bỘ cÔng thƯƠnglogistics.gov.vn/upload/bc logisticsxkvietnam102019 sua.docx · web viewtheo...

30
BỘ CÔNG THƯƠNG TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRONG XUẤT KHẨU Số tháng 10/2019 THUỘC NHIỆM VỤ “Xây dựng Hệ thống cung cấp, kết nối thông tin, dữ liệu logistics giai đoạn 2017-2020”

Upload: others

Post on 26-Jan-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BỘ CÔNG THƯƠNGlogistics.gov.vn/upload/bc logisticsxkvietnam102019 sua.docx · Web viewTheo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 9/2019 xuất

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRONG XUẤT KHẨU

Số tháng 10/2019

THUỘC NHIỆM VỤ

“Xây dựng Hệ thống cung cấp, kết nối thông tin, dữ liệu logistics giai đoạn 2017-2020”

Hà Nội, 2019

Page 2: BỘ CÔNG THƯƠNGlogistics.gov.vn/upload/bc logisticsxkvietnam102019 sua.docx · Web viewTheo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 9/2019 xuất

MỤC LỤC

1. Mặt hàng than.........................................................................................................................3

1.1. Phương thức vận tải......................................................................................................................3

1.2. Phương thức giao hàng.................................................................................................................4

1.3. Cảng biển, cửa khẩu xuất khẩu....................................................................................................5

1.4. Một số thông tin liên quan............................................................................................................6

2. Mặt hàng sắt thép.......................................................................................................................7

2.1 Phương thức vận tải......................................................................................................................7

2.2 Phương thức giao hàng.................................................................................................................8

2.3 Cảng biển, cửa khẩu xuất khẩu....................................................................................................9

2.4 Một số thông tin liên quan..........................................................................................................12

3. Mặt hàng nhựa và sản phẩm từ nhựa.................................................................................12

3.1 Phương thức vận tải....................................................................................................................13

3.2 Phương thức giao hàng...............................................................................................................14

3.3 Cảng biển, cửa khẩu xuất khẩu..................................................................................................15

3.4 Một số thông tin liên quan..........................................................................................................18

1

Page 3: BỘ CÔNG THƯƠNGlogistics.gov.vn/upload/bc logisticsxkvietnam102019 sua.docx · Web viewTheo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 9/2019 xuất

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Cơ cấu phương thức vận tải trong xuất khẩu than 9 tháng đầu năm 2019..............3Hình 2: Cơ cấu cảng/cửa khẩu trong xuất khẩu than 9 tháng đầu năm 2019.......................5Hình 3: Cơ cấu phương thức vận tải trong XK sắt thép trong 9 tháng năm 2019................8Hình 4: Cơ cấu phương thức giao hàng xuất khẩu sắt thép 9 tháng năm 2019....................9Hình 5: Cơ cấu cảng/cửa khẩu trong xuất khẩu sắt thép 9 tháng năm 2019......................10Hình 6: Cơ cấu phương thức vận tải trong xuất khẩu nhựa và sản phẩm từ nhựa trong 9 tháng năm 2019 (về trị giá)................................................................................................13Hình 7: Cơ cấu cảng, cửa khẩu XK nhựa và sp từ nhựa trong 9 tháng năm 2019.............16

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Các thị trường đối tác phương thức vận tải trong XK than 9 tháng năm 2019 (về lượng và giá trị xuất khẩu)...................................................................................................4Bảng 2: Cơ cấu phương thức giao hàng trong xuất khẩu than 9 tháng năm 2019...............4Bảng 3: Các cảng biển, cửa khẩu xuất khẩu than của Việt Nam 9 tháng năm 2019............6Bảng 4: Phương thức vận tải xuất khẩu nhựa của Việt Nam trong 9 tháng năm 2019......14Bảng 5: Một số cảng, cửa khẩu xuất khẩu nhựa và sản phẩm từ nhựa của Việt Nam trong 9 tháng năm 2019...............................................................................................................16

2

Page 4: BỘ CÔNG THƯƠNGlogistics.gov.vn/upload/bc logisticsxkvietnam102019 sua.docx · Web viewTheo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 9/2019 xuất

NỘI DUNG BÁO CÁO

1. Mặt hàng than:

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 9/2019 xuất khẩu than các loại của nước ta giảm khá mạnh cả về lượng và trị giá, đạt 106 nghìn tấn, trị giá là 14,5 triệu USD, với mức giảm lần lượt là 52,0% và 55,% và cũng giảm so với tháng cùng kỳ năm 2018, giảm 5,0% về lượng và 12,0% về trị giá. Như vậy, 9 tháng đầu năm 2019, tổng lượng than các loại của nước ta xuất đi đạt 783,1 nghìn tấn, trị giá là 118,4 triệu USD, giảm 56% về lượng và 52,0% về trị giá so cùng kỳ năm trước.

1.1. Phương thức vận tải:

Về xuất khẩu than của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2019, chủ yếu qua đường biển đạt gần 756,72 nghìn tấn với kim ngạch 115,26 triệu USD, nhưng đều giảm cả về lượng và kim ngạch so với tháng cùng kỳ năm ngoái, với mức giảm lần lượt là 51,70% và 68,22% sang các thị trường: Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Inđônêxia, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ, Philippines, Đài Loan (Trung Quốc), Hà Lan, Nhật Bản.

Ngoài ra, cũng có một lượng than nhỏ xuất sang Lào, Trung Quốc và Singapore bằng đường bộ vẫn theo xu thế giảm khá mạnh, giảm 47,12% về lượng và 62,15% trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.Hình 1: Cơ cấu phương thức vận tải trong xuất khẩu than 9 tháng đầu năm 2019

Đường biển96.63%

Đường bộ0.02%

Khác3.35%

Cơ cấu phương thức vận tải trong xuất khẩu than 9 tháng đầu năm

2019 (về lượng)

Đường biển97.64%

Đường bộ0.01%

Khác2.36%

Cơ cấu phương thức vận tải trong xuất khẩu than 9 tháng đầu năm

2019 (về trị giá)

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục hải quan

3

Page 5: BỘ CÔNG THƯƠNGlogistics.gov.vn/upload/bc logisticsxkvietnam102019 sua.docx · Web viewTheo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 9/2019 xuất

Bảng 1: Các thị trường đối tác phương thức vận tải trong XK than 9 tháng năm 2019 (về lượng và giá trị xuất khẩu)

Phương thức vận chuyển

9 tháng 2019 So cùng kỳ năm trước

Thị trường xuất khẩuLượng (đvt:

Tấn)Trị giá

(đvt: USD)% về lượng

% về trị giá

Đường biển 756.718 115.255.843 -51,70 -68,22

Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Inđônêxia, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ, Philippines,Đài Loan (Trung Quốc), Hà Lan, Nhật Bản

Đường bộ 190 10.911 -47,12 -62,15 Lào, Trung Quốc, SingaporeKhác 26.226 2.780.115 * *

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục hải quan1.2. Phương thức giao hàng:

Về phương thức giao hàng trong xuất khẩu than, trong 9 tháng đầu năm 2019 xuất khẩu than được thực hiện với ba phương thức chính là FOB, CFR và DDU. Trong đó, bằng phương thức FOB dẫn đầu chiếm 78,32% lượng than, tương ứng với 76,12% giá trị than được xuất khẩu của cả nước, sang các thị trường Nhật Bản, Singapore, Inđônêxia, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines, Sri Lanka.

Với phương thức xuất khẩu CFR lượng than xuất khẩu chiếm 18,24% tương ứng với 21,34% về trị giá; được sử dụng cho xuất khẩu sang các thị trường: Hàn Quốc, Inđônêxia, Nhật Bản. Ngoài ra, xuất khẩu bằng phương thức DUU chiếm tỷ trọng nhỏ 1,94% về lượng và 1,35% về trị giá.

Bảng 2: Cơ cấu phương thức giao hàng trong xuất khẩu than 9 tháng năm 2019(về lượng và giá trị xuất khẩu)

Mã điều kiện giao hàng

9 tháng năm 2019 So cùng kỳ năm trướcThị trường xuất khẩuLượng

(đvt: Tấn)Trị giá (đvt:

USD)% về lượng

% về trị giá

FOB 613.327 89.853.999 -85,58 -78,45Nhật Bản, Singapore, Inđônêxia, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines, Sri Lanka

CFR 142.832 25.192.698 Hàn Quốc, Inđônêxia, Nhật BảnDDU 15.206 1.591.688 -81,51 -76,77 Trung QuốcDAP 11.165 1.180.578 10,21 -31,22 Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc)CIF 559 209.066 97,52 -65,94 Malaysia, Nhật Bản, Hà LanDAF 30 10.911 * * LàoDDP 15 7.929 * * Đài Loan

4

Page 6: BỘ CÔNG THƯƠNGlogistics.gov.vn/upload/bc logisticsxkvietnam102019 sua.docx · Web viewTheo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 9/2019 xuất

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục hải quan

1.3. Cảng biển, cửa khẩu xuất khẩu:

Trong 9 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu than qua Cảng Cẩm Phả (Quảng Ninh) chiếm tỷ trọng cao nhất 96,38% về lượng và 97,05% về trị giá; sang các thị trường: Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ.

Ngoài ra, mặt hàng than còn được xuất khẩu qua một số cửa khẩu khác như: Cảng PTSC (TP. Vũng Tàu), Cảng Tiên Sa (TP. Đà Nẵng), Cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh),…

Hình 2: Cơ cấu cảng/cửa khẩu trong xuất khẩu than 9 tháng đầu năm 2019

Cảng Cẩm Phả 96.38%

Cảng PTSC 1.18%

Cảng Tiên sa 0.24%

Khác2.19%

Cơ cấu cảng/cửa khẩu trong xuất khẩu than 9 tháng năm 2019 (về lượng)

Cảng Cẩm Phả 97.05%

Cảng PTSC 0.64%

Cảng Tiên sa 0.59%

Khác1.72%

Cơ cấu cảng/cửa khẩu trong xuất khẩu than 9 tháng năm 2019 (về trị giá)

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục hải quan

Năm 2019, Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả đặt mục tiêu tổng lượng than tiêu thụ đạt 40,655 triệu tấn, tổng doanh thu 69.887 tỷ đồng, lợi nhuận 3.678 tỷ đồng.  Theo kế hoạch này thì năm nay tổng sản lượng than tiêu thụ của Công ty sẽ tăng thêm khoảng 4 triệu tấn. (Năm 2018 tổng sản lượng than tiêu thụ của Công ty đạt 36,095 triệu tấn).

Công ty đã và đang thực hiện tốt việc đẩy mạnh than chuyển vùng miền Tây về tiêu thụ. Đối với các loại than của các đơn vị kinh doanh than cuối nguồn, Công ty phục vụ pha trộn, bố trí đầy đủ tất cả phương tiện đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên tinh thần ưu tiên các hộ tiêu thụ trọng điểm trong nước với mục tiêu không để thiếu than. Ngoài ra, Công

5

Page 7: BỘ CÔNG THƯƠNGlogistics.gov.vn/upload/bc logisticsxkvietnam102019 sua.docx · Web viewTheo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 9/2019 xuất

ty còn phối hợp và chuẩn bị sẵn sàng nguồn than dự trữ ở các kho trong mọi điều kiện theo khả năng tiêu thụ, nhất là trong mùa mưa.

Đặc biệt, tiếp tục chú trọng việc áp dụng KHCN vào tất cả các khâu sản xuất để nâng cao năng suất và hiệu quả, giảm lao động. Trên thực tế, Công ty đã nâng cấp toàn bộ hệ thống về quản lý, đầu tư xây dựng cầu cảng Soi Đèn để đảm bảo tín hiệu an toàn hàng hải, dẫn luồng, dẫn tàu vào an toàn trên cơ sở áp dụng công nghệ 4.0; đầu tư quản lý công nghệ hiện đại phương tiện ra vào cảng Cẩm Phả…

 Thời tiết trong tháng 9/2019 tương đối thuận lợi cho sản xuất, vận chuyển và tiêu thụ than, sản lượng than giao cho điện Mông Dương 2 vượt kế hoạch giao (128% KH tháng). Phối hợp tốt với Công ty Tuyển than Hòn Gai, tận dụng tối đa nước thủy triều để tăng sản lượng tiêu thụ qua cảng Làng Khánh.

Hiện nay, Công ty tiếp tục điều hành công tác kho vận và khai thác cảng hợp lý để tăng cường công tác tiêu thụ than phù hợp với yêu cầu của khách hàng, bố trí tăng cường các phương tiện vận tải, tiêu thụ để đảm bảo giao hàng đúng kế hoạch.

Bảng 3: Các cảng biển, cửa khẩu xuất khẩu than của Việt Nam 9 tháng năm 2019

Cửa khẩu9 tháng năm 2019 So cùng kỳ năm

trướcThị trường xuất khẩuLượng

(đvt: Tấn)Trị giá

(đvt: USD)% về lượng

% về trị giá

Cảng Cẩm Phả (Quảng Ninh) 754.800 114.562.140 -47,65 -51,61

Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ

Cảng PTSC (Tp Vũng Tàu) 9.272 760.789 -18,40 -7,10 Đài Loan (Trung Quốc), Nhật

Bản, Hồng Kông (Trung Quốc)

Cảng Tiên Sa (Tp Đà Nẵng) 1.919 693.622 35,91 52,05

Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Inđônêxia, Đài Loan (Trung Quốc), Sri Lanka, Ấn Độ

Cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) 15 5.250 -54,12 54,41 Lào, Đài Loan (Trung Quốc)

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục hải quan1.4. Một số thông tin liên quan

Công ty than Núi Hồng vận chuyển trên 100 nghìn tấn than bằng đường sắt

Để giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, Công ty than Núi Hồng đã đẩy mạnh thực hiện việc vận chuyển sản phẩm than bằng đường sắt.

Từ đầu năm đến nay, gần 100.000 tấn than thành phẩm của Công ty đã được vận chuyển bằng đường sắt trên tuyến Núi Hồng - Quán Triều, tăng khoảng 6% so với cùng

6

Page 8: BỘ CÔNG THƯƠNGlogistics.gov.vn/upload/bc logisticsxkvietnam102019 sua.docx · Web viewTheo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 9/2019 xuất

kỳ (khối lượng than vận chuyển bằng đường sắt đạt khoảng 12 nghìn tấn/tháng, chiếm khoảng 70% sản lượng than của đơn vị). Với việc tăng cường vận chuyển bằng đường sắt đã giúp đơn vị tiết kiệm được hơn 100 triệu đồng/tháng chi phí so với việc vận chuyển bằng ô tô tải.

Hiện nay, Công ty than Núi Hồng là đơn vị cấp than chủ yếu cho Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn và Nhà máy xi măng Quán Triều. Do vậy, quá trình vận chuyển than bằng đường sắt từ khu vực sản xuất đến ga Quán Triều đã hạn chế việc vận chuyển bằng đường bộ đoạn qua Quốc lộ 37, góp phần giảm áp lực phương tiện giao thông trên tuyến đường này. Tuyến đường sắt Quán Triều - Núi Hồng là công trình giao thông quốc gia, có chiều dài hơn 35km, được cấp có thẩm quyền giao cho Công ty than Núi Hồng quản lý. Để tuyến đường sắt này vận hành hiệu quả, an toàn, hàng năm, Công ty than Núi Hồng đều duy tu, sửa chữa bảo dưỡng thiết bị, công trình.

2. Mặt hàng sắt thép

Trong tháng 9/2019, xuất khẩu thép của Việt Nam giảm cả về lượng và kim ngạch so với tháng trước đó, đạt 493,4 nghìn tấn với trị giá đạt 316,2 triệu USD, tương đương với lượng của tháng trước và giảm 1,0% về trị giá so với tháng trước, còn so với tháng cùng kỳ năm trước lại giảm cả về lượng và kim ngạch với mức giảm lần lượt là 14,0% và 22,0%. Trong đó, xuất khẩu thép của các doanh nghiệp FDI trong tháng 9/2019 đạt 280,4 nghìn tấn với trị giá gần 179,4 triệu USD, giảm 0,3% về lượng và 1,1% về trị giá so với tháng trước, so với tháng cùng kỳ năm ngoái giảm cả về lượng và kim ngạch, với mức giảm lần lượt là 12,6% và 18,7%.

Như vậy 9 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu thép của Việt Nam đạt trên 4,8 triệu tấn và trị giá đạt 3,16 tỷ USD, tăng 5,0% về lượng nhưng lại giảm 6,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu thép của các doanh nghiệp FDI trong 9 tháng năm 2019 đạt 2,7 triệu tấn với trị giá 1,7 tỷ USD, tăng 21,5% về lượng và tăng 8,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

2.1 . Phương thức vận tải

Sắt thép được xuất khẩu trong 9 tháng năm 2019 chủ yếu bằng đường biển, chiếm về 72,06% lượng và 75,74% về giá trị sắt thép xuất khẩu, tăng 19,72% về lượng nhưng lại giảm 14,5 % về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; tới các thị trường như: Ả Rập Xê út, Ai Cập, Ai Len, Angiêri, Anh, Các TVQ Arập Thống nhất, Campuchia, Chilê, Hồng

7

Page 9: BỘ CÔNG THƯƠNGlogistics.gov.vn/upload/bc logisticsxkvietnam102019 sua.docx · Web viewTheo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 9/2019 xuất

Kông (Trung Quốc), Inđônêsia, Irắc, Malaysia, Mêhicô, Nga, Nhật Bản, Ôxtrâylia, Philippines, Sip, Qata, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Tây Ban Nha.

Hình 3: Cơ cấu phương thức vận tải trong XK sắt thép trong 9 tháng năm 2019

Đường biển75.74%

Đường

hàng khôn

g0.01%

Khác24.25%

C c u ph ng th c v n t i trong ơ ấ ươ ứ ậ ảXK thép 9 tháng năm 2019 (v tr ề ị

giá)

Đường

biển72.06%

Đường

hàng khôn

g0.01%

Khác27.93%

C c u ph ng th c v n t i trong ơ ấ ươ ứ ậ ảXK thép 9 tháng năm 2019 (v ề

l ng)ượ

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục hải quan

Trong khi xuất khẩu mặt hàng này bằng đường hàng không chỉ chiếm 0,01% về lượng và trị giá sang các thị trường: Ấn Độ, Braxin, Đức, Hàn Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Inđônêsia, Malaysia, Mêhicô, Nhật Bản.

2.2 Phương thức giao hàng

Trong 9 tháng năm 2019, lượng sắt thép xuất khẩu bằng phương thức giao hàng FOB dẫn đầu, tăng 27,52% so với tháng cùng kỳ năm 2018, chiếm khoảng 46,70% lượng sắt thép vẫn được xuất khẩu theo phương thức này sang các thị trường: Ả Rập Xê út, Ấn Độ, Anh, Ba Lan, Bănglađet, Baren, Bồ Đào Nha, Braxin, Các TVQ Arập Thống nhất, CH Séc, Canađa, Campuchia, Đài Loan (Trung Quốc), Cuba, Hà Lan, Hàn Quốc, Hy Lạp, Mỹ, Myanmar, Papua, New Guinea, Pháp, Thái Lan, Thụy Điển, Trung Quốc

Trong đó, lượng thép xuất khẩu bằng phương thức CFR đứng thứ 2, cũng tăng 6,41% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 34,61% tổng lượng sắt thép xuất khẩu, sang các thị trường: Achentina, Ai Cập, Ai Len, Anh, Ba Lan, Bỉ, Braxin, Brunei, Các TVQ Arập Thống nhất, Campuchia, Canađa, Chilê, Đài Loan (Trung Quốc), Đan Mạch, Đức, Ghinê, Hà Lan, Hàn Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Inđônêsia, Italia, Mỹ, Ôxtrâylia, Pháp, Singapore, Tây Ban Nha, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ.

8

Page 10: BỘ CÔNG THƯƠNGlogistics.gov.vn/upload/bc logisticsxkvietnam102019 sua.docx · Web viewTheo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 9/2019 xuất

Tiếp theo bằng phương thức CIF, giảm 1,7% chiếm 9,87% sang những thị trường sau: Ấn Độ, Ba Lan, Anh, Bỉ, Braxin, Cuba, Chilê, Canađa, Ixraen, Lào, Malaysia, Mêhicô, Mỹ, Ôxtrâylia, Phần Lan, Puerto, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Tây Ban Nha, Trung Quốc.

Hình 4: Cơ cấu phương thức giao hàng xuất khẩu sắt thép 9 tháng năm 2019

FOB46.70%

CFR34.61%

CIF9.87%

FCA2.14%

EXW2.07%

Khác4.61%

C c u ph ng th c giao hàng ơ ấ ươ ứtrong XK thép 9 tháng năm 2019 (v ề

l ng)ượ

FOB41.28%

CFR35.52%

CIF13.49

%

FCA2.10%

EXW2.34%

Khác5.27%

C c u ph ng th c giao hàng ơ ấ ươ ứtrong XK thép 9 tháng năm 2019 (v ề

tr giá)ị

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục hải quan

Trong 9 tháng đầu năm 2019, những phương thức xuất khẩu thép tăng mạnh nhất về lượng như: FAS tăng 140,56%; DAP tăng 102,82%; CIP tăng 1.242,6%; FCA tăng 64,1% sang các thị trường: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Campuchia, Lào, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Hồng Kông (Trung Quốc), Ấn Độ, Pháp, Canada, Bỉ, Đức, Thụy Sỹ, Ôxtrâylia, Papua New Guinea, Mêhico, Pakixtan,…

2.3 Cảng biển, cửa khẩu xuất khẩu

Xuất khẩu sắt thép trong 9 tháng đầu 2019, cảng Sơn Dương vẫn duy trì dẫn đầu về lượng đạt 930,44 nghìn tấn (chiếm 19,14%) tương ứng với 463,67 triệu USD (chiếm 14,67% tỷ trọng), với các thị trường xuất khẩu gồm: Ai Cập, Ấn Độ, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Inđônêsia, Italia, Malaysia, Mỹ, Nam Phi, Nhật Bản, Philippines, Thái Lan, Trung Quốc.

Cảng Cát Lái (Tp HCM) chiếm tỷ trọng cao thứ hai với khoảng 10,83% về lượng và 12,7% về trị giá thép xuất khẩu, sang những thị trường: Inđônêsia, Campuchia, Malaysia,

9

Page 11: BỘ CÔNG THƯƠNGlogistics.gov.vn/upload/bc logisticsxkvietnam102019 sua.docx · Web viewTheo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 9/2019 xuất

Đài Loan (Trung Quốc), Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Hồng Kông (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản.

Tiếp theo là: Bến cảng tổng hợp Thị vải chiếm 5,82% về lượng và 6,31% về trị giá sang các thị trường: Ấn Độ, Italia, Campuchia, ả Rập Xê út, Anh, Ba Lan, Bỉ, Pháp, Đài Loan (Trung Quốc), Canada, Mỹ, Pháp.

Hình 5: Cơ cấu cảng/cửa khẩu trong xuất khẩu sắt thép 9 tháng năm 2019

Cảng Sơn

Dương19.14

%Cảng

Cát Lái10.83

%

Cảng TH Thị

Vải5.82%Bour-

bon Bến Lức

4.57%

ICD Phước Long 33.58%

Cảng POSCO3.38%

Khác52.68

%

Cơ cấu cảng/cửa khẩu trong xuất khẩu sắt thép 9 tháng năm 2019 (về lượng) Cảng

Sơn Dương14.67

%

Cảng Cát Lái

12.70%

Cảng TH Thị

Vải6.31%Bour-

bon Bến Lức

4.21%

ICD Phước Long 33.80%

Cảng POSC

O3.29%

Khác55.04

%

Cơ cấu cảng/cửa khẩu trong xuất khẩu sắt thép 9 tháng năm 2019 (về trị giá)

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục hải quan

Ngoài các cảng/cửa khẩu trên, thép cũng được xuất khẩu qua các cảng như: Bourbon Bến Lức, Cảng ICD Phước Long 3, Cảng POSCO (Tp Vũng Tàu), Cảng SP-PSA (Tp Vũng Tàu), Cảng Quốc tế SP-SSA (SSIT), Cảng SITV (Vũng Tàu), đều đạt trên 100 nghìn tấn.

Bảng 4: Top 20 Các cảng biển, cửa khẩu xuất khẩu sắt thép của Việt Nam trong 9 tháng năm 2019

Cảng, cửa khẩu9 Tháng năm 2019 So 9T/2018

Thị trường xuất khẩuLượng (đvt: Tấn)

Trị giá (đvt: USD) Lượng Trị giá

Cảng Sơn Dương 930.435 463.666.911 51,76 32,98

Ai Cập, Ấn Độ, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Inđônêsia, Italia, Malaysia, Mỹ, Nam Phi, Nhật Bản, Philippines, Thái Lan, Trung Quốc

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh) 526.620 401.278.934 -4,45 7,83

Inđônêsia, Campuchia, Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc), Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Hồng Kông (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản

Bến cảng Tổng hợp Thị 283.062 199.298.957 123,39 121,83 Ấn Độ, Italia, Campuchia, ả Rập Xê út,

10

Page 12: BỘ CÔNG THƯƠNGlogistics.gov.vn/upload/bc logisticsxkvietnam102019 sua.docx · Web viewTheo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 9/2019 xuất

Cảng, cửa khẩu9 Tháng năm 2019 So 9T/2018

Thị trường xuất khẩuLượng (đvt: Tấn)

Trị giá (đvt: USD) Lượng Trị giá

Vải Anh, Ba Lan, Bỉ, Pháp, Đài Loan (Trung Quốc), Canada, Mỹ, Pháp

Cảng Bourbon Bến Lức 222.396 132.935.230 59,38 93,18Đài Loan (Trung Quốc), Campuchia, Lào, Polinesia (Pháp), Hàn Quốc, Mỹ, Philippines

Cảng ICD Phước Long 3 (TP.HCM) 174.025 120.179.048 76,39 111,96

Anh, Ấn Độ, Ba Lan, Băng Đảo, Bỉ, Braxin, Campuchia, Canađa, CH Séc, Đan Mạch, Gana, Hà Lan, Hunggary, InđônêsiaItaliaMalaysia, Mêhicô, Mỹ, Nam Phi, Nhật Bản, Ôxtrâylia, Pakixtan, Papua, New Guinea, Pháp, Singapore, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ

Cảng POSCO (Vũng Tàu) 164.497 103.836.182 85,73 83,98

Campuchia, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Inđônêsia, Malaysia, Mêhicô, Mỹ, Singapore, Thái Lan

Cảng SP-PSA (Vũng Tàu) 151.944 93.189.851 86,13 66,45 Braxin, Canada, Đài Loan (Trung Quốc),

Meehico, Mỹ, Thái Lan

Cảng Quốc tế SP-SSA (SSIT) 148.899 105.928.379 29,63 51,96 Anh, Ba Lan, Bỉ, Campuchia, Canada,

Chile, Italia, Mỹ, Tây Ban Nha, Thái Lan

Cảng SITV (Vũng Tàu) 142.738 98.954.514 -32,45 -19,19Ấn Độ, Anh, Bỉ, Campuchia, Chilê, Đài Loan (Trung Quốc), Italia, Malaysia, Mêhicô, Mỹ, Pháp, Tây Ban Nha, Thái Lan

Cảng container quốc tế SP-ITC 81.673 67.285.197 137,32 167,34

Ai Cập, Ấn Độ, Ba Lan, Braxin, Các TVQ Arập Thống nhất, Campuchia, Hà Lan, Hàn Quốc, Inđônêsia, Malaysia, Nam Phi, Ôxtrâylia, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Ukraina

Cảng Bến Nghé (Hồ Chí Minh) 81.511 43.962.185 13,66 10,54 Campuchia, Thái Lan

Cảng Green port ( Hải Phòng) 62.103 30.612.538 -2,45 27,90

Campuchia, Cuba, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc

Cảng Hoàng Diệu (Hải Phòng) 60.684 34.323.409 -21,32 -24,28 Lào, Malaysia, Mỹ, Nhật Bản, Philippines,

Thái Lan

Cảng PTSC (Vũng Tàu) 54.502 25.029.616 759,31 390,17

Ấn Độ, Bỉ, Canađa, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Mỹ, Ôxtrâylia, Philippines, Thái Lan

Cảng PTSC Đình Vũ 46.577 56.589.859 1.422,35 1.656,51

Ấn Độ, Cuba, Hàn Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Italia, Mỹ, Nhật Bản, Ôxtrâylia, Trung Quốc

Cảng Cạn Tân cảng Nhơn Trạch 42.470 24.344.773 87,55 79,53 Campuchia, Papua New Guinea

Cảng Lotus/Cảng Bông Sen (Hồ Chí Minh) 28.470 16.091.591 4,73 -17,27 Ấn Độ, Campuchia, Đài Loan (Trung

Quốc), Philippines, Thái LanCảng CÁI MÉP - TCCT (Vũng Tàu) 23.939 13.716.009 -49,69 -50,68 Campuchia, Nhật Bản

11

Page 13: BỘ CÔNG THƯƠNGlogistics.gov.vn/upload/bc logisticsxkvietnam102019 sua.docx · Web viewTheo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 9/2019 xuất

Cảng, cửa khẩu9 Tháng năm 2019 So 9T/2018

Thị trường xuất khẩuLượng (đvt: Tấn)

Trị giá (đvt: USD) Lượng Trị giá

Cảng Đình Vũ - Hải Phòng 22.269 24.756.075 132,85 633,80

Ấn Độ, Braxin, Đài Loan (Trung Quốc). Hàn Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Inđônêsia, Nhật Bản, Philippines, Thái Lan, Trung Quốc

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục hải quan2.4 Một số thông tin liên quan

Nhu cầu thép toàn cầu tăng 1,4% năm 2019

Theo báo cáo triển vọng tháng 10 của Hiệp hội thép thế giới (Worldsteel), dự báo nhu cầu thép toàn cầu tăng gần 3,9% năm 2018 và 1,4% năm 2019. Theo đó, nhu cầu thép toàn cầu dự kiến đạt 1,66 tỉ tấn năm 2018 và 1,68 tỉ tấn năm 2019.

Bất chấp các rào càn thương mại mà các quốc gia dựng lên ngày càng nhiều và căng thẳng thương mại leo thang giữa 2 cường quốc Mỹ và Trung Quốc, nhu cầu thép vẫn tăng trưởng ấn tượng ở các khu vực. Cụ thể, nhu cầu thép tại các nền kinh tế phát triển được dự báo tăng 1% vào năm 2018 và 1,2% vào năm 2019. Còn đối với các nền kinh tế mới nổi, trừ Trung Quốc, nhu cầu thép dự kiến tăng lần lượt 3,2% và 3,9% trong năm 2018 và 2019.

Đặc biệt, triển vọng nhu cầu thép trong ngành xây dựng và sản xuất ô tô diễn biến trái chiều tại nhiều quốc gia. Đối với ngành xây dựng, mức tăng trưởng được cơ quan quốc tế dự báo ở mức trung bình tại các nền kinh tế phát triển, trong khi ở các nền kinh tế đang phát triển thì hoạt động ngành xây dựng được dự báo tiếp tục tăng trưởng, chủ yếu là Ấn Độ, ASEAN và MENA (Trung Đông và Bắc Phi).

Còn đối với ngành ô tô, tốc độ tăng trưởng ở các nền kinh tế phát triển đang dịu dần do sự gia tăng của giá nhiên liệu và lãi suất, trong khi ở các quốc gia đang phát triển, nhu cầu đối với ô tô tiếp tục tăng trưởng với tốc độ tốt do những chính sách ưu đãi về thuế quan giữa các quốc gia.

3. Mặt hàng nhựa và sản phẩm từ nhựa

Theo thống kê sơ bộ, tháng 9 năm 2019, xuất khẩu nguyên liệu nhựa của nước ta đạt 108,54 nghìn tấn với trị giá 111,7 triệu USD, tăng 6% về lượng và tăng 2% về trị giá so với tháng trước; còn so với cùng kỳ năm 2018 tăng lần lượt 4% và 57%. Lũy kế 9 tháng đầu năm

12

Page 14: BỘ CÔNG THƯƠNGlogistics.gov.vn/upload/bc logisticsxkvietnam102019 sua.docx · Web viewTheo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 9/2019 xuất

2019, kim ngạch xuất khẩu nguyên liệu nhựa của nước ta đạt 871,46 nghìn tấn, trị giá 974,53 triệu USD, tăng 37% về lượng và tăng 49% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của nước ta tháng 9/2019 đạt 283,73 triệu USD, giảm 5% so với tháng 8 năm 2019 và tăng 18% so với tháng 9 năm 2018. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu sản phẩm nhựa của nước ta đạt 2,53 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2018.

Việc Việt Nam ký kết được các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã mang đến nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng nhựa bao bì. Các đối tác đang chuyển dần đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam để tận dụng chi phí sản xuất rẻ; thuế xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản và Châu Âu...được hưởng nhiều ưu đãi.

Nhu cầu nhập khẩu sản phẩm nhựa tại thị trường châu Âu (EU), Nhật Bản vẫn ở mức cao, ngày càng ưa thích sản phẩm nhựa Việt Nam, nhất là sản phẩm ống nhựa và túi nhựa. Đây cũng là thị trường truyền thống, doanh nghiệp có khả năng thâm nhập tốt.

Đặc biệt, tại thị trường EU, sản phẩm nhựa Việt Nam không bị áp thuế chống bán phá giá từ 8 - 30% như các nước. Doanh nghiệp sản xuất bao bì nhựa tăng cường mở rộng thị phần xuất khẩu sang thị trường châu Âu nhờ được hưởng lợi kép về giá thành và ưu đãi mức thuế nhập khẩu…

3.1 Phương thức vận tải

Khoảng 93,49% giá trị nhựa và sản phẩm nhựa của Việt Nam được xuất khẩu bằng đường biển trong 9 tháng năm 2019, tăng 37,4% so với cùng kỳ năm ngoái, tới các thị trường như: Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Inđônêsia, Thái Lan, Anh, Đài Loan (Trung Quốc), Hà Lan, Đức, Ôxtrâylia, Ấn Độ, Philippines, Malaysia, Myanmar, Hồng Kông (Trung Quốc), Pháp, Mêhicô, Italia.

Hình 6: Cơ cấu phương thức vận tải trong xuất khẩu nhựa và sản phẩm từ nhựa trong 9 tháng năm 2019 (về trị giá)

13

Page 15: BỘ CÔNG THƯƠNGlogistics.gov.vn/upload/bc logisticsxkvietnam102019 sua.docx · Web viewTheo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 9/2019 xuất

Đường biển93.49%

Đường bộ5.99%

Khác0.52%

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục hải quan

Xuất khẩu mặt hàng này bằng đường bộ cũng tăng khá 61% chiếm 5,99% sang các thị trường: Campuchia, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Hàn Quốc, Papua New Guinea, Philippines, Đảo British Virgin, Pakixtan, Nhật Bản.

Ngoài ra, một phần nhỏ sản phẩm nhựa được xuất khẩu thông qua đường hàng không nhưng tăng mạnh 186,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bảng 4: Phương thức vận tải xuất khẩu nhựa của Việt Nam trong 9 tháng năm 2019

Phương thúc vận chuyển

9T/2019(đvt: USD)

9T/2019so 9T/2018 (%) Thị trường xuất khẩu chính

Đường biển 3.278.697.804 37,4

Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Inđônêsia, Thái Lan, Anh, Đài Loan (Trung Quốc), Hà Lan, Đức, Ôxtrâylia, Ấn Độ, Philippines, Malaysia, Myanmar, Hồng Kông (Trung Quốc), Pháp, Mêhicô, Italia

Đường bộ 210.182.838 61,0Campuchia, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Hàn Quốc, Papua New Guinea, Philippines, Đảo British Virgin, Pakixtan, Nhật Bản

Đường hàng không 11.289 186,4 Hàn Quốc, Ôxtrâylia, Nhật Bản,

Khác 18.192.170 -0,9Campuchia, Italia, Papua New Guinea, Singapore, Inđônêsia, Đài Loan (Trung Quốc), Hồng Kông (Trung Quốc), Mỹ,

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục hải quan3.2 . Phương thức giao hàng:

Xuất khẩu nhựa và sản phẩm từ nhựa trong 9 tháng đầu năm 2019, bằng phương thức thức FOB về trị giá chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm 44,11%) tới các thị trường như:

14

Page 16: BỘ CÔNG THƯƠNGlogistics.gov.vn/upload/bc logisticsxkvietnam102019 sua.docx · Web viewTheo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 9/2019 xuất

Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Anh, Hà Lan, Đức, Hàn Quốc, Ôxtrâylia, Inđônêsia, Pháp, Mêhicô, Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc), Hồng Kông (Trung Quốc), Ấn Độ, Canađa, Cuba, Thụy Điển, Bỉ.

Xuất khẩu mặt hàng này với phương thức CIF chiếm 20,28% tới các thị trường: Nhật Bản, Inđônêsia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc), Mỹ, Philippines, Myanmar, Malaysia, Ấn Độ, Anh, Hồng Kông (Trung Quốc), Italia, Singapore, Xri Lanca, Ôxtrâylia, Pháp, Canađa.

Trong khi xuất khẩu bằng phương thức CFR chỉ tăng 19,1%, chiếm 16,54% tỷ trọng, sang các thị trường chính: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Inđônêsia, Bănglađet, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ, Đài Loan (Trung Quốc), Mỹ, Nga, Nam Phi, Các TVQ Arập Thống nhất, Pakixtan, Hà Lan, Xri Lanca, Myanmar, Qata.Hình 7: Cơ cấu phương thức giao hàng trong xuất khẩu nhựa và sản phẩm từ nhựa

trong 9 tháng năm 2019 (về trị giá)

FOB 44.11%

CIF 20.28%

CFR 16.54%

EXW 9.12% DAF

3.92%

FCA 2.59%

Khác3.44%

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục hải quan

Ngoài các phương thức trên các doanh nghiệp trong nước còn xuất khẩu mặt hàng này bằng các phương thức giao hàng khác như: EXW, DAF, FCA, DAP, DUU, ĐP, CPT, CIP và hầu hết đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái và đạt trên 2 triệu USD.

3.3 . Cảng biển, cửa khẩu xuất khẩu:

Trong 9 tháng năm 2019, cảng Cát Lái (tp. Hồ Chí Minh) xử lý tới 42,83% giá trị nhựa và sản phẩm từ nhựa xuất khẩu của nước ta, tương đương 237,15 triệu USD, tăng

15

Page 17: BỘ CÔNG THƯƠNGlogistics.gov.vn/upload/bc logisticsxkvietnam102019 sua.docx · Web viewTheo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 9/2019 xuất

32,4% so với cùng kỳ năm trước, sang các thị trường: Nhật Bản, Trung Quốc, Inđônêsia, Thái Lan, Hàn Quốc, Mỹ, Đài Loan (Trung Quốc), Ôxtrâylia, Philippines, Anh, Myanmar, Ấn Độ, Malaysia, Đức, Hà Lan, Hồng Kông (Trung Quốc), Italia, Pháp, Singapore.

Giá trị xuất khẩu mặt hàng này qua cảng Tân Cảng – Hải Phòng đứng thứ 2 về giá trị, đạt 74,3 triệu USD, tăng 57,2% so với cùng kỳ, góp phần xử lý 13,42% giá trị nhựa xuất khẩu của cả nước, sang các thị trường như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêsia, Hà Lan, Hồng Kông (Trung Quốc), Malaysia, Đức, Anh, Philippines, Nam Phi, Rumani, Thổ Nhĩ Kỳ, Phần Lan, Myanmar, Canađa, Ôxtrâylia.

Cảng Đình Vũ (Hải Phòng) đứng thứ 3, đạt 35,15 triệu USD, chiếm 6,35% tỷ trọng, tăng 60,9% so cùng kỳ năm ngoái; xuất sang các thị trường như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Inđônêsia, Hồng Kông (Trung Quốc), Ấn Độ, Qata, Hy Lạp, Nga, Gioocdani, Ôxtrâylia, Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ba Lan, Tây Ban Nha, Italia.

Hình 7: Cơ cấu cảng, cửa khẩu XK nhựa và sp từ nhựa trong 9 tháng năm 2019 (về trị giá)

Cảng Cát Lái 42.83%

Tân Cảng Hải Phòng13.42%

Cảng Đình Vũ -

Hải Phòng 6.35%

Cảng CÁI MÉP

- TCIT5.88%

Đình Vũ Nam Hải

5.57%

Cảng ICD

Phước Long 34.67%

GREEN PORT 3.66%

Khác17.63%

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục hải quan

Trong 9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu nhựa và các sản phẩm từ nhựa qua một số cảng cửa khẩu tăng cao như: Cảng Cái Mép - TCIT (Vũng Tàu) tăng 181,4%; Cảng Tiên sa (Đà Nẵng) tăng 142%; Cảng Hải Phòng tăng 106,3%; Cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) tăng 374,1%.

16

Page 18: BỘ CÔNG THƯƠNGlogistics.gov.vn/upload/bc logisticsxkvietnam102019 sua.docx · Web viewTheo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 9/2019 xuất

Bảng 5: Một số cảng, cửa khẩu xuất khẩu nhựa và sản phẩm từ nhựa của Việt Nam trong 9 tháng năm 2019

Cảng-Ck9 tháng năm

2019(đvt: USD)

So 9T/2018 (%) Thị trường xuất khẩu chính

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

1.084.656.941 32,4

Nhật Bản, Trung Quốc, Inđônêsia, Thái Lan, Hàn Quốc, Mỹ, Đài Loan (Trung Quốc), Ôxtrâylia, Philippines, Anh, Myanmar, Ấn Độ, Malaysia, Đức, Hà Lan, Hồng Kông (Trung Quốc), Italia, Pháp, Singapore

Tân Cảng Hải Phòng (Tân Cảng Đình Vũ) 339.842.449 57,2

Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêsia, Hà Lan, Hồng Kông (Trung Quốc), Malaysia, Đức, Anh, Philippines, Nam Phi, Rumani, Thổ Nhĩ Kỳ, Phần Lan, Myanmar, Canađa, Ôxtrâylia

Cảng Đình Vũ - Hải Phòng 160.788.295 60,9

Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Inđônêsia, Hồng Kông (Trung Quốc), Ấn Độ, Qata, Hy Lạp, Nga, Gioocdani, Ôxtrâylia, Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ba Lan, Tây Ban Nha, Italia

Cảng CÁI MÉP - TCIT (Vũng Tàu) 148.920.046 181,4

Mỹ, Hà Lan, Nhật Bản, Đức, Anh, Philippines, Inđônêsia, Thụy Điển, Ấn Độ, Xri Lanca, Bỉ, Ba Lan, Braxin, Achentina, Pakixtan, Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Ôxtrâylia

Đình Vũ Nam Hải 140.999.951 -1,7

Trung Quốc, Anh, Myanmar, Ôxtrâylia, Hà Lan, Đức, Mỹ, Bỉ, Pháp, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Nga, Malaysia, Na Uy, Các TVQ Arập Thống nhất, Tây Ban Nha, ả Rập Xê út, Singapore, Thụy Điển

Cảng ICD Phước Long 3 (TP.HCM) 118.161.929 36,9

Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Mỹ, Mêhicô, Inđônêsia, Campuchia, Ôxtrâylia, Canađa, Braxin, Các TVQ Arập Thống nhất, Bỉ, Cuba, CH Dominica, Chilê, Bacbađôt, Đài Loan

GREEN PORT (HAI PHONG) 92.804.795 81,7

Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Canađa, Hàn Quốc, Xri Lanca, TV, Chilê, Niu Zi Lân, Hy Lạp, Mêhicô, Đức, Philippines, Panama, Bỉ, Các TVQ Arập Thống nhất, Hồng Kông (Trung Quốc), Hà Lan, Braxin

PTSC Đình Vũ 51.963.707 38,8

Nhật Bản, Inđônêsia, Trung Quốc, Mỹ, Malaysia, Đức, Hàn Quốc, Hà Lan, Ấn Độ, Đài Loan (Trung Quốc), Anh, Côtxta Rica, Philippines, Ôxtrâylia, Bỉ, Các TVQ Arập Thống nhất, Êcuado, Cuba, Canađa

Cảng Tiên sa (Đà Nẵng) 49.796.919 142,0 Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật BảnCảng quốc tế Cái Mép (CMIT) 42.878.716 6,8 Nhật Bản, Trung Quốc, Philippines, Thái Lan

Cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) 40.055.913 34,5

Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Inđônêsia, Trung Quốc, Canađa, Mỹ, Chilê, Philippines, Hồng Kông (Trung Quốc), Mêhicô, Marôc,

Cảng Hải Phòng 39.117.053 106,3

Nhật Bản, Ôxtrâylia, Hà Lan, Singapore, Dambia, Philippines, Ấn Độ, Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc), Mỹ, Đan Mạch, Đức, Mêhicô, Anh, Hàn Quốc, Ba Lan, Pháp, Các TVQ Arập Thống nhất, Trung Quốc

Tân Cảng (189) 36.279.179 -0,6 CampuchiaCP Đình Vũ 33.188.657 7,4 CampuchiaCửa khẩu Hữu Nghị 30.987.867 374,1 Mỹ, Hà Lan, Nhật Bản, Anh, Mêhicô, Ôxtrâylia, Bỉ,

17

Page 19: BỘ CÔNG THƯƠNGlogistics.gov.vn/upload/bc logisticsxkvietnam102019 sua.docx · Web viewTheo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 9/2019 xuất

Cảng-Ck9 tháng năm

2019(đvt: USD)

So 9T/2018 (%) Thị trường xuất khẩu chính

(Lạng Sơn)Canađa, Đức, Trung Quốc, Braxin, Pháp, Xri Lanca, Đan Mạch, Hunggary, Phần Lan, Côlombia, En Xanvado

Cảng Vict 28.304.231 4,4

Hàn Quốc, Mêhicô, Mỹ, Canađa, Nhật Bản, Hà Lan, Đức, En Xanvado, Hồng Kông (Trung Quốc), Đan Mạch, Bỉ, CH Séc, Estonia, Các TVQ Arập Thống nhất, Ai Len, Puerto Rico, Phần Lan, Thụy Điển, Trung Quốc

Cửa khẩu Tịnh Biên (An Giang) 27.072.136 68,7

Mỹ, Nhật Bản, Hồng Kông (Trung Quốc), Anh, Trung Quốc, Philippines, Thụy Điển, Thái Lan, Hà Lan, Ấn Độ, Ôxtrâylia, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Ai Cập, Malaysia, Ba Lan, Tây Ban Nha, Italia

Cảng Hải An 20.317.469 -45,3 Mỹ, Đức, Anh, Bỉ, Ba Lan, Nhật Bản, Đan Mạch, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Canađa, Italia, Hà Lan, ,

Cửa khẩu Chàng Riệc (Tây Ninh) 18.721.203 72,6 Trung Quốc, Đảo British Virgin, ,

Cảng Đồng Nai 10.262.516 32,7 Campuchia,

Cảng Bà Rịa Vũng Tàu 10.055.716 21,8Mỹ, Canađa, Đức, Nhật Bản, Xri Lanca, Đan Mạch, Mêhicô, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Pháp, Ấn Độ, Bỉ, Hà Lan,

Cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) 7.380.743 38,9

Đức, Mỹ, Nhật Bản, Philippines, Inđônêsia, Đan Mạch, Hà Lan, Anh, Côlombia, Pêru, Tây Ban Nha, Phần Lan, Italia, Achentina, Látvia

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục hải quan3.4 . Một số thông tin liên quan:

Trung Quốc bỏ thuế chống bán phá giá nhựa PVC

Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo nước này đã ngừng đánh thuế chống bán phá giá đối với các mặt hàng nhựa tổng hợp (PVC) nhập khẩu từ Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) kể từ ngày 29/9/2019.

Các mức thuế nói trên đã được áp đặt từ ngày 28/9/2015. Trong một thông báo, Bộ Thương mại Trung Quốc cho hay vào tháng Chín năm ngoái, cơ quan chức năng Trung Quốc đã tiến hành một cuộc điều tra mới để xem liệu những sản phẩm này còn bị bán phá giá hay không. Sau một năm, cuộc điều tra đã kết thúc và các mức thuế này bị xóa bỏ.

Trong một diễn biến khác liên đến cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cho biết đang xem xét liệu có gia hạn việc hoãn áp thuế đối với 34 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc (sẽ hết hiệu lực vào ngày 28/12 tới) hay không.

18

Page 20: BỘ CÔNG THƯƠNGlogistics.gov.vn/upload/bc logisticsxkvietnam102019 sua.docx · Web viewTheo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 9/2019 xuất

USTR cho hay sẽ đưa ra đánh giá về việc hoãn thuế nói trên trong thời gian kể từ ngày 1/11/2019 đến 30/11/2019. USTR hồi tháng 12/2018 cho biết theo yêu cầu của các nhà nhập khẩu Mỹ, 34 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ được miễn mức thuế 25% áp dụng lần đầu tiên vào tháng 7/2018.

19