a vĂn phÒng chÍnh phỦ cỤc kiỂm soÁt thỦ tỤc hÀnh...

26
a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 22 tháng 11 năm 2017

Upload: others

Post on 02-Sep-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

a

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

ĐIỂM BÁO

Ngày 22 tháng 11 năm 2017

Bộ, ngành

1. Tổ công tác của Thủ tướng: Chấm dứt ‘thủ tục nhập khẩu dài 3 tháng’

2. Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: “Văn bản chậm, cứ thay người là nhanh nhất”

3. Cần xem lại quy định đặt máy chủ Google, Facebook tại Việt Nam

4. Đề xuất cơ quan Thuế thu BHXH: “Nếu gộp cũng có cái

dở”

5. Từ 5/12, sổ đỏ sẽ ghi tên các thành viên trong gia đình

6. Dự kiến sử dụng mã số công dân thay cho mã số thuế

Địa phương

7. Huyện Phú Xuyên: Ứng dụng mạng xã hội vào bộ phận “một cửa”

8. Hà Nội nhận 8, 5 triệu hồ sơ qua bộ phận 'một cửa'

9. Đà Nẵng: Thực hiện cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục

hành chính về đầu tư xây dựng cơ bản

10. Người mù đợi 20 tháng, đi lại 20 lần để được kinh doanh

1. Tổ công tác của Thủ tướng: Chấm dứt ‘thủ tục nhập khẩu dài 3 tháng’ (Chinhphu.vn) – Kiểm tra Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổ trưởng

Tổ công tác của Thủ tướng cho biết với các quy định sắp được sửa

đổi, tình trạng như doanh nghiệp phản ánh là ‘phải mất 3 tháng để

làm thủ tục nhập khẩu tivi kết nối wifi” sẽ không còn nữa.

Ngày 21/11, dẫn đầu Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ kiểm tra Bộ

TT&TT về tình hình thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính

phủ giao, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết, thông

qua Tổ công tác, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chuyển lời hoan

nghênh, khen ngợi Bộ đã làm tốt nhiều việc.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác phát biểu tại

buổi kiểm tra. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nhiều quy định còn làm khó doanh nghiệp

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ cần hết sức lưu ý, tiếp tục quan

tâm một số vấn đề như quản lý báo chí; phát triển công nghiệp công

nghệ thông tin; bảo đảm an toàn thông tin, đấu tranh phản bác tin độc,

tin xấu; quản lý tốt hơn các tập đoàn, tổng công ty thuộc Bộ; tháo gỡ các

thủ tục, quy định bất hợp lý gây khó khăn cho doanh nghiệp…

Bộ trưởng cho biết Tổ công tác đã nhận được nhiều phản ánh của các

doanh nghiệp về các vướng mắc. Chẳng hạn Nghị định 60 năm 2014

quy định người đứng đầu cơ sở in phải có trình độ cao đẳng về in hoặc

được Bộ TT&TT cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý.

“Quy định này có sát thực tế không. Chúng tôi cho là không, gây khó

khăn cho sản xuất. Nếu cứ quy định thế thì rất khó cho doanh nghiệp.

Đây là tổng hợp của các hiệp hội. Ngay cả các quy định về quản lý thiết

bị in các sản phẩm không phải xuất bản phẩm như in trên vải, gạch,

nhựa… cũng bất hợp lý”, Tổ trưởng Tổ công tác phát biểu.

Đặc biệt, tại buổi kiểm tra, được Tổ công tác mời, đại diện các doanh

nghiệp đã trực tiếp nêu các khó khăn, vướng mắc. Hiệp hội Doanh

nghiệp Điện tử đưa một ví dụ, thủ tục nhập khẩu sản phẩm tivi kết nối

wifi hiện kéo dài tới 3 tháng.

Cụ thể, trước hết doanh nghiệp phải gửi hồ sơ và mẫu sản phẩm lên

trung tâm kiểm định, việc nhận và chấp thuận mẫu mất 12-15 ngày. Sau

đó là thời gian kiểm định mất tới 2 tháng và khi có kết quả thì làm nốt thủ

tục, lại mất 15 ngày nữa. Trong khi đó, thời gian làm thủ tục của Hải

quan dài nhất chỉ 1-2 ngày.

Bộ cam kết cắt giảm hàng loạt thủ tục

Lãnh đạo Bộ TT&TT và đại diện các đơn vị trực thuộc tập trung giải

trình, làm rõ nguyên nhân dẫn tới các nhiệm vụ chậm trễ, đồng thời báo

cáo về các giải pháp cắt bỏ thủ tục, cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Đặc biệt trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập

khẩu, Bộ khẳng định đang tích cực triển khai các chỉ đạo của Chính phủ,

Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể như bãi bỏ quy định cấp giấy phép nhập

khẩu đối với thiết bị thu - phát sóng vô tuyến điện, thay vào đó sẽ áp

dụng hậu kiểm.

Bộ cũng đang dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 60 năm 2014 về hoạt

động in, bám sát yêu cầu của Chính phủ, như bãi bỏ 9 quy định về hoạt

động hợp tác chế bản, in và gia công sau in, quy định về cấp giấy phép

nhập khẩu với máy móc gia công sau in... Đồng thời Bộ cũng đề nghị bãi

bỏ thêm 6 nội dung như quy định đối tượng được nhập khẩu thiết bị in,

về đối tượng sử dụng máy photocopy… để bảo đảm quyền tự do kinh

doanh của tổ chức, cá nhân.

Tính từ đầu năm 2016 đến nay, Bộ đã cắt giảm 51 thủ tục hành chính,

tương đương cắt giảm 16%. Trong dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung

Nghị định 72 năm 2013 về internet, Bộ đang trình Chính phủ dự kiến cắt

giảm 19 thủ tục hành chính, bao gồm cả hủy bỏ điều kiện và cắt giảm

các hồ sơ tài liệu cũng như thời gian giải quyết.

Cũng tại buổi kiểm tra, Bộ TT&TT đã gửi tới Tổ công tác 8 kiến nghị,

trong đó đáng chú ý là xử lý việc chồng chéo trong lĩnh vực quản lý giữa

Bộ TT&TT với Bộ Công Thương về các mặt hàng điện tử, điện thoại…

đang gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn phát biểu tại buổi kiểm tra.

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tổ công tác đánh giá cao giải trình của Bộ

Kết luận buổi kiểm tra, Tổ trưởng Tổ công tác Mai Tiến Dũng đánh giá

cao việc giải trình, báo cáo của Bộ TT&TT. Trong số 528 nhiệm vụ Bộ

được giao, tỷ lệ nhiệm vụ chậm trễ rất thấp, cho thấy công tác lãnh đạo,

chỉ đạo đã rất cụ thể, trách nhiệm.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng đánh giá cao nỗ lực của Bộ trong cải

cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu, cắt

giảm thủ tục. “Việc này không phải bây giờ Bộ mới làm mà đã làm từ

đầu nhiệm kỳ và hôm nay đã có báo cáo rất rõ, rất chi tiết, các vấn đề

doanh nghiệp nêu đều đã và đang được xử lý”, Tổ trưởng Tổ công tác

ghi nhận.

Trong đó, nếu sửa được Nghị định 187 như ý kiến của các hiệp hội

doanh nghiệp thì sẽ cơ bản xử lý được các vấn đề vướng mắc hiện nay.

“Thủ tục nhập khẩu như ý kiến doanh nghiệp là lên tới 3 tháng nhưng

nếu sửa đổi Nghị định 187 thì sắp tới sẽ không còn thủ tục này nữa”, Bộ

trưởng cho biết.

Tuy nhiên, Bộ cần tiếp tục đẩy nhanh xử lý các công việc còn tồn đọng,

đồng thời tiếp tục rà soát, cắt giảm danh mục hàng hóa phải kiểm tra

trước khi thông quan, tinh thần là chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu

kiểm, tăng cường công nhận kết quả đánh giá, kiểm tra của các nước

phát triển. Tăng cường quản lý rủi ro…

Tổ công tác cũng đề nghị Bộ khẩn trương tập trung triển khai một số

nhiệm vụ lớn, đó là sớm trình Chính phủ phê duyệt đề án quy hoạch

phát triển và quản lý báo chí toàn quốc. Xây dựng, đề xuất các chính

sách, định hướng lớn liên quan tới Chính phủ điện tử, phát triển công

nghệ thông tin, phát triển kinh tế số, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia…

Về công tác truyền thông, Tổ công tác đề nghị, với các định hướng, ưu

tiên lớn của Chính phủ trong từng giai đoạn thì báo chí phải đi trước một

bước, tạo đồng thuận xã hội và chuyển động mạnh mẽ trong cả hệ

thống, tránh “trên nóng, dưới lạnh”.

Tiếp thu các kiến nghị của Bộ TT&TT, Tổ công tác sẽ tổng hợp, báo cáo kết

quả kiểm tra tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 sắp diễn ra.

Bộ giải trình ra sao về các nhiệm vụ chậm trễ?

Tính từ đầu năm tới ngày 10/11, Bộ được giao 528 nhiệm vụ, trong đó đã hoàn

thành 308 nhiệm vụ, 216 nhiệm vụ đang thực hiện trong hạn, chỉ có 4 nhiệm vụ

quá hạn chưa hoàn thành.

Về 4 nhiệm vụ chậm trễ, theo đại diện Bộ TT&TT, việc chưa ban hành Thông tư

quy định danh mục sản phẩm an toàn thông tin nhập khẩu theo giấy phép và trình

tự, hồ sơ cấp giấy phép là do nguyên nhân khách quan.

Cụ thể, liên quan tới các vấn đề kinh tế - thương mại được nêu ra trong chuyến

thăm chính thức Hoa Kỳ của Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng đã đồng ý Bộ tiếp

tục xem xét, trao đổi thêm với phía Hoa Kỳ, nên thời điểm ban hành Thông tư

được điều chỉnh sang tháng 12/2017.

Về việc sửa đổi Nghị định 187 hướng dẫn Luật Thương mại, hiện Bộ đã gửi Bộ

Tư pháp thẩm định, dự kiến sẽ ban hành trong tháng 12/2017.

Cùng với đó, việc xây dựng Thông tư về hoạt động giám sát và cảnh báo an toàn

mạng là vấn đề khó, mới, cần nghiên cứu kỹ, nên việc ban hành có chậm trễ. Tuy

nhiên, dự thảo Thông tư đang gấp rút được hoàn thiện và dự kiến cũng sẽ ban

hành trong tháng 12 này.

Còn dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 26 năm 2007 về chữ ký số và dịch vụ

chứng thực chữ ký số cũng đang được lấy ý kiến các thành viên Chính phủ và sẽ

sớm được ban hành.

Hà Chính

Theo canhtranhquocgia.vn

2. Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: “Văn bản chậm, cứ thay người là nhanh nhất”

“Văn bản chậm chỉ có thay người là nhanh nhất. Ứng dụng công

nghệ thông tin tất cả đều lưu trên hệ thống nên không ông nào giấu

được gì”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.

Ngày 21/11, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng dẫn đầu Tổ công tác của Thủ

tướng kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng giao

và tập trung vấn đề cắt giảm thủ tục hành chính liên quan chi phí chính

thức, chi phí không chính thức, chi phí kiểm tra chuyên ngành với hàng

hóa xuất nhập khẩu, tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tại

Bộ Thông tin và Truyền thông.

Tạo điều kiện tối đa người dân, doanh nghiệp

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, Thủ

tướng hoan nghênh Bộ Thông tin và Truyền thông đã thực hiện tốt nhiều

công việc được giao. Đặc biệt là tại hội nghị APEC, Bộ Thông tin và

Truyền thông đã tích cực hoàn thành nhiệm vụ.

“Công luận cả thế giới biết sự thành công của APEC, điều này có vai trò

rất lớn của Bộ Thông tin và Truyền thông, trong đó có vai trò lãnh đạo

của Bộ trưởng”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng đánh giá thời gian qua, Bộ Thông tin và

Truyền thông đã có nhiều giải pháp chỉ đạo quyết liệt đưa các hoạt động

thông tin, chính sách pháp luật được minh bạch, tạo tác động tích cực

tới người dân và doanh nghiệp cả nước. Bộ cũng có các hoạt động ngăn

chặn, xử lý những thông tin sai sự thật, chấn chỉnh các sai phạm của

báo chí. Có nhiều giải pháp hiệu quả quản lý về viễn thông, đảm bảo hệ

thống thông tin liên lạc được hiệu quả.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng phát biểu tại buổi làm việc

Người đứng đầu Văn phòng Chính phủ đề nghị Bộ Thông tin và Truyền

thông sớm ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định về sản

phẩm kinh doanh dịch vụ an toàn thông tin mạng, nhất là quy định cụ thể

về điều kiện cấp phép nhập khẩu, giấy phép kinh doanh và ban hành

danh mục thiết bị dịch vụ.

“Chúng ta cần công nhận sản phẩm của các nước tiên tiến như G7, như

mặt hàng Iphone. Nhiều mặt hàng thử nghiệm chưa có quy chuẩn mà ta

vẫn kiểm tra”, ông Dũng nói.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết, đã

thực hiện chỉ đạo của Chính phủ xây dựng Chính phủ kiến tạo, giảm bớt

phiền hà và tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp. “Cái tốt phải tiếp tục

phát huy, cái gì còn chưa tốt thì tiếp tục rà soát để đảm bảo điều kiện tối

đa nhất phục vụ người dân và doanh nghiệp, hoàn thành nhiệm vụ được

Thủ tướng giao”, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nói.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn phát biểu tại buổi làm việc

Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông nêu rõ, trong 10 tháng đầu

năm 2017, đơn vị này đã tạo điều kiện thuận lợi cho danh nghiệp phát

triển sản xuất, kinh doanh; rà soát, sửa đổi, bãi bỏ các thủ tục, điều kiện

kinh doanh chuyên ngành không cần thiết, gây khó khăn cho doanh

nghiệp, chuyển đổi từ cơ chế tiền kiểm sang hậu kiểm.

Đặc biệt, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tăng cường kiểm tra, ngăn

chặn xử lý mã độc, sự cố mất an toàn thông tin. Đẩy mạnh công tác đảm

bảo an toàn thông tin mạng, đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái,

thù địch trên không gian mạng; xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng

mạng xã hội đưa tin sai sự thật…

Tránh tình trạng trên nóng dưới lạnh

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng

Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, trên cơ sở những báo cáo của Bộ

Thông tin và Truyền thông, tổ công tác sẽ báo cáo Thủ tướng, Văn

phòng Chính phủ sẽ cùng với các Bộ ngành xử lý những vấn đề liên

quan. Trong đó có việc liên quan đến một mặt hàng 2 Bộ (Bộ Công

thương, Bộ Thông tin và Truyền thông) cùng quản lý theo Nghị định 187.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nêu rõ vấn đề đang được Thủ tướng đặc biệt

quan tâm đó là xây dựng Chính phủ điện tử, thương mại điện tử, thành

phố thông minh, ứng dụng công nghệ thông tin... Do vậy, Văn phòng

Chính phủ đã họp rất nhiều về ứng dụng công nghệ thông tin và rất hạn

chế phát hành văn bản.

Từ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong làm việc, Bộ trưởng Mai

Tiến Dũng cho biết, công việc chậm, tắc ở khâu nào, liên quan đến cán

bộ nào chỉ cần kiểm tra trên hệ thống là biết hết.

“Văn bản chậm chỉ có thay người là nhanh nhất... Ứng dụng công nghệ

thông tin tất cả đều lưu trên hệ thống nên không ông nào giấu được gì”,

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đánh giá những vấn đề trên, hiện nay Bộ

Thông tin và Truyền thông đã thực hiện rất tốt, chuyên nghiệp. Tuy

nhiên, vấn đề đặt ra là những mặt tích cực của Bộ Thông tin và Truyền

thông cần tác động đến các Bộ ngành, địa phương khác làm sao cùng

chuyển động mạnh mẽ.

“Làm sao để các Bộ ngành, đại phương cùng quan tâm đến định hướng

cụ thể của Chính phủ như tập trung thúc đẩy tăng trưởng, cải cách hành

chính, kỷ cương công vụ. Đồng thời tạo sự chuyển động mạnh mẽ, tránh

tình trạng trên nóng dưới lạnh”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.

Quang Phong

Theo hanoimoi.com.vn

3. Cần xem lại quy định đặt máy chủ Google, Facebook tại Việt Nam

Đây là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng trước

những tranh cãi xoay quanh dự thảo về Luật An ninh mạng.

Tại Hà Nội vừa diễn ra buổi Tọa đàm khoa học về Luật An ninh mạng và

tác động đến các ngành công nghệ, truyền thông, nội dung số. Buổi hội

thảo do ông Nguyễn Minh Hồng, Thứ trưởng Bộ TT&TT, Chủ tịch Hội

truyền thông số Việt Nam chủ trì.

Với nhiều quan điểm khác nhau được chia sẻ tại Quốc hội cũng như các

diễn đàn, buổi hội thảo này là dịp để nhiều bên đưa ra ý kiến nhằm góp ý

cho dự thảo Luật An ninh mạng.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng, điều đầu tiên cần làm rõ khái niệm

an ninh mạng, tránh chồng lấn với khái niệm an toàn thông tin, an toàn

thông tin mạng, an ninh thông tin, an toàn mạng...

“Đối với thế giới chỉ có khái niệm Cyber Security. Ở Việt Nam, đôi lúc

phân nhánh theo những phân khúc khác nhau nên còn có những tranh

luận. Bên cạnh đó, cần chỉ ra nội dung có thể trùng lặp, mâu thuẫn

của Luật An ninh mạngvà Luật ATTT mạng, tránh chồng chéo khi mà

những luật trước đây đã quy định.”, Thứ trưởng Hồng cho biết.

Chia sẻ của Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng về dự thảo Luật An ninh mạng.

Ảnh: Trọng Đạt

Thứ trưởng Hồng cũng đặt vấn đề cần xem xét các quy định mới có tính

khả thi trong thực tế hay không. Ví dụ cụ thể nhất là quy định yêu cầu

đặt máy chủ tại Việt Nam đối với Facebook, Google.

“Các nhà cung cấp dịch vụ này có vô số máy chủ đặt ở khắp nơi trên thế

giới. Nếu chúng ta yêu cầu, họ cũng chỉ đặt được số lượng rất nhỏ.

Không có gì đảm bảo trên những máy chủ này chỉ bao gồm tất cả thông

tin sẽ cung cấp cho người Việt Nam hay thông tin về người sử dụng Việt

Nam.”, Thứ trưởng Hồng chia sẻ.

Những vấn đề của Luật An ninh mạng

Ông Nguyễn Quang Đồng, chuyên gia Viện Chính sách và Phát triển

Truyền thông (IPS) - Hội Truyền thông số Việt Nam cho biết cộng đồng

doanh nghiệp trong lĩnh vực ICT rất quan tâm xem Luật An ninh mạng

sẽ tác động đến họ thế nào.

Ông Đồng chia sẻ rằng trong một báo cáo mới đây, Việt Nam bị Liên

Hợp Quốc xếp thứ 101 về tình hình an ninh mạng, xếp sau cả Lào,

Campuchia. Trong khi đó Thái Lan, Singapore được đánh giá rất cao về

an ninh thông tin. Chúng ta bị chấm điểm thấp bởi sự chồng chéo giữa

các quy định, các bộ luật.

Theo ông Đồng, nếu chúng ta thiết lập thêm Luật An ninh mạng sẽ dẫn

đến sự chồng chéo về mặt pháp lý. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp

đến hoạt động của các doanh nghiệp.

“Doanh nghiệp lo ngại họ không biết tìm đến đầu mối nào để giải quyết

các thủ tục hành chính. Trong trường hợp các đầu mối này có xung đột ý

kiến với nhau, doanh nghiệp ở giữa sẽ không biết phải nghe theo bên

nào.”

Nhiều đại biểu quốc hội, chuyên gia, luật sư, đại diện các doanh nghiệp đã chia sẻ

về tác động của Luật An ninh mạng. Ảnh: Trọng Đạt

Dự thảo Luật An ninh mạng yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

viễn thông, Internet và doanh nghiệp CNTT phải cung cấp thông tin

người dùng cho các cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh mạng . Đây là

vấn đề gây tranh cãi pháp lý không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới.

Điều này sẽ xâm phạm đến quyền cá nhân của người dùng.

Bên cạnh đó, nhiều quy định của dự thảo Luật An ninh mạng được đánh

giá là chung chung, gây ra sự khó hiểu cho người đọc. Các ý kiến đóng

góp đồng ý chung với nhận định cần phải làm rõ các điều khoản của

Luật, tránh việc đưa ra các văn bản dưới luật để giải thích cho luật đã

ban hành.

Xây dựng luật để phát triển, không phải để dễ quản lý

Bên cạnh nhiều phát biểu mang tính xây dựng, một trong những vấn đề

được thống nhất cao là cần đưa cuộc sống vào luật thay vì đưa luật vào

cuộc sống.

Theo ông Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT, Chính phủ là đơn

vị làm ra dự thảo luật. Điều này khiến Luật An ninh mạng thiên về tính

quản lý và vô tình đem đến bất lợi cho sự phát triển.

Ông Hợp cho rằng luật An ninh mạng nên nghiêng về việc quản lý nội

dung, thay vì mặt quản lý công nghệ như ở Luật ATTT mạng. Phải tận

dụng công nghệ để đẩy mạnh tốc độ phát triển của Việt Nam. Luật ra đời

là để hỗ trợ cho sự phát triển đó. Chúng ta làm ra luật để phát triển tốt

hơn thay vì có tư duy làm luật để dễ quản lý.

Trọng Đạt

Theo vietnamnet.vn

4. Đề xuất cơ quan Thuế thu BHXH: “Nếu gộp cũng

có cái dở”

Theo PGS-TS.Đinh Trọng Thịnh- Khoa Tài chính Quốc tế (Học viện

Tài chính), thuế và BHXH là “hai khoản thu không đồng nhất nếu

gộp cũng có cái dở”.

Bộ Tài chính lấy ý kiến góp ý về Dự thảo Tờ trình xây dựng Luật Quản lý

Thuế (sửa đổi), trong đó đề xuất phương án cơ quan Thuế sẽ thực hiện

đồng thời thu thuế và thu tiền đóng BHXH bắt buộc của chủ sử dụng lao

động. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, đề xuất này không khả thi, bởi 2

chính sách hoàn toàn khác nhau…

Đây là 1 trong 2 giải pháp đưa ra tại tờ trình. Giải pháp còn lại là giữ như

hiện hành cơ quan thuế và cơ quan BHXH thực hiện phối hợp quản lý và

thu BHXH theo quy chế phối hợp đã ký giữa Tổng cục Thuế và BHXH

Việt Nam.

Hai chính sách hoàn toàn khác nhau

Mục tiêu đề xuất này, theo Bộ Tài chính, là nhằm “cải cách mạnh mẽ thủ

tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế và đóng

BHXH; cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục hành chính như đơn vị sử dụng

lao động chỉ khai và nộp thuế- BHXH tại một cơ quan; giảm thời gian kê

khai thuế- BHXH (thực hiện trên cùng một tờ khai); cải thiện môi

trường kinh doanh, giảm thanh kiểm tra việc nộp thuế và BHXH, minh

bạch hoá thủ tục hành chính và phát triển đối tượng tham gia BHXH”.

Ngoài thu BHXH bắt buộc, cơ quan BHXH còn phải thu BHYT, BHXH tự

nguyện, BH thất nghiệp...

Cùng với đó, Bộ Tài chính cũng đưa ra 2 giải pháp. Giải pháp 1 (như

hiện hành), đó là cơ quan Thuế và BHXH phối hợp thu BHXH theo quy

chế phối hợp giữa Tổng cục Thuế và BHXH Việt Nam). Giải pháp 2, cơ

quan Thuế thực hiện thu các khoản BHXH mang tính chất bắt buộc đối

với đơn vị sử dụng lao động; song cơ quan Thuế phải nắm vững nghiệp

vụ thu BHXH, tổ chức sắp xếp lại bộ máy 2 cơ quan, số lượng lao động

điều chuyển sau khi chuyển đổi mô hình.

Phân tích đề xuất trên, PGS-TS.Đinh Trọng Thịnh- Khoa Tài chính Quốc

tế (Học viện Tài chính) cho rằng, về nguyên tắc và mục đích, 2 khoản

thu này tương đối khác nhau. Thuế liên quan tới khoản thu nhập của cá

nhân và doanh nghiệp phải đóng cho ngân sách nhà nước theo chính

sách thuế. Còn thu BHXH nhằm đảm bảo cho người lao động đã có thời

gian cống hiến trong DN có được một khoản dự phòng và được trả theo

tỉ lệ % sau khi đã hoàn thành thời gian lao động ở độ tuổi quy định. “Đây

là khoản người lao động bỏ ra trước để có một khoản quỹ; từ đó giúp họ

có lương hưu, đảm bảo duy trì mức sống ở tuổi già. Một bên thu vào

ngân sách nhà nước, còn một bên là thu gom lại, nên 2 khoản thu không

đồng nhất, nếu gộp cũng có cái dở”- ông Thịnh phân tích.

Không thể hợp nhất theo kiểu “cơ học”

Cần nhìn nhận rõ nhiều điểm khác biệt trong quản lý thu BHXH, đơn cử:

Ngoài thu BHXH bắt buộc, cơ quan BHXH còn phải thu BHYT, BHXH tự

nguyện, BH thất nghiệp, thu khu vực sự nghiệp công lập; cấp sổ BHXH,

thẻ BHYT, giải quyết chế độ hưu trí, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động –

bệnh nghề nghiệp … Trong khi đó, theo đề xuất của Bộ Tài chính, cơ

quan Thuế chỉ quản lý thu BHXH bắt buộc tại doanh nghiệp.

Nếu hợp nhất bộ phận thu BHXH về Thuế, cơ quan BHXH vẫn phải duy

trì bộ máy để thu các khoản BHXH khác. Như vậy, cả ngành Thuế và

ngành BHXH cùng có “bộ phận thu BHXH”, không những không tiết kiệm

chi phí, mà còn gây lãng phí hơn, bộ máy cồng kềnh hơn. Khi đó, người

lao động, người dân muốn xác nhận BHXH sẽ phải đến 2 cơ quan, gây

lãng phí tiền bạc, công sức của họ. Đáng chú ý, cơ quan Thuế ở các

nước cũng chỉ thu hộ BHXH, chứ không phải hợp nhất 2 bộ phận của 2

cơ quan lại.

Cho ý kiến về vấn đề này, ông Doãn Mậu Diệp- Thứ trưởng Bộ LĐ-

TB&XH cho biết: Đa số các quốc gia hiện nay vẫn thực hiện thu BHXH

và thuế theo 2 cơ quan riêng biệt. Đơn cử: Nhật Bản quy định cơ quan

BHXH chịu trách nhiệm vận hành Hệ thống Hưu trí quốc gia, quản lý về

đối tượng tham gia BHXH, quỹ BHXH, quản lý lịch sử tham gia BHXH

của người lao động, tư vấn các chế độ hưu trí, tính toán và chi trả các

chế độ BHXH. Trung Quốc, Hàn Quốc đều giao cơ quan BHXH thu

BHXH, chứ không phải giao cho cơ quan Thuế. Do vậy, đề xuất này cần

phải cân nhắc. Bởi, chỉ cơ quan BHXH mới theo dõi được lịch sử tham

gia BHXH của người lao động để giải quyết các chế độ (như chế độ như

hưu trí thì phải khoảng sau 30 năm mới thực hiện). “Nếu chuyển thu

BHXH sang cơ quan Thuế, sẽ dễ phát sinh những hệ luỵ, thậm chí có

thể sau 5 năm đã phải sửa đổi lại”- ông Diệp khẳng định.

Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thị Lan Hương- nguyên Viện trưởng Viện

Khoa học LĐ&XH cho rằng, không nên hợp nhất cơ quan Thuế và

BHXH, vì thuế thu cho ngân sách, còn BHXH thu cho người lao động

tích cóp về sau. Nếu hợp nhất, cũng chỉ thu xong rồi chuyển tiền cho

BHXH quản lý, như vậy đâu cần hợp nhất, chỉ cần thêm chức năng Thuế

thu hộ BHXH. “Ở một số nước, cơ quan Thuế chỉ đứng ra thu hộ BHXH,

không phải hợp nhất khâu thu của 2 cơ quan với nhau, vì chức năng,

nhiệm vụ mỗi cơ quan khác nhau. Chưa kể, khi hợp nhất cũng chỉ phần

BHXH bắt buộc, còn BHXH tự nguyện, BHYT vẫn phải có bộ phận của

BHXH thực hiện, như vậy lại phình bộ máy thêm”- bà Hương nhấn

mạnh.

Ông Mai Đức Chính- Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng khẳng

định: “Lâu nay doanh nghiệp luôn có 2 sổ lương; một sổ lương doanh

nghiệp kê khai đóng BHXH với tiền rất thấp, chủ yếu tương đương mức

lương tối thiểu vùng. Một sổ lương khác doanh nghiệp thực trả cho

người lao động cao hơn rất nhiều, thông qua nhiều loại phụ cấp, hỗ trợ

khác nhau. Do đó, chúng ta phải tiến tới liên thông kết nối thông tin thu

thuế và BHXH, để thu BHXH theo tiền lương doanh nghiệp kê khai thuế.

Khi đó, doanh nghiệp quyết toán chi phí lao động bao nhiêu sẽ phải

đóng BHXH bấy nhiêu, sẽ không còn chuyện 2 sổ lương nữa”.

Từ thực tế thực hiện chính sách BHXH, Thứ trưởng, Tổng Giám đốc

BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh chỉ rõ: “Đối tượng của cơ quan Thuế

và BHXH khác nhau. Cơ quan Thuế theo dõi đầu mối doanh nghiệp. Còn

cơ quan BHXH theo dõi đến từng cá nhân người lao động, suốt cả cuộc

đời cho đến khi chi trả lương hưu và đến lúc chết thì chi trả tiền tuất”.

Cũng theo Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Minh, thu thuế chỉ có một quy

trình; trong khi thu BHXH có từ 8- 9 quy trình như tư vấn, hướng dẫn,

lập danh sách, xét duyệt, thẩm định và chi trả chế độ. Như vậy, không

thể nào chuyển toàn bộ nhiệm vụ này sang Thuế thu được. “Cải cách là

rất tốt, nhưng phải thận trọng, tránh để đưa vào Luật rồi khó thực hiện,

lại phải sửa…”, Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Minh khẳng định.

N.H

Theo congly.vn

5. Từ 5/12, sổ đỏ sẽ ghi tên các thành viên trong gia

đình

Có hiệu lực từ 5/12/2017 tới đây, Thông tư 33/2017/TT-BTNMT của

Bộ tài nguyên và Môi trường quy định giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất (sổ đỏ) sẽ ghi tên các thành viên trong gia đình cùng sử

dụng đất.

Người dân đến làm thủ tục tại bộ phận một cửa Văn phòng Đăng ký

đất đai Hà Nội. Ảnh: TTXVN

Cụ thể, Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi

trường sửa đổi, bổ sung Điểm c Khoản 1 Điều 5 Thông tư số

23/2014/TT-BTNMT (ngày 19/5/2014) quy định:

“Đối với hộ gia đình sử dụng đất thể hiện các thông tin “Hộ gia đình, gồm

ông” (hoặc “Hộ gia đình, gồm bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và

số giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản

này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình. Trường hợp chủ hộ gia đình

không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại

diện là thành viên khác của hộ gia đình và cùng có quyền sử dụng đất

chung của hộ gia đình.

Sau đó ghi thêm “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với

đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với … (ghi lần

lượt họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của những thành viên

còn lại trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài

sản gắn liền với đất)”.

Trước đó, Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT quy định về Giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền

với đất chỉ quy định: Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi "Hộ ông" (hoặc "Hộ

bà"), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số của giấy tờ nhân thân của

chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú

của hộ gia đình. Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng

đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của

hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.

Trường hợp chủ hộ gia đình hay người đại diện khác của hộ gia đình có

vợ hoặc chồng cùng có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi

cả họ tên, năm sinh của người vợ hoặc chồng đó.

Như vậy, Thông tư 33/2017/TT-BTNMT đã bổ sung thêm đối tượng là

“những thành viên còn lại trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất”

vào trong sổ đỏ.

Hoàng Lin

Theo baotintuc.vn

6. Dự kiến sử dụng mã số công dân thay cho mã số thuế Dự thảo sửa đổi, bổ sung luật Quản lý thuế đưa ra đề xuất sử dụng

mã số công dân thay cho mã số thuế, khi mã số công dân đã được

cấp cho toàn bộ dân cư.

Theo tờ trình của Bộ Tài chính về sửa đổi luật Quản lý thuế, mã số thuế

cá nhân hiện nay được cấp dựa trên mã số công dân và số chứng minh

nhân dân. Hiện tại mã số công dân bắt đầu được triển khai trên diện

rộng tuy nhiên vẫn còn không ít cá nhân sử dụng số chứng minh nhân

dân cũ (10 số) trong giao dịch. Do vậy gây ra sự không đồng nhất, chưa

đảm bảo tính duy nhất đối với mã số cá nhân của toàn bộ người dân.

Theo đề án cấp mã công dân, dự kiến đến năm 2020 sẽ cấp mã công

dân cho toàn bộ dân cư.

Việc triển khai áp dụng mã số công dân thay cho mã số thuế sẽ cắt giảm

thủ tục hành chính, cơ sở dữ liệu được tập trung và thống nhất, đảm bảo

chặt chẽ tính duy nhất mã số của từng cá nhân.

Tuy nhiên về giải pháp công nghệ thông tin khi sử dụng mã số công dân

thay cho mã số thuế cần phải xây dựng hệ thống kết nối thông tin từ cơ

sở dữ liệu mã công dân với cơ sở dữ liệu của ngành thuế, đảm bảo việc

tự động trong truyền nhận thông tin.

T.Xuân

Theo thanhnien.vn

7. Huyện Phú Xuyên: Ứng dụng mạng xã hội vào bộ

phận “một cửa”

Để kịp thời trao đổi, chia sẻ thông tin chỉ đạo, điều hành hoạt động của bộ phận “một cửa”, huyện Phú Xuyên đã tạo nhóm Zalo “Một cửa Phú Xuyên”. Nhóm hoạt động rất hiệu quả, kịp thời chỉ đạo công tác cải cách hành chính (CCHC) đến các xã qua đầu mối “một cửa”.

Huyện Phú Xuyên là một trong số ít quận, huyện của thành phố thực hiện việc đánh giá cán bộ công chức, viên chức, người lao động hàng tháng. Đây cũng là huyện thứ ba triển khai áp dụng phần mềm đánh giá với các tiêu chí đánh giá rõ ràng, gắn với việc thực hiện kế hoạch công tác tuần, tháng, quý; chức năng phân cấp, phân quyền cụ thể; dễ sử dụng; dễ tổng hợp, báo cáo; giảm chi phí in ấn phiếu đánh giá…

Bộ phận “một cửa” tại xã Nam Triều được sắp xếp lại, theo đúng quy trình iso

9001:2008

Sau khi UBND TP Hà Nội công bố kết quả chỉ số CCHC năm 2016, Huyện ủy Phú Xuyên đã tổ chức giao ban với lãnh đạo UBND huyện, thủ trưởng các cơ quan, Bí thư, Chủ tịch, trưởng bộ phận “một cửa” 28 xã, thị trấn để rút kinh nghiệm, chỉ rõ nguyên nhân và bàn các giải pháp khắc phục.

Trên cơ sở kết luận của Thường trực Huyện ủy, UBND huyện Phú Xuyên đã ban hành kế hoạch số 194/KH-UBND ngày 30/8/2017 về nâng cao chỉ số CCHC năm 2017 và những năm tiếp theo trong đó phân công cụ thể trách nhiệm cho từng cơ quan, đơn vị có liên quan đến từng chỉ số.

Trên tinh thần quyết tâm cao, huyện Phú Xuyên đã tổ chức 2 đoàn tham quan học tập kinh nghiệm tại 2 đơn vị có chỉ số CCHC đứng đầu thành phố là quận Long Biên và quận Nam Từ Liêm.

Sau các buổi tham quan, học tập kinh nghiệp, đã có sự chuyển biến rõ nét trong hoạt động của bộ phận “một cửa” huyện và các xã, thị trấn. Các xã, thị trấn đã kiện toàn, sắp xếp lại bộ phận “một cửa” cho phù hợp hơn, kiện toàn cán bộ đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC).

Để kịp thời trao đổi, chia sẻ thông tin chỉ đạo, điều hành hoạt động của bộ phận một cửa, huyện Phú Xuyên đã tạo một nhóm Zalo “Một cửa Phú Xuyên”. Quản trị nhóm Zalo này là phòng Nội vụ. Các thành viên trong nhóm là công chức phụ trách công tác CCHC của 12 cơ quan chuyên môn; cán bộ, công chức bộ phận một cửa của huyện, các xã, thị trấn.

Nhóm đi vào hoạt động rất có hiệu quả, kịp thời chỉ đạo công tác CCHC đến các xã qua đầu mối “một cửa”, các thành viên thường xuyên trao đổi, học tập kinh nghiệm trong công tác, tạo sự thống nhất trong toàn huyện về công tác CCHC.

Trong năm 2017, đoàn kiểm tra công vụ thành phố đã kiểm tra đột xuất tại 4 xã: Phú Yên, Hồng Minh, Phú Túc và Tri Trung. Đoàn kiểm tra huyện đã tiến hành 4 đợt kiểm tra tại 12 cơ quan chuyên môn, 5 đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện và 28/28 xã, thị trấn; trong đó tái kiểm tra tại 11 xã, thị trấn.

Sau các đợt kiểm tra, đoàn kiểm tra của thành phố, huyện đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong việc thực thi công vụ của các xã và có biên bản yêu cầu có biện pháp khắc phục các tồn tại thiếu sót, bảo đảm thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính. UBND huyện đã kịp thời chấn chỉnh, xử lý các hành vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức.

Trong năm, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã tổ chức 6 buổi đối thoại của Thường trực Huyện ủy, Thường trực Đảng ủy các xã, thị trấn với đại diện nhân dân của 6 cụm xã trên địa bàn huyện. Qua các buổi đối thoại, huyện đã lắng nghe, tiếp thu các ý kiến phản ánh của nhân dân về công tác CCHC trên địa bàn huyện, từ đó đã chỉ đạo kịp thời các ban, ngành, cơ quan khắc phục những tồn tại, hạn chế trong giải quyết TTHC đối với nhân dân.

Huyện Phú Xuyên cũng yêu cầu bộ phận một cửa huyện và các xã, thị trấn thực hiện nghiêm việc gửi “Thư xin lỗi” đối với tổ chức, cá nhân khi giải quyết hồ sơ TTHC không đúng hẹn. Thực hiện gửi “Thư cảm ơn”, “Thư chúc mừng”, “Điện chia buồn” nhằm thể hiện sự quan tâm của chính quyền, cơ quan đối với tổ chức, cá nhân khi giải quyết các công việc có liên quan đến chính quyền.

UBND huyện chỉ đạo quyết liệt các cơ quan chuyên môn thực hiện thanh tra, kiểm tra, làm rõ và kịp thời xử lý nghiêm các vụ việc công chức, viên chức vi phạm đạo đức nghề nghiệp theo đơn thư, thông tin báo chí nêu và qua phản ánh của dư luận.

H.Duy – T.Hà

Theo laodongthudo.vn

8. Hà Nội nhận 8, 5 triệu hồ sơ qua bộ phận 'một cửa' TPO - Sau hơn 1 năm Hà Nội ban hành quy định thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức… Các cơ quan thuộc thành phố đã tiếp nhận 8,5 triệu hồ sơ với tỷ lệ hoàn thành hồ sơ đúng hạn đạt gần 99%.

UBND TP Hà Nội thông tin, sau hơn 1 năm triển khai thực hiện Quyết

định số 07 ngày 8/3/2016 của UBND TP ban hành quy định thực hiện cơ

chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết công việc của

cá nhân, tổ chức tại các cơ quan hành chính Nhà nước thuộc TP, việc

thực hiện các cơ chế này đã góp phần làm thay đổi cơ bản mối quan hệ

chính quyền - người dân, xây dựng nền hành chính công khai, minh

bạch.

Cụ thể, thực hiện Quyết định này đến nay, các cơ quan, đơn vị thuộc TP

(bao gồm cả các đơn vị hiệp quản) đã tiếp nhận hơn 8,5 triệu hồ sơ thủ

tục hành chính (TTHC), trong đó: Các sở, cơ quan tương đương sở tiếp

nhận 0,7 triệu hồ sơ; UBND cấp huyện 0,4 triệu hồ sơ; UBND cấp xã 4,5

triệu hồ sơ; còn lại là các đơn vị hiệp quản. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng

hạn đạt cao, với tỷ lệ toàn TP là 98,93%, trong đó khối sở và cơ quan

tương đương sở đạt 98,39%, cấp huyện đạt 98,73%, cấp xã đạt 99,66%.

Một số lĩnh vực hầu như không có hồ sơ bị quá hạn, như công thương,

đăng ký kinh doanh, văn hóa thông tin…

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của các cơ quan, đơn vị cũng đã thực

hiện tốt chức năng theo dõi, đôn đốc quá trình giải quyết hồ sơ của các

phòng, ban chuyên môn và phối hợp trong xử lý các hồ sơ liên thông.

Việc tiếp nhận, chuyển hồ sơ, giải quyết hồ sơ và trả kết quả đều được

cập nhật, công khai trên phần mềm một cửa điện tử; cá nhân, tổ chức

đến nộp hồ sơ đều được hướng dẫn, cấp mã tra cứu hồ sơ để theo dõi

quá trình giải quyết hồ sơ.

Riêng với những hồ sơ giải quyết trước hạn, các đơn vị đã chủ động

thông báo để cá nhân, tổ chức biết. Cá nhân, tổ chức khi đến giao dịch

tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả được đón tiếp và hướng dẫn chu

đáo, lịch sự, góp phần đưa mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với

sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước thuộc TP được nâng lên.

Đối với những hồ sơ bị quá hạn giải quyết hoặc theo quy định phải thực

hiện xin lỗi do sơ suất trong quá trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ, nhiều cơ

quan đã nghiêm túc thực hiện việc xin lỗi người dân, doanh nghiệp.

Lãnh đạo UBND TP đánh giá, việc xin lỗi này đã tạo chuyển biến mạnh

mẽ trong tư duy và nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức khi thực

hiện nhiệm vụ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính.

HIỂU MINH

Theo tienphong.vn

9. Đà Nẵng: Thực hiện cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính về đầu tư xây dựng cơ bản

Theo thông tin từ UBND TP Đà Nẵng, Chủ tịch UBND thành phố

Huỳnh Đức Thơ vừa chủ trì cuộc họp rà soát và rút ngắn thủ tục

hành chính liên quan đến hồ sơ xây dựng cơ bản từ nguồn vốn Nhà

nước. Các thủ tục hành chính liên quan sẽ rút ngắn từ 60 đến 83

ngày so với tổng thời gian thực hiện bộ thủ tục hành chính thẩm

định phê duyệt các bước theo quy định.

Đà Nẵng rút ngắn từ 25 - 36% thời gian thực hiện thủ tục hành chính đối

với các công trình xây dựng cơ bản.

Đối với các công trình thuộc nhóm A là khoảng 217 ngày, nhóm B là

khoảng 232 ngày và nhóm C là khoảng 227 ngày. Thời gian được rút

ngắn từ 60 đến 83 ngày tùy theo tính chất và loại công trình. Các sở

ngành chuyên môn, cơ quan có thẩm quyền thẩm định, thẩm tra phải

kiểm soát chặt chẽ, khi đã tiếp nhận hồ sơ đồng nghĩa với việc hồ sơ đã

đảm bảo, trường hợp thiếu hồ sơ thì trong vòng 3 ngày phải có văn bản

yêu cầu bổ sung kịp thời.

Các bước thẩm định phê duyệt thuộc bộ thủ tục hành chính liên quan

đến hồ sơ xây dựng cơ bản bao gồm: Thẩm định chủ trương đầu tư,

nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; phê duyệt chủ trương đầu tư; thẩm

định dự án đầu tư hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật (bao gồm thẩm định

thiết kế cơ sở và lấy ý kiến các đơn vị liên quan); phê duyệt dự án đầu

tư hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật; thẩm định và phê duyệt hồ sơ thiết kế

kỹ thuật; thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu; thẩm định

và phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; thẩm định và phê duyệt kết

quả chọn lựa nhà thầu; thẩm định, phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng

sử dụng đất; thẩm định, phê duyệt quy hoạch hạ tầng kỹ thuật; thẩm tra,

phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.

Nguyễn Nam

Theo baoxaydung.com

10. Người mù đợi 20 tháng, đi lại 20 lần để được kinh doanh Ngày 21-11, các sở, ngành TPHCM đối thoại với người khuyết tật trên

địa bàn TP. Nhiều người khuyết tật đã góp ý thẳng thắn về các vướng

mắc trong việc đào tạo, dạy nghề, giới thiệu việc làm, thực hiện các chế

độ với người khuyết tật.

Ông Bùi Văn Thanh (ngụ quận Bình Thạnh) phản ánh, ông là người

khiếm thị, lập cơ sở dịch vụ xoa bóp (massage) từ năm 2006. Để cơ sở

được hoạt động, ông phải đợi 2 tháng làm đề án xoa bóp - một loại “giấy

phép con”, giấy phép hành nghề của Sở Y tế TPHCM cấp. Tháng 9-

2014, đề án hết hạn, ông đến Sở Y tế xin gia hạn đề án thì phải chờ đợi

ròng rã suốt 20 tháng, đi lại hơn 20 lần và mãi đến tháng 8-2016 mới

được gia hạn. “Chỉ có một tờ giấy, đăng ký lần đầu có 2 tháng, tại sao

khi đi gia hạn - đã có hồ sơ quản lý sẵn rồi - lại mất đến 20 tháng? Vậy

sở cải cách thủ tục hành chính ở chỗ nào?” ông Thanh chất vấn.

Ông Thanh cho hay, mình không chỉ tốn kém thời gian, mất rất nhiều tiền

bạc (vì người khuyết tật không tự đi lại được, phải thuê xe ôm) mà còn

tổn hại tinh thần cho việc lo lắng, chờ đợi. Ông Thanh cũng chia sẻ,

trong kinh doanh, ông không lo lắng về địa điểm kinh doanh, cơ sở vật

chất, trình độ quản lý, tìm kiếm khách hàng mà lo nhất là sợ bị thanh tra,

kiểm tra làm phiền và không biết khi nào thì phải… đóng cửa!

Trước phản ánh này, bác sĩ Vương Anh Tài, đại diện Sở Y tế TPHCM,

đã gặp riêng ông Thanh để nắm lại cụ thể vụ việc. Theo bác sĩ Vương

Anh Tài, dù hồ sơ của ông Thanh đã được giải quyết xong, nhưng việc

“ngâm” hồ sơ quá lâu, để người khuyết tật phải đi lại, chờ đợi nhiều

tháng cũng cần được làm rõ để rút kinh nghiệm, không lặp lại với người

khác.

Trong buổi đối thoại, các ý kiến phản ánh của người khuyết tật về thái độ

phục vụ của nhân viên phụ xe, lái xe buýt chưa được chu đáo với người

khuyết tật; khó khăn tiếp cận vốn vay ưu đãi; các ngân hàng không mở

thẻ ATM cho người khiếm thị… cũng được các sở, ngành tiếp thu để rà

soát và hứa chấn chỉnh.

ĐƯỜNG LOAN

Theo sggp.org.vn