2013, vinatex

80
GIÁ: 17.500 ĐVN S303 (5-2013) VINATEX n l c v ươn lên T M CAO M I BÂNG KHUÂNG ngh ĩ v ngày SINH NHT BÁC TUN LTHI TRANG THU Đ ÔNG 2O13 T O B ƯỚ C NH Y CHO XUT KHU HÀNG DT MAY VÀO EU NGH ĐẶ C BI T Đi n Xá Đẹp Siêu tc Siêu tc

Upload: duongtram

Post on 28-Jan-2017

235 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: 2013, Vinatex

GIÁ: 17.500 ĐVN

SỐ 303 (5-2013)

VINATEXnỗ lực vươn lênTẦM CAO MỚI

BÂNG KHUÂNGnghĩ về ngàySINH‱NHẬT‱BÁC

TUẦN LỄ THỜI TRANGTHU ĐÔNG

2O13

TẠO BƯỚC NHẢYCHO XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAYVÀO EU

NGHỀ ĐẶC BIỆTở Điền Xá Đẹp

Siêu tốcSiêu tốc

Page 2: 2013, Vinatex

2

TIN‱TỨC

‱&‱SỰ‱KIỆN

ISO 14001ISO 9001-2008OHSAS 18001SA 8000

Minh Khai, TX Tel: 84.3213.515741/862314 Fax: 84.3213.862500Email:

[email protected]

gacoWebsite: www.hu o.com.vn

Thành lập từ năm 1966 với tổng diện tích 20 (ha). Với hơn 12.000 công nhân lành nghề. Sản phẩm của Tổng Công ty đã được xuất khẩu sang thị trường Mỹ, EU, Nhật,… Với những dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại Tổng Công ty đã sản xuất và xuất khẩu nhiều chủng loại sản phẩm có chất lượng cao như Jacket, sơ mi, quần, áo thun, váy, áo vest nữ và các sản phẩm truyền thống khác.

Tổng Công ty đã được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008, OHSAS, ISO 14001: 2004, SA 8000 : 2001

Tổng Công ty May Hưng Yên - CTCP sẵn sàng hợp tác và liên doanh với tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Established in 1966 with a total area of 20 (ha), Hung Yen Garment Joint stock Company, a leading manufacturing and processing garment company in Vietnam, now has more than 12,000 skilled employees. The company’s products have been exported to the US, EU, Japan… With modem machinery and equipment company manufactures and exports many kinds of hight quality products such as jackets, shirts, pants, skirts, vest, women, and other traditional product.

The company has been certifi ed quality management system of standard ISO9001-2008, OHSAS, ISO 14001: 2004, SA8000: 2001

We are ready to cooperate and joint venture with all domestic and foreign enterprises.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Tổng Công ty May Hưng Yên - CTCP

TỔNG‱CÔNG‱TY‱MAY‱HƯNG‱YÊN‱-‱CTCP

Page 3: 2013, Vinatex

BAN CỐ VẤNVŨ ĐỨC GIANG

Chủ tịch HĐTV VinatexTRẦN QUANG NGHỊ

TV HĐTV - TGĐ Vinatex

TỔNG BIÊN TẬPLÊ TIẾN TRƯỜNG

TV HĐTV - Phó TGĐ TT Vinatex

PHÓ TỔNG BIÊN TẬPĐOÀN DOÃN ĐỨC

Phó Ban TT&TT VinatexNGUYỄN VĂN THÔNG

Viện trưởng Viện Dệt May

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬPNGUYỄN KHÁNH SƠN

TV HĐTV - TB Tuyên giáo VinatexTRẦN VĂN PHỔ

Chủ tịch Hoatho corp NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

TGĐ Garco 10PHẠM PHÚ CƯỜNG

TGĐ NBCBÙI VĂN TIẾNTGĐ Viettien

THƯ KÝ TOÀ SOẠNKIỀU BÍCH HẬU

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI TP. HCMSố 10 Nguyễn Huệ - Q.1 - TP. HCM

Nguyễn Thị HồngĐiện thoại: 08. 38244044, máy lẻ 131

DĐ: 0989 112 553

Toà soạn25 Bà Triệu, Q.HK- Hà NộiĐiện thoại: (84-4)38256882

Fax: (84-4)38262269Email: [email protected]

Thiết kế mỹ thuậtHỮU NGHĨA

In tại Công ty TNHH MTVIn & Văn hoá phẩm

GPHĐBC 439/GP-BTTTT-3/2012

Hoa

hậu

: HƯ

ƠN

G G

IAN

G

Lá thư tòa soạnBạn đọc thân mến!Tháng 5 đến là mùa của Quốc hoa ngào ngạt hương Sen cũng là kỷ niệm 123 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2013)muôn vàn kính yêu, hàng triệu người lao động trong ngành Dệt May Việt Nam đang ngày, đêm bám máy, bám xưởng thi đua lập nhiều thành tích kính dâng lên Người. Thời gian này cũng là mùa của Đại hội cổ đông; các DN thành viên thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam tại 3 miền Bắc, Trung, Nam đã và đang tiến hành Đại hội Cổ đông thường niên năm 2013 nhằm đánh giá những thành tích đã đạt được trong năm 2012 với đầy sóng gió do ảnh hưởng trầm trọng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu để rút ra những bài học thành công; đồng thời đưa ra các giải pháp để hoàn thành mục tiêu năm 2013 góp phần vào việc hoàn thành mục tiêu xuất khẩu của toàn ngành từ 19,50 - 20 tỷ Đô la Mỹ trong năm nay. Trong số Tạp chí này, bên cạnh những bài viết thể hiện đầy đủ thông tin về Đại hội cổ đông của các DN là các bài viết bàn về giải pháp chiến lược của Vinatex để tăng nhanh năng lực xuất khẩu vào các thị trường truyền thống Mỹ, Nhật Bản - đặc biệt là phương thức tạo giá trị gia tăng cho hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường EU. Chuyên mục thời trang giới thiệu những BST nổi tiếng của các DN trong ngành như thương hiệu Mattana của Tổng Công ty May Nhà Bè, thương hiệu Merriman của Tổng Công ty Dệt May Hòa Thọ, BST thời trang mang thương hiệu Eternity GrusZ của Tổng Công ty May 10. Những BST thời trang “đa sắc” với chất liệu cotton thun dành cho lứa tuổi “thần tiên” phù hợp tính cách hồn nhiên và nhí nhảnh sẽ làm cho bạn đọc thật hài lòng. Ngoài ra chúng tôi đưa đến cho các bạn những thông tin bổ ích về Tuần lễ thời trang Việt Nam Thu Đông năm 2013 với sự tham gia của các NTK tên tuổi trong nước, họ là những gương mặt sáng giá đã thành danh qua các Tuần lễ thời trang Việt Nam và trải qua những thử thách khốc liệt của thị trường. Tại Tuần lễ thời trang Thu Đông năm nay còn có sự tham gia của NTK Chu La (Tây Ban Nha), NTK Francoise Hoffmann (Cộng hòa Pháp). Ban Biên tập

Page 4: 2013, Vinatex

MỤCLỤCTIN TỨC & SỰ KIỆN

BỘ SƯU TẬP MỚI

NHỊP SỐNG

NHÂN VẬT

VĂN HÓA

6. Vinatex nỗ lực vươn lên tầm cao mới

8. Saigon Tex cơ hội cho ngành dệt may 2013: Tăng nhanh năng lực xuất khẩu

10. Bâng khuâng nghĩ về ngày sinh nhật Bác

11. Tạo bước nhảy cho xuất khẩu hàng dệt may vào EU

12. Vitas và Vinatex tiếp Chủ tịch Đảng cộng sản Brazil

13. Chào cờ đầu tuần: Tạo động lực để làm việc

14. Vinatex: Bổ nhiệm nhân sự cấp cao

42. BST Eternity GrusZ44. BST Sanding: Bên cạnh tuổi học trò

62. Nghề đặc biệt ở Điền Xá64. Phong thủy ngày càng được chú trọng66. Vì sao đàn ông May 10 có giá

36. Hoa hậu Hương Giang: Cái nết phải được rèn từ nhỏ38. Thượng tướng – Viện sỹ Nguyễn Huy Hiệu: Sống một đời rực rỡ

40. Có một Hà Nội nồng nàn trong nhạc Hồng Đăng!

60. Cửa Lò chiều xuống níu đêm về

4

Page 5: 2013, Vinatex

72. Sự phát triển nhuộm và xử lý hoàn tất vải, sợi Xenlulo

BỘ SƯU TẬP

TẠP BÚT

THỜI TRANG ỨNG DỤNG

KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

THƯƠNG HIỆU

CÔNG ĐOÀN, DỆT MAY & HIỆP HỘI

54. Hồi sinh58. Xu hướng phóng khoáng

41. Chấp nhận thất bại phải rèn

32. Đa sắc50. Merriman cảm nhận sự tinh tế

14. Hội nghị BCH Công đoàn Dệt May Việt Nam lần 2 khóa IV15. Hội thi thiết kế và trình diễn thời trang “Vinatex xanh 2013”16. Giám đốc điều hành May 10 Thân Đức Việt: “Không để trứng vào một giỏ”!18. Chia sẻ với công nhân may xuất khẩu Hà Phong19. Nâng cao ý thức về công tác PCCC20. Huegatex: với công tác ATVSLĐ - PCCC22. Vinatex: Đại hội Cổ đông các doanh nghiệp thành viên29. Tiết kiệm năng lượng - Kinh nghiệm từ các doanh nghiệp dệt may30. Tuần lễ thời trang Việt Nam Thu Đông 201367. Một số hoạt động của Hiệp hội Dệt May Việt Nam68. Vinatex: 7 tập thể và 4 cá nhân được tặng bằng khen về công tác an toàn và bảo vệ môi trường69. Vinatex với việc thực hiện cuộc vận động: “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”70. Ngành dệt may: Thêm nhiều đơn hàng xuất khẩu71. Để trở thành một nhân viên bán hàng giỏi72. Ngành dệt may: Giải pháp hoàn thành mục tiêu

48. Merriman thời trang công sở nam cao cấp

5

Page 6: 2013, Vinatex

6

TIN‱TỨC

‱&‱SỰ‱KIỆN

CÁC BƯỚC ĐỘT PHÁDù kim ngạch xuất khẩu

ngành dệt may nước ta đã có bước tăng trưởng nhanh trong thời gian qua nhưng trên thực tế chuỗi cung ứng của ngành vẫn cần được củng cố, nâng cao để hoàn thiện dần từng bước. Nhất là, ngành Dệt May VN cần giải quyết kịp thời và hiệu quả những khâu còn mất cân đối trong chuỗi cung ứng của ngành.

Hiện tại, về thượng nguồn, nước ta đang cần khoảng 400 ngàn tấn bông nhưng nguồn trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 2-3% tùy theo niên vụ. Nhu cầu xơ nhân tạo cũng cần khoảng 400 ngàn tấn nhưng cũng mới chỉ đáp ứng được 300 ngàn tấn với xơ PVTex và Formosa.

Đặc biệt, chất lượng vải Việt Nam còn chưa đáp ứng được yêu cầu đa dạng và luôn thay đổi theo yêu cầu của thị trường hàng may mặc xuất khẩu (XK). Giá cả, số lượng, tiến độ chưa theo kịp yêu cầu may XK, toàn bộ máy móc, phụ tùng, hóa chất, thuốc nhuộm chính dùng cho dệt, kéo sợi đều phải nhập khẩu.

Còn về hạ nguồn, tuy đã có

nhiều dịch chuyển đáng ghi nhận từ phương thức sản xuất gia công sang FOB, ODM, nhưng chất lượng đơn hàng FOB chưa cao, chưa bền vững.

Dù dệt may đang là ngành hàng có kim ngạch XK dẫn đầu trong các ngành hàng của Việt Nam (đến năm 2012 đạt khoảng 17 tỷ USD) nhưng trên thực tế, giá trị này mới chỉ chiếm 4% giá trị kim ngạch XK của dệt may thế giới. Dư địa tăng trưởng cho ngành trên thị trường toàn cầu còn rất lớn. Để thoát khỏi thực trạng trên, tiếp tục phát triển nhanh, bền vững, việc xây dựng Chuỗi cung ứng dệt maytrong ngành Dệt May Việt Nam là rất cần thiết.

Ngành Dệt May Việt Nam cũng đang tích cực đưa ra nhiều giải pháp nhằm phát triển chuỗi cung ứng như: Trong thời gian tới, ngành dệt may sẽ chú trọng mở rộng xây dựng và kiện toàn hệ thống phân phối, xây dựng thương hiệu, tăng tính hợp tác trong ngành. Bên cạnh đó tích cực mở rộng thị trường, chủ động tham gia vào chuỗi cung ứng, tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng. Ngoài ra,

LÊ TIẾN TRƯỜNG(Phó TGĐ Thường trực Vinatex)

CHIẾN LƯỢC CỦA TẬP ĐOÀN VÀ NGÀNH DỆT MAY VN LÀ SẼ CHUYỂN HƯỚNG SANG CẢ ĐẦU TƯ THƯỢNG NGUỒN, THIẾT KẾ, THƯƠNG HIỆU VÀ KÊNH PHÂN PHỐI. ĐÂY LÀ QUÁ TRÌNH DỊCH CHUYỂN CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM LÊN NẤC THANG GIÁ TRỊ CAO HƠN TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA DỆT MAY TOÀN CẦU.

ngành dệt may đang phát triển một số thương hiệu sang các thị trường lân cận trong khu vực như Lào, Campuchia, Trung Quốc… Đồng thời đẩy mạnh phương thức sản xuất chuỗi liên kết ngang, từng bước nâng cấp từ gia công lên FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm), ODM (tự thiết kế và sản xuất), OBM (bán sản phẩm với thương hiệu của mình) và kêu gọi đầu tư vào khu vực sản xuất vải để tăng khả năng cung cấp vải chất lượng cao cho may XK.

Đặc biệt, tại thị trường nội địa - nơi tập trung 90 triệu dân nhưng ngành cũng mới đạt giá trị sản phẩm bán ra khoảng 4 tỷ USD/năm. Nguyên nhân chính là việc triển khai sản xuất và phân phối hàng nội địa chưa thực sự hiệu quả, chưa thỏa mãn hoàn toàn nhu cầu của người tiêu dùng. Ngoài ra, nguồn nhân lực của ngành còn thiếu và chưa đáp ứng kỳ vọng cho phát triển, nhất là đội ngũ kỹ thuật, thiết kế, marketing, quản lý…

Tuy nhiên, trong thời gian qua, đặc biệt là năm 2012, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã hưởng ứng hiệu quả Cuộc vận động “Người

VIN

ATEX

NỖ LỰC VƯƠN LÊN TẦM CAO MỚI

Page 7: 2013, Vinatex

7

Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, coi đây là một hoạt động truyền thông quan trọng để cải thiện hiệu quả công tác marketing, phân phối sản phẩm tại thị trường trong nước. Đảng ủy Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã chỉ đạo xuyên suốt tất cả các doanh nghiệp trong toàn Tập đoàn tuyên truyền, quán triệt đến toàn thể cán bộ, nhân viên và lao động trong đơn vị mình tiếp tục thực hiện cuộc vận động và tuyên truyền đến mọi công dân trong khu vực dân cư về cuộc vận động. Doanh nghiệp thuộc Tập đoàn đang nỗ lực thực hiện đồng loạt các chiến dịch marketing, đầu tư thiết kế các sản phẩm phục vụ thị trường nội địa, tìm kiếm các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiệp vụ giao nhận, vận chuyển, phương thức thanh toán linh hoạt và các dịch vụ chăm sóc khách hàng.

ĐỔI MỚI CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA DN LÀ MỘT LỘ TRÌNH DÀI CẦN LIÊN TỤC TIẾN BƯỚC.

Bên cạnh đó, Tập đoàn Dệt May VN với vị trí là hạt nhân phát triển của Ngành, đang tập trung đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính, hình thành chuỗi cung ứng từ sợi, dệt, nhuộm, may; không ngừng nâng cao giá trị gia tăng trong sản phẩm và hiệu quả sản xuất, kinh doanh là mục tiêu chính của lộ trình tái cơ cấu Tập đoàn Dệt May Việt Nam trong giai đoạn tới. Ngay trong quý I năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của toàn Ngành Dệt May Việt Nam đạt 3,79 tỷ USD, tiếp tục đứng đầu danh sách nhóm hàng xuất khẩu của cả nước.

Theo Đề án tái cơ cấu Vinatex giai đoạn 2013- 2015 mà Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt, ngành kinh doanh chính của Vinatex là sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm dệt may thời trang. Tập đoàn cũng được kinh doanh một số lĩnh vực có liên quan, bao gồm sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên, phụ liệu, vật tư,

thiết bị, phụ tùng, hóa chất, thuốc nhuộm, thiết bị phụ tùng ngành dệt may thời trang…

Trong hai năm trở lại đây, người ta nói nhiều đến việc tái cơ cấu DN như một cứu cánh cho việc vượt qua khủng hoảng kinh tế đang diễn ra. Nhưng trên thực tế, Vinatex đã liên tục đổi mới, sắp xếp và tái cơ cấu các DN trong suốt chặng đường 15 năm qua (từ năm 1999 đến nay). Với Vinatex, tái cơ cấu DN mà trọng tâm là đổi mới chiến lược phát triển, là một lộ trình dài cần liên tục tiến bước, không phải là một việc làm nhất thời khi gặp khủng hoảng. Trong quãng thời gian liên tục tái cơ cấu đó, cái được lớn nhất của Ngành Dệt May Việt Nam là đã thực sự hội nhập thị trường quốc tế, bước đầu đã khẳng định được vị trí là một khâu quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, nâng cao hiệu quả của DN dệt may (doanh thu năm 2012 đạt gần 41.000 tỷ đồng).

Đối với ngành dệt may, 15 năm qua thực sự đã là một quá trình tái cấu trúc để quy mô DN phù hợp với điều kiện cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đồng thời thu hút thêm được các nguồn lực để đầu tư từ trong nước và nước ngoài. Năm 2013, Vinatex dự kiến chi gần 2.400 tỷ đồng để đầu tư vào các dự án cốt lõi là sợi, dệt, nhuộm, may. Theo tính toán của Tập đoàn, từ nay đến năm 2015, chỉ riêng các dự án trọng điểm phục vụ khâu đầu là sợi, dệt, nhuộm cần thu hút một lượng vốn đầu tư khoảng 20.000 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu khoảng 7.500 - 8.000 tỷ đồng.

Mục tiêu cao nhất của tái cơ

cấu và đổi mới chiến lược phát triển, sắp xếp lại DN là nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh

doanh, đem về mức lợi nhuận tối đa. Công cuộc tái cơ cấu Vinatex cũng không nằm ngoài quy luật chung đó, tiến tới giảm thiểu những tồn tại từ nhiều năm qua, như năng suất thấp, phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu, chất lượng và số lượng nguyên liệu dùng được còn hạn chế…

Vì thế, Đề án Tái cơ cấu Vinatex xác định, hoàn tất đầu tư vào dệt, nhuộm

là chiến lược quan trọng trong việc hình thành chuỗi cung ứng hoàn chỉnh của Ngành Dệt May Việt Nam, giúp tạo giá trị gia tăng và lợi thế cạnh tranh cho ngành, giảm tỷ trọng nhập khẩu nguyên phụ liệu, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa.

Trong 15 năm qua, Tập đoàn và Ngành Dệt May lấy khâu sau (may mặc) là trung tâm để tạo chỗ đứng trên thị trường quốc tế, đến nay, chiến lược của Tập đoàn và Ngành Dệt May sẽ chuyển hướng sang cả đầu tư thượng nguồn, thiết kế, thương hiệu và kênh phân phối. Đây là quá trình dịch chuyển của ngành Dệt May Việt Nam lên nấc thang giá trị cao hơn trong chuỗi giá trị của dệt may toàn cầu.

Chắc chắn sẽ có khó khăn về nguồn lực tài chính cho đầu tư, nhưng khó khăn lớn nhất chính là nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của khâu đầu tư có hàm lượng công nghệ cao, như khâu sản xuất nguyên liệu. Tuy nhiên, đây là con đường tất yếu mà ngành dệt may phải nỗ lực vượt qua, vươn lên tầm cao mới.

TRONG HAI NĂM TRỞ LẠI ĐÂY, NGƯỜI TA NÓI NHIỀU ĐẾN VIỆC TÁI CƠ CẤU DN NHƯ MỘT CỨU CÁNH CHO SỰ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ ĐANG DIỄN RA TRẦM TRỌNG. NHƯNG TRÊN THỰC TẾ, VINATEX ĐÃ LIÊN TỤC ĐỔI MỚI, SẮP XẾP VÀ TÁI CƠ CẤU CÁC DN TRONG SUỐT CHẶNG ĐƯỜNG 15 NĂM QUA (TỪ NĂM 1999 ĐẾN NAY). VỚI VINATEX, TÁI CƠ CẤU DN LÀ MỘT LỘ TRÌNH DÀI CẦN LIÊN TỤC TIẾN BƯỚC, CHỨ KHÔNG LÀ MỘT VIỆC LÀM NHẤT THỜI KHI GẶP KHỦNG HOẢNG.

Page 8: 2013, Vinatex

Trong nửa đầu tháng 4 năm 2013, tại Trung tâm Triển Lãm và Hội Nghị Quốc tế

446 - 518 Hoàng Văn Thụ, TP. Hồ Chí Minh, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) phối hợp với Công ty TNHH Tổ chức triển lãm VCCI (Vietcham Export) và Công ty Tổ chức triển lãm CP Exhibition (Hồng Kông), tổ chức Triển lãm quốc tế về máy, thiết bị ngành may mặc, linh kiện, nguyên phụ liệu & vải 2013 (SAIGON TEX).

Đến dự lễ khai mạc có bà Hồ Thị Kim Thoa - Thứ trưởng Bộ Công Thương và ông Hoàng Văn Dũng - Phó Chủ tịch thường trực Phòng Thương Mại & Công nghiệp Việt Nam; Tập đoàn Dệt May Việt Nam có ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch HĐTV, ông Trần Quang Nghị - Tổng Giám đốc và các đồng chí trong Hội đồng Thành viên, Cơ quan điều hành và đại diện các ban chức chức năng cùng sự hiện diện của đại biểu các Bộ ngành của Trung ương và địa phương, các Lãnh sự quán và Thương Vụ

các nước, các doanh nghiệp, khách hàng trong và ngoài nước.

Triển lãm thu hút sự tham gia của 357 công ty đến từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ với diện tích trưng bày hơn 10.000 m2. Tại Triển lãm, một số thiết bị hiện đại như máy may, máy thêu, máy dệt,

các công nghệ kỹ thuật cao: Phần mềm kỹ thuật số cho máy thêu, cắt và trải vải, thiết bị đo lường và kiểm tra chất lượng vải, công nghệ đo màu, các loại nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành may (Các loại vải chức năng tái chế, kháng khuẩn, chống tia cực tím, các sản phẩm thân thiện với môi trường)…, của các nước như: Trung Quốc, Pháp, Đức, Hồng Kông, Ấn Độ, Italy, Nhật, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Đài Loan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương Quốc Anh, Việt Nam…

Tham gia Triển lãm năm nay có hơn 30% gian hàng của các doanh nghiệp Việt Nam như NHABETECH cung cấp các thiết bị cũng như giải pháp ứng dụng trong ngành may mặc và công nghệ thông tin: CSP, Nhất Tín Technology, Viettien CAD… cung cấp các giải pháp 2D&3D CAD/CAM cho ngành may, Công ty CP TM Cẩm Lệ… được qui tụ về đây, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tiếp

CẨM HÀ - MINH HƯƠNG

CƠ‱HỘI‱CHO‱NGÀNH‱DỆT‱MAYTĂNG‱NHANH‱NĂNG‱LỰC‱XUẤT‱KHẨU

SAIGON TEX2 0 1 32 0 1 3

Cắt băng khai mạc triển lãm Saigon Tex 2013

Lãnh đạo Bộ Công Thương và Tập đoàn Dệt May Việt Nam tại Saigon Tex 2013

8

TIN‱TỨC

‱&‱SỰ‱KIỆN

Page 9: 2013, Vinatex

cận những công nghệ, thiết bị mới nhất nhằm tăng dần tỷ lệ nội địa hóa và cung cấp thêm nguồn nguyên phụ liệu, góp phần vào việc phát triển ngành Dệt May Việt Nam, từng bước hội nhập khu vực và quốc tế.

Thay mặt lãnh đạo Bộ Công Thương, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa đánh giá cao sự phát triển của ngành Dệt May Việt Nam đã luôn chú trọng đến công tác đổi mới công nghệ, thiết bị để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Công tác tổ chức hội chợ luôn được đổi mới và Thứ trưởng cũng nhận định: “Triển lãm này tiếp tục là một trong những triển lãm uy tín tại Việt Nam và trong khu vực, là điểm đến hấp dẫn không chỉ của các nhà sản xuất, kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực ngành may nói riêng, ngành dệt may nói chung, mà còn của các nhà đầu tư quốc tế, các khách hàng trong và ngoài nước”.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Hoàng Vệ Dũng - P.TGĐ Tập đoàn Dệt May Việt Nam, nhấn mạnh: Theo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam, đến năm 2015 ngành dệt may sẽ đạt khoảng 20 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, chỉ tiêu nội địa hóa đạt trên 60%... Do đó đặt ra những yêu cầu cấp thiết trong đổi mới công nghệ, nâng cao quản lý chất lượng, quản lý lao động, quản lý

môi trường, hoàn thiện chuỗi cung ứng dệt may theo tiêu chuẩn quốc tế. Theo đó, việc tìm kiếm và hợp tác với những đối tác hàng đầu thế giới về thiết bị và nguyên phụ liệu ngành dệt may sẽ đóng vai trò quan trọng cho thành công của ngành Dệt May Việt Nam trong tương lai.

Trong khuôn khổ cuộc Triển lãm, vào ngày 12 - 13/04/2013, tại Trung tâm triển lãm Hoàng Văn Thụ đã diễn ra các hội thảo với các nội dung: “Khai thác hiệu quả hơn nữa thị trường Hoa Kỳ đối với ngành dệt may”; “Năng lực cạnh tranh của Dệt May Việt Nam dưới góc nhìn từ chuyên gia quốc

tế”. Theo tổng hợp nhanh của Ban tổ chức triển lãm trong ngày khai mạc có khoảng 5 ngàn lượt khách đến tham quan, đã có 12 đơn vị và doanh nghiệp ký kết hợp đồng mua sắm máy móc thiết bị với đối tác và giá cả tương đối hợp lý nhằm bổ sung năng lực cho sản xuất sản phẩm dệt may xuất khẩu; ông Nguyễn Văn Thông - Viện trưởng Viện Dệt May bộc bạch tại hội chợ lần này, Viện Dệt May cũng mua được một thiết bị thử nghiệm khả năng kiểm soát ẩm của vải (MMT - Moisture management Tester) của hãng SDL Atlas (Textile testing solutions).

Thiết bị MMT - Moisture management Tester có thể đo khả năng di chuyển chất lỏng động học của vải dệt thoi và vải dệt kim theo ba chiều đo thời gian ướt của bề mặt trong và bề mặt ngoài của vải; đo thời gian hấp phụ ẩm từ bề mặt trong tới bề mặt ngoài của vải; đo tốc độ khô, tốc độ lan tỏa ẩm trên bề mặt vải và Khả năng kiểm soát ẩm của vải.

Thiết bị thử nghiệm MMT - Moisture management Tester đáp ứng yêu cầu thử nghiệm khả năng kiểm soát ẩm của vải theo các tiêu chuẩn ISO; SN và AATCC 195-2009. Ông Thông cho biết, Viện đã đàm phán với đối tác bán hàng giảm giá khoảng 28% so với giá gốc.

Các Doanh nghiệp thăm quan Triển lãm Saigon Tex 2013

Lãnh đạo VCCI và Vinatex thăm quan gian hàng tại Triển lãm Saigon Tex 2013

9

Page 10: 2013, Vinatex

lại những kỷ niệm sâu sắc về cuộc đời và sự nghiệp của Bác với niềm tiếc thương vô hạn.

Nhớ về Bác Hồ lòng chúng ta trong sáng hơn, cho dù ở từng vị trí công tác khác nhau, nhưng mỗi CBCNVC và người lao động

trong ngành dệt may có những việc làm cụ thể thiết thực hưởng ứng “Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Ngày 19 tháng 5 năm nay, kỷ niệm 123 năm ngày sinh của Bác, chúng ta bồi hồi xúc động nghĩ về Bác Hồ muôn vàn kính yêu. Người là tấm gương sáng cho cả dân tộc Việt Nam noi theo. Trên thế giới, không một đất nước nào mà vị Lãnh tụ lại giản dị, gần gũi thanh cao như Bác.

Mỗi khi nhớ về Bác và nghe những câu chuyện hoặc

xem lại những thước phim về Bác, chúng ta lại xúc động khôn nguôi. Dù có nghe hay xem đi xem lại bao nhiêu lần nước mắt vẫn tuôn trào. Tình cảm dành cho Người luôn lắng đọng đâu đó trong trái tim nhiều người con đất Việt, theo nhiều cách khác nhau, bình dị, hiền hòa, trong sáng…. Những câu chuyện cảm

Sinh ngày 19-5-1890, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng

Việt Nam, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc, một nhà hoạt động cách mạng lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc. Mỗi dịp tháng 5 về, ngào ngạt sắc hương sen; sự tinh túy của Quốc hoa cũng là dịp mà

toàn Đảng toàn Quân và dân ta kỷ niệm ngày sing nhật Bác. Qua những tư liệu hình ảnh, những câu chuyện, những thước phim về Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu, chúng ta lại bâng khuâng nghĩ về Bác Hồ, dường như trong tâm trí của chúng ta những người lao động trong ngành Dệt May Việt Nam được hồi tưởng

động về cuộc sống và sự nghiệp cách mạng của vị lãnh tụ thiên tài, người cha già dân tộc, Danh nhân Văn hóa thế giới- Chủ tịch Hồ Chí Minh như là lời tâm tình, động viên nhắn nhủ tất cả chúng ta luôn phải bền lòng, quyết chí để hoàn thành tốt nhiệm vụ thì dù việc gì có khó khăn đến đâu tựa như “Đào núi và lấp biển” quyết chí cũng thành công.

Kính yêu Bác chúng ta nguyện suốt đời phụng sự cách mạng, phụng sự nhân dân. Kiên định, vững vàng đi theo con đường mà Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn.

Chúng ta luôn khắc sâu những lời dạy của Bác để tự rèn luyện, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, công tác được giao. Bằng những công việc cụ thể hằng ngày tại cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp như: Học tập tốt, lao động tốt, sản xuất kinh doanh hiệu quả, xây dựng nếp sống văn minh công nghiệp, chung tay thực hành tiết kiệm và giữ gìn vệ sinh môi trường cảnh quan xưởng sản xuất phong quang, sạch đẹp… tất thảy để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu của Tập đoàn và ngành Dệt May Việt Nam tích tụ nhiều ngoại tệ cho tổ quốc Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đó là góp phần nhỏ bé của mình vào “Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM VINH DỰ VÀ TỰ HÀO ĐƯỢC BÁC HỒ 7 LẦN VỀ THĂM, ĐÓ LÀ BA LẦN THĂM DỆT NAM ĐỊNH (NGÀY 24/04/1957; NĂM 1959 VÀ NĂM 1961), HAI LẦN THĂM DỆT KIM ĐÔNG XUÂN (NĂM 1959 VÀ NĂM 1961), THĂM MAY 10 (NGÀY 08/01/1959) VÀ THĂM DỆT 8/3 (NGÀY 03/03/1965). DOÃN ĐỨC

NGÀY SINH NHẬT BÁCnghĩ vềBâng khuângBâng khuâng

Tháp Mười đẹp nhất bông senViệt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ

10

TIN‱TỨC

‱&‱SỰ‱KIỆN

Page 11: 2013, Vinatex

VĨNH HỒNG

Trung tuần tháng 4 năm nay, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) đã ký thoả thuận hợp

tác với CBI triển khai dự án “Hỗ trợ xuất khẩu trực tiếp sang EU”. Đến dự, về phía Vitas có ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch, ông Lê Tiến Trường - Phó Chủ tịch và các thành viên trong BCH Hiệp hội; về phía dự án CBI là ông Koo Van Eyk - Giám đốc và các ông/ bà là chuyên gia dự án. Chứng kiến lễ ký kết có ông Cas Van Der Host- đại diện Đại sứ quán Hoàng gia Hà Lan tại Hà Nội, ông Tạ Hoàng Linh - Cục phó Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương Việt Nam).

Trung tâm xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển (CBI) là một cơ quan trực thuộc Chính phủ Hà Lan với nhiệm vụ hỗ trợ thị trường, hợp tác chặt chẽ với khách mua hàng tại Hà Lan và các nước thành viên EU khác. Từ tháng 11/2011, các chuyên gia CBI đã đến Việt Nam và gặp gỡ các doanh nghiệp xuất khẩu để tìm hiểu mong muốn của họ về dự án hỗ trợ của CBI. Sau quá trình khảo sát, CBI đã chọn ra 27 doanh nghiệp may mặc (nhỏ và vừa) trên phạm vi toàn quốc để tham gia Chương trình Huấn luyện xuất khẩu của CBI. Mục đích của sự hợp tác giữa Vitas và CBI là hỗ trợ các nhà xuất khẩu Việt Nam gia tăng doanh thu xuất khẩu các

sản phẩm may mặc FOB từ Việt Nam sang EU, bên cạnh đó là gia tăng khả năng tiếp cận của doanh nghiệp với các nguồn tài trợ thương mại, nguồn cung ứng vải và nguyên phụ liệu chất lượng cũng như gia tăng sự tiếp cận về phương thức sản xuất FOB hiện đại nhằm nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp.

Phát biểu tại lễ ký kết, Phó Chủ tịch Vitas Lê Tiến Trường cho biết: “EU là thị trường xuất khẩu may mặc lớn thứ hai của Việt Nam, chiếm 15% tổng giá trị xuất khẩu của ngành trong năm 2012. Tuy nhiên, thị phần của Việt Nam tại thị trường EU vẫn còn rất khiêm tốn, trong khi năng lực sản xuất của ngành vẫn còn. Do đó EU vẫn là một điểm đến nhiều hứa

hẹn cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Bên cạnh đó, Dệt May Việt Nam được các nhà nhập khẩu EU đánh giá cao bởi giá thành hợp lý, lực lượng lao động trẻ dồi dào, có tay nghề. Chúng tôi hy vọng rằng sự hợp tác hôm nay sẽ đánh dấu một bước nhảy quan trọng của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong việc nâng cao chuyên môn, tăng cường sự cạnh tranh và gia tăng xuất khẩu FOB, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập thương mại và đón đầu Hiệp định thương mại tự do (FTA) với EU trong thời gian tới.”

Ngay sau Lễ ký kết, chương trình huấn luyện đầu tiên của CBI đã được tổ chức với nội dung chính là chuẩn bị cho xuất khẩu vào EU; tiêu chí của nhà nhập khẩu Châu Âu - xu hướng thời trang mới & sự phát triển; lựa chọn mặt hàng xuất khẩu vào EU; tính cạnh tranh của Việt Nam: So sánh điểm mạnh về nguồn cung ứng nguyên phụ liệu trong khu vực và làm thế nào để có được lợi thế cạnh tranh và thâm nhập thị trường mới…

Trong chương trình hỗ trợ xuất khẩu, các chuyên gia của CBI cũng đã giúp đỡ các doanh nghiệp dệt may đánh giá và lên kế hoạch tìm hiểu thị trường, xuất khẩu và hành động cụ thể. Tiếp đó các chuyên gia CBI đã có các cuộc tiếp xúc riêng với các doanh nghiệp trong dự án.

TẠO BƯỚC NHẢYCHO XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VÀO EU

Đại diện Vitas và CBI ký kết thỏa thuận hợp tác

Ông Lê Tiến Trường - Phó Chủ tịch Vitas phát biểu tại Lễ ký kết

11

Page 12: 2013, Vinatex

Trong chuyến làm việc tại Việt Nam, sáng 12/4/2013, Chủ tịch Đảng cộng sản Brazil

Renato Rabelo đã đến thăm và làm việc với Hiệp hội Dệt May và Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn tiếp đoàn.

Chủ tịch Đảng Cộng sản Brazil cảm ơn tình cảm thân thiết và sự đón tiếp trọng thị của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Ngài Rabelo đánh giá cao và chúc mừng những thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam thời gian qua, trong đó có sự đóng góp rất lớn của ngành dệt may và tin tưởng rằng ngành công nghiệp dệt may Brazil với trên 100 năm lịch sử và ngành Dệt May Việt Nam đang trên đà phát triển VH

MH

VITAS VÀ VINATEX:TIẾP CHỦ TỊCH BRAZIL

mạnh mẽ sẽ có những bước hợp tác chiến lược, cùng thúc đẩy nền kinh tế hai quốc gia phát triển thịnh vượng và bền vững.

Ông Vũ Đức Giang nhiệt liệt hoan nghênh chuyến thăm và làm việc của người đứng đầu Đảng cộng sản Brazil, đồng thời cũng cho biết ngành Dệt May Việt Nam rất quan tâm tới thị trường Brazil mặc dù xuất khẩu sang thị trường này chưa cao. Điều này một phần là do các doanh nghiệp hai bên thiếu thông tin về cơ chế chính sách giao thương và đầu tư của nhau. Vì vậy, ông mong rằng qua chuyến thăm của Chủ tịch Đảng cộng sản Brazil, hai nước sẽ có thêm cơ hội tìm hiểu và xúc tiến thị trường; các cơ quan ngoại

giao, tham tán thương mại hai nước tiếp tục nâng cao vai trò cung cấp thông tin cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ngành dệt may và Tập đoàn luôn khuyến khích các doanh nghiệp Brazil đầu tư vào Việt Nam với các lĩnh vực nhiều tiềm năng như vải, dệt thoi, nhuộm và hoàn tất.

Sáng 18/4/2013 tại Trụ sở Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Hà Nội), lãnh đạo Tập đoàn Dệt

May Việt Nam (Vinatex) đã có cuộc trao đổi làm việc với Tập đoàn Y tế Mặt trời (Sun Group Hospital - Hàn Quốc) về việc triển khai chi tiết công việc trong bản ghi nhớ hợp tác giữa hai Tập đoàn đã được ký kết tháng 11/2012.

Được thành lập năm 1966,

đến năm 1983 Trung tâm Y tế Mặt trời đã trở thành một trong những bệnh viện đa khoa hiện đại nhất Hàn Quốc với thế mạnh về xương khớp. Trung tâm Y tế Mặt trời cũng là bệnh viện được nhiều Tập đoàn, công ty của Hàn Quốc liên kết sử dụng dịch vụ y tế trong chăm sóc sức khoẻ cán bộ công nhân viên. Cuối năm 2012, Tập đoàn Y tế Mặt trời nhận chứng nhận bệnh viện

quốc tế JCI - hiện tại chỉ có 2 bệnh viện tại khu vực Châu Á đạt được chứng nhận này.

Thay mặt lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam, ông Lê Tiến Trường, Thành viên HĐTV - Phó Tổng Giám đốc thường trực đã nồng nhiệt chúc mừng các thành viên của Tập đoàn Y tế Mặt trời (Hàn Quốc) và

Ông Lê Tiến Trường - Phó Tổng Giám đốc thường trực Tập đoàn tiếp ngài Sun, Seung-hoon Giám đốc

Tập đoàn Y tế Mặt trời (Hàn Quốc)

VINATEX TIẾP VÀ LÀM VIỆC VỚI TẬP ĐOÀN Y TẾ MẶT TRỜI

bày tỏ sự cám ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo của Tập đoàn Y tế Mặt trời đã tiếp đón nhiệt tình và nồng hậu đoàn công tác của Vinatex nhân chuyến thăm và làm việc với Tập đoàn Y tế Mặt trời của Vinatex trong tháng 3 năm nay.

Tại buổi làm việc, hai bên đã trao đổi với nhau về phương thức hợp tác liên doanh và trình tự các bước triển khai công việc cụ thể trong bản ghi nhớ hợp tác đã ký trước đó; Phó Tổng Giám đốc thường trực Lê Tiến Trường mong rằng: Tập đoàn Y tế Mặt trời từ kinh nghiệm về chuyên môn sâu cần xây dựng chi tiết bản kế hoạch với nội dung hợp tác một cách cụ thể và chi tiết; Vinatex sẽ chịu trách nhiệm về mặt thủ tục pháp lý để việc hợp tác được tiến hành thuận lợi nhanh chóng nhằm nâng cao chất lượng khám và chữa trị bệnh và chăm lo sức khỏe cho CBCNV và người lao động ngành Dệt May Việt Nam.

Chụp ảnh lưu niệm nhân chuyến thăm Vinatex

12

TIN‱TỨC

‱&‱SỰ‱KIỆN

Page 13: 2013, Vinatex

Ngày 15/4/2013, Cơ quan VP Tập đoàn Dệt May Việt Nam tại Hà Nội tổ chức

buổi chào cờ đầu tiên. Trong không khí trang trọng và nghiêm túc, toàn thể CBCNVC Văn phòng Tập đoàn Dệt May Việt Nam tại Hà Nội đã thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca và ngành ca: “Khúc ca tự hào Dệt May Việt Nam”.

Chào cờ đầu tuần là hoạt động ý nghĩa, không chỉ nâng cao ý thức niềm tự hào, lòng tự tôn dân tộc Việt Nam. Đứng dưới cờ Tổ quốc thiêng liêng và cờ Đảng quang vinh, lòng chúng ta trong sáng hơn. Chúng ta, ai cũng tâm nguyện sẽ phục vụ cho sự nghiệp cách mạng vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh- xã hội công bằng, văn minh”. Duy trì chào cờ đầu tuần có ý nghĩa thiết thực trong việc khơi dậy truyền thống đạo lý của dân tộc: “Uống nước nhớ nguồn”, từ đó khích lệ tinh thần làm việc trách nhiệm của CBCNVC và người lao động, góp phần xây dựng nét đẹp văn hoá trong cơ quan, doanh nghiệp tạo ra sự năng động, đoàn kết, gắn bó trong đơn vị.

Tại buổi chào cờ đầu tiên của Cơ quan VP Tập đoàn Dệt May

này. Đây trước hết là một diễn đàn chung tập hợp toàn thể CBCNV Văn phòng nhằm tạo động lực, tinh thần cho một tuần làm việc mới; tiếp đó là cơ hội để đánh giá kết quả công tác chuyên môn trong 2 tuần vừa qua và các Ban chức năng phối kết hợp thực hiện nhiệm vụ trong những tuần tiếp theo.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phó Bí thư, PTGĐ Thường trực Tập đoàn, đồng chí Phạm Duy Hạnh - Bí thư Đảng ủy Cơ quan Văn phòng Tập đoàn tại Hà Nội - PTGĐ Tập đoàn cho biết, đây là một trong những hoạt động được tổ chức định kỳ mỗi tháng 2 lần, toàn thể CBCNV cần nghiêm túc thực hiện nhằm tạo ra một nét đẹp văn hóa trong cơ quan. Trong thời gian tới, để phát huy tính chủ động, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm của lãnh đạo các ban chức năng, nội dung báo cáo của mỗi buổi chào cờ sẽ do lãnh đạo các ban lần lượt chuẩn bị.

Sau lễ chào cờ từng CBCNV Văn phòng về vị trí làm việc của mình, nhưng trong lòng mọi người vẫn đọng lại cảm xúc của buổi chào cờ đầy ý nghĩa; tình cảm giữa đồng chí, đồng nghiệp gắn bó hơn.

NGUYÊN HƯƠNG

CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN:TẠO ĐỘNG LỰC ĐỂ LÀM VIỆC

Việt Nam tại Hà Nội, anh/chị em trong cơ quan đã hiểu rõ ý nghĩa của việc này nên đều đến sớm hơn ngày thường từ 10-15 phút để chỉnh đốn trang phục và chuẩn bị tinh thần thật nghiêm túc, trang trọng.

Phát biểu tại lễ chào cờ, đồng chí Lê Tiến Trường-Phó Bí thư Đảng ủy-PTGĐ Thường trực Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã nhiệt liệt hoan nghênh Văn phòng Đảng uỷ và Đoàn thanh niên Văn phòng tổ chức hoạt động nhiều ý nghĩa

Tổng Công ty May 10 đơn vị duy trì đều đặn các buổi chào cờ đầu tuần

Lễ chào cờ đầu tuần tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam

13

Page 14: 2013, Vinatex

Sáng 16/4/2013, Ban chấp hành Công đoàn Dệt May Việt Nam (DMVN) khóa IV,

nhiệm kỳ 2013-2018 đã họp trực tuyến lấy ý kiến đóng góp cho một số dự thảo văn bản và bỏ phiếu giới thiệu nhân sự tham gia BCH Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam khóa XII . Thành phần bao gồm các uỷ viên Ban chấp hành (UV BCH) và Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra (UV UBKT) Công đoàn DMVN khoá IV. Đồng chí Nguyễn Tùng Vân - Uỷ viên BCH Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn DMVN chủ trì cuộc họp.

Tại cuộc họp các uỷ viên đã cho ý kiến về các văn bản như Quy chế làm việc của BCH, BTV Công đoàn DMVN khóa IV, Chương trình

HỘI‱NGHỊ‱BCH‱CÔNG‱ĐOÀN‱DỆT‱MAY‱VIỆT‱NAM‱LẦN‱2‱KHÓA‱IV

VH

công tác toàn khóa của BCH Công đoàn DMVN khóa IV, Chương trình công tác của Công đoàn DMVN năm 2013, Phân công nhiệm vụ cho các UV BCH Công đoàn DMVN khóa IV, Quy chế hoạt động của UBKT Công đoàn DMVN khóa IV….

Đồng chí Nguyễn Tùng Vân ghi nhận ý kiến đóng góp của các đồng chí uỷ viên, đồng thời cho biết bộ máy hoạt động của BCH khoá này sẽ tiếp tục được sắp xếp, điều chỉnh gọn nhẹ nhưng hiệu quả. Đồng thời Công đoàn Dệt May Việt Nam sẽ ký kết cơ chế phối hợp với Hiệp hội Dệt May và Tập đoàn Dệt May Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo niềm tin bền vững cho người lao động.

Hội nghị đã bỏ phiếu giới thiệu nhân sự tham gia BCH Tổng Liên đoàn lao động ViệtNam khóa XII. Kết quả 100% đại biểu dự họp nhất trí giới thiệu đ/c Nguyễn Tùng Vân - UV BCH Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XI, Chủ tịch Công đoàn Ngành DMVN tham gia BCH Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XII.

để Tập đoàn ngày càng phát triển bền vững.

Sáng cùng ngày, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã công bố quyết định bổ nhiệm có thời hạn ông Đặng Vũ Hùng giữ chức vụ Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Dệt 8/3 thay cho ông Phạm Hoà Bình - nguyên Chủ tịch HĐTV và ông Phan Việt Hảo - nguyên Tổng Giám đốc được phân công công tác khác; quyết định bổ nhiệm ông Phạm Văn Tân giữ chức vụ Thành viên HĐTV, bà Nguyễn Thị Thu Hiền - Phó ban Tổng hợp Pháp chế Tập đoàn, bà Trần Thị Thu Hằng - Chuyên viên Ban TCKT Tập đoàn và Nguyễn Thị Nhung - Phó phòng Kế toán Nhà máy Nhuộm Vinafa giữ chức vụ kiểm soát viên Công ty Dệt 8/3.

Ông Đặng Vũ Hùng cho biết ngay sau lễ công bố này, ban lãnh đạo Công ty sẽ họp và trong tháng 4 sẽ trình lên HĐTV Tập đoàn báo cáo chiến lược phát triển Dệt 8-3 nhằm hoàn thành công tác di dời và sử dụng đồng vốn hiệu quả nhất.

Sáng 05/04/2013, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã công bố Quyết định bổ nhiệm

Giám đốc điều hành Tập đoàn. Đến dự và chỉ đạo có ông Vũ Đức Giang - Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch HĐTV Tập đoàn.

Theo Quyết định của HĐTV,

ông Phạm Phú Cường - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May Nhà Bè - CTCP, ông Đặng Vũ Hùng - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Phong Phú và ông Phạm

VINATEX: BỔ‱NHIỆM‱NHÂN‱SỰ‱CẤP‱CAO

TH

Văn Tân - Trưởng ban Tài chính kế toán Tập đoàn giữ chức vụ Giám đốc điều hành Tập đoàn. Đây là những cá nhân được đào tạo chuyên môn sâu và có nhiều năm công tác thực tế tại các doanh nghiệp của Vinatex. Ông Vũ Đức Giang khẳng định việc bổ nhiệm cán bộ trẻ giữ

những vị trí quản lý cao cấp là bước chuẩn bị đội ngũ lãnh đạo kế cận, tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển bền vững của Tập đoàn.

Đại diện 3 Giám đốc điều hành mới được bổ nhiệm, ông Phạm Phú Cường cảm ơn sự tin tưởng của HĐTV và Cơ quan điều hành Tập đoàn.

Ông hứa sẽ nỗ lực và bằng kinh nghiệm đã tích lũy được trong thời gian gắn bó với các doanh nghiêp sẽ thực hiện tốt công tác tham mưu cho HĐTV và công tác điều hành

Chủ tịch HĐTV Vũ Đức Giang và TGĐ Trần Quang Nghị trao quyết định và tặng hoa cho các vị trí mới được bổ nhiệm

14

Page 15: 2013, Vinatex

Nhân kỷ niệm ngày thành lập Tập đoàn Dệt May Việt Nam (29/04/2013)

và kỷ niệm các ngày lễ lớn: ngày thống nhất đất nước (30/04); Quốc tế Lao động (01/05), ngày 03/05/2013, tại hội trường lầu 9, tòa nhà số 10, Nguyễn Huệ, Quận 1, TP. HCM, BCH Công đoàn Cơ quan Tập đoàn Dệt May Việt Nam tại TP. HCM (VP2) phối hợp với Chi Đoàn Thanh niên VP2 tổ chức Hội thi thiết kế và biểu diễn thời trang “Vinatex xanh 2013”, với mục đích tạo sân chơi lành mạnh; tạo môi trường giao lưu, đoàn kết, học hỏi lẫn nhau giữa các đơn vị. Bên cạnh đó phát huy tính sáng tạo và tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường cho CB.CNV.

Tham gia Hội thi có 04 đội đến từ các đơn vị Cơ quan Tập đoàn Dệt May Việt Nam tại TP. HCM với bộ sưu tập chủ đề “Lạc Hồng” lấy ý tưởng từ truyền thuyết con Rồng cháu Tiên. Viện mẫu thời trang Fadin Bộ sưu tập “Rừng và biển bạc” kêu gọi mọi người hãy trân trọng và bảo vệ của đất nước về tài nguyên thiên

nhiên, hãy cùng hướng về cuộc sống xanh, tương lai xanh. Công ty CP Đầu tư phát triển Vinatex với “Vũ điệu ngày hè” và Công ty CP SXKD Nguyên liệu Dệt May Việt Nam “Sắc màu cuộc sống” mang tính sáng tạo cao.

Bằng các chất liệu tận dụng như: vải chưa qua xử lý, giấy báo cũ đã qua sử dụng, đĩa CD cũ, hoa lá, bao bố, ni lông,… các nhà thiết kế trẻ đã thiết kế ra những bộ sưu tập độc đáo, mới lạ, mang đến cho hội thi nhiều cảm xúc thú vị và bất ngờ.

Ban giám khảo cũng như khán giả tham dự đánh giá cao tính sáng tạo, năng động, sự chuẩn bị chu đáo từ ban tổ chức đến các thí sinh tham dự hội thi, đặc biệt là bộ sưu tập “Rừng và biển bạc” của Viện mẫu thời trang Fadin đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người xem.

Phát biểu tại hội thi, ông Uông Tiến Thịnh - Giám đốc Điều hành Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Trưởng Ban giám khảo hội thi, cho rằng: “Trong thời gian qua Công đoàn VP2 đã có những hoạt động sôi nổi, bổ ích, là dịp để chia sẻ, học

CẨM HÀ

HỘI THI THIẾT KẾ VÀ TRÌNH DIỄN THỜI TRANG “VINATEX XANH 2013”

hỏi lẫn nhau, đặc biệt kết nối tình đoàn kết giữa các CB.CNV VP2, giữa các đơn vị, tạo nguồn năng lượng mới cho CBCNV, góp phần hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch của đơn vị . Vấn đề môi trường đang là một trong những vấn đề lớn của cả thế giới, việc “Chung tay bảo vệ môi trường là bảo vệ môi trường sống của chúng ta”. “Vinatex xanh 2013” là một chủ đề mang ý nghĩa thiết thực cho mỗi chúng ta, đồng thời phù hợp với các nội dung hoạt động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam”.

Sau 3 giờ làm việc công tâm của BGK và sự nỗ lực của các thí sinh, Hội thi đã đạt được kết quả tốt đẹp.

Kết quả của hội thi: BGK đã trao giải “Vinatex xanh 2013” cho Viện mẫu Thời trang Fadin; giải thân thiện với mội trường cho Công ty CP Đầu tư phát triển Vinatex; giải trình diễn hay nhất cho Cơ quan Tập đoàn Dệt May Việt Nam tại TP. HCM và giải Thuyết minh hay nhất thuộc về Công ty CP SXKD Nguyên liệu Dệt May Việt Nam.Bộ sưu tập đạt giải Vinatex Xanh 2013

Chụp ảnh lưu niệm cùng ban giám khảo

15

Page 16: 2013, Vinatex

Nhiều năm qua, tham gia thị trường may mặc, May 10 đã đi bằng cả hai chân

của chính mình - đó là tập trung hai mảng chính: Xuất khẩu và trong nước. Liệu cách đi này trong thời gian qua, và nhất là trong năm 2013, khi mà những dự báo ảm đạm về suy thoái kinh tế có thể làm nản lòng nhiều người, đã và sẽ phát huy những mặt tích cực nào?

Chúng tôi đã có cuộc chuyện trò với ông Thân Đức Việt - Giám đốc điều hành Tổng Công ty May 10-CTCP về vấn đề này.

KHÔNG LỆ THUỘC VÀO BẤT CỨ THỊ TRƯỜNG NÀO

- Xin ông cho biết tỷ trọng xuất khẩu của May 10 hiện nay?

- Về Xuất khẩu, May 10 chuyên cung cấp cho các hãng may mặc thời trang, và bán lẻ lớn, uy tín trên thế giới từ Mỹ, EU, Nhật. Hiện nay, tỷ lệ xuất khẩu của May 10 vào thị trường Mỹ 45%, châu Âu 40%, Nhật 15%, còn lại 5% vào các thị trường khác. May 10 có thế mạnh trong xuất khẩu đáng tự hào: Là một trong những nhà sản xuất sơ mi nam-nữ và Veston hàng đầu Việt Nam. Mỗi năm chúng tôi sản xuất khoảng 15 triệu sơ mi, 3 triệu sản phẩm quần và áo khoác và khoảng 1 triệu bộ Veston nam - nữ các loại.

Lý do May 10 luôn giữ được tổng lượng xuất khẩu cao trong nhiều năm qua?

- Chúng tôi sớm nhận ra rằng ở mỗi thị trường, cần đáp ứng những thị hiếu và yêu cầu khác nhau. Và ở mỗi thời điểm, khi một thị trường gặp khó khăn chúng tôi luôn khai thác tối đa tiềm năng của các thị trường còn lại trước khi có đủ thời gian và nguồn lực phát triển các thị trường xuất khẩu ngoài ba thị trường truyền thống nêu trên. Nhờ vậy, tổng lượng xuất khẩu của May 10 luôn phát triển ổn định. Bên cạnh sự linh hoạt, nhanh nhạy nắm bắt nhịp độ thị trường để đề ra phương án phù hợp, thì chúng tôi luôn giữ phương châm: Không lệ thuộc vào bất cứ thị trường nào - không cho tất cả trứng vào cùng một giỏ“.

Cái hay của việc tham gia nhiều thị trường khác nhau, thưa ông?

- Đó là chúng tôi học hỏi được kinh nghiệm về thiết kế, công nghệ sản xuât mới. Mỗi thị trường lại đòi hỏi kỹ thuật khác nhau, phong cách thời trang khác nhau... cho nên chúng tôi cũng phải liên tục thay đổi để năng động, linh hoạt, và không ngừng đầu tư vào kỹ thuật công nghệ mới, đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân. Với phương châm chất lượng là yếu tố quyết định tạo nên sức mạnh và hiệu quả của doanh nghiệp, nên các thế hệ lãnh đạo của May 10 luôn tập trung và duy trì công tác quản lý chất lượng sản phẩm. May 10 tự hào là đơn vị đầu tiên trong ngành đoạt Giải thưởng về - Chất lượng châu Á-Thái Bình Dương“ năm 2003 và cũng là Doanh nghiệp dệt may sớm áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9002 từ năm 1999. Để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, làm hàng cho những thương hiệu và nhà bán lẻ nổi tiếng như H&M, Mark&Spencer, Seidensticker, C&A, Zara, Mango, GAP, Phillip Van Heusen, Walmart,

K Mart, Express, Guess, Macy‘s... thì May 10 phải đầu tư máy móc thiết bị hiện đại nhất, đạt trình độ sản xuất hàng may mặc dệt thoi tiên tiến bậc nhất thế giới. Với mặt hàng Veston nam, May 10 có thể tự hào là doanh nghiệp dẫn dầu về chất lượng và quy mô sản xuất tại Miền Bắc.

- Trong năm 2013 này, khi mà các chuyên gia kinh tế vẫn đưa ra những dự báo ảm đạm về suy thoái kinh tế, May 10 sẽ phát huy những mặt tích cực nào trong thế mạnh vốn có, và sẽ tập trung vào thị trường nào?

- Trong năm nay, các đơn vị thành viên trực thuộc May 10 vẫn tiếp tục tập trung vào thị trường truyền thống, tỷ trọng từng thị trường tuỳ thuộc vào tình hình thị trường, và mục tiêu hàng năm cùng với chính sách phát triển của Tổng Công ty. Tuy nhiên, định hướng chủ yếu vẫn là tập trung thị trường Mỹ, bởi thị trường này thường có sản lượng đặt hàng tương đối lớn, phù hợp với quy mô sản xuất của chúng tôi. Gần đây, chúng tôi cũng nhận một số yêu cầu đặt hàng cho các thị trường mới như: Nam Mỹ, Hàn Quốc và Đài Loan, Hy Lạp... Mặc dù tỷ trọng xuất khẩu vào các thị trường mới chưa nhiều nhưng có những dấu hiệu tích cực, ví dụ năm 2012 lượng xuất khẩu của May 10 vào Hàn Quốc tăng gấp hai lần. Ngoài ra, chúng tôi sẽ nghiên cứu và phát triển mạnh ở các thị trường tiềm năng khác như Nga, Belarus, Nam Phi và Trung Đông...

- Vậy theo ông, thị trường xuất khẩu năm 2013 có “đáng lo” như các chuyên gia cảnh báo?

- Tín hiệu thị trường những tháng đầu năm 2013 có chiều hướng khả quan hơn so với năm 2012.

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH MAY 10 THÂN ĐỨC VIỆT:

“KHÔNG‱ĐỂ‱TRỨNG‱VÀO‱MỘT‱GIỎ”!DOÃN ĐỨC - BÍCH HẬU

16

DỆT‱M

AY

Page 17: 2013, Vinatex

Đó là tính ổn định trong sản lượng đặt hàng của các khách hàng nhập khẩu. Các khách hàng truyền thống và khách hàng mới đến đặt hàng tại May10 nhiều hơn do chi phí sản xuất tại Trung Quốc, Indonesia tăng cao và ít lợi thế hơn so với Việt Nam. Hơn nữa, các nhà nhập khẩu đang chờ đợi các Hiệp định thương mại FTA và TPP có hiệu lực, sẽ có lợi về việc thuế suất và tăng tính cạnh tranh cho ngành dệt may nói chung và May 10 nói riêng.

PHẢI PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TỐT HƠN NỮA

- Chú trọng khai thác thị trường nội địa từ rất sớm, May 10 có những kinh nghiệm nào?

- Về thị trường nội địa, May 10 là một trong những doanh nghiệp sớm quan tâm và định hướng phát triển từ đầu thập kỷ 90. Tất cả các nhãn hiệu của May 10 đều được đăng ký bảo hộ trên toàn quốc và

tiến tới đăng ký ra thị trường Quốc tế. Vị thế thương hiệu May 10 lâu nay đã được khẳng định, thậm chí nổi tiếng tới mức người tiêu dùng thường nhầm tưởng trên thị trường cứ mặt hàng áo sơ-mi thì đương nhiên được hiểu đó là của May 10. Hiện nay hệ thống phân phối của chúng tôi đã có gần 200 cửa hàng và đại lý trên toàn quốc với các sản phẩm sơ-mi, veston cao cấp, quần âu nam nữ, jacket và thời trang công sở mang thương hiệu May 10.

- Hiện nay người tiêu dùng

rất cảnh giác với việc mua phải hàng giả, hàng nhái của các thương hiệu có tiếng. May 10 có phương thức nào giúp họ chọn đúng hàng thương hiệu của Tổng Công ty?

- Từ năm 2000, May 10 đã đi đầu trong việc bảo vệ người tiêu dùng với việc dán tem chống hàng giả trên sản phẩm, sợi chống hàng giả được được dệt trực tiếp trên nhãn sử dụng của sản phẩm. Ở mỗi cửa hàng đều có bảng - Hướng dẫn nhận biết hàng thật/hàng giả“. Tạo nên một Thương hiệu đã khó, nhưng duy trì và phát triển Thương hiệu còn khó hơn nhiều, câu chuyện không dừng lại ở việc dán tem nhãn chống hàng giả, mà còn phải luôn đầu tư vào công tác thiết kế, công nghệ sản xuất mới, duy trì nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã thường xuyên... để người tiêu dùng luôn tin tưởng và luôn đồng hành với doanh nghiệp.

- Những sản phẩm chủ lực của May 10 cho thị trường nội địa, thưa ông?

- Với thị trường nội địa, chúng tôi đã và đang phát triển dựa trên ba dòng sản phẩm chính. Một là thời trang cao cấp dành cho doanh nhân, chính trị gia và người có thu nhập cao - Eternity Grusz. Với dòng sản phẩm này, chúng tôi hợp tác với các nhà thiết kế từ Italia và Pháp để xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu một cách bài bản, định hướng phát triển lâu dài, làm tiền đề phát triển

ra thị trường nước ngoài. Hai là dòng sản phẩm truyền thống mang thương hiệu May10 - mseries dành cho phân khúc khách hàng thời trang công sở , và thứ ba là sản phẩm thời trang may đo và đồng phục, dành cho đối tượng có gu thẩm mỹ cao hơn, chọn hàng kỹ hơn. Từ năm 2008, chúng tôi mở cửa hàng may đo sơ-mi và veston, được nhiều khách hàng đón nhận, đặc biệt là giới công chức, doanh nhân, chính trị gia, nhà ngoại giao. Về mảng đồng phục, chúng tôi là một trong những nhà cung cấp đồng phục công sở cho nhiều ngân hàng, các cơ quan phi Chính phủ, trường học và các doanh nghiệp lớn như ngân hàng BIDV, SHB, Agribank, ACB, Bảo hiểm Việt Nam, Trung tâm giống cây trồng Trung ương, một số đơn vị thành viên của Vietnam Airlines...và cung cấp BHLD cho các đơn vị thuộc ngành Điện lực, Lắp máy, Phòng cháy chữa cháy. Điều mà Tổng Công ty May 10 - CTCP tự hào nhất là đã từng thiết kế và sản xuất toàn bộ đồng phục Thanh niên tình nguyện của Trung ương ĐTNCS Hồ Chí Minh. Màu xanh tình nguyện bây giờ đã trở nên quen thuộc, thân thương với tất cả người dân đất Việt.

- Dù rất khó, nhưng May 10 vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu nội địa năm 2013. Mức tăng trưởng căn cứ trên nội lực nào, thưa ông?

- Năm nay, chúng tôi phấn đấu tăng doanh thu nội địa lên 20% so với 2012. Đồng thời sẽ tiếp tục hợp tác với các nhà cung cấp trong và ngoài nước, đặc biệt ưu tiên sử dụng nguồn nguyên liệu từ các đơn vị trực thuộc Vinatex như Dệt 8-3, Dệt Việt Thắng... Mẫu mã sản phẩm đa dạng, chất lượng, hấp dẫn; sản phẩm được tạo nên bởi đội ngũ các nhà thiết kế đã trưởng thành từ các trung tâm đào tạo bài bản như Học viện thời trang London, Trường Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Các NTK của May 10 thường xuyên được đào tạo, nâng cao kiến thức để đáp ứng yêu cầu của công việc.Trong thời gian tới chúng tôi sẽ mời chuyên gia thiết kế đến từ Pháp để đào tạo cho đội ngũ thiết kế của mình.

- Xin cảm ơn ông!

May hàng Xuất khẩu tại Tổng Công ty May 10

17

Page 18: 2013, Vinatex

Vụ cháy xảy ra ngày 6/4/2013 ở Công ty cổ phần May xuất khẩu Hà Phong (Bắc

Giang), theo thống kê sơ bộ, thiệt hại về tài sản của Công ty ước tính gần 200 tỷ đồng gồm: 12.000m2 nhà xưởng khung sắt, mái tôn có gác xép thuộc Nhà máy Hà Phong 1, nhà để xe 1 cháy đổ sụp hoàn toàn; 3 tầng nhà văn phòng hư hỏng nặng nề, khó khắc phục; 1.500 xe máy và hàng chục xe đạp của công nhân lao động, nhân viên cháy hoàn toàn; 2.500 máy may, cắt, thùa khuyết, là bị cháy; 100 máy vi tính, máy in cháy hoàn toàn; cháy 800.000m vải và 1,2 triệu sản phẩm; toàn bộ nguyên liệu, phụ kiện của Hà Phong 1 và Hà Phong 2 bị cháy. Hầu hết tài liệu phòng kế toán, phòng thủ quỹ, phần mềm cài đặt máy tính bị cháy, một số két bạc bị nung trong lửa nhiều giờ. Các sổ BHXH, hợp đồng lao động, giấy tờ về chế độ chính sách của công nhân lao động và cán bộ nhân viên Công ty cũng bị thiêu rụi…

ẤM LÒNG NHỮNG NGƯỜI THỢ DỆT MAY

Phát huy truyền thống đạo lý “Thương người như thể thương

thân” Đoàn cán bộ gồm Lãnh đạo Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas), Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) và một số doanh nghiệp dệt may phía Bắc do ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch HĐTV - Bí thư Đảng ủy Vinatex đã đến thăm hỏi, động viên lãnh đạo, công nhân lao động Công ty cổ phần May xuất khẩu Hà Phong và trao số tiền 650 triệu đồng để hỗ trợ khắc phục một phần thiệt hại do hỏa hoạn gây ra.

Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dệt

May Việt Nam cho biết, ngay sau khi được tin Công ty CP May xuất khẩu Hà Phong- Hội viên Hiệp hội Dệt May Việt Nam gặp sự cố cháy lớn, Hiệp hội và Tập đoàn đã vận động các doanh nghiệp thành viên đóng góp một ngày lương nhằm chia sẻ và hỗ trợ công ty khắc phục tổn thất. Vinatex và Vitas hy vọng số tiền này phần nào giúp đỡ công nhân Hà Phong sớm trở lại với công việc, ổn định công tác và đưa Công ty vượt qua giai đoạn khó khăn.

Ngoài ra, trong thời gian tới, các doanh nghiệp trong ngành sẽ tiếp tục chia sẻ với Hà Phong bằng việc hỗ trợ thiết bị máy móc, đơn hàng... Ông Giang cũng đồng thời kiến nghị với đại diện UNBD tỉnh Bắc Giang về việc tạo điều kiện về cơ chế, vốn và chính sách tái đầu tư cho Công ty Hà Phong.

Xúc động trước nghĩa cử cao đẹp và sự sẻ chia kịp thời của cộng đồng doanh nghiệp dệt may - đặc biệt có ý nghĩa trong lúc hoạn nạn, khó khăn, ông Nguyễn Văn Khanh, Tổng Giám đốc Công ty May Hà Phong hứa sẽ sử dụng hiệu quả số

CHIA SẺ VỚI CÔNG NHÂN MAY XUẤT KHẨU HÀ PHONG

HÀN KIM

Đại diện lãnh đạo Vitas và Vinatex trao số tiền hỗ trợ cho ôngNguyễn Văn Khanh - TGĐ May Hà Phong

Cảnh hoang tàn tại xưởng may bị cháy

18

DỆT‱M

AY

Page 19: 2013, Vinatex

tiền này để hỗ trợ, đền bù phương tiện đi lại cho người lao động. Ông Khanh cũng cho biết, toàn Công ty đều đang rất tin tưởng và quyết tâm, dự định sau 6 tháng nữa, Hà Phong sẽ ổn định sản xuất.

Đại diện Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, ông Bùi Văn Hạnh - Phó Chủ tịch UBND đánh giá cao tinh thần tương thân tương ái của những người làm nghề dệt may với nhau. Ông gọi đây là hình ảnh của một ngành công nghiệp đoàn kết, chung sức chung lòng; là tấm gương nhiều xúc cảm và ý nghĩa cho cộng đồng doanh nghiệp nói chung. Ông chúc cho ngành dệt may tiếp tục gắn bó hơn nữa, hoạt động hiệu quả hơn, tạo ra một hình ảnh đẹp về ngành dệt may trong mắt xã hội và trên trường quốc tế.

BÀI HỌC SAU SỰ CỐ

Qua sự cố về hỏa hoạn tại Công ty CP May xuất khẩu Hà Phong và vụ cháy lớn cách nay 2 năm tại Xí nghiệp May Sông Công 2 (thuộc Công ty CP đầu tư và thương mại TNG) ở KCN Sông Công, thị xã Sông Công (tỉnh Thái Nguyên) thiệt hại lên tới hàng trăm tỷ đồng, các doanh nghiệp dệt may khác cần coi đây là bài học đắt giá về quản trị tài sản, bố trí nhà xưởng hợp lý - đặc biệt phải thường xuyên giáo dục cho CBCNV và người lao động nâng cao ý thức về công tác an toàn phòng chống cháy nổ tại nơi làm việc và có các phương án về phòng cháy chữa cháy nhằm giảm tối đa những thiệt hại nặng nề do “giặc lửa” gây nên.

NGAY SAU VỤ CHÁY Ở CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU HÀ PHONG, LÃNH ĐẠO CỦA VITAS VÀ VINATEX ĐÃ KỊP THỜI THĂM HỎI, ĐỘNG VIÊN LÃNH ĐẠO, CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG CÔNG TY HÀ PHONG VÀ TRAO SỐ TIỀN 650 TRIỆU ĐỒNG ĐỂ HỖ TRỢ KHẮC PHỤC MỘT PHẦN THIỆT HẠI DO HỎA HOẠN GÂY RA.

19

Công tác an toàn phòng chống cháy nổ là một việc làm thường xuyên,

liên tục được Đảng, Nhà nước và nhân dân quan tâm. Để công tác PCCC có hiệu quả thì người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, chính quyền và công an các địa phương cần thật sự quan tâm chú trọng, có sự đầu tư đúng mức cho công tác PCCC ở địa bàn, khu vực, đơn vị mình

quản lý. Đặc biệt, phải củng cố, kiện toàn lực lượng PCCC cơ sở và lực lượng PCCC tại các khu dân cư; khu công nghiệp và tại các DN; bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho lực lượng này đồng thời phải duy trì hoạt động phát huy hiệu quả của lực lượng này thực hiện tốt công tác phòng ngừa, chủ động bảo vệ từ xa, dựa trên “phương châm 4 tại chỗ: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ”.

Phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và hướng

dẫn cho mọi người dân biết, hiểu và chấp hành tốt các quy định của pháp luật về công tác PCCC. Tăng cường công tác kiểm tra an toàn PCCC đối với các cơ sở, khu dân cư, các DN sản xuất hàng tiêu dùng với các nguyên vật liệu sản phẩm dễ cháy, nổ. Phát hiện kịp thời các cơ sở thiếu sót về PCCC, những nguy cơ tiềm ẩn có thể dẫn đến cháy nổ. Trong đó, cần tập trung

đi sâu vào các nội dung như: Việc bố trí mặt bằng, hạng mục công trình liên quan đến khoảng cách; các điều kiện an toàn đối với hệ thống điện, chống sét; việc sử dụng nguồn nhiệt, chất cháy; việc trang bị, bảo quản các phương tiện PCCC và trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở, doanh nghiệp và hộ gia đình… đối với công tác PCCC. Bên cạnh đó, phải xử lý nghiêm đối với những trường hợp cố tình vi phạm, không chấp hành các quy định về PCCC.

NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ CÔNG TÁC PCCC

Page 20: 2013, Vinatex

PHẠM SỸ

Bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động, chăm lo cải thiện điều kiện lao động, phòng

ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo vệ sức khoẻ người lao động, là chính sách kinh tế - xã hội lớn của Đảng và Nhà nước ta,

là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Với phương châm “An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn”; công tác ATVSLĐ luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Đây cũng là công tác mà các cấp lãnh đạo của Công ty Cổ phần Dệt May Huế luôn quan tâm chú trọng và đặt lên hàng đầu.

Công ty Cổ phần Dệt May Huế (Huegatex) là doanh nghiệp thành viên thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam, trú đóng ở khu vực miền Trung, trong tổng số hơn 3.600 lao động thuộc các nhà máy sợi, nhà máy may, nhà máy dệt nhuộm và xí nghiệp cơ điện của Công ty thì lao động nữ chiếm tỷ lệ gần 72%; số người lao

động làm trực tiếp chiếm tỷ lệ gần 96% cho nên công tác Quản lý anh toàn, vệ sinh lao động - Phòng chống cháy nổ (ATVSLĐ- PCCN) và BHLĐ- hàng năm luôn được lãnh đạo Công ty quan tâm và triển khai thực hiện tốt. Trong

năm 2013 Công ty đã đầu tư gần 3 tỷ đồng phục vụ cho công tác Quản lý ATVSLĐ, BHLĐ- PCCN.

Ngoài việc củng cố, xây dựng hệ thống mạng lưới vệ sinh viên, kế hoạch BHLĐ hàng năm, đảm bảo các tiêu chí về biện pháp kỹ thuật an toàn, PCCN thì công tác phòng tránh bệnh nghề nghiệp cho người lao động luôn được chú trọng như cải thiện điều kiện và môi trường làm việc đảm bảo tác phong công nghiệp; trang cấp các phương tiện, trang thiết bị bảo vệ cá nhân, chăm lo và khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động được duy trì đều đặn để phát hiện bệnh sớm, có điều kiện chữa trị bệnh kịp thời; tổ chức cho người lao động an dưỡng, nghỉ mát… Công ty thường xuyên tuyên

truyền giáo dục, nâng cao biện pháp huấn luyện ATVSLĐ-PCCN đối với người lao động để người sử dụng lao động tại các xưởng sản xuất để người lao động thấy được ích lợi to lớn, lâu dài của công tác này, từ đó giảm nhẹ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp nhằm tạo sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức cho toàn thể CBCNVC và người lao động; tăng cường việc thực hiện bảo đảm ATVSLĐ, bảo đảm sức khoẻ cho người lao động và giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia ATVSLĐ-PCCN lần thứ 15 năm 2013 của Chính Phủ, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao chất lượng môi trường và điều kiện làm việc cho người lao động, đảm bảo đạt được các tiêu chí: Phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, phòng chống các sự cố cháy nổ xảy ra gây thiệt hại về người và tài sản, giữ vững tình hình trật tự an ninh, lãnh đạo Công ty cổ phần Dệt May Huế đã không ngừng tăng cường công tác kiểm tra quy trình vận hành thiết bị tại các nhà máy, xí nghiệp, phân xưởng. Việc chấp hành sử dụng trang bị, phương tiện bảo vệ cá nhân, BHLĐ, PCCN, hiệu chuẩn các phương tiện đo lường. Ngoài ra, Công ty đã có nhiều chính sách ưu tiên dành cho lao động nữ như thực hiện nghiêm túc các quy định về chế độ thai sản, làm việc tăng ca, tuyệt đối không bố trí, sắp xếp lao động nữ làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con theo danh mục của Bộ LĐ-TBXH và Bộ y tế Ban hành…v.v.

HUEGATEX: VỚI CÔNG TÁC ATVSLĐ - PCCN

20

DỆT‱M

AY

Page 21: 2013, Vinatex

21

Page 22: 2013, Vinatex

TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN PHONG PHÚ

Sáng 27/04/2013, Tổng Công ty Cổ phần Phong Phú đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2013. Mặc dù năm 2012, phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, nhưng được sự quan tâm lãnh đạo, giúp đỡ và tạo điều kiện của Lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam, sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của HĐQT Tổng Công ty cùng sự nỗ lực sáng tạo, nhiệt huyết, trí tuệ của Ban lãnh đạo và toàn thể CBCNV, Tổng Công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2012, cụ thể: Doanh thu đạt 4.646 tỷ đồng, tăng 8% so với chỉ tiêu Nghị quyết ĐHĐCĐ năm 2012 (riêng Công ty Mẹ đạt 1.830 tỷ đồng, tăng 22%). Lợi nhuận trước thuế đạt 304 tỷ đồng, tăng 2% so với chỉ tiêu Nghị quyết (Công ty Mẹ đạt 212 tỷ đồng, tăng 1%). Chia cổ tức 25%.

Dự báo năm 2013 tình hình kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với tinh thần đoàn kết, nỗ lực, phấn đấu trong công tác quản lý điều hành cùng tinh thần đoàn kết,

vượt khó của toàn thể CBCNV, Tổng Công ty CP Phong Phú sẽ hoàn thành tốt các chỉ tiêu, kế hoạch sản xuất kinh doanh 2013, tiếp tục đưa Tổng Công ty phát triển bền vững và hiệu quả, với các chỉ tiêu cụ thể sau: Tổng

doanh thu 4.500 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế 360 tỷ đồng. Tỷ lệ chia cổ tức 20% - 25%.

Để đạt được các chỉ tiêu đề ra trong năm 2013, Tổng Công ty và các Công ty thành viên đề ra một số giải pháp cụ thể trong các lĩnh vực: Quản lý, sản xuất, tài chính, kinh doanh, marketing, đầu tư và phát triển nguồn nhân lực… Cải tiến bộ máy quản lý từ các phòng, ban đến các phân xưởng, tổ đội sản xuất theo hướng giảm bớt đầu mối trung gian.

Tái cấu trúc mô hình sản xuất của một số đơn vị phù hợp với tình hình hiện tại để đạt được hiệu quả kinh doanh và mục tiêu lợi nhuận. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất kinh doanh, triển khai đồng bộ các giải pháp để đưa ra các sản phẩm mới nhằm chiếm lĩnh thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tăng cường cải tiến quy trình để tăng năng suất lao động, thực hành tiết kiệm, áp dụng các phương pháp quản lý tiên tiến, xây dựng các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật… nhằm đạt được hiệu quả lao động cao. Triển khai chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng lực và từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ đáp ứng kịp thời cho yêu cầu phát triển Phong Phú trong giai đoạn mới. Tiếp tục củng cố, duy trì và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của Tổng Công ty để xây dựng nền tảng vững chắc cho Phong Phú phát triển bền vững và hiệu quả, xứng đáng với “ Thương hiệu Quốc gia” mà Chính phủ trao tặng.

TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HOÀ THỌ

Ngày 27/04/2013, Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hoà Thọ đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2013. Đại hội thống nhất thông qua kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận năm 2012. Theo đó, doanh thu đạt 1.951,86 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế TNDN đạt 44,26 tỷ đồng; lợi nhuận để chia cổ tức (20% vốn điều lệ) là 30 tỷ đồng.

Đại hội cũng đề ra các chỉ tiêu cơ bản của kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2013 như: Tổng doanh thu đạt 2.300 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2012; tổng lợi nhuận trước thuế đạt 55 tỷ đồng,

Thời gian này các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã và đang tiến hành Đại hội cổ đông để đánh giá hoạt động SXKD năm 2012 và đề ra các giải pháp thực hiện mục tiêu năm 2013. NHÓM PV TGF

VINATEX: ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG CÁC DOANH NGHIỆP THÀNH VIÊN

trong đó Công ty mẹ đạt 45 tỷ đồng và tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ là 30%; tổng giá trị đầu tư đạt 139,2 tỷ đồng; tỷ lệ cổ tức chi trả là 20%.

Ngoài ra, Đại hội đã phê

duyệt thành viên Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2012-2016 do bà Nguyễn Thị Huệ làm Trưởng ban kiểm soát, các thành viên là ông Phan Hữu Phu, và bà Nguyễn Thị Kim Dung (Phó ban kiểm soát nội bộ Vinatex); thống nhất giao cho Hội đồng quản trị lựa chọn quyết định đơn vị kiểm toán Tổng Công ty năm 2013; uỷ quyền cho Hội đồng quản trị Tổng Công ty quyết định mọi vấn đề có liên quan trong việc tổ chức thực hiện và điều chỉnh kế hoạch năm 2013 phù hợp với thực tế, cũng như mở rộng quy mô kinh doanh và ngành nghề kinh doanh của Tổng Công ty.

22

DỆT‱M

AY

Page 23: 2013, Vinatex

TỔNG CÔNG TY MAY 10 - CTCP

Ngày 27/04/2013, Tổng Công ty May 10 - CTCP tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2013. Thành phần Đại hội gồm có ông Phạm Duy Hạnh - Thành viên HĐTV - Phó TGĐ Vinatex - Chủ tịch HĐQT, Cơ quan TGĐ Tổng Công ty và đại diện các cổ đông. Về phía Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) có đại diện các ban chức năng. Ông Vũ Đức Giang, Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch HĐTV đến dự và chỉ đạo Đại hội.

Năm 2012 trong bối cảnh nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu hàng chục ngàn DN bị phá sản, giải thể. Bằng sự năng động sáng tạo, quyết đoán dám nghĩ dám làm và chịu trách nhiệm của HĐQT Cơ quan TGĐ nên Tổng Công ty May 10 đã gặt hái được nhiều thành công, các chỉ tiêu kinh tế đều tăng trưởng tốt: Tổng doanh thu đạt 1.503, 66 tỷ đồng tăng 24%; Lợi nhuận 37,12 tỷ đồng; nộp ngân sách trên 20 tỷ đồng; thu nhập bình quân người lao động đạt gần 5 triệu đồng/người/tháng; chia cổ tức 18%.

Năm 2013, theo dự báo và nhìn vào thực tế khách quan, thực trạng nền kinh tế thế giới và Việt Nam vẫn rất nhiều khó khăn, thách thức, cạnh tranh diễn ra quyết liệt hơn, diễn biến phức tạp khó lường. Các chi phí đầu vào như điện, xăng dầu, nguyên liệu, vận chuyển, lương tối thiểu,.... tiếp tục tăng, dự kiến chi phí tăng thêm khoảng 50,6 tỷ đồng; giá gia công tiếp tục giảm, bên cạnh đó số lượng các đơn hàng nhỏ lẻ cũng gia tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tổ chức sản xuất (chưa kể sự biến động tăng giá tiếp theo của những loại chi phí trên, sự biến động giá của nguyên vật liệu sản xuất, chỉ số giá tiêu dùng tăng, chi phí vật liệu xây dựng tăng, …v.v. ).

Đại hội cổ đông thông qua nghị quyết về một số chỉ tiêu kinh tế năm 2013: Giá trị SXCN 481 tỷ đồng, tăng 10%; tổng doanh thu 1.688, tăng 12,26%; lợi nhuận 39 tỷ đồng; nộp ngân sách 35 tỷ đồng.

Một số giải pháp chủ yếu để thực hiện mục tiêu là:

Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực: Cơ cấu lại các chi nhánh để chuyển đổi thành các công ty độc lập

nhằm tăng cường tính chủ động cho các đơn vị theo quy định của pháp luật. Không ngừng cải tiến mô hình và phương thức quản lý tại Tổng Công ty và các đơn vị thành viên nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Triển khai công tác quy hoạch và đánh giá cán bộ, công tác luân chuyển, điều động và bố trí cán bộ nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành tại các đơn vị thành viên. Tập trung đào tạo, thực hiện kế hoạch công việc; cải tiến quy trình nghiệp vụ các phòng ban phục vụ SXKD, giảm thời gian tác nghiệp, tăng hiệu quả công việc. Chỉ đạo tổ chức sản xuất hợp lý, nghiên cứu, cải tiến, thay đổi tư duy và cách làm việc, quan tâm đến yếu tố con người nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, thực hiện nghiêm túc mục tiêu quản lý vốn tại tất cả các đơn vị trong toàn Tổng Công ty. Tăng cường

tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện theo hệ thống quản lý tích hợp, tiếp tục hoàn thiện và áp dụng đồng bộ trong toàn Tổng Công ty. Kiểm soát tốt công tác chất lượng sản phẩm và thực hiện triệt để LEAN và 5S tại tất cả các đơn vị.

Thực hiện dự án xây dựng hệ thống tiêu chuẩn năng lực thực hiện công việc và áp dụng đánh giá hiệu quả công việc qua chỉ số KPI tại tất cả các đơn vị. Tập trung cho các hoạt động của Trường Cao đẳng nghề Long Biên, tranh thủ các nguồn lực đầu tư, kết hợp với xây dựng nội dung, chương trình và nâng cao chất lượng giảng dạy theo tiêu chuẩn quốc tế. Thực hiện tốt đề án “Đà o tạ o nghề cho lao độ ng nông thôn đế n năm 2020”. Tiếp cận, hợp tác với các trường trong nước và quốc tế để thực hiện chiến lược đào tạo đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện nay và khả năng cạnh tranh.

Giải pháp về thị trường: Duy trì các thị trường truyền thống Mỹ, EU, Nhật Bản; chuẩn bị các điều kiện phát

triển mở rộng thị trường khi hiệp định thương mại TPP được ký kết. Tập trung và đầu tư công nghệ vào những sản phẩm chiến lược chính của Tổng Công ty là Veston, sơ mi, quần các loại. Chú trọng phát triển các chủng loại sản phẩm có trị giá cao, kết cấu phức tạp đòi hỏi trình độ công nghệ và sản xuất hiện đại nhằm tăng lực cạnh tranh với những sản phẩm cơ bản cùng loại. Ưu tiên sử dụng nguồn nguyên phụ liệu sản xuất trong nước, nhằm tận dụng những ưu đãi thuế quan nhập khẩu vào các nước EU và Nhật Bản. Đầu tư nguồn lực tối ưu vào việc quy hoạch và phát triển đa dạng kênh phân phối, đặc biệt chú trọng việc mở rộng mạng lưới bán hàng qua kênh đại lý, phát triển chuỗi cửa hàng tại các Trung tâm thương mại và siêu thị lớn. Đầu tư nguồn lực cho công tác thiết kế, đẩy mạnh hoạt động quảng bá để mở rộng thị trường trong nước và quốc tế, nhưng ưu tiên cho thị trường trong nước cả về nguồn nhân lực và tài chính. Đặc biệt tập trung cho dòng sản phẩm mới mang nhãn hiệu GRUSZ và các dòng sản phẩm mang thương hiệu May 10 theo hướng chuyên biệt.

Giải pháp về công tác đầu tư và nguồn vốn đầu tư:

Cơ cấu lại các nguồn vốn đầu tư để tập trung cho dự án, tranh thủ tìm kiếm nguồn vốn vay của khách hàng và ưu đãi của Nhà nước, kết hợp sử dụng nguồn vốn khấu hao TSCĐ, nguồn vốn vay ngân hàng hiệu quả. Tiếp tục tìm kiếm mua lại dây chuyền công nghệ máy móc thiết bị hiện đại (đã qua sử dụng) nhưng chất lượng còn trên 80%, giá cả cạnh tranh để nâng cao hiệu quả đầu tư.

Thay đổi thiết bị các xí nghiệp tại May 10, dồn thiết bị đã qua sử dụng tại các dự án mới mở rộng tại các địa phương, để giảm tải mức đầu tư cho dự án. Sau khi dự án đi vào hoạt động và sản xuất ổn định mới thay đổi các thiết bị mới. Tập trung đầu tư máy móc thiết bị công nghệ cao để tăng năng suất lao động giảm áp lực về lao động. Đầu tư mở rộng sản xuất về các địa phương để đảm bảo nguồn lao động ổn định. Tiếp tục xây dựng các hoạt động của Tổng Công ty theo hướng vừa sản xuất, vừa kinh doanh dịch vụ.

Đầu tư phần mềm quản lý ở lĩnh vực lao động tiền lương và kinh doanh thương mại đáp ứng yêu cầu phát triển, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh của Tổng Công ty.

23

Page 24: 2013, Vinatex

TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN

Sáng 25/04/2013, Tổng Công ty CP May Việt Tiến đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2013.

Năm 2012, doanh thu của Tổng Công ty đạt 3.851 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2011 và tăng 2,19 lần so với năm 2008. Lợi nhuận trước thuế đạt 170 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2011 và tăng 2,82 lần so với năm 2008. Chia cổ tức 25%. Thu nhập bình quân người lao động đạt 6.000.000 đồng/người/tháng, tăng 9% so với năm 2011 và tăng 2,14 lần so với năm 2008.

Năm 2013 dự báo tình hình thị trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế trong nước và thế giới chưa thật sự khởi sắc, Việt Tiến sẽ tiếp tục khẳng định là đơn vị tiên phong hàng đầu trong ngành Dệt May Việt Nam, đồng tâm hiệp lực, đoàn kết tìm kiếm

giải pháp mới, áp dụng triệt để, toàn diện công nghệ Lean vào sản xuất, hợp tác tốt với khách hàng, nhạy bén chớp thời cơ, linh hoạt trong điều hành, vượt qua khó khăn để đưa Tổng Công ty CP May Việt Tiến lên tầm cao mới. Với các chỉ tiêu cụ thể: Doanh thu là 4.250 tỷ đồng (tăng 10%) so với thực hiện năm 2012. Lợi nhuận trước thuế là 180 tỷ đồng (tăng 6%), chi trả cổ tức tối thiểu 20%.

Việt Tiến tiếp tục duy trì ổn định, kiện toàn tổ chức hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con có quy mô lớn, công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho

các dự án đầu tư mở rộng năng lực sản xuất. Xây dựng chiến lược phát triển xuyên suốt, nâng cao vai trò của dòng sản phẩm cốt lõi của Việt Tiến, xây dựng kế hoạch xuất khẩu thương hiệu của Tổng Công ty ra thị trường thế giới. Phát động phong trào thi đua trong lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, cải tiến hợp lý hóa sản xuất bằng phương pháp Lean, áp dụng quy trình quản lý tiên tiến, tăng cường giá trị gia tăng của sản phẩm, đẩy nhanh năng suất lao động, cải thiện môi trường. Cải tiến công tác tiền lương, chăm lo tốt đời sống, chế độ chính sách cho người lao động… Mục tiêu phấn đấu tăng trưởng bình quân hàng năm tăng từ 10% - 15%, phấn đấu đến năm 2018 tổng doanh thu của Việt Tiến tăng trưởng gấp 2 lần so với năm 2012 và trở thành Tập đoàn, hoạt động đa sở hữu, đa ngành nghề.

TỔNG CÔNG TY MAY NHÀ BÈ - CTCP

Ngày 27/04/2013, Tổng Công ty May Nhà Bè - CTCP (NBC) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2013 và nhiệm kỳ III giai đoạn (2013-2017).

Với sự bản lĩnh, nhạy bén của HĐQT, cùng sự nỗ lực sáng tạo, đoàn kết của Ban lãnh đạo và toàn thể CBCNV, năm 2012, Tổng Công ty May Nhà Bè - CTCP đã đạt được những kết quả đáng khích lệ và đều tăng so với năm 2011: Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.784 tỷ đồng, tăng 9,25%. Tổng doanh thu và dịch vụ khác đạt 2.806 tỷ đồng, tăng 2,69%, lợi nhuận trước thuế đạt 72,134 tỷ đồng vượt 10,97% so với kế hoạch, tăng 10,05%; kim ngạch xuất khẩu 428,52 triệu USD. Chi trả cổ tức 25%; thu nhập bình quân người lao động 5,3 triệu đồng/người/tháng.

Trước tình hình kinh tế khó

khăn như hiện nay, một số doanh nghiệp chọn giải pháp sản xuất cầm chừng, thu hẹp đầu tư thì NBC vẫn tiếp tục đầu tư đổi mới: Đầu tư góp vốn vào Công ty Du lịch Lagi; tham gia góp vốn 25%/VĐL với Công ty CP Đầu tư phát triển Vinatex, thành lập Công ty May ở Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) và May Bồng Sơn (Bình Định); phối hợp với Vinatex-Mart xây dựng siêu thị mini tại Tổng Công ty nhằm phục vụ CBCNV; cải tiến nhiều quy trình kỹ thuật, tiết giảm nhân công, nguyên vật liệu, năng lượng… mỗi tháng tiết kiệm hàng trăm triệu đồng.

Kế hoạch năm 2013, NBC đã đưa ra nhiều phương hướng, nhiệm vụ với các chỉ tiêu cụ thể sau: Giá trị sản xuất công nghiệp 2.113 tỷ đồng. Doanh thu 3.000 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế 70 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu 460 triệu USD. Chi trả cổ tức 25%. Thu nhập bình quân của

người lao động 6 triệu đồng/người/tháng.

Để đạt được các mục tiêu trên, NBC tiếp tục đầu tư cho công tác phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn lực có trình độ chuyên môn cao nhằm đáp ứng nhiệm vụ hiện tại và tương lai của NBC; tiếp tục tập trung đầu tư công nghệ thiết bị tiên tiến cho các sản phẩm Veston nam, nữ, Sơ mi các loại nhằm tạo sự khác biệt ngày càng cao hơn nữa về năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, tích cực chăm lo tốt đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.

24

DỆT‱M

AY

Page 25: 2013, Vinatex

TỔNG CÔNG TY ĐỨC GIANG - CTCP

Ngày 20/04/2013, Tổng Công ty Đức Giang - CTCP đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2013. Có 69 cổ đông dự họp đại diện cho 5.568.904 cổ phần, chiếm 90% tổng số cổ phần biểu quyết.

Đại hội thống nhất thông qua kết quả kinh doanh năm

sâu, bền vững và đạt hiệu quả cao, tăng tỷ trọng hàng nội địa, kinh doanh đa ngành, thiết lập và mở rộng hệ thống phân phối, quan tâm chú trọng đến công tác thiết kế, sáng tác mẫu mốt thời trang, củng cố thương hiệu và niềm tin đối với người tiêu dùng. Đức Giang huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, đề cao sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động, đẩy mạnh công tác quản lý sản xuất và tài chính. Nâng cao thu nhập cho CBCNV của Tổng Công ty và các Công ty con. Tổ chức tốt các phong trào thi đua, khơi dậy tinh thần hăng say trong lao động sản xuất, tiết kiệm chi phí góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.

2012 như sau: doanh thu đạt 1.368 tỷ đồng tăng 17% so với cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu đạt 55 triệu USD, tăng 10%; doanh thu nội địa 213 tỷ đồng, tăng 52%; lợi nhuận đạt 36,2 tỷ đồng, tăng 44%; chia cổ tức 25%; thu nhập bình quân 5.600.000đồng/người/tháng và tại các công ty thành viên là 4.300.000 đồng/người/ tháng, tăng 10%.

Đại hội cũng đề ra các chỉ tiêu cơ bản của kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2013. Cụ thể là doanh thu đạt 1.600 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu 62,8 triệu USD; kinh doanh nội địa 300 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế 40 tỷ đồng và chia cổ tức 30% trên vốn điều lệ.

Tổng Công ty tiếp tục đặt mục tiêu phát triển theo chiều

TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊN - CTCP

Tổng Công ty May Hưng Yên - CTCP là đơn vị tổ chức Đại hội cổ đông năm 2013 sớm nhất trong Tập đoàn Dệt May Việt Nam (ngày 26/3/2013) với sự có mặt của 844 đại biểu cổ đông. Ông Vũ Đức Giang, Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch HĐTV đến dự và chỉ đạo Đại hội, ngoài ra còn có các đồng chí trong HĐTV và Cơ quan điều hành, đại diện các ban của Tập đoàn và ông Nguyễn Tùng Vân, Ủy viên BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam đến dự Đại hội.

Đại hội đã thống nhất thông qua Báo cáo tổng kết nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2012 và phương hướng mục tiêu năm 2013 với các chỉ tiêu cơ bản là kim ngạch xuất khẩu (tính theo giá CM) là 12,50 triệu USD; tổng doanh thu 380 tỷ (chưa tính hợp nhất); thu nhập bình quân người lao động 6.000.000đ/người/tháng; nộp ngân sách 18,2 tỷ đồng; lợi nhuận 40,50 tỷ đồng,

chia cổ tức tối thiểu 20%; đóng góp giúp đỡ cộng đồng và trách nhiệm xã hội trên 2 tỷ đồng.

Các giải pháp căn bản và cốt lõi để thực hiện các mục tiêu đề ra là: Phát triển thị trường và đa dạng hóa các mặt hàng; duy trì mối quan hệ ổn định với khách hàng truyền thống, phát triển thị trường mới tiềm năng Hàn Quốc; chuyển dịch mạnh mẽ từ sản xuất gia công sang sản xuất FOB. Tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động, tăng năng lực sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế. Đẩy mạnh công tác giáo dục ý thức trách nhiệm cho người lao động. Mở rộng liên kết khu vực và ngành để giảm những cạnh tranh nội bộ; tạo dựng các mối quan hệ với các nhà cung cấp và các đối tác để có thể tìm được những nhà cung cấp với chất lượng tốt nhất, với giá cả cạnh tranh.

Phát biểu chỉ đạo Đại hội ông Vũ Đức Giang, Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã ghi nhận, biểu dương những thành tích

mà CBCNVC và người lao động Tổng Công ty May Hưng Yên đã đạt được trong năm 2012, Tổng Công ty cần xây dựng lộ trình phát triển tạo đà bứt phá mạnh mẽ trong những năm tới, chuẩn bị tốt nguồn lực kể cả công tác quản trị doanh nghiệp và công tác đào tạo cán bộ để bắt kịp lộ trình phát triển của Tập đoàn và ngành Dệt May Việt Nam; chuẩn bị tốt mọi điều kiện về cơ sở vật chất - đặc biệt nguồn nhân lực đón đầu các hiệp định thương mại song phương và đa phương để tận dụng tối đa các lợi ích mang lại từ Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP) và FTA với EU nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ và các nước EU.

25

Page 26: 2013, Vinatex

TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY NAM ĐỊNH

Sáng 26/4/2013, Tổng Công ty cổ phần Dệt May Nam Định đã tiến hành Đại hội cổ đông nhiệm kỳ II (2013 -2018). Đại diện Tập đoàn Dệt May Việt Nam tới dự Đại hội có các ông: Vũ Đức Giang, Bí Thư Đảng Uỷ - Chủ Tịch HĐTV; Phạm Duy Hạnh, TV HĐTV - PhóTGĐ; Nguyễn Khánh Sơn, TV HĐTV - Trưởng ban kiểm soát nội bộ; Lê Nho Thướng - Trưởng Ban nguồn nhân lực.

Thay mặt lãnh đạo Tổng Công ty cổ phần Dệt May Nam Định, ông Ngô Quốc Nam - Ủy viên HĐQT - Tổng Giám đốc trình bày báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012 - nhiệm kỳ I và kế hoạch SXKD năm 2013 và nhiệm kỳ II. Theo đó, kết quả SXKD trong nhiệm kỳ I đạt được như sau:

So với đầu nhiệm kỳ thì tất cả các chỉ tiêu kinh tế đều tăng: Như giá trị sản xuất công nghiệp tăng 1,64 lần, đạt mức tăng trưởng bình quân 10,45%/năm; doanh thu (chưa VAT) tăng 1,82 lần, đạt mức tăng trưởng bình quân 12,82 %/năm (trong đó doanh thu xuất khẩu tăng 1,5 lần); thu nhập người lao động tăng 2,1 lần, bình quân tăng 28 % /năm; năng suất lao động bình quân/người/năm, tăng 2,8 lần, bình quân tăng 45,3%/ năm; nộp ngân sách tăng 24,5%.

Tới nhiệm kỳ II (2013-2017) Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định sẽ phấn đấu cho mục tiêu xây dựng doanh nghiệp trở thành một trong những Tổng Công ty mạnh hàng đầu của Tập đoàn Dệt May Việt Nam và ngành dệt may cả nước, phát triển bền vững, hiệu quả, trên cơ sở công nghệ hiện đại, quản trị doanh nghiệp tiên tiến và thân thiện môi trường. Theo đó, các chỉ tiêu kinh tế chính cần đạt được cụ thể như sau: Tăng trưởng 12% đến 15 % /năm về giá trị

SXCN và doanh thu; thu nhập người lao động tăng bình quân 10-15% /năm; cổ tức chia hàng năm, với mức chia bằng và vượt lãi suất huy động bình quân của ngân hàng.

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinatex Vũ Đức Giang ghi nhận những thành tích mà Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định đã đạt được trong nhiệm kỳ I, trong bối cảnh kinh tế chung khó khăn, thêm điều kiện khó khăn riêng của đơn vị là vừa sản xuất vừa thực hiện công tác di dời, nhưng đơn vị vẫn đạt tăng trưởng như mục tiêu đề ra đầu nhiệm kỳ. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này là chưa cao, và đơn vị chưa phát triển nhanh như một số doanh nghiệp khác trong Tập đoàn. Nguyên nhân do áp lực nợ cũ phải trả, tiến hành di dời trong điều kiện thiếu kinh phí. Đầu tư cho các công ty thành viên còn manh mún, chưa xứng tầm. Chưa có đội ngũ cán bộ thích ứng kịp thời với hội nhập thị trường quốc tế… Để giải quyết những tồn tại này, nhanh chóng bứt phá, bắt kịp tiết trình phát triển chung của toàn Tập đoàn, Tổng Công ty cổ phần Dệt May Nam Định cần nhanh chóng tiến hành di dời ra khu công nghiệp Hòa Xá, với dây chuyền máy móc hiện đại; tập trung giải quyết nhanh đầu tư nhà máy dệt, nhuộm trong năm 2013; xác định dòng sản phẩm chủ lực, phải định ra mục tiêu tạo đẳng cấp cho sản phẩm của mình, có được thương hiệu trên thị trường. Phát triển các công ty con sao cho xứng tầm vóc, tận dụng được lợi thế Hiệp định TPP; mạnh dạn thay đổi nguồn lực quản trị, sao cho hiệu quả đồng vốn đầu tư cao nhất.

Cũng trong Đại hội, đã bầu ra Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Sau phiên họp đầu tiên của Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ II, ông Phạm Duy Hạnh đã được bầu làm Chủ tịch HĐQT; các thành viên HĐQT gồm các ông Ngô Quốc Nam, Trần Xuân Vũ, Trần Ngọc Khanh, Nguyễn Văn Miêng. Ban Kiểm soát gồm các thành viên là bà Nguyễn Thị Thúy, Đỗ Thị Thơ và ông Tạ Hữu Doanh, Chuyên viên Ban tài chính kế toán Tập đoàn được bầu làm Trưởng Ban Kiểm soát Tổng Công ty cổ phần Dệt May Nam Định.

CÔNG TY CỔ PHẦN VINATEX ĐÀ NẴNG

Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2013 của Công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng được tiến hành ngày 6/4/2013 với 60 cổ đông tham dự sở hữu và đại diện cho 1.644.000 cổ phần nắm giữ chiếm 82,20% tổng số cổ phần nắm giữ. Đại hội do ông Trần Văn Phổ - Thành viên HĐTV, Phó TGĐ Tập đoàn Dệt May Việt Nam - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần

Vinatex Đà Nẵng chủ tọa. Đại hội đã thống nhất quyết nghị một số vấn đề căn bản sau: Thông qua Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông năm 2012 và giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2013; thông qua Báo cáo tài chính năm 2012 và Báo cáo của Ban kiểm soát về đánh giá các hoạt động của HĐQT và Ban Điều hành Công ty năm 2012, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm để tập trung mọi nguồn lực và ra sức phấn đấu đạt các chỉ tiêu kinh tế năm 2013: Doanh thu 500 tỷ đồng ( trong đó doanh thu CM là 170 tỷ đồng); tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ là 45% ; thu nhập bình quân người lao động đạt trên 4 triệu đồng/người/tháng; chia cổ tức 20%.

Về công tác nhân sự của Ban kiểm soát nhất trí bầu bà Nguyễn Thị Kim Dung (Phó Ban Kiểm soát nội bộ Vinatex) làm thành viên Ban kiểm soát Công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng. Đại hội đồng cổ đông giao cho HĐQT Công ty giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện các chỉ tiêu đề ra và báo cáo kết quả đến cổ đông trong kỳ họp của Đại hội đồng cổ đông gần kề. Tùy vào tình hình sản xuất kinh doanh Đại hội đồng cổ đông giao cho HĐQT điều chỉnh các chỉ tiêu phù hợp với tình hình thực tế.

26

DỆT‱M

AY

Page 27: 2013, Vinatex

CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NAM ĐỊNH

Ngày 13/04/2012, Công ty cổ phần May Nam Định đã tiến hành đại hội đại biểu cổ đông thường niên năm 2013. Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh năm 2012 và quý I năm 2013, Công ty phấn đấu đạt các chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng so với năm 2012 : Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13% ; doanh thu tăng từ 13%; kim ngạch XNK tăng 12 %; lợi nhuận trước thuế tăng 5 % trở lên; nộp ngân sách 100% theo đúng số phải nộp theo luật; nộp BHXH, BHYT, BHTN 100% và theo đúng luật; thu nhập bình quân tăng từ 10% trở lên; chia cổ tức trên 23 %. Hưởng ứng nội dung thi đua lao động sản xuất năm 2013 của Công ty, Tập đoàn và Công đoàn Dệt May Việt Nam phát động và các phong trào thi đua khác. Để thực hiện được các chỉ tiêu kinh tế theo nghị quyết của Đại hội cổ đông, Công ty đề ra các giải pháp thực hiện như sau:

Về công tác tổ chức: Tiếp tục tiến hành lấy tín nhiệm để quy hoạch cán bộ bổ sung cho các phòng ban xí nghiệp cũng như lãnh đạo Công ty, đổi mới công tác tuyển dụng, tập trung đào tạo nguồn nhân lực bằng các phương pháp đào tạo tại chỗ và gửi đi đào tạo đội ngũ cán bộ kế cận của Công ty và cán bộ cho các phòng

ban xí nghiệp; tiếp tục tổ chức sắp xếp bộ máy quản lý của các xí nghiệp phòng ban cho phù hợp.

Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh: Tiếp tục phát động phong trào thi đua lao động sản xuất trong toàn Công ty. Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm; cải tiến, hợp lý hóa sản xuất bằng việc triển khai áp dụng phương pháp Lean, áp dụng quy trình quản lý tiên tiến, tăng cường giá trị gia tăng của sản phẩm, tăng nhanh năng suất lao động, cải thiện thu nhập và điều kiện làm việc cho người lao động.Thực hiện tốt công tác quản lý, duy tu, bảo dưỡng, bảo trì và sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị. Thành lập ban chỉ đạo tiết kiệm chi phí toàn diện để kiểm soát chặt chẽ định mức và khoán chi phí trong quá trình sản xuất, đặc biệt là chi phí công cụ, phụ tùng, năng lượng. Kiểm tra rà soát và xây dựng lại các định mức vật tư và các chi phí trong quá trình sản xuất nhằm đảm bảo tiết kiệm tối đa nhất

các chi phí sản xuất.Tiếp tục đầu tư chiều sâu, mua sắm thêm các thiết bị chuyên dùng như máy đính bọ điện tử, máy cuốn ống, máy 2 kim móc xích, máy may chương trình, máy cắt mẫu ….v.v.

Công tác chăm lo đời sống cho người lao động: Thực hiện tốt chế độ chính sách cho người lao động, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ hàng năm, tiếp tục mua bảo hiểm thân thể 24/24 cho toàn thể CBCNV, đóng bảo hiểm XH + BHYT + BHTN cho 100% người lao động, tổ chức xét nâng lương đúng định kỳ, tổ chức cho 100% người lao động đi thăm quan nghỉ mát. Căn cứ vào biến động giá cả thị trường và tình hình tài chính của Công ty để điều chỉnh đơn giá tiền lương cải thiện thu nhập cho người lao động. Công khai đơn giá sản phẩm để người lao động kiểm soát rõ thu nhập của mình hàng ngày và coi đó là động lực thi đua lao động sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và thu nhập hàng tháng. Bằng mọi biện pháp kiên quyết giảm giờ làm thêm. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể xây dựng tốt phong trào thi đua, tập trung chăm lo về tiền lương và các chế độ chính sánh cho người lao động. Xây dựng môi trường làm việc, văn hoá doanh nghiệp và mối quan hệ lao động hài hòa trong toàn Công ty.

CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾNgày 20/04/2013, Công ty Cổ

phần Dệt May Huế đã tổ chức Đại hội cổ đông nhiệm kỳ (2013-2018). Tham dự Đại hội có bà Nguyễn Thị Kim Dung (Phó Ban Kiểm soát nội bộ Tập đoàn Dệt May Việt Nam) và 22 cổ đông đại diện cho 4.751.311 cổ phần, chiếm 95,03% tổng số cổ phần có quyền tham gia và biểu quyết tại Đại hội.

Đại hội đã thông qua Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2012 và kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2013, Báo cáo tài chính năm 2012 đã kiểm toán, Phương án phân phối lợi nhuận và mức cổ tức năm 2012.Với tỷ lệ biểu quyết tán thành 100% các chỉ tiêu chính năm 2012: Giá trị sản xuất Công nghiệp (theo giá hiện hành ) là 1.152 tỷ đồng; doanh thu 1.171 tỷ đồng; lợi

nhuận thực hiện (trước thuế) 35,235 tỷ đồng; tỷ suất lợi nhuận/ vốn điều lệ 70%; chia cổ tức 20%.

Một số chỉ tiêu cơ bản của kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2013: Giá trị sản xuất Công nghiệp (theo giá hiện hành) là 1.300 tỷ đồng; doanh thu 1.350 tỷ đồng; tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ 70%; lợi nhuận thực hiện (trước thuế) 38,70 tỷ đồng; chia cổ tức 20%- 25%.

Đại hội cũng đã bầu lại Hội

đồng quản trị và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2013 - 2018 với kết quả như sau: Ông Nguyễn Bá Quang - Chủ tịch HĐQT; ông Hồ Ngọc Lan - Thành viên HĐQT; ông Trần Hữu Phong - Thành viên HĐQT; Bà Nguyễn Hồng Liên - Trưởng Ban Kiểm soát; bà Nguyễn Thị Kim Dung - Thành viên Ban Kiểm soát; ông Nguyễn Văn Phong - Thành viên Ban Kiểm soát.

Hội đồng quản trị cũng đã họp và nhất trí bầu ông Nguyễn Bá Quang giữ chức Tổng Giám đốc. Theo đề nghị của ông Nguyễn Bá Quang, Hội đồng Quản trị đã thống nhất cử ông Hồ Ngọc Lan giữ chức Phó Tổng Giám đốc, ông Trần Hữu Phong giữ chức Phó Tổng Giám đốc, ông Hồ Văn Diện giữ chức Phó Tổng Giám đốc, ông Đoàn Tư giữ chức Kế toán Trưởng.

27

Page 28: 2013, Vinatex

CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DỆT MAY VIỆT NAM

Ngày 26/04/2013, Công ty Tài chính Cổ phần Dệt May Việt Nam (TFC) tiến hành Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2013. Ông Lê Tiến Trường, Thành viên HĐTV - Phó TGĐ thường trực Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) đến dự và chỉ đạo Đại hội.

Năm 2012 là một năm đầy khó khăn biến động với các tổ chức tín dụng (TCTD) và hệ thống ngân hàng, TFC cũng gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, tổng doanh thu năm 2012 đạt 164,50 tỷ đồng; Trong đó: Doanh thu hoạt động tín dụng (cho vay thị trường 1) là 76,43 tỷ đồng; doanh thu hoạt động cho vay và gửi các TCTD khác là 67,24 tỷ đồng; doanh thu hoạt động đầu tư là 18,23 tỷ đồng, doanh thu hoạt động dịch vụ và thu khác là 2,60 tỷ đồng. Về lợi nhuận đạt 74,5 tỷ đồng, bằng 86.7% kế hoạch, chia cổ tức 9%; tỷ suất lợi nhuận trên vốn 15%.

Năm vừa qua TFC tiếp tục kiện toàn hệ thống quy trình quy chế và các quy định nội bộ phải xây dựng lại để phù hợp với các quy định của các Cơ quan quản lý và NHNN. Phần lớn các quy chế, quy trình chi phối các hoạt động chính đã được ban hành và áp dụng. Gấp rút hoàn thiện, bổ sung các định chế về tài chính để cụ thể hóa và chi tiết các hoạt động khác phổ biến tới từng CBCNV trong Công ty. Đã triển khai nhiều chương trình đào tạo cũng như cử cán bộ, nhân viên tham gia các lớp học kỹ năng nghiệp vụ xen kẽ các lớp học giao tiếp. Ngoài ra còn tham gia một số hoat động khác như tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa cho toàn thể CBNV tại khu vực phía Bắc và phía Nam.

Đại hội đồng cổ đông thường niên TFC năm 2013 đã nhất trí đề ra mục tiêu phấn đấu: Tổng doanh thu đạt 190 tỷ đồng, lợi nhuận (trước thuế) 90 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận trên vốn 18% và chia cổ tức từ 11,5 - 12%. Đảm bảo an toàn tuyệt đối về vốn, hạn chế nợ xấu ở mức thấp nhất.

Phát biểu tại Đại hội, ông Lê Tiến Trường-Phó tổng Giám đốc thường trực Vinatex đánh giá cao những nỗ lực của Cơ quan điều hành TFC, trong bối cảnh khó khăn suy thoái kinh tế toàn cầu, năm

2012 hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong nước (trừ một số ngân hàng lớn) còn lại hầu hết đều bị suy giảm khoảng 30 % ; lợi nhuận của TFC tuy chưa đạt được như mong muốn, nhưng Tập đoàn cũng ghi nhận Công ty đã có nhiều cố gắng, trong bối cảnh khủng hoảng hoạt động cho vay tín dụng tiềm ẩn rủi ro cao, nhưng Công ty vẫn bảo toàn được vốn và tỉ lệ nợ xấu của TFC chỉ 1,05%. Với tư cách là cổ đông lớn nhất chi phối Tập đoàn giao chỉ tiêu lợi nhuận cho người đại diện phần vốn nhà nước ở TFC bao giờ cũng cao hơn Nghị quyết của Hội đồng cổ đông để ban lãnh đạo Công ty phát huy hết sự năng động sáng tạo, ông Trường khẳng định TFC vẫn nằm trong định hướng phát triển dài hạn đến 2015, với định hướng nòng cốt là phát triển TFC thành công cụ tài chính của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Trong những năm tới ngành dệt may sẽ còn phát triển mạnh mẽ, sẽ có nhiều dự án mới ra đời, đề nghị các cổ đông tiếp tục ủng hộ TFC đầu tư tài chính vào các dự án của Tập đoàn dệt may và các doanh nghiệp có uy tín trong Tập đoàn để ngành dệt may tiếp tục khẳng định là ngành công nghiệp trọng điểm có kim ngạch xuất khẩu đứng đầu cả nước.

CÔNG TY CP DỆT VĨNH PHÚNgày 26/4/2013, tại TP. Việt

Trì (Phú Thọ), Công ty CP Dệt Vĩnh Phú (Vifutex) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2013. Đại hội đã nghe báo cáo của cơ quan TGĐ về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012 và thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2013.

Năm 2012, trong bối cảnh khó khăn chung, các hoạt động sản xuất kinh doanh của Vifutex vẫn được giữ vững, ổn định và đạt được mức độ tăng trưởng cao, thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước. Cụ thể, tổng doanh thu (không VAT) đạt 344,11 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 13,1 tỷ đồng, thu nhập bình quân người lao động đạt 4,56 triệu đồng/người/tháng. Như vậy, sau nhiều năm phấn đấu, đến nay Vifutex đã thoát khỏi tình trạng thua lỗ.

nghiệp, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa trong Công ty.

Năm 2013, trước những diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế trong nước và thế giới, hoạt động của Vifutex sẽ còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Vifutex vẫn đặt mục tiêu doanh thu (không VAT) là 386,8 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2012. Để đạt mục tiêu đề ra, Vifutex quyết liệt thực hiện các giải pháp: Đổi mới hệ thống quản lý, bồi dưỡng đội ngũ quản lý chất lượng cao, giảm chi phí trong sản xuất, mở rộng thị phần, phát triển những mặt hàng có chất lượng cao, hiệu quả kinh tế cao phục vụ cho thị trường cao cấp, chăm lo tốt đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, tạo môi trường làm việc tốt để mọi người cùng lao động hiệu quả, sáng tạo, đóng góp cho sự phát triển của Công ty.

Công ty cũng đã tăng cường công tác quản lý, tiến hành tái cơ cấu bộ máy quản lý của các nhà máy theo phương châm “Tinh gọn-Hiệu quả-Chuyên môn hóa”. Có chính sách phù hợp để thu hút nhân lực, đào tạo nhân tài và khuyến khích người lao động sáng tạo. Xây dựng quy chế trả lương gắn với trách nhiệm và hiệu quả, chất lượng công tác, phát huy vai trò của cán bộ quản lý các cấp trong quản lý sản xuất. Xây dựng môi trường làm việc, văn hóa doanh

28

DỆT‱M

AY

Page 29: 2013, Vinatex

Cuộc thi “Tài năng trẻ” trường CĐNT Hà Nội lần thứ XI, được tổ chức

từ tháng 2/2013- 30/3/2013. Trong đó, Lễ chung kết và trao giải cho thí sinh ngành thiết kế thời trang đã diễn ra ngày 12/4/2013 tại Nhà hát thực hành của trường. Lần đầu tiên, Tổng Công ty CP Dệt May Hòa Thọ, thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã tham gia tài trợ cho sự kiện này.

Cuộc thi đã được hầu hết các thí sinh ngành thiết kế thời trang của trường hào hứng tham dự. Kết quả Giải Nhất thuộc về sinh viên Lương Thị Thu Thủy

với bộ sưu tập Thác nước. Hai Giải Tài năng trẻ thuộc về các thí sinh Nguyễn Thị Lan và Nguyễn Hồng Nhung.

Bà Dương Thị Thi - đại diện nhà tài trợ (Tổng Công ty CP Dệt May Hòa Thọ) cho biết, sở dĩ Dệt May Hòa Thọ tài trợ cho cuộc thi này là muốn tìm kiếm và hỗ trợ cho các tài năng trẻ ngành thiết kế thời trang. Sắp tới, Dệt May Hòa Thọ cần tăng cường đội ngũ các nhà thiết kế, và có thể từ cuộc thi này, sẽ tìm ra một gương mặt xứng đáng để phụ trách việc thiết kế cho Dệt May Hòa Thọ ở khu vực phía Bắc.

CUỘC THI “TÀI NĂNG TRẺ”

KBH

Nhận lời mời của Hiệp hội công nghiệp Môi trường Việt Nam, Tập đoàn Dệt

May Việt Nam có bài trình bày: “Tiết kiệm năng lượng - kinh nghiệm thực tiễn từ các doanh nghiệp dệt may Việt Nam” tại Hội thảo “Hệ thống quản lý năng lượng ISO 50001 và mối tương quan với các hệ thống quản lý khác trong ngành công nghiệp”.

Hội thảo do Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam và Công ty TNHH Tuvnord Việt Nam

phối hợp tổ chức nhằm giúp tổ chức/doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể về những quy định của Chính phủ về việc tiết kiệm năng lượng; kiến thức chung về hệ thống Quản lý năng lượng và mối tương quan của hệ thống này với các hệ thống quản lý khác sẵn có cho các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp, cách thức xây dựng tích hợp hệ thống quản lý năng lượng vào các hệ thống quản lý sẵn có và chia sẻ kinh nghiệm của các doanh nghiệp đã triển khai mô hình tiết

kiệm năng lượng.Bài tham

luận của Vinatex tại Hội thảo xoay quanh những nội dung về Hệ thống Quản lý Năng lượng theo Tiêu chuẩn ISO 50001:2011 và Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và

hiệu quả; cách thức xây dựng và quản lý hệ thống; cách thức tích hợp hệ thống quản lý năng lượng với các hệ thống quản lý sẵn có như ISO 9000, ISO 14000, SA8000,… và tham khảo các giải pháp tiết kiệm năng lượng đã được áp dụng thành công của một số đơn vị tham dự hội thảo.

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong những thách thức lớn đối với các tổ chức/doanh nghiệp. Thiết lập, áp dụng và duy trì Hệ thống Quản lý Năng lượng theo Tiêu chuẩn ISO 50001:2011 được coi là giải pháp hữu hiệu cho vấn đề quản lý năng lượng tại doanh nghiệp. Thông qua việc đưa ra các yêu cầu đối với một Hệ thống Quản lý Năng lượng, Tiêu chuẩn ISO 50001:2011 góp phần quan trọng trong việc sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và hiệu quả, do đó mang lại những lợi ích đáng kể cho tổ chức/doanh nghiệp.

THANH NGÂN

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG - KINH‱NGHIỆM‱THỰC‱TIỄN‱TỪ‱CÁC‱DOANH‱NGHIỆP‱DỆT‱MAY

TRƯỜNG CĐNT HÀ NỘI LẦN XI

29

Page 30: 2013, Vinatex

30

DỆT‱M

AY

Đến hẹn lại lên, Tuần lễ thời trang Việt Nam Thu-Đông 2013 đã diễn ra hồi

19h vào các ngày 18,19,20 tháng 04/2013 tại Hanoi Daewoo Hotel.

18 NTK đã giới thiệu 500 mẫu mới nhất dành cho mùa Thu Đông 2013. Gồm MAY VIỆT THẮNG: NTK Hồng Vương, Văn Hiền, Văn Khoa, Bích Hà. Và các

NTK tự do như Ngọc Hân, Hà Đăng, Thanh Thủy, Hoàng Thùy Linh, Trọng Nguyên, Vũ Việt Hà, Hà Duy, Công Khanh, Minh Minh, Cường Thịnh, Minh Hạnh, NTK Tây Ban Nha Chu La, NTK Pháp Francoise Hoffmann và sự tham gia của Thương hiệu thời trang Charming Lys.

Họ là những gương mặt đã

ĐỂ CHỐNG LẠITHỊ TRƯỜNG ẢM ĐẠM

TUẦN LỄ THỜI TRANG VIỆT NAM THU ĐÔNG 2013:

SÁNG TẠO

BỐI CẢNH SUY THOÁI KINH TẾ TOÀN CẦU

KÉO THEO SỨC MUA SUY GIẢM CỦA THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA VẪN

KHÔNG NGĂN CẢN ĐƯỢC NHỮNG KHUYNH HƯỚNG THỜI TRANG MỚI

NHẤT LẦN LƯỢT RA ĐỜI. SỰ SUY THOÁI NÀY CÀNG LÀM CHO SỨC SÁNG TẠO

CỦA CÁC NTK VN BỘC PHÁT MỘT CÁCH MẠNH MẼ ĐỂ CHỐNG LẠI

SỰ ẢM ĐẠM VÀ BUỒN CHÁN CỦA THỊ TRƯỜNG.

MAI KIỀU

Page 31: 2013, Vinatex

31

thành danh qua các kỳ Tuần lễ thời trang Việt Nam, và qua thử thách khốc liệt của thị trường. Bản thân NTK Minh Hạnh cũng phải thú nhận, rằng tuy rất mừng vì những gương mặt NTK tài năng vẫn khá đủ trong lần này, nhưng không ai có thể biết trước rằng họ có còn trụ lại được đến kỳ Tuần lễ thời trang Xuân - Hè 2014 nữa hay không. Con đường sự nghiệp của một NTK luôn đầy thách thức, cho dù lên tới đỉnh cao hôm nay nhưng rất nhanh chóng anh sẽ bị hất cẳng nếu không liên tục sáng tạo và có sức đề kháng tốt với những cơn sốt nguy hiểm hoặc những cái chết lâm sàng khó lường của thị trường.

Các NTK đã sử dụng những chất liệu mới và công nghệ hiện đại cũng như kỹ thuật thủ công truyền thống vào các BST. Những giải pháp dành cho thời trang Việt Nam được các NTK chọn lọc một cách thận trọng với nhiều nỗi lo âu, trăn trở và quyết liệt. Chính vì vậy, những BST Thu Đông 2013 sẽ tạo ra những bất ngờ với những hiệu ứng mang tính chinh phục. Ở đó, ta có thể thấy ngạc nhiên bởi những sáng tạo trong thể hiện với sự hỗ trợ của những công nghệ mới như: Kiểu cắt 3D, kỹ thuật ghép vải 3D, công nghệ wash nhuộm, tạo tầng lớp volume Carbon wash, kỹ thuật in chuyển tiếp… Chúng cực hấp dẫn thị giác, tạo ngạc nhiên cho khán giả cũng như người tiêu dùng, và sẽ được đưa ra với mức giá hợp lý cho thời kinh tế khủng hoảng. Âu đó cũng là cách để các NTK Việt Nam đề kháng với sự đi xuống của thị trường.

Sự tham gia của nhà thiết kế Pháp Francoise Hoffman - Một nghệ sĩ, một nhà thiết kế vải và thời trang đến từ Lyon Pháp mang lại sự hấp dẫn cực lớn cho Tuần lễ thời trang Việt Nam Thu-Đông

2013. Bà giới thiệu BST Thu Đông 2013 với những bức tranh sinh động được làm bằng lụa và lông cừu. Kỹ thuật truyền thống của Pháp có thể giúp cho NTK chuyển tải ý tưởng đi vào thế giới siêu thực. Những chiếc áo choàng hoàn toàn không có đường may, rất nhẹ và ấm, tính đàn hồi cao, có thể dùng cho mọi size. Lần đầu tiên chất liệu này xuất hiện ở Việt Nam, bản thân các NTK chuyên nghiệp ở VN cũng chưa được biết đến chất liệu này và họ rất quan tâm. Mỗi bộ trang phục dựng trên chất liệu vải mới này là một tác phẩm nghệ thuật thực sự, đòi hỏi trình độ rất cao của NTK.

Xin giới thiệu với bạn đọc một số hình ảnh từ những bộ sưu tập trong Tuần lễ thời trang Việt Nam Thu-Đông 2013.

Page 32: 2013, Vinatex

32

THỜI‱TRA

NG‱ỨN

G‱DỤN

G

Thời trang dành cho trẻ em hè 2013 mang nhiều màu sắc rực rỡ. Những gam đậm,

nóng bắt mắt thường được kết hợp với gam đen hoặc trắng, tạo nên vẻ tươi vui và ngộ nghĩnh cho bé yêu.

Chất liệu cotton thun tỏ ra rất năng động, thuận tiện và thoải mái cho bé khi chạy nhảy, chơi đùa. Bên cạnh đó, những thương hiệu thời trang nổi tiếng cũng dành cho bé yêu sự ưu ái khi thiết kế những mẫu váy, áo xinh xắn với kiểu trang trí dễ thương, đường nhún, diềm đăng ten hay chấm bi, vải in hoa rực rỡ…

MAIKAẢnh: Lê Minh SơnMẫu nhí: Xuka

Page 33: 2013, Vinatex

33

Page 34: 2013, Vinatex

34

THỜI‱TRA

NG‱ỨN

G‱DỤN

G

Page 35: 2013, Vinatex

35

Page 36: 2013, Vinatex

36

NHÂ

N‱VẬT

HƯƠNG GIANGỞ ngoài đời, người đẹp quê

Hải Dương lại khiến người đối diện phải ngỡ ngàng và

bị lôi cuốn bởi cách ứng xử thông minh, bản lĩnh. Cô cũng là một trong số ít hoa hậu không nổi tiếng nhờ scandal mà vươn lên bằng chính tài năng, sự nỗ lực của bản thân. Thời đi học, thành tích của Hương Giang cũng rất đáng nể, cô từng là học sinh lớp chuyên địa lý, trường trung học phổ thông chuyên Nguyễn Trãi, tỉnh Hải Dương. Năm 2005, cô thi đậu vào khoa quốc tế học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đến năm 2007, cô chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh học khoa báo chí - truyền thông tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Cô chia sẻ, từ nhỏ mình đã được thừa hưởng một môi trường giáo dục tốt.

- Thành công khi còn rất trẻ, sự nghiệp và nhiều cơ hội mở ra trước mắt, khi đó Giang suy nghĩ như thế nào? Có bao giờ bạn e ngại nếu cơ hội ập đến quá nhanh?

- Thăng rồi lại trầm, trầm rồi lại thăng, Giang luôn tâm niệm điều đó nên khi thành công tới với mình cũng không quá choáng ngợp. Có thể ngày hôm nay mọi người đang yêu quý mình, nhưng chỉ cần một hành động, lời nói sai, Giang cũng có thể mất tất cả tình cảm ấy. Giang nắm bắt những cơ hội tới với mình trong thời điểm này nhưng Giang biết mình là ai và cố gắng để không bị cuốn đi theo những hào nhoáng, xô bồ.

Hoa hậu

CÁI NẾTCÁI NẾTPHẢI‱ĐƯỢC‱RÈN‱TỪ‱NHỎPHẢI‱ĐƯỢC‱RÈN‱TỪ‱NHỎ

THỦY SETA

Page 37: 2013, Vinatex

37

- Hình ảnh và tính cách của Hương Giang có thay đổi gì nhiều sau khi nổi tiếng?

- Trước và sau khi được nhiều người biết tới, Giang vẫn giữ cuộc sống cân bằng và cố gắng để không xảy ra quá nhiều xáo trộn. Giang luôn thân thiết với những người bạn cũ, tính cách cũng không có gì thay đổi. Nếu có chút thay đổi thì đó là ở lĩnh vực công việc, Giang có nhiều cơ hội mới nên cũng bạo dạn hơn trước.

- Khi trở thành người của công chúng thì cuộc sống của bạn cũng sẽ ít nhiều bị xâm phạm, Hương Giang có bí quyết gì để bảo vệ thế giới riêng của mình?

- Khi mới bước chân vào showbiz, Giang chưa có nhiều kinh nghiệm và không nghĩ ngợi nhiều khi chia sẻ cuộc sống riêng của mình trên báo chí. Nhưng sau một thời gian, Giang nhận thấy điều đó không tốt cho bản thân và gia đình nên bây giờ Giang chỉ trả lời các câu hỏi về công việc, chia sẻ những cảm nhận trong cuộc sống.

- Sự chín chắn và khiêm nhường ở Giang thực sự là điều rất đáng quý trong showbiz, bạn nghĩ sao?

- Có lẽ là du lịch. Giang không mê shopping hay spa làm đẹp, thậm chí không thích ra tiệm gội đầu hay làm nail. Giang thích tự làm hơn. Nhưng bây giờ sắp trở thành mẹ rồi, Giang cũng hạn chế những sở thích riêng mà tập trung tìm hiểu và tham khảo những kiến thức để chăm sóc bé thật tốt. Giang cũng đang thu xếp việc ở công ty trước khi tạm nghỉ một thời gian để sinh con.

- Giang có thích thời trang hàng hiệu không? Vì sao?

- Trong tủ quần áo của Giang,

90% là hàng Việt. Một phần vì Giang là đại sứ hàng Việt, muốn kêu gọi mọi người cùng hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam thì bản thân mình phải hành động trước. Mặt khác, Giang hoàn toàn tin tưởng vào chất lượng và kiểu dáng của một số thương hiệu thời trang Việt như Tequilas, Gosto…hay các nhà thiết kế trẻ như Lê Thành Hòa, Vincent Đoàn,…để chuẩn bị cho mình trang phục khi tham dự sự kiện lớn. Chi phí cho trang phục cũng giảm bớt rất nhiều so với việc bỏ ra một số tiền lớn cho đồ hiệu. Giang nghĩ mình có thể dùng số tiền đó vào những công việc khác hợp lý hơn.

- Theo Giang, người trẻ nên dung hòa hai yếu tố truyền thống và hiện đại như thế nào để tìm ra một cách sống trọn vẹn nhất?

- Cách sống truyền thống hay hiện đại đều có ưu - nhược của nó, giống như cách sống phương Tây đang tìm về những giá trị phương Đông để hài hòa cho tâm hồn, thay vì cuộc sống công nghiệp được lập trình. Bản thân Giang cho rằng mỗi người một tính cách, nên bản thân mỗi người phải tự lựa chọn những ưu điểm của truyền thống và hiện đại, phù hợp với cách sống, cá tính của mình để dung hòa.

Cảm ơn Hương Giang về những điều bạn chia sẻ!

- Giống như tất cả những gia đình khác, ngay từ khi còn nhỏ, bố mẹ đã dạy cho chị em Giang cách đối nhân xử thế, mong con mình thành người có ích và biết cách sống đàng hoàng, tử tế. Chỉ có hơi đặc biệt một chút vì từ nhỏ Giang đã theo bố mẹ chuyển nơi ở rất nhiều lần, tính tới đại học thì Giang đã chuyển 9 trường, có trường chỉ học 3 tuần, có trường học được 1 học kỳ thì lại chuyển nhà. Lên tới lớp 7 Giang đã có thể tự cầm học bạ đi xin học rồi. Nhờ thế nên cả hai chị em Giang đều tự lập và rất dễ thích nghi với môi trường mới, thậm chí Giang còn “mê” chuyển nhà. (Cười).

- Chuyển trường nhiều như vậy nhưng học lực của Giang rất tốt, làm thế nào bạn luôn giữ được “phong độ”?

Thành tích hồi đi học của Giang cũng không tốt đến mức ấy đâu, nhưng Giang nghĩ kiến thức cơ bản vô cùng quan trọng, khi đã có cái gốc vững vàng thì mình sẽ luôn tự tin dù ở môi trường nào đi chăng nữa. Giang không cắm cúi học quá nhiều, càng không phải “mọt sách” vì đối với trẻ con, việc vui chơi cũng quan trọng không kém học tập, nhưng chơi ra chơi, học ra học, những khi nạp kiến thức vào đầu, Giang luôn tập trung cao độ.

- Hiện tại Giang đang tập trung vào công việc gì?

- Hai năm trở lại đây, Giang tập trung toàn bộ công sức, thời gian cho công ty truyền thông của riêng mình với mảng tư vấn chiến lược marketing, sự kiện và đặc biệt là talkshow IQ Tài Chính - tư vấn tài chính cá nhân. Đây là lĩnh vực hoàn toàn mới ở VN mà Giang và nhân sự trong công ty tin chắc nó sẽ phát triển rất nhanh tại VN trong 3 năm tới.

- Giang thường làm gì những lúc rảnh rỗi?

SAU NHỮNG THÀNH TÍCH NỔI BẬT TẠI CUỘC THI HOA HẬU THẾ GIỚI NĂM 2009, HƯƠNG GIANG ĐÃ TRỞ THÀNH HOA HẬU VIỆT NAM ĐẦU TIÊN NHẬN ĐƯỢC GIẢI THƯỞNG VÀ VƯƠNG MIỆN CỦA TỔ CHỨC GLOBAL BEAUTIES(*). TỪ ĐÓ ĐẾN NAY, CHƯA CÓ AI VƯỢT QUA THÀNH TÍCH CỦA HƯƠNG GIANG.

Page 38: 2013, Vinatex

TÍNH CÁCH CHỈ HUY

Từ đau ốm có lẽ khó vận vào vị tướng này. Theo lời mẹ ông, thì khi sinh ra ông đã là một đứa trẻ bụ bẫm như hòn bột, rất khỏe, hay ăn chóng lớn. Tuy sinh năm 1947, hai năm sau nạn đói khủng khiếp 1945, mà Hải Hậu (Nam Định) quê ông là vùng có nhiều người chết đói nhất, ông vẫn lớn lên khỏe mạnh với khoai sắn. Món ăn quen thuộc lúc ông còn là đứa trẻ ẵm ngửa không phải sữa bò, mà là nước cơm hòa thêm vài hạt muối. Cứ vậy mà lớn lên khỏe khoắn, cho đến năm 17 tuổi thì ông bị một trận ốm đầu tiên, đã ốm là ốm to, không thuốc thang, sốt cao đến mấy cũng chỉ được bố mẹ chườm khăn lạnh và cho uống vài vị thuốc đông y. Khỏi ốm, ông đã có một quyết định thay đổi cuộc đời, viết đơn tình nguyện đi bộ đội.

Thời bấy giờ, thanh niên vùng Hải Hậu quê ông Hiệu đa số đi lính hải quân, nhưng sự khác biệt ở ông Hiệu, có lẽ ở điểm cốt yếu này, đó là sự chủ động. Ngay từ khi mới vào đời, tính cách chủ động đã được phát huy, và chính nó tạo nên số phận đặc biệt của ông, làm nên một vị tướng lẫy lừng cho đất nước trong thời chiến. Có thể gọi đó là tính cách chỉ huy.

Nhờ tính cách chỉ huy đó, ông chủ động xin làm quân giải phóng, ra trận địa, đối diện trực tiếp với quân địch nơi trận chiếc ác liệt nhất, nhưng cũng là nơi có thể giành thắng lợi, giành lại đất đai của tổ tiên từ tay quân thù. Và

ông cũng chủ động xin đổi lại tên Nguyễn Văn Hiệu thành Nguyễn Huy Hiệu, thể hiện ước nguyện, đã đi là phải trở thành người chỉ huy, thể hiện khát khao chiến thắng và được ghi nhận. Tên là mệnh danh, với vị tướng này, việc đổi tên là sự chủ động của ông sẵn sàng ghé vai gánh vác sứ mệnh thiêng liêng khi đất nước lâm nguy.

Với khát khao làm người chỉ huy nơi chiến trận, Nguyễn Huy Hiệu đã trải một cuộc đời giông bão, và ông không lùi bước trước bất kỳ khó khăn nào. Do xuất thân trong gia đình trung nông lớp trên, ông phải chịu nhiều thử thách hơn gấp bội của tổ chức. Khó khăn và thử thách không làm ông thoái chí, trái lại càng tôi rèn cho ông bản lĩnh, ý chí vững vàng. Càng nhiều thử thách, càng tăng động lực. Nó thúc đẩy ông nỗ lực hơn người để đi đến cùng mục tiêu của mình.

SỐNG CUỘC ĐỜI RỰC RỠ

Ở tuổi 67, Thượng tướng-Viện

sỹ Nguyễn Huy Hiệu vẫn làm việc và cống hiến với năng lượng tràn đầy. Ông vẫn đang sống tiếp một cuộc đời rực rỡ. Chỉ có điều hiện nay đã là thời bình, ông hướng việc làm của mình vào những điều thiết thực cho cuộc sống với 3 mục tiêu:

- Trí tuệ và sức khỏe còn lại được cống hiến cho khoa học quân sự (hay còn gọi là nghệ thuật chiến tranh). Đây là sở trường của ông, bởi ông từng là người chỉ huy trong quân đội suốt cả đời mình, nên có nhiều kinh nghiệm, và muốn tiếp tục nghiên cứu, cống hiến những kiến thức này cho quân đội quốc gia. Ông nói vui, đây là sở trường của mình, mình sẽ cống hiến cho đến khi nào “về với Bác” thì thôi.

- Cống hiến cho môi trường. Từng trải qua chiến tranh, ông là người hiểu rõ chiến tranh đã tàn phá môi trường như thế nào. Bây giờ trong thời bình, con người vẫn tiếp tục gây hại cho môi trường, làm môi trường ô nhiễm kinh khủng. Sau chiến tranh, ông từng có 7 năm giữ vị trí Phó Chủ tịch

ÔNG LÀ NGƯỜI HAY ĐI, BẤT KỂ TUỔI TÁC, VỚI ÔNG, ĐI ĐỂ KHỎE RA. CHỮ KHOẺ HIỂU THEO NGHĨA RỘNG, KHỎE VỀ THỂ LỰC, KHỎE QUAN HỆ, KHỎE VỀ TRÍ ÓC, KHỎE VỀ KIẾN THỨC, VỀ NĂNG LỰC TƯ DUY VÀ SỰ CỐNG HIẾN…

THƯỢNG TƯỚNG - VIỆN SỸ NGUYỄN HUY HIỆU:

Sống‱một‱₫ời‱Rực rỡKBH

38

NHÂ

N‱VẬT

Page 39: 2013, Vinatex

thường trực Ủy Ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, phụ trách việc giải quyết những hậu quả chiến tranh. Phương châm “4 tại chỗ” của ông đã được triển khai, đã được viết thành sách để phục vụ công tác nghiên cứu, học tập và phát triển tiếp công tác khắc phục hậu quả chiến tranh của thế hệ sau này.

- Khi chiến tranh kết thúc, có được như ngày hôm nay, ngoài nỗ lực của bản thân, thì còn biết bao đồng đội đã ngã xuống, những người mẹ vĩnh viễn mất con vì sự nghiệp giải phóng đất nước. Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu chính là người đã khởi xướng việc xây dựng công trình tượng đài Hoài Niệm, tưởng nhớ chiến trường xưa và đồng đội. Ông coi đây là nghĩa cử, tri ân báo đáp những con người trung hiếu, hy sinh thân mình cho nền hòa bình hôm nay.

HƯỚNG THIỆN

Cứ đến mùa báo ân, vị tướng này cùng đồng đội lại tiếp tục cuộc hành quân trong thời bình trở lại chiến trường xưa, đi tìm đồng đội. Tháng nào cũng vậy, ông và vợ ông lại cùng nhau lên đường đi thăm và tri ân đồng chí, đồng đội và đồng bào. Càng đi như lại càng được trẻ, khỏe ra. Và cuộc hành quân này chưa thể nghỉ, nó sẽ còn được tiếp tục bởi những người con, cháu của ông sau này. Đau đáu trong lòng ông là việc tìm từng người con trung hiếu còn lưu lạc ở chiến trường xưa về lại với nghĩa trang quê nhà, trả lại cho những người chiến sỹ đã ra đi vì tổ quốc một nơi an lành mãi mãi, với tên tuổi được ghi nhận để đời sau được báo ân. Ông thúc đẩy việc này bởi còn muốn những người thân của họ được hưởng chế độ đãi ngộ thỏa đáng của Nhà nước khi những chiến sỹ mất tích trong chiến tranh đã được “danh chính ngôn thuận”. Việc làm này của ông, cũng nhắc nhở các thế hệ sau này và mọi người tiếp tục truyền thống “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc. Với ông bây giờ, “hướng thiện” là từ quan trọng nhất, để ông xoay mọi việc của

phần đời phía trước theo trục của nó. Điều đó không chỉ nằm trong ý nghĩ, với vị tướng này, nó là hành động, và không chỉ có thế, ông luôn lôi cuốn được đông đảo mọi người cùng hành động.

Với mục tiêu thứ hai của phần đời phía trước, ông còn làm với niềm say mê từ sự thôi thúc tự thân. Ông Hiệu vốn thích trồng cây từ hồi còn nhỏ sống với bố mẹ ở vùng quê Hải Hậu, một vùng quê văn hóa của đồng bằng sông Hồng. Không khí văn hóa đặc biệt ấy tích tụ qua nhiều đời, ngấm trong máu những người con Hải Hậu. Bên ông dù ở đâu, khi nào cũng có cây và hoa. Ông nhớ lại thời còn chiến tranh, ở trong rừng, dù bom rơi đạn nổ, nhưng những đóa phong lan vẫn bên người lính, lặng lẽ tỏa hương. Và khi những đồng đội hy sinh, trên mộ họ ông cũng đặt những cánh lan rừng bị pháo địch bắn rụng xuống. Thời bình, trong vườn, trong nhà ông rất nhiều cây cảnh, đặc biệt là có tới trăm loài lan, nhiều tới nỗi ông không thể nhớ hết tên, nhưng chúng luôn cho hoa, khoe sắc bởi người chủ luôn tự tay chăm tưới. Ông cũng truyền niềm vui này cho nhiều người, và đi tới đâu, ông sẽ vận động trồng cây, hoặc tự tay ông trồng cây tặng họ, đem màu xanh của lá, sắc thắm của hoa

làm dịu lòng người. Bởi hơn ai hết, từng trải qua những năm tháng ác liệt của chiến tranh, khi những vạt rừng quằn quại trong lửa bom, ông thấu hiểu sâu sắc nỗi đau và sự tàn hại khốc liệt môi trường; nếu trong thời bình, môi trường vẫn tiếp tục bị đầu độc, tàn phá, thì đó là một tội lỗi lớn, làm ảnh hưởng môi sinh và giống nòi. Bởi thế, từng ngày ông tích cực hành động để thay đổi hành vi, thay đổi nhận thức cho mọi người.

Và tôi tin, với ý chí “hướng thiện” của vị tướng này, những vùng đất ông đi qua, sẽ trở nên tươi tốt, đẹp đẽ hơn, và những con người ông gặp, sau những băn khoăn trăn trở, cũng sẽ sống khỏe hơn, tràn đầy năng lượng, sống có ích hơn.

BÍ QUYẾT CỦA VỊ TƯỚNG:1- Luôn chủ động làm

những gì mình muốn và đi đến cùng mục tiêu. Không bao giờ chờ đợi người khác làm cho mình điều mình muốn.

2- Đi càng nhiều, càng khỏe ra.

3- Tâm niệm, lời nói và hành động thống nhất sẽ giúp tinh thần thư thái, khỏe khoắn.

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu và Đại tướng Võ Nguyên Giáp

39

Page 40: 2013, Vinatex

Hơn 20 năm trước, trong cuốn sổ tay của tôi, người bạn thuở học trò đã chép tặng lời

ca khúc Hoa sữa. Sau này khi nghe giai điệu bài hát, cùng với những kỷ niệm tuổi thiếu thời, tên nhạc sĩ Hồng Đăng trở thành một điều gì đó thật thân quen với tôi. Hoa sữa cũng mang đến trong tôi những hình dung thật êm đềm về những con phố thoảng hương nồng nàn, một khung trời bình yên của tình yêu đôi lứa. Nó thúc giục tôi quyết học hành, để được ra thủ đô, lúc ấy chỉ nghĩ là để được đi dưới những con đường dịu dàng hương hoa sữa.

Cũng thật lâu sau này tôi mới biết, không chỉ có tôi và những người bạn học trò thuở ấy bị ám ảnh bởi những hình dung mà giai điệu bài hát “vẽ” ra. Rất nhiều người vì nghe bài hát, mà đổ xô đi tìm cây hoa sữa, rồi trồng cây hoa sữa. Hoa sữa được nhân giống không chỉ dày đặc ở các con phố Hà Nội, mà còn đến tận các tỉnh xa xôi miền trung, miền nam... Nhiều người, vì không chịu nổi mùi nồng gắt của hoa, viết thư kiện người nhạc sĩ! Ai biết, hoa sữa chỉ nồng nàn quyến rũ khi thưa thớt thoang thoảng, đâu đó trên cao.

Giai thoại chung quanh bài hát lẫn lộn thực hư... Dẫu vậy, giai điệu bài hát Hoa sữa vẫn ngọt ngào trong lòng công chúng. Và hoa sữa vẫn là một biểu tượng nên thơ của Hà Nội.

Đã có hàng trăm bài báo viết về ông. Nhiều người biết ông, không

chỉ vì Hoa sữa, mà còn nhiều ca khúc khác, như Biển hát chiều nay, Lênh đênh... Hơn thế, sẽ thật bất ngờ khi biết, “gia tài” ông có đến hơn 1.000 tác phẩm âm nhạc, gồm cả ca khúc, giao hưởng, hợp xướng, thanh xướng kịch, nhạc phim. Phần lớn trong số đó chưa hề được đến với công chúng âm nhạc. Tính đến năm 2003, ông đã có hơn 900 tác phẩm, chỉ riêng nhạc phim đã có hơn 70. Hỏi ông, chiếm phần nào trong số đó, là những tác phẩm viết về Hà Nội? Ông có vẻ hơi bối rối. Viết về đâu đó về cái gì đó, hình như chưa bao giờ là chủ tâm của nhạc sĩ. Hoa sữa ban đầu là một ca khúc viết theo đặt hàng cho bộ phim “Hà Nội mùa chim làm tổ” của đạo diễn Đức Hoàn. Không có một từ nào trong đó nhắc địa danh Hà Nội. Rồi sau đó nữa, Kỷ niệm thành phố tuổi thơ - những giai điệu tươi trẻ, lời ca hồn nhiên xao xuyến “tiếng ve đu cành sấu, tiếng ve náu cành me...” cũng không hề kêu lên Hà Nội. Các tác phẩm khí nhạc sau này, như Sông Hồng ngàn năm reo hát... theo ông, nếu có dàn dựng, cũng chỉ có thể cảm nhận, một cái “duyên” Hà Nội, rất dịu dàng, tinh tế. Âm nhạc, cũng như nhiều lĩnh vực văn học nghệ thuật khác, không thể nói chăm chăm là “tôi viết về Hà Nội”. Cái không khí, cái tinh thần Hà Nội, tự nhiên như thế, nhẹ nhàng như thế, truyền từ nhạc phẩm đến tâm hồn người nghe, chẳng phải

cứ hô hào đao to búa lớn. Ông nói rằng có được một vài tác phẩm đứng lại được với đời, đã là may mắn. Và hóm hỉnh, ông thú nhận, mình chỉ là kẻ “rong chơi quanh ngày suốt tháng”. “Rong chơi” như ông, thật sự đầy đủ nghĩa của từ đó, khi không những có trong tay gia tài âm nhạc đồ sộ như thế, ông còn từng là người giữ nhiều trọng trách trong lĩnh vực văn hóa, đặc biệt là âm nhạc. Và cho đến tận bây giờ, khi đã nghỉ hưu, ông cũng dường như không khi nào ngưng nghỉ. May mắn như ông, thật sự là có nguyên cớ từ sâu xa. Ông vốn sinh ra trong một gia đình nho giáo. Từ nhỏ đã được giáo dục theo Nho học, lớn lên là Tây học và

đi theo kháng chiến. Cụ thân sinh của ông - Phan Đăng Tài, thông thạo tới bảy ngoại ngữ, từng là cán bộ Báo Nhân Dân thời kỳ đầu. Với bút danh Phan Hồng Sơn, cụ từng là dịch giả của nhiều tác phẩm văn học kinh điển, trong đó nổi bật là tác phẩm của E-ren-bua...

Trong phòng khách ngôi nhà chênh vênh triền dốc ở bên kia bờ đê sông Hồng, ngày cuối thu, bây giờ, ngồi ngắm ông nhẹ nhàng lịch lãm giữa bao nhiêu sắc màu thêu dệt chung quanh, tôi bỗng chợt nhớ đến câu nói của một người, rằng sống ở Hà Nội thì nhiều, nhưng để trở thành người Hà Nội thì hiếm lắm. Hơn nửa thế kỷ sống ở thành phố này, đã có người gọi ông là “một người Hà Nội lịch lãm”.

Bây giờ khi nghĩ về Hà Nội, người ta nhớ đến Hoa sữa của ông, đến Kỷ niệm thành phố tuổi thơ. Đôi khi, ngồi hát lên những giai điệu ấy, thấy nhuốm vẻ u hoài nuối tiếc...

CÓ MỘT HÀ NỘI NỒNG NÀN Ộ Ộtrong nhạc HỒNG ĐĂNG!

QUÊ HƯƠNG

40

NHÂ

N‱VẬT

Page 41: 2013, Vinatex

Ở nhà, con mình quen được ông bà, bố mẹ chiều chuộng, dễ dàng đạt được

cái chúng muốn. Nếu bị từ chối, chúng chỉ cần khóc, dỗi cơm, giãy đành đạch là “xong phim”. Người lớn trong nhà vì không muốn nghe tiếng ỉ ôi, nên dù biết con đòi cái này là sai, vẫn tắc lưỡi gật cho xong để còn được yên tĩnh nghỉ ngơi hoặc nghĩ việc khác. Chúng ta không chịu khó bỏ ra 5 phút, thậm chí là 10 hay 15 phút chỉ để kiên nhẫn giải thích cho con hiểu đúng, sai.

Nhưng cách dạy con như thế sẽ làm đứa trẻ yếu đuối và thiếu nghị lực. Bé Tin, 6 tuổi, khi đi thi Đồ Rê Mí bị thua đã khóc ngon lành trên sân khấu. Bé Mít, lên 8 tuổi, tham gia lớp học múa, múa chưa đẹp, chưa được cô giáo khen như bạn bên cạnh, thế là hôm sau không muốn đi học nữa. Hai ví dụ mình vừa kể chỉ là những thất bại nho nhỏ.

Tại trường ĐH Toronto, một trường ĐH uy tín của Cannada, thỉnh thoảng vẫn có sinh viên tự tử vì không chịu nổi sức ép học hành, khi điểm số nhiều kỳ liên tiếp tụt giảm. Những sinh viên này thời còn học Trung học phổ thông, điểm số rất cao, vì thế khi vào ĐH, học quá khó và điểm số tồi tệ, cố gắng rồi vẫn thất bại, không đủ bản lĩnh chịu được thất bại nặng nề đó, đã tìm đến cái chết.

Như vậy có thể thấy, lâu nay chúng mình quen việc đưa con đến các lớp học thêm, tìm thày giỏi, với mong muốn con đỗ đạt cao, làm ông nọ bà kia cho mát mặt, nhưng mấy ai nghĩ tới việc rèn cho con nghị lực chịu đựng thất bại. Chúng ta tự quyết định chọn trường chọn nghề cho con, rồi khi con thi không đạt thì bố mẹ đau khổ. Trong khi đó, một người cha từng khuyến khích con tự chọn nghề như thế này. Con hãy chọn đúng nghề gì con muốn.

Nếu con đam mê nghề Y, hãy theo đuổi nó. Chọn nghề cũng như đánh bạc. Nếu con không thử dấn thân, con sẽ không bao giờ biết được mình sẽ thành công hay thất bại. Hãy dấn thân và không hối tiếc!

Nhớ lại hồi nhỏ, khi mình mấy mươi lần vào buồng mẹ xin tiền đi mua báo không được, mình đã nung nấu ý định tìm việc làm kiếm tiền để mua báo, mua truyện. Một đứa trẻ lên 9 có thể làm gì để tự kiếm ra tiền, mình nhặt mo nang, xác ve sầu, ve chai v,v… sau này là sinh viên thì dạy thêm tiếng Anh, dịch thuật, viết báo để có thu nhập mà không phụ thuộc bố mẹ. Sau đó chính mẹ mình bảo, con bé này không phải lo cho nó, vứt vào chỗ nào nó cũng sống được.

Hôm trước, gặp lại bạn Loan, nó buồn buồn hỏi mình xem có giúp nó tìm được việc gì làm không. 40 tuổi rồi nhưng Loan không lấy chồng, không con, vẫn ở nhà sống nhờ vào khoản lương hưu của mẹ già và khoản lợi tức cho thuê 3 tầng nhà, mỗi tầng 2 triệu đồng. Xưa kia, tốt nghiệp ĐH đứa nào trong lớp cũng cuồng lên đi tìm việc làm,

riêng Loan ung dung bảo, tao chả việc gì phải vội, vì bố mẹ Loan có cái nhà cho thuê, lúc nào cũng có tiền mà không phải làm gì.

Mình giới thiệu được một việc cho bạn, bạn làm chưa được một tuần đã tự động nghỉ, vì không chịu nổi áp lực, những khó khăn liên tiếp vấp phải trong công việc. Lâu quá rồi Loan không tiếp xúc với bên ngoài, nên mọi kiến thức rơi rụng, mọi kỹ năng đều “về mo” giờ bắt đầu lại quá vất vả, mà bạn thì không chịu nổi cảm giác bị từ chối, bị trách mắng khi không hoàn thành đúng nhiệm vụ. Loan ân hận vì thấy mẹ già yếu bệnh tật, chẳng sống được bao lâu nữa mà mình thì vẫn quẩn quanh ăn bám mẹ, cô quyết đi làm, mà rồi sự thể lại ra nỗi ấy!

Ngay từ đầu, mình cần dạy con khả năng chịu đựng thất bại, khả năng biết nghe lời từ chối từ chính người thân. Chỉ là một từ chối cho một đòi hỏi nhõng nhẽo, nhỏ thôi nhưng là một viên gạch, xây nền tảng bản lĩnh chịu đựng thử thách của con sau này.

CHẤP NHẬN THẤT BẠI -

phải rènĐAN LEN

41

Page 42: 2013, Vinatex

42

NHÂ

N‱VẬT

Page 43: 2013, Vinatex

43

Page 44: 2013, Vinatex

44

NHÂ

N‱VẬT

Page 45: 2013, Vinatex

45

Page 46: 2013, Vinatex

46

NHÂ

N‱VẬT

Page 47: 2013, Vinatex

47

Page 48: 2013, Vinatex

THỜ

I TRA

NG

NG

SỞ

NA

M C

AO

CẤ

P

48

THƯƠNG‱HIỆU

Page 49: 2013, Vinatex

MERRIMAN, THƯƠNG HIỆU THỜI TRANG CÔNG SỞ NAM CAO CẤP CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÒA THỌ TUY MỚI “RA ĐỜI” ĐƯỢC HAI NĂM, NHƯNG ĐÃ SỚM ĐƯỢC CÁNH NAM GIỚI VIỆT YÊU THÍCH, TIN DÙNG GIỮA MỘT THỊ TRƯỜNG THỜI TRANG NAM CÔNG SỞ ĐÃ KHÁ ĐÔNG ĐÚC VÀ CÓ MẶT NHỮNG ÔNG LỚN ĐÌNH ĐÁM. VẬY LÀM THẾ NÀO MÀ MAY HÒA THỌ CÓ THỂ ĐẨY THƯƠNG HIỆU MERRIMAN TIẾN NHANH ĐẾN VẬY?

LỢI THẾ TỪ HÌNH ẢNH NGƯỜI ĐÀN ÔNG VUI VẺ, HẠNH PHÚC VÀ THÀNH ĐẠT

Thương hiệu thời trang công sở nam cao cấp Merriman của Tổng Công ty Cổ Phần Dệt May Hòa Thọ chính thức ra mắt công chúng yêu mến thời trang vào tháng 12 năm 2011.

Khởi nguồn từ dòng họ cổ điển và phổ biến nước Anh, thương hiệu sản phẩm công sở nam cao cấp Merriman thể hiện hình ảnh người đàn ông vui vẻ, hạnh phúc và thành đạt. Với những tính năng vượt trội và khác biệt trong phong cách thiết kế, sản phẩm thời trang Merriman giúp khách hàng trải nghiệm ở cả môi trường công sở và môi trường sinh hoạt khác về tính tiện dụng cao. Sản phẩm được thiết kế theo phong cách “bán cổ điển”, đặc biệt quan tâm đến chất liệu vải cotton với công nghệ hoàn tất chống nhăn hiện đại nhất giúp khách hàng cảm nhận phong cách thời trang thể hiện bản sắc và cá tính riêng.

Khác biệt hóa đóng vai trò quan trọng để tạo dấu ấn cho thương hiệu và là nền tảng của lợi thế cạnh tranh. Khác biệt lớn nhất của thương hiệu Merriman là sản phẩm quần tây lưng tangdor. Khắc phục nhược điểm của quần lưng cố

định, quần lưng tangdor tạo cảm giác thoải mái và tự tin cho những khách có vòng lưng ngoài kích thước chuẩn.

SÁNG TẠO TRONG DỊCH VỤ

Bên cạnh đó, thương hiệu Merriman luôn xem trọng chất lượng dịch vụ và không ngừng cải thiện để mang lại những giá trị tốt nhất cho khách hàng. Merriman luôn đào tạo để nâng cao nhận thức cho đội ngũ nhân viên về kiến thức thương hiệu, sản phẩm, thái độ phục vụ… và một khi đạt được sự am hiểu nhất định thì nhân viên sẽ sáng tạo hơn trong quá trình bán hàng và phục vụ khách hàng. Merriman đảm bảo sản phẩm đến với khách hàng trong tình trạng tốt nhất, đồng thời luôn thực hiện lấy ý kiến thăm dò khách hàng về mức độ hài lòng đối với sản phẩm và dịch vụ để không ngừng cải tiến chất lượng cũng như các chương trình tri ân dành cho khách hàng. Với 5 tiêu chuẩn vàng mà công ty đặt ra như cung cấp sản phẩm và dịch vụ đáng tin cậy, đáp ứng nhiệt tình nhu cầu khách hàng, thành thạo về tư vấn thời trang, luôn đồng cảm với khách hàng và trân trọng cảm ơn khách hàng thì Merriman không chỉ đảm bảo chữ “tín”, làm hài lòng khách hàng mà còn thể hiện sự vượt trội so với đối thủ.

NỖ LỰC TRUYỀN THÔNG

Để xây dựng và chiếm lĩnh lòng tin đối với khách hàng, bên cạnh việc cung cấp sản phẩm thời trang đúng xu hướng, gia tăng giá trị vượt trội về dịch vụ thì Merriman đã truyền tải những lợi thế khác biệt so với các nhãn hàng khác qua các phương tiện truyền thông, giới thiệu trực tiếp đến khách hàng tiềm năng, các chương trình khuyến mãi và xúc tiến bán hàng, tổ chức các sự kiện, tham gia tài trợ, hội chợ triển lãm…

Bằng những nỗ lực không ngừng, trong năm qua Merriman đã tập trung phát triển hệ thống

phân phối, ban đầu từ miền Trung, sau đó tiến dần ra thị trường miền Bắc, tiến tới thị trường miền Nam. Hiện Merriman đã phát triển được 12 điểm bán ở khắp các tỉnh thành với hình ảnh thương hiệu nhất quán và chuyên nghiệp đã giúp gia tăng nhận biết thương hiệu tốt đến khách hàng mục tiêu. Với những kết quả đạt được trong năm qua, Merriman đã thực sự mang lại lợi ích thiết thực cho khách hàng và khẳng định vị thế thương hiệu trong ngành thời trang Việt Nam, đồng thời góp phần tích cực trong cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”.

HOÀNG LAN

49

Page 50: 2013, Vinatex

CẢ

M N

HẬN

SỰ

TINH

TẾ

50

THỜI‱TRA

NG‱ỨN

G‱DỤN

G

Page 51: 2013, Vinatex

51

Page 52: 2013, Vinatex

Thương hiệu Merriman xuất phát từ dòng họ gia đình cổ điển phổ biến nước Anh, thể hiện hình ảnh người đàn ông vui vẻ, hạnh phúc và

thành đạt. Với những tính năng và khác biệt trong phong cách thiết kế, màu sắc phối hợp hài hòa, chất liệu nguyên phụ liệu hoàn hảo và sự trau chuốt đến từng đường kim mũi chỉ, sản phẩm Merriman của Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ sẽ giúp bạn ghi dấu cá tính một cách khéo léo, nổi bật nhưng vẫn phù hợp với mội trường xung quanh.

Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ mong muốn thương hiệu Merriman tiên phong xác lập những chuẩn mực mới cho thời trang công sở, biểu tượng cho lối sống thoải mái, luôn đổi mới để thành công trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Trang phục Merriman mang đến cho đàn ông Việt sự trải nghiệm mới lạ, đa dạng và thực sự hoàn hảo.

CẢM NHẬN SỰ TINH TẾMAI KHANH

52

THỜI‱TRA

NG‱ỨN

G‱DỤN

G

Page 53: 2013, Vinatex

53

Page 54: 2013, Vinatex

Bên lề diễn đàn CEO chủ đề “Quản trị khủng hoảng” diễn ra chiều 15/3 tại Hà

Nội (do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức nhân Liên hoan các doanh nghiệp Rồng Vàng và Thương hiệu mạnh 2012), Tổng Công ty May Nhà Bè (NBC) đã giới thiệu với các doanh nhân và quan khách bộ sưu tập thời trang mang tên “Hồi sinh” dành cho mùa Thu-Đông 2013 với đa dạng thể loại mẫu mã dành cho các dịp xuất hiện khác nhau.

Đó là những bộ trang phục nam-nữ dành cho nơi công sở, khi dạo chơi, tới những bộ đồ sang trọng và lộng lẫy cho nơi dạ tiệc. Gam màu thanh lịch như xanh cô-ban, ghi, đen-trắng… được sử dụng khéo léo để tôn dáng nét mềm mại cho phái nữ, và nét lịch thiệp, khỏe khoắn cho phái mạnh.

HồiSinhSinhMAI KIỀU

Ảnh: DRAGON FLY

54

BỘ‱SƯU‱TẬ

P‱MỚI

Page 55: 2013, Vinatex

55

Page 56: 2013, Vinatex

Mattana (một thương hiệu của NBC) là dòng thời trang tiện dụng và sang trọng, hướng tới giới công sở, doanh nhân và hiện là dòng thời trang đã đi vào tâm thức người tiêu dùng Việt. Chương trình này cũng là một trong những bước đi của NBC nhằm chủ động tiếp cận giới doanh nhân.

HồiSinhSinh

56

BỘ‱SƯU‱TẬ

P‱MỚI

Page 57: 2013, Vinatex

57

Page 58: 2013, Vinatex

Dù mới chớm hè nhưng thị trường thời trang nói chung, thời trang công sở

nói riêng đã hoàn thành “cuộc cách mạng” thay đổi phong cách. Nếu như năm ngoái, trang phục công sở cố gắng gò mình trong sự nghiêm ngắn, lịch sự thì năm nay, mọi quy luật đã bị “thổi bay” bởi những ý tưởng phóng khoáng của các nhà thiết kế.

Bộ sưu tập (BST) mới nhất của thương hiệu Yoshino là đại diện tiêu biểu cho xu hướng phóng khoáng của thời trang công sở mùa hè 2013. Bỏ qua những định kiến về trang phục công sở, những chiếc áo sơ mi, những chiếc juyp ôm hay đầm liền đều trở nên duyên dáng và mềm mại đến ngỡ ngàng nhờ chi tiết “nhấn nhá” lạ mắt.

Những xu hướng mới nhất cũng được đưa vào bộ sưu tập một cách sáng tạo như đính hạt kim loại lên cổ áo hoặc bất kỳ đường may đáp nào cũng có sự xuất hiện của đinh tán. Bên cạnh đó cũng phải kể đến sự kết hợp ăn ý giữa các loại chất liệu như ren với voan. Không chỉ chú ý đến những mảng lớn, BST này còn “chăm chút” rất kỹ cho những chi tiết nhỏ như: đường viền bên nẹp áo, viền quanh cổ áo và tay áo.

Ngoài 2 màu bất hủ là đen và trắng, gam đỏ đậm và xanh bạc hà cũng thể hiện vai trò “nhạc trưởng” của mình trong hầu hết các bộ trang phục công sở dành cho mùa hè năm nay.

XU‱HƯỚNGLÂM TÙNG

58

BỘ‱SƯU‱TẬ

P‱MỚI

Page 59: 2013, Vinatex

59

Page 60: 2013, Vinatex

PHUKET VIỆT NAM PHUKET VIỆT NAM

Cửa Lò nằm trên bờ biển Cửa Lò nằm trên bờ biển Đông được ôm gọn bởi hai cửa Đông được ôm gọn bởi hai cửa biển: Cửa Lò ở phía Bắc và Cửa Hội biển: Cửa Lò ở phía Bắc và Cửa Hội ở phía Nam. Bãi tắm Cửa Lò dài ở phía Nam. Bãi tắm Cửa Lò dài đến 10km có độ dốc thoai thoải, đến 10km có độ dốc thoai thoải, cát trắng phau, mịn màng được cát trắng phau, mịn màng được viền bởi những rặng phi lao xanh viền bởi những rặng phi lao xanh tươi. Biển Cửa Lò trong xanh suốt tươi. Biển Cửa Lò trong xanh suốt đáy và có độ mặn cao. Đây là một đáy và có độ mặn cao. Đây là một trong những nơi nghỉ mát có bãi trong những nơi nghỉ mát có bãi tắm lý tưởng nhất ở nước ta. Chính tắm lý tưởng nhất ở nước ta. Chính vì vậy vào những năm 1907, người vì vậy vào những năm 1907, người Pháp đã nhận ra nơi đây là vùng Pháp đã nhận ra nơi đây là vùng biển đẹp và thích hợp cho việc an biển đẹp và thích hợp cho việc an dưỡng nên họ đã xây nhiều biệt thự dưỡng nên họ đã xây nhiều biệt thự để phục vụ cho các quan chức thực để phục vụ cho các quan chức thực dân.dân.

Không có những doi biển Không có những doi biển trắng mịn như Nha Trang hay Phan trắng mịn như Nha Trang hay Phan Thiết nhưng bãi biển Cửa Lò luôn Thiết nhưng bãi biển Cửa Lò luôn được ví như một Phuket của Việt được ví như một Phuket của Việt Nam bởi không khí du lịch rất sầm Nam bởi không khí du lịch rất sầm uất vào những ngày cuối tuần trong uất vào những ngày cuối tuần trong mùa hè.mùa hè.

Bãi tắm Cửa Lò dài trên chục Bãi tắm Cửa Lò dài trên chục km, có độ dốc thoai thoải cát mịn, km, có độ dốc thoai thoải cát mịn, nước trong và sạch, không pha lẫn nước trong và sạch, không pha lẫn bùn như một số bãi biển khác. Phía bùn như một số bãi biển khác. Phía trên bãi biển còn có nhiều khu lâm trên bãi biển còn có nhiều khu lâm viên rộng với những rặng phi lao, viên rộng với những rặng phi lao, rặng dừa xanh tốt. Nước biển ở đây rặng dừa xanh tốt. Nước biển ở đây có độ mặn rất cao. Vì thế Cửa Lò là có độ mặn rất cao. Vì thế Cửa Lò là một trong những bãi tắm lý tưởng ở một trong những bãi tắm lý tưởng ở Việt Nam. Việt Nam.

Về phía Bắc, sát Cửa Lò có Về phía Bắc, sát Cửa Lò có

đảo Lan Châu, dưới chân núi còn đảo Lan Châu, dưới chân núi còn về phía Đông Nam có nhiều tảng về phía Đông Nam có nhiều tảng đá lớn, hình thù kỳ lạ, có tảng trông đá lớn, hình thù kỳ lạ, có tảng trông tựa hình người ngồi, có tảng được tựa hình người ngồi, có tảng được gọi là ông Đùng, có tảng được gọi gọi là ông Đùng, có tảng được gọi là thần hình Thiết Hán. Cách bờ là thần hình Thiết Hán. Cách bờ biển 4km chính là đảo Song Ngư biển 4km chính là đảo Song Ngư nó như hai con cá khổng lồ che nó như hai con cá khổng lồ che chắn bão to, gió lớn cho Cửa Hội. chắn bão to, gió lớn cho Cửa Hội. Xa xa, ngoài khơi chừng 20km là Xa xa, ngoài khơi chừng 20km là núi Quỳnh Nhai gồm hòn lớn và núi Quỳnh Nhai gồm hòn lớn và hòn con nối với nhau, từ đất liền hòn con nối với nhau, từ đất liền nhìn ra trông như cặp mắt, người nhìn ra trông như cặp mắt, người dân thường gọi đó là Đảo Mắt. dân thường gọi đó là Đảo Mắt.

Cửa Lò rất rộng và dài, là một Cửa Lò rất rộng và dài, là một trong những bãi tắm đẹp. Sông Lam trong những bãi tắm đẹp. Sông Lam đổ ra Cửa Hội, dòng chảy mạnh ra đổ ra Cửa Hội, dòng chảy mạnh ra biển Đông theo hải lưu hướng về biển Đông theo hải lưu hướng về phía nam mang theo bao phù sa để phía nam mang theo bao phù sa để biển Cửa Lò quanh năm trong xanh, biển Cửa Lò quanh năm trong xanh, nước biển trong vắt nhìn thấy cát. nước biển trong vắt nhìn thấy cát. Nước biển Cửa Lò không “mặn tê Nước biển Cửa Lò không “mặn tê tái” mà vừa phải. Mùa hè, cũng là tái” mà vừa phải. Mùa hè, cũng là lúc gió tây nam vượt Trường Sơn đổ lúc gió tây nam vượt Trường Sơn đổ về. Buổi sáng gió tây nam đìu hiu về. Buổi sáng gió tây nam đìu hiu ru sóng biển dập dìu. Chiều muộn, ru sóng biển dập dìu. Chiều muộn, trước khi hoàng hôn buông xuống trước khi hoàng hôn buông xuống thì cũng là lúc gió tây ngừng thổi thì cũng là lúc gió tây ngừng thổi nhường chỗ cho gió nồm. Trong nhường chỗ cho gió nồm. Trong một ngày, Cửa Lò đón hai luồng gió, một ngày, Cửa Lò đón hai luồng gió, với hai cảm giác khác nhau.với hai cảm giác khác nhau.

Từ Cửa Lò, theo đường nhựa Từ Cửa Lò, theo đường nhựa đi về phía Tây độ 2km sẽ gặp di đi về phía Tây độ 2km sẽ gặp di tích lịch sử, có kiến trúc thật độc tích lịch sử, có kiến trúc thật độc đáo được xếp hạng di tích quốc đáo được xếp hạng di tích quốc gia. Đó là đền thờ Thái sư Cương gia. Đó là đền thờ Thái sư Cương quốc công Nguyễn Xí, một tướng quốc công Nguyễn Xí, một tướng

lãnh tài ba của Bình Định vương lãnh tài ba của Bình Định vương Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Phía hữu ngạn sông Cửa Lò, Sơn. Phía hữu ngạn sông Cửa Lò, cách bờ chừng 500m có ngôi đền cách bờ chừng 500m có ngôi đền thờ Thái úy Nguyễn Sư Hồi, con trai thờ Thái úy Nguyễn Sư Hồi, con trai trưởng của Nguyễn Xí, người đã có trưởng của Nguyễn Xí, người đã có công khai phá và sáng lập nên các công khai phá và sáng lập nên các làng Vạn Lộc và Tân Lộc. Về sau, làng Vạn Lộc và Tân Lộc. Về sau, Nguyễn Sư Hồi làm đến chức Trấn Nguyễn Sư Hồi làm đến chức Trấn thủ thập nhị hải môn cai quản 12 thủ thập nhị hải môn cai quản 12 cửa biển từ Sầm Sơn (Thanh Hóa) cửa biển từ Sầm Sơn (Thanh Hóa) vào đến Cửa Tùng (Quảng Trị).vào đến Cửa Tùng (Quảng Trị).

BIỂN…VÀ NGƯ DÂNBIỂN…VÀ NGƯ DÂN

Trên bãi biển bạn có thể Trên bãi biển bạn có thể dạo chơi, nghỉ ngơi, thư giãn. Với dạo chơi, nghỉ ngơi, thư giãn. Với phong cảnh đẹp, trời và nước xanh phong cảnh đẹp, trời và nước xanh trong, bãi biển cát vàng trắng xoá, trong, bãi biển cát vàng trắng xoá, sóng bạc đầu rì rào ngày đêm, làn sóng bạc đầu rì rào ngày đêm, làn gió thoảng từ biển thực sự đem lại gió thoảng từ biển thực sự đem lại cho bạn cảm giác khoan khoái của cho bạn cảm giác khoan khoái của sự nghỉ ngơi. sự nghỉ ngơi.

Hệ thống khách sạn nhà nghỉ vài Hệ thống khách sạn nhà nghỉ vài năm gần đây ở hai bên đường dẫn năm gần đây ở hai bên đường dẫn ra biển Cửa Lò mọc lên san sát. Cửa ra biển Cửa Lò mọc lên san sát. Cửa Lò được nằm biệt lập với Vinh bởi Lò được nằm biệt lập với Vinh bởi những cánh đồng vắng lặng hai những cánh đồng vắng lặng hai bên đoạn đường dài 18km từ thành bên đoạn đường dài 18km từ thành phố ra biển. phố ra biển.

Chiều cuối tuần, khách đổ về Chiều cuối tuần, khách đổ về Cửa Lò rất đông, ngạc nhiên hơn Cửa Lò rất đông, ngạc nhiên hơn khi ta thấy những đoàn người ai khi ta thấy những đoàn người ai nấy đều xắn quần ngang gối và lội nấy đều xắn quần ngang gối và lội sóng như một thú vui khi đến bãi sóng như một thú vui khi đến bãi biển này. Sóng không đủ lớn để…biển này. Sóng không đủ lớn để…

KHÔNG DUYÊN DÁNG NHƯ NHỮNG BÃI BIỂN VÙNG DUYÊN HẢI Ở NAM TRUNG BỘ, CỬA LÒ - NƠI DÒNG SÔNG LAM ÊM ĐỀM HOÀ VÀO BIỂN - MANG MỘT DẤU ẤN RIÊNG KHIẾN NGƯỜI TA NGHĨ: ĐẾN ĐÂY CHỈ ĐỂ NGẮM NHÌN THÔI THÌ CHÁN LẮM, MÀ PHẢI VỌC BIỂN, CHẠM VÀO BIỂN VÀ… ĂN HẢI SẢN!

Chiều xuống, níu đêm về...

CỬA‱LÒ‱

LEVAN

60

VĂN‱HÓ

A

Page 61: 2013, Vinatex

“tốc quần”, cũng không đủ nhỏ để “tốc quần”, cũng không đủ nhỏ để dịch ra xa hơn. dịch ra xa hơn.

Bãi cát dài hơn 10 cây số bắt Bãi cát dài hơn 10 cây số bắt đầu hừng lên màu của hoàng hôn. đầu hừng lên màu của hoàng hôn. Cái màu đỏ thẫm của nắng treo Cái màu đỏ thẫm của nắng treo trên đầu những ngọn sóng rồi theo trên đầu những ngọn sóng rồi theo từng đợt gió hắt lên một bãi ghềnh từng đợt gió hắt lên một bãi ghềnh đá vào cuối bãi. đá vào cuối bãi.

Trong ánh hoàng hôn, có thể Trong ánh hoàng hôn, có thể thấy nhiều thuyền thúng, thuyền thấy nhiều thuyền thúng, thuyền chài chuẩn bị ra khơi. Những ngư chài chuẩn bị ra khơi. Những ngư dân chất phác “ăn sóng, nói gió” và dân chất phác “ăn sóng, nói gió” và những câu chuyện phiếm xứ Nghệ những câu chuyện phiếm xứ Nghệ sẽ không phụ lòng khách phương sẽ không phụ lòng khách phương xa biết đến làm quen, bắt chuyện. xa biết đến làm quen, bắt chuyện.

Trên ghềnh đá, còn có một Trên ghềnh đá, còn có một quán cà phê nhỏ. Đây cũng là nơi quán cà phê nhỏ. Đây cũng là nơi có thể vừa nhâm nhi ly cà phê, vừa có thể vừa nhâm nhi ly cà phê, vừa phóng tầm mắt ngắm hoàng hôn phóng tầm mắt ngắm hoàng hôn lộng gió. Ghềnh đá ở đây cũng lộng gió. Ghềnh đá ở đây cũng đang được rất nhiều doanh nghiệp đang được rất nhiều doanh nghiệp du lịch chọn làm địa điểm xây du lịch chọn làm địa điểm xây dựng khu nhà hàng. dựng khu nhà hàng.

Mặt trời đỏ như quả cầu lửa Mặt trời đỏ như quả cầu lửa lăn qua những ghềnh đá nhọn lăn qua những ghềnh đá nhọn rồi dừng lại ở dãy núi tím mờ xa. rồi dừng lại ở dãy núi tím mờ xa. Biển vẫn xôn xao bởi tiếng trẻ con Biển vẫn xôn xao bởi tiếng trẻ con chơi đá bóng trên bãi cát rộng, bởi chơi đá bóng trên bãi cát rộng, bởi tiếng cười giòn tan của những cô tiếng cười giòn tan của những cô gái giỡn sóng và bởi ngoài khơi bắt gái giỡn sóng và bởi ngoài khơi bắt đầu tiếng “hò hê” của những đoàn đầu tiếng “hò hê” của những đoàn ghe thuyền ra khơi.ghe thuyền ra khơi.

… VÀ ĂN HẢI SẢN… VÀ ĂN HẢI SẢN

Nguồn hải sản ở đây rất Nguồn hải sản ở đây rất phong phú, khoảng trên 200 loại phong phú, khoảng trên 200 loại cá, nhiều loại đặc sản như: tôm, cá, nhiều loại đặc sản như: tôm, mực, cua, rắn biển, cá mú... ai mực, cua, rắn biển, cá mú... ai đến Cửa Lò sẽ được thưởng thức đến Cửa Lò sẽ được thưởng thức các món ăn đặc sản ngay tại các các món ăn đặc sản ngay tại các nhà hàng và nếu có thể ngay tại nhà hàng và nếu có thể ngay tại bãi biển. bãi biển.

Lý thú nhất là món ăn mực nhảy: Lý thú nhất là món ăn mực nhảy: chưa có bãi biển du lịch nào có chưa có bãi biển du lịch nào có món ăn này, chỉ cách bờ khoảng món ăn này, chỉ cách bờ khoảng 50 đến 100 m, du khách đi thuyền 50 đến 100 m, du khách đi thuyền nan (có người điều khiển) sẽ được nan (có người điều khiển) sẽ được câu mực và nướng mực (hoặc hấp) câu mực và nướng mực (hoặc hấp) ăn ngay sau vừa mới được câu lên. ăn ngay sau vừa mới được câu lên. Một món ăn mà du khách khi đến Một món ăn mà du khách khi đến Cửa Lò chắc chắn không bao giờ Cửa Lò chắc chắn không bao giờ quên.quên.

Không những thế, Cửa Lò về Không những thế, Cửa Lò về đêm mang hình ảnh một thành đêm mang hình ảnh một thành phố nhấp nhô trên mặt biển. Cảnh phố nhấp nhô trên mặt biển. Cảnh

tượng ấy chỉ có thể có được khi tượng ấy chỉ có thể có được khi những ghe thuyền đã đồng loạt ra những ghe thuyền đã đồng loạt ra khơi. khơi.

Du khách có thể bắt một Du khách có thể bắt một chiếc thuyền và cùng ra khơi với chiếc thuyền và cùng ra khơi với ngư dân, tròng trành trên biển đêm ngư dân, tròng trành trên biển đêm để chong đèn vớt những đám mực để chong đèn vớt những đám mực sim bị ánh sáng thôi miên. sim bị ánh sáng thôi miên.

Mùa hè, biển sóng nhẹ, lũ Mùa hè, biển sóng nhẹ, lũ mực chỉ thấy sáng là kéo nhau mực chỉ thấy sáng là kéo nhau đến vây quanh, có khi chỉ dùng đến vây quanh, có khi chỉ dùng vợt là có thể vớt được khá nhiều. vợt là có thể vớt được khá nhiều. Tuy nhiên, với ngư dân, lưới bủa Tuy nhiên, với ngư dân, lưới bủa chuyên nghiệp vẫn hơn. Mỗi giã chuyên nghiệp vẫn hơn. Mỗi giã lưới có khi “gom” được đến chục lưới có khi “gom” được đến chục ký cá, tôm và đặc biệt là mực. ký cá, tôm và đặc biệt là mực.

Nhiều người thích thú khi Nhiều người thích thú khi được tận tay chọn lựa món mực được tận tay chọn lựa món mực nháy (tức loại mực ống, nhỏ như nháy (tức loại mực ống, nhỏ như ngón tay, khi vớt lên bờ vì còn tươi ngón tay, khi vớt lên bờ vì còn tươi nên trên lưng có những đốm nháy nên trên lưng có những đốm nháy sáng màu tím) hay tôm càng, cá mú còn sống.

Cửa Lò càng về đêm càng

sống động với một thế giới vừa sống động với một thế giới vừa mang đủ diện mạo làng chài, vừa mang đủ diện mạo làng chài, vừa là một khu du lịch mới, có thể ăn là một khu du lịch mới, có thể ăn uống và có nhiều thú vui ấn tượng. uống và có nhiều thú vui ấn tượng. Chẳng lạ gì khi đêm về, khuya Chẳng lạ gì khi đêm về, khuya khoắt rồi, những ánh đèn soi cá vẫn khoắt rồi, những ánh đèn soi cá vẫn sổ dài, long lanh mặt biển. Và trên sổ dài, long lanh mặt biển. Và trên bờ, những đoàn khách phương xa bờ, những đoàn khách phương xa vẫn xắn quần lội nước, chờ những vẫn xắn quần lội nước, chờ những chiếc thuyền đổ bến để có những chiếc thuyền đổ bến để có những món hải sản tươi ngon. món hải sản tươi ngon.

Cửa Lò với bạn vừa gần gũi Cửa Lò với bạn vừa gần gũi lại vừa xa xôi. Gần là vì những ấn lại vừa xa xôi. Gần là vì những ấn tượng thân quen đã trải qua trong tượng thân quen đã trải qua trong một chiều hôm ghé chân chẳng thể một chiều hôm ghé chân chẳng thể nào quên được. nào quên được.

Xa là vì chẳng biết bao giờ Xa là vì chẳng biết bao giờ mới được ra khơi, ăn sóng nói gió mới được ra khơi, ăn sóng nói gió và cảm nhận niềm hạnh phúc khi và cảm nhận niềm hạnh phúc khi được nhâm nhi từng cốc bia bên được nhâm nhi từng cốc bia bên cạnh món cá, mực mà tự tay mình cạnh món cá, mực mà tự tay mình vớt lên từ biển.tím) hay tôm càng, cátím) hay tôm càng, cá

ng.ng.Lò càng về đêm càng Lò càng về đêm càng

vớt lên từ biển.vớt lên từ biển.

61

Page 62: 2013, Vinatex

Với lợi thế có nhiều bãi bồi ven sông Hồng, cộng với con mắt thẩm mỹ của những

người con làng cây cảnh Vị Khê, những nông dân của xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đã mang cây cỏ nhung (xuất xứ từ Nhật Bản) về trồng và hiện tại nó trở thành một nghề mang lại siêu lợi nhuận, bên cạnh nghề trồng cây cảnh truyền thống.

NGHỀ SIÊU LỢI NHUẬN

Theo ông Nguyễn Văn Chiến, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Vị Khê (Nam Trực - Nam Định) cho biết, cây cỏ nhung phục vụ nhu cầu trải thảm giải phân cách đường đô thị, các khách sạn, biệt thự, nhà khách, công viên, tiểu cảnh, khuôn viên gia đình… Thảm cỏ của các hộ dân nơi đây đã có mặt ở hầu khắp các địa phương trong cả nước và là nghề “làm nên ăn ra” của không ít hộ dân Điền Xá. Lợi nhuận từ cây cỏ nhung mang lại

cho trồng hoa màu và thu được kết quả ngoài mong đợi. Nhiều gia đình có thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm từ việc bán cỏ nhung. Cũng theo ông Chiến, với khí hậu nóng ẩm mưa nhiều nên khá thuận lợi cho việc trồng cỏ nhung, đặc biệt là vào mùa hè.

Mặt khác, cỏ nhung là loài sinh sản vô tính, nên khi muốn nhân giống để mở rộng diện tích, chỉ cần tách cỏ trồng sang khoảng đất khác đã được làm cẩn thận, mà không cần phải tốn chi phí mua hạt hoặc cây giống. Ngoài ra, để duy trì độ ẩm cho cỏ, trong mùa khô hanh chỉ cần chú ý tưới nước nhiều hơn 2 lần so với các mùa khác là được.

Với kĩ thuật trồng đơn giản, lại không tốn nhiều nhân công, thu lãi lớn, nên cây cỏ nhung được nhiều người dân ở Điền Xá lựa chọn phát triển bên cạnh việc trồng cây cảnh. Theo anh Nguyễn Đình Độ, xóm 8 La Điền đang sở hữu diện tích cỏ hơn 600 m2 cho biết, hiện nay ở Điền Xá có hơn 40% số hộ

MINH THỨ

NGHỀ ĐẶC BIỆTNGHỀ ĐẶC BIỆT

Ở ĐIỀN XÁsiêu lợi nhuận (cao gấp 120 lần) so với trồng ngô, lạc và dâu.

Những người đầu tiên có công đưa giống cỏ và cách thức gieo trồng về cho bà con trong xã là một số anh em tham gia nhiệm vụ thay giống cỏ mới trước lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (năm 1990). Anh em đã thay nhau mang giống cỏ này về trồng thử ở những bãi dâu, bãi ngô kém năng suất ven sông Hồng với mục đích đầu tiên là trang trí cho vườn cây cảnh gia đình. Sau một thời gian, thấy giống cỏ nhung Nhật thích nghi và sinh trưởng tốt trong điều kiện đất đai ở Điền Xá, một số hộ nông dân đã mạnh dạn nhân giống và mở rộng diện tích trồng cỏ lên 7 - 8 sào. Đến nay, diện tích trồng cỏ ở Điền Xá lên đến gần 1.000 ha, trong đó có cả diện tích đất thuê từ các xã lân cận như Nam Thắng, Nam Phong…và một số địa phương ở Thái Bình, Thanh Hóa.

Tiếng lành đồn xa, nhiều hộ gia đình ở Điền Xá đã học tập nghề trồng cỏ nhung Nhật thay

62

NHỊP‱SỐ

NG

Page 63: 2013, Vinatex

nông dân trồng cỏ, nhiều gia đình có diện tích lớn như gia đình bà Nguyễn Thị Mơ trồng khoảng 1.000 m2, ông Nguyễn Văn Hồng khoảng 800 m2… nhà ít nhất cũng có từ 300 đến 400 m2.

Mỗi năm các hộ dân cung cấp hàng chục nghìn m2 cho các công trình với thu nhập hàng chục triệu đồng. Nghề trồng cỏ nhung ngoài việc cho thu nhập cao còn góp phần tạo được công ăn việc làm cho lao động địa phương với mức thu nhập từ 3 - 4 triệu đồng/tháng.

Nhận thấy đây là một loại cây trồng mới có hiệu quả kinh tế cao nên một số hộ gia đình đã mạnh dạn thuê đất, thuê lao động gieo trồng để cung cấp sản phẩm cho các nơi. Tiêu biểu gia đình bà Nguyễn Thị Tản ở xóm 1 đã mạnh dạn thuê đất trồng cỏ với diện tích khoảng 1ha, mỗi năm xén 3 đến 4 lứa, trừ chi phí bà cũng thu được từ 250 đến 300 triệu đồng/năm. Nhờ vậy, bà đã có điều kiện xây sửa nhà cửa đàng hoàng và không còn phải quá lo lắng về kinh tế gia đình.

Ngoài ra, còn có nhiều hộ đứng ra làm chủ thầu, thuê nhân công lao động như anh Nguyễn Đình Độ, bà Nguyễn Thị Mơ... thuê thêm các bãi bồi ven sông của một số xã ở Vũ Thư (Thái Bình) để trồng cỏ, mỗi năm cũng thu được từ 80 đến 100 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí và tiền thuê đất. Bà Tản chia sẻ: Cỏ nhung Nhật dễ trồng, đầu tư ít hơn so với trồng các loại rau màu khác lại ít bị sâu bệnh, không bị mất mùa. Mỗi sào, trừ luống rãnh còn lại khoảng 320-330 m2, đầu tư hết khoảng 700 đến 1 triệu đồng kể cả tiền giống, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh… Với giá bán thấp nhất 15.000 đồng, cao nhất 30.000 đồng/m2 như hiện nay, bình thường trong một năm cỏ nhung Nhật cho 3 vụ thu hoạch trong năm, nếu chăm sóc tốt, thời tiết thuận lợi có thể cho 4 vụ, như vậy sau khi trừ chi phí mỗi năm người trồng cỏ trang trí có thể thu lãi được từ 7 đến 10 triệu đồng/sào (180-250 triệu đồng/ha/năm), ít có loại cây trồng nào sánh kịp.

Thời điểm hiện tại, giá mỗi mét vuông cỏ Nhật đến kỳ thu hoạch được người trồng cỏ ở đây bán tại ruộng với giá dao động từ 20.000 đồng đến 25.000 đồng/m2; dự báo thời điểm cuối năm giá sẽ còn lên cao nữa với giá khoảng 30.000 đến 40.000m2 do các công trình phấn đấu về đích trước tết cũng như nhu cầu trang trí công cộng và dân sinh đón năm mới tăng mạnh.

BÁN CỎ CHO CẢ NƯỚC

Nhu cầu trang trí các công trình công cộng, của các gia đình ngày một gia tăng đã giúp cho người dân Điền Xá có thêm một nghề bền vững. Chính vì thế, Điền Xá nay đã trở thành làng trồng cỏ nổi tiếng của cả nước, là địa chỉ quen thuộc của không chỉ các công trình xây dựng lớn ở Hà Nội mà cây cỏ ở Điền Xá còn “nam tiến” trải thảm cho giải phân cách sa lộ Biên Hòa, thảm cảnh cho công viên Thủ Lệ, Suối Tiên, khu du lịch Lăng Cô (Huế)… mở ra hướng đi mới trong quá trình thực hiện phát triển kinh tế nông thôn trong thời kì mới ở Điền Xá.

Được hỏi về đầu ra và khả năng mở rộng nghề trồng cỏ trang trí mới mẻ này, ông Chiến cho hay: Những năm đầu chủ yếu cung cấp cho nhu cầu trang trí cây cảnh thì ngày nay cỏ nhung nói chung và cỏ nhung Nhật nói riêng ngày một tăng do nhu cầu thị trường mở rộng để cung cấp cho các đô thị trang trí công viên, đường giao thông, các biệt thự… nên hầu như bà con vẫn có việc

làm quanh năm mà không lo hết việc. Hiện nay, nhu cầu trang trí cây cảnh nói chung, cỏ nhung Nhật nói riêng, ngày một tăng do nhu cầu ngày càng mở rộng, nên hầu như bà con vẫn có việc làm quanh năm. Cỏ nhung Nhật của Điền Xá hằng ngày vẫn theo các chuyến xe góp phần làm đẹp cho các công trình công cộng, các cơ quan, công sở, nhà máy, nhà hàng, khách sạn ở Thủ đô và nhiều tỉnh khác trong cả nước.

Hiện nay, cỏ nhung Nhật của Điền Xá hàng ngày vẫn theo các chuyến xe tải chuyển đến các địa phương, góp phần làm đẹp cho các công trình công cộng, các cơ quan, công sở, các nhà máy, các nhà hàng, khách sạn. Cây cỏ nhung Nhật đã tạo nên một nghề mới - nghề trồng cỏ trang trí góp phần làm giàu cho địa phương và làm đẹp cho đời, mặt khác cũng là mô hình đa dạng hóa các loại cây trồng, giải quyết công ăn việc làm không chỉ cho lao động tại địa phương mà còn giúp một bộ phận không nhỏ người dân các xã lân cận, cũng như ở Thanh Hóa, Thái Bình giải quyết được nhân công lúc nông nhàn.

63

Page 64: 2013, Vinatex

Thực tế, việc ứng dụng phong thủy trong các công trình kiến trúc đã có từ lâu tại các

nước có ngành kiến trúc xây dựng phát triển, đặc biệt là các nước tiên tiến trong khu vực như Trung Quốc, Đài Loan, Singapo... Khi bắt đầu bất cứ công trình nào, phong thủy là yếu tố đầu tiên không thể thiếu, từ xây dựng xây tòa nhà cao tầng, khu du lịch, nhà máy, xí nghiệp... cho đến biệt thự, nhà ở, văn phòng công ty... Chủ đầu tư (gia chủ) sẽ tìm chọn địa điểm, chọn hướng, ngày khởi công, chọn màu sắc công trình... bởi họ tin rằng phong thủy ảnh hưởng trực tiếp tới con người: Sức khỏe, vận mệnh, tiền tài... thậm chí là sự thịnh suy của một con người. Ở nước ta hiện nay, thuật phong thủy ngày càng được chú trọng, đặc biệt trong các công trình kiến trúc lớn, tạo vẻ đẹp cho quốc gia và trong thiết kế nhà ở. Bởi cùng sự đi lên của nền kinh tế - xã hội, người Việt đã quan tâm hơn

đến phong tục tập quán, tín ngưỡng Phương Đông, Thuyết Phong Thuỷ, Luật Ngũ Hành trong xây dựng với mong muốn được sống và làm việc trong một công trình đẹp, vừa tiện nghi, thoáng mát, vừa phải giữa được sự bình an và dồi dào tài lộc.

Dưới đây là những gợi ý phong thủy cho tổ ấm của bạn:

DÁNG NHÀ Khi thiết kế, bạn nên chọn

dáng nhà hình vuông. Đây là hình dáng rất cân đối và là biểu tượng của trái đất, mang tính thâu tóm, nâng đỡ và cấp dưỡng. Các tòa nhà hình chữ nhật cũng được đánh giá tốt. Nhà hình chữ L được coi là xấu bởi hình dáng giống dao phay và vị trí đại hung (xấu nhất) là chỗ “lưỡi dao”. Nếu phòng trẻ em đặt ở vị trí này, chúng sẽ cảm thấy bị cô lập và có thể nghĩ ra nhiều trò quỷ quái mà không ai phát hiện được. Nếu người lớn tuổi ở trong phòng đó, họ có thể cảm thấy bị bạc đãi. PH

NG

THỦY Ngày‱càng‱₫ược

CHÚ TRỌNGTHANH HƯƠNG

64

NHỊP‱SỐ

NG

Page 65: 2013, Vinatex

PHÒNG KHÁCHPhòng khách là nơi diễn ra

nhiều sinh hoạt giữa gia chủ với khách, đối tác kinh doanh... nên việc bố trí đồ vật theo phong thủy có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

* Sư tử có đôi: Bất luận sư tử đá hay gỗ, nếu bày trong phòng khách nhất thiết phải có đôi: Một đực - một cái. Con đực đùa quả cầu, con cái giỡn sư tử con. Đầu sư tử hướng ra ngoài, có tác dụng trấn trạch, trừ tà.

* Đầu ngựa hướng ngoại vì “ngựa là tài”, ngựa đá hay gỗ, đầu phải hướng ra cửa hàm ý cầu tài.

* Đầu hươu hướng nội vì “hươu là lộc”, đầu hươu hướng vào trong, ý chỉ lộc vào nhà.

* Hổ lên núi: Trang trí về hổ rất thông thường, nhất là treo tranh hổ hoặc thảm hổ. Hổ nên leo núi, đầu hổ ngoảnh lại. Hổ leo lên núi ý chỉ chủ nhà ngao du khắp nơi, song vẫn nhớ nhà. Nếu hổ đang xuống núi là chỉ đang đi tìm mồi,

hại người vô số, ý nghĩa không tốt.* Thuyền lớn vào cảng: Treo

tranh vẽ thuyền lớn vào cảng hoặc bày mô hình tàu thuyền, trên thuyền phải có nhiều châu báu. Đầu thuyền phải nhất định quay vào trong nhà, kỵ quay ra cổng.

* Kiếm có tua: Kiếm gỗ, kiếm sắt bất luận treo trên tường hay đặt trên giá đều phải có tua hồng. Vì đồ đao kiếm quá dương cương, dùng tua hồng có thể “chuyển cương thành nhu”.

* Mỏ gà chĩa ra ngoài: Có một số nơi dùng tượng gà làm bằng gỗ hoặc sứ chĩa mỏ ra ngoài để hóa giải cột điện, góc nhọn, đầu hồi nhà khác chĩa vào nhà.

* Sông chảy vào nhà: “Thủy cai quản tài”, mà “tài” là tiền của nên chảy vào kho, nên tranh vẽ dòng nước chảy phải hướng vào bên trong nhà.

* Đầu rồng hút nước: Nếu tranh vẽ hoặc vật trang trí có hình rồng, đầu rồng phải hướng xuống

dòng nước hoặc hút nước. Bỏi vì rồng không có nước giống như “Anh hùng không có đất dụng võ”.

* Cây cảnh chuyển dương: Thực vật vốn là vật ở ngoài nhà, thuộc âm, khi đặt chậu cảnh không thể quá nhiều. Quá nhiều sẽ gây ẩm ướt, lạnh lẽo.

* Đá núi điểm hồng: Đá núi làm cảnh nếu chuyển vào nhà phải treo sợi tơ đỏ hoặc dùng bút đỏ chấm vào núi cảnh. Nếu là các tượng đá động vật, gạt tàn bằng đá được chế tác nên thì không cần điểm hồng.

Phòng khách không nên bày những vật quái dị, hình thú kỳ quái, chậu cảnh có gai như cây xương rồng, cây hoa hồng. Cây cảnh bị khô héo phải bỏ ngay lập tức. Nếu các cây cảnh bày ở ban công hoặc ở vườn nhà không cần treo sợi tơ đỏ. Phòng ngủ không nên đặt các chậu cây cảnh.

CẦU THANGTheo quan niệm phong thủy,

cầu thang là điểm khởi đầu dẫn luồng khí trong lành đến các phòng sinh hoạt của toàn nhà. Vì thế điểm khởi đầu của cầu thang trong nhà phải sáng sủa, thông thoáng, và được đặt vào cung “lành”, hướng tốt. Điều nữa là số bậc của mỗi tầng, cũng như của toàn thang, tính từ bậc thứ nhất đến bậc kết thúc phải rơi vào cung “Sinh” trong vòng tuần hoàn “Sinh”, “Thành”, “Lão”, “Tử”, thông thường tổng số bậc cầu thang là bậc lẻ 21, 19, 17...

HIỆN NAY, KHI THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÁC NGÔI NHÀ, BIỆT THỰ, NỘI - NGOẠI THẤT... GIA CHỦ KHÔNG CHỈ QUAN TÂM ĐẾN NHỮNG MẪU THIẾT KẾ ĐẸP, PHONG CÁCH MÀ CÒN CHÚ TRỌNG ĐẾN PHONG THỦY ĐỂ CÔNG TRÌNH CỦA MÌNH THÊM BÌNH YÊN, AN KHANG VÀ THỊNH VƯỢNG.

65

Page 66: 2013, Vinatex

66

Nam giới May 10 vốn có truyền thống yêu vợ thương con, trong gia

đình trước hết mình phải là trụ cột, chỉ đạo tốt những công to việc lớn. Biết lo toan kinh tế gia đình vững vàng, liên tục phát triển. Có ý thức rất cao trong vai trò làm chồng, làm bố. Vì thế, họ cần cù lao động, có ý thức sáng tạo, cải tiến kỹ thuật tăng năng suất để có cơ hội được tăng lương, thưởng. Mục đích tự thân là phải lo toan tốt cho gia đình, và đó là nền tảng vững chắc cho ý chí vươn lên trong lao động sản xuất và tạo ra những sáng kiến cải tiến kỹ thuật giá trị của những người đàn ông công tác ở May 10.

Do xuất phát từ một công

ty ngành may mặc, nên đàn ông May 10 có ý thức sống tiết kiệm, không hoang phí, chu đáo và cẩn thận, biết kiên trì nhắm đến mục tiêu mình đã chọn, không bỏ dở con đường phấn đấu của mình vì những khó khăn trước mắt.

Đàn ông May 10 không trì trệ dừng lại, mà trong công việc cũng như mọi mặt cuộc sống họ luôn học hỏi, và rất tinh ý trong học hỏi, ví dụ với việc vặt trong sửa chữa đồ gia dụng hay nấu ăn, chỉ cần nhìn người khác làm một lần là có thể tự làm theo được. Một phần do tinh thần học hỏi cao, phần khác do Tổng Công ty luôn tạo điều kiện đi du lịch, thăm quan và được đi học ở các nơi khác, nên những kiến thức họ thu lượm được rất phong phú, kỹ

năng sống của họ cũng tốt.Đặc điểm mà chị em đánh

giá cao ở nam giới May 10 là hầu hết các anh rất chiều vợ. Đặc biệt hơn, ở tổ Cơ điện May 10, các anh còn có thơ vui rằng “Muốn ăn cơm trắng với giò; Lấy chồng cơ điện chẳng lo nghĩ gì.” Các anh luôn thông cảm với vợ, người phụ nữ vừa lo con cái, lại lo công việc cơ quan, thời gian eo hẹp, ít chăm sóc được bản thân dù mình là phái đẹp, nên các anh biết cách chia sẻ công việc nội trợ với vợ, không ỷ lại toàn bộ vào vợ như thói quen của cánh nam giới Việt. Chiều về, khi nhiều đàn ông hay tụ bạ bia rượu bỏ qua bữa tối với vợ con, nhưng đàn ông May 10 thường chơi thể thao chút ít để bảo dưỡng sức khỏe rồi tranh thủ về nhà giúp vợ dạy bảo con, chăm lo nhà cửa.

Kể cả việc chăm sóc con nhỏ, một việc khó đòi hỏi sự khéo léo, tinh tế mà cánh nam giới rất ngại, thì đàn ông May 10 cũng làm tốt. “Chúng tôi chỉ không có sữa cho con bú như mẹ chúng thôi”, anh Khổng Thế Hùng, Tổ cơ điện May 10 nói vui. Vợ đi làm về muộn, các anh có thể cho con ăn bột, ru con ngủ, thay tã lót, chăm bẵm cưng nựng con khéo léo, khiến các chị vợ vô cùng yên tâm.

Với những ưu điểm kể trên, lâu nay cánh đàn ông ở May 10 luôn có giá vào bậc nhất trong mắt chị em.

NHỮNG NGƯỜI ĐÀN ÔNG Ở TỔNG CÔNG TY MAY 10 - CÔNG TY CP LUÔN CÓ NIỀM TỰ HÀO RIÊNG. ĐÓ LÀ NHỮNG ĐẶC TÍNH THÚ VỊ VÀ ĐƯỢC CHỊ EM ĐÁNH GIÁ TỐT: TINH Ý, KHÉO LÉO TRONG ỨNG XỬ VÀ CẢ NỘI TRỢ, LO TOAN CHU TẤT KINH TẾ GIA ĐÌNH…

VÌ SAOĐÀN‱ÔNG‱MAY‱10‱CÓ‱GIÁ

MAI KHANH

Nam giới tổ Cơ điện May 10 thể hiện tài nội trợ

Page 67: 2013, Vinatex

• Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) ký kết thoả thuận hợp tác với CBI - Hà Lan: Sáng 18/4/2012, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) đã ký thoả thuận hợp tác với CBI triển khai dự án “Hỗ trợ xuất khẩu trực tiếp sang EU”. Mục đích của sự hợp

tác giữa Vitas và CBI là hỗ trợ các nhà xuất khẩu Việt Nam gia tăng doanh thu xuất khẩu các sản phẩm may mặc FOB từ Việt Nam sang EU, bên cạnh đó là gia tăng khả năng tiếp cận của doanh nghiệp với các nguồn tài trợ thương mại, nguồn cung ứng vải và nguyên phụ liệu chất lượng cũng như gia tăng sự tiếp cận về phương thức sản xuất FOB hiện đại nhằm nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp.

• Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) tham dự AFF lần 10 diễn ra từ ngày 16-17/5 tại Singapore do bà Đặng Phương Dung - Phó Chủ tịch làm trưởng đoàn, thành phần gồm có Viện trưởng và Viện phó của Viện mẫu Thời trang Việt Nam, cùng một số nhà thiết kế trẻ tài năng… Hội nghị lần thứ 10 diễn ra trùng với Hội nghị thượng đỉnh Thời trang châu Á lần thứ 4. Hội nghị sẽ được tổ chức tại Singapore với chủ đề: “Thời điểm của Thời trang châu Á” đã tập trung giới thiệu vẻ đẹp của một

châu Á hiện đại, thời trang nhưng cũng rất truyền thống đậm nét Á Đông. Hội nghị bao gồm các show diễn thời trang nhằm giới thiệu các bộ sưu tập hiện đại dựa trên văn hóa, lối sống và truyền thống của các quốc gia thành viên. Các chuyên gia thời trang hàng đầu tham gia chia sẻ, thảo luận về các xu hướng mới nhất, sự phát triển đổi mới của thời trang và cách kinh doanh thời trang hiệu quả nhất tại các Hội thảo.

• Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) kêu gọi các Chi hội, doanh nghiệp vận động đóng góp hỗ trợ Công ty Hà Phong khắc phục một phần thiệt hại sau vụ cháy xảy ra đầu tháng 4/2013. Tiếp đó

Lãnh đạo Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) cùng Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) và một số doanh nghiệp dệt may phía Bắc đã đến thăm hỏi, động viên lãnh đạo, công nhân lao động Công ty Cổ phần May xuất khẩu Hà Phong và trao số tiền 650 triệu đồng.

• Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) dự định sẽ hợp tác với Liên danh ECCBACHKHOA - SHEER (Công ty CP Tiết kiệm năng lượng Bách Khoa (ECCBACHKHOA) và Viện KH&CN Nhiệt - Lạnh, Trường Đại học Bách Khoa Hà

Nội - (SHEER) là đơn vị đã tham gia Dự án TKNL Meet-Bis do Unido/EU tài trợ để thực hiện các khóa đào tạo Quản lý năng lượng theo nhu cầu của doanh nghiệp: Quản lý và sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả dành cho giám đốc doanh nghiệp (CEO); Nâng cao nhận thức về tiết kiệm năng lượng trong doanh nghiệp (ENTERPRISE-BASIC); Quản lý và sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả trong doanh nghiệp (ENTERPRISE-PRO); Vận hành an toàn và tiết kiệm năng lượng cho hệ thống hơi nước…

• Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) tham dự diễn đàn “Kinh doanh có Trách nhiệm và Bền vững - Hành trình không bao giờ kết thúc...” do Liên minh Châu Âu (EU) tài trợ, Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) thực hiện với sự phối hợp của Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các đối tác: Phòng thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) diễn ra trung tuần tháng 4/2013 tại Hà Nội. Đây là Dự án “Hỗ trợ các DN nhỏ và vừa Việt Nam nâng cao hiểu biết và thực hiện trách nhiệm xã hội doanh

nghiệp (CSR) nhằm tăng cường liên kết với chuỗi cung ứng toàn cầu trong sản xuất bền vững”.

MỘT‱SỐ‱HOẠT‱ĐỘNG‱CỦA‱HIỆP‱HỘI‱DỆT‱MAY‱VIỆT‱NAM

67

Page 68: 2013, Vinatex

Ngày 17/4/2013 Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác an

toàn và bảo vệ môi trường ngành Công Thương năm 2012 và triển khai nhiệm vụ năm 2013. Thứ trưởng BCT Hồ Thị Kim Thoa tới dự và chỉ đạo hội nghị.

Hội nghị đã nghe báo cáo tổng kết tình hình thực hiện công tác an toàn và bảo vệ môi trường năm 2012, định hướng nhiệm vụ năm 2013 do Cục An toàn môi trường trình bày. Ngoài ra các đại diện Tập đoàn, Tổng Công ty và Doanh nghiệp cũng đã đưa ra ý kiến tham luận xoay quanh việc đánh giá các khó khăn, tồn tại chủ yếu trong quá trình thực hiện các quy định về an toàn và bảo vệ môi trường; các kiến nghị, đề xuất về công tác an toàn và bảo vệ môi trường; việc triển khai thực hiện Thông tư số 43/2010/TT-BCT về quản lý an toàn ngành; công tác kiểm định máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn; cung cấp thông tin, vận hành và khai thác cơ sở dữ liệu môi trường ngành công thương; thực hiện Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xử lý, khắc phục triệt để ô nhiễm.

Cũng trong dịp này, một số tập thể xuất sắc trong công tác An toàn vệ sinh lao động - Phòng cháy chữa cháy và Bảo vệ Môi trường đã được trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Trong đó, Tập đoàn Dệt May Việt Nam có 7 tập thể và 4 cá nhân được vinh danh.

Tập thể:1 Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ2 Tổng Công ty May Hưng Yên – CTCP3 Phòng Kỹ thuật - Tổng Công ty May Hưng Yên – CTCP4 Công ty TNHH MTV Dệt Kim Đông Xuân5 Tổng Công ty CP Phong Phú6 Công ty CP May Đáp Cầu7 Công ty TNHH Một thành viên Thương mại Thời trang Dệt May Việt Nam

Cá nhân:1 B. Bùi Thị Lý Giám đốc XN May 1 Tổng Công ty May

Hưng Yên – CTCP2 Ô. Dương Văn Lịch Công nhân Phòng KT

3 Ô. Lê Văn Vượng Phó TGĐ Công ty TNHH Một thành viên Thương mại Thời trang Dệt May Việt Nam

4 B. Vũ Thị Tuyết Ngọc Phó TGĐ

Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa phát biểu tại Hội nghị

VINATEX:7‱TẬP‱THỂ‱VÀ‱4‱CÁ‱NHÂN‱ĐƯỢC‱TẶNG‱BẰNG‱KHENVỀ‱CÔNG‱TÁC‱AN‱TOÀN‱VÀ‱BẢO‱VỆ‱MÔI‱TRƯỜNG

7 tập thể và 4 cá nhân thuộc Tập đoàn nhận bằng khen

Toàn cảnh Hội nghị Tổng kết công tác an toàn và vệ sinh môi trường

TN68

DỆT‱M

AY

Page 69: 2013, Vinatex

tiên dùng hàng Việt Nam”. Sau 3 năm triển khai và thực hiện cuộc vận động, doanh thu của đơn vị bình quân hàng năm tăng trưởng trên 67%, trong đó ngành hàng dệt may Việt Nam tăng trưởng 50%. Công ty đã phần nào đáp ứng được nhu cầu mua sắm của khách hàng, góp phần giúp người tiêu dùng trong nước tiếp cận thông tin chất lượng sản phẩm của hàng dệt may Việt Nam.

Đồng chí Lê Văn Long, Phó ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đại diện tổ công tác cho biết: Cuộc khảo sát lần này nhằm mục đích đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai và thực hiện nhằm đưa ra các giải pháp tối ưu cho cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong năm 2013 và các năm tiếp theo.

Thực hiện Kế hoạch số 449 KH/TG-DUK ngày 29/03/2013 của Ban Tuyên

giáo Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương về Kế hoạch khảo sát nắm bắt tình hình triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, chiều ngày 17/04/2013, Tổ công tác Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương làm việc với Tập đoàn Dệt May Việt Nam và đại diện Công ty TNHH MTV Thương mại Thời trang Dệt May Việt Nam (đơn vị được tiến hành khảo sát).

Đồng chí Nguyễn Khánh Sơn - Thành viên HĐTV, Ủy viên Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Đảng ủy - Phó ban Thường trực Ban chỉ đạo thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” Tập đoàn Dệt May Việt Nam cho biết: Cuộc vận động được sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, các Ban ngành cùng với sự tham gia của các cơ quan thông tấn báo chí, do vậy đã tạo được những tín hiệu tích cực trong toàn xã hội. Đảng ủy Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã chỉ đạo xuyên suốt tất cả các doanh nghiệp trong toàn Tập đoàn tuyên truyền, quán triệt đến toàn cán bộ, nhân viên và người lao động trong đơn vị của mình tiếp tục thực hiện Cuộc vận động. Ban chỉ đạo đã xây dựng Kế hoạch, chương trình hành động, phân công nhiệm vụ đối với từng thành viên trong Ban.

Trong những năm qua, các đơn vị trong Tập đoàn luôn coi trọng việc phát triển thị trường nội địa, năm 2011 doanh thu nội địa của Vinatex đạt 18.600 tỷ đồng tăng 22% so với cùng kỳ năm

trước. Năm 2012 mặc dù nền kinh tế khó khăn, người dân phải thắt chặt chi tiêu nhưng doanh thu nội địa của Vinatex đạt gần 19.700 tỷ đồng với mức tăng trưởng 7%. Mạng lưới phân phối được mở rộng trên khắp gần 30 tỉnh thành với 82 chuỗi siêu thị Vinatex Mart và hơn 4000 đại lý/cửa hàng - tăng 20 siêu thị và gần 1000 đại lý/cửa hàng so với thời điểm trước khi phát động Cuộc vận động. Bên cạnh đó Tập đoàn cũng tổ chức nhiều đợt đưa hàng về các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo và đã có những phản hồi tích cực từ người tiêu dùng.

Thay mặt đơn vị được tiến hành khảo sát, ông Trương Tiến Bình, Ủy viên BCH Đảng ủy-Giám đốc khu vực phía Bắc Công ty TNHH MTV Thương mại Thời trang Dệt May Việt Nam đã báo cáo kết quả triển khai và thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu

Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương làm việc với Tập đoàn Dệt May Việt Nam

XQ

VINATEX VỚI VIỆC THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG:

“NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM”

69

Page 70: 2013, Vinatex

Theo dự báo của Bộ Công Thương, nếu doanh nghiệp dệt may duy trì được tốc độ

tăng trưởng tốt trong quý 1/2013 khoảng 18-19% thì năm nay ngành dệt may tiếp tục đứng vào nhóm ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất nước.

Mới đây, lãnh đạo Tổng Công ty CP May 10 đã thực hiện chuyến đi khảo sát, gặp gỡ khách hàng tại 5 thị trường ở châu Âu, gồm Bỉ, Hà Lan, Hy Lạp, Đức và Tây Ban Nha. Theo lãnh đạo May 10 cho biết, mục tiêu của chuyến đi là củng cố quan hệ với khách hàng cũ, tìm kiếm thêm khách hàng mới không chỉ cho năm nay mà cả những năm tiếp theo. “Chuyến đi đã rất thành công với kết quả cao hơn mong đợi. May 10 đã ký kết được hợp đồng sơ bộ với đối tác Hy Lạp, gồm các Công ty Visconti, 2Gether, Siamidis để xuất hàng dệt may không chỉ sang Hy Lạp, mà thông qua Hy Lạp đưa hàng sang các nước thuộc khu vực Balkan, Đông Nam Âu, Địa Trung Hải, về cơ bản, đơn hàng xuất khẩu quý 2 và 3 của May 10 tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm ngoái ”.

Nếu May 10 chủ động ra nước ngoài gặp gỡ khách hàng, tìm kiếm cơ hội mở rộng đơn hàng, thì Tổng Công ty CP Dệt May Gia Định (Giditexco) chỉ “ngồi nhà” vẫn ký được hợp đồng xuất khẩu cho Công ty Tamurakoma (Nhật

Bản), một trong những khách hàng lớn, truyền thống.

Nhiều năm qua, Tamurakoma đã đặt nhiều đơn hàng áo và quần kaki tại một số xí nghiệp thành viên của Giditexco. Tuy nhiên, trong chuyến làm việc lần này, đích thân Giám đốc Điều hành Tamurakoma

đã quyết định đặt Giditexco thực hiện các đơn hàng xuất khẩu quần Jean theo phương thức FOB.

“Từ đầu tháng 4/2013, chúng tôi sẽ triển khai các mã hàng quần Jean của Công ty Tamurakoma xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Đây cũng là đơn hàng xuất

khẩu quần Jean đầu tiên của chúng tôi vào Nhật Bản. Trước đây, Công ty chỉ xuất khẩu quần Jean vào thị trường Mỹ”, ông Lê Đông Triều -

TGĐ Giditexco cho biết.Theo đại diện Hội Dệt May

Thêu đan TP.HCM, tình hình sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM có nhiều tín hiệu lạc quan hơn so với năm 2012, do thị trường đang có dấu hiệu phục hồi. Không những có đủ đơn hàng cho quý 2 và 3, một số doanh nghiệp còn có đơn hàng đến hết năm.

Tuy thuận lợi về đơn hàng, nhưng nhiều doanh nghiệp cũng đang phải đối đầu với không ít khó khăn do chi phí đầu vào tiếp tục tăng (giá điện, vận chuyển, giá nguyên phụ liệu… ) tăng 7-10% so với năm 2012.

Ông Lê Tiến Trường, Phó Tổng Giám đốc thường trực Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) nhận định theo thông lệ hàng năm, thông thường từ quý II trở đi, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tăng so với quý I. Vì vậy, sự bứt phá về trị giá kim ngạch xuất khẩu có thể trở thành hiện thực ngay trong tháng đầu tiên trong quý II này.

MINH HƯƠNG

NGÀNH DỆT MAY:THÊM NHIỀU ĐƠN HÀNG XUẤT KHẨU

KHÔNG CHỈ KÝ ĐƯỢC CÁC ĐƠN HÀNG ĐẾN HẾT QUÝ 2 NĂM 2013. NHIỀU DN CÓ QUY MÔ LỚN TRONG TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM NHƯ: TỔNG CÔNG TY CP MAY VIỆT TIẾN, TỔNG CÔNG TY MAY 10-CTCP, TỔNG CÔNG TY ĐỨC GIANG - CTCP, TỔNG CÔNG TY MAY NHÀ BÈ-CTCP, TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊN-CTCP…. ĐÃ DƯ ĐƠN HÀNG CHO CẢ NĂM 2013

70

DỆT‱M

AY

Page 71: 2013, Vinatex

Ngày nay, bán hàng là một nghề không đơn giản như nhiều người vẫn thấ y. Đã

qua rồ i cái thời bạn cứ nghĩ mang mộ t sản phẩ m nào đó chào bán cho khách hàng là sẽ được họ mua ngay bởi vì ngoài sản phẩm mà họ cần mua, khách hàng còn chú ý đến nhiều yếu tố khác như: Thông tin về sản phẩm, cách thức giao tiếp, thái độ của người bán hàng, ... Mộ t nhân viên bán hàng giỏi là họ phải biết kết hợp một cách thông minh các yếu tố đó lại với nhau. Để giúp bạn tự tin với công việc của mình, xin chia sẻ một vài bí quyết trở thành một nhân viên bán hàng giỏi. 1. Tạo ấ n tượng ban đầ u

Tạo ấn tượng ban đầu với khách hàng sẽ giúp cho việc bán hàng của bạn diễn ra được thuận lợi hơn, do đó bạn nên chuẩ n bị cho mình từ tác phong, lời nói đế n cách ăn mặc và tấ t cả các cử chỉ,... Tấ t nhiên vẻ bề ngoài của bạn sẽ không phải là mấ u chố t của vấ n đề để trở thành mộ t nhân viên bán hàng giỏi nhưng đó là một trong những tác nhân ban đầ u để bạn làm hài lòng khách hàng của mình. 2. Nắm bắt tâm lý khách hàng

Mộ t trong những bí quyế t để trở thành nhân viên bán hàng giỏi là bạn phải biế t nắm bắt tâm lý khách hàng bởi vì khách hàng của bạn gồ m nhiề u thành phầ n khác nhau trong xã hộ i.Họ có tính cách, sở thích khác nhau do đó bạn cầ n tìm hiể u, nắm bắt tâm lý xem họ đang mong muố n điề u gì để đáp ứng mộ t cách nhanh chóng. Khách hàng không mua sản phẩm, họ mua lợi ích - thứ mà sản phẩm mang lại cho họ và sau đó là sự thỏa mãn - thứ mà sản phẩm tạo ra cho họ … Do đó người bán hàng có thể đoán và đưa ra những hành động, những lời nói phù hợp để thuyết phục khách hàng.3. Thông tin về sản phẩ m

Sẽ thậ t là đáng trách nế u bạn là người bán hàng mà không hề chuẩ n bị cho mình mộ t tí thông tin nào về mặt hàng mà mình đang bán ra. Vì có những khách hàng khó tính họ luôn tỏ ra nghi ngờ về

chấ t lượng, giá thành sản phẩ m mà bạn đang chào bán. Chính vì thế bạn nên bổ sung cho mình những thông tin, kiế n thức về sản phẩ m như: giá cả, nguồ n gố c xuấ t xứ, các ưu điể m, tác dụng, công nghệ . vv. 4. Có kiế n thức và sự hiể u biế t sâu rộ ng

Bí quyế t để trở thành mộ t nhân viên bán hàng giỏi là bạn cầ n phải có sự hiể u biế t sâu rộ ng về kiế n thức xã hội có như thế mới giúp bạn tự tin khi giao tiế p với khách hàng hơn. Đó cũng chính là cách tạo nên sự khác biệ t của bạn với những nhân

viên bán hàng khác. Các khách hàng sẽ luôn cảm thấy thoải mái hơn khi có thể chia sẻ những mối quan tâm chung với bạn các sự kiện thể thao, văn hóa, sự kiện thế giới hoặc bất cứ vấn đề gì đã và đang diễ n ra mà họ quan tâm.5. Kiên trì trước khách hàng khó tính

Không phải việ c bán hàng lúc nào cũng được diễ n ra mộ t cách thuậ n lợi, suôn sẻ. Đôi khi bạn sẽ gặp phải những khách hàng cực kỳ khó tính, có thể họ không đồ ng ý mua sản phẩ m của bạn bởi vì mộ t

lý do nào đó như giá cao hơn sản phẩ m cùng loại chẳng hạn. Lúc đó họ thường có những biể u hiệ n khó chịu hay thậ m chí là la mắng, xua đuổ i bạn đi. Là mộ t nhân viên bán hàng chuyên nghiệ p bạn hãy tỏ ra kiên trì, luôn nở nụ cười trên môi trước những phản ứng “mạnh” của khách hàng để giải thích cho họ hiể u rõ hơn về sản phẩ m của mình. Những vị khách hàng khó tính sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm, bài học cần thiết cho những cơ hội trong tương lai. 6. Nhiệt tình và chân thành

Một yếu tố cũng không kém phần quan trọng để trở thành mộ t nhân viên bán hàng giỏi là sự nhiệt tình của bạn. Bạn không thể thuyết phục được khách hàng nếu trình bày vấn đề một cách miễn cưỡng, thiếu sự nhiệt tình, như thể bạn đang phải “trả bài”. Hãy đặt hết niềm tin vào sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang chào bán và truyền niềm tin đó đến khách hàng bằng nhiệt tình của chính mình. Lưu ý rằng nhiệt tình không có nghĩa là phải nói nhanh hay nói lớn, mà điều quan trọng là phải trình bày vấn đề một cách sinh động và có tính thuyết phục cao. 7. Biế t tậ n dụng và xây dựng nhiều mối quan hệ

Điểm mấu chốt cuối cùng là\ phải biế t tậ n dụng và tạo dựng nhiề u mối quan hệ. Cơ hội bán hàng luôn tiềm ẩn trong các mối quan hệ bạn tạo dựng được. Có những thương vụ chỉ thuần túy là sự tương tác đơn lẻ giữa người bán và người mua. Tuy nhiên, hầu hết các hoạt động bán hàng cá nhân đều được xây dựng nhằm hướng đến việc duy trì mối quan hệ dài hạn với khách hàng. Xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng hiện tại và tiềm năng chính là chìa khóa giúp bạn trở thành mộ t nhân viên bán hàng giỏi.

THẢO NGUYÊN (sưu tầm)

ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT NHÂN VIÊN

BÁN HÀNG GIỎI

71

Page 72: 2013, Vinatex

Năm 2012, xuất khẩu (XK) dệt may Việt Nam ước đạt 17 tỷ USD. So với kế

hoạch đưa ra đầu năm 16,7 tỷ USD thì năm nay ngành vẫn có tăng trưởng 8%, là nỗ lực lớn của cả ngành trong thời điểm kinh tế

khó khăn, là tín hiệu khả quan, chứng tỏ năng lực cạnh tranh của Việt Nam với thế giới. Theo lãnh đạo chủ chốt của ngành, các đơn hàng của thế giới vào thị trường Hoa Kỳ chỉ tăng 1%, hàng Việt Nam vào thị trường

này tăng 11%, thị trường châu Âu giảm 5%, nhưng hàng Việt Nam vẫn tăng 1%, vào Nhật Bản giảm 20%, hàng Việt Nam tăng 22%, vào Hàn Quốc giảm 7,4%, nhưng Việt Nam lại tăng 14%. Những con số trên chứng tỏ dệt may không những giữ được thị phần, mà còn cải thiện nhiều trong điều kiện kinh tế thế giới khó khăn, tổng nhu cầu tiêu dùng giảm, hoặc chững lại.

TỪ BÀI HỌC VỀ SỰ THÀNH CÔNG

Trong bối cảnh chung này, nhiều doanh nghiệp (DN) dệt may lớn, có đơn hàng XK theo hình thức FOB (mua đứt, bán đoạn) sản xuất khả quan. Do nhà nhập khẩu lớn luôn muốn làm trực tiếp với nhà sản xuất, vì họ muốn giảm được chi phí sản xuất khi phải thông qua các nhà thương

KIM LIÊN

NGÀNH‱DỆT‱MAY:‱NĂM 2012, TIÊU DÙNG

ẢM ĐẠM, HÀNG NGÀN DOANH NGHIỆP BỊ PHÁ SẢN, GIẢI THỂ, NHIỀU DOANH NGHIỆP LO LẮNG XOAY XỞ CÁCH LÀM ĂN. NHƯNG CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TẬP ĐOÀN VÀ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM VẪN TRỤ VỮNG, NGÀNH VẪN TĂNG TRƯỞNG 8%. NĂM 2013, TOÀN NGÀNH PHẤN ĐẤU TIẾP CẬN KIM NGẠCH XK 20 TỶ USD VÀ ĐẾN NĂM 2020 XẤP XỈ 30 TỶ USD.

Việt Tiến khánh thành Trung tâm Thiết kế thời trang

May hàng xuất khẩu tại Công ty TNHH MTV Dệt kim Đông Xuân

72

DỆT‱M

AY

Page 73: 2013, Vinatex

mại như trước đây. Hàng XK vào thị trường lớn, đòi hỏi nhà sản xuất phải đáp ứng các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội, môi trường. Nhà nhập khẩu phải đến tham quan môi trường làm việc, đánh giá khả năng quản trị DN rồi mới quyết định đặt hàng. Như vậy, những DN đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, có công nghệ sản xuất hiện đại, cách quản trị, quản lý tốt sẽ không lo thiếu đơn hàng.

Giá bán hiện không tăng, nhưng chi phí đầu vào tăng, và trong xu hướng tiếp tục tăng. Do đó, các DN vừa và nhỏ phải chú trọng củng cố lại hoạt động sản xuất, đầu tư, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng để tiếp tục nhận được các đơn hàng đòi hỏi môi trường sản xuất cao, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của các nhà nhập khẩu. Tiếp nữa, thay vì tư tưởng ngồi chờ khách hàng

GIẢI‱PHÁP‱HOÀN‱THÀNH‱MỤC‱TIÊU

truyền thống, thì nay phải trực tiếp đi tìm khách hàng mới. Để thực hiện được mục tiêu này, các DN phải chuẩn bị đội ngũ thiết kế mẫu để tự thiết kế. Làm sao mẫu mã phải phù hợp với tính cách con người, thời tiết, khí hậu, nhu cầu, kiểu cách ăn mặc của từng thị trường, thì hàng của Việt Nam mới ổn định được ở các thị trường khó tính, đòi hỏi chất lượng cao.

Điểm quan trọng nhất giúp ngành dệt may vượt qua khó khăn năm 2012 là sự chủ động của các DN, là ngành có quá trình tham gia hội nhập thế giới lâu năm, chịu sự giám sát ngặt nghèo của các tổ chức thế giới theo cam kết thương mại quốc tế. Nên các doanh nghiệp rất tích cực tìm kiếm đơn hàng và các giải pháp vượt qua khó khăn. Ngành dệt may cũng có truyền thống liên kết giữa các đơn vị,

trong khó khăn đã biết chia sẻ đơn hàng cho nhau. Tìm kiếm thị trường mới như Hàn Quốc, Trung Đông…

ĐẾN GIẢI PHÁP HOÀN THÀNH MỤC TIÊU

Năm 2013, ngành dệt may đặt kế hoạch đạt 20 tỷ USD XK, nếu đạt sẽ về đích trước 2 năm so với kế hoạch. Nhưng phải chịu nhiều sức ép bởi sự cạnh tranh gay gắt từ các nước như: Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh… Bên cạnh đó, lương tối thiểu, giá cả sinh hoạt tăng nhanh cũng đang tạo áp lực tăng chi phí sản xuất cho các DN. Để đạt được tăng trưởng kim ngạch XK 30 tỷ USD vào năm 2020, ngành dệt may đã đề ra các giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh của toàn ngành, đồng thời chú trọng phát triển cụm công nghiệp theo chuỗi giá trị, phát triển ngành thiết kế và thời trang, phát triển thương mại điện tử, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư vào dệt nhuộm hoàn tất. “Để làm được điều này, các DN phải tự chuyển đổi cơ cấu hoạt động, trình độ quản lý và nâng cao năng lực cạnh tranh. Và cũng thời gian này, nếu Việt Nam đạt được thỏa thuận trong Hiệp định Xuyên Thái Bình Dương, xuất khẩu dệt may vào được thị trường Hoa Kỳ, 5 năm tới kỳ vọng sẽ tăng gấp đôi so với hiện nay, thì mục tiêu trên chỉ còn là “chuyện nhỏ” - lãnh đạo Hiệp hội Dệt May Việt Nam chia sẻ.

Thăm quan Siêu thị Vinatex

73

Page 74: 2013, Vinatex

74

KHOA‱HỌ

C‱&‱C

ÔNG‱NGHỆ

1. Trong thời gian 2011-2012 Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Pakistan, Brazin là năm nước sản xuất bông (cotton) lớn nhất, chiếm 77% sản lượng bông toàn cầu, 72% diện tích trồng bông thế giới và 92% diện tích bông biến đổi gen (biotech cotton, genetically modified (GM) or genetically engineered cotton) toàn cầu.

Bảng 1. Sản lượng xơ bông toàn cầu và các nước (triệu tấn)Toàn cầu/nước 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 (ước tính)Sản lượng toàn cầu 22,08 24,88 26,88 25,14

Mức sử dụng 24,38 24,50 24,40 25

Trung Quốc 6,93 6,40 7,19 Không có ước tínhẤn Độ 5,05 5,30 5,85 Không có ước tínhMỹ 2,65 3,94 4,12 Không có ước tínhPakistan 2,07 1,91 2,17 Không có ước tínhBraxin 1,19 2,03 2,12 Không có ước tínhUzơ bekistan 0,85 1,00 1,05 Không có ước tínhCác nước khác* 3,27 4,25 5,16 Không có ước tính*: Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Ot-xtrâyliaNguồn: SS Narayanan, Asian Textile Journal, 21 (8) August (2012) 69.

Trong khu vực sản xuất sợi xenlulo nhân tạo, như vixco và xơ sợi “modal” (xơ xenlulo nhân tạo có độ bền kéo đứt và mô đun ướt cao hơn vixco thông thường, nhưng thấp hơn xơ polinozic) thì sản lượng xơ cắt ngắn (staple fibre) tăng 13% tới 3,3 triệu tấn còn tơ filamăng (filament yarn) chỉ tăng 1% đến 0,4 triệu tấn mà thôi. Nhà sản xuất Lenzing (Áo) vào năm 2012 đã kỉ niệm 20 năm đưa ra thị trường xơ sợi xenlulo nhân tạo lyoxel “Tencel” chiếm tới 98% xơ cắt ngắn Lyoxel toàn cầu (năm 2012) và sản lượng “Tencel” sẽ đạt 200.000 tấn vào năm 2014. Tính toàn bộ, tập đoàn Lenzing đã tăng sản lượng xơ xenlulo nhân tạo lên 770.000 tấn vào cuối năm 2011.

2. Sự phát triển sản xuất thuốc nhuộm, chất trợ và công nghệ nhuộm mới

Báo cáo gần đây của Transparency Market Research (Mỹ) dự đoán rằng thị trường hóa chất ngành dệt sẽ tăng trưởng từ 19,6 tỉ đô la Mỹ vào năm 2013 lên 23,4 tỉ vào năm 2018.

Các chất mầu (colorants) - bao gồm cả thuốc nhuộm và pigment cùng với các chất trợ chiếm tới 26,9% thị trường vào năm 2011. Vì lẽ các loại xơ sợi xenlulo là xơ sợi chủ yếu nên thị trường thuốc nhuộm cho xơ sợi xenlulo sẽ tăng trưởng đến năm 2018.

Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là thị trường hóa chất ngành dệt quan trọng nhất, với thị phần lên đến 52,5% trong năm 2011. Các nhà sản xuất thuốc nhuộm Châu Âu tiếp tục tăng cường sự hiện diện ở khu vực này, nhất là ở các trung tâm công nghiệp chủ yếu của Trung Quốc. Thí dụ, DyStar mở rộng sản xuất, tăng công suất nhà máy inđigo tổng hợp ở Nam Ninh (Nanjing), Trung Quốc để đề phòng nhu cầu lớn hơn đối với thuốc nhuộm Indigo Vat dạng lỏng 40% và thị phần thuốc nhuộm tăng cao. DyStar và Trường Đại học Công nghệ liên bang Thụy

Sĩ đã cùng nhau phát triển nhuộm điện hóa “denim” với inđigo. Công nghệ đổi mới này cho phép chuyển hóa oxi hóa - khử tiến hành kinh tế và bằng biện pháp thân thiện với môi trường. Công nghệ điện hóa (electrochemical technology) “RedElec” kết hợp với thuốc nhuộm DyStar Indigo Vat dạng lỏng 40% dẫn đến một qui trình nhuộm dễ chấp nhận hơn, tránh được việc sử dụng các hóa chất khử, do vậy giảm ô nhiễm môi trường. Sáng chế này đáp ứng được nhận thức toàn cầu về môi trường ngày càng tăng lên đối với vấn đề môi trường phát sinh bởi chuỗi cung cấp hàng dệt và cũng là một phần lời cam kết của DyStar với công nghiệp dệt DyStar đã đưa ra thị trường các thuốc nhuộm hoạt tính Levafix Amber (mầu hổ phách) CA-N và Levafix Red CA-N. Levafix Amber CA-N là thuốc nhuộm mầu vàng không biến đổi mầu sắc khi phơi lâu ngoài ánh sáng mặt trời (non-photochromic yellow) được khuyên dùng trong phối ghép ba mầu cho các mầu từ nhạt đến trung.

Thuốc nhuộm này thay thế Levafix Amber CA và cung cấp một thuốc nhuộm dây mầu rất ít lên poliamit. Nó có độ bền mầu cao với peroxit và clo. Cả hai thuốc nhuộm Levafix Amber CA-N và Levafix Red CA-N đều có thể áp dụng trong nhuộm tận trích và liên tục. Thuốc nhuộm Levafix Red CA-N được giới thiệu dùng cho mầu trung - đến đậm. Đây là thuốc nhuộm mầu đỏ ánh xanh và là một thành phần tuyệt hảo đối với phối ghép ba mầu (ternary shades). Hai thuốc nhuộm Levafix nói trên không chứa AOX (halogen hữu cơ hấp phụ), không có kim loại và đáp ứng - phù hợp hoàn toàn tiêu chuẩn hàng sinh thái Oeko-Tex Standard 100 và Danh mục các chất bị hạn chế (Restricted Substance Lists). Thuốc nhuộm Levafix Amber CA-N cũng có thể

SỰ‱PHÁT‱TRIỂN‱NHUỘMVÀ‱XỬ‱LÝ‱HOÀN‱TẤT‱VẢI,‱SỢI‱XENLULO

Page 75: 2013, Vinatex

75

áp dụng trong các phương pháp nhuộm ngấm ép - cuộn ủ lạnh (Cold-pad-batch methods) và nhuộm cho mầu lặp lại và độ đều mầu rất tốt do kết quả của tính chuyển vị cân bằng (balanced migration behaviour).

Thuốc nhuộm hoàn nguyên mới (Indanthren Green CLF Coll) của DyStar cung cấp mầu xanh lá cây mới, đồng nhất, với độ bền mầu cao, nhờ đó không còn phải ghép mầu xanh với vàng để được mầu xanh lá cây nữa. Indanthren Green CLF Coll có kích thước hạt tối ưu cho tính chất chuyển vị tốt nhất và nhuộm được mầu lặp lại xuất sắc, cũng như cho mầu đều và đồng nhất trên vải pha poliamit/bông. Indanthren Green CLF Coll thích hợp để nhuộm liên tục với chất trợ chống chạy mầu Sera Gal M-IP, để nhuộm tận trích cùng với chất phân tán Sera Sperse C-SN và in hai pha (two-phase printing) với Sera Print M-CAM. Thuốc nhuộm mới mầu xanh lá cây này có hiệu quả hồng ngoại (infra-red performance) giống như clorophyl-chất diệp lục, làm cho nó thành chất lí tưởng cho hàng in để ngụy trang (camouflage prints). Indanthren Green CLF Coll có tính chất lên mầu rất tốt và cho độ bền mầu rất cao với clo, độ bền mầu cao với ánh sáng, ma sát và thời tiết cũng như cho độ bền mầu cao nhất với benzoyl peroxit (C6H5CO)2O2.

Huntsman Textile Effects: tăng cường vai trò ở thị trường ngành dệt Đài Loan thông qua đối tác mới Dytech, Đài Loan. Sự hợp tác hướng vào “duy trì tính chất xuất sắc và tiêu chuẩn toàn cầu của các thuốc nhuộm chất lượng cao và hóa chất chuyên ngành cho công nghiệp dệt Đài Loan”

Qui trình “Advanced Denim Pad Sizing/Ox” của Clariant sử dụng thuốc nhuộm lưu hóa nồng độ cao Diresul RDT của hãng, được khử bằng chất khử trên cơ sở đường (sugar-based reducing agent) và được áp dụng trong một

bể nhuộm đơn. Thuốc nhuộm sau đó được oxi hóa bằng chất “gắn mầu” hiệu quả. Và trong cùng một lần nhúng, sợi được tráng phủ một lớp hồ trên cơ sở tinh bột - Arkofil DEN-FIX để bảo vệ chống lại tổn hại trong công đoạn dệt tốc độ cao. Qui trình “Advanced Denim Pad/Sizing-Ox” làm tăng tính chất thân thiện với môi trường của công đoạn nhuộm so sánh với nhuộm indigo truyền thống. Qui trình “Advanced Denim Pad/Sizing-Ox” được khẳng định tiết kiệm được 92% nước, 30% năng lượng và 87% bông phế (cotton waste) cũng như xưởng sản xuất “denim” làm được nhiều mầu thời trang.

3. Xử lý hoàn tất hóa họcGiờ đây nhà sản xuất xử lý

hoàn tất hóa học có nhận thức sâu sắc về dạng xử lí hoàn tất “đa năng” (multifunctional finish) để đạt hiệu quả tốt cũng như thân thiện với môi trường hơn thông qua công nghệ áp dụng riêng.

Clariant đã giới thiệu xử lí “Premium Eco Care” của họ. Đây là xử lí chống nhàu thân thiện với môi trường hơn cho vải sợi bông và Arkofix ELF được sử dụng. Chất này được áp dụng thông qua công nghệ bọt (foam application) và tạo liên kết ngang ở nhiệt độ trùng ngưng thấp.

Cộng tác với Cotton Incorporated, Clariant áp dụng hệ thống “Foam Eco Care” sử dụng công nghệ Gaston CFS (Chemical foam system). Phương pháp công nghệ này làm cho sấy nhanh hơn, đạt được chỉ số giữ nếp bền mâu (durable press rating) rất cao và không cần giặt cũng như mức fomanđêhit thấp hơn 75 ppm - giới hạn cho phép. Với hệ thống tạo liên kết ngang trên cơ sở bọt ta có được tính chất mài mòn khi uốn (flex-abrasion properties) rất tốt so với tính chất này đạt được bằng các phương pháp ngấm ép truyền thống.

Clariant cũng đã giới thiệu chất chống thấm nước mới không

có flo, có nhãn hiệu Arkophob FFR liq. Chất này tạo ra màng phim đều và bền, làm cho đạt được hiệu quả đẩy nước cao. Không phải là sau khi giặt để phục hồi tính kị nước (đẩy nước). Arkophob FFR liq cho độ bền với giặt - hơn 20 lần, cao hơn độ bền giặt đạt được với các sản phẩm không chứa flo khác. Chất này còn cho độ bền với mài mòn và xé rách (abrasion and tear) cao cũng như đạt được tính chất khâu may tốt hơn kết hợp với sờ tay mềm mại. Arkophob FFR không chứa flo được xếp vào loại chất xử lí chống thấm nước có giá trị và là xử lí không ảnh hưởng đến khả năng thoát khí của vải.

Tanatex đã đưa ra thị trường Baygard UFCN - đây là chất chống thấm dầu và chống thấm nước nồng độ cao. Chất này cho hiệu quả cao trên tất cả các loại hàng dệt gồm cả vải sợi xenlulo và có ưu điểm duy trì cảm giác sờ tay mềm mại.

Một chất xử lí mới khác là Itoguard LJC 60R, được giới thiệu cho xử lí hoàn tất đa năng. Đây là xử lí không thông thường, không chỉ tạo ra hiệu quả chống thấm dầu bền vững mà còn cho tính chất hút nước (water absorbance) bền vững và được áp dụng thông qua phương pháp ngấm ép - sấy - trùng ngưng (pad-dry-cure). Itoguard LJC 60R là hợp chất flo hóa không ion, không chứa PFOA (perfluorooctanoic acid) và PFOS (perfluorooctane sulfonate) và thường được áp dụng ngấm ép cùng với Itoresin LJLF và chất xúc tác. Itocatalyst LJ33, tiếp theo sấy ở 1000C (60 giây) và xử lí trùng ngưng ở 1600C trong 1-2 phút. Xử lí hoàn tất đa năng này cũng cho tính chất loại bẩn (soil release) đối với hàng được xử lí.

Đặng Trấn Phòng biên soạn(theo Ian Holme,

International DYER, issue 2/2013, p.16)

Page 76: 2013, Vinatex

76

CÔNG‱Đ

OÀN

Trung tâm xử lý nước thải Khu Công nghiệp Dệt May Phố Nối, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên.Được khởi công xây dựng từ tháng 01 năm 2004, đến tháng 12 năm 2005 công trình đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng.Tổng mức đầu tư của dự án là: 87.000.000.000 đồng (tám mươi bẩy tỷ đồng)Công suất thiết kế 10.000m3/ngày đêm và có thể xử lý tới 12.000m3/ngày đêm.Trung tâm xử lý nước thải Khu Công nghiệp Dệt May Phố Nối có quy mô thuộc loại lớn nhất trong ngành dệt may ở hai miền Nam, Bắc. Với máy móc thiết bị mới 100%, do các chuyên gia Hà Lan thiết kế, lắp đặt công nghệ hiện đại (State of the Art).Chất lượng nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 5945-2005 (cột B).Nước thải sau khi đã xử lý đã loại bỏ được các chất ô nhiễm như BOD, COD, độ màu, kim loại nặng, các chất độc khác với cá, các chất khó phân giải vi sinh và các hoá chất có hại đến sức khoẻ con người mà các nhà máy dệt nhuộm sử dụng, góp phần bảo vệ sức khoẻ, phòng chống bệnh tật có thể xẩy ra, cải thiện được môi trường xung quanh khu công nghiệp.Trung tâm có đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, năng động, sáng tạo và đã được các chuyên gia Hà Lan trực tiếp đào tạo.Với chiến lược phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, Tập đoàn Dệt May Việt Nam mạnh dạn đầu tư một Trung tâm xử lý nước thải với quy mô lớn, hiện đại một lần nữa khẳng định việc thực hiện nghiêm chỉnh Luật bảo vệ môi trường và cam kết của Tập đoàn cùng các Công ty trong khu công nghiệp với các cơ quan quản lý môi trường, bảo đảm sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và cộng đồng.Tập thể CBCNV Trung tâm luôn luôn đề cao ý thức bảo vệ cộng đồng, tuân thủ nghiêm ngặt luật bảo vệ môi trường, quyết tâm xây dựng một khu công nghiệp xanh, thân thiện và là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Trung tâm là nền tảng cơ sở để tạo dựng hình ảnh đẹp trong Tập đoàn nói riêng và trong các nhà đầu tư nước ngoài nói chung.Với phương châm phục vụ khách hàng: Uy tín, chất lượng tuận thủ các quy định của Nhà nước, phát triển bền vững, thân thiện với môi trường.

TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM

INDUSTRIAL WASTE WATER TREATMENTTRUNG‱TÂM‱XỬ‱LÝ‱NƯỚC‱THẢI‱-‱KHU‱CÔNG‱NGHIỆP‱DỆT‱MAY‱PHỐ‱NỐI

Địa chỉ: Khu Công nghiệp Dệt May Phố Nối, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên, Việt NamĐiện thoại: 0321.2246889/2246823 * Fax: 0321.3972641 * Email: [email protected]

NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP

XỬ LÝ

HÓA LÝ

XỬ LÝ

SINH HỌC

LỌC T

INH (THAN HOẠT TÍNH)

NƯỚC SAU XỬ LÝ

Page 77: 2013, Vinatex

77

Nhà điều hành Công ty

Xưởng may khang trang hiện đại

HƯNG LONGĐịa chỉ: Km24, Quốc lộ 5, Xã Dị Sử, Huyện Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên

Điện thoại: 0321 3508 156 * Fax: 0321 3943 317 * Email: [email protected]

Add: Km24Highway No5 - DiSu Ward - MyHao Dist - HungYen Province - VietNam

NĂNG LỰC SẢN XUẤT: Công ty Cổ phần May và Dịch vụ Hưng Long được thành lập năm 1996, tiền thân là một Xí nghiệp thành viên của Công ty May Hưng Yên. Năm 2001 chính thức chuyển sang Công ty Cổ phần.Chuyên sản xuất áo bơi, quần âu, jắcket, măng tô xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước EU, …v.v.Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm 40%

Tổng Giám đốc Đỗ Đình Định

Page 78: 2013, Vinatex

78

KHU CÔNG NGHIỆP DỆT MAY PHỐ NỐI B KHU CÔNG NGHIỆP DỆT MAY PHỐ NỐI B

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG DỆT MAY PHỐ NỐIPHO NOI TEXTILE AND GARMENT INPRASTRUCTURE DEVELOPMENT JOINT STOCK COMPANY

Khu Công Nghiệp Dệt May Phố Nối B - Huyện Yên Mỹ - Tỉnh Hưng YênTel: (84.0321) 3972520 * Fax: (84.0321) 3972540 - Email: [email protected] * Website: www.vinatexid.com.vn

CONVENIENT LOCATION - EXCELLENT INFRASTRUCTURE - INVESTMENT INCENTIVES - “ONE - DOOR” POLICY

Khu Công nghiệp Dệt May Phố Nối B thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam nằm giữa khu vực giao nhau giữa quốc lộ 5 quốc lộ 39, nối liền các trung tâm kinh tế lớn ở phía Bắc, cách trung tâm Hà Nội 28 km, cảng Hải Phòng 73 km, cảng Cái Lân 90 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài trên 40 km, ga đường sắt Lạc Đạo 15 km (Hà Nội - Hải Phòng), cạnh trạm thông quan tỉnh Hưng Yên đang hoạt động và KĐT Thăng Long đang đầu tư.

Pho Noi Textile and Garment Industrial Park aunit of Vietnam National Textile and Garment Group is located on the important line of communication at the cross - road of highway 5 and 39.

It is 28 km from the Industrial Park to Hanoi Capital, connecting many large economic zones of the north such as Hai Phong Port (73 km), Noi Bai Airport (40 km), Cai Lan Port (90 km), Lac Dao Railway station(15 km), neighbouring custom clearance station ofHung Yen Province that is operating and Thang Long Urban Quarter that is in that in process of investment.

Các nhà đầu tư đăng ký thuê đất sớm trong khu Công nghiệp Dệt May Phố Nối giai đoạn 2 sẽ có cơ hội lựa chọn vị trí, diện tích có nhiều ưu đãi thuận lợi:

Investors who apply for land rental in Pho Noi industrial park as early as at the second phase will be given priority to choose the place, area and many other incentives such as:

Được hỗ trợ làm các thủ tục đầu tư vào khu công nghiệp.Hỗ trợ, tư vấn tuyển chọn lao động địa phương.Được tạo điều kiện về hành lang pháp lý.Được hưởng đầy đủ các ưu đãi theo pháp luật hiện hành của Nhà nước Việt Nam của tỉnh Hưng Yên đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Be supported to accomplish the investment procedure inthe industrial park.Be supported in the recruitment of local workers.Be given privillege in legal lobby.The foreign and home investors get all the incentives followed the current law of the Socialist Republic of Vietnam and Hung Yen Province.

INVESTMENT INCENTIVES:

PHO NOI TEXTILE AND GARMENT INDUSTRIAL PARK

Offce of VINATEX-ID Clean Water Factory Waste Water Treatment Center Main Road Center

VINATEX-IDVINATEX-ID

Page 79: 2013, Vinatex

79

KHU CÔNG NGHIỆP DỆT MAY PHỐ NỐI B VINATEX-ID

Page 80: 2013, Vinatex

8060 DEÄT MAY & THÔØI TRANG

BOÄ SÖU TAÄP MÔÙI