quyet dinh 285 phe duyet de an phat trien cn-ttcn11122.doc

57
document.doc TỈNH UỶ LÀO CAI * Số 285 - QĐ/TU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Lào Cai, ngày 15 tháng 11 năm 2011 QUYẾT ĐỊNH về việc phê duyệt Đề án “Phát triển công nghiệp và các khu, cụm công nghiệp, tiểu-thủ công nghiệp, giai đoạn 2011- 2015” --------- - Căn cứ Điều lệ Đảng; - Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai khoá XIV; - Thực hiện Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ sáu, về việc phê duyệt, ban hành và triển khai thực hiện 7 chương trình, 27 đề án trọng tâm, giai đoạn 2011 – 2015; BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Phê duyệt Đề án “Phát triển công nghiệp và các khu, cụm công nghiệp, tiểu-thủ công nghiệp, giai đoạn 2011-2015” (có Đề án chi tiết kèm theo) với các nội dung chủ yếu sau đây: I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN 1. Mục tiêu tổng quát Thực hiện tư tưởng chỉ đạo của Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XIV: Phát triển kinh tế nhanh và bền vững, lấy phát triển công nghiệp là đột phá. Tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Phát triển công nghiệp đi đôi với xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, sinh thái. Chú trọng áp dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến trong sản xuất công nghiệp, nâng cao chất lượng, hiệu quả và bảo vệ môi trường. Huy động và sử dụng có hiệu quả các

Upload: dinhdung

Post on 01-Feb-2017

220 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Quyet dinh 285 Phe duyet De an Phat trien CN-TTCN11122.doc

document.doc

TỈNH UỶ LÀO CAI*

Số 285 - QĐ/TU

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMLào Cai, ngày 15 tháng 11 năm 2011

QUYẾT ĐỊNHvề việc phê duyệt Đề án “Phát triển công nghiệp và các khu,cụm công nghiệp, tiểu-thủ công nghiệp, giai đoạn 2011-2015”

---------

- Căn cứ Điều lệ Đảng;

- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai khoá XIV;

- Thực hiện Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ sáu, về việc phê duyệt, ban hành và triển khai thực hiện 7 chương trình, 27 đề án trọng tâm, giai đoạn 2011 – 2015;

BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Phát triển công nghiệp và các khu, cụm công nghiệp, tiểu-thủ công nghiệp, giai đoạn 2011-2015” (có Đề án chi tiết kèm theo) với các nội dung chủ yếu sau đây:

I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát

Thực hiện tư tưởng chỉ đạo của Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XIV: Phát triển kinh tế nhanh và bền vững, lấy phát triển công nghiệp là đột phá. Tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Phát triển công nghiệp đi đôi với xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, sinh thái. Chú trọng áp dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến trong sản xuất công nghiệp, nâng cao chất lượng, hiệu quả và bảo vệ môi trường. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho ngành nghề, sản phẩm có thế mạnh, phát triển sản xuất gắn với phát triển thị trường.

2. Mục tiêu cụ thể

- Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015, đạt 5.200 tỷ đồng (giá CĐ 1994); tỷ trọng công nghiệp – xây dựng chiếm trên 41,1% trong GDP của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2011 – 2015 đạt trên 18,65 %.

- Phấn đấu đến hết năm 2015: 92% thôn, bản có điện lưới quốc gia và 95% số hộ được sử dụng điện.

Page 2: Quyet dinh 285 Phe duyet De an Phat trien CN-TTCN11122.doc

document.doc

- Xây dựng một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật chủ yếu (đền bù, giải phóng mặt bằng và một số hạng mục cơ bản) để hình thành 9 cụm công nghiệp, bảo đảm mỗi huyện có ít nhất 01 cụm công nghiệp. Quy hoạch và phát triển mới 2 khu công nghiệp. Tỷ lệ lấp đầy các khu, cụm công nghiệp đạt trên 70%. Các khu công nghiệp đều có công trình xử lý chất thải theo quy định.

II. NHIỆM VỤ

1- Phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản

- Duy trì năng lực khai thác và chế biến các mỏ đang hoạt động, tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án lớn như: khai thác mỏ đồng Vi Kẽm, mỏ đồng Tả Phời; các mỏ sắt: Quí Xa, Ba Hòn - Làng Lếch, Làng Vinh, Làng Cọ; khai thác và tuyển quặng apatit Làng Phúng - Tam Đỉnh, Phú Nhuận, Bắc Nhạc Sơn; mỏ vàng Minh Lương, ... Bảo đảm cung cấp đủ nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất phân bón, hóa chất trong nước và xuất khẩu; phát triển công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh như: phân bón chứa lân các loại, axit phốt pho ric, muối phốt phát, phụ gia thức ăn gia súc, phốt pho vàng và sản phẩm sử dụng nguyên liệu phốt pho vàng... Đầu tư mới các dự án khai thác và tuyển quặng đồng bảo đảm tăng năng lực cho sản xuất từ 40.000 – 50.000 tấn đồng/năm. Tổ chức khảo sát, thăm dò các khu vực có triển vọng về quặng đồng khu vực Bát Xát, Văn Bàn.... Khai thác và tuyển quặng sắt trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 đạt khoảng 3,5 - 4 triệu tấn để cung cấp cho 02 nhà máy gang thép trên địa bàn, xuất khẩu để đối lưu lấy than cốc, than mỡ cung cấp cho các nhà máy luyện kim và cơ sở sản xuất trong nước.

- Khai thác và tuyển quặng cao lanh, phenspat đến năm 2015 đạt công suất từ 250.000 - 350.000 tấn/năm; đầu tư khai thác, tuyển quặng graphit Nậm Thi với công suất 20.000 tấn tinh quặng/năm. Khai thác và chế biến vàng đến 2015 đạt sản lượng trên 1.000 kg/năm:

- Khai thác và chế biến các loại khoáng sản khác: thạch anh 240.000 tấn/năm, đô-lô-mít 300.000 tấn/năm, đá vôi trợ dung 600.000 tấn/năm, đá vôi xi măng 480.000 tấn /năm và chì, kẽm, ăng-ti-mon, secpentin,… với quy mô nhỏ tại Bảo Thắng, Mường Khương, Si Ma Cai, Bảo Yên.

- Chú trọng phát triển công nghiệp luyện kim, hạn chế bán nguyên liệu thô ra khỏi địa bàn. Phấn đấu đến năm 2015, sản phẩm chủ yếu như đồng thỏi 40.000-50.000 tấn/năm; thép và phôi thép các loại 1.220.000 tấn/năm, các sản phẩm phụ đi kèm như vàng, bạc, axit sun fua ric.

- Phát triển mạnh ngành sản xuất phân bón, hóa chất nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả nhất thế mạnh của tỉnh về nguyên liệu khoáng apatit, serpentin, đá vôi, đô-lô-mit... tạo ra nhiều sản phẩm quan trọng đang có nhu cầu lớn trên thị trường trong nước và thế giới như: phân bón chất lượng cao (DAP), phân bón giàu

2

Page 3: Quyet dinh 285 Phe duyet De an Phat trien CN-TTCN11122.doc

document.doc

lân, axit và muối phốt phát, phốt pho vàng, phụ gia các loại, chất tẩy rửa, mỹ phẩm, ...

- Tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản dựa trên tiềm năng về nguồn nguyên liệu có thể đáp ứng được như gỗ, tre, nứa các loại, cây thuốc lá, cây chè, cây cao su,...

Giai đoạn này, cần tập trung đầu tư: sản xuất bột giấy và giấy đế ở Bảo Yên, Văn Bàn; sản xuất ván ghép thanh, ván bóc, ván MDF, đồ mộc dân dụng,... ở Bảo Thắng, Văn Bàn, thành phố Lào Cai; chế biến chè ở Mường Khương, Bảo Thắng, Bắc Hà, Sa Pa, thành phố Lào Cai; chuẩn bị xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su.

- Phát triển lưới điện phục vụ đấu nối, truyền tải điện năng của các nhà máy thủy điện trên địa bàn vào hệ thống điện quốc gia và đáp ứng nhu cầu phát triển phụ tải của tỉnh Lào Cai và các vùng phụ cận theo Quy hoạch điện lực và Quy hoạch phát triển thủy điện. Phấn đấu hết năm 2015, tổng công suất phát điện của các nhà thủy điện trên địa bàn đạt trên 600 MW.

- Xây dựng mới và mở rộng, nâng cấp các nhà máy cấp nước ở các huyện lỵ, thị trấn, hệ thống cung cấp nước sinh hoạt trong tỉnh, bảo đảm đến năm 2015: 100% dân cư đô thị được cấp nước sạch, 95% dân cư nông thôn được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

- Duy trì sản xuất xi măng và đẩy nhanh tiến độ đầu tư Nhà máy xi măng lò quay 450.000 tấn/năm tại xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng, hoàn thành đi vào sản xuất cuối năm 2013. Duy trì sản xuất gạch tuynel và gạch không nung tại các nhà máy hiện có. Đẩy mạnh đầu tư sản xuất gạch không nung chất lượng cao, thay thế dần gạch nung từ đất sét.

Phát triển mạnh các hoạt động khai thác, chế biến đá, cát, sỏi nhằm khai thác tốt tiềm năng tài nguyên tại các địa phương theo quy hoạch, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trên địa bàn

- Phát triển công nghiệp phụ trợ: các ngành cơ khí, sửa chữa máy, thiết bị, các phương tiện vận tải... tại các đô thị và khu sản xuất công nghiệp tập trung.

2- Phát triển tiểu, thủ công nghiệp, phấn đấu đến năm 2015, giá trị sản xuất tiểu - thủ công nghiệp trên địa bàn đạt 600 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng đạt 16%/năm. Tập trung vào một số nghề chủ yếu như sau: dệt may và thêu thổ cẩm, sản xuất mây tre đan, nấu rượu đặc sản, bảo quản và chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng quy mô nhỏ : sản xuất gạch không nung và tổ chức khai thác đá, cát, sỏi.

3- Phát triển các khu, cụm công nghiệp, xây dựng thêm 2 khu công nghiệp tại Tân An - Tân Thượng, Văn Bàn và phía Tây thành phố Lào Cai; đầu tư xây dựng

3

Page 4: Quyet dinh 285 Phe duyet De an Phat trien CN-TTCN11122.doc

document.doc

hạ tầng cơ bản (đền bù, giải phóng mặt bằng, trục giao thông, cấp điện, nước...) để hình thành các cụm công nghiệp cấp huyện, bảo đảm bình quân mỗi huyện có ít nhất 01 cụm công nghiệp nhằm thu hút đầu tư và tập trung các cơ sở sản xuất.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1- Về quy hoạch và quản lý quy hoạch: Tập trung rà soát, bổ sung, lập các quy hoạch phát triển ngành giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến 2025 như: Quy hoạch Phát triển công nghiệp – tiểu, thủ công nghiệp và phát triển khu, cụm công nghiệp; Quy hoạch Khai thác và chế biến khoáng sản, Quy hoạch Điện lực, thủy điện... Chú trọng quy hoạch rõ nét 3 loại khoáng sản có trữ lượng lớn, có tính chiến lược như: apatit, đồng, sắt, hạn chế xuất khẩu và bán quặng thô ra khỏi địa bàn.

2- Tạo môi trường đầu tư thuận lợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật; tiếp tục rà soát, cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư. Đầu tư hoàn thiện các khu, cụm công nghiệp. Tổ chức thực hiện tốt các quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu cây công nghiệp tập trung, bảo đảm về quy mô và chất lượng như: cây chè, thuốc lá, cao su, cây ăn quả... Chỉ đạo thực hiện tốt công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.

3- Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhu cầu phát triển công nghiệp trên địa bàn, đào tạo nghề gắn với nhu cầu của doanh nghiệp.

4- Về khoa học, công nghệ: Hiện đại hóa từng phần tiến tới hiện đại hóa, đổi mới toàn bộ công nghệ sản xuất đối với cơ sở sản xuất hiện có, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.

Lựa chọn, sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến phù hợp đối với các dự án đầu tư mới, không nhập khẩu công nghệ và thiết bị đã lạc hậu, ưu tiên việc sử dụng các loại công nghệ sạch, ít gây ô nhiễm môi trường.

5- Về vốn: Khuyến khích đầu tư các dự án lớn bằng các hình thức liên doanh, liên kết, cổ phần hoá, vay vốn nước ngoài; huy động và thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Phát triển mạnh mô hình công ty cổ phần để huy động vốn của các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp.

Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, dự án đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, trình xin hỗ trợ từ ngân sách trung ương và kêu gọi doanh nghiệp đầu tư – kinh doanh hạ tầng các khu, cụm công nghiệp.

Áp dụng chính sách đầu tư bằng thuê mua tài chính, huy động vốn ứng trước đối với khách hàng. Phát triển Quỹ bảo lãnh tín dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn đầu tư phát triển sản xuất. Ngân hàng cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc vay vốn như: Nới rộng điều kiện thế chấp, áp dụng mức lãi suất ưu đãi cho các khoản vay dài hạn để đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp.

4

Page 5: Quyet dinh 285 Phe duyet De an Phat trien CN-TTCN11122.doc

document.doc

6- Thực hiện tốt công tác bảo vệ, quản lý môi trường: Từng bước đưa các cơ sở sản xuất vào các khu, cụm công nghiệp. Xây dựng các công trình xử lý chất thải tại các khu, cụm công nghiệp.

7- Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành, bảo đảm tăng trưởng nhanh, mạnh và bền vững, hạn chế đến mức thấp nhất ô nhiễm môi trường và các vấn đề liên quan đến an sinh xã hội.

8- Về cơ chế, chính sách

Tổng kết và sửa đổi bổ sung chính sách khuyến khích phát triển tiểu, thủ công nghiệp theo hướng: mở rộng đối tượng thụ hưởng, tăng mức hỗ trợ và đơn giản hóa thủ tục hành chính,...

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1- Ban cán sự đảng UBND tỉnh chỉ đạo:

- Sở Công Thương - cơ quan chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, các huyện thành phố và các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan triển khai thực hiện các nội dung của Đề án. Chủ trì tham mưu lập các quy hoạch, cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp – khu, cụm công nghiệp và tiểu, thủ công nghiệp của tỉnh Lào Cai.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện Đề án; định kỳ 06 tháng, hằng năm, sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện Đề án, báo cáo Tỉnh ủy, Ban Cán sự đảng UBND tỉnh.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính cân đối, bố trí kế hoạch vốn đầu tư hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; nghiên cứu, đề xuất những cơ chế, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và khuyến khích đầu tư từ khu vực dân doanh;

- Sở Tài chính phối hợp với các sở, ngành liên quan bố trí kinh phí cho các hoạt động xúc tiến đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh của tỉnh, bảo đảm ổn định thị trường và khuyến khích, hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực của tỉnh.

- Sở Tài nguyên - Môi trường điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất của tỉnh để bố trí quỹ đất cho các dự án phát triển công nghiệp - tiểu, thủ công nghiệp.

- Ngân hàng Nhà nước tỉnh, các tổ chức tín dụng có phương án, kế hoạch huy động vốn phục vụ cho nhu cầu đầu tư phát triển công nghiệp – khu, cụm công nghiệp và tiểu, thủ công nghiệp của tỉnh Lào Cai.

- Các sở, ban, ngành có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, phối hợp trong việc tham mưu cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp - khu, cụm

5

Page 6: Quyet dinh 285 Phe duyet De an Phat trien CN-TTCN11122.doc

document.doc

công nghiệp và tiểu, thủ công nghiệp; quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu tập trung, quản lý đầu tư phát triển, cân đối vốn ngân sách, bảo đảm thực hiện có hiệu quả Đề án.

2- Huyện uỷ, thành uỷ chỉ đạo UBND các huyện, thành phố xây dựng đề án phát triển công nghiệp - khu, cụm công nghiệp và tiểu, thủ công nghiệp phù hợp với Đề án này và thực tiễn địa phương mình; phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chức năng, các cơ sở sản xuất trong công tác quy hoạch, kế hoạch và giải phóng mặt bằng. Đồng thời, phối hợp với ngành Công Thương thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tại địa phương.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các huyện, thành ủy, đảng ủy, các ban cán sự đảng, đảng đoàn trực thuộc; Văn phòng Tỉnh uỷ và các ban tham mưu Tỉnh uỷ; các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, các cơ quan liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định này, bảo đảm hiệu quả./.

Nơi nhận:- Như điều 3 (T/hiện);- TT.TU, HĐND, UBND tỉnh;- Các đ/c Tỉnh ủy viên;- Các huyện, thành ủy, đảng ủy trực thuộc;- Các BCS, đảng đoàn trực thuộc;- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;- Lãnh đạo Văn phòng Tỉnh uỷ- Chuyên viên TH, NC;- Lưu VT-VPTU.

T/M BAN THƯỜNG VỤPHÓ BÍ THƯ

Đã ký

Nguyễn Văn Vịnh

6

Page 7: Quyet dinh 285 Phe duyet De an Phat trien CN-TTCN11122.doc

document.doc

TỈNH UỶ LÀO CAI*

ĐỀ ÁN 05

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMLào Cai, ngày 15 tháng 11 năm 2011

ĐỀ ÁNPhát triển công nghiệp và các khu, cụm công nghiệp, tiểu-thủ công nghiệp,

giai đoạn 2011-2015_____________

(Ban hành kèm theo Quyết định số 285 - QĐ/TU, ngày 15/11/2011 của Tỉnh uỷ Lào Cai, về việc phê duyệt Đề án “Phát triển công nghiệp và các khu, cụm công nghiệp, tiểu-thủ công nghiệp, giai đoạn 2011-2015 ”)

PHẦN I

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP – TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP LÀO CAI,

GIAI ĐOẠN 2006 – 2010

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII được cụ thể hóa bằng 7 chương trình, 29 đề án, nghị quyết chuyên đề. Đề án Phát triển công nghiệp – TTCN Lào Cai, giai đoạn 2006-2010 được triển khai thực hiện trong bối cảnh có nhiều thuận lợi: Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo tiếp tục giành được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội; nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ưu tiên phát triển kinh tế, xã hội khu vực miền núi, vùng cao… cùng với những thành tựu đạt được sau 15 năm tái lập tỉnh đã tạo tiền đề vững chắc cho việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 2006 - 2010.

Tuy vậy, trong những năm qua, đã có không ít những khó khăn thách thức như: Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ và yếu kém; thiên tai, mưa lũ lớn liên tiếp xảy ra; dịch bệnh diễn biến phức tạp; khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới (2008-2009)… đã tác động trực tiếp đến đầu tư, sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Với quyết tâm cao trong lãnh đạo, điều hành của các cấp ủy Đảng và chính quyền; sự cố gắng nỗ lực của các ban, ngành, đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, Đề án Phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Lào Cai giai đoạn 2006 – 2010 đã thu được nhiều kết quả quan trọng như sau:

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

Page 8: Quyet dinh 285 Phe duyet De an Phat trien CN-TTCN11122.doc

document.doc

- Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt 2.169 tỷ đồng, bằng 97,5% mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XIII và bằng 86,76% mục tiêu Đề án đề ra. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 27,6%/năm và đạt 86,79% mục tiêu Đề án.

- Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp năm 2010 đạt 710 tỷ đồng, bằng 101,4% so với mục tiêu của Đề án.

- Tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng trong GDP của tỉnh tăng từ 25,6% (năm 2005) lên 35,5% (năm 2010), vượt 1,5% so với mục tiêu Đề án.

- Nộp ngân sách nhà nước năm 2010 đạt 296 tỷ đồng, vượt 196% so với mục tiêu Đề án.

- Tạo việc làm mới gần 9.000 lao động, đạt 90% so với mục tiêu Đề án.

- Đến hết năm 2009, 100% phường, xã, thị trấn trên địa tỉnh có điện lưới quốc gia (về đích trước một năm so với mục tiêu Đề án) với 82,87% số hộ dân được sử dụng điện, vượt 7,87% so với chỉ tiêu của Đề án.

- Cơ bản lấp đầy các khu, cụm công nghiệp - đạt mục tiêu Đề án.

Trong giai đoạn 2006-2010, cơ cấu ngành công nghiệp – tiểu, thủ công nghiệp (CN - TTCN) chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến. Các sản phẩm công nghiệp truyền thống chủ yếu tăng cao như quặng apatít, quặng sắt, tinh quặng đồng, cao lanh, phenspat, bia hơi, rượu..; sản phẩm mới từ công nghiệp chế biến tăng nhanh và chất lượng ổn định như phân bón, hóa chất, kim loại màu, vật liệu xây dựng, nguyên liệu trợ dung, đồ gỗ, lá thuốc lá sơ chế,...

II. KẾT QUẢ CỤ THỂ TRÊN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP

1. Ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản

Công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản là ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh, trong những năm gần đây hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh mẽ, nhiều cơ sở sản xuất được đầu tư và đưa vào hoạt động. Giá trị sản xuất năm 2010 đạt 789.517,5 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 36,40 % tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Các sản phẩm chủ yếu như: quặng apatít thành phẩm, tinh quặng đồng, quặng sắt, cao lanh, phenspat, vàng, chì – kẽm... Năng lực ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản của tỉnh hiện nay hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác trong nước và một phần xuất khẩu.

2. Công nghiệp luyện kim

8

Page 9: Quyet dinh 285 Phe duyet De an Phat trien CN-TTCN11122.doc

document.doc

Giá trị sản xuất của ngành luyện kim đến năm 2010 đạt 167.425 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 7,72 % tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Nhà máy luyện  đồng Tằng Loỏng đã hoàn thành đầu tư đi vào hoạt động cho ra đồng thỏi và các sản phẩm đi kèm như vàng, bạc, axit sun phu ric.

Các nhà máy gang thép Tằng Loỏng, gang thép Bản Qua và luyện kim màu Bản Lầu đang được triển khai xây dựng.

3. Công nghiệp sản xuất phân bón, hoá chất

Giá trị sản xuất của ngành sản xuất phân bón, hóa chất năm 2010 đạt 398.000 triệu đồng, chiếm 18,35% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Các sản phẩm chủ yếu như: phốt pho vàng, axit sun phu ric; phân NPK; super lân.

Các dự án đang thực hiện đầu tư như: nhà máy sản xuất DCP 50.000 tấn/năm; nhà máy sản xuất phân lân nung chảy 100.000 tấn/năm; nhà máy sản xuất DAP 330.000 tấn/năm số 2 và các dự án sản xuất phốt pho vàng...

4. Công nghiệp chế biến nông, lâm sản

Năm 2010, giá trị sản xuất ngành chế biến nông, lâm sản (quy mô công nghiệp) đạt 219,53 tỷ đồng, chiếm 10 % tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Sản phẩm chủ yếu là chè khô; tinh bột sắn; giấy đế xuất khẩu, bia hơi... Một số dự án chậm tiến độ do khó khăn về vốn đầu tư như: Nhà máy Bột giấy Bảo Yên, Nhà máy Gỗ xuất khẩu Bảo Thắng.

5. Ngành công nghiệp điện, nước

5.1- Công nghiệp điện

a. Phát triển lưới điện:

- Đường dây 220KV: Đầu tư xây dựng mới 98,6/124 km, đạt 79,5% chỉ tiêu Đề án;

- Đường dây 110KV: Đầu tư xây dựng mới 84/197 km, đạt 42,6% chỉ tiêu Đề án;

- Đường dây trung thế: Đầu tư xây dựng mới 925/649 km, đạt 143% chỉ tiêu Đề án;

- Trạm biến áp: Đầu tư xây dựng mới 259/216 trạm, đạt 120% chỉ tiều Đề án;

- Đường dây hạ thế: Đầu tư xây dựng mới 795/756 km đạt 105% chỉ tiêu Đề án.

b. Cấp điện sinh hoạt:

9

Page 10: Quyet dinh 285 Phe duyet De an Phat trien CN-TTCN11122.doc

document.doc

Đến hết năm 2009, trên địa bàn toàn tỉnh có 164/164 (=100%) xã, phường, thị trấn có điện lưới quốc gia; 81,3% thôn, bản có điện và 82,87% hộ được sử dụng điện (Riêng khu vực nông thôn 100% xã có điện lưới quốc gia; 76,1% thôn, bản có điện và 77,57% hộ được sử dụng điện). Về trước mục tiêu Đề án 01 năm (theo Đề án đến hết năm 2010 có 100% số xã, phường, thị trấn và trên 75% số hộ có điện).

c. Phát triển thủy điện:

Đến hết năm 2010, có 15 nhà máy thủy điện hoàn thành đầu tư, phát điện thương mại với tổng công suất lắp máy 82,5 MW, đạt 32% chỉ tiêu Đề án (257,26 MW). Điện năng phát của các nhà máy thủy điện trong năm 2010 đạt trên 300 triệu Kwh; 29 dự án đã khởi công thi công với tổng công suất lắp máy 664,4 MW; 17 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư nhưng chưa khởi công, với tổng công suất lắp máy 118,05MW; 21 dự án đang thăm dò, khảo sát lập hồ sơ dự án, với tổng công suất lắp máy khoảng 131,5 MW.

5.2- Ngành công nghiệp nước

Hệ thống sản xuất và phân phối nước sạch tỉnh Lào Cai chủ yếu phục vụ khu vực thành phố Lào Cai và một số trung tâm các huyện lỵ. Hiện nay các hệ thống cấp nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai do Công ty TNHH một thành viên Kinh doanh nước sạch Lào Cai quản lý trực tiếp, bao gồm hệ thống cấp nước của thành phố Lào Cai, Khu công nghiệp Tằng Loỏng và 8 trung tâm huyện lỵ trong toàn tỉnh, bao gồm 12 nhà máy xử lý nước với tổng công suất thiết kế là 37.200 m3/ngđ; mạng lưới tuyến ống truyền dẫn, phân phối hơn 200.000 m có đường kính D80 đến D400 và hàng trăm nghìn mét đường ống dịch vụ cung cấp nước cho các đối tượng sử dụng. Nguồn nước thô dùng làm nguồn nước cấp chủ yếu là nguồn nước mặt (97% lấy từ các sông, suối và 3% sử dụng nguồn nước ngầm). Tỷ lệ dân số đô thị được cấp nước sạch bình quân: thành phố Lào Cai: 90%; trung tâm các huyện, thị trấn: 85%.

Hiện tại công suất các nhà máy xử lý nước đáp ứng đủ nhu cầu. Song, với tốc độ đô thị hoá khá nhanh thì một vài năm tới các nhà máy sẽ phải vận hành hết công suất. Tỷ lệ thất thoát nước có chiều hướng ngày càng gia tăng, hiện nay đã lên đến 24 - 26% và có thể cao hơn do mạng lưới tuyến ống ngày càng mở rộng và xuống cấp.

Nhìn chung, việc sản xuất và cung cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Chất lượng nguồn nước cấp cho sinh hoạt đang khai thác sử dụng tương đối tốt, đều bảo đảm các chỉ tiêu về lý, hoá dùng cho nước sạch.

10

Page 11: Quyet dinh 285 Phe duyet De an Phat trien CN-TTCN11122.doc

document.doc

Song thời gian gần đây ở một số nhà máy nước như Bảo Thắng, Bảo Yên, Cam Đường, Lào Cai nguồn nước thô biến động nhiều, độ đục, độ màu cao, do ảnh hưởng thi công các công trình phía thượng nguồn và đào đãi cát, sỏi, kim loại gây ra. Tỷ lệ tổn thất nước còn cao.

6. Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

6.1. Sản xuất xi măng:

Những năm qua, sản xuất xi măng gặp nhiều khó khăn. Năm 2010 trên địa bàn tỉnh có 02 nhà máy tổng công suất 165.000 tấn/năm, sản lượng đạt 41.157 tấn xi măng. Nhà máy xi măng Lào Cai công suất 65.000 tấn/năm đã có phương án di chuyển về Bảo Thắng, dự án đã được chuyển thành dự án nhà máy xi măng lò quay với công suất 450.000 tấn/năm do Công ty cổ phần xi măng VINAFUJI làm chủ đầu tư, đang thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư.

6.2. Sản xuất gạch xây dựng:

+ Gạch tuynel: Năm 2010, có 05 nhà máy đi vào hoạt động với tổng công suất 130 triệu viên/năm, sản lượng thực đạt 60 triệu viên/năm.

+ Gạch không nung: Nhà máy sản xuất gạch không nung công suất 20 triệu viên/năm do Công ty TNHH một thành viên Nam Huy làm chủ đầu tư tại Cụm công nghiệp Bắc Duyên Hải, năm 2010 đạt 100% công suất.

- Sản xuất đá, sỏi làm vật liệu xây dựng: Giai đoạn 2006-2010, tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch vật liệu xây dựng, do đó tình hình cấp giấy phép khai thác có căn cứ và thuận tiện cho việc quản lý cũng như tạo điều kiện để các đơn vị sản xuất. Tính đến hết năm 2010, có 31 đơn vị khai thác đá và 41 mỏ, điểm mỏ với tổng sản lượng khai thác, chế biến đạt trên 646 nghìn m3/năm.

7. Ngành công nghiệp cơ khí và công nghiệp khác

Các cơ sở sản xuất bi nghiền, tấm lót, răng gầu đúc, thùng phi kim loại và phụ tùng, thiết bị khác duy trì được sản xuất ổn định, tạo ra nhiều sản phẩm phụ trợ phục vụ cho công nghiệp khai thác mỏ, tuyển khoáng và các ngành công nghiệp khác trên địa bàn. Các sản phẩm cột bê tông, ống bê tông dự ứng lực, trang in công nghiệp... bảo đảm được chỉ tiêu đặt ra.

8. Hoạt động sản xuất tiểu, thủ công nghiệp (TTCN)

Các lĩnh vực sản xuất TTCN của tỉnh được quan tâm chỉ đạo phát triển, bảo đảm đúng định hướng, khai thác được tiềm năng, lợi thế của địa phương. Tính đến 2010, cả tỉnh có trên 6.800 cơ sở sản xuất TTCN; giá trị sản xuất năm 2010 đạt 281 tỷ (giá CĐ 1994), bằng 122% so với mục tiêu của Đề án, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 25%/năm, vượt 5% so với mục tiêu Đề án; nộp ngân sách Nhà nước năm 2010 trên 90 tỷ đồng và cả giai đoạn 2006-2010 đạt 312 tỷ

11

Page 12: Quyet dinh 285 Phe duyet De an Phat trien CN-TTCN11122.doc

document.doc

đồng, bằng 4,67 lần so với giai đoạn 2001-2005. Sản phẩm TTCN đa dạng, phong phú, chất lượng, mẫu mã được nâng cao. Một số sản phẩm đã có thương hiệu và đứng vững trên thị trường như rượu, gạo đặc sản, tương ớt, đậu phụ, bún, bánh, thổ cẩm, hàng mã, đồ thủ công mỹ nghệ, sắn sấy khô, lá thuốc lá sơ chế, gỗ ván lạng... Cơ sở sản xuất TTCN tăng nhanh qua các năm cả về số lượng cũng như quy mô sản xuất.

9. Hiện trạng các khu, cụm công nghiệp

9.1. Khu, cụm công nghiệp (do Ban Quản lý các khu công nghiệp Lào Cai quản lý):

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 02 khu công nghiệp: Đông Phố Mới 100 ha, Tằng Loỏng 1.100 ha và 01 cụm công nghiệp Bắc Duyên Hải 80 ha đã được đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Đã thu hút được 110 dự án đăng ký đầu tư với tổng vốn trên 15.313 tỷ đồng; đã triển khai thực hiện trên 8.268 tỷ đồng. Trong đó, 42 dự án đã đi vào sản xuất, 19 dự án đang xây dựng, tạo việc làm ổn định cho 2.430 lao động. Đến nay các khu, cụm công nghiệp nói trên cơ bản đã được lấp đầy (trừ 300 ha mới điều chỉnh mở rộng tại Khu công nghiệp Tằng Loỏng).

9.2.Cụm công nghiệp cấp huyện quản lý (theo QĐ số 105/2009/QĐ-TTg):

Đến thời điểm hiện nay đã lập quy hoạch chi tiết 14 cụm công nghiệp của 8/9 huyện, thành phố. Trong đó, đã có 02 cụm đi vào hoạt động ổn định là Cụm công nghiệp Bắc Duyên Hải (12,14 ha) và Cụm công nghiệp Đông Phố Mới (2,2 ha) thuộc thành phố Lào Cai với tổng số 117 dự án đầu tư, 62 dự án đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy 2 cụm là 100%. Các cụm công nghiệp còn lại chưa được bố trí vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật.

10. Tình hình thực hiện chính sách khuyến công

Thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 19/7/2001 của HĐND tỉnh, về việc thành lập nguồn vốn khuyến khích phát triển tiểu, thủ công nghiệp, UBND tỉnh đã ban hành “Quy định chính sách khuyến khích phát triển TTCN trên địa bàn tỉnh Lào Cai”. Tổng kinh phí hỗ trợ thực hiện các chương trình từ nguồn vốn khuyến công trong giai đoạn 2006 – 2010 là 9,322 tỷ đồng. Trong đó, nguồn địa phương 7,931 tỷ đồng, đạt 57% so với mục tiêu Đề án, đã hỗ trợ 772 cơ sở sản xuất TTCN; tổ chức hỗ trợ đào tạo và truyền nghề cho 1.582 lao động; tập huấn nghiệp vụ quản trị doanh nghiệp và nâng cao năng lực quản lý cho 400 học viên; thực hiện quy hoạch 12 cụm công nghiệp địa phương.... Nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình khuyến công quốc gia là 1,391 tỷ đồng, đạt 136 % mục tiêu Đề án, đã tổ chức đào tạo nghề cho 1.052 lao động và thực hiện quy hoạch 02 cụm công nghiệp địa phương. Đã chủ động đề nghị Bộ Công Thương hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia, lồng ghép các đề án khuyến công quốc

12

Page 13: Quyet dinh 285 Phe duyet De an Phat trien CN-TTCN11122.doc

document.doc

gia với các chương trình khuyến công địa phương và các chương trình khác bảo đảm thực hiện hiệu quả, thiết thực và phù hợp với thực tiễn của địa phương.

Công tác khuyến công giai đoạn 2006 - 2010 đã thực sự góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp của tỉnh. Vừa tác động tích cực trong việc huy động vốn trong dân, khuyến khích đầu tư ứng dụng công nghệ mới, đầu tư mở rộng sản xuất; vừa duy trì, mở rộng phát triển các nghề và làng nghề truyền thống, du nhập và phát triển thêm nghề mới, đào tạo nguồn nhân lực cho các cơ sở sản xuất, góp phần giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho người lao động.

Tuy nhiên, do nguồn kinh phí còn hạn chế, mức hỗ trợ thấp, thủ tục hành chính còn rườm rà, một số nơi công tác khuyến công chưa được thực sự quan tâm…Vì vậy, trong thời gian qua chính sách khuyến công chưa tạo ra được động lực mạnh mẽ cho TTCN phát triển.

11- Nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp-tiểu, thủ công nghiệp, giai đoạn 2006-2010

Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2006 – 2010 đạt 12.356 tỷ đồng, bằng 107,8% so mục tiêu Đề án (11.462 tỷ đồng).

III- TỒN TẠI, HẠN CHẾ

1- Sản phẩm công nghiệp chưa phong phú, công nghiệp phụ trợ phát triển chậm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chưa thu hút được đầu tư. Sản phẩm công nghiệp của Lào Cai đến nay chủ yếu là nguyên liệu thô (quặng, tinh quặng) hoặc nguyên liệu tinh (đồng thỏi, phốt pho vàng...) phục vụ cho ngành công nghiệp khác. Do chưa có những cơ sở sản xuất các sản phẩm cuối cùng như máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng... dẫn đến sản phẩm còn đơn điệu, giá trị gia tăng không cao và chưa kích thích phát triển công nghiệp phụ trợ và các dịch vụ đi kèm.

2- Công nghệ sản xuất ở một số cơ sở còn lạc hậu, xử lý môi trường chưa triệt để... đã gây tác động xấu đến môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến an sinh xã hội tại một số khu vực khai thác mỏ, đầu tư thủy điện, nơi có nhiều công trình công nghiệp sản xuất tập trung...

3- Một số dự án đầu tư triển khai chậm, mặc dù đều có cam kết tiến độ đầu tư khi được cấp phép hoạt động hoặc giấy chứng nhận đầu tư, đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch phát triển của ngành, của tỉnh.

4- Hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các khu, cụm công nghiệp còn hạn chế, mặc dù tỷ lệ lấp đầy cơ bản đã đạt 100%, song nhiều dự án triển khai chậm; các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, nhất là Khu công nghiệp Tằng Loỏng gặp rất nhiều khó khăn do công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, dẫn đến mất cơ hội của các nhà đầu tư.

13

Page 14: Quyet dinh 285 Phe duyet De an Phat trien CN-TTCN11122.doc

document.doc

5- Sản xuất tiểu, thủ công nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương. Tỷ trọng giá trị sản xuất TTCN trong toàn ngành còn thấp. Sản xuất còn phân tán, quy mô và số lượng nhỏ, thị trường hạn hẹp, sức cạnh tranh thấp; việc lựa chọn ngành nghề, sản phẩm mũi nhọn để tập trung hỗ trợ chưa rõ nét; hình thức và nội dung hoạt động khuyến công chưa đáp ứng yêu cầu, mức hỗ trợ hạn chế. Hoạt động ở các nghề và làng nghề truyền thống còn mang tính tự cung, tự cấp là chính, do đó hiệu quả kinh tế chưa cao.

6- Nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp – TTCN còn nhiều hạn chế; chưa có đủ công nhân lành nghề, thợ bậc cao và cán bộ quản lý để đáp ứng cho các dự án đầu tư phát triển ngành; chính sách thu hút đã có song chưa phù hợp, chưa đủ sức hẫp dẫn.

IV- NGUYÊN NHÂN

1. Nguyên nhân kết quả đạt được

- Có sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh uỷ, sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở, sự đồng thuận của nhân dân. Tỉnh đã ban hành khá đồng bộ nhiều cơ chế, chính sách, quy hoạch… nhằm cụ thể hoá chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển công nghiệp – TTCN trên địa bàn tỉnh.

- Nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân địa phương về phát triển công nghiệp đã được nâng lên; môi trường đầu tư, thủ tục hành chính ngày càng được cải thiện đã tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển công nghiệp.

- Tiềm năng, thế mạnh cho phát triển công nghiệp - tiểu, thủ công nghiệp được khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và đúng định hướng.

2. Nguyên nhân tồn tại

- Khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu những năm 2008 – 2009 đã tác động sâu sắc đến sản xuất và đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn, nhiều dự án quy mô lớn không thể hoàn thành đúng tiến độ và chậm từ 1-3 năm, sản lượng của nhiều sản phẩm giảm sút đáng kể. Mặt khác, dịch bệnh, thiên tai, bão lũ lớn… diễn biến phúc tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đầu tư phát triển công nghiệp.

- Hạ tầng kỹ thuật thấp kém, đặc biệt là hạ tầng giao thông làm tăng chi phí vận chuyển quá lớn... đã cản trở các hoạt động sản xuất, kinh doanh, khó thu hút các nhà đầu tư, nhất là trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp phụ trợ.

14

Page 15: Quyet dinh 285 Phe duyet De an Phat trien CN-TTCN11122.doc

document.doc

- Công tác nhận định, dự báo tình hình từ khi lập Đề án chưa lường hết được những khó khăn, thách thức trong cả giai đoạn, nhiều nội dung đầu tư phát triển chưa được triển khai thực hiện.

- Công tác đầu tư nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các sản phẩm mới và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức; nhiều doanh nghiệp chưa xây dựng được chiến lược phát triển dài hạn dẫn đến tình trạng bị động, lúng túng khi thị trường biến động hoặc có các yếu tố bất lợi tác động, nhất là đối với công nghiệp địa phương.

- Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng thường kéo dài và phát sinh nhiều phức tạp; công tác xem xét, lựa chọn nhà đầu tư còn hạn chế, việc xử lý các dự án chậm tiến độ chưa quyết liệt; mặt khác, một số nhà đầu tư năng lực còn yếu; một số có tư tưởng chiếm chỗ để chuyển nhượng...

- Trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ và tay nghề người lao động trong các cơ sở sản xuất công nghiệp - TTCN còn thiếu và yếu.

- Đầu tư hạ tầng cho các cụm công nghiệp địa phương còn hạn chế, chưa tạo được điều kiện cho phát triển TTCN để thu hút đầu tư, nhất là khu vực nông thôn. Nguồn lực thực hiện chính sách khuyến khích phát triển TTCN hạn chế, hồ sơ thủ tục yêu cầu cao, mức hỗ trợ thấp nên đã hạn chế hiệu quả.

- Công nghiệp tỉnh Lào Cai phát triển chủ yếu đưa vào khai thác và chế biến các tài nguyên sẵn có trên địa bàn. Trong đó, chủ lực là ngành khai thác, chế biến khoáng sản, thủy điện đang là những lĩnh vực gây tác động nhiều đến môi trường sinh thái…

PHẦN II

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU,GIAI ĐOẠN 2011-2015

Hoạt động công nghiệp và đầu tư phát triển công nghiệp Lào Cai giai đoạn 2011-2015 sẽ chịu tác động trực tiếp và những khó khăn, thách thức như, sự bất ổn về chính trị, kinh tế ở nhiều nước và khu vực trên thế giới; thiên tai, lạm phát và các chính sách kiềm chế lạm phát của Chính phủ, lãi suất cao, thiếu nguyên, nhiên liệu...

Trong những năm tới, nền kinh tế của tỉnh tiếp tục giữ nhịp độ tăng trưởng cao; môi trường đầu tư được cộng đồng doanh nghiệp tín nhiệm tốt; hệ thống giao thông được cải thiện với việc khánh thành đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai vào năm 2013, các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ được nâng cấp; hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp, Khu kinh tế cửa khẩu, hệ thống điện, nước...

15

Page 16: Quyet dinh 285 Phe duyet De an Phat trien CN-TTCN11122.doc

document.doc

được đầu tư xây dựng đi vào vận hành... sẽ là động lực mạnh mẽ thúc đẩy công nghiệp Lào Cai phát triển.

II- MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XIV theo tinh thần chỉ đạo: Phát triển kinh tế nhanh và bền vững; lấy phát triển công nghiệp là đột phá. Tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Phát triển công nghiệp đi đôi với xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, sinh thái, bảo đảm phát triển bền vững. Chú trọng áp dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến trong sản xuất công nghiệp, nâng cao chất lượng, hiệu quả và bảo vệ môi trường. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho ngành nghề, sản phẩm có thế mạnh, gắn phát triển sản xuất với phát triển thị trường.

2. Mục tiêu cụ  thể

2.1. Năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 5.200 tỷ đồng, bằng 2,4 lần so với năm 2010 và tăng 1,9% so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai XIV (NQĐH XIV) đề ra, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011 – 2015 đạt bình quân trên 18,65 %/năm (NQĐH XIV là 18,6%).

2.2. Phấn đấu 92% thôn, bản có điện lưới quốc gia và 95% số hộ được sử dụng điện (bằng mục tiêu NQĐH XIV).

2.3. Năm 2015, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng chiếm trên 41,1% trong GDP của tỉnh (Năm 2010: 34,2%; mục tiêu NQĐH XIV là 41,1%).

2.4. Nộp ngân sách nhà nước khoảng 1.000 tỷ đồng, tăng 3,37 lần so với năm 2010.

2.5. Phấn đấu xây dựng một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật chủ yếu: đền bù, giải phóng mặt bằng và một số hạng mục cơ bản để hình thành 9 cụm công nghiệp địa phương, bảo đảm bình quân mỗi huyện có ít nhất 01 cụm công nghiệp.

2.6. Phát triển thêm 2 khu công nghiệp. Tỷ lệ lấp đầy các khu, cụm công nghiệp đạt trên 70%. Các khu công nghiệp đều có công trình xử lý chất thải theo quy định.

III. NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP, GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 (Phụ lục 01)

1. Công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản

16

Page 17: Quyet dinh 285 Phe duyet De an Phat trien CN-TTCN11122.doc

document.doc

Duy trì năng lực khai thác và chế biến các mỏ đang hoạt động, tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án lớn như: khai thác mỏ đồng Vi Kẽm, mỏ đồng Tả Phời; mỏ sắt Quí Xa, Ba Hòn - Làng Lếch, Làng Vinh, Làng Cọ; khai thác và tuyển quặng apatit Làng Phúng - Tam Đỉnh, Phú Nhuận, Bắc Nhạc Sơn; khai thác vàng Minh Lương,...cụ thể như sau:

1.1. Khai thác và tuyển quặng apatít:

Quặng apatit ngày càng trở nên quan trọng trên thị trường trong nước và thế giới do các ngành công nghiệp sản xuất phân bón, hóa chất, phụ gia... đang trong xu hướng phát triển mạnh. Dự báo giai đoạn 2011 – 2015, nhu cầu quặng apatit hàng năm sẽ cần khoảng 3,5 - 4 triệu tấn, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất phân bón, hóa chất trong nước và xuất khẩu một lượng quặng apatit loại II. Ưu tiên dành lượng quặng cần thiết phục vụ cho phát triển công nghiệp chế biến trên địa bàn như: phân bón chứa lân các loại, axit phốt pho ric, muối phốt phát, phụ gia thức ăn gia súc, phốt pho vàng và sản phẩm sử dụng nguyên liệu phốt pho vàng... Để đáp ứng nhu cầu trên, cần tập trung khai thác và tuyển quặng apatit trên địa bàn như sau:

+ Duy trì khai thác và tuyển quặng tại các khai trường và nhà máy hiện nay với công suất 2,5 triệu tấn quặng các loại/năm.

+ Hoàn thiện đầu tư Dự án Tổ hợp khai thác và tuyển quặng apatit Bắc Nhạc Sơn, công suất 350.000 tấn tinh quặng/năm đi vào hoạt động trong năm 2011.

+ Đầu tư mới các dự án: tuyển quặng loại II công suất 500.000 - 700.000 tấn tinh quặng/năm; khai thác và chế biến mỏ apatit Làng Phúng - Tam Đỉnh công suất 500.000 tấn/năm; khai thác và chế biến mỏ apatit Phú Nhuận và các mỏ khác với công suất 300.000 tấn/năm. Đồng thời, triển khai mở rộng một số khai trường mới theo quy hoạch được duyệt.

+ Thăm dò chi tiết mỏ apatit còn lại khu vực huyện Bát Xát, Bảo Thắng, Văn Bàn để chuẩn bị cho khai thác và tuyển trong giai đoạn sau năm 2015.

1.2. Khai thác và tuyển quặng đồng: Dự báo nhu cầu tinh quặng đồng (25% Cu) đến năm 2015 để cung cấp cho 02 nhà máy luyện đồng trên địa bàn cần khoảng 160.000 tấn/năm. Như vậy, cần đẩy mạnh khai thác và tuyển quặng đồng như sau:

+ Duy trì khai thác và tuyển quặng đồng tại mỏ đồng Sin Quyền, công suất 42.900 tấn/năm; mỏ đồng Lũng Pô 5.000 tấn/năm.

+ Đầu tư mới các dự án: khai thác và tuyển quặng đồng tại mỏ đồng Vi Kẽm, công suất 45.000 tấn/năm; thăm dò chi tiết mỏ đồng Tả Phời để chuẩn bị cho khai thác và tuyển với công suất 40.000 - 60.000 tấn /năm.

17

Page 18: Quyet dinh 285 Phe duyet De an Phat trien CN-TTCN11122.doc

document.doc

+ Tổ chức khảo sát, thăm dò các khu vực có triển vọng về quặng đồng khu vực Bát Xát, Văn Bàn... để dự trữ tài nguyên cho giai đoạn sau.

1.3. Khai thác và tuyển quặng sắt: Dự báo nhu cầu quặng sắt khai thác trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 cần khoảng 3,5 - 4 triệu tấn, cung cấp cho 02 nhà máy gang thép trên địa bàn và xuất khẩu đối lưu lấy than cốc, than mỡ cung cấp cho các nhà máy luyện kim và cơ sở sản xuất trong nước. Định hướng khai thác, chế biến quặng sắt trong giai đoạn 2011 – 2015 như sau:

+ Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh Dự án Khai thác và tuyển quặng sắt Quý Xa đưa vào hoạt động với công suất 3 triệu tấn/năm; mỏ sắt Tác Ái công suất 180.000 tấn tinh quặng/năm.

+ Đầu tư mới các dự án: Khai thác, tuyển quặng sắt mỏ Ba Hòn - Làng Lếch, công suất 300.000 tấn tinh quặng /năm; khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Làng Vinh, Làng Cọ, công suất 200.000 tấn tinh quặng/năm

- Khai thác các mỏ và điểm quặng sắt khác có quy mô nhỏ với tổng công suất khoảng 200.000- 250.000 tấn/năm.

1.4. Khai thác và tuyển quặng cao lanh, phenspat, graphit:

- Duy trì công suất khai thác cao lanh, phenspát hiện tại 150.000 tấn/năm. Đến năm 2015, đầu tư mở rộng và đầu tư mới một số mỏ để đưa công suất lên từ 250.000 - 350.000 tấn/năm.

- Đầu tư mở rộng khai thác và chế biến mỏ cao lanh Sơn Mãn, công suất 50.000 tấn/năm; mỏ phenspat Văn Bàn 100.000-150.000 tấn/năm; mỏ Thái Niên 50.000 tấn/năm...

- Đầu tư mới: thăm dò chi tiết và khai thác chế biến các mỏ cao lanh -phenspat tại khu vực Bản Phiệt và Bản Cầm – Bảo Thắng; khu vực Văn Bàn, Bảo Yên... công suất từ 150.000 – 200.000 tấn/năm.

- Đầu tư khai thác, tuyển quặng graphit Nậm Thi với công suất 20.000 tấn tinh quặng/năm.

1.5. Khai thác và chế biến vàng: Phấn đấu đến 2015, sản lượng vàng đạt trên 1.000 kg/năm:

- Hoàn thành đầu tư Dự án Khai thác và chế biến mỏ vàng Minh Lương công suất 500 kg/năm;

- Thu hồi vàng từ các nhà máy luyện đồng và khai thác vàng sa khoáng 500 kg/năm.

- Tiếp tục đầu tư thăm dò, khai thác mỏ vàng khu vực Sa Phìn và các diện tích còn lại khu vực Văn Bàn.

18

Page 19: Quyet dinh 285 Phe duyet De an Phat trien CN-TTCN11122.doc

document.doc

1.6. Khai thác và chế biến các loại khoáng sản khác:

Nhu cầu chất trợ dung hàng năm cho công nghiệp luyện kim, sản xuất phốt pho vàng và các khoáng sản làm nguyên liệu phụ gia khác là rất lớn. Vì vậy, ngoài các cơ sở khai thác hiện có, các doanh nghiệp địa phương tiếp tục nghiên cứu đầu tư một số cơ sở khai thác:

- Thạch anh 240.000 tấn/năm.

- Đô lô mít 300.000 tấn/năm.

- Đá vôi trợ dung 600.000 tấn/năm.

- Đá vôi xi măng 480.000 tấn /năm (khu vực xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng để cung cấp cho nhà máy xi măng công suất 450.000 tấn/năm).

- Khai thác và tuyển quặng chì, kẽm, ăngtimon, secpentin ở quy mô nhỏ tại Bảo Thắng, Mường Khương, Si Ma Cai, Bảo Yên,...

2. Công nghiệp luyện kim

Chú trọng phát triển công nghiệp luyện kim, đưa các khoáng sản kim loại khai thác trên địa bàn vào chế biến sâu nâng cao hiệu quả kinh tế, hạn chế bán nguyên liệu thô ra khỏi địa bàn. Phấn đấu đến năm 2015, sản lượng chủ yếu từ ngành công nghiệp luyện kim gồm: đồng thỏi 40.000 - 50.000 tấn/năm; thép và phôi thép các loại 1.220.000 tấn/năm. Cụ thể:

2.1. Luyện đồng: Đầu tư nâng công suất Nhà máy luyện đồng Tằng Loỏng lên 30.000 - 40.000 tấn đồng kim loại/năm, hoàn thiện đầu tư xây dựng Nhà máy luyện đồng Bản Lầu với công suất 10.000 tấn đồng kim loại/năm và các sản phẩm phụ đi kèm như vàng, bạc, axit sun phu ric

2.2. Luyện gang thép: Hoàn thiện đầu tư xây dựng 2 nhà máy luyện thép: Nhà máy gang thép Lào Cai tại Khu công nghiệp Tằng Lỏong giai đoạn 1 công suất 500.000 tấn/năm (2013), giai đoạn 2 (đến 2015) nâng công suất lên 1 triệu tấn/năm; Nhà máy gang thép Bản Qua với công suất 220.000 tấn/năm, hoàn thành đi vào sản xuất năm 2014.

Từ các nguyên liệu đồng thỏi và thép sẽ xúc tiến kêu gọi đầu tư phát triển các lĩnh vực sản xuất cáp điện, thép hình và các sản phẩm khác có giá trị cao hơn.

3. Công nghiệp sản xuất phân bón, hóa chất

Phát triển mạnh ngành sản xuất phân bón, hóa chất nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả thế mạnh của tỉnh về nguyên liệu khoáng apatit, serpentin, đá vôi, đo lo mit...tạo ra nhiều sản phẩm quan trọng đang có nhu cầu lớn trên thị trường trong nước và thế giới như: phân bón chất lượng cao (DAP), phân bón giàu lân, axit và muối phốt phát, phụ gia các loại...

19

Page 20: Quyet dinh 285 Phe duyet De an Phat trien CN-TTCN11122.doc

document.doc

3.1. Sản xuất hóa chất:

- Sản xuất phốt pho vàng và các sản phẩm từ phốt pho vàng: Đây là sản phẩm được chế biến từ quặng apatit và sử dụng phụ gia là quắc zit sẵn có trên địa bàn tỉnh. Phốt pho vàng là nguyên liệu quan trọng phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp khác và có giá trị xuất khẩu cao. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực sản xuất tiêu tốn nhiều năng lượng, gây ô nhiễm môi trường nên cần cân nhắc phát triể một cách hợp lý nhằm phát huy lợi thế về tài nguyên, hạn chế xuất khẩu phốt pho vàng, từng bước đưa nguyên liệu này vào sản xuất các sản phẩm có giá trị cao như muối phốt phát, phụ gia, chất tẩy rửa, mỹ phẩm… Cụ thể như sau:

+ Duy trì sản xuất ổn định 3 nhà máy với công suất thiết kế 24.000 tấn/năm; mở rộng nâng công suất Nhà máy phốt pho vàng Lào Cai từ 2.000 tấn/năm lên 10.000 tấn/năm và Nhà máy phốt pho vàng – Công ty TNHH Đông Nam Á Lào Cai (P3) từ 8.000 tấn/năm lên 16.000 tấn/năm.

+ Đầu tư xây dựng thêm 03 nhà máy với tổng công suất 41.000 tấn/năm. Dự án đầu tư khu liên hợp sản xuất phốt pho vàng và các sản phẩm hóa chất từ phốt pho vàng công suất 16.000 tấn/năm tại Tân Thượng - Văn Bàn và công suất 10.000 tấn/năm tại Tằng Loỏng - Bảo Thắng; dự án sản xuất phốt pho trắng 15.000 tấn tại Tân Thượng – Văn Bàn. Đến hết năm 2014, tổng công suất các nhà máy sản xuất phốt pho vàng trên địa bàn tỉnh đạt 83.000 tấn/năm.

- Sản xuất axit sun phu ric: là sản phẩm đi kèm từ các nhà máy luyện đồng và từ các nhà máy phân bón, hóa chất khác, là nguyên liệu quan trọng để sản xuất phân bón DAP, phân giàu lân (lân kép), phụ gia thức ăn gia súc... Dự kiến sản lượng đạt 150.000 – 200.000 tấn/năm.

- Sản xuất axit phốt pho ric và muối phốt phát các loại với công suất 100.000 – 200.000 tấn/năm.

3.2. Sản xuất phân bón và phụ gia thức ăn gia súc:

Đẩy mạnh đầu tư sản xuất các loại phân bón chất lượng cao sử dụng nguyên liệu quặng apatit, quặng sec-păng-tin, axit sun phu ric, axit phôt pho ric... sẵn có trên địa bàn. Cụ thể:

- Nâng công suất nhà máy sản xuất supe lân Lào Cai hiện nay có công suất 100.000 tấn/năm lên 200.000 tấn/năm; đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất xưởng sản xuất phân bón NPK hiện có lên công suất 50.000 tấn/năm;

- Hoàn thành đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phân bón cao cấp DAP số 2 công suất 330.000 tấn/năm; nhà máy sản xuất phân lân nung chảy giai đoạn 1 công suất 100.000 tấn/năm, giai đoạn 2 lên 200.000 tấn/năm; nhà máy sản xuất phụ gia thức ăn gia súc DCP, công suất 100.000 tấn/năm

20

Page 21: Quyet dinh 285 Phe duyet De an Phat trien CN-TTCN11122.doc

document.doc

- Đầu tư mới các dự án sản xuất phân bón NPK, DCP, MCP, MDCP, phân lân nồng độ cao... tổng công suất khoảng 500.000 – 1.000.000 tấn/năm. Nghiên cứu Dự án xây dựng nhà máy sản xuất DAP số 3 gắn với với sử dụng quặng apatit loại II.

4. Công nghiệp chế biến nông, lâm sản

Tập trung phát triển một số lĩnh vực sản xuất công nghiệp chế biến nông, lâm sản dựa trên tiềm năng về nguồn nguyên liệu có thể đáp ứng được như gỗ, tre, nứa các loại, cây thuốc lá, cây chè, cây cao su... Trong giai đoạn này, cần tập trung đầu tư:

4.1. Sản xuất bột giấy và giấy đế

+Duy trì sản xuất và đầu tư nâng công suất của 02 nhà máy sản xuất giấy đế tại Bảo Yên và Văn Bàn.

+Tiếp tục xây dựng Nhà máy bột giấy công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm của Công ty Lâm nghiệp Bảo Yên, dự kiến đưa vào sản xuất năm 2012; vùng nguyên liệu nằm trên 11 xã: Lương Sơn, Minh Tân, Điện Quang, Thượng Hà, Long Khánh, Long Phúc, Xuân Thượng, Yên Sơn, Tân Dương, Việt Tiến và thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên;

+ Tiếp tục xây dựng Nhà máy sản xuất giấy đế xuất khẩu tại xã Bản Vược, huyện Bát Xát của Công ty Xuất nhập khẩu Đông Á, công suất 3.000 tấn/năm, dự kiến đưa vào sản xuất năm 2012, công nghệ hiện đại và xử lý môi trường bảo đảm yêu cầu, có vùng nguyên liệu ở địa bàn 6 xã: Quang Kim, Bản Qua, Bản Vược, Mường Vi, Bản Xèo, Mường Hum của huyện Bát Xát.

4.2. Sản xuất đồ gỗ

+ Tiếp tục hoàn thiện việc lắp đặt dây truyền sản xuất đưa Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Xuân Giao - Bảo Thắng của Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển công nghiệp rừng Lào Cai: công suất 58.000 m3 nguyên liệu/năm, dự kiến đưa vào sản xuất quý IV/2011; sản phẩm gồm: ván ghép thanh, ván bóc, ván MDF, đồ mộc dân dụng; vùng nguyên liệu gồm các xã: Tòng Sành, Quang Kim, Bản Qua, huyện Bát Xát (trừ diện tích quy hoạch cao su), xã Gia Phú, Phú Nhuận, Sơn Hải, Sơn Hà, thị trấn Tằng Loỏng, Xuân Giao, Phố Lu, thị trấn Phố Lu và một phần của xã Thái Niên, thị trấn Phong Hải, huyện Bảo Thắng và một số xã của thành phố Lào Cai.

+ Xây dựng mới Nhà máy chế biến gỗ đồ mộc dân dụng kết hợp ván ghép thanh, ván dăm MDF tại thị trấn Phong Hải - Bảo Thắng, công suất 30.000 m3

sản phẩm/năm, dự kiến khởi công năm 2012, đưa vào sản xuất năm 2014; vùng nguyên liệu ở các xã: Trì Quang, Xuân Quang, Phong Niên và một phần thị trấn

21

Page 22: Quyet dinh 285 Phe duyet De an Phat trien CN-TTCN11122.doc

document.doc

Phong Hải, huyện Bảo Thắng và các xã: Bảo Nhai, Cốc Lầu, Nậm Lúc, Nậm Khánh, Nậm Đét, Cốc Ly, Nậm Mòn, Bản Cái của huyện Bắc Hà.

+ Xây dựng Nhà máy chế biến gỗ đồ mộc dân dụng và xuất khẩu tại Khu công nghiệp Bắc Duyên Hải hoặc Khu công nghiệp Nam Phố Mới tại thành phố Lào Cai, công suất 10.000 m3 sản phẩm/năm.

+ Nâng cao năng lực chế biến cho Công ty Lâm nghiệp Bảo Yên, Công ty Lâm nghiệp Văn Bàn bằng giải pháp đầu tư thiết bị mới sản xuất các mặt hàng như: Ván ghép thanh, đồ mộc gia dụng, đũa, giấy đế. Riêng đối với Công ty Lâm nghiệp Văn Bàn xây dựng cơ sở ngâm tẩm hoặc sấy gỗ để nâng cao giá trị gỗ cũng như giá trị sử dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng gỗ rừng tự nhiên (gỗ nhóm V-VIII)...,

4.3. Chế biến chè:

Theo quy hoạch phát triển vùng cây chè Lào Cai mục tiêu đến năm 2015 đạt quy mô 4.630 ha chè tập trung. Trong đó, 4.000 ha chè kinh doanh và 630 ha chè kiến thiết cơ bản (chè trồng mới trong 03 năm đầu). Tổ chức trồng mới 1.000 ha, trong đó: 200 ha chè chè Ô Long và 800 ha chè chè Shan chất lượng cao và tập trung thâm canh để tăng năng suất chè búp tươi từ 45 tạ/ha (năm 2010) lên 70 tạ/ha (năm 2015), tăng sản lượng chè búp tươi từ 12.300 tấn/năm lên 28.000 tấn/năm.

Giai đoạn 2011-2015, để chế biến hết sản lượng chè búp tươi, các cơ sở chế biến chè chú trọng đầu tư nâng cấp, đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến đáp ứng yêu cầu xuất khẩu: Nhà máy chế biến chè tại Công ty chè Phong Hải và Công ty chè Thanh Bình, Xưởng chế biến của Công ty TNHH một thành viên chè Đại Hưng tại thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên; Xưởng chế biến chè hữu cơ của Công ty TNHH chè Hiệp Thành tại xã Bản Liền huyện Bắc Hà; Nhà máy chế biến chè của Tổng Công ty chè Linh Dương tại Khu công nghiệp Bắc Duyên Hải.

Đầu tư xây dựng mới 04 dây truyền chế biến chè công nghệ cao để tạo ra sản phẩm chè Ô Long tại Mường Khương, Bảo Thắng, Bắc Hà và 01 dây truyền tại Sa Pa.

4.4. Chế biến khác

+ Chuẩn bị xây dựng Nhà máy chế biến mủ cao su xuất khẩu tại Khu công nghiệp Đông Phố Mới, công suất 5.000 tấn sản phẩm/năm, sau khi diện tích cao su chuẩn bị hết thời gian kiến thiết cơ bản với tổng diện tích 10.000ha cây đứng.

5. Công nghiệp điện, nước

5.1- Công nghiệp điện:

22

Page 23: Quyet dinh 285 Phe duyet De an Phat trien CN-TTCN11122.doc

document.doc

a. Lưới điện: Theo Quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2011-2015 có xét đến 2020 để phục vụ đấu nối, truyền tải điện năng của các nhà máy thủy điện trên địa bàn vào hệ thống điện quốc gia và đáp ứng nhu cầu phát triển phụ tải của tỉnh Lào Cai và các vùng phụ cận cần tập trung đầu tư một số công trình điện chủ yếu như:

- Trạm biến áp 220KV Bảo Thắng và đường dây 220KV Bảo Thắng - Yên Bái để phục vụ đấu nối truyền tải Nhà máy thủy điện Bắc Hà và các nhà máy thủy điện khác và cấp điện cho các trạm biến áp 110KV trong khu vực;

- Đầu tư xây dựng đường dây 110KV Tằng Loỏng - Văn Bàn - Than Uyên và Trạm biến áp 110KV Văn Bàn để vừa phục vụ đấu nối truyền tải các nhà máy thủy điện trong khu vực huyện Văn Bàn, vừa cấp điện cho phụ tải ở Khu công nghiệp Tân Thượng;

- Đầu tư xây dựng các trạm biến áp 110KV ở Sa Pa, Bảo Yên và Lào Cai 2 để vừa đóng vai trò cung cấp điện cho các phụ tải, vừa là nút 110KV để thu gom các nhà máy thủy điện trong khu vực. Ngoài ra, đầu tư các đoạn rẽ nhánh và trạm biến áp 110KV để cấp điện cho các dự án: Nhà máy xi măng VINAFUJI; Khu liên hợp sản xuất phốt pho vàng và các sản phẩm từ phốt pho vàng Tân Thượng; Nhà máy gang thép Lào Cai; Nhà máy gang thép Bản Qua.

- Đầu tư xây dựng đường dây và trạm biến áp 35/0,4KV (hoặc 22/0,4KV) để cấp điện cho các khu đô thị mới (thành phố Lào Cai, Sa Pa, Bảo Thắng...) và các phụ tải sản xuất (Nhà máy phốt pho vàng Thăng Long, Đức Giang, Lào Cai...)

b. Điện phục vụ sinh hoạt: Hiện nay còn 408 thôn bản với 23.160 hộ chưa có điện (riêng khu vực nông thôn: 404 thôn bản với 22.487 hộ). Để phấn đấu đến hết năm 2015 có trên 95% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia, trong giai đoạn 2011-2015 phải cấp điện thêm cho 13.600 hộ, cần đầu tư xây dựng mới lưới điện ở 250 thôn với khoảng 800 km đường dây 35KV; 150 trạm biến áp 35/22/0,4KV với dung lượng 10.200KVA; 850 km đường dây 0,4KV.

c. Về thủy điện: Đến hết năm 2010 đã có 82 dự án thuỷ điện được đăng ký đầu tư với tổng công suất lắp máy khoảng 996MW ; trong đó có 15 nhà máy hoàn thành phát điện với tổng công suất lắp máy 82,5MW, phấn đấu:

- Hết năm 2011: Có thêm có thêm 07 dự án hoàn thành với tổng công suất lắp máy 186,2 MW.

- Năm 2012: Có thêm 12 dự án hoàn thành với tổng công suất lắp máy 323,1MW.

- Tích cực chỉ đạo, đôn đốc hoàn thành dứt điểm các dự án đang thi công, khởi công xây dựng mới các dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Phấn

23

Page 24: Quyet dinh 285 Phe duyet De an Phat trien CN-TTCN11122.doc

document.doc

đấu hết năm 2015, nâng tổng công suất phát điện của các nhà thủy điện trên địa bàn đạt trên 600MW.

5.2- Công nghiệp nước: Mục tiêu đến năm 2015, bảo đảm 100% dân cư đô thị được cấp nước sạch, 95% dân cư các vùng khác được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Dự kiến trong giai đoạn 2011- 2015 sẽ đầu tư:

- Dự án thoát nước và xử lý nước thải Sa Pa, công suất xử lý nước thải 2.500m3/ngày đêm đến 2012 đi vào hoạt động.

- Dự án thoát nước và xử lý nước thải Khu đô thị mới Lào Cai - Cam Đường, công suất 5.000m3/ngày đêm.

- Đầu tư xây dựng Nhà máy cấp nước cho Khu công nghiệp Tân Thượng, công suất 10.000 m3/ngày đêm để cung cấp nước cho Khu công nghiệp và các vùng lân cận.

- Nâng cấp Nhà máy nước Tằng Loỏng lên công suất 22.000 m3/ngđ.

- Xây dựng mới và mở rộng, nâng cấp các nhà máy cấp nước ở các huyện lỵ, thị trấn trong tỉnh để bảo đảm nhu cầu sử dụng nước của nhân dân (tổng công suất khoảng 25.000 m3/ngđ).

6. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

6.1. Sản xuất xi măng:

+ Duy trì sản xuất và nâng công suất Nhà máy xi măng Hoàng Liên Sơn phấn đấu đạt công suất thiết kế 100.000 tấn/năm.

+ Duy trì sản xuất của Nhà máy xi măng Lào Cai (Cam Đường) đến hết năm 2013. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư Nhà máy xi măng lò quay 450.000 tấn/năm do Công ty Cổ phần xi măng VINAFUJI tại xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng, hoàn thành đi vào sản xuất cuối năm 2013.

6.2. Sản xuất gạch xây dựng:

Đẩy mạnh đầu tư sản xuất gạch không nung chất lượng cao thay thế dần gạch nung từ đất sét; sớm xóa bỏ các lò gạch nung thủ công nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hạn chế khai thác sét làm mất đất sản xuất nông nghiệp.

Hướng phát triển trong thời gian tới như sau:

+ Duy trì sản xuất gạch tuynel và gạch không nung tại các nhà máy hiện có với tổng công suất 130 triệu viên/năm.

+ Đầu tư mới Dự án Nhà máy sản xuất gạch không nung công suất 20 triệu viên năm do Hợp tác xã sản xuất và kinh doanh VLXD Gia Phú làm chủ đầu tư, dự kiến năm 2012 đi vào hoạt động.

24

Page 25: Quyet dinh 285 Phe duyet De an Phat trien CN-TTCN11122.doc

document.doc

6.3. Sản xuất đá, cát, sỏi:

Trong giai đoạn 2011 – 2015 nhu cầu về vật liệu xây dựng đá, cát, sỏi sẽ tăng đột biến do nhiều công trình quy mô lớn trong lĩnh vực công nghiệp, giao thông…được triển khai xây dựng, đáng chú ý là Đường cao tốc Lào Cai - Hà Nội. Như vậy cần phát triển mạnh các hoạt động khai thác, chế biến đá, cát, sỏi nhằm khai thác tốt tiềm năng tài nguyên tại các địa phương theo quy hoạch và chú trọng công tác bảo vệ môi trường, bảo đảm an sinh cho nhân dân trong vùng, cụ thể:

+ Duy trì sản xuất của 31 đơn vị khai thác tại 41 mỏ đang hoạt động.

+ Tìm kiếm, thăm dò đầu tư khai thác và chế biến một số mỏ dọc tuyến đường cao tốc và các khu công nghiệp, nâng tổng công suất lên khoảng 1,0-1,5 triệu m3/năm.

7. Công nghiệp phụ trợ

- Công nghiệp cơ khí, sửa chữa: Phát triển các ngành cơ khí cung cấp dịch vụ sửa chữa máy, thiết bị, các phương tiện vận tải... gắn với các đô thị và khu vực sản xuất công nghiệp tập trung.

- Sản xuất phụ kiện, nguyên liệu: Tập trung vào sản xuất phụ kiện, chế biến nguyên liệu phụ gia, trợ dung như quắczit, đô lô mit, đá vôi, thuốc tuyển, thủy tinh lỏng... phục vụ cho các ngành luyện kim, hóa chất, tuyển khoáng...

- Đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất thùng phuy kim loại đựng phốt pho vàng, công suất từ 100.000 lên 300.000 sản phẩm/năm; đầu tư mới dây chuyền sản xuất bao bì PP công suất 20 triệu bao/năm và sản xuất vỏ bao xi măng công suất 15 triệu bao/năm tại Khu công nghiệp Tằng Loỏng.

8. Phát triển tiểu, thủ công nghiệp (có dự án thành phần)

Phấn đấu đến năm 2015, giá trị sản xuất TTCN trên địa bàn đạt 600 tỷ đồng; giá trị gia tăng đạt 180 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng đạt 16%/năm; tạo việc làm mới cho 2.000 đến 2.500 lao động. Tập trung vào một số nghề chủ yếu như sau:

8.1. Nghề dệt may và thêu thổ cẩm: Duy trì sản xuất ổn định của các cơ sở dệt may và thêu thổ cẩm hiện có tại các địa bàn: Khánh Yên Thượng, Khánh Yên Trung, Chiềng Ken, Liêm Phú, huyện Văn Bàn; Tả Phìn, San Sả Hồ, Sa Pả, Trung Chải, huyện Sa Pa; Cán Cấu ở Si Ma Cai; Bản Phố của Bắc Hà.

8.2. Nghề sản xuất mây, tre đan: Là tỉnh có lợi thế về nguyên liệu để sản xuất mây tre đan như tre nứa, song mây... tập trung chủ yếu ở Sa Pa, Bảo Yên, Văn Bàn. Dự kiến giai đoạn 2011-2015, đầu tư tư mới các dự án: đầu tư HTX mây tre đan (thị trấn Phố Ràng, Tân Dương, Minh Tân) 30.000 sản phẩm/năm; sản xuất cót xuất khẩu tại thành phố Lào Cai; sản xuất mây tre đan 15.000 sản phẩm/năm tại thị trấn Khánh Yên - Văn Bàn; sản xuất mây tre đan 1.000 sản

25

Page 26: Quyet dinh 285 Phe duyet De an Phat trien CN-TTCN11122.doc

document.doc

phẩm/năm tại Liêm Phú - Văn Bàn; phát triển nghề sản xuất mây tre đan xã Hầu Thào; sản xuất mây tre đan 2.000 sản phẩm/năm tại thôn Lý Sơn, thị trấn Tằng Loỏng - Bảo Thắng.

8.3. Phát triển nghề nấu rượu đặc sản: Tiếp tục mở rộng sản xuất và đầu tư mới các cơ sở chế biến rượu đặc sản như: HTX SX rượu Sin San, HTX tinh chế rượu Nậm Pung - Bát Xát; HTX tinh chế rượu Thanh Kim - Sa Pa; Công ty TNHH Thắng Ngân (rượu Cốc Ngù) - Mường Khương; HTX Vạn Lực (rượu ngô Cán Cấu - Si Ma Cai; Trung tâm Dạy nghề tư thục Phú Minh (rượu Làng Mới) Tả Phời – TP Lào Cai.

8.4. Chế biến nông, lâm sản, thực phẩm

- Chế biến nông sản, thực phẩm:

+ Đầu tư mở rộng nhà máy xay xát, đánh bóng gạo Séng Cù tại thị trấn Mường Khương và mở rộng nhà máy xay xát đánh bóng gạo Mường Vi, Bát Xát. Duy trì sản xuất và nâng cao chất lượng các sản phẩm thực phẩm tiêu biểu như đậu phụ, tương ớt, bún bánh…tại các địa phương.

+ Là tỉnh có vùng ngô hàng hóa lớn với sản lượng 65 - 70 nghìn tấn ngô/ năm. Để nâng cao giá trị sản phẩm và khai thác thế mạnh của nguồn nguyên liệu này, dự kiến xây dựng 01 dây chuyền chế biến tinh bột ngô 10.000 tấn/năm tại TP. Lào Cai.

+ Giai đoạn 2011-2015, tiếp tục thực hiện Dự án Nâng cao chất lượng hoa quả, rau sạch, cây ôn đới; đồng thời, khuyến khích đầu tư kỹ thuật bảo quản và chế biến nhằm gia tăng giá trị sản phẩm. Dự kiến xây dựng 03 nhà máy chế biến rau quả với thiết bị công nghệ hiện đại đồng bộ (01 nhà máy tại TP. Lào Cai, 02 nhà máy đặt tại vùng rau quả trọng điểm là Sa Pa và Bắc Hà).

8.5. Chế biến gỗ

+ Ưu tiên phát triển các cơ sở sản xuất mặt hàng chất lượng cao, mẫu mã đáp ứng thị hiếu (bàn, ghế, tủ). Đi sâu phát triển các sản phẩm gỗ thủ công, các sản phẩm trang trí nội thất có tính thẩm mỹ, giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao sử dụng gỗ rừng trồng. Khuyến khích mở rộng các cơ sở sản xuất mộc dân dụng hiện tại đi sâu sản xuất các mặt hàng cao cấp. Trong những năm tới, cần duy trì hoạt động sản xuất tại các cơ sở hiện có với tổng công suất khoảng 200 nghìn m3

gỗ nguyên liệu/năm. Đồng thời đầu tư mới các cơ sở sản xuất tại thành phố Lào Cai, các huyện Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn, Bát Xát với tổng công suất 50 nghìn m3 gỗ nguyên liệu/năm.

+ Phát triển các cơ sở sản xuất gỗ theo hướng sản xuất các mặt hàng có chất lượng, bên cạnh đó đi sâu vào phát triển các sản phẩm gỗ thủ công, các sản phẩm trang trí nội thất có giá trị sử dụng cao (đèn, khung tranh, bình hoa,...)

26

Page 27: Quyet dinh 285 Phe duyet De an Phat trien CN-TTCN11122.doc

document.doc

+ Xây dựng hệ thống cơ sở chế biến lâm sản vừa và nhỏ ở các huyện vùng cao để hình thành thị trường lâm sản, kích thích phát triển kinh tế lâm nghiệp.

8.6. Chế biến khác

Từng bước hỗ trợ đầu tư dây chuyền chế biến thịt đông lạnh, thịt chế biến sẵn, xúc xích, giăm bông,... Để khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Lào Cai trong việc phát triển trồng cây dược liệu kết hợp với du lịch và phát triển ổn định, vững chắc cần phối hợp với Viện Dược liệu tiến hành quy hoạch vùng nguyên liệu để khắc phục tình trạng khai thác tự nhiên và triển khai các dự án ưu tiên nhằm bảo tồn và phát triển nghề chế biến dược liệu (Dự án Bảo tồn và phát triển nghề chế biến nước tắm người Dao đỏ Tả Phìn; Dự án Phát triển nghề làm thuốc Bắc tại thị trấn Sa Pa phục vụ du khách).

8.7. Chế biến thuốc lá

Theo Quy hoạch vùng trồng cây thuốc lá trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2015 có khoảng 2.000 ha trồng cây thuốc lá tại 04 huyện (Bát Xát, Mường Khương, Bắc Hà và Si Ma Cai) với sản lượng từ 3.400 đến 3.600 tấn lá thuốc lá sấy khô. Để đáp ứng công đoạn sấy cần duy trì hoạt động 1.889 lò và đầu tư mới thêm khoảng 2.430 lò sấy cụ thể: huyện Bát Xát 550 lò; Mường Khương 750 lò; Si Ma Cai khoảng 550 lò; Bắc Hà 480 lò.

8.8. Sản xuất vật liệu xây dựng quy mô nhỏ

Tập trung khuyến khích sản xuất gạch không nung và tổ chức khai thác đá, cát, sỏi tại các sông suối với quy mô nhỏ tại các địa phương có sẵn nguồn nguyên liệu, phục vụ nhu cầu xây dựng dân dụng cho các khu vực vùng sâu, vùng xa có điều kiện giao thông đi lại khó khăn.

9. Phát triển các khu, cụm công nghiệp (có dự án thành phần)

Để phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nhanh, bền vững, trong những năm tới nhu cầu về mặt bằng và các điều kiện cho sản xuất tập trung là rất lớn. Dự kiến đầu tư xây dựng thêm 2 khu công nghiệp và mỗi huyện có ít nhất 01 cụm công nghiệp. Có chính sách xã hội hóa đầu tư - kinh doanh hạ tầng kỹ thuật để phát triển các khu, cụm công nghiệp nhằm thu hút đầu tư và di chuyển các cơ sở sản xuất vào các khu vục sản xuất tập trung. Phấn đấu đến năm 2015, các khu, cụm công nghiệp mới thành lập đạt tỷ lệ lấp đầy trên 70% diện tích đất công nghiệp. Cụ thể:

9.1. Khu công nghiệp: Tiếp tục đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp hiện có (Đông Phố Mới, Bắc Duyên Hải, Tằng Loỏng). Đẩy mạnh kêu gọi đầu tư sớm lấp đầy diện tích mới mở rộng (300 ha) tại Khu công nghiệp Tằng Loỏng.

27

Page 28: Quyet dinh 285 Phe duyet De an Phat trien CN-TTCN11122.doc

document.doc

Hoàn thiện hồ sơ thành lập 2 khu công nghiệp mới tại khu vực Tân An -Tân Thượng (Văn Bàn) với diện tích khoảng 1.000 ha và phía Tây thành phố Lào Cai với diện tích khoảng 500 ha.

9.2. Cụm công nghiệp: Đầu tư xây dựng hạ tầng cơ bản (đền bù, giải phóng mặt bằng, hạ tầng giao thông, điện, nước...) để hình thành các cụm công nghiệp cấp huyện quản lý như: Bản Vược, Gia Phú, Phố Ràng, Khánh Yên Thượng, Võ Lao, Bản Phiệt, Nàn Sán, Bắc Hà và các cụm công nghiệp của thành phố Lào Cai.

Lựa chọn địa điểm, lập quy hoạch chi tiết và đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho các cụm công nghiệp ở huyện, thành phố phục vụ cho giai đoạn sau.

10. Công tác bảo đảm môi trường

Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng công nghiệp gắn với phát triển bền vững, cần phải thực hiện tốt một số nội dung sau:

- Quản lý chặt chẽ chất thải trực tiếp từ các cơ sở sản xuất, xử lý bảo đảm tiêu chuẩn trước khi thải ra ngoài.

- Các khu, cụm công nghiệp sản xuất tập trung phải có nơi tập kết và xử lý chất thải nguy hại.

- Các dự án mới cần được bố trí trong khu vực tập trung phù hợp với tính chất tác động đến môi trường để thuận tiện xử lý, bảo vệ môi trường.

- Khuyến khích ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, hạn chế thấp nhất ô nhiễm môi trường tại các nhà máy, các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn.

IV- Nhu cầu vốn đầu tư

1. Tổng vốn đầu tư: 31.700 tỷ đồng. Bao gồm:

1.1. Công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản:  4.646 tỷ đồng        

1.2. Công nghiệp luyện kim: 4.261 tỷ đồng                               

1.3. Công nghiệp phân bón, hóa chất: 4.038 tỷ đồng                            

1.4. Công nghiệp chế biến nông, lâm sản: 418 tỷ đồng  

1.5. Công nghiệp điện, nước: 16.823 tỷ đồng                                   

1.6. Công nghiệp phụ trợ: 295 tỷ đồng  

1.7. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: 503 tỷ đồng             

1.8. Phát triển tiểu thủ công nghiệp: 156 tỷ đồng                

1.9. Hạ tầng cơ sở các khu, cụm công nghiệp: 560 tỷ đồng           

2. Cơ  cấu đầu tư

28

Page 29: Quyet dinh 285 Phe duyet De an Phat trien CN-TTCN11122.doc

document.doc

- Vốn ngân sách nhà nước: Chủ yếu dùng cho lập quy hoạch, đền bù giải phóng mặt bằng, thực hiện chính sách khuyến công, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, chi phí chuẩn bị đầu tư và đối ứng thực hiện các dự án sử dụng nguồn vốn vay tổ chức quốc tế. Dự kiến khoảng 250 tỷ đồng, chiếm 0,78% tổng nhu cầu. Trong đó ngân sách tỉnh: 25% (63 tỷ đồng), ngân sách trung ương đầu tư hỗ trợ 43% (107 tỷ đồng), vốn vay ODA 32% (80 tỷ đồng).

- Vốn tự có của doanh nghiệp: 7.925 tỷ đồng, chiếm 25% tổng nhu cầu.

- Vốn liên doanh, hợp tác đầu tư, đầu tư trực tiếp của nước ngoài khoảng 4.755 tỷ đồng, chiếm 15% tổng nhu cầu.

- Vốn tín dụng nhà nước: 6.340 tỷ đồng, chiếm 20% tổng nhu cầu.

- Vốn vay các tổ chức tín dụng: 11.798 tỷ đồng, chiếm 37,2% tổng nhu cầu.

- Vốn vay, tài trợ nước ngoài: 634 tỷ đồng, chiếm 2% tổng nhu cầu.

3. Phân kỳ đầu tư (Phụ lục 2)

V- MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Về quy hoạch

Tập trung thực hiện rà soát, bổ sung, điều chỉnh và lập các quy hoạch phát triển ngành giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến 2025 như: Quy hoạch phát triển công nghiệp – TTCN và phát triển khu, cụm công nghiệp; Quy hoạch khai thác và chế biến khoáng sản, Quy hoạch Điện lực, thủy điện... để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và định hướng phát triển trên từng lĩnh vực, giúp cho các nhà đầu tư khi đến Lào Cai tìm hiểu cơ hội đầu tư và yên tâm triển khai các dự án. Trong đó, Quy hoạch Khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản phải chỉ rõ nhiệm vụ chế biến sâu các nguyên liệu khoáng khai thác trên địa bàn, theo hướng sản xuất ra các sản phẩm cuối cùng nhằm lợi ích hóa tối đa tiềm năng tài nguyên khoáng sản. Chú trọng quy hoạch rõ nét 3 loại khoáng sản có trữ lượng lớn, có tính chiến lược như: apatit, đồng, sắt, hạn chế xuất khẩu và bán quặng thô ra khỏi địa bàn.

2. Tạo môi trường đầu tư thuận lợi

- Ưu tiên đầu tư và hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc và các công trình phúc lợi xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thực hiện các dự án sản xuất công nghiệp; tiếp tục rà soát, cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư.

- Đầu tư hoàn thiện các khu, cụm công nghiệp; xây dựng cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp. Tranh thủ sự hỗ trợ của

29

Page 30: Quyet dinh 285 Phe duyet De an Phat trien CN-TTCN11122.doc

document.doc

các bộ, ngành trung ương về vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và quy hoạch phát triển các vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến.

- Tổ chức thực hiện tốt các quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu cây công nghiệp tập trung bảo đảm về quy mô và chất lượng như cây chè, thuốc lá, cao su, cây ăn quả...

- Chỉ đạo sát sao các cấp, ngành hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng được nhanh chóng hiệu quả. Đồng thời xây dựng phương án tái định canh, định cư cho những hộ dân bị thu hồi đất sản xuất, canh tác.

3. Phát triển nguồn nhân lực

Trong giai đoạn 2011 – 2015, để đáp ứng nhu cầu phát triển cho ngành công nghiệp phải bổ sung mới khoảng 10.500 lao động. Trong đó:

+ Cán bộ quản lý, văn phòng: 1.000 người;

+ Cán bộ kỹ thuật (kỹ sư, thợ bậc cao...): 1.500 người;

+ Công nhân kỹ thuật các ngành được đào tạo: 6.000 người;

+ Lao động phổ thông: 2.000 người.

Giải pháp cụ thể:

- Thực hiện xã hội hoá công tác đào tạo nghề nhằm thu hút mọi nguồn lực trong xã hội cho các hoạt động đào tạo nghề, đa dạng hoá các loại hình đào tạo. Đào tạo nghề gắn với nhu cầu của doanh nghiệp.

- Ưu tiên đào tạo cho các ngành then chốt như: khai thác, chế biến khoáng sản, luyện kim, hoá chất, thuỷ điện, chế biến nông, lâm sản,...

- Tiếp tục thực hiện chính sách thu hút cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật có trình độ tay nghề cao đến làm việc lâu dài tại Lào Cai.

- Có những chương trình dạy nghề, chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp với điều kiện sản xuất, canh tác mới đối với những lao động mất việc làm do công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất sản xuất, canh tác.

4. Giải pháp về khoa học công nghệ

- Đối với cơ sở sản xuất hiện có cần tiến hành hiện đại hoá từng phần và đổi mới công nghệ thiết bị ở từng công đoạn, từng bộ phận trong dây truyền sản xuất, tiến tới từng bước hiện đại hoá toàn bộ dây truyền nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.

- Đối với các dự án đầu tư mới cần cân nhắc áp dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến phù hợp với từng giai đoạn phát triển, không nhập khẩu công nghệ và

30

Page 31: Quyet dinh 285 Phe duyet De an Phat trien CN-TTCN11122.doc

document.doc

thiết bị đã lạc hậu. Từng bước loại bỏ các công nghệ tiêu hao, sử dụng nhiều năng lượng; khuyến khích ưu tiên việc sử dụng các loại công nghệ sạch, ít gây ô nhiễm môi trường.

- Áp dụng chính sách miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, miễn giảm thuế cho phần vốn nghiên cứu đổi mới công nghệ, các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng thay thế hàng nhập khẩu trong một thời gian nhất định.

5. Giải pháp về vốn

- Khuyến khích đầu tư đối với các dự án lớn huy động bằng các hình thức liên doanh, liên kết, cổ phần hoá, vay nước ngoài. Đồng thời cần tận dụng và thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

- Phát triển mạnh mô hình công ty cổ phần để huy động vốn trong các thành phần kinh tế vào đầu tư phát triển công nghiệp. Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, dự án đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp để trình xin hỗ trợ từ ngân sách trung ương và kêu gọi doanh nghiệp đầu tư – kinh doanh hạ tầng các khu, cụm công nghiệp.

- Các ngân hàng thương mại tiếp tục nghiên cứu, cải tiến thủ tục cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc vay vốn như: nới rộng điều kiện thế chấp, áp dụng mức lãi suất ưu đãi cho các khoản vay dài hạn để đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp.

- Áp dụng chính sách đầu tư bằng thuê mua tài chính, huy động vốn ứng trước đối với khách hàng.

- Phát triển Quỹ bảo lãnh tín dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn đầu tư phát triển sản xuất.

6. Giải pháp về môi trường

- Triển khai rà soát đánh giá tác động từ việc phát triển các dự án công nghiệp đến an sinh xã hội, trước mắt tập trung kiểm tra đánh giá đời sống kinh tế của các hộ gia đình phải tái định cư nhường đất cho các dự án thủy điện và một số dự án có quy mô lớn phải di dời nhiều hộ dân.

- Các dự án đầu tư mới bắt buộc phải báo cáo đánh giá tác động môi trường với các giải pháp xử lý bảo đảm môi trường mới chấp thuận cho phép đầu tư.

- Đánh giá hiện trạng môi trường của tất cả các cơ sở sản xuất hiện có, nhất là tại các khu, cụm công nghiệp; kiểm kê các nguồn gây ô nhiễm chính, định kỳ quan trắc phân tích để đưa ra các giải pháp xử lý hữu hiệu.

31

Page 32: Quyet dinh 285 Phe duyet De an Phat trien CN-TTCN11122.doc

document.doc

- Từng bước đưa sản xuất tập trung vào các khu, cụm công nghiệp. Xây dựng các công trình xử lý nước thải, chất thải rắn tập trung tại các khu, cụm công nghiệp.

- Đối với các hoạt động khai thác khoáng sản, ngoài các biện pháp bảo vệ môi trường đã được Nhà nước quy định, cần có biện pháp bắt buộc các doanh nghiệp thực hiện công tác phục hồi môi trường ngay sau khi kết thúc khai thác.

7. Giải pháp về quản lý

- Thường xuyên đánh giá kết quả thực hiện Đề án để điều chỉnh, bổ sung kịp thời các giải pháp phù hợp nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ hằng năm và cả giai đoạn.

- Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý về công nghiệp của các cấp, các ngành trong, bảo đảm phát triển đúng định hướng, tăng trưởng mạnh và bền vững, hạn chế đến mức thấp nhất các tiêu cực do tăng trưởng nóng, ô nhiễm môi trường và các vấn đề liên quan đến an sinh xã hội. Chú trọng phát triển tiểu, thủ công nghiệp và công nghiệp nông thôn phục vụ các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới...

8. Về cơ chế, chính sách

Tổng kết và sửa đổi bổ sung chính sách khuyến khích phát triển tiểu, thủ công nghiệp theo hướng: mở rộng đối tượng thụ hưởng, tăng mức hỗ trợ và đơn giản hóa thủ tục hành chính...

VI. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN

1. Hiệu quả kinh tế: Đề án được thực hiện sẽ khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh, bảo đảm tăng trưởng kinh tế theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đề ra. Tạo nguồn thu lâu dài và ổn định cho ngân sách nhà nước.

2. Hiệu quả xã hội: Giải quyết việc làm mới cho khoảng 10.500 lao động, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nhân dân, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động của địa phương, đẩy nhanh quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh.

PHẦN III

CÁC DỰ ÁN THÀNH PHẦN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I- CÁC DỰ ÁN THÀNH PHẦN

1. Dự án Phát triển các khu, cụm công nghiệp tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2011 – 2015.

2. Dự án Phát triển tiểu, thủ công nghiệp tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2011 –2015.

32

Page 33: Quyet dinh 285 Phe duyet De an Phat trien CN-TTCN11122.doc

document.doc

3. Dự án Các công trình công nghiệp trọng điểm, giai đoạn 2011 – 2015.

II- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1- Ban cán sự đảng UBND tỉnh chỉ đạo:

- Sở Công Thương - cơ quan chủ trì, phối hợp với các ngành, các địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai thực hiện các nội dung của Đề án. Chủ trì tham mưu lập các quy hoạch, cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp – khu, cụm công nghiệp và tiểu, thủ công nghiệp của tỉnh Lào Cai.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, sở, ban, ngành liên quan tổng hợp tình hình thực hiện 06 tháng, hằng năm, sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện Đề án, báo cáo Tỉnh ủy, Ban Cán sự đảng UBND tỉnh.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hựp với Sở Tài chính cân đối, bố trí kế hoạch vốn đầu tư hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; nghiên cứu, đề xuất những cơ chế, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và khuyến khích đầu tư từ khu vực dân doanh;

- Sở Tài chính phối hợp với các sở, ngành liên quan bố trí kinh phí cho các hoạt động xúc tiến đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh của tỉnh, bảo đảm ổn định thị trường và khuyến khích, hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực của tỉnh.

- Sở Tài nguyên - Môi trường điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất của tỉnh để bố trí quỹ đất cho các dự án phát triển công nghiệp - tiểu, thủ công nghiệp.

- Ngân hàng Nhà nước tỉnh, các tổ chức tín dụng có phương án, kế hoạch huy động vốn phục vụ cho nhu cầu đầu tư phát triển công nghiệp – khu, cụm công nghiệp và tiểu, thủ công nghiệp của tỉnh Lào Cai.

- Các sở, ban, ngành có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, phối hợp trong việc tham mưu cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp - khu, cụm công nghiệp và tiểu, thủ công nghiệp; quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu tập trung, quản lý đầu tư phát triển, cân đối vốn ngân sách, đảm bảo thực hiện có hiệu quả Đề án.

2- Huyện uỷ, thành uỷ, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo việc xây dựng đề án phát triển công nghiệp - khu, cụm công nghiệp và tiểu, thủ công nghiệp phù hợp với Đề án này và thực tiễn địa phương mình; phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chức năng, các cơ sở sản xuất trong công tác quy hoạch, kế hoạch và giải phóng mặt bằng. Đồng thời, phối hợp với ngành Công Thương thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tại địa phương./.

33

Page 34: Quyet dinh 285 Phe duyet De an Phat trien CN-TTCN11122.doc

document.doc

PHỤ LỤC 01

CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2011-2015

SốTT Tên Dự án Công suất

Tổng mức

đầu tư(tỷ

đồng)

Mức đầu tư

giai đoạn 2011-2015

Thời gian thực hiện

Phân kỳ vốn đầu tưLao động

(người)2011 2012 2013 2014 2015

A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

  Thành phố Lào Cai   3,982 3,136   422.0 330.5 728 1,142 515 2,205

1 Dự án khai thác và tuyển quặng Apatit Bắc Nhạc Sơn

350.000 tấn tinh quặng 1,000 300 2007-2011 300 - - - - 550

2 Dự án đầu tư tuyển quặng apatit loại II

700.000 tấn tinh quặng /năm 800 800 2012-2015 - 100 200 300 200 800

3 Dự án thăm dò chi tiết apatit 200.000 tấn/năm 50 50 2011-2015 2.5 7.5 12.5 12.5 15 75

4 Dự án khai thác và chế biến quặng đồng tại mỏ đồng Tả Phời

45.000 tấn tinh quặng

25% Cu1,900 1,900 2011-2015 100 200 500 800 300 600

5 Dự án khai thác, chế biến Cao lanh, phen spat Sơn Mãn

50.000 tấn/năm 21 18 2011-2012 5 13 - - - 50

6 Khai thác, chế biến graphit Nậm Thi

20.000 tấn tinh quặng 85 - 92% C

61 61 2011-2014 7 10 15 29 - 130

7 DA Thuỷ điện Ngòi Đường 1 6.5 MW 149.5 7.5 2007-2011 7.5         30

  VĂN BÀN   7445.8 5713.7   1307.7 1618.7 1025.4 1210.5 683 3143

Page 35: Quyet dinh 285 Phe duyet De an Phat trien CN-TTCN11122.doc

document.doc

1Dự án đầu tư khai thác và tuyển quặng apatit Làng Phúng - Tam Đỉnh

0,5 triệu tấn quặng NK; 0,3 triệu tấn tinh

quặng

600 600 2012-2014 - 50 200 350 - 600

2 Dự án thăm dò chi tiết apatit 200.000 tấn/năm 50 50 2011-2015 2.5 7.5 12.5 12.5 15 75

3 Dự án khai thác và chế biến quặng sắt Quý Xa 3 triệu tấn/năm 520 480 2008-2013 80 200 200 - - 250

4 Dự án khai thác và chế biến quặng sắt Ba Hòn - Làng Lếch

300.000 tấn tinh quặng/năm 240 240 2011-2012 100 140 - - - 313

5 Dự án khai thác và chế biến quặng sắt Tác Ái

180.000 tấn tinh quặng/năm 127 90 2008-2012 50 40 - - - 120

6 Dự án khai thác và chế biến quặng sắt Làng Vinh, Làng Cọ

200.000 tấn tinh quặng/năm 150 150 2012-2015 - - 30 50 70 150

7 Dự án khai thác mỏ phen spat Văn Bàn 150.000 tấn/năm 30 15 2011-2015 5 10 - - - 80

8Dự án khai thác - tuyển và luyện quặng vàng gốc mỏ vàng Minh Lương

500 kg vàng kim loại/năm 215 215 2011-2013 80 135 - - - 307

9 Nhà máy phân lân nung chảy Lào Cai 100.000 tấn/năm 161 15 2010-2012 100 46 - - - 188

10 Dự án đầu tư xây dựng nhà máy phố pho trắng

15.000 tấn phốt pho trắng/năm 300 300 2011-2013 50 100 150 - - 250

11Dự án đầu tư khu liên hợp sản xuất phốt pho vàng và các sản phẩm hóa chất từ phốt pho vàng

16.000 tấn phốt pho vàng và các sản phẩm đi kèm

1,450 400 2012-2014 - 50 150 200 - 350

35

Page 36: Quyet dinh 285 Phe duyet De an Phat trien CN-TTCN11122.doc

document.doc

12 DA Thuỷ điện Nậm Xây Nọi 12 MW 287 229.6 2008-2012 114.8 114.8 - - - 35

13 DA Thuỷ điện Suối Chăn 1 21MW 432.6 363.4 2007-2012 181.7 181.7 - - - 40

14 DA Thuỷ điện Minh Lương 22.5 MW 562.5 393.8 2004-2012 196.9 196.9 - - - 30

15 DA Thuỷ điện Nậm Mu 10 MW 206 127.7 2009-2012 63.9 63.9 - - - 30

16 DA Thuỷ điện Suối Chút 1 1.2 MW 30 22.5 2007-2013 7.5 7.5 7.5 - - 20

17 DA Thuỷ điện Suối Chút 2 5 MW 125 112.5 2010-2013 37.5 37.5 37.5 - - 25

18 DA Thuỷ điện Nậm Tha 5 13.5 MW 337.5 337.5 2009-2013 112.5 112.5 112.5 - - 30

19 DA Thuỷ điện Nậm Xây Luông 5 7.2 MW 180 137 2007-2013 45.7 45.7 45.7 - - 25

20 DA Thuỷ điện Nậm Khắt 7.5 MW 176.7 173.2 2009-2013 57.7 57.7 57.7 - - 25

21 DA Thuỷ điện Tu Trên 2.8 MW 70 66 2010-2013 22 22 22 - - 25

22 DA Thuỷ điện Nậm Luông 4 12 MW 276 276 2014-2015 - - - 138 138 30

23 DA Thuỷ điện Nậm Khoá 1 2 MW 50 50 2014-2015 - - - 25 25 20

24 DA Thuỷ điện Nậm Khoá 2 6 MW 138 138 2014-2015 - - - 69 69 25

25 DA Thuỷ điện Nậm Tha 4 11.5 MW 264.5 264.5 2014-2015 - - - 132 132 30

26 DA Thuỷ điện Nậm Má 1 2.5 MW 57.5 57.5 2014-2015 - - - 29 29 20

27 DA Thuỷ điện Nậm Má 2 3.5 MW 87.5 87.5 2014-2015 - - - 44 44 20

28 DA Thuỷ điện Suối Chăn 2 14 MW 322 322 2014-2015 - - - 161 161 30

BẢO THẮNG   13,771.6 13,180.6   3,168.1 5,898 3,726.0 226.0 912.5 3,944

36

Page 37: Quyet dinh 285 Phe duyet De an Phat trien CN-TTCN11122.doc

document.doc

1 Dự án đầu tư khai thác và tuyển quặng apatit Phú Nhuận

0,3 triệu tấn quặng nguyên khai; 0,1

triệu tấn tinh quặng

400 400 2012-2015 - 50 100 200 50 350

2 Dự án khai thác, chế biến Cao lanh, phen spat Thái Niên 50.000 tấn/năm 15 10 2011-2013 3 7 5 - - 60

3 Các dự án khai thác, chế biến cao lanh, phen spat 50.000 tấn/năm 9 9 2012-2015 - 1.5 1.5 3.5 2.5 40

4 Dự án mở rộng nhà máy luyện đồng Tằng Loỏng

30.000 tấn đồng kim loại/năm 1,300 1,300 2011-2012 100 800 400 - - 1,000

5 Nhà máy gang thép Lào Cai 500.000 tấn thép/năm 3,660 3,460 2008-2012 1,600 1,860 - - - 700

6 Dự án sản xuất DAP số 2 330.000 tấn/năm 5,170 5,100 2010-2013 400 2,000 2,700 - - 650

7 Nhà máy sản xuất Super lân 100.000 tấn/năm 66 66 2011-2012 30 36 - - - 89

8 Nhà máy sản xuất DCP 50.000 tấn/năm 198 198 2011-2013 40 60 98 - - 164

9Dự án đầu tư khu liên hợp sản xuất phốt pho vàng và các sản phẩm hóa chất từ phốt pho vàng

10.000 tấn P 4 /năm và các sản

phẩm đi kèm169 169 2011-2012 100 69 - - - 99

10Dự án đầu tư xây dựng phân xưởng sản xuất phốt pho vàng số 2

8.000 tấn P 4 /năm 79 69 2010-2011 69 - - - - 75

11 Dự án đầu tư cải tạo, mở rộng Nhà máy phốt pho vàng Lào Cai

10.000 tấn P 4 /năm 201 201 2011-2012 51 160 - - - 97

37

Page 38: Quyet dinh 285 Phe duyet De an Phat trien CN-TTCN11122.doc

document.doc

12 Dự án ván ghép thanh 10.000m3 gỗ nguyên liệu/năm 100 100 2011-2015 - - - - 100 150

13 Dự án Nhà máy chế biến chè chất lượng cao

5 tấn chè búp tươi/ngày 29 29 2011-2015 - - 9 10 10 20

14 Dự án Nhà máy xi măng lò quay 450.000 tấn/năm 735 735 2011-2013 135 200 400 - 735 150

15 Dự án sản xuất gạch không nung công nghệ từ hóa đất đá 20 triệu viên/năm 7 7 2011 7 - - - - 60

16 Dự án thăm dò chi tiết apatit 200.000 tấn/năm 50 50 2011-2015 2.5 7.5 12.5 12.5 15 75

17

Mở rộng dây chuyền sản xuất bao bì thùng phuy đựng phốt pho và xây dựng mới dây chuyến sản xuất bao bì và vỏ bao xi măng

Mở rộng bao bì Phốt pho lên

300.000 sp/năm; lắp đặt dây

chuyền PP 20 triệu bao/năm. Dây chuyền vỏ bao xi măng 15 triệu bao/năm

83.6 83.6 2011-2012 33.6 50 - - - 120

18 DA Thuỷ điện Tà Thàng 60 MW 1500 1,194 2007-2012 597 597       45

BÁT XÁT   8,186 6,858   1,551 2,998 1,482 46 48 1,050

1 Dự án thăm dò chi tiết apatit 200.000 tấn/năm 50 50 2011-2015 2.5 7.5 12.5 12.5 15 75

2 Dự án khai thác và chế biến quặng đồng tại mỏ đồng Vi Kẽm

45.000 tấn tinh quặng 25% Cu 2,100 2,100 2011-2013 100 800 1,200 - - 400

3 Dự án đầu tư sản xuất đũa và giấy đế xuất khẩu 3000 tấn/năm 34 34 2011 34 - - - - 100

4 Nhà máy gang thép Bản Qua 220.000 tấn thép/năm 1,900 1,750 2009-2012 400 1,350 - - - 60

38

Page 39: Quyet dinh 285 Phe duyet De an Phat trien CN-TTCN11122.doc

document.doc

5 Dự án sản xuất gạch tuynel 40 triệu viên/năm 86 86 2011-2012 86 - - - - 150

6 DA Thuỷ điện Mường Hum 32 MW 642.4 6.4 2008-2011 6.4 - - - - 35

7 DA Thuỷ điện Nậm Pung 9.3 MW 232.5 814.4 2007-2011 81.4 - - - - 30

8 DA Thuỷ điện Tả Lơi 3 7.5 MW 187.5 125.6 2007-2012 62.8 62.8 - - - 30

9 DA Thuỷ điện Ngòi Phát 72 MW 1,457.30 655.8 2003-2012 327.9 327.9 - - - 45

10 DA Thuỷ điện Trung Hồ 8.4 MW 227 124.9 2007-2012 62.4 62.4 - - - 30

11 DA Thuỷ điện Sùng Vui 18 MW 394 236.4 2008-2012 118.2 118.2 - - - 35

12 DA Thuỷ điện Cốc San 29.7 MW 808.1 807.8 2010-2013 269.3 269.3 269.3 - - 35

13 DA Thuỷ điện Phố Cũ 2.9 MW 66.7 66.7 2014-2015 - - - 33 33 25

MƯỜNG KHƯƠNG   11,334 536   150 165 203 3 14.72 410

1 Dự án khai thác chế biến chì - kẽm Lò Suối Tủng

2.000 tấn tinh quặng Pb -

Zn/năm10 10 2013 -

2015 - - 3 3 4 40

2 Dự án mở rộng nhà máy luyện kim màu Bản Lầu

10.000 tấn đồng kim loại/năm 600 515 2009 -

2013 150 165 200 - - 350

3 Dự án Nhà máy chế biến chè chất lượng cao

6 tấn chè búp tươi/ngày 10,724 11 2015 - - - - 10.72 20

BẢO YÊN   852.6 852.6   64 1.5 1.5 393.5 392.5 225

1 Các dự án khai thác, chế biến cao lanh, phen spat 50.000 tấn/năm 9 9 2012 -

2015 - 1.5 1.5 3.5 2.5 40

2Đẩy nhanh dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất bột giấy Bảo Yên

10.000 tấn/năm 64 64 2012 64 - - - - 150

3 DA Thuỷ điện Vĩnh Hà 18 MW 779.6 779.6 2014-2015       390 390 35

39

Page 40: Quyet dinh 285 Phe duyet De an Phat trien CN-TTCN11122.doc

document.doc

4 DA Thuỷ điện Bắc Cuông 5.75 MW 132.25 132.3 2014-2015       66 66 25

SAPA   4150.4 2951.1   909.2 779.4 324.8 470 470 325

1 DA Thuỷ điện Sử Pán 2 34.5 MW 866.2 78 2007-2011 78 - - - - 35

2 DA Thuỷ điện Lao Chải 2.4 MW 69 51.8 2008-2011 51.8 - - - - 30

3 DA Thuỷ điện Nậm Toóng 34 MW 760.6 648.8 2007-2012 324.4 324.4 - - - 40

4 DA Thuỷ điện Séo Chong Hô 21.7 MW 542.5 260.4 2004-2012 130.2 130.2 - - - 30

5 DA Thuỷ điện Nậm Củn 40 MW 974.3 974.3 2009-2013 324.8 324.8 324.8 - - 40

6 DA Thuỷ điện Can Hồ 4.2 MW 96.6 96.6 2014-2015 - - - 48 48 20

7 DA Thuỷ điện Chu Linh 11 MW 253 253 2014-2015 - - - 127 127 30

8 DA Thuỷ điện Nậm Cang 1A 9 MW 207 207 2014-2015 - - - 104 104 30

9 DA Thuỷ điện Nậm Cang 2 1.8 MW 41.4 41.4 2014-2015 - - - 21 21 20

10 DA Thuỷ điện Nậm Cang 1B 3.6 MW 82.8 82.8 2014-2015 - - - 41 41 25

11 DA Thuỷ điện Nậm Sài 7.5 MW 257 257 2014-2015 - - - 129 129 25

BẮC HÀ   4702.4 3162.4   3758.3 727 370 161 161 220

1 DA Thuỷ điện Bảo Nhai 14 MW 322 322 2014 2015 - - 161 161 30

2 DA Thuỷ điện Bắc Hà 90 MW 2050 738 2005-2011 738 - - - - 50

3 DA Thuỷ điện Nậm Khánh 12 MW 300 278.3 2007-2011 278.3 - - - - 35

4 DA Thuỷ điện Nậm Phàng 36 MW 860.3 714 2008-2012 357 357 - - - 35

5 DA Thuỷ điện Bắc Nà 20 MW 570.1 570.1 2008-2013 190 190 190 - - 35

6 DA Thuỷ điện Nậm Lúc 24 MW 600 540 2009-2013 180 180 180 - - 35

TRÊN TOÀN TỈNH   550 550   65 125 115 135 110 1,600

40

Page 41: Quyet dinh 285 Phe duyet De an Phat trien CN-TTCN11122.doc

document.doc

1 Dự án khai thác các mỏ có quy mô nhỏ trên địa bàn 200.000 tấn/năm 100 100 2011 -

2015 10 20 50 20 - 350

2

Dự án khai thác làm nguyên liệu sản xuất xi măng và chất phụ gia phục vụ cho ngành hóa chất, luyện kim

  50 50 2011 - 2015 5 5 15 15 10 250

3

Các dự án công nghiệp phụ trợ khác như: sửa chữa cơ khí, sản xuất phụ kiện, nguyên liệu, hàng tiêu dùng

  400 400 2011-2015 50 100 50 100 100 1000

41

Page 42: Quyet dinh 285 Phe duyet De an Phat trien CN-TTCN11122.doc

document.doc

PHỤ LỤC 02

NHU CẦU VÀ PHÂN KỲ VỐN ĐẦU TƯ CỦA ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2011-2015

Đơn vị: tỷ đồng

STT Lĩnh vực đầu tư Tổng mức đầu tư

Tổng mức đầu tư

giai đoạn 2011 - 2015

Thời gian thực hiện

Vốn/năm Ghi chú

2011 2012 2013 2014 2015

1 Công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản 8.557 4.646 2011-2015 458 1.099 1.559 1.106 424

Có dự án chuyển tiếp từ giai đoạn trước

2 Công nghiệp luyện kim 7.460 4.261 2011-2015 1.364 2.532 364 - - nt

3 Công nghiệp phân bón, hóa chất 6.744 4.038 2011-2015 509 1.529 1.879 121 - nt

4 Công nghiệp chế biến nông, lâm sản 688 418 2011-2015 87 61 66 6 197  

5 Công nghiệp điện, nước 35.000 16.823 2011-2015 4.117 4.830 3.600 2.216 2.060Có dự án

chuyển tiếp từ giai đoạn trước

6 Công nghiệp phụ trợ 485 295 2011-2015 52 91 30 61 61  

7 Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng 830 503 2011-2015 139 121 243 - -  

8 Phát triển tiểu, thủ công nghiệp 250 156 2011-2015 23 36 36 32 29  

9 Đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp 2.763 560 2011-2015 66 122 128 134 110  

  Tổng: 64.769 31.700   6.817 10.422 7.904 3.676 2.880  

Page 43: Quyet dinh 285 Phe duyet De an Phat trien CN-TTCN11122.doc

document.doc

PHỤ LỤC 03Tổng vốn huy động thực hiện Đề án giai đoạn 2011 – 2015

Đơn vị: Tỷ đồng

STT

Nội dung, nhiệm vụ

Đề án

Mục tiêu Đề án,

dự án

Thực hiện giai đoạn 2011 - 2015

Tổng số

Trong đó:Vốn ngân sách

Vốn trái

phiếu Chính

phủ

Vốn đầu

tư của

các doanh nghiệp

Vốn nhân dân đóng

góp

Vốn vay tín dụng

Vốn khácTổng

số

Vốn đầu tư

NSĐP

Vốn sự

nghiệp NSĐP

Vốn Chương

trình mục tiêuquốc gia

NSTW

hỗ trợ có

mục tiêu

Vốn vay ODA

Đầu tư qua Bộ,

ngành

Trung

ương

1Dự án Phát triển Khu, cụm công

nghiệp2.763 560 140  42   98       213   207  

2Dự án Phát triển Tiểu - thủ công

nghiệp180 180 22 10 3   9       49   84 25 

3

Dự án Các công trình công

nghiệp trọng điểm

22.596 22.596                 8.095   14.501  

4 Các dự án khác 8.364 8.364 88  8     80     4.323   3.655 300 

  Tổng cộng 33.903 31.700 250 60 3   107 80     12.680   18.447 325 

43