Áo nghĩa thư upanishad

118
Áo Nghĩa Thư (Upanishad) Tri Thc Ti Thượng Chú gii:Shri Aurobindo. Upload bi Ha Le Katha Upanishad (Đối Thoi Gia Thn Chết Và Nachiketà VBn Ngã) - Áo Nghĩa Thư (Upanishad) 1. Tthn nói: Cái tt là mt điều, cái khoái lc là điều khác. Chai cái y phc vcho nhng nhu cu khác nhau, chúng đeo đuổi con người. Trong hai cái, cái tt theo sát con người để con người đạt ti cái thin, nhưng kết cc con người li sai lm chn cái khoái lc. 2. Ccái tt và skhoái lc tchúng hin din trong con người. Tâm trí thanh tĩnh có ththm tra và phân bit chúng rõ ràng. Vâng, con người thích điều tt hơn điều khoái lc, nhưng kkhdi li la chn điều khoái lc vì tính tham lam và hám li. 3. Nachiketà, sau khi suy xét kskhoái lc như có vrt đam mê ca Nó, ngươi đã tbNó tt c. Ngươi không nên đi theo con đường giàu sang xa hoa phú quý, nơi nhiu người chìm đắm trong Nó. 4. Hai điều này cách xa nhau và đưa ti nhng kết qukhác nhau: sngu dt và cái được hiu biết ging như tri thc. Ta yêu mến ngươi, ơi Nachiketà, ngươi người ham mun tri thc, để chính nhng skhoái lc cũng đã không thcám dngươi.

Upload: chien-thang-ban-than

Post on 09-Feb-2017

61 views

Category:

Spiritual


13 download

TRANSCRIPT

Page 1: Áo nghĩa thư upanishad

Áo Nghĩa Thư (Upanishad) –

Tri Thức Tối Thượng

Chú giải:Shri Aurobindo.

Upload bởi Ha Le

Katha Upanishad (Đối Thoại

Giữa Thần Chết Và Nachiketà Về Bản

Ngã) ­ Áo Nghĩa Thư (Upanishad)

1. Tử thần nói: Cái tốt là một điều, cái khoái lạc là điều khác. Cả hai cái ấy

phục vụ cho những nhu cầu khác nhau, chúng đeo đuổi con người. Trong

hai cái, cái tốt theo sát con người để con người đạt tới cái thiện, nhưng kết

cục con người lại sai lầm chọn cái khoái lạc.

2. Cả cái tốt và sự khoái lạc tự chúng hiện diện trong con người. Tâm trí

thanh tĩnh có thể thẩm tra và phân biệt chúng rõ ràng. Vâng, con người thích

điều tốt hơn điều khoái lạc, nhưng kẻ khờ dại lại lựa chọn điều khoái lạc vì

tính tham lam và hám lợi.

3. Nachiketà, sau khi suy xét kỹ sự khoái lạc như có vẻ rất đam mê của Nó,

ngươi đã từ bỏ Nó tất cả. Ngươi không nên đi theo con đường giàu sang xa

hoa phú quý, nơi nhiều người chìm đắm trong Nó.

4. Hai điều này cách xa nhau và đưa tới những kết quả khác nhau: sự ngu

dốt và cái được hiểu biết giống như tri thức. Ta yêu mến ngươi, ơi

Nachiketà, ngươi là người ham muốn tri thức, để chính những sự khoái lạc

cũng đã không thể cám dỗ ngươi.

Page 2: Áo nghĩa thư upanishad

5. Những người ngu xuẩn ở trong tối tăm nhưng lại tự nghĩ rằng mình là

khôn ngoan và uyên bác, tự rơi vào vòng luẩn quẩn bằng những con đường

quanh co khác nhau, giống như người đui mù dắt dẫn người đui mù.

6. Kiếp sau không bao giờ tự Nó hé mở cho người không có nhận thức sáng

suốt, không chú ý và lúng túng bởi sự lừa gạt của giàu sang. " Chỉ có thế

giới này tồn tại", anh ta nghĩ "và không có thế giới khác". Không biết bao

nhiêu lần anh ta đến dưới sự thống trị của ta.

7. Có nhiều người không nghe theo Atman và qua việc nghe theo Atman,

nhiều người không lĩnh hội được Atman. Thật kỳ diệu là người diễn giải và

hiếm có người nghe; thực vậy, hiếm có người kinh nghiệm về Atman chỉ

dạy bởi người thầy tài năng.

8. Atman khi được diễn giải bởi một người thấp kém hơn, sẽ không dễ dàng

lĩnh hội thấu đáo, vì Atman được tranh luận bởi nhiều quan điểm khác nhau.

Nhưng khi Atman được giảng giải bởi người đã thể nhập làm 1 với Atman,

thì có thể không còn sự nghi ngờ về Nó. Atman là cái huyền ảo tế vi hơn cái

huyền ảo tế vi và Atman sẽ không hiểu biết được qua những tranh luận lý

luận.

9. Hiểu biết Atman không thể đạt được bởi lý luận. Atman sẽ trở nên dễ

dàng lĩnh hội khi được giảng giải bằng cách khác[1]. Bây giờ, ngươi đã đạt

được sự hiểu biết đó. Ngươi thật là một người có ý chí kiên quyết chân

chính. Mong cho chúng ta luôn có sự thẩm tra như ngươi!

10. Tử thần nói: ta biết rằng kết quả thu được từ hành động là không tồn tại,

bởi vì cái gì tồn tại không thể tạo thành từ cái không tồn tại. Tuy vậy, ta đã

Page 3: Áo nghĩa thư upanishad

thực hiện lễ hiến tế Nachiketà với sự giúp đỡ của những cái không tồn tại và

đạt được địa vị của của cái chỉ liên quan tới tồn tại.

11. Sự thực hiện những ước mơ, sự hình thành thế giới, sự không ngừng báo

ơn bằng lễ hiến tế, là chỗ dựa mà ở đó không có sự lo sợ, đó là cái đáng

kính trọng và vĩ đại, chốn rộng lớn và mục đích là tất cả cái ngươi hiểu rõ;

sống khôn ngoan, ngươi có ý chí vững chắc để từ chối tất cả mọi thứ.

12. người sáng suốt là người biết tập trung mọi ý chí vào Bản ngã và hiểu rõ

rằng từ cổ xưa, Đấng Một chói lọi, khó nhìn thấy, không biểu hiện, sâu kín,

người tồn tại trong trí năng và nghỉ ngơi nơi thể xác ­ Người đã thực sự từ

bỏ cả niềm vui và nỗi buồn ở phía sau.

13. Người chết, kẻ đã nghe theo điều đó và có nhận thức hoàn toàn thấu đáo

về Nó, kẻ đã phân biệt rõ Atman, linh hồn chân chính của dharma với tất cả

đối tượng vật chất và hiểu rõ tính chất huyền ảo tế vi của Atman, anh ta vui

mừng vì anh ta biết được cái gì là căn nguyên của niềm vui đó. Ta tin rằng

từ nơi của Brahman sẽ rộng mở đối với Nachiketà.

14. Nachiketà thưa: cái mà Người hiểu như khác hơn với sự công bằng và

sự không công bằng, khác hơn tất cả nguyên nhân và kết quả, khác hơn với

những gì đã có và những gì sẽ có ­ đó là cái Người đã chỉ dạy cho tôi.

15. Tử thần nói: mục đích mà tất cả kinh Veda trình bày, mục đích mà tất cả

sự nghiêm khắc của con người tập trung vào và cái mà con người mong ước

khi chúng dẫn dắt cuộc sống thế gian, ta có thể nói vắn tắt với ngươi: Nó là

Aum.

16. Tiếng Aum thiêng liêng đó chính là Brahman. Nó là tối cao. Bất cứ ai

Page 4: Áo nghĩa thư upanishad

hiểu biết từ này, người đó sẽ đạt được tất cả điều mong ước của mình.

17. Đây là ủng hộ tốt nhất, đây là người ủng hộ cao nhất. Bất cứ người nào

hiểu biết sự ủng hộ này, người đó sẽ kính yêu thế giới của Brahmà.

18. Nên biết rằng Bản ngã không sinh ra, không chết đi. Nó không bắt đầu

từ bất cứ cái gì và cũng không có gì bắt đầu từ Nó. Bản ngã tự tồn tại, vĩnh

viễn trường tồn và cổ xưa. Nó không hề bị tiêu diệt khi thể xác bị tiêu diệt.

19. Nếu kẻ giết nghĩ rằng anh ta giết được Bản ngã và nếu kẻ bị giết nghĩ

rằng anh ta bị giết, thì đều không hiểu đúng những điều này. Bản ngã không

bị giết, và không có gì giết được Nó.

20. Atman nhỏ hơn cái nhỏ nhất, lớn hơn cái lớn nhất, Atman ẩn giấu sâu

kín trong trái tim của tất cả loài vật đang sinh tồn. Người thoát khỏi sự ràng

buộc của dục vọng và thế giới vật dục là người thấy được vẻ uy nghiêm của

Atman qua sự yên tĩnh của tri giác và trí tuệ, người đó sẽ đạt được tự do từ

sự đau khổ.

21. Mặc dù yên tĩnh, nhưng Atman vẫn chuyển động rất xa; mặc dù nằm

một chỗ, nhưng Atman vẫn đi khắp mọi nơi. Ai, trừ chính ta, có thể biết

rằng Atman sáng chói vui mừng và không vui mừng?

22. Người thông minh hiểu rõ Atman như ở trong những thân xác không bất

tử nhưng chính Nó là bất tử, rộng lớn và thâm nhập tất cả, không có sự đau

buồn.

23. Atman không thể đạt được bởi sự nghiên cứu Veda, hay bằng trí thông

minh, bằng nghe theo các cuốn sách thiêng liêng. Atman chỉ đạt được bởi ai

biết chọn lựa Nó. Đến mức Atman duy nhất để lộ ra chính Nó và chính

Page 5: Áo nghĩa thư upanishad

mình là một với Atman.

24. Anh ta không là người đầu tiên loại bỏ sự độc ác, không giữ được thanh

tĩnh và nhẫn nhục, tư tưởng không an định thì anh ta không thể đạt tới

Atman. Atman chỉ được nhận thức rõ qua tri giác về thực tại.

25. Vậy thì ai là người biết được Atman, Đấng mà ở nơi đó những người

brahmin và những người kshatriyas chỉ là đồ ăn và cái chết tự Nó là đồ gia

vị?

O

1. Có hai cái tồn tại sâu kín trong thân xác con người, trong tri năng, trong

àkàs'a tối cao của trái tim, hưởng thụ những sự báo ơn do chính những hành

động của mình gây ra.những người hiểu biết Brahman diễn tả linh hồn cá

nhân và siêu ngã như ánh sáng và bóng tối, như những người chủ gia đình

họ đã hiến dâng những món quà tặng trong nghi lễ Ngũ lửa và cũng chính

họ thực hiện ba lần lễ hiến tế Nachiketà.

2. Chúng ta biết làm thế nào để thực hiện lễ hiến tế Nachiketà, mà Nó như

chiếc cầu cho những kẻ hiến tế vượt lên tới Brahman; và chúng ta cũng biết

rằng Brahman bất diệt, tối cao, được mưu cầu bởi những người mong muốn

vượt qua tới nơi mà ở đó không còn sự lo sợ.

3. Có thể coi người hiểu biết Atman như là chủ nhân của chiếc xe ngựa, mà

thể xác như là chiếc xe, tri năng là người đánh xe và trí tuệ là chiếc dây

cương vậy.

4. Các giác quan chúng như là những con ngựa; đối tượng của giác quan

như con đường. Tương hợp với thể xác, sự thông minh được gọi là Atman,

Page 6: Áo nghĩa thư upanishad

các giác quan và trí tuệ là sự thích thú của con người.

5. Nếu tri năng liên hệ với trí tuệ, là cái luôn luôn bị xao nhãng, mất đi sự

sáng suốt của Nó, thì các giác quan sẽ không được kiểm soát, kiềm chế,

giống như con ngựa tồi của người đánh xe ngựa.

6. Nhưng nếu tri năng liên hệ với trí tuệ luôn luôn được kiềm chế thận

trọng, có sự sáng suốt, thì các giác quan được nằm dưới sự kiểm soát, điều

khiển, giống như con ngựa tốt của người đánh xe ngựa.

7. Nếu tri năng liên hệ với trí tuệ mất đi sự sáng suốt của Nó và vì thế luôn

luôn không trong sạch, thì linh hồn hiện thân trong nhục thể không bao giờ

đạt tới mục đích mà lại rơi vào vòng luân hồi.

8. Nhưng nếu tri năng liên hệ với trí tuệ luôn luôn được kiềm chế thận

trọng, có sự sáng suốt và bởi vậy Nó luôn luôn thanh khiết, thì linh hồn thể

hiện trong thân xác đạt được mục đích từ đó Nó thoát khỏi sự tái sinh, luân

hồi.

9. Người thông minh có nhận thức rõ vai trò người đánh xe của mình, nắm

chắc dây cương trí tuệ, đi tới tận cùng con đường, đó chính là vị trí tối cao

của thần Vishnu.

10­11. Vượt ra ngoài giác quan là đối tượng; vượt ra ngoài đối tượng là trí

tuệ; vượt ra ngoài trí tuệ là trí năng; vượt ra ngoài trí năng là Atman vĩ đại;

vượt ra ngoài Atman vĩ đại là Cái không hiển nhiên, vượt ra ngoài Cái

không hiển nhiên là Purusha. Ngoài Purusha[2] không có cái gì cả, đây là

mục đích, mục đích tối cao.

12. Bản ngã sâu kín trong tất cả sự sống O tỏa sáng, nhưng Nó được nhìn

Page 7: Áo nghĩa thư upanishad

thấy bởi các bậc thấu thị tinh tế qua khả năng nhận thức tinh tế và sâu sắc

của họ.

13. Người khôn ngoan, uyên bác sẽ hòa hợp lời nói của mình với trí tuệ của

mình, hòa hợp trí tuệ của mình với trí năng của mình. Anh ta sẽ hòa trí năng

của mình vào Trí tuệ vũ trụ và hòa hợp Trí tuệ Vũ trụ vào trong Bản ngã

thanh tĩnh.

14. Hãy xuất hiện! Hãy tỉnh ngộ! Đến gần bậc vĩ đại và học tập. Giống như

sự sắc bén của lưỡi dao cạo, đó là con đường mà người khôn ngoan gian

khổ đặt chân lên và khó khăn vượt qua.

15. Và nhận thức rõ rằng Atman là cái không có tiếng nói, không thể sờ

thấy, không hình dáng, không thể bị tiêu hủy, không mùi vị, tồn tại vĩnh

viễn, bất diệt; Atman không có khởi đầu và không có kết thúc, vượt lên trên

sự vĩ đại và không biến đổi ­ Nó vượt qua cánh cửa của cái chết và hoàn

toàn tự do.

16. Người khôn ngoan, thông minh là người nghe và liên hệ với câu chuyện

bất tử của Nachiketà, người đó sẽ được sự chỉ bảo của thần chết và được

sùng bái trong thế giới của Brahman.

17. Và chính anh ta, người luôn luôn rèn luyện chế ngự bản thân, đọc và

giảng giải ý nghĩa huyền bí, cao siêu của các bản văn trong cuộc đàm đạo

của các Brahmin hay tại các nghi lễ S'ràddha, bằng cách ấy ông ta đã giành

được ân huệ vô tận. vâng, ông ta sẽ đạt được ân huệ vô tận.

O

1. Tử thần nói: Sự tồn tại Bản ngã ­ chúa tể tối cao phải chịu tổn thương bởi

Page 8: Áo nghĩa thư upanishad

các giác quan trong việc tạo cho chúng hướng ra phía ngoài; bởi vậy người

ta chỉ trông ra đối tượng bên ngoài mà không nhìn vào trong Bản ngã.

Nhưng nhà hiền triết ước ao sự vĩnh cửu đã khép cánh cửa ngũ quan để nhìn

vào trong Bản ngã.

2. Những người với khả năng hiểu biết không phát triển, có cái nhìn tối tăm

và thèm muốn những niềm vui vật chất tầm thường, giống như những đứa

trẻ theo đuổi những niềm vui bên ngoài và rơi vào mạng lưới vây tỏa của cái

chết; những người có linh hồn sáng suốt hiểu biết cái gì là vĩnh viễn, bất tử,

sẽ không thèm muốn bất cứ cái gì không chắc chắn trong thế giới này.

3. Đó là cái nhờ Atman người ta biết được hình dáng, mùi vị, âm thanh, cảm

giác và những niềm vui nhục dục. Như vậy thì còn có cái gì đó chưa hiểu

biết về Atman? Đây, đích thực là Cái đó.

4. Đó là cái nhờ Atman người ta lĩnh hội được tất cả sự vật trong trạng thái

ngủ hay trong trạng thái tỉnh. Có hiểu biết sâu rộng rằng Atman thâm nhập

khắp nơi, người có tinh thần thanh tĩnh không đau buồn.

5. Anh ta, người biết được linh hồn cá nhân, cái trải qua những kết quả của

hành động, giống như Atman, luôn luôn gần gũi, là chúa tể của quá khứ và

tương lai, sẽ không tự giấu chính mình từ những cái khác. Đây đích thực là

Cái đó.

6. Anh ta quả thật biết Brahman là người biết Đấng sinh ra đầu tiên[3], trải

qua sự khắc khổ, tạo nên nước với các yếu tố trong sâu thẳm tâm hồn. Đây

đích thực là Cái đó.

7. Anh ta thực sự biết Brahman là người biết Aditi, linh hồn của tất cả các vị

Page 9: Áo nghĩa thư upanishad

thần, cái đã được sinh ra từ trong hình thức của Pràna, cái đã được tạo nên

với các yếu tố, cái gia nhập vào tâm hồn và ngụ ở trong đó. Đây đích thực là

Cái đó.

8. Agni, Người nằm sâu kín ở trong hai que lửa và được giữ gìn thận trọng

như đứa trẻ trong tử cung của người mẹ, ngày ngày được bảo vệ bởi những

người đánh thức Nó dậy và bởi những người dâng hiến đồ cúng tế trong lễ

hiến tế. Đây đích thực là Cái đó.

9. Từ đâu[4] mặt trời mọc lên và đi đến đâu, tất cả các vị thần bao gồm ở

trong ai và ai không thể vượt qua thế giới bên kia? Đây đích thực là Cái đó.

10. Cái gì ở đây và cũng như ở kia; cái gì ở kia cũng như ở đây. Anh ta đi từ

cái chết đến cái chết nhìn thấy bất cứ cái gì khác nhau ở đây.

11. Trí tuệ chỉ hiểu rõ Brahman khi người ta không thấy trong Nó bất cứ cái

gì. Anh ta đi từ cái chết đến cái chết thấy vô số cái ở trong Nó. Đây đích

thực là Cái đó.

12. Purusha ngụ trong thể xác, kích thước bằng một ngón tay cái. Người là

chúa tể của quá khứ và tương lai. Theo sự hiểu biết Người, người ta không

còn giấu giếm bản thân mình thêm cái gì nữa. Đây đích thực là Cái đó.

13. Purusha, kích thước một ngón tay cái, giống như ngọn lửa không có

khói. Chúa tể của quá khứ và tương lai, Người cũng như là hôm nay và

ngày mai. Đây đích thực là Cái đó.

14. Như nước mưa rơi xuống đỉnh ngọn núi chảy xuống tảng đá từ mọi phía,

mặc dù anh ta thấy các thuộc tính khác nhau từ Brahman đích thực, nhưng

anh ta lại chạy theo chúng khắp mọi phía.[5]

Page 10: Áo nghĩa thư upanishad

15. Như nước thanh khiết đổ vào nước thanh khiết chúng hòa vào làm một;

cũng như vậy, Gautama trở thành Bản ngã của nhà hiền triết, người có hiểu

biết sự hợp nhất của Atman và Brahman.

O

1. Có 1 trấn đô với 11 cửa thuộc về Atman chưa sinh ra của ý thức không bị

bóp méo, xuyên tạc[6] . Anh ta, người trầm tư về Người không gây đau

buồn nữa; được giải thoát khỏi gông cùm của ngu dốt; Anh ta trở thành tự

do. Đây đích thực là Cái đó.

2. Người là mặt trời ở trong thiên đường sáng chói. Người là không khí ở

giữa không trung. Người là ngọn lửa trên trái đất. Người là người khách ở

trong nhà. Người ở trong con người, trong các vị thần, trong chân lý, trong

bầu trời. Người sinh ra trong nước, trong đất, trong lễ hiến tế, trên các ngọn

núi. Người là Chân lý và sự Vĩ đại.

3. Người ­ Linh hồn, Người ban cho sinh khí đi lên và dắt dẫn sự hấp thụ,

bài tiết dinh dưỡng đi xuống. Tất cả các thần tôn sùng đặt địa vị của Đấng

duy nhất tôn kính ở trung tâm.

4. Khi linh hồn đồng nhất với cơ thể và trú ngụ ở trong đó, Nó bị chính thể

xác hành hạ, Nó được giải thoát từ đó, khi ấy còn lại cái gì? Đây chính là

Cái đó.

5. Luôn luôn không có sự sống chết do sinh khí, không có sự đi lên hay đi

xuống bởi sự dinh dưỡng. Con người sống do một cái gì khác hơn mà nhờ

đó 2 điều này (sống ­ chết) phụ thuộc vào.

6. Gautama, vậy thì tốt hơn ta sẽ chỉ dạy cho ngươi về sự sâu sắc này và về

Page 11: Áo nghĩa thư upanishad

Brahman bất diệt và ta cũng chỉ dạy cho ngươi cái gì xảy ra đối với Atman

sau khi gặp cái chết.

7. Có một vài Jiva (linh hồn) nhập vào tử cung sẽ hiện thân thành các sự vật

hữu cơ và một vài jiva đi vào vật chất vô cơ ­ tùy theo hành động và tùy

theo tri thức của chúng. Đây chính là nghiệp.

8. Purusha, Người vẫn tỉnh trong khi các giác quan mê ngủ, uốn nắn cái này

đẹp đẽ từ những cái khác, đó chính là Tinh khiết, là Brahman và đó được

gọi là bất diệt. Tất cả thế giới đều chứa đựng bao hàm trong người, không

có bất cứ cái gì có thể vượt qua. Đây đích thực là Cái đó.

9. Cũng như ngọn lửa đồng nhất, không có sự phân biệt, sau khi đi vào thế

giới đã trở nên khác nhau tùy theo cái gì mà Nó đốt cháy, cũng như thế

giống như Atman đồng nhất, không phân biệt ở trong tất cả tồn tại đã trở

nên khác nhau tùy theo cái Nó nhập vào, hay hiện thân ở trong đó. Và Nó

cũng tồn tại ở bên ngoài.

10. Cũng như không khí đồng nhất, sau khi nhập vào thế giới, trở thành

khác nhau tùy theo những cái mà Nó nhập vào, cũng như thế giống như

Atman duy nhất ngụ ở tất cả tồn tại, trở thành khác nhau tùy theo cái mà Nó

nhập vào. Và Nó cũng tồn tại ở bên ngoài.

11. Như mặt trời giúp tất cả con mắt nhìn thấy; Nó không bị tác động, ảnh

hưởng bởi nhược điểm của mắt hay của sự vật bên ngoài được chiếu sáng

bởi Nó, cũng như vậy Atman duy nhất ngụ trong tất cả vạn vật, Nó không

bao giờ bị hư hỏng, ô uế do cảnh đau đớn, khổ sở của thế gian tồn tại ở bên

ngoài Nó.

Page 12: Áo nghĩa thư upanishad

12. Có một quy luật tối cao, là Bản ngã ở tận đáy lòng vạn vật, người nắm

giữ, sắp đặt cái nhiều vẻ, đa dạng của Người. Hạnh phúc vĩnh viễn thuộc về

bậc thông thái, người lĩnh hội được Người trong bản thân chúng ­ không

phải với những cái khác!

13. Có một Đấng duy nhất, Người là thực sự vĩnh viễn giữa các sự vật

không vĩnh viễn, một thực thể có ý thức giữa các sự vật có ý thức và mặc dù

vậy, cái duy nhất vẫn làm thỏa mãn mong muốn của cái đa dạng. Thanh tĩnh

tuyệt đối là thuộc về bậc thông thái, người hiểu được Người trong chính họ

­ không phải cái nào khác.

14. Các nhà hiền triết hiểu rõ rằng Hạnh phúc tối cao như " Đây là Cái đó",

tức ta với Brahman là một. Ta có thể hiểu biết và thực hành Nó như thế nào?

Nó có phải là Bản ngã chói lọi? Nó có chiếu ánh sáng rực rỡ hay không?

15. Ở đó mặt trời không tỏa sáng, không ánh trăng và không các tinh tú,

không những tia sáng này ­ không nói đến ngọn lửa này. Người tỏa sáng,

vạn vật được soi sáng bởi Người. Nhờ Người, nguồn sáng của tất cả được

thắp sáng.

O

1. Đây là Cái đó, Cây Asvattha bất diệt với rễ của Nó ở trên và cành nhánh

ở dưới. Rễ cây đó, thực vậy, gọi là sáng chói; đó là Brahman và chỉ Cái đó

là bất tử. Tất cả mọi thế giới bao hàm ở trong Cái đó và không có cái gì

vượt qua. Đây, chính là Cái đó.

2. Thế giới vẫn bình an vô sự, dù có sự rung động như thế nào bởi vì Nó từ

Brahman đi tới trước, mà tồn tại như nền tảng của Nó. Brahman đó là Đấng

Page 13: Áo nghĩa thư upanishad

rất sợ hãi như tiếng sét lơ lửng trên không trung. Nhưng điều đó, ai biết

được Nó sẽ thành bất diệt.

3. Từ sự sợ hãi Brahman, lửa đã thắp sáng; từ sự hãi sợ Brahman, thần sấm

sét, thần gió và thần chết chuyển động.

4. Nếu một người có khả năng hiểu biết Brahman, trước sự tan rã, tiêu hủy

của thể xác anh ta, khi đó anh ta được giải thoát, nếu không anh ta phải hiện

thân một lần nữa trong thế giới mới được tạo ra.

5. Như chiếc gương phản chiếu, tri năng cũng như vậy; như một giấc mơ,

trong thế giới của tổ tiên cũng như vậy; như trong nước, cũng như vậy thế

giới của Gandharvas[7] nhìn thấy trong Brahman; như trong ánh sáng và

bóng tối, cũng như vậy trong thế giới của Brahman.

6. Cần biết rằng các giác quan có nguồn gốc riêng rẽ của chúng, rằng chúng

tách biệt với Atman, và cũng cần biết rằng sự đứng lên và sắp đặt của chúng

thuộc về chúng, người thông minh không đau buồn gì hơn.

7. Ở phía bên kia các giác quan là trí tuệ, ở bên kia trí tuệ la trí năng, cao

hơn trí năng là Atman vĩ đại, cao hơn Atman vĩ đại là Cái không biểu hiện.

8. Bên kia cái không biểu hiện là con người, thâm nhập tất cả và tế vi không

thể nhận thấy được. Có sự hiểu biết về người, Bản ngã tự thể hiện trở nên tự

do tự tại và đạt tới sự bất tử.

9. Hình thể của Người không phải là vật nhìn thấy được; không ai có thể

nhìn thấy Người bằng mắt. Ai có thể hiểu được Người khi Người được phát

hiện ra bởi trí năng từ sự hoài nghi và bởi sự kiên trì trầm tư mặc tưởng. Ai

biết được điều đó sẽ trở thành bất tử.

Page 14: Áo nghĩa thư upanishad

10. Khi năm khí quan nhận thức cùng với trí tuệ đạt tới sự thanh tĩnh và khi

trí năng không vận động, đó chính là trạng thái siêu việt.

11. Sự điều khiển và kiểm soát chắc chắn, kiên định các giác quan, được gọi

là yoga. Khi đó người ta phải thận trọng, vì yoga có thể vừa có lợi, lại vừa

có hại.

12. Atman không thể đạt được bởi lời nói, tư tưởng hay bằng quan sát.

Atman có thể đạt được như thế nào ở con đường khác hơn bởi người quả

quyết nói rằng: " Ông ta là...".

13. Người thể hiện như sự tồn tại và thể hiện trong bản chất huyền ảo chân

thật của Người. Với 2 mặt này, Atman thể hiện như sự tồn tại đưa tới sự

nhận thức rõ bản chất chân chính của Atman.

14. Khi tất cả những dục vọng trong tâm hồn đã từ bỏ, khi cái chết trở thành

bất tử, thì người ta đạt được Brahman.

15. Khi tất cả sự trói buộc của trái tim đã cắt đứt ở đây, trên trần thế, cái

chết trở thành bất tử. Người ta sẽ đạt tới Brahman.

16. Có hàng trăm huyết mạch chảy về tim, 1 trong số đó chạy qua đỉnh đầu.

Đi lên bởi nó, con người (khi chết) đạt được sự bất tử. Nhưng khi sinh khí

của anh ta biến mất bởi con đường khác trong sự điều khiển khác, khi đó

anh ta tái sinh ở trần thế.

17. Purusha không lớn hơn ngón tay cái, Bản ngã thầm kín luôn luôn ở

trong tâm hồn con người. Hãy để con người tách Người ra khỏi thể xác của

anh ta với sự vững chắc, như tách mầm non khỏi lá của cây. Cho phép anh

ta hiểu rằng linh hồn như là ánh sáng, là sự bất tử, vâng, như ánh sáng và

Page 15: Áo nghĩa thư upanishad

bất tử.

18. Tiếp nhận sự dạy bảo thông minh này của vị chúa tể ­ thần chết và tiến

trình toàn vẹn của yoga, Nachiketà đã đạt được tự do từ sự thanh khiết và

cái chết, đạt tới Brahman cũng có nghĩa là hiểu được linh hồn sâu kín trong

tận đáy lòng.

The end

===

Is'a Upanishad

Nghịch lý siêu việt mà nội tại, cái đơn nhất dưới cái đa dạng của thế giới

1. Tất cả những gì đang tồn tại trong thế giới đang biến đổi này đều được

bao bọc bởi vị Chúa tể. Hãy bảo vệ Bản ngã bằng sự hy sinh quên mình và

bằng sự từ bỏ tất cả lòng tham lam, vị kỷ, không ham muốn bất cứ sự giàu

sang nào của con người.

2. Nếu một người mong ước sống 100 năm trên thế gian này, anh ta phải

sống và làm việc. Đối với anh, người ấp ủ mong ước như vậy và coi chính

bản thân mình như con người đó, không có con đường nào khác qua đó anh

có thể tránh khỏi nghiệp đang bám chặt lấy mình.

3. Thực vậy, những thế giới kia của bọn ma quỷ bao phủ trong bóng tối mịt

mù và ngoài ra chúng còn phục hồi tất cả sau khi chết, những người là kẻ

sát nhân của Atman.

4. Dù không bao giờ chuyển động, nhưng Atman duy nhất ấy mau lẹ hơn ý

nghĩ. Các vị thần (các cơ quan tri giác) không thể với tới Nó, bởi vì Nó luôn

Page 16: Áo nghĩa thư upanishad

luôn vận động ở đằng trước. Qua sự đứng im của Nó, Nó đuổi kịp những cái

đang vận động. Bởi vì Atman vàyu (Linh hồn thế giới) sắp đặt sự vận động

cho tất cả.

5. Nó chuyển động, Nó không chuyển động; Nó ở xa và cũng ở gần; Nó ở

bên trong tất cả và cũng ở bên ngoài tất cả.

6. Người thông thái thấy tất cả sự sống trong Bản ngã và Bản ngã ở trong tất

cả sự sống; vì lẽ đó anh ta không thù ghét bất cứ ai.

7. Với cái nhìn thấu suốt, tất cả vạn vật có thể trở thành Bản ngã thực sự; cái

gì là lừa dối, cái gì là đau khổ, ở đó có thể giúp anh ta nhìn thấy được cái

duy nhất ấy?

8. Ngài là người bao quanh tất cả ­ là người sáng chói, vô hình thể, không tì

vết hay không sức mạnh, thanh khiết và tội ác không thể xuyên qua; người

là Bậc thấu thị, thông suốt mọi sự, siêu việt và không ai sáng tạo ra. Ngài có

bổn phận phân định cho từng vị thần việc sáng tạo thế giới không ngừng của

họ.

9. Đi vào cảnh tối tăm mịt mờ, họ thuộc những kẻ sùng bái sự ngu dốt;

nhưng đi vào sự tối tăm hơn, họ là những người tiến hành hiểu biết một

cách đơn độc.

10. Một mặt, họ nói đã đạt được từ sự hiểu biết; mặt khác, họ lại nói đã đạt

được từ sự ngu dốt. Như thế, chúng ta có nghe theo bậc thông thái, người đã

giảng giải điều đó cho chúng ta.

11. Ngài là người nhận thấy rằng cả sự hiểu biết lẫn sự ngu dốt đều theo

đuổi lẫn nhau, chiến thắng cái chết, xuyên qua sự ngu dốt và đạt tới sự bất

Page 17: Áo nghĩa thư upanishad

tử qua sự hiểu biết.

12. Đi vào cảnh tối tăm mù mịt, họ là những kẻ chỉ tôn sùng cái Prakriti

không biểu hiện; nhưng đi vào cảnh tối tăm hơn, họ là những kẻ tôn sùng

cái biểu hiện Hiranyagarbha.

13. Một mặt, họ nói đã đạt được từ sự tôn sùng cái biểu hiện; và mặt khác,

họ nói đã giành được từ sự tôn sùng cái không biểu hiện. Như thế, chúng ta

đã nghe theo bậc thông thái, người chỉ dạy cho chúng ta điều này.

14. Anh ta, người biết cả cái không biểu hiện prakriti và cả cái biểu hiện

hiranyagarbha sẽ tôn sùng cả hai cái với nhau, anh ta chiến thắng cái chết

bằng sự tôn sùng Hiranyagarbha và đạt được sự bất tử qua sự hiến dâng cho

prakriti.

15. Bộ mặt của Chân lý được che phủ bằng một cái bình vàng. Hãy mở nó

ra, ơi Đấng nuôi dưỡng! Cởi bỏ nó ra để cho ta,người tôn sùng chân lý có

thể ngắm nhìn nó.

16. Ôi Đấng nuôi dưỡng, Đấng du hành đơn độc trong bầu trời, Đấng giám

sát, Đấng mặt trời, con cháu của Đấng sáng tạo tối cao! Hãy tụ hợp lại

những tia sáng của ngài; hãy thu vào những tia sáng của Ngài! Ta sẽ nhìn

thấy, qua vẻ duyên dáng của Ngài, hình thức đó của Ngài là đẹp nhất. Đó

đích thực là Ngài, Purusha, người ở đây.

17. Bây giờ có thể hơi thở của ta trở về thâm nhập tất cả, Pràna bất tử! thân

xác này có thể bị thiêu cháy thành tro tàn trong lễ hỏa táng! Aum. Ôi tinh

thần, hãy nhớ lại, hồi tưởng lại tất cả những gì ta đã làm.

18. Ôi Đấng thần Lửa thiêng liêng, bằng con đường tốt đẹp hướng dẫn

Page 18: Áo nghĩa thư upanishad

chúng tôi hưởng thụ kết quả việc làm của chính mình. Chúng tôi biết tất cả

việc làm của chúng tôi, ơi thần linh. Tiêu diệt tội lỗi lừa dối xấu xa của

chúng tôi. chúng tôi dâng hiến bằng những lời chào thuần phục của chúng

tôi tới Ngài.

===

Hết Chương 4: II. Is'a Upanishad

Kena Upanishad (Bởi Ai?)

Chương 1

1. Người học trò hỏi: Aum. Bởi ai điều khiển, chỉ đường mà trí tuệ tiến tới

đích của Nó? Ai chỉ huy mà chiếc xe làm tròn chức phận của nó trước nhất?

Ai làm cho con người phát ra lời nói? Và ai là vị thần điều khiển cho mắt

nhìn, tai nghe?

2. Người thầy trả lời: Nó là tai của tai, là trí tuệ của trí tuệ, là lời nói của lời

nói, là sự sống của mọi sự sống và là mắt của mắt. Bản ngã hoàn toàn độc

lập, không bị lệ thuộc (vào các giác quan) và thoát khỏi thế giới, sự uyên

thâm của Nó đạt tới Sự bất diệt.

3­4. Mắt không nhìn theo hướng đó, không lời nói,không ý thức. Chúng ta

không biết Nó. Chúng ta không hiểu vì sao ai có thể giảng giải về Nó. Nó

khác với cái hiểu biết; Nó ở trên điều không biết. Như vậy, chúng ta đã nghe

vị thông thái già dặn, người chỉ dạy về Nó cho chúng ta.

5. Cái đó, cái mà không thể diễn tả bằng ngôn từ, nhưng nhờ Nó ngôn từ

Page 19: Áo nghĩa thư upanishad

diễn tả biểu lộ được ­ Cái đó chính là Brahman, chứ không phải là đấng mà

con người sùng kính ở cõi này.

6. Cái đó, cái mà không thể nắm bắt, không thể hiểu rõ bằng tư tưởng,

nhưng nhờ Nó tư tưởng nắm bắt, hiểu rõ ­ Cái đó chính là Brahman, chứ

không phải là đấng mà con người sùng kính ở cõi này.

7. Cái đó, cái mà không thể trông thấy, không thể lĩnh hội bằng mắt, nhưng

nhờ Nó, mắt có thể trông thấy và lĩnh hội được ­ Cái đó chính là Brahman,

chứ không phải là đấng mà con người sùng kính ở cõi này.

8. Cái đó, cái mà không thể nghe được bằng tai, nhưng nhờ Nó mà tai nghe

và lĩnh hội được ­ Cái đó chính là Brahman, chứ không phải là Đấng mà con

người sùng kính ở cõi này.

9. Cái đó, cái mà không thể ngửi được bằng mũi, nhưng nhờ Nó mà mũi

ngửi được đối tượng ­ Cái đó chính là Brahman, chứ không phải là đấng mà

con người sùng kính ở cõi này.

Chương 2

1. Người thầy nói: Nếu anh nghĩ : " Tôi sẽ hiểu Brahman", khi ấy chắc chắn

anh chỉ hiểu biết rất ít về hình thức của Nó, anh chỉ biết hình dáng của Nó

như trạng thái giống con người hay giống các vị thần. Vì vậy, ngay bây giờ,

việc thẩm vấn của anh về Brahman là đúng đắn.

2. Người học trò nói: Tôi nghĩ tôi đã hiểu biết được Brahman.

Tôi không nghĩ rằng tôi đã biết Nó hoàn toàn, tôi không nghĩ tôi không biết

Nó. Ông ta ở giữa chúng ta, người biết ý nghĩa của câu: " Không phải tôi

không biết mà cũng không phải tôi biết" ­ là người biết được Brahman.

Page 20: Áo nghĩa thư upanishad

3. Bởi ai ông ta không biết được Brahman, mà lại biết Nó? Bởi ai ông ta biết

được Nó, mà lại không biết Nó? Nó không biết được bởi những người biết

Nó; Nó được biết bởi những người không biết Nó.

4. Brahman biết được khi Nó được nhận thức trong mỗi trạng thái của trí

tuệ, bởi vì bằng sự hiểu biết như vậy người ta mới đạt được sự bất tử. Bằng

Atman, người ta đạt được sức mạnh; bằng sự hiểu biết, người ta đạt được sự

bất tử.

5. Nếu một người hiểu biết được Atman ở cõi này, khi ấy ông ta đạt được

mục đích chân chính của cuộc sống. Nếu ông ta không biết được Nó ở cõi

này, thì một sự hủy diệt khủng khiếp chờ đợi ông ta. Có được sự hiểu biết

cái ngã trong mỗi sinh linh, bậc thông thái thoát ly thế gian này và trở thành

bất tử.

Chương 4

4. Đây là lời chỉ dẫn về Brahman với sự quan hệ tới các vị thần. Cái đó

giống như ánh sáng của nguồn sáng; Cái đó giống như sự nháy mắt của con

mắt.

5. Bây giờ là lời chỉ dẫn về Brahman có sự quan hệ đối với linh hồn cá

nhân: tư tưởng, có thể là như vậy, đến với Brahman. Người tìm kiếm nhờ

phương tiện trí tuệ, thông đạt nối liền với Cái đó thân thiết không biết bao

nhiêu lần. Điều này nhất định sẽ là ý chí của trí tuệ ông ta.

6. Brahman được gọi là Tadvana, Bậc đáng tôn kính của tất cả; Nó sẽ được

tôn sùng bởi tên tuổi của Tadvana. Tất cả vạn vật là người mong muốn ông

ta là người sùng kính Brahman như vậy.

Page 21: Áo nghĩa thư upanishad

7. Môn đệ hỏi người thầy rằng: "Ngài hãy giảng giải cho tôi về Upanishad".

Người thầy trả lời: "Ta đã chỉ cho anh về Upanishad. Ta nhất định sẽ chỉ cho

anh Upanishad về Brahman".

8. Sự nghiêm khắc, tự kiềm chế mình và nghi lễ cúng thần là bàn chân của

Nó và các Veda là tất cả những cánh tay của Nó. Chân lý là nơi ở của Nó.

9. Anh ta là người hiểu biết Upanishad như vậy đã rũ bỏ tất cả tội lỗi và

được thiết lập vững chắc trong vô tận và trên Thiên đường tối cao; vâng,

trên Thiên đường tối cao.

===

Hết Chương 5: III. Kena Upanishad (Bởi Ai?)

Mundaka Upanishad ­ Sự Sắc bén

Mundaka Upanishad 1 ­ chương 1

8. Brahman mở rộng bằng chính năng lực của mình và từ Brahman vật chất

đầu tiên đã được tạo ra; từ vật chất Pràna được tạo ra; từ Pràna trí tuệ được

tạo ra; từ trí tuệ[8] các yếu tố được tạo ra; từ các yếu tố[9], các thế giới

được tạo ra và từ những thế giới tạo nên những kết quả bất tử[10] của

chúng.

Mundaka Upanishad 1 ­ chương 2

1. Đây là chân lý: Những việc hiến tế đã được biểu lộ bởi các bậc thấu thị

trong những thánh kinh được diễn giải bằng nhiều cách trong 3 kinh Veda.

Thực hành chúng, người ta khao khát đạt đến kết quả chân chính. Đây là

Page 22: Áo nghĩa thư upanishad

con đường của anh đưa đến những kết quả hành động của anh.

2. Khi ngọn lửa đã được hoàn toàn thắp sáng và bừng lên ánh sáng lung

linh, hãy để cho con người dâng đồ cúng tế của mình trong không gian giữa

hai phần bơ tan chảy.

3. Nếu lễ hiến tế Agni hotar của một người không theo đúng với lễ hiến tế

Dars'a và lễ hiến tế Paurnamàsa[11] thích hợp với lễ hiến tế tháng Tư và lễ

hiến tế tháng Tám[12]; nếu lễ hiến tế không được chú trọng bởi lòng mến

khách hay nếu đồ cúng tế không được dâng hiến vào thời điểm tốt đẹp; và

nếu lễ hiến tế không được tiến hành hợp với nghi lễ Vais'vadeva hay tiến

hành không thích hợp ­ thì khi đó Nó sẽ phá hủy 7 thế giới của anh ta[13].

4. Thần Bóng tối (Kali), thần Sợ hãi (Karàli), màu đỏ chói (Sulohità), nhanh

như ý nghĩ (Manojavà), màu xanh hay màu đỏ tía (Sudhumravarnà), ánh

sáng lấp lánh (Sphulin ­ gini) và sự rực rỡ (Vis'varuchi) ­ 7 vị này lung linh

tứ phía tạo thành 7 cái lưỡi của ngọn lửa.

5. Một người tiến hành lễ hiến tế khi những ngọn lửa này tỏa sáng và dâng

đồ cúng tế vào thời điểm tốt lành, anh ta được mang theo bởi những đồ cúng

tế này trên những con đường của mặt trời tới nơi ở của vị thần duy nhất tối

cao.

6. Những vật cúng tế rực rỡ nói với người làm lễ hiến tế: Hãy đến đây! Hãy

đến đây! Và dắt dẫn anh ta theo những con đường của mặt trời, tôn kính anh

ta mọi lúc và chào đón anh ta với những lời dịu dàng: Đây là Thiên đường

linh thiêng của Brahmà, cái đã đạt được bởi những việc làm tốt của anh.

7. Nhưng những chiếc bè kia là thật sự mỏng manh, được điều khiển bởi 18

Page 23: Áo nghĩa thư upanishad

con người, ở trên đó vẫn còn kẻ làm việc thấp kém, vì thế chúng có thể bị

phá hủy. Những kẻ vui mừng trong họ là những kẻ ngu xuẩn giống như thần

Tối cao là vật hy sinh không biết bao nhiêu lần cho tuổi già và cái chết.

8. Những kẻ ngu xuẩn, ở trong cảnh tối tăm, còn những kẻ thông thái tự cho

mình là vĩ đại và dương dương tự đắc với sự thông thái hão huyền thì lạc lối

quanh co, chịu đau khổ với biết bao điều ác, giống như những người mù

được dẫn dắt bởi người mù.

9. Chìm đắm trong sự ngu dốt theo các cách khác nhau, những đứa trẻ tự

tâng bốc mình, nói: Chúng ta đã hoàn thành mục đích của cuộc sống. vì

những người thực hiện nghiệp này đã không biết được chân lý do lòng

quyến luyến của họ, họ đã rơi xuống từ Thiên đường, sự đau đớn, khổ sở

dày vò, khi mà kết quả hành động của họ đã kiệt sức.

10. Những kẻ ngu dốt tối tăm quan tâm tới những lễ hiến tế và những việc

làm nhân đạo như là điều cao nhất, họ đã không biết được bất cứ điều gì tốt

hơn. Đã có được phần thưởng của họ trên những đỉnh cao của thiên đường,

bởi những hành động tốt, họ lại rơi vào thế giới này hay một thế giới thấp

hơn.

11. Nhưng những người đàn ông thông minh trí tuệ tĩnh tại kia, họ sống

trong rừng sâu dựa vào sự bố thí, tu luyện, ăn năn, hối lỗi hợp với những địa

vị cuộc sống của họ và trầm tư mặc tưởng về các vị thần như

Hiranyagarbha, khi chết đi, họ thoát khỏi sự ô uế, bằng những con đường

của thần mặt trời, tới nơi mà ở đó con người bất tử trú ngụ, mà bản chất của

con người đó là bất diệt.

Page 24: Áo nghĩa thư upanishad

12. Để cho người brahmin, sau khi đã xem xét toàn bộ những thế giới này

đạt được bởi các hành động, được giải thoát khỏi những dục vọng: không

cái gì là tồn tại vĩnh viễn có thể được tạo ra bởi những cái gì không tồn tại

vĩnh viễn. trong thứ bậc ấy ông ta có thể hiểu được cái tồn tại vĩnh viễn cho

phép ông ta đến gần người thầy, người rất giỏi về kinh Veda và luôn luôn

hết lòng với Brahman.

13. Với người học trò ấy, người đã xứng đáng được đến gần ông ta, người

mà trí tuệ hoàn toàn trong sáng và các cơ quan cảm giác đã được kiềm chế,

người thầy thông thái nhất định sẽ truyền dạy một cách đúng đắn về tri thức

Brahman, qua đó người ta hiểu được cái bất di bất dịch và Purusha chân

thực.

Mundaka Upanishad 2 ­ chương 1

1. Đây là chân lý: Như từ 1 ngọn lửa rực sáng đã phát ra hàng ngàn tia lửa

về bản chất là đồng loại của Nó, cũng như vậy, người bạn tốt của ta, vạn vật

khác nhau nảy sinh ra từ Brahman bất diệt và lại trở về với Brahman bất

diệt.

2. Người là linh hồn sáng chói và là Purusha không có hình thức rõ rệt,

không do ai tạo ra và tồn tại ở cả bên trong và bên ngoài. Người hoàn toàn

không sinh khí (pràna), không trí tuệ, tinh khiết và cao hơn cả Đấng bất diệt

tối cao.

3. Từ Người đã sinh ra pràna, trí tuệ và các cơ quan cảm giác, tinh khí

àkàsá[14], không khí,lửa, nước và đất, cái nuôi dưỡng tất cả.

.......

Page 25: Áo nghĩa thư upanishad

Mundaka Upanishad 2 ­ chương 2

1. Brahaman chói lọi ở trong sâu thẳm của trái tim và được biết với sự

chuyển động ở nơi đó. Nó là sự nâng đỡ, ủng hộ to lớn nhất của tất cả; bởi

vì ở trong Nó tập trung tất cả mọi cái vận động, tất cả hơi thở và những cái

chớp mắt. Ơi các môn đệ, có biết rằng Linh hồn của các ngươi ­ đó là cái

vừa thô sơ vừa tinh tế, đáng tôn kính, tối cao và ở ngoài tầm hiểu biết của

chúng sinh.

2. Đó là cái rực rỡ, sáng ngời, huyền ảo tế vi hơn cái huyền ảo tế vi, cái mà

nhờ đó tất cả các thế giới và những người sống trong thế giới đó được bảo

vệ, che chở ­ Cái đó, đích thực là Brahman không thể hủy hoại được; Cái đó

là Pràna, là ngôn lời và trí tuệ; Cái đó là Chân lý và Cái đó là bất tử. Chỉ Cái

đó là nổi bật. Nó gây ấn tượng, làm cho tâm trí ngươi phải chú ý[15], người

bạn tốt của ta.

3. Nắm chắc Upanishad như nắm cây cung, vũ khí to lớn nhất, và đặt trên

Nó mũi tên đã mài sắc bằng sự trầm tư mặc tưởng. Sau đó, kéo Nó về phía

sau bằng sự tập trung trí tuệ hướng tất cả suy nghĩ vào Brahman[16], mục

tiêu thu hút sự chú ý nhất, ôi người bạn tốt của ta ­ Cái đó là cái bất tử.

4. Aum là cây cung, Atman là mũi tên, Brahman được gọi là mục tiêu. Nó

gây sự tập trung chú ý bằng một trí tuệ không rối loạn. Khi đó Atman trở

thành hợp nhất làm một với Brahman, như mũi tên với mục tiêu.

5. Thiên giới, trái đất cùng với nơi ở giữa thiên giới và trái đất, tinh thần với

tất cả các cơ quan cảm giác đã được kết lại trong Người. Biết được Atman

không nhị nguyên, duy nhất người ta từ bỏ tất cả quan niệm khác. Người là

Page 26: Áo nghĩa thư upanishad

chiếc cầu đi tới sự bất tử.

6. Người vận động đây đó, thích hợp với tính nhiều vẻ, ở trong trái tim, nơi

các động mạch tụ họp giống như những chiếc căm xe được cố định chắc vào

trục bánh xe ngựa. Trầm tư mặc tưởng về Atman như từ Aum. Chào các

ngươi! Cầu cho các ngươi vượt qua đại dương tăm tối!

7. Người biết được tất cả và hiểu được tất cả, tất cả vinh quang trên thế gian

thuộc về người, Atman, đã được sắp đặt nơi sáng chói của Brahman. Người

mang các hình thức của tinh thần và dắt dẫn thể xác cùng với các giác quan.

Người ở trong thể xác, bên trong trái tim. Bằng sự hiểu biết về Cái tỏa sáng

như niềm hạnh phúc và Atman bất tử, bậc thông thái đã nhìn thấy người đầy

đủ trong tất cả mọi vật.

8. Những gông cùm của trái tim đã bị đập tan, tất cả sự nghi ngờ đã được

giải quyết và tất cả hành động không phải chịu kết quả, khi đó Người thấy

được ai là vừa cao cả vừa thấp hèn.

9. Chiếc bao bằng vàng, ở đó không gợn vết nhơ và Brahman tuyệt đối, vĩnh

viễn chiếu sáng ở trên cao nhất. Nó là thanh khiết; Nó là ánh sáng của ánh

sáng; Nó là cái cái mà họ biết[17] ai hiểu biết linh hồn.

10. Ở đó, mặt trời không chiếu sáng, không mặt trăng và các vì sao, không

những tia sáng này, không nói về ngọn lửa này. Khi người chiếu sáng,

không có bất cứ cái gì chiếu sáng sau người; nhờ ánh sáng của Người, tất cả

mọi cái đã được chiếu sáng.

11. Duy nhất Brahman bất tử ở đằng trước, Brahman đằng sau, Brahman ở

bên phải và bên trái. Duy nhất Brahman thâm nhập tất cả mọi vật ở bên trên

Page 27: Áo nghĩa thư upanishad

và bên dưới; vũ trụ này chỉ là Brahman tối cao đó.

Mundaka Upanishad 3 ­ chương 1

1. Có 2 con chim luôn hòa hợp với nhau và được biết bởi cùng 1 tên[18],

dính sát vào nhau thân thiết trên cùng 1 cây[19]. Một con trong chúng ăn

trái cây ngọt thơm, con kia nhìn mà không ăn[20].

2. Ngồi trên cùng 1 cây, jiva kêu than, hoang mang bởi sự bất lực của mình.

Nhưng khi anh ta nhìn thấy 1 người khác, Đấng chúa tể được tôn kính bởi

tất cả và vinh quang của Người, khi đó anh ta trở nên thoát khỏi sự đau khổ.

3. Khi nhà tiên tri nhìn thấy Đấng sáng tạo linh hồn chói lọi, Đấng chúa tể

Purusha, tổ tiên của Brahma, khi đó, anh ta, nhà tiên tri thông thái, giũ sạch

thiện và ác, trở thành trong sạch và vươn tới Cái duy nhất tối cao.

4. Người đích thực là Pràna; Người chiếu sáng ra phía trước nhiều vẻ khác

nhau trong tất cả vạn vật. Kẻ thông minh là người hiểu biết về Người không

nói một cách không thể hiểu được (nói lúng túng). Ham mê trong Bản ngã,

vui sướng trong Bản ngã, thi hành các hành động, anh ta là người đứng đầu

trong những hiểu biết về Brahman.

5. Atman này rực rỡ và tinh khiết, cái mà những người sannyasins trong

sạch nhìn thấy ở trong thể xác, đạt được bởi sự tu luyện không ngừng tính

trung thực, nghiêm khắc, hiểu biết đúng đắn và tiết dục.

6. Chân lý chỉ thắng thế khi không sai lầm. Bởi chân lý là con đường đã

được sắp đặt, con đường của các thần, trên con đường đó các nhà tiên tri với

mọi mong muốn đã đạt được thỏa mãn, tiến lên nơi cao nhất của Chân lý.

7. Brahman tỏa sáng, vĩ đại, là linh hồn chói lọi, không thể nhận thấy, tế vi

Page 28: Áo nghĩa thư upanishad

hơn cái tế vi. Người xa hơn cái ở xa và tuy vậy, Người ở đây, rất gần ngay

bên. Thực sự, Người đã thấy ở đây, trong sâu thẳm trái tim những sinh linh.

8. Brahman không thể hiếu thấu được bằng mắt, bằng lời nói, bằng giác

quan khác, bằng sự hối lỗi hay những việc làm tốt. Một người sẽ trở nên

trong sạch qua sự trong sáng của trí năng; do vậy, trong sự trầm tư mặc

tưởng, anh ta nhìn thấy Brahman, người ở ngoài các bộ phận.

9. Atman tế vi đó sẽ được biết bởi trí năng ở đây trong thể xác, nơi mà

Pràna nhập vào gấp 5 lần. Do Atman, những trí năng của con người đã được

thâm nhập khắp các giác quan. Khi trí năng đã được tinh khiết, Atman tỏa

sáng khắp nơi.

Mundaka Upanishad 3 ­ chương 2

1. Anh ta, người hiểu biết về linh hồn (Bản ngã), biết địa vị tối cao ấy của

Brahman, nơi chiếu sáng rực rỡ và ở trong đó vũ trụ dựa vào. Những người

thông minh là những người thoát khỏi những dục vọng và được sùng kính

như một người đã vượt qua được nguyên nhân của sự sinh ra.

2. Anh ta, người yêu mến những vật dục, thèm khát chúng, anh ta đã được

tái sinh ở thế giới này hay ở thế giới khác qau dục vọng của anh ta. Nhưng

đối với anh ta, khi những dục vọng đã được thỏa mãn và được thiết lập

trong linh hồn (Bản ngã), thì mọi dục vọng tiêu tan ngay ở đây ­ trên thế

gian này.

3. Atman này không thể đạt được bằng sự nghiên cứu kinh Veda, hay bằng

trí thông minh, mà cũng không thể đạt được qua sự học tập nhiều. Anh ta

người lựa chọn Atman ­ bởi chỉ anh ta là đạt tới Atman. Nó là Atman, cái

Page 29: Áo nghĩa thư upanishad

bộc lộ ra đối với người tìm kiếm bản chất thật sự của Nó.

4. Atman này không thể đạt được bởi một người không có sức mạnh hay

không có tính nghiêm chỉnh, Nó cũng không thể đạt được bởi người không

có sự hiểu biết kèm theo bởi sự hy sinh. Nhưng nếu một người thông thái cố

gắng bằng những phương tiện này, thì linh hồn của anh ta sẽ nhập vào địa vị

của Brahman.

5. Khi đã nhận thức rõ Atman, những nhà tiên tri trở nên thỏa mãn với tri

thức đó. Linh hồn của họ đã được đặt vào trong linh hồn tối cao, họ thoát

khỏi những đam mê và họ thanh thản trong tâm trí. Những linh hồn thanh

thản như vậy luôn luôn hết lòng với Bản ngã, nhìn thấy khắp nơi Brahman

đều có mặt và cuối cùng nhập vào Nó, cái là tất cả.

6. Khi đã tìm hiểu rõ ràng Bản ngã, mục đích của tri thức Vedanta, và sau

khi đã thanh tẩy tâm hồn của họ qua sự thực hành sannyàsa[21], những nhà

tiên tri không bao giờ giảm bớt cố gắng của họ, ở đây họ đạt được tính bất

tử tối cao và cũng là lúc đạt được mục đích cao quý hoàn toàn tự do trong

Brahman.

7. Mười lăm bộ phận trở về với những căn nguyên của chúng[22] và tất cả

các giác quan trở về với những vị thần của chúng; những hành động và

Atman được phản chiếu trong trí năng, trở thành một với Brahman tuyệt đối

tối cao, cái là Bản ngã của tất cả.

8. Như sự tuôn chảy của những dòng sông hòa tan vào biển cả, làm biến mất

cả tên tuổi và hình dáng của chúng, cũng như vậy người thông thái thoát

khỏi tên gọi và hình hài, đạt tới Purusha, Người vĩ đại hơn cái vĩ đại.

Page 30: Áo nghĩa thư upanishad

9. Anh ta, người biết Brahman tối cao, thực sự trở thành Brahman. Trong

dòng họ của anh ta không người nào chịu sự ngu dốt về Brahman. Anh ta

chiến thắng khổ đau, anh ta chiến thắng cái ác, thoát khỏi những gông cùm

của trái tim, anh ta trở thành bất tử.

10. Một câu thơ Rig ­ Veda tuyên bố rằng: Tri thức về Brahman sẽ chỉ được

dạy cho những ai cho đã thực hiện những nghĩa vụ cần thiết, họ đã thông

thạo kinh Veda và sùng kính với Brahman, tràn đầy niềm tin, dâng hiến đồ

cúng tế trong lễ Ekarshi Fire và đã thi hành theo luật lệ nghi lễ mang lửa

trên đầu[23].

11. Như thế nhà tiên tri Angiras đã tuyên bố chân lý này từ xưa. Một người

đã không thực hiện lời thề, người đó nhất định sẽ không đọc được Nó. Chào

nhà tiên tri vĩ đại! Chào những nhà tiên tri vĩ đại!

===

Hết Chương 6: IV. Mundaka Upanishad ­ Sự Sắc Bén

Chương 7: V. S'vetàs'vatara Upanishad

Chương một

1. Những bậc rishis[24] đàm luận về Brahman hỏi: Căn nguyên của

Brahman là gì? Chúng ta sinh ra từ đâu? Chúng ta sống bằng gì? Chúng ta

đi về đâu? Vâng, ai là người biết được Brahman, xin hãy chỉ cho chúng tôi

biết dưới sự dẫn dắt của ai mà chúng ta tồn tại trên cõi đời này với niềm vui

và sự đau khổ.

Page 31: Áo nghĩa thư upanishad

2. Có phải thời gian, tự nhiên, điều tất yếu, hay ngẫu nhiên, hay các yếu tố

vật chất được coi như là nguyên nhân? Hay là do ông ta, người gọi là

Purusha mà tự ngã tồn tại? Nguyên nhân không thể do sự kết hợp, pha trộn

của các thực thể đó để từ đó có một cái ngã tồn tại; Atman, sự kết hợp đã

được tạo ra từ mục đích của ai; nhưng Atman cũng không là nguyên nhân

để trong sự biến đổi Nó phụ thuộc vào cái tốt và cái xấu.

3. Nhà hiền triết say mê trong trầm tư mặc tưởng qua sự sắc bén của trí tuệ

đã phát hiện ra năng lực sáng tạo thuộc về chính bậc chúa tể và ẩn giấu

trong chính các gunas của Nó. Đấng sáng tạo duy nhất đó thống trị, chỉ huy

tất cả các nguyên nhân ấy ­ thời gian, cái ngã và sự thanh thản.

4. Bậc hiền triết đã nhìn thấy bánh xe của Brahman, cái mà chỉ là một vành

bánh xe, ba phần chán nản mệt mỏi[25], 16 phần giới hạn[26], 50 nấc thang

với 20 nấc thang trái ngược[27], 6 bộ trong 8 bộ[28], một xâu chuỗi nhiều

vẻ; cái tiến lên với 3 mục đích khác nhau; và ảo ảnh từ 2 nguyên nhân.

5. Chúng ta trầm tư mặc tưởng về dòng sông mà 5 dòng chảy của Nó là 5 cơ

quan nhận thức, cái được tạo thành mạnh mẽ và quanh co bởi 5 yếu tố,

những làn sóng của Nó là 5 cơ quan hành động và nguồn gốc của Nó là trí

tuệ, nguồn gốc của 5 hình thức nhận thức. Dòng sông này có 5 xoáy nước

và sự mau lẹ của Nó là 5 lần sự đau khổ; và cuối cùng Nó có 50 nhánh và 5

sự khổ hạnh cản trở.

6. Trong bánh xe Brahma vĩ đại này, trong cái mà tất cả sự vật tồn tại và an

nghỉ cuối cùng, linh hồn lãng du đây đó xa tới mức Nó nghĩ cái ngã là khác

với Đấng điều khiển. Khi đó nhờ người ban phúc mà tự ngã đạt được sự bất

Page 32: Áo nghĩa thư upanishad

tử.

7. Đó là Brahman tối cao duy nhất không bị đụng chạm bởi các hiện tượng,

điều đó được chỉ ra trong các Upanishad. Trong Nó đã được thiết lập bộ 3

(sự thích thú, đối tượng vật chất và Đấng chúa tể là người kiểm soát, điều

khiển). Brahman là nền tảng bất di bất dịch; Nó không thể tiêu diệt được.

Bậc thông thái có sự hiểu biết Brahman là bản chất của các hiện tượng, trở

nên hết lòng với Người. Hoàn toàn hòa vào trong Brahman, họ đạt tới tự do

từ sự tái sinh.

8. Đấng Chúa tể, Thượng đế ủng hộ, nuôi dưỡng tất cả cái có sự kết hợp với

nhau giữa cái có thể bị tiêu diệt và sự bất diệt, giữa cái biểu hiện (kết quả)

và cái không biểu hiện (nguyên nhân). Cũng như thế, Chúa tể (linh hồn tối

cao) hoàn toàn mất hết quyền lực, trở nên có giới hạn vì thừa nhận quan

điểm của kẻ hưởng thụ.

Một lần nữa cái ngã jiva nhận thức Linh hồn tối cao và được giải thoát khỏi

sự trói buộc.

9. Chúa tể tối cao hiện ra như Isvara (Thượng đế) toàn trí toàn đức và có

quyền năng tuyệt đối; như jiva, tri thức có hạn và quyền năng cả 2 chưa sinh

ra.

Những điều này không phủ nhận thế giới hiện tượng; ở đó hơn nữa, tồn tại

prakriti không sinh ra, cái tạo nên kẻ hưởng thụ, sự đam mê thích thú và đối

tượng của sự đam mê thích thú. Atman là vô tận và thâm nhập khắp nơi, bởi

vậy hoàn toàn không có sự môi giới, trung gian.

Khi người mưu cầu hiểu biết 3 điều này ở Brahman, anh ta là tự do, giải

Page 33: Áo nghĩa thư upanishad

thoát khỏi xiềng xích trói buộc mình.

10. Prakriti có thể bị diệt vong. Hara[29], Đấng Chúa tể là bất diệt và tồn tại

vĩnh viễn. Linh hồn tối cao duy nhất điều khiển cả Prakriti là linh hồn cá

nhân.

Qua sự trầm tư mặc tưởng về Người, bằng sự hợp nhất với Người, bằng sự

ghi sâu tri thức về Người, người ta đạt được mục đích, chấm dứt sự lôi kéo

của thế giới hiện tượng có tính ảo giác.

11. Khi Đấng chúa tể sáng tạo biết chặt đứt mọi gông cùm trói buộc với sự

chấm dứt đau khổ[30], thì sự sinh và tử trở thành kết thúc. Từ sự trầm tư

mặc tưởng về Người, sau sự phân hủy của thể xác, trạng thái thứ 3 của

quyền lực vũ trụ xuất hiện ở đó. Cuối cùng, người có dục vọng mong muốn

cũng vượt qua trạng thái đó, an định trong hạnh phúc hoàn toàn của

Brahman.

12. Người hưởng thụ, những đối tượng của sự thích thú và Đấng thống trị

vũ trụ ­ đó là bộ 3 được diễn tả bởi người biết Brahman ­ tất cả không là cái

gì mà chỉ là Brahman. Brahman duy nhất, là tồn tại vĩnh viễn trong tự ngã

(linh hồn cá biệt), sẽ được biết. Ngoài Nó, đích thực không có gì khác được

biết.

13. Hình thức (có thể trông thấy được) của lửa, mà Nó nằm tiềm ẩn trong

nguồn gốc của Nó là không nhận thấy được; nhưng không thể có sự tiêu diệt

hình thức tế vi của Nó. Chính ngọn lửa đó lại có thể được tạo ra bởi khả

năng cọ xát của 2 thanh gỗ, đó là nguồn gốc của Nó. Giống như vậy, Atman

tồn tại trong 2 trạng thái có thể hiểu thấu được, giống như lửa tiềm tàng

Page 34: Áo nghĩa thư upanishad

trong gỗ, Atman có thể nắm chắc được trong chính cơ thể này bởi ý nghĩa

của từ Aum.

14. Bằng sự tạo ra thể xác là bộ phận thấp như gỗ và từ Aum như phần cao,

phần tinh túy và qua thực hành cọ xát của trầm tư mặc tưởng, người ta sẽ

nhận thức được linh hồn sáng chói rực rỡ, giấu kín như lửa giấu trong gỗ.

15­16. Như dầu trong hạt mè, như bơ trong sữa, nước của dòng sông và lửa

tiềm ẩn trong gỗ, cũng như vậy linh hồn vũ trụ được nhận thấy (tồn tại )

trong linh hồn cá biệt (cái ngã), khi con người nhìn thấy Nó với ý nghĩa

đúng đắn và nghiêm chỉnh là khi con người thấy được Brahman, cái thâm

nhập tất cả vạn vật như bơ thâm nhập trong sữa, mà gốc rễ là tri thức Bản

ngã và sự nghiêm khắc, khổ hạnh. Đó là Brahman được giảng giải bởi

Upanishad, vâng, đó là Brahman được giảng giải bởi Upanishad.

S'vetàs'vatara Upanishad

Chương 2

1. Cầu mong mặt trời, tại lúc khởi đầu của yoga, nối liền trí tuệ của chúng ta

và các cơ quan khác của cơ thể với Linh hồn tối cao để chúng ta có thể đạt

tới Tri thức chân thực. Cầu xin Người cũng giúp thể xác, thực thể vật chất

cao nhất qua quyền lực của các vị thần, kiểm soát, điều khiển các cơ quan

cảm giác.

2. Tiếp nhận những niềm hạnh phúc của Mặt trời linh thiêng, hợp nhất trí

tuệ với Linh hồn tối cao, chúng ta sử dụng tốt nhất trí lực của chúng ta để

trầm tư mặc tưởng, qua đó chúng ta sẽ đạt tới Thiên đường (Brahmanaloka).

3. Cầu mong thần Mặt trời ban cho các giác quan và trí tuệ đặc ân bằng sự

Page 35: Áo nghĩa thư upanishad

hợp nhất chúng với Linh hồn, để từ đó các giác quan có thể hướng tới

Brahman hạnh phúc và có thể khám phá ra bằng những ý nghĩa của Tri thức.

Brahman hùng mạnh và sáng chói.

4. Đó là sự tôn kính của các tăng lữ Bàlamôn kia, những người tập trung các

cảm giác và tư tưởng của họ vào linh hồn tối cao để nói lên lời cầu khẩn cao

quý đối với Mặt trời thiêng liêng, có mặt ở khắp nơi, vĩ đại và toàn trí toàn

đức. Ông ta là duy nhất và chứng kiến tất cả, là người phân phát các lễ giết

vật tế thần.

5. Ôi các cơ quan, ôi các vị thần, người giúp đỡ chúng ta. Qua lời chào ta tự

hợp nhất với Brahman bất diệt, Người là nguồn gốc của chúng ta. Hãy để

cho lời ca ngợi, cầu nguyện của ta đi theo con đường đúng đắn của thần Mặt

trời tỏa ra khắp mọi hướng. Cầu xin những người con của thần Bất diệt,

những người chiếm giữ nơi thiên giới, nghe thấy những lời cầu nguyện đó.

6. Đầu tiên, nếu những lễ hiến tế được thực hiện không làm dịu vị thần mặt

trời, thì trí tuệ sẽ trở thành trói buộc với lễ hiến tế, trong đó lửa được thắp

lên với sự cọ xát (bằng 2 thanh gỗ), đồ cúng tế được dâng tặng lên thần Gió

và rượu Soma được uống thỏa thuê.

7. Phụng sự Brahman bất diệt với niềm phúc lành của thần mặt trời, căn

nguyên của thế giới. Miệt mài qua sự thiền định trong Brahman vĩnh hằng.

Như thế hành động của anh sẽ không trói buộc anh.

8. Người thông thái sẽ giữ thân thể của mình đúng đắn, với 3 bộ phận được

tạo dựng nên[31], xoay chuyển giác quan của anh ta, với sự giúp đỡ của trí

tuệ hướng tới trái tim và bằng phương tiện là chiếc bè Brahman vượt qua

Page 36: Áo nghĩa thư upanishad

dòng nước xiết khủng khiếp của trần thế.

9. Sự cố gắng điều hòa tốt của bậc yogi sẽ kiểm soát được hơi thở[32], khi

chúng đã yên tĩnh, bậc yogi sẽ hít thở qua lỗ mũi nhẹ nhàng. Khi đó cho

phép ông ta giữ sự tập trung tư tưởng của mình, như người đánh xe ngựa

kiềm chế con ngựa của anh ta.

10. Phải luyện tập yoga trong một hang động được bảo vệ tránh sự tác động

của gió lớn, hay ở nơi vắng lặng, thanh khiết, tránh khỏi sự ảnh hưởng của

sỏi đá, lửa, không bị làm phiền nhiễu bởi tiếng ồn ào của nước hay quán

chợ, những điều đó sẽ làm tập trung tư tưởng và không làm khó chịu đôi

mắt.

11. Khi thực hành yoga, những hình thức Brahman xuất hiện đầu tiên và

biểu lộ dần dần là những hình thức của tuyết rơi, khói, nắng, gió, lửa, lửa

bay, tinh thể và mặt trăng.

12. Khi đất, nước, lửa, khí và tinh khí xuất hiện, nghĩa là khi 5 vật tượng

trưng cho các yếu tố đã đề cập trong sách yoga trở thành hiển nhiên rõ ràng

thì khi đó thể xác của bậc yogi trở nên trong sạch bởi ngọn lửa của yoga và

anh ta trở thành tự do, thoát khỏi sự đau yếu, già nua và chết chóc.

13. Điềm báo trước của sự đạt được hoàn hảo trong yoga, đó là sự thanh

tịnh, thư thái và sự lành mạnh của cơ thể, không còn dục vọng, trong sạch,

thanh khiết, vui vẻ, nhẹ nhàng, bài tiết nhẹ nhàng.

14. Như vàng bị bao bọc bởi đất, được chiếu sáng bởi ánh sáng, sau khi nó

đã được gột sạch, cũng như vậy bậc yogi nhận thức được chân lý Brahman

và đạt được mục đích thoát khỏi mọi nỗi đau khổ.

Page 37: Áo nghĩa thư upanishad

15. Và khi bậc yogi nhìn rõ bản chất chân thực của Brahma qua sự hiểu biết

Linh hồn Bản ngã, sáng chói như ngọn đèn tỏa sáng và khi bậc yogi có sự

hiểu biết Đấng chúa tể sáng tạo vũ trụ vĩnh hằng và không bị sinh ra, không

bị lay chuyển bởi sự ngu dốt và kết quả của sự ngu dốt, anh ta sẽ thoát khỏi

mọi xiềng xích trói buộc.

16. Chính ông ta, Đấng chúa tể thâm nhập khắp nơi, Người sinh ra đầu tiên

và tồn tại ở trung tâm thế giới. Đó là Người, một lần nữa sinh ra trong tương

lai. Người ở đằng sau tất cả con người và Người hiện diện khắp mọi nơi.

17. Đấng chúa tể linh hồn sáng chói, Người ở trong lửa, trong nước; Người

thâm nhập toàn bộ thể giới, Người ở trong đất, trong cây cối ­ hãy để nơi đó

tôn sùng Người! Vâng, hãy để nơi đó tỏ rõ lòng kinh yêu Người.

S'vetàs'vatara Upanishad

Chương 3

1. Cái bẫy không nhị nguyên[33] được điều khiển[34] bằng những quyền

năng của Người. Vẫn một mình Người và cũng như thế, bằng quyền uy của

mình Người thống trị tất cả thế giới trong sự biểu hiện và duy trì sự tồn tại

của chúng. Những người biết được điều này sẽ trở thành bất tử.

2. Rudra là duy nhất chân thực; đối với những người hiểu biết Brahman

không thừa nhận cái thứ hai. Chỉ duy nhất ông ta thống trị mọi thế giới bằng

những quyền năng của mình. Ông ta trú ngụ với tư cách là linh hồn của mỗi

sự vật đang sống. Sau khi tạo nên tất cả các thế giới, ông ta là người bảo vệ

của chúng, tiếp nhận chúng trở về trong chính mình tại thời điểm kết thúc.

3. Mắt của Người ở khắp nơi, Người hiện diện ở khắp chốn, tay của Người

Page 38: Áo nghĩa thư upanishad

ở khắp nơi và đôi chân của Người ở khắp chốn. Chính Người phú cho con

người đôi tay, loài chim đôi chân, đôi cánh để bay, và Người cũng phú cho

con người đôi chân. Tạo ra thiên đường và trái đất, Người vẫn hiển nhiên

như sự hiển hiện duy nhất của chúng.[35]

4. Đấng Rudra toàn trí toàn đức, Ông ta là người tạo ra các vị thần và ban

cho họ những quyền năng, bảo vệ và nuôi dưỡng thế giới. Trong sự bắt đầu,

Ông ta ban sự sinh sản cho Hyranyagarbha ­ cầu mong Người phú cho

chúng tôi khả năng hiểu biết trọn vẹn.

5. Ô Rudra, Người ngụ trong thể xác và ban tặng sự hạnh phúc! Với hình

dáng thiêng liêng nhất của Người, Người nhìn chúng ta, với tất cả sự tốt

lành, Người không làm chúng ta khiếp sợ, với tất cả lòng thánh thiện.

6. Ôi Đấng ngụ trong thể xác và Đấng ban tặng hạnh phúc, với sự nhân từ

ấy mũi tên mà Người nắm giữ trong tay sẵn sàng phóng ra, ơi Đấng sáng tạo

của thể xác, xin Người đừng làm tổn thương con người hay thế giới này.

7. Đấng chúa tể tối cao cao hơn Virat[36], vượt xa hơn Hyranyagarbha.

Người rộng lớn bao la và ẩn giấu trong những thân xác của tất cả sinh vật

đang tồn tại. Với sự hiểu biết rằng chỉ có Người là Đấng thâm nhập khắp vũ

trụ, con người trở thành bất diệt.

8. Ta biết Purusha vĩ đại, Người sáng chói, như mặt trời và vượt lên sự tăm

tối. Chỉ bằng hiểu biết về Người, người ta mới vượt lên cái chết; không có

con đường nào khác đến với mục đích tối cao.

9. Toàn bộ thế giới được lấp đầy bởi Purusha, với Người không có gì không

tốt, từ Người không có gì khác nhau, không có gì lớn hơn hay nhỏ hơn

Page 39: Áo nghĩa thư upanishad

Người; Người chỉ dừng lại bất động như cái cây, thiết lập trong sự vinh

quang của chính mình.

10. Cái xa nhất từ thế giới này là cái không hình thể và không đau buồn. Họ

là những người không chỉ biết Nó sẽ trở thành bất tử mà còn biết những cái

khác thực sự chịu đau khổ.

11. Tất cả mặt là mặt của Người, tất cả đầu là đầu của Người; tất cả cổ là cổ

của Người. Người ngụ trong trái tim của tất cả các loài vật. Người là Đấng

thâm nhập tất cả Bhagavan. Vì vậy Người có mặt ở khắp nơi và là Chúa tể

tốt lành.

12. Ông ta đích thực là Purusha vĩ đại, Chúa tể của sự sáng tạo, bảo vệ và

hủy diệt, Người truyền cảm hứng linh cảm cho trí tuệ để đạt tới trạng thái

trong sáng. Người là kẻ thống trị thanh cao và bất tử.

13. Purusha không lớn hơn ngón tay cái, ở trong linh hồn, luôn luôn ở trong

trái tim con người. Ông ta được hiểu biết bởi trí tuệ, là người kiểm tra, điều

khiển tri thức và được nhận thức trong trái tim. Người nào hiểu biết Ông ta

sẽ trở thành bất tử.

14. Purusha có ngàn đầu, ngàn mắt, ngàn chân, ôm trùm trái đất mọi phía và

mở rộng qua Nó bằng bề rộng của 10 ngón tay.

15. Purusha là tất cả những gì đã có và sẽ có. Người cũng là chúa tể của bất

tử và của tất cả những gì sinh trưởng bằng thức ăn.

16. Tay và chân của Người ở khắp mọi nơi; mắt, đầu, mặt của Người ở khắp

mọi nơi; tai của Người ở khắp mọi nơi; Người tồn tại bao quanh tất cả.

Page 40: Áo nghĩa thư upanishad

17. Bản thân Người không có giác quan, Người soi sáng các chức năng của

các giác quan. Người là kẻ thống trị tài năng tất cả; Người ẩn giấu tất cả.

Người là bậc vĩ đại.

18. Người là thi sĩ thiên tài, là người thống trị chỉ huy toàn bộ thế giới;

thống trị, điều khiển tất cả những gì đang vận động và đứng yên; Người là

hiện thân của linh hồn và ở trong đô thị có 5 cửa hướng ra ngoài[37].

19. Người nắm giữ mà không cần tay, Người ăn mà không cần miệng; nhìn

mà không cần mắt; nghe mà không cần tai. Người biết cái gì biết và không

biết cái gì không biết. Vì vậy người ta gọi Người là đầu tiên, Vĩ đại và Hoàn

hảo.

20. Linh hồn tối cao nhỏ hơn cái nhỏ nhất, lớn hơn cái lớn nhất, ẩn giấu

trong tim vạn vật. Bậc thông thái nhờ ân huệ của Đấng sáng tạo nhìn thấy rõ

Chúa tể vũ trụ, oai vệ và tin tưởng để trở thành người tự do từ sự đau khổ.

21. Ta biết Đấng duy nhất nguyên thủy và không thể tiêu diệt này, Linh hồn

tối cao của tất cả vạn vật, tồn tại ở khắp nơi, thâm nhập tất cả và là cái mà

bậc thông thái bày tỏ sẽ thoát khỏi sự tái sinh. Thầy dạy Brahman, đích

thực, nói về điều đó như sự tồn tại vĩnh viễn.

S'vetàs'vatara Upanishad

Chương 4

1. Ông ta, Đấng duy nhất và không phân biệt với sự thể hiện nhiều vẻ quyền

lực sáng tạo của mình; lúc khởi thủy với vạn vật khác nhau, Người giấu kín

mục đích; và khi kết thúc, Người rút khỏi thế giới vào chính mình, Người

chính là tự ngã sáng chói (Linh hồn tối cao). Cầu xin người phú cho chúng

Page 41: Áo nghĩa thư upanishad

tôi trí năng toàn vẹn.

2. Linh hồn tối cao, đó là Agni (lửa), là Aditya[38], là Vàyu (thần gió), là

Chandramà (mặt trăng). Linh hồn tối cao là các vì sao rực rỡ, là

Hyranyagarbha[39], là nước, là Virat[40].

3. Người là đàn bà, là đàn ông; Người cũng là thanh niên và trinh nữ. Người

như người già chập chững dựa vào cây gậy chống; đó chỉ là Người duy

nhất, nhưng khi sinh ra đã mang nhiều hình dạng khác nhau.

4. Người là con ong xanh đen; là con vẹt màu xanh lá cây với đôi mắt đỏ.

Người là tiếng sét (giông tố), là mùa vụ, là biển cả mênh mông. Người là

căn nguyên khởi thủy và thâm nhập khắp nơi. Từ nơi Người, tất cả thế giới

đã sinh ra.

5. Có một cái không được sinh ra (thuộc về giống cái) ­ màu đỏ (rajas), màu

trắng (sattva) và màu đen (tamas) ­ nhưng Nó sinh ra nhiều tạo vật như

chính Nó[41]. Một cái khác cũng không được sinh ra (thuộc về giống đực),

Nó trở nên gắn chặt và giao hợp với giống cái[42], trong khi đó một cái

không được sinh ra khác (cũng thuộc về giống đực), rời bỏ cái giống cái sau

khi sự giao hợp đã hoàn tất.

6. Có 2 con chim[43] luôn luôn gắn bó với nhau và được biết bởi cùng một

tên, cung đậu trên 1 cây. Một con ăn đồ ăn thơm ngon và con kia chỉ nhìn

mà không ăn[44].

7. Đậu trên cùng 1 cây, jiva (linh hồn cá biệt ­ The individual self) than vãn,

hoang mang bối rối vì sự bất lực của Nó. Nhưng khi Nó hiểu được Linh hồn

tối cao rực rỡ huy hoàng, vị Chúa tể được sùng kính bởi tất cả, Nó đã được

Page 42: Áo nghĩa thư upanishad

giải thoát khỏi mọi nỗi đau khổ.

8. Những kinh Veda có lợi ích gì đối với anh ta, kẻ không hiểu rằng cái bản

chất là không thể phá hủy được, Nó giống như tinh khí Brahman, Nó lớn lao

hơn điều không biểu lộ ra và ở đó Veda và tất cả các vị thần nương tựa. Chỉ

những người hiểu biết được Nó mới đạt được phúc lành.

9. Những vần thơ thiêng liêng, sự dâng hiến (yajna), lễ hiến tế (kratu), sự

hành xác hối lỗi (vrata), quá khứ, tương lai và tất cả điều Veda bày tỏ đã

được sáng tạo từ Brahman bất tử. Brahman tạo ra vũ trụ qua những quyền

năng mayà của Nó. Một lần nữa trong thế gian, Brahman ấy (với tư cách là

jiva) bị vướng mắc vào mayà.

10. Khi ấy biết rằng prakriti là màyà và rằng Thần vĩ đại là Chúa tể của

màyà. Toàn bộ thế giới chứa đầy sự vật, hiện tượng, chúng là những phần

tồn tại của Người.

11. Bằng sự nhận thức chân thực về Người, dù nhất nguyên, Người ngụ

trong Prakriti, ngụ cả trong cái đầu tiên và trong mặt thứ hai của Nó. Trong

Người toàn bộ thế giới này hòa tan cùng với nhau ­ bởi sự hiểu biết chân

thực về Người, Đấng Chúa tể sáng tạo, Người sẽ ban tặng hạnh phúc, vị

thần tôn kính, người ta sẽ đạt tới sự yên tĩnh tuyệt đối.

12. Ông ta, người sáng tạo của các vị thần và ban tặng quyền năng cho họ,

Người bảo vệ, nuôi dưỡng thế giới, Rudra toàn trí toàn đức, Người đầu tiên

truyền sự sinh nở cho Hyranyagarbha. Cầu xin Người phú cho chúng tôi trí

năng toàn vẹn, hoàn hảo.

13. Ông ta, người tối cao của các vị thần. Trong Người, thế giới tìm thấy sự

Page 43: Áo nghĩa thư upanishad

giúp đỡ. Người thống trị trên hết tất cả sinh vật 2 chân và 4 chân. Hãy để

cho chúng tôi phụng sự vị thần đó, lộng lẫy và sung sướng, với đồ cúng tế.

14. Bằng sự hiểu biết về Ông ta, Người là cái tế vi hơn cái tế vi, Người ở

giữa cõi hỗn mang (của thế giới), Người là Đấng sáng tạo của vạn vật và đã

phú cho chúng nhiều hình dạng, Người là Đấng thâm nhập duy nhất của thế

giới và của tất cả sự thánh thiện. Bằng sự hiểu biết về Người, người ta đạt

được vị trí tối cao.

15. Đó là Ông ta, người trong thời gian chính đáng, trở thành người canh

giữ, chăm sóc của vũ trụ vạn vật và là bậc tối cao linh nghiệm của tất cả.

người giấu mình trong tất cả sinh vật, con người và ở trong cái mà các nhà

thông thái và các vị thần là hợp nhất. Với sự hiểu biết thực sự về Người,

người ta đã chặt đứt xiềng xích trói buộc của cái chết.

16. Ông ta, người hiểu biết Brahman là tất cả hạnh phúc, vô cùng huyền ảo

tế vi, như màng che phủ bề mặt của bơ và ẩn giấu trong vạn vật ­ ông ta

người biết vị thần Sáng chói, Đấng thâm nhập khắp nơi duy nhất của vũ trụ

vạn vật, được thoát khỏi tất cả xiềng xích của mình.

17. Thượng đế, Người tạo ra vạn vật, linh hồn rực rỡ và thâm nhập tất cả,

Người luôn ở trong trái tim, tâm hồn con người. Người khám phá ra bởi sự

không giảng dạy, biết suy xét thông thái và thống nhất tri thức trên cơ sở sự

phản ánh. Ai biết được Người sẽ trở thành bất tử.

18. Khi không có bóng tối (của sự ngu dốt), không có ngày hay đêm, không

có tồn tại hay hư vô, chỉ có Brahman thanh khiết tồn tại. Đấng chân thực bất

biến đó là ý nghĩa của "Cái đó"; Nó đã được tôn kính bởi mặt trời. Từ Nó đã

Page 44: Áo nghĩa thư upanishad

phát sinh ra bậc thông thái cổ xưa.

19. Không ai có thể giữ được Người cả ở bên trên, bên kia hay ở chính giữa.

Không có bất cứ cái gì giống như Người. Tên Người là Vinh quang vĩ đại

(Mahad Yas'ah).

20. Hình thể của Người không nhìn thấy; không ai thấy Người bằng đôi mắt

của mình. Họ, những người qua hiểu biết thanh khiết và tri thức của sự hợp

nhất dựa trên sự trầm tư mặc tưởng, nhận thức rõ được Người như sự tồn tại

vĩnh viễn trong trái tim sẽ trở thành bất tử.

21. Bởi vì đó là Người. Ôi Đấng sáng tạo, là không sinh ra, làm sợ hãi một

số linh hồn (bởi sự sinh và tử), nắm giữ nơi ẩn náu trong Người. Ôi, Rudra,

cầu xin mặt tốt lành của Người luôn luôn che chở chúng tôi.

22. Ôi Rudra, đừng làm Người nổi giận, tiêu diệt con cháu chúng tôi. đừng

phá hủy cuộc sống của chúng tôi; đừng tiêu diệt những con bò cái hay con

ngựa của chúng tôi; đừng tiêu diệt những người đầy tớ khỏe mạnh của

chúng tôi. cho chúng tôi luôn luôn cầu khẩn Người, với lễ hiến tế, cầu xin

Người bảo vệ, che chở cho chúng tôi.

S'vetàs'vatara Upanishad

Chương 5

1.Trong sự vĩnh viễn, Brahman tối cao vẫn giữ kín 2 điều: sự hiểu biết và sự

ngu dốt. Sự ngu dốt mê lầm dắt dẫn đến trần tục; tri thức sáng suốt dẫn dắt

người ta đến bất tử. Brahmà, người điều khiển và kiểm tra cả tri thức và sự

ngu dốt, là cái khác với cả sự hiểu biết và sự ngu dốt.

2. Ông ta, Đấng Brahman duy nhất, người thống trị khắp nơi; Người điều

Page 45: Áo nghĩa thư upanishad

khiển, kiểm tra mọi hình thức và mọi nguồn gốc; Người trong sự bắt đầu,

hoàn hảo với sự hiểu biết Hyranyagarbha[45] toàn trí toàn đức, chính Người

sáng tạo, Người đã thấy Hyranyagarbha được tạo ra ­ Người là cái hơn cả trí

tuệ và ngu dốt (vô minh).

3. Lúc sáng tạo ra thế giới, Đấng chúa tể trải mạng lưới ra khắp mọi vật

riêng lẻ bằng các con đường khác nhau và khi vũ trụ tan rã, người rút ra

khỏi chúng để nhập vào Prakriti vĩ đại. Thần thâm nhập khắp nơi một lần

nữa sáng tạo ra cơ thể và các giác quan, cả cái chung và cái riêng, cũng là

người điều khiển, kiểm soát chúng. Như vậy Người đã thực hiện địa vị

Chúa tể của Người.

4. Như mặt trời chiếu sáng rực rỡ khắp 4 phương 8 hướng ­ ở trên, ở dưới

và 2 bên, cũng chính là Thần, linh hồn chói lọi đáng tôn thờ và duy nhất

điều khiển tất cả mọi vật, mà tự bản thân chúng có bản chất tự nhiên của

nguyên nhân.

5­6. Người là nguồn gốc của tất cả và cho phép tất cả vạn vật thực hiện chức

năng theo bản chất tự nhiên của chúng; Người đem lại cho tất cả sự cẩn thận

để tất cả có thể trở nên chín chắn; Người tồn tại duy nhất thống trị toàn bộ

vũ trụ vạn vật và giữ các gunas[46] theo chức năng riêng của chúng. Người

được giấu kín trong Upanishad và trong các bộ phận sâu kín của Veda. Thần

sáng tạo Brahmà đã biết được người, Người có thể biết được chỉ từ tính rõ

ràng, tính hiển nhiên của Veda. Các vị thần và các bậc thấu thị cổ xưa đã

biết được Người trở thành Brahman và đạt được sự bất tử.

7. Với các gunas được phú cho, linh hồn jiva thực hiện hành động, theo đuổi

Page 46: Áo nghĩa thư upanishad

kết quả của nó; và một lần nữa nó lại thu được kết quả từ những gì nó đã

làm. Nắm lấy tất cả các hình dạng và dắt dẫn chúng bởi 3 gunas, linh hồn cá

nhân jiva điều khiển hơi thở, sinh khí, đi theo 3 con đường, tùy theo hành

động của nó.

8. kích thước chỉ trong 1 ngón tay cái, nhưng sáng chói giống như mặt trời,

linh hồn bất tử bao hàm trong Nó cả ý muốn và tính bất tử. Nó đã phú cho

với phẩm chất với cả trí năng và Atman. Bởi vậy, Nó nhìn thấy như thực thể

khác tồn tại, dưới dạng thấp và nhỏ bé hơn giống như mũi nhọn cúa tất cả

các gậy nhọn.

9. Nên biết rằng linh hồn biểu hiện là 1% của 1 điểm của sợi tóc được phân

chia ra 100 lần; vâng, Nó là vô tận.

10. Nó không phải là giống cái, không phải là giống đực, không phải là

giống trung. Bất cứ thân xác nào cũng mang theo Nó, trở thành hợp nhất với

Nó.

11. Với ý nghĩa thèm muốn, tiếp xúc, ràng buộc và lừa dối, linh hồn hiện

thân sự chiếm giữ, kế tiếp, hình thức thể hiện của Nó thay đổi khác nhau ở

vị trí khác nhau, tùy theo kết quả hành động của Nó, xứng đáng với sự sinh

trưởng của cơ thể khi đồ ăn thức uống đổ vào Nó.

12. Linh hồn được hiện thân bởi ý nghĩa của điều tốt và điều xấu giam hãm

chính Nó, Nó mang nhiều hình thức, thấp kém, tồi tàn, thô lỗ và tốt đẹp,

thanh thoát. Với công dụng, kết quả những hành động của Nó cũng như của

đặc tính của trí tuệ như sự hiểu biết và dục vọng, linh hồn khoác những hình

thức thể xác khác nhau để được hưởng (phù hợp với) mục đích đã định

Page 47: Áo nghĩa thư upanishad

trước.

13. Ông ta là người biết Đấng chúa tể vũ trụ, Người không có khởi đầu và

không có kết thúc, Người đứng ở trung tâm vũ trụ hay cõi hỗn mang, Người

là Đấng sáng tạo của vạn vật và ban cho chúng nhiều hình dạng, Người là

người biết thần Rực rỡ, Đấng thâm nhập duy nhất, giải thoát tất cả khỏi

gông cùm trói buộc.

14. Những ai biết được Ông ta và có thể hiểu rõ Người bằng trái tim thanh

khiết, Người được gọi là vô hình thể, là nguyên nhân của sự sáng tạo và hủy

diệt, là tất cả điều tốt đẹp và sự sáng tạo của các bộ phận, những người đó

biết được Đấng chúa tể chói lọi là hiện thân của tự do.

S'vetàs'vatara Upanishad

Chương 6

1. Một vài học giả nói về bản chất vốn có của vạn vật và 1 vài người khác

nói về thời gian như là nguồn gốc của thế giới. Tất cả họ, thật vậy, là lừa

dối. chính sự vĩ đại của Đấng chúa tể linh hồn sáng chói là căn nguyên làm

bánh xe của Brahaman quay tròn.

2. Người là Đấng trí tuệ, là Đấng kiến tạo của thời gian, do Người mà toàn

bộ thế giới luôn luôn tràn ngập khắp nơi. Người là vô song và toàn trí toàn

đức. Chính từ mệnh lệnh của Người mà thế giới, cái được gọi là đất, nước,

lửa, khí và tinh khí xuất hiện thành vũ trụ vạn vật. tất cả được phản ánh bởi

nhà thông thái.

3. Bậc yogi ­ người đầu tiên thực hành những hành động, sau đó chuyển

dịch ra xa chúng và là người rèn luyện 1,2,3[47] hay 8 phương pháp tu

Page 48: Áo nghĩa thư upanishad

luyện theo kỷ luật, liên kết hợp nhất nguyên tắc này với nguyên tắc khác và

với sự giúp đỡ của sự trau dồi đức hạnh bởi chính mình và của nghiệp tế vi

(đạt được từ hành động trước khi sinh), bậc yogi đó sẽ được giải thoát trong

tiến trình của thời gian.

4. Anh ta, người đạt được sự trong sạch tâm hồn bởi đã hoàn thành những

việc làm của sự dâng hiến tới Đấng chúa tể sáng tạo và hợp nhất Prakriti với

tất cả kết quả của nó trong Brahman, hiểu biết được tâm hồn chân chính của

anh ta và bằng cách đó vượt qua thế giới hiện tượng. Không có màyà, không

có cả cái chung và cái riêng, tất cả các hành động quá khứ của anh ta bị phá

hủy, đã mất hiệu lực (và anh ta trở thành tự do tuy vẫn ở trong thể xác). Sau

sự tiêu diệt nghiệp, anh ta đạt được sự giải thoát cuối cùng.

5. Đấng sáng tạo vĩ đại là khởi đầu, là nguyên nhân của sự hợp nhất linh

hồn và thể xác; Người ở trên 3 tầng thời gian (quá khứ, hiện tại, tương lai)

và nhìn thấu bên ngoài các bộ phận. Với sự tôn sùng vị thần đáng kính trong

tâm hồn ­ Người sáng tạo ra mọi hình thức và là căn nguyên đích thực của

tất cả vạn vật ­ người ta có thể đạt tới sự giải thoát cuối cùng.

6. Từ Người, vũ trụ này tiến lên cao và cao hơn tất cả các hình dạng của thế

giới và thời gian. Khi một người biết Người là động lực, là cái đem lại điều

tốt, tiêu diệt điều xấu xa, Chúa tể của quyền uy, Người là Đấng bất tử của tất

cả, thì người đó có thể đạt tới sự giải thoát cuối cùng.

7. Chúng tôi biết Người là Chúa tối cao của các vị chúa, là thần tối cao của

các vị thần, là kẻ thống trị của mọi quyền lực, Người cao hơn prakriti[48]

bất diệt và là linh hồn sáng chói, vị chúa tể đáng kính của thế giới.

Page 49: Áo nghĩa thư upanishad

8. Người không có thân thể hay các cơ quan của thân thể, không một ai

giống Người, hay tốt hơn so với Người. Kinh Veda nói về quyền năng tối

cao của Người, đó là quyền năng bẩm sinh và tài năng của sự sáng tạo ra

các kết quả khác nhau và cũng là sự tồn tại, toàn trí toàn đức của Người.

9. Người không là chủ nhân của thế giới, không thống trị và không có cả

dấu hiệu, tượng trưng (bằng cái mà Người có thể suy luận). Người là căn

nguyên, là chúa tể của chúa tể các cơ quan trong con người; và Người

không có tổ tiên, không người kiểm tra, điều khiển.

10. Cầu xin Đấng Chúa tể duy nhất, bằng quyền năng huyền ảo và mầu

nhiệm của Người, bao phủ lấy chính Người, như con nhện với những sợi tơ

kéo ra từ chính Nó, hãy hợp nhất chúng ta trong Brahman!

11. Đấng sáng tạo rực rỡ, duy nhất ở trong tất cả vạn vật. Người thâm nhập

tất cả, là linh hồn ở tận đáy lòng của tất cả sinh vật và con người, là động

lực đối với mọi hành động, tồn tại mãi mãi trong tất cả vạn vật; Người là

nhân chứng, là người cổ vũ và là Đấng hoàn toàn tuyệt đối, Người tự do từ

các gunas.

12. Là vị vua duy nhất của tất cả mọi hành động; Người nắm giữ 1 hạt

giống nhiều vẻ. Hạnh phúc bất diệt thuộc về bậc thông thái ­ người nhận

thức được Người ở trong bản thân họ ­ không phải là ai khác.

13. Người là Đấng bất tử của sự bất tử, là Bậc giác ngộ trong sự giác ngộ.

Ai có hiểu biết về Người, Đấng chúa tể rực rỡ, Đấng nguyên nhân vĩ đại,

được nhận thức bởi Samkhya (trí tuệ) và yoga, sẽ là người thoát khỏi tất cả

xiềng xích.

Page 50: Áo nghĩa thư upanishad

14. Mặt trời không chiếu sáng ở kia, không có trăng và không có các vì sao.

Không, những tia sáng này nhỏ hơn nhiều so với ngọn lửa này. Người tỏa

sáng, tất cả mọi vật được Người soi sáng. Nhờ ánh sáng của Người, tất cả

mọi vật được chiếu sáng.

15. Chỉ có bậc thi sĩ thiên tài (Linh hồn tối cao) tồn tại trong thế giới này.

Chính Người, như lửa, Người ngụ trong nước. Chỉ bằng sự hiểu biết Người,

con người mới vượt qua cái chết. Không có con đường nào khác đến với

Mục đích tối cao.

16. Người là kẻ giúp đỡ của cả prakriti không biểu lộ và cả jiva, Người là

chúa tể của 3 gunas và Người là nguyên nhân của cảnh tù tội, cuộc sống và

sự giải thoát khỏi luân hồi (samsàra). Thực vậy, Người là Đấng sáng tạo của

vũ trụ, là trí tuệ là linh hồn sâu kín của vạn vật và là căn nguyên của chúng

Bậc Chúa tể toàn trí toàn đức, Đấng sáng tạo thời gian, Người thống trị đức

hạnh, Người hiểu biết tất cả.

17. Người luôn luôn thống trị thế giới, là nguyên nhân đích thực của tù tội,

gông cùm ràng buộc và của sự tự do, giải thoát. Người tự thiết lập cho mình

sự vinh quang, Người là sự bất diệt, hiện thân của sự hiểu biết, là người bảo

vệ, che chở khắp mọi nơi của vũ trụ. Không có cái nào khác có thể thống trị

Nó.

18. Đi tìm sự giải thoát, ta nắm giữ nơi ẩn náu trong Đấng chúa tể sáng tạo,

khám phá tri thức ­ linh hồn tối cao, cái bắt đầu sáng tạo ra Brahamn và ta

đọc Veda với Người.

19­20. Khi con người thu mình lại một chỗ, dường như là 1 nơi ẩn náu, vậy

Page 51: Áo nghĩa thư upanishad

thì sẽ có sự chấm dứt sự đau khổ, không có sự trao đổi tri thức về Đấng

chúa tể của mình. Vị chúa tể đó không có sự tham dự, không hành động,

thanh thản, vô tội, không ràng buộc, đó là chiếc cầu tối cao đi tới sự bất tử,

giống như ngọn lửa được đốt cháy bằng tất cả nguyên liệu của nó.

21. Qua quyền năng của sự nghiêm khắc, khổ hạnh và qua ân huệ của Chúa

tể sáng tạo, bậc hiền triết S'vetàs'vatara hiểu biết Brahman và công bố tri

thức thiêng liêng tối cao, niềm yêu thương tối cao của bạn bè nhà tiên tri với

sannyàsins[49] ở giai đoạn cao nhất.

22. Điều huyền bí uyên thâm trong Vedanta đã được giảng giải trong chu

trình trước. Nó sẽ không mang lại cho người có cảm xúc mạnh mẽ hay giận

dữ không có sự kìm nén và không mang đến cho người không có con trai

hay không có một học trò.

23. Nếu những chân lý này được giảng giải với người có trí tuệ cao, người

đó cảm thấy sự tận tâm sùng kính cao nhất đối với Thần và với thầy của anh

ta như với Thần, khi đó chúng chắc chắn sẽ tỏa sáng, thực vậy,chúng chắc

chắn sẽ tỏa sáng lên phía trước.

===

Hết Chương 7: V. S'vetàs'vatara Upanishad

Chương 8: VI. Mandukya Upanishad

Chương 1: Gaudapàda Kàrika (Kàrika giải thích ngoài thơ Mundakya)

VII. Trạng thái toàn trí (Turiya) không phải là hiểu biết về thế giới bên trong

Page 52: Áo nghĩa thư upanishad

(chủ thể), không phải là hiểu biết về thế giới bên ngoài (khách thể), không

phải là trạng thái hiểu biết cả thế giới bên trong và thế giới bên ngoài, không

phải là tập hợp tổng số của ý thức. Đó không phải là ý thức đơn lẻ cũng

không phải là Nó không có ý thức. Nó không được nhận thức, không được

thuật lại, không thể lĩnh hội, không suy luận,không suy nghĩ và không thể

mô tả được. Bản chất của ý thức biểu hiện như tự ngã (trong 3 trạng thái).

Nó là sự cắt đứt với tất cả hiện tượng; Nó là tất cả sự yên tĩnh, tất cả niềm

hạnh phúc và duy nhất. Đây là sự hiểu biết như trạng thái thứ tư (Turiya).

Đó là Atman và điều này đã được nhận thức.

Bây giờ Kàrika bắt đầu giải thích thơ của Mandukya

10. Trạng thái toàn trí (Turiya) là quy luật biến hóa, là năng lực hủy diệt tất

cả đau khổ. Mọi thực thể khác tồn tại không thực, chỉ Turiya duy nhất (nhất

nguyên) được biết như sự sáng chói và thâm nhập tất cả.

11. Vis'va[50] và Taijasa[51] được quy định bởi nguyên nhân và kết quả.

Chỉ Pràjna[52] được quy định bởi nguyên nhân. Không có nguyên nhân và

kết quả nào tồn tại trong Turiya.

12. Pràjna không hề biết gì về linh hồn (tự ngã) hay phi linh hồn, chân lý

hay phi chân lý. Nhưng Turiya lại luôn luôn tồn tại và nhìn thấy tất cả.

13. Sự không hiểu biết của tính nhị nguyên là chung cho cả Pràjna và

Turiya. Nhưng Pràjna liên quan với giấc ngủ trong hình thức của nguyên

nhân và giấc ngủ này không tồn tại trong Turiya.

14. Hai trạng thái đầu (Vis'va và Taijasa) liên quan với giấc mơ và giấc ngủ

tương ứng với từng trạng thái; Pràjna liên quan với giấc ngủ, những giấc mơ

Page 53: Áo nghĩa thư upanishad

đã biến mất. Người biết Brahman không thấy giấc ngủ mà cũng không thấy

giấc mơ trong Turiya.

15. Giấc mơ là sự hiểu biết sai lệch và giấc ngủ là sự không hiểu biết về

Thực tại. Khi tri thức sai lầm trong 2 trạng thái trên được xóa bỏ, trạng thái

toàn trí Turiya được nhận thức.

16. Khi linh hồn cá nhân ngủ dưới ảnh hưởng của cái không có khởi đầu

màya, nó được đánh thức, khi đó nó thấy rõ cái không nhị nguyên là cái

không sinh, không ngủ, không mơ.

17. Nếu thế giới hiện tượng là có thật thì chắc chắn sẽ biến mất. Thế giới

nhị nguyên chỉ là ảo giác (màya); chỉ Cái duy nhất là Thực tại tối cao.

18. Nếu bất cứ ai nghĩ rằng tư tưởng là ảo giác, khi đó chúng sẽ tan biến.

những tư tưởng này là mục đích của lời chỉ dẫn. Khi Thực tại được nhận

thức, nhị nguyên luận chấm dứt tồn tại.

...............

Bây giờ Mandukya Upanishad kết luận:

XII. Trạng thái thứ tư là không có các bộ phận và không có mối quan hệ

mật thiết; Đó là sự gián đoạn, sự ngừng lại của hiện tượng; Đó là tất cả

những điều tốt lành và duy nhất. Aum này chính là Atman. Anh ta, người

biết hợp nhất linh hồn mình trong Atman ­ vâng, anh ta, người biết điều này.

Chương 2:Vaitathya Prakarana (chương nói về ảo giác, ảo tưởng)

..........

29. Môn đệ chỉ hiểu thấu tư tưởng khi được dạy bởi người thầy của mình.

Atman mang hình thức của điều mà người thầy truyền dạy và theo cách đó

Page 54: Áo nghĩa thư upanishad

ông ta bảo vệ môn đệ. Say mê trong tư tưởng ấy, anh ta hiểu được Atman

giống như Atman.

30. Atman qua sự không khác nhau của tất cả ý niệm, xuất hiện sự khác

nhau. Anh ta, người thực sự hiểu biết sự lý giải này về ý nghĩa của Veda,

anh ta không có một chút sợ hãi.

31. Những giấc mơ, ảo giác và những lâu đài trong không khí được nhìn

thấy cũng như vũ trụ hiển hiện rõ ràng bởi nhà thông thái, người hoàn toàn

thông thạo Vedanta.

32. Không có sự hủy diệt mà cũng không có sự sáng tạo, không có ai trong

tù tội mà cũng không có ai thực hành kỷ luật khắc khổ. Không có ai theo

đuổi tự do mà cũng không có ai được tự do. Đây là Chân lý tuyệt đối.

33. Atman được quan niệm giống như những đối tượng không thực và được

quan niệm như cái hoàn toàn không nhị nguyên. Cũng vậy, các đối tượng

cũng được hình dung trong Atman duy nhất. Vì thế Đấng duy nhất là niềm

hạnh phúc nhất.

34. Sự đa dạng trong vũ trụ không tồn tại như sự tồn tại giống hệt với

Atman, Nó không tồn tại bởi chính Nó. Nó không là cái khác Brahman mà

cũng không là cái không khác Brahman. Đây là sự trình bày của nhà thông

thái.

35. Bậc thông thái, người thoát khỏi mọi sự trói buộc, sợ hãi và giận dữ, là

người hoàn toàn thông thạo kinh Veda, hiểu biết Atman, không có mọi sự ảo

tưởng và thoát khỏi từ ảo giác nhiều vẻ và như cái không nhị nguyên.

36. Bởi vậy, sự hiểu biết Atman như thế sẽ giữ chặt sự chú ý của anh vào

Page 55: Áo nghĩa thư upanishad

Đấng duy nhất. Có sự hiểu biết Đấng duy nhất sẽ cư xử hành động trong

trần thế giống như sự vật trơ ỳ.

37. Sannyàsin sáng chói không ca tụng thượng đế, không chào đón bất cứ

cái tối cao nào và không thi hành các nghi lễ để làm dịu lòng các tổ tiên ra

đi. Về cả thể xác và Atman như chốn trú ngụ của ta vẫn làm thỏa mãn

những gì số phận đem lại.

38. Hiểu biết chân lý có liên quan tới những gì tồn tại ở bên trong, cũng như

chân lý liên quan tới những gì tồn tại ở bên ngoài, anh ta trở thành hợp nhất

làm một với Chân lý và anh ta không bao giờ đi chệch khỏi chân lý.

Chương 3: Advaita Prakana (chương bàn về cái nhất nguyên)

1. Jiva trú ngụ nơi Brahman đem chính mình để sùng kính hết lòng. Jiva

nghĩ rằng trước sự sáng tạo tất cả đã có cùng bản chất giống như Thực tại

không sinh ra. Vì vậy anh ta được coi là có một trí năng hạn hẹp.

2. Cho nên bây giờ ta sẽ miêu tả Brahman, Đấng không được sinh ra, vẫn

vậy muôn thuở và thoát khỏi sự hạn hẹp. Từ đó người ta có thể hiểu được

rằng Brahman không trở thành sự sinh nở ngay ở mức độ không đáng kể, dù

Nó xuất hiện với sự thể hiện mình khắp mọi nơi.

3. Atman, cái giống như àkàs'a (khoảng không vô định), được coi là cái

được biểu hiện trong hình thức của các jiva, có thể giống như các àkàs'a

được đóng trong những cái bình. Cũng vậy, những thể xác được coi là sự

hiện thân của Atman đúng hệt như chiếc bình và những cái tương tự được

tạo ngoài àkàs'a. Về sự biểu hiện của Atman thì đây là một sự minh họa.

4. Khi đập vỡ những chiếc bình, thì các àkàs'a chứa kèm theo chúng hòa vào

Page 56: Áo nghĩa thư upanishad

àkàs'a rộng lớn, cũng giống như vậy, những jiva hòa nhập vào Atman.

5. Khi bụi bặm, khói,v.v.., làm bẩn àkàs'a chứa kèm theo 1 cái bình riêng

biệt thì dĩ nhiên không thể làm bẩn những àkàs'a khác chứa kèm theo những

chiếc bình khác. Cũng như vậy, sự hạnh phúc, sự đau khổ, v..v.., của 1 jiva

không ảnh hưởng đến những jiva khác.

6. Mặc dầu đa dạng về hình thức, chức năng và tên gọi của các àkàs'a [gắn

với những đồ chứa khác nhau] được nhận vào, tuy vậy điều này không bao

hàm ý nói về bất cứ sự khác nhau nào trong chính àkàs'a. Tương tự vậy, đó

cũng là kết luận đối với việc xem xét các jiva.

7. Giống như àkàs'a được chứa kèm theo trong bình không phải là kết quả

mà cũng không phải là 1 phần của àkàs'a thật sự, cũng như vậy, jiva cũng

không phải là kết quả mà cũng không phải là 1 phần của Atman.

8. Trẻ con coi àkàs'a cũng bị nhiễm bẩn bởi bụi bặm; cũng vậy, kẻ dốt nát

xem Atman cũng bị nhiễm bẩn tương tự như thế.

9. Đối với Atman khi xem xét tới cái sinh và cái tử của Nó, sự ra đi và trở

lại của Nó và việc Nó trú ngụ trong những thân xác khác nhau thì không

phải là không giống với àkàs'a.

10. Tất cả tổng số được sinh ra bởi màyà của Atman như trong 1 giấc mơ.

Không 1 lời biện minh nào có thể đưa ra để xác định tính thực tại của

chúng, dù chúng có những địa vị ngang bằng nhau hay dù có một số ở địa vị

cao hơn những cái khác.

11. Linh hồn tối cao là cái ngã của 5 vỏ bọc[53], giống như vật chất và sinh

khí. 5 vỏ bọc đó đã được trình bày trong kinh Taittiriya Upanishad. Linh

Page 57: Áo nghĩa thư upanishad

hồn tối cao đó giống như àkàs'a đã được trình bày.

12. Àkàs'a trú ngụ trong trái đất và trong dạ dày là 1, cũng giống như vậy,

Brahman trú ngụ trong 1 cặp là 1, được miêu tả trong kinh Madhu Brahman.

13. Sự đồng nhất của jiva và Atman đã được ca ngợi bằng việc chỉ ra tính

không nhị nguyên của chúng; còn tính đa nguyên đã bị phê phán. Vì vậy chỉ

duy nhất học thuyết không nhị nguyên là tránh được sai lầm.

14. Sự khác nhau của jiva và Atman đã được trình bày trong phần đầu của

kinh Upanishad, liên quan đến sự sáng tạo, hình tượng, ẩn dụ, bởi vì phần

này chỉ nói rõ cái gì sẽ xảy ra trong tương lai. Sự phân chia này không thể

có ý nghĩa thật sự của những đoạn trích.

15. Những sự trình bày trong kinh thánh liên quan tới sự sáng tạo, sử dụng

các thí dụ về đất, sắt và những tia lửa, là nhằm mục đích làm sáng tỏ trí tuệ.

Cái đa tạp thật sự không thể tồn tại dưới bất cứ hình thức nào.

16. Có 3 giai đoạn của cuộc sống phù hợp với 3 cấp độ nhận thức của con

người: bậc thấp kém, bậc trung bình và bậc cao siêu. Kinh thánh ngoài việc

kêu gọi lòng thương xót, còn dạy kỹ thuật này vì lợi ích của những gì chưa

được làm sáng tỏ.

17. Các nhà nhị nguyên hết sức lúng túng với những kết luận của họ, chúng

mâu thuẫn lẫn nhau. Các nhà nhất nguyên không thấy chút gì mâu thuẫn

trong chính mình.

18. Vì cái nhất nguyên là Thực tại tối cao, cái nhị nguyên được coi là kết

quả của Nó. Các nhà nhị nguyên xem cái nhị nguyên trong cả 2: cái tuyệt

đối và cái tương đối. Vì vậy vai trò của nhà nhất nguyên không xung khắc

Page 58: Áo nghĩa thư upanishad

với vai trò của nhà nhị nguyên.

19. Atman ­ cái không được sinh nở trở thành nhiều vẻ khác nhau qua màyà

và không có cách nào khác. Vì nếu cái nhiều vẻ là tồn tại thực thì cái bất tử

sẽ trở nên khả tử.

20. Các nhà biện thuyết chủ trương rằng thực thể không được sinh ra

(Atman) trở thành được sinh ra. Làm sao người ta có thể cho rằng thực thể

là cái không được sinh ra và bất tử sẽ trở nên khả tử được chứ?

21. Cái bất tử không thể trở nên khả tử, cũng vậy, cái khả tử không thể trở

nên bất tử. Vì không bao giờ xảy ra tình trạng một sự vật lại thay đổi bản

chất của nó. Không bao giờ và không có cách nào đê một sự vật lại thay đổi

bản chất của mình. Ví như lửa không thể đổi bản chất của nó, đó là đặc tính

nóng.

4/14/2016 Chương 8: VI. Mandukya Upanishad, Áo Nghĩa Thư (Upanishad) –

Tri Thức Tối Thượng

http://kilopad.com/Ton­giao­Tu­tuong­c40/doc­sach­truc­tuyen­ao­nghia­thu­upani

shad­tri­thuc­toi­thuong­b3416/chuong­8­vi­mandukya­upanishad­t132124 7/23

22. Làm sao người ta có thể tin rằng một thực thể với bản chất bất tử lại có

thể trở nên khả tử. Sao họ giám giữ ý kiến rằng cái bất tử sau khi đã vượt

qua những sự thay đổi, vẫn giữ lại được cái bản chất không thay đổi của nó?

23. Đi tới sự sinh ra có thể thật hay chỉ là ảo ảnh; cả hai quan điểm đó đều

được kinh thánh ủng hộ như nhau. Nhưng quan điểm được ủng hộ bởi Kinh

thánh và được khẳng định bởi lý trí là quan điểm duy nhất được thừa nhận,

còn quan điểm khác thì không.

Page 59: Áo nghĩa thư upanishad

24. Từ những đoạn trong kinh thánh như " Người ta không thấy cái nhiều vẻ

nào trong Atman" và "Indra (Đấng chúa tể tối cao), thông qua Màyà xuất

hiện nhiều hình thức khác nhau", người ta biết rằng Atman, mặc dù chưa

từng được sinh ra, sẽ xuất hiện trở thành đa dạng chỉ qua màyà.

25. Hơn nữa, bằng việc phủ định sự sáng tạo, dẫn tới sự sinh nở cũng bị phủ

nhận luôn. Nguyên lý nhân quả của Brahman bị từ chối bằng những câu

như: "Ai có thể khiến Nó để Nó sinh nở?".

26. Theo sự giải thích về bản chất không thể hiểu của Atman, Kinh thánh có

câu: "Không phải cái này, không phải cái này", điều đó phủ định tất cả

những tư tưởng của phái nhị nguyên gán cho Atman. Vì thế cho nên, Atman

không sinh nở duy nhất tồn tại.

27. Cái gì tồn tại luôn xuất hiện qua sinh nở bởi màya, từ quan điểm về thực

tại Nó không phải như vậy. Nhưng anh ta nghĩ rằng sự sinh nở là những sự

khẳng định thật sự, như những gì đã nói, rằng cái gì được sinh ra thì cũng có

khả năng sinh ra lần nữa.

28. Cái không thực không thể được sinh ra dù thực tế hay là thông qua

màyà. Vì không thể xảy ra chuyện một đứa con được sinh ra từ một phụ nữ

vô sinh dù là được sinh ra trong thực tế hay được sinh ra qua màyà.

29. Giống như trong những giấc mơ, tinh thần hoạt động thông qua màyà

(ảo giác), hiện diện sự xuất hiện của cái nhị nguyên, cũng thế trong trạng

thái đang thức tinh thần hoạt động thông qua màyà sẽ hiện diện sự xuất hiện

của cái nhị nguyên.

30. Không còn nghi ngờ gì nữa rằng tinh thần, cái ở trong thực tại nhất

Page 60: Áo nghĩa thư upanishad

nguyên, xuất hiện tính nhị nguyên trong những giấc mơ; cũng vậy, không

còn nghi ngờ gì nữa rằng cái gì nhất nguyên xuất hiện tính nhị nguyên trong

trạng thái thức.

31. Tất cả những sự vật đa dạng đều hàm chứa trong nó đặc tính chuyển

động và bất động, những sự vật ấy chỉ được nhận thức bằng trí tuệ mà thôi.

Vì cái nhị nguyên không bao giờ được nhận thức khi trí tuệ ngưng hoạt

động.

32. Khi trí tuệ, sau khi đã nhận thức được rằng chỉ Atman mới là thật sự, nó

trở thành tự do từ những tưởng tượng mơ hồ và vì thế nên trí tuệ không hiểu

biết bất cứ cái gì nữa, vì không còn đối tượng để nhận thức, nó chấm dứt đối

với trí tuệ.

33. Tri thức (Jnàna) không được sinh ra và nó thoát khỏi trí tưởng tượng,

được miêu tả bằng sự thông thái, như là cái không thể chia cắt ra khỏi khả

năng hiểu biết. Brahman không sinh nở và bất di bất dịch là mục đích của tri

thức, của sự hiểu biết. Cái thông minh (Brahman) được hiểu biết bằng cái

không sinh (Tri thức của thực tại).

34. Người ta sẽ biết hành vi của trí tuệ, cái được phú cho khả năng nhận

thức đúng đắn và thoát khỏi những ảo tưởng. Trạng thái của trí tuệ trong

giấc ngủ say không giống như cái chỉ là của một loại khác.

35. Trí tuệ bị rút ra khỏi trong giấc ngủ say nhưng nó không là như thế khi

trí tuệ được kiểm soát. Trí tuệ được điều khiển là Brahman không lo sợ gì

cả, ánh sáng của Người thông suốt mọi sự là sự thâm nhập khắp nơi.

36. Brahman không sinh, không ngủ, không mơ, không danh tính, không

Page 61: Áo nghĩa thư upanishad

hình thù. Nó là sự sáng chói vĩnh cửu và thông suốt vô cùng. Không phận

sự, có thể luôn luôn được hợp nhất với Nó trong bất cứ giác quan nào.

37. Atman là vượt ra khỏi tất cả sự diễn tả bằng những lời nói, từ ngữ và Nó

cũng vượt ra khỏi những thao tác của trí tuệ. Nó là sự an bình cực độ, sự tồn

tại vĩnh hằng, một sự thấu hiểu sâu xa, Nó không chuyển động và vô cùng

hùng mạnh.

38. Brahman là tự do từ những hoạt động tinh thần và từ đó Nó thoát khỏi

tất cả những tư tưởng về sự chấp nhận hay từ chối. Khi sự hiểu biết đã được

thiết lập trong Atman thì Nó đạt được sự không sinh nở và mãi mãi vẫn thế.

39. Yoga là sự kết hợp mật thiết giữa linh hồn cá nhân và Linh hồn siêu việt,

Nó không dính dáng với bất cứ thứ gì, đối với những người luyện tập Yoga

bình thường thì thật là khó để đạt được sự kết hợp đó. Người ta cảm thấy sợ

hãi sự kết hợp đó, vì người ta nhận thấy mình yếu đuối mà Linh hồn siêu

việt thì dũng mãnh.

40. Những người luyện tập yoga những không hiểu biết được cái nhất

nguyên thì thường dựa vào sự kiểm soát của trí tuệ để đạt được sự can đảm,

phá tan được đau khổ, có được tri thức, hiểu biết chính mình và có được sự

an bình vĩnh cửu.

41. Tinh thần phải phục tùng sự điều khiển, kiểm soát bằng sự cố gắng nỗ

lực không hề chán nản; nó công phu giống như tát cạn cả đại dương, từng

giọt từng giọt một, với sự giúp đỡ của một chiếc lá cỏ kus'a.

42. Trí tuệ bối rối bởi những dục vọng và những niềm vui thú phải phục

tùng sự điều khiển, kiểm tra nhờ những cách thức đúng đắn, thích hợp; cũng

Page 62: Áo nghĩa thư upanishad

như thế, trí tuệ thích điều vui thú trong sự biếng nhác, bất động (laya). Do

trạng thái của sự bất động biếng nhác cũng tác hại như trạng thái của những

dục vọng.

43. Trí tuệ quay trở lại từ sự ham muốn những khoái lạc, nên nhớ rằng

những khoái lạc, dục vọng chỉ là những thứ gây đau khổ. Đừng nhìn những

sự vật thụ tạo, hãy nhớ rằng tất cả là Atman không được sinh ra.

44. Nếu trí tuệ trở nên bất động, thì hãy đánh thức, khuấy động nó [từ laya];

nếu nó bị bối rối, hãy làm cho nó lặng lẽ, tịch mịch. Hãy hiểu bản chất của

tinh thần khi nó còn chất chứa mầm mống của sự ràng buộc[54] hay lòng

quyến luyến. Khi tinh thần đã đạt được những điều như vậy thì đừng làm

xáo trộn, mất yên tĩnh nó một lần nữa.

45. Người tập luyện yoga phải không được nếm mùi sung sướng [sinh ra từ

samashi]; anh ta sẽ phải nhất định tách mình ra khỏi nó bằng sự rèn luyện

khôn ngoan, sáng suốt hay sự suy xét và nhận thức đúng đắn. Nếu trí tuệ

của anh ta, sau khi đã đạt được sự chắc chắn, kiên định thì anh ta lại tìm

kiếm, theo đuổi những đối tượng bên ngoài. Anh ta phải làm cho trí tuệ của

mình hợp làm một với Atman bằng sự nỗ lực, cố gắng lớn.

46. Khi tinh thần không rơi vào tình trạng bất động, biếng nhác và không bị

bối rối bởi những dục vọng, điều đó có nghĩa là khi đó nó vẫn kiên định,

không thể lay chuyển được và không gây ra những cái được biểu hiện, thật

sự nó trở thành Brahman.

47. Niềm hạnh phúc tối cao này tồn tại trong Bản ngã. Nó là sự an bình; Nó

là sự giải thoát; không sinh nở và không thể miêu tả được bằng lời lẽ. Nó

Page 63: Áo nghĩa thư upanishad

được gọi là Brahman toàn trí, toàn năng, tồn tại hợp nhất với Bản ngã không

sinh ra, là đối tượng chân thật của tri thức.

48. Không bao giờ jiva sinh ra từ sự sống. Những cái tồn tại ấy không có

nguyên nhân để có thể tạo ra Nó. Chân lý tối cao là cái không bao giờ được

sinh ra.

Chương bốn: Alàtasànti Prakarana (chương bàn về sự dập tắt bè gây rối)

1. Tôi tôn kính Đấng thần linh cao cả gữa những con người, nhờ vào sự hiểu

biết cái giống như àkàs'a[55] và sự hiểu biết đó không khác với mục đích

của tri thức, con người đã nhận thức được bản chất của jivas (dharmas),

cũng vậy jivas là cái giống như àkàs'a.

2. Tôi bái phục phương pháp tu luyện yoga, được biết đến như cách cô lập

hóa, tách biệt mọi sự vật, mọi vương vấn (asparsa); phương pháp đó là được

dạy trong các kinh; nó khích lệ, phát huy niềm hạnh phúc và sung mãn của

tất cả các tạo vật, nó thoát khỏi những sự xung đột và những mâu thuẫn.

3. Một số nhà biện thuyết mặc nhiên công nhận rằng chỉ có thực thể đang

tồn tại mới có thể tái sinh ra sự tồn tại. Trong khi đó, những nhà biện thuyết

khác lại tự hào về trí năng của mình và cho rằng chỉ có một thực thể không

tồn tại mới có khả năng sinh ra sự tồn tại. Vì vậy họ đã cãi nhau.

4. Một thực thể đang tồn tại không thể được hưởng thừa kế sự tồn tại; cũng

vậy, một thực thể không tồn tại, thì không thể được hưởng thừa kế sự tồn

tại. Việc tranh luận giữa hai trường phái, vô hình chung đã thực sự thiết lập

quan điểm nhất nguyên về ajàti ­ cái không sáng tạo.

5. Chúng ta tán thành ajàti đã được hai phái kia xác định như vậy. Chúng ta

Page 64: Áo nghĩa thư upanishad

không tranh cãi với họ. Bây giờ xin hãy nghe chúng ta bàn về thực tại tối

hậu, cái vượt ra khỏi tất cả những lời tranh luận.

6­8. Các nhà biện thuyết khẳng định rằng thực thể không được sinh ra

(Atman) trở thành được sinh ra. Làm sao người ta lại có thể nghĩ rằng một

thực thể không được sinh ra và bất tử sẽ trở thành khả tử?

Cái bất tử không thể trở nên khả tử, cũng vậy, cái khả tử không thể trở nên

bất tử, vì điều đó không bao giờ xảy ra đối với một sự vật thay đổi bản chất

của chính nó.

Làm sao người ta lại tin rằng một thực thể với bản tính bất tử lại trở nên khả

tử được? Làm sao người ta có thể biện hộ rằng cái bất tử sau khi đã trải qua

sự thay đổi lại có thể duy trì được bản chất không thay đổi của mình?

9. Bởi vì prakiti[56] hay bản chất của một sự vật phải được hiểu rằng khi đã

đạt được, Nó trở thành phần thiết yếu của một sự vật, cái là tính đặc thù của

sự vật, rằng Nó là bản chất không thể chuyển nhượng của Nó, đã có ngay từ

lúc Nó xuất hiện, rằng Nó không lấy gì thêm cho Nó và luôn luôn dừng lại ở

chính Nó.

10. Tất cả những jivas, bằng chính bản chất của mình, là thoát khỏi sự suy

yếu, già lão và cái chết. Nhưng chúng nghĩ rằng chúng lệ thuộc vào sự suy

yếu, già lão và sự chết và bằng chính năng lực của tư duy chúng, sai lệch

bản chất trung thực của chúng.

11. Theo kẻ biện thuyết đối với những ai cho rằng nguyên nhân tự nó là kết

quả phải giữ ý kiến rằng nguyên nhân được sinh ra cũng như là kết quả. Nếu

nó được sinh ra thì làm sao có thể nó được gọi là cái không sinh ra nó? Nếu

Page 65: Áo nghĩa thư upanishad

nó chịu sự thay đổi, thì làm sao nó có thể được gọi là cái vĩnh cửu?

12. Nếu như các người nói, kết quả không khác với nguyên nhân, thì kết quả

cũng phải không được sinh ra. Hơn nữa, làm sao nguyên nhân có thể là cái

vĩnh cửu nếu nó không khác với kết quả, cái được sinh ra?

13. Không có một minh họa nào để ủng hộ quan điểm cho rằng kết quả

được sinh ra từ một nguyên nhân không được sinh ra. Trở lại, nếu điều đó

được cho rằng kết quả được tạo ra từ một nguyên nhân, cái tự nó được sinh

ra, thì điều này dẫn tới một sự thụt lùi vô hạn.

14. Làm sao họ có thể khẳng định rằng kết quả là nguyên nhân của nguyên

nhân và nguyên nhân là nguyên nhân của kết quả và làm sao họ có thể giữ

quan điểm rằng không có sự bắt đầu của cả kết quả và nguyên nhân?

15. Những người cho rằng, kết quả là nguyên nhân của nguyên nhân và

nguyên nhân là nguyên nhân của kết quả, thì quả thật họ đã bảo vệ quan

điểm cho rằng sự sáng tạo theo lối sinh con rồi mới sinh cha (sinh ra cha là

từ con).

16. Nếu nguyên lý nhân ­ quả được khẳng định, thì trật tự trong đó, nhân và

quả phải lần lượt được xác định. Nếu người ta cho rằng chúng xuất hiện

cùng một lúc, thì cũng giống như 2 cái sừng của một con vật, chúng không

thể liên quan gì đến nhau như nguyên nhân và kết quả.

17. Nguyên nhân mà các người khẳng định, không thể được xác định [như 1

nguyên nhân ] nếu nó được sinh ra từ 1 kết quả. Làm sao 1 nguyên nhân

chính nó không được xác định lại có thể đưa tới sinh ra kết quả?

18. Nếu nguyên nhân được tạo ra từ kết quả và kết quả lại được tạo ra từ

Page 66: Áo nghĩa thư upanishad

nguyên nhân, vậy thì cái nào trong 2 cái được sinh ra trước và cái nào phụ

thuộc vào sự sinh ra của cái nào?

19. Sự bất lực với việc giải đáp là do sự thiếu hiểu biết và việc không có

được sự xác lập trật tự kế tiếp rõ ràng đã làm cho sự hiểu biết được duy trì

học thuyết ajàti, hay sự không sáng tạo dưới tất cả những điều kiện.

20. Sự minh họa về hạt giống và mầm cây là điều vẫn còn phải chứng minh.

Sự minh họa mà chính nó vẫn chưa được chứng nghiệm thì sự minh họa đó

không thể được dùng để xác định một giả thuyết phải được chứng minh.

21. Sự không hiểu biết 1 cách rõ ràng đối với sự có trước và sự có sau của

nguyên nhân và kết quả xác nhận một cách rõ ràng không có sự sáng tạo.

Nếu jiva đã được sinh ra thật sự, thì tại sao các người không thể chỉ được

nguyên nhân trước nó là gì?

22. Không có bất cứ cái gì được sinh ra, dù của bản thân nó hay của một

thực thể khác. Không có cái gì đã từng được tạo ra, dù Cái đó là cái tồn tại

hay cái không tồn tại hoặc là vừa cả hai trạng thái tồn tại và không tồn tại.

23. Nguyên nhân không thể được tạo ra từ một kết quả không có khởi đầu;

hoặc là kết quả cũng không thể được tạo ra từ một nguyên nhân không có

khởi đầu. Mà cái không có khởi đầu thì tất nhiên thoát khỏi sự sinh nở.

24. Sự hiểu biết của chủ thể phải có một khách thể làm nguyên nhân của nó;

nếu không có, sự muôn màu muôn vẻ sẽ trở thành không tồn tại. Hơn nữa,

từ trong kinh nghiệm của sự đau khổ, sự tồn tại của các đối tượng bên ngoài

được chấp nhận bởi những lời thánh có tính nhị nguyên, phải được thừa

nhận.

Page 67: Áo nghĩa thư upanishad

25. Các nhà nhị nguyên bằng nỗ lực của lý trí đã khẳng định rằng có một

nguyên nhân của chủ thể nhận thức. Nhưng từ quan điểm đúng đắn về bản

chất chân thực của sự vật, chúng ta khẳng định rằng: cái nguyên nhân mà

các nhà nhị nguyên nói, rốt cuộc,không là nguyên nhân.

26. Tinh thần không liên quan đến những khách thể bên ngoài hay là những

tư tưởng đã được xem như là khách thể (đối tượng). Thật vậy, vì những đối

tượng là không tồn tại và những tư tưởng [cái được xem như những khách

thể hay những đối tượng bên ngoài] chúng không có sự khác biệt với tư

tưởng.

27. Trí tuệ không nhập vào quan hệ nhân quả trong bất cứ thời điểm nào của

3 thời kỳ (hiện tại, quá khứ, tương lai). Làm sao nó có thể luôn luôn lệ thuộc

vào sự sai lầm được, khi không có nguyên nhân đối với sự sai lầm như thế?

28. Vì thế cho nên không phải khách thể được nhận thức bởi trí tuệ được

sinh ra. Việc biết sự sinh ra của chúng cũng giống như đi xem những dấu

chân của những con chim bay trên bầu trời.

29. Nguyên nhân [Brahman] từ đó trí tuệ không sinh ra đã được các nhà nhị

nguyên khẳng định sẽ được sinh ra là chính Nó không được sinh ra [bởi vì

Brahman là không được sinh ra bao giờ] vì thế điều đó không bao giờ có thể

xảy ra với Nó khác hơn cái Nó là.

30. Nếu như các nhà nhị nguyên luận đã tranh luận rằng, thế giới không có

sự khởi đầu, thì thế giới không thể tồn tại vĩnh cửu. Moksha (sự giải thoát)

không có 1 sự khởi đầu và Nó là vĩnh hằng.

31. Nếu 1 sự vật không tồn tại vào lúc khởi đầu và vào lúc kết thúc, thì tất

Page 68: Áo nghĩa thư upanishad

yếu nó không tồn tại trong hiện tại. Các đối tượng mà chúng ta nhìn thấy thì

thật sự giống những ảo ảnh, thế nhưng chúng vẫn được xem như những cái

tồn tại thật sự.

32. Tính thiết thực hay sự có ích của các đối tượng trong kinh nghiệm khi

còn thức được xem là trái ngược trong giấc mơ; vì vậy chúng chắc chắn là

không thực. Bởi lẽ, cả 2 thứ kinh nghiệm ­ kinh nghiệm lúc còn thức và

kinh nghiệm trong giấc mơ ­ đều có khởi đầu và kết thúc.

33. Tất cả những thực thể được nhìn thấy trong giấc mơ là không thực, bởi

vì chúng được nhận thức ngay chính bên trong con người[57]. Làm sao

những điều đó có thể chấp nhận được đối với những sự vật, chúng được

nhận thức để tồn tại thật sự trong Brahman, cái không thể phân chia và đồng

nhất?

34. Chẳng có lý chút nào khi nghĩ rằng một người nằm mơ đã thực sự thoát

ra ngoài giấc mơ theo thứ tự để trải nghiệm các đối tượng [đã được thấy

trong mơ], bởi vì sự khác biệt về thời gian cần có cho một cuộc hành trình

như thế. Khi thức, anh ta tìm thấy chính mình trong các cương vị đã thấy

trong trong giấc mơ mà anh ta không làm được gì cả.

35. Người nằm mơ, sau khi tỉnh giấc, nhận ra những ảo giác của những cuộc

chuyện trò mà anh ta đã đàm đạo với bạn bè, với những người khác trong

mơ. Hơn nữa khi tỉnh giấc, anh ta chẳng có được những cái mà anh ta đã có

được trong lúc mơ.

36. Thân thể trong trạng thái mơ thì cũng không thực, vì lúc đó nó là thân

thể khác, khác với nó, nó đã được nhận thức. Cũng như thân thể trong trạng

Page 69: Áo nghĩa thư upanishad

thái mơ, tất cả những sự vật được nhận thức bằng trí tuệ là không thực.

37. Vì kinh nghiệm về những đối tượng trong giấc mơ giống với kinh

nghiệm về những đối tượng trong trạng thái đang tỉnh, nên kinh nghiệm

trong trạng thái thức được xem như là nguyên nhân của kinh nghiệm trong

mơ. Chỉ có kẻ mơ mới thừa nhận kinh nghiệm trong trạng thái thức là

nguyên nhân của kinh nghiệm trong trạng thái mơ. Chỉ bởi anh ta [người

nhận kinh nghiệm trong trạng thái tỉnh mới là nguyên nhân của kinh nghiệm

trong trạng thái mơ] mà kinh nghiệm trong trạng thái thức có thể được coi là

thực.

38. Tất cả những thực thể đều được xem là không được sinh ra vì sự sinh ra

không được xác định [như 1 thực tế]. Điều đó hoàn toàn không thể xảy ra

được đối với cái không thực được sinh ra từ cái có thực.

39. Một người đầy ắp những cảm giác về những đối tượng không thực đã

nhìn thấy trong trạng thái tỉnh, thì anh ta cũng sẽ nhìn thấy đúng những đối

tượng ấy trong lúc mơ. Nhưng khi tỉnh giấc anh ta sẽ không thấy lại được

những đối tượng không thực đã thấy trong mơ.

40. Cái ảo không thể có 1 cái không thực khác làm nguyên nhân của nó, cái

thực không thể có cái ảo để làm nguyên nhân của nó. Cái thật không thể là

nguyên nhân của cái thật. Và dứt khoát không thể xảy ra điều cho rằng cái

thực là nguyên nhân của cái ảo.

41. Cũng như một người khi ở trong trạng thái thức qua hiểu biết sai lầm

xuất hiện để nắm chắc các đối tượng, mà bản chất các đối tượng là bí hiểm,

không thể hiểu được [y như chúng là thực], cũng như vậy, trong giấc mơ,

Page 70: Áo nghĩa thư upanishad

anh ta lĩnh hội qua tri thức sai lầm, những đối tượng mà sự tồn tại của chúng

chỉ có hiện được trong giấc mơ.

42. Những nhà thông thái chỉ dạy nguyên lý nhân quả vì mục đích của

những người sợ hãi sự không sáng tạo, khẳng định sự thực tế của những đối

tượng bên ngoài, bởi vì họ nhận thức những đối tượng như thế và cũng bởi

vì họ bám víu vào những trách nhiệm xã hội và tôn giáo khác nhau.

43. Những người ấy vì sự sợ hãi của họ đối với chân lý về sự tuyệt đối, sự

không sáng tạo và cũng vì sự nhận thức của họ về những đối tượng bên

ngoài, họ đã phủ nhận ajàti là không bị ảnh hưởng bởi hậu quả xấu dựa trên

niềm tin và sự sáng tạo. Thứ tội lỗi này, nếu có, chỉ là vô nghĩa, phi lý.

44. Giống như một con voi được nhà ảo thuật cỡi lên được nắm giữ đó là sự

thật bởi vì nó được nhận thức là cái tồn tại và cũng bởi vì nó chịu trách

nhiệm cách cư xử và hoạt động [của con voi thực], cũng như vậy, những đối

tượng bên ngoài được chấp nhận là thực bởi vì chúng được lĩnh hội là tồn

tại, và bởi vì người ta có thể tiếp xúc được với chúng.

45. Vậy Thực tại tối cao là gì? Đó là ý thức, Vijinana[58], cái chỉ xuất hiện

ở sự sinh ra, ở sự chuyển động hay mang hình thức vật chất. Nhưng ý thức

này thực sự chưa bao giờ được sinh ra, nó bất động và thoát khỏi những đặc

tính của vật chất; nó hoàn toàn yên tĩnh và duy nhất.

46. Vì vậy, trí tuệ[59] không bao giờ phụ thuộc vào sự sinh ra. Tất cả mọi

tồn tại cũng vậy, chúng thoát khỏi sự sinh ra. Những kẻ hiểu biết điều đó thì

không rơi vào tri thức sai lầm.

47. cũng như 1 que lửa được huơ đi huơ lại, lúc thì có vẻ thẳng, lúc thì có vẻ

Page 71: Áo nghĩa thư upanishad

cong, ý thức cũng vậy, khi bắt đầu sự vận động thì hiện ra giống như chủ thể

nhận thức, một cái gì được nhận thức và cái giống như thế.

48. Như một que lửa, khi không vận động nó thoát khỏi mọi biểu hiện bề

ngoài và vẫn không bao giờ thay đổi, cũng như vậy, ý thức, khi không hoạt

động, nó thoát khỏi tất cả sự thể hiện bề ngoài và vẫn không bao giờ thay

đổi.

49. Khi một que lửa được đặt trong sự vận động, các hình thức biểu hiện bề

ngoài [mà chúng ta thấy được trong nó] không phải xuất phát từ một nơi

nào khác ngoài que lửa. Khi nó vẫn còn thì các hình thức bề ngoài không lìa

xa que lửa không chuyển động và không đi một nơi nào khác, chúng không

nhập bản thân nó vào que lửa.

50. Những hình thức biểu hiện bên ngoài không thể tách ra khỏi que lửa, bởi

vì tính chất của chúng không phải là cái thuộc về bản chất. Điều này được

áp dụng tương tự đối với ý thức[60], vì sự giống nhau của những hình thức

biểu hiện bên ngoài.

51­52. Khi ý thức được liên kết với tư tưởng của sự hoạt động [giống như

trong các trạng thái thức và mộng] các hình thức biểu hiện bề ngoài [cái

được coi như thực] không xuất phát từ bất cứ nơi nào khác nữa. Khi ý thức

không ở trong trạng thái hoạt động [như trong giấc ngủ say], những hình

thức biểu hiện bề ngoài không rời ý thức không hoạt động và đến một nơi

nào khác, hoặc là chúng cũng không lẫn lộn vào trong ý thức. Những hình

thức biểu hiện bên ngoài không thể tách rời khỏi ý thức vì bản chất của

chúng không phải là bản chất thật. Chúng vô cùng khó hiểu, bởi vì chúng

Page 72: Áo nghĩa thư upanishad

không chịu sự chi phối của mối quan hệ nhân ­ quả.

53. Một thực thể có thể là nguyên nhân của một thực thể khác và một phi

thực thể có thể là nguyên nhân của một phi thực thể khác. Nhưng jiva không

thể được coi như một thực thể hay một phi thực thể.

54. Bây những hình thức biểu hiện bên ngoài (những đối tượng) không có

nguyên nhân từ trí tuệ, hoặc là trí tuệ không thâm sâu phải là nguyên nhân

của chúng. Như vậy người có tư tưởng phải nắm chắc nguyên lý về sự

không sáng tạo tuyệt đối.

55. Chừng nào người ta còn bám víu niềm tin vào mối quan hệ nhân quả,

người đó sẽ tìm thấy nguyên nhân sinh ra kết quả. Nhưng khi sự ràng buộc

này với quan hệ nhân quả bị suy yếu dần, bị cắt đứt đi thì nguyên nhân và

kết quả trở nên không tồn tại.

56. Chừng nào người ta còn bám víu, tin tưởng vào quy luật nhân quả, thì

samsàra[61] sẽ tiếp tục bành trướng ra đối với anh ta. Nhưng khi sự ràng

buộc này đối với quy luật nhân quả bị suy yếu dần thì samsàra trở thành

không tồn tại.

57. Toàn bộ vũ trụ được sáng tạo ra bởi nhận thức sai lầm; vì thế chẳng có

gì là vĩnh cửu. ngược lại, mọi cái được xem là hợp nhất với thực tại tối

cao,cái không được sinh ra, vì thế chẳng có cái gì được coi là bị phá hủy.

58. sự sinh ra được gán cho các jiva; nhưng từ quan điểm về Thực tại, sự

sinh ra như thế không thể chấp nhận. sự sinh ra cũng giống như một đối

tượng ảo tưởng. Cái ảo tưởng thì không tồn tại.

59. Mầm ảo tưởng được sinh ra từ hạt giống ảo tưởng. Cái mầm ảo tưởng

Page 73: Áo nghĩa thư upanishad

đó vừa không bền vững lại vừa không hủy diệt được. Áp dụng cách hiểu đó

rất phù hợp để hiểu các jiva.

60. Thuật ngữ bền vững hay không bền vững không thể được áp dụng cho

các jiva không sinh ra. Cái gì không thể miêu tả bằng lời lẽ thì tất nhiên Nó

cũng không thể được phân biệt một cách rõ ràng về sự bền vững hay không

bền vững.

61. Cũng như trong những giấc mơ, trí tuệ hoạt động thông qua màyà, hình

thức biểu hiện bề ngoài của tính nhị nguyên hiện diện.

62. Không còn nghi ngờ gì nữa, tinh thần, cái thực chất là nhất nguyên,

nhưng lại xuất hiện là nhị nguyên trong giấc mơ; tương tự như vậy, không

còn nghi ngờ gì nữa, những cái gì nhất nguyên đều xuất hiện như trạng thái

nhị nguyên trong trạng thái tỉnh.

63. Kẻ chiêm bao đi lang thang khắp cả mười hướng trong giấc mơ của anh

ta, thấy tất cả những hình thức khác nhau của jiva, được sinh ra từ những

quả trứng, từ hơi ẩm ướt...

64. Những thực thể này, chúng là những khách thể của trí óc kẻ đang mơ,

chúng không tồn tại ngoài ý thức của anh ta. Cũng vậy, trí tuệ của người

chiêm bao là khách thể nhận thức riêng của người đang mơ.

65­66. Một người đang tỉnh đi lang thang cả mười hướng trong tình trạng

tỉnh, anh ta gặp tất cả các trạng thái khác nhau của các jiva được sinh ra từ

những quả trứng, từ hơi ẩm,v.v.. Chúng là khách thể của ý thức của người

đang thức và chúng không tồn tại ngoài ý thức đó. Tương tự vậy, tinh thần

của người đang thức là khách thể của chính sự nhận thức của anh ta.

Page 74: Áo nghĩa thư upanishad

67. Cả hai (tinh thần và jiva) là những khách thể nhận thức của nhau. Làm

sao có thể cái này tồn tại mà không phụ thuộc vào cái kia? Câu trả lời của

kẻ khôn ngoan đó là lời từ chối, lời phủ định. Không có bằng chứng về sự

tồn tại của cái này mà không có cái kia; chúng được nhận thức chỉ thông

qua cái kia.

68­70. Cũng như trong giấc mơ jiva tồn tại và biến mất, cũng vậy, các jiva

này [được nhận thức trong trạng thái tỉnh] xuất hiện và biến mất.

71. Không một jiva nào luôn được thừa hưởng sự tồn tại. Những cái tồn tại

này không nguyên nhân nào có thể sinh ra nó. Chân lý tối cao đó là không

có gì đã từng được sinh ra.

72. Thế giới nhị nguyên, cái được nhận thức là tồn tại và được mô tả đặc

điểm bởi mối quan hệ chủ thể và khách thể, nó thật sự là một sự vận động

của trí tuệ. Trí tuệ một lần nữa, [theo quan điểm về Thực tại] không tiếp xúc

với bất cứ đối tượng nào. Vì vậy, Nó được coi là vĩnh cửu và không bị ràng

buộc.

73. Cái mà tồn tại dựa vào sức mạnh của nhận thức sai lầm, được đặt trên trí

tưởng tượng thì không tồn tại thực. Một lần nữa, cái mà được cho là tồn tại

trên sức mạnh những quan điểm tiến bộ của các trường phái khác cũng

không tồn tại thật sự.

74. Atman được gọi là vô sinh (aja) từ cách nhìn của những hiểu biết sai

lầm dựa trên trí tưởng tượng; thực ra Nó không bao giờ là vô sinh. Atman

không sinh ra được coi là sự sinh ra từ quan điểm của tri thức sai lầm, được

bảo vệ bởi tư tưởng của các trường phái tư tưởng khác.

Page 75: Áo nghĩa thư upanishad

75. Người ta khăng khăng nắm giữ ý tưởng về tính không có thật (ví dụ như

tư tưởng về cái nhị nguyên). Nhưng cái nhị nguyên như thế không tồn tại.

một người đã nhận thức được sự không có cái nhị nguyên, thì kẻ đó không

bị sinh ra nữa,vì ở đó không còn nguyên nhân nào đối với việc sinh ra của

anh ta.

76. Khi trí tuệ đã tìm thấy cái không có nguyên nhân là tối cao, hạ đẳng,

hoặc trung bình, thì lúc đó Nó thoát ra khỏi sự sinh nở. Làm sao có kết quả

mà không có nguyên nhân?

77. Sự không sinh nở của trí tuệ, cái trở thành tự do từ sự biểu hiện và mối

liên hệ nhân quả, là có tính tuyệt đối và bất biến không thay đổi. Đối với cái

nhị nguyên [ví dụ như việc nhận thức ý thức và các khách thể của nó] chỉ là

sự khách thể hóa của tinh thần.

78. Nhận thức rõ việc không có mối quan hệ nhân quả như là chân lý cuối

cùng và không phải tìm một lý lẽ nào khác [đối với sự sinh ra], người ta đạt

được trạng thái giải thoát khỏi sự đau khổ, khoái lạc và sợ hãi.

79. Dựa trên sự giải thích về sự phụ thuộc đối với những đối tượng không

thực, trí tuệ theo đuổi những đối tượng như thế, [nhưng nó trở về với trạng

thái trong sạch của nó] khi nó đạt tới sự không bị phụ thuộc, thì lúc đó nhận

thức rõ tính không thật của chúng.

80. Trí tuệ thoát khỏi sự ràng buộc [đối với những đối tượng bên ngoài] và

không bị bối rối (bởi những đối tượng mới) lúc đó nó đạt tới trạng thái bất

di bất dịch. Người thông thái nhận thức được trí tuệ như là Brahman; Nó

không bị phân biệt, không sinh nở và không nhị nguyên.

Page 76: Áo nghĩa thư upanishad

81. Không có sự sinh nở, không mơ mộng và không ngủ say, thực tại bộc lộ

chính mình bởi chính mình; vì Dharma (Atman) qua bản chất thực sự của

Nó là linh hồn sáng chói.

82. Chúa tể (Atman) trở nên dễ dàng ẩn náu bởi vì sự ràng buộc với chỉ một

đối tượng và được bộc lộ với khó khăn lớn lao.

83. Sự dốt nát, với những trí óc ngây thơ của chúng, thực sự che đậy Atman

bằng sự thừa nhận về Nó như là sự tồn tại, không tồn tại, tồn tại và không

tồn tại và toàn bộ cái không tồn tại, nhận biết được những những đặc tính

này từ những quan niệm về sự biến đổi, sự bất động, sự kết hợp của biến

đổi, bất dịch và sự phủ định hoàn toàn [cái mà chúng liên hệ với Atman].

84. Có 4 học thuyết đề cập đến Atman, nhờ vào sự ràng buộc với cái mà Nó

vẫn luôn ẩn náu [từ quan điểm của con người]. Anh ta, người biết Chúa tể

tối cao là không bao giờ cảm thấy được, qua chúng, anh ta thực sự hiểu biết

tất cả.

85. Còn cái gì khác hơn điều anh ta vẫn ước ao là người đã đạt được trạng

thái của người brahmin ­ một trạng thái của sự hoàn toàn thông suốt mọi sự

và không nhị nguyên, trạng thái không có bắt đầu, ở giữa hay cuối cùng?

86. Sự khiêm tốn (vinaya) của những người brahmin là tự nhiên. Sự bình

tĩnh của họ (s'ama) cũng là tự nhiên. Hơn nữa, quyền lực, sự chỉ huy, kiểm

soát các cơ quan (dama) đến với họ cũng là tự nhiên. Anh ta, người nhận

thức được Brahman, là người đạt được sự bình yên thanh thản.

87. Phái Vedànta thừa nhận trạng thái bình thường lúc thức trong trạng thái

nhị nguyên, bao hàm các đối tượng và tư tưởng trong khi tiếp xúc với các

Page 77: Áo nghĩa thư upanishad

đối tượng mang lại, điều đó đã được thừa nhận. Trường phái này cũng thừa

nhận trạng thái bình thường tinh khiết [trạng thái mơ], ở đó được trải

nghiệm cái nhị nguyên bao gồm các đối tượng và tư tưởng được sinh ra khi

tiếp xúc với các đối tượng ấy, mặc dù những đối tượng như thế không tồn

tại.

88. người thông thái, khôn ngoan nhận thức một trạng thái khác, trong trạng

thái ấy ở đó không tồn tại các đối tượng mà cũng không tồn tại những tư

tưởng có quan hệ với các đối tượng. Trạng thái này vượt ra khỏi tất cả

những kinh nghiệm có tính thực nghiệm của con người. Họ nói đến 3 thứ là:

tri thức,các đối tượng của tri thức và tri thức tối cao.

89. Hiểu biết tri thức và khả năng hiểu biết gấp 3 lần, cái này sau cái khác,

người hiểu biết được ban cho một trí năng tối cao, đạt được trong chính

cuộc sống này và trạng thái thông suốt mọi sự ở khắp mọi nơi.

90. Người ta sẽ phải có kiến thức về 4 điều, ngay từ sự bắt đầu. 4 điều đó

như sau: những điều phải tránh, mục đích phải nhận thức rõ, những kỹ luật

cần phải rèn luyện, tu dưỡng, trau dồi và những chiều hướng đáp lại trong

kết qủa. trong 4 điều này, không kể mục tiêu phải nhận thức rõ [như Thực

tại tối cao], tất cả chỉ tồn tại như là sản phẩm của trí tưởng tượng.

91. Tất cả Atman (dharmas) phải được nhận thức, với chính bản chất của

chúng, là không có sự bắt đầu và [không bị trói buộc] giống như àkàs'a.

Hoàn toàn không có trạng thái khác nhau trong chúng ở bất cứ mặt nào hay

vào bất cứ lúc nào.

92. Tất cả những jiva với chính bản chất của chúng, chúng được làm sáng tỏ

Page 78: Áo nghĩa thư upanishad

ngay từ lúc ban đầu. Ở đó không bao giờ còn có thể nghi ngờ gì về bản tính

của chúng nữa. Anh ta hiểu biết được điều này, không tìm kiếm tri thức xa

hơn nữa, chỉ anh ta có khả năng đạt được sự bất tử.

93. Các jiva, từ chính lúc khởi đầu và bằng chính bản chất của mình, là hoàn

toàn bình yên, không được sinh ra và hoàn toàn tự do. Chúng được đặc

trưng hóa bằng những cái có tính chất giống nhau và không phân tách nhau.

Atman không được sinh ra thì luôn luôn được xác định ở những cái có tính

chất giống nhau và sự tinh khiết.

94. Những kẻ thường xuyên sa vào vương quốc của những cái riêng biệt thì

họ không thể nhận thức được tính tinh khiết của Atman. Đầu óc họ hướng

về sự phân biệt và họ cố đi tìm cho được cái riêng biệt của các Atman. Vì

vậy người ta gọi họ là những kẻ có đầu óc hẹp hòi.

95. Chỉ có họ trên trần gian này được ban cho sự khôn ngoan cao cả, họ tin

tưởng chắc chắn về tính chất giống nhau và sự không được sinh ra của

Atman. Người bình thường không hiểu được như vậy.

96. Tri thức, cái là bản chất chính của những jiva không sinh ra, chính Nó

gọi là không được sinh ra và không liên hệ. Tri thức này được tuyên bố là

không bị ràng buộc vì Nó không có liên hệ [với bất cứ đối tượng nào khác].

97. Đối với những kẻ ngu si, họ tin rằng Atman có thể xa rời bản chất chân

thực của Nó ngay trong mức độ tối thiểu nhất. Đặc tính bất liên hệ một cách

vĩnh hằng của Nó đã bị mất. [trong trường hợp đó] Sự tàn phá của cái ác là

không còn nghi ngờ gì nữa.

98. Tất cả các jiva mãi mãi thoát khỏi sự ràng buộc và thanh khiết bởi bản

Page 79: Áo nghĩa thư upanishad

chất của chúng. Chúng hoàn toàn sáng láng và tự do từ ngay lúc đầu. Tuy

nhiên người thông thái nói về các jiva như là khả năng của sự hiểu biết

[thực tại tối cao].

99. Tri thức tối cao của người thông thái thì hoàn toàn sáng chói, không bao

giờ liên hệ với bất cứ đối tượng nào. Tất cả các jiva cũng như tri thức tối

cao, chúng không bao giờ được liên hệ với các đối tượng. Đây không phải

là quan điểm của phật tổ Buddha.

100. Nhận thức được Tri thức [về thực tại tối cao], cái khó hiểu thấu, sâu

thẳm, uyên nguyên, không sinh ra, cứ vẫn vậy muôn thuở, hoàn toàn sáng

láng và thoát khỏi tính đa tạp, chúng ta cúi chào Nó bằng sự tốt đẹp nhất mà

chúng ta có thể có.

===

Hết Chương 8: VI. Mandukya Upanishad

Chương 9: VII. Brihadàranyaka

Yàjnavalkya và Kahola

1. Tiếp đến, Kahola, con trai của Kushitaka đã hỏi ông ta.

"Yàjnavalkya", Kahola nói, "giải thích cho tôi Brahman cái được nhận thức

trực tiếp và tức thì ­ Bản ngã, cái ở bên trong tất cả".

"Đó là Bản ngã của anh, cái ở bên trong tất cả".

"Bản ngã ở bên trong tất cả là gì, Yàjnavalkya?".

"Đó là cái vượt lên đói khát, đau khổ, lừa dối, tuổi già và cái chết. Có được

sự hiểu biết Linh hồn ­ Bản ngã này, những người bà la môn từ bỏ mong

Page 80: Áo nghĩa thư upanishad

ước để được những đứa con trai, từ bỏ khát khao để được sự giàu có, từ bỏ

mong ước để được những thế giới và đã hướng dẫn cuộc sống của những

thầy tu hành khất. Điều mong muốn để được những người con trai là điều

mong ước về sự giàu có, và điều mong muốn để được sự giàu có là điều

mong muốn về các thế giới; để cho 2 điều này chỉ là mong ước. Vì vậy một

người bà la môn, sau khi đã từ bỏ đi sự uyên bác, ông ta sẽ thử sống bằng

sức mạnh là cái kết quả của sự thông thái uyên bác. Sau khi ông ta đã bỏ đi

sự uyên bác và sức mạnh ấy, ông ta trở nên trầm tư, và khi ông ta bỏ đi cả

tính hay trầm tư và tính không hay trầm tư, ông ta trở thành người hiểu biết

về Brahman".

"Người hiểu biết về Brahman ăn ở, cư xử như thế nào? Dù ông ta có thể ăn

ở cư xử như thế nào, ông ta thực sự là như vậy. Tất cả mọi cái khác chỉ là

cái bị diệt vong".

Do đó Kahola, con trai của Kushitaka, đã giữ được sự bình an của mình.

Phần thứ 4 ­ chương 4 ­

Cái chết và kiếp sau

1. Yàjnavalkya tiếp tục: Bây giờ, khi linh hồn trở nên yếu đuối và không

còn ý thức, có thể như vậy, thì các cơ quan tụ hợp lại quanh nó. Giữ được

trọn vẹn những phần nhỏ bé của ánh sáng, linh hồn đi đến trái tim. Khi sự

điều khiển mắt của thần trở lại từ tất cả mọi phía, thì người sắp chết mất dần

sự nhận biết màu sắc.

2, Mắt trở thành hợp nhất với thể xác tinh tế; khi đó người ta nói: "anh ta

không nhìn thấy". Mũi trở thành hợp nhất với thể xác tinh tế; khi đó người

Page 81: Áo nghĩa thư upanishad

ta nói: "anh ta không ngửi thấy". Lưỡi trở thành hợp nhất với thể xác tinh tế;

khi đó người ta nói: "anh ta không nếm được nữa". Cơ quan phát âm trở

thành hợp nhất với thể xác tinh tế; khi đó người ta nói: "anh ta không còn

nói nữa". Tai trở thành hợp nhất với thể xác tinh tế; khi đó người ta nói:

"anh ta không nghe". Tâm trí trở thành hợp nhất với thể xác tinh tế; khi đó

người ta nói: "anh ta không suy nghĩ". Da trở thành hợp nhất với thể xác

tinh tế; khi đó người ta nói: "anh ta không còn xúc giác". Trí năng trở thành

hợp nhất với thể xác tinh tế; khi đó người ta nói: "anh ta không biết".

Sự kết thúc trên của trái tim lóe lên và bằng ánh sáng đó linh hồn đã từ giã

thể xác qua (khe hở), không quan mắt, không qua đầu mà cũng không qua

bất cứ bộ phận nào của thể xác.

Và khi linh hồn ra đi, sinh khí cũng đi theo, khi hơi thở sinh khí ra đi thì tất

cả các cơ quan cũng đi theo.

Khi đó linh hồn được phú cho sự hiểu biết đặc biệt và nó vượt qua thể xác

để đạt tới sự hiểu biết đó.

Tri thức, hành động và kinh nghiệm quá khứ cũng đi theo linh hồn.

3. Giống như con đỉa di chuyển trên chiếc lá cỏ vươn ra hết sức của nó, lợi

dụng sự giúp đỡ của cái khác và nó cuốn mình về phía trước nó, cũng như

vậy, linh hồn, sau khi vứt bỏ thể xác này, nghĩa là sau khi làm cho nó không

còn hiểu biết, nhận giúp đỡ của sự giúp đỡ khác, nó thu hút chính nó cùng

về phía trước nó.

4. Cũng giống như 1 người thợ vàng lấy 1 ít vàng để tạo thành cái khác có

hình thức mới hơn và đẹp hơn, cũng như vậy, linh hồn sau khi vứt bỏ thể

Page 82: Áo nghĩa thư upanishad

xác này, nghĩa là sau khi làm cho nó không còn ý thức, tạo thành cái khác ­

1 hình thức mới hơn và đẹp hơn, thích hợp với các vong hồn, hoặc các

Gandharvas[62], hay các vị thần, Viràj, Hiranyagarbha hay những tồn tại

khác.

5. Cái ngã đó thực sự là Brahman; Nó cũng đồng nhất với trí năng, trí tuệ và

hơi thở sinh khí, với đối mắt và đôi tai, với đất, nước, khí và tinh khí àkàs'a,

với lửa và với cái khác lửa, với dục vọng và với cái không có dục vọng, với

sự giận dữ và với sự không giận dữ, với đức tính ngay thẳng và đức tính

không ngay thẳng, với tất cả ­ đó là sự đồng nhất hóa, như là sự hiểu biết

hoàn toàn, với cái này và với cái kia. Tùy theo Nó hành động và tùy theo Nó

ứng xử như thế nào thì Nó trở thành như thế: bằng hành động tốt Nó trở nên

tốt và bằng hành động xấu Nó trở nên xấu. Nó sẽ trở thành tiết hạnh, đạo

đức qua việc làm tiết hạnh, đạo đức.

Tuy nhiên, những người khác lại nói rằng linh hồn chỉ đồng nhất với dục

vọng. Dục vọng của nó như thế nào thì sự mong ước của nó như thế ấy; và

sự mong ước của nó như thế nào thì hành động của nó như thế ấy; hành

động của nó như thế nào thì kết quả nó thu được như thế ấy.

6. Về vấn đề này có vần thơ tiếp sau rằng:

Vì sự ràng buộc, gắn bó mà linh hồn luân hồi cùng với hành động của nó,

nó đạt tới kết quả, tới cái mà thể xác tinh tế hay tinh thần của nó bám víu.

Những kết quả của bất cứ hành động nào nó đã làm trong cuộc sống này sẽ

bị kiệt sức trong thế giới khác, nó sẽ đáp lại từ thế giới đó đến thế giới này

với hành động mới.

Page 83: Áo nghĩa thư upanishad

Người làm như thế sẽ mơ ước đầu thai, luân hồi. Nhưng đối với người

không làm như vậy, anh ta không mong muốn gì cả ­ anh ta không có dục

vọng, anh ta đã thoát khỏi dục vọng, nhưng ước muốn của anh ta được thỏa

mãn, đối tượng mong ước của anh ta chỉ là linh hồn tối cao ­ các cơ quan

của anh ta không giã từ thể xác của mình[63]. Anh ta hợp nhất trong

Brahman.

7. Về vấn đề này có vần thơ tiếp theo:

Khi tất cả những dục vọng ở trong trái tim của anh ta đã được giải thoát, sẽ

làm cho con người khả tử trở thành bất tử và đạt được Brahman trong chính

thể xác này.

Như xác lột của một con rắn, đã chết và quăng trên một tổ kiến, thân xác

này cũng nằm đúng như thế. Khi đó linh hồn lìa khỏi xác và trở thành Tinh

thần bất tử, Linh hồn tối cao (Pràna), Brahman, Nguồn sống vũ trụ.

Janaka, hoàng đế xứ Videha đã nói: "Ta ban tặng cho ông, ngài đáng kính,

một ngàn con bò cái".

8. Về vấn đề này có những vần thơ sau đây:

Sự tinh tế, con đường cổ xưa[64] chạy dài ra xa đã được ta đi đến; hơn thế

nữa, ta đã có hiểu biết về Nó bởi chính ta. Bằng con đường này người khôn

ngoan, những người hiểu biết về Brahman tiến lên tới thiên cầu (Thiên

đường, sự giải thoát) sau sự suy sụp của thể xác này và đã có được tự do

[ngay trong lúc đang sống].

9. Một vài người nói rằng Nó (con đường) là màu trắng, những người khác

nói Nó như là màu xanh, màu xám, màu xanh lá cây hay màu đỏ. Con

Page 84: Áo nghĩa thư upanishad

đường này đã được nhận thức bởi người hiểu biết về Brahman và tiến lên

bởi bất cứ ai hiểu biết Brahman, đã thực hiện những việc làm tốt và đồng

nhất với Nguồn sáng tối cao.

10. Sự tối tăm mù quáng nhập vào những người mà họ tôn sùng sự không

hiểu biết; sự tối tăm hơn thế, nhập vào những người mà họ đã hết lòng tận

tụy với sự hiểu biết, có thể là như vậy.

11. Sự ảm đạm quả thực đã bao trùm những thế giới ấy bởi sự tối tăm mù

quáng. Sau khi cái chết đến với họ, những người đó ai là không hiểu biết và

thiếu khôn ngoan.

12. Nếu một người hiểu biết linh hồn như Ta là cái này (như Linh hồn tối

cao), thì dục vọng nào và với mục đích của ai anh ta sẽ đau khổ trong sự

khêu gợi của thể xác?

13. Bất cứ ai đã có sự hiểu biết và hiểu biết tường tận về linh hồn, mà rơi

vào sự hiểm nghèo này và nơi phức tạp (thể xác), sẽ là người sáng tạo của

vũ trụ; bởi vì anh ta là người sáng tạo của tất cả. Tất cả là linh hồn của anh

ta và anh ta, thực vậy là linh hồn của tất cả.

14. Ở trong chính thể xác này, chúng ta đã có được sự hiểu biết Brahman

bằng cách này cách khác; mặt khác chúng ta sẽ vẫn còn có sự ngu dốt và sự

hủy hoại lớn nhất sẽ bắt kịp chúng ta. Những người biết Brahman sẽ trở

thành bất tử, trong khi những người khác phải chịu cảnh đau khổ.

15. Khi một người noi theo sự truyền dạy kiến thức của thầy, lập tức anh ta

nhìn thấy Linh hồn chói lọi, Chúa tể của tất cả cái đã có và sẽ có, anh ta

không mong muốn gì hơn nữa với sự che giấu chính mình từ Nó.

Page 85: Áo nghĩa thư upanishad

16. Cái ở dưới, cái mà 1 năm với những ngày của Nó trôi đi[65] ­ Cái đó ở

trên Ánh sáng bất tử của tất cả nguồn sáng các vị thần trầm tư vì sự sống

lâu.

17. Cái mà trong đó 5 nhóm của 5 yếu tố và àkàs'a trú ngụ chính là Atman

mà ta cho rằng đó là Brahman bất tử. Hiểu biết Brahman đó, Ta là bất tử.

18. Họ là những người hiểu biết sinh khí (pràna) của sinh khí, Mắt của mắt,

Tai của tai, Trí tuệ của trí tuệ, họ chính là những người hiểu biết Brahman

nguyên thủy, cổ xưa.

19. Chỉ qua trí tuệ Brahman sẽ được nhận thức. Trong Nó không có tính

nhiều vẻ. Anh ta đi từ cái chết đến cái chết, người nhìn thấy trong Nó tính

nhiều vẻ, có thể là như vậy.

20. Không thể biết và không thay đổi, Nó nhất định sẽ biết được chỉ trong

một hình thức. Linh hồn tối cao thoát khỏi sự nhơ bẩn, ô uế, vượt qua

àkàs'a, không sản sinh, vô tận và không thay đổi.

21. Người tìm kiếm thông minh về Brahman, chỉ hướng học tập về linh hồn,

sẽ rèn luyện sự thông thái. Đừng để anh ta suy nghĩ về quá nhiều từ, bởi vì

điều đó làm cơ quan nói kiệt sức.

22. Cái vĩ đại đó được đồng nhất hóa với trí năng (vijnànamaya ­ khả năng

hiểu biết) là Linh hồn không sinh ra và là cái ở trong chính giữa các cơ quan

nằm trong àkàs'a ở trong trái tim. Nó là người điều khiển tất cả, là chúa tể

của tất cả, thống trị tất cả. Nó không trở thành vĩ đại hơn qua những hành

động tốt, hay không trở thành nhỏ bé hơn qua những hành động xấu. Nó là

chúa tể của tất cả, là kẻ thống trị của tất cả vạn vật, là người che chở bảo vệ

Page 86: Áo nghĩa thư upanishad

của vạn vật. Nó là rào chắn dùng làm ranh giới để giữ cho các thế giới khác

nhau tách biệt ra. Những người Brahman tìm kiếm sự hiểu biết Nó qua

nghiên cứu các kinh Veda, qua các lễ hiến tế, qua các quà dâng tặng và qua

sự tu luyện khổ hạnh, cái không dẫn tới sự hủy diệt. Chỉ có sự hiểu biết Nó,

người ta mới trở thành một nhà hiền triết (muni). Chỉ có mong ước để được

thế giới này (tức Linh hồn tối cao), những thầy tu mới từ bỏ những ngôi nhà

của họ.

23. Những người hiểu biết về Brahman cổ xưa, đã nói, không mong ước

được con cái: "Chúng ta sẽ làm gì với con cái, khi chúng ta, những người đã

đạt được Linh hồn tối cao này, Thế giới này?". Họ đã từ bỏ mong muốn của

mình về những đứa con trai, về sự giàu có và về những thế giới này và đã

hướng dẫn cuộc sống của những nhà tu hành khất. Điều thèm muốn về

những đứa con trai là điều thèm muốn về sự giàu có và điều thèm muốn về

sự giàu có là sự thèm muốn về những thế giới; cả 2 mong ước chỉ là mong

ước.

Linh hồn tối cao này là Cái đó, cái đã được diễn tả bằng không là cái này,

không là cái này. Nó rất nhỏ bé tinh tế, bởi vì Nó không thể lĩnh hội

được;không thể suy tàn, bởi vì Nó không bao giờ suy tàn; Nó không bị trói

buộc, bởi vì Nó không bao giờ trói buộc được; Nó không bị xiềng xích, bởi

vì Nó không bao giờ cảm thấy đau khổ và không bao giờ bị tổn hại.

Với ông ta [người biết điều này] không vượt qua 2 ý kiến này: Vì cái này ta

đã làm điều ác và vì cái này ta đã làm điều thiện. ông ta chiến thắng cả 2.

Những việc làm đã làm hoặc không làm không khiến ông ta đau buồn.

Page 87: Áo nghĩa thư upanishad

23. Điều này đã được bày tỏ bằng vần thơ Rig tiếp theo:

Đây là sự vinh quang vĩnh viễn của Brahman; Nó không tăng lên mà cũng

không giảm đi qua việc làm. Vì vậy, người ta nhất định sẽ biết được bản

chất của Cái đó. Hiểu biết Nó, người ta không bị tổn hại bởi hành động ác.

Vì thế, anh ta, người hiểu biết Nó như vậy, sẽ trở thành làm chủ bản thân

mình, trầm tĩnh, rút vào trong chính mình, kiên nhẫn và tự chủ; anh ta nhìn

thấy Linh hồn trong chính linh hồn của mình; anh ta nhìn thấy tất cả như

Linh hồn tối cao. Tội ác không khuất phục được anh ta mà anh ta chiến

thắng tất cả tội ác và cái xấu. Tội ác không làm đau buồn anh ta, nhưng anh

ta tiêu diệt mọi điều ác. Anh ta trở thành vô tội, trong sạch, thoát khỏi sự

nghi hoặc và là một Brahman chân chính. Đây là thế giới của Brahman, ôi

hoàng đế và ngài đã đạt được Nó. Yàjnavalkya đã nói như vậy.

Janaka đáp: "Ngài đáng kính, ta ban tặng cho ông đế chế Videha và chính ta,

với nó, cũng phục vụ ông".

24. Cái vĩ đại đó là người ăn thức ăn và người ban tặng sự giàu có là Linh

hồn không sinh ra. Ông ta biết được điều này, ông ta giành được sự giàu có.

25. Cái vĩ đại đó là cái không thể tàn lụi, bất diệt, không thể chết được,

không sợ hãi; Nó là Brahman, Brahman thực sự là cái không hề sợ hãi. Anh

ta biết được Nó, như thế anh ta trở thành Brahman không hề sợ hãi.

===

Hết Chương 9: VII. Brihadàranyaka Upanishad

Page 88: Áo nghĩa thư upanishad

Chương 10: VIII. Chhàndogya Upanishad

Phần thứ 6 ­ Chương 1

Tính nhất nguyên của Bản ngã

1. Uddalaka nói với con mình là Svetaketu rằng: "Này Svetaketu, con hãy

chuẩn bị để trở thành một môn sinh Brahman. Con phải biết tìm một người

thầy xứng đáng để làm đệ tử. Vì cha sắp phải đi xa không thể dạy con

được".

Thế rồi,

2. Svetaketu đến nhà một ông thầy khi cậu mới 12 tuổi và cậu đã học thánh

kinh Veda, đến khi cậu trở về nhà cha mình, với vẻ nghiêm trang, tự xem

mình là người hiểu biết và tỏ ra rất kiêu ngạo.

3. Cha cậu bảo: " Cha nhận thấy con tỏ ra kiêu căng, tự đắc, tự mãn lắm đấy.

Vậy có bao giờ con đã được chỉ dạy rằng: "Người ta nghe tất cả những gì

không thể nghe được, người ta nhận thức tất cả những gì không thể nhận

thức được, người ta biết tất cả những gì không thể biết được".

Svetaketu hỏi: "Lời chỉ dạy ấy nghĩa là gì, thưa cha?"

4­6. Cha cậu đáp lại:

"Này con, cũng giống như chỉ bằng đất sét mà nhiều vật dụng được tạo ra

như chúng ta đã biết, mỗi một hình dạng có một tên khác nhau, tên của mỗi

cái do người ta đặt cho nó, trong khi thực chất chúng đều là đất sét.

Cũng vậy, nhờ một thanh vàng mà nhiều đồ trang sức được tạo ra như

chúng ta đã biết, mỗi đồ vật ấy có hình thức khác nhau, mang một tên khác

Page 89: Áo nghĩa thư upanishad

nhau do người ta đặt cho, nhưng thực chất tất cả chúng đều là vàng.

Cũng vậy, người ta chế ra nhiều thứ vật dụng từ sắt như dao, kéo... mỗi cái

một hình dạng khác nhau và được đặt tên khác nhau. Nhưng thực chất

chúng chỉ là sắt. Vậy, nhờ hiểu biết nguyên nhân người ta có thể nhận biết

được bản chất của kết quả, đó là lời chỉ dạy đó con".

Svetaketu thưa: "Thưa cha, chắc chắn người thầy đáng kính của con đã

không biết được điều đó. Vì nếu biết được, tại sao thầy ấy lại không dạy cho

con. Vậy xin cha hãy nói thêm cho con về điều ấy, thưa cha". Người cha

đáp: "Được con yêu".

Phần thứ 6 ­ Chương 12

Sinh ra cái thô từ cái tinh

1. Người cha bảo:

"Mang lại đây cho cha một quả vả".

Người con mang đến và thưa:

"Thưa cha đây à".

"Hãy bổ ra", người cha bảo.

Người con bổ ra và nói:

"Thưa cha, nó đã được bổ ra rồi đây".

Người cha bảo: "Hãy bổ những hạt ấy ra".

Người con bổ ra một hạt và thưa: "Thưa cha, con đã bổ nó ra".

Người cha hỏi: "Con đã thấy gì?".

Người con thưa: "Thưa cha, chẳng thấy gì".

2. Người cha nói: "Này con, đó là cái bản chất tinh túy mà con không nhận

Page 90: Áo nghĩa thư upanishad

thấy được, từ bản chất rất tinh túy ấy mà cây vả to lớn mọc lên".

3. Từ đấy, cha muốn chỉ cho con biết rằng trong lòng tất cả mọi sự vật tồn

tại đều có linh hồn, Bản ngã chứa trong ấy. Mà linh hồn ấy chính là Đấng

chân lý, là linh hồn của toàn vũ trụ. Cái đó chính là con đấy, Svetaketu ạ".

Svetaketu thưa: "Xin cha vui lòng giải thích thêm nữa cho con".

Người cha đáp: "Được, con yêu".

Phần thứ 6 ­ Chương 13

Điều không thể thấy (vô hình) của một sự vật tồn tại

Svetaketu thắc mắc: "Tại sao Đấng tồn tại tuyệt đối là nguồn gốc của mọi sự

tồn tại, nhưng tại sao người ta không nhận thấy được?".

Người cha tiếp tục giảng giải.

Ông nói tiếp với con: "Hãy bỏ cục muối này vào trong nước và sáng mai

con hãy đến đây gặp cha".

Người con đã làm như cha nói.

Người cha nói với con rằng: "Này con trai của ta, hãy mang cục muối mà

con đã bỏ vào trong nước tối hôm qua lại đây cho cha".

Tìm kiếm nó, nhưng người con không thấy nó đâu cả, vì nó đã tan ra hoàn

toàn vào trong nước rồi.

2. Người cha nói: "Này con trai của ta, hãy nếm thử một chút nước trên mặt

xem nó như thế nào?".

Người con nếm thử và nói:

"Thưa cha, nước mặn".

Người cha bảo: "Nếm thử một chút giữa bình xem nó như thế nào?".

Page 91: Áo nghĩa thư upanishad

Người con nếm và thưa:

"Thưa cha, nước mặn".

Người cha bảo: "Nếm thử một chút nước dưới đáy bình xem nó như thế

nào?".

Người con nếm và thưa:

"Thưa cha, Nó cũng mặn".

Người cha bảo: "Hãy đổ đi, và tới đây".

Người con đã đổ đi và thưa với cha: "Thưa cha, thực sự cục muối ấy đã tồn

tại trong ấy suốt thời gian".

Người cha bảo: "Ở đây cũng vậy con à, trong thân thể này, con không nhận

thấy Sat (Đấng tồn tại ­ Brahman), nhưng thực ra Đấng ấy đã tồn tại trong

thân thể".

3. Cái đó là bản chất tinh túy nhất. Nhờ nó, mà mọi vật tồn tại đều có trong

mình Bản ngã ­ linh hồn. Đó là Đấng chân lý, đó là linh hồn ­ Bản ngã vũ

trụ. Cái đó cũng chính là con đấy, Svetaketu ạ".

Người con xin cha tiếp tục nói thêm

Phần thứ 8 ­ chương 1

Brahman trong trái tim

1. Trong con người ta có một chỗ ở của Brahman, chỗ ấy nằm trong lòng

trái tim, trong lòng trái tim có một khoảng trống nhỏ. Cái mà chúng ta phải

tìm kiếm cho bằng được và đó cũng là điều mà mọi người ước ao được tìm

hiểu.

2­3. Có người sẽ đặt vấn đề rằng:

Page 92: Áo nghĩa thư upanishad

"Trong con người đã hạn hẹp, huống gì trong trái tim lại càng bị giới hạn,

vậy thì có cái gì ở nơi khoảng không (àkàsa) nhỏ bé đó mà phải kiếm tìm,

có cái gì nơi đó mà phải ước ao am hiểu?"

Người thầy trả lời: "Quả thực khoảng không (àkàsa) ấy là nơi hội tụ của trời

và đất, của lửa và không khí, của mặt trời và mặt trăng, của những tia chớp

và những vì sao, tất cả mọi tạo vật trên vũ trụ này đều tồn tại trong ấy".

4. Có người lại đặt vấn đề: "Tất cả mọi sự tồn tại trong một chút khoảng

không (àkàsa) ấy, vậy khi tuổi già đến, thân xác này bị thiêu hủy, vậy mọi

thứ tồn tại trong con người ấy cũng thiêu hủy luôn hay sao?".

5. Người thầy trả lời: "Thân xác con người già đi nhưng Brahman không già

đi, thân xác con người già đi nhưng Brahman trong ấy không chết được.

Brahman trong trái tim một người chính là linh hồn của con người, thoát

khỏi sự chi phối của không gian, thời gian, thoát khỏi sự chết không đói

khát gì".

===

Hết Chương 10: VIII. Chhàndogya Upanishad

Chương 11: IX. Adhyatma Upanishad

Trong khoang tim nằm bên trong thân thể có những kiếp sống vĩnh hằng

không sinh.

*

Đất là thân thể của Nó, Nó ở trong đất nhưng đất không hề biết về Nó.

Page 93: Áo nghĩa thư upanishad

Nước là thân thể của Nó, Nó ở trong nước nhưng nước không hề biết về Nó.

Ánh sáng là thân thể của Nó, Nó ở trong ánh sáng nhưng ánh sáng không

biết về Nó.

Không khí là thân thể của Nó, Nó ở trong không khí nhưng không khí

không biết về Nó.

Bầu trời là thân thể của Nó, Nó ở trong bầu trời nhưng bầu trời không biết

về Nó.

Tâm trí là thân thể của Nó, Nó ở trong tâm trí nhưng tâm trí không biết về

Nó.

Trí tuệ là thân thể của Nó, Nó ở trong trí tuệ nhưng trí tuệ không biết về Nó.

Bản ngã là thân thể của Nó, Nó ở trong Bản ngã nhưng Bản ngã O biết về

Nó.

Tâm trí lập luận là thân thể của Nó, Nó ở trong tâm trí lập luận nhưng tâm

trí lập luận không biết về Nó.

Cái không biểu lộ là thân thể của Nó, Nó ở trong cái biểu lộ nhưng cái

không biểu lộ không biết về Nó.

Cái không hủy diệt được là thân thể của Nó, Nó ở trong cái không hủy diệt

được nhưng cái không hủy diệt được không biết về Nó.

Cái chết là thân thể của Nó, Nó ở trong cái chết nhưng cái chết không biết

về Nó.

*

Nó là cái Ta bên trong nhất của tất cả những yếu tố này, mọi tội lỗi của Nó

đều bị tiêu hủy, và Nó là thiên thần thiêng liêng Narayana ­ cái nâng đỡ cho

Page 94: Áo nghĩa thư upanishad

mọi người.

*

Thân thể, giác quan, vân vân, là vật chất phi linh hồn, và cảm giác về cái tôi

về chúng là adhyas ­ ảo tưởng.

Do đó, người thông minh nên loại bỏ ảo tưởng này qua sự trung thành với

Brahman ­ thực tại tuyệt đối.

*

Biết bản thân mình là sakshi partyagatma, linh hồn chứng kiến bên trong

của trí tuệ người ta và tất cả những khuynh hướng của Nó, và thu được

khuynh hướng rằng "Cái đó là tôi", từ bỏ đòi hỏi "của tôi" với mọi vật.

Từ bỏ theo đuôi lok, xã hội, anh ta từ bỏ theo đuôi cả thân thể. Từ bỏ theo

đuôi kinh sách, anh ta từ bỏ ảo tưởng cả về linh hồn

Được bắt rễ vào linh hồn mình, và thông qua các kỹ thuật, thông qua việc

lắng nghe, và thông qua tự chứng nghiệm, nhà yoga nhận ra bản thân mình

là linh hồn của tất cả và tâm hồn của anh ta bị triệt tiêu.

Không trao cơ hội cho việc ngủ, cho chuyện trò của xã hội, cho âm thanh,

động chạm, hình dạng, vị và các mùi ­ các đối tượng của giác quan ­ và

quên đi linh hồn, hãy suy tư về linh hồn bên trong.

*

Thân thể này được làm từ chất bài tiết của mẹ và cha và đầy những chất bài

tiết và thịt. Do đó bằng cách đi khỏi Nó như một từ Chandra, sudra, và trở

thành Brahman, thực tại tuyệt đối, là được hoàn thành. Hỡi người tìm kiếm

chân lý! Bằng cách biết cái Một của linh hồn và linh hồn tối cao, giống như

Page 95: Áo nghĩa thư upanishad

cái Một của ghatakash, bầu trời bên trong cái bình, và mahakash, bầu trời

bên ngoài cái bình, sự không phân chia bao giờ cũng an bình.

Việc trở thành cái hỗ trợ tự tỏa sáng, tự tạo của tất cả linh hồn và linh hồn

vĩnh cửu, Brahman thực tại tuyệt đối, là loại bỏ cảm giác về thân thể bạn và

cả thân vũ trụ, dường như đấy chỉ là cái hỗ trợ chất bài tiết. Làm cho cảm

giác Bản ngã, mà đã kiểm soát thân thể, trở thành cái ta ý thức phúc lạc, từ

bỏ thân thể thô kệch và thành linh hồn cô độc bất tử của bạn.

Hỡi con người hồn nhiên! Hãy như 1 thành phố có thể nhìn thấy được qua

phản xạ trong gương. Ta là Brahman đó, thực tại tuyệt đối, trong người mà

việc phản xạ thế giới này thành thấy được ­ biết được điều này, hỡi cái 1

hồn nhiên, là được hoàn thành.

*

Chỉ người tự do khỏi nắm giữ vào Bản ngã mới đạt tới tự tính. Do đó, hãy

trở nên trong sạch hoàn toàn tựa như trăng tròn, người ta trở nên cực lạc và

tự tỏa sáng.

Dừng cảm giác làm thì mọi lo âu cũng dừng lại. Dừng lo âu thì mọi ham

muốn cũng dừng. Dừng các ham muốn là giải phóng ­ và điều này được gọi

là jivanamukti, giải phóng trong khi sống. Thấy tất cả, mọi nơi, theo mọi

hướng, như Brahman, thực tại tuyệt đối ­ trên sự chín muồi của cảm giác

thiện chí như thế mà ham muốn dừng lại. Chớ bao giờ lãng quên lòng trung

thành của bạn với Brahman, bởi vì đó là cái chết duy nhất, những người đã

bắt rễ vào Brahman nói thế.

Dù có bị gạt sang bên thì tảo vẫn chẳng mất thời gian để phủ kín lại mặt

Page 96: Áo nghĩa thư upanishad

nước. Tương tự, nếu một người khôn ngoan đi chệch lòng trung thành với

Brahman dù chỉ một thoáng chốc thì ảo tưởng sẽ bao phủ anh ta.

*

Người đã đạt tới cái Một với Brahman, Thực tại tuyệt đối, trong khi còn

sống, thì sẽ duy trì được điều đó sau khi rời khỏi thân xác. Do đó, hỡi con

người trong trắng! Hãy tỉnh thức để tránh tất cả những lựa chọn nhị nguyên.

Khi người ta thấy linh hồn nhất nguyên qua giác ngộ nirvikalpa ­ sự thức

tỉnh không chọn lựa ­ đó là khoảnh khắc cái nút vô minh trong tim tan biến

hoàn toàn.

Củng cố cái tôi, loại bỏ cái ngã, vân vân, vẫn luôn hiện hữu ung dung tự tại

cho họ, giống như ấm nước và quần áo, vân vân. Mọi danh hiệu ­ từ brama,

Đấng sáng tạo, tới tảng đá ­ đều là sai. Do đó, chỉ bắt rễ trong linh hồn bạn

mới thấy linh hồn mình ở mọi nơi.

Bản thân tôi là Brahman ­ Đấng sáng tạo; bản thân tôi là Vishnu ­ Đấng hàm

chứa; bản thân tôi là Shiva ­ Đấng hủy diệt; bản thân tôi là Indra ­ thủ lĩnh

của tất cả các thần; bản thân tôi là vũ trụ này, bản thân tôi là tất cả. Không

có gì khác hơn bản thân tôi.

*

Sự lừa dối trong linh hồn người ta là 1 hiện tượng bị áp đặt. bằng cách loại

bỏ Nó bản thân người thành Brahman, hoàn hảo, bất nhị và phi hành động.

Thế giới, cái dường như là 1 điều khác đi đối với linh hồn, gần như không

đúng nữa. Đâu là sự phân chia thành thực thể phi hình dạng và phi tổ chức,

thanh tịnh? Linh hồn tâm thức là tự do với các hành động của nhà tiên tri,

Page 97: Áo nghĩa thư upanishad

việc thấy và cái thấy, vân vân. Nó là miễn nhiễm và tràn đầy tựa đại dương

vào lúc đại hồng thủy.

Ngay cả bóng tối cũng tan biến trong ánh sáng, nguyên nhân của ảo tưởng

tan biến trong thực tại tuyệt đối vô song vốn không có tổ chức ­ cho nên sự

phân chia trong Nó là ở đâu?

Thực tại tối cao là một điều kỳ diệu: làm sao có thể có sự phân chia trong đó

được? Trạng thái sushupti ­ ngủ say, không mơ ­ là phúc lạc; ai thấy được sự

phân chia trong đó?

*

Gốc rễ của sự phân chia này là tâm trí. Nếu có vô tâm thì không có phân

chia. Do đó hãy tập trung tâm thức bạn vào tâm thức vũ trụ cái vốn là lãnh

thổ của bạn.

Biết rằng bạn là linh hồn phúc lạc hoàn toàn, bao giờ cũng vui mừng trong

phúc lạc này, bên trong và bên ngoài chính linh hồn bạn.

Quà của vô tư là hiểu biết, quà của hiểu biết là thư thái, và sự an bình hạn

xuống từ việc chứng nghiệm cái từ phúc lạc chính là quả của thư thái.

Nếu từng điều đã nói trên không xảy ra liên tiếp thì hãy hiểu rằng điều trước

đó đã không cho quả. Việc thiếu vắng đối tượng cảm giác là trong chính bản

thân sự mãn nguyện tối cao và niềm phúc lạc vô song.

*

Người mang thuộc tính là hiện thân của ảo vọng, ảo tưởng, người là nguồn

gốc của vũ trụ, người có đặc trưng toàn thức, vân vân, và là hiện thân của

gián tiếp, vô số và chân lý, vân vân, đều được biết bởi từ Tat ­ "Cái đó".

Page 98: Áo nghĩa thư upanishad

Người dường như là ủng hộ cho cái "tôi" như một kinh nghiệm cũng như là

một từ và người được chứng nghiệm như tách biệt khỏi ý thức, được gọi là

tvam ­ "ngươi".

Có 2 thuộc tính: ảo vọng, ảo tưởng, cho linh hồn vũ trụ, cho linh hồn hiện

thân. Khi bỏ 2 Cái đó, có thấy được chính là Param Brahman phúc lạc, hoàn

toàn đúng đắn, ý thức ­ Thực tại tối cao tối hậu.

*

Vậy, qua các phát biểu như Tattyamasi, Cái đó là bạn, theo đuổi các ý nghĩ

như tính mở cửa jiva, linh hồn cụ thể, và Brahman, là shravana, lắng nghe.

Và theo đuổi hợp lý ý nghĩa của bất kì cái gì đã được nghe chính là manan,

sự suy tư.

Việc thiết lập tâm trí bạn ngay trong ý nghĩa không thể nghi ngờ là đạt tới

được qua việc lắng nghe và suy tư này, việc làm hòa hợp với Nó chính là

nididhyassan, hấp thu.

Việc loại bỏ người thiền và việc thiền tương ứng, khi trầm ngâm, mục tiêu,

vẫn còn là mục đích duy nhất và tâm trí trở thành giống như ngọn lửa đèn

trong nơi không gió ­ điều này được gọi là Samadhi, giác ngộ.

Trong giác ngộ, các đối tượng của chứng nghiệm không tách biệt với linh

hồn, do đó chúng không được chứng nghiệm. nhưng chứng nghiệm vinh

quang này của người tìm kiếm, người đã tới giác ngộ, được hàm ý thông

qua việc hồi tưởng tâm trí..

Trong thế giới vô thủy, hàng hàng triệu, hàng triệu nghiệp, dấu ấn hành

động đã được tích lũy. Tất cả chúng đều bị giác ngộ này phá hủy và pháp

Page 99: Áo nghĩa thư upanishad

thanh tịnh, bản tính tự nhiên trưởng thành.

Những người biết về yoga gọi Nó là dharmamegha ­ đám mây mưa pháp ­

giác ngộ, bởi vì Nó trút xuống dòng suối cam lồ pháp, bản tính tự nhiên, tựa

như đám mây mưa rào.

Trong giác ngộ này, mạng lưới ham muốn tan biến hoàn toàn và những tầng

dầy nghiệp tích tụ, dù đức hạnh hay tội lỗi, đều bị nhổ bật mọi gốc rễ tại

chính ngọn nguồn của chúng.

Ban đầu phát triển vô hạn này ­ tattvamasi, Cái đó là bạn ­ là đúng, chỉ được

hiểu một cách gián tiếp, rồi tri thức trực tiếp, tựa như quả myrobalan trên

lòng bàn tay được sinh ra.

*

Khi không còn ham muốn về mọi vật đáng được tận hưởng, thì hãy biết điều

này là những điều tối cao trong vô tư. Khi không còn cái tôi nảy sinh thì hãy

biết điều này như điều này như điều tối cao trong hiểu biết khi ham muốn

tan biến không nảy sinh lại nữa thì đây là điều tối cao trong thư thái, và một

sthitpragya, người tìm kiếm, vững vàng trong, vẫn còn mãi trong phúc lạc.

Anh ta, người bạn thân đã bị cuốn hút vào trong đại ngã, thực tại tối hậu,

vẫn còn phi ham muốn và phi hành động. khi được thanh lọc bởi cái Một

với đại ngã và được đắm chìm trong sự mê ly cái Một, khi các hành động

của tâm trí là phi chọn lựa và chỉ còn như tâm thức, thì điều đó được gọi là

pragya, minh triết, anh ta, người bao giờ cũng có một pragya như vậy, được

gọi là jivanamukta, người giải thoát khi đang sống.

Một người không còn cái tôi cho thân xác và giác quan mình, và không còn

Page 100: Áo nghĩa thư upanishad

cái của tôi về các vật khác là một jivanamukta, người đã giải thoát khi đang

sống.

Khi không còn ham muốn về mọi vật đáng được tận hưởng thì hãy biết điều

này như điều tối cao trong vô tư. Khi không còn cái tôi nảy sinh thì hãy biết

điều này như điều tối cao trong hiểu biết.

*

Người chưa bao giờ qua trí tuệ biết tới bất kỳ sự khác biệt giữa jiva, linh

hồn hiện thân, và đại ngã hay giữa đại ngã và bản tính, Đấng sáng tạo được

gọi là jivanamukta, người được giải thoát khi sống. Được tôn kính bởi điều

tốt hay bị xúc phạm bởi điều ác, người vẫn giữ được điềm đạm được gọi là

jivanamukta.

Với người đã biết đến tinh hoa Đại ngã thì thế giới này không còn như trước

nữa. Nếu sự việc không như vậy thì anh ta còn chưa biết trạng thái của con

người Đại ngã và vẫn còn là một người hướng ngoại.

Chừng nào người ta vẫn còn kinh nghiệm hạnh phúc bình thường thì điều ấy

được gọi là prarabdha, dấu ấn hành động quá khứ được tích lũy, bởi vì việc

nảy sinh mọi kết quả đều từ hành động trong quá khứ. Không có quả ở bất

kỳ đâu không có hành động. Giống như hoạt động mơ dừng lại khi tỉnh

thức, tương tự thế hành động quá khứ được tích lũy qua hàng tỉ niên kỉ tan

biến tức khắc khi người ta biết "Ta là đại ngã"

*

Hiểu biết chính mình không gắn bó và vô tư như bầu trời, người yoga không

bị gắn bó chút nào sau đó vào mọi hành động tương lai. Cũng tựa như

Page 101: Áo nghĩa thư upanishad

không trung hiện hữu trong một vò rượu không bị ảnh hưởng bởi mùi rượu,

linh hồn vẫn còn không bị tác động bởi mọi điều xảy ra mặc dù hiện hữu

trong tất cả họ.

Giống như mũi tên bắn đi sẽ không dừng trước khi xuyên vào mục tiêu,

hành động được thực hiện trước khi xảy ra giác ngộ sẽ không dừng cho quả

sau khi giác ngộ đã xảy ra. Mũi tên bắn đi nhắm vào 1 con vật là hổ sẽ

không dừng lại giữa chừng nếu sau đó hiểu biết bừng lên rằng con vật đó là

bò. Mũi tên sẽ đâm trúng mục tiêu với toàn bộ sức mạnh của nó. Tương tự

vậy, hành động đã thực hiện sẽ đưa tới quả cho dù sau khi giác ngộ đã xảy

ra.

Người đã hiểu rằng anh ta bất tử và còn trẻ mãi thì vẫn còn là một với linh

hồn và chẳng có quan hệ gì với quả của hành động quá khứ của mình.

*

Nghiệp, hành động quá khứ, mang tới quả chỉ khi chúng ta có cảm giác về

cái của tôi đối với thân xác mình. Đừng bao giờ ham muốn có cảm giác về

cái của tôi đối với thân xác. Vậy, bằng cách từ bỏ cảm giác về cái của tôi

đối với thân xác người ta đoạn quả của nghiệp quá khứ.

Sự lừa dối này về việc thân xác là mình chính là nguyên nhân tạo ra trong

trí tưởng tượng ý tưởng về hành động quá khứ. Nhưng làm sao một điều nào

đó có thể đứng lại bị lợi dụng hay bị coi là sự lừa dối?

Một vật có thể sinh ra từ đâu mà đầu tiên là không thực? Cái thực không

sinh ra làm sao có thể bị diệt? Làm sao một vật không thật lại có thể có

hành động quá khứ?

Page 102: Áo nghĩa thư upanishad

Cái của tôi đối với thân xác là kết quả của sự vô minh của chúng ta và nó bị

phá hủy hoàn toàn bởi giác ngộ. Vậy thì làm sao thân xác vẫn còn lại?

Chính để thỏa mãn cho hoài nghi này của vô minh mà kinh sách đã quy sự

liên tục của thân xác là do hành động quá khứ.

*

Không phải giải thích cho người hiểu biết nhưng để thỏa mãn cho người vô

hiểu biết mà kinh sách nói rằng "thân xác vân vân là đúng", và rằng có

nghiệp tích lũy, có hành động quá khứ.

Thực tại chẳng có gì khác tồn tại ngoài cái Một và Đại ngã bất nhị, cái vốn

hoàn hảo, vô thủy vô chung, mênh mông, không đổi, nơi chân lý, nơi tâm

thức, nơi phúc lạc, vĩnh viễn, bất khả diệt, toàn diện, đều khắp, toàn thể, vô

hạn, tiến theo mọi hướng, không thể bị mất hay tìm được, phi hỗ trợ, độc

lập, trống rỗng mọi thuộc tính, phi hành động, vi tế, phi chọn lựa, không tì

vết, mơ hồ, bên ngoài tâm trí và lời nói, thực sự phong phú, hiển nhiên,

thuần khiết, có ý thức và không giống mọi thứ ta biết.

Vậy, việc hiểu biết qua chứng nghiệm của riêng bạn rằng linh hồn là không

thể phân chia được; là mãn nguyện và đựng đầy phúc lạc trong linh hồn phi

thay đổi.

*

Lắng nghe những giáo huấn này từ thầy, môn đệ trở nên giác ngộ và bắt đầu

nói: Tôi đã thấy thế giới hệt như bây giờ, nó đã đi đâu rồi? Ai đã đem nó đi

mất? Nó đã tan biến vào cái gì? Thật là một điều rất đáng ngạc nhiên! Nó

không tồn tại nữa sao? Trong đại dương Brahman này đầy những giọt cam

Page 103: Áo nghĩa thư upanishad

lồ của phúc lạc vô tận, tôi phải từ bỏ cái gì và phải lấy cái gì bây giờ đây?

Đâu là cái khác còn đâu là điều phi thường? Tôi chẳng thấy cái gì ở đây cả,

tôi chẳng nghe thấy gì cả và tôi cũng chẳng biết gì cả bởi vì tôi bao giờ cũng

trong linh hồn phúc lạc và bản thân tôi là bản tính của tôi. Tôi phi gắn bó,

tôi phi thân xác, phi giới tính, tôi là chính thượng đế; tôi tuyệt đối tĩnh lặng,

tôi là vô hạn, tôi là toàn bộ và cổ đại nhất. Tôi không là tác nhân, tôi không

là người đau khổ, tôi không thay đổi và không thể kiệt quệ, tôi là nơi tri

thức thuần khiết, tôi đơn độc và tôi là thiên thần vĩnh cửu.

Tri thức này do thầy trao cho Atpantaram, Atpantaram trao Nó cho Brahma,

Brahma trao Nó cho Ghorangiras, Ghorangiras trao Nó cho Raikva, Raikva

trao Nó cho Rama và Rama trao Nó cho mọi sinh linh. Đây là thông điệp

của niết bàn và đây là giáo huấn và môn phái của Veda.

Do vậy chấm hết Upanishad này.

===

Hết Chương 11: IX. Adhyatma Upanishad

Chương 12: X. Sarvasat Upanishad

Aum. Cầu cho điều thiêng liêng bảo vệ cả hai chúng ta; Cầu cho điều đó

chăm sóc cả hai chúng ta... Cùng nhau chúng ta có thể cố gắng. Sáng lạn là

việc biết của chúng ta. Cầu cho chúng ta không ghen tị. Aum, an bình, an

bình, an bình

Katham bandhah ­ tù túng là gì? Katham mokshah ­ giải thoát là gì? Vidya,

Page 104: Áo nghĩa thư upanishad

việc biết thật, là gì và avidya, việc biết giả là gì? Thức, mơ, ngủ và turiya ­

cái thứ tư ­ bốn trạng thái này là gì? Năm thể này là gì? ­ annamay, được tạo

nên từ thức ăn; pranamay, được tạo nên từ sinh lực; manomay, được tạo nên

từ năng lượng tâm lí; vigyanamay, được tạo nên từ nhận biết; anandamay,

được tạo nên từ phúc lạc. Người làm là gì? Linh hồn hiện thân này là gì?

Năm loại này là gì? Ai là người biết? Ai là nhân chứng? Ai là người ở chỗ

sâu nhất? Ai là người biết về tất cả các ý nghĩ và cảm giác? Jeevatma, linh

hồn cá nhân, là gì, và paramatma, linh hồn vũ trụ là gì? Maya, ảo tưởng là

gì?

Linh hồn là cả hai: vũ trụ và cá nhân. Qua việc đồng nhất với thân thể, vốn

là của cái ta mà không phải là linh hồn, linh hồn trở nên bị sở hữu bằng cảm

giác về bản ngã quanh thân thể. Cảm giác về bản ngã này là sự tù túng của

cá nhân, linh hồn được hiện thân. Khi cảm giác này về bản ngã dừng lại, thì

nó được gọi là giải thoát. Cái cho sinh thành ra cảm giác về bản ngã này

được gọi là avidya, việc biết giả, còn cái dẫn tới việc dừng của cảm giác bản

ngã này được goi là vidya, việc biết thật.

Trạng thái linh hồn có thể cảm nhận được những vật thô, như thính giác và

xúc giác, được gọi là jagrat, trạng thái thức của linh hồn. Những vật thô

được cảm nhận qua mười bốn công cụ ­ tâm trí, trí tuệ, tâm trí tích luỹ, bản

ngã và mười giác quan (năm giác quan của cảm nhận và năm tổ chức giác

quan của hành động) ­ được mặt trời và các thần khác hỗ trợ. Khi trong

thiếu vắng của các vật thô, như thính giác và xúc giác, và do những ham

muốn không được thoả mãn và kéo dài của trạng thái thức, qua mười bốn

Page 105: Áo nghĩa thư upanishad

công cụ linh hồn cảm nhận các vật thô đang có đó nhưng lại tạo ra những

ham muốn này ­ trạng thái này được gọi là swapna, trạng thái mơ của linh

hồn.

Khi có bất hoạt và nghỉ ngơi của mười bốn công cụ thì có thiếu cảm nhận,

và các vật thô, như thính giác và xúc giác, không được kinh nghiệm. Trạng

thái này được gọi là sushupti, trạng thái ngủ của linh hồn. Tâm thức chứng

kiến một cách vĩnh hằng biết tới sự hiện diện hay vắng mặt của ba trạng

thái, và bản thân Nó vượt ra ngoài sự hiện diện hay vắng mặt, là turiya. Đây

là trạng thái thứ tư.

Việc lắp ráp các tế bào do thức ăn tạo ra là thể vật lí. Khi mười bốn gió khác

nhau, như gió prana, hoạt động trong thể vật lí, chúng tạo ra thể năng lượng.

Khi linh hồn, hợp tác với hai thể này, và qua trung gian của mười bốn công

cụ, quan niệm các sự vật như lời, thì nó được gọi là thể trí. Khi linh hồn,

hợp tác với ba thể này, trở thành ý thức tới mọi cảm nhận, thì Nó được gọi

là thể nhận biết. Khi linh h ồn, hợp tác với bốn thể này, vẫn còn trong sự

hồn nhiên về nguyên nhân của nó, giống như hạt mầm của cây tre, thì nó

được gọi là thể phúc lạc.

Tu ỳ theo khuynh hướng của người ta về vui thích hay đau đớn, khi người ta

tập trung vào hài lòng thì đó là tâm trí mang tính sướng, còn khi người ta

tập trung vào không hài lòng thì đó là tâm trí mang tính khổ. Người làm là

cái nảy sinh từ các hành động của linh hồn được hiện thân trong nỗ lực của

nó để đạt tới sướng và để tránh khổ. Các giác quan ­ thính giác, xúc giác, thị

giác, vị giác, khứu giác đều là nguyên nhân cho cả sướng và khổ. Khi linh

Page 106: Áo nghĩa thư upanishad

hồn bị đồng nhất với thân thể có được do nghiệp thì đây là linh hồn được

hiện thân mắc bệnh.

Tâm trí, mạch sống, ham muốn, hiếu thảo và đức độ là năm nút cơ sở. Khi

linh hồn được hiện thân bị đồng nhất với bản chất của năm nút này, thì nó

không thể tự do khỏi chúng mà không tự hiểu mình. Vì năm nỗi ưu phiền

này linh hồn giống như bệnh tật tinh vi, nên linh hồn được biết tới như ling

sharir, sự đồng nhất thân thể. Đây là nút trong tim. Cái chiếu sáng tại đó khi

tâm thức là kshetragya, người biết.

Người biết việc sinh và sự tan biến của người biết, việc biết và đối tượng

của việc biết, thì là bản thân mình không có sinh hay tan biến, sự tự toả sáng

này được gọi là sakshi, nhân chứng. Cái cư ngụ trong tâm thức của mọi sinh

linh sống, từ Brahma, vị thần sáng tạo, tới con sâu bọ nhỏ nhất, và cái còn

lại ngay cả khi tất các những thân thể thô và tinh không còn nữa, được gọi là

Cái không thể huỷ diệt nổi. Chỉ như một sợi chỉ xuyên qua từng hột của

chuỗi hạt, linh hồn len vào từng tế bào của thân thể để cho nó có thể trở nên

nhận biết về bản tính đúng của mình từ trong các đặc trưng khác nhau. Cái

một này được gọi là antaryami, người biết về tất cả các ý nghĩ và cảm giác.

Linh hồn, Thực tại tối thượng, được gọi là twam, ngươi, khi tự do khỏi mọi

tướng mạo ­ chân lí, trí huệ, cái vô hạn, chỗ của phúc lạc ­ cũng như vàng

khi tự do khỏi mọi hình dạng vòng đeo hay mũ miện. Linh hồn vậy được

hiển lộ trong tự tính của riêng Nó, cảm nhận và ý thức. Brahman, thực tại

tối thượng, là chân lí. Nó là vô hạn và là chỗ của việc biết. Chân lí là không

thể huỷ diệt được. Cái không bị huỷ diệt, ngay cả như trung gian của không

Page 107: Áo nghĩa thư upanishad

gian, thời gian và sự vật bị phá huỷ, là avinashi, Cái không thể bị huỷ diệt

nổi.

Tâm thức vĩnh hằng, ở bên kia sáng tạo và huỷ diệt, được gọi là việc biết.

Tâm thức tràn đầy và tràn ngập toàn thể vũ trụ ­ giống như đất sét trong

những thứ được làm từđất sét, giống như vàng trong những thứ được làm từ

vàng, và giống như sợi chỉ trong mọi thứ được làm từ sợi chỉ ­ được gọi là

Cái vô hạn. Tâm thức vui sướng, phúc lạc đại dương không giới hạn, cái

vốn là bản chất tinh tuý của mọi niềm vui, là phúc lạc.

Cái là chân lí, việc biết, vô hạn và phúc lạc, và cái không đổi qua trung gian

của thời gian, không gian và vật chất là Tat, Cái đó, hay Paramatma, cái Ta

vũ trụ. Cái tách biệt khỏi người và Cái đó, là tinh tế như bầu trời, bản chất

duy nhất của Nó chỉ là hiện hữu; điều này chúng ta gọi là Param Brahman,

Thực tại tối thượng.

Cái không có bắt đầu nhưng lại kết thúc, cái hiện diện bình đẳng trong cả

cái được thấy và được không thấy, Cái không thực, không giả, không thực­

giả, và cái bản thân nó dường như thuần khiết nhất, hoàn thiện nhất­ năng

lượng đó được gọi là maya, ảo tưởng. Nó không thểđược mô tả theo bất kì

cách nào khác. ảo tưởng là dốt nát, nó không có nghĩa và là giả. Nhưng với

người si mê, ảo tưởng là thật trong ba trạng thái thời gian: quá khứ, hiện tại

và tương lai. Do đó bản chất thực của nó không thể được truyền đạt chỉ bởi

nói, "Nó là thế...."

Ta chưa hề sinh ta không là thân thể, ta không là mười giác quan. Ta không

là trí tuệ. Ta không là tâm trí. Ta thậm chí không là Bản ngã vĩnh hằng. Ta

Page 108: Áo nghĩa thư upanishad

hiện hữu không có prana, hơi thở sống của cuộc sống. Ta hiện hữu không

tâm trí. Ta là tự tính thuần khiết . Ta là nhân chứng bên ngoài trí tuệ. Ta là

bản thân tâm thức vĩnh hằng. Về điều này không có hoài nghi.

Ta không là người làm không là người kinh nghiệm. Ta hiện hữu nhưng là

nhân chứng cho mọi biểu hiện. Chính bởi vì sự gần gũi của ta với chúng mà

thân thể, vân vân, dường như là ý thức, và bắt đầu vận hành tương ứng. Ta

là cái không thay đổi, cái vĩnh hằng. Ta bao giờ cũng là nhà của phúc lạc,

của thuần khiết và việc biết. Ta là toàn năng. Ta là linh hồn rõ ràng hiện

diện trong mọi sinh linh hữu tình như một nhân chứng. Về điều này, không

có hoài nghi.

Ta là Brahman này được biết tới bởi mọi Vedanta, trạng thái bên ngoài tri

thức. Ta không thể nhận biết được ngay như bầu trời và không khí vân vân,

Ta không hình dạng không tên tuổi không hành động. Ta là Brahman này,

thực tại tối thượng: chỗ cư ngụ của sat, chit, anand ­ chân lí, tâm thức, phúc

lạc. Ta không là thân thể ­ làm sao có thể có sinh và tử cho ta? Ta không là

hơi thở sống ­ làm sao có thể có đói hay khát cho ta? Ta không là tâm trí ­

làm sao có thể có buồn rầu hay vui thích cho ta? Ta không là người làm ­

làm sao có thể có tù túng hay giải thoát cho ta? Như thế là bíẩn này.... Tại

đây kết thúc Upanishad.

===

Hết Chương 12: X. Sarvasat Upanishad

Page 109: Áo nghĩa thư upanishad

Chương 13: XI. Những Đoạn Kinh Chọn lọc

Người có sự hợp nhất với ý thức thanh khiết, vượt lên trên thế giới này và

đạt được tất cả sự mong muốn ước mơ trong cái thế giới thiên đường kia,

trở thành bất tử ­ vâng, trở thành bất tử.

Sau đó Maitreyi đã nói: "Chính ở đây ông đã làm tôi hoang mang bối rối,

ngài kính mến, bởi lời nói rằng sau khi đạt được sự hợp nhất với cái Ngã,

người ta không có sự ý thức rõ hơn".

Yajnavalkya đáp: "Chắc chắn ta không nói điều gì làm nàng hoang mang

bối rối, nàng yêu quý của ta. Thực tại này là đủ đối với tri thức, ơi

Maitreyi!"

"Bởi vì khi có tính nhị nguyên như nó đã có, thì người ta ngửi thấy cái khác,

người ta sẽ nhìn thấy cái khác, sẽ nghe thấy cái khác, sẽ nói về cái khác, sẽ

nghĩ về cái khác, sẽ hiểu biết cái khác. Nhưng khi tất cả mọi cái đã được trở

thành cái Ngã, thì người ta sẽ ngửi cái gì và bởi cái gì, người ta sẽ nhìn cái

gì và bởi cái gì, người ta sẽ nói cái gì và bởi cái gì, người ta sẽ nghĩ cái gì và

bởi cái gì, người ta sẽ hiểu biết cái gì và bởi cái gì, do cái gì người ta biết

được? Cái đó nhờ có Nó mà tất cả được hiểu biết ­ do cái gì, nàng yêu quý

của ta, người ta sẽ hiểu biết người hiểu biết".

"Cái Bản ngã ở bên trong tất cả là gì, Yàjnavalkya?"

" Anh không thể nhìn thấy sự nhìn của người nhìn; anh không thể nghe thấy

sự nghe của người nghe; Anh không thể nghĩ thấy sự suy nghĩ của người

suy nghĩ; Anh không thể biết được sự biết của người hiểu biết. Đó là Bản

Page 110: Áo nghĩa thư upanishad

ngã của anh, cái ở bên trong tất cả; tất cả cái khác chỉ là cái bị diệt vong".

Ông ta, người biết được hạnh phúc của Brahman, từ đó ngôn từ cùng với trí

tuệ quay đi, không có khả năng với tới Nó ­ ông ta không sợ bất cứ cái gì và

không sợ bất cứ ai.

Ông ta, chính mình không còn đau buồn với suy nghĩ: Vì sao ta không làm

điều gì tốt? Tại sao ta không làm điều gì xấu? bất cứ ai biết điều này liên

quan tới cả 2 tốt và xấu như Atman và làm cho Nó vững chắc, thực sự ông

ta yêu thương cả 2 điều đó như Atman.

Điều đó, thực sự, là Upanishad (là bí mật tri thức về Brahman).

Đấng ấy là linh hồn trong trái tim, nhỏ hơn hạt tấm, nhỏ hơn hạt cải, nhỏ

hơn hạt kê, Đấng ấy là linh hồn tôi trong trái tim, Đấng ấy lớn hơn trái đất

này, Đấng ấy lớn hơn bầu không trung, lớn hơn cả vòm trời, lớn hơn tất cả

mọi thế giới.

Quả thật không khí luôn luôn lưu động, vì vậy không khí cũng là một loại

thanh tẩy, nhờ luôn lưu chuyển, không khí làm trong sạch mọi thứ, vì làm

sạch được mọi thứ nên không khí cũng là một thứ thanh tẩy.

Pràna được xem là Bản ngã của tất cả và Nó bao gồm tất cả hành động và

kết quả của hành động. Nó thể hiện trong 3 hình thức cơ bản: thân thể của

thần Hiranyagarbha, không khí bên ngoài, sinh khí bên trong của các tạo

vật. Tất cả đều tồn tại trong Pràna, nhờ có Pràna mọi vật có thể tồn tại và

phát triển. Nếu Pràna rời bỏ bất cứ sinh vật nào thì sinh vật ấy nhanh chóng

trở nên khô héo và chỉ còn thuần túy là một xác chết.

===

Page 111: Áo nghĩa thư upanishad

Hết Chương 13: XI. Những Đoạn Kinh Chọn Lọc

Chương 14: XII. Thánh Ca Bình An

Aum! Nguyện xin các chi thể của tôi, lưỡi tôi, mũi tôi, mắt tôi, tai tôi, tất cả

sức lực của tôi và tất cả các cơ quan giác quan của tôi được Ngài nuôi sống.

Tất cả, thật vậy, tất cả là Brahman như đã được tuyên xưng trong các kinh

Upanishad. Nguyện xin tôi không bao giờ chối từ Brahman và xin Brahman

đừng chối từ tôi. Xin đừng từ chối phần tôi. Ước gì tất cả những đức hạnh

đã được miêu tả trong các kinh Upanishad đều thuộc về tôi, tôi đã được hiến

dâng cho Atman, vâng, ước gì tất cả những đức hạnh ấy tôi đều có được!

Aum! Nguyện xin bình an, bình an, bình an.

[1] Nhận thức trực giác: intuition, suy tư chiêm nghiệm trong sự thanh tĩnh

của tâm hồn

[2] Tinh thần vũ trụ, cái Ta ở nơi tâm tất cả mọi vật

[3] Kim noãn, mầm mống đầu tiên của vũ trụ vạn vật

[4] Ám chỉ hơi thở, tinh khí, linh hồn thế giới,nó là mầm mống của tất cả sự

vật hữu hình trong vũ trụ

[5] Chạy theo, ý nói theo đuổi tồn tại vật chất riêng trong sự quan hệ với thế

giới. anh ta trở thành nạn nhân của cái chết lại diễn tả mãi mãi và O đạt tới

giải thoát.

[6] Trấn đô, chỉ thể xác, 11 cửa chính là 11 cơ quan của cơ thể tiếp xúc với

thế giới bên ngoài, gồm: 2 mắt, 2 tai, 2 lỗ mũi, miệng, rốn, 2 cơ quan hạ cấp

Page 112: Áo nghĩa thư upanishad

và lỗ ở đỉnh đầu, qua đó hơi thở sống của yogin thoát ra ngoài trong thời

gian chết.

[7] 1 cấp á thánh thần được xem như thi sĩ hay nhạc sĩ của thiên giới

[8] Ý muốn nói trí tuệ vũ trụ. Những trí tuệ cá nhân là chưa được tiến hóa.

[9] Các yếu tố gồm 5 yếu tố: Tinh khí, không khí, lửa, nước và đất. lúc tiến

hóa đầu tiên chúng hòa lẫn tế vi và không thể tạo thành những yếu tố thô.

Mỗi yếu tố thô bao gồm một nửa phần tế vi của nó và 1/8 của mỗi 4 yếu tố

kia đang ở dạng tế vi.

[10] Những kết quả bất tử là hành động (nghiệp) tạo ra dục vọng và dục

vọng xúi giục người ta hành động. nguyên nhân như vậy trong thế giới hiện

tượng, dòng chảy của nghiệp không bao giờ đi tới kết thúc. Chỉ có tri thức

về Brahman mới làm ngừng dục vọng và nghiệp.

[11] Dars'a là tuần trăng lu, Paurnamàsa là tuần trăng tròn

[12] Mùa hạ và mùa thu

[13] 7 thế giới là trái đất và 6 hành tinh xoay quanh, hay những từ biểu hiện:

đại tổ phụ, tổ phụ và cha của người hiến tế, bản thân người hiến tế, con trai,

cháu trai và chắt trai.

[14] Yếu tố đầu tiên trong 5 yếu tố cấu thành vũ trụ, thường được dịch là

"tinh khí", "ête"

[15] Ý nói sự tập trung tư tưởng vào Brahman

[16] Ý nói các giác quan sẽ rút ra khỏi đối tượng của nó và trí tuệ chỉ tập

trung vào Brahman.

[17] Bậc thông thái hiểu atman như người chứng kiến các trạng thái khác

Page 113: Áo nghĩa thư upanishad

nhau của tinh thần.

[18] 2 con chim, ở đây chỉ linh hồn bản ngã và linh hồn tối cao (paramâtma)

nhưng cùng được gọi bằng 1 tên đó là Atman.

[19] Tức là thể xác con người

[20] Ý nói jiva đồng nhất chính mình với thể xác và trải qua những kết quả

hành động.

[21] Là sự từ bỏ mọi hành động kèm theo sự tôn sùng hoàn toàn đối với

Brahman

[22] 15 bộ phận, là những cái được diễn tả trong Pras'na Upanishad là:

Niềm tin (sraddha), không gian (kham), không khí (vàgu), lửa (jyoti), nước

(ap), đất (prithivi), các cơ quan cảm giác (indriyas), tư tưởng (manas), thức

ăn (annam), khí lực (viryam), nghiêm khắc (tapas), thánh kinh (matras), lễ

hiến tế (karma), các thế giới (loka), tên (nàma).

[23] Bài này muốn nói đến lễ hiến tế được hiểu như Ekarshi và sự sám hối

của Sírovrata, trong đó nghi lễ này đòi hỏi mang lửa trên đầu của người làm

lễ. bằng phương tiện hiến tế và sự sám hối, con người mong muốn sẽ có

được sự tập trung tâm trí và sự trong sạch của trái tim. sau này anh ta có khả

năng bồi bổ tri thức về Brahman.

[24] Những người tìm chân lý, nghiên cứu khoa học về Brahman, hay bậc

thấu thị

[25] Là 3 dây đai hay 3 vòng tạo nên sự mệt, chán. Đó là 3 gunas: sattva,

rajas và tamas.

[26] Gồm: 5 yếu tố, 5 cơ quan nhận thức, 5 cơ quan hành động và trí tuệ.

Page 114: Áo nghĩa thư upanishad

[27] 50 nấc thang: cái truyền sự vận động cho bánh xe của vũ trụ, chúng kế

tiếp nhau: 5 nhận thức sai lầm hay cái loại khác của sự ngu dốt hoài nghi

(ngu dốt, tình yêu tự ngã, sự trói buộc, lòng căm thù, ham sống); 28 sự bất

tài là nguyên nhân của nhận thức sai lầm, 9 nghịch đảo của sự thỏa mãn, 8

nghịch đảo của sự hoàn hảo. 20 nấc thang trái ngược bao gồm: 10 cơ quan

nhận thức và hành động, 10 đối tượng tương ứng. chúng như những cái nệm

giữ chắc những nấc thang.

[28] 8 bộ: 8 cái của Prakriti: (tên, tinh khí, khí, lửa, nước, đất, tư tưởng, tri

năng và sự hiểu biết bản ngã) của 8 loại vật chất của thê xác (da, biểu bì,

thịt, máu, mỡ, xương,tủy, tinh dịch); 8 lực: siêu nhiên phú cho con người cái

mà con người tự tạo cho mình, nhỏ như nguyên tử, lớn như trái núi, sáng

như khí, có thể với tới bất kỳ đối tượng nào con người muốn, chỉ huy bất cứ

cái gì con người muốn; 8 trạng thái (đức, công chính hay pháp, tri thức hay

jnàna, sự từ bỏ uy nghi, không công chính,ngu dốt, không từ bỏ và sự nghèo

khổ); 8 bộ thần và tồn tại hợp nhất (Brahmà, Prajapati, deities, gandharvas,

yakshas, ràkshasas, linh hồn, tình bạn); và bộ 8 đạo đức (lòng thương người

(trắc ẩn), lòng khoan dung, không hiểm ác, sự trong sạch, không cố gắng,

lòng tốt, từ do giải thoát và không khát khao).

[29] Danh từ cũng có nghĩa như Siva, hay Rudra. Một trong những biểu

hiện khác của Brahman trong thế giới hiện tượng. trong 1 loạt tên gọi này

thì tên Chúa tể tối cao là thông dụng.

[30] Những đau khổ được mô tả như 5 sự đau đớn (vật chất và tinh thấn)

con người phải chịu: sự ngu dốt, lòng vị kỷ, tham dục, lòng ghanh ghét và

Page 115: Áo nghĩa thư upanishad

ham sống.

[31] Ngực, cổ và trái tim

[32] Kiểm soát hơi thở trong yoga: có 5 sự biểu hiện của hơi thở, biểu hiện

chức năng 5 bộ phận khác nhau của cơ thể. Điều đàu tiên trong tất cả là bậc

yogi sẽ phải kiểm soát chúng bằng quá trình nhận thức như sự tấy uế trí lực,

thần kinh

[33] Non­dual: chỉ linh hồn tối cao, người giải thoát khỏi kinh nghiệm nhị

nguyên, không thực.

[34] Ensnarer: còn gọi là jàla, nghĩa là cái bẫy, hay lưới liên quan đến ảo

ảnh (maya)

[35] Sự không hiểu biết có thể nhìn thấy thế giới và các sự vật khác nhau

bao hàm trong nó và cũng có thể thấy đấng chúa tể như Người sáng tạo,

nhưng khi đạt được chân lý, biết tất cả tồn tại là Brahman thì chỉ có một,

không có cái thứ 2 tồn tại về bản chất.

[36] Brahman qua maya khắc ghi dấu ấn chính mình với toàn bộ thể xác,

gọi là Virat.

[37] Nghĩa là thân thể và 5 đường thoát của cơ thể: 2 mắt, 2 tai, 2 lỗ mũi,

miệng, hậu môn và đường tiểu.

[38] Nguyên lý tối cao. Có 12 nguyên lý tối cao, tức 12 tháng trong năm,

cũng có nghĩa là chư thần được coi là những người của Dyaus (thần mặt

trời) và Aditi (1 trong nhiều tên gọi của thần đất).

[39] Kim noãn, mầm mống đầu tiên của tất cả vạn vật, trạng thái, địa vị

Brahman bởi gia tố của tất cả tư tưởng.

Page 116: Áo nghĩa thư upanishad

[40] Trạng thái Brahamn bởi yếu tố khác thêm vào cúa tất cả thể xác.

[41] Chỉ tất cả các đối tượng vật lý như Prakriti và nguyên nhân của chúng

bao gồm ba gunas.

[42] Linh hồn cá nhân là cái đầu tiên, được quyết định bởi dục vọng và hành

động quá khứ của nó, nó trở thành đối tượng bởi các giá trị khác nhau. Như

vậy, nó quên mất bản chất chân thật của mình và xem mình như đối tượng

vật chất và thích thú hưởng thụ như đối tượng vật chất kia.

[43] Là hình ảnh của linh hồn cá nhân và linh hồn tối cao

[44] Ăn ở đây có nghĩa là sự trải qua kinh nghiệm

[45] Biểu hiện đầu tiên của Gaguna Brahman trong vũ trụ tương đối.

[46] Theo trường phái triết học Samkhya, prakriti (tự nhiên hay vật chất)

bao hàm trong đó 3 guna ­ thường được dịch là "phẩm chất", "đức tính",

"năng lực" ­ được gọi là sattva, rajas, tamas. Trong đó tamas có ý nghĩa là

sự tối tăm (vô tri, vô giác) hay tính trì trệ, ỳ; rajas là sự hiếu động, hoạt

động; sattva là sự sáng suốt, tính thăng bằng điều hòa. Chúng như 3 sợi dây

tạo thành chuỗi xoắn lại với nhau chi phối sự biến hóa của tự nhiên. Cũng

bởi 3 guna, con người bị ràng buộc vào thế giới tương đối này.

[47] One: sự giúp đỡ của thầy. Two: tình yêu thương của Thần và của thầy.

Three: kỷ luật Veda trong việc học tập nghiên cứu chân lý của kinh sách với

sự giúp đỡ của thầy (guru), suy luận về chúng và trầm tư mặc tưởng cuối

cùng về chúng (chân lý).

[48] Tự nhiên, vật chất cơ sở nguyên thủy tối sơ của sự sáng tạo, bao gồm

sattva, rajas, và tamas.

Page 117: Áo nghĩa thư upanishad

[49] Là những người từ bỏ thế giới có sự hiểu biết bản chất nhất thời của nó

và hiến dâng chính họ cho tri thức về Brahman. Có nhiều hạng của sự từ bỏ

thế giới này. Hạng mà chúng ta đang nói ở đây là hạng cao nhất.

[50] Chỉ trạng thái tỉnh hay mặt thứ nhất của Atman; cũng như Vais'vànara

(chức năng ý thức qua sự tổng hợp thể xác thô trong trạng thái tỉnh).

[51] Ý thức được hình thành trong trạng thái mộng.

[52] Sự hiểu biết, ý thức được hình thành trong trạng thái ngủ sâu.

[53] 5 vỏ bọc: annamayakhôngsa (vỏ bọc thể chất), prànamayakhôngsa (vỏ

bọc tinh thần), manomayakhôngsa (vỏ bọc trí tuệ), vijnanama ­ yakhôngsa

(vỏ bọc trí năng ­ tự ý thức) và anadamayakhôngsa (vỏ bọc của mầm mống

vui sướng, những gì đã trải qua trong giấc ngủ).

[54] Cái nhân của sự ràng buộc chính là trạng thái bất động, hoặc đam mê

khoái lạc.

[55] àkàs'a: Khoảng không vô định, được xem là 1 trong 5 yếu tố cơ bản tạo

nên vũ trụ.

[56] Bản chất nguyên sơ, nguyên thủy của sự vật

[57] Nhận thức hoàn toàn chủ quan vì sự vật thấy trong giấc mơ là do ảo

giác tạo ra.

[58] Trí tuệ trong trạng thái thoát khỏi quan niệm về nguyên lý nhân quả

được tạo ra bởi ảo ảnh

[59] Trí tuệ lúc này được xem là brahman

[60] Ý thức được hiểu ở đây là ý thức tối cao, là tinh thần của vũ trụ.

[61] Thế giới tương đối, vòng tròn không ngừng của sự sinh tử

Page 118: Áo nghĩa thư upanishad

[62] Những thành viên của đẳng cấp á thần trong thần thoại Ấn Độ, là

những nhạc sĩ của các vị thần.

[63] Điều này ý nói, trong trật tự thế giới khác. Trong chính cuộc sống này

anh ta trở thành Brahman. Anh ta không còn chờ đến cái chết trong thứ tự

để thấy rõ rằng anh ta không phải là ai khác mà chính là Brahman.

[64] Tồn tại vĩnh viễn, đã được biểu hiện bằng Veda vĩnh viễn. nó không

phải là kiểu học thuyết được công thức hóa bởi khả năng hiểu biết của luận

lý học (logic học).

[65] Năm là dấu hiệu của thời gian, cái đặt những giới hạn tất cả vạn vật

được tạo ra.

===

Hết Chương 14: XII. Thánh Ca Bình An

http://kilopad.com/Ton-giao-Tu-tuong-c40/doc-sach-truc-tuyen-ao-

nghia-thu-upanishad-tri-thuc-toi-thuong-b3416