a vĂn phÒng chÍnh phỦ cỤc kiỂm soÁt thỦ tỤc hÀnh...

32
a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 23 tháng 6 năm 2017

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

a

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

ĐIỂM BÁO

Ngày 23 tháng 6 năm 2017

Bộ, ngành

1. Nhiều doanh nghiệp phải trả chi phí ngoài quy định

2. Tiếp tục tháo gỡ vướng mắc về bảo hiểm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

3. Người đẹp, người mẫu thi quốc tế sẽ cấp phép qua mạng

4. Kiểm tra chuyên ngành "hành" doanh nghiệp

5. Chính thức thông qua cơ chế đặc thù cho Khu công nghệ cao Hòa Lạc

6. Điều kiện kinh doanh tinh vi, doanh nghiệp hoạt động chật vật

7. Đề xuất sửa quy định về chế độ ưu tiên trong thủ tục hải quan

8. Phát triển DN tư nhân: Không “xin cho” và “dựa dẫm”

9. Điều kiện chuyên môn tổ chức tập luyện và thi đấu môn Bóng bàn

10. Đảm bảo ít nhất 200m² bể bơi có 1 nhân viên cứu hộ

11. Điều kiện chuyên môn tổ chức thi đấu Cầu lông

Địa phương

12. Chủ tịch UBND TP Hà Nội: Người dân là trung tâm của thành phố thông minh

13. Hà Nội: Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai

1. Nhiều doanh nghiệp phải trả chi phí ngoài quy định

Mới đây, Tổng cục Hải quan phối hợp Phòng Thương mại và Công

nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hội thảo công bố báo cáo “Đánh

giá cải cách thủ tục hành chính (TTHC) hải quan: Mức độ hài lòng

của doanh nghiệp năm 2016”. Kết quả khảo sát dựa trên cơ sở

phản hồi của 1.035 trong tổng số 3.500 DN được lựa chọn ngẫu

nhiên, do đơn vị khảo sát là VCCI thực hiện.

Theo đó, có hơn 90% số DN hài lòng hoặc hoàn toàn hài lòng về việc

tiếp cận thông tin TTHC hải quan qua trang web hải quan, cũng như các

lớp tập huấn hoặc đối thoại hải quan. Phần lớn DN cho rằng, thực hiện

những TTHC không quá khó, chỉ ở mức bình thường. Thủ tục nộp thuế

được các DN đánh giá là dễ thực hiện, đạt tỷ lệ cao nhất (29%), kiểm tra

hồ sơ (12%). Một số TTHC có tỷ lệ DN đánh giá là khó thực hiện còn

khá cao: hoàn thuế (29%), xét miễn thuế (26%), giải quyết khiếu nại

(21%). Một số lĩnh vực, tỷ lệ DN gặp khó khăn đã giảm so với năm 2015,

gồm: Kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa, xét miễn thuế, hoàn

thuế, không thu thuế. 35% số DN cho biết đã từng thực hiện TTHC trên

cổng thông tin Cơ chế một cửa quốc gia, với 49% số DN thực hiện hoàn

toàn thuận lợi, 49% số DN thực hiện thuận lợi, song còn những vướng

mắc nhất định, 2% số DN hoàn toàn gặp vướng mắc. Bên cạnh đó, tỷ lệ

DN gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục kiểm tra sau thông quan lại tăng

lên.

Tỷ lệ DN không bị phân biệt đối xử khi không chi trả chi phí ngoài quy

định có sự chuyển biến tích cực đạt 44%, tăng 5% so với năm 2015

(39%); tỷ lệ bị phân biệt đối xử giảm 15%. Nhưng đáng báo động là tỷ lệ

DN phải trả chi phí ngoài quy định rất cao (31%). Cuộc khảo sát tuy

chưa phản ánh hết thực tế, nhưng đã gióng lên hồi chuông báo động

trong công tác phòng, chống tiêu cực, tham nhũng của ngành hải quan.

Cơ chế, pháp luật thanh tra, tự kiểm tra nội bộ đã có, nhưng khi thực

hiện đòi hỏi phải có đủ quyết tâm, đủ mạnh để phát hiện, cảnh báo, răn

đe và chấn chỉnh kịp thời sai phạm, đây là vấn đề phải bàn sâu hơn nữa.

Chính sách quản lý hải quan đang tiếp tục được hoàn thiện, hướng đến

phù hợp chuẩn mực quốc tế, thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế,

xây dựng hệ thống các chuẩn mực kinh doanh minh bạch và công bằng.

Nhưng rõ ràng, các thủ tục, quy trình nghiệp vụ hải quan vẫn còn lộ

những khoảng trống, kẽ hở để đội ngũ cán bộ, công chức lợi dụng để

nhũng nhiễu, tham nhũng. Phương thức điện tử và công nghệ hiện đại

trong quản lý, điều hành, quản trị các hoạt động nội bộ chưa được áp

dụng triệt để. Điện thoại đường dây nóng của Tổng cục Hải quan

(19009299) và các cục hải quan tỉnh, thành phố hoạt động chưa hiệu

quả, chưa trở thành địa chỉ tin cậy để DN phản ánh vướng mắc nghiệp

vụ, cũng như các biểu hiện phiền hà, tiêu cực của công chức hải quan.

Vẫn còn tình trạng nể nang, xử lý chưa kiên quyết, nghiêm minh nhiều

trường hợp vi phạm, tiêu cực, tham nhũng và xử lý cán bộ lãnh đạo để

xảy ra sai phạm trong đơn vị, lĩnh vực do mình quản lý, phụ trách.

Trước sự thay đổi nhanh chóng của thương mại thế giới và yêu cầu phát

triển đất nước, việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật hải quan là nhiệm vụ

phải được coi trọng và tiến hành thường xuyên. Các chuẩn mực, cam

kết quốc tế về hải quan mà Việt Nam đã ký kết và chuẩn bị ký kết cần

tiếp tục nội luật hóa, tạo hành lang pháp lý thông thoáng, minh bạch,

công bằng, tạo thuận lợi cho DN và bảo đảm yêu cầu quản lý. Thường

xuyên rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật hải quan theo hướng minh

bạch, đầy đủ, hiện đại, khả thi, nhất là liên thông giữa các bộ, cơ quan

liên quan thông qua Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia

để giảm thấp nhất thời gian và chi phí thực hiện cho DN. Bên cạnh đó,

ngành hải quan cần chủ động phối hợp cải cách và hoàn thiện pháp luật

về quản lý, kiểm tra chuyên ngành tạo thuận lợi đối với hàng hóa xuất

khẩu, nhập khẩu. Năng lực kiểm soát việc thực thi hệ thống pháp luật

hải quan cần được coi trọng hơn nữa, bằng việc nâng cao năng lực đội

ngũ cán bộ, công chức và vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ

quan, đơn vị trong công tác xây dựng thể chế.

Theo nhandan.com.vn

2. Tiếp tục tháo gỡ vướng mắc về bảo hiểm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

Việc đảm bảo chế độ Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT)

và Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động (NLĐ) nói

chung và NLĐ làm việc trong các doanh nghiệp (DN)...

Việc đảm bảo chế độ Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT)

và Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động (NLĐ) nói

chung và NLĐ làm việc trong các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư

nước ngoài (FDI) nói riêng ngày càng quan trọng và cấp thiết hơn

trong bối cảnh thị trường lao động và nhu cầu về an sinh xã hội

thường xuyên biến động… Do đó, BHXH Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực

cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực BHXH, BHYT và BHTN,

góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cho các DN trong

đó có DN FDI…

Góp phần mở rộng bao phủ BHXH

Tại hội nghị đối thoại về thực hiện chính sách BHXH, BHYT và BHTN với

các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam khu vực phía Nam

do BHXH Việt Nam phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp

Việt Nam tổ chức mới đây với sự tham gia của hơn 400 DN FDI đã tập

trung vào các nội dung chính như: Trao đổi về kết quả cung cấp thông

tin, giải đáp vướng mắc cho DN; Trao đổi các thông tin mới trong chính

sách pháp luật, thủ tục hành chính về BHXH, BHYT và BHTN; Triển khai

thực hiện Nghị định về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Đối

thoại, giải đáp các khó khăn, vướng mắc của NLĐ khu vực FDI trong

quá trình thực hiện chính sách BHXH, BHYT và BHTN.

Thông tin tại hội nghị cho biết, tính đến 31/12/2016, tổng số DN FDI

tham gia BHXH, BHYT và BHTN là 16.085 DN. Tổng số thu BHXH,

BHYT, BHTN của DN FDI là 71.670 tỷ đồng, chiếm 47,2% tổng số thu

của khối DN. Mặc dù DN FDI chỉ chiếm 7,7% tổng số DN tham gia

BHXH, BHYT, BHTN nhưng đã đóng góp đáng kể vào kết quả thu và mở

rộng đối tượng tham gia BHXH, với số tiền thu chiếm đến 47,2%, với số

lao động tham gia BHXH chiếm đến 42,9% so với tổng số tiền thu, tổng

số lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN của khối DN trong cả nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những DN FDI chấp hành nghiêm chỉnh quy định

pháp luật, đóng BHXH đầy đủ, kịp thời, vẫn còn một số DN nợ BHXH.

Tính đến ngày 31/12/2016, tổng số nợ BHXH của khối DN FDI vẫn còn

cao là 1.241 tỷ đồng.

Có nhiều nguyên nhân của tình trạng này, trong đó chủ yếu do một số

DN gặp khó khăn, thậm chí phải giải thể, ngừng hoạt động; song vẫn

còn đâu đó một số DN cố tình trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng vốn từ

khoản thu BHXH của NLĐ đầu tư vào mục đích khác, thiếu hợp tác tích

cực với cơ quan BHXH để giải quyết chế độ cho NLĐ, đặc biệt còn có

chủ DN bỏ trốn khỏi Việt Nam… Những hạn chế này làm ảnh hưởng tiêu

cực đến quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ, gây khó khăn cho tổ chức

thực hiện chính sách BHXH, làm ảnh hưởng đến an sinh xã hội.

Về vấn đề này, Phó Chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phòng đánh giá cao

những đóng góp của các DN FDI trong việc phát triển KT-XH, an sinh xã

hội của Việt Nam trong thời gian qua. Ông Quang cũng cho rằng, thời

gian vừa qua, các DN FDI đã thực hiện tương đối tốt chính sách BHXH,

BHYT và BHTN. Tuy nhiên, vẫn có một số DN chậm đóng, thậm chí

chậm đóng kéo dài BHXH gây khó khăn và ảnh hưởng đến NLĐ.

NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam tham gia BHXH bắt buộc thế

nào?

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ

Lợi, BHXH, BHYT là hai trụ cột trong chính sách an sinh xã hội. Trong

những năm vừa qua, chính sách BHXH, BHYT đã có những sửa đổi,

điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tiễn. Để tạo điều kiện cho DN,

Chính phủ Việt Nam đã giảm tỷ lệ mức đóng tai nạn lao động, bệnh

nghề nghiệp.

Liên quan đến một số băn khoăn của các DN FDI về việc đóng BHXH

cho người nước ngoài sang Việt Nam làm việc, ông Bùi Sỹ Lợi cho biết,

theo quy định của Luật BHXH, từ 1/1/2018, NLĐ nước ngoài làm việc tại

Việt Nam phải tham gia BHXH bắt buộc. Vấn đề đặt ra là tham gia như

thế nào, có tham gia cả 5 chế độ của Luật BHXH hay không. Theo ông

Lợi, với chính sách BHTN, nếu DN, NLĐ có thời gian làm việc lâu dài tại

Việt Nam thì có thể tham gia để hưởng lợi, còn không thì không bắt

buộc. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang xây dựng nghị định

hướng dẫn và việc tham gia này phải có lộ trình.

Phó Chủ nhiệm Bùi Sỹ Lợi cũng mong muốn các DN FDI tiếp tục thực

hiện tốt chính sách BHXH, BHYT, BHTN, góp phần đảm bảo đời sống

cho NLĐ, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội của Việt Nam.

Từ góc độ của cơ quan BHXH Việt Nam, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt

Nam Trần Đình Liệu khẳng định, trong thời gian tới, BHXH Việt Nam sẽ

tiếp tục rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền

giải quyết; niêm yết công khai, thông tin, hướng dẫn cho DN những thay

đổi về thủ tục hành chính rõ ràng, cụ thể, kịp thời và thường xuyên; thiết

lập hệ thống tư vấn, giải đáp, chăm sóc khách hàng nhằm tiếp nhận, xử

lý thông tin, tư vấn, giải đáp, hỗ trợ các yêu cầu của cá nhân, tổ chức

tham gia giao dịch điện tử lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN.

Theo Báo cáo khảo sát ý kiến DN FDI về những khó khăn, vướng mắc

trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN được công bố tại hội

nghị cho thấy, trong năm 2016, BHXH Việt Nam đã cắt giảm được 1 thủ

tục hành chính, từ 33 thủ tục xuống còn 32 thủ tục; giảm 38% thành

phần hồ sơ; giảm 42% tiêu thức trên tờ khai, biểu mẫu; giảm 54% quy

trình, thao tác thực hiện.

Giao dịch điện tử được đẩy mạnh với 90% số DN thực hiện. Văn hóa

ứng xử và phong cách phục vụ của cán bộ, viên chức ngành BHXH đã

chuyển biến tích cực.

Ý kiến của DN về tác động của cải cách thủ tục hành chính của ngành

BHXH cho thấy có 64% ý kiến đánh giá thuận lợi hơn về BHXH; 55,8%

đánh giá thuận lợi hơn về BHYT; 51,3% ý kiến đánh giá thuận lợi về

chính sách BHTN.

Theo suckhoedoisong.vn

3. Người đẹp, người mẫu thi quốc tế sẽ cấp phép qua mạng

Cấp giấy phép đưa thí sinh tham dự cuộc thi người đẹp, người mẫu

quốc tế sẽ được thực hiện hoàn toàn qua mạng, đây là một trong

những danh mục dịch vụ công trực tuyến được triển khai năm

2017.

Cụ thể, theo quyết định số 846/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ vừa

được ban hành về danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4

thực hiện tại các bộ, ngành, địa phương năm 2017, Bộ VH-TT-DL có 17

dịch vụ công trực tuyến, trong đó có 5 dịch vụ công liên quan đến các

thủ tục hành chính trong cấp phép các hoạt động liên quan đến văn hóa

nghệ thuật.

Cụ thể 5 dịch vụ thuộc danh mục này gồm: Cấp giấy phép cho tổ chức

thuộc cơ quan Trung ương mời tổ chức, cá nhân nước ngoài vào Việt

Nam biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; Cấp giấy phép đưa thí

sinh đi tham dự cuộc thi người đẹp, người mẫu quốc tế; Cấp giấy phép

phê duyệt nội dung bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu cho các

tổ chức thuộc cơ quan Trung ương; Cấp giấy phép tổ chức biểu diễn

nghệ thuật, trình diễn thời trang cho các tổ chức thuộc Trung ương; Cấp

giấy phép cho tổ chức, cá nhân Việt Nam thuộc cơ quan Trung ương ra

nước ngoài biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang.

Theo Cục Nghệ thuật biểu diễn, việc triển khai dịch vụ công trực tuyến

đối với 5 dịch vụ này bắt đầu từ tháng 9-2016 qua cổng thông tin của Bộ

VH-TT-DL và của Cục NTBD, góp phần rút ngắn thời gian công sức của

các tổ chức, cá nhân. Thay vì mất nhiều ngày gửi hồ sơ theo kiểu truyền

thống, tiếp nhận hồ sơ qua văn thư thì công việc của bộ phận một cửa

hiện nay là trực tiếp theo dõi, kiểm tra các hồ sơ. Trước đây, họ chỉ ngồi

tiếp nhận hồ sơ qua văn thư thì giờ đây, họ sẽ phải thường xuyên cập

nhật hàng ngày, hàng giờ.

Cũng trong danh mục dịch vụ công trực tuyến được triển khai năm 2017,

lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm có 3 dịch vụ: Cấp giấy phép

triển lãm mỹ thuật; Tiếp nhận thông báo đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt

Nam ra nước ngoài dự thi, liên hoan với danh nghĩa đại diện cho quốc

gia Việt Nam; Cấp giấy phép đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra

nước ngoài triển lãm.

Lĩnh vực điện ảnh có 6 dịch vụ: Cấp giấy phép cho tổ chức trong nước

hợp tác, liên doanh sản xuất phim, cung cấp dịch vụ sản xuất phim với tổ

chức, cá nhân nước ngoài; Tổ chức những ngày phim Việt Nam ở nước

ngoài; Cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh

Việt Nam tại nước ngoài; Cho phép tổ chức liên hoan phim chuyên

ngành, chuyên đề; Cấp giấy phép phổ biến phim có sử dụng hiệu ứng

đặc biệt tác động đến người xem phim; Tổ chức chiếu, giới thiệu phim

nước ngoài tại Việt Nam.

Lĩnh vực thể dục, thể thao có 2 dịch vụ: Đăng cai tổ chức giải thi đấu vô

địch quốc gia, giải trẻ quốc gia hàng năm từng môn thể thao; Đăng cai tổ

chức giải thi đấu vô địch quốc gia, giải trẻ quốc gia hàng năm từng môn

thể thao.

Lĩnh vực văn hóa có 1 dịch vụ công trực tuyến là cấp phép nhập khẩu

văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh thuộc thẩm quyền của

Bộ VH-TT-DL.

Theo đó, các tập thể và cá nhân khi tiến hành các thủ tục hành chính có

sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên đều có thể thực hiện điền gửi các

mẫu văn bản, hồ sơ, tiến hành các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ,

kể cả nộp phí (nếu có) qua môi trường mạng. Tùy từng lĩnh vực mà việc

trả kết quả có thể được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp

dịch vụ hoặc thực hiện trực tuyến hay gửi qua bưu điện.

Theo sggp.org.vn

4. Kiểm tra chuyên ngành "hành" doanh nghiệp

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu rà soát thống nhất danh

mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành theo hướng không

chồng chéo

Nghị quyết 19 năm 2017 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh

doanh yêu cầu các bộ, ngành tiếp tục cải cách toàn diện quy định về

điều kiện kinh doanh, kiên quyết đổi mới công tác quản lý chuyên ngành

đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo thông lệ quốc tế. Thế nhưng, đến

giờ, nhiều doanh nghiệp (DN) vẫn tốn kém chi phí, thời gian cho khâu

kiểm tra chuyên ngành.

Dàn hàng ngang kiểm tra

Do thủ tục hành chính nhiêu khê nên các doanh nghiệp khó đưa thực

phẩm mới về Việt Nam tận dụng ưu đãi về thuế. Trong ảnh: Thực phẩm

ngoại được giới thiệu tại một triển lãm Ảnh: NGỌC ÁNH

Ông Đinh Công Khương, Chủ tịch HĐTV Công ty Thép Khương Mai, cho

biết mỗi năm, chỉ riêng TP HCM đã nhập khẩu khoảng 3-4 triệu tấn thép

các loại và chi phí kiểm tra chuyên ngành làm đội giá thành sản phẩm

lên đáng kể. Thời gian kiểm tra quá lâu và trung bình, mỗi DN ngành

thép hiện có khoảng 5-10 mẫu chờ kết quả. "Công ty chúng tôi còn 9

mẫu thép nhập khẩu đem kiểm tra chuyên ngành từ cuối năm ngoái, đến

giờ chưa có kết quả, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh" - ông

Khương dẫn chứng.

Thực tế, hiện mỗi sản phẩm thép nhập khẩu phải qua tối thiểu 2 cơ quan

chuyên ngành để kiểm tra tính hợp chuẩn, hợp quy và một cơ quan kiểm

định của hải quan để kiểm tra mã HS nhằm tính thuế. "Với ngành thép,

không nhất thiết lô nào cũng phải kiểm tra chuyên ngành như hiện nay

mà nên theo xác suất, chứ ngặt nghèo quá thì gây thiệt thòi và tốn kém

chi phí cho DN. Thủ tục nào cần thiết thì nên giữ, còn không thì chuyển

sang kiểm tra theo xác suất để tạo thuận lợi cho DN" - ông Khương kiến

nghị.

Nhiều DN trong lĩnh vực thực phẩm cũng phản ánh thủ tục kiểm tra

chuyên ngành còn nhiều bất cập. Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Chủ tịch

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết

thời gian qua, một số DN muốn nhập khẩu sản phẩm mới để kinh doanh

phục vụ nhu cầu nội địa nhằm tận dụng thuế 0% nhưng không đơn giản.

Đặc biệt, các sản phẩm thuộc 2 bộ quản lý DN phải thực hiện cùng lúc 2

thủ tục từ 2 bộ này. Cụ thể, với thực phẩm có nguồn gốc động vật, DN

phải liên hệ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đăng ký nhà cung

cấp hoặc nhà xuất khẩu vào danh sách các công ty được phép xuất

khẩu vào Việt Nam, mất 3-4 tháng. Cùng lúc, DN phải liên hệ Bộ Y tế để

kiểm nghiệm và công bố sản phẩm bán tại hệ thống bán lẻ, nhà hàng,

khách sạn... Muốn kiểm nghiệm, DN phải đợi mẫu từ nhà cung cấp. Việc

nhận mẫu cũng khó khăn do sản phẩm chưa được công bố nên phải

mất 3-4 tháng mới xong thủ tục với nhiều chi phí khác nhau.

"Việt Nam đang dàn hàng ngang kiểm tra 100% lô hàng thực phẩm nhập

khẩu, gây tốn kém quá mức cho DN. Trong khi đó, các nước nhập khẩu

thủy sản của Việt Nam chỉ kiểm tra từ 2% như Mỹ, 5%-10% như EU, còn

Nhật Bản chỉ làm ngẫu nhiên, khi có cảnh báo mới kiểm tra 30%. Do đó,

nên xếp loại DN nhập khẩu. DN có lịch sử tuân thủ tốt, nhập hàng từ

xuất xứ đáng tin cậy sẽ được giảm tần suất kiểm tra" - ông Nam đề xuất.

Bà Trần Ngọc Hân, đại diện Ủy ban Lương thực và Đồ uống - Phòng

Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham), cho rằng một sản phẩm sản

xuất tại Việt Nam phải cõng hàng chục giấy phép, không chỉ thành phẩm

cuối cùng mà tất cả nguyên liệu đều phải xin phép. Một vài thay đổi nhỏ

trong nguyên liệu như nhà cung cấp, quy cách đóng gói cũng phải xin

phép lại, làm chậm kế hoạch sản xuất và tốn kém cho DN. Chẳng hạn,

DN sản xuất sô-cô-la dùng 12 nguyên liệu phải cần 12 loại giấy phép

nhập khẩu nguyên liệu và 13 giấy phép công bố sản phẩm...

Một số DN châu Âu đang làm ăn tại nước ta cho rằng Việt Nam kiểm

soát thực phẩm nhập khẩu còn khó hơn thuốc và mỹ phẩm - 2 mặt hàng

vốn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe hơn.

Rà soát, rút gọn mặt hàng kiểm tra

Theo Bộ Tài chính, việc nhiều bộ, ngành áp dụng cùng lúc nhiều chế độ,

phương thức quản lý khác nhau đối với một mặt hàng xuất nhập khẩu

gây khó khăn cho DN, làm giảm năng lực cạnh tranh và mất cơ hội kinh

doanh của DN. Điều này làm phát sinh thủ tục hành chính, kéo dài thời

gian thông quan... và đôi khi còn gây khó khăn cho chính cơ quan quản

lý nhà nước trong quá trình thông quan hàng hóa. Nguyên nhân là do

các bộ chưa thống nhất trong phương thức quản lý, khi ban hành chưa

đánh giá tác động đầy đủ. Danh mục hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra

quá rộng, không chi tiết tên hàng, không có mã số HS. Nhiều văn bản

ban hành đã lâu, không còn phù hợp với thực tế nhưng chưa bị bãi bỏ...

Dù Chính phủ đã nhiều lần yêu cầu các bộ, ngành giảm tỉ lệ kiểm tra

chuyên ngành xuống bằng với các nước trong khu vực nhưng hiện nay,

khoảng 30% hàng hóa nhập khẩu vẫn phải kiểm tra chuyên ngành. TS

Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung

ương (CIEM), nhìn nhận từ nghị quyết đến hành động trong chuyện

kiểm tra chuyên ngành là một khoảng cách "xa vời vợi". Nếu không có

sự vào cuộc của các bộ, nhất là người đứng đầu mỗi bộ, thì rất khó thực

hiện việc giảm tỉ lệ kiểm tra chuyên ngành để tạo thuận lợi cho DN.

Thống kê cho thấy chỉ cần giảm thời gian thông quan 1 ngày thì mỗi năm

có thể tiết kiệm được 800 triệu USD.

Trước thực tế này, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã yêu cầu các bộ

liên quan phối hợp với cơ quan chức năng rà soát, thống nhất danh mục

hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành theo hướng không chồng chéo đối

với cùng một mặt hàng phải qua kiểm tra của nhiều cơ quan.

Theo Nghị quyết 19, trong quý I/2017, các bộ phải ban hành danh mục

hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành tại

khâu thông quan, theo hướng kiểm tra ít nhất có thể, đơn giản hóa thủ

tục, rút ngắn thời gian kiểm tra; chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu

kiểm... Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho biết đến nay, chưa có bộ nào ban

hành danh mục này.

Do đó, Phó Thủ tướng giao các bộ quản lý chuyên ngành liên quan khẩn

trương ban hành danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc đối tượng

kiểm tra chuyên ngành tại khâu thông quan theo đúng tinh thần Nghị

quyết 19. Đồng thời, các bộ rà soát, làm rõ căn cứ pháp lý và mục đích,

yêu cầu của từng loại giấy tờ kiểm tra chuyên ngành; sửa đổi, điều chỉnh

theo hướng thống nhất dùng một loại chứng từ để tạo thuận lợi cho DN.

Một mặt hàng quá nhiều bộ quản lý

Kết quả rà soát của cơ quan quản lý gần đây cho thấy nhiều mặt hàng

nhập khẩu đồng thời phải chịu nhiều hình thức quản lý, kiểm tra chuyên

ngành do một bộ hoặc nhiều bộ quy định. Chẳng hạn, sữa chua, phô

mai phải chịu sự quản lý và kiểm tra chuyên ngành của 2 bộ, vừa phải

kiểm dịch động vật vừa phải kiểm tra an toàn thực phẩm. Các giống cây

trồng, gạch, đá, kính phải kiểm tra chất lượng và cấp giấy chứng nhận

hợp quy. Trang thiết bị y tế, thuốc, nguyên liệu sản xuất thuốc... vừa xin

giấy phép nhập khẩu vừa kiểm tra chất lượng. Mặt hàng phân bón phải

chịu 3 loại quản lý, kiểm tra gồm giấy phép nhập khẩu tự động, kiểm tra

chất lượng, chứng nhận hợp quy.

Theo nld.com.vn

5. Chính thức thông qua cơ chế đặc thù cho Khu công nghệ cao Hòa Lạc

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Nghị

định số 74/2017/NĐ - CP quy định cơ chế, chính sách đặc thù đối

với Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Nghị định gồm 6 chương, 22 điều,

mở ra những cơ hội đầu tư mới tại Dự án này.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm nhà máy sản xuất của

Tập đoàn VNPT trong chuyến thăm và làm việc tại Khu CNC Hòa Lạc

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10%

Nghị định cho phép Dự án đầu tư tại Khu Công nghệ cao được hưởng

ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật về

thuế.

Theo đó, với dự án đầu tư mới tại Khu Công nghệ cao có quy mô vốn từ

4.000 tỷ đồng trở lên được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh

nghiệp 10% trong thời hạn 30 năm.

Đối với các dự án đã được UBND cấp tỉnh cấp phép đầu tư trước thời

điểm Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây

dựng Khu Công nghệ cao (ngày 23/5/2008) và đang hoạt động tại Khu

Công nghệ cao được hưởng các ưu đãi về thuế theo quy định tại Giấy

chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư đã

được cấp.

Ngoài các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư quy định tại Nghị định này,

các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này còn được

hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật

khi đáp ứng đủ các điều kiện được hưởng ưu đãi, hỗ trợ.

Áp dụng cơ chế “một cửa”

Thứ trưởng Phạm Đại Dương: "Hòa Lạc hướng tới là thành phố

khoa học và công nghệ"

Năm 2016 đánh dấu bước chuyển mình của Khu CNC Hòa Lạc khi

chuyển sang giai đoạn tập trung thu hút đầu tư công nghệ cao và phát

triển tiềm lực khoa học và công nghệ cho đất nước.

Ban Quản lý được áp dụng cơ chế “một cửa” trong giải quyết các thủ tục

hành chính thuộc thâm quyên của Ban Quản lý, cơ chế “một cửa liên

thông” trong giải quyết các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của các

cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan chuyên môn khác trong lĩnh vực

đầu tư, đăng ký doanh nghiệp, đất đai, xây dựng, lao động và các lĩnh

vực khác.

Ban Quản lý là cơ quan chủ trì và đầu mối phối hợp với các cơ quan

quản lý nhà nước và cơ quan chuyên môn có liên quan trong việc giải

quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa" và "một cửa liên

thông” quy định tại khoản 1 Điều này; ban hành quy chế quản lý, sử

dụng đất đai bảo đảm sử dụng đất đúng mục đích, đúng đối tượng, hiệu

quả và phù họp với đặc thù của Khu Công nghệ cao; ban hành quy chế

quản lý hoạt động đối với các khu chức năng có chủ đầu tư hạ tầng.

Các bộ, ngành, úy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các cơ quan liên

quan có trách nhiệm phân cấp, ủy quyền cho Ban Quản lý, ban hành

theo thẩm quyền văn bản hướng dẫn Ban Quản lý thực hiện chức năng

quản lý nhà nước đối với Khu Công nghệ cao và phối hợp với Ban Quản

lý trong quá trình thực hiện.

Ban Quản lý lập biên bản đối với các vi phạm hành chính trong lĩnh vực

quy hoạch, xây dựng, đất đai, môi trường, đầu tư, lao động tại Khu Công

nghệ cao và chuyển biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm

hành chính để xử lý theo quy định.

Bố trí đủ quỹ đất xây nhà ở cho người lao động

Về chính sách phát triển nhà ở cho người lao động làm việc tại Khu

Công nghệ cao, UBND thành phố Hà Nội sẽ ưu tiên bố trí đủ quỹ đất để

Thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của Khu công nghệ cao Hòa Lạc, năm

2016, Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc đã tổ chức ký kết hợp

tác với các đơn vị, tổ chức có liên quan (Viện Hàn lâm Khoa học và Công

nghệ Việt Nam; Đại học Quốc gia Hà Nội; Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và

vừa Việt Nam; Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội; Tập đoàn Bưu chính

Viễn thông Việt Nam...

xây dựng nhà ở cho người lao động làm việc tại Khu Công nghệ cao.

Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng và

phát triển nhà ở (bao gồm hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và công trình

nhà ở).

Tổ chức, cá nhân thực hiện dự án nhà ở cho người lao động làm việc tại

Khu Công nghệ cao được hưởng ưu đãi về thuế, tiền thuê đất, tiền sử

dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành và quy định tại Nghị định

này.

Nghị định quy định nhà đầu tư, chuyên gia và người lao động là người

Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài và thành viên gia

đình (bao gồm bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi dưới 18 tuổi)

được xem xét cấp thị thực xuất cảnh, nhập cảnh có giá trị sử dụng nhiều

lần và thời hạn phù hợp với thời gian làm việc trực tiếp tại Khu Công

nghệ cao.

Nghị định có hiệu lực từ ngày 5/8/2017.

Theo baodautu.vn

6. Điều kiện kinh doanh tinh vi, doanh nghiệp hoạt động chật vật

Tại “Diễn đàn Phát triển Doanh nghiệp Việt Nam 2017” do Bộ Kế

hoạch và Đầu tư tổ chức ngày 22-6, các chuyên gia đưa ra nhận

định: các điều kiện kinh doanh ngày càng phức tạp và tinh vi khiến

doanh nghiệp hoạt động rất chật vật.

Theo ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung

ương (CIEM), quy định về điều kiện kinh doanh đã và đang là một rào

cản lớn đến sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân và hoạt động của

doanh nghiệp, làm nảy sinh nhiều bất lợi cho hoạt động kinh doanh như:

rủi ro, hạn chế cạnh tranh, hạn chế sáng tạo, gia tăng chi phí và tác

động không cân đối đến doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa

(DNNVV). Chuyên gia này cho biết, hiện nay có 243 ngành nghề kinh

doanh có điều kiện và tương ứng mỗi ngành nghề kinh doanh này lại có

một hệ thống hàng trăm các điều kiện “con cháu” khác, trong khi các tiêu

chí để xác định điều kiện kinh doanh lại không rõ ràng, cấu trúc phức

tạp.

Hình thức của điều kiện kinh doanh khá đa dạng, có thể bao gồm giấy

phép, nhưng có những hình thức “tinh vi”, rất khó để nhận diện, như yêu

cầu nộp đơn xin phép, hay “thông báo cho cơ quan quản lý” (nhưng phải

được chấp thuận, thì mới được hoạt động)… Khi đã đủ điều kiện kinh

doanh, doanh nghiệp còn phải chứng minh bằng một loại giấy xác nhận

nào đó, mà muốn có giấy này, doanh nghiệp lại phải thực hiện hàng loạt

các thủ tục hành chính. Chưa hết, doanh nghiệp còn bị “trói buộc” bởi

thời gian kinh doanh (phổ biến 5-10 năm), sau thời gian đó lại phải tiếp

tục xin lại.

Doanh nghiệp càng lớn càng bị thanh tra, kiểm tra rất nhiều

Trong khi đó, ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng Ban Pháp chế, Phòng

Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đánh giá, hiện doanh

nghiệp lớn đang bị thanh tra, kiểm tra rất nhiều, trong khi đó doanh

nghiệp nhỏ ít hơn. Thực tế này khiến nhiều cơ sở kinh doanh, doanh

nghiệp nhỏ không dám và không muốn "lớn".

Nhìn từ góc độ khác, TS Vũ Đình Ánh lưu ý: “Hiện nay khu vực tư nhân

đang chứa đựng mâu thuẫn nội tại, vừa đòi bình đẳng với khu vực Nhà

nước và khu vực kinh tế có vốn FDI; lại vừa yêu cầu Nhà nước có

những ưu đãi riêng. Tư tưởng chờ đợi sự "ban phát", "xin – cho" và "dựa

dẫm" vào Nhà nước tuy không phải là đặc trưng nhưng lại khá phổ

biến”.

Diễn đàn có sự tham gia của khoảng 400 đại biểu từ các bộ, ban, ngành,

các doanh nghiệp có thành tích cao trong hoạt động xuất khẩu và phát

triển thị trường…

Theo sggp.org.vn

7. Đề xuất sửa quy định về chế độ ưu tiên trong thủ tục hải quan

Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định

số 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi

hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan.

Ảnh minh họa

Theo đó, dự thảo đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về chế độ ưu tiên

đối với doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hải quan.

Cụ thể, dự thảo nêu rõ: Chế độ ưu tiên thực hiện theo quy định tại Điều

43 Luật Hải quan; được cơ quan hải quan và các cơ quan kinh doanh

cảng, kho bãi ưu tiên làm thủ tục giao nhận hàng hóa trước, ưu tiên

kiểm tra giám sát trước.

Những ưu tiên mới được đề xuất bổ sung là: Được ưu tiên trong việc

kiểm tra chuyên ngành; được ưu tiên về thủ tục hải quan; được ưu tiên

về kiểm tra sau thông quan.

Dự thảo cũng sửa đổi, bổ sung điều kiện để được áp dụng chế độ ưu

tiên đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu.

Đối với quy định tuân thủ pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế, dự

thảo nêu rõ: Doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong thời

gian 02 năm liên tiếp trở về trước tính đến ngày đánh giá; doanh nghiệp

đang hoạt động tại địa chỉ trụ sở đăng ký.

Trong thời gian 02 năm liên tiếp trở về trước tính đến ngày đánh giá,

doanh nghiệp không vi phạm các quy định của pháp luật về thuế, hải

quan tới mức bị xử lý vi phạm về các hành vi sau: Xử lý về các hành vi

buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, trốn thuế,

gian lận thuế; hành vi vi phạm hành chính về thủ tục hải quan; về kiểm

tra, giám sát, kiểm soát hải quan; vi phạm các quy định pháp luật khác

có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phương tiện vận tải

xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh với mức tiền xử phạt không vượt quá

thẩm quyền xử phạt của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan và chức danh

tương đương, đồng thời không bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ

sung như thu hồi Giấy phép, tịch thu tang vật, tịch thu phương tiện vi

phạm, buộc tiêu hủy, buộc tái xuất, buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang

vật vi phạm…

Trong thời gian 02 năm liên tiếp trở về trước tính đến thời điểm đánh

giá, doanh nghiệp không bị xử lý về các hành vi vi phạm quy định của

pháp luật về quản lý hoạt động gia công, sản xuất hàng xuất khẩu: Bán

nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm vào nội địa nhưng

không khai hải quan; kê khai sản phẩm xuất khẩu không đúng quy định

và không đúng thực tế; khai báo không đúng về điều kiện theo quy định

của pháp luật để được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày đối với hàng

hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

Đồng thời doanh nghiệp phải hợp tác với cơ quan hải quan trong việc

cung cấp thông tin phục vụ đánh giá tuân thủ pháp luật; doanh nghiệp

không còn nợ thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với hàng hóa

xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đánh giá.

Bổ sung điều kiện để được áp dụng chế độ ưu tiên đối với đại lý

hải quan

Đối với điều kiện tuân thủ pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế, dự

thảo nêu rõ, trong thời gian 24 tháng liên tục tính đến ngày Tổng cục Hải

quan nhận được văn bản đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên, Đại

lý hải quan đáp ứng đủ các điều kiện sau đây được đánh giá là tuân thủ

pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế.

Cụ thể: Không bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế, buôn lậu, vận

chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; có số tờ khai bị xử phạt vi

phạm về các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan và thuế

chiếm tỷ lệ dưới 1% so với tổng số tờ khai hải quan đã làm thủ tục hải

quan; không bị xử phạt về các hành vi vi phạm hành chính với hình thức,

mức tiền bị xử phạt vượt thẩm quyền Chi cục trưởng Chi cục Hải quan

và cấp tương đương.

Bên cạnh đó, các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ hải quan của Đại lý

hải quan không vi phạm các quy định của pháp luật về hải quan, pháp

luật về thuế tới mức bị xử lý về các hành vi dưới đây: Hành vi trốn thuế;

gian lận thuế; buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;

hành vi vi phạm hành chính có hình thức, mức xử phạt vượt thẩm quyền

Chi cục trưởng Chi cục Hải quan và cấp tương đương; không nợ thuế

quá hạn theo quy định…

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo này tại

Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Theo baochinhphu.vn

8. Phát triển DN tư nhân: Không “xin cho” và “dựa dẫm”

Cản trở khu vực hành chính Nhà nước, cơ chế quản, thanh kiểm tra

và xin cho hay phân hoá khu vực DN đang là trở lực lớn nhất khiến

kinh tế tư nhân chậm thay đổi, khó trở thành trụ cột của nền kinh

tế.

Tại Diễn đàn Phát triển doanh nghiệp Việt Nam 2017 diễn ra ngày 22/6,

các chuyên gia kinh tế đều nhấn mạnh đến việc thúc đẩy khu vực kinh tế

tư nhân, nâng cao tỷ lệ đóng góp trong chuỗi giá trị của nền kinh tế và

cởi bỏ những rào cản để khu vực có số lượng doanh nghiệp lớn nhất

nước có động lực phát triển.

“Khôn dựng trại, dại dựng nhà”

Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và

Công nghiệp Việt Nam (VCCI), DN tư nhân tham gia vào phát triển chuỗi

rất thấp, mặc dù khu vực FDI hiện diện trong nền kinh tế ở nhiều mặt,

nhưng tác động lan toả, đặt hàng công việc và tạo dựng cơ hội cho DN

tư nhân rất ít.

Diễn đàn Phát triển doanh nghiệp Việt Nam 2017 diễn ra ngày 22/6.

“Hầu hết DN VN là DN nhỏ và siêu nhỏ, DN lớn chỉ có 3%, mà có đến

97% là DN nhỏ. Không những quy mô nhỏ mà DN tư nhân VN chỉ tập

trung trong thương mại dịch vụ, tham gia vào phát triển chuỗi rất thấp”-

ông Tuấn cho biết.

Thách thức đặt ra là làm sao để phát triển DN tư nhân, lực lượng chính

của nền kinh tế trong bối cảnh sự rạn nứt của DN FDI và DN trong nước

khiến nền kinh tế chia rẽ thành 2 phần, đòi hỏi Nhà nước phải gắn kết,

hài hòa ngân sách.

Theo khảo sát của VCCI, hiện DN lớn đang bị thanh tra kiểm tra rất

nhiều, trong khi đó DN nhỏ thì ít hơn, DN lớn cũng chịu nhiều chi phí

hơn. Thị trường chứng khoán và thị trường vốn chưa phát triển khiến

DN VN vẫn phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng và thậm chí là tín dụng

đen với mức lãi suất cao. Đây là nguyên nhân lý giải vì sao rất nhiều cơ

sở kinh doanh, DN nhỏ không dám lớn và không muốn lớn.

"Khôn thì dựng trại, dại thì dựng nhà, nhiều DN nhỏ và vừa đang bằng

long với quy mô của mình bởi họ sợ thanh kiểm tra của cơ quan thuế,

hành chính Nhà nước. Có 14% DN được VCCI khảo sát cho biết gặp sự

trùng lặp vì thanh kiểm tra. DN nói, hôm trước mới gặp cơ quan thuế

kiểm tra, hôm sau lại gặp tiếp đoàn thanh tra về chính sách bảo hiểm,

môi trường …"- ông Tuấn chia sẻ.

Ngoài ra, DN tư nhân VN cũng gặp khó khăn trong vấn đề đất đai, 65%

DN cho biết gặp khó khăn về vấn đề này.

“Việt Nam có nhiều chính sách ưu đãi phát triển DN, nhưng vấn đề ở chỗ

là khoảng cách giữa chính sách và hành động, làm sao phát triển DN tư

nhân- một giường cột quốc gia và là động lực của nền kinh tế”- Trưởng

ban Pháp chế VCCI khẳng định.

Có cùng quan điểm như trên, PGS. TS Hồ Sỹ Hùng- Cục trưởng Cục

phát triển DN (Bộ KH&ĐT) cho biết quy mô vốn hạn chế là một trong các

trở ngại lớn khiến các doanh nghiệp tư nhân không tận dụng được hiệu

quả kinh tế. Việc không năng lực tài chính khiến doanh nghiệp khó khăn

trong việc đầu tư vào máy móc công nghệ để giảm chi phí, nâng cao

hiệu quả hoạt động.

Tỷ suất lợi nhuận của khu vực doanh nghiệp tư nhân còn rất thấp, chỉ

1,72% trong khi khu vực doanh nghiệp nhà nước là 6,04% và khu vực

doanh nghiệp FDI là 6,95 %.

"Đây là vấn đề rất đáng suy ngẫm đối với các cơ quan hoạch định chính

sách để có thể đưa ra chính sách phù hợp với khu vực này"- ông Hùng

cho biết.

Nói về rào cản và thách thức đối với khu vực doanh nghiệp tư nhân, ông

Hùng cho biết, hiện chi phí chính thức đang là gánh nặng lớn. Theo Báo

cáo khảo sát của Jetro năm 2016, tốc độ tăng lương tối thiểu thời gian

qua từ 8-12%, đem lại lợi ích cho người lao động, nhưng tốc độ tăng

năng suất lao động lại chỉ đạt 4-5%; mức đóng bảo hiểm 22% lương

tháng là cao, so với Malaysia chỉ là 13%, Philippines là 10% .

Không chờ "ban phát" ưu đãi

Trong khi đó, TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế độc lập cho rằng cần

làm rõ vấn đề của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế. Kinh tế tư nhân phát

triển cũng có nghĩa là kinh tế Việt Nam phát triển. Do đó, cần quán triệt

quan điểm kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước không phải là hai mặt đối

lập, không phải là đối thủ cạnh tranh "một mất một còn" mà là các bộ

phận bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển.

"Điều kiện tiên quyết là Nhà nước tạo ra môi trường kinh doanh bình

đẳng, không phân biệt đối xử giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư nhân,

giữa doanh nghiệp Nhà nước với doanh nghiệp ngoài Nhà nước, giữa

doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp có vốn FDI"- ông Ánh nói.

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh khẳng định phát triển DN tư nhân cần

bình đẳng, không cần ưu đãi.

Chuyên gia Vũ Đình Ánh nhấn mạnh, doanh nghiệp cần được hoạt động

theo đúng tinh thần Luật Doanh nghiệp 2014 là trên tất cả những lĩnh

vực mà pháp luật không cấm. Chính sách và cơ chế đối với kinh tế tư

nhân dựa trên nguyên tắc cơ bản: bình đẳng, không cần ưu đãi, tôn

trọng, chủ động.

"Hiện nay khu vực tư nhân đang chứa đựng mâu thuẫn nội tại, vừa đòi

bình đẳng với khu vực Nhà nước và khu vực kinh tế có vốn FDI lại vừa

yêu cầu Nhà nước có những ưu đãi riêng, trong khi yêu cầu được tôn

trọng lại chưa chủ động để được tôn trọng. Tư tưởng chờ đợi sự "ban

phát", “xin – cho” và "dựa dẫm" vào Nhà nước tuy không phải là đặc

trưng nhưng lại khá phổ biến"- TS Ánh cho biết.

TS Vũ Đình Ánh cũng cho rằng không nên áp dụng các chính sách ưu

đãi cho doanh nghiệp, kể cả chính sách cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

được hưởng các chính sách ưu đãi trong việc thuê đất, chuyển nhượng,

thế chấp... tránh tình trạng chuyển từ thái cực này sang thái cực khác và

làm mất giá trị thật của các ưu đãi.

Theo enternews.vn

9. Điều kiện chuyên môn tổ chức tập luyện và thi đấu môn Bóng bàn

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Thông tư quy định về

điều kiện chuyên môn tổ chức tập luyện và thi đấu môn Bóng bàn.

Ảnh minh họa - Internet

Theo dự thảo, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện như sau:

Khu vực đặt bàn phải có mái che, kín gió, không bị chói mắt. Sàn tập

bằng phẳng, không trơn trượt. Bàn bóng được đặt trong khuôn viên có

kích thước tối thiểu chiều rộng 7m, chiều dài 14m, chiều cao 5m. Mặt

bàn có thể làm bằng bất cứ chất liệu nào và phải có một độ nẩy đồng

đều khoảng 23cm khi để quả bóng tiêu chuẩn rơi từ độ cao 30cm xuống

mặt bàn. Lưới và cọc lưới có chiều cao 15.25cm. Khoảng cách giới hạn

ngoài đường biên dọc với cọc lưới là 15.25cm, mép trên của lưới phải

cao đều 15.25cm, mép dưới của lưới phải sát với mặt bàn, cạnh bên của

lưới phải sát với cọc lưới. Quả bóng hình cầu có đường kính 40mm.

Quả bóng nặng 2,7g. Quả bóng được làm bằng xen-lu-lô-ít hoặc chất

nhựa dẻo tương tự, có mầu trắng hay mầu da cam và mờ.

Vợt có kích thước, hình dáng và trọng lượng bất kỳ nhưng cốt vợt phải

phẳng và cứng. Mặt của cốt vợt dùng để đánh bóng phải được phủ hoặc

bằng mặt gai cao su thường, gai hướng ra ngoài, tất cả độ dầy kể cả

chất dính không vượt quá 2mm, hoặc bằng cao su mút với gai úp hay

gai ngửa, tất cả độ dầy kể cả chất dính không vượt quá 4mm.

Ánh sáng đảm bảo từ 300 Lux trở lên. Nếu sử dụng đèn, chiều cao tính

từ mặt bàn ít nhất là 2,5m. Tấm chắn bóng quanh khuôn viên đặt bàn

cao 75cm, sẫm màu, tránh phản quang và lẫn với màu của quả bóng.

Nội quy bao gồm những nội dung chủ yếu sau: giờ tập luyện, biện pháp

đảm bảo an toàn và các quy định khác. Có dụng cụ sơ, cấp cứu, khu

vực thay đồ và nhà vệ sinh.

Mỗi người hướng dẫn tập luyện hướng dẫn không quá 30 người trong

một buổi.

Địa điểm tổ chức thi đấu môn Bóng bàn phải đảm bảo các điều kiện quy

định trên. Đồng thời có bàn, ghế trọng tài, có bảng lật số, có bàn để

bảng lật số.

Tổng cục Thể dục thể thao hoặc Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam tổ chức

tập huấn chuyên môn cho người hướng dẫn tập luyện môn Bóng bàn.

Nội dung, chương trình và thời gian tập huấn chuyên môn do Tổng cục

Thể dục thể thao quyết định. Giấy chứng nhận tập huấn chuyên môn do

cơ quan tổ chức tập huấn cấp, có giá trị trong thời hạn 05 năm kể từ

ngày cấp.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Theo baochinhphu.vn

10. Đảm bảo ít nhất 200m² bể bơi có 1 nhân viên cứu hộ

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Thông tư quy định

điều kiện chuyên môn tổ chức tập luyện và thi đấu môn Bơi, Lặn.

Dự thảo quy định điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện như

sau: Bể bơi được xây dựng hoặc lắp đặt bằng các loại vật liệu khác

nhau: Gạch, bê tông, vật liệu tổng hợp, bạt chống thấm, có kích thước

nhỏ nhất 6m x12m hoặc có diện tích tương đương. Đáy bể có độ dốc

đều, không gấp khúc, chênh lệch độ sâu không quá 1m đối với bể bơi có

chiều dài trên 25m hoặc không quá 0,5m đối với bể bơi có chiều dài nhỏ

hơn 25m. Thành bể, đáy bể có bề mặt nhẵn, mịn, dễ làm sạch.

Ảnh minh họa - Internet

Bục xuất phát chỉ được lắp đối với bể bơi có chiều dài 25m trở lên, độ

sâu không nhỏ hơn 1,40m. Có phòng thay đồ, khu tắm tráng và khu vệ

sinh, sàn các khu vực này và xung quanh bể bơi phải phẳng, không

đọng nước, không trơn trượt. Khu vực rửa chân được đặt tại vị trí trước

khi người tập xuống bể. Có hệ thống âm thanh. Hệ thống ánh sáng đảm

bảo độ sáng không nhỏ hơn 300 Lux ở mọi địa điểm trên mặt nước bể

bơi. Nước bể ̀bơi đáp ứng mức giới hạn chỉ tiêu chất lượng nước sinh

hoạt thông thường đã được công bố. Dây phao được căng để phân chia

khu vực dành cho người chưa biết bơi với khu vực dành cho người biết

bơi.

Bể bơi phải có dụng cụ cứu hộ gồm: Sào cứu hộ; phao cứu sinh; ghế

cứu hộ. Bảng nội quy, biển báo được đặt ở các hướng, vị trí khác nhau,

dễ đọc, dễ quan sát. Bảng nội quy bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

Giờ tập luyện, biện pháp bảo đảm an toàn, quy định đối tượng không

được tham gia tập luyện và các quy định khác. Biển báo: Khu vực dành

cho người không biết bơi (có độ sâu từ 1m trở xuống), khu vực dành cho

những người biết bơi, khu cấm nhảy cắm đầu (có độ sâu nhỏ hơn

1,40m) và các loại biển báo khác.

Mỗi người hướng dẫn tập luyện chỉ được hướng dẫn không quá 30

người trong một buổi tập, đối với trẻ em dưới 10 tuổi không quá 20

người trong một buổi tập.

Số lượng nhân viên cứu hộ phải đảm bảo ít nhất 200m² bể bơi/ 01 nhân

viên, trường hợp có đông người tham gia tập luyện phải đảm bảo ít nhất

50 người bơi/ 01 nhân viên.

Khi thi đấu, có đường bơi rộng ít nhất 2,0 m, được phân cách bằng dây

phao nổi giảm sóng.

Tổng cục Thể dục thể thao hoặc Hiệp hội Thể thao dưới nước Việt Nam

tổ chức tập huấn chuyên môn cho người hướng dẫn tập luyện và nhân

viên cứu hộ Bơi, Lặn. Nội dung, chương trình và thời gian tập huấn

chuyên môn do Tổng cục Thể dục thể thao quyết định. Giấy chứng nhận

tập huấn chuyên môn do cơ quan tổ chức tập huấn cấp có giá trị trong

05 năm kể từ ngày cấp.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Theo baochinhphu.vn

11. Điều kiện chuyên môn tổ chức thi đấu Cầu lông

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Thông tư quy định

điều kiện chuyên môn tổ chức tập luyện và thi đấu Cầu lông.

Ảnh minh họa - Internet

Theo dự thảo, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện gồm: Sân

Cầu lông ngoài trời, mặt sân phẳng, không trơn trượt. Khoảng cách từ

đường biên ngang, đường biên dọc đến sân khác tối thiểu 01m.

Sân Cầu lông trong nhà, mặt sân phẳng, không trơn trượt. Tường nhà

không được làm bằng vật liệu chói, lóa. Khoảng cách từ đường biên

ngang, đường biên dọc đến tường bao quanh và đến sân khác tối thiểu

01m. Chiều cao tối thiểu tính từ mặt sân đến trần nhà là 8m.

Kích thước sân: Chiều dài 13,40m, chiều rộng 6,10m (độ dài đường

chéo sân đôi là 14,723m), các đường biên và đường giới hạn có chiều

rộng 04cm. Chiều cao cột lưới là 1,55m, có hình trụ, đủ chắc chắn và

đứng thẳng khi lưới được căng lên. Hai cột lưới và các phụ kiện không

được đặt vào trong sân. Lưới được làm từ sợi dây nylon hoặc chất liệu

tổng hợp có màu sẫm, các mắt lưới không nhỏ hơn 15mm và không lớn

hơn 20mm, mép trên của lưới được nẹp màu trắng.

Đồng thời, đảm bảo ánh sáng trên sân tối thiểu 300lux. Mỗi sân có dụng

cụ lau và làm sạch mặt sân. Có dụng cụ để sơ, cấp cứu, khu vực thay

đồ và nhà vệ sinh. Nội quy bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Giờ

tập luyện, biện pháp đảm bảo an toàn và các quy định khác. Mỗi người

hướng dẫn tập luyện hướng dẫn không quá 20 người trong một buổi.

Ngoài ra, khi thi đấu mỗi sân thi đấu có tối thiểu 01 ghế trọng tài, 01

thùng đựng cầu, 02 thùng đựng đồ và 01 bảng báo tỷ số.

Tổng cục Thể dục thể thao hoặc Liên đoàn Cầu lông Việt Nam tổ chức

tập huấn chuyên môn cho người hướng dẫn tập luyện Cầu lông. Nội

dung, chương trình và thời gian tập huấn chuyên môn do Tổng cục Thể

dục thể thao quyết định. Giấy chứng nhận tập huấn chuyên môn do cơ

quan tổ chức tập huấn cấp, có giá trị trong thời hạn 05 năm kể từ ngày

cấp.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Theo baochinhphu.vn

12. Chủ tịch UBND TP Hà Nội: Người dân là trung tâm của thành phố thông minh

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, Hà Nội sẽ

xây dựng thành phố thông minh với người dân làm trung tâm và

đến 2025, Hà Nội sẽ phát triển ở trình độ cao với đặc trưng của nền

kinh tế tri thức.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội khẳng định, Hà Nội xác định lấy chính quyền điện

tử làm nòng cốt để xây dựng thành phố thông minh phục vụ người dân

Sáng 22-6, tại Hà Nội, Cơ quan Thương mại và Phát triển Hoa Kỳ đã tổ

chức hội thảo Thành phố thông minh Hoa Kỳ - Việt Nam. Chủ tịch UBND

TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, Đại sứ Mỹ Ted Osius dự hội thảo.

Chính quyền điện tử là cốt lõi

Chia sẻ về tầm nhìn và những kết quả ban đầu của Thành phố Hà Nội

trong xây dựng thành phố thông minh và chính quyền điện tử, Chủ tịch

UBND TP Nguyễn Đức Chung cho biết, Hà Nội đang phải đối mặt với

những thách thức mới như: Dân số đông và phân bố mật độ dân cư

không đều; Ô nhiễm môi trường; Ùn tắc giao thông...

Để phát triển bền vững và hướng tới xây dựng thành phố thông minh,

Hà Nội xác định việc ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là công

nghệ thông tin trong các lĩnh vực là giải pháp quan trọng và cấp thiết. Tại

đó, công nghệ thông tin và truyền thông được ứng dụng và làm cho

công việc xây dựng, quản lý và phát triển thành phố trở lên hiệu quả

hơn, thông minh hơn, cung cấp dịch vụ, tiện ích tới người dân và doanh

nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng năng lực cạnh

tranh của nền kinh tế. Xây dựng thành phố thông minh nhằm hướng tới

cuộc sống tốt đẹp cho người dân, lấy người dân làm trung tâm...

Đến nay, Hà Nội đã xây dựng xong cơ sở dữ liệu dân cư cho hơn 7,5

triệu người dân Hà Nội và khai thác hiệu quả phục vụ để triển khai các

các ứng dụng, dịch vụ phục vụ công dân, doanh nghiệp và phục vụ công

tác quản lý điều hành của thành phố.

Các dịch vụ công đang được Hà Nội triển khai rộng rãi trên mạng. Trong

ảnh: Hướng dẫn người dân các dịch vụ công trực tuyến tại phường Hạ

Đình, Thanh Xuân

Thành phố đã triển khai cổng dịch vụ công trực tuyến cung cấp các dịch

vụ công mức 3 các lĩnh vực: tư pháp, tài nguyên và môi trường, xây

dựng, giáo dục và đào tạo, thông tin và truyền thông trên một nền tảng

thống nhất đồng bộ tại 30 quận huyện, 584 xã, phường... Bên cạnh đó

hệ thống 500 camera giám sát giao thông; tuyển sinh trực tuyến đầu cấp

đang phát huy những hiệu quả tích cực mang lại tiện ích cho người dân,

cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Để xây dựng thành phố Hà Nội thông minh, Chủ tịch UBND TP chia sẻ,

Hà Nội sẽ tập trung phát triển chính quyền điện tử làm nòng cốt, tạo điều

kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp khi giao tiếp với cơ

quan chính quyền, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người

dân trên cơ sở lựa chọn những lĩnh vực thiết yếu nhất cần cải thiện: môi

trường, y tế, giáo dục, giao thông, an ninh an toàn, du lịch, quản lý đô

thị....

Quá trình xây dựng Hà Nội thành thành phố thông minh sẽ chia thành 3

giai đoạn, đến sau 2025, Hà Nội sẽ phát triển ở trình độ cao với đặc

trưng của nền kinh tế tri thức...

Quản lý đô thị thông minh

Khẳng định xây dựng thành phố thông minh đã là một xu hướng tất yếu

và cần có sự tham gia đầy đủ các thành phần từ chính phủ, doanh

nghiệp và cộng đồng, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội bày tỏ mong

muốn được hợp tác với chính quyền các thành phố trên thế giới, các

doanh nghiệp, các nhà khoa học để xây dựng thành phố Hà Nội thông

minh.

Cụ thể là xem xét hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp công nghệ

thông tin Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp khởi nghiệp, thông qua cơ

chế tài trợ dự án, thông qua các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư... Hà Nội có

nhiều dự án mời gọi các đối tác chính phủ và doanh nghiệp Hoa Kỳ. Cụ

thể như: Khu công viên Công nghệ phần mềm Hà Nội, khu phần mềm

thuộc khu Công nghệ cao Hoà Lạc, khu công viên phần mềm và nội

dung số trọng điểm, và đặc biệt mới đây, thành phố vừa khởi động vườn

ươm doanh nghiệp công nghệ thông tin đổi mới sáng tạo Hà Nội. Vườn

ươm sẽ được tạo điều kiện về cơ chế chính sách để xây dựng hệ sinh

thái khởi nghiệp, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp

sáng tạo.

Chủ tịch UBND TP cũng mong muốn Hà Nội sẽ nhận được sự hỗ trợ,

tham gia tư vấn về xây dựng trung tâm giám sát điều hành tập trung, về

xây dựng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đô thị, quy hoạch

xây dựng, đất đai trên nền bản đồ số thống nhất để triển khai các ứng

dụng chuyên ngành trong quản lý, điều hành hiệu quả, nhanh chóng,

nâng cao chất lượng phục vụ công dân, tổ chức. Phát triển ứng dụng

trong công tác quản lý đô thị: quản lý lưới điện “thông minh”, quản lý

chiếu sáng “thông minh”, giám sát nguồn nước “thông minh”, giám sát

môi trường “thông minh”, tòa nhà “thông minh”...

“Thành phố thông minh có sức cuốn hút lớn. Sức hút đó giống như cách

Hoa Kỳ đề cập đến 'thỏi nam châm cho sản xuất' khi đầu tư vào các

ngành công nghệ mới và tạo ra động lực cho Cuộc cách mạng Công

nghiệp lần thứ 4 của thế giới. Sức hút đó cũng đến từ việc chúng ta

đang hiện thực hóa những giấc mơ tưởng chừng bất khả thi về một cuộc

sống mà con người được phục vụ tối đa bởi công nghệ. Hà Nội sẽ tiếp

tục phát triển theo hướng thành phố thông minh, đóng góp tích cực và

hiệu quả cho “Con đường phát triển thành phố thông minh tại Việt Nam”,

Chủ tịch UBND TP Hà Nội khẳng định...

Hà Nội đang có 391 dịch vụ công trực tuyến

Thành phố hiện có 391 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3; đạt gần

20,4% tổng số thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước thành phố. Tỷ

lệ hồ sơ giao dịch qua mạng đạt của một số dịch vụ công đạt kết quả

cao: lĩnh vực tư pháp khối xã, phường, quận, huyện đạt trên 90%; Đăng

ký kinh doanh trên 70%, Thuế: 97%, Hải quan: 100%, Bảo hiểm xã hội:

trên 80%, hộ chiếu phổ thông: trên 80%; tổ chức tuyển sinh trực tuyến

vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 từ năm 2016 tại 2.620 đơn vị

trường học với hơn 250.000 gia đình tham gia, tỷ lệ hồ sơ đăng ký trực

tuyến đạt 84,87% đối với mầm non, đạt 51,11% đối với lớp 1 và 58,18%

đối với lớp 6...

Theo anninhthudo.vn

13. Hà Nội: Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai

Ngày 12/06/2017, Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết

định số 3542/QĐ-UBND về công bố thủ tục hành chính mới, sửa

đổi, bổ sung, bãi bỏ trong lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền của

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa

bàn thành phố.

Theo Quyết định, việc công bố quyết định thủ tục hành chính mới, sửa

đổi, bổ sung, bãi bỏ trong lĩnh vực đất đai thuộc lĩnh vực đất đai theo nội

dung phương án đơn giản hóa đã được UBND thành phố phê duyệt và

các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Cụ thể, ban hành 1 thủ tục

hành chính mới; sửa đổi, bổ sung 49 thủ tục hành chính; bãi bỏ 02 thủ

tục hành chính.

02 thủ tục hành chính được bãi bỏ là: Thủ tục số T-HNO-264473-TT, về

đăng ký xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề sau khi được

cấp giấy chứng nhận lần đầu và đăng ký thay đổi, chấm dứt quyền sử

dụng hạn chế thửa đất liền kề, thuộc thẩm quyền giải quyết của văn

phòng Đăng ký đất đai Hà Nội;

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Và Thủ tục số T-HNO-264443-TT, về đăng ký xác lập quyền sử dụng

hạn chế thửa đất liền kề sau khi được cấp giấy phép lần đầu và đăng ký

thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề, thuộc thẩm

quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường.

Đồng thời, Thủ tục được cấp mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở

Tài nguyên và Môi trường là Thủ tục Xác định lại diện tích đất ở cho hộ

gia đình, cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/6/2017 và thay thế

Quyết định số 2086/QĐ-UBND ngày 27/4/2016 của Ủy ban nhân dân

thành phố.

Danh sách cụ thể các thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ: qd-

3542-2017-p1_OEJC.pdf

Theo tapchitaichinh.vn