bản tuyên ngôn quyền con người năm 1789 · pdf filekarl marx, cha đẻ...

4
Bản Tuyên Ngôn Quyền Con Người năm 1789

Upload: phunghanh

Post on 03-Mar-2018

214 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bản Tuyên Ngôn Quyền Con Người năm 1789 · PDF fileKarl Marx, cha đẻ của chủ nghĩa cộng sản vì muốn xóa bỏ “quốc tịch: nationality” mà ông xem

Bản Tuyên Ngôn Quyền Con Người năm 1789

Page 2: Bản Tuyên Ngôn Quyền Con Người năm 1789 · PDF fileKarl Marx, cha đẻ của chủ nghĩa cộng sản vì muốn xóa bỏ “quốc tịch: nationality” mà ông xem

Tinh Thần Quốc Gia Dân Tộc

Về các ý niệm dân tộc, chủ nghĩa dân tộc, quốc gia, xứ sở . Chủ nghĩa dân tộc (nationalism) được định nghĩa như “ tinh thần ràng buộc, lệ thuộc vào nhau hay sự kết hợp nhằm duy trì cá tính của một nhóm được định chế hóa dưới hình thức một quốc gia. Chủ nghĩa dân tộc có thể được tăng cường bằng các mối liên kết về: chủng tộc, ngôn ngữ, lịch sử, và tôn giáo . Chủ nghĩa Dân Tộc cũng thường được gắn liền với một lãnh thổ riêng biêt…. Chủ nghĩa dân tộc được phát triển đầu tiên tại Tây Âu xuyên qua quá trình lịch sử đã củng cố các đơn vị phong kiến cá biệt mà hình thành các vương quốc. Tuy nhiên mãi tới Cuộc Cách Mạng Pháp (1787-1799) với cuốc chiến tranh của Tướng: Napoléon Ponaparte (Nã Phá Luân) đã chấm dứt nền Quân Chủ Chuyên Chính, thành lập nền Cộng Hòa Pháp (Quân Chủ Lập Hiến) Chủ nghĩa dân tộc mới trở nên phổ biến, có khả năng nhận thức đối với người dân thường. Chủ nghĩa dân tộc như một cảm xúc tập hợp cá nhân và tập thể trở thành một động lực chính trị mạnh mẽ nhất tạo hiệu quả tại thế giới. Chủ nghĩa dân tộc trở thành tiêu điểm tối hậu của lòng trung thành cá nhân. Lòng trung thành này được thao túng tác động và được duy trì sinh khí bằng sự vân dụng nhiều loại biểu tương cá nhân trở thành anh hùng dân tộc, … với các lời thề trung thành với dân tộc và ngày quốc khánh … Chủ nghĩa dân tộc đã phát huy sự liên đới và một cảm thức uyển chuyển tùy thuộc vào hoàn cảnh đất nước, à cũng có thể đưa đến sự thù hận, sự phân hóa, sự căng thẳng giữa các nhóm cá nhân, hay chủ nghĩa dân tộc cạnh tranh với nhau. Kể từ Thế Chiến II, chủ nghĩa dân tộc tạo ra

Page 3: Bản Tuyên Ngôn Quyền Con Người năm 1789 · PDF fileKarl Marx, cha đẻ của chủ nghĩa cộng sản vì muốn xóa bỏ “quốc tịch: nationality” mà ông xem

sức năng động cho hàng triệu người dân lệ thuộc tại Á Châu và Phi Châu trong sự biến đổi chính trị bước sang nền độc lập….

Chủ nghĩa dân tộc trong một quốc gia, thường kề cận một quốc gia khác, trải quá các cuộc tranh chấp biên giới nhưng vẫn duy trì lập trường là một quốc gia duy nhất.… Ý niệm dân tộc nhấn mạnh đến dân chúng … Trong cách nói thông thường, như từ “country: xứ sở, đất nước”, “state: quốc gia” và “nation: dân tộc” thường hay được sử dụng một cách đồng nghĩa . Tuy nhiên chúng không có nghĩa để chỉ cùng một sự kiện. Từ “xứ sở, đất nước” xác định ý nghĩa về địa dư, “quốc gia: state” là biểu lộ tổ chức pháp lý của xã hội . Nhưng từ ngữ “dân tộc:nation” thì liên hệ đến một nhận thức văn hóa và xã hội của người dân trong quốc gia ấy . Từ ngữ có gạch nối “state-nation: quốc dân, tức quốc gia và dân tộc” mô tả một cách chính xác một nhóm người dân đồng nhất về mặt văn hóa và xã hội sở đắc một sự tổ chức pháp lý để tham dự vào chính trị quốc tế.” Karl Marx, cha đẻ của chủ nghĩa cộng sản vì muốn xóa bỏ “quốc tịch: nationality” mà ông xem là một rào cản pháp lý sự tư do đi lại của công nhân và hạn chế sự lưu thông của sức lao động, do đó đã khiến cho mác-xít trở thành một chủ nghĩa quốc tế hóa cộng sản, đã phủ nhận chủ nghĩa dân tộc. Ngày nay chủ nghĩa cộng sản đã được phơi bày một cách phũ phàng trong phỉ báng của nhân loại trên toàn thế giới qua sự khước từ không thể chấp nhận chủ thuyết phi dân tôc, phi tôn giáo, phi gia đình, phi nhân bản và thuyết cộng sản đã phải nhường ngôi cho Tự Do Dân Chủ .

Ý niệm chủ nghĩa dân tộc, từ cái nhìn của chính trị học Tây Phương, đã thích nghi và phù hợp với công pháp quốc tế cũng như tình hình chính trị thế giới . Sau Thế Chiến II chủ nghĩa dân tộc của nhiều quốc gia đã đấu tranh đòi độc lập, được hình thành tại Á Châu và Phi Châu trong phong trào bải bỏ đô hộ thực dân.

Page 4: Bản Tuyên Ngôn Quyền Con Người năm 1789 · PDF fileKarl Marx, cha đẻ của chủ nghĩa cộng sản vì muốn xóa bỏ “quốc tịch: nationality” mà ông xem

Trong lịch sử của nước Việt Nam từ nghìn năm trước đã ý thức về chủ nghĩa dân tộc rất mạnh mẽ từ xa xưa, ít nhất là phải kể từ khi có bài thơ của Tổ Tiên: Lý Thường Kiệt, được đọc trước bá quan văn võ nhằm mục đích nâng cao sĩ khí anh hung để khích lệ quân đội trong trận đánh bại quân Tống ở sông Như Nguyệt năm 1077.

Bình Ngô Đại Cáo

Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Tiệt nhiên định mệnh tại Thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm! Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Bài thơ xúc tích, quyết liệt, đầy hào khí xác định rõ một xứ sở riêng biệt, một chủ nghĩa dân tộc riêng biệt và đặc tính của một tập hợp dân chúng riêng biệt này, được tụ hào như một bản tuyên ngôn độc lập của nưóc Việt Nam . Đã biểu hiện sự độc lập chính trị đầu tiên và đã thể hiện ý nghĩa trọn vẹn nhất chủ nghĩa dân tộc của Việt Nam từ một nghìn năm trước . Chúng ta là người Việt Nam thì phải có ý niệm chủ nghĩa dân tộc chính là truyền thống lịch sử và phát huy tiềm năng lịch sử ấy trong sự kết hợp hài hoà quyền làm người, hoàn thiện tính nhân bản và Tự Do Dân Chủ để đập tan chủ thuyết cộng sản đang dày xéo trên đất nước Việt Nam .

NewEditor: Giòng Bách Việt