, vợ con ở thành phố, nhưng ông Văn Đức Tời chỉ thích ở chòi lá và chăn trâu. Tuy vậy, chính niềm đam mê ky lạ này đã đưa gia đình ông từ chỗ nghèo khó trở thành tỷ phú.

*Người đàn ông lập dịKhu vực bán đáo Thủ Thiêm, phường Thủ

Thiêm, quận 2, TP.HCM được bao bọc bởi một phần dòng sông Sài Gòn rộng lớn. Giữa vùng đồng cỏ hoang vu, lầy lội này, hơn 6 năm qua có một người đàn ông tìm về cắm chòi chăn trâu, sống đời “du mục” thong thả. Người dân qua lại nơi đây chẳng mấy ai biết tên thật của ông là gì mà chỉ quen gọi ông với cái tên thân thuộc “bác chăn trâu lập dị”.

Chúng tôi ghé vùng đầm lầy, hỏi nơi ở của bác chăn trâu, một chị hàng nước cười hiền bảo: “Chú tìm điểm cao đứng, nhìn thấy đàn trâu ăn ở đâu là bác ấy nằm cạnh đó, chứ chẳng ai biết cụ thể đâu”. Theo lời kể, bác chăn trâu không ở cố định mà chỉ di chuyển theo ý lũ trâu kiếm ăn dọc các bãi cỏ. Đêm đến, lũ trâu ngủ ở đâu, bác lại trải chiếc bạt rách ra nằm bên cạnh. Những hôm mưa gió, bác chui vào ống cống, lùm cây trú ẩn.

Theo lời chỉ dẫn, chúng tôi bì bõm lội qua mấy con kênh tìm đến bãi cỏ xanh mướt nơi có gần 50 chú trâu, bò đang nhởn nhơ kiếm ăn. Thấy người lạ tới, bác hiểu chuyện nhoẻn miệng cười “mấy chú đến tìm người nông dân du mục à? Tôi đây”. Nói đoạn, bác lanh lẹ tiến lên bờ mời chúng tôi ngồi xuống khoảng đất khô ráo, bắt đầu cuộc trò chuyện. Bác kể, tên thật của bác là Văn Đức Tời, 52 tuổi, quê gốc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Như lời bác kể, cái nghiệp chăn trâu “ngấm” vào máu từ thuở còn bé thơ. Bác là con trai thứ 3, trong gia đình nông dân có tới 7 anh chị em. Quê bác Tời đất đai trù phú, cha mẹ lại giỏi lao động nên kinh tế tương đối ổn định. Ngày trước, bác thường cùng bạn bè đi chăn trâu khắp các cánh đồng làng. Dù nhà có điều kiện, nhưng hồi đó ở quê chưa có phong trào học tập nên bác chỉ học đến lớp 5 rồi bỏ dở giữa chừng. Về nhà, bác ngày ngày rong ruổi trên lưng đàn trâu hiền lành. Đến năm 1986, bác chăn trâu lập gia đình cùng cô gái hàng xóm đồng trang lứa. Kết hôn, đôi vợ chồng

son được cha mẹ chia lại cho mấy sào ruộng, 3 con trâu khỏe mạnh làm của hồi môn độc lập sống riêng. Vợ chồng đều giỏi nghề nông, lại cần cù chăm chỉ nên chỉ mấy năm sau bác nông dân gây dựng được cơ nghiệp kha khá. Vợ chồng bác sinh liền mạch 4 đứa con. Tuy thế, đến năm 1999, vì không muốn đàn con theo nghiệp cày cấy khổ cực như cha mẹ, vợ chồng bác quyết định bán hết gia sản tìm đường vào Bình Dương lập nghiệp.

Vào Nam tưởng là để thoát việc “cầm cày theo trâu”, nhưng một lần nữa bác quyết định quay lại công việc cũ. Bác chăn trâu tâm sự “khi kinh tế đã ổn định hơn, tôi từng nghỉ việc nuôi bò chạy đồng để chuyển hướng làm kinh doanh. Nhưng quyết định sai lầm thiếu chút nữa khiến tôi mất cả cơ nghiệp”. Đó là thời điểm, bác bán tất cả đàn bò dùng tiền để lên Tây Nguyên thu mua cà phê về kinh doanh. Thế nhưng năm đó lại đúng vào thời điểm cà phê rớt giá thê thảm, giá bán ra chưa được phân nửa thu vào. Bác phải bán đi mảnh đất lớn bù lỗ. Đến bây giờ, bác còn tiếc hùn hụt. Bác nói: “Mảnh đất đó, giờ để lại phải được mấy tỷ. Nhưng tôi nghĩ chắc tại mình không thể làm giàu bằng cách nào khác ngoài việc bám “đuôi bò”. Thất bại trong việc kinh doanh, tôi lại quay về với nghề cũ mong vực dậy kinh tế”.

Gần như trắng tay sau lần đổi hướng làm ăn, bác Tời rút ra cho mình rất nhiều bài học xương máu. Bác lại vay mượn tiền từ anh em, bạn bè mua bò về nuôi vỗ béo. Bác luôn tin vào chiến lược làm ăn và kiên quyết thực hiện đam mê “bám vào đuôi bò” như một chữ duyên và bác lại nhanh chóng phất lên.

Giữa vùng đầm lầy, bác Tời và đàn trâu của mình sống đời sống riêng biệt. Người nông dân lam lũ vui cùng niềm vui với lũ trâu, buồn cùng nỗi buồn với lũ trâu. Bác nói: “Vợ con tôi lên thăm, thấy tôi chịu đựng khổ cực, vất vả, họ khóc nghẹn, van xin tôi quay về. Nhưng họ không biết được niềm vui của cái anh nông dân được thỏa chí điền viên như tôi. Vợ con tôi thương chồng, cha nhưng chưa bao giờ dám ngủ lại qua đêm, phần vì không có chỗ để ngủ, phần nữa họ sống sung sướng quen, sao chịu được cảnh muỗi, ve châm đốt giữa chốn hoang sơ”.

*Thú du mục thu về tiền tỷĐể có trâu giống, bác tự mình theo chân

thương lái tìm sang tận nước bạn Campuchia mua về. Bác nói: “Nông dân bên đó còn nghèo lắm, họ toàn ở nhà sàn như người đồng bào ở ta. Bà con nuôi rất nhiều trâu nhưng do điều kiện chăm sóc thiếu hợp lý, lũ trâu gầy trơ xương nhìn đến phát khóc. Tôi chọn trâu rồi thuê xe chở về vùng đầm lầy này. Từ ngày lên đây, tôi ăn ngủ cùng đàn trâu, ít khi về nhà. Có khi cả nửa năm

tôi mới về thăm gia đình. Vợ con tôi trước đây ngày nào cũng tìm lên khuyên chồng từ bỏ công việc vất vả, dãi dầu gió sương nhưng tôi nhất quyết không chịu. Đời tôi sống lang bạt kỳ hồ thành quen, giờ về nhà nó như người xa lạ”.

Lúc mới đến với vùng đầm lầy này, bác Tời cùng đàn trâu gần 10 con của mình có dựng căn chòi lá để ở. Thế nhưng xoong nồi, chén bát bác Tời để ở chòi đều bị kẻ gian vào trộm hết, nên giờ đây bác từ bỏ việc làm chòi. Tối đến, bác chọn cho mình ống cống nào đó sạch sẽ, mặc bộ đồ bảo hộ rách rưới chui vào ngủ. Nhiều bữa, đàn trâu ngủ ngay giữa đầm lầy, bác quấn chăn, rúc vào lùm cây dại đánh giấc. Khi cuộc sống đã dần hòa nhập với thiên nhiên và môi trường nơi đây, bác dần nâng số lượng đàn trâu của mình lên. Có thời điểm, bác Tời là chủ của đàn trâu lên đến 80 con, được định giá hàng tỷ đồng.

Nhờ cách làm ăn độc đáo, kinh tế gia đình bác Tời ngày một vững vàng hơn. Nhìn thân hình lam lũ, với nước da đen ngăm, tóc ngả màu trông chẳng khác gì một “thổ dân” chính hiệu, không ai dám nghĩ bác Tời lại là một nông dân thành công đến vậy. Với nghị lực và niềm đam mê của mình, giờ đây Bác đã tự mua được đất xây nhà, không chỉ một mà đã có đến 3 miếng đất “đắt giá” tại khu vực Bình Dương được bác tích góp qua từng “lứa trâu” để gửi về cho vợ con.

Giờ đây, khi khu vực Thủ Thiêm đang trong quá trình phát triển và đầu tư mạnh mẽ thì những diện tích đất hoang hóa dần được thay thế bằng các nhà xưởng, công ty đông đúc người làm việc nên “không gian” của bác Tời đã không còn rộng rãi như trước. “Đất đai khu vực này ngày càng bị thu hẹp do nhu cầu phát triển của TP.HCM. Hơn nữa, 4 đứa con đều trưởng thành, lập gia đình riêng, cuộc sống ổn định nên cha mẹ bớt đi gánh nặng. Tôi chỉ mong một điều rằng mình có thể khỏe mạnh thêm nhiều năm nữa để có thể gắn bó với cái nghề đã ngấm vào máu thịt này”, bác Tời nhoẻn cười.

Hiện tại, những người bạn thân thiết nhất của bác Tời chính là gần 30 chú trâu vừa lớn, vừa bé và 4 chú bò mập mạp. Ngồi lặng một hồi, Bác ưu tư nói: “Mùa trâu năm nay không thành công lắm, 3 con trâu của tôi ăn phải con vật gì đó có độc tố bỏ mạng oan uổng. Giờ tôi gần như không dám rời xa chúng nửa bước”. Cũng vì mê cái nghiệp “len trâu”, không chỉ “bỏ quên” vợ con mà nhiều năm qua, bác chẳng có thời gian về thăm cố hương. Dù buồn nhưng bác tin, cha mẹ, vợ con đều hiểu và thông cảm cho cái đam mê “lạ đời” của mình. Bác dự tính chăm sóc đàn gia súc đến ngày cận Tết Nguyên Đán để bán rồi cùng gia đình về quê hương thăm lại bà con đã nhiều năm xa cách.

Người đàn ông mê chăn trâu

du mục giữa Sài Thành

hoa lệNhật Nam

Bác Tời và thú “du mục” khác thường của mình

Page 19: 151 chuyen in

19Số 151 - Tháng 01/2017 CUỘC SỐNG QUANH TA

Ngày Tết đang đến gần, qua-nh các khu công nghiệp tại Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang… dễ dàng bắt gặp nhiều khu trọ sáng đèn. Ở đó, những người công nhân chuẩn bị đón Tết, một cái Tết xa quê. Khi nhắc tới chuyện không được về quê đón Tết, ai cũng ngậm ngùi, nhưng chỉ trong chốc lát, những dòng nước mắt được thay bằng nụ cười khi kể về những cái Tết ấm áp tình người nơi xứ khách.

*Nhưng giọt nước mắt rơi vào đêm Giao thừaKhông khí Tết đang tràn ngập

khắp nơi, len lỏi vào những xóm trọ nghèo, nơi hàng chục nghìn công nhân đang làm việc ở các KCN khắp miền Tây. Từ sáng sớm, các con chợ xung quanh KCN đã tất bật việc bán buôn rộn rã. Tất cả như hối hả, vun vén cho một cái Tết đầy đủ và sung túc nhất.

Từ Nghệ An vào làm việc tại KCN Bình Minh (Vĩnh Long) đã được 3 năm, nhưng chưa năm nào chị Phạm Thị Hoài (22 tuổi) được về quê ăn Tết với gia đình. Lý do cũng chỉ vì kinh tế khó khăn, đồng lương của công nhân bèo bọt trong khi nhà xa, việc di chuyển gặp nhiều khó khăn khiến cho “tình cảm bị gián đoạn”. Và cũng 3 năm rồi, cứ đến thời khắc Giao thừa, khi vô tuyến vang lên bài hát “Happy new year”, là lúc chị bật khóc nức nở vì tủi thân và nhớ nhà. Năm nay, lại một cái Tết nữa chị xa mẹ, lại một cái Tết nữa chị không được thấy cây đào ngoài vườn bung nở những nụ hoa đầu tiên.

Chị Hoài bảo rằng, cùng dãy trọ với chị còn rất nhiều người phải ở lại ăn Tết như thế. Hầu hết họ là người ở miền Bắc hoặc miền Trung, xa quá không về được. Trong khu nhà trọ chị đang ở có gần 60 phòng thì có tới một nửa số đó sẽ sáng đèn trong đêm Giao thừa. Phòng nào nhiều thì 2-3 người ở lại, phòng ít cũng có 1 người. “Mặc dù vậy nhưng không khí Tết vẫn tràn ngập trong chúng tôi. Không ai bảo ai, cứ cách Giao thừa khoảng nửa tháng, phòng nào phòng nấy tự thu dọn đồ đạc lại cho ngăn lắp. Rồi mấy phòng góp tiền với nhau đi chợ mua sắm gạo nếp, hành, thịt, lá dong về gói bánh chưng. Dù ai bận mấy cũng tranh thủ góp công sức vun vén cho cái Tết chung của xóm. Đến tối Giao thừa là có mấy nồi bánh chưng luộc ở ngoài sân, cười nói rôm rả lắm. Những câu chuyện về đón Tết quê hương được mỗi người kể lại, nghe mãi mà không chán” - Chị Hoài xúc động kể.

Nhớ nhà khi năm cũ sắp qua, anh Phan Văn Dương, 26 tuổi (quê Nghệ An) đang làm việc tại KCN quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ ngậm ngùi chia sẻ: “Năm nay là năm thứ hai tôi ăn Tết một mình ở nhà trọ. Mấy người cùng phòng quê ở gần nên về hết. Ăn Tết ở đất khách quê người đã buồn, ăn Tết một mình

càng buồn hơn. Đi đâu cũng thấy gia đình người ta sum vầy đông đủ mà tủi phận mình. Nghĩ thì nghĩ vậy, tôi lại càng phải cố gắng phấn đấu năm sau chăm chỉ hơn, dành dụm thật nhiều tiền để về quê ăn Tết cùng với gia đình. Cũng may sao ở nơi đây có nhiều anh em đồng cảnh ngộ đùm bọc lẫn nhau, sang năm mới cũng bớt cô đơn”.

*Niềm vui nhỏ nhoi của đời công nhânBa ngày Tết của công nhân

xa nhà cũng mang nhiều sắc thái. Có nhiều người "giết thời gian Tết" bằng cách tụ tập đánh bài vui, đánh bài cá độ là chầu cà phê, chầu kem. Có những công nhân dành mấy ngày Tết chỉ để... ngủ, bù cho những ngày thức khuya tăng ca. Cũng có những công nhân mấy ngày Tết không đi đâu, chỉ dành thời gian gọi điện về nhà rồi nằm đắp chăn khóc, vì nhớ nhà…

Cũng giống như phong tục ở quê nhà, ngày Tết mọi người ở đây cũng đến “xông phòng” cho nhau, thăm hỏi động viên, mời nhau ăn miếng bánh, cái kẹo để có cảm giác như đang sống trong tình làng nghĩa xóm. “Trẻ nhỏ cũng được lì xì, cũng có người đại diện trong xóm đứng lên phát biểu, chúc tụng nhau rồi đề ra phương hướng phấn đấu của xóm trong năm mới. Tất cả những hành động đó đều vì mục đích vơi đi nỗi

nhớ quê hương. Nhưng cũng thắm đượm tình người với nhau, mọi con người đến từ khắp mọi miền tổ quốc nhưng trong không khí Tết chung của cả dân tộc thì đều chung một hướng, một tấm lòng. Khi đó, mọi lo toan thường nhật đều nhường chỗ cho tình người tỏa sáng” - anh Thanh, một công nhân ở Q.Bình Thủy rưng rưng nói.

Để quên đi nỗi nhớ nhà, nhiều công nhân khác chọn cho mình phương án đến những khu du lịch sinh thái hay những nơi thường ngày họ chưa bao giờ được đặt chân đến vì không có thời gian. Chị Nguyễn Thị Thu Vân (quê Nam Định) bảo rằng, từ ngày đặt chân đến đất Vĩnh Long làm việc, chỉ cách bến Ninh Kiều, TP.Cần Thơ khoảng 10km nhưng 4 năm nay chị chưa bao giờ đặt chân tới. Tết này, chị Vân dự định sẽ rủ bạn bè ra bến Ninh Kiều đón giao thừa cho vơi đi nỗi nhớ nhà.

Đón Tết xa quê cô đơn nhưng không vì thế mà không khí đón Tết của họ kém vui, bởi họ có niềm vui của “đời công nhân”. Những ngày Tết, một số người công nhân sống xa quê chọn nhà trọ là "tổ ấm" thứ hai để cùng nhau đón một cái Tết xa nhà. Chị Hoàng Thị Tĩnh, công nhân đang làm việc tại KCN Trà Nóc, TP.Cần Thơ chia sẻ trong niềm vui: “Cứ đến ngày 23 tháng Chạp, lúc tan ca tôi lại cùng chồng con

chuẩn bị đồ lễ đưa ông Táo về trời. Mâm cơm cúng không thể thiếu được một số món đặc trưng của miền Bắc”. Trong không khí ấm áp của những ngày giáp Tết, chị Tĩnh xúc động kể rằng, Tết này là Tết thứ 5 gia đình chị không về quê, bởi mỗi khi về quê, gia đình chị phải tốn khá nhiều chi phí. Chị Tĩnh tâm sự: “Năm nay công ty cũng thưởng tiền lương tháng 13, những người khó khăn công ty thưởng thêm gạo, được động viên, chăm lo đời sống. Mỗi năm công ty có tăng lương, năm nay tiền lương tăng hơn mọi năm. Xa quê cũng nhớ quê nhưng ở đây cũng có bạn bè nên vơi đi nỗi nhớ. Mỗi nơi có phong tục khác nhau, nhưng mỗi nơi có niềm vui riêng”.

Tết Nguyên Đán Đinh Dậu 2017 đã cận kề, nơi nhà trọ không ồn ào, náo nhiệt như thường ngày, nhưng không vì thế mà không khí Tết nơi đây kém vui. Những người “xa xứ” cũng chuẩn bị dọn dẹp, trang trí lại phòng trọ, họ xem đây như là ngôi nhà thứ hai của mình để đón năm mới xa quê. Ngoài những người công nhân tự đem lại niềm vui cho nhau trong ngày Tết Nguyên đán thì bên cạnh đó còn có rất nhiều người khác cũng thấu hiểu được nỗi lòng của họ nên tạo điều kiện hết mức tổ chức cho công nhân đón xuân trong niềm vui phấn khởi. Đó là những chủ nhà trọ, hay chính quyền địa phương nơi công nhân cư ngụ. Theo lời kể của chị Hương, năm nào Ban Lãnh đạo công ty nơi chị làm việc cũng đến từng khu nhà ở của công nhân để tặng quà và thăm hỏi động viên những công nhân không về quê ăn Tết. “Năm nào vào đúng mùng 1 Tết mình sẽ có mặt tại văn phòng của công ty để nghe lãnh đạo chúc Tết, phát lì xì, quà bánh… ấm lòng lắm. Trước đó, từng phòng ban còn cử ra các thành viên thi gói bánh chưng, bánh tét, nếu đoạt giải công ty sẽ có thưởng rồi cả hội cùng liên hoan thân mật”.

Ngày Tết không được đoàn tụ với gia đình để ăn một bữa cơm sum họp truyền thống là một thiệt thòi lớn đối với mỗi người con Việt Nam. Nhưng đối với những công nhân xa xứ, phấn đấu "vượt lên chính mình" để tìm được niềm vui xuân trong công việc, trong “tình đồng hương", đây chính là nghị lực giúp họ vượt qua khó khăn, nghịch cảnh, hoàn thành tốt công việc trong năm mới.

Man mác nỗi niềm của công nhân

miền Tây ĐÓN TẾT XA QUÊ

Thảo Nguyên

Gói bánh chưng, bánh tét trong xóm trọ

Dù buồn khi xa quê ngày Tết, nhưng sự lạc quan vẫn luôn nở trên môi những người

công nhân

Page 20: 151 chuyen in

20 Số 151 - Tháng 01/2017CUỘC SỐNG QUANH TA

Không chỉ được người dân bản địa qúy mến vì sự tận tâm, hết lòng với sự nghiệp “trồng người” ở vùng đất hẻo lánh của Tổ quốc, vợ chồng thầy Thông còn được mọi người nơi đây kính nể bởi sự chịu khó, ham học hỏi, dám nghĩ dám làm trong việc phát triển kinh tế.

*Lập nghiêp từ ý chíVượt hàng trăm cây số, chúng tôi tìm đến

ngôi nhà nhỏ của thầy giáo Trần Hoàng Thông ở Tân Hiệp - xã vùng biên hẻo lánh của huyện Thạnh Hóa, Long An. Nơi đây còn được mọi người gọi với cái tên là Đồng Tháp Mười thứ 2 vì quanh năm ngập trũng, đất đai cằn cỗi, điều kiện kinh tế vô cùng khó khăn.

Là một người đã gắn bó hơn nửa cuộc đời với công việc “gieo chữ” ở vùng đất Tân Lập, thầy Thông kể lại: “Đầu năm 1998, tôi tốt nghiệp Trường CĐ Sư phạm Long An rồi được nhận công tác tại xã Tân Lập. Ngày đó nơi này là vùng khó khăn nhất nhì của huyện Thạnh Hóa, đường xá thì cách trở lại, không có điện đài, nước sinh hoạt, nếu muốn vào được trung tâm xã thôi thì cũng phải mất gần nửa ngày đi bằng đường sông chứ không có đường bộ nào cả. Chính vì thế mà thời đó, không một ai dám về Tân Lập để làm việc và thực hiện niềm đam mê giảng dạy cả”.

Dù khó khăn nhiều lần khiến thầy Thông muốn bỏ cuộc, thế nhưng điều giúp thầy Thông quyết định gắn bó và yêu quý vùng đất này chính là sự chăm ngoan, đam mê “cái chữ” của học sinh và hơn hết là sự thân thiện của người dân, cái tình người ở vùng đất hẻo lánh này.

Đầu năm 2000, thầy Thông lập gia đình cùng cô giáo Lưu Thị Hoài (SN 1978, quê Hà Tĩnh), một giáo viên trẻ mới được nhận công tác về nơi này. Sau kết hôn, đôi vợ chồng son với số tiền ít ỏi tích góp được quyết định dựng một căn nhà nhỏ làm nơi trú ngụ cũng là nơi để hai vợ chồng thực hiện niềm đam mê chung là làm kinh tế, cải thiện đời sống.

Nhớ lại những ngày đầu mới lập nghiệp, thầy Thông nói: “Thời đó, đồng lương giáo viên khiêm tốn lắm, hai vợ chồng đôi lúc không dám tiêu xài gì mới có thể dành dụm được một ít để thực hiện ước mơ của mình”. Khởi nghiệp gian nan với số vốn ít ỏi từ việc vay mượn anh chị em và bạn bè, vợ chồng thầy Thông mua được một ít đất để trồng trọt và chăn nuôi dê. Với kiến thức săn có và sự ham học hỏi nên chỉ sau vài năm vợ chồng thầy Thông đã gây dựng được một trang trại kha khá, nhờ đó kinh tế gia đình đã được ổn định hơn phần nào. Thời điểm đó, trang trại dê của gia đình thầy Thông có lúc lên đến vài trăm con cùng gà, vịt và một vài gia súc khác.

*Tấm gương “sáng” nơi vùng biênThấu hiểu được những vất vả, khó khăn của

người dân và hơn nữa là sự đồng cảm trước mơ ước được tìm đến cái chữ của các học sinh nơi vùng biên hẻo lánh này, vợ chồng thầy Thông luôn nuôi mong ước có thể phát triển kinh tế của mình, với khát vọng cao cả là nhằm có cơ hội được giúp đỡ, hỗ trợ được nhiều bà con cũng như các em học sinh khó khăn nơi đây có đủ điều kiện để được đến trường.

Đến đầu năm 2006, khi việc giảng dạy trên trường đã không còn thư thả như trước mà chuyển thành dạy 2 buổi mỗi ngày, chính vì thế

việc quản lý cũng như chăm sóc trang trại không còn đủ thời gian nữa. “Trước những khó khăn lúc đó, vợ chồng tôi không muốn vì sản xuất kinh tế mà xao lãng đi công việc gieo cái chữ của mình, vì lẽ đó mà vợ chồng quyết định chuyển đổi mô hình sản xuất kinh tế với mong ước có thể cải thiện được đời sống gia đình đồng thời không làm ảnh hưởng đến việc giảng dạy các em học sinh”, thầy Thông tâm sự.

Xuất phát từ truyền thống làm nông của gia đình từ lâu đời và diện tích đất đai rộng lớn ở nơi này, chính vì thế hai vợ chồng đã quyết định bám trụ với nghề nông. Với phương châm “lấy công làm lời, sống tiết kiệm”, vợ chồng thầy Thông bấy giờ có được bao nhiêu vốn thì đều dồn hết vào việc mua thêm đất để canh tác, trồng lúa. Khởi nghiệp với 2ha đất ruộng thí nghiệm, thế nhưng với việc chuyển đổi mô hình mới này đã nhiều lần khiến hai vợ chồng phải lao đao. Nhờ sự động viên khích lệ từ phía gia đình hai bên, vợ chồng thầy Thông lại vay mượn tiền để mua thêm đất canh tác. Gần như trắng tay sau lần đổi hướng làm ăn, thầy Thông rút ra cho mình rất nhiều bài học xương máu. Cùng với việc không ngừng tìm tòi cũng như theo học các lớp hướng dẫn phương pháp sản xuất nông nghiệp tại địa phương, hai vợ chồng mạnh dạn đầu tư mua máy cày, máy làm đất và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để cải tạo lại quỹ đất của gia đình.

Mặc dù Tân Lập là vùng đất thường xuyên bị ngập mặn, nhiễm phèn, rất khó canh tác, thế nhưng từ khi nắm chắc được kỹ thuật chăm sóc lúa, cải tạo đất, năng suất lúa hằng năm đã được cải thiện lên đáng kể. “Cứ năm nào làm được mùa, bán có lợi nhuận thì vợ chồng lại chắt chiu mua thêm đất, mở rộng diện tích canh tác. Trước đây thì mỗi năm làm chỉ được 1 vụ nhưng bây giờ Tân Lập đã được nhà nước quan tâm nhiều. Công tác thủy lợi, đê điều được đảm bảo nên người dân vùng này đã có thể canh tác được 2 vụ/năm, nhờ đó mà đời sống người dân cũng được ổn định phần nào”, thầy giáo vui vẻ nói.

Thế nhưng, câu chuyện “được mùa mất giá” thì mãi luôn đeo bám bà con nông dân. Trước bức xúc khi công sức của mình làm ra luôn bị thương lái ép giá, đã nhiều lần thầy Thông không quản

ngại mệt nhọc, mưa nắng âm thầm lần theo các thương lái để tìm đầu ra cho sản phẩm của mình cũng như giúp nhiều bà con nơi đây có thể bán được lúa với giá cao. Thầy Thông kể lại: “Tranh thủ những ngày nghỉ hè, công việc trên trường không còn bận bịu, tôi đi theo những thương lái xem họ nhập hàng ở đâu, giá cả thị trường thế nào để tìm đầu ra cho sản phẩm của mình. Để có được nơi nhập hàng ổn định như bây giờ tôi đã mất đến mấy tháng trời đi tìm cũng như tham khảo tất cả thị trường ở vùng này, có khi phải âm thầm đi theo các thương lái cả hàng tuần vẫn không về nhà”.

Với sự cần cù, chịu khó và ý chí làm kinh tế ăn sâu vào nếp nghĩ. Trải qua biết bao thử thách của thiên nhiên và thị trường, từ 2ha đất ruộng ban đầu, giờ đây vợ chồng thầy Thông đã là chủ của hơn 25ha đất ruộng màu mỡ, trung bình mỗi năm xuất ra thị trường từ 400 - 500 tấn lúa/năm, giá bán từ 5-7 ngàn/kg, đem lại doanh thu từ 1,5 - 2 tỷ đồng/năm. Trừ các chi phí thì lãi khoảng hơn 1 tỷ đồng/năm.

Khi công việc và kinh tế gia đình đã ổn định phần nào, vợ chồng thầy Thông không còn phải sớm tối tất bật với công việc đồng án như trước nữa. Với vốn kiến thức về nông nghiệp đã tích lũy được từ nhiều năm qua, thầy Thông không ngần ngại chia sẻ phương pháp, kỹ thuật cũng như tận tình hướng dẫn mọi người phòng chống sâu bệnh, thiên tai, cải thiện năng suất. Thầy thông vui vẻ thổ lộ: “Tôi không có bí quyết gì cả, chỉ là làm riết thành quen, có kinh nghiệm, theo kiểu nghề dạy nghề và sống lâu lên lão làng thôi”.

Hiện tại, với hơn 25ha đất ruộng, gia đình thầy Thông đã tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 4 lao động, với thu nhập từ 4-6 triệu đồng/người/tháng. Bên cạnh đó, gia đình thầy Thông còn thường xuyên giúp đỡ vốn cho những lao động gặp khó khăn không lấy lãi tại địa phương. Hàng năm, với tình yêu nghề “gieo chữ”, vợ chồng thầy Thông đã không ngừng hỗ trợ, giúp đỡ cho rất nhiều học sinh có cơ hội được đến trường. Chính nhờ sự quyết tâm và tấm lòng cao cả muốn giúp đỡ mọi người, trong những năm qua thầy Thông luôn được tỉnh, huyện trao tặng bằng khen “Nông dân sản xuất giỏi” của địa phương.

Đôi Vợ Chồng Giáo Viên Trẻ Bám Ruộng Vùng Biên - Làm Kinh Tế Giỏi

Nhật Nam

Thầy Thông (bên phải) vẫn cần mẫn lao động dù kinh tế gia đình đã khá giả

Page 21: 151 chuyen in

21Số 151 - Tháng 01/2017 CUỘC SỐNG - KINH DOANH & PHÁP LUẬT

Vào thời điểm cận Tết Nguyên đán, tình hình buôn lậu từ Campuchia vào Việt Nam qua biên giới Tây Nam lại diễn ra phức tạp. Lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, lập chốt kiểm soát nhưng dân buôn lậu vẫn có nhiều cách thức tuồn hàng lậu vào nội địa. Ghi nhận của phóng viên Báo Thời báo Mê Kông tại khu vực Đồng Tháp.

*Đủ cách đối phóTrước đây, dân buôn lậu thuốc

lá nhỏ lẻ cứ chạy xe máy “bụng” (tên gọi giới buôn thuốc lá lậu, bởi dưới yên xe được tháo rỗng, và bình xăng được đưa lên phần đầu, dành chỗ chứa thuốc lá - PV) vượt biên trái phép bằng đường tiểu ngạch sang Campuchia “mua hàng” giấu đầy dưới yên xe rồi quay về Việt Nam tiêu thụ. Nhưng theo thời gian, các chiêu thức vận chuyển này đã bị ngành chức năng phát hiện ngăn chặn, truy bắt gắt gao. Để đối phó ngành chức năng, giờ bọn buôn lậu đã chuyển sang hướng hoạt động “mới” và tinh vi hơn.

Theo tìm hiểu của p/v, dân buôn lậu (chủ yếu là thuốc lá và đường cát) vùng biên từ huyện Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) đi trên Tỉnh lộ 841 xã Thường Phước 1, tuyến đường liên xã Thường Thới Hậu A, Thường Thới Hậu B cùng tuyến sông Sở

Thượng để sang Campuchia. Tại khu vực này, chỉ chưa đầy một giờ đồng hồ đã có đến 5 tốp thanh niên, mỗi tốp từ 2-4 phương tiện xe máy chở thuốc lá lậu phóng bạt mạng trên đường. Các “nài” chạy xe máy đều tỏ ra rất tự tin bởi trước khi tuồn “hàng” về Việt Nam tiêu thụ luôn có người “cảnh giới”, chạy trước canh đường. Nếu phát hiện có lực lượng tuần tra, kiểm soát thì ngay lập tức họ liền thông tin ngay đến các “nài” chạy xe ứng phó. Chưa kể, dưới tuyến sông Sở Thượng, ranh giới tự nhiên của Việt Nam và Campuchia, hàng loạt ghe hàng đầy ắp đường Thái Lan, thuốc lá ngoại đang neo đậu cặp bờ dòng sông phía bạn thuộc địa phận xã Cách Cô, huyện Piên Chô, tỉnh Pray Veng, Campu-chia. Nơi đây, bày bán đủ tất cả các mặt hàng lậu như: Mỹ phẩm, thuốc lá, đường cát…Các chủ hàng lậu chỉ cần mang tiền sang mua và vận chuyển bằng đường sông về cập bờ Việt Nam để đưa vào nội địa. “Các kho hàng lậu này, bên đất Campu-chia đều được xem là hợp pháp. Mỗi ngày, hàng chục người vận chuyển hàng lậu bằng các xuồng nhỏ dập dìu qua sông. Cao điểm, hàng lậu được vận chuyển từ lúc tờ mờ sáng và vào thời điểm khi lực lượng chức ăn cơm trưa, nghỉ ngơi”, một người dân địa phương cho biết.

Một cán bộ chống buôn lậu tại xã Thường Thới Hậu B chia sẻ: “Khi

nào chủ hàng bên Việt Nam cần, các nài liền vận chuyển hàng lậu từ các kho hàng của xã Cách Cô qua sông cặp bờ Việt Nam. Nếu gặp lực lượng cắm chốt làm nhiệm vụ thì những đối tượng vận chuyển đeo vác hàng lậu chạy băng qua đồng ruộng khoảng vài trăm mét để né chốt. Khi cặp vào đường bê tông, hàng lậu được các nài chạy xe máy chờ săn nhận hàng, chạy với tốc độ cao về tập kết tại các điểm thuộc thị xã Hồng Ngự hoặc đi Tam Nông, Thanh Bình hoặc Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) và các tỉnh lân cận”. Cũng theo lời cán bộ này, để sang bên kia biên giới, các chủ hàng, “nài” thuốc cần sử dụng các xuồng nhỏ từ phía Việt Nam sang các kho hàng tại xã Cách Cô, bất kể người lạ hoặc quen miễn có tiền thì đều mua được hàng lậu. Nhiều năm nay, Thường Thới Hậu B được xem là điểm nóng buôn lậu, vận chuyển hàng cấm của huyện Hồng Ngự. Tính riêng từ đầu năm 2016 đến nay, Công an xã Thường Thới Hậu B đã phối hợp cùng với lực lượng Công an huyện Hồng Ngự, Đồn biên phòng Cầu Muống, Hải quan bắt 43 vụ, 12.257 gói thuốc lá lậu, 10.725 kg đường cát Thái Lan.

*Đua tốc độNhững “nài” thuốc chạy xe với

tốc độ cao trên đường chủ yếu là những người chở thuê, ăn tiền theo chuyến. Mỗi chuyến chở từ 2-4 cục (mỗi cục 25 cây thuốc lá lậu), nếu đưa về Hồng Ngự trót lọt được chủ hàng trả từ 20.000 - 40.000 đồng cho chặng đường dài chỉ vài trăm mét. Phương tiện vận chuyển, chi phí xăng xe, ăn uống đều được các chủ hàng bao trọn gói. Vào đợt cao điểm như các dịp cận Tết, hút hàng, mỗi đêm luôn có khoảng hơn chục

người đai vác hàng lậu từ đêm đến sáng. Đêm nào nhiều, có người được trả tiền công đến 600.000 - 700.000 đồng, số tiền này không nhỏ đối với bà con vùng biên nên họ bất chấp.

Dù là điểm nóng, nhưng hiện nay trên tuyến đường bê - tông độc đạo từ Thường Thới Hậu B về thị xã Hồng Ngự chỉ còn một chốt liên ngành chống hàng lậu gồm: Công an xã, Công an huyện, lực lượng Cảnh sát kinh tế, Biên phòng, Hải quan và QLTT. Dù có sự chốt chặn của lực lượng chức năng, nhưng chủ hàng và nài hàng lậu luôn tìm mọi cách vượt trạm, đưa hàng về Việt Nam tiêu thụ.

Toàn, một tay “nài” chạy xe đã giải nghệ bật mí: “Sở dĩ các “nài” xe chở thuốc lá lậu “đua tốc độ” là do đã chơi “hàng đá” nên khi gặp lực lượng chống buôn lậu săn sàng lao xe vào vứt bỏ phương tiện, hàng hoá rồi bỏ chạy. Các nài chỉ chở thôi, nếu bị bắt thì chủ chịu. Giữa chủ hàng và nài luôn có điều kiện nếu gặp lực lượng chức năng bằng mọi cách phải thoát được. Trong trường hợp không thể bỏ trốn, nài mới bỏ hàng. Vì nếu chỉ mới gặp lực lượng mà nài vứt hàng bỏ chạy thì sau này chủ không thuê

Đồng Tháp: Buôn lậu vùng biên

hoạt động mạnh mùa cận TếtNguyễn Thịnh - Quốc An

Nhiều kho hàng lậu của các chủ hàng bên biên giới Campuchia, giáp với

huyện Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) mọc san sát nhau.

Sau nhiều ngày đi làm thuê trở về, Phúc báo tin mừng rằng mình “trúng độc đắc” 1,5 tỷ đồng. Nghe vậy, mọi người thân liền kiểm tra, dò lại kết quả và đinh ninh trúng giải đặc biệt nên thuê ô tô vượt cả trăm cây số đến TP.Cần Thơ nhận thưởng. Tuy nhiên đến nơi, Phúc và người em rể bất ngờ bị công an tạm giữ điều tra vì phát hiện tờ vé số trúng là giả.

*Làm giả vé số độc đắcThông tin từ Cơ quan CSĐT

Công an TP.Cần Thơ cho biết, hiện cơ quan này đang củng cố hồ sơ xử lý đối với Lư Hoàng Phúc (SN 1983, ngụ ấp Cao Một, xã Tân Hoà, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh) do có dấu hiệu “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Ngoài ra, liên quan vụ việc, ngành chức năng tiếp tục điều tra làm rõ hành vi của Nguyễn Thành Lưỡng (SN 1990, ngụ cùng huyện Tiểu Cần; em rể Phúc) - người đứng tên đại diện đến Công ty TNHH MTV xổ số kiến thiết tỉnh Hậu Giang yêu cầu trả thưởng tờ vé số mang dãy số 661692 trúng giải đặc biệt

trị giá 1,5 tỷ đồng.Sáng 5/12, Phúc và Lưỡng đến

Công ty xổ số Hậu Giang yêu cầu trả thưởng tờ vé số mang dãy số 661692 trúng giải đặc biệt trị giá 1,5 tỷ đồng. Qua kiểm tra, nhân viên phòng trả thưởng phát hiện tấm vé do Phúc và Lưỡng mang đến không trùng khớp và có dấu hiệu cắt dán, sửa chữa 2 số đầu của dãy số. Sự việc ngay sau đó được phía Công ty xổ số Hậu Giang báo cho CSĐT Công an TP.Cần Thơ vì có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt số tiền lớn. Từ tin báo, ngay sau đó lực lượng công an có mặt và mời Phúc và Lưỡng về trụ sở làm rõ. Cơ quan Công an đã tạm giữ tờ vé số của đài Hậu Giang có ký hiệu K2T11, mang

dãy số 661692 (có 2 số đầu tiên có dấu hiệu cắt dán), dãy số nhỏ in trên tờ vé số là 401692, mở thưởng in ngày 12/11/2016. Ban đầu, tại cơ quan điều tra, Phúc khai mua tờ vé số trên từ một người bán dạo tại quán cà phê ngay khu vực ngã ba Tập Sơn (thuộc huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh). Ngày 3/12, Phúc dò vé số đối chiếu với kết quả của đài Hậu Giang thì phát hiện trúng giải đặc biệt 1,5 tỷ đồng.

Sau đó, Phúc đến thông báo cho vợ chồng em rể biết việc trúng số. Vợ chồng Lưỡng kiểm tra, dò lại kết quả của đài Hậu Giang và đinh ninh trúng giải đặc biệt. Ngày hôm đó, Lưỡng rủ Phúc cùng đến Công ty XSKT của tỉnh Trà Vinh để đổi thưởng. Trên đường đi, Lưỡng nghĩ lại là ngày thứ bảy, công ty không làm việc nên nói anh rể quay về. Khi đó, Lưỡng có gọi cho công ty xổ số để hỏi và được trả lời công ty chỉ làm việc vào sáng thứ bảy. Sáng 5/12, Phúc cùng em ruột, cha mẹ ruột và Lưỡng, cha ruột Lưỡng (gồm 9 người, cả tài xế và trẻ em) thuê xe ô tô 7 chỗ sang Cần Thơ để đổi thưởng thì xảy ra sự việc.

Trong quá trình xác minh điều tra, Công an quận Ninh Kiều (TP. Cần Thơ) đã báo cáo cho cơ quan CSĐT Công an TP để tiếp nhận xử lý theo thẩm quyền, vì vụ việc có dấu hiệu của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn mới, số tiền chiếm đoạt lớn. Ngay trong ngày, Giám đốc Công an TP. Cần Thơ đã chỉ đạo Văn phòng CSĐT phối hợp với Công an quận Ninh Kiều làm rõ. Quá trình làm việc, đến chiều 6/12, Phúc mới thừa nhận đã tự cắt, dán tờ vé số nêu trên nhằm mục đích chiếm đoạt số tiền lớn và bị phát hiện.

Theo lời khai của Phúc, trong lúc làm phụ hồ, người này đã nhặt được tờ vé số có dãy số 401692 và cất vào bóp. Tình cờ dò vé số, Phúc phát hiện tấm vé nhặt được trúng 4 số cuối nên nảy lòng tham. Phúc tìm tấm vé số mở thưởng của đài Hậu Giang có 2 số 66 rồi cạo sửa, cắt dán vào tờ vé số đã nhặt được 661692, cho trùng kết kết quả trúng độc đắc. Do vé số đã bị cạo sửa và có dấu hiện cắt dán nên công an đã tạm giữ Phúc và Lưỡng để điều tra.

Trà Vinh: Thợ hồ “phù phép” tờ vé số 1,5 tỷQuốc An - Đức Thiện

Người “phù phép” tờ vé số Lư Hoàng Phúc

Đọc tiếp trang 17

Page 22: 151 chuyen in

22 Số 151 - Tháng 01/2017DOANH NGHIỆP HỘI NHẬP

Thực hiện chủ trương của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc triển khai các hoạt động trong tháng Tri ân khách hàng, Công ty Điện lực Hà Nam đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa trong tháng 12/2016 nhằm tri ân đến các khách hàng đã đồng hành cùng với ngành Điện. Với mong muốn thể hiện sự trân trọng, quan tâm, cầu thị, thái độ ứng xử lịch sự, văn minh đối với khách hàng, góp phần nâng cao uy tín của Ngành điện, Tổng Công ty và Công ty Điện lực Hà Nam.

Hoạt động tri ân được tổ chức nhằm tiếp thu ý kiến đóng góp của khách hàng tham dự để khắc phục những tồn tại hạn chế góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ. Đây cũng là dịp gặp gỡ giữa khách hàng và ngành điện, tri ân sự phối hợp hỗ trợ, giúp đỡ của khách hàng, đồng thời lắng nghe những ý kiến đóng góp, trao đổi từ khách hàng cho sự phát triển của ngành điện nói chung và của PC Hà Nam nói riêng.

Công ty Điện lực Hà Nam đã tổ chức các hoạt động nhằm tri ân khách hàng sử dụng điện như: Thực hiện sửa chữa, cải tạo hệ thống điện trong

nhà, thay bóng đèn bằng bóng đèn Compact cho 10 hộ nghèo, gia đình chính sách trong huyện, thành phố; Triển khai nhắn tin SMS/Email; vệ sinh công nghiệp miễn phí trạm biến áp cho các khách hàng lớn; đồng thời phối hợp với các đơn vị thực hiện Chương trình “Tặng đèn pin - Trao niềm tin” cho khách hàng…

Ông Nguyễn Văn Minh - Phó Giám đốc Công ty Điện lực Hà Nam cho biết: Thông qua tất cả các hoạt động Tri ân khách hàng năm 2016, Công ty Điện lực Hà Nam xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các khách hàng, các cơ quan, tổ chức xã hội, đã đồng

hành cùng Công ty trong suốt thời gian qua. Công ty sẽ tiếp tục nỗ lực hoàn thiện hơn nữa, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng. Thời gian tới, PC Hà Nam sẽ đảm bảo cung cấp điện ổn định hơn nữa cho các khách hàng, giảm thời gian mất điện tới mức tối thiểu; đa dạng hóa loại hình thu tiền điện để khách hàng có thể ngồi ở nhà vẫn đóng được tiền điện mà không phải trực tiếp đến tận điểm thu tiền điện để nộp tiền; thông báo thời gian mất điện rõ ràng và tổ chức tiếp nhận thông tin, xử lý sửa chữa lưới điện nhanh, đảm bảo an toàn, chất lượng. Đồng thời, Công ty cũng sẽ công khai minh bạch các dịch vụ để khách hàng biết, tạo thuận lợi cho khách hàng tham gia giao dịch, nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với khách hàng…”.

Với tinh thần cầu thị, tư duy và phương thức đổi mới, sáng tạo, đột phá nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn. Điện lực Hà Nam mong muốn là người bạn đồng hành tin cậy, trung thành của mọi khách hàng hướng tới mục tiêu “hợp tác thành công - phát triển bền vững”.

CÔNG TY ĐIỆN LỰC HÀ NAM:ĐIỂM SÁNG VỀ HOẠT ĐỘNG TRI ÂN KHÁCH HÀNG

Bùi Cường

Công ty Điện lực Quảng Ninh với nhiệm vụ chính là quản lý vận hành lưới điện phân phối, cung cấp điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cho 14 thành phố, huyện, thị xã trong tỉnh Quảng Ninh. Tính đến tháng 12/201, Công ty Điện lực Quảng Ninh đang ký hợp đồng mua bán điện với gần 400 ngàn khách hàng, tổng sản lượng điện thương phẩm năm ước đạt gần 3,7 tỷ kWh, doanh thu ước đạt gần 6 ngàn tỷ đồng.

Điện lực Quảng Ninh luôn chú trọng tới công tác kinh doanh dịch vụ khách hàng, coi đây là yếu tố then chốt đối với sự phát triển và lớn mạnh của công ty. Công tác đầu tư xây dựng lưới điện luôn được quan tâm, đảm bảo kết lưới vận hành hệ thống tối ưu cung cấp điện an toàn hiệu quả liên tục, nhắn tin chăm sóc khách hàng qua SMS; thanh toán tiền điện qua các kênh thanh toán của ngân hàng; rút ngắn thời gian cấp điện…

Đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, tạo bước đột phá trong công tác dịch vụ khách hàng, tăng cường khả năng tiếp cận với khách hàng sử dụng điện thông qua nhiều kênh như trực tiếp tại các phòng giao dịch, qua số điện thoại nóng, qua trang Web của Công ty... nhằm tạo dựng mối quan hệ thân thiện giữa khách hàng với ngành điện.

Bên cạnh đó việc xây dựng và thực hiện văn hóa EVN, hình ảnh đội ngũ CBCNV Điện lực Quảng Ninh “chuyên nghiệp, chính xác, hiệu quả” luôn được thực hiện tốt. CBCNV có kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp, thái độ hòa nhã, thân thiện, săn sàng giúp đỡ, đáp ứng các yêu cầu của khách hàng sử dụng điện. Yêu nghề, tâm huyết với nghề, mỗi ngày phục vụ tốt hơn, thuận tiện hơn cho khách hàng sử dụng điện.

Với mục tiêu “Đáp ứng đầy đủ nhu cầu về điện của khách hàng với chất lượng và dịch vụ ngày càng tốt hơn”, công tác kinh doanh và dịch

vụ khách hàng là công việc thường xuyên, liên tục để đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của khách hàng cũng như sự phát triển và lớn mạnh của ngành điện. Công ty Điện lực Quảng Ninh đã cung cấp điện an toàn, liên tục và ổn định về chất lượng cho các khách hàng, sửa chữa kịp thời các sự cố về điện, giúp các cơ quan doanh nghiệp sản xuất ổn định và phát triển.

ĐIỆN LỰC QUẢNG NINH:HƯỚNG TỚI DỊCH VỤ HOÀN HẢO Bùi Cường

tại Công viên văn hóa Đầm Sen, TP.HCM. Tại đây, nhiều du khách trong và ngoài nước đã đến gian hàng cô để nếm thử và tỏ ra thích thú với món ăn dân dã này. Nhờ đó, khách hàng gần xa tìm đến gia đình cô để mua nem bưởi ngày càng đông. Cô Trinh cho biết, hiện cô bỏ mối mỗi chiếc nem với giá 2.000 đồng. Ngày thường, mỗi lần cô làm ra từ 700 - 800 chiếc nem, còn vào dịp Tết, cô làm tăng lên từ 2.000 - 3.000 chiếc/lần. “Những năm gần đây, nhiều người thường hay mua nem của tôi làm quà biếu Tết. Nem của gia đình chưa kịp làm ra đã có người chờ lấy rồi. Năm nào cũng vậy, đến tháng cuối của năm, tôi phải thuê thêm người để làm, vì gia đình làm không xuể”, cô Trinh vui vẻ cho biết.

*Kỹ thuật làm nem bưởiVì muốn tận mắt nhìn thấy

những chiếc nem bưởi xinh ngon, nên chúng tôi quyết định chờ đến tối để xem cô Sáu Trinh “trổ tài” làm nem. Theo cô, để làm nên chiếc nem bưởi bắt buộc phải có 3 nguyên liệu chính là: bưởi, khế chua và đu đủ xanh. Trước tiên, cô gọt vỏ bưởi, bỏ phần vỏ xanh, lấy phần vỏ trắng, đổ nước vào luộc cho chín rồi xả nước lạnh cho hết chất đắng; sau đó đem vỏ bưởi ép cho khô nước và đổ vào chảo để rang. Trái khế chua đem ép lấy nước, nấu sôi, vớt bỏ bọt rồi đổ vào chảo bưởi,

khấy một lúc bưởi tan thành bột; cho các gia vị: muối, đường… vào và tiếp tục sên cho tới khi nào bưởi khô keo lại thì nhắc xuống để nguội. Để cho nem thêm ngon, hấp dẫn cần cho vào ít tỏi, ớt… sao cho vừa khẩu vị. “Khi nấu, cần phải để lửa cháy riu riu để bưởi không bị cháy. Bưởi vừa chín tới thì tắt bếp, nếu bưởi chưa chín hoặc chín quá sẽ không làm ra được nem ngon”, cô Sáu Trinh lưu ý. Cuối cùng, đu đủ xanh (sau khi bào sợi và ép cho khô) đem đổ chung với bưởi và trộn nhiều lần cho nem bưởi xoăn chặt lại rồi vo thành từng viên để lên các mâm. Nem này phải để qua một đêm cho cứng lại rồi mới gói vào bao nilon (trước đây gói nem với lá khoai, mì, dong, chuối…) và đóng thành hộp. Sau 2 ngày nem đem ra ăn rất ngon. Nem bưởi cất trong tủ lạnh có thể tăng thời hạn sử dụng lên 10 ngày. “Để làm ra chiếc nem bưởi ngon thì

tất cả các công đoạn đều quan trọng cả. Do vậy, tôi phải làm liên tục, tỉ mỉ, đúng kỹ thuật, nếu chỉ lơ là một chút thôi là nem sẽ hư”, cô Sáu Trinh chia sẻ kinh nghiệm.

Chúng tôi thắc mắc, tại sao phải dùng khế chua và đu đủ non mà không thay thế các nguyên liệu khác. Cô Sáu Trinh giải thích: “Trước đây, má tôi đã từng dùng thử chanh và dấm để thay thế khế chua nhưng không hiệu quả. Chỉ có nước khế chua mới làm cho vỏ bưởi tan thành bột. Còn làm đu đủ xanh giúp cho nem bưởi xoăn chắc, giòn ngon”. Được cô sáu Trinh hướng dẫn, nhiều người trong vùng cũng chuyển sang làm nghề nem bưởi nhưng không tài nào làm được hoặc có làm được thì nem cũng không ngon bằng. Vì vậy, mà cả làng bưởi Tân Triều này chỉ duy nhất gia đình cô Sáu Trinh làm được món đặc sản tuyệt hảo này.

Tiếp theo trang 14

Cô Sáu Trinh chuẩn bị nguyên liệu để làm nem bưởi

Page 23: 151 chuyen in

23Số 151 - Tháng 01/2017 DOANH NGHIỆP HỘI NHẬP

Trong những năm qua, ngành Điện Phú Thọ đã sử dụng hiệu quả vốn vay quốc tế trong các dự án nâng cấp và cải tạo lưới điện nông thôn nhằm nâng cao chất lượng đời sống cho người dân, nhất là đồng bào vùng sâu vùng xa.

Thực hiện chủ trương của Chính phủ, từ năm 2008 đến nay, ngành Điện đã tiếp nhận để bán điện trực tiếp đến các hộ dân nông thôn, sau khi tiếp nhận đã có nhiều dự án đầu tư nâng cấp mạng lưới điện nông thôn được thực hiện như KfW, IVO, ReII. Tính tới thời điểm này, Dự án Nâng cao hiệu quả năng lượng khu vực nông thôn tỉnh Phú Thọ vay vốn Ngân hàng Tái thiết Đức (gọi tắt là dự án KfW) được triển khai từ cuối năm 2012 là dự án với số vốn lớn nhất, quy mô nhất về điện dành cho khu vực nông thôn của tỉnh Phú Thọ; triển khai tại 130 xã trên địa bàn 13 huyện, thành, thị với tổng mức đầu tư 541,8 tỷ đồng, bình quân mỗi xã có suất đầu tư khoảng 4-5 tỷ đồng.

*Từ nỗ lực, quyết tâm triển khai dự án…Quy mô toàn dự án gồm: Xây

dựng mới 118km đường dây trung áp, tu sửa và xây dựng 1.572km đường dây hạ áp, trong đó xây mới 978 km; 169 TBA tổng dung lượng là 39.005 kVA. Dự án hoàn thành đã cơ bản đáp ứng nhu cầu phụ tải của khu vực nông thôn, chống quá tải lưới điện, giảm tổn thất điện năng, nâng cao chất lượng điện áp, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thụ hưởng sử dụng điện. Hiệu quả đầu tư, cải tạo, chất lượng điện ở huyện Yên Lập, Hạ Hòa, Phù Ninh, Cẩm Khê có tiến độ thực thi kế hoạch của dự án tốt nhất, cải thiện được chất lượng điện phục vụ cho hoạt động sản xuất, sinh hoạt cho bà con ở các xã đã thực hiện bàn giao lưới điện hạ áp nông thôn về cho Công ty Điện lực quản lý.

Trên cở sở đó chúng tôi đã tiến hành khảo sát tại huyện Cẩm Khê, một trong những địa phương thụ hưởng nguồn vốn đầu tư của dự án KfW trong thời gian qua. Với 4

gói thầu thuộc 21 xã, khởi công từ đầu 2013 - và hoàn thành tháng 4 năm 2015, cải tạo 17,051km đường dây trung áp, 26 trạm biến áp với tổng dung lượng 6.500 kVA, 189km đường dây hạ áp cải tạo là đã đáp ứng nguồn điện cho người dân trên địa bàn. Cho đến nay, Điện lực Cẩm Khê đã tiếp nhận 46/47 xã và 02/02 thị trấn, đã thực hiện cải tạo với tổng mức đầu tư trên 90 tỷ đồng cho lưới điện nông thôn.

Khi Công ty Điện lực Phú Thọ tiếp nhận lưới điện nông thôn của vùng, từ cuối năm 2012, ngành Điện bắt đầu triển khai dự án KfW, cải tạo đường dây hạ thế, lắp thêm 03 TBA chống quá tải và rút ngắn bán kính cấp điện, mở rộng một số nhánh rẽ xương cá. Nguồn cung điện bảo đảm công suất không những dư đủ cho sinh hoạt hàng ngày cho bà con trong xã mà còn bảo đảm nguồn cung để triển khai các công việc cần nhiều điện năng như bóc gỗ sản xuất ván ép. Hàng loạt các lò xao chè mini ra đời, dù xã không có truyền thống chế biến chè. Hiện xã có 100 hộ dân có của ăn của đề nhờ có nguồn điện sản xuất chè. Xã không trồng chè thương mại, nhưng người dân Yên Dưỡng đi thu mua chè tươi ở các vùng nguyên liệu cận kề như Yên Lập, Thanh Sơn, Thanh Ba. Mở ra ngành sản xuất có tính dịch vụ nhờ có nguồn điện đảm bảo. Các hộ có tivi chiếm tới 99%, tủ lạnh 70-75%. Đây là bước ngoặt lớn kể từ năm 2010, bởi một thời Yên Dưỡng

có tiền cũng không thể dùng những vật dụng thiết thân với đời sống hiện đại bình thường vì chất lượng điện yếu, kém. Nhờ có chất lượng điện được cải thiện mà các dịch vụ phụ trợ khác như xay sát, chăn nuôi trang trại cũng đã được phát triển rộng. Đến nay, số hộ nghèo trong xã Yên Dưỡng đã giảm còn 26%.

*Đến diên mạo mới của nhưng vùng quêÔng Nguyễn Xuân Tú - Chủ

tịch xã Yên Dưỡng, huyện Cẩm Khê khẳng định: “Đối với xã Yên Dưỡng, tôi thấy việc ngành Điện đầu tư dự án KfW về nông thôn rất có hiệu quả. Mong muốn trong thời gian tới ngành Điện tiếp tục đưa đầu tư để đáp ứng nhu cầu phát triển phụ tải, nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế của địa phương hướng tới quy hoạch nông thôn mới ngày một được cải thiện nâng cao theo đúng các tiêu chí.”

Từ Yên Dưỡng - Cẩm Khê nhìn sang Thượng Long - Yên Lập cũng nhờ hệ thống điện nông thôn được chuẩn hóa, Thượng Long đã hoàn thiện các công trình hạ tầng như: Trường lớp học, trạm y tế, đường giao thông nông thôn; kênh mương nội đồng... Từ năm 2014 toàn xã Thượng Long thực hiện tổng diện tích gieo trồng gần 100ha, có trên 30ha đất lúa chuyển sang sản xuất các loại cây trồng có giá trị cao được bơm tưới bằng điện. Đến nay thu nhập bình quân đầu người của

Thượng Long đạt 10 triệu đồng/năm, số hộ khá - giàu tăng cao, số hộ nghèo giảm còn 13%.

Mặt khác, nhờ xây dựng “cánh đồng mẫu lớn” sản xuất lúa đã mang lại hiệu quả bước đầu, góp phần đưa giá trị sản xuất nông nghiệp ngày một gia tăng.

Hiệu quả của vốn vay quốc tế được ngành Điện đầu tư vào việc tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn để bán điện trực tiếp cho người dân không những giúp các hộ dân nông thôn được mua điện đúng giá Chính phủ quy định, giảm tỷ tổn thất điên năng vực nông thôn từ mức 28-32%, xuống còn 9,87%. Tính đến nay, hơn 6 triệu khách hàng được thay thế công tơ, lưới điện nông thôn được cải tạo, chất lượng điện được nâng cấp, điện áp ổn định, ngành điện trang bị tài sản và thiết bị truyền tải đến công tơ của khách hàng, người dân không phải đóng góp bất kỳ khoản kinh phí nào để cải tạo lưới điện….

Công ty Điện lực Phú Thọ cũng như mọi đơn vị thành viên của EVN-NPC đều hiểu rõ hiện nay khó khăn lớn nhất của ngành là nguồn vốn đầu tư cải tạo sửa chữa, nâng cấp lưới điện nông thôn nhằm tiếp tục thực hiện giảm tổn thất điện năng, nâng cao chất lượng điện còn nhiều khó khăn, cần sự ủng hộ, chung tay tìm giải pháp huy động nguồn vốn ưu đãi khác nhau, trong đó nguồn vốn ODA vô cùng quan trọng từ các nhà tài trợ quốc tế.

CÔNG TY ĐIỆN LỰC PHÚ THỌ:HIỆU QUẢ TỪ CÁC DỰ ÁN

NÂNG CẤP LƯỚI ĐIỆN NÔNG THÔN Cẩm Nhung (Điện lực Phú Thọ)

Page 24: 151 chuyen in

24 Số 151 - Tháng 01/2017AN TOAN GIAO THÔNG

Ngày 26/12 vừa qua, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia dự Hội nghị tổng kết 8 năm thực hiện Nghị quyết 16/2008/NQ-CP của Chính phủ về từng bước khắc phục ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP.HCM và triển khai kế hoạch bảo đảm trật tự an toàn giao thông trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2017 trên địa bàn Hà Nội.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình biểu dương những kết quả mà Thành phố Hà Nội đạt được trong việc thực hiện Nghị quyết 16/2008/

NQ-CP của Chính phủ. Thành phố đã huy động được sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn, tập trung đầu tư các công trình hạ tầng giao thông, công tác quản lý, duy tu, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, chủ động sáng tạo đưa ra nhiều giải pháp đột phá để giảm ùn tắc giao thông, như xây dựng cầu vượt bằng thép, điều chỉnh giờ làm việc và học tập, phát triển vận tải hành khách công cộng. Đồng thời, hoàn thành nhiều dự án giao thông trọng điểm, như mở rộng, nâng cấp nhiều tuyến đường cao tốc từ Hà Nội đi các tỉnh, dần khép kín đường vành đai 1, các hầm chui. Đặc biệt, hoàn thành và đưa vào sử dụng nhiều cầu qua sông Hồng, như cầu Nhật Tân, cầu Vĩnh Thịnh, cầu Vĩnh Tuy, cầu Đông Trù… góp phần giảm ùn tắc và tai nạn giao thông.

Bên cạnh những thành tích quan trọng đạt được, Phó Thủ tướng Thường trực nhấn mạnh:

Thành phố vẫn đang đứng trước thách thức với nguy cơ ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông còn diễn biến phức tạp. Thành phố cần tiếp tục tập trung chỉ đạo một số vấn đề lớn, như quan tâm đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch với việc đầu tư hạ tầng đồng bộ hơn, từng bước hiện đại hoá kết cấu hạ tầng giao thông. Đẩy mạnh xã hội hóa, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý và điều hành giao thông của một đô thị thông minh. Từ đó, tạo tuyến hành lang an toàn, thông suốt theo đúng quy hoạch vùng Thủ đô cũng như quy hoạch giao thông vận tải được Thủ tướng phê duyệt.

Thành phố cần tăng cường quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực, như tổ chức giao thông, xây dựng hệ thống giao thông thông minh, rà soát các tuyến đường và nút giao thông có nguy cơ ùn tắc để có phương án khắc phục. Tổ chức tốt quản lý vận tải hành khách, bố trí phân luồng tuyến ra vào các bến xe hợp lý, đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của nhân dân. Đồng thời, Thành phố cần tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm giao thông, tổ chức giải tỏa lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, giải tỏa lòng đường, vỉa hè.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đề nghị Thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông của người dân, tạo thói quen sử dụng phương tiện vận tải công cộng. Huy động sự tham gia mạnh mẽ của nhân dân, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, gắn trách nhiệm của các cấp chính quyền với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Hà Nội: Đảm Bảo Trật Tự

An Toàn Giao Thông

Dịp Tết Nguyên Đán 2017

Hà Trung

Trong hai ngày 29 và 30/12/2016, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường thủy (Bộ Công An) đã tổ chức Hội nghị Cảnh sát giao thông toàn quốc năm 2017.

Đến dự và phát biểu tại Hội nghị, Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an khẳng định, với sự chỉ đạo sâu sát của Đảng ủy Công an Trung ương, Lãnh đạo Bộ Công an, sự giúp đỡ của nhân dân, sự nỗ lực của cán bộ, chiến sĩ, trong năm qua lực lượng Cảnh sát giao thông đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận.

Năm 2016, tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương. Toàn quốc xảy ra 21.568 vụ, làm chết 8.680 người, bị thương 19.280 người. So với năm 2015, giảm 1.259 vụ, giảm 47 người chết, giảm 1.789 người bị thương. Đáng chú ý, Diễn đàn Cảnh sát giao thông ASEAN lần thứ nhất - sáng kiến của lực lượng Cảnh sát giao thông Việt Nam, được tổ chức thành công tại Thủ đô Hà Nội, được Cảnh sát các nước ghi nhận, đánh giá cao, tạo được tiếng vang lớn trong cộng đồng các nước ASEAN...

Để đáp ứng yêu cầu công tác, Trung tướng Nguyễn Văn Sơn đề nghị Cục Cảnh sát giao thông tập trung chỉ đạo và phối hợp với các lực lượng bảo đảm tuyệt đối an toàn giao thông cho các sự kiện chính

trị lớn của đất nước. Đặc biệt năm 2017, là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, cũng là năm diễn ra các sự kiện chính trị, văn hóa, đối ngoại quan trọng của đất nước, trong đó có sự kiện Việt Nam đăng cai Hội nghị cấp cao APEC 2017, trọng tâm là Tuần lễ cấp cao APEC diễn ra tại TP.Đà Năng.

Để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị Công An toàn quốc lần thứ 72, đáp ứng yêu cầu công tác trong tình hình hiện nay, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sơn đề nghị lực lượng Cảnh sát giao thông tiếp tục tham mưu cho lãnh đạo Công an các địa phương báo cáo, đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 4/9/2012 của ban Bí thư Trung ương

Đảng khóa XI về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”, Chỉ thị số 09/CT-BCA-V28 của Bộ trưởng Bộ Công an về tăng cường

công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân trong tình hình mới…

Cùng với đó, lực lượng Cảnh sát giao thông tiếp tục tham mưu, chỉ đạo xây dựng các đợt cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội, tập trung làm tốt công tác tuần tra, xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, bảo vệ tuyệt đối an toàn cho các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, đặc biệt là Hội nghị cấp cao APEC 2017... Lực lượng Cảnh sát Giao thông đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật, vận động quần chúng bảo đảm trật tự an toàn giao

thông, để nâng cao ý thức của người dân tham gia giao thông, đưa pháp luật về an toàn giao thông đi vào đời sống, tranh thủ sự ủng hộ đồng tình của đông đảo quần chúng nhân dân đối với hoạt động thực thi pháp luật của Cảnh sát Giao thông.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu tại Hội nghị

Hội Nghị Cảnh Sát Giao Thông Toàn Quốc Năm 2017 Trọng Tâm

Trung tướng Nguyễn Văn Sơn phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Đại diện Cục CSGT nhận Bằng khen của UB ATGT Quốc gia