144 chuyen in

24
Bạc Liêu: Hành Trình Đi Tìm Con Chữ Của Cậu Học Trò Nghèo Khuyết Tật Số 144 tháng 11/2016 [email protected] [email protected] www.vilacaed.org.vn Phát hành thứ 5 hàng tuần Hotline: 091 4851538 090 9933888 098 7612850 500 kiều bào cùng hiến kế Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh T.05 T.24 T.13 T.08 T.17 Dễ rơi vào bẫy tín chấp Kỳ 3: Sa lưới T.19 TP. Hồ Chí Minh: Sôi động Hội nghị thượng đỉnh Chủ tịch Kim hoàn Đá quý ASEAN +8 Huyện Yên Thủy - Hòa Bình: Nông thôn mới hiệu quả từ công tác tuyên truyền Foodexpo 2016: Cơ Hội Cho Ngành Công Nghiệp Thực Phẩm Việt Nam

Upload: han-nhung

Post on 20-Jan-2017

44 views

Category:

News & Politics


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: 144 chuyen in

Bạc Liêu:Hành Trình

Đi Tìm Con Chữ Của Cậu Học Trò Nghèo

Khuyết Tật

Số 144 tháng 11/2016

[email protected]@yahoo.comwww.vilacaed.org.vn

Phát hành thứ 5 hàng tuần

Hotline: 091 4851538 090 9933888 098 7612850

500 kiều bào cùng hiến kế

Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh T.05

T.24 T.13 T.08

T.17

Dễ rơi vào bẫy tín chấpKỳ 3: Sa lưới T.19

TP. Hồ Chí Minh:Sôi động Hội nghị

thượng đỉnh Chủ tịch Kim hoàn Đá quý ASEAN +8

Huyện Yên Thủy - Hòa Bình:

Nông thôn mới hiệu quả từ công tác tuyên truyền

Foodexpo 2016: Cơ Hội Cho

Ngành Công Nghiệp Thực Phẩm Việt Nam

Page 2: 144 chuyen in

02 Số 144 - Tháng 11/2016THEO DÒNG THỜI SỰ

Giá bán tại Viêt Nam: 4.800đ

Tổng Biên tập: Lại Thanh Bình Pho Tổng Biên tập: Hô Minh Sơn Văn phòng đại diện phía Nam: Tầng 8, Số 18A đường Nam Quốc Cang, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM. ĐT: 08.6679.2468Văn phòng đại diện tại Cần Thơ và ĐBSCL: Số 9/10 Đại lộ Võ Văn Kiệt, Khu vực 7, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ.Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: 329 NGuyên Hưu Tho, P.Hòa Cường Băc, Q.Hai Châu, TP.Đà NẵngVăn phòng đại diện tại Tây Nguyên: 250/31 đường Phan Chu Trinh, P.Tân Lợi, TP.Buôn Mê Thuột, tỉnh Đaklak.Tài khoan: 0521101078008, ngân hàng TMCP Quân đội.Giấy phép hoạt động báo chí: Số 1144/GP-Bộ TT&TT, ngày 25/7/2011In tại: Xí nghiệp In 2 - CTy TNHH MTV In Ba Đình - Bộ Công AnĐơn vị phát hành: Cty TNHH Truyền thông Mỹ Phúc. ĐC: 205 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP.HCM. ĐT: 08.38249001

Trụ sở: Tầng 7, số 65, Văn Miếu, Q.Đống Đa-Hà Nội (Bộ Kế hoạch & Đầu tư)

Văn phòng Ban Biên tập: Tầng 01, Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc gia, Đỗ Đức Dục - Mỹ Đình - Nam Từ Liêm - Hà Nội. ĐT: 08049573 - 08049574 - 08049575. Fax: 08049575

Ngày 10/11 vừa qua, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Đại sứ Serbia tại Indonesia kiêm nhiệm Việt Nam, ông Slo-bodan Marinkovic. Thủ tướng khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Serbia.

Thủ tướng chúc Đại sứ có nhiệm kỳ công tác thành công, góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác Việt Nam - Serbia đi vào chiều sâu, trong đó có việc đưa kim ngạch thương mại hai nước lên 500 triệu USD trong nhiệm kỳ này.

Đại sứ Slobodan Marinkovic cho biết, ông đã được Thủ tướng Serbia giao nhiệm vụ mở rộng quan hệ hợp tác hơn nữa với Việt Nam, trước hết là những lĩnh vực có tiềm năng. Đại

sứ cũng cho biết, mới đây, phía Việt Nam có cuộc trao đổi ấn tượng với Phòng Thương mại Serbia tại Thủ đô Belgrade về các tiềm năng và cơ hội hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước. “Sau đó, chúng tôi đã nhận được nhiều cuộc điện thoại từ các doanh nghiệp Serbia hỏi thông tin cũng như mong muốn tiếp cận thị trường Việt Nam. Tôi tin hai nước có nhiều triển vọng hợp tác trong lĩnh vực này”, Đại sứ Slobo-dan Marinkovic chia sẻ và cho biết đang nỗ lực tìm giải pháp để kết nối cộng đồng doanh nghiệp hai nước.

Hoan nghênh ý kiến của Đại sứ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị hai bên tổ chức một diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam và Serbia tại Hà Nội hoặc TPHCM để doanh nghiệp hai nước tìm hiểu, trao đổi cơ hội hợp tác.

Ngày 10/11 vừa qua, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Đại sứ Bồ Đào Nha Francisco Assis Morais Cunha Vazpatto đến chào nhân dịp nhận nhiệm vụ tại Việt Nam.

Thủ tướng bày tỏ vui mừng quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước đã phát triển tốt đẹp. Kim ngạch thương mại hai nước liên tục tăng trong những năm qua và đạt gần 400 triệu USD vào năm 2015.

Thủ tướng mong muốn trong nhiệm kỳ công tác của mình, Đại sứ góp sức vào việc thúc đẩy quan hệ hai nước, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đưa kim ngạch thương mại hai chiều nhanh chóng đạt mức 1 tỷ USD vào trước năm 2020, đặc biệt là có thêm nhiều dự án đầu tư

của Bồ Đào Nha vào Việt Nam.Cho rằng Hiệp định Thương

mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) sẽ mở ra tiềm năng lớn cho quan hệ thương mại hai nước, Thủ tướng đề nghị Bồ Đào Nha tiếp tục ủng hộ để EVFTA sớm được ký kết và triển khai. Thủ tướng cũng nhất trí với Đại sứ về việc hai bên thúc đẩy hợp tác du lịch, thể thao, văn hóa, qua đó thúc đẩy hợp tác kinh tế và thương mại.

Về phần mình, Đại sứ Fran-cisco Assis Morais Cunha Vazpatto cảm ơn Thủ tướng dành thời gian tiếp, bày tỏ vinh dự khi nhận nhiệm vụ tại Việt Nam. Đại sứ khẳng định Bồ Đào Nha ủng hộ EVFTA và sẽ nỗ lực thúc đẩy việc ký kết và triển khai Hiệp định này.

Việt Nam - Serbia: Tăng cường quan hệ hợp tác

Thuỳ Duyên

Sáng 7/11, tại TPHCM, Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) đã tổ chức Hội nghị khu vực miền Trung và miền Nam, lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị Công Tác Phòng, Chống Tham Nhũng Đã Có Sự Chuyển quyết Trung ương 3 về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí". Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã đến dự và phát biểu chỉ đạo.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ

tướng Trương Hòa Bình cho biết: Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) là Nghị quyết chuyên đề đầu tiên của Đảng về phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Qua 10 năm thực hiện, công tác phòng, chống tham nhũng đã có sự chuyển biến tích cực, thể hiện trên các mặt phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, góp phần quan trọng vào giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, tham nhũng, lãng phí hiện vẫn còn xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ. Theo Phó Thủ tướng, bản chất của tham

nhũng là sự lạm dụng quyền lực để vụ lợi, tham nhũng có thể xảy ra ở mọi quốc gia, không phân biệt thể chế chính trị, không phân biệt quốc gia giàu hay nghèo mà chỉ khác nhau ở tính chất, mức độ. Do đó, kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí thì nhất thiết phải giám sát, kiểm soát được quyền lực.

Đặc biệt, để phòng, chống tham nhũng, lãng phí, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tính tiên phong gương mẫu của cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu đóng vai trò hàng đầu. “Cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu có thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, có thực sự gương mẫu không, hay nói không đi đôi với làm, chống

tham nhũng một cách hình thức”, Phó Thủ tướng đặt vấn đề và dẫn lời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Tay đã nhúng chàm làm sao chống tham nhũng được”.

Phó Thủ tướng cũng cho rằng cần hoàn thiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, tạo điều

CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG ĐÃ CÓ SỰ CHUYỂN BIẾN TÍCH CỰCXuân Tài

Việt Nam - Bồ Đào Nha:Phát triển quan hệ Hữu nghị - Hợp tác

Chí Nhân

Chiều 8/11 vừa qua, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Đại sứ Cam-puchia Prak Nguon Hong đến chào xã giao nhân dịp nhận nhiệm vụ tại Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định Việt Nam và Campuchia là láng giềng gần gũi trong ASEAN, có quan hệ truyền thống lâu đời, ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau, luôn kề vai, sát cánh bên nhau trong những lúc khó khăn, hoạn nạn. Thủ tướng mong muốn hai bên tăng cường đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau vì lợi ích của nhân dân hai nước, góp phần vào việc củng cố hợp tác trong khu vực và trên

thế giới. Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện với Campuchia. Nhân dịp Quốc khánh lần thứ 63 của Cam-puchia, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng những thành tựu

mà nhân dân Campuchia đã giành được thời gian qua.

Thủ tướng mong muốn trong nhiệm kỳ công tác, Đại sứ Prak Ngu-on Hong sẽ có nhiều đóng góp tích cực, đưa mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước ngày càng phát triển, như thúc đẩy hoạt động của Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Campuchia, Ủy ban liên hợp về biên giới hai nước; thúc đẩy công tác phân giới cắm mốc trên đất liền giữa hai nước; tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt tại Campuchia làm ăn sinh sống.

Đại sứ Prak Nguon Hong cho biết, từ khi đến Việt Nam, đã nhận được sự đón tiếp chu đáo, thân tình

của các đồng nghiệp, bạn bè Việt Nam. “Tôi ngưỡng mộ trước thành tựu phát triển mà nhân dân Việt Nam đã đạt được và hy vọng đóng góp hơn nữa cho tình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước”, Đại sứ bày tỏ và mong muốn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Chính phủ, các cơ quan chức năng và nhân dân Việt Nam.

Xác định vai trò Đại sứ là cây cầu nối hữu nghị giữa hai nước, ông nhấn mạnh sẽ theo dõi, thúc đẩy việc thực hiện các thỏa thuận hợp tác mà lãnh đạo hai nước đã nhất trí; tích cực tham gia vào việc giải quyết các vấn đề còn tồn tại như công tác phân giới cắm mốc…

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đại sứ Campuchia Prak Nguon Hong

Việt Nam - Campuchia: Thắt chặt tình hữu nghịThùy Duyên

Đọc tiếp trang 03

Page 3: 144 chuyen in

3Số 144 - Tháng 11/2016 0SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM

kiện cho nhân dân, báo chí giám sát công tác phòng chống tham nhũng. Tăng cường cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý nhằm giảm thiểu việc lợi dụng các thủ tục hành chính để sách nhiễu, vòi vĩnh. Hoàn thiện các quy định nhằm kiểm soát tốt tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, nhằm hạn chế tính hình thức của giải pháp này hiện nay. Đồng thời, cần phải có quy định cụ thể để giám sát việc thực thi quyền lực trong Đảng và trong các cơ quan Nhà nước. Giám sát, kiểm soát quyền lực trong quản lý kinh tế xã hội, không để bị lợi dụng, không để hình thành “lợi ích nhóm” và nhất là đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan tố tụng. Đẩy mạnh công tác phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh những trường hợp vi phạm. Quan điểm là không có vùng cấm, không loại trừ bất cứ ai, nếu có hành vi tham nhũng là phải bị xử lý; không để dư luận xã hội đặt vấn đề làm chưa ng-hiêm, chưa quyết liệt và chưa làm đến nơi đến chốn, còn có những nơi chưa đụng tới…

Qua Hội nghị này, các cơ quan chức năng cần đánh giá những mặt làm được, mặt còn hạn chế, trên cơ sở đó đóng góp ý kiến hoàn chỉnh dự thảo Đề án, để Ban Chỉ đạo tổng kết trình Bộ Chính trị.

Chiều 10/11 vừa qua, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa Toàn thư Việt Nam, đã gặp gỡ các Trưởng ban biên soạn chuyên ngành.

Phó Thủ tướng mong muốn được nghe ý kiến trực tiếp, yêu cầu cụ thể từ các trưởng ban biên soạn chuyên ngành đối với Chính phủ, hai Viện Hàn lâm, Hội đồng Chỉ đạo biên soạn, để các nhà khoa học hoàn thành tốt nhất công việc của mình.

Theo GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, Phó Chủ tịch Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa Toàn thư Việt Nam cho biết, hiện nay công tác chuẩn bị đang được tích cực thực hiện như: Xây dựng quy chế hoạt động, cẩm nang, cách thức biên soạn, quy trình kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu từng mục từ, từng quyển, khả năng chia sẻ kinh nghiệm quốc tế…

Sau khi nghe kiến nghị, đề xuất của các nhà khoa học, nhấn mạnh tính mở trong cơ cấu tổ chức các ban chuyên ngành cũng như trong quá trình biên soạn, Phó Thủ tướng cho rằng quyết định thành lập các ban chuyên ngành là bộ khung nền tảng ban đầu, còn

trong quá trình hoạt động là hoàn toàn linh hoạt để thu hút sự tham gia cống hiến của tất cả các nhà khoa học cũng như của cộng đồng.

Phó thủ tướng cho biết: “Tinh thần là cơ cấu tổ chức linh hoạt, cởi mở trong từng nhóm, từng ban chuyên ngành, thậm chí một nhà khoa học có thể tham gia biên soạn tại nhiều ban chuyên ngành khác nhau và mở ra ngoài xã hội, cộng đồng”. Bên cạnh đó, tính mở từ quá trình xây dựng đề cương, phạm vi kiến thức đến phân chia thành các quyển, tập bách khoa thư sao cho khoa học, hợp lý, làm rõ hội hàm, đặc thù của Việt Nam so với các bộ bách khoa toàn thư trên thế giới. Trong đó, việc quan trọng và cấp thiết là khẩn trương xây dựng Cổng Bách khoa Toàn thư Việt Nam kèm theo công cụ biên soạn

trực tuyến để cộng đồng các nhà khoa học có thể cập nhật, giải thích, bổ sung các mục từ, sự kiện…

“Thay vì cách làm truyền thống là làm xong bản giấy mới cập nhật lên bản điện tử, thì nay chúng ta làm ngược lại là đăng tải các mục từ được biên soạn lên Cổng Bách khoa Toàn thư Việt Nam để ghi nhận, tiếp thu ý kiến đóng góp, thẩm định từ các nhà khoa học, nhà quản lý và tất cả những người quan tâm đến việc biên soạn Bách khoa Toàn thư Việt Nam ở trong và ngoài nước. Sau khi hoàn chỉnh thì chúng ta in lại thành bản giấy theo định kỳ 5-10 năm một lần, còn bản điện tử liên tục cập nhật. Quan trọng là chúng ta thống nhất được cách làm ngay từ đầu vì khi triển khai thì đây sẽ là một quá trình liên tục”, Phó Thủ tướng nhận định.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, việc biên soạn Bách khoa Toàn thư Việt Nam là hết sức có ý nghĩa nhằm giới thiệu một cách toàn diện, có hệ thống, chuẩn xác những tri thức cơ bản nhất về đất nước, con người, lịch sử xã hội, văn hóa, khoa học - công nghệ của Việt Nam và thế giới từ xưa đến nay… Đây vừa là vinh dự vừa là trách nhiệm của cộng đồng khoa học Việt Nam.

Bách Khoa Toàn Thư Việt NamVINH DỰ CỦA CẢ CỘNG ĐỒNG KHOA HỌC VIỆT Hoàng Thiên

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại buổi làm việc

Chiều 10/11 vừa qua, tại trụ sở Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo các Viện nghiên cứu kinh tế - xã hội trực thuộc các Bộ, các trường Đại học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam về cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin phục vụ công tác tham mưu, đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội.

Đồng chí Mai Tiến Dũng cho biết: Thủ tướng đánh giá trong thời gian qua, nhiều nghiên cứu và kiến nghị của các viện đã thể hiện sự sâu sắc, kịp thời và rất cơ bản, được Chính phủ, Thủ tướng và các Bộ, ngành nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu và đưa vào thực tiễn điều hành. “Thủ tướng muốn nắm thông tin nhanh nhất, chính thức nhất, trực tiếp nhất từ các nhà khoa học, kể cả các ý kiến phản biện khác nhau”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho hay.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, sự phối hợp, cơ chế trao đổi thông tin, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế xã hội của các viện nghiên cứu với Chính phủ, Thủ tướng và các cơ quan thuộc Chính phủ cần được kết nối theo hướng trực tiếp hơn. “Thời gian qua, các viện chỉ báo cáo, đề xuất lên các Bộ, lên các cơ quan chủ quản. Thủ tướng yêu cầu phải có cách thức như thế nào để huy động nguồn lực tri thức này, không thể để một đội ngũ trí thức đông như vậy mà không tham mưu trực tiếp cho Thủ tướng, cho Chính phủ. Khi có kết quả nghiên cứu, có thể gửi trực tiếp tới Thủ tướng để xem xét, cân nhắc, đánh giá, xử lý mọi vấn đề, đồng thời gửi các Bộ trưởng”, ông Mai Tiến Dũng cho biết thêm.

Trên tinh thần đó, Bộ trưởng đề nghị các viện nghiên cứu chủ động hơn nữa trong công tác ng-

hiên cứu, đề xuất kịp thời các giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô. Các hướng nghiên cứu cần thể hiện tầm nhìn chiến lược, kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu các vấn đề dài hạn, trung hạn và trước mắt, giữa tình hình quốc tế và bối cảnh trong nước. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn, ng-hiên cứu lý luận, chú trọng kết hợp giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai, dự báo xu hướng phát triển, cung cấp các luận cứ khoa học, lý luận cho việc hoạch định, xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới.

Ý kiến đại biểu đều đánh giá rất cao chủ trương này của Thủ tướng, khẳng định điều này vừa là mong muốn, nguyện vọng, cũng là cơ hội của các viện nghiên cứu. “Dù mỗi cấp đều có vai trò trong việc sử dụng các kết quả nghiên cứu, nhưng được góp ý trực tiếp với Thủ tướng vẫn là mong muốn của chúng tôi và đây cũng là động lực để anh em khoa học làm việc tốt hơn”, TS. Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam phát biểu.

Theo TS. Đào Văn Hùng - Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, cơ chế Viện báo cáo trực tiếp Thủ tướng sẽ khiến các Bộ phải nỗ lực nhiều

hơn. Ông nêu thực tế, lâu nay, các nghiên cứu chỉ được truyền tải gián tiếp tới Chính phủ, Thủ tướng thông qua các hội thảo, báo chí. Ngược lại, các viện cũng chỉ nắm được thông tin về “đề bài” của Chính phủ, về những vấn đề kinh tế - xã hội thông qua báo chí. “Sắp tới, chúng tôi sẽ gửi ngay 3 báo cáo nghiên cứu về nợ xấu, lạm phát và tăng trưởng”, ông Hùng cho biết.

Một vấn đề nổi lên được các nhà khoa học tập trung mổ xẻ là cơ chế báo cáo. Theo ông Phạm Xuân Hòe, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, trong nhiều trường hợp, các viện nghiên cứu thuộc các Bộ đề xuất giải pháp trên tinh thần khách quan, khoa học, nhưng đơn vị trực tiếp xây dựng chính sách lại bị tác động bởi lợi ích cục bộ, muốn giữ cơ chế “xin-cho”. Nhưng các Viện cũng băn khoăn về mặt thẩm quyền khi trực tiếp báo cáo lên Chính phủ, Thủ tướng.

Trả lời các vấn đề này, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết sẽ tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế cụ thể, giải quyết các vướng mắc, như cho phép các Viện được tiếp cận thông tin từ các cơ quan chức năng và được báo cáo trực tiếp Thủ tướng, Chính phủ. Đồng thời, sẽ tham mưu cho Thủ tướng thành lập bộ phận thường trực để tham gia ra “đề bài”, tổng hợp, sàng lọc các kết quả nghiên cứu. Cùng với đó, sẽ báo cáo Thủ tướng xem xét, có thể gặp gỡ, làm việc trực tiếp với các nhà khoa học về các vấn đề cụ thể. “Các nhà khoa học, các viện làm việc trên tinh thần khách quan, khoa học, không liên quan tới lợi ích, nhưng nếu các Bộ không có tư tưởng đổi mới thì các kết quả nghiên cứu sẽ khó mà truyền tải trực tiếp tới Thủ tướng. Đây là buổi làm việc mở đầu cho việc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trực tiếp lắng nghe các nhà khoa học”, Bộ trưởng khẳng định.

THỦ TƯỚNG MUỐN NGHE Ý KIẾN THAM MƯU TRỰC TIẾP TỪ CÁC NHÀ KHOA HỌC Phước Lập

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ làm việc với các nhà khoa học theo sự chỉ đạo của Thủ tướng

Tiếp theo trang 02

Page 4: 144 chuyen in

04 Số 144 - Tháng 11/2016CHÍNH SÁCH & CUỘC SỐNG

Quy hoạch cấp nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Phạm vi lập quy hoạch bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính của ĐBSCL với tổng diện tích tự nhiên khoảng 40.604,7 km2, bao gồm thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.

Mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ dân cư đô thị loại III trở lên được sử dụng nước sạch đạt 90 - 100%, đô thị loại IV và loại V đạt 90 - 95%; tỷ lệ dân cư nông thôn tập trung được sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước vùng liên tỉnh, cấp nước đô thị đạt 25%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân đạt 18%.

Đến năm 2030, tỷ lệ dân cư đô thị được sử dụng nước sạch đạt 98 - 100%; tỷ lệ dân cư nông thôn tập trung được sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp

nước vùng liên tỉnh, cấp nước đô thị đạt 35%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân đạt dưới 12%.

*Ba vùng cấp nướcTrên cơ sở điều kiện địa hình,

nguồn nước, thực trạng và định hướng phát triển không gian vùng, nhu cầu sử dụng nước và phát triển cấp nước theo các giai đoạn quy hoạch, vùng ĐBSCL được chia thành ba vùng cấp nước.

Cụ thể, Vùng I - Bắc Sông Tiền bao gồm toàn bộ các tỉnh: Long An, Tiền Giang và một phần tỉnh Đồng Tháp. Vùng II - Giữa sông Tiền và sông Hậu bao gồm toàn bộ các tỉnh: Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh và một phần tỉnh Đồng Tháp. Vùng III - Vùng Tây Nam sông Hậu bao gồm toàn bộ các tỉnh/thành phố Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

Trong các vùng cấp nước, theo điều kiện nguồn nước chia thành các khu vực: Thuận lợi, ít thuận lợi và khó khăn về nguồn nước làm cơ sở lựa chọn giải pháp cấp nước phù hợp.

Các khu vực thuận lợi về nguồn nước gồm các tỉnh: Đồng Tháp, An Giang; một phần thành phố Cần Thơ. Các khu vực ít thuận lợi về nguồn nước gồm các tỉnh: Long An, Tiền Giang; một phần tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ. Các khu vực khó khăn về nguồn nước gồm các tỉnh Bến Tre, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Trà Vinh; một phần tỉnh Vĩnh long.

*Đầu tư xây dựng 5 nhà máy nước quy mô vùng liên tỉnhTrong điều kiện biến đổi khí

hậu, xâm nhập mặn, giải pháp cấp nước vùng ĐBSCL kết hợp giữa nhà máy nước quy mô vùng liên tỉnh với các nhà máy nước quy mô vùng tỉnh phù hợp với điều kiện nguồn nước của từng khu vực.

Đầu tư xây dựng 5 nhà máy nước quy mô vùng liên tỉnh và kết nối với mạng lưới đường ống truyền tải liên tỉnh cấp nước cho các khu vực nguồn nước bị xâm nhập mặn hoặc khó khăn về nguồn nước gồm: 1- Nhà máy nước sông Tiền 1, khu vực huyện

Cái Bè, tỉnh Tiền Giang; 2- Nhà máy nước sông Tiền 2, khu vực thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long; 3- Cụm nhà máy nước sông Hậu 1, khu vực quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ và nhà máy nước Sông Hậu khu vực Khu công nghiệp sông Hậu, tỉnh Hậu Giang; 4- Nhà máy nước sông Hậu 2, khu vực huyện Châu Thành, tỉnh An Giang; 5- Nhà máy nước sông Hậu 3, khu vực thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Quy mô công suất và phạm vi cấp nước của các nhà máy nước quy mô vùng liên tỉnh được đầu tư mở rộng dựa theo nhu cầu sử dụng nước, kịch bản biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn trong từng giai đoạn quy hoạch.

Đồng Bằng Sông Cửu Long: Quy Hoạch Cấp Nước VùngThảo Nguyên

Công nhân Công ty TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang thi công đường ống dẫn nước về phục vụ nhân dân xã Bình Đông (thị xã Gò

Công - Tiền Giang)

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo thành phố Đà Nẵng.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, năm 2017, Đà Nẵng được chọn là nơi tổ chức Tuần lễ Cấp cao APEC 2017; đây là cơ hội để Thành phố quảng bá du lịch, phát triển thương mại, thu hút đầu tư..., nâng cao vị thế của Thành phố nói riêng và cả nước nói chung với bạn bè quốc tế. Vì vậy, Thành phố Đà Nẵng cần có kế hoạch, chương trình hành động cụ thể, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương để làm tốt công tác chuẩn bị, đáp ứng đầy đủ yêu cầu phục vụ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 và khai thác thật tốt cơ hội của sự kiện lớn mang lại.

Đà Nẵng phải có một chiến lược tổng thể, nhất quán, có chiều sâu về quy hoạch phát triển thành phố, với tầm nhìn Đà Nẵng phải trở thành một thành phố thông minh, một trung tâm giao thương, trung tâm dịch vụ quốc tế, một điểm đến cho các nhà đầu tư, du khách, thu hút nhân tài...; một thành phố cạnh tranh với các thành phố lớn, đẹp của khu vực và thế giới như Singapore và Hồng Kông.

Mô hình phát triển mà Đà Nẵng lựa chọn, đòi hỏi phải là một thành phố mở cửa, hội nhập,

thu hút và hội tụ nhân tài trong nước và quốc tế; cần quan tâm cả về quy mô dân số, cơ cấu dân số và chất lượng dân số; hình thành một hệ sinh thái cho dịch vụ giáo dục, nghiên cứu phát triển và khởi nghiệp.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Đà Nẵng tập trung phát triển mạnh do-anh nghiệp, khuyến khích khởi nghiệp. Tiếp tục thu hút mạnh các dự án FDI công nghệ cao, công nghệ thông tin, thân thiện với môi trường; đồng thời tạo mọi thuận lợi để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp phụ trợ, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Phấn đấu đạt 40 đến 45 nghìn doanh nghiệp vào năm 2020.

Đà Nẵng cần tập trung đầu tư phát triển mạnh kinh tế biển. Theo đó, có giải pháp để hỗ trợ về tín dụng, đào tạo nghề cho ngư dân, phát

triển nhanh cả về số lượng và công suất tàu cá để ngư dân khai thác vùng biển xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo, cải thiện và nâng cao đời sống, cùng các lực lượng chức năng gìn giữ, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Bên cạnh đó thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, các chế độ, chính sách xã hội đối với người có công, các đối tượng bảo trợ xã hội. Đẩy mạnh xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp công lập gắn với từng bước cơ cấu lại ngân sách địa phương, phấn đấu giảm chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước để tăng chi cho đầu tư phát triển. Thành phố cần phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương đề xuất chương trình, kế hoạch, lộ trình cụ thể xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm y tế, giáo dục, văn hóa chất lượng cao của Vùng.

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu thành phố Đà Nẵng cần tiếp tục quan tâm và làm tốt hơn nữa công tác cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường thực hiện dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Theo đó, bộ máy chính quyền các cấp từ Thành phố đến xã, phường phải nhiệt huyết, trách nhiệm, năng động; xây dựng nền hành chính kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ doanh nghiệp và người dân.

Đà Nẵng: Phát Triển Mạnh Các Ngành Dịch Vụ, Du Lịch Trọng Tâm

Tỉnh Tiền Giang có vùng trồng cây khóm chuyên canh ở vùng Đồng Tháp Mười, thuộc huyện Tân Phước với gần 15.000ha, đứng đầu vùng ĐBSCL. Những ngày gần đây, do liên tục có mưa to, mực nước trong các ô đê bao trồng khóm tăng cao, đe dọa hàng ngàn ha cây khóm thương phẩm. Trong khi đó, nước lũ tràn về kết hợp với triều cường dâng lên ở kênh

mương thủy lợi đã gây khó khăn cho việc tiêu thoát nước.

Những ngày qua, nhiều hộ dân ở ấp Tân Hòa, xã Tân Lập 2 (Tân Phước - Tiền Giang) thấp thỏm lo âu vì ruộng khóm bị ngập nước, nguy cơ thiệt hại nặng. Tại ấp Tân Lợi, xã Tân Hòa Thành, huyện Tân Phước, cũng có khoảng 40ha cây khóm bị nước mưa nhấn chìm. Trong đó có nhiều hộ dân phải làm đất để trồng lại diện tích khóm đã bị ngập úng

chết. Ông Ngô Tấn Hùng, Trưởng ấp Tân Lợi chia sẻ: “Ngập thì có ngập nhưng thiệt hại chưa đánh giá được. Cây khóm này khi hết đợt ngập mới đánh giá được thiệt hại. Bây giờ ảnh hưởng năng suất sẽ có, còn gây thiệt hại thì theo tôi đối với cây mới trồng, cây còn nhỏ quá khi ngập cái đọt thì chết đọt. Còn cây lớn thì có khả năng thiệt hại về trái”.

Con số diện tích khóm bị ngập do mưa ở cánh đồng khóm Tân

Phước là rất lớn và mức độ thiệt hại cũng không thấp. Bởi loại cây này có thể xanh tươi nhiều ngày khi nước ngập, nhưng sau này sẽ ảnh hưởng đến năng suất. Trước tình hình này, chính quyền và nhân dân địa

Tiền Giang: Khẩn trương cứu cánh đồng khóm trước nguy cơ ngập úngNhật Tân

Đọc tiếp trang 20

Page 5: 144 chuyen in

05Số 144 - Tháng 11/2016 KINH TẾ PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP

Những năm qua, cùng với việc ban hành các cơ chế, chính sách, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, tỉnh Vĩnh Phúc luôn sát cánh, đồng hành, kịp thời tháo gỡ mọi khó khăn, vướng mắc cho cộng đồng doanh nghiệp phát triển. Nhờ đó, ngay cả trong những lúc khó khăn nhất, các doanh nghiệp cũng khẳng định được bản lĩnh và có bước phát triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nếu năm 1997, giá

trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh mới đạt 1.652 tỷ đồng thì đến năm 2010 tăng lên 80.000 tỷ đồng và đạt 125.210 tỷ đồng vào năm 2015.

Với sự chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới mẫu mã và tích cực tìm kiếm thị trường mới, các doanh nghiệp xuất khẩu ngày càng khẳng định chỗ đứng trên thị trường. Các loại hàng hóa sản xuất tại Vĩnh Phúc khẳng định được chỗ đứng ở thị trường trong nước và vươn

ra thị trường thế giới. Riêng 10 tháng đầu năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 1,4 tỷ USD, tăng 12,79% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt trên 1,39 tỷ USD, tăng 12%; kinh tế tư nhân đạt 49,8 triệu USD, tăng 39% so với cùng kỳ. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có trên 7.100 doanh nghiệp, trong đó có gần 200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Vĩnh Phúc:Kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 113 lần sau 20 năm tái lập tỉnh

Ly Sơn

Với chủ đề “Kiều bào chung sức xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế”, Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài đã được long trọng tổ chức sáng ngày 10/11 tại TP.HCM, thu hút sự tham gia của hơn 500 kiều bào từ khắp các nơi trên thế giới.

Phát biểu ý kiến tại Hội nghị, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi lời thăm hỏi ân cần, lời chúc mừng tốt đẹp đến toàn thể kiều bào trên khắp thế giới và các kiều bào tham dự Hội nghị. Thủ tướng bày tỏ: “Tôi vô cùng xúc động và ấm cúng khi đứng trước bà con kiều bào, những người con của dân tộc Việt Nam. Dù ở xa Tổ quốc nhưng huyết thống dân tộc vẫn không ngừng chảy và trái tim hướng về đất nước của bà con kiều bào luôn thủy chung, không bao giờ thay đổi”. Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của cả dân tộc, luôn mang trong mình lòng yêu quê hương đất nước, là cầu nối tăng cường tình hữu nghị giữa Việt Nam với các nước, là nguồn lực quan trọng đóng góp hiệu quả vào quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Sự hiện diện của kiều bào tại TP.HCM, một trung tâm kinh tế năng động hàng đầu của cả nước khẳng định một điều thiêng liêng rằng, tiềm năng và nguồn lực phát triển của đất nước không chỉ nằm trong dải đất hình chữ S, mà còn ở rất nhiều nơi trên thế giới. Có thể nói, ở đâu có người Việt, ở đó có Việt Nam và đất nước lúc nào cũng sẵn sàng chào đón những người con Việt Nam trở về mang theo tấm lòng, hoài bão, ý tưởng và nguồn lực để đóng góp cho công cuộc phát triển đất nước. Những ý kiến đóng góp của bà con kiều bào khá sâu sát, kiến nghị mới, sáng tạo thể hiện sự quan tâm, tinh thần trách nhiệm đối với những vấn đề lớn của TP.HCM.

500 Việt kiều là chuyên gia, trí thức, doanh nhân, nhà hoạt động văn hóa, xã hội đang sinh sống và

làm việc trên khắp thế giới đã về TP.HCM tham dự hội nghị do Bộ Ngoại giao, UBND TP.HCM cùng Ủy ban Nhà nước người Việt Nam ở nước ngoài phối hợp tổ chức. Đây là hoạt động nhằm mục đích huy động, phát huy trí tuệ chuyên gia, trí thức, doanh nhân kiều bào đóng góp, hiến kế, tìm giải pháp thiết thực, hiệu quả cho các vấn đề phát triển cấp bách cũng như lâu dài, bền vững của đất nước nói chung và TP.HCM nói riêng.

Đây là sự kiện lớn đầu tiên triển khai cho kiều bào với riêng TP.HCM. Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh: “TP.HCM không chỉ từng là “hòn ngọc Viễn đông” mà còn luôn là đầu tàu phát triển, đi đầu cả nước trong tiến trình mở cửa, hội nhập quốc tế hiện nay. TP.HCM phải đi trước để cả nước tiến lên”. Phó Thủ tướng còn cho biết thêm, trong 30 năm đổi mới, Việt Nam đạt được nhiều thành tựu quan trọng, chính trị - xã hội được giữ vững ổn định, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao. Thời gian tới, đất nước còn rất nhiều tiềm năng để phát triển, nhưng cũng đang đối mặt với những thách thức lớn. Mô hình tăng trưởng cũ dựa vào lợi thế tài nguyên và nhân công rẻ có dấu hiệu tới hạn; năng suất, trình độ công nghệ và quản trị còn thấp; vấn đề biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước, ô nhiễm môi trường đang kéo lùi thành quả kinh tế - xã hội và ảnh hưởng đến sự bền vững của đất nước.

Theo Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Đảng và Nhà nước luôn xác định người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam. “Đất nước rất cần tri thức, kinh nghiệm, trí tuệ

và nhiệt huyết của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp cho công cuộc xây dựng và phát triển” - Phó Thủ tướng khẳng định. Bên cạnh đó, ông Phạm Bình Minh cũng nhấn mạnh, trong 500 đại biểu kiều bào có mặt tại Hội nghị, người lớn tuổi nhất là 85 tuổi, trẻ nhất 33 tuổi, có vốn tri thức, kinh nghiệm đa dạng ở nhiều lĩnh vực, nhưng chắc chắn có một điểm chung vô cùng quý báu và đáng trân trọng, đó là đều tâm huyết vì sự phồn vinh của đất nước.

TP.HCM hiện là địa phương thu hút đông đảo đội ngũ doanh nhân, chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài về đầu tư, làm việc. Hiện có khoảng 200 chuyên gia, trí thức kiều bào từ nhiều quốc gia hợp tác làm việc tại TP.HCM, đồng thời có hơn 2.500 DN của kiều bào đang thực hiện 122 dự án. TP.HCM cũng là nơi thu hút phần lớn dòng kiều hối trong những năm qua, chiếm gần 50% so với cả nước. Cụ thể, tính đến cuối tháng 9/2016, lượng kiều hối chuyển về địa bàn TP.HCM qua các kênh chính thức đạt 3,25 tỷ USD, tăng hơn 12% so với tháng trước và tăng khoảng 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo năm nay, lượng kiều hối chuyển về TP.HCM tiếp tục khả quan, ước gần 6 tỷ USD.

Theo Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, thành phố là địa phương có nhiều chính sách ưu đãi đối với kiều bào, thể hiện qua việc thu hút số lượng kiều hối rất lớn, chiếm 50% tổng số kiều hối của cả nước, đồng thời quy tụ, thu

hút số lượng kiều bào về sinh cơ lập nghiệp. Lực lượng trí thức, nhà khoa học, doanh nhân, nhà văn hóa kiều bào đã và đang tích cực tham gia và góp phần vào công cuộc xây dựng, phát triển thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình, có chất lượng sống tốt trong tương lai gần. Ngoài ra, Chủ tịch UBND TP.HCM cũng nhận định, việc huy động nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài đối với sự phát triển của thành phố vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra. Ở một số lĩnh

vực, vai trò đóng góp của kiều bào với thành phố chưa phát huy hiệu quả, chưa tương xứng với tiềm năng tri thức, vốn kinh nghiệm quốc tế và nguồn tài chính quan trọng mà cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đã tích lũy. Chủ tịch TP.HCM đề nghị các Sở ban ngành của thành phố làm việc một cách nghiêm túc, trách nhiệm, cầu thị trên cơ sở ng-hiên cứu, tiếp thu những ý kiến đóng góp hết sức tâm huyết, quý báu của đại biểu kiều bào.

Trong 3 ngày diễn ra Hội nghị, các đại biểu bàn bạc, góp ý cho TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung về các lĩnh vực trọng yếu như kinh tế, khoa học, nhân lực, phát triển bền vững. Các vấn đề được chú trọng góp ý, gồm: Kiều bào với các vấn đề phát triển bền vững của TP.HCM; Kiều bào với phát triển nguồn nhân lực của TP.HCM; Kiều bào với phát triển khoa học - công nghệ, kinh tế trí thức của TP.HCM; Kiều bào tham gia đầu tư phát triển thương mại, dịch vụ của TP.HCM.

500 kiều bào cùng hiến kếphát triển Thành phố Hồ Chí Minh

Hoàng Uyển - Thuỳ Duyên

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị

Thủ tướng chụp hình cùng các kiều bào

Page 6: 144 chuyen in

06 Số 144 - Tháng 11/2016KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHÂP

Ngành nông nghiệp theo hướng canh tác nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao đã được nhiều địa phương như Hà Nội, TPHCM, Đà Lạt, các tỉnh vùng ĐBSCL… áp dụng, một số nơi đã đạt được hiệu quả bước đầu trong tiêu thụ sản phẩm.

Tại Việt Nam, nền nông nghiệp hữu cơ được hình thành từ cuối những năm 1990, bước đầu đã hình thành những khu nông nghiệp công nghệ cao, trung tâm nghiên cứu và sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ sinh học, nhiều sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đã đến tay người tiêu dùng.

Điển hình vừa qua, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, nhiều đại biểu đã nêu vấn đề này khi thảo luận về tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó có tái cơ cấu nền nông nghiệp, theo hướng nông nghiệp sạch. Các đại biểu đề nghị xem xét xóa bỏ quy định về hạn điền, tạo cơ hội cho doanh nghiệp xây dựng các cánh đồng mẫu lớn để làm Nông nghiệp sạch, Nông nghiệp hữu cơ. Tập đoàn Vingroup bỏ ra nhiều ngàn tỷ đồng để đầu tư cho Nông nghiệp sạch; ký hợp đồng trồng rau sạch; chăn nuôi gia súc,

gia cầm sạch; tăng cường sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh chăm sóc cây trồng. Phương thức đầu tư của tập đoàn Vingroup được xã hội, cộng đồng ghi nhận, hoan nghênh. Họ là doanh nghiệp đi tiên phong, hoạt động vì cộng đồng, hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường, môi sinh, chăm sóc sức khỏe con người.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, sau 3 năm thực hiện Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, ở các quy mô, cấp độ khác nhau, các ngành hàng khác nhau đã có chuyển biến khác tích cực, tiếp cận với mục tiêu cuối cùng là xây dựng gắn với thị trường tiêu thụ trong và người nước cũng như tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Bộ trưởng khẳng định: “Vấn đề đặt ra là làm thế nào để các nông

sản chủ lực, sản phẩm đặc sản, sản phẩm hữu cơ, sản phẩm có chỉ dẫn địa lý… từ các vùng miền trong cả nước với chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, có chỗ đứng ổn định và sức cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước là điều mà người nông dân và các cấp, các ngành, toàn xã hội rất mong đợi và rất cần sự đồng hành, chung tay của tất cả chúng ta, đặc biệt là sự truyền thông, quảng bá của các cơ quan truyền thông đại chúng”.

Qua đó, vào ngày 9/1 vừa qua, Liên minh HTX Việt Nam tổ chức khai trương chuỗi cửa hàng - siêu thị cung ứng các nông sản - nông nghiệp sạch tại thủ đô Hà Nội. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đến dự và phát biểu đánh giá cao sự kiện này, coi đây là hoạt động rất có ý nghĩa nhằm quảng bá, giới thiệu cho các sản phẩm nông nghiệp sạch. Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Võ Kim Cự cho biết, chuỗi cửa hàng - siêu thị nông sản sạch sẽ được duy trì thường xuyên, theo đó Liên minh HTX Việt Nam phối hợp với các do-anh nghiệp, sẽ cùng bà con nông dân ký kết các hợp đồng bao tiêu sản phẩm sạch, giúp bà con có đầu ra ổn

định cho các loại nông sản sạch.Điển hình, Bộ NN&PTNT và Bộ

Công thương đã ký kết thỏa thuận xây dựng quy chuẩn và xúc tiến thị trường tiêu thụ sản phẩm nông - lâm- thủy sản sạch, không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà còn phục vụ nhu cầu xuất khẩu ra thị trường thế giới. Được biết, năm 2015, giá trị xuất khẩu toàn quốc hàng nông - lâm - thủy sản đạt kim ngạch 31 tỷ USD, năm 2014 đạt 25 tỷ USD, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước, phục vụ tái tạo sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, Bộ KH-CN công bố chương trình Festival quốc tế Nông nghiệp sạch, tại TP.Cần Thơ, theo đó hàng trăm DN trong và ngoài nước tham gia chương trình có ý nghĩa này. Festival sẽ diễn ra trong 5 ngày, từ ngày 6-10/3/2017. Với Festival, các phát minh sáng chế khoa học và công nghệ sẽ được giới thiệu, quảng bá, trực tiếp phục vụ nhà nông.

Thông qua những hoạt động liên tục như vậy, hy vọng rằng mọi người, mọi nhà, các HTX nông nghiệp, công ty nông nghiệp làm nòng cốt - hỗ trợ tối đa cho sự phát triển bền vững, lâu dài của nền nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ.

Nông nghiệp sạch - Hướng đi lâu bền Minh Sơn

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Các nội dung quan trọng mà Văn kiện Đại hội XII của Đảng tiếp tục được nhắc đến. Cụ thể là chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế (KTQT); đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ KTQT, tránh lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác cụ thể; kết hợp hiệu quả nội lực và ngoại lực, gắn với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.

Quan điểm trên của Đảng thể hiện rõ sự phát triển tư duy lý luận về hội nhập KTQT; đồng thời đó cũng là quá trình đúc kết kinh nghiệm thực tiễn sau 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới. Trong xu thế thời đại ngày nay, khi mà nước ta đang hội nhập sâu rộng vào các lĩnh vực, hoạt động quốc tế, thì hội nhập kinh tế là nội dung trọng tâm của hội nhập quốc tế.

Trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do

thế hệ mới, Trung ương nhận định, việc khắc phục những hạn chế, yếu kém, tồn tại và triển khai thực hiện các cam kết quốc tế mới cũng sẽ đặt ra nhiều khó khăn, thách thức không chỉ về kinh tế mà còn cả về chính trị, xã hội.

Đảng ta thống nhất chủ trương, ban hành nhiều Nghị quyết quan trọng về hội nhập KTQT. Tại Đại hội lần thứ IX, Đảng đề ra nhiệm vụ “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”; Ngày 27/11/2001, Bộ Chính trị khóa IX ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW “Về hội nhập kinh tế quốc tế”. Tại Đại hội lần thứ X, Đảng khẳng định “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực khác”. Ngày 5/2/2007, Ban Chấp hành TW Đảng khóa X ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW

“Về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới”… Mới đây, ngày 5/11/2016, Ban Chấp hành TW Đảng khóa XII ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập KTQT, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Nghị quyết 06-NQ/TW khóa XII nêu rõ mục tiêu thực hiện tiến trình hội nhập KTQT, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, nhằm tăng cường khả năng tự chủ của nền kinh tế, mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, tri thức, kinh nghiệm quản lý, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững, nâng cao đời sống nhân dân, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Chủ động và đẩy mạnh hội nhập KTQT là đòi hỏi thực tiễn khách quan trong xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện không chỉ đặt ra mục tiêu duy nhất là tăng trưởng kinh

tế, mà cần quan tâm một cách toàn diện, trong đó đặc biệt chú trọng giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường khả năng tự chủ của nền kinh tế, mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, tri thức, kinh nghiệm quản lý. Hội nhập KTQT còn là để nâng cao chất lượng đời sống nhân dân; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao uy tín và vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

Những cơ hội và thách thức có mối quan hệ qua lại và có thể chuyển hóa lẫn nhau. Cơ hội có thể trở thành thách thức nếu không được tận dụng kịp thời. Thách thức có thể biến thành cơ hội nếu chúng ta chủ động ứng phó thành công. Do đó, tiến trình hội nhập KTQT trên mọi lĩnh vực phải được thực hiện đồng bộ trong một chiến lược hội nhập quốc tế tổng thể, với lộ trình và bước đi phù hợp với điều kiện thực tế và năng lực của từng lĩnh vực, ngành nghề; của từng doanh nghiệp, từng địa phương và của cả nước. Trong đó cần chú trọng tăng cường khả năng tự chủ trong hội nhập quốc tế, tránh nguy cơ trở thành vùng trũng tiêu thụ hàng hóa của khu vực và thế giới.

Tăng Cường Khả Năng Tự Chủ Trong Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Minh Sơn

Page 7: 144 chuyen in

Chiều ngày 10/11 vừa qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Tháp phối hợp với UBND xã Tân Hoà tổ chức hội thảo mô hình cơ giới hoá trong khâu lên liếp trồng dưa tại ấp Hoà Định - xã Tân Hoà - huyện Lai Vung.

Xã Tân Hoà thuộc huyện Lai vung có vùng sản xuất chuyên canh màu với diện tích trên 200ha có thể trồng nhiều loại cây màu luân canh trong cả năm đem lại thu nhập rất cao cho bà con nông dân. Trong đó, hai loại cây trồng có lợi nhuận cao và ổn định là cây dưa lê và cây đậu bắp Nhật nhờ sản xuất theo hợp đồng bao tiêu với các công ty. Việc đánh rãnh, phân liếp là một khâu rất quan trọng trong việc trồng hoa màu, vì giúp cho cây thoát nước tốt. Tuy nhiên, công việc này tốn khá nhiều công sức, nếu thuê lao động thủ công phải mất trên 1 triệu đồng/

công, chưa kể thời điểm xuống giống tập trung đồng loạt khiến công lao động đào liếp thiếu trầm trọng.

Theo ông Nguyễn Viết Dều, Cán bộ phụ trách nông nghiệp của xã Tân Hoà, thì mong muốn có một công cụ phục vụ việc cơ giới hoá khâu đào đất lên liếp là nỗi niềm của nhiều bà con nông dân trồng

màu. Ông Dều đã tận mắt chứng kiến máy làm đất lên liếp đắp bờ đã được thao diễn thành công ở Tam Nông - Đồng Tháp. Với lòng nhiệt huyết của mình, ông “Kỹ sư của nhà nông” đã kiên trì kiến nghị đến cơ quan Khuyến nông xin được đầu tư trình diễn mô hình tại địa phương xã Tân Hoà và được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

07Số 144 - Tháng 11/2016 KINH TẾ PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP

Ngày 10/11, tại Nhà máy giấy Xương Giang, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Bắc Giang kỷ niệm 10 năm ra đời sản phẩm Giấy Xương Giang và khánh thành dây chuyền sản xuất giấy Tissue số 2.

Tới dự và chúc mừng có các đồng chí: Bùi Văn Hải - Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang; Đ/c Vũ Ngọc Bảo - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam…

Mười năm kể từ khi xây dựng Nhà máy giấy Xương Giang và cung cấp cho thị trường sản phẩm giấy

nhãn hiệu Xương Giang, Công ty cổ phần XNK Bắc Giang đã đạt nhiều thành tích trong sản xuất kinh do-anh và có thêm dây chuyền sản xuất hiện đại. Sản phẩm giấy văn hóa, giấy vệ sinh nhãn hiệu “Giấy Xương Giang”, “Possy” của DN được người

tiêu dùng bình chọn chất lượng tốt. Năm 2015, Công ty vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba.

Nắm bắt cơ hội kinh doanh mới, Công ty đã đầu tư khoảng 200 tỷ đồng mở rộng nhà xưởng, lắp đặt và khánh thành dây chuyền sản xuất giấy Tissue số 2 theo công nghệ hiện đại của Nhật Bản. Với việc bổ sung dây chuyền này, DN phấn đấu đạt sản lượng khoảng 45 nghìn tấn sản phẩm, doanh thu 800 tỷ đồng vào năm 2017, nằm trong tốp 3 DN có sản lượng giấy Tissue cao nhất nước. Với việc khánh thành và đưa dây chuyền sản xuất giấy Tissue số 2 vào

hoạt động, công ty đã có bước tiến vượt bậc trong cải tiến chất lượng, đa dạng mẫu mã, phát triển nhiều loại sản phẩm mới. Sản lượng, doanh thu không ngừng tăng cao, đời sống người lao động được cải thiện, nghĩa vụ với Nhà nước thực hiện đầy đủ. Ngoài ra, Công ty cổ phần XNK Bắc Giang còn được biết đến là đơn vị tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội.

Tại buổi lễ, lãnh đạo Công ty cổ phần XNK Bắc Giang đã tri ân khách hàng thân thiết, đối tác tin cậy của DN và khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, xây dựng Nhà máy giấy Xương Giang.

Giấy Xương Giang - Bắc Giang: Tỏa sáng thương hiệu Việt Mạnh Cường

Các đại biểu cắt băng khánh thành dây chuyền sản xuất giấy Tissue số 2.

Trong 9 tháng đầu năm 2016, Trung tâm Phát triển Quỹ đất TP.Thái Nguyên đã triển khai thực hiện 39 dự án, trong đó có 19 dự án mới triển khai trong năm và 23 dự án chuyển tiếp từ các năm trước. Hiện, thành phố tập trung các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Theo đó, kết quả thực hiện 9 tháng đầu năm, Trung tâm Phát triển Quỹ đất TP đã tập trung vào triển khai các giải pháp thực hiện đảm bảo bàn giao mặt bằng và khởi công các công trình đúng tiến độ: Dự án khu tái định cư Việt Bắc, phường Quang Trung; Dự án xây dựng trụ sở cơ quan kiểm toán nhà nước khu vực X, phường Đồng Quang; Dự án Nghĩa trang An Lạc Viên INDEVCO, xã Thịnh Đức; Khu dân cư số 1 xã Thịnh Đức để phát triển hạ tầng đô thị, an sinh xã hội; Dự án xây dựng Khu đô thị Bắc Đại học Thái Nguyên, phường Quan Triều… và thực hiện các dự án mới: Cải tạo nâng cấp cầu Tân Long; Dự án cầu Bến Tượng; Các dự án của chủ đầu tư: Dự án khu dân cư Kosy, phường Gia Sàng; Khu

nhà ở tổng hợp Tecco, phường Hoàng Văn Thụ.Ông Nguyễn Tiến Trữ - Giám đốc Trung

tâm Phát triển quỹ đất TP.Thái Nguyên cho biết: Trong 9 tháng đầu năm 2016, TP thực hiện 39 dự án với tổng diện tích đất thống kê và thu hồi là 57,3 ha; liên quan đến 898 hộ và 16 đơn vị, tổ chức; tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ GPMB đã phê duyệt là 375,3 tỷ đồng (trong đó đã chi trả 343,9 tỷ đồng), đạt 238 % so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó có dự án trọng điểm vượt nhanh tiến độ GPMB như: Dự án Nghĩa trang An Lạc Viên INDEVCO, xã Thịnh Đức; Khu dân cư số 1 xã Thịnh Đức để phát triển hạ tầng đô thị, an sinh xã hội. Trung tâm phối hợp chặt chẽ với UBND các phường, xã và đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, hộ dân, cá nhân liên quan chấp hành nghiêm chính sách pháp luật về GPMB. Cùng đó, chính quyền các xã, phường cũng thành lập tổ công tác tuyên truyền, vận động người dân nghiêm túc, tự giác thực hiện, tổ chức họp dân thông báo chủ trương thu hồi đất, phương án bồi thường GPMB, giải đáp vướng mắc cho những hộ dân liên quan.

Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trên địa bàn TP trong 3 tháng cuối năm 2016, Trung tâm quỹ đất TP kiến nghị cơ quan chức năng và chính quyền các cấp cần tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu và đồng thuận với chủ trương thu hồi đất. Xem xét điều chỉnh giá đền bù đất một số dự án cho phù hợp, bảo đảm lợi ích của người dân. Quan tâm triển khai cơ chế, chính sách hỗ trợ, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho những hộ dân bị thu hồi đất giúp họ ổn định cuộc sống.

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN: Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm

Bùi Cường

Ảnh. Trung tâm Quỹ đất TP. Thái Nguyên

Lai Vung - Đồng Tháp:Ứng dụng thành công mô hình máy lên liếp trồng dưa

Văn Thật

Theo Phòng Nông nghiệp huyện Yên Thế (Bắc Giang), hiện nay, tổng gia cầm trên địa bàn huyện có khoảng 4,3 triệu con, trong đó có đàn gà 4 triệu con. Riêng dịp Tết Nguyên đán năm 2017, nông dân trong huyện dự kiến cung cấp ra thị trường khoảng 1,5-1,6 triệu con gà chất lượng cao, chủ yếu là gà ri lai và mía lai từ 4-5 tháng tuổi. Trong đó, gà ri lai chiếm từ 35-40%. Để nâng cao chất lượng gà thương phẩm đáp ứng thị trường tiêu dùng, huyện chỉ đạo các ngành chức năng hướng dẫn các trang trại, hộ dân tăng cường việc thực hiện quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, quy trình chăn nuôi theo hướng VietGAP.

Gà đồi Yên Thế (Bắc Giang):

Đảm bảo tốt nguồn cung phục vụ Tết

Mạnh Cường

Đọc tiếp trang 23

Page 8: 144 chuyen in

Số 144 - Tháng 11/201608 KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP

Tiếp nối những thành công của Food-expo 2015, ngày 26/10/2016, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký công văn 8981/VP-CP-KTTH giao Bộ Công Thương chủ trì và phối hợp với các cơ quan, hiệp hội ngành hàng triển khai chương trình xây dựng chiến lược thương hiệu ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam. Foodexpo 2016 là sự kiện xúc tiến thương mại quan trọng cho ngành nông sản, thủy sản, công nghiệp thực phẩm có quy mô lớn nhất Việt Nam.

*Quy mô vượt trộiVới 550 gian hàng của 400 doanh nghiệp

trong và ngoài nước, đến từ 30 tỉnh/thành trên cả nước và 15 quốc gia đến từ Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ, Trung Đông, Châu Úc, cho thấy sự vượt trội về quy mô và số lượng doanh nghiệp (DN) tham gia so với Foodexpo 2015.

Điểm nổi bật của Việt Nam Foodexpo 2016 là có sự tham dự của các thương hiệu quốc gia như Sabeco, Habeco, Vinamilk, Antesco, Nhựa Rạng Đông, Lương thực Tiền Giang... Bên cạnh những thương hiệu hàng đầu của ngành thực phẩm thì các mặt hàng như gạo, cà phê sẽ được các DN đẩy mạnh quảng bá hơn so với kỳ trước, thể hiện nỗ lực marketing của các DN trong bối cảnh thị trường trong nước, quốc tế của hai nhóm mặt hàng này đang có nhiều biến động.

Theo ông Tạ Hoàng Linh - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), Trưởng Ban tổ chức triển lãm, đây là chương trình mà Chính phủ đã giao cho Bộ Công thương phối hợp với các Bộ ngành, trong đó có Bộ NN&PTNT, cùng các địa phương nhằm xúc tiến thương mại một phần của chương trình Thương hiệu quốc gia, theo định hướng xây dựng và phát triển thương hiệu ngành hàng Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu, và khả năng cạnh tranh, trong đó tập trung đề cao các giá trị liên quan trực tiếp tới ngành hàng thực phẩm Việt Nam.

Với việc quảng bá thế mạnh, hình ảnh cho những ngành hàng, truyền thông phương tiện của các sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối cho các đối tượng bán buôn, bán lẻ,

các nhà đầu tư triển vọng, tạo động lực đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng, an toàn trong sản xuất kinh doanh và chế biến các mặt hàng thực phẩm.

Vietnam Foodexpo 2016, không chỉ có những sản phẩm thuộc dòng nhu yếu phẩm thông thường mà sẽ có những mặt hàng lần đầu tiên được giới thiệu, những mặt hàng giá trị gia tăng và mang tính sáng tạo cao, được xếp vào nhóm hàng thời thượng, bắt nhịp các xu thế tiêu dùng mới như sữa, các sản phẩm từ sữa, gạo, các sản phẩm từ gạo, dầu bơ, các sản phẩm từ thịt…

*Cơ hội xây dựng chiến lược lâu dài Ông Vũ Văn Tư, Giám đốc Trung tâm xúc

tiến đầu tư và thương mại tỉnh Lâm Đồng, chia sẻ: “Lâm Đồng là vùng chuyên canh sản lượng nông nghiệp rất là lớn, vùng trồng rau lớn nhất Việt Nam, với 60.000ha trồng rau, và đưa ra thị trường khoảng 2 triệu tấn/năm, hơn 90% rau củ quả đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của Việt Nam, 40% đủ điều kiện về xuất khẩu. Và sản lượng hoa tiêu thụ hàng năm là 2,5 tỉ cành, vùng trồng chè lớn nhất cả nước. Bên cạnh đó, tỉnh cũng là vùng trồng cà phê lớn nhất nhì cả nước, tuy nhiên việc áp dụng khoa học kỹ thuật cao vào trong quá trình sản xuất thì chưa cao. Đây cũng là dịp để tỉnh tìm kiếm các đối tác và chuyển giao những công nghệ sản xuất sạch, nhằm tạo ra những sản phẩm giá trị gia tăng tới tay người tiêu dùng trong và ngoài nước”.

Cũng tại Foodexpo 2016 lần này, Italia là quốc gia danh dự đầu tiên của EU tham dự, đúng vào thời điểm có ý nghĩa hết quan trọng cho sự hợp tác song phương giữa Italia và Việt Nam và quan hệ thương mại giữa EU và Việt Nam. Theo thống kê của Italia thì ngành nông nghiệp

thực phẩm (nông sản, thủy sản, thực phẩm và đồ uống) chiếm 12% thương mại song phương, xuất khẩu nông sản * thực phẩm của Italia vào Việt Nam chiếm 80% từ các sản phẩm thực phẩm, trong khi xuất khẩu nông - thực phẩm của Việt Nam vào Italia chỉ có 70% là sản phẩm nông nghiệp và thủy sản. Đến với triển lãm lần này, Italia sẽ mang đến cho Việt Nam về phương pháp truy suất nguồn gốc thực phẩm, kiểm tra và so sánh thay thế trong sản xuất thực phẩm. Những bí quyết trong lĩnh vực về chất lượng và an toàn thực phẩm, một vấn đề quan trọng cho các DN nhỏ và vừa của Việt Nam, đặc biệt là trong quan điểm về hiệu lực của hiệp định thương mại FTA của Việt Nam và EU.

Nông sản, thực phẩm là một trong những ngành có tiềm năng to lớn của Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Hiện nay, công tác xúc tiến thương mại ngành nông sản, thực phẩm Việt Nam đang được các hiệp hội, tổ chức xúc tiến thương mại, DN thực hiện tích cực qua nhiều thị trường khác nhau trên thế giới với các mặt hàng như thủy sản, rau quả, chè, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, mật ong, sữa… và các mặt hàng từ nguyên liệu nông sản. Tuy nhiên, ở tầm quốc gia, những cố gắng đơn lẻ của từng mặt hàng sẽ không tạo nên sức mạnh chung. Việc thiếu vắng một chiến lược tổng thể xây dựng, phát triển thương hiệu của ngành đang làm khách hàng và người tiêu dùng nước ngoài chưa nhận thức được đầy đủ cũng như đánh giá đúng mực về chất lượng, giá trị hàng hóa, năng lực cung cấp các mặt hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam. Để tận dụng cơ hội từ VietNam Foodexpo 2016, xây dựng, quảng bá hiệu quả một hình ảnh chung của ngành thực phẩm Việt Nam, tăng cường nhận thức và công nhận ở quy mô quốc tế về giá trị của thực phẩm Việt Nam, các cơ quan ban ngành, địa phương, cùng các DN tích cực xúc tiến thương mại, đổi mới công nghệ, chuyển giao những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất, chế biến nhằm tạo ra sản phẩm thực phẩm Việt Nam có giá trị gia tăng cao ra thị trường thế giới.

Foodexpo 2016: Cơ Hội Cho Ngành Công Nghiệp Thực Phẩm Việt Nam

An Hà

Ngày 10/11, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp về tình hình phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

Sau báo cáo của Bộ Công Thương và ý kiến của các Bộ ngành, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ưu tiên lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp (DN) sản xuất, lắp ráp ô tô Việt Nam. Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng thống nhất với những đánh giá trong báo cáo của Bộ Công Thương về ngành công nghiệp ô tô. Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam tuy còn non trẻ nhưng cũng đã có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế như tạo ra nhiều việc làm, đóng góp lớn vào ngân sách Nhà nước, thúc đẩy tăng trưởng...

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế trong phát triển công nghiệp ô tô thời gian qua. Nhiều mục tiêu của các chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô trước đây không đạt. Có nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến thực tế này, như mục tiêu đề ra quá cao, không phù hợp với thị trường. Chưa tạo được sự hợp tác, liên kết, chuyên môn hoá giữa các DN sản xuất, lắp ráp ô tô. Các cơ chế, chính sách đối với ngành ô tô còn

thiếu, chưa đồng bộ…Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, việc

thực hiện các cam kết hội nhập sẽ đặt ngành ô tô Việt Nam trước những thách thức lớn. Tuy nhiên, cơ hội cũng là rất lớn khi thị trường trong nước ngày càng phát triển, chưa tính đến thị trường khu vực. Bên cạnh đó, mục tiêu phát triển công nghiệp ô tô trở thành ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam, tạo động lực phát triển, góp phần tăng trưởng kinh tế, đáp ứng nhu cầu cho người dân, DN, hướng đến xuất khẩu. Muốn đạt mục tiêu

này, Phó Thủ tướng khẳng định phải có quyết tâm cao, hành động quyết liệt, đồng thuận giữa Chính phủ và DN. Lấy mục tiêu phát triển để hành động, tháo gỡ khó khăn cho DN, kể cả các DN sản xuất, lắp ráp hay các DN phụ trợ.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng đề nghị các DN sản xuất, lắp ráp ô tô cần vào cuộc tích cực, chủ động hơn, thể hiện qua việc tăng cường kết nối, phối hợp giữa các DN trong và ngoài nước. Các DN cũng cần tái cấu trúc, lựa chọn sản phẩm chủ lực, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm. Ngoài ra, Phó Thủ tướng giao các Bộ, ngành liên quan khẩn trương rà soát cơ chế, chính sách để bổ sung các chính sách còn thiếu, điều chỉnh những chính sách chưa phù hợp và quan trọng hơn, tạo sự đồng bộ, thống nhất. Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ thông qua việc đẩy mạnh hợp tác, mở rộng thị trường và triển khai các chính sách để hấp dẫn các nhà đầu tư.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng giao Bộ Công Thương chủ trì, thường xuyên tổ chức các cuộc làm việc chuyên đề để tháo gỡ khó khăn, phát triển ngành công nghiệp ô tô.

Phát triển công nghiệp ô tô trở thành ngành kinh tế chủ lựcThanh Vũ

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo tại cuộc họp

Page 9: 144 chuyen in

Số 144 - Tháng 11/2016 09DOANH NGHIỆP - DOANH NHÂN

Ngày 10/11, nhân Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam, Đảng ủy khối doanh nghiệp tỉnh Bắc Giang tổ chức gặp mặt những doanh nghiệp tiêu biểu. Tới dự có Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Linh, đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Đ/c Nguyễn Văn Linh biểu dương các DN đã có thành tích cao trong sản xuất, kinh doanh, xây dựng văn hóa tại đơn vị. Đồng thời khẳng định, văn hóa DN có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần tạo nên những DN lớn, phát triển, vì cộng đồng.

Đại diện một số DN đã chia sẻ

kinh nghiệm kinh doanh, xây dựng hình ảnh, tạo uy tín trong cộng đồng. Hưởng ứng phát động phong

trào xây dựng văn hóa DN của Đảng ủy Khối DN lấy tháng 10 hàng năm là “Tháng văn hóa Doanh nghiệp”,

tháng 1 hằng năm là “Tháng Doanh nghiệp vì cộng đồng”, đã có hàng trăm DN tham gia, mang lại lợi ích thiết thực, góp phần nâng cao cuộc sống người lao động, hỗ trợ các hộ có hoàn cảnh khó khăn… Điển hình như: Viettel Bắc Giang, Công ty Cổ phần - Tổng Công ty May Bắc Giang, Công ty TNHH Việt Thắng, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Bắc Giang...

Đây được xem là dịp khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của văn hóa trong DN; tuyên truyền phổ biến và nâng cao nhận thức; tôn vinh các doanh nhân, DN có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng và phát triển văn hóa DN.

Bắc Giang: Quan tâm xây dựng văn hóa doanh nghiệp Bùi Cường

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Linh tặng hoa chúc mừng các doanh nghiệp

Trong những năm gần đây, xu hướng quay về thiên nhiên trong việc phòng bệnh, chữa bệnh và cải thiện sức khỏe có chiều hướng tăng nhanh. Trước xu thế đó, cùng với tâm huyết vì sức khỏe người tiêu dùng, Redlands đã cho ra đời những sản phẩm mang nguồn gốc thiên nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đồng thời trao cho người tiêu dùng những giá trị tuyệt vời từ thiên nhiên.

*Nét đột phá cho hương vị cafe nguyên chấtNgày nay, cafe đã không còn dừng lại là một

loại thức uống phổ biến, mà nó đã trở thành một nét văn hóa hiện đại. Việc thưởng thức café được xem là cả một nghệ thuật mà chỉ có những người thực sự đam mê mới hiểu hết được giá trị.

Để có được một tách cafe thơm ngon, ngoài nguyên liệu sạch, chất lượng còn ảnh hưởng bởi quá trình phơi, rang và xay. Bên cạnh đó, cách pha chế cũng chi phối khá nhiều đến hương vị của café. Phổ biết nhất hiện nay vẫn là cách pha bằng nước nóng và pha bằng hơi lạnh của đá viên. Dụng cụ dùng để thưởng thức cafe cũng một phần quyết định hương vị. Chẳng hạn như hình dạng của các vân trên cốc hay hình dạng bình chứa cafe khác nhau thì khi uống sẽ cho ra hương vị khác nhau…

Chính sự đa dạng và phong phú trong cách thưởng thức cafe cũng như hương vị cafe làm say đắm lòng người đã đưa thức uống này trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu của hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới hiện nay. Tại Việt Nam, nhiều thương hiệu cafe từ lâu đã được hình thành và vươn xa trên thị trường thế giới, tiêu biểu nhất vẫn là cafe Buôn Mê Thuột.

Nắm bắt được nhu cầu thưởng thức cafe sạch của hầu hết các tín đồ cafe hiện nay, cùng với niềm đam mê loại thức uống tuyệt hảo này, anh Lưu Thiên Thủy đã thành lập nên công ty TNHH TM Đất Đỏ (Redlands Company) tại tỉnh Đắk Lắk, chuyên cung cấp các sản phẩm cafe sạch, nguyên chất và cafe có kết hợp cùng các nguyên liệu quý hiếm để không chỉ thỏa mãn sở thích dùng cafe mà còn tăng cường sức khỏe cho người dùng.

Sinh ra và lớn lên tại vùng đất đỏ Tây Nguyên, nơi được mệnh danh là thủ phủ cafe của cả nước, nên anh Thủy có niềm yêu mến đặc biệt

đối với loại cây công nghiệp này. Hơn nữa, trong thời đại mà hàng loạt công ty bán cafe tẩm hóa chất kém chất lượng xuất hiện nhan nhản trên thị trường làm ảnh hưởng không ít đến sức khỏe người sử dụng và uy tín của thương hiệu cafe Việt Nam đã làm cho anh Thủy càng có quyết tâm hơn trong việc tạo ra những sản phẩm cafe có chất lượng nguyên bản và bổ sung thêm dưỡng chất giúp tăng cường sức khỏe cho người sử dụng. Với tâm huyết và đam mê, anh Thủy đã tạo ra những dòng sản phẩm mang tinh chất quý hiếm như cafe sữa ong chúa, cafe linh chi. Sự sáng tạo của anh đã giúp cho những ai yêu mến loại thức uống này không chỉ được thỏa mãn sở thích thưởng thức café, mà thông qua đó còn được bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cần thiết có lợi cho cơ thể. Trong sữa ong chúa chứa 22 amino acids cần thiết cho hoạt động của cơ thể và nhiều hàm lượng sinh tố quan trọng như B1, B2, B12. Ngoài ra sữa ong chúa còn chứa một số lượng vitamin

A, C, D, và E rất hữu hiệu trong sự trẻ hóa làn da ở phụ nữ. Còn linh chi từ lâu được biết đến như một loại nấm quý giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm căng thẳng mệt mỏi, giải độc gan, giảm lượng đường huyết trong máu, làm đẹp da và chống các bệnh ngoài da... Sự kết hợp giữa linh chi hay sữa ong chúa với cafe đã tạo nên hương vị mới đầy thú vị, tạo cho người dùng những tách cafe an toàn, giúp tinh thần sảng khoái, trí não hoạt động tối ưu.

*Tâm huyết vì sức khỏe người tiêu dùngKhông chỉ dành tình yêu cho cây cafe, anh

Lưu Thiên Thủy còn tâm huyết với những đặc sản giúp ích cho sức khỏe con người mà núi rừng Tây Nguyên sẵn có như: Amakong, cây mật gấu, trái khổ qua rừng, chuối hột rừng, hạt mắc ca, hạt đười ươi... Đặc biệt, Sâm dây Ngọc Linh là sản phẩm chủ đạo trong các sản phẩm bảo vệ sức khỏe công ty Đất Đỏ, Sâm dây Ngọc Linh còn nhận được Trung tâm Sâm và Dược liệu Thành phố Hồ Chí Minh chứng nhận Sâm dây có chứa hợp chất saponin cao. Đây là hợp chất giúp long đờm những người bị ho, làm cho các chất dinh dưỡng vào cơ thể dễ hòa tan và hấp thu, chống viêm, ngăn sự xâm nhập của vi khuẩn và các loại nấm, ức chế virus. Một số Saponin trong thành phần sâm Ngọc linh còn tác dụng kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư, tăng cường hệ miễn dịch. Sản phẩm Sâm dây Ngọc Linh hay còn gọi là Đảng Sâm có nguồn gốc từ Kom Tum, được sấy khô, đóng gói và đảm bảo đúng hàm lượng chất dinh dưỡng có trong sâm. Ngoài ra, sản phẩm không hề kèm theo bất kì chất phụ gia hay chất bảo quản trong suốt quá trình chết biến. Dây sâm được dùng để nấu nước uống hoặc ngâm với rượu. Anh Thủy chia sẻ: “Tôi luôn mong muốn tạo ra những sản phẩm từ nguồn gốc thiên nhiên, để phục vụ tốt cho sức khỏe người dùng”.

Không chỉ có Sâm dây, những sản phẩm khác như trái khổ qua rừng, chuối hột hay hạt mắc ca cũng hoàn toàn có nguồn gốc từ thiên nhiên, không có chất hóa học. Trong thời đại mà thực phẩm kém chất lượng luôn rình rập xung quanh người tiêu dùng thì việc tìm đến các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên để thanh lọc cơ thể, tăng cường sức khỏe là điều cần thiết. Hiểu được điều đó, nên anh Thủy luôn cố gắng phát huy tiềm lực của vùng đất mình đang sinh sống, mang những giá trị thiên nhiên trao đến cho người tiêu dùng, đó không chỉ là nỗ lực, mà còn là cả một đam mê.

REDLANDS COMPANY TINH TÚY THIÊN NHIÊN TRONG TỪNG SẢN PHẨM

Trần Trang

Sâm dây Ngọc Linh của Redlands Company

Sản phẩm Cafe linh chi và cafe sữa ong chúa do Redlands Company sản xuất

Page 10: 144 chuyen in

10 Số 144 - Tháng 11/2016Y TẾ - SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Sáng ngày 11/11, các bác sĩ khoa Sơ sinh của Bệnh viện Phụ Sản thành phố Cần Thơ cho biết vừa cứu sống thành công mẹ con sản phụ tên N.T.C.Q ngụ tại Đồng Tháp, nhập viện vào ngày 24/10 trong tình trạng thai 37 tuần 1 ngày, suy thai.

Sản phụ Q. sinh mổ được một bé trai nặng 2900 gram. Tuy nhiên, sau sinh bé không khóc, không phản xạ và ngưng thở. Các bác sĩ khoa Sơ sinh lập tức thực hiện hồi sức cho bé bằng cách đặt nội khí quản, bóp bóng qua nội khí quản. Sau một thời gian hồi sức tích cực, bé đã hồng hào hơn và được chuyển lên chăm sóc đặc biệt.

Dù bé đã được thở máy, nuôi ăn tĩnh mạch kèm truyền kháng sinh nhưng suốt 2 ngày đầu sức khỏe của bé không ổn định. Bác sĩ đã cho bé thực hiện kiểm tra tổng quát và xét nghiệm lại. Kết luận bé bị viêm phổi hít, bệnh não thiếu oxy giai đoạn 2, suy gan, suy thận và rối loạn điện giải. Với tình trạng nguy kịch, sức khỏe của bé luôn được ekip khoa theo dõi sát sao, bé tiếp tục được thở máy, nuôi ăn tĩnh mạch và đổi thuốc kháng sinh suốt 5 ngày sau sinh. Hiện sức khỏe bé đang tiến triển tốt, có thể tự hít khí trời, các bác sĩ vẫn duy trì cho bé truyền kháng sinh và thực hiện da kề da để giúp ổn định thân nhiệt và hô hấp cho bé.

Cần Thơ: Cứu sống thành công bé trai

ngưng thở sau sinhKhánh Nguyên

Mẹ con chị Q tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ

Ngày 13/11, Bác sĩ Nguyễn Minh Thắng - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ đã có báo cáo đến Cơ quan cảnh sát điều tra và các ngành chức năng vụ việc nam nhân viên đang công tác tại Bệnh viện đã có hành động huỷ hoại thân thể rồi loan tin bị kẻ gian đột nhập hãm hại khi đang ngủ.

Theo đó, vào khoảng 17 giờ 20 phút ngày 10/11, một nữ nhân viên của Bệnh viện Đa khoa quận Cái Răng đang ở trong căn-tin thì nhận được cuộc điện thoại của nam đồng nghiệp là Phan Duy Khánh (SN 1989, ngụ đường Cách mạng Tháng 8, Quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ) thông báo là vừa ngủ dậy thì phát hiện đã bị ai đó cắt mất một cẳng chân. Sự việc ngay sau đó được báo lên lãnh đạo Bệnh viện cùng cơ quan chức năng địa phương. Sau khi được các y bác sĩ tại Bệnh viện sơ cứu và băng bó, Khánh đã được chuyển đến BVĐK Trung ương TP.Cần Thơ cấp cứu và điều trị.

Sau khi nhận được tin báo, lực lượng kỹ thuật nghiệp vụ Công an TP.Cần Thơ và Quận Cái Răng cũng đã có mặt để khám nghiệm hiện trường phục vụ công tác điều tra. Tại đây, lực lượng công an cũng đã tìm thấy phần cẳng chân trái (từ khớp gối trở xuống - P/V) nằm trong ngăn tủ trên đầu giường tại phòng y học cổ truyền phục hồi chức năng. Qua công tác điều tra, cơ quan công an xác định Khánh chính là người tự huỷ hoại cơ thể của mình, cụ thể thanh niên này đã tự mình dùng các thiết bị y tế để tháo khớp chân.

Khai nhận với cơ quan điều tra, Khánh thừa nhận vào khoảng 17h ngày 10/11, Khánh đợi các đồng nghiệp trong khoa đi làm về hết, rồi tự chốt cửa phòng 091. Tiếp đó Khánh vào buồng tắm

sạch sẽ. Lúc này, Khánh ngồi trên bồn cầu vệ sinh dùng các sợi dây thun do mình chuẩn bị sẵn, buộc phía trên phần khớp gối chân trái rồi dùng dao sắc nhọn Doctor 100 (Loại dao dùng trong ngành y tế) cắt phần thịt tại khớp gối của mình và tháo rời phần chân trái từ đầu gối trở xuống. Sau khi tự cắt chân, Khánh đã dùng bông băng y tế chùi sạch máu nơi vừa được tháo khớp và phần cẳng chân đã được tháo rời. Sau đó mang phần cẳng rời giấu vào ngăn tủ rồi dùng máy bàn nội bộ gọi cho đồng nghiệp để thông báo "hung" tin.

Tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương TP.Cần Thơ, qua thăm khám và điều trị, các bác sĩ ở đây khẳng định có thể nối lại được phần chân cho Khánh và đã vận động nam kỹ thuật viên khoa Đông y này, tuy nhiên Khánh đã không đồng ý. Theo nhận định ban đầu từ phía cơ quan điền tra, đây là vụ tự huỷ hoại thân thể chứ không phải án.

Theo lời khai ban đầu, do Khánh đã biết mình mắc chứng rối loạn nhận dạng toàn diện cơ thể (có biểu hiện như người ngáo đá) nhưng không nói ra cho ai biết. Khi học ngành y, Khánh đã tự lên mạng để tìm hiểu về bệnh cũng như cách chữa trị. Tuy nhiên việc tự chữa trị là không thể nên Khánh nghĩ ra cách duy nhất là phải loại bỏ phần nhận dạng mà não bộ xem là phần dư thừa. Với suy nghĩ như vậy, theo Khánh, phần dư thừa này chính là phần cẳng chân trái từ khớp gối trở xuống nên đã một mình thực hiện như trên.

Được biết, Khánh đang công tác tại phòng y học cổ truyền phục hồi chức năng của Bệnh viện Đa khoa Cái Răng, quê quán ở xã Thuận Thới, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, đã có vợ và một con nhỏ. Vụ việc vẫn đang được cơ quan chức năng tiến hành lấy lời khai những người liên quan để xác minh làm rõ.

Cần Thơ:Nam kỹ thuật viên Đông y tự cắt cẳng chân

rồi “cất” vào ngăn tủ tại Bệnh viện Trung Tính

Ngày 11/11/2016, GS.TS. Nguyễn Thanh Long - Thứ truởng Bộ Y tế dẫn đầu đoàn công tác của Bộ đã tới thăm, làm việc và kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016 trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Tại buổi làm việc, Giám đốc Sở Y tế Hải Phòng Phạm Thu Xanh, cho biết: Trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 21.390 cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm bao gồm các loại: 9005 cơ sở sản xuất, 4432 cơ sở kinh doanh, 7953 cơ sở sản xuất dịch vụ ăn uống... Trong đó chủ yếu sản xuất kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ quy mô gia đình, thức ăn đường phố.

Trong 9 tháng năm 2016, toàn Thành phố xảy ra 5 vụ ngộ độc thực phẩm, với 76 người mắc không có trường hợp tử vong; công tác thanh tra kiểm tra an toàn thực phẩm chuyên ngành và liên ngành được chú trọng thực hiện hàng năm, định kỳ hoặc đột xuất, từ đó phát hiện chấn chỉnh kịp thời những vi phạm.

Về công tác quản lý, UBND TP.Hải Phòng đã ban hành Quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nuớc về ATTP trên địa bàn, đồng thời sự tham gia vào cuộc của chính quyền địa phuơng đối với công tác bảo đảm ATTP trên địa bàn đuợc tăng cao... Tuy nhiên việc thực hiện chính sách pháp luật về An toàn thực

phẩm hiện đang tồn tại một số khó khăn bởi hầu hết các xã phuờng chưa có cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý ATTP, còn hạn chế về năng lực và chuyên môn; Chế tài xử phạt vi phạm ATTP chưa đủ mạnh nên còn thiếu tính răn đe; các cơ sở kinh doanh chế biến thực phẩm còn gặp nhiều khó khăn trong công tác xây

dựng chuỗi ATTP do thiếu các vùng quy hoạch thực phẩm sạch…

Thay mặt đoàn công tác, Thứ truởng Nguyễn Thanh Long ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của Thành phố trong việc đảm bảo ATTP trong thời gian qua. Đồng thời đề nghị Thành phố Hải Phòng cần quan tâm kiểm soát thị trường vật tư nông nghiệp, quản lý cơ sở giết mổ gia súc gia cầm. Đối với quản lý thức ăn đường phố cần nêu cao vai trò quản lý của chính quyền địa phương. Thứ trưởng mong rằng thời gian tới Thành phố Hải Phòng sẽ là địa phuơng đi đầu trong việc xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn tiếp cận đến người dân.

Hải Phòng: Quyết tâm triển khai đảm bảo an toàn thực phẩm Đỗ Bình

Đoàn công tác kiểm tra tại kho bảo quản dược liệu của Công ty Cổ phần Dược phẩm

Trung ương III Foripharm

* Từ ngày 7-13/11/2016, tại Ấn Độ, Hội nghị lần thứ 7 của Tổ chức Y tế thế giới về thực hiện Công ước Khung Kiểm soát thuốc lá đã diễn ra với sự góp mặt của hơn 2000 đại biểu từ 180 quốc gia thành viên. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự hội nghị. Tại Hội nghị, Đoàn Việt Nam sẽ chia sẻ kinh nghiệm và góp phần quảng bá những thành quả của Việt Nam trong thời gian qua,

đặc biệt là việc thực hiện toàn diện Luật PCTH thuốc.* Ngày 07/11/2016, đoàn công tác Bộ Y tế

do PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại một số cơ sở y tế tại TP.HCM.

* Chiều ngày 09/11/2016, Đại sứ New Zea-land - Haike Manning tới thăm, làm việc và chào từ biệt Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhân dịp ông sắp mãn nhiệm kỳ đại sứ tại Việt Nam. Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Y tế bày

tỏ mong muốn New Zealand sẽ hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực kiểm nghiệm ATTP, chia sẻ kinh nghiệm đấu thầu quản lý giá thuốc. Hai bên đã có biên bản ghi nhớ (MOU) về ATTP, kiểm nghiệm chứng nhận chung cho hàng nông sản hai nước.

* Ngày 10/11/2016, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam tổ chức Hội thảo phổ biến Kế hoạch hành động quốc gia về dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung tại Việt Nam giai đoạn 2016-2025.

Y tế tuần qua

Page 11: 144 chuyen in

11Số 144 - Tháng 11/2016 GIÁO DỤC

Xuất phát từ lợi ích của hai phía, việc phối kết hợp đào tạo giữa các doanh nghiệp và các trường đại học là nhu cầu bức thiết, khách quan. Hiện nay, rất cần đến sự hợp tác lâu dài và gắn kết giữa các doanh nghiệp và nhà trường để chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao, sinh viên ra trường có nhiều thuận lợi khi tìm kiếm việc làm. Điều đáng nói là các sinh viên luôn an tâm học tập và nghiên cứu để phát huy sự sáng tạo mà không khắc khoải lo toan tìm việc làm sau khi ra trường.

Nguồn nhân lực kỹ thuật cao hiện nay hầu hết được xuất phát từ phía các trường đào tạo khối kỹ thuật. Tuy nhiên, hạn chế hiện nay của nhiều cơ sở đào tạo là vẫn nặng về lý thuyết. Một phần nguyên nhân là do điều kiện trang thiết bị dạy học, thực hành vẫn còn khá hạn chế.

Theo TS.Nguyễn Vũ Quỳnh, Trưởng khoa Cơ điện - Điện tử Trường Đại học Lạc Hồng: Trường đã kêu gọi được doanh nghiệp chung tay với nhà trường đầu tư phòng thực hành mang tên Lac Hong Open Workshop với nhiều thiết bị đào tạo nghề hiện đại, đáp ứng cơ bản nhu cầu thực hành của sinh viên, như: máy cắt gọt kim loại CNC, máy in 3D, thiết bị mô phỏng dây chuyền vận hàng hóa, đào tạo tiêu chuẩn 5S… Từ phòng thực hành này, nhiều sản phẩm công nghệ đã được chuyển giao cho doanh nghiệp nước ngoài sử dụng. Với điều kiện vật chất này, trường đã cải tiến chương trình đào tạo, chú ý nâng cao thời lượng thực hành, hình thành các doanh nghiệp, trung tâm kết nối doanh nghiệp nhằm liên kết, tìm kiếm địa chỉ cho sinh viên có cơ hội trải

nghiệm nhiều hơn với công việc thực tế.Theo ông Mã Hoàng Lê, Trưởng phòng

Dạy nghề Sở Lao động - thương binh và xã hội TP.HCM, vẫn còn khá nhiều nghịch lý giữa công tác đào tạo của nhà trường và yêu cầu tuyển dụng từ phía doanh nghiệp. Cụ thể, chương trình đào tạo của nhiều trường vẫn chưa đầu tư triệt để, trong khi công nghệ sản xuất thực tế của các doanh nghiệp phát triển quá nhanh, sinh viên ra trường chưa đáp ứng được nhu cầu của do-anh nghiệp, trong khi đó doanh nghiệp vẫn thiếu hụt lao động có trình độ. Ông Lê cho rằng, nếu nhà trường và doanh nghiệp chủ động hợp tác với nhau thì nghịch lý này sẽ được giải quyết: trường nghề sẽ có nhiều người học; doanh nghiệp không lo thiếu nhân lực tốt, có thể làm được việc ngay sau tuyển dụng…

Ông Trần Ngọc Liêm, Phó Giám đốc Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh TP.HCM cho rằng, việc đào tạo nguồn

nhân lực của các trường ở phía Nam hiện nay cần tập trung vào chất lượng nhiều hơn vì năng suất lao động của người lao động vẫn còn thấp. Để có nguồn nhân lực chất lượng tốt, ngoài sự hỗ trợ của tỉnh về ngân sách để hiện đại thiết bị đào tạo nghề, đào tạo giáo viên, các trường nên tập trung vào một hướng tiết kiệm cho ngân sách là hợp tác với doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể góp ý cho trường đổi mới chương trình đào tạo, tạo điều kiện cho sinh viên đến doanh nghiệp thực hành sản xuất trên máy móc hiện đại gắn với điều kiện sản xuất thực tế, đồng thời còn tạo điều kiện cho sinh viên có thể tự tìm đầu ra cho mình trong quá trình làm quen với doanh nghiệp.

Đại diện Công ty TNHH Hirota Precision Việt Nam (Khu công nghiệp Nhơn Trạch 1, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) cho biết, đơn vị thường xuyên cử cán bộ nhân sự và kỹ thuật tới các trường có đào tạo nghề cơ khí chế tạo tại Đồng Nai để thăm dò về chương trình đào tạo. “Công ty đã và đang rất cần nguồn nhân lực trẻ đã qua đào tạo để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ. Chính vì vậy, công ty rất mong được hợp tác với các trường về mọi mặt, từ đào tạo tới tiếp nhận sinh viên thực tập và làm việc chính thức”.

Theo Tổng Cục trưởng Tổng Cục Dạy nghề (Bộ Lao động - thương binh và xã hội), doanh nghiệp là lực lượng chính sử dụng phần lớn các sản phẩm đào tạo của các trường đào tạo. Do đó, các trường cần bám sát kỹ thuật công nghệ và nhu cầu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp vẫn rất cần lao động có trình độ, nhưng nếu các trường không nắm được các doanh nghiệp thực sự cần gì thì không thể phát triển được.

Nâng Cao Phối Hợp Đào Tạo Giữa Nhà Trường Và Doanh Nghiệp Hoàng Uyển - Thuỳ Duyên

GS.TS. Lê Kim Hùng - Hiệu trưởng Trường ĐHBK phát biểu tại hội thảo giữa nhà trường và doanh nghiệp

Ra đời chỉ mới 3 năm, nhưng học bổng của một đại gia đình nhà giáo đã góp phần nâng bước những ước mơ cho các em học sinh nghèo học giỏi của Trường Tiểu học và Trung học cơ sở ở xã Thanh Long, huyện Thanh Chương, Nghệ An, như tên gọi của nó.

Một lần, khi ông Phạm Đức Bảo vào TP.HCM công tác, chúng tôi có dịp gặp và trò chuyện về học bổng “Nâng bước ước mơ” với nhà giáo Phạm Đức Bảo - Chủ tịch Hội đồng sáng lập của quỹ học bổng "Nâng bước ước mơ". Thầy giáo Phạm Đức Bảo sinh ra và lớn lên ở xã Thanh Long, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, là cán bộ giảng dạy của trường Đại học Luật Hà Nội. Gặp chúng tôi, ông cho biết, thông thường vào tháng 6 hàng năm, ông về quê ở xã Thanh Long, huyện Thanh Chương, Nghệ An, để trao 10 suất học bổng cho các em học sinh Tiểu học và 10 suất học bổng cho các em học sinh Trung học cơ sở. Mỗi suất học bổng phát cho các em, ngoài sách vở, bút mực, mỗi em sẽ được nhận 500 ngàn đồng.

Từ năm 2015, ngoài các suất học bổng trên, Hội đồng sáng lập quỹ học bổng "Nâng bước ước mơ" còn trao 4 phần quà cho hai giáo viên dạy giỏi của trường Tiểu học và hai giáo viên dạy giỏi của trường Trung học cơ sở. Mỗi phần quà là 500 ngàn

đồng. “Đây là phần quà cho giáo viên dạy giỏi, xem như động viên tinh thần cho thầy cô giáo, để khích lệ thầy cô giáo trong sự nghiệp trồng người. Hai năm trước, chúng tôi chỉ trao học bổng cho các em học sinh, nhưng năm nay chúng tôi mở rộng ra trao cho các giáo viên, bởi nghĩ rằng nhờ có thầy cô giáo dạy dỗ tận tình thì các em học sinh mới học giỏi được” - Ông Phạm Đức Bảo chia sẻ.

Thầy giáo Phạm Đức Bảo kể, gia đình ông vốn có truyền thống hiếu học. Ông nội là người giỏi tiếng Pháp nhưng mất sớm. Vì vậy, dù mới 15 tuổi, Cha ông Bảo đã phải vừa học Trung học, vừa đi dạy học thêm để mưu sinh. Sau này dù là đang công tác hay khi đã nghỉ hưu và cho đến bây giờ dù đã ngoài tám mươi tuổi, thân phụ ông là cụ Phạm Đức Thâm vẫn rất quan tâm đến việc khuyến học ở địa phương và trong dòng họ. Bản thân ông Phạm Đức Bảo, sau khi trở về từ chiến trường miền Nam trong

kháng chiến chống Mỹ, đã đi học Đại học và sau đó công tác ở trường Đại học Luật Hà Nội, nhiều năm là giáo viên dạy giỏi của trường, lãnh đạo bộ môn, tham gia công tác Đoàn thanh niên, Công đoàn trường, Bí thư Chi bộ giáo viên khoa Hành chính - Nhà nước.

Hơn 30 năm dạy học, gần gũi với các em sinh viên, thấy các em học sinh ở quê học giỏi nhưng điều kiện khó khăn nên từ năm 2013, ông Phạm Đức Bảo cùng các anh em trong họ đã nảy sinh ý định thành lập quỹ học bổng này. Ngân sách cho quỹ học bổng do anh chị em trong gia đình ông Bảo cùng các em con bà cô họ Phạm Thị Bốn đóng góp và giao cho Hội Khuyến học của xã Thanh Long quản lý theo quy chế của Quỹ học bổng "Nâng bước ước mơ" đã được Hội đồng sáng lập thông qua. “Chúng tôi cũng từng trải qua những ngày tháng khó khăn trong cuộc sống, trong thời đi học. Hiện nay anh em chúng tôi tuy không sống ở quê nữa, nhưng vẫn quan tâm đến những khó khăn của các em học sinh ở quê nhà, nên mấy anh em chúng tôi bàn nhau lập ra quỹ học bổng này để chia sẻ những khó khăn với các em học sinh ở quê, con nhà nghèo nhưng học giỏi. Dù bản thân tôi và các em hoàn cảnh kinh tế bình thường, cũng không phải giàu có gì. Các em vẫn đang ở nhà chung cư cả, còn bản thân dù đã ở độ tuổi sáu mươi nhưng hàng ngày tôi vẫn phải đi làm bằng xe máy đấy!

Những gì chúng tôi làm được vẫn còn nhỏ bé, trong xã hội nhiều người còn làm tốt hơn thế nhiều” - Nhà giáo Phạm Đức Bảo bày tỏ.

Qua 5 năm hoạt động, dù số tiền không lớn, nhưng quỹ học bổng đã góp phần giúp cho các em học sinh nuôi dưỡng thêm nghị lực, tiếp sức thêm cho ước mơ của các em vững vàng đi tới tương lai. “Chúng tôi đang bàn tính về việc sẽ mở rộng thêm quỹ học bổng này và nếu ai có lòng muốn ủng hộ tài chính hay tham gia vào hoạt động cho quỹ thì chúng tôi sẵn sàng đón nhận. Vừa rồi có nhà báo Kim Dung đã ủng hộ 2 triệu đồng cho quỹ học bổng "Nâng bước ước mơ". Khi trao học bổng cho các em, Tôi nói với các em rằng, chúng tôi mong muốn các em đã được nhận học bổng này sẽ thành đạt trong cuộc đời, sau này khi có điều kiện lại trở về quê hương trao lại học bổng cho thế hệ sau của các em” - Nhà giáo Phạm Đức Bảo tâm sự.

Ngoài học bổng này, Thầy giáo Phạm Đức Bảo cùng người chú họ là các nhà giáo Phạm Đức Hữu và Phạm Đức Thớc còn khởi xướng việc thành lập và đóng góp nhiều cho quỹ khuyến học của dòng họ Phạm ở quê nhà. Gia đình ông cũng đã vận động, đồng thời tham gia đóng góp nhiều vào việc khôi phục những công trình phúc lợi, đường sá và di tích văn hóa ở quê hương được chính quyền và người dân địa phương ghi nhận.

Nghệ An: Chuyện về học bổng “Nâng bước ước mơ”Đức Thọ

Ông Phạm Đức Bảo trong một lần trao học bổng cho các em học sinh ở quê nhà

Page 12: 144 chuyen in

12 Số 144 - Tháng 11/2016VĂN HÓA - DU LỊCH

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia (DLQG) Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Khu vực quy hoạch phát triển Khu DLQG Sơn Trà nằm trên bán đảo Sơn Trà thuộc phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố khoảng 10km về phía Đông Bắc với tổng diện tích khoảng 4.439ha. Diện tích khu vực tập trung phát triển trở thành Khu DLQG là 1.056ha.

Mục tiêu quy hoạch nhằm phấn đấu trước năm 2025, phát triển khu du lịch Sơn Trà đáp ứng các tiêu chí của Khu DLQG; đến năm 2030 Khu DLQG Sơn Trà trở thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp, đặc sắc của vùng duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước; là một

điểm đến quan trọng trên tuyến du lịch đường bộ và đường biển quốc gia. Sơn Trà phấn đấu đến năm 2025 đón 3,5 triệu lượt khách du lịch, đạt doanh thu khoảng 1.900 tỷ đồng; đến năm 2030 đón 4,6 triệu lượt khách du lịch, đạt doanh thu khoảng 4.300 tỷ đồng.

Sản phẩm du lịch chính mà Sơn Trà hướng tới là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển cao cấp, du lịch văn hóa -

tâm linh; du lịch thể thao và thể thao mạo hiểm. Sản phẩm du lịch bổ trợ gồm: du lịch tìm hiểu văn hóa - lịch sử - cách mạng, du lịch tham quan thắng cảnh và các sản phẩm liên kết với khu vực lân cận như Ngũ Hành Sơn, Nam Hải Vân, Bà Nà...

Theo định hướng, hình thành 3 trung tâm dịch vụ và cửa ngõ vào Khu DLQG trên 3 trục tiếp cận bán đảo Sơn Trà, gồm: Trung tâm đón

tiếp và lưu trú Hồ Xanh - Bãi Bụt; Trung tâm diễn giải môi trường và du lịch sinh thái tại khu vực giao cắt giữa đường lên đỉnh Bàn Cờ và đường Yết Kiêu và Trung tâm dịch vụ du lịch, nhà hàng tại khu vực Tiên Sa. Hình thành các trung tâm, cụm dịch vụ lưu trú nghỉ dưỡng cao cấp, gồm: Trung tâm lưu trú Hồ Xanh - Bãi Bụt; các cụm nghỉ dưỡng: Bãi Trẹm, Bãi Rạng, Ghềnh Đa - Mũi Nghê, Bãi Bắc và Bãi Bắc mở rộng, Tiên Sa; khu biệt thự Tây Nam suối Đá và khu nhà nghỉ sinh thái. Quy mô đến năm 2030 có khoảng 1.600 buồng khách sạn. Phát triển các khu chức năng phục vụ du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, thể thao và ngắm cảnh, gồm: Khu vườn hoa và thuốc Nam; Khu vườn sim, khu cứu hộ động vật và vườn thú bán hoang dã; Khu cắm trại và sinh hoạt cộng đồng; Hệ thống các điểm vọng cảnh, điểm câu cá, tham quan thắng cảnh, di tích và lặn biển.

Sơn Trà - Đà Nẵng:Phát Triển Du Lịch Sinh Thái, Nghỉ Dưỡng Cao Cấp Trọng Tâm

Đã 50 năm trôi qua kể từ ngày Minh Vương lên ngôi cao nhất của “Khôi nguyên vọng cổ”, nhưng trong lòng các thế hệ khán giả yêu cải lương, vẫn không sao quên được giọng ca khỏe khoắn, mượt mà của ông. Có thể chạm tay đến đỉnh cao của sự nghiệp nghệ thuật, ông luôn dành sự biết ơn cho người phụ nữ đã cùng ông kề vai sát cánh vượt qua mọi khó khăn.

*Cuộc gặp gỡ định mênhỞ tuổi 40, cuộc hôn nhân tan vỡ dường như

khiến NSƯT Minh Vương mất hết lòng tin vào tình yêu và hạnh phúc. Ông chia sẻ: “Trong cuộc đời, được cái này mất cái kia là đúng rồi. Cả đời tôi cống hiến hết mình cho nghệ thuật, cái nghề nó cũng không phụ tôi. Niềm hạnh phúc lớn nhất cuộc đời tôi, đó là tình yêu thương khán giả dành cho mình. Giây phút ý nghĩa nhất trong cuộc đời, là được đứng trên sân khấu, sống cùng nhân vật. Những nỗ lực của tôi được bù đắp bằng những thành quả nhất định. Có một điều ít người biết, đằng sau ánh hào quang sân khấu, tôi luôn phải đối diện với nỗi cô đơn. Điều tôi mong muốn trong cuộc đời là có một tình yêu thật sự, một người phụ nữ luôn chờ đợi tôi trong căn nhà ấm áp. Với người vợ cũ, tôi đã từng có khoảng thời gian hạnh phúc ấy, nhưng rồi cũng nhạt nhòa dần, rồi đường ai nấy đi, để lại nỗi đau cho cả hai, cho cả đứa con chung của chúng tôi. Thất bại trong cuộc hôn nhân này khiến tôi không dám nghĩ đến việc đi tìm hạnh phúc mới, dù được mọi người khuyên rất nhiều”.

Thế rồi duyên số mang đến cho Minh Vương một bất ngờ. Trong một lần vô tình gặp gỡ, ông trúng ngay tiếng sét ái tình với một cô gái tên Đỗ Thị Hồng, kém ông gần 20 tuổi. Nhắc đến người phụ nữ này, bất cứ ai gặp gỡ cũng phải xao xuyến bởi vẻ đẹp phúc hậu lại sắc sảo của bà. Duyên số đưa đẩy hai người đi đến kết hôn. Đã từng mất mát trong chuyện tình cảm, giờ lại có cơ may gặp gỡ và yêu thương với người phụ nữ tuyệt vời này, Minh Vương hết sức trân trọng, gìn giữ. Ông yêu chiều người vợ trẻ hết mức. Ông vẫn dành thời gian đi diễn, còn bà Hồng mở cửa hàng may áo dài. Nhờ có sự cảm thông của vợ mà Minh Vương càng ngày càng thành công trong sự nghiệp, dù

sau này khán giả cải lương ngày càng mai một, nhưng những lời mời Minh Vương đi diễn thì luôn khiến ông kín lịch.

Đối với nghệ sĩ Minh Vương, người vợ tuy trẻ, kém ông gần 20 tuổi, nhưng lại là người phụ nữ đảm đang, khéo léo, hết mực yêu thương chồng con. Nghệ sĩ vui vẻ chia sẻ: “Mặc dù kém tôi nhiều tuổi nhưng vợ tôi là một người phụ nữ chín chắn và hết sức chu đáo với gia đình. Ở bên cạnh cô ấy, tôi như một đứa “con nít lớn xác” vậy. Càng trải qua nhiều khó khăn, tôi càng khâm phục vợ mình”.

*Tình yêu sâu đậmNhắc đến người vợ của mình, đôi mắt nghệ

sĩ Minh Vương không ngừng ánh lên niềm tự hào và tình yêu thương vô bờ bến. “Tôi nói thiệt, vợ tôi là tuyệt vời. Đồng cam cộng khổ rồi mới thương nhau hơn. Cuộc đời sàng lọc hết, những hào nhoáng sẽ đi qua, còn lại những gì chân tình nhất mà thôi”, nghệ sĩ trầm ngâm. Quả thật, phải trải qua khó khăn mới biết ai thật lòng với mình. Minh Vương tự cảm thấy mình là một người may mắn khi cuối cùng cũng tìm thấy một người phụ nữ yêu thương mình thật lòng. Khi đã cưới nhau, Minh Vương vẫn không thoát ra được niềm đam mê với nghệ thuật, ông đi diễn triền miên, và động lực lớn nhất của ông mỗi khi xa nhà là niềm cảm thông của người vợ.

Nghệ sĩ đang nói dở câu chuyện thì bà Hồng xuất hiện. Biết chồng đang nói chuyện về gia đình mình, bà nói thêm: “Sở dĩ chúng tôi vẫn còn yêu nhau nhiều như vậy, điều đầu tiên là do tôi tin tưởng chồng. Ra ngoài kia, người ta nói Minh Vương là nghệ sĩ nổi tiếng, điển trai, tôi cũng biết là sẽ có nhiều cô gái yêu mến anh ấy. Khi đến với

anh, tôi hiểu là mình sẽ phải bước vào một cuộc “cạnh tranh” không ít mệt mỏi. Nhưng đó là đặc trưng của cái nghề mà anh ấy theo đuổi. Hồi trẻ, khi mới cưới tôi cũng có buồn, nhưng sau rồi cũng bình tĩnh. Tôi cứ lẳng lặng đi theo chồng, không nhu nhược nhưng cũng không dữ dằn, vì anh ấy sợ người dữ lắm”, bà nói đùa, rồi hai vợ chồng lại cùng nhau trao gửi những ánh mắt trìu mến.

Hiện nay, gia đình nghệ sĩ đang sinh sống trong một căn nhà khá khang trang ở quận 3, TP.HCM. Dưới tầng 1, gia đình ông vẫn duy trì cửa hàng áo dài và mở rộng thêm kinh doanh thời trang. Cả gia đình sinh hoạt trên tầng 2, bước chân lên đến đây, bất cứ ai cũng có thể cảm nhận được sự ấm áp tràn ngập, đó là không khí gia đình. Cùng với những tấm hình, những bài báo được in trên những tấm gỗ rồi treo trên tường, nghệ sĩ Minh Vương còn in rất nhiều ảnh hai vợ chồng, ảnh cả gia đình trưng lên khắp căn phòng.

Chia sẽ với P/V Báo Thời báo MêKông về nghiệp diễn, nghệ sĩ Minh Vương cho biết: “Hiện nay khán giả xem cải lương còn lại ít, đã qua cái thời hoàng kim của cải lương rồi. Vì thế, tôi luôn cố gắng tranh thủ mọi cơ hội để được diễn. Nhiều khi, khán giả yêu cầu tôi diễn lại các bài vọng cổ từ ngày xưa như Lá bàng rơi, Gánh nước đêm trăng, Đội gạo đường xa, Người đánh đàn trên Bắc Mỹ Thuận,… Còn đối với tân cổ giao duyên, tôi có cơ hội thể hiện lại Trương Chi Mỵ Nương, Người em Vĩ Dạ, Đám cưới trên đường quê, Chuyến tàu hoàng hôn, Áo em chưa mặc một lần,… Mỗi lần được khán giả nhắc lại những tác phẩm từ nhiều thập niên về trước, trong lòng tôi lại bồi hồi khôn xiết. Thật hạnh phúc khi có thể để lại ấn tượng cho khán giả trong thời gian dài như vậy”.

Trước khi khép lại câu chuyện, nghệ sĩ Minh Vương trầm lắng lại: “Trước đây, tôi cứ nghĩ mình phải chấp nhận hy sinh hạnh phúc cá nhân để đánh đổi lấy sự nghiệp mà ông trời ban cho. Nhưng từ khi gặp người vợ của tôi hiện nay, tôi thầm cảm ơn ông trời đã cho tôi là một người quá đỗi may mắn. May mắn khi cho đến giờ, cải lương dần bị mai một nhưng chưa bao giờ khán giả quên tôi. May mắn khi tôi có một người vợ yêu thương tôi thật lòng. Đó đã là những gì tốt đẹp nhất trong cuộc đời một người đàn ông như tôi có thể có được”.

Người phụ nữ son sắt của “Ông hoàng Cải lương” Minh VươngĐường Thảo

Page 13: 144 chuyen in

13Số 144 - Tháng 11/2016 ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ - XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Qua 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới (XD NTM), huyện Yên Thủy đã có nhiều chuyển biến tích cực, cơ sở hạ tầng đang dần được đầu tư xây dựng kiên cố, đời sống của người dân từng bước được nâng cao... Đặc biệt, nổi bật trong chương trình là công tác tuyên truyền, dồn điền đổi thửa, xây dựng mô hình kinh tế, giữ gìn vệ sinh môi trường… được triển khai một cách hiệu quả.

Ở Yên Thủy, có thể khẳng định yếu tố làm nên những thành công của Chương trình XD NTM đó là công tác tuyên truyền đã được phát huy hiệu quả với nhiều phong trào như: phong trào “Nhà sạch - vườn đẹp - môi trường trong lành - ngõ xóm văn minh”, hội liên hiệp Phụ nữ huyện với cuộc vận động “xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, tổ chức trương trình “thắp sáng quê hương” tại xã Đa Phúc qua đó không chỉ tạo được sự đồng thuận, nhất trí cao từ phía quần chúng nhân dân mà còn khơi dậy vai trò chủ thể, sự đóng góp tích cực đối với Chương trình mục tiêu Quốc gia XD NTM. Các hình thức tuyên truyền phong phú được thực hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên hệ thống loa truyền thanh, tuyên truyền bằng các băng rôn, khẩu hiệu và chính người dân lại là những tuyên truyền viên tích cực của Chương trình.

Nhờ tuyên truyền một cách thường xuyên với những cách làm sáng tạo, mới mẻ, chương trình đã tạo được sự lan tỏa rộng rãi, huy động được sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận cao từ phía quần chúng nhân dân. Nông nghiệp, nông thôn ngày càng khởi sắc, người nông dân cũng có những đổi mới trong cách nghĩ, cách làm.

Ghi nhận của phóng viên Báo Thời báo Me-kong tại xã Yên Trị là không khí toàn dân nô nức tham gia vào phong trào XD NTM với nhiều cách làm hay, sáng tạo… Trong đó đáng chú ý việc thực hiện thành công ý tưởng “con đường hoa” trong khu dân cư của xã. Theo ông Bùi Phi Diệp - Phó Chủ tịch xã Yên Trị cho biết ý tưởng xây dựng “con đường hoa” được lãnh đạo tỉnh gợi ý trong một chuyến về thăm xã. Khi "con đường hoa" được hoàn thành không chỉ tạo cảnh quan thẩm

mỹ trong khu dân cư mà còn nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân.

Có thể nói công tác tuyên truyền tại Yên Thủy đã giúp Chương trình XD NTM đến được với từng ngôi nhà, từng người dân, tạo nên những chuyển biến lớn về nhận thức; cổ vũ mạnh mẽ các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, xã hội chung sức, đồng lòng trong công tác XD NTM. Bên cạnh đó, việc thí điểm thành công và nhân rộng phong trào dồn điền đổi thửa, góp phần giảm chi phí sản xuất, tạo tiền đề ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Từ năm 2013 đến năm 2015, huyện đã triển khai thành công việc dồn điền đổi thửa tại các xã Ngọc Lương, Yên Trị, Đoàn Kết, Yên Lạc, Lạc Vương, góp phần chuyển dịch tái cơ cấu cây trồng cho người dân, hướng tới việc chuyên canh sản xuất hàng hóa và xây dựng những mô hình kinh tế có hiệu quả cao.

Với những gì huyện Yên Thủy đã và đang làm được, là kết quả của sự cố gắng không mệt mỏi của cả hệ thống chính trị cùng sự đồng lòng nhất trí của nhân dân trong huyện mà theo Ông Bùi Văn Hải - Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy chia sẻ: Huyện luôn coi khâu tuyên truyền là then chốt tạo sự đồng thuận và nhất trí cao của cán bộ và nhân dân. Đồng thời cổ vũ động viên mọi nguồn lực xã hội chung tay vào XD NTM góp phần đưa Yên Thủy ngày càng phát triển, cuộc sống người dân ngày càng được nâng cao.

Huyện Yên Thủy - Hòa Bình: Nông thôn mới hiệu quả từ công tác tuyên truyền

Ly Sơn - Lê Huy

Con đường hoa tại xã Yên Trị - Yên Thủy

Phong trào nông dân thi đua sản xuất giỏi ở TP.Cà Mau (tỉnh Cà Mau) đang phát triển mạnh mẽ, xuất hiện nhiều mô hình mới, góp phần nâng cao đời sống của người dân. Có nhiều hộ đã vươn lên khá, giàu từ các mô hình sản xuất này.

Anh Võ Hoàng Giang, ngụ ấp 8, xã An Xuyên, TP.Cà Mau, là một gương điển hình sản xuất giỏi của địa phương. Từ vùng đất mặn, anh đã trồng thành công các loại hoa màu, thu nhập mỗi năm trên 200 trăm triệu đồng.

Nằm trong vùng đất mặn nên các loại hoa màu khó phát triển tốt. Nhưng với tính cần cù, chịu khó, tích lũy được nhiều kinh nghiệm, anh Võ Hoàng Giang đã quyết tâm trồng các loại hoa màu trên đất mặn, không chỉ cho thu nhập cao mà mô hình trồng dưa leo, bí đao của anh Giang

đã được nhiều nông dân trong xã An Xuyên học hỏi, làm theo.

Từ khi lập nghiệp, gia đình anh Võ Hoàng Giang và Chị Lê Thị Thắm có tất cả 2,5 công đất vườn, chủ yếu là đất mặn nên anh nuôi tôm, cá, nhưng hiệu quả không cao, cuộc sống khó khăn. Quyết chí làm ăn, học hỏi kinh nghiệm từ người thân ở xã Lý Văn Lâm, năm 2010, anh Giang mua thêm 2,5 công đất vườn rồi tiến hành cải tạo, trồng

các loại hoa màu như dưa leo, bí đao, bầu, mướp... bước đầu mang lại hiệu quả. Hiện nay, ruộng dưa leo của anh Giang đang trong thời gian thu hoạch, mỗi ngày anh xuất bán khoảng 250kg dưa, bình quân thu nhập trên 1 triệu đồng. Dưa leo của anh Giang đã và đang có mặt khắp chợ Phường 7, TP.Cà Mau. Ngoài ra, anh còn lên liếp, xuống giống thêm 2500m2 bí đao, hiện đang phát triển tốt và hứa hẹn sẽ thêm một vụ mùa bội thu.

Chia sẻ về kinh nghiệm sau 6 năm trồng hoa màu trên đất mặn, anh Giang cho biết: “Khu đất nhiễm mặn này trước tiên là xới đất lên phơi, phơi rồi nếu có điều kiện thì mình đốt. Sau đó bắt đầu rải vôi, trộn phân Super lân với phân ba màu rồi bỏ hột”. Theo anh Giang, giống như trồng trên vùng nước ngọt, cây dưa leo thường bị sâu bệnh vào tháng 4, cần phải có biện pháp phòng ngừa,

theo dõi thường xuyên để xử lý kịp thời. Ngoài ra, trồng dưa leo trên vùng mặn cần cung cấp đầy đủ nước tưới và phải có hệ thống tưới tại chỗ.

Nhận xét về mô hình trồng hoa màu của gia đình anh Võ Hoàng Giang, ông Nguyễn Thanh Tâm - Chủ tịch Hội Nông dân xã An Xuyên, TP.Cà Mau cho hay: “Trong ấp 8, mô hình trồng màu nổi trội nhất là mô hình của anh Giang. Đây là một mô hình làm ăn rất có hiệu quả, cũng là một mô hình mới, nằm trong khu hoàn toàn mặn mà anh Giang đã cải tạo, trồng được 4 vụ màu trong năm. Trong thời gian tới, Hội nông dân xã An Xuyên sẽ quảng bá, giới thiệu mô hình trồng màu của anh Võ Hoàng Giang cho nhiều nông dân đến tham quan, học hỏi. Đồng thời sẽ tổ chức thành lập tổ hợp tác sản xuất trồng màu trong ấp 8, để tập hợp nông dân sản xuất theo mô hình kinh tế tập thể”.

Cà Mau: Trồng màu trên đất mặnNhật Minh

Anh Võ Hoàng Giang đang thu hoạch dưa leo

Năm 2016, huyện Vĩnh Tường có 7 xã đăng ký về đích Nông thôn mới (NTM) gồm: Việt Xuân, Vĩnh Thịnh, Phú Thịnh, Yên Bình, Phú Đa, An Tường và Đại Đồng. Trong đó có 5 xã đạt 14 tiêu chí, 1 xã đạt 13 tiêu chí và 1 xã đạt 11 tiêu chí.

Qua kiểm tra cho thấy, tiến

độ thi công các công trình phục vụ cho việc hoàn thành NTM của các xã còn chậm. Nguyên nhân chủ yếu là do địa phương còn vướng mắc trong khâu hoàn thiện thủ tục về đầu tư xây dựng của một số công trình dẫn đến tiến độ thi công chậm. Để các xã đăng ký về đích NTM năm 2016 hoàn thành đúng kế hoạch đề ra, từ nay đến

cuối năm, UBND huyện Vĩnh Tường yêu cầu các xã tiếp tục tập trung chỉ đạo quyết liệt để sớm thi công các công trình có khối lượng công việc lớn như: Trung tâm thể thao, đường giao thông nội đồng, nhà văn hóa thôn; đôn đốc các đơn vị, tổ thợ tranh thủ thời tiết thuận lợi nhanh chóng thi công các công trình chưa hoàn thành để đảm

bảo tiến độ. Đồng thời, yêu cầu các phòng, ban liên quan đến các tiêu chí chưa hoàn thành thường xuyên đôn đốc, kiểm tra tiến độ triển khai các công trình của các xã, từ đó kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện thi công công trình để đảm bảo các xã đăng ký về đích NTM năm 2016 đúng kế hoạch.

Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc:Tháo gỡ khó khăn cho các xã đăng ký đạt chuẩn Nông thôn mới

Ly Sơn

Page 14: 144 chuyen in

14 Số 144 - Tháng 11/2016ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ - XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Từ xưa, các bậc đế vương đã biết lấy “khoan sức dân” làm “kế sâu rễ bền gốc”, tạo một chính sách an dân làm tiền đề xây dựng đất nước thái bình. Hơn lúc nào hết, kế sách ấy cần được đặt trên hàng đầu trong mọi chính sách của Các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, nhất là trong việc xây dựng Nông thôn mới.

Xây dựng Nông thôn mới (XD NTM) là một trong những chủ trương lớn đúng đắn của Đảng, Nhà nước nhằm thay đổi diện mạo nông thôn, phát triển kinh tế, văn hóa, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người nông dân. Khi dân đã ý thức được trách nhiệm trong XD NTM thì việc vận động nhân dân đóng góp làm đường, trường học, xây chợ... không còn là chuyện khó.

Tin ở dân, chăm lo cho dân,

lấy dân làm gốc là một bài học lớn được rút ra từ lịch sử, đó là lời phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhắc lại lời của Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi về vận nước thịnh hay suy, mất hay còn là do sức mạnh của dân quyết định. Do đó, hiện nay có rất nhiều địa phương trên khắp cả nước đã khuếch trương sức mạnh của nhân dân. Mỗi nơi có một cách làm sáng

tạo, phù hợp thực tế, phát huy sức mạnh toàn dân trong XD NTM và Đồng Nai là một điển hình.

XD NTM mới thực chất là hướng đến việc nâng cao thu nhập cho người dân. Với đề án chuyển đổi sản xuất, nâng cao thu nhập ngày càng thiết thực; bám sát tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, hiện có rất nhiều địa phương đã và đang chuyển mình mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa. Đã xuất hiện ngày càng nhiều mô hình trong sản xuất kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ, kinh tế được cải thiện, kéo theo chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên. Phong trào khuyến học, khuyến tài trong các tổ chức, đơn vị, gia đình, dòng họ hoạt động hiệu quả. Trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được quan tâm đúng mức. Vệ sinh môi trường từng bước

được cải thiện... XD NTM phải có tư duy mới, con người mới.

Đ/c Nguyễn Thế Trung, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương cho rằng, để tiếp tục XD NTM thực sự có hiệu quả, các địa phương nên chú ý đến việc từng bước phải xóa bỏ nhận thức tiểu nông, sản xuất manh mún, tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa. NTM, quan trọng là phải nâng chất cuộc sống người dân, tránh xu thế bê tông hóa nông thôn như đã xảy ra ở một số nơi.

Không ai có thể phủ nhận mục tiêu, ý nghĩa tốt đẹp của phong trào XD NTM, nhưng tiếc rằng một số địa phương do chạy theo thành tích gắn lợi ích nhóm, tư duy nhiệm kỳ, chủ quan nóng vội, khai thác sức dân quá mức đã làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân, giảm đi sức lan tỏa của phong trào này.

Dựa vào sức dân để phát huy thế mạnh xây dựng Nông thôn mới Hoàng Thiên - Tấn Lập

Phó Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Nai Phan Thị Mỹ Thanh và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Chánh, cùng lãnh đạo các sở,

ngành tham dự hội nghị trực tuyến tại đầu cầu Đồng Nai

Đến nay, Sở TN&MT tỉnh Vĩnh Phúc đã hoàn thành công tác tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng dự thảo Kế hoạch thí điểm dồn thửa đổi ruộng trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Theo kế hoạch, năm 2017, tỉnh sẽ triển khai thực

hiện thí điểm dồn thửa đổi ruộng trong nông nghiệp tại địa bàn huyện Vĩnh Tường, trong đó có hai xã Cao Đại và Ngũ Kiên được huyện lựa chọn làm điểm. Cụ thể, quy trình triển khai dồn thửa đổi ruộng tại các địa phương này sẽ được thực hiện theo 4 bước chính: Điều tra thống kê hiện trạng quản lý sử dụng đất;

quy hoạch và công khai quy hoạch lại đồng ruộng; khoanh vùng ruộng đất, xác định hệ số quy đổi; lập phương án giao đất trên tài liệu sổ sách, bản đồ và giao đất tại thực địa. Dự kiến kinh phí UBND tỉnh hỗ trợ đối với mỗi xã trong quá trình thực hiện thí điểm dồn thửa đổi ruộng là trên 5,5 tỷ đồng.

Vĩnh Phúc: Hoàn chỉnh xây dựng kế hoạch dồn thửa đổi ruộngLy Sơn

Mặc dù còn nhiều tiêu chí phải phấn đấu nhưng về Xuân Lĩnh, Nghi Xuân, Hà Tĩnh hôm nay chúng tôi thực sự thấy được sự thay đổi của phong trào xây dựng nông thôn mới NTM mang lại. Đường làng ngõ xóm sạch sẽ, nhiều ngôi nhà khang trang mọc lên, tiếng nói cười rộn ràng của người dân vang lên khắp nơi…. tất cả vì một mục tiêu về đích NTM vào cuối năm nay.

Khắc phục nhiều khó khăn, đến nay Xuân Lĩnh đã hoàn thành 11/19 tiêu chí. Các tiêu chí còn lại như giao thông, trường học, bưu điện, thu nhập bình quân đầu người, môi trường, cơ sở vật chất văn hóa được xác định là những tiêu chí khó. Vì vậy, chính quyền xã Xuân Lĩnh đã họp bàn, xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể để huy động mọi nguồn lực cùng tham gia thực hiện. Các giải pháp đồng bộ được đề xuất, trong đó chú trọng phương án phát huy nội lực, thực hiện xã hội hóa để xây dựng NTM.

Theo thông báo kết luận của Bí thư Huyện uỷ, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng

Nông thôn mới huyện Nghi Xuân, Ban Chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới xã, Ban Chấp hành Đảng ủy xã đã tiến hành họp, kiểm điểm trách nhiệm, giao trách nhiệm, đồng thời đổi mới cách thức lãnh - chỉ đạo, đôn đốc các tổ chức, cá nhân liên quan đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch cụ thể, tổ chức giao ban hàng tuần vào ngày thứ 7 để bố trí công việc; đặc biệt tổ chức các cuộc phát động xây dựng Nông thôn mới sâu rộng tại các thôn để khơi dậy phong trào trong nhân dân. Bên cạnh đó, xã Xuân Lĩnh đã tập trung tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tuyên truyền cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng Nông thôn mới” và đạt được nhiều thành quả tích cực.

Hiện tại, xã Xuân Lĩnh đã đạt 11/19 tiêu chí, trong đó có 3 tiêu chí cơ bản đạt. Đến tháng 7/2016, xã đã rà soát khối lượng đất đắp lề và tiến hành đắp đất tại các thôn với khối lượng gần 3000m3; Triển khai khởi công xây dựng gần 600m mương

thoát nước; Hoàn thành việc mở rộng mặt đường tuyến trục thôn; Trồng bổ xung 200 cây bóng mát tại tuyến liên xã đoạn qua xóm 9, tuyến trục xã đường ngang Đông Tây; Hoàn thành GPMB dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia với 92 hộ hiến 936,4m2 đất để chôn cột; Triển khai khởi công xây dựng công trình Nhà học đa năng 2 tầng khối THCS và Nhà học 2 tầng, 6 phòng khối Tiểu học; Nhà văn hóa xã, khu thể thao đang trong quá trình hoàn thiện…

Xã Xuân Lĩnh cũng chú trọng mở các lớp đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người dân trong độ tuổi lao động. Đến nay, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên của xã đạt

khá cao. Cùng với các tổ hợp tác, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn đã tạo việc làm cho hàng trăm lao động. Thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 27 triệu đồng/người/năm.

Thực tế trước mắt cho thấy, để hoàn thành NTM, xã Xuân Lĩnh cần rất nhiều sự quan tâm của các cấp chính quyền. Bên cạnh đó, địa phương cần làm tốt công tác tuyên truyền về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện NTM, tạo sự thống nhất, đồng thuận cao trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể xã hội, các tầng lớp nhân dân; Động viên, khen thưởng kịp thời tập thể, cá nhân làm tốt; Phê bình, kiểm điểm đơn vị, cá nhân có tư tưởng trông chờ, ỷ lại, không tích cực dẫn tới kết quả yếu kém trong thực hiện xây dựng NTM. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện để hoàn thành các tiêu chí còn lại theo đúng lộ trình đề ra.

Xuân Lĩnh - Nghi Xuân (Hà Tĩnh):Quyết Tâm Về Đích Nông Thôn Mới Theo Kế Hoạch Hoàng Ninh-Minh Quang

Nhà văn hóa thôn 4, xã Xuân Lĩnh mới được đầu tư xây dựng

Page 15: 144 chuyen in

15Số 144 - Tháng 11/2016 DÂN BIẾT - DÂN BÀN

Câu chuyện xuống cấp của các tuyến đường trên địa bàn TP.Cà Mau ngày càng trở nên nhức nhối. Người dân đã phản ánh, kiến nghị nhiều, nhưng giải pháp khắc phục như thế nào vẫn là bài toán khó, khi nguồn vốn và kinh phí chưa đủ để thay đổi thực trạng trên.

*Đường phố quá têDo ảnh hưởng của thời tiết diễn biến phức

tạp, mưa nhiều khiến nước dâng cao tràn vào nhà gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người dân. Ngoài ra, các phương tiện tham gia giao thông có tải trọng lớn cũng làm các tuyến đường bị hư hỏng nặng, điển hình là các tuyến đường thuộc phường 9, phường 4, phường 7, phường 1... Không những thế, tình trạng các con lộ chính như khu vực phường 7, phường 4…, đang trong tình trạng “kêu cứu” khi mặt đường có nhiều ổ voi, ổ gà trầm trọng, nhiều chỗ người dân gọi là ổ trâu, tạo thành những ao nước lớn, vì thế mà tai nạn xảy ra thường xuyên.

Phường 7, TP.Cà Mau là nơi giao thương buôn bán, nối liền nhiều điểm chợ trong tỉnh, là khu trung tâm thương mại lớn của TP.Cà Mau, tập trung nhiều các phòng khám, bệnh viện, trường học... Chính vì thế mà lượng người tham gia giao thông rất đông đúc, các phương tiện như xe tải, xe khách rất phổ biến. Thế nhưng, gần 10 năm nay, các tuyến đường huyết mạch thuộc phường 7 như Lạc Long Quân, Âu Cơ và Đoàn Thị Điểm đang hư hỏng, xuống cấp trầm trọng. Chị Quách Thị Hiền, chủ quán cafe ven đường Âu Cơ, phường 7, TP.Cà Mau, kể lại: “Có cô đó chở người thân đi khám bệnh ở đường này, khi tới chỗ nước ngập thì ngã té, may là chạy chậm rồi dừng được, không thôi thì té nặng thêm. Rất là nguy hiểm”.

Được biết, tuyến đường Lạc Long Quân, Âu Cơ, Đoàn Thị Điểm, có chiều dài lần lượt là 138,1m, 199,4m, 125,3m, thuộc dự án quy hoạch của Công ty Cổ phần phát triển nhà Minh Hải đầu tư xây dựng từ năm 2001. Đến nay đường đã hư hỏng nặng, hệ

thống mương cống thoát nước bị nghẹt không còn sử dụng được; thường xuyên bị ngập nước khi trời mưa, gây ô nhiểm môi trường, đồng thời ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân sống tại khu vực nêu trên. Tại đây có trường tiểu học Lạc Long Quân nằm trên đường Đoàn Thị Điểm, khi trời mưa các em học sinh đi lại rất khó khăn và thường xuyên xảy ra tai nạn. Chị Nguyễn Thị Thoại My, ngụ khóm 5, phường 7, TP.Cà Mau, phụ huynh học sinh trường Lạc Long Quân, bức xúc nói: “Khi trời nắng thì còn đỡ, lúc trời mưa thì đường này chèm nhẹp hết; tụi nhỏ trời mưa chạy xe là té, té suốt luôn, mình mẩy, chân cẳng dơ nhiều lắm. Khó khăn nhất là khi đưa đón, xe nhiều chen lấn với nhau, còn đường thì khó đi, khi mình quẹo đầu xe lại thì trơn bánh rồi té, con mình cũng té theo luôn”.

Ngay từ đầu năm và những buổi sinh hoạt hàng tuần, ban lãnh đạo trường Tiểu học Lạc Long Quân đã phổ biến với phụ huynh học sinh về tình hình hư hỏng của các tuyến đường và nhắc nhở các con em mình có ý thức khi lưu thông đến trường. Hiệu trưởng trường Tiểu học Lạc Long Quân, phường 7, TP.Cà Mau, ông Trần Văn Tương, nói: “Mong muốn cấp trên đầu tư sớm sửa chữa đường lộ để tạo điều kiện cho các em đi lại thuận tiện, và để không xảy ra tai nạn đáng tiếc”.

*Trông chờ giải phápĐã nhiều lần các khóm đề xuất đến cấp trên

về tình trạng các tuyến đường. Thời gian gần đây có nhiều lần đo đạt nhưng chưa thấy sửa chữa, khắc phục. Ông Nguyễn Quốc Kiệt, trưởng khóm 3, phường 4, TP.Cà Mau kiến nghị: Thứ nhất là về xe tải, ngành chức năng nên cho xe tải đi đúng giờ hằng ngày, để bảng có giờ quy định cho xe tải lưu thông và phạt nếu đi sai khung giờ quy định; Thứ hai là sớm nâng cấp tuyến đường Lâm Thành Mậu cho các em học sinh hai trường Tiểu học Văn Lang và Phan Bội Châu lưu thông thuận tiện hơn.

Ông Nguyễn Quốc Khánh, Chủ tịch UBND phường 4, TP .Cà Mau cho biết bản thân lãnh đạo phường cũng đã nhiều lần báo cáo lên phòng quản lý đô thị TP.Cà Mau, nhưng chưa thấy

động thái khắc phục. Ngoài ra, phường tiếp tục vận động những hộ dân sửa chữa tạm, đổ đá vào những hố lớn để giảm bớt xảy ra tai nạn.

UBND phường 7 đã làm rất nhiều tờ trình, cũng như kiến nghị lên UBND TP nhằm hỗ trợ kinh phí để di tu sửa các tuyến đường trên. Ông Phan Bảo Dương, Phó Chủ tịch UBND phường 7, TP.Cà Mau nói: “Vấn đề này hiện nay đang bức xúc cũng như là điểm nóng đối với công tác quản lý xây dựng. UBND phường cũng rất mong muốn cấp trên sớm đầu tư, sửa chữa các tuyến đường này cho hoàn chỉnh. Thứ nhất là đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của nhân dân; thứ hai là giúp cho học sinh đi lại được thuận tiện hơn, không gặp tai nạn như trước đây; và thứ ba là góp phần nâng cao công tác quy hoạch của địa phương trong thời gian tới”.

Hiện nay UBND TP.Cà Mau vẫn còn khó khăn về nguồn vốn đầu tư khắp các tuyến đường và cần nguồn vốn của cấp trên. Ông Bùi Tứ Hải, Trưởng Phòng Quản lý đô thị TP.Cà Mau nhận định: “Hiện nay phòng quản lý đô thị đang cho khảo sát lại tất cả các cây cầu trên địa bàn TP, tổ chức sửa chữa 27 cây cầu đang bị xuống cấp. Còn đường, thì di tu, bảo dưỡng 30 tuyến đang xuống cấp, với nguồn vốn trên 37 tỷ đồng. Ngoài ra, tuyến đường nào hư hỏng nặng thì ưu tiên sửa trước. Đồng thời, chuẩn bị trang trí các tuyến đường trên địa bàn TP.Cà Mau chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán 2017”.

Cà Mau: DÂN KHỔ VÌ ĐƯỜNG XUỐNG CẤP Nhật Minh

Nhiều công trình còn dang dở trên địa bàn phường 7, TP.Cà Mau gây ảnh hưởng đến việc lưu thông của các

phụ huynh đưa đón con em đến trường.

Địa đạo Phú Thọ Hòa - Một di tích quý báu ngay trong lòng thành phố, có giá trị lịch sử, chứa đựng tiềm năng du lịch, nhưng đang bị lãng quên.

Nằm trên địa chỉ số 139, đường Phú Thọ Hòa, phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, TP.HCM - Địa đạo Phú Thọ Hòa có diện tích 4.142 m2, được xây dựng từ năm 1947, trong thời kháng chiến chống Pháp, với chiều dài đường chim bay trên 1km. Đây là cái nôi Cách mạng của nhân dân Phú Thọ Hòa nói riêng và Sài Gòn - Gia Định nói chung. Từ căn cứ Cách mạng này, nhiều trận đánh lớn và quan trọng đã nổ ra: Năm 1950, một đơn vị đặc công đã ém quân và xuất kích từ địa đạo đánh vào sân bay Tân Sơn Nhất; Trận tiến công vào kho bom Phú Thọ Hòa, cả hai lần đều xuất phát từ địa đạo này (tháng 8/1952 và tháng 6/1954), gây kinh hoàng cho địch… Nơi đây từng vinh dự đón

nguyên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đến thăm quan vào năm 1984 (khi đó Đ/c Nguyễn Văn Linh đang làm Bí thư Thành ủy TP.HCM).

Năm 1985 địa đạo được phục dựng. Năm 1996 địa đạo này được xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Năm 2008, chính quyền địa phương cho xây Nhà trưng bày bổ sung. Thế nhưng từ đó đến nay, nhiều công trình, hạng mục ở địa đạo Phú Thọ Hòa đã xuống cấp như: hàng rào, hệ thống đường hầm… do thiếu sự quan tâm từ các cấp chính quyền. Các công trình phục vụ du khách thăm quan hầu như không có.

Theo ông Ngô Văn Chung - Tổ trưởng Nhà truyền thống quận Tân Phú, TP.HCM, năm 2012, địa đạo được tôn tạo lại hệ thống đường hầm. Cũng năm này, cơ quan chuyên trách thuộc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch TP.HCM đã lên kế hoạch quy hoạch và nâng cấp lại địa đạo Phú Thọ Hòa. Hồ sơ và bản vẽ kỹ

thuật cũng đã có. Theo hồ sơ do ông Chung cung cấp, tên chính thức của dự án này là “Công trình tu bổ, phục dựng cảnh quan di tích lịch sử Địa đạo Phú Thọ Hòa”. Chủ đầu tư là Trung tâm bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử - văn hóa TP.HCM. Theo bản thuyết minh nhiệm vụ thiết kế công trình do Công ty cổ phần thiết kế Đại Phước soạn, thì công trình này gồm các hạng mục như: thiết kế và phục dựng toàn bộ cảnh quan của khu di tích; thiết kế và xây dựng mới các công trình hạng mục trong khu di tích; lên phương án chuẩn bị mặt bằng, tôn nền, thoát nước… “Dự án này nhằm phục chế cảnh quan xưa như những bụi tre, cây tầm vông, cây ăn trái; cảnh quan sinh hoạt, tượng đài chiến đấu của quân dân Phú Thọ Hòa; hệ thống công sự, hệ thống chiếu sáng. Ngoài ra còn có căng tin, bãi giữ xe. Tuy nhiên, từ đó đến nay, dự án vẫn chưa được triển khai thực hiện” - ông Chung nói.

Cũng theo ông Chung, nếu địa

đạo này được trùng tu, nâng cấp như dự án vừa nêu thì sẽ có hướng để phát triển du lịch, tạo nguồn thu cho địa đạo và địa phương. “Hiện nay, việc làm du lịch ở địa đạo vẫn còn hạn chế, mang tính tự phát, du khách chủ yếu là người nước ngoài. Có một số công ty du lịch đặt vấn đề đưa khách du lịch đến đây thăm quan theo tour nhưng chúng tôi không dám nhận vì sợ không đáp ứng được… Địa đạo Phú Thọ Hòa đã có thương hiệu, lại nằm trong nội thành TP.HCM nên dễ đi lại. Nếu biết phát huy thì sẽ làm du lịch rất tốt ” - ông Chung bày tỏ.

Thành phố Hồ Chí Minh:Địa đạo Phú Thọ Hòa - Di tích bị lãng quên!

Nguyễn Thịnh

Cổng di tích địa đạo Phú Thọ Hòa

Page 16: 144 chuyen in

16 Số 144 - Tháng 11/2016DÂN BIẾT - DÂN BÀN

Sự việc xảy ra tại ấp Chợ, xã Nhơn Phú, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long. Người dân bị ảnh hưởng đã liên tục khiếu nại, và chính quyền địa phương cũng đã xác thực nội dung để có hướng xử lý.

*Không thực hiên đúng tinh thần chủ trương?Việc các hộ dân ở ấp Chợ, xã

Nhơn Phú khiếu nại chính quyền địa phương và kéo dài nhiều năm qua nhưng chưa được giải quyết thỏa đáng, bắt nguồn từ khi thực hiện quy hoạch, xây dựng lại khu chợ xã Nhơn Phú, huyện Mang Thít. Chi tiết trong nội dung báo cáo số 36/BC-UBND của UBND huyện Mang Thít về “Tình hình khiếu nại của các hộ dân cư ngụ tại ấp Chợ, xã Nhơn Phú, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long”, phản ánh, việc quy hoạch xây dựng chợ Nhơn Phú do kinh phí có phần hạn hẹp, nên một số hạng mục công trình thay đổi để đáp ứng được việc đi lại của người dân trong khu vực chợ cũng như dân cư trong vùng đến trao đổi mua bán. Tuy nhiên, do việc thực hiện chưa thấu đáo ở cấp cơ sở trong việc họp dân lấy ý kiến đầu tư xây dựng theo quy hoạch, trong đó liên quan vấn đề giải tỏa và bồi hoàn theo quy định, nên chưa được hộ dân đồng tình và đi đến khiếu nại kéo dài nhưng chưa được giải quyết.

Cụ thể, theo đơn khiếu nại gửi đến UBND - HĐND tỉnh Vĩnh Long của ông Ngô Kim Hà, ấp Phú Thọ, xã Nhơn Phú, huyện Mang Thít, vào tháng 11/2012, ông Hà có làm đơn xin cất nhà tạm trên phần đất của mình ở thửa 1394, diện tích 230,9 mét vuông, tọa lạc tại ấp Chợ, xã Nhơn Phú, với kết cấu nhà tạm và cam kết sau này Nhà nước có nhu cầu quy hoạch thu hồi phần đất nói trên thì sẽ tự tháo dỡ. Đơn của ông cũng được

Chủ tịch UBND xã xác nhận cho xây dựng. Cùng vào thời điểm quy hoạch chợ xã Nhơn Phú, với các hạng mục quy hoạch liên quan như khu phố chợ, nhà lồng chợ, đường… Trong đó, phần đất của ông Hà theo sơ đồ hiện trạng thì tiếp giáp lộ 26/3 cũ, lộ hiện hữu và lộ quy hoạch.

Công văn 1117/UBND-KTN, ngày 24/10/2012 của UBND huyện Mang Thít chấp nhận chủ trương cho Hợp tác xã (HTX) chợ Nhơn Phú tạm quản lý, sử dụng và khai thác mặt bằng quỹ đất công liền kề khu phố chợ Nhơn Phú. Do phần đất của ông Hà tiếp giáp với phần đất công do HTX được giao tạm quản lý, khai thác mặt bằng cho hộ dân thuê buôn bán, nên hộ ông Hà có làm đơn gửi UBND xã và HTX Nhơn Phú để thuê mặt bằng tại khu vực đất liền kề để mở rộng buôn bán, đồng thời cũng giữ được lối đi vào phần đất hiện hữu của gia đình, nhưng UBND xã và HTX không thống nhất cho hộ ông Hà thuê mà lại cho các hộ khác thuê và xây cất,

lấn hết phần đất của gia đình đến nỗi không có lối đi ra lộ hiện hữu theo sơ đồ hiện trạng.

*“Quan xã” bắt tay chia đất công?Trong báo cáo số 36/BC-UBND

của UBND huyện Manh Thít, đã xác thực và báo cáo trình UBND- HĐND tỉnh về tình hình khiếu nại của hộ ông Ngô Kim Hà và Ngô Kim Hồng (con ông Hà). UBND huyện Mang Thít đã công nhận HTX chợ không thực hiện đúng theo Công văn số 1117/UBND-KTN ngày 24/10/2012 của UBND huyện với lý do mời thầu xây dựng ki-ốt trên phần đất được giao cho cán bộ xã, công chức xã đứng tên. Vào tháng 12/2012, UBND huyện cũng đã chỉ đạo HTX Nhơn Phú kết thúc hợp đồng cho thuê chờ xử lý.

Ngày 10/3/2016 UBND huyện Mang Thít cũng đã ban hành Quyết định số 689/QĐ-UBND về việc thành lập tổ công tác liên ngành kiểm tra việc quản lý quy hoạch xây dựng và sử dụng đất công tại xã Nhơn Phú…

Từ những cơ sở trên, UBND huyện đã chỉ đạo: HTX Nhơn Phú thanh lý hợp đồng thuê mặt bằng (tháng 12/2015) và yêu cầu 5 hộ thuê tự tháo dỡ giải tỏa tài sản trên đất, trả lại mặt bằng như hiện trạng trước khi thuê cho HTX Nhơn Phú và bàn giao đất lại cho UBND xã quản lý theo quy định của pháp luật. Đồng thời, giao UBND xã Nhơn Phú trước mắt giải quyết lối đi ra đường công cộng cho hộ ông Ngô Kim Hà và Ngô Kim Hồng. Bên cạnh đó, UBND huyện cũng giao Phòng Công thương huyện chủ trì, phối hợp với Thanh tra huyện, Phòng Tài nguyên và môi trường, UBND xã Nhơn Phú và các đơn vị liên quan rà soát lại quy hoạch chợ và khu phố chợ xã Nhơn Phú, tiến hành thực hiện các trình tự, thủ tục để tham mưu UBND huyện giải quyết phần đất nêu trên theo quy định của pháp luật.

Tin rằng, nội dung báo cáo số 36/BC-UBND ký ngày 13/4/2016 của huyện Mang Thít thông qua UBND - HĐND tỉnh Vĩnh long sẽ làm cơ sở giải quyết thiết thực, hợp tình, đạt lý, đúng quy định của pháp luật. Vấn đề quan trọng là cần sớm triển khai thực hiện và giải quyết hiệu quả việc hộ dân đang khiếu nại. Hiện tại các ki-ốt kinh doanh vẫn chưa thực hiện việc tháo dỡ giải tỏa tài sản theo chỉ đạo của UBND huyện.

Báo Thời Báo Mê Kông sẽ tiếp tục thông tin tới độc giả diễn biến sự vụ trong các số tiếp theo.

Xã Nhơn Phú - Huyện Mang Thít (Vĩnh Long): “Quan xã” bắt tay chia đất công,

chặn hết lối đi của hộ dân? Văn Mười

Báo cáo của UBND huyện

Mảnh đất của ông Ngô Kim Hà không lối đi

Ông Huỳnh Thanh Hà, người dân ấp Long Thạnh, xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang vừa gửi đơn khiếu nại đến UBND tỉnh và các ngành chức năng tỉnh Tiền Giang yêu cầu giải quyết việc các ngành chức năng huyện Chợ Gạo và UBND xã Quơn Long xây trụ bê tông trước cửa nhà kho của ông, gây thiệt hại về kinh tế.

Mới đây, thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND huyện Chợ Gạo, các ngành chức năng của huyện và UBND xã Quơn Long tổ chức cắm 6 cây cọc bê tông ngang mặt tiền nhà kho của ông Ông Huỳnh Thanh Hà, người dân ấp Long Thạnh, xã Quơn Long, tiếp giáp với Tỉnh lộ 879D Chợ Gạo - Cần Đước. Theo Văn bản số 1031 do ông Lê Văn Mỹ, Chủ tịch UBND huyện Chợ Gạo ký, chỉ đạo

cho chính quyền địa phương cắm mốc ranh giới giữa hộ ông Hà và phần đất của bà Dương Kim Nghĩa. Tuy nhiên, đoàn công tác của huyện và chính quyền địa phương lại cắm nhầm mặt tiền nhà kho của ông Huỳnh Văn Hà. Do bị ngăn cản bởi 6 trụ bê tông nên phương tiện vận tải không

thể ra vào, nhà kho mới xây của người dân này không thể hoạt động phải đóng cửa. Ông Huỳnh Văn Hà cho biết: có rất nhiều người dân, xây nhà ở, xây cơ sở kinh doanh nơi mặt tiền Tỉnh lộ 879D Chợ Gạo - Cần Đước nhưng không có trường hợp nào bị xây trụ ngăn ra vào. Trong khi đó, cơ sở kinh doanh của ông xây dựng nằm ngoài mốc lộ giới, có giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất nhưng không cho ra vào tỉnh lộ và bất hợp lý.

Lãnh đạo Sở Giao thông vận tải tỉnh Tiền Giang cho biết: Tỉnh lộ 879D Chợ Gạo - Cần Đước do Sở này quản lý. Việc chính quyền và ngành chức năng địa phương cấm mốc lộ giới ảnh hưởng đến việc kinh doanh của người dân sẽ được xác minh, làm rõ.

Báo Thời báo MeKong sẽ thông tin tới bạn đọc diễn biến sự vụ trong những số tiếp theo!

Tiền Giang:Nhà kho của dân bị đóng cửa

vì chính quyền đóng cọc “rào” lối ra vào Nhật Tân

Page 17: 144 chuyen in

17Số 144 - Tháng 11/2016 CUỘC SỐNG QUANH TA

Sinh ra trong hoàn cảnh ng-hèo khó, chân và tay không lành lặn do di chứng của chất độc màu da cam, nhưng Phan Quốc Thuận không chịu đầu hàng số phận, vượt qua những nỗi đau trong tinh thần, lạc quan và nghị lực phi thường để biến ước mơ trở thành thầy giáo đi vào hiện thực.

*Ngôi nhà hạnh phúc trên phần đất “chết”Cậu học trò Phan Quốc Thuận

(học sinh lớp 5E, Trường tiểu học Yên Khánh, xã Vĩnh Mỹ B, huyện Hòa Bình, Bạc Liêu) là một trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt. Từ khi lọt lòng mẹ, Thuận đã không may mắn như những đứa trẻ khác khi mang hình hài bị cụt bẩm sinh hai chân và cánh tay phải. Cánh tay trái tương đối lành lặn, nhưng những ngón tay dính chặt. Khi Thuận chưa dứt sữa, gia đình nhận được nhiều hỗ trợ từ các mạnh thường quân đã tài trợ chi phí tiến hành phẫu thuật tách bàn tay ra 4 ngón.

Ngôi nhà của Thuận nằm trong khuôn viên nghĩa địa Phước Hội, bao quanh ngôi nhà là mồ mả của nhiều thế hệ. Vì gia cảnh quá ngặt nghèo nên cả nhà em được nương nhờ tại đây. Gắn bó trên nền đất lạnh lẽo đã hơn 20 năm, chị Lâm Thị Mỹ Phượng (mẹ của Thuận) tâm sự: “Ở đây từ hồi sanh đứa con đầu tiên tới bây giờ, cả nhà tôi cũng quen với sự xuất hiện của những nấm mồ ngày càng nhiều lên”. Khi chia sẻ về Thuận, chị Phượng không khỏi nén lòng nghĩ về quãng thời gian cách đây hơn 10 năm trước lúc Thuận chào đời. Cả gia đình đau đớn như xé tan cõi lòng khi thấy em chỉ là cục thịt đỏ hỏn cụt chân lẫn tay. Buồn cho cảnh nghèo bao nhiêu thì chị Phượng lại càng đau cho đứa con non nớt phải hứng chịu bất hạnh quá đỗi. “Lúc đó gia đình đông con, tiền bạc eo hẹp, thậm chí lúc mang thai Thuận tôi cũng không có tiền để thăm khám siêu âm. Sinh cháu xong tôi xót xa tột cùng khi nhìn cháu khuyết tật mà khóc không thành tiếng, vô cùng lo lắng không biết sau này con mình nó sẽ sống ra làm sao, trong đầu tôi rối tung không còn thiết suy nghĩ gì nữa, đau lòng lắm”, chị Phượng nghẹn ngào.

Vợ chồng chị Phương chỉ biết ôm con vào lòng mà rưng rức, rủi thay số phận quá trêu con người khi Thuận là nạn nhân của chất độc màu da cam. Thời gian cũng trôi đi, quen dần sự thật, gia đình cố gắng và quyết tâm nuôi dạy Thuận nên người, bao nhiêu tình thương đều đổ dồn cho em, luôn tạo dựng lòng tin để Thuận vượt qua mặc cảm. May thay, như hiểu được thân phận, đứa

bé Thuận ngày ấy rất dễ nuôi nấng, đến khi lớn lên sau gương mặt sáng láng kia là một đức tính hiền lành, hiếu thảo.

Kinh tế gia đình gặp không ít khó khăn, cha thì nhận việc tẩm liệm, chôn cất, xây mồ mả cho người chết, còn mẹ tranh thủ đi giặt quần áo thuê. Anh chị của Thuận không có điều kiện được ăn học tới nơi tới chỗ rồi lớn lên cũng tìm việc làm thuê phụ giúp thêm thu nhập. Mái nhà che mưa nắng trở nên xập xệ, cái nghèo cái khổ cứ đeo bám gia đình mãi cho đến khi biết được hoàn cảnh của Thuận và gia đình, nhiều nhà hảo tâm đã chung tay đóng góp dựng lại cho em ngôi nhà vững chắc hơn bằng tôn thiếc.

Chị Phượng hy vọng: “Thấy con cái bị tật nguyền, người làm mẹ đau lắm. Còn sức khỏe, vợ chồng tôi cùng anh chị của nó gắng nuôi dạy tới trưởng thành, kiếm tiền dành giụm lo cho nó chứ sau này cha mẹ tuổi già sức yếu, anh chị lập gia đình thì tôi chỉ mong mỏi nó học giỏi có nghề nghiệp lo được cho bản thân”.

*Viết ước mơ bằng cánh tay tráiCon chữ không còn mặn mòi ở

lại với anh chị của Thuận, nên khi được cắp sách đến trường em luôn ý thức được trách nhiệm của mình, nhận thức rõ ràng về khiếm khuyết của cơ thể mà tích cực phấn đấu học tập quyết không thua kém bạn bè. Việc học chữ đã không dễ dàng gì với người bình thường, nay với Thuận ngập tràn khó khăn với 4 ngón tay. Ảnh hưởng chất độc màu da cam lên thân thể, nhưng Thuận có một cái đầu minh mẫn như những đứa trẻ khác. Em không tự ti với bạn bè xung quanh, có lúc bị châm chọc nhưng sau ai cũng yêu mến giúp đỡ Thuận tận tình. Với em, được

đi học như cơ hội mở cuộc đời sang trang mới, đến lúc khép lại cánh cửa mang tên bi kịch.

Không đứng yên nhìn số phận bó hẹp con người, Thuận bứt phá bằng cách tập đi trên đôi chân cụt và luyện viết chữ bằng tay trái. Bỡ ngỡ với trường lớp từ buổi đầu, rồi tập quen dần với con chữ từ lúc nét còn nghệch ngoạc, nhiều khi quá khó khiến nản lòng muốn buông xuôi nhưng rất thích được đi học, đến nay sau 4 năm miệt mài đèn sách, em đã viết chữ đẹp hơn và từng tham gia cuộc thi “Vở sạch chữ đẹp” do trường tổ chức. Ý chí vượt lên số phận, trong năm lớp 1 em đã gần như đuối sức khi không theo kịp sức học với bạn bè, nhưng khi bắt đầu lên lớp 2, em đã chăm chỉ rèn từng con chữ, điều khiển chúng theo bàn tay trái. Hiện giờ em đã thông thạo, viết nhanh, rành mạch. Quá trình mài chữ gian nan, Thuận đã tự đưa mình vào khuôn khổ bằng cách mỗi ngày dành thời gian ở nhà lấy tập vở ra viết theo mẫu bài văn hơn một trang giấy.

Lòng kiên trì của em còn minh chứng qua việc Thuận đều đặn đến trường không nghỉ học ngày nào dù nắng to hay mưa tầm tã. Chị Phượng kể: “Từ lúc cháu đi học, tôi nhận công việc đưa rước cháu, đến khi có xe lăn tôi vẫn đưa cháu đến trường. Khi quen rồi, cháu thấy bản thân tự đi một mình được nên mới mẹ cho con tự đi học”. Thuận đã lớn hơn, Thuận muốn tự lập, việc cá nhân không làm được em mới nhờ người thân, chuyện học hành cũng chẳng khiến ai phải phàn nàn, cứ thế chững chạc lớn dần theo lứa tuổi.

Cô Huỳnh Thị Lan - Giáo viên chủ nhiệm lớp 5E, bày tỏ: “Trong vai trò dìu dắt các em học sinh, tôi thấy

em Thuận có cố gắng trong học tập không thua sút các bạn. Tuy việc đi lại của em hạn chế, hoàn cảnh quá khó khăn nhưng cha mẹ luôn tạo điều kiện động viên Thuận đi học rất tốt. Tôi cũng dành nhiều thời gian hướng dẫn Thuận học tập trên lớp, khuyến khích học sinh khác đưa Thuận xuống sân theo dõi lớp học Thể dục. Năm học cuối cấp để Thuận hoàn thành tốt chương trình tiểu học, tôi cũng mong muốn những giáo viên khác nhiệt tình giúp đỡ thêm động lực để Thuận vươn lên trong học tập”.

Thành quả được đền đáp xứng đáng bởi Thuận luôn là học sinh gương mẫu, đạt danh hiệu học sinh tiên tiến 4 năm liền, có nhiều phấn đấu khiến bạn bè và mọi người xung quanh phải ngả mũ cảm phục, tuy khuyết chân tay nhưng cuộc đời bù đắp cho em bằng con đường tương lai mở rộng đi lên bằng chính bản thân mình. Bằng những nỗ lực vượt lên chính mình, Thuận đã thắng trong trò chơi số phận. Đời lấy đi của em một phần thân thể nhưng không thể lấy đi tinh thần giàu nghị lực vượt khó. Bước vào năm học cuối cấp, Thuận quyết tâm cao độ giữ vững thành tích học tập tốt, chuẩn bị hành trang vững vàng bước sang cấp THCS.

Trên khuôn mặt khôi ngô tuấn tú kia, bỏ qua những khiếm khuyết của cơ thể, cậu học trò nghèo khuyết tật bắt đầu bày tỏ tha thiết về ước muốn của mình. Em dốc toàn lực cho hành trình đi tìm con chữ nuôi dưỡng ước mơ sau này trở thành thầy giáo. Con chữ đã giúp em thay đổi cuộc đời thì em cũng mong muốn mang con chữ đó đến từng học trò nghèo như em, giúp cha mẹ thoát khỏi cảnh nghèo khó bủa vây bấy lâu nay. Đôi mắt của Thuận ánh lên niềm lạc quan: “Thấy bạn bè đùa giỡn em muốn òa vào lắm, nhưng em muốn học nhiều hơn để giỏi, em học giỏi môn Tiếng Việt nên lớn lên được đi học nữa em sẽ cố gắng làm thầy giáo dạy môn Tiếng Việt để rèn chữ, dạy văn cho các bạn học sinh nghèo ở quê”.

Trao đổi với P/v Báo Thời báo MeKong, thầy Ngô Minh Mãi - Hiệu trưởng Trường tiểu học Yên Khánh, cho biết: “Từ khi Thuận theo học tại trường, BGH cũng dành nhiều sự quan tâm sát sao để em tới trường theo hình thức “học hòa nhập”. Hàng năm, nhiều suất học bổng, phần quà được dành cho trường thì BGH đều ưu ái em Thuận để tiếp thêm điều kiện đến trường. Gia cảnh khó khăn, nhà trường tích cực động viên, hoan nghênh tinh thần vượt khó học tập của Thuận, bốn năm liền em đều đạt thành tích khá giỏi”.

Bạc Liêu:Hành Trình Đi Tìm Con Chữ

Của Cậu Học Trò Nghèo Khuyết Tật Nhật Tân

Cậu học trò nghèo Phan Quốc Thuận vẫn ngày ngày cố gắng vì một ngày mai tươi sáng

Page 18: 144 chuyen in

18 Số 144 - Tháng 11/2016CUỘC SỐNG QUANH TA Dù đã bước sang tuổi lục tuần, nhưng

hàng ngày thầy Phan Công Tâm vẫn đứng lớp, truyền thụ kiến thức cho biết bao thế hệ học trò. Không chỉ dạy chữ, mà thầy còn dạy cách đối nhân xử thế sao cho nên người. Nhiều thế hệ học trò đến nay đã thành tài, có những người nắm giữ chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước.

*Làm viêc nghĩa để trả ơn đờiGần ba mươi năm nay, hình ảnh ông giáo

già đi chiếc xe cà tàng đến từng nhà khuyên nhủ học trò đã trở nên quen thuộc. Thậm chí nếu một ngày không thấy thầy như thế ắt sẽ phải lấy làm lạ. Ông chính là Phan Công Tâm (sinh 1957, ngụ khu phố 4, thị trấn Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh). Không khó để tìm ra nhà thầy Tâm, cũng là lớp học của người giáo già này. Khi chúng tôi hỏi thăm, người dân nơi đây chỉ dẫn tận tình đến cửa 6, chùa Tòa Thánh. Chẳng biết tự bao giờ, thầy Tâm đã trở thành nét đẹp rất riêng của thị trấn Hòa Thành. Con xóm nhỏ nơi thầy ở như được thổi vào một làn gió mới. Những bà mẹ yên tâm phần nào bởi lũ trẻ mới lớn, vốn có tính “bất trị” nay bỗng ngoan hiền trông thấy, thôi những trò nghịch dại và tìm về nhà thầy Tâm ngoan ngoãn theo học con chữ.

Ngôi nhà cấp 4 có phần tuềnh toàng của thầy Tâm nằm trong một con hẻm nhỏ. Nơi rộng nhất của căn nhà chỉ đủ thầy kê mấy cái bàn trưng dụng cho lớp Anh văn, có sức chứa 15-20 học sinh. Ngay bên cạnh là lớp phụ nhỏ hơn, kê được 2 dãy bàn nữa, để dành cho những lớp ít người hoặc để thầy kèm mấy đứa cháu. Còn lại phòng khách dùng làm phòng học vi tính. Trong căn nhà nhỏ đó, thầy Tâm tất bật chạy qua chạy lại giữa các lớp với trình độ học viên và bài giảng khác nhau. Thấy có khách, thầy nhẹ nhàng dừng bài giảng, dặn học trò những phần có thể tự học rồi niềm nở đón khách.

Bắt đầu câu chuyện về những trang đầu tiên của cuộc đời mình, thầy Tâm từ tốn nói: “Năm mười bốn tuổi tôi tưởng mình bị mù vĩnh viễn vì căn bệnh ung thư quái ác, mà hồi đó ở Việt Nam lại chưa thể chữa trị được. Nhà nghèo nên cả gia đình chỉ biết trông chờ vào trời phật, tôi nhìn được ngày nào hay ngày đấy thôi. Chẳng còn hy vọng gì có thể chữa lành đôi mắt nữa. May thay đang lúc thất vọng nhất thì bà con, họ hàng lối xóm hay tin đã gom góp mỗi người một ít, có tiền cho tiền, có gạo cho gạo. Cứ thế mà tôi cũng được đi nước ngoài mổ mắt bằng tình thương của lối xóm”.

Thế rồi thầy Tâm thoát cảnh mù lòa trong gang tấc, xong thị lực không thể hoàn toàn bình phục như ban đầu. Nhưng lòng khát khao được học, được đọc sách vẫn ngày càng lớn dần trong thầy. Không thể nhìn rõ mặt chữ, cậu bé Tâm khi ấy mới bước qua tuổi 15 đành dí sát cuốn sách vào tận mắt, miễn sao có thể đọc. Sẵn nỗi sợ rằng chỉ sau một đêm thức dậy, mình sẽ không còn được cầm quyển sách nên thầy đọc say sưa tất cả những cuốn sách mà mình tìm thấy.

Ngồi bên tách trà nóng, những trang kí ức của gần bốn mươi năm trước như lại ùa về, thầy nheo nheo con mắt, miệng vẫn không thôi cười: “Năm 1975, tôi vừa học hết năm thứ nhất Đại học Sư phạm thì đất nước giải phóng. Cha bệnh rồi mất, mẹ cũng mang trọng bệnh. Là con út nên tôi phải bỏ học để chăm sóc mẹ già. Chính những ngày tháng quanh quẩn bên giường bệnh mẹ, càng làm trỗi dậy khát khao được học của tôi thêm nhiều hơn bao giờ hết. Thế là chạy vạy mượn tài liệu chương trình Đại học của bạn về nhà tự ôn, đồng thời học thêm lớp Đông y do Hội Y học Dân tộc cổ truyền huyện mở lúc bấy giờ. Mặc dù đã già cần được nghỉ ngơi bên gia đình với con cháu, nhưng mình đứng lớp được ngày nào thì hay ngày đó. Tất cả chỉ là làm phúc, coi như trả nghĩa cho xong cuộc đời này thôi” - Thầy Tâm nói thêm.

*Bén duyên nhờ nghề trông trẻNói về cái nghề gõ đầu trẻ của mình, thầy cười

mỉm rồi bảo đó là cái duyên thôi, đến thì mình nhận. Năm 1988, khi thị trấn Hòa Thành bấy giờ còn ng-hèo xác xơ, người dân hầu như làm công nhân cho những công ty xung quanh thị trấn. “Cha mẹ bọn trẻ cả ngày tối mặt trong công ty, đành để lũ nhỏ vật vạ ngoài đường, chúng hay tụ tập trước nhà tôi, đứa nào đứa ấy đen nhẻm, lem luốc. Con nít xa mẹ mà, biết sao được. Nhìn chúng tôi xót lắm, nếu cứ bỏ mặc chúng như vậy không sớm thì muộn cũng sẽ hư mất. Sau nhiều đêm suy nghĩ, tôi quyết định phải làm một điều gì đó cho những đứa trẻ đáng thương này. Làm gì khi mà mình chỉ có mỗi cái chữ, thôi thì có chữ sẽ cho chúng chữ”.

Thế là thầy Tâm gom lũ trẻ lại, thay vì nghịch đất cát ngoài đường, chúng được ngồi ngay ngắn trong căn phòng nhỏ. Thầy bắt đầu giảng cho nhiều điều kì thú, ngoài những trò đánh đấm thường ngày. Rồi những người cha, người mẹ ng-hèo suốt ngày bận bịu ấy cũng nhận thấy từ ngày theo thầy Tâm, chúng trở nên ngoan hơn. Tiếng lành đồn xa, họ đem con gửi luôn cho thầy, thầy Tâm nghiễm nhiên trở thành thầy giáo kiêm người giữ trẻ từ dạo đó.

Dù khi ấy tiền công đôi khi chỉ là lon gạo, nải chuối hay con cá, bó rau nhưng tất cả như vực dậy lòng yêu nghề nơi người giáo già. Sau đó, đáp ứng nhu cầu của một số người bạn, thầy Tâm dạy thêm tiếng Anh. Thầy lại lao vào đọc và ng-hiên cứu các tài liệu tiếng Anh rồi tự soạn giáo

trình dạy cho học viên. Học xong tài liệu của thầy, nhiều học viên đã tự tin đi thi chứng chỉ A, B, C tại các trung tâm ngoại ngữ ở nhiều trường Đại học trên địa bàn tỉnh và TP.HCM.

Chị Nguyễn Thị Thanh có đứa con trai khá lì lợm, nhờ thầy dạy dỗ mà nay đã học xong Đại học, có việc làm ổn định trên TP.HCM. “Vợ chồng tôi suốt ngày lo việc đồng áng nên nhiều khi bỏ bê con cái, khi phát hiện ra thì nó cứ gọi là cầm đầu lũ trẻ quậy phá từ đầu làng đến cuối xóm. Mà nó mới lớn, nói nặng nhẹ gì cũng không nghe. Được mọi người chỉ bảo, nên tôi đem con đến gửi hẳn ở nhà thầy Tâm. Ai ngờ đâu chỉ một thời gian ngắn, nó đã thay đổi hoàn toàn cả tính lẫn nết”, chị Thanh hồ hởi chia sẻ.

Khi P/V Báo Thời báo MêKông hỏi thầy về bí quyết “thu phục nhân tâm” của mình, thầy Tâm cười xòa bảo: “Thực ra mỗi học sinh là một con người, tôi chỉ lấy tình thương giữa người và người mà đối đãi. Mong truyền cho các em một chút hơi ấm, để tụi nó đủ sức bước tới chứ không có bí quyết gì”. Chỉ vậy thôi mà biết bao đứa trẻ đã thành tài dưới tay thầy, dưới mái nhà cấp bốn vang tiếng ê a của lũ trẻ thơ cùng tiếng rao giảng đều đều của người giáo già.

Suốt chừng ấy năm cống hiến cho xã hội, thầy Tâm đã không màng giữ lại chút gì cho bản thân mình. Vẫn chiếc xe đạp cũ kỹ ấy, bao năm nay

thầy vẫn giản dị như một lão nông. Bởi nét đẹp của thầy vốn phát ra từ chính cái tâm của mình, cái tâm với cuộc đời. Hàng năm, bắt đầu từ tháng 1, thầy đã chuẩn bị quà Tết đi tặng hàng chục hộ nghèo. Rồi đầu mùa mưa thầy lại tất tả vận động chương trình cất nhà, chống dột cho những nhà gặp khó khăn. Từ cụ già đến em bé đều được thầy quan tâm, lo lắng chu toàn nhất. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân nghèo, thầy đích thân đến nhà coi sóc, thuốc men cho đến khi lành bệnh.

Gần 30 năm qua, đã có biết bao lớp học trò thành danh từ ngôi nhà cấp bốn của giáo già ấy. Thầy bảo, có đứa lớn lên, lập nghiệp rồi lấy vợ, sinh con xong lại tất tả đem con đến gửi thầy. Có lẽ đây là trái ngọt thầy được hái sau bao nhiêu năm năm vun trồng. Những người học trò ngỗ nghịch năm nào, nay như những đứa con tìm về với cha già của chính mình.

Ông Huỳnh Sáng - Phó Phòng Giáo vụ Trường CĐ Sư phạm Tây Ninh: “Thầy Tâm là một người có năng lực đặc biệt. Còn nhớ hồi chúng tôi học trung học, sinh ngữ chính là Pháp văn, Anh văn là sinh ngữ phụ. Thế nhưng thầy chỉ miệt mài tự học, tự nghiên cứu mà có thể mở lớp dạy cho các anh chị đủ trình độ đi nước ngoài, thậm chí mở lớp dạy cho các thầy cô chuẩn bị thi cao học. Trong nhiều học trò thời những năm 1990 của thầy ấy, đến nay một số người đang giữ các chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước. Chúng tôi rất lấy làm ngưỡng mộ, tự hào về vị thầy đặc biệt ở xứ Tây Ninh”.

Tây Ninh:Người thầy thu phục nhân tâm của trẻ cá biệt!

Đức Vượng

Thầy Tâm đang tận tình chỉ dạy cho học trò.

Page 19: 144 chuyen in

19Số 144 - Tháng 11/2016 CUỘC SỐNG - KINH DOANH & PHÁP LUẬT

Như đã phản ánh trong loạt bài “Dễ rơi vào bẫy tín chấp” ở các kỳ trước, trong số báo này, chúng tôi sẽ thông tin về các đường dây môi giới tài chính và làm giả giấy tờ được lực lượng công an triệt phá trên địa bàn tình Bình Dương.

*Nạn nhân của những đường dây môi giớiTrong thời gian qua, địa bàn thị xã Thuận

An, tỉnh Bình Dương là nơi tập trung đông công nhân từ nhiều tỉnh khác đến làm ăn và sinh sống. Vì vậy, các công ty tài chính đã tạo mọi điều kiện để những người có thu nhập thấp hoặc trung bình đều có thể vay tiêu dùng. Việc đơn giản hóa hồ sơ đã tạo nhiều kẽ hở để các đối tượng xấu lợi dụng làm hồ sơ giả, lừa đảo ngân hàng. Các băng nhóm lừa đảo thường giúp người có nhu cầu vay vốn làm giả tài khoản sao kê trả lương, xác nhận mức lương, xác nhận công tác mặc dù người đó không làm ở bất kỳ công ty nào. Mỗi hồ sơ được duyệt thì có thể vay từ 20 đến 40 triệu đồng. Và người vay được tiền phải chi trả hoa hồng lại cho các đối tượng này từ 2 đến 7 triệu đồng. Chưa dừng lại ở đó, các đối tượng này còn làm giả cả chứng minh thư, giấy phép lái xe, sau đó lừa đảo các công ty tài chính để mua trả góp xe máy, điện thoại di động, đồ điện máy rồi chiếm đoạt.

Hậu quả dẫn đến là các công ty tài chính bị mất tiền, còn người vay tiêu dùng thì mù mờ về thông tin vay vốn nên khi đến thời hạn trả lãi mới phát hiện số tiền phải chi trả cao hơn so với mức mà các đối tượng môi giới tư vấn. Chị Cao Thị Cẩm Thi (một công nhân trong khu công nghiệp Minh Hưng 3) cho biết: “Tôi vay 20 triệu đồng của Công ty tài chính Fe Credit với lãi suất là 1.66% nhưng đến thời hạn hoàn trả gốc và lãi thì tôi mới biết lãi suất không phải là 1.66% mà lên đến 3.17%, mức lãi suất cao được giải thích là do tôi đang làm cho một công ty mới thành lập được 2 năm”. Và hiển nhiên điều này chị Thi không hề được tư vấn từ các đường dây làm hồ sơ vay tín chấp. Không chỉ chị Thi, mà anh Trần Văn Dũng (làm công nhân tại Bình Dương) cũng gặp trường hợp tương tự, anh được tư vấn để vay tiền và mỗi tháng chỉ cần trả 2 triệu đồng, tuy nhiên đến lúc anh Dũng thanh toán thì mới ngã ngửa bởi số tiền lên đến 3 triệu vì phải đóng thêm nhiều khoản phụ thu, tiền phạt khác.

*Triêt phá nhiều băng nhóm làm hồ sơ giảTrước sự lộng hành của các băng nhóm trên,

công an tỉnh Bình Dương đã vào cuộc và triệt phá được nhiều đường dây, tổ chức chuyên môi giới và làm hồ sơ giả. Qua quá trình điều tra và theo dõi cùng với các biện pháp nghiệp vụ, chỉ trong tháng 09/2016, công an thị xã Thuận An đã bắt được hai băng nhóm chuyên làm giả tài liệu để vay vốn ngân hàng.

Ngày 30/8 Công an thị xã Thuận An đã tiến hành kiểm tra nơi làm việc của Lê Thị Ngọc Huyền (sinh năm 1999, Bình Dương) phát hiện Huyền có tham gia vào tổ chức làm giả và lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Tại cơ quan điều tra, Huyền khai nhận đã làm giả hồ sơ trả góp để giao dịch mua điện thoại di động, xe máy. Đối tượng Huyền còn làm giả hồ sơ vay vốn để chiếm đoạt tiền của ngân hàng, ngoài ra còn làm giả chứng minh nhân dân để cầm cố xe máy tại các tiệm cầm đồ nhằm chiếm đoạt tài sản. Khai thác thông tin từ đối tượng Huyền, Công an thị xã Thuận An kết hợp với thị xã Tân Uyên mở rộng điều tra, kiểm tra phòng trọ 2B và 3B thuộc cơ sở trọ Bùi Văn Phi (khu phố Bình Hòa 1, phường Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên), tại phòng trọ 2B, do Đinh Hoàng Tư làm chủ, phát hiện y đang sở hữu các phương tiện làm hồ sơ giả gồm: hai máy phun màu, một laptop và các công cụ làm giả khác. Còn tại phòng trọ 3B, nơi đối tượng Nguyễn Thị Thu Huyền (sinh năm 1980 tại Linh Trung, Thủ Đức) và Đinh Hoàng Tư (sinh năm 1991 tại Châu Phú, An Giang), hai đối tượng này đang sử dụng và tàng trữ ma túy. Ngoài những đối tượng trên, công an còn tiến hành bắt giữ được một số đối tượng

khác có liên quan đến đường dây môi giới và làm hồ sơ giả này như: Ngô Thành Tâm (sinh năm 1990, Thoại Sơn, An Giang), Đặng Phan Quốc Khải và Đoàn Thị Thúy Vân (cùng sinh năm 1990 tại Hồng Ngự, Đồng Tháp), Trần Hoàng Thuận Thuận (sinh năm 1994 tại Châu Thành A, Hậu Giang). Theo khai thác ban đầu, các đối tượng trên đã chiếm đoạt được hai xe máy và hai điện thoại di động.

Tuy nhiên, địa bàn tỉnh Bình Dương rộng lớn, đông dân cư và món mồi béo bở của vay tín chấp chưa bao giờ hết hấp dẫn, nên các đối tượng làm giả và môi giới hồ sơ vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Sau quá trình theo dõi, điều tra, ngày 27/9 Công an thị xã Thuận An tiến hành kiểm tra phòng trọ tại số 418/DC51 thuộc khu dân cư Việt Sing, đây cũng là nơi ở của đối tượng Thạch Quý (sinh năm 1996 tại Trà Ôn, Vĩnh Long). Khám xét nơi ở, lực lượng chức năng phát hiện đối tượng Quý đang giữ một giấy chứng minh nhân dân và một giấy phép lái xe mang tên Võ Mạnh Đức (sinh năm 1990 tại Ea Ka, Krông Pắc, Đắk Lắk). Sau khi làm việc với Thạch Quý, y khai nhận rằng mình có cùng các đối tượng khác là Cao Văn Nguyên (sinh năm 1987 tại Thoại Sơn, An Giang), Phan Nguyễn Đình Du (sinh năm 1990 tại An Biên, Kiên Giang). Các đối tượng này là cộng tác viên của công ty tài chính, khi người vay có nhu cầu nhưng hồ sơ không đầy đủ thì băng nhóm này sẽ làm giả sao kê tài khoản trả lương, xác nhận mức lương hoặc xác nhận công tác. Sau khi băng nhóm này bị phát hiện, công an tiếp tục mở rộng truy quét và bắt được ba đối tượng khác chuyên cung cấp các loại giấy tờ để có được bộ hồ sơ giả: Nguyễn Hữu Trí (sinh năm 1993 tại Trà Vinh), Trần Thanh Tài (sinh năm 1985 tại Long Khánh, Đồng Nai) và Nguyễn Trung Điền (sinh năm 1900 tại Đồng Xoài, Bình Phước). Tại cơ quan điều tra, các đối tượng này thừa nhận có nhận làm hồ sơ giả, trong đó có hai bộ được duyệt vay 50 triệu đồng, chiếm đoạt một tivi và ba điện thoại di động.

Sau khi bị bắt giữ và lấy lời khai, các đối tượng lừa đảo cũng ý thức được hành động sai trái và phối hợp với cơ quan điều tra. Được biết, các đối tượng này đều là những người lao động nghèo chưa được học hành đến nơi đến chốn, nghề nghiệp lại không ổn định và thiếu nhận thức về hậu quả của việc làm hồ sơ giả lừa đảo ngân hàng nên mới lựa chọn sai con đường.

Dễ rơi vào bẫy tín chấp?Kỳ 3: Sa lưới Trần Trang

Công an TX. Thuận An đang kiểm tra nơi ở của đối tượng Thạch Quý

Nghi ngờ ông hàng xóm gian lận trong lúc chơi đánh bài ăn thua với hình thức uống rượu, một thanh niên bất ngờ đứng dậy dùng chân đá thẳng vào người khiến nạn nhân ngã ngửa xuống nền gạch, sau đó tử vong.

Ngày 12/11, Công an TP.Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang xác nhận, đơn vị này vừa tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Văn Phước (SN 1983, ngụ ấp Thới Thuận, xã Thới Sơn, TP.Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) để tiến hành điều tra làm rõ hành vi "cố ý gây thương tích dẫn đến chết người". Theo đó, nạn nhân là Lê Văn P. (45 tuổi, ngụ cùng địa phương với Phước). Kết quả giám định ban đầu cho biết, ông P. tử vong do chấn thương sọ não dẫn đến xuất huyết não.

Trước đó, vào ngày chiều tối ngày 10/11, tại nhà ông Đặng Hồng Hạnh (44 tuổi, anh trai Phước) tổ chức đám giỗ cha. Đến khoảng hơn 22h cùng ngày, thì cả nhóm gồm 5 người tổ chức đánh bài với hình thức ai thua thì phải uống rượu. Cuộc vui kéo dài được khoảng 20 phút thì giữa Phước và ông P. xảy ra cự cãi vì Phước cho rằng ông P. gian lận trong lúc uống rượu. Cụ thể, Phước chưa thấy ông P. uống khi thua cuộc, còn ông P. thì

khăng khăng mình đã uống xong. Cuộc cãi vã lên đến đỉnh điểm khi Phước bất ngờ bật dậy và dùng chân trái đá thẳng vào người khiến ông P. ngã ngửa ra phía sau, đập đầu xuống nền gạch dẫn đến tử vong.

Tiếp xúc với P/V, ông Hạnh (anh trai Phước) kể lại: Tối ôm đó, sau khi nhậu xong, anh em tổ chức đánh bài,

nói là ăn thua bằng hình thức uống rượu chứ thực chất là ăn tiền (vài ng-hìn đồng/ván). Trước đó họ giao kèo ai thắng thì sáng mai sẽ lấy số tiền đó mua bia đãi mọi người. “Sự việc diễn ra quá nhanh khiến mọi người không kịp trở tay. Đặc biệt là mọi người đều đã có uống rượu. Từ trước đến giờ, mọi người chúng tôi đều rất yêu thương nhau, chưa từng xích mích gì. Phước là em trai, còn anh P. là bạn thân lối xóm nên chuyện đáng tiếc xảy ra khiến ai nấy cũng đều cảm thấy đau lòng”, ông Hạnh buồn bã nói.

Tiếp lời người con trai, bà Kiên (mẹ Phước) rưng rưng nói: “Thằng Phước là con út trong gia đình có 4 anh em, hiện là trụ cột chính trong gia đình. Hằng ngày, Phước đi làm thuê kiếm tiền về lo lắng cho tôi lúc tuổi già. Tuy đã lớn tuổi nhưng do

cuộc sống nên Phước chưa cưới vợ. Còn các anh của Phước thì đã yên bề gia thất và có cuộc sống riêng tư. Con dại cái mang. Nên từ khi Phước gây ra cái chết cho P. thì tôi cùng người thân luôn túc trực với gia đình chú P. để xin lỗi, động viên nhằm xoa dịu nỗi đau mất mát đáng tiếc này”.

Ông Hồ Văn Hà, Phó Trưởng Công an xã Thới Sơn cho biết, giữa Phước và ông P. là chỗ láng giềng, chưa từng xảy ra mâu thuẫn. Cả hai chưa có tiền án, tiền sự, sống chan hòa với chòm xóm xung quanh và được đánh giá là người chí thú làm ăn. Vụ việc đau lòng xảy ra đã khiến cả xóm bàng hoàng, chính quyền địa phương vô cùng lấy làm tiếc. Hiện Nguyễn Văn Phước đang bị tạm giữ để điều tra, làm rõ hành vi "cố ý gây thương tích dẫn đến chết người".

Tiền Giang: Đá bạn nhậu tử vong trong sòng bài “sát phạt” bằng rượu

Trung Nguyễn

Phóng sự điều tra

Page 20: 144 chuyen in

20 Số 144 - Tháng 11/2016CUỘC SỐNG - KINH DOANH & PHÁP LUẬT

phương đã khẩn trương tổ chức bơm nước từ các khu ô đê bao trồng khóm ra ngoài kênh mương nội đồng. Mỗi khu ô đê bao có từ 1-2 trạm bơm điện với nhiều mô-tơ điện hoạt động ngày, đêm hết công suất để cứu khóm. “Một số liếp mực nước lấp ló, mình bơm 2 ngày nay rút rồi. Bây giờ tăng cường bơm tát, đang cho xuống 2 cái máy nữa. Nói chung trên địa bàn xã các ô bao bây giờ trong tư thế sẵn sàng. Chỉ sợ mưa 1 ngày, 1 đêm nó sẽ lên nước, bơm khoảng 2-3 ngày. Còn mưa khoảng 1-2 giờ thì đảm bảo”, ông Nguyễn Quốc Tuấn, Chủ tịch UBND xã Tân Lập 2 chia sẻ.

Ngoài nguyên nhân do thủy triều dâng cao

thì nhiều diện tích khóm bị ngập úng còn do những năm gần đây không có lũ, lại hạn hán nên người dân vùng này trồng khóm ở mực nước thấp và chậm đóng tiền “ký quỹ” cho ngành điện để khi bị ngập úng mới kéo điện bơm tiêu nước kịp thời. Một số tổ bơm tác chưa minh bạch trong các khoản thu chi làm giảm uy tín với tổ viên. Đó là trường hợp xảy ra ở ấp Tân Lợi, xã Tân Hòa Thành, khi nước ngập cánh đồng khóm mới chịu đóng tiền để kéo điện chống úng. Ông Trần Hoàng Mị, Chủ tịch UBND xã Tân Hòa Thành, cho hay: “Nguyên nhân thứ nhất là do mưa. Thứ hai là do mức đồng thuận giữa tổ bơm tác với lãnh đạo ấp và các hộ dân trên địa bàn chưa chặt

chẽ. Trong đó, có một số hộ thuộc dạng xâm canh “hai chân”, thu tiền bơm tát gặp nhiều khó khăn. Một số hộ dân không tích cực, tổ bơm tát trong thời gian trước chưa công khai minh bạch nên từ đó mất lòng tin trong dân”.

Cây khóm hiện cho lợi nhuận kinh tế cao ở vùng Đồng Tháp Mười. Trong khi đó, tình hình mưa, bão hiện nay còn diễn biến rất phức tạp. Do đó, chính quyền và nhân dân huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang, tiếp tục khắc phục khó khăn, cùng đồng tâm hiệp lực đối phó có hiệu quả trên mặt trận chống ngập úng để bảo vệ ruộng khóm chuyên canh.

Tiếp theo trang 04

Chỉ với 5 triệu đồng, bạn có thể làm giàu cùng Thái Tuấn! Đó là lời cam kết mà công ty này đưa ra cùng với hình thức huy động vốn theo hình thức đa cấp để mở các quán nhậu bình dân nhưng mang mác nhà hàng cấp cao. Một dấu hỏi là: Công ty này có thật sự là đa cấp trá hình dưới hình thức huy động tài chính mà nhiều công ty đang sử dụng để lừa tiền người tham gia hay không?

*Quán cà phê không để thưởng thức cà phêTheo nguồn tin từ các đối tác,

P/V Báo Thời báo Mê Kông đã tìm đến quán cà phê Conet trên đường Ngô Quyền, thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. Nhìn quán cũng hết sức bình thường, nhưng thật sự bên trong là một sân chơi đa cấp có tiếng đối với những tay chơi chính hiệu. Khách ra vào liên tục và các “con mồi” được mời đến để được tư vấn, tìm hiểu. Trong một buổi sáng, hàng chục khách hàng đến đây và không ít người đã tham gia vào nhiều gói khác nhau. Theo người dân nơi đây cho biết, quán cà phê này cùng chung ông chủ với hệ thống nhà hàng Phố Đêm nên Công ty TNHH đầu tư thương mại và dịch vụ Thái Tuấn được bố trí trong một phòng riêng với hai cửa và nhiều tai mắt ở bên ngoài. Một nguồn tin cho hay, Thái Tuấn đã có văn phòng hầu hết ở các tỉnh thành lớn trong cả nước, tập trung từ Bắc chí Nam. Hiện nhà hàng mang thương hiệu Phố Đêm có một chuỗi quán cà phê tại Buôn Mê Thuột, khách sạn 2 sao tại Ninh Bình, 100 ô tô cho thuê trên cả nước, 1 garage ô tô, các cơ sở sản xuất khác như xưởng gỗ, cơ sở sản xuất nước tinh khiết... Xây dựng nhiều dự án bất động sản như đất nền phân lô, chung cư bình dân, biệt thự sân vườn.

Để tìm hiểu thực hư, chúng tôi tiếp cận tìm hiểu chính sách “ưu việt” mà Công ty đang đưa ra để lôi kéo khách hàng. Tham gia cùng chúng tôi là mọi lứa tuổi, giới tính cũng như nghề nghiệp. Nhiều người là nông dân chính hiệu cũng

trở thành nhà đầu tư cấp cao. Chỉ với 5 triệu đồng, sau hơn 4 tháng “người hợp tác” bắt đầu được hoàn tiền trong 12 tháng liên tục với số tiền 417.000 đồng/tháng, kèm theo nhiều quyền lợi như sở hữu một thẻ giảm giá 15% khi sử dụng các dịch vụ của công ty như ăn uống tại Phố Đêm; khi giới thiệu bạn bè sử dụng các dịch vụ thì sẽ nhận được 10% số tiền mà bạn bè thanh toán cho công ty; được tặng một thẻ mua hàng trị giá 10 triệu đồng... Nếu là cổ đông góp vốn 100 triệu đồng sẽ được chia lợi nhuận 5%/tháng và cao nhất là góp 1 tỉ đồng thì lợi nhuận sẽ là 15%.

Theo đó, để được chứng nhận là nhân viên của Công ty Thái Tuấn, chúng tôi được giới thiệu ký hợp đồng hợp tác kinh doanh trị giá 5 triệu đồng cùng nhiều “lợi ích” được quảng cáo như: được cấp thẻ thành viên của quán nhậu Phố Đêm; giảm 15% hóa đơn tính tiền trong chuỗi quán nhậu này và nhận chiết khấu 10% nếu giới thiệu được người hợp tác với Công ty. Đáng chú ý, số tiền chiết khấu được tăng lên theo cấp số nhân nếu người ký hợp đồng 5 triệu đồng giới thiệu được lượng lớn khách hàng đăng ký hợp tác với công ty. Bất kỳ ai “kêu gọi” số người hợp tác đạt con số 200 người sẽ được thưởng 100 triệu đồng và được công ty bổ nhiệm làm “Quản lý kinh doanh”. Khi giới thiệu được 500 người, họ sẽ được bổ nhiệm làm “Quản lý kinh

doanh cấp cao” cùng với tiền thưởng là một chiếc xe Honda Civic trị giá lên đến 650 triệu đồng. Mức độ cao nhất một nhân viên có thể đạt được là cấp “Thành viên Hội đồng quản trị” khi họ mời được 1.000 người cùng với tiền thưởng là một căn biệt thự trị giá 4 tỷ đồng.

*1% dân số Viêt Nam vào Thái Tuấn?Mới ngày 12/11 vừa qua, một

hội nghị khách hàng tại Khu vực Tây Nguyên đã được Thái Tuấn tổ chức. Ban đầu dự kiến tổ chức tại khách sạn Sài Gòn Ban Mê, nhưng không hiểu sao địa điểm được luôn chuyển qua nơi khác. Theo nguồn tin tổng hợp chúng tôi vẫn tiếp cận được tại địa điểm diễn ra hội nghị khách hàng, ngoài những chiêu thức lôi kéo, thì Thái Tuấn thông tin rằng: Công ty đã xây dựng được hệ thống 5.000 “người hợp tác” giữa năm 2015. Một năm con số đã vượt 50.000 người, dự kiến đến năm 2025 sẽ lên đến 1 triệu người “đồng hành”. Như vậy, khi đó ước chừng 1% dân số Việt Nam sẽ là thành viên của Thái Tuấn. Một con số đáng mơ ước! “Khi đó, chỉ cần một gia đình mỗi tháng sử dụng dịch vụ ăn uống của hệ thống, công ty sẽ có do-anh số 500 - 1.000 tỉ đồng. Mỗi người

hợp tác giới thiệu 10 người sử dụng, số lượng khách vãng lai sẽ lên đến 5-10 triệu người, mỗi người chỉ cần sử dụng 500.000 đồng, công ty sẽ có doanh thu ở mức 5.000 tỉ đồng. Đối với bất động sản, sẽ có 100.000 lô đất, 10.000 căn hộ, 2.000 căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại...” - Thái Tuấn tự tin “khoe” với khách hàng. Nhưng những dự án trên có thật sự khả thi hay tồn tại thực tế? Nghe nói là vậy, song có một điểm bất cập rằng, số tiền đổ vào Thái Tuấn dưới dạng cổ đông, nhưng công ty Thái Tuấn thì chỉ là đơn vị “trách nhiệm hữu hạn”…

Vẫn theo lời “thuyết trình viên” củ Cty Thái Tuấn tại Hội nghị khách hàng, thì lợi ích trên vẫn là nhỏ, nếu lôi kéo được nhiều người tham gia sẽ kiếm được nhiều tiền, thu hồi tiền nhanh hơn là tham gia góp vốn vào cổ đông chỉ nhận tiền chia lợi nhuận. Cụ thể, sẽ nhận được 10% khi giới thiệu được một người tham gia gói 5 triệu đồng. Số người giới thiệu sau sẽ được chia thành 2 khu vực, khi số lượng mỗi bên lên 30 người, công ty trả thưởng hơn 20 triệu đồng; lên mỗi bên 50 người, tiền thưởng hơn 30 triệu đồng; lên mỗi bên 100 người, tiền thưởng lên 50 triệu đồng và sẽ được kết nạp vào “Câu lạc bộ kinh doanh”, được chia lợi nhuận 5% toàn quốc. Cứ một chu trình như vậy “người hợp tác” sẽ lấy về tổng cộng 110 triệu đồng, 5 lần tái lại chu trình trên sẽ được tặng xe ô tô, biệt thự (?!).

Thực hư hệ thống nhà hàng cao cấp của Thái Tuấn ra sao? Người chơi có nên tin tưởng vào một chính sách “ảo tưởng” như vậy? Thời báo Mê Kông sẽ cho bạn đọc hiểu thêm về những vấn đề trên trong Kỳ 2: “Nhà hàng hay quán nhậu bình dân - Tiền đi đâu về đâu?”.

Công ty TNHH DT-TM &DV Thái Tuấn:

ĐA CẤP NÚP BÓNG HUY ĐỘNG VỐN?Kì 1: Thâm nhập vào “đại bản doanh” Nhóm PV Tây Nguyên

Chính sách chi trả của Thái Tuấn hết sức bất bình thường

Một người tư vấn đã kiếm được “con mồi” tại điểm tư vấn trong quán cà phê conet

ở Buôn Mê Thuột

Khách hàng của Thái Tuấn rất đa dạng, nhưng chủ yếu là những bà nội trợ cả tin

Page 21: 144 chuyen in

21Số 144 - Tháng 11/2016 CUỘC SỐNG - KINH DOANH & PHÁP LUẬT

Làm sao để quản lý tốt hơn việc sử dụng và kinh doanh chất cấm, kháng sinh trong chăn nuôi, đặc biệt là với những chất cấm mới? Những biện pháp quản lý và chế tài cần thay đổi như thế nào để có tính răn đe? Đó là những nội dung được đề cập trong Hội nghị “Vận động thực thi hiệu quả chính sách quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm (AT-VSTP) trong chăn nuôi” được tổ chức vào ngày 9/11 tại TP.HCM.

Tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng tình trạng lạm dụng chất cấm và kháng sinh trong chăn nuôi vẫn còn rất cao. Tất cả các trang trại chăn nuôi gà có sử dụng kháng sinh đều cao hơn quy định, các cơ sở chăn nuôi lợn cũng cao hơn quy định từ 2-4 lần. Hiện thịt lợn vẫn chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu tiêu thụ của người dân khoảng 74%, tiếp đó là gia cầm chiếm 19%, thịt trâu bò khoảng 8%... Nếu không được quản lý và xử lý nghiêm hơn, người tiêu dùng sẽ là người chịu ảnh hưởng rất lớn từ việc chăn nuôi lạm dụng chất cấm và kháng sinh.

Đại diện các doanh nghiệp (DN) nuôi và chế biến thịt của Việt Nam băn khoăn rằng, làm sao để việc sản xuất các sản phẩm chăn nuôi phải truy xuất được nguồn gốc, nhất là trong việc giết mổ công nghiệp cần phải đẩy mạnh, nhằm đảm bảo việc quản lý ATVSTP và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi có hiệu quả hơn.

Ông Văn Đức Mười, đại diện Công ty cổ phần

Việt Nam kỹ nghệ súc sản đề nghị, cần phải cấm việc giết mổ thủ công, tập trung vào nhà máy giết mổ công nghiệp, bởi ở nhà máy họ có công cụ kiểm soát thông qua các thông số giải pháp và từ những giải pháp này thúc đẩy ngược lại nhà chăn nuôi phải làm theo yêu cầu của thị trường đang mua thực phẩm đó.

Theo TS. Nguyễn Đức Lộc, Giám đốc Trung tâm Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp Nông thôn miền Nam, Syteamine là chất mới bùng phát lên và Thanh tra Bộ NN&PTNT đã phát hiện một số cơ sở kinh doanh sử dụng nó. Tuy nhiên, điều

đáng lo ngại là khi công bố chất này thì vẫn còn nhiều người không biết, cũng không có bất ký văn bản nào hướng dẫn, điều chỉnh đây có phải là chất cấm hay không. Do vậy, rất khó khăn cho việc kiểm soát.

Cũng theo đại diện Trung tâm Chính sách và Phát triển Nông nghiệp Nông thôn phía Nam, hiện nay có những chất cấm mới như Cyteamine đang gây khó trong công tác quản lý và xử lý do chưa có văn bản quy định. Cần phải nhanh chóng đưa những chất này vào danh sách cấm sử dụng trong chăn nuôi cùng loại với Sabultamol, Chleb-utarol - những chất có thể gây rối loạn hệ tuần hoàn, nguy hiểm tính mạng người tiêu dùng.

Nhiều đại biểu cho rằng, Nghị định 119 - Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi còn chưa quy định cụ thể, có khá nhiều hành vi cần được xử lý và bổ sung như: kinh doanh thuốc thú y hết hạn; vận chuyển thu gom, lưu giữ động vật chứa chất cấm; mua bán nguyên liệu kháng sinh làm thuốc thú y cho DN chưa được cấp phép thuốc thú y, thuốc y tế chữa bệnh cho động vật…, xử phạt chưa mang tính răn đe.

“Hiện nay, phạt những hành vi sử dụng nước hay chất cấm, trong chăn nuôi thì mức phạt đang còn cào bằng, nhỏ như một con gà cũng tương tự như một con bò, như vậy không hợp lý. Chúng ta nên chuyển qua phạt theo giá trị vật nuôi thì phù hợp hơn” - TS. Nguyễn Đức Lộc đề nghị.

Thành phố Hồ Chí Minh:Giải trừ kháng sinh, chất cấm trong chăn nuôi

Quốc Định

Cần tăng cường quản lý, xử lý chất cấm trong chăn nuôi

Dịp cuối năm cũng là lúc nhu cầu mua sắm tăng cao, đồng thời cũng là thời điểm để các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất hàng giả, hàng nhái hoạt động mạnh hơn.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã không ngừng đẩy mạnh cuộc chiến chống hàng giả và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (QSHTT). Tuy nhiên, theo những số liệu được công bố chính thức, hiện tượng sản xuất, buôn bán hàng giả không những không giảm mà còn có xu hướng gia tăng trầm trọng hơn. Điều này không chỉ được thể hiện ở số lượng các vụ việc bị phát hiện, xử lý, mà còn ở sự đa dạng của hàng hóa bị làm giả, thủ đoạn, phương thức và quy mô của các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng giả.

Vấn nạn hàng giả, hàng nhái và vi phạm QSHTT đang gây ảnh hưởng xấu đến các nhà sản xuất, người tiêu dùng và cả nền kinh tế. Đặc

biệt, trong điều kiện kinh tế khó khăn, thu nhập chung của xã hội còn thấp thì nạn hàng giả, hàng nhái càng có điều kiện phát triển và lan rộng trên hầu như tất cả các ngành hàng.

Mặc dù, Luật Sở hữu trí tuệ đã được thông qua ngày 29/11/2005 tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XI và đã có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006, nhưng việc kiểm soát và đấu tranh ngăn ngừa xâm phạm QSHTT còn rất nhiều hạn chế và gian nan. Chính phủ cũng đã ra Chỉ thị 31/1999/CT/TTg ngày 21/10/1999 và Chỉ thị 28/2008/CT-TTg ngày 08/9/2008 về yêu cầu đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả và các hành vi xâm phạm QSHTT, nhưng mặt trận chống hàng giả, hàng xâm phạm QSHTT vẫn còn rất nóng và phức tạp.

Trao đổi với P/v Báo Thời báo MêKông, ông Trần Hùng - Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, cho biết: “Hiện tượng hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm QSHTT đang là vấn nạn làm các cơ quan thực thi công vụ đau đầu, nhất là trong thời điểm cận kề Tết Nguyên đán. Nhiều loại hàng được bày bán tràn lan công khai, hiện hữu gây bức xúc cho người dân. Qua nhiều năm thực hiện công tác của BCĐ 389 Quốc gia, tôi nhận thấy cứ thương hiệu nào của Việt Nam có uy tín, bán chạy là có hàng nhái, hàng giả của thương hiệu đó”. Nói vậy để thấy, BCĐ 389 của các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt là Chi Cục Quản lý thị trường các địa phương cần phải vào cuộc quyết liệt hơn nữa. Bằng các biện pháp nghiệp vụ của mình, các cơ quan thực thi công vụ phải tăng cường nâng cao ý thức, trách nhiệm bản thân, kiểm tra liên tục, xử lý nghiêm minh, không nể nang buông lỏng. Tuy vậy, khó có

lực lượng nào làm hết được nhiều nhiệm vụ cùng lúc. Do đó, công tác phối hợp, tuyên truyền phổ biến là rất quan trọng. Ngoài ra, cần lắm sự đồng thuận của người dân, đồng hành cùng với ngành chức năng để đẩy lùi vấn nạn này.

Công tác đấu tranh chống hàng giả và thực thi QSHTT những năm qua nhìn chung vẫn được duy trì và phát huy khá tốt. Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra. Với phương thức và thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, các đối tượng vi phạm ngày càng gây khó khăn lớn cho các cơ quan chức năng trong việc phát hiện, xác minh, theo dõi quy luật hoạt động, thu thập chứng cứ… Mặc dù vậy, việc nhận thức của xã hội, thói quen tiêu dùng và tập quán sinh hoạt của cộng đồng còn nhiều hạn chế, tâm lý sính dùng đồ hàng hiệu giá rẻ là mảnh đất màu mỡ cho hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm QSHTT tồn tại và phát triển.

Ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Bộ Công Thương đã đánh giá cao nỗ lực của các đơn vị, các địa phương trong công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm QSHTT để mang về những kết quả trong thời gian qua. Đặc biệt, đối với mặt hàng thuốc lá điếu nhập lậu, từ khi có sự vào cuộc của Ban Chỉ đạo 389, nộp ngân sách của mặt hàng này đã tăng lên 1.500 tỷ đồng, do-anh thu của doanh nghiệp đối với mặt hàng này cũng tăng lên đáng kể. Ngoài ra, một vấn đề khác cũng không kém phần quan trọng, đó là công tác thông tin, tuyên truyền, đấu tranh chống lại vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ cần phải được đẩy mạnh, trong đó có vai trò hết sức quan trọng của các cơ quan thông tấn báo chí.

Gian Nan Chống Hàng Giả, Hàng Nhái Mùa Cao Điểm Mua Sắm Thuỳ Duyên - Anh Đức

Lực lượng quản lý thị trường TP.HCM phát hiện hàng trăm chiếc mũ bảo hiểm kém chất lượng tại chợ Kim Biên.

Page 22: 144 chuyen in

22 Số 144 - Tháng 11/2016AN TOÀN GIAO THÔNGAn toàn giao thông là một

vấn đề được Đảng, Nhà nước, các ngành và toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, lực lượng Cảnh sát giao thông tỉnh Đắk Lắk (PC67 Đắk Lắk) đã thường xuyên tham mưu cho Ban Giám đốc Công an tỉnh thực hiện các chuyên đề, giải pháp đồng bộ, tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong nhiệm vụ bảo vệ trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.

*Đẩy mạnh nhiêm vụ được giaoTrong năm 2016, “điểm trừ”

trong cả ba tiêu chí: số vụ tai nạn; số người chết; số người bị thương; trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đều giảm, đã cho thấy sự quyết tâm cao độ của lực lượng Cảnh sát giao thông tỉnh (PC67 Đắk Lắk). Việc tăng cường tuần tra, ngăn chặn tệ nạn tụ tập đua xe trái phép cùng nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả khác là minh chứng rõ nét cho những thành tích nổi bật mà lực lượng CSGT tỉnh Đắk Lắk đã đạt được. Trong năm qua, lực lượng PC67 của tỉnh đã triển khai khoá trạm buổi tối có hiệu quả, bắt giữ nhiều đối tượng và phương tiện chuẩn bị đua xe trái phép. Ngăn chặn tình hình trên qua 4 đợt cao điểm trấn áp tội phạm, phối hợp bắt giữ nhiều đối tượng trộm cắp, lừa đảo và ném đá xe khách. Đồng thời khai thác thông tin bắt giữ nhiều đối tượng khác trên địa bàn toàn tỉnh.

Không chỉ trong công tác tuần tra kiểm soát, thiết lập trật tự ATGT, PC67 Đắk Lắk còn thường xuyên đẩy mạnh phối hợp với các ngành chức năng, phát hiện rất nhiều trường hợp buôn lậu, làm giả giấy tờ, tàng trữ trái phép… cùng nhiều vấn đề nóng hổi khác. Điển hình là: phát hiện gần 3,5 tấn thịt, nội tạng không rõ nguồn gốc; phát hiện hơn 12 nghìn gói thuốc lá, 4000 đĩa DVD, 390 đồng hồ lậu; phanh phui 13 trường hợp giấy chứng nhận đăng ký xe giả và nhiều trường hợp

cắt số khung số sườn; phát giác việc vận chuyển gần 42 m3 gỗ và nhiều mặt hàng lậu khác…

Cùng với việc tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý ng-hiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ, PC67 Đắk Lắk luôn chú trọng đến công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến Luật nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật cho người dân với những cách làm sáng tạo, phong phú về nội dung và đa dạng về hình thức. Thời gian qua, đơn vị đã làm tốt công tác tham mưu, đề xuất, kiến nghị những vấn đề bất cập liên quan đến ATGT để lãnh đạo xây dựng các phương án đảm bảo trật tự ATGT, nhất là các sự kiện, lễ hội lớn. Phòng đã chủ động nắm tình hình, xác định các tuyến, địa bàn trọng điểm, phức tạp về giao thông, tìm ra nguyên nhân, phương tiện và lỗi vi phạm gây ra tai nạn để bố trí lực lượng tuần tra, kiểm soát. Có thể nói, với những giải pháp hiệu quả đang triển khai, lực lượng CSGT Đắk Lắk ngày càng phát huy vai trò tích cực trong các mặt công tác, nỗ lực thực hiện tốt

chủ đề năm 2016 của Ủy ban ATGT Quốc gia "Xây dựng văn hóa giao thông gắn với nâng cao trách nhiệm, siết chặt kỷ cương của người thực thi công vụ" với mục tiêu "Tính mạng con người là trên hết".

*Trật tự, yên bình trên những nẻo đườngTrao đổi với p/v Báo Thời báo

Mê Kông, Trung tá Nguyễn Quang Vịnh, Phó phòng PC67 Đắk Lắk, cho biết: Trong thời gian tới, toàn bộ lực lượng CSGT của tỉnh sẽ thực hiện nhiều giải pháp, không để xảy ra tình trạng đua xe trái phép, đảm bảo giao thông thông suốt trong dịp cuối năm, vì theo dự báo tình hình sẽ rất phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn. Cụ thể nhất là do đường Quốc lộ 14 trùng với đường Hồ Chí Minh đã được xây dựng, nâng cấp mở rộng nên người dân ý thức chưa thay đổi kịp. Trung tá Vịnh nêu rõ: “Theo Thông tư 91 của Bộ Giao thông vận tải thì tốc độ tại những cung đường này đã được thay đổi, đồng thời chất lượng đường đã được cải thiện rõ nên người dân nhiều khi vẫn còn bỡ ngỡ”.

Theo thông tin từ PC67 Đắk

Lắk, hướng đến trong thời gian tới, chương trình công tác sẽ có nhiều điểm trọng tâm để hướng đến ATGT cho người dân trên địa bàn toàn tỉnh: Thứ nhất, tiếp tục nắm bắt, phân tích đánh giá đúng về ATGT của tỉnh, tham mưu với Ban Giám đốc chỉ đạo triển khai đồng bộ mang tính đột phá. Tổ chức triển khai Nghị định 46 của Chính phủ, đôn đốc các đơn vị địa phương thi đua phát huy cao tinh thần tự giác; Thứ hai, đẩy nhanh tiến độ hướng về cơ sở, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc, tôn giáo, nghiên cứu cách làm phù hợp để mọi người tham gia giao thông. Tiến hành công tác điều tra cơ bản trên các tuyến Quốc lộ 14, 26, 27 nhằm giảm tai nạn giao thông ở con số thấp nhất; Thứ ba, tổ chức các đợt cao điểm để xử lý nghiêm các hành vi gây mất trật tự giao thông, đua xe trái phép theo tinh thần Chỉ thị 02 của Bộ Công an; Thứ tư, tiếp tục thực hiện có hiệu quả đề án “Cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội giai đoạn 2013 - 2020”. Tiếp tục điều chỉnh, kiện toàn tổ chức bộ máy, rà soát lại vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu để tinh gọn tổ chức, bộ máy, tránh trùng dẫm về chức năng, nhiệm vụ, bố trí sắp xếp lại đội ngũ lãnh đạo chỉ huy các đơn vị; Thứ năm, tổ chức lực lượng, đảm bảo ATGT các sự kiện chính trị, ngày lễ Tết, phục vụ tốt nhu cầu của người dân, đồng thời phối hợp để phục vụ tốt công tác ngoại giao của tỉnh và khu vực; Thứ sáu, thường xuyên theo dõi phân tích tai nạn, xử lý dữ liệu hệ thống tai nạn giao thông. Thông qua đó để có các biện pháp làm giảm tai nạn giao thông trong năm tới.

Những năm gần đây, nhờ luôn triển khai những đề án hợp lý và hiệu quả, PC67 Đắk Lắk đã nhận được nhiều lời khen ngợi, ghi nhận của lãnh đạo Trung ương và địa phương. “Với đặc thù của mình, nỗ lực làm giảm tai nạn giao thông, giữ gìn trật tự những con đường phố núi, giảm tình trạng đua xe, đó là trách nhiệm mà chúng tôi luôn phải thực hiện” - Trung tá Vịnh chia sẻ.

Giữ Gìn Bình Yên Trên Những Cung Đường Cao Nguyên

Huy Diệu

PC67 Đắk Lắk

Kể từ khi thành lập cho tới nay, Quỹ An toàn giao thông và Phát triển cộng đồng (TCF) đã luôn đồng hành cùng rất nhiều chương trình thiện nguyện lớn nhỏ trên khắp mọi miền tổ quốc, chia sẻ với những gia đình, những số phận không may mắn trong xã hội. Quỹ đã giúp đỡ được rất nhiều gia đình, hoàn cảnh khó khăn, giúp họ vượt lên trên số phân để cuộc sống tốt đẹp hơn.

Thực trạng tại Việt Nam trong nhiều năm qua, tai nạn giao thông (TNGT) đã trở thành một vấn đề đặc biệt. Tổ chức Y tế Thế giới đã khẳng định, TNGT đã trở thành đại dịch của nhân loại. TNGT là một đại dịch của toàn xã hội, gây nên bao mất mát, tang thương cho nhiều gia đình, nỗi đau để lại không chỉ là tinh thần mà cả sự thiếu hụt lớn về tài chính cho người thân ở lại khi mà người trụ cột trong gia đình ra đi.

Năm 2015, song hành với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (UBATGTQG), TCF đã tổ chức nhiều sự kiện để lại dấu ấn lớn cho xã hội và cộng đồng như: “Ngày hội An toàn giao thông cho đồng bào các dân tộc khu vực Tây Nguyên” tại Đắk Lắk; “Vì bình yên sông nước” tại Cần Thơ;

“Người lính với An toàn giao thông” tại TP. Hồ Chí Minh và nhiều chương trình lớn nhỏ khác.

Hiện nay, TCF tiếp tục phối hợp với UBAT-GTQG tổ chức chương trình: “Kết nối cộng đồng - Vì an toàn giao thông” trên khắp cả nước. Hành trình được chia làm 2 đợt. Đợt 1 bao gồm 17 tỉnh thành ở khu vực phía Bắc từ 1/12 đến 30/12/2015. Đợt 2 bắt từ tháng 2/2016 với khu vực miền Trung và miền Nam và đang được tiếp tục triển khai. Chương trình sẽ được truyền hình trực tiếp ở tất cả các tỉnh thành.

Hy vọng rằng, với nhiều ý nghĩa tốt đẹp, chương trình sẽ nhận được sự quan tâm, chung tay góp sức từ các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp. Sự đóng góp đó sẽ phần nào xoa dịu đi những tổn thương, mất mát mà TNGT đã cướp đi của những gia đình, những cá nhân không may mắn trong xã hội.

Quỹ An toàn giao thông và Phát triển cộng đồng (TCF):Kết nối cộng đồng - Vì an toàn giao thông

Việt An

Quỹ An toàn giao thông và Phát triển cộng đồng hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn trong cộng đồng

Tiếp theo trang 07

Page 23: 144 chuyen in

23Số 144 - Tháng 11/2016 Đảng trong cuộc sống hôm nay

Xác định xây dựng tổ chức Đảng là nhiệm vụ then chốt, là điều kiện tiên quyết để thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế-xã hội trong sự nghiệp đổi mới quê hương, thời gian qua, Đảng bộ huyện Ân Thi đã tập trung công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đảng bộ huyện Ân Thi hiện có 7.571 Đảng viên, sinh hoạt tại 52 tổ chức cơ sở Đảng, gồm 25 Đảng bộ, 27 chi bộ trực thuộc. Với mục tiêu tăng cường xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh, Ban Thường vụ Huyện ủy (BTVHU) thường xuyên chú trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo kiện toàn, sắp xếp kịp thời các tổ chức Đảng đồng bộ, thống nhất với hệ thống chính trị và địa bàn dân cư. Trên cơ sở đó, tiếp tục chỉ đạo các chi bộ, Đảng bộ trực thuộc làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, Đảng viên và nhân dân. Chú trọng công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh và thực hiện nghiêm công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng để Đảng bộ huyện vững mạnh trên cả 3 mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức.

Quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị, tổ chức Đảng các cấp đã tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết, Chỉ thị của cấp trên một cách nghiêm túc, có hiệu quả, nhất là việc tổ chức triển khai, thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XII) về xây dựng Đảng. Bên cạnh đó, việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội thường xuyên được Đảng bộ huyện quan tâm và đã có bước chuyển biến tích cực; Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới đạt nhiều kết quả quan trọng; quốc phòng - an ninh được giữ vững.

Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng tiếp tục được đổi mới; công tác dân vận được tăng cường, tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận, đoàn thể, góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ Đảng viên, tăng cường đoàn kết nhất trí, củng cố lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, nhất là việc chủ động giải quyết những vấn đề phức tạp nảy sinh trên địa bàn. Việc theo dõi nắm bắt diễn biến tư tưởng, định hướng dư luận xã hội được chú trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm để xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, đó là

công tác cán bộ. Những năm qua, Huyện ủy Ân Thi đã tập trung lãnh đạo, tiếp tục đổi mới bộ máy Đảng và hệ thống chính trị, nâng cao chất lượng đội ngũ Đảng viên. Sau đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2015-2020, BTVHU đã tập trung củng cố, kiện toàn tổ chức tại các Đảng bộ, chi bộ trực thuộc và các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị trong toàn huyện; quy hoạch các chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý nhiệm kỳ 2015-2020; cơ cấu cán bộ trẻ, nữ, theo độ tuổi bảo đảm yêu cầu; thường xuyên chú trọng việc bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ.

Công tác Đảng viên đã được các cấp ủy thường xuyên quan tâm. Số Đảng viên mới được kết nạp; Đảng viên được trao tặng Huy hiệu 30-70 năm tuổi Đảng; số tổ chức cơ sở Đảng xếp loại đạt trong sạch, vững mạnh; Đảng viên hoàn thành nhiệm vụ… đều tăng qua các năm. Việc biểu dương, khen thưởng đã được các cấp ủy quan tâm kịp thời. Trong 5 năm, đã có nhiều tổ chức cơ sở Đảng, cá nhân được BTVHU tặng Giấy khen, nhiều tổ chức Đảng được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tặng Bằng khen.

Thời gian tới, phát huy kết quả đạt được, Đảng bộ Ân Thi tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh gắn với việc thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 và Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tăng cường đoàn kết, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng, đáp ứng

yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Trong đó tập trung thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu như: Tiếp tục nâng cao chất lượng, đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động của các loại hình tổ chức Đảng; Rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy chế hoạt động phù hợp với tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị; Tiếp tục củng cố, kiện toàn, sắp xếp các tổ chức Đảng. Rà soát ghép các tổ chức Đảng còn có những hạn chế, khó khăn; Khảo sát thành lập chi Bộ ở doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần ngoài quốc doanh; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng, xem đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác xây dựng Đảng nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, cán bộ, Đảng viên.

Xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh chính là nhân tố quyết định để Đảng bộ huyện Ân Thi thực hiện thắng lợi các mục tiêu đặt ra trong năm 2016 và nhiệm kỳ 2016-2020.

Sau 18 năm sáp nhập 2 huyện Ân Thi - Kim Động thành huyện Kim Thi, ngày 27/01/1996 Chính phủ có Nghị định số 05/NĐ-CP về việc chia huyện Kim Thi thành 2 huyện Ân Thi và Kim Động từ ngày 01/4/1996.

Trải qua muôn vàn khó khăn thiếu thốn, dưới sự giúp đỡ trực tiếp của các cấp lãnh đạo tỉnh Hưng Yên, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Ân Thi đã vượn mình mạnh mẽ, tạo đà phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội.

Năm 2015, Giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện đạt 1.701.481 triệu đồng; giá trị CN-TTCN-XD ước đạt 1.919,6 tỷ đồng; giá trị dịch vụ thương mại ước đạt 1.631.125 triệu đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 37 triệu đồng/người/năm; tổng thu ngân sách đạt 48,977 tỷ đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3% (theo chuẩn mới); chất lượng giáo dục, công tác y tế không ngừng được nâng cao.

Hướng tới kỷ niệm 185 năm thành lập tỉnh, 75 năm thành lập Đảng bộ tỉnh và 20 năm tái lập tỉnh Hưng Yên, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Ân Thi ra sức phấn đấu thi đua lập thành tích thiết thực, góp phần vào không khí hân hoan chung trong toàn tỉnh.

Đảng bộ Ân Thi:Dấu ấn của Đảng - Thắng lợi của nhân dân

Nhất Ngang

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch tỉnh Hưng Yên Nguyễn Văn Phóng trao Bằng khen của Thủ

tướng Chính phủ tặng nhân dân và cán bộ huyện Ân Thi nhân kỷ niệm 20 năm tái lập huyện

Sau khi tham quan thực tiễn trên đồng ruộng với điều kiện ruộng phải được ngập nước xăm xắp, máy có khả năng đào một rãnh rộng khoảng 30cm, đổ đất hai bên bờ với chiều dài 120m mất thời gian là 8 phút với chất lượng tốt hơn đào bằng thủ công về nhiều mặt. Ông Nguyễn

Huy Long, một chủ máy cho biết: “Với loại máy xới tay được lấp công cụ đánh rãnh trong một ngày có thể đào được 2ha, với nhu cầu đánh rãnh hiện nay rất lớn, tôi đã đầu tư thêm một máy cày có công suất lớn hơn, máy có thể đào từ 3-5ha/ngày tuỳ theo kết cấu của đất, với giá dịch vụ đào đất như hiện nay là 5.000 đồng/1 tầm (3 mét), một ngày làm việc máy có thể đem lại lợi nhuận từ 15 - 20 triệu đồng”.

Theo đánh giá hiệu quả của mô hình, ông Nguyễn Tuấn Kiệt - Phó phòng NN&PTNT huyện Lai Vung, cho biết: “Máy đào đất lên liếp đạt được yêu cầu về kỹ thuật cao hơn so với làm bằng thủ công, giúp nông dân

tiết kiệm hơn 5 triệu đồng/ha, quan trọng hơn là giải quyết vấn đề thiếu lao động trong thời điểm xuống giống tập trung. Đây là mô hình khuyến nông xuất phát từ nhu cầu cấp thiết trong sản xuất của nông dân nên có tính lan toả nhanh hơn so với những mô hình trước đây”.

Theo ông Trần Văn Nhản - Phó Giám đốc Trung Tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp, đánh giá: “Nhu cầu máy phục vụ đánh rãnh lên liếp của bà con ở địa phương rất lớn, đầu tư mua máy nhanh thu hồi vốn, khuyến khích bà con mạnh dạn đầu tư. Đề nghị các Ngân hàng thương mại vận dụng các điều kiện cho vai ưu đãi

của Chính phủ để giúp cho nông dân đầu tư mua máy phục vụ cho sản xuất.

Như vậy, huyện Lai Vung đang thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, giảm giá thành sản suất, nâng cao thu nhập của nông dân từng bước hình thành nền sản xuất bền vững, sản xuất gắn với liên kết tiêu thụ. Mô hình áp dụng cơ giới hoá để đào liếp trồng dưa là rất thiết thực cần được nhân rộng nhằm giúp cho bà con nông dân hạ giá thành, mở rộng diện tích sản xuất, góp phần đưa diện tích trồng hoa màu của huyện ngày càng phát triển bền vững.

Tiếp theo trang 07

Page 24: 144 chuyen in

24 Số 144 - Tháng 11/2016NHỊP CẦU ĐẦU TƯ

KẾT NỐI YÊU THƯƠNG

Từ ngày 5-7/11/2016, Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam (VGIA) tổ chức “Hội nghị thượng đỉnh Chủ tịch Kim Hoàn Đá quý ASEAN +8 lần thứ 5 với chủ đề “Vì một nền công nghiệp trang sức thịnh vượng”. Tham dự Hội nghị có Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh; Phó Chủ tịch Uỷ Ban Trung ương MTTQ Việt Nam Bùi Thị Thanh; Chủ tịch Kim hoàn Đá quý đến từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ; 38 vị chính khách Quốc tế, Đại sứ quán của các nước khối ASEAN và vùng lãnh thổ các châu lục trên thế giới; Đại diện các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mỹ nghệ, kim hoàn, đá quý tại Việt Nam.

Phát biểu chào mừng Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công thương, ông Trần Tuấn Anh hoan nghênh và nhiệt liệt chào mừng các đại biểu đã đến Việt Nam, đồng thời khẳng định ngành công nghiệp kim hoàn đá quý ở Việt Nam rất giàu tiềm năng. Việt Nam mong muốn sẽ là điểm đến của các nhà đầu tư mỹ nghệ kim hoàn đá quý nói riêng và các lĩnh vực kinh tế nói chung trong khu vực và toàn thế giới. Chính phủ Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư quốc tế đến tìm hiểu, đầu tư, hợp tác làm ăn, vì mục tiêu đôi bên cùng có lợi.

Trưởng đoàn dự Hội nghị của các quốc gia, vùng lãnh thổ đã Ký tuyên bố chung Hội nghị Thượng đỉnh. Theo đó, các đại biểu đã thảo luận, trao đổi kinh nghiệm, bàn biện pháp hợp tác toàn diện về lĩnh vực mỹ nghệ kim hoàn đá quý; thống nhất sẽ đẩy mạnh giao lưu, kết nối, trao

đổi sản phẩm, trang bị kỹ thuật mới, hỗ trợ nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm với giá thành hợp lý… qua đó góp phần thúc đẩy hợp tác đầu tư, phát triển kinh tế, giao lưu, quảng bá văn hóa giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ… Đây được xem là dịp để xúc tiến thương mại và mở rộng giao thương giữa các do-anh nghiệp Vàng, Bạc, Đá quý trong nước đến với nhiều thị trường vàng bạc đá quý lớn trên Thế giới như, Ấn Độ, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Nga, Úc, Hồng kông, Phil-ippines, Myanmar ...

Tiến sĩ Lê Ngọc Dũng, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Kim hoàn đá quý Asean +8 lần thứ V-2016, cho biết: Hội nghị lần này có nhiều thuận lợi khi môi trường kinh do-anh đầu tư của Việt Nam đã được Chính phủ mở cửa thông thoáng, chính trị ổn định, văn hóa, xã hội, môi trường thiên nhiên ưu đãi và nhân công lao động giá rẻ. Bình quân mỗi năm, Việt Nam tiêu thụ khoảng 70 tấn vàng, trong đó vàng trang sức chiếm 18,5%, vàng đầu tư khoảng 81,5%; xuất khẩu xấp xỉ

đạt 800 triệu USD, Việt Nam hứa hẹn là một thị trường đầy tiềm năng trong tương lai không xa.

Theo ông Nguyễn Văn Dưng, Chủ tịch Hiệp hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý TP.HCM, hiện tại TP.HCM có hơn 3.000 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh kim hoàn đá quý, trong đó đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thu hút hơn 50.000 lao động, dẫn đầu nhập khẩu và tiêu thụ vàng nguyên liệu tại Việt Nam với khoảng 80% cả nước. Mỗi năm, TP.HCM sản xuất, tiêu thụ, cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu khoảng 40 tấn sản phẩm vàng trang sức và đá quý các loại. Có thể nói đây là một trong những ngành thúc đẩy sự phát triển kinh tế của thành phố đầu tàu cả nước. Chính vì vậy, các cấp lãnh đạo thành phố luôn quan tâm hỗ trợ cho sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp kim hoàn đá quý.

Đại diện cho các doanh nghiệp Việt Nam phát biểu tại hội nghị, Bà Võ Thị Kim Loan, Giám Đốc DNTN Vàng bạc Đá quý Kim Loan (Thừa

Thiên Huế) cho biết: “Chúng tôi là tạo ra cái đẹp tinh thần trong đời sống thời hiện đại, cũng như góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước, tạo ra việc làm cho rất nhiều lao động và tham gia rất tích cực những hoạt động an sinh xã hội, sẻ chia với cộng đồng, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống… Tuy nhiên, đặc thù ngành nghề kim hoàn mang giá trị vật chất rất lớn nên nguy cơ kèm theo sự rủ ro rất cao, dễ bị những đối tượng xấu lợi dụng làm ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh, có khi là còn nguy hiểm đến tính mạng con người. Vì vậy chúng tôi kính mong các cơ quan ban ngành tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi được an tâm kinh do-anh, sản xuất, góp phần vào sự thịnh vượng chung của đất nước ta”.

Được biết, Hội nghị sẽ được tổ chức thường niên, do các nước, vùng lãnh thổ luân phiên đăng cai. Chủ nhà đăng cai Hội nghị lần VI vào năm sau là Myanmar. Hai năm một lần, Hiệp hội sẽ tổ chức thi thiết kế trang sức kết hợp thi người đẹp, mang tên “Nữ hoàng trang sức Asean”…

Thành phố Hồ Chí Minh:Sôi động Hội nghị thượng đỉnh Chủ tịch Kim hoàn Đá quý ASEAN + 8

Trọng Tâm

Ông Trần Tuấn Anh phát biểu tại hội nghị TS Lê Ngọc Dũng và Bà Võ Thị Kim Loan: Giám đốc doanh nghiệp Kim Loan tỉnh Thừa Thiên Huế đại diện cho doanh nghiệp Kim

hoàn Đá quý Việt Nam tham dự và phát biểu tại hôi nghị.

Vừa qua, Tổ chức từ thiện VN Help (Quỹ Y tế - Giáo dục và Văn hóa Việt Nam) đã tiến hành mổ mắt từ thiện đợt I cho 132 người mù lòa ở hai huyện Xuân Trường và Giao Thủy (Nam Định), trên tổng số 300 người mù lòa của tỉnh Nam Định được tổ chức này mổ mắt miễn phí.

Trước đó, trong năm 2016, Tổ chức từ thiện VN Help đã mổ mắt miễn phí cho 242 người mù lòa khu vực phía Nam (tháng 4-5/2016) và 190 người mù lòa khu vực miền Trung (tháng 6-9/2016). Trong đợt mổ mắt từ thiện lần này, VN Help phối hợp với Nhóm thiện nguyện Sơn Nam tổ chức 2 đoàn Bác sĩ thuộc Bệnh viện mắt Việt Nhật (Hà Nội), xuống khám sàng lọc tại 4 huyện: Xuân Trường, Giao Thủy, Nam Trực, Trực Ninh thuộc tỉnh Nam Định, để lựa chọn ra 200 trường hợp đủ tiêu chuẩn mổ mắt miễn phí. Tuy nhiên, trong lần khám sàng lọc này (ngày 16/10/2016), với tổng số 800 bệnh nhân đến khám, thì có tới 300 trường hợp cần được giúp đỡ kịp thời. Dù vượt hạn mức kinh phí dự trù, nhưng đoàn thiện nguyện vẫn quyết định tăng số người được mổ mắt miễn phí lên thành 300, hơn 100 người so

với kế hoạch ban đầu. Kinh phí phát sinh được các thành viên trong tổ chức VN Help và Nhóm thiện nguyện Sơn Nam đóng góp thêm.

Trong 3 ngày 3-4-5/11/2016, 132 người mù lòa của hai huyện Xuân Trường và Giao Thủy được xe đưa rước tới Bệnh viện mắt Việt Nhật (Hà Nội) điều trị. Trong không khí ấm áp tình người, ai nấy cũng hân hoan đón chờ những điều thần kỳ sắp đến. BS Nguyễn Vũ Thiện - Giám

đốc Bệnh viện mắt Việt Nhật cảm động: “Đây là một trong những ngày hạnh phúc nhất cuộc đời làm bác sĩ của tôi!”.

Được biết, sau khi đợt I hoàn tất, VN Help sẽ tiếp tục tiến hành mổ mắt miễn phí đợt II cho những bệnh nhân còn lại của hai huyện Nam Trực và Trực Ninh. Lịch mổ mắt từ thiện cũng như các hoạt động của đoàn sẽ được Thời báo Me-Kong trân trọng gửi tới quý độc giả trong những số tiếp theo!

300 “Ngọn Đèn” Bừng Sáng Ở Nam Định Hoàng Minh Quang

Niềm vui của bệnh nhân, bác sĩ cùng tập thể đoàn thiện nguyện trong ngày hội ánh sáng