3. csr nghia vu thien nguyen presentation

15
18-Jul-15 1 HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN của Doanh nghiệp Nghĩ đúng, làm mới tốt PGS. NGUYỄN MẠNH QUÂN - TSKT, MBA, KS. VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP (INBUS) Đthoại (vp): (04) 36 33 66 00 – 453 Đthoại DĐ: 0903 26 46 99 E-mail: [email protected] Mail: P. A316 (nhà A) - Số 29A, Ngõ 124 – Phố Vĩnh Tuy – Q. Hai Bà Trưng – TP Hà Nội Website: http://inbus.vn Vấn đề sẽ trao đổi Nghĩ đúng – Nên hiểu hoạt động từ thiện thế nào cho đúng? Doanh nghiệp tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo khi nào? Tại sao doanh nghiệp muốn/không muốn tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo? Doanh nghiệp có thể được lợi gì khi thực hiện các hoạt động từ thiện, nhân đạo? Doanh nghiệp bị thiệt hại gì khi thực hiện các hoạt động từ thiện, nhân đạo? Làm tốt - Doanh nghiệp thường làm gì? Nên làm gì? Một số tình huống minh hoạ Một số nguyên tắc cơ bản khi hành động 18-Jul-15 [email protected] 2

Upload: khanh-itims

Post on 08-Jan-2017

163 views

Category:

Government & Nonprofit


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: 3. csr nghia vu thien nguyen presentation

18-Jul-15

1

HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN của Doanh nghiệp

Nghĩ đúng, làm mới tốt

PGS. NGUYỄN MẠNH QUÂN - TSKT, MBA, KS.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP (INBUS)

Đthoại (vp): (04) 36 33 66 00 – 453

Đthoại DĐ: 0903 26 46 99

E-mail: [email protected]

Mail: P. A316 (nhà A) - Số 29A, Ngõ 124 – Phố Vĩnh Tuy – Q. Hai Bà Trưng – TP Hà Nội

Website: http://inbus.vn

Vấn đề sẽ trao đổi

Nghĩ đúng – Nên hiểu hoạt động từ thiện thế nào cho đúng?

Doanh nghiệp tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo khi nào?

Tại sao doanh nghiệp muốn/không muốn tham gia các hoạt động

từ thiện, nhân đạo?

Doanh nghiệp có thể được lợi gì khi thực hiện các hoạt động từ

thiện, nhân đạo? Doanh nghiệp bị thiệt hại gì khi thực hiện các

hoạt động từ thiện, nhân đạo?

Làm tốt - Doanh nghiệp thường làm gì? Nên làm gì?

Một số tình huống minh hoạ

Một số nguyên tắc cơ bản khi hành động

18-Jul-15 [email protected] 2

Page 2: 3. csr nghia vu thien nguyen presentation

18-Jul-15

2

NGHĨ ĐÚNG

18-Jul-15 [email protected] 3

CSR - TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

PHÁP LÝ

ĐẠO LÝ

NHÂN ĐẠO

KINH TẾ

Luật – Văn bản pháp lý

Quyền theo luật dịnh

Tiêu chuẩn ngành

Tiêu chuẩn chất luợng

Sản phẩm – Giá cả - An toàn

Việc làm – Tiền lương – Điều kiện làm việc

Tài sản – Giá trị

Hoạt động

từ thiện

ĐƯỢC THỪA

NHẬN

ĐƯỢC TÔN

TRỌNG

TỰ TÔN

TỰ TRỌNG

TỒN TẠI

Từ thiện là một phần trong TNXH của Doanh nghiệp

Page 3: 3. csr nghia vu thien nguyen presentation

18-Jul-15

3

(1) DN tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo khi nào? Tại sao DN không tham gia?

THAM GIA KHI NÀO? Khi doanh nghiệp có điều kiện?

Có dư tiền; Có sản phẩm hữu ích, cần thiết cho người nhận từ thiện, trợ giúp; Còn dư nhân lực;

Khi thấy cảm thông, muốn chia sẻ khó khăn? Còn nhiều người khổ hơn mình; Thiện tâm, niềm tin tín ngưỡng; Tin vào thuyết nhân quả;

Khi việc tham gia có thể giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề của DN Làm từ thiện giúp người khác để giúp chính mình; Từ thiện chỉ là cách nói, hiệu quả mới là bản chất;

TẠI SAO KHÔNG THAM GIA?

Lợi ích là mơ hồ, không rõ ràng, khó xác định;

Thiệt hại rất cụ thể, có thể đong đếm được;

DN gặp khó khăn, trước hết phải lo cho bản thân, cho nhân viên;

DN không có dư nguồn lực;

Cổ đông không cho phép sử dụng nguồn lực «sai mục đích» (kinh doanh);

Cảm thấy bị lợi/lạm dụng lòng tốt;

18-Jul-15 [email protected] 5

(2) Lợi ích và thiệt hại của việc tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo?

LỢI ÍCH TIỀM TÀNG Uy tín, danh tiếng Cơ hội mở rộng thị

trường, tiêu thụ sản phẩm Nâng cao ý thức, chất

lượng nguồn nhân lực Đóng góp vì lợi ích cộng

đồng Nâng cao ý thức trách nhiệm xã hội của người

lãnh đạo, nhân viên, cộng đồng

Thiện chí, thiện cảm, sự ủng hộ của cộng đồng

THIỆT HẠI TIỀM ẨN

Hư danh

Phân tán nguồn lực

Mất thời gian

Tốn tiền của

Nghi ngờ thiếu minh bạch

Lạm quyền

Không hiệu quả

18-Jul-15 [email protected] 6

Page 4: 3. csr nghia vu thien nguyen presentation

18-Jul-15

4

(3) Bản chất - KINH DOANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ

TRƯỜNG TOÀN CẦU HÓA

Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường

Tham gia vào một “bữa tiệc xã hội”

Trong đó giá trị được hình thành và

Lợi ích được chia sẻ cho các vị khách ngồi cùng bàn

tiệc = những người hữu quan

Kinh tế thị trường toàn cầu hóa = “bữa đại lễ hội

kinh tế - văn hóa – xã hội của các dân tộc”

Những người hữu quan - Họ là ai?

CÁC NHÂN VẬT CHÍNH

Khách hàng - tiêu dùng sản phẩm và trả giá + Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng – tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dung

Người lao động - làm ra sản phẩm và được trả lương + Nghiệp đoàn – tổ chức bảo vệ quyền lợi của người lao động

Đối tác – cung cấp nguồn lực sản xuất, + Đối thủ - cạnh tranh, so sánh + Hiệp hội nghề nghiệp - cạnh tranh trung thực

Chủ đầu tư – cung cấp tài chính ban đầu

Cộng đồng – hứng chịu chất thải không mong muốn và phải trảgiá + Tổ chức xã hội – bảo vệ môi trường, từ thiện, nhân đạo...

Chính phủ – can thiệp để điều tiết và đảm bảo sự công bằng vàphát triển

VỊ KHÁCH DANH DỰ

Đối tượng nhân đạo – những người chịu thiệt thòi trong xã hội

Page 5: 3. csr nghia vu thien nguyen presentation

18-Jul-15

5

Doanh nghiệp

(đại diện, người

lao động)

Đối tác,

cung cấp

Khách hàng

Cổ đông

Cộng đồng,

địa phương

Đối tượng

nhân đạo

xã hội

“Bàn tiệc xã hội” của DOANH NGHIỆP

Cơ quan quản

lý nhà nước -

Xã hội

18-Jul-15 VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP 10

DN có biết họ quan tâm và mong muốn điều gì ở các hoạt động của DN không?

Khách hàng - sản phẩm chất lượng, an toàn, và giá cả hợp lý

Người lao động – an toàn, thuận lợi, năng suất và thu nhập xứng

đáng, quyền lợi/chế độ đảm bảo

Đối tác – hợp tác bền vững, đôi bên cùng có lợi, chia sẻ;

Đối thủ - cạnh tranh trung thực;

Chủ đầu tư – an toàn, minh bạch, tăng trưởng;

Cộng đồng – an toàn, ý thức trách nhiệm, đóng góp phúc lợi,

tăng trưởng, bền vững

Chính phủ – công bằng, bình đẳng, tăng trưởng và phát triển cân

đối

Đối tượng nhân đạo – chia sẻ, cảm thông, tương trợ, công bằng,

bình đẳng

Page 6: 3. csr nghia vu thien nguyen presentation

18-Jul-15

6

LÀM TỐT

18-Jul-15 [email protected] 11

DN thường làm gì?

Chỉ làm những gì có thể mang lại lợi ích cụ thể, rõ

ràng, thấy được;

Làm những gì làm hài lòng đối tượng mục tiêu;

Chỉ làm theo cách nhiều người có thể thấy hoặc ghi

nhận được lợi ích mang lại, hay giá trị đóng góp của

DN;

Sẽ làm khi nhận thấy có nhu cầu xuất phát từ phía đối

tượng hữu quan;

HÃY CHO BIẾT Ý KIẾN VỀ CÁC TRƯỜNG HỢP SAU

18-Jul-15 [email protected] 12

Page 7: 3. csr nghia vu thien nguyen presentation

18-Jul-15

7

Tạo việc làm? Cải thiện đời sống?

Có người khuyên bạn rằng, bạn có thể giao một số công việc

đơn giản của đơn vị về cho hộ gia đình. Với cách đó, bạn có

thể “tạo việc làm và thu nhập” cho các cháu vào thời gian rỗi,

đồng thời giảm chi phí lao động. Mặt khác cần coi đó “điểm

nhấn” trong chương trình xã hội của đơn vị bạn.

Địa phương nơi đơn vị bạn đang hoạt động, yêu cầu sự giúp đỡ

đối với cộng đồng và địa phương. Có người “mách nhỏ” rằng

vệ sinh môi trường sống là vấn đề rất “nóng” hiện nay, vì nhiều

hộ gia đình không có nhà vệ sinh.

Bạn có chọn “đầu tư” vào đó và sẽ gắn một tấm biển ghi dòng

chữ “Quà tặng của đơn vị” ở các công trình đó hay không?

18-Jul-15 [email protected] 13

Kinh doanh hay nhân đạo? Đơn vị bạn phát động phong trào “kế hoạch nhỏ” để lấy kinh

phí tài trợ cho các trường học bằng cách “thu mua” tất cả bao

bì đã sử dụng của đơn vị. “Một công ba việc”, các cháu có thêm

bàn ghế, môi trường sạch hơn, công ty thực hiện trách nhiệm

xã hội của mình.

Kết quả đạt được thật bất ngờ, doanh số của đơn vị bạn tăng

lên. Phân tích kỹ hơn cho thấy, doanh số của bạn tăng lên chủ

yếu là ở các gia đình có trẻ nhỏ ở độ tuổi 6-12 tuổi.

Có người phê phán rằng đó là hành vi phi đạo đức, bởi chương

trình của bạn chỉ là một «mẹo nhỏ» để tăng doanh số mà thôi.

Bạn có chấp nhận cách hành động này hay không?

18-Jul-15 [email protected] 14

Page 8: 3. csr nghia vu thien nguyen presentation

18-Jul-15

8

Vai trò của các tổ chức trung gian

Một tổ chức xã hội đang đề nghị doanh nghiệp của bạn trợ giúp một

bộ phận người dân tộc nghèo ở vùng cao nâng cao chất lượng cuộc

sống theo cách giúp họ «cần câu» qua việc dạy họ cách làm kinh tế.

Bài học kinh nghiệm «dạy» bạn rằng, các tổ chức này chỉ dùng một

phần tiền của bạn cho hoạt động từ thiện, một phần họ dùng để «trả

công» cho chính họ. Hơn nữa, là tổ chức xã hội, họ làm sao có kiến

thức kinh doanh và kinh nghiệm quản lý nhiều bằng bạn để có thể

«dạy người khác làm kinh tế». Bạn tin rằng nếu chính doanh nghiệp

của bạn làm điều này thì sẽ tốt nhất. Tiếc là, bạn chưa biết công việc

đáng làm này có thể thu xếp vào lúc nào trong kế hoạch kinh doanh

«chật cứng» của bạn.

Lựa chọn của bạn là gì? Giả pháp của bạn là như thế nào?

18-Jul-15 [email protected] 15

Sử dụng lao động là sinh viên (1) Các doanh nghiệp thường không muốn nhận sinh viên và giáo viên

đại học đến thực tập, nghiên cứu tại cơ sổ của mình, bởi họ cho rằng

đối tượng này «sính chữ» hay bới móc, hay phát ngôn bừa bãi, vướng

cẳng, nhiệt tình hoặc lười nhác một cách vô tích sự, dễ vi phạm kỷ

luật đơn vị. Vậy tốt nhất nên tránh xa.

Có người nói rằng, đó là nguồn lao động có trí tuệ sẵn sàng cho phép

doanh nghiệp «bóc lột» với giá rẻ mạt (đôi khi miễn phí), mà nếu biết

cách khai thác, thì DN có thể giải quyết được nhiều vấn đề đang phải

đối đầu. Biết khai thác, DN sẽ được lợi rất nhiều.

Họ cũng nói rằng, sử dụng sinh viên không phải là hoạt động thiện

nguyện, nhân đạo, bởi sinh viên tuy nghèo lúc này, nhưng sắp giàu.

Từ thiện, nhân đạo là phải chọn đối tượng là người nghèo hay người

khuyết tật thì mới đúng.

Bạn có đồng ý với quan điểm này hay không?

18-Jul-15 [email protected] 16

Page 9: 3. csr nghia vu thien nguyen presentation

18-Jul-15

9

Sử dụng lao động là sinh viên (2) Bạn không hệ ý thức đang «làm từ thiện» khi nhận một nhóm sinh

viên vào thực tập tại DN. Sau thời gian thực tập, nhóm sinh viên này

đưa ra một sáng kiến về một thiết bị hỗ trợ người khuyết tật để họ

hoà nhập tốt hơn vào đời sống xã hội với người lành lặn. Tuy nhiên,

để chế tạo thành thành phẩm, còn phải tiếp tục nghiên cứu và chế

thử. Khả năng thương mại hoá của sản phẩm cũng còn phải nghiên

cứu thêm.

Bạn có cho rằng đó cũng là hoạt động từ thiện hay không? Bạn có

tiếp tục đầu tư để nhóm nghiên cứu hoàn thiện sản phẩm, ngay cả

khi khả năng thương mại hoá sản phẩm này là rất kém, hay không?

Tình cờ, đề án này có khả năng xin cấp kinh phí cho việc nghiên cứu

và chế thử. Bạn sẽ hành động như thế nào: (1) lập đề án trình để xin

tài trợ? (2) tiếp tục giúp nhóm nghiên cứu mà không để tâm đến khả

năng này? (3) nhóm nghiên cứu có thể lập đề án để tự tài trợ cho giai

đoạn thương mại hoá?

18-Jul-15 [email protected] 17

Trợ giúp triển khai ứng dụng NCKH Qua đài báo, bạn phát hiện ra rằng, một số sáng kiến của các nhà

nghiên cứu trẻ có thể giúp giải quyết khá tốt vấn đề bảo quản và chế

biến nông sản sau thu hoạch hoặc giúp giám sát, đảm bảo chất lượng

nông sản. Nhờ đó, sản phẩm của nông dân có thể tiêu thụ tốt hơn,

đời sống của họ nhờ đó có thể được cải thiện. Mặt khác, DN của bạn

cũng có thể kiếm lời qua việc kinh doanh nhờ sáng kiến này.

Có ý kiến cho rằng các đề án này đơn thuần là đề án kinh doanh,

không mang tính chất từ thiện, trong khi có ý kiến ngược lại, cho

rằng đấy mới là «từ thiện chiến lược», «từ thiện bền vững».

Lại có ý kiến rằng, doanh nghiệp nên chủ động tìm kiếm và triển khai

các đề án mang tính nhân đạo, thay vì ngồi chờ các tổ chức xã hội, từ

thiện mang đề án đến vận động. Khi đó, cách tốt nhất là chịu khó

xem TV, nghe đài, đọc báo để biết các khó khăn xã hội đang phải đối

mặt và tìm cách lồng ghép vào các hoạt động SX-KD của DN.

Ý kiến của bạn như thế nào?18-Jul-15 [email protected] 18

Page 10: 3. csr nghia vu thien nguyen presentation

18-Jul-15

10

Nghĩ đúng - Làm mới tốt

Bạn nhằm vào AI, nghĩ về AI khi ra quyết định

và thực hiện hành động thiện nguyện?

Lợi ích/thiệt hại mà HỌ được hưởng hay phải

gánh chịu là gì? BẠN đo lường như thế nào?

Lợi ích/thiệt hại đó có phải là thứ HỌ thực sự

mong muốn không? Hay đó là điều BẠN nghĩ?

Hành động đó có phải là cách tốt nhất để HỌ

và BẠN đạt được điều mong muốn không?

18-Jul-15 [email protected] 19

«Doanh nghiệp (mang tính) xã hội»= hoạt động như doanh nghiệp + vì mục đích nhân đạo

Biến thiện tâm thành hành động

Biến lời cầu chúc thành hiện thực

Biến ước muốn thành hệ quả

Page 11: 3. csr nghia vu thien nguyen presentation

18-Jul-15

11

Lẽ thường là…

Con người ai cũng có ước muốn và luôn mong muốn ước

muốn của mình thành hiện thực;

Con người ai cũng có tâm thiện, họ cảm thấy vui mừng,

hạnh phúc khi làm được điều gì đó giúp những người

khác đạt được ước mơ, hạnh phúc;

Tôn giáo (Phật giáo) là nơi người ta thường tìm đến để

mong được hạnh phúc;

Đó cũng là điều các doanh nghiệp ngày nay quan tâm và

họ vẫn thường xuyên giúp mọi người và giúp các tổ chức

tôn giáo làm điều thiện;

Mô hình truyền thống

Được áp dụng rất phổ biến;

Tách bạch hoạt động Kinh doanh với hoạt động Nhân đạo

Doanh nghiệp:

Thực hiện hoạt động kinh doanh;

Thực hiện nghĩa vụ đóng góp tài chính

Các tổ chức xã hội, nhân đạo, tôn giáo

Thực hiện hoạt động xã hội, nhân đạo

Sử dụng nguồn đóng góp của doanh nghiệp

Page 12: 3. csr nghia vu thien nguyen presentation

18-Jul-15

12

Doanh nghiệp Tổ chức XH

Kinh doanh Tình nguyện

Thoả mãnKhách hàng

Trợ giúpĐối tượng

Kinh tế Nhân đạo Xã hội

Hoạt động từ thiện,nhân đạo

Người nghèo

Người có hoàncảnh khó khăn

Người bất hạnh, bất lợi thế XH

Người chịu thiệt hại XH

Những ngườihảo tâm

Quỹ từ thiện

Mô hình doanh nghiệp xã hội Xuất hiện khoảng 10 năm trở lại đây;

Hoạt động/mục tiêu XH được thực hiện thông qua hoạt động KD

Hoạt động kinh tế: Phương tiện để thực hiện các mục tiêu XH;

Cách thức để tạo nguồn tài chính bền vững;

Biện pháp để phục vụ, giúp đỡ đối tượng XH;

Mục tiêu xã hội, nhân đạo, tôn giáo Giúp đỡ đối tượng xã hội một cách tích cực, lâu dài;

Biến lời cầu chúc an khang, cầu chúc phúc lộc, cầu chúc cát tường, như ý thành hiện thực;

Tạo nguồn tài chính cho việc tu bổ, tôn tạo chùa chiền, hành pháp, hành đạo

Page 13: 3. csr nghia vu thien nguyen presentation

18-Jul-15

13

Doanh nghiệp Tổ chức XH

Kinh doanh Tình nguyện

Khách hàng

Kinh tế Nhân đạo Xã hội

Hoạt động từ thiện,nhân đạo

Người nghèo

Người có hoàncảnh khó khăn

Người bất hạnh, bất lợi thế XH

Người chịu thiệt hại XH

Những ngườihảo tâm

Doanh nghiệp mang tính Xã hội

Quỹ từ thiện

Một số đề án có thể thực hiện

Đối tượng là người hưởng thụ trực tiếp: Bệnh viện mở

Đối tượng là người phạm tội: Giúp hoàn thành 1 ước nguyện cuối

cùng của trọng phạm dành cho người thân thích nhất (khơi dậy tâm

thiện)

Đối tượng là người tự làm kinh tế: DN + đào tạo nghề

Đối tượng là người không có công ăn việc làm, vô gia cư, mô côi: DN

sử dụng lao động

Đối tượng là người nghèo ở nông thôn: Chương trình khởi nghiệp cho

giáo viên phổ thông miền núi, vùng cao, dân tộc, vùng sâu, xa...

Đối tượng là người nghèo ở nông thôn: DN + vùng nguyên liệu + chế

biến = Chuỗi cung ứng DNXH (giải quyết đầu ra cho nông sản VN)

... = hoạt động kinh doanh hướng tới xã hội => bền vững

Page 14: 3. csr nghia vu thien nguyen presentation

18-Jul-15

14

PGS. NMQuan - DH KTQD

BẢO QUẢN

SẢNXUẤT

CHẾ BIẾN

Cụm liên kết hay Chuỗi Giá trị Doanh nghiệp Xã hội

Vốn

ĐẦU TƯ + LIÊN KẾT + ĐA NGÀNH

TIÊU THỤ

Khách hàng

HỢP TÁC

GIÁ TRỊ

Cung ứng

HTX

Dnghiệp

Công

Nghệ

THỊ TRƯỜNG

HOẠTĐỘNG KINH

DOANH

HỘGIA ĐÌNH = ĐỐI TƯỢNG

XÃ HỘI

TIÊU THỤ

TIÊU THỤ

BÀN

TIỆC

XH

CỦA

EVN

KHÁC

H

HÀNG CỘNG

ĐỒNG,

HỘI

CHÍN

H PHỦ

ĐỐI

TƯỢN

G XH

KHÁC

ĐỐI

TÁC,

ĐỐI

THỦ

CHỦ

ĐẦU

THÀN

H

VIÊN

EVN

31 2

31 2

Giố

ng

CHỦ THỂ HỢP TÁC

CHÍNH PHỦ

Hãy kiểm tra kỹ trước khi hành động –Hãy trả lời các câu hỏi sau

VỚI DOANH NGHIỆP Đối tượng

AI là người được hưởng lợi từ các hoạt động của bạn? Đó có phải là đối tượng bạn muốn giúp hay không? Họ có nhận được điều họ mong muốn hay không?

Biện pháp Phương án đề xuất có phải là giải pháp tốt nhất để đạt mục tiêu hay

không? Ai khác (NGO, trường đại học, tổ chức xã hội...) có thể tham gia/hỗ

trợ/giúp bạn thực hiện (một phần hay toàn bộ) mục tiêu/đề án này?

VỚI TỔ CHỨC XÃ HỘI Cách tiếp cận

Khi hành động bạn coi bạn là tổ chức xã hội hay tổ chức kinh tế?

Biện pháp Đề án tài chính của bạn có khác gì so với đề án của dự án kinh tế? Dựa vào đâu bạn chứng minh tính khả thi, hiệu quả, hợp lý của đề án của

bạn?

Page 15: 3. csr nghia vu thien nguyen presentation

18-Jul-15

15

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

CÁM ƠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE

Q&A