bao hiem tien gui

27
1 www.div.gov.vn Số 17 06-2011 CẦN XÂY DỰNG HỆ THỐNG BẢO HIỂM TIỀN GỬI HIỆU QUẢ TẠI VIỆT NAM MỐI QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA CÁC THÀNH VIÊN MẠNG AN TOÀN TÀI CHÍNH QUỐC GIA - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CUỘC THI “TÌM HIỂU VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM” MỜI ĐỘC GIẢ THAM DỰ

Upload: quynhanhle85

Post on 06-Dec-2015

25 views

Category:

Documents


5 download

DESCRIPTION

Bao Hiem Tien Gui

TRANSCRIPT

Page 1: Bao Hiem Tien Gui

1www.div.gov.vn

Số 1706-2011

CẦN XÂY DỰNG HỆ THỐNG BẢO HIỂM TIỀN GỬI HIỆU QUẢ TẠI VIỆT NAMMỐI QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA CÁC

THÀNH VIÊN MẠNG AN TOÀN TÀI CHÍNH QUỐC GIA - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

CUỘC THI “TÌM HIỂU VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI

VIỆT NAM”

MỜI ĐỘC GIẢ THAM DỰ

Page 2: Bao Hiem Tien Gui

Số 17 / Tháng 06 - 20112 3www.div.gov.vn

Khi xét đến tính hiệu quả của mô hình BHTG cần xét đến góc độ bản chất của hoạt động BHTG

là trên nguyên tắc lấy số đông bù số ít (như các loại hình bảo hiểm khác) nhưng mang tính chất đặc thù là thực hiện chính sách công. Mục tiêu thực hiện chính sách công là hướng tới 2 đích cụ thể bảo vệ người gửi tiền và góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng. Vậy một mô hình BHTG được coi là hiệu quả phải được thiết kế để đạt được mục tiêu đó. Việc xây dựng mô hình BHTG cần tính đến những đặc điểm kinh tế vĩ mô, đặc điểm thị trường tài chính, nhu cầu bảo vệ người gửi tiền, vị trí tổ chức BHTG trong mạng an toàn tài chính và một số nhân tố khác trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn triển khai và thông lệ quốc tế.

Chúng ta xây dựng Luật BHTG khi bối cảnh trong nước và quốc tế đòi hỏi Nhà nước cần có chính sách tốt để bảo vệ dân nói chung và người gửi tiền nói riêng bởi niềm tin của dân với hệ thống tài chính ngân hàng bị suy giảm do nhiều nguyên nhân.

Kinh tế thế giới đang dần phục hồi sau khủng hoảng nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều bất ổn, sự tăng trưởng chưa ổn định, bền vững. Nhiều ngân hàng và tổ chức tài chính bị đổ vỡ, khủng hoảng nợ công ở một số nước Châu Âu, bất ổn chính trị ở Bắc Phi là những nhân tố làm sói mòn niềm tin không chỉ ở những nước đó mà còn lan sang các nước khác. Nhiều nước trên thế giới đã đưa ra những biện pháp để khôi phục củng cố niềm tin công chúng thông qua nhiều chính sách trong đó có chính sách bảo vệ người gửi tiền.

Mặc dù nền kinh tế nước ta đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 6,7% nhưng chúng ta đang phải đối mặt với nhiều khó khăn như lạm phát tăng cao, tăng trưởng kinh tế chưa bền vững, thị trường tài chính tiềm ẩn nguy cơ rủi ro, niềm tin của dân đối với hệ thống tài chính suy giảm do chính sách còn bất cập như chính sách về lãi suất, tỷ giá, chính sách bảo vệ người gửi tiền. Trước thực trang đó, Chính phủ đã ban hành Nghi quyết số 11 về các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội. Việc xây dựng củng cố niềm tin đối với người gửi tiền trong bối cảnh hiện nay là rất cần thiết góp phần thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ.

Hơn thế nữa, trong thực tế chính sách BHTG hiện nay đã thể hiện một số bất cập như hạn mức chi trả quá thấp (50 triệu đồng cho mỗi khoản tiền gửi của một cá nhân tại một tổ chức tín dụng). Hạn mức này được quy định từ năm 2005 dựa trên tiêu chí bảo vệ số đông người gửi tiền và đến nay đã không còn phù hợp và làm giảm niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng. Năng lực tài chính của BHT-GVN còn hạn chế, Phí BHTG cũng đang áp dụng mức phí đồng hạng. Điều đó chưa đảm bảo tính thị trường trong việc tính phí bảo hiểm. Nghiệp vụ xử lý đổ vỡ ngân hàng chưa theo thông lệ quốc tế. Địa vị pháp lý của tổ chức BHTG chưa rõ ràng đặc biệt việc xác định mô hình của tổ chức BHTG, vai trò, vị trí của tổ chức BHTGVN trong mạng an toàn tài chính…

Trong bối cảnh như hiện nay, việc bảo vệ người gửi tiền là một yêu cầu quan trọng. Điều đó đòi hỏi Nhà nước

Hệ thống Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) hiệu quả được coi là

một nhân tố quan trọng góp phần ổn định hệ thống tài chính ngân hàng. BHTGVN

có vai trò quan trọng trong việc xây dựng, củng cố niềm

tin của công chúng, góp phần vào sự phát triển an

toàn lành mạnh đối với hệ thống tài chính ngân hàng,

đảm bảo an sinh xã hội. Thực tế đã chứng minh, một

hệ thống BHTG hiệu quả là cần thiết và là mục tiêu

hướng tới của các quốc gia. Luật BHTG là cơ sở pháp lý

để xây dựng hệ thống BHTG hiệu quả tại nước ta, luật

BHTG cần giải quyết được mối quan hệ của các nhóm

vấn đề như quy định về bảo hiểm (hạn mức chi trả, năng lực tài chính, phí, hoạt động nghiệp vụ), mô hình tổ chức

BHTGVN, mối quan hệ giữa tổ chức BHTGVN với các cơ

quan giám sát, tổ chức tham gia BHTG, người gửi tiền và

các cơ quan khác.

Đặng Văn ChiếnPhó Chủ nhiệm

Ủy ban Pháp luật QH

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

CẦN XÂY DỰNG HỆ THỐNG BẢO HIỂM TIỀN GỬI HIỆU QUẢ TẠI VIỆT NAM

Toàn cảnh Lễ công bố cuộc thi “Tìm hiểu về Bảo hiểm tiền gửi và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi VIệt Nam”

Tổng giám đốc BHTGVN Bùi Khắc Sơn tham dự Hội thảo và ký Bản ghi nhớ hợp tác với Quỹ bảo vệ người gửi tiền Lào

Page 3: Bao Hiem Tien Gui

Số 17 / Tháng 06 - 20114 5www.div.gov.vn

cần xây dựng hệ thống pháp luật về BHTG phù hợp với điều kiện thực tiễn khác quan và thông lệ quốc tế để tổ chức BHTGVN hoạt động hiệu quả, mang lại lợi ích cho quốc gia. Để xây dựng hệ thống BHTG hiệu quả chúng ta cần chú ý tới 1 số vấn đề bao gồm việc xác định một số nội dung sau:

Xác định Luật BHTG là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam điều chỉnh lĩnh vực BHTG với các quy định rõ ràng và minh bạch.

- Về xác định mục tiêuHệ thống BHTG cần được thiết kế

để đạt được mục tiêu thực hiện chính sách công là bảo vệ người gửi tiền và góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng. Các mục tiêu này phải được thể chế hóa bằng những quy định của pháp luật. Đồng thời, hệ thống BHTG được xây dựng phù hợp tránh rủi ro đạo đức.

Để thực hiện mục tiêu đó, nhiệm vụ, chức năng của tổ chức BHTGVN cần được quy định rõ ràng, chi tiết, tránh chồng chéo hoặc bỏ trống chức năng với các cơ quan giám sát khác trong hệ thống tài chính quốc gia, thống nhất với mục tiêu thực hiện chính sách công.

Để hoàn thành được chức năng, BHTGVN cần có các quyền hạn cần thiết và cần được quy định cụ thể chính thức ví dụ như các tổ chức BHTG cần có quyền tiếp cận thông tin giám sát, quyền lập quỹ phục vụ công tác chi trả, quyền tham gia xử lý đổ vỡ ngân hàng….

- Về nguyên tắc hoạt độngTổ chức BHTGVN cần hoạt động

một cách độc lập, minh bạch có uy tín và không bị tác động bởi khu vực tài chính ngân hàng. Tính độc lập tạo cho BHTG một vị thế quan sát tốt đối với hệ thống ngân hàng và là điều kiện để bảo vệ tốt hơn người gửi tiền. Nếu khi tổ chức BHTG nằm trong hệ thống ngân hàng tầm quan sát, niềm tin của người gửi tiền sẽ bị suy giảm và sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả chính sách BHTG.

Mối quan hệ với các thành viên

khác trong mạng an toàn tài chính.Cần quy định vị trí của tổ chức

BHTGVN nằm trong mạng an toàn tài chính với một khung pháp lý phối hợp chặt chẽ và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan giám sát. Khi có khung pháp lý rõ ràng thì đó là điều kiện quan trọng thể hiện sự chính thức hóa quan hệ chia sẽ và phối hợp thông tin. Trong khi thiết lập cơ chế tính bảo mật, kịp thời của thông tin cần được chú ý bởi hoạt động tài chính ngân hàng mang tính nhạy cảm. Để tạo uy tín cho hệ thống BHTG và tránh các vấn đề có thể thể dẫn đến rủi ro đạo đức, hệ thống BHTG cần phải là bộ phận cấu thành của mạng an toàn tài chính hiệu quả, phải được thiết kế phù hợp và vận hành tốt. Mạng an toàn tài chính thường bao gồm các cơ quan quản lý và giám sát an toàn, người cho vay cuối cùng và bảo hiểm tiền gửi. Việc phân chia quyền hạn và trách nhiệm giữa các thành viên mạng an toàn tài chính cần đảm bảo tính rõ ràng và minh bạch, tránh tình trạng chồng chéo hoặc bỏ trống giữa các bộ phận giám sát.

Luật BHTG cần tạo cơ chế để tất cả thành viên của mạng an toàn tài chính trong đó có BHTGVN cùng phải hợp tác, phối hợp với nhau xử lý khủng hoảng một cách hiệu quả. Ngoài ra, các chi phí xử lý đổ vỡ hệ thống không nên chỉ là gánh nặng của tổ chức bảo hiểm tiền gửi mà nên được xử lý bằng nhiều cách thức khác nhau như thông qua nhà nước.

- Về vấn đề năng lực tài chính: Cần xây dựng một hệ thống BHTGi

tại Việt Nam quy định sẵn các cơ chế cấp vốn nhằm mục đích đảm bảo cho hoạt động chi trả cho người gửi tiền được nhanh chóng, trong đó có cách thức huy động nguồn tài chính dự phòng bổ sung cho mục đích thanh khoản khi cần. Các ngân hàng chịu trách nhiệm chính trong việc nộp phí bảo hiểm tiền gửi bởi chính họ và khách hàng của họ sẽ trực tiếp được hưởng lợi từ hệ thống bảo hiểm

tiền gửi hoạt động hiệu quả.

Luật cần nghiên cứu để điều chỉnh một số bất cập như cần nâng hạn mức chi trả để đảm bảo niềm tin công chúng, quy định rõ ràng các nghiệp vụ để tổ chức BHTGVN thuận lợi trong việc triển khai chính sách. Cần đổi mới cơ chế thu phí dựa trên nguyên tắc thị trường theo đó ngân hàng nào hoạt động tốt thì mức phí thấp và ngược lại. Đối với mọi hệ thống BHTG (dù áp dụng hình thức thu phí trước, thu phí sau hay kết hợp) khi áp dụng cách thức thu phí theo mức độ rủi ro, các tiêu chí được sử dụng trong hệ thống thu phí này cần phải minh bạch đối với tất cả các thành viên tham gia. Ngoài ra, cần phải có sẵn mọi nguồn lực cần thiết để hỗ trợ công tác quản trị hệ thống thu phí theo mức độ rủi ro theo cách phù hợp nhất.

Nói tóm lại, để hệ thống BHTG tại Việt Nam hoạt động hiệu quả góp phần bảo vệ lợi ích của người gửi tiền và đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, cần xây dựng Luật BHTG với những nội dung rõ ràng và minh bạch trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn hoạt động BHTG của Việt Nam trong hơn 10 năm qua, tham khảo kinh nghiệm xu hướng quốc tế và đặt trong bối cảnh tổng thể của hệ thống chính trị, thể chế, nền kinh tế và thị trường tài chính.

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

1. Khái quát về mạng an toàn tài chính quốc gia và cơ chế phối hợp giữa các thành viên mạng an toàn tài chính quốc gia.

Mạng an toàn tài chính là hệ thống các cơ quan có trách nhiệm giám sát, duy trì ổn định hệ thống tài chính và ngăn ngừa khủng hoảng tại các quốc gia. Theo thông lệ quốc tế, mạng an toàn tài chính của các nước bao gồm: Bộ Tài chính, Ngân hàng Trung ương, Cơ quan giám sát tài chính, tổ chức Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) và một số cơ quan khác.

Theo đó, Ngân hàng Trung ương thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng, tăng cường các hoạt động nghiệp vụ thị trường mở, thực hiện chức năng người cho vay cuối cùng. Bộ Tài chính bơm vốn vào hệ thống dưới dạng vốn hỗ trợ có thời hạn hoặc bơm vốn hay mua lại tài sản của các ngân hàng và các tổ chức tài chính với điều kiện nắm giữ cổ phiếu – trái phiếu chuyển đổi. Các cơ quan giám sát thực hiện chức năng giám sát an toàn, cảnh báo sớm. Tổ chức BHTG tập trung xử lý đổ vỡ ngân hàng hoặc phối hợp với các thành viên Mạng an toàn tài chính xử lý đổ vỡ ngân hàng nhằm duy trì lòng tin công chúng.

Như vậy, các chức năng chủ yếu của Mạng an toàn tài chính gồm: (1) Quản lý và giám sát an toàn; (2) Người cho vay cuối cùng; (3) Xử lý đổ vỡ ngân hàng; (4) BHTG. Các chức năng của Mạng an toàn tài chính luôn có mối quan hệ giao thoa với nhau. Hiệu quả chung của mạng an toàn tài chính sẽ thấp nếu hoạt động của

các thành viên bị cắt khúc và thiếu hợp tác. Về cơ chế phối hợp giữa các thành viên Mạng an toàn tài chính quốc gia, một số phương pháp cơ bản thường được triển khai gồm:

- Cơ chế phối hợp điều chỉnh bởi luật.

- Luật chuyên ngành quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của các thành viên Mạng an toàn tài chính (tránh trùng lặp, bỏ trống).

- Luật điều chỉnh tổng thể hoạt động cả Mạng an toàn tài chính.

- Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) ký kết giữa các thành viên Mạng an toàn tài chính.

- Thành lập uỷ ban có đại diện là lãnh đạo các thành viên Mạng an toàn tài chính làm cơ sở điều phối việc phối hợp.

- Các thành viên Mạng an toàn tài chính có đại diện tham gia hội đồng quản trị của tổ chức BHTG.

2. Thực trạng mối quan hệ giữa các tổ chức liên quan đến an toàn tài chính tại Việt Nam.

Trên thực tế, thực hiện chức năng duy trì ổn định hệ thống tài chính và ngăn ngừa khủng hoảng được thực hiện bởi 5 cơ quan chính: Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính (với chức năng chủ yếu của Ủy ban chứng khoán và Cục quản lý giám sát bảo hiểm), Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia và BHTGVN.

Về tổng thể, Việt Nam có đầy đủ các thành viên trong mạng an toàn tài chính quốc gia. Tuy nhiên, theo đánh giá của đề tài cấp Nhà nước KX01/06-10, “với một hệ thống ngân

hàng dễ tổn thương, các luồng vốn di chuyển thiếu minh bạch, thì sự thiếu liên kết giữa các chủ thể điều tiết và công cụ quản lý rủi ro hạn chế, hệ thống tài chính Việt Nam thực sự đang ở vị trí mở đối với rủi ro hệ thống. Việc quản trị rủi ro hiện tại chưa theo kịp với quy mô tài sản đang gia tăng và sự phát triển theo hướng đa năng với sản phẩm phức tạp của các trung gian tài chính. Nhiều hoạt động chấp nhận rủi ro quá mức (đầu cơ: chứng khoán, tiền tệ, vàng, nhà đất…) không những đang làm cho nguồn lực tài chính bị phân bổ lệch lạc mà còn làm cho khu vực tài chính Việt Nam trở nên rất dễ bị tổn thương trước những cú sốc.” Nguyên nhân của những nhận xét này bắt nguồn từ: (1) những bất cập, tồn tại của chính các tổ chức trong mạng an toàn tài chính của Việt Nam và (2) Những bất cập và tồn tại trong mối quan hệ giữa các tổ chức trong mạng. Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả sẽ tập trung vào nguyên nhân thứ hai.

2.1. Những bất cập trong tổ chức phối hợp giám sát nhằm duy trì ổn định tài chính và ngăn ngừa khủng hoảng.

Trên thực tế, nhiệm vụ phối hợp các hoạt động giám sát nhằm đảm bảo an toàn tài chính quốc gia thuộc trách nhiệm của Uỷ ban giám sát tài chính Quốc gia. Tuy nhiên, vai trò Uỷ ban giám sát tài chính trong phối hợp hoạt động của các cơ quan giám sát còn mờ nhạt vì được tổ chức dưới góc độ là một cơ quan tư vấn, không có chức năng xây dựng chính sách

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

MỐI QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA CÁC THÀNH VIÊN

MẠNG AN TOÀN TÀI CHÍNH QUỐC GIA - THỰC

TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NGND - PGS.TS.Tô Ngọc HưngGiám đốc Học viện Ngân hàng

Page 4: Bao Hiem Tien Gui

Số 17 / Tháng 06 - 20116 7www.div.gov.vn

và không thực sự có quyền lực giám sát cũng như xử lý các trường hợp vi phạm. Điều này dẫn đến bốn hạn chế trong hoạt động giám sát của mạng an toàn tài chính Việt Nam như sau:

Thứ nhất, các tổ chức trong mạng an toàn tài chính của Việt Nam đã gặp nhiều vấn đề trước xu thế phát triển của các tập đoàn tài chính trong thời gian qua. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những dẫn chứng về sự phối hợp thiếu hiệu quả của các tổ chức thanh tra – giám sát đã dẫn đến việc không ngăn chặn được các tập đoàn tài chính này lợi dụng những kẽ hở của luật pháp và những lỗ hổng trong quy định của giám sát để “lách luật” và “né tránh” việc bị giám sát hoạt động của họ.

Thứ hai, các tổ chức giám sát thuộc mạng đã gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý các yêu cầu về giám sát các sản phẩm tài chính mới theo xu hướng tích hợp. Xu hướng này là sự đan xen giữa nhiều sản phẩm tài chính để ra đời những sản phẩm tài chính mới ví dụ như bancassuarance hay assurfinance khiến cho việc xác định cơ quan giám sát nào chịu trách nhiệm giám sát trở nên hết sức phức tạp.

Thứ ba, đã xuất hiện hiện tượng giám sát trùng lắp các hoạt động giống hoặc tương tự nhau giữa các cơ quan giám sát hoặc “bỏ trống” các lĩnh vực giám sát từ đó tạo ra nguy cơ làm lãng phí nguồn lực hay rủi ro hệ thống. Nhiều tổ chức tín dụng đã chỉ ra việc phải “tiếp đón” quá nhiều đoàn thanh tra – giám sát trên cùng một khía cạnh hoạt động.

Thứ tư, hệ thống giám sát tài chính và 5 thành viên thuộc mạng an toàn tài chính đã xuất hiện “khiếm khuyết” với việc thiếu sự giám sát an toàn vĩ mô bài bản từ các cơ quan liên quan đến hoạt động giám sát tài chính của Việt Nam

Rõ ràng, sự phối hợp tổ chức hoạt động giám sát của các tổ chức trong mạng an toàn tài chính còn quá nhiều tồn tại và được đánh giá là gần như không có. Đúng như nhận định của các chuyên gia ADB trong dự án TA 7087 VIE – Hỗ trợ sự phát triển thị trường vốn, “mối liên hệ giữa các cơ quan thanh tra là hết sức lỏng lẻo”. Hơn thế, trong khi khung pháp lý về

vấn đề này chưa đầy đủ và rõ ràng, các cơ quan trong mạng an toàn tài chính cũng không chủ động trong việc ký kết các văn bản phối hợp và trao đổi thông tin song phương với các cơ quan giám sát khác.

2.2. Sự hạn chế trong cơ chế chia sẻ thông tin giám sát.

Việc chia sẻ thông tin và sự phối hợp giữa các cơ quan trong nhiệm vụ giám sát thị trường tồn tại nhiều hạn chế. Các thông tin kiểm tra giám sát thông thường luôn được giữ bí mật và sử dụng cho mục đích riêng của từng cơ quan. Điều này làm hạn chế khả năng giám sát của toàn hệ thống. Trong ba năm trở lại đây, Ủy ban giám sát tài chính quốc gia bước đầu đã thực hiện chức năng phối hợp thông tin hoạt động giám sát toàn bộ thị trường tài chính. Tuy nhiên, vẫn xuất hiện thực trạng các tổ chức tín dụng phải thực hiện nhiều báo cáo với nhiều yêu cầu khác nhau cho các tổ chức thuộc mạng an toàn tài chính. Nhiều trường hợp, các cơ quan trong mạng an toàn tài chính đưa ra các nhận định trái ngược nhau về thị trường dẫn đến những bất ổn không cần thiết cho thị trường ngoại tệ, thị trường vàng…Về góc độ giám sát hoạt động của các tập đoàn tài chính, hệ thống thanh tra giám sát các công ty chứng khoán và bảo hiểm được tách rời khỏi hoạt động thanh tra Ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, hệ thống thanh tra giám sát các công ty chứng khoán và bảo hiểm sẽ báo cáo kết quả cho Bộ Tài chính. Như vậy, phát sinh hai vấn đề: kiểm soát rủi ro chéo từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác và thanh tra giám sát rủi ro hợp nhất các tập đoàn tài chính. Như trình bày ở trên, sự thành lập của UBGSTCQG được hướng tới nhiệm vụ phối hợp công tác thanh tra giám sát các cơ quan hành pháp thuộc Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính.

2.3. Sự không hoàn chỉnh của hệ thống luật pháp làm cơ sở để phối hợp giữa các tổ chức trong mạng an toàn tài chính.

Trước hết, có thể thấy, hệ thống văn bản pháp lý hiện tại của Việt Nam chưa đề cập đến khái niệm Mạng an

toàn t à i c h í n h . Các văn bản pháp quy cũng gần như không quy định cụ thể cơ chế phối hợp thanh tra – giám sát và cơ chế chia sẻ thông tin giữa các tổ chức trong mạng an toàn tài chính. Hơn thế, luật pháp Việt Nam cũng không cho thấy rõ trách nhiệm của từng tổ chức trong mạng an toàn tài chính khi xảy ra khủng hoảng mà cụ thể là đổ vỡ ngân hàng. (Nghị định 05/2010/NĐ-CP quy định việc áp dụng phá sản đối với các TCTD chưa quy định rõ nội dung phối hợp giữa các thành viên mạng an toàn).

Thứ hai, hệ thống luật giám sát chưa hoàn chỉnh và chưa thống nhất (có sự phân tách giữa Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các Tổ chức tín dụng với Luật chứng khoán, Luật Kinh doanh bảo hiểm). Tất cả các luật này đều đề cập tới vấn đề giám sát an toàn, bảo vệ người tiêu dùng, quản trị rủi ro và công bố thông tin của các tổ chức dưới quyền. Vì xây dựng tách bạch nhau nên các quy định liên quan đến các đối tượng trên có thể trùng lắp. Luật giám sát theo chuyên ngành không cho phép tổ chức giám sát có sự độc lập và quyền lực cũng như sự minh bạch trong việc phát hiện, xử lý các vi phạm có ảnh hưởng tới sự an toàn hệ thống khi đồng nhất chức năng xây dựng chính sách với chức năng triển khai thực hiện các hoạt động giám sát. Khung pháp lý còn bỏ trống một số đối tượng giám sát liên quan đến sản phẩm tài chính, bảo vệ khách hàng, giám sát hợp nhất, phân tích dự báo và cảnh báo sớm. Sự yếu kém này xuất phát chủ yếu từ việc

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

c h ư a x â y d ự n g m ô h ì n h g i á m s á t p h ù

h ợ p . Do triển

k h a i theo mô

hình giám sát theo

chức năng nên hệ thống luật và

văn bản pháp luật cũng được định hướng

quy chuẩn việc giám sát theo chuyên ngành. Trên thực tế,

đã xuất hiện một số quy định về cơ chế phối hợp giám sát nhưng hiệu lực thi hành của các quy định này không cao.

Thứ ba, hai tổ chức trong mạng lưới an toàn tài chính là Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia vẫn hoạt động trên cơ sở điều chỉnh của Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Điều này dẫn đến nhiều khó khăn trong hoạt động và không tương xứng với các tổ chức còn lại trong mạng an toàn tài chính.

2.4. Thiếu sót của hệ thống các chỉ tiêu giám sát làm cơ sở kỹ thuật cho việc phối hợp giám sát và cảnh bảo khủng hoảng của các tổ chức trong mạng an toàn tài chính.

Để đảm bảo sự phối hợp hiệu quả trong hoạt động giám sát tài chính giữa các tổ chức trong mạng an toàn tài chính, về thông lệ, cần có một bộ chỉ tiêu giám sát đầy đủ và thống nhất các chỉ tiêu giám sát. Bộ chỉ tiêu này sẽ trở thành cơ sở nền tảng cho việc phối hợp thu thập, xử lý và công bố thông tin của các tổ chức trong mạng lưới an toàn tài chính Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa xây dựng được bộ chỉ tiêu này. Hiện tại, mới chỉ có hệ thống các chỉ tiêu giám sát từ xa theo CAMELS được thanh tra ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước áp dụng nhằm đánh giá các ngân hàng thương mại và quỹ

tín dụng nhân dân. Đối với ngành bảo hiểm và chứng khoán thì vẫn chưa có hệ thống chỉ tiêu giám sát hiệu quả. Tuy nhiên, ngay cả hệ thống CAMELS của NHNN cũng bị nhiều chuyên gia đánh giá chỉ bao gồm chủ yếu các chỉ tiêu định lượng. Sự hạn chế của các chỉ tiêu định lượng nằm ở chỗ những chỉ tiêu này dựa trên chuẩn kế toán Việt Nam và phải căn cứ vào kết quả thông kê, mà kết quả thông kê phụ thuộc vào thời gian: cuối quý, cuối năm…Trong khi đó, rủi ro diễn ra từng ngày, đặc biệt là rủi ro thanh khoản.

3. Một số giải pháp phát triển mạng an toàn tài chính quốc gia.

Những tồn tại trong mối quan hệ phối hợp giữa các thành viên của mạng an toàn tài chính Việt Nam có thể tóm lại với 4 nội dung như đã trình bày ở trên. Theo quan điểm của tác giả, những bất cập trên bắt nguồn chủ yếu từ sự không hợp lý của hệ thống giám sát tài chính theo mô hình giám sát phân tán của Việt Nam. Hệ thống giám sát này cùng với hệ quả là sự không hoàn chỉnh của luật pháp cũng như những yếu kém về mặt kỹ thuật thì tất yếu sẽ dẫn đến mối quan hệ phối hợp không hiệu quả giữa các thành viên của mạng an toàn tài chính. Do đó, để có thể phát triển được mạng an toàn tài chính mà trong đó đặc biệt là hoàn thiện mối quan hệ phối hợp giữa các thành viên trong mạng, Việt Nam cần giải quyết được 3 vấn đề: (1) Xây dựng mô hình giám sát tài chính hợp nhất cho Việt Nam (tất nhiên cần một lộ trình phù hợp để chuyển đổi); (2) Xây dựng khung pháp luật hoàn chỉnh cho sự phối hợp giữa các thành viên của mạng an toàn tài chính và (3) Hoàn thiện các vấn đề kỹ thuật làm cơ sở cho sự phối hợp.

3.1. Xây dựng lộ trình hoàn thiện hệ thống giám sát tài chính theo hướng mô hình giám sát tài chính hợp nhất.

Việc chuyển đổi từ mô hình giám sát phân tán hiện nay sang mô hình giám sát hợp nhất chắc chắn sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức như vấn đề luật pháp, nhân sự, kỹ thuật, tài chính .... Do đó, vấn đề quan trọng

là cần có một lộ trình thích hợp cho việc chuyển đổi, cụ thể chia thành 2 giai đoạn như sau:

3.1.1. Giai đoạn 2011-2015: Củng cố hiệu lực hệ thống giám sát chuyên ngành và chuẩn bị điều kiện cho mô hình giám sát hợp nhất dạng chuyển đổi.

Mục tiêu cuối cùng của giai đoạn 2011-2015 là củng cố hiệu lực hệ thống tổ chức giám sát tài chính hiện tại và tăng cường cơ chế phối hợp giữa các tổ chức trong mạng an toàn tài chính. Điều này bắt nguồn từ việc hệ thống tài chính Việt Nam giai đoạn 2011-2015 chưa phát triển một cách đầy đủ, mức độ đan xen giữa hoạt động ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm còn ở mức thấp. Trong đó, khu vực ngân hàng vẫn đóng một vị trí trung tâm của hệ thống tài chính quốc gia.

Theo mô hình này, việc giám sát vẫn theo ngành dọc trên cơ sở củng cố năng lực các cơ quan giám sát chuyên ngành thuộc Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính đồng thời bổ sung chức năng và quyền hạn cho Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia và đưa ra cơ chế phối hợp giữa 5 tổ chức trong mạng an toàn tài chính. Trong mô hình trên, có một số thay đổi so với giai đoạn hiện tại:

Thứ nhất, thực hiện cơ chế giám sát theo chức năng để đảm bảo mỗi tổ chức giám sát có thể giám sát hoạt động chuyên ngành không phân biệt nó được thực hiện bởi loại hình trung gian tài chính nào.

Thứ hai, hướng hoạt động của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia trong giai đoạn 2011-2015 theo các chức năng chính sau đây (bên cạnh các chức năng được quy định trong Quyết định số 79/2009/QĐ-TTg về Quy chế tổ chức và hoạt động của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia):

- Thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu, tổng hợp, xử lý, cung cấp thông tin về thị trường tài chính quốc gia; phân tích, dự báo, cảnh báo mức độ an toàn hệ thống tài chính, nguy cơ rủi ro đối với thị trường tài chính quốc gia.

- Giám sát an toàn vĩ mô với việc tập trung vào giác độ toàn hệ thống tài chính đặt trong tương quan tổng

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 5: Bao Hiem Tien Gui

Số 17 / Tháng 06 - 20118 9www.div.gov.vn

thể kinh tế vĩ mô, nhằm tiến tới mục tiêu hạn chế hoặc ngăn chặn nguy cơ xảy ra khủng hoảng tài chính, làm sụt giảm tổng sản phẩm quốc nội.

- Thường xuyên đánh giá lại các mục tiêu của cơ quan thanh tra- giám sát nhằm đảm bảo sự phối hợp của các cơ quan quản lý là hiệu quả.

- Có đủ quyền lực trong việc yêu cầu chia sẻ thông tin với các cơ quan thanh tra- giám sát chuyên ngành.

- Có quyền chỉ đạo các hoạt động thanh tra- giám sát toàn diện thị trường tài chính trên cơ sở nguồn lực của các cơ quan thanh tra- giám sát chuyên ngành.

- Có quyền chỉ đạo các hoạt động thanh tra- giám sát các tập đoàn tài chính trên cơ sở nguồn lực của các cơ quan thanh tra- giám sát chuyên ngành.

- Xây dựng phương pháp thanh tra giám sát trên cơ sở rủi ro thống nhất (với các quy chế giám sát rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro thanh khoản đồng nhất giữa các loại hình tổ chức tài chính)

- Quyền tham gia dự thảo luật và các văn bản pháp luật liên quan tới hoạt động các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm trình Chính phủ.

Việc tăng cường hợp tác giữa các thành viên trong mạng an toàn tài chính quốc gia có thể được thực hiện trên cơ sở gia tăng quyền lực của Ủy ban giám sát tài chính cần phải được quy định cụ thể và đảm bảo bằng các văn bản pháp luật. Điều này giúp cho việc phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng trở nên tốt hơn vì nó cho phép việc trao đổi thông tin một cách thẳng thắn và trực tiếp giữa các nhóm lãnh đạo nhỏ một cách định kỳ. Với việc thực hiện hiệu quả các chức năng trên đồng thời hoàn thiện đội ngũ nhân sự, hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở vật chất, mô hình tổ chức, từ đó có thể hướng Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia hiện tại trở thành cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động giám sát tài chính trong giai đoạn 2016-2020.

Thứ ba, giữa các cơ quan giám sát ký kết các Bản ghi nhớ song phương (đa phương) về chia sẻ thông tin và phối hợp hành động được ký kết tự nguyện giữa các cơ quan giám sát với nhau. Để tăng cường sự hợp tác giữa các cơ quan giám sát với nhau, giảm thiểu những khe hở giám sát thì ba cơ quan giám sát phải ký kết một bản ghi nhớ về chia sẻ lao động và hợp tác trong việc giám sát tài

chính. Bản ghi nhớ này đã tạo ra hệ thống tay ba để tổ chức các hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và giám sát. Theo bản ghi nhớ này, cứ mỗi nửa năm sẽ có cuộc họp giữa những người đứng đầu ba cơ quan giám sát và hàng quý thì có những cuộc họp của các quan chức cao cấp trong ba cơ quan này. Chủ toạ của cuộc họp tay ba này sẽ luân phiên nhau hàng năm một. Trong cuộc họp tay ba sẽ thảo luận các vấn đề liên quan đến ổn định tài chính, giám sát và điều tiết tài chính. Vai trò tương ứng của từng cơ quan giám sát được phân định rõ ràng trong Bản ghi nhớ.

3.1.2. Giai đoạn 2015-2020: Hoàn thiện mô hình giám sát hợp nhất

Mục tiêu cuối cùng của giai đoạn ngày là hình thành mô hình hợp nhất vào cuối năm 2020. Sau khi giai đoạn 1 từ 2011 dến 2015 kết thúc, năng lực giám sát của các cơ quan giám sát chuyên ngành đã được nâng lên, cũng như hội đủ các điều kiện phát triển của thị trường tài chính thì tiến tới hình thành mô hình giám sát hợp nhất vào năm 2020.

Như vậy, với mô hình giám sát hợp nhất, giai đoạn 2015- 2020, Việt Nam sẽ hình thành hệ thống thanh tra- giám sát theo 2 cấp:

(1) Ủy ban giám sát tài chính Nhà nước: sẽ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động thanh tra- giám sát tài chính.

(2) Cơ quan giám sát tài chính quốc gia trên cơ sở hợp nhất các cơ quan thanh tra giám sát chuyên ngành để thực hiện chức năng trực tiếp triển khai hoạt động thanh tra- giám sát tài chính.

Với mô hình giám sát hợp nhất, mạng an toàn tài chính Việt Nam sẽ chủ yếu bao gồm: Ủy ban giám sát tài chính Nhà nước, Cơ quan giám sát tài chính quốc gia và Bảo hiểm tiền gửi. Các hoạt động phối hợp giám sát nhằm đảm bảo an toàn hệ thống và cảnh báo khủng hoảng chắc chắn sẽ trở nên thuận lợi và hiệu quả hơn rất nhiều so với mô hình mạng an toàn tài chính hiện tại với 5 cơ quan: Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán, Cục quản lý, giám sát bảo hiểm, Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia và Bảo hiểm tiền gửi.

3.2. Hoàn thiện khung pháp lý về giám sát và đảm bảo an toàn tài chính quốc gia.

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Trước hết, cần sớm chính thức hoá khái niệm Mạng an toàn tài chính trong các văn bản pháp luật. Đồng thời, cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các thành viên Mạng an toàn tài chính và cơ chế phối hợp giữa các thành viên mạng an toàn tài chính trong một đạo luật cụ thể và có thể chính là Luật Thanh tra, giám sát tài chính hợp nhất.

Thứ hai, để nâng cao năng lực của các cơ quan giám sát chuyên ngành trong cảnh báo khủng hoảng và duy trì ổn định tài chính, điều cần thực hiện đầu tiên là từng bước hoàn chỉnh khung pháp lý về giám sát thị trường tài chính, trong đó trọng tâm là xây dựng Luật Thanh tra, giám sát tài chính hợp nhất. Theo đó, Luật Thanh tra giám sát tài chính hợp nhất cần chỉ ra một cách rõ ràng, chuẩn xác nhiệm vụ, mục tiêu, quyền lực và phạm vi trách nhiệm của cơ quan giám sát hợp nhất. Ngoài ra, Luật này phải quy định rõ quyền lực của cơ quan giám sát trong việc yêu cầu các tổ chức tài chính cung cấp các thông tin cần thiết cho quá trình thanh tra, giám sát. Các quy định, chính sách liên quan đến trách nhiệm thanh tra, giám sát các tổ chức tài chính của các thành viên trong mạng an toàn tài chính phải được công khai, minh bạch và công bằng. Cụ thể phải quy định rõ cơ chế và trách nhiệm của các thành viên trong mạng an toàn tài chính khi xử lý đổ vỡ ngân hàng. Đây chính là điều kiện tiên quyết để đảm bảo cơ chế phối hợp giữa các thành viên trong mạng an toàn tài chính Việt Nam.

Thứ ba, các luật khác liên quan đến hoạt động ngân

hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán đã được hoàn thiện trong giai đoạn 2011-2015 cũng cần tiếp tục được hoàn thiện trong giai đoạn 2015-2020 để đảm bảo tính minh bạch và nhất quán với Luật Thanh tra giám sát tài chính hợp nhất.

Cuối cùng, cần xây dựng Luật cho hoạt động BHTG nhằm đảm bảo nâng tầm hoạt động của tổ chức này trong mạng lưới an toàn tài chính cũng như đảm bảo hiệu quả hoạt động của mạng an toàn tài chính quốc gia nói chung. Luật cho hoạt động BHTG khi xây dựng cần đảm bảo một số yêu cầu:

- Kế thừa những điểm tích cực của cơ sở pháp lý hiện tại điều chỉnh hoạt động BHTG (Nghị định 89, Nghị định 109 của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi);

- Xác định mô hình phù hợp cho sự phát triển trong giai đoạn tới của BHTGVN;

- Xác định vị trí của BHTGVN trong Mạng an toàn tài chính quốc gia, cơ chế phối hợp của BHTGVN với các cơ quan có trách nhiệm duy trì ổn định tài chính;

- Xác định mức độ độc lập tương đối của BHTGVN nhằm thực hiện tốt nhất vai trò bảo vệ người gửi tiền và góp phần duy trì ổn định hệ thống tài chính.

3.3. Hoàn thiên cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ việc thu thập và xử lý thông tin trong phân tích và dự báo an toàn tài chính quốc gia.

3.3.1. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát làm cơ sở phối hợp giám sát.

Trên thực tế, một bộ chỉ tiêu giám sát hoàn chỉnh sẽ là cơ sở cốt lõi để các thành viên trong mạng an toàn tài chính thực hiện cơ chế phối hợp giám sát và chia sẻ thông tin. Để đảm bảo yêu cầu, giải pháp xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát cần thực hiện theo hướng sau:

Thứ nhất, thiết kế hệ thống chỉ tiêu tính đến quan hệ tương tác, đan xem giữa các mục tiêu giám sát tài chính: đảm bảo cho sự ổn định của hệ thống tài chính, sự an toàn và lành mạnh của các định chế tài chính, bảo vệ người tiêu dùng và hiệu quả của hệ thống tài chính.

Thứ hai, các tổ chức trong mạng an toàn tài chính phối hợp thiết kế hệ thống chỉ tiêu cần đảm bảo hình thành cơ sở cho “bước chuyển tiếp” nhằm đạt mục tiêu của hệ thống giám sát. Đó là: Đánh giá việc thực hiện các yêu cầu

giám sát; cảnh báo sớm rủi ro, khủng hoảng và biện pháp ứng phó thích hợp. Đồng thời, việc thiết kế hệ thống cần đảm bảo là căn cứ quan trọng cho việc xác định các thông tin, dữ liệu cần có cũng như việc thiết kế, vận hành hệ thống thông tin giám sát tài chính.

Thứ ba, Các tổ chức trong mạng an toàn tài chính khi phối hợp thiết kế hệ thống chỉ tiêu cần tập trung giải quyết hiệu quả quan hệ chỉ tiêu giám sát cụ thể với chỉ tiêu giám sát chung (nội ngành, liên ngành, vĩ mô). Sự an toàn của hệ thống tài chính có thể bị ảnh hưởng từ một tổ chức tham gia, từ sự yếu kém, không an toàn của hệ thống cũng như sự mất niềm tin của người tiêu dùng do không được bảo vệ. Vì vậy, việc có hệ thống chỉ tiêu tổng thể về giám sát tài chính là rất cần thiết song việc xác định tương quan giữa các ngành trong việc giám sát, cảnh báo rủi ro… cũng rất cần thiết và khó khăn, phức tạp.

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Ưng dung cua hê thông chi tiêu giam sat tai chinh.

Sơ đồ trong giai đoạn 2011-2015

Page 6: Bao Hiem Tien Gui

Số 17 / Tháng 06 - 201110 11www.div.gov.vn

Thứ tư, Các tổ chức trong mạng an toàn tài chính cần thành lập ban nghiên cứu ban hành chuẩn đánh giá chỉ tiêu (benmarking)- điều kiện đủ của hệ thống chỉ tiêu giám sát- phục vụ cho giám sát, cảnh báo, đánh giá. Các thông lệ quốc tế, kinh nghiệm của các nước đi trước, các chuỗi dữ liệu trong khoảng thời gian đủ dài, phương pháp- mô hình đánh giá thích hợp… sẽ là giải pháp cho yêu cầu này trong thời gian 5 năm tới tại Việt Nam. Nhóm hệ thống chỉ tiêu giám sát tài chính dự kiến:

- Nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn thị trường tài chính (vĩ mô)

+ Các chỉ số kinh tế vĩ mô (lạm phát, tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp, cán cân thanh toán).

+ Mức độ bất cân xứng thông tin- rủi ro (quy định công bố thông tin, chất lượng thông tin, kênh thông tin..).

+ Mức độ minh bạch (độ sạch) của thị trường.

+ Mức độ can thiệp hành chính vào thị trường.+ Mức độ ổn định của môi trường đầu tư. + Mức độ dễ tổn thương của các định chế tài chính.- Nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn của từng định

chế tài chính (vi mô).- Nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ phản ứng chính sách.

3.3.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tạo điều kiện các cơ quan trong mạng an toàn tài chính phối hợp thực hiện giám sát và cảnh báo sớm khủng hoảng.

Phát triển hệ thống thông tin tổng thể cho hoạt động giám sát tài chính được coi là một trụ cột của hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo hiệu lực và hiệu quả phối hợp của các thành viên trong mạng lưới an toàn tài chính (đặc biệt trong việc chia sẻ thông tin). Mục đích căn bản của hệ thống thông tin giám sát tài chính (HTTTGSTC) là đảm bảo cơ sở dữ liệu giám sát hiệu quả trên cơ sở xây dựng, truyền- nhận, lưu giữ, xử lý và khai thác thông tin (dữ liệu, báo cáo, hệ thống các chỉ tiêu.... giám sát tài chính) hỗ trợ

hoạt động giám sát thị trường tài chính quốc gia nhằm góp đảm bảo cho sự ổn định của hệ thống tài chính, sự an toàn và lành mạnh của các định chế tài chính, bảo vệ người tiêu dùng và hiệu quả của hệ thống tài chính.

Ngay từ giai đoạn 2011-2015, Việt Nam cần xây dựng, vận hành và hoàn thiện HTTTGSTC đảm bảo với yêu cầu chức năng, nhiệm vụ và đặc biệt là mô hình giám sát được áp dụng trong từng giai đoạn phát triển của thị trường tài chính, của kinh tế- xã hội đất nước. Phát triển HTTTGSTC tại Việt Nam trong những năm tới cần đảm bảo ba cấu phần chính như sau:

- Cấu phần tổ chức và cung cấp thông tin/ dữ liệu: bao gồm các quy định về dữ liệu (nội dung, thuyết minh dữ liệu, thời gian lập dữ liệu...); chủ thể có trách nhiệm cung cấp dữ liệu; thời gian cung cấp dữ liệu (theo ngày, tuần, tháng, quý, năm); cách thức tổ chức chuyển thông tin (gửi

dữ liệu trực tiếp, qua mạng thông tin, qua internet...). Cấu phần này là điều kiện quan trọng đảm bảo nguồn thông tin được cung cấp- tiếp nhận một cách thuận tiện, đầy đủ, đáng tin cậy, thường xuyên và cập nhật cho hệ thống.

- Cấu phần tập hợp và xử lý thông tin theo hệ thống các chỉ tiêu giám sát tài chính, bao gồm các công cụ: phân loại dữ liệu, thực hiện tổng hợp và xử lý thông tin theo hướng hình thành các chỉ tiêu giám sát theo yêu cầu. Lượng hoá các chỉ tiêu, dữ liệu luôn là cơ sở quan trọng nhất trong các hoạt động theo dõi, đánh giá cũng như những khuyến cáo có thể có trong hoạt động giám sát tài chính.

- Cấu phần cung cấp báo cáo/ kết quả của HTTTGSTC. Trong cấu phần này có sự tham gia của đội ngũ chuyên gia đánh giá trong vấn đề phân tích để đưa ra các khuyến cáo, giải pháp/ đề xuất liên quan đến cảnh báo sớm biến cố/ khủng hoảng trên thị trường tài chính, cảnh báo nguy cơ rủi ro trong khu vực/ chủ thể của thị trường tài chính, đảm bảo vận hành an toàn của thị trường dựa trên hệ thống chỉ tiêu và thông tin của cấu phần hai. Bên cạnh đó, cấu phần này còn có vai trò chuyển thông tin (báo cáo) tới các

chủ thể quan tâm phù hợp với yêu cầu chức năng, nhiệm vụ trong hệ thống giám sát tài chính.

Đề xuất phát triển HTTTGSTC tại Việt Nam phù hợp với cơ chế chia sẻ hiệu quả thông tin trong mạng an toàn tài chính, trong đó vấn đề chủ yếu là cơ chế hoạt động truyền và tiếp nhận dữ liệu. Theo đó, ngày trong những năn tới, HTTTGSTC được hình thành theo hướng thông tin/ dữ liệu về ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm được c huyển trực tiếp từ các tổ chức tham gia thị trường tới cơ quan giám sát tài chính quốc gia. Để đảm bảo được kết quả trên, các giải pháp cụ thể nên thực hiện gồm:

Thứ nhất, xác lập các nguyên tắc căn bản trong cung cấp thông tin để đảm bảo cơ cấu, chất lượng thông tin giám sát tài chính, cụ thể:

- Thông tin bảo đảm tính trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời và đúng thời hạn quy định.

- Thống nhất về chỉ tiêu, biểu mẫu, phương pháp tính, đơn vị đo lường, niên độ thống kê và báo cáo đúng phương thức cung cấp thông tin.

- Không trùng lặp, chồng chéo giữa các chỉ tiêu cung cấp.

- Không được cung cấp thông tin sai sự thật gây khó khăn cho việc triển khai các hoạt động của hệ thống giám sát tài chính quốc gia.

Thứ hai, quy định các tổ chức trong mạng an toàn tài chính phối hợp để hình thành cơ chế, phương thức cung cấp thông tin thuận lợi, khoa học theo quy định chung:

- Đối với những thông tin không thuộc danh mục bảo vệ bí mật Nhà nước, các tổ chức cung cấp bằng văn bản, fax hoặc dữ liệu điện tử trên vật mang tin, truyền qua mạng máy tính.

- Đối với những thông tin thuộc danh mục bảo vệ bí mật Nhà nước, các tổ chức cung cấp theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước.

Thứ ba, quy định các tổ chức trong mạng an toàn tài chính thống nhất và trình Chính phủ phê duyệt: Hệ thống các chỉ tiêu giám sát tài chính chuẩn; Hệ thống mẫu biểu thống nhất phải được xây dựng cho từng nội dung thông tin gắn với từng chủ thể, có quy định thời gian, hướng dẫn cập nhật thông tin của từng mẫu biểu; Hình thành cơ chế phân phối thông tin cho các yêu cầu của hệ thống giám sát tài chính quốc gia (cung cấp cho các đơn vị/ chủ thể liên quan để sử dụng số liệu/ chỉ tiêu, hình thành các báo cáo đánh giá/ nhận định theo các yêu cầu về giam sát tài

chính quốc gia...).Thứ tư, quy định rõ trách nhiệm của các chủ thể/ đối

tượng thực hiện cung cấp thông tin bao gồm: Cơ quan quản lý ngành (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Uỷ Ban chứng khoán Nhà nước, Vụ quản lý bảo hiểm- Bộ Tài chính); các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán (các NHTM, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, cho thuê tài chính, các tổ chức tài chính vi mô...) của Việt Nam và tại thị trường Việt Nam; các cơ quan quản lý Nhà nước khác (Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê...).

Thứ năm, quy định rõ nội dung thông tin, kỳ hạn cung cấp thông tin theo từng chủ thể dựa trên: yêu cầu dữ liệu cho hệ thống chỉ tiêu giám sát tài chính quốc gia và chức năng, nhiệm vụ của các chủ thể theo quy định của pháp luật.

Tóm lại, từ thực trạng hoạt động giám sát tài chính của Việt Nam, tác giả đã đề xuất hệ thống các giải pháp phát triển mạng an toàn tài chính Việt Nam. Hy vọng rằng với 3 giải pháp trọng điểm: (1) “Xây dựng mô hình giám sát tài chính hợp nhất cho Việt Nam (tất nhiên cần một lộ trình phù hợp để chuyển đổi)”; (2)” Hoàn thiện khung pháp lý về giám sát và đảm bảo an toàn tài chính quốc gia”; (3)” Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ việc thu thập và xử lý thông tin trong phân tích và dự báo an toàn tài chính quốc gia” có thể góp phần phát triển hiệu quả mạng an toàn tài chính quốc gia đặc biệt là cải thiện mối quan hệ phối hợp giữa các thành viên của mạng an toàn tài chính. Từ đó, mạng an toàn tài chính có thể đảm bảo được mục tiêu là giám sát, duy trì ổn định hệ thống tài chính và ngăn ngừa khủng hoảng tại Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:1. E. Wymeersch, (2007), ‘The Structure of Financial Su-

pervision in Europe: About Single Financial Supervisors, Twin Peaks and Multiple Financial Supervisors,’ European Business Organization Law Review, 8 (2007) pp. 237-306.

2. Peter Hayward (2009), Dự án TA 7087 VIE: Hỗ trợ Phát triển Thị trường vốn và Nâng cao Năng lực cho khu vực tài chính: Cơ cấu thanh tra giám sát, ADB Report

3. Claudio Borio (2003), Hướng tới một khuôn khổ an toàn vĩ mô cho việc điều tiết và giám sát tài chính, BIS Re-port (WP/03/128).

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Chuyên thông tin thanh hanh đông trong giam sat tai chinh.

Hê thông thông tin giam sat tai chinh quôc gia.

Mô hinh cung câp dư liêu cho HTTTGSTC.

Page 7: Bao Hiem Tien Gui

Số 17 / Tháng 06 - 201112 13www.div.gov.vn

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

1. Luật Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) đã được đưa vào Chương trình xây dựng pháp luật một vài năm nay và vì vậy đã có không ít các nghiên cứu, các bài báo, các ý kiến phát biểu trên các diễn đàn về vấn đề này.

Dự thảo luật BHTG đang được chuẩn bị trong một thời điểm đáng chú ý, đó là thời điểm thế giới vẫn chưa thoát khỏi cuộc khủng khoảng tài chính có tính chất toàn cầu hiện nay. Khủng khoảng tài chính hiện tại buộc người ta, dù có phải là nhà nghiên cứu, nhà đầu tư hay không, phải quan tâm hàng ngày tới các chỉ số chứng khoán, ngoại hối, thông tin về các tổ chức tài chính sụp đổ, thông tin về các tập đoàn kinh tế lớn sụp đổ, sát nhập, mua lại, các chính sách “cứu hộ” mà các quốc gia đưa ra…

BHTG là một trong những giải pháp có tính chất thông lệ chung cho thị trường tài chính trên thương trường quốc tế. Nó càng cần thiết hơn khi thị trường tài chính đang gặp khó khăn như hiện nay. Đúng như tác giả Mai Hương đã nhận định: “Thị trường không còn lạ với việc, cứ vài ngày, Tổng công ty BHTG liên bang Mỹ (FDIC) lại thông báo cơ quan này vừa đóng cửa thêm vài ngân hàng. Tính đến đầu tháng 6/2010, FDIC đã phải chi 10,6 ty USD để xử lý 81 ngân hàng đổ vỡ”.

Chính vì vậy, hoàn thiện một cơ sở pháp lý theo các thông lệ tốt nhất về BHTG cần được coi là một trong các giải pháp không thể thiếu đối với

một thị trường tài chính phát triển bền vững.

2. Bảo hiểm mới được người dân Việt Nam quan tâm trong khoảng 20 năm gần đây bởi nền kinh tế tập trung không phải là cơ hội cho hoạt động bảo hiểm phát triển.

BHTG ở Việt Nam được chính thức bắt đầu nghiên cứu từ khoảng năm 1994, 1995 với sự hỗ trợ của ADB và GTZ cộng hòa liên bang Đức. Kết quả các nghiên cứu đó là tiền đề để BHTG ra đời và hoạt động từ năm 1999.

Tuy nhiên, cho đến nay không phải hầu hết người Việt Nam đều biết đến vấn đề này, ngay cả những người gửi tiền tại các tổ chức tín dụng. Khoảng năm 2005, Bộ Tư pháp có tổ chức một hội nghị Pháp chế tại Sầm Sơn, Thanh Hóa. Tại Hội nghị, đại diện BHTG VN đã giới thiệu về hoạt động BHTG. Rất nhiều người đã hoàn toàn ngỡ ngàng về việc tiền gửi của họ đang được bảo hiểm.

Tình hình hiện nay đã khác đi ít nhiều. Đã có một số hoạt động giới thiệu về BHTG trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các điểm nhận tiền gửi đã niêm yết thông tin về BHTG ngay tại quầy. Vì rất nhiều lý do, không phải người dân nào cũng ý thức về việc tìm hiểu về quyền lợi của họ, vì vậy việc niêm yết tỏ ra chưa thật hiệu quả. Thông tin chắc chắn mà họ quan tâm là lãi suất mà họ nhận được.

Theo “Bộ nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống BHTG hiệu quả của

của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng và Hiệp hội BHTG quốc tế”, trách nhiệm thông tin đến công chúng được ghi nhận trong nguyên tắc số 12 với tên gọi “Nâng cao nhận thức công chúng”.

3. Bảo hiểm tiền gửi là gì? Đây không còn là câu hỏi quá khó

khăn đối với giới nghiên cứu chuyên nghiệp, bởi theo các tài liệu đã đước xuất bản tại Việt Nam, lịch sử bảo hiểm thế giới đã có gần 200 năm kể từ khi “Chương trình bảo hiểm trách nhiệm ngân hàng” được triển khai tại New York vào năm 1829 . Tuy nhiên, đối với đại bộ phận dân chúng Việt Nam đây là vấn đề đang trong thời kỳ “nhập môn”, vì vậy cũng sẽ không là vấn đề đơn giản đối với các đại biểu Quốc hội.

4. Khác với bảo hiểm thương mại, Bảo hiểm tiền gửi ngày nay đều thuộc về bảo hiểm bắt buộc, nhưng không giống như các loại hình bảo hiểm bắt buộc khác như bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội….

Nguyên tắc “Bắt buộc tham gia Bảo hiểm tiền gửi” là nguyên tắc số 8 theo “Bộ nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống BHTG hiệu quả của của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng và Hiệp hội BHTG quốc tế”.

“Chỉ thị về hệ thống bảo đảm cho người gửi tiền” của Cộng đồng Châu Âu quy định tất cả các tổ chức tín dụng hoạt động tại Châu Âu phải là

TS. Nguyễn Am Hiểu Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự kinh tế - Bộ Tư pháp

Số 17 / Tháng 04 - 201112

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

thành viên của một hoặc nhiều hệ thống bảo đảm cho người gửi tiền. Nếu vi phạm quy định này, nhà nước thành viên của EU mà tổ chức tín dụng có trụ sở phải có chế tài cưỡng bức và việc sử phạt có thể dẫn tới việc rút giấy phép của tổ chức tín dụng. Quy định tương tự như vậy đã được áp dụng khá phổ biến ở các nước trên thế giới. Ngoại lệ về vấn đề này có lẽ chỉ còn áp dụng đối với tín dụng vi mô.

5. Mục đích của BHTG là gì? Nhìn vào tên gọi của vấn đề có thể

nhận ra rõ ràng mục đích đầu tiên của BHTG là bảo vệ người gửi tiền. Mục đích này là tuyên ngôn của mọi tổ chức BHTG hiện nay, trong đó có Việt Nam. Chỉ thị của Cộng đồng Châu Âu gọi rõ tên của hệ thống là “Hệ thống bảo đảm cho người gửi tiền”. “Bộ nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống BHTG hiệu quả của của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng và Hiệp hội BHTG quốc tế” xác định mục đích của BHTG là thực hiện “mục tiêu chính sách công” bao gồm duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính và bảo vệ người gửi tiền.

Theo PGS.TS. Nguyễn Như Phát – Viện trưởng Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, mục đích của BHTG cần được hiểu cũng là bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. PGS.TS. Nguyễn Như Phát cho rằng pháp luật Việt Nam đang ít quan tâm đến bảo vệ người tiêu dùng sử dụng dịch vụ tài chính và khuyến nghị cần sớm xây dựng Luật BHTGvì cho rằng người gửi tiền chiếm phần lớn người tiêu dùng sử dụng dịch vụ tài chính .

6. Tuy không phải là mục đích đầu tiên, nhưng quan trọng nhất và là cơ sở cho sự ra đời của BHTG chính là mục đích góp phần vào sự an toàn của hệ thống tài chính.

Với ảnh hưởng to lớn của hệ thống tài chính đối với sự phát triển kinh tế và xã hội, với nguy cơ rủi ro hệ thống rất cao của hệ thống tài chính nên hoạt động tài chính cần rất nhiều công cụ giám sát và hỗ trợ, trong đó có BHTG. Về vấn đề này ở Việt Nam đã có khá nhiều nghiên cứu, trong đó đáng chú ý là các nghiên cứu của

Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và BHTG Việt Nam. Trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng không ít các phát biểu về vấn đề này .

Trong tài liệu về “Chỉ thị về hệ thống bảo đảm cho người gửi tiền” của Cộng đồng Châu Âu người ta đã rút ra kết luận: “Bảo đảm tiền gửi là cấu phần quan trọng của việc hoàn thiện thị trường nội địa và là sự bổ sung không thể từ chối của hệ thống giám sát tài chính đối với các tổ chức tín dụng, vì nó đạt được sự đoàn kết giúp đỡ của tất cả các tổ chức tín dụng trong một địa bàn tài chính trong trường hợp có sự rơi rụng của một trong các tổ chức tín dụng” .

7. Ngoài hai mục đích trên, BHTG còn có mục đích xây dựng và bảo vệ niềm tin. Trong một xã hội văn minh, an sinh xã hội và niềm tin của con người càng được coi trọng. Hầu như tất cả các hoạt động bảo hiểm đều xuất phát từ nhu cầu xây dựng và bảo vệ niềm tin. Ngay trong bảo hiểm thương mại, người mua bảo hiểm không mong mỏi xảy ra sự kiện bảo hiểm mà chỉ mong tạo ra sự yên tâm, nếu không may sự kiện bảo hiểm xảy ra thì hoàn cảnh của họ không bị thay đổi nhiều.

Nhiều chuyên gia của Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á đã phát biểu tại các diễn đàn của Việt Nam đại ý rằng: khi người dân mang tiền đến gửi tại các tổ chức tín dụng, họ thường hình thành một niềm tin vào hệ thống tài chính, vì cho rằng có sự bảo đảm của Chính phủ đằng sau các tổ chức tín dụng, mặc dù các tổ chức tín dụng hoạt động độc lập và tự chịu trách nhiệm.

Điều đó có thể hiểu được vì (i). chỉ tổ chức tín dụng mới được quyền nhận tiền gửi, (ii). hoạt động của các tổ chức tín dụng luôn chịu sự giám sát chặt chẽ của cơ quan giám sát tín dụng (hoặc tài chính), (iii). Ngân hàng trung ương dù có hoạt động độc lập hay trực thuộc Chính phủ đều sử dụng quyền lực công mà pháp luật giao cho để can thiệp trực tiếp vào hoạt động của các tổ chức tín dụng bằng các công cụ tiền tệ. Tác giả Thúy

Sen hoàn toàn có lý trong bài “Bảo hiểm tiền gửi và chuyện ‘giải cứu niềm tin’ khi đổ vỡ tín dụng” .

8. Khi xây dựng Luật BHTG, một vấn đề rất lớn đáng quan tâm là việc lựa chọn mô hình BHTG. Chưa phải là tất cả, các nghiên cứu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và BHTG Việt Nam đã cung cấp thông tin khá đầy đủ về các mô hình BHTG trên thế giới, chỉ ra các ưu điểm cũng như hạn chế của mỗi mô hình.

Một số nhà nghiên cứu độc lập như TS. Lê Xuân Nghĩa, TS. Võ Trí Thành, PGS. TS. Đinh Dũng Sỹ… cũng đã phát biểu quan điểm của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng mà mọi người đều có thể truy cập được.

Một nhận xét khá phổ biến được rất nhiều người tán đồng hiện nay (cả người Việt Nam và người nước ngoài) là hầu hết các đạo luật của Việt Nam không có được “giá trị trường tồn” như mong muốn, luôn cần được sửa đổi, bổ sung. Việc sửa đổi, bổ sung để cập nhật với thực tiễn là rất tích cực. Tuy nhiên, việc thường xuyên sửa đổi bổ sung sẽ là khó khăn cho các chiến lược dài hạn của Nhà nước cũng như của mọi người dân và doanh nghiệp. Pháp luật không được lạc hậu, nhưng cũng cần phải ổn định và có tính dự báo.

Để đạt được sự ổn định và tính dự báo, việc lựa chọn mô hình là rất quan trọng. Các tiêu chí sau đây nên được quan tâm khi quyết định lựa chọn mô hình BHTG:

Thứ nhất, việc lựa chọn mô hình phải đặt trong bối cảnh Việt Nam đã có tổ chức BHTG hoạt động hơn 10 năm. Sự ra của BHTG Việt Nam là kết quả của các nghiên cứu chính thức do Nhà nước thực hiện. Mặc dù chưa lớn và hoạt động chưa lâu nhưng về cơ bản BHTG Việt Nam đã được lựa chọn theo hướng mô hình một tổ chức tài chính nhà nước độc lập tương đối và đang được củng cố theo xu hướng tích cực. Vì vậy, việc lựa chọn mô hình cần tiếp tục phát triển mô hình hiện tại và đáp ứng các dự báo cho tương lai.

Thứ hai, cũng như các hoạt động bảo hiểm khác, BHTG không phải là

13www.div.gov.vn

MỘT VÀI VẤN ĐỀVỀ XÂY DỰNG LUẬT BẢO HIỂM TIỀN GỬI

(xem tiếp trang 17)

Page 8: Bao Hiem Tien Gui

Số 17 / Tháng 06 - 201114 15www.div.gov.vn

Sớm ban hành Luật BHTG – ích nước lợi dân

Luật BHTG đã được đưa vào chương trình xây dựng luật của Quốc hội đúng vào thời điểm cả thế giới chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính với sự sụp đổ của nhiều ngân hàng, tổ chức tài chính, tập đoàn kinh tế lớn.

Theo ông Kiều Đình Thụ, trong đời sống kinh tế, không có lĩnh vực nào nhạy cảm bằng tiền tệ tài chính, do đó giữ vững an ninh tài chính là vô cùng quan trọng. Hơn thế nữa, BHTG là lĩnh vực đụng đến lợi ích của hầu hết người dân bởi người này người kia đều tích cóp gửi tiết kiệm bù đắp cho cuộc sống. Đây cũng là hoạt động liên quan đến loại hình kinh doanh đặc biệt – hoat động ngân hàng - nên đòi hỏi phải có luật điều chỉnh để đảm bảo an ninh tiền tệ của đất nước cũng như lợi ích của cộng đồng, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và nhân dân.

Bà Dương Thu Hương – Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho rằng, hoạt động BHTG liên quan tới nhiều cơ quan quản lý Nhà nước “thì phải điều chỉnh bằng luật, chứ nghị định không đúng tầm. Phải có luật để đảm bảo quyền lợi của nhân dân và dân tin hơn khi có luật, từ đó cũng nâng được vị thế của hoạt động BHTG”.

Trên thực tế, hầu hết các nước có hệ thống BHTG, Luật BHTG thường

ra đời trước khi tổ chức BHTG đi vào hoạt động, theo TS. Tô Ngọc Hưng – Giám đốc Học viện Ngân hàng “Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng, chính vì vậy không có lý do gì mà chúng ta đứng ngoài thông lệ quốc tế. Cần sớm có một đạo luật riêng để chi phối hoạt động BHTG là tất yếu”.

Làm rõ địa vị pháp lý của tổ chức BHTG – tiền đề để Luật BHTG nhanh chóng đi vào cuộc sống

BHTGVN là tổ chức thay mặt Chính phủ bảo vệ người gửi tiền, thực thi chính sách BHTG. Chính sách BHTG đi vào cuộc sống nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào việc làm rõ địa vị pháp lý của tổ chức BHTG trong Luật. Nhiều ý kiến cho rằng, tổ chức BHTG cần phải được độc lập tương đối với cơ quan quản lý Nhà nước, đồng

Luật Bảo hiểm tiền gửi NHỮNG LỢI ÍCH CHO NHÂN DÂN, DOANH NGHIỆP VÀ NHÀ NƯỚC

“Trong việc xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường

định hướng XHCN có nội dung rất quan trọng là những thể chế về

tài chính ngân hàng. Cách đây 12 năm, Chính phủ ban hành Nghị

định về hoạt động Bảo hiểm tiền gửi, sau đó quyết định thành lập

bộ máy quản lý tổ chức Bảo hiểm tiền gửi. Hiện nay, sự phát triển

nền kinh tế cho thấy có nhiều vấn đề cần xem xét, bổ sung, hoàn

thiện để có định chế về BHTG phù hợp với điều kiện phát triển nền

kinh tế của đất nước trong giai đoạn mới, đặc biệt trong thời kỳ

hội nhập...” – Ông Kiều Đình Thụ - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã nhận định như vậy tại hội

thảo “Cơ sở, định hướng xây dựng dự án Luật BHTG” diễn ra tháng

3/2011. BHTG là lĩnh vực còn khá mới mẻ ở Việt Nam, do đó, những

ý kiến của các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia tại hội thảo được xem là thông tin quan

trọng để cơ quan soạn thảo tham khảo trong quá trình xây dựng

Luật BHTG.

Có ý kiến cho rằng chi BHTG đôi với đồng Viêt Nam, nhưng luật phap cho phép cac ngân hang nhận ngoại tê, tức la giao dịch hợp phap thi tại sao không bảo hiêm đôi với ngoại tê? Sự binh đẳng ở đây la như thế nao?

Dưới góc đô la tai sản người dân thi ngoại tê cũng phải được bảo hiêm chứ!

(Ông Nguyễn Văn Phúc – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội)

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

thời, Luật cần bổ sung các chức năng nhiệm vụ cho tổ chức này so với quy định hiện hành.

“Độc lập ở đây có nghĩa là độc lập tương đối, chúng ta nên, tham khảo các quốc gia có hệ thống bảo hiểm tiền gửi phát triển như Đài Loan, Hàn Quốc. Ở các nước này, tổ chức BHTG đều được độc lập tương đối, cơ quan quản lý nhà nước chỉ thay mặt Chính phủ quản lý về một số lĩnh vực” – bà Dương Thu Hương đề nghị.

Liên quan tới sự độc lập tương đối của tổ chức BHTG, ông Nguyễn Văn Phúc – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, đã có nhiều thiết chế được ra đời bằng các đạo luật, rồi sau đó hoạt động độc lập. Ở nước ta cũng bắt đầu có những thiết chế như vậy. Ví dụ: Kiểm toán Nhà nước do Quốc hội thành lập nhưng không phải là cơ quan của Quốc hội hay Chính phủ mà là tổ chức hoạt động độc lập. “Tôi thấy BHTG cũng có thể nghiên cứu như một thiết chế độc lập hoạt động theo luật, đương nhiên là có sự quản lý nhà nước nhưng mức độ quản lý như thế nào để đảm bảo tính độc lập tương đối của tổ chức này là điều cần phải bàn” – ông Phúc nhấn mạnh.

Ông Kiều Đình Thụ “chốt” lại: “Các ý kiến đều thống nhất tổ chức

BHTG cần có tính độc lập tương đối. Có ý kiến cho rằng đây là tổ chức sự nghiệp, ý kiến khác cho rằng đây là doanh nghiệp mà thực chất là Tổng công ty 91 do Chính phủ thành lập. Có ý kiến cho rằng BHTG là tổ chức có mô hình như tổng công ty nhưng Nhà nước giao cho một số chức năng được “lấy ra” từ Nhà nước, do đó có đặc thù, có sự kết hợp hài hòa giữa tính chất quản lý Nhà nước với hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó đặt ra vấn đề địa vị pháp lý, phương thức hoạt động, thẩm quyền của tổ chức này cần được làm rõ trong Luật”.

Với cách đặt vấn đề như trên, có thể thấy “Luật BHTG là một đạo luật khó” – bởi nói như TS. Dương Thu Hương – “Vai trò của tổ chức BHTG là bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, sâu xa là đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, và hơn nữa là bảo vệ chính thể XHCN ở Việt Nam”.

Xuất phát từ vai trò ngày càng lớn của tổ chức BHTG ở Việt Nam, PGS. TS. Đinh Dũng Sỹ - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật – Văn phòng Chính phủ đề xuất: “Dù tên gọi của tổ chức là gì thì địa vị pháp lý của tổ chức BHTGVN trong tương lai vẫn là một định chế tài chính của Nhà nước có chức năng bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, đảm bảo an toàn của hệ thống ngân hàng và các định chế tài chính khác”. Theo ông Sỹ, BHTG cần được tổ chức theo mô hình giảm thiểu rủi ro – mô hình tiên tiến và phổ biến trên thế giới hiện nay. Theo mô hình này, tổ chức BHTG được trao những quyền hạn và phạm vi hoạt động rộng lớn hơn. Ngoài nhiệm vụ bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người gửi tiền, tổ chức BHTG theo mô hình giảm thiểu rủi ro còn tham gia cùng với các cơ quan

Nhà nước và Ngân hàng trung ương vào hoạt động giám sát và đánh giá rủi ro của các ngân hàng và các định chế tài chính khác, góp phần bảo đảm sự an toàn và hoạt động bình thường của hệ thống tài chính – tiền tệ quốc gia; tạo sự công bằng và động lực cạnh tranh lành mạnh cho các tổ chức tham gia BHTG thông qua cơ chế tính phí bảo hiểm trên cơ sở định mức tín nhiệm; tiếp nhận xử lý và thu hồi nợ đối với các tổ chức tham gia BHTG bị phá sản; được trao các nghiệp vụ kinh doanh, đầu tư nhằm bảo toàn phát triển vốn ban đầu cũng như tăng cường sức mạnh tài chính, hạn chế sử dụng ngân sách Nhà nước; thực hiện hiệu quả các mục tiêu chính sách công như phòng tránh có hiệu quả những đổ vỡ dây chuyền hoặc khủng hoảng tài chính; khuyến khích tiết kiệm, tăng trưởng tín dụng, góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Hạn mức chi trả cần phải tăng lên vi thu nhập quôc dân tinh theo đầu người đã tăng lên nhiều.

Phi BHTG cần tinh theo mức đô rui ro, rui ro it phi BHTG thâp va ngược lại.

(Ông Kiều Đình Thụ - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ)

Luật BHTG cần đảm bảo kế thừa cac quy định còn phù hợp cua Nghị định 89 va 109 về BHTG. Luật cần chi tiết, đưa đầy đu nôi dung cần thiết đê đảm bảo cho tổ chức BHTG hoạt đông hiêu quả, giải quyết được môt cach hê thông nhưng hạn chế hiên nay. Luật cần quy định xây dựng tổ chức BHTG đôc lập cần thiết, có đu thẩm quyền va năng lực tai chinh đê thực hiên hiêu quả chinh sach BHTG; đồng thời ap dung cac chuẩn mực quôc tế về BHTG va quản trị rui ro.

(Ông Bùi Khắc Sơn Tổng giám đốc BHTGVN)

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Số 17 / Tháng 04 - 201114 15www.div.gov.vn

Luật Bảo hiểm tiền gửi NHỮNG LỢI ÍCH CHO NHÂN DÂN, DOANH NGHIỆP VÀ NHÀ NƯỚC

Thúy Sen – Mai Hương

Page 9: Bao Hiem Tien Gui

Số 17 / Tháng 06 - 201116 17www.div.gov.vn

HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG-BẢO HIỂM

Nhóm nghiên cứu Phòng Giám sát I

Với kết quả tính toán hệ số beta ngành quý 4 chúng tôi có một số nhận xét như sau: Tính đến ngày 31/12/2010, thị trường chứng khoán Việt Nam có

659 công ty niêm yết, trong đó chỉ có 328 mã chứng khoán có đủ 2 năm dữ liệu giá và có đầy đủ thông tin về ngành đăng tải trong bảng cáo bạch.

Nhiều ngành có ít công ty đại diện: 3/49 ngành chỉ 1 công ty đại diện, 4/49 ngành chỉ có 4 công ty đại diện, 1/49 ngành có 2 và 3 công ty đại diện v.v. Các ngành có số công ty đại diện lớn nhất là: Bán buôn và chuyên doanh khác (54 công ty), Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác (51 công ty), Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng (44 công ty), Sản xuất chế biến thực phẩm (47 công ty), Hoạt động kinh doanh bất động sản (24 công ty), Kho bãi và các hoạt động hỗ trợ cho vận tải ( 33 công ty)…

Ngành Môi giới hợp đồng hàng hóa và chứng khoán với hệ số beta ngành rất lớn (2.01). Hê số beta ngành cao là do hệ số beta các công ty có hoạt động chính trong ngành (100% doanh thu trong ngành) cao như HPC (1.88) BVS (2.14). Ngoài ra, mặc dù các công ty đại diện khác có tỷ trọng doanh thu trong ngành này thấp hơn nhưng có hệ số beta cao như: SSI (1.68), KLS (1.79). Tuy vậy, ngành này chỉ hiện tại chỉ có 5 công ty đại diện, do vậy hệ số beta có thể chưa phản ánh đúng mức độ rủi ro của toàn ngành.

Có 19/49 ngành có hệ số beta lớn dao động từ 1.20 – 1.54. Trong đó, có một số ngành có số lượng lớn công ty tham gia như ngành hoạt động kinh doanh bất động sản (1.54) với 22 công ty, xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng (1.26) với 28 công ty, buôn bán chuyên doanh khác với 54 công ty ( 1.25). Điều này phản ánh trong thời gian

gần đây (từ 31/12/2008 – 31/12/2010) có sự biến động lớn về giá cổ phiếu của các ngành này. Tuy nhiên, một số ngành có hệ số beta lớn trong nhóm lại có rất ít các công ty tham gia như: hoạt động trung gian tiền tệ khác với 01 công ty (Công ty tài chính PVF) với hệ số beta 1,42 ; dịch vụ vệ sinh nhà cửa, công trình (1.46) có 1 công ty.

Một số ngành có hệ beta thấp dao động từ 0.52-0.88 như: ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính và sản phẩm quang học có 4 công ty tham gia ( 0.76); sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu (0.85) với 4 công ty; ngành bảo hiểm, tái bảo hiểm và bảo hiểm xã hội (0.88) với 4 công ty.

Phần lớn các ngành có hệ số beta dao động quanh hệ số thị trường, phản ánh mức độ rủi ro tương đương với mức độ rủi ro của thị trường. Cụ thể: có 19/46 ngành có hệ số beta dao động trong khoảng từ 0.93 đến 1.2. Trong đó, một số ngành có số lượng công ty tham gia trong ngành lớn như: ngành sản xuất chế biến thực phẩm (1.08) với 47 công ty;sản xuất sản xuất từ khoáng phi kim loại khác (1.02) với 48 công ty;xây dựng chuyên dụng (1.09) với 51 công ty; vận tải đường thủy với 18 công ty (1.18)

Đối với các ngành về tài chính, ngoại trừ ngành Môi giới hợp đồng hàng hóa và chứng khoán có hệ số beta 2,01đã phân tích ở phần trên, các ngành khác có hệ số beta cao hơn so với hệ số thị trường như: Hoạt động dịch vụ tài chính (1.24); hoạt động tài chính khác (1.48). Riêng ngành bảo hiểm, tái bảo hiểm, bảo hiểm xã hội có hệ số beta là 0.88 thấp với hệ số thị trường. Tuy vậy, ngành này chỉ có 4 công ty đại diện, do đó hệ số beta có thể chưa phản ánh đúng mức độ rủi ro của toàn ngành.

HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG-BẢO HIỂM

HỆ SỐ BETA NGÀNH QUÝ IV/2010

STT Tên Ngành Beta ngành Mã Ngành1 Nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan 2 Khai thác, nuôi trồng thuỷ sản 3 Khai thác than cứng và than non 4 Khai thác quặng kim loại 5 Khai khoáng khác 6 Sản xuất chế biến thực phẩm 7 Sản xuất đồ uống 8 Dệt 9 Sản xuất trang phục 10 Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện 11 Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy 12 In, sao chép bản ghi các loại 13 Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế 14 Sản xuất hóa chất và sản phẩm hoá chất 15 Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu 16 Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic 17 Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác 18 Sản xuất kim loại 19 Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị)20 Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học 21 Sản xuất thiết bị điện 22 Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu 23 Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế 24 Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị 25 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí 26 Xây dựng nhà các loại 27 Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng 28 Hoạt động xây dựng chuyên dụng 29 Bán, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác 30 Bán buôn đồ dùng gia đình 31 Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy 32 Bán buôn chuyên doanh khác 33 Bán buôn kim loại và quặng kim loại 34 Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng 35 Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu 36 Vận tải đường sắt, đường bộ và vận tải đường ống 37 Vận tải đường thuỷ 38 Kho bãi và các hoạt động hỗ trợ cho vận tải 39 Hoạt động xuất bản 40 Hoạt động dịch vụ tài chính (trừ bảo hiểm và bảo hiểm xã hội) 41 Hoạt động trung gian tiền tệ khác 42 Bảo hiểm, tái bảo hiểm và bảo hiểm xa hội ( trừ bảo đảm xã hộ bắt buộc) 43 Hoạt động tài chính khác 44 Môi giới hợp đồng hàng hóa và chứng khoán 45 Hoạt động kinh doanh bất động sản46 Hoạt động kiến trúc; kiểm tra và phân tích kỹ thuật47 Hoạt động dịch vụ vệ sinh nhà cửa, công trình và cảnh quan48 Giáo dục và đào tạo49 Hoạt động thể thao, vui chơi và giải trí

01030507081011131416

171819202122232425262728313335

414243454644654664662466346694950525864641965

6666126871818593

0.931.151.141.061.391.080.731.211.171.64

1.080.971.760.950.521.201.091.591.370.761.280.851.201.131.00

1.461.641.261.581.081.141.252.011.332.111.111.181.210.941.241.420.88

1.482.011.541.341.461.431.34

“fast food”. Tất cả các tổ chức BHTG tốt nhất hiện nay đều đã có những thời gian cần thiết để phát triển và tích lũy, tiến tới có thể thực hiện được mục tiêu của mình. Vì vậy, mặc dù là tổ chức tài chính nhà nước, mô hình BHTG nên chọn phải có khả năng tự phát triển chủ yếu trên cơ sở đóng góp của các tổ chức tín dụng (phí bảo hiểm) và các công cụ phát triển của BHTG.

Thứ ba, các nhận định chung đều cho thấy gánh nặng quá lớn của tài

chính công. Các chương trình cắt giảm đầu tư công cũng như giảm chi phí công đang được tính đến. Điều đó cũng đã được thể hiện trong Nghị quyết số 11/NQ – CP, ngày 24 tháng 02 năm 2011 Về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Vì vậy không nên chọn một mô hình gây ra một gánh nặng thêm cho đầu tư công.

Thứ tư, cũng như các hoạt động bảo hiểm khác, BHTGchỉ có thể thành

công nếu được thực hiện theo các thông lệ chung phổ biến tốt nhất bởi các sản phẩm bảo hiểm ra đời đều cần một thời gian thực tế kiểm nghiệm và điều chỉnh. Vì vậy, việc chọn mô hình cần được tham khảo kinh nghiệm quốc tế tốt nhất, nhất là các mô hình đã tham gia giải quyết hiệu quả hai cuộc khủng khoảng tài chính gần đây nhất là cuộc khủng khoảng tài chính Châu Á năm 1998 và cuộc khủng khoảng tài chính hiện nay.

(tiếp trang 13)MỘT VÀI VẤN ĐỀ...

(Tinh đến ngay 31/12/2010)

Ghi chú:1)Hệ số beta ngành được tính theo phương pháp “fullinformation industry beta”.2) Dữ liệu được tính toán trong bản báo cáo này được thu thập thông tin từ Reuters và UBCKNN.3) Tên ngành, mã ngành được phân dựa trên quyết định 337/QD-BKH năm 2007.

4) Hệ số beta ngành thể hiện mức độ tỷ suất sinh lời của cổ phiếu dao động cùng chiều hoặc ngược chiều so với tỷ suất sinh lời của thị trường.

Beta > 1 có nghĩa khi tỷ suất sinh lời của thị trường tăng hoặc giảm thì tỷ suất sinh lời của cổ phiếu tăng hoặc giảm cùng chiều với biên độ lớn hơn. Ví dụ beta ngành Hoạt động kinh doanh bất động sản là 1.54 có nghĩa là khi thị trường (Vn-Index) biến động tăng 10% thì biến động giá của các cổ phiếu trong ngành này tăng 15.4%. Những ngành có hệ số beta lớn hơn 1 thể hiện khả năng tạo được một tỷ suất sinh lợi cao hơn, nhưng cũng đồng thời tiềm ẩn rủi ro cao hơn.

Beta =1 có nghĩa độ biến động của tỷ suất sinh lời của các cố phiếu trong ngành tương đương với độ biến động của thị trường.

5) Do điều kiện hạn chế, hiện tại hệ số beta chỉ có tính chất tham khảo.

Page 10: Bao Hiem Tien Gui

Số 17 / Tháng 06 - 201118 19www.div.gov.vn

HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG-BẢO HIỂM HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG-BẢO HIỂM

Bài học rút ra từ “SỰ KIỆN LIÊN NGHĨA”

Phan Thị Xuân NgaPhòng Nghiệp vụ I - BHTGVN

Chi nhánh khu vực TP.HCM

Sự cố rút tiền hàng loạt tại QTD Liên Nghĩa và hành động của BHTGVN Chi nhánh khu vực TP.HCM

QTD Liên Nghĩa là một trong 10 QTD có quy mô lớn nhất nước, xếp hạng thứ 3 trên tổng 125 QTD thuộc địa bàn BHTGVN Chi nhánh TP.HCM quản lý với tổng nguồn vốn huy động gần 300 tỷ đồng, lãi kinh doanh hàng năm đều dương, lãi năm sau cao hơn năm trước, dao động trên dưới 4 tỷ đồng/năm.

Ngày 21/2/2011 sau khi QTD Liên Nghĩa có sự thay đổi nhân sự thì đến ngày 22/2/2011 tại QTD bắt đầu có hiện tượng khách hàng đến rút tiền gửi tiết kiệm trước hạn. Theo “Báo cáo kết quả công tác đột xuất tại QTDND Liên Nghĩa, tỉnh Lâm Đồng”và Báo Lâm Đồng online ngày 11/3/2011, tính từ ngày 22/2/2011 (ngày xụất hiện tin đồn thất thiệt) đến ngày 14/3/2011 đã có 517 lượt khách hàng đến rút tiền gửi trước hạn với tổng số tiền trên 64 tỷ đồng. Trong ngày cao điểm (14/3), đã có đến 174 khách hàng đến rút tiền trước hạn. Khi được hỏi nguyên nhân, nhiều khách hàng cho biết họ nghe thông tin quỹ sắp đổ bể nên phải nhanh chóng đi rút tiền.

Chiều ngày 14/3/2011, ngay sau khi nhận được Văn bản số 210/NHNN-LAĐ2 ngày 11/3/2011 từ NHNN Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng về việc xảy ra

tại QTDND Liên Nghĩa, Ban Giám đốc BHTGVN Chi nhánh khu vực TP.HCM cùng với lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ 2 Chi nhánh đã mở cuộc hợp khẩn vàthống nhất nội dung sau:- Sự việc xảy ra tại QTD Liên Nghĩa là do tin đồn thất thiệt nên phương án giải quyết là “dùng thông tin bác bỏ thông tin thất thiệt”;- Theo dõi sát diễn biến tại QTD, báo cáo nhanh về Trụ sở chính BHTGVN, cùng các phòng ban có liên quan lên phương án xử lý phù hợp.

Sau khi cuộc họp kết thúc, Ban Giám đốc đã báo cáo nhanh tình hình diễn biến tại QTD Liên Nghĩa về Trụ

sở chính BHTGVN, đồng thời cử ngay Đoàn công tác gồm 7 thành viên do ông Dương Quốc Long – Phó giám đốc Chi nhánh BHTGVN khu vực TP.HCM làm Trưởng đoàn trực tiếp xuống nắm bắt tình hình và triển khai các giải pháp phù hợp tại QTD Liên Nghĩa.

Ngay khi đến Lâm Đồng, sáng 15/3/2011, đại diện Đoàn công tác BHTGVN Chi nhánh khu vực TP.HCM đã tham dự ngay cuộc họp liên tịch, gồm đại diện UBND tỉnh, NHNN Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng và dãnh đạo QTD Liên Nghĩa. Căn cứ vào các báo cáo, biên bản làm việc của cơ quan chức năng địa phương về hoạt động của QTD Liên Nghĩa, Đoàn công tác đã có cuộc họp nội bộ, thống nhất phương án xử lý như sau:

1. Cung cấp thông tin chính xác đến người gửi tiền, bác bỏ tin đồn thất thiệt, trấn an khách hàng ngay tại trụ sở và phòng giao dịch QTD Liên Nghĩa.

2. Khẳng định với người gửi tiền về chính sách bảo hiểm tiền gửi: “Tiền gửi của người gửi tại QTD Liên Nghĩa được Chính phủ bảo vệ thông qua BHTGVN”. Khẩu hiệu này được làm thành pa – nô và treo tại Hội sở chính và Phòng giao dịch của Quỹ.

3. Phối hợp với cơ quan thông tấn báo chí có lượng phát hành lớn như Vietnamnet, Thanh niên, Tiền Phong,...để đăng tải, cung cấp thông tin trung thực về tình hình hoạt động của QTD Liên Nghĩa. Nội dung thông tin cũng được đăng tải trên website của BHTGVN,

Trong những ngày từ 15/3 đến 18/3, quán triệt chủ trương trên, các cán bộ của BHTGVN Chi nhánh khu vực TP.HCM luôn túc trực tại Quỹ Liên Nghĩa, tích cực tiếp cận và chủ động

Sự kiện Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) Liên Nghĩa được xem là một “dẫn chứng sống” khẳng định vai trò của BHTGVN đối với người gửi tiền và những tổ chức huy động tiền gửi.

“Hoạt đông cua Bảo hiêm tiền gửi Viêt Nam (BHTGVN) mang ý nghĩa an sinh xã hôi rât lớn, đó la duy tri lòng tin cua người dân đôi với hê thông ngân hang cũng như Chinh phu Viêt Nam” (Trich dẫn nôi dung bai viết “Phat huy vai trò cua tổ chức BHTG trong bôi cảnh thị trường tai chinh hôi nhập” cua TS.Vũ Như Thăng -Viên trưởng Viên Chiến lược va Chinh sach tai chinh - Bô Tai chinh trên website BHTGVN ngay 09/3/2011).

trao đổi để khách hàng hiểu rõ sự thay đổi cơ cấu bộ máy của Qũy, bác bỏ thông tin Hội đồng quản trị đã ôm tiền bỏ trốn.

Kết quả nhờ “Phản ứng nhanh, phương án xử lý hợp lý”

Dựa trên số liệu từ các báo cáo nhanh hàng ngày của Đoàn công tác cho thấy hiện tượng khách hàng rút tiền hàng loạt có chiều hướng giảm dần. Sau khi Đoàn cán bộ BHTGVN xuống làm công tác “dân vận” với khách hàng gửi tiền thì ngày 14/3 từ 174 món rút tiền trước hạn, sang 15/3 chỉ có 103 món – với số tiền trên 6 tỷ; ngày 16/3 có 72 món – với số tiền gần 3 tỷ; ngày 17/3 có 42 món – với số tiền trên 4 tỷ; ngày 18/3 có 24 món – với số tiền khoảng 3 tỷ. Tại những ngày cuối tháng 3/2011, số món rút trước hạn dao động trên dưới 20 món, với số tiền khoảng 0,7 tỷ đồng. Không những thế, bắt đầu từ 18/3 tại Quỹ còn xuất hiện khách hàng đến gửi tiền, tổng số tiền huy động hàng ngày có khi trên 1 tỷ đồng. Số liệu thống kê trên cho thấy hoạt động QTD Liên Nghĩa đang dần ổn định trở lại, người dân cũng hiểu thêm về BHTGVN – cơ quan đại diện Chính phủ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.

Đối với QTD Liên Nghĩa, lãnh đạo Quỹ đánh giá rất cao vai trò của BHT-GVN trong việc giúp đỡ Quỹ kịp thời khắc phục sự cố, tránh được nguy cơ đổ vỡ có thể xảy ra. Ông La Văn Bảo - Chủ tịch Hội đồng quản trị QTD Liên Nghĩa cho biết: “Nhờ sự có mặt của BHTGVN, nhiều người dân an tâm ra về không rút tiền trước hạn - người gửi tiền không mất tiền lãi, Quỹ cũng giảm bớt gánh nặng về chi trả, dần ổn định lại hoạt động. Đây là kết quả tốt nhất cho cả đôi bên: người gửi tiền cũng như QTD”. Qua sự cố QTD Liên Nghĩa, BHTGVN tiếp tục khẳng định vai trò ngày càng quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi người gửi tiền và góp phần an toàn hoạt động hệ thống ngân hàng.

Nhắc lại sự kiện rút tiền hàng loạt tại NH Á Châu 10/2003, NHTMCP Nông thôn Ninh Bình đầu tháng 7/2005, NHTMCP Phương Nam Chi nhánh Hà Nội cuối tháng 7/2005 và đối chiếu cho thấy sự việc xảy ra các TCTD đều xuất phát từ “tin đồn thất thiệt” và đều dẫn đến tình trạng rút tiền hàng loạt. Tuy nhiên, khi các ngân hàng (NH) xảy ra sự cốrút tiền hàng loạt thì công tác “bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp người gửi tiền” của BHTGVN không hề đơn giản. Chỉ riêng nhân lực xuống làm công tác

giao tiếp khách hàng đã là vấn đề không nhỏ vì mạng lưới giao dịch NH trải rộng khắp cả nước. Nếu chỉ đề cập đến “số tiền bảo hiểm được BHT-GVN chi trả ngay” lại không thuyết phục được người gửi tiền bởi theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, hạn mức chi trả 50 triệu đồng được quy định từ 2005 đến nay đã không còn phù hợp. Theo thời gian, GDP bình quân đầu người tăng, lạm phát tăng, đồng tiền bị mất giá, rủi ro tiềm ẩn của thị trường tài chính Việt Nam khi thực hiện toàn cầu hóa kinh tế thế giới cũng tăng nhưng hạn mức chi trả BHTG vẫn không được thay đổi. Bài học kinh nghiệm

Sự cố tại QTD Liên Nghĩa – một trong 10 QTD lớn nhất cả nước, có quy mô tương đương một ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn cũ (được thành lập và hoạt động theo Nghị định 49/2000/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2000 về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại) – đã được xử lý êm thấm, quyền lợi của người gửi tiền được bảo đảm, quỹ đã trở lại hoạt động kinh doanh bình thường. Đối với riêng BHTGVN Chi nhánh khu vực TP.HCM, kết thúc chuyến công tác, nhiều bài học kinh nghiệm từ thực tiễn đã được rút ra:

Sự có mặt kịp thời cua BHTGVN góp phần gia tăng niềm tin cho người gửi tiền trước nhưng tin đồn thât thiêt

Page 11: Bao Hiem Tien Gui

Số 17 / Tháng 06 - 201120 21www.div.gov.vn

HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG-BẢO HIỂM

Về giải pháp tình huống khi xảy ra “sự cố” tại các TCTD tham gia BHTG

Giải pháp chung: - Việc nắm bắt thông tin đối với các

tổ chức tham gia BHTG phải linh hoạt và kịp thời.

- Xác định rõ nguyên nhân xảy ra sự việc tại tổ chức tài chính tham gia BHTG để từ đó có được phương án giải quyết hợp lý. Thực hiện theo dõi, giám sát và gửi báo cáo nhanh, thường xuyên về Trụ sở chính BHT-GVN để nhận sự chỉ đạo kịp thời từ Ban Lãnh đạo BHTGVN.

- Phối kết hợp chặt chẽ với NHNN tỉnh/địa phương, chính quyền địa phương nơi xảy ra sự việc để trao đổi, thống nhất phương án xử lý, phân công, phân nhiệm cụ thể.

- Cử đoàn công tác gồm những cán bộ nắm vững nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi, đặc biệt là mảng công tác tuyên truyền, hỗ trợ tài chính, chi trả, trực tiếp xuống tận nơi diễn biến sự việc triển khai công tác bảo vệ quyền lợi hợp pháp người gửi tiền.

Giải pháp cụ thểCông tác truyền thông: phải nhanh

chóng “đập tan tin đồn thất thiệt”. Thông tin phải có định hướng bởi thông tin chỉ có hiệu quả khi sử dụng đúng địa điểm, đúng thời gian.

Biện pháp tại chổ: + Treo pa- nô khẩu hiệu cam kết

của Chính phủ thông qua tổ chức BHTGVN về việc bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền tại TCTD xảy ra sự cố.

+ Phát tờ rơi đến người gửi tiền quảng bá về chức năng nhiệm vụ của tổ chức BHTG, thể hiện quyết tâm luôn sát cánh bên cạnh người gửi tiền của Đoàn công tác BHTGVN. .

+ Cán bộ BHTG túc trực tại nơi xảy ra sự việc phải tạo được sự cởi mở, chân tình để công tác “dân vận” đối với khách hàng đạt hiệu quả tối đa.

Biện pháp phối hợp: + Phối hợp với chính quyền địa

phương, cơ quan chức năng quản lý QTD vận động, tuyên truyền dân địa phương bác bỏ tin đồn thất thiệt.

+ Huy động các phương tiện thông tin đại chúng vào cuộc để nhanh chóng định hướng dư luận chung.

Xây dựng các phương án nghiệp vụ phòng trường hợp có sự cố đổ vỡ: yêu cầu QTD cung cấp số liệu, thẩm định số liệu để lên phương án xử lý nghiệp vụ như hỗ trợ tài chính, chi trả tiền bảo hiểm. BHTGVN phải thể hiện sự chủ động, sẵn sàng trong mọi tình huống nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và góp phần ổn định hoạt động hệ thống ngân hàng.

Giải pháp mang tính chiến lược đối với BHTGVN

- Công tác truyền thông: Một sự

thật là vẫn còn nhiều người dân chưa hiểu biết về BHTG. Trong quá trình tiếp xúc với khách hàng gửi tiền tại QTD Liên Nghĩa, Đoàn công tác nhận thấy nhiều người gửi tiền không biết khoản tiền gửi của họ được bảo hiểm bởi Chính phủ thông qua tổ chức BHTGVN. Điều đó có nghĩa công tác thông tin truyền thông của BHTGVN vẫn chưa đến được với từng người gửi tiền.

Ở các nước có hệ thống BHTG phát triển đều rất coi trọng công tác thông tin tuyên truyền. Bởi đó là một cách khôn ngoan để tạo lòng tin trong dân chúng, tăng cường nguồn vốn huy động cho hệ thống tài chính, tín dụng, giúp hệ thống hoạt động an toàn hiệu quả hơn. Để công tác thông tin tuyên truyền đạt hiệu quả hơn, hình ảnh của BHTGVN thực sự phổ biến rộng rãi và đi sâu vào nhận thức của người dân hơn, công tác thông tin tuyên truyền cần được tăng cường hơn nữa, chú ý đối tượng là người gửi tiền ở những nơi xa trung tâm thành phố, ít quan tâm cũng như ít có thông tin tài chính ngân hàng nói chung và sự hiện diện của BHTGVN nói riêng với tư cách là cơ quan thay mặt Chính Phủ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.

BHTGVN cần thực hiện khảo sát số lượng khách hàng gửi tiền, số dư tiền gửi VND, đối tượng khách

HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG-BẢO HIỂM

Vai trò cua BHTGVN được khẳng định trong sự cô rút tiền hang loạt

“Nếu BHTGVN quan tâm tới ý kiến của tôi thì 4 triệu kiều bào

Việt Nam trên thế giới sẽ gửi tiền nhiều hơn vào các ngân

hàng ở Việt Nam”. Đó là ý kiến của một người Việt đang sinh

sống ở nước ngoài Đỗ Nhật Anh trong việc góp ý xây dựng chính sách BHTG. Ngoài trọng

trách tạo dựng niềm tin cho người gửi tiền và góp phần đảm

bảo an toàn – lành mạnh hệ thống ngân hàng, còn ít người chưa biết tới vai trò huy động kiều hối của chính sách BHTG.

Nên chăng, các nhà hoạch định chính sách cũng cần quan tâm

đến tiếng nói của đông đảo người Việt ta ở nước ngoài để có thể điều chỉnh chính sách BHTG

cho phù hợp, góp phần thu hút tiền gửi của người dân nói

chung và kiều bào nói riêng.

Bảo hiểm tiền gửi tạo dựng niềm tin cho Việt kiều

Theo quy định hiện hành, đối tượng người gửi tiền được bảo hiểm là các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh có tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại các tổ chức tham gia BHTG. Pháp luật cũng quy định, tiền gửi của người không cư trú ở Việt Nam vẫn được bảo hiểm và được hưởng các quyền lợi như các đối tượng người cư trú tại Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc tất cả các kiều bào đều được hưởng lợi trực tiếp từ chính sách chung của Nhà nước về chế độ tiền gửi được bảo hiểm. Họ có thể hoàn toàn an tâm vì đồng tiền mồ hôi nước mắt, vất vả lao động nơi

xứ người sẽ được bảo toàn khi gửi vào các ngân hàng ở Việt Nam. Ông Đỗ Đình Chiểu – Giáo sư từng tham gia giảng dạy ở trường Đại học Paris – Pháp bộc bạch: “Từ xưa tới nay, người dân ta vẫn quan niệm, “đồng tiền đi liền khúc ruột”. Đó là vì trước đây, chưa có một chính sách nào bảo đảm cho số tiền của họ sẽ được bảo toàn nếu gửi vào một “nơi nào đó” mà không phải là rương, hòm nhà mình. Vì thế, tôi thấy đây là chính sách không những làm thay đổi thói quen lạc hậu của người dân mà còn góp phần để đồng tiền sinh lời, có lợi cho chính cá nhân họ và có lợi cho Nhà nước”. Cũng một gia đình kiều bào khác – ông bà Lưu Tắc đã sinh sống gần 20 năm trên đất Mỹ đã thẳng thắn: “Nếu không có BHTG, chúng tôi chắc chắn sẽ không gửi tiền về Việt Nam mà gửi về người nhà ở nước khác. Tôi thấy, chính sách bảo vệ tiền của người dân ở các nước phát triển được quan tâm rất nhiều. Chúng tôi thực sự vui mừng vì Việt Nam cũng đã làm được điều này”

Báo Lao động đã từng công bố việc ước tính lượng kiều hối chính thức chuyển về VN lần lượt từ 2002 qua các năm đến 2009 là: 2,1 tỉ USD; 2,7 tỉ USD; 3,2 tỉ USD; 3,8 tỉ USD ; 4,7 tỉ USD; 6 tỉ USD tỉ USD; 7,2 tỉ USD; gần 7 tỉ USD. Năm 2010, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam tăng hơn nhờ sự hồi phục của kinh tế thế giới kéo theo thu nhập của kiều bào và lao động xuất khẩu.

Bên cạnh đó, kiều hối còn là một dạng viện trợ của tư nhân cho tư nhân nên việc sử dụng rất tiết kiệm và thiết thực. Điều này cho thấy, việc thu hút kiều hối là một việc làm rất cần thiết và phải có sự chung tay của rất nhiều bộ ngành. Bên cạnh những

chủ trương của Chính phủ, của ngành ngân hàng và nhiều bộ ngành chức năng khác, duy trì niềm tin cũng thể hiện tính quyết định trong việc thu hút nguồn tiền từ ngước ngoài vào Việt Nam.

Hạn mức chi trả tiền gửi như hiện nay còn thấp

Các kiều bào tham dự triển lãm khi được hỏi về tác dụng của chính sách Bảo hiểm tiền gửi trong khủng hoảng kinh tế đều có chung nhận định: Khủng hoảng kinh tế đã chứng minh được tầm quan trọng của chính sách BHTG. Ông Lưu Tắc –Việt Kiều Mỹ cho biết: “Nếu ở Việt Nam còn xa lạ với sự đổ vỡ các ngân hàng thì ở Mỹ thời kỳ khủng hoảng, buổi sáng thức dậy lại được tin đổ vỡ ngân hàng, càng lớn càng dễ đổ vỡ nên niềm tin của người gửi tiền thực sự bị sói mòn. Giai đoạn đó, FDIC đã tăng mức chi trả bảo hiểm từ 100.000 USD lên 250.000 USD. Điều này góp phần củng cố niềm tin rất nhiều đối với người gửi tiền tại các nhà băng. Tôi không nhớ con số chính xác trong năm 2010 là bao nhiêu và cũng không nhớ FDIC phải chi trả bao nhiêu tiền cho việc BHTG, có lẽ phải hàng tỷ đô là – Vì thế, BHTG là một “cứu cánh” cho rất nhiều người có tài khoản

Việt kiều nghĩ gì về chính sách Bảo hiểm tiền gửi?

(xem tiếp trang 43)

Page 12: Bao Hiem Tien Gui

Số 17 / Tháng 06 - 201122 23www.div.gov.vn

HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG-BẢO HIỂM

Số 17 / Tháng 04 - 201122 23www.div.gov.vn

trong các ngân hàng” Người gửi tiền ở Đức cũng được

chứng kiến sự ứng phó kịp thời của Chính phủ trong việc gia tăng niềm tin công chúng trong khủng hoảng qua việc tăng hạn mức chi trả tiền gửi. Điều này đã được ông bà Đỗ Thị Hoa và Werner Reinhard – Beclin khẳng định: “Ở Đức, quyền lợi người tiêu dùng rất được quan tâm, nhưng vấn đề tiêu dùng không phải chỉ đơn thuần ở tiêu dùng các sản phẩm thông thường mà còn là tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính. Trong năm nay, Đức sẽ thi hành nhiều chính sách mới có lợi cho “túi tiền” của người dân hơn trong đó có việc tăng hạn mức chi trả tiền gửi từ 50.000 euro lên 100.000 euro”

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt nguồn từ Mỹ và lan sang các quốc gia khác trong đó có Việt Nam đã gây hậu quả khá nặng nề cho nền kinh tế thế giới suốt một thời gian dài. Trên thực tế thì mặc dù ít bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu song với các chính sách được Nhà nước ban hành, hoạt động ngân hàng trong nước đã đảm bảo được tính an toàn trong hệ thống, người dân thực sự yên tâm vào sự an toàn của thị trường tài chính Việt Nam. Tuy nhiên, biện pháp nâng hạn mức chi trả chưa được áp dụng tại nước ta trong thời gian này. Trước đó, ở Việt Nam, hạn mức bảo hiểm đã một lần được nâng từ 30 triệu đồng lên 50 triệu đồng. Qua khảo sát của NHNN và BHTGVN, với quy định hiện nay, hầu hết người gửi tiền đã được bảo vệ đầy đủ quyền lợi (có đến 85% số người gửi tiền tại các NH có số tiền nhỏ hơn 50 triệu đồng). Tuy nhiên, nếu tính đến các yếu tố khủng hoảng, lạm phát cũng như thu nhập bình quân đầu người thì rất nhiều ý kiến đều đồng quan điểm cho rằng hạn mức chi trả tiền gửi 50 triệu đồng như hiện nay là còn thấp.

Bà Hoa cho biết: “Làm thế nào để có thể đến nhà băng một cách vui vẻ nhất, hứng khởi nhất và an tâm nhất. Bên cạnh những vấn đề về lãi suất, dịch vụ v.v… thì việc đảm bảo an toàn cho mỗi khoản tiền gửi là điều đặt lên hàng đầu. Như ông nhà tôi đã nói, ở châu Âu, ngân hàng đổ vỡ rất nhiều, đặc biệt là thời kỳ khủng hoảng vừa qua. Vì thế, Bảo hiểm tiền

gửi là rất quan trọng và cần thiết. Không có thì ai dám gửi tiền nữa. Ở Việt Nam đã làm được việc là bảo đảm an toàn cho hầu như toàn bộ các tổ chức nhận tiền gửi rồi thì nên bảo hiểm cả ngoại tệ và nâng mức chi trả lên cao hơn nữa, như hiện tại 50.000.000 còn là hơi thấp”. Ông Đỗ Đình Chiểu – Việt kiều Pháp thể hiện quan điểm của mình: “ Với mỗi công dân, việc chi trả là lợi ích “sát sườn” được quan tâm nhiều nhất. Vì thế, đôi khi người ta nhìn vào công việc này để đánh giá tính tích cực của một chính sách. Tuy nhiên, hạn mức chi trả của BHTG tại Việt Nam hiện nay tôi thấy còn thấp. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tôi nghĩ đã tăng lên rất nhiều rồi. Tôi không so sánh với nước mà tôi đang sống như Pháp hay châu Âu mà ngay chính ở Việt Nam, hạn mức này cần phải nâng lên nữa thì mới thực sự hấp dẫn người gửi tiền. Tôi thiết nghĩ, các bạn nên đề xuất với Chính phủ, với các nhà hoạch định chính sách, các cấp có thẩm quyền để hạn mức này được nâng lên phù hợp hơn nữa” .

Cần tăng cường công tác truyền thông

Không chỉ đề xuất cho việc nâng hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi, nhiều kiều bào thể hiện mong muốn được mở rộng đối tượng tiền gửi bảo hiểm cho loại tiền là ngoại tệ. Bà Maria Nội Trần – Canada nói: “Nhân dịp đón tết Tân Mão, tôi có gửi một khoản tiền về Việt Nam để hỗ trợ gia đình, lúc đó tôi mới biết, ở Việt Nam, ngoại tệ không được bảo hiểm. Điều này quả là một sự bất cập. Và tự

nhiên tôi có cảm giác thật đáng tiếc vì không chỉ bản thân tôi mà cả một lượng kiều hối của mấy triệu kiều bào sẽ không được bảo hiểm. Nhiều khi, vì lý do an toàn, nếu biết rằng không được bảo hiểm, chúng tôi sẽ tìm cách khác để gửi, nếu thế thì làm sao thu hút được kiều hối, góp phần xây dựng quê hương, đất nước”

Công tác thông tin tuyên truyền về các chính sách cũng như hoạt động về Bảo hiểm tiền gửi rất được kiều bào quan tâm, điển hình như ý kiến của ông Ngô Long – kiều bào Tiệp Khắc: “Ở Việt Nam, vẫn còn một số người chưa biết đến chính sách BHTG. Vì xa quê đã rất lâu nên tôi cũng chưa hiểu nhiều về việc thực thi chính sách này ở Việt Nam, nhưng tôi luôn nói với người nhà rằng, phải tìm đến những địa chỉ đã có bảo hiểm tiền gửi để gửi tiền. Tôi thực sự vui mừng vì (như bạn nói) đây là chính sách bắt buộc của hầu hết các tổ chức tham gia nhận tiền gửi và tôi mong muốn rằng, BHTGVN sẽ phát triển hơn nữa, đặc biệt nên tuyên truyền, quảng bá nhiều hơn nữa tới người dân một chính sách thực sự rất có ích như thế này”. Hay như một đại diện của tầng lớp trí thức trẻ đang sinh sống và học tập tại Cộng hòa Séc – du học sinh Linh Chi cũng rất hồ hởi: “Em nghĩ, tại Việt Nam rất nên đưa những kiến thức về BHTG vào giảng dạy, điều này góp phần truyền bá chính sách ích nước lợi dân ngay từ tầng lớp trẻ – một trong những thế hệ chủ chốt của tương lai của đất nước”.

Cần điều chỉnh chính sách BHTG kịp thời

HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG-BẢO HIỂM

(xem tiếp trang 28)

Hoàn thiện chính sách BHTG - Những kiến nghị từ cơ sở

“Cuộc sống không có bảo hiểm tiền gửi như cầu thang không có tay vịn”

Đó là phát biểu của ông Đinh Ngọc Hiền - Giám đốc Chi nhánh NHNN tỉnh Lào Cai tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ Chi nhánh BHTGVN khu vực Hà Nội. Nhận định này đồng quan điểm với rất nhiều ý kiến khi khẳng định vai trò và vị trí của BHTGVN trong việc đảm bảo sự phát triển an toàn lành mạnh của các tổ chức tín dụng, bảo vệ người gửi tiền và góp phần phát triển kinh tế tại các địa phương

Đối với Nghệ An – một tỉnh miền Trung hàng năm chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề của thiên tai – ông Thái Văn Hằng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, năm 2010 GDP của Nghệ An vẫn đạt mức tăng trưởng trên 10%, cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Có được kết quả này, ông Hằng khẳng định “Nghệ AN rất may mắn được Ban Lãnh đạo BHTGVN chọn là địa bàn đứng chân của BHTGVN Chi nhánh khu vực Bắc Trung bộ, là chỗ dựa, là “bà đỡ” cho hệ thống ngân hàng phát triển an toàn lành mạnh bởi nguồn vốn ngân hàng là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế của tỉnh”.

Tại Hội nghị tổng kết 10 năm thành lập chi nhánh BHTGVN tại Thành phố Hồ Chí minh, bà Nguyễn Thị Hồng - Phó Chủ tịch UBND thành phố đã nhấn mạnh: “Trong khủng hoảng tài chính toàn cầu, việc giữ vững niềm

tin của người gửi tiền, chung sức với các tổ chức tín dụng chèo lái để vượt qua khó khăn có đóng góp không nhỏ của tổ chức BHTG. Không chỉ dừng ở việc giữ vững niềm tin cho người gửi t i ề n ,

BHTGVN

còn góp phần tạo sự an toàn cao hơn cho hoạt động ngân hàng, hỗ trợ các tổ chức này có đủ lực để xử lý rủi ro”.

Theo ông Nguyễn Đạt Đợi - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Hải Phòng, sự phối kết hợp của BHTGVN với chi nhánh ngân hàng Nhà nước rất có ý nghĩa trong việc kiểm tra, giám sát các tổ chức tín dụng, từ đó góp phần cho sự phát triển kinh tế, xã hội của thành

Khắp nơi trên đất nước Việt Nam, từ khu vực Đông Bắc Bộ

đến đồng bằng sông Cửu Long, từ Bắc Trung Bộ, Nam Trung

Bộ và Tây Nguyên đến thành phố Hồ Chí Minh, toàn thể cán bộ Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

(BHTGVN) đều dốc sức, dốc lòng cho nhiệm vụ cao cả của những

người làm công tác tạo dựng và gìn giữ niềm tin. Vai trò và

tiếng nói của BHTGVN đã được nhiều người biết đến, được sự quan tâm và đánh giá cao của

chính quyền địa phương, các tổ chức tham gia BHTG. Phóng

viên Thông tin BHTGVN cũng đã ghi nhận nhiều tâm tư, nguyên

vọng và yêu cầu từ các địa phương – những tiếng nói từ cơ sở - nhằm góp phần hoàn thiện

chính sách BHTG vì sự phát triển của kinh tế địa phương và hoạt

động an toàn của hệ thống ngân hàng tài chính cả nước.

Bà Nguyễn Thị Hồng - Phó chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh và Lãnh đạo BHTGVN

Ông Võ Thanh Thông - Phó Chu tịch UBND TP. Cần Thơ

Phòng Thông tin tuyên truyền

Page 13: Bao Hiem Tien Gui

Số 17 / Tháng 06 - 201124 25www.div.gov.vn

HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG-BẢO HIỂM NHÌN RA THẾ GIỚI

Nhận định của Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA)

Phòng Nghiên cứu tổng hợp và hợp tác quốc tế (dịch)

Từ khủng hoảng tài chính toàn cầu...

1. Cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn ở Mỹ vào tháng 7/2007 đã lan rộng thành cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Cuộc khủng hoảng lên đến đỉnh vào giữa tháng 9/2008 khi Lehman Brothers tuyên bố phá sản và Bank of America mua lại Merrill Lynch, AIG xin Cục Dự trự Liên bang hỗ trợ tài chính khẩn cấp. Khủng hoảng Phố Wall kể từ đó đã lan nhanh sang các quốc gia và thị trường khác. Tất cả các nước công nghiệp, các nền kinh tế mới nổi bao gồm cả các nước đang phát triển ở Châu Á đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng, lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp gia tăng, áp lực giảm phát, giá cổ phiếu giảm mạnh, tín dụng bị thắt chặt, thiếu thanh khoản và ngoại thương giảm mạnh.

2. Chính phủ Mỹ và các nước đã đối phó với khủng hoàng tài chính toàn cầu 2008-2009 bằng cách giảm lãi suất, bơm vốn cho các ngân hàng, đảm bảo tài sản nợ của ngân hàng (tiền gửi và nợ) và thậm chí quốc hữu hóa các ngân hàng coi đó là biện pháp để ổn định các thị trường tài chính, ngăn chặn rủi ro của việc rút tiền ồ ạt khỏi ngân hàng và việc chảy vốn ra nước ngoài, giảm nhẹ thiếu hụt thanh khoản và khôi phục lại niềm tin vào thị trường tài chính.

Nhằm mục đích cứu trợ nền kinh tế, các chính phủ toàn cầu đã triển khai các gói kích thích kinh tế bao gồm giảm thuế và tăng đầu tư cơ sở hạ tầng với hy vọng rằng chính sách tiền tệ nới lỏng cùng chính sách tài khóa mở rộng sẽ giúp đẩy mạnh quá trình hồi phục kinh tế.

3. Các nhà hoạch định chính sách, nhà kinh tế, các ngân hàng, nhà đầu tư và công chúng nói chung ở Châu Á có thể rút ra nhiều bài học về bối cảnh, nguyên nhân và cách thức đối phó với cuộc khủng hoảng này

a. Nhận biết những yếu tố góp phần dẫn tới khủng hoảng bao gồm thời gian dài với lãi xuất thấp, giá tài sản tăng và sự dư thừa thanh khoản. Chúng tôi kêu gọi các ngân hàng Châu Á chống lại mong muốn thu được lợi nhuận cao bằng việc chấp nhận rủi ro. Tài chính thế chấp phải được thẩm định kỹ càng và cho vay bất động sản cần được hạn chế.

b. Chúng tôi kêu gọi các ngân hàng Châu Á không hạ thấp các tiêu chuẩn tín dụng và không tham gia các hoạt động cho vay rủi ro hơn với kỳ hạn và đồng tiền sử dụng không phù (cho vay dài hạn hoặc đầu tư sử dụng tiền gửi ngắn hạn hoặc vay bằng đồng tiền nước ngoài để cho vay bằng tiền nội tệ). Nên tránh đầu tư nhiều vào chứng khoán liên quan đến tài sản.

c. Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA) ủng hộ việc tiếp tục thực hiện

các nguyên tắc ngân hàng lành mạnh và việc quản trị rủi ro tốt hơn nhằm đạt được sự cân bằng phù hợp giữa lợi tức và rủi ro. Việc tích tụ quá nhiều đòn bẩy tài chính của các tổ chức tài chính là rất rủi ro và không thể kiểm soát.

d. Nhiều nước bị tác động bởi khủng hoảng đã cho thấy kỷ luật thị trường yếu kém do các nguyên tắc kế toán không phù hợp, cơ cấu chứng khoán hóa phức tạp, việc công khai thông tin không đầy đủ, thiếu minh bạch, quản trị ngân hàng kém và các thỏa thuận về thưởng quá mức. Cuộc khủng hoảng này tạo cơ hội cho các ngân hàng châu Á rà soát và cải thiện kỷ luật thị trường nhằm ngăn ngừa khủng hoảng ngân hàng trong tương lai.

e. Cuộc khủng hoảng cũng làm nóng thêm tranh luận về tính đầy đủ và hiệu quả của Basel II. ABA nhận thấy các ngân hàng Châu Á cần tích lũy đủ vốn trong giai đoạn kinh tế ổn định nhằm chuẩn bị “hạ cánh nhẹ nhàng” vào thời điểm khó khăn về kinh tế. Chúng tôi cũng thúc giục Ủy ban Basel về giám sát Ngân hàng và Ngân hàng Thanh toán Quốc tế đánh giá lại xem tỉ lệ an toàn vốn cao hơn và các qui định chặt chẽ hơn về tín dụng có cần thiết đối với các ngân hàng không.

f. Tính phức tạp và sự không rõ ràng của chứng khoán hóa đã làm

Những bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và khủng hoảng nợ công của Hy Lạp:

phố Hải Phòng. Ông Khuất Thanh Bông - Phó Giám đốc Chi nhánh NHNN Đồng Nai đánh giá cao “bước phát triển ngoạn mục” về quy mô và chất lượng hoạt động cũng như sự phối hợp nhịp nhàng của những cuộc kiểm tra, giám sát do BHTGVN thực hiện. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, cần tránh chồng chéo trong việc kiểm tra.

Đến từ vùng trung du miền núi phía Bắc bà Hoàng Thị Minh Mến - Giám đốc QTDND Minh Phương - tỉnh Phú Thọ cho biết: “Từ khi có BHTG đã làm thay đổi cách suy nghĩ của người dân, không có sự phân biệt giữa Ngân hàng thương mại và QTDND. Là người quản lý một trong số rất nhiều QTD thuộc địa bàn Chi nhán-hBHTGVN khu vực Hà Nội được phân công giám sát, chúng tôi rất mừngvì những thành quả mà BHTGVN đã đạt được. Nhiều khách hàng khi đến gửi tiền tại QTD Minh Phương hỏi rằng “gửi tiền ở đây có được bảo hiểm không?” cho thấy nhận thức của người dân ngày một thay đổi. Khi mang những đồng tiền chắt chiu đi gửi, người dân quan tâm không phải là NHTM hay QTDND, lãi suất mà còn là có BHTG hay không. Nói như ông Nguyễn Đình Hiếu - Giám đốc QTDND Phương Lâm - tỉnh Hòa Bình: BHTG đã đem lại sự bình đẳng đối với QTD và các NHTM trong việc huy động tiền gửi.

Đặt ra yêu cầu cấp bách đối với BHTGVN Chi nhánh khu vực TP. Hồ Chí Minh, bà Nguyễn Thị Hồng chỉ

đạo “BHTGVN có vai trò và nghĩa vụ phải quán triệt chỉ đạo của Chính phủ trong việc thực hiện Nghị quyết 11 về việc góp phần kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội và góp phần an sinh xã hội”

Cần sửa đổi những bất cập về

chính sáchTăng hạn mức chi trả tiền gửi

được bảo hiểm, tăng cường hỗ trợ tài chính đối với những QTD gặp khó khăn, đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu biết nhiều hơn về chính sách BHTG và hoạt động BHTG là những đề xuất của hầu hết các địa phương và nhiều QTDBà Trương Thị Kim Chi - Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Phương Nam phát biểu: “BHT-GVN cần có những kiến nghị để thay đổi chính sách vì hạn mức chi trả tiền gửi được bảo hiểm 50 triệu đồng hiện nay không còn phù hợp”. Ý kiến này cũng trùng với quan điểm của một số đại biểu khác như ông Dương Văn Vinh - Giám đốc QTDND Ninh Vân - Ninh Bình, bà Nguyễn Thị Bài - Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh Hải Dương. Trên thực tế, hạn mức chi trả tiền gửi được bảo hiểm đã được tăng từ 30 triệu đồng lên 50 triệu đồng năm 2005 và được áp dụng từ đó đến nay. Tuy nhiên, với thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng và lạm phát, trượt giá thì rõ ràng, hạn mức này cần được thay đổi. Ông Đặng Văn Dư – Giám đốc QTD Đức Ninh (Quảng Bình) cho biết: “Ngay ở tỉnh nghèo như Quảng Bình, số người gửi tiền từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng không phải là ít”. Có đại biểu cũng đã đưa ra dẫn chứng, trong thời kỳ khủng hoảng, nhiều quốc gia đã tăng hạn mức chi trả hoặc chi trả không giới hạn, như Mỹ tăng từ 100.000 USD lên 250.000 USD hay tại châu Âu, có tới 25/27 quốc gia đã tăng mạnh hạn mức này.

Ông Lê Viết Đan - Giám đốc QTD Thái Bình kiến nghị BHTGVN cần mở rộng đối tượng được hỗ trợ tài chính.Hiện nay, những QTD mạnh gặp khó khăn tạm thời mới được hỗ trợ, trong khi đó nhiều ý kiến cho rằng những quỹ yếu kém mới thực sự cần được hỗ trợ để vươn lên hoạt động an toàn lành mạnh. Bà Nguyễn Thị Bài - Phó Giám đốc Ngân hàng

Nhà nước tỉnh Hải Dương cho rằng: “Ngân hàng Nhà nước - Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và BHTGVN luôn là 3 trụ cột chính để các QTD mong chờ được hỗ trợ kịp thời khi cần thiết, mong rằng BHTGVN quan tâm hơn tới việc hỗ trợ tài chính, giúp các quỹ sớm khắc phục khó khăn, tránh rủi ro lây lan, ảnh hưởng tới không chỉ kinh tế mà có khi cả an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Bảo vệ thật tốt quyền lợi người gửi tiền cũng như đảm bảo an toàn lành mạnh hệ thống ngân hàng đang là nhu cầu cấp bách trong bối cảnh thị trường tài chính có nhiều biến động khó lường. Chính vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng Quốc hội cần sớm ban hành Luật BHTG, hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động BHTG. Quyền lợi người gửi tiền cũng như các tổ chức tín dụng theo đó sẽ được đảm bảo tốt hơn, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo công chúng.

Phân tích tính cần thiết của công tác thông tin tuyên t r u y ề n

chính sách BHTG tới người dân, bà Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh: “Cần đa dạng hóa tuyên truyền đến quần chúng nhân dân, để người dân hiểu và tin tưởng vào chính sách BHTG. Thực tế, nhiều người chưa biết đến chính sách và tổ chức BHTG. Vì thế, hoạt động thông tin tuyên truyền là rất quan trọng. Dân có biết, có hiểu về chính sách bảo vệ đồng tiền tiết kiệm cho mình thì mới giúp các ngân

Ông Nguyễn Đạt Đợi - Giam đôc NHNN Chi nhanh Hải Phòng

Ông Thai Văn Hằng - Phó Chu tịch UBND tinh Nghê An

(xem tiếp trang 39)

Page 14: Bao Hiem Tien Gui

Số 17 / Tháng 06 - 201126 27www.div.gov.vn

tình hình còn suy giảm hơn nữa.

3. Bốn lĩnh vực chính qua đó, những vấn đề của Châu Âu có thể ảnh hưởng đến Châu Á bao gồm:

a. Các ngân hàng Châu Âu hạn chế cho vay quốc tế trong khi khoảng một phần tư các khoản vay của Châu Á là từ Châu Âu. Rủi ro có thể tác động lan truyền đến tín dụng trong Châu Á cả về thanh khoản và chi phí vốn.

b. Rủi ro tổn thất của các nhà đầu tư theo danh mục Châu Á tại Hy Lạp và các nước ngoài khu vực đồng Euro về tổng thể là khá nhỏ, nguy cơ của việc rút vốn của các nhà đầu tư theo danh mục các nước khu vực đồng Euro cũng nhỏ. Nhiều khả năng tác động là nhỏ vì đầu tư của Châu Á tại các nền kinh tế PIGS dễ tổn thương nói trên chỉ là ít hơn 5% và ngược lại, đầu tư của khu vực đồng Euro ở Châu Á tập trung phần lớn ở Aus-tralia, Nhật, Hàn Quốc, Hồng Kông và Trung Quốc trong khi ở phần còn lại của Châu Á chỉ có khoảng hơn 10% một chút.

c. Rủi ro thương mại trực tiếp (nhập khẩu) nếu Châu Âu tăng trưởng chậm lại, cũng như cộng thêm áp lực cạnh tranh từ các công ty có trụ sở tại Châu Âu nếu đồng Euro suy yếu

d. Tác động của thị trường tài sản Châu Á cũng như môi trường lãi suất thấp ở thị trường các nước phương Tây sẽ tạo điều kiện cho dòng luân chuyển vốn.

4. Sự xuống dốc nhanh của thị

trường chứng khoán Châu Á trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhấn mạnh thêm sự tác động ngày càng tăng của liên kết toàn cầu. Tuy nhiên, rõ ràng một số nước sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn những nước khác tuỳ thuộc vào vị trí tài chính tương đối của họ và mức độ của các khoản vay nước ngoài.

5. Các nhà hoạch định chính sách của Chính phủ Châu Á, các nhà kinh tế, ngân hàng, nhà đầu tư, và công chúng có thể có được một số bài học từ bối cảnh, nguyên nhân, và phản ứng với khủng hoảng nợ công, đến ngay sau khủng hoảng tài chính toàn cầu.

a. Đã có những cuộc đàm phán liên tục ở Châu Á về một liên minh tiền tệ như khu vực đồng Euro. Khủng hoảng nợ Hy Lạp đã dạy chúng ta rằng một biện pháp không nên được chấp nhận mà không có sự suy xét cẩn thận về mối liên quan trong khu vực của biện pháp đó. Hội nhập vào khu vực đồng Euro đã khiến Hy Lạp có cảm giác sai lầm về an ninh và mặc dù không cùng một đẳng cấp với Đức hay Pháp, về kinh tế, tư cách thành viên đã cho phép Hy Lạp dễ dàng nhận được các khoản nợ rẻ mà đáng lẽ Hy Lạp đã không đủ điều kiện để vay nếu không phải thành viên.

b. Hy Lạp có nhiều vấn đề hơn là nợ công cao. Đó là chính sách cứng nhắc do Hy Lạp không kiểm soát nổi đồng nội tệ và không quản lý được chính sách tiền tệ của mình, là một phần của một liên minh lớn hơn. Sẽ có nhiều sự lựa chọn để đối phó với

nợ công hơn là việc cắt giảm chi tiêu và tăng mạnh thuế nếu Hy Lạp có đồng tiền của riêng mình để tạo điều kiện thay đổi chính sách.

c. Bài học ở đây là tầm quan trọng của việc tiếp tục các nghiên cứu tác động ở Châu Á vì chính sách toàn cầu hiện chủ yếu dựa trên nghiên cứu được thực hiện ở các nước phương Tây. Chính phủ Châu Á, các nhà hoạch định chính sách, các ngân hàng trung ương cần phải đánh giá tác động của vốn toàn cầu/ tiêu chuẩn thanh khoản (ví dụ như Basel 3) đối nền kinh tế của mình và chứng minh việc sửa đổi là cần thiết, trong khi cải thiện ảnh hưởng của họ trong việc hoạch định chính sách toàn cầu. Việc xây dựng Viện Nghiên cứu Châu Á (Asian Think Tank and Research Arm) là một điểm khởi đầu cho bất kỳ kế hoạch nào của một liên minh tiền tệ Châu Á.

d. Cuộc khủng hoảng nợ là sự tích tụ trong gần một thập kỷ việc thâm hụt ngân sách tại các nước giàu, được tài trợ bởi các khoản vay giá rẻ và thường được che đậy bằng mức tăng trong thời gian ngắn về số thuế thu được và bong bóng tài sản. Vấn đề đã chỉ ra rằng không có giải pháp thay thế cho việc thắt chặt chi tiêu, ngay cả trong thời kì phát triển tốt, vì thế ngay cả các nền kinh tế mạnh hơn như Đức và Pháp cũng đang lập kế hoạch cắt giảm chi tiêu cho những năm tới.

e. Vai trò kém tin cậy của các tổ chức xếp hạng một lần nữa thành tâm điểm của cuộc khủng hoảng. Các tổ chức xếp hạng rủi ro đã tiếp tục phân loại nợ công Hy Lạp ở cấp đầu tư không lâu trước khi tuyên bố ở mức rủi ro và đã đẩy chi phí đi vay của Hy Lạp lên cao. Nhu cầu về một hệ thống giám sát hiệu quả đối với kết quả của các tổ chức xếp hạng đã trở nên rõ ràng. Các biện pháp chính sách để nâng cao tính độc lập về mặt sở hữu cổ phần và quản trị doanh nghiệp cũng cần được quan tâm.

f. Có những chi phí xã hội khổng lồ để cơ cấu lại các khoản nợ công cần được giải quyết thỏa đáng vì công chúng có thể cảm thấy rằng họ đang là đối tượng phải gánh chịu cho những nguyên nhân mà lỗi thuộc về Chính phủ nhiều hơn. Các cuộc biểu

NHÌN RA THẾ GIỚI NHÌN RA THẾ GIỚI

cho các ngân hàng, các nhà đầu tư khó khăn trong việc đánh giá các rủi ro liên quan. Việc tạo ra và mua bán các chứng khoán phái sinh tín dụng như chứng khoán trên cơ sở thế chấp (MBS), trái vụ nợ đảm bảo (CDO) và hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS) phải tính đến sự vận động của giá tài sản, đòn bẩy và rủi ro hệ thống. Nên ít phụ thuộc hơn vào các phân tích thống kê lạc quan của của các tổ chức tín dụng và nên dựa nhiều hơn vào đánh giá của chính bản thân mình.

g. Một trong các bài học quan trọng rút ra từ khủng hoảng là sự cần thiết phải đảm bảo sự đổi mới tài chính lành mạnh và việc giám sát, quản lý tài chính hiệu quả. Tiếp theo việc tự do hóa tài chính và toàn cầu hóa, đã bùng nổ những sáng kiến tài chính. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý tài chính đã không được chuẩn bị để phát hiện sự tập trung rủi ro và các động cơ sai lạc đằng sau những sáng kiến đó. Kết quả là, các nhà quản lý đã không thể giải quyết đầy đủ các vấn đề và rủi ro phát sinh từ sự đổi mới tài chính trong khuôn khổ hệ thống pháp lý hiện hành.

h. Việc dỡ bỏ quản lý cũng như dỡ bỏ các bức tường lửa giữa ngành ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán mà không có việc tích hợp tương ứng hoạt động giám sát tài chính riêng lẻ đã tạo cơ hội cho đầu cơ. Việc thống nhất giám sát và quản lý tài chính đã diễn ra ở một số nước Châu Á. Chính phủ Mỹ cũng đề xuất việc cải cách toàn diện hệ thống quản lý tài

chính. Cục Dự trữ Liên Bang sẽ được trao thẩm quyền và trách nhiệm mới để quản lý các công ty nắm giữ ngân hàng, các công ty tài chính lớn nhằm mục đích theo dõi chặt chẽ hơn các rủi ro hệ thống. Đối với các nước Châu Á, ABA đề xuất việc xem xét lại các thỏa thuận mang tính cơ chế đối với giám sát và quản lý tài chính.

i. Chúng tôi đề xuất rằng phạm vi của giám sát và quản lý tài chính cần được mở rộng đến cả ngân hàng đầu tư, quỹ phòng hộ, quỹ tài sản tư nhân, người môi giới thế chấp, các tổ chức xếp loại tín dụng và các phương tiện chứng khoán hóa. Những đối tượng này vẫn được quản lý không chặt chẽ hay nói chung là không được các cơ quan giám sát tài chính giám sát an toàn. Đổ vỡ của các tổ chức kinh doanh này có thể gây ra bất ổn định tài chính, do vậy các tổ chức này cần được giám sát và quản lý chặt chẽ hơn.

j. Nhu cầu hợp tác quốc tế là rất rõ ràng để phối hợp các chính sách tài chính tiền tệ nhằm đối phó với các tài sản tài chính có vấn đề và để cứu các ngân hàng đang đổ vỡ. Cần có những nỗ lực để củng cố cơ chế chia sẻ thông tin, cùng đánh giá rủi ro, hỗ trợ thanh khoản, tập hợp các quỹ, các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ giữa các cơ quan quản lý của các quốc gia. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài chính là rất quan trọng và là nhu cầu cấp bách để ngăn ngừa và giảm thiểu khủng hoảng tài chính quốc tế.

k. Chúng tôi ủng hộ việc thiết lập một hệ thống cảnh báo sớm khủng

hoảng tài chính. Hiện tại, việc cảnh báo còn quá rải rác và không rõ ràng để thu hút những hành động chính sách đối phó. Các tổ chức quốc tế có liên quan (Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), các ngân hàng phát triển khu vực), các nhà kinh tế, các chuyên gia tài chính và các nhà quản lý lĩnh vực tài chính của quốc gia cần phải xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm. Việc này sẽ cho phép các cơ quan có thẩm quyền có hành động phù hợp kịp thời trước khi xảy ra khủng hoảng với mục tiêu ngăn ngừa các cuộc khủng hoảng trong tương lai.

Đến khủng hoảng nợ công của Hy Lạp

1. Tháng 7/1997, Thái Lan rơi vào khủng hoảng khi Ngân hàng Trung ương nước này không thể hỗ trợ đồng nội tệ trong bối cảnh những quan ngại ngày càng tăng cao về việc tăng trưởng chậm, thiếu sức cạnh tranh và nợ nước ngoài cao. Ảnh hưởng xấu nhanh chóng lan sang các nước láng giềng với điểm yếu tương tự. Đầu năm 2010, Hy Lạp đối mặt với một cuộc khủng hoảng tương tự khi Chính phủ không thể vay trên thị trường với lãi suất hợp lý, do những lo lắng tăng cao về tăng trưởng chậm, thiếu sức cạnh tranh và nợ nước ngoài cao. Ảnh hưởng xấu nhanh chóng lan sang các nước láng giềng Châu Âu với điểm yếu tương tự, đặc biệt là Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Nguyên nhân ở cả hai trường hợp là khá quen thuộc - chính sách tài khoá không bền vững.

2. Nhiều năm liên tục Hy Lạp có lạm phát cao hơn lạm phát trung bình của Liên minh tiền tệ Châu Âu, mất lợi thế cạnh tranh, mức thâm hụt kỷ lục và khủng hoảng tài chính toàn cầu đã càng làm trầm trọng hơn những vấn đề này. Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng tổng hợp lại, khủng hoảng xảy ra do thiếu cơ chế thích hợp để giám sát tài chính, quản lý yếu kém các quỹ công, báo cáo sai sự thật, trốn thuế và tham nhũng phổ biến. Khi không có cơ chế thích hợp để giảm sát tài chính và thực hiện cải cách, Chính phủ Hy Lạp đã không tiến hành cải cách kinh tế đúng đắn, khiến

Page 15: Bao Hiem Tien Gui

Số 17 / Tháng 06 - 201128 29www.div.gov.vn

CHÍNH SÁCH HẠN MỨC BẢO HIỂM TIỀN GỬI TRONG KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VỪA QUA VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Hơn hai năm qua, thế giới phải đối mặt với khủng hoảng tài chính được xem là nghiêm

trọng nhất trong lịch sử kể từ cuộc đại suy thoái kinh tế những năm ba mươi của thế kỷ trước. Khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra ở nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực ngân hàng, kéo theo sự sụp đổ nhiều ngân hàng tại các nước và khu vực và gây ảnh hưởng tiêu cực đến niềm tin công chúng đối với hệ thống tài chính - ngân hàng. Nhằm ngăn ngừa nguy cơ đổ vỡ hàng loạt, chính phủ và các cơ quan chức năng nhiều quốc gia đã áp dụng các giải pháp chính sách kịp thời, trong đó có chính sách hạn mức bảo hiểm tiền gửi (BHTG).

Khái quát về chính sách hạn mức BHTG

Hạn mức chi trả tiền gửi là khoản tiền tối đa mà tổ chức BHTG sẽ thanh toán cho người gửi tiền thuộc đối tượng được bảo hiểm tại các tổ chức tham gia BHTG bị giải thể hay phá sản. Có hai hình thức chi trả bảo hiểm phổ biến ở các hệ thống BHTG trên thế giới: Chi trả toàn bộ số tiền gửi (gốc + lãi) được gọi là bảo hiểm toàn phần; hoặc chi trả tới giới hạn nhất định gọi là bảo hiểm có hạn mức.

Trong giai đoạn kinh tế phát triển ổn định, hạn mức BHTG cần được

duy trì ở mức độ phù hợp. Hạn mức quá thấp có thể làm sụt giảm niềm tin người gửi tiền đối với hệ thống ngân hàng, tuy nhiên, hạn mức quá lớn sẽ dẫn tới rủi ro đạo đức vì người gửi tiền có xu hướng lựa chọn ngân hàng nào trả lãi suất cao để gửi tiền với quan niệm: “BHTG sẽ đứng ra xử lý ngân hàng gặp vấn đề”. Theo số liệu của Hiệp hội BHTG quốc tế (IADI), hạn mức chi trả trung bình thế giới trước khủng hoảng bằng khoảng 2,5 lần GDP bình quân đầu người, tỷ lệ trung bình khu vực Châu Á là 3 lần. Các nước có hệ thống ngân hàng hoạt động rủi ro lớn duy trì xu hướng hạn mức cao hơn để bảo vệ tốt nhất người gửi tiền.

Thay đổi hạn mức bảo hiểm là một cấu phần không thể thiếu trong tổng thể giải pháp chính sách ứng phó với những diễn biến xấu của hệ thống tài chính. Trong khủng hoảng, niềm tin của người dân nói chung và người gửi tiền nói riêng có xu hướng sụt giảm, vì vậy, tăng hạn mức hoặc chuyển sang chi trả không giới hạn giúp bảo vệ tốt hơn quyền lợi người gửi tiền, tạo tâm lý yên tâm cho họ, qua đó hạn chế tình trạng rút tiền hàng loạt khi có sự cố về ngân hàng.

Như vậy, hạn mức BHTG là công cụ quan trọng của Tổ chức BHTG trong việc bảo vệ người gửi tiền và góp

phần ngăn ngừa hoảng loạn ngân hàng, qua đó đóng góp vào việc thực thi nhiệm vụ duy trì ổn định hệ thống tài chính.

Thực tiễn chính sách hạn mức BHTG trong khủng hoảng ở một số quốc gia, khu vực

Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua, việc tăng hạn mức BHTG được thực hiện nhằm đảm bảo các mục tiêu: i) duy trì niềm tin của người gửi tiền – giúp ngăn chặn tình trạng hoảng loạn và rút tiền hàng loạt; ii) khẳng định cam kết của chính phủ trong bảo vệ người gửi tiền thông qua tổ chức BHTG; iii) đảm bảo sự đồng nhất tương đối về hạn mức bảo hiểm tại một số nước trong khu vực, đặc biệt là tại các khu vực có tính liên kết cao về hệ thống tài chính ngân hàng.

Kể từ khi xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu đến nay, có 48 nước và vùng lãnh thổ thực hiện giải pháp mới trong chính sách BHTG. Trong đó, 19 nước áp dụng hình thức bảo đảm toàn bộ cho người gửi tiền, 23 nước tăng hạn mức không xác định thời hạn kết thúc và 6 nước tăng hạn mức tạm thời. Một số đặc điểm chủ yếu của chính sách hạn mức BHTG trong giai đoạn khủng hoảng:

Thứ nhất, xu hướng thay đổi hạn

NHÌN RA THẾ GIỚI NHÌN RA THẾ GIỚI

Phòng Nghiên cứu tổng hợp và hợp tác quốc tế

Hội thảo ổn định tài chính toàn cầu & vai trò của các thành viên trong mạng an toàn tài chính

tình của dân chúng ở Hy Lạp và nhiều sự tức giận của công chúng diễn ra ở nhiều quốc gia trong hoàn cảnh tương tự có thể đẩy Chính phủ các nước vào tình thế bất lợi, khi đang gánh những khoản nợ công lớn, và phải lập kế hoạch các biện pháp khắc khổ. Điều này nhấn mạnh sự cần thiết cho cơ chế giải quyết nhanh hơn để ngăn chặn sự lan truyền ảnh hưởng xấu của một cuộc khủng hoảng tương tự trong tương lai. Sự trì hoãn của các quốc gia Châu Âu giàu có hơn, mặc dù vì lý do riêng chính đáng, đối với kế hoạch cứu trợ tài chính nhanh thực sự đã đưa cuộc khủng hoảng đến một cấp độ cao hơn. Sự trì hoãn này cũng làm dấy lên những tranh luận tương tự như nếu Lehman Brothers đã được cứu trợ đúng lúc, liệu cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu có thể ít nghiêm trọng hơn.

g. Thị trường đôi khi cũng phản ứng một cách bất hợp lý trong suốt thời gian khủng hoảng và làm trầm trọng thêm tình hình vốn đã khó khăn. Phản ứng của thị trường trong cuộc khủng hoảng thậm chí đã làm EU khó khăn hơn trong việc đưa ra một giải pháp hiệu quả về mặt chi phí và giải pháp hiện tại được vạch ra sẽ không chỉ làm tăng tỷ lệ nợ

so với GDP đến mức nguy hiểm vào năm 2014 mà còn làm chi phí nợ do sự hoảng loạn thị trường.

h. Điều quan trọng là nhận ra sự giống nhau giữa những gì đã diễn ra tại Hy Lạp và tình trạng phổ biến ở các nơi khác tại châu Á, nơi mà các khoản nợ công tiếp tục tăng và sự hứa hẹn cải cách chính sách vẫn chưa được thực hiện. Ấn Độ và Nhật Bản, các nước có khoản nợ công lớn, nhưng đã hạn chế phần lớn các khoản vay thị trường công chỉ bằng công cụ tiền nội địa và đã không phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng, ít nhất là chưa, điều này cũng là một gợi ý khác để tham khảo.

i. Các quốc gia phải đối mặt với vấn đề nợ giống Hy Lạp, phải củng cố tài chính và cải cách cơ cấu sâu rộng để giải quyết vấn đề về khả năng cạnh tranh, thâm hụt so với các nước khác tương tự một cách nghiêm túc. Điều này sẽ gây ra tổn thất phúc lợi xã hội trong ngắn hạn, làm tăng sự đối lập nội bộ với chi phí chính trị - xã hội. Tuy nhiên, không có quốc gia nào có thể làm giảm nhẹ các vấn đề nói trên trong dài hạn nếu không thực hiện những chính sách nghiêm ngặt và hà khắc ngay từ bây giờ.

j. Các nước cũng cần tập trung tăng cường cơ chế giám sát chất

lượng/ độ chính xác của các chỉ số tài chính /kinh tế để có biện pháp kịp thời nhằm phát hiện và ngăn chặn sự suy giảm, nếu có, của các thành tố kinh tế vĩ mô cơ bản. Cần có một cơ quan quản lý ở từng quốc gia nhằm giám sát Thị trường Tài sản và vốn để tuỳ tình hình phát hiện “tăng trưởng không bền vững” và xây dựng hệ thống cảnh báo sớm để xác định “bong bóng” nhằm kịp thời đưa ra hành động cần thiết để ngăn chặn chúng.

k. Bài học cuối cùng từ Hy Lạp cho tất cả các nước là cần phải luôn luôn duy trì an toàn tài chính. Cần hạn chế thâm hụt tài chính tới một mức độ phù hợp với khả năng của một quốc gia để thanh toán các khoản nợ. Tất cả các bên liên quan đều phải cân nhắc lại nhận định cho rằng việc duy trì thâm hụt tài chính cao, một đất nước vẫn có thể phát triển và giải quyết mọi vấn đề.

l. Các tổ chức đa phương như IMF cần có đủ thẩm quyền để can thiệp vào thâm hụt ngân sách kinh niên của một số nước để bảo đảm ngân sách cân bằng hơn, mặc dù điều này có thể gây sự khó chịu đối với nhiều tổ chức.

Chúng ta đều biết, kiều hối đóng một vai trò quan trọng trong việc làm giảm sự thiếu hụt cán cân vãng lai và là nguồn cung cấp ngoại tệ cho nền kinh tế quốc gia. Nguồn ngoại tệ này gần như không phải hoàn lại nên ổn định hơn ngoại tệ vay, viện trợ, giúp VN giảm thiểu nhiều rủi ro huy động vốn, giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài.

Với gần 4 triệu Việt kiều sống trên 90 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng hàng trăm nghìn lao động xuất khẩu, Việt Nam được khẳng định là một

trong 10 nước có lượng tiền kiều hối chuyển về lớn nhất và tăng bình quân trên 10%/năm.

Qua những ý kiến của rất nhiều kiều bào, vai trò của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đối với việc huy động kiều hối là vô cùng quan trọng. Chính sách BHTG góp phần tạo dựng niềm tin với phần đông kiều bào trong việc đưa ra quyết định nên gửi tiền về quê nhà hay không. Cũng qua đây, hy vọng rằng, những bất cập trong chính sách sẽ được điều chỉnh trong thời gian gần nhất như việc tăng hạn

mức chi trả, mở rộng đối tượng tiền gửi bảo hiểm cả ngoại tệ cũng như tăng cường công tác thông tin tuyên truyền… Từ đó, góp phần tạo dựng niềm tin vững chắc trong việc huy động nguồn kiều hối dồi dào từ một phần không nhỏ những kiều bào của ta đang sinh sống tại khắp mọi miền thế giới.

Thùy Dương - Bích Liên

Ảnh trong bài: Việt kiều tại gian hàng triển lãm của BHTGVN trong chương

trinh Xuân Quê hương

Việt kiều nghĩ gì về chính sách... (tiếp trang 22)

Page 16: Bao Hiem Tien Gui

Số 17 / Tháng 06 - 201130 31www.div.gov.vn

hàng, qua đó giảm thiểu tác động của khủng hoảng. Những con số về các quốc gia tăng hạn mức (48) trên tổng số nước có tổ chức BHTG (106) là tương đối lớn nhưng chưa phản ánh đầy đủ chính sách hạn mức được các nước áp dụng. Nhiều nước không tăng hạn mức chính thức mà chỉ có tuyên bố chính trị sẽ bảo đảm toàn bộ tiền gửi ngân hàng khi cần.

Khuyến nghị dành cho Việt Nam

Tại Việt Nam, hạn mức được nâng từ mức 30 triệu VNĐ lên 50 triệu VNĐ và duy trì mức cố định này kể từ năm 2005 đến nay. Vào thời điểm năm 2005, hạn mức này đã đáp ứng được tốt các tiêu chí đặt ra: i) tương đương 5 lần GDP bình quân đầu người; ii) bảo vệ được khoảng 80% tổng số người gửi tiền. So với tương quan khu vực Châu Á vào thời điểm đó, đây là hạn mức tương đối cao (hạn mức trung bình của châu Á bằng khoảng 3 lần GDP bình quân đầu người).

Tuy nhiên, sau 5 năm, hạn mức nói

trên đã không còn phù hợp do các yếu tố: i) GDP bình quân đầu người tăng nhanh trong giai đoạn 2005-2010, hạn mức 50 triệu đồng hiện chỉ tương đương 2,2 lần GDP bình quân đầu người – tương đối thấp so với mức bình quân ở khu vực; ii) lạm

phát tăng cao khiến giá trị thực của hạn mức chi trả thấp đi; iii) xu hướng tăng hạn mức trong và sau khủng hoảng tài chính tại một loạt các quốc gia trên toàn thế giới. Điều này làm hạn mức tại Việt Nam tiếp tục thấp đi tương đối so với các quốc gia khác.

Dựa trên tính toán ở Bảng số liệu, trước mắt, bài viết đề xuất nâng hạn mức lên 100 triệu đồng. Hạn mức mới sẽ tương đương với 5 lần GDP bình quân đầu người, bằng đúng tỷ lệ này vào năm 2005, khi hạn mức được điều chỉnh từ mức 30 triệu VNĐ lên 50 triệu VNĐ. Việc đề xuất tăng hạn mức lên 100 triệu VNĐ dựa trên các yếu tố: i) tránh để hạn mức BHTG tại Việt Nam lạc hậu, thấp hơn nhiều so với hạn mức của các quốc gia trong

khu vực; ii) không tăng quá lớn hạn mức trong nước, gây áp lực cho Quỹ BHTG khi phải tiến hành chi trả.

Bên cạnh đó, đề nghị nghiên cứu xây dựng điều khoản mở trong Luật BHTG, cho phép điều chỉnh hạn mức BHTG trong những điều kiện nhất

định. Ví dụ, BHTGVN có thể đề xuất tăng hạn mức khi: (1) xảy ra hiện tượng người gửi tiền rút lượng lớn tiền khỏi hệ thống ngân hàng (hiện tượng rút tiền hàng loạt); (2) Tỷ lệ lạm phát cao kéo dài trong một số năm; (3) Đồng nội tệ bị mất giá trong thời gian dài, tỷ lệ mất giá cao; (4) Số lượng người gửi tiền có số dư tiền gửi nằm trong hạn mức chi trả xuống thấp hơn mức 80%; (5) Xảy ra khủng hoảng tài chính.

Có thể nói, hạn mức BHTG là công cụ quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả của chính sách BHTG. Vì vậy, cần đảm bảo duy trì hạn mức bảo hiểm phù hợp, làm tăng sức hấp dẫn của tiền đồng Việt Nam đối với người gửi tiền và cải thiện niềm tin của người gửi tiền đối với hệ thống ngân hàng.

Tài liệu tham khảo:- José Vinals and Martin J. Gruen-

berg, Updates on Unwinding Tempo-rary Deposit Insurance Arrangements, IMF and IADI submitted to Financial Stability Board – FSB, June 2010,

-Summit Conference on Strengthen-ing DIS Systems in Crisis and Post-crisis Situation, Cebu – Philippines, April 2010,

-Financial Crisis: Reform and Exit Strategies, Preliminary OECD Secre-tariat estimates Sept. 2009,

-Sebastian Schich, Financial Crisis: Deposit Insurance and Related Finan-cial Safety Net Aspects, OECD, 2008.

NHÌN RA THẾ GIỚI

mức chủ yếu được thực hiện vào nửa cuối năm 2008, giai đoạn “nóng nhất” của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua.

Trong giai đoạn này, nhiều nước Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ nâng hạn mức; một số nước chuyển từ tăng hạn mức tạm thời sang dài hạn hoặc bảo đảm toàn bộ. Sau tháng 12 năm 2008, chênh lệch và diễn biến thay đổi về hạn mức bảo hiểm là không nhiều – phản ánh thực tế thời điểm sau tháng 12 năm 2008 không còn là giai đoạn nóng của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Thực tiễn việc tăng hạn mức bảo hiểm đã thể hiện sự ứng phó kịp thời và nhanh nhạy của các cơ quan chức năng và tổ chức BHTG tại các quốc gia trong cuộc chiến chống khủng hoảng

Thứ hai, xu hướng các quốc gia chuyển sang áp dụng mức BHTG ở mức rất cao (trên 100.000 USD), trái ngược lại với xu hướng chủ yếu áp dụng mức thấp (< 50.000 USD) trước khủng hoảng.

Tại các quốc gia thành viên tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế Châu Âu (OECD), có nhiều sự thay đổi trong chính sách hạn mức bảo hiểm tiền gửi. Trong tổng số 6 nhóm hạn mức khác nhau (xem sơ đồ), có đến hơn một nửa chứng kiến sự thay đổi về số

lượng tổ chức áp dụng trong tháng 12 so với tháng 4 năm 2008. Cụ thể, nhóm hạn mức càng cao, càng nhiều tổ chức bảo hiềm tiền gửi áp dụng. Nhóm hạn mức cao nhất (125.000 USD) có đến 13 tổ chức trong khu vực áp dụng trong tháng 12 - cao hơn 6,5 lần số lượng tổ chức áp dụng vào thời điểm cuối tháng 4 năm 2008. Nhóm hạn mức thấp nhất (≤25.000 USD) không có tổ chức nào áp dụng trong tháng 12/2008. Xu hướng này thể hiện cam kết của các nước trong bảo vệ người gửi tiền và một hạn mức BHTG lớn sẽ giúp hiện thực hóa mục tiêu cam kết.

Thứ ba, xuất phát từ thực trạng của hệ thống tài chính và đặc điểm lịch sử, chính sách tăng hạn mức có sự khác nhau giữa các quốc gia và khu vực trên thế giới.

Hoa Kỳ tăng hạn mức một cách tương đối thận trọng và không chuyển sang bảo hiểm toàn bộ ngay lập tức do xuất phát từ thực tế tại Hoa Kỳ đã có một cơ chế BHTG lâu đời, một nền kinh tế thị trường phát triển và ý thức của người dân về vấn đề hạn mức bảo hiểm rất tốt.

Châu Âu tăng hạn mức một cách có hệ thống qua hai lần - lần điều chỉnh đầu tiên lên mức tham chiếu chung 50.000 Euro và lần điều chỉnh

sau lên mức 100.000 Euro thống nhất toàn khu vực. Chính sách tăng mạnh hạn mức trong toàn hệ thống tại Châu Âu cho thấy hệ thống BHTG tại Châu Âu chưa thực sự phát triển trước khủng hoảng (hạn mức bảo hiểm thấp và thời gian chi trả chậm so với các nước phát triển khác); tính liên kết của hệ thống tài chính ngân hàng Châu Âu rất chặt chẽ nên cần có nỗ lực tăng hạn mức chung cho cả khu vực.

Châu Á có hạn mức rất cao, thể hiện quan điểm thận trọng của khu vực từ kinh nghiệm của cuộc khủng hoảng ngân hàng 1997-1998. Các nước Châu Á duy trì mức độ bảo vệ từ 5 lần đến hơn 80 lần GDP đầu người. Minh chứng là trường hợp của Indonesia và New Zealand có hạn mức BHTG mới cao hơn GDP bình quân đầu người tương ứng là 82,5 và 23,3 lần.

Có thể nói, chính sách hạn mức là biện pháp không hoàn toàn phải bỏ chi phí nếu thực tế không xảy ra đổ vỡ ngân hàng nhưng lại là công cụ quan trọng để duy trì niềm tin của tổ chức BHTG ngay cả khi có đổ vỡ. Các quốc gia có hạn mức bảo hiểm đủ lớn và có cơ chế tiếp cận nhanh với khoản tiền gửi được bảo hiểm có thể ngăn ngừa hoảng loạn ngân

NHÌN RA THẾ GIỚI

Page 17: Bao Hiem Tien Gui

Số 17 / Tháng 06 - 201132 33www.div.gov.vn

Hội nghị thường niên của ADB lần thứ 44:

Nêu bật tầm quan trọng của việc tăng cường ổn định tài chính

Hội nghị thường niên của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) lần thứ 44 tổ chức

tại Việt Nam từ 3 đến 6/5/2011 là sự kiện có ý nghĩa quốc tế với sự tham dự của Lãnh đạo cấp cao, các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương các nước thành viên, các nhà đầu tư, các Chủ tịch Hội đồng quản trị/ Tổng Giám đốc các tập đoàn tài chính, các ngân hàng/các công ty lớn, các quan chức địa phương, các tổ chức phi chính phủ v.v.

Đã có khoảng 40 sự kiện diễn ra trong khuôn khổ hội nghị, bao gồm phiên khai mạc, 2 phiên họp toàn thể, 14 hội thảo, các cuộc họp giữa các bộ trưởng tài chính và các phiên họp nhóm giữa các đoàn đại biểu các nước....

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Thời gian qua, các nước G20 và các định chế tài chính quốc tế đã nỗ lực hợp tác và trợ giúp các nước thành viên vượt qua nhiều tác động của cuộc khủng hoảng. Những hành động và cam kết được đưa ra như: Khuôn khổ Phát triển Bền vững - Mạnh mẽ và Cân bằng, Mạng lưới an toàn tài chính toàn cầu, Cải cách các định chế tài chính quốc tế đã có tác động tích

cực đối với sự phục hồi kinh tế của mỗi nước. Chúng ta cần tiếp tục xây dựng những sáng kiến, những nỗ lực hợp tác quốc tế thiết thực, phù hợp để cùng chung tay góp sức vượt qua những khó khăn và thách thức, trong đó cần bảo đảm tiếng nói và lợi ích cho những nước nghèo và đang phát triển.

Chủ tịch ADB Haruhiko Kuroda đã đề nghị Chính phủ các nước châu Á tăng cường hợp tác để quản lý tốt hơn và ổn định hơn hệ thống tài chính. Theo ông Haruhiko Kuroda, các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã nêu bật tầm quan trọng của việc tăng cường ổn định tài chính thông qua các biện pháp thực hiện ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu. Nhiều tiến bộ trong lĩnh vực này đã được thực hiện, nhưng vẫn cần phải được tăng cường.

Những điểm yếu của hệ thống tài chính bộc lộ trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gần đây cũng đã được mổ xẻ và nhìn nhận. Đó là công tác giám sát vĩ mô không đủ bảo đảm an toàn, thị trường khu vực tài chính

phát triển chưa đáp ứng được nhu cầu và dễ bị tổn thương trong khi dòng vốn chưa ổn định. Các đại biểu cho rằng sau cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực cách đây một thập kỷ, hệ thống tài chính của châu Á đã có những cải cách và tái cơ cấu nên đã được tổ chức tương đối tốt, có khả năng ứng phó với các cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, hoạch định chính sách cần phải làm nhiều hơn nữa để phát triển và tăng cường thị trường tài chính của khu vực, đồng thời, bảo vệ hệ thống tài chính từ các mối đe dọa trong tương lai.

MH

mặt Đảng và Nhà nước đã tặng huân chương Hồ Chí Minh cho ngành ngân hàng. Phát biểu tại buổi lễ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh trong chiến tranh các cán bộ ngành ngân hàng đã phát huy những phẩm chất “cần, kiệm, liêm chính” ,hàng trăm cán bộ ngành ngân hàng đã anh dũng hy sinh góp phần thành công trong hai cuộc chiến. Trong thời kỳ hiện đại, ngành ngân hàng đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của đất nước với sự phát triển mạnh mẽ về chất lượng và quy mô hoat động. Tuy nhiên, ngành ngân hàng cần tập trung vào một số nội dung để khắc phục nhưng

tồn tại hạn chế như điều chỉnh lãi suất để các doanh nghiệp, cá nhân có thể tiếp cận nguồn vốn; điều hành tỷ giá hối đoái chủ động, linh hoạt, khuyến khích xuất khẩu, tăng dự trữ ngoại hối, ngăn ngừa đầu cơ, tích trữ ngoai tệ, giảm đô la hóa nền kinh tế, tiếp tục có biện pháp cho vay ngoại tế đối với nền kinh tế; thực hiện công khai minh bạch nhu cầu ngoại tệ, nâng cao chất lượng tín dụng; cơ cấu lại tại sản; nguồn vốn theo đảm bảo an toàn, tăng cường công tác kiểm tra đánh giá chất lượng tín dụng, kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng; theo dõi vàng thế giới để có cách quản lý phù hợp; khẩn trương

hoàn thiện quy chế về kinh doanh vàng; ngăn chặn và xử lý nghiêm các cá nhân buôn lậu vàng, ngoại tệ qua biên giới; làm tốt công tác dự báo tình hình tài chính thế giới để phục vụ tốt hơn cho công tác điều hành, chú trọng công tác phát triển nguồn nhân lực để đội ngũ cán bộ ngành ngân hàng ngày càng đáp ứng nhu cầu; cần chủ động nghiên cứu kinh nghiệm hay của quốc tế để xây dựng ngành ngân hàng càng phát triển, đóng góp nhiều hơn nữa, thiết thực hơn nữa vào sự phát triển kinh tế đất nước.

Minh Hải

TIN TỨC SỰ KIỆN-TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG TIN TỨC SỰ KIỆN-TÀI CHÍNH

Quyết tâm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội

Ngành Ngân hàng kỷ niệm 60 năm thành lập

Tiếp tục thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an

sinh xã hội, tại Nghị quyết số 79/NQ-CP ngày 5/5/2011 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2011, Chính phủ đã yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương chú ý tập trung triển khai thực hiện các nội dung quan trọng. Trong đó có việc điều hành giá cả

theo cơ chế thị trường một cách công khai, minh bạch, có lộ trình, tăng cường kiểm soát giá cả, thị trường, bảo đảm cân đối cung cầu và bình ổn giá những hàng hóa thiết yếu, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, tăng giá.

Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục thực hiện các giải pháp điều hành lãi suất, kiểm soát

tốc độ tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán phù hợp với diễn biến thị trường; ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất hàng xuất khẩu; tiếp tục triển khai các biện pháp quản lý tiền tệ, tín dụng, tỷ giá, thị trường ngoại tệ và

hoạt động kinh doanh vàng đã và đang phát huy tác dụng thời gian vừa qua; khẩn trương hoàn tất và ban hành các văn bản về cơ chế, chính sách quản lý ngoại tệ, vàng; kiểm soát hoạt động của các ngân hàng thương mại bảo đảm chấp hành đúng quy định về tiền tệ, tín dụng, an toàn hệ thống.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát cắt giảm, điều chuyển vốn đầu tư phát triển và công bố công khai, minh bạch việc cắt giảm vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước, tín dụng đầu tư, trái phiếu Chính phủ và vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước so với kế hoạch, số vốn điều chuyển cho các công trình cấp thiết, sắp hoàn thành trong năm 2011; kiên quyết cắt giảm vốn đầu tư những công trình chưa cấp thiết, chưa hoàn thành thủ tục đầu tư và chưa khởi công.

Diệu An

Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập ngân hàng Việt Nam(1951-2011) và đón nhận huân

chương Hồ Chí Minh (lần II) ngày 27/4/2011 đã diễn ra tại Hà Nội. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, một số lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cán bộ lão thành cách mạng, nguyên lãnh đạo ngành ngân hàng và đại diện lãnh đạo các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính trong và ngoài nước, Quỹ tín dụng Nhân dân TW, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và nhiều cơ quan tổ chức khác đã tham dự buổi lễ.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu nhấn mạnh mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng ngành ngân hàng đã có những đóng góp tích cực trong thời chiến tranh cũng như thời bình đối với kinh tế đất nước. Hiện nay, hệ thống

ngân hàng không ngừng phát triển về số lượng và quy mô hoạt động, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế, đẩy mạnh tốc độ huy động vốn, thu hút vốn đầu tư nước ngoài…góp

phần cùng các ngành các cấp thực hiện chủ trương kiêm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thay

Page 18: Bao Hiem Tien Gui

Số 17 / Tháng 06 - 201134 35www.div.gov.vn

TIN TỨC SỰ KIỆN-BẢO HIỂM TIỀN GỬITIN TỨC SỰ KIỆN--TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG

Giao lưu trực tuyến trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ: BHTG - an toàn cho hệ thống tín dụng

Chính thức phát động Cuộc thi Tìm hiểu về Bảo hiểm tiền gửi và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Ngày 9/5/2011, đại diện Lãnh đạo Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã có buổi trả lời trực

tuyến trên Cổng TTĐT Chính phủ với chủ đề “Bảo hiểm tiền gửi-an toàn cho hệ thống tín dụng”. TS. Bùi Khắc Sơn – Tổng Giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia; TS. Nguyễn Mạnh Dũng, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam; Thạc sĩ Nguyễn Lĩnh Nam, Phó trưởng ban Dự án hiện đại hóa ngân hàng đã tham gia trả lời trong buổi giao lưu này.

Buổi giao lưu trực tuyến do Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức nhằm cung cấp thông tin, góp phần giải đáp các vấn đề người dân quan tâm xung quanh chính sách BHTG. Bảo hiểm

tiền gửi Việt Nam được thành lập vào năm 1999. Tuy nhiên hiện nay, đa phần người dân chưa được tư vấn và hiểu đầy đủ về tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cũng như bản chất của việc tiền gửi của họ được bảo hiểm như thế nào. Đó cũng là những nội dung chính được các đại diện của tổ chức BHTGVN giải đáp trong buổi giao lưu.

Cũng tại buổi giao lưu, rất nhiều ý kiến của độc giả mang tính chất gợi ý, xây dựng để chính sách BHTG ngày một hoàn thiện và bảo vệ tốt hơn quyền lợi hợp pháp của người dân cũng như góp phần bảo đảm an toàn hệ thống tài chính tín dụng.

Thông tin về buổi trực tuyến cũng được rất nhiều các phương tiện truyền thông đưa tin rộng rãi. Clip

của buổi giao lưu được lưu trên trang web baodientu.chinhphu.vn trong vòng 90 ngày kể từ ngày phát sóng trực tiếp.

TD

Ngày 22/6/2011, Lễ Công bố cuộc thi “Tìm hiểu về Bảo hiểm tiền gửi và hoạt động

của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam” được tổ chức tại Tòa soạn Báo Nhân Dân. Đây là cuộc thi lần đầu tiên được tổ chức với sự phối hợp của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), Báo Nhân Dân và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nhằm mục đích nâng cao hiểu biết của công chúng về BHTG, góp phần thực hiện mục tiêu bảo vệ người gửi tiền và đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.

Tham dự sự kiện có ông Nguyễn Thuận Hữu – UV Ban chấp

hành Trung ương Đảng – Tổng Biên tập báo Nhân Dân, ông Nguyễn Văn Bình - UV Ban chấp hành Trung ương Đảng - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ông Trần Thế Vượng – Trưởng Ban Dân nguyện Quốc hội; ông Nguyễn Thế Kỷ - Phó trưởng Ban Tuyên giáo trung ương; ông Đinh Trung Tụng – Thứ trưởng Bộ Tư pháp; ông Cao Sỹ Kiêm – Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và Nhỏ, bà Dương Thu Hương – Tổng thư ký HH Ngân hàng; các đồng chí thành viên Ban chỉ đạo, Ban tổ chức cuộc thi là Tổng biên tập, Phó Tổng Biên tập, lãnh đạo

của các báo: Đại Đoàn Kết, Thanh niên, Tiền phong, Quân đội nhân dân, báo điện tử VietNamNet, Đài truyền hình VN, Đài truyền hình HN.

Ban Tổ chức chủ trương tạo điều kiện tối đa để người dân dễ dàng tham dự cuộc thi, tiếp cận thông tin về đề thi cũng như các thông tin liên quan tới hoạt động BHTG và tổ chức BHTGVN làm cơ sở để lựa chọn phương án trả lời chính xác.

Người dự thi có thể tìm kiếm thông tin về cuộc thi (bao gồm thể lệ cuộc thi, đề thi, gợi ý trả lời) trên website của BHTGVN: www.div.gov.vn (hoặc trên chính số Thông tin bạn đang cầm trên tay) và rất nhiều các kênh

Ngày 14/4/2011, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có văn bản số

2956/NHNN-CSTT yêu cầu các tổ chức tín dụng và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài (các TCTD) kiểm soát hoạt động tín dụng năm 2011.

Cụ thể, để kiểm soát hoạt động tín dụng năm 2011 theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ và Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 01/3/2011 của Thống đốc NHNN về thực hiện giải pháp chủ yếu tập trung kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội, NHNN yêu cầu các TCTD:

Một là, xây dựng kế hoạch và thực hiện tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20% (bao gồm cả yếu tố điều chỉnh tỷ giá) theo Nghị quyết 11/NQ-CP. Trong đó, hoạt động cấp tín dụng được thực hiện theo quy định tại khoản 14 Điều 14 Luật Các TCTD, bao gồm nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

Trên cơ sở kế hoạch tốc độ tăng trưởng tín dụng cả năm 2011, TCTD xây dựng và thực hiện tốc độ tăng trưởng tín dụng từng quý; giao kế hoạch tốc độ tăng trưởng tín dụng tằng quý và cả năm 2011 cho các chi nhánh (sở giao dịch) của mình, đồng thời gửi NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi có chi nhánh (sở giao dịch) hoạt động để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động tín dụng trên địa bàn.

Gửi báo cáo NHNN Việt Nam (Vụ Chính sách tiền tệ) một số chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2011 trước ngày 22/4/2011 theo biểu kèm theo công văn này.

Hai là, thực hiện giảm tốc độ và tỷ trọng cho vay lĩnh vực phi sản xuất và áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc

theo điểm b khoản 2 Chỉ thị số 01/CT-NHNN.

Cho vay lĩnh vực phi sản xuất bao gồm: Cho vay chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán; cho vay để đầu tư, kinh doanh bất động sản; cho vay đối với các nhu cầu vốn để phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng (gọi là cho vay tiêu dùng).

TCTD gửi báo cáo cho vay lĩnh vực phi sản xuất cho NHNN Việt Nam (Vụ Chính sách tiền tệ) chậm nhất vào ngày 12 tháng tiếp theo tháng báo cáo theo 04 biểu kèm theo công văn này.

Trường hợp đến ngày 12/7/2011 và ngày 12/01/2012, NHNN Việt Nam chưa nhận được đủ các báo cáo cho vay lĩnh vực phi sản xuất tháng 6 và tháng 12 năm 2011 thì NHNN Việt Nam xác định tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất theo số liệu dư nợ tháng 5 và tháng 11/2011 để làm cơ sở áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo điểm b khoản 2 Chỉ thị số 01/CT-

NHNN nêu trên.Được biết, tại điểm b khoản 2 Chỉ

thị số 01/CT-NHNN ngày 01/3/2011 của Thống đốc NHNN có quy định tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất của TCTD so với tổng dư nợ đến 30/6/2011 tối đa là 22% và đến 31/12/2011 tỷ trọng này tối đa là 16%. Trường hợp TCTD chưa thực hiện được tỷ trọng này theo lộ trình, NHNN Việt Nam sẽ áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc gấp 2 lần so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc chung đối với TCTD và biện pháp hạn chế phạm vi hoạt động kinh doanh trong 6 tháng cuối năm 2011 và năm 2012.

CKH

Kiểm soát hoạt động tín dụng năm 2011

(xem tiếp trang 39)

Page 19: Bao Hiem Tien Gui

Số 17 / Tháng 06 - 201136 37www.div.gov.vn

TIN TỨC SỰ KIỆN-BẢO HIỂMTIN TỨC SỰ KIỆN-BẢO HIỂM

BHTGVN tích cực triển khai Nghị quyết số 11 của Chính phủ

Hội nghị tập huấn hướng dẫn thực hiện quy chế giám sát từ xa

Ngày 7/3/2011, Tổng giám đốc BHTGVN ông Bùi Khắc Sơn đã chủ trì họp giao ban

tháng 3 với thành phần tham dự là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Ban điều hành, các trưởng Phòng, Ban tại trụ sở chính, Giám đốc các chi nhánh, đại diện Văn phòng Đảng ủy, công đoàn, đoàn thanh niên. Sau khi đánh giá kết quả công tác tháng 2, bên cạnh việc tích cực chủ động thực hiện công tác của đơn vị, Tổng giám đốc nhấn mạnh và yêu cầu các đơn vị nghiên cứu, triển khai Nghị quyết số 11 ngày 24/2/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.

BHTGVN cần đẩy mạnh công tác truyền thông trong thời gian tới để góp phần nâng cao niềm tin của công chúng để từ đó người dân dân ngày càng được gửi nhiều tiền hơn vào hệ

thống ngân hàng, góp phần kiềm chế lạm phát. Hơn thế nữa, Tổng giám đốc yêu cầu các lãnh đạo dự họp phổ biến, chỉ đạo toàn thể cán bộ viên chức trong toàn hệ thống tích cực triển khai Nghị quyết 11 của Chính phủ. Từ thực tiễn hoạt động, nhiều lãnh đạo Phòng, Ban đề nghị BHT-GVN kiến nghị đến các cơ quan chức năng điều chỉnh những hạn chế, tồn tại của chính sách BHTG đặc biệt là nâng cao hạn mức chi trả tiền gửi được bảo hiểm.

Sau khi họp giao ban, theo sự chỉ đạo của Tổng giám đốc, đồng chí Nguyễn Lĩnh Nam- Phó trưởng ban Thường trực Ban triển khai dự án FSMIMS đã giới thiệu hệ thống thông tin quản lý và hiện đại hóa ngân hàng hợp phần BHTGVN. Nội dung bài trình bày bao gồm thông tin chung về dự án, thông tin Học viện tư vấn Nomora (đơn vị trúng thầu tư vấn),

kế hoạch triển khai dự án và phân công nhiệm vụ. Bài trình bày nêu rõ mục tiêu của dự án nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện vai trò bảo vệ người gửi tiền, tăng cường chia sẻ thông tin giữa các cơ quan có liên quan, giúp BHTGVN trở thành một tổ chức BHTG theo mô hình tiên tiến và là thành viên tích cực trong mạng an toàn tài chính quốc gia. Bắt đầu từ ngày 14/3/2011, tư vấn sẽ bắt đầu làm việc với các Phòng Ban và chi nhánh. Tổng giám đốc chỉ đạo, để đảm bảo tính hiệu quả của dự án đề nghị các Phòng, Ban, Chi nhánh rà soát kỹ quy trình làm việc hiện tại của Phòng, những đề xuất đổi mới quy trình, cử cán bộ có năng lực nghiên cứu kinh nghiệm để làm việc với tư vấn.

TS

Thực hiện kế hoạch đào tạo, tập huấn năm 2011 của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

(BHTGVN) nhằm nâng cao năng lực nghiệp vụ của cán bộ giám sát, đồng thời thống nhất triển khai quy chế giám sát từ xa đối với các tổ chức tham gia BHTG được ban hành trên toàn hệ thống. Từ ngày 22 đến ngày 28/3/2011, BHTGVN đã tổ chức Chương trình tập huấn Hướng dẫn thực hiện quy chế giám sát từ xa cho các cán bộ nghiệp vụ của BHTGVN. Hội nghị đã diễn ra tại hai nơi: TP. HCM và Hải Phòng

Khóa tập huấn bao gồm hai nội dung chính: Hướng dẫn thực hiện triển khai quy chế giám sát từ xa số 628,629/QĐ-BHTG111 được ban hành ngày 31/12/2010 tới cán bộ nghiệp vụ tại các Chi nhánh và trao đổi, giải đáp

những vướng mắc của cán bộ nghiệp vụ tại chi nhánh khi thực hiện quy chế giám sát từ xa mới được ban hành.

Hội nghị tập huấn phía Nam cho các cán bộ nghiệp vụ tại BHTG Chi nhánh BHTGVN tại TP. Hồ Chí Minh, Chi nhánh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên và Chi nhánh Đồng bằng Sông Cửu Long đã diễn ra trong các ngày từ 22/3/2011 – 23/3/2011.

Hội nghị tập huấn hướng dẫn thực hiện quy chế giám sát từ xa phía Bắc cho các cán bộ chi nhánh khu vực Đông Bắc Bộ, khu vực Hà Nội và khu

vực Bắc Trung Bộ đã khai mạc vào ngày 28/3/2011 ở Chi nhánh BHTGVN khu vực Đông Bắc Bộ tại thành phố Hải Phòng.

ĐD

Nhằm thúc đẩy hợp tác song phương và trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vực

bảo hiểm tiền gửi, Từ ngày 26 đến 29/4/2011 đoàn công tác Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) tham dự Hội thảo “Giới thiệu tổng quan về Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và 18 nguyên tác cơ bản xây dựng hệ thống BHTG hiệu quả” và ký Bản hợp tác ghi nhớ với Quỹ bảo vệ người gửi tiền Lào (DPF).

Đoàn công tác của BHTGVN tại DPF lần này có ông Bùi Khắc Sơn – TGĐ BHTGVN và một số Trưởng, phó phòng ban cùng một số cán bộ BHT-GVN.

Sau khi nhận được yêu cầu đề nghị hỗ trợ và hợp tác từ phía Quỹ bảo vệ người gửi tiền Lào (DPF) nhằm thúc đẩy và hợp tác song phương giữa BHTGVN và Quỹ bảo vệ người gửi tiền Lào. Đoàn công tác của BHTGVN đã tham gia chương trình Hội thảo “Giới thiệu tổng quan về Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và 18 nguyên tác cơ bản xây dựng hệ thống BHTG hiệu

quả” và lễ ký kết Bản hợp tác ghi nhớ giữa BHT-GVN và DPF. Đại diện của BHT-GVN đã có các bài trình bày tại Hội thảo nhằm giúp DPF hoạt động hiệu quả hơn trong lĩnh vực bảo hiểm tiền gửi, nâng cao nhận thức của công chúng Lào về bảo hiểm tiền gửi cũng như hỗ trợ DPF từng bước gia nhập Hiệp hội bảo hiểm tiền gửi quốc tế, tận dụng cơ hội để có thể học hỏi, chia sẻ các kiến thức và kinh nghiệm về bảo hiềm tiền gửi với tất cả các thành viên trong Hiệp hội.

Cũng trong khuôn khổ của chương trình, đoàn công tác của BHTGVN thực hiện chuyến thăm xã giao và

làm việc với Thống đốc Ngân hàng Trung Ương Lào; làm việc với Ban lãnh đạo Bảo hiểm tiền gửi Lào; thăm và làm việc với Chi nhánh Ngân hàng Trung Ương Lào tại Luang Prabang. Đây cũng là cơ hội để BHTGVN và BHTG Lào chia sẻ và hợp tác cùng phát triển hệ thống BHTG hiệu quả hơn.

Bích Liên

Tổng giám đốc BHTGVN tham dự Hội thảo và ký Bản ghi nhớ hợp tác với Quỹ bảo vệ người gửi tiền Lào

Từ ngày 26 đến 29/4/2011, ông Mai Minh Đệ - Chủ tịch Hội đồng quản trị - Bảo hiểm

tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) cùng một số cán bộ BHTGVN thực hiện chuyến khảo sát BHTG tại Đài Loan

Trong khuôn khổ hợp tác song phương giữa hai tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) và Tổng công ty BHTG Đài Loan (CDIC), để tăng cường mối quan hệ trong các hoạt động hợp tác giữa hai tổ chức, mục đích của chuyến khảo sát lần này là để tìm hiểu rõ hơn về mô hình tổ chức, hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát. Bên cạnh đó đoàn khảo sát cũng đặt ra mục tiêu nghiên cứu và học tập mô hình tổ chức của CDIC. Ngoài ra đoàn cũng thực hiện việc khảo sát và thăm quan Chi nhánh

của CDIC tại Đài Trung nhằm tìm hiểu về quy chế hoạt động cũng như mối quan hệ giữa Chi nhánh và Trụ sở chính.

Đây cũng là một bước tiến quan trọng kể từ khi BHTGVN và CDIC ký kết Bản ghi nhớ lần đầu, từ tháng 12/2006 và lần thứ hai, tháng 12/2009 nhằm thắt chặt mối quan hệ hợp tác giữa hai bên để cùng nhau thực hiện các nghiên cứu quan trọng nhằm mục tiêu phát triển toàn diện hơn, hiệu

quả hơn hệ thống BHTG.

Bích Liên

Đoan công tac BHTGVN chup ảnh với Ban lãnh đạo BHTG Đai Loan

Chủ tich Hội đồng quản trị BHTGVN thăm và làm việc tại Tổng công ty BHTG Đài Loan

Page 20: Bao Hiem Tien Gui

Số 17 / Tháng 06 - 201138 39www.div.gov.vn

TIN TỨC SỰ KIỆN- QUỐC TẾ TIN TỨC SỰ KIỆN- QUỐC TẾ

Quốc hội Hàn Quốc thông qua Luật BHTG

sửa đổi

Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua Luật Bảo hiểm tiền gửi sửa đổi vào tháng 3/2011.

Đây là một bước mở đường cho việc thành lập một quỹ đặc biệt để hỗ trợ cho các ngân hàng trong giai đoạn khó khăn.

Việc sửa đổi đã được đã được sự chấp thuận của Quốc hội để thành lập một quỹ đặc biệt nhằm hỗ trợ việc tái cơ cấu các tổ chức tín dụng đang bị áp lực từ việc liên quan đến các thành phần kinh doanh bất động sản yếu kém. Vừa qua, cơ quan tài chính địa phương đã đình chỉ hoạt động của 8 quỹ tín dụng trong năm nay do tình trạng tài chính yếu kém.

Quỹ có thời hạn hoạt động đến 31/12/2026, sẽ được tài trợ một phần bằng 45% từ phí bảo hiểm tiền gửi theo 5 giai đoạn khác nhau gồm: ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, quỹ tiết kiệm, hãng bảo hiểm và công ty môi giới. Chính phủ cũng sẽ chuyển

thêm tiền của mình vào tài khoản.

Kế hoạch này có điểm khác so với kế hoạch ban đầu của Ủy ban Dịch vụ Tài chính đề xuất, theo đó thì mức hỗ trợ là 50% phí bảo hiểm tiền gửi được thu từ khu vực tài chính sẽ được gộp vào một tài khoản mới. Ủy ban Dịch vụ Tài chính cũng tìm cách để tránh sử dụng quỹ công nhưng điều này đã bị bác bỏ bởi các thành viện Đảng đối lập, mong muốn của họ là được sử dụng quỹ của Chính phủ.Do vậy, vẫn chưa rõ việc bao nhiêu tiền sẽ được nâng theo kế hoạch sửa đổi. Theo giới chức tài chính cho biết theo kế hoạch ban đầu thì mức nâng khoảng 10 nghìn tỷ Won (tương đương với 8,97 tỷ USD).

Phi Hải (Theo Nasdaq)

Dự luật BHTG và Chính sách bảo vệ quyền chủ sở hữu được đệ trình tại Quốc hội Singapore

Dự luật bảo hiểm tiền gửi, chính sách bảo vệ quyền chủ sở hữu và dự luật bảo

hiểm (sửa đổi) đã được Bà Lim Hwee Hua - Thứ trưởng Bộ Tài chính đệ trình Quốc hội Singapore lần đầu hồi tháng 3/2011. Dự luật bao gồm chính sách bảo vệ người gửi tiền và bảo vệ quyền chủ sở hữu.

Theo những điều khoản bảo vệ người gửi tiền của dự luật thì đối tượng người gửi tiền được bảo hiểm sẽ mở rộng từ các cá nhân và các tổ chức từ thiện cho đến tất cả những người gửi tiền ở các tổ chức phi ngân hàng (như công ty một thành viên, các hiệp hội, các công ty và các tổ chức chưa hợp nhất).

Hơn nữa, hạn mức bảo hiểm tiền gửi trong tài khoản séc, tiết kiệm và

tài khoản tiền gửi kỳ hạn sẽ được nâng từ 20.000$ lên 50.000$ cho mỗi người gửi tiền. Trong trường hợp chi trả, những người gửi tiền sẽ nhận được toàn bộ tổng số tiền quỹ ký thác với ngân hàng mà không tính đến các khoản nợ các tổ chức tài chính.

Chính sách bảo vệ quyền chủ sở hữu được mở rộng bao gồm cả chính sách về tai nạn, sức khỏe và nhiều chuyên mục khác trong chính sách bảo hiểm nói chung. Giới hạn bảo hiểm sẽ được tăng từ 90% lên đến 100% các khoản nợ được bảo hiểm trong trường hợp tổ chức bảo hiểm bị đổ vỡ.

Việc thực thi chính sách bảo vệ quyền chủ sở hữu sẽ được trích từ các khoản đóng góp bắt buộc hàng

năm của các công ty bảo hiểm nhân thọ và các công ty bảo hiểm nói chung. Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi Singapore (SDIC) sẽ giám sát việc thực thi Luật BHTG và chính sách bảo vệ quyền chủ sở hữu. SDIC được chỉ định thu các khoản đóng góp từ thành viên theo Luật BHTG và chính sách bảo vệ quyền chủ sở hữu rồi đứng ra chi trả những thiệt hại được bảo hiểm và thông báo cho công chúng. SDIC cũng sẽ chịu trách nhiệm quản lý quỹ bảo hiểm tiền gửi và quỹ chính sách bảo vệ quyền chủ sở hữu.

Phạm Hải Yến(Theo Monetary Authority of

Singapore & CFTCLaw)

Chương trình đào tạo năm 2011 của Hiệp hội BHTG quốc tế

Để các thành viên có các cơ hội học hỏi, Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi Quốc tế

(IADI) sẽ tổ chức một số hội thảo đào tạo trong năm 2011 với các chủ đề chiến lược quan trọng sau:

- Đánh giá và quản lý Quỹ bảo hiểm tiền gửi: Hội thảo do Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC) thuyết trình tại Arlington, VA Hoa Kỳ vào ngày 5 – 7/4/2011 và tại Đài Bắc vào ngày 15 – 17/11/2011 bởi Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi Đài Loan (CDIC). Hội thảo sẽ tập trung vào các vấn đề liên quan đến việc quản lý, thành lập và duy trì quỹ bảo hiểm

tiền gửi. Các bài thuyết trình sẽ nêu bật các phương pháp tiếp cận nguồn tài trợ khác nhau, phương pháp đánh giá, chuyển từ một hệ thống thu phí đồng hạng sang hệ thống phí bảo hiểm phân biệt, phương pháp xác định mức phí thích hợp cùng kỹ thuật quản lý tiền mặt và quỹ đầu tư.

- Phương pháp đánh giá các nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống bảo hiểm tiền gửi hiệu quả: Hội thảo này sẽ được tổ chức vào ngày 6 – 8/9/2011 tại Basel, Thụy Sĩ với sự đồng tài trợ của Viện ổn định Tài chính. Mục tiêu của chương trình này là đào tạo một đội ngũ quốc tế

chuyên nghiệp về bảo hiểm tiền gửi, giám sát ngân hàng, thanh lý/ tiếp nhận và các lĩnh vực liên quan để thực hiện đánh giá sự tuân thủ điều luật trong “Các nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống Bảo hiểm tiền gửi hiệu quả”.

Ngoài ra, IADI còn tổ chức môt số hội thảo tại các khu vực khác không ngoài mục tiêu để các thành viên của Hiệp hội chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về Bảo hiểm tiền gửi các nước trên thế giới.

Phạm Hải Yến (Theo IADI)

thông tin khác. Bên cạnh đó, toàn bộ nội dung liên quan đến cuộc thi và đề thi được niêm yết và phát miễn phí tại các quầy giao dịch của các ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân.

“Việc tổ chức phát động Cuộc thi về BHTG và hoạt động của BHTGVN là một sự kiện quan trọng và có ý nghĩa đối với đất nước ta. Chúng tôi

cũng đang có ý tưởng tổ chức những cuộc vận động tương tự, theo hướng “Gửi tiền vào hệ thống ngân hàng là yêu nước”. Mỗi một người dân khi gửi tiền vào hệ thống ngân hàng không những bảo toàn được đồng vốn của mình mà còn góp phần vào việc xây dựng và phát triển đất nước.” – UV Ban chấp hành Trung

ương Đảng - Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình – đã nhấn mạnh tại Lễ công bố.

Thùy Dương

hàng có nhiều khách hàng, góp phần tăng trưởng dư nợ tín dụng, phát triển kinh tế thành phố và phát triển kinh tế đất nước”.

“Xử lý rủi ro tốt nhất, bảo vệ người gửi tiền tốt nhất, phối kết hợp tốt nhất để tạo hiệu quả cao nhất”

Là mục tiêu của BHTGVN hướng tới được ông Bùi Khắc Sơn - Tổng giám đốc BHTGVN nhấn mạnh khi chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ năm 2011 đối với các chi nhánh thuộc hệ thống BHTGVN Bên cạnh mục tiêu chung, Tổng giám đốc Bùi Khắc Sơn

cũng yêu cầu các chi nhánh triển khai các biện pháp cấp bách nhằm góp phần chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội theo tinh thần Nghị quyết 11 của Chính phủ đồng thời với thực hiện nhiệm vụ chung của Chi nhánh. Theo Tổng giám đốc, nước ta đã vượt qua khủng hoảng một cách êm thấm nhưng khó khăn sẽ còn trải dài trong những năm tiếp theo. Chính phủ đang quyết liệt triển khai các nhóm giải pháp chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Các giải pháp này cũng đã được triển khai trong toàn hệ thống BHTGVN. Muốn chống lạm

phát phải hút tiền trong lưu thông vào ngân hàng - muốn vậy phải nâng cao niềm tin công chúng. Tổng giám đốc nhấn mạnh: Cùng với việc triển khai nhiệm vụ năm 2011, tham gia xây dựng cơ sở pháp lý lâu dài – Luật BHTG - cho hoạt động BHTG, các Chi nhánh cần chủ động nắm chắc biến động của thị trường tài chính để có nhận định và phản ứng kịp thời; phối hợp tốt với các chi nhánh NHNN trên địa bàn; xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cao đảm bảo hoàn thành tốt các mục tiêu của năm 2011.

Hoàn thiện chính sách ... (tiếp trang 24)

(tiếp trang 35)Chính thức phát động Cuộc thi ...

Page 21: Bao Hiem Tien Gui

Số 17 / Tháng 06 - 201140 41www.div.gov.vn

Vấn đề nâng cao sức mạnh hệ thống tài chính Việt Nam nói chung và ngân hàng thương

mại Việt Nam - các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi (TCTGBHTG) nói riêng trong xu thế hội nhập quốc tế đã bắt đầu được thảo luận từ làn sóng dịch chuyển vốn đầu tư nước ngoài đến các quốc gia đang phát triển nở rộ ở những thập niên nửa cuối thế kỷ 20. Sự thay đổi tư duy quản lý kinh tế của Việt Nam tiếp tục góp phần cổ động mạnh mẽ xu thế lịch sử này.

Trong cam kết gia nhập WTO, đến năm 2010 Việt Nam sẽ mở cửa cho các ngân hàng nước ngoài gia nhập thị trường tài chính trong nước làm

tăng thêm các đối thủ cạnh tranh có ưu thế hơn về năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh, trình độ công nghệ và quản trị kinh doanh hơn hẳn các ngân hàng Việt Nam.Vì vậy, vấn đề nâng cao năng lực tài chính của các TCTD luôn được các cơ quan chức năng đặt ra như là một vấn đề cốt lõi không chỉ của từng TCTGBHTG mà còn là mục tiêu của cả hệ thống tài chính ngân hàng. Bởi vì có nâng cao năng lực tài chính mới có thể tạo ra thực lực để hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam nâng cao được khả năng chống đỡ rủi ro; nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng lực cạnh tranh về nguồn nhân lực, về công nghệ, về hệ thống kênh phân phối, về mở rộng và phát triển dịch vụ, về thương hiệu trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và trên diện rộng.

Để đảm bảo sự đầy đủ vốn trong quá trình hoạt động của định chế tài chính, hầu hết các quốc gia đều quy định một mức vốn tối thiểu để hình thành một định chế tài chính (vốn pháp định ) và quy định sự tăng lên của vốn theo quy mô hoạt động bằng một tỷ lệ giữa vốn tự có và tổng tài sản có đánh giá lại theo mức độ rủi ro, và được gọi là tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR). Đồng thời để góp phần bảo đảm cho hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người gửi tiền các

quốc gia cần phải có hệ thống BHTG hiệu quả.

Việc yêu cầu các TCTD tăng vốn điều lệ tối thiểu phải bằng mức vốn pháp định để nâng cao năng lực tài chính là một giải pháp đúng đắn, phù hợp với bối cảnh nền kinh tế và hoạt động của hệ thống các TCTD, phù hợp với chủ trương trong dài hạn của Đảng, Chính phủ và NHNN nhằm xây dựng hệ thống tài chính ngân hàng hoạt động ổn định và phát triển bền vững.

Ngày 22/11/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 141/2006/NĐ-CP quy định rất cụ thể mức vốn pháp định và lộ trình tăng vốn điều lệ đối với từng loại hình TCTD để đảm bảo mức vốn pháp định này. Theo đó, các TCTD có thời gian 4 năm để thực hiện việc tăng vốn điều lệ với 2 giai đoạn cụ thể (giai đoạn 1 kết thúc 31/12/2008 và giai đoạn 2 kết thúc 31/12/2010) – Quy định này đã cho phép các TCTD có thời gian để chủ động kế hoạch tăng vốn điều lệ của mình, chủ động điều chỉnh tăng quy mô vốn phù hợp với quy mô hoạt động và năng lực quản trị điều hành, có cơ sở đảm bảo việc tăng vốn điều lệ góp phần tăng năng lực tài chính, đồng thời duy trì TCTD hoạt động an toàn, hiệu quả.

Tuy nhiên, theo đánh giá của NHNN, quá trình tăng vốn điều lệ đã chịu tác động của một số nguyên nhân khách quan, khiến việc tăng

Nhu cầu nâng cao năng lực tài chính

các tổ chức tham gia

BHTG và sự tác động đến việc

điều chỉnh chính sách

BHTGPhòng Nghiệp vụ BHTG I

Chi nhánh BHTG KV Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

THÔNG TIN KHÁCH HÀNG THÔNG TIN KHÁCH HÀNG

vốn điều lệ từ các nguồn khác nhau của nhiều TCTD trong nước gặp phải một số khó khăn:

(i) Bối cảnh thị trường tài chính thế giới và trong nước có nhiều biến động, thị trường chứng khoán Việt Nam trong suốt một thời gian dài hoạt động giảm dần, trong khi nhiều ngân hàng cùng tăng vốn một lúc, làm cho cổ phiếu ngân hàng không còn hấp dẫn nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bản thân các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là nhà đầu tư tổ chức cũng gặp khó khăn trong việc mở rộng đầu tư ra các quốc gia khác. Vì thế hầu hết các nguồn tăng vốn điều lệ chủ yếu của TCTD như phát hành cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu, phát hành ra công chúng hay phát hành cho các nhà đầu tư nước ngoài đều không thuận lợi.

(ii) Bên cạnh đó, chủ trương của Chính phủ trong việc hạn chế các Tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước góp vốn ra ngoài lĩnh vực chính và yêu cầu các doanh nghiệp này thoái vốn tại các TCTD để tập trung vào hoạt động kinh doanh chủ yếu cũng là một khó khăn lớn cho các TCTD cổ phần có cổ đông hiện hữu là các Tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước này khi thực hiện tăng vốn điều lệ.

(iii) Ngoài ra, một số TCTD cổ phần đã niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán cũng gặp phải một số quy định về thời gian khi phát hành cổ phiếu ra công chúng mà không thể hoàn tất việc tăng vốn điều lệ đúng thời hạn quy định.

Trước những khó khăn đó, theo phương án đề xuất của NHNN, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo giao NHNN phối hợp cùng các cơ quan liên quan trình Chính phủ trước ngày

15/12/2010 việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 141 theo hướng gia hạn thời gian tăng vốn điều lệ cho các TCTD đến 31/12/2011. Ngày 26/01/2011 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 10/2011/NĐ-CP “về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng”. Theo đó, tổ chức tín dụng được cấp giấy phép thành lập và hoạt động phải có biện pháp bảo đảm có số vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp tối thiểu tương đương mức vốn pháp định quy định tại Danh mục ban hành kèm theo, chậm nhất vào ngày 31/12/2011. Theo danh mục mức vốn pháp định của TCTD, mức vốn pháp định áp dụng cho đến năm 2011 của chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 15 triệu USD, Ngân hàng Chính sách là 5.000 tỷ đồng, Ngân hàng Phát triển là 5.000 tỷ đồng, quỹ tín dụng nhân dân cơ sở là 0,1 tỷ đồng, công ty tài chính là 500 tỷ đồng, công ty cho thuê tài chính là 150 tỷ đồng, các loại hình tổ chức tín dụng còn lại là 3.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, những khó khăn về huy động vốn cổ phần trên thị trường chứng khoán để tăng vốn điều lệ có thể vẫn còn tồn tại cho đến cuối năm 2011 do trong năm 2011 tình hình kinh tế-xã hội thế giới tiếp tục có nhiều sự kiện và vấn đề nảy sinh như: khủng hoảng nợ công tại một số nước (Hy lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha…), khủng hoảng chính trị tại Trung Đông và Bắc Phi làm giá dầu thô tăng cao, động đất và sóng thần tại Nhật…làm cho kinh tế thế giới chậm hồi phục.

Ngoài ra, trong thời gian qua NHNN đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ theo Nghị quyết 11/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu tập

trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô được Chính phủ ban hành ngày 24/2/2011 đã ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường chứng khoán trong nước. So với thời điểm 31/12/2009, giá cổ phiếu của các NHTM cổ phần hiện nay (cuối tháng 3/2011) đã giảm rất mạnh (ACB giảm 38,44%, SHB giảm 56,62%, VCB giảm 35,3%), chỉ số VN-Index giảm từ 494 điểm tại thời điểm 31/12/2009 xuống còn 456 điểm vào ngày 4/4/2011 và HNX-Index giảm từ 168 điểm tại thời điểm 31/12/2009 xuống còn 90 điểm vào ngày 4/4/2011, giá trị khớp lệnh cũng ngày càng giảm dần, nhiều công ty chứng khoán thua lỗ và bị đưa vào danh sách cảnh báo.

Về tỷ lệ an toàn vốn, theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010, kể từ ngày 01//2010, tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro của tổ chức tín dụng (tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ), đồng thời duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% trên cơ sở hợp nhất vốn, tài sản của tổ chức tín dụng và công ty trực thuộc (tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất).

Ngân hàng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010Agribank 10.464 10.543 11.283 21.000BIDV 7.629 8.756 10.499 14.374Vietinbank 7.608 7.717 11.253 15.172Vietcombank 4.429 4.429 12.100 17.587MHB 744 810 823 3.000Techcombank 2.521 3.642 5.400 6.932ACB 2.630 6.355 7.814 9.376Sacombank 4.448 5.116 6.700 9.179

Đơn vị tính: Tỷ VNDBiểu 1 : Quy mô vốn điều lệ của một số NHTM Việt Nam

(Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo thường niên của các NHNN)

Page 22: Bao Hiem Tien Gui

Số 17 / Tháng 06 - 201142 43www.div.gov.vn

Theo thống kê đến cuối năm 2010, tất cả 5 NHTM NN đều đạt và trên mức vốn pháp định, trong số 48 chi nhánh NH nước ngoài, chỉ có 2 chi nhánh của NH Việt Lào chưa đạt mức vốn pháp định và trong số 37 ngân hàng thương mại cổ phần có tới 23/37 NH chưa đáp ứng được số vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng. Qua số liệu này và số liệu trong Biểu 1 và Biểu 2 cho thấy các TCTGBHTG có quy mô càng lớn càng có điều kiện tăng vốn điều lệ hơn các TCTGBHTG có quy mô nhỏ và năng lực tài chính của hầu hết các TCTGBHTG là NHTM cổ phần trong nước đều yếu.

Khả năng tăng vốn điều lệ theo yêu cầu của cơ quan điều tiết ngân hàng là một trong các chỉ tiêu cơ bản để xác định khả năng đầy đủ vốn của định chế tài chính. Theo chuẩn mực quốc tế (CAMELS), định chế tài chính được đánh giá là có đầy đủ vốn là định chế phải có một chính sách năng động, rõ ràng và hiệu quả trong việc huy động một lượng vốn đáng kể từ khu vực kinh tế tư nhân

(đối với NHCP), từ cấp vốn của Nhà nước (đối với NHTM NN) như đã được minh chứng bằng những đợt tăng nhanh vốn trong quá khứ và có những cam kết vững chắc đối với sự tăng vốn trong tương lai.

Vì vậy, để góp phần tăng năng lực cạnh tranh, sắp xếp lại các TCTGB-HTG, đưa ra khỏi thị trường tài chính các TCTD yếu kém, cơ quan điều tiết ngân hàng không thể trì hoãn thực hiện việc yêu cầu các TCTGBHTG tăng vốn điều lệ theo lộ trình đã được Chính phủ quy định.

Khi năng lực tài chính của TCTGB-HTG được tăng cường thì các hoạt động nghiệp vụ, các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng cũng trở nên đa dạng và phức tạp hơn, thị phần và địa bàn hoạt động sẽ được mở rộng hơn, cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn trong điều kiện mở cửa thị trường theo cam kết gia nhập WTO và đồng thời tính rủi ro hệ thống cũng sẽ cao hơn. Vì thế, chính sách BHTG cần phải điều chỉnh kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam và

thông lệ quốc tế để góp phần bảo đảm an toàn hệ thống tài chính quốc gia và bảo vệ tích cực quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.

Chính phủ và Quốc hội cần khẩn trương ban hành Luật BHTG để nâng cao năng lực pháp lý cho tổ chức BHTG. Luật BHTG là đạo luật rất quan trọng, việc soạn thảo nó nên có một tầm nhìn xa về sự phát triển rất nhanh của các định chế tài chính; đồng thời phải là một đạo luật phản ánh thực chất nhu cầu của phát triển và bao quát việc xử lý được rủi ro khủng hoảng xảy ra đối với từng ngân hàng riêng lẻ và cả hệ thống ngân hàng; cụ thể Luật BHTG cần bao quát các vấn đề cốt lõi sau:

+ Xác định rõ mô hình hoạt động của tổ chức BHTG: Nên xây dựng TC BHTG theo mô hình giảm thiểu rủi ro - là mô hình BHTG hiệu quả nhất hiện nay. Khi hệ thống BHTG được thiết kế cẩn trọng, nâng cao được tính độc lập và phù hợp với “Các nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống Bảo hiểm tiền gửi hiệu quả” của Hiệp hội bảo hiểm tiền gửi quốc tế (IADI) sẽ góp phần xây dựng lòng tin của công chúng đối với hệ thống tài chính, từ đó, hạn chế ảnh hưởng xấu gây ra bởi những ngân hàng gặp khó khăn và hiệu quả của chính sách BHTG cũng sẽ được củng cố và nâng lên.

+ Những vấn đề liên quan đến mạng an toàn tài chính cần được cụ thể hóa vào trong Luật BHTG, đặc biệt liên quan đến vai trò của tổ chức BHTG trong hệ thống cơ quan giám sát. Cần tạo lập cơ chế chia sẻ thông tin, chia sẻ trách nhiệm, cơ chế hợp tác chặt chẽ giữa BHTG Việt Nam với Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính

Ngân hàng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010Agribank 0,41 4,97 7,20 - - -BIDV 6,80 5,50 11,00 8,94 9,53 -Vietinbank 6,07 5,18 11,62 12,02 8,06 -Vietcombank 9,57 12,60 9,20 8,90 8,11 9,50MHB 10,19 9,31 9,44 - - -Techcombank 15,72 17,28 14,30 13,99 9,60 11ACB 12,10 10,89 16,19 12,44 9,97 -Sacombank 15,40 11,82 11,07 12,16 11,41 9,97

Biểu 2 : Tỷ lệ CAR của một số NHTM tiêu biểu qua các nămĐVT: %

THÔNG TIN KHÁCH HÀNG THÔNG TIN KHÁCH HÀNG

và các cơ quan giám sát khác để đảm bảo cho công tác giám sát được nhìn từ nhiều góc độ, khía cạnh và thấy được các rủi ro rõ hơn, kịp thời hơn. Đặc biệt trong tình hình cần phải giảm chi tiêu ngân sách như hiện nay thì việc tăng cường hoạt động giám sát của tổ chức BHTG là điều nên làm vì nguồn tài trợ cho hoạt động giám sát của BHTG không phải từ ngân sách Nhà nước.

+ Cơ chế xử lý các TC TGBHTG yếu kém phải được quy định rõ: Cần xây dựng các quy định về việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại những ngân hàng có vấn đề và tổ chức tín dụng yếu kém, nhằm bảo đảm an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng để từ đó bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền một cách tốt nhất, nâng cao niềm tin của công chúng cũng như đảm bảo sự an toàn của hệ thống tài chính quốc gia.

+ Tăng cường năng lực tài chính cho tổ chức BHTG đủ lớn để có thể gánh vác, xử lý khi rủi ro xảy ra. Luật BHTG cần quy định lộ trình để hình

thành Quỹ BHTG mục tiêu tối thiểu đạt được 1,5% số dư tiền gửi được bảo hiểm. Do đó, cần nâng mức phí BHTG của các tổ chức tham gia BHTG và áp dụng trên mức độ rủi ro của ngân hàng để thay thế cho chính sách phí BHTG đồng hạng như hiện nay. Việc tính phí bảo hiểm tiền gửi theo mức độ rủi ro của ngân hàng được coi là bước tiếp cận các chuẩn mực quốc tế, có lợi cho người gửi tiền, hệ thống ngân hàng và tổ chức BHTG .

+ Phạm vi bảo hiểm: Luật BHTG nên mở rộng hơn nữa phạm vi tiền gửi được bảo hiểm, vì hiện nay nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp nhà nước cũng có nhu cầu gửi tiền tại các tổ chức tín dụng và quyền lợi của họ cũng cần được bảo vệ. Điều này phù hợp với đòi hỏi thực tiễn là luật pháp cần bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người gửi tiền, đồng thời thu hút tiền nhàn rỗi của mọi tầng lớp dân cư, tổ chức gửi vào các tổ chức tín dụng.

+ Để thu hút tiền gửi ngoại tệ của cá nhân, của hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh vào hệ thống NHTM, góp phần ổn định thị trường ngoại hối, Luật BHTG cũng nên mở rộng đồng tiền được bảo hiểm kể cả tiền gửi VND và các loại ngoại tệ.

+ Hạn mức chi trả bảo hiểm như hiện nay cần được đánh giá lại cho phù hợp, khi thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, cộng với tốc độ trượt giá và giá trị các khoản tiền gửi của người dân cũng tăng theo mức sống, cũng như tạo lòng tin cho người dân đối với tài khoản tiền gửi của họ và không có phản ứng tiêu cực lên thị trường.

+ Nguồn nhân lực của tổ chức BHTG cũng phải đủ mạnh để vừa làm công tác giám sát, vừa xử lý những hậu quả có thể xảy ra. Do đó cần có cơ chế tiền lương đặc thù để có thể thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao.

hàng gửi tiền tại các TCTD, từ đó: i, kiến nghị với Chính phủ việc nâng hạn mức chi trả bảo hiểm. Nâng hạn mức chi trả tiền gửi được bảo hiểm là điều cần thiết, không chỉ bảo vệ tốt hơn quyền lợi cho người gửi tiền mà còn tạo tâm lý yên tâm cho họ, qua đó hạn chế được tình trạng rút tiền hàng loạt khi có sự cố về hoạt động ngân hàng; ii, xây dựng chính sách truyền thông hướng đến người gửi tiền đạt hiệu quả cao.

Về nhân lực cho công tác xử lý tình trạng rút tiền hàng loạt tại các TCTD khi có tin đồn thất thiệt: cán bộ BHT-GVN Chi nhánh TP.HCM đã thể hiện sự năng nổ, nhiệt tình cũng như trình độ nghiệp vụ vững vàng. Tuy nhiên, nhìn chung vẫn còn mang dáng dấp nghiệp dư. Nguyên nhân là do cán bộ BHTGVN nói chung ít được tập huấn nghiệp vụ này. Việc tiếp xúc

với người gửi tiền nhằm giải thích và tạo niềm tin của họ đối với việc Chính phủ sẽ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền thông qua BHTGVN đòi hỏi rất nhiều kỹ năng. Cán bộ nghiệp vụ - người thường xuyên tiếp xúc với các tổ chức tham gia BHTG – chính là người sẽ giới thiệu về hoạt động cũng như thể hiện “hình ảnh” của BHTGVN, do đó, cần phải được tập huấn nghiệp vụ về thông tin tuyên truyền, được trang bị đồng phục để thể hiện văn hóa công sở và tính chuyên nghiệp của cán bộ BHTGVN.

Cần quy định cơ chế xử lý đổ vỡ của BHTGVN đối với các tổ chức tham gia BHTG khi xây dựng Luật BHTG tới đây. Bởi vì, thực tế cho thấy QTD Liên Nghĩa thực tế hoạt động tốt, trong trường hợp chưa được hỗ trợ tài chính kịp thời, rất cần thiết

có các nghiệp vụ khác như bảo lãnh, mua lại tiền gửi, chuyển tiền gửi của người gửi tiền sang 1 tổ chức có uy tín khác... để đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền, sự ổn định hoạt động của tổ chức tham gia BHTG trong thời điểm xảy ra sự cố.

Qua kinh nghiệm thực tiễn từ đợt công tác tại QTD Liên Nghĩa, Ban Giám đốc BHTGVN Chi nhánh khu vực TP.HCM đã chỉ đạo xây dựng một “kịch bản mẫu” và sẽ tiến hành tập huấn cho cán bộ nghiệp vụ của Chi nhánh trong thời gian tới. Đây có thể được xem là “kịch bản mẫu về xử lý tình trạng rút tiền hàng loạt khi có tin đồn thất thiệt đối với QTD có quy mô lớn” đầu tiên của BHTGVN để tham khảo , từ đó chủ động trong công tác ứng phó khi gặp sự cố tương tự như QTD Liên Nghĩa.

(xem tiếp trang 20) Bài học rút ra từ ...

(Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo phân tích ngành Ngân hàng, Báo cáo thường niên của các NHTM)

Page 23: Bao Hiem Tien Gui

Số 17 / Tháng 06 - 201144 45www.div.gov.vn

THÔNG TIN KHÁCH HÀNG

*Phòng NCTH & HTQT, Phòng TTTT phối hợp thực hiện chuyên mục này

1 Electronic Banking

Dịch vu ngân hang điên tử

Form of banking where funds are transferred through an exchange of electronic signals between financial institutions, rather than an exchange of cash, checks, or other negotiable instruments. The ownership of funds and transfers of funds between financial institutions are recorded on computer systems connected by telephone lines. Customer identification is by access code, such as a password or Personal Identification Number instead of a signature on a check or other physical document. Electronic banking systems can be low-dollar retail payment systems, such as Automated Teller Machine networks and Point-Of-Sale systems; and large-dollar interbank payment systems.

Loại hình dịch vụ ngân hàng sử dụng trao đổi tín hiệu điện tử giữa các tổ chức tài chính để chuyển tiền thay cho tiền mặt, séc hoặc các công cụ khác. Quyền sở hữu các khoản tiền và việc chuyển tiền giữa các tổ chức tài chính đều được ghi lại trong hệ thống máy tính được kết nối bằng đường dây điện thoại. Khách hàng được nhận diện bằng mã truy cập, như là mật khẩu hoặc số chứng minh nhân dân thay vì chữ ký trên tờ séc hoặc tài liệu khác. Hệ thống dịch vụ ngân hàng điện tử có thể là một hệ thống thanh toán bán lẻ, ví dụ như mạng lưới ATM và hệ thống POS (hệ thống chấp nhận thanh toán bằng thẻ); và hệ thống thanh toán liên ngân hàng với số tiền lớn.

2 Home Banking

Dịch vu ngân hang tại nha

Self-service banking for consumers and small business owners, enabling users to perform many routine functions at home by telephone, or cable modem connection. Home banking, also called on-line banking or PC banking, gives consumers an array of convenient services: they can move money between accounts, pay bills, check balances, and buy and sell mutual funds and securities. They can also look up loan rates and see if they qualify for a credit card or mortgage.

Dịch vụ ngân hàng tự phục vụ dành cho người tiêu dùng và doanh nghiệp nhỏ, cho phép người sử dụng thực hiện nhiều chức năng thông thường tại nhà bằng điện thoại hoặc kết nối qua mạng. Dịch vụ ngân hàng tại nhà hay còn gọi là dịch vụ ngân hàng trực tuyến hoặc dịch vụ ngân hàng bằng máy tính cá nhân (PC), cung cấp cho người sử dụng một loạt các dịch vụ tiện ích: chuyển tiền giữa các tài khoản, thanh toán hóa đơn, kiểm tra số dư, mua bán chứng chỉ của quỹ đầu tư tương hỗ và chứng khoán. Họ cũng có thể tìm kiếm các lãi suất khoản vay và xem xét họ có đủ điều kiện để được cấp thẻ tín dụng hoặc mua nhà trả góp hay không.

3 Wholesale Banking

Dịch vu ngân hang ban buôn

Banking services offered to corporations with sound financial statements, and institutional customers, such as pension funds and government agencies. Services include lending, cash management, commercial mortgages, working capital loans, leasing, trust services, and so on. Most banks divide wholesale banking into several different businessesCommercial banks, responding to increased market competition from alternative financing sources, such as commercial paper and junk bonds, have begun to place more emphasis on fee-based corporate services, including foreign exchange and securities trading, advisory services in corporate mergers, and acquisitions, merchant banking, and corporate cash management, and securities underwriting.

Dịch vụ ngân hàng được cung cấp cho các tổ chức có tình trạng tài chính lành mạnh và khách hàng tổ chức như quỹ lương hưu và các cơ quan chính phủ. Các dịch vụ bao gồm cho vay, quản lý tiền mặt, cầm cố thương mại, cho vay vốn lưu động, cho thuê tài chính, dịch vụ tín thác …. Hầu hết các ngân hàng chia dịch vụ ngân hàng bán buôn thành nhiều loại kinh doanh khác nhau.Để thích ứng với sự cạnh tranh gia tăng trên thị trường từ các nguồn tài chính khác nhau như thương phiếu, trái phiếu thấp cấp, các ngân hàng thương mại đã tập trung phát triển các dịch vụ cho khách hàng tổ chức có thu phí như bảo lãnh phát hành, kinh doanh ngoại hối và chứng khoán, dịch vụ tư vấn về sáp nhập và mua lại, dịch vụ bán buôn, quản lý tiền mặt của công ty và chứng khoán.

MÔT SỐ THUÂT NGƯ VÊ TÀI CHINH, NGÂN HÀNG, BAO HIÊM TIÊN GỬI Nhóm biên tập*

BÁO NHÂN DÂN BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM

HIỆP HỘI NGÂN HÀNG VIỆT NAM

VNBA

CUỘC THI TÌM HIỂU VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI VÀ

HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM

BAN CHỈ ĐẠO

STT Họ tên Đơn vị công tác

1 Ông Bùi Khắc Sơn Tổng Giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam 2 Ông Thịnh Giang Phó Tổng biên tập Báo Nhân Dân 3 Ông Nguyễn Thế Kỷ Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung Ương 4 Bà Dương Thu Hương Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng 5 Ông Nguyễn Thái Thiên Phó Cục trưởng Cục báo chí - Bộ Thông tin & Truyền thông 6 Ông Trần Gia Thái Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Hà Nội

BAN TỔ CHỨC

STT Họ tên Đơn vị công tác

1 Ông Đặng Xuân Thùy Trưởng ban Kinh tế báo Nhân Dân 2 Ông Nguyễn Mạnh Dũng Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam 3 Ông Đinh Đức Lập Tổng biên tập Báo Đại Đoàn Kết 4 Ông Bùi Sỹ Hoa Tổng Biên tập Báo điện tử Vietnamnet 5 Bà Đặng Thị Phương Thảo Phó Tổng biên tập Báo Thanh Niên 6 Ông Lê Xuân Sơn Phó Tổng biên tập Báo Tiền Phong 7 Ông Nguyễn Quang Phóng Giám đốc Trung tâm phim tài liệu - phóng sự Đài Truyền hình Việt Nam 8 Ông Đỗ Phú Thọ Trưởng ban Kinh tế - Xã hội - Nội chính Báo Quân đội Nhân dân 9 Bà Lê Thị Thúy Sen Trưởng phòng Thông tin tuyên truyền BHTGVN

THỂ LỆ CUỘC THI

I. Đối tượng, hình thức, nội dung cuộc thi1. Đối tượng dự thi Mọi công dân Việt Nam đang sinh sống trong nước và ngoài nước từ 16 tuổi trở lên và các tổ chức trong và ngoài

nước (trừ cán bộ, viên chức đang công tác tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; Thành viên Ban chỉ đạo, Ban Tổ chức, Hội đồng giám khảo và Tổ thư ký của cuộc thi).

2. Hình thức và nội dung cuộc thi2.1. Hình thức

Page 24: Bao Hiem Tien Gui

Số 17 / Tháng 06 - 201146 47www.div.gov.vn

Bao gồm: Đề thi trắc nghiệm và Đề thi tự luận.Mỗi cá nhân, tập thể có thể tham gia một trong hai hoặc cả hai hình thức trên.2.2. Nội dungTìm hiểu về chính sách bảo vệ người gửi tiền của Chính phủ thông qua công cụ bảo hiểm tiền gửi, hoạt động của Bảo

hiểm tiền gửi Việt Nam;Khuyến khích những bài viết đưa ra những kiến nghị hay để hoàn thiện chính sách bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam nhằm

bảo vệ ngày càng tốt hơn người gửi tiền và đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.

3. Yêu cầu về bài dự thi- Bài dự thi phải trả lời đầy đủ các câu hỏi của cuộc thi;- Bài dự thi phải ghi rõ và đầy đủ họ tên, tuổi (ngày tháng năm sinh), số CMND, giới tính, nghề nghiệp, đơn vị học tập,

công tác, nơi thường trú, số điện thoại (nếu có) của người dự thi;- Bài dự thi phải được đánh số trang theo thứ tự và gửi đúng thời hạn quy định;-Riêng đối với phần thi tự luận: + Bài viết phải là bài công bố lần đầu, chưa đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bản quyền sử dụng và

quảng bá bài viết, hình ảnh tham dự cuộc thi trong thời gian cuộc thi đang được tổ chức do Ban tổ chức (BTC) nắm giữ. BTC không chịu trách nhiệm về vấn đề tranh chấp bản quyền đối với các bài viết, hình ảnh trước, trong và sau khi trao giải;

+ Người dự thi trả lời bằng tiếng Việt (viết tay hoặc đánh máy, không phải là bản sao, photocopy), trên khổ giấy A4 hoặc giấy kẻ ngang, giấy vở học sinh;

Khuyến khích bài dự thi có hình ảnh minh họa;+ BTC có quyền sử dụng bài viết, hình ảnh dự thi vào mục đích quảng bá cho cuộc thi và các hoạt động liên quan sau

này;+1 bài dự thi không dài quá 3000 từ;- Mỗi tổ chức và cá nhân chỉ được tham dự 1 bài thi cho mỗi phần thi hoặc cả hai phần thi;- Bài dự thi không hợp lệ là bài không bảo đảm các yêu cầu nêu trên.

II. Thời gian tổ chức, cách thức tham gia và địa điểm nộp bài thi1. Thời gian tổ chức cuộc thi- Ban tổ chức phát động cuộc thi từ ngày 22 tháng 6 năm 2011; nhận bài thi từ ngày 22 tháng 6 đến hết ngày 10 tháng

10 năm 2011 (căn cứ vào dấu bưu điện);- Lễ tổng kết trao giải thưởng: Vào dịp kỷ niệm ngày thành lập BHTGVN (9/11/2011).2. Cách thức tham gia.- Người tham dự cuộc thi có thể lấy câu hỏi trên một số phương tiện thông tin đại chúng hoặc tải về từ trang thông tin

điện tử của BHTGVN theo địa chỉ: www.div.gov.vn3. Địa điểm nộp bài thi:Phòng Thông tin tuyên truyền Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, tầng 18 tháp B Vincom, 191 Bà Triệu, Hà Nội (ngoài bì ghi:

Bài dự thi tìm hiểu về Bảo hiểm tiền gửi và hoạt động của BHTGVN) hoặc địa chỉ email: [email protected]

III. Tiêu chí, cơ cấu và giá trị giải thưởng:1. Tiêu chí- Bài dự thi được giải phần trắc nghiệm là bài dự thi hợp lệ, trả lời đúng tất cả các câu hỏi của BTC và dự đoán đúng hoặc

gần đúng nhất số người trả lời đúng tất cả 10 câu hỏi trắc nghiệm do BTC đưa ra;- Bài dự thi tự luận được giải là bài dự thi hợp lệ, có chất lượng cao, những hiến kế hay trong việc hoàn thiện chính sách

bảo hiểm tiền gửi hướng tới bảo vệ tốt quyền, lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng; hình thức trình bày đẹp; có tổng số điểm cao nhất của các thành viên Hội đồng giám khảo;

- Trong trường hợp các bài dự thi được xét giải có tổng số điểm bằng nhau thì các thành viên Hội đồng giám khảo sẽ bình chọn trên cơ sở bỏ phiếu kín;

- Quyết định của Hội đồng giám khảo là quyết định cuối cùng.

2. Cơ cấu và giá trị giải thưởngTổng giá trị giải thưởng cả hai phần 90.500.000 đồng và hai chuyến du lịch Nha Trang

Được đăng trên ấn phẩm BHTGVN (trả nhuận bút theo quy định của BHTGVN) và nếu đăng trên các báo khác thì được trả nhuận bút theo quy định của tòa soạn

- Giải thưởng cho phần thi trắc nghiệm:

STT Giải thưởng Trị giá (đơn vị: triệu đồng) Số lượng giải

1 Giải nhất 20 triệu đồng và 1 chuyến du lịch Nha Trang * 1 2 Giải nhì 5 23 Giải khuyến khích 2 54 Giải cho tập thể có số lượng bài 2.5 1 dự thi nhiều nhất5 Giải cho người tham gia dự thi 1 1 thứ 911 (ngày thành lập BHTGVN 9/11/1999)6 Bốc thăm 10 phần quà may mắn 10 cho các bài gửi thư qua đường bưu điện

(*) - Một chuyến du lịch Nha Trang 3 ngày cho 2 người (kinh phí ăn ở, vé máy bay khứ hồi (Hà Nội - Nha Trang hoặc TP.Hồ CHí Minh - Nha Trang), phí thăm quan) do BHTGVN quyết định và tài trợ.

- Không quy đổi thành tiền mặt.

- Giải thưởng cho phần thi tự luận:

STT Giải thưởng Trị giá (đơn vị: triệu đồng) Số lượng giải

1 Giải nhất 20 triệu đồng và 1 chuyến du lịch Nha Trang * 1 2 Giải nhì 5 2 3 Giải khuyến khích 2 5 4 Giải đề xuất hay nhất về 1 1 chính sách BHTG5 Giải về kinh nghiệm 1 1 quốc tế hay nhất6 Giải cho bài gửi sớm nhất 1 1 7 Giải cho bài hay nhất do 2 1 Báo Nhân dân lựa chọn8 Giải cho bài hay nhất do 2 1 do Hiệp hội Ngân hàng lựa chọn9 Giải cho bài viết hay theo tháng

10 Bốc thăm 10 phần quà may mắn 10 cho các bài gửi thư qua đường bưu điện

(*) - Một chuyến du lịch Nha Trang 3 ngày cho 2 người (kinh phí ăn ở, vé máy bay khứ hồi (Hà Nội - Nha Trang hoặc TP.Hồ CHí Minh - Nha Trang), phí thăm quan) do BHTGVN quyết định và tài trợ.

- Không quy đổi thành tiền mặt.

IV. Thông báo kết quả và trao thưởng-Ban tổ chức sẽ tổ chức lễ trao giải và thông báo kết quả cuộc thi trên một số phương tiện thông tin đại chúng.- Khi đến nhận giải thưởng, người đoạt giải cần mang theo Giấy mời của Ban tổ chức và Chứng minh nhân dân. - Nếu người đoạt giải không có điều kiện trực tiếp đến nhận thì có thể ủy quyền cho người khác nhận thay (Giấy ủy

quyền phải có xác nhận của chính quyền nơi cư trú hoặc cơ quan công tác). Trường hợp đặc biệt Ban tổ chức sẽ gửi Giấy chứng nhận và tiền thưởng qua bưu điện. Người được giải thưởng phải chịu toàn bộ chi phí liên quan đến việc nhận giải (chi phí đi lại, thuế thu nhập cá nhân). Giải thưởng sẽ bị loại nếu BTC không xác định được địa chỉ và tên thật của tác giả.

BAN TỔ CHỨC

Page 25: Bao Hiem Tien Gui

Số 17 / Tháng 06 - 201148 49www.div.gov.vn

BÀI DỰ THI

Thông tin cá nhân / nhóm tác giả:Cá nhân / Nhóm tác giả:1. Cá nhân Họ & tên: .........................................................................................Giới tính: Nam NữSinh: ................ Ngày .............. tháng ................ nămTại: ..........................................................................................Địa chỉ liên hệ: ..........................................................................................Số CMTND: ..........................................................................................Tel*: ..........................................................................................ĐTDĐ*: ..........................................................................................Email *: ..........................................................................................

2. NhómHọ và tên trưởng nhóm: a/ Thành viên thứ nhất:Họ & tên: .........................................................................................Giới tính: Nam NữSinh: ................ Ngày .............. tháng ................ nămTại: ..........................................................................................Địa chỉ liên hệ: ..........................................................................................Số CMTND: ..........................................................................................Tel*: ..........................................................................................ĐTDĐ*: ..........................................................................................Email *: ..........................................................................................

b/ Thành viên thứ hai:Họ & tên: .........................................................................................Giới tính: Nam NữSinh: ................ Ngày .............. tháng ................ nămTại: ..........................................................................................Địa chỉ liên hệ: ..........................................................................................Số CMTND: ..........................................................................................Tel*: ..........................................................................................ĐTDĐ*: ..........................................................................................Email *: ..........................................................................................

(*) phần không bắt buộc phải điền

BÁO NHÂN DÂN BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM

HIỆP HỘI NGÂN HÀNG VIỆT NAM

VNBA

CUỘC THI TÌM HIỂU VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI VÀ

HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM

CÂU HỎI CUỘC THI

1. Phần thi trắc nghiệmNgười tham gia sẽ đánh dấu (x) vào phương án đúng nhất và trả lời câu hỏi phụ:Tổng thang điểm là 100 điểm.

Câu 1: Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được thành lập nhằm: (10 điểm)a. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền

b. Góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và sự phát triển an toàn lành mạnh hoạt động ngân hàng.

c. Cả hai đáp án trên

Câu 2: Việc tham gia bảo hiểm tiền gửi của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là: (10 điểm)a. Tự nguyện

b. Bắt buộc

Câu 3: Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện bảo hiểm đối với: (10 điểm)a. Tiền gửi bằng đồng Việt Nam

b. Tiền gửi bằng ngoại tệ

c. Vàng

Câu 4: Đối tượng được bảo hiểm tiền gửi bao gồm: (10 điểm)a. Tiền gửi bằng đồng Việt Nam của người gửi tiền là cá nhân, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

b. Tiền gửi bằng đồng Việt Nam của người gửi tiền là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi (trừ một số trường hợp theo quy định của pháp luật).

Câu 5: Tổ chức nhận tiền gửi phải tham gia bảo hiểm tiền gửi gồm: (10 điểm)a. Các tổ chức tín dụng.

b. Các tổ chức không phải tổ chức tín dụng được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng (theo Luật các tổ chức tín dụng) có nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân bằng đồng Việt Nam.

c. Cả hai đáp án trên

Câu 6: Trách nhiệm đóng phí bảo hiểm tiền gửi thuộc về : (10 điểm)a. Người gửi tiền

b. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi

c. Cả 2 đáp án trên

Page 26: Bao Hiem Tien Gui

Số 17 / Tháng 06 - 201150 51www.div.gov.vn

........................................

Câu 7: Các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí theo: (10 điểm)a. Tỷ lệ phí đồng hạng cho tất cả các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo mức 0,15%/năm tính trên số dư tiền gửi bình quân của các loại tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

b. Tỷ lệ phí phân biệt theo mức độ rủi ro của từng tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Câu 8: Số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một người gửi tiền tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được bảo hiểm theo quy định hiện hành, tối đa là: (10 điểm)

a. 30 triệu đồng

b. 50 triệu đồng

c. 100 triệu đồng

Câu 9: Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là tổ chức tài chính Nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, có một số nhiệm vụ và quyền hạn sau: (10 điểm)

a. Thu phí bảo hiểm tiền gửi của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định; Chi trả các khoản tiền gửi được bảo hiểm cho người gửi tiền trong phạm vi mức bảo hiểm tối đa theo quy định; Theo dõi, giám sát và kiểm tra việc chấp hành các quy định tại Nghị định của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi và các quy định về an toàn trong hoạt động của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi;

b. Hỗ trợ cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi có nguy cơ mất khả năng chi trả nhưng chưa đến mức phải đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt; Tuyên truyền về bảo hiểm tiền gửi đối với công chúng; tổ chức tập huấn, đào tạo và tư vấn về các nghiệp vụ liên quan đến bảo hiểm tiền gửi.

c. Cả hai đáp án trên.

Câu 10: Hiện nay ở Việt Nam: (10 điểm)a. Luật Bảo hiểm tiền gửi đã được Quốc hội thông qua.

b. Dự án Luật Bảo hiểm tiền gửi đã được đưa vào Chương trình chính thức cho ý kiến tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XIII.

Theo bạn, có bao nhiêu người trả lời đúng tất cả 10 câu hỏi trắc nghiệm trên:

2. Phần thi tự luậnHãy cho biết mong muốn của bạn về chính sách BHTG? (tối đa 3000 từ) (100 điểm)(Về đối tượng được bảo hiểm, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, hạn mức chi trả tiền gửi được bảo hiểm, phí bảo hiểm

tiền gửi và các vấn đề khác nhằm hoàn thiện chính sách bảo hiểm tiền gửi. Khuyến khích những bài viết có những đề xuất độc đáo, sáng tạo về chính sách BHTG).

Tai liêu tham khảo:- Website của BHTGVN: www.div.gov.vn- Thông tin được đăng tải trên một số phương tiện truyền thông và báo chí.Giải đáp thắc mắc:- Trong quá trình tổ chức thực hiện, mọi vấn đề vướng mắc xin liên hệ với Phòng Thông tin tuyên truyền Bảo hiểm tiền gửi

Việt Nam, điện thoại (04) 39742886, máy lẻ 8195 để được hướng dẫn, giải đáp.

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI1 - Cần xây dựng hệ thống BHTG hiệu quả tại Việt Nam - Đặng Văn Chiến - Phó Chủ nhiệm UB Pháp luật QH ....................................................................................................3 2 - Mối quan hệ phối hợp giữa các thành viên mạng an toàn tài chính quốc gia - thực trạng và giải pháp - NGND - PGS. TS Tô Ngọc Hưng GĐ học viên Ngân hàng .................53 - Một vài vấn đề về xây dựng luật BHTG - PGS. Nguyễn Am Hiểu - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự kinh tế - Bộ Tư pháp ...........................................................................124 - Luật BHTG những những lợi ích cho nhân dân, doanh nghiệp và Nhà nước - Thúy Sen - Mai Hương ....................14

HOẠT ĐÔNG TÀI CHINH - NGÂN HÀNG - BAO HIÊM TIÊN GỬI1 - Hệ số beta quý IV/2010 - Nhóm nghiên cứu Phòng Giám sát 1 ..................................162 - Bài học rút ra từ “Sự kiện Liên Nghĩa” - Phạm Thị Xuân Nga - Phòng Nghiệp vụ I - BHTGVN - Chi nhánh khu vực TP.HCM ...........................................................................183 - Việt Kiều nghĩ gì về chính sách BHTG - Thùy Dương - Bích Liên ...............................214 - Hoàn thiện chính sách BHTG - Những kiến nghị từ cơ sở - Phòng TTTT ..................23

NHÌN RA THẾ GIỚI 1 - Những bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và khủng hoảng nợ công của Hy Lạp: Nhận định của Hiệp hội ngân hàng Châu Á (ABA) - Phòng Nghiên cứu tổng hợp và hợp tác quốc tế (dịch) ........................................................................252 - Chính sách hạn mức BHTG trong khung hoảng tái chính toàn cầu vừa qua và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam - Phòng Nghiên cứu tổng hợp và hợp tác quốc tế .................29

TIN TỨC SỰ KIỆN1 - Quyết tâm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội - Diệu An .............................................................................................................................322 - Ngành Ngân hàng kỷ niệm 60 năm thành lập - Minh Hải ..........................................323 - Hội nghị thường niên của ADB lần thứ 44: Nêu bật tầm quan trọng của việc tăng cường ổn định tài chính - MH..........................................................................................334 - Kiểm soát hoạt động tín dụng năm 2011 - CKH...........................................................345 - Giao lưu trực tuyến trên cổng TTĐT Chính phủ: BHTG - an toàn cho hệ thống tín dụng - TD ..........................................................................................................................356 - Chính thức phát động Cuộc thi Tìm hiểu về Bảo hiểm tiền gửi và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam - Thùy Dương ............................................................................357 - Chủ tịch HĐQT BHTGVN thăm và làm việc tại Tổng công ty BHTG Đài Loan - Bích Liên ...........................................................................................................................368 - Tổng Giám đốc BHTGVN tham dự Hội thảo & ký Bản ghi nhớ hợp tác với Quỹ bảo vệ người gửi tiền Lào - Bích Liên .....................................................................................369 - BHTGVN tích cực triển khai Nghị quyết số 11 của Chính Phủ - TS ..............................3610 - Hội nghị tập huấn hướng dẫn thực hiện quy chế giám sát từ xa - ĐD ....................3711 - Dự luật BHTG & Chính sách bảo vệ quyền chủ sở hữu được đệ trình tại Quốc hội Singapore - Phạm Hải Yến ...............................................................................................3812 - Quốc hội Hàn Quốc thông qua Luật BHTG sửa đổi - Phi Hải ....................................3813 - Chương trình đào tạo năm 2011 của Hiệp hội BHTG quốc tế - Phạm Hải Yến .........39

THÔNG TIN KHÁCH HÀNG1- Nhu cầu nâng cao năng lực tài chính các tổ chức tham gia BHTG và sự tác động đến việc điều chỉnh chính sách BHTG - Phòng Nghiệp vụ I - BHTGVN - Chi nhánh khu vực NTB&TN ...........................................................................................................................40

MÔT SỐ THUÂT NGƯ VÊ TÀI CHINH, NGÂN HÀNG, BAO HIÊM ....................................44

CUÔC THI TÌM HIÊU VÊ BAO HIÊM TIÊN GỬI VÀ HOẠT ĐÔNG CỦA BAO HIÊM TIÊN GỬI VIỆT NAM .................................................................................................................45

Mục lục

Tổng Biên tập kiêm Trưởng Ban Biên tập

TS. Bùi Khắc SơnTổng giám đốc BHTGVN

Phó Trưởng ban Thường trực Ban Biên tập

ThS. Lê Thị Thúy Sen

Phó Trưởng Ban Biên tậpThS. Nguyễn Lĩnh Nam

Thiết kế & Trình bàyDương Đức Dũng

Địa chỉ:Tháp B - Vincom - 191 Bà Triệu

Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 39742886Fax: (84-4) 39742866

Website: www.div.gov.vnEmail: [email protected]

Giấy phép xuất bản số 25/GP - XBBTngày 5/5/2007 của Bộ VH-TT

In tại công ty in Mỹ thuật Hoàng GiaIn xong và nộp lưu chiểu 09 - 2010

Ảnh bìa 1:- Hội thảo “Cơ sở, định hướng xây dựng Luật BHTG”

Page 27: Bao Hiem Tien Gui

Số 17 / Tháng 06 - 201152