bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo -...

112
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM

Upload: others

Post on 07-Sep-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM

2

3

LỜI NÓI ĐẦU

Từ năm học 2012-2013 đến cuối năm 2016, được sự tài trợ của Quỹ hỗ trợ

giáo dục toàn cầu (GPE), uỷ thác qua Ngân hàng Thế giới (WB), Bộ Giáo dục và

Đào tạo đã nghiên cứu, thí điểm và triển khai Dự án "Mô hình Trường học mới

Việt Nam", viết tắt là GPE-VNEN. Sau triển khai thành công ở giáo dục tiểu học,

nhiều nơi đã nhân rộng mô hình lên cấp Trung học cơ sở. Từ 1447 trường tiểu

học (chủ yếu ở các vùng khó khăn) được Dự án hỗ trợ áp dụng, sau đó được

nhiều trường tiểu học và trung học cơ sở (chủ yếu ở các vùng có điều kiện kinh tế -

xã hội thuận lợi) tự nguyện áp dụng, số trường áp dụng tăng lên hằng năm. Đến

năm học 2016-2017 đã có 4437 trường tiểu học (tăng hơn năm học trước 822

trường) và 1180 trường trung học cơ sở (tăng hơn năm học trước 145 trường)

áp dụng Mô hình Trường học mới. Hiện nay nhiều địa phương đang xây dựng kế

hoạch triển khai mở rộng trong năm học 2017-2018.

Để thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, bắt buộc phải đổi

mới toàn diện nhà trường về tổ chức, hoạt động và cơ sở vật chất. Riêng về hoạt

động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng chương trình giáo dục phổ thông

mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo tiếp tục thực nghiệm các giải pháp đổi mới

đã và đang triển khai có hiệu quả trong những năm qua, trong đó có việc đổi mới

phương pháp dạy học theo yêu cầu tối thiểu đảm bảo các mục tiêu về kiến thức,

kĩ năng, thái độ theo chương trình giáo dục hiện hành, đồng thời chú trọng định

hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh (HS), tiệm cận dần chương

trình giáo dục phổ thông mới.

Mô hình Trường học mới của Dự án GPE-VNEN đã thử nghiệm thành công

trên một số thành tố cần thiết cho đổi mới nhà trường phổ thông trong những

năm tiếp theo. Báo cáo tổng kết Dự án (chỉ xét trong 1447 trường tiểu học) của

Bộ Giáo dục và Đào tạo, có tham khảo kết quả đánh giá độc lập của Viện Nghiên

cứu phát triển Mekong (MDRI), đã khẳng định Mô hình Trường học mới của Dự

án đã đáp ứng đúng theo yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

theo yêu cầu Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng,

thể hiện ở chất lượng học các môn văn hoá của HS tốt hơn do giảm tỉ lệ điểm số

4

thấp, tăng tỉ lệ điểm trung bình, HS phát triển hơn các kĩ năng cần thiết của công

dân thế kỉ XXI : làm việc nhóm, lãnh đạo, giao tiếp, tự học, tự chủ… Một số tỉnh

ở Đồng bằng Bắc Bộ và Đông Nam Bộ cũng đã khảo sát cả ở Tiểu học và Trung

học cơ sở cho thấy chất lượng các môn văn hoá của HS học theo mô hình dự án

đạt cao hơn HS các lớp học truyền thống.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã gửi tới Uỷ ban nhân dân các tỉnh,

thành phố công văn số 4068/BGDĐT-GDTrH ngày 18/8/2016 Hướng dẫn việc

áp dụng tự nguyện từng phần hoặc toàn bộ Mô hình Trường học mới Việt Nam.

Theo đó, xét riêng về phương pháp dạy học, có thể áp dụng với sách giáo khoa

hiện hành nhưng có gia công của giáo viên (GV) hoặc từ sách giáo khoa hiện

hành có thể viết thành phiên bản mới.

Tài liệu này Hướng dẫn cách thức gia công sách giáo khoa hiện hành để

dạy theo phương pháp Mô hình Trường học mới đối với loại bài học kiến thức mới :

chuyển các bài học hiện nay (mỗi bài dạy học trong 1 tiết - 45 phút - thành bài

học theo chủ đề và quy trình hoạt động học thống nhất). GV cũng có thể sử dụng

trực tiếp các bài minh hoạ trong tài liệu này.

5

Phần thứ nhấtMỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY HỌC

MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 9THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI

I - MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI

1. Bối cảnh thực hiện

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, hiện nay không chỉ các trường thụ hưởng Dự án mà tất cả các nhà trường phổ thông nước ta đang đổi mới về tổ chức và hoạt động. Có thể tiếp cận sự đổi mới từ các thành tố dựa theo chủ thể hoạt động giáo dục (xã hội, nhà trường, GV, HS) và hoạt động đánh giá chất lượng giáo dục :

- Xã hội hoá giáo dục, phối hợp tốt giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và giáo dục cộng đồng ;

- Nhà trường tự chủ, nhất là tự chủ về tổ chức thực hiện chương trình giáo dục và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở ;

- Tập thể GV phát triển nghề nghiệp liên tục, là đội ngũ biết học hỏi và học tập suốt đời ;

- Phương pháp giáo dục lấy hoạt động học là trung tâm, tập thể HS tự quản, tự học dưới sự theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn của GV ;

- Đánh giá vì sự tiến bộ của HS, đánh giá để tạo động lực học, phối hợp đánh giá quá trình và đánh giá kết quả, tự đánh giá của HS với đánh giá của nhà trường, của gia đình và xã hội.

Những đổi mới này bảo đảm môi trường giáo dục dân chủ, phát huy khả năng sáng tạo của tất cả các chủ thể giáo dục, bảo đảm tính hiệu quả của các nguồn đầu tư và các hoạt động giáo dục. Mỗi thành tố trong 5 thành tố trên có những giá trị riêng nhưng liên quan mật thiết với các thành tố khác. Không thể đổi mới thành công nếu không đổi mới đồng bộ các thành tố, nhưng tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi nhà trường mà trong từng giai đoạn sẽ có những ưu tiên khác nhau đối

6

với từng thành tố đó ; lựa chọn ưu tiên và cách làm cụ thể sẽ thể hiện tính sáng tạo của tập thể lãnh đạo và các thành viên trong nhà trường.

Phương pháp giáo dục nói chung, phương pháp dạy học nói riêng của Mô hình Trường học mới đã theo đúng xu hướng chung của các lí thuyết giáo dục tiên tiến trên thế giới, cần được tiếp tục nghiên cứu, áp dụng trong các nhà trường phổ thông Việt Nam. Theo chủ trương “một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa” trong Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, GV có thể sử dụng một sách giáo khoa nhưng cần tham khảo nhiều sách, tài liệu khác trong quá trình dạy học. Thực tế những năm vừa qua, căn cứ chương trình và sách giáo khoa hiện hành, Bộ đã tổ chức biên soạn Tài liệu hướng dẫn dạy học theo Mô hình Trường học mới ở Tiểu học và các lớp 6, 7, 8 ở Trung học cơ sở đã thành công trong điều kiện bước đầu đổi mới của các nhà trường như đã nêu trên.

2. Mục tiêu môn Giáo dục công dân

Giáo dục công dân giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục nhân cách công dân. Thông qua các bài học về lối sống, đạo đức, pháp luật, kinh tế, giáo dục công dân bồi dưỡng cho HS những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là tình cảm, nhận thức, niềm tin và cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật, có kĩ năng sống và bản lĩnh vững vàng để tiếp tục phát triển và sẵn sàng thực hiện trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam và hội nhập quốc tế.

Môn Giáo dục công dân lớp 9 cũng góp phần thực hiện mục tiêu trên thông qua các nội dung bài học trong chương trình.

3. Nội dung dạy học

Từ mục tiêu đã được trình bày, trên cơ sở rà soát, phân tích nội dung 18 bài học trong chương trình Giáo dục công dân lớp 9 hiện hành để xác định những nội dung bài học có kiến thức trùng lặp, hoặc gần nhau, nhóm tác giả biên soạn đã thống nhất cấu trúc chương trình Giáo dục công dân 9 theo Mô hình Trường học mới thành 11 bài, trong đó, một số bài được thiết kế trên cơ sở cấu trúc từ một số bài học có nội dung gần nhau như các bài Hoà bình, hợp tác và phát triển, bài Sống có đạo đức, kỉ luật và tuân theo pháp luật, bài Trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Với 11 bài học này, HS được trang bị các nội dung cơ bản cần thiết để tiếp tục rèn luyện trở thành người công dân sống có ý thức với bản thân và xã hội : biết tôn trọng bản thân, biết giá trị của bản thân mình và tin vào bản thân ; biết sống tự chủ ; tuân thủ kỉ luật, đạo đức và pháp luật. Bên cạnh đó, HS còn được hướng dẫn cách phòng ngừa các tệ nạn

7

xã hội, cách thực hiện quyền và nghĩa vụ trong các lĩnh vực hôn nhân, gia đình, lao động… Ngoài ra thông qua các bài học, HS lớp 9 tiếp tục được trang bị kiến thức, kĩ năng để tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội, thể hiện trách nhiệm của một công dân trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các nội dung được thiết kế theo hướng mở nhằm gợi ý các cách thức tổ chức học tập. Các bài học được thiết kế để trả lời các câu hỏi cơ bản sau :

- Khái niệm, từ khoá mà chủ đề hướng tới là gì ?

- Những dấu hiệu, biểu hiện của khái niệm ấy như thế nào ?

- Làm thế nào để HS hình thành được suy nghĩ tích cực và hành động đúng theo chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật trong đời sống ?

4. Phương pháp dạy học

4.1. Một số định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực

a) Cân bằng giữa tổ chức hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm để hình thành năng lực cá nhân và năng lực làm việc nhóm

Quá trình dạy học phải coi hoạt động là bản chất, có nghĩa : dạy học chính là quá trình tổ chức các hoạt động khác nhau để HS được hoạt động tích cực và sáng tạo, không chỉ lĩnh hội kiến thức, vận dụng sáng tạo các kiến thức lĩnh hội được mà còn phát triển được năng lực nhận thức và đạt được niềm vui sáng tạo.

Có nhiều hình thức hoạt động khác nhau, tuỳ theo tính chất và số lượng người tham gia, mà có những tên gọi : hoạt động tập thể, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân ; hoạt động thực hành, hoạt động vận dụng, hoạt động trải nghiệm, hoạt động nghiên cứu… Các hoạt động này cần sử dụng linh hoạt, hài hoà, cân đối để tăng hiệu quả của hoạt động đối với người học.

b) Tổ chức hoạt động rèn luyện năng lực thực tiễn

Mục đích cuối cùng của quá trình dạy học là tạo ra năng lực thực tiễn cho người học. Phương pháp dạy học theo định hướng này có nghĩa là tổ chức cho HS được hành động trong thực tế ; các em học qua tình huống thực tiễn cuộc sống ; HS giải thích được thực tiễn bằng lí thuyết đã học ; HS được thực hành rèn luyện các kĩ năng…

c) Phát huy cao độ tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập

Trong quá trình lĩnh hội kiến thức, kĩ năng và thái độ ở HS, tính tích cực được thể hiện từ cấp độ thấp nhất đến cấp độ cao nhất như sau :

8

Bắt chước : Tính tích cực thể hiện ở sự cố gắng làm theo mẫu hành động, thao tác, cử chỉ hành vi hay nhắc lại những gì trải qua...

Tìm hiểu và khám phá : tính tích cực thể hiện ở sự chủ động hoặc ý muốn hiểu thấu đáo vấn đề nào đó để sau đó có thể tự giải quyết vấn đề...

Sáng tạo : tính tích cực thể hiện ở khả năng linh hoạt và có thể đưa ra nhiều phương án khác nhau, hiệu quả trong giải quyết vấn đề.

Dựa theo những dấu hiệu này, GV tổ chức hoạt động để HS có thể phát huy tính chủ động và sáng tạo ở người học.

d) Kết hợp một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo các phương pháp dạy học khác nhau

Tính hiệu quả của phương pháp dạy học phụ thuộc vào người sử dụng. Nếu các phương pháp dạy học được kết hợp và bổ sung cho nhau thì việc dạy học ấy sẽ phù hợp được với sự đa dạng của người học, chống sự nhàm chán và tạo ra sự năng động trong cách nghĩ cách làm của HS.

e) Phát triển khả năng tự học của học sinh

Khả năng tự học không chỉ thể hiện ở việc tự giác học tập ; để có thể tự học tốt, cần hình thành cho HS phương pháp tự học, phương pháp lập kế hoạch học tập cá nhân và triển khai kế hoạch, phương pháp quản lí thời gian, phương pháp đọc – hiểu tài liệu, phương pháp tư duy độc lập… và phương pháp tự tìm kiếm tri thức hay ứng dụng tri thức vào cuộc sống. Nếu phương pháp dạy không hướng tới các phương pháp học thì người học khó hình thành được năng lực tự học có hiệu quả.

Nguồn gốc của tính tích cực là nhu cầu. Khi có nhu cầu thì HS sẽ tự giác tìm kiếm tri thức. Khi phát hiện các tình huống mâu thuẫn của lí thuyết thay thực tế mà bằng kiến thức cũ không thể giải quyết được, HS buộc phải tìm con đường khám phá mới.

Đối với học sinh, tính tích cực bên trong thường nảy sinh do những tác động từ bên ngoài. GV phải tạo ra hàng loạt các mâu thuẫn, khéo léo lôi cuốn, hấp dẫn HS để các em tự ý thức tiếp nhận và tìm tòi cách giải đáp.

Khả năng tự học là năng lực rất quan trọng cho sự thành đạt của mỗi cá nhân. Muốn vậy, người GV cần hướng dẫn HS phương pháp tự học sao cho hiệu quả, ví dụ như hướng dẫn HS tự lực suy nghĩ giải quyết vấn đề, cách ghi nhớ, tâm thế thi đua, vượt thử thách... Như vậy, khả năng tự học được rèn luyện ngay cả khi học trên lớp và khi học ở nhà.

9

g) Kiểm tra và đánh giá thường xuyên kết quả học tập của học sinh

Đánh giá là khâu cuối cùng của quá trình dạy học và có thể góp phần điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học. Ngược lại, đổi mới phương pháp dạy học sẽ phải đổi mới cách thức kiểm tra và đánh giá. Không đổi mới phương pháp kiểm tra và đánh giá thì đổi mới phương pháp dạy học chỉ là hình thức. Trong đánh giá, GV lưu ý một điều rằng, cần phải chuyển sự đánh giá của GV thành quá trình tự đánh giá của HS về kết quả học tập và rèn luyện của bản thân. Cả thầy và trò cần đánh giá kết quả đạt được trong hoạt động của mình theo hệ mục tiêu đã đề ra.

4.2. Một số phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân

Phương pháp chủ yếu thực hiện chương trình này là tổ chức hoạt động cho HS, những phương pháp giúp HS tiếp nhận kiến thức một cách tự giác và chủ động, từ đó tự xây dựng kiến thức cho bản thân. Các phương pháp dạy học thường sử dụng trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 9 :

– Phương pháp dạy học theo nhóm

– Phương pháp dạy học theo dự án

– Phương pháp dạy học dựa trên tình huống

– Phương pháp thuyết trình kết hợp với hỏi đáp

– Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề

– Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình

– Phương pháp đóng vai

– Phương pháp trò chơi

– Phương pháp động não

– …

5. Hình thức tổ chức dạy học

Hình thức tổ chức dạy học trong các lớp học của Mô hình Trường học mới bao gồm các hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm đôi, hoạt động nhóm lớn hơn 2, hoạt động chung cả lớp, hoạt động tư vấn với phụ huynh, với cộng đồng hay hoạt động bên ngoài lớp học. GV sẽ là người thiết kế ý tưởng các hoạt động, trao đổi với hội đồng tự quản những nội dung hoạt động mà các em phải triển khai hoặc hỗ trợ trên lớp học.

10

Trong các giờ học, HS chủ động điều hành các hoạt động của lớp học, GV chỉ là người hỗ trợ, điều chỉnh khi cần thiết. Để các giờ học diễn ra thuận lợi, GV và HS cần chuẩn bị môi trường học tập, bàn ghế kê sao cho thuận tiện cho HS tương tác trong lớp học cũng như di chuyển và thay đổi các loại hoạt động.

6. Thiết bị và đồ dùng dạy học

Dựa trên các hoạt động mô tả trong sách, GV chuẩn bị các vật liệu cần thiết như : bài hát, băng nhạc, tranh ảnh, biển báo, phiếu học tập… ; xây dựng góc học tập với đầy đủ các đồ dùng, tài liệu cần cho học tập và để sao cho HS dễ quan sát, dễ lấy, dễ sử dụng.

Đặc biệt lưu ý, GV không nên để HS đọc trước những tài liệu liên quan đến đáp án cho các câu hỏi trong bài, vì điều này sẽ làm cho HS lười suy nghĩ, không có tinh thần vượt khó khăn… từ đó có thể mất đi sự hứng thú với môn học.

II - GIỚI THIỆU VỀ CẤU TRÚC CỦA SÁCH HƯỚNG DẪN HỌC

1. Cấu trúc về nội dung

Nội dung sách Hướng dẫn học Giáo dục công dân lớp 9 gồm 11 bài. Mở đầu là bài Chí công vô tư. Chủ đề này được thiết kế với hai nội dung cơ bản là các biểu hiện của chí công vô tư và cách rèn luyện phẩm chất này. Các hoạt động được thiết kế từ việc tìm hiểu biểu hiện, dấu hiệu đa dạng của chí công vô tư, ý nghĩa của phẩm chất cho đến các biện pháp để có thể hình thành phẩm chất này.

Bài thứ hai là bài Tự chủ. Với bài học này, HS hiểu được cốt lõi của sự tự chủ là làm chủ bản thân, độc lập trong suy nghĩ, tình cảm và hành động ; trong giải quyết vấn đề. Cùng với tự chủ luôn là tự chịu trách nhiệm. Các em hiểu được rằng tự chủ là yếu tố quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách.

Với mục đích giáo dục HS khi tham gia các quan hệ xã hội, các bài : Hoà bình, hợp tác và phát triển ; Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ; Trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc ; Phòng ngừa các tệ nạn xã hội ; Sống có đạo đức, kỉ luật và tuân theo pháp luật… giúp HS xác định được cách để phát triển quan hệ hợp tác nhằm giữ gìn truyền thống văn hoá của dân tộc, bảo vệ nền hoà bình chung, rèn luyện những phẩm chất và kĩ năng sống cần thiết. HS tiếp tục được trang bị những hiểu biết về pháp luật, xác định quyền và nghĩa vụ của mình trong các lĩnh vực hôn nhân, gia đình, lao động, kinh doanh, đóng thuế ;… thấy được trách nhiệm của bản thân trong việc tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.

11

2. Cấu trúc về hình thức

Mỗi bài học được viết theo cấu trúc :

Hoạt động khởi động (xác định nhiệm vụ học tập)

- Mục đích : Làm bộc lộ những hiểu biết, quan niệm sẵn có của HS, tạo mối liên tưởng giữa kiến thức đã có với kiến thức mới cần/sẽ lĩnh hội trong bài học mới ; giúp HS huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới ; rèn luyện cho HS năng lực cảm nhận, hình thành những biểu tượng ban đầu về các khái niệm, sự hiểu biết, khả năng biểu đạt, đề xuất chiến lược, năng lực tư duy ; xác định nhiệm vụ học bài học mới ; đồng thời giúp GV tìm hiểu xem HS có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung bài học.

- Phương thức tổ chức hoạt động : Thông qua các câu hỏi/tình huống có vấn đề để HS huy động kiến thức, kĩ năng có liên quan, suy nghĩ, trả lời các câu hỏi gợi mở hoặc đưa ra ý kiến nhận xét về những vấn đề có liên quan đến nội dung kiến thức sẽ học trong chủ đề bài học (băn khoăn, dự đoán tình huống sẽ xảy ra, dự đoán câu trả lời...).

Sách hướng dẫn học (HDH), tài liệu dành cho GV hướng dẫn tiến trình hoạt động của HS. Các hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm được tổ chức linh hoạt sao cho vừa giúp HS huy động được kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân, vừa xây dựng được ý thức hợp tác, tinh thần học tập lẫn nhau. Việc trao đổi với GV có thể thực hiện trong quá trình hoặc sau khi đã kết thúc hoạt động nhóm.

- Kết quả mong đợi : Các câu hỏi nhận thức, dự đoán, giả sử/giả thuyết liên quan đến chủ đề bài học mới, dự kiến kế hoạch học tập tiếp theo… của HS. (Các sản phẩm này chỉ được hình thành thông qua hoạt động học tập trên lớp của HS theo hướng dẫn của sách HDH, tài liệu hướng dẫn GV).

Hoạt động hình thành kiến thức

- Mục đích : HS khám phá (hình thành) kiến thức, phát triển kĩ năng mới. Thông qua tìm hiểu nội dung kiến thức của chủ đề/ bài học ; thông qua các hoạt động học tập, HS thay đổi những quan niệm sai, bổ sung những quan niệm chưa đầy đủ, phát hiện được kiến thức, kĩ năng mới theo yêu cầu được đề cập đến trong bài học.

- Phương thức tổ chức hoạt động : HS đọc sách HDH, làm việc với tư liệu giáo dục, sử dụng học liệu (vật thật, mô hình, tài liệu...) ; tự nghiên cứu, trải nghiệm, khám phá, hình thành kiến thức của riêng mình ; chia sẻ, trao đổi với bạn ngồi

12

cạnh, bạn trong nhóm, GV những lập luận khoa học ; tìm tòi, phát hiện các đặc điểm, dấu hiệu của đối tượng cần chiếm lĩnh (đặc điểm của các sự vật, hiện tượng...) ; hình thành kiến thức, kĩ năng cần lĩnh hội trong chủ đề. HS có thể phải trả lời trực tiếp về nội dung kiến thức trong chủ đề hoặc phải lập luận, giải thích về những khái niệm khoa học trong chủ đề.

GV quan sát hoạt động của HS (nhất là những HS có hạn chế trong học tập, HS giỏi) để hỗ trợ, hướng dẫn hoạt động cá nhân, khuyến khích các hoạt động tương tác giữa các HS hoặc theo nhóm HS, giúp các em ý thức được từng nhiệm vụ, từng bước giải quyết nhiệm vụ học tập ; chốt lại những kiến thức, kĩ năng cơ bản, cốt lõi ; khuyến khích HS tìm tòi, sáng tạo ; phát triển khả năng giao tiếp, hợp tác, trình bày... Kết thúc hoạt động nhóm, HS được trình bày kết quả với bạn, với GV.

- Kết quả mong đợi : HS ghi được công thức, khái niệm, nhận xét, bài giải... cần lĩnh hội trên vở ghi. Những sản phẩm này do HS tự học để ghi, sau đó thông qua các hoạt động tương tác với bạn, với GV để hoàn thiện (sửa, bổ sung...) ; HS có thêm kĩ năng mới.

Hoạt động luyện tập

- Mục đích : Chính xác hoá kiến thức. Thông qua thực hành vận dụng trực tiếp những kiến thức vừa học được ở phần trên vào giải quyết những nhiệm vụ cụ thể (câu hỏi, bài tập, thực hành, thí nghiệm), HS hoàn thiện hiểu biết, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức đã lĩnh hội, đặt kiến thức, kĩ năng mới lĩnh hội vào hệ thống kiến thức, kĩ năng trước đó của bản thân ; GV biết được mức độ hiểu biết/ lĩnh hội kiến thức của HS.

- Phương thức tổ chức hoạt động : HS phải vận dụng những hiểu biết đã học vào giải quyết các bài tập/tình huống cụ thể và tương tự các bài tập/tình huống đã học nhưng có thay đổi các dữ liệu ban đầu.

HS có thể được hướng dẫn hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm để hoàn thành các câu hỏi, bài tập, bài thực hành… Đầu tiên, nên cho HS hoạt động cá nhân để các em hiểu và biết được mình hiểu kiến thức như thế nào, có đóng góp gì vào hoạt động nhóm và xây dựng các hoạt động của tập thể lớp. Sau đó cho HS hoạt động nhóm để trao đổi, chia sẻ kết quả mình làm được, thông qua đó HS có thể học tập lẫn nhau, tự sửa hoặc sửa lỗi cho nhau. Kết thúc hoạt động này HS sẽ trao đổi với GV để được GV hướng dẫn bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện sản phẩm học tập.

- Kết quả mong đợi : Lời giải và kết quả giải các bài tập/tình huống cụ thể được ghi lại trong vở của từng HS, được sữa chữa, bổ sung (nếu cần).

13

Hoạt động ứng dụng (vận dụng)

- Mục đích : Củng cố kiến thức, kĩ năng, tăng cường ý thức và năng lực thường xuyên vận dụng những điều đã học được để giải quyết các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống ; "hợp thức hoá" kiến thức vừa hình thành vào hệ thống tri thức, kĩ năng của bản thân thông qua giải quyết các tình huống phong phú ; góp phần hình thành năng lực học tập và hoạt động thực tiễn ; giúp GV đánh giá được mức độ nắm vững kiến thức của HS.

(Ghi chú : Nếu "kiến thức là những điều hiểu biết do tìm hiểu, học tập mà có được" và "tri thức là những hiểu biết có hệ thống về sự vật, hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội" thì trong hoạt động luyện tập HS có thể chỉ cần vận dụng kiến thức mới được lĩnh hội, nhưng trong hoạt động ứng dụng bắt buộc HS phải vận dụng tri thức, định hướng vào những kiến thức mới được lĩnh hội).

- Phương thức tổ chức hoạt động : HS vận dụng tri thức của bản thân, bao gồm : những kiến thức, kĩ năng (vừa được lĩnh hội), kinh nghiệm của bản thân trong nhiều tình huống khác nhau và tương tự. Tri thức này liên quan với các tình huống vừa học, cần thiết để làm các bài tập lí thuyết, bài tập thực hành, giải các bài tập/tình huống mô phỏng thực tế cuộc sống trong và ngoài nhà trường hoặc nêu phương án giải quyết vấn đề thực tiễn của cuộc sống.

Sách HDH nêu yêu cầu, GV hướng dẫn để HS ý thức được nhiệm vụ đặt ra, sau đó HS suy nghĩ, tự giải quyết vấn đề, từng bước hoàn thành việc giải bài tập ; trong quá trình đó có thể trao đổi với bạn bên cạnh, bạn trong nhóm ; cuối cùng, HS trong từng nhóm trao đổi để thống nhất một cách hoặc nhiều cách giải khác nhau nhưng cùng đạt kết quả. GV theo dõi cá nhân và từng nhóm HS, gợi ý, điều chỉnh, hướng dẫn HS hoạt động (nếu cần).

- Kết quả mong đợi : Sản phẩm thực hành, câu trả lời, lời giải và kết quả giải các bài tập/tình huống được ghi trong vở, được sửa chữa, bổ sung (nếu cần) của HS.

Hoạt động tìm tòi mở rộng

- Mục đích : Tăng cường ý thức tự tìm hiểu, mở rộng kiến thức, năng lực nghiên cứu, sáng tạo trong ứng dụng kiến thức ; thấy rõ giá trị của kiến thức đối với cuộc sống của bản thân và cộng đồng ; hứng thú với các hoạt động tìm hiểu tự nhiên và xã hội, hình thành ý thức không bao giờ được hài lòng vì ngoài những kiến thức học được trong nhà trường, còn rất nhiều điều cần phải tiếp tục học.

- Phương thức tổ chức hoạt động : HS tìm hiểu thông qua các nguồn tài liệu ngoài lớp học (sách/tài liệu tham khảo bằng bản in hoặc Internet, trao đổi với bạn bè, người thân, các bản báo cáo, thuyết trình…) để mở rộng hiểu biết ; hoạt động

14

trải nghiệm hoặc làm bài tập nghiên cứu, trao đổi, thảo luận, hợp tác với các bạn trong nhóm, trong lớp, GV, gia đình và những người khác trong cộng đồng để giải quyết vấn đề, ứng dụng các kiến thức đã học. HS có thể tự đưa ra những tình huống, bài tập và giải quyết theo cách riêng của mình hoặc trao đổi trong cặp đôi, trong nhóm, thống nhất cách làm chung, tìm giải pháp, kết quả chung ; báo cáo kết quả trước lớp hoặc GV.

Sách HDH, tài liệu hướng dẫn GV nêu các vấn đề và gợi ý, hướng dẫn về những nhiệm vụ cần phải giải quyết và yêu cầu HS phải tìm ra các cách giải quyết vấn đề khác nhau ở thư viện, ở nhà hay cộng đồng.

- Kết quả mong đợi : Các tư liệu, sản phẩm được HS sưu tầm, trích dẫn ; bản báo cáo, sản phẩm nghiên cứu của HS… được trưng bày, báo cáo, thuyết trình.

III - TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI

1. Chuẩn bị bài học

Trước khi dạy, GV cần đọc kĩ sách HDH xem mục tiêu cần đạt là gì ? Có những hoạt động nào giúp đạt được từng mục tiêu ? Các hoạt động được triển khai ra sao và kết quả hoạt động được kiểm tra, đánh giá như thế nào ?

Lưu ý các hoạt động đề xuất trong sách HDH không phải là bất biến đối với quá trình dạy học trên lớp. GV có thể chọn lọc, điều chỉnh sao cho phù hợp với HS, với không gian của lớp học và cơ sở vật chất… GV không nhất thiết tổ chức tất cả nội dung trình bày trong sách mà nên soạn lại cho phù hợp với đối tượng, nội dung có thể nhiều hơn hoặc ít hơn so với sách HDH. Tuy nhiên, sự điều chỉnh không làm thay đổi bản chất là HS được hoạt động đa dạng ; chủ động tích cực và đạt được các mục tiêu đặt ra.

Các hoạt động được viết trong sách HDH khá đa dạng, có hoạt động thực hiện trên lớp, có hoạt động ngoài lớp, ở nhà tự học… nhưng GV vẫn phải đánh giá và kiểm tra kết quả mọi hoạt động, kể cả tự học. GV cần chuẩn bị mọi yếu tố cho hoạt động trước khi giờ học diễn ra từ việc soạn giáo án của mình, chuẩn bị phương tiện dạy học, không gian dạy học, cho đến mọi tài liệu, vật liệu cần thiết được sắp xếp trước ở góc học tập.

2. Những điểm cần quan tâm khi dạy học theo Mô hình Trường học mới

a) Thay đổi vai trò của giáo viên, học sinh :

- Sách HDH của Mô hình Trường học mới hướng dẫn hoạt động tự học (học cá nhân và học tương tác) để tìm tòi kiến thức. Vai trò của GV chuyển từ truyền

15

thụ (giảng bài) sang hướng dẫn, bổ sung, hỗ trợ HS hoạt động học dựa theo sách HDH. Nếu dùng sách giáo khoa truyền thống (hầu như không có hướng dẫn hoạt động học) thì GV phải đảm nhận toàn bộ việc hướng dẫn hoạt động học dựa theo nội dung của sách giáo khoa đã được tái cấu trúc, bao gồm : học cá nhân, học tương tác (trao đổi với bạn, học theo nhóm, trao đổi với GV…).

- Vai trò của HS chuyển từ tiếp thu kiến thức sang chủ động hoạt động học cá nhân, học tương tác theo hướng dẫn trong sách HDH và tài liệu hướng dẫn GV để tìm tòi, khám phá, lĩnh hội kiến thức.

b) Thay đổi hình thức hoạt động dạy học :

- HS học cá nhân (đọc, quan sát, thí nghiệm… ghi vở), trao đổi với bạn, với GV để hoàn thiện nội dung ghi chép theo cách riêng của bản thân (chính thức hoá kiến thức). Với mỗi hoạt động học (trong 5 nhóm hoạt động học đã nêu) sẽ hình thành được một sản phẩm học và nói chung HS phải trải qua 4 hành động sau : (1) HS nhận biết vấn đề cần giải quyết (yêu cầu, câu hỏi do sách HDH hoặc GV đặt ra), tiếp nhận nhiệm vụ học tập ; (2) HS học cá nhân (suy nghĩ, quan sát, thí nghiệm…) để giải quyết vấn đề, ghi kết quả vào vở theo cách riêng của cá nhân ; (3) HS trao đổi kết quả với nhau hoặc với GV ; (4) HS hoàn thiện sản phẩm học.

- GV đánh giá HS chủ yếu thông qua việc quan sát hành vi và vở ghi để đưa ra những lời nhận xét, khuyến khích hoặc hướng dẫn bổ sung (nếu cần). Nếu hầu hết HS không thể "đi đến" được kiến thức cần lĩnh hội thì GV phải hướng dẫn hoạt động theo nhóm hoặc theo lớp để "chốt"/chính xác hoá kiến thức.

c) Thay đổi cách ghi vở :

Chuyển từ cách thức truyền thống là chỉ ghi lại các nội dung được GV chính thức hoá/"chốt" lại sang ghi diễn biến từng bước kết quả hoạt động tư duy qua học cá nhân và học tương tác, sửa chữa, bổ sung để từ chưa đúng thành đúng, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Do đó không thể có "vở sạch, chữ đẹp" như trước đây.

Với quá trình dạy học được diễn ra như vậy, HS sẽ chủ động, tích cực hoạt động trong mối tương tác với bạn, với GV, quen với quy trình bài học ổn định dựa theo phương pháp nghiên cứu khoa học, qua đó hình thành phương pháp tự học. Nhưng để giúp HS hình thành năng lực tự học thì GV cũng cần quan tâm hướng dẫn các em biết tự rút kinh nghiệm, rèn luyện một số kĩ năng chủ yếu khác như : xác định mục tiêu học tập cá nhân, lập kế hoạch thực hiện và tự đánh giá, điều chỉnh việc học của cá nhân sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

16

IV - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI

1. Yêu cầu về đánh giá theo Mô hình Trường học mới

- Đánh giá vì sự tiến bộ của HS ; coi trọng việc động viên, khuyến khích tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của các em ; đánh giá phải đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan và toàn diện.

- Đánh giá những biểu hiện phẩm chất và năng lực của HS theo mục tiêu giáo dục, cụ thể : kết quả thu nhận kiến thức, kĩ năng và thái độ đã hình thành ; kết quả hoàn thành nhiệm vụ của HS ; các kĩ thuật đánh giá được áp dụng cần phù hợp với đặc điểm tổ chức lớp học, quá trình hoạt động dạy học, giáo dục trong Mô hình Trường học mới.

- Kết hợp đánh giá của GV, các đoàn thể, tổ chức trong và ngoài nhà trường, cha mẹ HS, đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá của HS. Sau đó, GV tổng hợp các ý kiến, xem xét lại các ý kiến và đưa ra quyết định về HS.

- Đánh giá sự tiến bộ của mỗi HS, không so sánh với HS khác, không tạo áp lực cho HS, GV và cha mẹ HS.

2. Nội dung đánh giá

- Đánh giá hoạt động học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của HS theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình Giáo dục công dân ; đánh giá các năng lực cần hình thành từ đặc trưng của môn học.

- Đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực chung của HS : tự học và tự chủ ; giao tiếp và hợp tác ; giải quyết vấn đề và sáng tạo…

- Đánh giá sự hình thành, phát triển các phẩm chất của HS : yêu đất nước ; yêu con người ; chăm học, chăm làm ; trung thực ; trách nhiệm.

3. Một số hình thức đánh giá trên lớp học trong quá trình tổ chức dạy học theo Mô hình Trường học mới

3.1. Đánh giá thường xuyên

a) Đánh giá thường xuyên quá trình học tập, rèn luyện được thực hiện trên lớp học theo tiến trình các bài học, các hoạt động giáo dục ở nhà trường và trong cuộc sống hằng ngày của HS ở gia đình và ở cộng đồng.

17

b) Tham gia đánh giá thường xuyên đối với HS gồm : GV, HS (tự đánh giá và đánh giá bạn qua hoạt động của tổ, nhóm, hội đồng tự quản…), cha mẹ và những người có trách nhiệm trong cộng đồng (gọi chung là phụ huynh).

c) Cách đánh giá thường xuyên theo tiến trình bài học và hoạt động giáo dục :

– GV đánh giá :

Dựa trên đặc điểm và mục tiêu của bài học, của mỗi hoạt động mà HS phải thực hiện trong bài học (Hoạt động khởi động, Hoạt động hình thành kiến thức, Hoạt động luyện tập, Hoạt động vận dụng, Hoạt động tìm tòi mở rộng), GV thường xuyên quan sát, theo dõi cá nhân HS, nhóm HS trong quá trình học tập để có nhận định, động viên hoặc gợi ý, hỗ trợ kịp thời đối với từng việc làm, từng nhiệm vụ của mỗi cá nhân hoặc của cả nhóm HS ; nếu hoàn thành nhiệm vụ thứ nhất thì chuyển sang nhiệm vụ thứ hai cho đến khi hoàn thành bài học ; chấp nhận sự khác nhau (nếu có) về thời gian, tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ học tập của các HS trong lớp.

Các phẩm chất và năng lực của HS được hình thành và phát triển trong quá trình trải nghiệm, tham gia thường xuyên vào các hoạt động học tập, sinh hoạt tập thể hằng ngày. GV quan sát từng HS để kịp thời đưa ra những nhận định về một số biểu hiện của phẩm chất và năng lực của HS ; từ đó động viên, khích lệ, giúp HS khắc phục khó khăn, phát huy ưu điểm và các tố chất riêng, sửa chữa khuyết điểm để ngày càng tiến bộ.

Trong quá trình đánh giá thường xuyên, GV ghi vào nhật kí đánh giá của mình những điều cần đặc biệt lưu ý, giúp ích cho quá trình theo dõi, giáo dục đối với cá nhân hoặc tập thể HS.

– HS đánh giá :

+ HS tự đánh giá : đối với mỗi nhiệm vụ, hoạt động cá nhân thì HS cố gắng tự thực hiện ; trong quá trình thực hiện hoặc sau khi thực hiện nhiệm vụ, HS tự đánh giá việc làm và kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình. Chia sẻ kết quả hoặc khó khăn không thể vượt qua của mình với bạn, nhóm bạn hoặc GV để được bạn hoặc GV giúp đỡ kịp thời ; báo cáo kết quả cuối cùng với GV để được xác nhận hoàn thành hoặc được hướng dẫn thêm.

+ HS đánh giá bạn (đánh giá đồng đẳng) : ngay trong quá trình tổ chức các hoạt động học tập, sinh hoạt tập thể, GV hướng dẫn HS tham gia đánh giá bạn hoặc nhóm bạn. Ví dụ : GV yêu cầu HS quan sát hoạt động để nhận xét bài làm, câu trả lời của bạn, nhóm bạn hoặc giúp bạn hoạt động hiệu quả hơn. GV có thể

18

đưa ra lời nhận xét, góp ý đối với các đánh giá của HS cũng trên tinh thần tôn trọng ý kiến của các em.

Mỗi HS có nhật kí tự đánh giá, ghi lại những gì đã làm được, chưa làm được ; những mong muốn của bản thân trong quá trình học tập, sinh hoạt và rèn luyện ; những điều muốn nói với các bạn, thầy cô giáo, cha mẹ và người thân. Nhật kí này là của riêng HS, có thể chia sẻ hoặc không chia sẻ với người khác.

– Phụ huynh đánh giá :

Phụ huynh được mời tham gia hoặc quan sát các hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường, sử dụng sách HDH, đáp ứng các yêu cầu của HS trong quá trình học tập, nhất là những hoạt động học tập, sinh hoạt ở gia đình, ở cộng đồng và nên ghi nhận định vào phiếu đánh giá. Thông qua đó động viên, giúp đỡ các em học tập, rèn luyện, phát triển kĩ năng sống, vận dụng kiến thức vào cuộc sống và tham gia các hoạt động xã hội, đời sống của công dân.

3.2. Đánh giá định kì kết quả học tập

Đánh giá định kì có thể thông qua nhiều hình thức khác nhau : đánh giá qua bài kiểm tra ; đánh giá qua kết quả hoạt động nhóm, hoạt động dự án, đánh giá qua bài thực hành, trình diễn…

Dù dưới hình thức nào, đề kiểm tra – đánh giá định kì gồm các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ đánh giá được các mức độ :

– Mức 1 : HS nhận biết hoặc nhớ, nhắc lại đúng kiến thức đã học khi được yêu cầu ; diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình.

– Mức 2 : HS kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết thành công tình huống, vấn đề mới, tương tự tình huống, vấn đề đã học.

– Mức 3 : HS vận dụng các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn hay đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống.

Kết quả kiểm tra định kì phản ánh mức độ đạt được kiến thức, kĩ năng và năng lực môn học của HS, được đánh giá thông qua hình thức cho điểm (thang điểm 10) kết hợp với sửa lỗi, nhận xét những ưu điểm, hạn chế và góp ý cho HS.

19

3.3. Đánh giá tổng hợp cuối học kì I, cuối năm học

GV sử dụng tổng hợp các đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì kết quả học tập các môn học để ghi Phiếu đánh giá tổng hợp cuối học kì I, cuối năm học về quá trình học tập, rèn luyện của từng HS, cụ thể :

– Mức độ hoàn thành các bài học trong chương trình theo chuẩn kiến thức, kĩ năng ; đã hoàn thành đến nội dung cụ thể của bài học nào ; năng khiếu, hứng thú về từng môn học, hoạt động giáo dục.

– Những biểu hiện, sự tiến bộ và mức độ đạt được của từng nhóm phẩm chất, năng lực ; ưu điểm, hạn chế, đặc điểm, năng khiếu và thành tích nổi bật của HS. Góp ý với HS, khuyến nghị với nhà trường, phụ huynh.

– Các thành tích được tuyên dương, khen thưởng.

Phiếu đánh giá tổng hợp cuối học kì I, cuối năm học là bản chứng nhận mức độ hoàn thành chương trình và xác định nhiệm vụ bắt đầu khi vào học kì II, vào năm học mới của từng HS. Đối với HS chưa hoàn thành, cần ghi rõ đã hoàn thành đến nội dung cụ thể của bài học nào để GV có kế hoạch hướng dẫn tiếp theo.

Đánh giá tổng hợp có thể dựa vào Hồ sơ đánh giá

Mỗi HS có bộ hồ sơ đánh giá trong năm học, bao gồm :

– Nhật kí đánh giá của GV ghi những lưu ý đặc biệt trong quá trình đánh giá thường xuyên về HS ;

– Các bài kiểm tra định kì đã được GV đánh giá ;

– Phiếu đánh giá tổng hợp cuối học kì I, cuối năm học ;

– Phiếu đánh giá của phụ huynh ;

– Nhật kí tự đánh giá của HS (nếu có) ;

– Các sản phẩm hoặc các vật thay thế sản phẩm của hoạt động giáo dục, văn hoá, nghệ thuật… (nếu có) ;

– Các loại giấy chứng nhận, giấy khen, thư cảm ơn, xác nhận thành tích… của HS trong năm học (nếu có).

Bộ hồ sơ là minh chứng của sự tiến bộ trong quá trình và kết quả học tập, rèn luyện của HS, đồng thời là phương tiện liên lạc giữa HS với GV, giữa nhà trường với gia đình HS.

20

GỢI Ý BẢNG PHÂN PHỐI SỐ TIẾT CÁC BÀI HỌC

TT Tên bài/Chủ đề Số tiết

Học kì I

1 Chí công vô tư 2

2 Tự chủ 2

3 Hoà bình, hợp tác và phát triển 3

4 Sống có đạo đức, kỉ luật và tuân theo pháp luật 3

5 Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc 2

6 Hoạt động trải nghiệm sáng tạo 3

7 Ôn tập/Kiểm tra 3

Tổng 18

Học kì II

8 Phòng ngừa các tệ nạn xã hội 3

9 Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình 2

10 Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế 2

11 Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân 2

12 Quyền và nghĩa vụ trong lao động 2

13Trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc

3

14 Ôn tập/Kiểm tra 3

Tổng 17

21

Phần thứ haiHƯỚNG DẪN TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁC CHỦ ĐỀ

Bài 1. CHÍ CÔNG VÔ TƯ

Sau bài học này, học sinh :

– Trình bày được quan điểm của mình về phẩm chất chí công vô tư và các biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư.

– Phân tích được vai trò, ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư trong cuộc sống.

– Có ý thức rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư.

– Có thái độ đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm thể hiện sự chí công vô tư, phê phán những hành vi, việc làm chưa thể hiện sự chí công vô tư.

MỤC TIÊU

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH

Các hoạt động học trong bài “Chí công vô tư” được thực hiện thông qua các hình thức học cá nhân, cặp đôi, học nhóm nhằm giúp HS hiểu được thế nào là người chí công vô tư, những giá trị của phẩm chất chí công vô tư và cách rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư, trên cơ sở đó hình thành ở HS ý thức tự giác rèn luyện phẩm chất chí công vô tư để góp phần xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Mục đích : HS chia sẻ những hiểu biết của bản thân về phẩm chất chí công vô tư.

Phương thức tổ chức hoạt động :

a) Tìm hiểu tình huống :

GV yêu cầu cả lớp đọc tình huống và thảo luận về các nhân vật trong tình huống.

Yêu cầu : HS đặt mình vào các nhân vật trong tình huống để trao đổi, thảo luận về suy nghĩ, hành động của bạn Hoàng Lan và bạn Hằng.

22

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân : mỗi em hãy ghi ra giấy/vở suy nghĩ của bản thân về hành động của nhân vật Hoàng Lan và nhân vật Hằng.

- GV tổ chức cho HS trao đổi : Em hãy trao đổi với bạn bên cạnh về kết quả và thống nhất với bạn câu trả lời : Em suy nghĩ gì về quyết định của Hằng ? Nếu em là Hằng, em sẽ hành động như thế nào ?

b) Ðóng vai theo tình huống :

GV tổ chức cho HS đóng vai theo tình huống đồng thời cũng nhấn mạnh HS không nhất thiết phải chọn cách hành động như nhân vật trong tình huống.

- GV gọi một vài cặp đóng vai Hằng và Hoàng Lan, trình bày suy nghĩ trước lớp (GV nên quan sát khi HS làm việc cặp đôi để lựa chọn các cặp có câu trả lời không giống nhau trình bày). Câu trả lời không giống nhau của HS là cơ sở để GV khai thác hiểu biết của HS về phẩm chất chí công vô tư.

c) Thảo luận :

GV tổ chức cho HS trao đổi và thống nhất câu trả lời cho câu hỏi : Việc làm của bạn Hằng là biểu hiện của phẩm chất đạo đức nào ?

Lưu ý : Tuỳ vào đối tượng HS, môi trường lớp học, các điều kiện học tập..., GV có thể thiết kế hoạt động khởi động khác như : thi ô chữ, thi hát, kể chuyện, đố vui, trò chơi… có liên quan đến phẩm chất chí công vô tư.

Sản phẩm mong đợi từ hoạt động :

- Suy nghĩ, cảm xúc của HS về hành động của bạn Hằng và Hoàng Lan (được viết ra giấy/vở ghi) ;

- Xuất hiện vấn đề cần tìm hiểu : Hành động của bạn Hằng có phải là biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư hay không ? Căn cứ vào đâu để xác định những đức tính đó là biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư ?

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Tìm hiểu về chí công vô tư

Mục đích : HS xác định được khái niệm chí công vô tư và các đức tính cơ bản của người có phẩm chất chí công vô tư.

Phương thức tổ chức hoạt động :

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu quan niệm về phẩm chất chí công vô tư để trả lời câu hỏi và viết suy nghĩ của cá nhân ra giấy.

- GV hướng dẫn HS chia sẻ suy nghĩ với bạn bên cạnh để thống nhất câu trả lời.

23

- GV tổ chức cho lớp thảo luận tìm hiểu khái niệm chí công vô tư. Yêu cầu mỗi HS kể tên một số hành động/việc làm thể hiện sự chí công vô tư.

Kết quả mong đợi :

- HS giải thích được thế nào là phẩm chất chí công vô tư.

- HS trình bày được người có phẩm chất chí công vô tư là người luôn công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.

2. Tìm hiểu các biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư

Mục đích : HS xác định được những biểu hiện của người có phẩm chất chí công vô tư và người chưa có phẩm chất chí công vô tư.

Phương thức tổ chức hoạt động :

- Hướng dẫn HS đọc, phân tích thông tin trong các câu chuyện, tình huống đã gặp trong cuộc sống và yêu cầu HS chia sẻ với bạn ngồi cạnh để xác định : biểu hiện của người có phẩm chất chí công vô tư và biểu hiện của người chưa có phẩm chất chí công vô tư.

Trên cơ sở phân tích các thông tin, GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập :

Biểu hiện của chí công vô tư Biểu hiện của chưa chí công vô tư

Kết quả mong đợi :

- Những biểu hiện của người có phẩm chất chí công vô tư là : công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải,...

- Những biểu hiện của người chưa có phẩm chất chí công vô tư là : thiên vị, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích chung,...

- Bước đầu xác định được vai trò, ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư trong cuộc sống và xã hội.

3. Tìm hiểu vai trò, ý nghĩa của chí công vô tư

Mục đích : HS phân tích được vai trò, ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư và có ý thức rèn luyện phẩm chất chí công vô tư. Biết trân trọng những hành động thể hiện phẩm chất chí công vô tư.

24

Phương thức tổ chức hoạt động :

a) Đóng vai :

- GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm.

+ Phân công các nhóm sắm vai tình huống trong sách HDH.

+ Nhóm trưởng yêu cầu các thành viên đọc và phân tích tình huống, sau đó trao đổi để xây dựng thành kịch bản (có nhân vật, lời thoại, cách giao tiếp, ứng xử) để giải quyết tình huống.

- GV có thể hỗ trợ từng nhóm bằng cách gợi ý :

+ Hành động của cô Lan và chồng đã thể hiện được phẩm chất chí công vô tư chưa ? Tại sao ? Hiện nay có nhiều gia đình có hành động như gia đình cô Lan không ? Tại sao ? Nếu là vợ/chồng cô Lan, em sẽ làm gì ?

+ Theo em, tại sao bé Na lại có suy nghĩ như vậy ? Nếu là người chứng kiến, em sẽ nói gì với bé Na ?

(GV có thể khuyến khích HS phát triển tình huống theo hướng khác)

b) Nhóm thực hiện nhiệm vụ :

- Các nhóm chuyển thể thành kịch bản trước lớp.

- GV tổ chức thảo luận lớp : nhận xét nội dung kịch bản của từng nhóm, cách thể hiện vai diễn (diễn xuất), cách ứng xử/giải quyết tình huống, thông điệp các nhóm đưa ra từ các cách ứng xử/giải quyết tình huống...

c) Cùng suy ngẫm và trao đổi :

- GV tổ chức cho HS trao đổi, nhận xét, rút kinh nghiệm. Đồng thời yêu cầu HS tiếp tục suy ngẫm và trao đổi về hai vấn đề :

1/ Sự chí công vô tư sẽ mang lại cho chúng ta và cộng đồng những lợi ích nào ?

2/ Chúng ta cần làm gì để rèn luyện phẩm chất chí công vô tư ?

- HS làm việc theo cá nhân hoặc theo cặp.

- HS chia sẻ ý kiến trước lớp.

- GV tổng kết các ý kiến và kết luận giá trị của việc thực hiện phẩm chất chí công vô tư và hệ quả của những việc làm chưa thể hiện phẩm chất chí công vô tư.

25

Kết quả mong đợi :

HS nêu được :

- Hành động của cô Lan và chồng chưa thể hiện được phẩm chất chí công vô tư và đã vô tình làm tổn thương bé Na. Do vậy, trong gia đình, bố mẹ cần phải chú ý đến hành động, việc làm của mình để tránh gây ra những tổn thương cho trẻ nhỏ.

- Bé Na cảm thấy bị thất vọng vì từ khi có thêm em bé thì không còn được bố mẹ quan tâm, yêu mến. Bé cảm thấy ghét em Mít vì em chính là nguyên nhân để bố mẹ thờ ơ với Na.

HS đưa ra được những giải thích để bé Na hiểu rằng bố mẹ vẫn yêu thương em. Lí do bố mẹ có hành động như vậy vì nghĩ bé Na đã lớn, có thể tự chăm lo cho mình và biết yêu thương em bé, chơi cùng em giúp đỡ bố mẹ.

Những việc làm, lời khuyên trong tình huống trên nên tập trung vào : Cần gần gũi, thể hiện tình yêu thương và quan tâm tới các con một cách công bằng để tránh làm tổn thương các con.

Cuối cùng, HS hiểu được vai trò, ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư (đối với cộng đồng xã hội : góp phần làm cho đất nước thêm giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ; đối với cá nhân : được mọi người tin cậy và kính trọng) và cách thức rèn luyện phẩm chất chí công vô tư.

Lưu ý : GV cần gợi ý để HS có thể lấy ví dụ thực tế thể hiện những phẩm chất chí công vô tư và chưa thể hiện chí công vô tư, đồng thời chia sẻ quan điểm của HS đối với những ví dụ đó.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Phần này gồm 5 hoạt động, với mục tiêu giúp từng cá nhân HS biết thực hành những kiến thức đã học vào giải quyết các bài tập và tình huống thực tế nhằm khắc sâu những kiến thức mà HS đã được tìm hiểu thông qua hoạt động hình thành kiến thức.

1. Tìm hiểu tấm gương về chí công vô tư

Mục đích : HS hiểu rõ hơn về nội hàm phẩm chất chí công vô tư.

Phương thức tổ chức hoạt động :

- HS làm việc cá nhân để đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi trong sách HDH.

26

- HS trao đổi, chia sẻ suy nghĩ của mình với bạn về những hành động, việc làm thể hiện phẩm chất chí công vô tư của Tô Hiến Thành.

- HS tìm hiểu về những tình huống trong cuộc sống thể hiện phẩm chất chí công vô tư và chưa thể hiện phẩm chất chí công vô tư.

- GV chọn hai cặp tiêu biểu chia sẻ suy nghĩ trước lớp.

Kết quả mong đợi : HS ghi chép được ra vở/giấy những hiểu biết về chí công vô tư.

Lưu ý : GV hướng dẫn HS cần dựa vào kết quả hoạt động trong phần B - Hoạt động hình thành kiến thức để hoàn thành nhiệm vụ.

2. Xác định chí công vô tư biểu hiện thông qua những hành vi/việc làm nào dưới đây ?

Mục đích : HS biết tự liên hệ, nhìn nhận, đánh giá về giá trị của những hoạt động mà các em đã tham gia hoặc biết để đóng góp cho hoà bình, hợp tác và phát triển cộng đồng.

Phương thức tổ chức hoạt động : GV tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận để lựa chọn đáp án đúng.

Kết quả mong đợi : HS lựa chọn được các đáp án đúng như sau :

A. Luôn công bằng, không thiên vị trong khi giải quyết công việc. (Đúng)

B. Luôn ưu tiên cho những người thân quen với mình trong khi xử lí công việc. (Sai)

C. Luôn hành động theo lẽ phải. (Đúng)

D. Luôn xuất phát từ lợi ích cá nhân để giải quyết các công việc chung. (Sai)

E. Luôn lấy lợi ích chung làm thước đo để giải quyết công việc của tập thể. (Đúng)

G. Luôn đặt lợi ích của bản thân và gia đình lên trên lợi ích của cơ quan. (Sai)

H. Luôn ưu tiên hoàn thành việc riêng, việc nhà trước việc tập thể. (Sai)

I. Luôn đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. (Đúng)

3. Chia sẻ suy nghĩ

Mục đích : HS biết nhận xét, đánh giá hành động, việc làm thể hiện phẩm chất chí công vô tư và rút ra được bài học cho bản thân trong việc rèn luyện phẩm chất chí công vô tư.

27

Phương thức tổ chức hoạt động :

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu quan điểm của An và Bình về vai trò, ý nghĩa của việc thực hiện chí công vô tư để đưa ra suy nghĩ cá nhân về quan niệm của An và Bình, sau đó chia sẻ suy nghĩ với bạn bên cạnh.

- GV hướng dẫn HS trao đổi, thảo luận về cách thức rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư.

Kết quả mong đợi :

- Những suy nghĩ, chia sẻ của HS về vai trò, ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư.

- Những biện pháp rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư.

4. Hoàn thành phiếu học tập

Mục đích : Kiểm tra khả năng nắm vững các nội dung về phẩm chất chí công vô tư ; kiểm tra khả năng lập luận, phân tích, giải thích của HS khi trình bày quan điểm của cá nhân.

Phương thức tổ chức hoạt động : GV tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận phiếu học tập để lựa chọn đáp án đúng.

Kết quả mong đợi : HS hoàn thành phiếu học tập, lựa chọn và đánh dấu được các đáp án đúng theo yêu cầu của từng cột và có giải thích hợp lí cho từng tình huống.

5. Đọc tình huống và trả lời câu hỏi

Mục đích : HS vận dụng được những kiến thức lí thuyết đã học vào giải quyết các bài tập và tình huống thực tế nhằm khắc sâu các kiến thức đó.

Phương thức tổ chức hoạt động :

GV hướng dẫn HS suy ngẫm theo quan điểm cá nhân và trao đổi với bạn để cùng giải quyết tình huống.

Kết quả mong đợi :

Ông M không phải là người chí công vô tư. Bởi vì, ông đã xử sự không công bằng khi đưa những người thân của mình, không có đủ năng lực vào làm việc tại doanh nghiệp do ông quản lí.

Lưu ý : Sau khi HS trình bày quan điểm của mình đối với tình huống, GV cần động viên HS rút ra bài học cho bản thân và đưa ra những giải pháp để HS rèn luyện trở thành người có hành vi ứng xử phù hợp.

28

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Mục đích : HS vận dụng được kiến thức về chí công vô tư và các kĩ năng lập luận, trình bày, làm việc nhóm... để giải quyết các tình huống/nhiệm vụ trong đời sống thực tiễn.

Phương thức tổ chức hoạt động :

Đây là hoạt động chủ yếu được thực hiện ở nhà, GV cần khéo léo động viên và khuyến khích HS tham gia thực hiện theo khả năng, sở thích. Hoạt động vận dụng của bài này nên thực hiện dưới hình thức dự án. GV cần giao nhiệm vụ thích ứng với khả năng và phong cách học của HS ; hướng dẫn các nhóm HS xây dựng kế hoạch hoạt động và thực hiện theo kế hoạch đã xây dựng.

Kết quả mong đợi :

- Các bài viết và những chia sẻ của HS ;

- Kế hoạch hoạt động và kết quả thực hiện kế hoạch đó.

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

Mục đích : HS tiếp tục tìm tòi, mở rộng kiến thức về phẩm chất chí công vô tư ngoài lớp học bằng cách tự đặt ra các tình huống có vấn đề nảy sinh từ nội dung bài học, từ tư liệu tham khảo, từ thực tiễn cuộc sống và vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết bằng những cách khác nhau.

Phương thức tổ chức hoạt động :

- Cũng như hoạt động vận dụng, hoạt động tìm tòi mở rộng chủ yếu được thực hiện ở nhà, HS cần được động viên, khuyến khích và tham gia theo khả năng, sở thích. Do vậy, GV yêu cầu HS đọc và nghiên cứu thật kĩ các nhiệm vụ trong sách HDH và các tình huống để xác định thuận lợi, khó khăn khi thực hiện.

- GV cần gợi ý cho HS một số địa chỉ, trang mạng để các em có thể sưu tầm tư liệu về những tấm gương người tốt, việc tốt ở trong nước và trên thế giới.

- GV cũng cần tổ chức để HS chia sẻ những thông tin đã sưu tầm được với các bạn trong nhóm, trong lớp.

- Yêu cầu HS tự giác hoàn thành nhiệm vụ trong hoạt động này.

Kết quả mong đợi :

- Các bài viết chia sẻ của HS ;

- Các câu chuyện, những tấm gương người tốt việc tốt trong cuộc sống ; những biểu hiện chưa tốt, chưa đúng và bài học kinh nghiệm của HS sau mỗi tình huống, câu chuyện.

29

Bài 2. TỰ CHỦ

Sau bài học này, học sinh :

– Trình bày được quan điểm của mình về phẩm chất tự chủ và các biểu hiện của phẩm chất tự chủ.

– Phân tích được vai trò, ý nghĩa của sự tự chủ trong cuộc sống.

– Có ý thức rèn luyện để trở thành người có tự chủ.

MỤC TIÊU

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Các hoạt động học trong bài “Tự chủ” được thực hiện thông qua các hình thức học cá nhân, cặp đôi, học nhóm nhằm giúp HS hiểu được phẩm chất tự chủ, những giá trị của phẩm chất tự chủ và cách rèn luyện để trở thành người tự chủ, trên cơ sở đó hình thành ở HS ý thức tự giác rèn luyện phẩm chất tự chủ trong cuộc sống, học tập và lao động.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trò chơi : Ai nhớ nhiều ?

Mục đích : HS nhận diện được thế nào là tự chủ, thông qua việc đưa ra được những câu ca dao, tục ngữ về các phẩm chất tốt đẹp.

Lưu ý : Khi phân biệt về các phẩm chất được nhắc đến trong các câu ca dao, tục ngữ, những ý của câu ca dao, tục ngữ có ngụ ý về sự làm chủ bản thân (những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình)… là những ý nói về tự chủ.

Phương thức tổ chức hoạt động :

- Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội có 3 phút thảo luận và viết ra giấy/ghi lên bảng những câu ca dao, tục ngữ ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người. Trong thời gian 3 phút, đội nào nhớ được nhiều câu ca dao, tục ngữ ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người là đội chiến thắng.

30

- GV tổ chức cho HS thảo luận về những phẩm chất mà các đội chơi tìm được (trong trường hợp HS chưa tìm được những phẩm chất liên quan đến bài học, GV có thể hỗ trợ HS).

HS trao đổi, thảo luận với bạn để thống nhất câu trả lời :

1) Trong những câu ca dao, tục ngữ vừa tìm được, những câu nào thể hiện tính tự tin, tự giác, tự lập, tự chịu trách nhiệm ?

2) Theo em, đó là biểu hiện của những phẩm chất tốt đẹp nào của con người ?

Kết quả mong đợi :

- Các câu ca dao, tục ngữ về những phẩm chất tốt đẹp của con người ;

- Chỉ ra được một số biểu hiện của tự chủ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Tìm hiểu về phẩm chất tự chủ

Mục đích : HS giải thích được thế nào là tự chủ và nêu được những đặc điểm của tự chủ.

Phương thức tổ chức hoạt động :

- GV hướng dẫn HS đọc câu chuyện, tìm hiểu hành động/suy nghĩ/thái độ của Dũng, của Hùng thể hiện hành vi tự chủ/chưa tự chủ và ghi kết quả tìm được ra giấy.

- GV hướng dẫn HS trao đổi, thảo luận thống nhất câu trả lời cho câu hỏi trong sách HDH.

- GV tổ chức cho HS thảo luận kết quả hoạt động nhóm, nhận xét kết quả hoạt động nhóm và thống nhất câu trả lời theo hướng sau :

+ Ý thể hiện làm chủ trong suy nghĩ : Bạn cho tôi một món quà, tôi có thể nhận hoặc tôi cũng có thể không nhận.

+ Ý thể hiện làm chủ trong tình cảm : ngạc nhiên và ngơ ngác (mà không hề nổi cáu).

+ Ý thể hiện làm chủ trong hành vi : chăm chú lắng nghe mà không hề đáp lại lời nào.

- GV hướng dẫn HS trao đổi, thảo luận những ví dụ thể hiện đức tính tự chủ của con người.

31

Kết quả mong đợi :

- HS chỉ ra được những biểu hiện của Dũng như : ngạc nhiên, ngơ ngác, ngồi yên, chăm chú lắng nghe, không đáp lại lời nào.

- HS hiểu được thế nào là tự chủ (tự chủ là làm chủ bản thân) và những biểu hiện của tự chủ trong lời nói, suy nghĩ, việc làm (làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình).

- HS đưa ra được ví dụ về tính tự chủ.

2. Tìm hiểu các biểu hiện của phẩm chất tự chủ

Mục đích : HS nhận diện rõ ràng và cụ thể về các biểu hiện của sự tự chủ.

Phương thức tổ chức hoạt động :

GV hướng dẫn HS đọc và phân tích các hành vi, phân loại hành vi tự chủ và không tự chủ, trao đổi, thảo luận với bạn để hoàn thành phiếu học tập.

Kết quả mong đợi :

- Hoàn thành phiếu học tập và giải thích được lí do lựa chọn/phân loại hành vi.

Hành vi tự chủ Hành vi không tự chủ

Không nóng nảy, vội vàng trong hành động.

Điều chỉnh thái độ, hành vi của bản thân trong các tình huống khác nhau.

Không quá lo lắng đến hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp.

Tự kiểm tra, đánh giá bản thân mình.

Luôn hành động theo suy nghĩ của mình.

Tự kiềm chế những ham muốn của bản thân.

Thái độ ôn hoà, từ tốn trong giao tiếp với người khác.

Nóng nảy, cãi vã, gây gổ khi gặp những việc mình không vừa ý.

Thiếu cân nhắc, chín chắn.

Sa ngã, bị cám dỗ, bị lợi dụng.

Hoang mang, sợ hãi, chán nản trước khó khăn.

Tính bột phát trong giải quyết công việc.

32

3. Tìm hiểu ý nghĩa của sự tự chủ

Mục đích : HS hiểu được ý nghĩa của sự tự chủ đối với cuộc sống cá nhân, luôn làm chủ cảm xúc, suy nghĩ, hành vi thì mình sẽ có được sự bình yên trong tâm hồn.

Phương thức tổ chức hoạt động :

- GV hướng dẫn HS đọc câu chuyện và chia sẻ cảm nhận của HS về câu chuyện.

- Hướng dẫn HS trao đổi, thảo luận với bạn để tìm ra những cụm từ hàm ý về sự tự chủ theo yêu cầu trong sách HDH.

- Hướng dẫn HS trao đổi về vai trò của phẩm chất tự chủ trong cuộc sống của con người.

Lưu ý : Nên phân tích thêm ý của bức tranh thứ nhất, bức tranh thật yên ả, nhưng ở đó không có những thử thách, để qua đó biết được mình có năng lực tự chủ như thế nào. Cuộc sống sẽ tôi luyện đức tính này.

Kết quả mong đợi :

HS hiểu được rằng : Tự chủ là một đức tính quý giá, có tự chủ sẽ giúp con người sống đúng đắn, có văn hoá, nhất là giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách và cám dỗ.

4. Rèn luyện để trở thành người có phẩm chất tự chủ

Mục đích :

- HS nhận biết được những hành động, việc làm tự chủ và thiếu tự chủ. Trên cơ sở đó, HS sẽ ý thức được vấn đề và chủ động, tích cực trong việc rèn luyện tính tự chủ.

- HS biết cách rèn luyện phẩm chất tự chủ và hiểu được, để có tính tự chủ, cần phải rèn luyện nhiều phẩm chất và năng lực khác nhau.

Phương thức tổ chức hoạt động :

- GV hướng dẫn HS đọc, phân tích tình huống và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn HS trao đổi, thảo luận về cách thức rèn luyện để trở thành một con người tự chủ.

GV hướng dẫn HS ghi lại suy nghĩ của mình theo yêu cầu trong sách HDH : “Chúng ta cần làm gì để trở thành một người tự chủ ? Hãy viết ra những điều em cần rèn luyện để có thể tự chủ tốt hơn.”.

33

Lưu ý : GV có thể giải thích thêm cho HS vì sao những phẩm chất và kĩ năng này lại liên quan đến tính tự chủ :

- Hiểu biết sâu sắc hậu quả của những hành vi không tự chủ mang lại, ví dụ như quá nóng giận dẫn đến không kiểm soát hành vi và có thể làm tổn thương người khác hoặc quá buồn bã dẫn đến việc bê trễ công việc, học tập.

- Tuân thủ kỉ luật : rèn luyện sự tuân thủ những quy định, kế hoạch đặt ra vừa là biểu hiện của tính tự chủ, vừa là cách để hình thành tính tự chủ.

- Ý chí, nghị lực vượt qua cám dỗ : ý chí, nghị lực giúp cho mỗi cá nhân không bị lôi kéo bởi những ham muốn nào đó, họ luôn tự chủ tốt trong tình huống khó khăn.

- Kĩ năng từ chối : nếu bạn biết từ chối, nói "Không" với một số thứ không có lợi cho mình, bạn sẽ là người tự chủ tốt.

- Kĩ năng giải quyết vấn đề : nếu bạn luôn biết tính đến mọi yếu tố có thể ảnh hưởng đến những quyết định của bạn, sắp xếp các yếu tố đó và giải quyết một cách hiệu quả… bạn sẽ nâng cao được tính tự chủ.

Kết quả mong đợi :

- HS trả lời được các câu hỏi theo yêu cầu của GV.

- Chỉ ra được bản thân cần rèn luyện nhất kĩ năng nào.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Phần này gồm 2 hoạt động, với mục tiêu giúp từng cá nhân HS biết thực hành những kiến thức đã học vào giải quyết các bài tập và tình huống thực tế nhằm khắc sâu được những kiến thức mà HS đã được tìm hiểu thông qua hoạt động hình thành kiến thức.

1. Thảo luận về tự chủ

Mục đích : Giúp HS hiểu rõ hơn về nội hàm khái niệm tự chủ.

Phương thức tổ chức hoạt động :

HS trao đổi, chia sẻ suy nghĩ của mình với bạn phẩm chất tự chủ, cách thức rèn luyện để có được phẩm chất tự chủ.

Kết quả mong đợi : HS ghi chép được ra vở/giấy những hiểu biết về tự chủ và cách thức rèn luyện để có được phẩm chất tự chủ.

34

Lưu ý : GV hướng dẫn HS cần dựa vào kết quả hoạt động trong phần Hoạt động hình thành kiến thức để hoàn thành yêu cầu về sản phẩm.

2. Rèn luyện tính tự chủ

Mục đích :

HS rèn luyện tính tự chủ thông qua các tình huống gắn với đời sống thực, đặc biệt giúp HS biết cách tìm sự hỗ trợ của những người xung quanh trong quá trình rèn luyện sự tự chủ.

Phương thức tổ chức hoạt động :

- GV tổ chức cho HS đọc, phân tích tình huống theo yêu cầu trong sách HDH.

- GV tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận với bạn về các tình huống và giải pháp xử lí tình huống.

Lưu ý :

Với hoạt động này, GV yêu cầu HS thực hiện trong cuộc sống và có thể phản hồi lại ở những giờ học sau xem các em đã thành công hay không khi rèn luyện sự tự chủ.

Để có được sự tự chủ, trong thời kì đầu, mỗi cá nhân có thể cần đến sự hỗ trợ của người xung quanh để từ bỏ nhu cầu hay ham thích nào đó.

Kết quả mong đợi :

- Chia sẻ, suy nghĩ và giải pháp của HS trong từng tình huống.

- HS ý thức được cách tìm sự hỗ trợ từ người khác khi rèn luyện sự tự chủ.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Mục đích :

HS vận dụng được kiến thức về chí công vô tư và các kĩ năng lập luận, trình bày, làm việc nhóm... để giải quyết các tình huống/nhiệm vụ trong đời sống thực tiễn.

Phương thức tổ chức hoạt động :

Đây là hoạt động chủ yếu được thực hiện ở nhà, GV cần khéo léo động viên và khuyến khích HS tham gia thực hiện theo khả năng, sở thích. Hoạt động vận dụng của bài này nên thực hiện dưới hình thức dự án. GV cần giao nhiệm vụ

35

thích ứng với khả năng và phong cách học của HS ; hướng dẫn các nhóm HS xây dựng kế hoạch hoạt động và thực hiện theo kế hoạch đã xây dựng.

Lưu ý : Với bài học này, GV nên đưa HS vào các tình huống có tính thử thách buộc HS phải đấu tranh trong sự lựa chọn, qua đó rèn luyện tính tự chủ. Trên cơ sở đó, GV giúp HS “nhìn lại” cả tiến trình suy nghĩ, quá trình đấu tranh tư tưởng và yếu tố kích thích tác động đến sự lựa chọn. Qua đó giúp HS vượt qua được trạng thái giằng co để có quyết định đúng đắn.

Kết quả mong đợi :

- Những chia sẻ, hành động của HS về những tình huống. HS cho biết, với mỗi tình huống đó em sẽ làm gì.

- Bài viết của HS về ý nghĩa câu ca dao thể hiện sự tự chủ.

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

Mục đích :

HS tiếp tục tìm tòi, mở rộng kiến thức về phẩm chất tự chủ ở ngoài lớp học bằng cách tự đặt ra các tình huống có vấn đề nảy sinh từ nội dung bài học, từ tư liệu tham khảo, từ thực tiễn cuộc sống và vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết bằng những cách khác nhau.

Phương thức tổ chức hoạt động :

- Cũng như hoạt động vận dụng, hoạt động tìm tòi mở rộng chủ yếu được thực hiện ở nhà, HS cần được động viên, khuyến khích và tham gia theo khả năng, sở thích. Do vậy, GV yêu cầu HS đọc và nghiên cứu thật kĩ các nhiệm vụ trong sách HDH và các tình huống để xách định thuận lợi, khó khăn khi thực hiện.

- GV cần gợi ý cho HS một số địa chỉ, trang mạng để các em có thể sưu tầm tư liệu về những tấm gương người tốt, việc tốt ở trong nước và trên thế giới.

- GV cũng cần tổ chức để HS chia sẻ những thông tin đã sưu tầm được với các bạn trong nhóm, trong lớp.

- Yêu cầu HS tự giác hoàn thành nhiệm vụ trong hoạt động này.

Kết quả mong đợi :

- Thực hiện hết các nhiệm vụ của bài “Tự chủ” trong SGK hiện hành.

- Bài thuyết trình về sự tự chủ dựa theo sự ẩn dụ của bức tranh.

36

Bài 3. HOÀ BÌNH, HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN

Sau bài học này, học sinh :

– Nêu được chủ trương phát triển bền vững đất nước của Đảng và Nhà nước ta.

– Trình bày được thế nào là hoà bình, hợp tác, phát triển và các biểu hiện của hoà bình, hợp tác, phát triển ; Phân tích được mối quan hệ giữa hoà bình, hợp tác và phát triển.

– Yêu hoà bình ; ghét bạo lực ; phản đối chiến tranh phi nghĩa ; phản đối, phê phán các hành vi bạo lực học đường ; Ủng hộ chính sách hoà bình, hợp tác và phát triển bền vững đất nước của Đảng và Nhà nước ta.

– Giao tiếp, ứng xử thân thiện, không sử dụng bạo lực với bạn bè và mọi người ; Hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong các công việc chung của gia đình, trường lớp và cộng đồng ; Tích cực tham gia các hoạt động ủng hộ hoà bình, các hoạt động phòng chống bạo lực học đường, các hoạt động phát triển cộng đồng do lớp, trường, địa phương tổ chức.

MỤC TIÊU

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINHCác hoạt động học trong bài “Hoà bình, hợp tác và phát triển” được thực hiện

thông qua :

- Các hình thức : học cá nhân, học theo nhóm và cả lớp ;

- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học khác nhau như : thảo luận, luyện tập, học theo dự án, động não, KWL,…

Các hoạt động học này nhằm giúp HS tìm hiểu khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa của hoà bình, hợp tác, phát triển và trách nhiệm của các em đối với hoà bình, hợp tác và phát triển đất nước. Đồng thời, giúp HS phát triển các kĩ năng, hành vi và thái độ phù hợp.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Mục đích : Khởi động - giới thiệu bài.

Phương thức tổ chức hoạt động :

- GV sử dụng kĩ thuật KWL, yêu cầu HS : Hãy nêu những điều em đã biết về hoà bình, hợp tác và phát triển và những điều em muốn biết thêm về hoà bình, hợp tác và phát triển.

37

- HS viết ra phiếu.

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp và giới thiệu bài.

Kết quả mong đợi : HS cởi mở chia sẻ những điều các em đã biết và muốn biết về chủ đề bài học.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Tìm hiểu về hoà bình và hợp tác

Mục đích : Giúp HS ôn tập, tổng hợp, khái quát lại những kiến thức về hoà bình, hợp tác mà các em đã học ở lớp 6 và lớp 8.

Phương thức tổ chức hoạt động :

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, cùng nhớ lại các bài GDCD đã học về hoà bình, về hợp tác ở các lớp dưới và ghi những thông tin phù hợp vào bảng theo mẫu dưới đây :

Hoà bình Hợp tác

Quan niệm

Biểu hiện

Ý nghĩa, tầm quan trọng

Trách nhiệm của HS

Đồng thời cho ví dụ thực tế về : một số hoạt động bảo vệ hoà bình mà lớp em/trường em/địa phương em đã tổ chức và một số hoạt động hợp tác giữa địa phương em với các địa phương khác, giữa nước ta với các nước khác.

- HS làm việc theo nhóm và ghi kết quả thảo luận ra giấy A0.

- Các nhóm HS chia sẻ kết quả thảo luận.

- GV tổng kết các ý kiến và kết luận.

Kết quả mong đợi : HS tổng hợp, khái quát được những kiến thức về hoà bình và hợp tác mà các em đã học được ở các lớp dưới và cho được vài ví dụ thực tế để minh hoạ.

Lưu ý :

- Kết quả thảo luận nhóm có thể được HS trình bày theo bảng hoặc sơ đồ tư duy hay các hình thức khác.

38

- Cần chuẩn bị sẵn giấy A0, bút dạ để HS thể hiện kết quả thảo luận.

- GV cần chuẩn bị thêm một số ví dụ thực tế về các hoạt động bảo vệ hoà bình và hợp tác của địa phương, của nước ta để gợi ý, giới thiệu thêm cho HS.

2. Tìm hiểu về phát triển

Mục đích : Giúp HS hiểu được khái niệm phát triển, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển bền vững đất nước và trách nhiệm của HS.

Phương thức tổ chức hoạt động :

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK về phát triển và chủ trương phát triển bền vững đất nước của Đảng ta, sau đó thảo luận nhóm theo các câu hỏi :

1/ Điều gì sẽ xảy ra nếu chỉ chú ý đến tăng trưởng kinh tế mà không quan tâm đến bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ? Cho ví dụ thực tế (ở địa phương em/ở nước ta/trên thế giới) để chứng minh.

2/ Điều gì sẽ xảy ra nếu chỉ chú ý đến tăng trưởng kinh tế mà không quan tâm đến phát triển xã hội, phát triển con người ? Cho ví dụ thực tế (ở địa phương em/ở nước ta/trên thế giới) để chứng minh.

3/ Lấy một ví dụ thực tế ở địa phương em hoặc trên đất nước về việc thực hiện chủ trương phát triển bền vững của Đảng ta.

- HS làm việc theo nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- Chia sẻ, tranh luận giữa các nhóm.

- GV tổng kết các ý kiến và kết luận.

Kết quả mong đợi : HS hiểu được chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển bền vững đất nước, nêu được ví dụ thực tế ; nêu được trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần phát triển bền vững đất nước.

Lưu ý : GV cần lấy một vài ví dụ thực tế để minh hoạ cho sự cần thiết phải phát triển bền vững đất nước, chẳng hạn : Vụ một nhà máy thép ở Hà Tĩnh xả nước thải làm ô nhiễm môi trường biển, dẫn đến cá chết hàng loạt ; Việc phát triển du lịch không có quy hoạch đúng đắn ở một số địa phương dẫn đến tình trạng mất vệ sinh môi trường, phá hoại cảnh quan thiên nhiên…

3. Tìm hiểu mối quan hệ giữa hoà bình, hợp tác và phát triển

Mục đích : HS phân tích được mối quan hệ biện chứng giữa hoà bình, hợp tác và phát triển.

39

Phương thức tổ chức hoạt động :

- GV yêu cầu HS đọc, suy ngẫm và lí giải về các ý kiến dưới đây :

+ Xây dựng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hợp tác giữa các cộng đồng, quốc gia, giữa các nhóm, giữa các cá nhân là cách bảo vệ hoà bình vững chắc nhất.

+ Hoà bình và hợp tác là những yếu tố quan trọng, thuận lợi để phát triển cá nhân, cộng đồng, đất nước.

+ Phát triển cá nhân, cộng đồng, đất nước giúp cho việc bảo vệ hoà bình và hợp tác thêm hiệu quả.

- HS làm việc theo cá nhân hoặc theo cặp.

- HS chia sẻ ý kiến trước lớp.

- GV tổng kết các ý kiến và kết luận về mối quan hệ biện chứng giữa hoà bình, hợp tác và phát triển.

Kết quả mong đợi : HS hiểu được giữa hoà bình, hợp tác và phát triển có mối quan hệ biện chứng với nhau ; yếu tố này này là động lực, là điều kiện để thúc đẩy việc thực hiện hiệu quả yếu tố kia.

Lưu ý : GV cần gợi ý để HS có thể lấy ví dụ thực tế giải thích mối quan hệ giữa hoà bình, hợp tác và phát triển.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Phần này gồm 4 hoạt động :

1. Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa hoà bình, hữu nghị và hợp tác

Mục đích : HS hiểu rõ hơn về mối quan hệ biện chứng giữa hoà bình, hợp tác và phát triển.

Phương thức tổ chức hoạt động :

- HS làm việc cá nhân để vẽ sơ đồ mối quan hệ biện chứng giữa hoà bình, hữu nghị và hợp tác.

- HS giới thiệu, chia sẻ sơ đồ của mình.

- GV chọn những sơ đồ tốt nhất để trưng bày trước lớp.

Kết quả mong đợi : HS vẽ được sơ đồ thể hiện được mối quan hệ biện chứng giữa hoà bình, hữu nghị và hợp tác.

40

Lưu ý : GV hướng dẫn HS cần dựa vào kết quả hoạt động 3 trong phần B - Hoạt động hình thành kiến thức để vẽ sơ đồ.

2. Liên hệ thực tế

Mục đích : HS biết tự liên hệ, nhìn nhận, đánh giá về giá trị của những hoạt động mà các em đã tham gia để đóng góp cho hoà bình, hợp tác và phát triển cộng đồng.

Phương thức tổ chức hoạt động :

- GV nêu yêu cầu liên hệ thực tế : Em/nhóm em/lớp em/trường em đã tham gia những hoạt động bảo vệ hoà bình, hoạt động hợp tác, hoạt động phát triển cộng đồng nào ? Cảm xúc của em khi tham gia các hoạt động đó ? Em có mong muốn, đề xuất gì cho các hoạt động tiếp theo ?

- HS tự liên hệ và chia sẻ cảm xúc, mong muốn của bản thân.

- GV tổng kết các ý kiến và kết luận, khẳng định vai trò, ý nghĩa của các hoạt động mà HS đã thực hiện.

Kết quả mong đợi : HS chia sẻ một cách cởi mở, tự tin về những trải nghiệm của các em trong thực tiễn và những mong muốn về các hoạt động tiếp theo.

Lưu ý : GV có thể gợi ý, giúp HS nhớ lại một số hoạt động bảo vệ hoà bình, hoạt động hợp tác, hoạt động phát triển cộng đồng do nhà trường/lớp tổ chức, nếu cần thiết.

3. Liên hệ với bạo lực học đường ở học sinh trung học cơ sở hiện nay

Mục đích : HS biết nhìn nhận, phê phán hiện tượng bạo lực học đường ở trung học cơ sở hiện nay.

Phương thức tổ chức hoạt động :

- GV giao nhiệm vụ thảo luận nhóm :

1) Em nghĩ gì về hành vi bạo lực ở HS trung học cơ sở hiện nay ? (Về những hành vi cổ vũ bạo lực, hoặc thờ ơ, vô cảm đứng xem, hay quay video các vụ bạo lực và đưa lên mạng của một số HS hiện nay)

2) Ở trường, lớp chúng ta có hiện tượng này không ? Theo em, những hành vi bạo lực học đường đã gây nên những hậu quả như thế nào ?

3) Em và các bạn cần làm gì để phòng chống bạo lực học đường (khi là nạn

41

nhân của bạo lực học đường/khi chứng kiến hành vi bạo lực học đường/khi biết về nguy cơ một vụ bạo lực học đường sắp xảy ra/…) ?

- HS làm việc theo nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.

- GV tổng kết các ý kiến và kết luận nhấn mạnh : Hành vi bạo lực học đường là vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật, đi ngược lại với hoà bình, hợp tác và phát triển. Mỗi HS cần có trách nhiệm tham gia phòng chống bạo lực học đường.

Kết quả mong đợi : HS biết phê phán, bày tỏ thái độ lên án các hành vi bạo lực học đường và nêu các biện pháp/kĩ năng ứng xử cụ thể các em cần thực hiện để phòng chống bạo lực học đường.

Lưu ý : GV cần tạo một bầu không khí an toàn, thân thiện, gần gũi để HS chia sẻ về những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân trước những hành vi bạo lực trong nhà trường hiện nay, đặc biệt khi chính các em là nạn nhân/thủ phạm/người chứng kiến… Không nên có thái độ phê phán, chỉ trích gay gắt trước những suy nghĩ, cảm xúc chưa thật phù hợp của HS đối với vấn đề bạo lực học đường.

4. Thực hành

Mục đích : HS biết đưa ra thông điệp về bảo vệ hoà bình/về hợp tác/về phát triển cộng đồng, đất nước.

Phương thức tổ chức hoạt động :

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS thực hành đưa ra thông điệp về bảo vệ hoà bình/về hợp tác/về phát triển cộng đồng, đất nước dưới các hình thức khác nhau : vẽ một tranh áp phích hoặc thuyết trình hay diễn một tiểu phẩm, biểu diễn kịch câm, … về bảo vệ hoà bình/về hợp tác/về phát triển cộng đồng, đất nước.

- Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ.

- Từng nhóm lên trình bày sản phẩm của nhóm mình.

- Các nhóm khác quan sát, lắng nghe và bình luận.

- GV tổng kết, khen ngợi các nhóm đã đưa ra những thông điệp có ý nghĩa về hoà bình, hợp tác và phát triển.

Kết quả mong đợi : Thông điệp về bảo vệ hoà bình/về hợp tác/về phát triển cộng đồng, đất nước.

42

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Hoạt động vận dụng của bài này nên thực hiện dưới hình thức dự án. GV cần hướng dẫn các nhóm HS xây dựng kế hoạch hoạt động phòng chống bạo lực học đường, kế hoạch hoạt động phát triển cộng đồng và thực hiện theo kế hoạch hoạt động đã xây dựng.

GV cũng cần kết hợp với các lực lượng giáo dục khác để tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ HS trong quá trình thực hiện hoạt động và bố trí thời gian để các nhóm trình bày kết quả hoạt động trước lớp.

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

- GV cần gợi ý cho HS một số địa chỉ, trang mạng để các em có thể sưu tầm tư liệu về một số hoạt động bảo vệ hoà bình của nhân dân ta và nhân dân thế giới ; về một số hoạt động hợp tác của địa phương/nước ta với các địa phương khác/các nước khác trên thế giới ; về một số thành tựu phát triển nổi bật của địa phương/nước ta (trên các lĩnh vực : kinh tế, giáo dục, y tế, văn hoá, bảo vệ môi trường).

- GV cũng cần tổ chức để HS chia sẻ những thông tin đã sưu tầm được với các bạn trong nhóm, trong lớp.

Bài 4. SỐNG CÓ ĐẠO ĐỨC, KỈ LUẬTVÀ TUÂN THEO PHÁP LUẬT

Sau bài học này, học sinh :

– Nêu được thế nào là sống có đạo đức, kỉ luật và tuân theo pháp luật. Xác định được những biểu hiện của sống có đạo đức, kỉ luật và tuân theo pháp luật.

– Hiểu được ý nghĩa của việc sống có đạo đức, kỉ luật và tuân theo pháp luật.

– Chấp hành tốt kỉ luật, tự giác thực hiện các nghĩa vụ đạo đức và các quy định của pháp luật trong đời sống hằng ngày.

MỤC TIÊU

43

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH

Các hoạt động học trong bài “Sống có đạo đức, kỉ luật và tuân theo pháp luật” được thực hiện thông qua các hình thức học cá nhân, cặp đôi, học nhóm nhằm giúp HS giải quyết các vấn đề về lối sống có đạo đức, tuân thủ kỉ luật, pháp luật, thấy được những giá trị mà lối sống đó mang lại cho cuộc sống của mỗi người, trên cơ sở đó hình thành ở HS ý thức tự giác trong thực hiện lối sống phù hợp với chuẩn mực đạo đức, quy định của pháp luật.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Mục đích : HS được chia sẻ những hiểu biết của bản thân về sống có đạo đức, kỉ luật, tuân theo pháp luật.

Phương thức tổ chức hoạt động :

- GV giới thiệu tên bài học, những mục tiêu cần đạt được trong bài.

- GV tổ chức cho HS đóng vai :

Đóng vai lần 1 : GV chọn một nhóm HS (nhóm 1) nhập vai vào các nhân vật trong câu chuyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” thể hiện trước lớp.

Trong quá trình theo dõi, GV yêu cầu HS ghi ra giấy những chi tiết (suy nghĩ, hành động, cử chỉ,…) cho thấy các nhân vật trong câu chuyện là người sống không đạo đức, không tuân thủ kỉ luật, pháp luật.

Đóng vai lần 2 : GV chọn một nhóm HS (nhóm 2) đóng vai thể hiện cách giải quyết của HS để trả lời câu hỏi trong sách HDH “Nếu là lí trưởng, em sẽ giải quyết như thế nào” ? (yêu cầu : cách giải quyết phải khác với cách lí trưởng trong câu chuyện đã làm).

- GV hướng dẫn HS chia sẻ :

Nhận xét phần nhập vai của nhóm 1, đưa ra ý kiến về các nhân vật (suy nghĩ, hành động, việc làm có phù hợp chuẩn mực đạo đức, tuân thủ pháp luật, kỉ luật hay không).

Nhận xét phần đóng vai của nhóm 2, chỉ ra điểm khác nhau giữa cách giải quyết của lí trưởng ở nhóm 1 và nhóm 2. Thể hiện sự đồng tình của cá nhân với cách giải quyết nào ? Tại sao ?

GV có thể yêu cầu HS trao đổi theo cặp, sau đó gọi một vài cặp trình bày câu trả lời trước lớp (GV nên quan sát khi HS làm việc cặp đôi để lựa chọn các cặp

44

có câu trả lời không giống nhau trình bày). Câu trả lời không giống nhau của HS là cơ sở để GV chuyển ý sang phần B - Hoạt động hình thành kiến thức.

Lưu ý : Tuỳ vào đối tượng HS, môi trường lớp học, các điều kiện học tập... GV có thể thiết kế hoạt động khởi động khác như : Thi ô chữ, Thi hát, Kể chuyện, Đố vui... trò chơi có liên quan đến chủ đề “sống có đạo đức, kỉ luật và tuân theo pháp luật”.

Kết quả mong đợi :

- HS nhập vai thành công, thể hiện được nội dung câu chuyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” theo hai hướng : theo cách xử kiện của lí trưởng trong câu chuyện và theo cách giải quyết của nhóm.

- Nhận xét của HS về những biểu hiện của sống có đạo đức, kỉ luật và tuân theo pháp luật theo cách hiểu của mình (được viết ra giấy/vở ghi).

- Xuất hiện vấn đề cần tìm hiểu : Biểu hiện nào là đúng, biểu hiện nào chưa đúng với lối sống có đạo đức, kỉ luật và tuân theo pháp luật ? Làm thế nào để rèn luyện được lối sống có đạo đức, kỉ luật và tuân theo pháp luật ?

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Tìm hiểu thế nào là sống có đạo đức, kỉ luật và tuân theo pháp luật

Mục đích : HS xác định được thế nào là sống có đạo đức, kỉ luật và tuân theo pháp luật.

Phương thức tổ chức hoạt động :

- GV hướng dẫn HS đọc và thực hiện nhiệm vụ “Nhanh tay – Nhanh mắt” :

Giao cho mỗi nhóm một tập số thứ tự từ 1 đến 8 có dán băng dính 2 mặt ở phía sau. Yêu cầu các nhóm quan sát thật nhanh các hình ảnh, thống nhất ý kiến về các hành vi trong ảnh và trong thời gian ngắn nhất dán số thứ tự những bức ảnh vào cột chủ đề phù hợp trong bảng “Nhanh tay – Nhanh mắt” (ba chủ đề : Đạo đức, Kỉ luật, Pháp luật).

Yêu cầu HS đọc và suy ngẫm 3 nhận định trong sách HDH, sau đó thảo luận theo nhóm và trong thời gian ngắn nhất sắp xếp các nhận định vào cột chủ đề phù hợp ở bảng “Nhanh tay – Nhanh mắt”.

Các nhóm thống nhất lời giải thích cho những lựa chọn của nhóm mình.

45

- GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp :

Mỗi đội cử một đại diện lên bảng thuyết minh về kết quả của đội mình trong hoạt động “Nhanh tay – Nhanh mắt” (tuỳ theo tình hình và điều kiện thời gian, GV có thể chọn cử những nhóm có kết quả không giống nhau để tạo sự tranh luận).

Cả lớp cùng trao đổi về kết quả của các đội để đi đến kết quả thống nhất và chính xác nhất.

Kết quả mong đợi :

- HS nhận diện được những thái độ, hành vi có đạo đức hay trái đạo đức, có kỉ luật hay vô kỉ luật, có ý thức pháp luật hay vi phạm pháp luật.

- HS xác định được : Người sống có đạo đức, kỉ luật và tuân theo pháp luật là người biết suy nghĩ và tự giác hành động theo những quy định, những chuẩn mực chung của cộng đồng và pháp luật của Nhà nước, biết kết hợp hài hoà giữa lợi ích của mình với lợi ích của người khác, của xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất trong hành động.

2. Tìm hiểu biểu hiện của sống có đạo đức, kỉ luật và tuân theo pháp luật

Mục đích : HS nêu được các biểu hiện của người sống có đạo đức, kỉ luật và tuân theo pháp luật.

Phương thức tổ chức hoạt động :

- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm câu chuyện về Bác Hồ :

HS đọc câu chuyện và xác định ra những biểu hiện về lối sống có đạo đức, chấp hành kỉ luật và tuân theo pháp luật của Bác Hồ. (Trong thời gian ngắn nhất, nhóm nào tìm ra nhanh nhất và nhiều nhất các biểu hiện là nhóm về đích trước).

HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi : Em đã học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh như thế nào ? Sau đó, GV mời một số HS lên chia sẻ suy nghĩ và kế hoạch của bản thân. Cả lớp cùng thảo luận.

- Thảo luận nhóm để hoàn thành bảng học tập :

HS trao đổi cặp đôi để hoàn thành Bảng 1 – Biểu hiện của sống có đạo đức, kỉ luật và tuân theo pháp luật và Bảng 2 – Biểu hiện của sống trái đạo đức, vô kỉ luật, vi phạm pháp luật.

- GV chọn 4 nhóm lên chia sẻ kết quả ; hướng dẫn cả lớp thảo luận, bổ sung và nêu những thắc mắc trong quá trình thảo luận.

- GV giải đáp thắc mắc của HS, giúp HS hoàn chỉnh bảng 1 và bảng 2.

46

Kết quả mong đợi :

- HS tham gia tích cực vào hoạt động thảo luận.

- HS nêu được nhiều biểu hiện của sống có đạo đức, kỉ luật, tuân theo pháp luật và biểu hiện của lối sống vô đạo đức, vô kỉ luật, vi phạm pháp luật theo bảng 1 và bảng 2.

BẢNG 1

Nội dung Biểu hiện

Sống đạo đứcVâng lời cha mẹ, thầy cô ; Hiếu thảo, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, người già, em nhỏ ;…

Chấp hành kỉ luậtTích cực tham gia công việc của lớp, trường ; Tự giác thực hiện nội quy học tập, sinh hoạt ;…

Tuân theo pháp luậtKhông vượt đèn đỏ ; không đua xe ; không đánh nhau ;…

BẢNG 2

Nội dung Biểu hiện

Sống trái đạo đức Vô lễ ; đánh bạn ; ích kỉ…

Vô kỉ luậtĐi học muộn ; mất trật tự trong giờ học ; quay cóp bài…

Vi phạm pháp luậtVượt đèn đỏ khi tham gia giao thông ; đi xe đạp hàng 3, 4...

3. Tìm hiểu về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

Mục đích : HS hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí tương ứng ; phân biệt được trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lí.

Phương thức tổ chức hoạt động :

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để xác định thế nào là vi phạm pháp luật :

+ HS nghiên cứu và hoàn thành phiếu học tập số 1. Các nhóm sử dụng phiếu học tập số 1, thảo luận để chứng minh : Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

47

+ Mời một nhóm lên chia sẻ kết quả làm việc và một nhóm lên phản biện về kết quả của nhóm bạn (GV chú ý mời hai nhóm có kết quả thảo luận không hoàn toàn giống nhau để tạo sự tranh luận).

- GV tổ chức trò chơi thi “Nhanh tay – Nhanh mắt” :

+ Yêu cầu các nhóm ghép các tình huống trong phiếu học tập số 1 vào các ô tương ứng của bảng ở mục a trong sách HDH (HS chỉ cần viết số thứ tự của tình huống, không cần viết lại tình huống. Nếu có điều kiện, GV có thể tách các tình huống vào những mảnh giấy nhỏ để HS dán vào bảng). Nhóm nào hoàn thành sớm nhất và đúng nhất sẽ về đích trước (tuỳ vào điều kiện mà GV có phần thưởng phù hợp cho đội về đích nhanh nhất).

+ Một số nhóm chia sẻ kết quả trước lớp, các nhóm còn lại nêu câu hỏi thắc mắc với nhóm trình bày. GV hướng dẫn các nhóm trình bày giải đáp thắc mắc cho các bạn, sau đó nhận xét kết quả thảo luận và kết luận.

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm để nhận diện trách nhiệm pháp lí :

+ Yêu cầu HS đọc to, rõ ràng nhận định về trách nhiệm pháp lí (GV nên cho nhiều HS đọc, lưu ý những HS ít tập trung).

+ Yêu cầu các nhóm thảo luận để xác định trách nhiệm pháp lí mà các nhân vật trong các tình huống ở phiếu học tập số 1 phải gánh chịu và hoàn thành bảng ở mục b trong sách HDH (GV cũng có thể ghép nội dung của bảng ở mục b vào cuối bảng ở mục a để có sự kết nối giữa các loại vi phạm pháp luật và các loại trách nhiệm pháp lí).

+ Mời một số nhóm có kết quả khác nhau lên chia sẻ trước lớp. GV hướng dẫn các nhóm còn lại đặt những câu hỏi, thắc mắc cho các nhóm trình bày (chú ý hướng vào những nội dung khác nhau giữa các nhóm).

- GV tổ chức cho HS thực hiện hoạt động “Giúp bạn”.

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân : HS dùng phiếu học tập số 1 để giải đáp thắc mắc của bạn H : “Vi phạm đạo đức có phải là vi phạm pháp luật không ?”. Sau đó GV mời 2 HS lên chia sẻ trước lớp, hướng dẫn các em nêu những tình huống đã gặp trong cuộc sống để chứng minh cho quan điểm của bản thân.

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi với bạn bên cạnh để hoàn thành phiếu học tập số 2. Sau đó thảo luận với bạn để làm rõ sự giống nhau và khác nhau giữa trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lí.

- GV mời 2 nhóm lên chia sẻ kết quả với cả lớp. GV hướng dẫn cả lớp cùng thảo luận để đi đến kết quả cuối cùng.

48

Kết quả mong đợi :

- Với phiếu học tập số 1 : HS xác định được các nhân vật (ở các trường hợp 1, 2, 4, 5, 6) của phiếu học tập số 1 đều có hành vi trái pháp luật gây hậu quả xấu tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

- Với bảng ở mục a và b, HS ghép, giải thích và xác định được :

Các loại vi phạm pháp luật

Vi phạm pháp luật hình sự

Vi phạm pháp luật hành chính

Vi phạm pháp luật dân sự

Vi phạm kỉ luật

Tình huống

Số 4. Số 1, số 2. Số 5. Số 6

Giải thích

Cướp tài sản là hành vi gây nguy hiểm cho người khác, được quy định trong Bộ luật Hình sự.

Xây nhà không có giấy phép ; Đổ chất thải không đúng quy định ; Không chấp hành luật giao thông : là các hành vi xâm phạm quy tắc quản lí của Nhà nước.

Vay mượn không trả là xâm phạm tới quan hệ tài sản.

Không đặt biển báo theo quy định của cơ quan.

Trách nhiệm pháp lí

phải chịu

Người vi phạm bị tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích…(phạt tù)

Người vi phạm bị xử lí hành chính : lập biên bản, phạt tiền,…

Người vi phạm phải trả lại tiền.

Người vi phạm phải chịu hình thức kỉ luật của đơn vị.

- Với phiếu học tập số 2

Phiếu học tập số 2

Hành vi vi phạmTrách nhiệm

đạo đức

Trách nhiệm

pháp lí

1. Không chăm sóc và báo hiếu bố mẹ x x

2. Đánh em bị thương nặng vì cãi lời mình x x

49

3. Cháu bé 10 tuổi sang nhà hàng xóm ăn trộm x

4. Đẻ con và bỏ con lại bệnh viện x x

5. Biến tài sản của Nhà nước thành tài sản của cá nhân

x

6. HS hỗn với thầy cô giáo x

7. Lái xe ô tô khi chưa có bằng lái x

8. Bác sĩ hách dịch với bệnh nhân x

9. Vận chuyển ma tuý x

10. Trốn thuế nhà nước x

- HS xác định được điểm khác biệt cơ bản giữa trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lí : Do pháp luật quy định ; Gắn liền với biện pháp cưỡng chế do Nhà nước quy định ; Chủ thể vi phạm phải gánh chịu bất lợi do vi phạm của mình gây nên…

4. Tìm hiểu ý nghĩa của việc sống có đạo đức, kỉ luật và tuân theo pháp luật

Mục đích : HS hiểu được ý nghĩa của việc sống có đạo đức, kỉ luật và tuân theo pháp luật ; thấy được bản thân cần phải sống có đạo đức, kỉ luật và tuân theo pháp luật.

Phương thức tổ chức hoạt động :

- GV hướng dẫn HS đọc truyện và trả lời câu hỏi :

+ Yêu cầu HS đọc câu chuyện về anh hùng lao động thời kì đổi mới - Nguyễn Hải Thoại trong sách HDH, sau đó thảo luận theo nhóm để trả lời các câu hỏi :

1/ Những chi tiết nào trong câu chuyện thể hiện Nguyễn Hải Thoại là người sống có đạo đức, kỉ luật và tuân theo pháp luật ?

2/ Sống có đạo đức, kỉ luật và tuân theo pháp luật đã đem lại những lợi ích gì cho Nguyễn Hải Thoại, mọi người và xã hội ?

Lưu ý : GV có thể sử dụng kĩ thuật “khăn trải bàn” để các HS trong nhóm đều phải viết câu trả lời vào góc giấy thảo luận, sau đó nhóm trưởng tổ chức thảo luận để chọn ra những nội dung hợp lí để trình bày kết quả vào giữa.

50

+ Mời các nhóm lên thuyết minh về kết quả làm việc của nhóm. GV có thể hỏi thêm các nhóm trình bày : Các em ấn tượng nhất với biểu hiện nào của Nguyễn Hải Thoại ? Em học được điều gì từ câu chuyện trên ?

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi :

+ HS cả lớp đọc thông tin “Sa ngã” trong sách HDH và tóm tắt lại thông tin (Tuỳ theo điều kiện, có thể tổ chức cho HS đóng vai tình huống).

+ HS trao đổi với bạn bên cạnh để tìm hiểu những biểu hiện sống thiếu đạo đức, kỉ luật, vi phạm pháp luật của nhân vật trong thông tin (Lâm) ; sau đó một số HS trả lời, gọi các HS khác nhận xét hoặc bổ sung.

+ Các nhóm thực hiện 3 nhiệm vụ :

1/ Nhiệm vụ 1 : Thảo luận để trả lời câu hỏi “Theo em, hành vi vô lễ, xúc phạm thầy cô giáo có phải là hành vi thiếu đạo đức và không tôn trọng pháp luật không ? Vì sao ?”.

2/ Nhiệm vụ 2 : Thảo luận để trả lời câu hỏi : “Mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật trong trường hợp của Lâm thể hiện như thế nào ?” (GV có thể gợi ý hoặc hỏi thêm “Theo em, nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật của Lâm ?”).

3/ Nhiệm vụ 3 : Thảo luận để trả lời câu hỏi “Lối sống thiếu đạo đức, không tôn trọng kỉ luật, không tuân thủ pháp luật của Lâm đã gây ra tác hại gì cho bản thân, gia đình, xã hội ?”.

+ Mời các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp (chọn 2 nhóm có kết quả không giống nhau). Các nhóm khác đặt câu hỏi cho nhóm bạn hoặc nêu những thắc mắc cần giải đáp với GV. GV hướng dẫn các nhóm bổ sung kết quả, giải đáp thắc mắc của HS và kết luận.

- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, viết vào phiếu học tập hoặc vở ghi về bài học rút ra cho bản thân từ thông tin vừa tìm hiểu.

Kết quả mong đợi :

- HS tích cực tham gia vào các hoạt động thảo luận để thực hiện nhiệm vụ.

- HS thấy được sống có đạo đức, tuân thủ kỉ luật và tự giác thực hiện những quy định của pháp luật là điều kiện để cho mỗi cá nhân và toàn xã hội phát triển.

51

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Mục đích : HS vận dụng được những kiến thức vừa học để trả lời câu hỏi, thực hiện các nhiệm vụ, giải quyết các tình huống, bài tập.

Phương thức tổ chức hoạt động :

- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ “Ai nhanh hơn” :

+ Phát phiếu bài tập số 1 cho HS, HS đọc và suy ngẫm trong 30 giây để khoanh vào những hành vi vừa mang tính đạo đức vừa tuân theo pháp luật. 10 HS nhanh nhất sẽ nhận được phần thưởng từ GV.

+ Sau khi nhận được kết quả của HS, GV yêu cầu HS giải thích về lựa chọn của mình. Sau đó, GV có thể dẫn dắt cho HS suy ngẫm câu “Pháp luật là đạo đức tối thiểu, đạo đức là pháp luật tối đa”.

- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ “Ai lập luận đúng hơn” :

HS làm việc cá nhân để hoàn thành phiếu bài tập số 2 trong 3 phút. Sau đó cho HS kiểm tra chéo kết quả. Gọi HS có kết quả khác nhau chia sẻ và giải thích tại sao.

Mời các HS còn lại đặt câu hỏi phản biện, GV hướng dẫn bổ sung và kết luận.

- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ "Ai bình luận hay hơn” :

+ HS đọc vấn đề trong phiếu bài tập số 3, suy ngẫm và trình bày ý kiến của bản thân vào mặt sau của phiếu bài tập trong giới hạn 150 từ. GV có thể gợi ý thêm : Nếu một người sống không có đạo đức thì người đó có thể sống tuân theo pháp luật được không ? Nếu một xã hội không có sự điều chỉnh, quản lí bằng pháp luật thì đạo đức trong xã hội đó có được đảm bảo và phát triển hơn không ?

+ HS làm việc cá nhân và hoàn thành phiếu bài tập.

+ Mời một vài HS chia sẻ trước lớp, các HS khác nhận xét, chia sẻ cảm nghĩ của bản thân về bài luận của bạn. Lưu ý : khi nhận xét, GV tránh tình trạng phủ nhận bài luận của HS mà nên có sự định hướng điều chỉnh nếu HS có suy nghĩ sai lệch.

- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ “Ai về đích trước” :

GV treo phiếu bài tập số 4 lên trên bảng (4 phiếu - cỡ A0) và chia lớp thành 4 đội (có thể chia theo tổ). Sau đó, yêu cầu thành viên của mỗi đội lần lượt lên bảng viết một biểu hiện về sống có đạo đức/kỉ luật/tuân theo pháp luật để hoàn thành

52

bản đồ tư duy theo hình thức của trò chơi “tiếp sức” : thành viên của đội viết xong biểu hiện và xuống trao phấn thì thành viên khác mới được lên viết. Trong thời gian 2 phút, đội nào tìm được nhiều biểu hiện đúng và hoàn thành sơ đồ tư duy là đội về đích trước (Trong quá trình diễn ra hoạt động có thể mở nhạc để tăng sự hào hứng cho HS).

Kết quả mong đợi :

Thông qua các nhiệm vụ, GV xác định được mức độ thực hiện mục tiêu bài học của HS.

- Xác định được những hành vi vừa mang tính đạo đức vừa tuân thủ kỉ luật, pháp luật. Mối liên hệ tất yếu giữa đạo đức và pháp luật.

- Phân biệt được hành vi thiếu đạo đức và hành vi vi phạm pháp luật.

- Phát triển được tư duy phản biện thông qua trao đổi, giải đáp thắc mắc.

- Trình bày được ý kiến cá nhân và chia sẻ được với suy nghĩ của bạn.

- Bước đầu giải quyết được các tình huống giả định.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Mục đích : HS vận dụng được kiến thức đã được hình thành ở các hoạt động trên để giải quyết các nhiệm vụ liên quan đến suy nghĩ và cảm nhận của chính HS gắn với cuộc sống thực tiễn.

Phương thức tổ chức hoạt động :

- Với nhiệm vụ “Em là nhà báo”, “Em là hoạ sĩ” :

+ GV hướng dẫn HS tạo nhóm : Những HS vẽ tranh tạo thành các nhóm hoạ sĩ (mỗi nhóm từ 5 đến 6 thành viên) ; Những HS bình luận tranh tạo thành các nhóm nhà báo (mỗi nhóm từ 5 đến 6 thành viên).

+ GV hướng dẫn HS chọn một hình ảnh và viết bình luận về hình ảnh đó, có liên hệ với kiến thức về đạo đức, kỉ luật, pháp luật. GV chú ý khuyến khích HS viết theo cảm nhận của các em.

+ GV hướng dẫn HS sử dụng giấy, bút màu để vẽ tranh về một trong những chủ đề trong sách HDH, GV gợi ý cho HS theo từng chủ đề.

53

+ Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, mỗi nhóm sẽ trao đổi và chọn 01 – 02 sản phẩm tiêu biểu nhất để giới thiệu trước lớp (có thể thuyết trình hoặc sử dụng kĩ thuật phòng tranh).

- Với nhiệm vụ “Em muốn làm người tốt” :

GV chọn ngẫu nhiên một số HS và chia làm 4 nhóm (mỗi nhóm khoảng 3 – 5 HS) tham gia hoạt động. Yêu cầu thành viên của mỗi đội lần lượt lên bảng viết những điều “Không làm” và “Sẽ làm” để trở thành một người sống có đạo đức, kỉ luật và tuân theo pháp luật. Trong 3 phút, đội nào viết được nhiều hơn thì sẽ về đích trước.

HS còn lại viết vào trong vở hoặc phiếu học tập (GV cần bao quát, tránh tình trạng HS chờ kết quả của các nhóm).

- Với nhiệm vụ “Em muốn sống có đạo đức, kỉ luật và tuân theo pháp luật” :

+ Đây là hoạt động chủ yếu được thực hiện ở nhà, GV cần khéo léo động viên, khuyến khích HS lập kế hoạch dựa trên tính cách, hoàn cảnh gia đình và những điều kiện thực tế trong cuộc sống của HS.

+ GV tổ chức cho HS trao đổi, chia sẻ về kế hoạch của bản thân. GV nên có sự khen ngợi đối với những nỗ lực của HS, đồng thời giúp các em điều chỉnh những nội dung chưa phù hợp trong kế hoạch.

Kết quả mong đợi :

- HS phân biệt được những hành vi tích cực và hành vi tiêu cực về đạo đức, kỉ luật, pháp luật trong cuộc sống ; đồng thời bày tỏ được cảm nhận của bản thân về những hành vi đó. Khẳng định được sự cần thiết phải sống có đạo đức, kỉ luật và tuân theo pháp luật để xã hội tốt đẹp hơn.

- HS biết được những điều nên và không nên làm trong cuộc sống để trở thành người tốt ; lập được kế hoạch sống có đạo đức, kỉ luật, tuân theo pháp luật và chia sẻ kế hoạch cũng như kết quả thực hiện kế hoạch trước lớp và mong muốn GV và các bạn giúp mình hoàn thiện kế hoạch.

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

Mục đích : HS tiếp tục tìm tòi và mở rộng kiến thức về lối sống có đạo đức, kỉ luật và tuân theo pháp luật bằng cách sưu tầm và có kế hoạch học hỏi từ những tấm gương trong cuộc sống, chia sẻ cảm nhận, suy nghĩ về những tình huống liên quan đến đạo đức, pháp luật.

54

Phương thức tổ chức hoạt động :

1. Sưu tầm

- GV khuyến khích HS sưu tầm những thông tin về 5 tấm gương tiêu biểu về sống có đạo đức, kỉ luật và tuân theo pháp luật trong các lĩnh vực của đời sống. Khuyến khích HS kể về những tấm gương gần gũi với các em, các em được tiếp xúc hoặc thấy trực tiếp.

- GV tổ chức cho HS suy ngẫm và viết vào vở ghi hoặc phiếu học tập về những câu hỏi sau : Hãy chỉ ra những biểu hiện về đạo đức, kỉ luật và tuân theo pháp luật trong những tấm gương đó ? Em đã học hỏi được gì từ những tấm gương đó ? Nêu phương hướng rèn luyện của em.

- Sau khi HS sưu tầm ở nhà, GV mời HS chia sẻ trước lớp về kết quả của mình, chọn 1 tấm gương mà các em thấy ấn tượng nhất để kể lại, chia sẻ về những điều các em sẽ học tập, rèn luyện theo tấm gương đó.

2. Viết bài luận

- GV yêu cầu cả lớp đọc câu chuyện trong sách HDH. Sau đó yêu cầu 1-2 HS tóm tắt hoặc kể lại câu chuyện (có thể sử dụng phương pháp đóng vai).

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, viết bài luận ngắn chia sẻ suy nghĩ về câu chuyện, về hành động của vị bác sĩ trong câu chuyện. GV có thể đặt câu hỏi gợi ý : Tại sao vị bác sĩ lại dừng tang lễ cho con để đến phẫu thuật dù không bắt buộc phải làm vậy ? Nếu em là người cha trong câu chuyện, em sẽ có suy nghĩ gì sau khi biết được sự thật ?

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp về bài luận của mình, yêu cầu những HS khác đặt câu hỏi phản biện, thắc mắc đối với phần trình bày của các bạn.

Kết quả mong đợi :

- HS sưu tầm được nhiều câu chuyện, tấm gương tốt về sống có đạo đức, kỉ luật và tuân theo pháp luật.

- HS thấy được những biểu hiện tích cực và có thể học hỏi được từ những tấm gương mà các em đã sưu tầm.

- HS nhận thấy được việc sống có đạo đức có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống, hướng con người cư xử tốt đẹp, nhân văn, sống vì người khác.

- HS nhận thấy được những biểu hiện thiếu đạo đức, coi thường pháp luật trong cuộc sống, thể hiện thái độ phê phán đối với những biểu hiện đó.

- HS chia sẻ được cảm nhận của bản thân và tự rút ra bài học.

55

Bài 5. KẾ THỪA VÀ PHÁT HUYTRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC

Sau bài học này, học sinh :

– Nêu được thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ; Kể được một số truyền thống tiêu biểu của dân tộc Việt Nam ; Phân biệt được truyền thống tốt đẹp của dân tộc với hủ tục, thói quen lạc hậu, cần xoá bỏ.

– Trình bày được ý nghĩa của truyền thống dân tộc và sự cần thiết phải kế thừa, phát huy truyền thống dân tộc ; Xác định được bổn phận của công dân học sinh trong việc kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc.

– Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ; Phê phán những thái độ, hành vi, việc làm thiếu tôn trọng, phủ định hoặc xa rời các truyền thống dân tộc.

– Quý trọng, giữ gìn và bảo vệ các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ; Phân tích, đánh giá được những quan niệm, thái độ, cách giao tiếp, ứng xử có liên quan đến truyền thống dân tộc ; Học tập, giao tiếp, ứng xử,… trong cuộc sống hằng ngày phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ; Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền bảo vệ các truyền thống tốt đẹp của dân tộc do nhà trường, địa phương tổ chức.

MỤC TIÊU

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH

Các hoạt động học trong bài “Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ” được thực hiện thông qua :

- Các hình thức : học cá nhân, học theo nhóm và cả lớp ;

- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học khác nhau như : thảo luận, luyện tập, học theo dự án, động não, KWL,…

Các hoạt động học này nhằm giúp HS tìm hiểu về một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc, ý nghĩa của truyền thống dân tộc và trách nhiệm của các em phải

56

kế thừa, phát huy truyền thống dân tộc. Đồng thời giáo dục HS biết quý trọng, tự hào về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ; sống và ứng xử phù hợp với các truyền thống đó ; tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, giữ gìn và phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Mục đích : Khởi động - giới thiệu bài.

Phương thức tổ chức hoạt động :

- GV yêu cầu HS đọc và suy ngẫm về một số câu tục ngữ, ca dao trong sách HDH và cho biết mỗi câu đó nói về truyền thống nào của dân tộc Việt Nam.

- GV cho HS chia sẻ với bạn về :

+ Những điều em đã biết về các truyền thống của dân tộc

+ Những điều em còn muốn biết thêm về các truyền thống đó.

Kết quả mong đợi :

- HS nêu được :

+ Các câu tục ngữ a, b, c nói về truyền thống nhân nghĩa.

+ Câu d nói về truyền thống tôn sư trọng đạo.

+ Câu e nói về truyền thống hiếu thảo.

- HS cởi mở chia sẻ những điều em đã biết và muốn biết về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Lưu ý :

- GV có thể khuyến khích HS nêu thêm một số câu ca dao, tục ngữ, phương ngôn khác nói về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Ví dụ như : "Lá lành đùm lá rách", "Không thầy đố mày làm nên", "Muốn sang phải bắc cầu kiều/Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy"…

- GV cũng có thể sử dụng hình thức khởi động khác, ví dụ như : Cho HS hát/nghe hát 1-2 bài hát nói về truyền thống của dân tộc, sau đó thảo luận về ý nghĩa của bài hát. Hoặc cho HS phân tích trường hợp điển hình về thái độ chưa phù hợp với truyền thống nhân nghĩa, truyền thống tôn sư trọng đạo, hay với nghệ thuật truyền thống (tuồng, chèo),… của một số thanh thiếu niên HS hiện nay.

57

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Phần này gồm 3 hoạt động :

1. Tìm hiểu về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và ý nghĩa của truyền thống dân tộc

a) Cùng suy nghĩ :

Mục đích : HS hiểu được dân tộc Việt Nam chúng ta có nhiều truyền thống tốt đẹp rất đáng tự hào.

Phương thức tổ chức hoạt động :

- GV nêu câu hỏi :

+ Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ?

+ Kể tên một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà em biết (có thể về các lĩnh vực : đạo đức, văn hoá, nghệ thuật, quân sự,...).

+ Cho ví dụ để phân biệt giữa truyền thống tốt đẹp của dân tộc với những hủ tục, tập quán lạc hậu.

- HS suy nghĩ và chia sẻ ý kiến.

- GV tổng kết các ý kiến và kết luận.

Kết quả mong đợi : HS nêu được thế nào là truyền thống của dân tộc và kể được tên một số truyền thống tiêu biểu của dân tộc Việt Nam như : nhân nghĩa, yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm, cần cù, hiếu học, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo,…Đồng thời phân biệt được giữa truyền thống tốt đẹp của dân tộc với một số hủ tục lạc hậu như : trọng nam khinh nữ, tảo hôn,…

b) Thảo luận :

Mục đích : HS hiểu được ý nghĩa của truyền thống tốt đẹp của dân tộc đối với sự phát triển của đất nước và mỗi người dân.

Phương thức tổ chức hoạt động :

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi :

+ Một số thanh thiếu niên quan niệm rằng : “Trong thời đại mở cửa, hội nhập quốc tế hiện nay, truyền thống đồng nghĩa với cổ hủ, lạc hậu, chỉ phù hợp với những người lớn tuổi”.

Em có đồng ý với quan niệm đó không ? Vì sao ?

58

+ Theo em, truyền thống tốt đẹp của dân tộc có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển của dân tộc ta, của mỗi người dân Việt Nam chúng ta ?

- Đại diện từng nhóm trình bày ý kiến. Các nhóm khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung.

- GV tổng kết các ý kiến và kết luận.

Kết quả mong đợi : HS biết phê phán, đánh giá cách nhìn nhận sai lệch về ý nghĩa của truyền thống tốt đẹp của dân tộc ; Hiểu rằng những truyền thống tốt đẹp của dân tộc có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của đất nước, của mỗi cá nhân ; quay lưng lại với truyền thống, đánh mất truyền thống chính là tự đánh mất mình.

2. Xác định trách nhiệm của công dân học sinh đối với các truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Mục đích : HS hiểu được trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc.

Phương thức tổ chức hoạt động :

- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi :

+ Theo em, mỗi người dân Việt Nam nói chung và HS chúng ta nói riêng cần có thái độ, việc làm như thế nào đối với các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ? Vì sao ?

+ Hãy liệt kê các thái độ, hành vi, việc làm phù hợp và không phù hợp đối với các truyền thống tốt đẹp của dân tộc theo bảng sau đây :

Thái độ, hành vi, việc làm phù hợpThái độ, hành vi, việc làm không

phù hợp

1)…………………………………… 1)………………………………………

2)………………………………… 2)………………………………………

3)…………………………………… 3)……………………………………

- HS làm việc nhóm và ghi kết quả thảo luận ra giấy A0.

- Các nhóm trưng bày kết quả thảo luận lên bảng và trên tường xung quanh lớp học.

59

- Cả lớp đi xem và trao đổi ý kiến.

- GV tổng kết các ý kiến và kết luận.

Kết quả mong đợi :

- HS xác định được trách nhiệm của các em là phải giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc.

- Liệt kê được một số thái độ, hành vi, việc làm phù hợp và không phù hợp như :

Thái độ, hành vi, việc làm phù hợpThái độ, hành vi, việc làm không

phù hợp

- Chăm học, chăm làm

- Kính trọng, biết ơn thầy cô giáo

- Lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ

- Đoàn kết, giúp đỡ bạn bè

- Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa các gia đình có công với đất nước, tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo

- Tìm hiểu về nghệ thuật truyền thống dân tộc, các nghề truyền thống, các lễ hội truyền thống,…

-…

- Lười học, lười lao động

- Thích sống thực dụng, đua đòi ăn chơi bê tha, truỵ lạc

- Vô lễ với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo

- Thích sử dụng bạo lực với bạn bè và mọi người

- Thờ ơ, vô cảm trước những đau thương, mất mát, những khó khăn, hoạn nạn của bạn bè, người khác

- Kì thị, chê bai các loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc.

-….

Lưu ý :

- Nên khuyến khích HS liệt kê được càng nhiều thái độ, hành vi, việc làm càng tốt.

- HS có thể trình bày kết quả theo bảng trên hoặc theo sơ đồ, hình vẽ, tuỳ các em lựa chọn.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Phần này gồm 3 hoạt động :

1. Tìm hiểu truyền thống dân tộc qua các hình ảnh

Mục đích : HS xác định được những truyền thống dân tộc qua các hình ảnh.

60

Phương thức tổ chức hoạt động :

- GV yêu cầu HS quan sát các bức ảnh trong sách HDH và cho biết nội dung mỗi bức ảnh đó thể hiện truyền thống nào của dân tộc Việt Nam.

- HS làm việc cá nhân.

- GV mời HS chia sẻ ý kiến.

Kết quả mong đợi : HS xác định được

+ Ảnh 1 : Truyền thống yêu nước

+ Ảnh 2 : Truyền thống tôn sư trọng đạo

+ Ảnh 3 : Truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm

+ Ảnh 4 : Truyền thống nhân nghĩa

+ Ảnh 5 : Nghệ thuật truyền thống (Dân ca quan họ Bắc Ninh)

+ Ảnh 6 : Truyền thống hiếu khách

+ Ảnh 7 : Truyền thống cần cù lao động

+ Ảnh 8 : Truyền thống hiếu học

+ Ảnh 9 : Truyền thống hiếu thảo

+ Ảnh 10 : Áo dài truyền thống

- GV tổng kết các ý kiến và kết luận.

Lưu ý : GV có thể giới thiệu thêm hoặc khuyến khích HS giới thiệu thêm một số bức ảnh/băng hình khác về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc trên các lĩnh vực đạo đức, văn hoá - nghệ thuật, kiến trúc,…

2. Bày tỏ ý kiến

Mục đích : HS biết ủng hộ các ý kiến đúng và phê phán những ý kiến sai về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Phương thức tổ chức hoạt động :

- GV lần lượt nêu từng ý kiến, quan điểm có liên quan đến các truyền thống tốt đẹp của dân tộc và yêu cầu HS suy nghĩ, bày tỏ tán thành hay không tán thành với mỗi ý kiến và giải thích lí do tán thành hoặc không tán thành.

A. Một dân tộc nếu không biết trân trọng, giữ gìn các giá trị truyền thống, dân tộc đó sẽ tự đánh mất mình.

61

B. Để phát triển, mỗi dân tộc phải biết giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình, đồng thời học hỏi tinh hoa của các dân tộc khác.

C. Dân tộc Việt Nam ta có nhiều truyền thống tốt đẹp rất đáng tự hào.

D. Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa.

- HS trình bày ý kiến.

- GV tổng kết các ý kiến và kết luận.

Kết quả mong đợi :

HS biết tán thành các ý kiến A, B, C ; không tán thành ý kiến D.

Lưu ý :

- GV có thể tổ chức cho HS bày tỏ ý kiến bằng nhiều hình thức khác nhau như : giơ tay, giơ thẻ màu/thẻ mặt cười, mặt mếu hoặc quy định những HS có cùng ý kiến đánh giá sẽ đứng vào từng khu vực trong lớp học,…

- Ngoài các ý kiến trong sách HDH, GV có thể đưa ra thêm những ý kiến dương tính/âm tính khác để HS thảo luận. Đồng thời nên khuyến khích HS đưa ra những ý kiến, quan điểm hiện đang phổ biến trong giới trẻ có liên quan đến các truyền thống tốt đẹp của dân tộc để HS cùng phân tích, đánh giá.

3. Xác định thái độ, hành vi, việc làm

Mục đích : HS nhận biết được và đồng tình, ủng hộ các hành vi đúng ; phê phán những hành vi chưa phù hợp đối với các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Phương thức tổ chức hoạt động :

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân hoặc theo cặp để xác định những thái độ, hành vi, việc làm nào trong sách HDH thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc.

A. Tìm hiểu về lịch sử và truyền thống của dân tộc.

B. Chê bai những người ăn mặc trang phục dân tộc là lạc hậu, quê mùa.

C. Chơi trò chơi dân gian.

D. Nghe nhạc, xem phim, kịch Việt Nam.

E. Hát, nghe hát các làn điệu dân ca Việt Nam.

G. Tích cực tham gia các hoạt động Đền ơn đáp nghĩa.

62

H. Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo.

I. Tìm hiểu về ẩm thực và trang phục truyền thống.

K. Đua đòi theo lối sống ích kỉ, thực dụng.

L. Ăn mặc lố lăng, hở hang.

M. Không nhận mình là người Việt Nam khi ra nước ngoài.

N. Niềm nở, thân thiện với khách quốc tế.

O. Yêu quý những người thân trong gia đình.

P. Kính trọng, biết ơn thầy, cô giáo.

Q. Chăm chỉ học tập, lao động.

- HS làm việc.

- Chia sẻ kết quả.

- GV tổng kết các ý kiến và kết luận.

Kết quả mong đợi :

HS biết xác định các thái độ, hành vi A, C, D, E, G, H, I, N, O, P, Q là biểu hiện kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Hoạt động vận dụng của bài này rất đa dạng. GV cần hướng dẫn HS thực hiện :

- Tự liên hệ :

+ Đã có/thực hiện được những thái độ, hành vi, việc làm nào thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ?

+ Cần phải điều chỉnh, thay đổi những thái độ, hành vi, việc làm nào đối với các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ? Lập kế hoạch cụ thể để điều chỉnh, sửa chữa những thái độ, hành vi, việc làm chưa phù hợp đó.

- Cùng các bạn trong nhóm, trong lớp xây dựng kế hoạch và thực hiện một hoạt động cụ thể để giữ gìn và phát huy một truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Ví dụ như : Quyên góp ủng hộ bạn nghèo/những người có hoàn cảnh khó khăn ; Thăm hỏi những gia đình thương binh, liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng ; Đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ ở địa phương,…

63

Lưu ý : GV cần phối hợp với phụ huynh HS và cộng đồng để kiểm tra, giám sát việc HS thực hiện trong thực tiễn, cũng như có kế hoạch tổ chức cho các em báo cáo kết quả thực hiện dự án.

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

GV cần gợi ý cho HS một số địa chỉ, trang mạng để các em có thể sưu tầm tư liệu về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam (ví dụ như : truyền thống yêu nước, đoàn kết chống ngoại xâm, tôn sư trọng đạo, hiếu học, nhân nghĩa, cần cù lao động, coi trọng gia đình,…) hoặc của quê hương em (ví dụ như : lễ hội truyền thống, nghề truyền thống, trang phục truyền thống, ẩm thực truyền thống, dân ca, dân vũ …) và trình bày, giới thiệu với lớp về kết quả nhóm em đã sưu tầm, tìm hiểu được.

Bài 6. PHÒNG NGỪA CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI

Sau bài học này, học sinh :

– Hiểu được thế nào là tệ nạn xã hội.

– Nêu được tác hại của các tệ nạn xã hội.

– Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

– Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội.

– Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

– Tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức.

MỤC TIÊU

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH

- Nội dung chủ đề này là sự kết hợp của 2 bài học : Phòng chống nhiễm HIV/AIDS (lớp 8) và Phòng chống tệ nạn xã hội (lớp 9) trong chương trình hiện hành.

- Đây là một chủ đề thiết thực, liên quan trực tiếp đến cuộc sống của mỗi người và có ý nghĩa giáo dục cao, vì thế khi dạy chủ đề này, GV cần kết hợp giữa dạy

64

về nội dung kiến thức với việc giúp HS vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống của các em, của trường, của lớp, của địa phương… GV nên dùng phương pháp gợi mở để khuyến khích HS chia sẻ tối đa suy nghĩ và sự hiểu biết của mình về chủ đề.

- GV cần tổ chức cho HS quan sát, tìm hiểu, thảo luận và liên hệ bản thân, liên hệ thực tế. GV có thể sử dụng các thông tin, sự kiện, câu chuyện liên quan đến các tệ nạn xã hội và hậu quả của tệ nạn xã hội để HS phân tích, rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.

- Đối với chủ đề này, có thể có các phương án tổ chức dạy - học khác nhau. Tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh, đối tượng người học mà GV không nhất thiết phải thực hiện tuần tự các hoạt động như gợi ý trong sách Hướng dẫn học GDCD 9, GV có thể vận dụng hoặc loại bỏ những hoạt động/những bước không phù hợp với lớp học của mình, hoặc có thể thay thế, bổ sung bằng các hoạt động khác cho phù hợp với đối tượng HS theo từng vùng miền.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Mục đích : Tạo tình huống có vấn đề giúp HS quan sát và chia sẻ những thông tin, hiểu biết của bản thân về vấn đề liên quan đến bài học để làm tiền đề cho việc tìm hiểu kiến thức trong bài.

Phương thức tổ chức hoạt động : GV có thể cho HS ngồi thành vòng tròn quan sát các bức ảnh và chia sẻ quan điểm của mình theo yêu cầu dẫn dắt của GV hoặc quản trò.

Kết quả mong đợi :

- Hành vi của những người trong ảnh là biểu hiện của các tệ nạn trong xã hội ;

- Những biểu hiện đó là không tốt và ảnh hưởng xấu đến cộng đồng vì huỷ hoại tương lai của chính những người trong cuộc…

Lưu ý :

HS có thể đưa ra rất nhiều cách lí giải khác nhau, GV phải bao quát được việc tham gia của HS trong lớp và tôn trọng các ý kiến của HS. Tuỳ vào đối tượng HS, môi trường lớp học, các điều kiện học tập… GV có thể thiết kế các hoạt động khác như : giải đoán ô chữ, đố vui… có liên quan đến chủ đề bài học để tạo hứng thú ban đầu và định hướng hoạt động học tập cho HS.

65

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Tệ nạn xã hội và hậu quả của tệ nạn xã hội

Mục đích : HS hiểu được thế nào là tệ nạn xã hội và hậu quả của tệ nạn xã hội.

Phương thức tổ chức hoạt động :

Hoạt động ở mục a : GV cho HS đọc thông tin, quan sát bảng số liệu, sau đó hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi.

Hoạt động ở mục b : GV cho HS đọc cá nhân câu chuyện và hướng dẫn HS trả lời câu hỏi cuối câu chuyện.

Hoạt động ở mục c : HS thảo luận theo nhóm về những hậu quả của tệ nạn xã hội bằng cách hoàn thành phiếu học tập.

Kết quả mong đợi :

Hoạt động ở mục a :

- Những con số nêu trên nói lên tình trạng gia tăng của các tệ nạn xã hội ở nước ta trong những năm gần đây, người nghiện ma tuý đang có xu hướng trẻ hoá, tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục liên tục gia tăng với mức độ ngày càng phức tạp.

- Số người trong độ tuổi thanh thiếu niên mắc vào các tệ nạn xã hội nhiều nhất.

- Tệ nạn xã hội là các hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch với chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật.

- HS kể tên được một số tệ nạn xã hội : ma tuý, mại dâm, cờ bạc, rượu chè, đua xe, xâm hại tình dục trẻ em, bạo lực học đường… HS xác định được tệ nạn xã hội nguy hiểm nhất theo quan điểm của HS và giải thích.

Hoạt động ở mục b : Đáp án mong đợi sau hoạt động là HS xác định được :

- Những tệ nạn được nêu trong thông tin là : uống bia rượu ; cờ bạc ; đua xe ; sử dụng ma tuý, thuốc lắc ; đánh nhau gây thương tích.

- Các bạn đó mắc vào tệ nạn xã hội vì không hiểu biết pháp luật, vì tò mò, muốn chứng tỏ bản thân mình trước các bạn, muốn thử cảm giác mạnh.

- Hậu quả của những tệ nạn được nêu trong câu chuyện là tử vong ; tiêu tốn tiền bạc của gia đình lên đến vài triệu, thậm chí chục triệu ; huỷ hoại tương lai của chính bản thân.

66

Hoạt động ở mục c : Đáp án mong đợi từ phiếu học tập là :

Hậu quả đối với xã hộiHậu quả

đối với gia đìnhHậu quả

đối với bản thân

- Ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế

- Suy giảm sức lao động của xã hội

- Suy thoái giống nòi

- Mất trật tự an toàn xã hội

- Kinh tế gia đình cạn kiệt

- Ảnh hưởng đến đời sống vật chất, tinh thần

- Tan vỡ hạnh phúc gia đình

- Huỷ hoại sức khoẻ bản thân

- Sa sút tinh thần, huỷ hoại phẩm chất đạo đức của con người

- Vi phạm pháp luật

* Hoạt động ghép ảnh theo chủ đề :

HS lựa chọn đúng những hình ảnh cho sẵn ghép vào 2 cột theo chủ đề :

- Chủ đề 1 : HIV/AIDS có thể lây qua các con đường : tiêm chích, truyền máu, lây từ mẹ sang con, quan hệ tình dục.

- Chủ đề 2 : HIV/AIDS không lây qua các con đường : muỗi đốt, bắt tay, ngồi cạnh nhau, đi xe ô tô cùng nhau.

- Cách phòng, tránh HIV/AIDS : sống lành mạnh, không dùng chung bơm kim tiêm, không quan hệ tình dục bừa bãi.

- Không nên kì thị với những người bị nhiễm HIV/AIDS bởi vì HIV không lây truyền qua tiếp xúc thông thường, cần có thái độ cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ những người có HIV vượt qua được mặc cảm đối với xã hội.

2. Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội và cách phòng tránh

Mục đích : HS hiểu được nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội và cách phòng tránh. HS được rèn kĩ năng ra quyết định lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử trong một số tình huống có thể gặp.

Phương thức tổ chức hoạt động :

Hoạt động ở mục a : Các nhóm đọc thầm hoặc phân vai đọc và giải quyết tình huống. Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi trong tình huống.

67

Hoạt động ở mục b : HS thảo luận nhóm xác định những nguyên nhân khách quan và chủ quan khiến con người sa vào tệ nạn xã hội.

Hoạt động ở mục c : HS thảo luận nhóm.

Hoạt động ở mục d : HS làm việc cá nhân hoặc thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập.

Hoạt động ở mục e :

Hoạt động này cần thực hiện theo 2 bước :

- Bước 1 : Mỗi nhóm dựa vào một trong 3 tình huống đã cho để xây dựng thành kịch bản cụ thể, có nhân vật, có lời thoại, cách ứng xử…

- Bước 2 : Các nhóm tập đóng vai theo kịch bản đã viết và trình bày tiểu phẩm cũng như cách ứng xử của nhóm trước lớp.

Kết quả mong đợi :

Hoạt động ở mục a : Câu trả lời mong đợi nhận được từ các nhóm :

- Bố mẹ An và An đều là người có lỗi trong tình huống này vì bố mẹ An đã quá chiều chuộng và thoả mãn mọi đòi hỏi của An, bản thân An không tự chủ được các hành vi của bản thân trước những cám dỗ của xã hội.

- An đã mắc vào tệ nạn xã hội.

- Nguyên nhân gây ra hành vi của An là do bố mẹ rất chiều chuộng và thoả mãn mọi đòi hỏi của An dẫn đến việc An đua đòi ăn chơi, không tự chủ được bản thân và sa vào các tệ nạn xã hội.

Hoạt động ở mục b :

- Nguyên nhân chủ quan : muốn thử cho biết ; thích cảm giác lạ ; bế tắc trong cuộc sống ; tính tình thô lỗ ; cục cằn ; thiếu hiểu biết pháp luật.

- Nguyên nhân khách quan : cha mẹ buông lỏng con cái ; bạn bè xấu rủ rê ; bị dụ dỗ ; ảnh hưởng xấu của văn hoá phẩm đồi truỵ.

- Nguyên nhân chủ yếu : do bản thân thiếu ý chí tự chủ, thiếu hiểu biết về tệ nạn xã hội và tác hại của nó.

Hoạt động ở mục c : HS sắp xếp đúng các nguyên nhân dẫn đến tình trạng tệ nạn xã hội vào bảng cho sẵn :

68

Nguyên nhân chủ quan Nguyên nhân khách quan

- Không làm chủ bản thân

- Tò mò, ưa cảm giác lạ, thiếu hiểu biết

- Bị lừa, bị khống chế

- Lười nhác, ham chơi, thích ăn ngon mặc đẹp

- Gia đình bố mẹ bất hoà, li dị, li thân

- Gia đình nuông chiều, quản lí chưa tốt

- Ảnh hưởng xấu của văn hoá phẩm đồi truỵ

- Chính sách mở cửa của nền kinh tế thị trường

Hoạt động ở mục d : HS lựa chọn được những biểu hiện nên và không nên để hoàn thành phiếu học tập :

NÊN KHÔNG NÊN

- Không sa vào tệ nạn xã hội

- Tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội

- Tham gia các hoạt động học tập, sinh hoạt văn nghệ, thể dục - thể thao lành mạnh

- Giúp cơ quan chức năng phát hiện và phòng chống các tội phạm xã hội

- Chấp hành đúng các quy định pháp luật

- Che giấu, tiếp tay cho đối tượng mắc tệ nạn xã hội

- Xa lánh, kì thị người mắc tệ nạn xã hội

Hoạt động ở mục e : HS thể hiện được cách ứng xử phù hợp ở mỗi tình huống. HS hiểu trong mọi hoàn cảnh cần phải biết kiên quyết từ chối những lời mời gọi và lôi kéo của bạn bè ; không tiếp xúc và đi theo người lạ ; kiên quyết không tham gia vào các tệ nạn xã hội và tự chủ trong mọi tình huống.

Lưu ý : Sau khi HS các nhóm hoàn thành nhiệm vụ của mình, GV động viên HS kể những câu chuyện có thật phản ánh những cách ứng xử trong cuộc sống của bản thân các em hoặc các em được biết/hoặc nghe kể trước những cám dỗ và lôi kéo của bạn bè, người khác.

3. Một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội

Mục đích : HS nhận biết được một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội, từ đó có ý thức chủ động phòng tránh.

69

Phương thức tổ chức hoạt động : Đối với hoạt động này, nhóm trưởng cho các bạn đọc thầm quy định của pháp luật và cùng thảo luận với bạn bên cạnh để trả lời các câu hỏi.

Kết quả mong đợi : HS trả lời được :

- Đối với toàn xã hội, pháp luật nghiêm cấm các hành vi sau đây :

+ Trồng cây có chứa chất ma tuý.

+ Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, mua bán, phân phối, giám định, xử lí, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, nghiên cứu trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần ;

+ Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý ; xúi giục, cưỡng bức, lôi kéo, chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma tuý ;

+ Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất, sử dụng trái phép chất ma tuý ;

+ Đánh bạc, tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức.

+ Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tổ chức sử dụng, lôi kéo sử dụng trái phép các chất ma tuý.

+ Hành vi mại dâm, dụ dỗ, dẫn dắt mại dâm.

- Mục đích của các quy định pháp luật nêu trên là xác định việc phòng, chống ma tuý là trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội đồng thời ngăn chặn những hành vi vi phạm, xử lí nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm và có ý nghĩa răn đe, giáo dục ý thức cộng đồng.

* Hướng dẫn giải quyết tình huống

- Tình huống 1 :

Tham khảo Điều 21 - Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma tuý (Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12-11-2013)

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây :

a) Tàng trữ, vận chuyển hoặc chiếm đoạt chất ma tuý trái phép ;

b) Tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý ;

70

c) Sản xuất, mua, bán những dụng cụ sử dụng chất ma tuý trái quy định của pháp luật. [...]

- Tình huống 2 :

Ý kiến của N là đúng.

Điều 26 - Hành vi đánh bạc trái phép (Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12-11-2013) :

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây :

a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật ;

b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép ;

c) Cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác ;

d) Bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây :

a) Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác ;

b) Che giấu việc đánh bạc trái phép.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây :

a) Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép ;

b) Dùng nhà, chỗ ở của mình hoặc phương tiện, địa điểm khác để chứa bạc ;

c) Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép ;

d) Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép. […]

- Tình huống 3 :

Tham khảo Điều 329 - Tội mua dâm người dưới 18 tuổi (Bộ luật Hình sự năm 2015 - sửa đổi, bổ sung năm 2017)

71

1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mua dâm người dưới 18 tuổi trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 142 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm :

a) Mua dâm 02 lần trở lên ;

b) Mua dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi ;

c) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm :

a) Phạm tội 02 lần trở lên đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi ;

b) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỉ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

4. Người phạm tội còn bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Mục tiêu : HS biết thực hành những kiến thức đã học vào giải quyết các bài tập và tình huống thực tế nhằm khắc sâu được những kiến thức mà HS đã được tìm hiểu thông qua hoạt động hình thành kiến thức.

Phương thức tổ chức hoạt động : HS có thể làm việc cá nhân hoặc theo nhóm.

Kết quả mong đợi :

1. Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất

Đáp án mong đợi HS trong hoạt động a là HS lựa chọn và khoanh tròn được các phương án đúng :

- Con đường không lây truyền HIV/AIDS : muỗi đốt.

- Đối tượng mà HIV tấn công trong cơ thể con người : bạch cầu, vì đây là hệ miễn dịch chủ lực của con người, là lực lượng bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của các loại tác nhân gây bệnh xâm nhập từ bên ngoài hoặc mầm bệnh phát sinh từ một số tế bào trong cơ thể.

Lưu ý : GV có thể giải thích thêm cho HS hiểu, bạch cầu được ví như những người lính luôn đi “tuần tra” cơ thể để phát hiện và chiến đấu chống lại các mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài hoặc mầm bệnh phát sinh từ một số tế bào trong

72

cơ thể. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, HIV tấn công ngay vào bạch cầu, nhất là lympho bào T-CD4. HIV sử dụng chính chất liệu di truyền của các tế bào bạch cầu này để nhân lên, để sinh sôi nảy nở. Như vậy, bạch cầu không những không bao vây, tiêu diệt được HIV, mà còn bị HIV biến thành “kẻ tòng phạm” và cuối cùng bị HIV phá huỷ.

2. Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây ? Vì sao ?

GV có thể hướng dẫn HS kẻ bảng phân biệt đồng ý hoặc không đồng ý với các nhận định đã cho. Đáp án mong đợi từ hoạt động này là :

Đồng ý Không đồng ý

A. Những người mắc tệ nạn xã hội thường là những người lười lao động, thích hưởng thụ

D. Không mang hộ đồ vật của người khác khi không biết rõ là gì, cho dù được trả nhiều tiền

I. Ma tuý, mại dâm là con đường lây nhiễm bệnh xã hội, đặc biệt là nhiễm HIV/AIDS

K. Tệ nạn xã hội là con đường dẫn đến tội ác

L. Tích cực học tập, lao động, hoạt động tập thể sẽ giúp ta tránh xa được tệ nạn xã hội

B. Hút thuốc lá không có hại vì đó không phải là ma tuý C. Thấy người buôn bán ma tuý thì nên lờ đi, coi như không biết E. Dùng thử ma tuý một lần thì cũng không sao

G. Tuyệt đối không quan hệ với người nghiện ma tuý vì sẽ bị lây nghiện và mang tiếng xấu H. Pháp luật không xử lí những người tham gia tệ nạn mại dâm và người nghiện ma tuý vì đó chỉ là vi phạm đạo đức

3. Khoanh tròn vào câu thể hiện hành vi em cho là không nên làm

HS khoanh tròn vào câu thể hiện hành vi không nên làm hoặc có thể kẻ bảng theo gợi ý sau :

NÊN KHÔNG NÊN

C. Tham gia vào các hoạt động, sinh hoạt văn nghệ, thể dục - thể thao lành mạnh

E. Tuyên truyền phòng, chống ma tuý

A. Tránh xa những người mắc tệ nạn xã hội

B. Dùng thử ma tuý một lần để biết thôi

D. Thấy người buôn bán ma tuý thì lờ đi

G. Hút thuốc lá

73

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Mục đích : HS biết vận dụng những kiến thức lí thuyết đã học vào giải quyết các bài tập và tình huống thực tiễn nhằm khắc sâu được những kiến thức mà HS đã được tìm hiểu thông qua hoạt động hình thành kiến thức.

Phương thức tổ chức hoạt động : Đối với hoạt động này, GV phải tế nhị động viên HS tham gia nhiệt tình và chia sẻ tối đa với bạn, tránh những trường hợp HS thực hiện qua loa cho xong nhiệm vụ sẽ không đạt được mục tiêu đặt ra.

Kết quả mong đợi :- Đối với nhiệm vụ 1 - Giải quyết tình huống

GV hướng dẫn HS suy ngẫm theo quan điểm cá nhân và trao đổi với bạn để cùng giải quyết tình huống. Đáp án mong đợi từ hoạt động là :

+ Hùng đã vi phạm tệ nạn cờ bạc và trộm cắp.

+ Hùng sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật về tội trộm cắp tài sản.

Lưu ý : Sau khi HS trình bày quan điểm của mình đối với tình huống, GV cần động viên HS rút ra bài học cho bản thân và những giải pháp của bản thân để có thể phòng tránh trước những cám dỗ của xã hội và sự lôi kéo của bạn bè.

- Đối với nhiệm vụ trong hoạt động 2 và 3 : Đây là nội dung quan trọng mà GV cần dành nhiều thời gian tổ chức cho HS thực hành trải nghiệm. Việc tổ chức thực hành chia sẻ suy nghĩ với các bạn trong lớp về những biện pháp phòng tránh tệ nạn xã hội xâm nhập học đường giúp HS có những suy nghĩ và hành động đúng đắn cùng nhau xây dựng nên môi trường giáo dục lành mạnh và kịp thời chia sẻ, động viên, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, học tập.

- Đối với nhiệm vụ 4 - Trò chơi giải ô chữ : Đáp án mong đợi từ hoạt động là :

Hàng ngang 1 : KHÔNG

Hàng ngang 2 : HIV

Hàng ngang 3 : PHẠM THỊ HUỆ

Hàng ngang 4 : KHOẢNG 9 NĂM

Hàng ngang 5 : TIÊM CHÍCH

Hàng ngang 6 : XÉT NGHIỆM

Hàng ngang 7 : MẶC CẢM, TỰ TI

Hàng ngang 8 : LAO PHỔI

Hàng ngang 9 : SAI

Hàng ngang 10 : GIAI ÐOẠN CUỐI

Hàng ngang 11 : ÐẠI DỊCH

74

Ô chữ HÀNG DỌC : KÌ THỊ XA LÁNH

Lưu ý : Sau khi kết thúc trò chơi, GV nên cho HS nhận xét về ý nghĩa của trò chơi và những bài học rút ra đối với bản thân HS.

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

Mục đích : HS tăng thêm sự hiểu biết và tự suy ngẫm bản thân theo thông điệp từ các câu chuyện và tình huống mà HS sưu tầm được.

Phương thức tổ chức hoạt động :

Hoạt động này không nhất thiết phải thực hiện trên lớp, GV có thể giao cho HS về nhà tìm hiểu các nội dung theo yêu cầu của câu hỏi và báo cáo sản phẩm với GV vào các giờ học tiếp theo.

GV nên động viên HS chia sẻ tối đa các suy nghĩ của mình. Đối với những sản phẩm tốt, GV có thể cho HS chia sẻ trước lớp và động viên kịp thời nhằm khích lệ HS với các nghiên cứu tiếp theo.

Kết quả mong đợi : HS tự rút ra bài học cho bản thân thông qua những tư liệu hoặc tranh ảnh HS sưu tầm được.

Bài 7. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Sau bài học này, học sinh :

– Biết được một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân, gia đình.

– Hiểu được ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ công dân trong hôn nhân, gia đình.

– Tôn trọng quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.

– Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của bản thân trong gia đình. Chấp hành nghiêm Luật Hôn nhân và gia đình.

MỤC TIÊU

75

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH

Các hoạt động học trong bài “Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình” được thực hiện thông qua các hình thức học cá nhân, cặp đôi, học nhóm, các phương pháp, kĩ thuật dạy học khác nhau như : thảo luận, luyện tập, học theo dự án, động não, KWL,…

Các hình thức học tập này giúp HS tìm hiểu, khám phá các quy định của pháp luật trong điều chỉnh mối quan hệ hôn nhân và gia đình. Trên cơ sở đó, HS thực hiện được việc vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền của bản thân trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Mục đích : HS được chia sẻ những hiểu biết của bản thân về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình.

Phương thức tổ chức hoạt động :

- GV giới thiệu tên bài học, những mục tiêu cần đạt được trong bài.

- GV hướng dẫn cho HS thực hiện nhiệm vụ “Cùng suy nghĩ”.

Nhóm trưởng lấy các tấm thẻ màu tại góc học tập, phát cho mỗi HS 2 tấm thẻ. HS tự viết vào thẻ về những điều sẽ nghĩ đến, liên tưởng đến khi nghe cụm từ “quyền và nghĩa vụ trong hôn nhân, gia đình”.

HS dán thẻ vào bảng phụ (hoặc giấy A0) theo nhóm. Các nhóm treo kết quả lên bảng. GV hướng dẫn HS tìm và nhóm các thẻ có suy nghĩ, liên tưởng giống nhau và chia sẻ kết quả trước lớp.

- GV hướng dẫn cho HS chia sẻ : những điều HS đã biết về hôn nhân và gia đình; những điều HS còn muốn biết thêm về các quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình.

Kết quả mong đợi : HS cởi mở chia sẻ những điều em đã biết và muốn biết về các quyền, nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình.

Lưu ý : GV cũng có thể sử dụng hình thức khởi động khác, ví dụ như : Chọn 1 tình huống và cho HS đóng vai, hoặc nghiên cứu thông tin, trường hợp điển hình, clip… sau đó thảo luận, chia sẻ về vấn đề này.

76

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I - Tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân

Mục đích : Biết được một số quy định của pháp luật về hôn nhân, quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.

Phương thức tổ chức hoạt động :

- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ Nhận diện hôn nhân.

HS làm việc cá nhân : đọc tình huống 1, 2, 3 và chỉ ra quan hệ hôn nhân, quan hệ gia đình trong những từng tình huống. Sau đó HS đọc kĩ nhận định về hôn nhân và chỉ ra tình huống đúng/không đúng với nhận định.

Yêu cầu HS báo cáo kết quả làm việc : phân tích từng tình huống, thông tin, điều luật, nêu các dấu hiệu cần thiết của hôn nhân được pháp luật thừa nhận, những bạn còn lại bổ sung.

- GV hướng dẫn HS xác định nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở nước ta.

HS thảo luận theo nhóm thông tin ở mục b sách HDH và hoàn thành phiếu học tập số 1 nhằm xác định được thế nào là hôn nhân, cơ sở của hôn nhân, hôn nhân nào được pháp luật bảo vệ, vì sao hôn nhân cần được pháp luật bảo vệ…? (GV có thể cho HS xây dựng kịch bản, tổ chức đóng vai theo nội dung trong thông tin).

HS nghiên cứu Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, thảo luận theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 2.

Các nhóm kiểm tra chéo phiếu học tập số 2. Dựa vào phiếu học tập số 1, 2, các nhóm trao đổi trước lớp để thống nhất ý kiến về các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay.

- GV hướng dẫn HS xác định quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.

Nhóm trưởng yêu cầu các thành viên đọc đoạn hội thoại để trả lời các câu hỏi, vấn đề đặt ra trong đoạn hội thoại.

Sau khi HS trả lời các câu hỏi, GV chốt lại kiến thức về những điều kiện được kết hôn; những trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật.

Kết quả mong đợi :

- HS nêu được :

Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, được Nhà nước thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hoà thuận, hạnh phúc.

77

Tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân. Hôn nhân được đánh dấu bằng sự kiện đăng kí kết hôn giữa một nam và một nữ.

- HS hoàn thành được phiếu học tập số 1, số 2 và xác định các nguyên tắc của chế độ hôn nhân nước ta : Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng và có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình...

- HS tìm hiểu được các quy định của pháp luật :

Về tuổi kết hôn : Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. Nam và nữ tự nguyện, không ép buộc, cưỡng ép và cản trở.

Về những trường hợp cấm kết hôn : Người đang có vợ hoặc có chồng; Người mất năng lực hành vi dân sự (bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình); Giữa những người cùng dòng máu trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; Giữa cha mẹ nuôi với con nuôi…

- HS có thái độ nghiêm túc trong tình yêu, hôn nhân. Không vi phạm quy định của pháp luật về hôn nhân.

II - Tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

Mục đích : Nêu được những quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.

Phương thức tổ chức hoạt động :

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của vợ chồng.

HS làm việc theo nhóm : phân tích tình huống, đặt mình vào nhân vật chị Tâm để giải quyết các vấn đề đặt ra trong tình huống như : câu chuyện của chị Tâm có phổ biến trong xã hội hiện nay không? Theo quy định của pháp luật, những người thân trong gia đình chị cần đối xử với chị như thế nào cho đúng …

Các bạn trong nhóm trao đổi để thống nhất câu trả lời.

GV yêu cầu một vài nhóm trình bày (chọn những nhóm có câu trả lời không giống nhau), các nhóm khác bổ sung.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà với con cháu.

Bước 1 : Lớp chia thành 4 đội chơi, mỗi đội được phát một bộ số tương ứng với các hình ảnh trong sách HDH, trong thời gian ngắn nhất đội nào dính đúng các con số phù hợp vào các ô tương ứng trong bảng sẽ là đội vượt được chướng ngại vật nhanh nhất.

78

Bước 2 : Các đội nhanh chóng sử dụng Điều 69 và Điều 104 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 để giải thích cho kết quả của bước 1 (lí giải vì sao sắp xếp ảnh vào ô trong bảng). Đội nào có tín hiệu nhanh nhất sẽ được quyền trả lời trước.

Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. GV kết luận.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, cha mẹ, của anh chị em với nhau.

HS đọc bài đồng dao (có thể cá nhân HS đọc thầm hoặc cả lớp đọc đồng thanh theo nhịp), sau đó HS chia sẻ trước lớp về tình cảm, trách nhiệm mà nhân vật “Ta” trong bài đồng dao đã làm và thể hiện đối với những người thân trong gia đình.

Nhóm trưởng phát cho các thành viên những tấm thẻ, HS có nhiệm vụ viết vào các tấm thẻ (mỗi thẻ tương ứng với một hành động, việc làm cụ thể) những việc HS có thể làm để thể hiện nghĩa vụ và tình yêu thương của con cháu với cha mẹ, ông bà. Sau đó gắn thẻ vào những nội dung được viết trên bảng phụ : Khi bố mẹ đi làm về, con có thể… Khi bố mẹ, ông/bà ốm, con/cháu có thể…; Khi mẹ nấu ăn, con có thể…

HS làm việc cá nhân viết vào giấy/vở theo mẫu sách HDH để tìm ý nghĩa của các câu ca dao. Sau đó chuyển phiếu cho bạn ngồi cạnh kiểm tra. GV hướng dẫn HS kiểm tra chéo, đánh dấu những điểm chưa rõ, chưa thống nhất sau đó trao đổi chung trước lớp.

Các nhiệm vụ “Đặt tên cho tranh” và “Giúp bạn” có thể được thiết kế dưới hình thức “Ngày hội bình tranh” hoặc “Ngày hội giúp bạn”...

Kết quả mong đợi :

- HS nêu được quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình, cụ thể :

Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. Vợ chồng phải tôn trọng nhân phẩm, danh dự, nghề nghiệp của nhau.

Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con, không phân biệt đối xử giữa các con, không ngược đãi, xúc phạm con, ép buộc con làm điều trái đạo đức, trái pháp luật.

Ông, bà có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cháu khi cháu không còn người nuôi dưỡng.

Con cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ. Có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng khi ông bà, cha mẹ già yếu, ốm đau.

79

Anh chị em phải yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ nhau, nuôi dưỡng nhau khi không còn cha mẹ.

- HS xác định được : Những quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân nhằm đảm bảo những nguyên tắc cơ bản của hôn nhân và gia đình được thực hiện; bảo vệ sức khoẻ công dân, nòi giống và những truyền thống đạo đức của dân tộc.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Mục đích : HS củng cố và hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được từ hoạt động hình thành kiến thức đồng thời rèn luyện kĩ năng lập luận, trình bày, làm việc nhóm và hướng đến phát triển năng lực sáng tạo của HS.

Phương thức tổ chức hoạt động :

- GV yêu cầu HS đọc và thực hiện nhiệm vụ nhanh tay, nhanh mắt bằng cách ghi vào vở đáp án lựa chọn của mình. GV nên chú ý đến lời giải thích về sự lựa chọn của HS. (GV có thể thiết kế dưới dạng phiếu bài tập. Nếu có phương tiện, GV có thể chiếu bài tập a, b lên màn hình). Sau khi HS hoàn thành các nhiệm vụ này, GV yêu cầu HS chuyển kết quả cho bạn ngồi cạnh để kiểm tra (Ghi ra những điểm chưa thống nhất để trao đổi với bạn hoặc trước lớp).

- GV hướng dẫn HS “giải quyết tình huống”.

Yêu cầu các nhóm phân tích hình huống sau đó mỗi nhóm chọn một tình huống để xây dựng kịch bản, đóng vai và đưa ra cách xử lí tình huống cho phù hợp với quy định của pháp luật.

Khi các nhóm thực hiện nhiệm vụ, GV yêu cầu HS ghi ra giấy/vở về những những điều mình cần chia sẻ (sử dụng kĩ thuật 321).

Kết quả mong đợi :

HS hoàn thành các bài tập a, b. Xác định được các điều kiện kết hôn, những trường hợp pháp luật quy định cấm kết hôn.

HS đóng vai tự nhiên, sử dụng được các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân để giải quyết được tình huống.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Mục đích : HS vận dụng được các kiến thức và các kĩ năng lập luận, trình bày, làm việc nhóm… để thực hiện nhiệm vụ.

80

Phương thức tổ chức hoạt động :

Đây là hoạt động chủ yếu được HS thực hiện ở nhà, GV cần khéo léo động viên, khuyến khích HS tham gia thực hiện theo khả năng, sở thích. Vì vậy, GV cần giao nhiệm vụ thích ứng với khả năng và phong cách học của HS.

Đối với nhiệm vụ “Vẽ và triển lãm tranh” với chủ đề hôn nhân và cuộc sống gia đình. GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm để : Chọn địa điểm, thời gian; Xác định đối tượng hướng tới; Lên ý tưởng, xây dựng nội dung, chất liệu, hình thức thể hiện tranh; Cách tìm kiếm sự trợ giúp; Cách làm báo cáo để chia sẻ kết quả với các bạn trong lớp; Phân công nhiệm vụ các thành viên…

HS thực hiện nhiệm vụ này ở nhà và trưng bày sản phẩm cũng như chia sẻ kết quả tại lớp học. GV tổ chức cho HS các nhóm đánh giá, bình chọn tranh.

Kết quả mong đợi :

Tranh, các báo cáo và bài viết của HS về hôn nhân và cuộc sống gia đình.

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

Mục đích : HS tiếp tục tìm tòi và mở rộng sự hiểu biết về quyền và nghĩa vụ của công dân trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình bằng cách tìm hiểu, tự đặt ra các tình huống nảy sinh từ nội dung bài học, từ thực tiễn cuộc sống và tìm các cách khác nhau để vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết.

Phương thức tổ chức hoạt động :

Cũng tương tự hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng là hoạt động chủ yếu được thực hiện ở nhà, HS cần được động viên, khuyến khích tham gia theo khả năng, sở thích. Vì vậy, GV yêu cầu HS đọc và nghiên cứu thật kĩ các nhiệm vụ trong sách HDH. Xác định những khó khăn có thể gặp phải khi giải quyết các nhiệm vụ và chia sẻ trước lớp để thống nhất cách thực hiện.

GV yêu cầu HS tự giác hoàn thành các nhiệm vụ trong hoạt động này với sự giúp đỡ, hỗ trợ của bố, mẹ, anh chị em trong gia đình.

Kết quả mong đợi :

Thông tin về chế độ hôn nhân ở một số quốc gia khác, vấn đề tảo hôn, vấn đề hôn nhân đồng giới.

Thư viết thể hiện mong muốn của bản thân về gia đình trong tương lai.

81

Bài 8. QUYỀN TỰ DO KINH DOANHVÀ NGHĨA VỤ ĐÓNG THUẾ

Sau bài học này, học sinh :

– Nêu được thế nào là quyền tự do kinh doanh và nội dung các quyền và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh.

– Trình bày được thế nào là thuế, vai trò của thuế đối với việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và nghĩa vụ đóng thuế của công dân.

– Biết vận động gia đình thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ kinh doanh, nghĩa vụ đóng thuế.

– Tôn trọng quyền tự do kinh doanh của người khác, ủng hộ pháp luật về thuế của Nhà nước.

MỤC TIÊU

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH

Trong bài học này, HS được thực hiện các hoạt động thông qua các hình thức : học cá nhân, học theo nhóm và cả lớp ; Các phương pháp, kĩ thuật dạy học khác nhau như : động não, thảo luận, đóng vai, giải quyết vấn đề… Với những hoạt động này sẽ giúp học sinh hiểu được thế nào là quyền tự do kinh doanh, nội dung các quyền và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh ; Thuế, các loại thuế, vai trò của thuế đối với việc phát triển kinh tế - xã hội và nghĩa vụ đóng thuế của công dân ; …

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Mục đích : Tạo tình huống giúp HS quan sát và chia sẻ những thông tin, hiểu biết của bản thân về vấn đề liên quan đến bài học để làm tiền đề cho việc tìm hiểu kiến thức trong bài.

Phương thức tổ chức hoạt động :

Chuẩn bị :

- Trước buổi chơi, GV phân công HS chuẩn bị mang một số đồ dùng cũ của mình đến lớp hoặc đồ dùng các em tự làm và tự định giá sản phẩm trên đồ dùng đó để tham gia trò chơi kinh doanh.

82

- GV phát cho mỗi nhóm những thẻ tiền với các mệnh giá khác nhau để mua sắm hàng hoá sao cho tổng mệnh giá các thẻ tiền của 2 nhóm bằng nhau.

Cách chơi :

Chia lớp thành 2 đội, trong thời gian 10 phút tiến hành rao bán và trao đổi những sản phẩm do HS chuẩn bị với nhau bằng những thẻ tiền với mệnh giá khác nhau.

- Tiếp tục trò chơi đến khi hết thời gian quy định và tìm ra đội thắng cuộc là đội có tiền lãi nhiều nhất.

Kết quả mong đợi :

HS đặt tên được trò chơi liên quan đến chủ đề kinh doanh.

Trò chơi giúp các em làm quen với kinh doanh và cách mua bán, trả giá cho những sản phẩm hàng hoá. Muốn thu được nhiều tiền lãi phải có sản phẩm tốt, giá cả hợp lí và cách bán hàng khéo léo.

Lưu ý :

Trò chơi mất nhiều thời gian nhưng có ý nghĩa quan trọng tạo hứng thú cho HS. HS có thể đưa ra rất nhiều cách lí giải khác nhau, GV phải bao quát được việc tham gia của HS trong lớp và tôn trọng các ý kiến của HS. Tuỳ vào đối tượng HS, môi trường lớp học, các điều kiện học tập… GV có thể thiết kế các hoạt động khác có liên quan đến chủ đề bài học để tạo hứng thú ban đầu và định hướng hoạt động học tập cho HS.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Kinh doanh và quyền tự do kinh doanh

Mục đích : Giúp HS hiểu và biết được một số quy định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh như : lựa chọn hình thức kinh doanh, ngành nghề và quy mô kinh doanh ; nghĩa vụ kinh doanh như : kinh doanh đúng ngành nghề, đúng mặt hàng ghi trong giấy phép, không kinh doanh những mặt hàng Nhà nước cấm.

Phương thức tổ chức hoạt động :

GV cho HS đọc thông tin, trao đổi và hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi. Đối với nhiệm vụ d, do đây là câu hỏi tương đối khó, GV cho HS trao đổi nhóm tình huống và động viên HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.

83

Kết quả mong đợi :

Hoạt động a :

- Cơ sở sản xuất của bà H.T.T trong thông tin thuộc lĩnh vực kinh doanh và sản xuất phân bón.

- Cơ sở sản xuất của bà H.T.T bị cơ quan chức năng lập biên bản niêm phong, thu giữ sản phẩm vì đã kinh doanh và bán sản phẩm giả, kém chất lượng ra thị trường và ăn cắp nhãn mác của một cơ sở sản xuất khác.

- Hành vi vi phạm của bà H.T.T là vi phạm pháp luật về kinh doanh.

- Kinh doanh là hoạt động sản xuất hàng hoá, dịch vụ và trao đổi hàng hoá nhằm mục đích thu lợi nhuận.

- Quyền tự do kinh doanh là quyền của công dân được lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, ngành nghề và quy mô kinh doanh. Người kinh doanh phải tuân theo quy định của pháp luật và sự quản lí của Nhà nước.

Hoạt động b, c :

- HS hiểu được kinh doanh bao gồm nhiều hoạt động, HS tự nêu được tên một số hoạt động kinh doanh trong thực tế.

Phiếu học tập

Sản xuất Trao đổi hàng hoá Dịch vụ

Cơ sở sản xuất giày dép, quần áo, xe đạp, bánh kẹo…

Kinh doanh văn phòng phẩm, kinh doanh quần áo, sách báo…

Bán và cho thuê áo cưới,

trang điểm cô dâu, cắt tóc, gội đầu…

- HS bày tỏ quan điểm không đồng tình với nhận định “công dân có quyền tự do kinh doanh bất cứ nghề gì, hàng gì” vì theo quy định của pháp luật, quyền tự do kinh doanh là quyền của công dân được lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, ngành nghề và quy mô kinh doanh). Tuy nhiên, người kinh doanh phải theo quy định của pháp luật và sự quản lí của Nhà nước như phải kê khai đúng số vốn, kinh doanh đúng ngành, mặt hàng ghi trong giấy phép, không kinh doanh những lĩnh vực mà Nhà nước cấm như thuốc nổ, vũ khí, ma tuý, mại dâm…

- Những khẳng định đúng và sai pháp luật khi nói về quyền tự do kinh doanh của công dân :

84

Khẳng địnhĐúng

pháp luật

Sai

pháp luật

1. Người kinh doanh phải kinh doanh đúng ngành nghề, mặt hàng đã kê khai với cơ quan nhà nước.

X

2. Kinh doanh là quyền tự do của mỗi người, không ai có quyền can thiệp.

X

3. Khi kinh doanh mặt hàng nhỏ, người kinh doanh không cần phải kê khai với cơ quan nhà nước.

X

4. Kinh doanh là quyền của công dân nên có thể chủ động kinh doanh mọi mặt hàng theo ý thích.

X

Hoạt động d : Giải quyết tình huống

- Nếu cơ quan chức năng kiểm tra, gia đình anh Hùng sẽ bị xử lí vi phạm hành chính vì đến tháng 1/2016 hộ gia đình anh Hùng có kinh doanh thêm "xe đạp điện và đồ điện dân dụng" nhưng không bổ sung nội dung ngành nghề, mặt hàng này vào đăng kí kinh doanh.

- Việc kê khai vốn và mặt hàng kinh doanh để Nhà nước quản lí việc thu thuế theo quy định của pháp luật nhằm góp phần phát triển kinh tế đất nước. Mặt khác, yêu cầu công dân phải thực hiện đúng quyền tự do kinh doanh và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước.

2. Thuế và vai trò của thuế

Mục đích : Giúp HS biết được một số loại thuế, mức thuế suất và vai trò của thuế đối với Nhà nước.

Phương thức tổ chức hoạt động :

HS quan sát bảng một số loại thuế trong sách HDH và trả lời được các câu hỏi.

Kết quả mong đợi : HS nêu được :

- Thuế là một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu vào những công việc chung (như an ninh, quốc phòng, chi trả lương cho công nhân viên chức, xây dựng trường học, bệnh viện, làm đường sá, cầu cống…).

85

- Tác dụng của thuế : Ổn định thị trường, ổn định cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo phát triển kinh tế theo định hướng của Nhà nước.

- Nhà nước ta quy định các mức thuế chênh lệch như vậy đối với các mặt hàng vì Nhà nước ta khuyến khích phát triển sản xuất trong nước và xuất khẩu hàng hoá, khuyến khích phát triển đối với những mặt hàng, những ngành hàng cần thiết đối với đời sống nhân dân, hạn chế những mặt hàng không cần thiết.

Lưu ý : GV có thể mở rộng giải thích thêm cho HS hiểu : Thuế giúp ổn định thị trường tức là chống lạm phát, làm cho giá cả của các mặt hàng bình ổn hơn, không lên xuống thất thường ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.

3. Trách nhiệm của công dân

Mục đích : Công dân phải sử dụng đúng đắn quyền tự do kinh doanh và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Phương thức tổ chức hoạt động :

HS thực hiện nhiệm vụ này theo nhóm. Các nhóm đọc thông tin và trả lời câu hỏi. Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi trong tình huống.

Kết quả mong đợi :

- Hành vi của Phó Giám đốc công ty H.T.O là vi phạm pháp luật về thuế, ông H - chủ doanh nghiệp là người đã mạnh dạn tố cáo những hành vi trái pháp luật.

- Phó Giám đốc công ty H.T.O và ông T bị cơ quan chức năng bắt giữ vì đã làm trái quy định của pháp luật về tội trốn thuế và nhận hối lộ từ doanh nghiệp.

- Trách nhiệm của công dân sau khi sử dụng quyền tự do kinh doanh là :

+ Thực hiện đúng quyền tự do kinh doanh ;

+ Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế ;

+ Đấu tranh chống tiêu cực trong kinh doanh và thuế.

GV bổ sung thêm : Ngoài ra chúng ta còn phải tuyên truyền, vận động gia đình, xã hội thực hiện quyền và nghĩa vụ về kinh doanh và thuế.

Lưu ý : Sau khi HS các nhóm hoàn thành nhiệm vụ của mình, GV động viên HS kể những câu chuyện có thật phản ánh về hành vi vi phạm quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.

86

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Mục đích : Giúp HS biết thực hành những kiến thức đã học vào giải quyết các bài tập và tình huống thực tế nhằm khắc sâu được những kiến thức mà HS đã được tìm hiểu ở hoạt động hình thành kiến thức.

Phương thức tổ chức hoạt động :

GV yêu cầu HS đọc và lựa chọn đáp án đúng nhất và hướng dẫn HS làm việc nhóm, phân tích và thảo luận xử lí tình huống.

Kết quả mong đợi :

- Đối với bài tập 1 : HS lựa chọn đúng các đáp án sau :

1/ C. kinh doanh ; 2/ A. tự do kinh doanh ; 3/ B. quy định của pháp luật; 4/ C. thu lợi nhuận ; 5/ D. vi phạm pháp luật.

6/ E. Kết hợp với hộ kinh doanh để rút tiền thuế của Nhà nước

Đây là hành vi vi phạm quy định về thuế, bởi công dân sau khi sử dụng quyền tự do kinh doanh phải có các trách nhiệm sau :

+ Thực hiện đúng quyền tự do kinh doanh ;

+ Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế ;

+ Đấu tranh chống tiêu cực trong kinh doanh và thuế.

7/ Trường hợp được miễn giảm thuế :

C. Người già yếu, tàn tật, kinh doanh lặt vặt chỉ đủ đảm bảo mức sống tối thiểu.

E. Bị thiên tai, lũ lụt ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.

- Đối với bài tập 2. Xử lí tình huống

Tình huống 1 : Bà M và anh V có vi phạm pháp luật về thuế vì công dân sau khi sử dụng quyền tự do kinh doanh phải có các trách nhiệm sau :

+ Thực hiện đúng quyền tự do kinh doanh;

+ Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế;

+ Đấu tranh chống tiêu cực trong kinh doanh và thuế.

Bà M đã vi phạm quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế vì đã kê khai không đúng những mặt hàng bà bán, ngoài ra bà đã có hành vi hối lộ người đang thi hành công vụ.

Anh V đã vi phạm trách nhiệm của một cán bộ thuế của Nhà nước vì đã bao che cho hành vi sai phạm của bà M và nhận hối lộ của bà M.

87

- Nếu em là anh V trong tình huống trên, em sẽ kiên quyết không đồng ý trước lời đề nghị của bà M.

Tình huống 2 : Chị Lan hiểu như vậy là chưa đúng vì chị Lan chưa có bằng cấp và chứng chỉ hành nghề y dược.

- Việc Uỷ ban nhân dân từ chối chị Lan là đúng theo quy định của pháp luật.

- Chị Lan nên đi học thêm một khoá đào tạo về ngành Y dược để có thể được cấp phép mở cửa hàng thuốc tân dược.

Lưu ý :

Đối với hoạt động vận dụng và hoạt động tìm tòi mở rộng, các hoạt động này không nhất thiết phải thực hiện trên lớp, GV có thể giao cho HS về nhà tìm hiểu các nội dung theo yêu cầu của câu hỏi và báo cáo sản phẩm với GV vào các giờ học tiếp theo. Mục đích của hoạt động này giúp cho HS tăng thêm sự hiểu biết nên GV động viên HS chia sẻ tối đa các suy nghĩ của mình và tự rút ra bài học cho bản thân thông qua những tư liệu, hình ảnh HS sưu tầm được.

Đối với những sản phẩm tốt, GV có thể cho HS chia sẻ trước lớp và động viên kịp thời nhằm khích lệ HS với các nghiên cứu tiếp theo.

Bài 9. QUYỀN THAM GIA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC, QUẢN LÍ XÃ HỘI CỦA CÔNG DÂN

Sau bài học này, học sinh :

– Nêu được khái niệm, ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.

– Nêu được các hình thức tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.

– Nêu được trách nhiệm của Nhà nước và của công dân trong việc đảm bảo và thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.

– Thực hiện được quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội phù hợp với lứa tuổi.

MỤC TIÊU

88

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH

Trong bài học này, HS hoạt động thông qua các hình thức : học cá nhân, học theo nhóm và cả lớp; Các phương pháp, kĩ thuật dạy học khác nhau như : động não, thảo luận, đóng vai, giải quyết vấn đề… Với những hoạt động này, HS được đặt mình vào các vai diễn với tư cách là những công dân được thực hiện quyền của mình trong việc tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội theo quy định của Nhà nước, pháp luật trong những tình huống giả định. Đây là cơ sở để chuẩn bị cho HS khi tham gia thực hiện các quyền của mình trong thực tế.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Mục đích : HS chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết về quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.

Phương thức tổ chức hoạt động :

- GV giới thiệu khái quát về nội dung bài học.

- HS làm việc cá nhân : đưa ra nhận định của mình bằng cách chọn các quyền được viết trong thẻ và gắn vào các ô trong bảng và giải thích lí do vì sao mình đưa ra những nhận định đó.

- GV hướng dẫn HS chia sẻ kết quả làm việc cá nhân trước lớp và dựa vào đó để dẫn dắt chuyển sang hoạt động tiếp theo.

Kết quả mong đợi :

Những hiểu biết của HS về các “quyền tham gia quản lí nhà nước”, “quyền tham gia quản lí xã hội” và nhu cầu cần tìm hiểu về những quyền này.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Tìm hiểu về quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân

Mục đích : HS nêu được khái niệm, ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.

Phương thức tổ chức hoạt động :

GV yêu cầu HS đọc và thực hiện nhiệm vụ a, b, c và d theo sách HDH.

- Với nhiệm vụ a : HS thực hiện nhiệm vụ sau đó trao đổi với bạn ngồi cạnh câu trả lời của mình và lí giải tại sao lại xác định như vậy.

89

- Với nhiệm vụ b : Sau khi từng HS nghiên cứu các điều luật và trả lời câu hỏi, GV gợi ý để HS chia sẻ về lí do đưa ra câu trả lời.

- Với nhiệm vụ c : HS làm việc cá nhân để phân tích đoạn hội thoại, sau đó tạo thành nhóm 3 người (một người đóng vai nhà tư vấn, 2 người còn lại trong vai người hỏi, người phản biện).

- Với nhiệm vụ d : Tổ chức cho HS thi theo cặp đôi : các cặp nhanh chóng đọc thông tin, lựa chọn ảnh và thảo luận để hoàn thành phiếu học tập số 2. Cặp nào thực hiện nhanh nhất, chính xác nhất, có cách giải thích phù hợp nhất sẽ là đội về đích trước. Sau khi kết thúc GV gợi ý để HS liên hệ về những hoạt động HS có thể tham gia để thực hiện quyền của mình trong việc quản lí nhà nước, quản lí xã hội.

Sau khi thực hiện các nhiệm vụ a, b, c và d, GV cho HS chia sẻ trước lớp kết quả.

Lưu ý : GV có thể chuẩn bị một số hình ảnh minh hoạ như : hình ảnh về quyền tham gia bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; hình ảnh tham gia công tác tại các cơ quan nhà nước… và yêu cầu HS trả lời xem những bức ảnh đó thể hiện quyền gì của công dân? Vì sao công dân có những quyền đó? Tất cả những quyền đó gọi chung lại là quyền gì?...).

Kết quả mong đợi :

- HS nêu được : Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội; Tham gia bàn bạc các công việc chung; Tham gia tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động của Nhà nước và xã hội.

- Quyền này đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện trách nhiệm công dân đối với Nhà nước.

2. Tìm hiểu các hình thức tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân

Mục đích : HS xác định được các hình thức tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân. Lựa chọn được những hình thức tham gia phù hợp với lứa tuổi.

Phương thức tổ chức hoạt động :

GV hướng dẫn các nhóm đọc yêu cầu trong sách HDH, sau đó phân tích các hình ảnh (có thể in và phát cho các nhóm HS) và ghép các ảnh vào ô trong phiếu học tập cho phù hợp.

HS thảo luận theo nhóm để chỉ ra đặc điểm của từng hình thức tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội. Xác định những hình thức HS có thể tham gia.

Chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp.

90

Kết quả mong đợi :HS xác định được hình thức tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội trực tiếp :

tham gia vào các công việc của Nhà nước như bàn bạc, góp ý kiến, giám sát hoạt động của cơ quan và cán bộ nhà nước…

HS xác định được hình thức tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội gián tiếp : thông qua đại biểu nhân dân (đại biểu Quốc Hội, Hội đồng nhân dân các cấp) để họ kiến nghị lên cấp có thẩm quyền.

3. Tìm hiểu trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân

Mục đích : HS xác định được trách nhiệm của Nhà nước, của công dân trong việc đảm bảo và thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.

Phương thức tổ chức hoạt động :- Với nhiệm vụ a, HS làm việc cá nhân : đọc và phân tích thông tin để trả lời

câu hỏi : Nhà nước quản lí xã hội bằng công cụ gì? Các cán bộ, công chức, viên chức nhà nước khi làm việc với nhân dân cần có thái độ như thế nào? Sau khi có ý kiến cá nhân, HS thảo luận theo nhóm (sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn). Câu trả lời được thiết kế trên giấy khổ A0 và thuyết minh trước lớp.

- Với nhiệm vụ b, GV có thể hướng dẫn các nhóm HS chọn hình thức thực hiện nhiệm vụ này (đóng vai nhà tư vấn, diễn đàn pháp lí,…). Các nhóm thảo luận hướng giải quyết tình huống theo hình thức đã lựa chọn.

- Với nhiệm vụ c, GV thiết kế thành trò chơi tiếp sức, các đội chơi lần lượt cử các thành viên của đội mình nêu các việc làm cụ thể để thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội (ở lớp, ở trường và địa phương…). Đội nào ghi được đúng và nhiều nhất là đội về đích trước. (Cần khuyến khích HS liệt kê được càng nhiều thái độ, hành vi, việc làm càng tốt. HS cũng có thể trình bày theo bảng trên hoặc theo sơ đồ, hình vẽ, tuỳ các em lựa chọn…).

Kết quả mong đợi :HS xác định được :

Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo và tạo điều kiện để nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Công dân tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội thông qua các hoạt động cụ thể như : Thảo luận các vấn đề chung của địa phương, của cả nước, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý; thực hiện quyền bầu cử và ứng cử khi đến tuổi; thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang hoặc bất cứ cá nhân nào…

91

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Mục đích : HS củng cố và hoàn thiện kiến thức về quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân đồng thời rèn luyện kĩ năng lập luận, trình bày quan điểm cá nhân.

Phương thức tổ chức hoạt động :

GV yêu cầu HS đọc và thực hiện các nhiệm vụ trong sách HDH. Tuỳ vào thời lượng, điều kiện lớp học, đối tượng HS..., GV có thể lựa chọn để HS thực hiện một trong số các nhiệm vụ này.

- Với nhiệm vụ 1, 2, cá nhân HS đọc và hoàn thành bài tập vào vở ghi.

- Với nhiệm vụ 3, HS đưa ra nhận định của mình vào các quyền nhằm xác định quyền tham gia quản lí trực tiếp hoặc gián tiếp đi cùng với lời giải thích vào các ô tương ứng trong phiếu. GV quan sát HS làm việc, chú ý vào phần giải thích. Sau khi HS hoàn thành, GV yêu cầu HS chuyển kết quả cho bạn ngồi cạnh để kiểm tra (Ghi ra những điểm chưa thống nhất để trao đổi với bạn hoặc trước lớp).

- Với nhiệm vụ 4, 5, mong muốn HS có cơ hội trải nghiệm giải quyết tình huống thực tế liên quan đến quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội. Xác định được trách nhiệm của Nhà nước, của công dân trong việc thực hiện quyền này.

GV hướng dẫn HS lựa chọn tình huống và xây dựng kịch bản (mỗi nhóm chọn 1 tình huống). Nhóm phân công vai diễn cho các thành viên, sau đó tổ chức sắm vai theo kịch bản đã xây dựng.

Phần kịch bản, GV khuyến khích HS đưa ra các phương án giải quyết tình huống và những lập luận để đưa ra phương án giải quyết đó.

Kết quả mong đợi :

HS ghi nhớ được quy định của pháp luật : công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội nhằm tạo điều kiện và bảo đảm cho công dân thực sự làm chủ Nhà nước, làm chủ xã hội, phát huy cao độ quyền làm chủ của công dân, tạo sức mạnh tổng hợp trong xây dựng và quản lí đất nước.

Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của công dân. Công dân phải hiểu rõ nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội, phải không ngừng học tập nâng cao nhận thức và năng lực để sử dụng có hiệu quả quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội, đem lại lợi ích cho đất nước và cho bản thân mình.

92

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Mục đích : HS vận dụng được các kiến thức về quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội của công dân, các kĩ năng lập luận, trình bày, làm việc nhóm… để giải quyết các tình huống/nhiệm vụ trong đời sống thực tiễn gắn với việc thực hiện quyền này (đây là những tình huống, nhiệm vụ mới, gắn với thực tiễn, không giống với những tình huống/nhiệm vụ đã được thực hiện ở hoạt động hình thành kiến thức).

Phương thức tổ chức hoạt động :

Hoạt động vận dụng chủ yếu được thực hiện ở nhà, GV cần khéo léo động viên, khuyến khích HS tham gia thực hiện theo khả năng, sở thích. Vì vậy, GV cần giao nhiệm vụ thích ứng với khả năng và phong cách học của HS.

- Hướng dẫn HS trong lớp tạo một hòm thư góp ý cá nhân hoặc hòm thư góp ý chung để đưa ra các ý kiến xây dựng lớp học tốt hơn hoặc tố cáo những hành vi quay cóp, gian lận khi làm bài kiểm tra. Hòm thư sẽ được mở vào ngày cuối tuần, (có thể tổ chức trao đổi trước lớp).

- HS lên kế hoạch tổ chức một buổi toạ đàm về quyền trẻ em được tham gia quản lí lớp học, trường học…

HS lên kế hoạch để mời các đại biểu, có thể là đại diện ban phụ huynh, GV chủ nhiệm, cán bộ phụ trách Đoàn…

Phân công các cá nhân phụ trách các báo cáo chủ đề tại toạ đàm.

Trang trí không gian buổi toạ đàm như phông, khăn trải bàn, lọ hoa, cách sắp xếp bàn ghế.

Tổ chức toạ đàm theo kế hoạch.

Kết quả mong đợi :

- Bản kế hoạch chi tiết.

- Các bài tham luận theo chủ đề.

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

Mục đích : HS tiếp tục tìm tòi và mở rộng hiểu biết về quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân bằng cách sưu tầm và chia sẻ cảm nhận, suy nghĩ của mình về những thông tin, tình huống liên quan.

93

Phương thức tổ chức hoạt động :

Cũng tương tự hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng là hoạt động chủ yếu được thực hiện ở nhà, HS cần được động viên, khuyến khích tham gia theo khả năng, sở thích. Vì vậy, GV yêu cầu HS đọc và nghiên cứu thật kĩ các nhiệm vụ trong sách HDH. Xác định những khó khăn có thể gặp phải khi giải quyết các nhiệm vụ và chia sẻ trước lớp để thống nhất cách thực hiện.

GV yêu cầu HS tự giác hoàn thành các nhiệm vụ trong hoạt động này với sự giúp đỡ, hỗ trợ của bố, mẹ, anh chị em trong gia đình.

Sản phẩm mong đợi :

Thông tin về quyền bầu cử, ứng cử ở một số quốc gia trên thế giới trong những năm gần đây.

Thư viết với vai trò là người đại diện cho tâm tư, nguyện vọng của người dân địa phương mong muốn có một cuộc sống dân chủ, tự chủ.

Bài 10. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ TRONG LAO ĐỘNG

Sau bài học này, học sinh :

– Trình bày được khái niệm lao động, nội dung quyền và nghĩa vụ lao động của công dân ; hiểu được ý nghĩa quan trọng của lao động đối với con người và xã hội.

– Biết được điều kiện tham gia hợp đồng lao động và quy định của pháp luật về sử dụng lao động trẻ em.

– Có thái độ yêu lao động, tôn trọng người lao động ; chủ động tham gia vào các công việc chung của trường, lớp.

– Có kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin (về việc thực hiện Bộ luật Lao động ở địa phương), kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác,…

MỤC TIÊU

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH

Đối với chủ đề này, có thể có các phương án tổ chức dạy - học khác nhau. Tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh, đối tượng người học mà GV không nhất thiết phải thực hiện tuần tự các hoạt động như gợi ý trong sách HDH mà có thể vận

94

dụng/hoặc loại bỏ những hoạt động/những bước không phù hợp với lớp học của mình, hoặc có thể thay thế, bổ sung bằng các hoạt động khác cho phù hợp với đối tượng HS từng vùng miền.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Mục đích : Tạo không khí vui vẻ trong lớp và tạo tình huống có vấn đề giúp HS nhớ lại và chia sẻ những thông tin của bản thân để tăng cường sự hiểu biết về nhau làm tiền đề cho việc xây dựng bài học mới.

Phương thức tổ chức hoạt động :

- Cách chơi : GV hướng dẫn HS chia lớp thành 2 đội (có thể sử dụng lệnh đơn giản hoặc GV dùng các trò chơi nhỏ để chia nhóm), trong thời gian 3 phút yêu cầu mỗi nhóm liệt kê tất cả những ngành nghề trong xã hội mà HS biết.

- Tiếp tục trò chơi đến khi hết thời gian quy định và tìm ra đội thắng cuộc là đội có nhiều đáp án đúng nhất.

- Sau khi HS đưa ra các câu trả lời theo yêu cầu của trò chơi, GV yêu cầu HS tự rút ra nhận xét theo gợi ý : Việc xuất hiện và tồn tại những ngành nghề đó trong xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống con người, góp phần duy trì và phát triển xã hội, tạo ra nhiều của cải nâng cao đời sống của người dân.

Kết quả mong đợi : HS nêu được nhiều ngành nghề trong xã hội và ý nghĩa của mỗi ngành nghề đó đối với cuộc sống con người.

Lưu ý :

GV phải bao quát được việc tham gia của HS trong lớp và có sự hỗ trợ kịp thời khi HS gặp khó khăn trong việc thực hiện hoạt động tiếp sức nhất là các HS có tính nhút nhát. Tuỳ vào đối tượng HS, môi trường lớp học, các điều kiện học tập… GV có thể thiết kế các hoạt động khởi động khác như : giải đoán ô chữ, thi hát, đố vui… có liên quan đến chủ đề lao động để tạo hứng thú ban đầu và định hướng hoạt động học tập cho HS.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Khái niệm và ý nghĩa của lao động

Mục đích : HS hiểu được lao động là gì? Ý nghĩa của lao động đối với con người và xã hội.

95

Phương thức tổ chức hoạt động :

- GV cho HS quan sát ảnh, yêu cầu HS gọi tên công việc trong mỗi bức ảnh và cho biết mục đích của các công việc ấy.

- GV yêu cầu HS kể tên một số hoạt động lao động cụ thể bằng cách hoàn thành bảng học tập theo gợi ý trong sách HDH.

- Từ việc gọi tên công việc trong mỗi bức ảnh và việc hoàn thành bảng, GV yêu cầu HS rút ra kết luận lao động là gì? Vai trò của lao động đối với con người và xã hội.

Kết quả mong đợi :

- Hoạt động a : Bức tranh 1 : Đánh bắt thuỷ hải sản; bức tranh 2 : làm muối ; bức tranh 3 : Nông nghiệp ; bức tranh 4 : Xây dựng.

- Hoạt động b : HS hoàn thành bảng học tập như sau :

Lĩnh vực lao động Hoạt động lao động cụ thể

Lao động chân tay Thợ hồ ; Lao công…

Lao động trí óc GV, Nhà khoa học…

Lao động kĩ thuật Kĩ thuật điện tử ; Cơ khí chế tạo ; Bảo trì máy công nghiệp ;…

- Hoạt động c : GV yêu cầu HS rút ra kết luận theo gợi ý sau :

+ Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội.

+ Lao động là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người, là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của đất nước và nhân loại.

2. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Mục đích : Giúp HS xác định được quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

- Mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.

- Mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình, góp phần duy trì và phát triển đất nước.

96

- Lao động là nghĩa vụ của mỗi công dân đối với bản thân, với gia đình, đồng thời cũng là nghĩa vụ đối với xã hội, với đất nước.

Phương thức tổ chức hoạt động :

- GV hướng dẫn HS đọc câu chuyện “Thành “Vua” bơ từ hai bàn tay trắng” và trả lời câu hỏi xoay quanh nội dung truyện.

- Hoạt động tiếp theo, GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận với các câu hỏi gợi ý trong sách HDH.

- Đối với nhiệm vụ “giải quyết tình huống”, GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân nhiệm vụ này.

- GV tiếp tục hướng dẫn HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi. Do đây là một nhiệm vụ tương đối khó, GV nên cho HS làm việc cá nhân, độc lập suy nghĩ sau đó thảo luận với bạn bên cạnh về kết quả của mình rồi thảo luận trong nhóm.

Kết quả mong đợi :

- Đối với mục a : Học sinh trả lời được các câu hỏi :

+ Anh Trịnh Xuân Mười làm công việc từ buôn bán trái bơ cho đến thử nghiệm trồng và tạo ra giống bơ tốt cho năng suất cao.

+ Việc làm của anh đúng vì đây là công việc có ích và tạo ra sản phẩm tốt cho xã hội.

+ Anh Mười có thể thành công với cây bơ và trở thành “Vua” bơ trên đất Tây Nguyên vì anh có lòng quyết tâm, kiên trì và sáng tạo trong lao động.

- Đối với mục b : HS xác định được nghề nghiệp định hướng tương lai của mình và giải thích cho việc lựa chọn ấy. HS khẳng định không chọn nghề trong các trường hợp :

+ Bản thân không yêu thích nghề đó.

+ Bản thân không đủ điều kiện tâm lí, thể chất hay kiến thức xã hội để đáp ứng yêu cầu của nghề.

+ Nghề mà bố mẹ bắt ép phải học.

HS đưa ra được lí lẽ giải thích hợp lí : Nếu chọn nghề theo cách trên sẽ không đem lại hiệu quả cao trong công việc vì không có đam mê dẫn đến chất lượng của công việc không đạt như mong muốn.

- Đối với mục c : HS biết lựa chọn câu trả lời đúng và giải thích được câu trả lời :

97

Tình huống 1 : Minh có thể :

+ Xin làm hợp đồng ngắn hạn tại các cơ sở sản xuất kinh doanh.

+ Nhận hàng của các cơ sở sản xuất về làm gia công.

Tình huống 2 :

+ Quan niệm của anh Thành sai vì đây là hành vi vi phạm quy định của pháp luật.

+ Trong lao động, công dân có những quyền sau : tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội ; Đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.

+ Trong lao động, công dân có những nghĩa vụ : Lao động để tự nuôi sống bản thân, gia đình ; Góp phần tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, duy trì và phát triển đất nước.

HS rút ra kết luận : Lao động là nghĩa vụ đối với bản thân, gia đình, đồng thời cũng là nghĩa vụ đối với xã hội, với đất nước của mỗi công dân.

- Đối với mục d : HS xác định đúng vận động viên trong ảnh đã làm nên kì tích tại Paralympic Rio 2016 là lực sĩ Lê Văn Công. HS chia sẻ được một số thông tin cơ bản về vận động viên này :

+ Đôi chân của Lê Văn Công đã bị teo tóp khi anh mới chào đời do mẹ bị sốt xuất huyết lúc mang thai.

+ Anh lớn lên trong gia cảnh nghèo khó và mặc cảm bởi những ánh mắt thương hại.

+ Anh còn phải đi từ rất sớm để tránh sự trêu ghẹo của bạn bè.

+ Quyết tâm vượt lên số phận để tham gia CLB khuyết tật…

- Hình ảnh của những vận động viên khuyết tật là những tấm gương sáng của những con người biết vượt lên, chiến thắng số phận và có sức lao động bền bỉ.

- HS tự rút ra bài học cho bản thân để trở thành người lao động tốt, công dân có ích cho xã hội. Học tập tốt, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khoẻ, siêng năng, kiên trì, tích cực, chủ động, tham gia lao động ở nhà, ở trường và ngoài xã hội những công việc vừa sức… say mê nghiên cứu, tìm tòi. Phải tích cực nâng cao tay nghề, rèn luyện sức khoẻ tốt, lao động tự giác, luôn năng động, sáng tạo, tuân thủ kỉ luật lao động, nghiêm túc thực hiện tốt quy định của pháp luật, kỉ luật của nhà trường.

98

3. Điều kiện tham gia hợp đồng lao động và quy định đối với lao động trẻ em

Mục đích : Giúp HS biết được một số quy định của pháp luật về điều kiện tham gia hợp đồng lao động, đặc biệt là quy định đối với lao động là trẻ em.

Phương thức tổ chức hoạt động :- GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân nhiệm vụ a, lựa chọn đúng nội dung các

câu trả lời theo gợi ý và hoàn thành phiếu học tập.

- Đối với nhiệm vụ b, GV yêu cầu HS đọc kĩ và chọn đúng hoạt động thuộc quyền lao động của công dân theo quy định của pháp luật.

- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ “Giải quyết tình huống”. Hoạt động này giúp HS chia sẻ tối đa những suy nghĩ, quan điểm của mình; đồng thời biết đâu là quan niệm, quyết định đúng và sai so với quy định của pháp luật.

Kết quả mong đợi :- Đối với mục a : HS biết đặt đúng các điều của Bộ luật Lao động năm 2012 đã

đọc vào đúng nội dung yêu cầu của phiếu học tập.

- Đối với mục b : Lựa chọn đúng hoạt động thuộc quyền lao động của công dân theo quy định của pháp luật :

A. Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn.

B. Tự kinh doanh theo mô hình trang trại.

D. Thuê lao động trên 18 tuổi làm giúp việc trong gia đình.

G. Đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài.

Các hoạt động khác không phải vì đều là những hoạt động trái quy định của pháp luật.

- Đối với mục c :

* Tình huống 1 :

+ Quyết định của Hội đồng tuyển dụng không vi phạm pháp luật về lao động.

+ Pháp luật lao động nước ta quy định về ưu tiên tuyển dụng lao động nữ vào làm việc khi người đó có đủ tiêu chuẩn tuyển chọn làm công việc phù hợp cho cả nam và nữ bởi vì phụ nữ cần phải dành thời gian cho việc thực hiện chức năng làm mẹ và chăm sóc gia đình, con cái.

* Tình huống 2 :

+ Quan niệm của bố An sai vì An chưa đến tuổi lao động nên cần phải đi học để có một tương lai tươi sáng hơn. Hơn nữa, việc bắt ép An nghỉ học của ông bố còn có dấu hiệu vi phạm pháp luật về quyền trẻ em và quyền học tập của An.

99

+ Bạn An nên thuyết phục Bố tiếp tục cho mình đi học, nếu không thuyết phục được thì bạn có thể nhờ cô giáo hoặc chính quyền địa phương giúp đỡ để bản thân có thể thực hiện được quyền học tập của mình.

+ Nếu là bạn của An, em sẽ cùng An thuyết phục Bố bạn ấy để An tiếp tục được đi học, em có thể nhờ cô giáo hoặc chính quyền địa phương giúp đỡ để bạn An có thể thực hiện được quyền học tập của mình.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Xác định ý kiến đúng và giải thích lí do ?

Mục đích : Giúp từng cá nhân HS biết nhận diện những biểu hiện của lao động, bổn phận và trách nhiệm của trẻ em trong lao động và lựa chọn đúng, khắc sâu được những kiến thức mà HS đã được tìm hiểu thông qua hoạt động hình thành kiến thức mới.

Phương thức tổ chức hoạt động :

GV yêu cầu HS đọc, lựa chọn ý kiến đúng và giải thích được lí do.

Kết quả mong đợi : HS lựa chọn các câu trả lời :

Đáp án B. Con cái có nghĩa vụ giúp đỡ cha mẹ các công việc trong gia đình vì đây là trách nhiệm và bổn phận của trẻ em trong gia đình.

Đáp án E. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình vì bổn phận chính của trẻ em trong độ tuổi này là học tập, việc tham gia lao động chỉ ở mức độ giới hạn với các hoạt động lao động đơn giản, phù hợp sức lực của trẻ em.

2. Đọc câu ca dao dưới đây và trả lời câu hỏi

Mục đích : Giúp HS nhận diện và tự liên hệ với những gì diễn ra trong thực tế để từ đó rút ra bài học cho bản thân từ những tấm gương miệt mài, chịu khó trong lao động cũng như những người đã thất bại vì sự ỷ lại, lười biếng của bản thân.

Phương thức tổ chức hoạt động :

GV hướng dẫn HS phân tích câu ca dao và trả lời câu hỏi xoay quanh nội dung của câu ca dao đó.

Kết quả mong đợi : HS xác định được câu ca dao trên nói về chủ đề lao động và nêu được ý nghĩa của lao động đối với đời sống của con người.

Lưu ý : Sau khi HS hoàn thành hoạt động này, GV có thể cho HS liên hệ trong thực tế những tấm gương sáng đã thành công nhờ quá trình miệt mài, chịu khó

100

lao động hoặc câu chuyện về những người đã bị thất bại trong cuộc sống do lười lao động, ham chơi, sống dựa dẫm vào người khác... từ đó GV yêu cầu HS rút ra bài học cho bản thân.

3. Giải quyết tình huống

Mục đích : HS vận dụng các kiến thức đã học trong hoạt động hình thành kiến thức để xác định và lựa chọn cách ứng xử phù hợp nhất trong các tình huống giả định. Trên cơ sở đó biết tôn trọng giá trị của lao động và có ý thức rèn luyện bản thân.

Phương thức tổ chức hoạt động :

Các nhóm đọc kĩ tình huống và xác định các vấn đề/yêu cầu trong từng tình huống, xác định không gian, thời gian xảy ra tình huống và đề xuất biện pháp giải quyết.

Kết quả mong đợi :

Tình huống 1 :

Không đồng tình với suy nghĩ của anh Nam vì đây là lối suy nghĩ của những con người ích kỉ, chỉ biết đến bản thân mình mà không nghĩ đến sự vất vả của người khác/của bố mẹ. Anh Nam đã đủ tuổi lao động vì thế cần có nghĩa vụ tham gia lao động thậm chí với tư cách là lao động chính trong gia đình để phụ giúp bố mẹ và có thêm thu nhập, nâng cao đời sống của gia đình.

Tình huống 2 :

Cách xử sự của bà Hoa là sai vì vi phạm quyền của người lao động. Chị Dung đã thực hiện đúng nghĩa vụ của người lao động : làm đơn xin phép nghỉ ốm. Bà Hoa có thể bị người lao động kiện vì vi phạm luật sử dụng lao động, không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng lao động.

4. Điền những từ sau vào chỗ trống để hoàn thiện câu nói của Bác Hồ về lao động

Đối với hoạt động này, GV có thể cho HS làm việc theo nhóm trao đổi với nhau rồi báo cáo kết quả trước lớp. Kết quả mong đợi từ hoạt động là :

"Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta. Trong xã hội ta không có nghề nào thấp kém chỉ có những kẻ lười biếng, ỷ lại, mới đáng xấu hổ. Người nấu bếp, người quét rác cũng như thầy giáo, kĩ sư, nếu làm trọn trách nhiệm thì đều vẻ vang như nhau".

(Hồ Chí Minh toàn tập)

101

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Đối với nhiệm vụ 1 :

Mục đích : Giúp HS tự liên hệ và tự đánh giá trung thực về bản thân có những biểu hiện gì tốt hoặc chưa tốt trong các hoạt động của trường/ lớp từ đó xây dựng cho mình kế hoạch rèn luyện nhằm phát huy những điều tốt và khắc phục những điều chưa tốt của bản thân trong cuộc sống và học tập, đồng thời giúp HS thể hiện niềm đam mê và sự sáng tạo của mình.

Phương thức tổ chức : GV yêu cầu HS làm các vật dụng hằng ngày ở nhà, sau đó mang tới lớp vào ngày hội tư vấn nghề nghiệp để bán lấy tiền gây quỹ từ thiện.

Kết quả mong đợi : HS biết tự lên ý tưởng; tự xây dựng kế hoạch và tự làm các vật dụng hằng ngày để bán hàng gây quỹ từ thiện trong ngày hội nghề.

Đối với nhiệm vụ 2 : “Nếu… thì”

Mục đích : HS sáng tạo vận dụng các kiến thức đã học trong bài để hoàn thành các câu điền khuyết.

Kết quả mong đợi :

A. Nếu thấy người thuê trẻ em dưới 15 tuổi vào làm việc thì cần lên án và sẵn sàng tố cáo.

B. Nếu tất cả mọi người đều chăm chỉ lao động thì kinh tế nước ta sẽ phát triển.

C. Nếu người hàng xóm không biết về Bộ luật Lao động thì tuyên truyền, phổ biến cho họ.

D. Nếu sử dụng lao động trẻ em trong những hoạt động lao động nặng nhọc thì vi phạm về pháp luật lao động.

Lưu ý : Đối với hoạt động này, có nhiều phương án để HS trả lời câu điền khuyết. GV cần linh động trong cách đánh giá đối với HS.

Đối với nhiệm vụ 3 :

Mục đích : Giúp cho HS có thể chia sẻ tối đa suy nghĩ của mình và vận dụng những kiến thức đã học để có thể đưa ra một số giải pháp đối với câu hỏi.

Kết quả mong đợi :

- Kêu gọi các tổ chức, cá nhân có những hành động thiết thực để giúp đỡ các trẻ em lang thang cơ nhỡ ở các đô thị, thành phố.

- Mở những trường đào tạo nghề và dạy nghề cho các em nhỏ lang thang.

102

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

Mục đích : Giúp cho HS tăng thêm sự hiểu biết và tự suy ngẫm bản thân theo thông điệp từ các câu ca dao, tục ngữ có ý nói về lao động và giá trị của lao động mà HS sưu tầm được. Bên cạnh đó, qua việc ghi chép lại những cơ sở ở địa phương tạo nhiều việc làm cho người lao động sẽ giúp HS cảm nhận sâu sắc hơn về giá trị của lao động và phát triển kĩ năng sử dụng ngôn ngữ thông qua văn bản.

Phương thức tổ chức hoạt động :- GV hướng dẫn HS cách quan sát và thu thập thông tin để hoàn thành nhiệm

vụ được giao.

- GV có thể cho HS chia sẻ những bài viết tốt trước lớp và kịp thời động viên, khích lệ HS.

Kết quả mong đợi :- Câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về lao động, ý nghĩa của lao động.

- Bài viết về một số cơ sở ở địa phương tạo nhiều việc làm cho người lao động, giúp người lao động nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Bài 11. TRÁCH NHIỆM VÀ NGHĨA VỤCỦA CÔNG DÂN TRONG XÂY DỰNG,

BẢO VỆ TỔ QUỐC

Sau bài học này, học sinh :

– Nêu được trách nhiệm của công dân, vai trò và nhiệm vụ của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

– Nêu được những phẩm chất cần có của người công dân trong thời đại mới và có ý thức tu dưỡng, rèn luyện trở thành công dân toàn cầu.

– Biết được những việc công dân cần làm và trách nhiệm của học sinh trong học tập, rèn luyện, góp phần vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước.

MỤC TIÊU

103

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH

Các hoạt động học trong chủ đề “Trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc” nhằm giúp HS tìm hiểu về trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trách nhiệm của HS trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, giúp HS phát triển các kĩ năng, hành vi và thái độ phù hợp.

Đối với chủ đề này, có thể có các phương án tổ chức dạy - học khác nhau. Tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh, đối tượng người học mà GV có thể vận dụng/thay thế/hoặc loại bỏ những hoạt động/những bước không phù hợp với lớp học của mình, hoặc có thể thay thế, bổ sung bằng các hoạt động khác cho phù hợp. GV không nhất thiết phải thực hiện tuần tự các hoạt động như gợi ý trong sách HDH.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Mục đích : HS chia sẻ những hiểu biết của mình về trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Phương thức tổ chức hoạt động :

Hát tập thể

GV giới thiệu tên bài học, sau đó yêu cầu một HS (có thể là chủ tịch Hội đồng tự quản hoặc HS phụ trách Ban văn nghệ) cho cả lớp hát theo nhạc bài hát “Khát vọng tuổi trẻ”.

Thảo luận sau khi hát :

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân : Mỗi em hãy viết ra giấy/vở ghi suy nghĩ của mình theo gợi ý sau :

1/ Theo em, nội dung bài hát nói lên điều gì ?

2/ Em có suy nghĩ gì về lời bài hát “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay ?”

- GV tổ chức cho HS trao đổi : Em hãy trao đổi với bạn ngồi bên cạnh kết quả để thống nhất câu trả lời.

- GV gọi một vài cặp HS trình bày câu trả lời trước lớp. (GV nên quan sát khi HS làm việc cặp đôi để lựa chọn các cặp có câu trả lời không giống nhau trình bày). Câu trả lời không giống nhau của HS là cơ sở để GV chuyển ý sang hoạt động hình thành kiến thức.

104

Lưu ý : Tuỳ vào đối tượng HS, môi trường lớp học, các điều kiện học tập… GV có thể thiết kế hoạt động khởi động khác như : thi ô chữ, thi hát, kể chuyện… có liên quan đến chủ đề trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Kết quả mong đợi :

- Suy nghĩ, cảm xúc của HS về trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân với đất nước (được viết ra giấy/vở ghi).

- Xuất hiện vấn đề cần tìm hiểu : Công dân có trách nhiệm và nghĩa vụ gì trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc? Công dân cần làm gì để thực hiện nghĩa vụ của mình trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc? Làm thế nào để trở thành người có trách nhiệm trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Tìm hiểu về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Mục đích : HS xác định được các nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của công dân.

Phương thức tổ chức hoạt động :

Đối với hoạt động a :

- Hướng dẫn HS đọc, phân tích thông tin trong câu chuyện “Thánh Gióng” để giải thích sức mạnh nào đã giúp cho một đứa bé lên ba (chưa hề biết đi) vùng dậy, vươn vai trở thành một tráng sĩ anh hùng? Trên cơ sở đó nêu suy nghĩ của bản thân về nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của công dân.

- Hướng dẫn HS trao đổi, thảo luận và thống nhất phương án trả lời để trình bày trước lớp.

Đối với hoạt động b :

Tổ chức HS trao đổi các phương án đưa ra để có lựa chọn phương án đúng/sai tương ứng và giải thích lí do.

Đối với hoạt động c :

Tổ chức HS trao đổi, chia sẻ suy nghĩ về trách nhiệm và nghĩa vụ của cá nhân trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Sản phẩm mong đợi :

105

Hoạt động a :

- HS giải thích được ý nghĩa của câu chuyện "Thánh Gióng".

- Nêu được trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hoạt động b :

Lựa chọn và giải thích được lí do lựa chọn phương án đúng/sai tương ứng.

Hoạt động c :

Nêu được trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và có kế hoạch học tập, tu dưỡng để góp phần tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Tìm hiểu các biểu hiện của người có trách nhiệm và người thiếu trách nhiệm trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Mục đích : HS trình bày được biểu hiện của người có trách nhiệm và người thiếu trách nhiệm trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, và hoàn thành phiếu học tập.

Phương thức tổ chức hoạt động :

GV tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận về biểu hiện của người có trách nhiệm và thiếu trách nhiệm trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Kết quả mong đợi :

HS hoàn thành phiếu học tập, mỗi nhóm đưa ra được ít nhất 5 biểu hiện của người có trách nhiệm/thiếu trách nhiệm trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3. Tìm hiểu về vai trò và trách nhiệm của thanh niên trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Mục đích : HS xác định được vai trò và trách nhiệm của thanh niên trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và có kế hoạch học tập, rèn luyện, thực hiện tốt trách nhiệm với gia đình, quê hương, đất nước.

Phương thức tổ chức hoạt động :

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân : mỗi em hãy viết ra giấy/vở ghi suy nghĩ về các tiêu chí rèn luyện, tiêu chí hành động của thanh niên trong thời kì mới.

- GV hướng dẫn HS chia sẻ, thảo luận và thống nhất câu trả lời về vai trò, trách nhiệm của đoàn viên thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp. GV quan sát và gọi hai nhóm trình bày kết quả thảo luận.

106

Kết quả mong đợi :

Hoạt động a : Chia sẻ của HS về 5 tiêu chí rèn luyện và 10 tiêu chí hành động của thanh niên trong thời kì mới, kể ra những việc HS cần phải làm để trở thành người con ngoan, trò giỏi.

Hoạt động b : HS lựa chọn được phương án đúng và giải thích được lí do thanh niên là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

B. Thanh niên là những người có sức khoẻ, có tri thức.

C. Thanh niên là lực lượng dễ tiếp thu cái mới và luôn luôn sáng tạo.

D. Thanh niên là chủ nhân tương lai của đất nước.

G. Thanh niên là những người được đào tạo, giáo dục toàn diện.

H. Thanh niên là lực lượng lao động đông đảo, chủ chốt của xã hội.

I. Thanh niên là những người giàu ước mơ, nhiệt tình trong mọi lĩnh vực.

4. Cùng hành động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Mục đích : HS hiểu Năm điều Bác Hồ dạy thanh niên. Vận dụng thực hiện được Năm điều Bác Hồ dạy thanh niên trong thời kì mới. Trên cơ sở đó xây dựng được kế hoạch học tập, tu dưỡng, rèn luyện bản thân thực hiện phong trào “Thanh niên làm theo lời Bác”.

Phương thức tổ chức hoạt động :

GV hướng dẫn HS đọc và thảo luận Năm điều Bác Hồ dạy thanh niên, thảo luận và đưa ra kế hoạch học tập, tu dưỡng rèn luyện bản thân thực hiện Năm điều Bác Hồ dạy thanh niên.

Kết quả mong đợi :

- HS cảm nhận được tình cảm và niềm tin của Chủ tịch Hồ Chí Minh với thanh niên, lực lượng kế cận hùng hậu của cách mạng và là những người chủ tương lai của nước nhà.

- Hiểu và làm theo lời dạy của Bác Hồ một cách sáng tạo trong thời kì mới.

- Có kế hoạch học tập, rèn luyện để trở thành người con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.

107

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Xác định ý kiến đúng và giải thích lí do?

Mục đích : Giúp HS xác định được trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Phương thức tổ chức hoạt động :

GV tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận, lựa chọn và giải thích các ý kiến đúng về quyền, về trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân đối với đất nước.

Kết quả mong đợi :

HS lựa chọn được những quan điểm đúng về trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và giải thích được lí do lựa chọn các quan điểm đó.

Lưu ý : GV hướng dẫn HS cần dựa vào kết quả hoạt động trong Hoạt động hình thành kiến thức để hoàn thành yêu cầu về sản phẩm.

2. Thảo luận về trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Mục đích : HS có suy nghĩ đúng đắn về vấn đề xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Phương thức tổ chức hoạt động : GV tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận về ý kiến của bạn Thanh.

Kết quả mong đợi :

HS giải thích được bảo vệ Tổ quốc là quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của tất cả mọi người dân.

Ý kiến của bạn Thanh là chưa đúng vì nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc không chỉ được thực hiện khi có chiến tranh mà cả trong thời bình. Bởi vì, trong thời bình, các thế lực thù địch trong và ngoài nước đang có nhiều âm mưu xâm hại đến sự toàn vẹn lãnh thổ và cuộc sống bình yên của nhân dân.

3. Xác định trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của thanh niên

Mục đích : Giúp HS xác định được trách nhiệm và nghĩa vụ của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

108

Phương thức tổ chức hoạt động :

GV tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận về tình huống và chia sẻ suy nghĩ của mình về nhiệm vụ của thanh niên trong thời kì mới.

Kết quả mong đợi :

- HS giải thích được quan điểm của Hùng là chưa đúng.

- HS đề xuất được những việc thanh niên cần phải làm để xây dựng đất nước.

- HS chia sẻ một cách cởi mở, tự tin về những trải nghiệm của các em trong thực tiễn, những điều các em đã làm được, chưa làm được và những mong muốn của bản thân cho một tương lai tươi đẹp.

Lưu ý : GV có thể gợi ý, giúp HS nhớ lại một số hoạt động xây dựng trường lớp, hoạt động giao lưu hợp tác, hoạt động phát triển cộng đồng do nhà trường/lớp tổ chức, nếu cần thiết.

4. Tìm thái độ, hành vi góp phần thực hiện tốt trách nhiệm xây dựng Tổ quốc

Mục đích : Giúp HS nhận thức được thái độ, hành vi góp phần thực hiện tốt trách nhiệm xây dựng Tổ quốc.

Phương thức tổ chức hoạt động :

GV hướng dẫn HS suy ngẫm theo quan điểm cá nhân và lựa chọn thái độ, hành vi góp phần thực hiện tốt trách nhiệm xây dựng Tổ quốc.

Kết quả mong đợi :

HS lựa chọn và giải thích được những thái độ, hành vi tích cực, góp phần thực hiện tốt trách nhiệm của công dân đối với việc xây dựng Tổ quốc : A, B, C, E, G, H, I, K và L.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Mục đích : HS vận dụng được kiến thức đã học, các kĩ năng lập luận, trình bày, làm việc nhóm... để giải quyết các tình huống/nhiệm vụ trong đời sống thực tiễn.

Phương thức tổ chức hoạt động :

Đây là hoạt động chủ yếu được thực hiện ở nhà, GV cần khéo léo động viên và khuyến khích HS tham gia thực hiện theo khả năng, sở thích. Hoạt động vận

109

dụng của bài này nên thực hiện dưới hình thức dự án. GV cần giao nhiệm vụ thích ứng với khả năng và phong cách học của HS; hướng dẫn các nhóm HS xây dựng kế hoạch hoạt động và thực hiện theo kế hoạch đã xây dựng.

Kết quả mong đợi :

Các bài viết và những chia sẻ của HS về trách nhiệm của thanh niên trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước giàu mạnh trong thời kì mới.

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

Mục đích : HS tiếp tục tìm tòi, mở rộng kiến thức về trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Kể được một số anh hùng dân tộc có công lao lớn đối với đất nước. Biết tỏ lòng biết ơn đối với các anh hùng đó.

Phương thức tổ chức hoạt động :

Cũng như hoạt động vận dụng, hoạt động tìm tòi, mở rộng chủ yếu được thực hiện ở nhà, HS cần được động viên, khuyến khích và tham gia theo khả năng, sở thích. Do vậy, GV yêu cầu HS đọc và nghiên cứu thật kĩ, nhiệm vụ trong sách HDH để xách định thuận lợi, khó khăn khi thực hiện.

- GV cần gợi ý cho HS một số địa chỉ, trang mạng để các em có thể sưu tầm tư liệu về những tấm gương anh hùng dân tộc có công lao lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- GV cũng cần tổ chức để HS chia sẻ những thông tin đã sưu tầm được với các bạn trong nhóm, trong lớp.

Yêu cầu HS tự giác hoàn thành nhiệm vụ trong hoạt động này.

Kết quả mong đợi :

Bài viết chia sẻ của HS về một tấm gương anh hùng dân tộc có công lao lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

110

MỤC LỤCTrang

LỜI NÓI ĐẦU 3

PHẦN THỨ NHẤT

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 9 THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI

5

I - MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI

5

II - GIỚI THIỆU VỀ CẤU TRÚC CỦA SÁCH HƯỚNG DẪN HỌC 10

III - TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI 14

IV - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI

16

PHẦN THỨ HAI

HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁC CHỦ ĐỀ21

BÀI 1. CHÍ CÔNG VÔ TƯ 21

BÀI 2. TỰ CHỦ 29

BÀI 3. HOÀ BÌNH, HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN 36

BÀI 4. SỐNG CÓ ĐẠO ĐỨC, KỈ LUẬT VÀ TUÂN THEO PHÁP LUẬT 42

111

BÀI 5. KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC

55

BÀI 6. PHÒNG NGỪA CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI 63

BÀI 7. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

74

BÀI 8. QUYỀN TỰ DO KINH DOANH VÀ NGHĨA VỤ ĐÓNG THUẾ 81

BÀI 9. QUYỀN THAM GIA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC, QUẢN LÍ XÃ HỘI CỦA CÔNG DÂN

87

BÀI 10. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ TRONG LAO ĐỘNG 93

BÀI 11. TRÁCH NHIỆM VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG XÂY DỰNG, BẢO VỆ TỔ QUỐC

102

Chịu trách nhiệm xuất bản :Chủ tịch Hội đồng thành viên NGUYỄN ĐỨC THÁI

Tổng Giám đốc HOÀNG LÊ BÁCH

Chịu trách nhiệm nội dung :Tổng biên tập PHAN XUÂN THÀNH

Tổ chức và chịu trách nhiệm bản thảo :Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học VŨ ĐÌNH CHUẨN

Phó Tổng biên tập NGUYỄN HIỀN TRANGTổng Giám đốc CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội VŨ BÁ KHÁNH

Biên tập nội dung và sửa bản in :NGUYỄN TẤT THẮNG - HOÀNG KIM LIÊN

Trình bày bìa :ĐINH THANH LIÊM

Thiết kế sách :TẠ XUÂN PHƯƠNG

Chế bản :CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC HÀ NỘI

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁO VIÊNMÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 9

Mã số : ...............-ĐTH

In ................... bản, (QĐ............), khổ 19 x 27 cm, tại .......In tại...................................................... Địa chỉ .................................................................Cơ sở in ............................................... Địa chỉ ..................................................................Số ĐKXB : ........................................................Số QĐXB : ....../QĐ-GD ngày .... tháng..... năm 2017In xong và nộp lưu chiểu tháng năm 2017.Mã ISBN : 978-604-0-...........-.........