bài 7 kẾt thÚc kiỂm toÁn bÁo cÁo tÀi...

30
Bài 7: Kết thúc kiểm toán báo các tài chính ACC509_Bai7_v2.0018103215 191 Bài 7 KẾT THÚC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH Nội dung Mục tiêu Sau khi học bài này, các bạn nắm được: Những công việc kiểm tra kiểm toán viên phải thực hiện để kết thúc cuộc kiểm toán báo cáo tài chính. Trách nhiệm báo cáo của kiểm toán viên với ban quản trị và ủy ban kiểm toán/kiểm soát. Báo cáo kiểm toán, nội dung và những yêu cầu có liên quan. Hướng dẫn học Trong bài này, người học sẽ được tiếp cận các nội dung: Trình bày những bước công việc để kết thúc công việc kiểm toán báo cáo tài chính của công ty khách hàng. Trình bày những trách nhiệm của kiểm toán viên trong quan hệ với kết quả kiểm toán báo cáo tài chính theo các quy định liên quan. Báo cáo kiểm toán. Để học tốt bài này sinh viên cần: Đọc tài liệu hướng dẫn học kỹ. Nghĩ về những công việc mà kiểm toán viên thực hiện trong quan hệ với quy trình kiểm toán báo cáo tài chính, quy trình kế toán của khách hàng. Làm bài tập sau khi đọc những ví dụ minh họa về thực hiện các công việc để kết thúc kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Upload: others

Post on 23-Aug-2021

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bài 7 KẾT THÚC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/09.ACC... · 2018. 5. 3. · Bài 7: Kết thúc kiểm toán báo các tài

Bài 7: Kết thúc kiểm toán báo các tài chính

ACC509_Bai7_v2.0018103215

191

Bài 7 KẾT THÚC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Nội dung Mục tiêu

Sau khi học bài này, các bạn nắm được:

Những công việc kiểm tra kiểm toán viên

phải thực hiện để kết thúc cuộc kiểm toán báo

cáo tài chính.

Trách nhiệm báo cáo của kiểm toán viên với

ban quản trị và ủy ban kiểm toán/kiểm soát.

Báo cáo kiểm toán, nội dung và những yêu

cầu có liên quan.

Hướng dẫn học

Trong bài này, người học sẽ được tiếp cận

các nội dung:

Trình bày những bước công việc để

kết thúc công việc kiểm toán báo cáo

tài chính của công ty khách hàng.

Trình bày những trách nhiệm của kiểm

toán viên trong quan hệ với kết quả

kiểm toán báo cáo tài chính theo các

quy định liên quan.

Báo cáo kiểm toán.

Để học tốt bài này sinh viên cần:

Đọc tài liệu hướng dẫn học kỹ.

Nghĩ về những công việc mà kiểm toán viên

thực hiện trong quan hệ với quy trình kiểm

toán báo cáo tài chính, quy trình kế toán của

khách hàng.

Làm bài tập sau khi đọc những ví dụ minh

họa về thực hiện các công việc để kết thúc

kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Page 2: Bài 7 KẾT THÚC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/09.ACC... · 2018. 5. 3. · Bài 7: Kết thúc kiểm toán báo các tài

Bài 7: Kết thúc báo cáo kiểm toán tài chính

ACC509_Bai7_v2.0018103215

192

Tình huống dẫn nhập

Một kiểm toán viên được giao nhiệm vụ kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty Thuốc Tiên,

năm tài chính kết thúc vào 31/12/2016. Công ty này là một công ty con của Công ty Thuốc toàn

cầu, đã niêm yết trên thị trường chứng khoán. Thuốc Tiên được thành lập từ năm 1990 với mục

đích là sản xuất và cung cấp các sản phẩm thuốc đông nam dược vào thị trường thuốc này trên

toàn lãnh thổ Việt Nam. Kể từ khi thành lập, Thuốc Tiên luôn phải đối mặt với những khó khăn

trong kinh doanh.

Thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên đã thu thập được đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp trong

quá trình thực hiện kiểm toán. Để thực hiện kết thúc kiểm toán và đưa ra ý kiến, kiểm toán viên

phải thực hiện những đánh giá cuối cùng đối với những bằng chứng đã thu thập được. Trên cơ sở

những bằng chứng thu thập, kiểm toán viên cho rằng trừ khi Thuốc Tiên nhận được những khoản

tiền lớn hoặc cải thiện các điều kiện kinh doanh cụ thể, Công ty sẽ bị phá sản trong vòng 3 tháng

tới. Kiểm toán viên đã tiến hành phỏng vấn CEO của Thuốc Tiên về những vấn đề liên quan.

CEO cho rằng không có bất cứ vấn đề gì phải lo lắng với tình hình tài chính của Thuốc Tiên. Các

chủ sở hữu đã đảm bảo hỗ trợ tài chính cho Công ty Thuốc Tiên.

Trong bài này, những vấn đề mà kiểm toán viên cần xem xét để kết thúc kiểm toán sẽ được đề

cập tới. Nghiên cứu Bài 7, chúng ta sẽ hiểu cách mà kiểm toán viên thực hiện để kết thúc kiểm

toán liên quan tới tình huống nêu trên qua trả lời những câu hỏi sau đây:

1. Tại sao kiểm toán viên phải đánh giá giả thiết hoạt động liên tục của Công ty

Thuốc Tiên để kết thúc kiểm toán?

2. Những bằng chứng nào cần thiết để đánh giá sự thích hợp của giả thiết

doanh nghiệp hoạt động liên tục trong tình huống của Công ty Thuốc Tiên?

3. Giả sử Công ty Thuốc Tiên được xem là hoạt động liên tục, theo anh/chị

điều gì sẽ được Công ty này được trình bày trên báo cáo tài chính?

Page 3: Bài 7 KẾT THÚC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/09.ACC... · 2018. 5. 3. · Bài 7: Kết thúc kiểm toán báo các tài

Bài 7: Kết thúc kiểm toán báo các tài chính

ACC509_Bai7_v2.0018103215

193

7.1. Thực hiện những hoạt động theo yêu cầu để kết thúc kiểm toán báo cáo tài chính

7.1.1. Kiểm tra, tổng hợp và giải quyết những sai phạm được phát hiện

Những hoạt động kiểm tra hướng tới kết thúc kiểm toán thường tương đối khác biệt.

Những hoạt động kiểm tra cụ thể trong mục này và những phần tiếp theo là những hoạt

động chính giúp kiểm toán viên có thể thực hiện những điều chỉnh với báo cáo tài chính

hoặc tới quy trình kiểm toán để những ý kiến của kiểm toán viên là phù hợp.

Hoạt động đầu tiên để kết thúc kiểm toán, kiểm toán viên cần kiểm tra, tổng hợp và giải

quyết những sai phạm được phát hiện. Kiểm toán viên cần tổng hợp những sai phạm

phát hiện được trong cuộc kiểm toán để xác định những sai phạm có trọng yếu hay

không và cần được ghi nhận hoặc sửa chữa nếu có. Những sai phạm được phân loại

thành những nhóm sau:

Sai phạm chắc chắn (known misstatement): là những sai phạm được xác định và

không có bất cứ nghi ngờ gì về sai phạm này. Thực tế, loại sai phạm này còn được

gọi là sai phạm thực tế (factual misstatement).

Sai phạm dự đoán (projected misstatement): là những sai phạm do kiểm toán viên

thực hiện những ước tính tốt nhất trong một tổng thể. Dự đoán về sai phạm được

nhận diện trong một mẫu kiểm toán đối với toàn bộ tổng thể.

Sai phạm xét đoán (judgement misstatement): là những sai phạm phát sinh từ những

khác biệt trong xét đoán của nhà quản trị liên quan tới những ước tính kế toán mà

kiểm toán viên xem xét là không hợp lý hoặc việc lựa chọn và áp dụng những chính

sách kế toán tại khách hàng được kiểm toán viên đánh giá là không phù hợp.

Trong khi thực hiện kiểm toán, những sai phạm có thể được phát hiện là không trọng

yếu và kiểm toán viên sẽ tạm thời bỏ qua khả năng yêu cầu khách hàng phải điều chỉnh.

Hầu hết các công ty kiểm toán độc lập đều sử dụng giấy làm việc (Working paper - WP)

để tổng hợp những sai phạm được phát hiện hoặc những sai lệch dự kiến. Dưới đây là

mẫu giấy làm việc của một công ty kiểm toán trong khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài

chính của khách hàng (Hình 7.1).

Page 4: Bài 7 KẾT THÚC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/09.ACC... · 2018. 5. 3. · Bài 7: Kết thúc kiểm toán báo các tài

Bài 7: Kết thúc báo cáo kiểm toán tài chính

ACC509_Bai7_v2.0018103215

194

Hình 7.1. Giấy làm việc của kiểm toán viên

Từ những WP riêng rẽ như trên, kiểm toán viên tiến hành tổng hợp các điều chỉnh trên

WP (tổng hợp đối với tất cả các khoản mục) và tính lại số dư của các khoản mục sau khi

điều chỉnh. Khi thực hiện điều chỉnh cuối cùng, kiểm toán viên cần phải chú ý tới ước

lượng trọng yếu theo kế hoạch (có thể được điều chỉnh), sử dụng sai số chấp nhận

được,... Trong quá trình thực hiện tổng hợp các điều chỉnh, kiểm toán viên có thể lập

bảng tổng hợp điều chỉnh và phân loại theo mẫu trình bày dưới đây:

Bảng 7.1. Tổng hợp các bút toán điều chỉnh và phân loại

(Tổng hợp các điều chỉnh cho các khoản mục có liên quan trên báo cáo kết quả kinh doanh và bảng

cân đối kế toán)

Khoản mục Số dư trước điều chỉnh

và phân loại

Tổng hợp số điều

chỉnh/phân loại

Số dư sau điều chỉnh và

phân loại

1. TSCĐ hữu hình

2. …

Đối với những cuộc kiểm toán liên kết, kiểm toán viên đánh giá khả năng sai phạm báo

cáo tài chính được nhận diện trong cuộc kiểm toán có phải là kết quả của những thiếu sót

quan trọng hoặc yếu điểm trọng yếu trong kiểm soát nội bộ hay không. Điều này trở nên

quan trọng ngay cả khi kiểm toán viên không phát hành báo cáo về hiệu lực kiểm soát

WAC Công ty Kiểm toán Thế giới

5610

Khách hàng: CT nhựa ABC Người lập: NAT Ngày: 17/3/2016

Kỳ : 31/12/2016 Người soát xét: NTH Ngày: 17/3/2016

Nội dung : TK211 Người soát xét: NTN Ngày 19/3/2016

Chênh lệch

Khoản mục Số trước

kiểm toán Điều chỉnh

Số sau

kiểm toán Số năm trước

Tuyệt đối %

Nguyên giá 35357346754 1063596613 36420943367 31510656066 4910287301 15,58

Hao mòn lũy kế -16492424292 54344184 -16438080108 -13850443412 -2587636696 18,68

Tổng 18864922462 1117940797 19982863259 17660212654 2322650605 13,15

Bút toán điều chỉnh:

Nợ TK 214: 396.726.530

Nợ TK 411: 63.488.340

Có TK211: 460.214.870

Nợ TK 211: 1.523.811.483

Có TK214: 342.382.346

Có TK411: 1.181.429.137

Tóm tắt kết quả kiểm toán: trong phần tóm tắt này, kiểm toán viên sẽ căn cứ vào những vấn đề

phát hiện được trong quá trình kiểm toán để đưa ra những ảnh hưởng của những phát hiện này lên

BCTC và đưa ra ý kiến.

Page 5: Bài 7 KẾT THÚC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/09.ACC... · 2018. 5. 3. · Bài 7: Kết thúc kiểm toán báo các tài

Bài 7: Kết thúc kiểm toán báo các tài chính

ACC509_Bai7_v2.0018103215

195

nội bộ đối với báo cáo tài chính vì nó giúp kiểm toán viên có những tư vấn nhất cho

công ty khách hàng, đặc biệt là hệ thống kế toán.

Từ cuộc kiểm toán, kiểm toán viên đánh giá tính nghiêm trọng của mỗi thiếu sót kiểm

soát đơn lẻ để xem xét khả năng những thiếu sót kiểm soát ấy có phải là yếu điểm trọng

yếu hay không. Tuy nhiên, những thiếu sót kiểm soát chưa hẳn trọng yếu không nên bỏ

qua mà cần tổng hợp trên giấy làm việc. Kết thúc kiểm toán, kiểm toán viên đánh giá

liệu sự kết hợp của những thiếu sót kiểm soát (được đánh giá không trọng yếu) có dẫn

tới một yếu điểm trọng yếu không. Kiểm toán viên cần xác định khả năng những thiếu

sót kiểm soát đơn lẻ có thể ảnh hưởng tới cùng một tài khoản hoặc một công bố quan

trọng hoặc một cơ sở dẫn liệu liên quan mà kết quả tổng hợp sẽ trọng yếu hay không.

Xem xét một tình huống cụ thể, kiểm toán viên nhận diện một số thiếu sót kiểm soát

chung trong chu trình doanh thu: Khi xem xét đơn lẻ, không một thiếu sót nào là trọng

yếu. Tuy nhiên, những thiếu sót đa dạng trong cùng một chu trình làm tăng khả năng sai

phạm trong chu trình có thể được kết hợp, tạo thành một yếu điểm trọng yếu. Trong

trường hợp này, kiểm toán viên cần hoàn thành đánh giá trước khi xác định loại ý kiến

thích hợp về kiểm soát nội bộ (nếu muốn).

7.1.2. Những sự kiện bất thường ảnh hưởng tới kiểm toán

Những sự kiện bất thường có thể ảnh hưởng tới thông tin trình bày trên báo cáo tài

chính, từ đó ảnh hưởng tới người sử dụng thông tin báo cáo tài chính. Kiểm toán viên

phải xem xét những sự kiện bất thường có thể ảnh hưởng tới kết luận kiểm toán. Những

sự kiện bất thường bao gồm:

Khả năng không thu hồi những khoản phải thu khách hàng và những khoản cho vay;

Nghĩa vụ bảo hành sản phẩm;

Khả năng bị mất tài sản ở nước ngoài;

Tranh chấp, kiện tụng liên quan tới những khoản phải thu và đánh giá tài sản;

Những nghĩa vụ phải trả ngân hàng/chủ nợ theo các điều khoản tín dụng;

Thỏa thuận mua lại;

Các cam kết mua và bán (lớn).

Đối với các sự kiện bất thường, nhà quản lý có trách nhiệm thiết kế, duy trì những chính

sách và những thủ tục để có thể nhận diện, đánh giá và kế toán đối với các sự kiện bất

thường có ảnh hưởng tới thông tin kế toán trên báo cáo tài chính. Kiểm toán viên có

trách nhiệm xác định xem công ty khách hàng có nhận diện, kế toán và công bố các sự

kiện bất thường ảnh hưởng trọng yếu tới báo cáo tài chính một cách thích hợp không.

Nếu một sự kiện bất thường có khả năng và có lý do ảnh hưởng tới những ước tính kế

toán thì những sự kiện bất thường cần phải được trình bày theo yêu cầu trong lập và

trình bày báo cáo tài chính. Tuy nhiên, kiểm toán viên cần nhận thức rằng không phải tất

cả những thông tin trên báo cáo tài chính đều yêu cầu có những ước tính chính xác trước

khi chúng được ghi sổ. Ví dụ, hầu hết các thể chế tài chính không thể biết một cách

chính xác có tổng cộng bao nhiêu khoản nợ (cho vay) không thể thu hồi nhưng cũng

không thể xoá sổ chúng trừ phi có các ước tính phù hợp.

Để thu thập bằng chứng về các sự kiện bất thường, kiểm toán viên có thể thu thập từ

nhiều nguồn khác nhau tùy thuộc vào mỗi trường hợp cụ thể. Nguồn thu thập bằng

Page 6: Bài 7 KẾT THÚC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/09.ACC... · 2018. 5. 3. · Bài 7: Kết thúc kiểm toán báo các tài

Bài 7: Kết thúc báo cáo kiểm toán tài chính

ACC509_Bai7_v2.0018103215

196

chứng cơ bản từ ban quản trị của công ty khách hàng. Kiểm toán viên nên thu thập

những thông tin sau đây từ ban quản trị của công ty:

Mô tả và đánh giá của những sự kiện bất thường tồn tại vào ngày lập báo cáo tài

chính hoặc phát sinh trước khi kết thúc công việc điều tra và công việc của luật sư đã

tư vấn;

Sự đảm bảo của nhà quản lý thể hiện trong thư quản lý/xác nhận về thông tin kế toán

và những công khai là phù hợp với khuẩn mực kế toán hiện hành hoặc chuẩn mực

quốc tế được chấp nhận và chuẩn mực chung (nếu có), ví dụ, GAAP tại Mỹ.

Kiểm toán viên cũng nên kiểm tra các tài liệu có liên quan tới quyền sở hữu của công ty

khách hàng như là sự hợp lý và có đủ chứng từ (từ luật sư). Một nguồn cung cấp bằng

chứng kiểm toán về các sự kiện bất thường khác là các thoả thuận hợp tác, các hợp đồng,

mối liên hệ với các cơ quan nhà nước và từ những thư xác nhận của ngân hàng. Trong

khi kiểm toán bán hàng và mua hàng, kiểm toán viên nên cảnh báo đối với tất cả các

cam kết có thể dẫn tới kết quả lỗ. Ví dụ, ban quản trị có thể đã ký cam kết mua nguyên

vật liệu ở mức giá cố định và nguyên vật liệu sẽ được chuyển sau khi năm tài chính kết

thúc. Nếu một khoản lỗ từ cam kết này phát sinh (vì có thể giá thị trường của loại

nguyên vật liệu này vào cuối năm giảm xuống) thì khoản lỗ này phải được tính vào trong

năm và trình bày chi tiết trên thuyết minh báo cáo tài chính (phần thuyết minh về Báo

cáo kết quả kinh doanh).

Nguồn thu thập bằng chứng cơ bản liên quan tới những vụ việc như bị kiện hoặc tranh

chấp về khoản nợ phải thu hay về đánh giá giá trị của khoản nợ phải thu,…là những nhà

tư vấn pháp lý cho công ty khách hàng. Kiểm toán viên nên yêu cầu khách hàng gửi thư

yêu cầu (thông tin) kiểm toán (Letter of Inquyry) cho tư vấn luật pháp để yêu cầu họ

khẳng định thông tin về những khoản phải thu đã được xác nhận và khả năng xác nhận.

Trong bức thư này thường chứa đựng những nội dung cơ bản như:

Nhận diện về công ty, về những chi nhánh hoặc công ty con của công ty và ngày

thực hiện kiểm toán;

Tập hợp những vấn đề của nhà quản lý trong đó mô tả và đánh giá những sự kiện bất

thường cho tới những sự kiện mà luật sư đã thông báo cần phải đặc biệt chú ý;

Yêu cầu luật sư cung cấp cho kiểm toán viên một số tài liệu có liên quan.

Tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể thì những sự kiện bất thường có thể ảnh hưởng tới báo

cáo kiểm toán ở các mức độ khác nhau. Luật sư từ chối cung cấp những thông tin được

yêu cầu hoặc nói hoặc viết là một sự giới hạn về quy mô dẫn tới không thể có ý kiến

chấp nhận hoàn toàn. Tuy nhiên, luật sư có thể không tạo ra một kết luận tương tự như là

một kết quả không mong muốn hoặc kết quả lỗ bởi vì những yếu tố không chắc chắn

luôn tiềm ẩn trong chính những kết luận ấy.

7.1.3. Kiểm tra những ước tính quan trọng

Một số công ty chủ động quản lý thu nhập bằng cách tạo ra những khoản dự trữ (được

che dấu) trong những năm hoạt động tốt, một cách bất thường (trong kế toán, thủ thuật

này gọi là “cookie-jar”). Sau đó, những khoản này lại được sử dụng trong những năm

tiếp theo khi lợi nhuận thực tế không đạt được so với kế hoạch. Trong những tình huống

ấy, kiểm toán viên có trách nhiệm cung cấp một sự đảm bảo:

Page 7: Bài 7 KẾT THÚC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/09.ACC... · 2018. 5. 3. · Bài 7: Kết thúc kiểm toán báo các tài

Bài 7: Kết thúc kiểm toán báo các tài chính

ACC509_Bai7_v2.0018103215

197

Ban quản trị có hệ thống thông tin để phát triển những ước tính có thể là trọng yếu

đối với các báo cáo tài chính;

Các ước tính đều có cơ sở;

Các ước tính được trình bày phù hợp với GAAP.

Các ước tính kế toán dựa nhiều vào hiểu biết và kinh nghiệm của ban quản trị về những

sự kiện trong hiện tại và quá khứ cũng như là những giả thiết về các điều kiện cho dự

đoán. Các ước tính dựa vào cả những nhân tố chủ quan và khách quan. Trong đánh giá

tính hợp lý của một ước tính, kiểm toán viên thường tập trung vào những nhân tố chính

và những giả thiết sau đây:

Tầm quan trọng của các ước tính kế toán;

Sự nhạy cảm đối với các nhân tố biến đổi ảnh hưởng tới ước tính;

Sự sai lệch so với các mẫu ước tính ban đầu;

Tầm quan trọng và sự nhạy cảm đối với những sai phạm và xu hướng;

Không phù hợp với những xu hướng kinh tế hiện tại.

Kiểm toán viên nên xem xét kinh nghiệm của công ty khách hàng trong việc ước tính

trong quá khứ. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện tại các nhân tố có thể đã thay đổi hoặc

bản thân các thủ tục của công ty khách hàng đã làm cho các nhân tố thay đổi so với quá

khứ và vì thế trở thành yếu tố cần thiết cho ước tính.

Những sự kiện hoặc nghiệp vụ xảy ra sau ngày lập bảng cân đối kế toán nhưng trước khi

hoàn thành kiểm toán có thể sẽ trở nên hữu ích cho kiểm toán viên nhằm nhận diện và

đánh giá sự phù hợp của các ước tính. Các sự kiện có liên quan có thể là khả năng thu

tiền từ các khoản phải thu, bán hàng, các công cụ tài chính, mua hàng theo các cam kết

mua,... trong đó có liên quan tới ước tính khả năng bị thua lỗ. Trách nhiệm của kiểm

toán viên đối với việc xem xét các sự kiện xảy ra sau được tác giả đề cập tới ở phần sau.

7.1.4. Kiểm tra sự phù hợp của những công bố

Báo cáo của kiểm toán viên về các báo cáo tài chính cơ bản gồm Bảng cân đối kế toán,

Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Báo cáo thay đổi vốn chủ sở

hữu và Thuyết minh báo cáo tài chính. Nếu kiểm toán viên xác định những công bố

thông tin không phù hợp, kiểm toán viên phải xác định điều đó trên báo cáo kiểm toán.

Những công bố có thể trình bày trên báo cáo tài chính hoặc trên Thuyết minh báo cáo

tài chính.

Khi kiểm tra sự phù hợp của những công bố, kiểm toán viên cần bảo đảm một cách hợp

lý về:

Những sự kiện và nghiệp vụ công bố đã xảy ra và gắn liền với đơn vị;

Tất cả những công bố nên trình bày đã được trình bày;

Người sử dụng có thể hiểu được những công bố;

Thông tin được công bố chính xác và lượng thông tin phù hợp.

Chuẩn mực kế toán có thể gợi ý một danh mục những nội dung công bố, ví dụ, IFRS xác

định một danh sách cần kiểm tra. Kiểm toán viên có thể xem xét để kiểm tra dựa trên

những gợi ý công bố liên quan trong chuẩn mực kế toán. Trên thực tế danh sách những

nội dung công bố cần kiểm tra cũng là một tài liệu thuận tiện cho kiểm toán viên có thể

Page 8: Bài 7 KẾT THÚC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/09.ACC... · 2018. 5. 3. · Bài 7: Kết thúc kiểm toán báo các tài

Bài 7: Kết thúc báo cáo kiểm toán tài chính

ACC509_Bai7_v2.0018103215

198

đánh giá về những công bố của công ty khách hàng. Tuy nhiên, có thể có nhiều khoản

mục cần được công bố nhưng không được công ty khách hàng công khai hết. Do đó,

kiểm toán viên không nên chỉ dựa theo danh mục kiểm tra theo chuẩn mực kế toán gợi ý

mà cần dựa trên xét đoán kiểm toán thích hợp, đặc biệt, khi kiểm toán viên cho rằng

người sử dụng cần có nhận thức về nhiều trường hợp không thông thường đã phát sinh.

Kiểm toán viên nên xem xét những vấn đề về công bố khi thu thập bằng chứng trong

suốt cuộc kiểm toán mà không phải chỉ tập trung vào giai đoạn cuối của cuộc kiểm toán.

Một trong những công bố quan trọng là tóm lược về những chính sách kế toán quan

trọng của công ty kháchhàng. Trong đánh giá về vấn đề này, kiểm toán viên được hướng

dẫn thực hiện theo bản chất của những nghiệp vụ cũng như là bản chất phát triển của

hoạt động kinh doanh mà không nên thực hiện kiểm tra đơn giản theo những hướng dẫn

kế toán liên quan.

Cuối cùng, kiểm toán viên cần lưu ý một điểm quan trọng nữa là báo cáo kiểm toán viên

không thể bao hàm cụ thể các báo cáo do ban quản trị lập trong phần phân tích và thảo

luận của ban quản trị trên báo cáo hàng năm. Tuy nhiên, kiểm toán viên kiểm tra theo

trình tự phân tích và thảo luận của ban quản trị để cung cấp một sự bảo đảm hợp lý về

khả năng chúng không có thông tin không chính xác hoặc không phù hợp với phần báo

cáo tài chính và thuyết minh kèm theo đã được kiểm toán.

7.1.5. Trách nhiệm của kiểm toán viên liên quan tới hành vi không tuân thủ luật và

các quy định của khách hàng

Nhà quản trị và những trách nhiệm với quản trị công ty phải bảo đảm về những hoạt

động của công ty và quá trình lập báo cáo tài chính được thực hiện trong quan hệ với

những quy định và luật liên quan. Theo AU-C 250, hành vi không tuân thủ liên quan tới

“việc bỏ qua hành động hoặc cam kết của công ty một cách chủ ý hay vô tình, ngược lại

với những quy định hoặc luật hiện hành”. Kiểm toán viên có trách nhiệm đưa ra một sự

bảo đảm hợp lý việc các báo cáo tài chính không có sai phạm trọng yếu. Trong thực hiện

trách nhiệm ấy, các kiểm toán viên nên xem xét những hạn chế tiềm ẩn trong những quy

định hoặc luật hiện hành để phát hiện những sai phạm trọng yếu liên quan tới sự tuân thủ

với luật và những quy định liên quan. Những giới hạn có thể gồm:

Luật và những quy định thường liên quan tới vấn đề hoạt động trong phạm vi đơn vị

mà không cần thiết liên quan tới các báo cáo tài chính. Do đó, hệ thống thông tin liên

quan tới lập báo cáo tài chính có thể không có hành vi không tuân thủ;

Ban quản trị có thể hành động để che giấu hành vi bất tuân thủ hoặc có thể lợi dụng

kiểm soát hoặc có thể cố tình không trình bày thông tin thực tế cho kiểm toán viên;

Sự vận dụng luật pháp theo hướng không tuân thủ là một vấn đề phức tạp của phân

quyền pháp lý để giải quyết và không phải là vấn đề của kiểm toán viên.

Trong đánh giá những hành động bất tuân thủ tiềm ẩn, vì kiểm soát nội bộ được thiết kế

để bảo đảm việc tuân thủ đúng các quy định và luật nên đạt được hiểu biết về những

kiểm soát nội bộ của đơn vị có vai trò quan trọng. Nếu ban quản trị hoặc những người

chịu trách nhiệm quản trị công ty không đưa ra một cam kết đối với kiểm soát nội bộ về

hành vi bất tuân thủ, kiểm toán viên nên mở rộng công việc kiểm toán trong đánh giá

những tình huống bất tuân thủ.

Page 9: Bài 7 KẾT THÚC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/09.ACC... · 2018. 5. 3. · Bài 7: Kết thúc kiểm toán báo các tài

Bài 7: Kết thúc kiểm toán báo các tài chính

ACC509_Bai7_v2.0018103215

199

7.1.6. Đánh giá giả thuyết hoạt động liên tục

Những thất bại trong kinh doanh của công ty khách hàng là kết quả của nhiều nguyên

nhân khác nhau, chẳng hạn như tài chính không thuận lợi, những vấn đề về luân chuyển

tiền, quản lý yếu kém, sản phẩm lỗi thời, mất những khách hàng chính,... Nhà đầu tư sẽ

rất thất vọng khi công ty mà mình đầu tư gặp những thất bại trong kinh doanh, đặc biệt

là ngay sau khi kiểm toán viên phát hành báo cáo chấp nhận hoàn toàn. Ý kiến của kiểm

toán viên không đảm bảo về sự hoạt động liên tục của công ty khách hàng. Tuy nhiên,

kiểm toán viên phải đánh giá về sự hoạt động liên tục của mỗi khách hàng cho một kỳ

nhưng không vượt quá một năm từ ngày lập bảng cân đối kế toán. Kiểm toán viên có thể

đánh giá giải thuyết hoạt động liên tục dựa trên những thông tin thu thập được từ những

thủ tục kiểm toán thông thường (đã thực hiện để kiểm tra với các CSDL quản lý). Thông

thường kiểm toán viên sẽ không thực hiện những thủ tục riêng rẽ trừ khi kiểm toán viên

có những nghi ngờ cụ thể về khả năng hoạt động liên tục của công ty khách hàng nhưng

người sử dụng báo cáo tài chính thường mong muốn kiểm toán viên đánh giá về giả

thuyết hoạt động liên tục. Do đó, một số công ty kiểm toán độc lập thường sử dụng

những mô hình dự đoán khả năng phá sản trong việc phân tích giả thuyết doanh nghiệp

hoạt động liên tục đối với một khách hàng cụ thể nhằm xem xét những vấn đề có liên

quan. Nếu kiểm toán viên có nghi ngờ cụ thể về khả năng công ty khách hàng hoạt động

không liên tục, kiểm toán viên sẽ nhận diện và đánh giá những kế hoạch của ban quản trị

đối với những vấn đề liên quan và đánh giá lại khả năng tiếp tục các hoạt động của công

ty khách hàng. Hình 7.2 sau đây tóm tắt quá trình xem xét về khả năng hoạt động liên

tục của công ty khách hàng.

Page 10: Bài 7 KẾT THÚC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/09.ACC... · 2018. 5. 3. · Bài 7: Kết thúc kiểm toán báo các tài

Bài 7: Kết thúc báo cáo kiểm toán tài chính

ACC509_Bai7_v2.0018103215

200

Hình 7.2. Tóm tắt quy trình xem xét khả năng hoạt động liên tục

Khi đánh giá khả năng hoạt động liên tục, kiểm toán viên cần phải chú ý tới những

những chỉ tiêu có liên quan phục vụ cho việc đánh giá. Kiểm toán viên thường phải phân

tích một cách kỹ lưỡng tất cả những nhân tố biểu hiện của khả năng hoạt động liên tục

trong trường hợp ban quản trị của công ty khách hàng có kế hoạch để xác định những

vấn đề này. Dưới đây là một số nhân tố thường được kiểm toán viên sử dụng cho đánh

giá giả thuyết hoạt động liên tục của công ty khách hàng:

Những xu hướng bất lợi diễn ra như: tái diễn lỗ kinh doanh, thiếu vốn cố định, dòng

tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh âm, những xu hướng biến động trái chiều của

những tỷ suất tài chính cơ bản;

Những vấn đề nội bộ phát sinh như: mất những cá nhân giữ vị trí quan trọng, đình

công của nhân viên, các sản phẩm và phương tiện bị sản xuất sử dụng quá hạn và

những cam kết/hợp đồng dài hạn không kinh tế;

Những vấn đề bên ngoài, chẳng hạn: một chính sách mới có ảnh hưởng tới hoạt động

kinh doanh của công ty, vấn đề về luật pháp chưa được giải quyết, mất nhượng

quyền/bản quyền có ảnh hưởng quan trọng, mất các khách hàng và nhà cung cấp

chính, không có khả năng bù đắp những khoản lỗ từ mất tài sản;

Chỉ số về khả năng

hoạt động liên

tục không?

Nhà quản lý có thể

làm giảm nhẹ

vấn đề này?

Thông tin trình bày

có phù hợp không?

Phát hành báo cáo chấp nhận

hoàn toàn

Phát hành báo cáo chấp nhận

hoàn toàn với phần giải thích về

hoạt động liên tục

Phát hành báo cáo không

chấp nhận

Không hoặc không biết

Không

Không

Page 11: Bài 7 KẾT THÚC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/09.ACC... · 2018. 5. 3. · Bài 7: Kết thúc kiểm toán báo các tài

Bài 7: Kết thúc kiểm toán báo các tài chính

ACC509_Bai7_v2.0018103215

201

Các vấn đề khác như: những điều khoản mặc định đối với một khoản vay, không có khả

năng chi trả lãi, tái lập tỷ lệ nợ, vi phạm luật pháp, không có khả năng mua chịu;…

Trở lại quá trình đánh giá khả năng hoạt động liên tục, nếu kiểm toán viên kết luận rằng

có khả năng doanh nghiệp hoạt động không liên tục thì kiểm toán viên nên nhận diện và

đánh giá các kế hoạch giải quyết vấn đề này của ban quản trị. Chẳng hạn, ban quản trị có

thể bán tài sản không cần thiết, vay tiền hoặc tăng vốn đầu tư,... Kiểm toán viên nên

nhận diện những nhân tố được xem là yếu tố cơ bản để giải quyết vấn đề, thu thập bằng

chứng độc lập để xác định khả năng thành công của các kế hoạch.

Nếu kiểm toán viên vẫn tin tưởng vào những nghi ngờ của mình về khả năng hoạt động

liên tục của công ty khách hàng trong một kỳ (không vượt quá một năm tính từ ngày báo

cáo tài chính được kiểm toán) thì kiểm toán viên nên tiếp tục kiểm tra sự phù hợp của

những thông tin công bố có liên quan. Khi kiểm toán viên tin rằng những kế hoạch của

nhà quản lý là để giải quyết những vấn đề liên quan, việc công bố những điều kiện ảnh

hưởng trước hết tới sự nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục nên được kiểm toán viên

xem xét.

Trong một số trường hợp, một đoạn giải thích được bổ sung khi kiểm toán viên kết luận

rằng vẫn tồn tại những nghi vấn cụ thể về khả năng hoạt động liên tục của công ty khách

hàng trong một khoảng thời gian. Đoạn này mô tả mối quan tâm của kiểm toán viên và

nên được bổ sung vào báo cáo kiểm toán chấp nhận hoàn toàn (unqualified). Kiểm toán

viên thường phát hành một báo cáo kiểm toán chấp nhận từng phần (qualified) nếu kiểm

toán viên tin rằng những công bố của công ty khách hàng là không phù hợp.

7.1.7. Thực hiện phân tích báo cáo tài chính

Phân tích giúp các kiểm toán viên đánh giá việc trình bày tổng thể các báo cáo tài chính.

Chuẩn mực kiểm toán yêu cầu sử dụng những thủ tục phân tích trong bước đánh giá cuối

cùng của một cuộc kiểm toán nhằm trợ giúp các kiểm toán viên nhận diện bất cứ vấn đề

bất thường nào trong mối quan hệ cuối cùng với tài khoản. Ở giai đoạn này, nhóm kiểm

toán phân tích dữ liệu từ những hướng tiếp cận kinh doanh tổng thể. Các kiểm toán viên

không chỉ xem xét xu hướng, các tỷ suất mà còn yêu cầu phải trả lời những câu hỏi như

liệu những kết quả của công ty có rõ ràng không trong quan hệ với những xu hướng của

ngành và của nền kinh tế. Bằng việc thực hiện phân tích cuối cùng, công ty kiểm toán có

thể nhận diện bất cứ vấn đề bất thường, không mong muốn hoặc mối quan hệ không thể

giải thích nào phát sinh cần giải quyết. Kỳ vọng của các kiểm toán viên trong thực hiện

thủ tục phân tích ở giai đoạn này có thể không quan trọng như những thủ tục phân tích

cơ bản trong giai đoạn trước nhưng vẫn áp dụng theo trình tự chung gồm 4 bước:

Phát triển một kỳ vọng;

Định nghĩa sự khác nhau giữa kỳ vọng của kiểm toán viên và số dư thực tế của khách

hàng có thể được xem là quan trọng;

Tính toán sự khác biệt giữa kỳ vọng của kiểm toán viên và số dư thực tế của khách hàng;

Kiểm tra và giải thích sự khác biệt quan trọng.

Những thủ tục phân tích cung cấp bằng chứng về khả năng những mối quan hệ nhất định

có rõ ràng hay không trong quan hệ với sự hiểu biết tích lũy được trong cuộc kiểm toán.

Những thủ tục này có thể chỉ ra công việc kiểm toán bổ sung cần thực hiện trước khi

Page 12: Bài 7 KẾT THÚC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/09.ACC... · 2018. 5. 3. · Bài 7: Kết thúc kiểm toán báo các tài

Bài 7: Kết thúc báo cáo kiểm toán tài chính

ACC509_Bai7_v2.0018103215

202

hoàn tất ý kiến kiểm toán. Phân tích tỷ suất, báo cáo tài chính tương đối và phân tích

thay đổi theo % và theo giá trị tiền trên mỗi khoản mục báo cáo kết quả kinh doanh so

với năm trước thường phát huy tốt vai trò để kiểm toán viên đạt được mục đích này.

Kiểm toán viên nên tổng hợp đầy đủ những bằng chứng thích hợp trong suốt cuộc kiểm

toán để giải thích cho bất cứ sự thay đổi bất thường nào phát sinh như: thay đổi khi kiểm

toán viên không mong nuốn; không có thay đổi khi kiểm toán viên lại mong muốn; hoặc

sự thay đổi mà không phải với quy mô như kỳ vọng hoặc hướng mong muốn. Nếu

những thay đổi như kỳ vọng không phản ánh trên những ghi chép kế toán, tài liệu kiểm

toán nên chỉ ra bằng chứng thích hợp cho điều này, bổ sung giải thích của ban quản trị

nhằm kết hợp với những giải thích trước đó. Ngoài ra, kiểm toán viên nên điều tra thêm

để xác định lý do về sự khác biệt trong dữ liệu khi dữ liệu cho thấy những số dư tài

khoản bị trình bày sai lệch. Ví dụ, với doanh thu và chi phí, thủ thục phân tích được thực

hiện đối với các khoản mục trên báo cáo kết quả kinh doanh cung cấp bằng chứng về

mối liên hệ chắc chắn tạo ra xu hướng đã nhận diện trong khi kiểm toán.

Cuối cùng, những thủ tục phân tích được thực hiện trong giai đoạn kiểm tra, rà soát kết thúc

kiểm toán nên phối hợp với những kết luận hình thành trong quá trình kiểm toán. Đây là

những kết luận giúp kiểm toán viên chuẩn bị hình thành ý kiến kiểm toán. Nếu những thủ

tục phân tích được thực hiện trong giai đoạn kết thúc kiểm toán xác định dược rủi ro sai

phạm trọng yếu đã không được nhận diện trước đây, kiểm toán viên phải quay lại và kiểm

tra đánh giá rủi ro ban đầu và thực hiện những thủ tục kiểm toán bổ sung để xác định rủi ro.

Thủ tục kiểm toán bổ sung đặc biệt cần thiết khi liên quan tới việc ban quản trị không thể

cung cấp lời giải thích về rủi ro đã không được nhận diện trước đây qua thủ tục phân tích.

7.1.8. Đánh giá giải trình của nhà quản lý

Kiểm toán viên nên thu thập Thư Giải trình của quản lý (Letter of Management

Representation) khi kết thúc kiểm toán. Thư giải trình của nhà quản lý có nhiều cách

trình bày khác nhau, dưới đây là một ví dụ về thư quản lý.

Công ty THULOKI

No 2016, Cao ốc CODE, Cầu Giấy, Hanoi

Ngày 28 tháng 01 năm 2016 (ngày báo cáo kiểm toán)

Kính gửi: Các kiểm toán viên Victor Mark, Micheal Jonhl

Bản giải trình này được lập ra trong phạm vi công tác kiểm toán của Ông (bà) cho báo

cáo tài chính của Công ty ABC, năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2016.

Chúng tôi chịu trách nhiệm lập và trình bày trung thực và hợp lý các báo cáo tài chính

của đơn vị phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận

tại công văn số TT 15 ngày 20 tháng 06 năm N của BTC).

Trong phạm vi chịu trách nhiệm và sự hiểu biết của mình, chúng tôi xin xác nhận các

giải trình sau đây:

Không có bất cứ một sai phạm nào từ Ban Giám đốc hay các nhân viên có vai trò

quan trọng liên quan đến hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ hoặc có thể

có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính;

Page 13: Bài 7 KẾT THÚC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/09.ACC... · 2018. 5. 3. · Bài 7: Kết thúc kiểm toán báo các tài

Bài 7: Kết thúc kiểm toán báo các tài chính

ACC509_Bai7_v2.0018103215

203

Chúng tôi đã chuyển cho ông (bà) xem xét tất cả sổ sách kế toán, các tài liệu,

chứng từ liên quan và tất cả các biên bản họp Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị,

(gồm biên bản họp ngày 15/03/2007 và ngày 30/09/2007);

Chúng tôi khẳng định là đã cung cấp toàn bộ các thông tin về các bên có liên quan;

Chúng tôi khẳng định là báo cáo tài chính không có những sai phạm trọng yếu;

Công ty chúng tôi đã tuân thủ tất cả các khoản quan trọng của các hợp đồng có ảnh

hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. Không có bất kỳ sự không tuân thủ nào liên

quan đến các yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền, có thể có ảnh hưởng trọng

yếu đến báo cáo tài chính;

Các yếu tố sau đây đã được ghi nhận một cách đúng đắn và trong trường hợp cần

thiết các thông tin thích hợp đã được nêu ra trong phần thuyết minh báo cáo

tài chính:

a. Số dư và các nghiệp được thực hiện với các bên có liên quan;

b. Thua lỗ từ các hợp đồng mua và bán;

c. Thoả thuận và khả năng mua lại các tài sản đã được chuyển nhượng trước đây;

d. Các tài sản đem đi thế chấp.

Chúng tôi không có bất kỳ một kế hoạch hay dự tính nào đó có thể làm sai lạc đáng

kể giá trị kế toán hoặc cách phân loại tài sản và công nợ đã được phản ánh trong

báo cáo tài chính;

Chúng tôi không có bất kỳ một kế hoạch nào nhằm ngừng sản xuất một loại sản

phẩm đang được sản xuất, cũng không có một kế hoạch hay dự tính nào có thể dẫn

đến tình trạng hàng tồn kho, ứ đọng hoặc lạc hậu, và không có bất kỳ một khoản

hàng tồn kho nào được hạch toán với giá trị cao hơn giá trị thực hiện thuần;

Công ty là chủ sở hữu tất cả các tài sản trên báo cáo tài chính và không có bất kỳ

một tài sản nào đang được cầm cố, thế chấp hoặc bị cầm giữ, ngoại trừ những tài

sản được nêu trong phần thuyết minh X của báo cáo tài chính;

Tất cả các khoản nợ, cam kết vay và các khoản bảo lãnh của Công ty với bên thứ

ba đã được Công ty hạch toán hoặc giải trình trong phần thuyết minh X;

Hiện tại, Công ty không có bất kỳ sự kiện nào phát sinh sau ngày kết thúc niên độ

kế toán có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính hoặc phải giải trình trong phần

thuyết minh;

Vụ tranh chấp với Công ty XYZ đã được giải quyết với khoản tiền là XXX VNĐ,

và đã được lập dự phòng trong báo cáo tài chính. Không có bất kỳ một khiếu nại

trong một vụ tranh chấp nào khác đang được khởi tố hoặc hiện nay có thể dự

đoán được;

Chúng tôi đã hạch toán hoặc đã công bố đầy đủ trong báo cáo tài chính tất cả các kế hoạch

này, các khoản đảm bảo cũng như việc chuyển đổi và các yêu cầu có liên quan khác.

Giám đốc (hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị)

(Chữ ký, họ và tên, đóng dấu)

Page 14: Bài 7 KẾT THÚC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/09.ACC... · 2018. 5. 3. · Bài 7: Kết thúc kiểm toán báo các tài

Bài 7: Kết thúc báo cáo kiểm toán tài chính

ACC509_Bai7_v2.0018103215

204

Việc nhà quản lý từ chối cung cấp thư giải trình (của nhà quản lý) cũng được xem như là

một sự giới hạn phạm vi đủ để không đưa ra ý kiến chấp nhận hoàn toàn. Thư giải trình

của nhà quản lý là một phần của bằng chứng kiểm toán nhưng nó không phải là dạng

bằng chứng đủ để thay thế cho các thủ tục kiểm toán. Mục đích của thư giải trình của

nhà quản lý là:

Nhắc nhở nhà quản lý về những trách nhiệm của họ đối với các báo cáo tài chính;

Nó khẳng định các câu trả lời (bằng miệng) mà kiểm toán viên đã thu thập được lúc

trước và tiếp tục khẳng định sự thích hợp của những câu trả lời ấy;

Nó giảm trách nhiệm về những vấn đề mà kiểm toán viên chưa hiểu có liên quan tới

những nội dung trình bày trong thư.

Thư giải trình của nhà quản lý được trình bày trên giấy có viết sẵn đầu đề, được ghi địa

chỉ tới kiểm toán viên, và thường do nhà quản lý cao cấp hoặc giám đốc tài chính ký.

Thư này nên lập vào ngày báo cáo kiểm toán để có thể diễn đạt được tất cả những vấn đề

cho tới thời điểm kết thúc công việc kiểm toán. Thư này thường do các kiểm toán viên

chuẩn bị cho công ty khách hàng đọc và ký. Nội dung của thư giải trình của nhà quản lý

dựa trên những tình huống của cuộc kiểm toán, bản chất và cơ sở của việc trình bày báo

cáo tài chính. Nó có thể bị giới hạn đối với một số vấn đề được đánh giá là trọng yếu đối

với báo cáo tài chính, loại trừ việc trình bày những hành vi gian lận liên quan tới ban

quản trị hoặc nhân (Vấn đề này phải có những đánh giá đáng tin cậy của kiểm toán

viên). Kiểm toán viên có thể nhận được những bức thư giải trình riêng rẽ từ những nhà

quản lý khác nhau trong công ty được kiểm toán.

7.1.9. Kiểm tra những sự kiện xảy ra sau và kết quả phát hiện

a. Xem xét thông thường đối với các sự kiện xảy ra sau

Trên thực tế kiểm toán, kiểm toán viên phải xem xét nhiều vấn đề phát sinh có liên quan

tới cuộc kiểm toán, thậm chí có thể ảnh hưởng tới kết luận của cuộc kiểm toán ngay cả

khi công việc kiểm tra của các kiểm toán viên đã kết thúc. Vì vậy, xem xét các sự kiện

xảy ra sau có vai trò quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng và rủi ro kiểm toán. Thông

thường, các sự kiện được xem xét có thể chia thành 3 những giai đoạn sau đây (để kiểm

toán viên xem xét):

Xem xét các sự kiện xảy ra trước khi phát hành báo cáo kiểm toán - Xảy ra vào thời

điểm đang tiến hành kiểm toán;

Những phát hiện thực tế vào ngày phát hành báo cáo kiểm toán;

Xem xét các thủ tục bỏ sót sau ngày phát hành báo cáo kiểm toán.

Những tình huống có liên quan được khái quát trong Hình 7.3 dưới đây. Theo đó, trong

mọi cuộc kiểm toán, kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục kiểm toán để xem xét

những sự kiện và nghiệp vụ xảy ra trong giai đoạn sau - Từ thời điểm lập bảng cân đối

kế toán cho tới thời điểm kết thúc công việc kiểm toán (Đoạn A). Kiểm toán viên không

có trách nhiệm tiếp tục thu thập bằng chứng kiểm toán sau khi kết thúc công việc kiểm

toán (Đoạn B và C). Tuy nhiên, khi công ty khách hàng đang tiến hành những thủ tục

đăng ký với Ủy ban chứng khoán để bán cổ phiếu mới thì kiểm toán viên thường phải

thực hiện xem xét những sự kiện sau ngày lập bảng cân đối kế toán tới ngày có hiệu lực

Page 15: Bài 7 KẾT THÚC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/09.ACC... · 2018. 5. 3. · Bài 7: Kết thúc kiểm toán báo các tài

Bài 7: Kết thúc kiểm toán báo các tài chính

ACC509_Bai7_v2.0018103215

205

đăng ký với SEC - Ngày có hiệu lực đăng ký với SEC là thời điểm SEC chấp nhận cho

công ty khách hàng có thể bắt đầu bán cổ phiếu mới ra công chúng (có thể cách thời

điểm kết thúc công việc kiểm toán tới vài tháng).

Hình 7.3: Tóm tắt những giai đoạn xảy ra các sự kiện cần chú ý

Khi đề cập tới các sự kiện xảy ra sau, các kiểm toán viên thường phân chia thành hai loại

có thể ảnh hưởng tới kết quả kiểm toán. Vì thế, kiểm toán viên có thể phải thực hiện

những điều chỉnh số dư đối với một số khoản mục trên báo cáo tài chính hoặc phải công

bố trên thuyết minh báo cáo tài chính.

Loại sự kiện thứ nhất: cung cấp những bằng chứng kiểm toán về sự đúng đắn của thông

tin trên các báo cáo tài chính tồn tại vào ngày lập bảng cân đối kế toán. Chẳng hạn, các

ước tính kế toán là một phần/khoản mục (tổng hợp) của báo cáo tài chính. Ước tính kế

toán nên được xây dựng trên cơ sở những thông tin tốt nhất có được vào thời điểm báo

cáo tài chính được lập và phát hành. Trong trường hợp này, kiểm toán viên nên xem xét

các sự kiện và nghiệp vụ xảy ra trước khi kết thúc công việc kiểm toán để đảm bảo chắc

chắn những ước tính kế toán được tính toán dựa trên những thông tin sẵn có thích hợp.

Loại sự kiện xảy ra sau thứ nhất thường cung cấp bằng chứng về các điều kiện tồn tại

vào ngày lập bảng cân đối kế toán. Số liệu của báo cáo tài chính nên được điều chỉnh để

phản ánh thông tin này. Ngoài ra, một số thông tin có thể phải trình bày trên Thuyết

minh báo cáo tài chính để cung cấp thêm những thông tin cần thiết cho người sử dụng.

Ví dụ: Một khách hàng chính của công ty bị phá sản trong giai đoạn sau khi kết thúc

công việc kiểm tra. Kiểm toán viên và công ty khách hàng đều không biết được điều này

cho tới khi kiểm tra các tài liệu liên quan. Kiểm toán viên nên xem xét và ước tính dự

phòng phải thu khó đòi một cách thích hợp, từ đó điều chỉnh dự phòng phải thu khó đòi

đã lập (trong trường hợp lập chưa thích hợp – không đủ bù đắp vào phần thiệt hại tiềm

tàng do khách hàng không trả được khoản nợ).

Loại sự kiện thứ hai xảy ra sau ngày lập bảng cân đối kế toán và không ảnh hưởng trực

tiếp tới số liệu trên báo cáo tài chính, không tồn tại vào ngày lập báo cáo tài chính nên

thông thường các số liệu trên báo cáo tài chính không cần phải điều chỉnh. Tuy nhiên,

kiểm toán viên cần xem xét các sự kiện này và có thể yêu cầu công ty khách hàng trình

bày trong trong thuyết minh báo cáo tài chính nhằm mục đích giúp cho những người sử

dụng hiểu đầy đủ hơn về các báo cáo tài chính. Ví dụ: Một vụ kiện có liên quan tới một

vụ tai nạn xảy ra sau ngày lập báo cáo tài chính nhưng có ảnh hưởng tới nghĩa vụ phải

trả, phải bồi thường vật chất. Kiểm toán viên sẽ yêu cầu công ty phải thuyết minh về

Ngày lập Bảng cân đối kế toán

Ngày kết thúc công việc kiểm toán

Ngày phát hành báo cáo tới khách hàng

A B C

Page 16: Bài 7 KẾT THÚC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/09.ACC... · 2018. 5. 3. · Bài 7: Kết thúc kiểm toán báo các tài

Bài 7: Kết thúc báo cáo kiểm toán tài chính

ACC509_Bai7_v2.0018103215

206

nghĩa vụ phải trả (trường hợp chưa có phán quyết của toà án) như một khoản nợ tiềm

tàng trên thuyết minh báo cáo tài chính.

Đối với các sự kiện xảy ra sau, kiểm toán viên có thể vận dụng các thủ tục kiểm toán

như đã trình bày ở trong các chương đầu. Ví dụ các thủ tục thường sử dụng là kiểm tra

tính đúng kỳ, xem xét việc thu hồi các khoản phải thu khách hàng sau, tìm kiếm các

khoản nợ phải trả chưa ghi sổ,... Ngoài các thủ tục phổ biến đã nêu, kiểm toán viên cũng

có thể thực hiện bổ sung các thủ tục kiểm toán khác như:

Nghiên cứu biên bản các cuộc họp ban giám đốc, cổ đông,...;

Nghiên cứu các báo cáo tài chính trước khi kiểm toán và so sánh với báo cáo tài

chính sau khi kiểm toán phát hiện và ghi lại những thay đổi cụ thể;

Phỏng vấn ban quản trị về những vấn đề có liên quan như: những thay đổi cụ thể

trong báo cáo tài chính, sự thay đổi trong vốn lưu động, sự tồn tại của những khoản

nợ phải trả bất thường,...;

Phỏng vấn ban quản trị và cố vấn luật pháp của công ty về nghĩa vụ phải trả bất

thường (nếu có phát sinh);

Thu thập thư giải trình của nhà quản lý.

Khi kiểm toán viên phát hiện một sự kiện xảy ra sau khi công việc kiểm toán kết thúc và

trước khi phát hành báo cáo kiểm toán (Đoạn B) và sự kiện này đã được công khai thì

kiểm toán viên có hai lựa chọn cụ thể sau đây liên quan tới việc trình bày trên báo cáo

kiểm toán:

Sử dụng ngày phát sinh sự kiện này như là ngày của báo cáo kiểm toán;

Báo cáo ở cả hai thời điểm (dual date): sử dụng ngày kết thúc công việc kiểm toán và

ngày phát sinh sự kiện để trình bày những công việc hoàn thành (chỉ đối với những

sự kiện xảy ra sau khi hoàn thành công việc kiểm toán).

Ví dụ: Giả sử kiểm toán viên hoàn thành cuộc kiểm toán vào ngày 27/02/2016. Hoả hoạn

xảy ra làm công ty mất một tài sản cố định hữu hình có giá trị lớn vào ngày 02/03/2016.

Sự kiện này phải được trình bày trong Thuyết minh báo cáo tài chính. Báo cáo kiểm toán

được phát hành vào ngày 05/03/2017. Kiểm toán viên có thể trình bày báo cáo vào ngày

02/03/2016 hoặc báo cáo cả hai thời điểm là vào ngày 27/02/2017 và vào ngày

02/03/2017. Kiểm toán viên có thể sẽ được giảm nhẹ trách nhiệm bởi cách báo cáo theo

hai thời điểm. Chỉ những sự kiện xảy ra sau khi kết thúc công việc kiểm toán thì kiểm

toán viên sẽ mang trách nhiệm (được trình bày trong thuyết minh). Kiểm toán viên có

thể phải chịu trách nhiệm đối với tất cả các sự kiện xảy ra trong giai đoạn B (minh hoạ

trên Hình 7.2) nếu báo cáo kiểm toán được lập vào ngày 02/03/2017 và kiểm toán viên

nên thực hiện các thủ tục kiểm toán để nhận diện các sự kiện xảy ra sau vào giữa ngày

27/02/2017 và ngày 02/03/2017.

b. Xem xét những phát hiện sau liên quan tới những sự kiện vào ngày lập báo

cáo kiểm toán

Trong một số trường hợp cụ thể, kiểm toán viên chỉ phát hiện những sự kiện sau khi phát

hành báo cáo kiểm toán (Đoạn C trong Hình 7.2), có ảnh hưởng tới báo cáo tài chính đã

được hoàn thành và cũng ảnh hưởng tới báo cáo kiểm toán đã phát hành. Kiểm toán viên

có thể phát hiện được những sự kiện này từ việc cung cấp một số dịch vụ khác cho công

Page 17: Bài 7 KẾT THÚC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/09.ACC... · 2018. 5. 3. · Bài 7: Kết thúc kiểm toán báo các tài

Bài 7: Kết thúc kiểm toán báo các tài chính

ACC509_Bai7_v2.0018103215

207

ty khách hàng (chẳng hạn, xem xét các báo cáo tài chính mới, các hợp đồng kinh doanh

khác hoặc xem xét kết quả kiểm toán từ cuộc kiểm toán trước,..). Nếu các sự kiện này đã

được điều tra thì kiểm toán viên có thể phát hiện ra vào ngày lập báo cáo kiểm toán. Tuy

nhiên, kiểm toán viên đã không phát hiện được trước khi lập báo cáo kiểm toán mặc dù

chúng có ảnh hưởng tới báo cáo tài chính được kiểm toán. Trong trường hợp này, kiểm

toán viên nên xác định những thông tin sau đây:

Độ tin cậy của thông tin về sự kiện;

Kiểm tra những sự kiện đã xảy ra vào ngày phát hành báo cáo. Kiểm toán viên không

bắt buộc phải phát hành các báo cáo tài chính đã được kiểm tra lại và báo cáo kiểm

toán nếu những sự kiện sự kiện phát hiện xảy ra sau ngày lập báo cáo kiểm toán;

Xem xét động thái của người sử dụng có dựa vào các báo cáo tài chính hay không - kiểm

toán viên nên nên xác định khoảng thời gian xem xét (tiếp tục) báo cáo tài chính;

Báo cáo kiểm toán có bị ảnh hưởng từ các sự kiện được phát hiện - Những sự kiện này

nên được kiểm toán viên nhắc tới vào ngày lập báo cáo.

Nếu kiểm toán viên quyết định thực hiện những bước công việc nêu trên để đảm bảo độ

tin cậy của thông tin trình bày các báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán thì kiểm toán

viên thường đề xuất công ty khách hàng trình bày hợp lý và đúng thời điểm các sự kiện

mới phát hiện. Đây được xem là một hành động kịp thời để khuyến cáo người sử dụng

không tiếp tục dựa vào những thông tin thiếu trung thực. Tuy nhiên, hành động của kiểm

toán viên còn phụ thuộc vào những tình huống thực tế tại đơn vị.

Trong trường hợp, kiểm toán viên hoàn toàn chắc chắn về những đề xuất sau phát hiện

những sự kiện xảy ra vào ngày lập báo cáo tài chính (có ảnh hưởng tới báo cáo) nhưng

công ty khách hàng thiếu hợp tác thì kiểm toán viên nên:

Lưu ý cho khách hàng và các cơ quan có thể điều chỉnh đối về việc không nhất quán

giữa báo cáo kiểm toán và báo cáo tài chính;

Lưu ý cho người sử dụng để họ không sử dụng báo cáo kiểm toán. Những kiểm toán

viên dường như không thể thông báo cho tất cả những đối tượng đã nhận báo cáo

kiểm toán. Vì vậy, các cơ quan quản lý liên quan nên yêu cầu xem xét khả năng công

khai tình huống này.

c. Xem xét các thủ tục bị bỏ sót sau ngày lập báo cáo

Sau phát hành báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên cũng có thể phát hiện một thủ tục kiểm

toán quan trọng đã không được thực hiện. Chẳng hạn, việc bỏ sót thủ tục kiểm toán được

phát hiện khi người ta kiểm tra các giấy làm việc (trong quá trình kiểm soát chất lượng

nội bộ hoặc bên ngoài). Trong trường hợp như vậy, kiểm toán viên nên quyết định xem

xét mức độ đảm bảo hợp lý của báo cáo kiểm toán đã được phát hành (cho dù thiếu vắng

các thủ tục kiểm toán). Nếu kết quả xem xét trên cho thấy báo cáo kiểm toán không đảm

bảo thì kiểm toán viên phải tiếp tục thực hiện các thủ tục kiểm toán bị bỏ sót hoặc thực

hiện thủ tục kiểm toán thay thế (Kết quả của các thủ tục tiếp tục được ghi chép lại trên

giấy làm việc). Nếu kết quả của những thủ tục này chỉ ra rằng báo cáo tài chính và báo

cáo kiểm toán đã phát hành cần phải sửa lại thì kiểm toán viên nên thực hiện những

hướng dẫn trong phần đầu. Ngược lại, kiểm toán viên sẽ không phải thực hiện thêm bất

cứ công việc điều tra bổ sung nào khác.

Page 18: Bài 7 KẾT THÚC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/09.ACC... · 2018. 5. 3. · Bài 7: Kết thúc kiểm toán báo các tài

Bài 7: Kết thúc báo cáo kiểm toán tài chính

ACC509_Bai7_v2.0018103215

208

d. Thực hiện kiểm tra chất lượng thực hiện cam kết kiểm toán

Bước công việc này được xem là một phần trong cuộc kiểm toán chất lượng, công ty

kiểm toán phải có những chính sách và thủ tục thiết lập để thực hiện kiểm tra nội bộ mỗi

cuộc kiểm toán trước khi phát hành ý kiến kiểm toán. Kiểm toán viên thường thực hiện

những thủ tục đánh giá ngay cả khi không được yêu cầu. Người đánh giá có kinh nghiệm

không phải là một thành viên của nhóm kiểm toán nhưng có đủ năng lực, độc lập, liêm

chính và khách quan, thực hiện những đnáh giá độc lập. Bước công việc này được xem

là đánh giá của chủ phần hùn hoặc đánh giá chất lượng cam kết kiểm toán. Mục đích của

những đánh giá trong bước này là cung cấp một sự bảo đảm về những tài liệu kiểm toán

và cuộc kiểm toán là hoàn thành và cung cấp ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính hoặc

bao gồm cả báo cáo về kiểm soát nội bộ của khách hàng (với cuộc kiểm toán liên kết).

Mặc dù các kiểm toán viên đã thực hiện kiểm toán với mức độ thận trọng nghề nghiệp

đúng mực nhưng các kiểm toán viên có thể không thể nhận thức được tất cả những vấn

đề như một kiểm toán viên có hiểu biết (nhưng không tham gia kiểm toán) có thể đưa ra

các câu hỏi. Vì vậy, hầu hết các công ty thường đặt ra yêu cầu đối với các kiểm toán

viên trước khi phát hành báo cáo kiểm toán, chủ phần hùn kiểm toán phải đánh giá lại

cuộc kiểm toán và các báo cáo tài chính. Thông thường, một cá nhân đánh giá chất

lượng trên cơ sở xem xét giấy làm việc của kiểm toán viên và các báo cáo tài chính để:

đánh giá tính đầy đủ của công việc kiểm toán và sự thích hợp của bằng chứng kiểm toán;

để xác định sự phù hợp trong việc trình bày các báo cáo tài chính; để đánh giá sự thích

hợp của việc trình bày các báo cáo tài chính. Đây cũng chính là lần đánh giá cuối cùng

được thực hiện về chất lượng công việc kiểm toán trước khi gửi báo cáo kiểm toán cho

công ty khách hàng. Một số thủ tục đánh giá phổ biến:

Thảo luận với nhóm kiểm toán về tất cả những vấn đề quan trọng liên quan tới báo

cáo tài chính và kiểm soát nội bộ, bao gồm cả nhận định của kiểm toán viên về yếu

điểm trọng yếu và thủ tục kiểm toán để xác định những rủi ro quan trọng;

Đánh giá những xét đoán về tính trọng yếu và thứ tự những sai phạm được nhận diện

không được sửa chữa và được sửa chữa;

Kiểm tra những đánh giá của nhóm kiểm toán về sự động lập của công ty kiểm toán

với hợp đồng kiểm toán;

Kiểm tra những tài liệu kiểm toán có liên quan tới xác định tính đầy đủ

Đọc các báo cáo tài chính, báo cáo của ban quản trị về kiểm soát nội bộ và báo cáo

của kiểm toán viên;

Khẳng định với chủ phần hùn về việc không có những vấn đề không được giải quyết

quan trọng;

Xác định nếu những tư vấn phù hợp được thực hiện với những vấn đề khó hoặc

tranh chấp;

Đánh giá khả năng liệu tài liệu kiểm toán có bổ trợ cho những kết luận có liên hệ với

những vấn đề được kiểm tra hay không;

Đánh giá liệu những vấn đề thích hợp được trao đổi với những thành viên ủy ban

kiểm toán/ban kiểm soát, ban quản trị và những bên thích hợp khác hay không;

Page 19: Bài 7 KẾT THÚC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/09.ACC... · 2018. 5. 3. · Bài 7: Kết thúc kiểm toán báo các tài

Bài 7: Kết thúc kiểm toán báo các tài chính

ACC509_Bai7_v2.0018103215

209

Đánh giá liệu có những mức độ giám sát thích hợp và những kiểm tra hoạt động

kiểm toán đơn lẻ được hoàn thành thích hợp trong quá trình kiểm toán hay không.

Những bằng chứng thu thập trong khi đánh giá chất lượng thực hiện hợp đồng kiểm toán

được ghi lại trên tài liệu kiểm toán. Những tài liệu kiểm toán có liên quan thường gồm

những thông tin như:

Người thực hiện kiểm tra chất lượng thực hiện hợp đồng kiểm toán;

Những tài liệu được kiểm tra bởi người đánh giá chất lượng kiểm toán;

Thời gian người thực hiện đánh giá chất lượng thực hiện cam kết kiểm toán đã cung

cấp thống nhất với phê chuẩn việc phát hành.

7.2. Trao đổi với nhà quản lý và ủy ban kiểm toán

7.2.1. Trách nhiệm của kiểm toán viên với ủy ban kiểm toán/kiểm soát

Trong một số trường hợp kiểm toán viên nên thảo luận về một vài khoản mục với ủy ban

kiểm toán (nếu có). Việc trao đổi này nên được thực hiện để trợ giúp cho ủy ban kiểm

toán thực hiện đầy đủ các trách nhiệm để giám sát các quá trình lập báo cáo tài chính.

Những khoản mục sau đây là những khoản mục mà kiểm toán viên nên lưu ý trong khi

thảo luận với ủy ban kiểm toán:

Những quá trình quản lý được ban quản trị xây dựng và thực hiện để xác định các

ước tính kế toán “nhạy cảm” và bất cứ vấn đề gì có liên quan mà kiểm toán viên có

được liên quan tới những quá trình ấy cùng với kết quả;

Những điều chỉnh kiểm toán cụ thể, thậm chí ban quản trị sẵn sàng đồng ý tạo

ra chúng;

Những ghi chép kế toán chính và báo cáo không có sự khớp đúng với ban quản trị,

ngay cả khi đã được giải quyết;

Thảo luận của nhà quản lý với công ty kiểm toán khác được xem như là cách thức

giải quyết các vấn đề kế toán chưa thống nhất;

Những khó khăn trong thực hiện kiểm toán;

Gian lận và các hành vi bất hợp pháp khác;

Không hiệu quả trong việc thiết kế hoặc hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ;

Tất cả những vấn đề có thể dẫn tới sự nghi ngờ về tính độc lập của kiểm toán viên.

7.2.2. Trao đổi với nhà quản trị qua thư quản lý

Các kiểm toán viên thường đưa ra những lưu ý về những vấn đề giúp cho nhà quản lý có

thể quản lý tốt hơn. Báo cáo về những quan sát của kiểm toán viên trong thư quản lý do

kiểm toán viên cung cấp được xem như là một phần của cuộc kiểm toán. Thư quản lý

không nên có những vấn đề mâu thuẫn với thư giải trình của nhà quản lý. Thư quản lý

không phải là một nội dung bắt buộc nhưng bản thân nó lại cung cấp những đề xuất cần

thiết về hoạt động nói chung và hoạt động kiểm soát nói riêng của công ty khách hàng.

Nhân viên kiểm toán được khuyến khích đề suất các ý kiến cải thiện từ những phát hiện

của mình trong khi thực hiện kiểm toán có liên quan tới hoạt động sản xuất và hoạt động

kiểm soát không hiệu quả.

Page 20: Bài 7 KẾT THÚC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/09.ACC... · 2018. 5. 3. · Bài 7: Kết thúc kiểm toán báo các tài

Bài 7: Kết thúc báo cáo kiểm toán tài chính

ACC509_Bai7_v2.0018103215

210

7.3. Báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính

7.3.1. Khái niệm và ý nghĩa của báo cáo kiểm toán

Sau khi hoàn thành các bước công việc trên, kiểm toán viên phải lập báo cáo kiểm toán

về báo cáo tài chính. Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính về thực chất là một bản

thông báo về kết quả cuộc kiểm toán về báo cáo tài chính cho người sử dụng báo cáo

tài chính.

Nội dung trình bày của báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính có thể khác nhau nhưng

phải chuyển đến cho người đọc bản báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính những đánh

giá của kiểm toán viên về sự phù hợp của những thông tin định lượng của báo cáo tài

chính cũng như sự tuân thủ các chuẩn mực, hoặc chế độ kế toán hiện hành khi lập báo

cáo tài chính này.

Hình thức trình bày báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính có thể có nhiều hình thức

khác nhau có thể bằng văn bản hoặc bằng miệng (trong trường hợp đơn giản, khi kiểm

toán báo cáo tài chính cho một cá nhân nào đó và họ không cần có kết quả kiểm toán

trình bày dưới dạng bằng văn bản).

Theo quy định mang tính phổ biến của một quốc gia hoặc của ủy ban về chuẩn mực

kiểm toán (IAPC) của Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) thì báo cáo kiểm toán về báo

cáo tài chính được quy định viết dưới dạng văn bản và phải tuân thủ các quy định cả về

mặt nội dung và hình thức.

Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong hoạt động

kiểm toán và với người sử dụng báo cáo tài chính. Đối với hoạt động kiểm toán, báo cáo

kiểm toán về báo cáo tài chính là khâu cuối cùng trong quá trình thực hiện cuộc kiểm

toán báo cáo tài chính để trình bày kết quả của cuộc kiểm toán bằng những ý kiến đánh

giá của kiểm toán viên về thông tin định lượng và trình bày báo cáo tài chính theo quy

định của chuẩn mực hoặc chế độ kế toán hiện hành. Đối với người sử dụng báo cáo tài

chính, khi sử dụng báo cáo tài chính có báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính đính kèm

giúp cho người sử dụng báo cáo tài chính đánh giá được độ tin cậy của các thông tin

định lượng trên báo cáo tài chính trên cơ sở đó mà họ có các quyết định kinh tế đúng

đắn, hiệu quả trong mối quan hệ kinh tế đối với tổ chức hoặc doanh nghiệp có báo cáo

tài chính này.

Khi kết thúc cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải lập báo cáo kiểm

toán về báo cáo tài chính trình bày ý kiến của kiểm toán viên về tính trung thực, hợp lý

của các thông tin định lượng và sự trình bày các thông tin định lượng này trên báo cáo

tài chính do đơn vị (tổ chức, doanh nghiệp) mời kiểm toán đã lập. Báo cáo kiểm toán về

báo cáo tài chính phải được trình bày theo chuẩn mực kiểm toán quy định cả về nội

dung, kết cấu và hình thức.

7.3.2. Nội dung báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số báo cáo kiểm toán tài chính thường bao gồm

những nội dung cơ bản sau đây:

Tên và địa chỉ công ty kiểm toán

Page 21: Bài 7 KẾT THÚC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/09.ACC... · 2018. 5. 3. · Bài 7: Kết thúc kiểm toán báo các tài

Bài 7: Kết thúc kiểm toán báo các tài chính

ACC509_Bai7_v2.0018103215

211

Trong báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính cần nêu rõ tên, biểu tượng, địa chỉ giao

dịch, số điện thoại, số fax và số hiệu liên lạc khác của công ty kiểm toán (hoặc chi

nhánh) phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính. Nếu một cuộc kiểm toán

do hai công ty kiểm toán trở lên cùng thực hiện thì phải ghi đủ các thông tin nêu trên

của các công ty cùng ký báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính.

Số hiệu báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính

Số hiệu báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính là số hiệu phát hành báo cáo kiểm

toán về báo cáo tài chính của công ty kiểm toán theo từng năm. Số hiệu báo cáo kiểm

toán về báo cáo tài chính cần phải đăng ký chính thức trong hệ thống văn bản của

công ty kiểm toán.

Tiêu đề báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính

Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính phải có tiêu đề rõ ràng và thích hợp để phân

biệt báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính do kiểm toán viên lập với các loại báo

cáo khác. Tiêu đề báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính có thể có tên gọi: “Báo cáo

kiểm toán về báo cáo tài chính”, hoặc “Báo cáo kiểm toán của kiểm toán viên độc

lập”, hoặc “Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính năm... của Công ty...”.

Người nhận báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính

Người nhận báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính là người ký hợp đồng kiểm toán

với người thực hiện kiểm toán (công ty kiểm toán hoặc kiểm toán viên). Người nhận

báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính có thể là Hội đồng quản trị, Giám đốc, hoặc

các cổ đông đơn vị được kiểm toán. Người nhận báo cáo kiểm toán về báo cáo tài

chính sẽ được ghi ngay vào dòng, ví dụ: “Kính gửi Hội đồng quản trị và Tổng Giám

đốc Tổng công ty...”.

Mở đầu của báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính

Phần mở đầu của báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính phải ghi rõ các báo cáo tài

chính là đối tượng của cuộc kiểm toán cũng như ghi rõ ngày và niên độ lập báo cáo

tài chính; khẳng định rõ rằng việc lập báo cáo tài chính là thuộc trách nhiệm của

Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm toán trên các mặt: Tuân thủ

chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận và lựa chọn các nguyên

tắc và phương pháp kế toán, các ước tính kế toán thích hợp. Trách nhiệm của kiểm

toán viên là kiểm tra các thông tin định lượng trên báo cáo tài chính và đưa ra ý kiến

về báo cáo tài chính dựa trên kết quả kiểm toán của mình.

Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán

Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính phải nêu chuẩn mực kiểm toán và kế hoạch

kiểm toán đã áp dụng để thực hiện cuộc kiểm toán. Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài

chính phải nêu rõ phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán bằng sự khẳng định

công việc kiểm toán được thực hiện theo chuẩn mực kiểm toán (Chuẩn mực kiểm

toán quốc gia, hoặc chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận).

Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán nêu trên chỉ khả năng của kiểm toán

viên khi thực hiện các thủ tục kiểm toán phải được dựa trên cơ sở chuẩn mực kiểm

toán và được vận dụng các quy định này tùy theo từng tình huống cụ thể. Thủ tục này

là cần thiết để đảm bảo cho người sử dụng báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính

hiểu rằng cuộc kiểm toán đã được thực hiện theo các chuẩn mực và thông lệ được

Page 22: Bài 7 KẾT THÚC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/09.ACC... · 2018. 5. 3. · Bài 7: Kết thúc kiểm toán báo các tài

Bài 7: Kết thúc báo cáo kiểm toán tài chính

ACC509_Bai7_v2.0018103215

212

thừa nhận. Trong trường hợp riêng biệt, kiểm toán viên đã thực hiện các thủ tục kiểm

toán khác thì cần phải ghi rõ trong báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính.

Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính phải nêu những công việc và thủ tục kiểm

toán mà kiểm toán viên đã thực hiện, gồm:

o Các phương pháp kiểm toán (chọn mẫu, thử nghiệm cơ bản,...) những bằng chứng

kiểm toán đủ để xác minh được thông tin trong báo cáo tài chính;

o Đánh giá việc tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp

nhận); Các nguyên tắc và phương pháp kế toán được áp dụng để lập báo cáo

tài chính;

o Đánh giá các ước tính kế toán và xét đoán quan trọng đã được Giám đốc (hoặc

người đứng đầu) đơn vị được kiểm toán thực hiện khi lập báo cáo tài chính;

o Đánh giá việc trình bày toàn bộ tình hình tài chính trên các báo cáo tài chính.

o Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính phải nêu rõ là cuộc kiểm toán đã cung cấp

những cơ sở hợp lý để làm căn cứ cho ý kiến của kiểm toán viên.

Ý kiến của kiểm toán viên trình bày trên báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính:

Có 4 loại ý kiến mà kiểm toán viên có thể trình bày trên báo cáo kiểm toán về báo

cáo tài chính tùy thuộc vào kết quả của cuộc kiểm toán:

(1). Ý kiến Chấp nhận toàn phần: Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính đưa ra ý

kiến Chấp nhận toàn phần được trình bày trong trường hợp kiểm toán viên và

công ty kiểm toán cho rằng báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý trên

các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán, và phù

hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành (hoặc được chấp

nhận). ý kiến chấp nhận toàn phần cũng có hàm ý rằng tất cả các thay đổi về

nguyên tắc kế toán và các tác động của chúng đã được xem xét, đánh giá một

cách đầy đủ và đã được đơn vị nêu rõ trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. ý

kiến chấp nhận toàn phần không có nghĩa là báo cáo tài chính được kiểm toán là

hoàn toàn đúng, mà có thể có sai sót nhưng sai sót đó là không trọng yếu. ý kiến

chấp nhận toàn phần được áp dụng cho cả các trường hợp: Báo cáo tài chính được

kiểm toán có những sai sót nhưng đã được kiểm toán viên phát hiện và đơn vị đã

điều chỉnh theo ý kiến của kiểm toán viên; Báo cáo tài chính sau khi điều chỉnh

đã được kiểm toán viên chấp nhận. Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính có

một đoạn nhận xét để làm sáng tỏ một số yếu tố ảnh hưởng không trọng yếu đến

báo cáo tài chính, nhưng không có ảnh hưởng đến báo cáo kiểm toán về báo cáo

tài chính. Đoạn nhận xét này thường đặt sau đoạn đưa ra ý kiến nhằm giúp người

đọc đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến báo cáo tài chính.

(2). Ý kiến Chấp nhận từng phần: Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính đưa ra ý

kiến Chấp nhận từng phần được trình bày trong trường hợp kiểm toán viên và

công ty kiểm toán cho rằng báo cáo tài chính chỉ phản ánh trung thực và hợp lý

trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị, nếu không bị ảnh

hưởng bởi yếu tố tùy thuộc mà kiểm toán viên đã nêu ra trong báo cáo kiểm toán

về báo cáo tài chính. Điều này cũng có nghĩa là nếu các yếu tố do kiểm toán viên

nêu ra trong báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính có ảnh hưởng trọng yếu đến

báo cáo tài chính thì báo cáo tài chính đó đã không phản ánh trung thực và hợp lý

Page 23: Bài 7 KẾT THÚC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/09.ACC... · 2018. 5. 3. · Bài 7: Kết thúc kiểm toán báo các tài

Bài 7: Kết thúc kiểm toán báo các tài chính

ACC509_Bai7_v2.0018103215

213

trên các khía cạnh trọng yếu. Yếu tố tùy thuộc là yếu tố trọng yếu nhưng không

chắc chắn, như các vấn đề liên quan đến tính liên tục hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp, hoặc một khoản doanh thu có thể không được công nhận làm ảnh

hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty. Yếu tố tùy thuộc của kiểm toán viên

thường liên quan đến các sự kiện có thể xảy ra trong tương lai, nằm ngoài khả năng

kiểm soát của đơn vị và kiểm toán viên. Việc đưa ra ý kiến tùy thuộc cho phép kiểm

toán viên hoàn thành trách nhiệm kiểm toán của mình nhưng cũng làm cho người

đọc báo cáo tài chính phải lưu ý và tiếp tục theo dõi khi sự kiện có thể xảy ra.

Ý kiến Chấp nhận từng phần được đưa ra trong trường hợp kiểm toán viên cho

rằng không thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần, và những phần không chấp

nhận do không đồng ý với Giám đốc hay do công việc kiểm toán bị giới hạn, là

quan trọng nhưng không liên quan tới một số lượng lớn các khoản mục tới mức

có thể dẫn đến “Ý kiến từ chối, hoặc ý kiến không chấp nhận”. Ý kiến chấp nhận

từng phần còn được thể hiện bởi thuật ngữ “ngoại trừ” ảnh hưởng của các vấn đề

không được chấp nhận, bằng mẫu câu: “ngoại trừ những ảnh hưởng (nếu có) của

những vấn đề nêu trên, báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý trên các

khía cạnh trọng yếu...”.

(3). Ý kiến Từ chối (Không thể đưa ra ý kiến): Ý kiến từ chối được đưa ra trong trường

hợp hậu quả của việc giới hạn phạm vi kiểm toán là quan trọng hoặc thiếu thông

tin liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục tới mức mà kiểm toán viên

không thể thu thập đầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểm toán để có thể cho ý

kiến về báo cáo tài chính.

(4). Ý kiến Không chấp nhận/Bác bỏ: Loại Ý kiến không chấp nhận được đưa ra trong

trường hợp các vấn đề không thống nhất với Giám đốc là quan trọng hoặc liên quan

đến một số lượng lớn các khoản mục đến mức độ mà kiểm toán viên cho rằng ý

kiến chấp nhận từng phần là chưa đủ để thể hiện tính chất và mức độ sai sót trọng

yếu của báo cáo tài chính.

Địa điểm và thời gian lập báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính:

Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm kết thúc toàn bộ

công việc kiểm toán. Điều này cho phép người sử dụng báo cáo tài chính biết rằng

kiểm toán viên đã xem xét đến các sự kiện (nếu có) ảnh hưởng đến báo cáo tài chính,

hoặc báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính cho đến tận ngày ký báo cáo kiểm toán

về báo cáo tài chính. Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính phải ghi rõ địa điểm

(Tỉnh, Thành phố) của công ty hoặc chi nhánh công ty kiểm toán chịu trách nhiệm

phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính. Ngày ký báo cáo kiểm toán về báo

cáo tài chính không được ghi trước ngày Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị ký

báo cáo tài chính. Trường hợp báo cáo tài chính được điều chỉnh và lập lại trong quá

trình kiểm toán thì ngày ký báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính được phép ghi

cùng ngày với ngày ký báo cáo tài chính.

Chữ ký và đóng dấu:

Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính phải ký rõ tên của kiểm toán viên là người

chịu trách nhiệm kiểm toán, và ký rõ tên của Giám đốc (hoặc người được ủy quyền)

của công ty kiểm toán chịu trách nhiệm phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo

tài chính.

Page 24: Bài 7 KẾT THÚC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/09.ACC... · 2018. 5. 3. · Bài 7: Kết thúc kiểm toán báo các tài

Bài 7: Kết thúc báo cáo kiểm toán tài chính

ACC509_Bai7_v2.0018103215

214

Ví dụ về một Báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính

Số 234/2016/VNIFC- BCKT

BÁO CÁO KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Kính gửi: Ban giám đốc Công ty Nhựa ABC

Chúng tôi đã tiến hành kiểm toán Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2016 cùng

với Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Nhựa ABC cho năm tài chính

kết thúc cùng ngày, Báo cáo tài chính đó được lập theo nguyên tắc kế toán được

thừa nhận chung tại Việt Nam như đó trình bày trong thuyết minh số 2 của thuyết

minh BCTC.

Trách nhiệm của Ban giám đốc

Như đã trình bày trong báo cáo của Ban gám đốc tại trang 2-4, Ban giám đốc

của công ty có trách nhiệm lập BCTC. Trách nhiệm của Kiểm toán viên là đưa ra ý

kiến về BCTC này dựa trên kết quả của cuộc kiểm toán.

Cơ sở ý kiến

Chúng tôi đó thực hiện kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.

Các chuẩn mực này yêu cầu chúng tôi phải lập kế hoạch và tiến hành kiểm toán để

đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng BCTC không có sai phạm trọng yếu. Công việc

kiểm toán bao gồm việc kiểm tra trên cơ sở chọn mẫu các bằng chứng có liên quan

đến số liệu và thông tin trình bày trên BCTC. Chúng tôi đồng thời đánh giá nguyên

tắc kế toán được sử dụng và các ước tính quan trọng của Ban giám đốc cũng như

đánh giá tổng quát tính đúng đắn của việc trình bày các thông tin trên BCTC.

Chúng tôi tin tưởng rằng, công việc kiểm toán đó cung cấp cơ sở hợp lý cho ý kiến

của chúng tôi.

Tuy nhiên, công việc kiểm toán của chúng tôi bị hạn chế bởi một số vấn đề sau:

Chúng tôi không tham gia kiểm kê tiền mặt, hàng tồn kho, TSCĐ và khối

lượng công trình xây dựng cơ bản dở dang của công ty tại ngày 31/12/2016. Theo

đó, chúng tôi không đưa ra ý kiến nhận xét về tính đúng đắn về giá trị và sự hiện

hữu của tiền mặt, hàng tồn kho, TSCĐ, công trình xây dựng cơ bản dở dang cũng

như ảnh hưởng của các khoản mục này tới các khoản mục khác được trình bày

trên BCTC.

Ý kiến kiểm toán viên

Theo ý kiến của chúng tôi, BCTC sau khi đó được điều chỉnh theo ý kiến

kiểm toán viên đó phản ánh trung thực, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình

hình tài chính của công ty tại thời điểm 31/12/2016 cũng như kết quả hoạt động

kinh doanh cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù hợp với các nguyên tắc kế

toán được chấp nhận chung tại Việt Nam.

Tổng giám đốc Kiểm toán viên

Nguyễn Nguyễn Thương Hương

(CCKTV số 9000/BTC) (CCKTV số 9700/BTC)

Page 25: Bài 7 KẾT THÚC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/09.ACC... · 2018. 5. 3. · Bài 7: Kết thúc kiểm toán báo các tài

Bài 7: Kết thúc kiểm toán báo các tài chính

ACC509_Bai7_v2.0018103215

215

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

Trước khi kiểm toán viên đưa ra ý kiến về độ tin cậy, tính trung thực, khách quan của thông tin

trình bày trên báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải xem xét thận trọng những vấn đề khác nhau

có liên quan tới báo cáo tài chính, ảnh hưởng tới người sử dụng thông tin. Những vấn đề được

kiểm toán viên tập trung xem xét như: báo cáo có được trình bày phù hợp không; có phản ánh

những sự kiện sau ngày lập báo cáo cho tới trước khi kết thúc công việc kiểm toán; kiểm tra giả

thiết hoạt động liên tục.

Kiểm toán viên phải đảm bảo rủi ro kiểm toán được giữ ở mức thấp hợp lý. Một chương trình

đánh giá nội bộ có thể trợ giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đảm bảo không có bất

cứ một thủ tục kiểm toán then chốt nào bị bỏ qua và có đủ bằng chứng thuyết phục cho ý kiến

kiểm toán.

Page 26: Bài 7 KẾT THÚC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/09.ACC... · 2018. 5. 3. · Bài 7: Kết thúc kiểm toán báo các tài

Bài 7: Kết thúc báo cáo kiểm toán tài chính

ACC509_Bai7_v2.0018103215

216

BÀI TẬP THỰC HÀNH

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày những bước công việc cơ bản mà kiểm toán viên phải thực hiện để kết thúc kiểm

toán báo cáo tài chính của công ty khách hàng?

2. Kiểm toán viên có phải thực hiện những bước kiểm tra tiếp theo không sau khi kết thúc kiểm

toán? Khi nào kiểm toán viên phải thực hiện điều chỉnh trên báo cáo tài chính?

3. Trình bày những loại ý kiến của kiểm toán viên trình bày trong báo cáo kiểm toán báo cáo tài

chính cùng với điều kiện đưa ra loại ý kiến đó?

4. Thư xác nhận của quản lý là gì? Đặc trưng cơ bản và việc sử dụng thư xác nhận hay giải trình

của nhà quản lý? Sự khác biệt giữa thư xác nhận/giải trình của nhà quản lý và thư quản lý?

5. Kiểm toán viên nên xác định những loại sự kiện xảy ra sau nào trong quá trình thực hiện

công việc kết thúc kiểm toán? Mỗi loại sự kiện trên cần được thể hiện trên báo cáo tài chính

như thế nào?

CÂU HỎI ĐÚNG/SAI

1. Báo cáo kiểm toán xét về bản chất là sự bảo đảm chắc chắn của kiểm toán viên rằng các báo

cáo tài chính trình bày trung thực.

2. Ý kiến trái ngược được đưa ra khi báo cáo tài chính trình bày không tuân thủ, hợp lý đối với

các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận rộng rãi.

3. Kiểm toán viên có thể không bao giờ đưa ra loại ý kiến chấp nhận toàn phần khi báo cáo tài

chính sai lệch trọng yếu so với các nguyên tắc kế toán được thừa nhận rộng rãi.

4. Nhìn chung, kiểm toán viên thường phát hành loại báo cáo dạng chấp nhận từng phần nếu

khách hàng không cho phép kiểm toán viên quan sát, kiểm kê hàng tồn kho hoặc gửi thư xác

nhận các khoản phải thu.

5. Đoạn mở đầu của báo cáo kiểm toán có nêu rõ trách nhiệm của Ban giám đốc đối với báo cáo

tài chính được kiểm toán.

6. Kiểm toán viên có thể phát hành các loại báo cáo kiểm toán khác nhau cho các năm kiểm

toán khác nhau của cùng một khách hàng.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Một khách hàng của công ty được kiểm toán báo cáo tài chính nắm giữ 25% cổ phiếu đang

lưu hành sau khi kết thúc năm cho tới trước khi cuộc kiểm toán hoàn thành. Kiểm toán viên

nên làm gì?

A. Khuyên ban quản trị công bố thông tin này trong thuyết minh báo cáo tài chính.

B. Phát hành báo cáo tài chính tương đối cung cấp những ảnh hưởng từ việc sở hữu cổ phần

ngay khi việc nắm giữ cổ phần xảy ra vào thời điểm kết thúc năm.

C. Khuyên ban quản trị thực hiện điều chỉnh số dư để phản ánh lượng cổ phần nắm giữ.

D. Công bố việc nắm giữ cổ phần trong đoạn ý kiến của kiểm toán viên trên báo cáo kiểm toán.

Page 27: Bài 7 KẾT THÚC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/09.ACC... · 2018. 5. 3. · Bài 7: Kết thúc kiểm toán báo các tài

Bài 7: Kết thúc kiểm toán báo các tài chính

ACC509_Bai7_v2.0018103215

217

2. Thông tin nào dưới đây là một thủ tục phân tích nên được áp dụng với báo cáo kết quả hoạt

động kinh doanh?

A. Lựa chọn những khoản mục doanh thu và chi phí và đối chiếu số tiền với những tài liệu

bổ trợ liên quan.

B. Chắc chắn rằng thu nhập thuần trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ khớp đúng với thu nhập

thuần trên báo cáo kết quả kinh doanh.

C. Thu thập thư quản lý của công ty khách hàng, số lượng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ, từ đó

kiểm toán viên xác định giá vốn hàng bán.

D. So sánh doanh thu và chi phí thực tế với những số liệu tương ứng của kỳ trước và điều tra

những khác biệt phát hiện được.

3. Một lý do giải thích tại sao kiểm toán viên độc lập thực hiện thủ tục phân tích với những hoạt

động của công ty khách hàng là để xác định:

A. những yếu điểm của bản chất trọng yếu trong hoạt động kiểm soát nội bộ.

B. sự không tuân thủ với những thủ tục kiểm soát đã thiết kế.

C. việc phân chia trách nhiệm tài chính khác với chức năng kế toán.

D. những nghiệp vụ bất thường.

4. Nếu báo cáo tài chính có chứa đựng một sai phạm trọng yếu nhưng không ảnh hưởng lan tỏa

thì kiểm toán viên nên xem xét đưa ra ý kiến:

A. ý kiến chấp nhận từng phần với sự đối chiếu tới điểm xuất phát của ý kiến.

B. ý kiến trái ngược với phần giải thích về giới hạn phạm vi kiểm toán.

C. ý kiến trái ngược với phần đối chiếu với điểm xuất phát của ý kiến này.

D. ý kiến bác bỏ.

5. Thông tin nào dưới dây không phải là một thủ tục kiểm toán được kiểm toán viên thực hiện

để tìm kiếm những sự kiện quan trọng trong giai đoạn sau ngày kết thúc niên độ kế toán?

A. Rà soát biên bản của các cuộc họp của Hội đồng giám đốc/quản trị.

B. Rà soát những báo cáo tài chính giữa niên độ sau cùng.

C. Phỏng vấn về những điều chỉnh không thông thường được thực hiện sau ngày kết thúc

niên độ kế toán.

D. Rà soát những thay đổi trong hoạt động kiểm soát nội bộ trong giai đoạn sau ngày lập

bảng cân đối kế toán.

BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài tập 1

Công ty Hanam sử dụng phương pháp LIFO để đánh giá trị giá một bộ phận hàng tồn kho,

còn một phần khác Công ty sử dụng phương pháp bình quân gia quyền. Theo bạn, trong

trường hợp đó liệu kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến dạng chấp nhận toàn phần hay không?

Giải thích tại sao?

Bài tập 2

Vào ngày 15/06/2016, Hải – kiểm toán viên độc lập, đã chấp nhận một cuộc kiểm toán báo

cáo tài chính cho Công ty Thao Lâm kết thúc ngày 31/12/2016. Công ty Thao Lâm trước đó

Page 28: Bài 7 KẾT THÚC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/09.ACC... · 2018. 5. 3. · Bài 7: Kết thúc kiểm toán báo các tài

Bài 7: Kết thúc báo cáo kiểm toán tài chính

ACC509_Bai7_v2.0018103215

218

chưa hề được thực hiện kiểm toán bởi bất cứ công ty kiểm toán độc lập nào và Hải không có

đủ chứng cứ để hài lòng về tính trung thực của số dư đầu kỳ hàng tồn kho. Theo anh/chị thì:

a. Hải nên báo cáo về kết quả kiểm toán của mình như thế nào?

b. Hải nên từ chối đưa ra ý kiến hoặc đưa ra ý kiến dạng chấp nhận từng phần về bảng cân

đối kế toán kết thúc 31/12/2016, nhưng có thể đưa ra ý kiến dạng chấp nhận toàn phần về

báo cáo kết quả kinh doanh và bảng lưu chuyển tiền tệ hay không?

c. Hải cần từ chối đưa ra ý kiến về toàn bộ báo cáo tài chính hay không?

d. Hải có thể đưa ra ý kiến dạng chấp nhận toàn phần về toàn bộ báo cáo tài chính vì sự thay đổi

hàng tồn kho trong năm giữa số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ là không trọng yếu hay không?

e. Hải có thể từ chối cho ý kiến hoặc đưa ra ý kiến loại chấp nhận từng phần về báo cáo kết

quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ, nhưng có thể đưa ra ý kiến loại chấp nhận

toàn phần về bảng cân đối kế toán kết thúc ngày 31/12/2016 hay không?

Bài tập 3

Trong chuẩn mực kiểm toán quy định sự thay đổi về phương pháp kế toán áp dụng từ phương

pháp kế toán này sang một phương pháp kế toán khác nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ của

chuẩn mực kế toán liên quan hoặc của GAAP (ở Mỹ) không cản trở kiểm toán viên phát hành

loại báo cáo kiểm toán dạng chấp nhận toàn phần. Dưới quan điểm của kiểm toán viên thực

hiện những công việc để kết thúc cuộc kiểm toán, theo anh/chị, sự ảnh hưởng của thay đổi đó

sẽ được trình bày đầy đủ và trung thực trên thuyết minh báo cáo tài chính như thế nào?

Page 29: Bài 7 KẾT THÚC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/09.ACC... · 2018. 5. 3. · Bài 7: Kết thúc kiểm toán báo các tài

Bài 7: Kết thúc kiểm toán báo các tài chính

ACC509_Bai7_v2.0018103215

219

ĐÁP ÁN

CÂU HỎI ĐÚNG/SAI

1. Đáp án đúng là: Đúng.

Vì: Trách nhiệm của kiểm toán viên là phải thực hiện kiểm tra và thu thập bằng chứng nhằm

bảo đảm chắc chắn các báo cáo tài chính trình bày trung thực, hợp lý trên các khía cạnh trọng

yếu (nhưng không bảo đảm tuyệt đối).

2. Đáp án đúng là: Đúng.

Vì: Khi không tuân thủ các nguyên tắc kế toán trong lập và trình bày thông tin và có đủ bằng

chứng, kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến trái ngược/bác bỏ.

3. Đáp án đúng là: Đúng.

Vì: Đây là một trong số những vi phạm nghiêm trọng chắc chắn ảnh hưởng tới báo cáo tài

chính và người đọc. Vì vậy, ngay cả khi có điều chỉnh theo ý kiến của kiểm toán viên, thì ý

kiến của kiểm toán viên không thể là chấp nhận hoàn toàn. Mặt khác, việc điều chỉnh này

khó có thể thực hiện được.

4. Đáp án đúng là: Đúng.

Vì: Trong điều kiện, kiểm toán viên không thể quan sát kiểm kê hàng tồn kho hoặc gửi thư

xác nhận các khoản phải thu, kiểm toán viên sẽ không thể xác nhận được về độ tin cậy của

thông tin về giá trị của 2 khoản mục này. Vì thế, kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến ngoại trừ (2

khoản mục này).

5. Đáp án đúng là: Đúng.

Vì: Đây có thể coi là những thông tin đưa ra cam kết của Ban quản lý về việc trình bày thông

tin trung thực, khách quan.

6. Đáp án đúng là: Đúng.

Vì: Ý kiến của kiểm toán viên phụ thuộc vào kết quả kiểm tra, thể hiện bằng bằng chứng thu

thập được. Giữa các năm kiểm toán khác nhau, các sự kiện khác nhau,… thông tin được trình

bày khác nhau và đương nhiên ảnh hưởng tới kiểm toán.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Đáp án đúng là: A. Khuyên ban quản trị công bố thông tin này trong thuyết minh báo cáo tài chính.

Vì: Tỷ lệ sở hữu có thể ảnh hưởng tới việc thực hiện cũng như những nghĩa vụ hay ghi chép

nghiệp vụ và kết quả của các nghiệp vụ liên quan. Việc công bố thông tin này trên thuyết

minh là cần thiết để cung cấp thông tin đầy đủ về sự tồn tại của những bên liên quan.

2. Đáp án đúng là: D. So sánh doanh thu và chi phí thực tế với những số liệu tương ứng của kỳ

trước và điều tra những khác biệt phát hiện được.

Vì: Đây là cách kiểm tra tính hợp lý của doanh thu, chi phí với kỳ trước; Kiểm tra sự hợp lý

của doanh thu với chi phí trong quan hệ với biến động giữa các kỳ. Cách kiểm tra này giúp

kiểm toán viên có thể đánh giá tổng thể về sự hợp lý thông qua báo cáo kết quả kinh doanh.

3. Đáp án đúng là: D. những nghiệp vụ bất thường.

Page 30: Bài 7 KẾT THÚC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/ACC509/Giaotrinh/09.ACC... · 2018. 5. 3. · Bài 7: Kết thúc kiểm toán báo các tài

Bài 7: Kết thúc báo cáo kiểm toán tài chính

ACC509_Bai7_v2.0018103215

220

Vì: Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán cũng như những giai đoạn trước đó, thủ tục phân tích

là thủ tục kiểm toán phổ biến, hiệu lực để phát hiện những biến động bất thường, từ đó tìm

kiếm khả năng có sai phạm trọng yếu. Kết quả thực hiện thủ tục phân tích giúp kiểm toán

viên xác định những nghiệp vụ bất thường.

4. Đáp án đúng là: A. ý kiến chấp nhận từng phần với sự đối chiếu tới điểm xuất phát của ý kiến.

Vì: Sai phạm trọng yếu và không ảnh hưởng lan tỏa tới mức bác bỏ báo cáo tài chính thì

kiểm toán viên đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần.

5. Đáp án đúng là: D. Rà soát những thay đổi trong hoạt động kiểm soát nội bộ trong giai đoạn

sau ngày lập bảng cân đối kế toán.

Vì: Vì nó không ảnh hưởng hoặc ít có liên hệ tới thông tin trình bày trên báo cáo tài chính

của năm kiểm toán.

BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài tập 1

Có thể.

Vì: Việc đưa ra ý kiến này phụ thuộc vào bằng chứng kiểm toán dẫn đến kết luận kiểm toán

viên về các khoản mục trên báo cáo tài chính được phản ánh một cách trung thực, khách quan

trên các khía cạnh trọng yếu mà không phải dựa vào việc sự khác biệt trong phương pháp kế

toán của công ty này với công ty khác; phương pháp được vận dụng không đi ngược lại

những quy định có liên quan. Tuy nhiên, sự trong một tình huống cụ thể, kiểm toán viên cần xem

xét về sự khác biệt giữa phương pháp đánh giá của 2 công ty về hàng tồn kho tương tự nhau có

thể hàm chứa những thông tin hữu ích về phương pháp tính giá tồn kho có phù hợp không.

Bài tập 2

a. Hải cần chỉ ra những giới hạn trong phạm vi kiểm toán có thể dẫn đến những loại ý kiến

cụ thể ngoài ý kiến chấp nhận từng phần. Với khoản mục tồn kho, đánh giá giá trị của tồn

kho dựa trên kiểm tra tồn kho cuối kỳ, trong đó thủ tục chứng kiến kiểm kê là một thủ tục

không thể thay thế. Trong trường hợp như vậy, ý kiến của kiểm toán viên phụ thuộc vào

kết quả kiểm tra hàng tồn kho cuối kỳ, đánh giá tồn cuối kỳ có thể làm cơ sở để kiểm tra

tồn đầu kỳ.

b. Không! Các báo cáo có liên hệ chặt chẽ với nhau, đặc biệt là báo cáo kết quả kinh doanh.

Mặc dù vậy, kiểm toán viên vẫn cần xem xét tình huống cụ thể dẫn tới kết luận từ chối

đưa ra ý kiến.

c. Không! Xem phân tích câu a.

d. Không! Ý kiến chấp nhận toàn phần hay ý kiến khác phụ thuộc vào bằng chứng kiểm

toán viên thu thập được hoặc không thu thập đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp.

e. Không! Xem giải thích b.

Bài tập 3

Kế toán cần phải thuyết minh về sự thay đổi cũng như việc áp dụng một nguyên tắc kế toán

thay thế. Đánh giá sự khác biệt và công bố thông tin về ảnh hưởng của những thay đổi là cần

thiết đối với người sử dụng và là nghĩa vụ phải công bố từ phía doanh nghiệp.