bài giảng ngay 15.1

31
Hải phòng tháng 01/2015 TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU- THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nguyễn Thị Minh Châu-Sở TNMT

Upload: minh-vu

Post on 20-Jul-2015

242 views

Category:

Government & Nonprofit


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bài giảng ngay 15.1

Hải phòng tháng 01/2015

TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU-THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ỨNG PHÓ

VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Nguyễn Thị Minh Châu-Sở TNMT

Page 2: Bài giảng ngay 15.1

I. Biến đổi khí hậu là gì, nguyên nhân, hậu quả II. Ứng phó với BĐKH ở Việt NamIII. Thành phố Hải Phòng ứng phó với BĐKH

Nội dung

Page 3: Bài giảng ngay 15.1

∗ Biến đổi  khí  hậu  là  sự  thay đổi  của hệ  thống khí hậu  gồm  khí  quyển,  thuỷ  quyển,  sinh  quyển, thạch  quyển  hiện  tại  và  trong  tương  lai  bởi  các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÀ GÌ?

Page 4: Bài giảng ngay 15.1

Tự nhiênthay đổi cường độ sáng của Mặt trời, xuất hiện các điểm đen Mặt trời (Sunspots), các hoạt động núi lửa, thay đổi đại dương, thay đổi quỹ đạo quay của trái đất.

Cơn thịnh nộ của núi lửa Pinatubo, đảo Luzon, Philippines năm 1991

1.1 NGUYÊN NHÂN CỦA BĐKH

Page 5: Bài giảng ngay 15.1

1.1 NGUYÊN NHÂN CỦA BĐKH∗ Con ngườisự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. 

i

Page 6: Bài giảng ngay 15.1

1.2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu∗  ∗   Sự  nóng  lên  của  khí quyển  và  Trái  đất  nói chung. 

∗   Sự  thay  đổi  thành  phần và  chất  lượng  khí  quyển có  hại  cho  môi  trường sống  của  con  người  và các sinh vật trên Trái đất. 

∗ Sự  dâng  cao  mực  nước biển do băng tan, dẫn tới sự  ngập  úng  ở  các  vùng đất  thấp,  các  đảo  nhỏ trên biển. 

∗ Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng  nghìn  năm  trên  các  vùng  khác nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người. 

∗ Sự  thay  đổi  cường  độ  hoạt  động  của quá  trình hoàn  lưu khí quyển,  chu  trình tuần  hoàn  nước  trong  tự  nhiên  và  các chu trình sinh địa hoá khác. 

∗ Sự  thay đổi  năng  suất  sinh học  của  các hệ  sinh  thái,  chất  lượng  và  thành  phần của  thuỷ  quyển,  sinh  quyển,  các  địa quyển. 

Page 7: Bài giảng ngay 15.1

1.3. Hậu quả của biến đổi khí hậu

∗ Các hệ sinh thái bị phá hủy

San hô bị tẩy trắng do nước biển ấm lên chỉ là một trong rất nhiều tác hại của biến đổi khí hậu đến các hệ sinh thái.

Page 8: Bài giảng ngay 15.1

1.3. Hậu quả của biến đổi khí hậu

Nhiệt độ trái đất hiện nay đang làm cho các loài sinh vật biến mất hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C nữa 

∗ Mất đa dạng sinh học

Page 9: Bài giảng ngay 15.1

1.3. Hậu quả của biến đổi khí hậu

∗ Tác hại đến kinh tế

∗ Hạn hán∗ Bão lụt∗ Nắng nóng kéo

dài∗ Dịch bệnh

Page 10: Bài giảng ngay 15.1

1.3. Hậu quả của biến đổi khí hậu

∗ Băng tan

∗ Nước biển dângSự nóng lên của Trái đất, băng

tan đã dẫn đến mực nước biển dâng cao. Nếu khoảng thời gian 1962 - 2003, lượng nước biển trung bình toàn cầu tăng 1,8mm/năm, thì từ 1993 - 2003 mức tăng là 3,1mm/năm. Tổng cộng, trong 100 năm qua, mực nước biển đã tăng 0,31m

Page 11: Bài giảng ngay 15.1

Biến đổi khí hậu làm gia tăng nguy cơ chiến tranh

Hơn hai triệu người mất nhà cửa và trở thành dân tị nạn vì cuộc nội chiến ở Sudan

∗ .

∗ Giới thực vật không phát triển, không đảm bảo lương thực

Biến đổi khí hậu gây ra những hiện tượng như mưa lớn, lũ lụt, hạn hán ảnh hưởng rất lớn tới an ninh lương thực. Thực vật không phát triển, không đảm bảo gây ra đói kém và xung đột dễ dàng xảy ra.

∗ Đất đai bị thu hẹpMực nước biển dâng cao là một

trong những lý do gây ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng ngàn người, gây ra sóng thần, động đất và thu hẹp diện tích đất.

Page 12: Bài giảng ngay 15.1

1.3. Hậu quả của biến đổi khí hậu

Mưa a xít

Page 13: Bài giảng ngay 15.1

II. Ứng phó với BĐKH tại Việt Nam

2.1. Chủ trương của Đảng ∗Không chỉ dừng lại ở nhận thức của người dân, về mặt chủ trương, Đảng ta đã có những văn kiện rất căn bản và kịp thời đối với vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.

∗ Năm 1991 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 187-CT liên quan đến “môi trường” và “sự phát triển bền vững”

∗ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Đảng ban hành Chỉ thị số 36-CT/TW về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước”

Page 14: Bài giảng ngay 15.1

II. Ứng phó với BĐKH tại Việt Nam

2.1. Chủ trương của Đảng ∗Đại hội IX (2011), Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW – chuyên đề về bảo vệ môi trường và đặc biệt nhấn mạnh đến phát triển bền vững, gìn giữ cảnh quan tự nhiên.

∗ Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trọng tâm xây dựng nông thôn mới.

∗ Ban Chấp hành Trung ương đã thông qua Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”.

Page 15: Bài giảng ngay 15.1

2.2. Hành động kịp thời của Việt Nam về ứng phó với BĐKH∗Ở cấp độ chiến lược – kế hoạch cụ thể, Chính phủ đã kịp thời từ đề cập đến có chiến lược chuyên đề để cụ thể hóa chủ trương của Đảng về vấn đề biến đổi khí hậu. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2020 nêu rõ quan điểm “Phát tr iển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu”. Gần đây nhất, Chính phủ đã có Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23/01/2014 với kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

II. Ứng phó với BĐKH tại Việt Nam

Page 16: Bài giảng ngay 15.1

∗ Ở cấp độ chính sách – hành động để cụ thể hóa chủ trương của Chính phủ, Việt Nam đã sớm xây dựng, ban hành các văn bản chính sách, quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu như: Luật Đê điều; Luật Tài nguyên nước; Luật Bảo vệ và phát triển rừng…

∗ Thủ tướng Chính phủ ban hành các quyết định: Số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; Quyết định số: 2139/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2011 Phê duyệt Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu;

2.2. Hành động kịp thời của Việt Nam về ứng phó với BĐKH

Page 17: Bài giảng ngay 15.1

III. Thành phố Hải Phòng ứng phó với biến đổi khí hậu

3.1. Biểu hiện của biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố Hải Phòng Nằm trong vùng chịu ảnh hưởng chung của biến đổi khí hậu đến các tỉnh, thành phố ven biển, biến đổi khí hậu tác động đến các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, áp thấp nhiệt đới, dông, lốc… làm tăng cường độ, thay đổi thời gian xuất hiện, và hướng di chuyển vv.•Theo số liệu thống kê cho thấy bão ảnh hưởng đến Hải Phòng trong những năm gần đây có xu hướng tăng và diễn biến phức tạp; đặc biệt trong năm 2012 cơn bão số 8 đã gây ảnh hưởng nặng nề đến 10 thành phố khu vực phía Bắc trong đó có Hải Phòng. Tổng giá trị thiệt hại về tài sản do bão số 8 (Sơn Tinh) gây ra trên toàn thành phố ước tính 1.000 tỷ đồng.

Page 18: Bài giảng ngay 15.1

Cây đổ do siêu bão Sơn Tinh năm 2012

Page 19: Bài giảng ngay 15.1

III. Thành phố Hải Phòng ứng phó với biến đổi khí hậu

3.1. Biểu hiện của biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố Hải Phòng∗Ngày 16/9/2014, cơn bão số 3 (tên quốc tế là Kalmaegi) tiến vào Biển Đông. Ở đảo Bạch Long Vĩ có gió giật cấp 12, khu vực thành phố Hải Phòng có gió giật cấp 9, cấp 10 và mưa lớn. Bão số 3 làm 02 người bị thương; sập, đổ 11 nhà tạm; 971,5 ha hoa màu bị hư hại; 399,4 ha cây ăn quả gãy đổ; ∗561 cây xanh gãy đổ; sạt lở đê, kè tại một số vị trí trên các tuyến đê Cát Hải, Tả Hóa, Tả Thái Bình, Tả Văn Úc. Giá trị thiệt hại (ước tính): 107 triệu đồng.

Đường đi của cơn bão số 3 Kalmaegi ngày 16/9/2014

Page 20: Bài giảng ngay 15.1

III. Thành phố Hải Phòng ứng phó với biến đổi khí hậu

∗ Mực nước biển trung bình năm trạm Hòn Dáu giai đoạn 1966-2006

3.1. Biểu hiện của biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố Hải Phòng∗Quan trắc tại đảo Hòn Dáu, trong 1 thập kỷ qua, mực nước biển ở Hải Phòng đã tăng cao hơn 20 cm. ∗Một số vùng cửa sông ven biển ở Hải Phòng có hiện tượng bị nước biển xâm thực, đặc biệt mạnh tại khu vực Phù Long, đảo Cát Hải, Đình Vũ, ven đê biển 1, đê biển 2. Một số vùng cửa sông nền địa chất yếu, xuất hiện nhiều vùng xoáy nguy hiểm, tình trạng xói lở bờ sông có chiều hướng gia tăng

Page 21: Bài giảng ngay 15.1

III. Thành phố Hải Phòng ứng phó với biến đổi khí hậu

∗ 3.1. Biểu hiện của biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố Hải Phòng

∗ Qua chuỗi số liệu nhiều năm của nhiệt độ (từ năm 1961 đến 2005), ta thấy từ 3 thập kỷ trước (1960 – 1980), nhiệt độ không khí trung bình năm đều có xu hướng thấp hơn so với trung bình nhiều năm khoảng 0,1 - 0,20C

∗ Trong hai thập kỷ này nhiệt độ không khí trung bình năm cao hơn so với trung bình nhiều năm khoảng 0,30C và tăng mạnh nhất trong thời gian gần đây

Page 22: Bài giảng ngay 15.1

III. Thành phố Hải Phòng ứng phó với biến đổi khí hậu

∗ Biến đổi khí hậu, nước biển dâng gây ra hiện tượng xâm nhập mặn đối với tài nguyên nước thành phố Hải Phòng; hiện tượng xâm nhập mặn đã vào đến cống Trung Trang huyện An Lão (vào sâu trong đất liền trên 30km).

Page 23: Bài giảng ngay 15.1

III. Thành phố Hải Phòng ứng phó với biến đổi khí hậu

3.1. Biểu hiện của biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố Hải Phòng•Tác động tiêu cực đối với sức khỏe nhân dân thành phố, đặc biệt là các đối tượng dễ bị tổn thương như người già và trẻ em.•Biến đổi khí hậu còn ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác như giao thông, cấp - thoát nước, du lịch... của thành phố.

∗ Ngập lụt đô thị (Cơn mưa lớn đêm 29.5.2013 khiến thành phố Hải Phòng trong biển nước)

Page 24: Bài giảng ngay 15.1

3.2. Các văn bản chỉ đạo thực hiện của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố∗Ban Thường vụ Thành ủy ban hành: Chương trình hành động số 24-CTr/TU ngày 29/10/2013 về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; Kế hoạch số 56-KH/TU ngày 05/6/2013 về xây dung Đề cương “Đề án chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh quản lý Tài nguyên và Bảo vệ môi trường”;∗Hội đồng nhân dân thành phố ban hành: Nghị quyết số 23/2013/NQ-HĐND ngày 12/12/2013 về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt tại sông Rế, sông Giá, sông Đa Độ, sông Chanh Dương; kênh Hòn Ngọc, hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013-2020

III. Thành phố Hải Phòng ứng phó với biến đổi khí hậu

Page 25: Bài giảng ngay 15.1

∗ Ủy ban nhân dân thành phố ban hành: Quyết định số 1671/QĐ-UBND ngày 05/10/2012 thành lập Ban chỉ đạo Chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu thành phố Hải Phòng; Quyết định số 732/QĐ-UBND ngày 04/4/2014 Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23/01/2014 của Chính phủ về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Quyết định số 1095/QĐ-UBND, ngày 29/5/2014 Ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 23/2013/NQ-HĐND ngày 12/12/2014 của Hội đồng nhân dân thành phố về mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt tại sông Rế, sông Giá, sông Đa Độ, sông Chanh Dương; kênh Hòn Ngọc, hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013-2020

III. Thành phố Hải Phòng ứng phó với biến đổi khí hậu

Page 26: Bài giảng ngay 15.1

3.2. Đẩy mạnh nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến kiến thức về biến đổi khí hậu∗Cử cán bộ tham gia các chương trình đào tạo giảng viên cấp thành phố, giảng viên nguồn về: Tuyên truyền thích ứng với biến đổi khí hậu, quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, lồng ghép với giới và đồng quản lý; Phòng chống biến đổi khí hậu và giản nhẹ rủi ro thiên tai trong Doang nghiệp; ∗Tổ chức các hội thảo, hội nghị tập huấn: Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về biến đổi khí hậu, thực hiện các biện pháp giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu cho cán bộ các Sở, ban, ngành và cán bộ các quận, huyện trên địa bàn thành phố; Triển khai và ra mắt mô hình “ Ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng tại cộng đồng dân cư xã Vân Phong huyện Cát Hải” theo Kế hoạch xây dựng mô hình điểm “ ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng tại cộng đồng dân cư vùng ven biển hải đảo” vv…

III. Thành phố Hải Phòng ứng phó với biến đổi khí hậu

Page 27: Bài giảng ngay 15.1

3.4. Xây dựng kế hoạch, thực hiện các chương trình, dự án ứng phó với biến đổi khí hậu∗Ủy ban nhân dân thành phố Ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Hải Phòng đến năm 2025 (kèm theo Quyết định số 65/QĐ-UBND ngày 08/01/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố)∗Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, các quận, huyện: Căn cứ Quyết định số 732/QĐ-UBND; Quyết định số 1095/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng Kế hoạch chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; Kế hoạch bảo vệ nguồn nước ngọt;

III. Thành phố Hải Phòng ứng phó với biến đổi khí hậu

Page 28: Bài giảng ngay 15.1

3.4. Xây dựng kế hoạch, thực hiện các chương trình, dự án ứng phó với biến đổi khí hậu∗Ủy ban nhân dân thành phố giao nhiệm vụ cho Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện các đề án, dự án:∗Đề án “ Xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Hải Phòng đến năm 2025”;∗Đề án “ Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;∗Đề án “Nâng cao nhận thức về ưng pho vơi biến đổi khí hậu cho các sở, ban, ngành, đoàn thể và cac đia phương trên địa bàn thành phố”

III. Thành phố Hải Phòng ứng phó với biến đổi khí hậu

Page 29: Bài giảng ngay 15.1

3.4. Xây dựng kế hoạch, thực hiện các chương trình, dự án ứng phó với biến đổi khí hậu∗Các dự án thuộc chương trình Hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu (SP-RCC): Dự án Đường bao phía Đông Nam quận Hải An đoạn từ khu vực chân cầu Rào đến vị trí giao với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; Dự án Đầu tư xây dựng hồ chứa nước ngọt, hệ thống thủy lợi phục vụ cấp nước cho đảo Bạch Long Vỹ (giai đoạn 1).

III. Thành phố Hải Phòng ứng phó với biến đổi khí hậu

Page 30: Bài giảng ngay 15.1

3.4. Xây dựng kế hoạch, thực hiện các chương trình, dự án ứng phó với biến đổi khí hậu∗Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ triển khai các dự án tại Hải Phòng: Dự án “Nâng cao khả năng thích ứng của các khu dự trữ sinh quyển ven biển Việt Nam thông qua tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên và hỗ trợ phát triển bền vững sinh kế cho người dân ven biển” do Cơ quan phát triển Thụy Điển (Sida) tài trợ; Dự án “Xây dựng quan hệ đối tác nhằm tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của các cộng đồng ven biển Việt Nam” do cơ quan phát triển quốc tế Úc (AusAID) tài trợ; Dự án Tăng cường năng lực quản lý môi trường nước tại Việt Nam do tổ chức JICA, Nhật bản tài trợ…

III. Thành phố Hải Phòng ứng phó với biến đổi khí hậu

Page 31: Bài giảng ngay 15.1

Trân trọng cảm ơn