bỘ tƯ phÁpbaochinhphu.vn/uploaded/nguyenthiphuongmai/2017_04_28... · web viewquy chế gồm...

27
BỘ TƯ PHÁP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1163/TCBC- BTP Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2017 THÔNG CÁO BÁO CHÍ Văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 3 năm 2017 Thực hiện khoản 2, khoản 3 Điều 12 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp ra Thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 3 năm 2017 như sau: I. SỐ LƯỢNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH Trong tháng 3 năm 2017, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 16 văn bản quy phạm pháp luật, gồm 10 Nghị định của Chính phủ và 06 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể: Các Nghị định của Chính phủ: 1. Nghị định số 23/2017/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Nghị định số 24/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Bản thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Chính phủ nước Cộng hòa

Upload: others

Post on 31-Dec-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BỘ TƯ PHÁPbaochinhphu.vn/Uploaded/nguyenthiphuongmai/2017_04_28... · Web viewQuy chế gồm các nội dung chủ yếu liên quan đến các quy định về: (1) Nguyên

BỘ TƯ PHÁP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 1163/TCBC-BTP Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2017

THÔNG CÁO BÁO CHÍVăn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

ban hành trong tháng 3 năm 2017

Thực hiện khoản 2, khoản 3 Điều 12 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp ra Thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 3 năm 2017 như sau:

I. SỐ LƯỢNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH

Trong tháng 3 năm 2017, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 16 văn bản quy phạm pháp luật, gồm 10 Nghị định của Chính phủ và 06 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể:

Các Nghị định của Chính phủ:

1. Nghị định số 23/2017/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Nghị định số 24/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Bản thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia năm 2016.

3. Nghị định số 25/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ về báo cáo tài chính nhà nước.

4. Nghị định số 26/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao.

5. Nghị định số 27/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 213/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Khoa học và Công nghệ.

Page 2: BỘ TƯ PHÁPbaochinhphu.vn/Uploaded/nguyenthiphuongmai/2017_04_28... · Web viewQuy chế gồm các nội dung chủ yếu liên quan đến các quy định về: (1) Nguyên

6. Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.

7. Nghị định số 29/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.

8. Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

9. Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ ban hành Quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hằng năm.

10. Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước.

Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ:

1. Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện.

2. Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg ngày 16 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia.

3. Quyết định số 06/2017/QĐ-TTg ngày 20 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng cơ chế tài chính đối với Cục Sở hữu trí tuệ.

4. Quyết định số 07/2017/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng.

5. Quyết định số 08/2017/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định thư giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về hỗ trợ sản xuất phương tiện vận tải có động cơ trên lãnh thổ Việt Nam.

2

Page 3: BỘ TƯ PHÁPbaochinhphu.vn/Uploaded/nguyenthiphuongmai/2017_04_28... · Web viewQuy chế gồm các nội dung chủ yếu liên quan đến các quy định về: (1) Nguyên

6. Quyết định số 09/2017/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định thư giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Bê-la-rút về hỗ trợ sản xuất phương tiện vận tải có động cơ trên lãnh thổ Việt Nam.

II. HIỆU LỰC THI HÀNH, SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH BAN HÀNH VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1. Nghị định số 23/2017/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

a) Hiệu lực thi hành: 01/5/2017.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặc biệt là công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại trên biển; bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 điều, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với các nội dung chủ yếu liên quan đến các quy định về: (1) Vi phạm quy định về treo Quốc kỳ Việt Nam và treo cờ quốc tịch; (2) Vi phạm quy định về vận chuyển, mua bán, trao đổi, sang mạn hàng hóa trái phép trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; (3) Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Thanh tra Hàng hải, Cảng vụ Hàng hải, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành, Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Quản lý thị trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân; (4) Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính.

2. Nghị định số 24/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Bản thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia năm 2016.

a) Hiệu lực thi hành: Từ ngày 14/3/2017 đến hết ngày 31/12/2017.3

Page 4: BỘ TƯ PHÁPbaochinhphu.vn/Uploaded/nguyenthiphuongmai/2017_04_28... · Web viewQuy chế gồm các nội dung chủ yếu liên quan đến các quy định về: (1) Nguyên

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam - Campuchia, góp phần vào sự phát triển kinh tế bền vững của mỗi nước; phù hợp với Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 07 điều, ban hành kèm theo 03 phụ lục (gồm: Phụ lục I về Danh mục các mặt các mặt hàng có xuất xứ từ Vương quốc Campuchia nhập khẩu vào Việt nam được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0%; Phụ lục II về Danh mục hàng hóa nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan có xuất xứ từ Vương quốc Campuchia; Phụ lục III về Danh mục các cặp cửa khẩu được phép thông quan các mặt hàng theo Bản thỏa thuận Việt Nam - Campuchia), quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Bản thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia ký tại Hà Nội ngày 26 tháng 10 năm 2016 và điều kiện được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Bản Thỏa thuận Việt Nam - Campuchia năm 2016, với các nội dung chủ yếu liên quan đến các quy định về: (1) Điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0%; (2) Hạn ngạch nhập khẩu đối với mặt hàng gạo và lá thuốc lá khô theo Bản Thỏa thuận Việt Nam - Campuchia năm 2016; (3) Hàng hóa nông sản.

Nghị định này áp dụng đối với: (1) Người nộp thuế theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; (2) Cơ quan hải quan, công chức hải quan; (3) Tổ chức cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ Vương quốc Campuchia.

3. Nghị định số 25/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ về báo cáo tài chính nhà nước.

a) Hiệu lực thi hành: 01/01/2018.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm cụ thể hóa và hướng dẫn thi hành Luật kế toán; tạo cơ sở pháp lý để thực hiện, triển khai hệ thống báo cáo tài chính nhà nước đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin về tài chính nhà nước toàn quốc hoặc từng địa phương, giúp cho công tác quản lý tài chính quốc gia cũng như các cơ quan, tổ chức, công dân có thể kiểm tra, giám sát, đánh giá năng lực tài chính và kết quả hoạt động của quốc gia trong từng năm tài chính.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 05 chương, 20 điều, ban hành kèm theo 04 phụ lục (gồm: Phụ lục I về Biểu mẫu báo cáo tình hình tài chính nhà nước; Phụ lục II về Biểu mẫu báo cáo kết quả hoạt động tài chính nhà nước; Phụ

4

Page 5: BỘ TƯ PHÁPbaochinhphu.vn/Uploaded/nguyenthiphuongmai/2017_04_28... · Web viewQuy chế gồm các nội dung chủ yếu liên quan đến các quy định về: (1) Nguyên

lục III về Biểu mẫu báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Phụ lục IV về Biểu mẫu thuyết minh báo cáo tài chính), quy định về nội dung báo cáo tài chính nhà nước; việc tổ chức thực hiện lập, công khai báo cáo tài chính nhà nước; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc cung cấp thông tin phục vụ việc lập báo cáo tài chính nhà nước, với các nội dung chủ yếu liên quan đến các quy định về: (1) Phạm vi lập báo cáo tài chính nhà nước; (2) Báo cáo tình hình tài chính nhà nước, kết quả hoạt động tài chính nhà nước, lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước; (3) Lập, công khai báo cáo tài chính nhà nước; (4) Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc cung cấp thông tin lập báo cáo tài chính nhà nước; (5) Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện.

Nghị định này áp dụng đối với: (1) Các đơn vị có nhiệm vụ lập báo cáo tài chính nhà nước và các cơ quan, đơn vị, tổ chức có nhiệm vụ cung cấp thông tin để lập báo cáo tài chính nhà nước (bao gồm: Bộ Tài chính; Kho bạc Nhà nước các cấp; cơ quan quản lý, thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước các cấp; cơ quan quản lý tài sản, nguồn vốn của nhà nước các cấp; cơ quan nhà nước, tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước; cơ quan, tổ chức quản lý quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; đơn vị sự nghiệp công lập); (2) Các đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng báo cáo tài chính nhà nước.

4. Nghị định số 26/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao.

a) Hiệu lực thi hành: 14/3/2017.

Nghị định này thay thế Nghị định số 58/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm bảo đảm thống nhất với các luật mới được ban hành (như Luật tổ chức Chính phủ, Luật điều ước quốc tế, Luật báo chí…); phù hợp với Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; đáp ứng yêu cầu thực tiễn của hoạt động đối ngoại và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 05 điều, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao.

Theo Nghị định, Bộ Ngoại giao là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đối ngoại, gồm: Công tác ngoại giao, biên giới, lãnh

5

Page 6: BỘ TƯ PHÁPbaochinhphu.vn/Uploaded/nguyenthiphuongmai/2017_04_28... · Web viewQuy chế gồm các nội dung chủ yếu liên quan đến các quy định về: (1) Nguyên

thổ quốc gia, công tác đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, quản lý các cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài và hoạt động của các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao gồm có 30 đơn vị trực thuộc và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có 25 đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và 05 đơn vị là các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ.

5. Nghị định số 27/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 213/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Khoa học và Công nghệ.

a) Hiệu lực thi hành: 15/3/2017.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm tăng cường hiệu lực và hiệu quả hoạt động thanh tra ngành Khoa học và Công nghệ; đảm bảo phù hợp với Luật thanh tra năm 2010, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 điều, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 213/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2013 của  Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Khoa học và Công nghệ, với các nội dung chủ yếu liên quan đến các quy định về: (1) Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Khoa học và Công nghệ; (2) Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; Cục An toàn bức xạ và hạt nhân và Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân; Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; (3) Bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành tại Tổng cục, Chi cục; (4) Mối quan hệ phối hợp trong hoạt động thanh tra ngành Khoa học và Công nghệ; (6) Công chức thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ; (7) Nội dung thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ; (8) Xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra; (9) Thanh tra lại các kết luận thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ; (10) Xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra; (11) Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động thanh tra ngành Khoa học và Công nghệ; (12) Trách nhiệm và quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

6

Page 7: BỘ TƯ PHÁPbaochinhphu.vn/Uploaded/nguyenthiphuongmai/2017_04_28... · Web viewQuy chế gồm các nội dung chủ yếu liên quan đến các quy định về: (1) Nguyên

6. Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.

a) Hiệu lực thi hành: 05/5/2017.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục các hạn chế, bất cập của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; góp phần tăng cường pháp chế và phù hợp với sự phát triển khách quan của thực tiễn.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 05 điều, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP, cụ thể:

- Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP liên quan đến các quy định về: (1) Hành vi xâm phạm quyền nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; hành vi xâm phạm quyền áp dụng biện pháp công nghệ để tự bảo vệ quyền tác giả; hành vi xâm phạm quyền áp dụng biện pháp công nghệ để tự bảo vệ quyền liên quan; (2) Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra; phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Quản lý thị trường và Thanh tra; thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Quản lý thị trường

- Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2013/NĐ-CP liên quan đến các quy định về: (1) Khung phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền cá nhân, tổ chức; biện pháp khắc phục hậu quả; (2) Hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực văn hóa, cụ thể đối với các hành vi vi phạm quy định về: Phát hành, phổ biến, nhân bản, tàng trữ phim; nhân bản, sản xuất, dán nhãn kiểm soát, lưu chiểu, bán, cho thuê, lưu hành, tàng trữ, phổ biến bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu; biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; nếp sống văn hóa; điều kiện tổ chức hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng; quy định cấm đối với hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng; bảo vệ

7

Page 8: BỘ TƯ PHÁPbaochinhphu.vn/Uploaded/nguyenthiphuongmai/2017_04_28... · Web viewQuy chế gồm các nội dung chủ yếu liên quan đến các quy định về: (1) Nguyên

công trình văn hóa, nghệ thuật, di sản văn hóa; điều kiện kinh doanh giám định cổ vật, chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích, giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích và đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao; kinh doanh lữ hành; hướng dẫn du lịch, kinh doanh lưu trú du lịch và vi phạm khác về hoạt động kinh doanh du lịch; văn hóa, thể thao và du lịch cho người khuyết tật, người cao tuổi; hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo và quảng cáo trên báo điện tử, trang thông tin điện tử, sản phẩm in, bảng quảng cáo, băng-rôn, màn hình chuyên quảng cáo; quảng cáo làm ảnh hưởng mỹ quan, trật tự giao thông, xã hội và trên phương tiện giao thông, biển hiệu; xác nhận nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt; quảng cáo thuốc; quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm; quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt; (3) Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Quản lý thị trường và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Quản lý thị trường và Thanh tra.

7. Nghị định số 29/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.

a) Hiệu lực thi hành: 01/7/2017.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm góp phần hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh về đào tạo, huấn luyện hàng hải và lao động hàng hải đặc thù; tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động hàng hải; nâng cao chất lượng đội ngũ thuyền viên để khai thác hiệu quả đội tàu biển của Việt Nam, nhằm phù hợp với xu thế chung của thế giới, đáp ứng yêu cầu của Công ước Lao động hàng hải năm 2006 và thực tiễn hoạt động hàng hải hiện nay.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 chương, 19 điều, ban hành kèm theo Phụ lục về mẫu các văn bản đề nghị cấp/cấp lại Giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng và cung ứng thuyền viên, quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải, bao gồm: Điều kiện của cơ sở đào tạo, huấn luyện, cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện tổ chức hoạt động đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải và cấp Giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải, với các nội dung chủ yếu liên quan đến các quy định về: (1) Điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, giảng viên, huấn luyện viên; (2) Chương trình đào tạo, huấn luyện; (3) Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện tổ chức hoạt động đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải và cấp Giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng,

8

Page 9: BỘ TƯ PHÁPbaochinhphu.vn/Uploaded/nguyenthiphuongmai/2017_04_28... · Web viewQuy chế gồm các nội dung chủ yếu liên quan đến các quy định về: (1) Nguyên

cung ứng thuyền viên hàng hải; đình chỉ hoạt động đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải; (4) Đánh giá cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải; (5) Cấp, cấp lại, thu hồi giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải; (6) Điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với: (1) Các cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải; (2) Tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải; (3) Các tổ chức, cá nhân liên quan đến đào tạo, huấn luyện, tuyển dụng và cung ứng thuyền viên hàng hải tại Việt Nam.

8. Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

a) Hiệu lực thi hành: 05/5/2017.

Nghị định này bãi bỏ Quyết định số 76/2009/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về kiện toàn Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn và Hệ thống tổ chức tìm kiếm cứu nạn của các Bộ, ngành Trung ương và địa phương và các quy định trước đây trái với Nghị định này.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của Quyết định số 76/2009/QĐ-TTg; kịp thời chỉ đạo, điều phối xử lý, giải quyết các sự cố và tìm kiếm cứu nạn đối với các sự cố lớn vượt ra ngoài phạm vi của Bộ, ngành, địa phương.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 10 chương, 34 điều, quy định về  tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, với các nội dung chủ yếu liên quan đến các quy định về: (1) Hệ thống tổ chức cơ quan chỉ đạo, chỉ huy ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn từ Trung ương đến địa phương; (2) Hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; (3) Giáo dục, huấn luyện, diễn tập ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; (4) Chế độ, chính sách đặc thù đối với người tham gia hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; (5) Nguồn ngân sách, phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách cho hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; (6) Trang bị, trang phục ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; (7) Trách nhiệm của Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; trách nhiệm của Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức ở Trung ương và Ủy ban nhân dân các cấp; (8) Khen thưởng, xử lý vi phạm; (9) Hiệu lực và trách nhiệm thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến hoạt động ứng phó, diễn tập

9

Page 10: BỘ TƯ PHÁPbaochinhphu.vn/Uploaded/nguyenthiphuongmai/2017_04_28... · Web viewQuy chế gồm các nội dung chủ yếu liên quan đến các quy định về: (1) Nguyên

ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại Việt Nam và vùng trách nhiệm tìm kiếm cứu nạn do Việt Nam đảm nhiệm.

9. Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ ban hành Quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hằng năm.

a) Hiệu lực thi hành: 10/5/2017 và áp dụng từ năm ngân sách 2017 đối với việc lập, thẩm tra, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hằng năm; từ năm ngân sách 2018 đối với việc lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương; từ năm ngân sách 2021 đối với việc lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương.

Bãi bỏ Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ ban hành Quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương (đối với lập, thẩm tra, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương các năm 2015, 2016 áp dụng theo quy định của Luật ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 và Nghị định số 73/2003/NĐ-CP).

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm triển khai thi hành khoản 14 Điều 25 Luật ngân sách nhà nước năm 2015 về việc giao Chính phủ ban hành Quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 điều, ban hành kèm theo Quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hằng năm và hệ thống biểu mẫu.

Quy chế bao gồm 04 chương, 15 điều, quy định nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân trong việc tổ chức lập, các Ban thuộc Hội đồng nhân dân xem xét, thẩm tra, Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định hoặc cho ý kiến đối với: (1) Báo cáo trình Hội đồng nhân dân quyết định (Kế hoạch tài chính 05 năm địa phương; kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương; dự toán và phân bổ ngân sách địa phương hằng năm; nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách địa phương; tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp

10

Page 11: BỘ TƯ PHÁPbaochinhphu.vn/Uploaded/nguyenthiphuongmai/2017_04_28... · Web viewQuy chế gồm các nội dung chủ yếu liên quan đến các quy định về: (1) Nguyên

chính quyền địa phương; điều chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, dự toán ngân sách địa phương hằng năm; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; thu phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật; các chế độ chi ngân sách đối với một số nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù ở địa phương ngoài các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành); (2) Báo cáo trình Hội đồng nhân dân tham khảo về kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương khi xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương; (3) Báo cáo trình Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định phân bổ, sử dụng số tăng thu và tiết kiệm chi của ngân sách địa phương.

Quy chế gồm các nội dung chủ yếu liên quan đến các quy định về: (1) Nguyên tắc lập, thẩm tra, xem xét, quyết định kế hoạch; (2) Lập báo cáo kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương; lập báo cáo dự toán, phân bổ, quyết toán ngân sách địa phương; trách nhiệm các cơ quan trong lập kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, dự toán, phân bổ và quyết toán ngân sách địa phương hằng năm; (3) Nội dung thẩm tra, tổ chức thẩm tra và quyết định, cho ý kiến, phê chuẩn đối với các báo cáo của Ủy ban nhân dân.

Quy chế này áp dụng đối với: (1) Hội đồng nhân dân; Thường trực Hội đồng nhân dân; Ban kinh tế - ngân sách của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; Ban kinh tế - xã hội của Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã; (2) Ủy ban nhân dân; (3) Các cơ quan, đơn vị, tổ chức khác có liên quan.

10. Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước.

a) Hiệu lực thi hành: 15/5/2017.

Nghị định này thay thế: (1) Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; (2) Nghị định số 54/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về bổ sung Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước; (3) Nghị định số 133/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 54/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 05 năm 2013 về bổ sung Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước.

11

Page 12: BỘ TƯ PHÁPbaochinhphu.vn/Uploaded/nguyenthiphuongmai/2017_04_28... · Web viewQuy chế gồm các nội dung chủ yếu liên quan đến các quy định về: (1) Nguyên

b) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 05 chương, 32 điều, quy định về chính sách tín dụng đầu tư của nhà nước do Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện, với các nội dung chủ yếu liên quan đến các quy định về: (1) Nguyên tắc cho vay tín dụng đầu tư của nhà nước; kế hoạch tín dụng đầu tư của nhà nước; (2) Đối tượng, điều kiện, mức vốn cho vay và giới hạn cho vay; thời hạn, lãi suất, đồng tiền cho vay; thời hạn ân hạn; (3) Thực hiện giải ngân và thu nợ; bảo đảm tiền vay; trả nợ vay; điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và gia hạn nợ vay; phân loại nợ và trích lập quỹ dự phòng rủi ro; (4) Xử lý rủi ro và thẩm quyền xử lý rủi ro; (5) Trách nhiệm của các cơ quan và khách hàng vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam; (6) Thanh tra, kiểm tra, báo cáo và xử lý vi phạm; (7) Điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với: (1) Các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp tự chủ về tài chính và tổ chức kinh tế khác là chủ đầu tư dự án thuộc Danh mục vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước; (2) Ngân hàng Phát triển Việt Nam; (3) Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện tín dụng đầu tư của nhà nước.

11. Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện.

a) Hiệu lực thi hành: 25/4/2017.

Quyết định này thay thế: (1) Quyết định số 51/2011/QĐ-TTg ngày 12 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện; (2) Quyết định số 03/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 51/2011/QĐ-TTg.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của Quyết định số 51/2011/QĐ-TTg  và Quyết định số 03/2013/QĐ-TTg và tiếp tục nhân rộng kết quả tiết kiệm năng lượng trong thời gian tới.

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 06 điều, quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện, với các nội dung chủ yếu liên quan đến các quy định về: (1) Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu; (2) Lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng;

12

Page 13: BỘ TƯ PHÁPbaochinhphu.vn/Uploaded/nguyenthiphuongmai/2017_04_28... · Web viewQuy chế gồm các nội dung chủ yếu liên quan đến các quy định về: (1) Nguyên

(3) Lộ trình thực hiện áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu; (4) Giải pháp hỗ trợ thực hiện dán nhãn năng lượng và áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu; (5) Tổ chức thực hiện và hiệu lực thi hành.

12. Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg ngày 16 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia.

a) Hiệu lực thi hành: 16/3/2017.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm đảm bảo khả năng sẵn sàng ứng phó với các cuộc tấn công thông tin mạng ảnh hưởng đến an toàn thông tin mạng quốc gia; nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước về ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia.

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 05 chương, 19 điều, ban hành kèm theo 02 phụ lục (gồm: Phụ lục I về quy trình điều phối, ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng; Phụ lục II về Đề cương kế hoạch ứng phó sự cố an toàn thông tin mạng), quy định về hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia, với các nội dung chủ yếu liên quan đến các quy định về: (1) Phân cấp tổ chức thực hiện ứng cứu sự cố bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia; (2) Phân nhóm, báo cáo sự cố an toàn thông tin mạng; hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia; tiếp nhận, phát hiện, phân loại và xử lý ban đầu sự cố an toàn thông tin mạng; quy trình ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng thông thường và sự cố an toàn thông tin mạng nghiêm trọng; (3) Biện pháp bảo đảm thực hiện ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia; (4) Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện.

Quyết định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động ứng cứu sự cố bảo đảm an toàn thông tin mạng tại Việt Nam.

13. Quyết định số 06/2017/QĐ-TTg ngày 20 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng cơ chế tài chính đối với Cục Sở hữu trí tuệ.

a) Hiệu lực thi hành: 05/5/2017.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành để Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ có đủ cơ sở pháp lý trong việc chủ động sử dụng nguồn thu phí được để lại để thực hiện các hoạt động chi thường xuyên phục vụ quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ; phát triển hoạt động

13

Page 14: BỘ TƯ PHÁPbaochinhphu.vn/Uploaded/nguyenthiphuongmai/2017_04_28... · Web viewQuy chế gồm các nội dung chủ yếu liên quan đến các quy định về: (1) Nguyên

dịch vụ sở hữu công nghiệp; tăng cường đầu tư nâng cao tiềm lực cơ sở vật chất và nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống sở hữu trí tuệ.

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 03 điều, quy định về việc áp dụng cơ chế tài chính đối với Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ.

Theo Quyết định, Cục Sở hữu trí tuệ được áp dụng cơ chế tự chủ tài chính như đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập và các văn bản hướng dẫn thi hành các Nghị định này.

Cục Sở hữu trí tuệ được sử dụng nguồn thu phí được để lại để chi cho các hoạt động của Cục, trong đó có chi đầu tư; chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị; chi bổ sung thu nhập cho người lao động để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.

14. Quyết định số 07/2017/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng.

a) Hiệu lực thi hành: 15/5/2017.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm tạo khung pháp lý cho hoạt động thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức tự động không dừng; khắc phắc phục những hạn chế, bất cập do mô hình quản lý và hoạt động của các trạm thu phí bằng tay hiện nay không đáp ứng được nhu cầu phát triển; đảm bảo tiết kiệm chi phí, tăng tính minh bạch của hoạt động thu phí, giảm ô nhiễm môi trường, giảm hao mòn phương tiện giao thông; cung cấp thông tin cho công tác quy hoạch, quản lý nhà nước và đảm bảo cho nhà nước có công cụ để quản lý giao thông tốt hơn.

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 03 chương, 24 điều, quy định về việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng đối với phương tiện giao thông thuộc đối tượng phải thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ trên phạm vi toàn quốc và việc sử dụng dữ liệu từ trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử tự động không dừng để kiểm soát tải trọng xe, với các nội dung chủ yếu liên quan đến các quy định về: (1) Nguyên tắc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử tự động không dừng; (2) Hệ thống thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử tự động không dừng; thiết kế, xây dựng, vận hành trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử tự động không dừng; thẻ

14

Page 15: BỘ TƯ PHÁPbaochinhphu.vn/Uploaded/nguyenthiphuongmai/2017_04_28... · Web viewQuy chế gồm các nội dung chủ yếu liên quan đến các quy định về: (1) Nguyên

đầu cuối gắn trên các phương tiện giao thông; mở, sử dụng, nộp tiền vào tài khoản trả trước; xử lý các trường hợp miễn thu, thu theo tháng, theo quý và các trường hợp phát sinh; thụ hưởng giá dịch vụ sử dụng đường bộ; chứng từ thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử tự động không dừng; kiểm soát tải trọng xe; (3) Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chủ phương tiện giao thông đường bộ, nhà đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, nhà cung cấp dịch vụ thu giá; (4) Lộ trình bàn giao việc quản lý, vận hành trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ; (5) Hiệu lực và trách nhiệm thi hành.

Quyết định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng, sử dụng dữ liệu từ trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử tự động không dừng để kiểm soát tải trọng xe.

15. Quyết định số 08/2017/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định thư giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về hỗ trợ sản xuất phương tiện vận tải có động cơ trên lãnh thổ Việt Nam.

a) Hiệu lực thi hành: 15/5/2017.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành để thực hiện Nghị định thư giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về hỗ trợ sản xuất phương tiện vận tải có động cơ trên lãnh thổ Việt Nam có hiệu lực từ ngày 05/10/2016 và Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về việc phê duyệt Nghị định thư giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về hỗ trợ sản xuất phương tiện vận tải có động cơ trên lãnh thổ Việt Nam.

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 06 chương 15 điều, quy định về quy trình phân bổ hạn ngạch thuế quan, trình tự, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan, mức thuế suất thuế nhập khẩu trong và ngoài hạn ngạch thuế quan và cơ chế phối hợp quản lý giữa các cơ quan nhà nước để thực hiện cơ chế nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan đối với phương tiện vận tải có động cơ và bộ SKD (là một bộ phụ tùng và linh kiện được liên doanh nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam và cần thiết cho lắp ráp công nghiệp các phương tiện vận tải có động cơ dạng SKD, trừ các phụ tùng và linh kiện được sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam) trong khuôn khổ Nghị định thư, với các nội dung chủ yếu liên quan đến các quy định về: (1) Hạn ngạch thuế quan; (2) Quy trình cấp giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan và nhập khẩu theo hạn ngạch; (3) Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc cấp giấy phép

15

Page 16: BỘ TƯ PHÁPbaochinhphu.vn/Uploaded/nguyenthiphuongmai/2017_04_28... · Web viewQuy chế gồm các nội dung chủ yếu liên quan đến các quy định về: (1) Nguyên

nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan; (4) Chế độ kiểm tra, báo cáo; (5) Hiệu lực và trách nhiệm thi hành.

Quyết định này áp dụng đối với: (1) Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; (2) Các liên doanh đủ điều kiện theo quy định tại Điều 4 Quyết định này.

16. Quyết định số 09/2017/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định thư giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Bê-la-rút về hỗ trợ sản xuất phương tiện vận tải có động cơ trên lãnh thổ Việt Nam.

a) Hiệu lực thi hành: 15/5/2017.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành để thực hiện Nghị định thư giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Bê-la-rút về hỗ trợ sản xuất phương tiện vận tải có động cơ trên lãnh thổ Việt Nam và Nghị quyết số 65/NQ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về việc phê duyệt Nghị định thư giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Bê-la-rút về hỗ trợ sản xuất phương tiện vận tải có động cơ trên lãnh thổ Việt Nam.

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 06 chương 15 điều, quy định về quy trình phân bổ hạn ngạch thuế quan, trình tự, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan, mức thuế suất thuế nhập khẩu trong và ngoài hạn ngạch thuế quan và cơ chế phối hợp quản lý giữa các cơ quan nhà nước để thực hiện cơ chế nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan đối với phương tiện vận tải có động cơ và bộ phụ tùng và linh kiện trong khuôn khổ Nghị định thư, với các nội dung chủ yếu liên quan đến các quy định về: (1) Hạn ngạch thuế quan; (2) Trình tự, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan; thủ tục nhập khẩu; thu hồi cấp phép hạn ngạch thuế quan; thay đổi doanh nghiệp được ủy quyền theo Nghị định thư; (3) Cơ chế phối hợp trong cấp giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch; (4) Chế độ kiểm tra, báo cáo; (5) Hiệu lực và trách nhiệm thi hành.

Quyết định này áp dụng đối với: (1) Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; (2) Các liên doanh đủ điều kiện theo quy định tại Điều 4 Quyết định này.

Trên đây là Thông cáo báo chí văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 3 năm 2017, Bộ Tư pháp xin thông báo./.

Nơi nhận: - Bộ trưởng (để báo cáo);- TT Trần Tiến Dũng (để báo cáo);

TL. BỘ TRƯỞNGKT. CHÁNH VĂN PHÒNGPHÓ CHÁNH VĂN PHÒNG

16

Page 17: BỘ TƯ PHÁPbaochinhphu.vn/Uploaded/nguyenthiphuongmai/2017_04_28... · Web viewQuy chế gồm các nội dung chủ yếu liên quan đến các quy định về: (1) Nguyên

- Chánh Văn phòng (để báo cáo);- Văn phòng Chính phủ;- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;- Báo Điện tử Chính phủ; - Cục CNTT Bộ Tư pháp (để đăng tải);- Báo Pháp luật Việt Nam (để đăng tải); - Vụ PBGDPL; - Lưu: VT, VP.

(Đã ký)

Lê Thu Anh

17