bai tap nang cao hidrocacbon

Post on 11-Aug-2015

47 Views

Category:

Documents

3 Downloads

Preview:

Click to see full reader

TRANSCRIPT

hppt://giasutonghop.com 096 909 99 44

BÀI TẬP HIDROCACBON

Bài 1:

Cho 2,24 lit (đktc) hỗn hợp gồm etan, propan, propen qua dung dịch nước brom thấy nước brom

nhạt màu một phần và khối lượng bình tăng 2,1 gam và thu được khí B. Đốt cháy hoàn toàn B rồi cho sản

phẩm hấp thụ hết vào bình X chứa 70ml dung dịch KOH nồng độ 32%, d = 1,3g/ml. Khối lượng bình X

tăng lên 8,96g.

1. Xác định thành phần % theo thể tích các chất trong A

2. Tính nồng độ % các chất trong hỗn hợp X sau phản ứng.

Bài 2:

Đốt cháy m gam hợp chất hidrocacbon A cần 2,24 lit O2 (đktc). Sản phẩm thu được CO2 và H2O

cho hấp thụ hoàn toàn vào nước vôi trong thu được 3 gam kết tủa, tách kết tủa thu được 200ml dung dịch

Ca(HCO3)2 nồng độ 0,075M. Biết khối lượng dung dung dịch này nặng hơn khối lượng nước vôi trong

1,08gam.

1. Xác định m

2. Xác định CTPT của A . Biết tỉ khối hơi của A so với oxi là 1,375

3. B và C là hợp chất cùng loại với A. Tỉ khối hơi của B, C so với oxi lần lượt là 1,3125 và 1,25.

Xác định CTPT của B, C.

4. Từ butan, viết các phương trình phản ứng điều chế A, B, C.

Bài 3:

Cho 3 hidrocacbon mạch hở X, Y, Z là các chất khí ở điều kiện thường.

Trộn X với O2 (vừa đủ để đốt cháy X) được hỗn hợp A ở 00C, áp suất p1. Đốt cháy hết X, tổng thể

tích các sản phẩm thu được ở 218,40C, áp suất bằng 2 lần áp suất hỗn hợp A ban đầu. X và Y có cùng số

nguyên tử cacbon. Khi đốt cháy Y, thể tích CO2 và hơi nước thu được bằng nhau.

Biết hỗn hợp chứa X, Y, Z với số mol bằng nhau của mỗi chất có tỉ khối với so với nitơ là 1,167.

Cho 5,56gam hỗn hợp B gồm X, Y, Z qua dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được 7,35 gam kết

tủa. Mặt khác nếu cho 5,04 lit B ở đktc qua dung dịch nước brom dư thì lượng brom tham gia phản ứng là

28,8gam.

1. Tìm CTPT của X, Y, Z

2. Tính % theo khối lượng và % theo thể tích của các chất có trong B

Bài 4:

hppt://giasutonghop.com 096 909 99 44

Hỗn hợp khí A gồm H2 và 2 olefin là đồng đẳng liên tiếp nhau. Cho 19,04 lit hỗn hợp khí A

(đktc) đi qua bột Ni nung nóng ta thu được hỗn hợp khí B (giả sử hiệu suất phản ứng đạt 100%) và tốc độ

phản ứng của 2 olefin là như nhau.

Cho 1 ít hỗn hợp B qua nước brom thấy brom bị nhạt màu. Mặt khác, đốt cháy ½ hỗn hợp khí B

thì thu được 43,56 gam CO2 và 20,43 gam nước.

1. Xác định CTPT, viết CTCT, gọi tên các olefin.

2. Tính phần trăm thể tích của các khí trong hỗn hợp A.

3. TÍnh tỉ khối hơi của hỗn hợp khí B so với nitơ.

Bài 5:

Hỗn hợp khí A gồm etan và propan.

1. Đốt cháy một ít hỗn hợp A ta thu được khí CO2 và hơi nước theo tỉ lệ 11 : 15. Tính phần trăm

về thể tích mỗi chất trong hỗn hợp A.

2. Đun nóng một ít hỗn hợp A trong một bình kín khi có mặt chất xúc tác thích hợp để thực hiện

phản ứng đehidro hóa (tách loại một phân tử H2). Sau phản ứng thu được hỗn hợp khí B có tỉ khối so với

hidro bằng 13,5.

a, Tính hiệu suất phản ứng đehidro hóa, biết rằng sản phẩm phản ứng chỉ có olefin và hidro; etan

và propan bị đehidro hóa với hiệu suất như nhau.

b, Tách hỗn hợp olefin từ hỗn hợp B và hidrat hóa chúng khi có mặt axit H2SO4 loãng thu được

hỗn hợp rượu C.

Lấy m gam hỗn hợp rượu C cho tác dụng hết với Na thấy bay ra 448ml khí (đktc)

Oxi hóa m gam hỗn hợp rượu C bằng O2 không khí ở nhiệt độ cao và có Cu xúc tác được hỗn hợp

sản phẩm D. Cho D tác dụng với AgNO3 trong NH3 dư thu được 2,808 gam bạc kim loại.

Tính % số mol các rượu trong hỗn hợp C. Giả thiết các phản ứng hidrat hóa olefin và phản ứng

oxi hóa rượu xảy ra với hiệu suất 100%. D chỉ gồm andehit và axeton.

top related