a. thỊ trƯỜng tiỀn tỆ 2 - srtc.org.vn · báo cáo tóm lược tttc tháng 8/2014 2 a....

20
MC LC A. THTRƯỜNG TIN T................................................................. 2 I. Thtrường tin t- tín dng .................................................... 2 II. Thtrường ngoi hi và vàng .................................................. 7 B. THTRƯỜNG VN ....................................................................... 12 I. Thtrường chng khoán........................................................ 12 II. Thtrường BĐS ...................................................................... 17

Upload: others

Post on 23-Sep-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 - srtc.org.vn · Báo cáo tóm lược TTTC tháng 8/2014 2 A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ I. Thị trường tiền tệ - tín dụng Thị trường

MỤC LỤC

A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ ................................................................. 2

I. Thị trường tiền tệ - tín dụng .................................................... 2

II. Thị trường ngoại hối và vàng .................................................. 7

B. THỊ TRƯỜNG VỐN ....................................................................... 12

I. Thị trường chứng khoán ........................................................ 12

II. Thị trường BĐS ...................................................................... 17

Page 2: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 - srtc.org.vn · Báo cáo tóm lược TTTC tháng 8/2014 2 A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ I. Thị trường tiền tệ - tín dụng Thị trường

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 8/2014

2

A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ

I. Thị trường tiền tệ - tín dụng

Thị trường tiền tệ - tín dụng thế giới

Kinh tế Mỹ đã có đà phục hồi mạnh mẽ sau nhiều lần cắt giảm gói cứu trợ QE3, điều này dẫn

đến khả năng FED sẽ tăng lãi suất sớm hơn dự kiến. Thời gian gần đây, thị trường đã chứng kiến nhiều

đợt bán tháo trái phiếu kho bạc Mỹ cho thấy dòng vốn đã và đang rút khỏi thị trường trái phiếu Mỹ ngày

càng tăng mạnh. Nguyên nhân chủ yếu do Trung Quốc và Nhật Bản đã giảm khối lượng nắm giữ, đồng

thời giới đầu tư tư nhân nước ngoài cũng tăng cường bán mạnh trái phiếu Mỹ. Thị trường lao động chưa

được cải thiện là một trong những nguyên nhân khiến FED tiếp tục duy trì mức lãi suất thấp kỉ lục, kéo

theo lãi suất trái phiếu kho bạc giảm dẫn tới giá trái phiếu giảm mạnh. Mức lãi suất gần bằng 0 như hiện

nay đã được FED quyết định giữ thêm một thời gian nữa, sau khi kết thúc chương trình mua trái phiếu

vào tháng 10 tới nhưng FED cũng cho biết, NHTW sẽ tăng lãi suất sớm hơn dự kiến nếu thị trường lao

động phục hồi nhanh hơn, nếu không, chính sách tiền tệ sẽ được tiếp tục điều chỉnh mạnh hơn nữa.

Những số liệu mới được công bố trong tháng 8 cho thấy sự trì trệ của nền kinh tế khu vực châu

Âu. Lĩnh vực sản xuất và dịch vụ của khu vực chậm lại, chỉ số PMI sản xuất xuống mức 50,8 điểm, giảm

1 điểm so với tháng trước và là mức thấp nhất 13 tháng trở lại đây. Bên cạnh đó, 3 nền kinh tế lớn nhất

của khu vực đều suy yếu (quý II/2014, GDP Đức giảm 0,2% và là quý suy giảm đầu tiên kể từ năm

2012; kinh tế Pháp không tăng trưởng quý thứ 2 liên tiếp; GDP Italia giảm 0,2% và là quý thứ 2 liên tiếp

tăng trưởng âm) dẫn đến sự ngưng trệ trong tăng trưởng kinh tế của khu vực. Trong bối cảnh trì trệ về

kinh tế, lạm phát xuống mức 0,3% trong tháng 8 (thấp nhất từ tháng 10/2009), tỷ lệ thất nghiệp tháng 7

vẫn ở mức cao 11,5% thì nguy cơ khu vực rơi vào tình trạng giảm phát có nhiều khả năng sẽ xảy ra. Tuy

nhiên, NHTW châu Âu (ECB) vẫn tin tưởng vào hiệu quả của các biện pháp được thực hiện từ tháng

6/2014 bao gồm hạ lãi suất xuống mức thấp kỷ lục, cung cấp các khoản cho vay lãi suất thấp và mua trái

phiếu để bơm tiền vào nền kinh tế khu vực và nhận định Eurozone sẽ tái tăng trưởng kinh tế trong tương

lai. Khi các hoạt động kinh tế dần hồi phục, giá năng lượng, thực phẩm và tỷ giá hối đoái ngừng xu

hướng giảm, giá lao động tăng thì lạm phát sẽ tăng trong thời gian tới. ECB cũng đưa ra dự báo lạm phát

năm 2014 sẽ ở mức 0,7% và tăng lên lần lượt 1,2% và 1,5% trong hai năm tiếp theo.

Lãi suất cơ bản vẫn được ECB giữ ở mức 0,15%. Đứng trước những ảnh hưởng xấu từ căng

thẳng chính trị với Nga, ECB cũng tuyên bố đã chuẩn bị và sẵn sàng ban hành thêm các biện pháp kích

thích kinh tế nếu cần thiết, bao gồm cả việc thực hiện chương trình mua tài sản (QE). Lãi suất trái phiếu

chính phủ tại khu vực lần đầu tiên xuống dưới 0% đồng nghĩa với việc nhà đầu tư phải trả tiền để chính

phủ giữ hộ tiền cho họ.

Trên thị trường liên ngân hàng London, lãi suất đồng USD của tất cả các kì hạn chỉ biến động

nhẹ, trong khi đó lãi suất đồng EUR sụt giảm mạnh (xem biểu đồ 1, 2). So sánh lãi suất đồng USD ngày

cuối tháng (29/8) với ngày đầu tháng (1/8), kì hạn 1 tuần và 1 tháng có mức tăng nhẹ ( từ 0.00100% –

0.00125%), các kì hạn còn lại giảm nhẹ từ 0,00040 – 0,01250% trong đó kỳ hạn 12 tháng có mức giảm

mạnh nhất. Lãi suất đồng EUR của tất cả các kỳ hạn đều có biến động giảm mạnh nhẹ. Riêng lãi suất kỳ

hạn qua đêm có chung xu hướng giảm cùng các kỳ hạn khác nhưng lại tăng đột biến vào ngày cuối

Page 3: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 - srtc.org.vn · Báo cáo tóm lược TTTC tháng 8/2014 2 A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ I. Thị trường tiền tệ - tín dụng Thị trường

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 8/2014

3

tháng. So sánh lãi suất ngày cuối tháng (29/8) với ngày đầu tháng (1/8), các kỳ hạn còn lại giảm từ

0,01715% – 0,05643%, trong đó kỳ hạn 12 tháng có mức giảm mạnh nhất.

Biểu đồ 1: Lãi suất đồng USD và EUR trên Thị trường liên ngân hàng London tháng 8/2014

USD

EUR

Nguồn: homefinance.nl

Biểu đồ 2: Lãi suất đồng USD và EUR trên Thị trường liên ngân hàng London 8 tháng đầu năm

2014

USD

EUR

Nguồn: homefinance.nl

Kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng suy giảm mạnh nhất trong 3 năm trở lại đây. GDP quý II

giảm 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm 1,7% so với quý I với nguyên nhân chủ yếu từ việc tăng thuế

tiêu dùng (từ 5% lên 8%) tháng 4/2014 khiến hoạt động tiêu thụ và đầu tư trở nên suy yếu. Thâm hụt tài

khoản vãng lai của Nhật đã tăng lên 507,5 tỷ JPY trong 6 tháng đầu năm nay, trong đó riêng tháng 6 con

số thâm hụt là gần 400 tỷ JPY. Cục Thống kê Nhật cho biết, giá tiêu dùng, không gồm giá thực phẩm

tươi, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm ngoái; Nếu không tính tác động của đợt tăng thuế hồi tháng 4 thì tỷ

lệ lạm phát là 1,3%. Tác động của đợt tăng thuế sẽ giảm dần trong thời gian tới và kinh tế Nhật Bản

được dự đoán sẽ tăng trưởng 2,7% trong quý III.

NHTW Nhật (BoJ) quyết định duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng, chương trình mua tài sản quy

mô lớn từ các ngân hàng cũng như tăng lượng tiền cơ sở từ 60.000 – 70.000 tỷ JPY mỗi năm vẫn được

tiếp tục thực hiện, hướng tới mục tiêu nâng tỷ lệ lạm phát lên 2% và tăng trưởng kinh tế. BoJ cũng sẵn

-

0.10000

0.20000

0.30000

0.40000

0.50000

0.60000

0.70000

1/8 11/8 21/8

KH 1 tháng KH 3 tháng

KH 6 tháng KH 12 tháng

-

0.05000

0.10000

0.15000

0.20000

0.25000

0.30000

0.35000

0.40000

0.45000

0.50000

1/8 11/8 21/8

KH 1 tháng KH 3 tháng

KH 6 tháng KH 12 tháng

-

0.10000

0.20000

0.30000

0.40000

0.50000

0.60000

0.70000

1/1 1/2 1/3 1/4 1/5 1/6 1/7 1/8 1/9

KH 1 tháng KH 3 tháng

KH 6 tháng KH 12 tháng

-

0.10000

0.20000

0.30000

0.40000

0.50000

0.60000

1/1 1/2 1/3 1/4 1/5 1/6 1/7 1/8 1/9

KH 1 tháng KH 3 tháng

KH 6 tháng KH 12 tháng

Page 4: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 - srtc.org.vn · Báo cáo tóm lược TTTC tháng 8/2014 2 A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ I. Thị trường tiền tệ - tín dụng Thị trường

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 8/2014

4

sàng điều chỉnh chính sách khi cần thiết để kích thích lạm phát tăng cao nhưng các chuyên gia kinh tế đã

đánh giá BoJ sẽ không nới lỏng chính sách hơn nữa trong năm nay.

Tại Trung Quốc, thặng dư thương mại đạt mức cao kỷ lục trong tháng 7 (47,3 tỷ USD) đưa thặng

dư thương mại 7 tháng đầu năm lên 150,6 tỷ USD (tăng 119,62% so với cùng kỳ năm trước), xuất khẩu

tăng tốc (tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước) và nhập khẩu giảm (1,6%) cho thấy mục tiêu tăng

trưởng kinh tế 7,5% cho cả năm 2014 nhiều khả năng đạt được.

Nhằm kích thích kinh tế, Trung Quốc đã áp dụng nhiều gói kích thích như nới lỏng tín dụng cho

các ngân hàng ở khu vực nông thôn, mở rộng tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và giảm thuế phí cho

doanh nghiệp, vừa qua, Trung Quốc lại đưa ra thêm một gói kích thích kinh tế mới, hướng tới hỗ trợ

ngành nông nghiệp, kích thích đầu tư vào các công trình công cộng và cải thiện bảo vệ môi trường. Theo

đó, NHTW Trung Quốc (PBoC) nới lỏng hạn ngạch cung cấp tín dụng cho các ngân hàng với lượng tiền

lớn hơn và mức lãi suất thấp hơn, lên tới 20 tỷ NDT. Động thái này càng khẳng định thêm việc hoàn

thành mục tiêu tăng trưởng 7,5% trong năm nay.

Nhận định: Những bất ổn về chính trị đã và sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đặc

biệt đối với châu Âu, giá tiêu dùng tăng chậm cùng với những rủi ro kinh tế xuất phát từ những căng

thẳng chính trị là những yếu tố ngăn trở sự phục hồi kinh tế khu vực. Tại Nhật Bản, đợt tăng thuế giá trị

gia tăng đã ảnh hưởng mạnh tới sự suy yếu của nền kinh tế và đem tới nhiều khó khăn hơn trong nỗ lực

phục hồi nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới cũng như gia tăng áp lực lên chính phủ nước này khi xem xét tăng

cường kích thích trước khi bước vào đợt tăng thuế tiếp theo trong năm 2015. Mục tiêu tăng trưởng của

Trung Quốc năm 2014 có nhiều khả năng đạt được nhưng những rủi ro từ hệ thống ngân hàng ngầm tại

nước này cũng mạng lại nguy cơ đưa Trung Quốc đến một cuộc khủng hoảng tài chính quy mô lớn đầu

tiên.

Thị trường tiền tệ - tín dụng trong nước

Trong tháng 8, thị trường tiền tệ vẫn duy trì được sự ổn định, mặt bằng lãi suất huy động và cho

vay bằng VND đã giảm 0,5 – 1,5%/năm so với cuối năm 2013, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất

kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định thị trường tiền tệ. Tính đến ngày

21/8, tổng phương tiện thanh toán tăng 8,66%, huy động vốn tăng 8,12% (trong đó huy động bằng VND

tăng 8,77%, huy động bằng ngoại tệ tăng 4,2%) so với cuối năm 2013; thanh khoản của các TCTD tiếp

tục được đảm bảo và dư thừa, lãi suất thị trường liên ngân hàng ổn định ở mức thấp.

Lãi suất huy động được nhiều ngân hàng điều chỉnh giảm ở các kỳ hạn. Đây là giải pháp hiệu quả

để giảm chi phí vốn đầu vào, áp lực về lợi nhuận cũng như áp lực phải đẩy vốn ra, giảm lãi suất chính là

biện pháp chặn bớt luồng tiền vào trong bối cảnh đầu ra bị tắc nghẽn. Hiện thanh khoản của phần lớn các

ngân hàng đều dồi dào, đặc biệt là khối quốc doanh nên khi điều chỉnh giảm lãi suất, các ngân hàng lớn

có thể đưa ra những mức giảm mạnh hơn hẳn. Mức lãi suất công khai thấp nhất trong tháng được ghi

nhận trên thị trường là 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng của một ngân hàng quốc doanh và mức lãi suất

cao nhất là 8,5%/năm đối với kỳ hạn 36 tháng của một ngân hàng thương mại (NHTM). Có thể thấy các

ngân hàng đều có thể tự điều chỉnh giảm lãi suất để phù hợp với khả năng tài chính của mình, thậm chí

Page 5: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 - srtc.org.vn · Báo cáo tóm lược TTTC tháng 8/2014 2 A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ I. Thị trường tiền tệ - tín dụng Thị trường

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 8/2014

5

giảm xuống thấp hơn nhiều so với mức trần của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) qui định và như vậy việc

bỏ trần lãi suất huy động trong thời gian tới rất có thể sẽ được NHNN thực hiện.

Trong bối cảnh lãi suất huy động giảm, nhiều khả năng lãi suất cho vay cũng sẽ được điều chỉnh

giảm trong thời gian từ nay đến cuối năm do các ngân hàng phải tăng tín dụng và hoàn thành mục tiêu

lợi nhuận. Tính đến ngày 26/8, tín dụng toàn hệ thống các TCTD đối với nền kinh tế tăng 4,5% so với

cuối năm 2013 (cùng kỳ năm trước tín dụng tăng 6,4%). Cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch theo

hướng tập trung vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ. Lãi suất của các khoản

vay cũ tiếp tục được các TCTD tích cực điều chỉnh giảm; đến ngày 14/8/2014, dư nợ cho vay bằng VND

có lãi suất trên 15%/năm chiếm 4,45% tổng dư nợ cho vay VND, dư nợ có lãi suất trên 13%/năm chiếm

12,45% tổng dư nợ cho vay bằng VND. Mặc dù tín dụng trong mấy tháng trở lại đây đã có sự khởi sắc

nhưng khách hàng chủ yếu là các tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước, các dự án đầu tư công, trong khi đó

các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn ở trong tình trạng thiếu vốn do thiếu tài sản đảm bảo và nợ xấu cao.

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12 – 14% cả năm thì trong các tháng còn lại của năm, tín

dụng phải tăng khoảng 2%/tháng. Đây là một con số lớn khi 8 tháng đầu năm tín dụng chỉ tăng trưởng

hơn 0,5%/tháng. Tuy nhiên với quy luật tín dụng thường tăng mạnh vào những tháng cuối năm thì

NHNN đã nhận định tăng trưởng cả năm có thể đạt khoảng 10%.

Thủ tướng đã ban hành Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 13/8/2014 về việc điều hành thực hiện nhiệm

vụ tài chính - ngân sách nhà nước những tháng cuối năm 2014, trong đó giao cho NHNN chủ trì triển

khai áp dụng các hình thức đánh giá tín nhiệm để tăng cường khả năng cho vay tín chấp. Trong bối cảnh

thị trường khó khăn, doanh nghiệp không có hoặc có ít tài sản đảm bảo thì cho vay tín chấp được xem là

một giải pháp để đẩy vốn ra thị trường. Hiện tỷ lệ tín dụng tín chấp của toàn ngành ngân hàng ước chiếm

khoảng 30% tổng dư nợ toàn ngành. Trong khi các ngân hàng nội thận trọng hơn khi cho vay tín chấp thì

ở các ngân hàng ngoại tỷ lệ cho vay tín chấp đối với khách hàng chiếm trên 80% tổng dư nợ. Tại nhiều

ngân hàng nội, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn hiện nay, thường xét cấp tín dụng dựa trên tài sản thế

chấp của doanh nghiệp là chủ yếu còn ở ngân hàng ngoại, việc xem xét cấp tín dụng được dựa trên cả tài

sản thế chấp và khả năng trả nợ của khách hàng. Để tiếp cận được nguồn vốn, các doanh nghiệp cần có

sức khỏe tốt, dự án khả thi và đảm bảo được khả năng trả nợ, đối với cho vay tín chấp điều kiện vay còn

khắt khe hơn, ngân hàng chỉ duyệt những khách hàng có chất lượng kinh doanh tốt, có kế hoạch khả thi,

kết quả hoạt động trong quá khứ rõ ràng, được kiểm toán bởi các đơn vị có uy tín,...

Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất của hầu hết các kì hạn tiếp tục có xu hướng tăng trong

tháng và giảm nhẹ ở cuối tháng (xem biểu đồ 3).

Page 6: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 - srtc.org.vn · Báo cáo tóm lược TTTC tháng 8/2014 2 A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ I. Thị trường tiền tệ - tín dụng Thị trường

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 8/2014

6

Biểu đồ 3: Diễn biến lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tháng 8/2014

(Nguồn: sbv.gov.vn)

Lãi suất của các kỳ hạn tăng trong tháng cho thấy thanh khoản của hệ thống không còn dồi dào

như thời gian trước, đây cũng là những tín hiệu về sự tăng trưởng của tín dụng đã tốt hơn những tháng

đầu năm. Đến tuần cuối của tháng, diễn biến giảm tương đối mạnh của lãi suất các kỳ hạn cho thấy nhu

cầu vay mượn giữa các NHTM đã giảm đáng kể, đây là do NHNN đã hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống

ngân hàng qua kênh OMO và tín phiếu nhằm ổn định lại lãi suất trên thị trường liên ngân hàng. Mức lãi

suất liên ngân hàng hiện nay được đánh giá đang ở mức tương đối hợp lý và có thể giảm nhẹ trong thời

gian tới.

Thống kê giao dịch trong tháng (từ ngày 01 – 29/8) tổng doanh số giao dịch bằng VND trên thị

trường liên ngân hàng đạt 486.857 tỷ đồng (bằng 105,28% so với tháng trước), tương đương với doanh

số giao dịch bình quân 1 ngày đạt 23.183,67 tỷ đồng. Giao dịch chủ yếu tập trung ở các kì hạn ngắn như

qua đêm, 1 tuần và 2 tuần; kì hạn 6 tháng và 9 tháng có rất ít giao dịch. Cụ thể, doanh số giao dịch của kì

hạn qua đêm đạt tỷ trọng lớn nhất 207.990 tỷ đồng (chiếm 42,72%), tiếp theo là kì hạn 1 tuần với doanh

số đạt 159.385 tỷ đồng (chiếm 32,74%) và kì hạn 2 tuần với doanh số 67.731 tỷ đồng (chiếm 13,91%).

Tỷ lệ doanh số giao dịch các kì hạn từ 1 tháng trở xuống đạt 453.430 tỷ đồng (chiếm 93,13%).

Trên thị trường mở, NHNN đã bơm ròng trong tháng 8 (xem biểu đồ 4).

Biểu đồ 4: Diễn biến thị trường mở tháng 8/2014

(Nguồn: tổng hợp)

-

0.50

1.00

1.50

2.00

2.50

3.00

3.50

4.00

4.50

1/8 6/8 11/8 16/8 21/8 26/8

KH qua đêm KH 1 tuần KH 2 tuần KH 1 tháng

-2,000

-

2,000

4,000

6,000

8,000

10,000

12,000

14,000

4/8 - 8/8 11/8 - 15/8 18/8 - 22/8 25/8 - 29/8

Nghiệp vụ mua kỳ hạn Nghiệp vụ bán tín phiếu Tổng khối lượng bơm/ hút ròng (tỷ đồng)

Page 7: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 - srtc.org.vn · Báo cáo tóm lược TTTC tháng 8/2014 2 A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ I. Thị trường tiền tệ - tín dụng Thị trường

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 8/2014

7

Tính trong 4 tuần (từ ngày 4/8 đến ngày 29/8) , NHNN đã bơm ròng 29.676 tỷ đồng qua thị

trường mở, trong đó NHNN hút ròng qua nghiệp vụ mua kỳ hạn (Reverse Repo) là 116 tỷ đồng và bơm

ròng qua nghiệp vụ bán tín phiếu (Sell Outright) là 29.792 tỷ đồng.

Ở nghiệp vụ mua kỳ hạn, NHNN đã bơm ròng trong 3 tuần đầu và chỉ quay lại hút ròng trong

tuần cuối cùng của tháng nhằm cân bằng lượng tiền đã bơm ra trong các tuần trước, giúp điều tiết lượng

cung tiền trong ngắn hạn cũng như giữ vững sự ổn định của thanh khoản hệ thống. Ở nghiệp vụ bán tín

phiếu, tổng khối lượng tín phiếu phát hành tính từ 4/8 – 29/8) là 37.629 tỷ đồng, khối lượng đáo hạn là

67.421 tỷ đồng. Trong đó, kỳ hạn 91 ngày tiếp tục là kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số tín

phiếu phát hành. Điều này cho thấy tín phiếu kỳ hạn dài đang hấp dẫn các ngân hàng hơn tín phiếu kỳ

hạn ngắn trong bối cảnh thanh khoản của hệ thống đang tương đối dồi dào nên đầu tư tín phiếu kỳ hạn

dài để hưởng lãi suất cao. Mặt bằng lãi suất tín phiếu tương đối ổn định, lãi suất kỳ hạn 28 ngày, 56 ngày

và 91 ngày lần lượt là 3%/năm, 3,3%/năm và 3,9%/năm.

Nhận định: Hiện việc điều hành lãi suất của NHNN phụ thuộc vào các diễn biến kinh tế vĩ mô, đặc

biệt là lạm phát. Trong thời gian qua, một số NHTM đã điều chỉnh giảm lãi suất huy động xuống dưới mức

trần 6%/năm cho thấy các TCTD hoàn toàn có thể tự cân đối về giá vốn đầu vào cũng như cơ cấu nguồn

vốn của mình để đưa ra mức lãi suất hợp lý. Trong bối cảnh hiện nay, lạm phát của cả năm 2014 được

đánh giá sẽ đạt mức trên dưới 5%, như vậy trần lãi suất huy động 6%/năm là hợp lý, đảm bảo hài hòa lợi

ích của người gửi tiền, người vay tiền cũng như các TCTD. Vì vậy, từ nay tới cuối năm các mức lãi suất

điều hành sẽ được NHNN giữ ổn định. Lãi suất cho vay sẽ được điều chỉnh giảm trong mức 1 – 1,5%/năm,

tùy thuộc vào sự cân đối về giá vốn đầu vào cũng như khả năng tài chính của các TCTD. Theo quy luật tín

dụng sẽ tăng trưởng tốt hơn trong những tháng cuối năm, tuy nhiên các ngân hàng cần chú trọng tới chất

lượng các khoản vay để tránh rủi ro nợ xấu.

II. Thị trường ngoại hối và vàng

1. Thị trường ngoại hối

Thị trường ngoại hối quốc tế

Chỉ số USD Index trong tháng 8/2014 biến động trong biên độ giao động lớn với xu hướng chung

là tăng, đặc biệt tăng mạnh giai cuối tháng. Chỉ số đạt mức cao nhất tại 82,68 ngày 26/8 và thấp nhất tại

81,32 ngày 4/8. Trong nhóm các đồng tiền mạnh, USD tăng 1,82% so với EUR, tăng 0,98% so với CHF,

tăng 1,45% so với GBP, tăng 1,1% so với JPY và giảm 0,46% so với AUD.

Biểu đồ 5 : Diễn biến chỉ số Dollar tháng 8/2014

Nguồn: www.marketwatch.com

Page 8: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 - srtc.org.vn · Báo cáo tóm lược TTTC tháng 8/2014 2 A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ I. Thị trường tiền tệ - tín dụng Thị trường

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 8/2014

8

Tháng 8, USD có xu hướng tăng mạnh so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt khác trước những

thông tin kinh tế tích cực của Mỹ cùng với sự kỳ vọng FED sẽ tăng lãi suất sớm hơn dự kiến. Thông tin

kinh tế công bố cho thấy chỉ số niềm tin tiêu dùng trong tháng 8 tại Mỹ lên cao nhất kể từ tháng 10/2007

và số đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền ở nước này cũng tăng ở mức kỷ lục trong tháng 7. Doanh số nhà

tồn đọng tháng này công bố tăng 2,4%, trong khi kỳ vọng là giảm 0,5%. Trong khi đó, tỷ lệ số lượng nhà

được khởi công trong tháng 7 tăng đến 15,2%, trong khi kỳ báo cáo trước giảm 4,0%. Chỉ số đồng USD

tăng lên mức cao nhất trong vòng 11 tháng khi tiếp tục được hỗ trợ bởi phát biểu của chủ tịch FED tại

hội nghị thường niên các nhà lãnh đạo của ngân hàng trung ương diễn ra tại Jackson Hole, Wyoming

(Mỹ). Chủ tịch FED cho biết chương trình nới lỏng định lượng sẽ kết thúc vào tháng 10 tới đồng thời

nhấn mạnh rằng có thể sẽ sớm tăng lãi suất nếu thị trường lao động phục hồi nhanh hơn dự kiến. Ngoài

ra đồng USD cũng được củng cố đà tăng khi thị trường đón nhận khá nhiều tín hiệu tích cực từ nền kinh

tế Mỹ. Bộ Thương mại Mỹ hôm qua cho biết, trong quý II vừa qua, nền kinh tế Mỹ tăng trưởng 4,2%,

cao hơn so với ước tính trước đó là 4%.

Đồng EUR đã có một tháng giảm mạnh so với đồng USD trước những thông tin cho thấy kinh tế

của 18 nước thành viên thuộc Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang có dấu hiệu suy giảm

với tốc độ tăng trưởng yếu. Trong khi đó, chỉ số lạm phát của liên minh Châu Âu tiếp tục giảm với mức

tăng chỉ 0,3% so với cùng kỳ tháng trước, thấp hơn so với kỳ vọng thị trường cùng với số liệu báo cáo

tháng trước là 0,4%. Chỉ số niềm tin kinh tế do ZEW khảo sát về triển vọng của nền kinh tế Đức giảm từ

27,1 điểm trong tháng 7 xuống còn 8,6 điểm trong tháng 8.

Ngày 07/08/2014, Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản

ở mức 0,15%. Trong khi đó, tại cuộc họp báo thường kỳ, ECB cho biết cần có thêm thời gian để đánh

giá tác động của gói kích thích kinh tế được công bố hồi tháng đồng tiền chung châu Âu giảm giá sau

khi ECB đánh giá sự phục hồi kinh tế của eurozone yếu và không bền vững. ECB cũng nhắc lại thông

điệp rằng cơ quan này đã chuẩn bị và sẵn sàng ban hành thêm các biện pháp kích thích kinh tế nếu cần

thiết trong đó có cả việc thực hiện chương trình mua tài sản. Căng thẳng địa chính trị sẽ ảnh hưởng xấu

đến kinh tế các nước trong khu vực này khi Nga cấm nhập khẩu lương thực và thực phẩm từ Châu Âu

nhằm trả đũa các biện pháp trừng phạt tài chính mà EU áp đặt đối với Nga vào tháng trước.

Đồng JPY đã có tháng sụt giảm mạnh so với đồng USD. Đồng JPY đang bị suy yếu bởi tình hình

kinh tế yếu và những tuyên bố mới đây của Ngân hàng trung ương Nhật (BOJ) trong việc gia tăng hơn

nữa các chính sách kích thích để hỗ trợ nền kinh tế thông qua các chương trình nới lỏng định lượng và

định tính. Theo số liệu thống kê được công bố trong tháng 8/2014, tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản tiếp

tục sụt giảm mạnh tới 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng JPY suy yếu so với USD là một dấu hiệu

tích cực cho nền kinh tế Nhật vốn dựa chủ yếu vào xuất khẩu, nhưng cũng có tác động tiêu cực đối với

nhập khẩu của nước này.

Giá trị đồng CNY tăng 0,6% so với đồng USD trong tháng 8. Thặng dư thương mại của Trung

Quốc đã lập kỷ lục trong tháng 8, đạt 49,8 tỷ USD. Xuất khẩu tháng 8 tăng 9,4% so với cùng kì năm

trước, cao hơn mức dự báo 9% được đưa ra trước đó. Số liệu về xuất khẩu đối lập với các chỉ số khác

như hoạt động sản xuất, đầu tư và tăng trưởng tín dụng đều sụt giảm.

Page 9: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 - srtc.org.vn · Báo cáo tóm lược TTTC tháng 8/2014 2 A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ I. Thị trường tiền tệ - tín dụng Thị trường

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 8/2014

9

Thị trường ngoại hối trong nước

Trong tháng 8, tỷ giá VND/USD biến động liên tục với xu hướng chung là giảm. Tỷ giá bình

quân liên ngân hàng do NHNN công bố ở mức 21.246 đồng/USD, mức giá sàn - trần tương ứng là

21.034-21.458 đồng/USD. Chỉ số giá USD tháng 8/2014 giảm 0,26% so với tháng trước.

Biểu đồ 6: Diễn biến thay đổi tỷ giá USD/VND trong tháng 8/2014

Nguồn: Vietcombank.com

Ngày 11/8/2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư 19/2014/TT-

NHNN về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Theo đó, nhà

đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư Việt Nam trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được

góp vốn đầu tư bằng ngoại tệ, hoặc bằng đồng Việt Nam theo mức vốn đầu tư tại Giấy chứng nhận đầu

tư. Thông tư có hiệu lực từ ngày 25/9/2014.

Giai đoạn đầu tháng, sau vài ngày duy trì ở mức cao, tỷ giá nhanh chóng giảm trở lại bởi các

thông tin như giá xăng giảm 2 lần liên tiếp, CPI tháng 7 chỉ tăng ở mức thấp, cán cân thương mại 7

tháng đầu năm vẫn tiếp tục xuất siêu khoảng 1,26 tỷ USD. Thêm vào đó, việc lãi suất VND liên tiếp duy

trì ở mức cao khiến cho động thái nắm giữ USD của các ngân hàng không nhiều.

Giai đoạn nửa sau tháng 8, tỷ giá biến động tăng giảm liên tục, nhưng mức tăng giảm không

đáng kể. Tỷ giá có xu hướng giảm liên tục trong giai đoạn vừa qua cho thấy nhu cầu tích trữ USD của

thị trường đang ở mức thấp. Sự nhất quán trong điều hành chính sách tiền tệ và cam kết ổn định tỷ giá

của NHNN trong thời gian qua đã giúp bình ổn tâm lý và tạo được kỳ vọng về sự ổn định trên thị trường

ngoại hối. Chúng tôi tiếp tục duy trì quan điểmtỷ giá sẽ tiếp tục giữ được sự ổn định trong thời gian tới.

Đặc biệt khichênh lệch lãi suất giữa USD và VNĐ còn khá lớn khiến xu hướng bán USD đổi sáng VNĐ

để cho vay của ngân hàng và để gửi tiền của các doanh nghiệp được duy trì.

Trên thị trường tự do, có thời điểm tỷ giá tự do giảm ở mức sâu hơn so với tỷ giá chính thức cho

thấy nhu cầu tích trữ và tâm lý đầu cơ USD của thị trường đang ở mức thấp. Nguyên nhân được cho là

nhờ vào các chính sách tiền tệ của NHNN trong thời gian qua đã giúp bình ổn tâm lý và tạo được niềm

tin đối với hệ thống ngân hàng của người dân.

21,205

21,215

21,225

21,235

21,245

21,255

1/8 6/8 11/8 16/8 21/8 26/8

Page 10: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 - srtc.org.vn · Báo cáo tóm lược TTTC tháng 8/2014 2 A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ I. Thị trường tiền tệ - tín dụng Thị trường

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 8/2014

10

Nhận định: Về cơ bản tỷ giá sẽ tiếp tục giữ được sự ổn định trong thời gian tới, đặc biệt khi

chênh lệch giữa lãi suất USD và VND vẫn khá lớn. Tuy nhiên, khả năng tăng giá của đồng USD là vẫn

có khi nhu cầu thanh toán của các doanh nghiệp có thể tăng đột ngột nhằm phục vụ cho các đơn hàng

nhập khẩu cho sản xuất cuối năm.

2. Thị trường vàng

Thế giới

Thị trường vàng thế giới trong tháng 8/2014 diễn biến với xu hướng chung là giảm giá, đặc biệt

giảm mạnh vào giai đoạn cuối tháng. Trong tháng, giá vàng (giao ngay tại thị trường NewYork) lên cao

nhất tại mức 1.313 USD/oz vào ngày 7/8 và thấp nhất là 1.276,2 USD/oz ngày 25/8. Tính chung cả

tháng, giá vàng thế giới đã giảm 0,54%.

Biểu đồ 7: Diễn biến giá vàng thế giới tháng 8/2014

Nguồn: kitco.com

Vàng đã tăng-giảm liên tục trong suốt tháng 8, một mặt được hỗ trợ bởi bất ổn địa chính trị ở

Ukraine và khu vực Trung Đông, mặt khác chịu sức ép giảm giá từ tình hình kinh tế Mỹ khởi sắc và khả

năng Cục Dự trữ Liên bang nước này (FED) sẽ sớm nâng lãi suất cơ bản đồng USD.

Đầu tháng, giá vàng tăng mạnh trước những bất ổn chính trị tại Ukraine tăng cao, cùng với

những bất đồng giữa Nga và Eurozone. Nga hạn chế nhập khẩu lương thực từ các nước có lệnh áp đặt

trừng phạt, đồng thời tập trung quân đội tại biên giới Ukraine càng khiến các nhà đầu tư lo ngại tình hình

chiến sự tại đây sẽ leo thang nên gia tăng mua vàng như tài sản đầu tư an toàn. Giá đồng USD có xu

hướng giảm và một số thị trường chứng khoán trên thế giới giảm nhẹ cũng là nhân tố tác động tích cực

đến đà tăng giá của vàng giai đoạn này.

Giai đoạn nửa sau tháng 8 khi thị trường chứng khoán toàn cầu tăng điểm và USD tăng mạnh so

với đồng EUR do thông tin ECB cắt giảm lãi suất tới mức thấp kỷ lục, đồng thời trong tương lai gần sẽ

khởi động chương trình mua tài sản để phòng ngừa rủi ro giảm phát. Giá vàng tiếp tục giảm mạnh khi số

liệu báo cáo cho thấy số đơn đặt hàng tại Mỹ tăng cao hơn so với dự báo của các chuyên gia kinh tế và

sản xuất ở nước này trong tháng 8 cũng tăng trưởng nhanh nhất trong 3 năm trở lại cùng với thị trường

lao động tại Mỹ phục hồi tốt hơn dự báo của các nhà phân tích. Đây là một trong những động lực khiến

cho FED có thể sẽ sớm nâng lãi suất trong thời gian tới. Đồng thời, việc một số quỹ tín thác vàng thế

Page 11: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 - srtc.org.vn · Báo cáo tóm lược TTTC tháng 8/2014 2 A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ I. Thị trường tiền tệ - tín dụng Thị trường

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 8/2014

11

giới đẩy mạnh việc bán vàng cũng như tình hình tiêu thụ vàng vật chất tại các quốc gia lớn như Trung

Quốc và Ấn Độ khá chậm càng khiến thị trường vàng thế giới giảm mạnh giai đoạn này.

Nhận định: Dự báo giá vàng tháng tới có xu hướng tăng do lo ngại xung đột tại Ukraine, Iraq và

các nước Trung Đông ngày càng leo thang, đồng thời giá vàng còn được sự hỗ trợ bởi yếu tố kinh tế

Châu Âu suy giảm bởi những lệnh trừng phạt vào Nga không đem lại lợi ích.

Trong nước

Chịu ảnh hưởng lớn từ giá vàng thế giới, giá vàng trong nước tháng 8/2014 biến động liên tục với xu

hướng chung là giảm giá. Giá vàng trong tháng lên cao nhất tại mức 36,67 – 36,79 triệu đồng/lượng (mua

vào - bán ra) ngày 8/8 và thấp nhất tại 36,31 – 36,43 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra) ngày 26/8. Tính

chung cả tháng, chỉ số giá vàng giảm 0,34% so với tháng trước. Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và

giá vàng thế giới hiện khoảng 3,6 triệu đồng/lượng.

Biểu đồ 8: Diễn biến giá vàng trong nước tháng 8/2014

Nguồn: sjc.com.vn

Diễn biến thị trường vàng trong tháng 8/2014 khá ổn định, giá vàng trong nước giao động phù

hợp với giá vàng trên thị trường quốc tế.

Trong tháng, áp lực giảm giá đối với vàng trong nước cũng chủ yếu đến từ xu hướng giảm của

giá vàng thế giới. Nhu cầu vàng miếng trầm lắng trong nước cũng khiến giá vàng khó có những bứt phá

đi ngược xu hướng giá vàng quốc tế. Ngoài sức mua yếu, sự ổn định của tỷ giá USD/VND cũng khiến

tâm lý của thị trường không có những xáo trộn có thể dẫn tới biến động giá vàng. Giai đoạn cuối tháng,

giá vàng có xu hướng tăng trở lại, tuy nhiên sự chuyển biến về giá chưa đủ mạnh để thúc đẩy lượng giao

dịch tăng cao hơn. So với đầu tháng, giá vàng đã giảm 80 nghìn đồng/lượng, tương đương giảm 0,22%.

Khả năng sinh lợi thấp của vàng trong thời gian qua là một trong những nguyên nhân làm cho nhu cầu

đầu tư vào vàng suy giảm.

Page 12: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 - srtc.org.vn · Báo cáo tóm lược TTTC tháng 8/2014 2 A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ I. Thị trường tiền tệ - tín dụng Thị trường

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 8/2014

12

B. THỊ TRƯỜNG VỐN

I. Thị trường chứng khoán

1. Thị trường chứng khoán thế giới

Thị trường chứng khoán thế giới trong tháng 8 diễn biến theo chiều hướng rất tích cực. Thị

trường chứng khoán Mỹ và Châu Âu đều tăng điểm khá mạnh. Tại Mỹ, chỉ số Nasdaq tăng mạnh 5,23%

lên mức 4.580,27 điểm. Chỉ số S&P500 vượt mức 2000 điểm và đang ở mức cao nhất trong lịch sử. Tại

Châu Âu, chỉ số CAC 40 của Pháp dẫn đầu với mức tăng mạnh nhất là 4,24%.

Biểu đồ 9: Biến động các chỉ số Dow Jones công nghiệp (▬), Nasdaq tổng hợp (▬) và S&P500 (▬)

trong tháng 8/2014

Nguồn: Yahoofinance

Tại Mỹ, chứng khoán đang là tài sản được phần lớn giới đầu tư ưa chuộng hơn so với trái phiếu

trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chuẩn bị kết thúc gói kích thích vào tháng 10. Bất chấp

những cản trở như, kinh tế quý I suy yếu hay bất ổn chính trị toàn cầu, các chỉ số chứng khoán Mỹ đang

tăng mạnh. Cả cổ phiếu phòng thủ và cổ phiếu theo chu kỳ hiện đều là những loại cổ phiếu tăng giá

mạnh nhất thị trường chứng khoán Mỹ. Cổ phiếu công nghệ và y tế cũng là nhóm cổ phiếu đang được kỳ

vọng giúp S&P 500 tăng cao hơn nữa. Giới đầu tư đang rất lạc quan về triển vọng thị trường thời gian

tới. Chỉ số lạc quan về xu hướng của thị trường trong ngắn hạn đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 9

tháng qua với gần một nửa số chuyên gia cho rằng, thị trường chứng khoán sẽ tăng mạnh trong 6 tháng

tới. Trong thời gian qua, chứng khoán Mỹ tăng mạnh trước đồn đoán Fed sẽ duy trì chính sách lãi suất

thấp. Bên cạnh đó, những sự kiện địa chính trị trên toàn cầu lắng dịu đã củng cố lại lòng tin của giới đầu

tư và tạo động lực thúc đẩy thị trường chứng khoán Mỹ nói riêng và thị trường chứng khoán toàn cầu nói

chung tăng mạnh.

Ngoài ra, số liệu kinh tế tích cực cũng giúp chứng khoán Mỹ phục hồi sau đợt bán tháo đầu

tháng. Tính đến thời điểm hiện tại của năm 2014, lạm phát tại Mỹ vẫn thấp hơn so với mục tiêu của Cục

Dự trữ Liên bang (Fed). Đây là lý do khiến các nhà hoạch định chính sách quyết định duy trì chính sách

lãi suất thấp thêm một thời gian dài sau khi kết thúc chương trình mua trái phiếu hàng tháng vào tháng

10. Thị trường bất động sản cũng có dấu hiệu phục hồi khi mà số lượng nhà bắt đầu khởi công xây dựng

trong tháng 7 tăng 15,7% lên 1,09 triệu căn nhà - mức cao nhất trong 8 tháng. Số liệu này càng củng cố

thêm niềm tin của giới đầu tư vào thị trường bất động sản nhà ở tại Mỹ. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp

Page 13: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 - srtc.org.vn · Báo cáo tóm lược TTTC tháng 8/2014 2 A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ I. Thị trường tiền tệ - tín dụng Thị trường

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 8/2014

13

tại Mỹ cũng đã giảm dần trong những tháng qua xuống ngang với mức trước Đại suy thoái 2007-2009.

Với việc hoạt động nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài như ôtô, điện thoại di động giảm mạnh, đặc biệt

là nhập khẩu xăng dầu đã xuống thấp nhất trong hơn 3 năm, thâm hụt thương mại trong tháng 6 giảm 7%

xuống 41,5 tỷ USD so với 44,7 tỷ USD của tháng 5 và ghi nhận mức nhỏ nhất kể từ tháng 1/2014.

Biểu đồ 10: Biến động các chỉ số FTSE 100 (▬), DAX (▬),

và CAC 40 (▬) trong tháng 8/2014

Nguồn: Yahoofinance

Tại châu Âu, các thị trường chứng khoán lớn của khu vực cũng có mức tăng ấn tượng. Ngoài

những tác động tích cực từ sự khởi sắc mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Mỹ thì sự kỳ vọng của giới

đầu tư vào các chính sách kích thích kinh tế đang là động lực thúc đẩy thị trường chứng khoán châu Âu

tăng trưởng. Mặc dù Eurozone dường như đã vượt qua giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng nợ dai

dẳng và bước đầu hồi phục tăng trưởng, song hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

(SME) còn yếu, khiến cho khu vực này chưa thể có được sự bứt phá trong tăng trưởng kinh tế. Trong bối

cảnh lạm phát khu vực đồng tiền chung Euro hiện ở mức 0,4% và tỷ lệ thất nghiệp vẫn dai dẳng ở mức

cao 11,5%, giới đầu tư kỳ vọng ECB sẽ thực hiện các chính sách nới lỏng tiền tệ để tạo đà hồi phục tăng

trưởng. Gần đây, ECB quyết định giữ nguyên các lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục và nhận định rằng,

quá trình phục hồi của nền kinh tế khu vực rất dễ bị tổn thương trước những căng thẳng tại Ukraine.

Điển hình, kinh tế Italia vừa phát tín hiệu cho thấy, nước này lại trở về thời kỳ suy thoái sau khi GDP

giảm mạnh trong quý II. Bên cạnh đó, Phần Lan có nguy cơ rơi vào khủng hoảng kinh tế do những hậu

quả gián tiếp từ các lệnh trừng phạt Nga. Chủ tịch ECB cho biết, nới lỏng định lượng cũng là một trong

những lựa chọn giúp kinh tế khu vực phục hồi mạnh mẽ.

Một yếu tố khác giúp chứng khoán châu Âu tăng trưởng trong tháng 8 chính là kết quả lợi nhuận

quý II khá khả quan của các công ty niêm yết, mặc dù đó chưa phải là một sự tăng trưởng ngoạn mục.

Lần đầu tiên trong vòng 2 năm qua, lợi nhuận đã gia tăng vượt ước tính tại châu Âu. Điều này thực sự

quan trọng đặc biệt là trong bối cảnh các dữ liệu kinh tế vẫn còn quá yếu ớt tại khu vực đồng tiền chung.

Diễn biến tương tự tại thị trường châu Á, chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tăng

1,46%, chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan và chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng lần lượt là

1,83% và 0,85%. Trong khi đó, mặc dù có sự bứt phá trong giai đoạn nửa sau tháng 8, nhưng chỉ số

Nikkei 225 của Nhật Bản vẫn giảm 0,63% trong tháng 8.

Page 14: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 - srtc.org.vn · Báo cáo tóm lược TTTC tháng 8/2014 2 A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ I. Thị trường tiền tệ - tín dụng Thị trường

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 8/2014

14

Biểu đồ 11: Biến động các chỉ số Nikkei 225 (▬),Shanghai Composite (▬), Hang Seng (▬), và

Kospi Composite (▬) trong tháng 8/2014

Nguồn: Yahoofinance

Bảng 1: TTCK thế giới từ 1/8/2014 đến ngày 29/8/2014

Chỉ số

Ngày 1/8/2014 Ngày 29/8/2014

Tăng/Giảm (điểm) (điểm)

Dow Jones 16.493,37 17.098,45 + 3,67%

S&P 500 1.925,15 2.003,37 + 4,06%

Nasdaq 4.352,64 4.580,27 + 5,23%

FTSE 100 6.679,18 6.819,75 + 2,10%

CAC 40 4.202,78 4.381,04 + 4,24%

DAX 9.210,08 9.470,17 + 2,82%

Nikkei 225 15.523,11 15.424,59 - 0,63%

Hang Seng 24.532,43 24.742,06 + 0,85%

Shanghai Composite 2.185,30 2.217,20 + 1,46%

Taiwan Weighted 9.266,51 9.436,27 + 1,83%

Kospi Composite 2.073,10 2.068,54 - 0,22%

Straits Times 3.344,42 3.327,09 - 0,52%

Nguồn: Bloomberg

Page 15: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 - srtc.org.vn · Báo cáo tóm lược TTTC tháng 8/2014 2 A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ I. Thị trường tiền tệ - tín dụng Thị trường

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 8/2014

15

2. TTCK trong nước

Thị trường chứng khoán niêm yết:

Biểu đồ 12: Diễn biến hai chỉ số chứng khoán VN-Index và HNX-Index trong tháng 8/2014

Nguồn số liệu: HOSE, HNX

Thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến rất tích cực. Trong tháng 8, chỉ số VN-Index tăng

7,2% lên mức 636,65 điểm. Trong khi đó, chỉ số HNX-Index cũng tăng mạnh 10,16%, chốt phiên cuối

tháng ở mức 87,04 điểm. Cùng với sự tăng trưởng về mặt điểm số, thanh khoản của thị trường cũng cải

thiện đáng kể. Trên sàn Hồ Chí Minh, bình quân mỗi phiên có khoảng 120,29 triệu cổ phiếu được

chuyển nhượng, tăng 14,54% so với KLGD bình quân trong tháng trước. GTGD bình quân mỗi phiên

đạt khoảng 2.331 tỷ đồng, tăng 35,55% so với GTGD bình quân trong tháng 7. Trên sàn Hà Nội, bình

quân mỗi phiên có khoảng 62,54 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, tăng 15,11% so với KLGD bình

quân trong tháng trước. GTGD bình quân mỗi phiên đạt khoảng 792,16 tỷ đồng, tăng 27,45% so với

GTGD bình quân trong tháng 7.

Điểm tích cực của thị trường là cơ cấu dòng tiền và thanh khoản. Lực cầu mạnh và tâm lý lạc

quan của nhà đầu tư phản ánh rõ nét ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và tạo hiệu ứng lan tỏa ra các mã cổ

phiếu vốn hóa vừa và nhỏ. Dòng tiền có sự phân bổ khá đa dạng vào cổ phiếu của các nhóm ngành khác

nhau như Dầu khí, Dệt may, Bất động sản và Ngân hàng. Trong nửa đầu tháng 8, nhiều cổ phiếu đã tăng

tốt trong tháng 7 vẫn tiếp tục duy trì đà tăng mạnh mẽ đặc biệt là các cổ phiếu thuộc ngành dầu khí như

PVS, PXS, PVC... Trong 6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp trong ngành Dầu khí có kết quả kinh doanh

tốt đã thu hút dòng tiền và tạo hiệu ứng lan tỏa rất tích cực trên thị trường. Trong giai đoạn nửa cuối

tháng 8, thị trường bứt phá mạnh mẽ. Các nhóm cổ phiếu dầu khí, bất động sản, nhóm dược, cao su và

nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như GAS, VNM, BVH, DPM… thay nhau dẫn dắt thị trường tăng giá.

Nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng thu hút dòng vốn đầu tư khá mạnh. Thanh khoản của thị trường trong

giai đoạn này cũng được đẩy lên ở mức cao, dòng tiền được luân chuyển giữa các nhóm cổ phiếu và

không có dấu hiệu rút khỏi thị trường. Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng mạnh tại các cổ phiếu ngành cao

su, dầu khí, hóa chất, bất động sản.

0

20

40

60

80

100

120

140

160

180

200

570

580

590

600

610

620

630

640

1/8 8/8 15/8 22/8 29/8

KLGD ( triệu đơn vị) VN-Index (điểm)

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

74

76

78

80

82

84

86

88

1/8 8/8 15/8 22/8 29/8

KLGD (triệu đơn vị) HNX-Index (điểm)

Page 16: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 - srtc.org.vn · Báo cáo tóm lược TTTC tháng 8/2014 2 A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ I. Thị trường tiền tệ - tín dụng Thị trường

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 8/2014

16

Trong tháng 9, đà tăng điểm của thị trường có thể được tiếp tục bởi những yếu tố hỗ trợ đó là:

Thứ nhất, các kênh đầu tư khác đang trở nên kém hấp dẫn hơn (Lãi suất huy động tại nhiều ngân hàng có

xu hướng giảm xuống; Tỷ giá không có nhiều đột biến; Trong khi đó, giá vàng đang trong trạng thái lình

xình hoặc đi xuống và bất động sản vẫn trong tình trạng ế ẩm và thanh khoản kém). Thứ hai, tín dụng

hiện được thúc đẩy mạnh mẽ nhằm tăng sức cầu của nền kinh tế, đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng. Thứ

ba, việc lãi suất giảm và các loại trái phiếu có kỳ hạn dài được quan tâm nhiều hơn trong thời gian gần

đây được xem là yếu tố thuận lợi cho đầu tư công, giúp Chính phủ có được nguồn vốn rẻ hơn và dài hạn

hơn. Thứ tư, chính phủ đang quyết liệt thực hiện các bước cải cách nền kinh tế, trong đó ba lĩnh vực then

chốt và tạo hiệu ứng lan tỏa lớn là tái cơ cấu đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và thị trường tài chính,

ngân hàng. Thứ năm, bên cạnh chính sách tiền tệ, hàng loạt biện pháp tài khóa hiện cũng được Chính

phủ thúc đẩy mạnh mẽ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp (như miễn giảm thuế, gia hạn

thuế, tăng đầu tư công...). Thứ sáu, khối ngoại duy trì đánh giá rất tích cực về kinh tế Việt Nam.

Một số chính sách quản lý quan trọng trên TTCK

Nhằm tăng cường khả năng tiếp cận thị trường chứng khoán Việt Nam của các nhà đầu tư nước

ngoài, góp phần thu hút vốn nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam một cách có hiệu quả,

UBCKNN khuyến nghị các công ty đại chúng thực hiện công bố thông tin trên thị trường chứng khoán

đồng thời bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

Ngày 04/08/2014, Chủ tịch UBCKNN ban hành Quyết định số 578/QĐ-UBCK quy chế hướng

dẫn công ty đại chúng sử dụng Hệ thống công bố thông tin (IDS) của UBCKNN. Quy chế hướng dẫn

gồm 4 Chương, 16 Điều hướng dẫn các công ty đại chúng sử dụng Hệ thống công bố thông tin của

UBCKNN để thực hiện báo cáo và công bố thông tin theo hình thức điện tử. Quy chế này áp dụng cho

đối tượng là công ty đại chúng đã đăng ký công ty đại chúng với UBCKNN (ngoại trừ các công ty chứng

khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán) tham gia sử dụng và cung cấp thông tin dữ liệu cho

Hệ thống công bố thông tin của UBCKNN.

Từ ngày 20/08/2014 đến ngày 12/09/2014, UBCKNN lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân và các

thành viên thị trường về Dự thảo Nghị định của Chính phủ về chứng khoán phái sinh và thị trường

chứng khoán phái sinh.

Ngày 20/08/2014, Công ty Cổ phần Thép Việt Ý bị đưa vào danh sách chứng khoán thuộc diện

theo dõi đặc biệt do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại 30/06/2014 là số âm căn cứ Báo cáo tài chính

soát xét bán niên năm 2014.

Ngày 21/08/2014, Quỹ Đầu tư tăng trưởng Manulife bị đưa vào danh sách chứng khoán hủy

niêm yết do Quỹ giải thể do hết thời gian hoạt động vào ngày 05/10/2014.

Từ ngày 25/08/2014 đến ngày 12/09/2014, UBCKNN lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân và các

thành viên thị trường về Dự thảo Thông tư hướng dẫn hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán

giao dịch chứng khoán.

Page 17: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 - srtc.org.vn · Báo cáo tóm lược TTTC tháng 8/2014 2 A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ I. Thị trường tiền tệ - tín dụng Thị trường

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 8/2014

17

Từ ngày 28/08/2014 đến ngày 30/10/2014, UBCKNN lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân và các

thành viên thị trường về Dự thảo Thông tư hướng dẫn tổ chức và hoạt động trên thị trường chứng khoán

phái sinh Việt Nam.

Ngày 29/08/2014, Chủ tịch UBCKNN ban hành Quyết định số 652/QĐ-UBCK đặt Công ty

TNHH Chứng khoán CIMB-Vinashin vào tình trạng kiểm soát đặc biệt do vi phạm quy định tại khoản 5

Điều 1 Thông tư 165/2012/TT-BTC ngày 9/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một

số điều của Thông tư 226/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 của Bộ Tài chính quy định chỉ tiêu an toàn tài

chính và biện pháp xử lý đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài

chính. Thời gian kiểm soát đặc biệt từ ngày 29/08/2014 đến ngày 29/12/2014.

Thị trường UPCoM và OTC:

Trong tháng 8 vừa qua, thị trường UPCoM diễn biến theo chiều hướng khá tích cực. Chỉ số

UPCoM-Index đóng cửa phiên cuối tháng ở mức 53,92 điểm, tăng 13,78% so với cuối tháng trước.

KLGD bình quân mỗi phiên trong tháng đạt 3,01 triệu cổ phiếu. GTGD bình quân ở mức 11,25 tỷ đồng.

Biểu đồ 13: Diễn biến chỉ số UPCoM-Index tháng 8/2014

Nguồn: HNX

Thị trường sơ cấp:

Đối với hoạt động huy động vốn thông qua đấu giá cổ phần, trong tháng 8, tổng lượng vốn huy

động được từ hai sàn đạt mức 298,7 tỷ đồng. Con số này giảm mạnh 61,5% so với lượng vốn huy động

được trong tháng trước, như vậy hoạt động huy động vốn có xu hướng giảm xuống.

Đối với thị trường trái phiếu, trong tháng 8 diễn ra 10 phiên đấu giá trái phiếu chính phủ cho các kỳ

hạn 2 năm, 3 năm, 5 năm và 10 năm. Tổng lượng tiền huy động được là 19,51 nghìn tỷ đồng. Lượng vốn

huy động được trong tháng 8 giảm 15 % so với tháng trước. Lãi suất trúng thầu tiếp tục xu hướng giảm

xuống so với tháng trước.

II. Thị trường BĐS

Tin nổi bật

Nhiều quy định về đất đai bắt đầu có hiệu lực thi hành trong tháng 8 như: Thông tư 76/2014/TT-

BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định 45/2014/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất. Theo đó, hộ gia

đình, cá nhân có khó khăn về tài chính, có nguyện vọng ghi nợ thì được ghi nợ tiền sử dụng đất phải

0

5,000,000

10,000,000

15,000,000

20,000,000

42

44

46

48

50

52

54

56

1/8 8/8 15/8 22/8 29/8

KLGD (đơn vị) UPCoM - Index (điểm)

Page 18: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 - srtc.org.vn · Báo cáo tóm lược TTTC tháng 8/2014 2 A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ I. Thị trường tiền tệ - tín dụng Thị trường

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 8/2014

18

nộp; Thông tư 77/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 46/2014/NĐ-CP

Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.Theo đó, dự án đầu tư có sử dụng đất được xét

miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước là dự án được lập, thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp

luật; dự án có chủ đầu tư được Nhà nước cho thuê đất lần đầu trên diện tích đất thực hiện dự án hoặc

được gia hạn thuê đất khi hết thời hạn thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai; Thông tư số

78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ

quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.Theo đó, cho phép doanh nghiệp

trong kỳ tính thuế có các hoạt động chuyển nhượng bất động sản, dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền

tham gia thực hiện dự án đầu tư nếu bị lỗ sẽ được bù trừ số lỗ này với lãi của hoạt động kinh doanh.Với

số lỗ của các năm 2013 trở về trước còn trong thời hạn chuyển lỗ thì doanh nghiệp phải chuyển vào thu

nhập của hoạt động chuyển nhượng bất động sản, dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia thực

hiện dự án đầu tư, nếu không được chuyển hết thì chuyển vào thu nhập của hoạt động kinh doanh từ năm

2014 trở đi; Thông tư số 35/2014/TT-BTNMT quy định việc điều tra, đánh giá đất đai theo định kỳ;

Nghị định 59/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày

30/5/2008 của Chính phủ. Cụ thể, trong quá trình thực hiện dự án, vì lý do khách quan không thể tiếp tục

thực hiện dự án trên đất đã được Nhà nước cho thuê đất thì cơ sở thực hiện xã hội hóa được chuyển

nhượng dự án này theo pháp luật về kinh doanh bất động sản nếu được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp

thuận chủ trương chuyển nhượng dự án bằng văn bản. Người nhận chuyển nhượng dự án phải bảo đảm

tiếp tục thực hiện dự án xã hội hóa theo đúng mục tiêu và mục đích sử dụng đất của dự án. Giá trị dự án

chuyển nhượng do hai bên thỏa thuận.

Ngày 21/08/2014, Chính phủ ban hành Nghị quyết 61/NQ-CP về việc sửa đổi, bổ sung Nghị

quyết số 02/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn

cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Theo đó, sửa đổi thời gian hỗ trợ đối các

đối tượng được vay vốn mua, thuê mua, thuê nhà xã hội và nhà ở thương mại cấp có thẩm quyền phê

duyệt là 15 năm. Hai là, bổ sung thêm đối tượng được vay vốn. Ba là, bổ sung thêm một số ngân hàng

thương mại cổ phần do Ngân hàng Nhà nước chỉ định được tham gia cho vay ưu đãi.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm

20/8/2014 thu hút 992 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 7246,2 triệu USD. Trong đó,

ngành kinh doanh bất động sản đạt 1154,3 triệu USD, chiếm 11,3%; ngành xây dựng đạt 552,9 triệu

USD, chiếm 5,4%; các ngành còn lại đạt 1524,1 triệu USD, chiếm 14,9%.

Tin thị trường

Mặc dù chịu ảnh hưởng từ tâm lý của tháng ngâu, nhưng thị trường BĐS tháng 8 ghi nhận nhiều

tín hiệu khả quan. Trong đó, một số dự án thuộc phân khúc căn hộ cao cấp tại Hà Nội có lượng giao dịch

tốt nhờ chính sách khuyến mại. Còn tại thị trường BĐS TP.HCM, lượng giao dịch cũng ổn định, thậm

chí gia tăng ở một số dự án căn hộ.

Tại Hà Nội, lượng giao dịch thành công tập trung chủ yếu vào các dự án có chương trình khuyến

mại lớn. Một số dự án căn hộ cao cấp ghi nhận lượng giao dịch tăng cao, do áp dụng những chính sách

khuyến mại.Tuy nhiên, ngoài một số dự án có chương trình khuyến mại và thanh khoản tốt nhìn chung,

Page 19: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 - srtc.org.vn · Báo cáo tóm lược TTTC tháng 8/2014 2 A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ I. Thị trường tiền tệ - tín dụng Thị trường

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 8/2014

19

tình hình giao dịch tại các dự án thuộc phân khúc căn hộ cao cấp khác còn khá chậm bởi đa phần nhu

cầu của người dân tập trung vào phân khúc giá trung bình và rẻ. Cũng như những tháng trước, phân khúc

căn hộ có giá trên dưới 1 tỷ đồng vẫn là vẫn là phân khúc có lượng giao dịch khả quan nhất, thu hút

được sự chú ý của nhiều nhà đầu tư.

Mặc dù không có nhiều dự án mới mở bán trong tháng 8, tuy nhiên thị trường BĐS TP .HCM có

lượng giao dịch ổn định so với các tháng trước và tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái , bởi các chủ đầu

tư đưa ra nhiều chương trình khuyến mại , hạ giá thành sản phẩm nên thu hút sự quan tâm của khách

hàng, phân khuc căn hô gia rẻ vân la phân khuc đươc ngươi mua tim kiêm nhiêu . Khách hàng chủ yếu

hướng tới căn hộ chung cư có diện tích 60-80m2, với giá bán trên dưới 1 tỷ. Ngoài ra, phân khuc căn hộ

cao câp hoat đông kha quan , lương giao dich tôt hơn so vơi thang 7. Nhât la ơ nhưng dư an đa hoan

thiên, số lương khach quôc tê tim mua tương đôi cao . Hai dư an cao câp chào ban trong thang 8 của Phú

Long la Dragon Parc va Dragon Hill ghi nhân đươc lương giao dich tôt .

Hiện tại, người mua đang e ngại và thiếu tin tưởng vào chất lượng của các dự án giá rẻ. Vì vậy,

ngoài mức giá, chất lượng công trình sẽ trở thành mục tiêu cho dự án trong thời gian tới.

Page 20: A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2 - srtc.org.vn · Báo cáo tóm lược TTTC tháng 8/2014 2 A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ I. Thị trường tiền tệ - tín dụng Thị trường

Báo cáo tóm lược TTTC tháng 8/2014

20

Ghi chú

Xin vui lòng tham khảo thêm các “Báo cáo thị trường chứng khoán” định kỳ hàng quý và các

“Báo cáo chuyên đề” của phòng Phân tích dự báo thị trường để có thêm thông tin và phân tích đầy đủ.

Liên hệ

Phòng Phân tích & Dự báo Thị trường,

Trung tâm NCKH-ĐTCK (UBCKNN)

Số 234 Lương Thế Vinh, Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 04-35430667; Fax: 04-35535869

Email: [email protected]

Nhóm nghiên cứu

Ông. Phạm Quang Huy (TP)

Ths. Tô Thị Thiên Nga

Cn. Phạm Thanh Phương

Cn. Lê Thị Trang