7.qui dinh 2074.2005.doc

49
QUI ĐỊNH CỦA UỶ BAN CHÂU ÂU số 2074/2005 ngày 05 tháng 12 năm 2005 về các biện pháp thực hiện với một số sản phẩm theo Qui định (EC) số 853/2004 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu và về tổ chức kiểm soát chính thức theo Qui định (EC) số 854/2004 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu và Qui định số 882/2004/EC của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu, làm giảm nhẹ từ Qui định số 852/2005/EC của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu và sửa đổi Qui định số 853/2004/EC và 854/2004/EC UỶ BAN CỦA CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU Căn cứ vào Hiệp ước thành lập Cộng đồng Châu Âu, Căn cứ vào Qui định (EC) số 852/2004 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 29/4/2004 về vệ sinh thực phẩm (1) và đặc biệt là Điều 13(2), Căn cứ vào Qui định (EC) số 853/2004 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 29/4/2004 về các qui tắc vệ sinh đặc biệt cho thực phẩm có nguồn gốc từ động vật (2) , và đặc biệt là các Điều 9,10 và 11, Căn cứ vào Qui định (EC) số 854/2004 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 29/4/2004 về các qui tắc đặc biệt cho việc tổ chức kiểm soát chính thức các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật dùng làm thực phẩm cho người (3) , và đặc biệt là các Điều 16, 17 và 18, Căn cứ vào Qui định (EC) số 882/2004 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 29/4/2004 về việc thực hiện kiểm soát chính thức nhằm đảm bảo sự tuân thủ theo luật thức ăn và thực phẩm, các qui tắc về sức khỏe động vật và an sinh động vật (4) , đặc biệt là Điều 63. Trong đó: (1) Qui định (EC) số 853/2004 đưa ra các yêu cầu đặc biệt liên quan đến các qui tắc vệ sinh cho thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Việc ban hành một số biện pháp thực hiện đối với thịt, nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống, các sản phẩm thủy sản, sữa, trứng, đùi ếch và ốc và các sản phẩm chế biến từ đó là cần thiết. 1

Upload: phamkhanh

Post on 07-Feb-2017

220 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: 7.Qui dinh 2074.2005.doc

QUI ĐỊNH CỦA UỶ BAN CHÂU ÂU số 2074/2005 ngày 05 tháng 12 năm 2005

về các biện pháp thực hiện với một số sản phẩm theo Qui định (EC) số 853/2004 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu và về tổ chức kiểm soát chính thức theo Qui định (EC)

số 854/2004 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu và Qui định số 882/2004/EC của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu, làm giảm nhẹ từ Qui định số 852/2005/EC của Nghị viện và Hội đồng

Châu Âu và sửa đổi Qui định số 853/2004/EC và 854/2004/EC

UỶ BAN CỦA CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU

Căn cứ vào Hiệp ước thành lập Cộng đồng Châu Âu,

Căn cứ vào Qui định (EC) số 852/2004 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 29/4/2004 về vệ sinh thực phẩm(1) và đặc biệt là Điều 13(2),

Căn cứ vào Qui định (EC) số 853/2004 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 29/4/2004 về các qui tắc vệ sinh đặc biệt cho thực phẩm có nguồn gốc từ động vật(2), và đặc biệt là các Điều 9,10 và 11,

Căn cứ vào Qui định (EC) số 854/2004 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 29/4/2004 về các qui tắc đặc biệt cho việc tổ chức kiểm soát chính thức các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật dùng làm thực phẩm cho người(3), và đặc biệt là các Điều 16, 17 và 18,

Căn cứ vào Qui định (EC) số 882/2004 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 29/4/2004 về việc thực hiện kiểm soát chính thức nhằm đảm bảo sự tuân thủ theo luật thức ăn và thực phẩm, các qui tắc về sức khỏe động vật và an sinh động vật(4), đặc biệt là Điều 63.

Trong đó:

(1) Qui định (EC) số 853/2004 đưa ra các yêu cầu đặc biệt liên quan đến các qui tắc vệ sinh cho thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Việc ban hành một số biện pháp thực hiện đối với thịt, nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống, các sản phẩm thủy sản, sữa, trứng, đùi ếch và ốc và các sản phẩm chế biến từ đó là cần thiết.

(2) Qui định (EC) số 854/2004 đưa ra các qui định đặc biệt cho việc tổ chức kiểm soát chính thức các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật dùng làm thực phẩm cho người. Việc xây dựng một số qui tắc và các yêu cầu đặc biệt khác tiếp theo là cần thiết.

(3) Qui định (EC) số 882/2004 xây dựng ở mức độ Cộng đồng Châu Âu một khung hài hoà các qui tắc chung để tổ chức kiểm soát chính thức. Việc xây dựng một số qui tắc và những yêu cầu đặc biệt khác tiếp theo là cần thiết.

____________

(1) OJ L 139, 30.4.2004, p.1. Đã được sửa bởi OJ L 226, 25.6.2004, trang 3.(2) OJ L 139, 30.4.2004, p.55. Đã được sửa bởi OJ L 226, 25.6.2004, trang 22.(3) OJ L 139, 30.4.2004, p.206. Đã được sửa bởi OJ L 226, 25.6.2004, trang 83.(4) OJ L 165, 30.4.2004, p.1. Đã được sửa bởi OJ L 191, 25.6.2004, trang 1.

1

Page 2: 7.Qui dinh 2074.2005.doc

(4) Quyết định của Ủy ban Châu Âu 20XX/2005/EC(5) bãi bỏ một số biện pháp thực hiện các Quyết định như đã nêu trong các Chỉ thị đã bị bãi bỏ bởi Chỉ thị 2004/41/EC của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 21/4/2004 bãi bỏ một số Chỉ thị có liên quan đến các điều kiện sức khoẻ và vệ sinh thực phẩm và việc đưa ra thị trường một số sản phẩm có nguồn gốc từ động vật dùng làm thực phẩm cho người và sửa đổi các Chỉ thị của Hôị đồng Châu Âu 89/662/EEC và 92/118/EEC và Chỉ thị của Hội đồng Châu Âu 95/408/EEC(6). Do đó một số phần của các chỉ thị này phải được giữ lại trong Qui định này.

(5) Qui định (EC) số 852/2004 yêu cầu nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm phải giữ và bảo quản hồ sơ và thường xuyên đưa các thông tin liên quan vào hồ sơ để cho cơ quan có thẩm quyền và nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm khác khi được yêu cầu.

(6) Qui định (EC) số 853/2004 cũng yêu cầu chủ lò mổ yêu cầu, tiếp nhận, kiểm tra và hành động theo thông tin về chuỗi sản xuất thực phẩm cho tất cả các động vật chuyển tới hoặc dự định chuyển tới lò mổ, ngoài trừ các loại thú hoang săn bắn. Ngoài ra, chủ lò mổ phải đảm bảo rằng thông tin về chuỗi sản xuất thực phẩm đã cung cấp tất cả các chi tiết mà Qui định (EC) số 853/2004 yêu cầu.

(7) Thông tin về chuỗi sản xuất thực phẩm hỗ trợ cho chủ lò mổ tổ chức các hoạt động giết mổ và giúp cho bác sĩ thú y chính thức xác định các thủ tục thanh tra đã yêu cầu. Thông tin về chuỗi sản xuất thực phẩm phải được phân tích bởi bác sĩ thú y chính thức và sử dụng như một phần không thể thiếu của các thủ tục thanh tra.

(8) Các hệ thống hiện có về dòng thông tin phải được sử dụng càng nhiều càng tốt và được thông qua để tuân thủ theo các yêu cầu của thông tin về chuỗi sản xuất thực phẩm đã đề ra trong Qui định (EC) số 854/2004.

(9) Nhằm cải thiện việc quản lý động vật tại cơ sở và theo Qui định (EC) số 854/2004, người bác sĩ thú y chính thức phải ghi chép và, nếu cần thiết, phải liên lạc với nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm ở nơi xuất xứ và với bất cứ bác sĩ thú y nào ở nơi xuất xứ hoặc bất cứ cơ quan có thẩm quyền nào tham gia vào, về bất cứ bệnh tật hoặc điều kiện đã quan sát thấy tại lò mổ có liên quan đến từng cá thể động vật hay cả một đàn/một bầy và điều này có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của động vật hoặc sức khỏe công cộng hoặc gây nguy hiểm cho an sinh động vật.

(10) Các Qui định (EC) số 853/2004 và 854/2004 đặt ra các yêu cầu liên quan đến việc kiểm tra ký sinh trùng trong suốt quá trình xử lý các sản phẩm thuỷ sản trên bờ biển và trên boong tàu biển. Điều này phụ thuộc vào các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm tiến hành công việc tự kiểm tra tại tất cả các công đoạn sản xuất các sản phẩm thủy sản theo như các qui tắc tại Chương V(D) của Mục VIII, Phụ lục III của Qui định (EC) số 853/2004 theo đó cá bị phát hiện nhiễm ký sinh trùng không được dùng làm thực phẩm cho người. Việc thông qua các qui tắc chi tiết liên quan tới kiểm tra bằng mắt đối với những ký sinh trùng có thể nhìn thấy được và việc kiểm tra bằng mắt phải được xác định rõ, tần suất và cách thức quan sát phải được xác định.

(11) Công việc kiểm tra đã nêu ra tại Qui định (EC) số 853/2004 nhằm ngăn ngừa các sản phẩm thủy sản không đáp ứng để làm thực phẩm cho người mà vẫn được đưa ra thị trường có thể cần phải cần đến một số kiểm tra về hoá học, bao gồm các kiểm tra về nitrogen cơ bản tổng

_______________(5) Chưa công bố trên Công báo.(6) OJ L 157, 30.4.2004, trang 33. Đã sửa bởi OJ L 195, 2.6.2004, trang 12.

2

Page 3: 7.Qui dinh 2074.2005.doc

số bay hơi (TVB-N). Điều này là cần thiết để đặt ra mức TVB-N để không vượt quá đối với một số nhóm loài và phải chỉ rõ các phương pháp phân tích được sử dụng. Các phương pháp phân tích được khoa học công nhận để kiểm tra TVB-N phải được tiếp tục sử dụng như một phương pháp thông thường, nhưng một phương pháp tham chiếu phải được cụ thể hoá để sử dụngkhi có nghi ngờ về kết quả hay khi có tranh chấp.

(12) Các giới hạn cho độc tố gây liệt cơ (PSP); độc tố gây mất trí (ASP) và các độc tố ưa mỡ được đề ra trong Qui định (EC) số 853/2004. Các xét nghiệm sinh học là phương pháp tham chiếu để phát hiện một số độc tố và phòng ngừa độc tố trong nhuyễn thể ngay từ khi thu hoạch. Mức giới hạn cao nhất và các phương pháp phân tích phải được hài hoà và được thực hiện bởi các Quốc gia Thành viên để bảo vệ sức khoẻ con người. Ngoài ra, các phương pháp thử sinh học, các phương pháp phát hiện có thể thay thế, ví dụ các phương pháp hóa học và các phép thử trong ống nghiệm (in vitro) phải được cho phép thực hiện nếu có biểu hiện cho thấy việc thực hiện theo các phương pháp đã chọn ít nhất là có hiệu quả như phương pháp sinh học và việc thực thi chúng cho ra mức độ bảo vệ sức khoẻ công cộng tương đương. Các giới hạn cao nhất đã đề ra cho các độc tố ưa mỡ được dựa trên các dữ liệu tạm thời và phải được đánh giá lại ngay khi có bằng chứng khoa học mới. Sự thiếu vật liệu tham chiếu và việc sử dụng duy nhất các phép thử không phải sinh học như hiện nay có nghĩa là mức độ bảo vệ sức khoẻ công cộng với tất cả các độc tố là không tương đương với những việc làm mà các phép thử sinh học đã cho. Cần có điều khoản để thay thế các phép thử sinh học càng sớm càng tốt.

(13) Thịt được tách bằng máy (MSM) được sản xuất bằng công nghệ không làm thay đổi cấu trúc xương đã được dùng trong sản xuất MSM phải được xử lý khác với MSM sản xuất theo công nghệ làm thay đổi cấu trúc của xương.

(14) MSM của kiểu cũ được sản xuất dưới những điều kiện đặc biệt và có thành phần đặc biệt phải được cho phép trong thịt sơ chế vì chúng rõ ràng không đưa vào sử dụng nếu trước hết không qua xử lý nhiệt. Những điều kiện này có liên quan đến, đặc biệt là hàm lượng Canxi trong MSM, sản phẩm này phải được cụ thể hoá trong Điều 11(2) của Qui định (EC) số 853/2004. Cần điều chỉnh hàm lượng can xi tối đa trong sản phẩm nêu ra trong Qui định này ngay khi có thông tin chi tiết về các thay đổi diễn ra khi sử dụng các loại nguyên liệu thô khác nhau.

(15) Điều 31(2)(f) của Qui định (EC) số 882/2004 nêu ra cho các Quốc gia Thành viên phải duy trì việc cập nhật danh sách các doanh nghiệp đã được công nhận. Một cơ cấu tổ chức chung phải được nêu ra để giới thiệu các thông tin có liên quan tới các Quốc gia Thành viên khác và công chúng.

(16) Mục XI, Phụ lục III của Qui định (EC) số 853/2004 đưa ra các yêu cầu cho việc chuẩn bị đùi ếch và ốc dùng làm thực phẩm cho người. Các yêu cầu đặc biệt bao gồm mẫu các chứng thư sức khoẻ phải được ban hành để dùng cho việc nhập khẩu đùi ếch và ốc từ các nước thứ ba dùng làm thực phẩm cho người.

(17) Các Mục XIV và XV, phụ lục III của Qui định (EC) số 853/2004 ban hành các qui tắc về sản xuất và đưa gelatine và chất tạo keo (collagen) ra thị trường với mục đích làm thực phẩm cho người. Các yêu cầu đặc biệt, bao gồm mẫu các chứng thư sức khoẻ , cũng phải được qui định cho hàng nhập khẩu từ các nước thứ ba đối với sản phẩm gelatine, collagen và các nguyên liệu thô để sản xuất ra các sản phẩm này với mục đích dùng cho con người.

(18) Cần có sự linh hoạt để các loại thực phẩm mang đặc tính truyền thống có thể tiếp tục thực sản xuất. Các Quốc gia Thành viên phải sẵn sàng chấp nhận sự tác động hạn chế cho nhiều loại thực phẩm này trên phạm vi rộng trước khi luật có hiệu lực vào ngày 1/1/2006. Các nhà hoạt

3

Page 4: 7.Qui dinh 2074.2005.doc

động kinh doanh thực phẩm phải có khả năng tiếp tục các hoạt động hiện nay của mình mà không có sự gián đoạn nào sau ngày này. Một thủ tục cho phép các Quốc gia Thành viên xử lý một cách linh hoạt được nêu trong các Qui định (EC) số 852/2004; (EC) số 853/2004 và (EC) số 854/2004. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp mà những trở ngại đã được xác định rõ thì vấn đề là làm thế nào để các hoạt động đã thiết lập vẫn tiếp tục được thực hiện, vì vậy, việc áp dụng một thủ tục thông báo đầy đủ, bao gồm việc phân tích đầy đủ mối nguy có thể là không đầy đủ và là gánh nặng không cân đối cho các Quốc gia Thành viên. Vì thế những thực phẩm mang các đặc tính truyền thống cần được xác định và những điều kiện chung áp dụng cho các loại thực phẩm này phải được ban hành vì các mục tiêu vệ sinh thực phẩm, bằng cách giảm nhẹ từ các yêu cầu khung đã nêu trong Qui định (EC) số 852/2004,

(19) Từ khi các Qui định (EC) số 853/2004 và số 854/2004 được thông qua trước khi kết nạp các Quốc gia Thành viên mới vào ngày 01/05/2004, các văn bản đó không đề cập đến các Quốc gia Thành viên đó. Các mã số ISO cho các Quốc gia Thành viên đó và cách viết tắt cho Công đồng Châu Âu bằng các ngôn ngữ của họ cần được bổ sung thêm vào các điều khoản có liên quan của những Qui định này.

(20) Mục I, Phụ lục III của Qui định (EC) số 853/2004 đề ra các qui tắc cho việc sản xuất và đưa ra thị trường sản phẩm thịt của gia súc có móng guốc. Ngoại trừ việc lột da toàn phần hay từng phần cơ thể gia súc với mục đính dùng làm thực phẩm cho người được nêu trong Chương IV, điểm 8 của Mục đó. Phải mở rộng điều khoản cho những ngoại lệ này sang cả bò trưởng thành, để chúng tuân thủ cũng cùng với những điều kiện áp dụng cho bò cái.

(21) Một số hoạt động có thể gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng như thành phần cấu tạo của một số sản phẩm. Đặc biệt là để không làm thất vọng sự mong đợi của người tiêu dùng, việc buôn bán thịt gia cầm tươi được xử lý bằng việc tích nước phải bị cấm.

(22) Quan điểm của Cơ quan Thẩm quyền về An toàn Thực phẩm Châu Âu thông qua ngày 30/8/2004 đã chứng tỏ rằng các sản phẩm thủy sản thuộc họ Gempylidae, đặc biệt là Ruvettus pretious và Lepidocybium flavoblrunneum, có thể có ảnh hưởng bất lợi tới hệ tiêu hóa nếu đã ăn chúng trong một số điều kiện nhất định. Vì thế các sản phẩm thủy sản thuộc họ này phải được xem xét trong các điều kiện tiếp thị sản phảm.

(23) Mục IX của Phụ lục III Qui định (EC) số 853/2004 đề ra những qui tắc vệ sinh cho sữa tươi và các sản phẩm từ sữa. Theo như Phần II (B)(1)(e) của Chương I, chỉ có thể sử dụng đầu vú hoặc các sản phẩm làm sạch bầu vú khi được cơ quan có thẩm quyền công nhận. Tuy nhiên không có kế hoạch chi tiết của cơ quan có thẩm quyền nào được đưa ra trong Phần này. Vì thế để đảm bảo có biện pháp hài hoà giữa các Quốc gia Thành viên, việc làm sáng tỏ các thủ tục tuân thủ theo các giấy phép nào cần được đưa ra.

(24) Qui định (EC) số 853/2004 yêu cầu các nhà sản xuất kinh doanh thực phẩm phải đảm bảo rằng việc xử lý nhiệt cho quá trình sản xuất sữa nguyên liệu hoặc các sản phẩm từ sữa phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn quốc tế đã được công nhận. Tuy nhiên, do tính đặc thù của một số biện pháp xử lý nhiệt đã sử dụng trong ngành này và tác động của chúng đối với an toàn thực phẩm và sức khỏe động vật, cần đưa ra một hướng dẫn rõ ràng cho các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm về lĩnh vực này.

(25) Qui định (EC ) số 853/2004 giới thiệu một định nghĩa mới áp dụng cho các sản phẩm từ trứng sau khi bóc vỏ, chưa qua chế biến. Chính vì vậy, cần phải làm sáng tỏ các qui tắc áp dụng cho các sản phẩm này và sửa đổi Phần X, Chương II của Phụ lục III trong Qui định (EC) số 853/2004.

4

Page 5: 7.Qui dinh 2074.2005.doc

(26) Mục XIV của Phụ lục III trong Qui định (EC) số 853/2004 đưa ra các qui tắc cụ thể về sức khoẻ cho sản phẩm gelatine. Các qui tắc này bao gồm các yêu cầu cho loại nguyên liệu thô được dùng để sản xuất gelatin và việc vận chuyển, bảo quản các nguyên liệu này. Chúng cũng qui định các đặc điểm kỹ thuật áp dụng cho việc sản xuất gelatine. Tuy nhiên các qui tắc áp dụng cho việc ghi nhãn gelatine cũng phải được ban hành.

(27) Tiến bộ khoa học đã dẫn tới việc xây dựng ISO 16649 -3 như là phương pháp thốmg nhất để phân tích E. coli trong nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Phương pháp chuẩn này cũng đã thiết lập cho nhuyễn thể sống trong các vùng thu hoạch xếp hạng A theo như Qui định của Uỷ ban Châu Âu (EC) số 2073/2005 về tiêu chuẩn vi sinh vật cho thực phẩm (1). Do vậy, ISO 16649 -3 phải nêu rõ như là một phương pháp tham vấn MPN (số tin cậy nhất) dùng để phân tích E.coli trong nhuyễn thể hai mảnh vỏ có nguồn gốc từ cả các vùng loại B và C. Việc sử dụng các phương pháp thay thế phải được cho phép chỉ khi chúng được coi là tương đương với phương pháp tham vấn.

(28) Các Qui định (EC) số 853/2004 và 854/2004 cần phải được sửa đổi.

(29) Các biện pháp đã nêu trong Qui định này là theo quan điểm của Hội đồng Thường trực về Chuỗi sản xuất Thực phẩm và Sức khỏe Động vật.

ĐÃ THÔNG QUA QUI ĐỊNH NÀY:

Điều 1Các yêu cầu liên quan đến thông tin về chuỗi sản xuất thực phẩm

theo mục đích của các Qui định (EC) số 853/2004 và 854/2004

Các yêu cầu liên quan đến thông tin chuỗi sản xuất thực phẩm đã nêu tại Mục III của Phụ lục II trong Qui định (EC) số 853/2004 và trong Chương II(A) của Mục I, Phụ lục I của Qui định (EC) số 854/2004 được nêu ra trong Phụ lục I của Qui định này.

Điều 2Các yêu cầu liên quan đến các sản phẩm thủy sản

theo mục đích của các Qui định số 853/2004 và 854/2004

Các yêu cầu liên quan đến các sản phẩm thủy sản như đã nêu tại Điều 11(9) của Qui định (EC) số 853/2004 và Điều 18(14) và (15) của Qui định (EC) số 854/2004 được nêu ra trong Phụ lục II của Qui định này.

Điều 3Các phương pháp xét nghiệm độc tố sinh học biển đã được công nhận

theo mục đích của các Qui định (EC) số 853/2004 và 854/2004

______(1) Xem trang 1 của Công báo này.

Các phương pháp xét nghiệm đã được công nhận để phát hiện các độc tố sinh học biển đã được nêu tại Điều 11(4) của Qui định (EC) số 853/2004 và Điều 18(13)(a) của Qui định (EC) số 854/2004 được nêu trong Phụ lục III của Qui định này.

5

Page 6: 7.Qui dinh 2074.2005.doc

Điều 4Hàm lượng canxi của thịt tách bằng máy theo mục đích của Qui định (EC) số 853/2004

Hàm lượng canxi của sản phẩm thịt tách bằng máy như đã nêu tại Điều 11(2) của Qui định (EC) số 853/2004 được nêu ra trong Phụ lục IV của Qui định này.

Điều 5Danh sách các doanh nghiệp theo mục đích của Qui định (EC) số 882/2004

Các yêu cầu liên quan đến danh sách các doanh nghiệp như đã nêu tại Điều 31(2)(f) của Qui định (EC) số 882/2004 được nêu ra trong phụ lục V của Qui định này.

Điều 6

Mẫu chứng thư cho đùi ếch, ốc, gelatine và collagen theo mục đích của Qui định (EC) số 853/2004

Mẫu chứng thư cho sản phẩm đùi ếch, ốc, gelatine và collagen nhập khẩu như đã nêu tại Điều 6 (1)(d) của Qui định (EC) số 853/2004 và các nguyên liệu sử dụng cho việc sản xuất gelatine và collagen được nêu ra trong Phụ lục VI của Qui định này.

Điều 7Việc giảm nhẹ từ Qui định (EC) số 852/2004

cho các thực phẩm có các đặc tính truyền thống

1. Theo các mục đích của Qui định này, “thực phẩm có các đặc tính truyền thống” có nghĩa là thực phẩm được sản xuất theo phương pháp truyền thống tại Quốc gia Thành viên, như:

(a) đã được thừa nhận về mặt lịch sử là các sản phẩm truyền thống, hoặc

(b) được sản xuất theo phương pháp cổ điển hoặc chuẩn mực kỹ thuật đã đăng ký theo quy trình truyền thống, hoặc theo các phương pháp sản xuất truyền thống, hoặc

(c) được bảo vệ như là các sản phẩm thực phẩm truyền thống bởi luật của Cộng đồng Châu Âu, của quốc gia, vùng hay địa phương.

2. Các Quốc gia Thành viên có thể thừa nhận các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm có đặc tính truyền thống được giảm nhẹ một cách riêng biệt hoặc toàn bộ các yêu cầu nêu ra trong:

(a) Chương II(1) của Phụ lục II trong Qui định (EC) số 852/2004 cân nhắc các nhà xưởng nơi sản phẩm được phơi bày trong một môi trường cần thiết cho sự phát triển từng phần các đặc tính của chúng. Các nhà xưởng đó có thể có tường, trần và cửa ra vào không nhẵn, không thấm nước, không hút nước hoặc bền với ăn mòn vật liệu và các tường, trần, nền địa chất tự nhiên;

(b) Chương II(1)(f) và Chương V(1) của Phụ lục II trong Qui định (EC) số 852/2004 cân nhắc đến loại vật liệu của các thiết bị, dụng cụ sử dụng cho việc sơ chế, bao gói và đóng gói các sản phẩm được sản xuất ra.

Các biện pháp làm sạch và khử trùng cho các nhà xưởng tại mục (a) và tần suất thực hiện các việc đó phải đáp ứng với hoạt động để xem xét đến tính đặc thù của hệ thực vật xung quanh.

6

Page 7: 7.Qui dinh 2074.2005.doc

Các dụng cụ và thiết bị đã nêu ở mục (b) phải thường xuyên được bảo trì, định kỳ được làm vệ sinh, khử trùng và thường xuyên đáp ứng các yêu cầu vệ sinh.

3. Các Quốc gia Thành viên thừa nhận việc giảm nhẹ các yêu cầu trong đoạn 2 phải thông báo với Hội đồng Châu Âu và các Quốc gia Thành viên khác về vấn đề này không muộn hơn 12 tháng sau khi thừa nhận giảm nhẹ một phần hoặc toàn bộ. Mỗi thông báo phải:

(a) cung cấp một mô tả vắn tắt về những yêu cầu đã được thông qua;

(b) mô tả thực phẩm và các doanh nghiệp có liên quan; và

(c) đưa ra bất kỳ thông tin liên quan nào khác.

Điều 8Những sửa đổi cho Qui định (EC) số 853/2004

Các phụ lục II và III của Qui định (EC) số 853/2004 được sửa đổi theo Phụ lục VII của Qui định này.

Điều 9Những sửa đổi cho Qui định (EC) số 854/2004

Các Phụ lục I, II và III của Qui định (EC) số 854/2004 được sửa đổi theo Phụ lục VIII của Qui định này.

Điều 10Hiệu lực và áp dụng

Qui định này có hiệu lực sau 20 ngày kể từ khi được công bố trên Công báo của Liên minh Châu Âu.

Quy định này sẽ được áp dụng từ ngày 01/01/2006, ngoại trừ các Chương II và III của Phụ lục V sẽ được áp dụng từ ngày 01/01/2007.

Toàn bộ nội dung của Qui định bắt buộc áp dụng trực tiếp tại tất cả các Quốc gia Thành viên.

Được làm tại Brussels, ngày 05/12/2005.

Thay mặt Hội đồng

Markos KYPRYANOU

Thành viên Hội đồng

7

Page 8: 7.Qui dinh 2074.2005.doc

PHỤ LỤC I

THÔNG TIN VỀ CHUỖI SẢN XUẤT THỨC ĂN

MỤC ITRÁCH NHIỆM CỦA CÁC NHÀ KINH DOANH THỰC PHẨM

Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm đưa động vật đến lò mổ phải đảm bảo rằng thông tin về chuỗi sản xuất thực phẩm đã nêu trong Qui định (EC) số 853/2004 được có thích ứng trong hồ sơ về các động vật được gửi đến theo cách này có thể tới được chủ lò mổ có liên quan.

MỤC IITRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN

CHƯƠNG IĐIỀU KHOẢN CỦA THÔNG TIN VỀ CHUỖI SẢN XUẤT THỰC PHẨM

1. Cơ quan có thẩm quyền tại nơi giao nhận phải thông báo cho nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm việc gửi các yếu tố tối thiểu của thông tin về chuỗi sản xuất thực phẩm đến lò mổ theo Mục III của Phụ lục II của Qui định (EC) số 853/2004.

2. Cơ quan có thẩm quyền tại lò mổ phái xác nhận rằng:

(a) thông tin về chuỗi sản xuất thức ăn được truyền đạt một cách thích hợp và có hiệu quả giữa nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm là người nuôi hoăck giữ động vật trước khi gửi đi và chủ lò mổ.

(b) thông tin về chuỗi sản xuất thực phẩm là có giá trị và đáng tin cậy;(c) có ý kiến phản hồi về thông tin có liên quan về nơi nhốt giữ, nếu có thể.

3. Khi động vật được gửi đến lò mổ đến một Quốc gia Thành viên khác, các cơ quan có thẩm quyền tại nơi gửi và tại lò mổ phải hợp tác để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp bởi nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm ở nơi gửi có thể tới được chủ lò mổ một cách dễ dàng.

CHƯƠNG IIPHẢN HỒI TỪ NƠI PHÁT SINH

1. Người bác sĩ thú y chính thức có thể sử dụng mẫu văn bản nêu ra tại Phụ lục I cho các kết quả thanh tra có liên quan , những kết quả đó phải đưwcj thông báo tới nơi nhốt giữ động vật nuôi trước khi giết mổ ở trong cùng một Quốc gia Thành viên theo Chương I của Mục II của Phụ lục I trong Qui định (EC) số 854/2004.

2. Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông tin cáckết quả thanh tra có liên quan trong các trường hợp khi động vật được nuôi tại nơi nhốt trong một Quốc gia Thành viên khác và phải dùng một bản dịch của mẫu văn bản nêu trong Phụ lục bằng cả hai ngôn ngữ của nươvs gửi và ngôn ngữ của nước nhận.

_____________

8

Page 9: 7.Qui dinh 2074.2005.doc

Phụ lục của Phụ lục I

VĂN BẢN MẪU

1. Các chi tiết nhận dạng1.1.

1.2.

1.3.

1.4.

1.5.

người sở hữu của nơi đến (ví dụ là chủ hay là người quản lý)

tên/ sốđịa chỉ đầy đủ

các số nhận dạng (danh sách kèm riêng )tổng số con vật (theo loài)

các khó khăn về nhận dạng (nếu có)

nhận dạng đàn/ bầy/ lồng (nếu có thể)

loài động vật

số tham chiếu của chứng thư sức khoẻ

2. Các phát hiện trước khi giết mổ

2.1.

2.2.

2.3.

2.4.

an sinhsố con vật bị ảnh hưởng

dạng/lớp/tuổicác quan sát (ví dụ buộc đuôi)

các con vật bị đưa đến bẩn thỉu

các phát hiện về bệnh lý (bệnh)số con vật bị ảnh hưởng

dạng/lớp/tuổicác quan sát

ngày thanh tra

các kết quả của phòng thí nghiệm (1)

3. Các phát hiện sau khi giết mổ3.1. các phát hiện thấy bằng mắt thường

số con vật bị ảnh hưởngdạng/lớp/tuổi

cơ quan hoặc vị trí của con vật bị ảnh hưởngngày giết mổ

bệnh (có thể dùng các mã hiệu) (2)_________________________(1) kết quả về vi sinh vật, hoá học, huyết thanh, v.v. (có đính kèm theo các kết quả).(2) Các cơ quan có thẩm quyền có thể giới thiệu các mã hiệu sau đây: Mã A cho các bệnh mà OIE đã liệt kê; các mã

hiệu 8100 và 8200 cho các lĩnh vực về an sinh (Chương II(C) của Mục I, Phụ lục I trong Qui định (EC) số 854/2004 và C100 đến C290 cho các quyết định có liên quan đến thịt (Chương V(1)(a) đến (u) của Mục II, Phụ lục I trong Qui định (EC) số 854/2004. Hệ thống mã hiệu có thể nếu cần phải bao gồm các mục phụ tiếp (ví dụ C141 cho bệnh nhẹ phổ biến, C142 cho bệnh nặng hơn, v.v.). Nếu dùng đến các mã hiệu thì nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm cũng phải có, kèm theo là những giải thích về nghĩa của các mã đó.

9

Page 10: 7.Qui dinh 2074.2005.doc

3.3.3.4.

3.5.

số con bị ảnh hưởngdạng/lớp/tuổi

cơ quan hoặc vị trí của con vật bị ảnh hưởngtrên một phần hoặc toàn bộ cơ thể (cho biết lý do)

ngày giết mổ

các kết quả của phòng thí nghiệm (1)các kết quả khác (ví dụ ký sinh trùng, các vật lạ v.vcác phát hiện về an sinh (ví dụ gẫy chân)

4. Thông tin bổ sung5. Các chi tiết để liên lạc

5.1.

5.2.

lò mổ (số được công nhận)tên

địa chỉ đầy đủsố điện thoại

địa chỉ điện tử nếu có6. Bác sĩ thú y chính thức (tên viết bằng chữ in)

chữ ký và dấu7. Ngày8. Số trang đính kèm theo mẫu này

_________________(1) kết quả về vi sinh vật, hoá học, huyết thanh, v.v. (có đính kèm theo các kết quả).

10

Page 11: 7.Qui dinh 2074.2005.doc

PHỤ LỤC II

SẢN PHẨM THUỶ SẢN

MỤC 1

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC NHÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THỰC PHẨM

Mục này đề ra các qui tắc chi tiết có liên quan đến những kiểm tra bằng mắt thường để phát hiện ký sinh trùng trong các sản phẩm thủy sản.

CHƯƠNG IĐỊNH NGHĨA

1. “Ký sinh trùng có thể quan sát được” là một hoặc một nhóm sinh vật ký sinh có kích thước màu sắc hoặc cấu tạo có thể phân biệt rõ ràng trong các mô của cá.

2. “Kiểm tra bằng mắt” là kiểm tra cá hoặc các sản phẩm thuỷ sản mà không cần phá hủy mẫu, cần hoặc không cần dùng dụng cụ quang học để phóng to và dưới điều kiện ánh sáng tốt cho mắt người, kể cả nếu thấy càn thiết thì phải soi.

3. “Soi” là đưa cá thái mỏng (phẳng) hoặc cá philê lên trước một nguồn sáng trong một phòng tối để phát hiện ký sinh trùng.

CHƯƠNG IIKIỂM TRA BẰNG MẮT

1. Kiểm tra bằng mắt được thực hiện trên một số lượng mẫu đại diện. Người có trách nhiệm của doanh nghiệp trên đất liền và những người có chuyên môn trên boong tàu chế biến phải xác định tỷ lệ và tần suất kiểm tra dựa trên loại sản phẩm thuỷ sản, nguồn gốc xuất xứ địa lý và cách sử dụng sản phẩm. Trong suốt quá trình sản xuất, việc kiểm tra bằng mắt đối với cá đã bỏ ruột phải được thực hiện bởi những người có chuyên môn ở khoang bụng, gan và trứng được dự định làm thức ăn cho người. Tuỳ thuộc vào cách moi ruột, việc kiểm tra bằng mắt phải được tiến hành như sau:

a. trong trường hợp moi ruột bằng tay, người xử lý kiểm tra liên tục trong thời điểm moi ruột và rửa.

b. trong trường hợp moi ruột bằng máy, bằng cách lấy mẫu trên một số đại diện của mẫu không dưới 10 cá thốich một mẻ.

11

Page 12: 7.Qui dinh 2074.2005.doc

2. Kiểm tra bằng mắt trên cá philê hoặc các lát cá phải tiến hành bởi những người có chuyên môn trong suốt quá trình bầy xếp và sau khi đã philê hoặc thái lát. Khi việc kiểm tra từng cá thể riêng lẻ là không thể thực hiện được vì phụ thuộc vào kích cỡ phi lê hoặc quá trình phi lê, cần thiết lập kế hoạch lấy mẫu và luôn sẵn có cho cơ quan thẩm quyền theo Chương II(4), Mục VIII của Phụ lục 3 trong Qui định (EC) số 853/2004. Theo quan điểm về kỹ thuật nếu cần phải soi mẫu philê thì phải đưa điều này vào kế hoạch lấy mẫu.

MỤC IITRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN

CHƯƠNG IGIÁ TRỊ GIỚI HẠN CỦA NITƠ BAZƠ BAY HƠI TỔNG SỐ (TVB-N) ĐỐI VỚI MỘT SỐ

SẢN PHẨM THUỶ SẢN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐƯỢC SỬ DỤNG

1. Các loại sản phẩm thuỷ sản không chế biến theo các nhóm loài được liệt kê tại Chương II không được dùng làm thức ăn cho người, khi đánh giá cảm quan thấy có những dấu hiệu nghi ngờ, ví dụ như kiểm tra độ tươi và kiểm tra hoá học cho thấy các giới hạn TVB-N đã vượt quá:

(a) 25mg nitrogen/100g thịt đối với những loài được nêu tại điểm 1, Chương II;(b) 30mg nitrogen/100g thịt đối với những loài được nêu tại điểm 2, Chương II;(c) 35mg nitrogen/100g thịt đối với những loài được nêu tại điểm 3, Chương II.

Phương pháp tham chiếu được sử dụng để kiểm tra TVB-N bao gồm việc chưng cất dịch chiết xuất protein bằng axit perchloric được nêu tại chương III.

2. Việc chưng cất được nêu tại điểm 1 phải được thực hiện bằng cách sử dụng thiết bị theo sơ đồ trong chương IV.

3. Các phương pháp thông thường có thể sử dụng để kiểm tra TVB-N gồm:- phương pháp vi khuyếch tán của Conway và Burue (1933).- phương pháp chưng cất trực tiếp của Antonacopoulos (1968)- phương pháp chưng cất phần chiết xuất protein bằng axit trichloracetic (Uỷ ban

Thực phẩm quốc tế về cá và các sản phẩm thuỷ sản (1968)).

4. Mẫu được lấy từ ít nhất 3 điểm khác nhau, có khối lượng khoảng 100g thịt và được trộn đều với nhau bằng cách xay nghiền. Các Quốc gia Thành viên phải đề nghị các phòng thí nghiệm nhà nước dùng phương pháp tham chiếu đã nêu ở trên. Trong trường hợp có nghi ngờ về kết quả hoặc có tranh chấp liên

12

Page 13: 7.Qui dinh 2074.2005.doc

quan đến các kết quả phân tích được thực hiện bằng một trong những phương pháp thông thường thì chỉ dùng phương pháp tham chiếu để kiểm tra lại kết quả.

CHƯƠNG IICÁC NHÓM LOÀI ĐÃ XÁC ĐỊNH

CÁC GIÁ TRỊ GIỚI HẠN CỦA TVB-N

1. Sebastes spp, Helicolenus dactylopterus, Sebastichthys capensis.2. Các loài thuộc họ Pleuronectidae (loại trừ cá bơn: Hippoglossus spp.)3. Salmo salar, các loài thuộc họ Merlucciidae, các loài thuộc họ Gadidae.

CHƯƠNG IIIXÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CỦA (TVB-N) TRONG CÁ

VÀ CÁC SẢN PHẨM THUỶ SẢN

Thủ tục tham chiếu1. Mục đích và phạm vi áp dụng

Phương pháp này mô tả thủ tục tham chiếu để xác định hàm lượng nitrogen của TVB-N trong cá và các sản phẩm thủy sản. Thủ tục này áp dụng cho các hàm lượng TVB-N từ 5mg/100g đến ít nhất 100mg/100g.

2. Định nghĩa“Hàm lượng TVB-N” là hàm lượng nitrogen của các bazơ có chứa nitrogen bay hơi được xác định theo thủ tục đã mô tả.

Nồng độ này được tính theo đơn vị mg/100g.3. Mô tả tóm tắt

Các bazơ có chứa nitrogen bay hơi được chiết xuất từ mẫu bằng dung dịch axit perchloric 0,6 mol. Sau khi kiềm hoá, dịch chiết được chưng cất hơi nước và các thành phần bazơ bay hơi được hấp thụ bởi axit trong bình chứa. Hàm lượng TVB-N được xác định bằng cách chuẩn độ các bazơ được hấp thụ.

4. Hoá chấtPhải sử dụng các hoá chất có thuốc thử, trừ khi có chỉ định khác. Nước sử dụng phải được chưng cất hoặc phải được khử khoáng và ít nhất phải có độ tinh khiết như nhau. Trừ khi được chỉ định cách khác, ‘dung dịch’ có nghĩa là một dung dịch có nước như sau:

(a) dung dịch axit perchloric = 6g/100ml;(b) dung dịch natri hydroxyt = 20g/100ml;(c) dung dịch chuẩn axit hydrochlroric 0,05mol/L (0,05N).

13

Page 14: 7.Qui dinh 2074.2005.doc

Ghi chú: Khi sử dụng thiết bị chưng cất tự động, nên chuẩn độ bằng dung dịch chuẩn axit hydrochlroric 0,01mol/L (0,01N).

(d) dung dịch axit boric =3g/100ml;(e) tác nhân chống sủi bọt Silicone;(f) dung dịch phenolphtalein = 1g/100ml ethanol 95%;(g) dung dịch chỉ thị (chỉ thị hỗn hợp Tashiro) 2 g methyl đỏ và 1g methylene xanh được

hoà tan trong 1000ml ethanol 95%.5. Thiết bị và dụng cụ

(a) máy xay thịt để đồng nhất mẫu.(b) máy khuấy trộn cao tốc có tốc độ 8000-45000 vòng/phút.(c) giấy lọc, đường kính 150mm, lọc nhanh.(d) burette, 5ml, chia độ đến 0,01ml.(e) thiết bị chưng cất hơi nước. Thiết bị phải có khả năng điều chỉnh lượng hơi nước

khác nhau và tạo được lượng hơi nước không thay đổi trong một khoảng thời gian định trước. Thiết bị này phải đảm bảo các bazơ tự do không bị thất thoát trong quá trình thêm các chất kiềm hoá.

6. Tiến hànhCảnh báo: Phải chú ý và có các biện pháp phòng ngừa khi làm việc với axit perchloric – dây là chất ăn mòn rất mạnh. Nếu có điều kiện, các mẫu nên được chuẩn bị càng sớm càng tốt sau khi tới nơi, theo đúng hướng dẫn sau:

(a) Chuẩn bị mẫuMẫu phân tích phải được trộn kỹ bằng máy xay thịt như đã mô tả tại điểm (5(a). Cân chính xác 10g 0,1g mẫu đã được đồng nhất vào một bình chứa thích hợp. Mẫu được trộn với 90,0ml dung dịch axit perchloric như đã cụ thể tại điểm 4(a), dùng máy khuấy trộn để đồng nhất hoá trong 2 phút như đã mô tả tại điểm 5(b), sau đó lọc.Dịch chiết xuất thu được có thể giữ được ít nhất trong 7 ngày ở nhiệt độ từ 20C đến 6oC;

(b) Chưng cất hơi nước50ml dịch chiết thu được theo điểm (a) được đặt vào một thiết bị để chưng cất bằng hơi nước như đã mô tả tại điểm 5(e). Để kiểm tra sự kiềm hoá dịch chiết, nhỏ vài giọt phenolphtalein như đã nêu cụ thể tại điểm 4(f). Sau khi thêm vài giọt tác nhân chống bọt silicone, thêm 6,5ml dung dịch natri hydroxyt như đã nêu cụ thể tại điểm 4(b) vào dịch chiết và thực hiện ngay việc chưng cất bằng hơi nước.Việc chưng cất bằng hơi nước được điều chỉnh sao cho được 100ml dịch chiết được thực hiện trong 10 phút. Dòng ra của ống chưng cất được nhấn ngập trong bình hứng chứa 100ml dung dịch axit boric như đã chi tiết tại điểm 4(d) đã được thêm vào từ 3 đến 5 giọt dung dịch chất chỉ thị theo như điểm 4(g). Sau đúng 10 phút, kết thúc quá trình chưng. Lấy đầu ra của ống ngưng

14

Page 15: 7.Qui dinh 2074.2005.doc

khỏi bình hứng và dùng nước để rửa. Các bazơ bay hơi có chứa trong dung dịch nhận được xác định bằng cách chuẩn độ với dung dịch axit hydrochloric chuẩn như đã cụ thể tại điểm 4(c).pH tại điểm kết thúc phải là 5,0 0,1.

(c) Chuẩn độPhải tiến hành phân tích hai lần. Phương pháp áp dụng là đúng nếu sự khác nhau giữa hai lần phân tích không lớn hơn 2mg/100g.

(d) Mẫu trắngThực hiện thử nghiệm mẫu trắng như được miêu tả tại điểm (b). Thay dịch chiết mẫu bằng 50ml dung dịch axit như đã nêu tại điểm 4(a).

7. Tính hàm lượng TVB-NBằng cách chuẩn độ dung dịch thu được với axit HCl như tại điểm 4(c), hàm lượng TVB-N được tính toán theo công thức sau. (V1 – Vo) x 0,14 x 2 x 100TVB-N (biểu thị bằng mg/100g mẫu) = -----------------------------------

M Trong đó:V1 = số ml của dung dịch axit HCl 0,01 mol dùng để chuẩn độ mẫuV0 = số ml của dung dịch axit HCl 0,01mol dùng để chuẩn độ mẫu trắngM = Khối lượng của mẫu tính bằng g.

Chú thích:1. Phải tiến hành phân tích hai lần. Phương pháp áp dụng là đúng nếu sự khác nhau giữa hai lần

phân tích không lớn hơn 2 mg/100g.2. Kiểm tra thiết bị bằng dung dịch chưng cất NH4Cl tương đương với 50mg TVB-N/100g.3. Độ lệch chuẩn tái lặp (Reproducibility) là Sr = 1,2mg/100g.

Độ lệch chuẩn có thể so sánh được là SR = 2,5mg/100g.

15

Page 16: 7.Qui dinh 2074.2005.doc

CHƯƠNG IVTHIẾT BỊ CHƯNG CẤT BẰNG HƠI NƯỚC ĐỂ XÁC ĐỊNH TVB-N

16

Bình làm lạnh

Nước làm lạnh

Bình tam giác chứa axit boric

Ống chưng cất

Mẫu tách chiết

Ống thổi hơi nước Ống của bình ngưng

Máy tạo hơi nước

Page 17: 7.Qui dinh 2074.2005.doc

PHỤ LỤC IIICÁC PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM ĐƯỢC CÔNG NHẬN ĐỂ PHÁT HIỆN

CÁC ĐỘC TỐ SINH HỌC BIỂN

Những phương pháp phân tích sau đây sẽ được sử dụng bởi các cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra sự tuân thủ với các giới hạn được qui định trong Chương V(2) của Mục VII, Phụ lục III trong Qui định (EC) số 853/2004 và cho các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm, nếu thích hợp.Theo Điều 7(2) và (3) của Chỉ thị của Hội đồng Châu Âu 86/609/EEC (1), các yếu tố để thay thế, bổ sung vào và giảm bớt phải được xem xét khi sử dụng các phương pháp sinh học.

CHƯƠNG 1PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN ĐỘC TỐ GÂY LIỆT CƠ (PSP) TRONG NHUYỄN THỂ

1. Hàm lượng độc tố gây liệt cơ (PSP) trong những phần ăn được của nhuyễn thể (toàn bộ cơ thịt hay bất kỳ phần nào ăn được) phải được phát hiện theo đúng phương pháp thử sinh học hay bất kỳ phương pháp nào khác đã được quốc tế công nhận. Phương pháp thử sinh học có thể được thực hiện bằng cách kết hợp, nếu cần thiết, với phương pháp khác để phát hiện Saxitoxin và các chất tương tự với nó mà các tiêu chuẩn đã có.

2. Nếu các kết quả không được thừa nhận, phương pháp tham chiếu sẽ là phương pháp thử sinh học.

CHƯƠNG IIPHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN ĐỘC TỐ GÂY MẤT TRÍ NHỚ (ASP)

TRONG NHUYỄN THỂ

Tổng hàm lượng độc tố gây mất trí nhớ (ASP) của các phần ăn được của nhuyễn thể (toàn bộ cơ thể hay bất kỳ phần tách rời nào ăn được) phải được phát hiện bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp (HPLC) hoặc bất kỳ phương pháp nào khác đã được công nhận.Nếu các kết quả không được thừa nhận, phương pháp tham chiếu sẽ là phương pháp HPLC.

CHƯƠNG IIICÁC PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN ĐỘC TỐ ƯA MỠ LIPOPHILIC

A. Các phương pháp sinh học1. Có thể dùng nhiều thủ tục xét nghiệm sinh học trên chuột, khác nhau trong phần được thử____________(1) OJ L 358, 18.12.2986, trang 1.

17

Page 18: 7.Qui dinh 2074.2005.doc

(như: gan tuỵ hoặc toàn bộ cơ thể) và trong các dung môi dùng để tách chiết và tinh chế, để phát hiện các độc tố sinh học biển như đã nêu trong Chương V(2)(c), (d) của Mục VII, Phụ lục III trong Qui định (EC) số 853/2004. Độ nhạy và độ chọn lọc phụ thuộc vào việc chọn các dung môi để chiết và làm sạch dựa trên phương pháp được sử dụng để thu hồi toàn bộ các độc tố.

2. Có thể dùng một thử nghiệm sinh học trên chuột có sự tham gia tách chiết bằng aceton để phát hiện axit okadaic, các dinophysistoxin, các pectenotoxin và các yessotoxin. Nếu cần thiết, phép thử này thể bổ sung các bước phân cách lỏng/lỏng với ethyl acetate/nước hoặc dichloromethane/nước để loại bỏ các chất can thiệp tiềm tàng. Việc phát hiện Azaspiracid ở các mức độ điều tiết bằng các phương tiện của thủ tục này sẽ dẫn đến việc sử dụng toàn bộ cơ thể làm phần để xét nghiệm.

3. Ba con chuột được sử dụng cho mỗi mẫu xét nghiệm. Khi hai trong ba con chuột bị chết trong vòng 24 giờ sau khi tiêm dịch chiết tương ứng với 5g gan tuỵ hoặc 25g toàn bộ cơ thể, kết quả thử nghiệm được coi là kết quả dương tính khi có một hoặc nhiều độc tố như đã nêu tại Chương V(2)(c), (d) và (e) của Phần VII, Phụ lục III trong Qui định (EC) số 853/2004 theo các mức độ đã được quy định ở trên.

4. Có thể dùng một xét nghiệm sinh học trên chuột bằng cách tách chiết aceton theo phương pháp phân cách lỏng-lỏng với diethylether để phát hiện axit okadaic, các dinophysistoxin, các pectenotoxin và các azaspiracid nhưng không được dùng để phát hiện các yessotoxin vì những thiếu hụt của các độc tố này có thể xảy ra trong quá trình phân cách. Mỗi xét nghiệm dùng ba con chuột. Khi hai trong ba con chuột bị chết trong vòng 24 giờ sau khi tiêm dịch chiết tương ứng với 5 g gan tuỵ hoặc 25g toàn bộ cơ thể, kết qủa thử nghiệm được coi là kết quả dương tính với sự có mặt của axit okadaic, các dinophysistoxin, các pectenotoxin và các azaspiracid với các mức độ trên đây đã được đề ra tại Chương V(2)(c) và (e) của Mục VII, Phụ lục III trong Qui định (EC) số 853/2004.

5. Có thể dùng xét nghiệm trên chuột lớn (chuột cống) để phát hiện axit okadaic, các dinophysistoxin và các azaspiracid. Mỗi xét nghiệm dùng đến ba con chuột cống. Bất kỳ một con chuột nào trong ba con chuột bị tiêu chảy đều được coi là dương tính với có mặt của axit okadaic, các dinophysistoxin và các azaspiracid tại các mức độ tren đay đã được đề ra trong Chương V(2)(c) và (e) của Mục VII, Phụ lục III trong Qui định (EC) số 853/2004.

18

Page 19: 7.Qui dinh 2074.2005.doc

B. Các phương pháp phát hiện thay thế

1. Một loạt các phương pháp như sắc ký lỏng cao áp (HPLC) với đầu dò huỳnh quang, sắc ký lỏng (LC), phép đo phổ khối (MS), các phép thử miễn dịch và chức năng, ví dụ như phương pháp thử ức chế enzym phosphatase, được dùng là các phương pháp thay thế hoặc bổ sung cho phép thử nghiệm sinh học; việc thực hiện hoặc là đơn hoặc là kết hợp thì các phương pháp trên đây có thể phát hiện ít nhất là các điều tương tự sau đây, chúng có hiệu quả không kém hơn so với các phương pháp sinh học và việc áp dụng chúng cho mức độ tương đương trong bảo vệ sức khoẻ công cộng:- axit okadaic và các độc tố dinophysistoxin: cần có một bước thuỷ phân để phát hiện sự có

mặt của DTX3,- các độc tố pectentoxin: PTX1 và PTX2,- các độc tố yessotoxin: YTX. 45 OH YTX và 45 OH homo YTX,- các độc tố azaspiradic: AZA1, AZA2 và AZA3.

2. Nếu phát hiện thấy có những chất tương tự mới gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng, chúng phải được đưa vào để phân tích. Các tiêu chuẩn phải sẵn có trước khi các phép phân tích hoá học được thực hiện. Tổng độc tính phải được tính toán bằng cách sử dụng các hệ số chuyển đổi dựa trên các dữ liệu độc tính sẵn có cho mỗi độc tố.

3. Những chi tiết để thực hiện các phương pháp này phải được chỉ rõ sau khi phê duyệt tiếp sau một nghị định thư đã được quốc tế chấp thuận.

4. Các phương pháp thử sinh học phải được thay thế bằng các phương pháp phát hiện thay thế ngay khi đã có các vật liệu chuẩn cho việc phát hiện các độc tố đã được mô tả tại Chương V, Mục VI của Phụ lục III trong Qui định (EC) số 853/2004, các phương pháp đã được công nhận và Chương này cũng phải được sửa đổi theo.

_________________

PHỤ LUC IV

HÀM LƯỢNG CANXI TRONG THỊT PHÂN TÁCH BẰNG MÁY

Hàm lượng canxi của MSM như đã nêu trong Qui định (EC) số 853/2004 phải:

1. không vượt quá 0,1% (= 100 mg/100g hoặc 1 000 ppm) sản phẩm tươi;

2. được xác định bằng một phương pháp đã được tiêu chuẩn quốc tế.

19

Page 20: 7.Qui dinh 2074.2005.doc

PHỤ LỤC V

DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP THỰC PHẨM ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN

CHƯƠNG ITIẾP CẬN VỚI DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP THỰC PHẨM

ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN

Để hỗ trợ các Quốc gia Thành viên có được các danh sách cập nhật các doanh nghiệp thực phẩm đã được công nhận đến các Quốc gia Thành viên khác và tới công chúng, Hội đồng Châu Âu phải cung cấp một website tới mỗi Quốc gia Thành viên và mỗi Quốc gia Thành viên phải tạo ra đường kết nối với các website quốc gia.

CHƯƠNG IICẤU TRÚC CHO CÁC WEBSITE QUỐC GIA

A- Danh sách tổng thể1. Mỗi Quốc gia Thành viên phải cung cấp cho Hội đồng Châu Âu địa chỉ kết nối tới từng website quốc gia bao gồm trang chủ có danh sách các doanh nghiệp thực phẩm đã được công nhận cho các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật như đã xác định tại điểm 8(1) của Phụ lục I trong Qui định số (EC) số 853/2004.2. Danh sách tổng thể đã nêu tại điểm 1 phải bao gồm 1 trang và được viết đầy đủ bằng một hay nhiều ngôn ngữ chính thức của Cộng đồng Châu Âu.

B- Theo dõi vận hành1. Website chứa danh sách tổng thể phải được ễây dựng bởi cơ quan có thẩm quyền hay một trong các cơ quan có thẩm quyền đã nêu ra tại Điều 4 của Qui định (EC) số 882/2004.2. Danh sách tổng thể phải có các kết nối tới:

(a) các trang web khác ở trên cùng một website;(b) các website được quản lý bởi các cơ quan có thẩm quyền, đơn vị hoặc tổ chức khác,

khi có một số danh sách của các doanh nghiệp thực phẩm đã được công nhận mà không được quản lý bởi cơ quan có thẩm quyền đã nêu tại điểm 1.

CHƯƠNG IIISẮP XẾP VÀ CÁC MÃ SỐ CHO DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP

ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN

Việc sắp xếp thông tin có liên quan và các mã số phải được thiết kế để đảm bảo tính lợi ích rộng rãi của thông tin liên quan đến các doanh nghiệp thực phẩm đã được công nhận và tăng khả năng dễ đọc của các danh sách.

CHƯƠNG IVCÁC CHI TIẾT KỸ THUẬT

Nhiệm vụ và các hoạt động đã nêu ở các Chương II và III phải được thực hiện theo như các chi tiết kỹ thuật đã được Uỷ ban Châu Âu công bố.

20

Page 21: 7.Qui dinh 2074.2005.doc

PHỤ LỤC VIMẪU CHỨNG THƯ VỆ SINH CHO VIỆC NHẬP KHẨU CÁC SẢN PHẨM ĐÙI ẾCH, ỐC,

GELATIN VÀ COLLAGEN

MỤC IĐÙI ẾCH VÀ ỐC

Chứng thư vệ sinh như đã nêu tại Điều 6(1)(d) của Qui định (EC) số 853/2004 cho việc nhập khẩu đùi ếch và ốc cần tuân theo các mẫu qui định thứ tự tại Phần A và Phần B của Phụ lục I của Phụ lục này.

MỤC IIGELATIN

Không gây tổn hại cho luật pháp đặc biệt khác của Uỷ ban Châu Âu, ít nhất cũng bao gồm nhưng không giới hạn về hệ thống luật pháp về các bênh não và hoocmon lây lan, các chứng thư vệ sinh như đã nêu tại Điều 6 (1)(d) của Qui định (EC) số 853/2004 cho nhập khẩu gelatin và các nguyên liệu thô để sản xuất gelatin cần tuân thủ theo các mẫu quy định thứ tự tại Phần A và Phần B của Phụ lục II trong Phụ lục này.

MỤC IIICOLLAGEN

Không gây tổn hại cho luật pháp đặc biệt khác của Uỷ ban Châu Âu, ít nhất cũng bao gồm nhưng không giới hạn về hệ thống luật pháp về các bênh não và hoocmon lây lan, các chứng thư vệ sinh như đã nêu tại Điều 6 (1)(d) của Qui định (EC) số 853/2004 cho nhập khẩu collagen và nguyên liệu để sản xuất collagen cần tuân theo các mẫu quy định thứ tự tại Phần A và Phần B của Phụ lục III trong Phụ lục này.

21

Page 22: 7.Qui dinh 2074.2005.doc

Tiểu Phụ lục I của Phụ lục VIPHẦN A

CHỨNG CHỈ MẪU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CHÂN ẾCH ĐƯỢC LÀM LẠNH HOẶC ĐÔNG LẠNH ĐỂ SỬ DỤNG LÀM THỰC PHẨM CHO CON NGƯỜI

Quốc gia Chứng chỉ thú y đối với EU

Phần I: Thông tin chi tiết về lôhàng

1.1. Đơn vị gửi hàngTên

Địa chỉ

Mã số bưu điện

1.2. 1.2.a.Số tham chiếu của địa phương

1.3. Cơ quan có thẩm quyền cấp Trung ương

1.4. Cơ quan có thẩm quyền cấp địa phương

1.5. Đơn vị nhận hàngTên

Địa chỉ

Mã số bưu điện

1.6.

1.7. Quốc gia xuất xứ

Cốt ISO

1.8. Vùng xuất xứ

Cốt 1.9. Quốc gia hàng đến

Cốt ISO 1.10. Vùng hàng đến

Cốt

1.11.Nơi xuất xứ Doanh nghiệpTên Số phê chuẩnĐịa chỉ Tên Số phê chuẩnĐịa chỉTên Số phê chuẩnĐịa chỉ

1.12. Nơi đếnDoanh nghiệp Kho hải quan

Tên Số phê chuẩnĐịa chỉ

Mã số bưu điện1.13. 1.14. Ngày và giờ dự kiến đến1.15. Loại phương tiện vận tải (2)Máy bay : Tàu hoả : Toa xe lửa:Đương bộ : Khác:Ký hiệu nhận biết:Tham chiếu tài liệu:

1.16.

1.17.

1.18. Loài động vật/Sản phẩm 1.19. Cốt hàng hoá (cốt HS):

1.20. Số lượng1.21. Nhiệt độ hàng hoá Bao quanh Lạnh Đông lạnh

1.22. Số kiện gói

1.23. Dấu hiệu container/ Dấu niêm phong 1.24.Hình thức đóng gói

1.25. Động vật được chứng nhận để/ sản phẩm được chứng nhận để:

Làm thực phẩm cho người

1.26 1.27.Cảng nhập khẩu hoặc đến EU:

Nơi nhập khẩu cuối cùng:1.28. Dấu hiệu của động vật/sản phẩm (1)

Số phê chuẩn của doanh nghiệp/ tầu biển

Loài Dạng xử lý Tàu chế biến Cơ sở pha cắt/ Tàu đông lạnh Số lượng Trọng lượng thực (Tên khoa học) Cơ sở sản xuất

22

Page 23: 7.Qui dinh 2074.2005.doc

QUỐC GIA Chân ếch

Phần

II:

Chứ

ng n

hận

II. thông tin về sức khỏe  

II.a. Số tham chiếu của giấy chứng nhận 

II.b.Số tham chiếu của địa phương   

 

            1. Chứng nhận sức khoẻ     

 

Tôi, người ký tên dưới đây, đảm bảo rằng mình nhận thức đầy đủ các điều khỏan liên quan của các Qui định (EC) số 178/2002, (EC) số 852/2004 và (EC) số 853/2004 và lượng hàng hóa là chân ếch được mô tả trên đây được sản xuất theo đúng các yêu cầu cụ thể là:

 - có nguồn gốc từ (các) doanh nghiệp thực hiện chương trình theo các nguyên tắc HACCP phù hợp với Qui định (EC) số 852/2004

  và  

 

- có nguồn gốc từ những con ếch đã được lấy máu, chuẩn bị và tùy theo hòan cảnh phù hợp có thể được làm đông lạnh hoặc chế biến,đòng gói và bảo quản trong kho hợp vệ sinh như yêu cầu của Phụ lục III, Mục XI của Qui định (EC) số 853/2004

               

     

     

     

  Ghi chú:  

     

   

  (1) Hộp tham chiếu I.28: dạng xử lý: Lạnh, đông lạnh, chế biến  

  (2) Hộp tham chiếu I.15: Số đăng ký (tàu hỏa, container và xe tải), số chuyến bay (hàng không) hoặc tên (tàu thủy). Các thông tin được cập nhật theo từng lần xếp hàng hoặc bốc dỡ.

  (3) Màu của con dấu và chữ ký phải khác màu của các chi tiết khác trong giấy chứng nhận             -                        

 Bác sĩ thú y nhà nước

hoặc thanh tra nhà nước  

  Tên (viết in hoa) Trình độ và chức danh  

 Đơn vị thú y địa phương:

Số của đơn vị thú y địa phương:  

Ngày: Chữ ký (3):   Đóng dấu (3):                          

23

Page 24: 7.Qui dinh 2074.2005.doc

PHẦN BCHỨNG CHỈ MẪU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU ỐC ĐÃ BÓC VỎ, NẤU CHÍN, CHUẨN BỊ HOẶC BẢO QUẢN ĐỂ DÙNG LÀM THỰC PHẨM

CHO CON NGƯỜI

Quốc gia Chứng chỉ thú y đối với EU

Phần I: Thông tin chi tiết về lôhàng

1.2. Đơn vị gửi hàngTên

Địa chỉ

Mã số bưu điện

1.2. 1.2.a.Số tham chiếu của địa phương

1.3. Cơ quan có thẩm quyền cấp Trung ương

1.4. Cơ quan có thẩm quyền cấp địa phương

1.5. Đơn vị nhận hàngTên

Địa chỉ

Mã số bưu điện

1.6.

1.7. Quốc gia xuất xứ

Cốt ISO

1.8. Vùng xuất xứ

Cốt 1.9. Quốc gia hàng đến

Cốt ISO 1.10. Vùng hàng đến

Cốt

1.11.Nơi xuất xứ Doanh nghiệpTên Số phê chuẩnĐịa chỉ Tên Số phê chuẩnĐịa chỉTên Số phê chuẩnĐịa chỉ

1.12. Nơi đếnDoanh nghiệp Kho hải quan

Tên Số phê chuẩnĐịa chỉ

Mã số bưu điện1.13. 1.14. Ngày và giờ dự kiến đến1.15. Loại phương tiện vận tải (2)Máy bay : Tàu hoả : Toa xe lửa:Đương bộ : Khác:Ký hiệu nhận biết:Tham chiếu tài liệu:

1.16.

1.17.

1.18. Loài động vật/Sản phẩm 1.19. Cốt hàng hoá (cốt HS):

1.20. Số lượng1.21. Nhiệt độ hàng hoá Bao quanh Lạnh Đông lạnh

1.22. Số kiện gói

1.23. Dấu hiệu container/ Dấu niêm phong 1.24.Hình thức đóng gói

1.25. Động vật được chứng nhận để/ sản phẩm được chứng nhận để:

Làm thực phẩm cho người

1.26 1.27.Cảng nhập khẩu hoặc đến EU:

Nơi nhập khẩu cuối cùng:1.28. Dấu hiệu của động vật/sản phẩm (1)

Số phê chuẩn của doanh nghiệp/ tầu biển

Loài Dạng xử lý Tàu chế biến Cơ sở pha cắt/ Tàu đông lạnh Số lượng Trọng lượng thực (Tên khoa học) Cơ sở sản xuất

24

Page 25: 7.Qui dinh 2074.2005.doc

QUỐC GIA ỐcPh

ần II

: C

hứng

nhậ

n

II. thông tin về sức khỏe  

II.a. Số tham chiếu của giấy chứng nhận 

II.b.Số tham chiếu của địa phương   

 

            1. Chứng nhận sức khoẻ     

 

Tôi, người ký tên dưới đây, đảm bảo rằng mình nhận thức đầy đủ các điều khỏan liên quan của các Qui định (EC) số 178/2002, (EC) số 852/2004 và (EC) số 853/2004 và lượng hàng hóa là ốc được mô tả trên đây được sản xuất theo đúng các yêu cầu cụ thể là:

 - có nguồn gốc từ (các) doanh nghiệp thực hiện chương trình theo các nguyên tắc HACCP phù hợp với Qui định (EC) số 852/2004

  và  

 

- đã được xử lý và, nếu thích hợp, đã bóc vỏ, nấu chín, chuẩn bị, bảo quản, đông lạnh, đòng gói và bảo quản trong kho hợp vệ sinh như yêu cầu của Phụ lục III, Mục XI của Qui định (EC) số 853/2004

               

     

     

     

  Ghi chú:  

     

   

  (1) Hộp tham chiếu I.28: dạng xử lý: Lạnh, đông lạnh, bóc vỏ, nấu chín, chuẩn bị, bảo quản  

  (2) Hộp tham chiếu I.15: Số đăng ký (tàu hỏa, container và xe tải), số chuyến bay (hàng không) hoặc tên (tàu thủy). Các thông tin được cập nhật theo từng lần xếp hàng hoặc bốc dỡ.

  (3) Màu của con dấu và chữ ký phải khác màu của các chi tiết khác trong giấy chứng nhận             -                        

 Bác sĩ thú y nhà nước

hoặc thanh tra nhà nước  

  Tên (viết in hoa) Trình độ và chức danh  

 Đơn vị thú y địa phương:

Số của đơn vị thú y địa phương:  

Ngày: Chữ ký (3):   Đóng dấu (3):                          

25

Page 26: 7.Qui dinh 2074.2005.doc

Tiểu Phụ lục II của Phụ lục VIPHẦN A

CHỨNG CHỈ MẪU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU GELATINE ĐỂ SỬ DỤNG LÀM THỰC PHẨM CHO CON NGƯỜI

Quốc gia Chứng chỉ thú y đối với EU

Phần I: Thông tin chi tiết về lôhàng

1.3. Đơn vị gửi hàngTên

Địa chỉ

Mã số bưu điện

1.2. 1.2.a.Số tham chiếu của địa phương

1.3. Cơ quan có thẩm quyền cấp Trung ương

1.4. Cơ quan có thẩm quyền cấp địa phương

1.5. Đơn vị nhận hàngTên

Địa chỉ

Mã số bưu điện

1.6.

1.7. Quốc gia xuất xứ

Cốt ISO

1.8. Vùng xuất xứ

Cốt 1.9. Quốc gia hàng đến

Cốt ISO 1.10. Vùng hàng đến

Cốt

1.11.Nơi xuất xứ Doanh nghiệpTên Số phê chuẩnĐịa chỉ Tên Số phê chuẩnĐịa chỉTên Số phê chuẩnĐịa chỉ

1.12. Nơi đếnDoanh nghiệp Kho hải quan

Tên Số phê chuẩnĐịa chỉ

Mã số bưu điện1.13. 1.14. Ngày và giờ dự kiến đến1.15. Loại phương tiện vận tải (1)Máy bay : Tàu hoả : Toa xe lửa:Đương bộ : Khác:Ký hiệu nhận biết:Tham chiếu tài liệu:

1.16.

1.17.

1.18. Loài động vật/Sản phẩm 1.19. Cốt hàng hoá (cốt HS):

1.20. Số lượng1.21. Nhiệt độ hàng hoá Bao quanh Lạnh Đông lạnh

1.22. Số kiện gói

1.23. Dấu hiệu container/ Dấu niêm phong 1.24.Hình thức đóng gói

1.25. Động vật được chứng nhận để/ sản phẩm được chứng nhận để:

Làm thực phẩm cho người

1.26 1.27.Cảng nhập khẩu hoặc đến EU:

Nơi nhập khẩu cuối cùng:1.28. Dấu hiệu của động vật/sản phẩm

Số phê chuẩn của doanh nghiệp/ tầu biển

Loài Dạng xử lý Tàu chế biến Cơ sở pha cắt/ Tàu đông lạnh Số lượng Trọng lượng thực (Tên khoa học) Cơ sở sản xuất

26

Page 27: 7.Qui dinh 2074.2005.doc

QUỐC GIA Gelatine để dùng làm thực phẩm cho con người

Phần

II:

Chứ

ng n

hận

II. thông tin về sức khỏe  

II.a. Số tham chiếu của giấy chứng nhận 

II.b.Số tham chiếu của địa phương   

 

            1. Chứng nhận sức khoẻ     

 

Tôi, người ký tên dưới đây, đảm bảo rằng mình nhận thức đầy đủ các điều khỏan liên quan của các Qui định (EC) số 178/2002, (EC) số 852/2004 và (EC) số 853/2004 và lượng hàng hóa là gelatine được mô tả trên đây được sản xuất theo đúng các yêu cầu cụ thể là:

 - có nguồn gốc từ (các) doanh nghiệp thực hiện chương trình theo các nguyên tắc HACCP phù hợp với Qui định (EC) số 852/2004,

 

- đã được sản xuất từ nguyên liệu thô đáp ứng các yêu cầu của Mục XIV, các Chương I và II của Phụ lục III của Qui định (EC) số 853/2004, 

 

- đã được sản xuất tuân thủ theo các điều kiện đã nêu trong Mục XIV, Chương III của Phụ lục III của Qui định (EC) số 853/2004,

  - đáp ứng các tiêu chí của Mục XIV, Chương IV của Phụ lục III của Qui định (EC) số 853/2004,

   và   - nếu nguồn là từ động vật gậm nhấm thì không có chứa và không lấy từ (2):   * nguyên liệu có nguy cơ đặc biệt như đã xác định trong Phụ lục XIm mục A của Qui định

(EC) số 999/2001 sản xuất sau ngày 31/3/2001, hoặc thịt tái chế bằng máy từ xương bò, cừu hoặc dê sản xuất sau ngày 31/3/2001. Sau ngày 31/3/2001, sản phẩm lấy từ bò, cừu và dê mà không được giết mổ sau khi làm choáng váng bằng các loại khí tiêm vào sọ não hoặc bị giết cũng theo cách này hoặc bị giết mổ sau khi gây choáng váng mô của trung tâm thần kinh bằng gậy dài nhọn để chọc vào bên trong não bộ.

   hoặc

 

  * các nguyên liệu bò, cừu và dê ngoài với những thứ lấy từ xương động vật, nuôi tiếp tục và giết mổ tại.................................., (3) (4)

     

  Ghi chú:  

     

   

 

(1) Hộp tham chiếu I.15: Số đăng ký (tàu hỏa, container và xe tải), số chuyến bay (hàng không) hoặc tên (tàu thủy). Thông tin được cập nhật theo từng lần xếp hàng hoặc bốc dỡ.

 

  (2) Xoá bỏ một trong những điều này cho phù hợp

  (3) Điền tên của quốc gia

 (4) Như danh sách trong điểm 15(b) của Phụ lục XI trong Qui định (EC) số 999/2001 đã sửa đổi. 

  (5) Màu của con dấu và chữ ký phải khác màu của các chi tiết khác trong giấy chứng nhận                        

 Bác sĩ thú y nhà nước

hoặc thanh tra nhà nước  

  Tên (viết in hoa) Trình độ và chức danh  

  Đơn vị thú y địa phương:Số của đơn vị thú y địa phương: 

Ngày: Chữ ký (5):   Đóng dấu (5):                          

27

Page 28: 7.Qui dinh 2074.2005.doc

PHẦN BCHỨNG CHỈ MẪU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU THÔ ĐỂ

SẢN XUẤT GELATINE DÙNG LÀM THỰC PHẨM CHO CON NGƯỜI

Quốc gia Chứng chỉ thú y đối với EU

Phần I: Thông tin chi tiết về lôhàng

1.4. Đơn vị gửi hàngTên

Địa chỉ

Mã số bưu điện

1.2. 1.2.a.Số tham chiếu của địa phương

1.3. Cơ quan có thẩm quyền cấp Trung ương

1.4. Cơ quan có thẩm quyền cấp địa phương

1.5. Đơn vị nhận hàngTên

Địa chỉ

Mã số bưu điện

1.6.

1.7. Quốc gia xuất xứ

Cốt ISO

1.8. Vùng xuất xứ

Cốt 1.9. Quốc gia hàng đến

Cốt ISO 1.10. Vùng hàng đến

Cốt

1.11.Nơi xuất xứ Doanh nghiệpTên Số phê chuẩnĐịa chỉ Tên Số phê chuẩnĐịa chỉTên Số phê chuẩnĐịa chỉ

1.12. Nơi đếnDoanh nghiệp Kho hải quan

Tên Số phê chuẩnĐịa chỉ

Mã số bưu điện1.13. 1.14. Ngày và giờ dự kiến đến1.15. Loại phương tiện vận tải (1)Máy bay : Tàu hoả : Toa xe lửa:Đương bộ : Khác:Ký hiệu nhận biết:Tham chiếu tài liệu:

1.16.

1.17.

1.18. Loài động vật/Sản phẩm 1.19. Cốt hàng hoá (cốt HS):

1.20. Số lượng1.21. Nhiệt độ hàng hoá Bao quanh Lạnh Đông lạnh

1.22. Số kiện gói

1.23. Dấu hiệu container/ Dấu niêm phong 1.24.Hình thức đóng gói

1.25. Động vật được chứng nhận để/ sản phẩm được chứng nhận để:

Làm thực phẩm cho người

1.26 1.27.Cảng nhập khẩu hoặc đến EU:

Nơi nhập khẩu cuối cùng:1.28. Dấu hiệu của động vật/sản phẩm

Số phê chuẩn của doanh nghiệp/ tầu biển

Loài Dạng xử lý Tàu chế biến Cơ sở pha cắt/ Tàu đông lạnh Số lượng Trọng lượng thực (Tên khoa học) Cơ sở sản xuất

28

Page 29: 7.Qui dinh 2074.2005.doc

QUỐC GIANguyên liệu thô để sản xuất gelatine dùng làm

thực phẩm cho con người

Phần

II:

Chứ

ng n

hận

II. thông tin về sức khỏe  

II.a. Số tham chiếu của giấy chứng nhận 

II.b.Số tham chiếu của địa phương   

 

            1. Chứng nhận sức khoẻ     

 

Tôi, người ký tên dưới đây, đảm bảo rằng mình nhận thức đầy đủ các điều khỏan liên quan của các Qui định (EC) số 178/2002, (EC) số 852/2004 và (EC) số 853/2004 và lượng hàng hóa là nguyên liệu thô được mô tả trên đây được sản xuất theo đúng các yêu cầu cụ thể là:

 

- xương, da sống và da của động vật gậm nhấm nuôi, da lợn, da gà, gân và bắp đã mô tả trêm đây lấy từ độngvật đã qua giết mổ ở lò mổ và thịt của những động vật này đã đáp ứng cho dùng làm thực phẩm cho người sau khi thanh tra trước và sau khi giết mổ (2),và/hoặc

 

- da sống và da của thú hoang săn bắn đã mô tả ở trên lấy từ động vật đã qua giết mổ và thịt của những động vật này đã đáp ứng cho dùng làm thực phẩm cho người sau khi thanh tra sau khi giết mổ (2),

  và/hoặc

 - da và xương cá đã mô tả ở trên lấy từ các xí nghiệp chế biến các sản phẩm thuỷ sản để dùng làm thực phẩm cho người được phép để xuất khẩu (2)

   và   - nếu nguồn là từ động vật gậm nhấm thì không có chứa và không lấy từ:   * nguyên liệu có nguy cơ đặc biệt như đã xác định trong Phụ lục XIm mục A của Qui định

(EC) số 999/2001 sản xuất sau ngày 31/3/2001, hoặc thịt tái chế bằng máy từ xương bò, cừu hoặc dê sản xuất sau ngày 31/3/2001. Sau ngày 31/3/2001, sản phẩm lấy từ bò, cừu và dê mà không được giết mổ sau khi làm choáng váng bằng các loại khí tiêm vào sọ não hoặc bị giết cũng theo cách này hoặc bị giết mổ sau khi gây choáng váng mô của trung tâm thần kinh bằng gậy dài nhọn để chọc vào bên trong não bộ.

   hoặc

 

  * các nguyên liệu bò, cừu và dê ngoài với những thứ lấy từ xương động vật, nuôi tiếp tục và giết mổ tại.................................., (3) ( 4)

     

  Ghi chú:  

     

   

 

(1) Hộp tham chiếu I.15: Số đăng ký (tàu hỏa, container và xe tải), số chuyến bay (hàng không) hoặc tên (tàu thủy). Thông tin được cập nhật theo từng lần xếp hàng hoặc bốc dỡ.

 

  (2) Xoá bỏ một trong những điều này cho phù hợp

  (3) Điền tên của quốc gia

 (4) Như danh sách trong điểm 15(b) của Phụ lục XI trong Qui định (EC) số 999/2001 đã sửa đổi. 

  (5) Màu của con dấu và chữ ký phải khác màu của các chi tiết khác trong giấy chứng nhận                        

 Bác sĩ thú y nhà nước

hoặc thanh tra nhà nước  

  Tên (viết in hoa) Trình độ và chức danh  

  Đơn vị thú y địa phương:Số của đơn vị thú y địa phương: 

Ngày: Chữ ký (5)   Đóng dấu (5)                          

29

Page 30: 7.Qui dinh 2074.2005.doc

Tiểu Phụ lục III của Phụ lục VIPHẦN A

CHỨNG CHỈ MẪU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU COLLAGEN ĐỂ SỬ DỤNG LÀM THỰC PHẨM CHO CON NGƯỜI

Quốc gia Chứng chỉ thú y đối với EU

Phần I: Thông tin chi tiết về lôhàng

1.5. Đơn vị gửi hàngTên

Địa chỉ

Mã số bưu điện

1.2. 1.2.a.Số tham chiếu của địa phương

1.3. Cơ quan có thẩm quyền cấp Trung ương

1.4. Cơ quan có thẩm quyền cấp địa phương

1.5. Đơn vị nhận hàngTên

Địa chỉ

Mã số bưu điện

1.6.

1.7. Quốc gia xuất xứ

Cốt ISO

1.8. Vùng xuất xứ

Cốt 1.9. Quốc gia hàng đến

Cốt ISO 1.10. Vùng hàng đến

Cốt

1.11.Nơi xuất xứ Doanh nghiệpTên Số phê chuẩnĐịa chỉ Tên Số phê chuẩnĐịa chỉTên Số phê chuẩnĐịa chỉ

1.12. Nơi đếnDoanh nghiệp Kho hải quan

Tên Số phê chuẩnĐịa chỉ

Mã số bưu điện1.13. 1.14. Ngày và giờ dự kiến đến1.15. Loại phương tiện vận tải (1)Máy bay : Tàu hoả : Toa xe lửa:Đương bộ : Khác:Ký hiệu nhận biết:Tham chiếu tài liệu:

1.16.

1.17.

1.18. Loài động vật/Sản phẩm 1.19. Cốt hàng hoá (cốt HS):

1.20. Số lượng1.21. Nhiệt độ hàng hoá Bao quanh Lạnh Đông lạnh

1.22. Số kiện gói

1.23. Dấu hiệu container/ Dấu niêm phong 1.24.Hình thức đóng gói

1.25. Động vật được chứng nhận để/ sản phẩm được chứng nhận để:

Làm thực phẩm cho người

1.26 1.27.Cảng nhập khẩu hoặc đến EU:

Nơi nhập khẩu cuối cùng:1.28. Dấu hiệu của động vật/sản phẩm

Số phê chuẩn của doanh nghiệp/ tầu biển

Loài Dạng xử lý Tàu chế biến Cơ sở pha cắt/ Tàu đông lạnh Số lượng Trọng lượng thực (Tên khoa học) Cơ sở sản xuất

30

Page 31: 7.Qui dinh 2074.2005.doc

QUỐC GIACollagen để dùng làm thực phẩm cho

con người

Phần

II:

Chứ

ng n

hận

II. thông tin về sức khỏe  

II.a. Số tham chiếu của giấy chứng nhận 

II.b.Số tham chiếu của địa phương   

 

            1. Chứng nhận sức khoẻ     

 

Tôi, người ký tên dưới đây, đảm bảo rằng mình nhận thức đầy đủ các điều khỏan liên quan của các Qui định (EC) số 178/2002, (EC) số 852/2004 và (EC) số 853/2004 và lượng hàng hóa là gelatine được mô tả trên đây được sản xuất theo đúng các yêu cầu cụ thể là:

 - có nguồn gốc từ (các) doanh nghiệp thực hiện chương trình theo các nguyên tắc HACCP phù hợp với Qui định (EC) số 852/2004,

 

- đã được sản xuất từ nguyên liệu thô đáp ứng các yêu cầu của Mục XV, các Chương I và II của Phụ lục III của Qui định (EC) số 853/2004, 

 

- đã được sản xuất tuân thủ theo các điều kiện đã nêu trong Mục XV, Chương III của Phụ lục III của Qui định (EC) số 853/2004,

    và

 - đáp ứng các tiêu chí của Mục XV, Chương IV của Phụ lục III của Qui định (EC) số 853/2004 và của Qui định (EC) số 2073/2005 về chỉ tiêu vi sinh vật cho thực phẩm.

     

   

     

  Ghi chú:  

     

   

 

(1) Hộp tham chiếu I.15: Số đăng ký (tàu hỏa, container và xe tải), số chuyến bay (hàng không) hoặc tên (tàu thủy). Thông tin được cập nhật theo từng lần xếp hàng hoặc bốc dỡ.

 

  (2) Màu của con dấu và chữ ký phải khác màu của các chi tiết khác trong giấy chứng nhận

 

                          

 Bác sĩ thú y nhà nước

hoặc thanh tra nhà nước  

  Tên (viết in hoa) Trình độ và chức danh  

  Đơn vị thú y địa phương:Số của đơn vị thú y địa phương: 

Ngày: Chữ ký (2):   Đóng dấu (2):                          

31

Page 32: 7.Qui dinh 2074.2005.doc

PHẦN BCHỨNG CHỈ MẪU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU THÔ ĐỂ

SẢN XUẤT COLLAGEN DÙNG LÀM THỰC PHẨM CHO CON NGƯỜI

Quốc gia Chứng chỉ thú y đối với EU

Phần I: Thông tin chi tiết về lôhàng

1.6. Đơn vị gửi hàngTên

Địa chỉ

Mã số bưu điện

1.2. 1.2.a.Số tham chiếu của địa phương

1.3. Cơ quan có thẩm quyền cấp Trung ương

1.4. Cơ quan có thẩm quyền cấp địa phương

1.5. Đơn vị nhận hàngTên

Địa chỉ

Mã số bưu điện

1.6.

1.7. Quốc gia xuất xứ

Cốt ISO

1.8. Vùng xuất xứ

Cốt 1.9. Quốc gia hàng đến

Cốt ISO 1.10. Vùng hàng đến

Cốt

1.11.Nơi xuất xứ Doanh nghiệpTên Số phê chuẩnĐịa chỉ Tên Số phê chuẩnĐịa chỉTên Số phê chuẩnĐịa chỉ

1.12. Nơi đếnDoanh nghiệp Kho hải quan

Tên Số phê chuẩnĐịa chỉ

Mã số bưu điện1.13. 1.14. Ngày và giờ dự kiến đến1.15. Loại phương tiện vận tải (1)Máy bay : Tàu hoả : Toa xe lửa:Đương bộ : Khác:Ký hiệu nhận biết:Tham chiếu tài liệu:

1.16.

1.17.

1.18. Loài động vật/Sản phẩm 1.19. Cốt hàng hoá (cốt HS):

1.20. Số lượng1.21. Nhiệt độ hàng hoá Bao quanh Lạnh Đông lạnh

1.22. Số kiện gói

1.23. Dấu hiệu container/ Dấu niêm phong 1.24.Hình thức đóng gói

1.25. Động vật được chứng nhận để/ sản phẩm được chứng nhận để:

Làm thực phẩm cho người

1.26 1.27.Cảng nhập khẩu hoặc đến EU:

Nơi nhập khẩu cuối cùng:1.28. Dấu hiệu của động vật/sản phẩm

Số phê chuẩn của doanh nghiệp/ tầu biển

Loài Dạng xử lý Tàu chế biến Cơ sở pha cắt/ Tàu đông lạnh Số lượng Trọng lượng thực (Tên khoa học) Cơ sở sản xuất

QUỐC GIA Nguyên liệu thô để sản xuất Collagen để dùng 32

Page 33: 7.Qui dinh 2074.2005.doc

làm thực phẩm cho con người

Phần

II:

Chứ

ng n

hận

II. thông tin về sức khỏe  

II.a. Số tham chiếu của giấy chứng nhận 

II.b.Số tham chiếu của địa phương   

 

            1. Chứng nhận sức khoẻ     

 

Tôi, người ký tên dưới đây, đảm bảo rằng mình nhận thức đầy đủ các điều khỏan liên quan của các Qui định (EC) số 178/2002, (EC) số 852/2004 và (EC) số 853/2004 và lượng hàng hóa là gelatine được mô tả trên đây được sản xuất theo đúng các yêu cầu cụ thể là:

 

- da sống và da của động vật gậm nhấm nuôi/ da lợn, xương và ruột/ da và xwong gà/ gân và bắp dã mô tả ở trên lấy từ động vật đã được giết mổ tại lò mổ và thịt của chúng đã đủ đáp ứng làm thực phẩm cho người sau khi thanh tra trước và sau khi giết mổ (2)

  và/hoặc

 

- da sống và da của thú hoang săn bắn được như đã mô tả ở trên lấy từ các động vật đã giết mổ mà thịt của chúng đã đủ đáp ứng làm thực phẩm cho người sau khi thanh tra sau khi giết mổ (2)

   và/hoặc

 - da và xương cá đã mô tả ở trên lấy từ các xưởng chế biến các sản phẩm thuỷ sản dùng làm thực phẩm cho người được phép để xuất khẩu (2)

     

   

     

  Ghi chú:  

     

   

 

(1) Hộp tham chiếu I.15: Số đăng ký (tàu hỏa, container và xe tải), số chuyến bay (hàng không) hoặc tên (tàu thủy). Thông tin được cập nhật theo từng lần xếp hàng hoặc bốc dỡ.

 

  (2) Xoá bỏ cho phù hợp

  (3) Màu của con dấu và chữ ký phải khác màu của các chi tiết khác trong giấy chứng nhận                          

 Bác sĩ thú y nhà nước

hoặc thanh tra nhà nước  

  Tên (viết in hoa) Trình độ và chức danh  

  Đơn vị thú y địa phương:Số của đơn vị thú y địa phương: 

Ngày: Chữ ký (3):   Đóng dấu (3):                          

PHỤ LỤC VII

33

Page 34: 7.Qui dinh 2074.2005.doc

SỬA ĐỔI QUY ĐỊNH (EC) SỐ 853/2004

Các phụ lục II và III của Qui định (EC) số 853/2004 được sửa đổi như sau:

1. Phụ lục II, Mục I(B) được sửa đổi như sau:

(a) tại điểm 6, tiểu đoạn thứ hai được thay thế bằng:‘BE, CZ, DK, DE, EE, GR, ES, FR, IE, IT, CY, LV, LT, LU, HU, MT, NL, AT, PL, PT, SI, SK, FI, SE và UK’;

(b) điểm 8 được thay thế bằng:‘8. khi áp dụng trong một cơ sở thuộc cộng đồng, con dấu phải có hình ovan và chứa

các chữ viết tắt CE, EC, EF, EG, EK, EY, ES, EÜ, EK, EB hoặc WE’;

2. Phụ lục III được sửa đổi như sau: (a) trong Mục I, Chương IV, điểm 8 được thay thế bằng:

‘ 8. Toàn bộ cơ thể và các bộ phận của cơ thể động vật sử dụng cho người phải được lột da hoàn toàn, ngoại trừ lợn, đầu của cừu, dê và bò cái và chân của bò, cừu và dê. Đầu và chân phải được xử lý để sao cho tránh được sự lây nhiễm;’

(b) trong Mục II, thêm Chương VII vào:“CHƯƠNG VII: CÁC CHẤT TÍCH NƯỚC

Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm phải đảm bảo rằng thịt gia cầm đã được xử lý riêng để đẩy mạnh việc tích nước không được đưa ra thị trường như thịt tươi nhưng có thể đưa ra dưới dạng đã sơ chế hoặc dùng để sản xuất các sản phẩm chế biến.

(c) trong Mục VIII, Chương V(E), điểm 1 được thay thế như sau: ‘1. Các sản phẩm thuỷ sản xuất phát từ cá có độc tố thuộc các họ sau đây không được đưa ra thị trường: Tetraodontidae, Molidae, Diodontidae và Canthigasteridae. Các sản phẩm thuỷ sản dạng tươi, sơ chế và chế biến thuộc họ Gempylidae, đặc biệt là Ruvettus pretiosus và Lepidocybium flavobrunneum chỉ có thể đưa ra thị trường khi ở dạng bao gói /đóng gói và phải được dán nhãn thích hợp để cung cấp thông tin cho người sử dụng về cách chế biến/đun nấu và về mối nguy liên quan tới sự có mặt của các chất có thể gây các ảnh hưởng có hại cho hệ tiêu hoá. Trên nhãn của sản phẩm phải ghi tên khoa học cùng với tên thương mại’;

(d) Phần IX được sửa đổi như sau:

(i) trong Chương I(II)(B)(1), điểm (e) được thay thế như sau:‘(e) phương pháp nhúng hoặc phun đầu vú của động vật chỉ được sử dụng sau khi được phép hoặc đăng ký theo các thủ tục nêu tại Chỉ thị 98/8 EC của Nghị viện và

34

Page 35: 7.Qui dinh 2074.2005.doc

Hội đồng Châu Âu ngày 16/02/1998 về việc đưa các sản phẩm biôxit (thuốc diệt sinh vật) ra thị trường(*).

(ii) Chương II(II), điểm 1 được thay thế như sau:

‘1. Khi nguyên liệu sữa hoặc sản phẩm từ sữa được xử lý nhiệt, các nhà sản xuất kinh doanh thực phẩm phải đảm bảo được sự đáp ứng yêu cầu quy định trong chương XI của Phụ lục II của Quy định (EC) số 852/2004 . Đặc biệt là phải đảm bảo sự tuân thủ các tiêu chí đã được nhắc đến khi áp dụng những quá trình sau:

(a) Thanh trùng Pasteur cần đạt được:(i) nhiệt độ cao trong thời gian ngắn (thấp nhất là 72 oC trong vòng 15

giây);(ii) nhiệt độ thấp trong thời gian dài (ở thấp nhất là 63 oC trong vòng 30

phút); hoặc(iii) bất kỳ sự kết hợp nào khác về điều kiện nhiệt độ-thời gian để đạt

được hiệu quả tương đương,Để sản phẩm đưa ra có thể dùng được, cần có phản ứng âm tính đối với ankaline phosphat ngay lập tức sau khi xử lý.

(b)Xử lý ở nhiệt độ cao cần được thực hiện:(i) đun nóng liên tục ở nhiệt độ cao trong thời gian ngắn (không dưới

135 oC kết hợp với khoảng thời gian phù hợp) đảm bảo sản phẩm sau xử lý không có các vi sinh vật sống sót hoặc có sự phát triển của bào tử khi bảo quản trong hộp kín vô trùng ở nhiệt độ môi trường; và

(ii) đủ để đảm bảo rằng ổn định lượng vi sinh vật nhất định sau khi ủ khoảng 15 ngày ở 30 oC trong hộp kín hoặc trong 7 ngày ở 55 oC trong hộp kín hoặc bất kỳ phương pháp nào sau khi áp dụng việc xử lý nhiệt thích hợp.

(e) trong Mục X, chương II được sửa đổi như sau:(i) Phần III, điểm 5 được thay thế bởi:

‘5. sau khi phá vỏ mỗi phần nhỏ chất lỏng của trứng phải được chế biến nhanh đến mức có thể để loại trừ các mối nguy vi sinh vật hoặc làm giảm chúng đến mức chấp nhận được. Nếu có một lô hàng không chế biến kịp thì phải thực hiện chế biến ngay tại cơ sở tương tự nếu quá chế biến đó có thể làm cho sản phẩm phù hợp để dùng cho người. Khi phát hiện một lô hàng không phù hợp cho người sử dụng, lô hàng đó phải được làm biến đổi để đảm bảo rằng không dùng cho người.

(ii) Phần V, điểm 2 được thay thê như sau:‘2. Đối với dịch trứng, trên nhãn đã đề cập tại điểm 1 phải ghi dòng chữ : “Dịch trứng chưa qua thanh trùng Pasteur cần được xử lý tại nơi đến” và ghi rõ ngày giờ phá vỏ’

_____________________(*) OJ L 123, 24.4.1998, trang 1.

(f) trong Mục XIV, chương V được bổ sung:

35

Page 36: 7.Qui dinh 2074.2005.doc

‘CHƯƠNG V GHI NHÃNViệc bao gói và đóng gói gelatin phải ghi dòng chữ “ gelatin phù hợp để sử dụng cho người” và ghi rõ ngày sơ chế.’

____________

PHỤ LỤC VIII

SỬA ĐỔI QUi ĐỊNH (EC) số 854/2004

Các Phụ lục I, II, và III của Qui định (EC) số 853/2004, được sửa đổi như sau:

1. Phụ lục I, Mục I, Chương III (3) được sửa đổi như sau:

a. trong điểm (a), tiểu đoạn thứ hai được thay thế bằng: ‘BE, CZ, DK, DE, EE, GR, ES, FR, IE, IT, CY, LV, LT, LU, HU, MT, NL, AT, PL, PT, SI, SK, FI, SE và UK’

b. điểm (c) được thay thế bằng:‘(c) khi áp dụng trong một lò mổ thuộc Cộng đồng Châu Âu, nhãn mác phải gồm chữ viết tắt CE, EC, EF, EG, EK, EY, ES, EU, EK hoặc WE.’

2. trong Phụ lục II, Chương II(A), các điểm 4 và 5 được thay thế bằng: ‘4. Nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống từ những vùng thu hoạch loại B theo phân loại của cơ quan

có thẩm quyền có thể được thu gom và chỉ đưa ra thị trường cho người sử dung sau khi đã được xử lý tại trung tâm làm sạch hoặómau khi nuôi lưu đã đáp ứng các tiêu chuẩn về sức khoẻ đã nêu tại đoạn 3. Nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống từ các vùng thu hoạch này phải không được phép có quá 4600 E.coli/100 g cơ thịt và dịch ngoại bào. Phương pháp tham chiếu để phân tích chỉ tiêu này là phương pháp MNP, 5 ống, 3 đậm độ theo tiêu chuẩn ISO 16649-3. Có thể được sử dụng các phương pháp thay thể nếu chúng được công nhận chống lại với phương pháp tham chiếu theo các tiêu chí trong EN/ISO 16140.

5 . Nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống từ những vùng thu hoạch loại C theo phân loại của cơ quan có thẩm quyền có thể được thu gom và chỉ đưa ra thị trường cho người sử dung sau một thời gian nuôi lưu dài và đáp ứng các tiêu chuẩn về sức khoẻ đã nêu tại đoạn 3. Nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống từ các vùng thu hoạch này phải không được phép có quá 46000 E.coli/100 g cơ thịt và dịch ngoại bào. Phương pháp tham chiếu dùng để phân tích chỉ tiêu này là phương pháp MNP, 5 ống, 3 đậm độ theo tiêu chuẩn ISO 16649-3. Có thể được sử dụng các phương pháp thay thể nếu chúng được công nhận chống lại với phương pháp tham chiếu theo các tiêu chí trong EN/ISO 16140.

3. trong Phụ lục III, Chương II(G), điểm 1 được thay thế như sau:

36

Page 37: 7.Qui dinh 2074.2005.doc

‘1. Các sản phẩm thuỷ sản xuất phát từ cá có độc tố thuộc các họ sau đây không được đưa ra thị trường: Tetraodontidae, Molidae, Diodontidae và Canthigasteridae. Các sản phẩm thuỷ sản dạng tươi, sơ chế và chế biến thuộc họ Gempylidae, đặc biệt là Ruvettus pretiosus và Lepidocybium flavobrunneu chỉ có thể đưa ra thị trường khi ở dạng bao gói kín/đóng gói và phải được dán nhãn thích hợp để cung cấp thông tin cho người sử dụng về các cách chế biến/đun nấu và mối nguy liên quan tới sự có mặt của các chất có thể gây ra các ảnh hưởng có hại cho hệ tiêu hoá. Tên khoa học phải được ghi cùng với tên thương mại trên nhãn của sản phẩm.’

_________________

37