306_chuong trinh dai hoc quan tri kinh doanh

21
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TP.HCM Độc Lập – TDo – Hạnh Phúc CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Tên chương trình : ĐÀO TẠO QUẢN TRỊ KINH DOANH Trình độ đào tạo : ĐẠI HỌC Ngành đào tạo : QUẢN TRỊ KINH DOANH Loại hình đào tạo : CHÍNH QUI TẬP TRUNG (Ban hành theo quyết định số .../ĐHHV ngày …/…/200… của Hiệu Trưởng trường Đại Học Hùng Vương Tp.HCM) 1. Mục tiêu đào tạo : Đào tạo cử nhân Quản trị kinh doanh có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; Nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội, quản trị kinh doanh, những kỹ năng chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp; Có khả năng họach định chính sách, chiến lược, kế hoạch kinh doanh; Biết tổ chức hoạt động kinh doanh và tạo lập doanh nghiệp mới. Sinh viên tốt nghiệp làm việc chủ yếu ở các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Sinh viên có đủ kiến thức đê tham gia quản trị doanh nghiệp trong các lĩnh vực: Tài chính - Kế tóan; Marketing; Thương mại quốc tế (Ngoại thương); Quản trị đi ều hành sản xuất. 2. Thời gian đào tạo : 4 năm (8 học kỳ) 3. Khối lượng kiến thức toàn khoa (tính bằng số đơn vị học trình): 188 ĐVHT (không tính giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng) 4. Đối tượng tuyển sinh : Mọi công dân Việt Nam đủ điều kiện dự thi theo điều 5 và đủ điều kiện nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển theo điều 8, chương I, Qui chế Tuyển Sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính qui (Ban hành theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 04/03/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) 5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp: Sinh viên học kiến thức chung của ngành trong 3 năm đầu, vào học kỳ 7 của năm thứ 4 sinh viên chọn một trong bốn chuyên ngành sau: - Quản trị Tài chính – Kế toán - Quản trị Marketing - Ngoại thương - Quản trị Kinh doanh Tổng hợp. Quy trình đào tạo gồm có 4 giai đọan: - Học kỳ 1 – 2 – 3: Ki ến thức giao dục đại cuơng. - Học kỳ 4 – 5 – 6: Ki ến thức cơ sở khối ngành và ngành. - Học kỳ 7: Kiến thức chuyên ngành hẹp. - Học kỳ 8: Thực tập tốt nghiệp – Làm khóa luận hoặc thi tốt nghiệp. 6. Thang điểm : 10/10 7. Nội dung chương trình (tên và khối lượng các học phần): 7.1. Kiến thức giáo dục đại cương 7.1.1. Lý luận Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh: 15 đvht Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê Nin 7,5 đvht Tư tưởng Hồ Chí Minh 3 đvht Đường lối cách mạng của đảng cộng sản Việt Nam 4,5 đvht 7.1.2. Khoa học xã hội và Nhân văn – Nghệ thuật: - Bắt buộc 7 đvht Pháp luật đại cương 3 đvht Tâm lý và giáo ti ếp trong kinh doanh 4 đvht

Upload: huu-tri-nguyen

Post on 30-Jun-2015

185 views

Category:

Documents


6 download

TRANSCRIPT

Page 1: 306_Chuong trinh dai hoc Quan tri Kinh doanh

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TP.HCM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Tên chương trình : ĐÀO TẠO QUẢN TRỊ KINH DOANH Trình độ đào tạo : ĐẠI HỌC Ngành đào tạo : QUẢN TRỊ KINH DOANH Loại hình đào tạo : CHÍNH QUI TẬP TRUNG

(Ban hành theo quyết định số .../ĐHHV ngày …/…/200… của Hiệu Trưởng trường Đại Học Hùng Vương Tp.HCM) 1. Mục tiêu đào tạo: Đào tạo cử nhân Quản trị kinh doanh có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt;

Nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội, quản trị kinh doanh, những kỹ năng chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp; Có khả năng họach định chính sách, chiến lược, kế hoạch kinh doanh; Biết tổ chức hoạt động kinh doanh và tạo lập doanh nghiệp mới. Sinh viên tốt nghiệp làm việc chủ yếu ở các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Sinh viên có đủ kiến thức đê tham gia quản trị doanh nghiệp trong các lĩnh vực: Tài chính - Kế tóan; Marketing; Thương mại quốc tế (Ngoại thương); Quản trị điều hành sản xuất.

2. Thời gian đào tạo: 4 năm (8 học kỳ) 3. Khối lượng kiến thức toàn khoa (tính bằng số đơn vị học trình): 188 ĐVHT (không

tính giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng) 4. Đối tượng tuyển sinh: Mọi công dân Việt Nam đủ điều kiện dự thi theo điều 5 và đủ điều kiện nộp hồ sơ đăng

ký xét tuyển theo điều 8, chương I, Qui chế Tuyển Sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính qui (Ban hành theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 04/03/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp: Sinh viên học kiến thức chung của ngành trong 3 năm đầu, vào học kỳ 7 của năm thứ 4

sinh viên chọn một trong bốn chuyên ngành sau:

- Quản trị Tài chính – Kế toán - Quản trị Marketing - Ngoại thương - Quản trị Kinh doanh Tổng hợp.

Quy trình đào tạo gồm có 4 giai đọan: - Học kỳ 1 – 2 – 3: Kiến thức giao dục đại cuơng. - Học kỳ 4 – 5 – 6: Kiến thức cơ sở khối ngành và ngành. - Học kỳ 7: Kiến thức chuyên ngành hẹp. - Học kỳ 8: Thực tập tốt nghiệp – Làm khóa luận hoặc thi tốt nghiệp.

6. Thang điểm: 10/10 7. Nội dung chương trình (tên và khối lượng các học phần):

7.1. Kiến thức giáo dục đại cương 7.1.1. Lý luận Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh: 15 đvht

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê Nin 7,5 đvht Tư tưởng Hồ Chí Minh 3 đvht Đường lối cách mạng của đảng cộng sản Việt Nam 4,5 đvht

7.1.2. Khoa học xã hội và Nhân văn – Nghệ thuật: - Bắt buộc 7 đvht

Pháp luật đại cương 3 đvht Tâm lý và giáo tiếp trong kinh doanh 4 đvht

Page 2: 306_Chuong trinh dai hoc Quan tri Kinh doanh

2

- Tự chọn (3 đvht): chọn 1 trong 2 học phần sau 3 đvht Cơ sở văn hóa Việt Nam 3 đvht Lịch sử các học thuyết kinh tế 3 đvht

7.1.3. Ngoại ngữ: 10 đvht Anh Văn không chuyên (1, 2) 10 đvht

7.1.4. Toán – Tin học – Khoa học tự nhiên – Công nghệ – Môi trường 17 đvht Toán cao cấp 6 đvht Tin học đại cương 4 đvht Lý thuyết xác suất và thống kê toán 4 Đvht Công nghệ học 3 đvht

7.1.5. Giáo dục thể chất : 5 đvht 7.1.6. Giáo dục quốc phòng : 165 tiết

7.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 7.2.1. Kiến thức cơ sở (của khối ngành, nhóm ngành và ngành)

7.2.1.1. Kiến thức cơ sở của khối ngành 8 đvht Kinh tế vĩ mô 4 đvht Kinh tế vĩ mô 4 đvht

7.2.1.2. Kiến thức cơ sở của ngành 41 đvht Quản trị học 4 đvht Marketing căn bản 4 đvht Nguyên lý kế toán 4 đvht Nguyên lý thống kê 3 đvht Tin học quản lý I và II 7 đvht Kinh tế lượng 4 đvht Luật kinh tế 3 đvht Kinh tế quốc tế 3 đvht Lý thuyết tài chính tiền tệ 3 đvht Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư 3 đvht Phương pháp nghiên cứu 3 đvht

7.2.2. Kiến thức ngành và chuyên ngành 9 đvht Thuế 3 đvht Thị trường chứng khoán 3 đvht Nghiệp vụ ngân hàng thương mại 3 đvht

7.2.3. Kiến thức ngành chính (ngành thứ nhất) - Kiến thức chung của ngành chính (bắt buộc phải có) 33 đvht

Quản trị nhân sự 4 đvht Kế toán quản trị 3 đvht Quản trị ngoại thương 1 3 đvht Quản trị Marketing 1 3 đvht Quản trị sản xuất 3 đvht Quản trị chất lượng 3 đvht Quản trị chiến lược 4 đvht Quản trị tài chính 1 4 đvht Quản trị dự án 3 đvht Quản trị rủi ro 3 đvht

7.2.3.1. Kiến thức chuyên sâu của ngành chính (chọn một trong bốn

chuyên ngành sau) - Quản trị Tài chính – Kế toán 25 đvht

Kế toán tài chính 4 đvht

Page 3: 306_Chuong trinh dai hoc Quan tri Kinh doanh

3

Đầu tư tài chính 3 đvht Phân tích báo cáo tài chính 3 đvht Quản trị tài chính 2 3 đvht Tài chính công ty đa quốc gia 3 đvht Quản trị rủi ro tài chính 4 đvht Kiểm toán 3 đvht Phần mềm kế toán (kế toán trên máy) 2 đvht

- Quản trị Marketing 27 đvht Quản trị Marketing 2 3 đvht Hành vi người tiêu dung 3 đvht Quan hệ công chúng (PR) 3 đvht Marketing công nghiệp 3 đvht Quảng cáo chiêu thị 3 đvht Quản trị thương hiệu 3 đvht Markting dịch vụ 3 đvht Văn hoá doanh nghiệp và đạo đức trong kinh doanh 3 đvht Marketing quốc tế 3 đvht

- Ngoại thương 28 đvht Quản trị ngoại thương 2 4 đvht Quản trị Công ty đa quốc gia 3 đvht Marketing quốc tế 3 đvht Thanh toán quốc tế 3 đvht Vận tải bảo hiểm 3 đvht Quản trị rủi ro và bảo hiểm 3 đvht Tài chính quốc tế 3 đvht Quan hệ kinh tế quốc tế 3 đvht Quản trị thương hiệu 3 đvht

- Quản trị Kinh doanh Tổng hợp 24 đvht Các hệ thống quản lý tiêu chuẩn 3 đvht Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh 3 đvht Hành vi tổ chức 3 đvht Quản trị dịch vụ 3 đvht Quản trị công nghệ 3 đvht Hệ thống quản lý tinh gọn (Lean) 3 đvht Hệ thống quản lý không lỗi (6 sigma) 3 đvht Quản trị công ty đa quốc gia 3 đvht

7.2.4. Thực tập tốt nghiệp và làm khoá luận (hoặc thi tốt nghiệp) 15 đvht Thực tập tốt nghiệp 5 đvht Làm khóa luận hoặc thi tốt nghiệp 10 đvht

Page 4: 306_Chuong trinh dai hoc Quan tri Kinh doanh

4

8. Kế hoạch giảng dạy (dự kiến) HỌC KỲ 1:

SỐ TIẾT STT MÔN HỌC Số

ĐVHT LT TH Khác TỔNG GHI CHÚ

1 Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin 1 3 45 45

2 Toán cao cấp 6 90 90

3 Tin học đại cương 4 30 60 90

4 Pháp luật đại cương 3 45 45

5 Kinh tế vi mô 4 60 60

6 Anh văn không chuyên 1 5 75 75

7 Tâm lý học và giao tiếp 4 60 60

8 Giáo dục thể chất 1 30 30

Cộng 30 405 90 0 495

HỌC KỲ 2: SỐ TIẾT

STT MÔN HỌC Số ĐVHT LT TH Khác TỔNG

GHI CHÚ

1 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê 2 7.5 112 112 2 Kinh tế vĩ mô 4 60 60 3 Lý thuyết Xác suất –thống kê 4 60 60 4 Marketing căn bản 4 60 60 5 Môn học tự chọn : - Lịch sử học thuyết kinh tế - Cơ sở văn hóa Việt Nam

3 45

45 Sinh viên

chọn 1 trong 2

môn này

6 Anh văn căn bản 2 5 75 75 7 Giáo dục thể chất 2 60 60

Cộng 29.5 412 60 0 472 HỌC KỲ 3:

SỐ TIẾT STT MÔN HỌC Số

ĐVHT LT TH Khác TỔNG GHI CHÚ

1 Tư tưởng Hồ Chí Minh 3 45 45 2 Quản trị học 4 60 60 3 Nguyên lý kế toán 4 60 60 4 Kinh tế lượng 4 60 60 5 Nguyên lý thống kê 4 60 60 6 Công nghệ học 3 45 45 7 Giáo dục thể chất 2 60 60 Cộng 24 330 60 0 390

Page 5: 306_Chuong trinh dai hoc Quan tri Kinh doanh

5

HỌC KỲ 4: SỐ TIẾT

STT MÔN HỌC Số ĐVHT LT TH Khác TỔNG

GHI CHÚ

1 Đường lối cách mạng của đảng cộng sản Việt Nam 4 60 60

2 Lý thuyết tài chính tiền tệ 3 45 45 3 Quản trị nguồn nhân lực 4 60 60 4 Quản trị Tài chính 1 4 60 60 5 Luật kinh tế 3 45 45 6 Phương pháp nghiên cứu 3 45 45 7 Tin học quản lý I 4 45 30 75 8 Kinh tế quốc tế 3 45 45 9 Giáo dục quốc phòng

Cộng 28 405 30 0 435 HỌC KỲ 5:

SỐ TIẾT STT MÔN HỌC Số

ĐVHT LT TH Khác TỔNG GHI CHÚ

1 Quản trị Marketing 1 3 45 45 2 Thuế 3 45 45 3 Quản trị ngoại thương 1 3 45 45 4 Thiệt lập và thẩm định dự án đầu tư 3 45 45 5 Kế toán quản trị 3 45 45 6 Tin học quản lý II 3 30 30 60 7 Nghiệp vụ ngân hang thương mại 3 45 45

Cộng 21 300 30 0 330

HỌC KỲ 6: SỐ TIẾT

STT MÔN HỌC Số ĐVHT LT TH Khác TỔNG

GHI CHÚ

1 Quản trị chiến lược 4 60 60 2 Quản trị chất lượng 3 45 45 3 Thị trường chứng khoán 3 30 30 60 4 Quản trị sản xuất 3 45 45 5 Quản trị rũi ro 3 45 45 6 Quản trị dự án 3 45 45

Cộng 19 270 30 0 300

Page 6: 306_Chuong trinh dai hoc Quan tri Kinh doanh

6

HỌC KỲ 7: Chuyên ngành hẹp (sinh viên chọn 1 trong 4 chuyên ngành sau)

7.1. Chuyên ngành Quản trị Tài chính - Kế toán SỐ TIẾT

STT MÔN HỌC Số ĐVHT LT TH Khác TỔNG

GHI CHÚ

1 Phân tích tài chính 4 60 60 2 Kế toán tài chính 4 60 60 3 Kiểm toán 3 45 45 4 Đầu tư tài chính 3 45 45 5 Tài chính công ty đa quốc gia 3 45 45 6 Quản trị tài chính 2 3 45 45 7 Phần mềm kế toán 2 15 30 45 8 Quản trị rủi ro tài chính 3 45 45 9 Sổ sách kế toán 2 30 30 60

Cộng 27 390 60 0 450 7.2. Chuyên ngành Quản trị Marketing.

SỐ TIẾT STT MÔN HỌC Số

ĐVHT LT TH Khác TỔNG GHI CHÚ

1 Quản trị Marketing 2 3 45 45 2 Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức trong kinh doanh 3 45 45 3 Marketing quốc tế 3 45 45 4 Hành vi người tiêu dung 3 45 45 5 Marketing Công nghiệp 3 45 45 6 Quảng cáo chiêu thị 3 45 45 7 Quản trị thương hiệu 3 45 45 8 Quan hệ cộng đồng (PR) 2 30 30 9 Marketing dịch vụ 3 45 45

Cộng 26 390 0 0 390 7.3. Chuyên ngành Ngoại thương

SỐ TIẾT STT MÔN HỌC Số

ĐVHT LT TH Khác TỔNG GHI CHÚ

1 Quản trị Ngoại thương 2 4 60 60 2 Quản trị thương hiệu 3 45 45 3 Marketing quốc tế 3 45 45 4 Thanh toán quốc tế 3 45 45 5 Vận tải bảo hiểm 3 45 45 6 Quan hệ kinh tế quốc tế 3 45 45 7 Tài chính quốc tế 3 45 45 8 Quản trị rủi ro và bảo hiểm 3 45 45 9 Quản trị Công ty đa Quốc gia 3 45 45

Cộng 28 420 0 0 420

Page 7: 306_Chuong trinh dai hoc Quan tri Kinh doanh

7

7.4. Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh Tổng hợp SỐ TIẾT

STT MÔN HỌC Số ĐVHT LT TH Khác TỔNG

GHI CHÚ

1 Các hệ thống quản lý tiêu chuẩn 3 45 45 2 Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh 3 45 45 3 Hành vi tổ chức 3 45 45 4 Quản trị dịch vụ 3 45 45 5 Quản trị công nghệ 3 45 45 6 Hệ thống quản lý tinh gọn (Lean) 3 45 45 7 Hệ thống quản lý không lỗi (6 sigma) 3 45 45 8 Quản trị công ty đa quốc gia 3 45 45

Cộng 24 360 0 0 360 HỌC KỲ 8:

SỐ TIẾT STT MÔN HỌC Số

ĐVHT LT TH Khác TỔNG GHI CHÚ

1 Thực tập tốt nghiệp 5 2 tháng 2 Khóa luận (thi tốt nghiệp) 10 3 tháng

Tổng cộng toàn khóa (8 học kỳ) có: 173 + 15 = 188 đvht (có thể lệch do sinh viên chọn chuyên ngành hẹp khác nhau) và chưa có tính giáo dục thể chất và quốc phòng. Tp.HCM, Ngày ….. tháng …. năm 20.. Trưởng Khoa PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp

9. Mô tả vắn tắt nội dung và khối lượng các học phần

Page 8: 306_Chuong trinh dai hoc Quan tri Kinh doanh

8

1. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê Nin 7,5 đvht Ban hành theo Quyết định số 52 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 2. Tư tưởng Hồ Chí Minh 3 đvht Ban hành theo Quyết định số 52 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 3. Đường lối cách mạng của đảng cộng sản Việt Nam 4,5 đvht Ban hành theo Quyết định số 52 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 4. Giáo dục thể chất 5 đvht Nội dung ban hành tại Quyết định số: 3244/GD-ĐT ngày 12/09/1995 và Quyết định số

1262/ GD-ĐT ngày 12/04/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 5. Giáo dục quốc phòng 165 tiết Nội dung ban hành tại Quyết định số: 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 9/5/2000 của Bộ

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 6. Pháp luật đại cương 3 đvht Điều kiện tiên quyết: Không Học phần giới thiệu các khái niệm, các phạm trù chung cơ bản nhất về Nhà nước và

Pháp luật dưới góc độ của khoa học quản lý. Trên cơ sở đó, đi vào phân tích: Cấu trúc của bộ máy Nhà nước cũng như chức năng, thẩm quyền và địa vị pháp lý của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước CHXCHN Việt Nam; tính chất pháp lý và cơ cấu của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật; một số nội dung cơ bản của Luật Hành chính, Luật Dân sự, Luật Hình sự.

7. Tâm lý và giao tiếp trong kinh doanh 4 đvht Điều kiện tiên quyết : Không Giao tiếp và thương lượng trong kinh doanh là một nghệ thuật đồng thời cũng là một

khoa học. Hoạt động quản trị kinh doanh thực chất là một hoạt động giao tiếp hết sức phức tạp. Hiệu quả của hoạt động quả trị phụ thuộc rất nhiều đến khả năng tác động và ảnh hưởng đến nhân viên dưới quyền. Vì vậy nhà kinh doanh cần có những kỹ năng giao tiếp hoàn hảo như nhà ngoại giao.

Môn học này nhằm cung cấp cho sinh viên những khái niệm, kiến thức và kỹ thuật để giao tiếp một cách hiệu quả trong công việc. Sau khi tham gia môn học này sinh viên có thể: Nhận thức được tầm quan trọng của giao tiếp và những nguyên tắc giao tiếp cơ bản để giao tiếp thành công; Nâng cao các kỹ năng: nghe, hỏi, phản hồi để thành công trong giao tiếp; Nâng cao kỹ năng trình bày trước đám đông

8. Cơ sở văn hóa Việt Nam 3 đvht Điều kiện tiên quyết: Không Học phần này trước hết giúp cho sinh viên hiểu được các khái niệm cơ bản về văn hóa.

Nhận thức được vai trò của văn hóa Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử để từ đó khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Văn hóa thể hiện tầm cao và chiều sâu về trình độ phát triển của một dân tộc. Là sự kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa người với người, giữa người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Nhìn lại bản sắc và tính cách văn hóa của dân tộc để bảo tồn, xây dựng và phát triển một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

9. Anh Văn không chuyên (1, 2) 10 đvht Đây là nội dung ngoại ngữ cơ bản nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản

về ngữ pháp, các kĩ năng giáo tiếp thông dụng cùng với vốn từ vựng cần thiết cho giao tiếp và kinh doanh. Yêu cầu đạt trình độ trung cấp đối với những sinh viên đã hoàn tất chương trình ngoại ngữ 7 năm ở bậc trung học..

Page 9: 306_Chuong trinh dai hoc Quan tri Kinh doanh

9

Khối lượng kiến thức học phần Ngoại ngữ cơ bản được tổ chức đào tạo ở 3 học kỳ đầu của khóa học.

10. Toán cao cấp 6 đvht Điều kiện tiên quyết: không Học phần cung cấp kiến thức đại cương về tập hợp, quan hệ và logic suy luận, cũng

như các kiến thức cơ bản về Đại số tuyến tính và Giải tích toán học thực sự cần thiết cho việc tiếp cận với các mô hình phân tích quá trình ra quyết định trong kinh tế và quản lý: Không gian vectơ số học n chiều; Ma trận và định thức; Hệ phương trình tuyến tính; Dạng toàn phương; Hàm số và giới hạn; Phép toán vi phân đối với hàm số một biến số; Hàm nhiều biến và hàm ẩn; Các bài toán cực trị; Phép tính tích phân; Phương trình vi phân; Phương trình sai phân.

11. Tin học đại cương (2 lý thuyết và 2 thực hành) 4 đvht Điều kiện tiên quyết: Toán cao cấp (học song song với toán cao cấp) Học phần trang bị cho sinh viên khối ngành Kinh tế-Quản trị kinh doanh những kiến

thức cơ bản về tin học xét trên quan điểm của người ứng dụng. Học phần đề cập đến 5 khối kiến thức: 1- Một số vấn đề cơ bản về tin học và máy tính. 2- Các hệ điều hành MS DOS và WINDOWS. 3-Soạn thảo văn bản trên máy tính. 4- Sử dụng bảng tính Excel. 5- Sử dụng các dịch vụ cơ bản của INTERNET. Học phần sẽ giúp sinh viên nâng cao kỹ năng sử dụng máy vi tính và các phần mềm thông dụng nhất.

12. Lý thuyết xác suất và thống kê toán 4 đvht Điều kiện tiên quyết: Toán cao cấp, Tin học đại cương, Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô. Học phần được kết cấu thành hai phần tương đối độc lập về cấu trúc nhưng có liên

quan chặt chẽ về nội dung: – Phần lý thuyết xác suất giới thiệu tính quy luật của các hiện tượng ngẫu nhiên. – Phần thống kê toán bao gồm các nội dung: Cơ sở lý thuyết về điều tra chọn mẫu,

một phương pháp được dùng khá phổ biến trong điều tra, khảo sát các dữ liệu kinh tế và điều tra xã hội học; Các phương pháp ước lượng và kiểm định giả thuyết thống kê trong nghiên cứu các vấn đề thực tế nói chung và các vấn đề kinh tế nói riêng.

13. Công nghệ học 3 đvht Điều kiện tiên quyết : Toán cao cấp, Xác suất thông kê. Môn học giới thiệu các khái niệm cơ bản về việc ứng dụng các phương tiện kỷ thuật

trong hoạt động Sản xuất & Dịch vụ. Môn học giúp cho sinh viên hiểu rõ thế nào là một quy trình công nghệ. Biết cách sắp

xếp trình tự các bước công việc trong một quy trình công nghệ và biết phương pháp cơ bản để cân bằng công suất trên các các công đoạn trên một dây chuyền công nghệ.

Giúp nhà quản trị nhận biết và lựa chọn để áp dụng một quy trình công nghệ vào sản xuất & dịch vụ.

14. Lịch sử các học thuyết kinh tế 3 đvht Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, Kinh tế vi

mô và Kinh tế vĩ mô. Học phần nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển, đấu tranh và thay thế lẫn nhau

giữa các trường phái kinh tế đã từng tồn tại trong lịch sử bao gồm các nội dung chi tiết sau: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của lịch sử học thuyết kinh tế; Sự phát sinh và phát triển kinh tế chính trị học tư sản cổ điển; Kinh tế chính trị học tiểu tư sản; Học thuyết kinh tế của những người xã hội chủ nghĩa không tưởng thế kỷ XIX; Sự phát sinh và phát triển kinh tế chính trị học Mác – Lênin; Giới thiệu về học thuyết kinh tế của một số trường phái khác.

15. Kinh tế vi mô 4 đvht Điều kiện tiên quyết: Toán cao cấp

Page 10: 306_Chuong trinh dai hoc Quan tri Kinh doanh

10

Giới thiệu các kiến thức cơ bản và cơ sở về hoạt động của nền kinh tế thị trường thông qua việc phân tích các quy luật kinh tế cơ bản như quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh. Học phần còn đề cập đến hành vi của các thành viên trong một nền kinh tế: người tiêu dùng, doanh nghiệp và chính phủ. Qua đó sinh viên sẽ được trang bị công cụ phân tích để hiểu và có thể áp dụng khi học các học phần tiếp theo.

16. Kinh tế vĩ mô 4 đvht Điều kiện tiên quyết: Toán cao cấp, Kinh tế vi mô. Giới thiệu một số khái niệm cơ bản của kinh tế vĩ mô, bao gồm: Đo lường tổng sản

lượng và mức giá của nền kinh tế; Mô tả hành vi của nền kinh tế trong dài hạn: các nhân tố qui định tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp và lạm phát trong dài hạn; Giới thiệu những tư tưởng chính về tổng cung, tổng cầu và cân bằng kinh tế vĩ mô; Lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn; Giới thiệu các vấn đề kinh tế vĩ mô của một nền kinh tế mở bao gồm cán cân thanh toán, tỷ giá hối đoái và các chính sách thương mại.

17. Quản trị học 4 đvht Điều kiện tiên quyết: Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về quản trị và sự vận dụng thực tiễn doanh

nghiệp của nó như: Khái niệm và bản chất của quản trị; Nhà quản trị; Môi trường quản trị; Các lý thuyết quản trị (cổ điển và hiện đại); Các chức năng của quản trị: hoạch định, tổ chức, giám đốc/điều hành và kiểm tra/kiểm soát. Học phần có cập nhật một số vấn đề mới của quản trị học hiện đại như quản trị thông tin và ra quyết định, quản trị sự đổi mới/thay đổi, quản trị xung đột, quản trị rủi ro và cơ hội của một doanh nghiệp.

18. Marketing căn bản 4 đvht Điều kiện tiên quyết: Kinh tế vĩ mô, Kinh tế vi mô Học phần cung cấp những hiểu biết và kiến thức căn bản về những nguyên lý

Marketing và sự vận dung chúng và thực tiễn doanh nghiệp như: hệ thống thông tin và nghiên cứu Marketing, môi trường Markeitng và thị trường các doanh nghiệp; Nhận dạng nhu cầu và hành vi khách hàng; Phương pháp luận nghiên cứu Marketing và nguyên lý ứng xử của doanh nghiệp với thị trường, gồm: các chiến lược thị trường, các chính sách marketing căn bản và tổ chức quản trị Marketing của doanh nghiệp.

19. Nguyên lý kế toán 4 đvht Điều kiện tiên quyết: Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Kinh tế vĩ mô, Kinh tế vi mô Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về lý thuyết kế toán: Các khái niệm , bản

chất, đối tượng, mục đích, chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu của kế toán; Các phương pháp kế toán; Quá trình thu thập, ghi chép số liệu kế toán; Trình tự kế toán các quá trình kinh doanh chủ yếu; Các hình thức kế toán; Nội dung và các hình thức tổ chức công tác kế toán.

20. Nguyên lý Thống kê 4 đvht Điều kiện tiên quyết: Lý thuyết xác suất và thống kê toán, Kinh tế vĩ mô, Kinh tế vi mô Cung cấp một cách có hệ thống các phương pháp điều tra thống kê bao gồm việc thu

thập thông tin ban đầu về các hiện tượng, kinh tế - xã hội và việc xử lý các thông tin đã thu thập. Trang bị các phương pháp phân tích kinh tế - xã hội làm cơ sở cho dự đoán các mức độ của hiện trượng trong tương lai nhằm giúp cho việc ra quyết định ở tầm vi mô và vĩ mô.

21. Tin học quản lý 1 và 2 7 đvht Học phần tin học quản lý 1(3 lý thuyết và 1 thực hành): Giúp sinh viên hiểu và áp

dụng các phần mềm quản lý: Excel, SPSS trong Thống kê kinh doanh (Lý thuyết thống kê), Marketing căn bản, EXCEL căn bản, Toán xác suất thống kê, Quy hoạch tuyến tính.

Học phần tin học quản lý 2(2 lý thuyết và 1 thực hành): Cung cấp cho sinh viên những khái niệm về cơ sở dự liệu, các thiết lập một cơ sở dự liệu theo quan điểm của nhà quản trị, biết cách nhập và va truy xuất thông tin từ các bảng biểu và các báo biểu.

22. Kinh tế lượng 4 đvht

Page 11: 306_Chuong trinh dai hoc Quan tri Kinh doanh

11

Điều kiện tiên quyết: Lý thuyết xác xuất và thống kê toán, Toán cao cấp, Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Tin học đại cương.

Học phần cung cấp các kỹ thuật ước lượng, hiệu chỉnh mô hình hồi quy một phương trình, cách phân tích tính đúng đắn về mặt kỹ thuật cũng như kinh tế của mô hình. Học phần còn trang bị cho sinh viên cách thức vận dụng các công cụ phân tích định lượng vào một số vấn đề kinh tế, quản trị kinh doanh cơ bản trên cơ sở sử dụng phần mềm chuyên dùng và cơ sở dữ liệu của Việt Nam.

23. Luật kinh tế 3 đvht Điều kiện tiên quyết: Pháp luật đại cương, Kinh tế vĩ mô, Kinh tế vi mô Học phần trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật và điều chỉnh lĩnh vực kinh

doanh, làm cơ sở cho việc nghiên cứu các luật chuyên ngành về tài chính, ngân hàng, thương mại cũng như các chế độ pháp lý điều chỉnh cơ cấu tổ chức, hoạt động và quản lý các loại hình doanh nghiệp.

Nội dung bao gồm: Địa vị pháp lý của các doanh nghiệp; Những nghĩa vụ kinh doanh; Quan hệ lao động trong doanh nghiệp; Chế độ hợp đồng kinh tế, cách thức giao dịch, ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế; Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế và phá sản doanh nghiệp.

24. Quan hệ công chúng (PR) 2đvht Điều kiện tiên quyết: Marketing căn bản và Tâm lý và giao tiếp trong kinh doanh. Môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức về:

Ứng dụng quan hệ công chúng và báo chí vào truyền thông trong kinh doanh, marketing thông qua các hoạt động của chuyên viên PR; tổ chức họp báo; thông tin cho báo chí, giao tế với truyền thông, xử lý vấn đề khủng hoảng của doanh nghiệp với báo chí và công chúng…

25. Quản trị Marketing 3 đvht Điều kiện tiên quyết: Marketing căn bản, quản trị học Môn học cung cấp cho sinh viên những khái niện cơ bản, nguyên lý và kỹ thuật thuật

cần thiết để có thể hoạch định các chiến lược marketing cho doanh nghiệp theo định hướng kinh tế thị trường, những kiến thức này cũng có thể áp dụng cho việc hoạch định chiến lược marketing đối với những tổ chức không kinh doanh.

26. Thị trường chứng khoán 3 đvht Điều kiện tiên quyết: Tài chính – tiền tệ, Quản trị tài chính 1, Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ

mô. Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng quát về:

– Cơ chế hoạt động của một thị trường chứng khoán: Hệ thống giao dịch, phương thức giao dịch và thanh toán, phương thức xác định giá khớp lệnh và cách khớp lệnh, niêm yết chứng khoán, chỉ số giá chứng khoán và những quy định hiện hành.

– Đặc điểm, tính chất và sự khác biệt của các loại chứng khoán: Trái phiếu, cổ phiếu; chứng khoán phái sinh. Những kỹ thuật cơ bản trong phân tích và định giá chứng khoán.

27. Kinh tế tế quôc tế 3 đvht Điều kiện tiên quyết: Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô. Trang bị cho sinh viên những kiến thức để hiểu biết về mối quan hệ kinh tế giữa các

quốc gia thong qua mậu dịch, đầu tư và chuyển gia công nghệ, Kinh tế quốc tế cũng trang bị kiến thức để hiểu về những hoạt động tài chính quốc tế và liên kết giữa các nước, các khu vực trên thế giới.

Nôi dụng môn học bao gồm 2 phần: Phần lý thuyết về nậu dịch quốc tế và phần chính sách mậu dịch quốc tế.

28. Phương pháp nghiên cứu 3 đvht Điều kiện tiên quyết: Lý thuyết xác suất - thống kê và phần mềm SPSS

Page 12: 306_Chuong trinh dai hoc Quan tri Kinh doanh

12

Nắm bắt các kiến thức cơ bản về phương pháp nghiên cứu khoa học ngay từ những năm đầu học đại học sẽ giúp sinh viên học tập ở bậc đại học đạt hiệu quả hơn. Môn học này sẽ hướng dẫn cho sinh viên:

– Cách chọn lựa đề tài nghiên cứu, giới hạn vấn đề - phạm vi nghiên cứu, lập đề cương chi tiết, lên kế hoạch trước khi bắt tay vào triển khai nghiên cứu

– Phương pháp thu thập và xử lý các tài liệu tham khảo/ thông tin thứ cấp; cũng như các kỹ thuật thiết kế nghiên cứu để thu thập thông tin sơ cấp.

– Hướng dẫn cách thức viết, trình bày bản báo cáo kết quả nghiên cứu – Đặc biệt là tập trung vào việc giúp sinh viên luyện tập để có thể thực hiện được các tiểu luận, đề án, luận văn tốt nghiệp.

29. Quản trị nguồn nhân lực 4 đvht Điều kiện tiên quyết: Quản trị học Bất cứ cấp quản trị nào có nhân viên dưới quyền mình cũng phải biết quản trị nhân

viên của mình và sự thành công hay thất bại của mọi tổ chức chung quy cũng là do chúng ta biết quản trị nhân sự hay không. Trách nhiệm của nhà quản trị là làm sao cho nhân viên thoả mãn với công việc, gắn bó với tổ chức, tịch cực làm việc, có tinh thấn trách nhiệm và hợp tác, óc sang tạo và cống hiến hết mình cho sự nghiệp chung.

Muốn vậy nhà quản trị phải có kiến thức về quản trị nhân sự và biết ứng dụng nó trong mọi loại hình doanh nghiệp cũng như mọi tổ chức. Do đó bất cú cấp quản trị nào cũng phải biết quản trị nhân sự gồm các hoạt động sau đây: hoạch định, tuyển mộ, tuyển chọn, đào tạo, phát triển, đánh giá thành tích công tác, lãnh đạo…và tạo mọi điều kiện đạt được mục tiêu và định hướng tầm nhìn cho tổ chức.

30. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: 4 đvht Điều kiện tiên quyết: Lý thuyết tài chính tiền tệ, Quản trị tài chính 1 Trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng thực hành các nghiiệp vụ ngân hàng: cho

vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn, cho thuê tài chính, tài trợ XNK, tài trợ dự án và các nghiệp vụ khác của ngân hàng thương mại.

Trang bị cho sinh viên những công cụ cơ bản để kiểm sóat và quản lý rủi ro tín dụng khi quyết định cho vay, góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng nói chung.

31. Marketing công nghiệp 3 đvht Điều kiện tiên quyết: Marketing căn bản, Quản trị Marketing 1 Môn học tập trung giới thiệu những đặc thù của thị trường khách hàng tổ chức và đặc

điểm hành vi mua của những khách hàng này như việc mua có nhiều người tham gia, sự hình thành trung tâm mua... Phân tích những đặc thù trong quá trình làm marketing trên thị trường khách hàng tổ chức từ phân đoạn thị trường tổ chức, lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị và kế hoạch marketing cho khách hàng tổ chức.

Đặc biệt, môn học tập trung vào những khác biệt trong 4P của marketing trên thị trường tổ chức trong đó nhấn mạnh đến những công cụ marketing trực tiếp. Những vấn đề về marketing quan hệ giữa các tổ chức cũng được môn học nghiên cứu.

32. Quản trị thương hiệu 3 đvht Điều kiện tiên quyết: Quản trị học, Quản trị Chiến lược, Marketing căn bản, Quản trị

Marketing. Mục tiêu môn học là giúp sinh viên có những kỹ năng sau:

– Nắm được những thuật ngữ chuyên môn, kiến thức cơ bản nhất về thương hiệu. – Nắm được những khía cạnh chủ yếu của tiến trình quản trị thương hiệu như: tạo

dựng, duy trì, phát triển, bảo vệ và khai thác giá trị thương hiệu. – Hiểu biết một cách khái quát những công việc, nhiệm vụ, vai trò của nhà quản trị

thương hiệu và môi trường làm việc trong lĩnh vực quản trị thương hiệu. 33. Marketing dịch vụ 3 đvht Điều kiện tiên quyết: Marketing căn bản

Page 13: 306_Chuong trinh dai hoc Quan tri Kinh doanh

13

Nghiên cứu các yếu tố chi phối đến hoạt động marketing dịch vụ như hệ thống cung ứng dịch vụ, cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ, hành vi tiêu dùng dịch vụ, môi trường ảnh hưởng đến ngành dịch vụ. Phân tích quá trình hoạch định chiến lược marketing dịch vụ từ phân đoạn thị trường dịch vụ đến lựa chọn thị trường mục tiêu và chiến lược định vị.

Nội dung môn học cũng tập trung vào những yếu tố đặc thù của marketing dịch vụ như vai trò của giao tiếp cá nhân trong kinh doanh dịch vụ; marketing hỗn hợp dịch vụ với 7P bao gồm các nhóm biện pháp về sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến hỗn hợp, con người, quy trình phục vụ và bằng chứng vật chất tại nơi cung cấp dịch vụ.

34. SA 8000+ OH SAS 18000 2 đvht SA 8000+ OH SAS 18000 cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về an toàn

lao động và vệ sinh lao động. SA 8000+ OH SAS 18000 bao gồm:

– Ý nghĩa và tầm quan trọng vấn đề an toàn loa động và vệ sinh lao động trong doanh nghiệp sản xuất.

– Những vấn đề pháp lý và công tác bảo hộ lao động; xây dựng hình thức quản lý an toàn lao động đối với công nhân.

– Hiểu được các yếu tố gây tai nạn lao động và bênh nghệ nghiệp và có biện pháp đảm bảo an toàn lao động.

– Áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng an toàn lao động nhan SA8000 và OHSAS 18000

35. Sản xuất tinh gọn 3 đvht Lean trong tiếng Anh có nghĩa là sự tinh gọn, mạch lạc hay liền mạch. Các cấp độ khác

nhau bao gồm: lean manufacturing (sản xuất tinh giản), lean enterprise (doanh nghiệp tinh gọn) và lean thinking (tư duy tinh gọn).

Các ứng dụng của Lean Dựa trên mô hình sản xuất tinh gọn, nhiều doanh nghiệp đang sử dụng những nguồn lực quan trọng để:

– Giảm thời gian chuẩn bị sản xuất. Cải thiện tối đa chu kỳ sản xuất - Giảm thời gian quy trình và chu kỳ sản xuất bằng cách giảm tối đa thời gian chờ đợi giữa các công đoạn, cũng như thời gian chuẩn bị cho quy trình và thời gian chuyển đổi mẫu mã hay quy cách sản phẩm;

– Cải thiện cách bố trí nhà máy dựa trên việc sắp xếp lưu chuyển nguyên liệu hiệu quả;

– Giảm những nguồn lực cần cho việc kiểm tra chất lượng; – Quan hệ gần gũi hơn với số lượng nhà cung cấp ít hơn, chất lượng tốt hơn và

đáng tin hơn, những nhà cung cấp có thể cung cấp những lô nhỏ vật liệu và phụ tùng trực tiếp cho các quá trình sản xuất, vừa đủ, vừa đúng cho sản xuất; giảm tối đa tồn kho.

– Sử dụng việc trao đổi thông tin điện tử với những nhà cung cấp và khách hàng; – Hợp lý hóa tổng thể sản phẩm để loại bỏ những mẫu sản phẩm và biến thể ít

mang lại giá trị tăng thêm cho khách hàng; – Thiết kế những sản phẩm với ít thành phần hơn và phổ biến hơn; – Thiết kế những sản phẩm và dịch vụ mà yêu cầu tùy biến của khách hàng có thể

thực hiện được dựa trên những bộ phận và và môđun được chuẩn hóa, và càng mới càng tốt.

36. Tài chính – Tiền tệ 3 đvht Điều kiện tiên quyết: Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô. Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản như: Chức năng tài chính – tiền tệ và

cấu trúc hệ thống tái chính trong nền kinh tế; Hoạt động của thị trường tái chính; Các tổ

Page 14: 306_Chuong trinh dai hoc Quan tri Kinh doanh

14

chức tài chính trung gian; Hoạt động khu vực tài chính nhà nước : ngân sách và chính sách tài khóa; Hoạt động khu vực tái chính doanh nghiệp: vốn, nguồn vốn, quản lý vốn; Hoạt động của hệ thống ngân hàng (Ngân hàng thương mại, ngân hàng trung ương) nhằm ổn định tiền tệ, cung ứng vốn, dịch vụ thanh toán cho nền kinh tế.

37. Kiểm toán 3 đvht Điều kiện tiên quyết: Nguyên lý kế toán, Kế toán tài chính Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về Bản chất, chức năng, đối tượng và phương

pháp của kiểm toán; Các hình thức kiểm toán và chủ thể kiểm toán; Các khái niệm cơ bản sử dụng trong kiểm toán; Quy trình và phương pháp kiểm toán; Tổ chức công tác kiểm toán và bộ máy kiểm toán.

38. Kế toán quản trị 3 đvht Điều kiện tiên quyết: Nguyên lý kế toán, Phân tích hoạt động kinh doanh Học phần cung cấp những thông tin cơ bản về: Bản chất, chức năng, nội dung và các

phương pháp của kế toán quản trị; Các kiến thức cơ bản về phân loại chi phí và giá thành trong kế toán quản trị. Trên cơ sở đó xây dựng các phương pháp tính giá, phương pháp lập dự toán, kiểm soát chi phí, phân tích chi phí trong mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận cũng như tạo lập và cung cấp thông tin thích hợp cho quá trình ra quyết định ngắn hạn và dài hạn của nhà quản trị.

39. Quản trị Ngoại thương 1 3 đvht Điều kiện tiên quyết: Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Anh văn thương mại. Môn học cung cấp cho sv các kiến thức cơ bản để có thể thực hiện hoạt động thương

mại quốc tế tại một doanh nghiệp. Trang bị các kiến thức và những nguyên tắc, điều kiện về hoạt động thương mại quốc tế

(Incoterm), các phương thức kinh doanh quốc tế để ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng ngoại thương được hiệu quả.

40. Quản trị ngoại thương 2 4 đvht Điều kiện tiên quỵết: Quản trị ngoại thương 1 Môn học này giúp sinh viên năm bắt những kiến thức cơ bản và nghiệp vụ cơ bản để

thực hiện và quản lý hoạt động kinh doanh quốc tế một cách hiệu quả. Phạm vi nghiên cứu ở mức độ cao hơn so với Quản trị ngoại thương 1 41. Quản trị sản xuất 3 đvht Điều kiện tiên quyết: Xác suất và thống kê, Nguyên lý kế toán, Quản trị tài chính. Môn học trang bị cho sv những kiến thức cơ bản trong việc quản lý một quá trình sản

xuất & dịch vụ. Từ việc lựa chọn và thiết kế sản phẩm thương mại, lập kế hoạch sản lượng, lên lịch trình sản xuất & dịch vụ, phân công lao động, quản lý hàng tồn kho và giám sát chi phí sản xuất theo đúng kế hoạch chi phí đã định sẳn.

42. Quản trị chất lượng 3 đvht Điều kiện tiên quyết: Quản trị học, Quản trị sản xuất, Quản trị nhân lực. Sinh viên nhận thức và hiểu rõ chất lượng, quản trị chất lượng, hệ thống quản trị chất

lượng theo ISO 9000 và 14000 và tự xây dựng được : chính sách chất lượng; mục tiêu chất lượng; kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng, trách nhiệm và quyền hạn của lãnh đạo; các thủ tục quy trình cơ bản , hướng dẫn công việc, mẫu hồ sơ chất lượng cho một doanh nghiệp hoặc một ổ chức( QMS ).

43. Quản trị chiến lược 4 đvht Điều kiện tiên quyết: Quản trị Marketing, Quản trị học, Marketing căn bản. Môn học được xem là một công cụ hổ trợ cho nhà quản trị xây dựng, tổ chức và kiểm

tra việc thực hiện có hiệu quả mục tiêu dài hạn của Doanh nghiệp. Cung cấp kiến thức để nâng cao năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp qua nghiên cứu môi trường, phân tích nội bộ để xác định lợi thế của Doanh nghiệp.

Page 15: 306_Chuong trinh dai hoc Quan tri Kinh doanh

15

44. Quản trị tài chính 1 4 đvht Điều kiện tiên quyết: Kinh tế vi mô 1, kinh tế vĩ mô 1, nguyên lý kế tóan Học phần cung cấp những khái nhiệm cơ bản, các kỹ năng phân tích trong quá trình ra

quyết định về tài chính. Các chủ đề bao gồm phân tích rủi ro, lập kế hoạch tài chính, cơ cấu vốn, lượng giá và chi phí vốn, phân tích báo cáo tài chính (các chỉ số căn bản).

45. Quan hệ kinh tế quốc tế 3 đvht Điều kiện tiên quyết: Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô. Trang bị cho sinh viên những kiến thức để hiểu về mối quan hệ kinh tế giữa các nước

với nhau, giữa các tổ chức kinh tế trên thế giới trong đó có Việt Nam. Cụ thể quan hệ kinh tế quốc tế nghiên cứu: Thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế và tài chính quốc tế.

46. Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư 3 đvht Điều kiện tiên quyết: Quản trị tài chính và toán tài chính Những vấn đề lý luận cơ bản về thiết lập và thẩm định dự án đầu tư và vai trò của thẩm

định dự án đầu tư, phân tích môi trường sản phẩm và dịch vụ của dự án, phân tích thị trường cùng ứng của yếu tố đầu vào của dự án, tổ chức quản lý dự án đầu tư, phân tích và thẩm định hiệu quả tài chính dự án bằng phương pháp giản đơn và bằng hiện giá…

47. Quản trị dự án 3 đvht Điều kiện tiên quyết: Quản trị học và quản trị tài chính Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức bổ trợ cơ bản về phương pháp lập và

quản lý dự án đầu tư trong doanh nghiệp. Nội dung cơ bản của học phần gồm: – Những vấn đề lý luận chung về đầu tư trong doanh nghiệp và dự án đầu tư – Trình tự và nội dung nghiên cứu của quá trình soạn thảo dự án đầu tư – Nội dung cần phân tích trong quá trình soạn thảo dự án khả thi. – Một số vấn đề về quản lý dự án đầu tư như: các mô hình tổ chức quản lý dự án

hiệu quả, điều phối và quản lý thời gian, chi phí, chất lượng, nhân sự...của dự án. – Đánh giá và theo dõi dự án trong quá trình thực hiện

48. Quản trị tài chính 2 3 đvht Điều kiện tiên quyết: Quản trị tài chính 1 và toán tài chính. Định giá cổ phần thường, rủi ro và tỷ suất sinh lời, hoạch định dòng tiền, các tiểu

chuẩn hoạch định ngân sách vốn đầu tư, chí phí sử dụng vốn, tác động đòn bẩy lên rủi ro và tỷ suất sinh lời quyết định cấu trúc vốn trong thực hiện, kế hoạch tài chính doanh nghiệp.

49. Đầu tư tài chính 3 đvht Điều kiện tiên quyết: Sinh viên đã hoàn thành các môn học: Tài chính doanh nghiệp. Đây là môn học cung cấp những kiến thức đầu tư hiện đại liên quan đến các lý thuyết

tài chính và những chứng cứ thực nghiệm để đưa ra một quyết định đầu tư. Các chủ đề trong môn học này bao gồm: Lý thuyết danh mục; Các mô hình định giá chứng khoán (bao gồm mô hình định giá tài sản vốn - CAPM và lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá – APT); Phân tích kỹ thuật trong dự báo biến động giá chứng khoán; Lý thuyết thị trường hiệu quả; Các lý thuyết hiện đại liên quan đến tiến trình triển khai chiến lược quản lý danh mục vốn đầu tư; Xây dựng tập hợp danh mục đầu tư hiệu quả; Triển khai các chiến lược tạo ra giá trị, các phương pháp đo lường đóng góp giá trị hàng năm của danh mục; Quản lý danh mục thông qua xây dựng lịch trình chiến lược quản lý danh mục vốn.

50. Tài chính Công ty đa quốc gia: 3 đvht Điều kiện tiên quyết: Sinh viên đã hoàn thành các môn học: Tài chính doanh nghiệp và

tài chính quốc tế.. Các kiến thức được trang bị trong môn học này chủ yếu là những nội dung có liên quan

đến quản trị tài chính ở các công ty đa quốc gia có liên quan đến các chủ đề Đo lường độ nhạy cảm giao dịch đối với các dao động tỷ giá; Đo lường độ nhạy cảm kinh tế đối với các dao động tỷ giá; Đo lường độ nhạy cảm chuyển đổi đối với các dao động tỷ giá; Phòng ngừa rủi ro và độ nhạy cảm đối với các dao động tỷ giá; Tài trợ thương mại quốc tế; Tài trợ ngắn

Page 16: 306_Chuong trinh dai hoc Quan tri Kinh doanh

16

hạn quốc tế, Quản trị tiền mặt quốc tế; Đầu tư trực tiếp nước ngoài; Hoạch định ngân sách vốn quốc tế; Tài trợ dài hạn quốc tế; Cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn quốc tế.

51. Văn hoá doanh nghiệp và đạo đức trong kinh doanh 3 đvht Điều kiện tiên quyết: Quản trị học, Quản trị nguồn nhân lực, Giáo tiếp trong kinh

doanh Nhằm giúp cho người học có những kiến thức cơ bản về:

– Đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội và văn hoá doanh nghiệp – Tầm quan trọng của các vấn đề đối với doanh nghiệp – Nhận dạng các vấn đề đạo đức thông thường nhất mà nhà quản trị và doanh

nghiệp hay gặp phải – Nắm những vấn đề triết lý và đạo đức kinh doanh – Nhận thức và thài độ, tư duy chuẩn mực để phát triển và giải quyết tốt các vấn đề

đạo đức kinh doanh. – Nắm vững cấu trúc văn hoá doanh nghiệp, các mô hình doanh nghiệp, các bước

xây dựng văn hoá doanh nghiệp – Áp dụng vào thực tiễn của Việt Nam va rút ra nhân xét cho ca nhân.

52. Hành vi tổ chức 3 đvht Điều kiện tiên quyết: Quản trị học và học song song với môn “Văn hoá doanh nghiệp

và đạo đức trong kinh doanh” Sau khi học xong môn hành vi tổ chức, học viên phải nắm được những vấn đề sau: Giải

thích được mô hình hành vi tổ chức với các biến phụ thuộc và các biến độc lập.Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến cấp độ cá nhân như đặc tính tiểu sử, khả năng, tính cách, học tập, nhận thức, giá trị, thái độ, sự hài lòng và động viên đã ảnh hưởng như thế nào đến các hành vi trong tổ chức.Giải thích được những ảnh hưởng của các biến trong cấp độ nhóm như mô hình hành vi nhóm, truyền thông, lãnh đạo, quyền lực và mâu thuẫn đến kết quả công việc và sự hài lòng của nhóm. Nêu lên những tác động của cơ cấu tổ chức và văn hóa tổ chức đến những hành vi mà nhà quản trị quan tâm.

53. Tài chính quốc tế 3 đvht Điều kiện tiên quyết: Kinh tế vĩ mô, Kinh tế vi mô, Nhập môn Tài chính - Tiền tệ,

Nguyên lý thống kê kinh tế, Luật kinh tế, Tài chính doanh nghiệp Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản và lý luận nghiệp vụ về hoạt động tài chính

diễn ra trên bình diện quốc tế với các nội dung chủ yếu là: Tổng quan về tài chính quốc tế; Thị trường tài chính quốc tế; Các định chế về tài chính quốc tế; Tài chính công ty đa quốc gia; Các hoạt động thanh toán, tín dụng, đầu tư quốc tế; Chính sách điều hành tỷ giá hối đoái và xác lập cán cân thanh toán quốc tế; Liên minh thuế quan giữa các quốc gia.

54. Quản trị rủi ro và bảo hiểm 3 đvht Điều kiện tiên quyết : Sinh viên đã hoàn thành các môn học : Tài Chính Doanh Nghiệp,

Đầu Tư Tài Chính, Tài Chính Quốc Tế, Phân Tích Tài Chính. Môn học này cung cấp các kiến thức quản trị hiện đại đối với các rủi ro tài chính. Các

nội dung môn học này bao gồm tổng quan về quy trình quản trị rủi ro; nguồn gốc của rủi ro, phương pháp giá trị có rủi ro VAR; các hợp đồng kỳ hạn và những ứng dụng; các hợp đồng quyền chọn nguyên thủy, quyền chọn thế hệ thứ nhất, thế hệ thứ hai và những ứng dụng; các hợp đồng kỳ hạn và quyền chọn về lãi suất; các công cụ mới trong quản trị rủi ro; các chứng khoán lai tạp; đo lường và quản trị rủi romất khả năng chi trả; quản trị rủi ro tín dụng; kiểm soát rủi ro (Risk Goverrnance); ứng dụng một chương trình quản trị rủi ro; quản trị rủi ro và giá trị của công ty phi tài chính; đo lường độ nhạy cảm đối với quản trị rủi ro tài chính của công ty phi tài chính; các kỹ thuật và những ứng dụng của quản trị rủi ro tài chính.

55. Quản trị rủi ro tài chính 3 đvht Điều kện tiên quyết: Quản trị tài chính hay tài chính doanh nghiệp

Page 17: 306_Chuong trinh dai hoc Quan tri Kinh doanh

17

Mục đích của quản lý tài chính là để tăng cường lợi nhuận của các ngân hàng và tăng giá trị của ngân hàng trên thị trường. Tuy nhiên, chiến lược nhằm vào mục đích tăng lợi nhuận cũng có nghĩa là phải chấp nhận nhiều rủi ro, vì vậy những nhà quản lý phải theo đuổi mục đích lợi nhuận theo cách thức phải đảm bảo khả năng thanh toán và hạn chế được những rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, và rủi ro về kinh doanh ngoại tệ. Để đạt được cùng lúc được hai mục tiêu là năng cao lợi nhuận và quản lý rủi ro, hầu hết các ngân hàng thượng mại trên thế giới đều thành lập Ban quản lý tài sản nợ_có. Ban này bao gồm chủ tịch ngân hàng, giám đốc và những người điều hành bộ phận như quản lý tài sản có (quản lý việc cho vay trong nước và quốc tế), quản lý tài sản nợ (quản lý việc thu hút tiền gởi) và phân tích tình hình kinh tế của ngân hàng. Ban quản lý tài sản nợ_có sẽ chịu trách nhiệm đưa ra các chiến lược cho vay và thu hút tiền gửi. Ban này sẽ họp vài lần trong một tháng để thảo luận và đưa ra chiến lược nhằm nâng cao lợi nhuận và không phải chịu nhiều rủi ro.

56. Phần mềm kế toán 2 đvht Điều kiện tiến quyết: Lý thuyết về kế toán như Nguyên lý kế toán và Kế toán tài chính Học phần này chủ yếu mang tính chất thực hành các nghiệp kinh tế phát sinh mà giảng

viên mốn sinh viên thực hành gần như giống với thực tế, để sau khi ra trường sinh viên có thể bắt tay ngay vào làm việc. Thực hành trên các phần mềm thông dụng như: QuickBooks Pro, SSP-Accounting, Misa, Excel…

57. Điều độ sản xuất 3 đvht Điều kiện tiên quyết: Quản lý chất lượng Điều độ là một quá trình ra quyết định đóng vai trò rất quan trọng trong hầu hết các

hoạt động, các ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ. Kỹ thuật điều độ được sử dụng trong mua bán và sản xuất, trong vận chuyển và phân phối, trong xử lý thông tin và truyền thông. Chức năng của điều độ trong một công ty là sử dụng các kỹ thuật toán học hay một số các phương pháp định lượng khác để phân phối hợp lý các nguồn tài nguyên có hạn phục vụ công việc. Một sự phân phối tài nguyên thích hợp sẽ cho phép công ty đạt được mục tiêu tối ưu mong muốn. Nguồn tài nguyên (resources) có thể là các máy móc trong phân xưởng, các đường băng trong sân bay, các công nhân ở công trường xây dựng hay các đơn vị xử lý trong môi trường tính toán... Các công việc (task) có thể là các sự vận hành trong phân xưởng, các lần cất cánh hay đáp xuống tại một sân bay, các giai đoạn trong một dự án xây dựng hay các chương trình máy tính được thi hành tương ứng với các nguồn tài nguyên. Mỗi công việc có thể có một mức độ ưu tiên, một thời gian có thể bắt đầu sớm nhất và một ngày tới hạn riêng biệt. Các mục tiêu trong điều độ sản xuất có thể có nhiều dạng khác nhau, ví dụ như cực tiểu thời gian hoàn thành các công việc hay cực tiểu các công việc trễ hạn

10. Danh sách đội ngũ giảng viên thực hiện chương trình # Họ và tên Trình độ Môn giảng Với khoa Ghi chú

1 Khoa Lý luận chính trị Các nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mác Lê Nin và Tư tưởng Hồ chí Minh Cơ hữu

2 Khoa Ngọai ngữ Anh văn không chuyên 1 và 2 Giảng viên cơ hữu

3 Phòng đào tạo Giáo dục thể chất Giảng viên thỉnh giảng

4 Phòng đào tạo Giao dục quốc phòng Giảng viên thỉnh giảng

5 Khoa Công nghệ thông tin Tin học đại cương Cơ hữu 6 Nguyễn Thanh Vân TS-GVC Toán cao cấp Thỉng giảng ĐHKT

7 Phan Tùng Mẫu ThS-GVC

Toán cao cấp Toán kinh tế Thỉnh giảng ĐHNH

8 Lê Minh Nhựt ThS- LS Pháp luật đại cương Thỉnh giảng Đoàn LS 9 Bùi Văn Kiểm Luật sư Pháp luật đại cương Thỉnh giảng Đoàn LS

10 Nguyễn Đăng Liêm TS-LS Pháp luật đại cương Luật kinh tế Thỉnh giảng Đoàn LS

Page 18: 306_Chuong trinh dai hoc Quan tri Kinh doanh

18

11 Dương Kim thế Nguyên ThS Pháp luật đại cương Thỉnh giảng ĐHKT 12 Trần Vân Long ThS Pháp luật đại cương Thỉnh giảng ĐHKT 13 Võ Phước Long ThS Pháp luật đại cương Thỉnh giảng ĐHKT 14 Lê Việt Hưng ThS Tâm lý giao tiếp trong kinh doanh Thỉnh giảng ĐHKT

15 Phan Quốc Tấn ThS Tâm lý giao tiếp trong kinh doanh Văn hoá doanh nghiệp và đạo đức trong kinh doanh

Thỉnh giảng ĐHKT

16 Huỳnh Thanh Tú TS Tâm lý giao tiếp trong kinh doanh Thỉnh giảng ĐHQG 17 Hồ Thị Phương Thảo ThS Tâm lý giao tiếp trong kinh doanh Thỉnh giảng

18 Mai Thị Hoàng Minh PGS-TS Nguyên lý kế toán Kiểm toán Cơ hữu

19 Nguyễn Trần Tuấn ThS Nguyên lý kế toán Kế toán quản trị Kế toán chi phí

Thỉnh giảng

20 Đặng Hấn PGS Xác suất – thông kê Thỉnh giảng ĐHKT

21 Hoàng Ngọc Nhậm ThS-GVC

Xác suất – Thống kê Kinh tế lượng Thỉnh giảng ĐHKT

22 Lê Thuỳ Nguyên CN Xác suất – Thống kê Thỉnh giảng ĐHKT

23 Lê Ngọc Uyển TS-GVC Kinh tế vi mô Kinh tế vĩ mô Thỉnh giảng ĐHKT

24 Lâm Mạnh Hà ThS-GVC

Kinh tế vi mô Kinh tế vĩ mô Thỉnh giảng ĐHKT

25 Huỳnh Văn Thịnh ThS Kinh tế vi mô Kinh tế vĩ mô Thỉnh giảng ĐHKT

26 Cao Ngọc Tưởng Vân ThS Kinh tế vi mô Kinh tế vĩ mô Cơ hữu

27 Lưu Văn Phú TS Marketing căn bản Cơ hữu

28 Lưu Thị Thanh Mai ThS Marketing căn bản Quản trị Marketing 1+2 Marketing quốc tế

Thỉnh giảng

29 Vũ Ngọc Bích ThS Marketing căn bản Quản trị Marketing Thỉnh giảng

30 Lê Thị Loan ThS Quản trị nguồn nhân lực Marketing căn bản Hành vi người tiêu dùng

Thỉnh giảng

31 Lê Thị Vân Đan ThS Quản trị nguồn nhân lực Thỉnh giảng ĐH Mở

32 Phan Minh Tuấn ThS Quản trị học Quản trị doanh nghiệp Thỉnh giảng

33 Nguyễn Thị Thành Hà ThS Marketing căn bản Quản trị thương hiệu Quảng cáo chiêu thị

Thỉnh giảng

34 Nguyễn Thị Liên Diệp PGS-TS - Quản trị học - Quản trị chiến lược và kinh doanh Cơ hữu

35 Ngô Quang Huân TS-GVC Quản trị rũi ro Thỉnh giảng ĐHKT 36 Nguyễn Hữu Thọ ThS Quản trị rũi ro Thỉnh giảng 37 Nguyễn Thị Tuyết Nga ThS-GVC Nguyên lý kế toán Cơ hữu 38 Nguyễn Văn Chiển TS Lịch sử các học thuyết kinh tế. Thỉnh giảng ĐHKT 39 Huỳnh Thị Tuyết Nga ThS Cơ sở văn hoá Việt Nam Thỉnh giảng

40 Phan Thị Nhi Hiếu TS-GVC

- Phân tích tài chính - Tài chính Công ta quốc gia - Thị Trường chứng khoán - Quản trị tài chính 1

Cơ hữu

41 Trịnh vũ Dũng KS - Công nghệ học - Quản trị sản xuất Cơ hữu

42 Hồ Tiến Dũng TS-GVC Quản trị sản xuất Thỉnh giảng ĐHKT 43 Nguyễn Quốc Thịnh ThS Quản trị sản xuất Thỉnh giảng ĐHKT 44 Nguyễn Văn Hoá ThS Quản trị dịch vụ Thỉnh giảng ĐHKT

45 Trầm Thị Xuân Hương TS Nghiệp vụ ngân hàng Thanh tóan quốc tế Thỉnh giảng ĐHKT

Page 19: 306_Chuong trinh dai hoc Quan tri Kinh doanh

19

46 Nguyễn Thanh Bình TS Luật kinh tế Thỉnh giảng ĐH Luật 47 Lê Duy Liêm CN Tin học quản lý 2 Cơ hữu

48 Văn Đức Long ThS-GVC Tin học quản lý 1 Thỉnh giảng ĐH Mar

49 Nguyễn Thị Mai Bình ThS Kinh tế Lượng Cơ hữu 50 Nguyễn Thị Ngọc Thanh TS-GVC Kinh tế lượng Thỉnh giảng ĐHKT 51 Dương Thị Xuân Bình GVC Kinh tế lượng Thỉnh giảng ĐHKT 52 Mai Thanh Loan TS-GVC Nguyên lý thống kê Thỉnh giảng ĐHKT 53 Trần Thị Mộng Tuyết TS-GVC Nguyên lý thống kê Thỉnh giảng ĐHKT 54 Trần Hữu Dũng ThS Quản Trị ngọai Thương I -2 Thỉnh giảng ĐHKT 55 Lâm Ngọc Thuỷ ThS-GVC Quản Trị Marketing 1 Thỉnh giảng ĐHKT

56 Nguyễn Đăng Dờn PGS-TS Nghiệp vụ ngân hang Lý thuyết tài chính tiền tệ Thỉnh giảng ĐHKT

57 Phạm Đăng Huấn ThS Lý thuyết tài chính tiền tệ Thỉnh giảng ĐHKT 58 Nguyễn Kim Trọng ThS Nghiệp vụ ngân hàng Thỉnh giảng 59 Từ Thị Hoàng Lan CN Số sách kế toán Thỉnh giảng 60 Nguyễn Trọng Phước Nhà Báo Quan hệ công chúng Thỉnh giảng Báo TN

61 Nguyễn Xuân Tùng TS Hệ thống thông tin trong quản lý Quản trị Chất Lương Thỉnh giảng

62 Ngô Gia Lương ThS SA8000 + OHSAS 18000 Quản Trị chất lương Cơ hữu

63 Phạm Thị Hà TS Quản trị dự án Thiết lập và thẩm định dự án Cơ hữu

64 Tạ Thị Kiều An TS-GVC Quản trị chất lượng Quản trị học Cơ hữu

65 Phan Thị Minh Châu TS-GVC Văn hoá doanh nghiệp và đạo đức trong kinh doanh Hành vi tổ chức

Thỉnh giảng ĐHKT

66 Huỳnh Viết Tấn TS Pháp luật đại cương Thuế Thỉnh giảng

67 Lưu Diễm Chi ThS Thuế Thỉnh giảng 68 Nguyễn Quyết Chiến TS Kế toán quản trị Thỉnh giảng Huỳnh Đức Lộng TS Kế toán quản trị Thỉnh giảng ĐHKT

69 Hà Minh Tiếp ThS

Marketing quốc tế Phương pháp nghiên cứu Quản trị ngoại thương 1+2 Quản trị Công ty đa quốc gia Quản trị rủi ro và bảo hiểm

Thỉnh giảng

70 Lê Đăng Minh TS Marketing công nghiệp Cơ hữu 71 Lê Anh Chung ThS Marketing dịch vụ Thỉnh giảng 72 Thân Tôn Trọng Tín ThS Vận tải bảo hiểm Thỉnh giảng ĐHNH

73 Hoàng Thị Chỉnh GS-TS Quan hệ kinh tế quốc tế Kinh tế quốc tế Thỉnh giảng ĐHKT

74 Lê Thị Lanh TS-GVC Tài chính quốc tế Quản trị Tài chính 2 Thỉng giảng ĐHKT

75 Bùi Hữu Phước TS Quản trị tài chính 1+ 2 Quản trị rũi ro tài chính Thỉnh giảng ĐHKT

76 Trần Thị Thuỳ Linh TS Đầu tư tài chính Thỉnh giảng ĐHKT 77 Nguyễn Xuân Hưng TS-GVC Kế toán tài chính Thỉnh giảng ĐHKT 78 Nguyễn Thị Kim Cúc TS-GVC Kế toán tài chính Thỉnh giảng ĐHKT

79 Phạm Quang Huy ThS Kế toán Mỹ Kiểm toán Thỉnh giảng ĐHKT

80 Nguyễn Tấn Hoàng TS-GVC Kinh doanh bảo hiểm Thỉnh giảng ĐHKT

81 Nguyễn Thế Hưng ThS Hệ thống thông tin kế toán 1 Phần mềm kế toán Thỉnh giảng ĐHKT

82 Ngô Văn Nhơn TS SA 8000 Cơ hữu 83 Nguyễn Thị Ngọc Diệp CN SPC Thỉnh Giảng ĐHKT 84 Phạm Duy Hiếu TS 6 sigma Thỉnh giảng ĐHCN 85 Phạm Lê Cường ThS HACCP-GMP-ISO22000 Cơ hữu

Page 20: 306_Chuong trinh dai hoc Quan tri Kinh doanh

20

11. Cơ sở vật chất phục vụ học tập:

11.1 Các phòng thí nghiệm và các hệ thống thiết bị thí nghiệm quan trọng. Hiện nay nhà trường đang đầu tư 4 phòng máy với hơn 30 máy vi tính để phục vụ cho sinh viên 11.2 Thư viện Nhà trường có 2 phòng thư viện ở 2 cơ sở. Mỗi cơ sở có diện tích từ 40 m2 đến 120 m2, có hơn 12.000 đầu sách để sinh viên tham khảo và máy tính để sinh viên tham khảo và tiềm kiếm thông tin trên Internet 11.3 Giáo trình và tập bài giảng

STT Tên giáo trình, tập bài giảng Tên tác giả Nhà xuất bản Năm xuất bản

1 Kinh tế học Vi Mô David Begg NXB Thống Kê 2008 2 Kinh tế học Vĩ Mô David Begg NXB Thống Kê 2008 3 Bài tập Kinh tế học Vĩ Mô David Begg NXB Thống Kê 2008 4 Bài tập Kinh tế học Vi Mô David Begg NXB Thống Kê 2008 5 Quản trị học PGS-TS. Nguyễn Thị Liên Diệp NXB Thống Kê 2006 6 Quản trị học TS. Trần Anh Tuấn Đại học Mở 1993

7 Chiến lược và chính sách kinh doanh

PGS-TS. Nguyễn Thị Liên Diệp ThS. Phạm Văn Nam NXB Thống Kê 2003

8 Marketing căn bản Nguyễn Thị Liên Diệp Hồ Đức Hùng Phạm Văn Nam

NXB Thống Kê 1996

9 Cơ sở văn hoá Việt Nam Trần Ngọc Thêm NXB Giáo dục 1998

10 Quản trị Marketing Nguyễn Thị Liên Diệp Hồ Đức Hùng Phạm Văn Nam

NXB Thống Kê 1995

11 Chiến lược đại dương xanh W.CHAN KIM – RENEÉ MUBORGNE NXB Trí Thức 2007

12 Luật trong kinh doanh TS. Huỳnh Viết Tấn NXB Tài Chính 2008

13 Tài chính doanh nghiệp TS. Bùi Hữu Phước (chủ biên) NXB Lao động xã hội 2008

14 Bài tập Tài chính doanh nghiệp TS. Bùi Hữu Phước (chủ biên) NXB Tài Chính 2009 15 Toán tài chính TS. Bùi Hữu Phước NXB Thống Kê 2008

16 Thuế TS. Huỳnh Viết Tấn ThS. Lê Thị Mai NXB Tài Chính 2008

17 Giáo trình thống kê Hà Văn Sơn (chủ biên) NXB Thống Kê 2004 18 Bài tập Giáo trình thống kê Hà Văn Sơn (chủ biên) NXB Thống Kê 2004 19 Kế toán quản trị Khoa kế - Kiểm toán – ĐH kinh tế NXB Thống Kê 2004 20 Bài tập Kế toán quản trị Khoa kế - Kiểm toán – ĐH kinh tế NXB Thống Kê 2004

21 Nguyên lý kế toán Khoa kế - Kiểm toán – ĐH kinh tế NXB Lao động xã hội 2006

22 Kế toán tài chính TS. Nguyễn Khắc Hùng NXB Thống Kê 2005

23 Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS

Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc NXB Thống Kê 2005

24 Mô hình toán kinh tế Lê Văn Trọng (chủ biên) Đai học Ngân Hàng 2008 25 Kinh tế vĩ mô TS. Dương Tấn Diệp NXB Thống Kê 2001 26 Bài tập Kinh tế vĩ mô TS. Dương Tấn Diệp NXB Thống Kê 2001

27 Kinh tế vi mô TS. Lê Bảo Lâm (chủ biên) NXB Lao động xã hội 2007

28 Bài tập Kinh tế vi mô TS. Lê Bảo Lâm (chủ biên) NXB Lao động xã 2007

Page 21: 306_Chuong trinh dai hoc Quan tri Kinh doanh

21

hội

29 Tin học đại cương Khoa THQL Đai học Kinh tế 2006 30 Microsoft Access 2003 tập 1&2 Nguyễn Thiện Tâm NXB ĐH quốc gia 2008

31 Nguyên lý kế toán PGS-TS. Võ Văn Nhị TS. Mai Thị Hoàng Minh NXB Thống Kê 2008

32 Tiền tệ ngân hàng PGS-TS. Nguyễn Đăng Dờn NXB Thống Kê 2004

33 Nghiệp vụ ngân hang thương mại

PGS-TS. Nguyễn Đăng Dờn (chủ biên) NXB Thống Kê 2005

34 Toán tài chính và ứng dụng ThS. Nguyễn Văn Nông Nguyễn Thanh Sơn

NXB Lao động xã hội 2006

35 Phân tích thị trường tài chính PGS-TS. Lê Văn Tề ThS. Nguyễn Thị Xuân Liễu NXB Thống Kê 2000

36 Brief Business Statistics Internatinal Studen Edition

37 Chiến lược cạnh tranh (theo lý thuyết Michael E.Proter TS. Dương Ngọc Dũng (Biên soạn) NXB Tổng hợp 2006

38 Thị trường chiến lược, cơ cấu: Cạnh tranh về giá trị gia tăng, định vị và phát triển doanh nghiệp

Tôn Thất Nguyễn Thiêm NXB TP.HCM 2005

39 Kinh tế Vĩ Mô TS. Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư TS. Phan Nữ Thanh Thuỷ NXB Phương Đông 2006

40 Kinh tế Vi Mô Đoàn Thị Mỹ Hạnh Vũ Việt Hằng NXB ĐH quốc gia 2003

41 Tài liệu hướng dẫn học tập: Kinh tế vi mô PGS-TS. Lê Bảo Lâm Đai học Mở 2006

42 Tài liệu hướng dẫn học tập: Kinh tế vĩ mô PGS-TS. Lê Bảo Lâm Đai học Mở 2009

43 Quản trị Marketing ThS. Trần Phi Hoàng Tài liệu lưu hành nội bộ 2006

44 Quản trị tài chính phần 2 (lý thuyết và bài tập) TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên Tài liệu lưu hành nội

bộ 2009

45 Nguyên lý tài chính công ty Richard A. Brealey Stewart C.Myers

Tài liệu lưu hành nội bộ Fulbright

46 Quản lý Chất lượng Tạ thị Kiều An (Chủ biên) NXB Thống Kê 2009 47 Bài tập Quản lý Chất lượng Tạ thị Kiều An (Chủ biên) NXB Thống Kê 2007

Tp.HCM, ngày …..tháng….năm 200 Hiệu trưởng PGS. Lê Văn Lý